Tập San Tân Đại Việt – Số 10/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Đại Việt – Số 10/2020

Mục lục

Ban Biên Tập: 03.10.2020 ngày Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ

Hoàng Đình Khuê: Đại chiến lược Trung Quốc :khuynh hướng, hành  trình và cạnh tranh dài hạn (Tiếp theo)

Vườn thơ Thu: – Nhan Ánh xuân: Thu Sầu, MPH: Thu Cali, Tâm tình thu tự thán: Hàn Sĩ Phan

Luật sư Lâm Lễ Trinh: Chín năm bên cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Người gát kiếm: Lá Thơ Mở Gởi Người Bạn: Cảnh Giác Ảo Ảnh Nguyễn Tấn Dũng

Ngư Sĩ: Thơ Anh ơi xin đừng giận

Mai thanh Truyết: Dự kiến về Mùa Hạn hán và Nhiễm mặn sang năm 2021

Lê Đình Thông: Thơ Mắt Buồn

Người gát kiếm: Bóng đè, Đảng đè hay Tàu Cộng đè?!

TS Nguyễn Tiến Hưng : Biden và đồng minh VNCH

Trọng Đạt : Cuộc tranh luận đầu tiên 29/9/2020

Lê Đức Luận : Ngẫm Chuyện Được Thua Trong Mùa Bầu Cử

Thanh Thủy: Tham luận 155: Mục Tiêu của Những Diên Biến Thời Cuộc

https://nvngaynay.com: Vì sao TT Trump phải đối mặt với quá nhiều thù trong giặc ngoài?

Trần Văn Lương: Thơ Món Hàng Từ Quê Cũ

Lâm Trung Vũ: Con đường tăng tốc theo hướng tả khuynh của ông Tập Cận Bình

Mai thanh Truyết: Trung Cộng là thủ phạm chính trong việc tàn phá môi trường và đầu độc nhân loại toàn cầu

Lý Hoài Quất: Viên Cung Di nói về bản chất ĐCSTQ

Phan Nguyên: Tại sao người Mông Cổ lo sợ bị Trung Quốc thôn tính?

Nguyễn Minh: Canada sẽ đuổi Đại sứ Trung Quốc về nước nếu không công khai xin lỗi người dân Canada

Minh Huy: – Bị truy cứu trách nhiệm khắp thế giới, ĐCSTQ triển khai  “ngoại giao chửi bới”

– Kiểu ngoại giao “chiến lang” của Trung Quốc bắt nguồn từ chỉ thị của Tập Cận Bình?

– Ngoại giao ‘chiến lang’ của Trung Quốc đang núp bóng “Thời báo Hoàn Cầu”

Vương Văn Bắc: Làm dáng

Nguyễn thị Cỏ May: Cái giá dạy môn Sử Địa

03.10.2020 : ngày Bầu cử tổng thống Hoa K – BBT

Thứ ba tuần sau sẽ là ngày dân Mỹ chánh thức bầu tổng thống.

Cũng như các cuộc bầu cử tổng thống khác, mọi người đều trông đợi kết quả : tên của người thắng cử. Lần này là : Joe Biden  hay Donald Trump. Khác với các lần bầu tổng thống khác, kết quả công bố lần này chưa chắc đã là kết quả chánh thức vì còn phải đợi thêm một thời gian mới có kết quả chánh thức sau khi đếm các phiếu bầu qua thơ.

Cả thế giới nín thở chờ đợi kết quả bầu cử Mỹ lần này chỉ vì một trong hai ứng cử viên là Donald Trump, đương kim tổng thống, người lãnh đạo nước Mỹ trong hơn ba năm qua đã làm cho cả thế giới bối rối khi phải đương đầu với một người có những quyết định bất ngờ, phá bỏ các ràng buộc kinh tế chánh  trị của các hiệp ước, thỏa thuận của Mỹ trước đây làm xáo trộn tương quan kinh tế, ngoại giao giữa hai nước cũng như đả phá vở chủ trương toàn cầu hóa.

Trong nước, kết quả bầu cử lần này hết sức quan trọng.

Nếu Joe Biden thắng, đường lối của Obama trước đây sẽ được tái lập cộng với việc xóa bỏ những gì Donal  Trump đã thực hiện trong nhiệm kỳ của mình. Việc Joe Biden thắng cử không phải là một ảo tưởng mà là một điều được khẳng định kết quả thăm dò dư luận của các tổ chức chuyên môn về thống kê  từ lúc bắt đầu cuộc tranh cử.

Nếu Donald Trump thắng cử, ông sẽ tiếp tục thực hiện các điều đã hứa trong khi vận động bầu cử, tiếp tục chương trình nhập cư, tiếp giải quyết vấn đề mỹ-trung, tiếp tục những việc còn dang dở. Việc ông Trump thắng cử là điều ngoài dự đoán của các cơ quan và các tổ chức chuyên môn về thống kê, thăm dò dư luận nhưng không phải là hoàn toàn không thể, vì trước đây ông đã một lần ngựa về ngược, và lịch sử lập lại là điều có thể xảy ra.

Việc ông Joe hay ông Donald thắng cử là điều hiển nhiên sau ngày 03.11.2020. Điều này sẽ làm một bên  vui, và bên kia sẽ không vui, và điều này không thể nào tránh khỏi. Điều mọi người mong đợi, dù bên này hay bên kia, là người trúng cử sẽ là người nhiệt tình, một người lãnh đạo với tinh  thần phụng sự đất nước và dân tộc, thi hành những chánh sách chủ trương làm cho dân giàu nước mạnh, bảo vệ nền dân chủ của nước Mỹ hùng cường. Được như thế, sự lựa của họ mới là sự lựa chọn thông minh và đúng đắn, thể hiện được sự trưởng thành  của một người sống trong một xã hội văn minh và tiến bộ.

Cộng đồng người việt đã tích cực tham gia vào sinh hoạt dân chủ này. Cũng có hai khuynh hướng đối nghịch, cũng tranh cãi với những lập luận bênh vực ứng cử viên mình chọn, cũng dùng một số thủ đoạn hoặc từ ngữ không được thanh tao để hạ đối thủ… nhưng cũng như người mỹ mong muốn, người trúng cử sẽ quan tâm và có những  biện pháp, quyết định hợp với ý nguyện của cộng đồng người việt, được như thế Joe hay Donald mới là người được cộng đồng  người việt quan tâm.

BBT

TƯỞNG NHỚ ANH TRẦN HỮU PHÚC VỚI KỸ NIỆM TỪ THỜI ANH CÒN HỌC CẤP 2 TRƯỜNG NGÔ QUYỀN BIÊN HÒA.

Nếu không có ” CUỘC ĐỔI ĐỜI ” 1975, chắc chắn 2 Anh Em tôi sẽ chung tay đóng góp xây dựng Đất Nước VN trong TỰ DO DÂN CHỦ TRỌNG PHÁP và KHÔNG CS !!! Đây là suy nghĩ chủ quan ngày hôm nay với CHỮ NẾU !!!

Tôi đắc cữ Dân Biểu Hạ Nghị Viện thuộc Tỉnh Biên Hòa năm 1967, với nhiệm vụ Đại Diện dân chúng Biên Hòa nên hàng năm vào dịp cuối niên học Tôi đều có gởi các Phần thưởng Hoc Sinh Xuất Sắc cho một số Trường và Trường Ngô Quyền Biên Hòa năm nào cũng có Tên !!!

Tại Thành Phố Biên Hòa , Tôi có mở 1 VĂN PHÒNG DÂN BIỂU tại nhà Bác XÃ TỊNH , Bác NGUYỄN THANH TỊNH, và Bác giữ vai trò đại diện cho tôi để tiếp Người dân và ghi nhận mọi Ý Nguyện để chuyễn cho Tôi .

Suốt thời gian này Tôi hoàn toàn không biết Anh học sinh TRẦN HỮU PHÚC, trái lại Anh THP có nhiều lần gặp Tôi và biết nhiều về hoạt động của Tôi với Người Dân Biên Hòa ( Theo lời kể nhiều lần của Phúc với Tôi sau này  ).

Biến Cố Mất Nước, Đổi Đời 75, sau khi Tôi được định cư trên đất Mỹ năm 1992, đến năm 2008 trong dịp ACE khắp nơi trên Thế Giới trong 2 tổ chức LMDC và TĐV nhóm họp tại thành phố Vancouver Canada để thành lập ĐẠI GIA ĐÌNH NGUYỄN NGỌC HUY và Tôi được tín nhiệm vai trò Chủ Tịch , một thành viên mà tôi chưa quen biết, đến nắm 2 tay tôi và nói ” Em là TRẦN HỮU PHÚC Người Xứ Bưởi Biên Hòa với Anh Đây ” , Phúc nói là Phúc có gặp Tôi nhìêu lần và có nhận 2 lần Phần Thưỡng HS Xuất Sắc của Trường Ngô Quyên do Tôi tặng .

Sau này nhiều lần qua Fone, Phúc kể cho Tôi biết rõ ràng về việc này như sau :

Lúc Phúc học cấp 2 và cấp 3, Phúc có người Bạn thân cùng lớp là Con Bác Xã Tịnh ( Nguyễn Thanh Tịnh ), Phúc nhiều lần có gặp Tôi tai nhà Bạn học là nơi Tôi đặt Văn Phòng DB . Phúc là Hs Xuất sắc Cấp 3 của trường nên Phúc nhận được Học Bổng của Chính Phủ Đức >>> sau 75 Phúc ỏ lại định cư ở Đức cho đến ngày Mất 5 – 8 – 2020 !!!

Xin nói thêm , vì là Người Đồng Hương Biên Hòa nên tình thân thiết giữa 2 Anh Em Tôi ngày một khắn khít nhiều hơn, chúng tôi thường chia xẻ tin tức cho nhau và mỗi khi có Biến Chuyễn gì HOT thì Phúc Fone cho Tôi Biết và thường 2 hoặc 3 lần trong tháng , Phúc phân tích sự kiện, nhận định và ước tính chính xác các vấn đề thời sự Quốc Tế, Mỹ và VN !!!

Vì nắm vững tin tức nên Phúc thường xuyên có bài viết rất xúc tích với tên NGƯỜI XỨ BƯỞI , Tôi sau khi đọc lúc nào cũng Reply HOAN NGHÊNH >>> 

Phúc rất say mê môn đá banh ” Bóng Đá ” không bao giờ Phúc bỏ qua cơ hôi tường thuật các trận banh nổi tiếng bên Âu Châu nhứt là các trận của WORLD COUP, nên Tôi gọi Phúc là HUYỀN VŨ TÂN THỜi (Huyền Vũ là người tường thuật hay và vui nhộn trong các trân banh ở VN trước 75) PHÚC VUI VẼ NHẬN!!!

Xin kể thêm chuyện ” Hụt Hẫng ” của Tôi khi có trận chung kết giãi Vô Địch Âu Châu vào cuối tháng 7 vừa qua giữa Bayern Munich Đức và Paris Saint Germain Pháp, Tôi nghĩ là Phúc không thể bỏ qua không theo dõi trận banh hay nhứt Âu Châu này ( Vậy mà PHÚC đành phải …. ), trong lúc Tôi xem Online trận đấu, nhiều lần Tôi gọi cho Phúc để chia sẻ khi Đội Đức giành được CÚP Vô Địch nhưng không thấy Phúc trả lời, có ngờ đâu Thời gian cuối tháng 7 là lúc Phúc HÔN MÊ 2 tuần ở bệnh Viện !!!

NGƯỜI BẠN THÂN THIẾT , NGƯỜI CHIẾN HỮU VÀ LÀ ĐỒNG CHÍ , NGƯỜI TÁNH THÌNH HÒA NHÃ, TRẦM TĨNH, THÂN THIẾT VỚI MỌI NGƯỜI, THÔNG MINH , NHIỆT TÌNH VỚI QUÊ HƯƠNG VN KHÔNG CS, ĐÃ KHÔNG CÒN NỮA TỪ NGÀY 5 THÁNG 8 NĂM 2020 !!!

THIÊN THU VĨNH BIỆT PHÚC !!!

Thành Tâm Cầu Nguyện Hương Linh Anh Thanh Thãn AN NGHĨ nơi PHẬT QUỐC.

Sống Linh Thát Thiên, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH >>> VN KHÔNG CS !!!

THIÊN THU VĨNH BIỆT TRẦN HỮU PHÚC !!!

Biên Hùng TRẦN MINH NHỰT

Vô cùng thương tiếc
Đồng chí Trần Hữu Phúc
Bí danh Trần Nguyên Phước, Bút hiệu Trần Nguyên, Người Xứ Bưởi Ủy Viên Ban Lãnh Đạo,
Ủy Viên Giám Sát Đoàn Trung Ương
Từ trần tại Stugart, Đức quốc
ngày 05 tháng 08 năm 2020 (nhằm ngày 16 tháng 06 năm Canh Tý) Hưởng thọ 68 tuổi
Ban Biên Tập Tập San Tân Đại Việt và thân hữu phân ưu cùng tang quyến, nguyện cầu hương linh đồng chí Phúc sớm đạt cõi bình an.

Đại chiến lược Trung Quốc: Khuynh hướng, hành trình và cạnh tranh dài hạn (Tiếp theo)

Chương 3: Định hướng tương lai, Kiểm soát Chính Trị và An ninh Xã hội.

Đại Chiến lược của Trung quốc có thể thực hiện hiệu quả như thế nào trong những năm tới và nhiều thập niên kế tiếp? Trong đó quan trọng nhất là sự kết nối năng lực và thế giới quan của nhà cầm quyền Trung Hoa, bản chất, hệ thống chính trị và đường lối quản trị xã hội Trung Hoa tốt như thế nào?

Tại Đại hội 19 của ĐCSTQ được tổ chức vào tháng 10 năm 2017, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát động nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai của ông với tư cách là nhà lãnh đạo chính trị hàng đầu của Trung cộng, củng cố địa vị của ông trong ba quyền lực Tổng Thư ký ĐCSTQ, Chủ tịch Quân Ủy Trung Ương (CMC-Central Military Commission), cũng như tăng cường tái bổ nhiệm chiếu lệ của ông với tư cách là người đứng đầu CHNDTH vào tháng 3 năm 2018. Ông Tập được nhiều người coi là nhà lãnh đạo tối cao có ảnh hưởng nhất của Trung cộng trong nhiều thập niên. Động cơ mà Tập sẽ thiết kế mở rộng nhiệm kỳ của mình trong quyền lực vượt qua nhiệm kỳ 2022-2023. Thật vậy vào tháng 3 năm 2018, các đại biểu tại Đại hội đại biểu Nhân Dân toàn quốc đã bỏ phiếu bãi bỏ giới hạn hiến định của CHNDTH đối với việc Chủ tịch phục vụ tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm. Tập là nhà lãnh đạo tham vọng nhất của Trung cộng kể từ khi Đặng Tiểu Bình ra đi. Ông đã tổ chức cặn kẽ những thay đổi mà ông đã khởi xướng sẽ tác động đến Trung quốc trong nhiều năm tới. Đằng sau “Giấc mơ Trung Hoa” của Tập là gì? Kết quả của Đại hội Đảng là gì? Nhà lãnh đạo Trung cộng đã đạt được những gì cho đến nay và ông hy vọng sẽ đạt được những gì trong 5 năm sắp tới?

Chương này đánh giá những thành tựu của ông Tập trên các lãnh vực chính trị trong nước và kiểm soát xã hội. Các Chương tiếp theo xem xét các nỗ lực của ông trong chính sách đối ngoại, kinh tế, khoa học kỹ thuật và quốc phòng.

Đánh giá về vai trò lãnh đạo và mục tiêu của Tập là chìa khóa để hiểu được hướng phát triển của kế hoạch an ninh và phát triển quốc gia của Trung cộng trong ba thập niên tới và do đó mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa có thể được định hình như thế nào? Trước khi đánh giá thành tích, việc làm của mình đáng để xem xét các đặc điểm của người cầm đầu tối cao của Trung cộng. thế hệ lãnh đạo của ông và bản chất của chế độ.

Lãnh đạo và Hệ thống:

Trong khi hệ thống chính trị của Trung cộng thường được xác định là một Nhà nước và Đảng, thực tế gồm ba cấu trúc quan liêu khác biệt: – một Đảng cộng sản được thành lập năm 1921 – một lực lượng vũ trang được thành lập vào năm 1927 – một cơ cấu hành chánh nhà nước được thành lập năm 1949.

Do đó sẽ chính xác hơn nếu mô tả chế độ ba quyền lực như một Nhà nước-Đảng-Quân đội. Tập Cận Bình và các đồng chí của ông là thành viên của “thế hệ thứ năm”. Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ-QĐGPND-CHNDTH, một thế hệ mới sinh ra vào những năm 1950 và sắp sửa vào lứa tuổi Cách mạng Văn hóa 1966-1976.

Không giống như thế hệ thứ nhất và thứ hai, họ không phải là những nhà cách mạng kỳ cựu, những người được lãnh đạo bởi Cuộc Vạn lý Trường Chinh của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình đã từng trải qua nhiều thập niên kinh nghiệm quân sự và cuộc đấu tranh chính trị của tầng lớp nông dân trước khi thành lập CHNDTH. Không giống như thế hệ thứ ba và thứ tư sinh vào những năm 1930 và 1940. Thế hệ lãnh đạo thứ năm không bị chi phối bởi các kỹ sư như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào. Trong khi Tập Cận Bình chính thức tốt nghiệp bằng Cử nhân về Kỹ thuật khoa học tại Đại học Quinghua danh tiếng, đôi khi còn gọi là Đại học MIT-Trung Hoa 1979 với bốn năm học của Tập không thể được coi là chứng chỉ xuất sắc về Khoa học kỹ thuật (S & T) hay Toán học (STEM-Science, Technology, Engineering, Mathematic). Vào cuối những năm 1970 hệ thống giáo dục Đại học của Trung quốc đã bị tàn phá dữ dội bởi sự hỗn loạn của Cách mạng Văn hóa với các lớp học nặng nề về nghiên cứu chính trị nhưng nhẹ về lý thuyết suông và không chính xác.

Trong mọi trường hợp của đội hình Bộ Chính trị khóa 18 được công bố vào tháng 11 năm 2012, các kỹ sư và các nhà khoa học (bảy người) đã bị áp đảo bởi các chuyên ngành khoa học, xã hội và nhân văn (mười người). Trong số 10 thành viên này ba người đã học kinh tế, hai người nghiên cứu lịch sử, hai người học văn học Trung Hoa, một người học luật, người khác học triết học và một người học chính trị quốc tế.

Những khuynh hướng giáo dục này thậm chí còn rõ rệt hơn trong số 25 thành viên của Bộ Chính trị khóa 19 được đề cử vào tháng 10 năm 2017.

Trong số 16 người, tám người đã nghiên cứu về chính trị quốc tế, kinh tế chính trị hoặc triết học: bốn người đã học chuyên ngành, ngôn ngữ và văn hóa Trung hoa; hai người đã học kinh tế; một người đã học luật; và một người khác đã nghiên cứu lịch sử. So sánh chỉ có bốn thành viên Bộ chính trị học ngành kỹ thuật, một người học ngành dược và một người khác học ngành nông nghiệp.

Ngoài ra Bộ chính trị khóa 19 có một số ít thành viên liên lạc thế giới. Cá nhân có thể tiếp xúc với quốc tế, bao gồm bằng cấp nước ngoài hoặc một số khóa học tại các tổ chức giáo dục đại học ở nước ngoài. Ít nhất có một thành viên nói thông thạo tiếng Anh và một thành viên khác nói thông thạo tiếng Pháp. Các kỹ sư có khuynh hướng tập trung vào các công việc cụ thể và ít quan tâm đến các kích thước trừu tượng. Bộ chính trị khóa 18 thực sự có tỷ lệ nhỏ nhất trong các chuyên ngành kỹ thuật ( 22%), trong khi các Bộ chính trị trước gồm các kỹ sư, những người chiếm ít nhất 62% tới 90% của nhóm. Bộ chính trị khóa 19 thậm chí còn ít kỹ sư hơn chỉ có 16%.

Những người báo động đầy tham vọng:

Chúng tôi gọi thế hệ lãnh đạo Trung Hoa này là “những người chủ nghĩa dân tộc  thông minh” bởi vì ông Tập và các nhà lãnh đạo thế hệ thứ năm nhận ra rằng trong thế kỷ 21 sức mạnh kinh tế và quân sự rất quan trọng đối với Trung cộng (đối với Đảng – Quân đội – Nhà nước) duy trì một sức mạnh vững chắc, không thể bỏ qua các nguyên tắc tối ưu và những tư tưởng lớn. Đặc biệt trong thời kỳ hậu Mao Trạch Đông (từ năm 1977), ĐCSTQ chú trọng đến chủ nghĩa chính trị thực dụng và khuyến khích vật chất, tập trung vào việc xây dựng sức mạnh cứng của Trung cộng bắt đầu từ kinh tế và sau đó chuyển qua quốc phòng.

Vào đầu thập niên 2000’s, chế độ bắt đầu chú ý nhiều hơn đến tiềm năng có sức hấp dẫn. Đối với các nhà lãnh đạo thuộc thế hệ thứ 5, tầm quan trọng của quyền lực mềm gồm hai mặt: một mặt tăng cường tính hợp pháp của ĐCSTQ – QĐGPND – CHNDTH bằng cách thực hiện các mục tiêu dân tộc, thành tựu yêu nước và giá trị của Trung quốc, mặt khác chống lại các chủ nghĩa phương Tây nguy hiểm như dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo. Củng cố cái trước được coi là cần thiết để chống lại cái sau thành công hơn. Một phần mở rộng đáng ngại của điều này là sử dụng các hoạt động gây ảnh hưởng hoặc chiến tranh chính trị vượt ra ngoài biên giới của Trung cộng (xem Chương 4).

Biểu hiện rõ ràng nhất là sự chú ý quyền lực mềm nhiều hơn là việc ông Tập xác định rõ “Giấc mơ Trung Hoa”. Mục đích là để nắm bắt óc tưởng tượng của người dân Trung quốc bằng cách đưa ra một tầm nhìn cho một tương lai thịnh vượng và đầy hứa hẹn cho đất nước. Không giống như Giấc Mơ Hoa Kỳ chú trọng về cơ hội cá nhân để đạt được sự giàu có vật chất hơn là quyết tâm làm việc chăm chỉ. Nói cách khác Giấc Mơ Trung Hoa nói về thành tựu cụ thể của việc trẻ trung hóa quốc gia theo hướng đi khôn ngoan và viễn kiến của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ – QĐGPND – CHNDTH. Thật vậy Giấc Mơ Trung Hoa nhằm mục đích tạo cảm hứng cho người dân Trung quốc tương tự như ứng cử viên Tổng Thống Donald Trump đưa ra khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” đã gây được tiếng vang với phần lớn cử tri Mỹ trong chiến dịch bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 2016. Các phân tích tiêu chuẩn của hệ thống chính trị Trung cộng thực tế cho thấy rằng ưu tiên cao nhất của Tập Cận Bình và các Ủy viên Bộ chính trị của ông là sự sống còn của chế độ. Nhưng thuật ngữ này có thể đã sai lệch. Từ ngữ tồn tại ngụ ý rằng các nhà lãnh đạo Trung cộng nghĩ rằng họ đang ở trong tình trạng khó khăn và đang sống trong sợ hãi hàng ngày về sự sụp đổ chế độ sắp xảy ra hoặc bị lật đổ. Nhưng hoàn toàn ngược lại.

Các nhà lãnh đạo Trung cộng đủ tự tin để nghĩ rằng sự nắm giữ quyền lực của ĐCSTQ là bảo đảm trong ngắn hạn và có khả năng tồn tại trong trung hạn. Tuy nhiên vì không có sự bảo đảm tuyệt đối về chính trị và qui chế, nên cảnh giác thường xuyên là cần thiết. Đây là lý do tại sao chế độ sử dụng một bộ máy cưỡng chế rất tinh vi mạnh mẽ và tốn kém để bảo vệ quyền lực chính trị của mình. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo Trung cộng đang bận tâm với việc duy trì sự ổn định trong nước và có khuynh hướng nhạy cảm với viễn cảnh hỗn loạn. Thật buồn cười chủ nghĩa cảnh giác này là một đặc điểm mà giới tinh hoa của chế độ chia sẻ với người dân Trung quốc. Vì vậy các nhà lãnh đạo không sống được từ ngày này qua ngày khác, từ tuần này sang tuần khác hoặc thậm chí từ tháng này qua tháng khác. Thay vào đó các thành phần ưu tú của Đảng – Quân đội – Nhà nước phác họa  kế hoạch trong 5 năm và 10 năm và họ chuẩn bị kỷ niệm 100 năm thành lập ĐSCTQ vào năm 2021, QĐGPND vào năm 2027 và CHNDTH vào năm 2049.

Điều mỉa mai cuối cùng của chế độ ngự trị “nền cộng hòa nhân dân” là nỗi sợ hãi lớn nhất của người dân Trung quốc mà một ngày nào đó chế độ sẽ phải đối đầu trực tiếp với cơn thịnh nộ của họ. Do đó sự lo lắng là những thách thức nội bộ  khiến các nhà lãnh đạo Trung cộng thức trắng đêm.

Khi Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo CHNDTH quan sát từ văn phòng ở Trung Nam Hải, họ nhìn thế giới theo bốn vòng tròn đồng tâm hoặc vòng đai không an toàn. Vòng đầu tiên và trong cùng là quê hương, kéo dài từ đường phố Bắc Kinh ra ngoài ranh giới của tất cả lãnh thổ do Trung quốc kiểm soát. Đây là vòng quan trọng nhất và nhạy cảm nhất mà các nhà lãnh đạo Trung cộng lo lắng nhất về sự bất ổn trong nước. Trong mắt họ an ninh quốc gia bắt đầu từ trong nước và an ninh chế độ đồng nghĩa với an ninh quốc gia.

Vòng thứ hai bao gồm các khu vực ngoại vi xung quanh Trung quốc gồm các quốc gia lân cận và vùng biển gần lãnh thổ Bắc Kinh. Trước đây bao gồm năm quốc gia mà Trung cộng đã chiến đấu trong các cuộc chiến tranh suốt 75 năm qua và một số lớn các quốc gia nhỏ không ổn định. Sau này bao gồm một khu vực hàng hải gồm có biển Hoa Đông, biển Vàng, eo biển Đài Loan và biển Đông.

Vòng thứ ba bao gồm toàn bộ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Đại Dương, Nam Á và Trung Á. Khu vực lân cận rộng lớn hơn, mặc dù ít nhậy cảm so với khu vực nội địa và ngoại vi, vẫn được coi là phạm vi ảnh hưởng hợp pháp của Trung cộng mà Bắc Kinh có thể từ chối hoặc hạn chế quyền tiếp cận với các cường quốc bên ngoài một cách hợp pháp.

Vòng thứ tư bao gồm phần còn lại của thế giới ngoài Châu Á-Thái Bình Dương.

Mặc dù vòng ngoài cùng này tạo thành vòng đai ít quan trọng nhất đối với cách nhìn của nhà cầm quyền Trung cộng, tuy nhiên nó vẫn là một địa điểm có tầm ảnh hưởng ngày càng lớn khi Bắc Kinh cần mở rộng lợi ích ở nước ngoài kéo dài đến tận Trung đông và Châu Mỹ, nơi đó là lãnh thổ của kẻ thù lớn nhất của Trung cộng. Theo quan điểm của Bắc Kinh, điều quan trọng nhất Hoa Kỳ vẫn là quốc gia duy nhất có khả năng đe dọa lợi ích của Trung cộng ở cả bốn vòng đai này.

Nhà tái cấu trúc vĩ đại:

-Tập Cận Bình quyền lực và hiệu quả như thế nào?

Không giống hai người tiền nhiệm của mình là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào,

mỗi người đều hài lòng với sự chuyển giao quyền lực và thay đổi liên tục trong ĐCSTQ-QĐGPND-CHNDTH. Ông Tập dường như có ý định đánh động mạnh mẽ hệ thống này.

Ông Tập đã đưa ra một loạt các sáng kiến gần như cùng lúc với một cuộc dàn trận chóng mặt, bao gồm việc tổ chức lại các cơ cấu quan liêu, nếu được thực hiện đầy đủ, điều này có thể làm thay đổi đáng kể cách thức Trung cộng xây dựng và tiến hành chánh sách đối ngoại và đối nội. Ông Tập đã củng cố quyền lực cá nhân của mình là ưu tiên hàng đầu giống như Giang và Hồ đã làm. Nhưng không giống những người tiền nhiệm, Tập đã nỗ lực tập trung quyền lực chính trị vào con người của ông đối với mô hình lãnh đạo tập thể đặc trưng cho chính trị tinh hoa của Trung cộng kể từ thập niên 1980’s. Trong khi được coi là một nhà cách mạng cải cách, nhưng những nỗ lực của Tập cho đến nay được mô tả tốt nhất là “tái cấu trúc”. Thay vì cải cách triệt để các hệ thống chính trị, quân sự hoặc kinh tế của Trung cộng, ông Tập đã tích cực tham gia vào việc cải tạo các thể chế này theo cách mà ông tin rằng củng cố quyền lực của chính mình cũng như củng cố mạnh mẽ khả năng phục hồi của chế độ.

Một nhà phân tích nổi tiếng của Hoa Kỳ nhận xét: “mặc dù Tập chấp nhận sự cần thiết cải cách kinh tế, nhưng ví dụ ông ấy đã đề cao cá nhân nhiều hơn, điều này có làm cho Trung quốc trở thành một cường quốc và tự mình trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại không? “. Một điểm đáng lưu ý là quyết định đăc biệt của Tập Cận Bình vào năm 2013 để thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia. Được biết theo mô hình của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, tổ chức của Tập có mục đích cải thiện sự phối hợp giữa các nhân vật quan liêu khác nhau và tập trung quyền lực lớn hơn vào tay ông Tập. Một điểm khác biệt so với trường hợp của Hoa Kỳ là định hướng an ninh quốc nội  khác hẳn với cơ quan nhà nước Trung cộng, phản ánh qua các ưu tiên an ninh chế độ của các nhà lãnh đạo chóp bu.

Cuối cùng Tập và nhóm cố vấn cũng như đàn em của ông dường như chủ động phòng thủ trong nước và tấn công mạnh mẽ nước ngoài.

Ở trong nước họ đã bận rộn với việc nhắm vào các quan chức tham nhũng và triệt hạ phe phái thù địch trong giai đoạn này. Còn trong khu vực ngoại vi trực tiếp của Trung cộng, họ đang tích cực tham gia vào việc củng cố các yêu sách lãnh thổ, đặc biệt trong lãnh vực hàng hải và ở biển Đông. Điều này bao gồm các nỗ lực để cải thiện sự phối hợp quan liêu bằng cách củng cố các cơ quan thực thi pháp luật trên biển. Xa hơn các nhà lãnh đạo CHNDTH, Tập đang đưa ra các sáng kiến mới hoặc gấp đôi những nỗ lực hiện có: một trong những sáng kiến cao cấp nhất là “Một vành đai, một con đường” (xem Chương bốn)

Kỷ nguyên Tập, người nhiều quyền lực:

Cải cách chính trị của Đặng Tiểu Bình đã bị đánh giá thấp là việc thiết lập các qui tắc và chuẩn mực mới cho việc chuyển giao thường xuyên và theo thứ tự của giới tinh hoa. Đối với cấp lãnh đạo cao nhất, phải chú ý giải quyết các giới hạn nhiệm kỳ chính thức (tối đa là hai nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp) và định mức nghỉ hưu (giới hạn lớn tuổi và trợ cấp hưu trí). Kết quả là Trung cộng đã chứng kiến hai sự kiện chuyển giao quyền lực trong thế kỷ 21 giữa các thế hệ chính trị, và cả hai đều diễn ra suông sẻ bình yên, đặc biệt là khi so sánh sự chuyển giao quyền lực trước đây.

Điều này đã cung cấp khả năng dự đoán và ổn định chính trị ưu tú, trái ngược với sự bất ổn và hỗn loạn của các thế hệ lãnh đạo trước đó.

Hơn nữa nó đã tạo tiền đề cho việc thường xuyên thay đổi nhân sự trong khoảng thời gian 5 năm thường xuyên tại các Đại hội đảng. Đương nhiên mỗi nhà lãnh đạo tối cao đều có tham vọng trong giai đoạn đầu chiến dịch như một ứng cử viên đồng thuận trong khi làm việc để xây dựng một liên minh hữu hiệu. Nhưng từ lúc ứng cử viên đạt thắng lợi, người chiến thắng hăng hái làm việc để áp đặt và thúc đẩy phe ủng hộ và các phe phái củng cố quyền lực của chính mình và cải thiện khả năng tiến tới chương trình nghị sự của mình. Trong trường hợp của Tập, ông ta tỏ ra cương quyết một cách bất thường ngay từ đầu nhiệm kỳ và ông ta đã nỗ lực để hạ bệ những người khác được coi là không cùng phe với ông ta. Một yếu tố chính của nỗ lực này là chiến dịch chống tham nhũng qui mô nhất trong nhiều thập niên. Tập mở ra một mạng lưới rộng lớn và nhắm vào một loạt các nhân vật chính trị và quân sự, đang hoạt động hoặc đã nghỉ hưu. Những người này bao gồm một số nhà lãnh đạo cao cấp nhất từ đầu những năm 1990’s, gồm cựu ủy viên Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang và các tướng lãnh cao cấp của QĐGPND, cùng với hai cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương là Từ Tài Hậu (Xu Caihou) và Quách Bá Hùng (Guo Boxiong). Hơn nữa Tập cũng đã nhắm mục tiêu xã hội Trung quốc với nhiều sáng kiến để chinh phục trái tim và tâm trí người dân, tăng cường kiểm soát và đàn áp những kẻ bất đồng chính trị. Trong xã hội Trung quốc, Tập đã cố gắng áp dụng kỷ luật khắc khe hơn và kiểm soát chặt chẽ hơn. Điều này đã tiến hành việc sử dụng các chiến dịch chính trị và huy động hàng loạt giống như chủ nghĩa Mao mới.

Thật vậy ông Tập đã phát động chiến dịch tư tưởng rộng rãi nhất kể từ những năm 1970 để củng cố tính hợp pháp của chế độ. Ông cũng đã tìm cách ngăn chặn sự xuất hiện của xã hội dân sự bằng cách hạn chế nghiêm ngặt hoạt động của các tổ chức phi chính phủ ở Trung cộng. Tập rất tôn thờ Mao và hình như đang mô phỏng một cách có ý thức những phương pháp và cách cư xử của Mao. Chắc chắn ông Tập không phải là Mao sau này, nhưng ông đã cường điệu hóa cá tính của mình theo cách kết hợp giữa sự sùng bái cá nhân kiểu Mao và người đàn ông kiên cường theo chủ nghĩa gia đình kiểu Đặng hơn là cốt lõi của một tập thể lãnh đạo trong một bộ máy không hoàn hảo. Trong hai thập niên qua các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung cộng có khuynh hướng nghiên cứu về diện mạo bảnh bao. Họ ăn mặc giống nhau trong bộ đồ kinh doanh bảo thủ và những kiểu tóc tương tự. Hơn nữa ngoại trừ hai nhà lãnh đạo chóp bu nắm giữ vai trò Chủ tịch CHNDTH và phó Chủ tịch. Các nhà lãnh đạo cấp cao hiếm khi xuất hiện công khai một mình. Nhưng rõ ràng Tập được đề cử những chức vụ khác nhau. Mặc dù khác xa sự hào nhoáng, nhưng ông ta đã thể hiện một niềm đam mê trong việc phô trương địa vị và đảm nhận mọi lãnh vực quản trị cũng như lãnh đạo hầu hết tất cả các nhóm lãnh đạo nhỏ. Điều này bao gồm việc quản lý kinh tế. Động thái này về cơ bản đã khiến Thủ tướng Lý Khắc Cường trở thành một nhà kinh tế được huấn luyện trở thành một Bộ trưởng không bộ nào.Tất cả các nước này dường như vượt ra ngoài mong muốn có thể hiểu được là đơn giản hóa các hệ thống chỉ huy và cải thiện sự phối hợp hành chánh-với nhiều bộ máy hành chánh và rộng lớn. Việc điều phối và thực hiện chánh sách là một thách thức rất lớn. Và vợ của Tập Cận Bình, bà Bành Lệ Viện đã đóng một vai trò cao hơn so với các đệ nhất phu nhân CHNDTH trước đây.

Đại hội Đảng lần thứ 19: Đại hội Đảng lần thứ 19 được thành công đối với ông Tập có hai lý do:

Đầu tiên toàn bộ sự kiện đã được dàn dựng suông sẻ và diễn ra mà không gặp trở ngại nào. Tập mong muốn không có bất ngờ nào trong hoặc ngoài Đại Lễ Đường Nhân dân.

Trước sự giúp đỡ tích cực của Bắc Kinh, Bình Nhưỡng đã im lặng và không khiêu khích phóng tên lửa nguyên tử trong ngày Đại hội Đảng. Cho đến nay đã có những bài diễn văn được biên soạn cẩn thận, thổi phòng thành tựu của chế độ theo ý muốn của Tập và dự đoán kết quả vào năm 2022. Ngoài ra còn có các thông cáo và tài liệu nói về những thành tựu trong quá khứ và dự kiến.

Thành công thứ hai vì Tâp đã dọn dẹp sạch sẽ hoặc thanh toán các đối thủ và được các đồng minh hỗ trợ. Một điểm quan trọng khác của Đại hội Đảng 19 là ĐCSTQ đã quảng bá một bộ mặt mới trước Ủy ban Trung ương và Bộ Chính trị. Đây là cơ hội quan trọng để ông Tập củng cố quyền lực bằng cách đưa thêm nhiều người ủng hộ vào các chức vụ cao cấp. Đại hội chứng kiến bất thường nhiều thành viên của Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương ở độ tuổi 68 trở lên đã từ chức mặc dù được bầu trong Đại hội 19. Còn nhiều người khác đã rời bỏ ghế của họ sau kết quả điều tra tham nhũng. Năm trong số bảy thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị khóa 18 đã được thay thế bởi những người trẻ tuổi hơn, trừ Tập và Lý Khắc Cường.

Các thành viên Bộ chính trị đã được thăng chức và khoảng một nửa trong số khoảng 200 thành viên của Ban chấp hành Trung ương khóa 19 là thành viên mới.. Tháng 11 năm 2017 ông Tập đã đón Tổng thống Donald Trump- trải thảm đỏ cẩn thận theo nghi lễ ngoại giao để gây ấn tướng tốt với khách của mình và đồng thời đề cao tầm vóc quốc gia và cá nhân Tập. Ông Tập đã tiếp đón người đồng cấp  trong bữa cơm tối bên trong khuôn viên của cung điện Hoàng gia cũ ở trung tâm Bắc Kinh. Khu vực được trang trí công phu có tên là Tử Cấm Thành bởi vì vào thời Hoàng gia xa xưa việc tiếp đãi khách vượt quá giới hạn của một Hoàng đế. Trong số các Tổng thống Hoa Kỳ trước đây đến thăm cung điện thì Trump là người đầu tiên được thưởng thức yến tiệc ở đó. Chủ tịch Tập cũng rất vất vả lựa chọn các sản phẩm cao lương mỹ vị để khách thấy được lòng hiếu khách của mình. Tiếp theo Tập còn làm mọi cách trong khả năng để biểu dương Lễ kỷ niệm 100 năm của ĐCSTQ sẽ được tổ chức long trọng vào tháng 7 năm 2001. Để cú đánh phủ đầu thành công, buổi lễ được tổ chức huy hoàng cả về cảnh trí bên ngoài và thành tựu bên trong.

Duy trì sự ổn định xã hội:

Ưu tiên cao nhất của chế độ là duy trì sự ổn định trong nước, duy trì ổn định được thảo luận trong các tài liệu chính trị, chẳng hạn như các bạch thư bảo vệ hai năm một lần và trong các tác phẩm giáo lý có thẩm quyền như Khoa học về Chiến lược.

Hệ thống bảo trì ổn định (SMS-Stability Maintenance System) là bộ sưu tập lớn các bộ máy quan liêu bao gồm một loạt các hoạt động được tài trợ bởi một ngân sách khổng lồ phân phối cho phòng thủ bên ngoài. Theo một nhà nghiên cứu thì các nhà lãnh đạo của Đảng giám sát và phối hợp một loạt các cơ quan còn hoài nghi và lấn áp nhau, bao gồm các tổ chức cảnh sát, giám sát và tuyên truyền chuyên sử dụng để bảo vệ sự an ninh xã hội.

Sự cưỡng chế:

Hệ thống nhỏ này bao gồm nhân sự và quyền lực của nhiều cơ quan hành chánh: Bộ Công an (MPS- Ministry of Public Security), Cảnh sát Vũ trang NHân dân (PAP- People’s Armed Police), Bộ An ninh Nhà nước (MSS – Ministry of State Security) và các đội dân quân.

Ngoài ra Cảnh sát hợp đồng tại địa phương, thuê người để đối phó với các nhóm hoặc cá nhân phá rối. Ví dụ nhà hoạt động nhân quyền mù Chen Guangchen và gia đình của anh ta hình như bị nhiều cơ quan khác nhau giam giữ tại gia kể cả bọn côn đồ thuê mướn.

Tuyên truyền và Kiểm soát thông tin:

Hệ thống nhỏ này bao gồm các cơ quan truyền thông, chẳng hạn như báo chí truyền hình và đài phát thanh. Các thành phần khác là ngành công nghiệp điện ảnh, ngành công nghiệp âm nhạc và ngành xuất bản sách.

Giám sát và Kiểm thính:

Hệ thống nhỏ này bao gồm các cơ quan của ĐCSTQ trong các doanh nghiệp, trường học và các cơ quan trong cả nước bao gồm các xí nghiệp nhà nước cũng như các ủy ban đường phố và khu phố gồm những người về hưu. Họ đang trong tình trạng cảnh giác cao độ trong thời điểm hồ sơ chồng chất chẳng hạn như Thế vận hội 2008 và các cuộc họp của Chính phủ hoặc của Đảng cấp quốc gia. Không gian mạng và chương trình truyền thông xã hội cũng được giám sát cẩn thận bởi các hãng Internet và hàng chục ngàn cảnh sát mạng đang truy quét Internet để khám phá mọi thứ được coi là lật đổ chế độ.

Trừng phạt và khắc phục:

Hệ thống nhỏ công lý là một phần không thể thiếu của Duy trì ổn định (SMS). Thực tế có hai chiều cho hệ thống nhỏ này.

– Chiều đầu tiên là những gì người ta mong đợi: một tập hợp các biện pháp kiểm soát và trừng phạt được thực hiện thông qua xét xử, kết án, tuyên án và giam giữ.

– Chiều thứ hai là cung cấp cho người dân Trung quốc cơ hội để khắc phục và sửa đổi. Điều này bao gồm cả việc yêu cầu, trong đó người dân bình thường có thể tìm kiếm công lý không chỉ thông qua tòa án mà còn thông qua mạng lưới cấp tỉnh và quốc gia khi các mạng lưới bị chặn.

Trở ngại nội bộ về Quốc phòng:

Theo sách trắng Quốc phòng Trung cộng 2012, lực lương vũ trang Trung cộng tham gia duy trì trật tự xã hội. Tất nhiên thuật ngữ lực lượng vũ trang không chỉ nói đến QĐGPND mà còn liên quan đến Cảnh sát Vũ trang Nhân Dân (PAP- People’s Armed Police) và dân quân. Các trách nhiệm an ninh nội bộ có khuynh hướng bị trở ngại nội bộ đối với các nỗ lực quốc phòng làm lệch các nguồn vốn, tài nguyên và tránh sự lưu tâm giải quyết các thách thức an ninh bên ngoài.

Trong khi QĐGPND không còn chịu trách nhiệm trực tiếp về an ninh nội bộ, quân đội dự kiến sẽ thực hiện vai trò hỗ trợ và sao chép cho Bộ Công An (MPS – Ministry of Public Security) và Cảnh sát Vũ trang Nhân dân (PAP).

Ví dụ: Trong thế vận hội Bắc Kinh, QĐGPND đã đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ an ninh, đồng thời QĐGPND cũng đóng vai trò trừ bị cho Cảnh sát Vũ trang Nhân Dân (PAP) trong tình trạng bất ổn của sắc tộc ở Tây Tạng năm 2008 và ở Tân Cương năm 2009. Các thành phần hoạt động chính của QĐGPND (PLA) với Duy trì ổn định (SMS) và SMS có nhiệm vụ liên quan đến lệnh đồn trú, cũng có trách nhiệm quan trọng trong việc chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài, nhưng đáng chú ý là huy động quân sự, phòng thủ dân sự và phòng không.

Thật vậy một giả định cơ bản trong kế hoạch quân sự để vận động là duy trì an ninh trong nước.

Để hợp lý hóa trách nhiệm các cơ cấu quan liêu, việc kiểm soát của Cảnh sát Vũ trang Nhân Dân (PAP) đang chuyển qua Quân Ủy Trung Ương (CMC – Central Military Commission).Tuy nhiên sự ổn định nội bộ không phải là đặc ân, đó là điều mà chính quyền dân sự và quân sự rất quan tâm. Công việc này đòi hỏi rất nhiều nhân lực, vì vậy hàng triệu việc giám sát và nhân sự được sử dụng. Điều này bao gồm các thành viên của lực lượng cảnh sát quốc gia Trung cộng, Bộ Công an trên toàn quốc mà còn hàng trăm ngàn Cảnh sát Vũ trang Nhân dân (PAP), cơ sở của Bộ An ninh Nhà nước, các ủy ban dân sự luôn theo dõi các cư dân và thuê mướn bọn côn đồ cho mặc đồng phục để giám sát hàng ngày các nhà bất đồng chính kiến. Hơn nữa nhiều xí nghiệp duy trì nhân viên an ninh mặc đồng phục của riêng họ. Ngoài ra nhà chức trách đã sử dụng kỹ thuật để giám sát và kiểm soát đường phố và các khu vực công cộng khác ở các thành thị Trung cộng. Trung cộng có một trong những hệ thống truyền hình phong phú nhất của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Chính quyền Trung cộng đang sử dụng phần mềm để nhận dạng khuôn mặt hiện đại nhất hầu theo dõi mọi người. Hơn nữa “Bức tường lửa” của Trung cộng rất hiệu quả trong việc ngăn chặn hầu hết công dân Trung quốc truy cập Internet bên ngoài lãnh thổ Trung quốc.

Hệ thống này bao gồm các trang Web của các tổ chức truyền thông lớn của phương Tây, chẳng hạn như New York Times và Washington Post. Nhưng không phải là tất cả. Chính quyền Trung cộng cũng giám sát và kiểm soát chặt chẽ không gian mạng Trung quốc bao gồm các blog và gian phòng trò chuyện (chat room) để bảo đảm hầu hết các tranh luận quan trọng và gây tranh cãi về các chủ đề nhạy cảm đều bị xóa sạch. Hệ thống này khá hiệu quả trong việc phá vỡ ý đồ của kẻ gây rối-trong thực tế lẫn tiềm năng. Những người bất đồng chính kiến hoặc bị nghi ngờ sẽ bị theo dõi và bị khủng bố. Những người quá khích có thể bị bắt hoặc bị quản thúc tại gia. Những người bất đồng chính kiến được xếp loại bao gồm các nhà vận động nhân quyền, nhà hoạt động tôn giáo và những kẻ được coi là khủng bố, ly khai và cực đoan. Những người thuộc loại kể sau … bao gồm các nhà hoạt động dân chủ Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng, ngay cả những lúc cá nhân này đang tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa hoặc đang phát biểu những bài bình luận thông qua các kênh đã được phê chuẩn. Mặc dù những kẻ cực đoan tham gia vào các hoạt động bạo lực ở Trung quốc, nhưng đây chỉ là những nhóm nhỏ. Ngay cả những dân tộc thiểu số đã tìm cách tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp và theo đúng qui định trong các kênh cũng bị coi là thành phần nguy hiểm. Một ví dụ điển hình là bà Rebiya Kadeer, một nữ doanh nhân người Duy Ngô Nhĩ thành công, cuối cùng đã phải sống lưu vong. Thông thường những nhân vật như vậy bị buộc tội là phản bội hoặc gián điệp nước ngoài. Còn về phần cư dân người Hán gốc Hoa ở Đài Loan và Hồng Kông cũng không tránh khỏi bị khủng bố. Người di dân nông thôn tìm việc làm ở thành thị cũng bị coi là đe dọa đến sự ổn định xã hội. Đôi khi những người di dân mang theo gia đình đến các thành phố, nhưng những di dân này thường sống như những người đàn ông hoặc phụ nữ độc thân trong ký túc xá chật chội hay trong những căn lều như khu ổ chuột. Những người di dân này thường bị đổ lỗi gây ra tội ác, làm xáo trộn hoặc có hành vi xa hoa. Trong các cuộc họp chính trị lớn như Đại hội Đảng lần thứ 19 hoặc các cuộc họp mặt quốc tế, người di dân nông thôn thường được đóng gói và trả về nhà.

Kết luận:

Chương này đã đánh giá tổ chức hệ thống chính trị và hệ thống kiểm soát xã hội làm nền tảng cho đại chiến lược của CHNDTH.

Một ĐCSTQ-QĐGPND- CHNDTH gắn kết với nhau và có một đội ngũ nhân viên dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước tạo thành một nền tảng vững chắc để thực hiện đại chiến lược của Trung quốc. Việc thực hiện đại chiến lược phụ thuộc vào các chiến lược cấp quốc gia trong nhiều lãnh vực như ngoại giao, kinh tế, khoa hoc kỹ thuật và các vấn đề quân sự.

Đây là chủ đề của hai Chương kế tiếp.

Hoàng Đình Khuê – Ngày 1/9/2020

Vườn Thơ Thu

Thu Sầu

 Tôi đi tìm tôi giữa cuộc đời

Vẫy vùng cũng đến thế mà thôi

Nương theo cánh nhạn tìm hư ảo

Tựa bóng mây trời, mãi nổi trôi…

Một kiếp tha hương, mấy đoạn sầu

Bao phen cố nén những niềm đau

Bao ngày tất bật vì sinh kế

Sao mình còn khắc khoải canh thâu?

Giờ tiết trung thu đã đến rồi

Hững hờ năm tháng vẫn dần trôi

Mái tóc nâu xưa giờ đã bạc

Gặp thời, phải thế, cũng đành thôi!

Rồi một mùa Thu cũng sẽ qua

Mà bao hoài niệm chẳng phôi pha

Thu nay sao ngập tràn lửa khói

Cầu chút mưa rào … ở chốn xa!

Nhan Ánh-Xuân Cali 2/10/2020.

Thu Cali

Tặng sư muội Xuân và các bạn yêu thơ

Lửa đốt Cali cháy mịt mờ

Hỏa thần cướp mất cõi trời mơ

Bầy nai thương lá nhìn ngơ ngác

Lũ bướm yêu hoa khóc vật vờ

Cổ thụ nghìn năm thành khói bụi

Rừng già một phút hóa than tro

Cảnh vật tưởng như ngày tận thế

Thu Sầu chỉ biết gởi vào Thơ.

MPH

Xin gởi một bài thơ THU loại HUỀ VỐN đọc chơi cho vui.

Tâm tình thu  tự thán !

Thu cũng vậy thôi, có gì sầu ,

Cũng mưa, cũng nắng, khác gì đâu ?

Bởi theo thông lệ người than thở :

Như thể là mùa của khổ đau !

Thu đến, Thu đi có gì buồn,

Cũng khi nắng đổ, lúc mưa tuôn.

Có người đoàn tụ, người ly biệt,

Mùa nào cũng vậy, có gì hơn ?!

Chỉ một chút nầy hơi khác nhau :

Xứ lạnh, Thu sang lá đổi màu,

Từ xanh sang vàng và đỏ rực,

Cuối mùa rơi rụng, có gì đâu ?

Một điều xem ra lắm kẻ quên,

Mùa Thu pháo cưới nổ vang rền,

Là mùa được chọn : Ngày Đại Hỷ,

Cho nhiều đôi lứa thoả ước nguyền.

Còn những cuộc tình phải dở dang,

Vì người trong mộng đã sang ngang,

Xuân, Hạ hay Đông đều cũng vậy,

Đâu phải chờ Thu mới lỡ làng !

Tội nghiệp mùa Thu bị tiếng oan,

Là mùa gây nên những trái ngang !

Chẳng qua thiên hạ hùa theo mốt,

Gán ghép cho Thu mọi bẽ bàng !

Người xưa thơ thẩn thiếu trò vui,

Quẩn quanh đi tới lại đi lui.

Chẳng biết làm gì bèn hạ bút :

Thu sầu, Thu thảm, Thu ngậm ngùi !

Ai ơi xin nhớ đến một điều,

Vui buồn, sướng khổ, ghét hay yêu,

Là do TRÍ Ngộ , TÂM An Tịnh,

Cảnh ngoài tác động được bao nhiêu ?

Ta xin thành thật nói về THU,

Một chút ưu tiên khác mọi mùa.

Vì gió Thu mát, trời Thu đẹp…

Ta hưởng thoả thuê khỏi phải mua.

Hàn Sĩ Phan

Chín năm bên cạnh Tổng Thống Ngô Đình DiệmLuật sư Lâm Lễ Trinh

LTS: Bài này được tác giả Lâm Lễ Trinh thực hiện vào năm 2005. Nhân dịp kỷ niệm biến cố ngày 1.11.1963, TVTS đăng lại để độc giả có thêm dữ kiện về một giai đoạn lịch sử.  Luật sư Lâm Lễ Trinh nguyên là bộ trưởng Nội vụ dưới thời Đệ nhất Cộng hòa. Nguồn: wordpress.com.

Mạn đàm với cựu Đổng Lý Quách Tòng Đức

 Tuy là bạn tâm giao với người viết từ lâu, ông Quách Tòng Đức luôn luôn tỏ ra dè dặt và thận trọng khi nhắc đến những năm dài làm Đổng Lý Văn Phòng cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vị lãnh tụ khai sáng nền Đệ Nhứt Cộng Hoà Việt Nam. Sau chính biến 1.11.1963, ông Đức trở lại ngành Tư Pháp và được thăng trật Chủ Tịch Tham Chính Viện năm 1969.

 Tháng 4.1975, Sàigòn thất thủ, ông và gia đình xin tị nạn chánh trị tại Paris. Chánh phủ Pháp tuyển dụng ông vào Phòng Tố Tụng Tổng Quát của thị xã Paris, thời thị trưởng Jacques Chirac. Ông về hưu đầu năm 1984. Nay 89 tuổi, trí tuệ còn minh mẩn tuy sức khỏe không tốt như trước. Gần đây, trong những lần gặp nhau lại ở Pháp cũng như qua nhiều cuộc điện đàm có ghi âm, ông Đức đã chịu thố lộ với người viết nhiều điều liên hệ đến giai đoạn chín năm phục vụ vị nguyên thủ quốc gia bị sát hại năm 1963.

 Lần đầu gặp Chí Sĩ Ngô Đình Diệm

 Ông Quách Tòng Đức (Quách Tòng Đức) sanh tại An xuyên năm 1917, thuộc một gia đình trung lưu, đậu cử nhân và Cao học Luật Đông Dương năm 1941, Đại học Hà Nội, sau khi lấy bằng tú tài tại trường Pétrus Ký, Sàigòn. Ông thuộc toán cử nhân đầu tiên gồm có Nguyễn Thành Cung và Lê Văn Mỹ thi đậu năm 1942 vào ngạch huyện, phủ tại Miền Nam Việt Nam mà cấp bậc cao nhứt là Đốc Phủ Sứ thượng hạng ngoại hạng tương đương với chức Tổng Đốc đứng đầu tỉnh ở ngoài Trung và Bắc.

