Tin Khắp Nơi – 15/02/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Khắp Nơi – 15/02/2017

 Cảnh sát Malaysia bắt một nghi phạm vụ sát hại Kim Jong-nam

Cảnh sát Malaysia bắt một nghi phạm mang hộ chiếu Việt Nam bị cho liên quan vụ sát hại anh trai nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un.

Cảnh sát địa phương cho hay người phụ nữ bị bắt tại sân bay hàng không giá rẻ Kuala Lumpur, nơi Kim Jong-nam bị cho là đã bị đầu độc hôm thứ Hai 13/2.

Người này mang theo hộ chiếu Việt Nam.

Thông cáo của cảnh sát Malaysia cho hay theo hộ chiếu, người phụ nữ này tên là Doan Thi Huong, sinh ngày 31/5/1988 tại Nam Định.

Việc bắt giữ xảy ra lúc 0820 giờ địa phương hôm thứ Tư 15/2 (0720 giờ Hà Nội).

Thông cáo của cảnh sát MalaysiaBản quyền hình ảnhMALAYSIAN POLICE

Trước đó, hãng thông tấn nhà nước Malaysia Bernama đưa tin một phụ nữ từ Myanmar bị giữ tại sân bay. Hiện chưa rõ bản tin này nói tới chính phụ nữ hiện đang bị giam giữ hay không.

Malaysia chưa xác nhận người đàn ông bị chết là Kim Jong-nam vì ông dùng hộ chiếu với một tên khác là Kim Chol.

Nhưng chính phủ Nam Hàn nói chắc chắn đây là Kim Jong-nam. Cơ quan tình báo Nam Hàn được cho là đã nói với giới lập pháp nước này rằng họ tin là ông Kim bị tấn công bằng chất độc.

Người ta đã nhận dạng nghi phạm này dựa trên hình ảnh lấy từ camera an ninh sân bay. Phụ nữ này khi bị bắt chỉ có một mình, theo thông báo của cảnh sát.

Nam Hàn đã xác nhận vụ giết anh trai nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un và nói đó có thể là dấu hiệu của sự tàn bạo của Bình Nhưỡng.

Kim Jong-nam bị ám sát trong một vụ tấn công bằng chất độc ở Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, hôm 13/2.

Hiện chưa rõ động cơ và danh tính của những người tấn công.

Chụp từ màn hìnhBản quyền hình ảnhYTN
Image captionTruyền hình Nam Hàn chiếu cảnh lấy từ camera an ninh cho thấy người bị cho là nghi phạm

Quyền Tổng thống Nam Hàn Hwang Kyo-ahn, nói rằng nếu Bắc Hàn thực sự đứng sau vụ giết Kim Jong-nam, điều đó cho thấy “bản chất tàn bạo và vô nhân đạo” của chế độ này.

Nếu vụ việc được xác nhận, đây sẽ là vụ sát hại đáng chú ý nhất của Bắc Hàn kể từ sau khi Chang Song-thaek, chú của Kim Jong-un, bị xử tử năm 2013.

Kim Jong-nam dường như bị tấn công bằng hóa chất khi chuẩn bị lên máy bay về Macau từ sân bay Kuala Lumpur hôm 13/2 nhưng vụ việc chỉ vỡ lở hôm 14/2.

Sáng 15/2, thi thể ông được đưa khỏi bệnh viện. Cuộc khám nghiệm tử thi sắp hoàn tất.

‘Đừng vội kết luận thủ phạm giết Kim Jong-nam’

Anh trai Kim Jong-un bị giết ở Malaysia 

‘Danh tính giả

Fadzil Ahmat, cảnh sát Malaysia, cho Reuters biết hiện vẫn chưa có đối tượng tình nghi nào “nhưng chúng tôi bắt đầu điều tra và đang xem xét một số đầu mối.”

Cảnh sát đang xem lại băng camera an ninh tại sân bay. Hình ảnh được truyền thông công bố cho thấy hai phụ nữ đi cạnh ông Kim sau đó rời hiện trường trên một chiếc taxi.

Nguồn tin giấu tên của chính phủ Mỹ nói rằng họ tin ông Kim bị điệp viên Bắc Hàn đầu độc, nhưng Nhà Trắng không đưa ra bất cứ lời bình luận chính thức nào.

Truyền thông Nam Hàn nêu tên nạn nhân sáng 14/2 nhưng nhà chức trách Malaysia ban đầu chỉ ghi nhận cái chết đột ngột của một người Bắc Hàn chưa xác định danh tính.

Thông cáo của cảnh sát dẫn giấy thông hành xác nhận ông ta là “Kim Choi” sinh ngày 10/6/1970. Kim Jong-nam được cho là sinh ngày 10/5/1971.

bắc hànBản quyền hình ảnhAP
Image captionKim Jong-nam là con trai cả của cố lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-il

Đây không phải lần đầu tiên ông Kim dùng danh tính giả để đi lại: ông bị bắt khi định nhập cảnh vào Nhật bằng hộ chiếu giả năm 2001. Ông nói với các quan chức rằng ông muốn đến Tokyo Disneyland.

Vụ này khiến ông bị thất sủng với cha. Trước đó có tin ông Kim Jong-il muốn chọn ông làm người kế vị.

