Tập San Tân Đại Việt – Số 9/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Đại Việt – Số 9/2020

Mục lục

Lê Minh Nguyên :  Lợi thế nội tại của Đảng Cộng Hoà

Lê Đình Thông : Thơ Tương tư diệp

Hoàng Đình Khuê : Báo Cáo của Tổ Chức RAND Đại chiến lược của Trung cộng : Khuynh hướng,  hành trình và cạnh tranh dài hạn hạn

Nguyễn Bá Lộc :Vụ án Đồng Tâm và sự cưởng đoạt đất đai tại Việt Nam

Trọng Đạt : Một Tổng Thống Mỹ Chỉ Làm Hai Nhiệm Kỳ

Thụy My : Bầu cử tổng thống : Nước Mỹ trên thùng thuốc súng

Nguyễn Quang Duy : Bầu cử hay khủng hoảng dân chủ ở Mỹ ?

Trần  Văn  Lương : Thơ Hồi Hương

Thanh Thủy : Tham luận 153 Truyền Thống Di Dân Và Đoàn Kết Quốc Gia

Lê Đình Thông : thơ Ngàn năm mây bay

Ký Thiệt : Bốn năm đã qua và bốn năm trước mặt

Nguyễn Thị Cỏ May : Viện Khổng tử và chánh sách ngoại vận của Bắc kinh

Ngư Sĩ : Thơ Một kiếp trầm luân

Trọng Đạt : Số Phận Của Đài Loan

Hồng Bác Học : Dự ngôn hơn 20 năm trước về Mỹ – Trung

Xuân Lan :

– Môi trường bị “tẩy xanh” dọc theo Dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc

– Trung Quốc xây đập trên sông Mekong nhưng không để lấy điện

Thanh Thủy : Tham luận 154 : Đại Chiến Lược Của Trung Quốc Ảnh Hưởng Sâu Đậm Đến Việt Nam

Ngọc Trân : Bí mật ẩn chứa bên trong thuật toán của TikTok

Thủy Tiên : Trung Quốc có thể mất trắng 3,8 nghìn tỷ USD

Ngư Sĩ : Thơ 

– Dòng đời 

– Nhẹ tênh chiếc lá

Phạm Cao Dương : 1945 – 2020, 75 Năm Nhìn Lại: Các Đảng Phái Quốc Gia Đã làm gì trước Biến Cố 19/8/1945?

Mai Thanh Truyết : Chính Sách Cải Cách Ruộng Đất Nguyên Nhân Tiềm Ẩn Cho Sự Cáo Chung Của Chế Độ

Nguyễn Tiến Hưng : Việt Nam Cộng Hòa và những định mệnh xui xẻo

https://www.bbc.com/ : Phía sau những tấm ảnh Mậu Thân

Tiểu Tử : Con Mẹ Hàng Xóm

Nguyễn thị Cỏ May : Nghề riêng của chàng

Lợi thế nội tại của Đảng Cộng Hoà

Lê Minh Nguyên

Đảng Cộng Hoà luôn có lợi thế nội tại trong các cuộc bầu cử Thượng Viện và Tổng Thống, nhờ vào các tiểu bang miền trong luôn bảo thủ hơn các tiểu bang ven biển. Đây là đặc tính của địa chính trị, cho nên nó có tính cách trường kỳ.

Hơn nữa, miền trong bang nhiều dân ít, trong khi Hiến Pháp cho mỗi bang dù lớn hay nhỏ đều có hai nghị sĩ cho Thượng Viện, và bầu Tổng Thống bằng cử tri đoàn chứ không phải bầu trực tiếp, ai đạt được 270 cử tri đoàn trở lên thì thắng ghế Tổng Thống (quá bán của 538 cử tri đoàn).

Để quan sát một cách thực tế, chúng ta hãy nhìn qua 14 tiểu bang miền trong có truyền thống đỏ sau đây, và so sánh nó với tiểu bang California có truyền thống xanh. Mỗi bang chúng ta quan sát số dân và số phiếu cử tri đoàn. (https://bit.ly/32YGlIs)

Idaho 1,787,065 dân (4 ctđ)

Montana 1,068,778 dân (3 ctđ)

Wyoming 578,759 dân (3 ctđ)

Utah 3,205,958 dân (6 ctđ)

N. Dakota 762,062 dân (3 ctđ)

S. Dakota 884,659 dân (3 ctđ)

Nebraska 1,934,408 dân (5 ctđ)

Kansas 2,913,314 dân (6 ctđ)

Oklahoma 3,956,971 dân (7 ctđ)

Iowa 3,155,070 dân (6 ctđ)

Missouri 6,137,428 dân (10)

Kentucky 4,467,673 dân (8)

Tennessee 6,833,174 dân (11)

W. Virginia 1,792,147 dân (5)

Tổng cộng: 39,477,466 (80 ctđ)

California 39,512,223 dân (55 ctđ)

Cộng dân số 14 tiểu bang đỏ miền trong thì nó có dân số tương đương với tiểu bang xanh California (khoảng 39.5 triệu dân mỗi bên).

Vì hai bên có dân số gần ngang nhau nên số dân biểu cũng gần ngang nhau, dân biểu của 14 bang đỏ là 52 và của một bang xanh là 53 (trung bình một dân biểu đại diện cho khoảng 720,000 dân).

Nhưng số nghị sĩ đại diện cho 14 bang đỏ là 28, còn số nghị sĩ của một bang xanh là 2.

Cử tri đoàn để bầu tổng thống của mỗi bang là tổng số dân biểu và nghị sĩ của bang đó.

Điều này cho thấy cùng một dân số thì bên đỏ có nhiều cử tri đoàn hơn bên xanh. Bên đỏ có 80 trong khi bên xanh là 55.

Lợi thế nội tại này nó giúp cho đảng Cộng Hoà dễ thắng ghế tổng thống hơn đảng Dân Chủ. Đảng CH có thể thua số phiếu bầu nhưng vẫn thắng được tổng thống như đã từng xảy ra (W Bush, Trump…). Nhưng nếu đảng DC thua số phiếu bầu thì coi như thua luôn.

Đảng CH từ khi thành lập (1854) cho đến nay có đến 19 tổng thống, trong khi đảng DC từ khi thành lập (1828) cho đến nay có 14 tổng thống.

Các tiểu bang miền trong đất rộng dân thưa, có truyền thống bảo thủ nên luôn đỏ và luôn bầu cho đảng CH. Dân ít nhưng bang nhiều nên CH vào Thượng Viện nhiều, tạo lợi thế cho CH ở Thượng Viện.

Hiện nay đang có phong trào đòi các lãnh thổ xanh trở thành tiểu bang để cân bằng lại, như Puerto Rico, Washington DC – hoặc nhập 4 bang đỏ (Montana, Wyoming, N. Dakota, S. Dakota) lại thành một bang có tên là South Saskatchewan. Bốn bang này nhập lại có dân số chỉ mới tương đương Connecticut.

Cộng Hoà thường thắng giải độc đắc (tổng thống) và dễ kiểm soát Thượng Viện hơn Dân Chủ. Nhưng Hoa Kỳ chọn thể chế chính trị lưỡng đảng cho nên hai đảng là hai chân của cơ thể Hoa Kỳ. Nguyên tắc kiểm soát và thăng bằng (check and balance) đã thắm vào máu của của công dân, cho nên khi họ thấy một đảng nào mạnh quá thì kỳ bầu cử sau họ bầu cho đảng yếu.

Hai giá trị Tự Do và Bình Đẳng đều tốt để phục vụ con người, nhưng hai giá trị này luôn đi ngược chiều với nhau khi áp dụng, nó như Âm và Dương của dịch lý. Cộng Hoà đi về hướng Tự Do vận hành chân phải, Dân Chủ đi về hương Bình Đẳng vận hành chân trái.

Nước Mỹ đi bằng hai chân để không sa hầm sẩy hố.

25/9/2020

Thơ Lê Đình Thông

Tương tư diệp


李白

Tương tư hoàng diệp lạc,

Bạch lộ thấp thanh đài.

Lý Bạch (1)

chuyển thể lục bát :

Sương thu làm ướt rong rêu 

Lá vàng rơi rụng tiêu điều vấn vương.

Lê Đình Thông

Vàng bay mấy lá chơi vơi

Chơ vơ tìm kiếm bóng người năm xưa

Lá buồn trong lúc giao mùa

Nằm yên hốc đá như xua nỗi sầu

Đá xanh che kín thương đau

Rêu xanh ướt đẫm lệ sầu đã lâu

Đá còn nhung nhớ nhịp cầu

Thướt tha bóng dáng trầu cau thuở nào

Ngô đồng rơi rụng dạt dào

Tương tư vào lúc lao xao hôn hoàng.

Lê Đình Thông

Thu vàng Paris (2020)

Báo Cáo của Tổ Chức RAND Đại chiến lược

của Trung cộng Khuynh hướng,hành trình

và cạnh tranh dài hạn (Tiếp theo)

CHƯƠNG 2: Đại Chiến lược cho Trung cộng.

Các cường quốc đều được đánh giá là có Đại Chiến lược.

Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là một cường quốc đang trỗi dậy và do đó Bắc Kinh có Đại Chiến lược. Nhưng làm thế nào để biết Trung Hoa ở thế kỷ 21 có Đại chiến lược hay không? Và Đại Chiến lược của Trung Hoa được xây dựng như thế nào?

– Chương này định nghĩa về khái niệm Đại Chiến lược.

Sau khi kết luận nước Trung Hoa có Đại Chiến lược, các tác giả đã mô tả và giải thích tác động của nó đối với sự phát triển lâu dài của Trung cộng.

Đại Chiến lược và sự đối đầu giữa các quốc gia:

Đầu tiên Đại Chiến lược được tiến triển dài hạn và được hình thành theo các thuật ngữ tổng quát. Báo cáo này được thông qua theo định nghĩa của một trong những tác giả đã hợp tác với một học giả Trung cộng. Đại chiến lược là quá trình kết thúc của một nhà nước qua quá trình dài hạn có nghĩa là dưới tầm nhìn bao quát và lâu dài để phát triển lợi ích quốc gia.

Ngoài ra để xác định mục tiêu dài hạn, Đại Chiến lược phải xem xét mục tiêu này cần đạt được bằng cách sử dụng nguồn lực nào. Đại Chiến lược có khuynh hướng xây dựng dựa trên đánh giá tổng quát về điểm mạnh và yếu của một quốc gia cũng như phân tích kỹ lưỡng về lãnh vực an ninh bao gồm cả việc xác định các mối đe dọa chính đối với nhà nước.

Một cuộc đối đầu tiến bộ giữa Hoa Kỳ và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa:

Kể từ khi thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự nhà nước đã bị thuyết phục rằng đất nước của họ phải đối mặt với nhiều mối đe dọa nghiêm trọng. Đồng thời những nhà lãnh đạo tương tự sở hữu những mục tiêu đầy tham vọng cho đất nước của họ.

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa bắt nguồn từ ngày thành lập Đảng Cộng Sản Trung cộng vào tháng 7 năm 1921. ĐCSTQ đã phát triển qua nhiều năm như một phong trào cách mạng có tổ chức và kỷ luật. Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã nhận ra ngay từ đầu họ đang hoạt động trong một môi trường an ninh đối đầu và họ nhanh chóng nắm bắt họ cần có kỷ luật cao và phát triển một Quân đội trung thành có khả năng bảo vệ cho ĐCSTQ tồn tại.

Tổ chức và kế hoạch là đặc tính cốt lõi của cả ĐCSTQ và lực lượng quân sự  được gọi là Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân (PLA- People’s Liberation Army), chính thức được thành lập vào tháng 8 năm 1927.

ĐCSTQ và Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân đã có kinh nghiệm trong hơn 20 năm làm việc trong khuôn khổ xây dựng chặt chẽ và thực hiện các chiến lược để đạt được chiến thắng chính trị và quân sự. Do đó khi Quân đội trở thành một Nhà nước-Quân đội vào năm 1949; điều này là tất nhiên, là tinh hoa của ĐCSTQ-QĐGPND-CHNDTH đã tìm cách thực hiện vô số kế hoạch và chiến lược bao gồm một Đại Chiến lược cho Trung cộng mới.

Khi những tinh hoa này khai thác môi trường an ninh xung quanh họ, họ xác định Hoa Kỳ là mối đe dọa chính đối với Nhà nước non trẻ của họ.

Hoa Kỳ không những hỗ trợ đối thủ chính của họ trong cuộc nội chiến Trung cộng mà Hoa Kỳ còn kiên quyết chống Cộng.

Theo quan điểm của ĐCSTQ, thế giới hình như chia thành hai phe: môt phe Xã Hội Chủ Nghĩa có trụ sở tại Moscow và một phe Tư bản có trụ sở tại Washington.

Đến giữa năm 1949, Mao Trạch Đông tuyên bố ĐCSTQ đã quyết định ngã về một bên.

Một số ngã theo ĐCSTQ, một số ủng hộ Tưởng Giới Thạch, thuộc Quốc Dân Đảng đã rút về bán đảo ở Đài Loan.

Chiến tranh lạnh giữa hai Khối thuộc các quốc gia đồng minh đã xuất hiện, đó là sự thù địch giữa Hoa Kỳ với Trung cộng.

Khi Quân đội Hoa Kỳ và các lực lượng Trung cộng tham gia trực tiếp trận chiến trên bán đảo Triều Tiên, và Hoa Kỳ còn tham dự Nội chiến Trung cộng, ủng hộ Quốc Dân Đảng tại Đài Loan nên bị đổ tội đánh phá ĐCSTQ.

Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung cộng vẫn lạnh nhạt trong nhiều thập niên, nhưng họ bắt đầu tan băng sau chuyến thăm của Tổng Thống Hoa Kỳ Richard M. Nixon đến Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào năm 1972.

Sự hợp tác này được thực hiện bởi vì Mao Trạch Đông và các nhà cầm quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đánh giá lại môi trường an ninh của Trung cộng vào đầu những năm 1970 và xác định rằng Liên Xô chứ không phải Hoa Kỳ là mối đe dọa an ninh lớn nhất đối với Trung cộng.

Mối quan hệ giữa Trung cộng và Hoa Kỳ nhìn chung vẫn còn tích cực cho phần còn lại của Chiến tranh lạnh và mối quan hệ đã được mở rộng đáng kể đăc biệt là sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ vào năm 1979.

Nhưng tuần trăng mật đã kết thúc với sự kiện rất trầm trọng. Đó là cuộc đàn áp đẩm máu những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm 1989, đã làm lạnh băng mối quan hệ Washington-Bắc Kinh.

Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây đã lên án sự đàn áp bạo lực và áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế với Trung cộng. Nhà cầm quyền Trung cộng nghi ngờ Hoa Kỳ đã âm mưu hoặc ít nhất yểm trợ đáng kể cho các cuộc biểu tình qui mô với mục đích lật đổ ĐCSTQ khỏi quyền lực chính trị.

Sự sụp đổ của các chế độ Cộng sản Đông Âu vào năm 1989 và sau hai năm đưa đến sự tan rã của Liên Xô càng làm Bắc Kinh báo động về sự tồn tại của các mối đe dọa bên trong và bên ngoài Trung cộng. Những sự kiện này đã phóng đại mối đe dọa nhận thức và nêu bật những gì các nhà cầm quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được coi là nguồn chính của mối đe dọa này.

Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, nhà cầm quyền Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa đã coi quốc gia Hoa Kỳ là đối thủ chính của đất nước họ. Mặc dù được hưởng lợi rất nhiều kể từ cuối những năm 1970, nhà cầm quyền Trung cộng vẫn cảnh giác những ý đồ của Hoa Kỳ đối với đất nước của họ.

Washington và Bắc Kinh có một kỷ lục hợp tác lâu dài trên một loạt các vấn đề. Có lẻ bằng chứng quan trọng nhất về vấn đề này là những cải cách kinh tế cực kỳ thành công được thực hiện ở Trung cộng trong quá trình nhiều thập niên. Thật vậy sự thành công của chính sách cải cách kinh tế và việc Trung cộng mở cửa với thế giới bên ngoài không thể có được nếu không có sự yểm trợ tích cực của Hoa Kỳ. Giao dịch với Hoa Kỳ, đầu tư từ Hoa Kỳ và việc mở cửa các trường Đại học Hoa Kỳ đã giúp cho Sinh viên và giới trí thức Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa mở mang kiến thức hiện đại hóa kinh tế quốc gia họ.

Sự cần thiết để thay đổi trong Đại Chiến lược của Trung Hoa (PRC):

Trung cộng đã thực hiện bốn Đại Chiến lược liên tục kể từ năm 1949, đó là: – Cách mạng (1949-1977); -Phục hồi (1978-1989); -Xây dựng toàn diện sức mạnh quốc gia CNP (1990-2003); -Trẻ trung hóa (2004-đến hiện tại):

1) 1949-1977: Cách mạng:

Đại Chiến lược đầu tiên của nước Trung Hoa là thực hiện cuôc cách mạng xã hội chủ nghĩa, đồng thời cố gắng cải tiến nền kinh tế và xã hội đã bị chiến tranh tàn phá trong nhiều thập niên trước.

Bắc Kinh và Liên Xô đã chia tay nhau một cách dứt khoát từ năm 1960. Trong thời đại Maoist, nhà cầm quyền Trung Hoa (PRC) nhận xét mối đe dọa lớn nhất đối với Trung Hoa là siêu cường Liên Xô chứ không phải Hoa Kỳ. Mặc dầu trong hai thập niên đầu 1950 và 1960, Bắc Kinh cho rằng Washington là mối đe dọa an ninh cho Trung Hoa (PRC) nên đã đưa đến một quyết định phát triển chương trình hạt nhân bản địa vào giữa những năm 1950. Nhưng đến năm 1969, các cuộc đụng độ nghiêm trọng xảy ra ở biên giới Trung-Xô và Bắc Kinh đã kết luận Liên Xô mới chính là mối đe dọa nguy hiểm hiện hữu đối với Trung Hoa và căng thẳng kéo dài cho đến những năm 1980.

2) 1978-1989: Phục hồi:

Sau cái chết của Chủ tịch Mao Trạch Đông vào năm 1976, nhiều giới chức Trung Hoa và người dân đã bị tâm thần và kiệt quệ về thể xác do tranh đấu chính trị không ngừng nghỉ. Mặc dầu có những nhà lãnh đạo kể cả người dân thường vẫn còn ủng hộ chủ nghĩa Maoist, một liên minh gồm các thành phần cấp tiến đã thu hút sự ủng hộ thành hình Đại chiến lược phục hồi đất nước và thực hiện phát triển kinh tế, hiện đại hóa công nghiệp, nông nghiệp và an ninh quốc gia.

Chủ tịch Đặng Tiểu Bình cũng nhận ra rằng mối đe dọa lớn nhất đối với Trung Hoa là sự trì trệ kinh tế và lạc hậu về công nghệ so với các nước láng giềng nhỏ hơn ở Châu Á như Bốn con Cọp là Hàn quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore và các nước phát triển như Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Điểm nổi bật rõ ràng là hiện đại hóa kinh tế, một phần quan trọng trong giai đoạn Phục hồi thiết lập một môi trường ít mang tính ý thức hệ mà người dân có nhiều thời gian hơn để hoạt động theo sở thích kinh doanh của họ và theo đuổi lợi ích cá nhân của riêng họ. Cuộc sống hàng ngày có nhu cầu ít hơn và cá nhân được tự do hơn. Từ đó sản lượng nông nghiệp gia tăng và nông dân có cơ hội bán một phần hoa màu ở các thị trường tự do và các doanh nghiệp tư nhân phát triển theo nhu cầu của người tiêu dùng.

Nền kinh tế Trung Hoa đã được phát triển khi đất nước được mở cửa đầu tư với thế giới bên ngoài và thương mại quốc tế. Ngoài ra Bắc Kinh còn có lợi là gởi sinh viên và chuyên viên ra nước ngoài để cập nhật kiến thức về Khoa học kỹ thuật (S&T).

3) 1990-2003: Xây dựng toàn diện sức mạnh quốc gia:

Đại Chiến lược của giai đoạn Phục hồi đã ngừng lại với các biến cố hỗn loạn của năm 1989 và hai năm sau đó là sự sụp đổ của Liên Xô.

Nhà cầm quyền Trung Hoa đã tích lũy ảnh hưởng những biến động “phản cách mạng” và chứng kiến đầy đủ làn sóng nổi dậy trên thế giới được sự yểm trợ của Hoa Kỳ chống lại chế độ cộng sản trên khắp Âu Á. Các cuộc nổi dậy ở Đông Âu thành công rực rỡ và Trung cộng chỉ có thể sống sót nhờ  hành động kiên quyết của các thành phần cốt lõi là những nhà cách mạng kỳ cựu được hậu thuẩn bởi quân đội trung thành đã đàn áp sự hỗn loạn của một số nhà lãnh đạo dao động. Nhưng cú sốc lớn nhất với Bắc Kinh là sự kiện 1991 đã làm nhà cầm quyền Trung Hoa choáng váng với sự sụp đổ của siêu cường xã hội chủ nghĩa lớn nhất thế giới.

Sau khi nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân sự sụp đổ của các chế độ cộng sản đã rút ra bài học cho Trung Hoa và Bắc Kinh đã áp dụng Đại Chiến lược tập trung “xây dựng toàn diện sức mạnh quốc gia”, cho phép Trung Hoa đứng vững trước các mối đe dọa bên ngoài.

Nển kinh tế Trung Hoa được phục hồi hoàn toàn sau sự suy thoái của vụ thảm sát Thiên An Môn với sự trừng phạt của quốc tế.

Thành công trong việc xây dựng toàn diện sức mạnh quốc gia đòi hỏi Bắc Kinh duy trì và mở rộng với thế giới bên ngoài. Nhưng nếu Trung Hoa đóng cửa và áp dụng chánh sách tự trị đơn phương không phải là sự lựa chọn đúng đắn nếu Bắc Kinh muốn tiếp thêm sinh lực cho kinh tế và cải thiện chất lượng của ngành Khoa học kỹ thuật Trung Hoa. Trung cộng ngày càng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, Bắc Kinh càng tập trung sự vững mạnh của quân đội và kinh tế đối với các mối đe dọa từ bên ngoài.

4) 2004-Hiên tại: Trẻ trung hóa:

Sau nhiều năm Cách mạng, Phục hồi, Xây dựng Toàn diện sức mạnh quốc gia vào thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, nhà cầm quyền Trung Hoa (PRC) đã chuẩn bị tăng cường tham vọng và hành động quyết đoán nhiều hơn, đặc biệt là các quốc gia lân bang của Trung Hoa.

Nhưng vào cuối những năm 2000, nhà cầm quyền Trung Hoa lo ngại về mối đe dọa phi truyền thống đáng chú ý là vấn đề khủng bố Hồi giáo cực đoan. Vấn đề Hồi giáo trở thành vấn đề an ninh nội bộ. Nhà cầm quyền Trung Hoa xác nhận mối đe dọa lớn nhất hiện nay nhắm vào trung tâm nhà nước, một mối đe dọa mà siêu cường thế giới đặt để cho ĐCSTQ-QĐGPND-CHNDTH. Mối đe dọa từ Hoa Kỳ được xác nhận là gấp đôi phát xuất từ sức mạnh cứng và mềm của Hoa Kỳ. Không chỉ ba cơ cấu ĐCSTQ-QĐGPND-CHNDTH có nguy cơ về sức mạnh quân sự Hoa Kỳ và ảnh hưởng kinh tế mà chế độ cũng bị đe dọa bởi tư tưởng Dân chủ và Nhân quyền từ Hoa Kỳ, chưa kể các làn sóng trên khắp thế giới bao gồm các cuộc cách mạng màu ở Bắc Phi và Á Rập …

Khi Tập Cận Bình nhận chức vụ Tổng Bí thư và Quân Ủy Trung Ương vào tháng 11 năm 2012 và bốn tháng sau ông đảm nhận luôn chức vụ Chủ tịch nước CHNDTH, ông đã quảng bá khẩu hiệu “Giấc Mơ Trung Hoa” và ủng hộ bằng một loạt sáng kiến đầy tham vọng.

Mục tiêu của Đại Chiến lược của Bắc Kinh là đạt được sự trẻ trung hóa quốc gia và từ đó thực hiện “Giấc Mơ Trung Hoa”. Để hiện thực hóa Giấc Mơ này, theo Nghị quyết chính thức của Hội nghị Trung Ương ĐCSTQ ban hành lần thứ nhất vào năm 2017, Tập Cận Bình đã vạch ra một kế hoạch phát triển hai giai đoạn:

– Giai đoạn đầu tiên kéo dài đến năm 2035, là ngày Trung Hoa sẽ trở thành một nước lãnh đạo toàn cầu, sẽ sở hữu sức mạnh mềm của uy quyền pháp luật.

– Giai đoạn hai sẽ kéo dài đến năm 2050, là ngày Trung Hoa sẽ trở thành môt nước thịnh vượng, dân chủ, tiến bộ về văn hóa, hài hòa và tốt đẹp.

Hiến pháp của ĐCSTQ bao gồm những mục tiêu này và bảo tồn tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Tập. Các ưu tiên Đại Chiến lược là:

 1- Kiểm soát chính trị và bảo đảm an ninh xã hội.

 2- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế liên tục.

 3- Thúc đẩy Khoa học kỹ thuật.

 4- Tăng cường và hiện đại hóa Quốc phòng.

Thật vậy bốn ưu tiên này đã được nêu rõ ít nhất từ những năm 1970.

Ba trong số này là sự phát triển về Kinh tế, Khoa học kỹ thuật và Quốc phòng, đã bị Đặng Tiểu Bình phủ nhận ngay từ đầu trong thời kỳ cải cách được mệnh danh là “Bốn hiện đại hóa” (nền Kinh tế được chia làm hai Công nghiệp và Nông nghiệp).

Theo phương pháp các qui trình quan trọng trong công việc là Tái cân bằng và Tái cấu trúc.

Tái cân bằng:

Vào cuối những năm 1990, nhà cầm quyền Trung Hoa đã nhận ra rằng có sự mất cân bằng nghiêm trọng trong việc phát triển kinh tế quốc gia. Theo đó tăng trưởng và thịnh vượng nghiêng nhiều về phía Đông của Trung cộng và các vùng ven biển (Chương 4 nói về mất cân bằng kinh tế).

Ngược lại phía Tây Trung cộng (Các tỉnh nội địa) thì nghèo nàn và phát triển chậm. Để giải quyết sự mất cân bằng này, Bắc Kinh đã phát động phong trào “Hướng về phía Tây” (Go West) đã được phân phối ngân sách để cải thiện cơ sở hạ tầng ở khu vực nội địa Trung cộng. Trước khi có sáng kiến về khu vực nội địa này, Bắc Kinh đã cam kết với các nước láng giềng vừa tách ra sau khi Liên Xô sụp đổ bằng cách Trung cộng tập trung vào việc cải thiện mối quan hệ với các nước láng giềng là Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan bằng cách giải quyết tranh chấp lãnh thổ và phi quân sự hóa biên giới chung. Quá trình này đã thành công đáng kể và dẫn đến việc thành lập một nhóm các quốc gia không chính thức vào năm 1996 được gọi là “Shanghai Five”. Đến năm 2001 nhóm này được chính thức với tên gọi

“Tổ chức Hợp Tác Thượng Hải” (SCO-Shanghai Cooperation Organization).

SOC trở thành một cơ chế đa phương, qua đó Trung cộng có thể tăng cường vai trò và ảnh hưởng của mình ở Trung Á về mặt quân sự, ngoại giao và kinh tế. Trung cộng đã giúp xây dựng đường bộ, đường sắt và đường ống trong khu vực để cuối cùng chuẩn bị cho sáng kiến “Một vành đai, một con đường”.

Do đó sự Tái cân bằng của Bắc Kinh là sự điều chỉnh hợp lý cho chính sách đối ngoại và đối nội của Trung Hoa. Nước CHNDTH không quay lại Thái Bình Dương mà thay vào đó đang tìm sự cân bằng tốt hơn giữa hoạt động hướng ra biển và Lục địa. Đây là một sự cân bằng địa chiến lược bao gồm các thành phần bên trong và bên ngoài cùng những lãnh vực an ninh và kinh tế.

Tái cấu trúc: Nhà cầm quyền CHNDTH cũng có ý định Tái cấu trúc các bộ máy hành chánh. Việc Tái cơ cấu đòi hỏi những biện pháp tăng cường kỷ luật trong Đảng, Nhà nước và Quân đội (ĐCSTQ-QĐGPND-CHNDTH)

Kết Luận:

Chương này đã xác đinh Đại Chiến lược của Trung cộng qua quá trình lập biểu đồ phát triển từ năm 1949 đến năm 2017 và mô tả tầm nhìn chiến lược đầy tham vọng của Tập Cận Bình trong ba thập niên tới. Chắc chắn trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã công khai tiến hành tham vọng hơn và táo bạo hơn trong việc theo đuổi Đại Chiến lược của mình với sự chú ý nhiều hơn đến bối cảnh toàn cầu, nhưng mục tiêu chính của thành phần tinh hoa ĐCSTQ-QĐGPND-CHNDTH vẫn tập trung ở đấu trường trong nước và Châu Á-Thái Bình Dương. Nói cách khác ưu tiên chính của Trung cộng vẫn là Châu Á-Thái bình Dương.

Bắc Kinh đang tìm cách thành lập các phạm vi ảnh hưởng và tạo ra các khu vực “cấm địa” mà lực lượng quân sự của các cường quốc khác – (đặc biệt là các lực lượng vũ trang của Mỹ) – không thể triển khai mà không lộ diện (xem Chương 5).

Trung cộng không tìm cách xâm lược hay chiếm đóng hoàn toàn các khu vực ở Châu Á-Thái Bình Dương (ngoại trừ Đài Loan và các hải đảo ở biển Hoa Nam và Hoa Đông) mà để thiết lập một khu vực trật tự Trung khu Trung Hoa (Sinocentric) tận dụng cả sức mạnh cứng đang phát triển và sức mạnh mềm phát triển.

(Xem tiếp: Chương 3 phân tích hệ thống kiểm soát chính trị và duy trì an ninh xã hội – cả hai đều là cơ sở Đại Chiến lược của CHNDTH)

Hoàng Đình Khuê Ngày 15/8/2020

Vui cười

Leonid Brejnev thăm chính thức Pháp. Người ta đưa ông thăm quan Paris. Ông được đưa đến Điện Élysée, nhưng cũng như mọi khi, mặt ông vẫn lạnh như tiền. Rồi người ta đưa ông đến viện bảo tàng Louvre, nhưng vẫn không ai thấy phản ứng gì. Rồi người ta đưa ông tới Khải hoàn môn, nhưng vẫn không thấy một tí biểu hiện nào trên nét mặt hết. Cuối cùng, đoàn xe đến tháp Eiffel. Brejnev vô cùng kinh ngạc. Ông ta quay sang những người dẫn đường Pháp và hỏi: “Này, ở Paris có đến 9 triệu người… Các vị chỉ cần một tháp canh thôi ư?”

Stalin quyết định vi hành quanh thành phố xem công nhân sống như thế nào, một lần ông ta bí mật ra khỏi Điện Cẩm Linh. Sau đó ông rẽ vào rạp chiếu bóng. Phim vừa hết thì quốc ca vang lên và trên màn ảnh xuất hiện hình Stalin. Tất cả đều đứng dậy và hát quốc ca, riêng Stalin vẫn tiếp tục ngồi, tỏ vẻ rất hài lòng. Rồi ông ta thấy một người ngồi phía sau ghé vào tai thì thầm: “Này đồng chí, tất cả chúng tôi đều cảm thấy như thế, nhưng hãy tin tôi đi, đứng dậy sẽ an toàn hơn rất nhiều”. 

Báo Sự Thật nói rằng tất cả thư từ gửi tới tòa soạn đều được tiếp nhận một cách trọng thị. Người gửi cần ghi rõ họ tên, địa chỉ của mình và của những người thân nhất trong gia đình.

Vụ án Đồng Tâm và sự cưởng đoạt đất đai

tại Việt Nam

Nguyễn Bá Lộc

Vụ án Đồng Tâm được đưa ra xử ngày 4 tháng 9 vừa qua và kết thúc sau bốn ngày. Đây là một trong những vụ án tàn độc loại “công lý XHCN”. Dư luận trong và ngoài nước rất phẩn nộ và cực lực lên án chế độ CSVN. Vụ án có liên quan đến nhiều mặt. Nhưng căn nguyên chánh yếu đầu tiên là khía cạnh kinh tế . Đó là sự sai trái và sự lạm dụng quyền sở hữu đất đai. Tình trạng cưởng chế đất đai đã xẩy ra trong hàng chục năm qua.

1.Vụ án Đồng Tâm và căn nguyên quyền sở hữu đất đai 

Trước khi trình bày sự lạm quyền của đảng và chánh quyền CS cướp đoạt đất đai của dân, tôi tóm tắt vụ án Đồng Tâm . Ngoài khía canh đạo đức chánh trị, công lý, Đồng Tâm còn là vấn đề lớn về mặt kinh tế.

Nguồn gốc của vụ án là từ sự việc chánh quyền cưởng chiếm 59 mẫu đất của người dân Đồng Tâm, ngoại ô Hà nội. Chánh quyền thu hồi đất nầy để trả lại cho quân đội (đất quốc phòng). Sau đó,  Bộ Quốc phòng sẽ giao phần đất nầy cho Tập đoàn Viettel, một đại công ty điện thoại truyền thông của quân đội. Những người dân đang sinh sống trên . Bản đồ mới mà chánh quyền dựa vào đó đề yêu cầu họ phải trả đất lại là không đúng. Họ đã ở trên khu đất nầy từ nhiều đời qua. Chánh quyền thì cho là người dân chiếm đất bất hơp pháp.

 Sự tranh chấp đã xấy ra từ mấy năm trước. Cho tới 2017, thì sự việc trở nên nhiều gây cấn . Dân làng cương quyết bám đất, Chánh quyền đàn áp lấy đất. Và cuối cùng vào tháng giêng 2020, chánh quyền đưa khoảng 3.000 công an vào tấn công khu dân độ 50 chục dân. ở đây vào ban đêm.  Một tai họa thảm khốc xảy ra: Một dân làng,  ông Lê đình Kình , 80 tuổi, là thủ lảnh tinh thần cúa nhóm dân tranh đấu . Ba công an tử thương. Nội vụ ra tòa ngày 4 tháng 9 vừa qua , xử tất cả  29 người dân với tội danh “chống đối người thi hành công vụ và tội giết người. Sau 4 ngày xét xử cho có lệ, Tòa tuyên án tử hình hai người, con trai ông Lê đình Kình, một người bị chung thân, và những người còn lại chịu  án nhiều năm tù. 

Dư luận trong và ngoài nước rất công phẩn, tố cáo chế độ CSVN quá tàn ác, các phiên tòa không làm đủ thủ tục, không có công lý.

Vụ Đồng Tâm một trong hàng ngàn vụ cưởng chiếm đất của chánh quyền CS từ hàng chục năm nay. Vụ án nầy cũng như nhiều vụ án đất đai khác từ mấy chục năm trước và xảy ra thường xuyên, nói lên sự sai trái quá trầm trọng về hai mặt của chế độ đất đai của CSVN. Thứ nhứt là hủy bỏ quyền tư hữu đất đai, một quyền tối thượng có từ hàng ngàn năm trước tại mọi nơi.Thứ hai là chánh quyền lạm dụng lấy đất dân nhằm trục lợi cho cán bộ có quyền. 

Vụ án có nhiều mặt. Tôi chỉ nói đến khía cạnh kinh tế của quyền sở hữu đất đai. quyền tư hữu đất đai.

2.Tóm tắt luật lệ quyền sở hữu đất đai tại VN

Vài khái niệm

Sở hữu đất đai là quyền hết sức quan trọng đối với mỗi cá nhân từ ngàn xưa và từ khắp mọi nơi. Cho nên sự bảo vệ , sự cưởng đoạt đất đai của mỗi người , của người nầy với người khác, hay từ một chánh quyền là một xung đột đôi khi tàn khốc. Ngoài ra đất đai còn là một trong các thành tố chánh yếu cho sự phát triển kinh tế.

Vì vậy tất cả mọi quốc gia đều coi trọng Quyền sở hữu đất đai. Có luật lệ khá đầy đủ về đất đai.

Quan niệm về sở hữu đất đai tương đối đầy đủ và rõ ràng trên tuyệt đại đa số các nước. Đất đai là một phần tài sản quan trong đi liền với mỗi con người. Như trong bản tuyên ngôn Độc lập của Hoa kỳ , trong diễn văn nầy của Tổng thống Jefferson có nói “ Live, Liberty, and Estates , which I call by the general name, Property”.

Hiền pháp của tất cả môi nước, trừ nước CS, đều có ghi quyền sở hữu đất đai là thuộc về cá nhân. Ví dụ trong Hiền pháp Hoa kỳ có nói về Tài sản (Property) là căn bản của mọi thứ quyền mà chúng ta có”. Dất đai là phần quan trọng của tài sản (Propert).

Về quyền sở hữu đất đai có hai loại: Tư hữu, mỗi cá nhân hay cơ sở tư nhân có “Quyền tư hữu”. Đất  đai loại công sản thuộc sở hữu Nhà nước, “chế độ công hữu”.

Quyền sở hữu có hai quyền đương nhiên đi theo là “Quyền sử dụng “ , “Quyền buôn bán ” “Quyền chuyển nhượng/ cầm cố”.

Ở nước có chế độ Dân chủ tự do thì chế độ “tư hữu” là căn bản là quan trọng. Còn chế độ CS thì chế độ công hữu” là quan trọng , là tuyệt đối.

Dù quyền tư hữu đất đai đưoợc tuyệt đối tôn trọng, như hầu hết các nước dề có luật cho phép chánh quyền có quyền trung thu trưng dụng đất tư nhân vì công ích hay an ninh quốc phòng.

VN là một nước CS, luật lệ và sự thực thi luật lệ về đất đai hoàn tòan khác chế độ tự do dân chủ.

Luật lệ “Quyền sở hữu đất đai” của VN

Căn nguyên chánh yếu của vấn nạn đất đai tại VNCS là từ nguyên tắt của chủ nghĩa Cộng sản  với “chế độ công hữu” tuyệt đối . Tình trạng càng ngày càng có nhiều tai họa hơn từ khi CSVN theo đuổi nền kinh tế “Thị trường định hướng XHCN” (từ 1986).

Trước khi nói về “đại họa đất đai”, tức là những vụ cưởng chiếm đất ở VN, chúng ta cần biết qua Luật lệ về đất đai và nhữ sự lạm quyền trong khi thi hành luật lệ nầy từ sau khi CS chiếm miền Nam.

a/Các qui định của luật pháp về quyền đất đai 

Trong Hiến pháp VN  2013 (căn bản là từ Hiến pháp 1992) :

Điều 53 qui định: “đất đai… là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện sở hữu và thống nhất quản lý…”

 Điều 54 xác định:

    1.”Đất đai là là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.

    2. Tổ chức cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất dược quyền chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo qui định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ”.

Luật đất đai 1993: Sau 1975, CSVN ban hành bộ luật đất đai tương đối đầy đủ. Mà trước đó ở ngoài Bắc và sau khi chiếm miền Nam hơn 10 năm thì hệ thống luật lệ còn quá nhiều thiếu sót, sự áp dụng luật lệ đối với dân chúng chánh yếu là do các nghi quyết của đảng, trong đó có luật nhà đất. Đây là thời gian hổn loạn và nhiều lạm dụng về đất đai.

Cho tới nay luật lệ về đất đai vẫn dựa trên Hiến pháp và luật 1993 với một số bổ sung sau nầy.

Ngoài hai điều qui định của luật Hiền pháp nêu trên, có thể tóm tắt một số qui định chánh của luật đất đai như sau:

Về sở hữu chủ đất đai của người dân thì không có một cá nhân nào hay tổ chức nào, là chủ miếng đất mình đang ở hay đang xử dụng khai thác. Hai đối tượng nầy được Nhà nước cấp cho chứng chỉ “Quyền sử dụng miếng đất” bằng một “Chứng chỉ”. Những người nầy có quyền trồng trọt, xây cất, hay quyền chuyển nhượng cho người khác, và cũng có quyền dùng chứng chỉ nầy để cầm cố vay tiền.

Về quyền hạn của Nhà nước trong lảnh vực đất đai có các điểm chánh:  Nhà nước quản lý toàn bộ đất đai (thực sự là Nhà nước là sở hữu chủ) . Đất công hay tư và các loại tài sản trên đất đều là thuộc quyền Nhà nước. Từ đó Nhà nước có rất nhiều quyền hạn về đất đai và các viên chức chánh quyền lợi dụng chức quyền để tham nhũng và làm nhiều điều sai trái khác.

Nhà nước có các quyền từ quản lý đất đai: 

Quyền qui hoạch đất đai trong phạm vi lảnh thổ, khu gia cư, khu công nghiệp, khu canh tác…

Quyền lấy đất địa chủ chia lại cho từng đối tượng nông dân, với ưu tiên cho thương binh liệt sĩ (khi mới chiếm miền Nam).

Quyền cấp Chứng chỉ quyền sử dụng đất (Land user Certificate).

Quyền thu hồi đất. Chánh quyền lấy lại đất của người dân khi có nhu cầu. Đây là quyền quan trọng nhứt và xảy ra sự chống đối của dân nhiều nhứt. Vì chánh quyền các cấm lạm dụng và mưu sĩ bằng nhiều trò gian manh để chiếm đất dân qua các vụ thu đất. Luật lệ chánh quyền về mục đích thu hồi dất, tức là phải có nhu cầu hạp pháp và chánh đáng. Về mục tiêu thu hồi theo luật 1993 thi vì lý do “công ích hay an ninh quốc phòng”. Lấy đất tư để xây đường xá trường học, bịnh viện hay cơ sở quân sự, điều nầy dễ hiểu nhiều nước đã có qui định như vậy, nhưng phải rõ ràng minh bạch để tránh lạm dụng. Nhưng ở VN sự lạm dụng và lợi dụng là điều thường xảy ra. Khi luật bổ sung (2003 và 2013) thì mục tiêu thu hồi đất lại được mở rộng thêm là  “vì mục tiêu phát triển kinh tế”, rồi lại thêm mục tiêu nữa “ lợi ích kinh tế xã hội công cộng”. Đó là mục đích khá mơ hồ, dễ bị lạm dụng.

Chánh quyền còn lạm dụng trong trường hợp lấy đất dân, nhứt là đất đang canh tác , để bán lại cho tư doanh làm công ty sản xuất hàng hóa hay dịch vụ thông thường hay thu hồi , chánh quyền ép giá , tức bồi thường quá thấp , rồi “ bán” lại tư doanh giá rất cao mà lại không đúng dự án cho công ích như sân golf, hí viện..

 Chánh quyền có quyền phân chia đất đai những khu đất tịch thu, hay khu mới khai hoang.. cho cá nhân hay công ty tư nào có liên hệ gia đình hay “tư sản đỏ” cấu kết.

Viên chức chánh quyền còn còn bán hay giao cho tư doanh dất và nhà của công cách chuyền tay thẳng hay qua hình thức công tư hợp doanh, rồi thời gian ngắn sau chuyển hết cho tư doanh, mà không có đấu thầu công khai. Dĩ nhiên các viên chức thẩm quyền tham nhũng lớn trong vụ như vậy.

 Mà toàn bộ đất đai là thuộc Chánh quyền quản lý. Nghĩa là Nhà nước là chủ điền, và dân chúng là tá điền đã được luật lệ qui định như nói ở phần trên.  Trong mối tương quan đó, đưa đến các hệ luận như sau:

 Chánh quyền có quyền “thu hồi” quyền sử dụng mà người dân đã được ban bố trong bất cứ mọi trường hợp kể cả đất mà mấy đời trước để lại cho con cháu đang cư trú và canh tác sanh sống.

Chánh quyền có quyền định “giá bồi thường”. Giá bồi thường rất thấp so với giá thị trường.

Chánh quyền có thể chuyển đất canh tác sang đất công nghiệp hay sang khu đất để xây dựng khu giải trí, sân thể thao..

Nhà nước còn sở hữu và quản lý đất đai , nhà cửa công sản. Nghĩa là chánh quyền có quyền sang nhượng hay cho thuê dài hạn các loại tài sản công nầy cho tư nhân. Ở VN phần lớn đều là mờ ám và sai phạm.

Ngoài ra, luật lệ đất đai VN còn có những biệt lệ có thể nói là không có nước nào như vậy trừ trường hợp là nước CS. Đó là Nhà nước giao đất đai cho quân đội, gọi là đất quốc phòng. Đây là sự lạm dụng quan trong và nhiều tai hại về kinh tế lẫn xã hội.

Biệt lệ khác là quyền sữ dụng đất đai chco các nhà đầu tư thuê đất 50 năm. Hay chánh quyền dự trù thời hạn cho thuê lên tới 99 năm tại ba Đặc khu kinh tế Vân đồn , Vân phong và Phú quốc, dù đến nay chưa ban hành luật nầy.

Trên đây là các qui định về quyền sở hữu đất đai ở VN. Cái quyền thiêng liêng và lâu đời là quyền tư hữu đất đai đã không còn trong chế độ CS. Và chề độ nầy đã lạm dụng quyền công hữu về đất đai gây ra nhiều tai họa và tệ trang xã hội, mà vụ án Đồng Tâm là một trong hàng ngàn vụ như vậy. Đó là phần tiếp theo dưới đây.

b. Nguyên do sai phạm và lạm quyền đất đai

Sai phạm về luật đát đai của VN bắt nguồn tư những nguyên nhân chánh sau đây:

Trước hết là do lý thuyết và chế độ CS. Lý thuyết chánh trị Mác Lê chủ trương xóa bỏ quyền tư hữu tài sản sản xuất. mà đất đai là một tài sản quan trọng nó đi liền với con người từ ban sơ.

