Tập San Tân Đại Việt – Số 5/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Đại Việt – Số 5/2018

Mục Lục 

Lê Minh Nguyên: Tiền đề của cách mạng dân chủ                                             

Phan Văn Song:

– Nhơn quyền, điểm hẹn của văn minh nhơn loại

– Nhơn quyền là quyền phát biểu, quyền đối lập, và cũng là quyền của người dân vùng lên lật đổ bạo quyền?

Mai Thanh Truyết: Từ Ba Dòng Thác Cách Mạng Đến Ba Nhóm Lợi Ích

Từ Thức: Gramsci, Mặt Trận Văn Hóa

Phan Văn Song: Trí thức tân thời, Kẻ Sĩ thời nay

Trọng Đạt:

– Nước Mỹ năm 2018 Khủng hoảng chính trị và bầu cử giữa nhiệm kỳ

– Nước Trung Hoa đỏ sẽ lãnh đạo Thế giới?

Nguyễn thị Cỏ May:

– Cậu Ủn: một trường hợp «đột biến» ngoạn mục?

Mẹ già như chuối ba hương trang

Cánh Dù lộng gió: Đàn linh cẩu thời @ đang cấu xé lẫn nhau

Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi: Hàn Phi Tử Phần III – Chương 1 Học thuyết Hàn Phi Lịch Sử Quan

Từ Thức:

– Pyongyang NaengMyon

– Tôi đi học

Trúc Giang MN: Đòn “Hỏa táng” của Nguyễn Phú Trọng lợi hại thật

 

Tiền Đề Của Cách Mạng Dân Chủ – Lê Minh Nguyên

Cách mạng không phải tự nhiên mà đến, nó là một tiến trình tích luỹ lâu dài những phẩn nộ của nhân dân. Khi những phẩn nộ bị dồn nén đến mức tức nước vỡ bờ thì một sự kiện nhỏ nào đó cũng có thể châm ngòi, mà ít ai ngờ nó có tác động to lớn đến mức thay đổi một thể chế chính trị của quốc gia.

Cuộc cách mạng ở Tunisia vào tháng Giêng 2011 bắt nguồn từ một chàng trai nhà nghèo 26 tuổi bán rau dạo Mohamed Bouazizi, tự thiêu ở một tỉnh nhỏ cách thủ đô Tunis 300 cây số, để phản đối việc nhân viên chính quyền tịch thu rau của anh.

Có nhiều người lo lắng làm sao có được một sự kiện châm ngòi để cách mạng xảy ra. Đây là một sự lo lắng tuy chính đáng nhưng không phải là hết sức khó khăn. Bởi vì khi xã hội đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng thì biến cố nhỏ nào cũng có thể là ngòi. Nó có thể đến từ phản đối BOT thu tiền mãi lộ, hay bán nước cho Trung Quốc qua thuê đất 99 năm, hay vặt lông vịt với thuế môi trường và rất nhiều thuế khác.

Việt Nam đang bước vào giai đoạn bình minh của cách mạng dân chủ (CMDC). Tuy chưa tới đúng ngọ để cách mạng xảy ra nhưng nó đang đi dần đến khi đứng bóng.

Ta khẳng định cách mạng đang ở thời kỳ bình minh bởi vì những tiền đề của nó đang thi nhau xuất hiện ra.

Lòng dân bất mãn càng ngày càng cao, từ hạ tầng đường xá lục lội mỗi khi mưa, sưu thuế phí giá đã cao lại càng cao hơn, ngư dân bị đâm tàu không ai bảo vệ, chủ quyền Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sắp bị mất ít nhất một thế kỷ, môi trường bị huỷ hoại, không khí bị ô nhiễm, thực phẩm độc hại, tương lai thế hệ con em bị gánh nợ khổng lồ do tham nhũng…

Trong khi đó thì chế độ đang đầy lỗi hệ thống nhưng không ai dám đụng vào để sửa lỗi hệ thống, thượng tầng lãnh đạo chia rẽ đến độ không thể nào hàn gắn được, tham nhũng và tẩu tán tài sản quốc gia ra ngoài VN, khiếp nhược trước chính sách diệt chủng của Trung Quốc…

Cách mạng xảy ra khi nhân dân không còn chấp nhận cái trật tự đầy bất công, áp bức, bóc lột của giai cấp cai trị và muốn phá tung xiềng xích để thoát ra. Đồng thời giai cấp lãnh đạo bị phân hoá đến độ đánh nhau mà không cần lo giữ chế độ mà chính họ biết rõ nó đã lỗi thời, đầy lỗ hổng, không thể nào sửa chửa được.

Việc đốt lò của ông TBT Nguyễn Phú Trọng là một tiền đề của CMDC. Trên danh nghĩa chống tham nhũng, ông đã dùng nó như một chiêu bài để tiêu diệt đối thủ, giựt lại miếng bánh ngon mà phe các ông Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang đã ăn hơn một thập niên qua để chia lại cho các nhóm lợi ích mà ông chống lưng như Vingroup của Phạm Nhật Vượng, Mường Thanh của Lê Thanh Thản, FLC của Trịnh Văn Quyết…

Trong tiến trình đốt lò này ông đã vô hình chung phá nát hệ thống bảo vệ đảng, đó là giai cấp quý tộc hưởng đầy đủ đặc quyền đặc lợi, giai cấp mà pháp luật thông thuờng không được đụng đến, không được còng tay ra toà, mà phải xử bằng điều lệ đảng khi bị kỹ luật. Đó là khoảng 200 uỷ viên trung ương chính thức và dự khuyết. Còng tay uỷ viên trung ương Đinh La Thăng là vi phạm điều cấm kỵ của đảng, làm hư hệ thống bảo vệ đảng vì giờ đây ai cũng đều có thể là củi cả.

Ông Trọng thú nhận (vnexpress 10/4/18) rằng tuy đốt lò nhưng chỉ để giựt bánh chứ chưa thể làm gì được với “tự diễn biến, tự chuyển hoá về tư tưởng chính trị”, việc đảng viên không còn trung thành với đảng, không còn kiên định với chế độ, đó mới là mối nguy thực sự. Giải pháp CS đưa ra là dán thuốc Salonpas bằng cách ra lệnh: kể từ ngày 29/5/2018 Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ có quyền đề nghị không cho phép đảng viên xuất cảnh nếu có dấu hiệu tham nhũng và bỏ trốn (RFA 29/5/18).

Trung Quốc càng ngày càng siết chặt vòng vây, chiếm đất chiếm biển và diệt chủng dân tộc Việt Nam, trước sự bất lực và chiều lòn của CSVN để có chổ dựa nắm quyền. Đây là một tiền đề của CMDC. Sông Mekong TQ xây đập một cách vô tội vạ ở TQ, Lào và Cam Bốt, biến nó thành một dòng sông chết cho VN ở hạ nguồn vì phù sa, cá, nước sẽ không còn, nước mặn từ biển tràn vào, sự sinh tồn của cả chục triệu dân Việt sống nhờ dòng sông này đang bị đe doạ trầm trọng.

Đường Lưỡi Bò bây giờ TQ nối liền không còn đứt đoạn sẽ bao gồm 67 lô dầu khí của VN, trong đó có 4 lô đang cho ra sản phẩm và những lô còn lại đang ở các giai đoạn thăm dò và khai thác khác nhau (RFA 25/5/18). VN mất trên 40% biển trong vùng đặc quyền kinh tế, các mỏ do công ty Repsol khai thác (136-3, Cá Rồng Đỏ) đã hoàn toàn đậy nắp, mỏ Cá Voi Xanh nằm gần bờ cũng chưa chắc TQ để yên. Ngư dân luôn bị TQ đâm chìm tàu mà mới đây nhất là ngày 24/5/18 tàu đánh cá của ngư dân đảo Lý Sơn bị tàu tuần tra của TQ đâm chìm ở khu vực biển Hoàng Sa.

Đã vậy, ngày 2/8/17 thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Kế Hoạch Đầu Tư dự thảo Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt (đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc) theo hướng tăng thời hạn cho thuê đất đến 99 năm (dantri 3/8/17) và các nghị gật trong Quốc Hội CSVN đang bênh vực để thông qua mà nhiều nhà quan sát lo ngại sẽ dẫn đến nguy cơ Vân Đồn, một đảo của VN gần TQ, bị biến thành một Crimea thứ hai (VOA 28/5/18).

Thiểu não hơn nữa là bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch phát biểu tại Quốc Hội hôm 22/5/18 rằng “tình hình vùng biển diễn biến ngày một khó lường”. Trong khi đại chiến lược tiến nam của TQ có từ thời Mao Trạch Đông, ông Lịch là bộ trưởng QP mà nói như không biết an ninh VN đang bị đe doạ thì thật là bất hạnh cho đất nước. Thứ nữa, ông thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, phó chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị phát biểu hôm 25/5/18 ở QH mà cứ ngỡ ông là tướng Tàu: VN giữ được ổn định trên biển, chủ quyền được giữ vững và quan trọng nhất tạo được hoà bình để phát triển kinh tế (sputniknews 25/5/18). Các ông tướng này hèn với giặc, nó là tiền đề cho CMDC.

Với chủ trương “thu thuế như vặt một con vịt, vặt làm sao được càng nhiều lông càng tốt” (dantri 22/6/17), giờ đây chính quyền CSVN bắt tay với các nhóm lợi ích để hút máu nhân dân. Cuối tháng 5/2018 Bộ Giao Thông Vận Tải có văn bản biến trạm thu phí thành trạm thu giá để có thể tuỳ tiện ấn định số tiền mãi lộ, bắt “chuyển đổi cơ chế quản lý dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh từ cơ chế quản lý phí sang cơ chế quản lý giá” (laodong 29/5/18). Đây là một tiền đề cho CMDC.

Thanh gươm (công an) và lá chắn (quân đội) là của đất nước chứ không phải của đảng CSVN. Đảng CSVN đã đánh cắp hai định chế này từ tài sản quốc gia. Một ngày nào đó, như đã xảy ra ở Tunisia, Ai Cập, Ukraine, Armenia mới đây…, khi hai định chế này đứng thờ ơ hay quay về bảo vệ dân, để quần chúng xuống đường bỏ phiếu bằng chân, thì 200 uỷ viên trung ương và các đảng viên cuồng Mác-Lê của Đảng CSVN chỉ còn là những anh chàng mơ mộng, ngày ấy ắt hẳn không xa.

Viết cho ngày nhơn quyền quốc tế

Nhơn quyền, điểm hẹn của văn minh nhơn loại – Phan Văn Song

Từ những bao năm nay, chúng ta cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại hải ngoại đã bỏ bao công sức góp cùng với các chiến sĩ dân chủ trong nước, suốt ngày đấu tranh, kêu gọi dư luận quần chúng và các nhà cầm quyền các quốc gia tiên tiến nơi mình cư ngụ, cùng nhau phải đòi hỏi, bắt buộc Nhà Nước đương quyền Việt Nam hãy tôn trọng, hãy trả lại Nhơn quyền, trả lại các quyền con người căn bản và tối thiểu cho tất cả mọi công dân Việt Nam.

I/ Nhơn quyền trong tiến trình văn minh nhơn loại:

Ngày nay ai cũng biết Nhơn quyền là điểm hẹn của văn minh nhơn loại vào đầu thế kỷ XXI. Nhưng Nhơn quyền là gì? Thường thường không được định nghĩa rõ rệt để có thể tránh những ngộ nhận hoặc những lạm dụng có hậu ý chánh trị bất chánh. Nhà cầm quyền Cộng sản Hà nội  luôn luôn đưa ra luận điệu theo đó Nhơn quyền là một khái niệm của tây phương, đặc biệt là của giai cấp tư sản, chớ không phải của Việt Nam. Sự thực, ngày nay, Nhơn quyền là một ý niệm chung của người tiến bộ. Theo ý niệm nầy, Nhơn quyền là những đặc quyền của con người được pháp luật qui định và do pháp luật chi phối, nhằm bảo vệ con người trong đời sống xã hội, giữa con người với con người và trong mối quan hệ giữa người dân với nhà cầm quyền. Nhơn quyền là nguồn gốc thực tế của sự tự do của con người. Sự tự do này đã được thể hiện thành nhiều quyền tự do cụ thể, có tiêu chuẩn rõ rệt được pháp luật bảo vệ. Trong số những quyền tự do ấy, có những thứ phải coi đó là cơ bản, không thể bị tiêu diệt, không thể chuyển nhượng, không ai, kể cả nhà câm quyền có thể xâm phạm tước đoạt. Tưởng cũng nên nói rõ, những đặc quyền ấy là những quyền tối thiểu của con người, không thể thiếu, bởi nếu không còn những quyền nầy thì con người sẽ mất hết phẩm giá, bị hạ xuống hàng súc vật.

Ở Tây phương, cố hương của Nhơn quyền phải nói là Hy-lạp và La-mã. Tuổi thọ của Nhơn quyền có lẽ đã đến 2000 năm hơn. Nhờ bởi nền dân chủ La-Hy mà Nhơn quyền, qua thời gian, đã có được những bước tiến mạnh mẽ, bắt đầu bằng sự khẳng định “quyền làm con người” (le droit d’être un homme) bao gồm những quyền tự nhiên không thể chuyển nhượng, không thể tiêu diệt. Sau đó đế quốc la mã sụp đỗ, mãi đến thế kỷ thứ XIII, Nhơn quyền ở Tây phương chợt như bừng tỉnh, sau một giấc ngủ dài trong  bóng đêm trung cỗ, nhờ sự ra đời của bản Đại Hiến Chương (Magna Carta) nhằm giới hạn bớt quyền hành của nhà vua Anh. Từ đấy, Nhơn quyền bước được những bước dài vững chắc, qua bản Thỉnh nguyện Thư Dân quyền 1628, Luật Bảo thân (Habéas Corpus) 1679, Điều lệ Dân quyền 1689 của nước Anh, Tuyên ngôn Độc lập Huê kỳ 1776, rồi Tuyên ngôn Nhơn quyền và Công dân quyền 1789 của Pháp.

Hai cuộc cách mạng Mỹ và Pháp bùng nổ vào thế kỷ XVlll đã phục hồi địa vị con người cho chính con người và đối với những kẻ cầm quyền của các chế độ chuyên chế. Từ đây, nhơn quyền đã định hình với những chìu kích rõ nét. Qua hậu bán thế kỷ qua thì Nhơn quyền đạt được những bước nhảy vọt chưa từng thấy ở thời gian trước kia.

Về bản chất, vào thuở ban sơ, Nhơn quyền tuy được hiểu là quyền tự nhiên của con người nhưng vẫn còn bị quy chiếu vào thần quyền, theo sự suy diển chủ quan của triết gia tây phương. Nhưng đến cuối thế kỷ XX thì những giá trị này đã được định chế hoá nên đã trở thành những giá trị khách quan, để không còn ai có thể ngang nhiên xâm phạm được nữa. Nhơn quyền đã trở thành những giá trị phổ quát, không giành riêng để phục vụ một lớp người nào ở một địa phương nào nữa!

Về mặt thực tế, Nhơn quyền, từ nửa thế kỷ qua, đã được áp dụng chặc chẻ hơn để con nguời trên khắp thế giới không còn phân biệt đối xữ, bị ngược đãi làm tổn thương đến mạng sống và nhân phẩm nữa. Các định chế quốc gia và quốc tế đã hiệp lực bảo vệ Nhơn quyền, đồng thời còn thăng tiến đến mức hoàn chỉnh hơn. Thật vậy, Hiến chương Liên Hiệp Quốc 1945, Tuyên ngôn Quốc tế Nhơn quyền 1948, hai Công ước Quốc tế về quyền dân sự, chánh trị, kinh tế xã hội, văn hóa 1966 đã thật sự đưa từ ngữ Nhơn quyền từ thế giới ngôn ngữ, tư tưởng qua thực tế áp dụng cụ thể vào đời sống hằng ngày của con người trên hoàn cầu. Song song với áp dụng những biện pháp chế tài  để trừng trị những vi phạm thô bạo Nhơn quyền đã được tổ chức và thực thi mà những cơ quan tư pháp hình sự quốc tế có thẩm quyền rộng lớn ra đời trong thập niên 90 của thế kỷ XX vừa qua.

Trong những năm cuối thế kỷ XX, Nhơn quyền khoác lên mình thêm một đặc tánh mới để thích ứng với sự chuyển biến của thế giới. Nhơn quyền  trở thành những cưởng chế được thực thi để nhơn đạo hóa đời sống xã hội ở khắp nơi, kể cả việc can thiệp trực tiếp vào chiến tranh, can thiệp trực tiếp vào đời sống các quốc gia có đầy đủ chủ quyền nếu phải nhằm mục tiêu bảo vệ quyền làm người ở đó. Ngày nay Nhơn quyền đã làm thay đổi hoàn toàn về quan niệm chủ quyền quốc gia  và mối bang giao quốc tế. Giá trị con người được thừa nhận là tối hậu và cao hơn mọi giá trị khác.

Phải chăng những bước tiến Nhơn quyền đã thật sự khép lại vĩnh viển một giai đoạn lịch sử dài mà suốt qua thời gian đó, những chánh sách bạo tàn của các vua chúa, của các chế độ phi nhơn quyền, phi nhơn đạo như Phát-xít, Na-zi, Cộng sản đã giết hại hằng trăm triệu nhơn mạng? Và một thời đại văn hoá nhơn quyền sẽ thật sự bắt đầu  từ nay?

Thật tình, chúng ta có thể giữ cái nhìn lạc quan ấy nếu Tàu, Bắc Hàn, Việt Nam và một số nước Hồi giáo cực đoan sẽ lần lượt sớm chuyển hoá theo thể chế chánh trị dân chủ tự do.

II / Nhơn quyền ở Việt Nam dưới thời Quân chủ:

Việt Nam chắc chắn cũng phải có một lịch sử Nhơn quyền lâu đời. Nhưng không giống phương Tây. Trong ngôn ngữ chánh trị Việt Nam trước đây không có những từ ngữ như Nhơn quyền, Dân chủ. Mãi đến thế kỷ thứ XIV những từ ngữ này từ Tây phương du nhập qua Nhựt Bổn rồi vào Việt Nam. Nói như thế không có nghĩa là vào thời ấy ở Việt Nam người dân không được sống xứng đáng với địa vị con người và những quyền lợi của mình đã không được chánh quyền tôn trọng. Xã hội Việt Nam dưới thời quân chủ đã được tổ chức theo cơ cấu nhà vua ngự trị trên cao, còn thứ dân chiếm địa vị thấp nhứt. Mỗi người có riêng bổn phận phải chu toàn. Vậy khi nhà vua làm tròn bổn phận của nhà vua thì tự nhiên  toàn dân hưởng được những phúc lợi, đại để  phù hợp với những điều mà ngày nay chúng ta gọi là Nhơn quyền.

Bổn phận của nhà Vua còn được gọi là Thiên mệnh. Còn dân chúng là nền tảng xã hội, hay dân bản. Khi nền tảng vững chắc thì quốc gia yên ổn, vững bền. Trong việc thi hành trách nhiệm của Thiên mệnh nhà Vua bị Trời kiểm soát qua đời sống của dân chúng. Bởi ý Dân là ý Trời. Nếu nhà Vua không làm tròn bổn phận của mình đối với dân, mà còn tàn bạo đối với dân chúng thì lập tức, Trời sẽ theo ý dân mà thu hồi Thiên mênh. Trong suốt dòng lịch sử Việt Nam, phần lớn các vua đều cố gắng làm tròn bổn phận đối với thần dân. Dưới những triều đại ấy, dân chúng hưởng được những phúc lợi mà ngày nay ta gọi là Nhơn quyền.

Nhơn quyền dưới thời quân chủ cực thạnh ở Việt Nam còn được nới rộng đến quyền chánh trị. Người dân nhờ tài đức, văn hóa, đều có thể tham gia chánh quyền qua các cuộc thi tuyển thường được tổ chức rất công bình. Chỉ có ngôi vua mới truyền lại trong phạm vi hoàng tộc mà thôi.

Từ thời nhà Lý, vào thế kỷ thứ XI, Việt Nam đã mở ra những khoa thi để chọn người tài ra giúp nước. Ngoài ra các chế độ Quân chủ ở Việt Nam thời xưa, chẳng những cho phép, mà còn khuyến khích mọi người hãy bày tỏ quan điểm chánh trị của mình. Quan chức và dân chúng có quyền dâng sớ phê phán triều đình hoặc bày tỏ nguyện vọng của mình. Vua Minh Mạng đã từng nhiều lần nói với các quan rằng việc nước quá nhiều mà sự hiểu biết của một người thì quá giới hạn. Bởi vậy, chúng ta cần biết ý kiến của nhiều người để có cái nhìn đúng và có giải pháp thích nghi.

Về mặt luật pháp, các chế độ quân chủ ở Việt Nam thời xưa đều quan tâm đến việc bảo đảm cho dân chúng có một xã hội công bằng, lấy đạo đức làm nền tảng. Hai bộ Luật còn được sử dụng cho đến thập niên 1970 – thời Việt Nam Cộng hòa chúng ta, dĩ nhiên với những cải tiến, đó là “Quốc Triều Hình Luật” “Hoàng Việt Luật lệ” Hai bộ Luật  này phạt rất nặng, có khi tử hình, những tội phạm quan chức sách nhiễu, tham nhũng, hối mại quyền thế qua trung gian vợ con, người thân trong họ hoặc gia nhơn. Án tử hình thường phải do nhà vua quyết định cuối cùng. Hai bộ Luật nầy đều rất tôn trọng nữ quyền. Hình phạt dành cho phụ nữ luôn luôn nhẹ hơn. Trong gia đình, về quyền lợi, người phụ nữ có đầy đủ quyền lợi như người đàn ông. Quốc Triều Hình Luật qui định rõ thời hạn các vụ án phải được kết thúc nhanh để tránh mất thì giờ của đôi bên. Điều này được xem là rất tiến bộ so với một số quốc gia phương Tây ngày nay.

Về kinh tế xã hội, chế độ Quân chủ Việt Nam quan tâm bảo đảm cho mỗi người dân có được một đời sống tối thiểu bằng cách cấp phát cho mỗi người một phần đất để tự mưu sanh. Từ thời nhà Lê, vua Lê Thái Tổ đã thực hiện chánh sách cải cách ruộng đất, trưng thu ruộng đất của các triều đại trước, của những quan chức làm giàu bất chánh, của những người không có thừa kế để cấp phát đồng đều cho dân chúng canh tác. Việc cấp phát này được xét lại mỗi bốn năm. Về sau, việc xét lại theo mười năm một lần.

Qua thời nhà Nguyễn, nhờ mở mang trong Nam, nên việc cấp phát ruộng đất được rộng rải hơn, và giao cho địa phương đảm trách. Nhà Nguyễn còn nghiên cứu trưng tập các tư điền của nhà giàu lớn, lấy 3/10 diện tích để xung vào công điền cấp phát cho cô nhi quả phụ thương phế binh. Dưới thời  quân chủ cực thạnh ở Việt nam, người dân tương đối đều được hưởng khá đầy đủ các quyền lợi mà ngày nay chúng ta gọi là Nhơn Quyền.

III / Nhơn quyền ở thời dưới thời Quốc gia và Cộng Hòa:

Suốt từ 1949 đến 1975, trãi suốt ba thời kỳ: Quốc gia Việt Nam, Đệ Nhứt hay Đệ Nhị Cộng hòa;   từ ban sơ, vừa lấy lại chủ quyền từ tay thuộc địa Pháp, qua đến những thời gian phôi thai tập tững, vừa xây dựng một quốc gia tân thời, tự do, tiên tiến, vừa phải luôn luôn chiến đấu giữ nước, đương đầu với giặc Cộng Sản ngoại lai, trong một môi trường chánh trị chưa trưởng thành, nhưng, luôn luôn vẫn giữ cung cách và đạo đức nhơn bản, tôn trọng những quyền căn bản và nhơn phẩm  của mọi công dân Việt Nam. Thật vậy, suốt dưới chế độ của ba thể chế Việt Nam Tự do ấy – Quốc gia hay Cộng hòa – và cả ngay từ ngày vừa lấy lại Độc lập và Chủ quyền từ tay Pháp ấy, ngay từ tháng 7 năm 1949, trong cái giai đoạn khó khăn ban đầu ấy cho đến năm 1954, suốt ròng rã 5 năm, đã, cùng với toàn dân cả nước, từ Ải Nam Quan đến Mủi Cà Mau, vừa xây dựng, vừa chiến đấu. Quốc Gia Việt Nam với Cựu Hoàng Bảo Đại là Quốc Trưởng ngay lúc, vừa lấy Độc lập, Tự do lại từ tay thực dân Pháp ấy, đã phải vừa Việt Nam hóa hoàn toàn hệ thống hành chánh, các chương trình giáo dục, các cơ sở kinh tế thương mại và cơ chế chánh trị ; lại vừa phải tổ chức cơ sở và đơn vị quân sự để chiến đấu cạnh quân đội Pháp chống giặc của trục Đỏ Cộng Sản quốc tế Sô-Tàu-Việt Hànội-Bắc-Kinh-MặcTưKhoa ! Nhưng vẫn tôn trọng các quyền tối thiểu của người dân, báo chí, thông tin, đi lại…

Từ năm 1954 đến năm 1963, trong 9 năm liền của Đệ nhứt Cộng Hòa, khi vừa yên được tiếng súng, đất nước lại bị chia đôi, Việt Nam Quốc gia Tư do của chúng ta, nay chỉ còn nửa nước phía Nam,  lại phải nhận thêm 1 triệu đồng bào ruột thịt di cư, lại phải một lần nữa, trong cái khó khăn, của buổi ban đầu, của thờI thơ ấu, bơ vơ, không đồng minh tiếp liệu, đở đầu dẫn đắt,, Pháp vừa bỏ đi, Mỹ chưa đến, phải tiếp tục vừa xây dựng nước, tái lập trật tự, cũng cố chế độ Cộng Hòa, với  bản Hiến Pháp, đồng thời cũng phải đấu tranh giữ vững nền Dân chủ Tự do Nhơn bản, nên phải tiếp tục vừa tổ chức nền hành chánh quản trị nước, vừa xây dựng xã hội, giáo dục huấn nghề đào tạo thanh thiếu niên, vừa cũng cố quân đội để chiến đấu tự vệ bảo vệ nước khỏi giặc đỏ ngoại bang.

Nhưng trong 9 năm nầy của nền Đệ Nhứt Cộng Hòa chỉ được 6 năm là Nhơn quyền ở Việt Nam nở rộ, cả chục tờ báo, tự do ngôn luận, đa ngôn, đa văn, tự do đi lại, thương mãi, thông thương xuyên Việt, và mọi tôn giáo được tôn trọng. Cũng vì quyền tự do ngôn luận được quá tôn trọng, cũng vì quyền con người được quá tôn trọng, nên hết phản khán nầy, đến xuống đường nọ. Hết nhóm trí thức Caravelle họp ra thư ngõ, đến phe Phật Giáo xuống đường… tuyên ngôn, nên dễ dàng bị Cộng Sản trà trộn nội tuyến xáo trộn đất nước, nên 3 năm sau từ 1960 trở đi đến 1963 là tình hình chánh trị của đất nước bị khủng hoảng đưa đến nền những ngày đầu Đệ nhị Cộng hòa đầy hỗn loạn…

Từ 1963 đến 1975, Nhơn quyền vẫn luôn luôn được tôn trọng. Tuy ở trong thể chế một Việt Nam hoàn toàn trong tình trạng chiến tranh. Việt Nam Cộng Hòa không lúc nào đưa tình trạng thiết quân luật lên hàng đầu… Sài gòn vẫn tiếp tục bị bọn phản chiến thân Cộng nằm vùng xáo trộn cuộc sống, nào biểu tình, nào xuống đường,… hết ký giả ăn mày, đến linh mục, thầy chùa chống tham nhũng… Nhưng chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ tuyên bố kỷ luật sắt, tình hình quân sự – état de guerre  hay tổ quốc lâm nguy – la patrie en danger – cho phép bắn bỏ tại chổ những ai là phản quốc – như bọn Việt Minh đã làm thời khánh chiến. Nhơn quyền vẫn được tôn trọng, tiếng nói phản khán vẫn được tôn trọng.

Để Kết Luận:

Một chế độ dân chủ tự do nhơn bản, biết tôn trọng nhơn quyền, đó là một hãnh diện nhưng đó cũng nhược điểm của con người Việt Nam quốc gia, nhơn bản tử tế, đầy tình người!

Đó nhơn cách của người Đại Việt hào hùng, của người Đại Việt với một nền văn hóa nhơn bản.

Chúng ta, những người con Việt, nguyện luôn luôn tranh đấu để mãi mãi giữ vững một quốc gia Đại Việt, một văn minh Đại Việt, một văn hóa Đại Việt đầy nhơn bản, đầy tình người, trọng nhơn quyền, trọng tất cả mọi quyền căn bản tối thiểu của con người!

Hồi Nhơn Sơn, Ngày Nhơn quyền 11 tháng 5

 

Nhơn quyền là quyền phát biểu, quyền đối lập, và cũng là quyền của người dân vùng lên lật đổ bạo quyền? – Phan Văn Song

«Cùng tắc biến, biến tắc loạn, loạn tắc thông, thông tắc cửu» (Kinh Dịch)

Nhơn quyền ngày nay cũng là sức mạnh của các cộng đồng thiểu số: quyền của thiểu số người đen trong xã hôi Mỹ, ngày nào trên xe bus phải ngồi riêng, ngày nào buộc phải sanh hoạt riêng biệt với người da trắng; quyền của phái nữ, xưa kia, từ ra đường đến lái xe phải được cha, anh chồng cho phép – «tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử» – áp dụng tại phương Đông cũng như ở phương Tây – các Tây giáo như các Đông giáo Khổng, Ấn, Hồi; ngày nay với phong trào «Me Too» vượt mức, thái quá, nam nữ đồng nghiệp đồng sở không dám đi chung riêng rẻ một phòng thang máy, hay họp tay đôi trong một văn phòng đóng cửa; … Riêng tại các quốc gia chậm tiến hay độc tài, Nhơn quyền càng bị xâm phạm đến cả các quyền tối thiểu căn bản, như cấm có một suy nghĩ, một tư tưởng một phát biểu khác với Chánh phủ, Nhà Nước hay Đảng cầm quyền. Do dó, nói chuyện Nhơn quyền, nói chuyện Dân chủ cả một khó khăn. Một chiến sĩ Dân chủ người syrian, Hồi giáo, chống độc tài Assas, bị thương, cụt giò, cả gia đình được một Hội Nhà thờ Tin lành cứu trợ, cho tỵ nạn và săn sóc ở Pháp; gia đình chúng tôi người viết, đến thăm thăm ủy lạo. Thấy tôi, gốc người tỵ nạn, anh chàng tỵ nạn người syrian bèn thắc mắc hỏi tôi: «Với anh tôi dám hỏi, các anh nói các anh đấu tranh cho Nhơn quyền, cho Dân chủ, sao ở Pháp nầy và trong gia đình người ơn nhơn của tôi có nhiều cảnh lạ vậy? – Cảnh gì? Chúng tôi hỏi – «Thưa cảnh người đàn bà ở Pháp vô phép không tôn trọng đàn ông, nói leo, xen bàn chuyện, ăn chung bàn, ngồi họp chung phòng với đàn ông lạ mặt không phải gia đình mình. Dân chủ Nhơn quyền sao để những người đồng tình luyến ái, lấy nhau, tự do đi lại?… Anh chàng người syrian nấy không phải là một người vô học, anh nói được tiếng anh, tiếng pháp … khá trôi chảy! Khó khăn lắm tôi cắt nghĩa, phân tách, nhưng có lẽ, anh cũng chưa hiểu… vì cả trong những người âu châu thiên chúa giáo, vẫn có người chống người đồng tình sống chung với nhau hợp pháp. Do đó… đấu tranh Nhơn quyền phải là một đòi hỏi hàng đầu, ngày nay bất công còn đầy rẫy… nam nữ chưa bình quyền hẳn, lương bổng chưa bằng nhau, người nữ vẫn còn bị ăn hiếp, cho rằng tay yếu, chơn mềm, không hữu hiệu trong công việc… cho rằng chỉ là thứ hạng, dù thuộc loài người, nhưng loại hạng hai. Hằng ngà, ngay tại một quốc gia như Pháp, vẫn còn những cảnh chồng vũ phu đánh vợ.

Tiếp tục đấu tranh cho Nhơn quyền, tiếp trục đấu tranh để những quyền tối thiểu của người công dân được tôn trọng ở Việt Nam ngày nay là bổn phận hàng đầu của chúng ta : quyền tự do đi lại, quyền được hội họp, quyền có tư tưởng suy nghỉ khác với nhà nước, kể cả chỉ trích nhà nước, quyền có quan điểm chánh trị khác với quan điểm nhà cầm quyền, quyền xuống đường biểu tình, đả đảo chánh phủ, Tổng Thống… và cả quyền đòi lất đổ một nhà nước bạo quyền.

Tuần qua, chúng ta đã tạm thời định nghĩa thế nào là Nhơn quyền, chúng ta cũng đã trở lại với lịch sử Việt Nam để nắm rõ thế đứng của Nhơn quyền trong nhơn sanh quan của cha ông chúng ta và trong xã hội của Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta trong thời kỳ khó khăn vừa đấu tranh chống Cộng để sanh tồn vừa cố gắng xây dựng một quốc gia tân thời hầu góp mặt với cộng đồng thế giới tiên tiến của thế kỷ XX. Bài nầy chúng tiếp tục cuộc hành trình tìm hiểu Nhơn quyền, phần trước trong cách nhìn người Mác Xít Cộng Sản đương quyền đang hoành hành trên đất nước ta và phần sau, tất cả quyền của người dân Việt Nam chúng ta, kể cả nổi dậy để tự giải phóng khỏi ách phi nhơn bản ấy!

I / Nhơn quyền theo quan điểm người mác-xít:

Nền tảng chủ nghĩa mác-lê là vật chất và biện chứng. Theo quan niệm duy vật, người mác-xít chối bỏ mọi giá trị tinh thần như luân lý, đạo đức. Theo biện chứng, người cộng sản không cho có những giá trị vĩnh viển. Theo quan niệm căn bản ấy người cộng sản mác-lê từ khước những quyền  tự nhiên  bất khả nhượng của con người như quyền sống, quyền tư hữu, quyền tự do.

Theo người Cộng sản, Nhơn quyền chỉ là phản ánh những quyền lợi về kinh tế. Đó là những quyền lực của giai cấp thống trị.

Từ quan niệm này, người Cộng sản phê bình bản Tuyên ngôn Nhơn quyền và Dân quyền 1789 của Pháp, cho đó là thành quả thắng lợi của giai cấp tư sản  đối với  giai cấp quí tộc, là vũ khí để bảo vệ quyền lợi và uy quyền của họ mà thôi. Nhơn quyền theo đó chỉ dành cho những người có của, có tiền. Đối với những người nghèo khó, Nhơn quyền không có lợi gì hết.

Đi xa hơn nữa trong lý luận, người Cộng sản cho rằng những quyền tự do cũng chỉ là thứ tự do hình thức, hoàn toàn không chứa đựng một “nội dung thực tế, cụ thể” nào cả!

Đối với người cộng sản, Nhơn quyền có ý nghĩa thực tế chỉ trong một xã hội không giai cấp và không có chiếm hữu những phương tiện sản xuất. Nên chỉ có chế độ cộng sản mới đem lại cho mọi người sự tự do thật sự, nghĩa là sự tự do có nội dung cụ thể, chứ không phải thứ tự do hình thức.

Rõ hơn, chúng ta hãy đọc lại lời của Các Mác – Karl Marx viết về Nhơn quyền:

Chúng ta hãy xem những thứ cho là Nhơn quyền, trong nguyên trạng, của những người đã khám phá ra nó; đó là những người Bắc Mỹ và Pháp. Chúng ta sẽ nhận thấy ngay Nhơn quyền, ngược lại với Dân quyền, không gì khác hơn là những quyền của một thành phần thuộc xã hội tư sản nghĩa là của con người ích kỷ, của con người tách rời khỏi quần chúng. Quyền tự do của con người không được thiết lập trên mối quan hệ giữa người với người, mà trái lại, trên sự tách rời giữa người với người. Đúng hơn nhơn quyền như vậy chỉ là quyền chia cách giữa con người với nhau.”

Người Cộng sản gọi Nhơn quyền, những giá trị phổ quát như chúng ta quan niệm, chỉ là những thứ quyền  được ” cho là”  “gọi là”, chứ không phải là những thứ quyền có thật, được định chế hóa bằng luật pháp.

Do đó, nói chuyện về Nhơn quyền với người cộng sản không thể nói được.

Thế mà người Cộng sản  khi tranh đấu nhằm cướp chánh quyền, trong một chế độ tự do, dân chủ, lại hành sử những thứ quyền mà họ cho là không tưởng, không có thực ấy.

II / Nhơn quyền phải là quyền nổi dậy lật đổ bạo quyền

Ngày nay, mọi cá nhơn trong xã hội đêù được hưởng những quyền lợi và những quyền lợi này được luật pháp bảo vệ.

Nếu luật pháp không bảo vệ thì những quyền này sẽ không thể tồn tại.

Nhưng trong truyền thống văn hóa, lại có những quyền mà phàm con người là được hưởng thụ như chính sở hữu của mình. Đó là những quyền tự nhiên. Những quyền này, là những quyền căn bản, nếu thiếu thì xã hội con người không thể vận hành được.

Thể chế dân chủ chỉ có giá trị trong những giới hạn của quyền tự nhiên  của con người.  Nhưng để quyền tự nhiên được bảo đảm cao phải cần mối quan hệ với xã hội chánh trị, như sự tôn trọng luật pháp do xã hội chánh trị đặt ra.

Thế là mối quan hệ ấy, mặc nhiên trở thành một thứ “Khế ước” giữa người dân và chánh quyền.

Khế ước qui định cho đôi bên những quyền lợi và những bổn phận tương quan với nhau.

Những cá nhơn bị bắt buộc phải tuân hành mệnh lệnh của chánh quyền, nhưng lại được chánh quyền bảo vệ trong đời sống, bảo vệ sự tự do, quyền tư hữu.

Còn chánh quyền, trong quan hệ hai chiều này, bắt buộc chỉ hành động nhằm bảo đảm những quyền tự nhiên. Và khi hành động như vậy chánh quyền được dân chúng tôn trọng và bảo vệ.

Sự tương quan hài hòa này là nền tảng ổn định xã hội.

Nếu một bên không thi hành nghiêm túc bổn phận của mình thì bên kia có quyền từ khước việc thi hành bổn phận của họ.

Nếu chánh quyền trở thành hung bạo, độc đoán, thì người dân sẽ không còn nghĩa vụ phải tuân phục chánh quyền nữa.

Khế ước của hai bên vì thế sẽ lập tức bị hủy bỏ.

Dân chúng, trong trường hợp này, dĩ nhiên sẽ đùng trong thế đề kháng chống lại chánh quyền để tự bảo vệ mình.

Chánh quyền không còn tư cách chánh quyền nữa. Sự chánh thống đã bị mất.

Từ xưa nay, không có chánh quyền nào là chánh quyền tự nhiên, mà chánh quyền đêù do khế ước, tức là mối tương quan hai chiều ấy, mà thành hình. Dân chủ là vậy!

Locke khẳng định rằng một khi chánh quyền không thi hành bổn phận của mình thì  người dân có đầy đủ quyền hạn để từ khước thi hành  bổn phận của họ đối với chánh quyền ấy.

Một dân tộc chịu áp bức, bạo ngược của nhà cầm quyền có quyền nổi dậy chống lại, lật đổ chế độ. Quyền nỗi dậy, chống lại áp bức của Nhà nước cho phép người dân cả quyền sát hại những người cầm quyền.

Locke còn nhấn mạnh rằng không nên hỏi  người dân có quyền nổi dậy chống lại bạo quyền hay không? – bởi vì chính bạo quyền đã vi phạm tinh thần khế ước mà hai bên đã chấp thuận tuân thủ. Phản ứng của người dân đối với bạo quyền như vậy là hoàn toàn chánh đáng. Phản ứng này đã đưa vào hệ thống hóa quyền lực để trở thành một thứ quyền  bất khả nhượng, đó là quyền chống lại áp bức của nhà cầm quyền.

III / Việt Nam ta:

Vì bị cai trị bởi một chế độ độc tài toàn trị nên người dân khó có cơ hội hành sử quyền nổi dậy chống áp bức. Tuy nhiên, ngày nay, ở Việt Nam đang xuất hiện những cá nhơn, đoàn thể, ngoài Đảng và cả những đảng viên, người cộng sản vì phản tỉnh về thân phận  của mình và quyền lợi  tối thượng của đất nước, dân tộc, công khai lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng Sản Hà nội phải thực thi ngay dân chủ và tôn trọng nhơn quyền. Không ít người đã bị  cầm tù với những  bản án nặng nề mà tội danh vẫn là “âm mưu chống  lại  nhà nước xã hội chủ nghĩa”.

