Tin Biển Đông – 22/02/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Biển Đông – 22/02/2018

Trung Quốc đưa tàu nghiên cứu mới ra Biển Đông

Một tàu nghiên cứu mới, phối hợp quân sự và dân sự, hôm 21/2 khởi hành từ tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc, hướng ra Biển Đông.

Tàu Haimeng (Giấc mơ Biển) xuất phát từ cảng Uy Hải. Nhiệm vụ chính của tàu là nghiên cứu về nguồn hải sản, quan sát môi trường biển và thăm dò dầu khí, Tân Hoa Xã loan tin ngày 21/2.

Trang bị với những thiết bị tiên tiến để nghiên cứu đại dương và thu thập dữ liệu, tàu hy vọng sẽ đẩy mạnh việc chuyển tiếp kinh tế tại khu vực Tân Nam Hải của tỉnh Sơn Đông, theo một bài báo địa phương tháng 12 năm ngoái.

Khu vực Tân Nam Hải là một vùng kinh tế chiến lược biển tại Uy Hải.

Tàu dài 35, 8 mét; rộng 14,6 mét được trang bị hai máy, hai chân vịt và hai khoang bánh lái, ông Zhao Mingbo, tổng quản trị của công ty thiết kế Weihai Blue Ocean Research Center Ltd, cho biết.

Tàu sẽ tạo nền tảng cho việc thăm dò các nguồn lợi biển và sự phối hợp dân-quân sự, ông Zhao nói.

Giá thành của tàu là 8 triệu đô la.

(Nguồn Global Times/Xinhua)

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-dua-tau-nghien-cuu-moi-ra-bien-dong/4265428.html

 

Tàu bệnh viện Mỹ

sẽ đến thăm Việt Nam sau tàu Carl Vinson

Tàu bệnh viện USNS Mercy của Hải quân Mỹ sẽ ghé thăm Việt Nam trong khoảng thời gian sau tháng 3 năm nay, sau khi tàu hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson ghé thăm cảng Đà Nẵng.

Trang tin Hải quân Hoa kỳ trích lời phát ngôn viên lực lượng 73, ông  Arlo Abrahamson cho biết như vậy hôm 22/2.

Tàu USNS Mercy sẽ thực hiện chuyến diễn tập đối tác Thái Bình Dương năm 2018, bắt đầu từ thứ sáu ngày 23/2 và kéo dài đến tháng 6. Trong chuyến đi này, tàu sẽ đến các nước Indonesia, Malaysia, Sri Lanka và Việt nam.

Các hoạt động của tàu bao gồm các dự án hành động dân sự, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm về vấn đề sức khỏe cộng đồng, hội thảo về y tế và đào tạo đối phó thảm họa.

Dự kiến có khoảng hơn 800 nhân sự của Hải quân Mỹ và các nước khác sẽ tham gia vào các hoạt động này.

Trước đó, Việt Nam và Mỹ cũng đã đồng ý sắp xếp để hàng không mẫu hạm nguyên tử USS Carl Vinson ghé thăm cảng Đà Nẵng, dự kiến từ ngày 5 đến 9 tháng 3. Đây là lần đầu tiên một hàng không mẫu hạm Mỹ ghé thăm Việt Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/usns-mercy-to-visit-vietnam-after-carl-vinson-02222018080722.html

 

Tàu Chiến Tăng Hỏa Lực

Trần Khải

Tất cả các siêu cường đều nhìn thấy Biển Đông là nơi sẽ xảy ra lắm vở tuồng Chiến Quốc tương lai… Và do vậy, sức mạnh tàu chiến sẽ tăng cường nơi naỳ, và cả ở các biển xa hơn, nơi viện binh sẽ tới khi hữu sự.

Báo Washington Times hôm Thứ Tư 21/2/2018 có bài phân tích của chuyên gia Bill Gertz cho biết Bộ Quốc Phòng Mỹ đưa hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson vào Biển Đông là một tin nhắn minh bạch cho Trung Quốc — hôm Thứ Ba 20/2/2018 nhóm tàu chiến này vào cảng để thăm Philippines trong 4 ngày cập bến.

