Tập San Tân Đại Việt – Số 11/2020 – Kỷ niệm Ðảng Khánh

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Đại Việt – Số 11/2020 – Kỷ niệm Ðảng Khánh

Mục lục
Lễ Kỷ Niệm Đảng Khánh Đảng Tân Đại Việt tại Little Saigon ngày 14.11.2020
Sự hình thành Đảng Tân Đại Việt
Hoài Sơn: Nhận định thời cuộc
Hoàng Đình Khuê: Đại chiến lược của Trung Quốc (Tiếp theo)
Mai Thanh Truyết: Dầu Trong Đá Năng lượng điều tiết giá dầu thế giới
Phan Văn Song: Đừng Để Ánh Sáng Ảo Của « Đèn Cù » Che Quyền
Thanh Thủy: – Tham luận 158; Tham luận 159
Ngư Sĩ: thơ Lá Úa
Bùi Phạm Thành: Thời Sự
www.bbc.com: Bầu cử Mỹ
Anthony Zurcher: Mỹ:
Thụy My: Tuần báo Pháp Le Point: Sự phá sản của truyền thông Mỹ
Nguyễn Thị Cỏ May: Khi Joe Biden làm ông Tổng thống Huê kỳ
Christopher Giles và Jake Horton: BBC kiểm chứng: Ông Trump nói
vietfactcheck.org: – Tại sao kết quả bầu cử …và các tin khác
vietbao.com: – Luật Sư Của TT Trump… và các tin khác
Nguyên Vũ: Từ sự lộng hành của truyền thông cánh tả, suy nghĩ về nguồn
Tâm Thanh: Truyền thông cánh tả đối đầu nhân dân, là lúc khai sinh ra
tinhhoa.net: Truyền thông dòng chính hạn chế tin gian lận
Michael Walsh: 20 lý do khiến bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 còn
Nguyễn Sơn: Luật sư Sidney Powell tiết lộ thêm về máy chủ bầu cử Mỹ
Như Ngọc: Obama: Chúng ta có thể điều động biệt kích SEAL để loại bỏ
Đức Thiện: Chiến dịch Trump công bố 9 điểm mấu chốt của các vụ kiện
Thiện Thành: Chiến dịch Trump sẽ chứng minh vụ gian lận tại tòa
Thanh Phương: Truyền thông Mỹ: Ông Joe Biden đắc cử tổng thống
Minh Anh: Bầu cử Mỹ 2020 : D.Trump ngăn cản chuyển tiếp quyền lực
vietbao.com: Biden Thắng Và Cho Phép Bắt Đầu Việc Chuyển Quyền
nguoi-viet.com: Trump ra lệnh chuyển giao quyền hành cho Biden
tinhhoa.net: Thư từ quản trị viên GSA: Đối mặt ngàn mối đe dọa
Lý Tĩnh Nhữ: Tiến sĩ Tạ Điền: Ông Biden có thể phải đối diện với án tù
Thủy Tiên: Cái loa’
Phạm-Thành-Châu: Một chuyện tình!!!

Lễ Kỷ Niệm Đảng Khánh Đảng Tân Đại Việt tại Little Saigon ngày 14.11.2020

Ngày 14/11/2020 BCHTƯ đảng Tân Đại Việt đã tổ chức lễ kỷ niệm đảng khánh tại Little Saigon, Hoa Kỳ. Buỗi lễ được tổ chức long trọng, nghiêm trang với số người tham dự rất hạn chế do qui định của chánh quyền địa phương v/v tuân thủ nguyên tắc phòng chống đại dịch và hình ảnh buổi lễ đã được phổ biến trên youtube để theo dõi sinh hoạt chánh trị của Đảng trong thời kỳ đặc biệt của chánh trị Hoa Kỳ.

Đ/c Chủ Tịch Đảng Tân Đại Việt tuyên bố khai mạc
Đ/c Phó Chủ Tịch II Hoàng Đình Khuê phát biểu
Đ/c niên trưởng Hòai Sơn thuyết trình

Sự Hình Thành Đảng Tân Đại Việt

“Thư Gửi Các Đồng Chí” của 14 sáng lập viên Đảng Tân Đại Việt là một tài liệu lịch sử nêu rõ hoàn cảnh và những lý do dẫn đến sự thành lập Đảng Tân Đại Việt vào ngày 14 tháng 11 năm 1964. Dưới đây là nguyên văn của lá thư:

Thư Gửi Các Đồng Chí

Các Anh Chị Em Đồng Chí thân mến,

Từ khi cố Đảng Trưởng Trương Tử Anh mất đi, ĐVQDĐ không còn là một chánh đảng hợp nhứt nữa. Một số đảng viên kỳ cựu đã hoạt động riêng rẽ, không khép mình vào một hang ngũ nào; những người khác cố tổ chức lại Đảng nhưng mọi người chỉ tập hợp được một phần các đồng chí làm việc với mình.

Sự phân tán ra làm nhiều nhóm đã làm yếu sức Đảng. Do đó, những anh chị em có nhiệt tâm đã cố gắng xây dựng lại nền thống nhứt. Từ năm 1947 trở đi, đã có nhiều cuộc hội họp, tiếp xúc, trao đổi ý kiến để gây sự đoàn kết cần thiết. Tuy nhiên, những cuộc vận động này đã gặp rất nhiều trở lực.

Sự tiến triển của tình thế đã làm phát sanh nhiều chủ trương khác nhau. Anh chị em đảng viên, người thì nhứt quyết thi hành một chánh sách cách mạng cứng rắn, người lại thấy phải có một đường lối chánh trị uyển chuyển hơn. Do đó, thái độ mỗi cá nhân, mỗi hệ phái đối với các đoàn thể khác và đối với chánh quyền không giống nhau và sự nghi kỵ, ngờ vực lẫn nhau không thể tránh được. Muốn thống nhứt lại Đảng, cần phải có một lãnh tụ được tất cả anh chị em đảng viên kính mến, tin cậy và phục tùng, nhưng trong hàng ngũ, không người nào có đủ điều kiện kể trên. Bởi thế, các cá nhân và hệ phái không hòa hợp với nhau và trở thành một tổ chức duy nhất được.

Việc Đảng phân tán ra làm nhiều hệ phái, không cộng tác chặc chẽ với nhau sau khi cố Đảng Trưởng Trương khuất bóng đã phơi bày một cách rõ rệt nhược điểm của lãnh tụ chế. Ngoài ra, kinh nghiệm riêng của Đảng cũng như gương của các tổ chức chánh trị trong nước và trên thế giới cho ta thấy rõ ràng chủ trương tôn sùng cá nhân và chánh sách độc tài chỉ có thể đưa đến những kết quả tai hại cho đoàn thể và cho cả quốc gia. Sau hết, kinh nghiệm cũng cho chúng ta nhận thấy rằng nếu một chánh sách quá mềm dẻo thường đưa cá nhân đến sự phản bội lý tưởng của Đảng thì một đường lối quá cứng rắn cũng chỉ đưa đến sự gẫy đổ vô ích.

Bởi đó, trong những cuộc hội họp giữa các hệ phái, một số anh em đã đưa ra mấy đề nghị sau đây để sửa chữa lại phương pháp tổ chức và lề lối làm việc của Đảng:

1. Bỏ hẳn lãnh tụ chế và theo thể chế tập đoàn chỉ huy. Nếu đề nghị này được chấp thuận thì vấn đề lãnh tụ được giải quyết một cách dễ dàng. Những người có uy tín trong các hệ phái có thể ngồi chung lại với nhau và quyết định mọi việc theo nguyên tắc đa số. Như vậy, không ai uy hiếp được ai và sự vắng mặt của một hay vài người không làm cho đoàn thể bị phân tán nữa.

2. Theo đường lối dân chủ tự do để hoàn thành việc dân chủ hóa đoàn thể, đồng thời đáp ứng nhu cầu của đất nước và nguyện vọng của toàn dân.

3. Có một chánh sách thích hợp để có thể vừa giữ lòng trung thành với lý tưởng, vừa trán hsự gẫy đổ.

4. Sửa lại đảng kỳ. Khi mới thành lập, cờ của ĐVQDĐ là lá cờ nền đỏ, tròng xanh, sao trắng. Nhưng khi Đảng hòa hợp với VNQDĐ làm QDĐ năm 1946, cờ này được đem ra dung cho tổ chức chung trước công chúng. Sau đó, khi hai Đảng phân tách ra trở lại, anh em VNQDĐ đã tiếp tục dùng lá cờ nền đỏ, tròng xanh, sao trắng làm đảng kỳ. Nhận thấy rằng việc hai Đảng tranh nhau dùng một lá cờ chẳng những gây ra sự lầm lẫn mà còn có thể làm mất hòa khí giữa hai bên, một số anh chị em đảng viên đề nghị thêm vào cờ cũ một sọc ngang màu vàng hai bên tròng xanh.

Trong một cuộc hội họp tại Hà Nội năm 1951 qui tập đại biểu của các hệ phái cả ba miền Trung, Nam, Bắc, những vấn đề trên đây đã được đem ra thảo luận. Một số anh chị em không nhận những đề nghị trên đây vì không chịu khép mình vào một hàng ngũ nào, hoặc vì giữ lòng trung thành với tất cả những quan niệm, chủ trương của Đảng hồi mới thành lập. Trong số những người còn lại, chúng tôi đã chấp nhận và thành tâm áp dụng những nguyên tắc ấy, một vài anh em khác cũng chấp nhận, nhưng không chịu thành thật áp dụng trong hàng ngũ họ chỉ huy.

Vì những lẽ trên đây, ĐVQDĐ vẫn không thống nhứt lại được và những nhóm qui tập nhau trong một tổ chức vẫn không hợp tác chặc chẽ cùng nhau. Tuy nhiên, chúng tôi không muốn phô bày ra công chúng những sự chia rẽ nội bộ của đoàn thể, nên cố gắng duy trì sự giao hảo với tất cả các anh chị em đảng viên đứng ngoài hàng ngũ hay thuộc hệ phái khác với hy vọng rằng nhờ sự biến chuyển của tình thế, tất cả mọi người cuối cùng sẽ quay về với lẽ phải và sự thống nhứt Đảng có thể thực hiện được.

Nhưng chánh sách này không đưa đến kết quả mong ước. Sự đoàn kết đã không thành, mà hành động tương phản của những người thuộc hệ phái khác nhau hoặc cùng chung hàng ngũ mà không thật tâm áp dụng những nguyên tắc chính họ đã công nhận, đã gây ra cho quốc dân cảm tưởng rằng Đảng không có một chánh sách rõ rệt, một đường lối nhứt định, một phương pháp làm việc hợp nhứt.

Tình trạng này nếu kéo dài, sẽ vô cùng nguy hại cho đoàn thể, làm cho đoàn thể không còn có thể tham dự một cách hiệu lực cuộc tranh đấu cứu quốc. Vì đó, chúng tôi nhận thấy cần phải có một thái độ dứt khoát.

Lãnh tụ chế và chủ trương độc tài đảng trị không còn thích hợp với tình thế đất nước và nguyện vọng dân chúng Việt Nam. Chánh trị thủ đoạn chỉ có thể đưa đến những kết quả nhứt thời. Muốn nắm phần thắng lợi trong công cuộc tranh đấu, mưu đồ sự sinh tồn cho dân tộc Việt Nam, ta cần phải cương quyết thoát xác, mạnh bạo theo đường lối tự do dân chủ và nguyên tắc tập đoàn lãnh đạo, đồng thời thanh niên hóa các cấp chỉ huy để mang lại cho Đảng một luồng sinh khí mới. Chúng tôi nhứt định theo đường lối này.

Ngoài ra, nhận thấy rằng việc nhiều hệ phái tranh nhau tên Đảng chỉ làm hại cho uy tín chung chớ không ích lợi gì cho ai, chúng tôi đã đồng ý nhau dùng một tên mới cho đoàn thể. Do đó, Đảng TÂN ĐẠI VIỆT ra đời.

Tên TÂN ĐẠI VIỆT hàm ý rằng:

1.    Chúng tôi vẫn trung thành với chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn, với lý tưởng phụng sự Tổ Quốc, với tinh thần tranh đấu của người chiến sĩ Đại Việt.

2.    Nhưng đồng thời, chúng tôi áp dụng những nguyên tắc mới trong việc tổ chức Đảng và trong việc tranh đấu để mưu đồ sự sinh tồn cho dân tộc.

3.    Tổ chức chúng tôi hoàn toàn tách khỏi những hệ phái còn mang tên Đại Việt, nếu có sự cộng tác thì cũng đứng trên lập trường những đoàn thể khác nhau liên minh nhau, chớ không phải lập trường một đoàn thể duy nhứt.

Anh chị em đồng chí thân mến,

Tổ quốc chúng ta đang lâm vào cảnh hỗn loạn và bị sự đe dọa nặng nề của Cộng Sản. Tất cả mọi người đều phải cố gắng tranh đấu để cứu quốc. Điều này bắt buộc chúng ta phải có một thái độ minh bạch và hợp lý. Chúng tôi đã trình bày những lý do khiến chúng tôi thành lập Đảng TÂN ĐẠI VIỆT. Các anh chị em nên bình tâm suy nghĩ để quyết định thái độ. Chúng tôi hết sức vui mừng đón tiếp những anh chị em có lập trường giống với chúng tôi. Đối với những anh chị em không đồng lập trường và nhứt định trung thành với tổ chức và đường lối cũ, chúng tôi rất tiếc không thể xem như là đồng chí nữa. Tuy vậy, với thiện chí hợp tác với mọi người quốc gia, chúng tôi không bao giờ xem các anh chị em là kẻ thù. Chúng tôi vẫn lấy tình thân hữu mà đối xử với các anh chị em, và sẵn sàng hợp tác với các anh chị em với tư cách là những chiến hữu trong những công tác nhứt định để phụng sự tổ quốc.

Thân ái chào tất cả các anh chị em

Thay mặt Đại Hội Đồng

Trung Ương Đảng Bộ TÂN ĐẠI VIỆT

Phan Thông Thảo                                           

Lê Văn Hiệp

Nguyễn Tôn Hoàn                                         

 Trần Minh Dũng

Nguyễn Ngọc Huy (Hùng Nguyên)         

Hoàng Xuân Nam

Nguyễn Văn Kiểu                                            

 Ung Ngọc Nghĩa (Hoài Sơn)

Dương Văn Liên                                               

Trương Dung Khả (Minh Nhựt)

Nguyễn Văn Tại                                               

Nguyễn Đình Huy (Việt Huy)

Nguyễn Ngọc Tân (Phạm Thái)                

Đồng Tuy

Nhận định thời cuộc theo quan điểm của Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn – Hoài Sơn

Thưa quý bạn,

Hôm nay tôi sẽ trình bày với quý bạn một đề tài mới có tựa là ““Nhận định thời cuộc theo quan điểm của chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ‘‘.

Đề tài gồm có 2 phần chánh là:

1.- Sơ lược về chủ nghĩa DTST.

2.- Nhận định thời cuộc theo quan điểm của chủ nghĩa DTST.

Sau đây là nội dung phần I:

I.- Sơ lược về chủ nghĩa DTST:

Nguyên chủ nghĩa DTST được Đảng Trưởng Trương Tử Anh công bố tại Hà Nội vào đầu tháng 9 năm 1939, lúc trận Thế Chiến Thứ Hai vừa bắt đầu bùng nổ tại biên thùy hai nước Đức – Ba Lan tại Âu Châu. Lúc mới phác thảo, chủ nghĩa DTST chỉ nhằm vào mục đích duy nhất là chống lại Thực Dân Pháp để dành lại độc lập cho Việt Nam.

Nhưng trong lúc tranh đấu, anh Trương Tử Anh đã nhiều lần bị nhà cầm quyền Pháp bắt và giam chung với những nhà lảnh đạo Cộng Sản. Nhờ đó, anh đã có nhiều dịp thảo luận về chủ nghĩa và chánh sách với những nhà lảnh đạo cộng sản này. Qua các cuộc thảo luận, anh nhận thức rỏ những họa hại mà chủ nghĩa Cộng Sản với chủ trương giai cấp tranh đấu, chia rẻ hàng ngũ dân tộc sẽ mang lại cho đất nước. Vì đó anh đã điều chỉnh lại chủ nghĩa DTST thành một chủ nghĩa vừa chống lại thực dân, vừa chống lại cộng sản, để xây dựng Việt Nam từ một nước bị trị, yếu hèn thành một nước độc lập, hùng cường ở Đông Nam Á.

Chủ nghĩa DTST có thể tóm lược như sau:

Trong hoạt động hàng ngày, con người chịu sự chi phối nặng nề của những bản năng mà quan trọng nhất là bản năng sinh tồn. Vậy  Bản Năng Sinh Tồn là gì?

Là một bản tánh thiên nhiên, lúc mới sinh ra con người đã có rồi. Nó hổn hợp với cơ thể con người suốt cả đời và chỉ bị tiêu diệt khi con người chết. Do đó, nó chi phối cả đời sống con người, từ lúc con người mới cất tiếng chào đời cho đến ngày xuôi tay nhắm mắt.

Nhờ có bản năng sinh tồn mà con người có một ý chí sinh tồn  hết sức mạnh mẽ. Ý chí sinh tồn này được phát hiện rõ ràng trong tất cả các hoạt động của con người.

Con người hoạt động để làm gì?

Ngẩm cho kỹ, từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, con người hoạt động chỉ nhằm vào một mục đích duy nhất là sống và tồn tại, nói rõ hơn, là để sinh tồn: sinh tồn về vật chất, sinh tồn về tinh thần, sinh tồn của cá nhân, sinh tồn của chủng loại.

Muốn sinh tồn, người phải làm gì?

Phải tranh đấu, vì trên cõi đời này trừ không khí ra, cái gì người cần đến để sống, người cần phải tranh đấu mới có được. Vậy tranh đấu là điều kiện căn bản của sự sinh tồn.

Người tranh đấu với những trở lực nào?

Với 3 trở lực chánh, đó là: a.-thiên nhiên, b.-cầm thú, c.-đồng loại.

Cuộc tranh đấu chống ba trở lực này xảy ra cùng một lúc: người vừa phải cất nhà để chống mưa nắng, vừa giết thú vật để ăn, vừa chống đồng loại để bảo toàn mạng sống và tài sản của mình. Ngoài ra, người còn phải tranh đấu với nội tâm để chống lại những thị dục thấp hèn cám dổ người làm điều sai quấy.

Cuộc tranh đấu có khi ôn hòa, có khi bạo tợn. Nhưng dầu ôn hòa hay bạo tợn, bao giờ nó cũng mang  đến kết quả là thắng hay bại.

Nhờ đâu con người thắng được?

Con người sở dỉ thắng được trong cuộc tranh đấu là nhờ hội đủ 3 điều kiện tối cần sau đây: a- có sức mạnh, b- có xu hướng biến cải, c- biết hợp quần.

a- Sức mạnh: Sức mạnh gồm cả vật chất lẫn tinh thần. Đây là điều kiện tối cần. Cổ nhân có câu ““mạnh được yếu thua”. Đó là lẽ hằng xưa nay.

b- Xu hướng biến cải: Xu hướng biến cải là cái quan năng giúp người biến cải cách tranh đấu trong những hoàn cảnh bất thuận lợi để chuyển bại thành thắng hay ít ra cũng thoát được hiểm nguy.

Nói rõ hơn, xu hướng biến cải là dùng mưu mô, sách lược trong cuộc tranh đấu. Ngạn ngữ có câu “mạnh dùng sức, yếu dùng chước”. Chước là xu hướng biến cải vậy. Những ví dụ như : phục  kích ở ải Chi

Lăng của Lê Lợi, đóng cộc trên sông Bạch Đằng của Trần Hưng Đạo ngày xưa, hay chủ trương xét lại của Khroutchev ở Liên Xô hoặc đổi mới kinh tế của Cộng Sản Việt Nam ngày nay đều là dùng xu hướng biến cải cả.

c- Hợp quần: Hợp quần tạo sức mạnh. Hợp quần từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ cá nhơn đến gia đình, từ gia đình đến thị tộc, từ thị tộc đến bộ lạc, từ bộ lạc  đến dân tộc. Dân tộc là hình thức hợp quần rộng rãi nhứt mà loài người đạt được từ trước đến nay.

Dân tộc là khối đông người, cùng chung huyết thống, chung ngôn ngữ, có  một nếp sinh hoạt giống nhau và có những phong tục tập quán như nhau. Ngoài ra, còn có một yếu tố tinh thần là lịch sử, làm cho sự đoàn kết giữa mọi người càng thêm bền chặt.Vì đó, từ xưa đến nay, những quốc gia đặt nền tảng trên Dân Tộc là những quốc gia bền vững nhứt.

Nhưng nếu sự tổ chức của dân tộc không được đàng hoàng, làm cho sự sinh tồn cá nhân của người bị uy hiếp, thì người có thể chống lại dân tộc để bảo vệ sự sinh tồn của cá nhân mình.  Vì đó, muốn bảo vệ sự sinh tồn của dân tộc, ta phải tổ chức quốc gia như thế nào cho mọi người được sinh tồn đầy đủ và đều có thể phát triển được năng lực sinh tồn của mình.

Kêu gọi mọi người trong dân tộc kết hợp nhau lại để tranh đấu cho sự sinh tồn chung, rồi tổ chức quốc gia như thế nào để cho mọi người được hưởng đồng đều kết quả của cuộc tranh đấu chung ấy, làm cho mọi người thấy rằng tranh đấu cho sự sinh tồn, là sự bảo đảm chắc chắn nhứt cho sự sinh tồn của cá nhân mình. Đó là tất cả tinh lý của chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn.

Muốn thực hiện mục đích này, chủ nghĩa DTST chủ trương:

Thứ nhứt: Gây một nền đoàn kết chặt chẽ trong dân tộc và mọi hình thức chia rẻ dân tộc đều phải bị loại trừ.

Thứ hai : Bảo đảm sự sinh tồn cho mọi người trong dân tộc. Mọi người đều được tự do mưu sinh nhưng không để cho họ xâu xé vì quyền lợi riêng, tránh cảnh người bóc lột người. Nói tóm lại, sự sinh tồn của cá nhân phải đi đôi với sự sinh tồn của dân tộc.

Thứ ba : Nâng cao trình độ của dân tộc về cả ba mặt thể chất, tinh thần và trí tuệ để dân tộc theo kịp trào lưu tiến hóa của nhân loại.

Thứ tư : Tuỳ lúc, thay đổi đường lối chính trị. Muốn sinh tồn sung mãn, dân tộc phải khéo léo trong cuộc bang giao, tức phải biết áp dụng xu hướng biến cải để đường lối chính trị của mình thích hợp với đường lối quốc tế.

II– Nhận định thời cuộc theo quan điểm của chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn:

Trong bản Tuyên Ngôn thành lập ĐVQDĐ được công bố năm 1939, Đảng Trưởng Trương Tử Anh có viết như sau:

“ Đối với việc giải phóng quốc gia, chúng ta không thể tin tưởng một cách mê muội là có một dân tộc nào vì lòng vị tha, vì chủ nghĩa cao thượng, mà hy sinh xương máu của giống nòi họ để mang sự độc lập trao trả cho ta ““

‘‘ Chúng ta phải nhận thức rằng trên lập trường quốc tế, giữa các quốc gia, chỉ có quyền và lợi mà thôi. Mọi hành động của nước này đối với nước khác không ngoài mục đích ấy “.

   “ Quốc dân phải hiểu rằng: lấy lại nền độc lập cho non sông Đại Việt là bổn phận thiêng liêng của người Việt. Chỉ có ta mới thực sự vì sự sống còn, vì hạnh phúc của ta mà thôi. Ỷ lại vào người, tin ở người là dắt nhau vào con đường diệt vong …””

Và ở đoạn cuối của bản Tuyên Ngôn, Đảng Trưởng Trương Tử Anh viết tiếp:

“ Về phương diện bang giao, ĐVQDĐ thành tâm giao hảo với những nước nào giúp đở Đảng thực hiện mục đích trên và sẽ coi là kẻ thù bất cọng đái thiên nước nào có hành động ngược lại …”.

Dựa vào lời tuyên bố trên đây của tác giả chủ nghĩa DTST và nghiên cứu lịch sử một cách khách quan ta có thể nhận định rằng trong cuộc bang giao giữa các quốc gia, các dân tộc, chỉ có quyền lợi mà thôi, chớ không có tình cảm hay lý tưởng gì cả. Cá nhân với cá nhân có thể cư xử với nhau theo tình cảm hay lý tưởng, nhưng nhà cầm quyền một nước dầu có cảm tình hay lý tưởng chung với nhà cầm quyền nước khác cũng không thể hành động theo tình cảm hay lý tưởng đó, nếu điều này trái với quyền lợi nước mình. Dầu cho nhà cầm quyền một nước có xu hướng hành động theo tình cảm hay lý tưởng riêng của họ thì họ cũng bị dân chúng trong nước họ ngăn chận họ làm việc đó. Bởi vậy, trong việc giao thiệp với các nước khác, dân tộc nào cũng đặt quyền lợi dân tộc mình lên trên hết. Những lời nói tốt đẹp được

nêu ra trong sự giao thiệp với các nước khác chỉ là lớp sơn hào nhoáng bên ngoài dùng để che dấu các mưu đồ vụ lợi bên trong.

Vì đó, dựa theo quan điểm của chủ Nghĩa DTST, ta có thể nêu ra hai nguyên tắc căn bản sau đây để nhận định thời cuộc

Nguyên tắc I:

Trong cuộc bang giao giữa các nước, chỉ có quyền lợi quốc gia mà thôi, không có tình cảm hay lý tưởng gì cả. Quyền lợi của quốc gia phù hợp nhau, là bạn. Quyền lợi xung khắc nhau là thù. Cho nên không có ai là bạn muôn đời, cũng không có ai là kẻ thù truyền kiếp. Bạn hay Thù là tùy theo quyền lợi quốc gia có phù hợp với nhau hay không. Người bạn hôm qua, mà hôm nay xung khắc quyền lợi đã trở thành thù. Ngược lại, kẻ thù hôm nay mà ngày mai dung hòa được quyền lợi thì sẽ trở thành bạn. Vậy Bạn hay Thù là tùy theo quyền lợi quốc gia mà thôi.

Nguyên tắc II:

Trong sự bang giao giữa các nước, nước nào mạnh hơn về chính trị và quân sự, giàu hơn về kinh tế và tài chánh, nước đó sẽ nắm phần ưu thắng.

Dựa vào 2 nguyên tắc trên đây để nhận định thời cuộc, ta có thể rút ra những bài học sau:

Bài học 1:  ( Nguyên tắc I Bạn-Thù)

Trước trận Đệ Nhị Thế Chiến 1939 – 1945, Hoa Kỳ và Liên Xô là hai nước thù địch nhau vì Hoa Kỳ là nước tư bản, còn Liên Xô là nước Cộng Sản, mà CS bao giờ cũng chủ trương tiêu diệt tư bản. Khi trận Đệ II Thế Chiến xảy ra, khối Trục Đức, Ý, Nhật uy hiếp sự sống còn của cả LX lẩn HK. Vì đó, HK và LX cùng tạm xếp lại những hiềm khích riêng và liên minh với nhau chống lại kẻ thù chung. Sau khi trận Thế Chiến chấm dứt vào năm 1945 với sự đầu hàng vô điều kiện của Đức, Ý, Nhật, chừng đó, không còn kẻ thù để chống nữa, HK và LX, vì quyền lợi xung khắc nhau, lại trở lại chống nhau, thù nghịch nhau như trước. Còn khối Đức, Ý, Nhật, sau khi bại trận phải đầu hàng  Đồng Minh vô điều kiện. Vì đó, họ không còn nguy hiểm cho sự sống còn của HK nữa nên cả 3 nước đều được Hoa Kỳ viện trợ để tái thiết nước nhà. Kể từ đó,  quyền lợi của HK và quyền lợi của Đức, Ý, Nhật đều ràng buộc với nhau nên từ những nước thù địch trước kia họ đã trở thành bạn với nhau từ đó đến nay.

Bài học 2: (Nguyên tắc I Bạn Thù)

Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Cam Bốt trước kia đều là những nước Cộng Sản anh em. Lúc quyền lợi quốc gia còn phù hợp với nhau, họ đã dùng những danh từ hết sức tốt đẹp để ca ngợi lẩn nhau: Liên Xô vĩ đại, Trung Quốc vĩ đại, Việt Nam hảo hữu, Cam Bốt hảo

Đại chiến lược của Trung Quốc, khuynh hướng hành trình và cạnh tranh dài hạn (Tiếp theo)

Bẫy nợ: “Một vành đai, một con đường”

Chương 4-A: Tái cân bằng Ngoại giao và Kinh tế -Tái cấu trúc Khoa học & Kỹ thuật.

Chương này xem xét các sáng kiến của Trung cộng về Ngoại giao, Kinh tế, Khoa học & Kỹ thuật. Chương này cũng còn nghiên cứu các chương trình và chánh sách hiện tại do chính quyền của Tập Cận Bình đưa ra hoặc tiếp tục trước khi kiểm tra các kế hoạch và dự án dài hạn. Sau đó Chương này xác định các khuynh hướng trong từng lĩnh vực và đánh giá triển vọng của từng lãnh vực đó. Lực đẩy cối lõi của chiến lược phát triển kinh tế và ngoại giao cùa Trung cộng là tái cân bằng và lực đẩy cốt lõi của chiến lược Khoa học & Kỹ thuật của Trung cộng là tái cấu trúc.

Chiến lược tái cân bằng ngoại giao:

Theo đại chiến lược trẻ trung hóa quốc gia, Trung cộng đang tái cân bằng chiến lược ngoại giao không chỉ bao gồm việc duy trì sự quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ và các cường quốc khác mà còn tăng cường quan hệ với các nước trên toàn thế giới. Liên kết chặt chẽ là chiến lược kinh tế của Trung cộng: tái cân bằng phát triển kinh tế bên trong và bên ngoài để tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vượng. Điều này thu hút sự chú ý nhiều hơn đến phía Tây của Trung cộng – cả các Tỉnh ở cực Tây trong nước và các khu tự trị bên trong CHNDTH và bên ngoài biên giới Trung cộng ở Trung Á và bên ngoài Đông Á. Việc ông Tập Cận Bình chính thức khởi động “Một vànhg đai, một con đường” vào tháng 9 năm 2013 trong bài phát biểu tại Đại học Nazarbayev ở Kazakhstan báo hiệu rằng CHNDTH cam kết thực hiện một chánh sách tái cân bằng. Một tháng sau vị lãnh đạo Trung cộng lại có một bài phát biểu khác trước “Một vành đai, một con đường” tại Jakarta, Indonesia. Bất chấp sự cường điệu, tái cân bằng ngoại giao và kinh tế của Trung cộng không phải là sự rời bỏ triệt để khỏi chánh sách hiện có- đúng hơn đó là sự mở rộng hợp lý của các sáng kiến chánh sách đối nội và đối ngoại trước đây.

Mô hình mới về quan hệ đại quyền lực:

Mặc dù Trung cộng đã từ từ nâng cao vị trí của mình trên khắp thế giới trong nhiều thập niên và đóng vai trò tích cực hơn trong các vấn đề khu vực và toàn cầu. Bắc kinh đã tăng cường đáng kể các nỗ lực của mình dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình. Đi kèm với những hành động trên là một từ ngữ được lựa chọn cẩn thận được thiết kế để cho thấy rằng Trung cộng đã trở thành một lãnh đạo toàn cầu. Tập đã tiếp tục thực hiện theo gương những người tiền nhiệm tham gia vào du lịch quốc tế và hội nghị thương đỉnh cấp cao.

Câu thần chú cho chiến lược ngoại giao là “thế giới hài hòa”- một thuật ngữ được người tiền nhiệm là Hồ Cẩm Đào nêu ra lần đầu tiên vào năm 2005. Trong khi ông Tâp cũng muốn chứng tỏ mối quan hệ tốt đẹp với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ví dụ chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tập Cân Bình là tới Nga, một hành động được tính toán để tượng trưng cho mối quan hệ thân hữu lâu dài của Trung cộng với nước láng giềng phía Bắc. Đồng thời,Tập cũng giống những người tiền nhiệm, đã ưu tiên mối quan hệ hữu nghị giữa Trung cộng và Hoa Kỳ.

Trung cộng cũng nhấn mạnh tính đa phương là hai nước đều tham gia nhiều hơn vào các tổ chức hiện có và sau đó đảm nhận vai trò lãnh đạo trong các tổ chức mới. Chiến lược này bao gồm các vai trò cấp cao hơn trong các cơ quan như Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và G-20 và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC)  và vai trò hàng đầu trong các nước như Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung cộng và nhóm Nam Phi (BRICS). Các Biện pháp Tạo niềm tin ở Châu Á (CICA-Confidence Building Measures in Asia) và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO-Shanghai Cooperation Organization). Hơn nữa Trung cộng đã tích cực tham gia các tổ chức trong khu vực hiện có như APEC và Hiệp Hội Hợp tác Khu vực Nam Á (SAARC) và đã thành lập ra những tổ chức mới, bao gồm Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – Châu Phi (FOCAC) và Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – Á Rập (CASCF). Ông Tập đã chính thức nêu rõ chỉ tiêu đánh giá về một “mô hình mới của các mối quan hệ đại quyền lực” trong đó tạo khuôn khổ cho mối quan hệ Mỹ-Trung. Bắc kinh tìm cách mô tả mối quan hệ song phương của mình với Washington là nơi bình đẳng trong đó Hoa Kỳ có thể bảo vệ những nhạy cảm của Trung cộng cũng như phù hợp với lợi ích của Trung cộng. Ông Tập đang tìm kiếm những cơ hội có những bức ảnh tốt để thể hiện sự tôn trọng của Hoa Kỳ với Trung cộng và nhà lãnh đạo của nước này. Người đứng đầu nhà nước Trung cộng cũng muốn chiếu hình ảnh về một cuộc đối thoại thân thiện với người đồng nhiệm Barrack Obama tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Sunnylands, California vào tháng 6 năm 2013. Gần đây Tập rất hào hứng cũng muốn có quan hệ tốt với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người đã đích thân đón tiếp vợ chồng Tập tại “Tòa Bạch ốc phía Nam” ở Mar-a Lago, Florida vào tháng 6 năm 2017.

Vòng tròn thứ hai: Ngoại giao cưỡng chế ngoại vi:

Trong Chương 3, chúng ta có nhắc đến tầm nhìn của Tập Cận Bình với thế giới bên ngoài theo bốn vòng tròn đồng tâm, mà Vòng đầu tiên và Vòng trong cùng kéo dài từ Bắc Kinh ra thế giới bên ngoài.

Mặc dù có nhiều vấn đề kinh tế gây tranh cãi trong quan hệ song phương. Bán đảo Triều Tiên đầu tiên nắm bắt mối quan hệ hợp tác và đối đầu Mỹ-Trung vào năm 2017. Hàn quốc là điểm nóng duy nhất ở Châu Á mà Trung cộng hình như không muốn hoặc không thể quan hệ mạnh mẽ – ít nhất Bắc Triều Tiên phải biết. Chính quyền Trump cũng như chính quyền Bush và Obama trước đó, đã buộc Bắc Kinh phải cứng rắn với Bình Nhưỡng. Nhưng cho đến năm 2018 Tập đã thất vọng và tức giận với hành động khiêu khích của Kim Yong Un.

Bắc Kinh tức giận không chỉ với các vụ phóng hỏa tiễn và thử nguyên tử lập đi lập lại của Triều Tiên mà còn giết chết người anh trai cùng cha khác mẹ là ông Kim Yong Nam, người đã sống dưới sự bảo vệ của Bắc Kinh trong khu vực hành chánh đặc biệt của Trung cộng là MaCao. Vào tháng hai năm 2017, Kim Yong Nam là nạn nhân của một vụ ám sát táo bạo ở phi trường Malaysia. Trong khi Bắc Kinh đã lên án Bình Nhưỡng và tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Bắc Triều Tiên thì Trung cộng đả kích kịch liệt và trực tiếp tạo áp lực với Nam Hàn trong những năm gần đây để nhắm vào mục tiêu tấn công hệ thống phòng thủ khai triển hỏa tiễn trong căn cứ Hoa Kỳ. Việc Bắc Kinh phẫn nộ trước quyết định của Seoul hơn là bất kỳ sự sơ suất nào của Bình Nhưỡng cho thấy Trung cộng đang lo lắng việc củng cố cấu trúc liên minh của Mỹ ở Đông Bắc Á hơn là các chương trình nguyên tử đạn đạo đang phát triển ở Triều Tiên. Cùng với 14 thành viên khác của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu vào tháng 12 năm 2017 để áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm khắc đối với Cộng Hòa Nhân Dân Triều Tiên và Bắc Kinh đã thi hành nhanh chóng, sau khi Bình Nhưỡng tiến hành cuộc tấn công thầm lặng vào đầu năm 2018.

Sau đó Trung cộng đã giảm nhẹ căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên kể từ tháng 2 năm 2018, Bắc Kinh rất muốn hàn gắn mối quan hệ rạn nứt với Bình Nhưỡng, và tăng cường sức mạnh của mình để bảo đảm nước CHND Trung Hoa sẽ không bị thiệt thòi trong bất kỳ cuộc đối thoại hay đàm phán song phương nào giữa CHDCND Triều Tiên và Hoa Kỳ hoặc giữa CHDCND Triều Tiên với Nam Hàn (ROK). Bắc Kinh hài lòng với việc Bình Nhưỡng đơn phương đình chỉ các vụ thử nguyên tử và phóng hỏa tiễn đạn đạo, nhưng rất ngạc nhiên khi Tổng thống Trump bất ngờ đồng ý gặp Kim Yong Un.

Lập tức Chủ tịch Tập đã nhanh chóng chuyển sang trạng thái hòa bình, gấp rút tổ chức ba hội nghị thượng đỉnh với Kim Yong Un trong thời gian 13 tuần sau hơn sáu năm không có bất ký cuộc tiếp xúc trực tiếp nào giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung cộng và Triều Tiên. Trong khi Hoa Kỳ vẫn cương quyết về việc duy trì các lệnh trừng phạt bắt buộc của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cho đến khi CHDCND Triều Tiên thật sự phi nguyên tử hóa thì CHND Trung Hoa cũng chứng minh giải quyết ít nhiều vấn đề. Dưới thời ông Tập chế độ này đã tạo ra một thế trận quyết đoán với tư thế vững chắc xung quanh Châu Á, đặc biệt là ở các vùng biển mà Trung cộng có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ từ lâu. Ở biển Hoa Đông, Bắc Kinh đã tăng cường tuần tra trên không và gia tăng hải quân trong vùng biển tranh chấp, bao gồm cả khu vực lân cận quần đảo Senkaku (Điếu Ngư).

Và vào tháng 11 năm 2013, Trung cộng đã thực hiện một bước tiến mạnh mẽ khi đơn phương tuyên bố thành lập Vùng Nhận Dạng Phòng Không (ADIZ) rộng lớn của biển Hoa Đông, nơi chồng lấn với các ADIZ hiện có của Hàn Quốc và Nhật Bản, bao gồm cả không phận trên quần đảo Senkaku. Trong khi đó ở biển Đông, Trung cộng đã phát động một nỗ lực chưa từng có để xây dựng các đảo nhân tạo lớn trên các rặng san hô và đá hiện có trong các vùng biển tranh chấp. Nỗ lực rộng lớn kể cả sự phối hợp đáng kể giữa các cơ quan chính phủ dân sự, quân sự và bán quân sự, đòi hỏi phải xây dựng công sự, sân bay và các cửa khẩu. Trong khi những phát triển này có vẻ đáng ngại và đáng sợ đối với các yêu sách khác, việc xây dựng mới này có chiến lược đáng ngờ về giá trị và cực kỳ dễ bị tổn thương trong thời chiến. Kết quả là Trung cộng sở hữu lực lượng bảo vệ bờ biển lớn nhất thế giới với trọng tải (190,000 tấn) và số lượng tàu nhiều nhất so với bất kỳ lực lượng bảo vệ bờ biển Châu Á nào (2015). Hơn nữa một số các tàu này là tàu khu trục hải quân được tân trang lại và nhiều tàu trong số này có kích thước cở lớn hơn tàu hải quân của các nước láng giềng. Lực lượng bảo vệ biển Trung cộng đã tham gia vào các hành động hung hăng như đánh chìm tàu của các quốc gia khác, đáng chú ý là ở biển Đông.

Vào tháng 3 năm 2018, một cuộc cải tổ quan liêu nữa đã được công bố: lực lượng bảo vệ biển của Trung cộng được đặt dưới sự kiểm soát của Cảnh sát Quân đội Nhân Dân (CSQĐND), như vậy sẽ dưới sự chỉ huy trực tiếp của Quân Ủy Trung Ương. Về cơ bản điều này tập trung trách nhiệm quan liêu đối với an ninh hàng hải.

Vòng tròn thứ ba: Ngoại giao láng giềng tốt.

Các nỗ lực ngoại giao của Trung cộng tại Châu Á-Thái Bình Dương đã được tập trung đặc biệt vào Trung và Nam Á nhưng đã được triển khai ở Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Câu thần chú liên quan đến sáng kiến này là ngoại giao láng giềng hữu nghị. Cuộc tấn công êm thắm của Trung cộng đã thành công nhất ở Đông Nam Á năm 2002. Bắc Kinh đã ký Hiệp định An ninh Thương mại Tự do Trung cộng-ASEAN. Trước khi Hiệp đinh Thương mại Tự do có hiệu lực vào năm 2010, Trung cộng đã mở rộng các điều kiện thương mại ưu đãi cho mười nước ASEAN theo điều khoản “Thu hoạch sớm”. Tuy nhiên đến năm 2011 tuần trăng mật Trung cộng – ASEAN đã kết thúc bị phá hoại bởi các chiến thuật mạnh mẽ ở biển Đông. Ngoại giao Trung cộng cũng đạt được thành công đáng kể ở Trung Á bắt đầu từ đầu những năm 1990 sau khi Liên Xô tan rã. Bắc Kinh đã chủ động tiếp cận với các quốc gia mới giành độc lập trong khu vực. Những nỗ lực bền vững đã giúp giải quyết các tranh chấp lãnh thổ thông qua các cuộc đàm phán biên giới phi quân sự và cũng tạo ra sự tin tưởng rất cần thiết giữa Trung cộng và Nga. Các cuộc đối thoại song phương và đa phương đang diễn ra ban đầu đã phát triển thành “Hội nghị Thượng Hải Năm”(Shanghai Five) vào năm 1996 và sau đó chính thức trở thành “Tổ chức Hợp tác Thương Hải” (SCO) được thành lập vào năm 2010. Tổ chức khu vực cho phép sáu quốc gia thành viên của Trung cộng, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan tham gia vào các cuộc thẩm vấn và hợp tác an ninh, bao gồm chia sẻ thông tin tình báo về những kẻ khủng bố, cực đoan và tiến hành các cuộc tập trận quân sự thường xuyên. Trung cộng cũng đưa ra các sáng kiến ngoại giao ở Nam Á và Châu Đại Dương. Trung cộng trở nên tích cực hơn ở tiểu lục địa, với việc các nhà lãnh đạo Trung cộng thăm viếng nhiều nước hơn trong khu vực vào năm 2005. Trung cộng cũng tham gia Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á với tư cách là quan sát viên. Quan hệ CHNDTH – Pakistan vẫn mạnh mẽ mặc dù có một số căng thẳng liên quan đến các nhóm khủng bố Hồi giáo, và Trung cộng đã cải thiện quan hệ với các quốc gia khác, bao gồm Srilanka và Maldives. Đã có những thất bại khi quan hệ của Trung cộng với Myannma bị ảnh hưởng và mối quan hệ của Trung cộng với Ấn Độ tiếp tục căng thẳng trầm trọng. Trung cộng cũng trở nên tích cực hơn về mặt ngoại giao ở Châu Đại Dương, không chỉ với các nước lớn nhất là Australia, New Zealand và Papua New Guinea mà còn với các quốc đảo nhỏ hơn, chẳng hạn như Fiji. Bắc Kinh giành được tư cách đối thoại trong Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương vào năm 1989.

Vòng tròn thứ tư: Ngoại giao đôi bên đều có lợi:

Ngoài Châu Á – Thái Bình Dương, luận điệu ngoại giao của Trung cộng đã nhấn mạnh mục tiêu “hai bên đều có lợi”. Bắc Kinh không chỉ chú ý nhiều hơn đến các nước phát triển ở Châu Âu và Bắc Mỹ, mà Trung cộng còn hoạt động tích cực hơn ở các nước thuộc thế giới đang phát triển. Trung cộng đã tìm cách chinh phục được bạn bè trên toàn cầu bằng cách cung cấp lợi ích kinh tế và xây dựng mối quan hệ văn hóa. Các mục tiêu đều có hai mặt: đầu tiên để thuyết phục các chính phủ và dân chúng rằng Trung cộng là một lực lượng phát triển, đang tích cực với các biến chuyển trên thế giới; -thứ hai Trung cộng là một lực lượng tích cực gia tăng phát triển kinh tế lâu dài.

CHNDTH là một học viên rành nghề và biểu tượng về kinh tế, không phải ngẫu nhiên mà các học giả Trung cộng thường xuyên sử dụng thuật ngữ “quản trị kinh tế”. Bằng cách đó Bắc Kinh hy vọng sẽ làm suy yếu dần ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Ngoài việc cung cấp các cơ hội thương mại và đầu tư cho các nước này, Trung cộng còn quảng bá văn hóa và ngôn ngữ của mình, cố ý tìm cách sao chép những gì Hoa Kỳ và các cường quốc khác đã làm để nâng cao ngôn ngữ văn hóa và giá trị của họ.

Từ năm 2003 Bắc Kinh đã thành lập hàng trăm Viện Khổng Tử ở nước ngoài theo mô hình của Viện Goethe của Đức và Pháp. Bộ Giáo dục của CHNDTH đã tìm cách hợp tác với các thực thể nước ngoài ở các thành phố trên thế giới để tổ chức các chương trình dạy tiếng Trung quốc và giáo dục mọi người về văn hóa Trung quốc. Mặc dù nỗ lực này mang tính toàn cầu và toàn diện, nhưng phần lớn các Học Viện Khổng Tử đặt tại các quốc gia phát triển trên thế giới ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Đáng kể quốc gia có số lượng nhiều nhất trong số các Viện này là Hoa Kỳ với 110 Viện vào năm 2017. Ngoài ra còn có một chiều hướng mờ ám và phá vở các sáng kiến quyền lực mềm của Bắc Kinh trên khắp thế giới. Việc sử dụng các hoạt động có ảnh hưởng hoặc chiến tranh chính trị của Trung cộng đã được chú ý đáng kể trong những năm gần đây. Thế hệ năng lượng thông minh của ĐCSTQ-QĐGPND-CHNDTH dường như tập trung hơn so với người tiền nhiệm của họ về việc sử dụng đầy đủ các quyền lực cứng và mềm của quốc gia để họ tiếp tục thực hiện các mục tiêu cho các chế độ ở nước ngoài.

Đánh giá Chiến lược Ngoại giao:

Chiến lược ngoại giao của Trung cộng đã khá thành công. Ảnh hưởng của CHNDTH đã gia tăng trên khắp thế giới và hầu hết các quốc gia trong Vòng thứ tư đều nhận thấy sự trỗi dậy và phát triển kinh tế của Trung cộng là có lợi. Tuy nhiên bức tranh được pha trộn nhiều hơn ở Vòng thứ hai và Vòng thứ ba, nơi sự quyết đoán của Trung cộng đã được coi là hung hăng nếu không nói là bắt nạt. Ví dụ các quốc gia nhỏ hơn ở Đông Nam Á đã rất lo lắng về các hoạt động của Trung cộng ở biển Đông. Các cường quốc ở Châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là Nhật Bản và Ấn Độ rất quan tâm đến đường lối cứng rắn của Trung cộng về tranh chấp lãnh thổ và sẵn sàng thể hiện sức mạnh cưỡng chế.

Quan hệ hợp tác bất bình đẳng bằng cách kết bạn với giới chính trị tinh hoa ở các quốc gia khác nhau và lợi dụng khai thác sự chia rẽ chính trị. Hơn nữa có một số trở ngại đe dọa làm gián đoạn hoặc ít nhất làm hỏng các nỗ lực ngoại giao của Bắc Kinh. Đầu tiên là sự không thích ứng giữa các từ ngữ CHNDTH lý thuyết và CHNDTH hành động. Còn đối với các lời hứa của Bắc Kinh về một “thế giới hài hòa và hai bên đều có lợi” thì Trung cộng dường như không ngần ngại sử dụng sức mạnh để đạt được những gì họ muốn và có khuynh hướng đạt được bất kỳ thỏa thuận nào với các nước khác.

Câu thần chú của “Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình” đang hấp dẫn ở nhiều thủ đô nước ngoài, đặc biệt là ở các quốc gia Châu Phi, Châu Mỹ La tinh và Trung Đông, nhưng khi các hành động của Trung cộng mâu thuẫn với sự bảo đảm không can thiệp vào công việc nội bộ thì những lời nói chính đáng này bị bỏ ngoài tai. Một trở ngại thứ hai là những hạn chế thật sự của Bộ Ngoại giao Trung cộng (MFA- Ministry of Foreign Affairs). Mặc dù Trung cộng có một quân đoàn ngoại giao rất chuyên nghiệp có năng lực và ảnh hưởng quốc tế nhưng Bộ Ngoại giao không đủ nhân viên hoặc nguồn lực để đóng vai trò đúng đắn. Hơn nữa Bộ này được cho là đã mất ảnh hưởng ở Bắc Kinh và ngày càng bị gạt ra lề trong hoạch định chánh sách đối ngoại. Các cơ cấu quan liêu khác, đặc biệt là QĐGPND dường như trở nên có ảnh hưởng hơn và đang tham gia vào các hoạt động ngoại giao của chính họ. Tuy nhiên ảnh hưởng của QĐGPND trong hoạch định chính sách thay đổi theo từng vấn đề và từng giai đoạn trong quá trình thi hành. Nỗ lực chính sách đối ngoại hàng đầu của chính quyền Tập “Một vành đai, một con đường” là một chỉ tiêu đánh giá tổng thể bao gồm và đóng khung hầu như tất cả các hoạt động ngoại giao và kinh tế của Trung cộng. Nỗ lực liên quan đến việc phát triển một mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường ống , kênh đào và các tuyến đường trên biển khổng lồ nối liền Trung cộng với phần còn lại của thế giới – một cam kết cực kỳ tham vọng, nhưng ít nhất để kích thích phát triển kinh tế của Trung cộng. Phần sau đây đánh giá chiến lược kinh tế của CHNDTH.

Tái cân bằng nền kinh tế: Cải cách hay tái cấu trúc?

Kể từ những năm 1990, chế độ ĐCSTQ-QĐGPND-CHNDTH đã tham gia vào một nỗ lực bền vững nhằm tái cân bằng nền kinh tế Trung cộng. Các nhà lãnh đạo Trung cộng bao gồm cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo, cảnh báo rằng nền kinh tế của Trung cộng không cân bằng và các nhà phân tích đã mô tả nỗ lực là tái cấu trúc.

Nỗ lực của Tập là sửa đổi nền kinh tế thường được mô tả là cải cách và tập trung  việc mở rộng thị trường. Giống như các sáng kiến khác của ông Tập, những nỗ lực của ông trong việc tái cơ cấu nền kinh tế có tính tập trung và thường có vẻ được quản lý vi-mô (micro-managed). Các kế hoạch cải cách ban đầu của ông Tập là không có gì nếu không nói là táo bạo.

Một trong những nguyên lý chính của các kế hoạch cải cách là cung cấp cho thị trường tự do một vai trò quyết định trong nền kinh tế, thay thế chính phủ trở thành lực lượng chính trị trong việc phân phối các nguồn lực chính như đất đai và nguồn vốn. Tuy nhiên các kế hoạch táo bạo này đã được thực hiện theo các kết quả hỗn hợp, nhắm vào mục tiêu câu hỏi và ý chí chính trị. Một trong những kế hoạch táo bạo nhất là cải cách ruộng đất nông nghiệp. Những nỗ lực bắt đầu với kế hoạch tăng cường quyền quản lý đất đai của nông dân, cho phép họ được quyền sử dụng cho thuê đất cho các cá nhân và tập đoàn. Nhưng cũng như các cải cách khác, các giám sát viên Trung cộng có kinh nghiệm đánh giá việc thực thi sẽ bị hạ bệ, những cải cách mà một số nhà quan sát hy vọng sẽ bao gồm tự do hóa lãi suất và tự do di chuyển vốn qua biên giới, đã giảm rất nhiều so với những kỳ vọng cao cả. Việc bãi bỏ quy định lãi suất tiền gởi ngân hàng đã tạo ra một phương thức cạnh tranh vào lãnh vực ngân hàng được quản lý chặt chẽ của Trung cộng.