Thật hoàn toàn vô lý! Bao nhiêu người khác đã chết oan ức trong tù, trong các trại giam? Trước thực trạng bi thảm như vậy, khó có thể im lặng để chế độ Cộng sản Hà nội tiếp tục kéo dài sự sống còn trên những quyền tự nhiên của con người bị thường xuyên vi phạm một cách thô bạo.

Trước giờ, Đảng Cộng Sản Hà nội vẫn viện dẫn sự ổn định chánh trị là cần thiết  để phát triển kinh tế, như một lý do chánh đáng để trù dập những người đòi hỏi nhơn quyền một cách ôn hòa. Ngày nay, chủ thuyết “dân chúng an ninh do quốc gia ổn định” hoàn toàn không  còn giá trị nữa.

Trái lại, sự an ninh quốc gia phải  được  thiết lập  trên sự an ninh của toàn dân. Chính sự an ninh của toàn dân mới là điểm qui chiếu. Quan điểm mới  này đã làm thay đổi tiêu chuẩn chánh trị đối ngoại  của thế giới ngày nay, bởi nó không còn chấp nhận chủ quyền  quốc gia  như là chuẩn mực của bang giao quốc tế.

Sự đề cao và bảo vệ an ninh người dân trước Nhà nước dẩn đến chấp nhận nguyên tắc sử dụng những biện pháp cưởng bách, kể cả việc can thiệp bằng quân sự (Mỹ Nga Anh Pháp tại Syrie, Pháp tại Phi châu…)

Bởi bảo đảm an ninh cho dân chúng chính là nhằm tăng cường sự ổn định  và nền an ninh quốc gia. Từ đó, sự an ninh của con người dần dần trở thành một thứ quyền cho các dân tộc tự quyết định vận mệnh của mình.

Sự chuyển mình của thế giới trong quan hệ nhơn quyền của người dân và chủ quyền của Nhà nước đang đem lại một bối cảnh rất thuận lợi cho công cuộc tranh đấu dân chủ và nhơn quyền ở Việt nam. Phong trào tranh đấu nhơn quyền ở Việt Nam bắt đầu bằng các tôn giáo. Hai tôn giáo ái quốc ở miền nam là Cao đài và Phật giáo Hòa Hảo bị nhà cầm quyền Hà nội đàn áp ngay những ngày đầu mới vào tới miền nam. Họ có chánh sách phải tiêu diệt  triệt để hai tôn giáo này trong một thời hạn nhứt định. Nhưng họ không thành công theo ý muốn. Sau cùng họ đã phải nhân nhượng ” tha làm phúc”.

Chánh sách dập tắc mọi chống đối, mọi đòi hỏi nhơn quyền chẳng những không giảm mà còn gia tăng. Sự gia tăng dần dần làm bộc phát thêm nhiều cá nhân từ nhiều nguồn gốc khác nhau xuất hiện. Phía tôn giáo, có Phật giáo, Công giáo, Tin lành nhập cuộc… Ở Hà nội, Huế, Đà lạt lần lượt xuất hiện những nhà trí thức được đào tạo từ nhà trường xã hội chủ nghĩa. Họ can đảm đứng lên thách thức với chế độ để đòi hỏi dân chủ và nhơn quyền. Họ thoạt đầu còn là những cá nhơn đơn lẻ. Trong gần đây đã thấy có một số người công khai  tuyên bố thành lập tổ chức tranh đấu cho dân chủ.

Với cộng sản, khi phản kháng, tranh đấu thành đoàn thể sẽ bị đàn áp, tiêu diệt ngay. Nếu không thể bắt giam hết tất cả những người tranh đấu hiện nay ở khắp nơi thì tốt hơn hết là chánh quyền cộng sản nên chọn thái độ khôn ngoan: thả ra về những người đang bị giam giữ từ trước đến nay và thừa nhận  nơi họ tư cách đối thoại.

Những thành phần nầy sẽ  thành hình một giải pháp dân chủ. Họ sẽ là những  lực lượng đối lập trong một tinh thần hiến định, trong một thể chế phảp trị,  đồng thời họ  cũng sẽ là những lực lượng đối thoại  để một chánh quyền tương lai  cùng với họ giữ ổn định xã hội, cải thiện tình trạng tồi tệ của đất nước hiện nay. Dân chủ sẽ trở lại, nhơn quyền sẽ được tôn trọng, xã hội sẽ được ổn định, kinh tế và tổ chức xã hội sẽ được phát triển.

Kết luận: 

Dân chủ và Nhơn quyền hoàn toàn không ngăn cách, cô lập con người với nhau như người mác-xít lên án, mà trái lại, những quyền này ràng buộc thân ái con người với con người.

Trên ý nghĩa ấy, Nhơn quyền thiết lập cho người dân một mô hình chánh trị rất đặc thù mà trọng tâm không nhằm Nhà nước, mà chính là “không gian con người”.

Nhơn quyền kết hợp mọi người lại với nhau, tạo ra một “không gian gặp gỡ, trao đổi, thảo luận” để từ đó, xác định những qui luật sống chung và cũng từ đó, thành hình “tính chánh thống quốc gia”. Tuy nhiên không phải vì thế mà Nhà nước bị “phủ định”, mà Nhà nước  trở về đúng với vị trí của mình là người đại diện nhơn dân thi hành luật pháp trong tinh thần thượng tôn luật pháp. Nhà nước phải được hiểu chỉ là một bộ phận của xã hội nên Nhà nước không thể tự cho mình là một toàn thể duy nhứt hay tuyệt đối.

Thời kỳ mà mối quan hệ chánh trị được thiết lập trên sự đồng hóa công dân với nhà nước không còn nữa.

Ngày nay, Nhơn quyền, Dân chủ trở thành những giá trị toàn cầu, vượt trên những quyền lợi quốc gia.

Cho nên chánh trị dân chủ phải được xây dựng trên Nhơn quyền làm nền tảng.

Thật vậy, bức thông điệp nhơn quyền 1789 khẳng định «Không có Nhơn quyền thì một Nhà nước, dù là Nhà nước Pháp trị (État de droit) đi nữa, có thể tồn tại, nhưng không thể có một chánh sách dân chủ và một xã hội dân chủ»

Phải chăng vì thế mà vùng lên lật đổ bạo quyền để thiết lập cho đất nước một chế dân chủ là quyền tối thượng của nhơn dân?

Hồi Nhơn Sơn, tháng 5 2009

Hiệu đính và bổ túc  cho ngày Nhơn quyền tháng 5 2018

Phan Văn Song

 

Từ Ba Dòng Thác Cách Mạng Đến Ba Nhóm Lợi Ích – Mai Thanh Truyết

 1-     Hiện trạng sau ngày 30-4-1975

Có thể nói, ngay sau ngày 30/4/1975, một cuộc “đổi đời” trong ý nghĩa đi xuống (hay “tụt hậu”, chữ của CSBV) ảnh hưởng lên hầu hết 25 triệu người con Việt sống rải rác từ phía nam sông Bến Hải đến mũi Cà Mau. Ngoại trừ những thành viên của Mặt trận Giải phóng Miền Nam không nghĩ như thế cho đến năm 1976, khi CSBV giải tán Mặt trận. Và còn một số ít người miền Nam cũng không nghĩ như thế trong một giai đoạn ngắn ngủi. Đó là thời gian “cam tâm” gia nhập sư đoàn 304 và sau đó cũng bị “giải tán” vì bị vắt chanh bỏ võ! Còn một số rất ít, đếm được trên đầu ngón tay, kéo dài thời gian “hồ hởi” lên được “dăm ba năm”, đôi khi được “thăng chức” lên thành đại biểu quốc hội, đại sứ tại LHQ, hay xếp UB Phát triển ĐBSCL v.v… rồi cũng được cho…về vườn.

Có thể nói, những dữ kiện vừa nêu trên, thể hiện một cách “sâu sắc” ý nghĩa của “Ba dòng thác cách mạng”, bài học đầu tiên của những giáo chức đại học vào những ngày ngay sau 30/4/75. Nhưng chính những thành viên của sư đoàn 304 (sư đoàn 304 là những người sống ở miển Nam nhưng vội vã theo đuôi CSBV để lập công hay che dấu những tội lỗi của mình!), mặc dù trong vai trò “tổ trưởng học tập chính trị”, có “quyền” (hão!) và huêng hoang ra lệnh cho tổ viên (giáo chức đại học) “phải” phát biểu quan điểm sau mỗi bài học tập, phải làm bản đúc kết sau mỗi đợt học tập, mà trước đó, chưa đầy một ngày các tổ trưởng trên chỉ là…”cấp dưới” của nhiều tổ viên tổ học tập chính trị.

Họ phụ các cán bộ chính trị từ Bắc vào để giảng giải “bài học đầu tiên” trên. Nhưng thật ra chính họ cũng “vô tư” không hiểu số phận của họ sẽ ra sao (?) cho đến ngày phải…gặm mối căm hờn trong củi sắt!

 2-     Ba dòng thác cách mạng

Nhắc lại năm chữ “ba dòng thác cách mạng” ngày hôm nay, không chắc mấy ai còn nhớ. Ngay cả từ ngày khởi động học tập ba dòng thác nầy do chính Lê Duẫn đề xướng và đẩy mạnh. Những khóa bồi dưởng chính trị của đối tượng Đoàn, Đoàn, đối tượng Đảng, và Đảng không biết có ai còn nhớ không?

Lê Duẫn, TBT Đảng CSBV thời đó, nhận định là thế giới thể hiện ba dòng thác ngay sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt:

•       Phong trào giải phóng dân tộc và các quốc gia xã hội chũ nghĩa do Liên Sô lãnh đạo đang lên;

•       Phong trào đấu tranh giai cấp nông dân ở các quốc gia tư bản đang nổi dậy rầm rộ;

•       Phong trào đấu tranh giai cấp của công nhân và lao động ở các nước trên cũng đồng loạt đứng lên.

Và, trong giai đoạn nầy, ba dòng thác đã “tiến công dồn dập vào chủ nghĩa phong kiến và đế quốc với mục đích vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”. Chung cuộc là hệ thống đế quốc và tư bản chủ nghĩa phải tan ra từng mảnh và đang đi trên con đường giãy chết. Thí dụ điển hình là Mao Trạch Đông đã đẩy lùi Tưởng Giới Thạch ra Đài Loan năm 1949.

Phải chăng, ba dòng thác cách mạng đã thành công (?)

 3-     Ba dòng thác cách mạng áp dụng cho Việt Nam

Sau 1975, ba dòng thác cách mạng áp dụng cho Việt Nam trở thành:

•     Cách mạng quan hệ sản xuất;

•     Cách mạng văn hóa tư tưởng;

•     Và cách mạng khoa học kỹ thuật.

Thử hỏi, ngày hôm nay, năm 2018, cả Bộ Chính trị gồm 19 Ủy viên có còn trong đầu ý nghĩa nguyên thủy của năm chữ “ba dòng thác cách mạng” hay không? Hay là sau hơn 43 năm áp dụng, mà ngay từ đầu chính CSBV gán cho danh hiệu là “thời kỳ quá độ”, có nghĩa là thời kỳ chuẩn bị và thực hiện cuộc cách mạng với ba dòng thác trên. Nhưng rốt cuộc rồi, cho đến ngày người viết đang viết những dòng chữ nầy, CSBV vẫn còn…”đong đưa” với ba dòng thác cách mạng, thời kỳ quá độ, và xã hội chủ nghĩa…mà vẫn không biết đang đi về đâu?

Đi đến đâu?

Và sẽ đi về đâu???

Hay là sẽ đi vào sự “tự hủy” do chính chế độ đã tạo ra!!!

Kết quả là:

•       Nông dân và công nhân là hai tầng lớp tiên phong của cách mạng Việt Nam, nhưng dòng thác thứ nhứt là “cách mạng quan hệ sản xuất” đã đưa hai giai cấp nầy vào hàng thấp nhứt, nâng khoảng cách giàu – nghèo càng đi xa hơn trước 1975;

•       Còn dòng thác thứ hai là “cách mạng văn hóa tư tưởng”, mang ý thức hệ xã hội chủ nghĩa lấy lý thuyết Mác-Lê làm phương châm. Đây là một mớ lý thuyết hổ lốn, vô cùng sai lầm và lỗi thời mà nhân loại đã tẩy chay vứt bò hàng thập kỷ qua. Thế mà đến hôm nay đảng CSBV vẫn ngoan cố nhồi nhét nó vào đầu dân chúng. Vì vậy, thay vì “cải tạo” mọi người dân thông suốt đường lối và đi dưới là cờ của đảng. Nhưng ngược lại, hầu hết mọi tầng lớp đại chúng từ trí thức, tri thức, sinh viên, học sinh, các tôn giáo, tầng lớp lao động đều chống lại tất cả “những bảng chỉ đường của đảng” vẽ ra.Và hầu hết những thành phần kể trên đang dần dần lớn mạnh và có thể …đẩy đảng ra khỏi “quỹ đạo xã hội Việt Nam” trong giai đoạn sắp tới.

•       Sau cùng, dòng thác cách mạng khoa học – kỹ thuật đưa đất nước đi vào ngõ cụt sau hơn 40 năm làm cách mạng ngoài những con số. Theo định nghĩa của Wikipedia, thì cách mạng khoa học-kỹ thuật là “việc áp dụng những công nghệ hoàn toàn mới tạo điều kiện cho sản xuất phát triển theo chiều sâu, giảm hẳn tiêu hao năng lượng và nguyên liệu, giảm tác hại cho môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của sản xuất, dùng máy móc thay thế lao động tay chân”. Thế mà, theo số liệu chính thức do ban tuyên giáo trung ương của đảng cộng sản Việt Nam tổng kết và đưa ra trong năm 2013, tính trên toàn quốc Việt Nam đã có 4,28 triệu người có trình độ học vấn từ bậc cao đẳng, hay đại học trở lên, trong đó có hơn 24.300 tiến sĩ, hay Ph.D tức Doctor of Philosophy và 101.000 thạc sĩ, tức Master’s degree, như MA (Master of Art ), hay MS (Master of Science), hoặc MBA (Master of Business Administration)… tùy ngành học. Số lượng giáo sư, phó giáo sư sau 25 đợt chính phủ cộng sản Việt Nam tổ chức xét tuyển và phong cấp chức danh từ 1980 đến 2016, đã có 10.774 người trong tổng số các tiến sĩ nói trên, được cấp chức danh giáo sư (Professor), hoặc phó giáo sư (Associate Professor), trong đó có 1.715 giáo sư và 9.059 phó giáo sư.

Còn bằng sáng chế (patent) thì đếm được trên đầu ngón tay. (Ở Hoa Kỳ, một người Mỹ gốc Việt trẻ mà người viết biết, đã có 5 bằng sáng chế và trên 20 báo cáo khoa học trong vòng 10 năm sau khi tốt nghiệp tại đây!)

4-     Biến thái của ba dòng thác cách mạng

Một trong những tính “ưu việt” của chế độ là “sửa sai”. Từ sự thất bại của ba dòng thác cách mạng trên, vào năm 2012, CSBV sửa sai bằng cách:”PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM” nhằm mục đích “Nắm vững âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá các nước xã hội chủ nghĩa và cách mạng Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó để mỗi người nâng cao cảnh giác cách mạng, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và lực lượng vũ trang làm thất bại mọi chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của chúng”.

Với yêu cầu là: “Ra sức học tập, trau dồi phẩm chất năng lực của người đoàn viên thanh niên, kế tiếp các thế hệ cha anh góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Và nội dung chính của chiến lược “Diễn biến hòa bình” là: “Kẻ thù sử dụng mọi thủ đoạn kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, đối ngoại, an ninh… để phá hoại, làm suy yếu từ bên trong các nước xã hội chủ nghĩa. Kích động các mâu thuẫn trong xã hội, tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, tụ do tôn giáo, sắc tộc, khuyến khích tư nhân hoá về kinh tế và đa nguyên chính trị, làm mơ hồ giai cấp và đấu tranh giai cấp trong nhân dân lao động. Khích lệ lối sống tư sản và làm phai nhạt mục tiêu, lí tưởng xã hội chủ nghĩa ở một số bộ phận sinh viên. Triệt để khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực đời sống xã hội, tạo nên sức ép, từng bước chuyển hoá và thay đổi đường lối chính trị, chế độ xã hội theo quĩ đạo chủ nghĩa tư bản”.

Về khái niệm Bạo loạn lật đổ, CSBV quan niệm rằng: “Là hành động chống phá bằng bạo lực do lực lượng phản động hay lực lượng ly khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hay trung ương bao gồm hình thức như: – Bạo loạn chính trị, – Bạo loạn vũ trang, – Bạo loạn chính trị kết hợp vũ trang”.

Từ đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định nhiệm vụ của chúng là: “Kiên quyêt làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn “Diễn biến Hòa bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc. Đây là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng – an ninh hiện nay, đồng thời còn là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Phải chủ động phát hiện âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với nước ta, kịp thời tiến công ngay từ đầu”. (Trích trong các tài liệu học tập của Đảng).

Qua các trích đoạn trên báo Đảng, chúng ta thấy gì? Phải chăng đó là những “biện bạch bào chữa” các sai trái do chính đảng đưa ra qua ba dòng thác cách mạng đưa đến kết quả là Đất và Nước phải gánh chịu nạn kiếp nghèo đói và đi sau các quốc gia khác như Thái Lan, Nam Hàn, Mã Lai, Tân Gia Ba hàng mấy mươi lần, trong khi vào năm 1975, các nước kể trên vẫn đứng sau Miền Nam về phương diện phát triển quốc gia và lợi tức đầu người!

Thử hỏi, với thành thích rực sáng như:”Năm 2010 Việt Nam có 578 giáo sư, phó giáo sư và diễn tiến công nhận mới từng năm được ghi nhận gồm năm2011 có 408 người, năm 2012 có 469 người, năm 2013 có 547 người, năm 2014 có 644 người, năm 2015 có 522 người, năm 2016 có 703 người và năm 2017 dự trù có thêm 1.226 người mới”, mà sao Việt Nam vẫn tiếp tục bị “tụt hậu”?

Hỏi tức là trả lời rồi!

Và những tiên liệu của đảng qua đại hội X trên đây, phải chăng là những báo hiệu cho một cuộc cách mạng đang manh nha của toàn dân trong nước qua các hành động “Bất tuân dân sự” qua sự việc bắt đầu đốt nhà máy hóa chất của CSBV và TC tại Cần Thơ vào tháng 3/2017 vừa qua?

5-     Từ Ba Dòng thác cách mạng chuyển sang Ba Nhóm lợi ích

Sau 10 năm, sự phát triển đất nước qua dòng thác thứ ba là “cách mạng khoa học – kỹ thuật” dưới thời TT CS Nguyễn Tấn Dũng thất bại. Một thí dụ điển hình là Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Đây là tổ chức chính trị xã hội, nhà nước cung cấp kinh phí hoạt động theo quy chế tổ chức chính trị xã hội đặc thù. Về hành chính, LHHKH&KTVN chịu sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Chính trị, thông qua Ban Tuyên giáo và Ban Tổ chức trung ương Đảng (đây là kẻ hở dễ lách các thủ tục chi tiêu, vì các ban Đảng thiếu chuyên môn về quản lý tài chính nên dễ bị qua mặt).

Công bằng mà nói, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã từng có giai đoạn huy hoàng khi người lãnh đạo là những nhà khoa học đầy “tâm huyết” như: Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, Giáo sư Hà Học Trạc, Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng. Ngay khi Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng vừa mất, Phạm Văn Tân đã muốn thâu tóm tài chính, nhưng lại gặp “vật cản” là ông Nguyễn Mạnh Đôn – Trưởng ban Khoa học công nghệ, là người sắc sảo, có tài, một công thần của LHHVN ngăn chặn nên bọn chúng không làm gì được. Nhưng khi ông Nguyễn Mạnh Đôn vừa nghỉ hưu thì Phạm Văn Tân đã mau chóng kéo bè kết đảng, đưa người đồng hương vào các vị trí trọng yếu để thâu tóm quyền lực, ăn chia trắng trợn tiền Nhà nước. (Trích báo Đảng).

Theo nhận định của báo Viet Calitoday qua ký giả Hoàng Vũ, tuy không chấp nhận đa đảng và cạnh tranh chính trị công khai nhưng trong nội bộ đảng lại chia thành nhiều phe nhóm, mỗi phe thao túng một vài lĩnh vực kinh tế trọng điểm của đất nước. Khi Việt Nam mở cửa hội nhập vào thế giới thì dòng tiền tư bản đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều và vì thế các “nhóm lợi ích” ngày càng lớn mạnh. Đất đai là lĩnh vực mà bất cứ “nhóm lợi ích” nào cũng phải có phần vì nguồn lợi mang lại từ đất đai là khổng lồ và vô tận.

Các nhóm lợi ích được các thế lực trong đảng chống lưng đang tìm mọi cách vơ vét và bòn rút mọi nguồn tài nguyên của đất nước và người dân Việt. Tham nhũng là một trong những vấn nạn trầm trọng đe dọa sự phá sản của Việt Nam và cả sự tồn vong của chế độ. Ý thức được nguy cơ đó nên đảng cộng sản BV đã chọn ông Nguyễn Phú Trọng làm lãnh đạo tối cao của đảng sau khi loại bỏ Nguyễn Tấn Dũng, kẻ nổi tiếng tham lam và phá hoại.

Bước qua Đại hội XII, TBT CSBV điều chỉnh lại qua việc bài trừ tham nhũng (?) (vì trong hệ thống CS, nếu dứt khoát bài trừ tham nhũng thì Việt Nam đã không còn sự hiện hữu của CSBV nữa rồi!) và lần lần hoàn chỉnh công cuộc biến việc lãnh đạo tập thể, một nguyên lý “cai trị” của Đảng cộng sản quốc tế từ ngày thành lập, thành “độc trị”, “nhứt thống quyền lực” qua cá nhân …chính ông ta! Và Đảng ngày hôm nay “vẫn” tiếp tục trực tiếp quản lý và điều hành hành pháp tức chánh phủ, tư pháp tức quốc hội, và an ninh tức quân đội, và công an để từ đó …độc trị do một mình TBT đảng cầm đầu, đứng trên cả Hiến pháp. Và từ khi tóm thâu quyền lực từ năm 2012, NPT đã lèo lái “con tàu kinh tế Việt Nam” theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, theo Báo cáo ‘Chỉ số tự do kinh tế 2018’ xếp hạng 180 nền kinh tế, Việt Nam xếp hạng 141/180 với 53,1/100 điểm. Trong 43 nền kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam đứng hạng 35, sau cả Lào, Myanmar và Campuchia.

Và, việc phân định “Ba Nhóm lợi ích” trong đảng hiện tại cho chúng ta thấy rõ là TẤT CẢ ngành phát triển quốc gia “mũi nhọn” quan trọng đều được “phân phối” cho Ba chân vạc “Nhóm lợi ích”, tuy bất thành văn như: – Dầu khí, – Điện lực, – Ngân hàng, – Viễn thông, – Hàng không, – Khu chế xuất, – Khu công nghệ, – Dịch vụ du lịch, – Dịch vụ xuất cảng lao động, – Dự án Bauxite, – Dự án Formosa, Vũng Áng, -Thậm chí cho đến dịch vụ quản lý các “động” nữa.

Ba chân vạc của Nhóm lợi ích chính là: Chánh phủ, Công An, và Quân đội. Một thí dụ điển hình rõ nét nhứt là vụ khai thác sân golf trong địa phận của phi trường và việc mở rộng phi trường Tân Sơn Nhứt vẫn còn đang bị dằn co giữa quyền lợi và quyền lực giữa “Chánh phủ” và “Quân đội”! Và nếu chúng ta tin ý, vẫn thấy được những tranh chấp quyết liệt trong việc phân chia nhóm lợi ích qua việc phòng chống tham nhũng.

Tất cả chỉ là bức màn che đậy việc thanh toán lẫn nhau vì quyền lợi trong việc phòng chống tham nhũng mà thôi!

 6-     Thay lời kết

Trong suốt năm qua, dưới nhiều tên khác nhau, CSBV vẫn hằn học tiếp tục “chửi rủa” người viết qua các đề tựa điển hình trong những bài viết trong năm 2017-2018 như: – Thủ đoạn vu khống hèn hạ của Mai Thanh Truyết, – Bộ mặt phản nước, hại dân của Mai Thanh Truyết, – Mai Thanh Truyết lại đào huyệt chôn mình, – Mai Thanh Truyết ngụp đáy giếng kêu trời, và có thể còn nhiều bài nữa mà người viết không thể sưu tầm được…

Bài viết sau cùng nầy đăng lên nhanvanviet.com ngày 13/2/2018 với lời mào đầu như:”Chuyện kể rằng, có một chú ếch ương lười học, ham chơi, một hôm thế nào bị rơi xuống giếng. Do lười học nên ít chữ, thành ra đường suy nghĩ cũng kém hơn chúng bạn nên chẳng biết trời cao, đất dày là gì, ngồi ở dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta tưởng trời chỉ to bằng miệng giếng. Vì thế, mà dân gian mới có câu “ếch ngồi đáy giếng”, để chỉ hạng người lười học, suy nghĩ thiển cận, hẹp hòi nhưng lại luôn to miệng kêu gào cho rằng mình biết tuốt”.

Thế mới biết những lời “trung ngôn nghịch nhĩ” của người viết từ hơn 30 năm qua, viết lên những sai trái về phát triển không cân bằng với việc bảo vệ môi trường, phát triển không bền vững, việc ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí, v.v…cũng như gợi ý nhiều biện pháp giải quyết vấn đề…mà vẫn bị kết án do những người quản lý đất nước …khiếm thị!

Tiến trình tiến lên “xã hội chủ nghĩa” của đảng CSBV vẫn còn nằm trong…”thời kỳ quá độ” ngay sau ngày 30/4/1975. Và thời kỳ nầy, vẫn còn dậm chân tại chỗ và lao đao lận đận sau hơn tám lần Đại hội Đảng với 5-năm mỗi kỳ. CSBV vẫn còn bế tắc trong thời kỳ nầy vì vẫn chưa “định hình” được phát triển tư bản chủ nghĩa “theo định hướng chủ nghĩa xã hội” là gì???

Vì vậy, Đất Nước vẫn còn lầm than…

Xin được trích lời của một sinh viên năm thứ hai, anh Lê Vũ Cát Đằng viết cho cô giáo chủ nhiệm ban Khoa học Nhân Văn năm 2012, và nếu Tuổi Trẻ Việt Nam ngày hôm nay đều có nhận thức như em thì Dân Tộc Việt Nam chúng ta dành lại chủ quyền từ tay đảng cộng sản Bắc Việt không khó.

 “Kính thưa Cô,

 Đến tận bây giờ, gõ những dòng E-mail trần tình này gửi đến Cô, em vẫn còn trách ông trời, phải chi cuối tiết “Lịch Sử” hôm ấy trời đừng mưa to thì giảng đường Đại Học không ai còn ngồi lại và Cô cũng đâu có thời gian trò chuyện khuyến khích sinh viên mình… Và, hôm nay, em cũng không phải gõ email này gửi Cô mà em biết khi đọc Cô sẽ không vui…

Em còn nhớ hôm ấy lời Cô nói: “Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, được tái hiện lại, trong hôm nay và ngày mai, phải trung thực, chân thật nhằm cho người sau biết và lấy đó làm kinh nghiệm, xấu xa sai trái thì tránh nếu tốt đẹp có ích thì tự hào để nhân bản thêm lên, vì vậy đề tài bài tham luận: ’37 mùa xuân Đại Thắng’ nói về ‘chiến công thần thánh’ của quân dân ta chống ‘đế quốc Mỹ xâm lược, cứu nước’ của mỗi bạn, cần phải gọt giũa đánh giá cho xứng tầm vĩ đại của dân tộc, ….

Và Cô cười, nụ cười giao lưu rất thoải mái. Em cũng nhớ, mình là người thứ tư, sau các bạn, vô tư ngập ngừng cười, nói với Cô:

 “Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước – thì không phải – thưa Cô! Em nghĩ như vậy…”

****

Cô dừng chân, như thầy giáo nhắc bài học trò, cô nói với em: “Bạn cần phải lên thư viện nhiều hơn, tìm trong sách, ở đó có nhiều câu trả lời cho vấn đề của bạn vừa nêu ra, tôi nghĩ, không khéo danh hiệu Đoàn viên Thanh niên CS/HCM ưu tú, xuất sắc, đối tượng của đảng nơi bạn sẽ lung lay…”

Cuối cùng SV Đằng kết luận trong lá thư gửi cho Cô là:”Thưa Cô! Làm sao biện minh? 45.000 quân “xâm lược” Mỹ vẫn hiện diện trên đất Hàn Quốc, một quốc gia khủng hoảng lương thực trầm trọng không đủ cơm gạo cho dân sau chiến tranh Nam Bắc nhưng hôm nay thì: nhiều báo chí ở Việt Nam nói về đất nước này hay thường gọi là Kỳ tích sông Hàn hay Huyền thoại sông Hàn. Hàn Quốc từ đống tro tàn của cuộc nội chiến Bắc Nam đã vươn lên thành một quốc gia phát triển hùng mạnh thịnh vượng hơn hẳn nửa kia ở phía Bắc nghèo nàn lạc hậu. GDP cán mốc 1.000 tỷ USD/năm cũng như nhiều tập đoàn lớn nổi tiếng như SamSung, LG, Hyundai, Kia, Daewoo… Nhưng, thành tựu đó họ có được là do đâu? Ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của các nguyên thủ Hàn Quốc, thì sự hỗ trợ nhiệt tình như là một đồng minh của Mỹ trên tinh thần kế hoạch Marshall là yếu tố quyết định.

Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006. Kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới (hạ tầng cơ sở, thiên nhiên, thổ nhưỡng kém xa Việt Nam) trở thành một trong những nước giàu nhất.

 ***

Thưa Cô!

 Với những gì thuộc thế giới quan mà kiến thức em tích lũy được, thì dù rất muốn hãnh diện về “chiến công thần thánh” của quân dân ta chống “đế quốc Mỹ xâm lược cứu nước” nhưng: Lịch sử rất cần sự “trung thực” đến “chân thật” (lời Cô nói). Nên: Em cũng muốn tin – nhưng không thể, thưa Cô! Em cám ơn Cô đọc email trần tình này và mong có lời chỉ giáo thêm của Cô”.

 Lời sinh viên Lê Vũ Cát Đằng vẫn còn đây!

 Tuổi Trẻ Việt Nam cần tiến lên đáp lời sông núi!

Hỡi những người con Việt khắp năm châu ơi!

 Cuộc cách mạng Bất tuân Dân sự đang chờ chúng ta!

Mai Thanh Truyết – Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng

Mùa Quốc Hận 2018

Ghi nhận giờ chót: Cho đến ngày 8 tháng 3, 2018, tình hình trong nội bộ của CSBV hiện đang có nhiều rối rắm, các Nhóm lợi ích Bắc – Nam đang gườm nhau từng “thước củi” để chuẩn bị được đem vào lò của Nguyễn Phú Trọng. Ngay cả chính ông ta, cũng không lượng giá được tình hình, vì có thể chính ông cũng có thể là củi bị cho vào lò của chính ông ta! Cả tuần nay Nguyễn Phú Trọng không xuất hiện trên chính trường để đốt củi nữa! Dư luận trong nước cho thấy sự căng thẳng cùng cực đang xảy ra trong hệ thống của CSBV. Chúng ta chờ xem cảnh “nồi da xé thịt” của cùng đồng loại với nhau trong cơ chế chuyên chính vô sản nầy.

Phụ lục:

Phóthườngdân • 4 hours ago

Ba dòng thác cách mạng áp dụng cho Việt Nam nay đã bị biến thái hoàn toàn :

– Cách mạng quan hệ sản xuất nghĩa là đẻ ra cái thứ quái thai Kinh tế thị trường định hướng XHCN.

– Cách mạng văn hóa tư tưởng nghĩa là Hán hóa 100 % theo sựchỉ đạo của văn hóa Tàu

– Cách mạng khoa học kỹ thuật có nghĩa phấn đấu làm cho bằng được cái ốc vít. Thậm chí cái xe ba gát VN cũng phải nhập từ TC. https://www.rfa.org/vietnam……

Tiên Sư Cha CSVN • 2 hours ago

Cám ơn tác giả đã có một bài phân tích thấu đáo.

Từ ba dòng thác cách mạng dân ta đã thấy rõ mấy dòn:

– Không thể tìm ra bọn nào NGU hơn bọn đỉnh cao trí tuệ Ba Đình.

– Khó có thể tìm ra được tìm ra được bọn nào THAM LAM KHỐN NẠN, và TÀN ÁC hơn bọn Mafia Ba Đình. Bọn Mafia Ba Đình đã và đang cấu kết với đế quốc tư bản ngoại bang biến người dân Việt thành tầng lớp cu li, ở đợ càng ngày càng đông.

– Khó có thể tìm ra được tìm ra được bọn nào (trong lích sử) QUỴ LỤY NGOẠI BANG và SẴN SÀNG BÁN NƯỚC hơn bọn mặt người dạ thú Ba Đình.

Nguyễn Văn • an hour ago

Ba “Dòng Thác” lại còn đòi “Cách Mạng”?

Sự thật là thác không reo to và cách mạng cũng không đổi mới bằng 3 đồng dollars của đế quốc Mỹ.

Năm 1973 ký Hiệp Định Ba Lê đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi Miền Nam. Năm 1986, sau 11 năm tính từ 1975 cả nước xây dựng xã hội chủ nghĩa: đói. Cơm phải độn khoai và ăn thế bột mì viện trợ từ LX cũng không hết đói nên tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố “đổi mới hay là chết”.

Kể từ đó đảng theo kinh tế thị trường nhưng phải giữ cái đuôi xã hội chủ nghĩa để độc quyền về chính trị. Cũng từ đó, 3 dòng thác cách mạng trở thành 3 dòng chảy dollars. Đảng lừa bịp dân, đòi đánh cho “Mỹ cút Ngụy nhào” mà nếu không có Mỹ và “Ngụy” thì cộng đảng đã không sống được tới ngày nay. Cả 2 thằng đàn anh là Tàu và Liên Xô không có dollars đế quốc Mỹ cũng chết chứ nói chi VN cộng đảng. Người Việt tỵ nạn, dù chân ướt chân ráo mới định cư chưa có việc làm và sự nghiệp cũng phải cố gắng dành dụm hàng tháng gửi quà về (chính phủ Mỹ cho gửi giới hạn chỉ 2 pounds) để giúp đỡ thân nhân ở quê nhà. Năm 1995 VC xin bang giao với Mỹ, và từ 3 dollars Mỹ trở thành hơn 30 tỷ dollars thặng dư với Mỹ ngày nay.

Đảng đầu hàng tư bản Mỹ mà không dám nói lại nói “đổi mới”, Một sự đầu hàng chớp nhoáng chỉ sau 11 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa! Và từ đó đến nay, đảng trưởng cộng đảng, chủ tịch và thủ tướng nước CHXHCNVN, mỗi khi có dịp đi qua Mỹ ăn xin đều xin chính phủ Mỹ thừa nhận VN là nền kinh tế thị trường để được giảm thuế nhưng đều thất bại vì vẫn còn nhiều doanh nghiệp quốc doanh được giữ lại để nuôi đám cán bộ bất tài chỉ biết tham nhũng để bớt gánh nặng cho đảng phải nuôi.

nv

hai xe ôm • an hour ago

Ba dòng thác cách mạng ?!

Dòng thác nào thì tui hổng biết chứ dòng thác ” văn hoá tư tưởng ” được lê duẩn áp dụng triệt để vào tết Mậu Thân 1968 qua lời kêu gọi: “Hởi các đồng chí bộ đội cộng sản hãy vững niềm tin mà tiến lên.Khi tiếng súng nổ toàn thể nhân dân miền Nam sẽ vùng dậy lật đổ bọn Thiệu-Kỳ…”

He he Nhân dân vùng dậy thì không thấy chỉ thấy các đồng chí Sinh Bắc Tử Nam đực cái phơi xác đầy đường trên mấy mươi tỉnh thành nhất là thủ đô Sài-gòn.

 Nguyên-Thạch • 2 hours ago

Thưa thầy Mai Thanh Truyết

CSVN là một lũ khiếm thị, bại não, liệt thần kinh…thì làm sao có thể hiểu được khoa học và môi sinh. Thầy cứ nêu lên những nhận định về khoa học và môi trường hay những gì mà thầy nắm biết được dựa trên sự lô-gic cho toàn dân Việt Nam, đừng đếm xỉa đến bọn bại não chi cho mệt. Kinh thầy

Nguyên Thạch

3 Xạo • 2 hours ago

3 gì thì cứ 3 đi nhé, nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ chạy khỏi làm nô lệ cho 3 Tàu.

luumanhcongtu • 4 hours ago

Vậy mà tui cứ tưởng 3 “Dòng thác cướp mạng”:

– Dòng họ Hồ gốc Hẹ, dớt 11 triệu mạng dân VN kể từ 1930…1985

– Dòng họ Phạm văn Đồng dớt vài triệu mạng

– Dòng họ Võ Nguyên Giáp dớt vài triệu mạng

– Dòng họ Đổ Mười cướp te tua: Nhà Ngụy ta ở, Vợ Ngụy ta lấy, Con Ngụy ta sai, Dân Ngụy ta đày lên rừng cho chết dần mòn…

Thanh Pham • 4 hours ago

Buổi Chợ Chiều

Chợ chiều trên đại lô hoàng hôn

Thương vàng hạ cám đều có bán

Bày binh bố trận cả lò tôn

Sao y bản chánh quan đại Hán!

Bán cả đương kim – đã nghỉ hưu

Vét cú tàu chót không vùng cấm

Ngân hàng – đầu khí – cả bí thư

Bán luôn thanh kiếm – bán lá chắn!

Chiều tàn chiều vàng – buổi chợ chiều

Hoang vắng đìu hiu – củi quá nhiều

Củi khô củi ướt toàn những củi

“Một liều ba bảy – lỡ phải liều”!

Chúng ăn cho đã đem đi bán

Chúng bán xong rồi chúng trốn luôn

Trốn đâu cũng được nhưng đại Hán

Bắc Triều Tiên thà chết sướng hơn!

Nông Dân Nam Bộ

https://sangcongpha1.wordpr…

dân SG • 4 hours ago

Ba dòng thác cách mạng cho tới mười dòng thác cách mạng, rồi ‘đại thắng mùa xuân’, rồi ‘lấy nông thôn bao vây thành thị’, rồi ‘hòn ngọc viễn đông’ của Thăng, rồi dẹp loạn vỉa hè Sài Gòn của Hải Vertu “không làm được là tôi cởi áo”, v.v… nhiều thứ phét lác lắm kể không hết đâu.

Ông Thiệu chỉ tóm gọn trong một câu: “đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”.

 

Chuyện nhận qua email “không biết tác giả”

Đổi màu

 Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm. Cộng sản vào. Ông bị đi tù. Đói và khổ. Nhiều năm sau, ông được ra tù. Hết đói nhưng vẫn khổ. Thời may có người bạn từ phương xa về gửi giúp ông ít tiền. Không nhiều, nhưng rất quý trong cảnh ngộ. Ông thấm thía câu: “miếng khi đói bằng gói khi no “. Hằng đêm, ông lén nghe đài và ngóng tin ngoại quốc. Mong ước bạn bè đã đi thoát hãy cố gắng làm điều gì đó cho quê hương, dân tộc. Trong đó có ông.

 Bây giờ sang đây. Làm ăn khấm khá. Ông muốn quên hết chuyện xưa.

 Hôm qua có mấy người bạn cũ mời ông đi họp mặt. Ông viện lẽ bận rộn từ chối, tự nhủ thầm: ”không lo làm ăn, hơi đâu lo chuyện ruồi bu!“. Được mời gọi đóng góp giúp đỡ thương phế binh và bạn bè còn kẹt ở quê nhà, ông cười khẩy, lắc đầu quầy quậy: “Ai có thân nấy lo, của đâu mà giúp người dưng“.

 Bạn bè cáo từ.

 Trên cây trước nhà, bên cạnh những cành lá xanh tươi, có một cành bị sâu đục thân.

 Lá trên cành đã đổi màu tự bao giờ.

