Tin Biển Đông – 14/09/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Biển Đông – 14/09/2017

Biển Đông: Kho Dầu

Trần Khải

Haỹ hình dung về một Biển Đông, sau khi Philippines chịu nhân nhượng Trung Quốc và chịu hợp tác Hoa-Phi để khai thác đủ thứ, từ lưới cá tới khoan dầu…   Việt Nam sẽ ở vị trí nào?

Nếu tự ý Philippines nhân nhượng như thế, không lẽ 20 năm sau, thế hệ trẻ Philippines gây sự với nhà nước Bắc Kinh?

Và trong khi Philippines nhân nhượng như thế, các mâu thuẫn trong nghề cá Biển Đông sẽ tiếp tục xảy ra, và tàu hải cảnh Trung Quốc sẽ liên tục đàn áp ngư dân Việt Nam.

Viễn ảnh đó đâu có thể chống bằng phi đạn hay tên lửa…  vì thực tế, TQ chỉ muốn vơ vét quyền lợi Biển Đông, ít nhất là lúc này…

Báo The Manila Times hôm 14/9/2017 có bản tin nhan đề “BMI upbeat on South China Sea exploration”… cho thấy Philippines nhượng bộ TQ quá nhiều…

Công ty BMI Research nói rằng cải thiện quan hệ giữa TQ và Philippines củng cố viễn ảnh thăm dò và khai thác chung Biển Đông bất kể các vùng biển đang còn tranh chấp.

Công ty BMI Research là thuôc sở hữu của Fitch – một công ty lượng định tín dụng quốc tế có trụ sở ở 75 quốc gia, và bản doanh ở New York.

Nếu tư bản Mỹ xúi giục Philippines hợp tác với TQ như thế, có phải chính phủ Mỹ cũng muốn tìm một thế đẹp như thế… tuy lâu dài sẽ tăng quyền lực cho TQ?

Bộ Trưởng Năng Lượng Alfonso Cusi tuần trước nói với các phóng viên rằng các viên chức Bộ Năng Lượng và Bộ Ngoaị Giao Philippines đang bàn về giaỉ pháp “2 bên cùng thắng” (win-win) để TQ và Philippines cùng cưa đôi, khai thác chung dầu khí ở nơi biển tranh chấp.

Cụ thể, đó có thể là viễn ảnh gần cho mỏ dầu khí Sampaguita — khu dầu khí khổng lồ đang bế tắc được tin là có trữ lượng 4.6 ngàn tỷ cubic feet khí tự nhiện và 115 triệu thùng dầu thô…

Việt Nam đang quan sát kỹ các chuyển biến nơi vùng biển Philippines,,, nơi có vẻ như chính phủ Manila đang muốn nhượng bộ  TQ để cùng khai thác, cho dù ai cũng biết rằng mỏ dầu khí đó nằm trong biển Philippines từ lâu rồi.

Trong khi đó, bản tin RFA ghi nhận một chuyển biến, cho thấy Tổng Thống Trump muốn hiện diện ở Châu Á nhiều hơn: Có nhiều khả năng Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ ghé thăm Bắc Kinh vào tháng 11 tới đây, nhân chuyến đi Việt Nam dự thượng đỉnh APEC và đến Philippines dự thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN và thượng đỉnh Đông Á-ASEAN.

Tin này được một viên chức Bạch Ốc tiết lộ với báo chí tại Washington hồi chiều 12 tháng 9, trong lúc có đồn thổi cho rằng Tổng Thống Mỹ sẽ ghé thăm Trung Quốc trong ba ngày trước khi ông thực hiện chuyến viếng thăm chính thức tại Hà Nội và dự thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng.  Sau đó, Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ sang Manila dự thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN và thưởng đỉnh Đông Á-ASEAN.

Chưa một quốc gia nào lên tiếng xác nhận tin Tổng Thống Trump ghé thăm, nhưng lịch trình được phổ biến từ nhiều tháng trước cho thấy thượng đỉnh APEC sẽ diễn ra ở Đà Nẵng trong 2 ngày 11 và 12 tháng 11, sau đó là thượng đỉnh ASEAN diễn ra tại Manila, Philippines trong 2 ngày 13 và 14.