 Khi vua Bảo Đại chỉ định Trần Văn Hữu lập Chánh phủ, Thủ Hiến Nam Việt Thái Lập Thành (xuất thân là một Đốc Phủ Sứ như các ông Nguyễn Ngọc Thơ, Lê Tấn Nẩm, Dương Tấn Tài, Lê Quang Hộ…) bổ nhiệm ông Quách Tòng Đức năm 1951 làm Chánh Văn Phòng và thiếu tá Dương Văn Minh, Chánh Võ Phòng. Năm 1953, thủ hiến Thành và Thiếu tướng Chanson bị nhóm Cao Đài kháng chiến của Trình Minh Thế ám sát tại Sadec trong một cuộc kinh lý.

 49 ngày sau Điện Biên Phủ thất thủ, tức là 26.6.1954, Bảo Đại giao cho cựu Thượng Thơ Ngô Đình Diệm lập chánh phủ, thay thế hoàng thân Bửu Lộc. Trước đây, ông Diệm đã ba lần từ chối lời mời của Bảo Đại: năm 1937, 1945 và 1948. Ông giao thiệp thân tình với nhà cách mạng Phan Bội Châu lúc sanh tiền, có ghé Nhựt năm 1950 để hội kiến với Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và, theo một số sử liệu, từng lãnh đạo Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội trong nước. Có lúc ông bị Việt Minh bắt giữ và – khác với Bảo Đại – đã cương quyết bác bỏ lời mời của Hồ Chí Minh làm Cố vấn cho Chánh phủ do Hồ dựng ra.

 Hiệp định Genève, ký ngày 20.7.1954, chia đôi Việt Nam nơi vĩ tuyến 17. Trong đám đông quần chúng đón tiếp nồng nhiệt Thủ Tướng Diệm tại phi trường Tân Sơn Nhứt có ông Nguyễn Ngọc Thơ, nguyên bí thơ của Toàn quyền Decoux, cùng đi với ông Quách Tòng Đức. Thủ Tướng Diệm – kiêm luôn Quốc phòng và Nội Vụ – mời ông Thơ tham gia Nội các với tư cách Bộ trưởng Nội vụ. Ông Thơ chọn ông Đức làm Đổng Lý Văn phòng năm 1954. Ngày 23.10.1955, một cuộc trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại. Ngày 26.10.1956, từ Thủ Tướng trở thành Tổng Thống, ông Diệm thiết lập nền Đệ Nhứt Cộng Hoà Việt Nam.

 Quân đội tổ chức một cuộc diễn binh huy hoàng tại đại lộ Trần Hưng Đạo Sàigòn dưới quyền điều khiển của Dương Văn Minh, vừa vinh thăng Thiếu tướng sau khi tảo thanh xong Bình Xuyên tại Rừng Sát. Ông Quách Tòng Đức thay thế Đổng Lý Tôn Thất Trạch cuối năm 1954 và giữ chức vụ này cho đến ngày quân đội đảo chánh năm 1963.

 Nhận xét về mối liên hệ của TT Diệm với gia đình

 Theo ông Quách Tòng Đức, năm 1954 chánh phủ Pháp trả trước dinh Gia Long ở đường Gia Long, và sau khi quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam, nhà cầm quyền Đệ Nhứt Cộng Hoà mới thu hồi Dinh Toàn Quyền Norodom, đổi tên thành Dinh Độc Lập, trên đại lộ Thống nhứt. Dinh này đươc kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, khôi nguyên La Mã, xây cất lại hoàn toàn sau ngày 27.2.1962 vì Dinh bị hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử dội bom hư hại khá nặng.

Dinh Độc Lập chia làm hai tầng: tầng dưới có hai phòng khánh tiết tráng lệ và các văn phòng của Cố vấn Ngô Đình Nhu, Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống, Đổng Lý Văn Phòng, TổngThơ Ký Phủ Tổng Thống và nhân viên. Tầng trên chia làm ba phần: phía trái dành làm văn phòng và phòng ngủ của Tổng Thống, phòng sĩ quan tuỳ viên; ở giữa có hai phòng tiếp tân khang trang; phiá phải là nơi cư ngụ của gia đình ông bà Nhu gồm có hai trai, hai gái. Tổng Thống Diệm thích làm việc trong phòng ngủ, trang trí sơ sài với một cái giường nhỏ bằng gỗ, một bàn tròn và ba ghế da. Nơi đây, Tổng Thống thường dùng cơm và tiếp các bộ trưởng và tướng lãnh.

 Gia đình Tổng Thống rất trọng Nho giáo. Hằng năm vào Tết Nguyên đán, luôn luôn tụ họp đông đủ ở Phủ Cam, Huế, để chúc thọ bà cụ Ngô Đình Khả giao cho người con áp út Ngô Đình Cẩn săn sóc ngày đêm.

 Ông bà Ngô Đình Khả có chín người con: 6 trai, 3 gái. Trưởng nam, Tổng đốc Ngô Đình Khôi và con trai là Ngô Đình Huân bị CS giết năm 1945. Ba người con gái là bà Ngô Đình Thị Giao tức bà Thưà Tùng, bà Ngô Đình Thị Hiệp tức bà Cả Ấm, thân mẫu của Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận và bà Ngô Đình Thị Hoàng tức bà Cả Lễ, mẹ vợ của Nghị sĩ Trần Trung Dung.

 TT Diệm là người con trai thứ ba trong gia đình nhà Ngô, sanh năm 1901 taị Huế, được vua Bảo Đại bổ nhiệm năm 1933 Thượng Thơ đầu triều lúc 33 tuổi nhưng ông Diệm sớm rủ áo từ quan vì thực dân Pháp không chấp nhận chương trình cải tổ rộng lớn của ông.

 Sau ngày ông Khôi qua đời, Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục trở nên người anh cả “quyền huynh thế phụ.” Đức Cha được kính nể và có nhiều ảnh hưởng đối với TT Diệm. Ông Quách Tòng Đức cho biết, lúc còn ở Vĩnh Long, Giám Mục Thục vài tuần có về Saigon ngụ trong Dinh. Ông Ngô Đình Luyện, con út trong gia đình, đại sứ ở Luân Đôn, năm khi mười họa mới về nước nghỉ phép hay để dự các phiên họp của Hội đồng Tối cao Tiền tệ mà ông là một thành viên… Ông Đức không nhớ có lần nào gặp ông Cẩn trong Dinh Độc Lập.

 Văn phòng Đổng Lý không làm việc thẳng với Cố Vấn Nhu. Ông Nhu có nhân viên riêng trong Sở Nghiên cứu Chánh trị Phủ Tổng Thống mà người giám đốc đầu tiên là Đốc Phủ Sứ Vũ Tiến Huân, Tham lý Nội An Bộ Nội vụ, về sau thay thế bởi bác sĩ Trần Kim Tuyến. Văn phòng của Sở Nghiên Cứu sử dụng một ngôi nhà riêng trong hàng rào Dinh Độc Lập. Vài tháng trước vụ binh biến 1.11.1963, Tuyến bị thất sủng, trung tá Phạm Thư Đường thay thế. Tuyến được bổ nhiệm làm Tổng lãnh sự (hụt) tại Le Caire, trở lại Việt Nam và liên hệ đến một nhóm âm mưu đảo chánh. Đảo chánh thành công, bs Tuyến bị Hội Đồng Cách Mạng đày ra Côn Đảo (tỉnh trưởng là trung tá Tăng Tư) trên một năm cùng với lối 200 nhân vật chế độ cũ gồm có Ngô Trọng Hiếu, Cao Xuân Vỹ, đại tá Nguyễn Văn Y, Hà Như Chi, Dương Văn Hiếu…

 Ông Quách Tòng Đức không thể xác nhận tin nói rằng trước ngày 1.11.1963, ông Nhu đã giao cho người em vợ là Trần Văn Khiêm điều khiển cơ quan mật vụ. Khiêm bị nhiều tai tiếng, từng cộng tác với văn phòng của luật sư Trương Đình Dzu, ứng cử viên Tổng Thống thời Thiệu-Kỳ. Vụ Khiêm giết cha mẹ là ông bà cựu đại sứ Trần Văn Chương tại Hoa Kỳ sau 1975 làm dư luận xôn xao. Toà án Mỹ tha Khiêm với lý do Khiêm bị bịnh tâm thần và trục xuất Khiêm khỏi Hoa Kỳ. Khiêm hiện sống bình thường ở Pháp. Có sự điều đình chánh trị gì bên trong vụ án này?

 Khi được hỏi cách cư xử của TT Diệm với bà Nhu (nhủ danh Trần Lệ Xuân), ông Đức cho biết “ông cụ có vẻ nể và ủng hộ bà Nhu” trong vụ tổ chức Phong trào Phụ nữ Liên đới và vận động Quốc Hội ban hành Bộ Luật Gia đình cấm ly dị. Tổng Thống cho rằng bà Nhu hành động như vậy là giúp cải tổ xã hội. Tuy nhiên, những kẻ xấu miệng lại cho rằng Bộ Luật Gia đình nhằm mục tiêu riêng: ngăn luật sư Nguyễn Hữu Châu ly dị với vợ là Trần Lệ Chi, chị của bà Nhu.

 Ngoài chức vụ dân biểu Quốc Hội, bà Nhu còn là chủ tịch Phong trào Phụ nữ Liên đới. Khi tiếp quốc khách, bà Nhu đóng vai trò đệ nhứt Phu nhân vì Tổng Thống độc thân. Tuy bất bình về những lời tuyên bố châm dầu vào lửa của người em dâu trong vụ Thích Quảng đức tự thiêu ngày 11.6.1963 (đặc biệt với câu “monks’ barbecue”), ông Diệm không công khai phủ nhận vì ngại đụng chạm đến ông Nhu vào một giai đoạn rối như tơ vò. Chính ông Nhu, với tánh hay nhường nhịn cho yên nhà yên cửa, cũng không kiểm soát nổi lối phát ngôn của vợ.

 Bà Nhu hiện có một cuộc sống kín đáo, đơn sô, nặng về tôn giáo, qua lại giữa Paris và Rome, tất cả con cái đều thành tài. Trưởng nữ Ngô Đình Lệ Thủy chết trong một tai nạn lưu thông sau 1975. Sự bất hạnh không ngớt đeo đuổi gia đình nhà Ngô. Thời gian gần đây, bà Nhu thay bà Luyện để tổ chức hằng năm tại Paris một lễ cầu hồn cho TT Diệm và ông Nhu. Trong số ít người còn lui tới với bà Nhu, có vợ chồng cựu bộ trưởng Lao Động Huỳnh Hữu Nghĩa. Ông Nghĩa qua đời năm vừa rồi.

Về tin đồn Đức Cha Thục làm kinh tài (khai thác lâm sản, mua thương xá Tax, làm chủ nhà sách Albert Portail v.v…), ông Đức cho rằng TT Diệm tin TGM Thục không làm điều gì quấy, ngài phải kiếm tiền nuôi sống trường Đại học Đà Lạt do Ngài thành lập. Trải qua một cuộc đời sóng gió và gặp nhiều hiểu lầm với Toà Thánh Vatican sau 1975, TGM Ngô Đình Thục được Giáo Hoàng phục hồi chức tước, về hưu ở Hoa Kỳ và đã ra đi bình yên tại một Viện dưỡng lão công giáo thuộc tiểu bang Missouri.

Ông Quách Tòng Đức xác nhận ông Ngô Đình Nhu chẳng những là lý thuyết gia mà còn là bộ óc của Đệ Nhứt Cộng Hoà, “l’homme indispensable, nhân vật cần thiết.” Ông xuất thân từ École des Chartes Paris, trầm tỉnh, ít nói, lạnh nhạt bên ngoài, thích nghiên cứu lịch sử, có nhiều sách hơn đồng chí. Trong lối ba năm chót của chế độ, dù giữ quyền quyết định cuối cùng trong mọi việc, TT Diệm thường phê chuyển các hồ sơ chánh trị quan trọng qua cho ông Nhu để lấy ý kiến, không kể những cuộc gặp mặt thảo luận riêng hằng ngày.

Ông Nhu làm việc âm thầm, cần mẩn, hút thuốc liên hồi (mỗi lần nửa điếu, do sự can ngăn của bà Nhu) trong một văn phòng không rộng, đầy ngập sách vở, ánh sáng mờ mờ, ở tầng dưới Dinh Độc Lập, có gắn máy lạnh và interphone với bên ngoài. Ông thường phê vào các công văn với một cây bút chì mỡ màu xanh lá cây. Ông là cha đẻ của Đảng Cần Lao, dựa vào thuyết Nhân Vị, Personnalisme, đúc kết hai xu hướng của triết gia công giáo Emmanuel Mounier (1905-1950) và Jacques Maritain (1882-1973).

 Ông phát động và thực hiện kế hoạch quốc phòng Ấp Chiến Lược từng gây khiếp đảm cho CS Bắc Việt. Quốc sách này được thành lập bởi Nghị định số 11-TTP của Tổng Thống và ông Nhu là Chủ tịch Ủy ban Liên bộ đặc trách Ấp Chiến Lược. Ông Nhu cũng cho thành lập Phong trào Thanh niên và Thanh nữ Cộng hoà giao cho Cao Xuân Vỹ phụ trách. Ông đẩy mạnh tổ chức Lao động ở Việt nam và nâng đỡ Trần Quốc Bửu.

 Đại tá CIA Lansdale (người đã ủng hộ Magsaysay trở thành Tổng Thống Phi Luật Tân năm 1952) giúp ông móc nối với Lực Lượng Kháng Chiến Cao Đài để đưa tướng Trình Minh Thế về với Quốc gia. Ngồi chức Tổng Bí Thư đảng Cần Lao (tổ chức theo mô hình đảng Cộng Sản, với một Quân ủy trong Quân đội), có một lúc ông Nhu là dân biểu Quốc Hội. Ông không bao giờ tháp tùng Tổng Thống trong các cuộc kinh lý. Săn bắn là thú tiêu khiển yêu chuộng của ông và đồng thời là cơ hội tìm nơi yên tịnh để suy nghĩ.

 Ông Đại Sứ Luyện, gốc kỹ sư, tánh tình cởi mở, thích giao du với bạn bè mỗi khi về Việt Nam nhưng không có nhiều ảnh hưởng vì không xen vào vấn đề nội trị. Ông là bạn học của cựu hoàng Bảo Đại, sống tại Luân đôn và đại diện Việt Nam Cộng Hoà ở nhiều xứ Âu châu và Phi châu. Sau khi vợ trước qua đời, ông Luyện tục huyền với em vợ và có rất đông con. Bà Luyện sống ở ngoại quốc nhiều hơn và ít khi xuất hiện. Sau 1963, ông Luyện dạy toán tại một trường tư thục Paris, sau đó sang Phi Châu làm việc một thời gian, tình trạng khá chật vật khi về hưu. Ông có qua Hoa Kỳ vài lần để thăm Đức TGM Thục, không còn liên lạc với bà Nhu và ông đã quá vãng ở Pháp.

 Cho đến cuối năm 1961, vai trò của ông Ngô Đình Cẩn, Cố vấn lãnh đạo Miền Trung, trái lại, rất hệ trọng về mặt an ninh và đoàn thể. Ông Cẩn không ăn học cao nhưng nắm vững tình hình địa phương, có óc tổ chức, luôn luôn trang phục theo lối Việt, áo dài, khăn đống, ăn trầu, (từ đó biệt danh “Ông Cố Trầu”), độc thân, thích hút thuốc Cẩm Lệ, đan rổ, làm vườn, nuôi thú, nuôi chim.

 Ảnh hưởng của ông lan vào Miền Nam với những điệp vụ mang danh nghĩa chiêu hồi của Đoàn Công tác Đặc biệt do Dương Văn Hiếu quán xuyến, sự hiện diện của Nguyễn Văn Hay trong cương vị phó TGĐ tại Tổng nha Cảnh sát Công An Sàigòn và các hoạt động của cánh Cần Lao do nha sĩ thân tín Phan Ngọc Các điều khiển.

 Sau 1.11.1963, viên lãnh sự Mỹ Helble taị Huế không cho Cẩn và thân mẫu được tị nạn chánh trị taị Toà lãnh sự trong khi trước đó, cơ quan USAID Sàigòn chứa chấp Trí Quang nhiều ngày. Lúc vừa bị bắt, ông Cẩn có chỉ cho tướng Đỗ Cao Trí tịch thu tại nhà ông ở Phú Cam, dưới gầm giường, “một bao bố và một va-li đựng quý kim” (đọc hồi ký Dòng họ Ngô Đình của Nguyễn Văn Minh, bí thơ của N Đ Cẩn, trang 307). Ông Cẩn bị Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng, thời Nguyễn Khánh, xử tử vào lúc 6 giờ 30 chiều ngày 9.5.1964 tại sân sau khám Chí hoà, Sàigòn. Luật sư bào chửa là Võ Văn Quan.

 Cố vấn Cẩn tỏ ra bình tỉnh tại pháp trường, tuyên bố tha thứ cho các người tuyên án ông và xin đừng bị bịt mắt nhưng không được chấp nhận. Nếu gia đình thỏa thuận lấy của đổi mạng, ông Cẩn có thể đã thoát chết. Vụ tống tiền này đã được cố nghị sĩ Trần Trung Dung và cố trung tướng Lâm Văn Phát xác nhận với người viết sau 1975.

 Được hỏi về tin đồn có sự cạnh tranh ảnh hưởng chánh trị giữa Nhu và Cẩn, ông Quách Tòng Đức nói chỉ nghe nói phong thanh. Vào tháng 10.1963, ông Cẩn nhận được lệnh của TT Diệm ngưng mọi hoạt động về đoàn thể và đóng cửa Văn phòng Cố vấn chỉ đạo ở ngoài Trung gồm có Hồ Đắc Trọng và đại

úy Nguyễn Văn Minh. Hình như sự hiện diện của TGM Ngô Đình Thục tại Huế đã bó tay ông Cẩn phần nào.

 Ông Cẩn không dám phê bình chị dâu tuy không ưa bà Nhu. Trong phạm vi cá nhân, ông Cẩn giữ liên lạc tốt với Thượng Tọa Trí Quang nhưng điều này không giúp giải quyết cuộc khủng hoảng Phật Giáo. Hoa Kỳ và Cộng Sản đã nhúng tay quá sâu.

 Người viết có yêu cầu ông Quách Tòng Đức cho biết trong gia đình họ Ngô, ai là người gây tiếng tăm bất lợi cho chế độ. Suy nghĩ một phút, ông Đức đáp: TGM Thục và bà Nhu. Đặc biệt trong giai đoạn  Phật Giáo. Đức Cha ảnh hưởng quá nặng ngoài lãnh vực tôn giáo. Bà Nhu xen quá sâu vào chính trị, điều ít thấy trong giới phụ nữ Việt Nam.

 Ngó từ bên ngoài, năm anh em Ngô Đình rất khắn khít, mỗi người giúp tay tích cực xây dựng chế độ trong một lãnh vực. Sự đoàn kết ấy được diễn tả trong huy hiệu Đệ Nhứt Cộng Hoà: năm cành trúc kết thành một bó, dưới khẩu hiệu “Tiết Trực Tâm Hư.” Tuy nhiên, mỗi nhân vật có cá tánh riêng, nhận định không luôn luôn nhất thống, đôi khi còn mâu thuẫn. Đó là hậu quả khó thể tránh trong một chế độ dựa vào gia tộc để lãnh đạo. Phe chống đối cũng như Hoa Kỳ và Cộng Sản đều khai thác triệt để và dễ dàng nhược điểm này.

 Dư luận cho rằng trong năm chót của chế độ, trước cuộc binh biến 1.11.1963, ông Nhu – trên thực tế – là một “Tổng Thống không ngôi” vì có nhiều quyền lực, làm lu mờ vai trò của ông Diệm nhưng quyền bính hiến định vẫn ở trong tay ông Diệm bị tấn công tứ phiá, bên trong lẫn ngoài nước. Không có một văn kiện chánh thức nào bổ nhiệm ông Nhu lẫn ông Cẩn làm Cố vấn Chánh phủ. Chính các đoàn thể chánh trị ở Miền Trung mời ông Cẩn làm “Cố vấn Chỉ đạo” và dành cho ông danh xưng này. Có lúc dư luận cảm thấy ông Diệm cần ông Nhu hơn là ông Nhu cần ông Diệm. TT Diệm không thể tách rời khỏi ông Nhu đóng vai trò “l’âme damnée, linh hồn đày đọa.” Đó là đầu mối thảm trạng xảy ra cho hai người vào giờ phút chót.

TT Diệm tưởng lầm có thể dùng uy tín cá nhân để bảo vệ sanh mạng của bào đệ. TT Diệm cũng tưởng lầm khối tướng lãnh chấp nhận điều đình với ông. Phần đông tướng lãnh kính nể TT Diệm nhưng tất cả ngán sợ ông Nhu vì ông Nhu lắm mưu mô, nhiều bản lãnh. Sự ngán sợ đã trấn áp lòng nể trọng và dẫn đến quyết định hy sinh vị nguyên thủ quốc gia. 3 giờ trưa ngày 1 tháng 11, lúc tiếng súng đang nổ lớn, TT Diệm điện thọai cho đại sứ Lodge: Một cuộc điện đàm ngắn ngủi, đầy phẫn  nộ trong khuôn khổ ngoại giao. Khi hay hai ông Diệm, Nhu thoát khỏi Dinh Gia Long đêm 1.11.1963, nhóm phản lọan “run en phát rét” và một tướng cầm đầu định “trở cờ”,  theo sự tiết lộ của Tổng Thống Thiệu trước khi qua đời với người viết.

 Conein thúc phe phản lọan phải bắt sống cho kỳ được hai ông Diệm, Nhu. Conein nói suồng sã: “On ne fait pas l’omelette sans casser les oeufs, Không thể rán trứng mà không đập bể trứng!” theo Trần Văn Đôn kể lại trong Hồi ký.

 TT Diệm không chịu ra lệnh cho một số đơn vị võ trang trung thành phản công quân đảo chánh vì muốn tránh cảnh nồi da xáo thịt, làm suy giảm tiềm năng kháng Cộng. 4 giờ sáng ngày 2.11.1963, hai tư lệnh Quân khu thân tín ở Vùng I và II là tướng Đỗ Cao Trí và Nguyễn Khánh tuyên bố ủng hộ Hội đồng Cách Mạng. Hy vọng cuối cùng tan biến. Hai giờ sau, Tổng Thống cho phép đại úy Đổ Thọ, sĩ quan tùy viên, điện thoại cho chú y là đại tá Đỗ Mậu yêu cầu cho xe đến đón tại Nhà thờ Cha Tam Chợ lớn.

 Lúc 6 giờ và 6 giờ 45 sáng ngày 2.11.63, TT Diệm đích thân điện thoại cho các tướng Minh, Đôn và Khiêm để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Dương Văn Minh chỉ định Mai Hữu Xuân, Nguyễn Văn Quang, Dương Ngọc Lắm, Dương Hiếu Nghĩa và Nguyễn Văn Nhung (tên vệ sĩ đã từng thủ tiêu xác của Ba Cụt) đi đón, với chỉ thị riêng thanh toán hai ông Diệm, Nhu, trước khi về tới Bộ Tổng tham mưu.

Thái thú Cabot Lodge nhắm mắt trước vụ mưu sát bỉ ổi này mà ông có dư quyền chận lại nếu muốn. Đây là một vết nhơ không bao giờ rửa sạch trong lịch sử đại cường Hoa Kỳ. Tổng Thống Kennedy (lãnh tụ đảng Dân Chủ) quá yếu đuối, để cho thuộc hạ lật đổ ông Diệm một cách vô trách nhiệm, với sự a tùng của viên đại sứ đồ tể Cabot Lodge (thuộc đảng Cộng Hoà). Mai Hữu Xuân (đồ đệ của tên Cò khát máu Pháp Bazin) sống cô đơn, qua đời tại vùng Bắc Californie vì bịnh tim, nhiều hôm sau lối xóm mới khám phá được, báo cho cảnh sát. Đại tá Quang (gốc Đại Việt và cấp trên của Dương Văn Minh trong Quân đội Pháp) thăng thiếu tướng, một thời gian ngắn thì chết vì bịnh lao phổi.

 Ông Nhu có thiện cảm với Pháp hơn với Mỹ, yếu tố văn hóa/ giáo dục ảnh hưởng nặng. Ông Diệm lại e dè với Pháp (qua kinh nghiệm thất vọng thời làm quan dưới triều thực dân) nhưng rốt cuộc, oái oăm thay, ông trở thành nạn nhân của Mỹ mà ông nghĩ là văn minh và nhân đạo hơn!

 Con người của Chí Sĩ Ngô Đình Diệm

Nhiều sách vở và tài liệu đã nói về cuộc đời chánh trị và riêng tư của TT Ngô Đình Diệm- một lãnh tụ cương trực, khí khái, chống cộng cố hữu (anti-communiste invétéré) cũng như bướng bỉnh với đế quốc, bất luận Pháp, Tàu hay Mỹ.

 Theo ông Quách Tòng Đức, TT Diệm có cái uy nghiêm riêng phát xuất từ một gương mặt phúc hậu, một tác phong cương nghị, một giọng Huế ấm áp, một lối nhìn thẳng vào người đối thoại. Một nốt ruồi đen thấy rõ trên gò má dưới mắt trái của Tổng Thống được các nhà tử vi xem như báo hiệu một số mạng nhiều buồn phiền và tang tóc. Ông không nặng lời hay gắt gỏng với cấp thừa hành, khi không vừa ý.

 Phong cách của TT Diệm làm cho những người tiếp xúc với ông phải kính nể. Sau cái bề ngoài trầm tĩnh, TT Diệm là một con người cuồng nhiệt, một hỏa diệm sơn, kiên trì trong mục đích, không nhân nhượng trên những đức tin căn bản. Trong chín năm làm việc tại Dinh, ông Đức cũng có dịp chứng kiến một ít trường hợp – vì lý do đặc biệt – Tổng Thống thịnh nộ, quát tháo, đập bàn…

 Những “trận bão” này, tuy nhiên, qua mau, Tổng Thống tự kềm chế cấp thời vì bản tánh của ông bộc trực, không cố chấp, không thâm độc như Hồ Chí Minh. Ông có thể độc thoại hàng giờ khi nói đến những đề tài mà ông nghiền ngẫm như chủ thuyết Cộng Sản, ấp chiến lược, khu trù mật, dinh điền, cải tổ hành chánh, hay văn hoá Khổng Mạnh. Mái tóc đen nhánh, dáng người thấp, chân đi hai hàng lạch bạch nhưng mau lẹ. Rất sùng đạo, xem lễ mỗi buổi sáng tại hoặc một phòng riêng trong Dinh, hoặc nhà nguyện Dòng Chúa Cứu thế. Trang phục màu trắng, cà vạt đen quanh năm, không thay đổi.

 Làm việc bất chấp giờ giấc, với nhịp độ làm các người thân cận mệt nhoài. Khi có vấn đề khẩn, ông cho mời nhân viên hữu trách vào Dinh để đàm đạo thâu đêm. Bằng không, ông đọc phúc trình, hồ sơ đến khuya, uống trà, hút thuốc nhưng không bao giờ hút hết phân nửa điếu thuốc.

TT Diệm kinh lý không biết mệt, có khi mỗi tuần đi suốt hai ba ngày, đến các tiền đồn hẻo lánh, làng Thượng xa xôi, sử dụng mọi phương tiện chuyên chở: máy bay, ghe, tàu, xe jeep, trực thăng…  Ông không hùng hồn trước đám đông nhưng rất thoải mái và thân mật ở giữa những nhóm nhỏ, không quan cách, không mị dân.

Khi nhóm Hội Đồng Nội Các, Tổng Thống Diệm thường ra ngoài chương trình ấn định, nếu tình cờ gặp một đề tài gây chú ý. Ông nói say mê, không đầu không đuôi, lắm khi không kết luận. Với tư cách thơ ký phiên họp, ông Quách Tòng Đức ghi mệt tay. Lúc bế mạc, các bộ trưởng thường phải nhờ ông Đức tóm tắt vì suốt chín năm trời làm việc bên cạnh Tổng Thống, ông Đức đã quen và rút kinh nghiệm, tuy đôi lúc cũng đoán lầm.

 TT Diệm sống rất nặng về lý tưởng. Con người Khổng Giáo nghiêm khắc và Công Giáo khổ hạnh nơi ông có những nhận xét lắm khi không sát thực tế. Ông thường nhắc rằng người cán bộ trung thành luôn luôn hy sinh vì đại cuộc mà không cần đến cơm áo, danh vọng và chức tước, một lời khen của lãnh tụ đủ gây mãn nguyện. Khổ nổi, không phải cán bộ nào cũng thánh thiện như thế. Cuộc nổi loạn năm 1963 là một sự cải chính xót xa. Sánh với Hồ Chí Minh, ông Diệm là một lãnh tụ đức độ thiếu mưu lược, ghét xảo quyệt.

 Thú tiêu khiển của TT Diệm không nhiều vì thiếu giờ rảnh. Ông thích cỡi ngựa ở Đàlạt hay trong vòng rào của Dinh Độc Lập trong những năm yên ổn. Ông sưu tập máy ảnh, thích chụp hình và rất vui khi nhận được một máy lọai mới. Chủ tiệm chụp hình Hà Di thường được gọi vào Dinh về vấn đề chuyên môn.

 Tổng Thống ăn uống thanh đạm, thường bữa dùng tại ngay phòng ngủ, do ông già Ẩn và đại uý Nguyễn Bằng phục dịch, thực đơn ít khi thay đổi gồm có cơm vắt, muối mè, cá kho và rau. Tổng Thống ít khi đau, lâu lâu cảm cúm, có bác sĩ Bùi Kiện Tín chăm sóc. Phòng nội dịch không đông nhân viên, do ông Tôn Thất Thiết phụ trách.

Vấn đề tiền bạc riêng của Tổng Thống thì giao trọn cho Chánh văn phòng đặc biệt Võ Văn Hải, ông Diệm không có nhu cầu lớn. Ông Hải, học trò cũ của GM Ngô Đình Thục, tốt nghiệp Trường Khoa học Chính trị Paris, cử nhân Hán học, rể của cựu Thượng thơ Nguyễn Khoa Toàn, theo sát Tổng Thống Diệm từ lúc còn bôn ba ở hải ngoại và được ông Diệm thương như con.

 Ông Hải chính là người được TT Diệm chỉ định ngày11.11.1960 ra trước cổng Dinh Độc Lập tiếp xúc với các sĩ quan phản lọan Nguyễn Chánh Thi – Vương Văn Đông để tìm hiểu yêu sách của họ. Hải chống ông bà Nhu và bác sĩ Tuyến, giám đốc Sở Mật vụ và cũng không thích ông Cẩn.

 Ông Đức còn thêm: Vài hôm sau 1.11.1963, ông có chứng kiến vụ Hải lập biên bản trao cho đại úy Đặng Văn Hoa, chánh văn phòng của tướng Trần Văn Đôn số tiền của TT Diệm giao cho Hải cất giữ. Ông Đức không biết số tiền này được bao nhiêu và lọt vào túi của ai. Nôi hai trang cuối cùng của hồi ký Việt Nam Nhân Chứng, Trần Văn Đôn có ghi rõ  Hải đã trao hai số bạc mặt 2.390.000 đồng và 6297 Mỹ kim, Dương Văn Minh lấy 6.000 đô và chia cho Trần Thiện Khiêm 297 đô. Số bạc Việt Nam được phân phát cho Tôn Thất Đính, Lê Văn Kim, Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Văn Thiệu, Phạm Ngọc Thảo, Trần ngọc Tám và Trần Thiện Khiêm, riêng Đôn có nhận 24500 đồng.

 Khi phe quân nhân lên cầm quyền, Võ Văn Hải có can đảm tổ chức nhóm “Tinh thần Ngô Đình Diệm” và ra ứng cử dân biểu tại Sàigòn nhưng thất cử. Năm 1974, không hiểu vì sao Hải lại xoay qua, cùng với Tôn Thất Thiện, ủng hộ nhiệt tình tướng Dương Văn Minh là người ra lệnh hạ sát hai ông Diệm, Nhu.  Hải qua đời trong một trại giam Bắc Việt sau 1975, đem theo nhiều điều bí mật chưa hề tiết lộ.

 Về câu hỏi TT Diệm liên hệ ra sao với đảng Cần Lao, ông Quách Tòng Đức cho biết ông Diệm chỉ để ý theo dõi hoạt động của Phong Trào Cách Mạng Quốc gia (tổ chức nồng cốt của chế độ từ lúc đầu) và Liên Đoàn Công Chức Cách Mạng, một tổ chức ngoại vi của Chánh phủ. Về chuyện thành lập và sinh hoạt của đảng Cần Lao, TT Diệm giao hết cho hai ông Nhu và Cẩn. Trong các năm chót của chế độ, kế hoạch Ấp Chiến Lược cũng do ông Nhu hoàn toàn phụ trách, Tổng Thống không lưu ý đến như đã từng lưu ý đến kế hoạch Dinh Điền hay Khu Trù Mật.

 Các gương mặt nổi trong hoạt động Cần Lao gồm có các ông Huỳnh Văn Lang, Trần Kim Tuyến, Lê Văn Đồng, Huỳnh Hữu Nghĩa, Lê Quang Tung, Đỗ Mậu, Nguyễn Văn Châu, Đỗ Kế Mai, Nguyễn Trân v.v…  Bs Tuyến làm việc với ông Nhu, ít khi gặp Tổng Thống, trừ trường hợp đặc biệt. Quyết định đưa Cần Lao vào Quân đội – tức là chính trị hoá Quân đội – làm yếu Quân đội vì phá vỡ hệ thống quân giai và làm nản lòng các sĩ quan chuyên nghiệp. Quân đội chỉ biết có Tổ Quốc. Và phục vụ tổ quốc mà thôi.

Vụ công điện số 9159 cấm treo cờ Phật giáo và sự trở mặt của các sĩ quan thân tín

 Trong quyển hồi ký “Dòng Họ Ngô Đình,” xuất bản năm 2003 tại Californie, tác giả Nguyễn Văn Minh, nguyên bí thơ (1956-1963) của cố vấn Ngô Đình Cẩn, ghi nơi trang 164-165: Lối 10 hôm sau vụ nổ lựu đạn giết 7 em bé và một số Phật tử tại đài phát thanh Huế nhân ngày lễ Phật Đản 1963, Dương Văn Hiếu, trưởng đoàn công tác đặc biệt Miền Trung, vào Dinh để phúc trình với TT Diệm, ông Diệm nói với Hiếu như sau về vụ treo cờ Phật giáo: “Sau đó tôi mới bảo Quách Tòng Đức gởi công văn nhắc các Tỉnh, chứ tôi có cấm chi mô! Không hiểu tại răng hắn để tới ngày chót mới gởi công điện. Khi xảy chuyện, tôi kêu vô hỏi, hắn xin thôi. Công chuyện đổ bể như ri rồi, xin thôi thì ích chi?” Nguyễn Văn Minh còn viết thêm ý kiến của Tôn Thất Đính: “Ông Đức đã gởi đi một công điện mà không tham khảo ý kiến ông Cố vấn Ngô Đình Nhu… Lẽ nào lại tự tiện đánh đi một công điện như vậy nếu không được tình báo Mỹ tổ chức?”

 Được hỏi nghĩ sao về những đoạn trích dẫn trên đây, ông Quách Tòng Đức tỏ vẻ rất ngạc nhiên. Ông xác quyết không bao giờ có nhận được lệnh của ông Diệm thảo và gởi cho các Tỉnh trưởng công điện số 9159 đề ngày 6.5.1963 do ông Nguyễn Văn Minh nêu ra, với nội dung  “chỉ thị cho các cơ quan phụng tự (nhà thờ, chùa chiền…) chỉ treo cờ Quốc gia mà thôi” (nguyên văn). Trước đó, việc treo cờ được giải quyết bởi hai nghị định số 78 và 189 của Bộ Nội vụ (năm 1957 và 1958) và một sắc lệnh đầu năm 1962 của Phủ Tổng Thống nhắc nhở quần chúng tôn trọng Quốc kỳ.

 Ông Đức kể lại: Tháng tư 1963, sau một cuộc thị sát vào mùa lễ Phục Sinh, TT Diệm có chỉ thị cho ông Đức gởi thông tư lưu ý các giới chức Tỉnh về thể thức treo quốc kỳ Việt Nam trong các ngày lễ đạo, không phân biệt tôn giáo nào: treo trước cổng giáo đường, ở chính giữa và phiá trên, đúng kích thước, còn các cờ đạo và cờ đoàn thể thì ở vị trí thấp hơn. Thông tư nhấn mạnh: phiá trong các giáo đường, chùa chiền và những nơi thờ phượng, giáo kỳ được treo tự do, không giới hạn. Lệnh của Tổng Thống được phổ biến ngay ngày hôm sau.

 Theo ông Quách Tòng Đức, đầu tháng 5.1963, tại Huế, xảy ra một điều đáng tiếc: Để lấy điểm trong lễ Ngân khánh 25 năm thụ phong Giám Mục của Đức Cha Ngô Đình Thục, nhà chức trách hành chánh địa phương đã cho treo cờ Vatican “loạn xạ”,  bất chấp thông tư nói trên.

 Một tuần sau – ngày 8.5.1983 – vào lễ Phật Đản, các Phật tử cũng tự tiện treo cờ Phật giáo như thế. Hôm sau, Tỉnh trưởng Thừa Thiên trở lại thi hành thể thức treo cờ trong thông tư của Phủ Tổng Thống nên gây sự phẩn nộ của Phật tử vì họ cho rằng đây là một biện pháp bất công, kỳ thị. Tại Miền Nam, theo ông Đức, với 4800 chùa Phật, không có xảy ra vấn đề như ở Huế.

 Ông Đức còn nhớ rất rành mạch rằng, sau thảm kịch tại Đài Phát thanh Huế chiều ngày 8.5.1963, Tổng Thống có đòi ông vào văn phòng để đưa cho ông xem, với một gương mặt “mệt nhọc, buồn rầu và chán nản” công điện ngày 6.5.1963 nói trên và hỏi “một cách sơ sài” ai đã gởi đi chỉ thị ấy. Ông Đức trả lời không biết vì trong sổ công văn gởi đi không có dấu vết của tài liệu vưà kể.

 Theo ông Quách Tòng Đức, trong hoàn cảnh chánh trị dồn dập sôi động lúc đó (Thích Quảng Đức tự thiêu, Quách Thị Trang bị bắn chết tại chợ Bến Thành, lựu đạn nổ ở Huế, tướng lãnh lập kiến nghị đòi cải tổ, việc kiểm soát chùa v.v…), TT Diệm rối trí, không còn màng đến việc ra lệnh điều tra.

Ông có lẽ dư biết việc giả tạo công điện 9159 là một đòn phép mới của phe chống Chánh phủ (Phật giáo Ấn quang? Tình báo Hoa Kỳ? Đảng phái đối lập? hay Cộng Sản?). Vậy việc ông Đức xin từ chức là một điều thất thiệt.  Nghi “tình báo Mỹ tổ chức” ông Đức – như tướng Đính ởm ờ xuyên tạc – là một chuyện tưởng tượng rẻ tiền.

 Để tỏ thiện chí dàn xếp, Chánh phủ đồng ý cho hai Ủy ban Liên bộ và Liên phái công bố một thông cáo chung ngày 16.6.1963 xác định những điểm đã thỏa hiệp về việc treo cờ Phật giáo và Quốc kỳ, hứa xét lại Dụ số 10 trước Quốc Hội vào cuối 1963, tạm ngưng áp dụng Nghị định của Phủ Tổng Thống số 116/TTP/TTK ngày 23.9.1960 ấn định thể thức mua bán bất động sản và đất đai của Phật giáo, hứa sẽ trừng trị nhân viên có lỗi và bồi thường các gia đình nạn nhân. Tuy nhiên, mọi việc đã quá trễ đối với Hoa Kỳ và Bắc Việt.

 Trong hồi ký “Ngô Đình Diệm, Nỗ Lực Hoà Bình Dang Dở,” (nxb Xuân Thu Californie 1989), nơi trang 189-190, Nguyễn Văn Châu, nguyên giám đốc Nha Chiến tranh Tâm lý Quân đội Việt Nam CH, trở thành đối lập với Chánh phủ trước cuộc binh biến 1.11.1963, có ghi lại: Sau 1975, một cựu đại uý Hoa Kỳ tên James Scott, liên hệ với CIA và từng làm cố vấn cho Tiểu đoàn 1/3 thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh, thú nhận trong một lá thơ đăng trên một tuần báo Mỹ rằng chính y đã gài một trái bom nổ chậm chiều 8.5.1963 taị Huế.

 Sự kiện này cũng được Trần Kim Tuyến, dưới bút hiệu Lương Khải Minh, ghi lại trong hồi ký “Làm thế nào giết một Tổng Thống?” (tập 2, trang 366-370). Theo trung tướng Trần Thiện Khiêm xác nhận với Marguerite Higgins, tác giả quyển sách Vietnam, Our Nightmare, chương VI, Nguyễn Khánh (nắm quyền sau cuộc chỉnh lý 30.1.1964) đã hy sinh thiếu tá Đặng Sỹ, phó Tỉnh trưởng Nội an Thừa Thiên, để Thích Trí Quang trì hoãn chống đối. Toà án Mặt trận xử Sỹ khổ sai chung thân.

 Tình trạng giữa TT Diệm và Mỹ căng thẳng kể từ muà hè 1962, nổ lớn taị Huế với vụ Phật giáo 8.5.1963. Qua tháng 7, tin đồn đảo chánh lan rộng. Ngày 21.8.1963, đại sứ Lodge trình ủy nhiệm thơ và bắt đầu móc nối với tướng lãnh. Sau ngày Lực Lượng Đặc Biệt của Đại Tá Lê Quang Tung lục soát chùa chiền, các tướng tin cẩn của TT Diệm đều đổi lòng, theo phe phản loạn, trừ ông Cao Văn Viên trước sau như một.

 Ông Đức cảm động khi được biết đại tướng Viên (hiện ở Hoa Thịnh Đốn) đã xác nhận với người viết rằng sau ngày 30.1.1964  Nguyễn Khánh chỉnh lý ê-kíp Dương Văn Minh, Nguyễn văn Nhung, kẻ giết hai ông Diệm-Nhu, – từ đại úy thăng thiếu tá – bị An ninh Quân đội bắt vào giao cho Lực lượng Nhảy Dù của Tư lệnh Cao Văn Viên canh giữ, Nhung “đã tự treo cổ bằng một sợi giây giày trong khám đường,” theo lời tướng Viên.

 Được hỏi: trong các tướng thường vô ra Dinh Độc Lập, ai là người được sủng ái nhứt, ông Quách Tòng Đức đáp không do dự: “Tôn Thất Đính và Trần Thiện Khiêm, mà Tổng Thống xem như người nhà!” Điều này không ngăn Đính và Khiêm đóng vai trò chính yếu trong cuộc đảo chánh 1.11.1963, hệ trọng hơn cả Dương Văn Minh được chọn làm bình phong. Chính Trần Văn Đôn, với tư cách người móc nối, đã tiết lộ trong hồi ký “Việt Nam Nhân Chứng,” rằng Đôn có dò xét tâm ý của Đính và đến gặp Khiêm bốn lần, lần đầu vào tháng 9.1963, và Khiêm có cho Đôn biết “ông ta cũng có một kế hoạch riêng do Mỹ chủ trương.”

 Đôn viết (nguyên văn): “Tôi khuyên ông ta không nên bàn với Mỹ một việc quan trọng như vậy, nên bỏ kế hoạch ấy đi!”(trang 193). Trong những biến cố quân sự liên tiếp làm hỗn loạn Miền Nam từ 1.11.1963 cho đến ngày Tổng Thống Thiệu cầm quyền, tướng Trần Thiện Khiêm đứng sau màn giựt giây chiếu theo lời xác nhận của một số nhân chứng hàng đầu khả tin. Tới nay, ông Khiêm không đính chánh mà cũng không tiết lộ gì cả. Liệu tướng Khiêm sẽ ra đi như tướng Thiệu, mang xuống tuyền đài những bí ẩn đau thương của Đệ Nhị Cộng Hoà Miền Nam?

 Theo Quách Tòng Đức, Dương Văn Minh không sâu sắc về chánh trị tuy thời cuộc đưa lên ghế Quốc Trưởng hai lần: sau 1.11.1963 (nhờ Mỹ giúp) và tháng tư 1975 (với sự đồng ý của Bắc Việt). Lần đầu, Minh tại chức ba tháng; lần sau, được 40 giờ, rồi đầu hàng địch vô điều kiện.

 Với tư cách Bộ Truởng Nội Vụ, tác giả bài này được chỉ thị đích thân điều tra mật về trường hợp tẩu tán kho vàng Bảy Viễn chứa trong một thùng kẻm lớn, theo phúc trình của đại tá Nguyễn Văn Y, Tỉnh Ttrưởng Chợ Lớn, phụ tá hành quân cho ông Minh trong cuộc tảo thanh Rừng Sát.

 Người viết có mời tướng Minh đến giải thích. Vì lý do chánh trị, hồ sơ tạm xếp. Bộ Tư lệnh Hành Quân bị giải tán, tướng Minh được cử làm Cố vấn Quân sự Phủ Tổng Thống, một chức vụ tượng trưng. Từ đó, ông cảm thấy không yên tâm với “chiếc gươm Damoclès treo trên đầu,” ông hận chế độ – đặc biệt cố vấn Nhu – vô ơn sau khi ông đã chống Nguyễn Văn Hinh, ủng hộ Thủ Tướng Diệm, giúp dẹp Bình Xuyên và bắt nạp Ba Cụt. Một lý do khác gây nghi ngờ đối với tướng Minh là cơ quan tình báo quốc

gia bắt đủ bằng chứng về mối liên hệ thầm lén giữa ông Minh và người em CS là thiếu tá Dương Văn Nhựt bí danh Mười Ty.

 Một người em khác của tướng Minh là Trung tá quân đội Việt Nam Cộng Hoà Dương Văn Sơn cũng đã chứa chấp vợ chồng Nhựt và đóng vai trò liên lạc ở trong và ngoài xứ. Cục trưởng Trung ương Tình báo và Tổng giám đốc Cảnh sát Công an Nguyễn Văn Y, hiện ở Virginia, đã xác nhận với người viết có đích thân trình hồ sơ Dương Văn Minh cho TT Diệm xem. Tổng Thống liền ra lệnh hủy hồ sơ này “trước mắt ông” vì không muốn cho Hoa Kỳ biết,”xấu hổ.” (sic).

 Hoa Kỳ và Cabot Lodge đã khai thác mối thù riêng của tướng Minh đối với cá nhân hai ông Diệm, Nhu để lật đổ Đệ Nhứt Cộng Hoà và thay ngựa giữa giòng. Hoa Kỳ cũng dư biết Minh có liên hệ với Bắc Việt nên áp lực Trần Văn Hương trao quyền gấp lại cho D V Minh – trái với Hiến Pháp – hầu tạo lý do cho Mỹ chuồn sớm khỏi Việt Nam.

 Nguyên đại tá Nguyễn Linh Chiêu, hiện ở Huntington Beach, Californie, kể lại với tác giả bài này: Năm 1983, ông có gặp tướng Minh tại Paris, hỏi vì sao Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu cuối tháng 4.1975 lại hấp tấp ra thông cáo buộc quân Mỹ phải rút trong vòng 24 giờ? Tướng Minh đáp – trước mặt nhân chứng Trần Văn Đôn – đã làm “theo lời yêu cầu của đại sứ Mỹ Graham Martin.”

 Các sự kiện trên đây cho thấy tướng Dương Văn Minh chỉ là một con rối trong tay Hoa Kỳ, Pháp và Bắc Việt. Minh đã giúp Hoa Kỳ tràn vào Việt Nam bằng cách tuân lệnh đảo chánh ông Diệm. Mười hai năm sau, cũng chính Minh giúp Quân đội Mỹ tháo chạy. Nguyên Tổng Thống Trần Văn Hương đã thẳng thắn phát biểu: “Minh không phải là con người thích hợp với cảnh dầu sôi lửa bỏng của đất nước!”

 Năm 1988, đại tướng Minh được Hoa Kỳ cho phép rời Paris qua Pasadena, Californie, sống với người con gái. Phải chăng đây là một cách trả ơn? Ông Minh quá vãng ngày 6.8.2001, thọ 86 tuổi. Trước đó, Võ Văn Kiệt cũng có đến thăm ông taị Pháp, theo Lý Quý Chung tiết lộ trong quyển “Hồi Ký Không Tên” vừa xuất bản taị Saigon. Với vài người thân tín, tướng Minh nói ông không tiếc hối đã đóng vai trò của một Pétain Việt Nam!

 Nguyễn Khánh là một sĩ quan thân tín có công “cứu Chúa” trong vụ binh biến 11.11.1960 khi giữ chức Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu. Ông nuôi cao vọng thay thế Tổng Tham Mưu Trưởng Lê Văn Tỵ. Sau khi thăng Thiếu tướng tạm thời taị mặt trận, ông được đưa lên cao nguyên hẻo lánh để trấn Quân khu 2 và Vùng 2 chiến thuật. Ông Khánh sanh bất mãn, vì thế tuyên bố trên đài phát thanh lúc bốn giờ sáng ngày 2.11.1963 ủng hộ phe đảo chánh.

 Theo tướng Khánh kể lại với người viết: đêm 1.11.1963, ông Diệm và ông Nhu có điện thoại từ Chợ Lớn lên Pleiku cố thuyết phục ông Khánh cầm quân về Sàigòn giải cứu nhưng ông Khánh trả lời “Quá trễ và ở quá xa.” Câu hỏi đặt ra: Nếu tướng Khánh nhận về “cứu giá,” nếu TT Diệm trì hưởn xuất hiện sáng 2.11.1963 và nếu sự cứu giá thành công, thì thời cuộc liệu thay đổi ra sao? Mọi việc tùy thuộc biết bao nhiêu chữ “nếu”!

 Sau hết, với người viết, tướng Khánh còn than phiền TT Diệm không giữ lời hứa (viết tay) trao quyền lại cho quân đội sau cuộc binh biến 11.11.1960. Đây là một sự kiện khác mà tướng Khánh hẳn không quên. Trong một buổi lễ long trọng truy điệu cố TT Ngô Đình Diệm taị thủ phủ Little Sàigòn, Californie, tướng Nguyễn Khánh không tiếc lời ca tụng TT Diệm như một anh hùng dân tộc mà ông ngưỡng mộ và quyết chí noi gương.

 TT Diệm nể trọng đại tướng Lê Văn Tỵ, người duy nhứt trong quân đội được kêu bằng Ngài. Phiá dân sự, cách xưng hô này chỉ áp dụng đối với Phó TT Nguyễn Ngọc Thơ và Bộ trưởng Ngoại giao Vũ Văn Mẫu, nhân vật cạo đầu năm 1963 để phản đối trong vụ Phật giáo.

 Tướng nào giỏi đóng tuồng và chuyên “trở cờ”?

 Tuy không thân cận với giới tướng lãnh, ông Đức có thể trả lời theo một nhận định chung: Trần Văn Đôn (em út của “Tây con” Nguyễn Văn Hinh và là người từng công khai đốt lon sĩ quan Pháp để tỏ lòng trung thành với TT Diệm) và Tôn Thất Đính (con cưng của chế độ trở giáo đâm sau lưng chế độ. Một Brutus hay một Juda?).

 Ai thâm độc nhứt? Đỗ Mậu. Ông Mậu – một cột trụ Cần Lao – thú nhận đã mọp lạy trước ông Đính (cũng là Cần Lao gộc) để van xin Đính theo quân nổi loạn. “Đại tá muôn năm” Đỗ Mậu hận vì TT Diệm cho rằng ông không đủ văn hoá để tiến cao hơn. Người viết có dịp hỏi nguyên Thủ Tướng Nguyễn Khánh nghĩ sao khi chọn Mậu lãnh đạo Bộ Văn Hoá không thích hợp chút nào với trình độ của y thì tướng Khánh nheo mắt cười, trả lời: Mậu tự ti mặc cảm nhưng đầy cao vọng và được một số Phật tử ủng hộ lúc đó. Việc bổ nhiệm này khuyến khích Mậu cộng tác sốt sắng và đồng thời biến Mậu thành trò cười của quần chúng!

Đây là một “đòn chánh trị” quen thuộc của Nguyễn Khánh, kịch sĩ từng đả đảo Hiến Chương Vũng Tàu do chính ông cho thảo ra. Một đòn khác của tướng Khánh: móc nối với Huỳnh Tấn Phát, lãnh tụ Mặt trận Giải phóng Miền Nam, với chủ đích – theo lời tuyên bố của Khánh – kéo Phát về phiá Quốc gia. Điều này bị Nguyễn Thị Bình phủ nhận hoàn toàn trong hồi ký Chung Một Bóng Cờ, (nxb Chính trị Quốc gia, Hànội 1993). Chẳng những thế, trang 453-454 của hồi ký còn tiết lộ Nguyễn Khánh đã vận động Hoa Kỳ cúp viện trợ và bỏ rơi TT Thiệu, Khánh công khai đi đêm với Mặt Trận trong giai đoạn chót của Hiệp định Paris.

 “TT Diệm có thích được nịnh hót hay không?”

 Ý kiến của Ông Đức: Tại Bắc Việt, Cộng Sản đã thần tượng hoá Hồ Chí Minh. Trong Nam, cũng có khuynh hướng ấy đối với ông Diệm, dưới nhiều hình thức, đặc biệt trong Phong trào Cách mạng Quốc gia với số đoàn viên tăng từ 10,000 năm 1955 lên đến 2 triệu năm 1963, tổ chức đến tận xã, phường. Bộ trưởng Thông tin Trần Chánh Thành bỏ hàng ngũ kháng chiến về cộng tác với ông Diệm từ lúc đầu như Trần Hữu Phương, Trần Lê Quang… Ông có công xây dựng Phong trào CMQG, tổ chức chiến dịch tố Cộng và đề xướng “Suy tôn Ngô Tổng Thống.”

 Bất thuận với Trần Kim Tuyến, Thành rời Nội các cuối năm 1959. Ba bộ trưởng khác ra đi cùng một lúc vì, với ông Thành, lập hồ sơ truy tố một số cán bộ Cần Lao dân sự và quân sự lộng quyền: Trần Trung Dung (Quốc phòng), Nguyễn Văn Sĩ (Tư pháp) và người viết (Nội vụ). Bộ Thông Tin bị đổi thành Nha Tổng Giám Đốc Thông Ttin do bác sĩ (Cần Lao) Trần Văn Thọ phụ trách.

 Ngày 30.4.1975, ông Thành (Nghị Sĩ và Ngoại Trưởng thời Nguyễn Văn Thiệu) tự tử bằng thuốc độc tại nhà để tránh sa vào tay CS còn BS  Tuyến thì được nhà báo điệp viên Việt Cộng nằm vùng Phạm Xuân Ẩn lấy xe chở đến một địa điểm dùng trực thăng Mỹ thoát khỏi Việt Nam. Tuyến định cư tại Anh quốc nhờ bà Tuyến làm việc cho Tòa Đại sứ Anh ở Sàigon. Tuyến làm chủ một nhà trọ bed and breakfast gần Cambridge và qua đời cách đây vài năm, sau khi phát hành với Cao Vĩ Hoàng quyển hồi ký “Làm Thế Nào Giết Một Tổng Thống?”

 Theo ông QTD, TT Diệm cởi mở, bình dân trong những năm đầu chấp chánh nhưng về sau, trở nên khó tánh và khép kín hơn. Ảnh hưởng của quyền lực? hoàn cảnh? giới cận thần a dua?

 Qua ba giai đọan Quốc Hội Lập Hiến, Quốc Hội Lập Pháp kỳ 1 và Quốc Hội Lập Pháp kỳ 2, nền Đệ Nhứt Cộng Hoà đi lần vào bế tắc. Trong gia đình, ông bà Trần Văn Chương, nhạc gia của ông Nhu, – chồng, đại sứ Việt Nam CH taị Hoa Thịnh Đốn và vợ, quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc – lợi dụng chức vụ để phản tuyên truyền và đả kích kịch liệt Chánh phủ Sàigòn  và luôn cả vợ chồng ông Nhu. Bác sĩ Trần Văn Đỗ, chú vợ của cố vấn Nhu, và luật sư Nguyễn Hữu Châu, nguyên bộ trưởng Phủ Tổng Thống kiêm Bộ trưởng Nội vụ, anh em bạn cột chèo với ông Nhu, cũng không còn ủng hộ ông Diệm.