Từ đó Kim Jong-nam sống cuộc đời thầm lặng chủ yếu ở nước ngoài, nhất là Macau.

Năm 2012 ông được dẫn lời nói trong một cuốn sách rằng ông cho là em trai của ông, Kim Jong-un, không có tố chất lãnh đạo và Bắc Hàn không ổn định, cần cải cách kinh tế kiểu Trung Quốc.

Trong quá khứ, ông Kim Jong-nam đã từng bị ám sát hụt. Một gián điệp Bắc Hàn bị Nam Hàn bắt năm 2012 nhận là đã từng tham gia một vụ ám sát ông Kim Jong-nam bằng xe hơi nhưng không thành.

kimBản quyền hình ảnhOTHER
Image captionGia phả họ Kim   – BBC

Thông tin về đời tư của Kim Jong-nam

Trước khi bị ám sát, Kim Jong-nam sống chủ yếu ở nước ngoài, nhất là ở Macau, cựu thuộc địa Bồ Đào Nha, nay đã trở về Trung Quốc.

Cuộc sống xa hoa nhưng thầm lặng của Kim Jong-nam ở Macau đã khiến báo giới đưa ra những câu hỏi về mối liên hệ của ông với Bình Nhưỡng.

Sau một thời gian tìm hiểu và tiến hành các cuộc phỏng vấn, tờ South China Morning Post đã công bố một số thông tin về đời tư còn ít được biết đến của nhân vật này.

Cuộc sống ở Macau

Macau là một trong số ít những địa điểm mà ông Kim Jong-nam có thể thư giãn, những người biết rõ về tung tích của ông cho biết.

Thành phố Bình Nhưỡng, nơi ông sinh ra, cũng như những nơi ông thường xuyên đi lại như Bắc Kinh hay Moscow đều có quá nhiều mối liên hệ chính trị cho ông Kim. Còn Geneva, nơi ông đi học, thì lại khá khắt khe. Cũng có tin cho là ông đã từng là mục tiêu trong các âm mưu ám sát khi ông ở châu Âu. “Ông ấy thích Macau vì nơi này khá là tự do, cởi mở và hiện đại, nhưng lại khuất hẻo một chút…Ông ấy thích cái cảm giác ẩn khuất của nơi này, và thích thư giãn và hưởng thụ những thú vui giản dị.” một nguồn tin ở Macau cho biết. “Ở Macau, ông ấy có thể sống theo ý mình, và đó là lý do vì sao ông ấy coi đây là nhà. Ông ấy sống đầy đủ nhưng đã cẩn thận để không gây ra chuyện gì tai tiếng…ông ấy muốn ở lại.”

Là người có tửu lượng cao, người ta ít thấy ông Kim say xỉn ở Macau. Vốn yêu thích các máy đánh bạc tự động, ông cũng không được biết đến như một con bạc khát nước. Vòng bụng lớn của ông là do ông thích ăn. Biết rằng cách sống về đêm không có lợi cho sức khỏe, ông Kim thường đi xông hơi tới mấy giờ một lần, các nguồn thân với ông Kim cho biết.

Với những chiếc túi xách hàng hiệu, các cặp kính thời trang và các bộ vét đắt tiền, ông Kim trông giống như một trong những khách đánh bạc lớn từ đại lục thường xuyên qua lại các khách sạn sang trọng ở Macau. Hai ba lần một tuần, ông Kim ra khỏi phòng suite ở khách sạn mình để đến ăn tại các nhà hàng và thường là ăn đồ Hàn. Là một người theo thói quen, ông là khách quen của mấy nhà hàng ở khu Cảng Ngoài (Outer Harbour) mới xây và ở Taipa.

Ông cũng thường đến một số quán rượu đêm quen, và tới giờ tránh đến các quán rượu gin mọc lên khắp nơi khi công nghiệp sòng bạc ở Macau đang nở rộ, dẫn đầu là các sòng bạc tráng lệ như Sands, Wynn hay Galaxy.

Các thú vui như đi uống đêm với bạn bè ở các quán ven đường là điều không thể nghĩ tới ở Bình Nhưỡng.

Ông Kim rất ít khi được thấy đi cùng với gia đình, những người sống lặng lẽ ở một biệt thự lớn nằm khuất trong khu rừng ở Colane, hòn đảo ngoài của Macau.

Cho nơi ở riêng của mình, ông Kim chọn khách sạn Mandarin Oriental ở gần bến phà Macau. Một trong những người chủ khách sạn là trùm sòng bạc Stanley Ho Hung-son nổi tiếng ở Macau, người được biết là có mối liên hệ với Bình Nhưỡng, và đã có lần tìm cách liên kết xây sòng bạc ở Bắc Hàn.

Ông Kim cũng đã có thời gian sống ở các khách sạn Macau khác, nhất là khi ông lo sợ sự soi mói của thế giới bên ngoài.

Mỗi khi ông trở về Macau sau các chuyến đi thường xuyên đến Bắc Kinh, Bangkok, Moscow và châu Âu, ông Kim dường như luôn ăn mừng sự trở về Macau của mình một cách sành điệu. “Đó là những khi ông tiệc tùng hăng nhất”, một nguồn tin cho biết. “Ông ấy thích gặp bạn cũ.” Có vẻ như ông Kim đã hài lòng với cách sống mà ông có được trong vài năm qua, dùng Macau làm cơ sở cho các chuyến xuất ngoại. Những người trong gia đình ít gần gũi với ông Kim thì sống ở Bắc Kinh.

