Tin Việt Nam – 01/11/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 01/11/2017

Nợ Công của Việt Nam

Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

Báo chí nói nợ công của Việt Nam năm nay có thể tăng lên hơn 3,1 triệu tỷ đồng, bằng 62,6% của Tổng sản lượng GDP và dự đoán còn tăng nữa trong năm tới. Có báo nói là con số thực có thể cao hơn 65% GDP nhưng báo chí nhà nước Việt Nam nói là vẫn trong mức cho phép, tức là chưa đến mức nguy kịch. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu thực hư về chuyện này.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, một số báo chí dẫn nguồn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà cho rằng nợ công của Việt Nam trong năm 2017 này có thể vượt hơn ba triệu tỷ đồng, tức là bằng 62,6% của Tổng sản lượng GDP và dự đoán là còn tăng nữa trong năm tới. Câu hỏi nhiều người đặt ra là con số này có thực sự đáng ngại không và vì sao? Ông nghĩ thế nào?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Tôi xin trình bày trước về bối cảnh để thính giả chúng ta cùng hiểu chuyện rắc rối này. Thông thường, chúng ta có giới đầu tư tài chính trên thị trường trái phiếu là thị trường vay nợ. Họ cần có thống kê chính xác về các khoản nợ công, hay công trái, của một chính phủ, và tính bằng tỷ lệ bách phân của sản lượng kinh tế trong năm, gọi là GDP hay Tổng sản lượng. Sở dĩ như vậy vì họ muốn biết quốc gia ấy có khả năng trả nợ không, rồi căn cứ vào đó mà tính ra phí tổn cho vay, hay là phân lời, cao hay thấp. Đã mắc nợ nhiều mà đòi vay thêm thì xứ này phải trả phân lời cao và lãi đơn chồng lãi kép, gánh nợ sẽ còn cao hơn. Vì vậy thị trường tài chính thường theo dõi và thông báo dữ kiện về số công trái của các nước.

– Về trường hợp Việt Nam, người ta nghiệm thấy là các khoản nợ đã tăng vọt, từ khoảng 31% Tổng sản lượng vào năm 2000 nay lên gấp đôi, là hơn 62%. Theo dự báo của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF thì ngạch số nợ sẽ ở khoảng 63,3% trong năm nay và 64,3% vào năm tới cho nên nếu có nơi nói tới tỷ lệ nợ nần là 65% GDP thì người ta hiểu được. Chuyện thứ hai cũng đáng chú ý là số nợ khi tính bằng tiền Việt Nam, nó lên tới con số chóng mặt là hơn ba triệu tỷ đồng, tức là số ba trước 15 số không, chưa kể các con số lẻ tẻ sau dấu phẩy!

Về trường hợp Việt Nam, người ta nghiệm thấy là các khoản nợ đã tăng vọt, từ khoảng 31% Tổng sản lượng vào năm 2000 nay lên gấp đôi, là hơn 62%.- Nguyễn Xuân Nghĩa

Nguyên Lam: Nguyên Lam xin hỏi ông một chuyện liên hệ là hôm 24 vừa qua trên tờ Asia Time Online, một nhà báo du lịch người Úc là James Clark có bài viết về ngạch số quá lớn của tiền đồng Việt Nam nếu so với đô la Mỹ vì một Mỹ kim ăn hơn 22 ngàn đồng nên chỉ cần có 44 đô la thì cũng là một triệu phú bằng đồng Việt Nam. Ông có đọc bài báo đó không và nghĩ sao khi có dư luận cho rằng bài báo là tín hiệu cho biết Việt Nam lại có thể sắp đổi tiền nữa?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Tôi có đọc bài báo và thấy tác giả có lý nhìn từ giác độ của du khách khi nêu vấn đề về sự tiện dụng vì đồng bạc Việt Nam có mệnh giá quá cao so với Mỹ kim, có lẽ chỉ thua đồng “rial” của xứ Iran. Chuyện thứ hai cũng hơi lạ là Việt Nam có tờ giấy bạc mang mệnh giá cao nhất thế giới là 500 ngàn hay nửa triệu! Việt Nam là xứ hiếm hoi mà người ta nói chuyện bạc tỷ hay bạc triệu như xu hào của xứ khác. Vì vậy, việc đổi tiền hay đổi mệnh giá đồng bạc, như từ một vạn hay một triệu đồng cũ ăn một đồng mới là điều nên làm, mà nhiều xứ khác đã làm. Còn làm sao để vẫn giữ được sự tín nhiệm của mọi người về trị giá đồng bạc thì nhà cầm quyền Hà Nội cũng có kinh nghiệm sau ba lần đổi tiền kể từ năm 1975.

– Tôi còn nhớ lần đầu thì họ đột ngột trưng thu nhà tôi tại Quận Ba là một trong nhiều địa điểm đổi tiền và tôi chứng kiến sự bất mãn của nhiều người, kể cả bà Nguyễn Hữu Thọ hay ông Gaston Phạm Ngọc Thuần là lớp người thế giá của chế độ mới! Sau đó là nạn lạm phát phi mã nên bây giờ mới có tờ giấy mang mệnh giá nửa triệu bạc! Đấy là chuyện cười ra nước mắt rất khó quên. Trở lại chuyện nợ nần của Việt Nam ngày nay, thính giả của chúng ta có thể tự hỏi rằng con số này có thực sự đáng ngại không và tại sao đáng ngại?

Nguyên Lam: Thưa ông quả là như thế. Khi số nợ công của Việt Nam lên tới hơn 62% của Tổng sản lượng GDP thì tình hình có đáng ngại hay không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Chưa phân giải khoản nợ bằng ngoại tệ quy ra nội tệ hay bạc Việt Nam với hiệu ứng hay rủi ro ngoại hối của tỷ giá đồng bạc, tôi cho là tình hình đáng ngại vì nhiều lý do. Thứ nhất là tại sao lại mắc nợ nhanh và nhiều như vậy và thứ hai, nhà nước đi vay để làm gì mà có tính trước về khả năng hoàn trả không? Câu hỏi khiến ta phải truy nguyên lên lý do đi vay. Thật ra đi vay là để tiêu trước, đi vay là vì chi nhiều hơn thu, nên khi chi thì phải biết là để làm gì sau này còn trả nợ là điều nhiều người khỏi cần nghĩ trước mà đẩy về sau.

– Vụ nợ nần của Việt Nam xuất phát từ một hiện tượng  được quốc tế quan tâm và cảnh báo vì nạn bội chi ngân sách – là chi nhiều hơn thu. Tỷ lệ bội chi từ 5% GDP vào năm 2000 đã vượt 6,5% vào năm ngoái mà chưa có dấu hiệu suy giảm dù nhà cầm quyền đặt chỉ tiêu là hạ tỷ lệ bội chi tới 3,5% GDP vào năm 2020. Khi xét vào cơ cấu chi thu của nền tài chính công quyền thì ta thấy số thu cho ngân sách Việt Nam tăng mạnh nhờ đà tăng trưởng sản xuất tới hơn 6% trong hơn 10 năm qua. Nhưng số thu đó không đáp ứng nổi mức tăng chi trong cùng thời kỳ.

– Cho nên bài toán nợ nần và trả nợ của Việt Nam xuất phát từ tình trạng tăng chi của bộ máy công quyền và nếu không chấn chỉnh thì tìm đâu ra tiền để trả nợ?

Nguyên Lam: Nhưng thưa ông, Việt Nam chi cho ai và để làm gì đến độ không có khả năng trả nợ? So sánh với nhiều xứ khác, từ Nhật Bản đến Trung Quốc hay Hoa Kỳ thì tỷ lệ nợ nần của Việt Nam là hơn 62% cũng không là quá lớn, thế thì vì sao đấy là chuyện đáng ngại?

Y như trường hợp Trung Quốc, khối nợ của các tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam là các khoản nợ xấu, khó đòi và dễ mất vì các đơn vị sản xuất này kém hiệu suất mà cứ tồn tại vì lý do chính trị sau hai chục năm nói về cổ phần hóa. – Nguyễn Xuân Nghĩa

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Nhật Bản chủ yếu vay tiền người dân và họ chấp nhận thắt lưng buộc bụng để ra khỏi 25 năm suy sụp. Gánh nợ quá lớn của Trung Quốc là bài toán cho lãnh đạo vì nó liên quan tới chính trị, chẳng khác gì Việt Nam. Món nợ của Hoa Kỳ nguy ngập vì vay quá nhiều trong tám năm của Chính quyền Barack Obama và đang là đề tài tranh luận trong Quốc hội và trước dư luận. Trường hợp Việt Nam nguy kịch vì người dân không được quyền hỏi đi vay để làm gì nên chẳng giới hạn được việc đi vay mà sẽ còn è cổ gánh vác việc trả nợ. Vấn đề đáng ngại vì nó nằm trong cơ cấu chính trị. Đầu tiên, giới chức Bộ Tài Chính giải thích là công trái hay nợ công của Việt Nam sở dĩ tăng vọt chủ yếu là vì họ không quản lý được gánh nợ.