 Ls Châu đào thoát qua Paris ngang con đường Nam Vang nhờ sự giúp đỡ của bạn học cũ là Quốc vương Sihanouk. Ông đã trình luận án Thạc sĩ Luật chỉ trích chương trình viện trợ Hoa Kỳ ở Việt Nam và sau đó, dạy Luật tại Đại học Paris. Ls Châu như khoa học gia Bửu Hội, năm 1972, cũng ngã theo ủng hộ Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Trần Văn Đôn- người chủ trương đảo chánh – nhìn nhận một cách thương hại: Tội nghiệp, mọi người đều bỏ TT Diệm!

 Ông Quách Tòng Đức tỏ ra dè dặt đối với dư luận cho rằng TT Diệm kỳ thị Phật giáo. Ông cho biết TT Diệm thường tiếp xúc với các vị tu hành thuộc mọi tôn giáo, đặc biệt Phật giáo; không bỏ qua dịp viếng thăm một số chùa như chùa Sư Nữ của Sư Bà Diệu Huệ (mẹ giáo sư Bửu  Hội) ở Phú Lâm, chùa Diệu Đế ở Huế v.v… Chính ông Đức đã nhiều lần chuyển đến tay ông Mai Thọ Truyền, chủ chùa Xá lợi và Hội trưởng Hội Phật giáo Nam Việt những số tiền giúp đỡ. Một chuyện mà ít người biết là TT Diệm đã hiến cho Đức Đạt Lai Lạt Ma trọn số tiền 15000 mỹ kim, giải thưởng Leadership Magsaysay tặng cho Tổng Thống. Vì lý do chánh trị, quyết định này không được công bố.

 Ủy ban tôn giáo Liên Hiệp Quốc được Chánh phủ Saigòn mời đến điều tra năm 1963 cũng đã phúc trình – sau ngày hai ông Diệm, Nhu bị giết – rằng Đệ Nhứt Cộng Hoà không kỳ thị tôn giáo. Mặt khác, TT Diệm đã từng thẳng thắn bác bỏ những yêu sách quá đáng của các giáo phẩm di cư, bởi thế nên có sự bất mãn ngấm ngầm. Hai Giám Mục Phát Diệm, Bùi Chu Lê Hữu Từ và Phạm Ngọc Chi chống đối ra mặt.

 Cho đến ngày TT Diệm qua đời, phần đông các người phục vụ sát cạnh bên Tổng Thống hàng ngày đều thuộc thành phần Phật giáo: Đổng Lý (Quách Tòng Đức), Tổng thơ ký Nguyễn Thành Cung, Chánh văn phòng Võ Văn Hải, bí thơ Trần Sử, nội dịch Tôn Thất Thiết, cận vệ Nguyễn Bằng…

 Vấn đề thủ tiêu các người đối lập và việc tiếp xúc của ông Nhu với đối phương Cộng Sản

 Sau chánh biến 1.11.1963, Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng tố cáo chánh quyền Diệm đã thủ tiêu một số ngưới đối lập như Nguyễn Bảo Toàn, Tạ Chí Diệp, Vũ Tam Anh, Hồ Hán Sơn v.v… Quách Tòng Đức tuyên bố không biết gì về những chuyện này thuộc thẩm quyền các cơ quan công an, tình báo. Tuy nhiên, ông tin chắc rằng ông Diệm không bao giờ đích thân chủ trương như vậy vì Tổng Thống là một tín đồ Công Giáo thuần thành, phân biệt tội phước, không khát máu như Cộng Sản mà ông tích cực chống đối.

 Có thể một số nhân viên an ninh cuồng tín đã hành động để lấy điểm (excès de zèle) hay giải thích sai lầm chỉ thị cấp trên. Một bằng chứng cụ thể là TT Diệm chỉ ra lệnh giam chớ không cho xử tử Hà Minh Trí, một cán bộ Cao Đài, mưu sát hụt ông tại Ban Mê Thuột và gây thương tích cho Bộ trưởng Đỗ Văn Công. Hà Minh Trí được Hội đồng Cách Mạng trả tự do khi họ đã giết TT Diệm. Câu hỏi nêu ra là cuối cùng, TT Diệm có hay biết các vụ thanh toán toán đối lập hay không và phản ứng thế nào? Dù sao, lịch sử vẫn đặt vấn đề trách nhiệm tinh thần đối với ông.

 Trong giai đoạn chót của chế độ, có tin đồn trong quần chúng và báo giới Mỹ rằng cố vấn Ngô Đình Nhu đi đêm với CS kháng chiến để tìm ra giải pháp giữa Nam, Bắc. Chính ông Nhu có đề cập đến chuyện này trong vài phiên nhóm với tướng lãnh tại Bộ Quốc phòng và ngày 23.7.1963 taị suối Lồ Ồ- khi nóí chuyện với các cán bộ xây dựng Ấp Chiến Lược khoá 13.

 Một nguồn tin khác cho biết ông Nhu sử dụng trung gian cuả bốn Đại Sứ Roger Lalouette (Pháp), d’Orlandi (Ý), Goburdhun (Ấn Độ) và Manelli (Ba Lan), (hai ông sau là thành viên của Ủy ban Quốc tế kiểm soát đình chiến) cũng như Tổng Lãnh Sự Pháp ở Bắc Việt Jacques de Buzon để liên lạc với Hànội.

 Ông Quách Tòng Đức nói có nghe dư luận này nhưng không biết rõ chi tiết. Ông cũng có nghe xầm xì rằng ông Nhu đã gặp một đại diện Văn phòng Chính trị CS (Phạm Hùng?) trong lần đi săn tại Quận Tánh Linh, Bình Tuy. Ông Đức nghĩ đây chỉ là một đòn chiến thuật của ông Nhu để dằn mặt Hoa Kỳ, Tổng Thống Diệm không bao giờ chấp nhận giải pháp điều đình với Hồ Chí Minh. Hơn nữa, Hiến pháp Việt Nam CH có ghi rõ chủ trương của Miền Nam Việt Nam chống chủ nghĩa vô thần. Ông Đức còn xác nhận: một Tết Nguyên Đán trước 1963, một cành đào đỏ lộng lẫy được trưng bày nơi phòng khánh tiết Dinh Độc Lập với tấm thiệp in tặng của “Chủ tịch Nhà nước Cộng hoà Xã hội Miền Bắc.”

 Những ngày chót của Tổng Thống Diệm. Các cận thần cuối cùng

 42 năm trôi qua, mọi công dân Việt Nam, ủng hộ hay chống đối ông Diệm, đều cảm thấy nhục nhã khi đọc lại những lời thú nhận sống sượng của tướng Trần Văn Đôn, đầu não trong chánh biến 1.11.1963 và tác giả của quyển hồi ký “Việt Nam Nhân Chứng” (nxb Xuân Thu, Californie, 1989) về vai trò Hoa Kỳ chỉ huy vụ lật đổ và sát hại một lãnh tụ đồng minh.

 Đôn viết: “Đúng 1 giờ 30 trưa, (trùm Xịa) Conein vào bộ Tổng Tham mưu, (nơi đặt văn phòng của Đôn) mang theo một máy truyền tin đặc biệt để liên lạc với Toà Đại sứ Mỹ và một bao tiền là ba triệu bạc Việt Nam ” (trang 211). Đôn còn tuyên bố khi y thậm thọt gặp riêng Thái thú Cabot Lodge để thỉnh thị: “Chúng tôi (nhóm đảo chính) không bao giờ có tham vọng cá nhân, chỉ muốn cứu nước!” (trang 210)

Trong hồi ký “Việt Nam Nhân Chứng”, đọan chót, Trần Văn Đôn cho biết ba triệu bạc -cái giá rẻ mạt để thay đổi một thế cờ! – đã chia cho Dương Văn Minh, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Nguyễn Hữu Có, Đỗ Cao Trí, Nguyễn Khánh, Trần Ngọc Tám và Lê Nguyên Khang.

 Ông Đức tỏ ra ngán ngẩm khi được hỏi nghĩ gì về sự tự thú trên đây. Theo ông, trong những ngày chót của một cuộc đời đấu tranh gian khổ, TT Diệm là con người cô đơn nhứt trên thế gian: dân tộc bỏ rơi, đồng minh phản bội, gia đình chia cách, kẻ thù Cộng Sản reo hò chiến thắng, sự nghiệp chính trị ra tro, uất hận ngất trời vì tương lai mù mịt của Đất Nước, một quốc gia bị sức mạnh chèn ép. Với ông Nhu quỳ bên cạnh cầu nguyện trong Nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn sáng ngày 1.11.1963, không chắc TT Diệm đồng một tâm tư với người em.

 Ông Đức bùi ngùi nhắc lại: Tối 1.11.1963, khi tiếng súng nổ rền khắp nơi, ông và gia đình rời khỏi nhà riêng ở số 8 đường Lê Văn Thạnh, Sàigòn, ngủ đêm tại Chợ Lớn, không xa căn phố lầu của Mã Tuyên, nơi Tổng Thống và ông Nhu tạm ngụ. Sáng hôm sau 2 tháng 11, trở lại nhà thì được hay Tổng Thống có điện thoại tối hôm trước nhưng người giữ nhà trả lời không biết ông Đức ở đâu. Vài giờ sau, ra-dô báo tin hai ông Diệm, Nhu “tự tử,” điều mà Đức không tin chút nào. Đến nay, ông Đức vẫn ân hận vì không được tiếp xúc lần chót với Tổng Thống.

 Hỏi: Trong Nội các, ai được Tổng Thống Diệm tin cậy nhứt những ngày, tháng cuối cùng? Quách Tòng Đức đáp: Nguyễn Đình Thuần và Trương Công Cừu. Thuần kiêm ba trọng trách: Bộ trưởng tại Phủ Tổng Thống, Bộ trưởng phụ tá Quốc phòng, và Bộ trưởng Đặc nhiệm Phối hợp An ninh. Cừu là Bộ trưởng Đặc nhiệm Phối hợp Văn hoá Xã hội. Ngoài ra, còn có Ngô Trọng Hiếu, Bộ trưởng Công dân vụ, từng là đại sứ Việt Nam CH ở Nam Vang, bị Chánh phủ Cam bốt trục xuất vì giúp cho tướng Đap Chuon đảo chánh (hụt) Quốc vương Sihanouk. Tên ông Hiếu nằm trong bản danh sách của Cabot Lodge ghi các nhân vật cần thanh toán, theo hồi ký nêu trên của trung tá Nguyễn Văn Châu.

 Ông Đức không ngạc nhiên cho lắm khi được người viết cho biết một số tài liệu giải mật tại Hoa Kỳ tiết lộ Thuần là tay trong thân tín của CIA, theo dõi để phúc trình từng phản ứng của hai anh em Diệm-Nhu. Thuần từng được Mỹ chấm như một “Thủ Tướng có triển vọng” nếu TT Diệm chịu sửa Hiến pháp để đặt thêm chức vụ này (đọc The Storm has many eyes, A personal narrative của Henri Cabot Lodge, NY 1973, trang 62 và Lodge in Vietnam, A Patriot abroad của Ann Blair, nxb Yale University Press, New Haven 1995, trang 92).

 Một số nhân vật rất gần Dinh Độc Lập cho biết Thuần dùng đủ mưu chước để thu hút cảm tình của TT Diệm và từ đó, tìm cách ly gián ông Diệm và ông Nhu trong giai đọan chót của chế độ. Ông Quách Tòng Đức ngạc nhiên khi hay chính Đệ Nhị Phòng Pháp đã giúp Thuần trốn khỏi Việt Nam . Cố Ứng Thi, chủ của Khách sạn Rex và bạn thân của Thuần, xác nhận với người viết điểm vừa nói. Thuần hiện sống thong dong tại Paris.

 Tác giả bài này thắc mắc: không lẽ một người  tinh vi như ông Nhu mà không nhận ra mặt trái của Nguyễn Đình Thuần? Ông Đức trả lời: Có thể ông Nhu không mù quáng nhưng ở vào thế kẹt lúc đó, không còn ai liên lạc để dò xét âm mưu đen tối của Hoa Kỳ, ông Nhu phải “tương kế, tựu kế.” sử dụng Thuần. Ông Nhu cũng đã áp dụng chiến thuật này (kế hoạch chống đảo chánh Bravo) để tìm cách chi phối nhóm tướng bị Mỹ mua chuộc.

 Ông Đức cho biết thêm: Linh mục Cao Văn Luận cũng là một cố vấn thân tín của Tổng Thống được giao phó ra nước ngoài xin tài trợ về giáo dục, tìm kiếm trí thức Việt đưa về nước và tổ chức Viện Đại học Huế mà ông là Viện trưởng đầu tiên. Trong giai đoạn khủng hoảng Phật giáo, dư luận cho rằng cha Luận đã trở mặt, ngã theo phe chống chánh quyền. Chẳng những thế, ông còn viết hồi ký “Trong giòng lịch sử ” để nói xấu TT Diệm và đề cao Hồ Chí Minh. Tình đời rõ đen bạc!

 Ông Quách Tòng Đức quả quyết không bao giờ gặp Vũ Ngọc Nhạ (mà CS tuyên bố phịa trong quyển sách và bộ phim giả tưởng Ông Cố Vấn gài được vào Dinh Độc Lập!) Trả lời về các cán bộ gốc Cộng Sản cộng tác với chế độ, ông Đức cho biết Kiều Công Cung – nguyên tư lệnh một sư đoàn Việt cộng – đã tỏ ra xứng đáng đến cùng trong chức vụ Đặc ủy chiêu hồi. Phạm Ngọc Thảo – mà Tổng Nha Công an có hồ sơ – được bổ nhiệm đại úy Bảo An, sau đó Tỉnh trưởng Kiến Hoà và thanh tra dinh điền. Hai chuyên viên Mỹ về Giáo dục và Dinh điền thường lui tới Dinh và ăn sáng với Tổng Thống là giáo sư Wesley Fishel thuộc Đại học Michigan và Ladejinsky mà Tổng Thống quen từ lúc bôn ba ở Hoa Kỳ. Về sau, được hay hai chuyên viên này làm việc cho CIA. Đặc biệt, Fishel đã ra mặt chống phá ông Diệm tại Hoa Thịnh Đốn trước ngày đảo chánh.

 Trần Văn Đôn ghi nơi trang 182 của hồi ký “Việt Nam Nhân Chứng”: Trong một buổi học tập chính trị taị bộ Tổng Tham Mưu trước chính biến 1.11.1963, ông Nhu nói sau khi nghe các tướng lãnh trình bày thỉnh nguyện: “Mấy anh muốn cải tổ chánh phủ mà xin như vậy đâu có nhiều. Muốn làm cách mạng thật sự, tôi tưởng các anh phải xin nhiều hơn. Ông Diệm bị kẹt với một số Bộ trưởng thối nát bất tài. Trong lúc này Quân đội phải nhận rõ vai trò của mình để cứu nước, nên đảo chánh một đêm bắt mấy ông Bộ trưởng đó rồi hôm sau trao quyền lãnh đạo lại cho Tổng Thống. Nếu có vị tướng nào muốn đảo chánh thì quân đội phải chống lại, phải bắt người đó mà treo cổ trên đường Công Lý.”

 Đâu là sự thật? Nếu đúng, thì đây có phải là ván bài tố xả láng của ông Nhu để dò xét và sập bẫy  nhóm tướng tạo phản? Hay một nhìn nhận chua chát chế độ đang tuột dốc thê thảm, đưa dân tộc vào một trận đại hồng thủy?

 Tổng Thống Ngô Đình Diệm có thể đã phạm một số sai lầm nguy hãi khi cầm quyền – điều này sẽ được sử sách phê phán công và tội – nhưng không một ai – từ đồng minh Hoa Kỳ cho đến Hồ Chí Minh – chối cãi rằng ông là một lãnh tụ yêu nước, trong sạch, có khí phách và không làm dân tộc Việt Nam hổ thẹn vì ông đã cố bảo vệ đến cùng thể diện và quyền uy quốc gia. Không một gia đình Việt Nam nào mà lại hy sinh nặng như thế cho Đất Nước, mất một lần bốn người con ưu tú, một vì tay Cộng Sản và ba vì tay quốc gia. Ông Diệm ra đi, Hồ Chí Minh không còn đối thủ, Mỹ rảnh tay Việt nam hoá chiến tranh, Miền Nam sụp đổ mau lẹ.

 Hay tin TT Diệm bị sát hại, Mao Trạch Đông phản ứng bằng nhận xét:  “Chính quyền Kennedy hạ ông Ngô Đình Diệm là một thất sách, một sai lầm rõ rệt!” Và Hồ Chí Minh tuyên bố:  “Ông Diệm là một nhà yêu nước, theo lối của ông ấy!”

Trong hồi ký The Real War, chương V, Richard Nixon viết: Tổng Thống Pakistan Ayub Khan nói với tác giả vài ngày sau vụ đảo chánh 1.11.1963:  “Việc Tổng Thống Diệm bị giết có ba ý nghĩa đối với nhiều người Á Đông: trở thành bạn Hoa Kỳ là một nguy hiểm, trung lập có giá hơn và đôi khi tốt hơn là kẻ thù.”

 Riêng về De Gaulle thì ông nhận định:  “Sau Diệm, không phải là một khoảng trống mà là một sự quá đầy!” De Gaulle muốn nói: Miền Nam lạm phát lãnh tụ, trở thành một giỏ cua và một hí trường tranh dành địa vị, ngôi thứ.

 Đối với thế hệ lãnh đạo mai sau, sự thất bại của TT Diệm – mà đồng minh Hoa Kỳ lẫn kẻ thù Cộng Sản đều xem như một mối đe dọa cần triệt hạ – là một bài học quý báu về kinh nghiệm chống Đế quốc, về Nhân Tình Thế Thái và thân phận của một nước nhược tiểu. Học giả Úc Denis Warner đã tặng cho ông biệt danh xứng đáng “The Last Confucian, Người hiền triết Khổng giáo cuối cùng.” TT Diệm là một thầy tu lạc lõng giữa chính trường gió tanh mưa máu, gánh trên vai thánh giá của Quê Hương đau khổ.

 Sau tháng 4.1975, hai ngôi mộ của TT Diệm và Cố vấn Nhu được cải táng từ nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, Saigon, về quận Lái thiêu, tỉnh Bình Dương. Mộ bia của TT Diệm có khắc chữ Huynh. Mộ bia của Cố vấn Nhu khắc chữ Đệ. Hai nắm mồ khiêm nhường, quạnh hiu, thiếu người chăm sóc, kết thúc một cuộc đời đấu tranh khắc nghiệt, đầy oan trái nhưng chắc chắn không phải là một hy sinh vô bổ trên bàn thờ Tổ Quốc.

 Kết luận

 Ông bạn Quách Tòng Đức chấm dứt buổi nói chuyện thân tình bằng một lời than chua xót: Dĩ vãng buồn nhiều hơn vui, phá hoại nhiều hơn xây dựng, hận thù thay vì đoàn kết. Đến nay, Đất Nước chưa thấy lối thoát, những bài toán của Xứ Sở chưa tìm ra đáp số. Ngày nào Cộng Sản vẫn bám víu vào quyền lực thì quốc nhục chậm tiến còn kéo dài. Thế cuộc xoay vần. Lý thuyết chánh trị, chế độ, lãnh tụ… rồi cũng phải trở về với cát bụi.

 Vanitas vanitatum, omnia vanitas, Hư Danh, tất cả đều là Hư Danh! Cuối cùng chỉ còn lại Dân Tộc, Dân Tộc trường tồn, Dân Tộc bất diệt.

 Lưu đày, dù trên mãnh đất dân chủ, chưa phải là Tự Do, Người Việt tha hương, vào tuổi gần đất xa trời, vừa đau buồn hướng về Đất Mẹ, vừa thao thức tự vấn như Thôi Hiệu trong bài thơ Đường Hoàng Hạc Lâu:

 Chiều xuống, Quê Nhà đâu đó tá?

Bên sông khói toả, não lòng ai.

(Chi Điền dịch)

 LÂM LỄ TRINH – Ngày Quốc khánh Hoa Kỳ – Thủy Hoa Trang, Californie – https://tvtsonline.com.au/vi/chuyen-nganh-vi/lich-su-chinh-tri-ton-giao-van-hoa/chin-nam-ben-canh-tong-thong-ngo-dinh-diem/

Vui cười

Vợ phát hiện ra chồng mèo mỡ ghen tuông. Chồng thanh minh:-Em biết không, gì em cũng hơn nó hết, đây nhà to em ở với anh cả đời, nó chỉ ở với anh phòng khách sạn mấy chục mét vuông có 1 đêm, chấp nó làm gì, tiền lương anh đưa em hết, chỉ đưa nó vài vé thôi, chấp nó làm gì, em hàng trăm bộ quần áo, nó nghèo lắm quần áo không đủ mặc đâu, có vài mảnh che thân, chấp nó làm gì, còn…. còn về nhan sắc hả, nó phải kêu em bằng…cụ bà, chấp nó làm gì… !!!

Chăm sóc chồng ốm nặng, cô vợ sụt sùi hỏi:

 – Anh thấy trong người thế nào?

 Chồng: – Mấy hôm nay em bớt nói, thần kinh anh đã ổn định dần, đỡ co giật.

Chồng đang xem tivi thì vợ giục: – Anh đi chợ đi!

– Đó không phải là công việc của đàn ông!  chồng đáp.

 – Thế hả? Vậy thì lên giường ngay, tôi sẽ giao cho anh việc của đàn ông!

Lá Thơ Mở Gởi Người Bạn: Cảnh Giác Ảo Ảnh Nguyễn Tấn DũngNgười gát kiếm

Thưa Bà Con,

Xin chuyển lại «Lá thơ mở» của một chiến hữu trong gia đình Đại Việt viết cho một người bạn TQL ở ‘Xứ Under Down’ năm 2015 nhân ngày Quốc nhục 30-4-2015. Bài viết hơi …dài của một người được cho là ‘quá khích’ trong việc Chống Tàu Diệt Việt Cộng! Nhân sự việc chuẩn bị đại hội XIII của CSBV đang diễn ra và có tin ‘phe miền Nam qua NTD trở lại (?)’, xin chuyển lại bài viết cũ…nhằm nhắc nhở những người Việt hải ngoại …đừng mằm mơ giữa …ban ngày và ban đêm nữa!

Xin Bà Con ráng đọc để thấy «cái tâm, cái lời» thực sự của một người Nam dù có gốc 100% ‘Quế’! Bạn của người giới thiệu hiện đang bị trọng bịnh và có yêu cầu đừng nêu danh, nhưng đối với các bạn bè tranh đấu trong suốt 40 qua, chắc các bạn cũng đã biết là ai rồi.

Mời Bà Con đọc:

Lá Thơ Mở Gởi Người Bạn:

Cảnh Giác Ảo Ảnh Nguyễn Tấn Dũng

lĐôi lời cùng quý vị: Trước hết, người viết chúng tôi xin quý vị cho phép chúng tôi được dùng lối viết thơ nói chuyện tâm tình với một người bạn của chúng tôi ở phía đối cực của địa cầu. Xin phép được dùng những lời thân mật riêng tư giữa hai người bạn để nói rõ tấm lòng, quan điểm và nhận định cùng lập trường của chúng tôi đối với tình hình đất nước và đối với những quan niệm hay đường hướng chánh trị của các cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản ở Hải ngoại. Bài viết tuy dưới dạng một lá thơ, nhưng đây là một lá thơ mở, vì đây cũng là một nhận định tình hình, một quan điểm, một lập trường chánh trị đối với tình hình đất nước quê hương thân yêu của chúng ta ngày hôm nay.

Cách đây hai tuần, chúng tôi có viết một tham luận tựa đề là “Hộ​i chứng Con Ngựa Thành Troie”. Tuy là một tham luận đóng góp cho toàn quý vị đọc giả, thế nhưng đấy cũng là một trả lời, phản biện nhận định của một anh bạn, hiện sống và sanh hoạt tận Miệt Dưới Địa Cầu, xứ của những con Chuột Lớn Đại Thử. Tôi xin phép được nêu những danh tánh, vì anh cũng đã nhắc đến tên của người bạn chung, đồng hương xứ Cần Guộc với anh và tên tôi trong bài góp ý của anh với bài viết của chúng tôi.

Anh Lâm thân,

Cũng như anh đã nhắc, ba năm nay ông bạn già Trần đồng hương với anh và cá nhơn thằng tui không có dịp đi qua trốn lạnh ở Miệt Dưới, không có dịp ba anh em mình, chiều chiều ngồi nhậu “vịt lộn” uống ladze trong căn​ chòi nhỏ cạnh “Con Rạch Nhỏ sau nhà” anh, nói theo giọng anh Hai Tiểu Tử, của xứ Trảng Bàng, nhìn bầy cò trắng Úc châu, nhìn đoàn vịt xiêm (cũng Úc châu luôn!) rúc rỉa kiếm ăn…và bàn chiện thời sự…vẽ lại những bức tranh của một thời đã qua và vẽ lại những bức họa của một thời chưa tới !

Ba năm tuy không gặp nhau, nhưng anh em chúng tôi ở xứ Pha lang Sa lạnh lẻo nầy, lúc nào cũng theo dõi tin tức của “xóm mình, người mình, phe mình, phe ta “, và thỉnh thoảng tin tức bạn bè Miệt Dưới….

“Phone viễn xứ nhiều khi khó gọi, (nhưng) ​Tin i meo bật nút có ngay”

Từ Úc, báo Việt Luận vẫn gởi sang hằng tuần. Những bài vỡ, tham luận, nhận định của anh, trên các trang mạng điện tử, ngay bên xứ Pha Lang Sa, anh Trần và mình, hai anh em, tuy đường xa​ cách trở, nhưng cũng phone nhau, kháu nhau đọc, bàn luận, khi gặp một bài nhận định, thời sự sắc bén, công phu của anh.

Nói như vậy để anh hiểu rõ là hai anh em chúng tôi, và cá nhơn chúng tôi luôn luôn kính trọng anh, luôn luôn trân trọng cái tình bằng hữu giữa ba chúng ta. Nhớ mãi những cử chỉ quý mến, trân trọng những phút giây cạnh nhau, say sưa chuyện thời thế, mạnh dạn giải bày tâm sự đối với non sông, mạnh dạn thật tình tranh luận, thật tình trãi lòng, trãi giấc mơ “mà chẳng sợ chết thằng Tây nào”, như tôi thường nói đùa.

***

​1. Tôi không tin rằng Nguyễn Tấn Dũng sẽ đưa Việt Nam khỏi quỹ đạo Trung Cộng

Anh Lâm thân,

Sau khi xin phép đọc giả đôi lời giáo đầu, tôi xin vô thẳng vấn đề. Tôi không ủng hộ những quan điểm của anh, cái nhìn của anh đã ​trì​nh bày qua ba bài viết về tì​nh hình Việt Nam, bài Con Ngựa Thành Troie của anh, Bài anh ​Góp Ý Bài Hội Chứng Con Ngựa Thành Troie của tui và bài 40 năm nhìn lại anh viết theo lời yêu cầu của Báo Việt Luận.

Nói tóm lại tôi không đồng ý với cái nhãn quan của anh, cách lý luận của anh, với những ​ hình ảnh anh trình bày, phân tách​ vai trò của Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn Tấn Dũng mà anh trình bày như là một cứu cánh,​ một giải pháp cho​ Việt Nam tương lai, thoát Trung, thoát Cộng, thoát Nạn Bắc Thuộc, Tiểu Bắc (Bắc Việt) Thuộc hay Đại Bắc (Toàn Phương Bắc  – Tàu​) Thuộc.

Xin nói rõ cùng anh và quý anh chị em đọc giả gốc Cửu Long Đồng Nai đừng vội ​xem tui kỳ thị Nam Bắc, chỉ​ vì​ tui nghi ngờ ​cái tên Việt Cộng gốc Cà Mau và cái đám Việt Cộng gốc Nam Kỳ nầy​:  

​ 2. Tôi tuy rất hãnh diện sanh đẻ trong Nam, lớn ở Sài gòn

Tuy gốc gác cha mẹ tui là dân ở ngoải, nhưng tui sanh đẻ trong Nam, tuổi thơ lội nước Sông Bến Nghé, Xóm Vạn Chài để bắt lăn quăn, trưa hè​ nóng nực, tắm nước cũng của Sông Bến Nghé ở Bến Tắm Ngựa, mà Tâ​y gọi là Arroyo Chinois-Con Rạch Ba Tàu. Sanh và lớn liêu lổng ở Xóm Vạn Chài, nhà ngụ sau ngõ hẻm hông ​Đình Hát Bộ​ Thành Công, đường Paul Bert-Trần Quang Khải, ăn ô môi vàng răng, mút đá nhận mòn lưỡi, viết nói không cần biết hỏi ngã, vờ dờ, cuối chữ có g hay không g, hay c hay t cũng kệ hổng thèm đọc , xem như nơ-pa​. Và​ tui rất hãnh diện với ​cái​ chất Nam kỳ của tui ! ​Nam ”K​ỳ cục” của anh, của anh Trần, của các những bạn Nam kỳ của mình, có từ thời có nhau từ Tân Định đến chợ An Đông qua đến Phú Nhuận hay​ Tân Trụ, Biên Hòa của những ngày lánh nạn. Đó là cái gốc của “tụi mình, phe mình”, vì nó là “người mình”, nghe “rất đả cái lỗ tai” “phái cái lỗ nhĩ” !

Khác với từ “phe ta” tui thường dùng trong các bài viết. Từ “phe ta” để chỉ toàn dân Miền Nam của chế độ Quốc Gia, của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, của toàn dân quân cán chánh của chánh thể Việt Nam Cộng Hòa.

​T​ui dùng cặp chữ “người mình” cho “phe mình” cho dân thiệt sự là dân Nam kỳ, nhứt là dân Sài gòn của tui. Tim tui rung động, và tui rất ướt át khi nghe những tên, những ​địa danh, hoàn toàn xưa, của một thời, rất Sài gòn.​ Tân Định, Đất Hộ, Rạp Hát Bộ Thành Công, Chợ Cũ, Nancy, Gia Định, Thị Nghè, Cầu Ba Cẳng, Cầu Quây, Khánh Hội, Bến Tắm Ngựa, Cầu Kiệu, Cầu Bông, Lăng Ông Bà Chiểu … là những tên tui rất trân quý. Trân quý hơn cả Brodard, Majestic Eden, Catinat, đường Tự Do, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, hay Thanh Thế, Viễn Đông hay cả Bà Cả Đọi … nữa. Vì những địa danh hay tên nhà hàng của nhóm sau đến với tôi khi tôi đã lớn rồi, còn nhóm trước là còn lúc thiếu nhi, bận quần xà lỏn, hai cẳng còn mốc vì lội nước sông đầy nước bùn.

Đối với cá nhơn tôi, nhóm tên trước và nhóm tên sau tượng trưng cho tôi, hai bầu trời, hai thế giới,​ khác biệt nhau. Tuy cùng xứ Sài gòn, nhưng đó ​là hai khung trời khác biệt. Nếu n​hóm sau sang trọng, cao sang, có cái gì giả tạo, bề ngoài, nói tóm lại “hơi lấy le” ty tý. Thì​ nhóm các địa​ danh trước, chao ôi, nó bình dân, nó hiền hòa, nó là thời gian tui còn ở với​ ba tui với má tui, nó là những địa danh của bà già tui nói, đó là thời​ bà già tui cặp hai anh em tui đi đây đi đó.

Vì nhà “​yếu lúi” nghĩa là ông cụ “không có hoa tay đem tiền về ngon lành” nên bà già phải tảo tần đây đó “làm ăn, mua sỉ chỗ nầy, bỏ mối chổ kia”​ để kiếm tiền thêm. Nhà không ai giữ con, bà cho hai đứa đi theo, yếu tiền ​nên lúc nào bả cũng dùng xe công cộng. Xe công cộng hồi đó với bà cụ là xe thổ mộ, và xe lửa điện.

Còn ông già thì xe đạp. V​ề sau ổng có tý tiền ổng mua một cái xe Motobécane hiệu Peugeot. Thằng tui ngồi thùng xăng, cầm ghi đông với ông già, le lói, khi xe chạy hưởng gió mát vào mặt (có lẽ vì vậy mà ngày nay trong xe tôi thích cho quạt gió thổi vào mặt); ​thằng em kẹp ở giữa sau​ lưng ba và mẹ. Thế là cả nhà, chiều chiều, trời nực, chạy qua Nhà Bè hóng mát! Hẻm hông Đình Thành Công quá chật, ông già phải gởi cái mô tô ở ngoài ​Đình không đem vào sân nhà được. Đó là khung trời tuổi trẻ!

​Với nhóm tên sau, với ​những địa danh sau, nó​ tượng trưng cái ​tuổi thành niên thì, làm ra tiền, hết ngây thơ, với​ nào là cà rem ly, nào ​là máy lạnh, toàn ​nơi “lấy le với em, với “​đào”,  với bạn, làm ăn, áp phe áp phiếc​ …

​Trái lại,​ nhóm các tên trước, là hình ảnh tuổi thơ, những ly xây chừng ​cà phê uống dĩa của những chú, những bác bạn ba, những ​ tô hủ tiếu xe, những​ dỉa “​hắc cảo“​ ăn xong chồng lên để “phổ ky” tính tiền​, hay​ ly “hồng chà” ba thường gọi, hay miếng​ bánh “​dầu cháo quẩy “​ ba xé chia cho … Đó​ là cái gốc gác của tôi, đẻ và lớn lên ở đường hẻm. Đúng vậy, thằng tui ​là dân đường hẻm Sài gòn, thằng tui l​à dân ở ​xóm! Xóm Vạn Chài, hẻm Thành Công, đường Paul Bert, Trần Quang Khải, chợ Tân Định, anh Lâm à!

Hình ảnh quê hương của tôi, không có lủy tre xanh, không có con trâu, không có con diều, không có đường đê, không có ruộng lúa, không có đìa cá, không có đường đất,​ đường làng, cây cau, cái giếng​.

Lần đầu tiên năm 1954, thằng tui hả miệng ngạc nhiên khi thấy phụ nữ miền Bắc vấn khăn, đội thúng, mặc “váy” đen, và đái đứng. Ngu đần và thật thà, tôi về nhà hỏi mẹ, bị mẹ vã miệng, biểu lần sau thấy phụ nữ Bắc đái không được dòm. Má ơ​i! bả đứng sát cái cây, bả tè trước mắt mà má biểu con hổng ngó! (Xin lỗi tất cả các chị miền Bắc, nhứt là dân Hà Nội ngàn năm văn vật đài các, nhưng đó là kỷ niệm xưa năm 54, hồi đít nớp xăng hồi đó, chắc bây giờ hết rồi! – thằng tui thấy sao, nhớ sao, kể vậy!).

Ngày nay cũng vậy, tuổi trên 7 bó, tôi vẫn ​không có kỷ niệm với nhà Hàng​ Thanh Thế, với​ “pâté chaud”, tôi không có kỷ niệm​ “pho ma đầu bò”, tôi không nhớ “Maggi” hay bơ Bretell gì cả. Mà tôi nhớ tiếng guốc, nhớ ​mùi hột cải (mù tạt tây không phải hột cải)! Nhớ cái mùi bùn đặc biệt của Xóm Vạn Chài, nhớ tiếng thùng nước chờ phiên, nửa đêm, trời nóng, tụi tui được má cho ngủ ghế bố ngoài hiên,​ trước cái phông tên nước đầu hẻm nằm ngoài đường Paul Bert, hay tiếng gõ lóc cóc của anh bán hủ tiếu phía chợ Tân Định…

Thật là hổng phải chúng ta ​cùng quê hương ​Việt Nam mà chúng ta ​có cùng kỷ niệm! ​

Vì vậy tui thương cái tên Cần Guộc của quê hương các anh, cũng như tui thương cái tên Tân Trụ nơi gia đình tui đi lánh nạn.

​ 3. Nhưng tôi không tin những tổ chức chánh trị hay các nhơn vật Việt Cộng gốc Nam Kỳ​

Anh Lâm thân,

​Tôi không đồng ý với anh, và​ chống cái luận thuyết, hay giả thuyết của anh về cái chất Nam kỳ của Phong Trào Giải Phóng Miền Nam, hay của ​Ba Dũng Đồng Chí X, hay của ​những Việt Cộng miền Nam, như Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Trấn đã “làm dịu” đi “chất Cộng sản​.

Anh đưa những dữ kiện để chứng minh​, nào trường hợp ​Trần Bửu Kiếm lúc Hội đàm Paris muốn đứng riêng độc lập tách rời hẳn khỏi​ phái đoàn Miền Bắc, nào Trần Bửu Kiếm và Mặt Trận Giải Phóng dù sao cũng là tổ chức của người Miền Nam, và họ không Cộng sản quá khích,​ mà gồm r​ất nhiều người “thiệt tình chống Mỹ !”. Theo lý luận anh, “vì là người Miền Nam, nên họ gồm toàn là những ​thành phần “tử tế”, “ít Cộng sản, “ít hồng”, ít ác ôn, ít quá khích hơn nhóm những người ​Cộng sản gốc ​Bắc Kỳ hay Trung Kỳ Khu Năm Khu Tư gì gì đó !”.

Và anh cũng kể rằng,​ “vì vậy Trần Bửu Kiếm bị hạ và bị thay thế bởi Nguyễn Thị Bình”. Rồi anh khen nào Nguyễn Cơ Thạch cũng thấy và tố cáo​ từ nay Bắc thuộc rồi sau Hôi Nghị Thành Đô! Trong lập luận của anh, anh tin cậy vào Tổ chức Mặt Trận Giài Phóng, anh tin cậy vào chất Nam Kỳ, hay nói theo giọng Việt Cộng chất Nam Bộ.

​Riêng t​ôi xem phép dùng từ Nam Kỳ vì nó có từ thời Nhà Nguyễn.

Tôi không tin vào cái tánh yêu nước của người Cộng sản nói chung​. Mặc họ gốc​ Nam,Trung, Bắc, trí thức, nhà văn nhà thơ gì gì đi nữa! Họ là Cộng sản ​cả. Tại sao một khoảng thời gian dài mà cả nhóm trí thức, nhà văn, nhà thơ, văn hay thơ giỏi, toàn là giỏi​, mà ​có thể chấp nhận phục vụ một chế độ tàn bạo như vậy?

Nội cái chuyện Cải cách Ruộng Đất! Đừng đổ thừa Đ​ảng Cộng Sản, đừng đổ thừa Tàu!​ C​ả Đảng, cả Nước “​hồ hởi, phấn khởi“,​ ”sung sướng giết” không một ai cưởng lại. Tố Hữu làm thơ ca tụng “Giết!”,​ thế mà những trí thức du học Tây về, những ​Nguyễn Mạnh Tường, những ​ai nữa  kìa​, tôi quên tên rồi, hay ​Nguyễn Khắc Viện, hay nhóm Việt Kiều Yêu Nước, dân du học, bằng cấp trường lớn Pháp, Tiến Sĩ, Thạc sĩ, Kỹ sư, Giáo sư… cấp tiến, cởi mở phóng khoáng​ vẫn ủng hộ những cuộc “tàn sát “kia ​… Còn ​những nhà thơ nhà văn, những con người đầy thơ mộng, đầy ôn hòa, mơ ước vẽ đẹp​, vẫn ủng hộ…, sao không trốn đi? Sao không vượt biên đi?​

T​ất cả là đồng lỏa. Tất cả là đồ hèn!

Một Tô Hải có nói, nhưng quá già! Một Dương Thu Hương có nói nhưng cũng quá già, Trần Đỉnh quá trễ. ..Bùi Tín, Vũ Thư Hiên chẳng ai nói, chẳng ai hối hận là đã một thời, im miệng, ươn hèn, đồng lỏa!

40 năm đồng lỏa, chờ thời, lưởng lự, ù ơ dí dầu, bịt miệng, bịt tai, bịt mắt nín thở qua sông!

40 năm nhục nhã vì nhịn nhục!

Nín thở qua sông, nín thở sắp hàng xin cơm thửa canh cặn của Bác Đảng!

Các anh Cộng sản ngày nay khi tỉnh ngủ có cảm thấy tủi hỗ không?

May quá còn chúng ta ở Hải ngoại! Nhờ chúng ta có đấu tranh, nhờ chúng ta giữ được ngọn cờ vàng, giữ được bài quốc ca, giữ được căn cước tỵ nạn!

Nhờ chúng ta nhớ và giữ được Ngày Quốc Hận Tháng Tư Đen, Ngày Quân Lực!

Xin trân trọng cám ơn các cộng đồng người Việt Tự Do toàn thế giới!

Nhưng, xin đừng gởi gắm nghị lực đấu tranh vào những lỉnh kỉnh đấu đá bên trong.

Việc trong nước do người trong nước phụ trách.

Người dân Việt Nam trong nước phải chứng minh họ có muốn thoát Cộng, thoát Trung không?

Chuyện cải tổ Đảng, sắp xếp nhơn sự của Đảng Cộng sản, kệ Đảng Cộng sản. Người dân trong nước không nên bàn không nên xía vào việc làm Đảng Cộng sản. Mà cũng chẳng mắc mớ thằng Tây nào mà mình ở Hải ngoại mình bàn, mình ủng hộ Ba Dũng, hay mình không ủng hộ Ba Dũng! Who Care?

Thằng Tây hổng ke, thằng Mỹ hổng ke, thằng Việt Cộng hổng ke, tại sao mình ke?

Tôi phải nói rằng tôi không đồng ý với anh vì anh là một cây viết có tầm vóc, một cây viết có ảnh hưởng. Khi anh đưa một giả thuyết “bá láp” như vậy,

(xin lỗi anh dùng từ nầy, vì không có từ khác – dù anh có nói rằng anh có quyền mơ và nói – không chết thằng Tây nào – nhưng tôi sơ chết thằng Việt Nam ta đấy, vì nó nhẹ dạ thật thà và chán ngấy chánh trị, chán ngấy 40 năm “thù hận “)

Anh sẽ làm lung lay những lập trường của người hải ngoại tỵ nạn, của người trong nước thiệt tình thương nước yêu nòi.

Vai trò người cầm bút như chúng ta quan trọng lắm! Chúng ta có những bạn bè thân hữu của chúng ta qua những bài viết, ta gây ảnh hưởng ít nhiều những suy nghĩ của họ. Họ nghĩ đúng chúng ta sai làm họ lưỡng lự đắn đo, ta gây “hoang mang” họ. Họ nhìn sai, mà ta sai, là ta xúi họ đi sai.

Hãy nhìn về miền Bắc Cộng sản đi và đánh giá vai trò trí thức, nhà văn nhà thơ suốt thời gian 1945 – 1975. Họ đã đồng lỏa với Đảng Cộng Sản đưa dân miền Bắc vào Hỏa Ngục Cộng sản.

Chúng tôi đã từng nói với anh em bạn bè, tôi không phục các anh trí thức “học giỏi” bằng cấp cao về phục vụ Cộng Sản, … như những Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Khắc Viện …gì gì đó! Cũng tại họ, tại vì chính cái bằng cấp, cái tiếng tăm của các vị ấy đã đồng lỏa thôi thúc sanh viên học sanh nướng thân cho Cộng sản. Tôi Khinh Họ, Việc Họ Bị Tai nạn, Thất sủng, Tù tội, Đày đoạ! Thật Đáng thương! Tôi Thương hại Họ!

Còn những các anh trí thức, nhà văn, nhà thơ ”xúi trẻ ăn cứt gà chết cho Cộng sản” nay vẫn sống nhăn, phè phởn sau 1975. Từ Văn Cao, đến Tô Hải, đến Xuân Diệu, Huy Cận, Trần Đỉnh, Nguyễn Khắc Viện, và nhiều lắm kể không hết kể cả những người miền Nam như Bà Dương Quỳnh Hoa, và ông chồng tên Nghị, hay những người mà anh Lâm cho là thất sủng …cũng vậy. Chả thấy tay nào chết cả. Họ chẳng những sống thọ, mà còn sống dai nữa ! Một tên đồ tể như Võ Nguyên Giáp mà sống trên 100 tuổi! Thất là vận nước Việt Nam hết thời!

Đổ thừa Đ​ảng Cộng Sản dễ quá! Ông Diệm trong Nam chỉ đụng vài nhơn vật chánh đảng, vài nhơn vật Giáo Phái, vài nhơn vật Tôn giáo c​hánh là bị thiên hạ tố cáo cuối cùng bị lật đổ và bị giết​. Âu đó là cái thái qua của dân quân miền Nam. Và dân quân miền Nam cũng đừng đổ thừa Mỹ, đổ thừa Quân đội ! Tất cả dân miền Nam đều là đồng lỏa giết gia đình Ông Diệm.kể cả những nhóm cựu Cần Lao ngày nay , giả đò​ khóc và làm giổ Cụ Diệm ! Tại sao lúc đó không đứng ra bênh vực Cụ Diệm đi !

Nói như vậy để anh Lâm thấy​ rõ, phe ta thua vì​ :

C​húng ta không có quyết tâm “be bờ” Cộng sản. Còn Cộng sản quy​ết tâm “​xâm lược và xâm lăng“​ Miền Nam Việt Nam.

Từ ngữ “​Giải Phóng” ​ là khi nào ta bị tù, bị giam, bị đày kia mà. Miền Nam tự do đi lại, tự do mua bán, tự do ngôn luận… Tự do đến đổi bán thuốc t​ây cho Việt Cộng, bán l​adze cho Việt Cộng, bán gạo cho Việt Cộng. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa chẳng bắt …chưa kể, ​ cái cảnh chồng làm quan chống địch, vợ bán buôn với địch… T​ự do ngôn luận, Trịnh Công Sơn, trốn lính, trốn quân dịch, viết nhạc phản chiền, phe ta phớt lờ…

Chúng ta có những dân biểu nằm vùng vừa ăn lương chế độ ta, hưởng quy chế ưu tiên (dân biểu) ta,​ mà nằm vùng chống ta.

Còn chế độ miền Bắc, chế độ tem phiếu, bao cấp,​ thiếu ăn thiếu mặc, ăn ​đói, tất cả là ​nghĩa vụ, tất cả là corvée -​ cọt vê, sắp hàng để nhận hàng …​thế mà đi giải phóng miền Nam giàu có.

Chuyện ngược đời vậy mà có thằng theo. Dân Bắc bị bưng bít theo đã đành. Dân Nam mà theo thật là Ngu xuẩn. Những Nguyễn Hữu Thọ, những Dương Quỳnh Hoa, những Lý quý Chung, Ngô Công Đức, đâu phải dân ngu khu đen, toàn là dân có học, các ông sư Trí Quang, Thiện Minh, các thầy dòng Chân Tín, Trần Hữu Thanh… thông thái Hán Phạn, La Tinh, Tây Tàu… các sanh viên đại học chứ phải ngu gì! Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, … cũng theo.

Lê Hiếu Đằng, trước giờ quy tiên sám hối mới lên tiếng nói phải chi hồi đó “ tui ​biết “​. Lế Hiếu Đ​ằng biết chứ! Hắn biết cái thể chế nhơn bản, và nhơn đạo của thề chế VNCH cho phép hắn đang ở tù phá hoại, khủng bố Việt Cộng, mà vẫn​ được ra khám,​ đi dự thi Tú Tài!​ Tất cả t​ụi hắn sống ở Sài gòn chứ, biết rõ Sài gòn sống thế nào chứ. Nhưng sao khi ra Hà Nôi thấy dân sắp hàng chờ hàng, sắp hàng tem phiếu, thấy dân Hà nội đói, sao không nói ra?

Những tên cán bộ lúc ấy ra nước ngoài đi họp Paris, vào Sài Gòn ở Camp​ Davis đều ​thấy Sài gòn chứ? Sao khi về Hà Nội không cho dân biết . Ngày nay sắp chết, già khú, lên tiếng bất mãn.

Toàn là một lũ láo khoét cả.

Im miệng, đồng lỏa để hại dân!

Vì vậy tôi không tin một giả thuyết một nhóm Lợi Ích Quốc Gia nào của Nhà Nước Việt Cộng nổi lên chiếm thế thượng phong để cưú vãn Việt Nam khỏi nạn Tàu Cộng.

Đừng mơ Nguyễn Tấn Dũng làm một Thein Sen Việt Nam, một Gorbachev Việt Nam.

Nếu Yêu Nước, Xây dựng nước, sao Tỷ Phú Nguyễn Tấn Dũng và các Triệu phú đồng lỏa không tạo một công ty làm một sản phẩm made in Viet Nam ngon lành hãnh diện Việt Nam. Trái lại Ông Dũng làm gì? Tỷ phú Dũng độc quyền khai thác công ty Tắc xi! Xin miễn bàn. Ông chỉ lo làm ăn, không đem một sáng chế gì cho Việt Nam cả!

Có nhiều anh em ở Hải ngoại viết meo, điện thoại vấn hỏi, rủ rê: “Nên ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng để NTD dẹp bọn VC cà chớn! “​ Đ​ể làm gì? tôi hỏi lại. Các a​nh nói với tôi: “Anh​ không nghe discours Nguyễn Tấn Dũng đầu năm sao?“​

Hôm nay, tôi hỏi lại các bạn:” Các bạn có nghe bài nói chuyện ca tụng Chiến Thắng Ngày 30 tháng Tư năm 2015 không? Nào là chiến thắng chống Mỹ Ngụy tàn ác, nào là cám ơn Liên Sô, cám ơn Trung Quốc … ​ Ôn hòa ở đâu? Hòa Giải ở đâu? Nói chi là Hòa Hợp.

Thế mà ở Hải ngoại ta, người Hải ngoại, thiệt thà, chán ngấy Chống Cộng, thèm về du hí, thương nhớ quê hương sẳn sàng xóa bỏ hận thù, ​ xóa bớt​ những vết tỳ quá khứ chiến tranh bằng n​hững xáo trộn tinh thần, bằng những bẻ lái lập trường như xóa tên Ngày Quốc Hận, bằng những thủ đoạn giả nhơn giả nghĩa, dùng những tên như​ Ngày Việt Nam, Ngày Tự Do, Ngày Nhơn Quyền và cuối cùng Ngày Hành Trình Tự Do. Ngày nay cũng có kẻ muốn xóa tên Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, sợ rằng tên ấy xem “chiến tranh quá!”.

Việt Nam Tự Do, Việt Nam Quốc Gia, Việt Nam Cộng Hòa, ba giai đoạn. 20 năm sống Tư Do, thở Tự Do. Bao kỷ niệm đẹp nhờ Tự Do, bao kỷ niệm đau buồn cũng ​vì Tự Do.

Việt Cộng giết ta vì muốn chiếm Tự do ta. Ta ​chết chóc vì pháo thù, ta ​chết vì lựu đạn địch, tình yêu ta ​ dang dở vì vào​ quân ngũ để giữ Tự Do​. Những góa phụ ta, ​ con côi ta​, những thương phế binh ta ​là những đau buồn nhưng cũng là những viên ngọc của sự bảo vệ ​Tự Do!

20 năm được Tư Do, 20 năm sống với Tự Do, thở với Tự Do nhờ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Ngày nay,​ một năm chỉ có ​một Ngày Trân Trọng Nhớ Ơn toàn thể các Quân Cán Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa mà cũng đòi đổi tên.

Mắc cở chăng?

Tên Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa​ Quá Khích Quá Chăng?

Tôi từ lâu, không muốn phát biểu, tạo những polémics, tranh cãi vô tích sự với những anh em đi ”tin tưởng Võ Văn Kiệt” coi như Võ Văn Kiệt là tay “tiến bộ” của Cộng Sản. Võ Văn Kiệt chỉ vì thốt một câu “ba phải vô thưởng vô phạt rằng “30 tháng Tư có một triệu người vui, nhưng một triệu người buồn !” Thế là hoan hô ông Kiệt!

Ông làm Thủ Tướng, mà ông​ không cứu một triệu người buồn!

Ông làm Thủ Tướng, mà ông​ để một triệu người chết bờ, chết bụi, ​chết đuối, chết trôi, ​bị hãm bị hiếp!

Ông​ làm Thủ Tướng, mà ông ​để ba triệu còn lại lang thang cầu thực làm lại cuộc đời.

Quốc Hận ngày nay là​ đó !

40 năm nào có quên! ​

​Nhưng lại vẫn​ có người khen! Khen Võ Văn Kiệt. Rồi​ khen cả​ Nguyễn Trấn, tay cùng với Trần Văn Giàu giết bao nhà Cách mạng cùng kháng chiến chống Tây với mình. Nguyễn Trấn cũng được “khen” chỉ viết một bài gì gì đó “… cho Mẹ.”!

Xin lỗi bà con tôi là con mọt sách nhưng tôi không đọc sách của các tác giả Cộng sản. Xin quý vị lượng thứ rằng tôi không nhớ rõ những tựa hay nôi dung các bài viết của các tác giả Cộng sản.

Người Cộng sản, gốc Nam hay gốc Bắc gì đó cũng chưa chứng minh rõ ràng ngày nay họ thương dân, thương nước. Quý vị, nhận rõ tôi không dùng từ “Yêu Nước“.

Yêu Nước là một đòi hỏi to lớn nghĩ rằng ngày nay trong nước các cán bộ Cộng sản không và  khó thực hiện được.

Yêu Nước là từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam, chống lại Đảng Cộng sản, dám đi tù vì Chống Việt Cộng, dám chết về Chống Việt Cộng.

Yêu nước là Chống lại Tàu Cộng, dám đi tù vì Chống Tàu Cộng, dám chết về Chống Tàu Cộng.

Trong nước hiện nay, trong các thanh niên, đám trẻ, học sanh, và vài anh cán bộ già thất sủng, về hưu… còn có thấy dám chống Tàu. Còn dòm chung quanh chả thấy tay ngon lành nào, chả thấy một anh cán bộ cao cấp nào, một đoàn thể, một đơn vị bộ đội nào.

Yêu nước là dám làm loạn, làm một cuộc Cách Mạnh, một cuộc Chỉnh biến, lật đổ chế độ. để phục hồi lại cho Việt Nam danh dự một Việt Nam Độc Lập, ngoài vòng cương tỏa của Tàu.

Dám không?

Nguyễn Tấn Dũng dám làm không?

Nguyễn Tấn Dũng chưa dám làm. Mà ở ngoài Hải ngoại đã sửa soạn hòa hợp hòa giài!

Nào dẹp Tên Quốc Hận, nào dẹp tên Ngày Quân Lực, nào sẽ dẹp tên Việt Nam Cộng Hòa.

Nào tung những con cờ các anh chàng dissidents – cuội!

Làm vẻ trí thức, sử học phân tách để nói cuộc chiến Quốc Cộng vừa qua là một cuộc nôi chiến (?)

Nội chiến là phe ta đánh phe mình. Mình với Việt Cộng có cùng phe không?

Chứ miền Bắc Cộng sản, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa quân phiệt Nazi, giết người dã man, Goulag, Laocai, cải cách ruông đất, đem quân qua đường mòn Hồ Chí minh xâm nhập miền Nam tự do, dân chủ, một nước khác, một quốc gia khác được thế giới nhìn nhận, nước Việt Nam Cộng Hòa,

mà không gọi là xâm lăng xâm lược?

Vậy là gọi là gì?

Suốt từ 1965 đến 1975, chỉ nói 10 năm cuối cùng thôi, các chiến trường cuộc chiến đều nằm trên địa phận miền Nam Việt Nam Cộng Hoà. Cuộc Thàm Sát Tết Mậu Thân 68, ở đâu? Ở Ba đình? Hay ở Huế ? Huế ở đâu? Ở miền Bắc? Ở miền Nam?

Tôi thách Cù Huy Hà Vũ cho tôi tên một trận chiến xảy ra trên địa phận miền Bắc. Trận chiến là phải có mặt quân đội hai bên đánh nhau.

Vậy thì lính của ai ở lãnh thổ của ai?

Lính của ai xâm lăng đất của ai?

Hỏi là trả lời.