Hàng không mẫu hạm trên đi kèm với ba tàu chiến có phi đạn viễn khiển hành trình: USS Lake Champlain, USS Wayne E. Meyer và USS Michael Murphy.

Sau đó nhóm tàu chiến này sẽ vào các vùng biển tranh chấp — nơi Trung Quốc đã vũ trang  nhiều đảo nhỏ, kê cả bãi cạn Scarborough Shoal, chỉ cách Philippines có 100 dặm.

Phó đô đốc John Fuller, Tư lệnh nhóm tàu tấn công này, nói với các phóng viên trong buổi họp báo trên  tàu rằng, “Tôi nghĩ là rất rõ ràng là chúng ta đang ở Biển Đông. Chúng ta đang hoạt động. Hiện diện của Mỹ là cần thiết.”

Báo Washington Times nói rằng nhóm tàu chiến này sẽ ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam, vào tháng tới. Trong khi đó, báo Kashmir Monitor hôm 22/2/2018 viết rằng Quân lực Trung Quốc đang xây một Vạn Lý Trường Thành Dưới Mặt Nước ở Biển Đông nhằm giữ ưu thế cho các cuộc chiến  tương lai  Biển Đông.

Báo KM nói việc xây trường thành dưới biển sẽ cho TQ do thám các hoạt động taù ngầm trong khu vực.

Các dự án này liên lạc với nhau qua lưới điện có tên là Hainan Power Grid đã hoàn tất, đặt các tàu ngầm dây cáp  quanh   tỉnh Hainan Province  trong Biển Đông (mũi cực nam của tỉnh này là Hoàng Sa của VN đã bị TQ chiếm từ 1974).

Hải quân TQ đã ra lệnh trong khu vực đó không được thả neo và kéo lưới trong khi qua khu vực nay, và phải giữ  tôc độ chậm hơn 10 knots.

Trong khi đó, bản tin VOA ghi nhận rằng một tàu nghiên cứu mới, phối hợp quân sự và dân sự, hôm 21/2 khởi hành từ tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc, hướng ra Biển Đông.

Tàu Haimeng (Giấc mơ Biển) xuất phát từ cảng Uy Hải. Nhiệm vụ chính của tàu là nghiên cứu về nguồn hải sản, quan sát môi trường biển và thăm dò dầu khí, Tân Hoa Xã loan tin ngày 21/2.

Trang bị với những thiết bị tiên tiến để nghiên cứu đại dương và thu thập dữ liệu, tàu hy vọng sẽ đẩy mạnh việc chuyển tiếp kinh tế tại khu vực Tân Nam Hải của tỉnh Sơn Đông, theo một bài báo địa phương tháng 12 năm ngoái.

Khu vực Tân Nam Hải là một vùng kinh tế chiến lược biển tại Uy Hải.

Tàu dài 35, 8 mét; rộng 14,6 mét được trang bị hai máy, hai chân vịt và hai khoang bánh lái, ông Zhao Mingbo, tổng quản trị của công ty thiết kế Weihai Blue Ocean Research Center Ltd, cho biết.

VOA ghi rằng: “Tàu sẽ tạo nền tảng cho việc thăm dò các nguồn lợi biển và sự phối hợp dân-quân sự, ông Zhao nói. Giá thành của tàu là 8 triệu đô la.”

Chưa hết, Hải quân TQ còn thò tay vào Ấn Độ Dương…

Bản tin RFI ghi rằng theo hãng tin Reuters ngày 20/02/2018 dẫn nguồn tin từ báo chí Hoa lục cho biết chỉ riêng trong tháng này, đã có đến 11 chiến hạm Trung Quốc đi vào Ấn Độ Dương, vào lúc cuộc khủng hoảng ở quần đảo Maldives đang gay gắt.