Gia phả ông Kim Jong-nam
Image captionGia phả ông Kim Jong-nam

Tóm tắt tiểu sử

Ông Kim là con trai của cố lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-il với bà vợ lẽ, diễn viên Bắc Hàn nổi tiếng Sun Hae-rim.

Quan hệ của ông Kim Jong-il với bà Sun là bí mật, và cậu con trai Jong-nam lớn lên xa bố ở một tòa biệt thự xa xôi. Nhiều người kể lại ông Kim Jong-il thường bù đắp cho cậu bằng cách mua cho cậu nhiều món quà đắt tiền và một phòng chơi đầy các đồ chơi nước ngoài mới nhất.

Khi lên 10 tuổi, cậu Jong-nam được gửi đi học Geneva, và sau đó là Moscow cùng mẹ và dì. Mẹ cậu qua đời ở Moscow năm 2002 sau một thời gian chống chọi với bệnh trầm cảm. Cậu ở với mẹ khá lâu trước khi bà mất.

Ông Kim Jong-nam được coi là người thông minh, và thông thạo nhiều ngoại ngữ cũng như máy tính. Trở về Bình Nhưỡng sau khi du học, ông giữ một số vị trí cao cấp trong chính quyền của cha, trong đó có một vị trí trong ủy ban phụ trách mật vụ.

Vị trí cao nhất mà ông từng nắm là người đứng đầu Trung tâm Máy tính Bắc Hàn ở cuối những năm 90. Ông Kim hiểu yêu cầu phải thích nghi và phát triển công nghệ thông tin mới nhất, chẳng hạn các phần mềm nhận dạng giọng nói. Trung tâm này làm việc với các hãng của Nam Hàn nhưng cũng được cho là có liên quan tới phát triển khả năng chiến tranh mạng (cyber warfare) của Bắc Hàn.

Mặc dù vẫn còn quan tâm đến công nghệ và máy tính, ông Kim dường như không có mối liên hệ trực tiếp nào với trung tâm này từ khi ông bị cách chức năm 2001. – BBC

 

Trump biết vụ Flynn điện đàm với Nga ‘nhiều tuần trước’

Tổng thống Mỹ Donald Trump biết vụ việc cố vấn an ninh Michael Flynn gọi điện trao đổi với Nga nhiều tuần trước, phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết.

Tổng thống được Bộ Tư pháp báo cáo hồi cuối tháng 1/2017 rằng ông Flynn có thể đã lừa dối các quan chức Mỹ và công chúng, ông Sean Spicer nói.

Ông Flynn phải từ chức ba tuần sau do “lòng tin bị xói mòn”.

Các thành viên Đảng Cộng hòa tham gia kêu gọi mở cuộc điều tra về những liên hệ của ông Flynn với Nga.

Cũng có ghi nhận ông Flynn bị FBI thẩm vấn trong những ngày đầu tiên ở cương vị cố vấn an ninh quốc gia, theo truyền thông Mỹ.

Mỹ: Cố vấn an ninh Flynn từ chức

Một ngày bận rộn của chính quyền Trump:

  • Cơ quan Đạo đức Chính phủ Mỹ kêu gọi Nhà Trắng điều tra cố vấn Kellyanne Conway về việc quảng bá sản phẩm giúp Ivanka Trump
  • The New York Times công bố dữ liệu các cuộc điện đàm cho thấy các thành viên chiến dịch tranh cử của ông Trump, cũng như các cộng sự của ông “liên lạc liên tục với các viên chức tình báo cấp cao Nga trong năm trước cuộc bầu cử”
  • Một quan chức đặt vấn đề về các biện pháp an ninh tại khu nghỉ dưỡng của ông Trump ở Florida sau khi Facebook của tổng thống đăng ảnh ông gọi điện trao đổi về Bắc Hàn
  • Tổng thống ký một sắc lệnh hủy quy định buộc các công ty dầu mỏ và khí đốt phải tiết lộ các khoản thanh toán nước ngoàiÔng Flynn từ chức vì cáo buộc ông đã thảo luận các biện pháp trừng phạt của Mỹ với một phái viên Nga trước khi ông Donald Trump nhậm chức.

    Viên trung tướng đã nghỉ hưu ban đầu bác bỏ việc đã thảo luận biện pháp trừng phạt với Đại sứ Nga Sergei Kislyak, và Phó tổng thống Mike Pence công khai phủ nhận những cáo buộc thay cho ông này.

    Nếu các cáo buộc là đúng, sẽ là bất hợp pháp cho ông Flynn khi thảo luận về vấn đề ngoại giao Mỹ trong lúc chưa được bổ nhiệm làm cố vấn an ninh quốc gia.

    Cựu quyền Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates đã cảnh báo Nhà Trắng rằng ông Flynn có nguy cơ bị Nga tống tiền hôm 26/1, ông Spicer nói.

    Ông Trump, người đã được báo cáo cùng ngày, đã kết luận rằng hành động của ông này không phạm pháp, theo ông Spicer.