Để đối phó với làn sóng cho vay xấu, các ngân hàng hiện đã linh hoạt hơn trong việc thiết lập lãi suất cho những khách hàng vay rủi ro nhất. Kiểm soát vốn đã được hủy bỏ cùng với việc cho phép các lực lương thị trường có vai trò lớn trong việc xác định giá trị của đồng Nhân dân tệ. Chính những điều này đã giúp Bắc Kinh đạt được môt mục tiêu lớn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) bổ sung Nhân dân tệ làm đồng tiền dự trữ quốc tế. Trong khi một loạt các thay đổi khai thác cũng đã được ban hành hầu hết là các phản ứng của cộng đồng đối với các cuộc khủng hoảng hiện ra, thay vì các cải cách chủ động nhằm nâng đỡ Trung cộng tăng cường kinh tế và có ít tác động tức thời nếu có. Chế độ muộn màng nâng chánh sách “Một con” trong nhiều thập niên vì lo ngại sự gia tăng dân số chậm chạp và số người già ra đi nhanh chóng. Cho nên Bắc Kinh đã trì hoãn những thay đổi nhằm cung cấp hộ khẩu thành thị cho người dân nông thôn bởi vì những thách thức đe dọa an ninh xã hội ở các thành phố trong nước. Trong khi đó ngay từ đầu nhiệm kỳ của ông Tập, Bắc Kinh đã bắt đầu tái cơ cấu nợ chính quyền địa phương trong nỗ lực  lập danh mục và giới hạn nợ do chính quyền địa phương nắm giữ, lên tới gần 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2014. Sáng kiến này gần như đã bị phá hoại bởi việc thực thi yếu kém và có thể bị hoàn toàn hủy bỏ bởi sự phản hồi quan liêu giữa chính quyền địa phương và Bộ Tài chính. Dưới sự lãnh đạo của ông Tập, phản ứng đối với sự sụp đổ của thị trường chứng khóan Trung cộng vào tháng 6 năm 2015 – xóa sạch 3.5 nghìn tỷ đô la giá trị thị trường khỏi chỉ số Tổng Hợp Thượng Hải trong ba tuần đầu tiên của cuộc khủng hoảng – có thể dự đoán được. Các nhà quản lý Trung cộng bắt đầu hành động với một vở kịch cũ của họ tăng cường can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế. Các cơ quan quản lý Trung cộng đã tìm cách ổn định thị trường của họ thông qua việc tăng cường sự tham gia của nhà nước, bao gồm việc sắp đặt các thiết bị “ngắt mạch” để ngăn chặn các thị trường chứng khoán mất mát và tập hợp tình cảm yêu nước của các nhà đầu tư. Các nhà quản lý Trung cộng có tư tưởng can thiệp đã tiếp tục các hành động tương tự để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong thập niên qua, các nhà lãnh đạo Trung cộng đã cố gắng tránh xa nền kinh tế nợ đầu tư, dẫn đầu bằng cách nâng cao vai trò của tiêu dùng trong nền kinh tế. Dưới sự lãnh đạo của ông Tập, các nhà quản lý đã dựa vào các công cụ cũ để đạt được mục tiêu tăng trưởng: mở rộng cho vay thông qua các ngân hàng nhà nước để hỗ trợ đầu tư cao hơn. Năm 2016 nợ đầu tư cố định của Trung cộng phụ thuộc vào Trung cộng cũ đã quay trở lại, tạo ra tăng trưởng kinh tế ổn định khoảng 6.7%. Mặc dù điều này mang lại cho Tập mục tiêu ngắn hạn mà ông ta muốn, nhưng nó đã không làm gì được để thúc đẩy cải cách cơ cấu nền kinh tế. Tổng cân bằng kinh tế của Trung cộng, tỷ trọng tiêu dùng hộ gia đình trên GDP cho thấy Trung cộng đã tránh xa tăng trưởng do đầu tư dẫn dắt như thế nào. Khuynh hướng từ năm 2007 cho thấy sự phụ thuộc nặng nề vào chỉ tiêu, đầu tư và xuất khẩu của chính phủ để tăng trưởng kinh tế. Thật vậy sự hiện diện của nhà nước trong nền kinh tế Trung cộng vẫn tồn tại, cản trở cải cách thật sự và chi phí chính xác. Mặc dù thị trường bất động sản trong nước một lần nữa nóng bỏng do các biện pháp kiểm soát đã đưa ra để ngăn chặn tình trạng quá nóng. Để đối phó với điều này, và với sự trì trệ nền kinh tế Trung cộng, các nhà đầu tư đã gởi vốn ra nước ngoài, tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn.

Mặc dù vốn được kiểm soát tại chỗ, Trung cộng đã mất khoảng một ngàn tỷ đô la dự trữ ngoại hối để bảo vệ giá trị của đồng Nhân dân tệ kể từ năm 2014. Các ngân hàng nhà nước Trung cộng phải đối mặt với các khoảng vay lớn cho các doanh nghiệp, nhiều trong số đó là các Doanh nghiệp Nhà nước (SOE) kém hiệu quả và nhều trường hợp phải chuyển qua các khoản vay này hoặc tiếp tục cho vay để bảo đảm rằng các khoản vay ban đầu không bị mất. Và các Doanh nghiệp Nhà nước vẫn kiểm soát các lãnh vực quan trọng, như năng lượng và ngân hàng. Các Doanh nghiệp Nhà nước là một trong những lãnh vực kém cải cách nhất của nền kinh tế Trung cộng. Tái cơ cấu hạn chế đang được lưu tâm tiến hành. Sự kiểm soát của Đảng – Nhà nước đối với việc quyết định các Doanh nghiệp Nhà nước đang được tăng cường cùng với việc chứng khoán hóa.

Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Nhà nước (SASAC- State-owned Assets Supervision and Administration Commissions) thuộc sở hữu của nhà nước đã sửa đổi các nguyên tắc điều chỉnh Doanh nghiệp Nhà nước. Kết quả là tăng cường hướng dẫn nhà nước của các Doanh nghiệp Nhà nước cả bên ngoài và bên trong. Đồng thời SASAC cũng đang áp dụng mô hình sở hữu hỗn hợp vượt trội cho một số lượng Doanh nghiệp Nhà nước hạn chế ở cấp địa phương bao gồm việc bán cổ phần giao dịch ngoài thị trường. Những bước khởi đầu theo đề nghị của Tập cho thấy một sự thừa nhận rõ ràng về một thực tế ngấm ngầm: sự tồn tại của nhiều công ty nhà nước tư nhân có đặc điểm chính xác là các công ty được nhà nước hậu thuẫn hơn các Doanh nghiệp Nhà nước. Ranh giới những gì tạo nên giữa một công ty tư nhân và một Doanh nghiệp Nhà nước thường khó phân biệt. Thật vậy hầu hết các công ty bên ngoài có vẻ là tư nhân đều có liên hệ với Đảng-Nhà nước hoặc Quân đội. Các liên hệ này được thể hiện dưới hình thức quyền sở hữu của Đảng- Nhà nước thậm chí của Quân đội. Kể từ năm 2015 các ngân hàng quốc doanh và các nhóm đầu tư thuộc sở hữu Nhà nước được liên kết gia tăng rất nhiều nhằm mục đích kích thích tăng trưởng kinh tế vĩ mô. Do đó nhiều thực thể kinh doanh tư nhân Trung quốc đặc biệt là các tập đoàn lớn luôn luôn liên kết với Đảng- Nhà nước-Quân đội.

Nền kinh tế không cân bằng của Trung quốc:

Kinh tế Trung cộng đã phát triển nhanh chóng trong 40 năm qua đang trên đà qua mặt Hoa Kỳ trong những thập niên tới. Trung cộng cũng giống như bất kỳ quốc gia nào có nền kinh tế phát triển nhanh chóng trong một thời gian dài thì đều có GDP tăng trưởng chậm lại. Sau khi tăng trưởng hàng năm trung bình 10% của GDP từ 1980 đến 2009, nền kinh tế Trung cộng bắt đầu chậm lại và tăng trưởng trung bình chỉ còn 8% kể từ năm 2010. Tuy nhiên sự tăng trưởng này có giá trị và nền kinh tế Trung cộng được đặc trưng bởi sự mất cân bằng sau đây:

Sự mất cân bằng 1: Nền kinh tế lớn nhưng Dân nghèo:

Trung cộng hiện có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ, được đánh giá là 11.2 ngàn tỷ đô la vào năm 2016. Tuy nhiên người dân Trung quốc vẫn nghèo hơn rất nhiều so với người dân ở các nước láng giềng Châu Á.

Bình quân đầu người GDP trung bình của Trung cộng là $8,123 trong năm 2016 trong khi Hàn quốc trung bình $27,538 và Hoa Kỳ trung bình $57,467.

Sự mất cân bằng 2: Đầu tư cao nhưng tiêu thụ thấp:

Trung cộng đã quá phụ thuộc vào đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó các khoản đầu tư tiếp theo đang trở nên kém hệu quả hơn. Ngược lại tiêu thụ vẫn ở mức thấp ở Trung quốc thậm chí so với các nền kinh tế Đông Á khác.

Một điểm đáng chú ý của Trung cộng là tái cân bằng đầu tư là tiêu chuẩn hộ gia đình chia sẻ GDP. Tuy nhiên từ năm 2007, khuynh hướng tỷ lệ tiêu thụ giảm cho thấy sự phụ thuộc liên tục vào tiêu thụ, đầu tư và xuất khẩu của chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng.

Sự mất cân bằng 3: Phụ thuộc vào xuất khẩu:

Mô hình phát triển của Trung cộng chủ yếu dựa vào xuất khẩu đối với một nền kinh tế có qui mô và mức độ phát triển của nó. Xuất khẩu của Trung cộng dự đoán khoảng 22% GDP năm 2015 và xuất khẩu của Nhật Bản là 17%, mặc dù nền kinh tế Trung cộng lơn hơn gấp đôi so với Nhật Bản. Trong sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhất của Nhật Bản giữa năm 1960 và 1985, thì xuất khẩu chiếm trung bình là 11.5% GDP. Tuy nhiên xuất khẩu trung bình của Trung cộng chiếm 23.4% GDP trong giai đoạn tăng trưởng nhanh nhất từ năm 1990 đến năm 2010.

Sự mất cân bằng 4: Thu hẹp lực lượng lao động và dân số lớn tuổi:

Trung cộng phải đối mặt với lực lượng lao động thu hẹp nhanh chóng và dân số lớn tuổi do  việc thực hiện chánh sách “Một con” kéo dài ba thập niên.

Năm 2000, 10% dân số Trung quốc từ 60 tuổi trở lên; năm 2015 hơn 15% công dân Trung quốc đã già trên 60 tuổi. Khuynh hướng này sẽ trở nên trầm trọng hơn trong những thâp niên tới.

Sự mất cân bằng 5: Sản xuất cao nhưng Hội nhập thấp của tài sản trí tuệ:

CHNDTH đã tự thành lập như người đứng đầu trong việc phát triển tài sản trí tuệ (IP-Intellectual Ptoperty) nhưng vẫn đấu tranh để đưa đến kết quả cho nền kinh tế. Năm 2016 CHNDTH sản xuất nhiều gấp đôi các bằng sáng chế do Hoa Kỳ sản xuất.

Tuy nhiên bất chấp số liệu thống kê về IP ấn tượng, các ứng dụng của các công nghệ này trong nền kinh tế không đáng kể do các bằng sáng chế chất lượng thấp. Trung cộng cũng vẫn phụ thuộc vào các công nghệ nước ngoài-các công ty Trung cộng ngày càng bị thâm hụt so các công ty nước ngoài trong khi các công ty Hoa Kỳ lại thặng dư.

Sự mất cân bằng 6: Sự hiện diện bao trùm của Nhà nước trong nền kinh tế Trung quốc.

Sự hiện diện công khai của Nhà nước trong nền kinh tế tồn tại của Trung cộng làm đình trệ cải cách thực sự và còn đóng góp chi phí cho nền kinh tế. Sự hiện diện của Nhà nước Trung cộng được thấy rõ ở các cấp kinh tế. Các công ty lớn nhất của Trung cộng là các Doanh nghiệp Nhà nước và Ngân hàng nhà nước và các Doanh nghiệp Nhà nước này chiếm một phần đáng kể trong hệ thống GDP của Trung cộng. Các bộ máy ĐCSTQ đều có mặt trong các công ty tư nhân là chuyện bình thường và các công ty hoạt động chung với các cơ quan quản lý, bao gồm cả việc các cơ quan quản lý chọn ra một nhà “vô địch quốc gia”. Việc tiếp cận thị trường chỉ giới hạn cho các công ty nước ngoài trong một số lãnh vực nhất định trong khi các nhà sản xuất được trợ cấp theo chánh sách của chính quyến địa phương và trung ương.

Các mục tiệu kinh tế Trung quốc:

Chiến lược kinh tế của CHNDTH nhằm bảo đảm một nền kinh tế hiện đại có thể cung cấp cho đảng cầm quyền tính hợp pháp và tạo ra một “xã hội thịnh vượng tương đối” cho 1.4 tỷ công dân của mình. Mục tiêu này đã được hai nhà lãnh đạo CHNDTH liên tiếp nhắc lại trong các văn bản khác nhau và “Kế hoạch 5 năm”(FYP- Five Year Plan) lần thứ 13 đã ghi nhận mục tiêu này đúng vào dịp kỷ niệm Một Năm của ĐCSTQ vào năm 2021. Mặc dù một “xã hội thịnh vượng tương đối” nói chung không được xác định rõ ràng nhưng nó bao gồm các ý tưởng nâng cao  mức sống cho người dân bình thường, cải thiện bảo vệ môi trường, cải thiện các dịch vụ của chính phủ, tăng cường đổi mới và đạt được tăng trưởng kinh tế cân bằng. Sự thịnh vượng là mục tiêu kinh tế phù hợp với mục tiêu tổng quát hơn là phát triển ổn định nhằm củng cố hiệu quả có tính hợp pháp của ĐCSTQ.

Để đạt được những mục tiêu này, chiến lược kinh tế của Trung cộng phải khắc phục sự mất cân bằng được mô tả trong phần này, đồng thời cung cấp một con đường dẫn đến sự thịnh vượng lâu dài cho Trung cộng và sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Chiến lược này cũng phải cung cấp cho ĐCSTQ những đòn bẩy kinh tế để đáp ứng với những cú sốc bên trong và bên ngoài. Có hai sáng kiến chính của nền kinh tế được nêu ra trong các mục tiêu kinh tế hiện nay:

  – “Một vành đai, một con đường” và – “Made in China 2025”

“Một vành đai, một con đường” (BRI-Belt and Road Initiative)

“Một vành đai, một con đường” được thiết kế tập hợp hơn 65 quốc gia vào nền kinh tế của Trung cộng thông qua các khoản đầu tư tài chánh và cơ sở hạ tầng với tổng trị giá từ 40 đến 100 tỷ đô la trong nhiều năm.”Một vành đai, một con đường” được coi là một chương trình Marshall của Trung cộng. Rõ ràng là một chương trình mới, được xem là tốt nhất đổi mới các nỗ lực liên tục để mở rộng các dự án cơ sở hạ tầng ở nước ngoài hiện có và xây dựng các dự án mới. “Một vành đai, một con đường” được thiết kế để xuất khẩu năng lực đầu tư dư thừa ở Trung cộng, đăc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng, trong khi thúc đẩy thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Trung cộng. Làm như vậy sẽ tăng cường kinh tế giữa Trung cộng và các nước này, thúc đẩy quan hệ địa chính trị chặt chẽ hơn. Bước đầu tiên của kế hoạch này là thành lập một loạt các dự án cơ sở, được tài trợ một phần bởi “Ngân hàng Cơ sở Đầu tư Châu Á” (AIIB- Asia Infrastructure Investment Bank) do Trung cộng tổ chức gần đây. Được thành lập năm 2015, AIIB có 70 quốc gia thành viên bao gồm nhiều thành viên và đối tượng của Hoa Kỳ. Các dự án này có tiềm năng thu hút các nền kinh tế khu vực vào thị trường Trung cộng. “Một vành đai, một con đường” có thể là một phương thức để các quốc gia cùng nhau xuất khẩu tới hai ngàn tỷ đô la hàng hóa trong 5 năm tới. Số phận “Một vành đai, một con đường” sẽ phụ thuộc phần lớn vào sự thành công của việc cung cấp các dự án cơ sở hạ tầng trên khắp Châu Phi, Trung Á và Trung Đông và mức độ mà Trung cộng cho phép tiếp cận thị trường đối với hàng nhập khẩu từ những nước nhận đầu tư  chính sách “Một vành đai, một con đường”.

Made in China 2025:

Nỗ lực của Trung cộng nhằm duy trì tăng cường kinh tế và gia tăng thu nhập cũng được hỗ trợ bởi kế hoạch MIC 2025 (Made In China 2025).

MIC 2025 là kế hoạch hợp nhất bảo mật thông tin trong sản xuất công nghiệp của Trung cộng và tăng số lượng sản xuất cao tại Trung cộng.

Hàng hóa công nghiệp được sản xuất tại Trung cộng cũng giống như các chánh sách trong các Kế hoạch 5 năm (FYP) trước đây, chánh sách này thúc đẩy Vốn và cách tổ chức nhà nước Trung cộng trong một số ngành công nghiệp chiến lược, bao gồm hàng không vũ trụ, vận tải trọng khối, y sinh, vật liệu mới, sản xuất thiết bị, công nghệ thông tin và phương tiện năng lượng mới. Kế hoạch của Trung cộng cũng bao gồm việc thành lập 100 công ty khổng lồ tầm cở là những công ty tự phát triển và doanh thu hàng năm lên tới một tỷ Nhân dân tệ (RMB), tạo thành các chuỗi công nghiệp từ 10 đến 30 tỷ Nhân dân tệ và biện pháp của chính phủ là yểm trợ một loạt các nhà “vô địch ẩn danh” đổi mới những xí nghiệp trung bình và nhỏ. Tất cả các kế hoạch này chia làm năm chủ đề chính:

1- Duy trì sự kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế. Các kế hoạch phát triển kinh tế của Trung cộng hầu như đều có sự tham gia của chính phủ.

2- Tăng cường sự đổi mới: Đổi mới từ lâu đã trở thành mục tiêu trong các kế hoạch kinh tế của Trung cộng vì nó đáp ứng ba nhu cầu kinh tế chính: – gia tăng năng suất của nền kinh tế Trung cộng; – nâng cao thu nhập bằng cách sản xuất hàng hóa có giá trị và – giúp thành lập các công ty Trung cộng để trở thành nhà lãnh đạo kỹ thuật toàn cầu trong giai đoạn xuất khẩu.

3- Điều hành tiêu thụ:

Một phần đã trình bày ở trên của Kế hoạch 5 năm (FYP) lần 12 và 13, các nhà lãnh đạo Trung cộng từ lâu đã nhận ra tầm quan trọng của việc tiêu thụ. Việc chuyển sang tiêu thụ có thể sẽ đưa đến tăng trưởng thấp hơn; tuy nhiên mức tiêu thụ lên cao sẽ làm tăng trưởng kinh tế Trung cộng vững mạnh hơn.

4- Duy trì xuất khẩu:

 Các kế hoạch kinh tế của Trung cộng đều đặt trọng tâm vào việc tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu. Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 rõ ràng kêu gọi phát triển tiềm năng xuất khẩu mới, gồm có việc làm cho các ngành công nghiệp xuất khẩu Trung cộng vững mạnh để có thể cạnh tranh với quốc tế về kỹ thuật, tiêu chuẩn, thương hiệu, chất lượng và thị trường xuất khẩu. Sáng kiến “Made in China 2025”đã thúc đẩy sự phát triển xuất khẩu công nghiệp cao của Trung cộng.

5- Bồi thường cho người dân phải thay đổi ca làm việc. Để giải quyết số người lớn tuổi mau già, các mục tiêu nhân khẩu học của Trung cộng tập trung vào sự ổn định lực lượng lao động. Trung cộng có kế hoạch giải quyết việc này bằng cách kéo dài thời gian nghỉ hưu thêm vài năm, chuyển cư dân nông thôn đến các trung tâm di cư thành thị để bảo đảm rằng nguồn cung cấp lao động vẫn thích hợp với nhu cầu lao động và tăng tỷ lệ sinh sản 20 triệu trẻ em mỗi năm.

(Xem tiếp Chương 4B: Tương lai kinh tế …)

Hoàng Đình Khuê

Ngày 17/9/2020

Dầu Trong ĐáNăng lượng điều tiết giá dầu thế giới:

Oil Shale hay Dầu thu được từ đá phiến bitum

Mai Thanh Truyết

1. Tình trạng dầu lửa trên thế giới

Trên thế giới hiện tại có một cơn khủng hoảng trầm trọng. Đó là cơn khát dầu thô, nhiên liệu chính cho mọi vận chuyển đường thủy, đường bộ và đường hàng không. Cho đến nay, giá xăng dầu tiếp tục tăng đồng biến với giá dầu thô. Giá dầu giao động khoảng $100 Mỹ kim/thùng vào giữa năm 2015. Cuộc khủng hoảng lần nầy khác với cuộc khủng hoảng trong những năm đầu thập niên 70 ở thế kỷ trước và có nhiều hình thái đặc biệt.

Trữ lượng dầu hỏa trên thế giới, qua nhiều thăm dò và nghiên cứu của những cơ quan khác nhau như: Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (1997), Báo Washington Post (1996), Kỷ yếu Năng lượng quốc tế 1998 (International Energy Annual), Phòng Thống kê LHQ (1994). Theo ước tính 2016, trữ lượng dầu thô hiện chiếm vào khoảng 6.050 tỷ thùng hay 962 tỷ m3. Cũng cần biết: 1 barrel = 42 Gallon = 159 lít = 0,16 m3.

Cũng theo ước tính của Cơ quan Địa chất HK (US GS) thì với trữ lượng nầy, nhân loại chỉ có triển vọng sử dụng trong vòng 50 năm tới mà thôi.

Đứng trước tình trạng sử dụng xăng dầu ngày càng tăng theo nhu cầu và đà gia tăng dân số hiện nay, giới hạn tiêu thụ trên sẽ thấp hơn 50 năm nếu căn cứ theo mức sản xuất của OPEC và các quốc gia sản xuất dầu độc lập. Nhưng trên thế giới hiện tại, còn có nhiều quốc gia đang tiếp tục truy tìm và khai thác những khu vực có triển vọng có mỏ dầu ở trong đất liền cũng như ở trong trầm tích của thềm lục địa như ở Việt Nam, Alaska (Hoa Kỳ), Nam Dương, Venezuela, Liên bang Nga v.v… Do đó trên thực tế, chúng ta có thể ước tính một cách lạc quan hơn con số 50 năm. Đó là chưa kể đến những phương pháp và nguyên liệu khác đang được nghiên cứu để thay thế xăng dầu. Tuy nhiên, tùy theo tình hình biến động mà giá dầu có thể tăng bất ngờ do tình trạng “tạm ngưng” sản xuất của OPEC làm tăng thêm khủng hoảng năng lượng trên thế giới. Đó là cuộc khủng hoảng vào năm 1973. Ngay từ năm 2014, chúng ta cũng đang sống trong một giai đoạn của một hình thức khủng hoảng vì giá dầu đã tăng gần gấp đôi so với năm ngoái.

Đứng trước những bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào để tạo nên cuộc khủng hoảng năng lượng xăng dầu trên thế giới, các nhà khoa học đã có những bước tiên liệu để ngăn chặn hay hạn chế các bất trắc có thể xảy ra cho thế giới. Thế giới đã nhìn thấy hiểm họa của việc sử dụng dầu thô làm nguồn nguyên liệu chính cho công nghệ phát triển và di chuyển.

Vì đó là:

– Nguồn nguyên liệu có trữ lượng giới hạn và đã báo hiệu trước thời gian bị cạn kiệt không xa;

– Mức ô nhiễm môi trường đặc biệt là sự hâm nóng toàn cầu là một nguy cơ thật sự mà thế giới cần phải giải quyết;

– Sau cùng, phương hướng tập trung để giải quyết hai vấn nạn trên là: truy tìm nguyên liệu để thay thế xăng dầu và biện pháp giải quyết mới để giảm thiểu việc phóng thích khí monoxide carbon (CO) và thán khí (CO2) vào bầu khí quyển.

Hai hướng giải quyết trên là hai định hướng tối ưu trong hiện tại để tiến đến việc ngăn ngừa khủng hoảng năng lượng xăng dầu, và giảm thiểu được lượng thán khí, tác nhân chính của sự tăng nhiệt độ của bầu khí quyển.

Trước cơn khủng hoảng hiện tại, thế giới đặc biệt là Hoa Kỳ đã nhắm đến giải pháp tập trung vào việc truy tìm những loại năng lượng mới cũng như những biện pháp hạn chế mức sử dụng năng lượng hiện tại.

Để có thể hạn chế mức sử dụng xăng dầu, Cơ quan Bảo vệ Môi trường HK (US EPA) cho phép áp dụng rượu cồn hay ethanol để trộn vào xăng dầu chạy xe. Có thể pha trộn đến tỷ lệ 70% rượu trong xăng (Ba Tây đã thay thế xăng rượu cồn 100% cho việc chạy xe). Vì vậy mà mức sản xuất rượu cồn ở Hoa Kỳ trong năm 2004 là 12,5 tỷ lít, 17% cao hơn so với năm 2003.

Các tiểu bang trồng bắp để sản xuất ra rượu ethanol ở Hoa Kỳ là Iowa, North và South Dakota, Nebraska, Wisconsin. Hiện nay, trong hầu hết các tiểu bang, xăng được pha cồn ethylic với tỷ lệ 10%.

Hiện nay, với nhu cầu giải quyết nạn khan hiếm năng lượng xăng dầu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ethanol quả thật là một nhu cầu cấp bách cho thế giới. Do đó tiêu chuẩn đặt ra cho công nghệ lên men nầy là:

Truy tìm loại vi khuẩn làm tăng tiến trình lên men nhanh hơn và cho hiệu suất cao;

Và giảm thiểu tối đa các phó phẩm khác không cần thiết trong quy trình. Và theo như đã dự trù, trong năm 2025, HK sẽ giảm lượng tiêu thụ xăng dầu từ 10 đến 15% so với mức tiêu dùng năm 2004 do việc sử dụng ethanol trong các phương tiện di chuyển.

2- Lịch sử Dầu khô trong đá

Con người đã sử dụng loại dầu khô trong đá (còn gọi là dầu đá phiến) làm nhiên liệu từ thời tiền sử, vì nó được đốt ngay không qua một quá trình chế biến nào. Người Anh của thời kỳ “đồ sắt” (Iron Age) cũng dung “loại dầu khô” để đánh bóng và xem như là một món hàng trang trí. Bằng sáng chế đầu tiên để chiết xuất dầu từ đá là Bằng sáng chế Vương miện Anh 330 (British Crown Patent 330) được cấp năm 1694 cho ba người tên là Martin Eele, Thomas Hancock và William Portlock, người đã “tìm ra cách để chiết xuất” và tạo ra số lượng lớn “dầu” ở điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường ra khỏi một “loại đá”.

Thuật ngữ “dầu khô trong đá” thường dùng để chỉ bất kỳ loại đá trầm tích nào có chứa chất rắn bitum (được gọi là kerogen) có thể thải ra một loại chất lỏng có chứa dầu lửa trong quá trình nhiệt phân. Loại dầu nầy dầu được hình thành hàng triệu năm trước bằng cách lắng đọng phù sa (silt), bùn cát và các mảnh vụn hữu cơ trên trầm tích lòng ở đáy hồ hay đáy biển. Đặc biệt tại bang Toronto, Canada, loại dầu nầy nổi trên mặt đất dưới dạng hình tròn đường kính khoảng 1-2 cm, cho nên việc khai thác rất dễ dàng.

3. Hướng giải quyết của Hoa Kỳ

Tại Hoa kỳ vào năm 2005, Bộ luật về Chính sách Năng lượng ra đời cho phép các tiểu bang như Colorado, Utah, và Wyoming nghiên cứu sản xuất đầu từ trong các lớp đá của ba tiểu bang nầy.

Dầu khô kết dính trong những lớp đá ở ba tiểu bang nầy dưới dạng asphalt giống như nhựa đường và có tên là bitumen. Lớp dầu “khô” có cơ cấu gồm các hỗn hợp chất hữu cơ thiên nhiên nằm chen lẫn bên trong những lớp đá.

Nếu các lớp đá trên được đun nóng, dầu thô sẽ chảy ra và tính chất của dầu tương đương như những loại dầu thô trích ra từ những túi dầu. Phương pháp nầy có tên là “chưng cất bằng nhiệt” (retorting);

Kỹ thuật dùng áp suất bẻ gãy các lớp đá để phóng thích dầu (fracking).

Trữ lượng dầu thô dưới dạng này ở 3 tiểu bang trên đã được nghiên cứu từ lâu nhưng mọi cố gắng để thương mại hóa đều không thành công vì kỹ thuật ly trích trên còn bất lợi vì giá thành còn cao so với dầu thô trích từ các túi dầu trong thiên nhiên.

Tuy nhiên với cuộc khủng hoảng giá cả của dầu thô vào năm 2015 trên thế giới, phương pháp lấy dầu trong đá có thể biến thành hiện thực.

Khả năng sản xuất thương mại

Theo sự ước tính của các nhà khoa học, việc khai thác dầu trong đá cần phải đầu tư nhiều về nguồn vốn và giá thành sản xuất còn cao khoảng $70 Mỹ kim/thùng. Do đó, nếu giá dầu thô trên thế giới lớn hơn $70, thì hiệu quả kinh tế của phương pháp nầy bắt đầu tăng. Hiện tại Bộ Nội vụ Hoa Kỳ đã cho phép 6 công ty bắt đầu nghiên cứu khai thác trên 160 mẫu đất ở vùng Colorado. Các công ty đó là Chevron, Oil Shale Exploration, EGL Resources v.v… Cũng có một vùng nằm trong khai thác ở Wyoming và Utah. Các công ty dự tính bắt đầu khai thác thương mại vào tháng 8, 2008. Nhưng mãi đến năm 2016, khi giá dầu bắt đầu giảm, việc sản xuất thương mại dầu khô mới bắt đầu. Năm 2017 giá thành sản xuất 1 thùng dầu bằng phương pháp “fracking” nầy giảm xuống giao động khoảng $US50. Năm 2019, giá thành sản xuất xuống còn $US40.

Vấn đề bảo vệ môi trường trong việc khai thác

Sau khi thông qua về những vấn nạn môi trường có thể xảy ra qua quy định của Bộ Luật Chính sách Môi trường Quốc gia (NEPA) trong đó phương pháp trích dầu khô từ đá phải chứng minh hay đạt được những tiêu chuẩn sau đây:

1. Khả năng và tính khả thi của phương pháp;

2. Hiệu quả kinh tế so với việc khai thác dầu thô hiện tại;

3. Và giải quyết được tất cả những vấn nạn môi trường qua việc khai thác bằng phương pháp trên.

Trữ lượng dầu từ nguồn này ước tính khoảng hơn 800 tỷ thùng theo nghiên cứu và tính toán của Văn phòng Quản lý Đất HK (BLM). Lượng dầu thô trong đá có ở miền Trung Tây Hoa Kỳ ước tính khoảng 12 ngàn dặm vuông nằm trong ba tiểu bang Colorado, Utah, và Wyoming. Với diện tích nầy, lượng dầu sẽ có trữ lượng lớn hơn gấp 3 lần trữ lượng hiện tại của Saudi Arabia và có thể cung ứng năng lượng cho Mỹ trong 110 năm tới.

Trước những thông tin đầy lạc quan về cung cách giải quyết cuộc khủng hoảng dầu thô hiện tại, vấn đề môi trường trong phương pháp nầy đã được lưu ý đến rất nhiều qua nghiên cứu những vấn nạn có thể xảy ra khi khai thác và biến chế

Hiện tại, cho dù khai thác bất kỳ một công nghệ mới nào, nhất là công cuộc khai thác tài nguyên thiên nhiên, việc bảo vệ môi trường là yếu tố hàng đầu. Trong phương pháp chưng cất bằng nhiệt để trích dầu thô trong đá nầy có 4 yếu tố chính gây ảnh hưởng lên môi trường.

Đó là:

– Sự ô nhiễm không khí qua sự phát thải những hạt bụi nhỏ;

– Nhất là ảnh hưởng đến sự hâm nóng toàn cầu do sự phóng thích khí carbonic. Hai vấn nạn này nếu không khắc phục được thì việc sản xuất kỹ nghệ có thể bị hạn chế;

– Ngoài ra việc ô nhiễm nguồn nước sông Colorado cũng là một yếu tố cần lưu ý. Cho đến nay, chưa có biện pháp tiên liệu nào để ngăn chận nguồn ô nhiễm từ lòng đất đá vào nguồn sông trong khi khai thác;

– Và vấn nạn thứ tư cần phải kể đến là con người cũng chưa tiên liệu được mức cân bằng sinh học giữa đất, đá và sông.

Qua các vấn nạn vừa nêu trên, con người đã tiện liệu các giải pháp để ngăn chặn hay hạn chế 4 vấn nạn kể trên căn cứ vào những căn bản khoa học hiện có để giải quyết vấn đề chúng ta đang đứng trước cơn khủng hoảng dầu hiện tại.

Và đây cũng là vấn đề của mỗi người trong chúng ta, người tiêu thụ xăng dầu trực tiếp, cần phải thay đổi não trạng trong cung cách sử dụng xăng dầu trước tình thế mới. Đó là hạn chế mức tiêu thụ hàng ngày bằng nhiều cách như: không phí phạm khi sử dụng xe trong di chuyển, chỉ di chuyển khi thực sự cần thiết, hay dùng xe công cộng như xe buýt hay đi chung xe khi đi làm việc, đi bộ hay dùng xe đạp, sử dụng hệ thống điện thoại, điện thư trong giao dịch để tránh bớt di chuyển v.v…

Làm được như thế, chúng ta đã giải quyết một phần

cuộc khủng hoảng ngày hôm nay và hạn chế được sự phát thải nguồn khí carbonic, nguyên nhân chính cho sự hâm nóng toàn cầu.

4. Thay lời kết

Qua những tin tức đan kể ở phần trên, quả thật sự khai thác dầu khô trong đá ở Hoa Kỳ đã điều tiết được giá dầu trên thế giới do OPEC, mà trước đây, những đại công ty ở Trung Đông hoàn toàn quyết định giá cả cho thị trường. Hiện nay, giá dầu đã bình ổn khoảng $US50/thùng (giá thị trường ở Houston hiện tại là khoảng $US2.00/Gallon).

Vào ngày 14/3/2017, Kate Richard, Giám đốc điều hành của công ty đầu tư năng lượng Warwick Energy, cho biết “rủi ro thị trường dầu mỏ lớn nhất cho năm 2017 là viễn cảnh chiến tranh chia sẻ thị trường – hoặc

ít nhất là một cuộc thách thức – giữa các nhà khai thác dầu khô trong đá của OPEC và Mỹ”.

Vì vậy, bắt đầu từ đây, và nếu không có gì biến động đột ngột trên thế giới, giá dầu vẫn được bình giá như trên trong một thời gian dài… Nước Mỹ trung bình sử dụng 12 triệu thùng dầu hàng ngày cho nhu cầu năng lượng chung, nhập cảng khoảng 3 triệu thùng/ngày. Vào cuối năm 2015 trở đi, HK cho tăng mức sản xuất dầu khô trong đá, từ đó tạo ra hiện tượng cung cấp quá tải, do đó, giá dầu tụt xuống cho đến bình ổn khoảng $US50.00/thùng vào giữa năm 2016 cho đến bây giờ.

Với Hoa Kỳ, hiện tại, phải hạn chế sản xuất loại dầu này vì tất cả kho dự trữ đã quá tải. Trước đây vì lý do an toàn, mỗi bồn dầu dự trữ phải chừa 5% thể tích cho không khí. Nhưng, vào cuối năm 2016, thể tích an toàn cho không khí chỉ còn 2%. Có lẽ chính vì vậy mà TT Trump đã cho bán một phần dự trữ để vừa tăng mức an toàn trong lưu trữ, vừa kích thích tăng trưởng.

Nếu đường ống dẫn dầu từ vùng Trung Hoa Kỳ xuống Galveston thuộc tiểu bang Texas được thực hiện trở lại (do lịnh cấm do cựu TT Obama), Hoa Kỳ có thể cung cấp dầu và khí đốt cho Âu Châu, từ đó Liên hiệp Âu Châu sẽ không còn bị áp lực của Putin trong vấn đề cung cấp dầu khí nữa. Đây là một thế chiến lược mang Hoa Kỳ trở về vị trí siêu cường kinh tế và chính trị.

Có thể nói, thời hoàng kim của các quốc gia Á Rập ở Trung Đông đã qua rồi. Nga Sô, với 50% tổng sản lượng quốc gia tùy thuộc vào dầu khí, và kể từ khi giá dầu sụt xuống từ trên dưới $100.00/Gallon còn khoảng $50.00, việc điều hành quốc gia trở nên khó khăn như thế nào cho Putin trong hai năm vừa qua.

Một trường hợp khác, xứ Venezuela hoàn toàn tùy thuộc vào việc khai thác và xuất cảng dầu. Hàng năm Hoa Kỳ nhập cảng hơn 10 tỷ Mỹ kim dầu từ xứ nầy cho đến năm 2015. Và, hiện nay Venezuela đang đứng trước khủng hoảng toàn quốc và đang trở thành một quốc gia… phá sản và đi dần vào tình trạng vô chính phủ.

Ngày nào Mỹ còn sử dụng món hàng “dầu khô trong đá”, sẽ không còn có những cuộc khủng hoảng dầu như thời thập niên 70 ở thế kỷ trước nữa. Vì Hoa Kỳ có thể hóa giải ngay tức khắc bằng cách sản xuất phụ trội loại dầu nầy mỗi khi OPEC giảm sản xuất để làm “giá” vì cán cân cung – cầu sai lệch.

Và đây mới đích thực là vũ khí của Hoa Kỳ nhằm điều tiết mọi khủng hoảng năng lượng ít ra trong một thời gian dài trong những năm sắp đến.

Và câu chuyện cách đây chưa đầy một tuần là CSVN phải hủy bỏ hợp đồng khai thác lô dầu 136-03 ở Bãi Tư Chính với Cty Repsol, Tây Ban Nha vì sức ép của TC, thêm một lần nữa, CSVN chứng tỏ mức… hèn với giặc ác với dân. Biết đâu sự kiện nầy sẽ là giọt nước tràn ly, và cuộc cách mạng dân chủ Việt Nam sẽ khơi mào.

Mong lắm thay!

13.08.2017 – Hiệu đính 10-2020

Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam – VEPS

Đừng Để  Ánh Sáng Ảo Của «Đèn Cù» Che Quyền Người Dân

Lật Đổ Bạo Quyền? Bài 1

Phan Văn Song

 A/ Chế  độ  Hà nội  qua ánh sáng ảo  « Đèn Cù » :

1/ Tranh giành quyền lực giữa hai đám gia nô :

Suốt mấy tuần qua, dư luận cộng đồng Hải ngoại bổng rộn lên bởi một cuốn sách, thiên hạ rủ rê, kháu nhau, cùng nhau bàn tán, quảng cáo cho nhau, cùng  rầm rộ đọc cuốn Hồi ký Đèn Cù của Trần Đĩnh. Chúng tôi cũng (như mọi người) nhận được cuốn sách ấy do chú em bên Mỹ gởi tặng. Và hơn một tuần qua, đêm nào cũng bỏ ra nửa giờ (một sự cố gắng hết mình không thể vượt qua nổi) để ráng đọc (nói theo Tây « pour ne pas mourir idiot » gọi là để biết cũng như người ta) để xem tác giả muốn nói gì ? Đến hôm nay đã trên mười đêm vẫn chưa đọc hết nổi nửa cuốn. Để biết gì ? Chẳng gì ngoài những gì mình đã biết rồi, bởi những kinh nghiệm cá nhơn, qua những chung đụng suốt 5 năm (với 4 năm ngục tù) với những người của chế độ đương quyền cộng sản, từ những cán bộ quản giáo, binh sĩ hoặc công an gát tù kém học, hay những cán bộ kinh tế hay quân đội với một trình độ tương đối văn hóa và hiểu biết khá hơn qua 14 tháng « làm việc » với ban quân quản thuộc K9 điều hành cơ sở BGI. Nói tóm lại, tất cả, mọi sự mọi việc, từ những chế độ đối đải, hay quan hệ trao đổi khi làm việc – (xin lỗi bà con khi dùng từ ngữ nầy, vì không có từ miền Nam tương đương khác để dùng). Không có từ ngữ miền Nam để dịch từ ngữ chế độ của miền Bắc ! vì từ chế độ của định nghĩa cộng sản ngầm nói quy chế, cách thức làm việc, quan hệ, cư xử lẫn nhau, giữa con người và con người –  đến cá nhơn của những nhơn vật được nói, được kể, được tả trong « Đèn Cù » đều là những điển hình, « con đẻ » của một chế độ ( nghĩa miền Nam) chánh trị rỗng tếch, thùng rỗng kêu to, bề ngoài, đạo đức giả, giả tạo, đểu cán, khốn nạn, lấy cái nói láo, cái xạo, cái đểu, làm phương châm, lấy cái lường gạt làm phương tiện, để sống còn, để tranh nhau, chiếm đoạt địa vị chức vụ, …  hại dân hại nước ! Và cái nguy hiểm hơn cả, là cùng nhau bảo vệ, kẻ gia nô Liên Xô, người gia nô Tàu Cộng. Đại diện chế độ chánh trị gia nô nầy là câu nói của Lê Duẩn, câu nói đã ngu, và lại càng ngu xuẩn hơn là buộc người nhà mình hãnh diện viết trên tấm bia nơi mộ chôn của mình « Chúng ta đánh Mỹ là chúng ta đánh giùm cho Liên Sô và cho Trung Quốc ! ». Đây cũng là tất cả cái tinh thần của cả cuốn hồi ký của tác giả Trần Đĩnh !

Tác giả tự cho là người yêu « Hòa Bình chống Chiến Tranh ». Thật sự tác giả  thuộc phe Gia nô thân Liên Sô vi trung thành với học thuyết, được huấn luyện Mác-Xít chống phe Gia nô thân Trung Cộng, với chủ nghĩa Mao-ít lai căng. Tác giả cũng tự cho anh là nạn nhơn vụ án Xét Lại. Có thể đúng ! nhưng tác giả không thuyết phục người đọc, cá nhơn tôi vẫn nghi ngờ, vì Trần Đĩnh không cắt nghĩa rõ ràng tại sao anh « không bị đi tù » như những người khác (Vũ Thư Hiên …), chỉ bị đi « làm việc », nói theo từ cộng sản là « hỏi cung », « chất vấn » kiểm thảo » ( chúng tôi người viết chỉ bị «  tạm giữ để điều tra » thôi,  đã ngồi tù 4 năm. Chúng tôi khi được thả về nhà,  hoàn toàn không tội vì sau 4 năm, chúng được nhận giấy « tạm tha », tạm tha vì không có tội vì không có án. Không án mà đã 4 năm !  Vậy án Xét lại là bao nhiêu năm tù ở ?  Tác giả không ngày tù nào !  Tác giả nay đã 84 tuồi (tác giả già hơn cá nhơn tôi đúng một con giáp – nếu ngày sanh khai đúng ? vì cả chế độ miền Bắc cộng sản, ít ai có hồ sơ lý lịch đúng đắn cả, đứng đầu sổ, với Hồ Chí Minh ngày sanh cũng đã là  hai ba cái, còn ngày chết khỏi nói cũng sai, lần nầy không phải lỗi tại lão nhưng do các đệ tử sợ xúi quẩy nên cho lão sống thêm một ngày-chết ngày 2 /09 khai ngày 3/09 ! – thì tuy tác giả sanh cùng ngày cùng tháng với tôi, nhưng anh sanh năm con Ngựa lớn 1930 còn tôi cũng con Ngựa nhưng nhỏ hơn một giáp), anh tự khai rằng anh đã bất mãn chế độ ? trước năm 1975 rồi. Vì là nạn nhơn Vụ Án Xét lại, anh vào Nam trễ, nhưng cũng được vài lần từ sau 1975, nhưng sao anh không tỉnh ngộ (như Dương Thu Hương) ngay những lúc ấy ? hay vài năm sau nầy, khi trong nước đã có những phong trào đấu tranh đòi Nhơn quyền ? đòi Dân chủ ? hay chống Tàu ?  anh phải chờ đến ngày nay, năm 2014, mới tỉnh ngộ để viết, để chê bai, để chửi bới, để tố cáo đồng bọn từ Hồ chí Minh đến Trường Chinh Lê Duẩn, Lê Đức Thọ … là những tay bịp bợm, đểu cán vân vân và vân vân … nhưng khổ một nỗi là nay tất cả đều chết cả, không một tay nào còn sống để tự biện hộ. Tác giả chửi, chê một chế độ chánh trị mà tác giả không nói rõ rằng tác giả là một tòng phạm, vì tác giả đã phục vụ trong giới tuyên truyền, trong giới báo chí, tác giả từng viết tiểu sử những Hồ Chí Minh, những Trường Chinh và những tay đại ma đầu khác. Tác giả đúng là một tội phạm, một tội phạm chánh vì đã lường gạt, vì đã, bằng ngòi bút tác giả hô hào nhơn dân Việt Nam xung phong bỏ mình vào cái gọi là Cứu Nước… bằng ngòi bút, đã xúi dục nhơn dân Việt Nam, quần chúng Việt Nam … nhứt là những thanh niên, thanh nữ Việt Nam suốt bao năm tháng, suốt bao thế hệ,  hy sanh cả tuổi xuân mình lao đầu vào chỗ chết để …con cháu của họ ngày nay vẫn tiếp tục làm nô lệ, công nhơn hạng bét, cu li, cửu vạn cho tư bản ngoại quốc vào đầu tư làm giàu cho các hậu duệ của bạn bè tòng phạm với tác giả. Còn đất nước Việt Nam ? Tác giả có lý, tác giả đã thua, vì Việt Nam ngày nay không được làm chư hầu cho Poutine mà là do nhóm Mao-ít Tàu Cộng chiếm giữ. Có lẽ vì thế mà tác giả đã cay cú phanh phui chửi bới ? Còn cái gì làm cá nhơn chúng tôi dị ứng cuốn Hồi ký Đèn Cù, đó là văn phong. Chúng tôi đã đọc nhiều sách do các tác giả gốc miền Bắc cộng sản, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, Tô Hoài.… nhưng với văn phong của  Trần Đĩnh thật rất xa lạ với chúng tôi  …

2/ Văn Phong ngoại lai :

Phải !Tác giả Trần Đĩnh dùng một giọng văn rất xa lạ đối với người miền Nam như chúng tôi. Nhiều đoạn tôi phải đọc đi đọc lại để hiểu, nhiều từ ngữ xa lạ của miền Bắc cộng sản, hoàn toàn xa lạ với chúng tôi. Hai ba lần tôi gọi điện thoại cầu cứu anh bạn, cựu thầy giáo Việt Văn ở các trường trung học ở Sài gòn (bạn tôi cũng được chú em tôi gởi tặng cuốn Đèn Cù) bạn tôi cũng không hiểu các từ ngữ ấy. Cách hành văn lối kể chuyện cộng sản thật tình không thuận lỗ nhỉ, những câu văn nửa chừng xuân, lơ lững con cá vàng, nói không hết ý, lấp lửng kiểu cộng sản, tự ý kiểm duyệt, hay tự ý đục bỏ, tôi thua. Mình dân sống miền Nam, muốn gì nói nấy, phát ý phải nói rõ ý. Đã gọi là dám viết sách chửi lung tung, mà còn sợ húy, phải viết tắt PM,  viết tắt là X,…mình không biết PM là ai, X là X ?. Phải cần phụ đề Việt ngữ. « Đèn Cù » là một cuốn sách viết cho các người cộng sản trong cuộc đọc. Phải ở phải sống phải theo thời luận Cộng sản đọc mới hiểu. Đây là một loại sách cho những « initiés – người trong cuộc » đọc, người cùng « clan – nhóm » đọc. Chúng tôi người Việt Nam ngoài cuộc, hoàn toàn không hiểu ; và chẳng có ích lợi gì cho vận mệnh tương lai của dân tộc và của đất nước Việt Nam khi đọc cuốn sách nầy ! Mất toi một lô thì giờ. Thật là mất tiền không tiếc 25 dollars cộng cước phí, chỉ tiếc công chú em và công mình đọc, thêm thời gian viết những giòng nầy-mà phải viết, sợ bà con bị ánh Đèn Cù ảo, sợ lời thật ảo.. lóa mắt, lừa tai ! ……  Đèn Cù cũng được trình bày dưới dạng « người trong cuộc, nhơn chứng sống biết nhiều hiểu nhiều,  (kiểu tôi không phải thằng mù sờ voi, mà tôi là thằng sáng mắt thấy rõ) dưới dạng hồi ký sống, và viết sự thật về những chuyện « thâm cung bí sử của triều đình cộng sản », nhưng nhìn kỹ, đọc kỹ đây cũng là một bài « biện hộ Hồ Chí Minh » : Ông Cụ không biết gì cả, ông Cụ không tán thành …và ông Cụ (cũng như Võ Nguyên Giáp và cả Trần Đĩnh..) ngậm miệng ăn tiền. Thật là thằng chống cũng hèn, thằng gia nô cũng hèn ! Vì phe gia nô Nga đấm đá giành giựt quyền lực với phe gia nô Tàu, thế thôi, that’s it ! Tất cả đều hèn, kẻ thắng được cầm quyền, đưa vận mệnh Việt Nam vào con đường Hán hóa, cũng như kẻ mất quyền ngậm miệng ăn tiền, bắt đầu bằng Hồ Chí Minh, qua Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh hay Phạm Văn Đồng…hay cả Lê Duẩn và Lê Đức Thọ cặp bài trùng Mao-ít, họ đều là những tay hèn số một, nhưng đại diện điển hình cho cái Hèn của nhóm cộng sản Việt Nam phải nói là Tố Hữu, khi làm thơ Khóc Xì Ta Lin đã là một cái biểu tượng một cái Hèn rồi, nhưng khi tỏ ra uất hận khi các đồng chí mình chê Mao, lại là một cái Đại Hèn thứ hai. Thử hỏi ở miền Nam mình có ai khóc Kennedy hơn cha hơn mẹ mình không ?  Thử hỏi miền Nam mình có ai uất hận khi Nixon bị nạn Watergate mất chức không ? (đáng uất hận lắm chứ ! vì Watergate mở đầu cho « sự mất miền Nam » !

3/ Nhóm Xét lại = nhóm Phản tỉnh, đại diện cho Chánh nghĩa ? Ảo tưởng : 

Đèn Cù đối với chúng tôi,  chỉ là một chiến dịch được dàn dựng lên, như  một bức tường ảo  để chứng minh rõ rằng ở chế độ (chánh trị) miền Bắc ( hồi đó trước năm 1975) vẫn đã có những người « bất đồng ý kiến » rồi – xin quý bà con nhận rõ tôi không nói chánh kiến mà là dùng từ ý kiến – và như vậy chứng minh một cách tự nhiên, qua vai trò Trần Đĩnh, người kể chuyện, với một giọng văn cố gắng trá hình vô thưởng vô phạt  đại diện một nhóm người, chống chế độ, yêu hòa bình, chống chiến tranh (sic) đã có mặt ( Trần Đĩnh cũng quơ luôn ông Hồ cho ông già Hồ ăn có vào nhóm luôn, on ne prête aux riches, người ta chỉ cho nhà giàu thiếu nợ) Nhóm người được mệnh danh là Nhóm Xét lại, và đã bị trù dập. Ở đây, chúng ta không cần bàn tán về nhóm xét lại, hay chủ nghĩa xét lại, chẳng qua chỉ là một nhóm chánh trị tranh giành quyền lực đó thôi. Xét lại, thân Nga, yêu Hòa binh, chống Chiến tranh ? Láo phét ! Quên sao thời kỳ chiến tranh lạnh ? Quên sao Blocus Berlin ? Quên sao chạy đua Vũ trang ? Quên sao giàn hỏa tiễn ở Cuba ? Và làm sao quên được vai trò Liên Sô trong chiến tranh xâm lăng miền Nam, chống Việt Nam Cộng Hòa miền Nam, chống quân đội Mỹ và đồng minh đến cứu Việt Nam ? Súng AK của ai ? Giàn hỏa tiễn SAM của ai ? Chiến đấu cơ MIG  15, 17, 21 của ai ? Xe tăng T54 của ai ? Và vai trò của các cố vấn Nga ? Và vai trò các xạ thủ cao xạ của mạng lưới bảo vệ Hà nội ? Trong Đèn Cù Trần Đĩnh hoàn toàn bỏ qua những vai trò ấy chỉ nói đến Chống Tàu để hợp  thức hóa hay cập nhựt hóa, và thời đại hóa, một hình ảnh do « Đèn Cù » sáng tạo chạy theo thời luận ngày nay của nhơn dân Việt Nam trên đà đấu tranh đòi quyền Tự chủ và chống Họa Hán hóa ! Phải đúng, Việt Nam và chế độ miền Bắc Cộng sản có theo Tàu, nhưng cũng như có theo Nga, rồi theo Nga chống Tàu, rồi 1979 lãnh bài học Tàu, đáng lý phải sáng mắt nhưng sau năm 1989 khi Đông Âu sụp đổ lại mặc áo thụng qua triều cống ở Thành Đô-Cheng Du « khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca » với Tàu. Cả một quá trình gia nô ! Từ ngày khởi đầu Cách mạng tháng tám rồi đến ngày nay là một chuổi dài gia nô… Ngày nay đám gia nô vẫn cầm quyền. Gia nô Tàu, nhưng vẫn gởi người đi triều cống cầu cạnh Huê kỳ mong được làm gia nô Huê kỳ. Và nhóm cựu Xét lại gia nô Nga, trở cờ dùng Đèn Cù đưa ra một ánh sáng ảo để nhơn dân Việt Nam, cùng dư luận những người yêu nước Việt Nam ở Hải ngoại cũng như ở quốc nội tin tưởng vào những con người nầy, và mong người trong nước và cả Hải ngoại tin cậy sẽ trao cờ chánh nghĩa cho các người cựu Xét lại, nay Phản tỉnh cầm quyền… Đừng hòng, dân Việt Nam không có ngu lần thứ hai nữa đâu ! Quá khứ Gia nô Nga, quá khứ gia nô bọn quyền lực gia nô Tàu còn đó, ngày nay chả nhẽ bước sang gia nô Mỹ mà nhơn dân tin sao ?  Đừng mong …

Lợi dụng Phong trào Chúng Tôi Muốn Biết, tác giả Trần Đĩnh được một nhóm người ( ai ? với dụng đích gì ? ) tung sách Đèn Cù ra với hy vọng rọi một ánh sáng trả lời  với một cái gọi là  sự  thật với những chuyện gọi là thâm cung bí sử  hay sự thật bề trái của những tay đầu sỏ thuở xưa. Thế nhưng những sự thật ấy không trả lời được những sự thật của Phong trào Chúng Tôi Muốn Biết. Đấy chỉ là những chuyện đấm đá thuở xưa của hai thế lực phe phái. Phong Trào Chúng Tôi muốn Biết là Muốn Biết Sự Thật Ngày nay : tình hình tham nhũng ? gia tài tài sản của nhưững tên đầu sỏ ngày nay ? Hay hãy thử kiểm điểm những thất thoát, những phần của gia tài, tài sản quốc gia Việt Nam, bị thất thoát, rút ruột, ăn cắp …bởi toàn bộ các đảng viên Đảng Cộng sản cầm quyền, và đòi hỏi những trả lời thật,  bằng những con số thật ! …. Cũng trong hướng trả lời Phong Trào Chúng Tôi muốn Biết, Nhà Cầm Quyền Cộng sản Hà Nội đã tổ chức cuộc triễn lãm Cải Cách Ruộng Đất cũng chỉ để chứng tỏ cái mở lòng mình, thật tình nói thật. Nhưng đi đêm mãi cũng gặp ma, vỏ quýt dày móng tay nhọn, .. bị khinh mãi người dân đâm ra khôn, dân chúng rủ nhau mặc áo đỏ, cầm biểu ngữ tụ tập trước Phòng Triễn lãm « Hỏi Giấy Nhà Cầm Quyền ». Triễn lãm Cải Cách Ruộng Đất hồi xưa, để cho Nông Dân hồi xưa có Ruộng có Đất ? Vậy thì hãy trả lời những chuyện Nhà Đất ngày nay, của Nông và Dân ngày nay  bị Đảng ngày nay ăn cắp ? Trả lời sao đây ?  và Phong Trào nầy đã buộc Nhà Cầm quyến Cộng sản phải đóng cửa dẹp cái Triễn lãm Cải Cách Ruộng Đất. Thật là Gậy Ông Đập Lưng Ông. Triễn lãm là để Giải Độc Chuyện Đất Đai ngày xưa, nhưng lại bị Chuyện Đất Đai ngày nay phá bỏ. Trần Đĩnh dùng ánh sáng ảo của Đèn Cù để soi ánh sáng vào sự thật ngày xưa, nhưng sự thật ngày nay đang bị những đòi hỏi của Nhơn dân dùng Đèn Pha Dân Chủ, Đèn Pha Nhơn Quyền soi vào và phá vỡ những huyền thoại Cách mạng do đảng Cộng sản dùng Bạo Quyền dùng độc tài đảng trị kềm kẹp Nhơn dân .

