Nhận đọc bản án của 30 năm về trước.

Cac Bai Khac

No sub-categories

Nhận đọc bản án của 30 năm về trước.

Giá như không có bản án nầy, chiếc cầu đã được nối giữa Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn 30 năm về trước biết đâu hôm nay Việt Nam đã như Hàn Quốc  hiện là con rồng châu Á chứ đâu phải như một “VN kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” đang mang đầy mặc cảm của một “con Rồng bệnh”…

Mọi sự trên đời không có gì là tuyệt đối cả ’thua keo này – bày keo khác ‘ ’sông có khúc – người có lúc ‘, ‘vận nước cũng như vận người ‘ … đạo làm người VN trong văn chương truyền khẩu thường nhắc đi nhắc lại rất bình dân, dễ hiểu là “biết phân biệt phải – quấy, thiện – ác, chính – tà”, “để “làm lành – tránh dử”

Nhưng quan trọng hơn là ở chỗ biết mà không làm!

Có phải sau 30 năm đã làm cho ta biết, biết nhiều, biết rõ đã lỡ dịp nhưng cũng vẫn không muộn màng gì nhưng khi làm thì phải ’làm thiệt’ .

Biết đâu hôm nay Việt Nam lại có nhiều yếu tố Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa hơn, hoàn cảnh thế giới thuận lợi hơn nhưng lại rất cần một đội ngũ tham mưu có trí tuệ, có tầm nhìn thời đại, có tâm với nước, có lòng với dân, biết làm việc nước thì chỉ thấy nước chứ không thấy người, …

Việt Nam đã can đảm mở ra một vận hội lớn mà ít ai dám nghĩ tới 30 năm trước, đây là bước đột phá quan hệ lịch sử với Hoa Kỳ không phải ai cũng nghĩ ra và dám làm.

Việt Nam đang rất cần những bước đi thực tiễn mới, bức phá và đầy sáng tạo, một đội ngũ tiền phong dám đứng lên trên hết mọi giáo điều đang kìm hãm sự thăng hoa của Dân tộc, Việt Nam cần một “Blue print for success”, Việt Nam rất cần những con người mới, mới trong tâm hồn, mới trong nếp nghĩ, những người có “tâm đại hùng, đại lực, đại từ bi” … có như vậy sẽ không phải chờ đến 30 năm để xuất hiện con “Rồng Vàng” châu Á mới.

Việt Nam không cần bắt chước phải dân chủ hóa theo kiểu Tây phương mà chỉ cần dân chủ hóa con người VN bằng xương bằng thịt, dân chủ hóa đời sống hằng ngày, khai phóng các hãng xưởng, doanh nghiệp, cơ sở thương mại nông lâm ngư nghiệp nhỏ và vừa để cho họ có thể tự phát triển và vươn lên từ chính thế mạnh nội tại của chính mình, từ các sáng tạo đặc thù, biết nắm bắt mọi thời cơ mà không phải lúc nào cũng có, dân chủ hóa nền kinh tế, luật pháp, tín ngưỡng, giáo dục, canh tân hệ thống hành chính công quyền cho phù hợp với truyền thống “nghĩa vụ hành chính với nhân dân”, chuyển dần cơ chế kinh tế, tổ chức xã hội, hệ thống giáo dục, luật pháp, chính trị cho tương đồng với thế giới tiến bộ để hội nhập được dễ dàng hơn

Việt Nam khác với Hàn Quốc – Singapore – Đài Loan” nhưng có ai dám nghĩ rằng không cần phải đến 30, 20 năm – nếu một cuộc cấp tiến mở ra hôm nay – mà chỉ cần 10, 15 năm nữa thôi rất có thể câu nói ví von trong thơ Kiều lại được ngân lên khắp đó đây, trên mọi miền đất nước …“mỗi người mỗi vẻ – mười phân vẹn mười”. 

Do đó hơn bao giờ hết đất nước đang cần mở ra một “cuộc vận động lịch sử “ mới để cho những người có tâm với nước, có lòng với dân tộc cùng xiết chặt tay nhau để đưa đất nước tiến lên, để cùng nhau ngẩng cao đầu, hãnh diện và tự hào được mang trên tay tấm hộ chiếu “Rồng Vàng rực rỡ”.

Lê Văn – Canada 20/10/2023.

Bản án xử các vị lãnh đạo Phong Trào Thống
Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ

C:\Users\Khue Hoang\Desktop\download.jfif
Giáo sư Nguyễn Đình Huy

[LTS: Chúng tôi trích đăng lại những phần chánh của Bản án để
làm tài liệu cho mai hậu khi nghiên cứu cuộc đấu tranh ôn hòa và
trong sáng cho Tự do Dân chủ của các vị lãnh đạo PTTNDT &
XDDC trước họng súng và nhà tù của chế độ độc tài thô bạo.Cuộc
đấu tranh ‘’uy vũ bất năng khuất’’ đầy gay go và can trường của
các vị lãnh đạo PTTNDT & XDDC rồi đây sẽ là một tấm gương anh
dũng lưu danh hậu thế.]

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Tòa án Nhân dân Tối cao
Toà Phúc Thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh
Án số : 1469 / HSPT ngày 27/10/ 1995
Thụ lý số: 1275 / HSPT ngày 05/9/1995
Vụ : Nguyễn Đình Huy và đồng bọn ‘’Hoạt động nhằm lật đổ
chánh quyền nhân dân’’
Số : 2665 / VP – PT

Nhân Danh,

Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Tòa Phúc Thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Với hội đồng xét xử gồm có:
● Chủ tọa phiên tòa: Ông Nguyễn Xuân Phát, Thẩm phán
TANDTC.
● Các thẩm phán: Ông Trần Đức Trung, Thẩm phán TANDTC Ông
Châu Minh Đức, Thẩm phán TANDTC
● Với sự tham dự của đại diện VKSXXPT: Ông Hạ Bá Hợp, Kiểm
sát viên cao cấp,VKSNDTC.
● Thư ký phiên tòa: Bà Hồ Thị Thanh Loan.
Hôm nay, ngày 27 tháng 10 năm 1995 tại trụ sở Tòa phúc thẩm Tòa án
nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm về hình
sự, đối với các bị cáo:
. . . . .
(Bản án liệt kê lý lịch các bị cáo: Nguyễn Đình Huy, Phạm Tường,
Nguyễn Ngọc Tân, Bùi Kim Đính, Đồng Tuy, Nguyễn Tấn Trí, Nguyễn
Văn Biên, Nguyễn Văn Châu. Trong vụ án còn có bị cáo Trần Quang
Liêm, nhưng không có kháng cáo).
. . . . . . . . . .
Toà Phúc Thẩm Toà án Nhân Dân Tối cao tại TP. Hồ Chí Minh

Nhận xét vụ án

Năm 1989 Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện chánh sách đổi mới,
đồng thời có những biến cố chính trị diễn ra tại các nước xã hội chủ
nghĩa Đông Âu và Liên Xô. Bọn phản động quốc tế, trong đó có các
nhóm phản động người Việt di tản như cái gọi là: ‘’Đảng Tân Đại Việt
hải ngoại’’, ‘’Liên Minh Dân Chủ Việt Nam’’ do Nguyễn Ngọc Huy tập
hợp, tăng cường hoạt động chống Cộng, chống phá chế độ xã hội chủ
nghĩa. Sau khi Nguyễn Ngọc Huy chết, bọn phản động ‘’Tân Đại Việt’’
và ‘’Liên Minh Dân Chủ Việt Nam’’ tranh giành nhau vị trí lãnh đạo, nội
bộ lục đục, tan rã thành nhiều phe phái. Vì vậy các phe nhóm chống đối
nhau. Cao Minh Châu, một trong những tay chân thân cận của Nguyễn
Ngọc Huy đã tập hợp được một số phần tử ‘’Tân Đại Việt‘’ cũ, tổ chức
hoạt động hướng vào trong nước để tái thành lập ‘’Đảng Tân Đại Việt’’.
Đầu tiên, Châu cử tên Nguyễn về nước vào trại cải tạo để đề cử Huy lên
nắm giữ quyền lãnh đạo ‘’Đảng Tân Đại Việt’’ thay cho Nguyễn Ngọc
Huy đã chết ở nước ngoài. Huy đã nhất trí sẽ phục hồi ‘’Đảng Tân Đại
Việt ở trong nước’’ và giao cho Châu thay thế Nguyễn Ngọc Huy làm
đại diện cho mình tại hải ngoại.