    Nhà Trắng sau đó đánh giá vụ việc và thẩm vấn ông Flynn nhiều lần trước khi đi đến kết luận tương tự như ông Trump, ông Spicer nói thêm. Nhưng rồi sự tín nhiệm dành cho ông Flynn đã không còn.

    Trong lúc Trung tướng đã nghỉ hưu Keith Kellogg được bổ nhiệm làm quyền cố vấn an ninh quốc gia, cựu giám đốc CIA David Petraeus và Robert Harward, cựu phó tư lệnh Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ, cũng đang được cân nhắc cho vị trí này, các quan chức Nhà Trắng cho hay. – BBC

Trump phản bác cáo buộc về liên hệ với Nga

Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng cực lực chỉ trích các nhân viên tình báo Mỹ cũng như báo chí sau khi có nhiều báo đăng tin về liên hệ của ông và những người dưới quyền với Nga.

Ông Trump cáo buộc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Cục Điều tra Liên bang (FBI) là cung cấp thông tin cho báo chí mà không được phép.

Một số báo Mỹ nói các cố vấn cao cấp của Trump thường xuyên liên lạc với quan chức Nga trong thời kỳ vận động tranh cử.

Giới chức tình báo trước đó cho hay họ tin là Nga đã tìm cách can thiệp một cách có lợi cho ông Trump.

Moscow bác bỏ cáo buộc và nói là không có cơ sở gì chắc chắn.

Thứ Năm 16/2, tân Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson sẽ có cuộc gặp chính thức đầu tiên với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại hội nghị G20 ở Bonn, Đức.

Trump biết vụ của Flynn ‘nhiều tuần trước’

Rò rỉ’ thông tin

Các cáo buộc mới nhất có thể sẽ làm bùng lên căng thẳng giữa ông tổng thống và cơ quan tình báo, vốn đã từng ngùn ngụt trong đợt vận động tranh cử 2016, theo phóng viên BBC tại Washington Gary O’Donoghue.

Chúng được đưa ra một ngày sau khi cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn từ chức khi bị tố rằng ông đã thảo luận lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ với Nga trước khi ông Trump nhậm chức.

Các thành viên cao cấp của đảng Cộng hòa đã cùng tham gia kêu gọi điều tra quan hệ giữa ông Flynn và phía Nga.

Ông Trump lên tiếng phản bác NSA và FBI về điều mà ông gọi là ‘rò rỉ’ thông tin cho báo chí về liên hệ với Nga.

Ông post trên mạng Twitter: “Thông tin được giới an ninh (NSA and FBI?) cung cấp một cách bất hợp pháp cho các tờ báo yếu kém @nytimes & @washingtonpost ,” hetweeted.

Trong một tweet khác, ông lại nói rằng các thông tin đó là “tầm phào”, do các đối thủ thuộc phe Dân chủ của ông mạo dựng.

“Cái chuyện tầm phào về liên hệ với Nga này chỉ là một nỗ lực để giấu diếm những lỗi lầm mà phe thua cuộc của Hillary Clinton dựng lên mà thôi.” – BBC

 

Vụ Flynn móc nối với Nga: Nhà Trắng cố bảo vệ TT Trump

Sau vụ cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn phải từ chức vì đã giấu thông tin về việc có liên lạc với đại sứ Nga trước ngày tân tổng thống Mỹ nhậm chức, Nhà Trắng được cho là đã cố gắng bảo vệ ông Donald Trump, để ông khỏi bị dính líu vào vụ tai tiếng này, vào lúc ngày càng có nhiều nguồn tin cho rằng tổng thống Trump đã biết rõ vụ việc nhiều tuần lễ trước đây, nhưng không có hành động dứt khoát.

Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, vào hôm qua, 14/02/2017, phát ngôn viên Nhà Trắng đã bước đầu phải thừa nhận rằng cách nay ba tuần, tổng thống Donald Trump đã được báo cáo về vụ cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn đã lừa dối các đồng nghiệp về vụ ông đã có liên lạc với phía Nga.

Thoạt đầu, khi bị cáo buộc là đã bàn luận về các biện pháp trừng phạt của chính quyền Obama nhắm vào Mátxcơva với Đại sứ Nga ở Washington ngay trước khi nhậm chức cố vấn an ninh quốc gia, ông Flynn đã nhất mực chối cãi. Thậm chí ông còn để yên cho phó tổng thống Mike Pence đứng ra bênh vực ông trên cơ sở những báo cáo sai lạc của chính ông.

Chính việc để cho phó tổng thống bị ngộ nhận là nguyên do được Nhà Trắng nhấn mạnh ngày 14/02 để giải thích việc tổng thống Trump chấp nhận đơn từ chức của ông Flynn.

Vấn đề được AFP nêu bật tuy nhiên lại là sự kiện ông Trump trong vòng hai tuần lễ đã vẫn để cho phó tổng thống của mình mù quáng công bảo vệ ông Flynn trên cơ sở những lời nói dối của của cựu cố vấn an ninh quốc gia.

Điểm này đã lộ rõ khi Marc Lotter, phát ngôn viên của ông Pence, xác định rằng phó tổng thống Mike Pence chỉ biết rõ vụ lừa dối hôm 09/02 mà thôi, và thông qua báo chí. Trong lúc đó, theo phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer, ông Trump đã được báo cáo về vụ ông Flynn vào ngày 26/01.