*-*-*-*-*

 

Nồi cá bống kho tiêu

Ba mươi tuổi đầu, lận đận chiến chinh, chưa kịp lấy vợ thì trời sập. Đi tù. Mẹ thăm nuôi 6 tháng một lần. Quà chỉ có nồi cá bống kho tiêu và nước mắt thương con. Được 3 năm thấy mẹ già đi, tóc bạc phơ. Thương mẹ, hắn bảo mẹ đừng lên thăm nữa. Nhưng đến kỳ thăm lại đi ra đi vào, trông ngóng mẹ. Suốt hai năm không thấy mẹ lên thăm.
Được tha, về nhà mới hay khi mẹ về gặp mưa bị cảm nặng trong lần thăm nuôi sau cùng và đã qua đời hai năm rồi. Giỗ mẹ, hắn đi chợ mua cá bống về kho tiêu. Giỗ xong bưng chén cơm và đĩa cá bống kho tiêu cúng mẹ xuống ăn, hình như có vị mặn của nước mắt.

 

Gramsci, Mặt Trận Văn Hóa – Từ Thức

Trước GRAMSCI, có người nghĩ văn hoá giải thích tất cả. Sau Gramsci, người ta BIẾT văn hóa giải thích tất cả, quyết định tất cả. Antonio Gramsci, một lý thuyết gia chính trị Ý, ít được nhắc tới ở VN, trước đây là cẩm nang của những phong trào chính trị, cách mạng trên thế giới, ngày nay là tác giả gối đầu giường của các chính trị gia, thuộc mọi khuynh hướng, từ cực tả tới cực hữu, ở Âu Châu.

Gramsci (1891-1937) đã hệ thống hóa lý thuyết dùng văn hóa để giải thích xã hội, chính trị và, từ đó, coi văn hóa là võ khí để đấu tranh. Những yếu tố khác, đứng đầu là kinh tế, chỉ là thứ yếu.

Muốn thay đổi xã hội, không thể hà tiện một cuộc cải cách văn hoá từ gốc rễ. Phải thay đổi tư duy, nếu muốn thực sự thay đổi xã hội. Nếu không, sẽ chỉ là những cuộc nổi loạn, những cuộc đảo chánh.

Tranh tối tranh sáng

Gramsci, trước hết, là một người quan sát xã hội bằng cái nhìn sâu sắc. Hãy thử dùng một câu nổi tiếng nhất của Gramsci để giải thích hiện trạng băng hoại của xã hội VN ngày nay.

Gramsci: ‘’Cái khủng hoảng nằm trong hiện tượng thế giới cũ đang chết trong khi thế giới mới chưa thành hình. Trong tình trạng tranh tối tranh sáng đó, người ta chứng kiến những hiện tượng bệnh hoạn dưới mọi hình thức‘’ (La crise consiste dans le fait que le nouveau monde se meurt et que le nouveau tarde à apparaître, et dans ce clair-obscur surgissent les phénomènes morbides les plus variés).

Chế độ Cộng Sản đang chết, nhưng chế độ dân chủ chưa thành hình, xã hội khủng hoảng băng hoại. Người ta chứng kiến những hiện tượng bệnh hoạn mỗi ngày, trước mắt: bộ trưởng Y tế đồng lõa làm thuốc giả; ‘’học giả‘’ cải đổi chữ quốc ngữ cho giống tiếng Tàu; một đám no cơm ấm cật nhẩy múa tại nơi và ngày đáng lẽ là nơi và ngày tưởng niệm những đồng bào đã bị giặc Tàu thảm sát; nhà nước võ trang cướp đất của dân; quân đội thay vì chống ngoại xâm giữ nước đã tổ chức đội ngũ dư luận viên để ‘’chiến đấu’’ chống tử thù là những người còn có chút lòng với đất nước, những cảnh sư quốc doanh nhẩy nhót trác táng một cách thô bỉ, và, ở hải ngoại, những tổng thống tự phong thi nhau múa may, quay cuồng.

Một thí dụ điển hình nhất là chuyện cô giáo bị bắt quỳ. Một ‘’ chuyện dưới huyện ‘’ nhưng cho thấy cả một xã hội băng hoại. Một cán bộ quèn, nghĩ có thể Đảng là có quyền sinh sát, một cô giáo không còn tự trọng, một hiệu trưởng sẵn sàng cộng tác làm chuyện thô bạo để bảo vệ nồi cơm, những đồng nghiệp bịt tai, bịt mắt, bịt miệng để được yên thân, một nên giáo dục lạc hậu thầy giáo bạo hành ( bắt học sinh qùy ) thay vì hướng dẫn, dạy dỗ

Những hiện tượng mà Gramsci gọi là ‘’monstrueux‘’ (quái dị) của thời tranh tối tranh sáng, xẩy ra mỗi ngày, trước mắt.

Nếu thời gian tranh tối tranh sáng kéo dài quá lâu, những hiện tượng đó dần dần trở thành bình thường. Trong một xã hội bệnh hoạn, không chuyện gì đáng ngạc nhiên nữa, không cái gì trơ trẽn, lố bịch nữa. Người ta hết cả khả năng bất bình

Vô cảm

Người ta nói rất nhiều tới hiện tượng vô cảm trong xã hội VN. Nhiều người tìm hiểu tệ trạng vô cảm, nhưng có lẽ ít người giải thích ngắn gọn hơn Gramsci: ‘’Cái bất hạnh có hai hậu quả: thường thường nó dập tắt tất cả tình thương của chúng ta đối với người bất hạnh, và, không hiếm hơn, nó dập tắt tình thương nơi những người bất hạnh đối với những người bất hạnh hạnh khác‘’ (1)

Gramcisme

Rất khó tóm tắt lý thuyết của Gramsci, cũng như rất khó tóm tắt lý thuyết Marx. Raymond Aron nói cái lợi hại của chủ nghĩa Marx là người ta có thể ‘’ giải thích trong 5 phút, 5 giờ, 5 ngày, 5 tháng, 5 năm hay 5 thế kỷ ‘’.

Hãy tạm tóm tắt lý thuyết Gramsci (Gramscisme, Gramscism) trong 5 phút, qua 2 chữ: HÉGÉMONIE CULTURELLE (lãnh đạo văn hóa). Người ta có thể chiếm chính quyền bằng võ lực, nhưng chỉ có thể tồn tại và cải tiến sâu rộng xã hội qua văn hóa.

Gramsci phân biệt xã hội ra 2 thành tố mà ông gọi là 1. Société politique, hay pouvoir politique (xã hội chính trị, quyền lực chính trị) và 2. Société civile (Xã hội dân sự).

Pouvoir politique, hay quyền lực chính trị, bao gồm các cơ chế nhà nước, bộ máy chính quyền: chính phủ, quân đội, công an, cảnh sát. Société civile, hay xã hội dân sự, là tất cả những gì thuộc địa hạt tư nhân, lãnh vực tinh thần, sở hữu của mỗi cá nhân, địa hạt của văn hoá, tôn giáo, tri thức, đạo đức, nhân sinh quan, triết lý sống tiềm tàng trong một xã hội. Tóm lại : tư duy của một dân tộc.

Lật đổ một chính phủ, một tập đoàn cầm quyền, chiếm pouvoir politique, chỉ là một cuộc đảo chánh.

Muốn bền vững, muốn thay đổi xã hội, phải đấu tranh và chiến thắng trên địa hạt văn hóa, phải nắm société civile, phải thay đổi tư duy. Phải đặt một nền tảng văn hóa mới.

Chính quyền phải được một sự hậu thuẫn ngầm, đương nhiên, của một xã hội cùng chia sẻ những giá trị tinh thần tiềm tàng, sâu kín trong tiềm thức của một dân tộc.

Gramsci giải thích tại sao cách mạng ‘’vô sản‘’ chỉ thành công ở Nga nhưng thất bại ở Âu Châu. Bởi vì trong xã hội Nga, và nói chung, xã hội Đông Phương, nhà nước là tất cả, xã hội dân sự còn sơ khai, chỉ cần chiếm vài cơ sở huyết mạch là chiếm được quyền lực.

Trái lại, các nước Tây phương, xã hội dân sự, nói khác đi, quyền lực văn hoá phức tạp, sâu xa (với văn chương, nghệ thuật, triết học..), xã hội dân sự phong phú (với các hội đoàn, các nghiệp đoàn, báo chí, đảng phái…), nắm được chính quyền không dễ, áp đặt một chế độ mới là chuyện không thể xẩy ra.

Chính vì vậy, Cộng Sản chỉ cần chiếm vài cơ sở chính yếu ở Nga đã thành công trong cách mạng 1917, người dân hầu như không hay biết gì. Nhưng sau đó, vì không có cỗi rễ văn hóa, không có sự đồng thuận tư duy, Staline không có cách gì khác hơn để duy trì quyền lực là sự khủng bố (terreur).

Không có đồng thuận, nhà nước phải dùng terreur. Nhưng người ta không xây dựng gì trên sự khủng bố. Tất cả tài nguyên, nhân lực quốc gia chỉ dành cho ưu tiên hàng đầu: củng cố guồng máy đàn áp. Guồng máy quốc gia tê liệt, kinh tế khủng hoảng, luân lý suy đồi, xã hội băng hoại.

Hai chân

Trong một xã hội có dân trí cao, không thể có quyền lực chính trị lâu dài, nếu trước đó không chuẩn bị, đặt nền móng văn hóa.

Nhận xét này của Gramsci giải thích tại sao ở những nhiều nưóc Phi Châu hay Á Châu, thường trực có những cuộc đảo chánh, trong khi ở một xứ dân trí cao, không ai nghĩ đến việc lật đổ chính quyền bằng bạo lực. Không phải bởi vì có chế độ dân chủ, nhưng bởi vì có sự đồng thuận về dân chủ, có văn hóa dân chủ.

Gramsci nói một cuộc cách mạng, muốn bền vững, phải đứng trên hai chân : nắm những cơ cấu chính quyền và thành công trong việc xây dựng một nền tảng văn hóa (qua mọi sinh hoạt có ảnh hưởng tới tư duy: báo chí, kịch nghệ, văn chương, tôn giáo, triết học…) .

Nắm quyền không phải chỉ một cuộc nổi dậy, nhưng là cả một cuộc chuẩn bị văn hóa, xây dựng những cơ sở xã hội dân sự đồng thuận trên những giá trị tinh thần chung.

Gramsci quả quyết muốn nắm được đa số chính trị (majorité politique), phải có đa số ý thức hệ (majorité idiologique), bởi vì chỉ khi nào xã hội bị ngặm nhấm bởi những ý tưởng mới, khác hẳn ý tưởng họ có trong đầu, kết quả của giáo dục, của môi trường xã hội, hay của chính sách nhồi sọ, lúc đó nên tảng chế độ hiện hữu mới lung lay, người dân mới sẵn sàng tiếp nhận và ủng hộ những thay đổi.

Gramsci, ông là ai?

Antonio Francesco Sebastino Gramsci sinh năm 1911 tại Sardaigne là một người Ý gốc Albanie. Ông nội của Antonio phục vụ trong ngành cảnh sát Ý, kết hôn với một phụ nữ Ý và định cư ở Gaète (gần Naples ). Bị lao xương từ năm ba tuổi, nhưng không thuốc men và chỉ được chẩn bịnh khi ở trong tù, suốt đời bịnh tật, khiến thân thể không lớn được, nhưng trí óc minh mẫn khác thường, khiến ông được nhiều học bổng tại các đại học có uy tín và tip xúc vói nhiều trí thức.

Chống phát xít một cách tích cực, Gramsci gia nhập đảng Cộng Sản quốc tế ở một thời đại Cộng Sản là lực lượng chống phát xít hữu hiệu nhất, và chưa ai biết gì về Goulag.

Gramsci bất đồng với cả Staline và khuynh hướng xét lại, về nhiều vấn đề. Có lẽ vì vậy mà Đảng Công Sản đã im lặng khi ông bị phát xít Ý cầm tù.

Gramsci bị kết án phản loạn, nhưng mục đích chính của Mussolini khi bỏ tù Gramsci là ‘’ngăn cản cho bộ óc Gramsci khỏi phát triển‘’. Nhưng đó là ảo tưởng. Giam giữ, tàn phá thân thể không cấm được bộ óc hoạt đông. Nhiều khi kết quả ngược lại, nhất là với những bô óc như Antonio Gramsci, Stephen Hawking.

Bị bắt giam từ 1927, ông chết trong tù năm 1937, hưởng thọ 46 tuổi, nhưng trong mười năm ngồi tù, Gramsci say sưa, cậm cụi viết 33 tập sách nhỏ, gọi là Cahiers de Prison (Prison Notebooks, Ghi chú trong tù). Gramsci nói muốn viết một tài liệu để đời. Những trang viết tay, trên những tập vở học trò, được xuất bản năm 1940, Cahiers de Prison đã gây tiếng vang lớn, một ảnh hưởng đáng kể trên khắp thế giới, đã hướng dẫn những phong trào chính trị từ Ấn độ, Phi Châu tới Nam Mỹ từ 1920

Từ tả tới hữu

Gramsci là một trí thức thiên tả, nhưng ngày nay, lý thuyết Gramsci được học hỏi, áp dụng từ tả sang hữu, từ cực tả tới cực hữu.

Ở Pháp chẳng hạn, không có chính tri gia nào, đảng phái nào không trích dẫn, nghiên cứu Gramsci. Sarkozy, cựu Tổng thống hữu phái nói: ‘’Tôi đồng ý với Gramsci: quyền lực chỉ có thể chinh phục qua tư tưởng’’. Đảng Xã Hội tổ chức những buổi hội luận về Gramsci. Đảng Cộng Sản đã học tập Gramsci từ lâu. Lãnh tụ cực tả Jean Luc Mélenchon, áp dụng lời khuyên của Gramsci, đã lập một đài truyền hình riêng (Le Média) và những khoá huấn luyện cán bộ để võ trang tư tưởng. Marion Maréchal Le Pen, cực hữu, đọc Gramsci, dự tính mở trường để đào tạo đảng viên có ý thức văn hóa, thấm nhuần tư duy cực hữu.

Tất cả đều đồng ý: nếu chỉ nghĩ tới bầu cử, sinh hoạt hời hợt, những chiến thắng đạt được chỉ là những chiến thắng nhất thời. Chiến thắng trong một cuộc bầu cử này, một cuộc bầu cử khác sẽ đạp đổ.

Chỉ có một chiến thắng lâu dài, nếu tạo được một nền tảng văn hóa, trong tư duy của mỗi công dân, ít nhất nơi đa số công dân.

Phải làm thế nào để đa số người dân đồng thuận trên những giá trị tinh thần chung. Nếu cử tri tin tưởng ở bậc thang giá trị hữu phái, anh ta sẽ bầu cho hữu phái, anh ta sẽ lựa chọn ứng cử viên hữu phái hợp ý nhất, nhưng không bao giờ nhìn sang bên cạnh.

Nếu không có văn hoá, tư duy tả hay hữu, anh ta sẽ lang thang, đổi ý, đổi phe, tùy cơ hội, hoàn cảnh.

Một người còn tin tưởng ở chủ nghĩa Cộng Sản, sẽ tìm mọi cách bào chữa cho các chế độ CS. Trước những bằng chứng hiển nhiên về sự tệ hại của chế độ, anh ta sẽ đi tới lý luận cuối cùng : đó chỉ là sự sai lầm của người thi hành, không phải của chủ nghĩa.

Mặt trận văn hóa trường kỳ

Alain de Benoist, lý thuyết gia cực hữu số 1 của Pháp, nghiên cứu và dùng Gramsci như một phương tiện để dành đất với phe tả.

Benoist nói nước Pháp, nhất là trí thức, có khuynh hướng khuynh tả vì đó là kết quả một mặt trận văn hóa trường kỳ. Cách mạng 1789 chỉ có thể thành hình bởi vì ý tưởng cách mạng đã được gieo rắc từ những năm Ánh sáng (années des lumières), trong hàng ngũ trí thức, quý tộc, trưởng giả, là những trung tâm quyết định

Benoist diễn giải Gramsci: Trong tưong lai, sẽ không còn là những cuộc giáp chiến, nhưng là những cuộc chiến tại chỗ.

Mỗi phe tìm cách bành trướng ảnh hưởng của mình. Yếu tố quyết định của trận chiến đó, Gramsci gọi là ‘’guerre de positions’’ (chiến tranh vị trí), trái với ‘’guerre de mouvement‘’ (chiến tranh di động), trong đó võ khí là văn hóa. Văn hoá được coi là địa bàn hoạt động, bộ tổng tham mưu (2)

Khi tư duy đó đã trở thành mẫu số chung, người ta sẽ phân tách thời cuộc, thời sự, lịch sử dưới lăng kính đó. Đưa những dữ kiện khách quan không đủ thuyết phục, phải thay đổi tư duy.

Phong trào nổi loạn tháng Năm 68 (Mai 68) mà nước Pháp sắp kỷ niệm 50 năm, đã thay đổi xã hội Pháp, và, trên địa hạt chính trị, đã củng cố tư duy thiên tả của trí thức Pháp. Người ta nhìn chiến tranh Việt Nam chẳng hạn, qua lăng kính đó, bất chấp những dữ kiện khách quan. Ngày nay, cái nhìn đó đã thay đổi, tư duy thiên tả không còn là đa số, một phần nhờ sự sụp đổ của bức tường Bá Linh, những hình ảnh bi thảm của boat people, nhưng cũng nhờ những ‘’guerre de positions‘’ trường kỳ của các triết gia, trí thức như Raymond Aron, Jean François Revel.

Tư tưởng là chuyện viển vông, nhưng trong lịch sử, bao giờ tư tưởng cũng dẫn đường nhân loại. Tới ánh sáng hay tới vực thẳm.

Để nói về những hiện tượng thay đổi chính trị nhất thời, Gramsci dùng chữ ‘’Césarisme‘’.

Những lãnh tụ (César) nhờ tài năng, nhờ cá tính mạnh, có khả năng thu hút quần chúng, nắm được chính quyền, nhưng không có căn bản văn hóa hỗ trợ, sẽ chẳng làm được gì, sẽ bị các Césars khác lật đổ, thay thế. Trước sự thờ ơ của dân chúng. Lãnh tụ giỏi không đủ, nếu không có chuẩn bị văn hóa, không có hậu thuận của xã hội dân sự.

Những cuộc tranh đấu thường nhật rất cần thiết, phải có, đáng khâm phục, nhưng không thể bỏ quên việc xây dựng một nền tảng lâu dài.

Tư duy dan chủ Trở về với VN, người ta có thể rút tỉa gì từ Gramsci? Khi nào tư duy của một dân tộc bị nhồi sọ gần một thế kỷ chưa thay đổi, chuyện thay đổi sẽ còn gian nan. Có thể những người bất mãn với chế độ Cộng Sản càng ngày càng đông, nhưng người ta khó xây dựng gì vững vàng trên sự chống đối. Chỉ có thể xây dựng xã hội mới trên tư duy mới, khi đa số tin tưởng ở những giá trị mới.

Người dân chỉ chủ động trong việc xây dựng dân chủ, khi nghĩ dân chủ sẽ thay đổi cụ thể đời sống cuả mình, tương lai của con cháu mình. Khi nào những ý niệm dân chủ chỉ là những khẩu hiệu, sự thờ ơ vẫn còn, và chính sách khủng bố vẫn hữu hiệu.

Tóm lại, mặt trân văn hóa luôn luôn là một ưu tiên, ngay cả trong hoàn cảnh cấp bách.

Ismaïl Kadaré, nhà văn hàng đầu của Albanie, nói : ngay cả trong những lúc khốn cùng, người ta cũng phải có thái độ trân trọng đối với văn hóa.

Có lẽ chữ văn hóa hơi quá mông mênh trong trường hợp Gramsci. Gramsci là một nhà tranh đấu chính trị. Cái nhìn của ông thực tiễn. Ông nhấn mạnh đến khía cạnh dân sự. Một xã hội có những sinh hoạt dân sự phong phú, chia sẻ những giá trị chung, là một xã hội có cơ sở để thay đổi một cách lâu dài.

Từ Thức (tuthuc-paris-blog.com)

(1) ‘’Le malheur a habituellement deux effets: souvent il éteint toute affection envers les malheureux, et non moins souvent, il éteint chez les malheureux toute affection envers les autres‘’ . Gramsci.

(2) L’avenir n’est plus à la guerre de mouvement, mais à la guerre de positions. Et l’enjeu de cette ‘’guerre de positions’’ est la culture, considérée comme le poste central de commandement et de spécification des valeurs et des idées. Alain de Benoist.

 

Trí thức tân thời, Kẻ Sĩ thời nay – Phan Văn Song

Tuần qua thằng tui, Phan Văn Song, cùng 19 người anh em quan tâm đến đất nước quê hương thường viết quan điểm thời sự hay tình hình chánh trị, chia sẻ với các bà con thân hữu trong và ngoài nước … được nhà cầm quyền Cộng Sản Hà nội trao thưởng… gắn những cái huy chương nào “phản động bội tinh”, nào “phá hoại đất nước bội tinh”, hay cả “ giây biểu dương lật đổ chánh quyền”…

Thật quá hân hạnh! quá to lớn! Với chỉ 19 thằng, mà tụi tui là một đạo quân, một nguy hiểm, chết người, làm chết dân hại nước (Việt Cộng) …lật đổ chế độ (Việt Cộng), lật đổ một “chánh quyền” (Việt Cộng) gồm toàn những “đỉnh cao trí tuệ loài người” đã từng đánh đuổi ba cường quốc Pháp, Nhựt, Mỹ, giải phóng cả một dân tộc Đại Việt, 4 ngàn năm văn hiến, thoát khỏi ảnh hưởng Tây phương để đem trở về cho Hán tộc, cho Văn Hóa Tàu – trên 1000 năm đô hộ, VẪN không xóa được văn hóa và văn hiến Đại Việt!

Sau khi, (tưởng tượng) thắng mặt trận tư tưởng, bắt nhốt gần hết, tuyên án phạt tù gần hết các chiến sĩ “anh em Dân chủ”, các “bloggers” viết lời chỉ trích, chê bai “nhà cầm quyền Cộng Sản Hà nội” hay ngạo bán, mạ lỵ, chê bai, các lãnh tụ Nhà nước và Đảng Cộng Sản ta, chê rằng trong nước, thì tuyên bố xôm tụ, lúc lên mặt dạy dân, khi chỉ tay hăm dọa, răn đe, côn an dùi cui … nhưng trái lại khi ra nước ngoài thì, ngáo ngáo, ngơ ngơ,niễn niễn  nhe răng cười trừ… Thí dụ, sau một Hội nghị, các lãnh tụ, nguyên thủ, đại diện các quốc gia bảo nhau cầm tay nhau nối vòng tay lớn thì, “đồng chí lớn phe ta, quê một cục, độc diễn” dơ tay chào khán giả, chỉ vì không hiểu anh ngữ (vốn thuộc dân quen nói “madzề in ViệtNam, Hé Lè Ne, U sờ Ê, Một Rắc, Một Răn …!)…Hay đi hội nghị (cũng lão nầy!) thì ngủ gục, há mồm ngáy to…(Láo thật! Mấy thằng tư bản khốn nạn, phản động ghét Xã hội Chủ nghĩa, tư tưởng Bác và Cách Mạng Việt Nam ta, đáng lý thúc cùi chỏ thức mình dậy, lại để mình ngủ, chụp hình bằng iphone phóng lên mạng, và mấy thằng Việt gian hải ngoại mất dạy bắt được hình phóng lên mạng mạ lỵ Đảng ta!).

Và sau khi,(cũng tưởng tượng) thắng mặt trận Văn Hóa, bằng nhốt tù xong lại trục xuất cậu bé Việt Khang chỉ vì một bài hát… Bây giờ ra lệnh cho một lô nhà báo cuội – hay chỉ một tên ký một lô tên cuội – “chiến tranh chánh trị, đấu tranh tư tưởng văn hóa”… viết bài phản biện phân tách chống những ai, như anh em chúng tôi, chỉ trích, phê bình; dù kẻ chỉ viết bài khoa học bày tỏ cái lo lắng cho tương lai một môi trường ô nhiễm ở Việt Nam, đến người chỉ nói về cái thiệt hại của cái chế độ gọi là Dân Chủ Xã hội Chủ Nghĩa… vì cái chủ nghĩa Dân Chủ ấy chẳng có gì là Dân Chủ, do độc đảng, độc tài; vì cái chủ nghĩa Xã hội ấy chẳng có gì là Xã hội cả lý do là nó lường gạt người dân. Thoạt đầu chủ nghĩa ấy bảo rằng phải đấu tranh giai cấp, công nhơn thợ thuyền vs-chống chủ nhơn tư bản bóc lột, tá điền, nông dân vs địa chủ, vs cường hào ác bá … nhưng thật sự ngày nay, chỉ thấy người đảng viên bo bo giữ chặt đặc quyền, đặc lợi, vs-chống người không đảng viên, và nay có cả hiện tượng phe người miền Bắc chống phe người miền Nam, … và do đó một sự trả thù Bắc Nam…và cường hào, ác bá ngày nay chính là đảng viên, chính là viên chức nhà nước Đảng Cộng Sản Hà nội cầm quyền (ref: Đinh La Thăng &Co)

Tuần nay, xin phép quý thân hữu, không viết bài, chỉ mượn lời các tác giả trong và ngoài nước, đã có ý kiến với bộ máy Chiến tranh Chánh trị hay gì gì đó của Nhà cầm quyền Cộng sản Hà nội!

Đặc biệt là tuần nầy là không đụng đến chánh trị nữa, chỉ nói chuyện về Văn Hóa! “Vì sau tháng tư 75, trong các trại tù khổ sai và qua mười bài gọi là “học tập cải tạo“, bọn anh em “thua trận đi tù” chúng tôi, bị cán bộ Việt cộng thường xuyên nhồi sọ, rêu rao rằng ta – tức là chúng – theo đường hướng do Lênin chỉ đạo, hiện sống ba dòng thác cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng văn hoá tư tưởng” (Trích Trần Văn Tích – Cộng Sản vĩnh viễn là Cộng Sản, bài viết ngày 23 tháng 4 , 2018).

Do đó thử đo lường dòng thác thứ ba nầy!

1/ Văn hóa nhìn bởi một người Việt hải ngoại:

Tuần qua bạn Từ Thức viết một bài về Gramsci và mặt trận văn hóa. Từ Thức cho biết:

“Trước GRAMSCI, có người nghĩ văn hoá giải thích tất cả. Sau Gramsci, người ta BIẾT văn hóa giải thích tất cả, quyết định tất cả. Antonio Gramsci, một lý thuyết gia chính trị Ý, ít được nhắc tới ở VN, trước đây là cẩm nang của những phong trào chính trị, cách mạng trên thế giới, ngày nay là tác giả gối đầu giường của các chính trị gia, thuộc mọi khuynh hướng, từ cực tả tới cực hữu,  ở Âu Châu.

Gramsci ( 1891-1937 ) đã hệ thống hóa lý thuyết dùng văn hóa để giải thích xã hội, chính trị và, từ đó, coi văn hóa là võ khí để đấu tranh. Những yếu tố khác, đứng đầu là kinh tế, chỉ là thứ yếu.

Muốn thay đổi xã hội, không thể hà tiện một cuộc cải cách văn hoá từ gốc rễ. Phải thay đổi tư duy, nếu muốn thực sự thay đổi xã hội. Nếu không, sẽ chỉ là những cuộc nổi loạn, những cuộc đảo chánh. Gramsci: ‘’Cái khủng hoảng nằm trong hiện tượng thế giới cũ đang chết trong khi thế giới mới chưa thành hình. Trong tình trạng tranh tối tranh sáng đó, người ta chứng kiến những hiện tượng bệnh hoạn dưới mọi hình thức‘’ (La crise consiste dans le fait que le nouveau monde se meurt et que le nouveau tarde à apparaître, et dans ce clair-obscur surgissent les phénomènes morbides les plus variés).

Chế độ Cộng Sản đang chết, nhưng chế độ dân chủ chưa thành hình, xã hội khủng hoảng băng hoại. Người ta chứng kiến những hiện tượng bệnh hoạn mỗi ngày, trước mắt: bộ trưởng Y tế đồng lõa làm thuốc giả ; ‘’học giả‘’ cải đổi chữ quốc ngữ cho giống tiếng Tàu; một đám no cơm ấm cật nhẩy múa tại nơi và ngày đáng lẽ là nơi và ngày tưởng niệm những đồng bào đã bị giặc Tàu thảm sát ; nhà nước võ trang cướp đất của dân ; quân đội thay vì chống ngoại xâm giữ nước đã tổ chức đội ngũ dư luận viên để  ‘’chiến đấu’’ chống tử thù là những người còn có chút lòng với đất nước, những cảnh sư quốc doanh nhẩy nhót trác táng một cách thô bỉ, và, ở hải ngoại, những tổng thống tự phong thi nhau múa may, quay cuồng.

Một thí dụ điển hình nhất là chuyện cô giáo bị bắt quỳ. Một ‘’chuyện dưới huyện‘’ nhưng cho thấy cả một xã hội băng hoại. Một cán bộ quèn, nghĩ có thể Đảng là có quyền sinh sát, một cô giáo không còn tự trọng, một hiệu trưởng sẵn sàng cộng tác làm chuyện thô bạo để bảo vệ nồi cơm, những đồng nghiệp bịt tai, bịt mắt, bịt miệng để được yên thân, một nên giáo dục lạc hậu thầy giáo bạo hành (bắt học sinh qùy) thay vì hướng dẫn, dạy dỗ.

Những hiện tượng mà Gramsci gọi là “monstrueux” (quái dị) của thời tranh tối tranh sáng, xẩy ra mỗi ngày, trước mắt.

Nếu thời gian tranh tối tranh sáng kéo dài quá lâu, những hiện tượng đó dần dần trở thành bình thường. Trong một xã hội bệnh hoạn, không chuyện gì đáng ngạc nhiên nữa, không cái gì trơ trẽn, lố bịch nữa. Người ta hết cả khả năng bất bình và trở nên VÔ CẢM”.

Từ Thức cũng cho biết ; “Gramsci phân biệt xã hội ra 2 thành tố mà ông gọi là

” 1.  Société politique, hay pouvoir politique  (xã hội chính trị, quyền lực chính trị ) và

2.  Société civile (Xã hội dân sự) .

Pouvoir politique, hay  quyền lực chính trị, bao gồm các cơ chế nhà nước, bộ máy chính quyền: chính phủ, quân đội, công an, cảnh sát. Société civile, hay xã hội dân sự, là tất cả những gì thuộc địa hạt tư nhân, lãnh vực tinh thần, sở hữu của mỗi cá nhân, địa hạt của văn hoá, tôn giáo, tri thức, đạo đức, nhân sinh quan, triết lý sống tiềm tàng trong một xã hội. Tóm lại : tư duy của một dân tộc.

Lật đổ một chính phủ, một tập đoàn cầm quyền, chiếm pouvoir politique, chỉ là một cuộc đảo chánh.

Muốn bền vững, muốn thay đổi xã hội, phải đấu tranh và chiến thắng trên địa hạt văn hóa, phải nắm société civile, phải thay đổi tư duy. Phải đặt một nền tảng văn hóa mới.

Gramsci giải thích tại sao cách mạng ‘’vô sản‘’ chỉ thành công ở Nga nhưng thất bại ở Âu Châu. Bởi vì trong xã hội Nga, và nói chung, xã hội Đông Phương, nhà nước là tất cả, xã hội dân sự còn sơ khai, chỉ cần  chiếm vài cơ sở huyết mạch là chiếm được quyền lực.

Trái lại, các nước Tây phương, xã hội dân sự, nói khác đi, quyền lực văn hoá phức tạp, sâu xa (với văn chương, nghệ thuật, triết học..), xã hội dân sự phong phú (với các hội đoàn, các nghiệp đoàn, báo chí, đảng phái…), nắm được chính quyền không dễ, áp đặt một chế độ mới là chuyện không thể xẩy ra”. Hết trích.

2/ Nhìn bởi một người Việt trong nước:

Từ Thức ở hải ngoại nói chuyện người, một tác giả (ký tên “Viết từ Việt Nam”) bàn chuyện ta.

Một bài viết, cũng trong tuần qua, do một tác giả (bắt buộc phải dấu tên) trong nước viết, ví trí thức Việt Nam là những người thèm thịt chó, và ví chánh trường Việt Nam như một mâm thịt chó. Người ăn thịt chó thèm thịt chó, nên nếu được ai mời ăn cái gì khác cũng không thích, chỉ thích thịt chó luột, mắm tôm lá mơ, rượu đế thôi! Bạn ấy tự hỏi:

“Ở Việt Nam có trí thức hay không? Trí thức Việt Nam đang ngồi chỗ nào trong câu chuyện chính sự? Đó là những câu hỏi nổi cộm hiện nay, khi mà số lượng giáo sư, tiến sĩ tại Việt Nam nhiều tựa lá mùa thu, trong khi đó, hầu hết các sách lược cho tương lai Việt Nam lại có nguy cơ rơi vào tắc tịt.

Có người ví von chính trường Việt Nam như một mâm thịt chó, và trí thức Việt Nam có người thèm thịt chó, có người ăn gượng gạo, có người không muốn ăn. Vậy vấn đề mâm thịt chó và trí thức Việt Nam diễn tiến ra sao?

Thử xem lại, vấn đề gần gũi nhất, quan trọng nhất đối với người trí thức chính là giáo dục. Trí thức Việt Nam đã làm được gì cho nền giáo dục? Xin thưa là họ không những không làm được gì mà có nguy cơ trở thành những kẻ xôi thịt, những kẻ ăn bám hoặc những kẻ ù lì mang mầm mống phá hoại.

Vì sao lại nói các trí thức Việt Nam có nguy cơ trở thành mầm mống phá hoại và nói như vậy khi đứng ở góc nhìn nào? Trước tiên, phải xét vấn đề tiếng nói của người trí thức trong mối tương quan chính trị Việt Nam, nói về sức nặng của trí thức trong mối tương quan đó.

Thử nhìn lại suốt gần 50 năm, nền chính trị Việt Nam do ai quản lý, ai lãnh đạo và ai cai trị? Đương nhiên, trí thức Việt Nam không có mặt trong hệ thống quản lý, lãnh đạo và cai trị. Có chăng là tới thời điểm bây giờ có ông Nguyễn Phú Trọng với học hàm giáo sư, học vị tiến sĩ nhưng cái học hàm học vị của ông này không phải là học hàm học vị của trí thức, những thứ tri thức ông ta thụ đắc để có học hàm học vị không phải là tri thức quí của nhân loại mà là Mác, Lê, một loại “hoại tử tri thức.” Nghĩa là nền văn minh nhân loại đã vứt thứ tri thức ấy vào sọt rác rất lâu rồi, bởi nó có nguy cơ gây họa cho nhân loại”. Ngưng trích.

3/ Rà xét thiệt giả qua bằng cấp, học hàm, học vị, trình độ văn hóa giáo dục Việt Nam:

Và cũng trong thời gian gần đây, trong nước bổng có một phong trào kiểm kê lại xem bằng cấp thực giả thế nào đó!

Việt Nam vừa cho công bố quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017 cho 1.131 ứng viên, ít hơn 95 người so với danh sách ban đầu.

Thông tin này chánh thức được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước công bố vào ngày 5/3 và được truyền thông trong nước loan đi. Tin trong nước cho biết:

“Theo ông Bùi Văn Ga, phó chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư cho biết, việc rà soát 1.226 hồ sơ ứng viên đã xác định 1.131 hồ sơ đủ tiêu chuẩn và đảm bảo điều kiện công nhận đạt chuẩn, không có đơn thư tố cáo. Còn 95 hồ sơ còn lại thuộc diện có đơn thư tố cáo và hồ sơ cần được xác minh thêm.

Đây cũng là con số kỷ lục trong hơn 40 năm qua, khiến cho dư luận lo ngại về chất lượng xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017.

Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có công văn yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát nghiêm túc lại quá trình xét duyệt để đảm bảo chất lượng”. Hết trích.

Sau khi điện thoại liên lạc rà hỏi, chúng tôi được cô học trò quý  trong nước, gởi ra một bài bình luận. Xin được dùng bài ấy để thay lời kết, chia sẻ cùng quý thân hữu.

Tuần nay, chúng tôi xin nhắc lại, không viết lời bàn, chỉ biết chia sẻ cùng quý thân hữu những ý kiến của các thân hữu, bạn bè bà con.

Xã hội dân sự bắt đầu từ những ý kiến gặp gở nhau, chia sẻ cùng nhau…Dân Chủ tham dự, Dân Chủ thực sự, Cách mạng Xã hội  bắt đầu từ những trao đổi tư tưởng…

Thay Lời Kết:

 Kính thưa thầy,  

“Ai là học trò, còn gọi là SĨ thì phải nhớ  câu :

“Nhất Sĩ nhì Nông, hết gạo chạy rông, nhất Nông nhì Sĩ”, nôm na ai ngồi mãi thì cũng phải có lúc chạy, con người ngồi yên lâu ngày thì “liệt” mất thôi, chạy sẽ mở rộng tầm nhìn, nhìn thêm biết bao màu sắc của học trò đang lấp lánh  dưới ánh mặt trời hay ánh đèn hiện đại .

Ngày trước, thường chỉ cánh mày râu mới được đi học. Phu sĩ hay sĩ phu lúc nào cũng được trân quý : “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, nhưng “ ai ơi đừng lấy học trò, dài lưng tốn vải ăn no lại nằm”, nàng phải vất vả cơm gạo chờ chàng vinh quy bái tổ thì : “ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau “. <không phải rót sau cái “bịch” đâu nghen>

Học trò may mắn đố đạt là bậc Thức giả, được gọi Học sĩ , có đức độ mọi người tôn trọng Nhân sĩ, làm nhiều việc nghĩa là Nghĩa sĩ, mãi ham học nhiều quá, quên cả việc kiếm cơm , đành chịu cảnh đói nghèo trở thành Hàn sĩ .Thời Vua chúa , thi đỗ đầu kỳ thi Đình gọi là Tiến Sĩ, được vua quý yêu cho giữ chức quan trọng thuộc Tứ trụ triều đình được gọi : Cần Chánh Điện Đại Học Sĩ, Văn Minh Điện Đại Học Sĩ , Võ Hiển Điện Đại Học Sĩ, Đông Các Điện Đại Học Sĩ .

Ngày nay, những quốc gia văn minh thường lập ra các Viện Hàn Lâm để mời các học giả danh tiếng làm Viện sĩ để tham gia  nghiên cứu đỉnh cao  từng ngành chuyên môn,

Đó là văn, còn võ thì cũng có khoa thi Tiến Sĩ Võ rất gay go để được đậu, gọi là Võ Tiến Sĩ . Bằng thanh niên trai tráng có sức mạnh, dũng cảm hơn người được gọi Tráng sĩ, Dũng sĩ, theo tiếng gọi non sông tòng quân chiến đấu là Binh sĩ, Chiến sĩ, khi hy sinh vì đất nước, được tôn vinh là Liệt sĩ

Văn nhân thi hào tiếng tăm thì là Văn sĩ, Thi sĩ, những bức danh họa do Họa sĩ từ nhiều trường phái khác nhau được lưu giữ ở Bào tàng các nước. Thế giới luôn hâm mộ những Nhạc sĩ thiên tài với những bản giao hưởng tuyệt tác để đời, những Nghệ sĩ điện ảnh hay âm nhạc các ngành luôn là thần tượng của các giới hâm mộ và Ca sĩ là một phần quan trọng không thể thiếu trong đó

Để mưu bá đồ vương, người xưa cần đến những Mưu sĩ , còn trong dân gian vẫn có những Thuật sĩ khá thông thạo các phép thuật theo nhu cầu thời đại. Lại có những người có học nhưng tánh tình kém điềm đạm, nói ngang nói ngông, xếp vào Cuồng sĩ.

Thời xưa, làm nghề chăm sóc sức khỏe thì gọi là Y sĩ, hàm chỉ ngành Đông Dược gọi Đông Y sĩ , thời văn minh có trường lớp đào tạo các chuyên khoa căn bản thì ngành Y chia ra ; nghiên cứu về thuốc là Dược sĩ, chăm sóc sức khỏe con người là Bác sĩ các khoa, về thú vật thì có Bác sĩ thú y, và Nha Sĩ chuyên về răng hàm mặt đang trên đà phát triển vì liên quan đến diện mạo con người “cái răng cái tóc là gốc con người”.

Tú Tài, Cử Nhân ngày nay đã thường, phải học cho được Thạc sĩ trước khi tiến đến hoàn tất Tiến Sĩ, may ra mới được chỗ đứng trong thời buổi văn minh hiện đại .

Ngày nay, quân đội có nhiều cấp Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh sĩ, nhưng chỉ Hạ Sĩ Quan thì có các cấp bậc khi gọi đều có Sĩ là Hạ sĩ, Trung Sĩ và Thương Sĩ, ai còn nhớ nhà binh có những ông Thượng Sĩ già rất oách trong chức vụ Thường Vụ Đại Đội. Còn Sĩ Quan thì không thể gọi là Quan Sĩ được và chỉ có cấp Úy, Tá và Tướng. Tại sao thế ? Có ai giải thích dùm cho với .

