Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh
Ông Trương Tử Anh là người sáng lập và lãnh đạo Đại Việt Quốc Dân Đảng, đồng thời cũng là người khai sáng ra Chủ Thuyết Dân Tộc Sinh Tồn làm kim chỉ nam cho công cuộc tranh đấu.
Ông tên thật là Trương Tử Anh, tên lúc sơ sinh là Trương Kháng, bí danh là Phương, thường được gọi là Anh Cả Phương.Ông sinh năm 1914 (Giáp Dần), là con đầu trong một gia đình có mười người con. Thân phụ là cụ Trương Bội Hoàng; thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Miêng. Chánh quán ở thôn Mỹ Thạnh (Trung), xã Hòa Phong, quận Tuy Hòa (Hiếu Xương), tỉnh Phú Yên.Chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình, Ông tham gia hoạt động cách mạng từ lúc còn niên thiếu ở quê nhà. Năm 1934, Ông ra Hà Nội tiếp tục việc học và cũng để nghiên cứu thêm về các triết thuyết, vác chủ nghĩa chính tri.. Trong các tiểu luận viết từ năm 1935, Ông khẳng định: “Những triết thuyết, những chủ nghĩa chính trị đương thời đều không thích hợp với dân tộc Việt Nam và đều có sai lầm”.
Ngày 10 tháng 12 năm 1938, Ông công bố một hệ thống tư tưởng về triết học và chính trị, đó là Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn.Năm 1939, Ông tuyên bố bản Tuyên Ngôn thành lập Đại Việt Quốc Dân Đảng, và được toàn thể các sáng lập viên suy cử làm Đảng Trưởng. Đại Việt Quốc Dân Đảng, chọn Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn làm nền tảng lý thuyết cho công cuộc đấu tranh cách mạng.Dưới sự lãnh đạo của nhà cách mạng trẻ tuổi Trương Tử Anh, trong thời gian ngắn, Đại Việt Quốc Dân Đảng đã xây dựng các cơ sở Đảng ở khắp ba kỳ (Bắc, Trung, Nam) và cả Ai Lao, Cao Miên.Trong thời gian này, Ông bị nhà cầm quyền của thực dân Pháp bắt giữ hai lần, và lần giam thứ hai đã được lực lượng chìm của Đảng giải thoát.
Năm 1944, Ông phái hai Đảng viên cao cấp phối hợp cùng các lãnh tụ Đại Việt Quốc Xã Nguyễn Xuân Tiếu, Đại Việt Duy Dân Lý Đông A và Đại Việt Dân Chính Nguyễn Tường Tam thành lập một mặt trận duy nhất là Đại Việt Quóc Gia Liên Minh.Tháng 10 năm 1944, Ông củng cố chiến khu Kép (Bắc Giang), thành lập thêm chiến khu và trường Võ Bị Lạc Triệu, nằm giữa hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương.
Tháng 4 năm 1945, Ông chính thức gởi một phái đoàn ngoại giao sang Trung Hoa Dân Quốc, gồm có Nguyễn Tiến Hỷ, Đặng Vũ Trứ, Phạm Khải Hoàn. Phái đoàn nầy còn có nhiệm vụ lo việc hợp nhất giữa các đoàn thể cách mạng Việt Nam lưu vong tại Trung Quốc với Đại Việt Quốc Dân Đảng đang hoạt động trong quốc nội. Cũng trong thời gian nầy, Ông cử nhiều cán bộ vào miền Nam phối hợp với xứ bộ miền Nam thành lập chiến khu và bộ đội An Điền.
Tháng 9 năm 1945, Ông đưa ra kế hoạch bốn điểm nhằm chống lại sự gian trá của Việt Minh Cộng Sản trong việc bầu cử Quốc Hội và thành lập Chính Phủ Liên Hiệp :1. Phát động phong trào toàn dân bất hợp tác với Việt Minh Cộng Sản.2. Tách rời Bảo Đại ra khỏi Việt Minh Cộng Sản và vô hiệu hóa Quốc Hội bù nhìn của chúng.3. Thành lập một Trung Tâm Chính Trị Hải Ngoại để yểm trợ cho cuộc chiến đấu chống Thực Dân và Cộng Sản ở quốc nội.4. Củng cố các chiến khu, tăng cường khối Quốc Dân Quân, mở rộng địa bàn hoạt động.Tháng 10 năm 1945, Ông kết hợp các đoàn thể cách mạng Quốc Gia thành lập Mặt Trận Quốc Dân Đảng. Ông được bầu giữ chức Chủ vụ Tịch, lãnh tụ Vũ Hồng Khanh giữ chức vụ Tổng Thơ Ký, lãnh tụ Nguyễn Tường Tam giữ chức vụ Bí Thư Trưởng. Cùng thời gian này, Ông biệt phái Đồng chí Nguyễn Tôn Hoàn trở về Nam với nhiệm vụ tách rời các lực lượng cách mạng Quốc Gia ra khỏi Mặt Trận Việt Minh, đồng thời cử Tướng Phạm Cao Hùng tăng cường cho Quân Ủy Miền Nam.
Tháng 12 năm 1945, Ông thành lập trường Lục Quân Yên Bái (Chapa- Yên Bái), chiến khu Di Linh ở Thanh Hóa và quy tụ các lực lượng quân sự của các đảng phái Quốc Gia chống Cộng thành lập quân đội của Mặt Trận Quốc Dân Đảng, tức là Quốc Dân Quân.Sau khi gởi phái đoàn ra hải ngoại (hạ bán niên năm 1946) để thành lập Trung Tâm Chính Trị Hải Ngoại, Ông vẫn bí mật hoạt động tại Hà Nội, điều khiển các cơ sở Đảng chiến đấu chống Cộng Sản và Thực Dân, cho đến khi quân đội Pháp tấn công Hà Nội (ngày 19 tháng 12 năm 1946) thì ông bị mất tích.