Thế, mà vẫn có người Hải ngoại ngồi nghe. Dẹp những tay đấu tranh cuội nầy đi. Tôi không tin những tay ấy  Sanh, lớn sống, sanh hoạt trong láo khoét, họ là những con vẹt chuyên nói láo.

Vậy mà tôi vẫn bị thiên hạ mắng là Quá Khích anh Lâm à!

Vừa qua vài người nói cho tôi biết tôi thuộc thành phần Chống Cộng Quá Khích!

Sẳn lá thơ mở trò chuyện cùng với anh, tôi sẳn sàng nhận tỉnh từ “Quá Khích”.

Nếu nói phải giữ cái tên, cái tượng trưng của Ngày Quốc Hận, để trân trọng tất cả những người đã nằm xuống để cho người Việt Nam tỵ nạn cộng sản Hải ngoại có cuộc sống tự do như ngày hôm nay mà bị xem là quá khích. Chúng tôi, cá nhơn tôi cùng toàn thể bạn bè anh em tôi chấp nhận tỉnh từ “Quá Khích”.

Nếu Quá Khích là đấu tranh để Đảng Cộng sản không còn cầm quyền, trả quyền tự quyết cho người dân Việt Nam. Chúng tôi là quá khích.

Nếu quá khích là vứt bỏ bốn chữ Hòa Hợp Hòa Giải, vi bốn chữ ấy vô nghĩa. Chúng ta người Việt Tự Do Hải ngoại nầy không có nhu cầu Hòa Hợp Hòa Giải với người trong nước, vì sau khi người trong nước đã dẹp được Cộng sản rồi thì có oán thù với ai nữa. Những từ như ôn hòa, bất bạo động là những từ dỏm của Việt Cộng bày ra để dụ người Việt Tự Do Hải Ngoại thôi ! Giữa người Việt với nhau trong ngoài nước không có thù hận, uất hận.

Chỉ có Thù Hận Đảng Cộng Sản thôi! Người trong nước đã tuyên bố Không thích Đảng Cộng Sản rồi.

Hãy ráng một bước nữa đi. Hãy ghét, bỏ Đảng Cộng sản.

Hãy viết lên áo, lên áp phích, biểu ngữ: Tôi Ghét Đảng Cộng Sản, Tôi Chống Đảng Cộng Sản, Tôi Dẹp Đảng Cộng sản.

Hãy viết lên áo, lên áp phích, lên biểu ngữ: Chúng Ta Ghét, Chống, Dẹp Đảng Cộng Sản.

Trăm người như Một. Lúc ấy ta sẽ Thành Công. Cả nước sẽ xuống đường dẹp bỏ Đảng Cộng Sản Việt Nam, dẹp bỏ Đảng Cộng Sản Tàu.

Chẳng phải chờ minh tinh tài tử Nguyễn Tấn Dũng với Tuồng hát bộ Đại Hội Đại Hiếc gì cả !

Ít hàng thăm anh và kính thăm, vấn an gia quyến anh,

Nhớ anh nhiều và mong anh chia sẻ những ý kiến tư tưởng của tôi.

Chúng ta tuy bất đồng ý kiến, nhưng vẫn đồng tâm sự, đồng ý về nhiều vấn đề sử học. Anh có cái tài nghiên cứu sử học tài liệu thời xưa. Mong anh đừng tiên tri, xúi dại tôi nghiệp đám nhỏ Việt Nam.

75 năm bị Việt Cộng xúi dại, tuổi trẻ Việt Nam thua thiệt thiên hạ trên thế giới rất nhiều đó anh à!

Cám ơn anh. Cám ơn quý vị

Nay Kính bút,

Thơ Ngư Sĩ

Anh ơi xin đừng giận !….

Nó đã sợ, Giàn Khoan kéo chạy

Căn cớ gì mời trở lại Biển Đông ?

Hay là ngại lỡ dại làm phật lòng

Ông Anh Cả giận hờn phủi tay cuốn gói ?

Giận làm chi đàn em mà phải tội

Để Anh buồn rũ áo bỏ ra đi

Tình nghĩa đôi ta từ thuở xuân thì

Từng thắm thiết răng môi nồng thắm

Lá cờ hồng đỏ ao màu máu thắm

Điểm tô thêm 5 cánh nở SAO VÀNG

Em đem về treo cổ bọn “địa chủ ác gian”

Em cày nát những mãnh đời vô tội

Em biến trời xanh thành ngục tù tăm tối

Miền Bắc thê lương đồ đá hoang sơ

Em đã làm trọn chức phận tội đồ

Sao lại buồn, anh ơi xin đừng giận!

Hãy trở lại! Chúng ta cùng “Hợp Tác”

Đàn anh có mì bơ phó mác

Hãy cho em được gậm mẫu mì rơi

Anh ngồi trên, em được  hầu cạnh nơi

Anh cốc rượu, em  được phần liếm láp

Thôi Anh nhé!

Tình cũ nghĩa xưa! đã qua rồi giông bão

Tay trong tay ta cất bước tự hào

“CHUYỆN LỤC ĐỤC GIA ĐÌNH”  dẫu có làm sao

“LÀ CHUYỆN NHỎ” hơi đâu mà hờn dỗi !

“ĐỨA CON HOANG ĐÀNG” nay đã biết hối lỗi

“ĐÃ TRỞ VỀ NHÀ SAU NGÀY THÁNG ĐI HOANG”

“LÝ TƯỞNG TƯƠNG ĐỒNG, VẬN MỆNH TƯƠNG QUAN”

Anh vẫn mãi là “NGƯỜI THẦY TÍN CẨN”

Để em được là học trò hầu cận mãi bên anh….

Dẫu nước non có chìm đắm cũng đành

Em mong được cùng anh phất “Ngọn Cờ Vô Sản.”

Thưa Bà Con,

Do thời tiết bất thường trong những tháng gần đây, căn cứ vào mực nước và dòng chảy ở hai trạm quan trắc Tân Châu và Châu Đốc ở Sông Tiền và sông Hậu, cũng như do sự kiểm soát dòng chảy của sông Mekong của Trung Cộng, người viết có vài đề nghị cùng Bà Con nông dân chuẩn bị cho vụ lúa mùa Đông Xuân sắp tới nhằm tránh khỏi thiệt hại “trắng” trên 200.000 mẫu như mùa lúa vào tháng 3/2016 và 3/2020:

Không nên tập trung vào việc trồng lúa, chỉ trồng một số diện tích chon hu cầu thiết yếu mà thôi, nhằm tránh thiệt hại;

Diện tích còn lại, nên trồng các loại hoa màu, hạt, đậu, củ ngắn ngày và chịu được hạn hán.

Đây không phải là một khuyến cáo của một chuyên gia về nông nghiệp, nhưng chỉ là góp ý đời thường của một người con Việt còn nặng nợ với quê Cha đất Tổ!

Bài viết dưới đây tổng hợp từ nhiều nguồn tin trong và ngoài nước nhằm giải thích và suy nghiệm một số dữ kiện đã xảy ra trong quá khứ trong việc tiên đoán…tương lai “thời tiết” trong những tháng sắp đến cho Đồng Bằng Sông Cửu Long, vựa lúa “nuôi” cả nước!

Như vậy mà, Bà Con vùng nầy bị thiệt thòi và “trù ẻo” ngay sau ngày 30/4/1975. Bằng cớ là:

Về giáo dục, trước 1975, trình độ học vấn của lứa tuổi tử 14-24 ở vùng nầy là lớp 7 ½ so với cùng lứa ở Hà Nội là 5 ½;

Hiện tại, 2018, Trình độ ở ĐBSCL lại sụt xuống còn lớp 5, và Hà Nội được nâng cao lên lớp 7;

Chính sách thuế khóa và kinh tế về thu mua sản phẩm…làm cho nông dân vùng nầy ngày càng nghèo thêm, làm ruộng và trồng hàng bông, chăn nuôi không đủ sống. Chính vì vậy thanh niên phải bỏ ruộng đồng về thành phố và các khu công nghiệp để kiếm sống (nhưng cũng không đủ nuôi gia đình ở nông thôn!);

Thanh niên nam nữ vùng nầy, nhứt là thiếu nữ ở An Giang, Châu Đốc v.v…đành chấp nhận “được bán mình” chạy qua Cambodia làm cái nghề ô nhục sĩ diện dân tộc như làm điếm hay làm vợ cho Miên Tàu, Đài Loan, Đại Hàn, thậm chí còn chạy qua Pháp qua Anh do các tổ chức ăn chịu với CSBV đi từ Việt Nam qua Nga, Tiệp, Ba Lan, Đông Đức cũ…và cuối cùng định cư ở các quốc gia Tây phương giàu có để làm nghề bán “vốn trời cho” hay trồng “cỏ”, nhứt là ở Anh và Canada…

Về phát triển hạ tầng cơ sở, những con đường liên tỉnh huyết mạch trong việc chuyên chở, giao thương chánh (chưa nói đến các hương lộ liên quận), Bà Con hãy so sách với những xa lộ phẳng phiu giáp nối khắp nơi ở các tỉnh phía Bắc nhằm thu hút du lịch ngoại quốc…

Chỉ so sánh quốc lộ 1 mà thôi nối liền Nam – Bắc, tuy người viết chưa về thăm Việt Nam, nhưng thử so sánh đoạn quốc lộ 1 hướng về Bắc từ Bến Hải trở đi để thấy Quốc lộ 1 ở phía Nam như thế nào?

Thế mà, miền Nam phải đóng góp (qua đủ thứ thuế) hơn 70% chi phí cho đảng CSBV “điều hành” đất nước. Riêng Saigon phải đóng 84% lợi tức (năm 2018) cho “quốc gia”?

Như vậy, mỗi người trong chúng ta PHẢI nghĩ gì về Quê Hương, về đảng CSBV?

Nghĩ cũng chưa đủ!

PHẢI lấy quyết tâm và hành động để nhằm “cởi trói” Quê Cha Đất Tổ!

Mời Bà Con đọc dưới đây:

***

Dự kiến về Mùa Hạn hán và Nhiễm mặn sang năm 2021

Bây giờ là tháng 10, 2020, tình trạng mùa nước nổi năm nay không mấy khả quan tạo ra nhiều cảnh báo về mùa khô sang năm ảnh hưởng đến vụ mùa lúa Đông Xuân sang năm 2021 sẽ tái diễn như vụ mùa 3/2016 và 3/2020 khiến cho trên 200.000 mẫu ruộng và hoa màu ở ĐBSCL bị chết trắng. Vũ lượng vào những tháng cuối năm trên toàn lưu vực sông Mekong vẫn thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều năm, thông thường diễn ra tối đa vào cuối tháng chín và tháng 10. Nhưng điều nầy không xảy ra cho năm nay, 2020; do đó năm 2020 có thể sẽ có mùa nước lũ thấp nhất trong vòng 10 năm vừa qua.

Xin có vài hàng về nạn hạn hán gần đây nhứt, mùa Đông Xuân 2019 – 2020. Ðối với khu vực ĐBSCL, trong tháng 1-2020, mực nước các trạm trên dòng chính Mekong biến đổi chậm và thấp hơn mực nước trung bình từ 0,2 – 0,7 m, lượng dòng chảy từ thượng nguồn Mekong (trạm Kratie – Cambodia) về đầu nguồn Cửu Long ở mức thấp hơn trung bình khoảng 18 đến 20% và ở mức xấp xỉ cùng kỳ năm 2016. Ðáng lo ngại, trong tháng 1-2020, tình trạng xâm nhập mặn sâu vào các cửa sông Cửu Long từ 45 đến 60 km; trên sông Vàm Cỏ từ 74 đến 77 km, ở mức xấp xỉ và cao hơn cùng kỳ năm 2016. Đó là nguyên nhân đưa đến việc mất trắng trên 200.000 mẫu lúa và hòa màu vào đầu tháng 3/2020.

Hạn hán và nhiễm mặn sẽ tái diễn vào tháng 3 năm 2021 hay không?

Sau đợt hạn mặn khốc liệt năm 2019-2020, lượng nước tại lưu vực sông Mekong tiếp tục giảm dù đã bước vào mùa nước lũ năm nay. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cảnh báo như vậy khi nhận định về dự báo dòng chảy của mùa nước lũ (cũng còn gọi là mùa nước nổi theo bà con địa phương ở miền Nam trước 1975) xuống thấp:”Vào  cuối tháng 9 và tháng 10 lượng mưa ở vùng thượng lưu sông Mekong có thể sẽ được cải thiện và bằng mức trung bình nhiều năm. Và trong các tháng tiếp theo, vùng hạ lưu sông Mekong vẫn tiếp tục có mưa, tuy nhiên tổng lượng mưa trên toàn lưu vực sông Mekong vẫn thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều năm”.

“Theo đánh giá ban đầu, đỉnh lũ năm 2020 tại đầu nguồn sông Cửu Long (tại trạm thủy văn Tân Châu và Châu Đốc) ở mức thấp (dưới báo động 1) và sẽ xuất hiện muộn vào giữa tháng 10 và sau đó sẽ giảm nhanh. Trong toàn bộ mùa lũ năm 2020 dự kiến chỉ đạt khoảng 55% trung bình nhiều năm và thấp hơn cùng kỳ năm 2019. Như vậy, về tổng lượng nước lũ năm 2020 có thể sẽ có mùa lũ thấp nhất trong vòng 10 năm vừa qua”.

Vườn sầu riêng năm nay…

Nếu theo dự kiến trên thì tổng lượng dòng chảy trong những tháng mùa khô 2020-2021 từ thượng nguồn sông Mekong về đồng bằng sông Cửu Long sẽ thiếu hụt tương đương năm 2019 nên tình trạng thiếu nước, xâm nhập mặn sẽ diễn ra sớm và gay gắt nhứt là vào tháng 3 sang năm, tháng cạn kiệt nguồn nước cao nhứt trong mùa khô!

Theo đánh giá ban đầu ở hai Trạm quan trắc Tân Châu và Châu Đốc, tổng lượng dòng chảy qua hai trạm này trong toàn bộ mùa nước nổi năm 2020 dự kiến chỉ đạt khoảng 55% so với trung bình nhiều năm, thiếu 130 tỷ m3 nước và thấp hơn cùng kỳ năm 2019 khoảng 15%.

Nhiều chuyên gia dự báo ĐBSCL có thể trải qua mùa nước lũ thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Các trạm vùng hạ nguồn sông Cửu Long lên theo thủy triều, đỉnh lũ phổ biến ở mức báo động 2 đến báo động 3, có nơi trên báo động 3. Một số vùng trũng thấp, ven sông, đặc biệt là thành phố Cần Thơ và Vĩnh Long vẫn có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt.

Và hậu quả của mùa nước nổi thấp sẽ đưa đến tình trạng nhiễm mặn là lẽ tất nhiên. Việc xâm nhập mặn ở cửa sông Cửu Long có thể xuất hiện sớm từ khoảng đầu tháng 12 và tập trung vào tháng 2/2021. Nhưng đối với các sông Vàm Cỏ, sông Cái Lớn, xâm nhập mặn tập trung vào tháng 3 và 4. Và cũng nằm trong dự kiến, các vùng sau đây sẽ bị ảnh hưởng nặng cho vụ mùa Đông Xuân là tại Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh.

Ngoài ra, do thiếu hụt nguồn nước dẫn đến mực nước trên sông và các kênh rạch ở mức thấp, vì thế cho nên cảnh báo về nguy cơ sạt lở ở hai bên bờ sông và các kênh rạch trong thời gian này có thể xảy ra, nhứt là ở những dòng sông chính.

Nước lũ về thấp, hạn mặn sẽ khốc liệt

Theo Tổng cục Thủy lợi, kể từ đầu mùa nước lũ (tháng 5/2020) đến đầu tháng 9/2020, dòng chảy trên cả lưu vực sông Mekong đều ở mức rất thấp do lượng mưa bị thiếu hụt so với mức trung bình từ 30-40%. Cho đến nay, trên lưu vực sông Mekong, vùng thượng nguồn (Trung Cộng, Thượng Lào) đã vào cuối mùa mưa; vùng trung và hạ lưu (Trung và Hạ Lào, Campuchia) mùa mưa tiếp tục kéo dài đến khoảng giữa tháng 10/2020.

Theo dự báo của một số tổ chức khí tượng trên thế giới, từ nay đến cuối mùa mưa, lượng mưa trên lưu vực có khả năng cải thiện, cao hơn từ 15-30% so với trung bình hàng năm.

Do vậy, mực nước trung bình năm nay cho cả lưu vực ĐBSCL sẽ giảm vào khoảng từ 5-15%. Ngoài ra, do các hồ chứa ở thượng nguồn hiện đang ở mức thấp nên sẽ tăng cường tích nước. Dòng chảy về ĐBSCL trong các tháng đầu mùa khô khả năng thiếu hụt cao hơn nữa so với trung bình từ 20-35%.

Biển Hồ Cambodia là nguồn nước quan trọng bổ sung cho ĐBSCL trong các tháng mùa khô hiện đang có mức trữ thấp (khoảng gần 9 tỷ m3), thấp hơn cùng kỳ trung bình cùng thời điểm khoảng 23 tỷ m3, so với năm 2015 khoảng 8 tỷ m3 và năm 2019 khoảng 2 tỷ m3. (Trích từ Tổng Cục Thủy lơi Việt Nam).

Đợt hạn mặn năm 2020 khiến hàng chục nghìn người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về nước sinh hoạt. Đợt hạn mặn năm 2020 khiến hàng chục nghìn người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt.

Với tình trạng mưa, dòng chảy yếu, năm 2020 được dự báo tiếp tục là năm ít nước, nước lũ về ĐBSCL sẽ yếu đi so với mùa 2019-2020.

Cảnh báo về mức độ nhiễm mặn trầm trọng cho mùa Đông Xuân sắp đến

Như đã đan cử ở phần trên, tình hình nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô tháng 3/2016 đã tiêu diệt 200.000 mẫu lúa và hoa màu. Và tình hình càng nghiêm trọng hơn, khắc nghiệt hơn vào mùa khô 3/2020.

Theo đó, giữa tháng 12-2019, xâm nhập mặn sẽ vào sâu trong đất liền 40-50km, cao hơn năm 2016 khoảng 3-5km. Tháng 1, 2 và đến giữa tháng 3-2020, nồng độ mặn lên  đến 4g/l xâm nhập sâu vào đất liền 55-110km, cao hơn từ 3-7km so với năm hạn mặn lịch sử 2016.

Tình trạng xâm nhập mặn như vậy gây rủi ro rất lớn cho vụ đông xuân tại khu vực cách biển 50-60km. Xâm nhập mặn sẽ tác động đến 10/13 tỉnh của ĐBSCL gồm Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau và Kiên Giang.

Một thí dụ cụ thể, theo thông báo mới nhất của ngành nông nghiệp huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, độ mặn đo được tại các nhánh sông trên địa bàn huyện này đang ở mức cao vào đầu năm 2020, có những chỗ đo được 4.63‰ – mức được xem là “cao bất thường”.

Chợ Lách là địa phương năm xa biển nhất của tỉnh Bến Tre, trong đợt hạn, mặn lịch sử 2016, tòan tỉnh chỉ có một xã thuộc huyện này không bị xâm nhậm mặn.

Tuy vậy, năm 2020, huyện có hơn 13.000 hộ sản xuất trên 11 triệu sản phẩm hoa kiểng đa chủng loại phục vụ thị trường tết Nguyên đán Canh Tý 2020 này lại bị xâm nhập mặn sớm hơn, nặng nề hơn.

Từ những kết quả trên, dự kiến có thể xảy ra các diễn biến của việc xâm nhập mặn vào mùa khô 2020-2021 có xác xuất rất cao, có thể xảy ra như sau:

•           Với kịch bản thứ nhứt, mưa trên lưu vực sông Mekong hiện như dự báo của một số tổ chức khí tượng quốc tế, khả năng xảy ra xâm nhập mặn ở mức nặng đến rất nặng cho mùa khô sang năm 2021. Phạm vi xâm nhập mặn 4 g/lít sâu nhất ở các cửa sông Cửu Long từ 55-65 km xuất hiện từ tháng 2, 3/2021, sâu hơn trung bình từ 15-20 km, thấp hơn năm 2015-2016 từ 5-8 km, thấp hơn năm 2019-2020 từ 7-13 km.

•           Còn kịch bản hai, mưa trên lưu vực sông Mekong tiếp tục ở mức thiếu hụt như đã xảy ra từ đầu mùa mưa đến nay, khả năng xảy ra xâm nhập mặn ở mức rất nặng đến nghiêm trọng. Với kịch bản này, phạm vi xâm nhập mặn sâu nhất ở các cửa sông Cửu Long từ 60-70 km xuất hiện từ tháng 2, 3/2021, sâu hơn TBNN từ 20-25 km, ở mức tương đương với năm 2015-2016, một số thời điểm ngắn hạn ở mức tương đương năm 2019-2020.

Tổng cục Thuỷ lợi cho rằng, đến thời điểm hiện tại (10/2020), với cả hai kịch bản, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021 ở ĐBSCL đều ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh ở mức cao đến nghiêm trọng.

Hiện nay, sông Mekong trong thời kỳ giữa mùa lũ. Vào tháng 9/2020, dòng chảy thượng nguồn sông Mekong có xu thế giảm mạnh, dòng chảy đầu nguồn sông Cửu Long có xu thế giảm theo triều cường, ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) và các năm gần đây.

Cụ thể, mực nước sông Mekong tại trạm Kratie (Campbodia) có khuynh hướng giảm với cường suất trung bình 37 cm/ngày. Đến 7h ngày 11/9 mực nước tại Kratie là 11,76 m, thấp hơn 7,4 m so với trung bình, thấp hơn 10,86 m so với năm 2019 và thấp hơn 5,32 m so với giai đoạn hạn hán lịch sử năm 2016 và thấp hơn nhiều so với 2000, 2018 cùng kỳ.

Còn tại khu vực Tân Châu, Châu Đốc (An Giang), mực nước trung tuần tháng 9 có khuynh hướng giảm trung bình 7,8 cm/ngày, và biến đổi theo triều cường.

Theo Tổng cục Thuỷ lợi, kể từ đầu mùa lũ (tháng 5/2020) đến đầu tháng 9/2020, dòng chảy trên cả lưu vực sông Mekong đều ở mức rất thấp do lượng mưa bị thiếu hụt so với trung bình từ 30-40%.

Đến nay, trên lưu vực sông Mekong, vùng thượng nguồn (Trung Cộng, Thượng Lào) đã vào cuối mùa mưa; vùng trung và hạ lưu (Trung và Hạ Lào, Cambodia) mùa mưa tiếp tục kéo dài đến khoảng giữa tháng 10/2020.

Xét trung bình cả lưu vực thì lượng mưa năm 2020 khả năng thiếu hụt so với trung bình từ 5-15%. Ngoài ra, do các hồ chứa ở thượng nguồn hiện đang ở mức thấp nên sẽ tăng cường mức tích trữ nước. Dòng chảy về ĐBSCL trong các tháng đầu mùa khô khả năng thiếu hụt so với trung bình từ 20-35%.

Với tình trạng mưa, dòng chảy như trên, năm 2020 được dự báo tiếp tục là năm ít nước, lũ về ĐBSCL nhỏ. Nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc Gia cho thấy, xâm nhập mặn vùng cửa sông phía Nam của ĐBSCL sẽ cao hơn trung bình.  

Kết luận

Qua những dữ kiện kể trên, một lịch bản không mấy sáng sủa cho cư dân vùng ĐBSCL trong vụ mùa Đông Xuân sang năm. Thêm một lần nữa, những người đang nắm quyền lực và vận mạng đất nước cần nên nhớ là …đừng đổ lỗi cho hiện tượng thay đổi khí hậu, để rồi …phủi tay làm ngơ hay qua những lời tuyên bố “nực nồng” những câu thiệu…tuyên truyền.

CSBV phải đứng trước một thực tại do những nguyên nhân thực tế làm cho tình trạng hạn hán và nhiễm mặn ngày càng trầm trọng thêm, cũng như những chính sách hay kế hoạch phát triển không điều nghiên kỹ lưỡng và được áp dụng tùy tiện làm cho tình trạng ngày càng tồi tệ thêm lên. Đó là:

Nạn phá rừng ở thượng nguồn sông Mekong tiêu hủy lớp đất “thịt”, vùng đấp hấp thụ nước trong mùa nước lũ và điều tiết phụ vào dòng chảy của sông trong mùa khô;

Nạn xây dựng đê bao tùy tiện nhằm chận hoặc xoay chuyển dòng chảy của sông Cửu Long để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là vụ mùa Đông Xuân làm ngăn chận hay cản trở dòng chảy tự nhiên của mùa nước nổi. Từ đó tạo ra những vụ hạ hán hay lũ lụt không được dự kiến trước như những năm trước 1975;

Rừng ngập mặn bao quanh mũi Cà Mau là một hệ sinh thái thiên nhiên đóng góp vào việc bảo toàn nguồn tài nguyên thiên nhiên như: 1- Ngăn chặn giông bão nhiệt đới, 2- Vùng an toàn cho tôm cá sinh sôi nẩy nở, 3- Là nơi dừng chân của phù sa sông Cửu và tăng thêm diện tích đất của tổ tiên từ 1-2 Km dọc theo Mũi Cà Mau, 4- Là nơi cây tràm, cây đước hấp thụ phèn sulphate có trong nước biển, 5- Và quan trọng nhứt, rừng ngập mặn là nơi ngăn chặn một phần nào việc nước mặn tiến sâu vào đất liền.

Một khi năm lợi điểm kể trên không còn nữa, việc hạn hán hay nhiễm mặn ngày càng trầm trọng thêm là lẽ tất nhiên mà thôi.

Ai ơi! Hãy nhớ lời…

Mai Thanh Truyết

Tháng 10, 2020 – Báo hiệu mùa khô sang năm 2021

Thơ Lê Đình Thông

Kí hữu 寄友

眼底浮雲看世事,

腰間長劍掛秋風。

Nhãn để phù vân khan thế sự,

Yêu gian trường kiếm quải thu phong.

Nguyễn Du 阮攸

Lãng đãng xem đời mây cuốn theo,

Lưng đeo cung kiếm gió bay vèo.

Mắt Buồn

Mảnh vải che đầu chẳng thấy chi

Xuân sơn má phấn chẳng ra gì

Thu thủy vẫn còn trong mắt biếc

Thắm đượm hoa ghen liễu sánh bì

Sắc sảo mà chi thời dịch bệnh

Cung thương nhạc dạo khúc Trương Chi

Gang tấc để chừa đôi mắt ngọc

Mắt huyền cười nói tựa đường thi…

Nhiều từ ngữ lấy từ Truyện Kiểu trong đoạn mở đầu :

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.

Bài này vịnh ‘‘khẩu trang’’ thời đại dịch.

Bóng đè, Đảng đè hay Tàu Cộng đè?!Người gát kiếm 

Đáp ứng lời mời gọi của một anh bạn trong nước, yêu cầu mình ở hải ngoại đọc và bình luận tập truyệnBóng đè của Đỗ Hoàng Diệu, đang là một best-seller trong nước. 

 Bóng Đè, tên tập truyện gồm 8 truyện ngắn của nhà văn nữ Đỗ Hoàng Diệu.Bóng đè là truyện thứ nhứt, được mang tên tập truyện, dài 33 trang, tác giả viết theo lối văn tự thuật của một phụ nữ vừa lấy chồng. Cô yêu chồng tha thiết, yêu chồng đam mê, yêu chồng tràn trề dục vọng, yêu và hút nhụy chồng mỗi đêm, vồ chồng, cào cấu chồng như “hổ cái”để rồi … mỗi buổi sáng cô nhìn chồng mà “tội nghiệp” (tr. 6). Người đàn bà đầy sức sống ấy cùng chồng về quê cúng giỗ cha chồng. Gia đình nhà chồng theo xưa, bàn thờ lớn dài, nhiều bát nhang cùng những bức trướng chữ Tàu khuất sau tấm màn đỏ. Hằng năm, gia đình nầy phải lo 16 lượt giỗ, nhưng khi làm cỏ mồ mả, cô mới khám phá ra chỉ có 11 mộ bia thôi, và cô cũng được biết gia tộc này có những cái chết oan ức, khủng khiếp: một bà cô em của ông bố hận tình trầm mình tự tử, không ai tìm thấy thi hài; hai ông chú đi biệt tích; hai ông khác, chỉ còn mấy đốt xương bằng đầu đũa được chôn chung một mộ; đặc biệt, ông nội bị đấu tố chết và ai đó đã ăn mất cái xác, chỉ còn sót vài sợi tóc bê bết máu vương trên chiếc cọc.

Tối đến, vì nhà thiếu phòng ngủ, hai vợ chồng phải nằm ngủ trên bộ ván dày – rất xưa, trải qua nhiều đời – kê trước bàn thờ, rồi trong đêm đó, cô vợ bị bóng đè! Bóng chẳng những đè mà còn hãm hiếp cô nàng. Bóng ấy thoạt đầu mơ hồ, lần lần hiện rõ hình một lão già Tàu tay dài chạm gối, đúng như lời người chồng từng hãnh diện kể về nguồn gốc dòng họ mình. Điều đặc biệt là cả nhà đều biết, anh chồng biết, bà mẹ chồng biết, cả cô em chồng cũng biết.

Câu chuyện chỉ có thế, nhưng nhiều ẩn dụ:

Cô vợ đầy sức sống kia phải chăng là nhơn dân Việt nam, dân chúng Việt nam, lấy anh chồng mà cô muốn, cô thèm khát … Sau chiến thắng Pháp và đánh cho Mỹ cút – theo như lời cộng sản rêu rao –

dân chúng Việt nam có một số nào đó thèm khát hoặc bị bắt buộc phải lấy anh Đảng Cộng sản, một anh chồng đến “tội nghiệp “? Vì lấy chồng nên phải cúng giỗ tổ tông nhà chồng: 16 lần giỗ, sao lắm thế? Lễ Đảng cũng nhiều lắm! và các lễ cuối cùng nhục nhã là làm đại lễ 1000 Thăng Long để dâng đất cho dân Tàu (cả Trung Cộng lẫn Đài Loan).

Và lịch sử cũng như con đường đi của Đảng Cộng sản Việt nam chập chùng, không sao đếm hết chuyện chết người oan ức: người thì tự tử, kẻ đi mất tíchvà bị thủ tiêu, và bao trăm ngàn người chết vì đấu tố, có kẻ còn bị ăn thịt; anthropophagie? Ăn thịt người? Đảng Cộng sản là Đảng đã từng đấu tố và giết hại đồng bào mình, như vậy, không phải Đảng ăn thịt người thì là gì? Đảng Cộng Sản Việt nam anthropophage? Đúng quá! (tr.8)

Đêm về, cô vợ ngủ bị bóng đè: thoạt đầu mơ hồ, không rõ ràng (tr. 12/13), nhưng chắc chắn là cô bị hãm hiếp. Lần bị hiếp kế tiếp bởi một bóng đen hiện ra rõ ràng hơn (tr. 20/21) có: “tia nhìn xéo sắc lạnh, hàm răng hơi nhô đanh ác đầy quen thuộc”. Rồi lần sau nữa, bóng hiện nguyên hình một lão già Tàu (tr. 23):”… Đôi mắt liếc xéo của những người đàn ông dòng dõi đế vương Trung Hoa “; (tr. 30):

“… Nó mang trong mình dáng hình của một lão già Tàu nào đó đầy quyền uy…”. Lão già Tàu đầy quyền uy, Đảng Cộng sản Tàu?

Phải hiểu rõ ràng cô vợ nhơn dân Việt nam đang bị anh Tàu Đảng Cộng sản Trung quốc đè mà anh chồng Đảng Cộng sản Việt nam bất lực đồng lõa chứng kiến. Vì anh chồng biết, vì anh chồng nhìn thấy (tr.19): “… chồng tôi còn thức, hai tròng trắng ươn ướt trừng trừng”; (tr. 32): “… Anh mở mắt, anh chứng kiến, anh vờ như không có chuyện gì … “.

Bà mẹ chồng cũng biết, bà mẹ chồng là hình ảnh các cựu đảng viên Đảng Cộng sản Việt nam thức tỉnh, đốt nhang, như bàn tán, như la ó muốn xua đuổi mà vô hiệu, đành thở dài: (tr. 21):”… Mẹ chồng tôi phẩy lia phẩy lịa nắm nhang khắp bàn thờ như điên dại …”. Phải chăng những cựu cán bộ về hưu, phục viên, phát nhang gần như điên dại để cảnh giác anh chồng Đảng Cộng Sản Việt nam. Tuy nhiên, giống như bà mẹ chồng, phần nào vẫn còn đồng lõa vì quá tuân thủ nền nếp gia đình (nền nếp của chủ nghĩa Cộng sản quốc tế). Còn thế hệ trẻ, cô Thắm, cô em chồng, cũng đồng lõa, (tr. 8): “Chị cúi đầu xuống đi …”. Tóm lại, cô Thắm thế hệ Cộng sản Việt nam mới, sợ cô vợ nhơn dân Việt nam đặt lại vấn đề (thà mất nước không mất Đảng).

Còn nạn nhơn, nhơn dân VN, cô vợ?

Cô vợ, cũng như nhơn dân Việt nam?  bị Syndrome de Stockhom, cô vừa gớm, vừa sợ, nhưng lại vừa ghiền, ghiền được hãm hiếp (tr. 34): “… Tôi biết mình bị hãm hiếp trước bàn thờ tổ tiên nhà chồng, trước mặt chồng, nhưng tôi lại bồn chồn, mong nhớ, thậm chí khát thèm cái cảm giác ấy …”. Phải chăng những hiện tượng tình nguyện sắp hàng đi lấy chồng Trung hoa-Đài loan, Trung Cộng, là những syndromes de Stockhom? …

Phải, anh chồng Đảng Cộng sản Việt nam không bảo vệ cô vợ Nhơn dân Việt nam. Cô bị hãm hiếp rồi cô ghiền cảm giác bị hãm hiếp; mất Trường sa, mất Hoàng sa có sao đâu?! Mất vài trăm dặm vuông miền rừng núi, có sao đâu?! Mất một số lãnh hải, vài ngư phủ bị bắt, bị bắn, có sao đâu?! Tàu với Ta môi hở răng lạnh mà, vả lại, Trung quốc đã từng hết lòng bảo vệ Việt nam ta chống Mỹ cứu nước, cơ mà?!. Bà mẹ chồng, các cựu đảng viên mở mồm la lối, phản đối, đốt nhang xua đuổi nhưng chẳng đi đến đâu? Thế hệ trẻ, cô Thắm phải giữ truyền thống giỗ cho ra giỗ, cố giữ lấy lề.

Chỉ còn tý hy vọng: Mười ngón tay kỳ diệu của nạn nhơn, (tr. 36): “Bàn tay diệu kỳ không trọng lượng và cũng không chấp nhận, không đồng loã, không thoả hiệp mọi chuyện “… ngòi bút … ; … ly hôn … “Bàn tay mảnh dẻ cầm bút, bất lực với tự do đã nắm được ở đầu ngón tay nhưng bị trọng lượng thân thể buộc trói”. Phải chỉ có những bàn tay cầm bút, những văn nghệ sĩ, … những nhà đấu tranh dân chủ dám cầm bút, dám lên tiếng, viết nói… đứng lên, nhưng “bất lực với tự do đã nắm được ở những đầu ngón tay lại bị trọng lượng thân thể buộc trói “.

Chừng nào thân thể không còn trói buộc bàn tay nữa? Hỡi những bàn tay cầm bút, hỡi những bàn tay cầm búa, những bàn tay cầm liềm, những bàn tay kéo xe, những bàn tay mẫu tử săn sóc con thơ; đừng  nuôi con chóng lớn để chúng phải làm cô dâu bị hiếp!

Chừng nào còn anh chồng Đảng Cộng sản Việt nam thì cô vợ nhơn dân Việt nam vẫn bị anh Tàu già Cộng sản Trung quốc hãm hiếp dài dài.  Phải, (tr. 36) (bàn tay): “Nó đã thúc bách tôi ly hôn với Thụ (ông chồng). Vì nếu không “Chúng tôi (nhơn dân Việt nam) không biết chọn lựa  (hay không được quyền chọn lựa), vì cơ thể chúng tôi (Nhà nước CHXHCN Việt nam) bị đòi hỏi những nhục cảm mà bóng tối (Đảng Cộng sản Trung quốc) ban phát … “(tr. 38).

Chừng ấy sẽ có ánh sáng (Cách mạng Dân chủ? Đa nguyên, đa đảng? Nhân quyền? Công lý? Pháp trị? …).

 “Tôi đưa bàn tay mình ra sáng “. Đúng!: Phải đưa bàn tay của chúng ta ra ánh sáng. Và “Một bàn tay không béo gầy, không trọng lượng, chỉ có làn da mỏng tanh nhưng biết níu giữ TỰ DO cho dù thân thể buộc trói. Nắng tắt, mà bàn tay vẫn óng ánh diệu kỳ “(tr. 38). 

Mong thay!

Tết Bính Tuất,

Viết lại mùa Thu năm tháng 10, 2010

Biden và đồng minh VNCHTS Nguyễn Tiến Hưng

 (Gần đây trên mạng có nhiều bàn luận về lập trường chống đối của Nghị sĩ Joe Biden đối với người Việt tỵ nạn. Một số đã đặt vấn đề là phải có bằng chứng! Chúng tôi xin ghi lại vài sự kiện trong cuốn ‘Khi Đồng Minh Tháo Chạy’ để mở rộng việc tham khảo.)

 Lúc ấy chưa có CNN, nên tin tức chỉ do ba kênh ABC, NBC, CBS phát sóng mỗi buổi chiều. Vào cuối tháng Ba đầu tháng Tư năm 1975, hình ảnh gây xúc động nhiều nhất là về hai tình huống đối nghịch: một là về chiến trường Miền Nam, và hai là cảnh Tổng thống Ford chơi gôn ở Palm Spring.

Đà Nẵng thất thủ rồi mà ông và Ngoại trưởng Kissinger cứ tỉnh bơ. Cuối tuần, ông còn định cùng với phu nhân tới dự tiệc với ca sĩ nổi danh Frank Sinatra do Kissinger mời. Nhân viên trong đoàn tùy tùng phải cản lại vì ông đang bị báo chí chỉ trích là chỉ vui chơi trong khuôn viên các nhà triệu phú đang khi Việt Nam bốc cháy.

Thế nhưng chỉ mấy ngày sau, đã có sự thay đổi rõ rệt về thái độ của ông Tổng Thống: ông ra phi trường San Francisco đón tiếp đám trẻ em mồ côi vừa được chở tới từ Tân Sơn Nhất. Và từ lúc đó, ông quyết định cứu một số người Việt tỵ nạn và xin thêm quân viện cho Miền Nam. Ông làm như vậy dù các cố vấn đã khuyên ông là cứ lờ đi cho xong. Chính ông viết lại rằng Kissinger cũng đã soạn sẵn cho ông một bài diễn văn vào loại ‘cháy nhà bình chân như vại’ (go down with the flag flying) để đọc tại Quốc Hội, nhưng ông đã không chấp nhận.

Yếu tố nào đã đưa tới sự thay đổi quan trọng ấy”

 Không còn nghi ngờ gì nữa về lý do chính là vì ông đã được đọc vài lá thư mật của Tổng thống Nixon gửi Tổng thống Thiệu do Tướng Weyand chuyển đạt. Weyand đã dùng mưu lược: ông đến gặp Tổng thống năm phút trước khi Kissinger tới họp vào sáng ngày năm Tháng Tư. Ông Von Marbod kể lại cho chúng tôi là đọc xong thư, Tổng thống Ford đã hết sức xúc động vì thấy sự bất công quá rõ ràng của Hoa kỳ đối với VNCH.

Von Marbod là Đệ nhất Phó Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng, cùng đi với Tướng Weyand sang Việt Nam. Ông cũng là người đã giúp chúng tôi trong việc bí mật chuyển đạt hai lá thư cho Tổng thống Ford sau khi thuyết phục được sự đồng ý của Tổng thống Thiệu. Marbod đã có mặt khi Weyand đưa thư. Sau này khi phỏng vấn chính Tổng thống Ford thì chúng tôi lại càng thấy rõ hơn về việc này. Khi đưa cho ông xem lại tài liệu, ông vẫn còn bùi ngùi. Ông ký tặng chúng tôi cuốn Hồi ký ‘A Time to Heal’ (Thời gian để hàn gắn) với mấy chữ: To Greg Hung, with warmest best wishes – Gerald R. Ford (Gregory là tên Thánh của chúng tôi).

 TT  Gerald R. Ford và TT Nguyễn Văn Thiệu

Về nhà mở ra đọc, chúng tôi mới biết rằng đúng ngày Tổng thống Thiệu chỉ thị cho chúng tôi đi Washington để sắp xếp thì Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện đã tự động yêu cầu và đến Tòa Bạch Cung gặp Tổng thống để bầy tỏ về lập trường dứt khoát chấm dứt viện trợ. Họ còn tiến xa hơn nữa là đã bác bỏ cả vấn đề di tản một số người Việt. Một điều hơi lạ với chúng tôi khi đọc cuốn sách là thấy trong Ủy Ban này, có một nghị sĩ chưa bao giờ chúng tôi nghe đến tên. Các vị khác như Frank Church, Jacob Javits, Clifford Case thì đã quá quen thuộc.

 Trong buổi họp với Tổng thống, nghị sĩ này đã mạnh mẽ chống đối việc di tản người Việt Nam. Nghiên cứu thêm chúng tôi mới biết là ông này rất trẻ, vừa mới 30 tuổi đã được bầu vào Thượng Viện (tháng Giêng, 1973 – cũng là thời điểm ký kết Hiệp định Paris).

Đó là Nghị sĩ Joseph Biden thuộc tiểu bang Delaware. Ngôn từ của ông trong buổi họp thật là thiếu nhân hậu, nếu không phải là tàn nhẫn.

Trong cuốn hồi ký, Tổng thống Ford đã kể lại việc này. Sau đây là vài đoạn trích dịch (trang 253-256): “Chúng tôi cảm thấy rằng một cuộc di tản vội vã sẽ có những hậu quả trầm trọng. Một tình trạng hoảng hốt lớn tại thủ đô Miền Nam sẽ có thể phát sinh, và trong sự chua cay là đã bị ‘phản bội,’ quân đội miền Nam có thể quay súng vào người Mỹ” …

“Ngày 14 tháng 4, Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện yêu cầu gặp tôi để thảo luận về tình hình Đông Nam Á. Đây là sự việc hãn hữu ít khi xẩy ra – lần cuối cùng Ủy Ban này họp với Tổng Thống là thời Wilson (Woodrow Wilson, 1913 – 1921, lời tác giả) – vậy nên tôi gọi cả Kissinger (Ngoại Trưởng), Schlesinger (Bộ Trưởng Quốc Phòng) và Scowcroft (Cố Vấn An Ninh) cùng tới dự.

“Buổi họp diễn ra trong bầu không khí hết sức căng thẳng. Tôi yêu cầu Kissinger và Schlesinger trình bày về tình hình chính trị và quân sự tại Miền Nam, rồi tôi tham khảo ý kiến của quý vị Nghị sĩ. Thông điệp của họ đã thật rõ ràng: hãy ra đi ngay, và đi cho nhanh (The message was clear: get out, fast)… “Chúng tôi bằng lòng chấp thuận một ngân khoản lớn để di tản,” Nghị sĩ New York là Jacob Javits nói, “nhưng viện trợ quân sự thì một cắc cũng không” … Nghị sĩ tiểu bang Idaho là Frank Church thì cho rằng sẽ có vấn đề lớn ‘có thể lôi cuốn chúng tà vào một cuộc chiến lâu dài’ nếu chúng ta di tản tất cả những người Việt Nam đã trung thành với chúng ta.

“Nghị sĩ tiểu bang Delaware là Joseph Biden dội lại điệp khúc: “Tôi sẽ bỏ phiếu thuận để cấp bất cứ ngân khoản nào cho việc di tản người Mỹ ra khỏi Việt Nam, nhưng tôi không muốn số tiền đó dính líu gì tới việc di tản người Việt.”

– ‘The US has no obligation’: Biden fought to keep Vietnamese refugees out of the US

https://www.washingtonexaminer.com/news/the-us-has-no-obligation-biden-fought-to-keep-vietnamese-refugees-out-of-the-us

– Biden Turned Back on Vietnamese Refugees

“Tổng Thống Ford cảnh cáo: “Nếu quý vị tuyên bố ‘không di tản người Việt Nam,’ quý vị sẽ có khó khăn lớn trong việc di tản 6,000 người Mỹ ra khỏi Việt Nam.”

“Kissinger, với vẻ mặt mệt mỏi và phiền muộn, nói thêm rằng một quan chức Sàigòn (có thể là Đại sứ Trần Kim Phượng – lời tác giả) đã nói với ông: “Nếu các Ngài rút người Mỹ ra và bỏ rơi chúng tôi trong hoạn nạn, các Ngài có thể sẽ phải đánh nhau với một sư đoàn quân đội Miền Nam để có lối ra”…

“Tới đây, vấn đề an toàn của số người Mỹ còn lại ở Việt Nam trở nên mối lo ngại lớn cho Ủy Ban… “Chúng tôi không muốn người Mỹ bị bắt làm con tin,” (để phải di tản người Việt), Nghị sĩ Charles Percy bình luận.

“Tổng thống Ford cảnh cáo thêm… “Nếu ta rút hầu hết người Mỹ ra cùng một lúc thì sẽ làm cho người Việt Nam nghĩ rằng Mỹ đang tháo chạy nên có thể gây hoảng hốt, dẫn tới những cuộc tấn công vào số người Mỹ còn lại”…

Nghị sĩ Joseph Biden nói toạc móng heo: “Tôi không muốn trả bất cứ món nào để đưa người Việt Nam đi, chỉ trừ khi ta không thể mang được người Mỹ nào ra mà không phải mua 174.000 người Việt Nam. Trong trường hợp đó, tôi sẵn sàng mua 174.000 người Việt Nam” (dùng chữ nghiêng là do tác giả): “I am not willing to pay any money to get the Vietnamese out unless we can’t get any Americans without buying 174.000 Vietnamese. In that case, I’m willing to buy the 174.000 Vietnamese” (độc giả lưu ý là ông dùng chữ ‘buy’ hai lần).

Trong cương vị là Tổng thống viết hồi ký, có lẽ ông Ford đã viết nhẹ nhàng hơn là những gì thực sự đã xảy ra tại cuộc họp. Sau này khi đọc được cuốn hồi ký của Ron Nessen, Phụ tá Báo chí và là người rất thân cận với Tổng thống Ford, chúng tôi thấy lời lẽ của Nghị sĩ Biden về người Việt tỵ nạn đã nặng nề hơn nhiều chứ không phải chỉ là vấn đề ‘dính líu.’

 Trong cuốn It Sure Looks Different From the Inside (Những gì ở hậu trường thì thực là khác), Nessen thuật lại rõ ràng hơn, tóm tắt như sau (trang 104-106): “Kissinger bắt đầu cuộc họp qua việc tiết lộ là trên một triệu người có liên hệ với Mỹ sẽ bị nguy hiểm với Cộng Sản sau cuộc chiến. Trong số này, có 174.000 người là bị nguy cơ đặc biệt nên Mỹ phải cho di tản nếu có thể được… “

Govern, người ra tranh cử với TT Nixon năm 1972 lại đổ thêm dầu vào lửa: “Tôi cho rằng người Việt Nam sẽ được sung sướng hơn nếu họ ở lại Việt Nam, kể cả lũ trẻ con mồ côi kia nữa,” tuần báo Time đã ghi lại (trong số ngày 12 tháng Năm, 1975, trang 26).

Nessen viết thêm: “Sau cuộc họp, Tổng thống Ford còn dặn các nghị sĩ chớ để cho báo chí biết là tất cả phiên họp chỉ để bàn bạc về chuyện di tản.

Quý vị hãy nói: “Chúng tôi chỉ bàn chuyện làm thế nào để ổn định tình hình.”

Nguyễn Tiến Hưng – https://tienglongta.com/2020/09/04/nguyen-tien-hung-biden-va-dong-minh-vnch/

Thơ Đường Vương Xương LinhKhuê Oán

閨怨 

閨中少婦不知愁

春日凝妝上翠樓。

忽見陌頭楊柳色

悔教夫婿覓封侯。

Khuê oán

Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,

Xuân nhật ngưng trang thướng thuý lâu.

Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,

Hối giao phu tế mịch phong hầu.

Dịch nghĩa

Người thiếu phụ nơi phòng khuê không biết buồn,

Ngày xuân trang điểm đẹp đẽ bước lên lầu biếc.

Chợt thấy màu dương liễu tốt tươi ở đầu đường,

Bỗng hối hận đã để chồng đi tòng quân để kiếm phong hầu.

Cuộc tranh luận đầu tiên 29/9/2020Trọng Đạt

Tối nay thứ ba 29/9/2020 lúc 8 giờ, giờ Texas cũng như nhiều người tôi theo dõi cuộc debate lần đầu giữa hai ứng cử viên Donald Trump Cộng Hòa, và Joe Biden Dân Chủ. Người điều khiển chương trình Moderator là Chris Wallace của Fox News, cuộc tranh luận diễn ra tại tỉnh Cleveland, Ohio.

Chừng một tiếng sau tôi mở máy computer thì một bản tin xuất hiện như đập vào mắt mọi người: Biden respond in kind when Trump cuts him off at debate, ý nói ông Biden trả lời nhã nhặn trong lúc Trump ngắt lời ông ta. Tôi thấy buồn và buồn cười cho cái truyền thông phe đảng, nó là sự xấu hổ cho nước Mỹ một nước tôn trọng sự thật thà ngay thẳng.

Cuộc debate tối nay không vui vẻ, ông Trump mồm loa mép giải nhưng còn gọi Biden là Joe, tôi đã theo dõi kỹ và thấy hai lần Biden gọi Trump là this guy, guy có nghĩa là thằng, chữ này bọn hạ lưu thường xài. Ngay mới nhập cuộc Biden đã nói he’s a liar (nó là thằng nói láo), có lần dùng cả chữ shut up để chỉ đối thủ, mà thôi vì ông ta bệnh hoạn dùng từ ngữ hạ lưu thì cũng nên bỏ qua.

Sau cuộc debate tôi coi trên đài 8 (hình như NBC), họ có phỏng vấn một số cò mồi được đưa ra đánh bóng cho phe ta, có bà nói ông Biden tự chủ (self control) còn ông Trump thì nóng nẩy…tôi thấy buồn cười cho nền truyền thông nay đã xuống cấp thê thảm.

Tôi được tham dự tổng cộng 3 cuộc debate của ông Joe Biden: Năm 2008, hồi ấy ông là Thượng nghị sĩ, đứng phó cho Obama. Ông tranh luận với bà Sarah Palin, thống đốc Alaska. Các bình luận đánh giá đây là cuộc tranh luận vui vẻ, lịch sự nhất từ trước đến nay vì Palin là phụ nữ chẳng lẽ lại ăn nói cục cằn đốp chát.

Năm 2012 lần tranh cử nhiệm kỳ hai của Obama ông vẫn đứng phó cho Obama, lần này ông  tranh luận với Paul Ryan, dân biếu trẻ tuổi của Wisconsin, ông này đứng phó cho Mitt Romney. Trong lần debate này ông nóng nẩy hơn trước nhưng gọi Paul Ryan là my friend. Trong các cuộc  debate 2008 và 2012, Biden còn minh mẫn, tỉnh táo nhưng bây giờ đã tám năm trôi qua nét bệnh hoạn hiện lên khuôn mặt, tuần trước người ta tưởng ông không đứng nổi một tiếng rưỡi.

Nay tôi lại thấy ông trong cuộc debate lịch sử 29/9/2020, lần này ông thăng cấp ứng viên Tổng Thống, không còn là ứng viên đứng phó nữa. Nhưng thú thật thấy ông thiểu não, bệnh hoạn, yếu ớt, đôi mắt trõm lơ, sâu thẳm như người thức trắng mấy đêm, ông đứng như không vững, tôi thấy tội nghiệp và buồn cho ông.

Xin kể sơ nội dung cuộc debate, nó cũng chẳng có gì mới lạ, phía Trump ba hoa những công trình của mình, phía Biden cũng đưa ra những luận điệu đả phá cũ rích, mới đầu mạnh ai nấy nói khiến Wallace phải ngắt lời Trump vì ông nói nhiều.

Moderator Wallace hỏi móc Trump về Obamacare: ông nói xóa bỏ Obamacare và sẽ thay vào bằng một chương trình y tế hay hơn mà nay đã bốn năm chưa có. Xin có vài dòng về Obamacare, từ đời Clinton đã muốn ra bảo hiểm cho dân không cần phải tăng thuế nhưng không làm được, đến Obama ông làm được nhưng đầy rẫy khuyết điểm, Obama chỉ muốn lưu danh thiên cổ. Obamacare tên thật của nó là Affordable care act, nó chỉ cho những người đi làm được mua, người nghèo có lợi vì không mất gì cả, được khám bệnh, đi bệnh viện thoải mái. Vì không cần tăng thuế nhưng ông cắt giảm một tí Ngân sách quốc phòng đem qua và lấy tiền của người khác cho chương trình. Người trung lưu mua giá đắt và nó ngày càng lên giá vì hãng lỗ nên nó tăng giá, Obama bó buộc ai không có bảo hiểm phải mua, năm 2017 vẫn còn hiệu lực nên người ta ghi danh đông, năm 2018 không bó buộc phải mua nên các văn phòng bảo hiểm vắng.

Luật đòi hỏi người bệnh cũng phải nhận, phải nuôi bệnh cả đời nên hãng lỗ tăng giá mỗi năm. Hồi xưa các hãng có quyền từ chối người bệnh, đa số hãng lớn rút khỏi Obamacare chỉ còn Blue cross Blue shield. Người nghèo có lợi, được chính phủ cho tiền, họ chữa bệnh không mất xu nào nhưng chính phủ lỗ, các hãng lỗ. Nói chung sẽ không có ông Tổng thống nào làm được một chương trình bảo hiểm y tế mà không tăng thuế kể cả ông Trump. Obamacare tự nó sụp đổ, Obama háo danh muốn lưu danh thiên cổ, giúp người nghèo, lấy của người giầu cho người nghèo nhưng cuối cùng legacy của Obama chỉ là con số không. Chương trình Obamacare chỉ là lợn lành chữa lợn toi.      

Biden đả phá Trump làm chết nhiều người, nếu theo cách ly xã hội, đeo mặt nạ thì đã có thể cứu hàng trăm ngàn người. Biden cũng đưa kế hoạch kinh tế, cứu chữa  cơn đại dịch.

Trump thì kết án Biden muốn shut down cả nước vân vân. Đang không Moderator lại hỏi ông Trump về chuyện income tax, hỏi có phải ông chỉ đóng thuế cho chính phủ rất ít hay không? Wallace đứng cương vị điều khiển chương trình lại đi hỏi câu này thì thật vớ vẩn, cách đây hơn tháng Tối cao Pháp viện đã bác tòa dưới không được đòi ông Trump giấy thuế vì các Tổng Thống đều không bị đòi hỏi chuyện này, cương vị điều khiển phải fair chứ.  Đã thế Wallace lại nói với Trump rằng mấy năm đầu TT Obama tạo nhiều việc làm hơn Trump, chứng tỏ Wallace đã vừa dốt lại thiên vị vụng về. Thời Obama có người kể rằng TT Obama và TT Bill Clinton là anh em với Tỷ phú Steve Jobs, ông Clinton tên TT Blow jobs vì ông giỏi thổi kèn saxophone, còn Obama tên TT No Jobs vì thời Obama người dân không có việc làm.

Biden đả kích Trump về con số người chết vì đại dịch rất nhiều, Trump bênh vực và so sánh với Ấn, Brezil, châu Âu… nói chung Biden không đưa ra chính sách nào cải thiện, toàn là luận điệu cũ rích, nhưng như thế cũng là tiến bộ nhiều. Wallace hỏi Biden có ủng hộ phong trào Bờ Lờ Mờ  không? Ông trả lời quanh co. Cuộc debate không hào hứng vì hai bên nói lấy được, Biden nói được đến thế là giỏi rồi dù chẳng có gì mới mẻ. Wallace hỏi về chuyện bầu bằng thư, Trump tố cáo đảng đối lập gian lận từ 2016 và nay ông cũng sợ gian lận.