Ngành lập pháp hiện đại có hai viện : Thượng viện thì có Thượng Nghị sĩ, Hạ viện thì có Hạ Nghị sĩ. Chung chung gọi là quý ông, quý bà Nghị Sĩ .

Nhưng,

“Ra trường danh lợi vinh liền nhục

Vào cuộc trần ai khóc lẫn cười”

Thế là từ quan về ở ẩn làm Ẩn sĩ. Lên non tầm Đạo thì thành Đạo sĩ. Đường đường ở nhà  gọi Cư sĩ. Cũng có chút tâm đạo, thích xuống tóc tu hành ở chùa thì xuất gia vào chùa gọi Tăng sĩ, nương theo vết chân của Đức Thích Ca Mâu Ni, tu tập hạnh Khất sĩ. Thích làm con chiên và tu theo Công Giáo thì có thể tập hạnh làm Giáo sĩ truyền giáo, hoặc công hạnh hơn thế nữa trở thành Đức Cha. .

Bậc Từ Bi Trí Huệ cứu giúp đời khổ nạn được tôn xưng là ĐẠI SĨ .

Bậc nuôi chí lớn, luôn nghĩ tới lợi ích Quốc gia Dân tộc được mọi người tôn vinh là CHÍ SĨ

Và trong thời hiện đại nếu ai không theo kịp đà văn minh thì được gọi là CỐ LỖ SĨ

Kính gởi Thầy

Em

Mong toàn dân tộc Đại Việt ta là những kẻ sĩ Chống Tàu Diệt Cộng để không biến thành cổ lổ sĩ !

Mong lắm !

Hồi Nhơn Sơn 30 tháng tư 2018

Ngày Tang Quốc Hận thứ 43

Phan Văn Song

 

Chuyện nhận qua email “không biết tác giả”

Bạc bẽo 

Ngày xưa nhà nghèo. Mỗi ngày Ba chở hai con đi học trên chiếc xe đạp cà tàng. Đường đến trường nhiều dốc cao. Ba, người đẫm mồ hôi vẫn cố còng lưng đưa hai con đến trường đúng giờ. Có hôm trời mưa như trút nước. Ba cha con chỉ có một áo mưa. Ba nhường cho hai con để không bị ướt. Trên đường đi, Ba thường kể chuyện vui cho hai con nghe. Dù mệt hay khỏe, không bao giờ nghe Ba than một tiếng.

 Nay sang đây định cư. Hai con đã trưởng thành và vững chãi. Còn Ba tuổi già không lái xe được. Đi đâu cũng phải khó khăn nhờ hai con chở.  

 Hôm nay có mấy người bạn đến mời họp mặt. Ba nhờ hai con đưa đón. Đứa em thoái thoát: “ Con không rảnh đâu, ba nhờ chị Hai chở đi “. Nó lên xe chạy vội ra quán cà phê tán gẫu với bạn bè. Chưa kịp nhờ, cô chị đã gắt gỏng: “ Già rồi, không  lái xe được, chịu khó ở nhà cho yên thân, đi ra ngoài làm gì để người ta phải mắc công đưa đón ”.

 Ba nghe nói buồn. Làm thinh. Thẫn thờ ra sau vườn đốt điếu thuốc. Mẹ ngồi nghe thấy hết. Nhìn theo Ba, nước mắt rưng rưng.

*-*-*-*-*

 

Tình đầu 

Mười tám tuổi, yêu tha thiết, tỏ tình. Nàng chu mỏ: học trò, nhỏ xíu, bày đặt.

Hai mươi hai, Thiếu úy Sư Đoàn 18, về phép đến thăm, nàng lạnh lùng: Sợ làm góa phụ lắm.

Hai mươi sáu, Đại úy Trưởng khối CTCT Trung Đoàn. Khó chết rồi, xin bỏ trầu cau. Nàng ậm ừ để suy nghĩ lại đã. Tháng 4/75 chạy giặc, lạc mất nhau.

Ở tù ra, gặp lại. Nàng đã có chồng, hai con.

Buồn và mặc cảm, thôi cứ ở vậy không lấy ai.

Ba mươi năm sau, lận đận quê người, gặp lại. Nàng chồng chết, các con trưởng thành ra ở riêng. Mừng rơn, mời nàng đi ăn cơm tối nhà hàng. Tỏ tình. Nàng thẳng thừng: già rồi bận bịu nhau làm gì, ở một mình cho khỏe.

 

Nước Mỹ năm 2018 Khủng hoảng chính trị và bầu cử giữa nhiệm kỳ – Trọng Đạt

Khủng hoảng từ thập niên 70

Khoảng 4, 5 thập niên trở lại đây, tranh chấp giữa hai chính đảng Dân Chủ (Con Lừa) và Cộng Hòa (Con Voi) tại Mỹ ngày càng gay go hơn, hiện tượng ta thường thấy là đảng nọ phá đảng kia để tranh giành sự ủng hộ của cử tri trong gần nửa thế kỷ qua. Từ khi cuộc chiến tranh Việt Nam bùng nổ lớn từ những năm 1963, 64 cho tới thập niên 70, hai đảng va chạm, đánh phá nhau tạo tiền lệ cho những thế hệ sau đó. Từ 1973 đảng đối lập Dân Chủ nắm đa số Quốc hội bắt đầu khui ra vụ Watergate kết án Tổng thống Nixon nghe lén, cản trở công lý để chuẩn bị đàn hặc tại Quốc hội (Đản hặc, theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh trang 246 nghĩa là “Chỉ trích tôi lỗi của quan lại (censurer)”).

TT Nixon biết là sẽ thua nên từ chức ngày 8-8-1974, sau đó tình hình lưỡng đảng êm thắm một thời gian. Thập niên 90, thời TT Clinton, Cộng Hòa nắm ưu thế tại Quốc hội cũng đưa TT Clinton ra đàn hặc tháng 12-1998 để trả thù cho Nixon nhưng thất bại vì khi lên Thượng Viện không hội đủ số phiếu 67 (2/3).

Từ đó tình hình hai đảng dần dần trở lên căng thẳng hơn, trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2000 giữa Al Gore (Phó TT) và Bush con (Thống  đốc Texas) tỷ lệ thắng cử rất sít sao nên hai bên đã thưa kiện tranh cãi nhau cả tháng trời. Hồi ấy cá nhân tôi bỏ phiếu cho Al Gore (Dân Chủ), theo thăm dỏ, Gore hy vọng thắng hơn Bush 5% nhưng tối  ngày bầu cử 7-11, khi đếm phiếu gần xong Gore được 266 phiếu Cử tri đoàn, Bush được 246 thua Gore 22 phiếu, luật đòi hỏi phải được ít nhất 270 phiếu để đắc cử. Florida có 25 phiếu cử tri đoàn là nơi quyết định thắng bại, cuối cùng Bush được 25 phiếu này thành 271 và trở thành Tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ.  Al Gore hơn Bush 543,895 phiếu phổ thông toàn quốc nhưng thua phiếu Cử tri đoàn, bầu cử Tổng thống Mỹ chỉ tính theo phiếu CTĐ. Đây là lần thứ 4 trong lịch sử tranh cử Mỹ từ 1824, 1876, 1888 ứng cử viên đắc cử lại thua phiếu phổ thông.

Tại Florida ông Bush con thắng ông Gore với tỷ lệ rất khít khao khoảng 1,000 phiếu nên người ta cho đếm lại, Al Gore tỏ vẻ bất mãn ra mặt, thời gian đếm lại kéo dài cả tháng khiến ông Bush con thưa lên Tối cao pháp viện và họ xử ông thắng, được làm Tổng thống. Hơn một tháng sau mới có kết quả, cuối cùng Bush hơn Gore 537 phiếu phổ thông tại Florida, họ nói chênh lệc rất mỏng manh như lưỡi dao cạo (razor blade)

Khi làm lễ tuyên thệ nhậm chức, có hai chục ngàn người biểu tình chống đối, họ nói “ông không phải là Tổng thống của tôi”

Phía thất cử rồi cùng từ từ chấp nhận sự thật, mặc dù tôi bỏ phiếu cho Dân chủ (Al Gore) nhưng thấy họ hành xử không hay lắm. Bầu cử, đánh bài cũng phải có kẻ thắng người thua, Al Gore tỏ vẻ bất mãn, khiếu nại mãi khiến nhiều người cho là nhỏ nhặt. Đáng lý không nên làm hay ủng hộ cuộc biểu tình chống tân Tổng thống trong ngày nhậm chức.

Thời TT Bush con tình hình khủng hoảng chính trị, tranh chấp đảng phái lắng dịu hơn thời Clinton nhiều. Suốt hai nhiệm kỳ TT Bush con tỷ lệ thất nghiệp rất thấp, thấp hơn thời Clinton.  Bộ Lao động đã công bố tỷ lệ thất nghiệp từng tháng một từ năm 1948 tới nay nên chuyện này không cần tranh cãi, cứ lên Yahoo, Google tìm search US unemployment rate là có đầy đủ.

Kinh tế, công việc làm dưới thời TT Bush con tốt đẹp, cuộc tấn công của khủng bố của Al Qaeda ngày 11-9-2001 đã đưa tới cuộc chiến tranh Afghanistan trong năm. Mấy năm sau 2003, TT Bush con đánh khủng bố quá đà sang tận Iraq và sa lầy tại đây khiến người dân Mỹ vô cùng chán nản. Mặc dù đã lật đổ được chính phủ độc tài Iraq và bắt giam TT Saddam Hussein nhưng bọn khủng bố từ bên ngoài vào đánh bom tự sát, giết hại dân lành khiến TT Bush cũng như đảng Cộng hòa bị mất uy tín, mất lòng dân. Cuộc chiến Iraq lại đi vào vết xe đổ của chiến tranh Việt Nam.

Người ta quá chán Cộng hòa vì cuộc chiến sa lầy, lại nữa đến cuối nhiệm kỳ của ông kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng recession khiến dân Mỹ càng sợ và oán ghét Cộng hòa. Tuy nhiên dưới thời TT Bush, tình hình kèn cựa đảng phái tương đối không đến nỗi nào.

Trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2008 giữa Obama và McCain, Dân chủ thắng lớn, Cộng hòa tan như xác pháo trước sự phẫn nộ, chán ghét của người Mỹ. Cộng hòa thua đau nhưng Dân chủ tuy thắng hiệp đầu lớn, hai năm sau, 2010 Cộng hòa lại nắm đa số Hạ Viện và sáu năm sau, 2014, họ nắm luôn cả Thượng viện. Thế là cuộc chiến đảng phái lại dấy lên, Cộng hòa nắm Quốc hội làm tần làm sở ông Tổng thống Dân chủ để trả thù cho thất bại vừa qua.

Trong cuộc tranh cử Tổng thống và Quốc hội tháng 11-2016, Dân chủ tin tưởng bà Clinton sẽ tháng lớn theo thăm dò nhưng có dè đâu, khi đếm phiếu công bố kết quả tối 8-11, Donald Trump đại diện Cộng hòa đắc cử Tổng thống. Không những thế Cộng hòa  kiểm soát luôn cả Quốc hội và nắm đa số ghế Thống đốc.

Dân chủ thua đau đánh phá Cộng hòa như vũ bão đưa tới khủng hoảng chính trị chưa từng thấy trong lịch sử bầu cử Mỹ từ xưa đến nay.

Ngay sau ngày bầu cử 8-11, hàng nghìn hàng vạn người biểu tình chống Tổng thống Trump mới đắc cử y như thiên binh vạn mã từ trên trên trời đổ xuống tại nhiều thành phố lớn như New York, Chicago… họ đốt nhà, đập phá xe cộ ngoài phố. Có bản tin TV nói phần nhiều họ là dân tộc thiểu số.

Tin truyền thông, TV cho hay các cuộc biểu tình thường đều do một tổ chức đứng ra làm. Có người nói một nhà tài phiệt, đã đóng góp cho quỹ tranh cử của Clinton nhưng số tiền còn dư nên họ dùng vào việc thuê người biểu tình chống TT Donald Trump đắc cử. Thật là ngược đời, vô lý khi một ứng cử viên được người dân bầu, chọn làm Tổng thống lại bị những cuộc biểu tình dữ dội như cơn bão tố đòi phải loại bỏ ông ta.

Trang Jewish press nói bọn biểu tình chuyên nghiệp được thuê mướn đập phá xe cộ đốt nhà khiến người dân phẫn nộ. New York Magazine, gần cuối tháng 11-2016  đăng bài cho biết một số luật gia, chuyên viên điện toán cho rằng có dấu hiệu cuộc bầu cử bằng máy tính điện toán tại ba tiểu bang Wisconsin, Michigan và Pennsylvania đã bị hacker khiến kết quả sai lạc. Bà Jill Stein, ứng cử viên TT đảng Xanh (Green Party) lên tiếng đòi đếm lại số phiếu tại ba tiều bang này vì tỷ lệ khít khao. Nhưng sau khi cho đếm lại ngày 12-12 việc kiểm phiếu Wisconsin xong đúng thời hạn, kết quả không thay đổi. Ứng cử viên Trump vừa đủ 270 phiếu (260+10) để đắc cử bất kể việc đếm lại tại Michigan, Pennsylvania ra sao. Hai tiểu bang này từ chối không cho Stein đếm lại, người ta cho đó là chuyện nhảm nhí.

Lá bài recount đếm phiếu lại coi như vứt đi

Theo luật định 41 ngày sau cuộc bầu cử (tức ngày 19-12-2016) các Đại cử tri của mỗi tiểu bang họp lại tại tòa Quốc hội địa phương để bỏ phiếu xác định người đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ 2017-2020. Tổng cộng có 538 Đại cử tri (tức Đại diện cử tri). Từ trước tới nay không ai để ý tới cuộc bỏ phiếu này vì nó chỉ là hình thức, nhưng đặc biệt năm nay được chú ý vì có sự vận động mạnh của Dân chủ và phe ủng hộ Clinton để các đại cử tri Cộng Hòa bầu cho Clinton thay vì cho Trump.

Ván bài chót này không mảy may hy vọng vì các Đại cử tri bị buộc phải bầu như đã bầu ngày 8-11 theo luật định. Ngày 19-12, các Đại cử tri cùng bỏ phiếu tại tòa nhà Quốc hội của 50 tiểu bang để xác nhận Tổng thống thắng cử. Các Đại cử tri Cộng hòa nhận được rất nhiều email, điện thoại hăm dọa bắn giết nếu bầu cho Trump,  một Đại cử tri tại Kansas nhận được 500 email đe dọa mỗi giờ. Các cuộc biểu tình chống Trump nổ ra trước nơi bầu phiếu  khi trời rét như cắt ruột. Mặc dù có nhiều hăm dọa, biểu tình chống đối dữ dội nhưng kết quả chung cuộc Donald Trump chính thức được xác nhận làm Tổng thống Mỹ thứ 45 của Hoa Kỳ với số phiếu 304, ông bị mất hai phiếu

Khi các cuộc biểu tình nổ ra để bắt ép Đại cử tri đoàn không được bỏ phiếu cho ông Trump người ta đã nghĩ bọn này chỉ là đám khùng điên, mất trí. Bọn chống Trump đã u mê mù quáng đến độ không còn lý trí phân biệt phải trái là gì, họ chống cả Hiến pháp và luật bầu cử đã có từ bao đời nay.

Đảng phái đánh phá nhau năm 2016, kéo sang 2017 và 2018 đã khiến cho nền chính trị Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng chưa từng thấy trong các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ từ trước tới nay. Người dân chán nản mất tin tưởng, phía Dân chủ cho rằng mọi vận động chống đối của họ sẽ tạo thuận lợi cho cuộc cử Quốc hội giữa kỳ vào ngày 6-11-2018.

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ

Giữa nhiệm kỳ 4 năm của Tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 sẽ có cuộc bầu cử toàn phần 435 ghế Hạ viện, một phần ba Thượng viện (tức 33 hay 34  ghế) vả 36 ghế Thống đốc các tiểu bang. Năm nay bầu cử giữa kỳ (midterm) sẽ được tổ chức vào ngày 6-11-2018.

Trong suốt thời kỳ chiến tranh VN từ Tổng thống Kennedy 1961 tới Tổng thống Ford 1974, 75 đảng Dân chủ luôn nắm đa số tại lưỡng viện Quốc hội dù bên nào giữ Hành pháp. Thập niên 60, 70 cuộc chiến VN là vấn đề chính cho các cuộc tranh cử. Thời TT Bush cha (1989-1993), TT Clinton (1992-2000) đề tài tranh cử là kinh tế, tới thời TT Bush con (2000-2008, CH) kinh tế không ăn khách, vấn đề chống khủng bố quan trọng nhất sau cuộc khủng bố 9-11-2001. Thời TT Obama (2008-2016, DC) vấn đề kinh tế quan trọng nhất cho tới đời Tổng thống kế vị

Năm 2000, ông Bush con đắc cử Tồng thống với tỷ lệ sát nút, tại  Hạ Viện, đảng Cộng hòa mất 2  ghế nhưng vẫn nắm đa số  221, Dân chủ thêm 1 ghế thành 212. Tại Thượng viện Cộng hòa mất 4 ghế còn 50, Dân chủ thêm 4 ghế thành 50, hai bên bằng nhau.

Cuộc bầu cử giữa kỳ 2002 trong nhiệm kỳ một của TT Bush con (CH) khiến Cộng Hòa thắng thêm 8 ghế Hạ Viện thành đa số với 229 ghế, Dân chủ mất 7 ghế thành thiểu số với 205 ghế. Tại Thượng viện Cộng hòa thắng thêm 2  ghế thành đa số với 51 ghế, Dân chủ mất 1 ghế còn 48 thành thiểu số. Cộng hòa sở dĩ nắm cả Thượng viện, Hạ viện vì người dân muốn chính quyền Bush vững mạnh hơn để chống khủng bố.

Năm 2004 TT Bush (Cộng hòa) tái đắc với số phiếu 286 hơn John Kerry (Dân chủ) 35 phiếu, CH vẫn nắm Hạ viện 232 (thêm 3 ghế), Dân chủ mất 3 ghế còn 202, Thượng viện Cộng hòa thêm 4 ghế (51+4) thành 55, Dân chủ mất 4 ghế (48-4) còn 44. Người dân bầu cho Cộng hòa tiếp tục giữ Hành Pháp và thêm ghế Quốc hội để chống khủng bố, anh nhà giầu sợ chết. Dân chủ đưa chủ đề kinh tế ra tranh cử nhưng thất bại, kinh tế không ăn khách.

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11- 2006, Cộng hòa mất 30 ghế (232-30) chỉ còn 202, Dân chủ thêm 31 ghế (202+31) thành đa số 233. Cộng hòa nắm giữ đa số Hạ viện liên tục từ 1994 đến nay 2006 là lúc nhường cho Dân chủ. Tại Thượng viện Dân chủ thêm 5 ghế (44+5) thành 49, Cộng hòa mất 6 ghế (55-6) còn 49, hai bên huề nhau. Qua cuộc bầu giữa kỳ này ta thấy người dân bắt đầu chán ngán cuộc chiến Iraq của TT Bush, Cộng hòa thắng lớn những năm 2002, 2004 vừa giữ tòa Bạch ốc lại kiểm soát cả điện Capitole nay đang lâm vào tình trạng suy thoái.

Tỷ lệ thất nghiệp dưới thời TT Bush con nói chung rất thấp, thấp  hơn dưới thời TT Clinton một chút, nay Bộ lao động đã công bố tỷ lệ thất nghiệp từng tháng một từ 1948 tới nay, có thể tìm trên Yahoo. Cả hai ông Tổng thống này gặp hên nhờ khi high tech lên cao và sự bùng nổ của internet

Tỷ lệ thất nghiệp trung bình nhiệm kỳ thứ nhất (2000-2003) của TT Bush con là 5.1. Nhiệm kỳ thứ hai (2004-2008) tỷ lệ trung bình là 5 chấm. Những tháng đầu năm 2008 tỷ lệ thất nghiệp tương đối khả quan: 5 chấm nhưng cuối năm lên dần tháng 9 lên  6 chấm, cuối năm bị khủng hoảng lên 7 chấm.

Tháng 11-2008 kinh tế thoái trào, recession vì thị trường địa ốc đúng vào lúc hai bên tranh cử Tổng thống. Người dân quá chán  Cộng hòa vì cuộc chiến Iraq bị sa lầy nay lại thêm khủng hoảng tài chính dữ dội, thị trường chứng khoán tụt dốc thê thảm ngày nào Dow Jones cũng mất 700, 800 điểm, sau mấy tuần khủng hoảng đã tiêu tan trên 8 ngàn tỷ, nhiều  ngân hàng phá sản, hãng xưởng lay-off công nhân viên.. Biện pháp Bail out lấy công quĩ 700 tỉ của chính phủ để cứu nguy thị trường chứng khoán y như muối bỏ biển, người ta quá chán, quá sợ Cộng hòa

Ứng cử viên Obama phía Dân chủ thắng cử vẻ vang ngày 4-11-2008 với 365 phiếu cử tri đoàn, John McCain (Cộng hòa) được 173, về phiếu phổ thông Obama hơn McCain 9 triệu  rưỡi. Obama thắng khá lớn nhờ Cộng hòa mất hết lòng tin của người dân và vì ông có tài tranh cử, hứa hẹn sẽ làm cuộc thay đổi lớn (đổi mới), sẽ vực dậy nền kinh tế thê thảm do Cộng hòa để lại. Cử tri nhất là lớp trẻ ùn ùn kéo nhau đi bầu cho Obama, ai nấy phấn khởi hy vọng tràn trề y như anh chết đuối vớ được cọc, Obama hiện ra như vị cứu tinh dân tộc.

Ngoài ra Dân chủ thắng luôn cả Lập pháp: Hạ viện Dân chủ thêm 21 (236+21) thành 257, Cộng hòa mất 21 ghế (199-21) còn 178. Thượng viện Dân chủ thêm 8 ghế (49+8) thành 57, Cộng hòa mất 8 ghế (49-8) chỉ còn 41. Cuộc bầu giữa nhiệm kỳ năm 2002 trước đây Cộng Hoà hân hoan ăn mừng chiến thắng vĩ đại, kiểm soát cả Hành pháp và toà nhà Quốc Hội nay sụp đổ tan tành thê thảm. Sau 8 năm cầm quyền, 4 năm kiểm soát cả toà Bạch ốc và điện Capitol, nay Cộng Hoà tan như xác pháo trước sự phẫn nộ vô cùng bất mãn của người dân vì chiến tranh Iraq và kinh tế recession

Nay 2008 Dân chủ hân hoan ăn mừng đại thắng, kiểm soát cả tòa Bạch Ốc lẫn điện Capitole y như Cộng Hòa 6 năm về trước nhưng “ngày vui qua mau”, nhà Phật nói chẳng có gì là thường còn.

Hai năm sau, cuộc bầu cử giửa nhiệm kỳ ngày 2-11-2010 mang lại cho đảng đối lập Cộng hòa thắng lớn và đảng cầm quyền thảm bại lớn nhất:  Cộng hòa thắng 63 ghế (179+63) thành khối đa số 242 phiếu, Dân chủ mất 63 ghế (256-63) chỉ còn 193 ghế. Cộng hòa lại kiểm soát Hạ viện mà họ mất vào tay đối lập từ trong cuộc bầu giữa kỳ 2006, lấy được 63 ghế và xóa bỏ thắng lợi mà Dân chủ đã lấy được từ những năm 2006, 2008 .

Cuộc bầu giữa nhiệm kỳ năm 2010 là sự mất mát lớn nhất của một đảng từ 1948, đây cũng là sự biến đổi lớn nhất của Hạ viện từ 1948. Dân chủ mất nhiều ghế như vậy vì người dân bất mãn với TT Obama, chống đối Obamacare (affordable Care Act), thâm thủng ngân sách và kinh tế suy thoái (….anger with President Obama, opposition to the affordable Care Act, large budget deficits and the weak economy)

Bầu Thượng viện Dân chủ mất 6 ghế (57-6) còn 51, Cộng hòa thắng 6 ghế (41+6) thành 47 ghế, Dân chủ tuy vẫn nắm đa số nhưng chỉ còn hơn Cộng hòa vài ghế.

Người dân ùn ùn bầu cho Obama năm 2008 vì tưởng là ông có phép lạ cứu nguy nền kinh tế khủng hoảng, khi Obama vào tòa Bạch ốc tỷ lệ thất nghiệp tháng 2-2009 khoảng 8 chấm, một năm sau lên  gần 10 chấm, một năm  sau nữa (cuối 2010) vẫn còn khoảng 9.6, 9.7. Thất nghiệp khắp nơi, người dân biểu tình đầy cả ra, họ đòi hỏi việc làm.

Năm 2012 Obama tái đắc cử với 234 phiếu cử tri đoàn, ứng cử viên Cộng hòa Mitt Romney được 206 phiếu. Bầu Hạ viện năm nay Cộng hòa mất 8 ghế (242-8) còn 234, Dân chủ thêm 8 ghế (193+8) thành 201, bầu Thượng viện Cộng hòa mất 2 ghế (47-2) còn 45, Dân  chủ thêm 2 ghế (51+2) thành 53. Obama được bầu nhiệm kỳ 2 vì người ta muốn ông tiếp tục chương trình Obamacare chưa hoàn tất, thường thì các vị Tổng thống vẫn được người bầu tiếp nhiệm kỳ hai, rất hiếm trường hợp có Tổng thống  làm một nhiệm kỳ.

Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hai 2014 Dân chủ thua rất nặng: Hạ viện: Cộng hòa thằng 13 ghế (234+13) thành 247, Dân chủ mất 13 ghế (201-13) còn 188. Dân chủ mất nhiều ghế tại Hạ viện trong hai cuộc bầu giữa nhiệm kỳ lên tới 77 ghế (63 ghế trong 2010 và nay 2014 mất 13 ghế), nó đánh dấu sự thiệt hại cao nhất trong hai cuộc bầu giữa kỳ của một đảng tính từ thời TT Truman (This marked the highest number of House seats lost under a two-term president of the same party since Harry S. Truman)

Thượng viện Cộng hòa thắng 9 ghế (45+9) thành 54, Dân chủ mất 9 ghế (53-9) thành 44. Cộng hòa thắng 9 ghế (Thượng viện) là một thắng cử lớn nhất tại Thượng viện của bất cứ đảng nào từ 1994 (With a total net gain of 9 seats, the Republicans made the largest Senate gain by any party since 1994)

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2010 Dân chủ mất 63 ghế, sang  bầu cử giữa nhiệm kỳ 2014 Dân chủ tổn thất quá nặng: mất cả Lưỡng viện quốc hội với số ghế mất rất cao. Nó là điềm báo trước cho sự thảm bại tiếp theo sau của họ.

Hai năm sau, tại cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 Donald Trump, Cộng hòa thắng Hillary Clinton với số phiếu cử tri đoàn 304/227, thua phiếu phổ thông hơn 2 triệu.

Cộng hòa vẫn giữ được Hạ Viện (241) và Thượng viện (52), tuy có  mất 6 phiếu Hạ viện và 2 phiếu Thượng viện, ngoài ra họ cũng chiếm đa số Thống đốc tiểu bang tỷ lệ 34/16.

Kết luận

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của TT Trump sẽ được tổ chức ngày 6-11-2018, nay cũng hơi khó tiên đoán kết quả thắng bại giữa Cộng hòa và Dân chủ. Khoảng một, hai thập niên trước khi mà thăm dò (Poll) còn trung thực, ta có thể dựa vào đó để dự đoán thắng thua, từ năm 2016 đến nay, các thăm dò đa số giả dối, ma mãnh không xài được

Người ta nói chưa có ông Tổng thống nào bị chống đối dữ dội như ông Trump, đảng đối lập, người dân, trong nước ngoài nước.. …đều chống ông. Nhiều dư luận nhận xét ông Trump chống di dân lậu quá đà, nếu trục xuất họ vì phạm luật, trộm cướp, buôn bạch phiến thì hợp lý. Nhiều bản tin cho hay cảnh sát chỉ chờ cho di dân bất hợp pháp vi phạm luật lệ dù là nhỏ để tiến hành trục xuất. Dư luận chung cho là vô nhân đạo, người ta nghèo khổ vào xứ sở sung túc để kiếm chút cháo mà ông nhẫn tâm tống cổ họ ra. TT Trump chủ trương và tiến hành ra luật cấm và hạn chế bảo lãnh di dân, đoàn tụ trong khi chính bản thân ông, các bà hiền thê ông cũng đã là di dân từ Âu châu tới.

Ông và gia đình vào Mỹ chẳng qua cũng vì đất lành chim đậu, nhưng ông lại cấm những người cùng hoàn cảnh đi tìm đất hứa như mình.

Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018 có thể TT Trump sẽ bị mất phiếu của người di dân, tỵ nạn, những người ủng hộ Obamacare, người nghèo lãnh trợ cấp… nhưng bù lại ông sẽ được phiếu ủng hộ vì đã mang lại nhiều việc làm, nay tỷ lệ thất nghiệp xuống thấp kỷ lục: ba chấm chín (3.9), đồng thời cũng vì mang lại hòa bình cho bán đảo Triều tiên.

Cuộc bầu cử giữa kỳ 2010 thời Obama mang lại thất bại cho đảng Dân chủ trước hết vì kinh tế trì trệ, thất nghiệp nhiều với tỷ lệ 9.9 tháng 11-2010. Nay tỷ lệ thất nghiệp thời TT Trump xuống mức thấp nhất đúng vào dịp bầu cử giữa kỳ nên kết quả sẽ khác với thời Obama, kinh tế vẫn là vấn đề quan trọng.

Dân chủ đang hy vọng chiếm đa số Hạ viện kỳ này để đủ số phiều đàn hặc Donald Trump với lý do ông không đủ tư cách làm Tổng thống. Họ cũng thừa biết truất phế một Tổng thống do dân bầu khó như con lạc đà chui qua cái lỗ kim nhưng cứ đánh phá cho đối thủ mất mặt. Hiến pháp Mỹ đã có những luật lệ nghiêm ngặt để bảo vệ chức vụ Tổng thống, nó đòi hỏi phải hội đủ 2/3 số phiếu Thượng viện tức 67 phiếu để đàn hặc.

Không phải rằng bầu cử giữa nhiệm kỳ Lưỡng viện thường được cử tri trao cho đảng đối lập để cân bằng quyền lực vì cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2002 trong nhiệm kỳ một của TT Bush con (CH) khiến Cộng Hòa thắng thêm 8 ghế Hạ Viện thành đa số với 229 ghế, tại Thượng viện Cộng hòa thắng thêm 2 ghế thành đa số với 51 ghế, người dân muốn cho chính quyền Bush mạnh hơn để chống khủng bố.

Cuộc tranh cử giữa nhiệm kỳ 2010, 2014 Dân chủ bị thảm bại  hai lần, năm 2016 bị tan như xác pháo, Dân chủ cần nghiên cứu lại đường lối chính sách của mình, nó còn hợp thời hay không? Nay sang thế kỷ thứ 21 còn áp dụng chiến lược đánh phá cũ rích từ đầu thập niên 1970, tìm cơ hội để lật đổ Tổng thống như thời Nixon những năm 1973, 74. Gần nửa thế kỷ rồi, cũng vẫn biểu tình, tuyên truyền bôi nhọ. Nay biểu tình, đánh phá coi như vứt đi, không còn ăn khách, mặc dù thập niên 70 nó là vũ khí lợi hại. Dân chủ cần nghiên cứu thay đổi chiến lược hiệu quả hơn như hứa hẹn với cử tri những chương trình, đường lối kinh tế, đối ngoại mới hơn là bôi nhọ đánh phá, tung tin giả.

Trên truyền thông xã hội, người ta cho là đảng Con Lừa ngày càng xa lìa quần chúng, chỉ biết phá hoại không hề xây dựng. Những ngày tháng gần đây, Con Lừa gấp rút đánh phá bằng điều tra, đe dọa thẩm vấn để gây khó khăn cho ông Tổng thống, đường lối của họ làm mất lòng dân nhiều. Những cuộc điều tra lạc đề nhạt nhẽo nên sớm chấm dứt vì nó tốn tiền thuế của dân vô ích. Người ta cho là Con Lừa đã lợi dụng tự do dân chủ của nước Mỹ quá trớn.

Một ván bài bạc hay ván cờ phải có kẻ thắng người thua, ai thua thì phải chịu chẳng lẽ cứ cãi lý khiếu nại, thưa kiện, cãi chày cãi cối mãi. Nếu ai thua cũng thưa kiện thì sẽ loạn vì không ai chịu chấp nhận thua cuộc. Bầu cử cũng không nằm ngoài qui luật này, nếu ai cũng đòi đếm phiếu, đòi bầu lại… thì tranh cử sẽ khủng hoảng triền miên

Nay Cộng hòa có nhiều thành tích thuận lợi về kinh tế cũng như đối ngoại, cuộc họp Thượng định giữa Hoa Kỳ và Triều tiên sắp diễn ra khiến Con Lừa lo ngại, họ gia tăng đánh phá để làm giảm uy tính đối thủ. Mặc dù các nhà lãnh đạo Dân chủ ra vẻ phấn khởi vì mới tìm ra chứng cớ có thể buộc tội TT Trump vào những vụ án hình sự, chính trị nhưng thực ra trong lòng họ bồn chồn lo sợ. Thực trạng bi đát của họ cũng giống như quân Đức hồi Đệ nhị thế chiên, bị thảm bại trên khắp các mặt trận nhưng bộ máy tuyên truyền của Goebbels vẫn huênh hoang ca ngợi thắng lợi to lớn của quân ta trên cả mặt trận miền Đông lẫn mặt trận miền Tây

Các nhà lãnh đạo Con Lừa đang lo sợ sẽ đi vào vết xe đổ của thảm bại cuối năm 2016, họ bị ám ảnh bởi quá khứ đen tối nhưng bây giờ đã quá muộn, đúng lý ra phải đổi chiến lược từ năm ngoái khi không đạt thắng lợi cuối cùng. Chiến lược đúng dù chiến thuật sai nhưng cuối cùng sẽ thắng, ngược lại chiến lược đã sai, dù đánh thắng vài trận nhỏ cuối cùng vẫn thua cuộc chiến.

Chiến lược của Con Lừa đã quá lỗi thời mà đúng ra phải nghiên cứu lại để thay đổi từ mấy năm trước cho phù hợp với thời đại mới và thực trạng ngày nay.

 

Nước Trung Hoa đỏ sẽ lãnh đạo Thế giới? – Trọng Đạt

Trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2016, ông Donald Trump tuyên bố sẽ chăm lo cho nước Mỹ trước hết, các nươc đồng minh như Nam Hàn, Nhật, NATO..  sẽ phải đóng góp thêm, nước Mỹ sẽ không giữ vai trò lãnh đạo như xưa. …Đường lối của ông khiến nhiều nước bạn Hoa Kỳ nhất là tại Á châu, Âu châu hết sức lo ngại vì họ sắp bị bỏ rơi hàng loạt….Nhưng theo thăm dò được biết bà Clinton có tỷ lệ ủng hộ cao hơn ông Trump rất nhiều khiến họ an tâm, chính sách sẽ không thay đổi.

Đùng một cái bản tin ông Trump thắng cử khuya ngày 8-11-2016 được loan ra y như quả bom nguyên tử nổ tung rung chuyển cả trời đất, các nước đồng minh nơm nớp sợ. Để trấn an,  mấy hôm sau ông Trump gọi điện thoại cho bà Phác Cận Huệ xác nhận Mỹ vẫn bảo vệ Nam Hàn, Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe vội sang thăm ông Trump tại New York….không thấy có dấu hiệu gì Mỹ sẽ bỏ bạn cũ..

Lên làm Tổng thống, vì từ bỏ Hiệp định thương mại TTP, Hiệp định khí hậu Paris.. ông Trump đã bị thế giới chỉ trích, lên án là vô tích sự, từ bỏ vai trò lãnh đạo giao đại lộ thênh thang cho Trung Cộng, dành cho nước này món quà to lớn….Từ nhiều tháng qua, cho tới nay người ta vẫn thường chê bai, lên án Donald Trump vì chỉ lo cho Mỹ nên đã lơ là vai trò lãnh đạo, trên thực tế nhiều người hiểu sai vì vô tình hoặc cố ý chủ trương, lời tuyên bố của ông. Thí dụ ông nói các nước trong khối NATO phải tăng Ngân sách quốc phòng lên 2% Tổng sản lượng của họ, người ta lại nói ông đòi các nước phải tăng đóng góp chi phí cho NATO lên 2% TSL kinh tế.

Nay theo số thống kê 2015(1) toàn bộ  ngân sách quốc phòng của các nước khối NATO là 904 tỷ (Mỹ kim), riêng Mỹ NSQP là 595 tỷ (gần 600 tỷ), khoảng 3% TSL. Ngân sách QP của 28 nước hội viên (không kể Mỹ) là 304 tỷ như vậy Mỹ đã gánh gần hết trách nhiệm của NATO vì NSQP của Mỹ gấp hai lần NSQP của 28 nước kia cộng lại. Nay chỉ có 4 nước hội viên đóng đủ 2% TSL cho NSQP (Estonia 2.16% (thuộc địa cũ Nga), Hy Lạp 2.38%, Ba Lan 2%, Anh 2.21%) nên Mỹ yêu cầu họ tăng NSQP để tự bảo vệ hơn lên cho chính họ trước và để bớt gánh nặng cho Hoa Kỳ.

Lại nữa đây không phải là ý kiến chủ trương mới của TT Trump mà đã có từ chính phủ trước nhưng họ chỉ nhắc sơ qua, còn ông làm mạnh hơn, chính phủ trước nói ra thì không sao, ông Trump nói ra là có chuyện.

Trung Cộng sẽ lãnh đạo Thế giới

Trước hết chúng ta hiểu, hoặc định nghĩa thế nào là lãnh đạo thế giới: Vatican chỉ là một quốc gia rất nhỏ nhưng lãnh đạo một tôn giáo lớn trên thế giới, Thụy Điển, một nước nhỏ dân số chừng 10 triệu nhưng dã lãnh đạo thế giới về giải thưởng Nobel mà nay không có giải thưởng nào cao quí bằng. Thành Vienne Áo Quốc là Thủ đô âm nhạc cổ điển Âu châu và cả thế giới.

Sự thực không phải vì TT Trump từ bỏ vai trò lãnh đạo khiến Trung Cộng lên ngôi siêu cường như nhiều nhận định đăng trên BBC, RFI hiện nay, mà nhiều tác giả đã tiên đoán vai trò của Trung Cộng từ một, hai thập niên trước. Cách đây trên 20 năm, cựu Bộ trưởng Quốc phòng McNamara đã nhận định:

“Giữa thế kỷ sau, một số quốc gia mà chúng ta gọi là thuộc thế giới Thứ Ba sẽ phát triển phi thường về dân số và kinh tế mà sẽ trở thành động lực lớn trong bang giao quốc tế …Nếu Trung Cộng có tham vọng thực hiện được mục tiêu kinh tế của họ vào thập niên  2,000 và giữ được tỷ lệ tăng trưởng cao trong nửa thế kỷ sau, khối dân số 1 tỷ 6 của họ sẽ có một lợi tức  và ảnh hưởng tới các nước Tây Âu giữa thế kỷ 20. Tổng sản lượng kinh tế (GDP) sẽ vượt qua Mỹ, Tây Âu, Nhật hay Nga. Trung Cộng sẽ là một siêu cường đáng gườm….”(2)

Gần 10 năm qua nhiều tác giả đã cảnh báo về vai trò lãnh đạo mới của Trung Cộng như ký giả Anh Martin Jacque năm 2009 xuất bản cuốn The Rise of the Middle Kingdom and the End of the Western World: Sự Hưng Thịnh Của Trung Hoa Và Ngày Tàn Của Tây Phương. Khi in tại Mỹ nó đổi tên là “When China Rules the World: The End of the Western World and the Birth of a New Global Order” “Khi Trung Cộng Thống Trị Thế Giới: Ngày Tàn Của Tây Phương Và Sự Ra Đời Của Trật Tự Mới trên Thế Giới” Tác giả lý luận Trung Cộng nắm ưu thế sẽ thay đổi cục diện chính trị và văn hóa thế giới.

Nhưng cũng có tác giả, ký giả khác lại phản bác nhận định trên: Will Hutton, người Anh tác giả của “The Writing on the Wall: China and the West in the 21st Century” Viết Trên Tường: Trung Cộng Và Tây Phương Trong Thế Kỷ 21, xuất bản năm 2007. Ngày 21-6-2009 ông Will Hutton viết trên tờ Observer nhận xét rằng ngay tựa đề cuốn sách của Martin Jacques có vấn đề, Trung Quốc không có triển vọng nào để thống trị thế giới. Chính sách độc tài của họ là một nhược điểm, mô hình kinh tế Trung Cộng nay chủ yếu dựa trên xuất khẩu và tiết kiệm không thể tồn tại mãi. Và để thay đổi điều này cần có sự thay đổi về chính trị. Theo ông Tây Phương vẫn sẽ dẫn đầu thế giới trong tương lai.