 Kết luận : Đã đến lúc Nhơn quyền phải lật đổ Bạo Quyền.

Chỉ có Lật đổ Bạo quyền Cộng sản mới Biết được những sự thật. Một cuốn Đèn Cù, hai cuốn Đèn Cù không kể hết được… 600 trang, 1200 trang một Trần Đĩnh, hai Trần Đĩnh cũng chưa kể đủ sự thật !…dù Trần Đĩnh đầy tài nghệ với quá trình viết tiểu sử Hồ Chí Minh, tiểu sử Trường Chinh cũng không viết được tất cả những sự thật mà Nhơn dân Việt Nam ngày nay muốn biết. Dù sao đi nữa, với một quá trình chuyên nghiệp viết những tiểu sử của những nhơn vật đầu sỏ cộng sản,  thì đấy chỉ chứng minh rõ  là chẳng qua, chỉ là quá trình của một tay viết mướn đầy tài nghệ, giỏi dùng những mỹ từ đầy láo khoét. Vì tất cả chúng ta ngày nay ai ai cũng biết rõ là Hồ Chí Minh với một tiểu sử, một lý lịch, từ gia cảnh, gia thế, gia tộc, đến hành trình cuộc đời đều mang một quá khú, một lịch sử đầy mờ ám, láo khoét : Từ tên giả, ngày sanh giả, ngày chết giả, con người sống đã giả, và đến ngày nay cả xác chết nằm trong cái lăng tuy xây bằng xi măng cốt sắt kiên cố, cũng giả nốt – bụng không nội tạng, đầu không óc não, chưa kể một lô sửa sai, che dấu bằng sáp son, nhựa phấn !  Vậy thì làm sao tin tưởng tác giả Trần Đĩnh nói thiệt ? Ai làm chứng ? Các chứng nhơn chết cả rồi ! Chuyện thâm cung bí sử ?  từ Hồ Chí Minh, đến Trường Chinh, qua những người bạn cùng lứa với Trần Đĩnh như Chế Lan Viên, Phan Kế An, Lê Liêm … đâu rồi ? Nhưng có một sự thật, ấy là lòng dạ  con người, quan hệ đối đãi với nhau của  những đồng chí ấy với nhau !  Tất cả đều đối đãi với nhau bằng bề mặt, bằng láo khoét cả. Cả cuốn Đèn Cù  của Trần Đĩnh có  thấy gọi ai là bạn không ?  âu là tình bạn ? Tình Bạn với cái nghĩa của người miền Nam mình, có tao có mầy,  parce que c’est toi, parce que c’est moi, chết sống bên nhau ! 

Đôi hàng chia sẻ :

Tiện đây, chúng tôi cũng xin được nói đến những người trí thức nạn nhơn cộng sản mà anh em Hải ngoại mình  hùa nhau thương tiếc, chắc lưỡi hít là.  Đây xin nói riêng đến là hai vị Ngưyễn Mạnh Tường và Trần Đức Thảo, xin chỉ nói đến hai vị ấy thôi và nói rằng : chúng tôi không thương tiếc gì các Cụ ấy cả, trái lại chúng tôi trách hai Cụ ấy một cái tội rất lớn.

Các Cụ đã làm cái gương để bao nhiêu thế hệ đàn em đi lầm đường. Lỗi hai Cụ ấy to lắm. Hai Cụ học giỏi, hai Cụ là thần tượng của bao nhiêu đàn em trí thức. Hai Cụ bị lường gạt vì hai Cụ kém cái tài nhận xét, kém cái thông minh nhận thức  – Tây nó gọi là discernement .Các Cụ không có discernement. Cụ Trần đậu Agrégation về Philosophie, một sức học vượt bực, Cụ làm luận án về Marx mà không biết gì về Marx cả. Năm 1950, Cụ sống ở Pháp mà Cụ không biết bao nhiêu người Đông Đức vượt ngục bức thành Bá linh, Cụ cũng không biết Blocus Berlin, vậy thì Cụ sống với ai ?  Cụ sống trong Tháp Ngà trí thức Mác Xít ! Trong Đèn Cù Trần Đĩnh kể Cụ Trần vào Sài gòn thấy Sài gòn sống thoải mái và nghe được nhạc Trịnh Công Sơn, mới hiểu rõ chế độ miền Nam không bị kềm kẹp như Hà nội tuyên truyền !. Chán quá Cụ Trần Đức Thảo ơi ! Bà Dương Thu Hương suốt đời sống ở Hà nội, sắp hàng tem phiếu quen rồi, vào Sài gòn thấy mình bị lầm còn « biết » ngồi xuống vệ đường khóc cho thân phận mình. Còn Cụ Trần Đức Thảo ?  Cụ Thảo từng sống ở Việt Nam thời Tây đô hộ, Cụ có sắp hàng và lãnh tem phiếu không ?  Cụ qua Pháp du học thời chiến tranh vừa dứt, Cụ có lãnh tem phiếu và sắp hàng, thời Tây đô hộ mình không ? Thế mà khi về ở Hà nội, Cụ, tuy xếp hàng tem phiếu, Cụ vẫn tin rằng miền Nam bị Mỹ kềm kẹp không có chén sành ăn cơm, ,phải lấy vỏ dừa thay chén, không có gạo ăn, dân miền Nam đói. Người dân miền Bắc ngu, vì thất học, vì sợ, đã đành, Cụ với bằng Agrégation de Philosophie, sống bên Pháp bao nhiêu năm,  Cụ sao cũng ngu như vậy. ?  Vì Cụ ngu mà đàn em tưởng Cụ khôn nên một lô đàn em theo Cụ về Bắc chết cả. …Tội các Cụ to lắm, .. Các Cụ đáng tội chết là đúng, các Cụ còn lôi theo một lô đàn em. Chúng tôi hoàn toàn chẳng những không phục Cụ mà còn oán Cụ nữa, vì các Cụ hơn mọi người chúng tôi. Các Cụ  được đất nước nuôi đưỡng, hưởng Tứ Ơn.

Hưởng Tú Ơn : Hưởng Ơn Trời Đất cho cái may mắn, thông minh hơn người học một biết mười. Hưởng Ơn Đất Nước tạo những người Việt Nam cần cù, hiếu học, học hành khoa bảng, kiến thức ngang ngữa với Tây phương. Hưởng Ơn Đồng Bào cực khổ làm ăn, để đưa những cái trí thông minh đặc biệt người Việt Nam mình xuất ngoại so sánh không thua gì ngoại quốc. Và hưởng Ơn Cha mẹ, dấng sanh thành nuôi dưỡng.

Các Cụ đáng lý phải biết trả cái Trung cái  Hiếu rằng mình thành công thành tài giúp Đất Nước, giúp Nhơn dân, giúp Gia đình, giúp Đồng bào. Hai Cụ lại không, hai Cụ về phục vụ Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản  lường gạt Nhơn dân, gây chiến tranh máu lửa. Cuối cùng Cụ Nguyễn Mạnh Tường chết trong đau khổ kéo theo bà vợ và đứa con. Còn Cụ Trần Đức Thảo, trở về Pháp sống nhờ tiền bố thí của đám đàn em. Uổng công ! vô tích sự. ! Xác các Cụ, thân thể các Cụ  đời sống các Cụ, sự nghiệp các Cụ, các Cụ có quyền đi sai, làm sai. nhưng  các Cụ không có quyền để đảng Cộng sản dùng các Cụ làm vũ khí tuyên truyền lôi các đàn em theo. Tội các Cụ to lắm !Tôi nghiệp ! Tội Nghiệp. !

Ngày nay muốn dứt cái vòng lẫn quẫn phải dứt bỏ Bạo quyền. Đấu tranh đầu tiên là đấu tranh đòi Nhơn quyền. Một trong những Nhơn quyền là quyền lật đổ bạo quyền, hôn quân. Đó là quyền Công dân. Đấu tranh cho Dân Chủ là đấu tranh với Nhà cầm quyền, trong quan hệ trao đổi, xin cho. Đấu tranh cho Nhơn quyền là lật đổ Bạo quyền  trả quyền cho Nhơn dân. Ngày Nay phải lấy cái Nhơn quyền số một là lật đổ Bạo quyền . Lật đổ Đảng Cộng sản là giải quyết tất cả. Lật đổ Đảng Cộng sản là thành lập một chế độ Dân Chủ, Công Bằng, Luật Pháp, Hiến Định. Lật Đổ Đảng Cộng sản là tìm lại Tự Do, tìm lại Tự Quyết ! Mong lắm !

Hết Kỳ 1.

Tuần tới : Nhơn quyền là Lật đổ Bạo quyền.

Tham luận 158 : Định KiếnCủa Những Con Người Phản Chiến

Thanh Thủy (17/11/2020)

1.- Định kiến tồi bại của những con người có tư tưởng phản chiến

Một số người tự hào mình là thành phần trí thức cấp tiến, muốn  biến cải xã hội hiện tại qua một hình thức khác mà họ cho là tốt đẹp hơn và mong muốn đặt mình vào thành phần tiên phong trong việc cải tổ đó để lưu danh trong dòng lịch sử nhân loại, đó là chưa kễ đến những quyền lợi mà họ sẽ được hưởng khi sự đòi hỏi của họ được thành công.

Xã hội hiện tại đang được vận hành cho dầu đang tốt đẹp, nhưng chắc chắn khó có thể tránh khỏi những sơ xuất hay thiếu xót, cho nên,  nếu yêu nước thật sự thì họ nên đứng vào vai trò đối lập để đóng góp những kiến thức của mình, tranh đấu để trợ giúp chánh phủ hiện hành chấn chỉnh lại những điều sai sót, để cải tạo lại xã hội một ngày được thăng tiến và lành mạnh hơn, để người dân trong nước được có cuộc sống ổn định và hưởng được nhiều điều phúc lợi hơn. Đối lập chân chánh không có nghĩa là tổ chức những cuộc biểu tình bạo loạn làm mất trật tự xã hội, làm xáo trộn cuộc sống của dân hay làm những cuộc đảo chánh.

2.- Muốn thay đổi nhưng bất tài nên bị vướn vào bẫy giăng của Cộng sản:

Những thành phần trí thức cấp tiến nầy mong muốn cải tạo xã hội, nhưng không tìm ra nổi những giải pháp, những chánh sách khả thi nên bị những người theo chủ nghĩa Cộng sản mệnh danh chủ nghĩa Xã Hội nhồi sọ, tuyên truyền lôi cuốn biến họ thành những kẻ phản chiến, lợi dụng một biến cố thời sự nào đó để lôi cuốn họ tạo nên những cuộc bạo loạn, đảo chánh, cướp chánh quyền. Việc nầy đã thường xãy ra ở những quốc gia nghèo, chậm tiến và ở Việt Nam trước năm 1975.

Ở các nước Tây Phương như Tây Âu và Mỹ chẳng hạn, vì theo chế độ dân chủ tự do và tam quyền phân lập, nên mặc dầu có sự hiện diện của đảng Cộng sản sinh hoạt trong nước, nhưng họ không thể thực hiện được những cuộc xuống đường đảo chánh như ở các quốc gia nghèo và chậm tiến được vì tất cả mọi chức vụ quan trọng đều phải được bầu cử tự do.

3.- Địa vị xã hội và quyền lợi đã biến đổi con người phản chiến thành những kẻ bất nhân:

Những kẻ bị mua chuộc trước kia để trở thành phản chiến như  Joe Biden, như John Kerry,…sau khi học hành thành đạt và có địa vị cao trong xã hội nhờ có được tên tuổi trong thời kỳ làm phản chiến nên họ càng muốn chứng tỏ là họ đã làm đúng trong quá khứ cho nên mới có được địa vị như ngày nay, vì vậy có thể suốt cả đời họ sẽ không bao giờ biết hối hận mặc dầu họ vẫn biết hành động của họ đã tạo nên những thảm trạng giết người khủng khiếp như nạn diệt chũng ở Campuchia, như những sự báo thù tàn bạo của bọn Cộng sản Việt Nam đối với nhân dân Miền Nam Việt Nam, vì vậy họ mới có những quyết định vô nhân đạo đối với nước Việt Nam Cộng Hòa, lôi kéo cả bọn hùa nhau cắt hết tất cả mọi viện trợ, kinh tế, quân sự và luôn cả viện trợ về nhân đạo, để bức tử đất đất nước của chúng ta, một đồng minh chiến lược sinh tử và lâu dài của Mỹ trong chánh sách chống lại sự bành trướng của Chủ Nghĩa Cộng Sàn trên toàn thế giới và đặc biệt riêng đối với Miền Nam Việt Nam, điều đáng nói nhứt là vô nhân đạo đến mức cùng cực là chính Joe Biden trong thời gian làm Thượng nghị sĩ, đã quyết liệt không nhận bất cứ người Việt nào được nhập cư vào Mỹ để tỵ nạn, để tránh sự trả thù tàn bạo của bọn Cộng sản Bắc Việt sau khi cuộc chiến đã hoàn toàn chấm dứt vào tháng 4 năm 1975.

4.- Vô nhân đạo với đồng minh chỉ vì thù hận cá nhân:

Nếu chỉ vì thù hận việc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trì huỡn, chậm trễ việc ký tên mở hội đàm Ba-Lê đã tạo điều kiện thuận lợi cho liên danh ông Richard Nixon đảng Cộng Hòa đánh bại liên danh của đảng Dân Chủ để được đắc cử làm Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ vào năm 1969, thì việc đó đã trôi qua 6 năm rồi và ông Nixon cũng đã từ chức, nếu phải oán trách thì ông Joe Biden chỉ nên oán trách riêng ông Thiệu chớ đâu phải vô nhân đạo và hèn hạ đến mức trù dập đến bức tử cả một quốc gia, cả một dân tộc, kễ cả những người Việt Nam đã từng sát cánh với người Mỹ, vào sanh ra tử trong cuộc chiến tranh dai dẳng tại Việt Nam, buộc người Việt Nam phải ở lại Việt Nam để nhận chịu sự trả thù tàn bạo của những kẻ “thắng cuộc” là tập đoàn Cộng sản Bắc Việt.

Thật giống với những bạo chúa thời xưa có thú tiêu khiển mà họ rất thích thú là ngồi trên cao, bắt những tội nhân thả xuống dưới sân rồi mở cửa chuồng cho những con cọp và sư tử đói nhãy ra vồ tới phanh thây. Nghĩ cho cùng, không có sự tàn nhẫn nào bằng sự tàn nhẫn nầy trong xã hội loài người.

5.- Một sự thật đáng kinh sợ nếu xãy ra:

a.- Nếu sau ngày 30/4/1975, ông Tổng thống Gerald Ford chịu nghe theo lời ông Joe Biden hoặc lúc đó ông Joe Biden là Tổng thống thứ 38 của Mỹ thì chắc chắn là ngày nay không có mấy triệu người chúng ta được tỵ nạn và định cư trên đất Mỹ, Canada  hay Âu Châu, Úc Châu, v.v… Có thể tất cả chúng ta đã chết hết rồi, chết cùng chung với những quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa và gia đình, con cháu của họ.

b.- Nếu hoàn cảnh đó xãy ra, chắc chắn sẽ không có Boat People, chắc chắn sẽ không có chương trình HO nhân đạo mà mọi người chúng ta được hưởng như hiện nay, và dĩ nhiên chắc chắn cũng sẽ không bao giờ có những Khoa học gia, những kỹ thuật gia, những Tướng lãnh ưu tú người Việt gốc Mỹ đã đóng góp nhiều trong sự thăng hoa của Mỹ hay nói một cách khác là con cháu và hậu duệ của chúng ta không có ai được toại hưởng, được học hỏi những văn minh, tiến bộ trên thế giới Tây Phương, trên đất Mỹ và đã thành tài như ngày nay.

 6.- Nếu hoàn cảnh đó xãy ra, có thể chúng ta sẽ không còn ai hết.

Sẽ chết hết vì đã bị chết đói, vì đã bị đi lao động khổ sai ở những nơi rừng thiêng, nước độc, sương lam, chướng khí và dĩ nhiên, đặc biệt sẽ không bao giờ có được những thành phần người Việt hiện nay đã được đất nước Mỹ cưu mang, đã được có con cháu học hành thành đạt, đã được có những điều kiện để đạt được thành công trong nhiều lãnh vực kinh doanh.

Nhưng trái lại, một điều thật là trớ trêu và nghịch lý không biết nói sao cho vừa, khi trong Cộng đồng chúng ta còn có một số người Mỹ gốc Việt đã mặc nhiên quên hết mọi quá khứ đau thương của dân tộc, quay lưng đi ùng hộ kẻ đã luôn có sẳn những mưu đố để giết hại mình, giết hại gia đình mình và giết hại cả dân tộc mình?

7.- Định Luật Sinh Tồn

a.- Phân biệt thù hận: Sự đời kễ ra không phải là để khơi lên nguồn thù hận vì thù hận cũng sẽ không mang đến lợi ích gì cho ai, nên chúng ta sẽ cố quên nó đi. Nhưng ngược lại cũng có những thù hận mà con người dù cố muốn quên nhưng sẽ không bao giờ quên được. Đó là mối thù vong quốc, nợ nhà. Vì có nuôi dưỡng và nặng nợ với thù nhà, nợ nước nên lịch sử chúng ta mới có cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng sau hơn 100 năm bị người Tàu đô hộ, mới có ông Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán sau hơn 1000 năm bị đô hộ và mới có người Do Thái  từ khắp nơi trên thế giới trở về lập quốc sau 1000 năm bị mất nước phải lưu lạc khắp bốn phương trời.

Điều nầy có phải là một hình thức của Định Luật Sinh Tồn không? Vì con người nếu không được nuôi dưỡng trong lòng mối thù nhà, nợ nước thì lấy trang bị gì để cứu nước, để chiếm lại Giang san, Tổ Quốc và Dân tộc khi đất nước đang bị chìm đắm trong đại họa xâm lăng?

b.- Không thù hận cá nhân: Chúng ta sẽ không hận thù gì ông Biden về những việc làm trước đây của ông ta đối với Việt Nam, vì đó là thù hận cá nhân, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ tiếp tay để ủng hộ ông ta, vì khi được nắm quyền thì dù cho ông ta có nói gì đi nữa, có quỳ gối hèn hạ trăm lần đi nữa trước cái chết của những thành phần bất hảo đã bị cảnh sát giết chết, tất cả chỉ là những trò dối trá trong giai đoạn đi kiếm phiếu cho địa vị mong muốn của ông ta mà thôi.

Có phần chắc là nếu ông Joe Biden đắc cử, người Việt chúng ta hiện đang sinh sống tại Mỹ sẽ không còn được sống yên ổn  như hiện nay vì sự kỳ thị và ác ý của ông ta đối với người Việt Nam đã ăn sâu trong dòng máu của ông ta từ lâu rồi, có từ trước năm 1975 nhưng chưa làm được nên đã mang mối hận khó tẩy rữa trong lòng và bây giờ, nếu được cầm quyền, chính là lúc để ông và cả bọn phản chiến ngày xưa ra tay phục hận.

Nếu được cầm quyền, vì lợi ích cá nhân, chắc chắn ông ta sẽ bang giao trở lại với Trung Cộng như những lời mà ông ta đã từng tuyên bố. Biển Đông sẽ nhanh chóng trở thành ao nhà của Trung Cộng, những căn cứ quân sự trá hình sẽ mọc đầy dẫy trên lãnh thổ Việt Nam và người Tàu sẽ tràn lan sang đất nước chúng ta như chổ không người, vung tiền chiếm lĩnh tất cả những vùng đất quan trọng suốt từ Nam chí Bắc, viễn cảnh mất

nước sẽ diễn tiến nhanh chóng ít nhứt là trong suốt nhiệm kỳ 4 năm của ông ta. Hoàn cảnh như vậy, người Việt Nam sẽ không còn cơ hội nào để vùng lên bẻ gãy gông xiềng của bọn Việt gian Cộng sản và trong tương lai không xa, sẽ cùng với nhân loại bị tiêu diệt dưới bàn tay bạo tàn của bọn người Đại Hán. Với tham vọng vô biên và mưu toan của Tập Cận Bình mà giả định là nếu ông Joe Biden đắc cử làm Tổng thống Mỹ, điều nầy sẽ khó tránh khỏi.

8.- Kết luận

Để kết luận phần trình bày trên, kẻ nầy xin được trích dẫn một đoạn văn bình luận rất chí lý của tác giã Vũ Linh như sau:

Thể chế dân chủ của Mỹ, từ trước đến giờ vẫn là ngọn hải đăng để cả thế giới nhìn đến làm gương, bắt chước theo. Bây giờ, có lẽ đã trở thành một bài học về cách làm sao chiếm quyền qua những mánh mung hợp pháp. Và cụ Biden nếu đắc cử, sẽ đi vào lịch sử như người chiến thắng trong một cuộc bầu cử khít nút và mờ ám nhất lịch sử Mỹ.

Nhiều người Việt tỵ nạn vui mừng thấy cụ Biden đắc cử. Ai muốn quên quá khứ, xóa bỏ hận thù, đó là quyền của họ. Riêng kẻ này, không thể nào quên cái hận mất nước vào tay VC, bị xua đuổi, bất đắc dĩ trở thành… Mỹ giấy!

Một anh tỵ nạn DUT nặng đã vô hình chung, viết một câu thật chí lý: “Điều thú vị là, trong cuộc bầu cử năm nay, không cần biết coi tướng số, chỉ cần nói bạn bầu cho ai, người ta biết ngay bạn là người như thế nào”.
Không sai chút nào! Một người đã liên tục biểu quyết giết miền Nam VN để VC chiến thắng, sau đó liên tục biểu quyết không cấp một xu nào để cứu trợ dân tỵ nạn, mà vẫn có những người Việt tỵ nạn bỏ phiếu cho ông ta, đủ nói lên quá đầy đủ lòng yêu nước và nhất là tính tự trọng của loại tỵ nạn đó. Loại tỵ nạn đó đã mất quyền phất cờ vàng, khoác cái áo chống cộng trên lưng rồi, tuy họ có toàn quyền đấm ngực tự xưng là dân Mỹ, chọn cụ Biden vì quyền lợi của nước Mỹ hay quyền lợi cá nhân của họ.

Bất kể cụ Biden đắc cử nhờ gian lận hay chính danh, bất kể nước Mỹ dưới TT Biden có trở thành vĩ đại hay không, riêng đối với kẻ này, “No Sir, you are NOT my president, now and forever!”.

Ai muốn chửi tôi ‘cuồng’, tôi chấp nhận. Tôi cuồng Việt Nam!

Tham luận 159 : Lạm Bàn Về Ảnh Hưởng Của Cuộc Bầu Cử Ngày 03/11/2020 Tại Mỹ

1.- Kễ chuyện bên Tàu: Trong chuyện Thuyết Đường bên Tàu, đầu nhà Đường có 2 vị tướng võ nghệ cao cường, rất lừng danh là La Thành và Tần Thúc Bảo. Tướng La Thành xử dụng cây trường thương tuyệt nghệ với tuyệt chiêu Hồi Mã Thương lập nên những chiến công hiển hách. Khi đối đầu với kẻ thù võ nghệ tương đương với mình, ông đánh một hồi rồi giả thua, quay ngựa bỏ chạy để cho kẻ thù rượt theo. Dụ cho  ngựa kẻ thù gần kề, ông thình lình quay ngựa trở lại, kẻ thù giựt mình chưa kịp phản ứng thì đã bị ngọn trường thương đâm xuyên ngực, chết liền tại chổ.

Tấn Thúc Bảo cũng vậy, ông là anh  họ ngoại của La Thành, chuyên xử dụng cây giản nặng ký với ngón đòn tuyệt chiêu là Sát Thủ Giản, giống như La Thành, đánh một hồi thấy không xông, ông quay ngựạ bỏ chạy, dụ cho ngựa kẻ thù gần kề, ông thình lình quay ngựa trở lại, kẻ thù giựt mình chưa kịp phản ứng thì đã bị cây thiết bản của ông đập nát đầu, chết liền tại chổ.

Đó là 2 cách giăng bẫy, dụ kẻ thù đang mang tâm trạng háo hức của kẻ đang say men chiến thắng nên thiếu phòng bị nên bị dụ lọt vào bẫy nên phải bị chết oan.

2.- Kễ chuyện bên Nước Ta: Cũng là chuyện ngày xưa, nước ta có Tướng Ngô Quyền và Tướng Trần Hưng Đạo đã dùng cọc nhọn cắm dưới lòng sông Bạch Đằng. Khi nước thủy triều lên liền cho chiến thuyền ra khiêu chiến giặc Tàu. Đánh một hồi rồi bỏ chạy, Tướng Tàu rượt theo. Khi đoàn  chiến thuyền của quân Tàu vào sâu vào khúc sông có cắm cọc thì chiến thuyền của ta quay lại đánh cầm cự, chờ cho nước thủy triều rút, chiến thuyền của Tàu bị cọc nhọn đâm thủng không còn cựa quậy gì được, lúc đó quân ta mới đem hết toàn lực thủy bộ ra tiêu diệt. Ngô Quyền giết chết tướng soái Tàu là Thái tử Hoằng Thao của quân Nam Hán, còn Trần Hưng Đạo hai lần đánh bại quân Mông Cổ cũng dùng chiến thuật giăng bẫy, cũng tại khúc sông Bạch Đằng nầy và đã dụ được đại quân Tàu sa vào bẫy và ông cha ta đã thành công tuyệt hảo.

3.- Chuyện thời Việt Nam Cộng Hòa: Thời Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có ông Trung tướng Dương Văn Đức là một vị tướng có tài thao lược, nhưng vì liên hệ tới những cuộc đảo chánh thời Đệ Nhị Cộng Hòa nên bị thất sũng và bị giải ngũ nên đâm ra bất mảng thối chí , thần kinh hỗn loạn, nói nhảm và chưởi bới tối ngày. Sau ngày 30/4/75 ông bị Việt Cộng nhốt vào tù cải tạo hơn 10 năm.

Nghe nói có lần một tên sĩ quan Việt cộng đến hỏi ông dùng chiến thuật gì khi ông cầm quân đối đầu với họ. Ông trả lời tỉnh bơ, đại khái là khi đối đầu với bộ đội của mấy ông, tôi có cần đánh đấm gì bao nhiêu đâu mà tôi chỉ dụ để gom bộ đội của mấy ông vào một chổ, xong rồi tôi gọi phi cơ đến thả bom là tiêu diệt xong bộ đội của mấy ông. Có điều hối tiếc là tôi chưa diệt hết được bộ đội của mấy ông vì tôi bị rời quân ngũ sớm nên mấy ông còn sống đến ngày nay mà bắt bỏ tù chúng tôi đến ra nông nổi nầy.

Sau cuộc đối đáp nầy dĩ nhiên ông bị nhốt biệt giam và bị những đòn trả thù rất tàn nhẫn cho chiến thuật nầy của ông, mà trong giới chơi bi da gọi là “gom bi”, một khi bi đã gom thì chỉ cần đánh một cú là tan sòng.

4.- Chuyện bên Mỹ: Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 03/11/2020 kẻ nầy nghĩ có thể cũng có chiến thuật giăng bẫy tương tợ như vậy. Ông Tổng thống Trump đã biết trước thế nào cũng có những cuộc gian lận bầu cử cho nên đã bày kế giăng bẫy để sẳn dịp hốt trọn ổ mà ông gọi là Tát Cạn Đầm Lầy.

Đầu tiên là ông thay đổi ông Tổng Giám Đốc Bưu Điện để thanh lọc nội bộ, cho về vườn 23 cán bộ Bưu Điện cao cấp trên toàn quốc và sắp xếp lại nhân sự. Bỏ hết giờ làm việc phụ trội (overtime) của tất cả nhân viên. Tất nhiên việc soạn và đóng dấu để chuyển phiếu bầu bằng thơ từ trụ sở bưu điện đến nơi kiểm phiếu tất nhiên sẽ bị chậm trễ vì quá nhiều mà nhân viên làm việc thì có giới hạn. Ông Trump đã biết chắc chắn là những sự gian lận đều nằm trong những thùng chứa phiếu bầu gởi qua đường bưu điện nầy và sẽ không đến kịp trước giờ ấn định của ngày bầu cử (03/11/2020) cho nên trở thành bất hợp lệ và sẽ không được đếm. Như vậy, việc gian lận chứa trong những thùng phiếu nầy tự nhiên sẽ được hóa giải và chắc chắn sẽ được người của ông theo dõi trên đường chuyển vận.

Quả đúng như dự đoán, trong đêm 03/11/2020 phiếu đếm của ở khắp nơi trên nước Mỹ, Trump vượt hơn ông Biden rất xa. Thấy nguy, bên ông Biden liền thay đổi chiến thuật, ăn gian phiếu bầu bằng cách khác, cho nhân viên ngưng đếm phiếu và đi nghỉ giải lao, trong thời gian đó họ chuyển đến những nơi đếm phiếu vô số phiếu giả bầu cho ông Biden. Điều nầy thật khó qua khỏi tai mắt của nhóm ông Trump.

Ngoài ra để cho chắc ăn, nhóm ông Biden còn dùng đến hệ thống gian lận qua máy tính phiếu Dominion mà quân đội Hoa Kỳ đã tịch thâu được toàn bộ hệ thống nầy tại Frankfurt (Đức Quốc) mà trong đó chứa đựng rất nhiều tài liệu mật về sự gian lận phiếu bầu như mọi người đã thông báo trong thời gian vừa qua.

Có lẽ mọi việc gian lận nầy ông Trump đã dự đoán trước từ lâu nên trước ngày bầu cử ông đã tuyên bố chống lại việc phíếu bầu gởi qua đường bưu điện và cuộc bầu cử nầy sẽ kéo dài rất lâu và cuối cùng sẽ được

giải quyết tại tòa Tối Cao Pháp Viện, cho nên ông quyết lòng bổ nhiệm bà Amy Coney Barrett, một người thuộc đảng Cộng Hòa vào Tối Cao Pháp Viện trước ngày bầu cử, với mục đích có đủ túc số thẩm phán, không phải để bảo vệ cho ông mà là để chống lại sự gian lận bầu cử và bảo vệ Hiến Pháp Hoa Kỳ một cách chánh đáng. Do đó, nhóm luật sư của ông Trump đang  cố gắng gom tất cả những hồ sư gian lận ở khắp mọi tiểu bang để đúc kết thành hồ sơ kiện lên Tối Cao Pháp Viện để được xét xử.

5.- Ảnh Hưởng của cuộc bầu cử

Cho đến nay, đã ba tuần trôi qua, nhóm luật sư của ông Trump xem như đã tát gần cạn đầm lầy tại Washington DC và những con cóc nhái, ễnh ương, rắn rít, cá thòi lòi đã lộ diện rất nhiều và đã nằm trong lưới, không thể công khai phổ biến những chi tiết nầy ra ngoài nhưng có lẻ cũng đã quá đủ dữ kiện cho hồ sơ để chứng minh cho tòa Tối Cao Pháp Viện khi xét xử.

Chánh, Tà dĩ nhiên sẽ phải phải được Tòa Tối Cao Pháp Viện xét xử một cách công bằng và phân minh trước người dân Hoa Kỳ. Chắc chắn là như thế

Một mũi tên phóng ra của toà Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ trong kỳ xét xử nầy sẽ phá tan hết mọi uẩn khúc, không riêng gì Hoa Kỳ mà cả thế giới đều đang nóng lòng chờ đợi.

Ai thắng, ai bại chưa biết, nhưng tất cả đều do sự phán quyết chung cuộc vô cùng quan trọng nầy.

6.- Kết luận

Trong bốn năm tới, cả thế giới, luôn cả Mỹ và nước Việt Nam thân yêu của chúng ta có được thoát Trung để yên ổn làm ăn hay sẽ bị thảm họa về tay Trung Cộng, tất cả cũng sẽ đều tùy thuộc hoàn toàn vào sự phán quyết lịch sử có một không hai nầy.

Tin tưởng vào sự tất thẳng của những con người luôn một lòng với chánh đạo.

Thanh Thủy (25/11/2020)

Lá Úa

Một thời e ấp thanh tân

Cho môi thêm thắm mùa xuân yêu đời

Lá xanh khoe dáng mây trời

Cành hoa tươi sắc một thời xuân xanh

Trời cao mây tỏa thiên thanh

Để ai ôm mộng dệt thành ước mơ

Xuân qua hạ đến tình thơ

Thu về để lá đợi chờ tháng năm…

Tiếc thương vương vấn tình thâm

Lá vàng héo úa sơn lâm nhuốm sầu

Rừng thu trăm sự dãi dầu

Heo may sợi nhớ tình đầu phôi pha

Còn đâu mắt biếc chim sa

Còn đâu môi thắm ngọc ngà làn da

Còn đâu tuổi ngọc đã qua

Cho thu hiu hắt lá lìa cành khô

Suối reo róc rách mơ hồ

Vấn vương ngày tháng tuổi mơ vào đời

Vàng ươm bàng bạc núi đồi

Để ai khắc khoãi một thời xuân qua….!

Ngư Sĩ

Thời Sự Cuối Tuần – Hậu Bầu Cử, Thắng, Bại và Ảnh Hưởng Quốc Tế – Bùi Phạm Thành

Xin chào quý đọc giả của Đặc San Lâm Viên và quý thính giả của Radio Lâm Viên.

Thưa quý vị,

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 đã kết thúc, thế nhưng lại có quá nhiều rắc rối về pháp lý,  nên cho đến nay vẫn chưa có thể biết chắc rằng liên danh nào sẽ đắc cử. Giới truyền thông dòng chính thì vẫn như thường lệ là chỉ loan những tin mà họ suy luận, chứ không phải là tin chính thức. Thêm vào đó là tin tức phát xuất từ cộng đồng mạng xã hội chỉ làm sự việc trở nên “rối như tơ vò”…

Chúng ta vẫn biết rằng trong bất cứ một cuộc tranh đua nào thì cuối cùng cũng có người thắng, kẻ thua. Sự thắng hay thua, nhiều khi chỉ có một khoảng cách thật ngắn, một vài phần trăm của giây hay phút trong các cuộc tranh đua thể thao của Thế Vận Hội, hoặc vài trăm phiếu như Bush thắng Gore ở Florida năm 2000. Dễ hiểu hơn thì có thể xem cuộc bầu cử 2020 như đang xem một trận banh chung kết của giải quốc gia, trước khi trọng tài thổi còi kết thúc trận đấu thì số bàn thắng của đôi bên vẫn chưa phải là kết quả sau cùng, đặc biệt là khi số bàn thắng lại quá gần nhau, và trận đấu vẫn còn đang tiếp diễn trong những phút đá thêm, thì chưa thể phân thắng bại, đồng thời với những cú chơi xấu, những quả phạt đền khiến trận đấu trở nên gây cấn và xôi động hơn với lời hò reo, la hét vang lừng của khán giả đôi bên…

Thành ngữ có câu “Không lấy chuyện thắng bại mà luận anh hùng.” Bởi vì một lẽ rất đơn giản là người thắng cuộc, nhiều khi, chỉ nhờ vào may mắn. Thế nhưng, thắng cuộc nhờ vào gian trá, mưu mô, thì hiển nhiên là sẽ bị người đời nguyền rủa. Là người Việt Nam tị nạn cộng sản, thì chúng ta vẫn biết rằng kết quả của ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã được định đoạt trên bàn hội nghị, là cuộc trao đổi chính trị giữa các cường quốc, và hai miền Nam Bắc Việt Nam chỉ là hai con cờ trên bàn cờ quốc tế. Chuyện chẳng may là phía Việt Nam Cộng Hoà chỉ là con chốt thí.

Nói đến tranh đua và thắng hay thua, thì chúng ta ước gì mọi tranh chấp đều giống như cuộc tranh tài trong Thế Vận Hội. Thế nhưng, trên thực trạng của tranh giành quyền lực, nhất là quyền lực chính trị thì hoàn toàn khác hẳn. Trong cuộc tranh giành quyền lực chính trị thì các phe đều dùng mọi thủ đoạn, cho dù dơ bẩn đến đâu chăng nữa, để đoạt thắng lợi, thì họ vẫn cứ làm.

Hiện nay, trước mắt chúng ta là một cuộc tranh giành chức vụ tổng thống Hoa Kỳ đang ở trong tình trạng rắc rối nhất. Một nguồn tin từ giới truyền thông dòng chính tuyên bố rằng liên danh Dân Chủ đã thắng. Và những nguồn tin từ phía ông Trump thì đưa ra những tố giác và kiện thưa về bầu cử gian lận. Trong khi đó, chưa một ban bầu cử của tiểu bang nào chính thức tuyên bố kết quả của cuộc kiểm phiếu, hạn chót là ngày 14 tháng 12 năm 2020.

Theo luật định, thì ngày 6 tháng 1 năm 2021 sẽ có phiên họp chung của lưỡng viện Quốc hội để tuyên bố ai là người đắc cử chức vụ tổng thống. Trước ngày đó, tất cả mọi tin tức đều chỉ là dự đoán của giới truyền thông mà thôi.

Thưa quý vị,

Có lẽ chúng ta đều đồng ý rằng giới truyền thông giữ một vị trí rất quan trọng trong xã hội. Bởi thế đã có sự so sánh cho rằng giới truyền thông là “quyền lực thứ tư” trong tổ chức phân quyền của một quốc gia tự do. Thế nhưng, khi quyền lực thứ tư này không giữ được sự công bình, vô tư và trung thực trong việc truyền bá tin tức thì sẽ trở nên vô dụng; nhiều khi trở thành trò cười cho dân chúng.

Trong thời buổi này, với mạng lưới thông tin xã hội, thì ai cũng có thể trở thành ký giả hay bình luận gia để tung ra những tin tức trái ngược nhau. Có thể nói đây là thời kỳ “Trăm Hoa Đua Nở” của ngành truyền thông. Thế cho nên người đọc phải tự tìm hiểu và suy xét để tìm ra sự thực; bởi vì đúng hay sai, thực hay giả chỉ cách nhau một cái “click” trên các trang web mà thôi.

Thưa quý vị,

Như chúng tôi đã trình bày ở trên thì cuộc bầu cử năm 2020 của Hoa Kỳ chưa thực sự kết thúc, vì còn đang ở trong thời kỳ tranh cãi pháp lý. Tuy thế, giới truyền thông dòng chính của Mỹ đã tuyên bố rằng liên danh Dân chủ đã thắng. Bởi vậy đã có vài nguyên thủ quốc gia trên thế giới lên tiếng chúc mừng “bên thắng cuộc”, đáng chú ý là:

Angela Merkel của Đức, Emmanuel Macron của Pháp, Boris Johnson của Anh, Justin Trudeau của Canada, Giuseppe Conte của Italy, Volodymyr Zelensky của Ukraine, Moon Jae-in của Nam Hàn, Narendra Modi của Ấn Độ, Yoshihide Suga của Nhật, và người sau cùng là Tập Cận Bình của Tàu cộng, qua lời của của người phát ngôn hôm thứ Sáu. Tuy nhiên Vladimir Putin, tổng thống Nga, và Andrés Manuel López Obrador, tổng thống Mexico, thì nói rằng sẽ chỉ lên tiếng chúc mừng tân tổng thống khi tất cả mọi “thủ tục pháp lý” đã hoàn tất.

Có thể nói Tàu cộng mới chính là “kẻ thắng cuộc” và vui mừng hơn cả. Vì nếu không có ông Trump thì sẽ

Không còn “chiến tranh thương mại”

Không còn chương trình rút hãng xưởng Mỹ ra khỏi lục địa Tàu cộng

Không còn cấm dùng Tik Tok, WeChat …

Không còn cấm dùng hệ thống 5G của Huawei

Không còn tuần tiễu trên Biển Đông

Và nhất là không còn Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo thì lời tuyên bố của Mỹ không chấp nhận đường lưỡi bò của Tàu cộng ở Biển Đông sẽ bay theo gió.

Xem ra thì phen này chúng ta sẽ lại tiếp tục phải đóng thuế nhiều hơn để chính phủ đem nuôi thiên hạ, và con cháu chúng ta sẽ đem xương máu đi đánh giặc cho các quốc gia trên thế giới. Trong khi đó thì đồ “Made-in-China” sẽ lại tràn ngập ở khắp các siêu thị, và Biển Đông sẽ thành cái hồ sau nhà của Tàu cộng. Có lẽ chiếc Air Force One sẽ được tân trang để làm cửa sau to bằng cửa trước để không bị Tàu cộng gọi là “cửa hậu” một cách chế giễu nữa.

Nếu Biden Đắc Cử Tổng Thống

Thưa quý vị,

Một câu hỏi được đặt ra trên nhiều trang báo điện tử của thế giới là “Tình trạng thế giới sẽ thay đổi ra sao, nếu Biden đắc cử tổng thống?”

 Iran muốn Hoa Kỳ quay trở lại với Thoả thuận Nguyên tử Vienna ngày 14 tháng 7 năm 2015.

 Israel và các tiểu vương quốc ở Trung Đông hy vọng rằng các thoả thuận hoà bình vừa ký kết sẽ vẫn được Hoa Kỳ yểm trợ để duy trì hoà bình.

 Pháp muốn Hoa Kỳ quay trở lại với Thoả thuận Paris về thay đổi khí hậu, và bãi bỏ thuế quan lên hàng hoá của vài quốc gia của Liên hiệp Âu châu, trong đó có Pháp.

 Đức và Âu châu muốn Hoa Kỳ quay trở lại với việc giúp đỡ tài chánh và quân sự cho khối NATO như cũ.

 Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO) muốn Hoa Kỳ quay trở lại với việc tiếp tục yểm trợ tài chánh.

 Tàu cộng muốn thương thảo lại với Hoa Kỳ về trao đổi thương mại cũng như kỹ thuật điện tử.

 Biden muốn Hoa Kỳ quay trở lại với Thoả thuận Đối tác xuyên Thái bình dương (Trans-Pacific Partnership – TPP) của thời Obama.

Tất cả những thoả thuận nói trên đều bất lợi và tốn kém cho Hoa Kỳ mà chính phủ của ông Trump đã tìm cách để thay đổi. Theo như những lời tuyên bố trong khi tranh cử của ông Biden thì ông ta sẽ làm ngược lại với tất cả những thay đổi của ông Trump, trong đó có tất cả những điều ghi trên cùng với nhiều thoả thuận bất lợi và tốn kém khác cho Hoa Kỳ.

Nhìn kỹ lại thì thấy rằng cho dù Âu châu đả kích chính sách “Nước Mỹ trước hết” của ông Trump, nhưng chính họ, lúc nào cũng lo cho chén cơm, manh áo và an ninh cho quốc gia của họ trước hết; và nhìn chung thì đều nhắm vào tài chánh và nhân lực của Hoa Kỳ.

Nhìn về Á châu thì chúng ta sẽ thấy những lo ngại của một số quốc gia về việc Hoa Kỳ thay đổi chính phủ và chủ trương “nhẹ tay” với Tàu cộng.

 Úc là quốc gia đang bị áp lực kinh tế mạnh mẽ của Tàu cộng, và gần đây đã quyết định tham gia cuộc tập trận Malabar 2020 với Nhật, Ấn độ và Hoa Kỳ, khiến tình trạng căng thẳng chính trị và kinh tế giữa Úc và Tàu cộng càng trở nên mãnh liệt. Nếu không có sự trợ giúp tích cực của Hoa Kỳ, tình trạng kinh tế và chính trị của Úc sẽ bị xụp đổ một cách nhanh chóng, cho dù Đức đang có ý định giúp đỡ Úc, đồng thời tạo ảnh hưởng và chỗ đứng ở khu vực Thái Bình Dương.

 Đài Loan thì hy vọng rằng sẽ không có thay đổi nhiều về việc hỗ trợ của Hoa Kỳ trước đe doạ của Tàu cộng. Nhất là không có thay đổi gì về thoả ước Đài Loan mua vũ khí phòng thủ của Hoa Kỳ vừa mới được chính phủ của ông Trump chấp thuận.

Qua giọng điệu của Biden trong thời gian tranh cử có vẻ hoà hoãn với Tàu cộng, chính phủ Đài Loan lo ngại rằng đó sẽ là cái giá rất đắt mà Đài Loan phải trả. Nhất là nếu Biden dùng lại các nhân viên thời Obama. Tưởng cũng nên nhắc lại là chính phủ Obama trì hoãn việc bán vũ khi cho Đài Loan là một sự nhượng bộ lớn của Hoa Kỳ đối với việc Tàu cộng xâm chiếm Biển Đông.

 Hong Kong hy vọng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ phong trào dân chủ, chống lại “luật an ninh” mới của Tàu cộng nhằm đàn áp dân Hong Kong.

 Việt Nam thì hy vọng rằng mối giao hảo với Hoa Kỳ qua chính phủ của ông Trump sẽ không bị giảm sút. Nhất là sự hiện diện của Hải Quân Hoa Kỳ sẽ không bi giảm xuống như thời của chính phủ Obama. Đây là vấn đề quan ngại hàng đầu của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực, trước sự xâm lăng của Tàu cộng trong khu vực Biển Đông. Sự vắng mặt của Hải Quân Hoa Kỳ sẽ là chiến thắng của Tàu cộng với con đường 9-đoạn (còn gọi là đường lưỡi bò) để Tàu cộng làm chủ hơn 90% Biển Đông, kiểm soát một lộ trình hàng hải trị giá trên 3,000 tỉ đô-la hàng năm. Đó là chưa kể đến những tài nguyên thiên nhiên như dầu hoả và khí đốt dưới đáy biển, cùng với một phần lớn hải sản của thế giới.

oOo

Thưa quý vị,

Sau đây chúng tôi xin gửi đến quý vị một số tin tức quan trọng đã và vẫn đang xảy ra trong mấy ngày qua.

Tuần qua vừa có tin Phi Luật Tân sẽ ủng hộ ứng cử viên của Tàu cộng để điền vào ghế trống trong năm tới của Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice). Ông Harry Roque, phát ngôn viên của chính phủ Phi Luật Tân, cho biết lý do là Tàu cộng và Phi Luật Tân có một mối qua hệ “rất chặt chẽ”, cho dù Tàu cộng đã xâm chiếm biển đảo và đàn áp ngư dân Phi Luật Tân.

Cũng trong tuần qua, Tàu cộng đã thông qua đạo luật cho phép Lực lượng Tuần duyên (Coast Guard) sử dụng vũ khí trong khu vực mà Tàu cộng xem là chúng có chủ quyền, có nghĩa là trong 90% khu vực Biển Đông. Đây là một hành động rất nguy hiểm cho ngư dân Việt Nam và các quốc gia khác trong vùng. Mặc dầu chính phủ của ông Trump đã tuyên bố không chấp nhận chủ quyền của Tàu cộng trên Biển Đông, thế nhưng sự thay đổi chính phủ của Hoa Kỳ là một lo ngại lớn không chỉ cho Việt Nam, mà cả các quốc gia trong khu vực. Đạo luật mới này cho thấy Tàu cộng nhất định sẽ dùng vũ lực để nắm chủ quyền trên Biển Đông. Một khi súng đã nổ, chiến tranh rất dễ xảy ra.

Để đáp lại với luật mới của Tàu cộng cho dùng vũ khí trên Biển Đông, chính phủ Mỹ dự tính đưa Lực lượng Tuần duyên (Coast Guard) đến các vùng mà Tàu cộng vẫn thường xuyên tuần tiễu. Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien cho biết Coast Guard dự tính sẽ điều động các tàu “Fast Response Cutter” đến Biển Đông (Mỹ gọi là vùng Tây Thái Bình Dương) để thực hiện các hoạt động bao gồm “kiểm soát hải cảng, đường thủy và an ninh ven biển, kiểm soát ngư dân đánh cá, tìm kiếm cứu nạn và an ninh quốc phòng.” Đây không phải là lần đầu tiên Coast Guard được điều động đến Á châu. Năm ngoái, hai tàu tuần tiễu đã có mặt tại đây trong 10 tháng để kiểm soát việc cấm vận kinh tế với Bắc Hàn.

Ngày 7 tháng 11 năm 2020, trên trang báo điện tử STL News có đăng một tin ngắn cho biết Tàu cộng điều động các đơn vị quân đội, sẵn sàng chống lại Hoa Kỳ nếu xảy ra tranh chấp ở Đài Loan cũng như các khu vực khác ở Biển Đông. Đây chỉ là loại “võ mồm” của Tàu cộng, vì trên thực tế,   thì không chỉ hải quân của Tàu cộng, mà của cả thế giới gộp chung lại, cũng không thể so sánh với Hải Quân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, quân lực mạnh là một chuyện, tham gia chiến tranh lại là một chuyện rất khác. Chỉ mong rằng Hoa Kỳ không cắt giảm lực lượng hải quân trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương để ngăn cản sự xâm Lăng của Tàu cộng.

Thành ngữ Latin có câu “Si vis pacem, para bellum” (si vis ˈpaːkẽm ˈpara ˈbɛllũm) có nghĩa là “Nếu muốn hoà bình, chuẩn bị cho chiến tranh”. Thành ngữ của Hoa Kỳ cũng có câu “Pray for Peace, Prepare for War – Cầu nguyện cho Hoà Bình, chuẩn bị cho chiến tranh.” Hai câu thành ngữ này cho thấy để có thể duy trì hoà bình thì quốc gia phải chuẩn bị vũ trang để tự bảo vệ. Thế cho nên, trước sự hung hăng của Tàu cộng, nhất là cách đối sử với Hong Kong và mới đây là luật cho phép dùng vũ khí trên Biển Đông, khiến các quốc gia trong vùng phải chuẩn bị quân đội, tăng cường vũ khí, và liên kết đồng minh để bảo vệ quốc gia.

Hôm thứ Ba, ngày 10 tháng 11 năm 2020, trang báo điện tử Daily Express đưa tin Úc và Nhật vừa đồng ý ký kết một thoả thuận quân sự cho phép quân đội, khi cần thiết, có quyền đổ bộ lên đất của đôi bên. Thoả thuận này là một tín hiệu mạnh mẽ nhắm vào Tàu cộng, cho thấy Úc và Nhật quyết tâm chống lại sự hung hăng của Tàu cộng trong vùng. Cũng nên nhắc lại rằng, sau Thế chiến thứ Nhì, Hiến pháp của Nhật chỉ cho thành lập quân đội tự vệ, hoạt động trên lãnh thổ và lãnh địa của Nhật mà thôi. Đây là lần đầu tiên, Nhật cho phép quân đội của họ đặt chân lên lãnh thổ của một quốc gia khác, khi có chiến tranh. Hai năm trước, dưới sự trợ giúp và huấn luyện của Mỹ, Nhật cũng đã thành lập một lữ đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến, và đã mở các cuộc tập trận về phương pháp tái chiếm đảo, khi bị địch quân chiếm đóng. Nhật và Úc là hai thành viên của “Liên hiệp 4 quốc gia – the Quad”, trong đó có Úc, Nhật, Ấn Độ và Hoa Kỳ.

Ngày 11 tháng 11 năm 2020, trang báo điện tử The Diplomat loan tin một toán thuộc Trung đoàn Đột kích của Thuỷ Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ đã đến Đài Loan, ngày 9 tháng 11, để phụ trách việc huấn luyện cho TQLC Đài Loan trong một tháng về kỹ thuật đột kích bằng cách sử dụng tàu cao tốc và các loại tàu tấn công nhanh và nhẹ tại Căn cứ Hải quân Tsoying ở Cao Hùng. Cũng cần nói thêm là Lực lượng Đặc biệt Mũ Xanh (Green Berets) của Hoa Kỳ và Lực lượng Đặc nhiệm của Đài Loan vẫn có các cuộc tập trận thường niên ở Đàl Loan.

Cũng trong ngày 11 tháng 11, trang báo điện tử Nikkei Asia có đưa tin về ông Bộ trưởng Quốc phòng của Indonesia, ông Prabowo Subianto, đang đi vòng quanh các quốc gia như Hoa Kỳ, Áo, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ để tìm mua phản lực cơ chiến đấu mới để thay thế cho những chiến đấu cơ đã quá cũ của Không quân Indonesia. Mặc dù năm 2018 Indonesia đã đồng ý mua 11 chiếc Sukhoi Su-35 của Nga, thế nhưng lại e ngại về lời đe doạ cấm vận của Hoa Kỳ nếu mua vũ khí của Nga. Ông Subianto sẽ dùng việc trên để trả giá với Hoa Kỳ, vì Hoa Kỳ chỉ muốn bán cho Indonesia loại F-16 thế hệ thứ tư được trang bị thêm những dụng cụ tân tiến, thế nhưng ông Subianto lại muốn mua loại chiến đấu cơ tối tân và đắt giá nhất của Hoa Kỳ là chiếc F-35, nhưng với giá không quá đắt so với giá của chiếc Su-35 của Nga.