Các cuộc debate khác khi hết thúc, mỗi bên ứng cử viên sẽ nói một câu khen tốt đẹp cho bên kia nhưng cuộc debate này mất vui ngay từ đầu nên tục lệ bị hủy bỏ.

Cách đây độ nửa năm, CNN và Washington Post có than phiền đảng ta Dân Chủ không có chính sách, cứ cái đà này thì 2024 chưa chắc ta đã lấy lại toàn Bạch Ốc nhưng thực ra không có lãnh tụ, không có nhân sự mới là vấn đề then chốt, có lãnh tụ rồi mới có chính sách. Việc bầu chọn Ứng cử viên đại diện đảng giữa Cộng Hòa và Dân Chủ có khác nhau. Bên Dân Chủ có phiếu Siêu đại biểu Superdelegate của các vị chức sắc, ông to bà lớn của đảng, họ có quyền cho điểm các ứng viên mà không cần nêu lý do. Phía Cộng Hoà thì không có Siêu đại biểu, dân chủ hơn, ai đủ điểm là thành Ứng viên, như năm 2016, Donald Trump đủ điểm được đảng đề cử mặc dù nhiều người Cộng Hòa không thích ông ta.

Tuy nhiên mặc dù có phiếu siêu đại biểu nhưng bên Dân chủ chọn người Ứng viên đại diện cũng công bằng, do cử tri bầu chọn, thí dụ năm 2008 Obama được bầu chọn là do lá phiếu của Cử tri. Năm 2016 Hillary Clinton được chọn làm Ứng viên do dân bầu. Và bây giờ Joe Biden được đảng chọn là ứng viên qua một cuộc tranh cử nội bộ giữa Biden, Bernie Sanders, Elizabeth warren … cuộc debate bộ ba này được coi là nhạt nhẽo, tồi tệ nhất từ xưa đến nay. Mặc dù Joe Biden bệnh hoạn, ngớ ngẩn nhưng vẫn hơn ông già Bernie Sanders, và hơn Elizabeth …   thật là thê thảm!!

 Từ ngày Biden chọn Harris đứng phó cho ông, rất ít bài bình luận của Mỹ hay Việt nói về cặp đôi Ứng viên này, người ta cho là chẳng đáng bàn, chẳng đáng tốn giấy mực, thời giờ để bàn tới họ. Đó là điều đáng buồn cho Dân Chủ, thật chưa bao giờ thấy Dân Chủ bệ rạc, xuống cấp như ngày nay, đảng bỏ ra mấy năm trời để tìm được một Ứng cử viên bệnh hoạn, nói không ra hơi. Nếu quả thật như vậy thì đảng Dân Chủ đã hết thời, không có người để tranh cử trong khi đó đảng đối lập còn nhiều người sáng giá: Mike Pence, Mike Pompeo, Ted Cruz, Rubio, Nikky Haley, Paul Ryan, William Barr….

 Hầu hết bầu cử nhiệm kỳ hai người dân bầu cho ông Tổng Thống đương nhiệm làm tiếp nhiệm kỳ hai để làm nốt chính sách còn dở dang như các TT Bill Clinton, Bush con, Obama … các cuộc tranh cử này thường đối lập chỉ đưa người cho có hình thức như năm 1996 thời Bill Clinton Cộng hòa đưa Bob Dole ra, năm 2004 thời Bush con, dân Chủ đưa John Kerry, năm 2012 Cộng Hòa đưa Mitt Romney và kỳ này Dân Chủ đưa Biden ra chỉ là có hình thức, mọi sự đánh phá trên yahoo, trên chính trường chỉ là chẳng đăng đừng, Dân Chủ không còn con đường nào khác. 

 Theo ý kiến riêng của tôi tình trạng khủng hoảng nhân sự của Dân Chủ còn đáng nói hơn là vấn đề thiếu chính sách như CNN hay Washington Post kể trên. Nếu cứ cái đà không còn nhân sự, không còn người để tranh cử thì chẳng lẽ tới năm 2024 Dân Chủ chỉ có thể đưa Pelosie , Elizabeth Warrent ra tranh cử !! nói trắng ra nay Dân Chủ không có người chỉ còn mỗi con đường chửi bới, đánh phá. Đúng lý ra cần phải kiện toàn tổ chức, cần phải chú trọng tìm người vào hàng đấu, chẳng lẽ một đảng lớn nhiều tiền như vậy lại không tìm được người.

Năm 1981 Reagan nhậm chức Tổng Thống ở tuổi 69, được coi người già nhất làm Tổng Thống, năm 2017 Donald Trump nhậm chức ở tuổi 70 cũng là Tổng Thống già nhất và bây giờ Trump 74, Joe Biden hơn Trump khoảng 4 tuổi, chẳng lẽ Hoa Kỳ không còn người phải đưa một ông già lụ khụ ra làm việc nước. Nhìn hình ảnh của Joe Biden, tôi lấy làm buồn cho đảng Dân Chủ và cho nước Mỹ. Nay họ phải tính đến chuyện ăn gian trong việc bỏ phiếu thì thật hết nước nói, không lẽ đây là bước đường cùng của Dân Chủ.

Chẳng lẽ đây là thời kỳ mạt vận của Dân Chủ trong lịch sử tranh cử của Mỹ hay sao? chưa bao giờ Dân Chủ thê thảm, bệ rạc như ngày hôm nay. Chuyện trước mắt cần quan tâm là vấn đề nhân sự chứ không phải chỉ chửi bới hay cho cò mồi đánh phá đối phương

Người cử tri, người dân Mỹ rất mong mỏi Dân Chủ sẽ thoát khỏi cơn khủng hoảng nhân sự này để góp phần bảo vệ nền dân chủ tự do của Hoa Kỳ. Họ muốn trong những năm sắp tời Dân Chủ sẽ như một bông hoa tươi thắm góp phần vào chính trường nước Mỹ, họ không muốn cho một đảng nắm giữ chính trường lâu dài.

 Tất cả tương lai hiện nằm trên con đường phía trước tùy thuộc vào ban lãnh đạo đảng Dân Chủ. Có thể vài năm nữa, lớp người cũ không còn, sẽ có những người trẻ trung tài ba đứng ra đảm nhận việc chung của nước Mỹ, của đảng Con Lừa.

Ngẫm Chuyện Được Thua Trong Mùa Bầu CửLê Đức Luận (Tháng 10-2020) 

“Thế sự du du nại lão hà,

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca”.

(Thuật Hoài – Đặng Dung)

Sau ngày 30-4-1975, ông Võ Văn Kiệt, cố thủ tướng chính quyền Việt Cộng nói một câu để đời – đại ý: “Hiện nay có triệu người vui mà cũng có triệu người buồn”. Bốn mươi lăm năm sau, cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ có lời ta thán: “Sau ngày bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ (3-11-2020)  sẽ có vạn người vui mà cũng có vạn kẻ sầu”.

Câu ông Kiệt nói ra đã là sự thật, còn lời “ta thán” hiện nay còn trong đợi chờ. Lúc mới định cư ở Hoa Kỳ, một số người Việt lơ là việc thực thi quyền tự do dân chủ ở một xứ Tự do, nhưng dần dà nhận thức được quyền lợi và bổn phận của mình, đã trở nên nhiệt tình với các cuộc bầu cử – Nhưng lần bầu cử năm nay – nhiệt tình đến nỗi đưa đến tình trạng: cha giận con, vợ ghét chồng, bạn bè từ nhau, cộng đồng chia rẽ – chống đối um sùm, cãi vã tùm lum. “Ngẫm” sự đời thấy buồn mới đi hỏi trong thiên hạ: “mần răng ra rứa?”

Có người bảo rằng: “Tại cái Ông Thần Trump”. 

Người ta nói thế, tôi chỉ lặp lại –  chứ không có ý châm biếm, hay bôi bác vị đương kim Tổng Thống Hoa Kỳ. Tôi cũng không xưng tụng ông lên hàng Thần Thánh hay như Thiên Sứ (con Trời). Tôi chỉ có nhận xét: Sở dĩ ông Trump gây nên cớ sự vì: “Ông  đã làm những việc mà các Tổng Thống tiền nhiệm không dám làm. Ông đã nói những lời ít chính trị gia nào dám nói”. Bởi vậy mới có kẻ mê (bị gọi là cuồng)  người ghét (gọi là chống). Có điều lạ là ông Trump làm việc gì hay nói ra điều gì: Từ chuyện quốc gia đại sự đến chuyện “bà tám nói chơi” – tức khắc báo chí, truyền thanh, truyền hình và các trang mạng xã hội chiếu cố; các nhà bình luận thi nhau “bình loạn”- Bên chống, bên cuồng – Bên cuồng bảo là “độc chiêu” – Bên chống bảo là phá hoại, thiếu tầm nhìn chiến lược, là ăn nói bỗ bã, xạo, láo – không xứng đáng trên cương vị Tổng Thống- không đủ khả năng làm TT v..v… Những người không “cuồng”, không “chống” thì bảo: “Đừng nghe  những gì Trump nói, mà xem những gì Trump làm”. Còn cú đêm Kissinger nói: “Donald Trump là một hiện tượng mà các nước ngoài chưa từng thấy trước đây”.

Nói đến ông Trump như nghe chuyện dài “Ngàn Lẻ Một Đêm” – nghe hoài vẫn còn chuyện để tán tụng hay phỉ báng. Nhưng tựu trung, theo nhiều người nhận xét: “Ông Trump làm được việc – tức là có những thành tựu đáng kể và là một Tổng Thống thực hiện được nhiều điều đã hứa khi tranh cử”. Điểm thứ hai: “Ông Trump làm những điều mà cả bạn lẫn thù phải kiêng dè, nếu không muốn nói là lo sợ – chẳng biết ‘cha nội’ này sẽ giở trò gì. Các đài phát thanh, truyên hình khi bình luận một tin liên quan đến TT Trump thường bảo: “Tính khí ông này bất thường, khó đoán – hãy chờ xem”. Điểm thứ ba: “Ông là người hay gây sự, thích nói nhiều, nói ẩu… và muốn phá vỡ các lề thói chính trị thường tình. Cụ thể – các người làm chính trị thường o bế giới truyền thông – Ông thì không. Chỉ có đài truyền hình Fox News ủng hộ, ngoài ra ông dùng Twitter để chống lại cả một hệ thống truyền thông thiên tả. 

Phải công nhận ông có cái tài chọc cho người giận, người ta ghét nhưng cũng làm một số người hâm mộ. Trong cuộc tranh cử TT năm 2016, các đài truyền thanh, truyền hình, báo chí quảng bá không công tên tuổi của ông – dù là chửi – ông vẫn có cái lợi. Trong quyển Nghệ Thuật Đàm Phán (The Art of the Deal) ông ấn hành năm 1987 nêu ra “10 chiến thuật đàm phán” trong thương trường, nhưng thấy ông cũng áp dụng vài điều vào chính trường là:  – Tự nâng mình lên – Phát ngôn bạo dạn: gây sốc, giật gân, thậm chí gây tranh cãi để truyền thông lên tiếng um sùm . Ông lý luận: “Một món hàng được nhắc đến dù chê hay khen vẫn bán được nhiều hơn là không ai biết đến”

Trong bốn năm cầm quyền, ông Trump luôn luôn gặp sóng gió: Đảng Dân Chủ tìm đủ mọi âm mưu để bứng ông ra khỏi Tòa Bạch Ốc. Khởi đầu là vụ điều tra: Nga thông đồng vào bầu cử Mỹ 2016. Robert Mueller được cử làm công tố viên đặc biệt. Gần 2 năm điều tra nghi án, ngốn tiền thuế của dân trên 35 triệu đô la, không tìm ra bằng chứng -Trump yên vị. 

Mới vừa “giũ áo phong sương, ngồi nghỉ mệt” thì tiếp đến vụ Ukraine: Đảng Dân Chủ cáo buộc TT Trump tìm kiếm sự trợ giúp của nước ngoài để bôi nhọ đối thủ chính trị “tiềm năng” của mình là Joe Biden, qua cuộc điện đàm với Volodymyr Zelensky, Tổng Thống Ukraine. Điều này có thể đưa đến cuộc đàn hặc hay luận tội (impeachment) và có thể làm ông Trump mất chức. Bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện (phe Dân Chủ) nói “Muốn thấy ông Trump vào tù”, nhưng rồi “trớt quớt”, phe Dân Chủ “quê xệ”, ông Trump “bình chân như vại” – Thượng Viện bỏ qua việc đàn hặc, cho rằng chuyện không có bằng cớ xác đáng (ở đây tôi chỉ nêu lên sự kiện, muốn biết chi tiết thì mời vào Google). Tấn tuồng đàn hặc diễn ra cả năm trường làm cho người dân nhận thấy trong thời gian Đảng Dân Chủ nắm Hạ Viện mất quá nhiều thì giờ trong âm mưu lật đổ TT Trump hơn là đề xuất những đạo luật “ích quốc lợi dân”. Điều đó vô hình trung đem đến thắng lợi cho ông Trump. Thời điểm đó, người ta quả quyết: sẽ không “có cửa” cho ứng viên Dân Chủ vào Tòa Bạch ốc trong cuộc bầu cử 2020.

   Thế rồi đại dịch Covid -19 xảy đến, thử thách sự nghiệp chính trị của ông Trump. Đây là giai đoạn ông Trump chứng tỏ bản lĩnh, tài ba, ý chí của vị lãnh đạo một quốc gia siêu cường. Nhân dân Hoa Kỳ sẽ nhận xét và đánh giá: Ông có xứng đáng lãnh đạo quốc gia 4 năm nữa hay không? Điều đó sẽ chứng minh qua kết quả cuộc bầu cử ngày 3-11-2020 – Chờ xem…

Đảng Dân Chủ và truyền thông thiên tả lợi dụng mọi thời cơ tấn công TT Trump để trả thù cho sự thất bại trong cuộc bầu cử năm 2016… Nhưng ông Trump và phe Cộng Hòa đã phản công mạnh mẽ . Ông Trump đã nói: “Tôi đọc nhiều sách Tàu”, nên thấp thoáng đâu đó, đã thấy ông Trump hấp thụ ít nhiều Binh Pháp Tôn Ngô, tung ra nhiều “chiêu” trùng hợp với mấy kế sách trong ba mươi sáu kế (tam thập  lục kế) của Tôn Tử – như: 

1- Ám độ Trần Thương (đi con đường mà không ai nghĩ đến – bí mật) – Ông cho lệnh đóng cửa Tổng Lãnh Sự của Trung Quốc tại Houston trong vòng 72 giờ, làm cho nhân viên sứ quán Trung Cộng không kịp trở tay, phải đốt các tài liệu trong đêm, làm cho người ta thấy bộ mặt gian manh của Trung Cộng. 

2- Nhất tiễn hạ song điểu (bắn một mũi tên hạ hai con chim điêu) – Vụ bắt bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chánh Huawei, cáo buộc bà này có tội lừa dối ngân hàng về mối liên hệ giữa Huawei với một công ty ở Iran, vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ. Mục đích là đánh sập hệ thống 5G của Huawei, làm Trung Cộng choáng váng. 

3- Ông Trump thường nói: “Truyền thông thiên tả (TTTT) là kẻ thù của nước Mỹ. Đó là tung kế “Vô trung sinh hữu” (không có mà làm thành có) 

4- Áp dụng kế  “Khích tướng” (chọc giận đối phương để làm đối phương không còn tự chủ, mất sáng suốt, thiếu suy nghĩ) làm cho bà Pelosi có hành động bỉ ổi: xé Thông Điệp Liên Bang của Tổng Thống trước lưỡng viện Quốc Hội, làm cho dân chúng chê cười việc làm bất xứng của bà và nhiều lần Đảng Dân Chủ bị sập bẫy – hành động thiếu sáng suốt… 

   Còn nhiều chuyện nữa nhưng kể ra dài dòng. Độc giả xem lại những diễn biến chính trị trong thời gian qua sẽ thấy Ông Trump áp dụng nhiều “chiêu” giống trong Binh Pháp Tôn Tử như: Sấn hỏa đả kiếp (lợi dụng lúc loạn để thao túng), Tiên phát chế nhân (ra tay trước để chế phục đối phương, chiếm ưu thế), Đả thảo kinh xà (đập vào cỏ cho rắn giật mình sợ hãi). Không hiểu do thiên tài hay do hấp thụ được các kế sách Tôn Tử mà ngẫm ra trong bốn năm cầm quyền, ông Trump đã nhiều lần làm cho đối phương thất điên bát đảo. 

Lúc này ngồi nghe truyền thanh, xem truyền hình, đọc sách báo mà ngán ngẩm. Hai phe đấu đá nhau với lời lẽ thậm tệ. Những âm mưu bẩn thỉu được đem ra áp dụng, bất kể lương tri làm cho người dân không còn tin tưởng những người làm công việc truyền thông. Họ là các cán bộ tuyên truyền-theo từ ngữ của Việt Cộng là đám “dư luận viên” chứ không phải thông tín viên làm công việc truyền thông, phục vụ cộng đồng. Chỉ thấy một lũ “phường tuồng” –  bát nháo – nói theo phe đảng.

Mới đây, nhà báo Vương Trùng Dương (VTD) viết một bài rất hay: “Sách Báo…Phường Tuồng”. Trong đó ông nêu tên ba quyển sách được tung ra vào lúc cao điểm của cuộc tranh cử TT – Xin trích đoạn: 

“Trong thời điểm then chốt của cuộc bầu cử Tổng Thống, không hiểu có đơn đặt hàng hay không mà tung ra 2 quyển sách “búa” ông Trump.

“Ngày 23/6,  quyển The Room Where It Happened: A White House Memoir của cựu Cố Vấn An Ninh Quốc Gia John Bolton. Điều làm tôi ngạc nhiên, trước khi sách được phát hành, ngày 21/6 nhận được file PDF về quyển sách này. Sách gồm 15 chương và phụ lục dày 570 trang. Chương 1 ở trang 6, kết thúc chương 15 ở nửa  trang 471. 

“Chưa bao giờ xảy ra trường hợp phổ biến sách trước khi phát hành, chỉ có những bài viết giới thiệu mà thôi. Lạ thật, không thể hiểu… cõi nhân gian!

“Ngày 16/7 quyển sách Too Much and Never Enough: How My Family Created the World’s Most Dangerous Man của bà Mary Trump, bà là con gái của Fred Trump Jr., anh trai của TT Donald Trump, người đã qua đời năm 1981 ở tuổi 42 vì biến chứng do nghiện rượu. Ông Donald Trump lúc đó là doanh nhân thành đạt, chứng kiến cái chết của người anh nên quyết bỏ rượu. Khách quan nhận thấy, ông là người bản lĩnh, tuổi trẻ đã quyết định như vậy mà người xưa nói đến 4 cái thú của đấng nam nhi “cầm, kỳ, thi, tửu (thay cho chữ họa). Ngày 15/8/2020, ông Robert Trump, em trai TT Donald Trump qua đời tại bệnh viện ở New York.Trước đó, ông Robert Trump tuy nằm trong bệnh viện đã mạnh mẽ lên án quyển sách xấu xa của người cháu ruột, dựng chuyện để làm xấu hổ trong dòng tộc. Ông là người tế nhị, kín tiếng nhưng phải lên tiếng chỉ trích bà Mary Trump… và cả dòng họ đều từ bà. Với tư cách một người đàn bà bị dòng tộc ruồng bỏ như vậy mà một số cơ quan truyền thông, các bài viết trích dẫn và tán đồng cho thấy âm mưu của những kẻ đầy hận thù chỉ lợi dụng cơ hội đến tấn công TT Trump” (hết trích).

Quyển sách thứ ba của nhà báo Bob Woodward, có tên Rage (Thịnh Nộ)  được tung ra vào thời điểm then chốt của cuộc bầu cử. Biết thêm một chút về nhân vật này: Nhà báo Bob Woodward và Carl Bernstein tung ra vụ bê bối Watergate năm 1972 làm cho TT Nixon phải từ chức ngày 8/8/1974. Từ đó Bob Woodward của tờ Washington Post coi như “thần hộ mệnh”cho đảng Dân Chủ và “hung thần” bôi bác Tổng Thống Cộng Hòa như TT Bush con và nay là TT Trump (chữ của VTD). Chủ yếu quyển sách này là Bob Woodward tung ra nguồn tin cho rằng TT Trump biết rõ mối nguy chết người của virus Corona (qua hai cuộc phỏng vấn ngày 7-2-2020 và  ngày 19-3 và tháng 7 vừa qua) nhưng vì không muốn gây rối loạn, nên đã phải cố gắng trấn an bằng những câu tuyên bố lạc quan. Và dựa vào đó, khai thác đề tài dịch bệnh để kết án TT Trump.

Nhà báo VTD  viết: “Sách là con dao hai lưỡi, quyển sách hay là người bạn tốt nhưng quyển sách tồi là người bạn xấu. Ngạn ngữ Anh có câu: “Hãy cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ cho anh biết, anh là người như thế nào”. Từ đó có thể suy ra “Anh quảng bá loại sách nào, tôi sẽ nói cho anh biết là loại người nào”. Trong kỳ bầu cử vào tháng 11 năm 2020, nhìn lại những quyển sách “chân trong chân ngoài” với Tổng Thống đương nhiệm và ứng cử viên TT Donald Trump, có lẽ ông là vị Tổng Thống lúc đương nhiệm xảy ra nhiều quyển sách “chiếu cố” nhiều nhất”.  

VTD nêu lên hai bài thơ của hai “lão tiền bối”: Nguyễn Khuyến (1835-1909) và Trần Tế Xương (1870-1907) để ta suy ngẫm – nó phảng phất thực trạng “Phường Tuồng” của báo chí, sách vở ngày nay ở các xứ văn minh Âu-Mỹ không khác gì thời phong kiến, lạc hậu ở một xứ nhược tiểu, bên kia bờ Thái Bình Dương, cách nay hơn một thế kỷ:

“Nghĩ đến bút nghiên, trào nước mắt,

Ngước nhìn sông núi, những buồn đau”

 “Sách vở ích gì cho buổi ấy 

Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già” 

(Nguyễn Khuyến)

Và bài thơ của Trần Tế Xương:  

“Nào có ra chi lũ phường tuồng

Cũng hò cũng hét cũng y uông

Dẫu rằng dối được đàn con trẻ

Cái mặt bôi vôi nghĩ cũng buồn” .

  Cuối cùng VTD kết luận một câu, nghe rất não lòng: “Than ôi! Sách báo hôm nay “Nào có ra chi lũ phường tuồng” để rồi “Nghĩ đến bút nghiên, trào nước mắt” bọn người ăn hại quậy lung tung!”

Vậy thì từ nay chớ có bảo: “nói có sách, mách có chứng” để thuyết phục người đọc, người nghe.

 Một ông bạn thân khuyên tôi chớ có viết chuyện chính trị – Ít ai tin cũng ít ai nghe mà lại nhức đầu. 

Ông bạn của tôi nói không sai – nhức đầu thật! Ở xứ tự do, tin tức tràn ngập, mỗi người tự do viết và tự do nhận thức về một nguồn tin. Bởi vậy, từ lâu tôi bỏ viết các chuyên đề chính trị, theo thú vui nhiếp ảnh, nhưng đôi chân mỗi ngày bớt dẻo, không theo kịp đám trẻ để “săn hình” nên tìm lại cái thú “viết chơi” – khi nào có hứng “phất phơ” vài chuyện ngắn cho qua thời giờ. Nhưng thời điểm cuộc tranh cử TT đang diễn ra, có nhiều hiện tượng kỳ quặc, nhất là trong cộng đồng người Việt, nên khó lòng ngâm câu: “Thế sự thăng trầm quân mạc vấn. Yên ba thâm xứ hữu ngư châu” (Cao Bá Quát – Cuộc đời lên xuống, bạn hỏi làm chi. Chốn sâu khói sóng, buông thuyền câu).

Có một câu chuyện về ba người Việt Nam, thuộc ba thế hệ: một già khoảng trên 75; một trẻ khoảng dưới 30 và một vừa qua tuổi trung niên. Họ cùng mang tâm trạng: tìm lại chút “hương xưa” sau những ngày nằm nhà “trốn dịch”. Họ đến Thương xá Eden, sau khi có lệnh giải tỏa đợt ba. Ngồi vào chiếc bàn tròn rộng, đủ khoảng cách xã hội theo quy định, kê dưới cái lều dù, đặt ngoài cửa tiệm, họ thưởng thức vài món ăn, họ nói về đại dịch Corona, rồi râm ran chuyện bầu cử năm nay. Ông già nêu ra câu hỏi:

– Mấy chú đoán ai sẽ thắng trong cuộc bầu cử tới: Joe Biden hay Donald Trump?

– Theo kết quả các cuộc thăm dò thì Joe Biden luôn dẫn trước TT Trump, và cháu cũng nghĩ ông Joe Biden sẽ thắng. Người thanh niên trả lời.

– Vì sao? Ông già hỏi.

– Vì ông Joe Biden có đường lối ngoại giao hòa hoãn hơn với Trung Cộng. Đối với Đồng minh ông cũng sẽ mềm dẻo hơn – không để mích lòng. Ở trong nước, ông đứng cùng bên với phe tả – ông có thể thỏa hiệp hay đáp ứng yêu cầu của họ, làm cho người dân ít lo ngại sự bất trắc của chiến tranh và bạo loạn.

Nét mặt ông già xịu xuống, chậm rãi nói như than vãn: 

– Như vậy là để cho bọn Mác-xít (Marxist) ở Mỹ và Tàu cộng thoải mái tung hoành trên nước Mỹ? Nếu thế thì khốn nạn cho đời tôi. Cuộc đời trên bảy lăm năm, tôi chạy trốn Cộng Sản như trốn dịch. Ông Joe Biden có khuynh hướng chính trị thiên tả, tiến gần đến Chủ Nghĩa Xã Hội thì nước Mỹ rồi sẽ ra sao?. Năm 1954, tôi bỏ quê hương miền Bắc chạy vào miền Nam, sống an bình được vài chục năm thì chúng lại đến. Mỗi lần nhớ lại cuộc “cải cách ruộng đất”, vụ “Nhân Văn Giai Phẩm” và hơn mười năm tù cải tạo của bản thân – tôi sởn da gà… Thấy ông Trump cương quyết chống Cộng Sản – cứng rắn với Trung Cộng tôi mừng, tôi ủng hộ vận động mọi người bỏ phiếu cho ông. Nhưng nếu ông không thắng thì thật là điều đáng buồn cho đời tôi.

 Anh thanh niên giải thích: – Cái khuynh tả của Đảng Dân Chủ mà Joe Biden hay ông Bernie Sanders hay nói đến là kiểu “Dân Chủ Xã Hội” hay “Tân Tự Do” như một số nước Bắc Âu đang áp dụng – sẽ tạo sự công bằng xã hội – không có người quá giàu, kẻ quá nghèo. Phúc lợi xã hội được san sẻ đồng đều. 

Bấy giờ người trung niên lên tiếng: – Mấy đứa nhỏ nhà tôi, chúng cũng nói – Đảng Cộng Hòa bảo thủ, gò bó theo truyền thống, còn Dân Chủ theo đường lối Tân Tự Do Cấp Tiến sẽ để cho người dân có cuộc sống tự do, thoải mái; hơn nữa nền Dân Chủ Xã Hội sẽ tạo ra sự công bằng xã hội v…v… Tôi cố gắng giải thích cho chúng nó hiểu hai chữ Tự Do và Bình Đẳng – Tự Do và Bình Đẳng không thể song hành – muốn Tự Do thì phải giảm bớt Bình Đẳng, mà muốn Bình Đẳng thì phải giảm bớt Tự Do. Đó là chân lý. Các nhà lãnh đạo tài ba là tìm phương hướng dung hòa tự do và bình đẳng, còn các nhà lãnh đạo mị dân hay nêu lên sự công bằng xã hội (bình đẳng) đồng thời đòi hỏi tự do cá nhân để phát động những cuộc đấu tranh với mưu đồ chính trị. Phải thấy rằng: Tự thân con người đã có sự bất bình đẳng về thể lực và trí tuệ – không thể bắt một người tài ba, chăm chỉ có một đời sống ngang với người tài hèn, sức mọn và lười biếng. Tôi cũng nêu lên một điều để chúng nó suy ngẫm là sự  “cạnh tranh” – có cạnh tranh mới có tiến bộ. Trong nền kinh tế thị trường hay Tư bản chủ nghĩa “cạnh tranh” là một nhu cầu. 

Các nước theo CNXH nền kinh tế bình bình hay lụn bại vì nhà nước chỉ đạo không để cạnh tranh phát triển – Những điều tôi nói chúng nó bỏ ngoài tai. Chúng nó cho rằng đã lỗi thời lạc hậu – Những gì chúng nó học hỏi ở trường từ các thầy giáo có khuynh hướng thiên tả là cấp tiến đúng với trào lưu tuổi trẻ – chúng phủ nhận các giá trị truyền thống. Đôi khi thấy buồn. Trên hai mươi năm cố gắng nuôi con ăn học, những mong chúng nó thành công – nhưng chúng nó mới thành công trong nghề nghiệp chuyên môn,  chưa thành công trên phương diện làm người. 

Ông già an ủi: – Tôi thông cảm thế hệ của các ông, qua đây lăn vào công việc “ngày không thấy mặt trời, đêm không thấy trăng sao”, kiếm tiền nuôi con ăn học: bằng nọ, cấp kia… Khi ngưng tay làm (về hưu) cha con có dịp ngồi đàm đạo với nhau về vài vấn đề thời sự, nếu người cha an phận “dốt thì dựa cột, đứng nghe” không sao, nhưng có vài điều phản bác, đứa con “phản pháo” ngay: Cha biết gì – cha không thấy TV đã nói rõ ràng thế kia à…? Than ôi! Các đài nói tiếng Mỹ, các ông nghe như nghe sấm – chẳng hiểu gì. Các đài Việt Nam với lối “Truyền thông phường tuồng” không đáng tin cậy – các ông cho nước mắt chảy ngược về tim – âm thầm nhìn tuổi đời rơi rụng. Thật mỉa mai, đang ở một xứ văn minh nhất nhân loại, vẫn “khẩy” được vài câu thơ chua chát của ông Tú Xương: “Nhà kia lỗi đạo, con khinh bố. Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng”, cách nay trên trăm năm.

Người thanh niên nghe thấy chạnh lòng mới phát biểu: – Hai bác trách đám trẻ tụi con hơi quá. Hiện tượng ấy chỉ mới xảy ra trong mùa bầu cử năm nay thôi, chứ trước đây, con cháu trong các gia đình Việt Nam được xem là gương mẫu hiếu để. Nhiều người Mỹ đã có nhận xét như vậy và họ ngưỡng mộ văn hóa Việt Nam lắm. 

Thực ra thì do sự “hời hợt” của người Việt mình khi tiếp xúc với một nền văn hóa, chính trị Tự do, Dân chủ đa nguyên và phức tạp ở Hoa Kỳ, cho nên mới có những lố lăng – Như mùa bầu cử năm nay: Cương lĩnh của Đảng Dân Chủ về “Tự do cấp tiến”, và “Dân Chủ Xã Hội” đã được ứng cử viên TT Joe Biden quảng diễn. Đơn giản là đường lối của ông Joe Biden hầu hết ngược lại với chính sách của TT Donald Trump. Ai thấy phù hợp với lý tưởng và quyền lợi của mình thì bầu cho cụ. 

Đối với ứng cử viên TT Donald Trump còn dễ dàng để quyết định hơn: Bốn năm cầm quyền của ông và chính sách của Đảng Cộng Hòa vẫn tiếp tục như: Cấm phá thai – Giữ vững truyền thống và di tích lịch sử – Trật tự xã hội và thượng tôn pháp luật – Giảm thuế – Phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu. Đối ngoại: Tiếp tục đường lối cứng rắn với Trung cộng – Hạn chế nhập cư – Đối với Đồng minh thì sòng phẳng – Chú Sam không còn mở hầu bao, và “cõng” các nuớc Đồng minh rong chơi, liên hệ với Nga, Tàu để làm giàu, tiến lên hàng cường quốc – Chú Sam sắp xụm, sắp nhường chỗ số I cho Tàu cộng. Thời đó qua rồi – Bây giờ là “Nước Mỹ Trước Tiên” (America First), là “Làm Cho Nuớc Mỹ Vĩ Đại Trở Lại” (Make America Great Again).  Ai thấy thích hợp thì bầu ông Trump. 

Đơn giản chỉ có thế mà sao lại mạt sát, mắng mỏ, giận hờn, từ biệt nhau?

Có hai vấn đề thời sự gây tranh cãi nhiều nhất: Biện pháp chống và ngừa Covid-19 và Phân biệt chủng tộc: Người da đen đáng sống và Người da trắng thượng đẳng (Black lives matters và Supremacy) 

Với nạn dịch Covid-19, suy ngẫm cho cùng: Ông nào làm Tổng Thống cũng bị phê bình chỉ trích – Áp dụng các biện pháp gắt gao thì bảo độc tài. Trấn an, không muốn gây sự sợ hãi quá đáng thì bảo lơ là. Áp dụng tính thực dụng: Ai chết cứ chết, người khỏe vẫn tiếp tục đi làm, không để nền kinh tế tê liệt, sụp đổ toàn diện sẽ bị chỉ trích: coi thường mạng sống con người. Áp dụng biện pháp thụ động: Ngồi chờ qua hết dịch mới khởi động, có thể đưa đến tình trạng khốn cùng trên mọi phương diện, nhất là về kinh tế. Khi đó người dân sẽ than oán nhà lãnh đạo sai lầm – thiếu tầm nhìn chiến lược.

Cái khó ở một nước Tự Do, Dân Chủ là thế. Cho nên việc phòng chống nạn dịch hữu hiệu hay không tùy thuộc vào tài ba của các nhà khoa học và các chuyên gia y tế – Chuyện chỉ trích, phê bình các nhà lãnh đạo, chỉ là chiêu bài chính trị.

Vấn đề kỳ thị chủng tộc, xét cho cùng, ta sẽ thấy và có thể nói một câu không sợ sai: “Hoa Kỳ là xứ sở mang tiếng kỳ thị chủng tộc, nhưng là một nơi được luật pháp bảo vệ để mọi người được thăng tiến, là miền đất hứa tạo cơ hội cho tài năng, trí tuệ và lương tri phát triển”. Bởi vậy Hoa Kỳ là nơi nhiều người trên địa cầu muốn đến định cư để thực hiện giấc mơ Mỹ (American Dream). 

Có người sẽ hỏi: – Vậy tại sao có các phong trào: “Người Da Đen Đáng Sống” và “Da Trắng Thượng Đẳng”  (Black lives Matters – BLM và Supremacy – KKK). Xem ra, đây không phải sự phát xuất từ lương tri và trí tuệ mà từ cảm tính và mưu đồ. Cảm tính là bản chất của con người. Trong một xã hội thuần chủng vẫn thường xuyên có tình trạng nhóm người này tranh chấp, đố kỵ nhóm người kia vì quyền lợi, rồi bị các nhà lãnh đạo chính trị lợi dụng gây nên phong trào. Hoa Kỳ là quốc gia hợp chúng, nhiều màu da, nên sự tranh chấp đó được gán cho cái tên “kỳ thị chủng tộc” và bị các nhà chính trị lợi dụng. 

Những phong trào phát xuất từ cảm tính, thiếu trí tuệ và lương tri sẽ không phát triển và tồn tại lâu dài. Nhưng trong ngắn hạn đó, nó gây nên biến loạn, đau thương trong xã hội do tuyên truyền kích động, xúi dục … Gần đây, phe tả (Tân Tự Do) mà nhóm xung kích là BLM gây bạo loạn: đốt phá, cướp bóc, đập phá tượng đài, phủ nhận  ký ức lịch sử. Trước đây nhóm KKK, cổ xúy thuyết “Người da trắng thượng đẳng” được coi là tổ chức cực đoan cánh hữu, tấn công bạo lực, khủng bố, gây bao nỗi kinh hoàng.

Từ xưa, người đời thường khuyên nên “ôn cố tri tân” – bắt nguồn trong sách Luận Ngữ của Khổng Tử, chương Vi Chính: “ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ” (Ôn cái cũ mà biết cái mới, thì có thể làm thầy được rồi). Câu ấy cho ta lời khuyên: nhớ lại cái quá khứ để hiểu biết hơn về tương lai. Tiếc thay! Phái Tân Tự Do Cấp Tiến có khuynh hướng “phủ nhận các giá trị truyền thống” trong đó có một ít giới trẻ Việt Nam. 

Ngồi xem TV thấy tượng đài của Ông Columbus bị lôi xuống, tôi rưng rưng nhớ lại những gì đã đọc được trong cuộc hành trình của nhà thám hiểm Christopher Columbus, người đã khám phá vùng đất mới ngày 12-10-1492 với bao gian khổ và ý chí. Mặc dù có nhiều sử sách ghi lại Ông chưa nhìn thấy vùng đất Hoa Kỳ, nhưng Ông là nhà thám hiểm đầu tiên góp phần và truyền cảm hứng cho những người sau Ông tìm ra châu Mỹ.    

Ngày nay Mỹ trắng, Mỹ đen, Mỹ vàng có ai còn nhớ đến chiếc tàu Mayflower cập bến Plymouth, Massachusetts, ngày 18-12-1620? Các tiền nhân đó đã sống sót sau bao gian khổ, chết chóc vì dịch bệnh và thiếu lương thực – một năm sau những người sống sót đã làm Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) Thượng Đế – Ngày lễ đó lưu truyền qua bao thế hệ. Ngày nay chúng ta cùng ngồi thưởng thức món gà tây hầm và bắp luộc vào ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) trên một đất nước tươi đẹp và giàu mạnh này, trong lòng có một chút xao xuyến nào không hay chúng ta chối bỏ công lao khai mở đất nước Hoa Kỳ của các bậc tiền nhân, bây giờ đã đi vào ký ức lịch sử. 

Ai cũng cảm thấy xót xa về những người da đen đã trải qua trong thời kỳ nô lệ, và ai cũng hiểu rằng người da trắng khai nguyên Mỹ quốc, trong đó có bàn tay góp sức xây dựng của người nô lệ da đen tạo nên vùng “Đất hứa” mà Thượng Đế dành cho những kẻ khốn cùng lần lượt đến đây tìm cuộc sống mới: Tự do và Hạnh phúc. Kẻ trước, người sau đã đến đây chung sức tạo nên một quốc gia cường thịnh này. Cho nên nó không thuộc về  người “da trắng thượng đẳng” hay “da đen đáng sống”. Ai cũng được luật pháp bảo vệ, tạo cơ hội cho mọi người phát triển tài năng trong mọi lãnh vực. Người da đen, kể cả da vàng đã có chỗ đứng xứng đáng tùy theo khả năng. Nhưng xem ra, người da đen vẫn còn mang “hoài niệm ẩn ức” về Tổ tiên, nên thường có đòi hỏi qua hành vi bạo động. 

Theo thống kê của FBI, năm 2016, người Mỹ gốc Phi châu gây ra 52% vụ giết người và 54% với các tội phạm khác, mặc dù họ chỉ chiếm13% dân số Mỹ (Wikipedia).

Bạo động – mạnh được yếu thua – chỉ tồn tại trong sinh hoạt “bầy đàn” vào thời kỳ sống trong bộ lạc. Nó sẽ không tồn tại trong xã hội văn minh. Thượng đế cho con người cái lương tri và trí tuệ – Chính điều đó sẽ hướng dẫn con người ra khỏi cơn mê để hướng về lẽ phải. 

Tôi viết miên man, định chấm dứt và gởi bạn bè đọc chơi. Bỗng nghe bản tin: TT Trump nhiễm “China Virus” (chữ của TT Trump đặt tên cho Virus Corona) mở màn cho chuyện “Bất ngờ Tháng Mười”(October Surprise) trong mùa bầu cử. Ôi! Sự vô thường trong kiếp nhân sinh… Tôi ngửa mặt lên trời “lẩy” mấy câu Kiều: 

“Ngẫm hay muôn sự tại Trời. 

Trời kia đã bắt làm người có thân

Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao

Có đâu thiên vị người nào

Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai… 

Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần!”.

Tôi không còn hứng khởi để bấm nút “Send” (gởi) nhưng tiếc công ngồi “gõ” bàn phím mấy đêm nên đổi ý – Bây giờ, gởi đến các bạn xem chơi. Nếu thấy điều gì không vừa lòng thì quên đi – coi như không đọc bài này cho thân tâm an lạc.

Tham luận 155: Mục Tiêu của Những Diên Biến Thời CuộcThanh Thủy (17/10/2020)

I.- Chánh trị quốc tế không đơn giản chút nào:

Điều nầy quả đúng vì mỗi quốc gia đều có những quyền lợi riêng và quốc gia nào cũng đều muốn đạt được lợi ích cho đất nước của mình trên hết, vì vậy, trong vấn đề bang giao quốc tế có muôn mặt để thảo luận giữa các nước với nhau, nếu không khéo rất dễ xãy ra những xung đột về quyền lợi.

Trong một tổ chức, một đoàn thể, đôi khi có những vấn đề nhỏ nhặt đem ra thảo luận với nhau còn không giải quyết được thỏa đáng thì huống gì chuyện quốc gia đại sự giữa những người không cùng chũng tộc với nhau, nhứt là vấn đề chánh trị giữa hai nước.

1.- Đối với những quốc gia nhỏ, nghèo thì đương nhiên việc đòi hỏi quyền lợi cho nước mình càng khó khăn hơn, phải chấp nhận nhiều thiệt thòi hơn nếu cấp lãnh đạo  thiếu khôn khéo, thiếu bản lãnh và tham nhũng trong việc bang giao với những quốc gia lớn, giàu có và hùng mạnh. Điều nầy hiện đang xãy ra, đã khiến nhiều quốc gia nghèo bị vướng vào bẫy nợ khi bang giao với Trung Cộng.

2.- Đối với Mỹ: Mỹ là quốc gia tiêu biểu cho sức mạnh và sự giàu có, là một siêu cường quốc trên thế giới, tuy nhiên, mọi việc làm của họ cũng đều vì quyền lợi của nước Mỹ trên hết. Đó là việc tất nhiên không ai có thể trách gì họ được, nhưng khi chánh quyền Mỹ muốn hợp tác với những nước nghèo, nhỏ bé như Việt Nam, Phi Luật Tân chẳng hạn, dĩ nhiên đều vì quyền lợi của Mỹ, tuy nhiên Việt Nam và Phi Luật Tân có là con cờ của Mỹ hay không là việc khác, hoàn toàn tùy thuộc vào sự khôn khéo của giới lãnh đạo quốc gia mình, biết lợi dụng hoàn cảnh trong sự hợp tác để tìm quyền lợi cho đất nước mình hay không mà thôi.

Ví dụ như Nhựt sau thế chiến thứ 2, Nam Hàn sau việc đẫy lui đoàn quân của Mao Trạch Đông năm 1953, hai quốc gia nầy đã bị Mỹ kiểm soát chặt chẽ, nhưng nhờ sự khôn khéo và biết lợi dụng hoàn cảnh, họ đã luồn lách để không trở thành con cờ của Mỹ như nhiều người nghĩ, mà trái lại, họ còn vươn lên được và trở thành những cường quốc giàu mạnh trên trường quốc tế như hiện nay.

3.- Việc Mỹ không giúp ông Ahmed Chalabi sau khi lật đổ Saddam Hussein của Iraq chỉ vì ông nầy không có bản lãnh như Nhựt Hoàng, cũng không được giỏi như Lý Thừa Vãn và những vị lãnh đạo kế tiếp của Nam Hàn. Có lẽ ông Chalabi không nghĩ bang giao quốc tế không có tình cảm hay ý thức hệ mà chỉ thuần về quyền lợi nên đã bị thất bại.

Nếu như người Việt Nam mình đấu tranh, dầu có sôi nổi nhưng quan điểm cứ lập lờ, dĩ nhiên sẽ không chứng minh được quyền lợi của Mỹ sau thời hậu chiến thì làm sao mình có thể thuyết phục được những cơ quan như IRI, NDI, Solidarity Center lập chương trình cho Việt Nam mình được, rất dễ bị lâm vào hoàn cảnh của ông Ahmed Chalabi.

Chúng ta còn nhớ, vào năm 1984, khi đi vận động thành lập những Ủy Ban Yễm Trợ Cho Công Cuộc Giải Phóng Việt Nam, Gs.Nguyễn Ngọc Huy đã nêu quan điểm của mình rất rõ ràng và quyền lợi những quốc gia tham gia ra sao sau khi công cuộc tranh đấu thành công, cho nên Gs. Nguyễn Ngọc Huy thành công rất nhanh chóng, đầu tiên ra đời Ủy Ban Pháp Yễm Trợ Việt Nam Tự Do do ông Đô Trưởng Paris Pier Bas làm Chủ tịch, kế tiếp là Ủy Ban Anh Yễm Trợ Việt Miên Lào Tự Do do bà Roland Pill làm Tổng Thơ Ký và quan trọng hơn hết là Ủy Ban Quốc Tế Yễm Trợ Việt Nam Tự Do do ông Paul Vankerkhoven làm chủ tịch. Phong trào nầy rất sôi nổi và phát triễn mạnh mẽ trên nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng rất tiếc là sau khi Gs Huy nằm xuống, những người kế nhiệm không còn theo quan điểm của Gs.Huy nữa, cho nên các Ủy Ban nầy đều tan rã vì những vị tham gia không thấy quyền lợi của quốc gia họ ở đâu sau khi công cuộc tranh đấu thành công.  

II.- Tình hình nước Mỹ:

Nước Mỹ có 2 đảng Dân Chủ và Cộng Hòa thay nhau cầm quyền, đảng Dân Chủ lo về phúc lợi dân sinh, đảng Cộng Hòa chủ trương đầu tư và phát triễn kinh tế rộng lớn ra bên ngoài để mang nguồn quyền lợi về xây dựng đất nước, cho nên Gs.Nguyễn Ngọc Huy mới ví 2 đảng nầy như 2 chân của con người, chân trái bước đi rồi thì chân mặt phải bước tiếp theo để tạo sự thăng bằng cho cơ thể, nhờ vậy mà cơ thể luôn vững vàng, không bị té quỵ. Đó là nguyên tắc cơ bản, hai đảng phối họp nhịp nhàng đã làm cho nước Mỹ trở nên hùng mạnh, dân chủ pháp trị và tự do nhứt thế giới

Nhưng từ khi ông Donald Trump được đắc cử làm Tổng thống thứ 45 của Mỹ thì điều kiện căn bản nầy đã thay đổi. Người ta thấy ông Trump bao dàn, lo toan đủ mọi thứ, đem nhiều triệu việc làm từ Trung Cộng về Mỹ, giãm tối đa nạn thất nghiệp, giãm thuế để khích lệ sự tăng trưởng kỹ nghệ và mọi ngành nghề, tiêu diệt khủng bố, cân bằng cán cân mậu dịch với mọi quốc gia và nhứt là với các đồng minh Âu Châu, Úc Châu, Đại Hàn, Nhựt Bổn, Canada, Mễ …Áp thuế vào hàng hóa Trung Cộng nhập cảng vào Mỹ tạo một nền kinh tế được phát triễn vượt bậc…trong khi đó, thay vì giúp Tổng thống Trump điều hành quốc gia, tạo phúc lợi cho người dân thì người ta ít thấy điều nầy xãy ra mà đảng Dân Chủ lại chú tâm vào việc quấy phá, luận tội Tổng thống Trump một cách cay nghiệt, moi móc mọi việc, việc nhỏ xé ra to, việc không nói có…,tạo ra đủ thứ phiền hà mục đích là tìm cách truất phế Tổng thống kễ từ khi ông mới vừa nhậm chức, mục đích chỉ vì sợ mất quyền lợi cá nhân và đảng phái. 

Nếu là một người khác ở vào địa vị nầy, có lẽ họ không còn thời giờ, không còn tâm trí sáng suốt để có thể vượt qua những khổ nạn nầy trong suốt gần 4 năm qua, nói chi đến việc điều hành đất nước Mỹ thành công tốt đẹp trên mọi lãnh vực như mọi người đã thấy.

1.- Người ta cho rằng đảng Dân Chủ Mỹ có triết lý dân chủ, nhân quyền và hướng về Bình Đẳng thì không thể là theo Xã Hội Chủ Nghĩa, điều nầy đúng một phần về căn bản, nhưng từ khi ông Trump lên cầm quyền thì triết lý nầy không còn được đảng Dân Chủ tôn trọng nữa:

a.- Về mặt dân chủ, họ thi hành một cách kỳ quái, làm ngơ cho bọn BLM, Antifa biểu tình bạo động, đập phá nhà cửa, hàng quán, ngân hàng, giết người, cướp của từ nhiều tháng nay, thậm chí họ còn đòi chiếm những khu vực ở những tiểu bang do người của đảng Dân Chủ cầm quyền để thành lập những khu vực tự trị riêng cho họ, trong khi đó một số dân biểu, thượng nghị sĩ của đảng Dân Chủ còn lên tiếng binh vực, cho rằng những nhóm hành động tội phạm nầy làm như vậy là họ đã thực thi quyền bình đẳng và lấy lại tài sản của ông cha họ ngày xưa đã bị cướp đoạt.

Dân chủ và Bình đẳng kiểu nầy có lẽ trên thế giới không có bất cứ một chánh quyền nào chấp nhận được, nhưng trớ trêu thay lại xãy ra ngay trên đất Mỹ, rập khuôn như thời kỳ của phong trào Hồng Vệ Binh của Mao Trạch Động ngày trước, những hành động nầy của họ với cờ xí búa liềm công khai, họ đã tự hiện nguyên hình là đã chạy theo Xã Hội Chủ Nghĩa, là chạy theo Cộng sản Chủ Nghĩa chớ đâu cần gì ai phải tuyên truyền cho ai.

Tự hỏi vào lương tâm của chính mình là nếu một ngày nào đó, nếu được cầm quyền ở Việt Nam Tự Do, liệu chúng ta và người dân có muốn thấy những cảnh tương như vậy xãy ra trên đất nước mình không? Hỏi là tự mình trả lời rồi vậy!

Thời Việt Nam Cộng Hòa đã có nhiều trường hợp xãy ra đã chứng minh điều nầy là rất thật:

b.- Năm 1972, sau khi bị Việt cộng đem toàn lực tấn công bất ngờ vào Quảng Trị, Sư đoàn 3 thất thủ, binh sĩ bị thất tán vì mất cấp chỉ huy nên hàng ngủ bị tan rã, tàn binh kéo nhau chạy về thành phố Huế. Nhiều kẻ bất lương trà trộn vào thành phần nầy đi đập phá nhà cửa và các cơ sở kinh doanh để cướp giựt, giết người, đốt chợ, hôi của, tạo nên sự hỗn loạn cùng cực công khai ngay giữa thành phố, chánh quyền tỉnh Thừa Thiên, Huế đều bất lực. Tướng Ngô Quang Trưởng từ vùng 4 được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đưa ra Vùng 1 để đương đầu Việt cộng và dẹp loạn. Ông đem một đơn vị nhỏ của lực lượng Nhãy Dù ra trấn giữ thành phố và thẳng tay trừng trị những kẻ bạo loạn ngay tại hiện trường.

Không đầy một tuần lễ, những cuộc bạo loạn đã được dẹp tan, thành phố Huế trở nên yên tĩnh và ổn định, dân chúng vô cùng vui mừng, hân hoan xem Tướng Trưởng là một ân nhân, là vị anh hùng cứu tinh của người dân Huế.

c.- Năm 1975, khi vùng 2 thất thủ, tỉnh Phan Rang cũng bị rơi vào tình trạng hổn loạn như vậy đến nổi khiến ông Tỉnh Trưởng và các viên chức phải rời khỏi tỉnh, rút về Phan Thiết. Khi lực lượng Nhãy Dù từ Khánh Dương rút về, cũng dùng biện pháp gắt gao để giữ trật tự, ngay lập tức, tỉnh Phan Rang được tái lập trật tự trước sự vui mừng của nhân dân và thành phố được trở lại sinh hoạt bình thường.

Những biện pháp mạnh mẽ nầy, cho tới ngày nay chưa thấy có bất cứ một người dân Việt Nam nào lên tiếng than phiền hay chỉ trích, chỉ trừ bọn Việt cộng.

Đó là những việc làm chánh đáng, những cuộc bạo loạn hiện ra sờ sờ trước mắt như vậy, một vị lãnh đạo không ương hèn, tâm trí sáng suốt, vì dân và có quyết tâm, không ai có thể chấp nhận vì hai chữ nhân quyền trước những kẻ bất lương để làm cho người dân phải lâm vào cảnh tang thương, nhà tan cửa nát và chết chốc một cách oan uổng.

2.- Dẫn lời câu ngạn ngữ của Mỹ:Chính trị nội bộ không xa hơn bìa nước”. Quả đúng vậy, nhìn xem khắp thế giới có nước nào làm chính trị giùm cho nước khác bao giờ, vì nếu có thì bị kết tội xen vào nội bộ nước người ta, duy chỉ có những nước lớn chuyên dùng quyền lực và sức mạnh của mình mới làm như vậy để đàn áp, bắt chẹt các nước nghèo, nhỏ bé không có sức đề kháng nổi để ràng buộc họ vào bẫy nợ hoặc buộc họ tự nguyện ký kết vào những ràng buộc chánh trị như Tàu với Việt cộng, Tàu với Miên, Lào, Tàu với Miến Điện, Tàu với những nước nghèo ở Phi Châu, ở Nam Mỹ, Tàu với với Sri-Lanca….để dễ bề sai khiến và trục lợi.

3.- Về phần Gs. Nguyễn Ngọc Huy lúc sanh tiền đã từng nói:Gây chuyện ngoài thế giới thường là các Tổng thống Dân Chủ (Chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam…, và phải dẹp dẹp sạch sẽ để buôn bán làm ăn thường là các Tổng thống Cộng Hòa”.

Chính xác là như vậy, chính Bill Clinton mở cửa cho con cọp Tàu sút chuồng, vươn vai đứng dậy, tạo nên khủng bố khắp nơi, đâm sập hai tòa nhà chọc trời của Mỹ ở New York, Bush con tiếp theo, nhưng vì bất lực, dầu là Cộng Hòa nhưng vẫn hùa theo, ký cho con cọp nầy vào WTO.

Đến thời Obama, tuyên bố xoay trục sang Á Châu nhưng không làm gì cả, có thể đó chỉ là miếng mồi tung ra để thả câu, cho nên cứ để mặc cho Mỹ bị thâm thụt mậu dịch khủng khiếp trong việc bang giao thương mãi với Tàu, làm ngơ để cho Tàu lộng hành tạo nhiều bẫy nợ trên khắp thế giới, vẽ đường lưỡi bò để muốn nuốt trọn Biển Đông, dẫn tới bất lực để Tàu mở ra con đường Tơ Lụa với mục đích mở chiến dịch chiếm lĩnh và thống lãnh toàn cầu, và còn phải đành cam chịu nhận lãnh sự hèn hạ và khinh bĩ khi bị Tàu làm ô nhục, cho xuống cửa hậu trong chuyến viếng thăm Trung Quốc lần sau cùng, chưa hết, ông ta còn phải chịu đựng sự khinh bĩ hèn hạ đến nổi bị Kim Jong Un của Bắc Hàn và Duterte của Phi Luật Tân mắng nhiết thậm tệ. Tất cả đều là hậu quả của những nguyên nhân tạo nên thế đối đầu cho một cuộc chiến khốc liệt trong tương lai, nếu kịp xãy ra, nó sẽ gây nên một thảm trạng tàn khốc cho nhân loại và luôn cả Mỹ.

4.- Sự phục hồi nước Mỹ (MAGA): Khi lên cầm quyền, gần 4 năm qua, Tổng thống Donald Trump đã lấy lại hầu như tất cả những gì đã mất và lấy lại danh dự cho nước Mỹ. Bắc Hàn không còn phóng hỏa tiễn liên tục để hăm dọa và không còn dám có những lời lẻ khiếm nhã như trước đây, Phi Luật Tân cũng vậy, mặc dầu nghiêng hẳn về Trung Cộng nhưng cũng không thấy một lời khiếm nhã nào của Duterte đối với Mỹ và đối với TT Trump.