– Y như trường hợp Trung Quốc, khối nợ của các tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam là các khoản nợ xấu, khó đòi và dễ mất vì các đơn vị sản xuất này kém hiệu suất mà cứ tồn tại vì lý do chính trị sau hai chục năm nói về cổ phần hóa. Thứ hai, Việt Nam đi vay để thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất nổi tiếng là vừa xây đã sập, mà sập rồi lại còn vay thêm để sửa nên chất thêm vào núi nợ. Cho tới nay, chưa thấy một ai trong guồng máy công quyền bị kỷ luật hay chịu trách nhiệm về các hồ sơ nhạy cảm về chính trị như vậy. Sau cùng, phải nói đến chuyện đáng ngại nhất của nợ nần là đi vay để nuôi bộ máy chính trị của đảng.

Nguyên Lam: Ông nói như vậy vì ngân sách quốc gia bị bội chi và đi vay là để tài trợ bộ máy đảng hay sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Theo thống kê của Bộ Tài Chính Hà Nội thì ngân sách công quyền dành 66,3% cho các khoản chi điều hành, 18,7% cho việc trả lãi cho các khoản tiền đã vay và 15% cho việc đầu tư của công quyền trong các dự án mình vừa nói ở trên. Bây giờ, xét vào các khoản chi điều hành thì chính phủ phải tài trợ cho bộ máy đảng và các ủy ban phụ thuộc của đảng, từ trung ương tới địa phương. Chúng ta có hiện tượng éo le là người dân đóng thuế để tài trợ việc điều hành hai bộ máy cưỡng bách song hành, của nhà nước và của đảng.

– Nhà nước có cán bộ phục vụ từ trung ương tới địa phương và ăn lương do dân trả bằng thuế. Rồi đảng cũng có bộ máy từ Ban Chấp Hành Trung Ương xuống tới gần 60 tỉnh và năm thành phố do trung ương trực tiếp quản lý. Ngoài ra, Trung ương đảng còn có các ban bệ trải rộng và hoạt động song song với các cơ quan của nhà nước. Sau cùng, đảng còn có năm sáu đoàn thể lập ra để đoàn ngũ hóa quần chúng như Mặt Trận Tổ Quốc hay hội Liên Hiệp Phụ Nữ, v.v.., Cho nên bộ máy đảng và bốn triệu đảng viên vốn không sản xuất gỉ mà vẫn tiêu thụ tiền thuế của dân y như bộ máy nhà nước. Chúng ta không chỉ có sự bất công về đạo lý mà còn có sự phi lý về kinh tế khả dĩ giải thích vì sao Việt Nam mắc nợ và không có lối thoát.

Nguyên Lam: Nếu như vậy thì Việt Nam sẽ lấy đâu ta tiền để trả nợ? Theo như ông nghĩ thì những kịch bản gì có thể xảy ra khi số nợ công lên cao đến 65% hoặc còn cao hơn nữa?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Chuyện dễ mà ai cũng tính ra hay nghĩ tới là tăng thuế để giảm mức bội chi và đi vay. Đấy là kịch bản gọi là “giết con gà đẻ trứng vàng” vì tăng thuế sẽ cản trở sản xuất và còn đánh hụt số thu. Kịch bản thứ hai là “xin vỡ nợ từng phần” như ta đang chứng kiến tại xứ Venezuela sau khi xây dựng xã hội chủ nghĩa. Chính quyền Venezuela đang xin ân hạn khoản nợ đáo hạn trị giá 320 triệu đô la của tập đoàn dầu khí nhà nước PDVSA phải thanh toán trễ nhất vào mùng hai này. Riêng trong Quý 4 thì họ phải trả ba tỷ rưỡi, nếu không thì vỡ nợ! Việt Nam đang trôi dần tới chỗ đó trong vài năm tới mà người dân không biết và không được biết rằng khi đã vỡ nợ thì phải đi vay nặng lãi hơn và chất thêm gánh nợ mà đời sau sẽ trả.

– Kịch bản sau cùng là người dân có thể viện dẫn quy luật quốc tế về các “khoản nợ ghê tởm” do một thiểu số đi vay và chia chác cho nhau mà dân không được biết. Trong giả thuyết đó các chủ nợ phải xóa nợ hoặc truy nã những kẻ đi vay bất chính chứ không thể bắt dân trả. Thế kỷ 20 có ba chục trường hợp như vậy đã trở thành án lệ hay tiền lệ cho các tòa án áp dụng.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/vietnamese-public-debt-10312017134647.html

 

Dân biểu Liên bang Úc thúc giục

Việt Nam trả tự do cho tù chính trị

Dân biểu Liên bang Úc, ông Chris Hayes, vào ngày 1 tháng 11 lên tiếng  tham gia với dân biểu Tim Wilson về lá thư gửi cho Đại sứ Việt Nam tại Úc, ông Ngô Hướng Nam. Theo nội dung thư thì chỉ nội trong năm nay mà đã có đến hơn hai mươi nhà hoạt động bị bắt vì những tội danh rất mù mờ là âm mưu lật đổ nhà nước, hay tuyên truyền chống nhà nước.

Ông Chris Hayes kèm theo văn thư của ông với chữ ký của hơn 20 chính khách Úc thuộc các đảng phái chính trị khác nhau, đồng tình việc thúc giục Việt Nam trả tự do cho những tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Kêu gọi Hà Nội tôn trọng các cam kết đã ký theo Công Ước Quốc tế Về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị.

Các dân biểu và chính khách Úc đưa ra một danh sách gồm những người mà nhà cầm quyền Việt Nam cần phải trả tự do, đó là ông Nguyễn Văn Đài, ông Phạm Văn Trội, ông Trương Minh Đức, ông Nguyễn Bắc Truyển, ông Nguyễn Trung Trực, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Lê Đình Lượng, blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bà Trần Thị Nga, ông Nguyễn Văn Oai, bà Cấn Thị Thêu, ông Hồ Đức Hòa, bà Nguyễn Đặng Minh Mẫn, ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, ông Nguyễn Văn Hóa, ông Trần Huỳnh Duy Thức, và bà Trần Thị Thúy.

Trên trang web của Tòa Đại sứ Việt Nam tại Canberra chưa thấy có phản hồi gì về lá thư của hai dân biểu Chris Hayes và Tim Wilson.

Ông Chris Hayes cũng thông báo trên trang web của ông là ông nhận được thư trả lời của bà Bộ trưởng Ngoại giao Úc, Julie Bishop, về trường hợp xin qui chế tị nạn chính trị tại Úc của cựu tù chính trị Trần Minh Nhật.

Bà Bishop nói rằng chính phủ Úc đang làm việc chặt chẽ với Cao ủy tị nạn của Liên Hiệp Quốc tại Thái Lan, nơi thụ lý nhiều hồ sơ xin tị nạn của người Việt Nam. Bà Ngoại trưởng nhấn mạnh rằng Chính phủ Úc luôn đặt ưu tiên giúp đỡ những người bị đàn áp về nhân quyền, và không còn đường về quê hương xứ sở.

Bà nói rằng nếu ông Trần Minh Nhật có nguyện vọng tị nạn tại Úc thì ông sẽ làm đơn xin thị thực một khi qui chế tị nạn của ông được Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc chấp nhận.

Ông Trần Minh Nhật là một trong số 14 thanh niên Công giáo và Tin lành bị nhà cầm quyền Việt Nam bỏ tù vào năm 2012.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/australia-law-maker-urge-vietnam-11012017090932.html

 

Kết thúc điều tra nhà hoạt động Hoàng Đức Bình

Vụ việc đối với nhà hoạt động công đoàn độc lập và môi trường Hoàng Đức Bình kết thúc giai đoạn điều tra vào ngày 30 tháng 10 và Cơ quan Cảnh sát Điều Tra Công An tỉnh Nghệ An chuyển hồ sơ sang cho Viện Kiểm Sát tỉnh này với đề nghị truy tố theo khoản 2, điều 258 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.

Tội danh theo điều này được nói là ‘lợi dụng các quyền tự do- dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân’ Nếu bị kết tội này theo khoản 2 là ‘nghiêm trọng’, hình phạt có thể từ hai đến 7 năm.

Luật sư Hà Huy Sơn, người nhận bào chữa cho nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, xác nhận với Đài Á Châu Tự Do về tin vừa nêu vào chiều ngày 1 tháng 11:

“Vâng thông tin ấy là đúng, tôi đã nhận được kết luận điều tra rồi, người ta kết thúc từ ngày 30 tháng 10.  Gia đình cũng biết rồi nhưng chưa biết ý kiến gia đình sao cả.  Còn đối với anh Hoàng Bình thì, hai tuần nay các luật sư chưa được gặp. Hai tuần trước thì luật sư Lê Văn Luân gặp, chứ tôi thì không gặp.  Theo luật sư Lê Văn Luân cho biết lại thì sức khỏe cũng bình thường thôi”

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, 34 tuổi, bị bắt vào ngày 15 tháng 5 vừa qua, tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An khi đang đi trên một chiếc xe cùng linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục.