Từ ngàn xưa các vua chúa cũng công nhận quyền sở hữu đát đai. CS công hữu hóa là vì mục tiêu chống bóc lột. Theo CS, khi đất đai và tài nguyên thiên nhiên nằm trong tay Nhà nước thì sự sử dụng phương tiện sản xuất công bằng hơn, dễ dàng hơn và hữu hiệu hơn cho kế hoạch phát triền kinh tế. Nhưng thực tế nguyên tắc và quan điểm trên là sai và gây nhiều hậu quả tai hại. CSVN đã lạm dụng quyền công hữu ngay từ khi nắm quyền ở ngoài Bắc và  khi kéo vào chiếm đoạt miến Nam

Nguyên do thứ hai là bản chất và cơ chế của bộ máy cầm quyền CS không có tự do dân chủ. Người dân không được bầu các người làm ra luật, và bầu các lảnh đạo đất nước. Tự trong đảng suy cử ra. Mà những đảng viên đã được nhồi sọ sự căm thù tư bản, căm thù địa chủ. Và nhứt là lòng tham tham quá lớn của đảng viên khi lạm dụng và lợi dụng quyền sở hữu đất đai là cơ hội quá tốt để bọn họ làm giàu nhanh và dễ dàng , và không bị sự kiểm soát của dân. Người dân không có quyền tự do phát biểu hay binh vực quyền lợi chánh đáng của mình. Dân chúng bị dồn vào đường cùng nhiều khi phải liều mạng chống lại chánh quyền chỉ vì để bảo vệ quyền lợi chánh đáng của mình.

Nguyên nhân thứ ba là luật lệ đất đai có quá nhiều sơ hở cách cố ý tạo ra nhiều cơ hội lạm quyền. Trong bộ máy Hành chánh công quyền thì từ một nguồn gốc độc quyền đảng trị nên có sự bao che và cấu kết từ trên xuống dưới. Những vụ phanh phui tham nhũng về đất đai đưa ra trong mấy năm gần đây chỉ thể hiện sự tranh giành quyền lực trong đảng. Còn hàng chục ngàn vụ khiếu kiện về đất đai khắp cả đất nước từ hành chục năm nay đều không được chánh quyền giải quyết mà còn ngược lại người dân tranh đấu còn bị nhiều đàn áp và trừng phạt tàn nhẫn. Vụ Đồng Tâm là một điển hình.

Lý do thứ tư là do thị trường nhà đất gia tăng mạnh trong những năm từ 2000 về sau khi tư doanh phát triển, nhứt là loại tư sản đỏ cấu kết với đảng viên cao cấp để được giao cho những miếng đất rất quí giá. Và khi tư nhà đầu tư ngoại quốc vào VN nhiều, nhu cầu thuê đất đai lớn. Đặc biệt là khi người Tàu từ Trung quốc qua đầu tư mạnh ở VN, họ mua nhà và xây các khu tĩnh dưỡng, những nơi đẹp và quan trọng. Nhu cầu nhà đất gia tăng thì sự thu hồi đất, chiếm đất tư nhân càng nhiều.

Thứ năm sự sai phạm và lạm quyền càng nhiều và lộ liểu là do VN không có hệ thống pháp luật từ dân và cho dân. Không thể có công lý trong một chế độ không tôn trọng nhân quyền. Hệ thống tư pháp không công minh thì không thể có sự giảm bớt tham nhũng.

3.Thực trạng lạm quyền và sự cưởng đoạt đất đai

 Các nguyên do đưa tới lạm quyền và sự cưởng chiếm đất đai qua nhiều chục năm càng ngày càng tăng, càng thảm khốc. Dưới đây là những trường hợp cụ thể điển hình của sự cưởng đoạt đất đai. 

a/Các trường hợp lạm quyền và cưởng chế đất đai

Xin tóm tắt một số vụ sai phạm điển hình

Thực hiện nguyên tắc “công hữu hóa” đất đai. Điều nầy sai với luật quốc tế mà hầu hết các quốc gia công nhận quyền tư hữu.  CSVN tịch thu hết các loại đất đai. Những trường hơp lớn và tàn ác như là “Cải cách ruộng đất” của địa chủ ở Bắc hồi 1956. Vụ “đánh tư sản”, chánh quyền tịch thu nhà đất của địa chủ và tư sản, và viên chức chánh quyền cao cấp hồi năm 1975 ở miền Nam, bằng hành động vô luật lệ. Đây là những vụ cướp đoạt lớn nhứt trong lịch sử VN.

Thực hiện “Qui hoạch” đất đai, từ lấy của tư nhân qua công, rồi dần từ của công chuyển qua tư ( bà con đảng viên).Qui hoạch là cơ hội có tiền.

Thực hiện chánh sách “thu hồi đất” cho mục đích công ích và rồ đến mục đích kinh tế xã hội, như  vụ Thủ Thiêm, vụ Đà nẵng chánh quyền bán công ốc đất đai cho tư nhân không có đấu giá, vụ Lộc hưng (quận 6), vụ Đồng Tâm, Vụ khu đất vàng quận I và 2 TP HCM , các khu đất quí ở Hà nội cấu kết giao cho tư sản đỏ, chánh quyền bán tài sản công không qua đấu thầu cán bộ bỏ túi nhiều tiền. Các vụ nầy gây thiệt hại cho ngân sách hàng trăm triệu đô mỗi vụ. Trong lúc đó các cống rảnh ở thành phố bị ngập lụt không tiền sửa chửa. Các tham nhũng lớn bị truy ra, do các phe trong đảng đáng nhau mới lòi ra. 80% các vụ nầy liên hệ nhà đất.

Một mối nguy hiểm là trong gần đây người Tàu qua VN trú ở càng ngày càng đông. Họ tìm cách mua nhà đất. Vấn đề Hoa kiều sẽ nguy hiểm nhiều hơn trước 1975.

Một hình thức chiếm hữu dất đai rồi giao cho quân đội. Tình trạng tràn lan sau 1975. Mà chánh quyền thì sợ quân đội. Quân đội lạm lạm dụng đất đai , thay vì cho mục đích an ninh quốc phòng,

 Quân đội đi giao đất cho tư doanh làm dịch vụ như sân golf, câu lạc bộ, khách sạn, quán ăn.. Điển hình là Phi trường Tân sơn nhứt bị xẻ thịt cho tư nhân kinh doanh. Phi trường cần bành trướng, nhưng chánh quyền không lấy lại được từ tay quân đội. Hiện quận đội làm kinh tế rất nhiều. Thu nhập không bỏ vào ngân sách. Và cũng không ai biết trạng thực sự thế nào.Chế độ công hữu của CS là thế.

b/ Hậu quả của sự lạm quyền và sai trái về đất đai 

Về mặt tư tưởng. Đảng viên cán bộ coi đất đai là của công, thực tế không ai là chủ , không ai có trách nhiệm. Còn dân thì xem mảnh đất như là miếng ruộng vườn đi thuê. Làm sao đời nầy qua đời kia đươc, làm sao giữ mãi được, nghĩa là tạm bợ.

Về mặt kinh tế. Quyền tư hữu là quyền căn bản nhứt trong các quyền tự do và dân quyền. Khi có quyền tư hữu thì mỗi người cố gắng làm việc có hiệu quả hơn. Mặt khác khi đất đai và tài nguyên khác đều nằm trong tay nhà nước, mà  lại là một chánh quyền độc tài, không hiệu năng, không vì dân, lại quá tham nhũng , quá gian trá thì tài sản đó không thể được sử dụng tốt và mang lại lợi ích kinh tế tốt cho người dân, cho nền kinh tế quốc gia.

Ngân sách thất thu. Có nhiều trường hợp thu hồi đất xong bỏ hoang hay hay chương trình xây dựng bị ngưng trệ, miếng đất đó không có hoa lợi thì số thu cho ngân sách sẽ không có. Các vụ bán đất và cơ sở công sản không qua đấu thầu gây thiệt hại cho công quỹ.

Về mặt xã hội. Tham nhũng gia tăng rất cao. Tham nhũng liên hệ đất đai chiếm tỷ lệ rát cao trong tham nhũng ở VN. Các vụ khiếu kiện về đất đai cũng là có số cao nhứt và không được giải quyết cũng nhiều nhứt. Đau khổ của dân nghèo nhiều nhứt cũng là từ đát đai. Người dân mất tin tưởng ở chế dộ.

Về mặt quốc tế. Các chiếm đoạt đất đai của dân, đánh đập dân sát hại dân vì đất đai là một vi phạm nhân quyền trầm trọng. Các cơ quan nhân quyền và nhiều chánh phủ từ lâu đã lên tiếng , đã đánh giá thấp CSVN. Từ đó có những tai hại khác trên bình diện quốc tế.  

Trên mặt bang giao quốc tế, VN lệ thuộc TQ rất sâu. Chánh quyền CSVN bị TQ ép phải nhượng đất , nhựơng đảo, là một trọng tội với Tổ quốc, với tiền nhân.

Chúng tôi vừa trình bày tóm lược luật lệ và sự lạm quyền quản lý đất đai tại VN. Vụ án Đồng Tâm nói lên sự tàn độc của CS. Và đất đai là một trong những đau thương lớn nhứt của  dân chúng VN dưới chế độ XHCN.

Cali tháng 9- 2020

Vui cười

Kiểm soát sổ liên lạc của con trai, bố thấy bức ảnh của mình được kẹp ở giữa, liền hỏi:

– Cái gì thế này?

Con trai nhún vai đáp:

– Thì ảnh của bố đấy mà!

– Vì sao nó lại nằm ở đây? – bố tò mò.

Cậu con trai đáp:

 Vì cô giáo con muốn nhìn thấy bố.

– Thật à? – bố sung sướng hỏi lại – Cô giáo con nói thế nào?

– Cô bảo muốn biết mặt ‘đứa ngu nào’ đã làm bài hộ con.

Một Tổng Thống Mỹ Chỉ Làm Hai Nhiệm Kỳ

Trọng Đạt

Tôi dựa theo bài How Long Can a US President Stay in Office? Của Tom Murse trên trang Thought Co (1).

Mặc dù Hiến Pháp không ấn định một ông Tổng Thống Mỹ được làm mấy nhiệm kỳ nhưng từ ngày Lập Quốc cho đến năm 1945 các ông Tổng Thống đều “tự giác” chỉ làm hai nhiệm kỳ, trừ trường hợp ông TT  Franklin Roosevelt làm 4 nhiệm kỳ từ những năm 1932, 1936, 1940, và 1944.

Ngày 21-3-1947, thời TT Truman (người thay thế TT Roosevelt chết bệnh) Quốc Hội ra Tu Chính Án thứ 22 ấn định một Tổng Thống Mỹ chỉ được làm hai nhiệm kỳ. Ngày 27-2-1951 Tu Chính Án đã được các tiểu bang chấp thuận. Về chi tiết Tu Chính Án đặt thêm một số điều khoản để giải quyết những trường hợp đặc biệt.

Một Tổng Thống chỉ được làm việc tối đa là 10 năm trong Tòa Bạch Ốc, theo Tu Chính Án thứ 22 trong Hiến Pháp, trước hết Tổng Thống được bầu hai nhiệm kỳ 8 năm, trong trường hợp Tổng Thống thay thế một Tổng Thống khác sẽ được thêm 2 năm nữa. (tối đa 2 năm)

     Nguyên văn

“A president is limited to serving for 10 years in office. He or she can only be elected to two full terms according to the 22nd amendment to the US Constitution. However, if an individual becomes president through the order of succession, then they are allowed to serve an additional two years.” 

Câu này hơi khó hiểu, tôi xin lấy một thí dụ cụ thể cho rõ hơn: TT Kennedy nhậm chức ngày 20/1/1961, đến ngày 22/11/1963 ông bị ám sát chết, ông đã tại chức 2 năm, 10 tháng. Sau đó Phó TT Johnson lên thay từ 22/11/1963 cho tới 20/1/1965, khoảng thời gian này là 1 năm 2 tháng (một năm, hai tháng), nghĩa là DƯỚI HAI NĂM nên ông được ứng cử tiếp hai nhiệm kỳ. Ông đã đắc cử nhiệm kỳ thứ nhất (1965-69), nhiệm kỳ thứ hai ông nhường cho Phó TT Humphrey.

Một Tổng Thống nếu thay thế một Tổng Thống khác chỉ được tính thêm tối đa 2 năm, nếu ông làm hơn hai năm coi như đã làm một nhiệm kỳ và chỉ được làm thêm một nhiệm kỳ nữa (sẽ thí dụ sau)

Tom Murse cũng có nói “Khi nào các Tổng Thống có thể làm lâu hơn hai nhiệm kỳ”

Các Tổng Thống Mỹ được bầu làm các nhiệm kỳ 4 năm. Tu Chính Án thứ 22 đã giới hạn các Tổng Thống chỉ được làm hai nhiệm kỳ 4 năm (tức 8 năm). Tu Chính Án cũng cho các Tổng Thống làm thêm tối đa hai năm của một nhiệm kỳ thuộc Tổng Thống khác. Có nghĩa là bất cứ Tổng Thống nào cũng chỉ được làm việc trong Tòa bạch Ốc tối đa là 10 năm

Nguyên văn     

“When Presidents Can Serve More Than Two Terms

American presidents are elected for four-year terms. While the 22nd Amendment limits presidents to two full terms in office, it also allows for them to serve two years at most of another president’s term. That means the most any president can serve in the White House is 10 years”.

Đoạn này cũng giống như trên, tôi xin lấy thí dụ cụ thể cho dễ hiểu. Ngày 8/8/1974, TT Nixon từ chức vì Watergate, Phó TT Ford lên thay. TT Nixon đã làm việc tại Tòa Bạch Ốc từ 20/1/1973 tới 8/8/1974, tổng cộng 1 năm 7 tháng, chưa được hai năm. Phó TT Ford lên thay Nixon, ông này làm Tổng Thống từ 8/8/1974 cho tới 20/1/1977, tổng cộng hai năm, 5 tháng. Vì TT Ford đã làm hơn hai năm (khi thay TT Nixon) nên người ta coi như ông đã làm Tổng Thống một nhiệm kỳ và chỉ được làm thêm một nhiệm kỳ nữa. Ngày 2/11/1976 ông tranh cử và thua Carter, thế là hết.

Ngoài ra dưới thời TT Obama, đảng Cộng Hòa chỉ trích Obama và nêu thuyết âm mưu,  ông này có ý làm thêm một nhiệm kỳ thứ ba. Khi đang làm nhiệm kỳ hai, TT Obama nói nếu ông được nước Mỹ cho phép, có thể thắng nhiệm kỳ thứ ba:

“Tôi nghĩ nếu tôi ứng cử (nhiệm kỳ ba) tôi có thể thắng, nhưng tôi không làm được, không ai đứng trên luật pháp dù là Tổng Thống”

Trước khi TT Obama thắng nhiệm kỳ hai, những tin đồn đã bắt đầu nói ông ta sẽ làm thêm nhiệm kỳ thứ ba.

Obama rất chủ quan khi nói như trên, ngày tranh cử 4/11/2008 người ta ùn ùn kéo nhau bỏ phiếu cho Obama, ông thắng khá lớn: Cử tri đoàn 365/173, hơn McCaine 9 triệu rưỡi phiếu phổ thông. Người dân bầu cho Obama nhiều phiếu vì họ quá chán Cộng Hòa, TT Bush con đã sa lầy tại Iraq lại gây Recession, khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008. Nhưng hai năm sau 2010, tỷ lệ thất nghiệp lên cao 10 chấm, người dân biểu tình chống TT Obama đầy đường đầy chợ đòi việc làm. Trong kỳ bầu cử Quốc Hội Mid Term 2010, Cử tri tức giận bầu cho đảng đối lập Cộng Hòa 63 ghế Hạ Viện và 6 ghế Thượng Viện (gần 70 ghế!!)

Năm 2012 người dân bầu cho Obama thêm nhiệm kỳ hai vì để ông hoàn tất chương trình Obamacare. Từ cuối năm 2011 ông cho rút quân tại Iraq về để lấy lòng dân và nói “Đây là cuộc chiến tranh ngu xuẩn nhất trong lịch sử”. Chẳng biết thế nào là khôn là dại… Ít lâu sau, ISIS đánh phá dữ dội và chiếm 1/3 Iraq khiến cả thế giới kinh hoàng, Obama lại phải đưa quân yểm trợ cuộc chiến. Người dân tức giận, họ xếp ông trong số những Tổng Thống tồi tệ nhất lịch sử Mỹ ngang hàng với TT Bush con. Trong kỳ bầu Quốc hội Mid Term 2014, Cộng Hòa thắng cả Lưỡng viện và nắm ưu thế Thống đốc Tiểu bang, năm 2016 Cộng Hòa lấy lại Tòa Bạch Ốc, chiếm đa số Hạ Viện, Thượng Viện và chiếm đa số Thống đốc Tiểu bang, nếu Obama ứng cử nhiệm kỳ ba ông sẽ thua to.

Cựu TT Reagan (20/1/1981-20/1/1989) khi trả lời phỏng vấn của báo Washington Post, ông đã kết luận Tu Chính Án thứ 22 là một sai lầm. Tại sao người dân lại không được quyền bầu cho một Tổng Thống nhiều lần mà họ muốn? Trong khi đó Thượng Nghị Sị, Dân Biểu được làm 30 năm hay 40 năm”

Reagan là một Tổng Thống giỏi và nhiều uy tín

Tại cuộc bầu cử ngày 4/11/1980 Reagan (Cộng Hòa) thắng Carter với gần 500 phiếu cử tri đoàn (489/49), hơn Carter 8 triệu phiếu phổ thông, đó là cuộc Đại Thắng Landslide Victory,

Ngày 6/11/1984 Reagan Đại thắng Walter Mondial (Dân Chủ) với tỷ lệ 97% phiếu cử tri đoàn (525/13), hơn đối thủ 17 triệu phiếu phổ thông, được coi như thắng lớn nhất từ xưa đến nay Reagan thắng Landlide Victory ngang với Nixon năm 1972 (Nixon 96% phiếu Cử tri đoàn, hơn đối thủ 18 triệu phiếu Phổ thông).

Mặc dù Reagan là Tổng Thống giỏi, nếu ứng cử nhiệm kỳ thứ ba ông có thể thắng nhưng người ta cũng không để ông ứng cử thêm nhiệm kỳ thứ ba, họ muốn giới hạn quyền lực của một Tổng Thống

Sở dĩ người dân muốn một Tổng Thống Mỹ chỉ làm hai nhiệm kỳ, hay tối đa là 10 năm vì họ sợ độc tài, chuyên quyền, dù giỏi tới mấy cũng chỉ được tại chức hai nhiệm kỳ. Người dân thường bầu cho mỗi đảng thay phiên nhau làm hai nhiệm kỳ.

Một Tổng Thống chỉ được làm tối đa hai nhiệm kỳ nhưng một đảng có thể làm hơn hai nhiệm kỳ như TT Carter (1977-1981) Dân Chủ chỉ được một nhiệm kỳ và Reagan, Bush cha Cộng Hòa làm 3 nhiệm kỳ (1981-1993)

Ngoài ra trang Thought Co cũng có đăng bài The 22nd Amendement Sets Presidential Term Limits do Robert Longley viết. Nội dung cũng giống như bài trên của Tom Murse

Hai tác giả Tom Murse và Robert Longley đã là những người có mấy chục năm kinh nghiệm về chính trị và chính phủ.

       Trọng Đạt

Vui cười

Lúc 18 tuổi, Tèo đi xem bói được thầy phán:

– Xin lỗi cho tôi nói thẳng, số cậu sau này chỉ có thể là một thằng ăn cắp thôi.

Tèo tức giận ra về. Kể từ đó anh quyết chí lập nghiệp để không trở thành trộm cắp như lời thầy bói nói.

10 năm sau, Tèo trở thành một người đàn ông thành đạt, có vợ đẹp con ngoan. Anh quay lại chỗ thầy bói năm xưa, cười khẩy:

– Lời ông nói khi xưa hoàn toàn sai bét.

Thầy bói nhếch môi cười rồi đáp:- Chẳng phải bây giờ ngày nào anh cũng phải ăn cắp tiền mình làm ra từ ví của vợ sao?

Bầu cử tổng thống:

Nước Mỹ trên thùng thuốc súng

Thụy My

Không có điều khoản nào trong Hiến Pháp buộc tổng thống mãn nhiệm phải nhìn nhận thất bại. Theo giáo sư Rosa Brooks, « Joe Biden có thể tổ chức họp báo, còn tổng thống có khả năng huy động lực lượng lính nhảy dù ». Và nếu Donald Trump một lần nữa chứng tỏ thăm dò lại sai lạc, ở lại Phòng Bầu Dục thêm bốn năm ? Khó thể hình dung Not Fucking Around Coalition buông súng.

Chủ đề của L’Express tuần này là tỉ phú Bill Gates và vaccin chống virus corona, L’Obs đặt vấn đề « Các đại biểu đảng Xanh có đáng tin cậy ? »,  nhân100 ngày sau chiến thắng trong cuộc bầu cử địa phương Pháp. Đặc biệt bầu cử tổng thống Mỹ là chủ đề chính mà các tuần báo Pháp đều quan tâm. 

Trang bìa của Le Point đăng ảnh hai ứng cử viên với hàng tựa « Nước Mỹ trên ngọn núi lửa (và chúng ta cũng như họ) ». Courrier International chạy tựa trang nhất « Hoa Kỳ : Cuộc bầu cử với mọi hiểm nguy » : đất nước chia rẽ hơn bao giờ hết.

Le Point nhận định, cuộc bầu cử tổng thống ngày 03/11 tới là quan trọng nhất kể từ Đệ nhị Thế chiến cho đến nay. Bài điều tra về « một nền dân chủ đang trong lúc khó khăn nhất » được minh họa bằng hai bức ảnh. Một bên là ông Joe Biden đeo khẩu trang, đang quỳ gối trước một cậu bé da đen, bên kia là ông Donald Trump không hề bịt mặt, trong một cuộc mít-tinh rầm rộ ở Bắc Carolina.

Các nhóm bán vũ trang cực tả và cực hữu

Thông tín viên của tờ báo trước hết nói về Not Fucking Around Coalition (NFAC, tạm dịch Liên minh chống càn quấy), nhóm dân quân gồm các cựu binh da đen. Họ tập hợp lại ở Louisville hôm 05/09 để « đòi công lý cho Breonna Taylor », một thanh niên da đen 26 tuổi bị bắn chết hồi tháng Ba. Hàng mấy trăm người mặc toàn màu đen, trang bị súng trường, diễu hành trong im lặng. Trưởng nhóm John Jay Fitzgerald nguyên là rapper, từng đe dọa trong một cuộc biểu tình hồi tháng Bảy: « Nếu không có được sự thật, chúng tôi sẽ đốt ra tro thành phố khốn kiếp này ».

Cùng ngày, ở phía đối thủ, Dylan Stevens, biệt danh Le Viking, đội chiếc nón có đôi sừng, chỉ huy 200 dân quân cực hữu mặc đồ rằn ri, vũ trang tận răng. Họ giơ cao những lá cờ Mỹ và biểu ngữ ủng hộ tổng thống Trump, tự nhận cho mình trách nhiệm duy trì trật tự và bảo vệ thành phố khỏi tay NFAC.

Ngày hôm đó, hai nhóm đều giữ một khoảng cách, không có sự cố nào xảy ra. Một phép lạ, nếu tính đến mật độ các khẩu súng liên thanh AR-15 trên mỗi mét vuông. Hồi tháng Bảy, ba thành viên của NFAC đã phải nhập viện vì bị trúng đạn do sơ ý.

Đọc thêm: Vụ George Floyd và lá bài lập lại trật tự của Donald Trump trong bầu cử

Những cuộc biểu dương lực lượng của các nhóm bán quân sự đã trở thành chuyện bình thường. Từ sau cái chết của George Floyd, một người da đen bị cảnh sát đè nghẹt thở khi bắt giữ, số lượng vũ khí bán ra tăng vọt, và các lực lượng dân quân với những cái tên Oath Keepers (Những người gìn giữ lời thề), Proud Boys (Những chàng trai kiêu hãnh), Boogaloo Boys (Những chàng trai Boogaloo)…chiếm lĩnh đường phố.

Bạo lực và vũ khí

Tại Portland (bang Oregon), một ủng hộ viên của Donald Trump đã bị một người cực tả antifa (antifasciste, chống phát-xít) bắn chết. Bốn ngày trước đó ở Kenosha (bang Wisconsin), một thiếu niên 17 tuổi hạ sát hai người biểu tình Black Lives Matter.

Courrier International dịch bài viết của New York Times, trong đó một chủ cửa hàng vũ khí ở Portland cho biết từ tháng Ba đến nay đã bán ra 4,5 triệu băng đạn, khách hàng mua tất cả những gì mua được trong tiệm.

Đọc thêm: Nước Mỹ hỗn loạn, tổng thống Trump vẫn sẽ chiến thắng ?

Ông Brian Levin, giám đốc Trung tâm nghiên cứu về hận thù và cực đoan ở trường đại học California cho biết, các nhóm bán vũ trang thì trước đây vẫn có, nhưng ngày nay đông đảo hơn, bạo lực hơn và thu hút đủ loại người.

Stewart Rhodes, thủ lãnh nhóm Oath Keepers viết trên Twitter : « Bây giờ đã là nội chiến. Chúng tôi cho Trump một cơ hội cuối cùng : tuyên bố đó là nổi dậy mác-xít và phải ông có bổn phận phải đè bẹp, nếu không chúng tôi sẽ làm nhiệm vụ đó ». Tuy nhiên điều mới mẻ là nay các nhóm cực tả như NFAC cũng vũ trang không kém.

Cộng Hòa và Dân Chủ khó thể dung hòa

Nước Mỹ đã từng có những thời kỳ bạo lực, nhưng nền dân chủ vẫn đứng vững cho đến nay. Cánh tả đổ lỗi cho ông Donald Trump, tuy nhiên theo Le Point, đương kim tổng thống Mỹ chỉ là hậu quả chứ không phải nguyên nhân cuộc khủng hoảng.

Steven Levitsky, giáo sư Havard đồng tác giả cuốn « Cái chết của các nền dân chủ » nhấn mạnh, sự suy sụp của chế độ dân chủ đã bắt đầu từ lâu, trước khi Donald Trump bước vào Nhà Trắng năm 2016. « Từ thập niên 80, đã có sự phân cực mạnh mẽ về chính trị và chủng tộc, giống như ở Tây Ban Nha hay Đức trong thập niên 30 ».

Đọc thêm: Bầu cử tổng thống Mỹ : Trump đang rút ngắn khoảng cách với Biden

Nay thì Cộng Hòa và Dân Chủ không chỉ là hai đảng đối thủ, mà còn là kẻ thù bất cộng đới thiên của nhau. Cử tri hoàn toàn khác biệt, từ màu da, tuổi tác, tôn giáo cho đến địa lý. Cộng Hòa trở thành đảng của những người da trắng lớn tuổi, theo Công giáo và sống ở miền quê ; trong khi Dân Chủ đa số da màu, trẻ hơn, là người thành thị. Thế nên quan điểm của đôi bên không thể dung hòa, từ bảo hiểm y tế, môi trường, phá thai cho đến việc đeo khẩu trang.

Căng thẳng càng tăng lên khi người Mỹ sống trong hai thế giới truyền thông khác biệt. Tùy theo bạn coi Fox News hay CNN, mà Donald Trump đã xử lý tốt cuộc khủng hoảng dịch tễ (hoặc không), Joe Biden là một ông già lú lẫn (hoặc không).

Hiến Pháp khó sửa đổi nhất thế giới

Bối cảnh này khuyến khích các khuôn mặt dân cử địa phương không còn tôn trọng phương thức dân chủ. Lấy lý do chống gian lận, bang Georgia xóa 560.000 tên trong danh sách cử tri. Tại Florida, hơn 1 triệu tù nhân buộc phải đóng đủ số tiền phạt quy định trong bản án mới được bỏ phiếu.

Đặc biệt bưu điện nay thu hút mọi sự chú ý : do dịch corona, cử tri sẽ bầu ồ ạt bằng thư tín, nhưng ông Trump tố cáo cách bầu này dễ bị lợi dụng. Thế nên không có gì ngạc nhiên khi viện thăm dò Gallup cho biết 59% người Mỹ không tin vào thể thức bầu cử.

Theo nguyên tắc bất thành văn xưa nay, người ta nhìn nhận tính chính danh của đảng đối thủ, và các nhà lãnh đạo biết kềm chế. Nhưng nước Mỹ năm 2020 chừng như khác xa.

Bản Hiến Pháp lập ra cách đây 230 năm liệu có thích hợp với thực tế ? Tại Thượng Viện, mỗi bang có 2 đại diện, và California với 40 triệu dân cũng chỉ có 2 thượng nghị sĩ như Wyoming có dân số ít hơn 66 lần, như vậy những vùng thưa dân vẫn có quyền chận lại các cải cách. Trong khi đó đến năm 2040, có 70% dân Mỹ sống tập trung trong 15 bang.

Nhưng theo tác giả Sanford Levinson, thì Hiến Pháp Hoa Kỳ khó sửa đổi nhất thế giới vì mỗi tu chính án phải được 3/4 tổng số các bang đồng ý.

Các kịch bản bầu cử tổng thống Mỹ

Toàn cầu hồi hộp theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, các mạng xã hội tràn ngập những thông điệp nảy lửa, video cắt ghép, tin vịt…Hồi năm 2016, Nga bị điểm mặt chỉ tên về fake news, nay có thêm Trung Quốc, Iran…tham gia. Thậm chí có dân biểu cũng tin vào thuyết âm mưu.

Đọc thêm: Tình báo Mỹ : Trung Quốc không muốn ông Trump tái đắc cử

Hồi năm 2000 do rắc rối khi kiểm phiếu ở Florida, phải chờ đến một tháng sau Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ mới tuyên bố George W.Bush là người chiến thắng. Điều gì sẽ diễn ra vào khuya 03/11/2020 nếu kết quả sơ khởi cho thấy tổng thống đương nhiệm dẫn đầu vì cử tri của ông Trump đích thân đến phòng phiếu, nhưng rốt cuộc Joe Biden thắng cử sau nhiều tuần lễ kiểm số phiếu qua thư ? Ông Donald Trump rất có thể sẽ tuyên bố chiến thắng mà không chờ kết quả chung cuộc.

Khoảng 100 chính khách, nhà báo, luật gia của hai đảng đã tham gia sáng kiến của giáo sư luật Rosa Brooks, đại học Georgetown, thử hình dung nhiều kịch bản khác nhau. Nói tóm tắt là tình hình sẽ hỗn loạn, trừ phi Biden thắng lớn.

Không có điều khoản nào trong Hiến Pháp buộc tổng thống mãn nhiệm phải nhìn nhận thất bại. Giáo sư Brooks cho rằng nếu ê-kíp của ông Trump nhất quyết vẫn giữ quyền hành, thì khó biết ai có thể ngăn cản được. Bà nói : « Joe Biden có thể tổ chức họp báo, còn tổng thống có khả năng huy động lực lượng lính nhảy dù ».

Còn nếu Donald Trump một lần nữa chứng tỏ thăm dò lại sai lạc, ở lại Phòng Bầu Dục thêm bốn năm ? Khó thể hình dung Not Fucking Around Coalition buông súng.

« Sủa nhiều nhưng cắn chẳng bao nhiêu »

Tuy nhiên nhà chính trị học Yascha Mounk khi trả lời phỏng vấn của Le Point có cái nhìn lạc quan hơn đôi chút.

Ông tin chắc rằng Donald Trump sẽ bác bỏ kết quả nếu thất bại. Ngay hồi năm 2016 khi đã đắc cử nhờ số đại cử tri, Trump vẫn không chấp nhận thực tế là bà Clinton được nhiều phiếu phổ thông hơn. Nhưng

theo Yascha Mounk, Trump hơi giống như một chú chó con, sủa nhặng xị nhưng cắn chẳng bao nhiêu. Trump sẽ lên Twitter nói rằng ông đã thắng, rằng cuộc bầu cử đã bị gian lận, nhưng nếu tư pháp công nhận kết quả thì ông Trump không có cách nào khác.

Trả lời câu hỏi phải chăng dù là Trump hay Biden, tổng thống tương lai sẽ phải lãnh đạo một Mỹ quốc chia rẽ hơn bao giờ hết, nhà chính trị học cho rằng « Có một cuộc nội chiến về văn hóa trong giới tinh hoa nước Mỹ ». Các chính khách tả cũng như hữu có quan điểm đối kháng trên tất cả mọi lãnh vực, họ đang đùa với lửa.

Liệu nước Mỹ có thể trở thành một nền dân chủ không tự do như Hungary ? Theo Yascha Mounk, Hoa Kỳ là một Nhà nước liên bang, Donald Trump không thể tung hoành như Viktor Orban – đã làm suy yếu toàn bộ hệ thống.

Ông dẫn ra học thuyết của Francis Fukuyama, trong đó khẳng định hai điều. Trước tiên, không có gì thay thế được dân chủ tự do. Thế kỷ 20 cho thấy cả chế độ phát-xít lẫn cộng sản hay độc tài thần quyền kiểu Iran, độc tài quân sự đều không thể sánh được với chế độ tự do dân chủ. Thứ hai, đây là thể chế tốt nhất để giải quyết các vấn đề nội bộ và được người dân ủng hộ. Ông Mounk không đồng ý với giáo sư Fukuyama ở điểm này, vì ngay cả một nền dân chủ lớn như Mỹ cũng không thật vững chải như người ta tưởng.

Thế giới thời « Trump đệ nhị »

Nhà báo Pierre Haski trên L’Obs hình dung ra « Thế giới dưới chế độ Trump đệ nhị ». Nếu ngày 20/01/2021, chính là Donald John Trump chứ không phải Joseph Robinette Biden Jr. tuyên thệ nhậm chức, thì thế giới sẽ ra sao bốn năm sau đó ? Cần phải chuẩn bị tinh thần ngay từ bây giờ.

Đã hẳn năm 2017 Donald Trump không gây ra thảm họa như nhiều người dự báo, nhưng đã làm xáo động trật tự quốc tế : rút khỏi hiệp định khí hậu Paris, hiệp ước Vienna về nguyên tử Iran, Tổ chức Y tế Thế giới… Đành rằng Trump không phải là người chịu trách nhiệm duy nhất về tình trạng xói mòn chủ nghĩa đa phương, nhưng sức nặng của Hoa Kỳ là quan trọng.

Khó có việc thái độ của « Trump đệ nhị » đổi khác nhiều so với « Trump đệ nhất », và một trong những mục tiêu mới có thể là NATO. Nếu Mỹ rút khỏi NATO, có thể tạo ra cú sốc cho châu Âu vốn không sẵn sàng đóng vai trò đại cường quân sự.

Điều duy nhất có thể chắc chắn trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump, là Hoa Kỳ từ “sen đầm quốc tế” sẽ chuyển thành siêu cường ích kỷ. Mặt tốt là không còn chiến tranh liên miên, nhưng thế giới có nguy cơ trở thành rừng hoang phi luật lệ. Tuần báo cánh tả kết luận, nếu ông Trump tái đắc cử, cần phải « siết chặt thắt lưng an toàn, sẽ rung chuyển nhiều đấy ! »

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20200919-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%E1%BB%B9-tr%C3%AAn-th%C3%B9ng-thu%E1%BB%91c-s%C3%BAng

Bầu cử hay khủng hoảng dân chủ ở Mỹ ?

Nguyễn Quang Duy

Đại Hội đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa đã kết thúc, cuộc đua giành chức Tổng thống chính thức bắt đầu và rõ ràng hai bên có hai cách tranh cử đối nghịch nhau.

Một bên coi ông Trump là độc tài, gia đình trị, không biết điều hành để nước Mỹ chìm trong “thời kỳ đen tối” và chỉ có ông Biden mới có thể “cứu nguy dân tộc”.

Phía bên kia cho rằng ông Biden 47 năm làm “tan hoang nước Mỹ” nay lại theo chủ nghĩa xã hội nên cần có ông Trump mới có thể làm cho “nước Mỹ hùng cường trở lại”.

Một nước Mỹ phân đôi như thế, kẻ bênh người chống, chẳng ai nghe ai, phải chăng nền dân chủ của Mỹ đang lâm vào khủng hoảng và nước Mỹ không còn là tấm gương cho thế giới tự do ?

Ông Biden với chính sách “4 không” !

Đại Hội đảng Dân chủ nổi bật nhất là có 3 cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, Bill Clinton, Barack Obama và 2 cựu Đệ Nhất phu nhân Hillary Clinton và Michelle Obama đăng đàn phát biểu.

Các cựu Tổng Thống vì đã trải qua những khó khăn trong việc điều hành một nước Mỹ dân chủ, đa nguyên và đa sắc tộc nên thường rất cẩn thận với lời ăn tiếng nói, khác hẳn với lần này.

Nổi bật chính là các bà Kamala Harris, Nancy Pelosi, Hillary Clinton và Michelle Obama với những lời “đanh thép” công kích ông Trump.

Nhìn chung, 4 ngày Đại Hội rất ít nói về chính sách đảng Dân Chủ mà chỉ tập trung vào việc ca ngợi ông Biden và đả kích ông Trump.

Đảng Dân Chủ bày quân theo kiểu cờ tướng, quân tướng tới lui trong khung thành chật hẹp nhưng được sỹ, tượng, xe, pháo, mã và chốt tận tình bảo vệ.

Bởi thế ngay sau Đại Hội ba bà Kamala Harris, Nancy Pelosi và Hillary Clinton đã cho báo chí biết chính sách 4 không cho ông Biden là (1) không trả lời phỏng vấn; (2) không rời hầm trú ẩn; (3) không tranh luận với ông Trump; và (4) không chấp nhận thua cuộc.

Các cuộc thăm dò cử tri trước đây cho thấy ông Biden sẽ thắng cuộc nên chính sách 4 không có lẽ dựa trên thế cờ “bất chiến tự nhiên thành”.

Nhưng gió đã đổi chiều, ông Biden đã bắt đầu chiến dịch tranh cử, nhiều người mong đợi 3 cuộc “đấu võ mồm” sắp tới giữa ông và ông Trump.

Ông Trump với bộ phim 4 tập…

Ông Trump đột nhiên xuất hiện ở Đại Hội đảng Cộng Hòa, khi các đại biểu reo hò “4 năm nữa, 4 năm nữa,…”, ông nói ngay “các bạn nên nói 12 năm nữa, 12 năm nữa, để bọn họ tức điên lên,…”, chọc tức đối phương là sở trường của ông Trump.

Bốn ngày Đại hội Đảng Cộng hòa gồm 4 tập với 4 chủ đề rõ ràng, ông Trump có bài phát biểu cả 4 ngày.

Ngày đầu tiên là “Vùng đất hứa” (Land of Promise), rồi “Vùng đất cơ hội” (Land of Opportunity), “Vùng đất của những anh hùng” (Land of Heroes), đến ngày cuối cùng là “Vùng đất vĩ đại” (Land of Greatness).

Ngày đầu tiên, Thượng Nghị sĩ Tim Scott một người Mỹ gốc nô lệ da đen cho biết: người Mỹ da đen có bầu cho đảng Cộng Hòa thì vẫn là người da đen, đừng nghe những gì Biden nói, mà hãy nhìn kỹ những gì Biden đã làm cho cộng đồng người Mỹ da đen suốt 47 năm qua.

Nữ tướng của ông Trump cũng dữ dằn không kém, đặc biệt là bà Kimberly Guifoyle đã công kích tài lãnh đạo của ông chồng cũ Thống Đốc tiểu bang California Gavin Newsom và đảng Dân Chủ đã biến California này từ một nơi “đáng sống” thành một nơi “chán sống” dung túng tội phạm, đương nhiên ông Newsom từ chối trả lời phỏng vấn báo chí.

Bộ phim tuyệt vời hay toàn hào quang giả tạo tùy người xem, nhưng đa dạng, sống động và có nhiều người tham dự.

Nội dung bộ phim nói rõ ông Trump là người của quần chúng bình dân, nói là làm, mang lại công ăn việc làm, an ninh cho nước Mỹ và hòa bình, tự do cho thế giới.

Ông Trump y như ông vua trong ván cờ Tây bên cạnh có hoàng hậu, xe, mã, tượng và chốt có thể xông pha khắp nơi trên bàn cờ thậm chí sang cả thành địch.

Cờ Tây không có quân pháo nhưng tài pháo thì ông Trump “tuyệt vời”, ngay trong Đại Hội đảng Dân Chủ, ông tới tấp pháo đối thủ, báo chí lại bị ông thu hút mới chết.

Trên 1 ván cờ mà một phía chơi theo luật Đông một phía chơi theo luật Tây, nên quân đội đã phải chính thức tuyên bố không muốn làm “trọng tài” phân xử.

Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ !

Gia đình ông Trump, kể cả bà Kimberly Guifoyle bạn gái của con trai trưởng ông Trump, đều xuất hiện trong bộ phim nên có người cho rằng đó là độc tài gia đình trị.

Nhưng phía ủng hộ lại cho rằng ông thành công trong việc “tề gia”, gia đình ông hiểu, ủng hộ và đang cùng ông tranh cử.

Đại Hội lần này ông Trump không bị đánh từ trong đảng Cộng Hòa đánh ra như lần Đại Hội 2016, nghĩa là ông đã “trị” được đảng Cộng Hòa, nhưng dư luận lại cho rằng đảng Cộng Hòa nay đã thành đảng Trump, sẽ bàn ở phần sau.

Vừa xong Đại Hội ông Trump đã bay từ tiểu bang này sang tiểu bang khác để vận động xin cho ông thắng cử để 4 năm tới tiếp tục “mệnh Trời”. Các cuộc thăm dò cử tri sau Đại Hội cho thấy gió đang đổi chiều ông Trump có nhiều cơ hội đắc cử nhiệm kỳ 2, cuộc tranh cử mỗi lúc một nóng hơn.

Phạm luật hay phạm lệ…

Nhiều chuyện trước nay chưa từng xảy ra như: (1) ông Ngoại trưởng Mike Pompeo từ thành phố Jesusralem có bài phát biểu; (2) Lễ tuyên thệ quốc tịch được Tổng thống Trump tổ chức trong Tòa Bạch Ốc; và (3) Đại Hội tổ chức tại Tòa Bạch Ốc.

Lời qua tiếng lại nhưng các việc trên có vi phạm vào luật pháp nước Mỹ, hay chỉ là những lệ bất thành văn do những người đi trước đặt ra?

Biểu tình phản đối…

Đêm thứ năm 27/8/2020, những người tham dự buổi đề cử ông Trump khi ra về đã phải nhờ đến cảnh sát bảo vệ vì bị những những người biểu tình bên ngoài Tòa Bạch Ốc tấn công.

Nhưng so với Đại Hội Đảng Dân chủ tổ chức tại Chicago ngày 26/8/1968 với hàng nghìn người biểu tình chống chiến tranh Việt Nam đã tràn vào Hội trường phản đối ứng cử viên tổng thống Hubert Humphrey, thì cuộc biểu tình tại Tòa Bạch Ốc không có gì là lạ.

Ông Luther King : ‘Tôi có một giấc mơ’ !

Ngày 28/8/2020 hằng ngàn người xuống đường tuần hành tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn đánh dấu 57 năm ngày Mục sư Martin Luther King đọc bài diễn văn ‘Tôi có một giấc mơ’ mở đầu cho phong trào dân quyền.

Đã 57 năm trôi qua với bao đời Tổng thống thuộc đảng Dân Chủ và với 47 năm hoạt động chính trị ông Biden đã làm gì để giấc mơ đó trở thành hiện thực?

Nhiều cuộc biểu tình tại các tiểu bang thành trì của đảng Dân Chủ đã biến thành bạo loạn, đốt nhà, cướp của, giết người, gây rối trị an, phá hoại di tích lịch sử, đòi xóa bỏ văn hóa, đốt cờ… đến bây giờ ông Biden mới nhìn nhận “bạo loạn không phải là biểu tình” (rioting is not protesting) nhưng lại đổ cho ông Trump làm tình trạng tồi tệ hơn.

Luật pháp và trật tự đã trở thành đề tài được cử tri quan tâm vào bậc nhất, riêng người Mỹ da đen lên đến 81% muốn chính phủ giữ nguyên hay gia tăng lực lượng cảnh sát giữ gìn an ninh công cộng.

Tầng lớp lao động…

Ngay sau Đại Hội đảng Cộng Hòa, ngày 28/8/2020, ông Trump nhận được một bức thư từ 6 thị trưởng đảng Dân Chủ tại vùng Iron Range, tiểu bang Minnesota.

Họ cho biết vùng này là thành trì của đảng Dân chủ trong nhiều thập kỷ, nhưng tầng lớp lao động đã bị cả hai đảng bỏ rơi, hầm mỏ và nhà máy bị đóng cửa, công nhân mất việc, nhiều người đã phải tha hương cầu thực, nhưng nhờ có các chính sách của Tổng thống Trump nên khu vực đã bắt đầu hồi phục.

Đại diện cư dân vùng Iron Range, các Thị trưởng chứng thực Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence được tiếp tục ở lại Tòa Bạch Ốc thêm bốn năm.

Ông Trump đã thắng cử, và có thể sẽ tiếp tục thắng cử, là nhờ tầng lớp lao động bình dân ủng hộ và bầu cho ông.

Các khuynh hướng và các tầng lớp mà đảng Cộng Hòa đại diện nay đã khác hẳn, nên mới có người gọi là đảng Trump, và bởi thế mới có quá nhiều xáo trộn, thậm chí đảo ngược, trong cả hai cuộc bầu cử Tổng thống 2016 và 2020.

Tả hữu lung tung…

Báo chí truyền thông cánh tả đúng nghĩa phải có khuynh hướng xã hội đưa các thông tin phục vụ tầng lớp lao động, còn truyền thông cánh hữu theo khuynh hướng tự do.