Tôi xin nói lần lượt các lãnh vực kinh tế, quân sự, chính trị xã hội

Kinh tế

Trong mấy thập niên vừa qua, kinh tế Trung Cộng đã tiến vượt bực, tỷ lệ tăng trưởng trung bình 10 chấm khiến Tổng sản lượng kinh tế của họ nay (2017) gần 12,000 tỷ Mỹ Kim (11,937 tỷ), bằng hơn một nửa của TSL Mỹ (19,360 tỷ), hiện nay Trung Cộng là nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới.

Xin có vài nét

Năm 1952  Tổng sản lượng Trung Cộng rất khiêm tốn, chỉ có 30 tỷ Mỹ kim thôi, đến 1962 tức mười năm sau TSL tăng khiêm tốn lên 47 tỷ, năm 1972 tăng 113 tỷ, năm 1983 (10 năm sau) tăng thành 304 tỷ. Như vậy trong 30 năm từ 1952 tới 1983 TSL Trung Cộng tăng tư 30 tỷ tới 304 tỷ hay nói khác đi từ bạc chục tới bạc trăm.

Mười năm sau tức 1993 TSL của họ tăng lên 619 tỷ, bước sang thập niên 2000 kinh tế của họ bắt đầu đi hia bẩy dặm, 10 năm sau tức 2003 TSL lên 1,660 tỷ (một ngàn 660 tỷ), tới 2013 lên 9,611 tỷ (9 ngàn 611 tỷ) và bây giờ năm 2017 TSL của họ lên gần 12 ngàn tỷ.(3)

So sánh với Tổng sản lượng Mỹ-Hoa từ 1970 tới nay ta thấy Hoa Lục tiến rất nhanh từng thập niên

Năm 1970 TSL Mỹ là 1,075 tỷ. TSL Trung cộng  89 tỷ

Năm 1980 TSL Mỹ  2,862  tỷ. TSL TC lên 305 tỷ

Năm 1990 TSL Mỹ 5,979 tỷ,   TSL TC lên 398 tỷ

Năm 2000 TSL Mỹ 10,284 tỷ, TSL TC lên 1,214 tỷ

Năm 2010 TSL Mỹ 14,964 tỷ, TSL TC lên 6,066 tỷ

Năm 2015 TSL Mỹ 18,036 tỷ, TSL TC lên 11,158 tỷ

(GDP in the United States and leaders)

Về tỷ lệ tăng trưởng ta thấy từ 1992 tới đầu thập niên 2000 tăng trưởng khoảng hơn 10 chấm, từ 2002 tới 2012 cũng vậy, hơn 10 chấm, nhưng từ 2012 tới nay chậm lại từ 7.9 tới 6.9. Từ ngày theo kinh tế tự trường vào năm 1978, Trung Cộng là một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới (Wikipedia Economy of China, China’s Historical GDP for 1952 –present)

Nay tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ tuy cao hơn mấy năm trước nhưng chỉ ở mức 3%, còn thua Trung Cộng nhiều, người ta dự đoán nếu cứ chênh lệch như thế, có thể 10 hoặc 15 năm Trung Cộng sẽ trở thành nên kinh tế lớn nhất thế giới.

Kinh tế Hoa Lục nay dựa trên xuất cảng, năm 2017 tổng cộng 2. 26 ngàn tỷ (Mỹ Kim), trong đó  94% là hàng sản xuất công nghiệp tới các nước theo tỷ lệ: Mỹ 18.3%, khối Liên Âu 16.1%, Hồng Kông 13.8%, Nhật 6.1%, Nam Hàn 4.5%, các nước khác 41.2%.

Hoa Lục nhập cảng 1.84 ngàn tỷ theo tỷ lệ Liên Âu 13.1%, Nam Hàn 10%, Nhật 9.2%, Đài Loan 8.8%, Mỹ 8.5%, các nước khác 50.4%

Người ta nói nay họ là một công xưởng lớn sản xuất đồ tiêu dùng cho cả thế giới.

Peter Navarro, tác giả cuốn Death by China đã nhận định Trung Cộng vi phạm mậu dịch quốc tế bằng trợ cấp xuất cảng bất chính, chính sách tiền tệ ma mãnh khiến hàng Tầu tràn ngập thị trường Hoa Kỳ (illegal export subsidies and currency manipulation, effectively flooding the U.S. markets”). Ông nói các công ty Mỹ không thể cạnh tranh được vì họ không cạnh tranh với các công ty Tầu mà phải cạnh tranh với chính phủ Trung Cộng (American companies cannot compete because they’re not competing with Chinese companies, they’re competing with the Chinese government.”)

Hàng Hoa Lục rẻ nhờ:

-Khối nhân công rẻ mạt của đất nước một tỷ ba người

-Trợ giúp của chính phủ

-Chính sách hạ giá đồng Nhân dân tệ

-Xử dụng nguyên liệu bẩn, rẻ và độc hại như than

– Ăn trộm ăn cắp kỹ thuật Mỹ, Tây phương, Nhật…

Những động cơ sản xuất trên khiến cho hàng hóa rẻ mạt của họ tràn ngập khắp nơi, có khi rẻ gấp hai, gấp ba hàng Mỹ. Hoa Lục luôn cho gián điệp kinh tế theo dõi ăn trộm ăn cắp thông tin kỹ thuật để sản xuất hàng cạnh tranh. Chính sách mậu dịch của họ bất chính, gian trá theo kiểu Cộng sản da vàng khác với đường lối chính qui của Tây phương. Mặc dù đã được vào WTO từ lâu, Hoa lục lợi dụng sự ngây thơ, dễ dãi của Mỹ và các nước giầu để trục lợi bất hợp pháp

Kinh tế Hoa Lục nay công nhận quyền sở hữu tài sản tư nhân, đồng thời nhà nước vẫn nắm quyền trong các lãnh vực chiến lược như kỹ nghệ nặng, sản xuất năng lượng. Doanh nghiệp tư nhân mở rộng mạnh mẽ với khoảng 30 triệu doanh nghiệp. Theo báo cáo của Đại học Bắc kinh cho biết năm 2012, 1% số gia đình giầu có tại Hoa Lục lại chiếm 1/3 (một phần ba) giá trị tài sản toàn quốc, khoảng 25% (một phần tư) gia đình nghèo chỉ chiếm 1% giá trị tài sản toàn quốc, chênh lệch giầu nghèo thật ghê sợ, tồi tệ. Kể từ khi bắt đầu tự do hóa kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới

Tuy nhiên mặt trái của nó cho thấy nên kinh tế đứng thứ nhì trên thế giới này có nhiều trò thiếu nghiêm chỉnh, ma mãnh để đạt mục tiêu nhanh nhất. Nay họ Tập vội vã đưa Hoa Lục lên hàng đầu về kinh tế y hệt như kế hoạch nhẩy vọt thập đầu niên 60 dưới thời Mao Trạch Đông.

Họ bị thế giới chỉ trích lên án mạnh vì chế tạo hàng nhái, hàng giả, có tới 90% hàng nhái, giả trên thế giới do Hoa Lục làm ra. Những nhãn hàng từ hạng thấp đến hạng cao được làm nhái bầy bán công khai rất rẻ, họ nhái lại những hiệu sản phẩm nổi tiếng trên thế giới.  Kỹ nghệ Trung Cộng liên hệ tới tội phạm giả hiệu và hiện hữu nhiều đường dây buôn lậu, số hàng giả, nhái của họ chiếm tới 70% hàng giả trên thế giới trong khoảng từ 2008-2010.

Tại Mỹ 87% hàng giả bị chính phủ bắt được làm ở Hoa Lục, tại Bắc Kinh hàng giả được bán công khai với qui mô lớn, chính quyền chỉ cấm đoán bắt bớ cho có lệ.

Nay kinh tế Hoa Lục chỉ nổi bật so với các nước tân tiến ở Tổng sản lượng quốc gia lớn và tăng trường (growth) mạnh nhưng khoa học kỹ nghệ còn yếu kém. Cách đây khoảng 5, 6 năm, một đảng viên cao cấp Trung Cộng nói nếu họ bị cấm vận thì công nghiệp sẽ bị ngưng hoạt động vì vẫn phải nhập khẩu các linh kiện, ngay cả TV cũng phụ thuộc nhập cảng linh kiện

Về kỹ nghệ chế tạo xe hơi họ nay Trung Cộng sản xuất về số lượng rất lớn, từ 2009 số xe hàng năm của họ được làm nhiều hơn cả số xe của Liên Âu, Mỹ và Nhật cộng lại, nhưng phẩm chất thì không thể sánh được. Khoảng 4, 5 năm trước báo VN đăng hình một chiếc xe hơi Tầu tại Sài Gòn bị tụt hai bánh sau, luôn cả trục giữa đường phố. (4). Hoa Lục cũng lắp ráp nhiều xe ngoại quốc nổi tiếng (làm gia công)

Từ 2012, xe hơi xuất cảng của Hoa Lục khoảng 1 triệu cái mỗi năm và ngày càng tăng hơn, phần nhiều bán cho các nước đang lên như Afghanistan, Algeria, Brazil, Cile, Ai Cập, Iraq, Iran, Libya, Bắc Hàn, Phi Luật Tân, Nga, Nam Phi hay Syria. Xe của họ rẻ bằng nửa giá các nước khác như Toyota chẳng hạn, họ chế xe theo thiết kế của các nước khác và lắp ráp, họ làm rẻ, không an toàn. Về mặt phẩm tuy có cải thiện nhưng phải tới 2018 mới hy vọng sánh được với xe nhiều nước khác.

Một khách du lịch Pháp gốc Việt sang Trung Cộng và nhận xét

“Đại đa số xe hơi toàn các hiệu xịn, nhập từ nuớc ngoài cũng có, ráp tại nội địa cũng có.”(5)

Như vậy xe cộ bên Trung Hoa đa số là xe sang nhưng do nhập cảng hay lắp ráp trong nước, họ không tự chế được xe riêng hoặc chỉ một số ít”

Ông du khách cho biết các thành phố lớn chỉ là cảnh phồn vinh giả tạo. Hoa Lục được gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế WTO từ 11-12-2001. Song song với nỗ lực gia tăng sản lượng để xuất khẩu kiếm lời, họ đưa ra quốc sách đánh cắp thông tin, kỹ thuật của Mỹ cũng như các nước tân tiến khác trên thế giới

Với đà tăng trưởng kinh tế vượt trội Mỹ như hiện nay, có thể 5 hay 10 năm Tổng sản lượng của Hoa Lục vượt và hơn Mỹ được không? Khi hai xe chạy cùng chiều, chiếc xe chạy sau tốc độ nhanh hơn xe trước thì nó sẽ đuổi kịp rồi qua mặt. Trên thực tế khoảng giữa và cuối thập niên 80, người ta tiên đoán Nhật là siêu cường kinh tế vượt qua Mỹ vì tăng trưởng của họ cao hơn nhưng cuối cùng nay Nhật vẫn còn thua xa Mỹ.

TSL của họ nay (2017) vào khoảng 60% TSL Mỹ, tăng trưởng gấp hai Mỹ, cho dù TSL của Trung Cộng sẽ bằng và vượt TSL Mỹ trong thập niên sắp tới, họ có thể lãnh đạo kinh tế Thế giới được hay không? Chúng ta cần chú ý kinh tế Hoa Lục sẽ có thể  vượt Mỹ về TSL mà thôi, nghĩa là về Số Lượng nhưng về  phẩm chất thì còn lâu lắm mới có thể bằng Mỹ.  Trên thực tế cho dù họ đạt được mơ ước là nền kinh tế lớn nhất thế giới về TSL nhưng một nền kinh tế không phải chỉ đánh giá bằng TSL vì nó còn vấn đề khoa học công nghiệp, sản xuất kỹ nghệ nặng, mức sống người dân…

Về lợi tức theo đầu người nay Hoa Kỳ được 59,000 Mỹ kim gấp khoảng 7 lần Hoa Lục, đứng thứ 7 trên thế giới Trung Cộng được 8,500, thứ 72. Hoa Lục muốn người dân có mức sống ngang với Mỹ còn quá xa vời.

Điểm then chốt sống còn của kinh tế Hoa Lục là xuất cảng, một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất cảng, một khi bị ngăn chận vì chính trị, kinh tế hoặc một lý do nào khác sẽ tạo thất nghiệp khủng hoảng. Các nhà lãnh đạo Hoa Lục tưởng rằng bộ máy kinh tế của họ sẽ vận chuyển ngon lành lý tưởng mãi với thời gian, họ nhầm to, biến chuyển của nền kinh tế không ai đoán trước được. Kinh tế học không phải là khóa học chính xác mà chỉ là một bộ môn khoa học nhân văn có giá trị tương đối.

Nói về khoa học kỹ thuật nay Hoa Lục hiện chưa trưởng thành, còn đưa các gián điệp kinh tế ăn trộm ăn cắp thông tin của Mỹ, Tây phương, Nhật.. thì chưa thể lãnh đạo thế giới về kinh tế. Hàng hóa xuất cảng của họ đa số là hàng tiêu dùng từ trung cấp trở xuống như áo quần, dầy dép, máy móc nhỏ…  Họ hốt bạc nhờ khối nhân lực đông và rẻ, trợ cấp của chính phủ, phá giá đồng Nhân dân tệ, ăn trộm ăn cắp thông tin của các nước tân tiến nên hàng Hoa Lục rẻ không ngờ, có khi gấp hai, gấp ba hàng Mỹ ….Về mặt phẩm, khoa học công nghiệp Hoa Lục còn lâu mới theo kịp Nam Hàn, Nhật Bản, Tây phương vì chưa có sáng kiến nào hơn ngoài đánh cắp thông tin, kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật của họ còn tồi tệ đến độ chưa chế tạo được viên bi thép trên đầu bút BIC vì kỹ nghệ luyện kim còn quá kém.

TT Trump chỉ trích Trung Quốc cướp công việc của người Mỹ, mỗi năm họ kiếm lời của Mỹ 300 tỷ đô nhờ mậu dịch dối tra, ma mãnh,  cứ ba năm họ gửi ngân hàng gần một nghìn tỷ của Mỹ (mua công khố phiếu)

Thời TT Bush con, Mỹ đã mất 2.4 triệu việc làm vào tay Hoa Lục ba tháng đầu năm 2011, kinh tế TC tăng rất nhanh khiến 14,4 triệu người Mỹ mất việc.

Khác với sự “lạc quan” của ông bộ trưởng tài chính, TT Trump cho rằng Mỹ không thể chịu nổi nữa khi thâm hụt thương mại lên tới 500 tỷ USD hàng năm như hiện nay và rằng 40 năm qua, Mỹ đã thiệt thòi quá nhiều.

Quân sự

Trang Hỏa lực toàn cầu(6) đã xếp hạng thứ bậc các nước về quân sự trên thế giới, họ dựa trên khả năng tác chiến qui ước cả về Hải, Lục, Không quân cũng như tài nguyên, địa lý, tài chính của nước ấy. Mười nước đứng đầu về quân sự gồm Hoa Kỳ, Nga, Trung Cộng, Ấn Độ, Pháp, Anh, Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Ý…. Sau đó Nam Hàn thứ 11, Ai Cập thứ 12… Do Thái 16… Đài Loan 19, Bắc Hàn thứ 23…

Từ 1992 tới  2002 Ngân sách quốc phòng Hoa Lục tăng khiêm tốn từ 7 tỷ tới 20 tỷ, nhưng 10 năm sau NSQP của họ tăng vọt gấp hơn 5 lần(7): năm 2002 tới 2012 tăng từ 20 tỷ tới 107 tỷ. Những con số này do Hoa Lục đưa ra. Họ càng phồn thịnh về kinh tế lại càng tăng cường quân sự khiến Mỹ, các nước Đông nam Á lo ngại. Những năm gần đây thời Tập Cận Bình họ cũng tăng NSQP với tỷ lệ cao: Năm 2014 NSQP là 132 tỷ, năm sau 2015 lên 141 tỷ, năm 2016 lên 147 tỷ, năm 2018 lên 175 tỷ.

Từ đó người ta nhận ra sự sai lầm của Mỹ và Tây phương, họ tưởng là canh tân nước Tầu cho thịnh vượng nó sẽ từ bỏ Cộng Sản độc tài để trở thành Quốc gia dân chủ tự do. Người Mỹ cuối cùng đã đi từ sai lầm này tới sai lầm khác.

Vũ khí Nguyên tử

Năm 1964 Trung Cộng thử bom nguyên tử lần đầu tiên, năm 1967 họ thử bom khinh khí lần dầu. Vào năm 2015 Mỹ ước lượng Hoa Lục có vào khoảng 260 đầu đạn NT (warhead) trong kho(8).

Số đầu đạn nguyên tử của Hoa Lực so với Mỹ thật là một trời một vực:  Mỹ là nước đầu tiên và duy nhất nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử, các nước khác chỉ đánh cắp tài liệu như Nga, Trung Cộng hoặc được Mỹ giúp… Từ 1940 tới 1996  Mỹ đã chi 8,890 tỷ đô la (theo giá tiền ngày nay) trong việc chế tạo vũ khí nguyên tử. Từ 1945 Mỹ đã chế tạo khoảng hơn 70,000 đầu đạn nguyên tử, nhiều hơn tổng số đầu đạn nguyên tử của các nước trên thế giới cộng lại(9). Kho vũ khí NT của Mỹ nhiều nhất là 31,355 đầu đạn vào năm 1967, nay chỉ còn 4,018.

Không lực

Mỹ có tổng cộng 13,444 phi cơ quân sự đứng đầu thế giới về số lượng, (chưa kể 6,084 trực thăng và 957 trực thăng chiến đấu). Số máy bay của Mỹ gần bằng số máy bay của 9 cường quốc đứng đầu về không quân trên thế giới cộng lại (15,000). Trung Cộng có 2,942 chiếc đứng vào hàng thứ ba sau Nga (thứ nhì 3,547 chiếc). Máy bay của Trung Cộng từ 1949 cho tới thập niên 80 do Nga chế tạo hoặc xây dựng hạ tầng cơ sở.

Cuối thập niên 80, năm 1987 không quân Trung Cộng thiếu kỹ thuật trầm trọng nhất là so với đối thủ không lực Sô Viết, họ cần có phi cơ tân tiến hơn, máy bay chiến đấu mạnh hơn. Tây phương hợp tác với Hoa lục để canh tân không quân, mặc dù Tây phương giúp đỡ họ nhiều thập niên 80 để chông Sô viết nhưng tới 1989 mọi sự viện trợ, giúp đỡ bị cắt hết vì vụ đàn áp đẫm máu Thiên An Môn. Sau khi Sô Viết sụp đổ 1991, Liên bang Nga trở thành nguồn cung cấp chính về vũ khí cho Hoa Lục(10).  Theo báo cáo của Ngũ Giác Đài năm 2015, Không quân Trung Cộng có khoảng 600 máy bay  tối tân (trong số gần 3,000 phi cơ), còn lại là những phi cơ cũ phần lớn do Nga chế tạo hoặc giúp sản xuất.

Thập niên 50,  60 Trung Cộng được Nga xây dựng các cơ sở sản xuất kinh tế cũng như quân sự, thời gian này Hải quân Hoa Lục được chuyên gia Sô Viết giúp đỡ, cố vấn xây dựng kỹ thuật. Cho tới những năm 1987, 88…Hải Quân Hoa Lục phần lớn chỉ là giang đĩnh chạy trên sông lạch sông ngòi và tầu duyên phòng, riverine and littorial force (tức brown-water navy). Nhưng thập niên 1990 khi Sô Viết sụp đổ, Trung Cộng không phải lo đương đầu tại biên giới (Nga-Hoa) mà hướng về phía biển đông. Năm 2009, tức 8 năm trước đây họ mới hướng Hải quân về đại dương (green-water navy)(11), trước thập niên 1990 Hải quân của họ chỉ có vai trò phụ thuộc. Như vậy từ 1992 Hoa Lục từ bỏ Hải quân nước nâu (sông ngòi) để hướng về Hải quân nước xanh (đại dương) vì không còn phải lo đối đầu với Sô Viết tại biên giới. Về số lượng tầu hải quân, Hoa Lục nhiều hơn Mỹ nhưng còn trong tình trạng lạc hậu không những với Mỹ mà cả với Hải quân Nhật. Cách đây khoảng bốn năm, báo trong nước, Hải ngoại cho biết một ông Tướng 4 sao Nhật chê Hải, Không quân Trung Cộng còn lạc hậu về huấn luyện, kỹ thuật từ 10 tới 20 năm so với Nhật. Trung Cộng mới canh tân Hải quân từ 2009 tới nay, trước đây vẫn xử dụng những tầu cũ kỹ do Sô Viết chế tạo

Năm 1998 Trung Cộng mua lại một tầu cũ của Ukraine, đến năm 2011 họ cho đóng xong thành Tầu sân bay đầu tiên (Liêu Ninh). Đây chỉ là Hàng không mẫu hạm loại nhỏ trọng tải 33,000 tấn chỉ bằng 1/3 HKMH Mỹ, chỉ dùng để huần luyện.

Chính trị, xã hội

Muốn lãnh đạo chính trị, một cường quốc phải có những ưu điểm nổi bật như các nước Mỹ, Anh, Pháp..  Họ có một nên dân chủ tự do kiểu mẫu, công bằng, tôn trọng nhân vị, nhân quyền, nhân phẩm con người… Phải có những giá trị tinh thần cao đẹp để các nước khác ngưỡng mộ, kính nể,  học hỏi…Chẳng lẽ lãnh đạo thế giới để làm gương cho các nước khác bằng cái chế độ độc tài đảng trị đàn áp nhân quyền, nhân phẩm con người thì không những chẳng có ai muốn học hỏi, mà còn lên án chửi rủa nữa là khác.

Một siêu cường muốn lãnh đạo thế giới về xã hội, văn hóa… trước hết phải có nên văn minh nhân bản, trật tự, kỷ luật, tôn trọng quốc tế công pháp…không thể là một nước coi thường luật lệ chung của nhân loại. Một điều khó hiểu là cách đây mấy ngàn năm, nước Trung Hoa cổ truyền bá văn minh cho các nước Hàn, Nhật.. Họ dậy các dân tộc Hàn, Nhật.. cầy cấy, dệt vải, chữ nghĩa, văn học, thi ca…nhưng nay Hoa Lục trên thực tế về tổ chức xã hội không văn minh bằng Nam Hàn,  Nhật Bản.. về nhiều phương diện. Xã hội Nhật tổ chức chặt chẽ kỷ luật hơn xã hội Hoa Lục nhiều

Trên thực tế xã hội Trung Hoa ngày nay luộm thuộm, môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Du khách Hoa Lục bị các nước chỉ trích là thiếu tế nhị, cần học tập nếp sống văn minh khi ra ngoại quốc. Hoa Kỳ có nhiều trường đại học danh tiếng được sinh viên các nước theo học, ái nữ chủ tịch Tập Cận Bình du học tại Harvard. Trung Cộng chẳng bao giờ theo kịp Mỹ về phương diện giáo dục.

Kết Luận

Trung Cộng có thể đuổi kịp Hoa Kỳ về Tổng sản lượng chưa thể thành lãnh đạo kinh tế thế giới. Một nước lãnh đạo kinh tế thế giới cần phải có khả năng bao vây kinh tế các nước khác như Hoa Kỹ đã làm.

Họ chưa đủ trình độ khoa học cao để có thể chế tạo các mặt hàng điện tử tinh vi như Nam Hàn hoặc xe hơi như Nhật, Đức. TV, điện thoại tinh khôn của Nam Hàn nổi tiếng trên thế giới hiện nay mang lại cho đất nước nhiều lợi nhuận, trong khi xe Toyota Camry của Nhật bán chạy nhất nước Mỹ, xe Toyota Corolla bán chạy nhất thế giới. Tăng trưởng kinh tế Trung Cộng cao không phải vì sản xuất được những mặt hàng tốt như Nam Hàn, Nhật mà nhờ khối nhân công rẻ và chính sách gian giảo, không nghiêm túc của chính phủ về tiền tệ, trợ cấp, dùng nhiên liệu xấu, đánh cắp thông tin công nghiệp…

Điểm then chốt là khoa học kỹ nghệ của Trung Cộng còn thấp, một siêu cường kinh tế không thể rình rập ăn trộm ăn cắp thông tin các nước tân tiến mà phải có nhiều bằng phát minh, sáng chế và sản xuất hàng kỹ nghệ nặng, hàng điện tử tinh vi, cần có nhiều nhà bác học để nghiên cứu phát minh, hướng dẫn sản xuất đi lên.

Trên thương trường quốc tế, họ không bao giờ có khả năng đóng máy bay lớn như Boeing, Airbus của Mỹ và Tây Âu…

Tựa đề của bài viết có tên tác giả và tên báo Tuổi Trẻ của Đảng Nhà Nước CSVN ra 03/04/2018 trên online.  Trung Quốc được gọi là một đại công xưởng của thế giới, nhưng chỉ đi gia công cho nước khác. Chuyện dưới đây trích trong quyển sách “China’s Great Wall of Debt” của tác giả Dinny McMahon. Trung Quốc làm ra 80% bút bi của thế giới hàng năm, nhưng theo Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường, không cây viết nào đạt chuẩn vì họ không thể luyện kim tinh vi, Trung Quốc không có khả năng chế tạo viên bi thép bé xíu ở đầu ngòi viết nên đã phải nhập cảng viên bi từ Nhựt, Đức.. TQ có 3.000 nhà sản xuất bút bi, cả 3.000  đều phải nhập cảng hầu hết viên bi họ cần từ Đức và Nhật Bản,(12) Môt cường quốc kinh tế mà chưa làm nổi viên bi cây viết BIC thì chưa thể tiến lên lãnh đạo kinh tế toàn cầu vì khoa học còn kém, luyện kim chưa đủ tiêu chuẩn.

Về quân sự, mặc dù Hoa Lục gia tăng ngân sách quốc phòng nhưng chưa biết đến bao giờ có thể lãnh đạo thế giới về quân sự. Tổng sản lượng kinh tế của họ tăng mạnh, cho dù bằng hay vượt qua Mỹ họ cũng không thể ngang hàng Mỹ về quân sự.

Nay TSL Hoa Lục 11,937 tỷ gấp 8 lần TSL Nga (1,469 tỷ), dân số Tầu (1 tỷ 3) gần gấp 10 lần Nga (145 triệu) nhưng vẫn đứng sau Nga về quân sự (nhất Mỹ, nhì Nga, ba Trung Cộng) vì ngoài kinh tế còn những tiêu chuần khác như kho vũ khí, số lượng và nhất là trình độ khoa học quốc phòng. Nga không bằng Mỹ về khoa học kỹ thuật nhưng hơn hẳn Hoa Lục, từ thập niên 50 Sô Viết đã giúp Trung Cộng mở mang các cơ sở Quốc phòng, chế tạo vũ khí. Nay Ngân sách quốc Phòng của Mỹ 700 tỷ khoảng gấp 4 lần NSQP Hoa Lục(13)

Một nước lãnh đạo quân sự cần phải có nhiều căn cứ trên thế giới, nhiều hạm đội đóng tại Á châu, Âu châu, Trung Đông…như Hoa Kỳ, có khả năng can thiệp nhanh chóng mọi nơi, nay Trung Cộng chưa biết đến bao giờ mới có. Muốn có đạo quân viễn chính để can thiệp những nơi xa xăm họ chưa có hạm đội mạnh, nhất là Hàng không mẫu hạm để đưa hỏa lực không quân tới yểm trợ. Hải quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng tháng 12-1941 đã mở màn cho thời đại Tầu sân bay. Nay Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về Hàng không mậu hạm với 10 chiếc khổng lồ 100 ngàn tấn, khả năng chở từ 80 phi cơ trở lên, ngoài ra thêm 2 chiếc trừ bị và 9 cái loại trung bình cho trực thăng và phản lực lên thẳng.

Năm 2002 Trung Cộng mua một tầu cũ của Ukraine về đóng thành tầu sân bay Liêu Ninh năm 2011, một loại nhỏ 33,000 tấn chỉ dùng để huấn luyện. Hiện họ đã đóng thêm một HKMH khác chưa đưa vào xử dụng và dự định đóng thêm vài tầu  nữa. Họ mới canh tân Hải quân gần đây chưa được 10 năm. Ý thức được tầm quan trọng của Tầu sân bay, Trung Cộng cho đóng thêm để hy vọng đưa Hải quân của họ đi viễn chinh cạnh tranh với Mỹ.

Nay Hải quân Trung Cộng còn lạc hậu so với Hải quân Nhật, so với Mỹ tầu sân bay Hoa Lục chỉ ở giai đoạn tập sự. Hải quân Mỹ ví như một ông lão già thì Hải quân Hoa lục chỉ là một đứa trẻ lên 5, lên 10, không biết đến bao giờ mới đuối kịp Mỹ. Từ sau Thế chiến Mỹ đã xây dựng một lực lượng Hàng không mẫu hạm hùng mạnh, lớn nhất thế giới mà không quốc gia nào có thể thực hiện được vì nó vô cùng tốn kém và đòi hỏi một trình độ khoa học quốc phòng rất cao. Ngân sách Quốc phòng Nga, Anh, Pháp…vào khoảng trên dưới 50 tỷ, trong khi chi phí đóng một HKMH mới của Mỹ vào khoảng 13 tỷ. Siêu cường Nga chỉ có một HKMH hạng trung bình, bằng một nửa tầu Mỹ, các nước khác chỉ có những tầu loại nhỏ, chở được vài chục máy bay,  lỗi thời, cũ kỹ chỉ có tính tượng trưng cho vui thôi.

Trung Cộng chưa biết đến kiếp nào mới lãnh đạo thế giới về quân sự vì vẫn chủ trương quốc sách đánh cắp thông tin, bí mật quốc phòng của Mỹ và các nước tân tiến khác.

Về xã hội, ông Phan Cao Tri, người Pháp gốc Việt mới du lịch nước Tầu về cho biết trộm cắp móc túi thịnh hành. Xe hơi chạy ẩu không nhường cho khách bộ hành, số nạn nhân bị xe cán chết như rươi mỗi ngày.

Xử dụng nhà vệ sinh phải mang theo giấy đi cầu, 90% nhà cầu bên Tầu không có giấy chùi. Các nhà hàng, khách sạn.. sở dĩ không có giấy vì hễ để cuộn giấy ra là họ ăn cắp ngay. Dân còn quá nghèo mặc dù nhà nước cho biết lợi tức theo đầu người của họ khoảng hơn 8,000 Mỹ kim, những con số do các nước  CS đưa ra không đáng tin cậy. Các nhà cầu, vệ sinh tại các khách sạn và các địa điểm du lịch lớn: bảo tàng viện, quảng trường Thiên An Môn, Tử Cấm Thành dơ bẩn tồi tệ đến mức khách du lịch phải hết hồn bỏ chạy. Rất nhiều du khách đi Tầu về đã nhận xét như vậy.

Người dân còn nhiều hủ tục lạc hậu, ra đường khạc nhổ trên vỉa hè, lối đi.

Thực ra những lời kể trên đã được rất nhiều du khách sang Tầu nhận xét y như vậy, họ đều cho rằng đời sống người dân nhất là tại miền quê còn nghèo và lạc hậu không văn minh như người ta tưởng.

Năm 1949, 50 người Mỹ đã sai lầm để mất Trung Hoa vào tay Cộng Sản khiến cho đất nước vĩ đại này đã chìm đắm trong cảnh cơ hàn khốn khổ triền miên. Họ mới ngóc đầu được gần đây nhờ mở rộng giao thương và sự giúp đỡ của Mỹ, Tây phương. ..Năm 1950 nếu Trung Hoa Dân Quốc còn tồn tại cho tới ngày nay, nước Tầu đã có bộ mắt văn minh tiến bộ gấp bội lần.

 (1) Wikipedia- Member states of NATO

(2) Robert S. McNamara, In Retrospect, The Tragedy and Lessons of Vietnam, trang 325

(3) Wikipedia, Economy of China, China’s Historical GDP for 1952 –present

(4) Wikipedia, Automotive industry in China

(5) Phan Cao Trí,  Du lịch xứ Tầu

(6) http://www.globalfirepower.com

(7) Wikipedia: Military budget of China

(8) Wikipedia- China and weapons of mass destruction

(9)Wikipedia -Nuclear weapons and the United States

(10) Wikipedia, People’s Liberation Army Air Force

(11) Wikipedia, People’s Liberation Army Navy

(12) Vi Anh, TQ Khổng Lồ Mà Không Làm Được Viên Bi Cây Viết, Việt Báo

(13) http://www.globalfirepower.com

 

Cậu Ủn: một trường hợp «đột biến» ngoạn mục ? – Nguyễn thị Cỏ May

Gọi Chủ tịch Kim Jong-in là Cậu Ủn để thấy sự trưởng thành, sự vi đại thật sự của Cậu như người mang hia 7 dặm cất bước trên đường lập nghiệp. Sau khi gặp Tập Cận Bình, lãnh tụ cường quốc thứ II, cậu Ủn xuống khu phi quân sự bắt tay TThống Nam Hàn nói chuyện về tương lai thống nhứt đất nước, và sẽ bắt tay, nói chuyện tay đôi với ông Trump, TThống đệ I cường quốc Huê kỳ, về quan hệ giữa 2 nước, Nam-Bắc Hàn, tình hình khu vực và thế giới. Mọi chuyện xảy ra trong khoảng thời gian cực ngắn trong lúc sự căng thẳng với Nam Hàn và Huê kỳ tưởng như không bao giờ kết thúc nếu không có chiến tranh bùng nổ.

Nhưng ngày mai sẽ như thế nào, phải chờ coi. Hiện tại rất đáng làm cho mọi người cảm thấy nhẹ nhỏm và quan tâm theo dỏi. Và vị thế lãnh tụ của Cậu cũng qua thời gian ngắn này được cả thế giới hùng hồn xác định.

Nhìn lại 2 nước Triều tiên

Xa xưa, Triều tiên là một nước gồm 3 vương quốc, thường bị 2 nước lớn láng giềng Tàu và Mông-cổ thay phiên nhau xâm lăng thôn tính trong suốt thời gian dài. Nhưng cũng có lúc, Triều tiên độc lập cho tới giữa thế kỷ XIII, bị Mông cổ xâm chiếm lần nữa cho tới giữa thế kỷ XIV mới lấy lại nền độc lập. Từ đây tới thế kỷ XVII, Triều tiên độc lập và thống nhứt. Sau đó, Tàu xâm chiếm, cai trị cho tới cuối thế kỷ XIX.

Tàu và Nhựt đánh nhau, Nhựt thắng, giải thoát Triều tìên khỏi chế độ Tàu nhưng lại trở thành một thứ « đồng minh » phụ thuộc Nhựt. Nhưng khi Thế chiến II kết thúc, Triều tiên bị chia đôi, miền Bắc thuộc Nga và miền nam thuộc Huê kỳ.

Từ nay sự thống nhứt 2 nước Triều tiên trở thành một viển ảnh xa vời. Cũng như nước Đức, cùng hoàn cảnh, nếu thống nhứt, thì sẽ bao giờ và trong những điều kiện nào ?

Nhưng năm 1950, chiến tranh xảy ra ở Triều tiên mà không ở Đức. Phải chăng vì Triều tiên là một nước thống nhứt nhuần nhuyễn gồm nhiều vương quốc, nhiều thành phố còn Đức, trước năm 1871, chưa bao giờ thật sự là một nước thống nhứt ?

Tuy nhiên những xung đột giữa hai miền vẫn được giới hạn nên đã chưa bìến thành một thế chiến. Điều đáng để ý là sự xung đột đó xảy ra dễ dàng và khá hung hăng là do Miền Bắc đề xuất. Cũng như trường hợp Việt nam từ sau năm 1954. Miền Bắc vừa tạm yên vụ cải cách ruộng đất thì lập tức chuẩn bị đem chiến tranh vào Miền Nam. Hồ Chí Minh tuyên bố đốt hết cả dải Trường Sơn đề chìếm lấy Miền Nam cũng làm, không ngần ngại. Làm để phục vụ quyền lợi Quốc tế cộng sản !

Cũng giống như Triều tiên, Việt nam là một nước thống nhứt xuyên suốt tứ Bắc vào Nam. Dân tộc là một, tiếng nói là một và văn hóa là một. Chiến tranh xảy ra hung hản chỉ vì Hồ Chí Minh làm nghĩa vụ cộng sản hóa Miền Nam cho Staline và Mao, tàn sát những người ái quốc không cộng sản, gây thiệt hại dân chúng cả mươi triệu người.

Bắc Việt nam và Bắc Triều tiên, trên đại thể giống nhau, một nước thống nhứt về nhân văn, hơn nữa, rất đặc bìệt cho trường hợp Việt nam, người dân còn gọi nhau là «đồng bào», tức cùng ruột thịt và cả trên tiểu tiết cũng giống nhau là cùng say đắm cái « rất nhỏ khác nhau » mà cả hai cùng mê muội tôn thờ. Đó là chủ nghĩa cộng sản. Bỏ nó là họ thật sự không còn gì cả, không còn chính mình nữa. Nên phải chết sống cho «cái khác nhau bé nhỏ» này mà không ngần ngại đẩy người dân lao vào cuộc chiến làm cho đồng bào chém giết nhau mà hoàn toàn không vì quyền lợi đất nước dân tộc (Le narcissisme de la petite différence de Freud –mê muội cái dị biệc nhỏ).

Triêu tiên sẽ tái thống nhứt?

Theo dỏi cuộc gặp gở giữa hai nhà lãnh đạo Triều tiên, ai cũng nhận thấy thái độ của Cậu Ủn tỏ ra thành thật khi nói về phi hạt nhơn hóa hoàn toàn bán đảo, tái lập hòa bình và tái thống nhứt đất nước. Dĩ nhiên về phía Nam Hàn, TThống Moon Jae-in đã tỏ ra thiết tha về thống nhứt đất nước từ lâu. Cái khao khát này ở ông dễ hiểu vì ông là người Miền Bắc. Nay lớn tuổi nên nổi nhớ quê hương ngày càng thêm thôi thúc ở ông.

Cuộc gặp gở thượng đỉnh đã mở ra một trang sử mới giữa hai Miền Nam-Bắc là điều mà trước đây chỉ vài tháng không ai dám nghĩ tới. Hai nhà lãnh đạo, trong thông cáo chung, đã cùng xác nhận mục tiêu chung là cùng thực hiện hòa bình, chấm dứt sự chia cắt đất nước và sự hiềm khích đã kéo dài hơn sáu thập niên qua.

Nhà lãnh đạo trẻ hứa là không tái diển một quá khứ bất hạnh cho đất nước. Cậu Ủn nói rỏ «Tôi đến đây để chấm dứt thứ lịch sử tranh chấp mà không vì quyền lợi thật sự của đất nước »

Kim Jong-un và Moon Jae-in cùng đưa cao cái bắt tay, một cử chỉ vô cùng biểu tượng ở ngay đường phi quân sự chia đôi bán đảo Triều tiên.

Khi  ông Moon Jae-in tuyên bố với nụ cười mản nguyện “Tôi sung sướng được hội kìến với bạn » trong lúc đó, Cậu Ủn vượt qua đường phân chia Nam-Bắc bằng bê-tông và Cậu là người đầu tiên đặt chơn lên lảnh thổ Nam Hàn từ sau chiến tranh Triều tiên

Theo lời mời của Cậu Ủn, hai nhà lãnh đạo cùng đi vài bước tượng trưng dọc theo đường phân ranh, bên lảnh thổ Bắc Hàn để rồi cùng tới Tòa nhà Hòa bình ở Bàng-môn điếm, nơi trước kia đã ký hiệp ước đình chiến.

Cuộc hội kiến giữa hai nhà lãnh đạo Nam-Bắc minh họa thêm cụ thể sự thư giản khi Cậu Ủn loan báo sẽ tham dự Thế vận hội mùa đông tổ chức vừa rồi ở Nam Hàn. Lời tuyên bố của Cậu đã gây ngạc nhìên cả thế giới.

Lên ngôi năm 2011 nối nghiệp cha, Kim Jong-un quyết tâm dồn nổ lực thực hiện chương trình chế tạo hỏa tiển tầm xa và hạt nhơn hóa Bắc Hàn. Nhưng theo sử gia chuyên về Bắc Hàn, bà Juliette Morillot, khi nói «phi hạt nhơn hóa bán đảo», đó chỉ mới là một khái niệm còn rất mơ hồ.