Để đạt được mục đích trên, ngay sau khi được trả tự do, Huy viết thư
sang Hoa Kỳ cho Châu để xúc tiến việc thành lập tổ chức chính trị trong
nước. Châu lại cử Nguyễn về Việt Nam báo tin cho Huy biết, ở nước
ngoài thống nhất cử Huy lãnh đạo ‘’Tân Đại Việt trong nước’’, yêu cầu
Huy xúc tiến hoạt động. Nhận được ý kiến của Châu, Huy bắt tay vào
phục hồi Đảng Tân Đại Việt trong nước.

Ngày 16/7/1992, Nguyễn Đình Huy tiến hành họp cốt cán của Tân Đại
Việt và Liên Minh Dân Chủ, trình bày việc Cao Minh Châu từ Hoa Kỳ
cử Nguyễn về Việt Nam gặp Huy, yêu cầu phục hồi Đảng Tân Đại Việt,
đặt tên cho tổ chức mới là ‘’Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây
Dựng Dân Chủ’’.
Nguyễn Đình Huy thành lập ‘’Hội đồng chỉ đạo’’ của
Phong Trào gồm 5 thành viên. Nguyễn Đình Huy làm Chủ tịch, Nguyễn
Ngọc Tân và Phạm Tường làm Phó Chủ tịch, Nguyễn Văn Hữu và Đồng
Tuy làm Uỷ viên.

Nguyễn Đình Huy và nhóm của y soạn thảo ra ‘’Tuyên Ngôn’’, ‘’Cương
Lĩnh Chính Trị’’
và nhiều tài liệu khác xác định tôn chỉ, mục đích và chủ
trương của cái gọi là ‘’Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng
Dân Chủ’’. Những tài liệu này xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc chánh sách
đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, xóa nhòa
ranh giới giữa cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, thống nhất đất nước của
nhân dân Việt Nam với tội ác của bọn xâm lược và tay sai. Kích động,
kêu gọi quần chúng ‘’Đại phản tỉnh’’, xóa bỏ thành quả cách mạng, xóa
bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam, hủy bỏ hiến pháp để xây dựng chế độ đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập, lật đổ Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam, thiết lập Nhà nước mới với cái tên mà bản dự thảo hiến
pháp của chúng ghi: ‘’Nước Việt Nam Cộng hòa’’. Những tài liệu nầy
đã gửi ra nước ngoài in ấn, đăng trên báo của các tổ chức phản động
trong cộng đồng người Việt lưu vong.

Cái gọi là ‘’Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ’’
của Nguyễn Đình Huy thực chất là một tổ chức phản động, lấy chiêu bài
‘’Dân chủ’’ để lôi kéo, tập hợp lực lượng, dựa vào thế lực bên ngoài, làm
hậu thuẫn để ra mắt phong trào, công khai hoạt động chống đối, đòi đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập, giành quyền lãnh đạo, loại bỏ sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới giành chánh quyền bằng thủ
đoạn lừa bịp chính trị. Nếu không đạt được kết quả thì Huy và ‘’Hội
đồng chỉ đạo’’ sẽ dùng bạo lực. Huy đã khai: ‘’Nếu chánh quyền hiện
nay không chịu rút lui thì sẽ có lực lượng chính trị – khác với ‘’Phong
Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ’’ – đứng ra dùng bạo
lực để lật đổ Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’’.

Từ mục đích của cái gọi là ‘’Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây
Dựng Dân Chủ’’do Nguyễn Đình Huy cầm đầu, Huy đã cải tổ ‘’Hội 
đồng chỉ đạo’’ thành ‘’Hội đồng chỉ đạo lâm thời’’ gồm 7 thành viên như
sau:
1/. Nguyễn Đình Huy làm Chủ tịch, 2/. Nguyễn Ngọc Tân làm Phó Chủ
tịch, 3/. Phạm Tường làm Phó Chủ tịch, 4/. Bùi Kim Đính, Uỷ viên
kiêm Tổng thư ký, 5/. Đồng Tuy, Uỷ viên, 6/. Nguyễn Văn Hữu, Uỷ
viên, 7/. Hoàng Văn Khải, Uỷ viên.
Nguyễn Đình Huy và ‘’Hội đồng chỉ đạo’’ của y đã gặp gở tuyên truyền,
lôi kéo được nhiều người ở 15 tỉnh, thành phố. Những người bị tuyên
truyền, lôi kéo là đảng viên Tân Đại Việt, Liên Minh Dân Chủ, ngụy
quân, ngụy quyền, trí thức. . . dưới chế độ cũ. Nhóm Huy chọn những
thành viên tin cậy, hoạt động tích cực của phong trào để kết nạp vào
đảng Tân Đại Việt. Đã két nạp được nhiều đảng viên mới như: Nguyễn
Chí Vi, Nguyễn Văn Biên, Nguyễn Văn Châu, Đỗ Khanh, Phạm Duy
Tuệ, Nguyễn Quốc Thụy. . .
Nguyễn Đình Huy và đồng bọn đã tiếp nhận, phổ biến, tổ chức thực hiện
‘’kế hoạch nhiều bước’’ nhằm lật đổ chính quyền từ nước ngoài gửi vào
với phương án gồm 6 giai đoạn thực hiện từ năm 1991 đến năm 1997 là
vận động quần chúng tham gia phong trào, từng bước đưa ‘’Phong Trào
Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ’’ trở thành một tổ chức
chính trị đối lập cùng tồn tại với Đảng Cộng sản Việt Nam, tham gia
chính quyền từ cấp cơ sở đến Trung ương, tiến tới thay đổi hiến pháp,
lật đổ Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thiết lập cái gọi
là ‘’Nhà nước Việt Nam Cộng hòa’’.

Ở nước ngoài, Cao Minh Châu được Nguyễn Đình Huy uỷ nhiệm, đã
thành lập và tổ chức lễ ra mắt các văn phòng đại diện ‘’Phong Trào
Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ’’ ở bốn nước như sau:
● Ngày 11/12/1992 ở Hoa Kỳ.
● Ngày 20/2/1993 ở Úc.
● Tháng 7/1993 ở Canada.
● Tháng 9/1993 ở Anh.
Lễ ra mắt có quay video, chụp hình gởi về Việt Nam cho Nguyễn Đình
Huy và đồng bọn làm tài liệu tuyên truyền và phát triển tổ chức.
Nguyễn Đình Huy tổ chức và giao cho tay chân viết sáng tác các thể
loại, chính luận, bình phẩm, luận văn, truyện ký, thơ ca. . . rồi gửi bài
sang Hoa Kỳ đăng trên báo Đông Á (của ‘’Phong Trào Thống Nhất Dân
Tộc và Xây Dựng Dân Chủ’’) và báo Tự Do Dân Bản (của ‘’Liên Minh
Dân Chủ Việt Nam’’) cũng như phổ biến rộng rãi loại tài liệu mang tên
‘’Luận Kiếm Hoa Sơn’’ gồm hai tập của tác giả Dương Thái Sơn, với
nội dung chủ đề khai thác sự kiện chính quyền xã hội chủ nghĩa ở Đông
Âu và Liên Xô sụp đổ, với suy luận rồi tại Việt Nam cũng sụp đổ như
vậy, lập luận phủ nhận học thuyết Mác-Lênin, phủ định thành quả cách
mạng dân tộc dân chủ và thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo, nhân dân ta thực hiện. . . giải thích, tuyên truyền đề cao chủ
trương đường lối để thực hiện trong ‘’Tuyên Ngôn’’ ‘’Cương Lĩnh
Chính Trị’’ của Phong Trào.