Những người chứng kiến cho biết việc bắt giữ diễn ra mà không có lệnh bắt, không có biên bản. Chừng một chục người gồm cả công an sắc phục và những người mặc thường phục dùng vũ lực mở cửa xe rồi lôi nhà hoạt động Hoàng Đức Bình đi.

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình là phó chủ tịch tổ chức dân sự độc lập có tên ‘Phong Trào Lao Động Việt’ có tôn chỉ giúp cho người công nhân đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi chính đáng. Ngoài ra, trong thảm họa môi trường biển do nhà máy thép Formosa gây nên, nhà hoạt động Hoàng Đức Bình cũng tham gia lên tiếng cùng những nạn nhân. Anh Hoàng Đức Bình cũng là một thành viên của nhóm ‘No-U Saigon’; đây là nhóm dân sự độc lập chống đường lưỡi bò mà Trung Quốc đơn phương vạch ra ở Biển Đông để tuyên bố chủ quyền gần như 90% vùng biển có tuyến hàng hải quan trọng này.

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình là một trong những trường hợp bị chính quyền Hà Nội bắt giữ từ đầu năm đến nay mà các tổ chức theo dõi nhân quyền cho là đợt trấn áp mạnh mẽ tại Việt Nam sau đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 và trước Hội nghị Cấp cao APEC sắp diễn ra tại Đà Nẵng.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/detained-activist-to-be-prosecuted-with-abuse-of-rights-11012017090243.html

 

Tháng 11/1963: dòng họ Ngô Đình và Kennedy

Bùi Văn PhúGửi cho BBC từ California

Đúng 54 năm trước, vào ngày 1/11, Tổng thống đầu tiên của nền Cộng hòa Việt Nam là Ngô Đình Diệm đã bị một nhóm tướng lãnh, dưới sự lãnh đạo của Trung tướng Dương Văn Minh, đảo chánh.

Sáng ngày hôm sau, ông Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu, cũng là bào đệ, đã bị bắn và đâm chết khi hai ông đang ở trong một xe thiết giáp của quân đội.

Khi đảo chánh thành công, báo chí lúc bấy giờ dưới sự kiểm soát của Hội đồng Quân nhân Cách mạng, đã đưa tin anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm tự tử.

Sự thực là hai ông bị giết sau khi đã đầu hàng và đang được áp tải đưa về Bộ Tổng tham mưu là bản doanh của phe đảo chánh.

Tổng thống Diệm: Độc tài hay nhân trị?

“Năm năm vàng son” của Việt Nam Cộng Hòa

Giá trị tinh thần lập hiến Việt Nam Cộng Hòa

Theo sử gia Richard Reeves viết trong cuốn President Kennedy, xuất bản năm 1993, tân đại sứ Hoa Kỳ là Henry Cabot Lodge biết về âm mưu giết ông Diệm và ông Nhu của phe đảo chánh và phía Mỹ đã chần chừ không muốn cho hai ông đi ra nước ngoài, vì khi được yêu cầu một tướng Mỹ nói phải mất 24 tiếng đồng hồ mới có máy bay, trong khi căn cứ không quân của Hoa Kỳ ở Philippines chỉ cách Sài Gòn chừng 3 giờ bay.

Washington có muốn giết ông Diệm và Nhu hay không và ai đã trực tiếp ra lệnh giết anh em dòng họ Ngô-Đình?

Đại úy Nguyễn Văn Nhung, cận vệ riêng của Tướng Dương Văn Minh, là kẻ chủ mưu hay chỉ là kẻ thừa hành nhận lệnh từ cấp trên và cấp trên đó là Tướng Mai Hữu Xuân, người được Tướng Minh điều động đi đón hai ông từ nhà thờ Cha Tam, hay Đại úy Nhung trực tiếp nhận lệnh giết từ Tướng Minh?

Hai tháng sau khi đảo chánh thành công, khi Tướng Minh bị Tướng Nguyễn Khánh chỉnh lý, tức là bị đảo chánh, thì Đại úy Nhung cũng chết trong trại nhảy dù Hoàng Hoa Thám là nơi ông đang bị giam và thẩm vấn về vai trò liên quan đến cái chết của ông Diệm và Nhu. Cái chết của Đại úy Nhung nhiều người cho là bị thủ tiêu hơn là tự ý treo cổ tự tử.

Mấy tháng sau khi ông Diệm và Nhu bị giết, một người trong dòng họ Ngô-Đình còn ở lại Việt Nam là Ngô Đình Cẩn, từng giữ vai trò cố vấn chỉ đạo miền Trung cho chính phủ Diệm, cũng đã bị hành quyết

Hoa Kỳ giải mật hết hồ sơ vụ ám sát Kennedy

Kennedy ‘sai nghiêm trọng’ khi lật ông Diệm

Giáo dân ở VN viếng ông Ngô Đình Diệm

Sau khi đảo chính, ông Cẩn vào tòa lãnh sự Mỹ ở Huế để xin tị nạn trước sự căm hận nổi lên của dân chúng.

Ông yêu cầu được đưa ra nước ngoài, nhưng khi được đưa từ Huế vào Sài Gòn ông bị Sứ quán Mỹ giao lại cho phe đảo chánh.

Đầu năm 1964 ông bị đem ra toà và bị án tử hình. Ông bị xử bắn trong nhà giam Chí Hòa ngày 9 tháng 5-1964.

Ai là người quyết định?

Năm 2000, tại một hội nghị về Việt Nam ở Đại học Texas Tech, Lubbock, khi gặp Đại tướng Nguyễn Khánh tôi có hỏi ông về bản án dành cho Ngô Đình Cẩn.

Ông cho biết lúc đó tuy ông là lãnh đạo và muốn giảm án cho ông Cẩn, nhưng quyền ân xá nằm trong tay Tướng Dương Văn Minh, vì ông là quốc trưởng. Tướng Minh đã không ân xá cho ông Cẩn.

Về cái chết của anh em ông Diệm, theo cựu Đại tá Dương Hiếu Nghĩa viết trong loạt bài đăng trên báo Người Việt ở Nam California, từ ngày 30/3/1996, thì Đại úy Nhung trực tiếp nhận mật lệnh giết hai ông từ riêng Tướng Dương Văn Minh. Ông Nghĩa lúc đảo chánh là thiếu tá và có đi theo đoàn xe đón anh em ông Diệm, Nhu ở nhà thờ cha Tam.

Đầu năm 1996, khi tham dự một hội nghị về chiến tranh Việt Nam, giai đoạn 1954-65, tổ chức tại bảo tàng của Sư đoàn 1 (The Big Red One) ở ngoại ô Chicago, trong bữa ăn sáng đầu tiên, gặp cựu giám đốc CIA William Colby tôi có hỏi ông ai đã ra lệnh giết anh em ông Diệm, ông nói đó là lệnh của Tướng Dương Văn (Big) Minh.

Colby là người ủng hộ ông Diệm trong thời gian ông làm trưởng cơ quan CIA tại Sài Gòn cho đến năm 1962.

Trong bài diễn thuyết tại hội nghị, ông Colby nhận định là ông Diệm không phải là người của Mỹ đưa về Việt Nam, mà thực sự là do ý muốn của người Pháp và ông Diệm đã không coi Hoa Kỳ là đồng minh thực sự muốn giúp Nam Việt Nam.

Theo ông Colby, việc không tham gia tổ chức tổng tuyển cử năm 1956 là quyết định của riêng ông Diệm chứ người Mỹ không có ảnh hưởng hay thúc ép gì

Theo ông Colby, việc không tham gia tổ chức tổng tuyển cử năm 1956 là quyết định của riêng ông Diệm chứ người Mỹ không có ảnh hưởng hay thúc ép gì.

Tướng Minh tự quyết định hay nhận lệnh từ phía Mỹ để giết anh em ông Diệm thì đến nay chưa có tài liệu hay bằng chứng xác minh.

Các tài liệu đã được công bố cho thấy Tổng thống Kennedy đồng ý với kế hoạch đảo chánh, qua Công điện 243 gửi cho Đại sứ Henry Cabot Lodge ngày 24/8/1963, là quyết định của những nhà ngoại giao Mỹ gồm George Ball, W. Averell Harriman, Roger Hilsman và Michael V. Forrestal, phụ tá của Tổng thống Kennedy đồng ý muốn loại bỏ ông Nhu khỏi chính trường và nếu ông Diệm ngoan cố thì Hoa Kỳ cũng không thể bảo đảm an toàn cho bản thân ông.

Những vụ ám sát nhắm vào nhà Kennedy

Liên quan đến cuộc đảo chánh, từ nhiều thập niên qua đã có bằng chứng là Lucien Conein, nhân viên CIA làm con thoi giữa phe đảo chánh và Đại sứ Lodge, đã đưa cho các tướng đảo chánh nhiều triệu tiền Việt sau khi đảo chánh thành công.