Tại sao tổng thống Trump đã biết chuyện mà không báo ngay cho phó tổng thống Pence biết, đó là câu hỏi mà giới quan sát nêu lên. Kèm theo câu hỏi đó là một nghi vấn khác : Phải chăng chính ông Trump đã chỉ thị cho ông Flynn bàn với phía Nga về khả năng thu hồi các lệnh trừng phạt Mátxcơva ban hành thời Obama ?

Trên vấn đề này, Nhà Trắng đã hoàn toàn phủ nhận. Khi được hỏi hôm 14/02 là liệu có việc đó hay không, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer đã lớn tiếng khẳng định: « Không, Tuyệt đối không. Không, không và không ».

Tuy nhiên phát ngôn viên Nhà Trắng cũng nhấn mạnh rằng tổng thống Trump « vô cùng cứng rắn với Nga », cho dù ông đã nhiều lần tuyên bố ngưỡng mộ đồng nhiệm Nga Vladimir Putin và từng đề xuất biện pháp bãi bỏ trừng phạt.

Ông Spicer còn nêu bật quan điểm cứng rắn đó khi khẳng định rằng « Tổng thống Trump đã nói rất rõ rằng ông hy vọng chính phủ Nga giảm bạo lực ở Ukraina và trao trả bán đảo Crimée » lại cho nước láng giềng.

Theo giới quan sát, việc tỏ thái độ cứng rắn với Nga là nhằm cho thấy là ông Trump không liên quan gì đến các vụ trợ lý của ông bị tố cáo đi đêm với Nga.

Mặt khác, Nhà Trắng cũng muốn trấn an Quốc Hội Mỹ đang rất lo ngại trước ảnh hưởng của Nga trong nền chính trị Mỹ. Đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ trong Quốc Hội đã kêu gọi mở điều tra về những gì xảy ra. – RFI

 

Tân tổng thống Mỹ tiếp thủ tướng Israel tại Nhà Trắng

Hôm nay 15/02/2017, thủ tướng Israel tới Hoa Kỳ. Theo các nhà quan sát, cuộc hội kiến trực tiếp đầu tiên giữa ông Benyamin Netanyahu và tân tổng thống Mỹ tại Nhà Trắng sẽ là cơ hội để lãnh đạo hai bên xác định đâu là các điểm đồng thuận có thể đạt được trong hồ sơ Israel-Palestine.

Sau các tuyên bố ồn ào ủng hộ Israel với một chính sách Trung Cận Đông mới hoàn toàn cắt đứt với di sản Obama trong thời gian tranh cử, ông Donald Trump đã tỏ ra mềm mỏng hơn, trong những tuần lễ đầu tiên cầm quyền, khi trực tiếp phê phán chính sách lấn đất của Israel tại các vùng lãnh thổ của người Palestine, bị đánh giá là có hại cho hòa bình. Tuy nhiên, trên thực tế cho đến nay, Nhà Trắng chưa công bố rõ chính sách mới về vấn đề Israel-Palestine.

Thông tín viên Anne-Capomaccio tường trình từ Washington,

Trong những tháng gần đây, khi nói về Israel, ông Donald Trump thường nhắc đến cái gọi là ‘‘những sai lầm” của tổng thống tiền nhiệm Barack Obama, như thỏa thuận hạt nhân với Iran hay nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án chính sách xây dựng các khu định cư của người Do Thái trên đất Palestine…. Ông Trump cũng hứa hẹn sẽ chuyển sứ quán Hoa Kỳ về Jerusalem.

Barack Obama đã trả lời đại thể là chính sách ngoại giao sẽ phải được thử thách qua thực tế, và cần phải thận trọng trước những gì có thể dẫn đến các phản ứng dữ dội trên thực địa.

Điều chắc chắn là cuộc hội kiến giữa tổng thống Trump và thủ tướng Netaneyhu sẽ nồng ấm hơn so với thời chính quyền tiền nhiệm. Phần còn lại không có gì là chắc chắn cả. Thỏa thuận hạt nhân (với Iran) sẽ không bị phá bỏ, theo các phát biểu của bộ Quốc Phòng và bộ Ngoại Giao Mỹ, chính sách xây dựng các khu định cư Do Thái bị coi là ‘‘trở ngại’’ đối với hòa bình, và việc di chuyển đại sứ quán đã bị đình lại.

Donald Trump có thể giao hồ sơ Israel cho người con rể Jared Kushner, có bố là bạn thân của thủ tướng Israel Netanyahu. Thế nhưng tân tổng thống Mỹ cũng phải chú ý cử tri rất bị chia rẽ trong vấn đề này. Cộng đồng Do Thái có xu hướng ngả theo Dân Chủ hơn là Cộng Hòa. Trong khi đó, theo một số thăm dò dư luận, người Mỹ ngày càng có xu thế ủng hộ giải pháp hai nhà nước Israel và Palestine.

Theo AFP, tối qua, vài giờ trước cuộc hội kiến, một giới chức Nhà Trắng cho biết tổng thống Mỹ sẽ không nhấn mạnh về giải pháp hai nhà nước, vốn được cộng đồng quốc tế coi là nguyên tắc nền tảng cho hòa bình tại Trung Cận Đông, từ hàng chục năm nay, và được tất cả các tổng thống Mỹ trước đây ủng hộ. Vẫn theo giới chức này, « hòa bình là mục tiêu, nhưng giải pháp nào cho hòa bình, giải pháp hai nhà nước hay giải pháp khác, đây là điều mà các bên lựa chọn », chứ không phải do áp đặt.