Ngoài ra, còn phổ biến rộng rãi bài báo (bằng tờ copy bản chính và bản
dịch sang tiếng Việt của Nguyễn Đình Huy) của tác giả Stephen B.
Young đăng trên tờ Washington Post ngày 13/7/1993 mang tựa đề :
Vietnam’s Turn (Đến lượt Việt Nam) với nội dung lừa bịp xảo trá.
Để có kinh phí hoạt động, Nguyễn Đình Huy đã tiến hành theo hai
hướng: ở trong nước nhóm Huy tạm ứng tiền, ở nước ngoài, Huy giao
cho Cao Minh Châu vận động một số thành viên ủng hộ.

Khi phát hiện Nguyễn Đình Huy phục hồi nhóm phản động của đảng
Tân Đại Việt cũ và hoạt động bất hợp pháp. Tháng 4/1993, Uỷ ban nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh đã giao cho cơ quan công an thành phố lần
lượt triệu tập các đương sự chỉ cho thấy việc phục hồi đảng Tân Đại Việt
và thành lập tổ chức này là vi phạm pháp luật, lập biên bản đình chỉ hoạt
động. Nguyễn Đình Huy và nhóm của y không chấp hành mà còn báo
cho Cao Minh Châu ở Hoa Kỳ biết để vận động báo, đài và các tổ chức
phản động trong cộng đồng người Việt lưu vong ở nước ngoài phản đối
nhà nước Việt Nam làm hậu thuẫn cho bọn Huy.

Đỉnh cao hoạt động của chúng là kế hoạch chuẩn bị cho lễ ra mắt của
‘’Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ’’ ở Việt
Nam. Cao Minh Châu đã cử một số tên, trong đó có Trần Quang Liêm,
Nguyễn Tấn Trí mang theo tiền bạc, tài liệu, máy vi tính, máy in laser. . .
về Việt Nam phối hợp với Nguyễn Đình Huy đã chuẩn bị nội dung, tài
liệu, chương trình, danh sách khách mời trong nước và nước ngoài, thuê
khách sạn làm địa điểm họp tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày
27/11/1993. Nguyễn Đình Huy và nhóm phản động này dùng chiêu bài
‘’làm cho dân giàu, nước mạnh’’ nên tổ chức cuộc ‘’Hội thảo quốc tế về
phát triển Việt Nam’’.
Nhưng thực chất đây là cuộc họp có nhiều người
trong nước và nước ngoài để bọn Huy công bố việc ra mắt tổ chức phản
động của y. Bài diễn văn do Nguyễn Đình Huy soạn thảo để đọc trong
cuộc họp này có nội dung xuyên tạc cuộc kháng chiến oanh liệt chống
xâm lược và tay sai của nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo giành thắng lợi, vu cáo Đảng Cộng sản Việt Nam ‘’du nhập ý
thức hệ ngoại lai vốn là tác nhân độc hại’’ làm cho đất nước trở thành
bãi chiến trường, xương chất thành núi, máu chảy thành sông, hận thù
chồng chất và dân tâm ly tán, làm cho dân nghèo, nước yếu’’ nhằm đánh
lộn sòng giữa những người yêu nước chống xâm lược, giải phóng dân
tộc với bọn xâm lược và tay sai. Đây là thủ đoạn nhằm công khai hóa
hoạt động của chúng, đánh lừa dư luận trong nước và nước ngoài, tiến
tới lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Tang vật gồm: Cương Lĩnh Chính Trị, Tuyên Ngôn, Hiến Pháp Việt
Nam Cộng hòa, diễn văn, lời kêu gọi ‘’phản tỉnh’’, điều lệ, sơ đồ tổ
chức, cờ đảng Tân Đại Việt, cờ hiệu và mẫu các loại huy hiệu, con dấu
của Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ, xe máy, máy
đánh chữ, máy vi tính, máy in laser, máy quay camera, dĩa cứng, dĩa
mềm đã lưu giữ nhiều tài liệu của phong trào.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số : 1039/HSST ngày 12 tháng 8 năm 1995,
Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên xử các bị cáo về tội
‘’Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’’.
. . . . . . .
Tại phiên tòa phúc thẩm, hầu hết các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm
tội, và chỉ xin được pháp luật xem xét lại về tội danh cho các bị cáo.
Riêng bị cáo Nguyễn Ngọc Tân kháng cáo không kêu oan, không xin
giảm án mà chỉ yêu cầu xem xét về quyền bào chữa của bị cáo tại phiên
tòa sơ thẩm. Hầu hết các bị cáo đều nại rằng: bọn chúng phục hồi
‘’Đảng Tân Đại Việt’’ đã bị chính quyền cách mạng xóa bỏ sau giải
phóng năm 1975. Đồng thời lấy đảng ‘’Tân Đại Việt’’ làm nòng cốt cho
cái gọi là ‘’Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ’’,
kể cả lực lượng của phong trào được thành lập ở nước ngoài., chỉ nhằm
đối thoại với ‘’Đảng Cộng sản Việt Nam’’ nếu được chính phủ Việt
Nam cho phép, thực hiện chính sách đa đảng trong thời kỳ đổi mới. . .
Nhưng, với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ, cùng với tang vật do
cơ quan điều tra, khám xét, thu được tại nhà của các bị cáo như: Cương
lĩnh chính trị, tuyên ngôn, hiệu triệu, kế hoạch hành động, hiến pháp có
tên ‘’Việt Nam Cộng hòa’’, cờ, điều lệ và quốc ca. . . Các tài liệu này
đều phù hợp với lời khai nhận về hành vi phạm tội của các bị cáo tại
phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm.

Như vậy, mục đích, động cơ của lực lượng cái gọi là ‘’PTTNDT và
XDDC’’ do Nguyễn Đình Huy và đồng bọn nặn ra ở trong nước và 4 tổ
chức do Huy và đồng bọn dựng lên ở nước ngoài bao gồm ở Mỹ, ở Úc, ở
Canada và ở Anh, đều là lực lượng phản động. Nhằm tiến tới mục đích
là lật đổ, xóa bỏ nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và sẽ
thay vào đó một nhà nước kiểu mới mà bọn chúng khẳng định rằng:
‘’Một nhà nước do đảng Tân Đại Việt’’ đứng ra cầm quyền, giữ vai trò
lãnh đạo.

Vì thế, lời nại của các bị cáo đều vô căn cứ, chỉ là thủ đoạn lừa bịp dư
luận, nhằm trốn chạy tội lỗi trước nhân dân và pháp luật.

Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm đã kết án các bị cáo Nguyễn Đình Huy, Phạm
Tường, Nguyễn Ngọc Tân, Bùi Kim Đính, Đồng Tuy, Nguyễn Tấn Trí,
Nguyễn Văn Biên và Nguyễn Văn Châu, phạm tội ‘’Hoạt động nhằm lật
đổ chánh quyền nhân dân’’, bị xét xử, theo qui định tại điều 73 bộ luật
Hình sự, là có căn cứ đúng pháp luật.