Tổng thống Diệm có người anh là Giám mục Ngô Đình Thục, có em dâu là bà Ngô Đình Nhu. Nếu họ đã không rời Việt Nam trước đảo chánh, chắc cũng không thoát khỏi cái chết, vì chỉ trong vòng vài tháng ba người anh em dòng họ Ngô Đình đã bị giết chết.

Tại Hoa Kỳ, sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát năm 1963, đến năm 1968 thì người em là Thượng Nghị sĩ Robert Kennedy cũng bị ám sát chết khi đang vận động tranh cử tổng thống ở Los Angeles, California.

Cái chết của Tổng thống Kennedy đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra, từ âm mưu của Cuba, của Liên Xô, của các nhóm mafia, của tình báo CIA hay của giới lãnh đạo quân sự Mỹ muốn leo thang chiến tranh tại Việt Nam nên đã giết Kennedy.

Lee Harvey Osward, tay súng bắn chết Tổng thống Kennedy, đã hành động đơn phương hay có bàn tay nào đứng sau? Tại sao Jack Ruby, chủ một hộp đêm lại giết Osward ngay tại sở cảnh sát, trước ống kính truyền hình?

Tuần qua, nhiều hồ sơ liên quan đến cái chết của John F. Kennedy đã được giải mật, tuy nhiên cũng không có thêm bằng chứng mới để xác minh rõ hơn nguyên do đưa đến vụ ám sát.

Cho đến nay vẫn còn nhiều câu hỏi về việc ai đã thực sự ra lệnh giết Tổng thống Diệm, cũng như vẫn còn nhiều bí ẩn đằng sau vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy ở Dallas trưa ngày 22/11/1963, chỉ 3 tuần sau khi ông Diệm bị giết.

Cách đây hơn một thập niên, trong một dịp thăm Bảo tàng Tổng thống Lyndon B. Johnson ở Austin, Texas tôi thấy có một tấm hình rất lớn với ông Diệm và ông Nhu nằm chết trong vũng máu trên sàn xe thiết giáp và cạnh đó có hình Tổng thống Diệm tiếp Phó Tổng thống Johnson trong một lần ông đến thăm Sài Gòn.

Theo các tài liệu mới được giải mật, với cái chết của John F. Kennedy chỉ ba tuần sau khi Ngô Đình Diệm bị giết, Tổng thống Lyndon B. Johnson, người kế vị lãnh đạo Hoa Kỳ, coi đó là quả báo.

Có tin vào quả báo hay không thì những cái chết của anh em dòng họ Ngô Đình và dòng họ Kennedy đã đẩy Hoa Kỳ và Việt Nam vào một nghiệp chướng của lịch sử.

Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nhà báo tự do hiện sống ở vùng San Jose.

http://www.bbc.com/vietnamese/forum-41827615

 

Vụ Khaisilk: Giới chức chịu trách nhiệm đến đâu?

Liên quan cuộc điều tra cáo buộc Khaisilk bán khăn lụa ‘Made in China’, cơ quan chức năng nhiều năm qua đã “thiếu trách nhiệm hay có sự thông đồng”, hai nhà quan sát ở TP Hồ Chí Minh đặt câu hỏi.

Hôm 1/11, trả lời BBC, ông Nguyễn Việt Khoa, giảng viên khoa Luật, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, nói: “Tôi cho rằng việc mở rộng điều tra, khả năng sắp tới là khởi tố vụ án, khởi tố bị can (nếu có) trong vụ Khải Silk là cần thiết.”

Vụ Khaisilk: Chính quyền ‘mở rộng điều tra’

Vụ Khaisilk: Bộ Công thương và công an vào cuộc

Theo báo Tuổi Trẻ hôm 1/11, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công ty Khải Đức, chủ thương hiệu Khaisilk.

Đoàn kiểm tra gồm đại diện Bộ Công an, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Bộ Khoa học – Công nghệ, Hiệp hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng và Hiệp hội Dệt may.

Trước đó, hôm 31/10, đội Quản lý thị trường quận 1, thuộc Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM, đã thu giữ hơn 1.000 sản phẩm tại cửa hàng Khaisilk trên đường Đồng Khởi ở TP Hồ Chí Minh.

Một thương hiệu lớn như thế mà chủ thương hiệu đã gian dối 30 năm không bị phát hiện. Lực lượng chức năng đã ở đâu trong câu chuyện này?nhà báo Võ Đức Phúc

“Trong vụ việc này, có thể nói trách nhiệm của quản lý thị trường đã quá rõ ràng, việc để hành vi vi phạm của Khaisilk diễn ra trong một thời gian dài. Ở đây, cần làm rõ trách nhiệm của các lãnh đạo, cá nhân Cục quản lý thị trường thuộc Bộ Công thương và Chi cục Quản lý thị trường của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là do thiếu trách nhiệm hay là có sự thông đồng giữa cơ quan này với đơn vị kinh doanh?” ông Nguyễn Việt Khoa đặt câu hỏi.

“Ngoài Bộ Công thương, Cảnh sát kinh tế cần điều tra làm rõ để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kỷ luật hay truy cứu trách nhiệm hình sự các cán bộ công chức đã và đang làm việc trong thời gian công ty này vì phạm.”

“Trước mắt, lãnh đạo có thẩm quyền cần ra quyết định đình chỉ ngay chức vụ của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để làm rõ trách nhiệm, qua đó thể hiện quyết tâm trong việc xử lý cán bộ sai phạm. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cần chỉ đạo xem xét một cách đầy đủ trách nhiệm của lãnh đạo Bộ Công thương qua các thời kỳ cũng như trách nhiệm của các cơ quan thuế, hải quan thuộc Bộ tài chính (nếu có) trong việc để công ty này vi phạm trong một thời gian dài.”

‘Che đậy rất kỹ càng’

Theo ông Khoa, hành vi vi phạm của Khaisilk có dấu hiệu của tội lừa dối khách hàng theo Điều 162 Bộ luật Hình sự 1999.

Tuy nhiên, hành vi này cũng có đủ yếu tố cấu thành tội mua bán hàng giả theo Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi năm 2009). Đây thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng nên mức phạt tù cao nhất có thể đến 15 năm.

Vì vậy, việc xử lý tội danh nào tùy thuộc vào việc xem xét và đánh giá đầy đủ chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Ông Khoa nói thêm: “Theo tôi, cần phải xử lý tội buôn bán hàng giả để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, nhằm răn đe các hành vi tương tự trong tương lai.”

“Có thể nói đây là một sự lừa dối khách hàng thuộc loại lớn nhất lịch sử của Việt Nam đã kéo dài qua hơn hai thập kỷ, hành vi được che đậy rất kỹ càng và chỉ được phát hiện vì một sơ suất nhỏ, nếu vụ việc không được phát hiện bởi một người mua hàng thì có thể nói Khaisilk tiếp tục lừa dối người tiêu dùng, điều nguy hiểm của vụ việc này là việc thu lợi bất chính rất lớn dựa trên niềm tự hào dân tộc đối với hàng Việt Nam.”

“Lòng tin bị đánh sập”

Cũng trong hôm 1/11, nhà báo Võ Đức Phúc nói với BBC từ TP Hồ Chí Minh: “Theo tôi, vụ Khaisilk không dừng lại ở câu chuyện về đạo đức kinh doanh của một doanh nghiệp trong nước nữa mà còn là câu chuyện lòng tin danh hiệu về một sản phẩm của một quốc gia. Lòng tin đó đang bị đánh sập.”

“Khaisilk đã lừa dối cả xã hội, lừa dối chính phủ, lừa dối cả bạn bè các nước và chính khách đến Việt Nam khi họ nhận được món quà tặng là tấm khăn choàng mang dáng dấp một sản phẩm đầy tự hào của dân tộc.”

“Rõ ràng Khaisilk đã không có đạo đức kinh doanh và vi phạm pháp luật khi làm giả nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, gian dối trong kinh doanh, lừa bịp khách hàng trong suốt một thời gian dài 30 năm qua.”

Bên cạnh đó, nhà báo Võ Đức Phúc cũng đặt câu hỏi về trách nhiệm của giới chức trong việc để tình trạng gian dối kéo dài.

“Một thương hiệu lớn như thế mà chủ thương hiệu đã gian dối 30 năm không bị phát hiện. Lực lượng chức năng đã ở đâu trong câu chuyện này?”

“Câu hỏi này lẽ ra phải được trả lời sớm chứ không phải bây giờ các cơ quan chức năng mới tình cờ phát hiện. Chuyện này không trách được những nghi ngờ của dư luận là có sự “bảo kê” cho hoạt động của Khaisilk.”

“Dù muộn còn hơn không. Những ngày vừa qua, lực lượng quản lý thị trường vào cuộc kiểm tra các địa điểm bán hàng của Khaisilk, Bộ Công thương cũng đã lên tiếng đề nghị chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra, thậm chí đại biểu Quốc hội cũng lên tiếng.~

“Sự vào cuộc nhanh chóng đó cũng đã phần nào lấy lại uy tín cho nhiều thương hiệu sản phẩm trong nước khác đang bị giảm sút nghiêm trọng qua vụ Khaisilk. Bởi người tiêu dùng đang nghĩ đến sự tệ hại về giá trị của những danh hiệu khác hiện nay, nó có vẻ thật dễ dàng có được, chỉ cần doanh nghiệp có tiền và “mua” nó,” ông Phúc nói thêm, và “dường như chính phủ đang nỗ lực dẹp bỏ những nghi ngờ đó”.