Phát biểu của giới chức này ngay lập tức đã bị một thành viên ban lãnh đạo PLO của Palestine chỉ trích là « vô trách nhiệm » và « không có giá trị ». – RFI

 

NATO lần đầu tiên tiếp tân bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ

Hôm nay, 15/02/2017, lần đầu tiên, Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO tiếp tân bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis, với hy vọng sẽ giải tỏa những mơ hồ về sự can dự của Hoa Kỳ trong khối NATO dưới thời tổng thống Donald Trump. Cuộc họp giữa 28 bộ trưởng Quốc Phòng của Liên minh sẽ diễn ra trong hai ngày 15 và 16/02 tại Bruxelles.

Kể từ khi bất ngờ đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump đã liên tục gây ngạc nhiên cho châu Âu, đồng minh lâu đời của Mỹ, qua những tuyên bố mang tính bảo hộ mậu dịch hoặc dân tộc chủ nghĩa.

Vào giữa tháng Giêng, nhà tỷ phú Mỹ đã gọi NATO là một tổ chức « lỗi thời », vì đã không lo chống khủng bố. Trong thời gian vận động tranh cử, ông Trump cũng đã nhiều lần tuyên bố muốn các đồng minh châu Âu gia tăng mức chi tiêu quân sự, mà ông cho là còn quá thấp.

Hiện giờ, chỉ có 5 trong số 28 quốc gia thành viên NATO là dành ít nhất 2% GDP cho chi tiêu về quốc phòng. Đây là mục tiêu mà NATO đòi các nước thành viên phải đạt được từ đây đến năm 2024. Một số nước khác, như Pháp và Đức, thì muốn được linh động hơn về mục tiêu nói trên, với lý do là họ đã phải chi tiêu rất nhiều cho các chiến dịch quân sự ở bên ngoài, như tại vùng Sahel.

Theo hãng tin AFP, lần đầu tiên gặp các đồng nhiệm châu Âu, ông James Mattis sẽ tập trung bàn về đóng góp của các nước đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố thánh chiến, đặc biệt là ở Trung Đông.

Việc « chia sẻ gánh nặng » cũng là hồ sơ nổi cộm tại cuộc họp thượng đỉnh khối NATO vào cuối tháng 5 tại Bruxelles, lần này sẽ có sự tham dự của tổng thống Donald Trump. – RFI

Washington cáo buộc phó tổng thống Venezuela dính líu buôn ma túy

AFP dẫn thông cáo của bộ Tài Chính Mỹ cho biết, hôm 13/02/2017, Washington đã ra quyết định trừng phạt tài chính đối với phó tổng thống Venezuela Tareck El Aissami vì những cáo giác buôn lậu ma túy.

Thông cáo của bộ Tài Chính Mỹ khẳng định quyết định trừng phạt trên là hệ quả của các « cuộc điều tra nhiều năm mạng lưới buôn lậu ma túy lớn ở Mỹ. Điều này cho thấy ảnh hưởng và quyền lực không che chắn được cho những kẻ tham gia vào các hoạt động phi pháp ».

Bộ Tài Chính Mỹ còn khẳng định, phó tổng thống Venezuela đã nhận tiền và tạo điều kiện cho việc giao ma túy qua các sân bay bến cảng của băng buôn ma túy của Walid Makled Garcia nổi tiếng ở Venezuela.

Một nhân vật qua trọng khác là Lopez Bello bị cáo buộc rửa tiền thu nhập từ buôn ma túy và làm việc cho ông El Aissami cũng nàm trong quyết định trừng phạt lần này. Nhân vật này có hàng chục công ty hoạt động ở nhiều nước như Anh, Mỹ và Panama.

Trừng phạt tài chính bao gồm việc phong tỏa tài sản của các đối tượng có thể có tại Mỹ, đồng thời họ bị cấm mọi hoạt động mua bán, chuyển ngân qua hệ thống ngân hàng Mỹ.

Được chỉ định làm phó tổng thống từ hồi tháng Giêng 2017. Ông El Aissami, 42 tuổi, một trong nhưng lãnh đạo có ảnh hưởng nhất trong Đảng Xã Hội Thống Nhất Venezuela ( PSUV), cầm quyền từ năm 1999. Ông được cho là người có nhiều khả năng thay thế tổng thống Venezuela hiện nay Nicolas Maduro, từng làm thống đốc bang Aragua, bộ trưởng Tư Pháp trong 4 năm từ 2008, dưới thời cố tổng thống Hugo Chavez.

Quyết định trừng phạt nhắm vào lãnh đạo số hai Venezuela sẽ càng làm tăng xấu thêm quan hệ giữa Washington và Caracas, vố dĩ đã căng thẳng từ thời Hugo Chavez, nổi tiếng với thái độ chống Mỹ gay gắt.