Riêng các bị cáo Nguyễn Tấn Trí và Trần Quang Liêm, là người có quốc
tịch ‘’Hoa Kỳ’’ và đồng thời đang mang cả quốc tịch Việt Nam (vì bọn
chúng không có đơn xin chính phủ Việt Nam xóa quốc tịch). Nhưng lại
có hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, và bị cấp sơ thẩm đưa ra xét
xử bình đảng như các bị cáo khác, là đúng với qui định tại khoản 2 điều
05 bộ luật hình sự.

Xét tính chất của vụ án, do hành vi phạm tội của các bị cáo, là đặc biệt
nghiêm trọng, bởi vì:
Nguyễn Đình Huy và đồng bọn đều là những phần tử trước đây có nhiều
nợ máu với nhân dân, với chánh quyền cách mạng.
Sau giải phóng năm 1975, bọn chúng được hưởng chính sách ân huệ,
khoan hồng của Đảng và nhà nước, nên chỉ bị tập trung học tập cải tạo,
được đặc xá tha về sum họp với gia đình và hòa nhập vào cộng đồng dân
tộc Việt Nam. Nhưng với bản chất ngoan cố, điên cuồng chống phá cách
mạng, chống lại nhân dân, chống lại Nhà nước.

Vì thế, vừa được trả tự do, bọn chúng đã nhanh chóng tìm cách móc nối,
liên kết với nhau để cùng phạm tội.

Để đạt được ý đồ đen tối, bọn chúng lợi dụng thời cơ về ‘’Tình hình biến
cố của các nước XHCN ở Đông Âu’’, chúng dự định thôn tính Đảng và
nhà nước ta bằng bạo lực chính trị. Vì vậy mà chúng ngang nhiên kích
động các tầng lớp trí thức cũ, các thành phần sĩ quan ngụy quyền, các
tầng lớp đảng phái phản động cũ, để tuyên truyền, thuyết phục lôi kéo họ
gia nhập lực lượng ‘’PTTNDT và XDDC’’, đòi đối thoại với Đảng Cộng
sản Việt Nam, và láo xược đưa ra yêu sách Đảng phải chấp nhận cơ chế
chính trị ‘’đa nguyên đa đảng’’ mà bọn chúng mơ hồ đặt ra.
Fax ra nước ngoài nhiều bài viét cho báo Đông Á đăng tải, một tờ báo
phản động của số người Việt lưu vong ở nước ngoài, với nội dung: đả
kích, xuyên tạc, bôi xấu chế độ XHCN ở Việt Nam, hòng lừa bịp dư luận
thế giới và những phần tử xấu vốn có hận thù với cách mạng.

Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Đình Huy, bọn chúng đã nhanh chóng lập
ra tổ chức phản động lấy danh xưng gọi là ‘’PTTNDT và XDDC’’,phong trào này đã có đủ Cương lĩnh chính trị , tuyên ngôn . . . với mục đích ‘’xóa bỏ nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’’. Bằng 6 bước thực hiện, hạn chót đến năm 1997 bọn chúng sẽ thay vào đó, là một nhà nước phản động mà chúng gọi là nhà nước ‘’dân chủ’’ kiểu Tổng Thống chuyên chế và đặt tên cho nước là ‘’Việt Nam Cộng hòa’’.

Chúng chuẩn bị tuyên ngôn, hiệu triệu, để kêu gọi phần tử xấu đứng lên
lật đổ chánh quyền cách mạng, từ Trung ương đến xã, phường, lập ra
quốc ca, cờ hiệu, hiến pháp cho cái gọi là nhà nước kiểu mới của chúng.

Xét qui mô của tổ chức, còn được Nguyễn Đình Huy và đồng bọn, xây
dựng mở rộng ở 4 quốc gia khác.
Toàn bộ tài liệu phản động, được bọn chúng viết bằng tiếng Anh, tiếng
Pháp đưa vào dĩa mềm, dĩa cứng, lưu trữ trong máy vi tính để chuyển ra
nước ngoài cho đồng bọn.
Rồi bày ra trò quay phim Video phỏng vấn, tâng bốc tiểu sử tội ác của
Nguyễn Đình Huy và sự ‘’phát triển’’ của phong trào ở trong nước.
Nhằm làm tài liệu tuyên truyền trấn an đồng bọn hiện đang lưu vong ở
nước ngoài.
Nghiêm trọng hơn, khi bị chánh quyền nhân dân phát hiện hành động
trái pháp luật của bọn chúng, Công an thành phố Hồ Chí Minh đã gọi
đến lập biên bản đình chỉ hoạt động.
Nhưng Huy và đồng bọn lại vu cáo chánh quyền Việt Nam hù dọa , đàn
áp cái gọi là quyền ‘’dân chủ, tự do’’ của chúng để đồng bọn ở nước
ngoài xuyên tạc, hòng gây sức ép với chính phủ Việt Nam, để bọn chúng
dễ bề thao túng hoạt động.
Nguyễn Đình Huy đã thú nhận: ‘’Nếu chánh quyền hiện nay không chịu
rút lui, thì sẽ có một lực lượng chính trị – khác với ‘’Phong Trào Thống
Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ’’ –  đứng ra sử dụng bạo lực để lật
đổ nhà nước Việt Nam.’’ (bút lục 74 tập 4 hồ sơ Nguyễn Đình Huy).

Với mục đích sẽ lật đổ chánh quyền của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Nguyễn Đình Huy và đồng bọn ráo riết hoạt động, phát
triển lôi kéo nhiều người tham gia vào tổ chức. Bọn chúng đã phân công
nhau tiến hành xây dựng lực lượng ở các tỉnh Quảng Ngãi, Phan
Thiết, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang và Vĩnh Long.
Thành lập ra cái gọi là ‘’Hội đồng chỉ đạo’’ do Nguyễn Đình Huy làm
Chủ tịch, Nguyễn Ngọc Tân, Phạm Tường làm Phó Chủ tịch, các Uỷ
viên bao gồm: Bùi Kim Đính, Đồng Tuy, Nguyễn Văn Hữu và Hoàng
Văn Khải.

Mở rộng lực lượng ra 4 quốc gia khác bao gồm ở Hoa Kỳ được thành
lập vào ngày 11/12/1992 do Cao Minh Châu phụ trách. Ở Úc thành lập
vào ngày 20/2/1993 do Trương Minh Hoàng phụ trách. Ở Canada vào
tháng 5 năm 1993 và ở Anh tháng 7 năm 1993.
Huy và đồng bọn lập sơ đồ hình thành các ban bệ từ trung ương đến địa
phương, nhằm đưa người tham gia ứng cử, cài cấy vào bộ máy chánh
quyền nhà nước, chờ thời sẽ hành động lật đổ chánh quyền.

Rõ ràng hành vi phạm tội nêu trên của Nguyễn Đình Huy và đồng bọn
đã xâm phạm nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, chà đạp lên thành quả
cách mạng mà cả thế kỷ nay dân tộc ta hy sinh xương máu để giành lại
‘’độc lập tự do’’ từ tay của các đế quốc xâm lược.

Xét các bị cáo đã phạm tội mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng, đe dọa
đến sự an toàn của quốc gia, sự ổn định chính trị và công cuộc xây dựng
đất nước, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân.
Xâm phạm nghiêm trọng đến các điều 3, điều 4, điều 13 và điều 99 của
hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Do đó cần phải bị nghiêm trị để răn đe phòng ngừa chung.