Thưa quý vị,

Có lẽ chúng ta đều đã nghe nói về 3 trạng thái tinh thần có hại, còn gọi là “Tam Độc”: Tham, Sân, Si. Trong đó “Tham” là cái độc hại đứng hàng đầu. Tánh tham lam, bao gồm công danh, quyền uy và cả tiền tài, vật chất, không biết khi nào là đủ. Lòng tham đã khiến con người, hay nói rộng ra là quốc gia, tranh nhau quyền làm chủ, chiếm đoạt tài sản của nhau, và những sự tranh giành này không bao giờ ngừng vì lòng tham không có đáy. Bởi vậy, con người, hay quốc gia lúc nào cũng phải tìm cách tự vệ, để hy vọng rằng không bị kẻ khác dòm ngó, toan tính chiếm đoạt, hay xâm lăng. Chúng ta chỉ hy vọng rằng các lãnh tụ quốc gia nhìn lại lịch sử để thấy sự tàn phá, đổ vỡ do chiến tranh gây nên trong hai cuộc đại chiến thế giới vừa qua, sẽ tạm ngưng lòng tham trước khi có thể gây nên chiến tranh, và như thế chúng ta vẫn còn hưởng được chút không khí Hoà Bình, cho dù mỏng manh và vẫn có phần lo sợ.

(Đặc San Lâm Viên)

http://www.dslamvien.com/2020/11/thoi-su-cuoi-tuan-hau-bau-cu-thang-bai.html

Bầu cử Mỹ 2020: Khi nào chúng ta biết được ai thắng cử?

Bạn có thể đã mong đợi có cơ sở về kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào thời điểm này.

Okay, vậy ai sẽ là vị tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ?

Đến giờ chúng ta vẫn chưa biết chắc chắn vì cả TT Donald Trump lẫn cựu phó tổng thống Joe Biden đều chưa có đủ số phiếu đại cử tri đoàn để công bố thắng lợi.

Chúng ta đang bước vào ngày kiểm đếm phiếu thứ hai. Số lượng phiếu bầu khổng lồ được bỏ qua đường bưu điện trong cuộc bầu cử vì đại dịch và luật của các bang khác nhau về cách kiểm đếm dẫn đến việc sẽ tốn nhiều thời gian hơn nếu kết quả sít sao.

Và thực sự cuộc rượt đuổi đang rất sát nút.

Không phải Joe Biden đã thắng số phiếu phổ thông hay sao?

Đúng vậy, cho tới nay, nhưng điều đó không quyết định ai sẽ trở thành tổng thống.

Thay vào đó, ứng cử viên tổng thống phải giành được đa số phiếu đại cử tri đoàn, nơi mỗi bang nhận được số phiếu đại cử tri nhất định hoặc tương ứng với dân số của mỗi bang. Nếu bạn thắng một bang, bạn sẽ giành được tất cả số phiếu cử tri đoàn của bang đó (ngoại trừ Nebraska và Maine theo hệ thống khá phức tạp).

Có 538 phiếu đại cử tri đoàn của bang và người giành được 270 sẽ chiến thắng cuộc đua.

Nhưng sao mất nhiều thời gian vậy?

Điều này phụ thuộc một phần vào cách mà mỗi bang kiểm đếm phiếu bầu và và thứ tự mà họ đếm các loại phiếu bầu khác nhau (ví dụ: phiếu bầu qua đường bưu điện). Hãy phân tích những gì đang xảy ra trong một số chiến trường:

Arizona (11 phiếu đại cử tri đoàn): Joe Biden đang bị thu hẹp vị trí dẫn đầu với khoảng 500.000 phiếu bầu vẫn được đếm, báo chí địa phương đưa tin. Hơn một nửa trong số phiếu đó đến từ Maricopa County, nơi sinh sống của 60% dân số bang – Arizona sẽ công bố thêm kết quả vào 19:00 giờ địa phương (2 giờ sáng giờ Việt Nam).

Nevada (6 phiếu): Ông Biden đã dẫn trước với khoảng cách rất sít sao. Chính quyền tiểu bang đã đăng Câu hỏi thường gặp, nói rằng việc đếm phiếu đang diễn ra với tốc độ như dự kiến, theo mốc thời gian do luật Nevada đặt ra. Các phiếu bầu qua đường bưu điện vẫn chưa được tính vào kết quả và sẽ có thông tin cập nhật vào sáng mai, với kết quả không chính thức tại đây.

Georgia (16 phiếu): Ông Trump đang có khoảng cách rất sát nút so với ông Biden ở Georgia, nơi ngoại trưởng bang đã nói rằng cuộc kiểm phiếu sẽ hoàn tất vào giữa trưa thứ Năm.

Pennsylvania (20 phiếu): Ở Pennsylvania, còn hơn 580.000 lá phiếu qua thư để kiểm đếm – đó là vì luật tiểu bang quy định không đếm các lá phiếu qua bưu điện trước ngày bầu cử. Hiện ông Trump vẫn dẫn trước ông Biden, nhưng vì các lá phiếu qua thư có xu hướng thuộc về đảng Dân chủ, các nhà phân tích cho rằng mọi thứ đều khả dĩ.

Wisconsin (10) và Michigan (16): BBC dự đoán ông Biden sẽ thắng ở Michigan và truyền thông Hoa Kỳ dự đoán ông sẽ thắng cả ở Wisconsin, nơi ông dẫn đầu hơn gần 1% phiếu bầu.

Trump và Biden cần giành bang nào để chiến thắng?

Việc đếm phiếu đang tiếp tục diễn ra ở 5 bang quan trọng là Pennsylvania, Nevada, Arizona, Georgia và North Carolina, nơi người chiến thắng vẫn chưa được định rõ.

Chỉ một chiến thắng ở Pennsylvania hoặc hai trong số bốn bang còn lại là đủ để xác nhận ông Biden sẽ đắc cử tổng thống. Ông Trump cần giành được Pennsylvania và ba trong bốn tiểu bang còn lại.

Bầu cử Mỹ: Ai dẫn đầu ở các tiểu bang đang tiếp tục kiểm phiếu?

Bầu cử Mỹ 2020: Ai sẽ chiến thắng dễ dàng hơn?

Đây là lộ trình mà ông Trump hay ông Biden có thể đến với cương vị tổng thống Mỹ.

Sao bầu cử mỹ khó khăn vậy

Không giống như một số quốc gia khác, không có một cơ quan hoặc ủy ban bầu cử nào giám sát các cuộc bầu cử ở Mỹ. Mỗi bang tự đưa ra luật và hệ thống kiểm phiếu riêng.

Vì vậy, giờ chỉ còn là chuyện tính toán?

Nếu ông Biden có được Nevada, Arizona và Wisconsin và thêm Michigan, ông sẽ đạt được 270 phiếu bầu. Ông Trump sẽ cần phiếu đại cử tri đoàn của Pennsylvania và cần giành được ba tiểu bang Georgia, North Carolina, Nevada hoặc Arizona. Nhưng ông Trump đã đưa ra các thách thức pháp lý và các kiện tụng khác như:

Yêu cầu kiểm phiếu lại ở Wisconsin (một số hãng thông tấn đưa tin nhưng quan chức bầu cử cấp cao nhất ở Wisconsin nói rằng ban vận động tranh cử của Trump đã không yêu cầu kiểm phiếu lại ở bang này)

Tìm cách ngừng việc kiểm phiếu ở Michigan vì đảng Cộng hòa nói rằng họ cần minh bạch hơn

Chống lại việc nới rộng thời hạn kiểm phiếu đối với các phiếu qua đường bưu điện ở Pennsylvania

Chống lại việc bỏ phiếu vắng mặt trễ ở Georgia

Bầu cử Mỹ: Kết quả có thể được quyết định tại tòa án?

TT Trump khởi kiện khi con đường chiến thắng thu hẹp

Ngoại trừ Pennsylvania, nơi Tối cao Pháp viện trước đó ám chỉ rằng họ có thể xét lại các quy tắc, các nhà phân tích cho rằng hầu hết lo ngại số lượng nhỏ các lá phiếu có thể không tạo ra sự khác biệt đối với kết quả cuối cùng.

Nhưng thực sự, nó không chỉ là việc tính toán

Có vẻ như các kết quả thăm dò trong tuần này không cho chúng ta biết toàn bộ bức tranh về công chúng Mỹ. Giưới quan sát đã không dự đoán rằng cuộc đua sẽ sít sao đến vậy.

Robert Cuffe, trưởng bộ phận thống kê của BBC, nói rằng vẫn còn quá sớm để nói liệu cuộc bầu cử này có phải là cơn ác mộng của những người làm công việc thăm dò hay không. Các cuộc thăm dò quốc gia cuối cùng cho thấy ông Biden dẫn trước ông Trump khoảng tám điểm. Ở các bang chiến trường, ông Biden cũng được đang dẫn đầu, nhưng với khoảng cách hẹp hơn nhiều.

Một số chuyên gia hoài nghi rằng có một bộ phận công chúng Mỹ thậm chí sẽ không tham gia vào các cuộc thăm dò vì họ không tin tưởng các tổ chức này – và họ có khả năng cao bỏ phiếu cho ông Trump.

Các vấn đề mà cử tri ưu tiên trong việc bầu chọn tổng thống cũng có thể bị đánh giá sai một chút. Trong khi đại dịch virus corona chiếm ưu thế ở các tiêu đề, một cuộc khảo sát do Edison Research thực hiện cho thấy nhiều cử tri hơn (một phần ba tổng số) liệt kê kinh tế là vấn đề quan trọng đối với họ – và đây là thông điệp cốt lõi của Trump.

Lá phiếu bầu cho ông Trump cũng có vẻ đa dạng hơn một chút so với nhiều người thường nghĩ.

Diễn biến trong một dòng?

Donald Trump đang làm tốt hơn dự đoán và Joe Biden đã không giành được chiến thắng ở những bang chiến trường đã nhanh chóng kiểm phiếu xong, điều này có nghĩa là sẽ có nhiều biến động hơn khi chúng ta chờ đợi một số bang quan trọng.

Diễn biến quan trọng khác

Đảng Dân chủ sẽ giữ quyền kiểm soát Hạ viện, nhưng có thể không đủ số ghế để chiếm Thượng viện

Một người đàn ông chết vì virus corona vào tháng 10 đã được bầu vào cơ quan lập pháp bang North Dakota

Sarah McBride trở thành thượng nghị sĩ chuyển giới đầu tiên ở tiểu bang tại Hoa Kỳ sau khi giành chiến thắng trong cuộc đua của mình ở Delaware

Đối với những người sử dụng cần sa, đêm qua là một đêm chiến thắng tuyệt đối khi Arizona, Montana, New Jersey và South Dakota đều chấp thuận việc sử dụng cho mục đích giải trí

Tin tốt? Mỹ đã lập kỷ lục có lượng cử tri đi bầu cử cao nhất trong thế kỷ

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54775601

Mỹ: Cuộc bầu cử vô tận này sẽ kết thúc ra sao?Anthony Zurcher

Đã nhiều ngày trôi qua kể từ khi đảng viên Dân chủ Joe Biden được xướng tên chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng, nhưng Donald Trump vẫn chưa thừa nhận hay có bất kỳ dấu hiệu chấp nhận thất bại của mình.

Thay vào đó, ông đang đưa ra những cáo buộc không có chứng cớ về việc cử tri gian lận trên diện rộng, mà theo ông là nghiêng về Biden.

Tuy nhiên, những con số khiến nhiều người thoái chí – ông bị thua hàng chục ngàn phiếu tại nhiều tiểu bang mà ông muốn lật ngược thế cờ để chiến thắng. Nhiều người coi cuộc chiến pháp lý của ông là điều vô vọng.

Tư thế của Trump, chống lại các chuẩn mực chính trị và truyền thống, đang tạo ra rung chấn toàn quốc, giữa lúc các quan chức và cử tri Mỹ đang phản ứng với tình cảnh mà, dù đã được báo trước hàng tháng, vẫn đang đi vào một vùng bất định.

Dưới đây là cách một số nhóm then chốt đang xử lý với những ngày bất định này. Và cách nó có thể diễn ra.

Các lãnh đạo đảng Cộng hòa

Donald Trump có nên thừa nhận kết quả?

Vẫn chưa.

“Tổng thống có mọi quyền xem xét các cáo buộc và yêu cầu kiểm phiếu lại theo luật.” – Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell

Tình hình thực tế

Trong bốn năm qua, các chính trị gia đảng Cộng hòa – từ lãnh đạo quốc hội đến hầu hết các cấp bậc – đã điều chỉnh chiến lược để ứng phó với Trump trong những lúc ông gây tranh cãi nhất.

Họ mím chặt môi, chờ cơn bão đi qua.

Tính toán của họ rất đơn giản. Rất ít đảng viên Cộng hòa muốn chọc vào cơn thịnh nộ của một người đàn ông có thể làm giận dữ đám đông ủng hộ ông chỉ bằng một cái búng tay trên Twitter.

Tại sao thành viên đảng Cộng hòa im tiếng về kết quả bầu cử?

Reuters: Gần 80% người Mỹ thừa nhận Biden thắng cử

Vì vậy, bất chấp việc tổng thống đã thất bại trong cuộc bầu cử, các đảng viên Cộng hòa sẵn lòng đứng sang một bên và để tổng thống khẳng định ông đã thắng với “phiếu bầu hợp lệ”, cho đến khi những thách thức pháp lý dường như vô ích được giải quyết và kết quả được chứng nhận.

Các chính trị gia đảng Cộng hòa phải nghĩ đến tương lai của họ, về chuyện làm việc với chính quyền mới của đảng Dân chủ lẫn chuyện giành quyền kiểm soát trong những cuộc bầu bán sắp tới. Không giống như tổng thống, họ không có hứng với chính sách tiêu thổ. Sự nghiệp chính trị của họ được đo đếm bằng năm, chứ không phải ngày hay tuần.

Vì vậy, trò chơi có tên gọi là sự kiên nhẫn. Họ chấp nhận tổng thống có quyền đưa ra yêu sách của mình, cho ông thời gian để trút bỏ bực bội, nhưng cũng cho rằng sẽ không có bằng chứng nào đủ lớn để thay đổi kết quả bầu cử.

Thông qua hành động chứ không phải lời nói, họ đang thừa nhận rằng đến tháng Giêng, sẽ có một tổng thống mới. Vấn đề Trump cũng sẽ qua đi thôi.

Tổng chưởng lý Bill Barr

Donald Trump có nên chấp nhận?

Không rõ.

“Mặc dù các cáo buộc nghiêm trọng cần được xử lý cẩn thận, nhưng các tuyên bố mang tính suy đoán, hư cấu hoặc xa vời không nên là cơ sở để bắt đầu các cuộc điều tra liên bang.” – Barr trong một bản ghi nhớ của Bộ Tư pháp

Tình hình thực tế

Hôm thứ Hai, thoát khỏi thông lệ lâu đời, Bộ trưởng tư pháp Bill Barr đã ban hành một bản ghi nhớ cho các nhân viên cấp cao để mở cửa cho các cuộc điều tra gian lận bầu cử tại Bộ Tư pháp bắt đầu ngay lập tức, thay vì sau khi kết quả bỏ phiếu được các tiểu bang chứng nhận.

Bản ghi nhớ này cho Donald Trump sự xác nhận rằng chính phủ đang xem xét các cáo buộc chưa được minh chứng là có những hành vi bất hợp pháp về bầu cử ở diện rộng tại nhiều tiểu bang mà ông đã thua

hàng chục nghìn phiếu. Tuy nhiên, bộ trưởng tư pháp đưa ra bản ghi nhớ với nhiều điều kiện và cảnh báo.

Mặc dù kèm theo rất nhiều cảnh báo, bản ghi nhớ của Barr sẽ cấp cho Trump và những người ủng hộ đang nhấn mạnh rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp điều họ cần.

Hoa Kỳ có những biện pháp phòng chống để ngăn chặn sự can thiệp chính trị vào các cuộc điều tra, đặc biệt là xung quanh các cuộc bầu cử. Barr hiện đã loại bỏ một số biện pháp bảo vệ đó. Liệu nó có đủ để xoa dịu vị tổng thống đang tìm kiếm bằng chứng cứng rắn để chứng minh cho những cáo buộc rằng bầu cử có gian lận?

Nhóm thân tín của Trump

Donald Trump có nên thừa nhận kết quả?

Không! (Có thể?)

“Tôi vừa nói chuyện với Tổng thống Trump và nói với ông ấy rằng chúng tôi yêu quý và rất tự hào về ông ấy vì đã ủng hộ vững vàng về pháp quyền, hiến pháp và hệ thống của nước Mỹ.” – Cố vấn pháp lý của Trump Jenna Ellis, viết trên Twitter

Tình hình thực tế

Trước công chúng, trợ lý và cộng sự thân cận nhất của tổng thống – đặc biệt là những người đã gắn bó với ông lâu dài nhất, như Rudy Giuliani – đang sát cánh bên Trump khi ông tiếp tục tranh chấp về kết quả bầu cử năm 2020.

Một phần của điều này là thực tế. Nếu tổng thống rời nhiệm sở, họ cũng sẽ mất việc (hoặc, ít nhất, mất tiếp cận đến các ống dẫn quyền lực). Đối với một số người như Thư ký Báo chí Kayleigh McEnany, điều này đã được diễn dịch thành sự khăng khăng rằng phe họ sẽ thắng thế (“Cuộc bầu cử này chưa kết thúc. Còn lâu mới xong.”).

Đối với những người khác, chẳng hạn như Ngoại trưởng Mike Pompeo, phát biểu chỉ là câu hài hước khô khan (“Sẽ có một sự chuyển tiếp suôn sẻ sang chính quyền Trump thứ hai.”)

Một phần là vì lợi ích cá nhân. Hai con trai lớn của Trump, Don Jr và Eric, đã lên tiếng bênh vực và liên tục bảo vệ cha cũng như khuếch đại các cáo buộc của Trump về việc gian lận bầu cử. Đó là vấn đề về tên tuổi, thương hiệu của gia đình.

Bầu cử Mỹ: Làm rõ những cáo buộc gian lận đang lan tràn mạnh nhất

TT Trump có thể ‘chơi’ Trung Quốc một vố trước khi rời Nhà Trắng?

Tuy nhiên, phía sau hậu trường, một số nghi hoặc – hay, có lẽ, thậm chí là chắc chắn – đã len lỏi vào. Con gái Tổng thống Trump – Ivanka Trump đã giữ im lặng kể từ cuộc bầu cử, và có tin tức nói rằng cả cô và chồng mình – Jared Kushner, tin đã đến lúc tổng thống nên thừa nhận kết quả.

Trong khi đó, nhiều thành viên cấp thấp trong đội ngũ nhân sự của chính quyền Trump – những người sẽ thất nghiệp trong vài tháng tới – đang ở thế tiến thoái lưỡng nan, có thông tin giám đốc nhân sự John McEntee nói với họ rằng họ sẽ bị đuổi ngay lập tức nếu bị phát hiện đang tìm việc.

Tuy nhiên, thất bại trong việc tìm kiếm một bến đỗ an toàn vào thời điểm này, sẽ dẫn đến thiệt hai cho sự nghiệp.

Người ủng hộ Trump

Donald Trump có nên nhượng bộ?

Điên à, không!

“Tôi đến đây để thể hiện tình yêu và sự ủng hộ dành cho tổng thống của chúng ta, Donald Trump. Đó hoàn toàn là gian lận. Còn rất nhiều phiếu bầu chưa được kiểm đếm, tất cả phiếu đó đều là của người giả danh và người chết.” – Ủng hộ viên của Trump ở Houston, Texas, nói với BBC Newsbeat.

Tình hình thực tế

Bước vào cuộc bầu cử vào tuần trước, nhiều người ủng hộ Trump đã tin rằng ông sẽ thắng bất chấp các kết quả thăm dò.

Xuất phát vào kết quả bất ngờ năm 2016 khi mà Hillary Clinton được cho là có lợi thế hơn cho tới khi bà thất cử, việc họ tiếp tục tự tin cũng hẵng đặt sai chỗ. Hóa ra kết quả năm 2020 có cách biệt ít hơn so với dự báo ban đầu về cách biệt.

Mặc dù các phiếu đã được đếm và cuộc đua đã xướng tên Biden là người chiến thắng, ít nhất một số người bảo thủ vẫn tiếp tục gắn bó với tổng thống. Theo một cuộc thăm dò của Reuters / Ipsos được thực hiện vào cuối tuần qua, khoảng 40% đảng viên Cộng hòa không tin rằng ông Biden đã đắc cử tổng thống (trong dân chúng nói chung, con số này là 21%).

Chiến dịch tranh cử của Trump đang lên kế hoạch cho các cuộc biểu tình “Stop the Steal” (Ngưng đánh cắp) trên toàn quốc, gồm một cuộc biểu tình ở Washington, DC hôm thứ Bảy. Cũng có tin rằng tổng

thống đang xem xét tổ chức các cuộc mít tinh theo kiểu chiến dịch tranh cử trong những ngày tới, mặc dù không có kế hoạch chính thức nào được công bố.

Như đã rõ từ lâu, nếu Trump mong muốn chiến đấu, những người ủng hộ sẽ gắn bố với ông tới cùng.

Joe Biden

Donald Trump có nên nhượng bộ?

Có.

“Thật tình mà nói, tôi chỉ nghĩ đó là một sự ngượng ngùng… Làm sao để tôi có thể nói điều này một cách khéo léo nhỉ? Tôi nghĩ nó sẽ không giúp ích cho di sản của tổng thống.”

Tình hình thực tế

Kể từ khi được dự đoán là người chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm thứ Bảy, Joe Biden và nhóm chuyển tiếp của ông đã làm những gì có thể để cho thấy một quá trình chuyển tiếp tổng thống đang diễn ra suôn sẻ và bài bản. Ông đã tổ chức một cuộc họp với lực lượng đặc nhiệm virus corona của mình vào thứ Hai và trả lời các câu hỏi từ các phóng viên vào thứ Ba, lúc ông hứa sẽ công bố các cuộc họp với chính quyền cấp cao trong những tuần tới.

Biden bác bỏ lo ngại rằng quyết định không thừa nhận kết quả của tổng thống Trump đang gây bất lợi đến công việc của ông. Biden nói rằng sự chậm trễ trong việc tiếp cận các quỹ và thông tin mà chính phủ thường phải cung cấp cho các đại diện của tổng thống đắc cử không phải là một trở ngại lớn.

Ông nói, các đảng viên Cộng hòa sẽ chấp nhận chiến thắng của ông, ngay cả khi họ “bị đe dọa một chút bởi tổng thống đương nhiệm”.

Hiện nay, Biden và nhóm Dân chủ đang theo hướng cao thượng để đối chọi với sự bùng nổ của Trump trên mạng xã hội – mặc dù các luật sư của họ cũng đang phản đối mạnh mẽ các vấn đề trước tòa.

Donald Trump

Donald Trump có nên nhượng bộ?

Chỉ cần xem những tweets của ông ấy là biết câu trả lời…

“Người dân sẽ không chấp nhận cuộc bầu cử dàn dựng này!”

Tình hình thực tế

Chỉ có Donald Trump mới biết lý do tại sao ông vẫn chưa chịu thừa nhận đã thua Biden, dù ông đang bị dẫn hàng chục nghìn phiếu bầu tại nhiều tiểu bang.

Có lẽ, với tư cách là một khán giả của truyền thông cánh hữu, ông thực sự tin rằng đã có một hành vi gian lận ở quy mô đủ lớn dù chưa được chứng minh đủ để thuyết phục nhiều tòa án và xoay chuyển kết quả bầu cử.

Những người hoài nghi sẽ cho rằng đó là sự kết hợp giữa việc tổng thống cố gắng khuấy đục nước để bảo vệ thương hiệu cá nhân khỏi vết nhơ của việc thua cuộc – hoặc tiếp tục gây quỹ từ một số đông người hâm mộ vẫn tin rằng ông còn có cơ hội, một khi quyên đủ số tiền cho một cuộc chiến pháp lý kéo dài. Hàng loạt lời thúc giục, với phần phụ chú cho thấy phần lớn số tiền huy động được sẽ dành cho việc trả số nợ còn tồn đọng của chiến dịch tranh cử và các mục đích không liên quan khác.

Tuy nhiên, đến lúc nào đó, thực tế sẽ lấn sân. Các tiểu bang phải chứng nhận kết quả bầu cử của họ trong vài tuần tới để ngăn chặn việc đảo ngược lịch sử, Joe Biden sẽ có đa số phiếu trong 538 phiếu đại cử tri để đảm bảo chức tổng thống.

Vào ngày 14 tháng 12, những đại cử tri sẽ tập trung tại các thủ phủ của tiểu bang để chính thức bỏ phiếu bầu tổng thống và phó tổng thống. Vào tháng Giêng, lưỡng viện sẽ nhận và thông qua kết quả.

Gạt sang một bên tập tục và truyền thống. Đây là những thời hạn lạnh lùng và bất di bất dịch.

Sau đó, tất cả còn lại là Biden sẽ tuyên thệ nhậm chức vào trưa ngày 20/1, và nhiệm kỳ tổng thống của Trump sẽ kết thúc, cho dù ông Trump có thích hay không; cho dù ông ta có chấp nhận hay không.

Chuyện gì xảy ra nếu ông Trump không chịu rời Nhà Trắng?

Bầu cử Mỹ: ‘Trump có thể thua, nhưng chủ nghĩa Trump chỉ mới bắt đầu’

Tất nhiên, Trump có thể tái tranh cử vào năm 2024. Hiến pháp Hoa Kỳ không ngăn cản hai nhiệm kỳ tổng thống không liên tiếp. Ông cũng có thể đóng vai trò như một vị vua, dọn đường cho một cuộc tranh cử tổng thống của một trong những đứa con hoặc các đồng minh chính trị của mình.

Đây có thể là hồi kết cho cuộc bầu cử năm 2020, nhưng những mưu kế chính trị sẽ không bao giờ dừng lại.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54913355

Tuần báo Pháp Le Point: Sự phá sản của truyền thông MỹThụy My

Trong bài xã luận « Hiện tượng Trump hay sự phá sản nặng nề của truyền thông », Le Point tuần này đánh giá một trong những thất bại lớn nhất của báo chí trong lịch sử là không có bất kỳ cơ quan nào trên thế giới đoán được ông Donald Trump chỉ thua trong đường tơ kẽ tóc, sau khi con virus corona đã tàn phá nền kinh tế nước Mỹ.

Rõ ràng chủ nghĩa Trump là một thực tế đã bén rễ. Tuy không bênh vực ông Trump vì tính cách cá nhân và về mặt chính trị, nhưng tuần báo cánh hữu tỏ ra phẫn nộ về cung cách mà truyền thông đã đối xử với Donald Trump.

Thật đáng buồn cho nghề nghiệp khi thấy bằng ấy nhà báo biến thành các chuyên gia tuyên truyền hung hăng. Họ dành cho ông Trump tất cả những từ ngữ tồi tệ nhất, vì Donald Trump không chịu nhìn nhận thất cử. Ứng cử viên Al Gore hồi năm 2000 trong điều kiện tương tự cũng đã đợi đến ngày 12/12 mới chịu thua, sau khi Tối Cao Pháp Viện ra phán quyết. Nhưng Al Gore thuộc phe Dân Chủ !

Tuần báo Pháp kêu lên : « Ôi, New York Times, họ đã làm gì với bạn ? ». Biden xứng đáng hơn nhiều so với hàng loạt những bài viết quảng cáo trình độ lớp 3 tràn ngập thế giới. Tuy không phải là một tổng thống vĩ đại, doanh nhân Donald Trump ít nhất đã thành công trong việc thức tỉnh kinh tế Mỹ.

Đọc thêm : Chuyên gia: Sẽ rất sai lầm nếu không thấy sức mạnh chính trị tuyệt vời của Donald Trump

Truyền thông không muốn nêu ra, nhưng các biện pháp của Trump đã làm lợi cho những người nghèo khổ nhất. Trong ba năm đầu nhiệm kỳ, có 4 triệu người đã thoát nghèo, tỉ lệ người nghèo thấp nhất kể từ 1959. Điều này giải thích cho lá phiếu của người Mỹ la-tinh và cả người da đen : đầu năm nay chỉ có 5% phải đi tìm việc. Nhờ ông Trump chận luồng người nhập cư bất hợp pháp, các ông chủ đành phải tăng lương tối thiểu cho người làm công.

Do Donald Trump bất cần báo chí, sự tức giận đã làm truyền thông Mỹ mù quáng, không còn tôn trọng nguyên tắc trung thực. Phía sau ông Trump là cả một liên minh những người da trắng bình dân – « Áo Vàng » Mỹ, giai cấp trung lưu, giới « cổ xanh » và cả những sắc dân thiểu số, nên nhà tỉ phú dân túy trên thực tế không giống những gì mà người ta mô tả. Trump một mình chống lại tất cả : truyền thông, định chế và giới tài chính. Giới này đứng hẳn về phía Biden, các ứng cử viên Dân Chủ được tài trợ gấp đôi Cộng Hòa để giành ghế thượng nghị sĩ.

Nhưng Le Point không khóc cho Donald Trump mà cho đạo đức nghề nghiệp : truyền thông Mỹ vào buổi tối bầu cử đã ngang nhiên kiểm duyệt vị tổng thống mãn nhiệm. Nhiều kênh truyền hình đã cắt ngang bài nói chuyện của Donald Trump, thay vì cho phát rồi bài bác sau. Khi truyền thông tự tiện xén bớt, cắt bỏ theo ý thích của mình, thì chính truyền thông đã lâm bệnh. Tuần báo kết luận bằng câu nói của cây bút biếm họa Georges Wolinski của Charlie Hebdo đã bị bọn khủng bố sát hại ở Paris, tổng kết quan điểm của đa số : « Các nhà báo không nói sự thật, dù họ khẳng định đó là thật ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201114-tu%E1%BA%A7n-b%C3%A1o-ph%C3%A1p-le-point-s%E1%BB%B1-ph%C3%A1-s%E1%BA%A3n-c%E1%BB%A7a-truy%E1%BB%81n-th%C3%B4ng-m%E1%BB%B9

Bầu cử tổng thống Mỹ: Ba mươi chưa phải là Tết?Thụy My

Trong bài viết mang tựa đề « Khi cánh tả Dân Chủ phản đối kết quả bầu cử », Gilles-William Goldnadel, một luật sư Pháp theo xu hướng bảo thủ, nhắc lại, phe Dân Chủ cũng đã từng chống lại kết quả bầu cử, đìều mà hiện nay họ đang đả kích ông Donald Trump. Tác giả cho biết mỗi lần truyền thông “cánh tả” rao giảng đạo đức, ông không tránh khỏi hoài nghi.

Hãng tin AP hôm nay 10/11/2020 ghi nhận đảng Cộng Hòa ủng hộ tổng thống Donald Trump trong nỗ lực chống lại kết quả bầu cử hôm 03/11.

Bộ trưởng Tư Pháp William Bar cho phép mở điều tra về cáo buộc gian lận bầu cử. Những tên tuổi lớn trong đảng như lãnh đạo phe đa số ở Thượng Viện Mitch McConnell đã lên tiếng ủng hộ ông Trump khiếu kiện. Rất ít người trong đảng công nhận ông Joe Biden chiến thắng, hoặc chỉ trích việc tổng thống sa thải bộ trưởng Quốc Phòng Mask Ester.

Hãng tin Mỹ cũng như hầu hết các cơ quan truyền thông khác của Hoa Kỳ đều phê phán việc ông Donald Trump không chấp nhận kết quả khít khao và có một số hiện tượng nghi vấn. Sau khi truyền thông loan tải ông Joe Biden « đắc cử », một số nguyên thủ các nước cũng đã nhanh chóng lên tiếng chúc mừng ông Joe Biden, nhưng trên mạng xã hội chứ không phải là điện văn chính thức.

Trái với mọi dự đoán, Donald Trump là ứng cử viên Cộng Hòa giành được nhiều phiếu bầu nhất trong lịch sử với gần 71 triệu phiếu. Những người ủng hộ ông Donald Trump, vốn rất đông đảo, cho rằng việc truyền thông nhanh nhẩu và ồ ạt coi ông Biden như tân tổng thống là nhằm đặt mọi người trước « việc đã rồi », áp đảo tinh thần của ông Trump cũng như các « fan » của ông.

Tiêu chuẩn kép của truyền thông “thiên tả”

Trong bài viết mang tựa đề « Khi cánh tả Dân Chủ phản đối kết quả bầu cử » đăng trên Le Figaro ngày 09/11/2020, luật sư Gilles-William Goldnadel lấy làm tiếc rằng các nhà đạo đức cánh tả « có trí nhớ quá ngắn ». Theo nhà bình luận, phe Dân Chủ cũng đã từng chống lại kết quả bầu cử, đìều mà hiện nay họ đang đả kích ông Donald Trump.

Tác giả cho biết mỗi lần truyền thông cánh tả rao giảng đạo đức, khoác lên chiếc áo choàng sự thật để cất lên những bài ca cũ, ông không tránh khỏi hoài nghi. Ông viết : « Cách đây 100 năm, họ đã ca ngợi chủ nghĩa xã hội sẽ mang lại hạnh phúc cho tôi. Cách đây 30 năm, nhập cư là cơ hội cho nước Pháp của tôi. Cách đây một tháng, Donald Trump sẽ tan tành như xác pháo ! ».

Goldnadel chỉ ra « tiêu chuẩn kép » có lợi cho cánh tả trong cuộc bầu cử này, một lần nữa lại được tiêu chuẩn hóa. Truyền thông cánh tả tỏ ra phẫn nộ vì tổng thống mãn nhiệm chưa chi đã tuyên bố chiến thắng, trong khi phải chờ kết quả phiếu bầu qua thư.

Thái độ này là hợp lý nếu bốn năm trước đó, và là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, một đám đông khổng lồ được báo chí ca tụng, không đến biểu tình chống lại sự chính danh của một tổng thống – đã chính thức đắc cử – mà cánh tả thường phẫn nộ lại không tỏ ra phẫn nộ.

Từ hơn một tháng qua, ông Trump vẫn nói rằng các cuộc thăm dò luôn khẳng định đối thủ sẽ bỏ xa ông, là « nhảm nhí ». Những gì « tổng thống dối trá » nói, hóa ra là thật. Hoặc là những người được thăm dò không dám nói thật ý định bỏ phiếu vì báo chí luôn nói rằng bầu cho ông Trump là đáng xấu hổ. Hoặc là thăm dò bị bóp méo, hoặc những người thăm dò bất tài. Tuy nhiên, điều này không quan trọng, vấn đề là chắc chắn những kết quả thăm dò « vớ vẩn » này đã có tác động tiêu cực. Không thể biết được có bao nhiêu cử tri đã thất vọng không đi bầu, bao nhiêu người còn do dự đã đi bỏ phiếu để còn nước còn tát.

Cũng từ hơn một tháng qua, vị tổng thống luôn bị báo chí gắn nhãn dối trá, không ngừng nói với những ai muốn và không muốn nghe ông, rằng việc bầu qua thư rất dễ gian lận. Việc cử tri Dân Chủ thích bỏ phiếu qua bưu điện trong thời kỳ dịch bệnh, không có nghĩa là ông Trump sai. Trên mạng xã hội, đã có những thắc mắc vì sao người ta vẫn có thể đi ra ngoài mua sắm, ăn uống như bình thường mà lại không thể đi bỏ phiếu, làm kéo dài thời gian kiểm đếm, gây tranh cãi?

Pháp không cho phép bỏ phiếu qua bưu điện

Luật sư Goldnadel nhắc lại, hồi năm 1975, nước Cộng hòa Pháp đã cấm bỏ phiếu qua thư. Tờ báo Le Monde số ra ngày 13/11/1975 viết : « Nhằm giảm gian lận bầu cử, việc bỏ phiếu qua đường bưu điện đã bị hủy bỏ ». Chẳng lẽ bầu cử bằng thư tín ở Mỹ lại ít gian lận hơn ở Pháp ? Thế nên, trừ phi chấp nhận áp dụng tiêu chuẩn kép bất lợi cho tổng thống cánh hữu, căn cứ nào để nói ông Trump không có quyền nêu ra nghi vấn gian lận, đặc biệt trong bối cảnh một cuộc bầu cử gay cấn đến nỗi một số ít lá phiếu sẽ quyết định kết quả ?

Tuy vậy, chỉ với việc Donald Trump hoặc những người ủng hộ ông nêu lên những trục trặc hoặc gian lận phiếu, là đã bị lên án phản dân chủ, xấu chơi, hoặc tệ hơn nữa, là những kẻ theo thuyết âm mưu nguy hiểm cần nhốt ngay vào bệnh viện tâm thần.

Cần nhớ rằng, sau thất bại của bà Hillary Clinton, Le Monde ngày 25/11/2016 đã chạy tựa « Bầu cử Mỹ : Để hiểu những nghi ngờ về gian lận qua hệ thống điện tử ». Bài viết có chapeau như sau : « Theo nhiều luật sư và nhà khoa học, kết quả cuộc bầu cử tổng thống có thể bị tin tặc làm sai lạc. Họ kêu gọi Hillary Clinton khiếu nại ».

Tác giả Gilles-William Goldnadel nhắc lại đoạn đầu của  bài báo : « Phải chăng việc đắc cử đáng kinh ngạc của Donald Trump là do gian lận bằng máy móc điện tử ? Đó là giả thiết mà nhiều chuyên gia ở Hoa Kỳ đưa ra, trong đó có luật sư chuyên về luật bầu cử John Bonifaz và giáo sư tin học của trường đại học Michigan, John Alex Alderman.

Một bài báo của New York Magazine ngày 22/11 cho biết, những người thân cận của bà Hillary Clinton đã cảnh báo về khả năng gian lận tại các bang Wisconsin, Michigan và Pennsylvania, mà rất muốn khiếu kiện để phản đối kết quả. Theo các nhà phân tích, tại Wisconsin, ứng cử viên đảng Dân Chủ đã có số phiếu tại các phòng phiếu dùng máy điện tử ít hơn 7% so với các phòng phiếu kiểm bằng tay… »

Luật sư Goldnadel đặt câu hỏi, như vậy phe ông Trump phản dân chủ, theo thuyết âm mưu hay cánh tả áp đặt tiêu chuẩn kép ? Đối với những người hoài nghi, ông giới thiệu cuốn sách « Sự sụp đổ của Nixon » của nhà sử học Georges Ayache, vừa được xuất bản cách đây vài ngày. Ở trang 159 và 160, có thể đọc thấy làm cách nào giới mafia ở Illinois đã tước đoạt của Nixon cuộc bầu cử, mang lại thắng lợi cho Kennedy.

Gian lận và sai sót khi bầu qua thư

Gần đây nhất, nhà báo Laure Mandeville trên Le Figaro ngày 08/11 nhắc lại vụ tranh chức thượng nghị sĩ Pennsylvania hồi năm 1994 giữa ứng cử viên Cộng Hòa Bruce Marks và ứng viên Dân Chủ William Stevenson. Tòa án đã hủy bỏ kết quả bầu cử vì gian lận quy mô. Thẩm phán kết luận phe Dân Chủ của ông Stevenson đã cướp đoạt hàng trăm phiếu của ông Marks, bằng cách cử các đảng viên trực tiếp đến nhà cử tri giúp điền vào phiếu bầu, một việc hoàn toàn bất hợp pháp.

Một chuyên gia nhận xét : « Cách ăn gian này chỉ liên quan đến vài trăm ngàn phiếu. Nhưng trong một cuộc bầu cử sát nút thì số cách biệt này là quan trọng, nên tôi hoàn toàn hiểu được việc khiếu nại của tổng thống ».

Tờ báo thiên tả Libération trong mục kiểm tra tin giả ngày 06/11 cũng đã xác nhận thông tin có phiếu bầu đã được gởi đến William Bradley, một cư dân ở Michigan qua đời từ lâu mà nếu còn sống đã được 118 tuổi. Luật sư Goldnadel không tin đây là trường hợp nhầm lẫn duy nhất. Theo nhà báo Mỹ gốc Phi nổi tiếng Candace Owens, có 840 cụ già trên 101 tuổi trong đó có 39 cụ sinh vào thời kỳ nội chiến Mỹ và 45 cụ sinh từ thế kỷ 19 đã « bỏ phiếu » tại Pennsylvania. Thế nhưng truyền thông vẫn coi như trong cuộc bầu cử khít khao này không có chuyện kiện tụng và thản nhiên loan tin chiến thắng của ông Biden, cứ như là đài CNN có quyền « truyền chức thánh » cho tổng thống.

Sáng tạo nhất và kịch tính nhất trong tiêu chuẩn kép, là ba kênh truyền hình cấp tiến (tức thiên tả) trong đó có kênh nổi tiếng CBS, đã cắt ngang loan báo của tổng thống vì lý do « nói dối » ; trong khi vẫn có thể chạy băng chữ phía dưới hoặc phản bác sau đó ! Theo luật sư Goldnadel, đây là một mảng tối trong lịch sử kiểm duyệt của truyền thông cánh tả.

Tác giả tỏ ý tiếc là cuộc chiến chủng tộc cũng như tiêu chuẩn kép vẫn đang gặm nhấm dần nền dân chủ Hoa Kỳ, và căn bệnh này dễ lây lan.

Cuộc bầu cử gay go chưa từng thấy

Không chỉ báo chí, trên các mạng xã hội tiếng nói của Donald Trump cũng bị ngăn chận. Dưới bất cứ bài đăng nào của Donald J. Trump, Facebook lại dán thông báo « Joe Biden là ứng cử viên chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2020. Nguồn : Reuters/NEP/Edisons và nhiều nguồn khác », trong khi kết quả chính thức phải do Ủy ban Bầu cử Liên bang tuyên bố. Twitter thì tước mọi ưu tiên dành cho tổng thống. Trong một « post » mới, ông Trump phàn nàn Cơ quan Quản lý Dược phẩm (FDA) và phe Dân Chủ không muốn ông có được chiến thắng, nên chờ năm ngày sau bầu cử mới đưa tin về vaccin chống virus corona của Pfizer.

AP dẫn lời người đứng đầu phe đa số ở Thượng Viện Mitch McConnell hôm thứ Hai 09/11 nói rằng ông Donald Trump đúng 100% khi khiếu nại kết quả bầu cử, và cơ quan phụ trách chuyển giao quyền lực GSA từ chối khởi động tiến trình trước khi xác nhận người thắng cử. Phát ngôn viên cơ quan này cho biết có thể không yêu cầu đếm lại phiếu như hồi năm 2000 (giữa hai ứng cử viên Al Gore và Bush), cho đến khi Donald Trump công nhận thất bại hoặc cử tri đoàn được thành lập vào tháng tới. Hy vọng của phía ông Trump dường như rất mong manh, nhưng phải chăng «ba mươi chưa phải là Tết»?

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201110-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9-ba-m%C6%B0%C6%A1i-ch%C6%B0a-ph%E1%BA%A3i-l%C3%A0-t%E1%BA%BFt

Khi Joe Biden làm ông Tổng thống Huê kỳNguyễn Thị Cỏ May 

François Hollande và Joe Biden: Anh em song sanh về chính sách? 

Ông Biden thắng cử vẫn bị ông Trump kịch liệt bác bỏ vì cho rằng việc kiểm phiếu không minh bạch. Mãi cho tới hôm 15/11 vừa qua, lần đầu tiên sau tám ngày thông báo kết quả bầu cử, ông Trump lên tiếng trên tweet «ông Biden thắng cử». Nhưng liền đó, ông lại nhắc «ứng cử viên dân chủ đã gian lận để đạt được kết quả đó». 

Người ta không biết khi ông Trump viết «ông Biden thắng cử» có phải do sự sơ xuất hay một sự trùng lấp (lapsus) nào đó hay không? Nhưng đây vẫn là hiện tượng đầu tiên ở ông Trump với những từ ngữ «Biden thắng …»! 

Trước đó, hôm thứ sáu, cũng bằng cách nói úp mở, người ta suy diễn là ông Trump nhìn nhận ông Biden thắng cử vì ông Trump «có lẽ sẽ không có dịp quản lý nạn dịch vũ hán»! 

Truyền thông Mỹ loan báo các Ban Bầu cử địa phương và quốc gia đều công bố kết quả ông Biden được 306 phiếu đại cử tri và ông Trump được 232 phiếu. 

Các Ban bầu cử, trong một thông cáo chung, xác nhận rằng bầu cử hôm 3/11 là an toàn nhứt trong lịch sử Huê kỳ. «Không có một bằng chứng nào về một hệ thống xóa phiếu bầu, đánh mất phiếu hoặc thay đổi phiếu hoặc gian lận bất kỳ bằng cách nào» (Theo AFP). 

Trong lúc đó, khi nói về sự thắng cử, ông Joe Biden lại dùng « điều kiện» với chữ «nếu» (conditionnel). Nhưng chuyện đó không quan trọng. Điều hệ trọng là tìm biết sơ sơ trước coi ông sẽ làm gì trong thời gian đầu như đó là những uu tiên của ông khi ông vào Nhà trắng lấy lại hợp đồng bốn năm mãn hạn của ông Trump ? Ông đang sửa soạn lập chánh phủ theo tiêu chuẩn hỗn họp và có nhiều phụ nữ. 

Những ưu tiên 

Hôm 11/11, ông Biden tuyên bố «nếu ông đắc cử trong cuộc bầu cử ngày 3.11, ông sẽ cấp quốc tịch huê kỳ cho khoảng 11 triệu di dân bất hợp pháp. 

Chúng ta sẽ phải đối phó với nạn khủng hoảng di dân mà chúng ta biết. Tôi sẽ gởi tới Hạ và Thượng viện một dự luật về di dân để cho phép 11 triệu người trở thành công dân huê kỳ. Ông nói rõ, đây là một trong những ưu tiên của ông ngang tầm cỡ với chống bệnh dịch coronavirus, tái thiết kinh tế Mỹ và tìm phương tiện tái lập sự lãnh đạo của huê kỳ trên thế giới». 

Ám chỉ đường lối cai trị của ông Trump, ông tuyên bố «nếu đắc cử, chúng tôi sẽ có một trách vụ lớn phải chu toàn là sửa sai những đổ vỡ của Trump gây ra trước đây». 

Riêng về chủ trương cho 11 triệu di dân lậu trở thành công dân huê kỳ đã làm cho những người muốn vào Mỹ đang ở biên giới Mể hò hét, nhảy nhót, tung cao cờ Mỹ, nhiệt tình biểu lộ sự vui mừng. Hôm thứ bảy 14/11, họ làm lễ thắng cử của ông Biden để bày tỏ hi vọng sẽ vào Mỹ trong gần đây. 

Một mục sư nói với báo chí «Chúng tôi hi vọng nhơn quyền sẽ được thât sự tôn trọng trong nhiêm kỳ tổng thống này». Ông cho biết ông rất tự tin nhờ ông Biden đắc cử, nhiều gia đình đang nhập cư lậu ở Mỹ sẽ không bị tách rời và trẻ con sẽ không bị nhốt riêng trong trại di dân lậu như dưới thời Tổng thống Trump. 

Nhưng quan trọng hơn là chúng ta hãy nhìn về chánh sách kinh tế của ông Tổng thống mới đắc cử. Theo tuần báo «Le Point» và «Le Capital» (chuyên về kinh tế và tài chánh), ông Biden sẽ sử dụng thuế làm đòn bẩy đưa nước Mỹ ra khỏi khủng hoảng do dịch Vũ hán gây ra. Trước đây, kinh tế Mỹ phát triển, thất nghiệp xuống ở mức thấp nhứt chưa từng có trong mấy mươi năm qua. Từ khi dịch vũ hán hoành hành, Mỹ lâm vào tình trạng kinh tế khủng hoảng trầm trọng, tuy trong gần đây có được vực dậy phần nào. 

Ký giả Franck Dedieu trên Le Point (11/11/20) so sánh ông Biden với ông Tổng thống của Pháp François Hollande thuộc đảng xã hội (Parti socialiste) là 2 giọt nước vì 2 người giống nhau hoàn toàn về mặt làm kinh tế. Và nhà báo Pháp nói có vẻ tự hào dân tộc, căn bệnh tâm lý cố đế của Tây đối với Huê kỳ mà, là ông Hollande đúng là người khai mở tư duy cho ông Biden về chánh sách kinh tế. 

Cả 2 ông, Biden của Huê kỳ và Hollande của Pháp, đều nhắm vào thuế, không hề thắc mắc tới cái gốc của vấn đề. 

Chuyện cũng lạ là xưa nay một tư tưởng, một trào lưu mới từ Mỹ vượt đại dương tràn qua Pháp, ảnh hưởng Pháp, nhưng phải mất nhiều năm dài. Nên Pháp luôn luôn đi sau Mỹ. Thế mà nay, về chánh sách kinh tế, Pháp lại đi trước Mỹ và ảnh hưởng mạnh tới Mỹ. Là mô hình cho Mỹ Dân chủ đi theo! 

Chương trình kinh tế của ông Biden đưa ra giống chương trình của ông Hollande năm 2012, đắc cử Tổng thống Pháp, như 2 giọt nước. Hai người đều quan niệm dự án của họ giữa thời khủng hoảng, ông Hollande bị subprimes (nạn cho vay dưới tiêu chuẩn), ông Biden bị dịch Vũ hán, và đều sử dụng triệt để thuế làm đòn bẩy để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng. 

Thi trường chứng khoán (Bourse) chào mừng tin ông Biden thắng cử nhưng liền đó, chương trình kinh tế của ông vừa đưa ra đã vội làm lắng dịu sự nồng nhiệt, theo nhận xét tổng quát của kinh tế gia Marc Touati trên tuần báo Le Capital (Paris,15/11/20). Thật vậy, xưa nay thị trường chứng khoán có cái gì quan trọng hơn tên của ông Tổng thống huê kỳ, như hoạt động kinh tế và chánh sách của Ngân khố Liên Bang (Réserve Fédérale). 

Trong lịch sử gần đây, Dow Jones của Mỹ chỉ bị mất giá dưới thời các Tổng thống Nixon, Carter do khủng hoảng dầu hỏa, và Bush do khủng bố hồi giáo 11/09/2001 và Lehman Brothers sập tiệm. Với các Tổng thống khác, Dân chủ hay Cộng hòa, Dow Jones vẫn vững vàng mà không cần để ý tới ông Tổng thống. 

Nếu bước vào Nhà Trắng vào cuối tháng giêng tới, liệu ông Biden có thể tiếp tục giữ nền kinh tế nước Mỹ như các vị tiền nhiệm của ông hay không? Bết lắm là Dow Jones đứng yên, khá hơn, Dow Jones mạnh trên thị trường. Ông đưa ra kế hoạch phục hồi kinh tế xã hội Mỹ với 2000 tỷ đô-la và chương trình của ông chú trọng hoàn toàn vào việc tăng mạnh thuế. 

Biden tính sẽ đánh 28% thuế các công ty lớn, trước đó ông Trump giảm từ 35% xuống 21%. Ông cũng muốn tăng mức thuế trên mức lời từ 20% hiện nay lên tới 39, 6% cho những người có lợi tức cao. Sau cùng, ông sẽ tăng thuế lợi tức cho tất cả người dân mỹ có lợi tức hơn 400 000 đô-la/ năm, mức thuế hiên nay 37% sẽ tăng lên 39, 6%. 

Vậy ba loại thuế này khi tăng lên sẽ không tránh khỏi làm mất tinh thần phần lớn dân mỹ và nhứt là những xí nghiệp và những người đầu tư vào Thị trường Dow Jones. 

Chuyện ai cũng thấy rõ khi chánh phủ tăng thuế thì sự tăng trưởng quốc gia lập tức sẽ suy giảm, dẫn đến mức thuế muốn thâu được cũng từ đó sẽ bị giảm. Hiện nay, mức nợ của chánh phủ là 115% trên PIB. Nó sẽ có thể đạt đỉnh không xa. 

Hậu quả là mức lời công phiếu tăng làm suy giảm sự tăng trưởng vốn đã yếu do thuế tăng. Thị trường (la Bourse) dưới thời ông Biden chắc chắn sẽ không đi cùng hướng như dưới thời ông Trump. 

Sau cùng mối lo ngại lớn nhứt của nhiều người về đường lối chánh trị trong những ngày tới của ông Biden, nếu thật sự ông vào Nhà Trắng như ông tuyên bố, đó là thái độ của ông đối với Tàu. Thật vậy vì trong vừa qua, người ta thấy cái đà lấn lướt của Tàu đã bị ông Trump chận lại ít nhiều, thì ngày mai này, ông Biden làm Tổng thống, nó sẽ lấn lướt trở lại và vươn lên mạnh thêm hay không? Nay áp lực kinh tế của Tàu lên thế giới, tính theo sức mua, là 19% trong luc đó Huê kỳ chỉ có 16%. 

Xin nhắc lại, năm 1980, áp lực của Tàu là 2%, Huê kỳ là 22%. Tàu đã vựợt lên năm 2017 và PIB của Tàu sẽ đạt tới 21% vào năm 2025 trong lúc Huê kỳ sẽ chỉ có 14, 5% (Le Capital, theo FMI). 

Vậy nếu không bị gì ngăn cản, Tàu sẽ không có lý do gì ngừng lại sức vươn ra của họ, dĩ nhiên sẽ làm suy yếu Huê kỳ, đánh mất vị trí của đồng đô-la trên thị trường thế giới. Nhờ sức mạnh của đồng đô-la mà đến nay, Huê kỳ còn giữ được địa vị Đệ I siêu cường. Khi mà đồng đô-la còn giữ giá trị qui chiếu trên hệ thống tiền tệ quốc tế thì Huê kỳ vẫn con là cường quốc. 

Trái lại, một ngày kia, đồng đô-la bị cạnh tranh và mất giá, Huê kỳ và cả thế giới sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn những trường hợp đã xảy ra cho tới nay. 

Mà đồng tiền duy nhứt có khả năng cạnh tranh với đô-la là đồng nhơn-dân của Tàu. Theo nhà kinh tế Marc Touati, đồng nhơn-dân không thay thế được đông đô-la chỉ khi nào không gian tài chánh của Tàu còn bị kiềm giữ nhờ đó mà đồng nhơn-dân không trở thành đồng tiền quốc tế được. Nhưng nếu không ai ngăn chận sức bành trướng của Tàu thì sự thay đổi vị trí của đồng nhơn-dân sẽ khó tránh trong một tương lai không xa. 