Báo chí Mỹ ngày nay tả hữu lung tung, nhưng có thể thấy được phân thành cánh theo đảng Dân Chủ và cánh theo đảng Cộng Hòa.

Thông tin chủ yếu phục vụ độc giả thiên về một đảng, nên thật khó để nhận rõ được những gì đang xảy ra trên đất Mỹ, có hai nước Mỹ một của Cộng Hòa và một của Dân chủ.

Cả hai bên đều muốn “thống nhất” nước Mỹ làm một, do đó trên các diễn đàn thường xảy ra chuyện ông nói gà bà bảo vịt, một bên vỗ tay bên kia “xì”…

Giấc mơ thế giới tự do…

Trong Đại Hội đảng Cộng hòa luật sư nhân quyền mù người Trung Hoa đang sống lưu vong ở Mỹ Trần Quang Thành phát biểu như sau:

“Hoa Kỳ cần phải sử dụng các giá trị tự do, dân chủ và pháp quyền, đồng thời tập hợp các nền dân chủ trên thế giới cùng chung tay ngăn chặn sự thống trị của đảng Cộng sản Trung Hoa.”

Nhiều diễn giả khác đã công khai chỉ trích nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh, xem đảng Cộng sản Trung Hoa như một mối đe dọa cho nội tình nước Mỹ và cho thế giới tự do.

Ngược lại, đảng Dân Chủ vẫn chỉ xem Bắc Kinh là vấn đề bang giao và thương mãi quốc tế, bởi vậy trên các diễn đàn tiếng Việt mới xuất hiện bên chống bên theo Tổng thống Trump một cách “tích cực” chưa từng thấy.

Nền dân chủ sẽ tốt hơn…

Hệ thống chính trị của Mỹ rất vững chắc, có Thượng Viện và Hạ Viện để kiểm soát Tổng thống, dầu ai thắng cử thì quyền hạn của họ do người dân quyết định bầu cho ở hai viện và cứ mỗi hai năm cử tri Mỹ lại bầu lại hai viện một lần, cho phép tăng hay giảm quyền lực của Tổng thống.

Tranh cử là chuyện thường xuyên xảy ra tại Mỹ, nhưng khi người dân quan tâm đến chính trị họ không để các chính trị gia và các nhóm lợi ích thao túng quyền lực, họ tham gia bầu cử thực hiện quyền tự do chính trị.

Cử tri thầm lặng Mỹ hiện rất muốn sử dụng lá phiếu của mình để bầu chọn 1 vị tổng thống và 2 viện quốc hội, bởi thế chưa bao giờ nước Mỹ có dân chủ hơn kỳ bầu cử lần này.

Tổng thống Trump đã tạo ra một thế giới yêu, ghét và trung dung, nhưng hầu hết đều quan tâm đến chính trị Mỹ, quan tâm đến vai trò của nước Mỹ, quan tâm đến sự thất bại của toàn cầu hóa, của nỗi đe dọa do nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh gây ra, cuộc bầu cử Mỹ lần này là cuộc bầu cử quyết định hướng đi cho toàn thế giới.

Melbourne, Úc Đại Lợi 3/9/2020

Thơ Trần  Văn  Lương

Hồi Hương

Dạo:

Hồn về chốn cũ bơ vơ,

Mộ mình ngày trước bây giờ nơi nao?

Cóc cuối tuần:

故 里 久 無 親,

喧 譁 異 族 人.

亡 魂 詢 黑 夜,

何 處 我 孤 墳.

陳 文 良

Âm Hán Việt:

Hồi Hương

Cố lý cửu vô thân,

Huyên hoa dị tộc nhân.

Vong hồn tuân hắc dạ,

Hà xứ ngã cô phần.

Về Quê Cũ

Cố quận rặt quân Tàu,

Người thân mất đã lâu.

Hồn ma sầu ủ rũ,

Mộ cũ biết tìm đâu?

Lời than của Phi Dã Thiền Sư:

Hồn người chết trở về thăm quê cũ thì, buồn

thay, thân nhân đà mất hết, giặc Tàu đã chiếm

sạch giang san, và ngay cả ngôi mộ của mình

cũng cũng bị san bằng chẳng còn dấu vết.

Hỡi ơi

Cali, ngày Quốc Hận 2020

Tham luận 153 : Truyền Thống Di Dân

Và Đoàn Kết Quốc Gia

Thanh Thủy (03/9/2020)

I.- Truyền thống di dân

1.- Quốc gia di dân: Hạ Viện Mỹ do đảng Dân Chủ kiểm soát cho rằng Mỹ là một quốc gia được thành lập là do người di dân từ tứ xứ đổ xô đến lập nghiệp nên đã trở thành một quốc gia đa văn hóa. Nguồn cội căn bản đã là như vậy, cho nên chánh sách của Tổng thống Donald Trump hiện nay nhầm ngăn cản người nhập cư bằng cách xây dựng bức tường tại biên giới Mỹ và Mễ là điều không thể chấp nhận được vì phản lại truyền

thống nguyên thủy, cho nên Hạ Viện đã không chịu cấp ngân khoảng mà bên Hành Pháp đòi hỏi cho công tác quan trọng và to lớn nầy.

Trên thế giới nầy không chỉ riêng Mỹ là quốc gia do người nhập cư thành lập mà còn nhiều nước khác nữa, ví dụ như nước Trung Hoa ngày xưa chỉ là một bộ tộc trong vùng bình nguyên trù phú của sông Hoàng Hà nên giàu mạnh và lần lần đi xâm chiếm những quốc gia của những bộ tộc khác yếu hơn rồi di dân của mình đến để thành lập nên đất nước Trung Quốc lớn rộng như ngày nay.

Nước Úc cũng vậy, là một nước đa văn hóa gồm nhiều sắc dân khắp nơi trên thế giới đến lập nghiệp, ngay cả Việt Nam cũng không khác gì hơn, ngày xưa là một bộ tộc ở Động Đình Hồ đã bị người Hán xâm lăng nên di dân về phía Nam, cộng tác với nhiều bộ tộc khác thành lập quốc gia riêng và di dân phát triễn về hướng Nam cho đến tận mũi Cà Mau như ngày nay.

Xem như vậy, vấn đề di dân dầu là truyền thống  nguyên thủy của nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng tới một mức độ nào đó  không thể tiếp tục kéo dài đến vô tận, nếu vì lý do nhân đạo mà không có kế hoạch ngăn chận hay sàn lọc hợp lý thì dòng người di dân sẽ tràn vào quốc gia của mình đông như nước vỡ bờ, tràn ngập đất nước, vô tình trợ giúp một cách hữu hiệu về sự ứ động dân số của những quốc gia khác và tự mình mang vào cổ thảm họa về nhân mãn mà không có cách nào giải thoát được.

2.- Nạn nhân mãn là thảm họa quốc gia

Khi một đất nước đã lâm vào tình trạng nhân mãn thì việc tìm lối thoát là cả một vấn đề thiên nan, vạn nan, phải giải quyết sự ổn định cho họ về đủ mọi thứ như nhà ở, việc làm, trợ cấp xã hội, y tế, thuốc men, trường học…đủ thứ chuyện phải lo cho nên tiền bạc bằng non cũng không thể lo cho xuễ được. Đó là điều mà Trung Quốc đã từ lâu nay bị thảm trạng nầy vầy vò nhứt nhối mà không có cách nào thoát ra được mặc dầu họ đã là quốc gia có nền kinh tế, tài chánh giàu thứ hai trên thế giới, và độc tài toàn diện, dù bất nhân đến đâu họ cũng đều làm được, nhưng trước vấn đề nhân mãn các giới lãnh đạo Trung Cộng liên tiếp từ thời Mao Trạch Đông cho đến nay đều không xoay trở nổi nên họ buông tay, không còn ý niệm quan trọng về đời sống và nhân mạng của dân họ nữa mà chỉ chú trọng về quyền lợi riêng tư và địa vị mà đảng đã ban cho họ.

Bằng chứng rõ ràng nhứt là hiện nay quốc gia họ đang đắm chìm trong nạn lũ lụt vô cùng kinh khiếp, thay vì dồn hết mọi nổ lực để lo cho dân thì trái lại, họ chỉ cứ mặc tình, chú tâm vào việc phát huy sức mạnh quân sự, gây chiến tranh với Ấn Độ, thâu tóm Hồng Kông, mở rộng hành động quân sự khắp nơi trên Biển Đông, tranh chấp với Nhựt trên Biển Hoa Đông về hòn đảo Điếu Ngư, đe dọa đánh chiếm Đài Loan và phát tán Coronavirus Vũ Hán đang làm tê liệt nền kinh tế và giết hại gần cả triệu người trong hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Mao Trạch Đông đã giết bao nhiêu triệu người mà vẫn không giải quyết nổi nạn nhân mãn cho nên cuối cùng đảng Cộng sản Trung Quốc phải tìm cách di dân sang Phi Châu, Nam Mỹ và khắp nơi trên thế giới, trong nước thì ban hành chánh sách vợ chồng chỉ được có một con, vậy mà cũng vẫn không giải quyết nổi, dân số vẫn cứ tăng.

Thời Mao Trạch Đông dân số Hoa lục vào khoảng hơn 800 triệu đã là nhân mãn rồi, đến nay thì đã hơn 1,4 tỷ thì đủ biết vấn đề giải quyết nạn nhân mãn là điều không làm được, chỉ trừ khi Trung Cộng ngấm ngầm làm cho sập đập Tam Hiệp hoặc nổi điên tạo thế chiến thứ 3 để nhận vài chục hoặc hàng trăm trái bôm nguyên tử của Mỹ và đồng minh thì may ra mới giải quyết được vấn đề nầy. Mao Trạch Đông đã từng tuyên bố nếu chiến tranh xãy ra, ông ta sẵn sàng chấp nhận hy sinh vài trăm triệu dân để đạt thắng lợi sau cùng, có thể không phải là một lời hù dọa.

Điều nầy cũng có thể giải thích lý do đã khiến cho Tập Cận Bình bằng mọi giá phải chiếm cho được Biển Đông để thâu tóm tài nguyên và mở ra con đường tơ lụa hay Một vành đai, Một con đường , thứ nhứt là thâu tóm tài nguyên trên thế giới, thứ nhì là tạo ra bẫy nợ đối với những quốc gia nghèo để chiếm đất, rồi  dần dần đưa người Tàu sang định cư những nơi đó để giải quyết nạn nhân mãn vả cũng để giải quyết hàng trăm triệu thanh niên Tàu đang không tìm được vợ vì nạn gái thiếu, trai thừa bên trong đại lục.

3.- Nước Mỹ trên hết

Tổng thống Donald Trump thừa hiểu việc tai hại nầy nên ông đã tuyên bố khi ra tranh cử năm 2016 là “Nước Mỹ trên hết”. Điều nầy cũng dễ hiểu vì không riêng gì ông Trump mà bất cứ nhân vật yêu nước nào, ở bất cứ quốc gia nào, khi lên cầm quyền thì vấn đề dân tộc và an sinh xã hội là vấn đề căn bản mà họ phải lo trước tiên.

Bởi vậy, ông Trump đã cương quyết dùng mọi cách để xây cho được bức trường thành biên giới với Mễ để hạn chế tối đa người nhập cư lậu vào Mỹ, trước tiên là để ngăn ngừa những thành phần bất hảo nhập lậu vào Mỹ mang theo đủ thứ những điều tệ hại làm băng hoại xã hội như xì ke, ma túy, trộm cướp, buôn người, hiếp dâm, v.v… Thứ đến là để chấn chĩnh xã hội vốn đã có quá nhiều tệ hại đã có từ trước như phải giải quyết nạn thất nghiệp trầm trọng, phải phục hồi nền kinh tế đã bị Trung Cộng và một số quốc gia Tây Phương lợi dụng từ mấy chục năm qua, phải đem công ăn việc làm từ Trung Cộng trở về Mỹ….

Đó là chánh sách “Nước Mỹ Trên Hết” mục đính vốn để ổn định cho xong việc nội trị sau đó mới tính được chuyện di dân hợp pháp, vì chấp nhận họ vào Mỹ thì phải lo công ăn việc làm, nhà ở, vấn đề y tế, bảo hiểm xã hội cho họ, chớ không thể nhận họ vào để lấy tiền thuế của dân Mỹ nuôi ăn không cho họ. Điều nầy rất hợp lý mà vị lãnh đạo quốc gia nào trên thế giới cũng phải làm như vậy nếu họ thật lòng yêu nước chớ không riêng gì ông Trump.

Một vài sự kiện dẫn dụ như:

a.- Úc Châu cũng là quốc gia di dân đâu kém gì Mỹ, nhưng đã từ lâu những chánh quyền kế tiếp đều công khai không nhận người tỵ nạn hay di dân vì họ phải lo cho dân của họ trước, sau đó mới tính đến việc nhận người di dân hợp pháp, nhưng cũng phải qua sự chọn lọc tùy theo nhu cầu chớ không nhận bừa bãi. Việc làm nầy của họ rất hợp lý nên đâu có ai lên tiếng chống đối họ như bên Mỹ đâu.

b.- Một thí dụ về Việt Nam thời hậu Cộng sản, một nhân vật yêu nước nào đó được nhân dân Việt Nam bầu lên làm lảnh đạo quốc gia thì việc trước tiên là vị nầy phải có chánh sách là “ Việt Nam Trước Tiên” chớ không ai dại gì đi lấy tiền thuế của dân mình vốn còn nghèo khổ, không có việc làm, xã hội chưa ổn định, rồi lấy lý do nhân đạo để nhắm mắt nhận bừa bãi người Miên hay người Tàu nhập cư tràn lan vào rồi phải nuôi họ, đó là chưa kễ đến một hậu quả vô cùng tai hại là nạn nhân mãn chắc chắn sẽ xãy ra mà chánh quyền sẽ không giải quyết nổi.

Cho nên, vấn đề chống người di dân bất hợp pháp như hiện nay của ông Trump là vấn đề hợp lý, những thế lực chống đối việc làm nầy lấy lý do kỳ thị người da màu để biểu tình bạo loạn, đập phá nhà cửa, đốt xe, hôi của, giết người là những hành động do nhóm người cuồn chống Trump, nhóm phe đối lập và nhóm truyền thông thiên tả tự dựng lên để bôi bác ông vì họ không muốn cho ông đắc cử nhiệm kỳ 2 do lo sợ quyền lợi của họ bị mất.

II.- Đoàn Kết Quốc Gia

1.- Vấn đề đoàn kết quốc gia

Bất cứ một nhân vật lãnh đạo yêu nước nào khi lên cầm quyền cũng đều mong muốn đất nước mình luôn được yên ổn, và giàu mạnh với một xã hội lành mạnh. Nếu mọi đảng phái thân hay đối lập với chánh quyền cũng đều thật tâm như vậy thì vấn đề đoàn kết quốc gia mà chánh quyền mong muốn sẽ nằm trong tầm tay.

 Một thí dụ nhỏ về chuyện gia đình, nếu hai vợ chồng đều cùng chung một ý chí để xây dựng hạnh phúc gia đình thì hạnh phúc sẽ đến trong tầm tay. Nhưng nếu một người hết sức mong muốn còn một người thì không, hạnh phúc gia đình sẽ dần dần rời khỏi tầm tay, và dĩ nhiên gia đình sẽ phải đi dần đến tan vỡ, điều mà tất cả chúng ta vẫn thường thấy xãy ra trong xã hội, trong nước cũng như hải ngoại.

Chuyện quốc gia đại sự cũng không có gì khác mà trường hợp của ông Donald Trump là một điển hình nhứt, nhóm cuồn chống Trump và thành phần đối lập đã chống đối ông ngay từ lúc ông còn đang vận động tranh cử từ năm 2016 và từ khi ông được đắc cử lên làm Tổng thống cho đến nay đã gần 4 năm, không lúc nào họ để cho ông yên ổn để lo việc nước và thi hành chánh sách đoàn kết quốc gia của ông. Như vậy thì việc vận động đoàn kết quốc gia của ông Trump làm sao có được, chuyện thấy dễ nhưng thực tế không dễ được chút nào và càng không chánh đáng khi mọi sự đều trút vào vai của ông Trump, một người đã vì yêu nước mà hết lòng, nhưng cuối cùng vẫn không thỏa được.

Tuy gặp những khó khăn chồng chất như vậy, nhưng việc điều hành quốc gia của ông rất thành  trong gần 4 năm qua quả thật nhờ vào bàn tay và khối óc có bản lãnh tuyệt vời và sự kiên trì không mệt mõi của ông, của Chánh Phủ và ban Cố Vấn do ông lãnh đạo mà những người của 4 đời Tổng thống tiền nhiệm không ai có khả năng làm được. Chính những bàn tay và khối óc của con người với tấm lòng yêu nước chân thật mới tạo nên được sự thành công vẻ vang chứ thật ra không có một phép mầu nào hay một chiếc đủa thần nào ở đây cả như một số người vì ganh tỵ ông mà đưa ra những lời thách đố.

 Để chứng minh cho những điều đó, chúng ta hãy xem lại chương trình điều hành quốc gia của Tổng thống Donald Trump khi vừa mới đắc cử được công bố như sau:

a.- Đối Nội, ông kêu gọi đoàn kết quốc gia:

“Giờ đã đến lúc chúng ta làm lành vết thương chia rẽ của nước Mỹ. Chúng ta cần ngồi lại với nhau.
Cùng các bạn Cộng Hòa, Dân Chủ, và các nhóm độc lập không thuộc đảng nào, tôi xin được nói đây là lúc chúng ta kết hợp lại để thành một khối độc nhất. Đã đến lúc!

Điều quan trọng mà tôi muốn nói với các bạn rằng, tôi tâm nguyện cùng tất cả các công dân Hoa Kỳ rằng tôi sẽ là Tổng thống không chỉ của riêng ai mà của tất cả mọi người.

Với một số ít các bạn không ủng hộ tôi trong quá khứ, tôi mong các bạn sẽ hướng dẫn và giúp đõ chúng tôi để chúng ta cùng nhau xây dựng đất nước trong tình đoàn kết”.

b.- Đối ngoại, Ông tuyên bố một câu rất thẳng thắn, rất rõ ràng:

“Chúng ta sẽ giao hảo với bất cứ quốc gia nào muốn

giao hảo với chúng ta. Chúng ta sẽ tạo quan hệ tốt đẹp với họ.

………….

Tôi cũng muốn nói với thế giới rằng, cho dù chúng ta đặt quyền lợi của nước Mỹ lên hàng đầu, chúng ta cũng sẽ đối xử với các nước khác một cách bình đẳng. Chúng ta sẽ tìm những mẫu số chung, phát huy những điểm tương hợp, tránh những xung khắc”.

Rõ ràng đó là một ước muốn và cũng là lời kêu gọi một cách chân thành của ông. Nhưng ước muốc có đạt được hay không thì lại phải tùy thuộc vào rất nhiều người của phe nhóm đối lập và nhiều người không muốn cho ông đạt được thành công trong sự ước muốn đó, cho nên trong suốt gần 4 năm qua họ luôn tìm cách “thọc gậy bánh xe”, tố giác ông việc nầy, “đàn hặc” ông việc khác, nếu một người nào đó không phải là ông Trump thành công hay một ông Tổng thống bất tài nào đó thì có lẽ họ sẽ không còn thời giờ và tâm sức để làm gì được cho đất nước và đã phải rời khỏi Toà Bạch Ốc từ lâu rồi chớ không đợi đến ngày nay để còn phải mạnh dạng ra tranh cử nhiệm kỳ 2 ngày 03/11/2020.

Nhiều người không chịu ý thức việc nầy nên gọi ông một cái tên chuyền miệng rất khôi hài là “Trump khùng”. Thật sự mà nói chính những người “khùng” mới nói lên được 2 tiếng đó, vì suốt gần 4 năm cầm quyền, đối diện với ông toàn là những bọn “ma tru, quỹ réo”, nếu không xoay trở nổi thì làm sao còn giữ được vị trí cho đến ngày nay. Bởi vậy, hơn ai hết, ông mặc nhiên thấm nhuần câu nói của ông bà Việt Nam chúng ta là “Đi với Phật thì mặc áo cà sa, còn đi với ma thì mặc áo giấy”. Nhờ mặc chiếc áo giấy thời trang nầy ông mới mạnh dạng xử dụng thích hợp được những chiêu thức “Gậy ông đập lưng ông” hay ngón đòn “Hồi mã thương”, “sát thủ giãn” một cách chuyên nghiệp làm cho kẻ thù Trung Cộng phải khíp vía, Tây Phương, Bắc Hàn, Phi Luật Tân không dám xem thường và những kẻ ganh tỵ, đối lập trong nước và nhóm truyền thông thiên tả Mỹ phải ngỡ ngàng và phải đành chịu  những thất bại nầy qua những thất bại khác khi tung ra những đòn “Thọc gậy báng xe” của họ đối với ông, cho nên họ cuồn điên tìm cách xĩa xói vào “ông Trump mặc áo giấy” để chuyền miệng danh từ “Trump khùng” cho hã giận.

Bởi vậy, vấn đề chia rẽ thay vì đoàn kết quốc gia Mỹ như hiện nay quả thật hoàn toàn không phải lỗi của ông Trump.

III.- Kết luận

Vì không định cư ở Mỹ và trước đây cũng hoàn toàn không biết ông Donald Trump là ai nên kẻ viết bài không có bất cứ lý do gì để lên tiếng bênh vực không công cho một ông Tổng thống Mỹ xa lạ như vậy, nhưng với quan niệm của một người tỵ nạn Cộng sản, kẻ viết bài nhận thấy chánh sách của ông Tổng thống Donald Trump cương quyết đập tan đảng Cộng sản Trung Quốc và những quốc gia còn đang theo đuổi chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Xã Hội còn sót lại trên thế giới là một việc làm đúng đắng, có chiều sâu rất lớn cho sự thịnh vượng không riêng cho Mỹ mà còn cứu vãng được những thãm họa cho nhân loại trong tương lai nếu như cứ để cho Trung Cộng và bọn bành trướng Bắc Kinh tự do hoành hành thao túng như chổ không người từ mấy chục năm nay.

 Những việc làm của ông Trump dù chỉ là thuần túy mưu cầu quyền lợi cho nước Mỹ, nhưng nếu thành công nó sẽ có ảnh hưởng rất lớn cho những quốc gia nhược tiểu đang bị những chiếc bẫy nợ của Trung Cộng đè đầu, đè cổ mà không sao vùng vẫy nổi, có ảnh hường rất lớn cho quốc gia Tây Tạng và Tân Cương có điều kiện tranh đấu để phục hồi lại quê hương yêu dấu của họ và đặc biệt cho công cuộc tranh đấu của dân tộc Việt Nam, dựa vào điều kiện có một không hai nầy để trổi dậy lật đổ bạo quyền Cộng sản để quang phục lại quê hương. Đó là điều mà tất cả người Việt Nam chúng ta từ quốc nội lẫn hải ngoại đã từ lâu mong đợi.

Thiết nghĩ là người Việt Nam, vì quyền lợi quốc gia của chính mình, chúng ta cần phải lên tiếng ủng hộ ông Donald Trump vì những lý do chánh đáng và thực tế đó.

Thơ Lê Đình Thông

Ngàn năm mây bay


杜甫

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,

Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

Đỗ Phủ

chuyển thể lục bát :

Mây trôi nước cuốn xuôi dòng

Biên thùy lộng gió cố hương mịt mù.

Lê Đình Thông

Mây trôi nước cuốn xuôi dòng

Mùa thu lộng gió mịt mùng cố hương

Lâm Viên trùng điệp nhớ thương

Ngàn thông sướt mướt màn sương lờ mờ

Quê hương biền biệt trong mơ

Một đàn chim Việt chơ vơ kiếm tìm

Mây trời giăng mắc lặng im  

Chân mây nhuộm tím đồi sim hững hờ

Đâu đây suối nước buông tơ

Nghe trong gió thoảng mịt mờ cung thương

Nương đồi mây nước vấn vương

Câu hò mái đẩy trong sương chìm dần.

Lé Đình Thông

Mùa thu Paris (2020)

Bốn năm đã qua và bốn năm trước mặt

Ký Thiệt

Trong một phúc trình gửi cho Quốc Hội ngày 1 tháng 9 vừa qua, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã nhận định rằng Trung Cộng đang trên đường tăng gấp đôi kho hỏa tiễn đầu đạn nguyên tử trong khi mở rộng các căn cứ quân sự ở ngoại quốc có khả năng tấn công nước Mỹ, cho thấy địa vị siêu cường của Hoa Kỳ trên thế giới hiển nhiên đang bị đe dọa.

Lực lượng vũ khí nguyên tử của Trung Cộng gồm số lớn hỏa tiễn tầm xa tại những căn cứ tàu ngầm và di chuyển trên bộ liên lục địa cùng hàng loạt những vũ khí cao kỹ như những hỏa tiễn mang nhiều đầu đầu đạn nguyên tử và xe phóng hỏa tiễn siêu cao tốc. Những hệ thống tân kỳ khác gồm những hoả tiễn nguyên tử tấn công chính xác có tác dụng chống lại những hỏa tiễn phòng thủ tầm xa của Mỹ, những hệ thống tình báo hiện đại và những vũ khí tấn công chính xác.

Đây là lần đầu tiên Ngũ Giác Đài đã công bố phúc trình của tình báo Hoa Kỳ về con số đầu đạn nguyên tử của Trung cộng.

Chad Sbragia, phó phụ tá bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, nói với các phòng viên báo chí: “Chúng tôi rất quan tâm tới những con số. Ngoài những con số về đầu đạn nguyên tử và vũ khí, cũng còn những dấu hiệu đáng lo ngại về mục tiêu khó hiểu của sự phát triển vũ khí nguyên tử của nước Tàu. Sự tăng cường vũ khí nguyên tử liên hệ tới những tiến trình, công cụ và khả năng mới để đạt tới 400 đầu đạn nguyên tử. Vậy cho nên đây không phải chỉ là sự chấm dứt sản xuất. Đây là vấn đề toàn bộ tiềm năng để làm điều đó.”

Phúc trình của Ngũ Giác Đài cho biết mục tiêu dài hạn của Trung cộng là phát triển một lực lượng quân sự tầm cỡ thế giới vào năm 2049 đẻ có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho hệ thống cộng sản chủ nghĩa của nước Tàu. Phúc trình nói rằng giới lãnh đạo đảng Cộng sản Tàu đã bác bỏ ý‎ kiến cho rằng đảng cầm quyền đã từ bỏ ý thức hệ cộng sản sau khi đổi mới kinh tế theo đường lối thị trường kinh doanh.

Một số lượng với hơn 400 đầu đạn nguyên tử trong kho còn thua xa 1,550 đầu đạn nguyên tử chiến lược của Mỹ hiện đang được bố trí tại nhiều nơi. Tuy nhiên, phúc trình cho biết Trung cộng đang thay đổi chiến lược nguyên tử, từ không biết ai là người sử dụng vũ khí nguyên tử trước trong một cuộc xung đột, sang chiến lược phóng để cảnh cáo: bắn những hỏa tiễn nguyên tử cho biết một cuộc tấn công nguyên tử sẽ tiếp theo sau.

Phúc trình cũng nói rằng Trung cộng đang mở rộng căn cứ quân sự duy nhất ở hải ngoại tại Djibouti trên vùng Sừng Phi Châu chiến lược và đang cứu xét việc mở những căn cứ khác có thể dùng để mở rộng quyền lực quanh thế giới. Trong đó, những địa điểm có thể được dùng là Thái Lan, Miến Điện, Singapore, Indonesia, Pakistan, Siri Lanka, Kenya, Angola… Không thấy nói tới Việt Nam, mà theo mật ước Thành Đô ký ngày 4.9.1999 giữa Giang Trạch Dân (Tổng bí thư đảng cộng sản Tàu) và Nguyễn Văn Linh (Tổng bí thư đảng cộng sản VN khi ấy), thì tới năm nay (2020) Việt Nam sẽ trở thành một quận huyện của Tàu (?). Đây là một dấu hỏi lớn. Phải chăng CSVN đang muốn dựa vào Hoa Kỳ để không thi hành “mật ước Thành Đô”?

Trong phúc trình hàng năm mới nhất cho thấy một sư tương phản rõ rệt với các phân tích trước đây của Ngũ Giác Đài trong đó đã lập luận rằng việc gia tăng tiềm lực quân sự của Trung cộng chỉ có tính cách phòng vệ và giới hạn sự phát triển lực lượng để tái chiếm Đài Loan.

Phúc trình mới cung cấp những chi tiết về kho vũ khí rộng lớn những hỏa tiễn tầm xa có hướng dẫn của Quân đội Trung cộng. Thí dụ, phúc trình cho thấy Quân đội Trung cộng đã nhanh chóng sản xuất số lớn hỏa tiễn DF-26 bắn tới mục tiêu xa 4,000 dặm. Quân đội Trung cộng hiện có 200 hỏa tiễn DF-26 với khả năng bắn đi những đầu đạn quy ước hay nguyên tử chống những chiến hạm của Hải quân Mỹ trên Thái Bình Dương.

Trong tuần vừa qua Trung cộng đã thực hiện một cuộc phóng thử 4 hỏa tiễn tầm xa tới vùng Biển Đông đang tranh chấp, trong đó có một DF-26 và một DF-21D, hỏa tiễn tầm xa chống chiến hạm có trong kho vũ khí. DF-26 là một trong nhiều vũ khí mà Quân đội Trung cộng mong đợi sẽ nắm ưu thế đối với Hoa Kỳ và các quốc gia khác trong vùng.

Phúc trình của Ngũ Giác Đài năm nay nói rằng sự phát triển những lực lượng nguyên tử của Trung cộng trong năm vừa qua cho thấy Bắc Kinh đang gia tăng sự chuẩn bị sẵn sàng trong thời bình của sức mạnh nguyên tử bằng cách tiến tới một tư thế “phóng để cảnh cáo” (launch-on-warning), viết tắt là LOW, với sự bành trướng của lực lượng tiềm ẩn.

Trung cộng đã qua mặt Hải quân Hoa Kỳ về số lượng chiến hạm và bây giờ khoe khoang có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới với 350 chiến hạm, trong đó có 130 chiến hạm lớn chiến đấu trên mặt biển. Hải quân Hoa Kỳ có một lực lượng chiến đấu với 293 chiến hạm.

Lực lượng hỏa tiễn quy ước của Trung cộng gồm hơn 1,250 hỏa tiễn tầm xa phóng từ các căn cứ trên mặt đất với tầm tác xạ từ 310 dặm tới 3,410 dặm. Hoa Kỳ có một loại hỏa tiễn quy ước tầm ngắn và không có hỏa tiễn điều hướng (cruise missile) phóng từ mặt đất.

Đồng thời với phúc trình của Ngũ Giác Đài, Giám đốc Tình báo Quốc gia (Director of National Intelligence) John Ratcliffe cũng lên tiếng báo động Trung cộng đang dùng mọi phương tiện để can thiệp vào cuộc bầu cử 2020 tại Mỹ và Trung cộng là kẻ thù số một đe dọa tư thế siêu cường của Hoa Kỳ trên thế giới.

Còn ông Trump thì thẳng thừng hơn, với tư cách tổng thống và ứng cử viên nhiệm kỳ hai: “Nếu Joe Biden thắng cử vào tháng 11 tới đây thì Trung cộng sẽ làm chủ đất nước này.” Và: “Joe Biden chỉ là một bù nhìn của cánh cực tả trong đảng Dân Chủ.”

Thật ra, trừ những kẻ đầu óc đặc sệt tinh thần phe đảng, hay có “lý do thầm kín nào khác”, một người bình thường với suy nghĩ vô tư không thể không đồng ý với TT Trump.

Xin đọc đoạn dưới đây, tạm dịch từ đoạn mở đầu cho bài “The Chinese Communist Party’s ideology and global ambitions” của Robert C. Obrien, phụ tá an ninh quốc gia tại Tòa Bạch Ốc:

Trong nhiều thập niên qua, chúng ta đã nghĩ rằng chỉ là vấn đề thời gian trước khi nước Tàu trở nên tự do hơn, đầu tiên là về thương mại và rồi tới chính trị. Chúng ta càng mở rộng thị trường cho Tàu, tư tưởng càng được giải phóng. Chúng ta càng đầu tư tiền bạc vào nước Tàu, chúng ta càng có cơ hội huấn luyện cho cán bộ hành chánh, khoa học gia, kỹ sư, và ngay cả cấp chỉ huy quân đội của nước Tàu cộng, nước này càng trở nên giống chúng ta hơn.

Trước khi Donald Trump nhậm chức tổng thống, dưới tiền đề ấy mà năm 2001 chúng ta đã nhận nước Tàu cộng vào Tổ chức Mậu dịch Thế giới (World Trade Organization, hay WTO) với những nhượng bộ to lớn, bỏ qua những vi phạm nhân quyền khủng khiếp và giả đui trước sự trộm cắp kỹ thuật tràn lan. Khi nước Tàu trở nên giàu hơn và mạnh hơn, chúng ta đã tin rằng, đảng Cộng sản Tàu sẽ tự do hóa để đáp ứng những ước mơ gia tăng của nhân dân.

Chúng ta đã không thể sai lầm hơn – và sự suy xét lầm lẫn này đã là thất bại lớn nhất của chính sách ngoại giao Mỹ kể từ thập niên 1930. Làm cách nào chúng ta đã phạm lỗi lầm tai hại như vậy? Chúng ta đã phạm những lỗi lầm như vậy bởi vì chúng ta đã làm ngơ không cần biết tới ý thức hệ của đảng Cộng sản Tàu. Thay vì lắng nghe những gì các lãnh tụ của họ nói, đọc những tài liệu căn bản của họ, chúng ta đã tin những gì chúng ta muốn tin tưởng – rằng họ chỉ cộng sản ở cái tên mà thôi.

Cần làm sáng tỏ điều này: Đảng Cộng sản Tàu tự xưng là một tổ chức Mác-Lênin. Tổng bí thư Tập Cận Bình tự coi mình như thừa kế của Josef Stalin. Thực ra, như Nhà báo kiêm cựu viên chức chính quyền Úc John Garnaux đã nói, “đảng Cộng sản Tàu là đảng cộng sản cầm quyền cuối cùng không bao giờ tách khỏi Stalin, với một phần ngoại lệ của Bắc Hàn”. (ngưng trích)

Dưới phần dẫn nhập như trên. Ông O’Brien viết về tham vọng của Tập Cận Bình kiểm soát và lèo lái tư tưởng không chỉ dân Tàu ở trong nước mà ở khắp mọi nơi trên thế giới:

“Người Mỹ nên quan tâm, tham vọng kiểm soát tư tưởng con người của Tâp Cận Bình không chỉ giới hạn cho người dân của chính ông ta. Nỗ lực cộng sản Tàu để kiểm soát thông tin và sự phát biểu trên toàn cầu đang diễn ra một cách trơn tru. Hầu như tất cả tin tức bằng tiếng Tàu lưu truyền trên nước Mỹ đều do đảng Cộng sản Tàu kiểm soát.”

Không chỉ báo chí, đảng Cộng sản Tàu còn dùng sức mạnh của đồng tiền để can thiệp vào sự phát biểu quan điểm chính trị trong xã hội Mỹ. Ông O’Brien dẫn chứng nhiều vụ mới xảy ra gần đây. Thí dụ khi tổng quản lý đội bóng rổ Rockets của Houston tweet sự ủng hộ của ông ta đối với cuộc đấu tranh bất bạo động đòi tự do của dân Hong-Kong, tức thì đảng Cộng sản Tàu loan báo những trận đấu của đội Rockets sẽ không được chiếu trên các hệ thống truyền hình tại nước Tàu.

Những thí dụ khác, như dưới áp lực của đảng Cộng sản Tàu,các hãng hàng không American, Delta và United Airlines đã phải lấy những gì liên hệ đến Đài-Loan ra khỏi website của các hãng này. Mercedes Benz đã xin lỗi vì đã trích dẫn một câu nói của Dalai Lama.

Ông O’Brien cho biết đảng Cộng sản Tàu cũng thu thập các dữ kiện cá nhân của dân Mỹ – bạn nói gì, mua món gì, đang ở đâu, hồ sơ y khoa, post, text và mạng xã hội… Những dữ kiện này được tạo thành sản phẩm mà những tổ hợp kinh doanh của Tàu cộng như Huawei và ZTE bán ra trên khắp thế giới.

Chỉ từ năm 2014 tới 2019 qua vài vụ trộm lớn đã đổ bể, Tàu cộng đã thu thập được dữ kiện cá nhân của hơn 300 triệu dân Mỹ, gồm có tên họ, ngày sinh, số an-sinh xã-hội, thẻ tín dụng, hồ sơ y tế, số thẻ thông hành và những bí mật đời tư khác.

Những dữ kiện này đã được Tàu cộng sử dụng như một loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, cũng như đối với người dân trong nước, để tạo áp lực buộc “đối tượng” phải nói hay làm những gì để phục vụ lợi ích của Tàu cộng.

Một câu hỏi không thể không đặt ra ở đây: Không kể việc hối lộ, mua chuộc bằng tiền (nghề riêng của các chú Ba), trong số hơn 300 triệu người Mỹ bị trộm dữ kiện cá nhân nói trên, có bao nhiêu người (chính trị gia, nhà báo, tai to mặt lớn…) đã và đang là những con tin của cộng sản Tàu mà những gì họ nói và làm là theo lệnh của cộng sản Tàu?

Mối đe dọa âm thầm trong bóng tối này và sức mạnh quân sự của cộng sản Tàu mà Ngũ Gíác Đài vừa lên tiếng báo động đã cho thấy nước Mỹ đang ở trong tình trạng hết sức nguy hiểm mà cuộc bầu cử vào tháng 11 tới đây sẽ quyết định vận mạng của siêu cường Hoa Kỳ.

Thật vậy, cuộc tổng tuyển cử ngày 3.11.2020, nhất là cuộc bầu cử tổng thống, tại Mỹ không giống bất cứ cuộc bầu cử nào trong lịch sử Hoa Kỳ.

Đây không phải là một cuộc tranh cử giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ như trong quá khứ, vì đảng Dân Chủ đã biến chất, nay chỉ còn lại cái tên, và bị khống chế bởi thành phần cực đoan thiên tả trong đảng.

Vì vậy, cuộc bầu cử tại Mỹ năm nay sẽ là sự chọn lựa giữa dân chủ tự do và xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, cuộc bầu cử này không phải chỉ là chuyện nội bộ nước Mỹ.

Phúc trình của Ngũ Giác Đài và bài phân tích của ông O’Brien được trích dẫn ở phần trên đã cho ta một cái nhìn rộng hơn và xa hơn, để thấy rằng nước Mỹ và cả thế giới đã vô cùng may mắn khi trong cuộc bầu cử bốn năm trước đây bà Hillary Clinton đã…không trở thành tổng thống Hoa Kỳ.

Thật vậy, nếu bà Clinton đắc cử như kết quả thăm dò của các “polls” trước ngày bầu cử thì bốn năm vừa qua cũng chỉ là tiếp nối những gì ông Obama đã làm trong tám năm, và những gì ông Clinton, chồng bà, đã làm trong tám năm trước nữa… Và, có lẽ hôm nay Hoa Kỳ không còn là nền kinh tế số 1 thế giới, cũng không còn là siêu cường quân sự hùng mạnh nhất trên hành tinh này. Hải quân Tàu cộng đã hoàn toàn khống chế Biển Đông và kiểm soát các vùng biển trọng yếu trên quả địa cầu.

Chỉ còn không tới hai tháng nữa, cử tri Mỹ sẽ tới phòng phiếu. Cuộc tranh cử đang diễn ra rất gay go vì sự bùng phát của nạn dịch Tàu COVID-19 và “du kích trong thành phố” BLM. Kết quả các polls cũng lại cho thấy cặp Biden-Harris đang dẫn trước Trump-Pence và khoảng cách đang được thu hẹp dần..

Lịch sử sẽ tái diễn hay không?

Nếu lịch sử không tái diễn thì bốn năm trước mặt sẽ là một đêm tối hãi hùng, không chỉ riêng cho nước Mỹ.

Nếu trời còn thương dân Mỹ và hại kẻ gian tà mà cho… ngựa về ngược một lần nữa thì đúng là trời có mắt.

Và, “mật ước Thành Đô” sẽ có cơ hội…trở thành giấy lộn?

Vui cười

Trong rừng các con thú đang nhậu thì hết rượu. Một con bảo ốc sên đi mua, con kia nói: “Ốc sên đi lâu lắm”

– Thì cào cào đi.

– Nhưng cào cào vừa đi vừa nhảy đổ hết còn gì. – À thế để rết đi mua vì nó có nhiều chân đi nhanh lại không đổ.

Chờ một hồi lâu không thấy rết mang rượu về, một con mở cửa thấy rết vẫn còn ngồi trước cửa mới hỏi:

– Sao không đi mua rượu.

Rết trả lời:

– Đi chứ sao không. Không thấy tao đang mang giày hả?

Viện Khổng tử

và chánh sách ngoại vận của Bắc kinh

Nguyễn Thị Cỏ May

Từ hơn một thập niên qua, đảng cộng sản trung Quốc đã nổ lực thành lập hàng loạt Viện Khổng Tử trên khắp thế giới nhằm quảng bá « ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc » bằng những lớp học và sách giáo khoa do viện này cung cấp. 

Cơ sở đầu tiên được thành lập tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc vào năm 2004. Tính đến năm 2018, Trung Quốc đã thành lập được 548 Viện và gần 2.000 phòng học Khổng Tử ở 154 quốc gia, đa số đặt bên trong khuôn viên các trường Đại học và ở nước ngoài.

Tuy nhiên, trong gần đây, nhiều quốc gia, nhứt là Mỹ, lên tiếng cảnh báo «Viện Khổng Tử là nỗ lực của nhà cầm quyền Trung Quốc nhằm tăng cường  ảnh hưởng chính trị, tuyên truyền và phản tuyên truyền “tẩy não” giới trẻ trung quốc, và cả trẻ sở tại, hướng dẩn suy nghĩ của chúng tránh những tư tưởng về nhơn quyền, tự do dân chủ tây phương» .

Hàng loạt các trường Đại học ở Mỹ, Đan Mạch, Hoà Lan, Bỉ và Pháp đã đóng cửa Viện Khổng Tử trong những năm gần đây. 

Riêng Thụy Điển là quốc gia châu Âu đầu tiên cho phép mở cửa Viện Khổng Tử. Vậy mà chánh phủ Thụy Điển cũng đã ra lệnh đóng cửa Viện Khổng Tử cuối cùng hồi tháng 1 và lớp học Khổng Tử cuối cùng vào tháng 5 năm nay .

Riêng Việt nam, nước xã hội chủ nghĩa anh em vói Trung quốc, mải tới cuối năm 2014 mới chánh thức rước

Viên Khổng tử vào đặt trong Đại học Hà nội . Mục đích được Hà nội nêu ra là để «thúc đẩy việc nghiên cứu, giảng dạy tiếng trung quốc, góp phần củng cố và phát triển quan hệ việt-trung…» . Thực tế, ở Việt nam, tiếng tàu đã được chánh thức qui định là sinh ngữ chánh bắt buộc ở Trung học . Các lớp mẫu giáo đã bắt đầu áp dụng tiếng tàu như quốc ngữ . Cô giáo là các cô xẩm thắc biếm, xí xô xí xào râng trời !

Cũng còn may mắn là trong giới trí thức Việt Nam có lắm người không tin lời giải thích của nhà càm quyền . Họ nghi ngờ vai trò của Viện Không tử . Như ông Ngô Đức Thọ, cán bộ của Viện Hán Nôm Hà Nội, mà còn lo ngại rằng Bắc kinh, qua Viện Khổng tử, chính là muốn “mang tư tưởng bành trướng Đại Hán muôn thuở mà cắm ngay giữa thủ đô Hà Nội !”

Thật ra không riêng gì nước ta từ đời Lý, Trần cho đến nhà Nguyễn đã có Viện Khổng tử . Mà cả Nhựt bổn, Hàn quốc cũng có . Vì thuở đó, nhiều nước á đông đều học và thi cử  theo sách vở Khổng Mạnh . Nhưng không ai lo ngại vì nhà vua trọng tinh thần dân tộc độc lập và dân chúng tin tưởng ở đường lối cai trị của nhà vua .  Nhờ truyền thống này mà ngày nay, dưới chế độ cộng sản lệ thuộc bắc kinh, một số cán bộ đảng viên trí thức và dân chúng vẫn không tin Trung cộng là lương thiện, biết ngay Viện Khổng tử chỉ là một thứ công tác nước ngoài của đảng cộng sản trung quốc . Như tuyên truyền và phản tuyên truyền những diều hoàn toàn không phải văn hóa khổng mạnh, mà là tư tưởng xâm lược và bá quyền của Mao Trạch-đông .

Phản ứng không tin vai trò văn hóa của Viện Khổng tử và chống đối của giới trí thức ở Hà Nội và có thể trên cả nước chắc chắn cũng sẽ không làm cho đảng và Nhà nước cộng sản hà nội dám quyết định đóng cửa Viện Khổng tử như ở những nơi khác đã làm . Cả đảng Cộng Sản hà nội cũng không dám ngăn cản  hoạt động của viện này khi nó truyền bá “tư tưởng bành trướng đại hán” .

Viện Khổng tử là quyền lực mềm hay cứng ?

 Ngoại trưởng Huê kỳ, ông Mike  Pompeo tuyên bố hôm 13 tháng 8/2020 «Những  Viện Khổng tử» chỉ toàn là công cụ tuyên truyền của Trung quốc» . Và ông đẩy mạnh áp lực lên Trung quốc, không còn coi những Viện Khổng tử là cơ sở văn hóa nữa, mà xếp chúng như một phái bộ ngoại giao, làm công cụ tuyên truyền cho Bắc kinh trên thế giới, gây ảnh hưởng xấu trong các Đại học và trường học Mỹ. Ai cũng biết những Viện Khổng tử đều được đảng cộng sản trung quốc tài trợ vì chúng thuộc cơ quan tuyên truyền của đảng cộng sản .