Ông Phúc cũng đồng tình với ý kiến của ông Nguyễn Việt Khoa, rằng cần phải làm rõ những hành vi sai trái trong vụ này. “Vụ việc sẽ phải đi đến tận cùng. Đó là cần khởi tố vụ án để làm rõ đúng sai trong hoạt động kinh doanh của Khaisilk.”

http://www.bbc.com/vietnamese/business-41829004

 

‘Làm sạch tận gốc’ Tập đoàn Dầu khí VN?

14 cá nhân là ủy viên Hội đồng thành viên, tổng giám đốc của PetroVietnam (PVN) qua các thời kỳ từ 2006 đến 2015 đã bị xử lý kỷ luật.

Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh thông báo như vậy cho Quốc hội trong báo cáo về xử lý các tồn tại, yếu kém của 12 dự án, doanh nghiệp của ngành công thương.

Ngoài ra, tất cả thành viên Hội đồng quản trị của tổng công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex) qua các thời kỳ từ 2008 đến 2014 bị “phê bình nghiêm khắc và kiểm điểm rút kinh nghiệm”.

Bộ Công Thương nhận định các nguyên lãnh đạo của PVN, Vinatex phải chịu trách nhiệm về những khuyết điểm, sai phạm liên quan đến các dự án thua lỗ.

Tại PVN, báo cáo cho biết có 1 người diện thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý đã bị xử lý về mặt kỷ luật Đảng theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương và 1 người đang bị tạm giam để điều tra nên chưa xem xét trách nhiệm về mặt hành chính.

2 người khác đã bị cảnh cáo và 10 người bị khiển trách.

Ông Hà Văn Thắm kháng cáo

Luật sư nói gì về ‘mắt xích’ PVN-OceanBank?

Bộ Công Thương nhắc lại quyết định của Ủy ban Kiểm tra trung ương cách chức bí thư và phó bí thư Đảng ủy PVN nhiệm kỳ 2010-2015 đối với ông Phùng Đình Thực và ông Đỗ Văn Hậu.

Cơ quan kỷ luật Đảng cũng đã khai trừ Đảng đối với ông Nguyễn Xuân Sơn và cảnh cáo đối với ông Nguyễn Quốc Khánh – đều là nguyên bí thư Đảng ủy, chủ tịch tập đoàn PVN.

Trước đó, ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn PVN, bị Đảng cảnh cáo và cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII.

Bộ Công Thương nói họ đang “khẩn trương” xem xét thi hành kỷ luật về mặt hành chính đối với các tập thể và cá nhân của tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem).

Ban Bí thư Đảng Cộng sản, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hồi tháng Chín, đã cách tất cả các chức vụ trong Đảng của ông Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinachem.

Theo chính phủ Việt Nam, tổng mức đầu tư ban đầu của 12 dự án bị điều tra là gần 43,7 nghìn tỷ đồng, sau đó được phê duyệt điều chỉnh tăng lên hơn 63,6 nghìn tỷ đồng (tăng 45,65%).

Tổng số lỗ luỹ kế của 10 nhà máy đang sản xuất hoặc đã dừng sản xuất tới thời điểm hết 2016 là hơn 16,12 nghìn tỷ đồng.

Hồi tháng Sáu, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản đã họp để xem xét và cho ý kiến chỉ đạo về việc xử lý các dự án này.

12 dự án nghìn tỷ thua lỗ

Cuối tháng 12/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thành lập Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương.

Từ 5 dự án ban đầu báo cáo ra Quốc hội, Ban này sau đó xác định 12 dự án/doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả.

(1) Nhóm 4 dự án đầu tư sản xuất phân bón: Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 – Hải Phòng và Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 – Lào Cai

(2) Nhóm 3 dự án đầu tư sản xuất nhiên liệu sinh học: Nhà máy nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi, Nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Nhà máy nhiên liệu sinh học Bình Phước.

(3) Nhóm 2 dự án đầu tư sản xuất thép: Nhà máy thép Việt Trung và dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên

(4) Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ (PVTex)

(5) Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS)

(6) Nhà máy sản xuất bột giấy Phương Nam.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41818693

 

Đặc phái viên của Tập Cận Bình đến VN

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hôm 1/11 đã tiếp ông Tống Đào, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trước đó ngày 30/10, ông Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã tiếp xúc với ông Tập Cận Bình tại Bắc Kinh.

Hai chuyến thăm liên tiếp dường như muốn gửi ra tín hiệu về quan hệ khăng khít hiện tại giữa hai đảng Cộng sản.

Theo truyền thông Việt Nam, ông Tống Đào đã thông báo kết quả và những nội dung cơ bản của Đại hội 19 vừa kết thúc ở Trung Quốc.

Ông cũng nói cá nhân Tổng Bí thư Tập Cận Bình “coi trọng cao độ phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Việt Nam”.

Gặp gỡ

Trước đó tại Bắc Kinh, khi tiếp ông Hoàng Bình Quân, Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi Trung Quốc và Việt Nam hãy có nỗ lực chung nhằm thúc đẩy việc phát triển lâu dài, lành mạnh và ổn định quan hệ giữa hai nước.

Lời kêu gọi của ông Tập, người vừa được Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc tái xác lập vị trí lãnh đạo trong năm năm tới, được đưa ra trong cuộc gặp với ông Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Việt Nam.

Trong chuyến đi lần này, ông Hoàng Bình Quân đảm nhiệm vai trò đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ông Tập là ‘nhà lãnh đạo quyền lực nhất TQ’

TQ tuyên bố ‘xây cất ở Biển Đông là hợp lý’

Tại cuộc gặp gỡ, ông Tập khẳng định rằng bộ máy quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ làm với dàn lãnh đạo của Tổng bí thư Trọng.

Mục tiêu, ông nói, là nhằm làm sâu sắc hơn nữa các trao đổi chiến lược, tăng cường tin cậy chính trị lẫn nhau, triển khai những nội dung quan trọng mà hai bên đã nhất trí, và xử lí thích hợp các vấn đề có liên quan nhằm thúc đẩy sự phát triển lâu dài, lành mạnh và ổn định trong quan hệ song phương, Tân Hoa Xã tường thuật.

Ông Tập nói rằng hai đảng của hai nước đều là các đảng cầm quyền ở các đất nước theo đường lối xã hội chủ nghĩa, và cần phải nhìn mối quan hệ Việt-Trung từ một vị trí cao hơn, ở một mức độ sâu sắc hơn, và cần mạnh mẽ thúc đẩy việc xây dựng một cộng đồng cùng chia sẻ vận mệnh.

“Kết quả Đại hội Đảng”

Nhắc tới kết quả Đại hội 19, ông Tập nói rằng ông đã kêu gọi các đảng viên hãy tiếp tục theo đuổi khát vọng và giữ vững sứ mệnh, và điều đó cũng áp dụng vào sự phát triển của quan hệ Việt-Trung.

Đem theo lời chúc mừng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi tới Chủ tịch Tập, ông Hoàng Bình Quân nói rằng Việt Nam muốn hiểu rõ hơn về tinh thần của Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc, và về Tư tưởng Tập Cận Bình trong vấn đề Chủ nghĩa Xã hội Đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, theo Tân Hoa Xã.

Đại hội Đảng TQ và cái nhìn của nước lớn

Việt-Trung ‘chia sẻ lợi ích’

Ông Hoàng Bình Quân cũng khẳng định rằng Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc để thúc đẩy quan hệ song phương trong thời đại mới lên một tầm cao mới.

Trong chuyến đi, ông Hoàng Bình Quân đã gặp với ông Tống Đào, Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc trước khi gặp ông Tập, truyền thông Việt Nam nói.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Hoàng Bình Quân đảm nhận vai trò đặc phái viên của Tổng bí thư Trọng tới gặp ông Tập.

Hồi đầu năm ngoái, ông đã sang Trung Quốc “thông báo trực tiếp” kết quả Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam tới lãnh đạo Bắc Kinh.

Trong cuộc gặp với vị khách Việt Nam hôm 29/2/2016, Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng “Trung Quốc và Việt Nam cùng chung số phận, cũng như hai đảng cộng sản của hai nước”, theo tường thuật của Tân Hoa Xã.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41799533

 

VN: Giảm 10 tỉnh, bớt hàng vạn quan chức?

Phát biểu của một đại biểu Quốc hội rằng có thể giảm đi tới 10 tỉnh và giảm bớt quan chức đang đặt lại câu hỏi về cải cách bộ máy ở Việt Nam.

Theo trang Dân Trí, đại biểu Phạm Văn Hòa nói với báo chí hôm 31/10/2017 rằng những tỉnh có số dân thấp như Bắc Kạn (chỉ hơn 300 nghìn dân) hay hay các tỉnh có 700.000 – 800.000 dân “có thể tính toán sáp nhập lại với nhau”.