Theo trang web sina.com.cn, một đội khu trục hạm, một tàu đổ bộ 30.000 tấn và ba tàu dầu đã đi xuyên qua Ấn Độ Dương. Trang tin này khoe khoang: «Nếu nhìn vào các chiến hạm và những trang thiết bị khác, khoảng cách giữa hải quân Ấn Độ và Trung Quốc chẳng là bao».

Trang Nikkei ngày 20/02 cho biết thêm, tại Maldives, Bắc Kinh đã biến một đảo hoang thành căn cứ hải quân, bằng cách cắt ngang các rạn san hô xung quanh, tạo thành đường cho các tàu chiến đi qua. Trung Quốc cũng có thể xây các đảo nhân tạo tại đây và quân sự hóa, như đã làm tại Biển Đông.

Cũng nằm trong tính toán chiến lược của Bắc Kinh, ba tàu chiến Trung Quốc đã thăm Maldives cách đây sáu tháng, đậu ở cảng Male, Girifushi và huấn luyện cho quân đội nước này. Việc tăng cường sự hiện diện của hải quân tại Ấn Độ Dương có thể là một thông điệp cho New Delhi, nhằm ngăn chận một sự can thiệp quân sự vào Maldives.

RFI cũng ghi rằng về kinh tế, sự tranh giành ảnh hưởng tại Maldives giữa Ấn Độ và Trung Quốc càng thêm đậm nét, sau khi tổng thống Abdulla Yameen ký kết tham gia dự án «Một vành đai, một con đường» của Bắc Kinh.

Tổng thống đương nhiệm Yameen đã tạo điều kiện cho Trung Quốc mua lại các hòn đảo của nước mình qua việc sửa đổi Hiến Pháp năm 2015, nhằm hợp pháp hóa việc nước ngoài sở hữu đất đai tại Maldives. Hiến Pháp tu chính dường như chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc : các dự án xây dựng phải có giá trị tối thiểu 1 tỉ đô la. Khi trao cho Bắc Kinh các hợp đồng tài trợ cơ sở hạ tầng, ông Yameen đã buộc đất nước phải gánh thêm một núi nợ nần.

Trong khi đó ông Mohamed Nasheed, tổng thống đầu tiên và duy nhất được bầu lên một cách dân chủ, khẳng định Maldives không thể hoàn trả nổi số nợ 1,5 đến 2 tỉ đô la cho Trung Quốc, tương đương 80% tổng nợ quốc gia. Ông than thở: «Trung Quốc không cần bắn một phát súng nào mà vẫn chiếm được nhiều đất đai tại Maldives hơn người Anh trong thế kỷ 19».

Bản tin RFI ghi rằng theo thông tấn Nikkei nhận định, mỗi món vay đều nhằm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh, mà tờ báo gọi là «ngoại giao chủ nợ». Chính sách ngoại giao này đã gặt hái được thành công lớn vào tháng 12/2017, khi Sri Lanka cho Trung Quốc thuê cảng chiến lược Hambantota trong 99 năm với giá 1,12 tỉ đô la. Trước đó, sau khi mua lại phần lớn cảng container Colombo, các tàu ngầm Trung Quốc đã lặng lẽ vào trú đóng tại đây. Ở Miến Điện, cảng nước sâu Kyauk Pyu do Bắc Kinh tài trợ, cũng có thể được dùng vào mục đích quân sự.

Nhìn chung, không chỉ có Maldives, mà nhiều nước láng giềng của Ấn Độ và Trung Quốc như Bangladesh, Miến Điện, Nepal, Pakistan, Sri Lanka đều lọt bẫy nợ của Trung Quốc, giúp Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương.

Trong khi đó, bản tin RFA ghi nhận rằng chính phủ Philippines hôm 21/2 lên tiếng phản đối việc Hoa Kỳ xếp Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vào danh sách những đe dọa cho dân chủ.

Người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Harry Roque nói với đài phát thanh DZMM rằng Tổng thống Duterte không phải là nhà độc tài và Philippines coi việc Hoa Kỳ xếp ông vào danh sách các mối đe dọa cho dân chủ ở Đông Nam Á là hết sức nghiêm trọng.