Cũng như bản thỏa hiệp giữa hai ông Kim và Moon về vấn đề võ khí cũng rất vắn tắt. Có thể Kim muốn đưa ông Trump vào thế phải thảo luận vấn đề võ khí hạt nhơn ở bán đảo này chăng ?

Nhưng thực tế ngày nay, ai cũng phải thừa nhận Bắc Hàn đã đạt được địa vị một nước có võ khí nguyên tử có thể giúp Bắc Hàn làm giảm đi phần nào những áp lực từ phía Trung cộng và đồng thời tạo cho Bắc Hàn tư thế mới để nói chuyện với Huê kỳ. Ở vị thế mới này,  Kim Jong-in đã chủ động đưa ý kiến tham dự thế vận hội mùa đông tổ chức ở Nam Hàn, tuyên bố sẳn sàng gặp ông Trump, thực hiện phi hạt nhân hóa, mời các nước tới quan sát. Một bước đi mới vô cùng ngoạn mục trong ngoại giao của một nước nhỏ.

Từ đây, Băc Hàn sẽ lo phát triển kinh tề để phát triển đất nước, cải thiện đời sống dân chúng.

Hai mươi bảy năm trước đây, phân nửa nước Đức đã từ bỏ cộng sản, sáp nhập qua Tây Đức để trở thành một nước Đức thống nhứt theo chế độ Dân chủ Tự do của thế giới văn minh. Tiến trình giải thể cộng sản và thống nhứt thật ôn hòa, tốt đẹp tuy Đức, trong lịch sử, không có được điều kiện nhân văn như Trìều tiên hay Việt nam.

Mai này, nếu Bắc-Nam Hàn thống nhứt theo mô hình nước Đức, Triều tiên cũng sẽ trở thành một nước mạnh về quân sự, bạo về kinh tế, không còn e dè nước lớn Trung cộng luôn luôn muốn kiềm chế Bắc Hàn dưới trướng của mình phải làm tiền đồn giử an ninh, đồng thời còn từng bước độc lập với Huê kỳ. Trong trường hợp chưa thống nhứt được, hai nước ký kết hợp tác quân sự, Nam Hàn giúp phát triển kinh tế, Bắc Hàn bảo vệ lảnh thổ chung thì cũng thoát khỏi ảnh hưởng của Trung cộng. Mà Cậu Ủn có thật tình ứng sử như tuyên bố hay không ? Nhưng tới đây cũng đủ cho mọi người đánh giá Cậu Ủn là một thanh niên đầy bản lãnh. Có « đột biến » thì đó cũng là thứ « đột biến » cực kỳ thông minh.

Việt nam có điều kiện thoát Trung cộng, độc lập và phát triển hay không ?

Thưa có. Việt nam ngày nay có điều kiện, tuy không được tốt đẹp như Đức hay hai nước Nam-Bắc Hàn. Đông Đức có Tây Đức, Bắc Hàn có Nam Hàn, đều là 2 nước biệc lập, độc lập và phát triển. Việt nam có 1 nước Việt nam Hải ngoại, với hơn 3 trìệu người, GDP cao, trình độ khoa học kỷ thuật ngang hàng với người Mỹ và Âu châu. Ở Âu châu và nhứt là Mỹ, người Việt bắt đầu có chơn đứng trong chánh phủ và quân đội. Vị thế này tuy không đủ mang tính quyết định nhưng có khả năng giúp người việt vận động gây ảnh hưởng tốt cho quyền lợi việt nam khi cần cho việc quan trọng và chánh đáng.

Giờ đây chỉ còn vấn đề là nhà cầm quyền hà nội có đủ can đảm và sáng suốt dám lấy quyết định dựa vào cái thế của Việt nam Hải ngoại mà cởi cái vòng kim cô bắc kinh ném vào thùng rác lịch sử, thật sự trở về với toàn dân hay không ?

Trước giờ, Hà nội thay vì có cái nhìn lớn, lại chỉ thấy Việt nam Hải ngoại là nguồn lợi để tìm cách rút rỉa. Không được thì quậy phá. Đúng là hành động của kẻ tiểu nhơn. Mà lại là thứ tiểu nhơn cộng sản !

Đại họa của Việt nam ngày nay thật sự bắt nguồn từ cái ngày hắc ám 19/8 và 2/9 và sự xuất hiện tên Hồ Chí Minh. Từ đó, Việt nam chỉ có kẻ cầm quyền biết vâng lời, không có kẻ lãnh đạo đất nước.

Một đất nước không có lãnh đạo thì chỉ có lạc hậu và lệ thuộc vì giới cầm quyền chỉ biết yêu mù quáng «cái bé nhỏ khác hơn» mà thôi !

 

 

MẸ Già như chuối ba hương – Nguyễn thị Cỏ May

Mẹ già như chuối ba hương (*)

Như xôi nếp một, như đường mía lau

…Ba hương lây lất tháng ngày

Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi  

(Ca dao)

Ngày lễ Mẹ của Pháp hằng năm là ngày chủ nhựt của tuần cuối tháng 5. Tuy ngày lễ Mẹ mang tính toàn cầu nhưng không cùng một ngày thống nhứt. Riêng ỏ các nước còn nói tiếng pháp, ngày này cũng khác nhau. Như ở Québec, Espagne, Italie, Danemark, Autriche là ngày 11 tháng 5. Giống như ở Huê kỳ. Về ngày Lễ Cha cũng vậy.

Ngày Lễ Mẹ có lịch sử từ thời thượng cổ, mang tính tôn giáo nhưng ngày nay, tính tôn giáo đã mờ nhạt, nhường cho tính thương mải. Các cửa hàng trưng bày và quảng cáo quà tặng cho các bà mẹ hơn là nhắc nhở công đức của Mẹ.

Ở Việt nam không có riêng ngày lễ Mẹ trong năm như ở Tây phương vì ngày nào cũng có thể là ngày lễ Mẹ hết cả.Trong văn hóa việt nam, Đạo Hiếu là nền tảng xã hội và gia đình.

Tháng NĂM và Lễ Hội

Tháng Năm là tháng của lễ hội. Lễ Mùa Xuân hay Lễ Hội Cây cối từ 24/5 tới 28/5. Từ xa xưa, Pháp có tục lệ đẹp. Đến tháng 5, người ta trồng cây, dĩ nhiên vì thời tiết nhưng đặc biệc là người ta đem cây tới trước nhà người mà người ta quí trọng, trồng lên để vinh danh người đó. Có lẽ tưởng nhớ tục lệ này mà năm 2007, Ủy Ban Quốc gia Pháp thiết lập một ngày để kêu gọi mọi người hảy biết yêu mến thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Chánh quyền tổ chức dân chúng trồng cây để tưởng nhớ một người thân, những người có ơn ích với dân chúng, sau đó bày tiệc vui chơi ở quảng trường Thị xã hoặc trong khu rừng của Thị xã. Cho nên, chữ MAI, tháng 5, còn hàm nghĩa cây cối.  Ở Pháp, ngày nay, vẫn còn giử những khu rừng không được bán. Giống như công điền ở Việt nam ngày xưa, rừng ở Pháp để mùa đông cho dân làng vào lấy củi đốt.

Tới thứ sáu tuần cuối tháng 5 là lễ Láng Giềng trong khu phố. Nhà nhà bày bàn ghế ra ngoài, rượu, thức ăn nhẹ, mời láng giềng gặp nhau để quen biết nhau, xây dựng tình láng giềng như ở Việt nam có  truyền thống « Bà con xa không bằng láng giềng gần ».

Tháng năm – tiếng pháp viết là MAI – là theo lịch grégorien. Theo lịch julien, thì đó là tháng ba.Tháng của lễ hội nhưng cử kiêng tổ chức lễ cưới vì « cưới tháng 5 là đồng nghĩa với chết chóc» (noces de mai, noces mortelles). Ban đầu chỉ có người không theo công giáo tin, sau, sự di đoan này tiến chiếm giáo hội công giáo trở thành điều gở lan tràn qua nhiều nước âu châu.Chữ Mai, tiếng la-tinh là MAIUS. Người la-mã tôn vinh Nữ thần Maia.

Vì tháng năm – Mai – trở thành tháng của Marie nên từ thời thượng cổ, người ta kiêng cử làm đám cưới, mà chỉ dành cho lễ « rửa tội » và tổ chức thánh lễ Đức Mẹ Marie. Tới đầu thế kỷ XVIII, Rome long trọng hóa tháng Năm là tháng của Đức Mẹ Marie, phổ biến ở Ý trước, tiếp theo, ảnh hưởng ra khắp nơi, được Giáo hoàng Pie VII thừa nhận vào đầu thế kỷ XIX. Ngày Lễ Mẹ vào thượng tuần tháng Năm, như ở các nước Âu châu ngoài nước Pháp, còn có nghĩa là lễ « Xuân khai » (Xuân khai, Hạ trưởng, Thu thâu, Đông tàng ).

Về Ngày Lễ Mẹ

Ngày Lễ Mẹ, trong tiếng pháp, viết là Ngày Lễ của những Bà Mẹ, nghĩa là  không phải là ngày lễ của mọi bà mẹ? Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 ( La Journée Internationale de laFemme) là ngày của toàn thể phụ nữ nhưng những người xã hội chủ nghĩa (socialistes) muốn thay thế bằng « Ngày Quốc tế của những người Phụ nữ » (La Journée Internationale des Femmes) để ngụ ý phủ nhận giá trị phổ quát của nhơn quyền theo LHQ, mà nhằm nhấn mạnh ý nghĩa nhơn quyền theo quan niệm mác-xít là những quyền xã hội của giai cấp nhơn dân lao động. Nhơn quyền phổ quát là thứ nhơn quyền của riêng giai cấp tư sản !

Ở Hi-lạp cổ thời, người ta cử hành lễ Rhéa là vị nữ thần Sanh đẻ và ở La-mã, nữ thần Matraliae, tiếng la-tinh Mater có nghĩa là mẹ. Lễ mang tính tôn giáo. Ở Việt nam có lễ Mẹ Sanh, Mẹ Độ được cúng lễ khi đứa bé đầy tháng và thôi nôi để tạ ơn. Có lẽ nhờ vậy mà mấy anh chàng uống ruọu say xỉn, đêm vẫn về tới trước cửa nhà an toàn nhưng không đủ sức vào nhà, ngã ngay trước cửa, ngủ luôn tới sáng !

Nhưng Ngày Lễ Mẹ  như ngày nay ở Mỹ và nhiều nước Âu châu, trước đây, đó là« Ngày làm Mẹ » (Mothering Day) khởi đầu ở Anh, rồi sang qua Mỹ. Trong Đệ I Thế chiến, lính mỹ du nhập truyền thống tốt đẹp này vào Âu châu. Ở Pháp, Ngày Lễ Mẹ bắt đấu xuất hiện chánh thức từ năm 1950.

Cử hành Ngày Lễ Mẹ cũng khác nhau theo địa phương. Ở nhiều nước Âu châu như Pháp, Ý, Bỉ, tới ngày này, bà mẹ được chồng, con, cháu mời tới nhà hàng ăn bửa ăn gia đình vui vẻ đoàn tụ và thêm nữa, tặng mẹ, bà bó bông đẹp, chúc mừng sức khỏe, tuổi thọ.

Ở Pháp, ý nghĩ có « một ngày chánh thức vinh danh các bà mẹ trong gia đình » đã được Hoàng Đế Napoléon đề cặp tới năm 1806 nhưng sau cùng trở thành ngày lễ thì không biết chính xác là ngày nào.

Tới năm 1906, Ngày Lễ Mẹ đầu tiên đưọc nói tới. Ông Prosper Roche, sáng lập « Liên Hiệp Hữu nghị những Người Cha xứng đáng trong Gia đình của Thị xã Artas » ở Isère (Đông-Nam của Pháp, gần biên giới Ý) quyết định tưởng thưởng những bà mẹ xứng đáng trong gia đình, bằng một lễ hội trang trọng.

Nhưng vẫn phải đợi tới sau Đệ I Thế chiến, năm 1918, « ngày của những bà mẹ » lần đầu tiên mới được thiết lập. Sáng kiếng do Thành phố Lyon đưa ra  để tưởng nhớ và tri ơn những bà mẹ, bà vợ có con em hoặc chồng đã hi sanh trong chiến tranh.

Tới năm 1920, một ngày lễ mẹ gia đình đông con được thành lập và chánh phủ pháp hợp thức hóa năm 1929. Sau đó, Thống chế Pétain đề cao những giá trị truyền thống« làm việc, gia đình, tổ quốc » và nhấn mạnh về vai trò của những bà mẹ trong gia đình. Thế giói có được những anh hùng, những bậc vĩ nhân cũng do những bà mẹ.

Sau Đệ II Thế chiến, Ngày Lễ Mẹ được Tổng thống Vincent Auriol ban hành bằng Đạo luật ngày 24 tháng 5 năm 1950, qui định luôn thể lệ cử hành ngày lễ, do Bộ Y tế và Dân số trách nhiệm, chi phí do ngân sách của Bộ đài thọ, để chánh thức tôn vinh các bà mẹ nước Pháp.

Từ năm 2004, Bộ Gia đình đặc trách Ngày Lễ Mẹ. Nhưng cũng từ đây, Ngày Lễ Mẹ thật sự mang ý nghĩa hoàn toàn thương mải. Thương vụ của nhiều cửa hàng bán quà biếu cho Ngày Lễ Mẹ tăng 1/3. Và ở Pháp có tới 81% gia đình cử hành lễ mẹ.

Theo kết quả điều tra của báo chí, trung bình, người pháp chi tiêu 40€ cho quà biếu ngày lễ mẹ : dẩn đầu là bông 56, 2%, dầu thơm, phấn sáp trang điểm chiếm 39, 4%, đi ăn nhà hàng 27, 2%, bánh kẹo 23, 4% và nữ trang 21, 9%. Sách vở, báo chí, âm nhạc DVD chỉ chiếm 1/5 những người làm lễ mẹ. Vậy mà năm 2013, người pháp đã tiêu xài hết 75 triệu euros để mua bông tặng mẹ, bà.

Ngày Lễ Mẹ là ngày đặc biệt dành riêng cho mẹ nên quà biếu, bửa ăn, đều phải do con cái tự đảm trách mới có ý nghĩa nhưng nếu có sự tham gia của người cha là một bất ngờ bổ sung cho  ý nghĩa ngày lễ thêm tuyệt vời.

Việt nam và Đạo Hiếu

Trong văn hóa việt nam, ảnh hưởng nho giáo giử một phần quan trọng. Chữ Hiếu viết theo hán tự gồm 2 phần : bộ lão trên, tử dưới hàm ý «con cái thờ phượng ông bà hay cha mẹ già».

Theo từ điển của Thiều Chửu, HIẾU là hết lòng phụng dưởng cha mẹ hay là đạo lý phụng thờ cha mẹ. Sách viết về Hiếu : « Kính những người cha mẹ đã tôn trọng, yêu những người cha mẹ đã yêu, thờ cha mẹ lúc chết cũng như lúc sống, ấy là hiếu đến rất mực vậy ».

Nhưng bất kỳ người việt nam bình thường nào không theo Đạo Nho, trước đây, cũng đều thấm nhuần ý nghĩa Đạo Hiếu nhờ thuộc nằm lòng bài hát gia huấn này :

« Công Cha như núi Thái sơn,

Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lờng thờ Mẹ, kính Cha

Cho tròn chữ HIẾU mới là Đạo con »

Đến lúc Thiên chúa giáo tới, chẳng những không có xung đột đẩm máu như ở Âu châu dưới danh nghĩa « thánh chiến », trái lại, đó là một sự hội nhập nhuần nhuyễn làm cho nền văn hóa dân tộc thêm phần phong phú. Đạo Hiếu được dạy tín đồ thiên chúa giáo không khác nội dung Đạo Hiếu đã có ở Việt nam :

« …Tột cùng Thiện không gì bằng Có Hiếu, tột cùng Ác không gì bằng Bất Hiếu. Đó là đạo làm người. Dù là ai trong tôn giáo hay cuộc sống đời thường, từ kẻ cùng đinh trong xã hội tới người có quyền lực cao nhất, trước tiên người ta phải LÀM NGƯỜI, tức là có Đạo Làm Người. Không giữ Đạo Làm Người thì kẻ đó phải bị nguyền rủa».

Kinh thánh dạy : “Mỗi người phải kính sợ cha mẹ” (Lv 19:3), “Bất cứ người nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. Nó đã nguyền rủa cha mẹ, thì máu nó đổ xuống đầu nó”(Lv 20:9), và “Đáng nguyền rủa thay kẻ khinh dể cha mẹ !” (Đn 27:16). Với người Công Giáo, nhà có người qua đời được gọi là

“ Nhà Hiếu ”. …Và Hiếu cũng là một đạo : Đạo Hiếu. Đạo là đường ngay nẻo chính mà ai cũng phải bước theo suốt đời  ! » (Trầm Thiên Thu, internet, 23/10/2013).

Chỉ đến khi Hồ Chí Minh vâng lệnh  Staline (*) và Mao Trạch-đông làm cải cách ruộng đất giải phóng giai cấp nông dân, thì con cháu mới bắt đầu đấu tố cha mẹ, ông bà, gọi cha mẹ, ông bà bằng thằng, bằng con, xưng hô mầy tao xỉ vả, hài công ơn sanh đẻ, dưởng dục thành tội ác bốt lột chúng nó, …

Từ đây, xã hội việt nam mới thật sự « giộng đầu xuống đất, chỏng ngược cẳng lên trời ! ».

Nhưng ngày nay không còn «Ngày nào cũng là ngày lễ Mẹ » nữa bởi đời sống xã hội đã thay đổi qúa sâu xa, nhứt là xã hội kỷ nghệ. Con cái thương cha mẹ nhưng không thể giử nếp hiếu nghĩa như thủơ xưa được. Tuy nhiên không phải không có những thứ con cái thuộc thứ Trời đánh, Thánh đâm. Dưới đây, một mẫu chuyện về Mẹ với con thành danh :

Trong 1 gia đình đông con:

– “Mẹ ơi ! Con muốn mua xe máy, mẹ mua cho con nhé !” -“Con muốn học anh văn !” -“Con muốn 1 cái váy mới !” -“Con cần 1 cái laptop mẹ à !”

– “Ừ, để mẹ lo”

20 năm sau:

– “Mấy đứa có khỏe không ?”

“Con chuẩn bị đi họp rồi, mẹ sang nhà chú Ba chơi nha !” -“Con sắp đi làm đồ án, mẹ sang nhà em Tư nha” -“Con đi lưu diễn, mẹ sang nhà chú Út nha !” -“Con bận rộn rối trí lắm mẹ à !”

– “Ừ, để mẹ tự lo…”

(*) Chuối ba hương (hay bà hương) cùng loại với bà lùn nhưng cây nhỏ và thấp hơn (Vân Đài Loại ngữ), ngon, v ngọt, thơm , để được lâu ngày không nẩu, không mềm nhũn.

Chuối ba hương tượng trưng cho các bà mẹ già, tóc đã bạc, da đã mồi lấm tấm tàn hương. Nó chân chất, mộc mạc, rộng lượng bao dung và với ý chí kiên cường bất khuất để tồn tại vươn lên cho dù phong ba bão táp, phong trần nghiệt ngã như cuộc đời của các bà mẹ. Chuối ba hương không phải sơn hào hải vị chi, mà chỉ “bụi chuối sau hè”, “chuối mọc bờ ao” nhưng được người dân Huế ưa chuộng.

(**)  Ho Chi Minh, du révolutionnaire à l’icône, Pierre Brocheux, 2003, Paris: «Năm 1952, Hồ Chí Minh đi qua Moscou yết kiến Staline, có cả Mao Trạch-đông có mặt hôm ấy. Staline chỉ 2 cái ghế, bảo Hồ chí Minh: đây là ghế địa chủ, đây là ghế nông dân, mời đồng chí chọn và ngồi vào». Về Bắc Việt, không thấy Hồ Chí Minh thuật lại chuyện này và nhứt là không nói ông đã chọn ghế nào. Nhưng Hồ Chí Minh ra lệnh chuẩn bị cải cách ruộng đất và tổ chức đoàn cán bộ gởi ngay qua Tàu học tập kinh nghiệm ccrđ ở Tàu, đồng thới xin Mao gởi cho 1 đoàn cố vần hùng hậu qua hướng dẩn chiến dịch ccrđ tại nông thông».

Đàn linh cẩu thời @ đang cấu xé lẫn nhau –  Cánh Dù lộng gió  

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) – Cho đến bây giờ thì lò heo quay của Trọng Lú đã bắt đầu quay một số con heo nọc, con nào con nấy béo nung núc toàn thấy mỡ, mặt mũi nếu nhốt trong chuồng chung với những con heo khác chắc mấy con heo nó sẽ đến gần nhận họ hàng bà con.

Chẳng có thời đại nào mà ông chủ thì ốm nhom ốm nhách, còn đầy tớ thì béo chảy mỡ mặt thì tròn vo như Chư Bát Giới, cổ thì có nọng hai ba ngấn, bụng thì có bầu chảy xệ giống như mấy bà bầu mang thai 6 tháng. Có lẽ như chị phó Doan nói thì quả không sai chút nào, chúng ăn không chừa một cái gì, vì thế có những thức ăn như sắt thép, xi măng, đất cát, chúng nuốt rồi không kịp tiêu hoá nên càng ngày chúng càng phình ra.

Cái nòi đã tham nhũng thì phải đớp miếng to mà đớp miếng to thì có ngày bội thực. Xưa nay đảng csvn có truyền thống rất rõ ràng là ăn được thì cứ ăn, trên làm ngơ cho dưới ăn cho béo rồi một ngày đẹp Trời nào đó đem ra làm thịt như bây giờ.

Sau 30/04/1975 ông bác tôi vào Nam thăm gia đình tôi, ông có nói một câu làm tôi không mấy cảm tình là: “Nếu cháu không làm cán bộ thì khổ cả một đời”, lúc đó tôi nghĩ ông ấy nói theo kiểu sống với cs mấy chục năm ngoài đó nên nhiễm cái tư tưởng đó, sau này càng ngày mới càng thấm vì nếu có chức có quyền thì chúng nó nhà cao cửa rộng biệt phủ, siêu xe tiền bạc rủng rỉnh gởi nhà băng ngoại quốc, có tên còn mua nguyên một khu đất rộng mấy chục hét ta bên Mỹ để lấy cớ mở công ty rồi đem hết người thân qua lấy lý do mướn công nhân có tay nghề, cỡ nhỏ thì mua nhà cửa mở tiệm neo bảo lãnh cho người nhà qua nằm vùng phá rối những người tỵ nạn hải ngoại. Người dân như tôi dính tới chế độ cũ thì chỉ được làm phó thường dân Nam Bộ mà thôi chưa chính thức được làm công dân thiên đường xã nghĩa đảng cướp trường sơn được.

Trong kỳ đại hội trung ương 7 kỳ này bất ngờ phe Trần Đại Quang cho Tô Lâm làm một cú sút ngoạn mục vào gôn của Trọng Lú 3 không? Cú đầu tiên là ngày đầu buổi họp phe côn an bật đèn xanh cho hơn 100 cựu chiến binh già gởi đơn tố cáo Trọng Lú và đời kiểm kê tài sản của Trọng Lú làm cả hội trường nhao nhao lên. Cú sút thứ 2 Tô Lâm tố cáo Trọng Lú ra lệnh cho Tô Lâm và ngành côn an bằng mọi giá phải bắt cóc cho được Trịnh Xuân Thanh về nước khiến Trọng Lú tái mặt và có nguy cơ bị chính phủ Đức phát lệnh Truy Nã toàn thế giới cùng với hơn 10 tướng tá của phe côn an. Cú sút thứ 3 Trần Đại Quang xuất hiện không biết là giả hay thiệt đã lên án gắt gao Trọng Lú và Phúc niểng điều hành để cho nền kinh tế xuống dốc không phanh, nhất là sàn chứng khoán cả tháng nay đỏ sàn mất vài chục tỷ Dollar có nguy cơ đóng cửa. Phe 3 X thì xúi những nhà đầu tư ngoại quốc bán tống bán tháo cổ phiếu, cùng với đám thân Nga cũng xúm nhau giá nào cũng bán đổ bán tháo cổ phiếu của ngành dầu khí, ngân hàng làm cho sàn chứng khoán liên tục bị đỏ sàn không biết thoi thóp được bao lâu nữa.

Nguy cơ thập nhị tứ quân bắt đầu nhìn thấy rõ, tổng cục 5 côn an thì tố cáo tổng cục 2 quân đội là bắn tin và tài liệu cho Đức những tướng tá của phe côn an nằm tình báo bên Đức. Phe quân đội thì tố cáo phe côn an tham gia đường dây đánh bài vừa qua. Phe Trọng Lú thì đang lăm le làm thịt phe cha con Lê Thanh Hải về vụ việc cướp đất dân oan ở quận 2 quy hoạch bán cho ngoại quốc gấp cả 100 lần trong khi đền bù giá rẻ mạt cho người dân.

Chúng ta cứ chờ coi những thước phim đàn Linh Cẩu tranh ăn cấu xé lẫn nhau còn dài và nhiều tập.

Chúng ăn no bây giờ phải ói ra cứ tên này lên thì lại lột sạch tài sản của tên kia, chúng thanh trừng lẫn nhau. Những chuyện thâm cung bí sử của đảng csvn sẽ từ từ được phơi bày trước bàn dân thiên hạ. Đã đến lúc câu “Bạo phát thì bạo tàn” đang ứng nghiệm.

11.05.2018

Cánh Dù lộng gió

danlambaovn.blogspot.com

http://danlambaovn.blogspot.com/2018/05/an-linh-cau-thoi-ang-cau-xe-lan-nhau.html

 

Chuyện nhận qua email “không biết tác giả

Chồng xa

Tin vào chủ trương của lãnh đạo ủy ban nhân dân huyện, cha Hạnh bỏ lúa đổi sang nuôi tôm xuất khẩu. Vay của ngân hàng nhà nước 3 tỷ bạc. Tôm chết trắng ruộng, lỗ nặng. Đến hạn trả nợ, không trả được bị ngân hàng hăm tịch thu nhà. Vịnh, em trai đang học lớp 10 muốn bỏ học đi làm thuê. Hạnh khuyên em cứ tiếp tục học lên đại học, mong sau nầy đổi đời. Nợ nần của gia đình để chị lo.
Nuốt nước mắt vào lòng, Hạnh lên Sài Gòn tìm mối lấy chồng Đại Hàn. Được ba tháng chị gọi phôn về thăm Vịnh, dặn dò em cố gắng học và chăm sóc cho cha.
Tiếng chị nghèn nghẹn như đang khóc.Thương chị, Vịnh nghẹn ngào hứa vâng theo lời chị dặn dò. Hai tuần sau, tòa lãnh sự Đại Hàn mời gia đình đến nhận bình đựng tro cốt của Hạnh. Họ giải thích tại chị nhảy lầu tự tử…
Trên chuyến xe đò từ Sài Gòn về Long Xuyên, xe chạy qua những cánh đồng lúa bạt ngàn tận chân trời, Vịnh thút thít khóc gọi chị Hai ơi…

Hàn Phi Tử – Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi

Phần III – Chương 1

Học thuyết Hàn Phi Lịch Sử Quan

Từ Khổng Tử, không triết gia nào không bất mãn về xã hội thời Đông Chu, nhà nào cũng đưa ra một biện pháp để cứu thế. Đại khái có hai phái: phái quý tộc suy vi không muốn đổi mới, phái tân địa chủ muốn đổi mới.

Trong phái trên, Lão tử chủ trương hoàn toàn thoái hóa, trở về chế độ bộ lạc thời nguyên thủy. Nòng cốt tư tưởng về chính trị (mà cũng về nhân sinh nữa) của ông ở trong câu: “phản giả đạo chi động” (Đạo đức kinh- chương 40).

Chữ “phản” đó có thể hiểu theo hai nghĩa:

– Nghĩa thứ nhất là tuần hoàn, hết một vòng rồi lại trở về, như trăng tròn rồi lại khuyết, mặt trời lên tới đỉnh rồi lại xuống, triều dâng rồi rút, hết đông rồi sang xuân, tóm lại là “vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản”

_- Nghĩa thứ nhì là trở về cái gốc, tức cái tự nhiên như “vô”. Vì theo ông, vạn vật từ cái hữu mà ra, cái “hữu” lại từ cái “vô” mà ra.

Vì vây, ông cho rằng trị nước tốt nhất là “vô vi”, mà lý tưởng là một nước nhỏ, dân ít mà không đi đâu xa. Có xe thuyền mà không ngồi, có gươm giáo mà không bày. Bỏ hết văn tự, dùng lối thắt dây (kết thằng) đời thượng cổ; ai nấy chỉ ăn no, mặc ấm, ở yên ổn; đến chết cũng không qua lại các nước láng giềng. Nhà cầm quyền không can thiệp đến đời sống của nhân dân để dân sống theo tự nhiên. (Xem Đại cương triết học Trung Quốc của chúng tôi, quyển hạ, trang 690, 691- Cảo thơm- Sài Gòn, 1996).

Khổng Tử muốn duy trì chế độ phong kiến, nhưng nghĩ rằng phải tùy thời biến dịch, cho nên tuy ông “tổ thuật Nghiêu Thuấn, hiến chương Văn Võ” 1 (bắt chước vua Văn, vua Võ nhà Chu), khen tổ chức nhà Chu là rực rỡ, đáng theo (Chu giám ư nhị đại, úc hồ văn tai! Ngô tòng Chu: Nhà Chu noi theo hai nhà Thương và Hạ mà định lễ tiết, rực rỡ, đẹp đẽ thay, cho nên ta theo lễ tiết nhà Chu- Bát dật- 14) mà cũng có tinh thần cải cách cho hợp thời:

1/ Đưa ra chủ trương chính danh- phải có tư cách ông vua thì mới đáng gọi là vua- viết sách Xuân Thu để “chính danh tự, định danh phận, ngu bao biếm”.

2/ Bảo vua phải vậy mới gọi là cha mẹ dân được (dân chi sở hiếu, hiếu chi, dân chi sở ố, ố chi, thử chi vị dân chi phụ mẫu- Đại học), và kẻ cai trị dân mà dùng chính hà khắc thì còn gớm hơn cọp (Lễ Ký).

Trên một thế kỷ sau, xã hội loạn hơn, bọn quý tộc suy hơn, bọn tân địa chủ lớn mạnh, Mạnh tử đứng về phía bọn tân địa chủ, có tư tưởng tiến bộ hơn, cơ hồ không tin cậy gì ở nhà Chu nữa, muốn ủng hộ bất kì một ông vua Chư hầu nào chịu thi hành nhân chính để thay thế nhà Chu. Ông quí dân hơn Khổng tử, bảo: “dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, lớn tiếng mạt sát những ông vua tàn bạo ham giết người, xa xỉ, để cho dân đói, bảo Trụ là tên thất phu, giết Trụ là giết một tên thất phu chứ không phải thí quân, mắng Lương Huệ vương là “cho loài thú ăn thịt dân”; có lần còn dọa Tề Tuyên vương là coi chừng kẻo bị truất ngôi, khiến cho Tuyên vương biến sắc (Vạn Chương hạ- 9). Ông cho bề tôi có quyền coi vua là giặc: “Vua xem bề tôi như chó như ngựa thì bề tôi xem vua như người lạ trong nước, vua xem bề tôi như đất như cỏ thì bề tôi xem vua như giặc như thú” (Quân chỉ thị thần như khuyển như mã, tắc thần thị quân như khấu như thù – Li Lâu hạ).

Mạnh còn sáng kiến đưa ra thuyết “nhất trị nhất loạn” trong lịch sử: Thiên Đằng Văn công hạ, bài 9, ông bảo một môn đệ là “đương thời vua Nghiêu, các dòng bị ngăn nên chảy nghịch, nước ngập tràn cõi Trung Quốc. Các giống rắn rồng ở lẫn lộn với người trên mặt đất, dân không có nơi ở yên. Kẻ ở dưới thấp phải làm chòi mà ở, kẻ trên hang phải đào hang mà trú. Kinh thư chép: “Nước tràn ta nên phòng bị. Nước tràn bờ là nạn lụt (hồng thủy) đấy”.

Đó là một thời loạn.

“Vua Thuấn sai ông Vũ trị thủy. Ông Vũ đào vét những chỗ bế tắc cho nước chảy ra biển. Ông đuổi rắn rồng ra nơi đồng xa cỏ rậm. Các dòng nước mới theo chiều đất mùa (mà?) chảy, đó là mấy sông Giang, Hoài, Hà, Hán. Những cái ngăn trở sông rạch đã dẹp xong, loài chim loài thú hại người đều bị tiêu diệt, từ đó nhân dân mới được đất bằng mà ở”. Đó là thời trị.

“Vua Nghiêu vua Thuấn đã mất, đạo trị quốc của hai ông thánh đó mỗi ngày một suy. Những ông vua bạo ngược nối nhau mà ngất ngưởng trên ngai; họ phá cung tường, nhà cửa bách tính để đào ao xây hồ, dân chúng chẳng có chỗ an nghỉ. Họ lấy ruộng đất của bách tính làm vườn bách thảo, bách thú, khiến cho dân thiếu ăn thiếu mặc. Lại thêm những tà thuyết bạo hạnh nổi lên. Vườn bách thảo bách thú, ao hồ, bái (hồ trồng hoa), đầm ngày càng nhiều thì các chim và thú quí tụ càng đông. Tới đời vua Trụ loạn cực điểm”. Đó lại là một thời loạn nữa.

“Bấy giờ, ông Chu công giúp ông Võ vương, giết vua Trụ, phạt nước Yên, ba năm mới giết được vua nước Yên, đuổi Phi Liêm (kẻ sủng ái của vua Trụ) ra tận góc biển mà giết. Năm chục vua chư hầu (theo nhà Thương, tức theo vua Trụ) bị Võ vương tiêu diệt hết. Những đoàn thú như cọp, beo, tê, voi (vua Trụ nuôi), ông thả ra và đuổi đi xa. Thiên hạ rất mừng rỡ”. Đó là một thời trị nữa.

“Rồi đời càng suy, đạo càng kém, những tà thuyết, bạo hạnh lại nổi lên, có kẻ bề tôi giết vua, có kẻ làm con giết cha”. Đó lại là một thời loạn nữa. Khổng tử sợ, mới soạn bộ Xuân Thu, chép hành vi các vua để răn đời” (…). “Ngày nay bậc thánh vương không ra đời, các vua chư hầu thì luông tuồng, mà hạng xử sĩ thì bàn ngang luận càn, học thuyết của Dương Chu và Mặc Địch lan tràn thiên hạ, khi bàn bạc người nào không theo Dương thì theo Mặc. Dương chỉ biết có mình, như vậy là không có vua; Mặc thương tất cả mọi người (như nhau), như vậy là không có cha. Không vua, không cha, tức là cầm thú”. Loạn cực rồi. Mạnh tử còn bảo cứ năm trăm năm lại một thời thịnh, rồi lấy sử ra để chứng thực:

_Từ vua Nghiêu, vua Thuấn đến vua Thang là trên 500 năm;

_ Từ vua Thang đến Văn vương là trên 500 năm

_Từ Văn vương đến Khổng tử là trên 500 năm nữa. 2

(Tận tâm hạ- 38)

Ông biết rằng từ Khổng tử đến ông mới được trên trăm năm, nhưng lại không tính theo từ Khổng tử, mà từ vua Thang đến ông được non 1500 năm (sự thực cũng gần đúng), nên ông hi vọng đã đến một thời thịnh, ông có thể nối nghiệp của Khổng tử được. Ông đã thất vọng: thuyết nhất thịnh nhất suy đúng (có bao giờ một triều đại, một dân tộc thịnh hoài được đâu) nhưng cái luật 500 năm của ông sai (từ Văn vương đến Khổng tử là 634 năm) mà ông chết rồi ( năm – 289), Trung Quốc còn tiếp tục loạn thêm 68 năm nữa, đến năm -221, Tần Thủy Hoàng mới diệt hết lục quốc, thống nhất được toàn cõi. Thực ra suốt triều Tần, Trung Hoa cũng không thể coi là trị được, phải đợi đến năm – 206, Hán Cao Tổ lên ngôi, mới bắt đầu một thời bình trị, vậy là từ khi Võ vương chết phải đợi 909 năm sau mới có một thời trị (- 1115 đến – 206) chứ không phải 500 năm.

Đưa ra thuyết nhất trị nhất loạn đó là Mạnh tử đã trình bày một lịch sử quan rồi. Trước thế kỉ thứ 4 trước T.L, ở Trung Quốc chưa xuất hiện một lịch sử quan nào cả; từ thế kỉ đó nối tiếp nhau, chúng ta có tới ba lịch sử quan: của Mạnh tử, của Trâu Diễn và của Thương Ưởng.

Trâu Diễn (- 340 _ – 260) sinh sau Mạnh tử, thuộc phái Âm dương, cũng chủ trương thịnh suy hữu thời, nhưng thuyết của ông rất kì cục, dùng ngũ hành – ông gọi là ngũ đức- để giảng lịch sử. Theo ông thì “ngũ đức chuyển di, trị các hữu nghi”. Ngũ hành thay phiên nhau: thổ rồi tới mộc, mộc rồi tới kim, kim rồi tới hỏa, hỏa rồi tới thủy, hết thủy rồi lại trở về thổ; cứ mỗi hành thịnh cực rồi lại suy và cái hành khắc nó lên thay nó (mộc khắc thổ, kim lại khắc mộc, hỏa lại khắc kim, thủy lại khắc hỏa, thổ lại khắc thủy), như vậy là “ngũ đức chuyển di”, và người trị dân, cầm quyền trong nước phải hành động hợp với hành nào đang thịnh ở thời mình, như vậy là “trị các hữu nghi”. Khi một thời đại nào suy đến cùng cực, thời đại khác sắp dấy lên thì trời có điềm báo cho dân biết.

Thời Hoàng đế, hiện ra điềm ở các loài côn trùng vàng. Màu vàng là màu của thổ. Hoàng đế biết là khi thổ mạnh, cho nên ông chuộng màu vàng, và công việc chú trọng vào đất. Tới thời vua Vũ (nhà Hạ) có điềm cây cỏ mùa đông, mùa thu không tàn lụi, ông biết là khi mộc mạnh, nên chuộng màu xanh (màu của mộc) và công việc chú trọng vào cây cối. Qua đời vua Thang (nhà Thương) có điềm các loài kim thuộc sinh ra ở chất nước (?), ông biết là khí kim mạnh, nên chuộng màu trắng (màu của kim), và công việc làm theo tính chất của kim(?). Đến đời Văn vương (nhà Chu), có điềm con quạ đỏ ngậm sách vàng trên nền thờ nhà Chu, ông biết là khi hỏa thịnh nên chuộng màu đỏ và công việc làm theo tính chất hành hỏa. Thay thế hành hỏa tất sức là hành thủy, tất cũng sẽ có điềm khi thủy mạnh, và ông vua thời sau sẽ chuộng màu đen (màu của thủy), công việc là sẽ theo tình chất hành thủy. Tới khi hành thủy suy cực rồi, sẽ trở về hành thổ. Các thời đại trong lịch sử cứ nối tiếp nhau, thay nhau theo luật ngũ hành đó, hết một vòng rồi trở về thổ là nguyên thủy, hơi giống thuyết “phản giả đạo chi động”của Lão tử.

Nhưng thuyết của Lão tử hợp với thiên nhiên, còn thuyết của Trâu Diễn có tính cách thần bí, phản khoa học mà cũng không thể chứng minh bằng lịch được. Thời vua Thang có thật chuộng màu trắng không, mà công việc làm tính chất hành kim là như thế nào? Và kim thuộc sinh ra ở chất nước là kim thuộc nào? Truyện con quạ đỏ ngậm sách vàng đậu trên nền thờ nhà Chu là truyện hoang đường, và chúng ta cũng không hiểu công việc làm tính chất hành hỏa là làm sao?

Tuy nhiên tư tưởng của Trâu Diễn cũng có điểm đúng: ông nhận ra rằng lịch sử luôn luôn biến động, theo những mâu thuẫn bên ngoài (mâu thuẫn đó ông gọi là sự xung khắc của ngũ hành); và mỗi thời có một chế độ, văn hóa riêng (ông gọi là công việc làm theo tính chất của mỗi hành); cái gì không hợp thời đều phải bỏ, đời sau không nên theo chính sách của đời trước. Ông bảo:

“Chính trị, giáo dục, văn hóa, nghi thức cụ thể là những cái để bổ cứu cho thời đạo. Hợp thời thì dùng, lỗi thời thì bỏ, (thời thế) có thay đổi thì thay đổi. Cho nên người cố chấp mà không biến đổi thì chưa thấy việc chính trị được đạt đến hết mức vậy” (Theo sách Hán thư, chương Nghiêm An truyện- do Lã Chấn Vũ trích trong sách đã dẫn- trang 190).