Xét vai trò trách nhiệm hình sự của từng bị cáo như sau:

1.- Đối với Nguyễn Đình Huy, trước năm 1975 tham gia đảng Tân Đại
Việt với chức vụ Phó Tổng bí thư. Sau thời gian học tập cải tạo dài hạn,
được Đảng và nhà nước khoan hồng, nhưng y vẫn không từ bỏ ý đồ
chống phá cách mạng. Ngay từ khi còn đang ở trong trại cải tạo, Cao
Minh Châu, từ Mỹ cử tên Nguyễn về nước móc nối, y đã nhận lời ngay.
Vừa ra trại, Huy đứng ra lôi kéo, bắt liên lạc, phục hồi Đảng Tân Đại
Việt (cũ) đã bị chánh quyền xóa bỏ sau chiến thắng 30/4/1975.
Từ đảng Tân Đại Việt đổi thành ‘’Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và
Xây Dựng Dân Chủ’’, Huy trực tiếp điều hành sự hoạt động của tổ chức,
soạn thảo tuyên ngôn, cương lĩnh chính trị, thư chúc Tết gửi ra nước
ngoài, dự thảo bài diễn văn khai mạc hội thảo và nhiều tài liệu phản
động khác. Giao cho Bùi Chí Vi ra nước ngoài soạn thảo hiến pháp nước
‘’Việt Nam Cộng hòa’’, phân công cho Bùi Kim Đính viết bài vu cáo
Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, gửi cho báo Đông Á ở nước ngoài đăng tải. Tích cực tuyên truyền
lôi kéo nhiều người vào tổ chức. Y là kẻ trực tiếp cầm đầu, chỉ huy tổ
chức trong nước và ở nước ngoài.
Với vai trò nêu trên, cộng nhân thân của bị cáo là kẻ suốt đời tận tụy với
kẻ thù của dân tộc, chống lại nhân dân, chống lại cách mạng. Vì thế Tòa
án cấp sơ thẩm áp dụng khoản 1 điều 73 Bộ luật hình sự, xử phạt bị cáo
15 năm tù là đả thể hiện sự khoan hồng đúng mức của pháp luật.

2.- Phạm Tường: được Nguyễn Đình Huy giao giữ chức Phó chủ tịch
qua cái gọi là ‘’PTTNDT và XDDC’’, y hoạt động rất tích cực, đã lôi
kéo, tuyên truyền nhiều người vào tham gia tổ chức, trong đó giới thiệu
được 3 người kết nạp vào đảng Tân Đại Việt như Bùi Kim Đính,
Nguyễn Chí Vi (xuất cảnh ra nước ngoài) và Nguyễn Văn Biên được
Huy giao nhiệm vụ xây dựng lực lượng ở miền Trung, và thâm nhập lôi
kéo người ở các tổ chức tôn giáo, gia nhập tổ chức.
Tham gia đóng góp dự thảo cương lĩnh chính trị và cùng đồng bọn ký
tên gửi ra nước ngoài.
10 lần Fax các tài liệu phản động ra nước ngoài cho Cao Minh Châu, và
một lần nhận Fax ‘’chương trình kế hoạch dân chủ hóa Việt Nam’’ do
Cao Minh Châu gửi về cho Nguyễn Đình Huy, trực tiếp thuê chỗ ở và
hội trường chuẩn bị cho ‘’Hội Thảo’’, viết bài để đăng trên báo Đông Á
với nội dung: xuyên tạc, vu cáo, đả kích chính sách của Đảng và nhà
nước trên lãnh vực văn hóa giáo dục.
Có thể nói sau Nguyễn Đình Huy là Phạm Tường.Y hoạt động tỏ ra
hăng hái, sử dụng điện thoại nhà riêng để liên lạc nhiều lần với bọn tay
chân ở nước ngoài, nên được Huy tin dùng.
Bỏ tiền, vàng ứng cho tổ chức để có kinh phí hoạt động gồm 51 chỉ vàng
24 kara và 10 triệu đồng tiền Việt Nam cùng với 2010 USD (đô la Mỹ).
Trong khi bị công an gọi đến giáo dục, yêu cầu đình chỉ hoạt động,
nhưng y bất chấp, tiếp tục viết bài ghi hình video gửi ra nước ngoài cho
đồng bọn, khẳng định ‘’sẽ tiếp tục hoạt động cho Phong Trào.’’
Do vậy bị Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng khoản 1 điều 73 Bộ luật hình sự,
tuyên phạt bị cáo 14 năm tù là thỏa đáng.

3.- Bùi Kim Đính, trước 1975 với cấp bậc đại uý trong quân đội ngụy,
từng là sĩ quan chính trị, tiểu khu Bình Định có bề dầy tuyên truyền
chống cộng sản. Sau học tập cải tạo, được tha về nhưng với bản chất
chống đối cách mạng, nên được Huy đưa vào tổ chức, y sớm trở thành
‘’Uỷ viên Hội đồng chỉ đạo PTTNDT và XDDC’’ kiêm Tổng thư ký.
Quá trình hoạt động, Đính tham gia rất tích cực như may cờ, sửa chữa
điều lệ, lập sơ đồ tổ chức, làm biểu tượng để in bìa điều lệ của đảng Tân
Đại Việt, làm mẫu cờ cho phong trào, được Huy giao viết lời tuyên thệ.
Và cất giữ nhiều tài liệu phản động quan trọng, sáng tác thơ ca, viết bài
có nội dung ca ngợi, khích lệ cho phong trào, bôi xấu chế độ xã hội chủ
nghĩa, đả kích quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng và chính phủ
Việt Nam trên mọi lãnh vực chính trị, kinh tế và xã hội.
Các bài vở trên được gởi sang Mỹ để tờ báo Đông Á, là tờ báo phản
động của bọn phản động di tản vào tháng 4 năm 1975 đăng tải. Ngoài ra
Đính còn được Huy giao duyệt các bài viết của các đối tượng khác trước
khi gửi ra nước ngoài.
Do hoạt động của Đính tích cực và nội dung bài viết có tác dụng tuyên
truyền bôi xấu chính phủ Việt Nam, nên được tay chân ở nước ngoài gửi
cho 100 USD.
Nguyễn Tấn Trí còn hứa trợ cấp cho Đính mỗi tháng 50 USD để Đính
viết bài tuyên truyền cho tổ chức.
Đính còn được Huy giao nhiệm vụ tuyên truyền lôi kéo số văn nghệ sĩ
trí thức cũ vào tổ chức, để hợp lực chống lại Đảng và nhà nước.
Đính đã lôi kéo và giới thiệu Nguyễn Văn Châu vào tổ chức và được kết
nạp vào đảng Tân Đại Việt.
Rõ ràng hành vi phạm tội của Đính thể hiện với vai trò đắc lực và tích
cực, đồng thời cũng là kẻ có vai trò vừa tổ chức, xúi giục.
Chính vì vậy Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng khoản 1 điều 73 của Bộ
luật hình sự để xử phạt nghiêm khắc đối với bị cáo là thỏa đáng.
Khi lượng hình, Tòa án cấp sơ thẩm có xét đến thái độ biết ăn năn hối
cải, khai báo thành khẩn, giúp cơ quan điều tra sớm kết thúc vụ án, nên
được áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ qui định tại điểm h khoản1 điều 38
BLHS, để tuyên phạt y, mức án khởi điểm của khung hình phạt do điều
luật qui định, cũng là thể hiện chính sách khoan hồng của pháp luật.
Nay không có căn cứ nào khác để xét giảm thêm mức án cho bị cáo.