Trung cộng lập 75 Viện ở Huê kỳ để dân Mỹ tới học tiếng tàu và làm quen với văn hóa tàu . Trong số này, có 65 Viện tọa lạc trong khuôn viên Dại học huê kỳ . Số còn lại là cơ sở độc lập dạy tiếng tàu cho học sinh, từ mẫu giáo tới trung học .

Ông David Stilwell, Đặc trách Á châu-Thái Bình dương, trong một buổi họp báo, nói rỏ «Chúng tôi không đóng cửa các Viện Khổng tử, chúng tôi chỉ xếp chúng vào loại phái bộ ngoại giao . Chúng tôi sẽ hỏi coi những thứ này làm gì ở đây, ở xứ Huê kỳ này» .

Trước đây, hồi tháng 6, Thượng viện huê kỳ đã thông qua một dự luật nhằm tăng cường sự kiểm soát các hoạt động, các nghiên cúu và cả nhơn viên làm việc cho Viện Khổng tử trong các Đại học huê kỳ . Đã có nhiều Viện bị nghi ngờ tuyên truyền cho chế độ cộng sản trung quốc trong Đại học huê kỳ và Úc nhưng Bắc kinh phủ nhận . Bắc kinh dẹp Viện Khổng tử ? Trước những phản ứng mạnh của cả thế giới, Bộ Giáo dục trung quốc đã phải từ bỏ thương hiệu Viện Khổng tử, đổi lại thành Trung tân Hợp tác và Giáo dục Ngôn ngữ . Cũng là thứ bình mới rượu củ . 

Không tự động dẹp thì cũng  lần lược sẽ bị đóng cửa, nhơn viên bị đuổi về Tàu thôi .

Các quyết định này được công bố đúng vào thời điểm Trung Quốc đang rầm rộ kỷ niệm 10 năm thành lập và mở rộng Viện Khổng Tử trên toàn cầu.

Lễ kỷ niệm được tổ chức tưng bừng tại Trung Quốc vừa qua. Đích thân Tập Cận Bình tham dự lễ kỷ niệm của Hiệp hội Khổng Tử quốc tế tại Bắc Kinh. Sự có mặt của Tập tại một buổi lễ của một tổ chức phi lợi nhuận như vậy không phải là chuyện bình thường . Các hoạt động của Viện Khổng Tử được quản lý và kiểm soát bởi Ban Hán học, một cơ quan nhà nước do các thành viên của Bộ Chính trị trực tiếp điều hành.

Nguồn tài chánh mà Ban Hán học Trung Quốc rót vào các chương trình của Viện Khổng Tử cũng là nguồn lợi không nhỏ . Riêng tại Mỹ, ngân sách hoạt động hằng năm do Ban Hán học tài trợ là 100.000-150.000 usd, chiếm 50% tổng ngân sách của một Đại học . Nên Đại học mỹ và canada xét ra cũng khó làm lơ .

Trong khi đó, chỉ ít lâu lâu sau, khi các Viện Khổng Tử đi vào hoạt động, dư luận trong giới học thuật Mỹ đã không giữ im lặng được vì việc các viện này giảng dạy “đúng định hướng” của chánh sách Bắc Kinh: từ chối công nhận vụ thảm sát tại Thiên An Môn năm 1989, cấm thảo luận về đề tài Tây Tạng…

Thật ra chánh quyền Bắc Kinh không che giấu tham vọng gây ảnh hưởng qua Viện Khổng Tử. Năm 2009, chính ông Lý Trường Xuân, nguyên cục trưởng Cục Tuyên truyền trung ương Trung Quốc, đã chánh thức thừa nhận các Viện Khổng Tử là một phần quan trọng trong chiến lược tuyên truyền ngoài nước của Chánh phủ Trung Quốc.

Sau thời gian dài điều tra về Viện Khổng tử và hoạt động của Viện, Hiệp hội Giáo sư Đại học Mỹ tuyên bố: “Việc cho phép một tổ chức khác kiểm soát các vấn đề học thuật đi ngược lại với nguyên tắc về tự do học thuật và quyền tự chủ của các Đại học Mỹ”.

Ông Henry Reichman, Phó chủ tịch Hiệp hội Giáo sư Đại học Mỹ, nhận xét: “Tôi tin rằng Chicago và Pennsylvania không phải là hai Đại học duy nhất nhận ra rằng hợp tác với một viện như Viện Khổng Tử là hoàn toàn không đáng!

Giấc mộng trung hoa và Kiều vận

 Từ sau Đại hội 18, công tác Kiều vận và Mật trận Thống nhứt của Bắc kinh có sự thay đổi . Tập biến chiến lược ngoại giao dấu mình chờ thời của Đặng Tiểu bình trở thành ra mặt và xung kích hung hăn . Tập đưa ra «Giấc mộng trung hoa» và định nghĩa «Giấc mộng trung hoa là thực hiện công cuộc phục hưng dân tộc trung hoa vĩ đại là giấc mộng vĩ đại của Trung quốc từ trước đến nay» .

Chủ nhiệm Văn phòng Kiều vụ Quốc vụ viện nhấn mạnh thêm «Công tác kiều vụ trong thời đại mới chủ yếu tập trung vào cùng  triển khai giấc mộng trung hoa, phát huy lợi thế của hoa kiều ở nước ngoài, giáo dục lòng tự hào về một Trung hoa vĩ đại, để giấc mộng trung hoa trở thành phương châm chỉ đạo tối cao của. Công tác ngoại vận . 

Trong công tác dối ngoại, để tránh những vấn đề nhạy cảm, Vụ kiều vận dùng danh nghĩa của những tổ chức phi chánh phủ như Hội Liên hiệp Hũu nghị học sinh, Hiệp hội các Học giả âu mỹ, Viện Khổng tử,.. .

Kiều vụ là sức mạnh mềm giúp Trung  quốc nổ lực thực hiện tham vọng tăng cường ảnh hưởng ra bên ngoài mà không cần sử dụng võ lực trong đó Viện Khổng tử giử một vai trò cực kỳ quan trọng .

Mỗi năm, đảng cộng sản trung quốc chi cả 10 tỷ usd cho các Viện Khổng tử để quảng bá hình ảnh trung quốc ra bên ngoài . Trong khi đó, Huê kỳ chỉ chi khoảng 600 triệu usd cho chiến dịch ngoại giao . Dưới hình thức truyền bá tiếng tàu và văn hóa tàu, thật sự các cơ sở này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chận các thông tin bất lợi cho Trung quốc . Chỉ trong vòng 5 năm ra đời Một vòng đai, một con đường, những lớp học của Viện Khổng tử đã tăng lên rất nhiều . Con đường tơ lụa mới này, nhờ kỷ thuật số, giữ vai trò kết nối nhơn dân trong ngoài với Trung quốc, nhơn dân thế giới với Trung quốc, theo chiến lược ngoại vận mới «hợp nhứt quân sự – dân sự» để tập trung năng  lực thực hiện quốc sách «hợp quân sự và thương mại» .

Viện Khổng tử hoạt động ngay trong các Đại học sẽ ảnh hưởng giới trí thức, tức làm thay đổi ảnh hưởng quyền lực trí thức có lợi cho Trung quốc . Nếu các nước không sớm đóng cửa các viện này thì ngày mai đây, những  giá trị nhơn bản, dân chủ tự do sẽ không còn nữa . Về chánh trị sẽ chỉ còn duy nhứt mô hình trung quốc «tư bản toàn trị» !

Riêng Hà nội đã cương quyết mất nước cho trung quốc để giữ đảng .

Thơ Ngư Sĩ

Một kiếp trầm luân

Oa oa ba tiếng chào đời

Nhục thân mang một kiếp người trầm luân

Tấm thân Tứ Đại hồng trần

Vèo bay chiếc lá là thân bọt bèo

Đường đời vạn nẽo cheo leo

Sinh-Diệt-Lão-Bệnh tựa treo chỉ mành

Chỉ là làn khói mong manh

Vầng mây lãng đãng long lanh sương chiều

Cánh buồm một bóng cô liêu

Bờ mê bến giác vạn điều tùy tâm

Nhân sinh một cõi mê lầm

Vọng điều hư ảo mưu tầm bóng câu

Tùy duyên nào phải cưỡng cầu

Vòng đời luân khởi nhiệm mầu thế gian

Khởi đi điểm đến nào màng

Vèo bay cánh hạc nhẹ nhàng lá rơi……

Số Phận Của Đài Loan

Trọng Đạt

Đài Loan năm 1950.

Cuộc nội chiến Trung Hoa giữa Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch kéo dài từ 1946 đến cuối năm 1949 rất tàn khốc với hàng trăm sư đoàn. Những tháng cuối của năm 1948, Quốc Dân Đảng yếu thế, Cộng quân chiếm được nhiều thành phố lớn ở Hoa Bắc và tiêu diệt được 144 sư đoàn thiện chiến của Tưởng. Đầu năm 1949 bà Tống Mỹ Linh, phu nhân Tưởng Giới Thạch sang Mỹ xin viện trợ nhưng bị bác bỏ. Tháng 4-1949 Cộng quân vượt sông Dương Tử chiếm Nam Kinh, thủ đô Quốc Dân Đảng.

Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, thủ đô là Bắc Bình, nay đổi là Bắc Kinh. Cuối năm 1949 Tưởng Giới Thạch và khoảng 2 triệu người Quốc Dân Đảng chạy khỏi Đại lục tới đảo Đài Loan.

Tháng 12/1949 Mao ra lệnh sửa chữa các sân bay, chuẩn bị tầu bè để đổ bộ chiếm Đài Loan, nhưng cho tới nay họ vẫn không thực hiện được chiến dịch này(1)       .

Ngày 5-1-1950 TT Truman tuyên bố đứng ngoài cuộc chiến giữa Trung Cộng và Đài Loan(2).

Tôi xin tóm tắt bản tuyên bố của Truman như sau:

Ngày 5/1/1950 TT Truman tuyên bố:

“Nước Mỹ tôn trọng Công pháp quốc tế và chủ quyền thống nhất của Trung Hoa. Trong bản thông cáo chung tại Le Caire giữa TT Mỹ (Roosevelt), Thủ Tướng Anh (Churchill) và Tổng Thống Trung Hoa (Tưởng Giới Thạch) đã xác định đất của Trung Hoa như Đài Loan sẽ thuộc về Trung Hoa. Quân Nhật khi đầu hàng cũng chấp nhận như vậy. Đài Loan đã đầu hàng Tưởng Giới Thạch, nay Mỹ không can thiệp vào Đài Loan, không tiếp tế hay cố vấn cho Đài Loan mà chỉ viện trợ kinh tế”

Nghĩa là TT Truman sẽ không can thiệp khi Trung Cộng chiếm Đài Loan

Người Mỹ năm 1944 đã thuận nhường Đông Âu cho Nga để nhờ họ phụ giúp đánh quân Nhật và sau này trong cuộc chiến tranh Quốc Cộng, họ không tha thiết giúp Quốc Dân Đảng cho lắm. TT Roosevelt và TT Truman (kế vị) còn tin tưởng ở Staline, vẫn nghĩ rằng Sô viết là bạn đồng minh chiến đấu chống Đức Quốc Xã cùng với Tây Phương. Chính Mỹ đã tạo sức mạnh cho Nga, sau khi chiếm được Đông Âu, Nga lại giật giây giúp Mao nhuộm đỏ nước Tầu khiến cán cân giữa khối CS và Thế giới Tự Do lệch hẳn đi.

Truman tưởng rằng bỏ Đài Loan khi hòn đảo bị Trung Cộng đánh chiếm, Mỹ sẽ có cơ hội bang giao với chính phủ mới Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc. Không có gì khó hiểu khi cả một lục địa rộng mênh mông với hơn 500 triệu dân họ còn chẳng tha thiết huống hồ một hòn đảo nhỏ.

Ai có ngờ đâu nửa năm sau, ngày 25/6/1950 Bắc Cao Ly (Bắc Hàn) được Nga và Trung Cộng giúp trang bị đã ồ ạt tấn công Nam Cao Ly (Nam Hàn). Hai ngày sau 27/6/1950 TT Truman vội tuyên bố bảo vệ Nam Cao Ly và lệnh cho Hạm đội 7 bảo vệ Đài Loan trong bản Lời tuyên bố của TT Truman về Cao Ly ngày 27/6/1950 Statement by the President Truman on Korea June 27,1950(3)

 Xin tóm tắt lời tuyên bố của Truman như sau

“TT Truman nói Bắc Cao Ly tấn công Nam Cao Ly. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quôc kêu gọi họ ngưng lại nhưng họ vẫn ngoan cố. Tôi (Truman) ra lệnh cho Hải, Lục, Không quân yểm trợ Liên Hiệp Quốc để ngăn chận bọn xâm lược.

Nếu Cộng Sản chiếm Đài Loan, họ sẽ đe doạ nền an ninh của Thái Bình Dương và Quân đội Mỹ. Vậy nên tôi (TT Truman) ra lệnh cho Hạm Đội 7 bảo vệ Đài Loan (Formosa)

Tôi tăng cường viện trợ quân sự cho Phi Luật Tân”

Nay Mỹ không còn thờ ơ bình thản như trước, họ vội vã đưa quân bảo vệ từng tấc đất của Thái Bình Dương, Sau này Tướng Henri Navarre cựu Tư Lệnh quân viễn chinh Đông Dương nói (năm 1956)

“Qua kinh nghiệm đau thương tại Trung Hoa và nhất là Triều Tiên, người Mỹ mới nhận ra mối nguy Cộng Sản bành trướng tại Đông Nam Á, nhưng họ biết trễ mất 5 năm”

(Sous la pression de leurs deboires de Chine et surtout de Coree, les U.S.A avaient realise, avec cinq ans de retard, le danger de l’extenion communiste dans la Sud-Est asiatique”              

(Agonie de l’Indochine trang 27)

Sô Viết đã lấy được Đông Âu và Trung Hoa, họ đã có bom nguyên tử tháng 8-1949 nhờ đánh cắp tài liệu, họ công khai gây hấn với Mỹ qua cuộc chiến Triều Tiên. Bây giờ người Mỹ mới biết CS với chính sách tầm ăn dâu toàn cầu còn nguy hiểm hơn Đức Quốc Xã và Đế Quốc Nhật trước đây. CS là mối đe dọa muôn đời cho Hoa Kỳ từ sau Thế Chiến. Đồng thời với cuộc chiến Triều Tiên, năm 1949, 50, Trung Cộng tiến sát biên giới Việt Hoa, năm sau họ  giúp Việt Minh thành lập 5 sư đoàn bộ binh (304, 308, 312, 316, 320)  và sư đoàn vũ khí nặng (351).

Thế là Đài Loan bỗng dưng thoát chết trong gang tấc từ 1950 cho đến nay, hòn đảo nhỏ bé này được coi là căn cứ quân sự của Mỹ như Nhật, Bắc Hàn, Phi Luật Tân …  Cho dù Mỹ hòa hoãn với Trung Cộng đầu thập niên 70 nhưng Đài Loan vẫn được coi là căn cứ chiến lược mà Mỹ luôn luôn giữ chặt.

Thập niên 1950, 60 thời Mao, Trung Cộng hung hăng đòi tấn công Đài Loan nhưng chỉ đánh võ mồm, chó sủa là chó không cắn, vì muốn tấn công Đài Loan cũng không dễ lắm. Đài Loan được Mỹ giúp xây dựng một nền kinh tế vững mạnh và một lực lượng Hải Lục Không Quân thật hùng hậu. Hồi ây một bài báo ở Sài Gòn có nói quân đội của Thống Chế Tưởng Giới Thạch nếu để bảo vệ Đài Loan thì quá mạnh nhưng để tái chiếm Lục địa thì lại quá nhỏ. Họ cũng nói giấc mộng lấy lại giang sơn của Tưởng Thống Chế tan như mây khói.

Tương quan Trung Cộng và Đài Loan

        Năm 1950 dân số Trung Hoa khoảng 554,760  triệu(4). Hồi ấy dân số Đài Loan khoảng 7, 8 triệu(5). Diện tích Trung Cộng là 9 triệu 596 ngàn km2, gấp 266 lần điện tích Đài Loan (36 ngàn km2). Nay dân số Trung Cộng  khoảng 1 tỷ 400 triệu, gấp chừng 58 lần dân số Đài Loan (hơn 23 triệu). Trung Cộng là người khổng lồ, Đài Loan chỉ là một anh tí hon nhưng vẫn tự xưng là nước Trung Hoa như tự bao giờ. Nay trên thực tế có hai nước Trung Hoa: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc, đó là điều mà Trung Cộng đau đầu nhất.

Ngày 21/2/1972 TT Nixon viếng Trung Cộng, cái bắt tay giữa Mao Chủ Tịch và Tổng Thống Đế Quốc ít ra cũng mang lại hòa bình cho toàn vùng Đông Nam Á được nửa thế kỷ qua. Nhiều người kết án Nixon đã khiến cho Trung Cộng giầu mạnh như ngày hôm nay. Thật ra ông ta hòa với Trung Cộng trước hết để giải quyết cuộc chiến Việt Nam vì luôn bị Quốc Hội Mỹ đe dọa ra luật chấm dứt chiến tranh nếu không mang lại hòa bình(6)

Các chính phủ sau này từ TT Clinton,  Bush con tới Obama với chính sách dễ dãi và ham lợi đã khiến cho Trung Cộng lấy nhiều ngoại tệ và công việc làm của Mỹ.

Khoảng  năm 1978, 79 sau cuộc chiến tranh biên giới giữa Trung Cộng và Hà Nội, báo Sài Gòn Giải Phóng đăng tin trữ lượng ngoại tệ của Đài Loan hồi đó là 32 tỷ Mỹ kim, gấp 8 lần trữ lượng của Trung Quốc. Thời gian này chúng tôi ở trong trại tù CS, họ vẫn cho đọc báo, CSVN muốn cho thấy sự nghèo nàn lạc hậu của Trung Cộng.

So sánh lợi tức trung bình theo đầu người hàng năm (Per capita income) từ 1980 tới nay, Đài Loan năm 1980 gấp gần 8 lần Trung Cộng, nay 2020 lợi tức đầu người Đài Loan chỉ còn gấp 2,5 lần Trung Cộng: (List of countries by past and projected GDP (nominal) per capita).

Năm 1980 Trung Cộng có lợi tức đầu người (Per capita income) 300 Mỹ kim, Đài Loan 2,367 Mỹ kim

Năm 1989 Trung cộng LTĐN 409 Mỹ kim, Đài Loan 7,577 Mỹ Kim

Năm 1990 Trung Cộng 349 Mỹ kim, Đài Loan 8,178 Mỹ kim

Năm 1999 Trung Cộng 872 Mỹ kim, Đài Loan 13,710 Mỹ kim

Năm 2000 Trung Cộng 959 Mỹ kim, Đài Loan 14,877 Mỹ kim

Năm 2009 Trung Cộng 3,800 Mỹ kim, Đài Loan 16,960 Mỹ kim

Năm 2010 Trung Cộng 4,524 Mỹ kim, Đài Loan 19,262 Mỹ kim.

Năm 2019 Trung Cộng 10,000 Mỹ kim, Đài Loan 25,539 Mỹ kim.

Lợi tức của người dân (trung bình) tăng mạnh tử năm 2010 tới 2019 nhờ đầu tư và xuất cảng hàng hàng trên thế giới.

Lợi tức của người dân tại Trung Cộng chênh lệch, không đồng đều, những quan chức, thương gia có đời sống rất cao so với thường dân. Tại các thành thị, vùng duyên hải có đầu tư dân cư được hưởng nhiều tiện nghi của đời sống phồn hoa, nhưng miền quê cuộc sống nhiều gian khổ.

Tổng sản lượng GDP Trung Cộng tăng nhanh những năm 2000. Từ 1980 đến 1990 GDP của họ chỉ vào khoảng 400 tỷ Mỹ kim, nhưng từ năm 2000 trở đi tiến rất nhanh từ 1,215 tỷ lên 5,000 tỷ năm 2010 và nay lên tới 14,000 tỷ, bằng 60% GDP của Mỹ. Sự thực những con số này có phóng đại lên vì các địa phương báo cáo cho nhiều để nêu thành tích, thực tế không được như vậy.

Đài Loan, Nhật, Nam Hàn, Singapore… là những nước tân tiến giầu có ở Á Đông đã góp phần với Mỹ, Châu Âu để vực dậy nền kinh tế nghèo đói của Trung Cộng từ mấy chục năm nay. Người Đài Loan thay đổi quan điểm của họ, xóa bỏ thù hận để góp phần giúp người dân Đại Lục có cuộc sống văn minh hơn nhưng tới nay sự thể đã rõ ràng. Trung Cộng ngày càng giầu có, lại tăng cường quốc phòng, quân sự, đe dọa các nước tại Biển Đông như Phi Luật Tân, Việt Nam, Mã Lai…

Trong bài về sự liên hệ giữa Trung Cộng và Đài Loan(7) Có nói (xin sơ lược) bà Thái Anh Văn (Tsai-ing-wen) muốn Đài Loan độc lập, là một quốc gia Trung Hoa Dân Quốc như trước đây. Bà đắc cử Tông Thống Đài Loan năm 2016, năm 2000 tái đắc cử, thuộc đảng Dân Chủ Cấp Tiến. Trong bài diễn văn năm 2019 bà đã bác bỏ thỏa hiệp năm 1992 giữa Quốc Dân Đảng và Hoa Lục, họ đồng ý thống nhất. Năm 1979 Carter không công nhận Đài Loan nhưng vài tháng sau Quốc hội chấp nhận liên hệ không chính thức với Đài Loan. Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan để tự vệ, từ năm 2007 đến 2018 họ đã bán cho Đài Loan 25 tỷ Mỹ kim trang bị quân sự.

Từ 1999 tới 2017 thương mại giữa Trung Cộng và Đài Loan (China-Taiwan trade) tăng dần, xin đưa một số năm điển hình như sau

Năm 1999 giao thương hai nước là 35 tỷ Mỹ kim, năm 2002 là 53 tỷ, năm 2005 lên 100 tỷ, năm 2010 lên 152 tỷ, năm 2014 lên 174 tỷ, năm 2017 lên 176 tỷ.

Kết luận

Trước đây các lãnh đạo Trung Cộng mặc dù có tăng cường quốc phòng nhưng không chủ trương bành trướng, gây hấn. Từ năm 2012 khi Tập Cận Bình trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Cộng, chính sách gây hấn của họ Tập đã đe dọa cả vùng Đông Nam Á nhất là Đài Loan. Tập Cận Bình năm giữ hết các chức vụ then chốt, ông ta vừa là Chủ tích đảng kiêm Chủ tịch nhà nước và giữ luôn Bì thư quân ủy Trung ương. Họ Tập muốn trở lại thời Mao Trạch Đông, Tần Thủy Hoàng xa xưa.

Thập niên 50, và đầu thập niên 60, Nga Sô giúp Trung Cộng  thành lập Hải Quân Nhân Dân. Cho tới cuối thập niên 80, phần lớn Hải Quân Tầu rất lạc hậu chỉ gồm có giang đĩnh và tầu tuần duyên. Người Mỹ gọi là brown-water-navy, Hải quân sông ngòi. Năm 1991 CS Sô Viết sụp đổ, Hoa Lục không còn phải lo phòng thủ biên giới Nga – Hoa, từ 1968 mỗi bên đưa năm, sáu chục sư đoàn đóng tại đây.

Nay Trung Cộng quay ra phòng thủ biển phía đông.  Hơn trăm năm trước, thời nhà Thanh, Bát quốc liên quân Tây phương, Nhật  đã từ đây vào xâm lược Trung Hoa. Thế chiến Thứ Hai quân Nhật cũng từ Biển đông vào xâm lăng nước Tầu.

Từ năm 2008 Trung Cộng  bắt đầu canh tân Hải quân, lên kế hoạch thành lập một Hạm đội nhỏ Hàng không mẫu hạm trong  mục đích phòng thủ. Năm 2009 Hải Quân Trung Cộng đã được coi như Hải quân nước xanh lá cây (green-water-navy), có nghĩa là Hải quân cận duyên nhưng cũng có khả năng ra biển. Sau đó họ chủ trương bành trướng ra các đảo trong vùng để tiến tới Hải quân nước xanh da trời (blue water) có khả năng ra biển khơi.

Nói chung Hoa Lục mới canh tân Hải quân, Không quân gần đây chưa thể tân tiến như Mỹ, Nhật. Cách đây mấy năm, một ông Tướng 4 sao của Nhât tuyên bố Hải quân, Không quân Trung Cộng lạc hậu từ 10 cho tới 20 năm so với Nhật, bây giờ mà còn xử dụng tầu ngầm dầu cặn do Nga cung cấp từ mấy chục năm trước. Ông cũng nói nếu có Hải chiến tại Biển Đông, Hải quân Nhật sẽ đánh bại Hải quân Tầu trong vòng mấy ngày. Chúng ta thấy Hải quân Trung Cộng chỉ uy hiếp Phi luật Tân, Việt Nam, Mã Lai… mà không hề dám uy hiếp Nhật.

Về vũ khí nguyên tử Mỹ là nước đầu tiên và duy nhất nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử, Về số lượng, Mỹ là nước có nhiều đầu đạn nguyên tử nhất. Từ 1940 tới 1996 trong 56 năm Mỹ đã chi 8,890 tỷ đô la (theo giá tiền ngày nay) trong việc chế tạo vũ khí nguyên tử. Người ta ước lượng từ 1945 Mỹ đã chế tạo hơn 70,000 đầu đạn nguyên tử, nhiều hơn tổng số đầu đạn nguyên tử của các nước trên thế giới cộng lại. Võ khí nguyên tử của Trung Cộng chỉ vào khoảng 500 đầu đạn, chưa thể địch lại Mỹ được.           

Đài Loan từ 1950 đến nay đã được Mỹ bảo vệ, còn lâu Trung Cộng mới dám tấn công Đài Loan. Trong bài China Couldn’nt Really Invade Taiwan, Could it? Trên trang The National Interest có đoạn nói (xin tóm tắt):

“Trung Cộng khó xâm lăng Đài Loan ồ ạt mà thắng được, tổn thất và sự nguy hại sẽ rất lớn cho chế độ”

Một khi Trung Cộng chiếm được Đài Loan, họ cho biết sẽ phong tỏa đường hải hành của Nhật khiến kinh tế, quân sự Nhật sẽ bị vô hiệu hóa. Nhưng người Nhật đâu có chịu để cho Trung Cộng chiếm Đài Loan, họ sẽ tham gia việc bảo vệ Đài Loan

Trang Hỏa Lực toàn cầu (10) đã xếp thứ tự sức mạnh quân sự các nước (năm 2020): Thứ nhất Mỹ, thứ nhì Nga, thứ ba Trung Cộng, thứ tư Ấn độ, thứ năm Nhật, thứ sáu Nam Hàn… Đài Loan thứ 26.

Về máy bay chiến đấu Trung Cộng có 1,232 chiếc, Đài Loan có 289 chiếc

Máy bay quân sự Trung Cộng có 3,210 chiếc, Đài Loan có 744 chiếc

Máy bay, tầu chiến Trung Cộng còn nhiều cái cũ kỹ, lạc hậu do Nga cung cấp từ thập niên 50, và đầu thập niên 60. Họ mới mướn chuyên viên Nga đóng thêm một số tối tân gần đây.

Từ 1950 đến nay, vùng Đông Nam Á núp dưới cây dù của Hạm đội số 7, chỉ một mình hạm đội này cũng đủ sức trấn áp sự hung hăng của Hoa Lục.

 Trọng Đạt

(1) -Trần Vũ -Vì sao Trung Quốc không giải phóng được Đài Loan Trang Bên tách cà phê, theo Đời sống và Pháp luật.

-The National Interest- China coudn’t really invade Taiwan, Could it?

 (https://nationalinterest.org/blog/buzz/china-couldnt-really-invade-taiwan-could-it-93646)

(2) Harry S Truman “Statement on Formosa” January 5, 1950. USC university of Southern California

(3) The Pentagon Papers, Gravel Edition, Volume 1 Document 8, Press Release by President Truman Announcing Military Assistance to Indochina, 27 June 1950, pp. 372-3

(4) Total Population by countries 1950, 2000, 2015, 2015, 2050

(5) Taiwan Population (1950-2000) (Data & Charts)

(6) Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam, trang 200

(7) Council on Foreign relations: China-Taiwan relations (https://www.cfr.org/backgrounder/china-taiwan-relations

(8) Wikipedia, People’s Liberation Army Navy., itiines (9) Wikipedia -Nuclear weapons and the United States

(10) http://www.globalfirepower.com

TAiwan      is reunified with Mainland China, Ja

Dự ngôn hơn 20 năm trước về Mỹ – Trung

Hồng Bác Học

Vào thời điểm bàn giao chủ quyền Hồng Kông năm 1997, có hai vị phóng viên của Tạp chí Time trú tại Bắc Kinh là Ross H.Munro và Richard Bernstein đã cùng hợp tác viết một cuốn sách mà sau này có thể được coi là dự ngôn, có tên “Cuộc xung đột sắp xảy ra với Trung Quốc” (The coming conflict with China). Vào thời điểm đó, cuốn sách này được coi là tràn đầy học thuyết xằng bậy về “mối đe dọa từ Trung Quốc”. Năm đó, bình luận của Tân Hoa Xã về cuốn sách này là “luận điểm cố ý yêu ma hóa Trung Quốc”. Hiện nay, đọc lại cuốn sách này, chúng ta có thể nói, hai vị tác giả đúng là tiên tri, họ đã nhìn thấy “yêu ma” sớm hơn bất cứ người nào.

(Dưới đây là bài viết của Hồng Bác Học, thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)

Một tay cầm dao một tay rải tiền

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là ác ma một tay cầm đao một tay rải tiền. Cách đây vài ngày, Bộ trưởng Ngoại giao ĐCSTQ Vương Nghị đến thăm nước Mông Cổ, đem theo món quà trị giá 700 triệu USD với ý đồ thuyết phục Mông Cổ không nên can dự vào kế hoạch diệt chủng văn hóa của ĐCSTQ tại Nội Mông Cổ. Vừa hạ cánh máy bay, liền bắt gặp biểu ngữ kháng nghị “cút về” do người Mông Cổ viết bằng chữ Mông Cổ. Phương pháp mua chuộc thế giới bằng cách một tay cầm dao một tay rải tiền của ĐCSTQ lần này đã gặp khó.

Tôi từng nói, đất Nội Mông Cổ từng bị dân tộc Hán chiếm hết và chiếm xong, người Mông Cổ hiện tại biến thành dân tộc thiểu số. Nội Mông Cổ bị Hán hóa toàn diện là xu thế tất nhiên. Nếu người Mông Cổ có cốt khí, chỉ có một con đường đào thoát vào Ngoại Mông Cổ, nếu không sẽ giống như người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, bị cưỡng chế nhốt vào vào trại tập trung, bị buộc phải từ bỏ văn hóa của dân tộc mình.

Rất đáng tiếc, đa số chính khách Mỹ quá ngây thơ, chỉ thấy Thượng đế mà không thấy ma quỷ. Hoặc là ăn “điểm tâm” của ĐCSTQ, hoặc là bị che mắt, nên đã tin vào sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc, cho rằng ĐCSTQ vô hại, độc tài sẽ đi về hướng dân chủ. Tuy nhiên họ lại bỏ qua sự phá hoại của chủ nghĩa toàn trị đối với thế giới, bỏ qua sự tham lam đối với quyền lực, và bỏ qua dã tâm đối với bá quyền thế giới.

Hiện nay, do sự thức tỉnh của những người bảo thủ Cơ đốc giáo Mỹ, cũng khiến cho các nước châu Âu và các nước Đông Nam Á dần dần nhìn thấu bản chất tà ác của ĐCSTQ.

Nhà sinh vật học Hồng Kông đào thoát đến Mỹ, cô Diêm Lệ Mộng (Li-Meng Yan), hôm 14/9 đã đăng tải nhiều tài liệu, cáo buộc ĐCSTQ cố ý phát động tấn công khủng bố sinh học đối với thế giới. Trước tiên lấy người Trung Quốc làm vật hy sinh, tất cả các tài liệu đều chỉ hướng về Phòng Thí nghiệm Virus Vũ Hán là đầu sỏ của dịch bệnh, virus được tạo ra từ thí nghiệm khoa học, là do con người phát tán.

Mới đây, Thiếu tướng Trần Vi thuộc Giải phóng quân ĐCSTQ của Phòng Thí nghiệm Virus Vũ Hán đã nói trong một báo cáo rằng, “Tháng Ba năm nay, Giải phóng quân đã tiến hành tiêm vắc-xin cho 5000 quân nhân”. Từ thời gian mà xét, thời gian nghiên cứu vắc-xin ngắn nhất cũng phải mất 6 tháng, do đó

lấy thời điểm tháng 3 để suy tính về trước đó thì tương đương với từ tháng 9 năm ngoái, Vũ Hán đã xuất hiện virus, nếu không thì lấy đâu ra mẫu để nghiên cứu vắc-xin? Điều này còn sớm hơn cả thời gian mà bác sĩ Lý Văn Lượng thông báo, sớm hơn nhiều tháng trước khi Trung Quốc thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). ĐCSTQ cố ý che giấu dịch bệnh để tự làm vắc-xin, làm cho dịch bệnh phát tán khắp thế giới với ý đồ dùng vắc-xin để kiểm soát thế giới, chuẩn bị phát tài. Nhưng sự thực đã hoàn toàn lộ rõ, thủ pháp này và câu chuyện dân gian Bạch Xà tinh một tay phát tán bệnh độc để cho tình lang Hứa Tiên bán thuốc giải độc là giống nhau.

Ngôi sao băng ĐCSTQ nên đổi ngôi

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người, cũng khiến cho nước Mỹ thức tỉnh, cũng khiến cho thế giới bừng tỉnh. Từng thủ đoạn xâm nhập quốc tế của ĐCSTQ cũng bị phơi bày trước mặt người dân thế giới. Hiện nay, ngay cả các nước Liên minh châu Âu cũng bắt đầu phản đối ĐCSTQ, bởi vì ngoại giao chiến lang của ĐCSTQ khiến các nước châu Âu không có tôn nghiêm. ĐCSTQ bức hại đối với những nhóm người dân tộc khác nhau, cũng khiến cho châu Âu tràn đầy hơi thở nhân quyền cũng không cách nào nhẫn chịu được. Nhìn lại lịch sử châu Âu, họ cũng từng đi qua con đường bức hại nhân quyền, không dễ dàng gì đi trở lại con đường chính xác, không thể nào một lần nữa rơi vào đường cũ. Sự mê hoặc của kinh tế dĩ nhiên dễ khiến người ta mờ mất nhân tính, nhưng sự kiên trì nguyên tắc lớn của tự do nhân quyền là không thể thỏa hiệp.

Quốc gia bán đảo Đông Dương mặc dù bị ĐCSTQ đưa vào lòng bàn tay, Lào vì không cách nào trả nợ “Một vành đai, Một con đường”, nên mạng điện lưới quốc gia bị ĐCSTQ tiếp quản. ĐCSTQ cho rằng quốc gia Đông Nam Á dễ bị khống chế, nhưng quân lực không bằng ĐCSTQ như Việt Nam lại hắng giọng trước mặt Vương Nghị, hoan nghênh quân Mỹ đi vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, khiến khiến Vương Nghị thẫn thờ.

ĐCSTQ đối với công tác ngoại giao, mỗi một chiêu đều toan tính mọi thủ đoạn, muốn phong tỏa tầm nhìn quốc tế của Đài Loan, ngay cả tên gọi hiệp hội chim quốc tế cũng không bỏ qua. Họ đột nhiên phát hiện một tổ chức hiệp hội chim quốc tế bên trong xuất hiện “Hiệp hội chim Trung Hoa Dân Quốc” thì đã thấy khó chịu. Đây chỉ đơn thuần là tổ chức xem chim, thưởng chim, không liên quan đến chuyện chính trị. Tuy nhiên, ĐCSTQ chính là nhìn thấy Trung Hoa Dân Quốc thì khó chịu, đổi thành Hiệp hội chim Đài Loan thì ĐCSTQ cũng không thoải mái, đúng là ăn cái này bị ngứa, ăn cái kia cũng bị ngứa. Do đó hiệp hội chim Đài Loan kiên quyết rút khỏi tổ chức quốc tế, trở về nước chơi chim, không cần phải chịu sự cáu giận vô cớ này làm gì.

Không nên cho rằng chỉ có Đài Loan bị tức giận, mới đầu khi ông Trump mở cuộc chiến thương mại, ĐCSTQ lại dùng cuộc chiến pháp luật, kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hiện giờ WTO đưa ra phán quyết, việc Mỹ áp thuế quan là vi phạm luật. Tuy nhiên, sức mạnh của ông Trump đủ cứng rắn, không ngó ngàng đến WTO, ông Trump biết rằng nhiều thập kỷ qua ĐCSTQ đã thâm nhập vào tổ chức quốc tế, kẻ thao túng WTO đương nhiên là ĐCSTQ, giống như ông Tedros Adhanom của WHO bị ĐCSTQ thao túng.

Tuy nhiên, trước thời khắc ĐCSTQ sắp hoàn thành giấc mộng thống trị thế giới, đã gặp phải “lỗ phu” như ông Trump cũng coi như sao nên đổi ngôi. Vị “lỗ phu” này xem ra có vẻ ngốc nghếch, nhưng có lúc cũng có sự tinh tường của doanh nhân, có lẽ ông đã đọc được cuốn sách cũ 23 năm trước, nên đã cho ông linh cảm, biến hóa nhanh chóng, trở thành anh hùng tiêu diệt ĐCSTQ. Chúc phúc ông tái nhiệm thành công.

Hồng Bác Học

(Bài viết đăng trên Taiwan People News, được ủy quyền cho Vision Times đăng lại, thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả)

https://trithucvn.org/blog/du-ngon-hon-20-nam-truoc-ve-my-trung.html

vui cười

Một anh chàng ngồi một mình trong góc quán rượu, uống tì tì suốt ba giờ liền. Đột nhiên, anh ta nhảy dựng lên và gào to cho cả quán cùng nghe : “Tất cả bọn luật sư đều là đồ chăn lừa”.

Anh ta ngồi xuống và định dốc hết chỗ rượu còn lại thì một anh chàng to cao vạm vỡ tiến đến gần rồi chẳng nói chẳng rằng đấm cho anh ta một trận túi bụi cho đến khi anh ta chỉ còn là một đống bùi nhùi.

Một người phục vụ liền hỏi anh chàng cao to :

– Tôi đoán ông là một luật sư?

– Không – anh ta trả lời – Tôi là một người chăn lừa.

Môi trường bị “tẩy xanh” dọc theo Dự án

Vành đai và Con đường của Trung Quốc

Xuân Lan

Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) của Trung Quốc đã gây ra những hệ luỵ về môi trường nghiêm trọng tại nhiều nơi nó đi qua ở khắp các quốc gia trên thế giới.

Một nghiên cứu mới của Công ty tư vấn Advisory Group RWR có trụ sở chính tại Washington cho thấy, kể từ năm 2013 đến nay Trung Quốc đã công bố kế hoạch đầu tư vào 66 nước dọc theo tuyến “Một vành đai Một con đường” với 1674 dự án cơ sở hạ tầng, cho đến nay khoảng 14% số dự án (234 dự án) đang gặp khó khăn (Ảnh: Getty Images)

Ba thập kỷ phát triển và đô thị hoá tràn lan tại Trung Quốc đã gây tổn thương nghiêm trọng cho môi trường. Chất lượng không khí thuộc loại tệ nhất thế giới, phần lớn nguồn nước không phù hợp để uống và nhiều vùng đất trồng bị ô nhiễm.

Nhận thấy điều này, vào giữa những năm 2010, Trung Quốc bắt đầu một sáng kiến toàn lực để chống ô nhiễm, dần loại bỏ những nhà máy nhiệt điện để thay bằng các nguồn năng lượng tái tạo, phạt nặng những bên gây ô nhiễm quá mức cùng hàng loạt những nỗ lực xanh hoá và tăng cường tính bền vững của hệ sinh thái trong các thành phố trên cả nước.

Tuy nhiên, khi Trung Quốc thực hiện những biện pháp làm sạch môi trường, quốc gia này lại xuất khẩu các nguồn năng lượng bẩn và các ngành công nghiệp gây ô nhiễm ra nước ngoài theo cùng Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), lặp lại những vấn nạn như đã từng xảy ra trong nước.

Ông Plamen Tonchev, người đứng đầu khoa châu Á tại Học viện Quan hệ Kinh tế Quốc tế có trụ sở tại Hy Lạp, nhận xét rằng Trung Quốc không chỉ đang xuất khẩu lượng thép và xi măng dư thừa của mình, mà còn xuất khẩu các chuẩn mực lao động thấp kém đi kèm với ô nhiễm và cách thức làm việc mờ ám.

Nhiều tuyến đường của BRI đã cắt ngang những địa hình sinh thái mỏng manh. Gắn liền với BRI là sự phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng năng lượng, cùng với việc xây dựng đường cao tốc, đường tàu, hải cảng, nhà máy điện và các khu công nghiệp, đang đe dọa hệ động thực vật địa phương theo những phương cách chưa hề thấy trước đây.

Một báo cáo năm 2017 của Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới đã phát hiện rằng cho tới nay, 1.739 khu vực sinh thái chủ yếu của các loài chim và các khu vực đa dạng sinh thái quan trọng khác, cùng 265 loài

có nguy cơ tuyệt chủng đang đứng trước mối nguy ngày càng tăng do các dự án của BRI gây ra. Đó còn chưa kể đến việc phá rừng và săn bắn trộm khi các dự án này bắt đầu mở đường ở những khu vực hẻo lánh. Trung Quốc liên tục nói về “thoáng, xanh và sạch,” nhưng BRI đang để lại đằng sau những môi sinh bị tàn phá.

> “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc có bao nhiêu rủi ro?

Ông Jonathan Hillman, một nhà nghiên cứu cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho biết có quá nhiều sự “tẩy xanh” tại Diễn đàn Vành đai và Con đường gần đây, với những thông điệp như Sáng Kiến làm mát xanh (Green Cooling Initiative), Hiệp hội Phát triển Xanh (Green Development Coalition) và Sáng kiến Ánh sáng Xanh (Green Lighting Initiative).

“Tất cả nghe rất hay, nhưng tôi nghi ngờ chúng còn hơn quảng cáo. Tôi nghĩ rằng có nhiều trường hợp các dự án ở nước ngoài thậm chí không đáp ứng được những yêu cầu về môi trường như chính họ đề ra ở trong nước, nhưng vẫn được tiến hành dưới lý do căn bản rằng đó là lựa chọn của nước sở tại,” ông Hillman nói.

Nhận xét của ông Hillman cũng giống như các phân tích trong một báo cáo của Ngân hàng Thế giới nghiên cứu khoảng 3.000 dự án quốc tế của Trung Quốc, theo đó phát hiện rằng chúng chủ yếu được phân bổ tại “các quốc gia nghèo hơn với các quy định và kiểm soát môi trường yếu kém.”

 Than đá

Do Trung Quốc dẫn đầu thế giới về năng lượng tái tạo và đang nhanh chóng loại bỏ than trong nước, họ đang xây rất nhiều nhà máy nhiệt điện kiểu cũ ở nước ngoài.

Trong một báo cáo năm 2017, Học viện Môi trường Toàn cầu phát hiện rằng các thể chế tài chính và các công ty của Trung Quốc đã tham gia vào ít nhất 240 dự án than đá trong các nước liên quan đến Vành đai và Con đường. Hơn 1/4 năng lực năng lượng nhiệt than mới ngày nay được thúc đẩy bởi Trung Quốc. Trên hết, từ giữa năm 2014 đến 2017, 91% vốn vay cho các dự án năng lượng của Vành đai và Con đường đều hướng tới chất đốt hoá thạch. Theo Dữ liệu kết nối ứng dụng BRI của Refinitiv Eikon, nếu tất cả các nhà máy dùng than mới do Trung Quốc tài trợ được xây dựng, khí thải carbon sẽ tăng khoảng 276 triệu tấn mỗi năm – nhiều bằng cả đất nước Thái Lan.

Xuất khẩu ngành sản xuất rẻ tiền, nhiễm bẩn

Các quy định về môi trường ngày chặt chẽ cùng với việc mức lương cơ bản ở Trung Quốc tăng cao khiến nhiều hình thái công nghiệp công nghệ thấp và ô nhiễm cao đang được chuyển sang các nước dọc tuyến Vành đai và Con đường.

Các công ty Trung Quốc tràn vào khu vực Đông Nam Á nhiều tới mức những nước như Việt Nam cũng bắt đầu trở nên chật chội đối với họ. 

Trong vài năm qua, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam phát triển nhanh chóng tới hai con số, rất nhiều trong đó là từ Trung Quốc. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp được chuyển đến thường có giá trị gia tăng thấp, như đồ nội thất, hàng may mặc và giày dép, cùng với ngành công nghiệp nặng như dầu mỏ. Để tiếp sức cho sự bùng nổ công nghiệp này, Việt Nam đã hướng đến than đá, dự đoán sẽ chiếm tới 56% nguồn phát điện vào năm 2030, cao hơn 20% so với hiện tại. Điều đáng ngạc nhiên là phần lớn khoản đầu tư về than đá này đều xuất phát từ Trung Quốc.

Tại Lào, các nông trường trồng chuối của Trung Quốc cũng đang gây ra nhiều tổn thất. Còn tại Indonesia, các nhà máy luyện thép của Trung Quốc đã gây thiệt hại cho ngành thép nội địa, an ninh năng lượng cũng như vấn đề môi trường của khu vực.