Hiện tượng đáng ghi nhận. Từ lúc có tin ông Biden đắc cử, đồng nhơn-dân với đô-la bắt đầu thay đổi, từ 7,2 nhơn-dân ăn 1 đô-la, nay còn 6, 61 nhơn-dân ăn 1 đô-la. Đây là điều không hay ho gì lắm của ông Biden. Nếu ông cứ bình tĩnh để cho đồng nhơn-dân vươn mạnh thì chắc chắn đồng đô-la sẽ bị thay thế và nước Mỹ sẽ trở thành nước « đang phát triển nợ» ngập mặt, tụt hậu, sẽ lôi kéo theo Âu châu cùng thảm trạng. 

Những người xã hội (socialistes) chỉ tính vào thuế để tái lập công bình xã hội, xóa bỏ đẳng cấp giàu nghèo thái quá, hàn gắn đất nước. Mối lo chung của họ là bảo hiểm sức khỏe. Lấy tiền ở thuế nhưng lại không có chánh sách thuế hợp lý đối với những nhà tỷ phú! 

Ông Jean d’Ormesson, nhà văn, Hàn Lâm viện Pháp, trả lời câu hỏi về đảng xã hội đang cầm quyền dưới thời ông Tổng thống François Hollande «Xã hội chủ nghĩa -(socialisme) là kiếm cách lấy tiền của dân. Khi hết tiền để lấy, thì cũng hết xã hội chủ nghĩa». 

Nguyễn thị Cỏ May 

Ca dao thời xhcn

Muốn ngủ ngon thì đừng lấy vợ

Muốn không nợ thì đừng có yêu

Công viên là chốn hẹn ho

Khi đi bụng bé khi về bụng to

Mẹ ơi xin mẹ đừng lo

Bệnh viện phụ sản đã lo giúp rồi.

– Yêu nhau cởi áo cho nhau

Ghét nhau trợn mắt: “Áo đâu? Mặc vào!”.

– Ai đừng một dạ hai lòng

Đừng chê chân ngắn, đừng khen chân dài

Chân dài là của đại gia

Đùi to chân ngắn mới là vợ anh.

– Tôi không nói không phải tôi hiền.

Mà bạn chưa đủ đẳng cấp để làm phiền đến tôi.

BBC kiểm chứng: Ông Trump nói đúng hay sai về máy kiểm phiếu Dominion?

Christopher Giles và Jake Horton

Tổng thống Trump chỉ trích hệ thống kiểm phiếu điện tử được sử dụng rộng rãi bởi các cơ quan bầu cử trên toàn Hoa Kỳ. Ông nói việc này đã khiến ông mất đi hàng triệu phiếu bầu.

Các máy bị ông Trump nói tới đều do hãng Dominion Voting System cung cấp. Các cáo buộc đưa ra gồm có từ việc xóa phiếu bầu cho tới việc các đối thủ chính trị của ông gây ảnh hưởng lên công ty này theo cách không thích hợp.

Facebook và Twitter bị tra hỏi về kiểm duyệt nội dung bầu cử

TT Trump sa thải giám đốc An ninh mạng vì nói nghịch ý ông

Sáu trận chiến pháp lý đang rình rập Donald Trump

Cụ thể thì Tổng thống Trump chỉ trích những gì và các nội dung chỉ trích đó có chính xác hay không?

Trump: “Dominion đã xóa ra 2,7 triệu phiếu bầu cho ông Trump trên toàn quốc.”

Thực tế: Không có bằng chứng nào chứng minh cho nội dung trên.

Tổng thống nhắc tới một bản tin được phát trên kênh thời sự bảo thủ có đường lối ủng hộ ông Trump, One American News Network (OANN).

“Các máy kiểm phiếu trên toàn quốc được phát hiện là đã xóa bỏ hàng triệu phiếu bầu cho Tổng thống Trump,” kênh này nói.

Bản tin của OANN nhắc tới một “phân tích dữ liệu chưa được kiểm chứng” do nhóm theo dõi giám sát bầu cử có tên là Edisn Research đưa ra.

OANN không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh cho tuyên bố trên của mình.

Tổng thống Trump và những người ủng hộ ông cũng đã chia sẻ bản tin từ người dẫn chương trình của Fox News là Sean Hannity theo đó nói các máy kiểm phiếu đã tráo đổi phiếu bầu tại các bang trọng yếu, từ nội dung bỏ cho ông Trump thành bỏ cho ông Biden.

Tường thuật này nhắc tới các vấn đề tại Hạt Antrim, bang Michigan, nơi các máy kiểm phiếu của Dominion được sử dụng – theo đó nói là máy đã có trục trặc phần mềm trên diện rộng, và tại cả các hạt khác nữa.

Thực tế là quả đã có vấn đề tại Hạt Antrim, nhưng không phải do lỗi phần mềm của Dominion mà là do lỗi của con người, như Ngoại trưởng Michigan Jocelyn Benson đã chỉ ra.

Viên thư ký Hạt Antrim lúc ban đầu đã không cài đặt đúng chức năng báo cáo kết quả của máy. Do đó, các kết quả thu được ban đầu đã không chính xác, với việc ông Biden giành chiến thắng ở mức chênh khoảng 3.000 phiếu.

Các viên chức bầu cử đã nhận ra kết quả bất thường này ở khu vực vốn điển hình ủng hộ đảng Cộng hòa, do đó họ đã kiểm tra và chỉnh lại cho đúng chức năng báo cáo của máy, và tiến hành tái kiểm phiếu, với kết quả cho thấy Tổng thống giành chiến thắng với khoảng hơn 2500 phiếu bầu.

Ngoại trưởng Benson nói rằng kết quả kiểm phiếu không chính xác ban đầu đã nhanh chóng được xác định và được làm lại cho đúng, và ngay cả nếu như có sai thì điều này cũng đã được phát hiện sau đó, trong quy trình kiểm tra vốn được áp dụng để xác định những lỗi sai phạm như vậy.

Bà nói thêm: “Không có bằng chứng nào cho thấy lỗi của người dùng này xuất hiện ở những nơi khác trong bang.”

Ông Hannity cũng nêu ra những vấn đề tiềm ẩn tại Bang Georgia, nơi các máy của Dominion được sử dụng rộng rãi – tuy nhiên Ngoại trưởng Georgia nói rằng dẫu có một số chậm trễ trong việc báo cáo kết quả nhưng phần mềm của máy đã kiểm phiếu chính xác và báo cáo chính xác về các lá phiếu thu được tại bang này.

Dominion Voting Systems đã ra thông cáo trong đó nói: “Các tuyên bố về việc Dominion tráo đổi hoặc xóa bỏ phiếu bầu là sai 100%.”

Trump: “Cực Tả sở hữu Dominion Voting Systems.”

Thực tế: Điều này không đúng – công ty này không thuộc sở hữu của “Cực Tả”. Hãng trong quá khứ đã đóng góp tiền cho cả Dân chủ và Cộng hòa.

Không rõ là ông Trump định nhắc tới ai khi ông nói về quyền sở hữu thuộc về “Cực Tả”.

Có lẽ ông nhắc tới các tin đồn lan truyền trên mạng rằng công ty này có những mối quan hệ với gia đình Clinton và các chính trị gia khác của đảng Dân chủ, trong đó có Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.

Một điều quan trọng cần làm rõ là sự khác biệt giữa quyền sở hữu trực tiếp đối với Dominion như tuyên bố của ông Trump, với việc công ty có các khoản đóng góp cho các mục đích nhân đạo hoặc vận động hành lang.

Dominion đã từng quyên tiền phục vụ các lợi ích của cả đảng Cộng hòa lẫn đảng Dân chủ, nhưng chuyện một công ty làm như thế để vận động hành lang nhằm đạt được các hợp đồng với chính phủ không phải là điều hiếm gặp.

Dominion Voting ra thông cáo nói họ là một công ty phi đảng phái tại Hoa Kỳ, và không có quan hệ sở hữu với bất kỳ thành viên nào của gia đình bà Pelosi hay Sáng kiến Toàn cầu Clinton.

Quỹ Clinton cũng ra thông cáo, trong đó nói rằng quỹ “chưa bao giờ nắm giữ bất kỳ cổ phần nào trong Dominion Voting Systems; chúng tôi chưa bao giờ liên quan tới hoạt động của công ty này; và chúng tôi xác nhận rằng chúng tôi hiện đang không hợp tác với nhau”.

Tuy nhiên, Dominion từng tài trợ cho Quỹ Clinton hồi 2014 và đã cam kết hỗ trợ nhân đạo cho quỹ này, nhằm đem công nghệ kiểm phiếu tới cho các nước nghèo.

Công ty này cũng từng tài trợ cho Ủy ban Thượng viện do ông Mitch McConnell lãnh đạo, với phe Cộng hoà chiếm đa số.

Đã có những đồn đoán về việc cựu chánh văn phòng của bà Pelosi là Nadeam Elshami nay đang được Dominion tuyển dụng, nhưng hãng này cũng tuyển các nhân viên trước đây từng làm việc cho đảng Cộng Hòa.

Các cáo buộc về sự liên quan tới Dominion cũng lan ra để nhắm tới cả các thành viên trong nhóm làm việc, chuẩn bị cho công tác chuyển đổi của tổng thống đắc cử Biden.

Các post đăng trên mạng xã hội nói rằng Peter Neffenger, một tình nguyện viên trong nhóm của ông Biden, là chủ tịch của một công ty con của Dominion, Smartmatic.

Ông là chủ tịch của Smartmatic, nhưng đó là đối thủ chứ không phải là công ty con của Dominion.

Trump: Các máy kiểm phiếu “đã bị Texas và nhiều nơi khác từ chối, bởi chúng không đủ tốt, cũng không đảm bảo an toàn.”

Thực tế: Đúng là Texas đã không cấp giấy chứng nhận cho các máy này. Cách làm của Texas khác với các bang khác.

Chính quyền liên bang Hoa Kỳ ra hướng dẫn về việc xác nhận máy kiểm phiếu, có nghĩa là đưa ra một tiêu chuẩn chung trên toàn quốc.

Tuy nhiên, Texas ra những quy định bổ sung, và theo đó thì các máy của Dominion không đáp ứng đủ. Chẳng hạn như bang này yêu cầu mỗi phiếu bầu cần phải mang một dãy số riêng để có thể được truy lại dấu vết khi cần.

Không phải tất cả các bang đều đánh số riêng trên các phiếu bầu, chẳng hạn như California, do có quan ngại về việc vi phạm quyền riêng tư của cử tri.

“Nếu quý vị cấm việc sử dụng các số riêng cho từng phiếu bầu là quý vị bảo vệ mạnh mẽ quyền riêng tư của cử tri. Nhưng mặt khác, quý vị lại nhượng bộ trước biện pháp an ninh khiêm tốn nhất,” Dan Wallach, khoa học máy tính tại Rice University ở Texas và là một cố vấn về việc áp dụng các hướng dẫn quốc gia đối với máy kiểm phiếu, nói.

Những quy định và hướng dẫn này ở mỗi bang đều có những khác biệt lớn, nhưng cơ quan quản lý an ninh mạng của chính phủ Hoa Kỳ đã bày tỏ sự tin tưởng vào các máy kiểm phiếu được sử dụng trên toàn quốc.

“Không có bằng chứng nào cho thấy bất kỳ hệ thống kiểm phiếu nào xóa bỏ hay làm mất phiếu bầu, làm thay đổi phiếu bầu hay có những thiếu sót dưới bất kỳ hình thức nào khác.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54974864

Ca dao thời xhcn

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Còn đâu cái khác mà khen bây giờ.

Trái tim em chỉ hai lần mở cửa,

Đón anh vào và tống cổ anh ra.

Vũ trường là chốn ăn chơi,

Chí Hòa là chốn nghỉ ngơi giang hồ.

Tại sao kết quả bầu cử năm 2020 lại mất nhiều thời giờ đến thế?

Giả định: Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng việc kiểm phiếu sau Ngày Bầu Cử là một hình thức gian lận và phải dừng việc kiểm phiếu lại. Ông cũng tuyên bố mình là người chiến thắng.

Thẩm định: Giả định này SAI. Thông thường trong một cuộc bầu cử tổng thống, các lá phiếu sẽ mất nhiều ngày, hoặc nhiều tuần, để được đếm đầy đủ. Ngoài ra, mặc dù các đài tin tức trên TV có thể tuyên bố người chiến thắng vào Đêm Bầu Cử, tuyên bố của họ dựa vào tỷ lệ phần lớn phiếu bầu đã được tính. Nhưng cho Cuộc Bầu cử năm 2020, các lá phiếu sẽ mất nhiều thời gian hơn để được tính, đặc biệt là ở các tiểu bang nhiều tranh chấp như Michigan, Wisconsin và Pennsylvania do họ chỉ bắt đầu đếm các phiếu bầu sớm và bầu bằng thư vào ngày 3 tháng 11. Vào ngày 7 tháng 11, Joe Biden đả được tuyên bố là người chiến thắng dự kiến ​​trong Cuộc Bầu cử năm 2020.

Vào sáng ngày 4 tháng 11, khi kết quả bỏ phiếu từ khắp nơi trên đất nước vẫn đang được đếm, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố chiến thắng và nói: “Chúng tôi đã sẵn sàng để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này. Thành thật mà nói, chúng tôi đã thắng cuộc bầu cử này.” Ông cũng gọi quá trình kiểm đếm vẫn đang diễn ra là “gian lận đối với công chúng Mỹ.” Ông cho biết chính quyền của ông sẽ kiện ở Tòa án Tối cao để phản đối kết quả bầu cử, nói rằng, “Chúng tôi muốn dừng tất cả việc đi bầu lại. Chúng tôi không muốn họ tìm thấy bất kỳ lá phiếu nào vào lúc 4 giờ sáng và đếm chúng luôn, OK?”

Ngược lại, Phó Tổng thống Pence, phát biểu ngay sau Trump, có giọng điệu cân nhắc hơn: “Trong khi các phiếu bầu tiếp tục được kiểm đếm, chúng tôi vẫn sẽ cảnh giác. Tôi, cũng như các bạn, thật sự tin rằng chúng ta đang trên con đường chiến thắng và chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ tuyệt vời trở lại”.

Lúc Trump phát biểu, cả ông và cựu Phó Tổng thống Joe Biden đều không đạt được 270 phiếu đại cử tri cần thiết để đắc cử. Trump đưa ra tuyên bố dựa theo số phiếu bầu đã đếm lúc đó nói ông đang dẫn đầu ở Georgia, Pennsylvania, và Michigan. Nhưng vẫn còn hàng trăm nghìn lá phiếu chưa được đếm ở mỗi tiểu bang đó. Kết quả là cả Biden và Trump đều không được dự đoán là người chiến thắng ​​ở các tiểu bang đó.

Trump dường như đang đánh đồng việc đếm số phiếu sau ngày bầu cử với việc bỏ phiếu sau ngày bầu cử. Điều này là sai. Không lá phiếu nào được bỏ sau Ngày Bầu Cử. Nhưng việc đếm phiếu sẽ luôn diễn ra sau Ngày Bầu cử.

Mỗi tiểu bang có các quy tắc riêng về thời điểm các văn phòng bầu cử địa phương nhận phiếu bầu gửi bằng thư. Tại 22 tiểu bang và Quận Columbia, những lá phiếu gửi bằng thư được đóng dấu bưu điện trước ngày 3 tháng 11 nhưng đến sau Ngày Bầu Cử vẫn được tính. Tại California, các lá phiếu gửi bằng thư có thể đến trễ nhất vào ngày 20 tháng 11. Và tính đến ngày 3 tháng 11, Bộ Tư pháp ước tính có thể vẫn còn 300,523 lá phiếu gửi bằng thư chưa đến được tay các quan chức bầu cử do sự chậm trễ của Bưu điện Hoa Kỳ (USPS).

Thời điểm bắt đầu quá trình đếm phiếu cũng khác nhau theo từng tiểu bang. Có 27 tiểu bang sẽ bắt đầu đếm phiếu bầu qua thư, phiếu vắng mặt hoặc phiếu được bỏ sớm trước Ngày Bầu Cử. Có 20 tiểu bang bắt đầu đếm những loại phiếu này khi nào các văn phòng bầu cử nhận được chúng (với một số khác biệt và ngoại lệ tuỳ theo quận hạt). Nhưng ở ba tiểu bang nhiều tranh chấp quan trọng—Pennsylvania, Wisconsin, và Michigan—các phiếu bầu bỏ sớm sẽ không được đếm cho đến ngày 3 tháng 11.

Tất cả những khác biệt này là lý do các lá phiếu đến trễ hơn vẫn có thể được đếm và tại sao một số tiểu bang báo cáo tổng số phiếu bầu của mình sớm hơn các tiểu bang khác. Thêm vào đó, phiếu bầu của người Mỹ ở nước ngoài (bao gồm cả quân nhân) cũng thường được tính sau Ngày Bầu Cử.

Nhưng năm 2020 là một năm bầu cử khác thường vì một lý do khác: Đại dịch COVID-19 khiến nhiều cử tri chọn bỏ phiếu bằng thư nhiều hơn bất kỳ các năm nào khác. Nhiều cử tri đã bỏ phiếu sớm vào năm 2020 hơn so với các cuộc bầu cử trước đó, gần 36 triệu người bỏ phiếu sớm và hơn 65 triệu người bỏ phiếu bằng thư.

Trong những năm trước, ngay cả khi một người chiến thắng được tuyên bố bởi đài truyền hình như NBC hay Fox, kết quả chỉ được xác nhận và chính thức chứng nhận nhiều tuần sau đó. Trong cuộc Bầu Cử năm 2016, thông số kiểm phiếu cuối cùng chỉ được công bố vào tháng 12 năm đó.

Giới bỉnh bút truyền thông, cấp tiến lẫn bảo thủ, đều đồng loạt chỉ trích tuyên bố chiến thắng quá sớm của Trump. Ben Shapiro phía bảo thủ tweet: “Không, Trump chưa thắng cử, và ông ấy thật vô trách nhiệm khi nói là mình đã thắng.”

Trong một tuyên bố chính thức, người quản lý chiến dịch tranh cử của Biden là Jen O’Malley Dillon nói những chiêu thức ngăn chặn quá trình kiểm phiếu của Trump là “một nỗ lực trắng trợn để tước quyền dân chủ của công dân Mỹ.” Bà cũng nói là “việc đếm phiếu sẽ không dừng lại. Nó sẽ tiếp tục cho đến khi mọi phiếu bầu hợp lệ đã được tính. Bởi vì đó là những gì luật pháp của chúng ta—luật bảo vệ quyền bầu cử theo hiến pháp cho mọi người Mỹ—đòi hỏi.”

O’Malley Dillon cũng cho biết, “Nếu tổng thống làm theo lời đe dọa của mình là ra tòa để ngăn chặn việc kiểm phiếu, chúng tôi có một đội pháp lý sẵn sàng được triển khai để chống lại hành động này.”

Theo Ủy viên của Ủy ban Bầu cử Liên bang (FEC) Ellen Weintraub: “Tất cả những thông tin trong Đêm Bầu Cử chỉ là dự đoán của các mạng truyền hình. Chúng ta không bao giờ có kết quả chính thức trong Đêm Bầu Cử. Đếm phiếu bầu—tất cả các phiếu—là cách thích hợp, đúng đắn và rất hợp pháp để xác định ai đắc cử.”

Kết luận: Giả định của Trump rằng việc kiểm phiếu sau Ngày Bầu Cử là gian lận là SAI. Tiến trình dân chủ của nước Mỹ phụ thuộc vào việc đếm từng lá phiếu. Bất kỳ hành động gây cản trở nào là phạm luật. Vào ngày 7 tháng 11, Joe Biden đả được tuyên bố là người chiến thắng dự kiến ​​trong Cuộc Bầu cử năm 2020 bởi các tổ chức tin tức lớn, bao gồm CNN, Fox News, và New York Times.

https://vietfactcheck.org/2020/11/04/tai-sao-ket-qua-bau-cu-nam-2020-lai-mat-nhieu-thoi-gio-den-the/

Có gian lận bầu cử trong kỳ bầu cử 2020 hay không?

Giả định: Joe Biden đã được công nhận là Tổng Thống Đắc Cử của Hoa Kỳ, nhưng tổng thống Donald Trump từ chối chịu thua trong kỳ bầu cử và nói rằng chiến thắng của Biden là do gian lận bầu cử rộng rãi.

 Thẩm định: Giả định này SAI. Các viên chức bầu cử ở tất cả 50 tiểu bang cũng như Cục An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ đã nói kỳ bầu cử 2020 là “kỳ bầu cử nà toàn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.” Để Trump có thể thắng trong Kỳ Bầu Cử 2020, ông cần ít nhất là 38 phiếu đại cử tri, và ít nhất là 80,000 phiếu phổ thông từ nhiều tiểu bang. Trump đã nộp 21 đơn kiện đòi hủy bỏ kết quả bầu cử tại nhiều tiểu bang, viện lý do gian lận bầu cử. Cho đến nay, 15 trong số đó đã bị tòa từ chối thụ lý do thiếu chứng cứ gian lận bầu cử.

Vào ngày 7 Tháng 11, 2020, Joe Biden đã được công nhận là Tổng Thống Đắc Cử của Hoa Kỳ bởi các kênh truyền thông chính gồm  Fox News, CNN, và MSNBC. Không lâu sau đó, các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới—như Canada, Anh, Pháp, và Đức—đã gọi cho Biden để chúc mừng chiến thắng của ông.

Trong khi đó, Tổng Thống Trump đã từ chối công nhận kỳ bầu cử và nói trên Twitter rằng, “Ông ta [Biden] thắng vì Kỳ Bầu Cử đã bị Lũng Loạn. NHỮNG NGƯỜI XEM VÀ THEO DÕI ĐẾM PHIẾU KHÔNG được cho vào, phiếu bầu được đếm bằng công ty của Giới Cực Tả, Dominion, với uy tín tệ hại & và máy móc vô giá không đủ điều kiện cho Texas (nơi tôi thắng áp đảo!), Truyền Thông Giả Tạo & Câm Lặng, & hơn nữa!”

Trump nói đúng; ông thắng tiểu bang Texas, Và trong đêm bầu cử, khi kết quả kiểm phiếu dần được thông báo, Trump có vẻ như dẫn trước Biden. Đó là vì các tiểu bang quan trọng như Michigan, Pennsylvania, và Wisconsin, phiếu được bỏ trực tiếp vào ngày 3 tháng 11 được thông báo trước. Phiếu được gửi qua thư được đếm và thông báo sau. Có nghĩa là vào ngày 3 tháng 11, Trump dẫn trước Biden tại các tiểu bang đó, nhưng khi ngày càng nhiều các phiếu gửi qua thư được đếm thì Biden có lợi thế hơn.

Ngược lại, tại các tiểu bang như Florida và Texas, phiếu bỏ qua thư được đếm trước, có nghĩa là Biden dẫn trước sớm vào buổi tối. Các tiểu bang đó sau đó được dự đoán Trump thắng khi phiếu bỏ trong ngày được đếm.

Trong Kỳ Bầu Cử 2020, một con số kỷ lục 65 triệu người đã bỏ phiếu qua thư, có nghĩa là cần nhiều thời gian hơn để đếm và kiểm phiếu qua thư.

Để thắng trong Kỳ Bầu Cử 2020 Trump phải thắng Biden tại phần lớn trong số 15 tiểu bang tranh chấp. Biden đã thắng 9 tiểu bang, quan trọng nhất trong số đó là Pennsylvania, Georgia, Wisconsin, Michigan, Nevada, và Arizona.

Hiện nay, Biden đang dẫn trước Trump với 82,129 phiếu tại Pennsylvania; 12,275 phiếu tại Georgia; 10,457 phiếu tại Arizona; 20,546 phiếu tại Wisconsin; 33,596 phiếu tại Nevada; và 155,629 phiếu tại Michigan. Để Trump có thể thắng trong Kỳ Bầu Cử 2020, ông cần ít nhất là 38 phiếu đại cử tri, và ít nhất là 80,000 phiếu phổ thông—trên nhiều tiểu bang.

Đơn Kiện

Để đảo ngược kết quả kỳ bầu cử 2020, Trump phải chống lại kết quả tại nhiều tiểu bang. Để làm điều này ông đang đệ đơn kiện để vô hiệu hóa các phiếu được bỏ tại các tiểu bang đó. Trump đã nộp 21 đơn kiện tại Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, Wisconsin, và Pennsylvania. Các đơn kiện nói rằng có các trường hợp một người bỏ phiếu hai lần, những người không phải công dân bỏ phiếu và người đã chết đi bỏ phiếu. Cho đến ngày 19 tháng 11, 16 đơn kiện đã bị từ chối thụ lý do thiếu bằng chứng. Sáu vụ kiện vẫn còn đang diễn ra.

Trong một vụ kiện tại Pennsylvania, nhóm của Trump cáo buộc rằng những người theo dõi phiếu bầu thuộc Đảng Cộng hòa không được phép vào khu vực đếm phiếu tại Philadelphia. Đứng trước tòa, luật sư của Trump thừa nhận rằng những người theo dõi khu vực bầu cử thuộc Đảng Cộng hòa thật sự là có mặt nhưng đứng quá xa. Thẩm phán đã yêu cầu ủy ban bầu cử của thành phố cho phép những người này đứng gần nơi đếm hơn (quá trình đếm phiếu của Philadelphia cũng được truyền trực tuyến trên Youtube).

Hai công ty luật đại diện cho chiến dịch của Trump đã tuyên bố họ sẽ không đại diện cho Trump trong các vụ kiện liên quan đến gian lận bầu cử nữa.

Dominion

Trump cũng cáo buộc rằng một phần mềm kiểm phiếu tên Dominion tạo ra gian lận. Ông đã tweet: “Dominion đã xóa 2,7 triệu phiếu bầu cho Trump trên toàn quốc. Phân tích dữ liệu cho thấy 221,000 phiếu bầu ở Pennsylvania chuyển lựa chọn trên phiếu từ Tổng thống Trump sang Biden.” Tuyên bố này dường như bắt nguồn từ One America News Network — một mạng lưới cực hữu ủng hộ Trump.

Một nhóm các quan chức bầu cử liên bang, tiểu bang và địa phương đã phản bác các tuyên bố của Trump. Nhóm này, bao gồm Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng của Bộ An ninh Nội địa và Hiệp hội Quốc gia của các Giám đốc Bầu cử Tiểu bang, đã đưa ra một tuyên bố nói Kỳ Bầu Cử 2020 là “an toàn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.”

“Không có bằng chứng cho thấy bất kỳ hệ thống bỏ phiếu nào đã xóa hoặc đánh mất phiếu bầu, thay đổi phiếu bầu hoặc bị xâm phạm dưới bất kỳ hình thức nào,” nhóm này cho biết trong một tuyên bố.

Kiểm Lại Phiếu

Các tiểu bang mà Trump đang tranh cử đều sử dụng phiếu giấy mà sau đó sẽ được một máy đếm qua. Việc kiểm lại sẽ dễ dàng tìm thấy bất kỳ bất đồng nào. Georgia đả kiểm lại từng lá phiếu, đếm và thống kê bằng tay. Đây không phải là hành động của Trump. Tại Georgia, nếu tỉ lệ chênh lệch giữa hai ứng cử viên là dưới 0,5% thì tiểu bang sẽ tự động kiểm lại phiếu. Vào ngày 19 tháng 11, Georgia đã hoàn thành việc kiểm lại phiếu, và Biden vẫn là người chiến thắng trong tiểu bang.

Chiến dịch tranh cử của Trump có thể yêu cầu kiểm lại phiếu ở bất kỳ tiểu bang nhiều tranh chấp nào. Họ đã yêu cầu kiểm lại một phần phiếu tại hai quận tập trung nhiều người theo Đảng Dân chủ tại tiểu bang Wisconsin.

Tại Mỹ, mỗi tiểu bang đưa ra các quy tắc và quy trình bầu cử. Tờ New York Times đã gọi các văn phòng bầu cử ở các tiểu bang và không tìm thấy bằng chứng về gian lận quy mô lớn ở bất kỳ tiểu bang nào. Frank LaRose, ngoại trưởng tiểu bang Ohio thuộc Đảng Cộng hòa, cho biết: “Dựng lên những điều sai sự thật về bầu cử là một khả năng rất nhân tính.” Trump thắng bang Ohio. “Các thuyết âm mưu và tin đồn và tất cả những gì tương tự hiện đang tràn lan mọi nơi.”

Các quan chức nói rằng đã có những trường hợp riêng lẻ cử tri bỏ phiếu hai lần hoặc trục trặc kỹ thuật—những điều cuộc bầu cử nào cũng có. Nhưng họ cũng đồng ý rằng không có sai sót nào hay việc kiểm lại phiếu sẽ cho Trump hàng chục nghìn phiếu bầu ông đang cần để thắng Kỳ Bầu Cử 2020.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia của Trump John Bolton nói trên ABC News rằng: “Trump đã thua kỳ bầu cử và những tuyên bố của ông về gian lận bầu cử là vô căn cứ. Thực tế chúng ta đang thấy là các vụ kiện ở tất cả các tiểu bang nhiều tranh chấp gặp thất bại liên tục.”

Tính đến ngày 19 tháng 11 năm 2020, Biden được dự đoán sẽ nhận được 306 phiếu đại cử tri và Trump là 232. Về số phiếu phổ thông, Biden hiện đang dẫn trước Trump 5,920,016 phiếu. Tổng số phiếu đã được tính là 79,537,684. Nhiều tiểu bang vẫn đang xác nhận kết quả kiểm phiếu của Kỳ Bầu Cử năm 2020.

Bảo vệ Kết quả Bầu c

Vì cuộc bầu cử 2020 xảy ra giữa đại dịch, số lượng lá phiếu bầu bằng thư sẽ ở mức kỷ lục. Sẽ mất thời gian để đếm những lá phiếu này. Các tiểu bang có đến ngày 8 tháng 12 để chứng nhận các lá phiếu. Do đó, có thể chúng ta sẽ không biết kết quả bầu cử trong nhiều ngày hay cả nhiều tuần sau đó.

Nền dân chủ chỉ tồn tại nếu chúng ta đếm tất cả mọi lá phiếu, bất kể lâu hay mau, và tôn trọng kết quả bầu cử. Mỗi lá phiếu phải được đếm; đây là nền tảng của dân chủ. Chúng ta đứng về phía dân chủ và các giá trị nó biểu tượng: quyền đi bầu phiếu, quyền lực của lá phiếu, và chuyển giao quyền lực trong trật tự.

Nếu chính quyền Trump tìm cách làm mất uy tín của thủ tục đếm phiếu hoặc Trump tuyên bố thắng cử sớm trước khi mọi lá phiếu được đếm, chúng ta phải đối phó nhanh chóng và phải cùng nhau hành động. Chúng ta phải xuống đường trong ôn hòa và đòi hỏi các vị dân cử cam kết đếm tất cả mọi lá phiếu. Nền dân chủ của chúng ta lệ thuộc vào đó.

Hãy hành động tại   www.protecttheresults.com

Trump Có Thể Đánh Cắp Kết Quả Bầu Cử Như Thế Nào?

Zack Malitz, đồng tác giả của “The Count Guide”

Nếu Donald Trump thua, một mối nguy có thể thành hiện thực là ông sẽ đảo lộn kết quả và cướp lấy cuộc bầu cử. Chúng ta có thể đoán một cách chắc chắn Trump sẽ làm điều này như thế nào. Đây không phải là một thuyết âm mưu. Trump đã liên tục cho chúng ta biết là ông sẽ từ chối kết quả bầu cử nếu thua:

“Mọi chuyện cuối cùng sẽ là một cuộc bầu cử gian lận hoặc sẽ không bao giờ có kết quả. Họ sẽ phải bầu lại.”

“Cách duy nhất họ có thể thắng chúng ta là nếu đây là một cuộc bầu cử gian lận.”

“Tôi không muốn có một cuộc bầu cử lừa gạt. Cuộc bầu cử này sẽ là cuộc bầu cử gian lận nhất trong lịch sử.” – Donald Trump

Điều này nghe có vẻ bất khả thi, nhưng bất hạnh thay, hệ thống bầu cử của chúng ta có thiết kế kém cỏi và dễ bị tấn công bởi một kẻ với tham vọng chuyên quyền như Donald Trump.

Quy trình là như sau: Sẽ có hai lần kiểm phiếu xác định ai thắng cử tổng thống. Lần đầu tiên sẽ đếm phiếu của cử tri và diễn ra từ nay cho đến ngày 8 tháng 12. Tuy không có hạn chót rõ ràng để các tiểu bang đếm hết phiếu của cử tri, nhưng luật liên bang có tạo động lực lớn để các tiểu bang hoàn tất việc này vào ngày 8 tháng 12. Lần thứ hai sẽ đếm phiếu của chính các đại cử tri. Khi bỏ phiếu cho một ứng cử viên tổng thống là quý vị đang bỏ phiếu cho một nhóm đại cử tri — những người thật sự bỏ phiếu để bầu tổng thống. Số 538 đại cử tri này — gọi chung là đại cử tri đoàn — sau đó sẽ bầu chọn tổng thống.

Các đại cử tri của mỗi tiểu bang sẽ họp tại tiểu bang của họ vào ngày 14 tháng 12. Họ bỏ phiếu cho tổng thống và đưa kết quả của số phiếu cho Quốc hội. Sau đó, vào ngày 6 tháng 1, Quốc hội mới được bầu lên — không phải là Quốc hội hiện tại — sẽ kiểm phiếu của các đại cử tri. Con số Quốc hội đếm ra mới thật sự xác định ai là tổng thống. Nếu Trump tìm cách đánh cắp chức vụ tổng thống, ông sẽ làm điều đó bằng cách tạo cản trở cho cả hai lần kiểm phiếu này. Trong khoảng thời gian từ ngày bầu cử đến ngày 14 tháng 12, chúng ta nên chuẩn bị cho trường hợp Trump và các đồng minh sẽ gián đoạn việc kiểm phiếu và cố trì hoãn cho đến lúc cử tri đoàn họp vào ngày 14 tháng 12.

Chiến dịch vận động của ông có thể sẽ kiện tụng qua thủ tục pháp lý và hành chính để chống các lá phiếu. Chúng ta có thể sẽ thấy các lực lượng dân quân theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng có vũ trang trực tiếp ngăn chặn các hội đồng bầu cử kiểm phiếu. Trump thậm chí có thể ra lệnh cho các đặc vụ liên bang thu giữ phiếu bầu hoặc ngừng kiểm phiếu ở một số nơi. Gây hỗn loạn, trì hoãn việc kiểm phiếu và ngăn cản không cho đếm hết phiếu bầu trước khi cử tri đoàn họp vào ngày 14 tháng 12 đều nhằm vào mục đích gieo nghi ngờ về tính hợp pháp của cuộc bầu cử với công chúng .

Đây là lúc đảng Cộng hòa sẽ ra tay. Thông thường, thống đốc tiểu bang có trách nhiệm chứng nhận ứng cử viên nào được bổ nhiệm vào cử tri đoàn dựa theo ai giành được số phiếu phổ thông trong tiểu bang đó. Đây là thời điểm cuộc khủng hoảng hiến pháp có thể bắt đầu.Các cơ quan lập pháp của Đảng Cộng hòa tại các tiểu bang tranh chấp quan trọng như Michigan, Wisconsin và Pennsylvania — mỗi tiểu bang này đều có thống đốc Đảng Dân chủ và cơ quan lập pháp bang do Đảng Cộng hòa kiểm soát — có thể tuyên bố là cuộc bầu cử đã bị ô uế do gian lận, việc kiểm phiếu chính xác là bất khả thi và Trump là người chiến thắng chính đáng.

Quốc hội tiểu bang sau đó có thể bỏ phiếu để chỉ định trái phép một nhóm đại cử tri thứ hai ủng hộ Trump để cùng bỏ phiếu với nhóm đại cử tri theo Biden đã được chỉ định hợp pháp vào ngày 14 tháng 12. Điều này sẽ dẫn đến việc tiểu bang gửi Quốc hội hai phiếu bầu trái ngược nhau.

Điều này nghe xa vời nhưng đã từng xảy ra. Vào năm 1876, bốn tiểu bang đã gửi nhiều nhóm đại cử tri đối nghịch đến Quốc hội trong cuộc bầu cử giữa đảng viên Dân chủ Samuel Tilden và đảng viên Cộng hòa Rutherford B. Hayes. Một cuộc khủng hoảng hiến pháp lớn đã xảy ra. Sau nhiều lần đàm phán kéo dài chỉ kết thúc vài ngày trước lễ nhậm chức, hai bên tiến đến một thỏa hiệp chính trị để xác định người chiến thắng. Hayes của Đảng Cộng hoà đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống để đổi lấy việc rút quân binh liên bang khỏi miền Nam, kết thúc thời kỳ Tái Thiết và bắt đầu một thế kỷ với hệ thống luật kỳ thị Jim Crow.

Nếu một tiểu bang gửi hai nhóm đại cử tri đến Quốc hội, Quốc hội phải xác định đại cử tri nào được tính, đại cử tri nào bị loại bỏ. Nếu điều này xảy ra và kết quả cuộc bầu cử tổng thống sẽ do

một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội quyết định, chúng ta có thể chắc chắn rằng Đảng Cộng hòa sẽ làm mọi điều trong khả năng của họ để giúp Trump dành chiến thắng vào ngày 6 tháng 1.

Họ sẽ làm điều này ngay cả nếu vi phạm các quy tắc chính trị và thậm chí cả luật pháp. Những gì chúng ta đang bàn đến không phải là một cuộc bầu cử — mà là một cuộc đảo chính. Chúng ta sẽ phải đấu tranh để cứu lấy nền dân chủ. Điều lạc quan ở đây là nếu Trump tìm cách đánh cắp cuộc bầu cử, chúng ta có thể cản trở việc này nếu hành động một cách dứt khoát. Nếu Trump muốn đánh cắp cuộc bầu cử, chúng ta cần biểu tình với đám đông hàng chục triệu người, và tiếp tục biểu tình đến khi Trump nhượng bộ và rời Nhà Trắng.

Một cuộc bầu cử có tranh chấp sẽ không phải là một cuộc chiến pháp lý. Đây là một cuộc chiến về ý chí chính trị, và chúng ta cần chứng minh rằng người Mỹ không chấp nhận một cuộc đảo chính và sẽ sẵn lòng chiến đấu để bảo vệ Hiến pháp.

Nhưng chỉ biểu tình phản đối thì không đủ. Các đảng viên Dân chủ được bầu cần phải làm phần việc của họ. Các tiểu bang tranh chấp chính, bao gồm Pennsylvania, Wisconsin và Michigan có thống đốc Dân chủ và hiện đảng Dân chủ nắm Hạ viện Mỹ. Đảng Dân chủ cũng có thể thắng đa số trong Thượng viện Mỹ lần bầu cử này. Điều này cho phép Đảng Dân chủ sức mạnh để ngăn chặn Trump nếu họ xem đây là một cuộc chiến chính trị sinh tử để cứu lấy nền dân chủ.

Các đảng viên Dân chủ phải làm ba điều cụ thể:

Đầu tiên, Joe Biden không được nhượng bộ trừ khi và cho đến khi mọi phiếu bầu đã được kiểm đếm và việc Trump là người chiến thắng hợp pháp trở nên rõ ràng. Biden phải sẵn sàng đưa cuộc tranh chấp đến tận Quốc hội.

Thứ hai, nếu Trump ngăn không cho tất cả các phiếu bầu được đếm hoặc nếu các cơ quan lập pháp của Đảng Cộng hòa chỉ định trái phép các đại cử tri theo Trump, các thống đốc Đảng Dân chủ phải sẵn sàng bổ nhiệm các đại cử tri theo Biden.

Thứ ba, các đảng viên Dân chủ trong Quốc hội cần làm mọi điều cần thiết để ngăn đảng Cộng hòa tính phiếu bầu của các đại cử tri bất hợp pháp theo Trump, đến mức hoặc kể cả việc đóng cửa Quốc hội và không đếm phiếu đại cử tri đoàn.

Nếu quý vị muốn biết thêm, hãy truy cập www.thecountguide.com. Becky Bond, Brandon Evans và tôi vừa phát hành một hướng dẫn toàn diện về những gì Trump có thể làm để đánh cắp cuộc bầu cử và những gì chúng ta có thể làm để ngăn chặn điều này. Cách duy nhất Trump có thể đánh cắp cuộc bầu cử này là nếu chúng ta cho phép nó xảy ra. Nếu chúng ta chịu đấu tranh cho nền dân chủ, chúng ta sẽ chiến thắng.

Để tìm hiểu thêm, xin vào trang này:

VietFactCheck: Tại sao kết quả bầu cử năm 2020 lại mất nhiều thời giờ đến thế?

VietFactCheck: Bó phiếu bằng thư có an toàn hay không?

VietFactCheck: Có đúng là thành viên Đảng Cộng hòa đã đặt thùng bỏ phiếu trái phép ở California không?

VietAmVote: Câu Hỏi Thường Gặp Về Bầu Cử Tổng Thống

Quan hệ đối tác

Bảo vệ Kết quả Bầu cử (Protect the Results) là một nỗ lực có tổ chức được hơn 170 hội đoàn khắp Hoa Kỳ phối hợp. Danh sách các tổ chức này được ghi tại protecttheresults.com.

https://www.pivotnetwork.org/baove

VIETFACTCHECK LÀ GÌ:

VietFactCheck (Việt Kiểm Tin) là một chương trình của PIVOT – Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến. Chúng tôi là một nhóm tình nguyện viên từ khắp nơi trên nước Mỹ quan tâm đến sự thật.

SỨ MỆNH CỦA CHÚNG TÔI:

Cung cấp người Mỹ gốc Việt những bài viết đã được kiểm chứng cả ý lẫn nguồn, bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt, để chống lại làn sóng tin tức sai lệch trong cộng đồng trước thềm bầu cử tổng thống 2020.

CÁCH SỬ DỤNG TRANG NÀY:

Thứ nhất, Việt Kiểm Tin sẽ cung cấp cho quý vị thông tin dựa trên sự thật và đã được các tổ chức có tên tuổi kiểm chứng. Các bài viết tại đây vừa là nguyên tác và tổng hợp chọn lọc từ những nguồn khác. Điều này có nghĩa là một số bài viết sẽ là phân tích sâu sắc từ một thành viên, một số sẽ là tóm tắt từ những tổ chức đáng tin cậy khác. Do chúng tôi biết là dòng tin tức rất dồn dập và đến từ nhiều phía, các bài viết sẽ ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu. Chúng tôi coi trọng tính xác thực và việc dẫn trích nguồn rõ ràng.

Thứ hai, Việt Kiểm Tin sẽ cung cấp cho quý vị tiếp cận với nghệ thuật truyền tin trên mạng xã hội để phổ biến sự thật. Hãy theo chân chúng tôi ở đây và các tài khoản của chúng tôi trên mạng xã hội Twitter, Instagram, và Facebook.

Thứ ba, Việt Kiểm Tin sẽ cung cấp cho quý vị thông tin bằng hai ngôn ngữ Việt và Anh. Để loại bỏ các rào cản ngôn ngữ là chìa khóa để nhiều thế hệ trao đổi sự thật với nhau và trở thành những cử tri có hiểu biết.

https://vietfactcheck.org/gioi-thieu/

Luật Sư Của TT Trump Là Rudy Giuliani Đề Nghị Ai Đó Cắt Đầu Các Lãnh Đạo Dân Chủ

Chỉ vài giờ sau một cuộc họp báo lúng túng, luật sư riêng của Tổng Thống Donald Trump là Rudy Giuliani đã đề nghị rằng người nào đó nên “cắt đầu” các lãnh đạo Dân Chủ, theo báo USA Today cho biết hôm Thứ Sáu, 20 tháng 11 năm 2020.

Nói chuyện với người điều hợp của Fox News là Sean Hannity, Giuliani dùng cử chỉ rạch cổ họng sau khi đưa ra các tuyên bố không có căn cứ về tiến trình bầu cử, gồm thuyết âm mưu cho rằng một công ty Đức đã hợp tác với ban vận động Biden để “đưa ra” các phiếu bầu.

“Người nào đó phải cắt đầu,” theo Giuliani phát biểu như thế khi ông làm cử chỉ trên truyền hình đang chiếu, vào buổi tối Thứ Năm.

Các bình luận của ông ấy trong chương trình này giống với các tuyên bố sai mà ông đã nói trong cuộc họp báo hôm Thứ Năm, mà đã được tổ chức tại tổng hành dinh của Ủy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa tại Tòa Nhà Quốc Hội. Qua những lần đó, ông cho rằng ông có chứng cứ về “gian lận bầu cử” dù không thấy ông chứng mình điều đó.

https://vietbao.com/p114a305822/luat-su-cua-tt-trump-la-rudy-giuliani-de-nghi-ai-do-cat-dau-cac-lanh-dao-dan-chu

Các Chánh Án Đã Bác Đơn Kiện Về Bầu Cử Của Ban Vận Động Trump Tại Pennsylvania, Nevada, và Wisconsin

 Một chánh án Tòa Khu Vực Hoa Kỳ hôm Thứ Bảy, 21 tháng 11 năm 2020 đã bác bỏ một vụ kiện bởi ban vận động Trump cố vô hiệu hóa hàng triệu phiếu bầu bằng thư tại tiểu bang Pennsylvania, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Bảy.

“Các nguyên đơn yêu cầu Tòa này phải tước bỏ quyền của khoảng 7 triệu cử tri. Tòa này đã không thể phát hiện bất cứ trường hợp nào mà nguyên đơn đã tìm kiếm một biện pháp quyết liệt như thế trong cuộc tranh cử của cuộc bầu cử, xét về số lượng phiếu bầu tuyệt đối được yêu cầu để được vô hiệu hóa,” theo Chánh Án Khu

Vực Hoa Kỳ Matthew Brann đã viết hôm Thứ Bảy.

Chánh Án Brann đã khiển trách các luật sư ban vận động Trump không trình ra chứng minh thực sự nào cho việc tìm cách vô hiệu hóa quá nhiều phiếu bầu tại biểu bang chiến trường chính.

“Tại Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, điều này không thể biện minh cho việc tước quyền của một cử tri nào, chưa nói tới tất cả cử tri của tiểu bang đông dân thứ sáu. Người dân, luật pháp và các cơ chế của chúng ta đòi hỏi nhiều hơn nữa,” theo chánh án đã viết. “Tận cùng, các nguyên đơn đã thất bại trong việc đáp ứng trách nhiệm của họ để tuyên bố kiện mà có thể nhận được sự cho phép.”

Các quận trong tiểu bang đã có lịch trình chứng nhận các kết quả bầu cử của họ vào Thứ Hai.

Trong khi đó bản tin khác của CNN cho biết rằng một Chánh Án Khu Vực tại Nevada là Gloria Sturman hôm Thứ Sáu đã bác bỏ yêu cầu được đưa ra bởi một nhà hoạt động bảo thủ đòi ngưng việc chứng nhận vào tuần tới các kết quả bầu cử của tiển bang mà cho thấy Tổng Thống đắc cử Joe Biden đang dẫn đầu tại Nevada với hơn 33,000 phiếu.

Vụ kiện được đứng tên bởi nhà hoạt động bảo thủ Sharron Angele và tổ chức của bà, Election Integrity Project, chống lại Tổng Thư Ký Tiểu Bang Nevada Barbara Cegavske – là đảng Viên Cộng Hòa duy nhất giữ chức vụ này trong tiểu bang.

Ngoài ra một chánh án tại tiểu bang Wisconsin cũng đã bác bỏ nỗ lực của ban vận động Trump để quăng bỏ 60,000 lá phiếu mà các viên chức Bầu Cử tại Quận Dane của Wissonsi có Dân Chủ đa số đã bác bỏ yêu cầu từ ban vận động Trump quăng bỏ hàng chục ngàn lá phiếu bầu khiếm diện hôm Thứ Sáu khi tiểu bang bắt đầu việc đếm phiếu lại một phần.

2 quận lớn nhất của Wisconsin là Milwaukee và Dane đang thực hiện việc đếm lại phiếu sau khi ban vận động Trump đã kiến nghị một quận. Cả hai quận nói rằng họ sẽ đếm phiếu cho đến ngày 1 tháng 12, là hạn chót để tiểu bang chứng nhận các kết quả bầu cử.

https://vietbao.com/p114a305831/cac-chanh-an-da-bac-don-kien-ve-bau-cu-cua-ban-van-dong-trump-tai-pennsylvania-nevada-va-wisconsin

Cựu Thống Đốc Cộng Hòa New Jersey Chris Christie Tố Nhóm Luật Sư Của Trump Quấy Rối Quốc Gia

Một đồng minh trung thành của Donald Trump hôm Chủ Nhật, 22 tháng 11 năm 2020 nói rằng đã đến lúc để Tổng Thống chấm dứt trò chơi vô ích nhằm đảo ngược các kết quả của cuộc bầu cử, theo CNN tường thuật hôm Chủ Nhật.

Cựu Thống Đốc Tiểu Bang New Jersey Chris Christie nói rằng Trump đã thất bại để cung cấp chứng cứ gian lận, mà nhóm pháp lý của ông đã gây hỗn loạn và rằng đã đến lúc để đặt quốc gia lên trước nhất.

“Nếu quý vị có được chứng cứ của gian lận, thì hãy trưng bày nó ra,” theo Christie phát biểu trên Đài ABC, nơi ông đang là người cộng tác. Ông đã chê bai các nỗ lực được thực hiện bởi các luật sự của Tổng Thống để bôi nhọ các thống đốc Cộng Hòa là những người không đồng hành với các tuyên bố sai trái của Tổng Thống về sự phi pháp của cử tri.

“Một cách thẳng thắng, hành vi của nhóm pháp lý của Tổng Thống là sự quấy rối quốc gia,” theo ông nói, loại bỏ các cáo buộc của luật sư của Trump là Sidney Powell chống lại Thống Đốc Cộng Hòa Tiểu Bang Georgia Brian Kemp.

Georgia sẽ thực hiện việc đếm phiếu lại theo sau ban vận động Trump yêu cầu hôm Thứ Bảy, nhưng việc đếm phiếu lại chắc chắn không thay đổi được sự thua cuộc của ông ấy tại tiểu bang này. Tổng

Thống đắc cử Joe Biden, người đã được tuyên bố thắng cử hôm Thứ Sáu khi tiểu bang chứng nhận các kết quả, đã có 12,670 phiếu hay .2% nhiều hơn Trump tại Georgia.

“Đây là hành vi quá đáng được thực hiện bởi bất cứ một luật sư nào,” theo Christie phát biểu hôm Chủ Nhật, nói rằng các luật sư của Trump đã đưa ra những lời cáo buộc ngông cuồng trước công chúng

nhưng cho đến nay thì đã không nêu chúng ra trong tòa án, nơi có các hậu quả đối với việc đưa ra thông tin sai lầm.

“Họ cáo buộc gian lận bên ngoài tòa án, nhưng khi họ vào bên trong tòa, thì họ đã không bào chữa gian lận và họ không tranh cãi gian lận,” theo ông nói.

“Xin nghe cho kỹ,” Christie kết luận, “Tôi đã là một người ủng hộ Tổng Thống. Tôi đã bỏ phiếu hai lần cho ông ấy, nhưng các cuộc bầu cử có kết quả, và chúng ta không thể tiếp tục hành động như thể có điều gì đó đã xảy ra ở đây mà thật sự đã không xảy ra.”

“Nếu quý vị không muốn đến và trình ra chứng cứ, thì bắt buộc phải có nghĩa là chứng cứ không hiện hữu,” theo ông nói tiếp.

Vào cuối ngày Chủ Nhật, các luật sư của Trump gồm Rudy Giuliani và Jenna Ellis đã cố tránh xa Powell, nói rằng bà ấy “đang hành nghề luật riêng của bà.”

Tuyên bố của họ đến chỉ vài ngày sau khi Powell cùng với Giuliani và Ellis họp báo điên cuồng tại tổng hành dinh của Ủy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa và một tuần sau khi Tổng Thống tuyên bố trên Twitter rằng Powell tham gia vào nhóm luật sư.

https://vietbao.com/p114a305840/cuu-thong-doc-cong-hoa-new-jersey-chris-christie-to-nhom-luat-su-cua-trump-quay-roi-quoc-gia

Vui cười

Một cô nàng xinh đẹp và gợi cảm gọi một anh thợ tới nhà để sửa tivi. Sau khi sửa xong, cô gái trả tiền, liếc mắt tình tứ và thì thầm như rót mật vào tai anh ta:

– Tôi phải đưa ra…. một đề nghị bất thường với anh. Nhưng trước hết, tôi xin anh hãy hứa giữ bí mật chuyện này! 

Anh thợ chấp thuận ngay và theo cô gái vào phòng phía sau với một tâm trạng khấp khởi và hồi hộp.

Cô gái giải thích:

– Chồng tôi là một người đàn ông nhu nhược về thể chất, có thể gọi là bất lực trong chuyện này. Giờ đây, tôi là một người phụ nữ và anh là một người đàn ông….

Anh thợ xúc động hổn hển: 

– Vâng…. Vâng….!!

– Kể từ khi tôi nhìn thấy anh ở ngoài cửa tôi đã…. biết anh thích hợp với chuyện này. 

– Vâng…. Vâng….!!

Cô gái tiếp:

– Vậy anh có thể giúp tôi dời cái máy giặt này qua góc kia được không?

Từ sự lộng hành của truyền thông cánh tả, suy nghĩ về nguồn gốc của quyền lực chính trị ở Hoa KỳNguyên Vũ

Phải chăng truyền thông báo chí là cái gốc của quyền lực, đối với quyền lực chính trị nó có thể nhấc lên đặt xuống? Và tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong quá khứ có thể sử dụng truyền thông để tạo ra những cuộc vận động lũng đoạn xã hội Trung Quốc, còn với truyền thông cánh tả Mỹ hay phương Tây thì khó hơn nhiều?