4.- Với Nguyễn Ngọc Tân: trước 1975 đã từng là ‘’Dân biểu’’ chế độ
chánh quyền ngụy Sài gòn. Và là người cùng với Nguyễn Ngọc Huy (đã
chết ở Mỹ), sáng lập ra Đảng Tân Đại Việt. Năm 1975 bị tập trung học
tập cải tạo, sau khi được tha về, ngay lập tức cùng với Nguyễn Đình
Huy, phục hồi lại đảng’’ Tân Đại Việt’’ làm nòng cốt cho tổ chức. Y là 1
trong 5 thành viên đề xướng thành lập ra tổ chức ‘’PTTNDT và XDDC’’
và giữ cương vị Phó chủ tịch của Phong Trào.
Tân đã cùng đồng bọn thông qua và ký tên vào cương lĩnh chính trị ,
tuyên ngôn để gửi ra nước ngoài.
Cùng với Nguyễn Đình Huy bàn bạc phải soạn thảo hiến pháp ‘’Việt
Nam Cộng hòa’’ để thay thế cho hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Tân tiến hành gặp gở nhiều người để tuyên truyền lôi kéo vào tổ chức
như Tám Di, Trác Quan Trường, Nguyễn Xuân Sơn và Nguyễn Ngọc
Trượng.
Tân nuôi ý lớn, bằng cách tạo điều kiện cho Sơn và Trương hoạt động
xây dựng phong trào ở Quảng Ngãi, y đã tự bỏ tiền cá nhân chu cấp cho
Sơn và Trương 800.000 đồng để bọn chúng có chi phí hoạt động.
Ngoài ra, Tân còn viết nhiều bài với nội dung xuyên tạc, phản động,
được báo Đông Á đăng tải 3 bài, với các nội dung như: Chính phủ và
Đảng Cộng sản Việt Nam dùng bạo lực để đàn áp dân chúng, vi phạm
nhân quyền, và xuyên tạc chế độ bầu cử đại biểu quốc hội của nhà nước
ta.
Chính vì vậy mà Trương Minh Hoàng cầm đầu phong trào ở Úc đã gởi
về cho Tân hai lần với số ngoại tệ 600 USD. Phạm Tường còn hăng hái
đưa thêm cho y 2 triệu đồng để động viên Tân tiếp tục viết bài gửi ra
nước ngoài. . .
Xét hành vi phạm tội nêu trên của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, vai
trò trách nhiệm hình sự của y không kém gì so với Phạm Tường; hơn
nữa thái độ khai báo không thành khẩn, ngoan cố ngụy tạo cho hành
động tội ác của y. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng khoản 1 điều 73
của Bộ luật hình sự để xử phạt nghiêm bị cáo là đúng đắn.Tuy nhiên, khi lượng hình, cấp sơ thẩm đã xem xét đến tính nhân đạo
của pháp luật và chính sách khoan hồng của Đảng, nhà nước để áp dụng
tình tiết giảm nhẹ được qui định tại điểm e khoản 1 điều 38 BLHS (vì
Tân tuổi đã già yếu, sinh ngày 9/12/1921).
Để tuyên phạt bị cáo mức án nhẹ dưới mức khởi điểm của khung hình
phạt do điều luật qui định 11 năm tù là hợp tình hợp lý.

5.- Đồng Tuy, trước 1975 y tham gia hoạt động trong nhiều đảng phái
như Đại Việt quốc dân đảng, Tân Đại Việt, sau giải phóng năm 1975
phải đi học tập cải tạo.
Sau khi được trả tự do, y đã chủ động cấu kết với Nguyễn Đình Huy,
sáng lập ra ‘’Phong trào thống nhất dân tộc và xây dựng dân chủ’’.
Đồng Tuy, đã cùng với Huy, trực tiếp soạn thảo tu chỉnh cương lĩnh
chính trị, phần nói về văn hóa giáo dục, tuyên ngôn rồi cùng ký tên gửi
ra nước ngoài. Y được đồng bọn tin cẩn cử làm uỷ viên hội đồng chỉ đạo
phong trào, vì vậy, Tuy thường xuyên đến nhà Huy, bàn bạc trao đổi
phương thức hoạt động của phong trào nhằm chống lại chánh quyền
cách mạng.
Tích cực viết bài, được đăng tải trên báo Đông Á để tuyên truyền phong
trào. Các bài viết đều mang nội dung bôi xấu chế độ XHCN ở Việt Nam
và đả kích sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, như các bài ‘’Sự
kiện và dư luận’’, ‘’Vấn đề hòa giải’’, ‘’ Cái hận nghìn đời của người
Việt Nam’’, ‘’ Sự chia rẽ’’ . . .
Đồng thời tích cực tham gia tuyên truyền để lôi kéo người vào tổ chức,
chính vì vậy được Huy và Tường đưa cho 500 USD và 1 triệu đồng để
mua xe máy làm phương tiện hoạt động.
Nghiêm trọng và ngoan cố hơn, vào tháng 4 năm 1994, công an TP. Hồ
Chí Minh triệu tập Tuy đến để lập biên bản chỉ rõ hoạt động của ‘’Phong
Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ’’ là trái pháp luật, yêu
cầu đình chỉ ngay hành động sai trái. Đồng Tuy đã không thấy được sự
khoan hồng của pháp luật mà tuyên bố thẳng thừng ‘’còn một phút sống,
tôi còn hoạt động cho Phong Trào.’’
Rồi sau đó, y tham gia cuộc phỏng vấn có thu hình video do Nguyễn
Tấn Trí thực hiện, để làm tài liệu gửi ra nước ngoài, cho đồng bọn tuyên
truyền vu cáo chánh quyền Việt Nam. Tại cuộc phỏng vấn này, Đồng
Tuy vu cáo là công an, chánh quyền gọi đến để hăm dọa, vi phạm quyền
dân chủ. Đồng thời, y tái khẳng định trước ống kính của bọn phản động
‘’tiếp tục hoạt động cho phong trào’’ để nhằm trấn an đồng bọn lưu vong
ở nước ngoài.
Với hành vi phạm tội nêu trên, Đồng Tuy đã thể hiện rõ vai trò là một
trong những người tổ chức. Khi lượng hình, Tòa án cấp sơ thẩm đã xem
xét đến tình tiết giảm nhẹ cho y được qui định tại điểm e khoản 1 điều
38 BLHS. Vì Đồng Tuy tuổi đã già yếu, để áp dụng khoản 1 điều 73
điểm c khoản 1 điều 38 BLHS. Tuyên phạt y mức án nhẹ thấp hơn mức
khởi điểm của khung hình phạt, đã là thỏa đáng.

6.- Đối với Nguyễn Tấn Trí: Trốn khỏi Việt Nam vào năm 1978, sang
định cư ở Hoa Kỳ. Tại đây y gia nhập ‘’Đảng Liên minh dân chủ Việt
Nam’’ do bọn phản động lưu vong ở nước ngoài sáng lập. Năm 1992
được kết nạp vào ‘’Đảng Tân Đại Việt’’. Chính vì vậy mà y đã được Lê
Phát Minh và Cao Minh Châu tin dùng cử làm ‘’Tổng thư ký báo Tự do
dân bản’’. Một tờ báo Việt ngữ phản động của Liên Minh Dân Dhủ Việt
Nam xuất bản tại Mỹ.
Khi ‘’Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ’’ ở Việt
Nam do Nguyễn Đình Huy cầm đầu ra đời, Trí được Cao Minh Châu, Lê
Phát Minh cử về Việt Nam vào tháng 6/ 1993, để tiến hành hoạt động hỗ
trợ cho nhóm của Huy.
Chuyển giao cho nhóm của Huy 500 USD, tiền này do tổ chức Liên
Minh Dân Dhủ Việt Nam ở nước ngoài tài trợ cho đồng bọn của Huy.
Tiến hành quay phim phỏng vấn Nguyễn Đình Huy, về tiểu sử hoạt động
của Huy trước năm 1975 và hoạt động của ‘’PTTNDT và XDDC’’ do
Huy cầm đầu ở trong nước. Phỏng vấn Nguyễn Đình Huy về cách giải
quyết những mâu thuẫn nội bộ giữa tổ chức ‘’Liên minh dân chủ Việt
Nam’’ và ‘’Đảng Tân Đại Việt’’ rồi gửi các tài liệu phản động thu được
cho Minh và Châu ở Hoa Kỳ, làm tài liệu tuyên truyền phát triển lực
lượng ở nước ngoài.
Đến tháng 11/1993, Huy chuẩn bị ra mắt ‘’PTTNDT và XDDC’’ ở trong
nước nấp dưới hình thức ‘’Hội thảo quốc tế về phát triển Việt Nam’’ thì
Trí lại được cử về Việt Nam để giúp Huy và đồng bọn tổ chức lễ ra mắt
phong trào dự định vào ngày 27/11/1993 tại khách sạn Metropole, TP.
Hồ Chí Minh. Về Việt Nam lần này, Trí chuyển 1500 USD của tổ chức
Liên minh dân chủ Việt Nam ở hải ngoại, cho nhóm của Huy – y
thường xuyên gặp gỡ Huy để phối hợp thực hiện nhiệm vụ.
Ngoài ra, Trí là kẻ trực tiếp nhận bài viết của Bùi Kim Đính, đăng tải
trên báo Việt ngữ ở nước ngoài. Chuyển giao cho Đính 100 USD, khoản
tiền nhuận bút, và thay mặt cho tòa soạn báo ‘’Tự do dân bản’’, hứa sẽ
tài trợ cho Đính mỗi tháng 50 USD, để Đính tích cực viết bài gửi cho
báo đăng tải tuyên truyền nhằm chống lại chánh quyền.
Như vậy, hành vi phạm tội của Nguyễn Tấn Trí quá rõ thể hiện, vai trò
của kẻ đồng phạm, giúp sức, tích cực và đắc lực cho tổ chức phản động
nhằm lật đổ chánh quyền Việt Nam do Nguyễn Đình Huy cầm đầu. Với
các bằng chứng nêu trên, nhưng Trí vẫn ngoan cố, không thừa nhận việc
làm của y là trái pháp luật. Do đó y không có tình tiết giảm nhẹ nào để
xem xét khi lượng hình.
Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng khoản 2 điều 73 bộ luật hình sự và tuyên
phạt Nguyễn Tấn Trí 07 năm tù là thỏa đáng.