Một chi tiết cũng được nói tới là tháng 2 năm nay khi tiếp Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe ở Bạch Ốc, Tổng Thống Trump nhận lời mời sang thăm Tokyo vào khoảng cuối năm. Do đó, đồn đãi ở Washington cũng nói rằng không chỉ sang thăm Bắc Kinh, mà có thể Tổng Thống Hoa Kỳ cũng sẽ ghé Nhật Bản cũng như Nam Hàn trước khi kết thúc chuyến viếng thăm Châu Á đầu tiên của ông.

Trong khi đó, bản tin VOA ghi nhận rằng một tàu ngầm Trung Quốc vừa cập cảng Malaysia. Đây là chuyến thăm thứ hai của tàu Trung Quốc trong năm nay tới đất nước Đông Nam Á này, giữa lúc các cường quốc phương Tây bày tỏ lo ngại về việc Bắc Kinh mở rộng phạm vi hoạt động trên Biển Đông.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, nơi hàng năm có gần 5 nghìn tỷ đôla hàng hóa lưu thông. Các nước Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan cũng có tuyên bố chủ quyền khu vực này.
Tuy nhiên, căng thẳng giữa Trung Quốc và Malaysia về các tuyên bố chủ quyền chồng chéo dường như đã dịu bớt sau khi Malaysia hồi tháng 11 đồng ý mua 4 tàu hải quân Trung Quốc và cam kết với Bắc Kinh sẽ giải quyết song phương các tranh chấp trên Biển Đông.

Hải quân Hoàng gia Malaysia đã xác nhận chuyến thăm của tàu ngầm Trung Quốc, cập cảng tại căn cứ hải quân Sepanggar ở bang Sabah trên đảo Borneo từ thứ Sáu 8/9 đến thứ Hai 11/9.

Tổng tư lệnh Hải quân Hoàng gia Malaysia Đô đốc Ahmad Kamarulzaman Ahmad Badaruddin cho biết việc chào đón các chuyến viếng thăm của hải quân nước ngoài là theo thủ tục tiêu chuẩn quốc tế, “dựa theo yêu cầu của từng quốc gia và sau khi được thông qua kênh ngoại giao.”

Ông nói với hãng Reuters: “Đây là một phần nỗ lực của chúng tôi để tăng cường ngoại giao quốc phòng và tăng cường quan hệ song phương.”

Theo tạp chí quốc phòng Jane’s 306, chiếc tàu ngầm này do một tàu hải quân Trung Quốc hộ tống và sẽ quay về Trung Quốc sau khi tiến hành các sứ mệnh hộ tống ở Vịnh Aden.

Theo báo chí nhà nước Trung Quốc, vào tháng Giêng năm nay, một tàu ngầm của Trung Quốc đã cập cảng Sepanggar. Đây là chuyến thăm tàu ngầm ra nước ngoài lần thứ hai được Trung Quốc xác nhận.

VOA ghi thêm: “Các tàu chiến Trung Quốc cũng đã thăm cảng Pakistan, Bangladesh và Myanmar. Việc này khiến đối thủ khu vực của Trung Quốc là Ấn Độ lo ngại.”

Thực tế là, nếu Philippines và Malaysia trở thành tay chân, thủ túc của Trung Quốc, sẽ kẹt cho Việt Nam và Indonesia vô cùng tận. Bởi vì, Khối ASEAN hóa ra sẽ có nhiều quốc gia thân Tàu, sau khi Campuchia và Lào đã chính thức ra mặt ủng hộ Bắc Kinh…

Một chuyên gia Philippines cũng lo ngại…

Bản tin VnExpress ghi lời Giáo sư Renato Cruz De Castro, Đại học De La Salle, Philippines, trao đổi với VnExpress bên lề hội thảo “Hướng đến những vùng biển mở và tự do ở Châu Á: Vai trò của luật biển trong việc duy trì trật tự trên biển” tại Hà Nội ngày 12/9: “Tình hình ở Biển Đông đang yên tĩnh nhưng đó là khoảng lặng của cơn bão. Căng thẳng có thể gia tăng từ nguy cơ Trung Quốc đe doạ sử dụng vũ lực với nước cùng có tranh chấp.”

Chỉ hy vọng rằng Philippines cũng ý thức về dã tâm của TQ, và như thế sẽ tạo cho tiếng nói của VN vững vàng hơn.

Có thể đoán rằng, từ bây giờ tới ngày TT Trump thăm Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ không làm chuyện gì quá lố ở Biển Đông vì như thế sẽ làm phức tạp nhiều cuộc chiến thương mại…

https://vietbao.com/p123a272140/bien-dong-kho-dau