Bộ máy truyền thông cánh tả Mỹ phát huy hết công suất để “một tay che Trời”

Cơn “động đất chính trị” ở Hoa Kỳ hiện nay vẫn chưa giảm rung chấn, thậm chí còn mạnh hơn lên. Một mặt, giới truyền thông cánh tả Hoa Kỳ – những tờ New York Times, CNN, CNBC, ABC, Washington Post, Wall Street Journal… đang chạy hết công suất để phát đi toàn thế giới về tuyên bố chiến thắng “ảo” của “tân Tổng thống tự phong” hay “Tổng thống truyền thông” Joe Biden; Những nhà lãnh đạo một số quốc gia và những người có ảnh hưởng không rõ vô tình hay cố ý, gửi lời chúc mừng “tân Tổng thống” Joe Biden; Những gã khổng lồ công nghệ Big Tech gia tăng kiểm duyệt bất cứ tin tức nào bất lợi cho phe Biden và đảng Dân Chủ; Chưa kể đến những tỷ phú bất lương kiêm “chuyên gia lật đổ” như George Soros và đồng bọn đang âm thầm trong bóng tối bài binh bố trận để lên những kế hoạch dự phòng khi ông Biden thất thế bằng cách tung tiền cho những tổ chức khủng bố cực tả như Antifa, Black Lives Matter (BLM) sẵn sàng gây bạo động…

Dường như cánh tả Mỹ cực kỳ tự tin vào khả năng dùng tin giả bao phủ Trái Đất khiến cho ai ai cũng tưởng rằng mọi sự thế là đã được an bài, việc đã rồi, chỉ có “kẻ bại trận điên khùng” là Tổng thống Trump ngoan cố chống trả, không chịu giao quyền lực như phép tắc phải thế. Họ hy vọng rằng “nói dối nghìn lần sẽ trở thành sự thật” như phương châm của Goebel – bộ trưởng tuyên truyền của Đức quốc xã; hoặc như người phương Đông có câu nói tương tự: “Chúng khẩu đồng từ, ông sư cũng chết”.

Joseph Goebbels – bộ trưởng tuyên truyền của Đức quốc xã, người nổi tiếng với câu nói “lời nói dối nghìn lần sẽ trở thành sự thật”.

Người dân các nước hoang mang không hiểu gì cả. Vì sao các nhà báo xứ sở cờ hoa xưa kia đã từng là những người có danh dự, có đạo đức và tôn trọng sự thật nay lại trở nên “đổi trắng thay đen”, “ăn không nói có”?

Phải chăng họ đã học hỏi phong cách truyền thông của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với quyền năng gieo tai giáng họa hay ban phúc phát tài?

Phải chăng truyền thông báo chí là cái gốc của quyền lực, đối với quyền lực chính trị nó có thể nhấc lên đặt xuống? Và tại sao ĐCSTQ trong quá khứ có thể sử dụng truyền thông để tạo ra những cuộc vận động lũng đoạn xã hội Trung Quốc, còn với truyền thông cánh tả Mỹ hay phương Tây thì khó hơn nhiều? Chúng ta sẽ theo dòng lịch sử để thử tìm cách lý giải vấn đề này.

Trung Hoa cổ đại và quyền lực của đấng Thiên tử

Trường An, kinh đô nhà Hán năm 196, thời Tam Quốc.

Lúc này là triều đại của Hán Hiến đế. Thực tế thì nhà Hán đã suy sụp lắm rồi. Vua Hiến đế thoát khỏi tặc thần Đổng Trác lại bị hai tên tướng cũ của hắn là Lý Thôi, Quách Dĩ khống chế. Nhân lúc chúng đánh lẫn nhau, các cận thần đưa ông đi trốn khỏi Trường An, tới Lạc Dương, đồng thời Hán Hiến Đế cho người gọi Tào Tháo đến bảo giá. Tào Tháo, một sứ quân có khí thế đang lên như mặt trời giữa Ngọ, lập tức nắm lấy cơ hội này để chính thức trở thành đệ nhất quyền thần của Hán Hiến đế. Ông ta thực hiện sách lược “O bế thiên tử để sai khiến chư hầu”. Những mệnh lệnh Tháo ban ra, những chiến dịch quân sự chinh phạt các sứ quân khác của ông trên danh nghĩa đều là phụng mệnh của Hán Hiến đế – phe chính thống và chính nghĩa.

Tào Tháo, một sứ quân có khí thế đang lên như mặt trời giữa Ngọ, lập tức nắm lấy cơ hội này để chính thức trở thành đệ nhất quyền thần của Hán Hiến đế.

Sau này Tào Tháo trở thành thừa tướng, rồi Ngụy Vương, chức vị cao đến tột đỉnh, chỉ thiếu điều làm vua, nhưng ông không soán ngôi nhà Hán để lên ngôi cửu trùng.

Một sứ quân khác là Lưu Bị, tự là Huyền Đức, cũng sử dụng chiêu bài chính thống. Ông luôn được coi là người thuộc Hoàng thất, so gia phả thì còn là chú của vua Hiến đế nên người đời còn gọi ông là Lưu Hoàng Thúc. Cũng vì thuộc hoàng thất, thuộc dòng chính thống, lại giương cao ngọn cờ “ủng Lưu phản Tào” nên ông được nhiều người ủng hộ theo phò.

Xem thế đủ biết, dù triều đại nhà Hán đã suy tàn, nhưng cái gốc của quyền lực lúc này vẫn là từ đấng quân chủ, lòng người vẫn trông vào Hoàng gia.

Ở Trung Hoa xưa, nơi coi trọng dòng máu, các gia tộc thay nhau nắm quyền cai trị thiên hạ. Cổ nhân Trung Hoa có quan niệm rằng Hoàng đế là Thiên tử – con Trời, quyền lực Hoàng đế là do Trời ban, “Quân quyền Thần thụ”. Có quyền lực Trời ban mới được coi là chính thống, mới là danh chính ngôn thuận.

Như trong chiếu chỉ của Hoàng đế luôn mở đầu bằng câu: “Phụng Thiên thừa vận, hoàng đế chiếu viết…”

Như vậy, cái gốc của quyền lực ấy là bởi Thiên thượng và được truyền lại dựa trên cơ sở dòng máu, gia tộc. Khi một dòng họ hết chân mệnh Thiên tử và một dòng họ mới lên thay lập ra triều đại mới thì trước hết phải có Thiên tượng, những dấu hiệu hay ý chỉ của Trời mới có thể lên ngôi chính thống.

Còn không thì là cướp ngôi, như vụ “tiếm xưng đế hiệu” của Viên Thuật cũng trong thời Tam Quốc. Người này chiếm được viên ngọc tỷ truyền quốc nên vội vàng lộ mặt tên phản thần muốn cướp ngôi, điều này đã dẫn đến cái cớ chính đáng của các sứ quân khác tấn công, tiêu diệt Viên Thuật và tập đoàn quân sự của ông ta. Rốt cuộc chỉ là:

“Thị phi thành bại theo dòng nước

Sừng sững cơ đồ, bỗng tay không”

– Lâm Giang Tiên – Dương Thận –

Khi một dòng họ hết chân mệnh Thiên tử và một dòng họ mới lên thay lập ra triều đại mới thì trước hết phải có Thiên tượng, những dấu hiệu hay ý chỉ của Trời mới có thể lên ngôi chính thống.

Khi một dòng họ hết chân mệnh Thiên tử và một dòng họ mới lên thay lập ra triều đại mới thì trước hết phải có Thiên tượng, những dấu hiệu hay ý chỉ của Trời mới có thể lên ngôi chính thống. (Miền công cộng)

ĐCSTQ và chiêu bài tuyên truyền dối trá trong các cuộc vận động hủy diệt văn hóa truyền thống

ĐCSTQ khi cướp được chính quyền năm 1949, thông qua các cuộc vận động phản văn hóa từ “phá tứ cựu” đến “trấn phản”, “tam phản”, “ngũ phản”, “cải cách ruộng đất”, “Trăm hoa đua nở”, “Đại cách mạng Văn hóa”… đã cắt đứt mối liên hệ của nhân dân Trung Hoa với nền Văn hóa Thần truyền, đồng thời nhồi nhét Thuyết vô Thần, Chủ nghĩa duy vật, Tiến hóa luận… vào não trạng của toàn xã hội. Khi người ta không còn tin có ông Trời, thì rõ ràng chẳng còn Thiên tử và vương quyền bị phế truất. Khi ĐCSTQ phủ nhận Thần Phật, thì tức là nó cũng phủ nhận nguồn gốc quyền lực của người cai trị là do Trời ban cho. Đồng thời cùng với việc “thần thánh hóa” hay sự sùng bái các lãnh tụ của Đảng, nó đã thế mình vào vị trí của ông Trời trong tâm thức người Trung Quốc. Và giờ nó có thể tùy tiện định nghĩa các hệ thống giá trị.

Và trong cả quá trình ấy, truyền thông của Đảng đã được sử dụng đi kèm với các biện pháp khủng bố sắt máu, gây nên thảm trạng máu chảy đầu rơi, còn kinh khiếp hơn nữa là bức tử cả một nền đạo đức và lương tri của toàn xã hội được kế thừa từ quá khứ. Cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ luôn luôn là con “ác khuyển” mà ĐCSTQ bảo sủa ai thì sủa, cắn ai thì cắn.

Trước khi ra tay đối với bất cứ ai, trước tiên ĐCSTQ phát động chiến dịch truyền thông để bôi nhọ người đó. Và tất nhiên không bao giờ nạn nhân có cơ hội phản biện hay tự minh oan, tiếng nói của họ quá nhỏ bé và bị tước đoạt trước một bộ máy truyền thông khổng lồ của nhà nước được nuôi bằng tiền thuế của nhân dân, truyền đi khắp mọi hang cùng ngõ hẻm của đất nước.

Như sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989, hàng nghìn sinh viên ưu tú đã bị nghiền nát dưới xích xe tăng của quân đội giải phóng Trung Quốc PLA khiến cả nhân loại phẫn nộ lên án, nhưng tuyệt nhiên sự kiện này không bao giờ xuất hiện trên truyền thông Trung Quốc, như nó chưa từng tồn tại và tất nhiên nó không có trong ký ức của giới trẻ Trung Quốc sinh ra sau thời điểm này.

Sự kiện đàn áp đẫm máu sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn chưa hề xuất hiện trên truyền thông Trung Quốc, như thể nó chưa từng xảy ra.

Như sự kiện đàn áp Pháp Luân Công – một môn tu luyện tinh thần ôn hòa theo tôn chỉ Chân – Thiện – Nhẫn, vào ngày 20/7/1999. Bắt đầu từ 22/07/1999, ngày thứ ba của chiến dịch bắt giữ các học viên Pháp Luân Công trên toàn quốc, những phương tiện thông tin đại chúng do ĐCSTQ kiểm soát bắt đầu một cuộc oanh tạc dữ dội tổng lực tuyên truyền chống Pháp Luân Công. Hãy lấy Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) có trụ sở ở Bắc Kinh làm ví dụ. Trong những tháng còn lại của năm 1999, CCTV phát 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày những đoạn băng được dàn dựng trước nhằm truyền bá những lời vu khống bịa đặt về Pháp Luân Công. Những người sản xuất những chương trình này bắt đầu bằng cách bóp méo và làm giả những lời giảng của Ngài Lý Hồng Chí là người sáng lập Pháp Luân Công rồi sau đó xen thêm vào những trường hợp của cái gọi là tự tử, giết người, và tử vong do từ chối điều trị y tế. Họ đã làm mọi điều họ có thể làm để bôi nhọ và bịa đặt về Pháp Luân Công và người sáng lập.

Hơn 2000 tờ báo, hơn 1000 quyển tạp chí, và hàng trăm đài phát thanh và truyền hình địa phương dưới quyền kiểm soát tuyệt đối của ĐCSTQ đã trở nên quá tải vì chiến dịch tuyên truyền bôi nhọ tổng lực chống Pháp Luân Công. Những chương trình tuyên truyền này còn được truyền bá xa hơn nữa tới tất cả các nước khác thông qua các cơ quan thông tấn của chính phủ Trung Quốc như Tân Hoa Xã, Dịch vụ Tin tức Trung Quốc, Cơ quan thông tấn Trung Quốc Hồng Kông, và các phương tiện thông tin đại chúng khác ở hải ngoại do ĐCSTQ kiểm soát. Dựa trên thống kê chưa đầy đủ, chỉ trong vòng 6 tháng, hơn 300 nghìn bài báo và chương trình nhằm vào việc bôi nhọ Pháp Luân Công đã được xuất bản hoặc phát đi trên sóng phát thanh và truyền hình, đầu độc tâm trí của vô số người bị họ lừa gạt.

Đỉnh điểm của nó là vụ “tự thiêu” được dàn dựng vào tháng 01/2001 cũng tại quảng trường Thiên An Môn nghi ngút âm khí, được đưa tin trên toàn thế giới với tốc độ chưa từng có thông qua Tân Hoa Xã để vu vạ cho Pháp Luân Công.

Vụ dàn dựng tự thiêu tại Thiên An Môn đã được truyền thông tung tin rợp trời dậy đất, hòng lừa dối và bẫy người dân Trung Quốc vào thái cực căm hận và phẫn nộ đối với Pháp Luân Công. (Minhhui.org)

Như vậy, thì truyền thông báo chí trong một thể chế độc tài vừa là sản phẩm của quyền lực chính trị đã sẵn có, vừa là công cụ để tiếp tục xây dựng quyền lực của những chính quyền độc tài chuyên chế, và lúc ấy nó phải được gọi là “tuyên truyền”, tiếng Anh là “propaganda”. Nó có thể khuynh đảo xã hội để giới cai trị đạt được mục tiêu của họ với điều kiện cần là sau khi con người đã bị lấy mất lương tri và đạo đức cùng niềm tin vào Thần vốn là tài sản vô giá mà các thế hệ sau được thừa kế từ các thế hệ trước, nói cách khác là từ truyền thống.

Còn truyền thông báo chí trong một thể chế tự do thì sao? Có phải là nguồn gốc của quyền lực hay không?

Chúng ta quay trở lại Hoa Kỳ thời lập quốc.

Hoa Kỳ thời lập quốc với bản Hiến Pháp có quyền lực tối thượng

Hoa Kỳ – Tân Thế Giới, một miền đất mênh mông trải rộng hơn 9 triệu cây số vuông với thiên nhiên hùng vĩ, đất đai màu mỡ giàu có, sản vật vô cùng dồi dào… là miền đất hứa của những di dân châu Âu từ vài thế kỷ trước. Họ đến đây từ nước Anh, nhưng cũng từ cả Scotland, Ireland, Thụy Điển, Norway, Pháp, Italia, Hà Lan, Phổ, Ba Lan, và nhiều nước khác nữa. Họ đã rời bỏ quê hương mình để thoát khỏi sự áp bức về tôn giáo và chính trị, cũng như thoát khỏi những khuôn mẫu kinh tế cứng nhắc của Cựu Lục địa vốn quen đánh giá và đối xử con người qua tước vị mà ít khi đếm xỉa đến tài năng hay nghị lực của họ. Trên một lãnh thổ đất rộng người thưa, những con người mang sẵn tư tưởng đi tìm tự do này phải họp nhau lại thành từng nhóm để sinh tồn, chống chọi với thiên nhiên hoang dã, nên càng phát triển khả năng tự lực cánh sinh, tự quyết, dễ dàng chấp nhận hình thức tự trị, nên họ rất cảnh giác với bất cứ thứ quyền lực chính quyền nào có thể đe dọa đến quyền tự do cá nhân ấy.

Trên một lãnh thổ đất rộng người thưa, những con người mang sẵn tư tưởng đi tìm tự do này phải họp nhau lại thành từng nhóm để sinh tồn, họ rất cảnh giác với bất cứ thứ quyền lực chính quyền nào có thể đe dọa đến quyền tự do cá nhân ấy.

Trên một lãnh thổ đất rộng người thưa, những con người mang sẵn tư tưởng đi tìm tự do này phải họp nhau lại thành từng nhóm để sinh tồn, họ rất cảnh giác với bất cứ thứ quyền lực chính quyền nào có thể đe dọa đến quyền tự do cá nhân ấy. (Picryl)

Và cũng bởi vì trên miền đất ấy tập hợp những sắc dân khác nhau, vốn đã có một trình độ nhất định, với những tín ngưỡng và sinh hoạt khác nhau, vậy nên để có thể trở nên một cộng đồng thống nhất, những con người này dần đi đến thống nhất về một bản khế ước xã hội, tức là “việc con người cùng thỏa thuận từ bỏ trạng thái tự nhiên để xây dựng cuộc sống cộng đồng. Về mặt luật pháp, khế ước xã hội thể hiện cụ thể là một tờ khế ước, một bản hợp đồng trên đó các thành viên xã hội thống nhất các nguyên tắc để cùng chung sống với nhau.” (Wikipedia).

Bản khế ước xã hội này là nguyên tắc pháp lý cao nhất để khiến con người nơi đây sống chung với nhau một cách hài hòa có trật tự, có cùng cơ hội phát triển bình đẳng, công bằng và cùng xây dựng một cộng đồng vững mạnh.

Những bậc tổ phụ của nước Mỹ như George Washington, Thomas Jefferson, James Madison, Alexander Hamilton, John Adams, Jon Jay… khi viết nên bản “Tuyên ngôn độc lập” đã thể hiện rõ ràng việc họ chịu ảnh hưởng của John Locke – triết gia, chính trị gia người Anh, người đã gây ảnh hưởng khắp châu Âu với tư cách đại biểu xuất sắc nhất kế thừa và phát triển lý thuyết về khế ước xã hội. Bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ đã mở đầu bằng tư tưởng khế ước xã hội của John Locke:

“…Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc.

Rằng để đảm bảo cho những quyền lợi này, các chính quyền được lập ra trong nhân dân và có được quyền lực chính đáng trên cơ sở sự đồng ý của nhân dân, rằng bất cứ khi nào một thể chế chính quyền nào đó phá vỡ những mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể chế sao cho có hiệu quả tốt nhất đối với an toàn và hạnh phúc của họ.”

Và bản Hiến pháp Hoa Kỳ chính là hình thức cao nhất của khế ước xã hội đó.

Nhà quý tộc, học giả Alexis de Tocqueville – người được xem như bậc thầy chính trị hiểu nền chính trị Mỹ còn hơn cả người Mỹ, đã viết trong cuốn sách nổi tiếng: “Nền dân trị Mỹ” của ông như sau:

“Tại Hoa Kỳ, hiến pháp chế ngự cả các nhà lập pháp cũng như các công dân bình thường. Hiến pháp là bộ luật đầu tiên của mọi bộ luật, và không thể chỉ dùng một bộ luật mà sửa nó cho được. Nó chính là cái mà một khi các toà án phục tùng hiến pháp thì cũng coi như là phục tùng tất cả các bộ luật khác. Đây chính là bản chất thực sự của quyền lực tư pháp: có thể nói cái quyền tự nhiên của người pháp quan là chọn lựa trong những công cụ pháp lý những cái nào trói quyền lực tư pháp chặt nhất…

… Nó là một công trình đứng riêng, đại diện cho ý nguyện toàn thể nhân dân, bắt buộc các nhà lập pháp cũng như những công dân bình thường phải tuân thủ, song nó cũng có thể được thay đổi tuỳ theo nguyện vọng của nhân dân, [thực hiện] theo những hình thức được định sẵn và trong những trường hợp đã có dự kiến sẵn. Vậy là ở nước Mỹ hiến pháp có thể thay đổi. Nhưng chừng nào nó còn tồn tại thì đó là nguồn của mọi quyền hành. Sức mạnh tối cao chỉ nằm trong một mình nó…”

Dưới Hiến pháp Hoa Kỳ là các bộ luật. Bởi vậy, nguồn gốc của quyền lực nước Mỹ đều là từ Hiến pháp – bộ luật cao nhất – mà ra.

Truyền thông, như người ta hay ví là quyền lực thứ tư sau ba quyền lực: lập pháp, tư pháp, hành pháp, cũng chỉ là sử dụng – hoặc lạm dụng – quyền mà Hiến Pháp cho phép mà thôi. Quyền này được quy định trong Tu chính án thứ nhất năm 1791 của Hiến pháp Hoa Kỳ:

“Quốc hội không được làm luật liên quan đến bất cứ tôn giáo nào, hoặc ngăn cản sự tự do tín ngưỡng, hoặc ngăn cản sự tự do ngôn luận, báo chí, hoặc ngăn cản sự hội hợp ôn hòa, hoặc cấm đoán sự khiếu nại của dân về việc làm của chính phủ.”

Đã không phải là nguồn gốc của quyền lực, thì dĩ nhiên truyền thông báo chí Mỹ không thể có quyền quyết định hay tạo ra cho người ta cái ấn tượng rằng họ là người phát ngôn chính thức kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Dù cho những tỷ phú truyền thông và công nghệ Mỹ có tự tin nắm hết những kênh truyền thông của nước này thì họ cũng không thể “một tay che trời” để khuynh đảo sự thật, định hướng dư luận nước Mỹ và thế giới theo mưu đồ riêng của họ. Dẫu sao, truyền thông ở một nước tự do không phải và không bao giờ là nguồn gốc của quyền lực chính trị để có thể tùy ý “tuyên xưng đế hiệu” cho người này người khác. Nhiều lắm thì nó cũng chỉ như viên “ngọc tỷ truyền quốc” ở trong tay Viên Thuật mà thôi, đọ làm sao được với “vương vị Trời ban” mà tương đương với nó ở nước Mỹ là quyền tổng thống có được thông qua bầu cử hợp pháp, vốn được quy định rõ trong văn bản có quyền lực tối thượng – Hiến pháp Hoa Kỳ.

Ở nước Mỹ, ai làm theo luật, người đó có cơ hội chiến thắng

Một đất nước có dân số chỉ chiếm 5% dân số thế giới nhưng có số lượng luật sư chiếm 70% của thế giới thì có thể thấy rằng đất nước ấy coi trọng luật pháp đến thế nào. Rõ ràng ở một nước như vậy thì những vụ gian lận bầu cử, những hành vi vi hiến của các tòa án tiểu bang đoạt quyền của quốc hội trong việc quy định cách thức, nơi chốn, thời điểm bầu cử… và vô số các vi phạm khác cần phải được xử lý bởi quy trình tố tụng chứ không phải hành động láu táu vô pháp vô Thiên, lợi dụng và khống chế dư luận của truyền thông cánh tả. Alexis de Tocqueville cũng viết:

“Bất kể bản chất ra sao, một vụ án bao giờ cũng là một công việc khó khăn và tốn kém. Kết án một con người của công chúng trên báo chí thì dễ, nhưng việc người ta quyết định đưa ai đó ra trước công lý thì không thể thiếu những lý do có đủ sức nặng…”

Những lý do đủ sức nặng, Tổng thống Donald Trump và ekip của ông đã nắm trong tay. Tất cả những bằng chứng gian lận này cùng cả trăm nhân chứng sẵn lòng đứng ra tố cáo hành vi gian lận phiếu bầu của phe đảng Biden và đảng Dân Chủ đang sẵn sàng cho quy trình tố tụng ở Tối cao Pháp viện.

Một đất nước có dân số chỉ chiếm 5% dân số thế giới nhưng có số lượng luật sư chiếm 70% của thế giới thì có thể thấy rằng đất nước ấy coi trọng luật pháp đến thế nào.

Tại sao những tin tức như vậy thì không thấy truyền thông cánh tả Mỹ đăng lên một cách đàng hoàng và trung thực?

Hay về cuộc diễu hành MAGA ngày 14/11 tại Washington DC của hàng triệu người Mỹ yêu sự thật, một sự thể hiện tự do ý chí, của lòng dân với vị Tổng thống đáng quý trọng của họ cũng như sự phản đối công khai đối với những trò gian lận bầu cử và dối trá của truyền thông cánh tả. Cũng không thấy truyền thông cánh tả có mô tả gì trung thực về sự kiện này như vai trò nguyên thủy của báo chí phải thế. Hay họ chỉ là những tay ba hoa to mồm đầy thiên kiến và ý thức bè phái?

Có lẽ điều cần nhất đối với truyền thông cánh tả Mỹ lúc này đó là làm theo luật pháp. Quyền tự do ngôn luận trong Tu chính án thứ nhất không bao gồm quyền nói sai sự thật và gây hại cho người khác. Thao túng bầu cử thì còn là tội phản quốc chứ chẳng chơi.

Vậy đấy, ở thế giới tự do như Hoa Kỳ, luật pháp chứ không phải truyền thông, mới chính là nguồn gốc của quyền lực. Còn người Việt có câu này: “khôn ngoan ra cửa quan mới biết”, là quan tòa đấy.

(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm và ý kiến ​​cá nhân của tác giả Nguyên Vũ)

Nguyên Vũ

Tài liệu tham khảo:

1. Cửu Bình: Chín bài bình luận về Đảng cộng sản Trung Quốc

2. “Nền dân trị Mỹ” của Alexis de Tocqueville

3. Hiến pháp Hoa Kỳ

4. “Khái quát lịch sử Mỹ” – nguồn: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam

5. Sách “Khái quát về chính quyền Mỹ”

6. Wikipedia

https://www.ntdvn.com/van-hoa/suy-nghi-ve-nguon-goc-cua-quyen-luc-chinh-tri-o-hoa-ky-102463.html

Ca dao xhcn

Trời mưa bong bóng phập phồng

Má đi lấy chồng con ở với trai.

Má ơi đừng gả con gần

Con qua xúc gạo nhiều lần má hao.

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cầy vợ cấy con trâu đi nằm.

Nhìn xa em rất hiền từ

Ngó gần cái mặt ôi như bà chằn.

Mấy đời bánh đúc có xương

Mấy đời chơi net không vương tơ tình.

Truyền thông cánh tả đối đầu nhân dân, là lúc khai sinh ra truyền thông chính thống mới – Tâm Thanh

Đó là truyền thông của nhân dân, truyền thông trung thực và có đạo đức.

Chuyên gia bình luận Phương Vĩ đã có bài viết trên Sound of Hope:

Trong cuộc tổng tuyển cử Hoa Kỳ từ ngày 3/11 đến hôm nay, kết quả bầu cử ở một số tiểu bang trọng điểm vẫn chưa được công bố và đang trong quá trình tố tụng với số lượng lớn gian lận bầu cử liên tục bị phanh phui.

Cuối tuần này, cuộc diễu hành với quy mô lớn ở hơn 60 khu vực của những người ủng hộ Tổng thống Trump trên khắp nước Mỹ đã diễn ra vào thứ Bảy (14/11 theo giờ Mỹ) nhằm ngăn chặn đánh cắp cuộc bầu cử và yêu cầu có được một cuộc bầu cử công bằng và chân thực. Trong đó, buổi mít-tinh của hàng triệu người bảo thủ ủng hộ Tổng thống Trump sẽ được tổ chức tại Washington DC.

Đối mặt với cuộc bầu cử đầy gian lận lịch sử này, truyền thông cánh tả đã đã góp phần không ít trong việc che đậy gian lận và đẩy ứng cử viên Đảng Dân chủ lên đỉnh cao của chiến thắng. Trong suốt quá trình bầu cử, họ đã đóng một vai trò xấu xí từ đầu đến cuối.

Trong cuộc tổng tuyển cử năm nay, các phương tiện truyền thông cánh tả đang chống lại người dân Mỹ

Hiện nay, các kênh truyền thông lớn của Mỹ đều đang tung hô chiến thắng của ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden. Những kênh truyền thông trước đây vốn thuộc về cánh hữu, thì nay cũng đã ngả sang cánh tả. Họ thậm chí không xuất hiện trong cuộc họp báo của Tổng thống Trump. Bất kỳ tin tức nào gây bất lợi cho Biden, ủng hộ Trump, hay tiết lộ bằng chứng gian lận bầu cử, thay đổi số lượng phiếu bầu trong quá trình kiểm phiếu… sẽ không được báo cáo. Thay vào đó, họ phóng đại những tin tức về chiến thắng của Biden, việc thành lập nhóm chuyển giao quyền lực, hay việc lãnh đạo các quốc gia khác chúc mừng Biden đắc cử…

Về việc những cử tri Mỹ xuống đường phản đối hành vi đánh cắp cuộc bầu cử, yêu cầu điều tra gian lận và yêu cầu một cuộc bầu cử công bằng, chân thực thì không hề có tin tức nào trên các phương tiện truyền thông chính thống này.

Cuộc chiến truyền thông hiện tại được gọi là cuộc đối đầu truyền giữa thông chính thống với truyền thông của “người dân chúng ta”. Người của chúng ta ở đây là ai? Đó là truyền thông đại chúng thế hệ mới dũng cảm, ngay thẳng, trung thực. Bởi vì, đằng sau truyền thông mới [chân chính] này chính là tiếng nói của người dân Mỹ. Vì vậy, các phương tiện truyền thông mới sẽ đả khai ra một cục diện mới, và theo đó, các phương tiện truyền thông chính thống cuối cùng sẽ chuyển hướng. Vậy thì khi nào sẽ chuyển hướng?

Đó là khi chiến thắng của ông Trump được ấn định và họ sẽ quay đầu trong sự xấu hổ. Do đó, chúng ta hãy nhớ, “trong gió táp mới biết đâu là ngọn cỏ cứng” và “trong hoạn nạn mới thấy rõ sự thật”. Câu nói sau cùng dành cho Tổng thống Trump, trong cuộc bầu cử vô vàn khó khăn này, ông ấy sẽ biết được những người bạn thực sự của mình là ai và những kẻ lợi dụng là ai. Đối với con người chúng ta, chúng ta phải cân nhắc xem đâu là truyền thông có đạo đức. Chính vào thời khắc đen tối nhất này, chúng ta có thể thấy rõ được điều đó.

Truyền thông cánh tả và truyền thông trung thực của nhân dân đang đấu trận, truyền thông của nhân dân không chỉ bao gồm những người ủng hộ Tổng thống Trump, mà nó cũng bao gồm những người ủng hộ Biden. Trên thực tế, những người này cũng cần biết sự thật.

Trong những năm gần đây, các phương tiện truyền thông cánh tả đã không báo cáo những tin tức về các thành tích của Tổng thống Trump và nhiều việc mà Tổng thống Trump đã làm được. Nhưng khi những người ủng hộ ông Biden thực sự biết về tất cả những đóng góp mà Tổng thống Trump đã làm việc rất chăm chỉ cho Hoa Kỳ kể từ khi ông nhậm chức, nhiều người sẽ quay về phía Tổng thống Trump.

Tất nhiên, bây giờ khi biết về những gì bê bối đã xảy ra trong cuộc bầu cử, nhiều người ủng hộ Biden cũng đã hối hận về lựa chọn ban đầu của mình. Nhưng trong lúc họ không hay biết gì mà lựa chọn, đối với họ mà nói quả thực là một điều không công bằng.

Trong khoảnh khắc đen tối nhất của truyền thông đã khai sinh ra một thế hệ truyền thông chính thống mới

Đối diện với những đúng sai và thiện ác đang đồng thời tồn tại, cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm nay đã cho chúng ta nhìn ra được rất nhiều điều mà trước đây chúng ta chưa thấy rõ.

Tiêu chuẩn duy nhất để một phương tiện truyền thông có thể tồn tại lâu dài: Đó là sự thật! Trách nhiệm của truyền thông là truyền bá sự thật, nền tảng của truyền thông là đạo đức.

Trên thực tế, trong cuộc bầu cử năm nay, chúng ta đã thấy rõ ràng 2 luồng truyền thông đối lập đang hiện hữu trong xã hội.

Chúng ta thấy có những kênh truyền thông đã dũng cảm đưa tin một cách chân thực, và chúng ta cũng thấy các phương tiện truyền thông chính thống Hoa Kỳ chỉ đưa tin một phần mà không đưa tin toàn phần, thậm chí họ đã ngả sang cánh tả.

Chúng ta đã thấy, tờ New York Post đưa tin vạch trần vụ bê bối của gia đình Biden vào tháng 10, nay đã thay đổi lập trường; hãng truyền thông bảo thủ Fox News cũng đã lộ ra cái đuôi “cáo” của mình; Wall Street Journal cũng đi theo những kênh truyền thông cánh tả khác. Chúng ta thấy Facebook và Twitter thậm chí còn vô đạo đức hơn và kiểm duyệt mọi thông tin liên quan đến gian lận bầu cử. Sự thật là, rất nhiều thông tin chúng ta muốn xem nhưng lại không thể xem được.

Chúng ta thấy rằng, trước khi vụ kiện bắt đầu, ông Joe Biden, người vẫn còn vướng vào vụ bê bối hồi tháng trước, đã tuyên bố chiến thắng của mình. Chúng ta thấy rằng, những người thù ghét Tổng thống Trump trong suốt 4 năm qua, giờ đây đều mỉm cười. Chúng ta  thấy những tin tức giả đã bắt đầu bịa đặt thêm một số chuyện hoang đường mới, nói rằng 4 năm nữa Tổng thống Trump sẽ trở lại tranh cử, họ coi như mọi chuyện hiện giờ đã ổn thỏa, họ đã lừa dối để mọi người chấp nhận thực tế [Biden đã thắng] và nói rằng, vẫn còn cơ hội [cho Trump]. Nhưng sự thật là, nếu Tổng thống Trump thất bại lần này, thế giới tự do sẽ sụp đổ hoàn toàn.

Chính vì vậy, đứng trước một kênh truyền thông trong xã hội thật giả lẫn lộn này, mỗi chúng ta cần phải tỉnh táo để tìm cho mình một nơi gửi gắm niềm tin đúng đắn.

https://www.dkn.tv/the-gioi/truyen-thong-canh-ta-doi-dau-nhan-dan-la-luc-khai-sinh-ra-truyen-thong-chinh-thong-moi.html

Truyền thông dòng chính

hạn chế tin gian lận bầu cử,

TT Trump sẽ dựa vào đâu để báo tin?

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2020 vẫn chưa kết thúc. Vào ngày 9/11, Bộ trưởng Tư pháp William Barr đã ủy quyền cho công tố viên liên bang điều tra “lượng lớn” cáo buộc gian lận bầu cử. Tuy nhiên, trước những bằng chứng và quyết định quan trọng này, các phương tiện truyền thông chính thống ở Mỹ không những không đưa tin mà còn mỉa mai rằng người dân Mỹ phải cố gắng để chấp nhận 72 ngày điên rồ nhất trong lịch sử.

Những cuộc tuần hành MAGA là phương thức đặc trưng của Trump giúp ông đương đầu với nhưng thông tin sai lệch từ giới truyền thông. (Ảnh qua Forbes)

Sự im lặng kì lạ của truyền thông Mỹ về gian lận bầu cử và bê bối của gia đình Hunter

Cắt chương trình phát sóng trực tiếp các cuộc họp báo của Tổng thống và thư ký Nhà Trắng, công bố việc Biden đắc cử trong việc kiểm phiếu vẫn đang tiếp diễn, đưa tin về những thông điệp chúc mừng từ các nguyên thủ quốc gia, thống nhất chức danh để xây dựng hình ảnh cho vị tổng thống mới, phát sóng những chương trình truyền cảm hứng và gây xúc động xoay quanh Biden và Harris,… nhưng tuyệt nhiên không có hoặc hạn chế các tin tức về bằng chứng gian lận bầu cử được phơi bày, mặc cho Chủ tịch Ủy ban bầu cử Mỹ Trey Trainor tuyên bố: “Tôi tin có gian lận bầu cử”.

Cử tri ở Arizona cáo buộc truyền thông đang âm mưu đánh cắp cuộc bầu cử, tựa như một “cuộc đảo chính”. Người dân đã xuống đường với súng để bảo vệ dân chủ và tự do, họ đòi hỏi một bầu cử công bằng ở Arizona.

Đường Tĩnh Viễn, một nhà bình luận thời sự tại Hoa Kỳ cho rằng: “Khi Ủy ban bầu cử chưa có thông báo, thì họ [truyền thông] lại thông báo trước kết quả cái gọi là chiến thắng, kể cả bản thân Biden cũng phát biểu cái gọi là chiến thắng. Ông ấy muốn thông qua phương thức này để lôi kéo đồng phạm biến giả thành thật, và từ sự thật ngụy tạo đó mà che đậy gian lận vốn có thể liên quan đến ông ta trong cuộc tổng tuyển cử. Bởi vì chúng tôi thấy, sau khi ông ta tuyên bố chiến thắng, thì nguyên thủ một số quốc gia cũng đã gửi lời chúc mừng, điều này tạo ra ảo tưởng cho cả thế giới”.

Bác sĩ Trung y Bắc Kinh Triệu Trung Nguyên nói rằng, cái gọi là phương tiện truyền thông chính thống ở Hoa Kỳ đã công bố chiến thắng của Biden nhằm cố gắng kiểm soát kết quả bầu cử và tạo ra cái gọi là “việc đã rồi” bất chấp dư luận từ cử tri Mỹ.

Ông Triệu nói: “Bản thân các phương tiện truyền thông nên đứng trên quan điểm công bằng và khách quan, đúng không? Kết quả là, toàn bộ giới truyền thông đã không cho Trump cơ hội phát biểu. Họ đã đánh mất vai trò của truyền thông báo chí, mà họ thật sự là đang làm tuyên truyền. Không có phương tiện truyền thông nào ở Hoa Kỳ đứng tại góc độ của Trump mà lý giải, hoặc từ quan điểm khách quan và công bằng để đưa tin về vấn đề này”.

Một số phương tiện truyền thông xã hội lớn thậm chí còn trực tiếp chặn tin tức về gian lận bầu cử trên quy mô chưa từng có, dẫn đến rất bài đăng liên quan bị chặn.

Các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ đồng loạt đăng tin giả về chiến thắng của Biden vào cuối tuần. Học giả Hà Thanh Liên nhận định rằng đây là chiêu thức mà họ học được từ ĐCSTQ. Mọi sự kiện gây tranh cãi đều được công bố vào cuối tuần vì nhiều tổ chức đang nghỉ, nên phản ứng không kịp. Trong khi đó, vụ bê bối máy tính của Hunter Biden gần như không xuất hiện trên các phương tiện truyền thông lớn của Mỹ.

Nhà văn người Canada gốc Hoa là Thịnh Tuyết nói rằng truyền thông dòng chính ở Hoa Kỳ nghĩ rằng họ có thể vượt lên trên hệ thống tư pháp, và tự nhận bản thân là làm truyền thông theo lương tri để tạo ra cái gọi là sự lựa chọn đúng đắn, vậy nhưng họ lại đồng loạt im lặng trước những thông tin như thế này.

Bà Thịnh Tuyết chia sẻ: “Hơn 200.000 nhà báo ở Trung Quốc đã vượt qua kỳ thi tư tưởng Tập, và họ đã nhận được thẻ báo chí do chính quyền cấp. Tất cả nhà báo ở Trung Quốc hiện nay đều phải vượt qua kỳ thi tư tưởng Tập trước khi trở thành phóng viên. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do xuất bản của Trung Quốc đã phải hứng chịu những cuộc đàn áp tàn khốc chưa từng có. Vậy thì chúng tôi muốn hỏi, những nhà báo và phương tiện truyền thông ở cái đất nước dẫn đầu về dân chủ với hệ thống tam quyền phân lập này, họ đang làm gì thế?”

Mặc dù một số quốc gia chúc mừng Biden dựa trên nghi thức ngoại giao, Trung Quốc và Nga, cả hai quốc gia cộng sản, vẫn im lặng. Người Nga nghi ngờ về sự gian lận trong cuộc bầu cử Mỹ. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với truyền thông rằng Tổng thống Nga chờ thông báo chính thức về kết quả bầu cử Mỹ rồi mới chúc mừng người chiến thắng.

Một số học giả cho rằng đây là cái gọi là “biết mình biết người”. Nga im lặng vì họ đủ trí thông minh để biết rằng Trump cuối cùng sẽ thắng. Còn ĐCSTQ im lặng vì họ đã thất bại trong việc can thiệp vào bầu cử Mỹ, mọi chuyện bị làm cho rối tung, và họ lo lắng bằng chứng cuối cùng sẽ bị lộ ra, và họ sẽ bị bắt.

Peter Navarro cảm ơn Epoch Times vì sự thật về đại dịch

Peter Navarro, cố vấn thương mại Nhà Trắng, tác giả cuốn sách “Chết bởi Trung Quốc”, đã bày tỏ sự kính trọng đối với Epoch Times khi đưa sự thật trong đại dịch. (Ảnh qua WP)

Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro nói rằng chưa từng có tổng thống nào đối mặt với chế độ ĐCSTQ dũng cảm như Trump, nếu Trump thắng cử lần nữa, chắc chắn ông ấy sẽ cho thấy sự cứng rắn của mình đối với ĐCSTQ trong nhiệm kỳ thứ hai. Navarro nói rằng họ không thể nâng cao nhận thức của người Mỹ về ĐCSTQ thông qua các phương tiện truyền thông chính thống, để khiến người Mỹ nhận ra rằng virus COVID-19 thực sự đến từ ĐCSTQ. ĐCSTQ đang giết người Mỹ. Người Mỹ nên phẫn nộ với ĐCSTQ, vấn đề này liên quan mật thiết đến bầu cử Mỹ .

Navarro cũng đã bày tỏ sự kính trọng tới Epoch Times, bởi trong thời gian xảy ra dịch bệnh, Epoch Times đã phơi bày chính xác sự lây nhiễm của virus chết người do Trung Quốc Cộng sản gây ra cho thế giới.

Epoch Times cũng là một trong số ít các phương tiện truyền thông tiếp tục đưa tin về gian lận bầu cử Mỹ. Epoch Times tiếng Anh cũng đưa ra thông báo rằng họ sẽ không công bố ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 trước khi các vụ kiện được giải quyết. Bởi vì không dễ dàng để có được sự thật, sự thật cần thiết hơn bao giờ hết.

Không thể trông cậy vào truyền thông lớn của Mỹ hiện tại, Donald Trump phải tự mình chinh chiến, đây cũng là lý do ông làm việc hết sức mình để đi đến các bang trong cuộc vận động tranh cử, và tổ chức những cuộc tuần hành MAGA với thông điệp “Make America Great Again”.

Và hiện Twitter đang có dấu hiệu kiểm duyệt thông tin nặng nề đối với những tin tức được ông Trump đưa ra, khi các bài đăng bị gắn nhãn. Cư dân mạng ủng hộ Trump cho rằng, ông sẽ sớm chuyển qua sử dụng những mạng xã hội thay thế, và những ứng cử viên cho các ứng dụng này là Parler, Gab, Rumble,…

Khải Hoàn

Theo ntdtv.com

https://tinhhoa.net/truyen-thong-dong-chinh-han-che-tin-gian-lan-bau-cu-tt-trump-se-dua-vao-dau-de-bao-tin.html

20 lý do khiến bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 còn lâu mới kết thúc – Michael Walsh

Cho dù đông đảo giới truyền thông đã công bố ứng viên Biden (Joe Biden) là tổng thống tiếp theo của nước Mỹ, nhưng hãy cùng nhìn nhận lại xem tình hình hiện nay có thực sự như “mọi chuyện đã rồi”?

1. Ông Trump (Donald Trump) vẫn là Tổng thống hợp pháp cho đến trưa ngày 20/01/2021. Tất cả những gì xảy ra vào tuần trước, và bất cứ điều gì xảy ra trước ngày 20/1 cho dù theo bất kỳ cách nào cũng sẽ không ảnh hưởng đến vị trí hoặc quyền lực của ông ấy.

2. Joseph Robinette Biden Jr chưa phải là Tổng thống cũng chưa phải Tổng thống đắc cử.

3. “Văn phòng của Tổng thống đắc cử” là một điều hoàn toàn trong tưởng tượng. Ngay từ năm 2008 khi ông Barack Obama thắng cử đã phát minh ra bối cảnh hư cấu và vi hiến này. Khi đó chẳng có ý nghĩa gì, và đến  nay vẫn chẳng có ý nghĩa gì đối với thế giới bên ngoài các phương tiện truyền thông.

4. Trước cuộc họp của Cử tri đoàn vào ngày 14/12 thì ứng viên Biden chưa thể được xem là Tổng thống đắc cử. Tuy nhiên……

5. Ngày 8/12 được xem là thời hạn cuối của “bến cảng an toàn”, theo luật Liên bang thì các tiểu bang phải giải quyết tất cả các tranh chấp liên quan đến cuộc bầu cử mà thời điểm đó đang có tranh chấp, và các Thống đốc phải xác nhận điều này để các thành viên của cử tri đoàn có thể báo cáo cho Cục Quản lý Hồ sơ và Văn khố Quốc gia (National archives).

6. Thống đốc và các tòa án tiểu bang, bao gồm cả các tòa án cấp cao, đều không có quyền ảnh hưởng đến cuộc bầu cử liên bang ở tiểu bang của họ.

7. Nếu trước ngày 8/12 mà kết quả của cuộc bầu cử vẫn còn nghi ngờ (một tình huống hoàn toàn có thể xảy ra), thì chiến dịch tranh cử của TT. Trump có thể yêu cầu cơ quan lập pháp của bang có tranh chấp tạm không tính phiếu bị nghi ngờ, đồng thời có thể dựa theo Khoản 4 Điều 1 của Hiến pháp thực hiện quyền chỉ định và xác nhận các thành viên của Cử tri đoàn có lợi cho Đảng Cộng hòa.

8. Hiện nay Đảng Cộng hòa kiểm soát hoàn toàn 24 bang, tại các bang này họ thống trị cơ quan lập pháp và Nghị viện bang, bao gồm hai bang chiến trường Arizona và Florida. Ngoài ra, phe Cộng hòa còn kiểm soát cơ quan lập pháp tại các bang có Thống đốc là phe Dân chủ như Michigan, Pennsylvania, North Carolina và Wisconsin. Nếu cần thiết, cả 6 bang nêu trên đều có thể gửi danh sách đề cử của TT. Trump cho Chính phủ liên bang trước ngày 8/12.

Tất nhiên, liệu Thống đốc đảng Dân chủ có chấp thuận đề cử hay không là một vấn đề khác. Ngược lại, Đảng Dân chủ chỉ kiểm soát một bang chiến trường mà hiện nay số phiếu đang gây tranh chấp là Nevada, nơi họ có đa số ghế trong cơ quan lập pháp và Thống đốc cũng là người của Đảng Dân chủ.

9. Nếu Hạ viện quyết định kết quả bầu cử như năm 1800 và 1824, tức là mỗi bang có một lá phiếu bầu Tổng thống, thì TT. Trump sẽ thắng với chênh lệnh 31-18. Đối với những người hiểu rõ vấn đề, điều này có nghĩa là 185.895.957 người Mỹ đã bỏ phiếu thông qua các nghị sĩ Đảng Cộng hòa của họ, con số này sẽ vượt qua con số 133.888.565 người do các dân biểu Đảng Dân chủ đại diện.

10. Hiện tại, “bang trọng điểm” vẫn là Pennsylvania với tổng số phiếu đại cử tri là 20 phiếu. Nếu bang Arizona có thể chịu được những thách thức pháp lý, hai bang này sẽ đưa ứng viên Biden lên vị trí đỉnh cao.

Cho đến nay tại Pennsylvania, dù Tòa án Tối cao Pennsylvania do đa số người phe Dân chủ kiểm soát và Thống đốc cũng là phe Dân chủ, nhưng bang này vẫn ở hoàn cảnh tranh cãi. Tuy nhiên, nếu số phiếu này bị đảo ngược, cuộc đấu vào Nhà Trắng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào bang Georgia.

11. Không có nghi ngờ gì về vấn đề kết quả bầu cử bị đặt dấu hỏi mạnh mẽ rằng ở một số bang, bao gồm Michigan và Wisconsin là nơi một số lượng lớn phiếu bầu bí ẩn (trong một số trường hợp là 100% bỏ phiếu cho ứng viên Biden) được kiểm vào đêm khuya đã có vấn đề, để đảng Dân chủ có thể tính toán xem họ cần bao nhiêu phiếu để đưa ứng viên Biden dẫn trước.

12. Ở một số nơi khác đã xảy ra tố cáo về “lỗi” của hệ thống điện tử đổi phiếu của ứng viên Trump thành của ứng viên Biden, nhưng “lỗi” này không đổi phiếu của ứng viên Biden thành phiếu của ứng viên Trump.

Nhưng đối với các cuộc bầu cử quan trọng thì vấn đề này dường như nằm trong tính toán. Bằng cách nào đó phe Dân chủ đã làm được kỳ tích mà về mặt thống kê là không thể hoặc thậm chí hoàn toàn không thể xảy ra, và mỗi lần vào phút chót lại đè bẹp ứng viên của Đảng Cộng hòa.

Trong lịch sử gần đây chỉ có một lần phe Cộng hòa bị ngăn chặn là vào năm 2000 ở Florida, khi đó thất bại vì yêu cầu kiểm phiếu lại ở ba hạt có mức độ kiểm soát cao của đảng Dân chủ.

13. Chúng ta phải cảm ơn nhiều hỗn loạn do virus viêm phổi Vũ Hán được vũ khí hóa mà đại đa số các trường hợp nhiễm không gây tử vong. Phe Dân chủ đã và đang phá hỏng chuẩn mực của bầu cử tự do và công bằng, chà đạp lên Hiến pháp và quy tắc xã hội, đồng thời thực hiện nhiều biện pháp gian lận nhân danh “công bằng”. Virus tạo cho họ một cái cớ để thoải mái “bỏ phiếu sớm”, dùng cớ “vì sự an toàn” của chúng ta để chà đạp lên luật lệ và nguyên tắc.

14. Trong vài lần xuất hiện trước công chúng liên quan chiến dịch tranh cử của mình, có lần ứng viên giỏi giả vờ Biden đã tuyên bố như sau: “Chúng tôi đã tập hợp lại với nhau, tôi nghĩ, thành một tổ chức gian lận cử tri quy mô và bao trùm nhất trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ.” Hãy tưởng tượng xem cánh tả sẽ hò hét lên như thế nào nếu TT. Trump tuyên bố như vậy.

Thực ra gian lận đã song hành cùng Đảng Dân chủ chí ít là kể từ Hội Thánh Tammany (Tammany Hall) vào thế kỷ 19. Sự kiện này đã trở nên quá nổi tiếng mà mọi người đều cười nhạo, kể cả người phe Dân chủ, và tất nhiên họ tự hào về điều đó.

15. Một số nhà bình luận bảo thủ (bao gồm cả luật sư) đã cố gắng chỉ ra có vấn đề gian lận, nhưng trừ khi đó là một thực tế có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả bầu cử, bằng không thì gian lận không quan trọng.

Nhân tiện cần bổ sung rằng những luật sư này đều là cùng một kiểu luật sư, họ vận dụng nguyên tắc “một chi tiết giả dối thì tất cả đều giả dối” (falsus in una, falsus in omnibus) để làm mất uy tín lời khai của nhân chứng trong các vụ kiện tụng quan trọng.

16. Tuy nhiên, gian lận là gian lận, do đó sự tồn tại của gian lận sẽ làm mất hiệu lực của toàn bộ cuộc bầu cử, ít nhất là ở mọi tiểu bang mà gian lận đã được chứng minh. Cho dù nó liên quan đến việc ăn cắp lá phiếu trắng trợn, lá phiếu giả mạo, lá phiếu của người nhập cư bất hợp pháp, lá phiếu “bỏ phiếu sớm” giả mạo, hoặc những lá phiếu có vẻ giả mạo đến vài ngày sau khi kết thúc ngày bầu cử cụ thể, đó là gian lận.

17. Có lẽ đã xảy ra tiền lệ, trong cuộc tổng tuyển cử năm 1960 dù Nixon (Richard Nixon) biết mình bị thua vì Thị trưởng Richard Daley ở Chicago bang Illinois, nhưng ông vẫn quyết đặt đất nước ở vị trí quan trọng hơn chính đảng và từ chối thách thức chiến thắng yếu ớt của Kennedy. Nhưng ngày đó đã một đi không trở lại. Thực trạng ngày nay rất nghiêm trọng.

18. Thời điểm đó mọi người đều biết rằng mặc dù hai ứng viên Nixon và Kennedy có chính sách khác nhau, nhưng đối với họ không có sự khác biệt về tình yêu nước nhiệt thành.

Lý thuyết phê bình ngày nay chỉ ra rằng Đảng Dân chủ không yêu thích ý tưởng nền tảng về xây dựng quốc gia mà muốn biến nước Mỹ thành một nước xã hội chủ nghĩa không tưởng. Đừng bị lừa dối bởi cái gọi là “chủ nghĩa yêu nước” của họ.

19. Đã đến lúc khiến các tổ chức truyền thông phải tự nhìn lại. Không ai, kể cả chính họ, xem bản thân họ là những phóng viên khách quan hay phương tiện truyền thông có trách nhiệm theo đuổi sự thật.

Đại đa số “nhà báo” ngày nay là cánh tả, họ sẵn sàng xem bản thân là những người đấu tranh cho công bằng xã hội và làm bất cứ điều gì cần thiết để đạt được “thay đổi xã hội”.

Tuy nhiên, chính những người làm truyền thông như vậy phải được kiểm duyệt theo cách mà họ kiểm duyệt những kẻ thù chính trị, và họ phải tuân thủ trách nhiệm pháp luật tương tự như mọi công dân khác.

20. Đồng thời, nên loại bỏ các công ty “truyền thông xã hội” và những gã khổng lồ Internet khỏi các điều khoản bảo vệ của liên bang, đặc biệt là các quy định tại Điều 230 của “Luật Đạo đức Truyền thông”, xem họ là một “nền tảng” mà không phải là nhà xuất bản, khiến họ không phải chịu trách nhiệm.

Tuy nhiên, như những gì thể hiện vào năm 2020 cho thấy họ đã và đang là thành viên tích cực của phe cánh tả, xuyên tạc và che giấu sự thật, thậm chí như được tiết lộ trong máy tính xách tay của Hunter Biden rằng họ đã xóa bỏ hoàn toàn thông tin sự thật.

Nhìn chung, dường như chúng ta đang ở trong lãnh thổ chưa được khám phá. Nhưng, như các cuộc bầu cử năm 1800, 1824, 1876 và 2000 cho thấy, chúng ta thường tìm ra giải pháp. Hãy để quá trình lập hiến hoạt động và chúng ta hãy chờ xem ai sẽ tuyên thệ nhậm chức vào tháng Giêng năm sau.

Michael Walsh

(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả được đăng trên Epoch Times.)

Thông tin về các Tác giả:

Michael Walsh là biên tập viên của The-Pipeline.org, cũng là tác giả của “The Devil’s Pleasure Palace” và “The Fiery Angel”, cả hai cuốn đều được Encounter Books xuất bản. Cuốn sách mới nhất của ông là “Last Stand” nghiên cứu văn hóa về lịch sử quân sự từ thời Hy Lạp đến Chiến tranh Triều Tiên, sẽ được nhà xuất bản St. Martin’s Press xuất bản vào tháng 12.

Luật sư Sidney Powell tiết lộ thêm về máy chủ bầu cử Mỹ bị thu giữ ở Đức – Nguyễn Sơn

Trong cuộc phỏng vấn gần nhất, luật sư Powell của Tổng thống Trump cho biết chính phủ đã có thông tin từ máy chủ và có thể phát hiện ra “một âm mưu tội phạm quốc tế thuộc loại tồi tệ nhất”.