7.- Với Nguyễn Văn Biên và Nguyễn Văn Châu: Trước năm 1975, Châu
là trung uý trong quân đội ngụy, còn Biên là thiếu tá cảnh sát đã gây
nhiều tội ác và nợ máu với nhân dân, điên cuồng chống phá cách mạng
nên y đã được chánh quyền ngụy tặng thưởng nhiều huân, huy chương.
Sau khi học tập cải tạo, được Đảng và nhà nước khoan hồng, trả tự do.
Thế nhưng Biên vẫn ngoan cố không từ bỏ tư tưởng chống đối cách
mạng, được Đỗ Khanh tuyên truyền về ‘’PTTNDT và XDDC’’, y đã trực
tiếp nghiên cứu ‘’Cương Lĩnh Chính Trị, Tuyên Ngôn, đường lối hoạt
động của Phong Trào’’, Biên đồng ý tham gia ngay và yêu cầu Khanh
cho gặp Chủ tịch Phong trào là Nguyễn Đình Huy để tuyên thệ gia nhập
tổ chức.
Biên đã cùng Đỗ Khanh đi Bình Thuận gặp Ngô Tấn và một số người
khác rồi giao cho họ nhiều tài liệu phản động như Cương Lĩnh Chính
Trị, Tuyên Ngôn, Luận kiếm 1 và 2, báo Đông Á, hình ảnh lễ ra mắt
Phong Trào tại Mỹ, để lôi kéo tuyên truyền họ tham gia vào tổ chức,
nhằm xây dựng và mở rộng lực lượng ở các tỉnh miền Trung.
Ngoài ra, Biên còn trực tiếp cất giữ nhiều tài liệu phản động như: cương
lĩnh chính trị, tuyên ngôn, chương trình hội thảo, bài diễn văn của
Nguyễn Đình Huy, bản dịch ‘’Đến lượt Việt Nam’’ để nhằm phổ biến
tuyên truyền cho tổ chức.
Do hoạt động tích cực nên Biên đã được Huy kết nạp vào đảng ‘’Tân
Đại Việt’’.

8.- Nguyễn Văn Châu, thường quan hệ mật thiết với một số bạn bè cũ là
sĩ quan ngụy, chờ đợi thời cơ để hoạt động chống phá cách mạng.
Tháng 5 năm 1993, Châu được Bùi Kim Đính móc nối gia nhập tổ chức.
Y đã nghiên cứu kỹ cương lĩnh chính trị, tuyên ngôn, và đồng ý với
phương thức hoạt động của phong trào. Châu tham gia vào tổ chức với
nhiệm vụ chở Đính đi liên lạc gặp gỡ đồng bọn nhiều lần, và may cờ
đảng Tân Đại Việt. Đồng thời, Châu được Đính giới thiệu gia nhập vào
‘’Đảng Tân Đại Việt’’.
Xét hành vi phạm tội của Nguyễn Văn Biên và Nguyễn Văn Châu, đều
là kẻ đồng phạm với Nguyễn Đình Huy và đồng bọn khác nên đã bị Tòa
án cấp sơ thẩm áp dụng khoản 2 điều 73 Bộ luật hình sự để xử phạt
nghiêm khắc các bị cáo là đúng pháp luật.
Tuy nhiên, khi lượng hình có xét đến nhân thân và sự hoạt động tích cực
của từng bị cáo. Nguyễn Văn Biên là kẻ phạm tội nguy hiểm hơn
Nguyễn Văn Châu, ngoài ra Châu phạm tội còn có tình tiết giảm nhẹ
như khai báo thành khẩn, biết ăn năn hối cải, nên được áp dụng thêm
điểm h khoản 1 điều 38 BLHS và được hưởng mức hình phạt nhẹ, thấp
dưới khung hình phạt do điều luật qui định, là thể hiện chánh sách khoan
hồng của Đảng và pháp luật. Đối với Nguyễn Văn Biên bị Tòa án cấp
sơ thẩm tuyên phạt 8 năm tù là thỏa đáng. Nay không còn tình tiết giảm
nhẹ nào khác để xét giảm án cho hai bị cáo.
Bởi lẽ nêu trên,
Toà Phúc Thẩm Toà án Nhân dân Tối cao tại TP. Hồ Chí Minh
Quyết Định
● Căn cứ điều 220 Bộ luật Tố tụng hình sự, bác kháng cáo của tất
cả các bị cáo và y án sơ thẩm.
● Tuyên bố: Nguyễn Đình Huy (tức Nguyễn Việt Thắng, Việt Huy,
Năm và Ngô Trần Luận), Phạm Tường (tức Phạm Toàn), Bùi
Kim Đính (tức Việt Hùng, Trần Thúc Vũ, Trần Phiên Ngung,
Hoàng Miên, Đính), Nguyễn Ngọc Tân (tức Phạm Thái, Phạm
Tử Sản, Bảy Bóp), Đồng Tuy (tức Việt Phong, Trần Phong),
Nguyễn Tấn Trí, Nguyễn Văn Biên và Nguyễn Văn Châu, đều
phạm tội ‘’Hoạt động nhằm lật đổ chánh quyền nhân dân’’ theo
qui định tại điều 73 Bộ luật hình sự.
Áp dụng khoản 1 điều 73 Bộ luật hình sự, xử phạt:
● Nguyễn Đình Huy (tức Nguyễn Việt Thắng, Việt Huy, Năm, Ngô
Trần Luận) 15 (mười lăm năm) tù. Thời hạn tù kể từ ngày
17/11/1993).
● Phạm Tường (tức Phạm Toàn) 14 (mười bốn) năm tù, thời hạn tù
kể từ ngày 17/11/1993.
Áp dụng khoản 1 điều 73, điểm h điều 38 Bộ luật hình sự,
● Xử phạt: Bùi Kim Đính (tức Việt Hùng, Hoàng Miên, Trần Thúc
Vũ, Trần Phiên Ngung và đính) 12 (mười hai) năm tù. Thời hạn
tù kể từ ngày 17/11/1993.
● Áp dụng khoản 1 điều 73, điểm e khoản 1 điều 38 Bộ luật hình
sự,
● Xử phạt: Nguyễn Ngọc Tân (tức Phạm Thái, Phạm Tủ Sản, Bảy
Bốp) 11 (mười một) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 11/02/1995.
● Xử phạt: Đồng Tuy (tức Việt Phong, Trần Phong) 11 (mười một)
năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 11/02/1995.
● Áp dụng khoản 2 điều 73 (riêng Nguyễn Văn Châu) được áp
dụng thêm điểm h khoản 1 điều 38 của Bộ luật hình sự,
● Xử phạt: 1/- Nguyễn Tấn Trí: 07 (bảy) năm tù. Thời hạn tù kể
từ ngày 13/11/1993