> Hạn nặng ở hạ lưu sông Mê Kông là do đập thủy điện Trung Quốc giữ nước

Các đập thuỷ điện

Ở những nơi phát triển theo kiểu Trung Quốc, luôn có các đập thuỷ điện. Trong nước, Trung Quốc đã xây dựng hơn 22.000 đập từ những năm 1950, trong đó có nhiều con đập khổng lồ. Dọc Vành đai và Con đường, rất nhiều những con đập tương tự đã được xây dựng.

Tại Indonesia, một đập thuỷ điện 510 megawatt của Trung Quốc đang được xây ở Sumatra, đe dọa tới hệ sinh thái của Batang Toru, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài đười ươi Orangutan mới phát hiện gần đây. Dự án không chỉ dừng lại ở việc xây một con đập, mà còn sẽ làm ngập các khu rừng xung quanh, xây thêm nhiều tuyến đường, nổ mìn xây những đường hầm ở các khu rừng rậm hẻo lánh. Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á đã lên án việc xây dựng con đập, nhưng một tòa án của Indonesia vẫn quyết định cho phép Trung Quốc tiếp tục xây dựng.

Trong khi đó, các đập thuỷ điện do Trung quốc hậu thuẫn đang tiếp tục được triển khai tại các nước như Lào, Campuchia và Thái Lan – những quốc gia gần đây đã hứng chịu việc thiếu nước trầm trọng do các con đập ở Trung Quốc đã làm giảm đáng kể dòng chảy của sông Mê Kông, nơi gần 60 triệu người vùng hạ lưu sống dựa vào.

Phá huỷ dòng Mê Kông

Cùng với những dự án thuỷ điện dọc sông Mê Kông tại Đông Nam Á, Trung Quốc còn liên quan đến dự án khơi sâu lòng sông để có năng lực tiếp nhận những con tàu lớn, bao gồm những khúc sông rộng giữa Thái Lan và Lào.

Nói với Reuters, Chủ tịch Tập đoàn Bảo tồn Rak Chiang Khong lên án rằng điều này “sẽ giết chết sông Mê Kông,” các vụ nổ mìn sẽ phá huỷ nhiều vùng nuôi cá, huỷ hoại môi trường sống của các của các loài chim, làm tăng độ xói mòn và làm mất đất của nông dân địa phương.

Nhiều nước đã lên tiếng phản đối

Nhiều quốc gia đã không làm ngơ trước việc phá huỷ môi trường của nhiều dự án trong Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Người dân địa phương ở đảo Lamu của Kenya đã mặc những bộ quần áo có hình xương người để phản đối việc xây dựng một nhà máy nhiệt điện do Trung Quốc tài trợ, còn người dân Kazakhstan đã xuống đường khi họ nghe tin Trung Quốc lên kế hoạch chuyển giao 55 nhà máy ô nhiễm tới đất nước họ.

Ở Malaysia, cộng đồng người Bồ Đào Nha truyền thống đã tổ chức những cuộc biểu tình tuần hành chống lại dự án Melaka Gateway. Tại Thái Lan, những người phản đối thường xuyên hoạt động chống lại các vụ nổ mìn phá đá ngầm của Trung Quốc trên sông Mê Kông. Tại Myanmar, con đập Myitsone của Trung Quốc phải đình hoãn vì sự tức giận của công chúng. Tại Kyrgyzstan, khu thương mại tự do Kyrgyz-Trung Quốc bị huỷ bỏ vì sự chống đối của người dân địa phương.

https://trithucvn.org/the-gioi/moi-truong-bi-tay-xanh-doc-theo-du-an-vanh-dai-va-con-duong-cua-trung-quoc.html

Trung Quốc xây đập trên sông Mekong

nhưng không để lấy điện

Đó là nhận định của ông Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson, Hoa Kỳ. Chỉ tính riêng tại tỉnh Vân Nam, lượng điện “bỏ không” thậm chí còn gấp đôi sản lượng điện tiêu thụ của toàn Thái Lan.

Tại hội thảo “Tác động từ những chính sách của Trung Quốc đối với sông Mekong” tổ chức bởi Chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc (VCES), ông Brian Eyler, Giám đốc chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson (Hoa Kỳ) cho biết năm 2018 xảy ra tình trạng lãng phí điện tại các đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn.

Ông Brian Eyler đưa ra dẫn chứng về đập Tiểu Loan (Xiaowan) tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Với công suất 4.200MW, nó là đập thủy điện lớn nhất trên sông Mekong và có công suất lớn thứ 3 thế giới. Tuy nhiên sản lượng điện tạo ra phần lớn lại không được sử dụng do không có điện lưới đến phía đông Trung Quốc.

Chỉ tính riêng tại tỉnh Vân Nam, lượng điện “bỏ không” thậm chí còn gấp đôi sản lượng điện tiêu thụ của toàn Thái Lan. Những nhà máy nằm tại khu vực đường bờ biển của Trung Quốc không sử dụng lượng điện trên mà thay vào đó là điện than.

Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục xây các đập thủy điện trên sông Mekong. Ở thượng nguồn Mekong, trong tổng số 19 đập thủy điện, Bắc Kinh đã hoàn thành 11 đập.

Ông Brian Eyler suy luận rằng, việc xây thêm các đập nhằm mục tiêu tích trữ nước cho lục địa này. Ông dự đoán trong khoảng 3 thập kỷ tới, Trung Quốc có thể đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt do băng tan trên dãy Himalaya sẽ cạn dần. Ngoài ra, Trung Quốc còn có thể tìm cách khơi nguồn nước chảy sang sông Dương Tử.

>> Việt Nam đang chịu tổn thất nặng nề từ các đập thuỷ điện Mekong

Liên quan đến tác động của việc liên tiếp xây các đập thuỷ điện chặn dòng Mekong của Bắc Kinh, ông Brian Eyler nhấn mạnh các đập thủy điện dọc sông Mekong không chỉ cắt giảm lượng nước chảy xuống hạ nguồn mà còn khiến giảm dòng phù sa, giảm luồng cá di cư cũng như làm mất tính đa dạng sinh học của dòng sông.

Đáng lưu ý, việc này gây ra tác động rất lớn đến khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tháng 7- 8

vừa qua, ĐBSCL đối diện với đợt hạn hán nghiêm trọng, trong khi đáng lẽ mọi năm đây là thời điểm lũ về. Nguyên nhân được cho là việc trữ nước ở thượng nguồn.

Ông Eyler cho biết thêm việc thiếu nước từ thượng nguồn cùng với sự xâm mặn của nước biển đang đe dọa sẽ mất đất. Ước tính cứ mỗi mét nước biển dâng sẽ làm mất 30% đất. Vị chuyên gia dự báo ĐBSCL sẽ mất nhiều đất, chưa kể đến tình trạng sụt lún.

Trong thời gian tới, dự kiến có khoảng 374 đập thủy điện sẽ được xây dựng tại hạ nguồn sông Mekong, trong đó có hơn 300 đập tại Lào. Trung Quốc và Thái Lan sẽ tham gia với tư cách nhà đầu tư tại các dự án này.

Trước tình trạng trên, ông đề xuất Việt Nam có thể hợp tác với Lào và Campuchia điều chỉnh theo hướng giảm số lượng đập thủy điện.

“Việt Nam cần lưu ý thảo luận với Trung Quốc vì ĐBSCL cần có lũ để phát triển. Trong khi Lào lại không cần”, Eyler nói. Ông đánh giá an ninh nguồn nước là vấn đề thuộc về nỗ lực ngoại giao và nó không dễ dàng.

Tham luận 154 : Đại Chiến Lược Của Trung Quốc

Ảnh Hưởng Sâu Đậm Đến Việt Nam

Thanh Thủy (22/9/2020)

1.- Thành công giai đoạn đầu

Đại chiến lược của Trung Quốc không có gì khác ngoài việc thâu tóm thiên hạ trên toàn thế giới (Bình Thiên Hạ) về một mối dưới quyền cai trị của Đế Chế Trung Cộng. Giấc mộng Bình Thiên Hạ nầy không phải do Tập Cận Bình vạch ra mà nó phát xuất từ xa xưa và đã ăn sâu vào dòng máu cha truyền con nối của bọn người Hán Tộc, họ tự nhận là con Trời (Thiên Tử), là cái rốn của vũ trụ mà Trời đặt để quốc gia họ tại trung tâm của trái đất (Trung Quốc) để cai trị thế gian mà Tập Cận Bình muốn chính tay ông ta hoàn thành sứ mạng nầy.

Ngày xưa, Hán tộc khởi đầu từ một bộ tộc sống ở vùng bình nguyên sông Hoàng Hà, vì lòng tham nên người Hán đã đi xâm chiếm dần dần những quốc gia yếu kém hơn để mở rộng bờ cõi, để thâu tóm tài nguyên, và đã qua hơn bốn ngàn năm, đất nước họ lớn rộng như ngày nay, xem như họ đã hoàn thành giai đoạn đầu của giấc mơ bình thiên hạ.

Năm 1949, sau khi chiếm được Hoa Lục, Trung Quốc trở thành một nước Cộng sản dưới quyền lãnh đạo bạo ngược và tàn ác của Mao Trạch Đông thì giấc mộng bình thiên hạ lại được tiếp tục khởi động qua việc nhuộm đỏ Bắc Triều Tiên, Lào, Miên, phân nửa nước Việt Nam và có thể kễ luôn cả Miến Điện, nước nầy tuy chưa đỏ thật sự nhưng đã từ lâu nằm dưới tay của nhóm quân phiệt cai trị, hầu như lệ thuộc Trung Cộng rất nhiều về mọi phương diện.

2.- Hệ lụy sanh ra nạn nhân mãn

Đến đây thì giấc mộng bình thiên hạ của họ nẫy sanh ra một “phản ứng phụ” tự nhiên là nạn Nhân Mãn, một căn bịnh trầm kha mà giới lãnh đạo Bắc Kinh không giải quyết nổi mặc dầu họ Mao đã giết dân của họ nhiều vô số kễ, ước tính khoảng từ 40 đến 70 triệu người qua những chiến dịch Đại Nhảy Vọt, từ năm 1958-1962 (giết chết từ 20 triệu đến 46 triệu người) , phong trào Cách Mạng Văn Hóa năm 1966, (hàng triệu người bị giết nữa) và tổng số của những hậu quả qua những lần thiên tai, chết đói, v.v… Số người bị giết chết nhiều như vậy, nhưng dân số Trung Hoa trong suốt thời kỳ họ Mao cai trị (đến năm 1976) vẫn cứ tăng từ 550 triệu lên đến hơn 900 triệu và đến nay dân số đạt đến mức hơn một tỷ bốn trăm triệu (1,4 tỷ) người, mặc dầu đảng Cộng sản Trung Quốc ban bố chánh sách kế hoạch hóa gia đình rất gắt gao là mỗi cặp vợ chồng chỉ được phép có một con.

Chánh sách kế hoạch hóa cho mỗi gia đình chỉ được quyền có một con đã nẫy sinh ra một hệ quả nghỉêm trọng tai hại khác về đạo đức và nhân tính.

a.- Về mặt đạo đức: Vì chỉ được quyền có một con nên thông thường mỗi cặp vợ chồng sau khi sanh được con trai (xin nhấn mạnh là con trai) thì họ thường ly hôn nhau và kết hôn với người khác, cho đến khi tiếp tục sanh được con trai nữa thì lại tiếp tục ly hôn nhau để đi kết hôn với người khác nữa và cứ tiếp tục như vậy, cho nên dân số cứ tăng một cách rất hợp pháp. Nếu chỉ căn cứ vào những cán bộ đảng viên của họ từ Mao Trạch Đông trở xuống, tên nào cũng rất nhiều vợ và rất nhiều con kễ cả con rơi.

Việt Cộng cũng rất “hồ hởi” bắt chước theo thông lệ đó, cứ xem cuộc đời của những tên như Hồ Chí Minh trở xuống, tên nào cũng nhiều vợ và con rơi, con rớt đầy đàng. Điều nầy đã giải thích lý do vì sao đạo lý trong xã hội các nước Cộng sản luôn bị đão lộn và suy đồi vì người ta không còn tình người trong gia đình với nhau, thành phần tiên phong trong vấn đề nầy phải nói là ưu tiên cho tất cả đảng viên và những kẻ có tiền hơn là dành cho người dân, vì họ có đủ điều kiện tài chánh để thực hiện và còn được bạo quyền bảo vệ cũng như làm lơ khi xãy ra những trường hợp bất chánh. Chắc chắn vấn đề nầy là hậu ý của người Cộng sản, mục đích riêng dành cho họ có nhiều hậu duệ để tiếp nối lãnh đạo đảng Cộng sản cho đến ngày tận thế.

Cứ xem như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn thị Quyết Tâm và vô số những cấp lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam từ trên xuống dưới hầu như tất cả đều là con rơi của những Hồ Chí Minh, những Lê Duẫn, những Lê Đức Thọ, những Trường Chinh, những Nông Đức Mạnh, những Nguyễn Sinh Hùng, v.v… tuy mang họ khác nhau chỉ để mị dân, chớ hiếm thấy ai là con cháu của người trong dân giả. Cho nên bần cố nông đối với họ thì muôn đời vẫn chỉ là bần cố nông mà thôi, không bao giờ có thể cất đầu lên nổi. 

b.- Về mặt nhân tính: Vì chỉ được quyền có một con và theo truyền thống của người Tàu là trọng nam khinh nữ, quan niệm phải có con trai để nối dõi tông đường, cho nên khi biết người đàn bà mang bào thai là con gái là họ phá thai ngay bất kễ thai nhi đã gần đến ngày sanh, tàn ác và tệ hại nhứt là những bé gái đã được sanh ra rồi, họ liền giết chết hoặc đem vứt bỏ đi một cách không thương tiếc. Thật là vô nhân tính đến mức tồi tệ khó tưởng tượng nổi, cho nên chuyện con người vô cảm trong xã hội của họ chỉ là việc bình thường, không đáng kễ. Điều nầy đã giải thích lý do vì sao bên Tàu xãy ra đại nạn trai thừa gái thiếu, không còn thuốc chữa. Theo như bài viết của Phạm Hà Thúy gởi cho bộ đội của họ như sau:

   “ Từ nhiều năm nay, chính sách của TQ “mỗi gia đình chỉ có một con” cộng với thói quen “trọng nam khinh nữ” của người Hán đã làm cho số nam ở TQ nhiều hơn số nữ tới trên 200 triệu người. Sau khi đàn ông VN bị lùa tới các vùng xa xôi phía bắc TQ, hàng chục triệu đàn ông Hán sẽ lao vào VN như lũ quỷ thèm khát tình dục, bắt vợ và con gái, chị và em gái của bạn làm vợ và làm nô lệ tình dục cho chúng như đa số phụ nữ Tạng ngày nay, không ai ngăn cản được nữa “.

3.- Tìm lối thoát để thực hiện giấc mộng bành trướng đế quốc

Thấy tình trạng nhân mãn không giải quyết nổi, Tập Cận Bình quyết chí xúc tiến mạnh công việc tìm những vùng đất mới để di dân như tiền nhân của họ đã làm, vì vậy ông ta mới quyết chí mở ra Con Đường Tơ Lụa, một hải trình dọc theo đường biển từ Trung Hoa, bao trùm cả Biển Đông, Ấn Độ dương, đến Phi Châu, vào Âu Châu. Sau một thời gian thực hiện, thấy chưa đủ, họ Tập mở thêm con đường trên bộ, bao trùm từ Trung Quốc sang Moscow, Trung Đông và hai con đường nầy gặp nhau tại Âu Châu.

Nhìn một cách tổng quát, hai con đường nầy giống như hai gộng kềm khép kín và nuốt trọn toàn diện một vùng trời từ Á sang Âu và dĩ nhiên luôn cả Phi Châu. Dự trù có thể là sau khi thành công hai con đường nầy, tài nguyên thâu tóm được sẽ dồi dào và sức mạnh quân sự dĩ nhiên  không kém gì Mỹ, dự đoán tiếp theo là con đường tơ lụa một vành đai của Trung Cộng sẽ quay sang chinh phục cả vùng Nam Á, trong đó có Nam Dương, Úc và Tân Tây Lan, và con đường bộ sẽ quay sang chinh phục Nga và cả khối Bắc Âu như Phần Lan, Na Uy và Thụy Điễn…Đến lúc đó Trung Cộng thật sự đã quá giàu và quá mạnh nên có phần chắc là Mỹ (dầu có hay không có Donald Trump) cũng sẽ đành bó tay, mặc cho Trung Cộng tung hoành ngay cả tung hoành trên đất Mỹ.

Sau khi chỉnh đốn xong Á Châu, Úc Châu, Phi Châu, thế giới nầy chỉ còn lại có Nam Mỹ không đáng kễ, riêng Bắc Mỹ chỉ có USA và Canada, Trung Cộng sẽ bắt đầu khiêu chiến, đầu tiên là sẽ đánh bom vi trùng như Coronavirus Vũ Hán (đã chuẫn bị sẳn) tối đa vào Mỹ và Canada đồng thời xua dân của các thuộc địa lâm trận để tiêu diệt bớt cho trống đất.

Nếu như bom vi trùng chưa đánh tan được Bắc Mỹ thì họ Tập sẽ khơi động đại chiến thế giới thứ 3 với bôm hạt nhân mang đầu đạn nguyên tử, với dự tính bom nguyên tử sẽ tàn phá tan nát cả hai bên, khi ấy Mỹ sẽ không còn được bao nhiêu dân, riêng Trung Cộng có thể chết vài trăm triệu phần lớn là dân các thuộc địa từ Âu sang Á, số dân Hán Tộc sẽ tràn lan khắp thế giới.

Đến lúc đó xem như họ Tập đã giài quyết xong nạn nhân mãn và hoàn thành giấc mộng Đại Hán, tiếp theo là việc cha truyền con nối ngôi vua họ Tập, độc tôn cai trị cả thế giới dưới bàn tay sắt máu của đảng Cộng sản Trung Quốc và từ đây, ngoài người Hán ra, tất cả các dân tộc trên thế giới đều phải sống kiếp nô lệ khổ sai, nội tạng sẽ bị mổ lấy bất cứ lúc nào như họ đã làm với những người của Pháp Luân Công, Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng như từ trước đến nay để cung ứng cho cán bộ Trung Cộng được sống dai để cai trị và tận hưởng sự giàu sang, không còn có bất cứ quốc gia nào trên thế giới dám lên tiếng phản kháng, dù người dân của họ có yêu nước đến đâu cũng vậy.

Để chuẫn bị cho sự thành công, Tập Cận Bình muốn chính ông ta là người duy nhứt hoàn thành giấc mộng nầy, cho nên ông ta đã tìm cách để nắm quyền lực suốt đời, muốn như vậy thì chỉ có làm vua mới thực hiện được, cho nên vào tháng 3 năm 2018 ông đã tổ chức Đại hội qui tụ tất cả các đại biểu Nhân Dân toàn quốc bỏ phiếu bãi bỏ giới hạn hiến định của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đối với việc Chủ tịch phục vụ tối đa 2 nhiệm kỳ 5 năm và đưa tư tưởng Tập Cận Bình vào Hiến Pháp, có nghĩa là ông sẽ là vua, cai trị suốt đời với các nội tạng trong người ông ta hoàn toàn đổi mới nên sẽ sống lâu như ông Bành Tổ.

Nếu như Tập Cận Bình đạt được những điều ước muốn đó, thì khi đó đất nước và dân tộc Việt Nam sẽ ra sao? Để giải đáp về câu hỏi nầy, chúng tôi xin được dẫn chứng một đoạn bài viết của nữ kỹ sư Phạm Hồng Thúy, một cán bộ Việt cộng ở tỉnh Hà Giang Bắc Việt đã thức tỉnh kễ lại như sau:

“ Lá cờ Trung Quốc có 5 ngôi sao, ngôi lớn nhất thuộc về người Hán, 4 ngôi sao nhỏ giành cho các dân tộc Mãn, Hồi, Mông, Tạng, là 4 sắc tộc lớn nhất trong số hơn 100 sắc tộc không phải người Hán sống ở Trung Quốc. Chúng ta cùng nhau điểm lại, sau 67 năm dưới chế độ CHND Trung Hoa, trong tổng số 1400 triệu người, Trung Quốc còn lại bao nhiêu người Mãn, Hồi, Mông, Tạng?

a.- Người Mãn đã từng lập ra triều Mãn Thanh, cai trị nước Trung Hoa gần 3 thế kỷ (từ 1644 -1912). Theo công bố của nhà nước Trung Quốc hiện nay 68 triệu người Mãn, nhưng thực tế con số thấp hơn nhiều, hầu như không còn ai nói tiếng Mãn hay có biểu hiện gì của sắc tộc này nữa (lời người trích dẫn: Đã bị đồng hóa rồi).

b.- Người “Hồi” bao gồm 18 dân tộc ở Tân Cương, khu tự trị lớn nhất của Trung Quốc với diện tích 1,6 triệu km², dân số 21,8 triệu người, trong đó một nửa là người Hán. Người Duy Ngô Nhĩ là sắc dân chính tại đây chỉ còn lại 8,3 triệu người. (xem Tân Cương -Wikipedia).

c. Nội Mông là khu tự trị dành cho người gốc Mông cổ, từng lập ra triều đại Nguyên Mông cai trị nước Trung hoa hai thế kỷ 13 và 14, có diện tích 1,183 triệu km² và dân số 24,7 triệu người. Tuy nhiên, người gốc Mông Cổ chỉ còn lại 3,6 triệu, chiếm 14,7% dân số toàn Khu tự trị (xem Nội Mông Wikipedia).

d. Người Tạng với nền văn hóa rực rỡ, sống ở Khu tự trị Tây Tạng có diện tích 1,25 triệu km², nhưng dân số chỉ còn 18 triệu người, trong đó một phần đáng kể đã là người Hán (xem Tây Tạng Wikipedia).Tại các khu tự trị, thành phần dân tộc chính lại là người Hán. Hàng trăm triệu người Mãn, Hồi, Mông, Tạng đã bị hủy diệt bằng mọi cách.

Ở Việt Nam thảm họa diệt chủng đang đến nhưng rất ít người nhận ra điều này. Các thủ đoạn hủy diêt của Trung Quôc đã và đang diễn ra trên toàn cõi Việt Nam:

d/1.- TQ hủy diệt châu thổ sông Cửu Long, nguồn lương thực và thực phẩm chính của cả nước. Việc này chúng thực hiên bằng cách xây nhiều đập thủy điện ngăn sông Mê Kông, gây hạn hán và ngập mặn trầm trọng tại Đồng Bằng sông Cửu Long, đồng thời dùng rất nhiều thủ đoạn thâm độc như dựng nhiều nhà máy, thải hóa chất độc, thả ốc bươu vàng, … nhằm phá hoại lúa, hoa màu và thủy sản trên toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (xem Google: Hạn hán và ngập mặn tại Đồng bằng Sông Cửu long).

d/2-  TQ ngăn cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt xa bờ, phá hủy hàng ngàn tàu đánh cá của ngư dân Việt. Đổ khối lượng rất lớn chất độc dọc bờ Biển Đông để hủy diệt các hải sản ở biển và các vùng nuôi hải sản ven biển, đầu độc toàn bộ nguồn muối ăn của người Việt. Các chất độc đã hủy diệt sự sống trên vùng biển hàng ngàn km2. Với hàm lượng độc tố thấp hơn sẽ gây các bệnh rất nguy hiểm cho hệ thần kinh và thiểu năng trí tuệ cho nhiều thế hệ về sau (xem Bệnh Minamata – Wikipedia và xem Google: Cá chết hàng loạt ở Việt Nam). Thành Cổ Vinh: Nước chuyển màu, cá chết hàng loạt.

d/3.-  TQ hủy diệt các sông ngòi trên toàn bộ miền Trung thông qua hàng trăm đập thủy điện, khai thác bauxite, thương lái TQ bày trò mua chanh leo giá cao để nông dân Việt Nam phá hàng ngàn hecta cà phê, điều, hồ tiêu; Cung cấp máy xung điện và hóa chất để bắt giun đất và mua giun với giá cao để phá hủy đất trồng trọt; Mua vét rong biển để triệt hạ vùng sinh thái của cá… nhằm phá hoại kinh tế người Việt (xem Google : thương lái Trung Quốc phá hoại kinh tế Việt Nam)

d/4.-  TQ xây nhiều đập phía thượng nguồn sông Hồng và sông Đà, làm suy kiệt sông Hồng từ nhiều năm. Chuẩn bị đại dự án sông Hồng với 6 đập thủy điện mới, hủy diệt hoàn toàn hệ sinh thái Châu thổ sông Hồng (xem Google: Đại dự án Sông Hồng).

d/5.-  TQ xây dựng hàng ngàn nhà máy, hãng, xưởng trấn giữ các vị trí quân sự quan trọng, đồng thời thải hàng trăm ngàn tấn chất độc, hủy diệt khí quyển và các nguồn nước. Trong khí thải các nhà máy ở Việt Nam với thiết bị Trung Quốc, hàm lượng các khí thải độc hại như CO, SO2, H2S, Hg … đều cao hơn từ 19 lần tới 125 lần hàm lượng cho phép. Chất thải đổ xuống nước đã làm chết rất nhiều sông ngòi như Thị Nại, La Ngà, Bưởi, Nhiêu Lộc… và hàng ngàn km bờ biển (xem Google “Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam”). Ô nhiễm môi trường ngày càng tệ hại ở Việt Nam

d/6.- TQ tung thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa độc hại cùng các hóa chất chế biến thực phẩm độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam, đồng thời thương lái Trung Quốc mua vét các loại thực phẩm sạch để người Việt chỉ có thể sống bằng thực phẩm độc hại, suy yếu, ngu đần và chết dần vì bệnh tật. Hiện nay số người Việt bị ung thư, nhũn não, đột quỵ và nhiều bệnh hiểm nghèo khác đã ở mức cao nhất thế giới (xem Google: Thực phẩm độc hại tràn lan tại Việt Nam).

Từ năm 2017, nếu không kịp thời ngăn chặn, nạn đói, bệnh tật và nạn trôm cướp sẽ lan tràn khắp Việt Nam, xã hội sẽ trở nên hoàn toàn hỗn loạn. Với danh nghĩa “cứu trợ” và “vãn hồi trật tự” hàng triệu “chí quân nguyện Trung quốc” sẽ tràn ngập Việt Nam. Sau khi chính thức bị sát nhập vào Trung Quốc (xem Google “Hội nghị Thành Đô”), dân tộc Việt Nam như cá nằm trên thớt, mức độ hủy diệt sẽ tàn bạo hơn nhiều. 

Sau khi sát nhập, bộ đội và công an VN cùng hàng chục triệu đàn ông ở tuổi lao động và con trai sẽ bị cưỡng bức tới những vùng biên cương xa xôi phía bắc Trung Quốc, để vợ và con gái ở lại. Điều này đã từng xẩy ra ở Tây Tạng từ năm 1959. Hàng chục triệu đàn ông TQ sẽ sang thế chỗ, lấy vợ và định cư ở VN. Sau 20 năm nữa con số 90 triệu người Việt liệu có còn tới 10 triệu như người Mãn hay tới 3 triệu như người Tạng không? Trong số người sống sót có bao nhiêu triệu thanh thiếu niên tật nguyền do cha mẹ ăn phải chất độc của Trung Quốc?

Thảm họa diệt chủng đã hiện ra trước mắt, không ai có thể cứu được dân tộc Việt Nam khỏi thảm họa này, nếu 90 triệu người Việt không đứng dậy cứu mình trước….” 

Phạm Hồng Thuý (Văn Giang- Hưng Yên-Bắc Việt, ngày 18/7/2016)

( Mời xem nguyên văn toàn bộ bài viết nầy trong phần đính kèm ở cuối bài tham luận)

4.- Lưới trời

Người xưa thường nói:” Thiên võng khôi khôi, Sơ nhi bất khả lậu”, lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng mọi việc dù nhỏ đến đâu cũng đều không thể lọt qua được. Đúng vậy, một con người nham hiễm và “cùng hung cực ác” cho nhân loại khi xuất hiện ở đời thì Trời sẽ đặt để vào con người đó một bản chất đặc biệt mà người ngoài dễ nhận thấy, dồng thời Trời cũng sẽ cho xuất hiện những đối thủ có bản lãnh đặc biệt để khắc chế.

Ví dụ trong thế chiến thứ 2 chẳng hạn, khi thế giới xuất hiện những con người “cùng hung cực ác” như Nhựt Hoàng của Nhựt, Hitler của Đức, Moussolini của Ý đã tạo nên những hiễm họa ghê gớm cho con người thì Trời xuôi khiến cho xuất hiện 2 vị Tổng thống đặc biệt của Mỹ là Franklin D. Roosevel và Harry Truman để khắc chế họ, kết thúc thế chiến thứ 2, cứu giúp nhân loại thoát được cơn đại họa và được sống yên ổn cho đến ngày nay.

5.- Những sai lầm nghiêm trọng của kẻ độc tài, hiếu chiến và tham vọng

Thời buổi hiện nay cũng vậy, Trung Quốc có họ Tập, một con người có nhiều mưu sâu, kế độc nhưng có bản tánh rất tự kiêu, vừa tham lam vừa nóng nảy, muốn tự chính tay ông ta gồm thâu thiên hạ và do chính ông ta cai trị suốt đời, cho nên mặc dầu biết sức mạnh quân sự của mình còn kém xa Mỹ, nhưng vẫn cứ tung hoành ngang dọc trên thế giới:

a.- Ngang nhiên vạch đường lưỡi bò để khoanh vùng lấn chiếm 90% Biển Đông của 4 nước Đông Nam Á gồm Việt Nam, Phi luật Tân, Mã Lai và Bruney dùng làm ao nhà của mình.

b.- Xem Phán Quyến của Tòa Trọng Tài Quốc Tế/Liên Hiệp Quốc về Biển Đông theo đơn kiện của chánh phủ Benigno Aquino chỉ là tờ giấy lộn.

c.- Phô trương vũ lực để hâm dọa các nước láng giềng, thường xuyên tổ chức những cuộc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông, huy hiếp tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ngay trên lãnh hải của Việt Nam.

d.- Xóa hiệp ước về quyền tự trị của Hồng Kông, gây sự với Nhựt về quần đảo Điếu Ngư, đe dọa đánh chiếm Đài Loan, gây hấn với Ấn Độ bất kễ luật quốc tế.

e.- Xúi giục đàn em họ Kim của Bắc Hàn phụ họa, liên tục phóng hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử để thị uy.

Mục đích của họ Tập là muốn phô trương lực lượng để hăm dọa các quốc gia trong vùng phải run sợ, không dám phản đối, để Mỹ và các nước Tây Phương phải e ngại mà không dám lên tiếng chống đối hay nhúng tay vào.

Tuy nhiên, vì bản tánh hung hăng và quá tự phụ vào sức mạnh kinh tế nhứt nhì trên thế giới của mình, họ Tập đã vấp phải một sai lầm vô cùng nghiêm trọng là đánh giá tầm thường về nước Mỹ hiện tại giống như nước Mỹ dưới 3 đời Tổng thống tiền nhiệm cai trị suốt 24 năm, từ Bill Clinton, Giorge Bush, đến Barack Obama. Thái độ nầy được bày tỏ rõ rệt nhứt khi buộc Tổng thống Mỹ Barack Obama phải xuống phi cơ bằng cửa hậu trong chuyến bay sang Trung Quốc lần sau cùng.

Thái độ khinh thường Mỹ và lòng tự phụ của họ Tập rất đúng với 3 vị Tổng thống tiền nhiệm, nhứt là với Barack Obama, nhưng đem ra thăm dò “thử phổi” với vị Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, họ Tập đã đụng phải những quái chiêu kinh dị của ông Donald Trump, một vị Tổng thống cừ khôi, yêu nước và có đầy đủ bản lãnh, mưu lược để đối phó với họ Tập và tập đoàn Bắc Kinh hầu như trong mọi tình huống, đã khiến cho họ Tập và cả tập đoàn Bắc Kinh luôn bị nhiều phen điêu đứng.

Dĩ nhiên họ Tập đã sớm nhận ra điều nầy, nhưng thay vì điều chĩnh lại chánh sách của mình sao cho thích hợp để cho có lợi cả đôi bên, thì họ Tập lại nhứt định bám theo mũi tên mà ông ta đã  phóng đi, nên càng lúc càng lún sâu vào vũng lầy bất định nên phải mang vào mình nhiều thất bại liên tiếp nên cuối cùng, vì nhận thấy khó có thể cứu vớt nổi tình thế, nhưng vốn có bản chất hung hăng và tự phụ cố hữu, họ Tập đã buộc lòng đâm ra liều mạng phải dùng đến vũ khí hóa học để chống chọi lại, đó chính là Coronavirus Vũ Hán hay Covid-19, một  loại vũ khí tối thượng đã được họ chuẫn bị từ lâu, mà họ Tập có thể nghĩ rằng may ra có thể tiêu diệt được Mỹ hầu cứu vãng tình thế.

6.- Sai lầm nối tiếp sai lầm

Nhưng họ Tập và tập đoàn Bắc Kinh càng tiếp tục sai lầm khi tung ra vũ khí hóa học nầy vì nó đã lây lan rất rộng lớn, gây ra những thiệt hại lớn lao về kinh tế và nhân mạng hầu như trên toàn thế giới, vì vậy, hầu như cả thế giới đều oán hận, ghê tỡm Trung Cộng nên họ đã bị thế giới cô lập, bằng chưng cụ thể là Trung Quốc đang bị bảo lụt tàn phá liên tục hơn 100 ngày đêm, nhấn chìm nhiều thành phố lớn trong biển nước, số người chết dĩ nhiên là rất khủng khiếp, kinh tế kiệt quệ, nạn thất nhiệp tràn lan, mùa màng bị tàn phá, lương thực trong các kho dự trữ quốc gia bị nước ngập làm hư hại và ô nhiễm trầm trọng, không dùng được. Nạn đói đại diệt cả nước Trung Hoa đang lù lù trước mặt, sẽ rất khó tránh khỏi.

Trong khi đó thì chánh quyền của họ Tập không thấy có biện pháp gì để giúp dân trong đại nạn thiên tai nầy mà trái lại họ chỉ chú tâm vào việc dồn các nổ lực quân sự để gây hấn với các nước bên ngoài như đã liệt kê ở phần trên, vì lẻ đó, thay vì Trung Quôc sẽ được rất nhiều quốc gia trên thế giới vì lòng nhân đạo sẽ ra tay giúp đở lương thực, thuốc men, lều trại, áo quần, mùng mền, chiếu gối, vận chuyễn, v.v…nhưng tất cả hầu như đều im lặng, chuyện khó tin trên thế giới ngày nay, nhưng lại là sự thật, nếu không muốn nói quá thật nữa là đằng khác.

Người xưa thường nói: “ Mưu sự tại Nhân, Thành sự tại Thiên “ xem chừng như quá đúng với trường hợp của họ Tập và tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh hiện nay vì quả là “Trời cao có mắt” nên giấc mộng của Tập Cận Bình sẽ không bao giờ thực hiện được, rồi đây Trung Cộng sẽ tơi tả dưới những quái chiêu của Tổng thống Mỹ Donald Trump và sẽ bị nhấn chìm trong đại nạn Hồng Thủy trong những ngày tháng sắp tới.

7.- Kết luận

Từ trước đến nay chưa bao giờ thấy có bất cứ quốc gia nào bị lâm nạn như vậy mà cả thế giới đều làm ngơ, ngay cả đàn em thân tín nhứt của họ mang châm ngôn “Bốn Tốt” và “Mười Sáu Chữ Vàng” là Việt Nam hiện cũng đã quay mặt, đóng cửa biên giới không nhận bất kỳ người Tàu nào xâm nhập vào lãnh thổ, đặc biệt nhứt là không chịu mở kho lương thực để cứu trợ như sự yêu cầu vừa khẩn cấp vừa đe dọa của họ Tập. Điều nầy có thể hé lộ một dự đoán là nếu đảng Cộng sản Trung Quốc suy sụp thì bọn Việt cộng hết chổ “nương nhờ “ nên chắc chắn sẽ quay lưng vì ám lực quốc tế và trước lòng căm phẩn của toàn dân nên khó lòng giữ nổi cái Xã Hội Chủ Nghĩa mà họ đang theo đuổi để giữ quyền bính và với quyết tâm xóa sạch Chủ nghĩa Cộng Sản và Chủ nghĩa Xã Hội trên toàn thế giơi của Tổng thống Donald Trump, bạo quyền Việt cộng với toàn thể cái Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tất nhiên sẽ không còn lý do nào để hiện hữu và dĩ nhiên sẽ phải sụp đổ theo.

Bí mật ẩn chứa bên trong thuật toán của TikTok

 Bình luận Ngọc Trân

TikTok, một nền tảng video ngắn của Trung Quốc do công ty ByteDance sở hữu, bị nghi ngờ có nguy cơ đánh cắp thông tin người dùng. Ứng dụng này sẽ phải đối mặt với việc bị thu mua và sáp nhập vào công ty của Mỹ. Sở dĩ TikTok khiến cư dân mạng toàn cầu phát cuồng là vì thuật toán của nó, những thuật toán này căn cứ vào sở thích của người dùng mà liên tục đề xuất ra những đoạn video mới.

Ngoài ra, truyền thông nước ngoài tiết lộ rằng, chỉ cần các video của người dùng TikTok ca ngợi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thì sẽ được rất nhiều lượt yêu thích, thậm chí còn nhanh chóng trở nên phổ biến.

Gần đây, tờ báo Epoch Times đã thu thập được một số tài liệu nội bộ của ĐCSTQ, cũng là bằng chứng gián tiếp cho thấy trong thuật toán của TikTok có ẩn chứa bí mật.

ĐCSTQ hạn chế xuất khẩu những kỹ thuật cải tiến, thuật toán TikTok trở thành tiêu điểm

Ngày 28/8, Bộ Thương mại và Bộ khoa học kỹ thuật của Trung Quốc đã cùng công bố bản sửa đổi của “Danh sách những công nghệ hạn chế xuất khẩu và cấm xuất khẩu của Trung Quốc”. Chính phủ nước này đã mở rộng danh sách các công nghệ bị kiểm soát xuất khẩu, trong đó bao gồm các quy định mới liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI).

Danh sách các công nghệ bị hạn chế gần đây nhất đã bổ sung thêm “công nghệ dịch vụ đẩy thông tin cá nhân dựa trên việc phân tích dữ liệu” (Information Push Services). Điều này có nghĩa là các công ty cần phải được chính phủ phê duyệt  nếu muốn xuất khẩu công nghệ này.

Việc Trung Quốc sửa đổi nội dung danh sách được cho là nhắm vào thuật toán đẩy thông tin của TikTok để bán giá cao hơn.

Liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia, vào tháng 8 vừa qua, Tổng thống Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp, yêu cầu bắt đầu từ ngày 15/9, các doanh nghiệp Mỹ và cá nhân không được tiến hành giao dịch với TikTok, đồng thời yêu cầu Bytedance trong vòng 90 ngày phải bán lại TikTok cho các công ty tại Mỹ. Các công ty tại Hoa Kỳ bao gồm Microsoft và Walmart hiện đang đàm phán với ByteDance để mua lại TikTok.

Thuật toán cốt lõi của TikTok chính là một “vũ khí bí mật”. Nó dựa vào thuật toán “đề xuất” để thu hút hàng trăm triệu người dùng trên toàn thế giới.

Tờ Financial Times của Anh cho biết, một phần lý do khiến TikTok gây nghiện là do thuật toán đề xuất những video mới đến người dùng dựa trên lịch sử lướt web của họ trước đó.

Tờ The Wall Street Journal dẫn lời nguồn tin tiết lộ rằng, các cuộc đàm phán thu mua TikTok của các công ty Mỹ gặp phải trở ngại. Mấu chốt của vấn đề nằm ở việc liệu thuật toán cốt lõi của ứng dụng này có thể được đưa vào giao dịch hay không.

Dựa theo thuật toán  đề xuất sở thích của người dùng và mở rộng lưu lượng truy cập, ByteDance đã phát triển hàng chục ứng dụng như Douyin (抖音), Toutiao (今日头条), ixigua (西瓜视频), huoshanzhibo (火山小视频)… và có nhiều sản phẩm đã được phát hành phiên bản nước ngoài, bao gồm TikTok (phiên bản hải ngoại của Douyin), Topbuzz (phiên bản hải ngoại của Toutiao), Vigo Video (phiên bản hải ngoại của huoshanzhibo) v.v.

Độc quyền: Một phần tài liệu nội bộ bị rò rỉ tiết lộ chức năng thuật toán của “Toutiao”

Hiện tại ở Trung Quốc đại lục, nền tảng ứng dụng Toutiao của Bytedance đã thu hút một lượng lớn các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ ‘đóng quân’ tại đây. Hơn nữa thuật toán của 3 phần mềm Toutiao, Douyin và TikTok khá tương đồng với nhau.

Gần đây, tờ Epoch Times đã có được văn bản độc quyền ban hành năm 2016 của tỉnh Hà Nam, Trung Quốc tiết lộ việc lô 64 tài khoản nhà nước đầu tiên của “Sở thông báo sự vụ của chính quyền thành phố Loa Hà” chính thức ‘đóng quân’ ở Toutiao. Đây là tài khoản của tất cả các quận, huyện, ủy, sở và các cơ quan khác trong thành phố Loa Hà (Luohe) thuộc tỉnh Hà Nam.

Theo báo cáo, Toutiao hiện có 550 triệu người dùng và 60 triệu người dùng hoạt động mỗi ngày. Thời gian sử dụng trung bình của một người vượt 76 phút/ngày.

Tài liệu bị rò rỉ trên đã tiết lộ một số chức năng thuật toán của Toutiao. Theo tài liệu, không giống như các phương thức biên tập thủ công truyền thống, Toutiao phân phối thông tin thông qua dữ liệu lớn và các thuật toán. “Nó không cần phát triển người hâm mộ, cũng không hạn chế việc gửi tin tức. Khi có

những tin tức nổi bật và sự kiện mới, nó có thể đề xuất chính xác đến một nhóm người và một khu vực nhất định. Việc này hỗ trợ chính quyền  trong việc truyền bá thông tin một cách hiệu quả”.

Epoch Times: Tài liệu độc quyền bị rò rỉ của thành phố Loa Hà

Bí mật trong thuật toán của TikTok: Người dùng trở nên nổi tiếng bằng cách ca ngợi ĐCSTQ

Ngày 3/9, The Wall Street Journal đã tiết lộ một số bí mật trong thuật toán của TikTok: Ca ngợi ĐCSTQ sẽ nhận được nhiều lượt theo dõi.

Bài báo nêu ra một ví dụ, tài khoản Asaday của một người 23 tuổi ban đầu chỉ có hơn 2.000 người theo dõi, nhưng đến giữa tháng 5, số lượng người theo dõi đã tăng vọt lên hơn 90.000 người. Lý do là người này đã đăng một video dài 13 giây ca ngợi ĐCSTQ vào tháng 4.

“Tôi chưa từng thấy bất kỳ lần tăng lượt theo dõi nào trên trang của mình cho đến khi tôi đăng lên video đó lên”, Asaday nói.

Bài báo cũng dẫn lời một số người dùng nói rằng, sở dĩ họ đăng những video ca ngợi ĐCSTQ là vì họ cho rằng những video này sẽ thu hút được nhiều người hâm mộ hơn. Họ cho rằng nếu loại video này có thể làm hài lòng ĐCSTQ thì TikTok sẽ quảng bá nội dung của họ rộng rãi hơn. Một số người khác nói rằng họ chỉ là nói đùa về các chủ đề liên quan đến Trung Quốc mà thôi.

Jana Pugsley – một sinh viên của trường Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ – nói rằng, cô đã thử cách để tiếp cận với ĐCSTQ. Vì vậy, trong video, cô ấy đã gọi ông Tập Cận Bình là “Tập Cận Bình – người anh trai của chúng ta” và ca ngợi ĐCSTQ đã “làm rất tốt trong việc quản lý đất nước”. Cô nói rằng 3 ngày sau khi đoạn video được đăng tải, số lượt xem trên tài khoản của mình bắt đầu tăng vọt lên.

Tuy nhiên, những người điều hành TikTok lại tuyên bố rằng, số lượng lượt theo dõi của người dùng và nội dung của video không có quan hệ trực tiếp với nhau. Cho dù là tài khoản mới lập chưa có lượt theo dõi nào, chỉ cần nội được cho hệ thống đánh giá là “đủ tốt”, thì có thể nhận được hàng trăm nghìn lượt xem và nhanh chóng trở nên phổ biến. 

Nhà bình luận các vấn đề thời sự Lý Lâm (Li Lin) phân tích rằng, việc ĐCSTQ đột ngột hạn chế bán thuật toán TikTok là một động thái kỳ lạ. Hiện có nhiều phần mềm video trên thế giới cũng đang sử dụng các thuật toán tương tự. Hiện vẫn chưa rõ liệu thuật toán của TikTok có liên quan đến những tuyên truyền bí mật của ĐCSTQ hay không mà khiến cho công nghệ này bị hạn chế bán ra nước ngoài.

Bí mật thuật toán TikTok

Ở Trung Quốc, Douyin còn được gọi là “thuốc phiện của thế kỷ 21”, TikTok – phiên bản nước ngoài của Douyin cũng như vậy. Một khi mở TikTok lên liền được mặc định đề xuất trang cho bạn (#FYP For You Page). Bạn chỉ cần lướt xem vài đoạn video ngắn và có các phản hồi như nhấn thích, bình luận, chia sẻ…, bạn không cần phải theo dõi hoặc thêm bạn bè, thuật toán TikTok liền phát huy tác dụng và nhanh chóng khiến người dùng mê mẩn trong đó.