Việc Washington xếp Tareck El Aissami vào danh sách những tay buôn ma túy quốc tế sẽ là một cú sốc lớn vì vị phó tổng thống này vẫn nổi tiếng ở Venezula bởi những hành động chống các băng đảng buôn ma túy. – RFI

 

Trung Quốc cảnh báo Hoa Kỳ về kế hoạch tuần tra biển Đông

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Tư 15 tháng 2 đưa ra cảnh báo Hoa Kỳ về việc Washington thách thức chủ quyền lãnh hải của Bắc Kinh tại khu vực Biển Đông.

Hãng thông tấn Reuters loan tin cho biết cảnh báo được đưa ra nhằm đáp trả thông tin nói Hoa Kỳ có kế hoạch tuần tra mới ở các khu vực đang tranh chấp trên Biển Đông.

Hôm Chủ Nhật, mạng Navy Times trích phát biểu của các quan chức Hải quân và Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ rằng đang xem xét tiến hành những cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải tại tuyến đường qua Biển Đông. Hoạt động này sẽ được nhóm tấn công thuộc  hàng không mẫu hạm Carl Vinson đảm nhận.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho hay căng thẳng ở Biển Đông đã được ổn định do nỗ lực giải quyết giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á; đồng thời kêu gọi các quốc gia bên ngoài khu vực, trong đó có Hoa Kỳ nên tôn trọng điều này.

Trong buổi họp báo thường lệ diễn ra hôm Thứ Tư 15 tháng 2, ông Cảnh Sảng đề nghị Hoa Kỳ tốt hơn là không nên có bất kỳ hành động nào mang tính thách thức chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.

Lần gần nhất, Hoa Kỳ tiến hành chiến dịch tự do hàng hải tại khu vực Biển Đông là vào tháng Mười năm ngoái. Lúc đó tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Decatur tiến vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh hải. – RFA

 

Tàu ngầm nước ngoài phải “trình diện” khi vào vùng biển Trung Quốc

Trung Quốc đang xem xét dự thảo sửa đổi luật an toàn hàng hải theo đó yêu cầu các tàu lặn nước ngoài phải nổi lên mặt nước và báo cáo hành trình di chuyển cho cơ quan chức năng Hoa Lục khi đi vào vùng biển của Trung Quốc.

Kênh tin China News Service của Nhà nước Bắc Kinh loan tin này vào chiều tối hôm qua, nhưng không đề cập gì đến vùng biển đang có tranh chấp ở phía nam nước này là Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải.

Dự thảo cũng cho phép cơ quan chức năng hàng hải của Trung Quốc chặn tàu nước ngoài bị cho đi vào vùng biển của Hoa Lục với nhận định có thể làm phương hại đến an toàn và trật tự hàng hải.

Vào tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc gây nên vụ tranh cãi với Hoa Kỳ khi tàu hải quân Bắc Kinh bắt giữ một thiết bị ngầm không người lái của Mỹ tại khu vực Biển Đông. Sau đó Trung Quốc đã trả lại; nhưng sau khi xảy ra vụ việc ông Donald Trump lúc bấy giờ lên tiếng trên twitter là Bắc Kinh cứ giữ lấy vật mà họ ăn cắp như thế.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như trọn Biển Đông trong phạm vi đường đứt khúc 9 đoạn do họ đơn phương vạch ra; thế nhưng Tòa Trọng tài Thường Trực Quốc tế- PCA ở La Haye vào ngày 12 tháng 7 năm ngoái ra phán quyết đường 9 đoạn đó không có căn cứ cả về pháp lý và lịch sử. – RFA

TQ ‘theo dõi sát’ vụ ám sát anh trai ông Kim Jong Nam

Trung Quốc tuyên bố đang rất cảnh giác và theo dõi sát vụ ám sát anh trai lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.

Tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 15/2, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho báo giới biết chính quyền Trung Quốc “đang theo dõi các thông tin” liên quan đến vụ ám sát ông Kim Jong Nam, UPI dẫn nguồn từ hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cùng ngày cho biết.

“Chúng tôi rất quan tâm đến diễn tiến vụ án này”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói thêm rằng ông không thể xác nhận liệu gia đình ông Kim có ở Macau, đặc khu hành chính của Trung Quốc, hay không.

Ông Kim Jong Nam, 45 tuổi, được cho là có 2 gia đình ở Trung Quốc, theo cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc. Người vợ đầu tiên của ông Kim Jong Nam và con trai sống ở Bắc Kinh, trong khi người bạn đời thứ hai sống với hai con, một trai và một gái, tại Macau.

Cũng trong ngày thứ Tư (15/2), cảnh sát Malaysia đã bắt giữ một phụ nữ mang giấy tờ thông hành Việt Nam bị tình nghi là một trong những hung thủ của vụ ám sát.

Giấy thông hành của nghi can ghi tên Doan Thi Huong, 28 tuổi, quê quán tại Bình Định. Tuy nhiên, cảnh sát Malaysia đang điều tra xem liệu nghi can trên có phải là công dân của Việt Nam hay không.

Trả lời VOA Việt ngữ tối 15/2, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Tô Lâm cho biết Việt Nam chưa nhận được thông tin chính thức từ Malaysia về vụ này, đồng thời khẳng định công dân Việt Nam không mang hộ chiếu giả.

Tin Yonhap cho hay cảnh sát Malaysia đang theo dõi 5 nghi phạm khác, trong đó có 4 người đàn ông và 1 người phụ nữ được cho là đã có mặt tại hiện trường vụ sát hại.