Riêng đối với Trung Cộng, dầu là một đối tác thương mại to lớn với Mỹ, nhưng đã bị TT Trump áp thuế vào hàng hóa nhập vào Mỹ rất nặng, thâu hồi lại những thất thoát mậu dịch trước đây, thâu hồi lại tài nguyên  nhân lực, trí tuệ và vật lực về Mỹ, tạo công ăn việc làm cho công dân Mỹ, làm cho Trung Cộng bị thiệt hại trầm trọng về kinh tế và rất có nguy cơ dẫn đến phá sản và sụp đổ chế độ Cộng sản của ông Tập Cận Bình, đặc biệt xây dựng được “bức trường thành” kiên cố dọc theo biên giới Mễ để ngăn cản những thành phần di dân bất hợp pháp vốn trà trộn trong đó những thành phần bất lương, trộm cướp mang theo những số lượng khổn lồ các loại xì ke, ma túy, những thứ làm băng hoại xã hội một cách khủng khiếp.

Có thể đó là điềm Trời, gíúp cho nước Mỹ có được một vị lãnh đạo anh minh, chẳng những giúp cho nước Mỹ được cường thịnh trở lại mà còn cứu vớt cho nhân loại thoát khỏi những tai kiếp trong tương lai.

III.- Ngày xưa Gs. Nguyễn Ngọc Huy cũng thường nói:” Trung Cộng và Việt Cộng là 2 quốc gia có những liên quan mật thiết với nhau. Nếu một trong hai nước nầy bị sụp đổ thì nước kia cũng sẽ bị họa lây”.

Thật vậy, Trung Cộng và bọn Việt cộng cùng ký kết với nhau bằng văn bản ”4 Tốt và 16 Chữ Vàng”, ràng buộc nhau bằng những ngôn từ rất mị dân như: Môi hở Răng lạnh, cùng ý thức hệ Cộng sàn với nhau, có một nền Văn hóa chung, Sông liền Sông, Núi liền Núi, không thề tách rời ra được. Nhưng ai cũng biết miệng lưỡi của người Cộng sản là chuyên môn tráo trở, nói một đàng làm một nẽo, trân tráo không biết nhục áp dụng qua câu châm ngôn lừng danh của bọn họ là “ Cứu Cánh biện minh cho Phương Tiện”, đại quốc Trung Cộng siết cổ tiểu quốc Việt cộng là điển hình cụ thể hoàn toàn nằm trong câu châm ngôn đó, chỉ toàn là áp chế, phản phúc chớ không có gì là anh em đồng chí với nhau gì cả.

Thực tế là vậy, nhưng nếu một ngày nào đó Trung Cộng sụp đổ, Việt cộng không còn chổ dựa để cầm quyền, luật đào thãy cho bọn họ đương nhiên sẽ đến. Còn nếu như Việt cộng sụp đổ và Việt Nam sẽ trở thành một nước Dân Chủ Tự Do thì Trung Cộng cũng phải đành dậm chân tại chổ vì không còn đường để bành trướng con đường tơ lụa huyết mạch của họ xuống phương Nam, đồng thời bị Mỹ và thế giới bao vây, giấc mơ Đại Hán của họ Tập rất khó mong thành tựu.

1.- Những điều thuận lợi chợt đến: Chánh sách của Tổng thống Trump ngay từ đầu đã dồn mọi nổ lực để quyết tâm triệt hạ những mưu đồ đen tối của Trung Cộng, phá tan giấc mộng làm bá chủ thế giới của họ Tập và xóa sổ những quốc gia hiện còn chạy theo đuôi Chủ nghĩa Xã hội. Nếu việc làm của ông Trump thành công, đảng Cộng sản của ông Tập Cận Bình sẽ bị sụp đổ thì tất nhiên chổ dựa lưng duy nhứt của bạo quyền Việt cộng hiện nay sẽ không còn nữa, nếu không chịu thức thời, tất nhiên sẽ sụp đổ theo.

Trung Cộng hiện nay có những biểu hiệu rất chao đảo ngay khi đòn kinh tế đầu tiên của Mỹ được tung ra, và liên tiếp bị Mỹ đánh dồn dập về mọi mặt như ngoại giao, tình báo, văn hóa, kỹ thuật…đã khiến cho các doanh nghiệp đều rút lui và thế giới ngoãnh mặt.Tình trạng nầy rất có thể sẽ làm cho nền kinh tế Trung Cộng khó tránh khỏi bị khánh tận và sụp đổ chế độ như nhiều chuyên gia dự đoán trước

2.- Chiến thuật giương đông kích tây: Sự biểu dương lực lượng như dọa đánh chiếm Đài Loan, gây sự với Nhựt ở biển Hoa Đông, gây chiến với Ấn Độ và phát uy vũ lực ở Biển Đông có thể chỉ là những trò giương đông kích tây để tạo hỏa mù đánh lạc hướng chú ý của dư luận, vì họ Tập cũng thừa biết là không thể chiến thắng những mặt trận nầy được khi Mỹ và đồng minh của Mỹ sẽ không chịu ngồi yên vì quyền lợi kinh tế của họ. Mặt trận chánh yếu và duy nhứt mà họ Tập hy vọng có thể thắng được Mỹ là áp dụng kỹ thuật dùng Nhu để thắng Cương, tức là phát động chiến dịch vũ khí Sinh Học để đương đầu với Mỹ. Mưu sự nầy rất thâm sâu vì nếu tiêu diệt được Mỹ rồi thì giấc mộng gồm thâu thiên hạ sẽ nằm gọn trong tầm tay của họ Tập.

Với những diễn biến hiện tại, chưa chắc gì vũ khí Sinh Học của Tàu có thể làm gì được Mỹ vì Tổng thống Trump đã trả đủa bằng những lời tuyên bố đã sớm làm ra được Vaccin, vừa để trấn an dư luận và cũng vừa để cho họ Tập tan đi giấc mộng ngông cuồng mà chịu hạ quyết tâm, tránh xãy ra một cuộc chiến quy mô mà kết quả là Trung Cộng sẽ bị xóa sổ, là thảm cảnh “núi xương, sông máu” vô ích. Dù là vô tình hay hữu ý, đó chẳng phải là một cách hành xử nhân đạo của ông Trump sao?

Ngày bầu cử Tổng thống Mỹ đã gần kề, còn không đầy 3 tuần lễ nữa, có thể còn một hy vọng yếu ớt cuối cùng của họ Tập là muốn liên danh khác lên thay thế ông Trump hầu dễ bề mua chuộc sau nầy. Bởi vậy, nhiều dư luận cho rằng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ kỳ nầy sẽ vô cùng khốc liệt vì những sự đầu tư của các thế lực chống ông Trump dồn vào đó rất lớn lao với hy vọng làm đảo lộn thế trận, nhưng thông thường là Trời bất dung gian, nên những bàn tay lông lá, gian tà đầy mưu sự nầy chắc chắn sẽ không thoát qua được khỏi lưới trời, bởi vậy, sau khi ông Trump thắng cử, gã họ Tập của Trung Cộng, nếu ý thức được vấn đề, chắc chắn sẽ nhận thấy không còn con đường nào khác ngoài việc đành phải hạ giọng, xuống nước quy hàng, chỉ trừ trường hợp vì quá thất vọng nên đâm ra liều mạng, tuy nhiên chuyện nầy có phần chắc khó xãy ra. 

IV.- Kết luận

Chúng tôi thường đề cập đến trong nhiều bài tham luận trước là Mỹ dùng vũ lực quân sự hay kinh tế, hay bằng cách nào khác để đánh đổ đảng Cộng Sản Trung Quốc tất cả đều vì quyền lợi của Mỹ chớ không vì bất cứ quốc gia nào khác, nhưng nếu đảng CSTQ sụp đổ thì dĩ nhiên người dân Trung Quốc sẽ tự vùng lên để bẽ gãy xích xiềng nô lệ, xây dựng một nước Trung Hoa dân chủ tự do, và dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam và những quốc gia nghèo nàn trên khắp thế giới. Đó là một định luật khoa học tự nhiên, khi điều kiện thay đổi thì hậu quả sẽ thay đổi theo, không có gì rào cản được, không có ai hay bắt buộc ai được.

Trong kỳ sang Việt Nam mấy năm trước đây, ông Trump có ca tụng hai vị nữ anh hùng của Việt Nam ta là hai Bà Trưng. Đó là một thông điệp rõ ràng để nhắc khéo người Việt Nam nên biết lợi dụng thời cơ để tự mình giải thoát cho chính mình chớ đừng mơ tưởng đến một ngày nào đó nằm chờ quả sung rụng ngay vào miệng hay mơ tưởng đến việc bất chiến tự nhiên thành.

Là con người ai cũng đều có những cá tánh riêng, ưu khuyết điểm đều quyện lấy nhau thắc chặt trong con người, tạo nên một đặc tính riêng, một thiên kiến riêng bền chặt trong con người đó mà ngay cả những bậc thánh nhân từ xưa đến nay cũng chưa chắc có vị nào tránh khỏi. Điều quan trọng mà chúng ta cần quan tâm là những việc làm của họ có ảnh hưởng ra sao đến cộng đồng, đến xã hội, đến mọi người và đến vận mệnh của đất nước mình ra sao để tìm cách lợi dụng thời cơ, tạo thuận lợi cho công cuộc tranh đấu của mình mau chóng đạt đến sự thành công vốn đã bị dồn vào ngõ cụt hơn 45 năm qua vì dịp may chưa lần nào đến.

Nếu cứ mãi nhắm mắt công kích vào tư chất cá nhân của một lãnh tụ mà không nghĩ đến những việc làm hữu ích của họ, quả thật là một sai lầm quá đáng. Xin nhắc lại câu nói để đời của nhà bác học nguyên tử Robert Einstein để thay lời kết: “ Phá vỡ một nguyên tử không khó bằng phá vỡ một thiên kiến”.

Thanh Thủy

Vì sao TT Trump phải đối mặt với quá nhiều thù trong giặc ngoài?

Tổng thống Donald Trump là một hiện tượng chính trị lạ lùng chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông chưa từng kinh qua bất cứ một chức vụ nào, cho dù là chức vụ nhỏ bé trong sự nghiệp của một chính trị gia.
Ông là một nhà tài phiệt với hồ sơ “chính trị” là con số 0 tròn trĩnh, lại thẳng tiến một mạch vào Nhà Trắng, bỏ sau lưng những đối thủ chính trị sừng sỏ như cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton hay Thượng nghị sĩ lừng danh John McCain. Giới chính trị, học thuật và truyền thông “tiên đoán” rằng, với một vị Tổng thống “không biết gì về chính trị”, Donald Trump sẽ làm nước Mỹ tan nát và khiến thế giới lanh tanh bành.

Nhưng sau hơn ba năm “cầm lái” nước Mỹ, TT Donald Trump không những không làm nước Mỹ tan nát mà lại trở nên hùng cường với những kỳ tích, như sự bùng nổ việc làm đáng kinh ngạc (tạo ra 7 triệu việc làm), thị trường chứng khoán liên tục tăng ở các mốc kỷ lục, chỉ số Nasdaq lần đầu tiên vượt mốc 9.000 điểm – ghi nhận đỉnh cao kỷ lục mọi thời đại, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong hơn nửa thế kỷ qua…
Tổng thống Trump cũng xây dựng lại quân đội hùng mạnh, thiết lập một lực lượng thẩm phán tài ba, cải cách tư pháp hình sự, cắt giảm thuế mang tính lịch sử, loại bỏ bảo hiểm y tế cá nhân bắt buộc; thành lập binh chủng mới trong Quân đội Hoa Kỳ kể từ năm 1947 – Lực lượng Không gian Hoa Kỳ và đưa nước Mỹ trở thành Nhà sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới.

Có thử thách nào tệ hại hơn đối với một Tổng thống Mỹ khi phải đối mặt với thủ tục bị luận tội và truất phế. Sau hơn 2 tháng điều tra với khoảng 12 cuộc điều trần công khai và 15 cuộc điều trần kín, với bản báo cáo dài hơn 300 trang của Ủy ban Tư pháp Hạ viện, cùng cuộc “tổng tấn công” của hàng loạt báo chí truyền thông cánh tả, người ta lo ngại TT Trump sẽ bị “rối trí” mà “gục ngã”.

Tuy nhiên, với một con người từng trải qua nhiều năm thăng trầm với “đế chế” TRUMP, thủ tục luận tội chỉ là “cú thôi sơn” trong một chuỗi những cáo buộc mà ông phải hứng chịu từ các đối thủ chính trị kể từ khi ông trở thành ông bước vào Tòa Bạch Ốc. Như một võ sĩ kiên cường so găng trên “võ đài” chính trị khắc nghiệt tại Washington, trận đấu càng gay cấn thì càng khiến TT Trump trở nên mạnh mẽ.

Có thể nói Donald Trump là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên dám đối đầu toàn diện với những nỗ lực của ĐCSTQ hòng thống trị thế kỷ 21 thông qua những hành động “côn đồ” cả về quân sự, kinh tế lẫn ngoại giao.

Bất chấp mọi khó khăn khi bị Đảng Dân chủ bủa vây, quấy phá liên tục trong suốt hơn 3 năm tại vị, TT Trump vẫn điều hành đất nước một cách tài tình, đưa nền kinh tế Mỹ vươn lên mạnh mẽ trong thế rồng bay, đại bàng cất cánh.

Bên cạnh đó, ông nhấn chìm nền kinh tế Tàu Cộng – vốn tích góp được hàng nghìn tỷ đôla từ thặng dư và “trộm cắp” trong suốt hơn 30 năm hưởng lợi từ thời 4 vị Tổng thống tiền nhiệm – vào tình thế ngày càng lún sâu trong cảnh khốn khó của nợ nần, phá sản và suy thoái.

Từ thái độ ngông nghênh, coi thường mọi quốc gia trên thế giới, rải tiền nuôi Giấc mộng Trung Hoa cho các nước chư hầu dễ bảo và sẵn sàng trừng phạt, “nghỉ chơi” với các nước “cứng đầu”, Tàu Cộng từng liểng xiểng trước uy lực của ông Trump, phải nhân nhượng ký vào bản thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Mỹ – một bước hụt hơi của ĐCSTQ trong cuộc đọ sức dài hơi với Tổng thống Trump.

Không giống như các vị tổng thống tiền nhiệm luôn lo ngại và né tránh Tàu Cộng, TT Trump không ngần ngại nhiều lần chỉ ra rằng, ông coi mối quan hệ giữa Mỹ và Tàu Cộng giống như một phép cộng có tổng bằng 0, mà phần thua thiệt nặng nghiêng về đất nước ông.

Ông trừng phạt Tàu Cộng bằng các đòn thuế quan lên tới hàng trăm tỷ đôla, ra lệnh các công ty lớn của Mỹ rút khỏi TQ, cổ vũ đồng minh ngừng làm ăn với đất nước này, đồng thời trừng phạt và cho vào danh sách đen hàng loạt các “ông lớn” của Tàu Cộng như ZTE, Huawei, yêu cầu Canada bắt giữ Giám đốc Tài chính của Huawei, quản thúc tại gia…

TT Trump cũng gây áp lực lên các Chương trình Trao đổi Văn hóa và Ngôn ngữ do ĐCSTQ tài trợ cho các trường ĐH Hoa Kỳ núp dưới bóng các Viện Khổng Tử, buộc nhiều trường ĐH Mỹ liên tiếp phải đóng cửa các Viện này – mà thực chất là cánh tay nối dài của mạng lưới tuyên truyền của ĐCSTQ.

Ông “cấm cửa” không cho Tàu Cộng tham gia cuộc tập trận quân sự quốc tế RIMPAC để “trừng phạt” nước này về tội quân sự hóa biển Đông. TT Trump ra lệnh cho các chiến hạm Mỹ (mang theo vũ khí nguyên tử) “vần vũ” liên tục trên biển Đông suốt năm 2019, và đi qua eo biển Đài Loan tới 9 lần (lần cuối cùng vào ngày 12/11/2019). Đây không khác gì là lời cảnh cáo gửi tới chính quyền Bắc Kinh, đồng thời gửi thông điệp ủng hộ mạnh mẽ của nước Mỹ tới Đài Loan, trong bối cảnh vùng lãnh thổ này bị Tàu Cộng nhăm nhe đe dọa bạo lực nhiều năm hòng thu hồi Đài Loan về một mối.

Cũng chưa có đời tổng thống Mỹ nào lại “đủ” can đảm ủng hộ Đài Loan mạnh mẽ như TT Trump. Ông điện thoại chúc mừng bà Tổng thống Thái Anh Văn – được coi là cuộc điện thoại trực tiếp đầu tiên của một vị đứng đầu nước Mỹ kể từ năm 1979, khi quan hệ chính thức giữa Mỹ và Đài Loan bị cắt đứt. TT Trump ra các tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ bà Thái Anh Văn, và phê duyệt thương vụ vũ khí lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua đối với hòn đảo này, ban hành Đạo Luật Bảo vệ Đài Loan (TAIPEI Act).

Bất chấp mọi đe dọa của Tàu Cộng – từng khiến nhiều vị tổng thống tiền nhiệm chùn bước, ông Trump phá vỡ mọi giao thức, vô hiệu hóa các lời đe dọa của Tàu Cộng, ký ban hành đạo luật Dân chủ và Nhân quyền bảo vệ Hồng Kông (11/2019).

TT Trump không những không làm thế giới tanh bành mà lại khiến nó trở nên trật tự, công bằng hơn. Chính quyền Trump đã đánh bại Nhà nước Hồi giáo Caliph và tiêu diệt thủ lĩnh khủng bố số 1 thế giới Baghdadi; tiêu diệt Tướng Qassem Soleimani – Tư lệnh Lực lượng Quds tại Iraq trực thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran; rút khỏi thỏa thuận hạt nhân khủng khiếp với Iran; hủy bỏ Thỏa thuận khí hậu Paris không công bằng và tốn kém; ký kết lại Hiệp định thương mại USMCA giữa Hoa Kỳ, Mexico và Canada thay thế cho Hiệp định thương mại tự do NAFTA cũ; đạt được các hiệp định thương mại mới với Nhật Bản và Nam Hàn; rút khỏi hiệp định TPP – vốn gây bất lợi cho nước Mỹ.

Bên cạnh đó, TT Trump đe dọa “xóa sổ” Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mà ông coi chỉ làm lợi cho TQ, cũng như rút Mỹ ra khỏi Hội đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc khi ông cáo buộc tổ chức này cho phép các nước có hồ sơ vi phạm nhân quyền như Tàu Cộng, Iran, Nga… trở thành thành viên.
TT Donald Trump đã đảo ngược chính sách của Hoa Kỳ kéo dài hàng thập kỷ khi ông mạnh mẽ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, mở đại sứ quán Hoa Kỳ tại đây và công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan – một quyết định táo bạo và liều lĩnh mà những vị tiền nhiệm của ông đều tìm mọi cách trì hoãn.

Tổng thống Donald Trump phát biểu: “Trong vài thập kỷ qua, mọi Tổng thống trước đó đều hứa sẽ chuyển Đại sứ quán Hoa Kỳ đến Jerusalem. Và họ không bao giờ hành động, họ không bao giờ làm điều đó. Họ không bao giờ có ý định làm điều đó”.

Ông không ngại va chạm, đối đầu – từ đối thủ cho tới đồng minh, từ các liên minh quân sự cho đến các nước bất hảo. Ông buộc NATO cũng như các đồng minh

như Nam Hàn và Nhật Bản phải đóng thêm kinh phí cho quân đội Mỹ; làm suy yếu trục Nga – Trung; tiếp tục cấm vận các quốc gia độc tài như Nga, Cuba, Venezuela, Iran và Bắc Hàn; vô hiệu hóa tính hung hăng của Kim Jong Un; bảo vệ nền dân chủ Hồng Kong và tăng cường hỗ trợ cho Đài Loan. Những vấn đề ông động chạm đến đều là những “hồ sơ” gai góc mà không một vị tổng thống Mỹ nào trước đó dám giải quyết triệt để.

Người xưa có câu: “Quân tử bất vọng động, động tất hữu đạo”, hàm ý rằng người quân tử không hành động mù quáng, hành sự đều chiếu theo đạo lý. Khổng Tử từng nói: “Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã” (Thấy việc nghĩa không làm thì không phải kẻ dũng). Người quân tử có dũng khí lớn bởi họ luôn làm việc nghĩa, luôn “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”.

Có thể nói, TT Donald Trump được người dân thế giới – đặc biệt những người đang phải chịu sống dưới sự kìm kẹp của các chế độ độc tài – kính trọng ông nhiều nhất bởi chữ “NGHĨA” này.

TT Donald Trump “xô ngã” mọi tiêu chuẩn thông thường xưa nay trên chính trường nước Mỹ, phá vỡ mọi “chuẩn mực” phát ngôn kín kẽ thường thấy ở các đời tổng thống trước. Ông thường Tweet hoặc chỉ trích, mắng mỏ trực tiếp đối thủ, không ngần ngại, né tránh mà chỉ rõ thẳng vấn đề.

Người yêu quý ông thì gọi ông là “Người khác biệt”. Họ yêu thích sự thẳng thắn trong con người ông, bởi ông dám nói những điều mà người khác không dám nói trong bầu không khí xã hội của “sự đúng đắn chính trị”. Họ yêu mến lòng can đảm của ông, bởi sự mạnh mẽ của ông mới có khả năng “rút cạn đầm lầy” Washington vốn đầy hiểm ác và cạm bẫy.

Họ thích cái cách ái quốc của ông, như cách ông ôm hôn quốc kỳ Mỹ, cách ông quyết liệt đem công ăn việc làm về cho nước Mỹ, tăng thu nhập cho những gia đình nghèo và trung lưu, hỗ trợ những nông dân Mỹ phải hứng chịu tổn thất trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Họ phấn khích ngay cả trong từng lời nói hành động của ông: “Những gì không có lợi cho nước Mỹ thì tôi sẽ không ký, không làm”.
Họ thấy ông ăn nói bạt mạng một cách hấp dẫn, và có trái tim bằng vàng qua những hành động rất tình người, như khi ông động lòng trắc ẩn với người lính của mình trong chuyến thăm Afghanistan vào Lễ Tạ Ơn 2019, đã âm thầm thanh toán toàn bộ tiền nhà, tiền khám bệnh cho con của người lính. Và đây không phải là lần đầu tiên ông làm những việc nghĩa ấy. Nhiều thập kỷ trước, Donald Trump đã nổi tiếng là một trong số những tỷ phú hào phóng nhất thế giới có trái tim nhân hậu.

Nước Mỹ còn được gọi là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và có người cho rằng, đó là nơi đến của những con người không yêu đất nước mình nhưng lại yêu nước Mỹ. Ở Mỹ, người Mỹ chân chính yêu nước hơn yêu tổng thống của họ. Họ chỉ vinh danh Tổ quốc chứ không vinh danh người đứng đầu Hành pháp. Nhưng trường hợp TT Donald Trump thì ngoại lệ, vì họ thấy ông ái quốc giống như họ, nên họ đồng hóa lòng yêu nước với sự mến mộ ông.

Kể từ cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2016, nhiều người không bầu cho ông nay lại yêu mến ông và trở thành những fan hâm mộ cuồng nhiệt của ông. Họ tự in mũ, cờ và biển hiệu với dòng chữ “TRUMP” để ủng hộ Tổng thống. Các buổi mít-tinh có ông Trump tham dự luôn đông đúc, với hàng chục ngàn người Mỹ yêu nước đến xếp hàng, chờ đợi để được nghe ông diễn thuyết. Mỗi khi TT Trump dừng lại ngắt câu, cả hội trường chứa hàng chục ngàn người vang dội tiếng reo hò.

Fan hâm mộ ông thuộc mọi thành phần, lứa tuổi, từ người già cho đến trẻ em. Là cô bé 11 tuổi, vốn không quan tâm đến chính trị, chỉ vì ông Trump ra ứng cử mà bắt đầu để tâm theo dõi đời sống chính trị sát sao. Là cụ già 95 tuổi người TQ để có thể được đi bỏ phiếu cho ông, được thực hiện quyền bỏ phiếu, đã học tập chăm chỉ để vượt qua kỳ thi quốc tịch Mỹ. Ngay cả Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cũng từng tuyên bố, ông bổ nhiệm một người hâm mộ Tổng thống Mỹ Donald Trump làm Bộ trưởng Ngoại giao trong chính quyền mới của mình.

Những người chống đối TT Trump thì ghét cay ghét đắng ông, trong đó giới truyền thông cánh tả thường “tô vẽ” ông như là “một kẻ” có tác phong “ngông nghênh”, phát biểu “điên rồ”, khinh khi tư pháp, kỳ thị màu da, xem thường phụ nữ, khiêu khích phóng viên, và ra các quyết định chính trị “thiếu xuyên suốt”. Thế nhưng trong hơn 3 năm cầm quyền, uy tín của ông chủ Tòa Bạch Ốc không những không bị sứt mẻ, mà thậm chí cử tri của ông nay còn lập thành những “câu lạc bộ người ái mộ” .

Donald Trump tiêu biểu cho hạng người vô cùng hiếm trong xã hội Mỹ: Không cờ bạc, rượu chè, hút sách, lại còn giáo dục các con thành tài và cũng giống như ông, nói KHÔNG với các tệ nạn.

Khi lên làm Tổng thống Mỹ, ông nhận mức lương tượng trưng 1 đôla/400.000 đôla/hằng năm và quyên góp toàn bộ tiền lương của mình cho các cơ quan chính phủ và tổ chức như Bộ Cựu Chiến binh, Bộ Giao thông, Cục Công viên Quốc gia, Bộ Giáo dục, Bộ An ninh nội địa, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ. Gần đây nhất, Tổng thống Trump đã góp toàn bộ tiền lương quý IV/2019 cho Bộ Y tế Mỹ nhằm chống dịch virus Trung Quốc đang bùng phát dữ dội tại đất nước của ông.

Theo tiết lộ của các quan chức chính quyền, một phần lương của Tổng thống cũng đã được dùng cho mục đích chống lại tình trạng nghiện thuốc, thúc đẩy phát triển sinh viên theo đuổi các ngành khoa học và khôi phục các di tích lịch sử.

Trong 3 năm bước vào Bạch Cung, tài sản của TT Trump đã sụt giảm vài tỷ đô la, nhưng ông không hề phiền muộn vì điều ấy và phát biểu rẳng: “Dù tôi có mất đi 2 đến 5 tỷ đôla hay ít hơn nữa thì cũng có gì

khác biệt. Tôi không quan tâm đến vấn đề này. Tôi làm tổng thống là vì đất nước. Tôi làm tổng thống là vì nhân dân”.

Rất lâu trước khi Donald Trump chính thức ra tranh cử Tổng thống vào năm 2016, “bà hoàng” truyền thông Oprah Winfrey đã hỏi ông trùm kinh doanh bất động sản về niềm đam mê chính trị trong talkshow “The Oprah Winfrey Show” vào năm 1988, rằng ông có muốn tranh cử tổng thống không. Ông Donald Trump khi ấy đã trả lời: “Nếu tình hình trở nên tồi tệ, tôi sẽ không bao giờ muốn loại trừ hoàn toàn ý định đó, bởi vì tôi thực sự mệt mỏi khi nhìn thấy những gì đang xảy ra với đất nước này”.

Người ta vẫn đang không ngừng tranh cãi rằng, mục đích của ông Donald Trump khi lên làm Tổng thống Mỹ là để giúp nước Mỹ và Thế giới trở nên tốt đẹp hơn, hay mục đích là để đánh sập các nước theo chế độ độc tài tàn bạo, đặc biệt là ĐCSTQ, cũng như làm tan rã hệ thống ngầm của các nhóm lợi ích xuyên quốc gia.

Có lẽ tính đến thời điểm này, thì dường như cả hai mục đích trên đều đúng.

Nguồn: FB Y.nghia.24h.mot.ngay

Thơ Trần Văn Lương

Dạo:

     Ngậm ngùi vật đó, mình đây,

Mai kia đều cũng vùi thây xứ người.

Cóc cuối tuần:

     Món Hàng Từ Quê Cũ

Chân rảnh rỗi tạt vào khu thương mại

Vừa được quyền mở cửa lại gần đây,

Mắt láo liên nhìn nam bắc đông tây,

Lâu lắm mới có một ngày xuống phố.

 Tiệm bán hàng đồ sộ,

Giày, áo quần… bày khắp chỗ dọc ngang,

Khách tha hồ đủng đỉnh lang thang,

Tay mó máy món này sang món nọ.

Chợt thoáng thấy món hàng nằm bó rọ,

Được đến từ miền đất khổ xa xôi,

Khẽ mấp máy bờ môi,

Chân nhích lại, tim bồi hồi xúc động.

 Thương món hàng lạc lõng

Lóng ngóng đợi tay người,

Thân phận hạt mưa rơi

Đang vất vưởng nửa vời trên đất lạ.

 Liếc nhìn qua giá cả,

Càng buốt giá ruột gan,

Người thợ làm vất vả ở Việt nam,

Đã lãnh được mấy phần ngàn giá bán?

 Kẻ hưởng lợi chính là bầy cướp cạn,

Lợi dụng cơn kiếp nạn của quê nhà,

Cấu kết cùng lũ tài phiệt phương xa,

Để bóc lột đến tối đa đồng loại.

Người dân nghèo ngắc ngoải,

Cả gia tài còn lại mỗi đôi tay,

Đành đau lòng chấp nhận mọi đắng cay,

Liều phó mặc rủi may cho số phận.

 Các hãng xưởng mọc đầy trên đất hận,

Mà chủ nhân đứa ở tận Nam Hàn,

Đứa rung đùi đếm bạc ở Đài Loan,

Chỉ dân Việt lầm than làm nô lệ.

                       x

                  x        x

Hỡi sản phẩm đang được bày trên kệ,

Ai còng lưng lao lực để cho ngươi

Được chủ nhân xuất cảng đến xứ người,

Và tham dự vào trò chơi đắt rẻ?

Phải chăng là đứa trẻ,

Tuổi thơ ngây đáng lẽ được đến trường,

Mà chỉ vì lâm hoàn cảnh đáng thương,

Đành vắt sức đổi đồng lương rẻ mạt?

 Hay cô gái đồng quê dù đói rạc,

Vẫn quyết không bán thân xác kiếm tiền,

Nên cam lòng chịu khổ cực triền miên,

Gắng lao động ngày đêm quên giấc ngủ?

 Hay là kẻ dẫu học hành đầy đủ,

Nhưng không tiền đút lót lũ âm binh,

Vì chén cơm bát cháo của gia đình,

Việc tệ mấy cũng ép mình chấp nhận?

                         x

                    x        x

Càng khắc khoải đứng nhìn, càng uất hận,

Thương quê hương, thương số phận dân mình,

Thương món hàng từng bước nhỏ linh đinh,

Đang tiếp tục cuộc hành trình lữ thứ.

Người cũng thế, một “món hàng” xa xứ,

Được từ lâu “sản xuất” ở quê nhà,

Vì vận nước phong ba,

Nên đã phải ôm hờn xa đất mẹ.

 Món hàng thật, tuy giờ còn mới mẻ,

Nhưng mai rày cũng sẽ phải tả tơi,

Cũng sẽ chung nỗi bất hạnh với người,

Cùng chua xót phút cuối đời luân lạc.

 Vật hết kiếp sẽ vùi thây bãi rác,

Người xong đời cũng gửi xác nơi đây,

Hai số phận lưu đày,

Sẽ chẳng có dịp quay về chốn cũ.

                 Trần Văn Lương

                    Cali, 10/202

Con đường tăng tốc theo hướng tả khuynh của ông Tập Cận BìnhLâm Trung Vũ

Sau khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã từng vận động chống tham nhũng và tuyên bố cải cách, nên ngoại giới không thể nhìn rõ “lối tả khuynh” của ông. Tuy nhiên, sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần thứ 19, ông đã tăng tốc theo hướng tả khuynh, nhằm bảo vệ đảng và quyền lực chính trị, đồng thời kiểm soát tư tưởng, đạt đến đỉnh cao chưa từng có. Hệ tư tưởng bị kiểm soát chặt chẽ, các bài diễn văn, tài liệu tả khuynh chính thức phát hành sau khi ông Tập nhậm chức. Một số bí mật nội bộ chưa được công khai cũng đã bị lộ.

Gần đây, kênh truyền thông hải ngoại “Epoch Times” đã vạch trần 3 bí mật nội bộ của ĐCSTQ và 4 bài phát biểu của ông Tập Cận Bình, được coi là những nút thắt quan trọng cho sự “tả khuynh” của chính quyền Tập.

Ngày 20/8/2013, ông Tập Cận Bình đã phát biểu tại Hội nghị Tuyên truyền và Công tác Tư tưởng Toàn quốc của ĐCSTQ rằng: “Công tác tư tưởng là công việc cực kỳ quan trọng của đảng.”

Ông Tập Cận Bình đã 4 lần có những bài phát biểu mang tính biểu tượng về “hệ tư tưởng” gồm: “Bài phát biểu tại Hội nghị Công tác Tư tưởng và Tuyên truyền Toàn quốc” (ngày 19/8/2013), “Bài phát biểu tại Diễn đàn Công tác Văn học Nghệ thuật” (ngày 15/10/2014), “Tham luận tại Hội nghị công tác Trường Đảng toàn quốc” (ngày 11/12/2015), “Tham luận tại Diễn đàn công tác thông tin, dư luận của Đảng” (ngày 19/02/2016).

Trong 4 bài phát biểu này, ông Tập liên tục nhấn mạnh rằng ĐCSTQ phải kiểm soát lĩnh vực ý thức hệ.

Cuốn “Những yêu cầu cơ bản và việc triển khai chính về công tác tư tưởng của Trung ương” đã đề cập rằng trong 3 năm, gồm năm 2013, năm 2014 và năm 2015, Văn phòng Trung ương đã ban hành Văn kiện số 9, Văn kiện số 30 và Văn kiện số 35, thông báo việc triển khai công tác tư tưởng.

Trong số đó, vào tháng 5/2013, “Thông tư về hiện trạng trong lĩnh vực tư tưởng” do Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ ban hành (“Văn phòng Trung ương ban hành‘2013’số 9”, gọi tắt là “Văn kiện số 9”) được công bố trên mạng Internet). Nhưng rất nhanh sau đó đã bị xóa bởi Cơ quan quản lý mạng của ĐCSTQ.

Thời báo “New York Times” của Hoa Kỳ từng đưa tin rằng, trong Văn kiện số 9 này, các cán bộ ĐCSTQ “được thông báo rằng nếu đảng không thể loại bỏ 7 khuynh hướng phản động trong xã hội Trung Quốc, quyền lực sẽ mất khỏi tầm kiểm soát của họ.” Bảy xu hướng nguy hiểm đe dọa quyền lực của ĐCSTQ bao gồm việc thúc đẩy dân chủ hiến định, nhân quyền và xã hội dân sự.

Còn văn kiện số 30 và số 35 của ĐCSTQ nói trên được xếp vào loại bí mật và không thể tìm thấy trên mạng Internet.

Thời báo “New York Times” đưa tin vào năm 2015 rằng, “Văn kiện số 30” bí ẩn này yêu cầu loại bỏ tư tưởng tự do chịu ảnh hưởng của phương Tây khỏi các trường cao đẳng và các khoa văn hóa khác. Một học giả chính trị của trường đại học có tiếng ở Bắc Kinh tiết lộ rằng, để tài liệu này không bị rò rỉ ra ngoài, các lãnh đạo cấp cao chỉ thông báo nội dung của tài liệu cho các nhân sự có liên quan.

Ngày 3/10/2015, Văn phòng Trung ương ĐCSTQ đã ban hành “Các biện pháp thực hiện đối với hệ thống trách nhiệm công tác tư tưởng của cấp ủy (Tổ Đảng)” (sau đây gọi là các biện pháp). Trong đó thiết lập chế độ trách nhiệm công tác tư tưởng mạng từ các quy định của đảng và yêu cầu “toàn đảng chấp hành”.

Biện pháp này quy định chi tiết về trách nhiệm giải trình, đánh giá và trách nhiệm của cấp ủy (tổ đảng) ĐCSTQ. Đồng thời quy định tập thể lãnh đạo của cấp ủy (tổ đảng) các cấp chịu trách nhiệm về công tác tư tưởng của các bộ phận, đơn vị mình. Bí thư cấp ủy (tổ đảng) là người chịu trách nhiệm đầu tiên.

Nội dung thứ tư gồm 8 khía cạnh. Trong đó “Ban thường vụ cấp ủy các cấp phải nghiên cứu về công tác tư tưởng ít nhất 2 lần/năm; làm tốt công tác chuyển hóa các nhân vật chủ chốt như dư luận viên, người có ảnh hưởng trên mạng, các nhân vật nhạy cảm, những phần tử bất đồng chính kiến”.

Kể từ đó, ĐCSTQ đã ban hành “Thông tư về tình hình hiện tại trong lĩnh vực tư tưởng” vào năm 2017 (Văn kiện [2017] số 26 của Văn phòng Trung ương ĐCSTQ).

“Thông báo của thành phố Lạc Dương về tình hình hiện tại trong các lĩnh vực tư tưởng của thành phố” cho thấy, tài liệu này bắt nguồn từ chính quyền trung ương và được phân phối đến tỉnh Hà Nam, sau đó đến thành phố Lạc Dương. Trong đó đề cập rằng, cần phải hết sức đề phòng những tiếng nói như “dân chủ hợp hiến phương Tây”, “xã hội dân sự”, “lý luận về giá trị phổ quát”, “can thiệp vào hệ tư tưởng chính thống”.

Các tài liệu cho thấy nhà chức trách theo dõi phong trào của các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ, Pháp Luân Công, và các hoạt động bảo vệ nhân quyền. Đồng thời tuyên bố rằng, họ phải tập trung ngăn chặn một số “phần tử trí thức cộng đồng”, “luật sư nhân quyền” và “nhà bất đồng chính kiến”, “các thế lực cấu kết ở nước ngoài.”

Ví dụ, một số luật sư chủ chốt của thành phố đã duy trì mối liên hệ chặt chẽ với Chủ tịch Hiệp hội Hoa Kỳ viện trợ Trung Quốc. Họ đã đến Hồng Kông và Đài Loan để tham gia các hoạt động bảo vệ nhân quyền dưới sự tổ chức của Nhóm Luật sư bảo vệ nhân quyền Hồng Kông, và đã tham gia các hoạt động bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc trong một thời gian dài. Những “nhà bất đồng chính kiến” trong thành phố này duy trì mối liên hệ chặt chẽ với các lực lượng của phong trào dân chủ ở hải ngoại.

Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Song Hà, thuộc Sư đoàn 5 của Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương, ngày 22/01/2018 tuyên bố rằng công tác tư tưởng không chỉ là việc của ban tuyên giáo. Ban tuyên giáo không được phép “Chiến đấu một mình”, đảng ủy sẽ phụ trách chung… Lồng ghép yêu cầu công tác tư tưởng vào công việc của cấp mình.

Báo cáo cho biết Thành ủy đã ký văn bản quy trách nhiệm với 25 đảng bộ cơ sở và 20 bộ phận chịu trách nhiệm về tư tưởng.

Trong “Bản tóm tắt công tác tư tưởng của Đại học Tarim năm 2017” có đề cập rằng “Quy định cấm hoạt động tôn giáo trong sinh viên” đã được xây dựng.

Việc kiểm soát chặt chẽ hệ tư tưởng của ĐCSTQ là phương pháp tả khuynh của ông Tập Cận Bình. Để kiểm soát chặt chẽ những vụ việc gây dư luận lớn và những tiếng nói bất mãn của người dân, chính quyền Tập đã xây dựng một loạt quy trình xử lý các hoạt động ứng phó với dư luận, nhằm trấn áp dư luận. ĐCSTQ khiến ngoại giới có cảm giác ông đang liên tục đi theo hướng “tả khuynh”.

Tập Cận Bình kiểm soát chặt chẽ toàn đảng, ĐCSTQ bị cáo buộc là “thây ma chính trị”

ĐCSTQ không chỉ đàn áp phát biểu của các tổ chức phi chính phủ mà còn thắt chặt kiểm soát đối phát biểu trực tuyến của các thành viên ĐCSTQ.

Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức, Cục Quản lý mạng của ĐCSTQ đã phối hợp ban hành “Ý kiến ​​về điều chỉnh hành vi trên mạng của đảng viên, cán bộ” (gọi tắt là “Ý kiến”) vào ngày 27/5/2017, yêu cầu các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện.

Các “Ý kiến” đã vẽ ra nhiều “lằn ranh đỏ” đối với các thành viên ĐCSTQ. Chẳng hạn như “thảo luận về Ủy ban Trung ương”, “nói xấu và vu khống các lãnh đạo của ĐCSTQ”, tổ chức và tham gia các hoạt động chống đảng; cấm tiết lộ “bí mật nhà nước”. Nếu đảng viên và cán bộ đăng ký tài khoản trên Weibo, WeChat, Live streaming, các diễn đàn và cộng đồng, cũng như thành lập các nhóm, hết thảy đều phải báo cáo lên trên.

Các tài liệu nội bộ của ĐCSTQ cho thấy rằng, nhà chức trách đã yêu cầu các thành viên ĐCSTQ ký đơn cam kết về hành vi trên mạng Internet, làm ra thứ gọi là “Người người vượt quan”, ngay cả trường học cũng không buông tha.

Ngày 5/5 năm nay, một tài liệu nội bộ nặng ký của ĐCSTQ do các cơ quan trung ương và Quốc vụ viện ban hành đã bị lộ trực tuyến. Văn bản quy định có 20 điều “không được phép” đối với đảng viên của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ và các cơ quan nhà nước ngoài giờ làm việc. Những “lệnh cấm” này lặp lại những cáo buộc mà ĐCSTQ đã xử lý các quan chức trong những năm gần đây.

Tài liệu nội bộ này của ĐCSTQ tổng cộng gồm 6 trang, có tựa đề “Thông báo về việc in ấn, phát hành”.

Quy chế thử nghiệm này có một loạt 20 điều “không được phép”, trong “bất kỳ trường hợp nào”, bao gồm tất cả các trường hợp đời tư, không được có ý kiến ​​khác, đặc biệt là “không được phát biểu lệch khỏi ‘hai điều bảo vệ’”, “không được hai mặt”; không được ấn thích; không được lướt các “trang web phản động “; không được “nghe các chương trình phát thanh và truyền hình phản động ở nước ngoài”.

Không được phép tiếp nhận phỏng vấn của các kênh truyền thông, nhất là báo chí hải ngoại khi chưa được phép; không được sử dụng thông tin có được tại nơi làm việc để tung tin “nội bộ”; không được phớt lờ yêu cầu của quần chúng với lý do không có thời gian làm việc; không được tổ chức và tham gia các hội thành lập tự phát, Hội cựu sinh viên, Hội cựu chiến binh, v.v.

Không được phát tán những bài phát biểu vi phạm lý luận, đường lối, nguyên tắc, chính sách của Đảng; không được tự ý chỉ trích chính quyền trung ương; không được tạo ra hoặc tung tin đồn chính trị, không được phát ngôn bôi nhọ hình ảnh của đảng và đất nước; không được kết bè kết phái và thành lập băng nhóm; không được hai mặt, hai mang, v.v.

Thời điểm công bố tài liệu này là ngày 20/5/2020. Đơn vị ban hành văn bản là Ban Công tác Trung ương và Nhà nước. Một cuộc tìm kiếm trên Internet cho thấy trang web chính thức của Ủy ban Cải cách và Phát triển ĐCSTQ đã chuyển tiếp tài liệu cùng tên vào ngày 5/6, nhưng không tiết lộ nội dung.

Về vấn đề này, Hàn Liên Triều, một nhà nghiên cứu, từng đến thăm tại Viện Hudson, Hoa Kỳ, cho biết trên Twitter rằng: Quy định rằng trong “bất kỳ trường hợp nào”, 2 chữ từ “bất kỳ” chỉ ra rằng nó bao gồm tất cả các trường hợp đời tư và không được phép đưa ra ý kiến ​​khác.

Đặc biệt là tuyên bố “không được phát biểu lệch khỏi ‘hai điều bảo vệ’”, “không được hai mặt”; không được ấn thích; không được lướt các “trang web phản động “; không được “nghe các chương trình phát thanh và truyền hình phản động ở nước ngoài” … Thế thì toàn đảng ắt phải trở thành một “thây ma chính trị” …

Cư dân mạng cho rằng: “Những người minh bạch, thật thà sao vẫn vào đảng?” “Đảng viên cơ sở là gì? Bình thường thì làm tay sai, thời chiến tranh làm bia đỡ đạn, lúc nguy nan làm quỷ chết thế, lúc chết làm vật mai táng. Đây là bản chất và kết cục của đảng viên cơ sở. Thoát khỏi con tàu trộm cướp mới là cách tự cứu lấy chính mình.”

Trước khi đoạn băng ghi âm của bà Thái Hà, cựu giáo sư của Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ bị lộ, bà chỉ ra rằng ĐCSTQ đã là một “thây ma chính trị”.

Ngày 15/6 năm nay là sinh nhật lần thứ 67 của lãnh tụ ĐCSTQ Tập Cận Bình. Tạp chí “Học tập Thời báo” bám sát những diễn biến mới nhất trong lý luận của ĐCSTQ và coi tư tưởng của ông Tập Cận Bình là chủ nghĩa Mác của thế kỷ 21. ĐCSTQ tuyên bố rằng tư duy của ông Tập “sánh ngang với chủ nghĩa Mác-Lênin”.

ĐCSTQ hiện đang đối mặt với những rắc rối bên trong và bên ngoài, hệ tư tưởng của nó đã sụp đổ từ lâu. Vào thời điểm này, các nhà chức trách đã nhiệt tình quảng bá tư tưởng Tập Cận Bình là chủ nghĩa Mác của thế kỷ, ý đồ này đã được đồn đoán rất nhiều.

Nhưng như mọi người đều biết, chủ nghĩa Mác là gốc rễ của bạo lực ở Trung Quốc. Mã Kiến, một nhà văn Trung Quốc sống lưu vong, từng nói trong một bài báo rằng, kể từ khi chủ nghĩa Mác xâm nhập vào Trung Quốc 100 năm trước, ĐCSTQ đã sử dụng hệ tư tưởng và lý thuyết của Marx về đấu tranh giai cấp, cách mạng bạo lực và chuyên chính vô sản, nhằm giết hại hàng ngàn hàng vạn người Trung Quốc.

Ngày 3/5/2018, tờ “National Post” của Canada đã đăng tải một bài đánh giá của ông Tristin Hopper với tựa đề “Karl Marx: Lẽ ra sẽ không có hàng chục triệu linh hồn bị đày đọa.” Karl Marx, một nhà bất đồng chính kiến ​​người Đức, đã dành phần lớn cuộc đời sống lưu vong. Triết lý suốt đời của ông ta là thông qua một cuộc cách mạng, thì cái gọi là “thiên đường tại nhân gian” có thể được hiện thực hóa trên trái đất. Nhưng ông ta lại sinh ra một bi kịch đau khổ dai dẳng nhất và đạt đến đỉnh cao nhất trong lịch sử cận đại.

Đài Á Châu Tự Do đưa tin, ông Tập hy vọng xây dựng một đảng cầm quyền theo chủ nghĩa Marx vững mạnh. Trước tiên ông ta phải bắt đầu với lý tưởng và niềm tin từ chủ nghĩa cộng sản. Nhưng câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu đảng viên ĐCSTQ vẫn còn tin vào chủ nghĩa cộng sản?

Trong 2 năm qua, các quan chức của ĐCSTQ bị “ngã ngựa“, được công bố với các tội danh về tư tưởng, như “không nhất quán với Ban Chấp hành Trung ương Đảng về những vấn đề trọng đại”, “công khai phát biểu không thỏa đáng”, “xuyên tạc đạo đức”, v.v.

Ông Tạ Tuyển Tuấn, một nhà bình luận về các vấn đề thời sự của Trung Quốc tại Hoa Kỳ, cho rằng trên thực tế, phần lớn đảng viên và cán bộ của ĐCSTQ đã mất niềm tin vào lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản từ lâu. Họ gần như rơi vào trạng thái thờ ơ chính trị, và đều đang nhìn Tập Cận Bình một mình vùng vẫy đơn độc.

Lâm Trung Vũ

Trung Cộng là thủ phạm chính trong việc tàn phá môi trường và đầu độc nhân loại toàn cầu.

Thay lời: Đáp ứng Lời kêu gọi của Ban Tổ chức “Vận động Kết Án Đảng Cộng sản Tàu là một Tổ chức Tội Phạm Xuyên Quốc gia”, bài viết dưới đây nhằm góp phần vào việc vận động trên.

Thư kêu gọi ủng hộ Vận Động Kết Án Đảng Cộng Sản Tàu là một Tổ Chức Tội Phạm Xuyên Quốc Gia

Kính thưa toàn thể quý vị,

Việc kết án Đảng Cộng Sản Tàu là một tổ chức tội phạm đang được Bộ Tư Pháp Mỹ cứu xét. Tương tự với luật pháp Mỹ, Liên Hiệp Quốc cũng có một Công Ước Quốc Tế Về Các Tổ Chức Tội Phạm Xuyên Quốc Gia  (https://treaties.un.org/doc/Treaties/2000/11/20001115%2011-11%20AM/Ch_XVIII_12p.pdf).

Cùng với việc xâm chiếm Biển Đông và hãm hại ngư dân Việt Nam, Đảng Cộng Sản Tàu còn bức tử Đồng Bằng Sông Cửu Long và 17 triệu nông dân Việt. Việc Trung Cộng không ngăn chận làn sóng người Tàu mang bệnh dịch vượt biên trái phép vào Việt Nam chứng tỏ Đảng Cộng Sản Tàu cố tình gieo rắc dịch bệnh khắp Việt Nam như họ đã làm trên khắp thế giới. Đảng Cộng Sản Tàu còn tung hàng vạn điệp viên đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ và các nước Tây Phương, cướp nội tạng của người bất đồng chính kiến, Pháp Luân Công và Duy Ngô Nhĩ. Những bằng chứng cụ thể đó chứng tỏ rằng Đảng Cộng Sản Tàu là một tổ chức tội phạm theo đúng định nghĩa của Công Ước Quốc Tế, với tội ác là dã tâm và hành vi diệt chủng.

Chúng tôi kính mong quý vị và «Tổ Chức» cùng ký vào cuộc vận động kết án Đảng Cộng Sản Tàu là một Tổ Chức Tội Phạm. Đã đến lúc Đảng Cộng Sản Tàu phải chịu trách nhiệm cho những tội ác của họ đối với Việt Nam và thế giới. Đã đến lúc chủ nghĩa cộng sản quái thai phải bị xóa sổ trên toàn cầu vì lương tri nhân loại không còn có thể chấp nhận. Nếu đồng ý ủng hộ, xin quý vị hồi đáp điện thư này hoặc liên lạc về email trungcaudany20@gmail.com. Nếu là cá nhân ghi tên, chúng tôi xin có địa chỉ email, thành phố và quốc gia cư ngụ. Chúng tôi sẽ cập nhật thường xuyên tên các hội đoàn, cộng đồng, tổ chức và cá nhân của người Việt và các hội đoàn quốc tế yểm trợ đến quý vị. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

Trân trọng,

Những tổ chức đã đồng ý ủng hộ: 84 Hội đoàn TCDY

Trung Cộng là một quốc gia có diện tích 9.596.960 Km2 tức3,705,410 sq mi, với dân số    1,439,323,776 (theo thống kê UN 9/2020). TC hiện nay lại đang đối mặt với nạn trai thừa gái thiếu (130/100), hậu quả của chính sách thời Mao Trạch Đông là vấn đề nan giải cho chính quyền hiện tại. Thêm vào đó, phía bắc TC bị nạn Sa Mạc hóa, mất hàng chục ngàn km2 đất trồng trọt được hàng năm khiến cho cuộc sống tại các miền này ngày một khó khan hơn. Vì thiếu nước uống, họ phải bơm nước từ những sông thuộc miền Nam lên nhưng vì miền này thấp hơn miền Bắc, nên rất tốn kém. Vì lý do đó, họ phải nghĩ tới biện pháp dãn dân và di dân xuống Miền Nam, một vị trí được thiên nhiên ưu đãi. Đó là Việt Nam và những quốc gia lân cận như Cambodia, Lào, Miến Điện.

Từ những điều kiện địa lý khắc nghiệt của đất nước, và đứng trước nạn nhân mãn của dân tộc, TC phải tìm đủ mọi cách để  sống còn, ngay cả những phương cách tạo thành ra những vấn nạn ảnh hưởng tệ hại lên toàn cầu. Sau đây là bốn vấn nạn chính yếu do TC gây ra những xáo trộn môi trường toàn cầu:

Sự thay đổi khí hậu: TC là một trong những nguyên nhân chính yếu làm tăng nhiệt độ không khí toàn cầu qua nhu cầu phát triển quốc gia không cân bằng với việc bảo vệ môi trường;

Việc xây đập ở thượng nguồn sông Mekong là một âm mưu thâm độc nhằm kiểm soát nguồn nước ở hạ lưu, ảnh hưởng đến 70 triệu người dân sống trong vùng;

Sản xuất thực phẩm độc hại và tung ra khắp nơi trên thế giới nhằm thống lĩnh toàn cầu;

Việc sản xuất hàng loạt hóa chất và dược phẩm không dựa theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm chiếm giữ độc quyền khai thác và tiêu thụ với giá rẻ.

Lời hứa của Trung Cộng về biến đổi khí hậu

Kể từ khi nhóm họp Thượng đỉnh Toàn cầu lần đầu tiên tại Rio de Janeiro, Brasil năm 1992, rồi tới Nghị trình Kyoto – Kyoto Protocole năm 1997, và cả cho đến hiện tại các Conference of Parties – COP hàng năm, Trung Cộng vẫn được xem như là một gia đang phát triển dù nước nầy chiếm vị trí thứ hai về kinh tế

toàn cầu, chỉ sau Hoa Kỳ. Chính vì không có một điều luật ràng buộc về Sự hâm nóng toàn cầu – Global Warming, và sau nầy trở thành Sự Thay đổi khí hậu – Climate Change, TC trong gần 30 năm phát triển vô tội vạ, không cân bằng với việc bảo vệ môi trường.

Từ đó, TC được lợi thế cạnh tranh. Khi Mỹ và các nước Châu Âu áp dụng tiêu chuẩn xanh – ví dụ như Thỏa ước Conference of Parties năm 2015 – COP21, họ phải đánh thuế “môi trường” lên các công ty của mình. Và điều nầy không áp dụng cho TC. Vì không bị đánh thuế cho nên các doanh nghiệp của họ có lợi thế cạnh tranh vì không phải gánh chịu chi phí nào cả.

Hiện tại, Trung Cộng là quốc gia phát thải khí carbonic (CO2) lớn nhứt vào không khí vào khoảng 12 tỷ tấn mỗi năm (2019), chiếm khoảng 21% lượng khí thải toàn cầu. Theo thống kê năm 2014, TC tiêu thụ 1.962,4 triệu tấn than, tức 50,6% tổng lượng than trên thế giới.

Qua hai dữ liệu trên, rõ ràng TC hiện là tác nhân chính yếu gây ra hiện tượng hâm nóng toàn cầu và sẽ là nguyên nhân chính có thể làm trở ngại tiến trình thực hiện các “Lời hứa” của Thượng đỉnh COP21 là… cố gắng làm giảm thiểu sự gia tăng nhiệt độ trong không khí dưới 20C từ đây cho đến cuối năm 2100. 

Vào năm 2014, Trung Cộng đã có một bước tiến quan trọng khi ấn định mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ đó cho đến sau năm 2020. Bắc Kinh hứa là đến năm 2030 sẽ giảm khí thải 13% trong khi chuẩn bị cho Thượng đỉnh COP21 (2015). TC nhấn mạnh đến các biện pháp mới hoặc đang thực hiện, chứng tỏ quyết tâm của nước phát thải nhiều nhất trên thế giới sẽ đóng vai trò nghiêm chỉnh và «sẽ đưa thế giới đến một hiệp ước toàn cầu về khí hậu».