TikTok – ứng dụng được tải xuống nhiều nhất thế giới có liên quan đến các tranh luận về quyền riêng tư. Một bài báo với tiêu đề “Phân tích kỹ lưỡng nhất về TikTok: Trương Nhất Minh tự mua dây buộc mình” gần như đã biến mất trên Internet ở đại lục. Bài viết này đã tiết lộ một số bí mật về thuật toán của TikTok.

Bài viết chỉ ra, thuật toán thông minh do ông Trương Nhất Minh – là nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của ByteDance – dày công thiết kế, sẽ bị lật tẩy nếu đưa ra nước ngoài và trong tương lai cũng sẽ bị đánh bại bởi ‘gậy ông đập lưng ông’. Bởi vì thuật toán này không phù hợp với xã hội hiện đại về mặt luân lý và không có lợi cho sự phát triển của con người.

Bài báo cho biết, phải luôn quan tâm đến động thái của người dùng và thu thập chính xác thông tin của họ thì thuật toán này mới có thể phối hợp chính xác với nội dung thông tin, mới có thể đưa ra những đề xuất chính xác cho người dùng. Ngoài ra, khi hình thành được sự tương tác với thói quen của người dùng thì mới khiến trải nghiệm của người dùng tốt hơn. Tất nhiên việc thu thập một lượng khổng lồ thông tin người dùng chắc chắn sẽ gây ra mối đe dọa lớn cho vấn đề quyền riêng tư của họ.

Theo trang Caixin của đại lục, TikTok đã tiết lộ “bí mật” về thuật toán của mình: Thông qua hành vi của người dùng (chia sẻ – Share, yêu thích – Like, bình luận – Comment và theo dõi) và một số thông tin khác như phần giới thiệu, âm thanh, gắn thẻ… của video để tiến hành phân loại nội dung, sau đó đưa ra đề xuất theo sở thích người dùng. TikTok phân chia các yếu tố này thành hai chỉ số mạnh và yếu. Ví dụ, thời lượng mà người dùng xem video là một chỉ số mạnh; cài đặt ngôn ngữ điện thoại, khu vực sẽ khiến đề xuất của hệ thống yếu đi.

Vào tháng 8 năm nay, một số kênh truyền thông chính thống tiếng Anh như The Wall Street Journal, Forbes của Mỹ, hay The Guardian và BBC của Anh đã đưa tin về việc TikTok kiểm duyệt những thông tin chính trị nhạy cảm của ĐCSTQ, bao gồm các nội dung về Pháp Luân Công, Quảng trường Thiên An

Môn, Tây Tạng, Đài Loan, v.v. Trong số đó, thông tin về Pháp Luân Công thuộc vào loại xét duyệt nghiêm ngặt nhất của TikTok.

Ngọc Trân

Theo Epoch Times

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/bi-mat-an-chua-ben-trong-thuat-toan-cua-tiktok-68551.html

Vui cười

Ba người đàn ông lớn tuổi trò chuyện với nhau về cách bước sang thế giới bên kia. Người đầu tiên: “Tôi muốn được chết trong một tai nạn ôtô lúc 80 tuổi”.

Người thứ hai:

– Tôi muốn đó là tai nạn máy bay lúc 85 tuổi.

– Tôi thì chỉ ước mong giản dị. Đó là được chết vì phát súng của tình địch lúc 90 tuổi – ông thứ ba chậm rãi.

Trung Quốc có thể mất trắng

3,8 nghìn tỷ USD trong Sáng kiến ​​Vành đai

và Con đường do Covid-19

Thủy Tiên

Theo một báo cáo mới của Oxford Business Group, virus Corona Vũ Hán có thể phá hủy Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, một sáng kiến đã khởi động 2.951 dự án trị giá 3,87 nghìn tỷ USD kể từ năm 2013.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng đã lấy cảm hứng cho sáng kiến Vành đai – Con đường (gọi tắt là BRI) từ Con đường Tơ lụa được hình thành cách đây 2.000 năm trong thời nhà Hán để kết nối Trung Quốc với Địa Trung Hải. ‘Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa’ đã liên kết Trung Quốc bằng đường bộ đến Đông Nam Á, Trung Á và Nga.

Trong khi đó, ‘Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21’ của Trung Quốc bao phủ các tuyến thương mại thế kỷ 19 của Đế chế Anh bằng cách kết nối với 138 quốc gia, bao gồm 38 quốc gia ở châu Phi cận Sahara và 18 quốc gia vùng Caribbean và Mỹ Latinh.

Theo một nghiên cứu của Viện Kiel của Đức, Trung Quốc trở thành chủ nợ song phương lớn nhất thế giới, với các dự án BRI được cấp tiền từ các ngân hàng chính sách quốc doanh và quỹ chuyên gia của Trung Quốc. Nghiên cứu này ghi nhận rằng khoản nợ của 50 quốc gia đang phát triển mà Trung Quốc cho vay đã tăng từ mức trung bình 1% GDP năm 2015 lên hơn 15% GDP vào năm 2017.

Không giống như các tổ chức đa phương như Ngân hàng Thế giới, các ngân hàng chính sách của Trung Quốc cho vay tiền với lãi suất thương mại và được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, chẳng hạn như dầu hoặc hàng hóa. Tương tự như công trình cơ sở hạ tầng thuộc địa dưới thời Đế chế Anh, BRI chỉ định các dự án này cho các nhà thầu, công nhân và nhà cung cấp Trung Quốc thay vì yêu cầu đấu thầu cạnh tranh.

Mặc dù Trung Quốc có đầy đủ nhận thức vào giữa tháng 1 rằng virus Corona Vũ Hán đã trở thành một dịch bệnh trên toàn quốc, nhưng nước này vẫn ký 33 hiệp định BRI song phương để thúc đẩy Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Myanmar. Các dự án mới này bao gồm các tuyến đường sắt và một cảng nước sâu tại Kyaukpyu, cho phép Tây Nam Trung Quốc kết nối trực tiếp với Ấn Độ Dương.

Hãng nghiên cứu Oxford Business Group (OBG) lưu ý: do virus Corona Vũ Hán đã bắt đầu trở thành đại dịch toàn cầu, nên các chính phủ có dự án BRI đã đóng cửa các ngành công nghiệp không thiết yếu và yêu cầu công dân ở nhà.

“Việc hạn chế nhân công và vật tư xây dựng của Trung Quốc chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sự ngừng hoặc giãn tiến độ các dự án ở Pakistan, Campuchia, Indonesia, Myanmar và Malaysia”.

Một số quốc gia nghèo hơn đang dừng chi tiêu cho dự án BRI để ưu tiên các nhu cầu hỗ trợ y tế và chăm sóc sức khỏe, theo ông Chris Devonshire-Ellis tại công ty tư vấn thuế và kế toán Dezan Shira & Associates. Với việc virus Corona Vũ Hán đang gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu, các dự án BRI sử dụng số lượng lớn công nhân xây dựng của Trung Quốc hiện là một vấn đề gây tranh cãi gay gắt đối với các quốc gia có dự án này, ông Ellis cho biết.

OBG tuyên bố rằng BRI đã là động lực chính cho sự phát triển cơ sở hạ tầng ngốn rất nhiều tiền trong cái gọi là “miếng màu vàng” của chiếc bánh kinh tế toàn cầu vì chiếm 21% dân số toàn cầu, nhưng chỉ chiếm 10% GDP toàn cầu. Các nhà kinh tế ước tính rằng 35 quốc gia mới nổi có thể tăng trưởng gấp đôi so với các quốc gia tiên tiến, nhưng họ cũng cảnh báo rằng đầu tư vào các quốc gia này là thể hiện của các cơ hội rủi ro cao, lợi nhuận cao.

Ví dụ, Ai Cập được xếp hạng trong Cơ sở dữ liệu Refinitiv BRI như là quốc gia có số lượng dự án liên kết BRI cao thứ hai về khối lượng, chỉ đứng sau Nga. Là một quốc gia thuộc “miếng màu vàng” với quy mô GDP 250 tỷ USD, Ai Cập có 109 dự án BRI đang được xây dựng hoặc đang trong quá trình xây dựng với giá trị tổng cộng là 100 tỷ USD.

Ả Rập Xê Út với 106 dự án BRI được xếp hạng thứ tư về khối lượng, nhưng đứng thứ hai về giá trị ở mức 195,7 tỷ USD. Myanmar, Indonesia và các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất cũng lọt vào top 10 trong bảng xếp hạng về cả khối lượng và giá trị dự án.

Nhiều dự án BRI đã rất túng quẫn về mặt tài chính trước đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Khi Sri Lanka vỡ nợ 1,3 tỷ USD vì nợ dự án BRI vào tháng 12/2017, nước này đã nhượng lại hơn 70% cảng Hambantota chiến lược của mình trên Ấn Độ Dương cho một công ty quốc doanh Trung Quốc dưới hình thức cho

thuê 99 năm. Có lẽ vì lời cảnh tỉnh này mà Myanmar năm 2018 đã tái đàm phán, giảm mức đầu tư dự án đập nước sâu Kyaukpyu từ 7,3 tỷ USD xuống còn 1,3 tỷ USD.

OBG lập luận rằng sự suy thoái kinh tế do con virus Vũ Hán gây ra có nguy cơ làm gia tăng gánh nặng nợ đối với các nền kinh tế đang phát triển và cũng khiến Trung Quốc phải chịu áp lực tài khóa gia tăng.

Chính quyền Trung Quốc đã đàm phán lại những dự án BRI bị vỡ nợ một cách riêng rẽ với từng chính phủ. Nhưng do quy mô cho vay của mình, Bắc Kinh đã buộc phải tham gia Thỏa thuận G-20 vào ngày 15/4 để đưa ra một lệnh hoãn trả nợ song phương cho các quốc gia kém phát triển nhất.

Thủy Tiên

Theo The Epoch Times

https://www.ntdvn.com/kinh-te/trung-quoc-co-the-mat-trang-38-nghin-ty-usd-trong-sang-kien-vanh-dai-va-con-duong-do-covid-19-32884.html

Thơ Ngư Sĩ

Dòng đời

Ánh trăng khi tỏ khi mờ

Suối reo nước chảy đợi chờ thu sang

Cây xanh chen sắc lá vàng

Tầng mây lơ lững rọi làn nước trong

Hồ thu chan chứa nỗi lòng

Heo may sợi nhớ chờ mong tháng ngày

Chờ theo năm tháng tóc mây

Chờ bao lớp lá chất đầy lối đi

Chờ mong từ buỗi biệt ly

Tình thu lỗi hẹn xuân thì phôi pha

Vấn vương gốc cội tre già

Chứng nhân bao cảnh can qua não nề

Đình làng tông miếu đường quê

Con sông bến bãi trăng thề năm xưa

Dòng đời cánh én thoi đưa

Tấn tuồng dâu bể nắng mưa chạnh lòng

Bay vèo cánh nhạn thu không

Xuân tàn hạ đến thu đông lại về

Quan san hun hút đường quê

Bao lần lỡ hẹn sơn khê mịt mờ…..!

Nhẹ tênh chiếc lá ….. !

Nhẹ tênh làn gió đưa vèo

Sương rơi cánh hạc thông reo bên đồi

Chiều vàng nắng tắt mây trôi

Về đâu cánh nhạn lưng trời mênh mang

Nhẹ đưa từng chiếc lá vàng

Gió hiu hắt gợi thu sang se lòng…….

Cõi đời chìm nổi long đong

Lục bình trôi dạt mênh mông bến bờ

Nhân sinh một chiếc lông tơ

Giữa trời giông bão bến bờ nào đâu ?

Nhẹ nhàng một thoáng bóng câu

Trăng mờ khung cửa sông sâu lạnh lùng

Đường đi thủy tận sơn cùng

Bờ mê bến giác mông lung mơ hồ

Chấp mê bất ngộ trường đồ

Thì ra cũng chỉ giấc mơ hão huyền

Khác nhau một chữ cơ duyên

Làm cho nhân thế đảo điên tình đời

Thân là hạt bụi bên trời

Vèo bay chiếc lá sương rơi mặt hồ…..!

1945 – 2020, 75 Năm Nhìn Lại :

Các Đảng Phái Quốc Gia Đã làm gì

trước Biến Cố 19/8/1945?

Phạm Cao Dương

Nếu Đại Việt đoạt chính quyền trước thì Việt Minh sẽ cho phá vỡ ngay đê Sông Hồng

Nếu Mặt trận Đại Việt Quốc Gia Liên Minh không đồng ý mà cứ đoạt chính quyền trước, thì Mặt Trận Việt Minh cũng sẽ đoạt ngay hết chính quyền ở các tỉnh; đồng thời cho phá vỡ ngay đê sông Hồng cho nước tràn đầy Hà Nội, cô lập hóa Thủ Đô theo kế hoạch đã được bố trí sẵn sàng.Đại biểu Mặt Trận Việt MinhTrong những ngày tiếp theo ngày Nhật chính thức đầu hàng, ngày 15 tháng 8 năm 1945, vào lúc Việt Minh mới đe dọa cướp chính quyền nhưng chưa thực sự sẵn sàng vì các lãnh tụ của đảng này còn đang họp ở Tân Trào, tất cả mọi hoạt động là do các cán bộ địa phương quyết định trong những giờ phút chót. Trong khi đó thì Khâm Sai Bắc Bộ Phan Kế Toại vẫn còn tại chức, Chính Phủ Trần Trọng Kim trong tháng Bảy lại vừa thành công thâu hồi được xứ Nam Kỳ và ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng trước đó đã bị nhường cho người Pháp. Đặc biệt hơn nữa, Hoàng Đế Bảo Đại đã ban hành bốn đạo dụ và một đạo sắc nhằm thiết lập những cơ cấu đầu tiên cần cho một chế độ quân chủ lập hiến trong đó nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của người dân được tôn trọng. Câu hỏi được đặt ra là trước tình hình này các đảng phái quốc gia đã có những hoạt động gì để đối phó với tình hình có thể thay đổi bất ngờ hay đã hoàn toàn thụ động, chờ thời cho đến khi quá chậm? Đây là điều mọi người muốn biết. Câu trả lời là có. Có ít nhất ba sự kiện đã được ghi nhận. Đó là cuộc tiếp xúc giữa Khâm Sai Phan Kế Toại và Đại Việt Quốc Xã Nguyễn Xuân Tiếu, cuộc xâm nhập Phủ Khâm Sai của lực lượng võ trang của Nguyễn Xuân Tiếu chiều ngày 17 tháng 8 và hai cuộc họp ngày 11 và 17 tháng 8 của đại diện các đảng.

Mở đầu là cuộc tiếp xúc ở Phủ Khâm Sai:Cuộc họp mặt này có sự tham dự của Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ và được Bác Sĩ chữ ghi lại trong hồi ký của ông. Bác Sĩ Chữ không nói rõ là ngày nào nhưng cho biết là “nội buổi tối” sau khi ông mới nói về chuyện Nhật Hoàng hạ lệnh cho quân đội Nhật giải giáp ở mọi nơi, khiến ta có thể hiểu là tối ngày 15 tháng 8. Tối hôm đó Bác Sĩ Chữ được Phan Kế Toại cho xe ra đón vào Phủ để giải quyết một vấn đề khẩn cấp. “Đến nơi, thấy trước đại quan có hai người khách ngồi nói chuyện biết đấy là lãnh tụ và phó lãnh tụ của một đảng cách mệnh đã từng cộng tác chặt chẽ với quân đội Nhật thời kỳ đảo chính.” Bác Sĩ Chữ không cho biết tên hai người này nhưng theo tác giả Hoàng Văn Đào vị lãnh tụ này là Nguyễn Xuân Tiếu của Đại Việt Quốc Xã [i] “là một đảng được người Nhật giúp đỡ nên rất hoạt động trong thời Nhật chiếm đóng. Đảng này công khai hoạt động, có trụ sở ở nhiều nơi và thu hút được khá nhiều thanh niên yêu nước”. [ii] Hai nhân vật này đến “với mục đích ép ông Khâm Sai từ chức để nhường chức cho lãnh tụ đảng”. Vì cho rằng đòi hỏi như vậy là quá đáng, lại ra ngoài pháp lý, Bác Sĩ Chữ yêu cầu được nói chuyện riêng với hai nhà cách mệnh. Chi tiết của cuộc đối thoại giữa hai bên đã được ông kể lại như sau:Lãnh tụ nói:- Người Nhật chỉ tin có chúng tôi và chỉ giao khí giới cho chúng tôi.

– Người Nhật cũng đã giao khí giới cho ông Phan Kế Toại ở nơi Bảo An Binh.- Nhưng cần phải có tất cả khí giới hiện ở tay người Nhật trước khi quân đội Nhật giải giớiMỗ y sĩ ngờ là nhân vật Nhật, đã nói đến nhiều lần, bầy mưu kế cho hai nhà lãnh tụ. “Nếu người Nhật quả thật chỉ tin có các vị, người Nhật phải chính thức đề đạt các vị nơi Triều đình Huế để Triều đình bổ nhiệm, sau khi đã cất chức ông Phan Kế Toại hoặc bắt họ Phan từ chức. Một đường quan chỉ có thể từ chức trước Triều đình. Chưa bao giờ có chuyện một công khanh từ chức với một người để nhường địa vị cho người ấy. Nếu các vị muốn sung chức Khâm Sai, tất phải làm một cuộc đảo chính, hạ đương sự mà thay thế.”Không biết ông Khâm Sai có từ chức hay không? Nhưng mỗ y sĩ cảm thấy ông không muốn ngồi ở địa vị trước tình thế khó khăn. Cho nên về sau, nhân cơ hội, ông đã lặng lẽ đặt trách nhiệm nặng nề vào mỗ y sĩ. Ngày ấy và cho đến bây giờ người ta vẫn cho rằng mỗ y sĩ đã lĩnh chức Khâm Sai. Sự thực không phải thế. [iii] Điều cần để ý ở đây là tại sao hai vị lãnh tụ kể trên lại nêu vấn đề “cần phải có tất cả khí giới ở tay người Nhật trước khi quân đội Nhật giải giới”? Câu trả lời đã được Bác Sĩ Chữ gián tiếp cho biết khi ông kể lại sự kiện “một toán đông người không ai ngăn cản, rầm rộ kéo vào tận sân Bắc Bộ Phủ, yêu cầu chính quyền bắt nhốt tất cả người Pháp lại.” Lý do là vì “Người Nhật, sau ngày đảo chính không hề bắt nhốt người Pháp, ngoài những nhân vật quan trọng.” [iv] Nói cách khác, đó là để chống lại người Pháp nổi dậy tái lập chế độ bảo hộ của họ, điều mọi người Việt Nam ở thời này đều e ngại và đề phòng. Sự kiện này phù hợp với những gì Hoàng Văn Đào ghi rõ hơn trong tác phẩm của ông là sau khi gặp Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ và bị Bác Sĩ Chữ bác bỏ đề nghị Phan Kế Toại từ chức của Nguyễn Xuân Tiếu, Nguyễn Xuân Tiếu đã quyết tâm đảo chính. Nguyên văn lời viết của tác giả Hoàng Văn Đào như sau:Hôm ấy vào buổi chiều ngày 17 tháng 8, Nguyễn Xuân Tiếu cùng 4 vị sĩ quan Nhật Bản hoá trang, mỗi người vai đeo một khẩu tiểu liên, ngoài phủ chiếc áo dài thâm Việt Nam, hướng dẫn 300 thanh niên võ trang súng trường, không ai ngăn cản, rầm rộ tiến vào Khâm Sai phủ. Một cuộc mà bề ngoài coi như là “Biểu Tình”, đòi Chính quyền bắt nhốt hết tất cả người Pháp lại.Đổng Lý văn phòng Khâm Sai họ Phạm trả lời: “Chính quyền sẽ giải quyết nguyện vọng.”Giữa khi ấy, một cán bộ trong Mặt Trận ĐVQGLM được phái đến mật báo cho ông Tiếu biết rằng” Quân đội Pháp ở trong thành đã đào lấy lên được một số võ khí quan trọng mà chúng đã chôn dấu từ trước, quyết định tối nay tràn ra đánh chiếm Hà Nội yêu cầu tạm lui quân để chặn đánh Pháp trước, rồi sáng mai hãy đoạt chính quyền chưa muộn.”Nguyễn Xuân Tiếu còn đương phân vân chưa quyết định. Lãnh tụ Trương Tử Anh cỡi xe đạp tới, cùng báo mật tin như trên, và yêu cầu giao ngay số 300 thanh niên võ trang lại cho họ Trương, kịp gấp đi bố trí các nơi, phòng bị Pháp quân từ trong thành đánh ra.Tức thời Trương Tử Anh chỉ huy 300 thanh niên võ trang ra khỏi Khâm Sai phủ. Nguyễn Xuân Tiếu cùng 4 sĩ quan Nhật Bản cùng nhau trở về. Chờ mãi tới đêm 18 rạng ngày 19 mới thấy một số thanh niên trở về báo cho Nguyễn Xuân Tiếu biết: “Lãnh tụ họ Trương đã trao họ cho Trung và Quế tức Cối Kê là Hiến binh Nhật Bản, bị tên Quế tước hết khí giới, rồi đưa đến giữ ở trong trại Bảo An Binh.”[v]So sánh nội dung đoạn sách kể trên với nội dung văn thư Phan Kế Toại gửi cho các Ủy Viên Ủy Ban Giám Đốc Chính Trị thông báo từ chức cũng như lời kể của Nguyễn Xuân Chữ, việc Đại Việt Quốc Gia Liên Minh dự định đảo chính ở Phủ Khâm Sai trước khi Việt Minh cướp chính quyền là có thực. Chi tiết này cũng được Đoàn Thêm ghi vắn tắt mấy chữ: 18-8-1945.- Bắc-bộ-phủ bị quần-chúng ùa tới bao vây, Khâm-Sai Phan-kế-Toại vắng mặt, rồi loan tin từ chức.[vi]

Câu hỏi được đặt ra là tại sao nỗ lực kể trên đã bị đã bị thất bại? Câu trả lời là vì phía những người Quốc Gia không có lập trường dứt khoát và thống nhất, chưa kể tới chủ quan, khinh địch, hiểu sai và coi nhẹ thế lực của Việt Minh và không hiểu rõ vai trò của quân đội Nhật và Đồng Minh ở vào thời điểm này và luôn luôn e ngại bị Đồng Minh cho là thân Nhật. Điều này có thể được thấy rõ qua hai buổi họp là buổi họp chiều ngày 11 tháng 8 năm 1945 của Ban Chấp Hành của Mặt Trận Đại Việt Quốc Gia Liên Minh để quyết định về vấn đề đoạt chính quyền ở Miền Bắc và buổi họp khẩn cấp tối ngày 17 tháng 8 của “Liên Minh Quốc Dân Đảng.” Hoàng Văn Đào đã ghi lại các chi tiết sau đây:

Về buổi họp thứ nhất:

Trong cuộc thảo luận, hội nghị chia làm hai phái, ý kiến mậu thuẫn nhau. Một phái gồm có Chu Bá Phượng, Trương Tử Anh và đại diện của Nguyễn Tường Long (ông Long bị bệnh thương hàn phải điều trị tại bệnh viện) chủ trương rằng: “Muốn được Đồng Minh công nhận Chính phủ của chúng ta sau này, thì chúng ta không được phép hợp tác với Nhật Bản bất cứ dưới hình thức nào. Nếu hợp tác với họ, đó là chống lại Đồng Minh và đi ngược với trào lưu Quốc Tế, chúng ta tất sẽ bị tiêu diệt. Còn nếu Việt Minh Cộng Sản có cướp chính quyền chăng nữa, cũng chẳng quan ngại gì! Vì lực lượng của phe cách mạng dân tộc chúng ta có thể nói là mạnh gấp bội phe VMCS kể cả về mọi phương diện; chúng ta có đủ sức tiêu diệt họ. Vậy tốt hơn hết là chúng ta hãy nên chờ quân ở Hải ngoại cùng quân đội Đồng Minh sắp nhập cảnh nay mai bằng ba ngả đường Lao Kai, Lạng Sơn và Móng Cái; rồi sẽ liên hiệp lập chính phủ có Đồng Minh đứng sau ủng hộ; đại cuộc của chúng ta tất sẽ thành.” Một phái chủ trương nên dựa vào thế lực quân đội Nhật Bản cướp chính quyền ngay. Sau khi đã có quyền, đợi các đồng chí cách mạng từ Hải ngoại về tới, sẽ cùng nhau lập Chính phủ. Đại biểu cho phái này là Nguyễn Xuân Tiếu tức Nguyễn Lý Cao Kha.Hội nghị đương họp chưa quyết định bề nào, thì đột nhiên Trần Văn Cương cùng Đặng Đức Hinh đại diện nhóm “Phụng Sự Quốc Gia” hướng dẫn Đại Biểu “Mặt Trận Việt Minh” tới, đề nghị không nên đảo chính vội, viện lý do khi quân đội Đồng Minh tới sẽ cho là chính phủ thân Nhật Bản, không có lợi. Nếu “MTĐVQGLM” không đồng ý mà cứ đoạt chính quyền trước, thì “MTVM” cũng sẽ đoạt ngay hết chính quyền ở các tỉnh; đồng thời cho phá vỡ ngay đê sông Hồng cho nước tràn đầy Hà Nội, cô lập hóa Thủ Đô theo kế hoạch đã được bố trí sẵn sàng.Hội nghị đâm hoang mang rồi giải tán. [vii]

Ta thấy ngay là quan điểm của đa số người Việt thời này là sợ mang tiếng thân Nhật khi Đồng Minh tới, trong khi Việt Minh thì được tiếng là chống cả Pháp lẫn Nhật. Những gì xảy ra sau này cho thấy sự thực không hoàn toàn như vậy. Đồng Minh không hề làm khó dễ cho những người bị coi là thân Nhật mà chỉ lo tước khí giới quân đội Nhật mà thôi. Đó không phải là việc làm của Đồng Minh mà chỉ là sự tuyên truyền, hù dọa do Việt Minh gây ra mà thôi.

Buổi họp thứ hai được triệu tập một cách bất ngờ vào buối tối ngày 17 tháng 8 sau khi cuộc mít-tinh của công chức tại Nhà Hát Lớn Hà Nội bị biến thành cuộc mít-tinh biểu tình của Việt Minh, mà Hoàng Văn Đào ghi lộn là ngày 18 tháng 8. Trong buổi họp này, về phía Việt Nam Quốc Dân Đảng có Chu Bá Phượng, Nguyễn Văn Viễn, Lê Khang, về phía Đại Việt Quốc Dân Đảng có Trương Tử Anh, Phạm Khải Hoàn, và một người được gọi là Đồng Chí Kim… để bàn về việc đoạt chính quyền vào đêm hôm này. Hoàng Văn Đào đã viết nguyên văn về cuộc thảo luận này như sau:

Các đồng chí ĐVQĐD cho rằng: “Cuộc cách mạng nào cũng chỉ đi tới mục đích là giành lại độc lập cho tổ quốc. Thì dẫu Mặt Trận Việt Minh hay đoàn thể nào cũng vậy! VM nắm được chính quyền, chúng ta sẽ tham gia hướng dẫn họ trên công cuộc phục vụ nhân dân, nếu họ muốn trở mặt, lúc đó chúng ta sẽ lấy nhân dân làm hậu thuẫn mà hạ họ xuống. Vả lại, lực lượng của họ có gì đáng cho chúng ta lo ngại! Nếu nay chúng ta dùng võ lực để đối phó, trong lúc này ắt có cuộc lưu huyết! Cộng Sản chưa thấy đâu mà đã thấy ngay dân chúng bị tàn sát. Sau đây lịch sử sẽ quy tội cho chúng ta là tham cầu địa vị, gây nên cảnh nồi da sáo thịt; tội đó há riêng một cá nhân gánh chịu!Lê Khang cực lực phản kháng: “Thì ra đến giờ phút này mà các anh vẫn chưa hiểu rõ Việt Minh Cộng Sản là thế nào cả? Huống hồ là dân chúng!“Tôi xin nói thẳng mong các anh đừng mếch lòng! Những phần tử CS họ rất sẵn sàng đi đôi với tất cả các thế lực, mặc dầu là thực dân Pháp hay quân phiệt Tầu, nghĩa là tiêu diệt được những những người cách mạng dân tộc chúng ta. Nếu nay để cho CS nắm được chính quyền, họ sẽ đặt tình thế trước sự đã rồi. Chúng ta sẽ đi tới tự sát. CS sẽ áp dụng mọi thủ đoạn để tiêu diệt chúng ta ngay. CS sẽ tuyên truyền công bố ngay với dân chúng: chúng ta là những tên phản động, phản quốc, Việt gian!“Chúng ta không nên đóng vai rò thụ động, không được phép chờ họ khủng bố rồi mình mới đánh lại; chúng ta nên tấn công họ trước, mới nắm được phần thắng về mình. Tôi khẩn khoản yêu cầu các anh hãy mau nắm lấy chính quyền, rồi tóm cổ hết những phần tử CS nhốt lại, để trừ mối họa cho dân tộc.“Chúng ta nắm được chính quyền, chỉ thu số súng đạn của Bảo An Binh cũng có tới 5.000 khẩu, cùng với số súng đủ loại ở kho Ngọc Hà của Pháp trước mà Nhật tước được có trên 20.000 khẩu, mà nay Nhật Bản sẵn sàng trao lại cho chúng ta. Với lực lượng ấy chúng ta có thể lập ba sư đoàn cách mạng quân để đối phó với tình thế, tiến tới một chính quyền thống nhất toàn quốc.“Nếu các anh cương quyết không chịu nghe ý kiến tôi, thì một ngày rất gần đây khi CS đã nắm vững tình hình, họ sẽ sách động gây nên cuộc giai cấp đấu tranh, hủy diệt Tôn Giáo, tổ chức phong trào đấu tố, thì ngay vợ con các anh sẽ đấu tố các anh là phản động, là…các anh sẽ không còn đất để đứng! Để họ tạo nên một giai cấp quan liêu thống trị mới hưởng mọi đặc ân và sẽ loại trừ hết các đảng phái Quốc Gia, họ sẽ đưa quốc gia ta lệ thuộc vào hàng ngũ Đệ Tam Quốc tế”.Ý kiến của Lê Khang không được hội nghị chấp thuận, bởi Chu Bá Phượng, Nguyễn Văn Viễn… vì quá nhu nhược lừng chừng, thiếu quả quyết.Thấy cơ hội độc nhất đã lỡ! Vô phương cứu vãn! Lê Khang cùng một số đồng chí lặng lẽ bỏ lên Vĩnh Yên tìm Đỗ Đình Đạo thảo kế hoạch đoạt chính quyền tỉnh Vĩnh Yên làm địa bàn hoạt động.Các võ trang đảng viên QDĐ được huy động từ chiến khu triệu về tập trung tại trường tiểu học Hàng Kèn, Hà Nội để đợi lệnh đoạt chính quyền cũng thứ tự rút lui [viii] Cũng về biến cố này, Hoàng Tường, một đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng khác đã kể lại câu chuyện như sau:

Các cán bộ quốc-gia chứng kiến cuộc biểu tình tuần hành của Việt Minh ngạc nhiên tự hỏi: Tại sao VM không chiếm chính quyền ngay chiều hôm 17? Có lẽ chưa được lệnh của thượng cấp? Có lẽ đấy chỉ là một cuộc biểu tình để trắc nghiệm xem phản ứng của Nhật bản ra sao, rồi mới đặt kế hoạch? Mãi đến sáng hôm sau họ mới cho loan truyền quyết định tổ chức biểu tình cướp chính quyền vào ngày 19 tháng 8, 1945.Từ ngạc nhiên đến toan tính: Trung ương Đảng bộ ra lệnh chuẩn bị gấp, đoạt chính quyền tối 18 rạng 19, trước rạng đông. Mọi việc cần phải làm đều được sắp xếp: cờ xí, biểu ngữ, bích chương và tuyên cáo quốc dân. Tất cả cán bộ và đảng viên hiện diện được lệnh chia nhau túc trực ở các cửa ô đợi lệnh. Võ khí tuy chưa có nhiều nhưng theo báo cáo thì “ta” đã có một số anh em binh sĩ trong trại bảo an binh sẵn sàng tiếp tay. Như dự định, anh em cán bộ và đảng viên đã sắp đặt ai nhiệm vụ ấy, kéo đến phủ Khâm sai, nhà máy đèn, đài phát thanh.Nhưng, lúc ba giờ sáng ngày 19-8-45, không biết vì nhũng lý do gì mà hội nghị cấp lãnh đạo lại hủy bỏ kế hoạch đoạt chính quyền, và ra lệnh cho tất cả phân tán mỏng, ai về nhà nấy, nhường cho Việt Minh làm công cuộc ấy sáng hôm sau, 19-8-45.Hồi ấy, người viết chỉ là một đảng viên cấp thấp, không được dự hội nghị có tính cách quyết định lịch sử ấy, nên không tường sự việc. Hai hôm sau, người viết hỏi anh Chu Bá Phượng (cũng gọi là anh Hai) thì anh cho biết là theo quyết định của hội nghị, “ta” hãy tạm thời nhường Việt Minh một bước, để sau khi quân Đồng minh vào, sẽ tính. [ix]Nói tóm lại qua những tài liệu kể trên, ta thấy các đảng phái Quốc Gia cũng có kế hoạch cướp chính quyền trước cả Việt Minh, nhưng vì nhiều lý do như thiếu thống nhất, thiếu quyết đoán, coi thường đối thủ, lại sợ bị mang tiếng thân Nhật có hại khi quân Đồng Minh tới, sợ Việt Minh phá đê Sông Hồng để nước tràn vào Hà Nội và Cộng Sản sẽ làm chủ nông thôn, cô lập Hà Nội, cũng như đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của phe nhóm, trong đó có Cộng Sản… nên nửa chừng bỏ dở giúp cho Việt Minh nắm được cơ hội cướp được chính quyền trước khiến tình hình sau đó trở thành quá trễ và là thảm họa lớn cho chính họ, đúng như Lê Khang cảnh cáo trước. Nên để ý là Lê Khang hay Lê Ninh ở thời này được coi là một lãnh tụ sáng giá của Việt Nam Quốc Dân Đảng qua câu nói được truyền tụng “Việt Quốc Lê Ninh, Việt Minh Trần Văn Giàu”. Ông bị Việt Minh giết sau này.

Cuối cùng, về thái độ của các đảng phái quốc gia trong thời gian này, Nguyễn Tường Bách, trong Việt-Nam Một Thế-Kỷ Qua, Hồi Ký Cuốn Một 1916-1946, in năm 1998, 53 năm sau đã viết:Cần phải khách quan để rút kinh nghiệm về những bài học lịch sử. Lực lượng các đảng phái quốc gia Việt Nam thiếu tổ chức có hệ thống chặt chẽ, thiếu lãnh đạo sáng suốt, thiếu võ trang , tuyên truyền trong quần chúng, thiếu khu căn cứ, tới ngày quyết liệt lại không mạnh dạn cướp lấy thời cơ trăm năm có một, kết quả lâm vào thế bị động và nguy nan.Có anh em lại chủ trương không nên xung đột với Việt Minh gây đổ máu giữa người Việt với nhau vô ích, đợi CS lên cầm quyền rồi dần dần nó sẽ lộ chân tướng, và tất sẽ bị nhân dân lật đổ. Một chủ trương quá lý tưởng và quá tin ở người khác. Vì không nghiên cứu kỹ càng về sách lược, chiến thuật nên không hiểu gì về câu châm ngôn của CS “tất cả vì chính quyền” – có chính quyền là có tất cả. Đến bây giờ, người CS vẫn coi trọng câu châm ngôn ấy, bám chặt chính quyền là vấn đề số 1 đối với họ. [x]Chưa hết, về thái độ đối với chính quyền của Hoàng Đế Bảo Đại của các đảng phái quốc gia, tác giả Nguyễn Tường Bách nhận định thêm:

Nếu trước kia, các đảng phái quốc gia biết cách hợp tác với chính quyền Bảo Đại, dựng một chính phủ vững mạnh thì đã không những ngăn ngừa được nền chuyên chính của CS, mà còn có thể lãnh đạo toàn dân chống đế quốc Pháp quay trở lại.Bất cứ một chính phủ dân tộc nào lúc đó cũng có khả năng chỉ huy cuộc kháng chiến, cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới. Việc đảng CSVN ngụy biện là đã đánh đuổi được hai đế quốc Pháp-Nhật, giải phóng cho dân tộc lúc ấy, chỉ là một tuyên truyền vô căn cứ, để mê hoặc dân chúng. Dựa vào lập luận ngụy biện này, đảng CS đã có thể lôi kéo dân chúng đi theo con đường tai họa xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản. Thật ra lúc này Pháp đã bị Nhật tước quyền rồi, mà Nhật lại đã đầu hàng.[xi]

Nhận định của Nguyễn Tường Bách như một người đương thời và là một trong những người lãnh đạo của Việt Nam Quốc Dân Đảng về chuyện “Nếu trước kia các đảng phái quốc gia biết cách hợp tác với chính quyền Bảo Đại” nếu có phần đúng thì chỉ đúng cho thời điểm bốn tháng trước đó khi Chính Phủ Trần Trọng Kim mới được thành lập và còn đang tích cực hoạt động và hoạt động hữu hiệu. Nó không đúng với thời điểm ngay sau ngày Nhật Bản đầu hàng khi Đồng Minh sắp kéo vào giải giới Quân Đội Nhật với nhiệm vụ duy nhất là tước khí giới Quân Đội Nhật với điều họ muốn thấy là có sẵn một chính quyền bản xứ hợp pháp tồn tại để tiếp tục giữ gìn an ninh, trật tự bất kể là thân Nhật hay không thân Nhật. Ngoài ra không còn điều gì khác. Chính quyền Bảo Đại-Trần Trọng Kim do đó là chính quyền cần phải được duy trì và bảo vệ. Đại Việt Quốc Gia Liên Minh và các đảng phái quốc gia không biết rõ điều này, cứ thắc mắc và bị hù dọa về chuyện thân Nhật hay không thân Nhật, còn Việt Minh thì biết. Thay vì hợp tác với Khâm Sai Phan Kế Toại, các lãnh tụ Đại Việt Quốc Gia Liên Minh lại chủ trương bắt ép ông này từ chức nhường quyền cho họ. Sau đó thay vì kéo đến bảo vệ Phủ Khâm Sai như đã cho Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ, người duy nhất trong năm vị giám đốc trong Ủy Ban Giám Đốc Chính Trị Miền Bắc còn có mặt tại chỗ thay thế Phan Kế Toại, biết khiến ông mỏi mắt trông chờ vào những giờ phút chót. Cuối cùng Bác Sĩ Chữ, vì sức ép của đám đông, phải mở cổng Phủ cho đoàn biểu tình tràn vào khiến cho Việt Minh cướp được chính quyền một cách dễ dàng, mở đầu cho một giai đoạn đầy chiến tranh, oan khiên, máu và nước mắt của lịch sử dân tộc kéo dài đã ba phần tư thế kỷ vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt.

Phạm Cao Dương

Những ngày Đại Dịch Vũ Hán phát xuất từ nước Tầu hoành hành gây náo loạn trên toàn thế giới

{i] Hoàng Văn Đào, Lich Sử Đấu Tranh Cận Đại 1927-1954: Việt Nam Quốc Dân Đảng. Saigon, 1964. Garden Grove, CA: Tân Việt tái bản tại Hoa Kỳ, 2006, tr. 210. Nguyễn Xuân Tiếu còn có tên là Nguyễn Cao Kha. Ông thành lập Đại Việt Quốc Gia Xã Hội Đảng từ năm 1936 và đến tháng 2 là Chủ Tịch Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương của Đại Việt Quốc Gia Liên Minh. Ủy Ban này gồm có Nguyễn Tường Long, Trương Tử Anh, Ngô Thúc Địch,. Bùi Như Uyên, Nguyễn Thế Nghiệp, Nguyễn Ngọc Sơn, Nhượng Tống, Nguyễn Đăng Đệ, Nguyễn Xuân Dương tức Lạc Long. Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu, Tập III, Nhân Vật Chí. Hoston, TX: Văn Hóa, 1997, tr. 413.

[ii] Nguyễn Khắc Ngữ, Đại Cương về Các Đảng Phái Chính Trị Việt Nam. Montréal: Tủ Sách Nghiên Cứu Sử Địa, 1989, tr. 40.

[iii] Hồi Ký Nguyễn Xuân Chữ, đã dẫn, tr. 276-277.

[iv] -như trên-, tr. 280-281

[v] Hoàng Văn Đào, tr. 211.

[vi] Đoàn Thêm, Hai Mươi Năm Qua, 1945-1964, Việc Từng Ngày, tr.11.

[vii] Hoàng Văn Đào, tr. 213-214.

[viii] -nt- , tr. 215-216.

[ix] Hoàng Tường, Việt Nam Đấu Tranh, 1930-54. Westminster, California: Văn Khoa Publishing House, 1987, tr. 67-68.

[x] Nguyễn Tường Bách, Việt Nam Một Thế Kỷ Qua, Hồi Ký Cuốn Một 1916-1946. Santa Ana, CA: Nhà Xuất Bản Thạch Ngữ, 1998, tr. 172.

https://www.vietluan.com.au/33879/1945-2020-75-nam-nhin-lai-cac-dang-phai-quoc-gia-da-lam-gi-truoc-bien-co-19-8-1945

Vui cười

Người Nam khi hỏi giá cả thường dùng chữ “Ăn”. Thí dụ hỏi ông xích lô: -Đây đi chợ Bến Thành ông ăn bao nhiêu?

Hoặc:-Làm căn nhà như vầy ông ăn nhiêu?

Bữa đó có một bà khăn rằn quấn cổ, dẫn 1 đứa bé hai ba tuổi, mặt nhăn nhó, na cái bụng giun chống ngóc như cái trống chầu vô phòng mạch…

Bác sĩ hỏi bịnh ra sao. Bà mẹ nói:

-Cả tuần nay nó không đi cầu được bác sĩ ơi. Coi nó khổ sở quá chừng chừng. Bác sĩ coi cho nó uống thuốc gì mà nó ỉa ra được, rồi ông muốn ăn bao nhiêu đó thì ăn.

Thầy bói phán cho một ông đi xem: “Đường hậu vận của ông rất tốt. Nếu ông chết trước thì ông sẽ được lên thiên đàng”.

Ông kia bèn hỏi:

– Thế nếu vợ tôi chết trước?

– Càng tốt, thì ông đã có thiên đàng ngay từ giờ phút đó.

Chính Sách Cải Cách Ruộng Đất

Nguyên Nhân Tiềm Ẩn Cho Sự Cáo Chung

Của Chế Độ

Mai Thanh Truyết

Vì sao?

Xin trả lời ngày là:

* Kể từ sau 1954, ngoài Bắc, ngay sau khi chia đôi đất nước, HCM và CSBV áp dụng chính sách đấu tố tàn bạo với danh nghĩa “lấy của người giàu chia cho người nghèo” và hiện tại vẫn tiếp tục dùng chính sách trên, cướp đất, cướp ruộng công khai để “vỗ béo” cho tầng lớp lãnh đạo cộng sản hiện tại.

* Ở Miền Nam, không nói Cải Cách Ruộng Đất mà nói Cải Cách Điền Địa và sau đó Người Cày Có Ruộng. Trong 20 năm, từ 1955 – 1975, Miền Nam tiến hành hai cuộc Cải Cách Điền Địa ở thời Đệ I và Đệ II Cộng hòa. Không kể một cuộc Cải Cách Điền Địa do Cựu Hoàng Bảo Đại ban hành năm 1949, nhưng không thành công vì, ruộng đất vừa được phân phối xong thì liền bị Việt Minh tịch thâu, hoặc Việt Minh ngăn cấm nông dân nhận ruộng hoặc làm ruộng. Mặt khác, chiến tranh không cho phép nông dân sinh sống trên phần đất canh tác của mình, phải tản cư.

Vì vậy, người viết phân tích hai chính sách ở miền Bắc và miền Nam để từ đó, mỗi người trong chúng ta tự đề ra kết luận cho chính mình.

1.Chính sách Người Cày Có Ruộng

(Promulgation date of Land to the Tiller Law)

Cải Cách Điền Địa ở Miền Nam thực hiện từ khi Tổng thống Ngô Đình Diệm nắm quyền bằng Dụ số 57 ngày 22 tháng 10 năm 1956. Chánh sách điền địa thêm một lần nữa được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tiếp nối một cách chu toàn hơn bằng Đạo luật số 003/70 ngày 26 tháng 03 năm 1970, dưới tên gọi mới là Luật Người Cày Có Ruộng.

Ngày ban hành Luật Người Cày Có Ruộng nầy nhằm hữu sản hóa nông dân, ngõ hầu thâu ngắn cách biệt giữa người giàu và nghèo. Đây là một gia tài quý đã được người đi trước mang lại thành công trong việc thu ngắn khoảng cách giàu nghèo trong dân chúng, và nhứt là tạo điều kiện cho người dân thẩm thấu được tinh thần dân chủ pháp trị, một nền móng căn bản cho dân chủ, tự do, và nhân quyền.

a/Chính sách Cải Cách Điền Địa của Đệ Nhứt Cộng hòa

Ông Ngô Đình Diệm, vào ngày 7 tháng 7 năm 1955, được bổ nhiệm làm Thủ Tướng Chánh Phủ. Ở chức vụ Thủ Tướng Chánh Phủ, ông ban hành 2 Dụ, số 2 và số 7 năm 1955, liên quan đến vấn đề thuê ruộng, vì từ trước ở Việt nam, việc thuê ruộng không có giấy tờ hợp đồng giữa người thuê mướn và chủ ruộng nên thường chủ ruộng lấn ép làm thiệt hại quyền lợi của người thuê.                  

Giá thuê ruộng từ 40% đến 60%, tùy theo ruộng tốt xấu, trên số lúa thu hoạch. Luật về thuê ruộng qui định lại rõ qui chế tá điền. Từ nay:

-Giá thuê ruộng từ 10 đến 15% trên số lúa thu hoặch cho ruộng làm 1 mùa/năm;

-Giá thuê từ 15 đến 25% cho mùa gặt chánh của ruộng 2 mùa/năm.