Trung ương 5 và vấn đề ‘nhất thể hóa’

Vì sao Tướng Trương Giang Long nghỉ chờ hưu?

Ông Hòa, đại biểu Quốc hội của tỉnh Đồng Tháp, người cũng là ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội còn nói:

“Từ kinh nghiệm sáp nhập giữa Hà Tây với Hà Nội gần 10 năm trước, nhưng bộ máy hành chính vẫn hoạt động hiệu quả…nên các tỉnh thành khác hoàn toàn có thể thực hiện được như vậy.”

“Cốt lõi quan trọng là hiệu quả tinh giản số lượng, giảm biên chế khủng.”

Ông cũng nói, việc giảm nguyên bộ máy một tỉnh sẽ giảm hàng ngàn con người, sẽ giảm chi thường xuyên rất lớn, hàng nghìn tỷ đồng.

Phong bì Tết ‘chục nghìn đô’ chưa là hối lộ?

Đồng Tâm: Thêm lời kể của cụ Kình

Việt Nam ‘đổi mới nhưng không đổi màu’?

“Số tiền tiết kiệm đó nếu dành cho đầu tư phát triển, an sinh xã hội thì người dân hưởng lợi.”

Tách tỉnh nhập tỉnh

Hiện Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố, với lịch sử hình thành, dân số, trình độ phát triển khác nhau.

Các tỉnh có dân số chưa đầy 1 triệu chiếm khá đông.

Ví dụ vùng Trung du và miền núi phía Bắc, theo một số liệu năm 2014 thì các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái đều có số dân mỗi tỉnh chưa đến 800 nghìn người.

Phía Tây Bắc, tỉnh Điện Biên chỉ có dân số hơn nửa triệu và Lai Châu chỉ còn trên 400 nghìn, sau khi “mất Điện Biên” năm 2003.

Một khu vực thưa dân nữa là miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Vẫn theo số liệu năm 2014, tỉnh Ninh Thuận có chưa đầy 600 nghìn dân, Kontum chưa đến nửa triệu dân, Đắc Nông cũng chỉ có hơn 500 nghìn dân.

Việc tách, nhập, thành lập các tỉnh ở Việt Nam đã xảy ra từ các triều đại phong kiến, qua thời thực dân Pháp làm chủ Đông Dương, và ở hai miền Nam Bắc sau này, tùy vào nhu cầu dân số, chính trị, kinh tế và quân sự.

Việt Nam Cộng Hòa từng có lúc có trên 40 tỉnh và đô thành Sài Gòn, nhưng chia làm bốn vùng chiến thuật để phòng vệ.

Một số tỉnh giữ tên sau 1975 nhưng một số bị xóa tên hẳn như Quảng Đức, Bình Long, Phú Bổn, Long Khánh, Hậu Nghĩa, Kiến Tường, Phước Tuy, An Thiện, Ba Xuyên…

30/04: Những xui xẻo định mệnh của VNCH

Ý kiến về ‘Người Cày Có Ruộng’

‘The Vietnam War’ và khi Đồng Minh tháo chạy

Đổi mới 30 năm, VN thu nhập vẫn thua Kosovo

Sau khi hai miền thống nhất chính thức vào năm 1976, dưới thời của Tổng bí thư Lê Duẩn, với ý chí “làm ăn lớn”, tiến lên “chủ nghĩa xã hội”, hàng loạt tỉnh được ghép lại, tạo ra hiện tượng tên tỉnh có ba từ, hoặc một tên nhưng gồm ba tỉnh cũ.

Ở miền Bắc, Nam Hà và Ninh Bình hợp thành tỉnh Hà Nam Ninh.

Hà Tây và Hòa Bình hợp thành Hà Sơn Bình (để sau lại tách ra).

Lào Cai, Nghĩa Lộ và Yên Bái hợp nhất thành Hoàng Liên Sơn.

Ở Trung Bộ, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh được ghép lại thành Bình Trị Thiên;

Trong Nam, Bình Dương, Bình Long, Phước Long hợp thành Sông Bé.

Long An mới ra đời từ ba tỉnh Hậu Nghĩa, Kiến Tường và Long An…

Hiện chưa có đánh giá khoa học nào được công bố về thực chất tính hiệu quả của quá trình “thành lập tỉnh lớn” của thập niên 1970-80.

Nhu cầu chính trị và kinh tế

Điều chắc chắn là mô hình xã hội chủ nghĩa và kinh tế kế hoạch hóa đã phá sản, khiến bộ máy ở Việt Nam phải tiến hành cải cách kinh tế ‘Đổi Mới”.

Nhưng càng về gần đây, hiện tượng “đông quan” dẫn tới phong trào “tận thu” từ doanh nghiệp và người dân để nuôi bộ máy, làm cản trở tăng trưởng kinh tế.

Vào thời điểm hiện nay, thực hiện Nghị quyết 18 của Đảng Cộng sản VN dưới thời TBT Nguyễn Phú Trọng, nhu cầu ghép tỉnh, nhập tỉnh mà Đại biểu Phạm Văn Hòa nêu ra là để “tinh giản bộ máy”.

Cốt lõi quan trọng là hiệu quả tinh giản số lượng, giảm biên chế khủngĐại biểu Phạm Văn Hòa

Trước đó, hôm 30/10, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân giải thích với báo chí Việt Nam là “triết lý” cắt giảm này dựa trên ba trụ cột.

Đó là Giảm đầu mối; Sắp xếp lại cơ cấu bên trong của đầu mối đó và Sắp xếp chức năng nhiệm vụ không giao thoa, không trùng lặp, ông nói.

Được biết, việc “nhất thể hóa” một số cấp lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chính quyền cũng sẽ được tiến hành, ban đầu ở các cấp cơ sở để đối phó với tình trạng “bộ máy vẫn cứ phình ra”.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41822234

 

Xử lý gần 200 trường hợp người khiếu nại gây rối

Công an Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng ngày 1 tháng 11 tiến hành hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Luật tiếp dân trên địa bàn.

Theo báo cáo chính thức thì suốt thời gian 3 năm thực thi luật vừa nêu, cơ quan chức năng tổ chức gần 140 ngàn lượt tiếp công dân đến để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Trong số này cơ quan chức năng lập gần 100 biên bản về hành vi bị cho là vi phạm như quá khích, kích động, gây rối… đối với 16 cá nhân. Những người này bị nói vi phạm nhiều lần. Bên cạnh đó báo cáo nói có một tập thể gồm gần 30 người dân được nói vi phạm 1 lần.

Công an thành phố Hồ Chí Minh cũng báo cáo đã phối hợp với công an các tỉnh xử lý hình sự ba trường hợp mà họ cho là tham gia tổ chức chính trị phản động, 22 trường hợp bị cho có hành vi gây rối, tấn công lực lượng chức năng; xử lý hành chính hơn 160 trường hợp bị cho gây rối trật tự công cộng.

Một người dân lâu nay phải đi khiếu kiện đất đai cho biết ý kiến sau khi nghe tin tổng kết từ Công an Thành phố Hồ Chí Minh như vừa nêu:

“Dân bức xúc chỉ biết đi khiếu kiện thôi; nhưng đến họ đâu có tiếp. Mình phải chụp hình người nhận đơn để làm bằng chứng sau này; còn họ qui kết thì dân nào mà gây rối trật tự.”

Dự báo được đưa ra tại hội nghị là trong thời gian tới sẽ có nhiều đối tượng mà những người tham gia hội nghị cho là ‘xấu, kích động, biến mâu thuẫn dân sự thành mâu thuẫn đối kháng với chính quyền làm cho hoạt động khiếu kiện của người dân trở nên phức tạp hơn, ảnh hưởng đến trật tự an ninh của thành phố’.

Lý do được thừa nhận là những dự án quy hoạch ở thành phố sẽ ảnh hưởng nhiều đến người dân dẫn đến việc khiếu kiện. Đặc biệt là những cơn sốt bất động sản.

Hiện nay tại những cơ quan tiếp dân thuộc trung ương ở Hà Nội và Sài Gòn luôn có những người dân phải chầu chực để được giải quyết trường hợp mà họ cho là oan sai và không được cơ quan chức năng địa phương giải quyết thỏa đáng, thậm chí bị đùn đẩy trách nhiệm qua nhiều năm trời.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/petitioners-penalized-because-of-freedom-abuse-11012017090812.html

 

Đại sứ Mỹ Ted Osius sẽ làm Phó chủ tịch ĐH Fulbright

sau khi mãn nhiệm

Đại sứ Ted Osius cho biết sau khi kết thúc nhiệm kỳ 3 năm, ông sẽ vào thành phố Hồ Chí Minh và tiếp tục đóng góp cho quan hệ Việt – Mỹ trong lĩnh vực giáo dục.

Báo Zing trích lời đại sứ Osius nói ông sẽ chuyển vào sinh sống tại TP.HCM từ tháng 1/2018 và đảm nhiệm cương vị Phó chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam.