Trước đó, các nhà lập pháp Hàn Quốc và giới chức chính phủ Mỹ cho rằng hung thủ là các điệp vụ Bắc Triều Tiên.

Ông Kim Jong Nam bị sát hại khi đang ở phi trường Kualar Lumpur, Malaysia, chờ chuyến bay về Macau vào sáng 14/2.

Theo hãng tin Yonhap, ông Kim Jong Nam trước đây đã từng lên tiếng chống lại việc cha ông truyền quyền lực lại cho ông Kim Jong Un. Ông Kim Jong Nam sinh ra từ mối quan hệ không giá thú của cha ông với nữ diễn viên Sung Hae-rim, người đã qua đời ở Moscow.

Vẫn theo nguồn tin này, ông Kim Jong Nam đã sinh sống ở nước ngoài trong nhiều năm sau khi bị cha ‘ghẻ lạnh’vì tìm cách vào Nhật với passport giả hồi năm 2001.

Tờ Yonhap hôm thứ Tư dẫn lời ông Lee Byong-ho, giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc cho biết năm 2012, ông Kim Jong Nam đã từng viết thư xin người em mình tha mạng cho ông và gia đình.

Người đứng đầu cơ quan tình báo Hàn Quốc còn cho hay ông Kim Jong Nam đã thoát ít nhất là một lần bị đoạt mạng.

VOA

 

Lập pháp Đài Loan thăm Ấn, TQ phản đối

 

Chia sẻ

Trung Quốc phản đối ngoại giao với Ấn Độ về chuyến thăm của một phái đoàn Quốc hội Đài Loan tới Ấn, Bộ Ngoại giao Trung Quốc loan báo ngày 14/2.

Ba thành viên Quốc hội Đài Loan do nhà lập pháp Quan Bích Linh thuộc Đảng Dân Tiến cầm quyền dẫn đầu khơi sự chuyến thăm New Delhi đầu tuần này.

Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng, nhấn mạnh Trung Quốc “đã chính thức phản đối” chính phủ Ấn Độ về vấn đề này.

Bộ Ngoại giao Ấn nói chuyến thăm này không chính thức.

Một giới chức của Đảng Dân Tiến tại Đài Bắc cho hay phái đoàn lập pháp Đài Loan dự trù về nước ngày 16/2 và rằng họ đến Ấn cũng là để thăm những công ty Đài Loan đang hoạt động tại Ấn.

Dù Trung-Ấn có những nỗ lực cải thiện quan hệ trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn nghi ngờ sâu sắc, đặc biệt về tranh chấp biên giới giữa hai nước.

Trung Quốc xem Đài Loan là một tỉnh khó trị, không có quyền có quan hệ ngoại giao chính thức với các nước khác.

Bắc Kinh cũng gia tăng bóp nghẹt các quan hệ quốc tế của Đài Loan sau khi bà Thái Anh Văn đắc cử Tổng thống vào năm ngoái.

Trung Quốc nghi bà Thái muốn đẩy mạnh độc lập chính thức cho Đài Loan trong khi Tổng thống Đài Loan khẳng định muốn duy trì hòa bình với Trung Quốc. – VOA

Mỹ-Thái bắt đầu diễn tập ‘Hổ mang vàng’

Hoa Kỳ và Thái Lan ngày 14/2 khai mở cuộc diễn tập quân sự chung thường niên mang tên ‘Hổ mang Vàng’ trong bối cảnh Châu Á còn hoang mang về đường hướng chính sách ngoại giao của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Đây là cuộc tập trận lớn nhất do Mỹ dẫn đầu tại Châu Á.

Sự kiện này vẫn tiếp diễn bất chấp những căng thẳng liên quan đến cuộc đảo chính năm 2014 tại Thái Lan vốn đã khiến Washington cắt giảm viện trợ quân sự và kêu gọi Thái Lan vực dậy nền dân chủ trong khi Hoa Kỳ cũng lo lắng không muốn để nước đồng minh lâu năm ở Đông Nam Á rơi vào vòng ảnh hưởng của đối thủ Trung Quốc.

Năm nay, Washington phái Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, tham gia lễ khai mạc Hổ mang Vàng. Ông Harris là cấp sĩ quan cao cấp nhất sang thăm Thái Lan kể từ cuộc đảo chính 2014 tới nay.

Khoảng 3600 quân nhân sẽ có mặt tại hai tỉnh Chonburi và Nakhon Ratchasima tham gia cuộc tập trận cùng với các binh sĩ từ Singapore, Nhật, Hàn Quốc, Indonesia và Malaysia.

Cuộc diễn tập 10 ngày năm nay khai diễn trong khi chưa ai đoán chắc được vai trò của Mỹ trong khu vực sẽ như thế nào trong 4 năm tới, rằng liệu Tổng thống Trump có ‘rút chân’ chính sách xoay trục sang Châu Á của Mỹ hay không.

Cuộc tập trận do Mỹ và Thái Lan đồng tổ chức kể từ năm 1980 năm nay sẽ đặt trọng tâm vào hỗ trợ nhân đạo và cứu hộ thảm họa.

Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tham gia các cuộc diễn tập nhân đạo này, hơn 1 chục các nước khác cũng gửi đại diện đến quan sát. – VOA