-Thời hạn hợp đồng là 5 năm, có tái ký. Tá điền có quyền trả ruộng và phải báo trước chủ ruộng 6 tháng. Chủ ruộng muốn lấy ruộng lại phải báo trước tá điền 3 năm.

Vì chiến tranh nhiều người bỏ ra thành thị sinh sống nên số ruộng bỏ hoang tính ra lên đến 500.000 mẫu tây. Trong thời gian chánh phủ cho kiểm kê, nếu chủ ruộng vắng mặt, số ruộng này sẽ bị trưng thu để cấp phát cho tá điền.

Sau khi chấp chánh, Tổng Thống Ngô Đình Diệm ban hành Dụ số 57 ngày 22 tháng 10 năm 1956 qui định Chánh sách Cải Cách Điền Địa theo đó, điền chủ có quyền giữ cho mỗi người 100 mẫu đất, phải canh tác 30%, số còn lại cho mướn theo điều kiện luật hợp đồng đã ban hành.

Ruộng truất hữu, chủ ruộng được bồi thường theo giá ruộng, 10% bằng tiền mặt, 90% trả bằng trái phiếu với lãi xuất 3%/năm. Người giữ trái phiếu có quyền sử dụng trong các dịch vụ như trao đổi, kinh doanh, mua bán. Ruộng truất hữu bán lại cho tá điền trả góp trong 12 năm vốn và lãi xuất 3% như đối với điền chủ cũ.

Có lối 1035 điền chủ bị truất hữu vì mỗi người có trên 100 mẫu. Diện tích ruộng truất hữu là 430.319 mẫu, tính thêm 220.813 mẫu của Pháp kiều. Năm 1958, tổng số ruộng truất hữu là 651.132 mẫu.

Số tá điền trở thành điền chủ từ năm 1957 – 1963 là 123.193 người. Ngoài ra còn 2857 người mua trực tiếp từ chủ ruộng, nâng con số điền chủ – mỗi người có tối thiểu 5 mẫu – lên 126.050 người. Và số ruộng mua riêng này là 252.213 mẫu.

Chánh sách Cải Cách Điền Địa ở trong Nam làm cho chủ ruộng và tá điền đều hài lòng. Số ruộng đất bị Việt Minh trước đây tịch thu phát cho tá điền vì chủ ruộng vắng mặt, nay chánh quyền đem trả lại cho chủ và bồi hoàn tiền nếu bị truất hữu.

b/Chính sách Người Cày Có Ruộng của Đệ Nhị Cộng hòa

Cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bổ túc thêm Dụ số 57 và thiết lập Luật Người Cày Có Ruộng ban hành ngày 26/3/1970 đặt trên căn bản đồng thuận và bồi thường dựa trên nguyên tắc tương đối công bằng. Đó là, người có ruộng trên 15 mẫu hay có ruộng mà không canh tác sẽ bị truất hữu và được bồi thường theo theo thời giá hiện hành, 20% bằng hiện kim, và 90% bằng công khố phiếu và sẽ được truy lãnh 8 năm sau đó do Ngân hàng Quốc gia (Miền Nam) bảo đảm với mức lời 10% mỗi năm.

Kết quả của luật nầy, tính từ năm 1970 đến 1973, có tất cả 770.145 mẫu đã được truất hữu từ 51.695 điền chủ.

2. Chính sách Cải Cách Ruộng Đất của Hồ Chí Minh và CSBV

Dưới thời CCRĐ của CS Bắc Việt, về thuế nông nghiệp, chúng ta thử nhìn lại sơ lược để có ý niệm cụ thể nông dân bị phá sản.

* Thuế sẽ đánh 5% trên 100 kg lúa, 45% cho 1000 kg lúa trở lên, tối đa là 64%. Thêm vào đó, nông dân trả phụ thu cho đảng 15%. Cả 2 thứ thuế phải nộp một lần, cho đảng và Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và một phần gửi cho Kominforme làm nghĩa vụ quốc tế.

* Thử làm bài toán để biết nông dân đã nộp bao nhiêu mồ hôi nước mắt cho thuế nông nghiệp. Chúng ta lấy 1000 kg lúa. Thuế lấy 45% là 450 kg. Trên số này, nông dân bị trừ 15% thuế phụ thu là 67,5 kg. Nông dân phải nộp thuế nông nghiệp cho 1000 kg lúa thu hoạch được là 517,30 kg (51,7%). Nếu chủ ruộng không trực tiếp canh tác phải nộp thêm 25% phụ thu nữa.

* Diện tích ruộng canh tác và số lúa thu hoạch phải do nông dân bình (nghĩa là do cái gọi là” nông dân” quyết định chứ không do người chủ đất chia ra).

* Còn “chính sách người cày mất ruộng” (Cải cách ruộng đất) đã được đảng ưu ái bằng dùi cui, đôi khi người dân phải lấy mạng làm mộc để bảo vệ nguồn sống cuối cùng của bản thân và gia đình.

* Bồi thường được quy định là khoảng 1 Mỹ kim cho một thước vuông, trong lúc đó thời giá là từ 1000 đến 2000 Mỹ kim/m2 (vụ đàn áp mới nhứt của dự án Ecopark tại Văn Giang, Hà Nội là một thí dụ điển hình năm 2013).

Đó là trước năm 1975. Sau khi chiếm toàn cõi Việt Nam, CSBV áp dụng một chính sách CHIẾM ĐẤT quyết liệt hơn, tàn nhẫn hơn, sắt máu hơn, không những là đất nông nghiệp mà là đất tư nhân ở trong thành phố hay bất cứ nơi nào từ Bắc chí Nam với chính sách gọi là QUY HOẠCH đất đai. Chúng sử dụng cả sức mạnh gọi là chuyên chính vô sản qua bộ máy công an đề ép buộc người dân phải “nhả đất” cho chúng, nếu không thì là tù tội và mạng sống nữa!

Một “công dân” tên Tám Khỏe trên mạng lưới toàn cầu ngày 13/1/2010 nhận định chính sách Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) như sau:” Chủ yếu CCRĐ là chuẩn bị con đường đưa dân tộc Việt trở thành nô lệ cho một “giai cấp” mới, là đảng viên đảng CSVN”.

Chính sách CCRĐ/CSBV nầy không phải là một sai lầm mà là một tội ác có tính toán của HCM nhằm biến người dân trong vùng kiểm soát của CS thành những “con vật” mất hết ý chí phản kháng, chỉ biết cuối đầu vâng phục Bác và Đảng. Tất cả “con vật” trên mang cùng một họ; đó là họ “SỢ” (tất cả chúng ta đều mang chung một họ Sợ, lời của Nguyễn Tuân).

Cải cách Ruộng đất trong hai năm từ 1954 đến 1956 diễn tiến long trời lở đất này đã được nói nhiều với đầy đủ chi tiết nên thiết tưởng không cần lập lại thêm nữa. Duy có con số tử vong chính xác của nạn nhân chưa được xác nhân chính xác:

– Theo tuần báo Time ngày 1 tháng 7 năm 1957 thì khoảng 15.000 người bị xử bắn.

– Theo Gareth Porter: từ 800 đến 2.500;

– Theo Edwin E. Moise (sau một công cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn): vào khoảng 5.000;

– Theo giáo sư sử học James P. Harrison: vào khoảng 1.500 cộng với 1.500 bị cầm tù.

– Theo soạn giả Arthur Dommen thì cho rằng tính đến năm 1956 có khoảng 32.000 người bị hành hình trong vụ cải cách ruộng đất

Ngày nay, theo báo cáo chánh thức của Viện thống kê Hà Nội, số tử vong là 172.008 người trong đó có 70% bị chết oan ức bao gồm những tiểu địa chủ bị nâng lên cho đủ 5% theo tiêu chuẩn của Trung Cộng qui định, và những cán bộ đảng viên đi theo kháng chiến chống thực dân vì lòng yêu nước tinh ròng không cộng sản. Nhưng con số tử vong thật sự có thể cao hơn nhiều do nhu cầu bưng bít của chế độ. (Trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam (tập 2, 1955-1975) của Gs Đặng Phong (1939-2010), Nxb ĐHQG Hà Nội 2004, trọn chương 3 dành nói về Cải Cách Ruộng Đất, ghi rõ là đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông (trong đó có 123.266 người bị quy sai (hơn 70%), tức là bị giết oan).

Cũng trong thời gian đó, nhiều sĩ phu Bắc hà, trong đó đại diện là Nguyễn Mạnh Tường đã đưa ra phương hướng sửa đổi những sai lầm của chế độ bằng “một chế độ pháp trị chân chính” mà ông đã mô tả trong quyển sách “Tiếng nói trong đêm khuya” (Une voix dans la nuit), nhưng không được lắng nghe mà ông còn bị trù dập cho đến chết.

3. Thay lời kết

Tóm lại, những sự việc như: Phê chuẩn dự luật An ninh mạng ngày 12/6 – Luật Đặt khu kinh tế – Việc sáp nhập tiền tệ chung cho 6 tỉnh biên giới – Việc cho xe hơi chạy vào “tự do” trong nội địa Việt Nam – Và gần đây nhứt, việc ra mắt cuốn tự điển tiếng Việt mới (âm điệu Tàu) của Bùi Hiền và sách lớp I về cách phát âm và đánh vần của Hồ Ngọc Đại…tất cả chỉ là một cách “hợp thức hóa” và thăm dò của CSBV, cũng như “làm loãng đi” mục tiêu Chống Tàu Diệt Việt Cộng của người con Việt mà thôi.

Vì sao?

Vì những việc trên, chúng đã chuẩn bị và áp dụng từ…”nẫm” rồi!

Thí dụ như Luật An ninh mạng, chúng đã áp dụng từ ngày …thành lập đảng cs Việt Nam 1930 vì chúng đã bắt đầu khủng bố và đàn áp người dân không cần thông qua luật nào cả (luật rừng!); Luật Đặc khu kinh tế đã được xây dựng (với nguồn vốn TC) ở cả 3 nơi từ năm …2011 lận:

* Vân Đồn với phi trường (với đường bay 3000m cho máy bay vận tải hạng nặng) và phi cảng đã hoàn tất cùng hạ từng cơ sở cũng như hai xa lộ Vân Đồn – Hải Phòng – Hà Nội đã rút ngắn được 2 giờ lái xe;

* Bắc Vân Phong với đèn pha (hải đăng) cho tàu chạy ở đỉnh Đèo Cả, bến cảng có độ sâu 22m cho tàu chuyên chở lớn tại Vũng Rô. Hiện nơi nầy đang là trạm trung chuyển của các tàu chuyên chở dầu hướng về TC.

* Phú Quốc đã xây dựng nhiều resort và khu giải trí trong đó nhiều casino quốc tế đã xây xong…

* Việc thử nghiệm tiếng Việt mới đã được áp dụng thử nghiệm ở 50 tỉnh trong 63 tỉnh thành toàn quốc từ 4 năm nay! 

* Và còn nhiều nhiều nữa…Bà Con ơi

Cách đây 58 năm năm, cố Cố vấn Ngô Đình Nhu trong quyển sách Chính Đề Việt Nam (nhà xuất bản Đồng Nai, Sài Gòn, in lại do Kim Lai ấn quán (Los Angeles) năm 1988) khẳng quyết là:” Trung Cộng giải quyết không được công cuộc phát triển của dân tộc Trung Hoa. Nhưng số người 800 triệu (thời điểm 1960) dân cần phải nuôi, là một thực tế không thể phủ nhận được. Sự bành trướng mà TC bắt buộc phải thực hiện, dưới áp lực nhân khẩu kinh khủng đó đã mở màn. Nếu chúng ta không thức tỉnh thì một trong những nạn nhân đầu tiên của sự bành trướng nói trên sẽ là chúng ta”. (Dân số TC năm 2016 là 1 tỷ 400 triệu)

Quả thật đây chính là một lời tiên tri cách đây 58 năm, và ngày hôm nay, TC không cần phải thôn tính nước ta bằng võ lực, vì chính những người cộng sản Bắc Việt đã tự hiến dâng đất nước thân yêu và 96 triệu con dân Việt cho TC nhằm mục đích bảo vệ quyền lực và quyền lợi của họ.

Vì vậy, chính sách đuổi dân chiếm đất, đặt biệt là đất nông nghiệp để làm Khu chế xuất, Khu công nghiệp, Đặc khu kinh tế cho TC của CSBV đã phát động từ 43 năm qua phải là một “kích hoạt” để toàn dân Việt đứng lên làm cách mạng bất tuân dân sự nhằm tẩy xóa chế độ CSBV ngày hôm nay.

Mong Bà Con Việt hãy Nhớ Nằm Lòng và Lấy Quyết Tâm!

Giờ lịch sử đã điểm!

Lịch sử dân tộc sẽ không bao giờ quên khắc ghi tội ác bán nước tày Trời nầy của Cộng sản Bắc Việt.

Mai Thanh Truyết

Trích sách Lối Thoát Cho Việt Nam

Houston, 15/9/2018

Vui cười

Nhận được thiệp cưới bạn thân của chồng, bà vợ trách móc: – Anh vẫn chưa nói với Jim là cô gái kia không thích hợp làm vợ anh ấy ư?

Ông chồng nhún vai:

– Tôi không có ý định đó. Tại sao tôi phải nói chứ?

Bà vợ tức giận:

– Nhưng đó là bạn thân của anh kia mà. Anh không thể để mặc anh ấy cưới một người phụ nữ xấu tính như vậy. Thật kinh khủng!

Ông chồng bình thản:

– Đáng đời! Hồi xưa lúc tôi lấy vợ, nó cũng có ngăn cản tôi đâu.

Việt Nam Cộng Hòa và những định mệnh xui xẻo

Nguyễn Tiến Hưng

Nhìn lại lịch sử, chúng tôi thấy câu ngạn ngữ “hoạ vô đơn chí, phúc bất trùng lai” sao nó đúng quá: tai bay vạ gió thì luôn theo nhau mà đến với Việt Nam Cộng Hòa, còn những cái may mắn thì ít khi nó trở lại.

Thời Tổng thống Ngô Đình Diệm: sau bao nhiêu gian lao với Pháp, ông đã khai sinh ra nền Cộng Hòa.

Sau đó xây dựng được những thành tích vẻ vang của “Năm Năm Vàng Son 1955-1960,” (độc giả xem Khi Đồng Minh Nhảy Vào, Chương 13). Nhưng vừa tới năm 1961 thì ông phải đối đầu ngay với những giao động khôn lường: nửa năm đầu thì Tổng thống John F. Kennedy hết sức ủng hộ, tới nửa năm sau, bang giao Việt – Mỹ rơi vào khủng hoảng.

Sau cùng thì trong bối cảnh dầu sôi lửa bỏng vào dịp Lễ Phật Đản thứ 2507 (ngày 8/5/1963), TT Kennedy gửi ông Henry Cabot Lodge sang làm Đại sứ thay thế ĐS Frederick Nolting về hưu.

“Năm năm vàng son” của Việt Nam Cộng Hòa

Tổng thống Diệm: Độc tài hay nhân trị?

Tháng Tư những mất và còn

Nolting là người ủng hộ ông Diệm. Ông Lodge là người mưu mô, nham hiểm, có nhiều thành kiến về ông Diệm. Vì tham vọng muốn lập thành tích để ra ứng cứ tổng thống vào năm 1964 cho nên ông đã dùng đủ mọi mưu lược triệt tiêu Tổng thống Diệm với hậu quả là phá nát nền Đệ Nhất Cộng Hòa mùa Thu 1963. Tôi gọi ông này là Đao phủ HENRY I.

Tới Đệ Nhị Cộng Hòa, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lại gặp ngay một tay HENRY nữa – Henry A. Kissinger. Về ông này, ta có thể đặt câu hỏi: ở một cường quốc vĩ đại như Hoa Kỳ, biết bao nhiêu người vừa tài, vừa đức, vừa có tâm, vừa có tầm mà lại không lên được tới địa vị quyền hành như ông Kissinger?

Ông này còn mưu lược, gian dối hơn Cabot Lodge gấp mấy lần. Kissinger đã đạo diễn chính sách của Hoa Kỳ về Việt Nam trong gần sáu năm rưỡi, tức là trên hai phần ba thời gian của Đệ Nhị Cộng Hòa.

Cái nguy hiểm cho cả Mỹ lẫn Miền Nam là ông này thích hành động bí mật và một mình.

Giá trị tinh thần lập hiến Việt Nam Cộng Hòa

USS Hue City: Chiến hạm Mỹ mang tên TP Huế

‘Hòa giải phải trên cơ sở của sự thật’

Trong một cuộc phỏng vấn với nữ ký giả người Ý, bà Oriana Fallaci, ông giải thích rằng sở dĩ ông có sức mạnh là nhờ ở lối hành động một mình:

“Điểm chính là lúc nào tôi cũng hành động một mình. Người Mỹ thích cái đó vô cùng. Người Mỹ thích hình ảnh một gã chăn bò dẫn đầu một toán di dân, một mình trên lưng ngựa, đi đầu, thủng thẳng tiến vào một tỉnh lỵ, một thị xã; chỉ mình với ngựa thôi, không có gì khác. Có thể là không có cả súng nữa, là vì gã ta không cần bắn. Gã chỉ hành động bằng cách là ở đúng chỗ, vào đúng lúc, thế thôi. Nói gọn hơn, gã là một cao bồi miền Tây.”

Tôi gọi ông này là Đao phủ HENRY II.

Nhân dịp 30 tháng Tư, chúng tôi xin chia sẻ với đồng hương một vài cảm nghĩ về số phận long đong của cả hai nền Cộng Hòa vào lúc hoàng hôn thê lương ảm đạm.

Khi Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ

Những cái xui xẻo đã xảy ra liên tục cho Tổng thống Ngô Đình Diệm trong ba ngày cuối cùng của cuộc đời ông (xem Khi Đồng Minh Nhảy Vào, Chương 22).

Ngày 3/03/1963 Tòa Bạch Ốc gửi mật điện chỉ thị cho Đại sứ Lodge là: “phải thông báo đầy đủ cho Tướng Harkins (tư lệnh quân đội Mỹ ở Miền Nam) trong mọi giai đoạn, và sử dụng những khuyến cáo của cả Harkins lẫn Smith,” và “tất cả chỉ thị cho Conein (người trung gian với nhóm tướng lãnh đảo chính) cũng phải được thông qua ý kiến của Harkins và Smith.” Nhưng vào những giờ phút chót, ông Lodge đã trái lệnh Tổng thống, không chịu bàn bạc, thông báo gì với ông Harkins (vì Harkins hết sức bênh vực TT Diệm);

Cùng ngày 30/03, Đại sứ Lodge hoãn chuyến đi Washington. Ông đã định đi vào ngày 31 tháng 10. Chỉ thị từ Washington là khi ông Lodge đi vắng thì Tướng Harkins sẽ thay thế ông để điều khiển ở Sàigòn. Nếu ông Harkins ở lại thì khó có thể đảo chính. Sau cùng, Washington lại quyết định cho phép ông Lodge hoãn chuyến đi vài ngày. Lodge muốn ở lại Sàigòn để theo rõi đảo chính ngày hôm sau.

Ngày 31 tháng 10 là ngày trước đảo chính. Vì ngày đảo chính (mồng 1 tháng 11) là ngày Lễ Các Thánh, ngày lễ của người Công giáo, nên ông Diệm có thể đi kinh lý hoặc thăm viếng chỗ này chỗ kia. Cho nên Tướng Trần Văn Đôn đề nghị với TT Diệm là ông nên tiếp xã giao Đô đốc Harry Felt (Tư lệnh quân lực Mỹ Thái Bình Dương) vừa tới Sàigòn. Đề nghị như vậy là để có cớ thuyết phục TT Diệm ở lại Dinh Gia Long trong ngày đảo chính cho chắc ăn.

Chính ông Đôn đã viết lại trong cuốn hồi ký Our Endless War – Inside Vietnam:

“Sáng ngày 31 tháng 10, tôi vào dinh gặp Tổng thống Diệm để hỏi về vấn đề Đô đốc Felt đến Sàigòn, và dò hỏi xem có phải vì ông không có mặt ở Sàigòn vào ngày mai nên không tiếp ông Felt được hay không? Ông Diệm ngạc nhiên vì không biết tin ông Felt tới Sàigòn.”

Vì Tướng Đôn đề nghị, TT Diệm đã quyết định ở lại Sài gòn để tiếp Đô đốc Felt vào ngày 1/11.

Buổi sáng ngày 1 tháng 11, khi TT Diệm tiếp hai ông Felt và Lodge, ông bất chợt hỏi ông Lodge rằng ông biết đang có âm mưu đảo chính nhưng không biết rõ tướng tá nào muốn đảo chính. Ông Lodge trả lời một cách quanh co: “Tôi không nghĩ rằng Tổng thống phải lo ngại gì cả.” Như vậy là để đánh lừa ông Diệm;

Một chuyện nữa hết sức quan trọng, đó là cuối cùng, như đã đề cập trên đây, Tổng thống Diệm đã muốn làm một nghĩa cử ôn hòa với cả Đại sứ Lodge, cả Tổng thống Hoa kỳ. Vì biết ông Lodge sắp lên đường về Washington, ông dặn ông Lodge là khi về tới Washington thì nên gặp hai ông Colby (trưởng trạm CIA ở Sàigòn trước đây) và Nolting (cựu Đại sứ) để bàn bạc về vấn đề giải quyết chuyện ông Nhu cho ổn thỏa.

Rồi ông gửi một thông điệp cho TT Kennedy nói:

“Tôi bằng lòng chấp nhận tất cả những đề nghị của Tổng thống Kennedy một cách hết sức nghiêm chỉnh, và muốn thực sự thi hành những điều này, chỉ còn vấn đề thời gian tính.”

Chắc ông Lodge cũng còn một chút lương tâm và cho rằng như vậy là đã có thể đi tới chỗ hòa hoãn với ông Diệm được rồi, nên ông có báo cáo về Washington thông điệp này.

Thế nhưng, vô tình hay hữu ý, theo Mark Moyar thì ông Lodge lại gửi điện tín này theo thủ tục ‘ưu tiên thấp nhất’ nên khi thông điệp này tới Washington thì tiếng súng đã bắt đầu nổ ở Sàigòn rồi. Theo một tác giả khác, James W. Douglas trong cuốn JFK and The Unspeakable thì Lodge đã trì hoãn để khi Kennedy nhận được điện tín này thì đã quá trễ.

Ngày 1 tháng 11 cũng là ngày sinh nhật của Đại tá Hồ Tấn Quyền, Tư lệnh Hải quân, là người trung thành với TT Diệm và đã cứu ông trong dịp đảo chính tháng 2 năm 1962.

Sau khi chơi quần vợt với một số đồng đội, họ mời ông dùng cơm trưa để mừng sinh nhật thứ 36 của ông. Thoạt đầu, ông đã từ chối. Buổi sáng hôm ấy, ông cũng đã chột dạ vì thấy có những cuộc chuyển quân hơi lạ nên muốn theo dõi để báo cáo cho ông Diệm. Nhưng rồi viên sĩ quan phụ tá cố nài ép nên ông nể lòng. Lúc đang trên đường đi tới một quán nhậu ở ngoại ô Sàigòn, ông đã bị sát hại. Như vậy là ông Quyền đã đi trước và dọn đường tới nghĩa trang cho hai ông Diệm-Nhu.

Theo tác giả Mark Moyar (trong cuốn Triumph Forsaken) thì “khi cuộc đảo chính sắp bắt đầu, một viên sĩ quan chỉ huy lữ đoàn Lực lượng Đặc biệt đề nghị với Tổng thống Diệm cho ông dùng xe thiết giáp tấn công tổng hành dinh của nhóm đảo chính để bắt trọn ổ số Tướng lãnh đang họp hành. Thành công là chắc chắn, viên sĩ quan cố thuyết phục ông Diệm, vì chỉ có một số lính đang tập sự đứng gác ở Tổng Tham Mưu, và đúng như vậy.

Tháng Tư những mất và còn

Lệnh rút khỏi Huế của Tổng thống Thiệu

Lịch sử có nợ gì Tướng Dương Văn Minh?

Nếu những tướng chủ mưu bị bắt thì quân đội đảo chính tất sẽ bị rối loạn.

Nhưng TT Diệm không cho phép, ông nói: “Quân đội phải tiết kiệm súng đạn để chống Cộng, và tránh đổ máu,” rồi thêm: “Chỉ cần bảo vệ Dinh Gia Long, nhà Bưu điện và Tổng Nha Ngân khố.”

Như đề cập trên đây, sau khi tiếng súng đảo chính đã vang dội, Tổng thống Diệm gọi giây nói cho Đại sứ Lodge vào lúc 4 giờ 30 chiều (ngày 1 tháng 11) để hỏi về thái độ của Hoa kỳ. Ông Lodge trả lời lơ mơ là ông không biết gì để nói nhưng có đề nghị với ông Diệm là sẽ cho xe cắm cờ Mỹ đến Dinh Gia Long đưa ông Diệm ra phi trường, rồi dùng máy bay riêng của đại sứ để chở ông ra khỏi nước, nhưng TT Diệm từ chối. Nhưng trái với điều mà nhiều tác giả đã viết, cuộc điện đàm này không phải là trao đổi cuối cùng giữa hai người. Vẫn còn một cú điện thoại khác nữa.

Cú điện thoại thứ hai là lúc ở tại nhà thờ Cha Tam, ông Diệm đã gọi ông Lodge để yêu cầu giúp đỡ phương tiện để ra đi, vì ông Lodge đã hứa rằng “Nếu tôi có thể làm được gì để giúp cho an toàn của Ngài thì Ngài cứ gọi tôi.” Nhưng bây giờ ông Lodge lại trả lời là Tòa Đại sứ Mỹ chỉ có thể cho ông trú ẩn và bất cứ điều gì khác, nhưng không thể giúp phương tiện chuyên chở ông ra khỏi nước. Như vậy là trái hẳn với đề nghị của ông Lodge chiều hôm trước. Ông Mike Dunn, Phụ tá trưởng của đại sứ – là người đứng bên ông Lodge khi ông này nói diện thoại với ông Diệm – đã xin tự nguyện đến chở hai ông Diệm, Nhu đi để bảo vệ cho hai ông, nhưng ông Lodge đã không đồng ý! “Tôi thật ngạc nhiên là ta đã không làm gì để giúp cho hai anh em họ Ngô,” ông Dunn phàn nàn.

Một nhân chứng nữa cũng khẳng định về việc này là nhà báo Joseph Fried của tờ New York Daily News trong một báo cáo vào ngày 5 tháng 11, 1963.

Sau khi ông Lodge từ chối giúp đỡ, Tổng thống Diệm hoàn toàn thất vọng, khoảng 7 giờ sáng ngày mồng 2 ông quyết định gọi điện thoại cho Bộ Chỉ huy Đảo Chánh thông báo là ông đã ra lệnh cho lính phòng vệ Phủ tổng thống ngưng bắn và ông đầu hàng vô điều kiện.

Đây là một việc không may mắn nhất cho TT Diệm vì cho tới ngày đảo chính, nhóm tướng lãnh vẫn còn nghi ngờ nhau, chưa có sự tin tưởng và đồng ý hoàn toàn. Chính TT Thiệu đã kể lại (với Phụ Tá Nguyễn Văn Ngân) là “nếu ông Diệm và ông Nhu không ra trình diện (gọi điện thoại) vào sáng ngày 2 tháng 11, chỉ cần nán lại tới trưa cùng ngày thì các tướng lãnh sẽ lên máy bay chạy hết vì lo sợ và nghi ngờ lẫn nhau” là đã mắc mưu ông Nhu.

Trước đó, trong giai đoạn chuẩn bị đảo chính, Tướng Paul Harkins, Tư lệnh Mỹ ở Việt Nam cũng báo cáo về cho tướng Maxwell Taylor, Chủ tịch Tham Mưu Liên Quân về nhóm tướng lãnh:

“Tôi thấy chúng ta có một tổ chức của nhóm người thật hoang mang trong đó mọi người nghi ngờ mọi người khác.”

Các tướng lãnh yêu cầu Conein sắp xếp máy bay, nhưng CIA trả lời là cần 24 giờ thì mới thu xếp được, nhưng thật ra là đã có sẵn một chiếc máy bay ở Sàigòn để chở Đại sứ Lodge về Washington và ông này đã hoãn chuyến đi. Dù sao, khi nghe thấy nói đến 24 giờ, Tướng Minh gắt lên “Chúng tôi không giữ họ lâu thêm được nữa.”

Sau này, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (lúc đó là Đại tá) còn kể lại với chúng tôi rằng:

“Khi được lệnh đánh Dinh Gia Long, ông đã có ý định tìm TT Diệm và mời ông lên xe jeep mở mui để về Bộ TTM rồi đưa ông đi ra ngoại quốc, nhưng khi chiếm Dinh xong thì thấy ông Diệm đã đi rồi. Ông Thiệu thêm: “Nếu như TT Diệm đi xe jeep mui trần như vậy thì không ai dám sát hại ông…”

Đến khi ông Thiệu được tin TT Diệm gọi điện thoại về Bộ Tổng Tham Mưu, ông còn đề nghị với Tướng Minh để cho ông đi đón TT Diệm từ nhà thờ Cha Tam, nhưng ông Minh gạt đi và nói “Khỏi phải lo, đã có người rồi.”

Bất hạnh cuối cùng của Đệ Nhị Cộng Hòa

Tháng 2/1972, TT Nixon đi Bắc Kinh gặp Chủ tịch Mao. Dịp này ông đã đảo ngược “chính sách ngăn chặn Trung Quốc” (containment of China). Khi mở cửa Bắc Kinh thì ông đóng cửa Sàigòn, và khi bắt tay với ông Mao thì buông ngay tay ông Thiệu (như chúng tôi đã viết trong cuốn Tâm Tư Tổng Thống Thiệu).

Sau đó Nixon – Kissinger áp lực Miền Nam ký Hiệp Định Paris (1/1973). Từ đó những cái xui xui xẻo tới dồn dập:

Ngược lại với những cam kết của TT Nixon là sẽ tiếp tục viện trợ, VNCH vừa ký kết một hiệp định hết sức bất lợi thì lại bị cắt xén viện trợ thật bất ngờ và thật nhanh;

Còn được chút ít viện trợ thì lại bị ngay cú ‘sốc’ siêu lạm phát (do chiến tranh Israel – Ai Cập vào tháng 10/1973) làm tiêu hao mãi lực của viện trợ. Một thùng dầu thô đang từ 4USD vọt lên 12 USD.

Tới khi viên trợ bị cắt hết, Miền Nam xoay xở đi vay Quốc Vương xứ Saudi để mua tiếp liệu. Vua Saud al Faisal vừa đồng ý cho vay 300 triệu USD thì lại bị người cháu ruột hạ sát thê thảm ngay trong hoàng cung. Ông nằm xuống vào đúng ngày cố đô Huế bị bỏ ngỏ.

Trên chiến trường, lúc bị tấn công, Ban Mê Thuột gọi không quân đến yểm trợ. Phi vụ vừa tới thả bom thì một trái rơi trúng ngay Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23;

Mất Ban Mê Thuột, có lệnh rút Pleiku. Ngày 18 tháng 3, quân dân hoảng hốt rút trên con đường 7B đẫm máu. Vừa về tới Phú Bổn thì bị kẹt ngay vì công binh chưa làm xong cây cầu nổi như đã dự tính: đoàn người di tản chịu thêm một trận pháo kích bên bờ sông Ea Pha. Sau này Tổng Thống Thiệu kể lại cho tôi rằng ông vẫn còn thắc mắc về chuyện tại sao Công Binh không làm xong cái cầu nổi? Đại tướng Viên cũng cho rằng “Sư đoàn 320 của cộng sản sẽ không bao giờ truy kích kịp đoàn quân nếu chúng ta có được cầu qua sông thiết lập đúng lúc, và giữ đuợc trật tự trong đoàn dân quân di tản.” Vì cầu không xong, cho nên:

Hai ngày sau mới rời đuợc Hậu Bổn. Đoàn dân quân vừa tiến được chừng 20 cây số là khựng ngay, vì “trước mặt đoàn di tản là Phú Túc đả bị địch chiếm.”

Khi không quân tới cứu,”một trái bom nữa rơi vào đoàn quân đi đầu, gây thương vong cho gần một tiểu đoàn Biệt Động Quân.”

Tôi đang dự một buổi họp đầy căng thẳng tại Dinh Độc Lập sau cuộc rút lui thảm hại này thì Đại Tá Cầm (Chánh Văn phòng Tổng Thống) bước vào đưa một tin bất hạnh: ông Paul Léandri, trưởng phòng thông tấn xã Agence France Presse ở Sàigòn bị cảnh sát bắn chết.

Léandri loan tin “có số lính người Thượng (Montagnards) đã nổi loạn ở Hậu Bổn, chống lại quân đội VNCH’. Nha Cảnh Sát mời ông đến để thẩm vấn. Sau vài tiếng đồng hồ bị giữ lại, Leandri bỗng nhiên bước ra khỏi phòng, nhảy lên xe và lái vút đi. Khi cảnh sát huýt còi ngừng, ông cứ tiếp tục phóng. Cảnh sát rút súng bắn vài phát vào bánh xe để giữ lại. Chẳng may một viên đạn lạc trúng ngay vao người. Leandri gục chết tại chỗ.

Phóng viên ngoại quốc vô cùng phẫn uất, phản kháng kịch liệt. Trong một tình hình vô cùng bất lợi cho Miền Nam về tất cả mọi phương diện quân sự, chính trị, kinh tế, và bộ mặt Miền Nam đã bị bôi nhọ bởi những hình ảnh dã man, độc tài, tham nhũng, bây giờ hình ảnh Leandri bị bắn gục chết lại phóng đi khắp thế giới! Tổng Thống Thiệu nghe tin này đã tái mặt. Ông liền chấm dứt, bước ra khỏi phòng họp.

Mấy ngày hôm sau, trong một phiên họp khác ở Văn Phòng Thủ Tướng, lại có tin chiếc máy bay vận chuyển C-5A chở đám trẻ em mồ côi vừa cất cánh ở Tân Sơn Nhất đã bị nổ tan. Chết trên 200 trăm em bé! Vào chính lúc đó lại đang có những chống đối ngay tại Washington về việc di tản người Việt Nam bằng máy bay Mỹ.

Ôi sao tin tức nó dồn dập, bi đát đến thế vào lúc con thuyền Miền Nam nghiêng ngửa sắp chìm đắm!

Suy gẫm như vậy, nhiều nguời trong đó có tác giả, cũng chỉ còn có cách là nghĩ đến chữ ‘mệnh’.

…Ngày nay nhìn lại, riêng phần tác giả thì cũng chỉ có một mong ước, đó là những thế hệ con cháu được sống trong thời đại kỹ thuật, có nhiều phương tiện và hoàn cảnh thuận lợi để liên lạc nên sẽ có thể gần gũi nhau hơn, thông cảm nhau hơn để rồi từng bước có thể giúp cho vận mệnh đất nước trở nên tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn.

Chúng tôi nghĩ rằng đây cũng là niềm hy vọng của đại đa số người dân Việt Nam hôm nay.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng. Sinh năm 1935 ở Thanh Hóa, tác giả từng giữ chức Tổng trưởng Kế hoạch của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa kiêm cố vấn của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trước 1975 ở Sài Gòn. Ông là tác giả cuốn ‘Khi Đồng minh Tháo chạy’ và là đồng tác giả cuốn The Palace Files- Hồ sơ Dinh Độc Lập, viết cùng Jerrold L. Schecter bằng tiếng Anh. Hiện ông định cư tại Virginia, Hoa Kỳ.

https://www.bbc.com/vietnamese/39750353

Phía sau những tấm ảnh Mậu Thân

Phóng viên ảnh Eddie Adams đã chụp được một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất của cuộc chiến Việt Nam – ngay thời khắc của một vụ hành quyết giữa tâm điểm hỗn loạn của chiến dịch Tết Mậu Thân 1968.

Bức ảnh này mang lại cho ông vinh quang và cả nỗi buồn, theo James Jeffrey.

Cảnh báo: Bài báo này đăng lại những bức ảnh của phóng viên ảnh Adams chụp lại khoảnh khắc bắn giết.

Mậu Thân 68: Đánh nhau làm Huế ‘điêu tàn’!

Phong trào phản chiến Mỹ sau Tết Mậu Thân

Trận Mậu Thân 1968 qua nguồn từ điển

‘The Vietnam War’ và khi Đồng Minh tháo chạy

Vietnam War: ‘Cuộc chiến day dứt tất cả chúng tôi’

Khẩu súng ngắn giật mạnh trong cánh tay vươn thẳng của người đàn ông trong khi khuôn mặt của người tù binh biến dạng do lực từ viên đạn vừa ghim vào hộp sọ ông ta.

Ở bên trái khung hình, một người lính chứng kiến cảnh tượng dường như co rúm vì sốc.

Thật khó để không cảm thấy ghê tởm, tội lỗi khi nhìn vào khoảnh khắc của cái chết.

Các chuyên gia về đạn dược nói rằng tấm ảnh – được biết đến dưới tên ‘Hành quyết ở Sài Gòn’ – cho thấy một tích tắc khi viên đạn găm vào đầu người đàn ông.

Bức ảnh của Eddie Adams chụp khoảnh khắc chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn một tù binh Việt Cộng được coi là một trong những hình ảnh có tác động nhất của Chiến tranh Việt Nam.

Vào thời điểm đó, bức ảnh được in lại trên khắp thế giới và trở thành biểu tượng của sự tàn bạo và tình trạng hỗn loạn của chiến tranh.

Nó cũng củng cố niềm tin ngày càng gia tăng ở Mỹ về sự vô ích của cuộc chiến – rằng không thể chiến thắng.

Ben Wright, giám đốc truyền thông tại Trung tâm Tư liệu về Lịch sử Hoa Kỳ Dolph Briscoe, nói: “Có một cái gì đó trong bản chất của một bức ảnh tĩnh tác động sâu sắc đến người xem và đọng lại với họ.”

Trung tâm này đặt tại Đại học Texas, Austin, là nơi lưu trữ các bức ảnh, tài liệu và thư từ của Adams.

“Các đoạn phim về cảnh nổ súng này, trong khi gây kinh ngạc, lại không gợi lên được cùng cảm giác về sự khẩn cấp và bi kịch “.

Nhưng bức ảnh đó đã không thể giải thích trọn vẹn cảnh tượng đường phố Sài Gòn vào ngày 1/2/1968, hai ngày sau khi lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam và Việt Cộng tiến hành chiến dịch Tết Mậu Thân. Nhiều thành phố miền Nam bị bất ngờ.

Cuộc chiến trên đường phố khiến Sài Gòn rơi vào tình trạng hỗn loạn khi quân lực VNCH bắt được một người nghi là chỉ huy một nhóm quân Việt Cộng, Nguyễn Văn Lém, còn gọi là Bảy Lốp, cạnh một mồ chôn tập thể hơn 30 thường dân.

Adams bắt đầu chụp những bức ảnh khi ông Lém bị dẫn giải tới xe jeep của ông Loan.

Tướng Loan đứng bên cạnh ông Lém trước khi chĩa súng vào đầu tù binh.

Adams sau đó nhớ lại, “Tôi nghĩ ông ta sẽ đe dọa hoặc khủng bố người này, vì vậy tôi đưa máy ảnh lên và chụp hình. “

Ông Lém được cho là đã giết vợ và sáu đứa con của một đồng đội của ông Loan.

Vị tướng nổ súng.

“Nếu quý vị do dự, quý vị không thực hiện nhiệm vụ của mình, binh lính sẽ không theo quý vị,” tướng Loan nói về hành động đột ngột của mình.

 Theo Đại tá Tullius Acampora, người đã làm việc hai năm với vai trò là sỹ quan liên lạc của Quân đội Hoa Kỳ, ông Loan đóng vai trò rất quan trọng trong 72 giờ đầu của chiến dịch Tết Mậu Thân, chỉ huy quân đội ngăn chặn sự sụp đổ của Sài Gòn.

Adams cho biết ấn tượng ban đầu của ông về tướng Loan là một “kẻ giết người lạnh lùng, vô nhân tính”.

Nhưng sau khi đi cùng ông ta trên khắp đất nước, ông đã thay đổi cách nhìn.

“Ông ấy là sản phẩm của Việt Nam hiện đại, là sản phẩm thời của ông ấy”, Adams nói trong một báo cáo từ Việt Nam.

Vào tháng Năm năm sau, bức ảnh này giúp Adams đoạt một giải Pulitzer.

Nhưng dù đạt được thành tựu vinh quang trong sự nghiệp báo chí và nhận được thư chúc mừng từ những người được giải Pulitzer, Tổng thống Richard Nixon và thậm chí từ học sinh khắp nước Mỹ, bức ảnh này luôn ám ảnh Adams.

Adams cho biết: “Tôi kiếm được tiền từ việc trưng ra cảnh một người giết chết một người khác”, ông phát biểu trong một lễ trao giải. “Hai cuộc đời đã bị hủy hoại, và tôi được trả tiền cho nó. Tôi được gọi là anh hùng.”

Adams và tướng Loan vẫn giữ liên lạc, thậm chí trở thành bạn sau khi vị tướng này chạy khỏi Nam Việt Nam đến Mỹ khi cuộc chiến kết thúc.

Nhưng khi tướng Loan đến Hoa Kỳ, Sở Di trú và Nhập tịch muốn trục xuất ông, một động thái được cho là do ảnh hưởng của bức ảnh. Họ tiếp cận Adams để làm chứng chống lại tướng Loan, nhưng Adams thay vì thế lại ủng hộ ông.

Adams thậm chí xuất hiện trên truyền hình để giải thích hoàn cảnh ra đời của bức ảnh.

Quốc hội Mỹ cuối cùng dỡ bỏ lệnh trục xuất và cho tướng Loan ở lại nước Mỹ, mở một nhà hàng ở ngoại ô Washington phục vụ hamburger, pizza và đồ ăn Việt Nam. Một bức hình cũ trên báo Washington Post cho thấy tướng Loan ngồi mỉm cười phía sau quầy của nhà hàng.

Nhưng rồi ông buộc phải nghỉ hưu khi tin tức về quá khứ của ông làm ảnh hưởng việc kinh doanh.

Adams nhớ lại vào lần cuối cùng đến thăm nhà hàng, ông thấy có những hình vẽ trên tường toilet (graffiti) chửi rủa về ông Loan.

Lê Duẩn ‘thắng Mỹ nhưng cái giá quá cao’

Đinh Dậu, mùa Xuân ‘hy vọng của đổi mới’

Đề cử người Mỹ gốc Việt lên thiếu tướng

Hal Buell, biên tập viên ảnh tại hãng AP, cho biết bức ảnh Hành quyết ở Sài Gòn vẫn còn nguyên giá trị sau 50 năm bởi “nói lên toàn bộ sự tàn bạo của chiến tranh trong một khung hình”.

“Giống như tất cả các biểu tượng, nó tóm tắt những gì đã diễn ra trước đây, nắm bắt một khoảnh khắc hiện tại và, nếu chúng ta đủ thông minh, cho chúng ta biết về viễn cảnh tàn bạo mà tất cả các cuộc chiến đều báo trước.”

Và Buell nói rằng trải nghiệm này đã dạy Adams về giới hạn của một bức ảnh đơn lẻ có thể kể trọn vẹn một câu chuyện.

Buell nói: “Eddie được dẫn lời rằng nhiếp ảnh là một vũ khí mạnh mẽ. Tính chất của nhiếp ảnh là mang tính chất chọn lọc. Nó thu hẹp một khoảnh khắc, tách khoảnh khắc đó ra khỏi những khoảnh khắc trước và sau mà có thể dẫn tới ý nghĩa thay đổi.”

‘Cha tôi và cuộc chiến bí mật của CIA ở Lào’

Tết Mậu Thân: sỹ quan Ba Lan gặp ai ở Sài Gòn?

USS Hue City: Chiến hạm Mỹ mang tên TP Huế

Trong sự nghiệp của mình, Adams đã giành được hơn 500 giải thưởng ảnh báo chí và từng chụp ảnh chân dung những nhân vật như Ronald Reagan, Fidel Castro và Malcolm X.

Nhưng bất chấp những thành tựu đó, khoảnh khắc của bức ảnh nêu trên sẽ luôn ở lại cùng Adams.

“Có hai người đã chết trong bức ảnh đó,” Adams viết sau khi tướng Loan qua đời do ung thư vào năm 1998. “Ông tướng này giết một người Việt Cộng, còn tôi giết ông ta bằng máy ảnh của mình”.

Bản tiếng Anh bài của James Jeffrey đã đăng trên BBCNews. BBC Tiếng Việt sẽ tiếp tục đăng tải các bài về chủ đề Trận Mậu Thân 1968 xảy ra 50 năm về trước.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-42869250

Vui cười

Ngày chủ nhật, cô cháu gái đi pích-ních với bạn trai. Bà nội không bằng lòng bảo:

– Hồi bà còn trẻ, không một cô gái  con nhà tử tế nào lại thoải mái đi chơi với bạn trai như cháu, trừ khi đó là chồng chưa cưới.

– Bà yên tâm! Anh ấy là một trong những chồng chưa cưới của cháu đó.

Cô gái kia ưng 1 ông già ế vợ.  Lấy nhau được 7 năm thì cụ già mất. Vài hôm sau cô được mời đến tòa án để lo việc thừa kế di sản.  Chờ hơn 1 tiếng đồng hồ mới được vào.  Nhân viên tòa ôn tồn an ủi:

– Xin lổi cô, chờ lâu lắm rồi hả?

– Vâng, tôi đã chờ đến 7 năm rồi ạ !