Hôm 19/11, bà Sidney Powell – luật sư của Tổng thống Trump – có cuộc phỏng vấn với hãng tin Fox News, trong đó một chủ đề chính là máy chủ bầu cử Mỹ đặt ở nước Đức.

Trước đó, trong cuộc họp báo cùng ngày, bà Sidney Powell đã trả lời câu hỏi của phóng viên về việc có hay không máy chủ bầu cử Mỹ bị tịch thu ở Đức. Tại đây, luật sư của Tổng thống Trump trả lời thận trọng: “Việc đó có thật. Và theo cách này hay cách khác, nó có liên quan đến việc này. Nhưng tôi không biết rằng người tốt hay kẻ xấu đang giữ nó”.

Sau đó, trong cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình Lou Dobbs của Fox News, chủ đề này được làm rõ hơn.

Ông Lou Dobbs đặt câu hỏi: “Gần đây có rất nhiều dư luận về việc có vụ đột kích tịch thu máy chủ của hãng SCYTL đặt ở Đức, trong đó có chứa dữ liệu bầu cử Mỹ. Bà có thể cho biết việc này có hay không và bà biết thông tin gì về việc này?”

Luật sư Sidney Powell trả lời: “Theo tôi biết, có một trung tâm máy chủ đặt ở Đức và một đặt ở Barcelona (Tây Ban Nha), có liên quan đến chiến dịch điều tra Smartmatic-Dominion. Tôi không biết những máy chủ đó rơi vào tay người xấu hay người tốt. Với các chiến dịch nằm ngoài chính phủ, đơn giản là chúng tôi không biết. Tôi hy vọng là nó nằm trong tay người tốt, và nếu như vậy, sẽ có rất nhiều bằng chứng về một âm mưu tội phạm quốc tế thuộc loại tồi tệ nhất”.

Người dẫn chương trình Lou Dobbs: “Nếu vậy, có nhiều khả năng là họ đã có được danh sách những lá phiếu bầu nằm trong hệ thống kiểm phiếu của Dominion và Smartmatic?”

Luật sư Sidney Powell: “Theo tôi biết, các lá phiếu có thể được thay đổi ngay khi vào hệ thống. Người nắm quyền quản lý có thể theo dõi phiếu bầu đi vào hệ thống một cách trực tuyến và thao túng chúng. Họ cũng có thể chạy một thuật toán tự động. Nhưng lượng phiếu bầu đổ về cho Tổng thống Trump quá lớn, nên thuật toán này không thể hoạt động. Do đó họ phải ngừng việc kiểm phiếu ở nhiều bang ngay trong đêm bầu cử. Sau đó họ thay đổi mọi thứ vào sáng hôm sau”.

xem video : https://youtu.be/rbne8Ht0OXA

Dominion và Smartmatic là những nhà cung cấp giải pháp bầu cử cho chính quyền liên bang và địa phương ở Mỹ. Hai công ty này từng bị một số bang từ chối (như Texas) vì những rủi ro an ninh. Tuy nhiên họ lại có mặt trong Hội đồng Điều phối của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS). Đáng chú ý, Hội đồng này thuộc quyền quản lý của Giám đốc cơ quan an ninh bầu cử Chris Krebs và ông này mới bị Tổng thống Trump sa thải.

Chính phủ Mỹ đã thu được máy chủ ở Đức?

Đến sáng hôm 20/11, bà Sidney Powell tiếp tục trả lời phỏng vấn của chương trình radio Glenn Beck. Tại đây, bà Sidney Powell cho biết: “Tôi được biết rằng, các lực lượng của chúng tôi đã có được những máy chủ này. Tôi nghĩ rằng chính phủ đang điều tra các thông tin trong máy chủ”.

Tại cuộc họp báo trước đó, bà Powell cáo buộc các công Smartmatic và Dominion cùng những công ty khác đã sử dụng công nghệ bầu cử được phát triển dưới chế độ của nhà độc tài Hugo Chavez nhiều năm trước để “đảm bảo rằng ông ta không bao giờ thua trong cuộc bầu cử”.

Các bằng chứng sẽ được trình tại tòa trong 2 tuần tới

Luật sư Sidney Powell cũng nói với Fox News Business hôm thứ Sáu rằng chiến dịch Trump sẽ có thể trình bày các chứng cứ trước tòa trong “hai tuần tới”.

Bà Powell cho biết: “Hiện chúng tôi có bằng chứng về các hệ thống của 3-4 quốc gia khác nhau có liên quan đến cuộc bầu cử Mỹ. Những quốc gia này có thể đã theo dõi các cuộc bỏ phiếu trực tiếp và thay đổi con số. Có nhiều bằng chứng về sự can thiệp của các nước cộng sản đến cuộc bầu cử của chúng ta”.

Công ty Smartmatic đã phủ nhận bất kỳ mối liên hệ nào với Dominion, trong khi Dominion nói rằng họ “không có mối quan hệ sở hữu công ty nào với gia đình Pelosi, gia đình Feinstein, Clinton Global Initiative, Smartmatic, Scytl cũng như bất kỳ mối quan hệ nào với Venezuela”. Dominion đã mua tài sản từ một công ty con của Smartmatic 3 năm sau khi công ty này được bán. Smartmatic đã viết trên trang web của mình rằng công ty “không có bất kỳ ràng buộc nào với bất kỳ chính phủ hoặc đảng chính trị nào ở bất kỳ quốc gia nào. Công ty chưa bao giờ được sở hữu, tài trợ hoặc hỗ trợ bởi bất kỳ chính phủ nào”.

Mặc dù công ty Dominion đưa ra thông cáo phủ nhận mọi cáo buộc của bà Sidney Powell, nhưng luật sư của Tổng thống Trump cho biết có rất nhiều chứng cứ về việc kết quả phiếu bầu cho ông Trump đã bị thay đổi.

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 15/11, luật sư Rudy Giuliani cho biết về máy kiểm phiếu Dominion, sử dụng phần mềm của công ty Smartmatic. Công ty này đã giúp nhà độc tài Venezuela chỉnh sửa phiếu bầu trong 14 lần bầu cử quốc gia. Ngoài ra Smartmatic còn cung cấp phần mềm kiểm phiếu bầu cử này cho khác khu vực như Argentina và Philippines.

Tổng thống Trump tin rằng cuộc bầu cử năm 2020 là “vụ trộm cắp lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.” Ông nói rằng ông hoàn toàn không công nhận kết quả hiện tại, cũng như sẽ không thừa nhận thất bại, đồng thời tin chắc rằng cuối cùng ông sẽ lội ngược dòng và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.

https://www.ntdvn.com/the-gioi/luat-su-sidney-powell-tiet-lo-them-ve-may-chu-bau-cu-my-bi-thu-giu-o-duc-105108.html

Obama: Chúng ta có thể điều động biệt kích SEAL để loại bỏ Trump khỏi Nhà TrắngNhư Ngọc

Cựu Tổng thống Barack Obama hôm thứ Năm (19/11) nói trên kênh ABC rằng: “Chúng ta có thể luôn luôn điều động biệt kích Hải quân SEAL” để trục xuất Tổng thống Donald Trump khỏi Tòa Bạch Ốc.

Ông Obama hôm 19/11 có mặt trong chương trình “Jimmy Kimmel Live” của người dẫn chương trình có quan điểm cánh tả cấp tiến Jimmy Kimmel với mục đích chính là quảng bá cho cuốn hồi ký mới “Một miền đất hứa”.

Tuy nhiên, khi được ông Kimmel hỏi về việc liệu Tòa Bạch Ốc có bất kỳ chỗ bí mật nào để “người ta có thể lẩn trốn” nếu họ không muốn rời đi, ông Obama đáp: “Ồ, tôi nghĩ chúng ta có thể luôn luôn điều động biệt kích Hải quân SEAL vào đó để tìm ra ông ta”.

Sau đó, ông Kimmel cũng hỏi cựu tổng thống của Đảng Dân chủ rằng liệu có là bất thường khi gọi ông Joe Biden là “Ngài Tổng thống”.

Không, tôi đã gọi ông ta là Ngài Tổng thống đắc cử rồi”, ông Obama trả lời.

Trước đó trong cuộc đối thoại, ông Kimmel đã gợi ý rằng việc giả định ông Biden đã thắng cử có lẽ là quá sớm. Tổng thống Trump đang từ chối công nhận các số liệu bầu cử tại các bang dao động và đã thề sẽ tranh tụng tại tòa án và khẳng định cuộc bầu cử này đã bị gian lận.

Ông có cảm thấy khi ông chúc mừng ông Biden và Thượng nghị sĩ Harris là ông đã vội vã làm điều đó?” ông Kimmel hỏi.

Ông Obama đáp: “Không, tôi nghĩ tôi đã đúng thời điểm”. Quan điểm cho rằng ông Trump sẽ từ chối rời

khỏi Tòa Bạch Ốc nếu ông thua cuộc bầu cử 2020 đã được lực lượng cánh tả cấp tiến dấy lên ngay từ đầu chiến dịch tranh cử tổng thống kỳ này.

Bà Hillary Clinton, ứng viên tổng thống Đảng Dân chủ năm 2016, vào ngày 5/7/2020 trong chương trình “The Daily Show” với Trevor Noah đã nói rằng: “Vâng, tôi nghĩ là công bằng để dấy lên việc liệu có hay không chuyện nếu ông ta thua, ông ta sẽ rời đi một cách lặng lẽ hoặc không. Và chúng ta phải sẵn sàng cho điều đó”.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi hôm 20/7/2020 cũng nói: “Dù ông ta biết điều đó hay không, ông ta sẽ rời đi. Chỉ bởi vì ông ta có thể không muốn rời khỏi Tòa Bạch Ốc không có nghĩa chúng ta sẽ không có một buổi lễ nhậm chức để chúc mừng tổng thống đắc cử chính đáng của Hoa Kỳ”.

Cũng trong tháng Bảy, vấn đề này đã được dấy lên tại Quốc hội Mỹ.

Dân biểu Dân chủ Hakeem Jeffries (bang New York) đã hỏi Tổng Chưởng lý William Barr trong một cuộc điều trần tại Hạ viện rằng: “Ngài Tổng Chưởng lý, ngài sẽ làm gì nếu ông Donald Trump thất cử vào ngày 3/11 nhưng từ chối rời văn phòng vào ngày 20/1?

Ông Barr khi đó trả lời: “Nếu kết quả là rõ ràng, tôi sẽ rời văn phòng”.

Tờ Babylon Bee trong một bài viết trước cuộc bầu cử năm nay đã nêu quan điểm: “Những người cách tả đang cảnh báo rằng Tổng thống Donald Trump có thể không chấp nhận kết quả bầu 2020. Cũng những người cánh tả này đã sử dụng bốn năm qua để tuyên bố rằng ông Trump không phải là tổng thống của họ, rằng bà Hillary Clinton thực sự chiến thắng vì bà ta đã thắng phiếu phổ thông và rằng ông Trump chỉ chiến thắng nhờ vào sự can thiệp của Nga”.

Trong cuộc phỏng vấn với ông Kimmel nêu trên, cựu Tổng thống Obama cũng lấy ví dụ về cựu Tổng thống George W. Bush để dẫn chứng việc chuyển giao quyền lực tốt đẹp, tử tế. Ông Obama tán dương ông Bush là “một người yêu nước”.

Khi tôi bước vào [nhiệm sở], chúng ta đã ở giữa một cuộc khủng hoảng lớn, cuộc khủng hoảng tài chính. George W. Bush, ông ấy và tôi rõ ràng đã có những khác biệt chính sách lớn, nhưng ông ta là một quý ông tốt, ông ta là một người yêu nước”, ông Obama nói. “Và ông ấy đã ra lệnh cho mọi thành viên trong đội ngũ của ông làm việc không ngừng nghỉ với chúng tôi về việc chuyển giao. Không thể tử tế hơn thế. Không thể hữu ích hơn thế. Và điều đó thực sự giúp chúng tôi có thể giành được lợi thế ban đầu trong việc nỗ lực ngăn chặn những điều có lẽ đã là một cuộc đại suy thoái và thay vào đó bằng một cuộc đại phục hồi”.

Như Ngọc

Vui cười

4 ông bạn thân, qua Mỹ mỗi người ở 1 tiểu bang, chỉ liên lạc nhau bằng điện thoại, đến 1 ngày, nhận thấy tuổi đã già, 4 ông quyết định tổ chức 1 buổi reunion, hẹn gặp nhau cho thỏa lòng mong nhớ Gặp lại sau mấy mươi năm, 4 ông chuyện trò như pháo nổ, đang vui thì có 1 ông đau bụng, xin phép đi vệ sinh….3 ông còn lại vẫn tiếp tục hàn huyên, hỏi thăm nhau về gia đình, con cái, ông thứ nhất khoe

– Mấy anh nhớ thằng con trai tui không, hồi mới qua Mỹ nó khổ lắm, đi làm lao công quét dọn cho 1 dealer bán xe Mercedes, vậy mà nó vừa làm vừa học, từ từ nó lên trưởng phòng, rồi nó lên làm giám đốc 1 chi nhánh. Rổi từ từ nó làm chủ dealer bán xe, bây giờ thì nó đã làm chủ mấy chục dealer Mercedes trên toàn nước Mỹ, hôm tuần rồi, sinh nhật 1 đứa bạn thân mà nó dám tặng cho 1 chiếc Mercedes top of the line cả trăm ngàn đô.. Mấy ông bạn trầm trồ.. nâng ly chúc mừng. Ông thứ 2 khoe

– Thằng con tui cũng vậy, mới qua Mỹ nó làm lao công, lau dọn cho 1 hãng tàu, mà vừa làm vừa học, từ từ nó lên làm quản lý, rồi lên làm chủ luôn, giờ nó có cả chục cơ sở đóng tàu, hôm vừa rồi, sinh nhật đứa bạn nó mà nó dám tặng nguyên 1 chiếc du thuyền giá gần 500 ngàn đô…

Các ông lại nâng ly chúc mừng. Ông thứ ba cũng khoe:

– Thằng con tui cũng đâu có thua gì, ngày mới qua Mỹ nó cũng theo bạn bè đi làm phụ hồ, kiếm tiền ăn học, vậy mà từ từ nó lên chủ thầu, rồi nhảy qua làm địa ốc, mua bán nhà, giờ nó có nhà đất khắp nơi, giàu lắm, hôm vừa rồi sinh nhật đứa bạn nó, nó dám tặng nguyên 1 căn biệt thự ở bờ biển, trị giá cả triệu đô.. 3 ông lại cụng ly chúc mừng, thì vừa lúc đó ông thứ tư đi vệ sinh xong, trở lại bàn, không biết chuyện gì..mới hỏi : – Vụ gì mà mấy anh vui vậy..?

– À, đang chúc mừng sự thành công của mấy đứa nhỏ… còn thằng con trai của anh giờ ra sao ?

– ….. thằng con trai tui nó …nó… thuộc dạng đồng tính luyến ái…

– Ồ.. rồi giờ nó làm gì sống ?

– Ban ngày nó ăn ngủ, đi chơi thôi, nhưng ban đêm thì nó đi nhảy sexy trong 1 cái strip club của mấy người gay, đồng tính..

– Ồ..!!! Tội nghiệp cháu quá, tụi tui xin chia buồn với anh và cháu..!!!

– Có gì đâu mà buồn, nó sướng lắm, vừa rồi chỉ trong ngày sinh nhật của nó mà nó nhận được 1 cái biệt thự cạnh bờ biển, 1 chiếc du thuyền và 1 chiếc Mercedes top of the line của 3 thằng boyfriends nó tặng…

Chiến dịch Trump công bố 9 điểm mấu chốt của các vụ kiện gian lận bầu cửĐức Thiện (Theo Breitbart News)

Luật sư Rudy Giuliani và các cố vấn pháp lý khác đại diện cho chiến dịch tái cử của Tổng thống Donald Trump trong cuộc họp báo hôm thứ Năm (19/11) đã vạch ra 9 điểm mấu chốt của các vụ kiện gian lận bầu cử.

Dưới đây là là 9 điểm mà các luật sư chiến dịch Trump đã trình bày:

1. Quan sát viên của Đảng Cộng Hòa bị đưa ra ngoài, những phiếu đếm khi không có quan sát viên là vô hiệu theo Hiến Pháp.

Ông Giuliani nói rằng nhiều phiếu bầu qua thư đã được mở mà không có các quan sát viên để có thể kiểm tra xem các lá phiếu đó đã được ký hợp lệ hay không. Chữ ký trên phiếu bầu là cách bảo vệ quan trọng chống lại hành vi giả mạo. Ông nói những phiếu bầu này là “vô hiệu”, đặc biệt những nơi mà phong bì thư đã bị vứt đi, khiến cho việc kiểm phiếu lại là vô ích. 

2. Các tiểu bang do Đảng Dân chủ kiểm soát áp dụng luật bầu cử bất bình đẳng giữa các hạt Dân Chủ và các hạt Cộng Hoà. Cử tri trong hạt Dân Chủ đã được phép sửa phiếu vắng mặt không hợp lệ còn cử trị trong các hạt Cộng Hoà thì không được.

Tại bang Pennsylvania, nơi tòa án tối cao bang đã tạo ra các quy định bầu cử mới lỏng lẻo trước cuộc bầu cử năm nay, ông Giuliani cáo buộc rằng các cử tri vắng mặt trong các hạt Dân chủ đã được phép “sửa” các sai sót trong lá phiếu của họ, trong khi các cử tri trong các hạt Cộng hòa thì không được sửa. Các hạt Cộng hòa đã tuân thủ luật của bang như nó được viết ra.

3. Phiếu của các cử tri vắng mặt đã bị điền thay, khi cử tri đến phòng phiếu thì phát hiện phiếu của họ đã bị bầu rồi.

Ông Giuliani nói rằng nhiều người đến địa điểm bỏ phiếu trình các lá phiếu tạm thời (provisional ballots) để bỏ phiếu, thì họ được nói rằng họ đã bỏ phiếu đó rồi. Ông cáo buộc rằng người của Đảng Dân chủ đã điền vào các lá phiếu vắng mặt cho những người khác với hy vọng rằng những người này sẽ không đến bỏ phiếu.

4. Các quan chức trong uỷ ban bầu cử đã được yêu cầu sửa ngày phiếu muộn và chấp nhận hết những phiếu không hợp lệ nếu nó bầu cho Đảng Dân Chủ.

Ông Giuliani đã dẫn ra một tờ khai chứng tuyên thệ của một quan chức bầu cử cho biết bà đã không được yêu cầu loại bỏ các lá phiếu lỗi, và phải ghi lùi ngày phiếu đến muộn để chúng không bị liệt vào các phiếu được nhận sau Ngày Bầu cử, nhằm trách một lệnh của Tòa án Tối cao liên bang về việc phải tách riêng các lá phiếu đến muộn.

5. Các phiếu bầu cho ông Joe Biden được nhân bản hoặc được cho chạy nhiều lần qua máy.

Ông Giuliani cho biết có 60 nhân chứng tại bang Michigan sẽ làm chứng về những lá phiếu “đã được sản xuất” nhanh chóng và đã được đếm hai hoặc ba lần. Ông nói rằng tối thiểu 60.000 phiếu và tối đa 100.000 phiếu là những phiếu bị cáo buộc như trên.

6. Các phiếu bầu vắng mặt ở bang Wisconsin đã được chấp nhận mà không có đơn yêu cầu nhận phiếu từ cử tri trước đó.

Ông Giuliani nói rằng luật của bang Wisconsin về các phiếu bầu vắng mặt là chặt chẽ hơn phần lớn luật của các bang khác. Nhưng ông cáo buộc rằng 60.000 phiếu vắng mặt đã được kiểm đếm tại khu vực Milwaukee và 40.000 phiếu vắng mặt được kiểm đếm tại khu vực Madison mà các phiếu đó không có đơn yêu cầu hợp lệ của cử tri từ trước. 

7. Phiếu bầu nhiều hơn cử tri ở một số khu vực thuộc Michigan và Wisconsin.

Ông Giuliani nói rằng có một số lượng lớn phiếu bầu vượt quá số cử tri ở các khu bầu cử tại  Michigan và Wisconsin. Ông cho biết đó là lý do mà các đảng viên Cộng hòa trong Ủy ban Kiểm soát bầu cử của Hạt Wayne đã từ chối chứng nhận kết quả của hạt này. Ông cũng cáo buộc rằng có một số cử tri không còn sống ở Georgia nhưng vẫn bỏ phiếu tại đây, và có những người trong bang này bỏ phiếu hai lần. 

8. Máy và phần mềm bỏ phiếu có liên quan đến tỷ phú cánh tả George Soros và nhà cầm quyền Venezuela.

Bà Sidney Powell lập luận rằng các phiếu bầu của Mỹ đang được kiểm đếm ở nước ngoài, và các máy bỏ phiếu Dominion và phần mềm Smartmatic bị kiểm soát bởi các nhóm lợi ích nước ngoài, thao túng các thuật toán để thay đổi kết quả. Bà Powell đặc biệt lưu ý rằng trong nhóm chủ sở hữu của Smartmatic có hai công dân Venezuela, những người mà bà cho rằng có quan hệ với chế độ của cố tổng thống Hugo Chavez và tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro. Đội ngũ pháp lý của ông Trump cáo buộc rằng có những bất thường về thống kê, chẳng hạn như không thể giải thích được những lô phiếu bầu khổng lồ cho ông Biden, nếu không nhận định đó là do thao túng, và nhóm luật sư của ông Trump đưa ra cáo buộc như vậy. Việc bơm các lô phiếu khổng lồ cho ông Biden xảy ra thời điểm rạng sáng sau khi việc kiểm phiếu bất ngờ bị đình trệ. (Các công ty Dominion và Smartmatic đã cực lực phản bác những cáo buộc này.)

9. Truyền thông đã vi phạm Hiến Pháp và cướp đoạt quyền lực nhà nước khi cố ý tuyên bố người người chiến thắng trong cuộc bầu cử dù chưa có kết quả chính thức.

Bà Jenna Ellis, luật sư của chiến dịch Trump, cho rằng giới truyền thông đã tiếm quyền để tuyên bố người thắng cử. Bà Ellis dẫn theo Luận cương Liên bang Số 68 (Federalist No. 68) nói rằng tiến trình hiến pháp về việc chọn tổng thống đã có cơ chế tự vệ theo quy trình nhằm chống lại sự lũng đoạn và ảnh hưởng từ nước ngoài. 

Đức Thiện (Theo Breitbart News)

Vui cười

● Bốn năm trước đây, người Mỹ khoe rằng: “Chúng tôi bỏ phiếu vào buổi sáng và chúng tôi sẽ biết tổng thống là ai vào buổi chiều.”

● Người Trung Quốc bình thản nói: “Nước chúng tôi hay hơn. Hôm nay chúng tôi bỏ phiếu, nhưng năm ngoái chúng tôi đã biết ai là chủ tịch rồi”.

● Người Bắc Triều Tiên khinh thường nói với người Mỹ và người Trung Quốc: “Chúng tôi không cần phải bỏ phiếu, chúng tôi đã biết ai là chủ tịch khi còn bé tí”.

● Người Nhật bối rối nói: “Chúng tôi cứ phải bỏ phiếu liên tục, nhưng chúng tôi vẫn không biết cố định rằng ai là thủ tướng.”

● Người Nga cười nhạt: “Tổng thống của chúng tôi khi làm tổng thống thấy mệt mỏi thì đổi làm thủ tướng, và khi làm thủ tướng thấy mệt mỏi thì sang qua làm tổng thống.”

● Một người Cuba bối rối nhìn bạn và hỏi một cách yếu ớt: “Anh ơi, người lãnh đạo mà còn có thể thay đổi được à?”

● Người Iraq dõng dạc trả lời: “Có thể thay đổi chớ!  Tại sao lại không thay đổi được! Nếu bạn không tự mình thay đổi thì người Mỹ sẽ thay đổi cho bạn”!

● Năm nay, người Hoa Kỳ nói với giọng xỉu xuống: Chúng tôi đã bắt đầu bỏ phiếu cách đây trước một tháng, nhưng một tháng sau ngày bỏ phiếu, chúng tôi vẫn không biết ai là tổng thống?

Em đang ngồi đợi để gặp ông bác sĩ mới hẹn khám lần đầu. Trên tường là tấm bằng bác sĩ với đầy đủ tên họ của ông ta. Em bỗng sực nhớ ra một anh bạn học cao ráo, đẹp trai thời trung học. Không biết có phải đúng là người thanh niên mà em đã một thời say mê đắm đuối không?

Tuy nhiên đến khi gặp, mọi ý tưởng trên đều tan biến vì trước mặt là một ông lão hói đầu, tóc bạc lưa thưa, có vẻ quá già so với bạn đồng lứa của em.

Sau khi khám xong, em bèn thỏ thẻ hỏi: 

– Có phải lúc trước bác sĩ có học trường X không?

– Đúng rồi ! Tôi ra trường năm 1975…. Sao bà hỏi vậy? 

– Vậy thì bác sĩ trong lớp của tôi.

Sau một  hồi nhìn tôi thật kỹ, ông bác sĩ già, da nhăn nheo, đầu hói, tóc bạc lưa thưa….. rồi thều thào hỏi:

– Hồi đó bà…. dạy môn gì?

Chiến dịch Trump sẽ chứng minh vụ gian lận tại tòa ‘trong vòng 2 tuần tới’Thiện Thành

Đáp lại lời kêu gọi từ những người bảo thủ để đưa ra bằng chứng về gian lận cử tri trong cuộc bầu cử ngày 3/11, luật sư Sidney Powell của Tổng thống Donald Trump cho biết chiến dịch sẽ có thể trình bày vụ việc trước tòa trong 2 tuần tới, Epoch Times đưa tin.

Sydney Powell cùng Rudy Giuliani chuẩn vị tham gia cuộc họp báo hôm19/11/2020, cáo buộc một kế hoạch gian lận cử tri trên khắp đất nướcSydney Powell cùng Rudy Giuliani chuẩn vị tham gia cuộc họp báo hôm19/11/2020, cáo buộc một kế hoạch gian lận cử tri trên khắp đất nước.

“Bây giờ chúng tôi đang có thêm bằng chứng,” Powell nói với Fox Business vào hôm 20/11, phản hồi lời khẳng định từ Hệ thống Bầu cử Dominion khi nhóm này bác bỏ tuyên bố của chiến dịch Trump, rằng phần mềm có thể bị thao túng để lật ngược cuộc bầu cử chống lại Tổng thống Mỹ, cũng như tuyên bố công ty có liên kết đến chính quyền Venezuela.

“Tất cả những gì tôi có thể nói với bạn là, công ty này có thể bằng cách nào đó đã cắt đứt hoặc cố gắng cắt đứt các mối quan hệ gần đây, tôi không biết họ phân tích lời nói của họ như thế nào, nhưng tôi có thể nói với bạn rằng công ty này được thành lập bằng tiền của Venezuela ở Venezuela với mục đích rõ ràng là gian lận bầu cử cho Hugo Chavez.”  Powell nói. Bà cũng cho biết thêm rằng mọi người có thể xem các phiếu bầu từ xa và đảo ngược chúng trong thời gian thực.

“Bây giờ chúng tôi có bằng chứng về thông tin từ các hệ thống đến 3 hoặc 4 quốc gia nước ngoài khác nhau trong thời gian bầu cử, những quốc gia đó có thể đã chứng kiến các cuộc bỏ phiếu trực tiếp diễn ra và thay đổi các con số. Có nhiều bằng chứng về sự can thiệp của nước ngoài từ các quốc gia cộng sản tồi tệ nhất trên Trái đất đối với cuộc bầu cử của chúng ta.”  Powell  khẳng định

Dominion đã nhiều lần phủ nhận rằng họ có quan hệ với Venezuela, Cuba hoặc bất kỳ quốc gia nào khác, nói rằng họ cũng không có quan hệ nào với Smartmatic, một công ty phần mềm bầu cử khác được tạo ra bởi các kỹ sư Venezuela nhiều năm trước. Smartmatic cũng đã phủ nhận các cáo buộc của từ nhóm pháp lý của Trump. Dominion nói rằng họ đã mua tài sản từ Sequoia, một công ty con trước đây của Smartmatic vào năm 2010.

“Dominion rõ ràng là một công ty Mỹ phi đảng phái không có quan hệ với Venezuela hay Cuba. Việc kiểm phiếu được thực hiện bởi các quan chức bầu cử của quận và tiểu bang, không phải bởi Dominion hoặc bất kỳ công ty công nghệ bầu cử nào khác – hệ thống của chúng tôi hỗ trợ việc lập bảng từ chính các quan chức đó,”  Dominion nói với các hãng tin hôm thứ Năm.

Công ty này cũng cho biết họ không vận hành các hệ thống ở một số khu vực tranh chấp như Philadelphia, Milwaukee và Wisconsin’s Dane County.

Tuy nhiên, Powell cho biết họ đã “có đủ loại bằng chứng không thể chối cãi về mặt toán học của các chuyên gia, trong đó có 3 giáo sư tại Princeton, và tất cả đều chứng minh điều tương tự, bằng chứng của những người theo dõi cuộc thăm dò đã thấy phiếu bầu đến, đã thấy máy móc bị thao túng.” bà không đưa ra bằng chứng hoặc chỉ ra bất kỳ số liệu nào, trong cuộc phỏng vấn với Fox Business.

Tuyên bố của Powell hôm 20/11 được đưa ra sau khi Tucker Carlson của Fox News và những người khác, bao gồm Thượng nghị sĩ Joni Ernst từ bang Iowa, kêu gọi bằng chứng để chứng minh các tuyên bố.

“Bà ấy không bao giờ gửi cho chúng tôi bất kỳ bằng chứng nào, mặc dù có rất nhiều yêu cầu lịch sự. Khi chúng tôi liên tục bức xúc, bà ấy nổi giận và bảo chúng tôi đừng liên lạc với bà. Khi chúng tôi kiểm tra với những người khác xung quanh chiến dịch Trump, những người có chức vụ quyền hạn, họ cũng nói với chúng tôi Powell chưa bao giờ đưa cho họ bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh bất kỳ điều gì bà ấy tuyên bố tại cuộc họp báo. Powell đã nói rằng bỏ phiếu điện tử là nguy hiểm và bà  ấy đúng, nhưng bà ấy chưa bao giờ chứng minh rằng một phiếu bầu thực tế nào đã bị phần mềm di chuyển bất hợp pháp từ ứng cử viên này sang ứng viên khác. Không một lần nào,” Carlson cho biết.

Đáp lại, Powell nói với Fox Business rằng bà không tức giận về yêu cầu bằng chứng nhưng Carlson đã “lăng mạ, đòi hỏi và thô lỗ, và tôi đã nói với ông ấy rằng đừng liên lạc lại với tôi theo những điều kiện đó”.

“Trên thực tế, tôi đã gửi một bản tuyên thệ cho Tucker nhưng tôi thậm chí còn chưa đính kèm với một lời xác nhận giúp ông ta hiểu tình hình, và tôi đã đề nghị ông ta một nhân chứng khác có thể giải thích về mặt toán học và bằng chứng thống kê tốt hơn nhiều so với khả năng của tôi. Tôi thực sự không phải là người giỏi về các con số,” bà nói thêm.

Dominion và Smartmatic chưa trả lời yêu cầu bình luận.

Thiện Thành – Theo theepochtimes.com

https://tinhhoa.net/chien-dich-trump-se-chung-minh-vu-gian-lan-tai-toa-trong-vong-2-tuan-toi.html

Vui cười

Sau khi vừa nhổ răng xong, bác sĩ ghé tai nói nhỏ với bệnh nhân: -Anh có thể giúp tôi một việc này không? Xong việc tôi sẽ miễn phí nhổ răng cho anh.

Bệnh nhân ngạc nhiên hỏi:– Việc gì vậy bác sĩ?

– Rất đơn giản thôi, giờ anh chỉ cần hét lên thật to và thảm thiết vào là được.

Bệnh nhân tò mò hỏi: – Nhưng làm vậy để làm gì?

Nha sĩ cười: – Chẳng là bên ngoài có nhiều bệnh nhân chờ quá, mà tôi thì không muốn bỏ lỡ trận bóng đá tối nay. Chỉ cần anh kêu thảm thiết một chút thì mọi người sẽ sợ bỏ về hết thôi.

Truyền thông Mỹ: Ông Joe Biden đắc cử tổng thống thứ 46 của Hoa KỳThanh Phương

Hôm nay, 07/11/2020, báo chí Mỹ loan tin là ứng cử viên Dân Chủ chính thức đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, sau bốn ngày kiểm phiếu căng thẳng. Theo các kênh truyền hình CNN, NBC và CBS, cựu phó tổng thống Mỹ, năm nay 77 tuổi, đã thu được phiếu của 273 đại cử tri nhờ thắng lợi tại Pennsylvania, một trong những bang chủ chốt trong cuộc bầu cử tổng thống lần này.

Hiện giờ 3 bang Nevada, Georgia và Arizona, 3 bang mà Biden đang dẫn đầu, chưa kiểm phiếu xong, và như vậy là ứng cử viên Dân Chủ có thể thu được nhiều hơn 273 phiếu đại cử tri. Trong một thông cáo, ông Biden hứa sẽ là ” tổng thống của mọi người dân Mỹ”. Ông nói : « Tôi rất vinh dự và khiêm nhường trước sự tin cậy mà người dân Mỹ dành cho tôi và cho phó tổng thống tân cử. Nay chiến dịch tranh cử đã chấm dứt, đã đến lúc để lại đằng sau chúng ta nỗi tức giận và những lời lẽ đao to búa lớn và chúng ta đoàn kết lại như một quốc gia. »

Hiện giờ ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump vẫn chưa công nhận thất cử trước ông Biden.

Theo hãng tin AFP, hàng chục ngàn người dân Mỹ đã bắt đầu ăn mừng chiến thắng của Joe Biden tại nhiều thành phố. Cựu tổng thống Dân Chủ Barack Obama vừa lên tiếng ca ngợi chiến thắng « lịch sử » của nhân vật từng là phó tổng thống của ông. Ngay cả thượng nghị sĩ Mitt Romney, một trong những gương mặt hàng đầu của đảng Cộng Hòa, cũng đã chúc mừng ông Joe Biden.

Nhiều lãnh đạo thế giới như tổng thống Pháp Macron, thủ tướng Anh Johnson, thủ tướng Đức Merkel, thủ tướng Canada Trudeau cũng đã ngay lập tức chúc mừng tổng thống tân cử Joe Biden.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201107-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9-%C3%B4ng-joe-biden-tr%E1%BB%9F-th%C3%A0nh-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-th%E1%BB%A9-46-c%E1%BB%A7a-hoa-k%E1%BB%B3

Bầu cử Mỹ 2020: Trump ngăn cản chuyển tiếp quyền lực đe dọa an ninh nước MỹMinh Anh

Tại Hoa Kỳ, theo truyền thống, sau cuộc bầu cử, người thua cuộc phải nhìn nhận thất bại và phối hợp với bên thắng cử chuẩn bị cho nhiệm kỳ mới.

Tuy nhiên, trong kỳ bầu cử Mỹ năm 2020, tổng thống mãn nhiệm Donald Trump kiên quyết không công nhận thắng lợi của đối thủ, ông Joe Biden, ứng viên đảng Dân chủ. Chủ nhân Nhà Trắng khăng khăng khẳng định có gian lận trong kỳ bỏ phiếu. Thái độ này của ông Trump sẽ có những hệ quả ra sao cho quá trình chuyển tiếp quyền lực ?

RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà báo Phạm Trần từ Washington.

RFI Tiếng Việt: Trước hết, xin ông cho biết tiến trình chuyển giao quyền lực hiện nay ra sao ?

Nhà báo Phạm Trần : Tại Mỹ, vấn đề chuyển tiếp quyền lực là một thủ tục được quy định trong Hiến Pháp. Chính quyền sắp mãn nhiệm phải tiến hành một số công việc và phải có sự hợp tác mật thiết với chính quyền sắp tới. Bởi vì, ở Mỹ, tất cả mọi vấn đề phải được chuyển tiếp một cách nhịp nhàng, đặc biệt là vấn đề an ninh và quốc phòng.

Đây là hai vấn đề then chốt của nước Mỹ. Bất kỳ một khoảng trống nào từ bây giờ cho đến ngày vị tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức vào ngày 20/01/2021, mà có một biến cố lớn tâm hại đến nền an ninh của Hoa Kỳ thì điều này sẽ gây rất nhiều khó khăn.

Bởi vì, truyền thống của nước Mỹ cũng như là thái độ của vị tổng thống sắp mãn nhiệm thường không có những hoạt động tích cực, có thể là họ có ý niệm cho rằng là để lại những gánh nặng cho người kế nhiệm nhưng đó chỉ là điều dự đoán.

Tuy nhiên, rõ ràng sự chuyển tiếp này đã bị chính ông Donald Trump ngăn cản. Bởi vì cho đến giờ này, sau gần hai tuần lễ bầu cử mà ông Donald Trump vẫn chưa chịu chấp nhận là ông ấy đã thất bại.

Việc Donald Trump kiên quyết không công nhận thất bại sẽ cản trở tiến trình này ra sao ?

Nhà báo Phạm Trần: Chính vì không công nhận thất bại nên ông ấy ra lệnh cho các viên chức của chính phủ là bất hợp tác với ban chuyển tiếp của ông Joe Biden.

Vì không chấp nhận ông Biden đã thắng cử, cơ quan được gọi là Cơ quan Quản trị các dịch vụ của nước Mỹ (GSA), có trách nhiệm công nhận ông Biden thắng cử cũng bị cản trở. Cơ quan này có hai nhiệm vụ then chốt:

Thứ nhất là phải tìm một nơi cho ban chuyển tiếp của ông Joe Biden về Washington để làm việc, liên lạc với các bộ để có sự chuyển tiếp nhịp nhàng, không có sơ sót trong các hồ sơ hay vấn đề ngân sách của mỗi bộ …

Điều quan trọng thứ hai, chỉ khi nào cơ quan đó chứng nhận ông Joe Biden đã thắng cử và sẽ trở thành tổng thống tương lai của nước Mỹ thì ông Joe Biden và các cố vấn của ông cũng như là vị phó tổng thống là bà Kamala Harris được quyền tham dự và được quyền nhận các báo cáo về an ninh và tình báo của Hoa Kỳ.

Thủ tục của nước Mỹ là sau khi một người đắc cử tổng thống thì người đó có quyền và các cơ quan an ninh có bổn phận phải đến thuyết trình ngay lập tức những bản báo cáo về an ninh và tình báo hàng ngày như họ vẫn làm với tổng thống đương nhiệm để có một sự chuyển tiếp.

Tất cả những gì tổng thống đương nhiệm biết về an ninh và tình báo của Hoa Kỳ cho đến ngày ông ấy ra đi, thì bên phía ông Joe Biden cũng phải được biết, như vậy họ mới nắm vững tình hình. Trong khi cho đến giờ này, ông Joe Biden không được hưởng những điều đó và không có quyền liên lạc với các cơ quan an ninh tình báo để mà đòi hỏi được thuyết trình, bởi vì các cơ quan đó phải nhận lệnh từ tổng thống và phải có sự chứng nhận của các cơ quan được đề cập ở trên. Nếu như những cơ quan đó chưa có động tĩnh gì thì các cơ quan an ninh không có quyền đến thuyết trình cho ông Joe Biden. Đây là một điều nguy hiểm cho nền an ninh Hoa Kỳ.   

Trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành dữ dội tại Mỹ, việc chậm chuyển giao quyền lực của ông Trump sẽ gây ra những khó khăn nào cho chính quyền tương lai Joe Biden ?

Nhà báo Phạm Trần: Nước Mỹ trong thời gian 30 ngày qua số người bị lây nhiễm càng ngày càng nhiều khắp nơi trên nước Mỹ. Số liệu do các nhà khoa học hay trường đại học Johns Hopkins công bố cho thấy là ở Mỹ mỗi ngày có trên 200 ngàn người bị lây nhiễm, các bang như Texas, Washington… số người bị nhiễm bệnh đã vượt quá con số một triệu người và trung bình mỗi tháng ở những nơi đó, có khoảng 1.000 người Mỹ bị chết, tất cả những điều này làm cho người dân Mỹ rất lo sợ.

Nhưng khi ông Donald Trump chậm trễ trong việc trao quyền lực cho Joe Biden dẫn đến việc các cơ quan lo về y tế của Mỹ cũng không thể liên lạc, nói chuyện hay chuyển tiếp các tin tức cũng như là các biện pháp phòng ngừa hay những chính sách ngăn chận dịch bệnh cho phía ông Joe Biden. Đây thật sự là một việc làm nguy hiểm.

Vì lý do này nên trong cuộc họp báo ngày thứ Hai 16/11, ông Joe Biden có nói một cách rõ ràng là nếu không có sự chuyển giao quyền lực mau chóng và chúng tôi không được tiếp xúc với vấn đề y tế và các viên chức phụ trách kiểm soát dịch bệnh, thì từ giờ cho đến tháng 12, bởi vì mùa này là mùa lạnh, mùa thu của nước Mỹ và sắp sửa sang mùa đông, khó diệt trừ vi khuẩn, nên người ta dự đoán nước Mỹ sẽ có một cuộc khủng hoảng y tế từ giờ cho đến khi ông Joe Biden nhậm chức.

RFI Tiếng Việt xin cảm ơn nhà báo Phạm Trần.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201118-donald-trump-chuyen-tiep-quyen-luc-an-ninh

Biden Thắng Và Cho Phép Bắt Đầu Việc Chuyển Quyền

Cơ Quan General Services Administration (GSA) đã thông báo cho Tổng Thống đắc cử Joe Biden rằng chính phủ Trump đã sẵn sàng bắt đầu tiến trình chuyển quyền chính thức, theo một lá thư từ Trưởng Cơ Quan GSA Emily Murphy gửi vào xế trưa Thứ Hai, 23 tháng 11 năm 2020 và CNN có được cho biết.

Lá thư là bước đầu tiên mà chính phủ đã thừa nhận sự thua cuộc của Tổng Thống Donald Trump, hơn 2 tuần sau khi Biden được tuyên bố là người chiến thắng cuộc bầu cử.

Murphy nói rằng bà đã không bị áp lực bởi Bạch Ốc để trì hoãn việc chuyển quyền chính thức và đã không quyết định “vì sợ hãi hay thiên vị.”

“Xin hiểu cho rằng tôi đi đến quyết định này một cách độc lập, dựa vào luật pháp và các sự thật sẵn có,” theo Murphy đã viết. “Tôi không bao giờ bị áp lực trực tiếp hay gián tiếp bởi bất cứ viên chức Hành Pháp nào – gồm những người làm việc tại Bạch Ốc hay GSA – với sự xem xét cụ thể hay thời gian quyết định của tôi. Để làm rõ, tôi đã không nhận bất cứ chỉ đạo nào để trì hoãn quyết định của tôi.”

Lá thư đánh dấu dấu hiệu chính thức của Murphy về sự chiến thắng của Biden, một tiến trình chiếu lệ thường được gọi là sự chứng minh. Hành động này sẽ cho phép việc chuyển quyền chính thức bắt đầu, cho phép một số viên chức của cơ quan chính phủ đương nhiệm hợp tác với nhóm Biden sắp tới, và cung cấp hàng triệu đô la tài trợ của chính phủ cho việc chuyển quyền.

https://vietbao.com/p114a305851/chinh-phu-trump-chinh-thuc-thua-nhan-biden-thang-va-cho-phep-bat-dau-viec-chuyen-quyen

Trump ra lệnh chuyển giao quyền hành cho Biden

WASHINGTON, DC (NV) – Trong tin nhắn gởi ra chiều Thứ Hai, 23 Tháng Mười Một, Tổng Thống Donald Trump cho biết: “Vì lợi ích quốc gia, tôi yêu cầu Giám Đốc Emily Murphy và đội ngũ của bà làm những gì cần thiết theo các bước quy định, và tôi cũng cho các nhân viên trực thuộc hành động tương tự.”

Các dòng tin nhắn trên đánh dấu một sự thay đổi đối với Tổng Thống Trump, người đã từ chối công nhận kết quả của cuộc bầu cử, khi cựu Phó Tổng Thống Biden được truyền thông loan tin là người chiến thắng hơn hai tuần trước đây.

Trước đó, giới truyền thông loan tin cơ quan General Services Administration (GSA) vừa gửi thư đến văn phòng Tổng Thống Đắc Cử Joe Biden thông báo chính phủ Tổng Thống Donald Trump sẵn sàng tiến trình chuyển giao quyền lực.

Thông báo trên được bà Emily Murphy, giám đốc GSA, gởi ra hôm Thứ Hai, 23 Tháng Mười Một, theo đài CNN.

Cơ quan GSA, một cơ quan độc lập, có trách nhiệm cung cấp và tài trợ kinh phí cho các hoạt động hành chính của chính phủ, thường công nhận một ứng cử viên tổng thống khi rõ ràng đã thắng cuộc bầu cử để quá trình chuyển giao quyền lực có thể tiến hành.

Chuyển biến trên diễn ra khoảng ba tuần sau cuộc bầu cử, trong bối cảnh áp lực ngày càng gia tăng trên bà Murphy buộc phải xác định ông Biden là người chiến thắng để có thể giải ngân hàng triệu đô la nhằm xúc tiến quá trình chuyển giao quyền lực cho chính phủ mới.

Các thành viên Quốc Hội, từ Cộng Hòa đến Dân Chủ đều cảnh báo nếu trì hoãn quá trình chuyển giao quyền lực sẽ đe dọa an ninh quốc gia và cản trở khả năng của chính quyền sắp tới trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19

Lá thư của bà Murphy trên là bước đầu tiên chính phủ hiện tại thừa nhận Tổng Thống Donald Trump thất cử, kể từ khi ông Joe Biden tuyên bố chiến thắng vào hai tuần trước đây.

Trong thư, vị giám đốc cơ quan GSA viết rằng bà đi đến quyết định một cách độc lập và “không bao giờ bị áp lực trực tiếp hoặc gián tiếp bởi bất kỳ giới chức Hành Pháp nào” về thời điểm hoặc nội dung quyết định của mình.

Ngoài ra, bà Murphy còn lưu ý rằng bà nhận được những lời đe dọa đối với sự an toàn của cá nhân và gia đình của bà.

Như vậy, bà Murphy chính thức gởi ra tín hiệu xác nhận ông Biden thắng cử chức Tổng Thống Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử năm 2020 và bắt đầu tiến trình hỗ trợ nhóm chuyển giao quyền lực của tổng thống đắc cử.

Nhóm chuyển tiếp của ông Biden hoan nghênh hành động tuyên bố chuyển giao chính thức của GSA, gọi đây là “bước cần thiết để bắt đầu giải quyết những thách thức mà quốc gia của chúng ta đang đối mặt, bao gồm việc kiểm soát đại dịch và nền kinh tế cần đưa về đúng hướng.”

“Trong những ngày tới, các viên chức trong nhóm chuyển giao bắt đầu tiếp xúc với các cơ quan liên bang để thảo luận về chương trình chống dịch, và nhận toàn bộ các thông tin về an ninh quốc gia cũng như hiểu đầy đủ về những hoạt động của chính quyền Trump để có những bước chuyển tiếp thích hợp,” lời tuyên bố của ông Yohannes Abraham viên chức điều hành nhóm chuyển giao.

Một phần lá thư của Giám Đốc GSA Emily Murphy gởi Tổng Thống Đắc Cử Joe Biden.

Ngay từ sớm ngày Thứ Hai, Thượng Nghị Sĩ Lamar Alexander (Cộng Hòa-Tennessee) gửi ra một công bố, có đoạn viết: “Kể từ khi kết quả rõ ràng cho thấy ông Joe Biden là tổng thống đắc cử, tôi hy vọng rằng Tổng Thống Trump, với lòng tự hào những thành tựu mà mình đã đóng góp, nên đặt quyền lợi quốc gia trên hết và tiến hành sự chuyển giao quyền lực trong trật tự và nhanh chóng để giúp chính quyền mới thành công.”

“Trong vai trò một lãnh đạo phục vụ đất nước, quốc dân sẽ ghi nhớ hành động cuối cùng mà chúng ta thực hiện,” vị thượng nghị sĩ 80 tuổi, bước vào chính trường từ năm 1978, nhắn những lời chân tình này đến Tổng Thống Trump. (MPL) [kn]

https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/trump-ra-lenh-tien-trinh-chuyen-giao-quyen-luc/

Thư từ quản trị viên GSA: Đối mặt ngàn mối đe dọa, tôi vẫn cam kết tuân thủ luật pháp

Hôm 23/11, Quản trị viên Cơ quan Quản lý Dịch vụ Công (GSA) – Emily Murphy, đã viết thư cho ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden, thông báo về quy trình chuyển giao quyền lực tổng thống và các tài nguyên đi kèm với quy trình đó.

Dưới đây là nội dung bức thư:

23 tháng 11 năm 2020

Joseph R. Biden, Jr.

1401 Đại lộ Hiến pháp, N.W.

Washington, D.C. 20230

Ông Biden thân mến:

Với tư cách là Quản trị viên của Cơ quan Quản lý Dịch vụ Công Hoa Kỳ, tôi có khả năng thực hiện theo Đạo luật Chuyển tiếp Tổng thống năm 1963, đã được tu chính, cung cấp các nguồn lực và dịch vụ nhất định sau bầu cử để hỗ trợ trong trường hợp chuyển đổi tổng thống theo Mục 3 U.S.C. § 102 (Luật liên bang). Tôi rất coi trọng vai trò này và do những phát triển gần đây liên quan đến các thách thức pháp lý và chứng nhận kết quả bầu cử, hôm nay tôi gửi thư lá này để cung cấp các nguồn lực và dịch vụ đó cho ông.

Tôi đã cống hiến phần lớn cuộc đời trưởng thành của mình cho dịch vụ công và tôi luôn cố gắng làm những gì đúng đắn. Xin lưu ý rằng tôi đã đưa ra quyết định của mình một cách độc lập, dựa trên luật pháp và các dữ kiện có sẵn. Tôi chưa bao giờ bị áp lực trực tiếp hoặc gián tiếp bởi bất kỳ quan chức nào của Chi nhánh Hành pháp – kể cả những người làm việc tại Nhà Trắng hoặc GSA – về nội dung hoặc thời điểm cho quyết định của tôi. Nói rõ hơn, tôi không nhận được bất kỳ chỉ đạo nào để trì hoãn quyết định của mình. Tuy nhiên, tôi đã nhận được những lời đe dọa trực tuyến, qua điện thoại và qua đường bưu điện, nhắm vào sự an toàn của cá nhân tôi, gia đình tôi, nhân viên của tôi và thậm chí cả vật nuôi của tôi, tìm cách ép buộc tôi thực hiện quyết định này sớm. Ngay cả khi đối mặt với hàng ngàn mối đe dọa, tôi vẫn luôn cam kết tuân thủ luật pháp.

Trái ngược với báo chí và những lời bóng gió, quyết định của tôi không phải vì sợ hãi hay thiên vị. Thay vào đó, tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng quy chế yêu cầu Quản trị viên GSA xác định, không áp đặt, tổng thống được bầu rõ ràng. Thật không may, quy chế không cung cấp thủ tục hoặc tiêu chuẩn cho quy trình này, vì vậy tôi đã xem xét tiền lệ từ các cuộc bầu cử trước, liên quan đến các thách thức pháp lý và tính toán không đầy đủ.

GSA không quyết định kết quả của các tranh chấp pháp lý và việc kiểm đếm lại, cũng như không xác định liệu các thủ tục đó là công bằng hay hợp lý. Đây là những vấn đề mà Hiến pháp, luật liên bang và luật tiểu bang cần phải thực hiện trong quá trình chứng nhận bầu cử và quyết định của các tòa án có thẩm quyền. Tôi không nghĩ rằng một cơ quan chịu trách nhiệm cải thiện việc mua sắm liên bang và quản lý tài sản nên đặt mình lên trên quy trình bầu cử dựa trên hiến pháp. Tôi đặc biệt kêu gọi Quốc hội xem xét soạn thảo Đạo luật.

Như ông đã biết, Quản trị viên GSA không chọn hoặc chứng nhận người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống. Thay vào đó, vai trò của Quản trị viên GSA theo Đạo luật là cực kỳ hẹp: cung cấp các nguồn lực và dịch vụ liên quan đến quá trình chuyển đổi tổng thống. Như đã nêu, do những phát triển gần đây liên quan đến các thách thức pháp lý và chứng nhận kết quả bầu cử, tôi đã xác định rằng bạn có thể truy cập các tài nguyên và dịch vụ sau bầu cử được mô tả trong Phần 3 của Đạo luật theo yêu cầu. Người chiến thắng thực sự trong cuộc bầu cử tổng thống sẽ được xác định bởi quy trình bầu cử được quy định chi tiết trong Hiến pháp.

Mục 7 của Đạo luật và Công Pháp 116-159, ngày 1/10/2020, quy định việc tiếp tục trích lập cho đến ngày 11/12/2020, cung cấp 6.300.000 USD cho ông để thực hiện các quy định tại Mục 3 của Đạo luật. Ngoài ra, 1.000.000 USD được ủy quyền, theo Công Pháp 116-159, để cung cấp các phiên định hướng cho người được bổ nhiệm và một thư mục chuyển tiếp. Tôi xin nhắc ông rằng Phần 6 của Đạo luật áp đặt các yêu cầu báo cáo đối với ông như một điều kiện để nhận các dịch vụ và tiền từ GSA.

Nếu có bất cứ điều gì chúng tôi có thể làm để hỗ trợ ông, vui lòng liên hệ với cô Mary D. Gibert, Điều phối viên Chuyển tiếp Liên bang.

Trân trọng,

Emily W. Murphy

Quản trị viên

Cơ quan Quản lý Dịch vụ Công Hoa Kỳ

Trước đó, vào tối 23/11, Tổng thống Donald Trump đã cảm ơn Quản trị viên của Cơ quan Quản lý Dịch vụ Công (GSA) –  Emily Murphy, sau khi bà thông báo cơ quan sẽ bắt đầu quá trình chuyển giao quyền lực cho Biden, ngay cả khi nhiều thách thức pháp lý cáo buộc gian lận bầu cử năm 2020 vẫn tiếp tục diễn ra tại các bang chiến địa.