° ° °

Lịch sử quan thứ ba của Thương Ưởng. Thương lớn tuổi hơn Mạnh. Theo Hàn Phi thì ở thời ông nhiều người còn giữ bộ “Thương Quân thư”. Bộ đó có thể không phải của Thương Ưởng viết, và cũng như bộ Quản tử, do người đời sau ngụy tạo, vậy không đáng tin hẳn. Nhưng các học giả gần đây như Phùng Hữu Lan, Tần Khải Thiên, Lã Chấn Vũ… đều cho rằng Thương Ưởng có thuyết “tam thế”, nên dưới đây chúng tôi cũng dẫn một đoạn trong chương Khai tắc về thuyết đó:

“Có trời đất lập ra rồi mới có dân, thời bấy giờ dân biết mẹ mà không biết cha; đạo lý của họ là thân cận với người thân thuộc và yêu cái riêng tư (…). Người thì đông mà ai cũng lo cho cái riêng tư, không biết đến ai thì sẽ gây ra loạn. Ở thời ấy dân chỉ nhằm lợi cho mình và dùng sức mà đè nén nhau. Muốn có lợi cho mình thì phải đè nén nhau; tranh giành nhau thì phải kiện tụng nhau; kiện và mất lòng ngay thẳng thì sẽ không còn là bản tính của mình. Cho nên khi người hiền đặt ra lẽ công bằng và đạo vô tư thì dân lại dần dần yêu thích đạo nhân. Và lúc bấy giờ người ta đã bỏ việc thân yêu người thân thuộc, mà tôn quý người hiền và lập họ lên (…). Đông người mà không có chế độ nhất định (…) thì sẽ có loạn, cho nên bậc thánh nhân nhận thấy điều đó mới có sự phân biệt ruộng đất, tài sản và nam nữ. Phân biệt như vậy mà không có chế độ để giữ gìn thì không được, cho nên đặt ra pháp lệnh cấm. Đặt ra pháp lệnh mà không có người thi hành bảo vệ thì không được, cho nên phải đặt ra quan. Có các quan rồi mà không có người thống nhất lại một khối thì không được, cho nên lập ra vua. Đã lập ra vua thì phải bỏ lệ tôn quý và lập người hiền, mà lại quý trọng người sang mà lập họ lên. Như vậy là thời thượng cổ thì thân yêu người thân thuộc và quý chuộng cái riêng tư, thời trung thế thì yêu quý người hiền và yêu thích đạo nhân, thời hạ thế thì quý người sang và tôn trọng các quan. Tôn quý người hiền là lấy việc giúp đỡ nhau làm đạo; mà lập ra vua là khiến cho người hiền thành vô dụng; thân yêu người thân thuộc là lấy cái riêng tư làm đạo lý; mà lập ra đạo công thì làm cho cái riêng tư không thực hành được. Ba điều đó không phải là trái ngược nhau nhưng khi đạo trong dân xấu nát thì phải đổi đi” (Lã Chấn Vũ trích trong sách đã dẫn, trang 193- 194).

Thời mà Thương Ưởng gọi là “thượng thế” tức là thời nguyên thủy, thời xã hội gồm những bộ lạc mà gia đình theo chế độ mẫu hệ. “Trung thế” là thời theo chủ nghĩa nhân trị, tức như nhà Nho gọi là thời Nghiêu, Thuấn. Còn “hạ thế” là thời “quan trị”, tức “pháp trị”, thời của Thương Ưởng. Thuyết đó chưa phát hiện được quy luật của lịch sử; mà quan niệm thành lập vua, quan của ông cũng không đúng: các nhà xã hội học ngày nay cho rằng chiến tranh giữa các bộ lạc tạo nên quốc vương và quốc gia. (Xem Nguồn gốc văn minh – Chương III, tiết I, Nguồn gốc quốc gia của Will Durant- bản dịch của tôi, nhà Phục Hưng 1974). Tuy nhiên lịch sử quan đó với hai lịch sử quan trên của Mạnh tử và Trâu Diễn tiến bộ hơn cả: không có chút gì thần bí, mà có tính chất tất nhiên; không có thời nào tốt đẹp hơn thời nào, không có một hoàng kim thời đại trong dĩ vãng như Lão, Khổng tin tưởng vì theo ông, thân yêu người thân, theo cái riêng tư, hay tôn quí người hiền mà giúp đỡ lẫn nhau, hoặc lập ra vua quan, theo đạo công, ba cái đó, “không trái ngược nhau” – ông muốn nói là đều theo luật tự nhiên cả, đều là hợp với mỗi thời cả, không thể gọi là tốt hay xấu được, hễ việc đời biến đổi thì việc hành đạo cũng phải khác.

Cho nên ông bảo: “Phải tùy thời đại mà định chế độ, mỗi cái đều phải thuận theo hoàn cảnh của nó”.

Trong phần I chúng tôi đã dẫn lời ông đáp Tần Hiếu công: “Thời tam đại (Hạ, Thương, Chu) lễ không giống nhau mà đều làm được vương nghiệp; các ông bá pháp luật không giống mà đều lập được bá nghiệp (…). Vua Thang, vua Vũ không theo cổ mà làm bậc vương, Hạ và Ân có thời theo cổ mà mất nước. Vậy làm khác thời trước chưa hẳn là đáng chê mà theo thời cổ cũng chưa hẳn là đáng khen”. Qui tắc là phải theo thời và hợp lý.

” Lễ độ và pháp luật phải theo thời mà qui định; chế độ và pháp luật phải thuận theo lẽ phải mà thích nghi với hoàn cảnh; quân đội, võ khí, các đồ dùng đều phải thuận tiện cho việc sử dụng”.

° ° °

Nếu những đoạn chúng tôi mới dẫn đó thực là tư tưởng của Thương Ưởng (do người đời sau chép lại) thì Hàn Phi đã chịu ảnh hưởng rất lớn của ông.

Hàn cũng đưa ra thuyết “tam thế”. Thiên Bát thuyết ông viết: “Người đời (thượng) cổ gấp lo về đức hạnh, người đời Trung cổ ganh nhau về trí, người đời nay tranh nhau về sức mạnh. (Cổ nhân cứu đức, trung thệ trục ư trí, đương kim tranh ư lực). Thời thượng cổ ít việc mà dùng thiết bị đơn giản, chất phác, thô lậu mà không tinh, cho nên mài vỏ trai lớn để dẫy cỏ, dùng xe bánh không có tay hoa. Thời thượng cổ ít người mà thân nhau, tài vật nhiều nên người ta khinh cái lợi và dễ nhường nhau, do đó mới có việc vái nhau mà nhường thiên hạ (ám chỉ việc Nghiêu, Thuấn nhường ngôi).

Thời thượng cổ theo Hàn là thời Nghiêu, Thuấn, Thang, Vũ, thời trung cổ là thời Xuân Thu, còn thời “đương kim” là thời Chiến Quốc. Chúng ta nhận thấy Thương Ưởng bảo “thời thượng cổ thì thân yêu người thân”, mà Hàn Phi cũng nói “thời thượng cổ ít người mà thân nhau”. Nhưng thuyết tam thế của Hàn Phi không tinh vi bằng thuyết của Thương Ưởng.

Lại thêm sự phân chia ra thượng cổ, trung cổ, hiện kim của Hàn cũng không nhất trí. Đầu thiên Ngũ đố, ông cho thời thượng cổ là thời Hữu Sào, Toại Nhân, tức thời loài người còn ăn lông ở lỗ; thời trung cổ là thời ông Vũ trị thủy (tức thời mà trong thiên Bát thuyết ông gọi là thời thượng cổ); thời cận cổ là thời ông Thang nhà Thương và ông Võ Vương nhà Chu:

“Đời thượng cổ nhân dân ít mà cầm thú nhiều, nhân dân không thắng nổi cầm thú, trùng rắn. Sau đó thánh nhân ra đời, kết cành làm ổ (trên cây) để các loài đó khỏi xâm hại, nhân dân mừng, tôn làm vua thiên hạ – (quan niệm về sự lập vua này cũng khác của Thương Ưởng) – gọi là họ Hữu Sào (có ổ). Nhân dân ăn trái cây, rau cỏ, trai hến, tanh tao hôi hám hại ruột, bao tử, nhiều người đau ốm. Sau các thánh nhân ra đời, dùng cái “toại” dùi cây khô để lấy lửa, nướng các thức ăn cho hết tanh tao, nhân dân mừng, tôn làm vua thiên hạ, gọi là họ “Toại nhân”. Thời trung cổ, thiên hạ bị lụt lớn, ông Côn và ông Vũ (người sáng lập ra nhà Hạ), khơi ngòi (cho nước rút). Đời cận cổ, Kiệt Trụ bạo loạn, ông Thang, ông Võ Vương chinh phạt họ” (Ngũ đố).

Chắc hai thiên Bát thuyết và Ngũ đố viết các nhau khá xa và Hàn Phi không coi lại, nhưng điểm đó không quan trọng. Chúng tôi chỉ nhấn vào chỗ ông chủ trương phải biến cổ và dùng sức mạnh, ở đây chúng tôi xem xét điểm thứ nhất: biến cổ, trong một chương sau chúng tôi sẽ xét triết lý sức mạnh (làm cho quốc gia phú cường) của ông.

Cũng như Thương Ưởng, ông bảo thời đại đã khác thì việc cũng phải khác (thế dị tắc sự dị). Cho nên sau đoạn trong thiên Ngũ đố chúng tôi mới dẫn ở trên, ông viết tiếp: “Nếu có người ở đời Hạ dạy dân kết cành làm ổ hoặc dùng cái “toại” để lấy lửa, tất bị ông Côn, ông Vũ chê cười; có người ở đời Ân (Thương), Chu khơi ngòi, tất bị ông Thang ông Võ chê cười. Hiện nay nếu có người lại ca tụng đạo cái ông Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Võ tất bị các ông thánh đời nay chê cười. Vậy thì thánh nhân không nhất định phải theo cổ, giữ cựu lệ mà phải xét việc đương thời rồi tùy nghi tìm biện pháp”.

聖人不期循古,不法常行,論世之事,因為之備

(Thánh nhân bất kỳ tuần cổ, bất pháp thường hành, luận thế chi sự, nhân vi chi bị).

Thiên Bát thuyết, ông cũng bảo: “Sống ở thời nhiều việc – tức thời ông – mà dùng những khí cụ của thời ít việc, không phải là cách xử sự của người có trí. Giữa thời tranh đấu gay gắt mà theo lối vái nhường, không phải là phép trị nước của thánh nhân”.

Lời đó rất đúng. Chúng ta còn nhớ giai thoại vua Yên tên là Khoái ở thế kỷ thứ 4 trước TL, khi về già, vì muốn được người ta khen như vua Nghiêu, nên nhường ngôi cho Tử Chi, chỉ trong vài năm nước Yên đại loạn, bị Tề đánh, cả vua Yên lẫn Tử Chi đều bị giết.

“Người không biết cách trị nước tất bảo: “Không biến cổ, không đổi tập tục”. Thánh nhân không nhất định phải biến đổi hay không biến đổi, miễn việc trị nước được thích nghi mà thôi”

不知治者,必曰:”毋變古,毋易常”。變与不變,聖人不聽,正治而已

(Bất tri trị giả tất viết: Vô biến cổ, vô dịch thường. Biến dữ bất biến, thánh nhân bất thính, chính trị nhất dĩ). Y Doãn không biến đổi nhà Ân, Thái công không biến đổi nhà Chu thì vua Thang vua Võ đâu lập được nghiệp vương. Quản Trọng không biến đổi nước Tề, Quách Yển không biến đổi nước Tấn thì Tề Hoàn công và Tấn Văn công đâu lập được nghiệp bá” (Nam diện).

Thời Hàn Phi, sau những cuộc tấn công mạnh bạo của Lý Khôi, Ngô Khởi, Thân Bất Hại, Thương Ưởng vào giai cấp quí tộc cũ, trong cái khí thế đương lên của bọn biện sĩ Tô Tần, Trương Nghi, chắc có ít vua chúa và chính khách nào chủ trương phục cổ. Ngay đến Nho gia cuối cùng của thời đại là Tuân Tử cũng không “pháp tiên vương” mà “pháp hậu vương” – nghĩa là không theo pháp độ của các vua thời xa xăm về trước mà theo pháp độ của các vua gần Tuân hơn như từ các vua đầu đời Chu trở đi – cũng đả đảo chế độ thế tập; dù là con cháu các Vương công mà không có tài có đức, không thuộc lễ nghĩa, thì cũng phải làm thường dân, con thường dân có tài có đức thì cũng được làm khanh tướng, đại phu. Nhưng cũng còn một bọn quân sư và nhiều xử sĩ không lãnh trách nhiệm gì ở triều đình vẫn đề cao thời Nghiêu Thuấn, viện dẫn lời Nghiêu Thuấn để mạt sát thời hiện tại, làm ngăn trở một phần công việc cải cách của các kẻ sĩ chủ trương dùng pháp thuật chứ không dùng nhân nghĩa, nên Hàn Phi rất ghét bọn đó. Trong Hàn Phi tử có trên chục lần ông lớn tiếng mắng mỏ họ, mỉa mai họ và ngọn bút của ông luôn luôn sắc bén.

Trong thiên Hiển Học, ông bảo các việc viện dẫn Nghiêu Thuấn là vô căn cứ, nếu không phải là ngu thì là lừa gạt:

“Khổng tử và Mặc tử đều xưng tụng Nghiêu Thuấn mà chủ trương khác nhau và đều tự cho là chân truyền của Nghiêu Thuấn. Nghiêu Thuấn đã không thể sống lại thì ai là người quyết định được học thuyết nào mới thực là của Nghiêu Thuấn? Đời Ngu và đời Hạ dài trên 700 năm, đời Ân và Chu dài trên 2000 năm 3 mà còn không quyết định được Nho hay Mặc là chân chính; nay muốn khảo sát đạo cách đây 3000 năm của Nghiêu Thuấn thì cơ hồ không sao xác định được! Không tham nghiệm mà cứ xác định thì là ngu; không xác định được mà dùng làm chứng cứ thì là lường gạt người ta. Vậy căn cứ vào các tiên vương mà theo đạo Nghiêu Thuấn thì nếu không phải là ngu, cũng là lừa gạt thiên hạ. Cái học ngu và gạt người ấy, hỗ tạp và mâu thuẫn ấy, bậc minh chủ không thể chấp nhận được”.

Ý Hàn Phi muốn nói Khổng Tử và Mặc Tử sống tương đối gần đời Nghiêu Thuấn mà còn không biết chắc thời Nghiêu Thuấn ra sao (nên mỗi nhà hiểu Nghiêu Thuấn một khác); thế thì những người thời ông, sống sau Khổng tử và Mặc tử, còn cách xa Nghiêu Thuấn hơn nữa, làm sao biết được thời đó mà dám viện ra làm chứng cớ.

Việc “thác cổ” (viện dẫn thời cổ) đó rất dễ, ai làm cũng được, muốn nói sao thì nói, hiểu cách nào thì hiểu, vì có ai biết thời cổ ra sao đâu bắt bẻ. Y như các chuyện vẽ quỉ Hàn chép trong Ngoại trừ thuyết tả thượng vậy:

“Có người vẽ cho vua nước Tề. Vua Tề hỏi:

– Vẽ cái gì khó nhất?

Người đó đáp:

– Vẽ chó, ngựa khó nhất.

– Vẽ gì dễ nhất?

– Ma quỉ dễ nhất.

(Vì) chó với ngựa ai cũng biết, cũng thấy trước mặt từ sáng tới chiều, không thể vẽ bậy được, cho nên khó vẽ. Còn ma quỉ không có hình trạng, không thấy trước mắt nên dễ vẽ”.

Không kể trường hợp người “thác cổ” thiếu chính trực về tinh thần, cố ý hiểu sai, bẻ cong tư tưởng cổ nhân cho phù hợp với chủ trương của mình; ngay giữa người thành thực mà thiếu thông minh không chịu suy xét, tham khảo, cũng gán cho cổ nhân những ý không phải của cổ nhân, mà hạng người ngu đó thời nào cũng rất nhiều. Hàn Phi cũng trong thiên kể trên đưa ra ba ví dụ, chúng tôi xin phép chép lại hai:

“(Chu) thư có câu “thí nó, buộc nó”. Một người nước Tống đọc tới đấy lấy hai cái dây lưng tự thắt buộc bụng. Người ta hỏi:

– Làm gì (kỳ) vậy? Đáp:

“Vì sách dạy vậy”.

Sách dậy việc tu thân, phải giữ gìn, làm chủ dục vọng của mình, đừng phóng túng, chứ đâu phải bảo cột bụng cho chắc.

“Một người khác ở đất Dĩnh (kinh đô nước Sở) viết thư cho vị tướng quốc nước Yên. Viết ban đêm, lửa không đủ sáng, bèn bảo người cầm đuốc: “Đưa cây đuốc lên”

(Miệng nói vậy) tay chép ngay vào thư “đưa đuốc lên”. Mấy chữ đó không phải là ý trong thư. Tướng quốc nước Yên đọc tới đó mừng lắm, bảo: “Đưa cây đuốc lên là trọng sự sáng, trọng sự sáng tức là tiến cử, bổ dụng người hiền”. Rồi ông ta tâu với vua, vua hoan hỉ (theo lời) và nhờ vậy nước Yên thịnh trị. Tuy thịnh trị đấy nhưng đâu phải là ý trong thư. Đa số các học giả ngày nay giống như vậy.” Hai trường hợp đó, gọi là nệ cổ, tin từng chữ của cổ nhân, không có phán đoán, thành thử cổ nhân nói một cách, ta hiểu một cách, hoặc cổ nhân lầm lẫn mà mình cứ tin là đúng.

Thời khác thì sự việc phải khác. Dù chính sách của tiên vương có hay mà không hợp thời thì cũng phải bỏ. Thời của Hàn người ta tranh nhau về sức mạnh thì đem nhân nghĩa ra dậy đời, ca tụng tiên vương là vô ích. Thiên Hiển học, ông viết:

“Khen Mao Tường, Tây Thi (hai mỹ nhân đời cổ) có ích gì cho mặt mình đâu; dùng son, phấn, dấu, than (thuốc màu đen) mà tô điểm thì mặt mới đẹp gấp bội. Khen tiên vương là nhân nghĩa, có ích lợi gì cho việc trị nước đâu; làm sáng pháp độ, thưởng phạt cho đúng và nghiêm, đó mới là thứ son phấn, dấu, than của quốc gia. Cho nên bậc minh chủ gấp lo việc có kết quả (tức pháp độ, thưởng phạt) mà hoãn cái việc ca tụng “tiên vương” lại”.

Bọn ca tụng tiên vương, khoe khoang rằng cứ nghe theo lời họ, theo phép người xưa mà trị nước thì sẽ lập được nghiệp vương là bọn nói láo đáng khinh như bọn cô đồng thầy cúng:

Bọn cô đồng thầy cúng bảo một người: “tôi sẽ cầu cho ông sống ngàn vạn năm tuổi”. Những tiếng ngàn vạn năm tuổi loạn cả tai người đó mà không có gì chứng tỏ rằng người đó thọ thêm được một ngày, vì vậy mà người ta khinh bọn thầy cúng cô đồng. Ngày nay bọn Nho sĩ thuyết các vua thì không chỉ cách thời nay phải trị nước ra sao mà cứ kể cái kết quả trị nước thời xưa, không xét đến cách trị dân của quan lại cùng lòng kẻ gian tà, mà chỉ kể những lời khen đời thượng cổ truyền lại, dùng sự nghiệp của tiên vương. Họ khoe khoang: “Cứ nghe lời tôi thì sẽ lập được nghiệp bá vương”; họ chính là bọn thầy cúng cô đồng trong giới du thuyết đấy; bậc vua chúa có pháp độ không dùng họ. Bậc minh chủ vụ cái thiết thực, bỏ cái vô dụng, không giảng thuyết nhân nghĩa, không nghe lời của bọn học giả” (Hiển học).

Hàn chê chính sách nhân nghĩa của cổ nhân là không hợp thời, vô dụng, chỉ như những trò chơi của trẻ con. Thiên Ngoại trừ thuyết tả thượng của ông viết:

“Trẻ con chơi với nhau, lấy đất làm cơm, bùn làm canh, dăm bào làm thịt, nhưng chiều thì về nhà ăn cơm, vì cơm bằng đất, canh bằng bùn, chơi thì được chứ ăn không được. Khen những điều thời thượng cổ truyền lại, nghe thì hay mà thực tế thì vô dụng; giảng thuyết nhân nghĩa của tiên vương mà không biết cách chỉnh lý quốc gia, đó cũng là những việc để chơi chứ không để đem trị nước được”

夫嬰兒相與戲也,以塵為飯,以塗為羹,以木為胾,然至日晚,必歸饟者,塵飯、塗羹可以.戲而不可以食也。夫稱上古之傳頌,辯而不愨,道先王仁義而不能正國者,此亦可以戲而不. 可以為治也

(Phù anh nhi tương dữ hí dã, dĩ trần vi phạm, dĩ đồ vi canh, dĩ mộc vi chi, nhiên chí nhật vãn, tất qui hướng giả, trần phan đồ canh khả dĩ hí nhi bất khả dĩ thực dã. Phù xưng thượng cổ chi truyền tụng, biện nhi bất khác, đạo tiên vương nhân nghĩa nhi bất năng chính quốc gia, thử diệc khả dĩ hí nhi bất khả dĩ vi trị dã)

Thiên Gian kiếp thí thần, giọng ông còn gay gắt hơn nữa:

“Các học giả ngu trên đời, đều không hiểu tình hình trị loạn, cứ lảm nhảm tụng hoài sách cổ, làm loạn sự cai trị hiện thời; trí lự của họ không đủ để tránh cái hố bẫy mà lại chế bậy các thuật sĩ (kẻ sĩ dùng pháp thuật). Nghe lời họ thì nguy, dùng kế họ thì loạn, ngu tới như vậy là cùng cực mà hại cũng là tột bực”.

且夫世之愚學,皆不知治亂之情,讘䛟多誦先古之書,以亂當世之治;智慮不足以避阱井之陷,又妄非有術之士。聽其言者危,用其計者亂,此亦愚之至大,而患之至甚者也

(Thả phù thế chi ngu học giai bất tri trị loạn chi tình, chiếp giáp đa dụng tiên cổ chi thư, dĩ loạn đương thế chi trị; trí lự bất túc dĩ tỉnh tỉnh chi hãm, hựu vọng phi hữu thuật chi sĩ. Thính kì ngôn giả nguy, dụng kì kế giả loạn, thử diệc ngu chi chí đại, nhi loạn chi chí thậm giả dã).

Trong Ngoại trừ thuyết tả thượng Hàn dẫn chứng:

“Trọng nhân nghĩa (tức theo đạo của tiên vương) thì nước yếu loạn, đó là ba nước Tấn (tức Hàn Ngụy Triệu từ Tấn tách ra); không trọng nhân nghĩa mà mạnh là nước Tần”.

Ông nhận thấy thời ông nước nào loạn cũng có cái thói: “bọn học giả thì khen đạo tiên vương, tạ khẩu là trọng nhân nghĩa, trau chuốt dung mạo, y phục và lời ăn tiếng nói để làm loạn pháp độ đương thời, làm mê hoặc lòng vua chúa”

亂國之俗: 其學者、 則稱先王之道、 以籍仁義、 盛客服而飾辯說、 以疑當世之法、 而貳人主之心

(Loạn quốc chi tục kì học giả tắc xưng tiên vương chi đạo, dĩ tạ nhân nghĩa, thịnh dung phục nhi sức biện thuyết dĩ nghi đương thế chi pháp nhi nhị nhân chủ chi tâm – Ngũ đố)

Và ông gọi bọn học giả đó là một loại sâu mọt của quốc gia. Họ ngu xuẩn cũng như anh chàng nước Tống ôm cây đợi thỏ:

“Nước Tống có người đi cày, trong ruộng có một gốc cây khô, một con thỏ đâm bổ vào, gãy cổ, chết. Anh ta thấy vậy, bỏ cày mà ôm gốc cây khô, hy vọng lại bắt được con thỏ nữa. Thỏ không được thêm mà bị cả nước cười chê” (Ngũ đố).

Và anh chàng nước Trịnh tin cái ni mà không tin mình:

“Một người nước Trịnh muốn mua giày, đo bàn chân mình rồi đặt cái ni ở chỗ ngồi. Anh ta ra chợ mà quên đem cái ni theo. Tìm được đôi giày muốn mua rồi, anh ta (sực nhớ lại), bảo: “Tôi quên đem cái ni theo, để tôi trở về lấy”. Rồi quay về nhà, khi trở lại thì chợ đã tan, không mua được giày. Người ta hỏi: “Sao anh không lấy chân để thử giày?” Anh ta đáp “Nên tin cái ni chứ không nên tin mình”.

° ° °

Tuy nhiên chúng ta cũng nên nhận rằng Hàn Phi vì bị bọn học giả quá tin cổ làm cản trở việc thuyết phục vua Hàn theo chính sách dùng pháp thuật của ông, nên thường nặng lời với họ, chứ ông không phản cổ đến triệt để, cái gì của thời xưa cũng là phải bỏ hết. Rốt cuộc chủ trương của ông cũng như của Thương Ưởng: không nhất định bỏ cổ hay chạy theo cổ, cứ cái gì hợp thời thì làm, “miễn việc trị nước được thích nghi mà thôi”. Chẳng hạn ông cũng tôn quân như Nho gia, còn hơn Nho gia nữa, vẫn trọng nông như Nho gia, trọng lợi như Mặc gia có điều về quan niệm về “quân” (vua), về “lợi” của ông có khác quan niệm của Nho và Mặc, như trong một chương sau chúng ta sẽ thấy.

——————————–

1 Vì trong thiên nhiên thì dân tộc Trung Hoa đã biết luật thịnh suy hữu thời từ hồi mới có nông nghiệp, mà Lão tử, Khổng tử đã cho nó là một luật tự nhiên.

2 Sự thực thì (1)= – 1783- (12357) = 574 năm; (2)= – 1185- (- 1783) = 598 năm; (3)= – 551- (- 1185) = 635 năm.

3 Coi chú thích chương 5 trang 138 – Phần V thiên Hiển học.

 

 

Pyongyang NaengMyon – Từ Thức

Hình ảnh lưu truyền nhiều nhất trên các mạng xã hội, sau cuộc gặp gỡ giữa lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-Un và Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-In, không phải là cái bắt tay lịch sử, nhưng là tô mì lạnh. Mì lạnh Bình Nhưỡng, Pyongyang Naengmyon, là đặc sản Bắc Hàn, đầu bếp của Kim đã làm để thết đãi phái đoàn Nam Hàn.

Sau bữa tiệc ở Bàn Môn Điếm, khu phi quân sự giữa hai nước, người ta xếp hàng dài trước những tiệm ăn để được thưởng thức món mì lạnh tại Nam Hàn, hay tại những thành phố có tiệm ăn Hàn trên khắp thế giới.

Món mì lạnh khiến tôi nghĩ tới một kỷ niệm về chuyến đi Nam Hàn lần đầu, năm 1966 hay 67 gì đó, trong phái đoàn báo chí VN Cộng Hòa được chính phủ Nam Hàn mời. Tôi là người trẻ nhất trong đoàn, vừa là sinh viên Văn Khoa vừa viết báo. Những vị khác, lớn hơn 10, 20 hay 30 tuổi như Trần Nhã ( chủ bút Saigon Post ), Hà Thượng Nhân, Phan Nghị…đã qua đời hay thất lạc tin tức.

Mỗi người có một cô hướng dẫn viên. Cô hướng dẫn viên của tôi, cũng họ Kim ( photo, chụp với cô tại Bàn Môn Điếm ), ngoài những cuộc thăm viếng trong chương trình chính thức, một hôm mời tới nhà ăn Pyongyang Naengmyon, vì bố mẹ cô là người gốc Bắc Hàn, cũng như gia đình tôi là Bắc Kỳ di cư.

Trời lạnh khủng khiếp, nhà không có lò sưởi, tôi chờ được ăn một tô mì thật nóng. Nhưng đó là một tô mì lạnh. Mì Bình Nhưỡng phải ăn thật lạnh. Nghe nói càng lạnh càng ngon.

Nhà không có tủ lạnh, người ta xúc một chậu tuyết trong vườn, đặt tô mì ở giữa. Nước dùng nấu thịt, thả một gói mì sợi dài, càng dài càng tốt, vì mì dài tượng trưng cho sự trường thọ, trên để một miếng thịt bò hay thịt gà, với củ cải, kim chi, khoai lang thái sợi, hay vài khoanh trứng luộc. Phải là tay thiện nghệ mới hút hết sợi mì.

Tôi ăn, không thấy mùi vị gì, hay mùi vị kỳ kỳ. Thèm một tô phở tái, chín, nạm, gầu với hành trần, rau thơm thật nóng, khói bay nghi ngút.

Sau này, mỗi lần ghé Séoul hay Pusan ( Busan ), lại được đưa đi ăn mì Bình Nhưỡng. Mì lạnh đối với người gốc Bắc Hàn cũng như phở với người Việt. Vẫn không thấy ngon, mặc dù thiên hạ trầm trồ khen ngợi. Có thể vì không hợp goût mình. Cũng có thể vì cuộc gặp gỡ lần đầu với mì lạnh không để lại một kỷ niệm ấm cúng. Giống như cuộc gặp gỡ lần đầu với một người tình, nó để lại một dư vị rất lâu. Khẩu vị là một cái gì rất chủ quan.

Cô bé Kim rất dễ thương, hơn cả dễ thương, với một gã nhà báo sinh viên trẻ, lúc đó tóc tai như người thường, nhưng căn nhà quá lạnh với một người đến từ miền nhiệt đới, nắng chang chang quanh năm.

Nhà không có lò suởi, vừa ăn vừa run. Nam Hàn là một nước nghèo, chậm tiến. Nhà cửa ngoại ô lụp xụp. Thành phố xấu nhất trên thế giới, theo tôi, là Manilla, Phi Luật Tân. Ngoại ô Seoul lúc đó không hơn gì Manilla, trừ những khu di tích cổ kính. Ở phi trường, thấy người ta xếp hàng đón một người lính từ VN về phép. Lương lính đóng ở ngoại quốc có thể nuôi cả một gia đình đông người, ở một xứ không có kỹ nghệ, đa số lêu bêu chẳng có nghề ngỗng gì.

Sau này, mỗi lần tới, hết hồn thấy Nam Hàn thoát xác mau lẹ. Từ một nước nghèo, chậm tiến, thua miền Nam VN về mọi phương diện, từ kinh tế tới văn hóa, họ trở thành một cường quốc, bỏ cái anh VN bệ rạc, xa lắc, xa lơ đằng sau.

Những năm 60, Nam Hàn được xếp trong số những nước nghèo nhất Phi và Á Châu. Nam Hàn bắt đầu trỗi dậy từ những năm 80 để ngày nay trở thành cưòng quốc kinh tế thứ 12 trên thế giới.

Phe ta chỉ còn hơn họ ba chuyện, đó là: 1.phở, so với mì lạnh, 2.cái ngu dốt và 3. cái huênh hoang. Huênh hoang, khoác lác bởi vì ngu dốt.

Phở cũng dở chứng hư thân mất nết, với bánh phở ướp hóa chất, xương bò hầm vói thuốc rửa hầm cầu.

Một ngày nào đó, nếu phải lựa giữa một tô mì lạnh khó nuốt và một tô phở nóng dễ chết, cũng đành nhắm mắt ăn mì lạnh.

( tuthuc-paris-blog.com )

Tôi đi học

Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay dổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.

Tôi nói : Đéo muốn đi học.

Mẹ mắng : sư cha mày, nhà nghèo tiền đâu mua bằng giáo sư, tiến sĩ. Khôn không muốn, muốn ngu. Đi học lớn lên làm dư luận viên, cảnh sát lưu thông không muốn, muốn đi ăn mày hả ?

Tôi nghe mẹ, dậy sớm theo mẹ tới trường. Từ nhỏ, vẫn mơ ước sau này lớn lên làm dư luận viên, được trả tiền chửi cha thiên hạ, hay làm cảnh sát giao thông, cần tiền nhậu hay rút bài, chỉ việc ra góc đường, tóm đầu mấy thằng lớ ngớ chạy xe, về tội vượt đèn đỏ, hay vượt đèn xanh, đội nón hay không đội nón an toàn, vừa chạy xe vừa gọi điện thoại, hay chạy xe mà không trả lời iPhone.

Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn, vừa uy nghiêm như đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Mái trường không còn, tường trống trơn : cán bộ đã gỡ ngói, gạch về cất nhà riêng. Cũng như tượng trong chùa đã bị các cán bộ sư đem bán, mua rượu thịt

nhậu nhẹt với bồ nhí sau những giờ tụng niệm. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

Ông hiệu trưởng gọi mấy cậu học trò mới đứng lên trưóc lớp ba. Trường làng không có văn phòng hiệu trưởng. Bàn ghế, bảng đen ông đã khênh về tặng vợ lẽ. Ông nhìn chúng tôi, nói nhỏ nhẹ :

-Thế là các em đã vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ vui lòng, thầy dạy các em sung sướng. Năm đầu, và những năm sau, các em chỉ học tư tưởng Bác. Đứa nào không thuộc bài, lần đầu phải đóng cho tao 100 ngàn , lần thứ hai 200 ngàn. Các em đã nghe chưa ? ( Các em đều nghe, nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may mà có tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại ) .

Ông hiệu trưởng ra dấu cho chúng tôi vào lớp. Một cô giáo nạ dòng, mặt mũi sơn phết son phấn, quần áo xỉn, ân cần đón chúng tôi vào lớp. Khi cả đám đã ngồi xuống đất ẩm, vì nền nhà đã bị cô giáo .., cô ôn tồn nói :

-Năm nay, các em sẽ được học tư tưởng Bác. Phải chăm chỉ học hành cho xứng đáng là cháu ngoan của Bác. Nhưng trước khi học tư tưởng Bác, phải học thuộc lòng nội quy : không thuộc bài, nộp cô giáo 200 ngàn, nói chuyện trong lớp 300 ngàn, đi trễ 400, đái ra quần 500 ngàn

Một thằng dơ tay hỏi : -Thầy hiệu trưởng nói không thuộc bài chỉ đóng 100 ngàn

-Thằng nào, con nào muốn lấy bao nhiêu tao đéo cần biết. Đây là giang sơn của tao, nội quy do tao đặt ra. Đứa nào không thích thì cút. Mặt mũi chúng mày ngu như lợn, ngoài tao ra, không có đứa nào dạy chúng mày thành người được đâu.

Thằng nhỏ hỏi lại :

-Nếu nhà nghèo quá, không có tiền nộp thì sao ?

-Đéo cãi cọ lôi thôi nữa, không có tiền nộp thì cút. Tiên sư cha nhà mày, nghèo mà bày đặt đi học. Tao đéo nói nhiều nữa, chỉ lộn ruột. Con nhà mất dạy, chưa học đã phá đạo đức nhà trường. Nhắc lại cho cả lớp : đứa nào không có tiền nộp thì cút ngay cho khuất mắt

Thằng nhỏ đứng dậy, vùng vằng ra khỏi lớp :

-Ông đéo muốn học. Ông đi chăn trâu sướng hơn.

Lớp học yên tĩnh trở lại. Một con chim liệng đến đứng trên bờ cửa sổ trống ( cánh cửa đã bị cô giáo…), hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.

Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi. Nhưng đó chỉ là những kỷ niệm. Ngày nay, cánh đồng không còn một tiếng chim hót, bờ sông trở thành đất của hãng Tàu, nước sông đen, cá chết nổi lềnh bềnh vì hóa chất.

Tiếng phấn của cô giáo gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn cô viết và lẩm bẩm đọc : Bài tập viết : ‘’ không có gì quý hơn độc lập, tự do ‘’( 1 )

( 1 ) Bài này, nếu có những câu giống văn Thanh Tịnh, chỉ là một sự tình cờ, ngoài ý muốn của tác giả.

 

 

Đòn “Hỏa táng” của Nguyễn Phú Trọng lợi hại thật – Trúc Giang MN

Thân tặng các bạn đồng môn của các Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Đình Chiểu-Lê Ngọc Hân Mỹ Tho ở Canada, Âu Châu, Úc Châu, California và nhóm NĐC-LNH Dễ Thương. Trúc Giang
Trúc Giang MN

1* Mở bài

“Đòn hỏa táng” là dụng cụ để Nguyễn Phú Trọng thiêu rụi những đối thủ chính trị tham nhũng. Nói về tham nhũng thì cán bộ đảng viên ai ai cũng tham nhũng. Kẻ nhiều người ít, cho nên việc bắt tham nhũng không khó khăn gì.

Ở bên Tàu, Tập Cận Bình triệt hạ đối thủ bằng chiến dịch “Đả hổ diệt ruồi”. Trái lại, bên ta thì Nguyễn Phú Trọng thực hiện chiến dịch “Đả ruồi diệt hổ” mà ông ví von bằng hình ảnh lò thiêu để “hỏa táng”, tiêu diệt bè phái đối thủ chính trị mà cụ thể là nhóm Nguyễn Tấn Dũng và Trần Đại Quang.

Tập Cận Bình đánh rắn phải đập đầu, từ Bạc Hy Lai đến Chu Vĩnh Khang. Họ Chu nầy là thủ lãnh hệ thống an ninh tình báo TQ.

Vì sao Nguyễn Phú Trọng không đả hổ trước rồi diệt ruồi sau?

Vì ông không có đủ quyền lực trong tay để làm theo quan thầy họ Tập bên Tàu. Ông Trọng đã giữ những chức vụ bên Đảng, rồi làm Bí thư Thành ủy Hà Nội và cuối cùng là Chủ tịch Quốc hội. Những cơ quan không có quân trong tay. Ông Trọng e ngại nhất là sức mạnh của Bộ Công an, một bộ mà Nguyễn Tấn Dũng đã 10 cài cắm người vào đó, Ảnh hưởng của Trần Đại Quang cũng còn nhiều trong bộ nầy vì Trần Đại Quang đã có gần 10 năm nắm bộ nầy từ Thứ trưởng đến Bộ trưởng.

Truyền thông nhà nước ca ngợi ông là ‘Người đốt lò vĩ đại’ với chiến dịch chống tham nhũng của ông”. Thật ra, chống tham nhũng là chiêu bài để thực hiện việc đấu đá tranh giành quyền lãnh đạo đất nước.

Nguyễn Phú Trọng phải chịu trách nhiệm về những tội ác của công an đã giết hại người dân vô tội trong đồn “côn an”.

2* Đấu đá tranh giành quyền lực trong đảng Cộng Sản Việt Nam

2.1. Đấu đá tranh giành quyền lực

Nguyễn Tấn Dũng là đối tượng chính mà Nguyễn Phú Trọng quyết đưa vào lò hỏa táng

Nguyễn Tấn Dũng và ba người con: Nguyễn Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Thanh Phượng

Tham nhũng đã có từ lâu rồi vì sao mãi đến bây giờ mới ra tay tích cực chống tham nhũng?

Nhiều vụ việc đã xảy ra từ nhiều năm trước mà đến nay mới đem ra xử. Đó là trước kia có ai đó chống lưng, bảo kê…đến nay mới đem ra xử vì những thế lực chống lưng đã bị ngã ngựa. Rõ ràng là bè phái tranh giành quyền lực. Đối tượng phải triệt hạ là những nhóm lợi ích của Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng 9 năm 9 tháng (Từ 27-6-2006 đến ngày 6-4-2016), nên đã cài cắm thuộc hạ trong phe nhóm của ông vào nắm những chức vụ quan trọng, nhất là trong ngành công an. Vì thế Nguyễn Phú Trọng đã tự cơ cấu mình vào Đảng ủy Công an Trung ương do Thượng tướng Bộ trưởng Công an Tô Lâm làm bí thư. Phó Bí thư là ông Lê Quý Vương. Ủy viên thường vụ gồm có: Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc.

Theo nguyên tắc thì Bí thư Đảng ủy là chức vị cao nhất, như thế thì Nguyễn Phú Trọng phải dưới quyền của Tô Lâm. Điều nầy cho thấy Tô Lâm sẽ không còn ở vị trí cao hơn Nguyễn Phú Trọng. Nghĩa là sẽ cuốn gói ra đi. Một đi không trở lại.

Vào ngành công an để bứng gốc phe nhóm của Ba Dũng và Trần Đại Quang.

Tham nhũng của đảng CSVN là tham nhũng có hệ thống của cơ chế. Một hệ thống vận hành dựa trên tham nhũng thì bất cứ ai không tham nhũng thì sớm muộn gì cũng bị loại ra khỏi guồng máy. Số còn lại thì toàn là những tay tham nhũng. Có khác biệt là kẻ ít, người nhiều, khéo che đậy và nằm trong nhóm đang thắng thế mà thôi.