Con Mẹ Hàng Xóm

Tiểu Tử

Hắn tên là Cui, Đặng Văn Cui. Thứ ba, nên người ta gọi là Ba Cui. Và vì nước da hắn ngâm ngâm, nên sau này khi đi lính quốc gia, bạn đồng đội đặt cho hắn biệt danh “Cui Đen”.

Không phải để phân biệt với thằng Cui khác, mà là để cho dễ nhớ! Bởi vì tiếng “Cui” một mình vừa cộc lốc, tối nghĩa, vừa khó nhớ nữa!

Thật ra, hồi đi làm khai sanh, ông già hắn đặt tên hắn là “Qui”, nghĩa là “Về”, vừa văn vẻ lại vừa nhắc nhở năm đó ông đưa vợ con trở về quê làm ruộng sau một thời gian dài “bôn ba bá nghệ” ở Sài Gòn Chợ Lớn.

Nhưng không biết tại vì ông phát âm không rõ hay tại vì ông chánh lục bộ lãng tai mà tiếng “Qui” trở thành “Cui” trong sổ bộ!

Thành ra, trong gia đình và trong xóm người ta gọi hắn là “Qui”, còn trong trường và sau này khi ra đời, hắn vẫn mang cái tên “Cui” cứng ngắt đó và thường bị người ta hỏi “Cui là gì?”.

Coi vậy chớ tên “Cui” có vẻ như là cái tên… “tiền định”, bởi vì rất hạp với con người và tánh tình của hắn.

Con người hắn không đến nỗi quá cục mịch nhưng, thật tình, cũng không có nét gì thanh tú hết! Người gầy gầy, nước da đen đen như người Miên, mắt lộ, gò má cao, môi mỏng dánh, giọng nói thì nhọn hoắt.

Vậy mà trong cử động đi đứng, hắn lại rất lanh lẹ, không… ù lì chút nào. Còn tánh tình thì cứng cỏi, thẳng răng, gan góc… như cây dùi cui!

Hồi đó – cái thời còn là lính quốc gia – hắn đánh giặc hăng lắm. Khi lâm trận, mặt nào địch bắn rát nhứt là có Cui Đen phóng tới. Làm như hắn không biết sợ là gì.

Vậy mà suốt cuộc đời “binh nghiệp” của hắn, chưa bao giờ hắn bị thương! Bạn đồng đội nói: “Chắc thằng Cui Đen nó có vô bùa!”.

Hắn đánh giặc “hết mình” như vậy, không phải tại vì hắn có lý tưởng này lý tưởng nọ hay có ý thức chánh trị gì gì, mà tại vì hắn nghĩ rất đơn giản: “Nhà ai nấy ở. Mắc mớ ông cha gì tụi nó mà tụi nó kéo vô đánh mình? Rõ ràng là tụi nó muốn đánh chiếm xứ mình để đô hộ như tụi Tàu tụi Tây hồi đó. Mẹ bà nó! Phải đánh chết cha tụi nó hết!”.

Đánh giặc “chết bỏ” như Cui Đen vậy mà Trời không thương. Cho nên mới có ngày 30 tháng Tư năm 1975…

… Được lịnh đầu hàng, hắn tức muốn ói máu! Hắn cắn chặt môi, chĩa súng lên trời bắn như điên. Bắn hết đạn, hắn liệng súng vào đống binh cụ.

Trước khi quay đi, hắn nhìn lại võ khí, ánh mắt câm hờn dịu xuống. Hắn nhìn với cái nhìn của người đàn ông nhìn cô nhân tình lần cuối, nhưng hắn lại đưa tay lên trán chào như hắn chào người đồng đội vừa vĩnh viễn nằm xuống nơi chiến trường…

Trong đời đánh giặc của hắn, hắn đã từng chào như vậy. Nhưng lần này hắn nghe như hắn đang chào vĩnh biệt một cái gì to lớn hơn, một cái gì quan trọng hơn, một cái gì quí giá hơn người lính Cộng Hòa chết trận.

“Cái gì đó” hắn không định nghĩa được nhưng hắn cảm nhận được. “Cái gì đó” cũng bất thần lãnh một viên đạn vào đầu, cũng ngã gục xuống không kịp trối.

Nhưng, trong “cái gì đó”, hắn thấy rõ có hắn, có vợ con hắn, có bà con hắn, có đồng bào hắn nữa. Xưa nay, Cui Đen không biết khóc. Nhưng bây giờ, bỗng nhiên hắn nghe hai mắt mình xót xót…

Một người bạn trong đơn vị chở Cui Đen về nhà bằng Honda.

Nhà Cui Đen ở gần chợ Bà Chiểu, trong một hẻm ngắn nhưng rộng, xe hơi vào được. Đó là loại phố trệt, có sân trước sân sau, và tường rào cao cỡ đầu người.

Cui Đen, vợ và hai con nhỏ, ở căn cuối cùng trong hẻm. Vợ chồng hắn ở đó từ thời chưa có con, nên cả hẻm đó đều biết hắn. Ở đây, người ta gọi hắn là “Ba Cui”.

Ba Cui bước vào sân thấy cửa nhà đóng im ỉm. Mở cửa vội vã, thấy đồ đạc còn y nguyên, kể cả chiếc xe đạp của hắn.

Hắn bước nhanh vào trong, vừa bước vừa gọi lớn: “Lựu! Lựu à! Mẹ con em đâu? Anh về đây nè!”.

Im lặng. Im lặng kéo dài ra tới sân sau. Căn nhà bỗng như rộng minh mông… Trong cái trống vắng đó, Ba Cui nghe như muốn ngộp thở.

Hắn trở ra nhà trước, kéo ghế ngồi. Bỗng hắn để ý đến một tờ giấy trắng xếp hai nằm dưới cái gạt tàn thuốc. Lấy lên xem, thì ra là thơ của vợ hắn. Thơ viết vắn tắt:

“Em và hai con di tản theo anh Sáu. Anh ở lại, nhớ nhìn kỹ Thẩm Thúy Hằng để mà sống. Em Lựu”.

 Đọc câu đầu, hắn nghe yên tâm vì anh Sáu – anh vợ hắn – là trung tá Hải Quân. Đọc câu sau, hắn “xì” một tiếng, bỏ lá thơ lên bàn rồi lấy tay vỗ lên đó nghe một cái bốp, miệng lẩm bẩm: “Đến nước này mà còn viết móc lò, móc chảo!”

Nói như vậy, bởi vì Ba Cui vốn mê đào hát. Hắn cắt hình mấy cô minh tinh trong mấy tờ báo Tết, lộng vô khuôn kiếng treo đầy tường. Người mà hắn thường ngắm say mê nhứt là Thẩm Thúy Hằng!

Ba Cui đốt điếu thuốc, vừa hút vừa nhìn quanh. Rồi theo thói quen, mắt hắn dừng lại ở khuôn hình người minh tinh mà hắn ái mộ. Cặp mắt quá đẹp! Cái mũi quá đẹp! Nụ cười quá đẹp!

Bỗng hắn nghĩ: “Chẳng lẽ trong cái chộn rộn sanh tử của mấy ngày này mà Lựu còn nghĩ tới chuyện con nít như vậy à?”. Một lúc lại nghĩ: “À! Mà xưa nay Lựu đâu có ghen về vụ này!”. Rồi hắn lại nhìn chầm chầm khuôn hình, miệng lẩm nhẩm: “Nhớ-nhìn-kỹ-Thẩm-Thúy-Hằng…

Tại sao phải nhìn kỹ? Mà tại sao để-mà-sống? Và tại sao lại gạch đít trọn câu này? Chắc Lựu muốn nói gì đây!”

Hắn đứng lên, bước lại gần để nhìn. Nhìn một lúc, rồi tò mò, hắn nhắc khuôn hình xuống, lật xem phía sau: Trên miếng gỗ ép dính bụi có nhiều dấu tay nho nhỏ. Hắn chạy xuống bếp lấy con dao rồi cạy bật mấy cây đinh gài miếng gỗ ép. Miếng gỗ được lật ra, dán dính ở mặt trong bằng băng keo là ba lượng vàng. Ba Cui đứng ngẫn ngơ, quên mất điếu thuốc trên môi đang cháy dở!

Sau ngày 30 tháng Tư là chuỗi dài… bận rộn! Đi mết tinh. Rồi họp rồi hội rồi học tập. Rồi họp rồi hội rồi học tập nữa. Khi tàm tạm yên, kiểm điểm lại thì những người trong hẻm không có ai đi di tản hết.

 Thành ra Ba Cui phải nói trớ là vợ con hắn về dưới quê “sống dễ thở hơn”.

Thời gian sau, lần lần người trong hẻm đổi nghề. Có lẽ cho hạp với thời cuộc, với cái gọi là “đổi đời” mà bọn Việt Cộng lúc nào “lên lớp” cũng nói.

Cho nên thấy thầy Trân nghỉ dạy tiểu học ở phường Sáu, thầy giáo đó bây giờ… “tháo giày” đi làm thợ hồ. Thấy bác Năm thợ bạc bây giờ ngồi bán chuối chiên ở đầu ngõ.

Thấy ông thầy chích hạ bảng “Y tá có bằng cấp” rồi sơn viết lại “Hớt tóc bình dân”.

Thấy bà Ba “thớt thịt” nghỉ bán thịt heo ở chợ Bà Chiểu, tối ngày nằm nghe băng nhạc cải lương, để chồng con chạy áp phe tuốt trong Chợ Lớn.

Thấy ông “Chánh Ký” chuyên cho mướn xe ba bánh bây giờ bán hết dàn xe rồi ra đứng nấu mì cho thằng con có tiệm cà phê ở ngang hông chợ… vv.

Còn Ba Cui thì đi đạp xích lô!

Một hôm, trong lúc đạp rề rề trước nhà thương để đón khách, Ba Cui bị xe bộ đội chạy loạn đụng gãy chân mặt. Hắn phải mang băng bột cả tháng. Lúc nào xê dịch cũng phải chống hai cây nạng gỗ. Hắn tức lắm!

Khi người trong hẻm qua thăm, hắn thường cầm cây nạng gõ vô ống băng bột cốp cốp, để nói: “Mẹ bà nó! Hồi đó đánh giặc, tụi nó không bắn được tôi bị thương. Bây giờ yên rồi, tụi nó cũng ráng đụng cho tôi gãy chân, tụi nó mới nghe! Quân chó chết!”.

Hồi còn ở nhà thương, khi nhận hai cây nạng gỗ, hắn cặp hai bên nách rồi chĩa thẳng về phía trước như hai cây súng.

Mắt hắn trừng lên, hắn bắn bằng miệng: “Pằng! Pằng! Pằng! Pằng!…”. Cho… đỡ tức!

Sau đó, hắn gỡ bỏ hai gù cao su của đầu nạng, để mỗi lần hắn chống đi có tiếng côm cốp khô khan sắc bén.

Hay khi hắn nói chuyện, hắn gõ đầu nạng xuống mặt gạch nghe cành cạch. Cho… đỡ tức!

Hôm đi cắt băng bột, Ba Cui nói với đôi nạng gỗ: “Tụi bây chịu trận với tao bữa nay nữa là… lễ tất!”

Nào dè, sau khi cắt băng, chân mặt bây giờ ngắn hơn chân trái, mà chỗ xương gãy lại cong cong, thành ra chân bị thương đó bây giờ không còn chống chỏi mạnh như xưa nữa.

Hắn tức giận, quăng cặp nạng vào góc tường, chửi lớn: “Mẹ bà nó! Gia tài có cặp giò để đạp xích lô mà bị như vầy thì còn làm ăn khỉ gì được?”

Cô y tá nói nhỏ: “Tại số anh xui. Hôm đó anh nhập viện nhằm ca của ông bác sĩ ngoài đó…”

Hắn lầm bầm: “Mẹ bà nó!”.

Rồi lò cò lại góc tường lượm đôi nạng lên chĩa thẳng về phía trước, miệng bắn lớn: “Pằng! Pằng! Pằng! Pằng!…”.

Mà lần này, hắn bắn đến ba bốn đợt nhưng sao vẫn chưa nghe hả tức! Bỗng hắn thèm có khẩu M16 để hắn… ria một hơi…

Về sau, Ba Cui sắm thùng đồ nghề rồi ngày ngày đạp xe ra góc đường gần Ủy Ban Nhân Dân ngồi sửa xe đạp. Và lúc nào cũng có đôi nạng gỗ, bây giờ đầu dưới có bịt sắt! Cho nó… oai!

… Thầy Hai Khuê ở khít vách Ba Cui, hồi thời trước làm thơ ký kế toán cho một hãng buôn ở Chợ Cũ, sau thời gian đổi nghề đi đan mây tre chắc chịu không nổi nên… bán nhà.

Người chủ mới là đàn bà, cỡ tuổi Ba Cui, con người thanh tú, “coi được lắm”. Cô ta ở một mình. Làm việc ở đâu không biết, nhưng ngày nào cũng thấy đi, thấy về bằng chiếc xe Vélo-Solex.

Vì vậy, trong hẻm gọi cô ta là “cô Hai Sô Lết”.

Cô Hai không giống người trong xóm. Thời buổi này mà cô ta vẫn ăn mặc như hồi đó, vẫn áo dài màu in bông trang nhã quần hàng trắng ống thon thon. Vẫn chút phấn chút son chút dầu thơm loại “xịn”. Cho nên người trong xóm cũng ngại, không muốn gần, mặc dầu thấy cô Hai Sô Lết cũng dễ thương, gặp ai cũng chào cũng hỏi.

Riêng Ba Cui thì thẳng thừng: “Con mẹ này… Tôi coi không vô! Cái thứ đàn bà ở một mình mà tối ngày son phấn… tôi nghi lắm”.

Cho nên, gặp cô ta mấy lần mà hắn chẳng hỏi thăm xã giao một tiếng. Chỉ gật đầu lấy lệ rồi đi luôn!

 Một buổi tối, tên công an phường đi xe Honda tới nhà cô Hai Sô Lết với một anh bạn. Họ và cô Hai chào hỏi nhau, giọng điệu chứng tỏ họ đã quen thân nhau từ lâu.

Ba Cui nằm trên ghế bố đặt ở phòng khách – hắn ngủ ở đây cho nó mát – nghe cái lối chào đón của “con mẹ hàng xóm” mà phát ghét. Hắn lầm bầm: “Mẹ bà nó! Tao nói có sai đâu! Cái thứ này… xài không được!”

Bên kia, chắc họ bày biện ăn uống ở ngoài sân nên Ba Cui nghe rõ mồn một:

– Biết bà chị neo đơn nên chúng tôi có mang đến thịt quay và phá lấu đây này.

– Các anh bày vẽ. Hồi trưa, ở cơ quan, em đã bảo đừng mang gì hết. Em có bia nè. Em có tôm khô củ kiệu nè. Em có cua rang muối nè.

– Đấy! Đồng chí thấy không? Tôi đã bảo là chị Tâm chu đáo lắm mà đồng chí không tin.

– Ấy! Đây là lần đầu, tớ cũng phải có cái gì để ra mắt bà chị chứ!

– Mình là người nhà với nhau hết, mấy anh đừng khách sáo. Em không thích đâu.

– Vâng! Thế thì cho tôi xin bà chị. Lần sau sẽ đàng hoàng hơn.

Nằm bên nây, Ba Cui vừa lắng nghe vừa suy nghĩ:

 “Con mẹ này ghê lắm chớ không phải vừa. Thằng công an mà còn gọi bằng chị thì không phải thứ cóc cắn đâu.

Theo cách nói chuyện của con mẻ thì con mẻ vô ra cơ quan của bọn Việt Cộng như đi chợ. Vậy là người của tụi nó rồi”.

Nghĩ đến đó, hắn có ngay một thái độ: “Mẹ bà nó! Mình phải coi chừng. Trong hẻm này toàn là dân chế độ cũ không mà con mẻ chen vô đây làm gì? Phải có ý đồ gì đó! Mình phải cho lối xóm biết mới được”.

Sau đó, cứ năm bảy hôm là cô Hai Sô Lết có nấu nướng ăn nhậu với bọn công an. Rồi công an kéo theo công an. Họ nói năng cười cợt như chỗ không người. Cả xóm đều biết.

Cho nên mọi người đều dè dặt lẩn tránh cô Hai Sô Lết. Chỉ có Ba Cui là làm ngược lại.

Trước đây, hắn không thèm chào một tiếng. Bây giờ thì hắn nghĩ: “Mình phải làm cho nó thấy là mình biết nó là ai. Mình phải đương đầu với nó để cho nó thấy rằng mình không sợ nó, mặc dầu nó là bà chằn hay ông kẹ gì gì. Mẹ bà nó! Phải như hồi đó, tao ria cho một trận là chết cha hết!”.

Cho nên, có hôm, nghe Ba Cui nhái giọng nửa Bắc nửa Nam của “tụi giải phóng” để hỏi cô Hai Sô Lết – hỏi trổng:

– Thế nào? Tốt chứ!

– Dạ… Cám ơn anh. Cũng tàm tạm.

– Chà… Dạo này thấy… béo ra đấy!

– Em thấy em cũng vậy, hà.

– Có chứ! Cứ ăn nhậu mãi là phì ra thôi!

Bỗng cô Hai nhìn thẳng vào mắt Ba Cui, nghiêm giọng:

– Anh Ba à! Mình ăn cây nào mình rào cây nấy, chớ anh!

Hắn phun nước miếng xuống đất, khoát tay rồi chống nạng cành cạch đi vô nhà. Thiếu chút nữa là hắn phun thẳng vào mặt con mẹ hàng xóm đó! Cho bỏ ghét!

Càng ngày, cô Hai Sô Lết càng tiếp đãi “tụi nó” thường hơn, đông hơn và nhiều thành phần hơn. Có cả cán bộ đến bằng xe hơi có tài xế nữa!

Ngoài việc ăn uống – hình như chủ nhà có tài nấu nướng nên lúc nào cũng nghe “thực khách” hết lời khen ngợi thán phục – không biết họ có… “làm gì” nữa không?

Ba Cui nhiều lần cố ý rình nghe nhưng chẳng thấy có gì khả nghi hết. Nhưng, đối với Ba Cui, nguyên cái sự ăn uống cười đùa thân mật thoải mái của “tụi nó” cũng đủ làm cho hắn “tức con mắt”.

Còn con mẹ hàng xóm thì hắn dứt khoát: Cái giống gì mà hắn… hửi không vô! “Cái giống” đó cõng rắn cắn gà nhà, mở ngõ đưa đường cho tụi ngoài đó vô xâm chiếm thống trị miền Nam rõ ràng mà nói là “đi phỏng…”. Mẹ bà nó!

Một đêm đó, cũng gần khuya, trong lúc bên kia, hai tên công an và gia chủ còn chuyện trò, bên nây Ba Cui tắt đèn nằm trên ghế bố nghĩ vẩn vơ chờ giấc ngủ, thì nghe tiếng xe hơi chạy vào thắng gấp trước nhà cô Hai. Hắn lẩm bẩm: “Giờ này mà còn kéo tới nữa! Thiệt… cái lũ này…”.

Nhưng sao không có tiếng mở cửa đóng cửa xe mà lại nghe có tiếng chân người phóng xuống. Vậy là thuộc loại xe “gíp” chớ không phải xe nhà. Lại nghe tiếng súng khua và tiếng lên cò lách cách. Ba Cui phóng nhanh lại cửa, lắng tai nghe. Giọng quen thuộc của tên công an phường vang lên:

– Này! Các đồng chí làm gì thế?

Một giọng lạ, hống hách:

– Hai đồng chí hãy ngồi yên. Con này, đứng vào góc tường kia!

Tiếng cô Hai la: “Ối!”. Có vẻ đau. Tên công an la lên:

– Này! Nhẹ tay chứ đồng chí. Có vấn đề gì thì ta hãy từ từ giải quyết. Loạn à?

– Ừ! Loạn ngay trong phường của đồng chí mà đồng chí còn hỏi nữa à? Đồng chí hãy ngồi xuống! Còn con này, quay mặt vào tường, đứng yên! Không, tao bắn nát óc!

Rồi ra lịnh cho đồng bọn vào lục soát trong nhà xem “có tên nào ẩn nấp trong ấy hay có cất giấu vũ khí không”.

Không khí bên đó có vẻ căng thẳng. Tên công an thấp giọng:

– Chị Tâm đây là người của Thành ủy. Chắc đồng chí lầm người rồi.

Không nghe trả lời. Ba Cui đoán bọn mới tới là bọn bộ đội và “thằng xếp” này có vẻ coi thường hai tên công an.

Một lúc sau, nghe:

– Báo cáo đồng chí: Không thấy gì cả.

– Tốt! Hai đồng chí ra ngoài.

Im lặng. Rồi lại nghe giọng “thằng xếp”:

– Các đồng chí có biết con này là ai không?

Ngừng một chút. Chừng như để cho câu nói tiếp theo có hiệu lực hơn, bởi vì “thằng xếp” gằn từng tiếng:

– Người ta biết nó là Trần Thị Tâm, nhưng tên thật của nó là Nguyễn Kim Hoa. Nó được cài vào hàng ngũ của ta từ lâu. Chính nó bao lâu nay bí mật đưa tin cho đám đang ẩn nấp ở vùng biên giới để chống chúng ta. Ác ôn như thế đấy!

Lại ngừng một chút, rồi tiếp:

– Bây giờ thì hai đồng chí về đi, để chúng tôi giải quyết vụ này. Sáng mai, chúng ta sẽ nói chuyện sau.

Một lúc, có tiếng Honda của bọn công an rồ máy rồi chạy ra ngõ. “Thằng xếp” ra lịnh:

– Con này! Đi ngay!

– Anh cũng phải để tôi dọn dẹp mấy thứ này vô nhà rồi tắt đèn đóng cửa chớ!

– Ừ! Nhưng nhanh lên!

Bên này, Ba Cui chống hai tay lên cửa, đầu gục xuống. Hắn cắn môi kềm xúc động. Hắn nghe ân hận vô cùng: “Cô Hai là người của mình mà lâu nay mình khinh miệt cổ như đồ phản quốc! Còn đòi phun nước miếng vào mặt cổ nữa! Mẹ bà nó! Mình tệ quá! Bây giờ làm sao xin lỗi cổ đây?”.

Trong đầu hắn bỗng hiện lên hình ảnh của cô Hai Sô Lết. Bây giờ, sao hắn thấy cô Hai đẹp quá, cao cả quá, rắn rỏi quá. Cô vẫn giữ nguyên nét ngụy, từ cái áo cái quần tới chút phấn chút son. Cô vẫn tự trọng chớ không làm ra vẻ lam lũ theo… thời trang cách mạng.

Cô đáng phục quá! Bây giờ mới hiểu câu nói “ăn cây nào mình rào cây nấy” của cô Hai.

Phải rồi. Cô phải “rào” cho kỹ để rút tỉa tin tức cần thiết cho “Kháng Chiến Phục Quốc”, vậy mà mình đã nghĩ rằng cô là phường bợ đỡ chánh quyền! Thiệt là bậy!

Bên kia, giọng cô Hai Sô Lết nghe rất bình tĩnh:

– Rồi. Tôi xong rồi.

– Mang gì thế kia?

– Bao quần áo, bàn chải đánh răng, khăn, lược. Nè! Anh xét đi!

– Thôi! Được! Lên xe!

Xe rồ máy, sang số de rồi lùi ra hẻm.

Bên nây, Ba Cui bỏ tay xuống, lắc đầu thở dài. Bỗng, một tiếng nổ chát chúa, tiếp theo là tiếng xe đụng vào tường rào rầm rầm rầm rồi im.

Ba Cui giựt mình, đứng thẳng người lên, lắng tai nghe. Tiếng người xôn xao ngoài hẻm:

– Xe bộ đội nổ! Xe bộ đội nổ!

– Nó đụng tường rào nhà bác Năm!

– Có ai sao không?

– Có ai bị gì không?

– Anh chị Năm với mấy đứa nhỏ có sao không?

– Không! Không có sao! Tụi này đang ngủ trong nhà.

Ba Cui định mở cửa chạy ra coi nhưng nghĩ lại: “Trong hẻm nầy, chỉ có mình là lính cuả chế độ cũ. đứng xớ rớ ở đó nguy hiểm.“ Bên ngoài vẫn nghe xôn xao:

– Đứa nào chạy kêu công an coi bây! Trời ơi!

– Lấy đèn pin rọi coi!

– Rọi đây nè! Mầy rọi ở đâu vậy?

– Sao không thấy ai nhúc nhích hết vầy nè!

– Thấy ghê quá!

– Mầy rọi vô giữa coi! Cứ ria ria ngoài nầy thì thấy khỉ gì được. Thằng… nhát gan quá mậy!

– Đưa đèn đây tao rọi coi.

– Trời ơi ! Cô Hai Sô Lết chết banh xác trong nầy nè!

Ba Cui bỗng thở hắt ra, gục đầu vào tường, không nghe rõ gì gì nữa. Làm như tiếng nổ vừa rồi làm cho hắn lùng bùng lỗ tai.

Kinh nghiệm chiến trường cho hắn biết đó là tiếng nổ của lựu đạn, loại lựu đạn mà hồi thời còn “đánh giặc chết bỏ” hắn vẫn thường dùng để diệt địch.

Bây giờ, cô Hai đã dùng nó để nói lên tiếng nói cuối cùng. Một-tiếng-nói-cuối-cùng…

Hình ảnh cô Hai Sô Llại hiện về trong đầu Ba Cui, thật rõ, thật đẹp, nhưng thật hiên ngang, thật oai hùng, thật vĩ đại. Trong bóng tối, hắn bỗng đứng nghiêm, trịnh trọng đưa tay lên trán chào.

Xưa nay, hắn không biết khóc. Vậy mà bây giờ hắn bật khóc! Không biết nước mắt ở đâu mà tuôn ra nhiều như vậy?

Mặc dầu một chân ngắn một chân dài, Ba Cui vẫn đứng thẳng, trong tư thế chào vĩnh biệt người đồng đội vừa tử trận, đứng lâu thật lâu…

Vui cười

Các ông chồng trong lúc đang nhâm nhi, một ông bỗng nảy ra một ý tưởng là mỗi người  sẽ nhắn tin có nội dung là “

Anh yêu em” và sẽ gởi cho vợ của mình. Và đây là kết quả của các bà vợ đã trả lời.

Bà vợ 20 tuổi trả lời: ” Em cũng yêu anh! “

Bà vợ 30 tuổi trả lời: ” Uống nhiều rồi phải hông? “

Bà vợ 40 tuổi trả lời: ” Anh hâm à? Có tửng hông? “

Bà vợ 50 tuổi trả lời: ” Nhắn nhầm rồi phải hôn? Về đây rồi tui xử ông cho biết tay “

Bà vợ 60 tuổi trả lời: “Ông dìa hưu rồi rảnh quá hen, phát khùng rồi hả? Đi leo núi hay kiếm môn thể thao gì chơi đi”


Bà vợ 70 tuổi không trả lời mà khóc hu hu, nói với mấy đứa con: ” Tía bây chắc không qua được bao lâu nữa đâu, 

mau chuẩn bị hậu sự cho ổng đi “

Bà vợ 80 tuổi lẩm bẩm: ” Ông này chắc hôm nay lại quên uống thuốc rồi .”

Morris kể với bạn: “Mình đang thích một cô gái tên là Freda, nhưng bố mẹ cô ấy không đồng ý nên mình phải giữ bí mật”.

– Thế ư? – cậu bạn đáp – Mình cũng đã từng ở trong tình huống đó nên mình có thể cho cậu một lời khuyên giá trị đây…

– Gì vậy? – Morris hỏi.

– Thế này nhé, cậu tuyệt đối không được nói cho ai biết về chuyện của cậu. Như thế thì chỉ có cậu, Freda và tất cả bạn gái của cô ấy biết mà thôi.

Nghề riêng của chàng

Nguyễn thị Cỏ May

 «Cung thương làu bực ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt Hồ Cầm một trương….»

(Truyện Kiều)

Thuốc chết người vốn là nghề riêng của cộng sản. Nga giỏi nhờ khoa học tiên tiến. Tàu nổi tiếng thời xưa nhưng nay chỉ có khả năng dùng thuốc làm trụy tim. Nạn nhơn cũng chết, chết từ từ như người bị bịnh tim. Không bằng Nga giết đối thủ bằng cách tấn công thẳng vào nảo.  Gần đây có 2 vụ, cụu điệp viên nga, ông Skripal và con gái Yulia, và vụ ông Kim Yung-nam, anh cùng cha với Kim Yung-un, đều bị ám hại bằng chất độc khoa học quân sự.

Vụ thứ nhứt, ông Skripal, 66 tuổi, bị bắt năm 2004 và bị án 13 năm tù năm 2006 vì hoạt động gián điệp cho Anh, sau đó được trả tự do trong cuộc trao đổi điệp viên và tới Anh tị nạn. Ông và con gái Yulia bị ám sát bằng chất độc thần kinh Novichok hôm 4/3/ 2018 tại thành phố Salisbury, miền nam nước Anh. Họ được xuất viện sau nhiều tuần điều trị tích cực. Vụ thứ nhì, Kim Yung-nam không phải bị Nga đầu độc, mà do  tranh chấp quyền lực trong gia đình hại nhau.

Vụ đầu độc ông Krispal và con gái khiến căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang khi Moscou bị cáo buộc đứng sau cuộc tấn công. Hàng loạt quốc gia phương Tây đã trục xuất các nhà ngoại giao Nga, cũng như áp đặt nhiều lệnh cấm vận nhằm vào nước này. Nga liên tục bác bỏ cáo buộc của Anh và các đồng minh.

Hiện nay, ông Alexi Navalny, người chống tham nhủng ở Nga, tức trực tiếp chống ông Poutine, vừa tỉnh dậy sau 3 tuần hôn mê, nhờ được điều trị ở nhà thương Charité của Berlin. Bà Thủ tướng Merkel lên tiếng quả quyết đây là một vụ đầu độc bằng chất hóa học cực độc của quân đội, tương tợ trường hợp cha con ông Krispal, thứ vốn bi quốc tế cấm sử dụng. Bà chờ ông Poutine giải thích sự đấu độc này trước khi bà có phản ứng. Cả Âu châu và khối G7 cũng đồng loạt lên tiếng yêu cầu ông Poutine làm sáng tỏ vụ ám sát ông Alexi Navalnt, người chống đối ông ấy.

Kẻ tử thù của Poutine vừa tỉnh dậy

Nga dưới thời Liên-xô nổi tiếng dảng cộng sản dùng thuốc độc thanh toán những phần tử chống đối. Vụ Alexi Navalny vừa xảy ra ở Sibérie hông 20/08/2020 nhơn chuyến ông đi vận động ủng hộ phe đối lập trong cuộc bầu cử địa phương tới đây. Ông lấy máy bay tại Tomsk để về Mơscou. Ở phi trường, trong lúc chờ lên máy bay, ông uống một ly nước trà và ông liền bị ngộ độc. Ông được đưa ngay vào nhà thương để cấp cúu. Sau đó được   chánh quyền Moscou cho phép, ông được đưa từ Tomsk qua Berlin chửa trị. Vào trưa ngày 7/9, với sự đồng ý của gia đình, bệnh viện Charité ở Berlin, một trong số ít bệnh viện nổi tiếng ở Âu châu, đưa ra một thông cáo báo tin ông Alexi Navalny vừa tỉnh lại, sau hơn 3 tuần trong hôn mê. Tình trạng sức khỏe của ông trên đà cải thiện. Tuy nhiên, các bác sĩ săn sóc ông cho biết hậu quả không tốt sẽ kéo dài khá lâu do chất độc cực kỳ độc hại. Ông Poutine cho phép ông Alexi Navalny qua Đức chửa trị ngộ độc kể ra ông cũng nhơn đạo với kẻ thù nguy hiểm của mình ? Hay ông chủ quan khinh địch và cũng để đánh tiếng trước « không phải tôi giết nó đâu» ? Chỉ muốn dằn mặt theo kiểu Anh Chị kiểu dân Nam kỳ thời xưa mà thôi ?

Theo phòng thí nghiệm chuyên môn Bundewehr thì ông Alexi Navalny bị đầu độc. Bà Merkel, Thủ tướng Đức, tuyên bố bà có bằng chứng đây là một vụ đầu độc có chủ trương và chánh quyền Moscou là thủ phạm. Bà đợi vài ngày ông Poutine giải thích trước khi có biện pháp trừng phạt.

Phát ngôn viên chánh phủ Nga lên tiếng phủ nhận mọi lời cáo buộc.

Sau lời của bà Merkel buộc tội Nga là thủ phạm vụ đầu độc nhà chống tham nhủng số 1 Alexi Navalny, có nhiều tiếng nói cất lên đặt vấn đề trừng phạt Nga. «Vậy chúng ta cho tiếp tục hay ngưng hoặc hoản chương trình đặt ông dẩn khí đốt xuyên qua Baltique?».

Riêng bà Merkel, trước thực tế này, không muốn liên kết vấn đề kinh tế với chánh trị. Nhiều nước Tây Âu khác cũng thấy khó khi phải từ chối nguồn cung cấp năng lượng của Nga.

Nhơn lúc này, Moscou lập lại lời đính chánh là không hề liên hệ trong vụ đầu độc ông Alexi Navalny. OTAN đề nghị mở một Ủy Ban điều tra độc lập về nơi sản xuất Novitchok ở Nga.

Nghề riêng của chàng

Ông Alexi Navalny có số bị đầu dộc mà nghiệp chưa chịu dứt. Năm 2017, ông bị xịt một chất độc vào mắt khi vừa ra khỏi văn phòng. Nhưng may không bị nguy hiểm vì chất độc ấy chỉ là một thú khử trùng!

Năm 2019, ông vào bịnh viện vì ở trong tù bị đầu độc. Lần này cho thấy chế độ ở Nga không chấp nhận có đối lập. Hể ai chống đối là lập tức bị khử.

Nay không phải là lần đầu tiên Alexi Navalny bị tấn công bằng  độc dược. Giết người bằng độc dược rất phổ biến dưới thời liên-xô. Lê-nin đã lập một nhà bào chế chuyên về độc dược để dành tiêu diệt mọi đối thủ nay thì dẹp rồi. Dưới thời Staline, chỉ những kẻ chống đối chế độ ở hải ngoại bị theo dỏi và trừng phạt vì ở trong nước khỏi cần độc dược và kẻ chống đối cũng không còn.

Thời Poutine, những kẻ bị lên án là kẻ thù của chế độ, ở trong nước hoặc hải ngoại, phần lớn là những nhà báo, như nhà báo Anna Politkovskaia bị ám sát năm 2006. Hai năm trước bà cũng bị đầu độc giống như ông Alexi Navalny. Trên phi cơ từ Ossétie về, bà uống một tách trà và bị hôn mê phải đưa vào bịnh viện cúu cấp. Suốt nhiều tháng dài, bà bị bịnh. Người ta không biết bà thật sự bị ám sát bằng tuốc độc hay chỉ bị cảnh cáo mà thôi vì bà không chết?

Hồi tháng 8 vừa rồi, ông Alexi Navalny tới Sibérie để kêu gôi cử tri đừng bỏ phiếu cho những ứng viên của chánh quyền Poutine. Như vậy chẳng khác gì ông ủng hộ phong trào quần chúng ở Bíélorussie.

Alexi Navalny là một con người có lập trường chánh trị kiên định, bản tánh cứng  rắn không sợ ai và cũng không sợ nguy hiểm. Ông là người kỳ cụu nhứt chống ông Poutine. Nên việc ông bị ngộ độc làm cho người ta tin là ông bị ông Poutine thanh toán. Hơn nữa giới chức thẩm quyền của bệnh viện Berlin còn tìm ra được một phần nhỏ chất độc trong cơ thể của ông.

Trường hợp của ông Alexi Navalny cho thấy tình trạng đầy rủi ro của những người đối lập hay chống đối ở Nga ngày nay.

Nhiều phản đối hiện nay nổi lên khắp nơi, nhứt là ở  vùng viển đông Nga tuy trên thực tế, những phong  trào phản kháng chưa có lãnh đạo. Họ phản đối chánh quyền ông Poutine bắt Thống đốc đắc đắc cử vì ông này không thuộc đảng cầm quyền. Nhiều giới chức không  làm việc nữa. Có nhiều người bị bắt, bị tù hoặc bị ám sát.

Hiện nay, ông Alexi Navalny là người chống đối có ảnh hưởng mạnh hơn hết.

 Quá trình thành hình phong trào chống đối ở Nga

Năm 1989, ông Gorbatchev có sáng kiến cải tổ thể chế, cho phép đa đảng ở Liên-xô, xóa bỏ hệ thống một đảng duy nhứt. Dưới thời Eltsine, nhiều đảng quan trọng tập họp lại lập thành một lực lượng đối lập thật sự. Ngày nay, đối lập chỉ còn hình thức làm kiểng. Trong Quốc Hội hiện nay có Đại biểu của 3 đảng đối lập, nhưng những điều họ không đồng ý với  đảng cầm quyền lại không quan trọng, thường chỉ đồng ý trong vấn đề đối ngoại. Nên mới xuất hiện một phong trào chống đối thật sự bên ngoài Quốc Hội, ngay trong dân chúng. Những người này tập trung hoạt động cấp địa phương. Nên ông  Alexi Navalny mới đi tới Sibérie để kêu gọi dân chúng đừng bỏ phiếu cho các ứng viên của đảng cầm quyền ở cơ sở. Sau khi ông Alxi Navalny bị đầu độc, phong trào chống đối kể như tang rả nếu sự nổi dậy ở Bíélorussie không  đủ mạnh để hạ bệ ông Loukachenko, một cú đánh thẳng vào ông Poutine, vừa cổ vũ phong trào chống đối ở Nga  và từ đó may ra người ta mới hi vọng chánh trị Nga có thể đổi mới !

Hệ thống  luật pháp ở Nga là thứ luật chỉ để bảo vệ nhà cầm quyền nên trừng phạt dã man mọi chống dối hay xúc phạm tới người cầm quyền. Nên nhớ trong mọi chế độ độc tài, cả thứ độc tài không cộng  sản, người dân chẳng những không  được luật pháp bảo vệ mà còn không có chổ đứng trong xã hội. Chỉ những người biết trung  thành với nhà cầm quyền, công an, mật vụ và quân đội là được uu đải. Dân chúng có kéo nhau xuống đường  chống đối, đòi lật đổ chánh quyền cũng không đi đến đâu ngoài việcc bị đàn áp thô bạo nếu những người phục vụ chánh quyền còn trung thành với chủ.

Hà nội có ám sát đồng chí không ?

Có ! Danh sách nạn nhơn rất dài. Vì ám sát là nghề riêng của chàng Hồ được Staline và Mao huấn luyện, bắt đầu bằng nghề chỉ điểm (mouchard). Và Hồ làm chỉ điểm có lương  của Nông hội mà sống trong thời gian dài ở Tàu, Nga và Xiêm.

Trong thời gian kháng chiến chống Pháp ở Miền Nam, nhiều nhà trí thức, tiểu tư sản yêu nước Nam kỳ như Tạ Thu Thâu, Nguyễn văn Sâm, Hồ văn Ngà, Trần văn Thạch, đều lần lược bị Hồ Chí Minh ra lệnh cho Trần văn Giàu giết hết, mặc đầu những người này từng hợp tác với Việt Minh trong việc đánh Tây giành độc lập. Năm 1946, Trần văn Giàu trên đường đi Hà nội theo lệnh gọi của Hồ Chí Minh, dừng lại Thái lan nghe ngóng tình hình lành dữ, gặp ông Trịnh Hưng Ngẩu, đưa cho ông Trịnh Hưng  Ngẩu coi một danh sách 2500 trí thức tiểu tư sản Nam kỳ của Hồ Chí Minh gởi để thanh toán nhưng ông chưa kịp thi hành (Hồi ký Trịnh Hưng Ngẩu, Sài gòn).

Còn những đồng chí ?

Lê Đức Thọ và Lê Duẩn thanh toán hết tất cả các đồng chí có thể cản trở con đường triệt để đi theo Trung quốc dồn toàn lực tiến đánh Miền Nam (Mao phóng tay căng đế quốc Mỹ ra khắp thế giới mà đánh). Vì thế chính Hồ Chí Minh suýt nữa cũng được về nghỉ hưu, để Nguyễn Chí Thanh lên thay chức Chủ tịch nước. Nhưng Nguyễn Chí Thanh, sau bửa cơm tối với Võ Nguyên Giáp, ngã ra chết, khỏi trở về R (6/7/1967). Giáp không thể chấp nhận rừng có hai chúa sơn lâm. Và cũng từ đây, Giáp lãnh đạo chị em đúng theo chánh sách cai đẻ của đảng !

Lê Trọng Nghĩa bị khai trừ vì cái tội mà quyết định do Lê Đức Thọ ký ghi rõ là «lợi dụng chức vụ Cục  trưởng tình báo đưa tin sai lệch nhằm kéo Đảng ta rời bỏ đường lối cách mạng của Trung quốc mà theo đường lối xét lại phản động của Liên Xô”.

Thọ chờ Nghĩa, để tự cứu, sẽ tố cáo là Võ Nguyên Giáp đã xui anh chống đảng. Như một vài người khai như thế đã được lên chức. Nhưng Nghĩa vẫn tôn trọng sự thật.

Nghĩa bị bắt ngày 8/1/1968 và sau đó chết.

Đinh Bá Thi, Đại sứ Hà nội tại LHQ, bị xe (có lẽ xe hủ-lô) đụng chết trong lúc ở Việt nam lúc bấy giờ không có mấy chiếc xe chạy trên đường phố. Dương Bạch Mai, Phó Chủ tịch Quốc Hội, nhận lời của Hoàng Minh Chính sẽ đưa ra Quốc Hội bức thư đề nghị Việt nam gia nhập Tổ chức Comecon, bị Hoàng văn Hoan chỉ mặt chửi “Mày là thằng phản động” vì Hà nội cương quyết đi theo Trung quốc. Dương Bạch Mai, lúc giải lao, đứng uống bia, ngã ra chết tại Quốc Hội, tay chưa kịp buông ly bia.

Huỳnh văn Nghệ, cộng sản Nam kỳ tập kết, năm 76, phản đối thống nhứt sớm, đau bụng, được đưa vào Chợ Rẩy, mổ và chết. Nguyễn Bá Thanh chết vì nhiểm phóng xạ. Rồi Trần Đại Quang, …?

Còn Nguyễn Phú Trọng ? Ai thuốc ? Chừng  nào lái xe lăng đi đoàn tụ với Trần Đại Quang ?

Lénine cho làm thuốc độc để ám sát mọi người chống đối hay chỉ không hết mình theo sát ông ta. Vì Lénine chủ trương “Biết cai trị tàn bạo triệt để thì giử được chế độ không bị đánh cướp”. Còn Hồ Chí Minh thì “Ai không theo đúng con đường của ta sẽ bị tiêu diệt sạch” (Trả lời ký giả Gúerin hỏi ông tại são giết Tạ Thu Thâu, Paris, 1946). Nghĩa là đất nước dưới chế độ cộng sản không hề có công dân. Chỉ có các đối tượng để đảng căn cứ vào phán xét của đảng mà gia ơn hay trừng trị. Pháp luật cũng chỉ là một thứ công cụ cho đảng công khai đàn áp dân chúng. Đảng là uy quyền tuyệt đối, là độc tài hết nghĩa của độc tài.

Nên Hồ Chí Minh, người đội chế độ cộng sản đem về Việt nam áp dụng triệt để và suốt đời cúc cung phục vụ, được báo Anh và báo Ba-lan xếp vào danh sách tội phạm tội diệt chủng, nhưng đứng sau Mao Trạch-đông (giết 80 triệu dân Tàu) và Staline (giết 40 triệu dân Nga).

Vui cười

Sau khi khám, bác sĩ bảo bệnh nhân: Với biểu hiện như thế này, có thể khẳng định chắc chắn là anh đã bị nhiễm độc rất nặng. – Trời ơi! Nguy hiểm quá! Vậy thưa bác sĩ, tôi bị nhiễm chất độc gì ạ?

– Điều này chúng tôi chỉ có thể trả lời sau khi đã khám nghiệm tử thi.

Bà chủ quán nói với cô giúp việc:

– Ông nhà tôi lại tằng tịu với cô thư ký rồi!

– Thưa bà, tôi không tin! Chắc bà nói thế để tôi ghen chứ gì?

Vợ nói với chồng: – Cái bếp điện không thấy nóng, anh xem thế nào sửa giúp em..

Cô vợ chưa mói hết câu ông chồng đã gắt lên:

– Sửa? Tôi đâu phải thợ điện! Nói xong liền lên xe đi làm. Ngày hôm sau cô vợ lại nói:

– Cái bàn nhà mình gãy một chân rồi, anh đóng lại giúp em đi.

Ông chồng lại gắt lên:  – Ðóng bàn? Tôi đâu phải thợ mộc!

Nói xong liền lên xe đi làm.Chiều về, anh chồng thấy vợ đang nấu ăn bằng bếp điện, nhìn sang thấy cái bàn đã có đủ chân.

Ngạc nhiên lắm anh ta bèn hỏi: – Ai sửa mấy thứ đó vậy?

Chị vợ trả lời rằng đã nhờ ông hàng xóm sửa giùm.

Anh chồng hỏi tiếp: – Thế lão đòi bao nhiêu? – Ông ấy nói hoặc vá cho ông ta cái áo sơ mi, hoặc cho ông ấy ” YÊU” một chút.

– Thế cô nhận vá cái áo sơ mi cho lão ta chứ? – Anh điên à? Tôi đâu phải thợ may?

Nhà thơ ngụ ngôn Pháp La Phông-ten đến thăm một nhà văn. Vợ ông này ngạc nhiên.

– Chồng tôi mất một tháng nay rồi. Chính ông đã đọc điếu văn đó thôi!

– Đúng thế. Tôi còn nhớ rất rõ và ngay bây giờ tôi có thể đọc lại bài điếu văn ấy không thiếu một chữ.