Có vẻ như Hoa Kỳ mất bạn quá nhiêu tại Châu Á: Trước đó, một báo cáo của Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ đã xếp ông Duterte vào cùng danh sách với Thủ tướng Hun Sen của Campuchia, khủng hoảng người thiểu số Hồi giáo Rohingya ở Myanmar và hiến pháp do quân đội Thái ủng hộ là những cản trở cho dân chủ.

Báo cáo đánh giá tình hình dân chủ và nhân quyền ở nhiều nước Đông Nam Á vẫn còn rất mong manh trong năm 2018 vì xu hướng độc tài, nạn tham nhũng tràn lan và chủ nghĩa thân hữu. Báo cáo cũng cho biết Tổng thống Duterte đã nói là ông có thể treo hiến pháp, tuyên bố một chính phủ cách mạng và áp dụng luật thiết quân luật trên toàn quốc.

Việt Nam nằm ở đâu trong ván cờ  Biển Đông?

https://vietbao.com/a277875/tau-chien-tang-hoa-luc

 

Philippines đặt giới hạn mới

trong hợp tác trên biển với Trung Quốc

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã đặt ra một ranh giới trong quan hệ hữu nghị đang phát triển nhanh chóng với Trung Quốc bằng việc yêu cầu Trung Quốc không có thêm các hoạt động tại bãi đá ngầm ngoài khơi Thái Bình Dương và nhấn mạnh rằng Bắc Kinh không nên có thêm các công trình xây dựng trong vùng biển tranh chấp.

Tổng thống Philippines hôm 6/2 nói ông sẽ không để cho các tàu nước ngoài vào thăm dò bãi đá ngầm Philippine Rise, một khu vực ngoài khơi đảo Luzon phía đông thủ đô Manila. Trước đó, hồi tháng 1 và một lần vào cuối năm 2016, ông đã để cho Trung Quốc khám phá khu vực này. Năm 2016, Tổng thống Duterte đã thay đổi chính sách đối ngoại của Philippines bằng cách theo đuổi mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc – để đổi lấy các khoản vay, trợ cấp và đầu tư của Bắc Kinh.

Một tuần sau, phát ngôn viên của ông Duterte cho biết trên trang mạng của tổng thống rằng các viên chức chính phủ “phản đối và không công nhận các tên Trung Quốc” đặt cho 5 bãi đá ngầm trong khu vực này.

Hôm thứ Sáu 16/2, Ngoại trưởng Philippines nói rằng hai bên đang thảo luận về việc thăm dò chung ở các phần của Biển Đông mà cả hai bên đều có tuyên bố chủ quyền. Bộ Ngoại giao Philippines hôm 14/2 cho hay trong cuộc thảo luận này, Trung Quốc đã cam kết không “xây dựng trên các bãi đá không có người ở” như đã được ghi nhận trong một thỏa thuận đa quốc gia vào năm 2002.

Theo nhà khoa học chính trị Antonio Contreras, thuộc Đại học De La Salle, Philippines, những động thái này đánh dấu sự đảo ngược với sự đồng thuận trước đây của ông Duterte trước việc Trung Quốc sử dụng các vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines.

Một số học giả cho biết Philippines có thể đang phản kháng Trung Quốc để bảo vệ quyền lợi từ bãi đá ngầm này, vốn được cho là giàu trữ lượng khí đốt.

Bãi đá ngầm rộng 13 triệu héc-ta, còn được gọi là Benham Rise, nằm ở độ sâu 35 mét dưới mặt biển tại thềm lục địa bên ngoài khu vực Biển Đông. Vào năm 2012, Ủy ban LHQ về Giới hạn của Thềm lục địa đã chấp thuận tuyên bố chủ quyền của Philippines đối với bãi đá ngầm này.

https://www.voatiengviet.com/a/philippines-dat-gioi-han-moi-trong-hop-tac-tren-bien-voi-trung-quoc/4265782.html