Như vậy mà … Ô nhiễm không khí bên ngoài nhà cửa làm chết khoảng 1,6 triệu dân chúng ở TC hàng năm, tức 4.400 người/ngày. Điều cần nhấn mạnh là, Hoa Kỳ phát thải khoảng 7 tỷ tấn CO2 trong năm 2014 và Trung Cộng, 12 tỷ; trong lúc đó, Mỹ sản xuất khoảng 20% sản phẩm toàn cầu, và Trung Cộng sản xuất 18% mà thôi. 

Và cũng chưa đầy một năm sau lời hứa, TC đã tăng lượng than tiêu thụ từ 1.961,2 lên 1962,4 triệu tấn! Từ đó, chúng ta thấy rõ ràng là TC, một quốc gia cộng sản chưa bao giờ và sẽ không bao giờ giữ lời hứa trong mọi giao ước, hay giao kết với quốc tế và với chính người dân của họ.

Sông Mekong đang lâm nguy

Vào thời điểm năm 1999, Trung Cộng đang xây nhiều đập thủy điện trên dòng Mekong cũng như công bố sẽ có dự án xây thêm một chuỗi đập bậc thềm tiếp theo sau đó. Hiện tại, dòng sông chánh, vùng châu thổ sông, và tất cả những cư dân ngụ ở hai bên lưu vực sông Mekong đang bị đe dọa bởi sự phát triển thiếu thận trọng tử Trung Cộng.

Các mối đe dọa mới xảy ra trong thời gian gần đây lớn hơn nhiều so với bất kỳ hạn hán hoặc lũ lụt trong quá khứ.

Dự án chuyển nước và phát triển dọc theo sông Mékong đang đặt ra mối đe dọa mới và ghê gớm khắp lưu vực sông, nhưng đặc biệt nhất ở vùng đồng bằng sông, một mối đe dọa không chỉ xảy đến cho các cư dân sống dọc theo dòng sông bị ảnh hưởng lên đời sống và sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp.

Các nhà khoa học tại Việt Nam và nước ngoài đang quan tâm bởi những thiệt hại môi trường do các dự án phát triển xa về phía thượng lưu của Việt Nam. Các dự án này bao gồm phát triển quy mô thủy điện lớn ở Vân Nam, TC và tại Lào, và các dự án chuyển nước Mekong khổng lồ được thực hiện bởi Thái Lan nhằm mục đích phát triển vùng nông nghiệp ở phía đông bắc của quốc gia nầy.

Và Việt Nam là quốc gia gánh chịu nặng nề nhứt do hành động trên của Trung Cộng.

Hạn hán và Nhiễm mặn do TC giữ nước vào mùa khô: Trước năm 1975, lưu lượng nước do trạm đo đạc Châu Đốc ghi nhận đã thay đồi từ 6.000 đến 9.000 m3/giây vào khoàng tháng 3 hàng năm. Hiện tại chỉ còn 300 – 500 m3/giây mà thôi. Vì vậy nạn hạn hán khắc nghiệt đã xảy ra vào tháng 3/2016 và 3/2020. Và hệ quả là nước mặn đã vào sâu trong châu thổ sông Cửu Long hàng trăm km.

Lũ muộn bất thường: vì nạn xả nước ở những đập nằm trên thượng nguồn của sông Mekong.

Nguyên nhân chính: TC chặn nước sông Mekong khiến mức nước xuống thấp kỷ lục: Theo nghiên cứu của Mekong Freedom Network, 8 đập thủy điện chắn ngang sông Mekong (Lan Thương) trên đất TC đã giữ l.ại tổng cộng hơn 40 tỉ m3 nước cho các mục đích phát điện, tưới tiêu…Chính các đập trên là thủ phạm chính khiến mực nước sông Mekong xuống thấp kỷ lục.

Theo thông báo của Bộ Tài nguyên TC, lượng nước chảy về sông Mekong sẽ giảm khoảng 30% xuống còn 800m3/giây (m³/s) từ ngày 1 đến ngày 3/1/2020 và xuống mức thấp nhất 500m³/s vào ngày 4/1/2020, sau đó lưu lượng nước sẽ trở lại bình thường.

Nhìn chung, các chuyên gia chỉ ra 3 nguyên nhân chính khiến mực nước sông Mekong ở Thái Lan, Lào, Camdodia, Việt Nam xuống thấp kỷ lục: 1- Lượng mưa năm nay giảm; 2 – Đập Cảnh Hồng xả ít nước; 3 – Đập Xayaburi ở Lào đang chạy thử nghiệm.

Sự phát triển của các đập thủy điện ở phía Bắc: Ở phần thượng nguồn của sông, tốc độ xây dựng đập thủy điện đang gây lo ngại cho cả vùng. Một số đập ở thượng nguồn đã bị buộc tội làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái của dòng sông, mà trải dài gần 15.000 km (8.047 dặm) từ Tây Tạng ra biển.

Theo International Rivers Network – IRN, một tổ chức làm việc trên các dòng sông xuyên biên giới, có trụ sở ở California, đã cảnh báo rằng TC đã xây dựng sáu “con đập lớn” trên dòng chính của Mekong và đang lên kế hoạch cho 14 chiếc khác trong vòng 10 năm tới. IRN cho biết thêm:”Bằng cách thay đổi thủy văn của dòng sông, ngăn chặn sự di cư của cá và ảnh hưởng đến hệ sinh thái của dòng sông, việc xây dựng các con đập trên hạ lưu sông Mekong sẽ có tác động trên toàn lưu vực.”

Thực phẩm độc hại Trung Cộng

Trung Cộng cố tình đầu độc dân tộc Việt Nam và thế giới qua thực phẩm có tẩm hóa chất độc hại.

Trước hết làm thế nào bạn có thể biết được một món hàng nào đó được sản xuất tại Trung Cộng? Ngày nay, các doanh nhân TC biết rất rỏ rằng người tiêu dùng trên khắp thế giới không thích các sản phẩm ‘sản xuất tại Trung Cộng’ dưới danh nghĩa “Made in China hay Made in RPC” qua các mã số đầu từ 690 đến 695. Vì vậy họ cố tìm cách không thể hiện sự hiện diện của sản phẩm Tàu một khi được xuất cảng ra nước ngoài.

Nhưng TC vẫn còn có nhiều mánh khóe để che giấu xuất xứ TC của hàng Tàu. Vài thí dụ điển hình sau đây khiến bạn thấy ngay mưu mô nầy: 1- Khi bạn đi Costco mua một hủ các hạt khô trộn lẫn với nhau, bạn sẽ thấy bản ghi phía sau có đề “Processed and packaged in the USA”. Đó là hàng TC. Costco đã là một đối tác quan trọng trong suốt 5 năm gần đây với Tập đoàn Alibaba tại TC để đưa ra thị trường nhãn hiệu riêng Kirkland. Điều đó đã giúp xây dựng tên công ty tại TC trước khi gia nhập vào bán lẻ toàn cầu;

Bạn cũng đừng quên rằng thực phẩm và hàng hóa sản xuất từ TC đã được chuyển sang Thái Lan, Mã Lai, Srilanca, các quốc gia Trung Mỹ, và nhứt là Việt Nam …rồi được đóng nhản hiệu ghi…“sản xuất từ …các quốc gia kể trên”.

Các nhà hàng TC ở Hoa Kỳ nhập cảng thực phẩm từ Trung Hoa? Tuy sản xuất thịt heo nhiều, nhưng TC vẫn còn đang nhập khẩu thịt heo từ Mỹ để chế biến (process) và tái xuất cảng qua Mỹ lại nhứt là chân gà vịt, cánh gà (Mỹ bán ra chưa đầy 1cent/lb, khi tái xuất cảng qua Mỹ nhà hàng Tàu bán 3,4 chân gà với giá 3:00US$!)…

Thịt gà từ Trung Cộng nuôi ở Tàu có mức an toàn như thế nào? Không giống như các sản phẩm thực phẩm khác, sự an toàn của thịt gia cầm đặc biệt đáng lo ngại do dịch cúm gia cầm thường xuyên, có thể lây nhiễm cho những người tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh. Bắt đầu từ năm 2013, TC đã trải qua năm đợt bùng phát từ H1N1 cho đến H7N9 là đợt bùng phát gần đây nhất (2016-2017) và nghiêm trọng nhất. Chỉ riêng trong tháng 1 năm 2017, gần 200 người đã bị nhiễm bệnh, dẫn đến 79 người chết. Sự gia tăng các ca nhiễm và tử vong H7N9 đã khiến chính phủ đóng cửa thị trường gia cầm sống trên toàn quốc vào tháng Hai. Theo báo cáo của Viện Khoa học TC, năm 2013, hơn 50% trong số 162.000 tấn kháng sinh được sử dụng ở Tàu là dành cho chăn nuôi mỗi năm, hơn 50.000 tấn kháng sinh dư thừa được thải ra môi trường. Nồng độ kháng sinh ở các con sông chính của TC cao hơn 2,5 lần so với mức ở các con sông ở Hoa Kỳ. Khi nói đến gia cầm được nuôi ở TC, thịt gà cũng có thể chứa kim loại nặng như  chì, thủy ngân và thạch tín (arsenic) và dư lượng thuốc sát trùng, thuốc trừ nấm mốc… có trong thức ăn của chúng gây ra ảnh hưởng có hại đến sức khỏe của con người mỗi khi ăn vào. Đây là điều đáng báo động

Hóa chất và Dược phẩm Trung Cộng

Thị trường hóa chất và dược phẩm TC hiện đang là thị trường lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ mà thôi.Thị trường nầy được dự báo và ước tính sẽ tăng mạnh đến 200 tỷ USD vào năm 2020 và khả năng thống lãnh hầu hết thị trường ở châu Á thậm chí lan rộng qua Âu và Mỹ châu.

Trong hiện tại, các phương pháp điều trị đang đẩy mạnh thị trường dược phẩm sinh học ở TC. Sự phát triển nầy liên quan đến những bằng sáng chế trên thế giới đã hết hạn, và khả năng tài trợ của chính phủ. Các xu hướng mới xuất hiện trong thị trường trọng điểm như việc sản xuất thuốc hàng loạt sau khi hết hạn độc quyền (generic), thuốc trị ung thư, tiểu đường và các loại chủng ngừa (vaccin).

Chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây, kỹ nghệ hóa chất và dược phẩm TC có những bước nhảy vọt, từ đó nảy sinh ra một số lo ngại về phẩm chất (quality), vì quốc gia nầy thể hiện nhiều cung cách “làm ăn” đôi khi vượt quá tiêu chuẩn cho phép của các định chế quốc tế áp dụng cho ngành hoá chất, sinh hóa, dược phẩm mà chỉ lo chú trọng vào lượng (quantity) mà thôi.

Hiện tại, Thượng Hải trở thành một trung tâm nghiên cứu và sản xuất có thể đứng vào hàng đầu trên thế giới. Và còn nữa, tại Bắc Kinh, Tô Châu và một số thành phố lớn cũng không ngừng phát triển công kỹ nghệ nầy. Có thể nói hiện tại, TC đang đi dần đến sản xuất hàng loạt dược phẩm tiêu dùng nhằm cung cấp cho thế giới.

Mỗi lần chúng ta ngậm một viên Vitamin C chẳng hạn, hầu như nơi sản xuất hóa chất nầy chính là TC. Chưa đầy một thập niên, TC cung cấp 90% thị trường Vitamin C ở Hoa Kỳ. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhập cảng thuốc trụ sinh hoặc kháng sinh, diếu tố (enzymes), và nhiều loại amino acid dưới dạng nguyên thủy (primary) …từ Trung Cộng!

Đặc biệt, trong một phát biểu gần đây, Trưởng Văn phòng Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới WHO tại TC, Ts Henk Bekedam, cho rằng:”Các dược phẩm của TC dùng trong việc chữa trị bịnh bất lực, làm giảm cân, cùng tất cả dược phẩm giả bày bán trong các cửa hiệu là MỘT TỘI ÁC”.

Nhìn về Việt Nam

Vào ngày 1 tháng 10 vừa qua, Dân biểu Hoa Kỳ Scott Perry (PA-10), Chủ tịch Tiểu Ban An Ninh Nội Địa Quốc Hội, đã giới thiệu Dự luật để đưa Đảng Cộng sản Trung Hoa vào Danh sách Các Tổ chức Tội phạm Hàng đầu Thế Giới (Chinese Communist Party CCP to the Top International Criminal Organizations Target – TICOT) là thêm một bằng chứng cho thấy quả thật TC là thủ phạm trong những hành động đan cử ở phần trên.

Vì vậy, kết luận trên là một xác tín để xác minh một lần nữa…Trung Cộng đang là thủ phạm chính trong việc tàn phá môi trường và đầu độc nhân loại toàn cầu. Đặc biệt đối với Việt Nam, nước nầy luôn luôn là miếng mồi ngọn cho TC trong suốt hơn 4.000 năm lịch sử. Trên thực tế, vài sự kiện xảy ra cho Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đâu cho thấy chính TC muốn thôn tính Việt Nam với bất cứ giá nào. Đó là:

Câu chuyện Formosa, Vũng Áng và những vùng tự trị ở duyên hải như Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc v.v…là một âm mưu thâm độc nhằm triệt hạ nguồn protein chính (nguồn cá) của người dân Việt, cùng với việc ngăn chận ngư dân Việt đánh bắt tôm cá ngay trên vùng biển của mình;

Việc kiểm soát và ngăn chận nguồn nước ở đồng bằng sông Cửu Long qua việc xây đập ở thương nguồn ngay trên dòng chính của sông Mekong nhằm triệt tiêu ngành nông nghiệp, chăn nuôi trên sông nước tức là nguồn carbohydrate hay lúa gạo, thức ăn chính của dân Việt;

Việc thiết lập trên 315 khu chế xuất, khu công nghiệp nhưng không xây dựng các nhà máy thanh lọc phế thải, xây dựng hàng trăm nhà máy nhiệt điện từ than đá, vài chục nhà máy giấy và xả thải độc hại ra thẳng vào các sông ngòi… từ Bắc chí Nam, tất cả chỉ nhắm vào việc gây ra ô nhiễm môi trường trên toàn thể đất nước;

Và sau cùng, TC tung vào đất Việt tất cả nguồn thực phẩm xuất cảng ra thế giới và bị trả về vì vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế, thực phẩm chứa hóa chất độc hại bị cấm không được xử dụng.

Tất cả những việc làm trên của TC và qua kinh nghiệm kháng chiến của dân tộc Việt trong suốt 4.000 chống Tàu, ngày hôm nay, TC chỉ nhắm một mục tiêu duy nhứt là triệt hạ sức đề kháng của những thế hệ tương lai của dân tộc Việt qua những hành động xâm lược và chiếm đóng trên.

Và đây chính là một cuộc Hán hóa của Trung Công không tiếng súng!

Mai Thanh Truyết

1-10-2020 – Quốc khánh cuối cùng của Trung Cộng

Viên Cung Di nói về bản chất ĐCSTQLý Hoài Quất

Gần đây chương trình “Gia đình họ Viên” liên quan đến nhà doanh nghiệp nổi tiếng Hồng Kông Viên Cung Di (Elmer Yuen) do Đài phát thanh Hồng Kông phát sóng đã gây tiếng vang trong xã hội Hồng Kông. Qua chương trình cho thấy xu hướng chính trị khác nhau của các thành viên trong gia đình ông Viên Cung Di, cũng phản ánh thực trạng chia rẽ gia đình trong thái độ chính trị. Ông Viên chỉ ra rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là nguyên nhân gây tình trạng chia rẽ xã hội và nhiều gia đình Hồng Kông hiện nay, là nguồn gốc của mọi tà ác. Về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, ông cho rằng hai sự kiện xảy ra gần đây đã trợ giúp TT. Trump, Đảng Dân chủ nên lập tức loại bỏ gia đình Biden nếu không sẽ có hiệu ứng domino khiến tình hình tồi tệ hơn.

ĐCSTQ làm chia rẽ xã hội Hồng Kông

Chương trình “Gia đình họ Viên” liên quan đến nhà doanh nghiệp nổi tiếng Hồng Kông Viên Cung Di (Elmer Yuen) do Đài phát thanh Hồng Kông phát sóng gần đây đã gây tiếng vang trong xã hội Hồng Kông, chỉ trong hai ngày sau, số lượt xem trên YouTube đã vượt mốc 550.000 lượt. Chương trình đã phỏng vấn gia đình ông Viên Cung Di và cho thấy có 4 đường hướng chính trị trong gia đình: con dâu Dung Hải Ân (Eunice Yung) của ông Viên Cung Di là người phe kiến chế “yêu nước và yêu Đảng”, con trai Viên Cung Xương (Derek Yuen) là người trung dung, con gái lớn Viên Di Vọng (Mimi) là một người ôn hòa và dân chủ, con gái út Viên Di Minh (Erica) và chồng là người dân chủ cấp tiến chủ trương “không thỏa hiệp và không thương lượng” với ĐCSTQ, còn bản thân ông Viên Cung Di là người quyết liệt tiêu diệt ĐCSTQ.

Trong chương trình, cô con dâu Dung Hải Ân nói rằng bản thân khi ngồi ăn chung với cha chồng Viên Cung Di cũng bị áp lực. Về vấn đề này, ông Viên Cung Di cho biết rằng do khi nói chuyện ông luôn đề cập đến chính trị và chỉ ra ĐCSTQ là căn nguyên mọi tệ hại của cả thế giới, vì vậy khi nói chuyện chắc hẳn sẽ liên quan đến những chuyện nhạy cảm này. Nhưng ông nhấn mạnh mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình vẫn rất hài hòa vượt lên những khác biệt lập trường chính trị, mọi người có thể không chịu theo quan điểm đối phương nhưng vẫn bao dung nhau.

Ông chỉ ra thực trạng xã hội Hồng Kông đang chia rẽ nghiêm trọng, trước năm 1997 có lẽ không ai tưởng tượng được tình hình như ngày nay, không ai nghĩ rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ lan rộng đến Hồng Kông, mọi nguyên nhân vì ĐCSTQ cai trị độc tài Hồng Kông tước đoạt mọi quyền tự do của người Hồng Kông. ĐCSTQ kiểm soát tư tưởng, hệ giá trị, không phương diện nào không kiểm soát; việc ông quyết tâm đứng lên sau khi thông qua Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông là vì động thái đó của ĐCSTQ là thể hiện chính thức hủy bỏ một nước hai chế độ.

Ông Viên Cung Di tiết lộ rằng ngay từ năm 2003 sau khi 500.000 người Hồng Kông xuống đường để biểu tình chống Điều 23 thì ĐCSTQ đã bắt đầu triển khai toàn quyền kiểm soát Hồng Kông, và sau đó dần dần xâm nhập vào Hồng Kông, vậy là Văn phòng Liên lạc của ĐCSTQ từ ban đầu chỉ vài chục người biến thành vài ngàn người như bây giờ.

Đảng viên đặt “Đảng tính” trên “nhân tính”

Đảng viên ĐCSTQ hay người thân họ đều là con người, nhưng khi tham gia ĐCSTQ thì họ dường như thay đổi hẳn về tính khí và khi đó Đảng tính chi phối chủ đạo, trong suy xét mọi thứ đều đặt Đảng lên trên hết. Về cách ĐCSTQ hủy hoại nhân tính thì ông Viên cho rằng, do đối với các đảng viên thì lợi ích của Đảng là trên hết, biểu hiện cụ thể hiện nay là phải tuân phục ông Tập Cận Bình, cho nên tại Đại Lục

người ta không thể nói hoặc nghe những lời phản bác lại. Nếu các quan chức ĐCSTQ chứng kiến bất cứ điều gì chống lại ông Tập và ĐCSTQ là họ phải báo cáo với tổ chức, nếu không, khi bị phát hiện thì sẽ ảnh hưởng tương lai tiến thân của họ.

Ông Viên Cung Di cũng nhận thấy rằng một số người ở Mỹ mà trước đây lớn lên trong môi trường ở Đại Lục thường là người quen với việc đấu tranh và thích làm tổn thương người khác, họ không thể phân biệt giữa cạnh tranh và đấu tranh. Người Trung Quốc trước đây không như vậy, nền văn hóa này đã bị ĐCSTQ phá hoại.

ĐCSTQ không biết lương tâm là gì

Trong chương trình, con gái nhỏ của ông Viên Cung Di là Viên Di Minh cho biết rằng trong cuộc chiến chống Dự luật Dẫn độ thì tấn công khủng bố ngày 21/7 ở Yuen Long là bước ngoặt. Cho đến nay cô không muốn gặp lại những người thân với ĐCSTQ vì nghĩ rằng đó là vấn đề của “lương tâm” hơn là vấn đề “quan điểm ​​chính trị”. Nhưng cô con dâu Dung Hải Ân phản bác rằng bản thân cô yêu nước, yêu Đảng cũng đâu có gì mất lương tâm.

Về vấn đề này, ông Viên Cung Di chỉ ra rằng, xưa kia khi mẹ ông bị giam ở trong trại lao động đã tranh luận với quản giáo về vấn đề lương tâm chính nghĩa. Bà ấy tin vào tôn giáo và cho rằng đó là chính nghĩa, nhưng người ĐCSTQ cũng cho rằng họ có chính nghĩa, vậy là hai người đã trao đổi. “Mẹ tôi yêu cầu quản giáo giao súng cho bà, rồi hỏi: có cần đến súng để nói về chính nghĩa không?”, ông Viên kể.

Ông nói, “Chính nghĩa không cần vũ khí, chính nghĩa là chính nghĩa”, “Chính nghĩa của ĐCSTQ dựa vào nắm đấm, súng và dao. Đây không phải là chính nghĩa, đó là áp đặt cho bạn, là chính nghĩa giả tạo. Chính nghĩa không bao giờ dùng vũ khí cưỡng ép”.

Ông trích dẫn ví dụ về việc ĐCSTQ cưỡng ép người ta nhận tội trên truyền hình và chỉ rõ rằng mọi thứ đều là giả tạo, nhưng ĐCSTQ gọi những điều như thế là chính nghĩa. Tất cả những lời quan chức ĐCSTQ tuyên bố là vô nghĩa, nhưng họ đã quen với điều đó ở đất nước của họ, bên dưới chỉ biết làm theo lệnh bên trên, thậm chí cách làm này được đưa ra nước ngoài, nhưng nguyên dạng đã lộ ra dưới ngọn đèn của giá trị phổ quát. Ông nói rằng giới đảng viên ĐCSTQ nói rằng họ có lương tâm cũng không thể trách họ, vì thực sự họ không biết lương tâm là gì.

Về tư duy của đảng viên ĐCSTQ, ông Viên Cung Di đưa ra một ví dụ khác. Vào tháng 11 năm ngoái ông ở Bắc Kinh và có dịp dùng bữa với một số quan chức cấp cao của ĐCSTQ. Có quan chức hỏi: “Người Hồng Kông hàng ngày ra đường đấu tranh, không biết họ muốn gì?” Ông đáp: “Họ yêu tự do, dân chủ và pháp quyền.” Nghe vậy các quan chức ngạc nhiên nói rằng tất cả những điều này chỉ là ảo tưởng.

Ông Viên kể, sau khi nghe vậy ông chợt thấy thì ra trong thế giới tư tưởng của quan chức ĐCSTQ không có gì gọi là tự do, pháp quyền và dân chủ, vì vậy họ nghĩ những điều này là hư cấu. Vì vậy không thể so sánh lương tâm của họ với của người Hồng Kông, nhưng cũng không thể đổ lỗi cho họ vì trong xã hội họ sống không có 3 thứ (dân chủ, tự do và pháp quyền) làm nền tảng.

Ông cũng tiết lộ rằng nhiều quan chức ĐCSTQ đã khuyên ông đừng tham gia vào rắc rối, đừng đi ngược lại đất nước, và thậm chí cáo buộc ông chống ĐCSTQ là đã phạm pháp. Ông Viên bất lực nói: “Chúng tôi cảm thấy rằng họ (các quan chức ĐCSTQ) đang phạm pháp, nhưng họ cũng nghĩ rằng tôi đang phạm pháp. Vậy là không thể giao tiếp được với nhau.”

 Đảng Dân chủ nên lập tức loại bỏ Biden

Mặc dù Đảng Dân chủ Mỹ cũng chống lại ĐCSTQ nhưng cách làm và chính sách của Đảng này hoàn toàn giống ĐCSTQ. Làm thế nào để phân biệt? Ông Viên nói rằng trong một xã hội bình thường thì người dân chủ trương tự lực chứ không dựa vào chính phủ hoặc ít dựa vào chính phủ. Trong khi chính quyền ĐCSTQ yêu cầu người dân dựa vào nó, từ đó kiểm soát người dân, và ngụy trang bằng những từ cao cả như “mọi người đều bình đẳng” nghe có vẻ rất hợp lý, nhưng thực ra chỉ nhằm mê hoặc lòng người.

Ông cũng chỉ ra rằng phúc lợi cao và thuế cao là biện pháp của chủ nghĩa cộng sản, chính phủ vơ vét một phần tiền thu được của người dân dưới hình thức thuế cao, sau đó phân phối cho người khác dưới hình thức phúc lợi để thao túng họ, còn những người bị thu thuế giống như nô lệ khi tiền họ kiếm được gian khổ lại bị chính quyền cưỡng chế lấy đi, bị kiềm chế chi tiêu.

Nói về tình hình bầu cử Mỹ, ông Viên thẳng thắn nói rằng trước đó ông thực sự lo lắng về cuộc bầu cử của TT. Trump, nhưng không hiểu thế nào lại có hai sự cố gần đây trợ giúp ông Trump. Thứ nhất là chuyện tháng trước khi thẩm phán Tòa án Tối cao phe tự do là Ruth Bader Ginsburg qua đời giúp Chính phủ Trump có thể chỉ định người thay thế thuộc phe bảo thủ; thứ hai là sự cố gần đây rò rỉ email trong ổ cứng được cho là của con trai Biden.

Về mối quan hệ phức tạp giữa gia đình Biden và ĐCSTQ cùng sự cố email trong ổ cứng, ông Viên Cung Di chỉ ra rằng Đảng Dân chủ nên ngay lập tức đoạn tuyệt với Biden và buộc ông ta rút khỏi vai trò ứng viên tổng thống, nếu không người dân Mỹ sẽ tẩy chay toàn bộ Đảng Dân chủ. Nếu trường hợp như vậy thì trong một vài nhiệm kỳ nữa Đảng Dân chủ cũng sẽ không thể lấy lại được danh tiếng của mình và hệ quả là sẽ xảy ra hiệu ứng domino: bắt đầu từ Đảng Dân chủ, sau đó là truyền thông chính thống, mạng xã hội, rồi đến Phố Wall. Với tính cách của TT. Trump, chắc chắn sau khi tái đắc cử, ông Trump trừng phạt nặng nề những cá nhân và doanh nghiệp liên quan.

Vui  cười

1.– Có đúng là những người có vợ sống lâu hơn những người độc thân không?

 – Không, họ chỉ cảm thấy cuộc sống dài lê thê mà thôi.

2. Giáo sư hỏi cả lớp:

 – Ai có thể nêu hai sự kiện lớn trong cuộc đời của nhà thơ Anh John Milton?

 Một nam sinh viên nhanh nhẩu phát biểu:

 – Sau khi kết hôn, nhà thơ viết tác phẩm “Thiên đường đã mất”.

 – Đến khi vợ ông mất, ông viết tác phẩm “Thiên đường trở lại”.

 3. Phụ nữ cũng như phần mềm máy tính. Giao diện đẹp chưa chắc đã chạy ổn định. Chạy ổn định chưa chắc đã xử lý thông minh. Xử lý thông minh chưa chắc dễ bảo trì. Mà nếu một phần mềm có đủ hết các yêu cầu trên thì chắc gì mua được, mà dù có mua được đi nữa thì chưa chắc gì chúng ta có đủ trình độ quản lý, nếu có đủ trình độ quản lý… thì cũng luôn phập phồng lo sợ mấy thằng hacker nó… hack mất!

4. Có một ông nọ vào trong phòng triển lãm tranh để coi tranh, bỗng ông giật mình bởi vì thấy một bức tranh vẽ hình người đàn bà khỏa thân giống vợ của mình, ông liền vội vả về nhà giận dữ hỏi bà ta:

 –  Có phải em làm người mẫu cho thằng cha họa sĩ kia vẽ hình khỏa thân không ?

 – Ðâu có đâu, em đâu bao giờ làm người mẫu cho thằng cha họa sĩ đó, chắc là ông ta vẽ theo trí nhớ thôi…

Tại sao người Mông Cổ lo sợ bị Trung Quốc thôn tính? – Biên dịch: Phan Nguyên

Nhiều người Mông Cổ lo sợ Trung Quốc cuối cùng sẽ tiếp quản đất nước của họ. Và họ có lý do để lo lắng như vậy.

Mông Cổ dễ bị tổn thương về mặt địa lý. Đây là một vùng đất rộng lớn (gấp 4 lần diện tích của Đức) với dân số thưa thớt chỉ 3 triệu người. Mông Cổ được bao quanh hoàn toàn bởi hai quốc gia lớn hơn và đông dân hơn nhiều lần, những nước có thể dễ dàng chinh phục họ nếu muốn. Mông Cổ cũng có giá trị kinh tế đáng kể. Nước này rất giàu khoáng sản, bao gồm than đá, đồng và uranium. Trung Quốc là nước sử dụng rất nhiều than, nhập khẩu ròng đồng và cần nguồn uranium từ bên ngoài để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân ngày càng nhiều của họ.

Sau khi nhà Thanh sụp đổ năm 1911, Mông Cổ đã được độc lập trong một thời gian ngắn (đến năm 1919) trước khi bị Trung Quốc chiếm đóng (1919-1921), rồi được giải phóng bởi Bạch Nga (1921), sau đó là trở thành quốc gia vệ tinh của Liên Xô (1921-1990). Họ đã tự giải phóng khỏi đế chế Xô-viết đang sụp đổ vào cuối Chiến tranh Lạnh và trở thành một nền dân chủ không liên kết thông qua một cuộc cách mạng không đổ máu. Kể từ đó, cả Bắc Kinh và Moskva đều chấp nhận một nước Mông Cổ độc lập vì quốc gia này tạo thành một vùng đệm thuận tiện giữa hai nước và vì mỗi bên đều muốn tránh gây bất an cho bên kia.

Vậy câu hỏi đặt ra là liệu Bắc Kinh có bao giờ quyết định sáp nhập Mông Cổ hay không. Có một số lý do tại sao điều đó có thể xảy ra. Chiếm hữu Mông Cổ sẽ giúp giải quyết được các vấn đề mà một nước Mông Cổ độc lập đặt ra cho Trung Quốc.

Việc người Mông Cổ có một đất nước riêng ở bên kia biên giới Trung Quốc là một trở ngại đối với kế hoạch đồng hóa các dân tộc thiểu số của Trung Quốc. Mông Cổ duy trì và truyền cảm hứng cho chủ nghĩa dân tộc của người Mông Cổ ở Trung Quốc. Vào tháng 6 năm 2020, chính phủ Trung Quốc đã công bố kế hoạch hạn chế việc sử dụng tiếng Mông Cổ, thay vào đó dùng tiếng Quan Thoại trong các trường học của Khu tự trị Nội Mông. Người dân Mông Cổ đã biểu tình tại thủ đô của họ nhằm thể hiện tình đoàn kết văn hóa với đồng bào của họ ở Trung Quốc. Cựu tổng thống Mông Cổ đã gửi một lá thư tới chính phủ Trung Quốc, gọi việc thay đổi chính sách ngôn ngữ là một “hành động tàn bạo”.

Một Mông Cổ độc lập đã thiết lập quan hệ song phương thân thiết với Hoa Kỳ theo chính sách “láng giềng thứ ba”, nhằm tạo đối trọng chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Mối liên hệ với Hoa Kỳ đang đe dọa Trung Quốc theo hai cách. Đầu tiên, các mối quan hệ này bao gồm hợp tác an ninh. Mông Cổ là một “quốc gia đối tác của NATO”, tham gia vào các hoạt động huấn luyện và đào tạo chung với Hoa Kỳ và đã đóng góp binh sĩ cho các cuộc chiến do Hoa Kỳ dẫn dắt ở Afghanistan và Iraq. Thứ hai, quan hệ Mỹ – Mông Cổ nhấn mạnh mối quan tâm chung của hai nước đối với dân chủ. Do chính phủ Trung Quốc coi việc thúc đẩy dân chủ là một nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm lật đổ sự cai trị của ĐCSTQ, trong mắt Bắc Kinh, Mông Cổ đã trở thành một tiền đồn tiềm năng của hoạt động lật đổ nằm ngay trên biên giới Trung Quốc. Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình mà một nền dân chủ tự do đòi hỏi cũng mâu thuẫn với phương thức hoạt động ưa thích của Trung Quốc là mua chuộc giới tinh hoa của các nước đối tác để mở đường cho các giao dịch kinh doanh song phương.

Một nước Mông Cổ độc lập mang lại một không gian chiến lược mà các đối thủ tiềm tàng của Trung Quốc có thể lấp đầy. Người Trung Quốc vẫn nhớ việc Liên Xô triển khai quân đội và vũ khí tại Mông Cổ trong Chiến tranh Lạnh, và việc một đội quân Liên Xô – Mông Cổ đã tiến vào Trung Quốc từ lãnh thổ Mông Cổ trong những ngày cuối Thế chiến II. Biên giới Mông Cổ với Trung Quốc chỉ cách Bắc Kinh 350 dặm.

Chủ nghĩa “thu hồi lãnh thổ” (irredentism) của Trung Quốc, hay sự bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc nhân danh chủ nghĩa đó, được áp dụng ở Mông Cổ. Người Trung Quốc thường nghĩ rằng Mông Cổ thuộc về Trung Quốc trong lịch sử. (Hiến pháp của Trung Hoa Dân Quốc trước đây, hiện vẫn còn được áp dụng ở Đài Loan, coi Mông Cổ là một phần lãnh thổ Trung Quốc.) Nội Mông, vốn tiếp giáp với Mông Cổ về phía nam và phía đông, đã là một tỉnh của CHND Trung Hoa, nơi sắc tộc Mông Cổ còn đông hơn so với ngay dân số của chính Mông Cổ.

Trung Quốc đang muốn yêu sách các vùng lãnh thổ ở ngoại vi Trung Quốc. Hơn nữa, các yêu sách của Trung Quốc không phải bất biến về mặt lịch sử. Tại các khu vực khác giáp Trung Quốc, các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đã gia tăng trong những năm gần đây. Vào cuối những năm 1940, ban lãnh đạo ĐCSTQ vẫn nói rằng Đài Loan nên được độc lập; nhưng ĐCSTQ ngày nay nói rằng Bắc Kinh nên cai trị Đài Loan. Sự quan tâm nghiêm túc của Trung Quốc đối với Biển Đông cũng chỉ xuất hiện sau khi các kết quả khảo sát vào đầu những năm 1970 cho thấy trữ lượng dầu khí đáng kể. Sau đó, Bắc Kinh đã làm sống dậy bản đồ “đường chín đoạn” được vẽ ra lần đầu bởi chính phủ Trung Hoa Dân quốc trước đây vốn bị ĐCSTQ coi là bất hợp pháp. Đầu thế kỷ này, một dự án nghiên cứu do chính phủ Trung Quốc tài trợ đã khẳng định rằng trong thời kỳ tiền hiện đại, miền Bắc bán đảo Triều Tiên là một phần của đế chế Trung Quốc, ngầm đặt cơ sở cho yêu sách của Trung Quốc đối với khu vực ngày nay là lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Điều này đã gây ra sự phản đối kịch liệt trong giới truyền thông và xã hội Hàn Quốc. Năm 2013, các phương tiện truyền thông chính thức Trung Quốc đưa tin hai học giả và một vị tướng Trung Quốc đặt câu hỏi về chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Ryukyu, một phần quan trọng của “chuỗi đảo thứ nhất” vốn bao gồm các căn cứ của Mỹ trên đảo Okinawa. Năm nay, Trung Quốc mở rộng yêu sách chủ quyền đối với một khu vực tranh chấp tại biên giới với Ấn Độ để bao trùm toàn bộ Thung lũng Galwan.

Nếu Trung Quốc tiến vào, người Mông Cổ không nên trông chờ vào sự giải cứu từ “người hàng xóm thứ ba”. Hoa Kỳ đã không làm gì để ngăn cản Nga chiếm đóng Crimea hay miền đông Ukraine. Mỹ đã từ bỏ các đồng minh người Kurd ở Syria vào năm 2019. Việc lực lượng Mỹ cố gắng can thiệp quân sự vào một cuộc chiến trên bộ chống lại Trung Quốc ở một khu vực sâu bên trong lục địa châu Á và được bao quanh bởi lãnh thổ và không phận của Trung Quốc và Nga là một điều không tưởng.

Còn người hàng xóm thứ hai? Cho đến nay, việc Trung Quốc muốn duy trì quan hệ tốt với Nga đã ngăn Trung Quốc không thôn tính Mông Cổ. Tuy nhiên, cán cân quyền lực giữa Trung Quốc và Nga đang thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Nga, với một nền kinh tế có quy mô tương đương với Ý và phụ thuộc vào đầu tư của Trung Quốc, đang thất thế trong mối quan hệ này. Nếu sự gia tăng sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc so với Nga tiếp tục, Bắc Kinh có thể sớm có khả năng yêu cầu Moskva chấp nhận việc Trung Quốc nuốt chửng Mông Cổ và Moskva sẽ phải miễn cưỡng tuân theo.

Thật không may cho Mông Cổ, lập luận mạnh mẽ nhất cho rằng khả năng họ bị Trung Quốc thôn tính là thấp lại nằm ở thực tế Bắc Kinh đã kiểm soát đất nước này thông qua sự thống trị về kinh tế. Trung Quốc chiếm 80% xuất khẩu của Mông Cổ, cung cấp các khoản đầu tư trực tiếp quan trọng và giúp kết nối kinh tế Mông Cổ với thế giới bên ngoài thông qua tuyến đường sắt nối với cảng Thiên Tân của Trung Quốc. Trong quá khứ, Trung Quốc đã từng không ngần ngại sử dụng các đòn bẩy kinh tế để trừng phạt Ulaan Baatar về các vấn đề chính trị, chẳng hạn như khi Mông Cổ tổ chức đón tiếp Đạt Lai Lạt Ma.

Trong thời kỳ tiền hiện đại, Mông Cổ từng thống trị một đế chế lớn nhất trong lịch sử nhân loại, trong đó bao gồm cả lãnh thổ Trung Quốc. Địa vị an ninh quốc gia bấp bênh của họ ngày nay có lẽ là ví dụ về sự đảo ngược số phận khắc nghiệt nhất trong lịch sử nhân loại.

Nguồn: Denny Roy, “Mongolians are Paranoid about China, and They Should Be”, PacNet #57,  16/10/2020.

Denny Roy là nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Đông Tây, Honolulu. Ông chuyên về các vấn đề chiến lược và an ninh quốc tế tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Canada sẽ đuổi Đại sứ Trung Quốc về nước nếu không công khai xin lỗi người dân Canada

Nếu Đại sứ Cong Peiwu không công khai xin lỗi về những bình luận “hiếu chiến” của bản thân – một sự đe doạ đối với công dân Canada – thì Ottawa sẽ phải đuổi ông ấy về nước, lãnh đạo Đảng Bảo thủ Canada, ông Erin O’Toole nói.

Ngày 15/10, Bộ Ngoại giao Canada đã triệu tập nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc tại Ottawa để trao đổi riêng, sau khi ông này phát biểu rằng, Canada không được cấp tị nạn chính trị cho các nhà hoạt động dân chủ Hong Kong, nếu không thì “sức khỏe và sự an toàn” của 300.000 công dân Canada đang ở đặc khu hành chính sẽ bị nguy hiểm. 

Ngay sau lời phát biểu của Đại sứ Trung Quốc, lãnh đạo Đảng Bảo thủ Canada, ông Erin O’Toole nói rằng, nếu Đại sứ Cong Peiwu không công khai xin lỗi về những bình luận “hiếu chiến” của bản thân – một sự đe doạ đối với công dân Canada – thì Ottawa sẽ phải đuổi ông ấy về nước.

Trong một cuộc họp báo nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Canada – Trung Quốc diễn ra hôm 15/10, ông Cong Peiwu đã đưa ra phát biểu trên với lời cảnh báo Canada không nên xúi giục Hong Kong “phạm tội” và Canada không được can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

Một ngày sau đó, trong một tuyên bố vào ngày 16/10, ông O’Toole đã công khai thể hiện quan điểm cứng rắn về phát biểu của Đại sứ Trung Quốc. 

Ông O’Toole cho biết, nếu không đưa ra lời xin lỗi, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cần thu hồi giấy cấp phép ngoại giao của ông Cong Peiwu ngay lập tức.

“Đại sứ Trung Quốc đã đưa ra những luận điệu hiếu chiến không phù hợp với vị trí của mình. Rõ ràng, đây là sự đe dọa đối với 300.000 công dân Canada đang ở Hong Kong. Điều này là không thể chấp nhận được”, ông O’Toole nói. 

Ông tiếp tục: “Đây là giọng điệu của một kẻ tống tiền – chứ không phải là phát biểu của một phái viên chính thức với tư cách là một thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.

Ông kết luận: “[Nếu] người Canada bị đe doạ ở bất kỳ đâu [trên thế giới] thì [họ] sẽ bị đe dọa ở mọi nơi”.

Lãnh đạo Đảng Bảo thủ Canada đã liên tục kêu gọi chính phủ Canada xúc tiến việc nhập cảnh vào Canada cho những người biểu tình ủng hộ dân chủ và những người tị nạn chính trị đang chạy trốn khỏi Hong Kong. 

Xem thêm: Canada kêu gọi trừng phạt quan chức Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công theo luật Magnitsky

Ngoài ra, ông O’Toole cũng đều nghị chính phủ Canada áp đặt các biện pháp trừng phạt theo Đạo luật Magnitsky đối với từng quan chức Bắc Kinh vi phạm nhân quyền, hay liên quan đến việc áp đặt luật an ninh quốc gia hà khắc tại Hong Kong. Ông O’Toole nhận định rằng, luật an ninh này là một sự vi phạm Tuyên bố chung Trung – Anh.

Hôm 15/10, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada là ông François-Philippe Champagne cho biết, ông đã yêu cầu nhân viên gọi điện cho Đại sứ Trung Quốc để nói rõ rằng, Canada sẽ luôn ủng hộ nhân quyền và quyền của người Canada trên toàn thế giới.

Các quan chức Bộ Ngoại giao Canada xác nhận với tờ The Star rằng, họ đã gặp ông Cong Peiwu hôm 15/10 và đưa ra thông điệp.

Ngày 16/10, Thủ tướng Justin Trudeau cho biết, chính phủ của ông không muốn “leo thang” căng thẳng với Trung Quốc, nhưng sẽ luôn ủng hộ nhân quyền và không ủng hộ việc Trung Quốc thực hiện chính sách ngoại giao chiến lang.

Ông Trudeau nói rằng, việc Trung Quốc bắt giữ 2 công dân Canada là Michael Kovrig và Michael Spavor vào năm 2018 là tuỳ tiện. Chính quyền Bắc Kinh coi việc thả 2 công dân này là điều kiện để buộc Canada thả giám đốc tài chính của Huawei là bà Mạnh Vãn Châu. Bà Mạnh hiện đang bị quản thúc tại gia ở Canada, và phải đối mặt với việc bị dẫn độ sang Hoa Kỳ với cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của nước này với Iran.

“Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng, Trung Quốc nhận thức được là không chỉ chúng tôi đứng lên đấu tranh cho nhân quyền, cho việc trả tự do an toàn cho 2 công dân đã bị bắt giữ tùy tiện, mà chúng tôi còn sát cánh với các quốc gia đồng minh trên thế giới bao gồm Hoa Kỳ, Úc, Vương quốc Anh… và các quốc gia châu Âu cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, những nước có chung mối quan tâm này”, ông Trudeau nói.

Lãnh đạo Đảng Bảo thủ ông O’Toole nói: “Canada là một quốc gia nhỏ hơn về cơ sở kinh tế so với Trung Quốc, nhưng cam kết của chúng tôi đối với tự do, nhân quyền và pháp quyền vượt lên trên tư cách của đại sứ này”.

Nguyễn Minh Theo The Star

https://www.ntdvn.com/the-gioi/canada-duoi-dai-su-tq-ve-nuoc-neu-khong-cong-khai-xin-loi-nguoi-dan-canada-87510.html

Bị truy cứu trách nhiệm khắp thế giới, ĐCSTQ triển khai “ngoại giao chửi bới”

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu thông tin đã làm cho dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát trên toàn cầu, gần đây làn sóng truy cứu trách nhiệm và yêu cầu bồi thường của các quốc gia trên thế giới ngày càng dữ dội. ĐCSTQ bị dồn vào thế đường cùng đã bắt đầu triển khai “ngoại giao chửi bới” để phản kích lại.

ĐCSTQ bị dồn vào thế đường cùng đã bắt đầu triển khai “ngoại giao chửi bới” để phản kích lại.

ĐCSTQ bị dồn vào thế đường cùng đã bắt đầu triển khai “ngoại giao chửi bới” để phản kích lại. (Ảnh qua NTDVN)

Kể từ ngày 27/4, Đài CCTV, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra lời châm biếm theo kiểu Cách mạng Văn hóa đối với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong 4 ngày liên tiếp, ngoài ra còn gọi ông là “kẻ thù chung của nhân loại”. Có cư dân mạng cho rằng, “Pompeo đã đánh trúng điểm yếu của ĐCSTQ, khiến họ đau đến mức phải nhảy dựng lên, chửi đổng như dân chợ búa”.

Gần đây, Pompeo nói rằng, ĐCSTQ che giấu dịch bệnh và gây tổn hại cho thế giới. “Mỹ sẽ buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm”.

Ông Pompeo nói rằng: “Đây là những gì Đảng Cộng sản đã làm (chỉ những lời nói dối), và người dân Trung Quốc cũng bị gây tổn hại bởi họ. Chúng tôi biết rằng cánh nhà báo và các bác sĩ ‘thổi còi’ ở Trung Quốc đều bị buộc phải im lặng. Những chiêu trò của ĐCSTQ chúng tôi đã quá quen thuộc từ thời Liên Xô. Họ (làm như vậy là vì) kiểm soát thông tin trong nước và cũng để kiểm soát thông tin trên toàn cầu”.

Trước đó, ông Pompeo và lãnh đạo một số quốc gia trên thế giới đã đồng loạt kêu gọi mở một cuộc điều tra độc lập về sự xuất hiện, phát triển và lan truyền khắp nơi trên thế giới của dịch bệnh ở Trung Quốc. Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Âu cũng công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với việc điều tra nguồn gốc của đại dịch virus Vũ Hán.

Chính quyền ĐCSTQ tuyên bố rằng họ luôn công khai và minh bạch về tình hình dịch bệnh và không che giấu bất cứ điều gì.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), chính quyền ĐCSTQ không giải thích được tại sao vào ngày 1/1/2020, CCTV liên tục phát sóng thông tin trừng phạt 8 bác sĩ ở Vũ Hán vì “lan truyền tin đồn” về dịch bệnh, đồng thời, chính quyền cũng xóa hàng ngàn báo cáo và lời bình luận về tình hình dịch bệnh của cư dân mạng.

Chính quyền cũng không giải thích lý do tại sao số ca nhiễm bệnh được chẩn đoán vẫn giữ nguyên trong hai tuần trong khi dịch bệnh phát triển theo chiều hướng xấu ở Vũ Hán.

Bài báo còn cho rằng, đối diện với áp lực truy cứu trách nhiệm của toàn cầu, ĐCSTQ đã triển khai “ngoại giao chửi bới”.

Vào ngày 4/5, tờ “Tân Hoa Xã” (Xinhua) của ĐCSTQ đã gọi Ngoại trưởng Pompeo và Navarro – Giám đốc Văn phòng Chính sách Thương mại và Sản xuất là “Ông Hanh ông Cáp” (Hai thần giữ cửa Miếu, một người thì phun khí trắng từ mũi, một người thì phun khí vàng từ mồm).

Cùng ngày, sau trường hợp của Pompeo, CCTV còn chĩa mũi dùi về phía cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon, và chỉ trích mạnh mẽ Bannon là một “phần tử chống Trung Quốc ngoan cố”, “Bôi nhọ mô hình kháng ‘dịch’ của Trung Quốc (ĐCSTQ)”, còn bắt Trung Quốc phải chịu trách nhiệm và bồi thường.

Nhưng ngoài việc mắng chửi, lại không hề đề cập đến nội dung bài phát biểu của Bannon. Điều đó khiến không ít cư dân mạng tự hỏi: “Tại sao lại trách mắng Bannon? Ông ấy đã làm gì, cho hình ảnh chứng minh đi….”

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với NTDTV, Bannon đã nói rằng, virus lan truyền khắp thế giới đã khiến thế giới, giới tài chính, giới kinh doanh, giới truyền thông và giới chính trị nhìn thấy được bộ mặt thật của ĐCSTQ. “Virus này sẽ trở thành nhân tố cuối cùng để lật đổ ĐCSTQ”.

Ngày 4/5, Tân Hoa Xã cũng đã đăng một bài bình luận với tựa đề “Nhìn thấy bộ mặt thật của Mỹ qua việc ‘làm loạn dịch bệnh’”. Bài báo viết: “Kể từ khi dịch virus corona mới (virus Vũ Hán) mới bùng phát ở Mỹ, các chính khách và đám ‘lâu la’ ở Mỹ kiểm soát dịch bệnh yếu kém, ứng phó sai lầm, bắt đầu ‘bôi nhọ’ Trung Quốc, rồi ‘đổ thừa’ cho Trung Quốc, sau đó lại bày ra vở kịch ‘làm loạn dịch bệnh’ đòi bồi thường với ‘giá trên trời’ khiến người ta khinh bỉ…

Steve Bannon, cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng, mấy ngày gần đây cũng không muốn làm người ngoài cuộc, ‘chạy đôn đáo’ khắp nơi tuyên truyền những câu chuyện nhạt nhẽo vô vị như ‘phòng thí nghiệm Trung Quốc tạo ra virus’, ‘Trung Quốc phải chịu trách nhiệm’ và ‘Trung Quốc phải bồi thường’”.

VOA đưa tin, “làm loạn dịch bệnh” rõ ràng là một trò chơi chữ của “phóng viên Tân Hoa xã”. Ngày nay ở Trung Quốc, các phương tiện truyền thông chính thức coi những hành động khiếu nại và kháng nghị các vấn đề y tế là “làm loạn y tế”.

Tờ “Thời báo Hoàn cầu” của ĐCSTQ cũng đã đăng một bài xã luận vào ngày 4/5 với tiêu đề “Lời nói dối của Pompeo là ‘dũng cảm không màng đến an nguy bản thân’”.

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Mỹ vào ngày 3/5, ông Pompeo nói rằng: “Các bạn nên nhớ, Trung Quốc có truyền thống gây lây nhiễm cho thế giới và họ cũng có truyền thống về quản lý các phòng thí nghiệm không đủ tiêu chuẩn”; “Đây không phải là lần đầu tiên thế giới phải đối mặt với virus bị rò rỉ vì sự thất bại của phòng thí nghiệm Trung Quốc”.

Kết hợp với “ngoại giao chửi bới”, chính quyền ĐCSTQ cũng cố gắng diễn giải về dịch bệnh theo các hình thức văn học và nghệ thuật. Vài ngày trước, Tân Hoa Xã đã sản xuất và giới thiệu một đoạn phim hoạt hình ngắn có tựa đề ” Virus ngày xửa ngày xưa” (Once upon a virus), nói rằng chính quyền ĐCSTQ không hề che giấu dịch bệnh, và tình hình dịch bệnh tại Hoa Kỳ trở nên nghiêm trọng do chính sự bất lực của chính phủ Hoa Kỳ.

Các nhà quan sát chỉ ra rằng, câu chuyện được kể với hình thức văn học nghệ thuật của chính quyền ĐCSTQ đã trở thành một trò đùa. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, những câu chuyện về dịch bệnh do chính quyền ĐCSTQ đưa ra thế giới đều đã gây phản tác dụng.

Trước đây, truyền thông ĐCSTQ còn làm cả thơ để tuyên truyền, coi virus Vũ Hán tàn sát khắp Trung Quốc là “Vua coronavirus” làm ‘nổi bật’ ĐCSTQ, bài thơ đó cũng bị cư dân mạng Trung Quốc không ngừng chế giễu.

Minh Huy (Theo NTDTV)

https://tinhhoa.net/bi-truy-cuu-trach-nhiem-khap-the-gioi-dcstq-trien-khai-ngoai-giao-chui-boi.html

Vui cười

Một bà sau khi cho tiền ông hành khất ở cuối nhà thờ liền hỏi: “Sao ông ra nông nỗi này, vợ con ông đâu?”

 “Thưa bà, vợ tôi chẳng may qua đời rồi ạ. Nếu vợ tôi còn thì tôi đâu đến nông nỗi này ạ”

Bà quay sang ông chồng: “Thấy chưa, đàn bà là đảm đang lắm. Không có đàn bà là chỉ có nước đi ăn mày. Nhưng khi còn sống bà ấy làm gì hả ông?”

 “Thưa nó đi ăn mày thay cho tôi ạ.”

Kiểu ngoại giao “chiến lang” của Trung Quốc bắt nguồn từ chỉ thị của Tập Cận Bình?

Các phương tiện truyền thông Mỹ mới đây có bài viết chỉ ra, có quan chức ngoại giao Trung Quốc đương nhiệm và tiền nhiệm xác nhận rằng, chính Tập Cận Bình đã đích thân ra lệnh phải biểu thị công khai lập trường cứng rắn của ĐCSTQ ở phương diện ngoại giao.

Vào ngày 31/3, Reuters đưa tin, có 2 quan chức Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã xác nhận rằng Bộ Ngoại giao sở dĩ trở nên chủ chiến lộng quyền là do chỉ thị cá nhân của Tập Cận Bình.

Theo đó, ông Tập đã từng viết một bức thư tay cho các nhà ngoại giao vào năm 2019 và chỉ ra rằng, trước những thách thức quốc tế (như sự xấu đi của quan hệ Trung-Mỹ) cần có lập trường cứng rắn hơn, phải thể hiện “tinh thần đấu tranh”.

Bài báo đề cập, Triệu Lập Kiên, phát ngôn viên tân nhiệm của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, khi ông được chuyển về Bắc Kinh từ Pakistan vào tháng 8/2019, đã được các nhân viên trẻ của Bộ Ngoại giao chào đón nồng nhiệt do những ngôn luận cứng rắn của ông trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Trong những năm gần đây, Tập Cận Bình đã nhiều lần nhắc lại tư duy đấu tranh của Mao Trạch Đông trong nước, yêu cầu toàn Đảng thực hiện giáo dục chủ đề “Không quên sơ tâm, ghi nhớ sứ mệnh” cho “các cán bộ lãnh đạo cấp huyện trở lên”, và đề xuất củng cố giai cấp và nền tảng quần chúng của ĐCSTQ.

Ông Tập nói, hiện tại và trong tương lai, sự phát triển của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn mà những rủi ro và thách thức khác nhau không ngừng tích lũy, sẽ có không ít các cuộc đấu tranh lớn mà họ phải đối mặt, hơn nữa sẽ ngày càng phức tạp.

Khi ông Tập phát biểu tại lễ khai giảng của Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ vào tháng 9/2019, ông còn yêu cầu các quan chức cấp cao của ĐCSTQ “nên đấu tranh thì phải đấu tranh”. Trong một bài viết hơn 2.000 chữ của Tân Hoa Xã, ông Tập đã đề cập đến từ “đấu tranh” 58 lần.