Hôm 30/10, truyền thông trong nước cho biết Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius đến chào nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Ông Quang bày tỏ vui mừng trước việc Đại sứ Ted Osius sẽ tiếp tục có những đóng góp cho quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, cụ thể trong lĩnh vực hợp tác giáo dục – đào tạo với cương vị Phó Chủ tịch ĐH Fulbright Việt Nam.

Mong muốn tiếp tục đóng góp cho quan hệ Việt – Mỹ qua giáo dục, nhà ngoại giao Hoa Kỳ hy vọng sẽ giúp Việt Nam tạo dựng được một trường đại học đẳng cấp thế giới.

Ông đại sứ viết trên Facebook: Trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), là đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam. FUV sẽ xây dựng khuôn viên chính của trường trên khu đất 25 ha tại Khu Công nghệ Cao Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi hết sức mong đợi điều này!”

Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 5/2016, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama loan báo việc thành lập trường đại học Fulbright Việt Nam, trường đại học tư độc lập kiểu Mỹ đầu tiên ở Việt Nam.

https://www.voatiengviet.com/a/dai-su-my-ted-osius-se-lam-pho-chu-tich-dh-fulbright-vietnam/4095599.html

 

Chuyên gia:‘Sẽ là thảm họa

nếu Việt Nam vận dụng Tư tưởng Tập Cận Bình’

Ngay sau khi Trung Quốc đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào Điều lệ Đảng, Việt Nam đã cử đặc phái viên sang Bắc Kinh tìm hiểu “tinh thần” của tư tưởng này. Các nhà phân tích nói rằng nếu Việt Nam du nhập Tư tưởng Tập Cận Bình sẽ gây ra một ‘thảm họa’ cho đất nước.

Hôm 30/10 ông Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Việt Nam, cũng là đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để tìm hiểu về tân tư tưởng của nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Theo Tân Hoa Xã, tại Bắc Kinh, ông Quân nói rằng Việt Nam muốn tìm hiểu rõ hơn về tinh thần của Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc, và “Tư tưởng Tập Cận Bình về vấn đề Chủ nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới.”

Từ thành phố Hồ Chí Minh, giáo sư Tương Lai, cựu Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, từng là thành viên nhóm cố vấn cho các cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nói với VOA rằng sẽ là một thảm họa nếu Việt Nam vận dụng Tư tưởng Tập Cận Bình:

“Tư tưởng Tập Cận Bình trở thành điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc là một tai họa lớn nữa đối với Việt Nam. Tư tưởng Tập Cận Bình – thực chất là một tư tưởng độc tài toàn trị, phản dân chủ, dùng Đảng trị nước, giẫm đạp lên trên hiến pháp và pháp luật, và không đếm xỉa gì đến nguyện vọng của nhân dân – nếu vận dụng đưa vào trong đất nước Việt Nam thì đấy là một thảm họa.”

Giáo sư Tương Lai, một đảng viên kỳ cựu, từng nắm nhiều chức vụ quan trọng hàng đầu về lãnh vực tư tưởng Marxist-Lêninnist, phân tích thêm về Tư tưởng Tập Cận Bình:

“Tư tưởng này vẫn xoay quanh vấn đề độc đảng, các tổ chức xã hội dân sự đều nằm trong vòng tay kiểm soát của đảng. Đảng thì lãnh đạo tuyệt đối về quân đội và chính quyền, tập trung một cách gây gắt và quy lại hạt nhân lãnh đạo là ông Tập Cận Bình.”

Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua điều lệ đảng sửa đổi, trong đó nâng Tư tưởng Tập Cận Bình ngang hàng với cựu lãnh tụ Mao Trạch Đông, người khai sinh ra nhà nước “Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.”

Theo Tân Hoa Xã, nghị quyết đại hội 19 đã đưa tư tưởng quân sự của Tập Cận Bình và quyền lãnh đạo “tuyệt đối” của đảng đối với lực lượng vũ trang vào điều lệ đảng. Nghị quyết nhấn mạnh, Đảng Cộng sản Trung Quốc cần duy trì quyền lãnh đạo tuyệt đối với quân đội và các lực lượng vũ trang nhân dân khác, cũng như thực hiện tư tưởng quân sự của Tổng Bí thư Tập Cận Bình về tăng cường sức mạnh quân đội.

Từ bang California, Hoa Kỳ, Tiến sĩ Lê Minh Nguyên, một nhà phân tích tình hình chính trị Trung Quốc nhận định:

“Tên của Tập Cận Bình được đưa vào Điều lệ Đảng tức là những đối thủ của ông không thể thách thức ông được. Rõ ràng là ông dùng ‘Thời đại mới’ và ‘mang đặc tính Trung Quốc’ để nâng ông lên ngang hàng với Mao Trạch Đông, như vậy là tôn sùng và thần thánh hóa lãnh tụ để củng cố độc tài cá nhân – chuyển từ độc tài cộng sản sang độc tài cá nhân trong một chế độ vẫn không từ bỏ xã hội chủ nghiã – như vậy là mang tính phát-xít.”

Tư tưởng Tập Cận Bình là học thuyết chính trị mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc được Chủ tịch Tập Cận Bình đúc kết sau 5 năm cầm quyền. Trong đó tập trung vào việc thực hiện “Bốn toàn diện” (Tứ Toàn) để đạt mục đích tối hậu là sự phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Hoa (Trung Quốc Mộng) bằng con đường đi đến hai mục tiêu trăm năm (Bách niên Mục tiêu) và xây dựng quân đội hùng mạnh trong khi không dung thứ hành động ly khai.

Trong ‘Trung Quốc Mộng,’ ông Tập đặt ra hai mục tiêu là xây dựng một xã hội khá giả vừa phải vào năm 2020, và đưa Trung Quốc trở thành “siêu cường xã hội chủ nghĩa” vào năm 2049, tức đúng dịp tròn 100 năm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, thông qua nguyên tắc “Bốn Toàn diện”: xây dựng xã hội khá giả toàn diện, cải cách kinh tế-xã hội sâu sắc toàn diện, xây dựng một nền pháp trị toàn diện và quản lý Đảng bằng kỷ luật một cách toàn diện.

Giáo sư Tương Lai phân tích mức độ nguy hiểm của sự bành trướng Trung Hoa theo tư Tưởng Tập Cận Bình, khi so sánh với tư tưởng Mao Trạch Đông và tư tưởng Trung Hoa thời Đại Hán:

“Ông ta trở thành hoàng đế mới của Trung Quốc và với chức danh đó, ông muốn ứng xử với thế giới khi ông muốn Trung Quốc thống trị thế giới trở lại như mong muốn của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán xưa kia. Nhưng nếu thực hiện bằng con đường của Tập Cận Bình dùng Đảng trị nước để phục hưng nước Trung Hoa vĩ đại thì sẽ rất gay go, bởi vì nó quy vào vai trò của một cá nhân quyết định như thời Mao, càng làm nguy hiểm cho thế giới và nguy hiểm cho những nước láng giềng châu Á, nằm trong tư tưởng của Tập Cận Bình, vẫn là tư tưởng bành trướng Đại Hán được hiện đại hóa.”

Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Fox hôm 25/10 ngay sau khi ông Tập tái đắc cử Chủ tịch nhiệm kỳ 2, Tổng Thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông Tập là “một người hùng mạnh, đến nay một vài người có thể xưng ông ấy là vua của Trung Quốc, dù chỉ gọi ông là Chủ tịch.” (“He’s a powerful man. Now some people might call him the king of China. But he’s called president.”)

Trong gần 100 năm lịch sử, Cộng Sản Trung Quốc chỉ ghi tên hai lãnh tụ với vai trò lý thuyết gia là Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, với Tư tưởng Mao Trạch Đông được coi là chủ đạo từ năm 1945, trong khi Lý luận Đặng Tiểu Bình được vận dụng khí Trung Quốc bắt đầu đổi mới kinh tế từ năm 1997.

Trước “kỷ nguyên mới của Chủ Nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc” mở ra trong bối cảnh lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đang “bế tắc” trong việc định hướng Xã hội Chủ Nghĩa, chia rẻ, đấu đá nội bộ, và lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc, giáo sư Tương Lai chia sẻ mối lo ngại:

Tập đoàn lãnh đạo Việt Nam tính từ đại hội đảng thứ 10 cho đến nay đã nằm gọn trong vòng tay của Bắc Kinh, đó là một thảm họa lớn nhất của đất nước này, khiến cho Việt Nam càng ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc. Hơn nữa, Đảng CSVN không còn là một khối đoàn kết, mà chia rẻ, hình thành nhiều nhóm lợi ích, đấu đá tranh giành quyền lợi và quyền lực, không thiết tha gì đến quyền lợi đất nước.”