Vậy còn lâu mới không còn tham nhũng trong bộ máy cầm quyền của đảng CSVN.

2.2. Nguyễn Phú Trọng: ‘Công an phải bảo vệ Đảng’

Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc lần thứ 72 của ngành Công an Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, công an phải làm tốt “công tác bảo vệ Đảng”.

Ông Trọng cũng xác định công an là ngành gắn liền với sự sống còn của Đảng Cộng sản Việt Nam. “Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải là những người hết lòng trung thành với Đảng, chỉ biết “còn Đảng, còn mình’.”

Còn Đảng thì còn công an. Còn công an thì còn nhiều người dân vô tội chết trong đồn “côn an”. (từ ngữ của Dân Làm Báo)

 3* Tham nhũng trong đảng Cộng Sản Việt Nam

Chứng cớ của tham nhũng

Hồ Chí Minh căn dặn “Không được đụng tới cây kim sợi chỉ của người dân”. Tư tưởng của cha nội đó hoàn toàn lỗi thời, lạc hậu. Các đồng chí ta ngày nay không ai đụng tới cây kim sợi chỉ của dân, vì nhà nhà đều không có kim chỉ. Cán bộ đảng viên chỉ đụng tới đất đai của người dân, tạo ra một khối “dân oan” lớn nhất lịch sử VN. Thêm nữa, họ còn đụng tới tài nguyên quốc gia, lâm sản, khoáng sản và các mỏ dầu khí.

Người không tham nhũng sẽ bị loại ra khỏi guồng máy. Đó là lý thuyết nhưng thực tế thì đâu có ai ngu dại gì mà không tham nhũng. Phải có biệt thự “hoành tráng” xe ôtô đắt tiền mới theo kịp các đồng chí trong cơ quan, ban ngành…

Trước đây, Chủ tịch nước Trần Đức Lương trả lời chất vấn của quốc hội, ông công nhận “chịu hy sinh đời bố để củng cố đời con”.

Cả guồng máy tham nhũng. Từ anh cảnh sát giao thông đến chủ tịch xã, bí thư huyện và các cấp trên nữa…mọi người đua nhau rút rỉa tài nguyên quốc gia và tiền bạc, đất đai của người dân.
3.1. Nguyễn Phú Trọng tham nhũng

1). Nguyễn Phú Trọng nhận hối lộ của Formosa

Võ Kim Cự đã cố vấn cho Formosa tặng Nguyễn Phú Trọng bức tượng Hồ Chí Minh bằng vàng ròng nặng 50kg trị giá 55 tỷ 550 triệu đồng. Trọng nhận hối lộ nầy khi còn làm Chủ tịch Quốc hội.

2). Nguyễn Phú Trọng nhận hai biệt thự của tập đoàn Ciputra (Indonesia)

Dự án Khu đô thị mới Nam Thăng Long do tập đoàn Ciputra đầu tư 2.11 tỷ USD. Tập đoàn nầy đã tặng hai biệt thự cho Trọng khi làm Bí thư thành ủy Hà Nội. Và Trọng đã bán liền với giá 103 tỷ đồng. (Tương đương 5 triệu USD).

3.2. Trần Đại Quang tham nhũng

1). Trần Đại Quang nhận hối lộ của Dương Chí Dũng

Đinh Thế Huynh cho người tung lên mạng lời khai của Dương Chí Dũng, là Trần Đại Quang đã nhận hối lộ 30,000 USD thông qua Thiếu tướng Trần Quang Tiệp, phụ tá của Bộ trưởng Công An Trần Đại Quang.

2). Trần Đại Quang “cải lão hoàn đồng”

Ngoài tham nhũng ra, Trần Đại Quang còn mưu mô gian lận, không xứng đáng là cấp lãnh đạo quốc gia.

Phe Nguyễn Phú Trọng tố cáo Trần Đại Quang sửa năm sinh từ 1950 sang 1956 để đủ tuổi tham gia Bộ Chính trị.

3.3. Nguyễn Tấn Dũng tham nhũng

1). Đơn tố cáo của Trịnh Xuân Thanh về việc ăn cắp dầu thô trên biển.

“Tôi tên là Trịnh Xuân Thanh

– Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty xây lắp Dầu Khí.

– Phó chủ tịch UBND tỉnh hậu Giang. 

– Đại biểu quốc hội khoá 2016-2021.

Trong suốt thời gian làm việc tại tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam , tôi đã phát hiện ra nhiều hành vi ăn cắp, bán dầu thô trên biển, nhưng vì tất cả các hành vi đó đều được bao che nên tôi sợ không dám tố cáo , vì tôi biết rằng nếu mình tố cáo thì chắc chắn sẽ bị thủ tiêu.

Từ ngày ông Nguyễn Tấn Dũng lên làm thủ tướng và ông Đinh La Thăng lên làm chủ tịch tập đoàn Dầu khí thì khách hàng mua dầu khoảng 70% là Trung Quốc . Trong thời gian này giá dầu thô cũng leo lên rất cao, có lúc hơn 120 đô/thùng tức là khoảng 850 đô/tấn

“Chỉ tính trong 10 năm ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng , mỗi năm Việt Nam xuất bán 20 triệu tấn dầu thô với lượng dầu thô ăn cắp khoảng 30% tức là khoảng 6 triệu tấn/năm . Mỗi tấn tính rẻ 600 đô như vậy là băng đảng ông Dũng và Đinh la Thăng đã ăn gọn là 10x6x600 = 36 tỷ đô .” Trích đơn tố cáo của Trịnh Xuân Thanh.

2). Quy trình mua bán dầu trên biển

“Dầu thô từ các giàn khoan được bơm về các tàu chứa dầu: Chí Linh, Chi Lăng, Ba Vì, Vietsopetro 01 của VN …rồi sau đó được xuất bán cho các tàu chở dầu của nước ngoài vào mua dầu .

Đoàn cán bộ bán dầu gồm Công an, Hải Quan, Dầu khí, Đại lý tàu biển … đi từ trong bờ ra .

Vào những ngày biển êm thì đoàn này đi ra bằng máy bay trực thăng, đáp xuống các tàu chứa dầu VN, rồi sau đó chuyển qua tàu mua dầu bằng tàu dịch vụ của VN.

Với khách hàng mua dầu là Nhật hay Châu Âu thì chuyện mua bán sòng phẳng, có hoá đơn, chứng từ rõ ràng, theo giá dầu thế giới và tiền bán dầu được chuyển vào ngân hàng nhà nước, công khai minh bạch, có đóng thuế …và cũng không thể gian lận được.

Nhưng với khách hàng Trung Quốc thì hoàn toàn khác. Ví dụ xuất bán 100.000 tấn dầu thì họ chỉ trả 70.000 tấn qua ngân hàng có hoá đơn, còn 30.000 tấn thì họ trả bằng tiền mặt ngay trên tàu với giá chỉ bằng 50% giá thị trường và khoản tiền này không được đưa vào sổ sách ( dầu thô giá 100 đô/thùng thì họ trả bằng tiền mặt chỉ 50/đô/thùng và hai bên cùng có lợi). (Trịnh Xuân Thanh)

3.4. Đinh Thế Huynh tham nhũng

Huynh đã nhận nửa triệu đôla Mỹ của Trịnh Xuân Thanh.

4. Đòn “hỏa táng” của Nguyễn Phú Trọng

Trước hết đốt lò bằng củi khô, tức là hỏa táng những đàn em cấp thấp của Nguyễn Tấn Dũng. Khởi đầu bắt giam, tra khảo, móm cung, dụ dỗ lấy lời khai làm bằng chứng để buộc tội cấp cao hơn. Như vụ Đinh La Thăng, những đàn em của họ Đinh nầy trong tập đoàn dầu khí VN (PVN= PETROVIETNAM) đều bị bỏ tù. Lấy những lời khai của họ làm bằng chứng buộc tội Đinh La Thăng, ngay cả việc cố bắt cóc cho được Trịnh Xuân Thanh từ Đức về nước cũng để lấy chứng cớ buộc tội khiến cho họ Đinh nầy vô phương chối cãi. Đinh La Thăng đã bị đưa vào lò thiêu, xem như hỏa táng. Sự nghiệp tiêu tùng. Củi vừa vừa tiêu tùng làm cho lò thiêu nóng lên để chờ đưa củi tươi Nguyễn Tấn Dũng và các con lên “lò thiêu”. Đó là bài bản “đả ruồi diệt hổ” của Nguyễn Phú Trọng.

5. Đánh bạc trên mạng

5.1. Tổ chức đánh bạc online

Đường dây đánh bạc trên mạng internet xuyên quốc gia được thành lập hồi đầu năm 2017 do hai tên Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam điều hành. Trị giá giao dịch lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Trụ sở đặt tại một cơ quan thuộc Bộ Công an, số 10 đường Hồ Giám, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội với cái tên nhập khẩu thiết bị công nghệ cao CNC (CNC=Computer Numerical Control). Tổ chức, che chở và bảo kê do nhiều tướng lãnh trong Bộ Công an.

5.2. Các tướng công an tổ chức và bảo kê đường dây đánh bạc

Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục Trưởng Tổng cục Cảnh sát Bộ CA, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, Cục Trưởng Cục Cảnh sát C-50 phòng chống tội phạm công nghệ cao.

1). Trung tướng Phan Văn Vĩnh

Lợi dụng chức quyền, quyền hạn giúp đỡ cấp dưới trực tiếp là Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa và tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng internet.

2). Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa đã nhận 17 tỷ đồng của ‘trùm’ cờ bạc Nguyễn Văn Dương
– Thiết lập trang web VPN (VPN=Virtual Private Network), là trang mạng dùng để nối kết các máy tính (Computer) lại với nhau thông qua internet.

– Lập các trạm phát tuyến trái phép để thu và phát tín hiệu Wifi (Wireless Fidelity) là hệ thống mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến, giống như điện thoại di độngthu phát hình và âm thanh. Các trạm nầy được đặt tại các tỉnh biên giới như Quảng Ninh (Phục vụ con bạc người Hoa), Tây Ninh để nối kết với các sòng bạc tại Campuchia. Những con bạc gồm người Việt và người Trung Quốc.

– Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa nhận hối lộ 17 tỷ đồng của nhóm tổ chức đánh bạc.
5.3. Vì sao mà Công an tỉnh Phú Thọ thực hiện điều tra vụ đánh bạc của các tướng lãnh tại Bộ Công an?

Những người cầm đầu cơ quan điều tra tội phạm mà phạm tội thì ai có tư cách điều tra đây? Bộ Công an đã giao cho Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ là Đại tá Đỗ Văn Hoành chỉ đạo điều tra các tướng lãnh CA phạm tội. Có lẽ ông đại tá nầy là người thân tín của ông Trọng. Vì đa số cán bộ lãnh đạo CA là những đàn em của Nguyễn Tấn Dũng và Trần Đại Quang.

5.4. Kết quả điều tra và khởi tố các can phạm

Ngày 19-3-2018, Bộ Công an phát đi thông báo về vụ án “Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền” xảy ra có liên quan đến nhiều đối tượng ở nhiều tỉnh khác nhau.

Cùng ngày 19-3-2018, Cơ quan An ninh Điều tra Phú Thọ đã triệu tập Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục Trưởng Tổng cục Cảnh sát Bộ CA, lên Phú Thọ để làm rõ một số việc liên quan đến đường dây đánh bạc.

Tính đến ngày 16-3-2018, có 83 bị can bị khởi tố, trong đó có 41 bị can bị khởi tố về việc tổ chức đánh bạc. 38 bị can về tội đánh bạc. 4 bị can về tội mua bán hóa đơn trái phép, 2 bị can về tội rửa tiền, 4 bị can về việc sử dụng internet để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Trong đó bắt giam 31 bị can. Cấm rời khỏi nơi cư trú 42 bị can. Cho bảo lãnh 2 bị can. Truy nã 8 bị can bỏ trốn. Điều đáng chú ý là trong 83 bị can có Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa bị khởi tố về những tội danh nêu trên.

Đường dây tổ chức đánh bạc nầy do tên Nguyễn Văn Dương (SN 1975), Phan Sào Nam (SN 1979),  Hoàng Thành Trung tổ chức và điều hành.

Cơ quan Điều tra đã thu giữ, phong tỏa, niêm phong tổng tài sản là 1,238.8 tỷ đồng, gồm 1,046.2 tỷ tiền mặt, 20 căn hộ trị giá 192.6 tỷ đồng, 12 chiếc xe hơi chưa  định giá.

5.5. Vợ Trung tướng Phan Văn Vĩnh đòi hai phụ tá của TBT Nguyễn Phú Trọng trả lại 10 triệu đô la Mỹ về việc chạy chức, chạy tội.

Các trang mạng xã hội hiện nay đang lan truyền đến chóng mặt bức thơ của vợ Trung tướng Phan Văn Vĩnh đòi tiền 2 phụ tá thân cận của TBT Nguyễn Phú Trọng.

Trích bức thơ như sau:

Ngày thứ tư, 11 tháng 4, 2018

Kính gởi anh Hồ Mẫu Ngoạt và anh Lê Trung Hưng.

Anh Vĩnh đã bị tạm giam 2 ngày rồi. Ở tuổi 64 mà mang trọng bệnh, anh Vĩnh không biết còn có ngày gặp mặt lại vợ con hay không?

Trước kia Đảng Ủy Công an thông báo cho anh Vĩnh sẽ nghỉ hưu thì hai anh Ngoạt và  Hưng tham mưu cho TBT Nguyễn Phú Trọng, và TBT ra quyết định cho anh Vĩnh tiếp tục giữ chức Tổng Cục Trưởng thêm một năm nữa. Khi đó anh Vĩnh rất vui. Để cám ơn, gia đình em đã trao cho anh Ngoạt 7 triệu đô la Mỹ và trao cho anh Hưng 3 triệu USD. Sau khi hết thời hạn một năm, hai anh Ngoạt và Hưng đã hứa sẽ bố trí cho anh Vĩnh làm trợ lý cho bộ trưởng Tô Lâm. Anh Vĩnh rất mừng. Chúng em trao cho anh Ngoạt 2 triệu USD, anh Hưng 1 triệu USD nữa. Nhưng cuối cùng, việc chạy chức, chạy tội không thành.

Mong các anh thông cảm trả lại số tiền 10 triệu đô la để tôi chăm sóc anh Vĩnh ở trong tù.

Chào hai anh.

Phương Loan”

Bức thơ của vợ tướng Vĩnh cho thấy, đám phụ tá thân cận của Nguyễn Phú Trọng dùng chức vụ TBT Trọng để nhận hối lộ. Cũng có suy luận là ông Trọng nhận hối lộ qua các phụ tá. Trước kia, ông Trọng cũa đã có nhận hối lộ là 2 biệt thự và tượng Hồ Chí Minh bằng vàng ròng.

Trung tướng mà còn đưa hối lộ nhiều lần, có thể đó là tiền đã nhận hối lộ vì ở chức vụ Tổng cục Trưởng, Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công An) rất dễ tham nhũng, đòi và nhận hối lộ. Trung tướng mà còn đưa hối lộ thì bảo sao các chức vụ nhỏ hơn không đưa hối lộ. Muốn có tiền đưa hối lộ thì phải cần tiền nhận hối lộ.

Đại đa số cán bộ đảng viên CSVN đều tham nhũng. Ông Trọng cũng không ngoại lệ.

6. Vũ Nhôm bị cáo tiết lộ bí mật nhà nước

6.1. Vài nét tổng quát về Vũ Nhôm

Phan Văn Anh Vũ biệt danh là Vũ Nhôm

Phan Văn Anh Vũ sinh ngày  21-11-1975, có biệt danh là Vũ Nhôm. Học hết lớp 11 rồi ra đi làm để giúp gia đình nghèo. Nhờ có nhiều tướng lãnh trong Bộ Công an chống lưng nên Vũ Nhôm trở nên trùm bất động sản ở Đà Nẵng, làm chủ tịch nhiều công ty và có cổ phần trong Đông Á Ngân hàng (DongABank). Biệt hiệu Vũ Nhôm là do trước kia đương sự có cửa hàng nhôm kính (kiếng) tức là dùng hợp kim nhôm làm khung kiếng, tiếng Anh là Aluminium and glass door frame, thay vì dùng khung gỗ, đặt ở cửa ra vào và cửa sổ.

Phan Văn Anh Vũ là Thượng tá tình báo Bộ Công an. Cháu của Trung  tướng Phan Hữu Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Công an TC.5.

Vũ Nhôm có hai Chứng Minh Nhân Dân. Một thẻ mang tên Phan Văn Anh Vũ, cấp ngày 11-8-2009. Một thẻ mang tên Trần Đại Vũ cấp ngày 31-1-2000.

Vũ Nhôm cho biết, vợ của Trần Đại Quang “ép” Vũ Nhôm đổi họ, từ họ Phan sang họ Trần của Chủ tịch nước Trần Đại Quang lấy tên là Trần Đại Vũ để đứng tên tài sản của Chủ tịch nước.
6.2. Những gốc bự bao che cho Vũ Nhôm

1). Gốc bự bao che cho Vũ Nhôm

Phan Văn Anh Vũ là cháu rể của Trần Đại Quang. Trung tướng Phan Hữu Tuấn, cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Tình báo Bộ Công an đã nghỉ hưu, là chú ruột của Phan Văn Anh Vũ. Ông tướng nầy đã giúp cho Vũ Nhôm thâu tóm nhiều dự án đất đai ở Đà Nẵng.

Tại Đà Nẵng, Vũ Nhôm đưa hối lộ cho Nguyễn Bá Thanh và Nguyễn Xuân Anh.

Thần tượng quan thanh liêm Nguyễn Bá Thanh bị sụp đổ

Nguyễn Bá Thanh nhận một biệt thự “hoành tráng”của Vũ Nhôm. Nguyễn Xuân Anh nhận chiếc xe Toyota Avalon trị giá 2.6 tỷ đồng (117,000 USD), và 2 căn nhà số 45 và 47 đường Nguyễn Thái Học, Đà Nẵng do Vũ Nhôm tặng.

Công an Đà Nẵng nhận 50 chiếc môtô Yamaha Exciter 150 phân khối và 4 môtô đặc chủng. Tổng cộng 54 chiếc môtô giá trên 4 tỷ đồng.

Vũ Nhôm được Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Trung tướng Phan Hữu Tuấn chống lưng, lại lo hối lộ cho chính quyền và Công an Đã Nẵng như Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh và Công an Đà Nẵng.

Được các tướng lãnh Bộ Công an bao che và dùng hối lộ nắm được chính quyền và công an Đà Nẵng, nên Vũ Nhôm trở thành ông trời con   hét ra lửa, làm mưa làm gió ở Đà Nẵng.

2). Các quan chức có liên quan đến vụ Vũ Nhôm bị khởi tố

1. Trung tướng Phan Hữu Tuấn bị bắt giam vì “hành vi cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, tức là kế hoạch và danh sách những người tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức đưa về VN.

2. Nguyễn Xuân Anh. Bị cách chức Bí thư thành ủy TP/ĐN, bị loại ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN.

3). Về vụ án Vũ Nhôm, hai cựu Chủ tịch UBND Đà Nẵng bị khởi tố và bắt giam. Trần Văn Minh (2006-2011), Văn Hữu Chiến (2011-2014)

6.3. Vũ Nhôm bị bắt ở Singapore và bị trục xuất về Việt Nam

Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm), thượng tá tình báo Bộ Công an. Vũ Nhôm bị bắt ở Singapore với lý do đơn giản là sử dụng hộ chiếu giả vì tên nầy có 3 hộ chiếu mang tên khác nhau: một mang tên Phan Văn Anh Vũ, một mang tên Trần Đại Vũ, và một mang tên có quốc tịch Antigua và Barbuda. Đảo quốc nầy ở Trung Mỹ trong vùng biển Caribbean Sea. Dân số 100,963 người dân. Singapore và Việt Nam không có hiệp định dẫn độ, nên nước nầy trục xuất Vũ Nhôm về VN và cũng vì Vũ Nhôm có tên trong danh sách Đỏ của Interpol.

Ngày 3-1-2017, một tờ báo tiếng Việt ở Đức đưa tin “Nguyện vọng của Phan Văn Anh Vũ là tới Đức để khai báo kẻ chủ mưu cùng toàn bộ đường dây tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin.

Bộ Ngoại giao và Tư pháp Đức chấp nhận cho Vũ Nhôm nhập cảnh Đức thuộc diện tỵ nạn chính trị. Một luật sư của Vũ Nhôm người Đức cho biết, Vũ Nhôm được cho tỵ nạn vì quyền lợi của Đức.

Trong khi đó, các báo mạng xã hội (Facebook) VN đã khẳng định Vũ Nhôm có cả hồ sơ và bằng chứng về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà Vũ Nhôm đưa ra như là một điều kiện để đổi lấy quyền tỵ nạn chính trị. Báo chí còn mô tả chi tiết, Vũ Nhôm đã tiếp xúc với sứ quán Đức ở Singapore để “khai sạch” mục đích xin được tỵ nạn chính trị ở Đức.

Công an Việt Nam bắt Vũ Nhôm về tội cố ý tiết lộ bí mật nhà nước.

Vũ Nhôm là một đại án vì đã có liên hệ đến kinh tế và chính trị khiến cho rất nhiều cán bộ cao cấp bị khởi tố và bắt giam.

7. Cán bộ cao cấp của đảng CSVN có phép tàng hình

Khi xuất hiện, khi biến mất không cho biết lý do. Trần Đại Quang biến mất hai lần, có lần hơn một tháng, người dân không biết Chủ tịch nước của mình đang ở đâu. Trường hợp của Đinh Thế Huynh cũng thế. Biến mất không kèn không trống. Trước đó Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng cũng vậy. Sau cùng đảng cho biết tất cả đều đi ra nước ngoài chữa bịnh. Người đi Nhật, người đi Pháp và người thì âm thầm đi dưỡng bịnh ở Phú Quốc, Kiên Giang. Phép biến hóa cho biết đó là đấu đá nhau để tranh giành quyền lực và để tham nhũng. Tất cả những nhân vật chóp bu của đảng CSVN hễ “đi trị bịnh” thì chắc chắn là bị cho ra rìa. Bay chức.

Cái đảng mắc toi, ôn hoàng dịch lệ nầy đã đến thời mạc vận rồi đó!

8. Hội nghi Trung ương 7 của Ban Chấp hành trung ương đảng CSVN

Hội nghị Trung ương 7 của Ban Chấp hành TW đảng khóa XII dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 5 năm nay (2018). Chắc chắn là một hội nghị quan trọng là cơ hội để Nguyễn Phú Trọng sắp xếp lại nhân sự. Bãi bỏ một số cơ quan, nhất là ngành công an. Nhân sự trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư…và một số người phải ra đi trong đó có Trần Đại Quang và Đinh Thế Huynh.

8.1. Đinh Thế Huynh có thể bị hạ bệ

“Theo một nguồn tin khả tín từ Hà Nội thì việc ông Đinh Thế Huynh bị hạ bệ là vì trong vị thế Thường Trực Ban Bí Thư, ông đã nhận 500 ngàn đôla của ông Trịnh Xuân Thanh để vẽ đường cho Trịnh Xuân Thanh đi trốn. Đàn em ông Trọng khám phá ra được, họ cho ông Huynh uống thuốc loạn thần kinh để nói rằng ông Huynh mất trí nên nói sảng. Bởi vì ở vị trí Bí Thư Thường Trực Ban Bí Thư, ông Huynh nắm rất nhiều hồ sơ tối mật của các đồng chí của ông, cho nên sau khi hạ bệ, họ phải làm cho ông điên. Nên nói tầm bậy hay nói thật thì cũng không ai tin người điên”. (Lê Minh Nguyên-13-3-2018)

Giống như quan thầy Tập Cận Bình, mượn danh nghĩa chống tham nhũng để loại bỏ những đối thủ chính trị, chủ yếu là loại ra những đàn em của Nguyễn Tấn Dũng và Trần Đại Quang, Trọng đưa những đàn em thân tín vào những chức vụ quan trọng. Đó là cuộc đấu đá bè phái để tranh giành quyền lực. Tập Cận Bình “đả hổ diệt ruồi”, Nguyễn Phú Trọng “đả ruồi diệt hổ”

Những đồn đoán cho rằng Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh, bộ trưởng công an Tô Lâm…và một số tướng lãnh phải ra đi.

8.2. Trần Đại Quang sẽ ra đi

Trần Đại Quang thế nào cũng bị cho ra rìa ở Hội nghị TW 7 sẽ diễn ra vào tháng 5 năm nay (2018) với lý do bề ngoài là “vì sức khỏe”. Nhưng thật sự bên trong là Trần Đại Quang đã “cải lão hoàn đồng”, sửa năm sanh từ 1950 thành 1956. Rất dễ sửa, chỉ cần cho một cái râu trên số 0 thì nó thành số 6.

Trần Đại Quang đã nhận hối lộ 30,000 USD của Dương Chí Dũng, thông qua Thiếu tướng Trần Quang Tiệp, phụ tá của Bộ trưởng Công An Trần Đại Quang. Bằng chứng cụ thể là do chính miệng Dương Chí Dũng khai ra. Một lý do nữa là Tập Cận Bình không ưa Chủ tịch nước VN họ Trần nầy.

Nguyễn Phú Trọng đã từng tuyên bố: “Không bổ nhiệm các cán bộ có vấn đề sức khỏe và đạo đức”, cho rằng chỉ vào Trần Đại Quang.

Các nhà quan sát cho rằng khi Quang cuốn gói ra đi thì có thể Nguyễn Phú Trọng tạm thời giữ chức chủ tịch nước cho hết nhiệm kỳ. Đến Đại Hội XIII thì Trần Quốc Vượng sẽ trở thành chủ tịch đảng cũng là chủ tịch nước như bên Trung Cộng hiện nay. Nhất thể hóa. Cũng có dự đoán là ông Nguyễn Thiện Nhân, hiện là Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, được cho là người có nhiều khả năng nhất sẽ đảm nhiệm vị trí này. Nhà báo Bùi Tín nêu nhận xét: “Nguyễn Phú Trọng chọn ông Nhân vì ông nầy nổi tiếng là “hiền lành”. Có thể nói là mềm yếu, người có ít ý kiến độc lập, chuyên môn vâng lời lãnh đạo” (Bùi Tín)

8.3. Tô Lâm cũng có thể cuốn gói đi theo Trần Đại Quang

Có thể Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an sẽ cuốn gói đi theo Trần Đại Quang tại Hội nghị Trung ương 7.

Tô Lâm đã phục vụ dưới thời Nguyễn Tấn Dũng, được Chủ tịch nước Trần Đại Quang phong chức thượng tướng. Bộ Công an phải chịu trách nhiệm về những vụ đào thoát ra nước ngoài, từ Dương Chí Dũng, Trịnh Xuân Thanh và mới đây nhất là vụ Vũ Nhôm. Trong một clip video tuyệt mật về bài nói chuyện của GS.TS. Thiếu tướng Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị, nội dung dài 30 phút. “Trung Quốc không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính chủ quyền của chúng ta ở Biển Đông…Bọn xấu nó cài cắm, nó móc ngoặt, nó lôi kéo hàng trăm tên nầy đến hàng trăm tên khác. Lãnh đạo ngành Công an đang theo dõi, nắm chặt các phần tử cấu kết với bên ngoài. Đang có hàng trăm đối tượng lãnh đạo Việt Nam nằm vùng của nước đàn anh chúng ta”

https://www.youtube.com/watch?v=NV09xu1lC-I

Lãnh đạo ngành CA là ai mà có quyền theo dõi những lãnh đạo Việt Nam nằm vùng đó? Ám chỉ Bộ trưởng Công an, Tô Lâm.

Ông Thiếu tướng GS.TS nầy không am tường nội bộ trong đảng CSVN, và cũng không biết nội tình trong ngành công an của ông nên bị cách chức, cho nghỉ hưu non, và được binh lính của Tổng cục 2, tình báo Bộ Quốc phòng, giữ an ninh chung quanh nhà 24/24.

Một youtube của đài BBC cho biết Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đích danh Tô Lâm và 3 tướng khác phải ra đi trong Hội nghị Trung ương 7.

Bố trí nhân sự của Nguyễn Phú Trọng là đưa người mới theo phe nhóm của ông, mà Tô Lâm là người cũ. Vậy, cuốn gói theo Trần Đại Quang thì cũng dễ hiểu thôi.

8.4. “Tổng Bí thư phải là người miền Bắc và phải có lý luận”

Đó là tuyên bố của Nguyễn Phú Trọng. Theo nghĩa thông thường, thì Tổng Trọng tuyên bố như thế để lộ cái ngu dốt, kỳ thị địa phương, chia rẻ dân tộc của người lãnh đạo đảng.

Nhưng trên thực tế, câu nói nầy được phát biểu trong cuộc tranh cử chức vụ Tổng bí thư đảng và chỉ thẳng vào Nguyễn Tấn Dũng, cho rằng ông Ba Y tá là người ngu dốt, không có trình độ lý luận về chủ nghĩa Mác-Lênin. Mà thật ra, ai ai cũng biết, năm 13 tuổi Ba Dũng đi làm giao liên, rồi tham gia “cách mạng” làm y tá. Sau đó làm tiểu đội trưởng với cấp bậc trung sĩ. Như thế, có thì giờ đâu mà học với hành?

Trong tiểu sử, phần lý lịch ông khai có bằng cử nhân luật. Trong đảng có câu “Dốt bằng chuyên tu, ngu như tại chức”. Ông Dũng học tại chức. Một ký giả “người nước ngoài” chơi cắc cớ hỏi: “Thưa ngài, ngài tốt nghiệp đại học nào?” Trả lời “The U-Minh super jungle University of Camau”. “Diễn nôm”. “Đại học rừng U Minh Thượng, Ca Mau”

Nói thêm về những địa danh Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ.

Bắc Kỳ là địa danh mà vua Minh Mạng đặt ra vào năm 1834. Người Pháp kêu là Tonkin. Trung Kỳ là tên gọi mà vua Minh Mạng đặt ra vào năm 1834. Pháp gọi Annam. Vua Minh Mạng đặt phần đất tận cùng phía nam là Nam Kỳ vào năm 1832. Pháp gọi Cochinchine.

Chính sách chia để trị, Việt Nam bị cắt thành 3 xứ riêng biệt. Nam Kỳ là  xứ thuộc địa do Pháp trực tiếp cai trị. Trung Kỳ và Bắc Kỳ là 2 xứ bảo hộ do triều đình Huế và các quan lại bù nhìn của Pháp.
9. Nguyễn Phú Trọng không phải là người tốt

1. Mượn danh nghĩa chống tham nhũng để đấu đá nhau tranh giành quyền lực. Đúng là bản sao của quan thầy Tập Cận Bình ở Trung Quốc.

2. Tay đã nhúng chàm. Nhận hối lộ 2 biệt thự và tượng HCM nặng 50kg bằng vàng ròng.

3. Tội nặng nhất là tội bán nước, mãi quốc cầu vinh. Đã ký rất nhiều văn bản đặt nhà nước VN vào thành một khu tự trị thuộc chính quyền trung ương ở Bắc Kinh. Vừa qua, Trọng đã ký 15 văn bản đặt các bộ, cơ quan VN vào sự quản lý của Trung Cộng. Đài truyền hình VN phải chiếu những phim do Trung Cộng đưa sang.

Ngày xưa Lê Chiếu Thống, Trần Ích Tắc mãi quốc cầu vinh, ngày nay Nguyễn Phú Trọng bán nước cầu an bằng cách triệt hạ những đối thủ chính trị.

Bác Trọng ơi! Sao bác bê bối, bệ rạc quá vậy? Sao bác không noi gương  những anh hùng dân tộc ta như Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo… để bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc.

10. Đảng của Nguyễn Phú Trọng có “truyền thống” bán nước.

1. Chia rẻ dân tộc

Đảng CSVN chia dân tộc VN ra nhiều thành phần, nhiều giai cấp, gây  hận thù để giết nhau một cách hợp pháp. Đưa vũ khí cho thành phần ba đời bần cố nông để sát hại đồng bào của mình trong “Cải cách ruộng đất”. Khẩu hiệu “Trí phú, địa hào-đào tận gốc trốc tận rễ”

2. Đảng CSVN cướp của giết người

Sau 1975, cướp tài sản của những thương gia, đưa họ vào các trại tù cải tạo, đưa gia đình họ đến những vùng khỉ ho cò gáy được gọi là “vùng kinh tế mới”.

Một điều mỉa mai buồn cười là cướp tài sản của tư bản để trở thành tầng lớp tư bản đỏ như hiện nay.

3. Tội bán nước

Hồ Chí Minh-Phạm Văn Đồng bán nước có văn tự. Đó là công hàm ngày 14-9-1958 giao HS/TS cho Trung Cộng.

“Ra trận cấm nổ súng” đó là lịnh của Đảng ban ra trong trận gọi là Hải chiến Trường Sa vào ngày 14-3-1988.

Tại Hội nghị Thành Đô ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990, đảng CSVN năn nỉ xin Trung Cộng chấp nhận VN làm một khu sắc tộc tự trị như Mãn, Tạng, Hồi, Mông thuộc chính quyền TW ở Bắc Kinh. Nguồn gốc của cờ Trung Quốc có 6 ngôi sao.

Tổng Bí thu Lê Khả Phiêu bị sập mỹ nhân kế, chơi gái Trung Cộng tên Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang), bị bắt chẹt nên phải ký những hiệp ước dâng 11,326 km2 vùng biển ở Vịnh Bắc Bộ. Dâng đất ở thác Bản Giốc cho Tàu khựa một diện tích khá lớn. Người dân có câu chỉ ông Phiêu ”sướng con koo, mù con mắt”

“Các vua Hùng có công dựng nước, Đức Trần Hưng Đạo có công giữ nước để bác cháu ta tha hồ bán nước”.
11. Đảng của ông Trọng tàn phá đất nước, hủy diệt truyền thống đạo đức của dân tộc

1. Tàn phá đất nước

Cán bộ đảng viên CSVN ăn cắp, rúc rỉa tài nguyên quốc gia từ lâm sản, hải sản, khoáng sản đến các mỏ dầu khí của VN. Cho Trung Cộng thuê rừng đầu nguồn để khai thác lâm sản, khoáng sản và để lập những căn cứ chiến lược không chế VN, buộc phải luôn luôn nằm trong bàn tay của quan thầy Trung Quốc.

2. Hủy diệt truyền thống đạo đức dân tộc

Dưới 70 năm cai trị của đảng CSVN, đạo đức dân tộc bị hủy hoại, tàn phá đến tận cùng. Đa số mất tính người, mất tình người. Con buôn thản nhiên, vô tư bỏ chất hóa học độc hại vào các loại thực phẩm, mục đích kiếm tiền mà chết ai nấy bỏ.

Còn nhiều tổ chức lừa gạt hoặc bắt cóc trẻ em và phụ nữ bán ra nước ngoài làm nô lệ lao động hoặc nô lệ tình dục. Nạn buôn người (Human trafficking) ở VN tiếp tục gia tăng.

Nhân phẩm phụ nữ VN đứng vào hạng chót ở Hàn Quốc, Đài Loan…

Có câu “Loài người bắt đầu từ thời kỳ đồ đá, tiến lên đồ đồng và ngày nay VN đang ở thời kỳ đồ đểu”.
12. Kết luận

Đòn đốt lò của Nguyễn Phú Trọng lợi hại thật. Từ dưới đánh lên, tuy chậm mà chắc. Tiêu diệt bọn đàn em thân tín, từng bước cô lập làm cho đối thủ như cua gãy càng, hồi hộp chờ đến phiên mình bị đưa vào lò hỏa táng. Củi tươi cũng phải cháy thôi.

Thật ra cha nội nầy không phải là người tốt. Tội nặng nhất là tội bán nước.

Đảng còn thì công an còn. Công an còn thì người dân vô tội cũng còn chết trong đồn “côn an”.
Trúc Giang

Minnesota ngày 6-5-2018

https://vietbao.com/p112a280705/don-hoa-tang-cua-nguyen-phu-trong-loi-hai-that

 

 

Chuyện nhận qua email “không biết tác giả”

 Khói thuốc 

Năm thứ hai ở Đại học CTCT Đà Lạt, Duy quen Trinh, học năm thứ nhất ở Đại học Chính Trị Kinh Doanh. Hai đứa yêu nhau tha thiết, thề hẹn sống chết với nhau. Tốt nghiệp, Duy về Sư Đoàn 5 bộ binh, hành quân liên miên Bình Dương, Bình Long, Phước Long. Đêm hành quân giăng võng nằm trong rừng cao su Đồng Xoài, Duy mơ có dịp về phép Đà Lạt, cùng Trinh tay trong tay dạo khắp Thành Phố Sương Mù, rồi vào Cà phê Tùng gọi một gói thuốc Capstan, một tách cà phê sữa, một ly sữa đậu nành nóng, cho ấm.

Trinh ra trường về nhà ba mẹ ở Sài Gòn. Duy xin phép thường niên được 7 ngày, ghé thăm. Trinh báo tin ba mẹ gả em cho anh giám đốc Trung Á ngân hàng. Cưới xong chắc em cũng vào làm ở đó luôn cho tiện. Mẹ bảo em hãy quên ông Trung úy đó đi.

Hai tháng sau Duy bị thương về nằm Tổng Y Viện Cộng Hòa. Anh lính đơn vị cử đi theo chăm sóc chạy về báo tin hôm nay đám cưới cô Trinh, thấy nhà trai tới với nhiều xe hơi sang trọng lắm.

Duy chống nạng ra ngồi trước hiên, châm điếu thuốc. Thẩm quyền! bộ ông đang khóc đó hay sao? Không phải đâu, chỉ là khói thuốc lá cay cay làm chảy ra nước mắt…

 

Hai chị em

Chị quen anh Hân, trung úy phi công. Anh đến nhà chơi, thấy em gái quấn quít Hân, chị nhường. Hai người tổ chức đám cưới, chị gom hết tiền để dành tặng đôi vợ chồng mới.

Em có thai đứa con đầu lòng được 6 tháng thì Hân đi tù cải tạo. Chi thương em đang có con dại, thay em đi ra Bắc thăm nuôi Hân. Con được hai tuổi, em đi buôn hàng chuyến, lỡ có thai với người tài xế. Chị tiếp tục đi thăm, dối Hân em dẫn con đi vượt biên rồi. Thấy Hân mừng cho tương lai vợ con mình, chị xấu hỗ, tủi thân, âm thầm khóc lặng lẽ trên chuyến tàu lửa từ Hà Nội về lại Sài Gòn.

Hân về, biết sự thật. Buồn, dẫn con gái đi vượt biên. Nghe tin hai cha con chết trên biển, chị lập bàn thờ. Lấy tấm hình Hân đứng bên cạnh chiếc máy bay phản lực F5 Hân tặng chị hồi mới quen rọi lớn ra, bỏ vào khung đặt lên bàn thờ, chị khóc gọi Hân ơi…

 

Trả hiếu

Thằng Út đói bụng, tìm Lan. Chị ơi nấu cho em gói mì. Từ sáng đến giờ hai chị em chưa ăn gì cả. Nhà hết mì gói ăn liền lại hết cả gạo. Lan dỗ dành, ba đi thồ về thế nào cũng mua bánh mì cho em. Trời tối dần vẫn không thấy ba về, Lan dẫn em ra đầu hẽm nơi anh Tư sửa xe gắn máy, ngồi đợi. Tư và Lan thương nhau đã hơn hai năm. Tư đang cố dành dụm ít tiền để sang năm làm đám cưới. Trời tối hơn, chú Bảy xe thồ chạy về báo tin ba bị xe đụng gãy chân rồi. Bệnh viện đòi 5 triệu mới chịu bó bột.

Lan về nhà thay áo, chạy vội ra nhà dì Năm đầu phố. Dì ơi con bằng lòng. Đêm bán trinh cho ông Đài Loan, Lan khóc lặng lẽ. Anh Tư ơi, cho em xin lỗi…

 

Vui cười

Hai bà bạn thân tâm sự: “Không biết mấy đứa nhà chị thế nào? Chứ hai thằng cu nhà tôi, cùng một giống mà khác nhau một trời một vực”.

– Ấy ấy, sao có thể thế được.

– Thằng bé thì ngoan ngoãn, vâng lời, chăm chỉ, học giỏi. Thằng lớn thì thôi rồi, cục cằn, thô lỗ, suốt ngày túm tụm lại với mấy thằng bạn mà nhậu nhẹt bí tỉ, nói mãi không nghe, có khi còn cãi như chém chả ấy.

– Nhưng mà cậu đẻ đứa nữa từ bao giờ thế?

– Đẻ gì?

– Thế sao lại có hai thằng? Thằng bé ngoan thì đúng rồi. Còn thằng lớn?

– Bố nó chứ ai.