Kiểu tư duy đấu tranh này đã được áp dụng cho chính sách đối ngoại trong gần 2 năm qua, đặc biệt là thái độ đối với Hoa Kỳ, cả Bộ Ngoại giao và các ban ngành tuyên truyền của ĐCSTQ đều đã áp dụng ngôn ngữ kiểu đấu tranh.

Trong những năm gần đây, lời nói và hành động của người phát ngôn, quan chức ngoại giao của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ ngày càng vô văn hóa, thô lỗ, như người đàn bà đanh đá chửi đổng, nói năng linh tinh, bởi vậy mới có biệt hiệu như “Bộ tuyệt giao”, “Bộ chiến lang”, “Bộ phá hoại”.

Đặc biệt là người phát ngôn tân nhiệm của Bộ ngoại giao ĐCSTQ Triệu Lập Kiên, vào ngày 12/2, ông đã đăng lên Twitter liên tiếp 5 bài nói rằng “có thể là quân đội Hoa Kỳ đã đưa virus tới Vũ Hán”, việc này đã khiến dư luận xôn xao.

Tuyên bố này đã bị Hoa Kỳ nghiêm khắc bác bỏ, Hoa Kỳ nói rằng, thuyết âm mưu xuất phát từ người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ “rất lố bịch”, lúc đó Hoa Kỳ đã triệu tập Thôi Thiên Khải – đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, sau đó Tổng thống Trump chỉ đơn giản gọi virus corona mới là “virus Trung Quốc“.

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Hoa Kỳ vào ngày 22/3, Thôi Thiên Khải cho biết, các quan chức ngoại giao suy đoán nguồn phát của virus ĐCSTQ là “có hại”, vừa chỉ trích việc nói virus đến từ Mỹ là ngôn luận điên rồ. Từ thái độ của ông Thôi, một số nhà phân tích cho rằng, có thể chính quyền ĐCSTQ muốn tìm một bậc thang để đi xuống.

Vào ngày 24/3, Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ đã đưa ra hai nghị quyết, yêu cầu điều tra ĐCSTQ che giấu dịch bệnh, gây thiệt hại lớn cho Hoa Kỳ và thế giới, lên án ĐCSTQ đã đưa ra tin đồn nhảm về nguồn phát virus, đề nghị ĐCSTQ bồi thường.

Reuters đưa tin, các quan chức Mỹ biểu thị, Nhà Trắng đang chuẩn bị thông qua một lệnh hành chính yêu cầu dời chuỗi cung ứng vật tư y tế từ Trung Quốc hoặc các nơi khác về Hoa Kỳ. Cho thấy Hoa Kỳ tiếp tục phản đối mạnh mẽ ĐCSTQ và đang “tách rời” khỏi ĐCSTQ.

Năm 2019, việc “ngoại giao chiến lang” của ĐCSTQ từng xuất hiện các vụ bê bối quốc tế. Trong đó, điển hình nhất là đại sứ Trung Quốc tại Thụy Điển, Quế Tòng Hữu.

Vào ngày 17/11/2019, Svenska PEN chuẩn bị trao giải thưởng “Tucholskypriset” năm 2019 cho Quế Dân Hải – chủ một đại lý sách ở Thụy Điển đã bị ĐCSTQ bắt giữ. Trước khi diễn ra lễ trao giải, Quế Tòng Hữu đã đề nghị khẩn cấp Svenska PEN hủy bỏ giải thưởng này. Ông còn đe dọa rằng, những người tham dự lễ trao giải sẽ bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc, đồng thời ĐCSTQ cũng sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại đối với Thụy Điển.

Vào ngày 13/12 cùng năm, xét thấy các loại biểu hiện “kiểu chiến lang” của Quế Tòng Hữu, Đảng Dân chủ Cơ Đốc giáo cánh hữu và cánh tả Thụy Điển trong cuộc tranh luận tại Quốc hội đã yêu cầu trục xuất Quế Tòng Hữu như một người “không được chào đón”.

Ngoài ra, Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đã bị các cư dân mạng Trung Quốc xếp vào “Danh sách cặn bã của Trung Quốc”. Vào ngày 12/7/2019, bà đã đăng một bài báo trên tạp chí của ĐCSTQ có tên “Chiếm điểm cao nhất của đạo nghĩa, nâng cao quyền phát biểu quốc tế”, tuyên bố giải quyết các vấn đề mà ĐCSTQ bị ‘mắng’.

Bình luận viên thời sự Viên Bân đã đăng một bài báo có tựa đề “Không muốn ĐCSTQ tiếp tục bị mắng? Hoa Xuân Oánh đang nói chuyện hoang đường”, ông nói rằng, ĐCSTQ là kẻ ác trong thế giới ngày nay, mọi hành động của nó đều đi ngược lại các giá trị phổ quát, sử dụng tất cả những lời nói dối để che đậy tội ác, chính quyền như thế có thể không “bị mắng” sao? Chính quyền như vậy muốn không “bị mắng”, có khả năng sao?

Rõ ràng Hoa Xuân Oánh muốn ĐCSTQ ngừng “bị mắng”, theo Viên Bân, đây hoàn toàn là chuyện hoang đường! Trừ phi ĐCSTQ hoàn toàn rời khỏi vũ đài lịch sử.

Minh Huy (Theo NTDTV)

https://tinhhoa.net/kieu-ngoai-giao-chien-lang-cua-trung-quoc-bat-nguon-tu-chi-thi-cua-tap-can-binh.html

Vui cười

  1. Một ông phàn nàn với đồng nghiệp: – Phụ nữ thật khó tính. Năm ngoái, vợ tôi báo tin sắp được làm mẹ, tôi tặng cô ta bó hoa. Vậy mà hôm qua, tôi báo tin sắp được làm bố một đứa bé nữa, cô ta lại đập cán chổi vào đầu tôi!

2. – Mẹ ơi, có phải các thiên thần có cánh và biết bay không mẹ?  – Đúng rồi con yêu.

 – Hồi sáng lúc mẹ đi chợ, con nghe bố gọi chị giúp việc là thiên thần. Thế bao giờ thì chị ấy bay?

– Ngay bây giờ đây, con ạ!

3. Hai người bạn nói chuyện với nhau:

– Có lẽ mình phải xin ly dị.

 – Sao vậy?

 – Vợ mình nửa năm nay không thèm nói với mình một câu nào.

 – Cậu điên à! Biết tìm đâu ra một người vợ tuyệt vời như thế.

 4. Người đàn bà đứng trước gương ngắm nhìn và tỏ vẻ hài lòng vì chiếc áo lông thú mới mua, thì cậu con trai đi học về: – Đẹp quá, có phải bố mua cho mẹ cái áo này không?

– Bố nào mua, cứ chờ bố mày thì đến cả mày cũng chẳng có nữa là áo.

Ngoại giao ‘chiến lang’ của Trung Quốc đang núp bóng “Thời báo Hoàn Cầu”Minh Huy (Theo NTDTV)

Gần đây, có nguồn tin tiết lộ với truyền thông rằng, Bộ Ngoại giao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang có khuynh hướng “chiến lang” hóa, trực tiếp sử dụng “Thời Báo Hoàn Cầu” (Global Times) như một kênh chuyên chế tác và cung cấp thông tin. Nói cách khác, Bộ Ngoại giao của ĐCSTQ hiện đang nằm trá hình dưới vỏ bọc là “Thời Báo Hoàn Cầu”.

Đài Á Châu Tự do (RFA) ngày 8/6 đã dẫn lời ông Trần, cựu phóng viên Tân Hoa Xã đóng tại nước ngoài, trong đó ông Trần tiết lộ rằng, Ban Tuyên giáo Trung ương ĐCSTQ gần đây đã thực hiện các điều chỉnh lớn đối với các báo cáo liên quan đến Đài Loan, Hoa Kỳ và “Chương trình Ngàn Nhân tài”.

Một mặt, ĐCSTQ ra sức kiểm duyệt nghiêm ngặt tất cả các nội dung được cho là nhạy cảm, như cuộc trò chuyện của Thái Hà, giáo sư Trường Đảng Trung ương với những người bạn của bà tại Hoa Kỳ, hay là tuyên ngôn lập quốc của cặp vợ chồng Hác Hải Đông ở Tây Ban Nha. Những chủ đề như vậy đều bị hạn chế nhằm giảm tác động của nó đến dư luận.

Mặt khác, đối với các chủ đề về Đài Loan và Hoa Kỳ thì ĐCSTQ sử dụng chiến lược “toàn lực xúi giục”, với mục tiêu là thúc đẩy sự chia rẽ trong nội bộ của Đài Loan và Hoa Kỳ. Cụ thể, khi nói đến vấn đề Đài Loan, các bài viết đều phải dùng từ ngữ mang giọng điệu khiển trách, lời lẽ mang hàm ý phân tách Đảng Dân Tiến ra khỏi chính phủ Đài Loan, còn đối với Hoa Kỳ thì nhắm trực tiếp vào sự kiện gần đây nhất là cái chết của một người Mỹ gốc Phi cùng các cuộc biểu tình và bạo loạn, xem đây như là cơ hội “ngàn năm có một” để chia cắt và phá hoại xã hội Hoa Kỳ.

Ngoài ra, “Kế hoạch Ngàn nhân tài” của ĐCSTQ nhằm mục đích ăn cắp công nghệ cao của nước ngoài đã được chuyển sang trạng thái bí mật. Mọi thông tin về chương trình này đã bị xoá hoàn toàn trên các phương tiện truyền thông của Đại Lục, ngay cả báo cáo về các dự án và hoạt động ở nước ngoài của Viện Khổng Tử cũng bị thủ tiêu. Hiện nay, khi tìm kiếm “Chương trình Ngàn nhân tài” trong “bức tường lửa” của ĐCSTQ thì đã không thể tìm thấy bất kỳ thông tin nào.

Ông Trần cho biết, hiện tại trong các chỉ lệnh cấm cùng các báo cáo của Ban Tuyên giáo Trung ương ĐCSTQ thì các từ ngữ đều mang tính thô tục hóa và được sử dụng với tần số cao; khuynh hướng ‘chiến lang’ hóa của Bộ Ngoại giao đang được thể hiện rất rõ ràng.

Ông Trần cũng tiết lộ rằng, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ hiện đã trực tiếp chọn “Thời báo Hoàn cầu” (vốn nổi tiếng với các bài viết kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan) như một kênh chuyên chế tác và cung cấp thông tin, đồng thời tờ báo này cũng sàng lọc nhiều thông tin nhằm phục vụ cho mục đích tuyên truyền của ĐCSTQ.

Ông Hồ Tích Tiến (Hu Xijin), Tổng biên tập của tờ Thời báo Hoàn Cầu – phụ bản của tờ Nhân Dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc. (Ảnh qua CNN)

Ông Trần nói: “Điều đáng chú ý là Bộ Ngoại giao đã mua dịch vụ thông tin của Thời báo Hoàn cầu. Thời báo Hoàn cầu sẽ chế tác lại các tin tức trong và ngoài nước mỗi ngày để Bộ Ngoại giao tham khảo. Vì vậy, bạn thấy đó, bây giờ Bộ Ngoại giao nói láo như thế này cũng càng ngày càng nhiều, càng ngày càng mang tính công kích và càng ngày càng ‘chiến lang’“.

Ông Ngô, một nhân viên truyền thông cao cấp khác nói với RFA rằng, các tổ chức cốt lõi như Bộ Ngoại giao và Ban Tuyên giáo của ĐCSTQ hiện đã “thành công trong việc bắt chước ngôn từ thô thiển của

Tập Cận Bình” và đang ngày ngày chửi bới. Ông tin rằng điều này phản ánh trạng thái thực sự của toàn bộ nhóm quyền lực cấp cao của ĐCSTQ.

Minh Huy (Theo NTDTV)

https://tinhhoa.net/ngoai-giao-chien-lang-cua-trung-quoc-dang-nup-bong-thoi-bao-hoan-cau.html

Vui cười

1/ Trời mưa. Một cặp vợ chồng đi ngoài phố. Người chồng cầm ô che mưa một mình, người vợ bực tức gắt. – Anh chỉ biết có mình! Em bị ướt hết cả rồi mà anh không đau khổ sao?

– Em yêu! Em bị ướt anh rất đau khổ, còn nếu anh bị thì em lại đau khổ!… Vậy hãy để anh gánh chịu đau khổ một mình.

 2/ Người đàn bà đứng trước gương ngắm nhìn và tỏ vẻ hài lòng vì chiếc áo lông thú mới mua, thì cậu con trai đi học về: – Đẹp quá, có phải bố mua cho mẹ cái áo này không?

– Bố nào mua, cứ chờ bố mày thì đến cả mày cũng chẳng có nữa là áo.

Làm dángVương Văn Bắc

Vài tháng sau ngày định cư ở Pháp, Trung tình cờ gặp lại Nguyễn trong bữa tiệc ở nhà người quen chung. Nguyễn là một giáo sư kiêm chính trị gia khá quen biết ờ Saigon thời trước. Ông đã từng nhờ văn phòng luật sư của Trung biện hộ trong một vài vụ tố tụng. Tuy không phải là đôi bạn tâm giao, giữa hai người đã có một sự tương kính xây trên khả năng chuyên nghiệp và văn hóa của nhau. Đầu thập niên bảy mươi, Nguyễn phải bỏ nước sang tá túc bên Pháp vì lý do chính trị. Ông đã bước hẳn qua địa hạt kinh doanh và dường như khá thành công trên thương trường.

Gặp lại nhau sau nhiều năm, Nguyễn tỏ vẻ ân cần và hỏi thăm bạn cũ. Tuy nhiên qua lời vồn vã của Nguyễn, Trung không cảm thấy thoải mái, vì chàng nhận thấy ở Nguyễn, dường như có chút gì tự mãn, tự đắc bên trong :

 Người mình sang đây chịu khó làm ăn lắm, chứ không ỷ lại vào hệ thống an sinh xã hội như nhiều cộng đồng khác. Kẻ đi làm công, kẻ mở tiệm riêng, phần lớn là tiệm ăn hay tiệm bán thực phẩm. Có người thất bại, có người thành công, nhưng rất ít ai thành công lớn. Đó là người mình phần đông rất cần cù, nhưng ít biết quán xuyến. Giỏi làm, nhưng không giỏi tính, thấy tiền vào nhiều, vội nghĩ là lời to, mà không liệu trước những khoản chi bó buộc như trả tiền lời, thuế khóa, chiết cựu, đầu tư thay thế, …. 

Trung đón nghe những nhận xét chung chung ấy một cách lơ đãng và chỉ tham gia vừa đủ để khỏi thất lễ. Bỗng nhiên câu chuyện của Nguyễn đang từ lãnh vực tổng quát chuyển sang lãnh vực cá nhân :

Trung ! Anh đã lo xong vụ hồi tịch hay nhập tịch dân Pháp chưa ?

Bị hỏi bất ngờ về một chuyện rất riêng tư, Trung đành trả lời qua quýt rằng mình quả thực chưa nghĩ đến chuyện ấy vì còn bận trăm việc linh tinh, như dọn nhà, kiếm việc, mua sắm đồ đạc, tìm trường cho con, liên lạc với bà con họ hàng, ….. Nguyễn cắt ngang lời Trung :

Không được ! Không được ! Anh phải lo ngay cho xong cái thủ tục nhập tịch đó, nếu không sẽ gặp nhiều khó khăn, trục trặc lắm đó. Anh xem trường hợp của tôi : anh biết là tôi đã từng có và vẫn giữ tham vọng đóng góp vào sinh hoạt chính trị của xứ sở. Bởi thế việc từ bỏ quốc tịch là điều khó nghĩ và đau lòng lắm ! Tuy vậy tôi phải quyết định vào dân Pháp từ lâu rồi, vì nếu không thì không sao làm ăn được. Anh thử nghĩ xem : giả dụ ngày mai tôi cần đi gặp một khách hàng ờ Bắc Âu hay ở Trung Đông để thảo luận và ký kết một khế ước lớn mà hôm nay vẩn còn phải chạy lật đật từ tòa lãnh sự này sang sứ quán khác để lo xin chiếu khán nhập cảnh, công việc sẽ hỏng bét !

Thay vì khuấy lên một cuộc tranh luận rất lạc chỗ giữa bàn tiệc vui, Trung ừ ào cho qua câu chuyện rồi lái sang đề mục khác. Nhưng trong khi nói những lời thù tạc, óc Trung vẫn thấy hiện ra những hình ảnh của quê hương ngày trước.

Trung tin là Nguyễn thành thực muốn giúp ích cho mình bằng một lời khuyên thực tiễn. Chàng cũng không có thói quen vội vã lên án việc làm của người khác. Nhưng Trung không thể không thắc mắc tự hỏi liệu chính mình có thể từ bỏ, dù chỉ từ bỏ trên giấy tờ, liên hệ chót với quê nhà, vì ngại một thủ tục phiền toái hay e mất một cơ hội làm giầu hay không !

o () o

Đúng với dự kiến của Nguyễn, quả thực Trung đã gặp nhiều điều phiền phức khó chịu trong đời sống hàng ngày trên đất Pháp vì chàng chưa vào “làng Tây”.

Trung đặc biệt nhớ đến những buổi chen chúc, chèn lấn hàng mấy giờ đồng hồ ở Nha Cảnh Sát Đô Thành Paris để đợi được cấp sổ thông hành, hay triển hạn thẻ cư trú. Bị xô đẩy, gây gỗ giữa đám đông đi xin giấy thuộc đủ chủng tộc và gồm đủ hạng người, trước mấy quầy nhận đơn với những bà thư ký còn đang mải xếp lại mấy cuộn len đan, hay tíu tít chuyện trò điện thoại với chúng bạn, Trung không tránh khỏi cảm giác bực dọc và xót xa. Trong tâm trạng u ám ấy, bổng Trung bị một thanh niên dường như người Bắc Phi Châu, thích nhẹ vào vai : – “Ê ! Mày có thể cho tao mượn cây bút máy của mày để tao điền vào tờ khai này không ?”

Trung hiểu rằng chàng trẻ tuổi này không có ý khinh mạn hay xấc xược đối với mình, mà chỉ vì ngôn ngữ hay văn hóa của nước anh ta không có qui tắc phân biệt tuổi tác và ngôi thứ của người đối thoại. Bởi thế Trung lẳng lặng đưa cây bút của mình cho anh ta mượn.

Trở về văn phòng (Trung hành nghề trong một văn phòng luật sư quốc tế), Trung đem câu chuyện trên kể lại cho anh luật sư Mỹ quản nhiệm văn phòng nghe, như một chuyện vui cười. Nhưng anh đồng nghiệp này không thấy buồn cười mà chỉ thấy ngạc nhiên :

Tại sao anh lại có ý định kỳ cục là bỏ mấy giờ đồng hồ và chịu đủ thứ bực mình để đích thân đi lo lấy việc ấy? Từ nay trở đi, anh cứ bảo thư ký họ chuyển đơn và giấy tờ của anh đến văn phòng H. để tụi nó làm cho mình. Khi nào xong, họ gọi điện thoại mời anh ra ký và nhận tài liệu, như vậy chỉ mất nửa giờ là cùng !

Thấy Trung không đáp, người luật sư Mỹ lại nói thêm:

Tôi đề nghị như vậy không phải chỉ vì anh mà còn vì quyền lợi văn phòng của chúng ta. Thật vậy, nếu anh dùng mấy giờ đứng chờ đợi dài người ở Nha Cảnh Sát đề làm việc cho thân chủ của văn phòng mình, số hiện kim mà văn phòng thu được nhờ những giờ làm việc ấy sẽ lớn gấp nhiều lần số tiền công mà văn phòng trả cho H. để lo giấy tờ cho anh !

Thực ra, không phải Trung không biết đến giải pháp nhờ văn phòng H. Chính chàng đã nhiều lần gởi cho họ những hồ sơ xin cấp thẻ cư trú hay thẻ thương gia cho những thân chủ Mỹ và Nhật mới đến Pháp làm ăn. Trung biết văn phòng H. làm được việc và tính tiền công vừa phải. Tuy vậy, sau buổi nói chuyện ấy, Trung vẫn tiếp tục đi lo lấy những vụ giấy tờ của bản thân mình, vì Trung nghĩ có sự khác biệt giữa một doanh nhân ngoại quốc đến công tác tạm ở đây, và một người đã lựa chọn rời bỏ nước mình lưu vong ra nước ngoài. Đã nhận làm người tị nạn chính trị, Trung nghĩ rằng mình phải nhận tất cả những thúc phục gắn liền với quy chế ấy.

Ngoài những điều khó chịu, tuy nhỏ nhặt nhưng thấm thía, như thái độ hách dịch, lơ là của nhân viên cấp giấy, hay thái độ nghi ngại, soi mói của nhân viên kiểm soát giấy, Trung còn phải chịu nhiều thiệt thòi trong nghề nghiệp vì không chịu xin nhập Pháp tịch. Quả thực, từ lúc đầu, khi đăng ký hành nghề trở lại, Trung đã bị làm khó dễ và đối xử phân biệt vì lý do quốc tịch.

Ngay trong khuôn khổ văn phòng nơi Trung làm việc, tình trạng ấy cũng triệt tiêu mọi hy vọng tiến thủ của Trung. Biết Trung cứng đầu về vấn đề này, người luật sư quản nhiệm văn phòng chỉ thỉnh thoảng nói bóng gió đến việc họ mong muốn Trung mang sổ thông hành Pháp. Có lần hắn làm bộ tâm sự với Trung :  – “Sự kiện tôi biết anh là luật sư giỏi, tuy không phải là không đáng kể, nhưng không quan trọng bằng sự kiện thân chủ của văn phòng cảm thấy anh có thể giúp đỡ họ một cách hữu hiệu”. Hoặc :  – “Vì văn phòng này hoạt động trong môi trường Pháp, nên trung ương ở Nữu Ước lúc nào cũng để ý duy trì một sự cân bằng nào đó giữa thành tố Pháp và thành tố không Pháp của văn phòng.”       

Trung làm ngơ trước những thúc dục gián tiếp ấy, tuy chàng ý thức được thái độ này rất có thể làm lung lay chỗ đứng của mình trong văn phòng, hay ít nhất cũng làm tiêu tan mọi triển vọng thăng tiến của mình. Nhưng thôi, – Trung nghĩ thầm – trong đời ta đã mất quá nhiều rồi, có mất thêm vài dịp thăng tiến cũng chẳng sao !

Người thân của Trung cũng có lúc sốt ruột, lên tiếng chê trách Trung ương gàn, không tưởng. Thường thường Trung không cãi lại vì chàng hiểu rằng đối với những vần đề nặng phần tình cảm như vấn đề chọn quốc tịch, càng bàn lắm càng thêm bất hòa. Chàng chỉ trả lời nhỏ nhẹ, gần như nói với chinh mình :  – “Không lẽ mọi thái độ chung thủy đều là ương gàn ? Không lẽ mọi hành vi tín nghĩa đều thành không tưởng ?”

Thực ra, Trung chẳng phải là người cố chấp hay mù quáng. Chàng ý thức được là một người có thể rất yêu nước mà do thời thế vẫn phải lựa chọn một quốc tịch khác, vì những lý do chính đáng và bức thiết. Chàng không chê trách người ngoài, mà cũng không ngăn cản con cái mình nhập tịch nước ngoải. Nhưng đối với chính mình, Trung chưa bước nổi bước ấy. Phản ứng của Trung không khác phản ứng tự nhiên của một đứa trẻ, sinh ra và lớn lên trong tình thương và sự săn sóc của mẹ nên không thể nào phác họa một cử chỉ hắt hủi mẹ, dù chỉ tượng trưng.

o () o

Gần hai chục năm đã qua từ bữa gặp lại Nguyễn, nhưng Trung vẫn chưa làm thủ tục mà Nguyễn khuyên Trung phải mau chóng hoàn tất. Bây giờ Trung đã quá tuổi về hưu rồi. Trên thân xác mệt mỏi và trong tâm thức u hoài, có khi như đã cảm thấy ngón tay giá lạnh của Hư Vô. Bởi vậy, những cân nhắc thiệt hơn về mặt nghề nghiệp, chuyển dịch hay sinh hoạt cộng đồng không còn có ý nghĩa thực tế gì nữa. Mặt khác dân số Việt Nam đã lên đến sáu hay bảy chục triệu người, sự việc một người ở xa mấy ngàn dặm có chung thủy hay không với quốc tịch Việt Nam, cũng chẳng có ảnh hưởng thực tế gì đáng kể. Mặc dù vậy, Trung vẫn giữ nguyên quy chế tị nạn để khỏi phải từ bỏ quốc tịch nguyên thủy của mình.

Có lẽ thái độ của Trung xét cho cùng, chỉ là một cách làm dáng. Không phải sự làm dáng của người trẻ, hay làm dáng để chinh phục một cảm tình hay mưu cầu một ân huệ. Mà sự làm dáng của những người như cha Trung ngày xưa, thận trọng sửa lại vành khăn xếp hay vuốt lại nếp áo the trước khi ra khấn khứa trước bàn thờ tổ tiên. Hay như mẹ Trung, cố để dành mãi tấm áo nhung lụa đẹp nhất để mặc trên giường bệnh, trước khi đi gặp lại bè bạn, bà con ở bên kia thế giới.

 Paris, đầu tháng chín 1994

Nhớ quê

Mùa đông năm nay ở Paris không rét lắm, từ đầu mùa tới bây giờ chỉ có một hai ngày có tuyết rơi trên vỉa hè. Tuy vậy, khi Trung bước từ hầm xe điện đô thành trạm Madeleine lên mặt đường, một làn gió lạnh thổi từ phía sông Seine qua quãng trường Concorde đã làm cho chàng rùng mình, bất giác đưa tay kéo cổ áo choàng phủ lên gáy. Cảm giác buốt giá này làm Trung đột nhiên nhớ lại những ngày thơ ấu sống trên quê hương nơi miền Bắc, khi cơn gió lốc từ mạn Đồng Đăng Kỳ Lừa thổi về Trung Du, làm run rẩy cậu bé học sinh gầy guộc đang cắp sách đến trường tiểu học Phủ Lạng Thương, hoặc làm cho chàng thanh niên phải cố rảo bước trên mặt đê sông Đuống cho bớt lạnh, hơi thở thành những mảng khói vụn trước mặt, gót chân tê buốt trong đôi dép cao su giẫm lên đám cỏ mọng sương bên bờ đê. Lòng thương nhớ quê cũ bỗng tràn ngập tim óc chàng.

Khi mới đến cư ngụ trên đất nước này, ít khi tâm hồn Trung thấy bị ray rứt ám ảnh bởi nỗi sầu biệt xứ, không phải vì chàng vô tình, nhưng vì tất cả thì giờ và tâm tư của chàng khi ấy phải dành cho công việc làm ăn. Thực tế, vào thời ấy, Trung phải hết sức làm việc để tự thích ứng với hoàn cảnh mới. Tuy nghề luật là nghề cũ mấy chục năm của Trung, nhưng nay điều kiện hành nghề đã khác hẳn : không còn có vừng hào quang nào, không có lòng kính nể nào bao quanh công việc chỉ bảo pháp luật và bênh vực pháp quyền cho thân chủ, khác với thời kỳ Trung còn là luật sư ở nước nhà. Ở đây và bây giờ, ranh giới giữa “Thầy” và “Thợ” không còn nữa, người làm nghề luật cũng chỉ là một người đem bán dịch vụ trên thị trường, như tất cả những người bán những dịch vụ khác, được đãi ngộ hoàn toàn tùy theo so sánh giữa lợi ích thực tế mà dịch vụ ấy đem lại cho người dùng với số tiền mà người này phải trả. Một khi dịch vụ đã được cung cấp, dưới hình thức một bài phân tích, một lời khuyên, một dự thảo khế ước, một đơn kiện hay một bài cãi, không những đối phương hăm hở tìm kiếm và tận tình khai thác những sơ hở có thể có, không những tòa án các cấp nghiêm khắc phê phán và thẳng tay bác bỏ những lập luận yếu ớt hay sai lầm, mà chính thân chủ của mình lại là những người hăng hái nhất trong công tác bới lông tìm vết, với hy vọng có cớ đòi giảm tiền thù lao hay đổ trách nhiệm và đòi bồi thường. Trước trận “giáp công ba mặt” ấy, người luật sư ngày nay không thể dùng cái bóng bẩy của văn chương, uy quyền của sách vở hay thanh thế của cá nhân hòng che lấp những khuyết điểm sai lầm của mình. Trái lại, hắn phải đợi rằng mỗi ý kiến, mỗi một dòng chữ mà mình đưa ra đều phải chịu sự kiểm soát và đánh giá không nhân nhượng của thân chủ, của đối phương, của pháp đình, khi thất bại thì không thể núp sau những lời bào chữa hay khẩn cầu cho chính mình.

Mặt khác, Trung cũng dư hiểu rằng trong một văn phòng luật sư quốc tế tập hợp hàng trăm luật sư và sinh hoạt như một cơ sở kinh doanh tư bản, không có chỗ cho tình thương huynh đệ giữa các thành viên, lại càng không có chỗ cho lòng biết ơn những công lao quá khứ. Chỉ cần thua một vụ kiện quan trọng, hay để mất một thân chủ cỡ lớn là đủ để thấy áp dụng ngay câu “anh đi đường anh, tôi đường tôi” của thi nhân !

Bởi thế, Trung phải lao động gấp bội so với những đồng nghiệp không có cái rủi phải xa quê hương như chàng, sau khi được tạm thu nhận vào một văn phòng luật sư quốc tế, không những để chu toàn những hồ sơ được giao phó, mà còn để theo kịp biến chuyển của luật pháp, án lệ và học lý. Trung cố xem, cố đọc thật nhiều, vì nỗi lo sợ thường trực của chàng là thấy một đề nghị hay một dự thảo mà mình đưa ra bị người ta vạch rõ là dựa trên một điều luật đã hết hiệu lực, một án lệ đã thay đổi hay một lý thuyết đã bị vượt qua. Có lúc mờ mắt đi vì cố đọc những dòng chữ chú thích li ti, óc hoa lên vì phải theo dõi những lý luận trừ tượng. Trung buồn bực nhớ đến câu châm biếm của người Pháp “On perd sa vie en la gagnant” (Người ta để mất cuộc sống vì cố kiếm sống), nhưng lại vội xua đuổi ngay những ý nghĩ tiêu cực như thế còn đủ can đảm tiếp tục làm việc.

Cũng như vậy, Trung đã phải dìm sâu xuống đáy lòng những tâm tình tiếc thương dĩ vãng hay nhưng nhớ quê nhà, vì e rằng tâm trạng ấy sẽ như một dung dịch cường toan làm tiêu tan nghị lực phấn đấu để sống còn của mình. Tuy nhiên, cố gắng cất giấu ấy không bao giờ thành công trọn vẹn : Khi truyện trò với người thân thuộc hay trong giấc ngủ chập chờn, những hình bóng quê hương ngày trước lại hiện ra trong đầu óc, như những tấm hình cong queo hoen ố bổng hiện ra dưới đáy rương đựng những đồ vật cũ kỹ mà mình không nỡ vứt bỏ.

Trung phải cậm cụi lao động như vậy vì những lo lắng thực tế đã đành. Chàng sợ bị thất nghiệp trên đất người, gia đình phải chịu thiếu thốn mà chính mình cũng mất hết tự tín, sau những ngày dài ngồi chơi trên ghế đá công viên hay đến đăng ký ở sở tìm việc làm. Nhưng ngoài những mối quan tâm thiết thực ấy, còn có những lý do khác, phức tạp hơn nếu không muốn nói là “trẻ con” hơn. Đặc biệt, Trung không muốn thấy đồng nghiệp Mỹ và Pháp trong văn phòng có cớ và có dịp bàn tán với nhau : – “Tưởng gì ! Mới đọc bản lý lịch và tờ lược thuật thành tích trong hồ sơ thì tưởng hắn tài ba lỗi lạc lắm, nhưng khi đi vào việc thì : Ôi thôi ! quả là một thất vọng lớn !” rồi sau đó tổng quát hóa và bông đùa về những “danh … rất hư truyền” ở những nước đang mở mang. Trung tự nhủ :  – “Nếu không làm được gì hay cho đất nước, thì it nhất cũng đừng để người khác hiểu sai và nói xấu về dân mình !”

Tuy bị dồn ép vào tiềm thức, tình quê hương vẫn như ngọn đèn soi lối cho những người phải xa nước, xa nhà.

o () o

Một hôm người luật sư Mỹ phụ trách chi cục ở Paris của văn phòng bỗng mời Trung đến bàn giấy và hằn cẩn thận khép kín cửa phòng trước khi trò chuyện :

Tôi vừa điện đàm khá lâu với đồng nghiệp Chủ Tịch Ban Chấp Hành ở Nữu Ước. Ban Chấp Hành muốn tôi giao phó cho anh một công tác tế nhị và quan trọng, nếu anh đồng ý. Tôi cần nói thêm ngay rằng tôi tán thành một trăm phần trăm ý kiến này.

Như anh đã biết, tuy Hoa Thạnh Đốn và Hà Nội chưa thiết lập ngoại giao bình thường, nhưng luật lệ Hoa Kỳ về việc cấm công dân Mỹ thăm viếng và kinh doanh ở Việt Nam đã được nới lỏng nhiều. Bởi vậy một số công ty thân chủ của văn phòng mình đang dự tính đầu tư và hoạt động ở Việt Nam. Ưu điểm quan trọng nhất và cũng là lý do hiện hữu một văn phòng luật sư quốc tế là sẳn sàng cấp cho thân chủ của mình sự yểm trợ pháp lý hữu hiệu ở bất cứ nơi nào mà họ có cơ sở sinh hoạt, qua hệ thống chi cục và phòng đại diện. Bởi vậy, vấn đề đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam đã được ban Chấp Hành thảo luận trong phiên họp vừa rồi, để đi đến quyết định nhờ anh đến tận nơi để ước lượng khả năng và điều kiện thực hiện dự án ấy.

Nếu anh đồng ý – và tôi nghĩ anh nên đồng ý –  tôi sẽ chỉ thị cho bà quản lý dành chỗ máy bay và phòng khách sạn ở Việt Nam cho chị Trung và anh, đồng thời dự thảo một lịch trình tạm cho chuyến đi này để đưa anh duyệt. Dĩ nhiên mọi phí tổn của chuyến đi sẽ được coi là sở phí điều hành của văn phòng, và như vậy trong mọi tình huống, kể cả trường hợp anh đi đến kết luận tiêu cực là dự án ấy không thẻ thực hiện được.”

Trong khi nghe người đồng nghiệp Mỹ nói chuyện, đầu óc Trung rộn lên với nhiều ý nghĩ và hình ảnh phức tạp. Khởi thủy là một cảm giác ngạc nhiên thích thú vì chàng thấy hiện ra một cơ hội thăm lại quê hương cũ miền Bắc Việt Nam sau nửa thế kỷ xa cách, với lý do nghề nghiệp chính đáng và với triển vọng thực hiện được một công tác hữu ích. Nhưng liền ngay theo đó lại hiện ra trong óc Trung vô số hình ảnh những người bà con bạn bè cũ – kẻ còn sống, người đã qua đời – hình ảnh những sinh viên chăm chú nghe chàng thuyết giảng chính trị học trong giảng đường đại học, hình ảnh những chiến sĩ mà Trung đã gặp ở các tiền đồn ngày trước để nói với họ về ý nghĩa của cuộc chiến đấu gìn giữ tự do …. Những người ấy sẽ nghĩ sao nếu thấy Trung trở về quê hương trong hoàn cảnh hiện nay ? Lòng khao khát thấy lại quê xưa, cũng như yêu cầu của nghề nghiệp, không thể nào biện minh được tất cả, không thể nào cho phép Trung làm thất vọng những người đã nghe và nhất là đã tin vào lời nói của mình.

Người luật sư Mỹ trước đó đinh ninh rằng Trung sẽ sốt sắng hân hoan nhận lời ngay, vì biết rằng Trung vẩn còn rất thiết tha với quê hương cũ. Bởi thế anh ta khá ngạc nhiên khi thấy Trung lộ vẻ nghĩ ngợi đăm chiêu, thay vì vui mừng lúc nghe anh ta nói. Anh vội nói thêm để phá tan những thắc mắc có thể có trong đầu óc Trung :

 Anh đừng nghĩ lầm chúng tôi muốn gởi anh sang Việt Nam để lo những việc nói năng chạy chọt cho thân chủ của văn phòng. Chúng tôi biết anh không thể làm nổi công việc ấy vì, ngoài những lý do đạo đức hay pháp lý, anh không phải là thân hữu của những người hiện thời nắm quyền hành ở Việt Nam. Hơn nữa, nói thực điều này anh đừng giận, nếu chúng tôi có ý định làm chuyện đó, nhưng đây không phải là trường hợp, thì chúng tôi cũng sẽ nhờ những người mà giá biểu, giờ làm việc thấp hơn giá biểu của anh, nhưng lại có thể đắc lực hơn anh nhiều, về phương diện ấy. Không ! Thân chủ chúng ta sẽ cần có người cố vấn hiểu biết tường tận, không những luật lệ, tập quán và ngôn ngữ địa phương, mà cả dụng ý và tâm lý của người đối thoại, để có thể ước lượng chính xác những cơ hội và những cặm bẫy tiềm ẩn trong một dự án hay một đề nghị, rồi lại có thể diễn đạt lại cho thân chủ bằng những từ ngữ, khái niệm và hình ảnh mà thân chủ có thể hiểu được. Ban Chấp Hành nghĩ rằng anh đáp ứng được những đòi hỏi ấy !

Anh cũng đừng ngại rằng văn phòng sẽ đòi hỏi anh hiện diện thường trực ở bên ấy. Chúng tôi hiểu rằng có thể có những nhu cầu gia đình hay nghề nghiệp không cho phép anh vắng mặt lâu dài ở Pháp. Một luật gia địa phương sẽ được tuyển mộ để thường xuyên phụ trách văn phòng đại diện, nếu chúng ta quyết định mở. Anh sẽ theo dõi và kiểm soát từ Paris; Mỗi năm, anh chỉ cần đến tại chỗ một vài lần và mỗi khi có cuộc họp quan trọng.

Thấy câu chuyện đã đi vào chi tiết, Trung nghĩ cần chấm dứt ngay sự ngộ nhận bằng một lời từ chối dứt khoát :

Tôi cảm ơn Ban Chấp Hành đã tỏ lòng tín nhiệm tôi. Tôi tán thành chính sách của văn phòng nhằm tận dụng khả năng cá biệt của mỗi thành viên. Tuy nhiên, vì nhiều lý do : chính trị, hành chính, gia đình, cá nhân, … tôi tiếc không thể nhận được công tác mà Ban Chấp Hành muốn trao phó cho tôi. Tôi mong các anh thông cảm.

Nhìn nét mặt chưng hửng và sa sầm của người đồng nghiệp Mỹ, để làm nhẹ bớt bầu không khí, Trung đưa ra một lời nửa nghiêm trang, nửa bỡn cợt :

Hoàn cảnh và tâm trạng của tôi về điểm này có thể được minh họa bằng hai câu thơ của một thi sĩ lớn của dân tộc tôi, cụ Nguyễn Du trong truyện Kiều :

“Chữ trinh còn một chút này

Chẳng cầm cho vững, lại giày cho tan.

Trung cố thử phiên dịch và giải thích hai câu thơ ấy cho anh bạn Mỹ hiểu, nhưng chàng cũng không chắc rằng người bạn ngoại quốc ấy lĩnh hội được tất cả ý tế nhị và sâu sắc của lời thơ. Dù sao cũng thấy anh này cười phá lên, có thể vì từ “trinh” làm anh ta nghĩ lầm rằng, cũng như nhiều người chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp, Trung đã ví von mọi chuyện với tình luyến ái nam nữ. Cũng có thể anh ta đã cười để thoát khỏi một câu chuyện nặng nề.

o () o

Khủng hoảng gây ra do sự khước từ của Trung rồi cũng qua đi, như bao nhiêu thăng trầm khác trong thời gian Trung cộng tác với văn phòng này. Hơn hai chục năm đã qua rồi, bây giờ Trung không cần thấy phải chứng tỏ gì nữa. Vả chăng, tuổi đả cao, con cái đã trưởng thành cả, chàng không còn chờ đợi gì mà cũng không còn quá lo về sinh kế như trước. Tâm hồn thanh thản bình yên hơn, nhưng đó là bình yên trong chán chường và vô vọng. Vì không còn trằn trọc với những lo âu về nghề nghiệp hay thao thức với những viễn tượng dấn thân, Trung càng khắc khoải nhớ đến luỹ tre xưa hay ngôi trường cũ, nhớ đến bà con bạn bè ngày trước, để rồi cảm thấy thấm thía hơn nỗi cô quạnh hiện thời.

Những lúc như vậy, Trung thường tìm cách trở về quê hương bằng tưởng tượng : chàng tự tay pha cho mình một bình trà mạn, mở phong bánh đậu Hải Dương do một người quen ở Cali gởi biếu, rồi cho chạy một băng nhạc dân ca miền Bắc, mắt lim dim nhớ lại quê hương của quan họ và của trống quân.

Những âm thanh mộc mạc nhưng chan chứa tình cảm từ dàn máy cất lên, như vọng về từ một quá khứ xa xôi :

Tay bưng chén muối đĩa gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Làm cho Trung nhớ đến một thời xa xưa chất phác và thanh bình, khi người thiếu phụ trong ca dao có thể vững tin ở lòng chung thủy của người tình chỉ vì mình đang tận tâm săn sóc. Chàng bỗng nghĩ ngợi lan man và tự nhủ :  –  “Phải rồi ! Quê hương mà ta hàng ngày, hàng giờ thương quý nhớ nhung là một quê hương hiền hậu, thực thà, một quê hương chưa rơi vào Dối Trá, Thù Hận, Chia Rẽ !” Và Trung hiểu tại sao chàng không ngần ngại khước từ cơ hội trở mà nhân đấy chàng có thể về thăm quê do văn phòng đề nghị, mà sau đó cũng không cảm thấy hối tiếc gì. Đâu có phải chỉ để nhìn thấy lại một mảnh đất, một dòng sông, một mái nhà ….. mà đành chối bỏ ngay chính mình ?   

Trong khi chàng chìm đắm trong những suy tư của mình, băng nhạc vẫn tiếp tục chạy. Bài hát ru con nổi lên, bảng lãng xa vằng như một cuối trưa hè nơi miền Trung Du : Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn ……

Trung tưởng nghe thấy lòng mình thì thầm nhắn nhủ quê hương nay đã cách xa vạn dặm.

Vài dòng về Giáo Sư Vương Văn Bắc

Thầy sinh tại Bắc Ninh năm 1927, là học trò thầy Vũ Quốc Thúc tại Trường Luật Hà Nội. Sau vào Nam và tiếp tục hành nghề luật sư. Sau năm 1964 đi dạy tại Trường Chánh Trị Kinh Doanh, Viện Đại học Dalat,  Trường Luật, Học Viện Quốc Gia hành Chánh …, Luật sư Toà Thượng Thẩm Sàigòn, Cựu Ngoại Trưởng Việt Nam Cộng Hòa.

Đầu năm 1975, Thầy Bắc sau chuyến công du để vận động vay tiền nước Ả Rập Saudi Arabia để trang trải các chi phí khi Quốc Hội Hoa Kỳ phủi tay cắt bỏ hoàn toàn tất cả các khoản viện trợ cho VNCH. Công việc không thành, thầy từ chức (25/4/1975) và sau đó sống lưu vong tại Pháp. Tại Paris thầy làm việc với tư cách cố vấn cho công ty luật nổi danh của Hoa Kỳ, và Thầy được trọng dụng cho đến năm 80 tuổi mới nghỉ hưu. Bốn năm sau Thầy mất, hưởng thọ 84 tuổi.

Điều đáng nói là thầy vẫn giữ quốc tịch nguyên thủy là Việt Nam Cộng Hòa.

Cái giá dạy môn Sử ĐịaNguyễn thị Cỏ May

Trưa ngày 16/10/2020, một thanh niên người Tchétchène, tên Abdoullakh Anzarov, đã cắt cổ Thầy giáo Sử Địa, ông Samuel Paty, ngay trước trường Trung học Le Bois d’Aulne nơi ông đang dạy, ở Thành phố Conflans-Sainte-Honorine, ngoại ô Tây-Bắc cách Paris chừng 40km Paris. Hành động dã man này đã làm cả nước Pháp và cả một phần thế giới, giựt mình kinh tởm. Những người dấn thân tranh đấu bảo vệ quyền tự do diễn đạt, tự do báo chí, đang rùng mình nghĩ rằng phải chăng quyền tự do này từ nay bị kết án tận cửa học đường ?

Việc ám sát Thầy giáo Samuel Paty không chỉ có nghĩa là giết ông ấy để ông phải đền tội đã xúc phạm tới Mohamed, mà còn là một thông điệp gởi cho các nước Tây phương, quê hương của Dân chủ và Nhơn quyền. Thật vậy, giết xong, thủ phạm bèn hét lớn «Allah Akbar!!» (Chúa vĩ đại!). Tiếp theo, nó chụp hình cái đầu nạn nhơn, phổ biến lên mạng. Bằng chứng chiến thắng tội ác vì Mohamed !

Một vì sao xuất hiện

Cách nay 5 năm, cũng hồi giáo đã tấn công Tuần báo trào phúng «Charlie Hebdo», giết 8  nhà báo và 3 nhơn viên Tòa soạn đang làm việc, để xử tội đã phát hành số báo 1177, hình bìa vẻ bức hí họa xúc phạm tới Mohamed. Và nay, trong lúc Tòa án Pháp xử vụ Tuần báo Charlie, một người hồi giáo tấn công bằng mã tấu hai người đang đi trước trụ sở cũ của Tuần báo Charlie vì hiểu lầm đây là nhà báo Charlie.

Pháp và Tây Âu bị hồi giáo khủng bố liên tục trong lúc Chánh phủ các nước nơi đây đón nhận nhiều tỵ nạn người hồi giáo, với nhiều trợ cấp xã hội uu đãi. Riêng Pháp đã tiếp nhận suốt thời gian gần đây hơn 50 000 người Tchétchènes tỵ nạn nội chiến.

Tên hồi giáo khủng bố Anzarov vừa giết Thầy giáo Samuel Paty cũng là người trong số dân tỵ nạn Tchétchènes này.  Anzarov sanh ngày 12 tháng 3 năm 2002 tại Moscou, tới Pháp năm 6 tuổi, vừa được giấy định cư vì trưởng thành hôm 4 tháng 3. Gia đình ở thành phố Evreux, cách Paris chừng 70 km về phía Tây-Bắc.

Theo điều tra, lúc nhỏ, Anzarov có tánh tình hay gây gổ, đánh nhau với bạn. Nhưng trong thời gian gần đây, tánh tình thay đổi hẳn. Ít nói. Càng ít nói chuyện với bạn gái. Chịu khó giúp đở gia đình, săn sóc các em, đưa ông nội đi khám bịnh. Trong kỳ nhập học hồi tháng 9 vừa qua, Anzarov nghỉ học, đi làm để phụ giúp gia đình.

Một hôm, nhờ một người bạn chở dùm xuống  Paris chơi, tới Conflans-Sainte-Honorine, cậu ta xuống. Và dấn thân vào tội ác để phục vụ đức tin hồi giáo.

Theo báo cáo điều tra của cảnh sát, thì không có ai, cả nhà của Anzarov nữa, biết hay thấy cậu ta tới một nhà thờ hồi giáo nào, hoặc một nhóm hồi giáo nào  để bị ảnh hưởng. Tuyệt nhiên không có. Nếu Anzarov trở thành hồi giáo cực đoan đi đến hành động sát nhơn thì chính cậu ta đã âm thầm một mình chọn qua mạng internet và quyết định. Và cũng qua mạng, Anzarov tự tổ chức vụ ám sát Thầy giáo Samuel Paty.

Tới cuối trưa hôm 16/10 vùa qua, Anzarov chỉ cần giúp nhận diện đúng mục tiêu mà thôi. Tới trường Le Bois d’Aulne, Anzarov nhờ  một học trò, và cho em nhỏ này 300€, để chỉ ai là Thầy Samuel Paty.

Một vụ xử tội kẻ xúc phạm Mohamed

Sau cái chết thảm khóc cuả Thầy giáo Samuel Paty, cảnh sát phát hiện trên Twiter của thủ phạm một thư nhìn nhận hành động sát nhơn là xử tội kẻ xúc phạm Mohamed «Abdullakh, tôi tớ của đấng Allah, gởi Macron, kẻ lãnh đạo những tên ngoại đạo (infidèles), ta đã hành quyết một trong những con chó của địa ngục của mi đã dám hạ thấp  Muhammad. Mi hảy bảo những kẻ khác im mồm trước khi ta giáng cho một đòn mới chí tử».

 Mà ông Samuel Paty chỉ dạy học trò về quyền tự do diễn đạt đúng theo chương trình giáo dục Lớp 4è (như Đệ 5 vn) của chánh phủ. Ông sử dụng những bức hí họa của Tuần báo Charlie Hebdo cho học trò của ông coi qua để đặt vấn đề thảo luận nhóm. Mà trước đó, ông đã luu ý học sinh có ai thấy nhạy cảm về chuyện này thì miễn tham dự hoặc tránh coi hình. Tức Thấy Samuel Paty hoàn toàn không có ý khiêu khích hay bày bác tôn giáo.

Cả nước Pháp xúc động và tưởng niệm Thầy Samuel Paty

Hoàn cảnh của những nhà giáo dạy các môn nhân văn ở Pháp ngày nay vô cùng thảm hại. Theo kết quả điều tra của Viện Ifop có 38% thầy cô đã tự kiểm duyệt bài vở và cả lời nói của mình một cách khắc khe để phòng tránh những chuyện không hay xảy ra cho chính mình!

Ngoài thư thừa nhận thành quả giết người của thủ phạm Anzarov, cảnh sát tìm thấy nhiều  loại võ khí và một số người liên hệ trong đó có cha mẹ học sinh học lớp của Thầy Samuel Paty.

Thi hành xong sứ mạng hồi giáo tự nguyện, thanh niên Anzarov chạy thoát thân, bị cảnh sát được tin truy nả và hạ sát liền sau đó.

Sáng nay, 20/10/2020, Dân biểu mang quốc kỳ theo cách để tang xếp hàng đứng trước tiền đình  Quốc hội, bên cạnh là chơn dung Thầy giáo Samuel Paty, làm một phút mặc niệm truy điệu Thầy Samuel Paty bị sát hại một cách dã man trước trường Le Bois d’Aulne ở Conflans- Sainte- Honorine trước khi vào phòng họp. Dồng thời Đội lính Phòng vệ Cộng hòa trổi bản quốc ca «La Marseilleise».

Trong Quốc hội, trước khi khai mạc phiên họp, Chánh phủ và Dân biểu cùng đứng lên giử một phút mặc niệm cho Thầy giáo Samuel Paty.

TT  Macron tại Sân Trường Sorbonne

Chiều ngày 21/10, lúc 6 giờ 30, tại Sân Danh dự hay Sân chánh (la Cour d’ Honneur, trước đây, làm lễ khai giảng đầu niên khóa) của Đại học Sorbonne, nơi tiêu biểu cho hiểu biết của Pháp, dưới tượng của Victor Hugo và Louis Pasteur, TT Macron và đông đảo nhơn viên Chánh phủ, giới chức Giáo dục cử hành lễ truy điệu cấp Quốc gia Thầy giáo Samuel Paty. Ông Tổng thống, mặt đanh lại, mắt rướm lệ, lớn tiếng kêu gọi toàn dân đoàn kết, khai chiến với thế lực hồi giáo khủng bố.  Lần đầu tiên ông Tổng thống Macron dám công khai chỉ thẳng hồi Nhà nước hồi giáo.

Báo chí và các viện thăm dò dư luận hỏi dân pháp đối với hồi giáo, tất cả trả lời «không ưa» tới 75% nhưng không có mấy người dám nói ra. Sợ hay vì một thứ mặc cảm mang tính tổ tông ?

Nay trước cái chết quá đau lòng của Thầy giáo Samuel Paty, chánh giới pháp đều cực lực lên án hồi giáo khủng bố. Cả phe Tả nữa nhưng với chừng mực nào đó. Như Ségolène Royal, cụu Tổng trưởng của TT Mitterrand, cụu ứng cử Tổng thống, lên án vụ giết Thầy giáo Samuel Paty với lời nhận xét «hành hung» (agression), không dám nói rỏ hành động đó là «cắt cổ». Hành hung hay tấn công mà cái đầu của nạn nhơn lìa khỏi xác, được hung thủ để qua một bên và chụp hình đưa lên mạng ! Và cũng chính ông Tổng thống của bà ấy, ông  Mitterrand, năm 1981, vừa đắc cử, liền hợp thức hóa cho 600 000 dân đen, á rập hồi giáo ở lậu ở Pháp, sau đó, cho vào quốc tịch pháp để ông đắc cử thêm một nhiệm kỳ 7 năm nữa. Nước Pháp ngày nay thừa hưởng cái di sản xhcn của ông.

Tổng trưởng Nội vụ Gerald Darmanin vừa ra lệnh đóng cửa một nhà thờ hồi giáo ở Bobigny, ngoại ô Đông-Bắc Paris vì có những tuyên truyền có tính xách động có lợi cho khủng bố. Ông cũng chỉ thị các lực lượng an ninh theo dỏi kiểm soát những người hồi giáo có thành tích bất hảo, và nhứt là hiện nay, cộng đồng tỵ nạn Tchétchène. Ông cũng đề nghị dẹp bỏ Tổ chức chống những người chống hồi giáo (CCIF= Collectif Contre l’Islamophobie en France) vì đây chỉ là một tổ chức trá hình của con ngựa Thành Troye mà thôi.

Tổng thống Macron truy tặng Bảo quốc huân chương cho Thấy giáo.

Tối thứ ba 20 /10 /2020, một cuộc biểu tình quan trọng của chánh giời tại thành phố Conflans Sainte Honorine để tưởng niệm Thầy giáo Samuel Paty bị kẻ khủng bố hồi giáo thảm  sát. Từ hôm chủ nhựt tới nay, các thành phố lớn như Marseille, Toulouse, Bordeaux, Lyon, Strasbourg, Paris, nghĩa là cả nước Pháp, dân chúng xuống đường đông nghẹt bày tỏ lòng căm thù khủng bố hồi giáo, lên án mọi hành động khủng bố, bày tỏ lòng thương tiếc nạn nhơn.

Trong không tới 2 tuần nữa là nhập học sau lể Các Thánh (toussaint), các thầy cô dạy môn văn, sử địa, luân lý và công dân, sẽ gặp lại học trò của mình. Một kỳ nhập học đặc biệt. Một cuộc gặp lại học sinh của mình trong một hoàn cảnh cũng vô cùng tế nhị.

Cả  thầy lẫn trò đều không ai có thể quên được đồng nghiệp của mình, thầy của mình, vừa bị cắt đầu ngay trước trường vì đã dạy môn «luân lý và công dân» mà bài học hôm ấy là «quyền tự do diển đạt»!

Những ngày tới đây sẽ quyết định có nên tiếp tục làm nảy nở tinh thần thảo luận và phê bình ở trẻ con, truyền lại những hiểu biết là một phần tạo thành nền văn hóa của chúng ta hay không ?

Vui cười

Học trò của hai nhà hiền triết tranh cãi kịch liệt về đề tài “Có nên lấy vợ không”. Vì không ngã ngũ, họ tới hỏi Socrat thì được thầy khuyên:

– Theo thầy dù sao cũng nên lấy vợ. Nếu người vợ tốt thì may. Nhược bằng lấy phải người vợ xấu, các anh sẽ trở thành nhà hùng biện.

Còn hỏi thầy Platon thì ông bảo:

– Tùy. Vì đằng nào các anh cũng phải hối hận.

– Sao thế ạ?

– Vì nếu lấy được vợ đẹp, các anh sẽ làm vui mọi người, ngược lại thì tự các anh chuốc họa vào thân!

Vợ hỏi: – Anh đã ngủ với bao nhiêu người đàn bà??

Chồng trả lời ngon lành: – Chỉ có mình em yêu! Với tất cả người khác anh… đều thức.