2/- Nguyễn Văn Biên: 08 (tám) năm tù. Thời hạn tù kể từ ngày
11/02/1995.
3/- Nguyễn Văn Châu: 04 (bốn) năm tù. Thời hạn tù kể từ ngày
11/02/1995.
● Áp dụng điều 30, điều 31, khoản 1 và 2 điều 100 Bộ luật hình sự,
phạt quản chế và tước một số quyền công dân như:
● Quyền bầu cử đại biểu các cơ quan quyền lực nhà nước.
● Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ
trong lực lượng vụ trang nhân dân.
● Quyền đảm nhiệm cương vị phụ trách trong các tổ chức xã hội.
Đối với các bị cáo sau đây kể từ sau khi mãn hạn tù, với thời hạn cụ thể
như sau:
● Nguyễn Đình Huy : 05 (năm ) năm.
● Phạm Tường: 05 (nam) năm.
● Bùi Kim Đính: 05 (năm) năm.
● Nguyễn Ngọc Tân: 05 (năm) năm.
● Đồng Tuy : 05 (năm) năm.
● Nguyễn Văn Biên: 05 (năm) năm.
● Nguyễn Văn Châu: 05 (năm) năm.
● Áp dụng điều 29, khoản 2 điều 100 Bộ luật hình sự, cấm cư trú
tại Việt Nam đối với các bị cáo sau đây kể từ khi mãn hạn tù, với
thời hạn như sau:
● Nguyễn Tấn Trí: 05 (nam) năm.
● Trần Quang Liêm: 05 (năm) năm.
● Các phần quyết định khác của án sơ thẩm không bị kháng cáo,
kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật.
● Các bị cáo: Nguyễn Đình Huy, Phạm Tường, Bùi Kim Đính,
Nguyễn Ngọc Tân, Đồng Tuy, Nguyễn Văn Biên, Nguyễn Tấn
Trí và Nguyễn Văn Châu phải nộp mỗi tên : 50.000 đồng án phí
hình sự phúc thẩm.
Bản án này là chung thẩm.
Các thẩm phán,
Chủ tọa phiên tòa,
(đã ký)
(đã ký)
Châu Minh Đức,
Nguyễn Xuân Phát
Trần Đức Trung

HỘI THẢO QUỐC TẾ VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM [THE INTERNATIONAL CONFERENCE for the DEVELOPMENT OF VIETNAM
Ngày 27 tháng 11, 1993  Khách sạn Metropole Sài gòn , Việt Nam

Sau khi Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy qua đời năm 1990, thì hai năm sau, các đồng chí cốt cán của Ông sau khi trở về từ tù cải tạo, đã đứng lên thành lập Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ trong nước và công bố Bản Tuyên Ngôn và Cương Lĩnh Chính Trị vào tháng 10 năm 1992, sau đó được Văn Phòng Ðại Diện Hải Ngoại của Phong Trào tổ chức các buổi lễ ra mắt tại Quốc Hội Hoa Kỳ 11/12/1992, 20/2/1993 ở Úc, tháng 7/1993 ở Canada và tháng 9/1993 ở Anh.

Phong Trào TNDT và XDDC do GS.Nguyễn Ðình Huy lãnh đạo phối hợp với Văn Phòng Đại Diện Hải Ngoại PT cùng với Liên Minh Dân Chủ Việt Nam ở hải ngoại sẽ tổ chức Buổi “Hội Thảo Quốc Tế về Phát Triển Việt Nam” tại Khách sạn Metropole Sài gòn vào ngày 27 tháng 11 1993 cùng với sự tham gia của nhiều Ủy viên Danh Dự của Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do – UBQTYTVNTD – đến từ khắp nơi trên thế giới để tham dự   Hội Thảo diễn ra vào lúc 8 giờ sáng ngày 27/11/1993 như sau:

– Giáo sưNguyễn Ðình Huy, Chủ tịch Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ phát biểu khai mạc cuộc Hội Thảo

– Ông Paul Van Kerkhoven – Bỉ Quốc, Chủ tịch Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do trình bầy tổng quan về vị thế của Việt Nam trên thế giới

Sau đó là các phần phát biểu đặc biệt từ :  

– Ðại tướng John Vessey – đặc sứ của cựu Tổng thống Ronald Reagan 

– Robert Dornan – Dân Biểu Quốc Hội Mỹ. Chủ tịch Phân Bộ Hoa Kỳ UBQTYTVNTD   
– Ðại sứ Williams Colby, cựu giám đốc CIA
– Bà De Roland Peel, Anh Quốc, Chủ tịch Phân Bộ Âu châu UBQTYTVNTD  
– Thống tướng Westmoreland, Tư lịnh quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam – Ủy viên Danh Dự từ Pháp Quốc, Singapore, Thailand, Japan, Mac Harb – Dân Biểu Quốc Hội Canada, Ông Ngô Cảnh Phương, thành viên Hội đồng Thành phố Sydney, Úc châu .

Sau phần nghỉ giải lao là đến phần thuyết trình của các diễn giả 

Diễn giả #1: Mỹ là đồng minh chiến lược của Việt Nam . America as Vietnam’s Strategic Ally – John McCain, Thượng nghị sĩ Quốc Hội Hoa Kỳ

Diễn giả #2 : Vai trò của Âu châu đối với sự phát triển của Việt Nam.. The Role of Europe In Vietnam’s Development Guy Guermeur, Pháp Quốc, Dân Biểu Quốc Hội Âu châu

Diễn giả #3 : ASEAN là Đối tác Thương mại Chiến lược của Việt Nam. ASEAN As Vietnam’s Strategic Trading Partner Ủy viên Danh Dự từNhựt Bản 

Diễn giả #4 : Vai trò của Canada đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.The Role of Canada In The Economic Development of Vietnam David Kilgour, Dân Biểu đồng thời là Phó Chủ tịch Quốc Hội Canada. Chủ tịch Phân Bộ Canada UBQTYTVNTD

Diễn giả #5 : Vai trò của Úc châu đối với sự phát triển của Việt Nam. The Role of Australia In Vietnam’s Development.Philip Ruddock, Thượng nghị sĩ Quốc Hội Úc châu, Chủ tịch Phân Bộ Úc châù UBQTYTVNTD 

Diễn giả #6 : Vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài đối với sự phát triển của quốc gia Việt Nam The Role of Overseas Vietnamese In The National Development. Luật sư Lưu Tường Quang, Giám đốc đài SBS ở Úc

Diễn giả #7 : Vai trò của Pháp luật trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế. The Role of Law In Promoting Economic Development
Tiến sĩ Stephen B. Young, Hoa Kỳ, Thành viên sáng lập của UBQTYTVNTD 

Diễn giả #8 : Vai trò của Cơ quan Lập pháp trong việc phát triển quốc gia. The Role of Legislature in National Development Vũ Mão, Chủ tịch Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Việt Nam.