“Tôi muốn cảm ơn Emily Murphy tại GSA vì sự cống hiến bền bỉ và lòng trung thành của bà đối với đất nước của chúng ta. Bà đã bị quấy rối, đe dọa và lạm dụng — và tôi không muốn thấy điều này xảy ra với bà, gia đình bà hoặc nhân viên của GSA”, lãnh đạo Nhà Trắng thông báo trên Twitter.

“Vụ kiện tụng của chúng tôi đang tiếp tục diễn ra một cách mạnh mẽ, chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu tốt, và tôi tin rằng chúng tôi sẽ thắng! Tuy nhiên, vì lợi ích tốt nhất cho Đất nước của chúng ta, tôi khuyên Emily và nhóm của bà nên làm những gì cần làm liên quan đến các giao thức ban đầu và đã yêu cầu nhóm của tôi làm như vậy”, ông nói thêm.

GSA đã xác nhận với Epoch Times trước đó vào hôm 23/11 rằng họ sẽ sớm thông báo tóm tắt cho một số thành viên Quốc hội về quá trình chuyển giao quyền lực tổng thống.

  Thiện Thành

https://tinhhoa.net/quan-tri-vien-gsa-viet-thu-thong-bao-quy-trinh-chuyen-giao-quyen-luc-tong-thong-cho-biden.html

Vui cười

Một ông hay bị bạn bè chê cười vì sợ vợ, ông ta bèn tìm đến một người bạn và hỏi làm thế nào để hết sợ. Bạn ông ta khuyên:- Ông thử uống rượu vào xem, có chút men sẽ làm ông tự tin hơn khi đứng trước bà ấy.

Vài ngày sau, ông chồng gặp lại bạn và than:

– Thôi…. thôi….. ! Tôi chẳng dám làm theo cách ấy nữa đâu. Hôm trước, tôi thử uống rượu và nhìn bà ấy thành hai, nỗi sợ của tôi tăng gấp đôi.

Còn thời lên ngựa bắn cung

Hết thời xuống ngựa lấy thun bắn ruồi

Tiến sĩ Tạ Điền: Ông Biden có thể phải đối diện với án tùLý Tĩnh Nhữ

Trong lúc chính quyền ông Trump đang nỗ lực đẩy mạnh vạch trần hành vi gian lận bỏ phiếu của Đảng Dân chủ, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mới đây đã có một bài phát biểu chấn động, chỉ đích danh ĐCSTQ là mối đe dọa số một đối với tự do trên thế giới hiện nay, và chính quyền Mỹ cần giúp người dân Trung Quốc lật đổ vạn lý tường lửa internet của ĐCSTQ. Có thông tin cho rằng các kênh truyền thông Trung Quốc đã mất kiểm soát và phản ứng lại bằng những ngôn ngữ mạnh mẽ để mắng nhiếc ông. Tại sao ĐCSTQ lại tức giận như vậy? Việc tường lửa bị lật đổ mang ý nghĩa gì? Nếu không có tường lửa, khi có tự do thông tin, người Trung Quốc sẽ lựa chọn điều gì? Điều này liên quan gì đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và ứng cử viên Biden? Phóng viên Vision Times đã phỏng vấn Tiến sĩ Tạ Điền (Xie Tian), hiện đang giảng dạy tại Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina, Hoa Kỳ.

Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố chính sách quốc gia của chính quyền Tổng thống Trump nhằm lật đổ tường lửa internet của ĐCSTQ

Ông Tạ Điền chỉ ra rằng bài phát biểu của Ngoại trưởng Pompeo thực sự rất có lực. Không có gì ngạc nhiên khi các kênh truyền thông Trung Quốc xem ông Pompeo là ‘kẻ thù công khai’. “Ông Pompeo thực sự tham gia vào những vấn đề mấu chốt và thực chất nhất. Ông lại thêm một lần diễn giảng nữa tại ‘Viện Reagan’, nói rằng chính quyền Tổng thống Trump đã thay đổi thành công chính sách trước đây đối với ĐCSTQ, hoàn toàn thay đổi. Hơn nữa còn sẽ giúp đỡ người dân Trung Quốc lật đổ tường lửa Internet của ĐCSTQ. Điều này rất mấu chốt và rất trọng đại. Chỉ là do tất cả chúng ta đều đang quan tâm đến cuộc bầu cử tổng thống, nếu không thì đây quả là một quả bom lớn, cấp độ bom nguyên tử. Lúc ông diễn giảng, tôi nhận thấy ngôn ngữ rất mạnh mẽ mô tả về chính quyền ĐCSTQ là mối đe dọa số một đối với tự do trên thế giới ngày nay. Điều đó rất rõ ràng. Có người hỏi tại sao đó không phải là Nga hay các quốc gia khác, và ông đã trả lời rằng không, đó phải là ĐCSTQ, và chỉ ra chế độ này về bản chất là độc tài và tàn bạo. Đúng vậy, nó đi ngược lại với tôn nghiêm và tự do của con người. Ông nói rất hay.”

Pompeo: Hoa Kỳ sẽ giúp người dân TQ phá bỏ vạn lý tường lửa Internet

Chính quyền Trump ngày càng hiểu rõ, hiểu sâu sắc hơn về bản chất của ĐCSTQ

Ông Tạ Điền tin rằng, một điểm quan trọng hơn, đó là sự hiểu biết của chính quyền Tổng thống Trump về bản chất của ĐCSTQ đã trải qua một sự thay đổi rất sâu sắc trong 6 tháng qua. “Đã thay đổi hoàn toàn các chính sách mơ hồ đó. Chiến lược rất rõ ràng. Đây là bảo vệ tôn nghiêm và tự do của con người. Sự đồng thuận mới này đã cho phép chính quyền Tổng thống Trump đảo ngược chính sách của mình đối với ĐCSTQ. Ông Pompeo nói rằng toàn bộ chính trường hiện nay nhận thức được tính cấp thiết này có nghĩa là mối đe dọa của ĐCSTQ không phải là mối đe dọa tiềm tàng mà đã trở thành mối đe dọa tức thời. Giờ đây, chính quyền Trump cũng sẽ thực hiện những thay đổi quan trọng để chịu trách nhiệm về an ninh của Hoa Kỳ và tự do của toàn nhân loại. Ông ấy đã ưu tiên điều này lên đến mức độ cao như vậy, không chỉ an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, mà tự do của toàn nhân loại đều bị ĐCSTQ đe dọa.

Hoa Kỳ cụ thể đang làm điều gì khiến người dân Trung Quốc quan tâm nhất? Bây giờ điều đó cuối cùng đã được tiến hành. Nói cách khác, chính quyền Trump đã huy động tất cả các bộ phận và sử dụng mọi công cụ để đối phó với những thách thức đến từ ĐCSTQ. Tất cả các công cụ không chỉ đề cập đến sức

mạnh chính trị, ngoại giao, kinh tế mà còn đề cập đến sức mạnh quân sự, tình báo, Internet và thậm chí cả sức mạnh quân sự không gian.”

Một khi không còn tường lửa, có được tự do thông tin, người Trung Quốc sẽ có lựa chọn của họ

Tiến sĩ Tạ Điền nói rằng Hoa Kỳ muốn giúp người Trung Quốc phá bỏ tường lửa Internet và có được tự do thông tin. Đây là một trong những điều mà người dân Trung Quốc quan tâm nhất. “Trên thực tế, chúng tôi từ lâu đã biết rằng chính phủ Hoa Kỳ có khả năng phá bỏ tường lửa Internet ở Trung Quốc. Chúng tôi biết rằng chế độ ĐCSTQ là một chế độ tà ác dựa trên dối trá và bạo lực, lý do tại sao nó còn có thể bịa đặt, lừa dối là bởi vì còn có sự tồn tại của tường lửa. Giờ đây ông Pompeo đã nói rõ rằng Hoa Kỳ có đủ năng lực lật đổ thứ đang giam cầm người Trung Quốc này.

Vấn đề ở đây là, không nói rằng Hoa Kỳ sẽ đưa quân tấn công Trung Quốc, không có câu nào như vậy cả. Trên thực tế, đó là để người dân Trung Quốc tự quyết định đi con đường khác chứ không phải đi theo con đường mà các lãnh đạo chế độ áp đặt cho họ. Nói cách khác, chính quyền Tổng thống Trump muốn người dân Trung Quốc được tiếp cận với sự thật, tự do thông tin hoàn toàn mới, người dân Trung Quốc tự phủ nhận vai trò lãnh đạo của ĐCSTQ và con đường xã hội chủ nghĩa mà họ theo đuổi.

Ông Pompeo cũng dự đoán rất đúng, ông nói rằng người Trung Quốc chắc chắn sẽ chấm dứt chế độ độc đảng, sẽ quyết định lịch sử đất nước giống như Liên Xô. Điều này thực sự cho thấy còi hiệu  kêu gọi chống Cộng, chấm dứt chế độ Cộng sản Trung Quốc không còn chỉ là lời hiệu triệu, mà đã thật sự bắt đầu khởi động. Tôi nghĩ rằng miễn là cuộc bầu cử kết thúc và bước sang nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump, ông ấy sẽ ngay lập tức bắt đầu hành động. Hai hoặc ba tháng tới sẽ rất chấn động.”

Tiến sĩ Tạ Điền tiếp tục chỉ ra, bản thân ĐCSTQ biết rằng họ đã gặp phải khắc tinh – chính quyền Tổng thống Trump, vì vậy, trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ lần này, ĐCSTQ đã toàn lực quấy nhiễu và cố gắng cản trở ông Trump tái đắc cử. “Chúng ta biết rằng ĐCSTQ đã sử dụng hơn 600 các loại tổ chức của mình ở Hoa Kỳ, những cái gọi là tổ chức của người Hoa, chẳng hạn như Hội đồng hương, Hội sinh viên, Hội học giả, Hội xúc tiến thống nhất… Cũng có  nguồn tin cho hay, Trung Quốc đã đầu tư 4 tỷ USD để lật đổ ông Trump về mặt kỹ thuật, ở đây cần quỹ vốn rất lớn, tất cả đều đến từ ĐCSTQ.”

Hàng trăm nhóm Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ gây chia rẽ xã hội Mỹ

Nội tình đằng sau việc Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp?

Tiến sĩ Tạ Điền tin rằng chính quyền Tổng thống Trump nhất định là có bằng chứng xác thực. “Ông Trump hiện đang tuyên bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với mối đe dọa từ ĐCSTQ. Tôi nghĩ điều này có liên quan đến việc ĐCSTQ hỗ trợ tài chính cho việc lật đổ chính quyền Tổng thống Trump. Vì vậy, ông Trump vừa ký một đạo luật khẩn cấp cấm các công ty Mỹ và các cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp đầu tư, chẳng hạn như đầu tư vào hàng không, đóng tàu, và công nghệ tiên tiến của quân đội Trung Quốc mà Hoa Kỳ xác định là bất hợp pháp.”

TT Trump ký sắc lệnh chấm dứt đầu tư vào các công ty quân đội Trung Quốc

Ông Tạ Điền cho biết, ông Trump đã ban hành lệnh hành pháp này vào ngày 13/11, hơn nữa còn gửi thư đến Chủ tịch Hạ viện và Chủ tịch Thượng viện, việc này là có ý tứ trong đó. “Trên thực tế, chúng ta đều biết, ông Trump cũng đã và đang làm các việc để hạn chế các công ty liên quan đến quân đội ĐCSTQ lấy được công nghệ của Hoa Kỳ. Giờ đây, ông tiếp tục sử dụng luật quyền lực kinh tế khẩn cấp. Luật quyền lực kinh tế khẩn cấp này là trao quyền cho tổng thống, trao cho ông rất nhiều quyền lực để thông qua các mệnh lệnh hành pháp, cùng với tất cả các cơ quan của Chính phủ Hoa Kỳ thực hiện các biện pháp để ứng phó với tình hình trên.

Tiến sĩ Tạ Điền phân tích rằng, đưa ra vào thời điểm này, hẳn là có bằng chứng mới nhất, bao gồm cả bằng chứng cho thấy ĐCSTQ đã can thiệp vào cuộc bầu cử. “Bởi vì ông ấy đã đề cập đến một điểm trong đó, ĐCSTQ thông qua việc phát triển và triển khai các loại vũ khí sát thương, cách tân vũ khí thông thường và các hoạt động Internet độc hại chống lại Hoa Kỳ và người dân, v.v., các hành động Internet ác ý nhắm vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, cấu trúc chính trị của Hoa Kỳ, và các cử tri, bao gồm cả các vấn đề trong cuộc bầu cử, những điều này sẽ liên quan đến các công ty kiểm phiếu bầu cử đó, là ai đứng sau họ?”

Ông Pompeo nhắc nhở thế giới rằng hiện chỉ có một chính phủ duy nhất ở Hoa Kỳ – đó là chính quyền Tổng thống Trump

Mới đây, trước việc một số nguyên thủ quốc gia chúc mừng ông Biden đắc cử hoặc việc ông Biden lấy thân phận “tổng thống” để liên hệ với các nước khác, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tuyên bố rõ ràng rằng, hiện ở Hoa Kỳ chỉ có một tổng thống và chính phủ duy nhất, và đó là chính quyền Tổng thống Trump.

Tiến sĩ Tạ Điền nói: “Nhóm của ông Trump rất rõ ràng. Họ biết rằng ông Trump nhất định sẽ chiến thắng. Họ chỉ cần trải qua quá trình thu thập bằng chứng, khởi kiện, điều tra pháp lý, điều tra tại tòa án và cuối cùng là xét xử. Trước thời điểm này, họ đương nhiên sẽ không thừa nhận ông Biden là một tổng thống dân cử.

Rất nhiều người phe cánh tả và một số kênh truyền thông dòng chính của Mỹ, bao gồm cả các mạng xã hội, cũng đã đi quá xa. Họ viết rằng ông Biden là President-elect (Tổng thống đắc cử), và thậm chí coi ông Trump chỉ là một ứng cử viên tổng thống. Bởi vì bất kể kết quả cuối cùng của tòa án như thế nào, thì ông Trump vẫn là Tổng thống Mỹ thực sự cho đến ngày 20/1 năm sau. Việc họ tuyên truyền theo cách này, bạn có thể thấy rằng truyền thông hoàn toàn không công chính, không có đạo đức truyền thông và tinh thần trách nhiệm, nó đã trở thành công cụ tuyên truyền của chính Đảng Dân chủ, giống như truyền thông của ĐCSTQ vậy.”

Tiến sĩ Tạ Điền chỉ rõ thêm: “Chúng ta biết rằng, hiện tại đằng sau những chính phủ thâm độc này, phe Biden, và cánh tả của Đảng Dân chủ, bạn có thể nói rằng là tập hợp rất nhiều người từ giới truyền thông đến thế giới doanh nghiệp, từ các công ty thiết bị máy tính, giám đốc điều hành, từ Phố Wall đến các chính trị gia. Cách làm của họ chính là, một là gian lận bầu cử quy mô lớn, làm giả phiếu bầu, và hai là để cho các kênh truyền thông dòng chính này đẩy ông Biden lên trước, nói rằng ông đã thắng cử, họ muốn tạo ra một điều giống như thật, có vẻ như ông Biden đã trúng cử. Ông ta muốn bắt đầu tích cực hoạt động, ông ta phải được nhận các đãi ngộ của tổng thống, chính là ông ta sẽ có các tin tình báo hàng ngày, và phải thiết lập liên lạc với các chính phủ nước ngoài. Nhưng bây giờ không thể có hai tổng thống mà.

Tôi nghĩ rằng nhiều tổng thống của các nước khác ít nhiều nghiêng về Đảng Dân chủ, nghiêng về cánh tả, thậm chí là cực kỳ thiên tả. Tôi nghĩ rằng họ đã phạm sai lầm lớn khi thừa nhận hoặc chúc mừng ông Biden và từ chối ông Trump. Họ sẽ sớm biết hậu quả từ những sai lầm của họ.”

Ông Biden và những người khác cuối cùng sẽ phải đối mặt với án tù

Cuối cùng tiến sĩ Tạ Điền nhấn mạnh: “Hiện nay có quá nhiều bằng chứng cho thấy nhóm của ông Biden không chỉ liên quan đến gian lận bầu cử mà còn bị mua chuộc và hòa trộn với ĐCSTQ, vụ bê bối ‘ổ cứng’, việc bán đứng thông tin tình báo tuyệt mật của Hoa Kỳ, v.v. Những việc này đều bắt ông Biden phải chịu trách nhiệm, nhiều người cũng sẽ phải ngồi tù, điều đó có nghĩa là không chỉ Biden không thể trở thành tổng thống mà cuối cùng ông ấy có thể phải đối diện với án tù”.

Video phỏng vấn tại đây.

Lý Tĩnh Nhữ

Cái loa’ truyền thông thiên tả trong cuộc bầu cử Mỹ 2020 – Sự phản bội của tiến trình dân chủ – Thủy Tiên

Giới truyền thông ngày nay luôn “nỗ lực hết mình” nhằm “lên tiếng” cho các cuộc bầu cử tổng thống. Nhưng điều này không chỉ là sự phản bội tiến trình dân chủ, mà nó đã trở thành một nhân tố hàng đầu trong “chủ nghĩa phát xít hậu hiện đại” mà chúng ta rõ ràng đang sống.

Sáng thứ Bảy (7/11) lúc 11:45, trong khi Tổng thống Trump đang chơi gôn, thì CNN, NBC, ABC, CBS, AP và USA Today, hầu như đồng loạt hoạt động theo một số tín hiệu “đã được sắp xếp trước”, tất cả đã tuyên bố chiến thắng cho Joe Biden, rồi Fox News cũng tham gia cùng họ 10 phút sau đó.

Các ‘cái loa’ kêu vang: ‘Phù thủy đã chết!’

Giống như Pravda và Izvestia hợp tác cùng nhau để đảm bảo với công chúng Liên Xô về lợi ích của chính họ. Các “cái loa” truyền thông thiên tả trong cuộc bầu cử này cũng vậy.

Ngay sau đó, tiếng còi inh ỏi vang lên và mọi người nhảy múa trên đường phố từ Los Angeles đến New York.

Rốt cuộc thì, các “cái loa” kêu vang: “Phù thủy đã chết! Phù thủy ‘da cam’ Trump đã chết! Ding-dong, phù thủy độc ác đã chết!”

Biden là tổng thống thứ 46 của chúng ta vì giới truyền thông đã tuyên bố như vậy?

Tất nhiên, điều này là vô nghĩa. Cuộc bầu cử vẫn đang diễn ra, vẫn chưa được quyết định, và sẽ kéo dài vài tuần với những thách thức pháp lý, nhiều điều trong số đó phải được chứng minh.

Những gì xảy ra lúc 11:45 về cơ bản là một hoạt động tâm lý truyền thông, được thiết kế để làm chán nản và làm im lặng khoảng 71 triệu người đã bỏ phiếu cho Tổng thống Trump; và tập hợp khoảng 70 triệu người, nếu nó thực sự tồn tại, thành những người đã bỏ phiếu cho Biden.

Sự thật là, trong một nền dân chủ hoặc một nền cộng hòa dân chủ… không một tổ chức truyền thông nào có quyền “quyết định” kết quả một cuộc bầu cử. Chấm hết.

Lời nói dối bình phương

Đặc quyền xác định kết quả của một cuộc bầu cử chỉ thuộc về các cử tri và được điều chỉnh bởi các quy tắc của hệ thống hiến pháp mà chúng ta đang sống.

Dù AP hoặc Fox có nói gì, cũng không liên quan đến chuyện này!

Các phương tiện truyền thông tuyên bố kết quả cuộc bầu cử, điều này tương tự như các cuộc thăm dò thái quá của họ mà chúng ta đã chứng kiến trong nhiều tháng qua, nó cũng vận hành như một hoạt động tâm lý được thiết kế để giảm phiếu bầu của ứng cử viên Đảng Cộng hòa.

Điều mà Fox News – được cho là bảo thủ hơn đang tham gia – đã được minh họa không chỉ bởi cuộc thăm dò cực kỳ thiếu chính xác của họ vào năm 2016 và 2020 – mà còn bởi việc họ hầu như đang tạo ra kết quả bầu cử rất sớm cho Biden, trong khi khước từ kết quả bầu cho ông Trump, điều này gần giống như là một sự đùa giỡn với tổng thống.

Những kẻ cấp dưới

Dù “mạnh mẽ” đến đâu, dù được mệnh danh là Big Media, các mạng lưới này chỉ là những “người chơi nhỏ” trong thế giới mới của chúng ta, họ chỉ là “những kẻ cấp dưới” cố gắng gian lận trong lĩnh vực công nghệ lớn, trong khi dân chúng Mỹ đang hướng tới “những phát súng đỉnh cao”.

Điều này diễn ra một cách kịch tính trong giai đoạn sau bầu cử, khi truyền thông xã hội mưu toan kiểm duyệt công cụ tìm kiếm và đã làm gia tăng độ khó của tính công bằng trong cuộc bầu cử này.

Nó không chỉ là về việc chặn thông tin, nhiều cáo buộc nghiêm trọng hơn không được phép xuất hiện dưới bất kỳ hình thức nào và ngay lập tức bị bác bỏ hoặc được gắn nhãn “đã bị bóc mẽ”.

Một trong những điều quan trọng hơn, và thực sự kinh hoàng trong hệ lụy của nó, là việc các chương trình phần mềm của CIA (Hammer and Scorecard – đường liên kết đã bị Facebook chặn) đã được sử dụng để đảm bảo chiến thắng cuộc bầu cử cho Joe Biden.

Nhìn bề ngoài, điều này nghe có vẻ điên rồ nhưng chúng ta biết nó xứng đáng phải được điều tra. Các trục trặc máy tính kỳ lạ đã được báo cáo ở Michigan và các nơi khác, dẫn đến nhiều phiếu bầu đã được chuyển từ tổng thống Trump sang ứng cử viên Đảng Dân chủ – người được cho là đã thua thì lại chiến thắng.

Những đợt phiếu bầu lớn, gần như đồng nhất dành cho Biden, xuất hiện một cách ma thuật vào lúc… nửa đêm.

Hơn nữa, có sự không nhất quán rất lớn đối với việc hàng loạt người bỏ phiếu cho một mình Biden, việc dân chúng ủng hộ một đảng duy nhất là chưa từng có. Tai nạn hay là thiết kế?

Ồ, không, hãy nói CNN, NBC, ABC, CBS, AP, USA Today, The New York Times, Washington Post, Los Angeles Times và Fox News (ngoại trừ một vài người khác), tại sao họ vẫn ở đó? Joe Biden là tổng thống của chúng ta? Không có điều gì như thế ở đây cả.

Như những người Cuba ủng hộ tổng thống Donald Trump ở Miami-Dade nói: “Vamos a ver” (Để rồi xem).

Cuối cùng, khi tôi nói về chủ nghĩa phát xít hậu hiện đại, rõ ràng là tôi muốn nói đến điều gì đó gần với phiên bản “Chủ nghĩa xã hội đặc trưng Đảng Cộng sản Trung Quốc” của Tập Cận Bình… Tầng lớp lao động không là gì ngoài bia đỡ đạn cho iPhone.

Nó giống như một dạng chủ nghĩa phát xít kỹ thuật số nơi mà sự thịnh vượng và một cuộc sống khá giả chỉ thuộc về những người chơi theo và nhấn các nút được yêu cầu.

Tự do, chỉ đơn giản là không tồn tại.

Đó là nơi mà chính quyền Biden-Harris sẽ dẫn dắt chúng ta.

Tác giả: Roger L. Simon là một tiểu thuyết gia từng đoạt giải thưởng, nhà biên kịch được đề cử giải Oscar, người đồng sáng lập PJMedia, và hiện là người viết chuyên mục của The Epoch Times. Những cuốn sách gần đây nhất của ông ấy là “The GOAT” (tiểu thuyết) và “I Know Best: Moral Narcissism Is Destrotissism Is Our Republic, If It Hasn’t Already”

Các quan điểm được trình bày ở đây là ý kiến riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Thủy Tiên

https://www.ntdvn.com/the-gioi/cai-loa-truyen-thong-thien-ta-trong-cuoc-bau-cu-my-2020-su-phan-boi-cua-tien-trinh-dan-chu-99596.html

Một chuyện tình !!!Phạm-Thành-Châu

   Lúc còn dưới tiểu học, bài tập làm văn nào cũng bắt đầu bằng hai chữ nhân dịp, kể chuyện nầy tôi cũng xin… “Nhân Dịp”!

   Nhân dịp được thất nghiệp, máu giang hồ nổi lên, tôi bèn rủ một người bạn làm một chuyến du lịch vòng quanh nước Mỹ để thăm bạn bè. Bạn tôi có số nhờ vợ. Vợ chồng hắn có một tiệm chạp phô bán gạo, mắm, ớt, tỏi đủ thứ bà rằng. Vợ hắn cưng hắn rất mực, hễ hắn làm gì có vẻ lao động chân tay là bị cự ngay “Không ai mượn làm chuyện đó, tránh ra!”.. Đúng là hắn tốt nghiệp “Ngạch Cai-Trị”! Hắn muốn gì, vợ hắn đều răm rắp tuân lịnh một cách vui vẻ. Còn tôi thuộc loại tứ cố vô thân, chẳng có vợ con, nhà cửa gì nên rất thảnh thơi!

Chúng tôi ở miền Đông Bắc Hoa-Kỳ, dự định đi xuống miền Nam, vòng qua Cali, rồi lên phía Tây Bắc.

Lúc đó vào cuối năm âm lịch, khoảng tháng Hai dương lịch mà tuyết và gió lạnh vẫn chưa bớt, nhưng càng về phương Nam, trời ấm dần. Trạm đầu tiên cũng là trạm chính mà tôi cố ý ghé là nhà Hùng ở tiểu bang Georgia. Vợ chồng Hùng đã chờ sẵn ở phi trường đón chúng tôi về nhà. Hôm đó đúng vào ngày ba mươi Tết, trời đã về chiều, gió hơi lạnh lại lất phất mưa, giống hệt những ngày giáp Tết ở miền Trung Việt-Nam. Nhà Hùng không lớn lắm nhưng có vườn cây cảnh rất đẹp, đứng trên lầu nhìn ra giòng sông phía xa, bên kia là những đồi cây xanh, lờ mờ trong sương như một bức tranh Tàu. Hai đứa tôi được giành cho hai căn phòng nhỏ trên lầu. Tắm rửa xong thì đã sẵn một bàn đồ nhậu ở sân thượng mà Hùng gọi là tiệc đón Giao-Thừa. Vợ Hùng làm đồ nhậu rất tuyệt. Nhớ lại sau ngày sập tiệm bảy lăm ở Sài-Gòn, mấy tay Hành-Chánh chạy được về cũng khá đông, thường được Hùng mời về nhà nhậu mấy bữa trước khi đun đầu vô rọ “Cải-Tạo”! Hùng làm ở Bộ Kinh-Tế nên thời gian đầu vẫn được “Lưu Dụng”, sau khi mấy cậu Việt-Cộng quen việc rồi thì được đuổi về, dù sao cũng thoát được nạn đi “Cải-… Tạo”!

Vợ Hùng, người Bắc, rất khéo chế biến món ăn. Cô ta vẫn như trước kia, thỉnh thoảng dưới bếp chạy lên canh chừng, xem thiếu món gì thì tiếp tế. Cô có một đức tính rất quí là chẳng bao giờ bỏ vào tai những gì chúng tôi nói với nhau. Bây giờ lớn cả rồi, chuyện lăng nhăng không còn thú vị nữa. Chúng tôi thích nói chuyện mĩa mai, thâm thúy hơn. Sau hơn hai mươi năm chúng tôi mới gặp nhau, ôn lại bao kỷ niệm, từ những ngày sống trong Ký-Túc Xá ở đường Trần Quốc Toản cho đến khi ra trường mỗi đứa một nơi. Chúng tôi chỉ kể lại những chuyện vui, chuyện oái ăm thôi. Thực ra, ở tù rồi ra tù, đâu cũng vậy, chẳng có gì đáng buồn. Ngay cả việc tôi bị vợ bỏ cũng chẳng làm tôi quan tâm! Tuy nhiên bạn bè thường rất ngại, không muốn nhắc đến chuyện đó, tưởng như thế là lấy cây mà chọot vào vết thương lòng của tôi khiến tôi đau đớn lắm! Ai cũng coi tôi như kẻ ngã ngựa, bỏ vợ thì được chứ vợ bỏ đúng là mất mặt nam nhi! Ngày tôi qua xứ Mỹ, có được số điện thoại, tôi gọi cho Hùng, vợ Hùng mừng lắm cứ giành điện thoại hỏi tôi đủ điều, nhưng khi nghe tôi bảo “Bị vợ bỏ rồi” là không hỏi nữa! Đàn bà rất tò mò chuyện nầy, vợ Hùng coi bộ ấm ức muốn biết vì sao tôi bị vợ bỏ “Bây giờ vợ tôi ở đâu, có chồng khác là ai?”.

Tôi biết tâm lý đó nên khi rượu đã ngà ngà, tôi bảo.

– Tôi biết bà Hùng muốn nghe chuyện tôi bị vợ bỏ ra sao? Bây giờ tôi kể, coi như món quà tôi tặng bà, để bà khỏi thắc mắc hoài tội nghiệp!?

Cô ta làm bộ miễn cưỡng.

– Cái ông nầy! Ai lại đi nghe chuyện đời tư của người ta!

– Bộ bà không muốn nghe sao? Thì thôi, tôi kể nho nhỏ cho phe đàn ông nghe.

 – Ông nầy… Cứ coi như chuyện đùa. Nhưng ông kể chứ không ai ép đâu nhé!

 – Nhưng bà đã lo cho mấy đứa nhỏ ăn chưa? Hay bắt chúng nhịn miệng đãi khách?

– Có cô chúng lo rồi. Đáng lẽ cho cô ấy và các cháu lên chào hai bác, nhưng vì hai bác còn mệt nên để ngày mai!

– Được rồi ngồi xuống đấy, tôi kể, nhưng hơi dài dòng một chút!

Tôi quen vợ tôi trong một tiệc cưới của một người bà con ở Đà-Lạt. Lúc đó tôi học năm thứ hai Đốc-Sự Hành-Chánh. Tiệc cưới nào cũng giống nhau, nhưng mình là người ở Sài-Gòn náo nhiệt, lên Đà-Lạt tự nhiên thấy khác liền, cảnh đẹp mà buổi tối thật yên tĩnh. Tôi được xếp ngồi cạnh một cô gái coi cũng đẹp, nhưng điều làm tôi chú ý là vẻ điềm đạm, chín chắn của cô. Cô thường yên lặng như chìm đắm vào một ý nghĩ nào đó. Tôi gợi chuyện thì được biết cô đang học Luật ở Sài-Gòn. Chúng tôi trao đổi nhau địa chỉ trước khi ra về, nhưng ngay lúc đó trời đổ mưa. Tôi hỏi cô ta về bằng gì? Cô bảo có người nhà đem xe đến đón. Từ nhà hàng ra cổng phải qua một vườn hoa, tôi hỏi cô xe hiệu gì, màu gì để tôi ra xem chừng, hễ xe đến tôi sẽ báo, cô khỏi phải ra vào ướt át. Cô bảo nhà có ba chiếc xe nhỏ nên không biết xe nào sẽ đến đón? Thời đó, ai sắm được một chiếc xe du lịch đã là sang trọng rồi, đằng nầy gia đình cô có đến ba chiếc ắt phải giàu và đông người lắm!

Hôm sau tôi đến thăm cô. Đó là một ngôi biệt thự rất xinh, trên đồi thông trông ra hồ Xuân-Hương thật nên thơ. Cô sống một mình, phía sau là gia đình người quản gia và nhà để xe. Cô bảo còn gia đình người chị nữa nhưng đã đi Đức nghỉ hè rồi vì người chị có chồng dân Đức. Sau đó về Sài-Gòn cô hay đến Ký-Túc Xá trường Hành-Chánh thăm tôi. Chúng tôi thường đưa nhau đi ăn quà rong, xem ciné giống như những cặp tình nhân khác!

Tính cô ít nói, ít khi biểu lộ tình cảm. Vậy mà chúng tôi cưới nhau không phải do tôi ngõ ý mà là cô ta! Tôi nhớ năm đó, sau hôm thi tốt nghiệp xong tôi và cô đi xem phim ở rạp Rex. Phim dở quá, chúng tôi nói chuyện rì rầm với nhau. Đột nhiên cô hỏi

“Ra trường rồi anh có định lấy vợ không?”.

“Về các Tỉnh buồn lắm, có lẽ phải kiếm một cô vợ!”.

“Anh có định cưới em không?”.

“Không! Bồ bịch nhau thì được!”

“Sao vậy?”.

 “Vì gia đình em giàu quá, người ta bảo anh đào mỏ, vả lại em dư sức lấy Kỹ-Sư, Bác-Sĩ! chọn anh làm gì?”.

“Em không hiểu ý anh muốn nói gì?”.

“Em sung sướng quen rồi, nếu theo anh về Tỉnh lẻ, có khi về các Quận thôn quê, em chịu sao thấu?!”

“Anh đừng lo chuyện đó. Hay là anh chê em, hay là anh đang yêu ai?”.

“Anh không chê em, anh cũng yêu em nữa! Nhưng yêu ít hơn một người khác!!!”.

Cô tò mò một cách bình tĩnh:

“Em có thể biết được người đó là ai không? và chuyện hai người đi tới đâu rồi? có định cưới nhau không???”.

“Đúng ra là chuyện một người chứ không phải hai người! Anh yêu cô ta hơn hai năm rồi, trước khi gặp em nữa kia,! Nhưng cô ta không đáp lại vì cô đang có người yêu! Thực ra anh được gặp và nói chuyện có một lần thôi, còn những lần khác chỉ ngồi trong quán bên đường nhìn cô ta! Anh tưởng quen với em sẽ quên được cô ta vì em đẹp hơn! Nhưng rồi chẳng có gì thay đổi trong tình yêu của anh!!!”.

“Anh yêu thì cứ yêu nhưng đừng hy vọng gì, đừng phá đám người ta! Ngoài ra, còn có người nào anh có cảm tình nhất?”.

“Sau đó là em!”.

“Không chê em, cũng có yêu em nữa, anh lại thấy cần một người vợ, vậy anh chọn ai?”.

Tôi ngạc nhiên trước lối lý luận thẳng thắn và thực tế của cô. Lúc bấy giờ tôi không có một chút ý niệm gì về gia đình cả vì giấc mơ của tôi về một ngày được sống với người con gái tôi yêu đơn phương kia chỉ là không tưởng!

Thế là chúng tôi cưới nhau! Hôm ra trường, chọn nhiệm sở ở Bộ Nội-Vụ, vợ tôi dặn, cố chọn cho được tỉnh Lâm-Đồng. Chuyện đó quá dễ vì tôi đậu cao, nhiều ưu tiên hơn các bạn! Nhưng tôi thắc mắc thì vợ tôi kể rằng. Chị cô có chồng dân Đức, họ đang thầu vận chuyển tất cả những gì của Quân-Đội Đồng-Minh từ các hải cảng miền Trung lên Cao-Nguyên, làm chủ hàng mấy chục chiếc xe tải. Họ còn có cả một hệ thống đại lý phân bón và thuốc sát trùng cho toàn miền Trung. Nay thấy cô em lập gia đình, cô chị nhường cho em các đại lý từ Dầu-Dây, Long-Khánh lên đến Di-Linh, Đức-Trọng.

“Nhưng anh không quen hoạnh họe hay năn nỉ ai cả!”.

 “Anh khỏi làm gì, chỉ cần các Cán-Bộ Xã, Ấp biết anh là chồng em là đủ, còn mọi việc để em!”.

Tôi nghe có lý nên làm theo như lời vợ tôi dặn. Tôi làm Trưởng-Ty Hành-Chánh tỉnh Lâm-Đồng. Những dịp Tỉnh họp Quận, Xã tôi vui vẻ chào hỏi mọi người, có khi mời họ uống cà-phê, ăn điểm-tâm nhưng tuyệt nhiên không đả động gì đến chuyện làm ăn của vợ tôi! Chúng tôi dọn lên Đà-Lạt, mỗi tuần tôi về nhà một lần. Vợ tôi sinh được một thằng con rất kháu khỉnh. Công việc kinh doanh của vợ tôi cũng chẳng có gì vất vả, thỉnh thoảng cô đi một vòng các đại lý để thăm viếng, tìm hiểu còn mọi việc có nhân viên lo cả!!!

Chúng tôi sống với nhau được ba năm thì xảy ra vụ “Sập Tiệm” năm bảy lăm. Trước vụ Di-Tản Chiến-Thuật từ Cao-Nguyên về, tôi được thư của vợ tôi từ Sài-Gòn nhắn tôi về gấp, tòa Đại-Sứ Đức sẽ đưa cả gia đình lên máy bay, tên tôi đã có trong danh sách chuyến bay rồi! Sau đó tôi lại được liên tiếp hai lá thư cầm tay nữa! Tôi viết trả lời vì bận việc, nếu không về kịp gia đình cứ đi trước, đừng lo cho tôi! Thực ra Đà-Lạt, Lâm-Đồng đâu có bị tấn công, công việc các Ty, Sở Tòa Hành-Chánh lúc đó cũng

chẳng ai cần nữa, nhưng tôi không rời Nhiệm-Sở! Sau nầy tôi mới biết, không phải chỉ riêng tôi, biết bao Đơn-Vị Hành-Chánh, Cảnh-Sát, Quân-Đội Cấp Chỉ-Huy đã chạy đâu mất tiêu mà người Chiến-Sĩ vẫn không rời Vị-Trí Chiến-Đấu cho đến khi gục chết vẫn không hề ân hận điều gì!?!

Họ cảm thấy Đất Nước Lâm Nguy, Bi Đát đến độ chỉ biết đem thân ra chống đỡ một cách tuyệt vọng, quên cả Bản-Thân, Cha Mẹ, Vợ Con. Khi tôi về thì tất cả đã đi rồi. Tôi đi tù, và bây giờ ngồi đây! Chuyện chỉ có thế!!!

Vợ Hùng có vẻ bất mãn.

– Nhưng ông phải tìm cho ra vợ con chứ! Ông không thương vợ con ông à?

– Thương chứ, nhưng tìm vợ con để làm gì? Mỗi người đã có một số phận! Cứ để cho vợ tôi coi như tôi đã chết rồi! Hơn hai mươi năm không có tin tức chồng, dù thương yêu bao nhiêu, cô ta cũng không thể làm “Hòn Vọng Phu” được! Còn thằng con, có thể Mẹ nó bảo rằng tôi đã chết hoặc người Cha sau nầy là Cha ruột của nó! Ở bên Đức chắc chắn họ sung sướng, thế là tôi yên tâm! Làm xáo trộn sự yên tĩnh của họ chẳng có lợi cho ai cả!!!

Mọi người yên lặng như đang tưởng niệm đến bao Mối Tình, bao Gia-Đình tan nát vì Chiến-Tranh! Và trong không khí yên bình của một đêm cuối năm ở xứ người, bỗng xôn sao trong tâm tưởng hình ảnh Đất Nước Thân Yêu năm nào trong những ngày khói lửa tang thương…

Vợ Hùng chợt lên tiếng.

– Theo ông kể thì chẳng biết vợ ông có thương yêu ông không nữa?

– Lúc đầu tôi cũng phân vân như thế. Nhưng càng về sau, sống với nhau, tôi mới hiểu tấm lòng của vợ tôi. Người con gái dù có yêu ai bao nhiêu cũng không bao giờ tỏ tình trước, vậy mà cô ta dám gợi ý cho tôi cưới cô, nhưng khi biết được tim tôi đã gởi cho người khác, tuy tranh đấu được tôi trong vòng tay, nhưng cô không bao giờ biểu lộ tình cảm nữa! Cô đã dâng tôi cả Trái Tim, Tâm-Hồn và cả Cuộc-Đời nữa, nhưng chỉ nhận được ở tôi cái Bản-Năng, cái Lương-Tri của một Người Chồng có học, đứng đắn thế thôi! Tôi thấy mình ở tù là đáng đời, chẳng phải vì Việt-Cộng trả thù mà chính Trời phạt tôi đã phụ một Tấm Chân Tình! Tôi không xứng đáng với Tình Yêu của cô ta! Hạnh-Phúc trong tay không chịu hưởng lại chỉ Tơ-Tưởng đến một Bóng Hình xa xôi, vô vọng! Tôi vừa đau đớn vừa cầu mong Cô Ta yêu được người Chồng sau nầy!!!

– Nhưng theo ông kể, ông chỉ gặp cô gái kia chỉ một lần mà lại yêu say mê, dai dẳng như thế, chuyện cũng khó tin.

– Chính tôi cũng không hiểu mình nữa. Có lẽ Trương Chi giải thích được vì sao anh ta chỉ gặp Mỵ Nương có một lần mà thất tình đến độ quả tim hóa đá luôn.

– Ông thử kể cô ta hương trời sắc nước ra sao và gặp trong trường hợp nào.

– Chuyện chẳng có gì ly kỳ nhưng hơi rắc rối. Tôi nhớ lễ Giáng Sinh năm đó, tôi cùng vài người bạn đi nhà thờ Đức Bà xem người ta đi lễ. Tất cả các lối đến nhà thờ đều cấm xe cộ nên ngang chợ Bến Thành chúng tôi gửi xe đi bộ, chen lấn với mọi nguời tìm ngắm người đẹp. Một lúc sau tôi bị lạc mất bạn. Đang nhướng cổ tìm kiếm, bỗng tôi thấy một cô gái cũng đang ngơ ngác nhìn quanh, có lẽ cô cũng lạc bạn như tôi.

Trong mắt tôi, cô nổi bật như đóa hoa rực rỡ giữa đám cỏ dại. Chẳng phải cô đẹp nhưng có những nét đặc biệt mà tôi tưởng như quen biết, thân yêu từ lâu lắm. Da cô ngăm ngăm, hai mắt đen nhánh dưới đôi lông mày rậm, khi tôi đến gần, cô nhìn tôi với tia nhìn sáng rực như quật mạnh vào nơi sâu kín nhất tâm hồn khiến tôi ngất ngây. Tôi rung động cả thần trí lẫn thể xác, như chết chìm trong một hạnh phúc tái ngộ đâu từ kiếp trước. Giây phút bất chợt đó, tôi biết tôi đã yêu.

Trang phục cô màu đen, tóc ngang vai, cô cài trên tóc một đóa hoa vàng, không rõ hoa giấy hay hoa nhựa, hai tai cô cũng có hai đóa hoa vàng nhỏ. Hình ảnh đầu tiên đó đến bây giờ vẫn còn nguyên trong trí tôi. Khi tôi đến gần cô thì giòng người như đặc cứng. Cô bị xô đẩy và muốn thoát ra khỏi đám đông một cách tuyệt vọng.

Tôi đến phía sau cô đẩy những cậu thanh niên vừa la cười vừa giả vờ ngã vào người cô. Chúng tưởng tôi là người thân của cô nên lảng ra. Hai tay tôi giăng ra như một cái khung và cô ở giữa được an toàn. Chúng tôi trôi theo giòng người. Cô biết tôi bảo vệ cho cô nhưng không nói gì. Thỉnh thoảng cô khựng lại, ngã vào ngực tôi. Đầu cô vừa tầm mũi tôi, tôi nhận được mùi thơm con gái ngọt ngào từ mái tóc, từ người cô toát ra. Giòng người càng chen lấn, cô càng như nằm trọn trong vòng tay tôi, nhưng tuyệt nhiên tôi không có một ý nghĩ vẫn đục nào. Cô thân yêu, quý giá và cao sang đến độ tôi tưởng mình là tên nô lệ được hân hạnh bảo vệ cho một nữ hoàng…

Buổi tối hỗn độn như thế mà tôi thấy thế gian vắng lặng chỉ còn mình tôi với cô ta mà thôi. Mùi thơm đó, làn da mềm mại của lưng cô, ngực cô, cánh tay cô cứ vương vấn mãi trong tôi thành một ước ao mãnh liệt đến bơ vơ vì tuyệt vọng.

Khi chúng tôi thoát ra khỏi đám đông, cô quay lại nhìn tôi mỉm cười. Đời tôi chưa bao giờ thấy một nụ cười đẹp và làm tôi sung sướng đến như thế, và đó là lần duy nhất tôi được ân sủng tuyệt vời cô ban cho. Rồi cô bước nhanh hơn như muốn rời tôi. Tôi vẫn đi theo, cô quay lại nói:

“Cám ơn!”.

Tôi cố đi song song với cô và hỏi:

“Cô đi nhà thờ phải không?”.

Cô gật đầu, tôi nói:

“Cho tôi đi theo với!”.

“Để làm gì?”.

“Để cầu nguyện với Chúa!”.

“Cầu nguyện gì?”.

 “Cầu nguyện cho chúng mình yêu nhau!”.

Cô quay nhìn tôi, lắc đầu:   

“Không được đâu! Tôi có người yêu rồi!!!”.

Tôi kêu lên: “Thôi chết! Tôi làm sao sống nổi đây?!”. Cô làm thinh đi nhanh hơn nữa. Biết là cô chán tôi vì câu tán tỉnh rẻ tiền đó nên tôi đi chậm lại, tần ngần nhìn theo cô đang khuất dần vào đám đông! Thế là tôi thành kẻ thất tình. Chiều nào tôi cũng ra đường Lê-Lợi, quãng từ chợ Bến-Thành đến đường Tự-Do, đi lang thang lên xuống để hy vọng mong manh gặp lại cô! Trước kia, tôi cũng có thói quen lang thang như thế, ghé nhà sách Khai-Trí tìm một quyển sách, vô quán cà-phê ngồi nhìn thiên hạ qua lại. Bây giờ tôi được thêm cái thú chờ mong!!!

Đôi khi tôi đến cả nhà thờ Đức Bà, đứng dưới tượng Đức Mẹ lầm thầm cầu nguyện “Lạy Mẹ cho con gặp lại nàng, chỉ một lần nữa thôi, con nhớ nàng lắm!”. Tôi không phải con chiên Công-Giáo, nhưng hình như Đức Mẹ nghe thấy và thế là tôi được gặp cô ta lần thứ hai! Hôm đó tôi ra chợ Bến-Thành coi thiên hạ sắm Tết. Từ xa, chỉ thấy dáng người tôi biết ngay là cô ta rồi! Cô đi với bạn trai, cô mặc áo màu xanh nhưng vẫn đeo đôi hoa vàng. Lần nầy tôi quyết theo cô đến nhà. Cũng may, chỗ gửi xe của tôi và cô gần nhau nên tôi theo cô về đến quận Tư. Hóa ra là nhà người bạn học mà tôi có đến vài lần nhưng tôi chỉ đứng ngoài chờ hắn vào lấy gì đó trước khi đi chơi với nhau. Lẽ ra với người khác đó là dịp bằng vàng để được làm quen với cô ta, nhưng vì biết cô đã có người yêu lại thêm mặc cảm cô chẳng thèm để mắt đến tôi nên tôi không dám đến nhà người bạn ấy nữa! Sợ cô ta gặp tôi, nhớ ra, rồi kể lại chuyện tán tỉnh lăng nhăng của tôi, chỉ thêm xấu hổ chứ chẳng được gì!?!

Nhưng tôi không thể quên được cô nên mỗi chiều tôi vào một quán cà-phê trước nhà cô chờ ngắm cô đi học về, khi thì với người yêu, khi thì một mình! Trong đời dù trai hay gái, ai cũng trải qua vài mối tình bất ngờ, đơn phương như thế nhưng rồi cũng sẽ quên đi! Vì đó chỉ là tiếng kêu vô vọng!!! Duy với mối tình nầy tôi không bao giờ quên. Sau nầy ra Trường đi làm việc nơi xa nhưng có dịp về Sài-Gòn tôi lại ghé quán cà-phê ngồi nhìn qua nhà cô. Có lẽ cô đã theo chồng nhưng tôi vẫn tưởng tượng rằng cô vẫn còn ở trong đó, vẫn đi lại, nói năng, sinh hoạt bình thường! Đó là cách để tôi đỡ nhớ cô, để mơ tưởng được nhìn thấy cô! Ngay cả khi đi tù về, tôi hành nghề đạp xích-lô, mỗi khi ngang trước nhà cô là tôi gác xe ngồi nhìn vơ vẩn, làm như đang chờ khách! Dù tôi biết nhà đã đổi chủ từ lâu nhưng khi đến nơi thân yêu mơ hồ ấy tôi cảm thấy cuộc đời lẻ loi của mình như có một chút an ủi, một chút vui! Nếu nói rằng mỗi người một Định-Mệnh thì đúng là tôi sinh ra chỉ yêu có mình cô ta thôi!!!

Mọi người vẫn yên lặng. Vợ Hùng phê bình một câu. 

– Tưởng ông kể chuyện tình lâm ly, gay cấn lắm, không ngờ chẳng có gì cả. Thế ông có biết bây giờ cô ta ở đâu, ra sao không?  

– Câu đó tôi định hỏi vợ chồng bà!

– Cái ông nầy! Vợ chồng tôi có dính dáng gì đến người ông yêu đâu!

 – Sao không. Đó là cô Mai! Em gái ông Hùng chứ ai?!  

Vợ Hùng trợn mắt lên vì ngạc nhiên. Hùng gật gù bảo.

– Tớ nhớ ra rồi, lúc ở trường Hành-Chánh, tớ có nghe hình như có cậu nào yêu em tớ, tớ không để ý, hóa ra là cậu!

– Tôi vượt cả nghìn cây số xuống đây chỉ cốt hỏi một câu là bây giờ cô Mai ra sao? Chiến-Tranh, Ly-Loạn… Tôi chỉ sợ cô gặp chuyện không may!!! 

– Chồng cô là Thiếu-Tá Nhảy-Dù, tự tử chết trong trại Hoàng-Hoa-Thám ngày ba mươi tháng tư năm bảy lăm. Hai đứa con tốt nghiệp Đại-Học, đã lập Gia-Đình! Hiện cô sống một mình!!!

Vợ Hùng bảo tôi “Chờ đấy!”, rồi vội vả xuống lầu. Một lúc sau, cô đi lên và nói lớn.

– Cô ấy đang ở bên Việt-Nam, ông có dám về tỏ tình một lần nữa không?

– Tôi ước được gặp cô ta một lần nữa, cho đỡ nhớ! Lúc đó có lẽ tôi sẽ liều mạng bảo với cô rằng “Tôi yêu cô”! Thế là tôi mãn nguyện rồi! Còn chuyện cô đáp lại, coi bộ khó vì lúc trai trẻ còn bị làm ngơ, bây giờ thì hy vọng gì?!

– Nhưng cô ta cũng lớn tuổi rồi, sợ ông không nhận ra nữa đấy!

– Làm sao tôi quên được đôi mắt và miệng cười. Chỉ cần thấy dáng người sau lưng, tôi tin mình sẽ nhận ra cô ngay!

Đã hai mươi năm chúng tôi mới có dịp nhậu nhẹt, cười nói thoải mái với nhau. Tôi không biết uống rượu, chỉ một loong bia là đã mơ màng rồi, nhưng tối đó tôi uống hơn chục loong, quả là một kỷ lục! Có điều sau đó tôi phải chạy vào phòng vệ sinh ói thốc tháo ra! Tôi chỉ kịp giật nước, rửa mặt qua loa là mắt tối sầm lại, đứng không vững, các bạn vội dìu tôi lên giường. Người tôi toát mồ hôi, nằm bẹp, nhưng một lát sau cũng cảm thấy một bàn tay dịu dàng dùng khăn nóng lau mặt tôi rồi đắp mền cho tôi.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, người vẫn còn ngầy ngật, đầu nhức nhối khó chịu. Tôi nghe tiếng vợ Hùng dặn dò ai đó ở dưới nhà.

– Khi ông ấy dậy nhớ chỉ viên thuốc trên bàn rồi pha cho ông ấy một ly cà-phê, hỏi có ăn cháo không thì nấu. Tụi nầy đi chợ độ một giờ sau sẽ về. Tôi giao ông ấy cho cô trách nhiệm đấy nhé!

Có tiếng đối đáp nho nhỏ rồi tiếng cười rộ lên, tiếng chân xa dần ra phía sân nhà. Tôi dậy đánh răng, rửa mặt xong lần xuống bếp. Nhà vắng hoe, trên bàn ăn có ly nước lạnh và viên thuốc. Tôi ngồi xuống uống thuốc rồi dung tay xoa xoa mặt, miết mấy ngón tay lên lông mày cho bớt nhức đầu. Bỗng tôi nghe tiếng nói.

– Anh uống cà-phê nhé!

Tôi ngẩn lên thấy một người đàn bà quay lưng về phía tôi đang vặn bếp ga, tiếng lửa cháy phì phì nho nhỏ.

– Dạ, chị cho xin một ly.

– Anh ăn cháo nhé!

– Dạ không, cám ơn chị.

– Gớm, lúc tối các ông nhậu nhẹt… Sao mà lắm thế!

Tôi lừ nhừ trả lời. 

       – Bạn bè lâu ngày mới gặp nhau!

 Người đàn bà mặc đồ đen, nhìn sau lưng dáng thon thả, tóc hơi ngắn, đôi vai nhỏ. Tôi chợt rúng động tâm thần, người run lên.

– Cô Mai!

Cô quay nhìn tôi, môi mím lại như đang dọa nạt một em bé, nhưng đôi mắt cô sáng lên một nụ cười triu mến, long lanh niềm vui. Hai tai cô vẫn y nguyên hai đóa hoa vàng, giống như hoa mai, loại hoa chỉ nở vào dịp Tết ở quê nhà. Cô nói chậm rãi.

 – Từ nay em cấm anh không được uống rượu nhiều nữa!

Sau nầy cô ta kể với tôi rằng cô đã khóc khi rình nghe tất cả… !!!

http://www.buctranhvancau.com/new-blog/2020/10/21/mt-chuyn-tnh-phm-thnh-chu

Ca dao xhcn

Trời mưa bong bóng phập phồng.

Má đi lấy chồng, con ở với trai.

Đường về đêm tối canh thâu

Nhìn anh tôi tưởng con trâu đang cười.

Đi đâu cho thiếp theo cùng

No thì thiếp ở, lạnh lùng thiếp bye.

Thương anh chín đợi mười chờ

Đến giờ mười một em lờ bỏ anh.

Buồn buồn ra đứng đường chơi

Ai ngờ chó cắn buồn ơi là buồn.