Vì quan hệ Việt Nam và Trung Quốc bị ràng buộc bởi 16 chữ vàng Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan, tiến sĩ Lê Minh Nguyên nhận định rằng Tư Tưởng Tập Cận Bình sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam theo trong khuôn khổ của Thập lục tự phương châm:

“Theo phương châm 16 chữ vàng thì tôi nghĩ Đảng CSVN cũng muốn bắt chước Trung Quốc, nhưng cái khó của Việt Nam là tư tưởng rất nghèo nàn. Ngay cả ông Hồ Chí Minh cũng nói rằng là những gì ta muốn nói thì Mao Chủ tịch đã nói hết rồi. Điều đó có nghĩa là tư tưởng của ông Hồ là tư tưởng của ông Mao. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư hiện nay có ra một quyển sách trên một ngàn trang, cũng chỉ góp nhặt những bài viết, những lý luận cùn mằn của Chủ nghĩa Marxist, chứ không nêu ra được viễn cảnh tương lai cho Việt Nam như thế nào. Chính ông Trọng mà còn nói đến hết thế kỷ không biết có tìm ra CNXH hay không. Như vậy là cả ông Trọng, ông Hồ đều không có tư tưởng. Vì vậy, tư tưởng của Đảng CSVN có lẽ sẽ bị Tư tưởng Tập Cận Bình ảnh hưởng theo chiều hướng của 16 chữ vàng.”

Ngoài ra, tiến sĩ Nguyên còn nhận định rằng Việt Nam sẽ có khó nhà lãnh đạo đương nhiệm nào có tư tưởng được đưa vào điều lệ Đảng do truyền thống lãnh đạo tập thể lâu nay và nếu có xuất hiện cá nhân lãnh đạo nào nổi trội thì ngay tức khắc sẽ bị ‘loại trừ.’

Các chuyên ra nhận định rằng Việt Nam nên đa dạng hóa các mối quan hệ, không nên “ngã vào lòng Trung Quốc, và phải từ bỏ thế “du dây” để không bị lao vào vòng xoáy bành trướng của Trung Quốc, một tư tưởng vừa được hơn 86 triệu đảng viên đúc kết và cụ thể hóa qua Tư tưởng Tập Cận Bình.

https://www.voatiengviet.com/a/chuyen-gia-se-la-tham-hoa-neu-vietnam-van-dung-tu-tuong-tap-can-binh/4095571.html

 

Việt Nam dùng tên lửa phòng không mới nhập để bảo vệ APEC

Việt Nam sẽ dùng hệ thống tên lửa phòng không mới nhập từ Israel để đảm bảo an ninh cho Tuần lễ cấp cao APEC sẽ diễn ra tại Đà Nẵng vào tuần sau.

Nguồn tin của báo Đất Việt và Quốc Phòng Việt Nam cho biết Sư đoàn phòng không 375 sẽ lĩnh trọng trách bảo vệ bầu trời Đà Nẵng trong thời gian diễn ra tuần lễ cấp cao của các lãnh đạo khối 21 nền kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tuần trước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu đảm bảo an ninh “tuyệt đối” cho sự kiện sẽ có sự góp mặt của nhiều nguyên thủ hàng đầu thế giới gồm Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Cuối tuần qua, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng nhấn mạnh sự cần thiết đảm bảo an ninh hàng đầu cho Tuần lễ Cấp cao APEC. Bộ trưởng Công an Tô Lâm nói với VOA rằng bộ này “phối hợp với tất cả các cơ quan an ninh của các nước có đại biểu đến tham dự APEC.”

Sư đoàn 375, còn được biết là Sư đoàn phòng không Đà Nẵng, sẽ bố trí 2 trung đoàn tên lửa là 275 và 282, để đảm bảo an toàn phòng không cho Hội nghị thượng đỉnh mà Việt Nam lần thứ 2 là nước chủ nhà.

Cùng với các bộ khí tài Pechora-2TM với “năng lực tác chiến vượt trội, đủ sức đánh trả mọi cuộc tập kích bằng đường không bằng vũ khí công nghệ cao,” tên lửa đất đối không do Isarel sản xuất mà Việt Nam mới mua sẽ được dùng để bảo vệ APEC.

Tên lửa Spyder mà Việt Nam tiếp nhận từ Israel tháng 2 vừa qua, có biệt danh là Spyder, được coi là hiện đại hàng đầu châu Á. Trong buổi diễn tập bắn đạn thật vào đầu tháng 6, Việt Nam lần đầu tiên bắn thử nghiệm tên lửa phòng không tối tân được xếp vào top dẫn đầu thế giới hiện nay.

https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-dung-ten-lua-phong-khong-moi-nhap-de-bao-ve-apec/4095434.html

 

Môi trường kinh doanh ‘Việt Nam vượt Trung Quốc

nhưng chớ rung đùi’

Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới vừa được công bố cho thấy môi trường kinh doanh ở Việt Nam cải thiện đáng kể trong năm qua, vượt qua nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới Trung Quốc.

Việt Nam hiện đứng thứ 68 trên tổng số 190 quốc gia được Ngân hàn Thế giới (WB) khảo sát, tăng 14 bậc so với vị trí trong báo cáo năm ngoái. The Saigon Times cho rằng đây là “một bước nhảy vọt” so với năm trước.

Báo cáo thường niên ‘Doing Business’ mà WB công bố hôm 31/10 ghi nhận Việt Nam nằm trong số những nền kinh tế cải thiện nhiều nhất trong 3 hoặc nhiều hơn các lĩnh vực được đánh giá từ 2016 đến 2017.

Nhận xét về đánh giá của WB, kinh tế gia Lê Đăng Doanh, nói điều này cho thấy những nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh doanh.

“Ngân hàng Thế giới, cụ thể là IFC, trong đánh giá về môi trường kinh doanh ‘Doing Business’ đã nâng hạng Việt Nam từ 82 lên 68 và như vậy là vượt qua Philippines và một số các nước khác,” theo Tiến sỹ Doanh. “Việt Nam đã có một số cải thiện rất rõ rệt ví dụ như sự tiếp cận đối với điện hay việc trả thuế. Nhưng trong khi đó, một số hạng mục như bảo vệ nhà đầu tư nhỏ và việc giải quyết các thủ tục về giải thể phá sản thì ít có tiến bộ.”

Cựu giám đốc Viện quản lý kinh tế Trung ương cho rằng “còn nhiều thủ tục, còn gọi là điều kiện kinh doanh, và các thủ tục về giám sát kiểm tra còn chồng tréo và chưa hợp lý làm cho chi phí về thời gian và tiền bạc để kinh doanh ở Việt Nam vẫn đang còn cao.”

Một trong những bất cập lớn đang làm cản trở môi trường kinh doanh tại Việt Nam mà kinh tế gia này nhắc tới là các “chi phí ngoài pháp luật” mà các doanh nghiệp phải trả để ‘bôi trơn.’

“Do một số quan chức vẫn đòi hỏi phải có chi phí ‘bôi trơn’ thì mới có thể làm thủ tục được nhanh đúng thời hạn,” TS Doanh cho biết. “Mà doanh nghiệp thì sốt ruột, họ phải bảo đảm xuất khẩu, họ phải bảo đảm các yêu cầu để giao hàng. Cho nên họ sẵn sàng chi trả mặc dù rất than phiền.”

Theo khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016 công bố đầu năm nay, khoảng 66% doanh nghiệp tại Việt Nam phải trả phí ‘bôi trơn’ cho quan chức địa phương. Theo báo cáo này, chi phí không chính thức của doanh nghiệp giai đoạn 2014-2016 không có dấu hiệu cải thiện, thậm chí có xu hướng tiêu cực hơn so với giai đoạn 2008-2013.

Mặc dù vậy, theo báo cáo mới của WB, Việt Nam đã cải thiện để tăng hạng nhờ vào những thành quả đạt được trong nộp thuế, tín dụng, bảo vệ nhà đầu tư, cấp phép xây dựng và giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Với vị trí mới, Việt Nam bỏ xa Ấn Độ trên vị trí 100 dù nước này được đánh giá là có sự cải thiện nhiều nhất về môi trường kinh doanh và có bước nhảy vọt cao nhất với 30 bậc trong báo cáo của WB.

Môi trường kinh doanh của Việt Nam được WB đánh giá tốt hơn Trung Quốc trên thứ hạng 100.

Nhưng kinh tế gia Lê Đăng Doanh cảnh báo Việt Nam không nên vì thế mà hài lòng. “Việt Nam cần phải cố gắng tiếp tục, chứ không thể dừng lại ở bất kỳ một thành tích nào. Hoàn toàn chưa có lý do gì để Việt Nam có thể tự mãn và có thể yên tâm rung đùi và rằng đấy là một vị trí tốt rồi.”

Theo bảng xếp hạng, Việt Nam hiện đứng sau 4 nước trong khu vực ASEAN, gồm: Singapore (thứ 2); Malaysia (thứ 24); Thái Lan (thứ 26); và Brunei (thứ 56); nhưng đứng trên Indonesia (thứ 72) và Philippines (thứ 113).

https://www.voatiengviet.com/a/moi-truong-kinh-doanh-viet-nam-vuot-trung-quoc-nhung-cho-rung-dui/4095400.html