GS NGUYỄN NGỌC HUY

Cac Bai Khac

No sub-categories

GS NGUYỄN NGỌC HUY
Tên thật: NGUYỄN NGỌC HUY
Bí danh: HÙNG NGUYÊN
Bút hiệu: Đằng Phương và nhiều bút hiệu khác
A. Chi tiết cá nhơn:– Sanh ngày 2 tháng 11 năm 1924 tại Chợ Lớn (Nam Việt). Nhưng quê chánh thuộc làng Mỹ Lộc, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa (Nam Việt Nam).
– Qua đời: 9 giờ 30 tối (giờ Paris, Pháp Quốc) ngày 28-7-1990 tại Paris, Pháp Quốc.Văn bằng:

– 1963: Tiến Sĩ Chánh Trị Học, Trường Đại Học Luật Khoa và Khoa Học Kinh Tế, Viện Đại Học Paris. Luận án: ” Đề tài người ưu tú trong tư tưởng chánh trị Trung Quốc cổ thời”
–  1960: Cao Học Chánh Trị, Trường Đại Học Luật Khoa và Khoa Học Kinh Tế, Viện Đại Học Paris. Luận văn: “Lễ trong tư tưởng chánh trị Trung Quốc cổ thờ”.
–  1959: Cử Nhơn Luật Khoa và Khoa Học Kinh Tế, Viện Đại Học Paris.
–  Tốt nghiệp Viện Nghiên Cứu Chánh Trị (Ban Bang Giao Quốc Tế), Viện Đại Học Paris.
–  Tự học thi đậu bằng Tú Tài.
–  Tốt nghiệp Ban Cao đẳng Tiểu Học ở trường Trung Học Pétrus Trương Vĩnh Ký.

B. Chức vụ:

Trong Ngành Giảng Huấn:

-Từ 1976: Phụ Khảo tại Trường Đại Học Luật Khoa Harvard (Viện Đại Học Harvard).
-1965-1975: Giáo Sư Chánh Trị Học và Luật Hiến Pháp ở:

  • Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Sài Gòn.
  • Trường Đại Học Luật Khoa và Khoa Học Xã Hội, Viện Đại Học Cần Thơ.
  • Trường Đại Học Sư Phạm, Viện Đại Học Sài Gòn.
  • Trường Đại Học Luật Khoa, Viện Đại Học Huế.
  • Các Trường Đại Học tư: Đà Lạt, Vạn Hạnh, Minh Đức, Minh Trí…
  • Đồng thời, giảng viên ở:
  • Trường Cao Đẳng Quốc Phòng
  • Trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp.
  • Trường Đại Học Chiến Tranh Chánh Trị.

-1967-1968: Khoa Trưởng Luật Khoa và Khoa Học Xã Hội, Viện Đại Học Cần Thơ. Năm 1968 từ chức Khoa Trưởng để tham dự phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc Hòa Đàm Paris, Pháp Quốc.

Trong Chánh Quyền:

– 1973: Nhơn viên phái đoàn V.N.C.H. tham dự cuộc thương thuyết La Celle Saint Cloud, Pháp Quốc.
– 1968-1970: Nhơn viên phái đoàn V.N.C.H. tham dự Hòa Đàm Paris Pháp Quốc.
– 1967: Hội Viên Hội Đồng Dân Quân.
– 1964: Đổng Lý Văn Phòng Phủ Phó Thủ Tướng Đặc Trách Bình Định.

C. Hoạt Động Chánh Trị:

– Từ 1986: Hội Viên Ủy Ban Danh Dự của Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do.
– Từ 1981: Chủ Tịch Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương Liên Minh Dân Chủ Việt Nam.
– 1973-1975: Đồng Chủ Tịch Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ Xã Hội, một mặt trận gồm sáu chánh đảng đối lập theo xu hướng dân chủ.
–  1969-1975: Tổng Thơ Ký Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến.
–  1964-1990: Cùng một số đồng chí đảng viên Đại Việt Quốc Dân Đảng Xứ Bộ Miền Nam thành lập đảng Tân Đại Việt và là thủ lãnh đảng này, cả trong thời gian lưu vong ở Hoa Kỳ từ năm 1975 cho đến khi qua đời ở Pháp năm 1990.
–  1945-1964: Đảng viên Đại Việt Quốc Dân Đảng; nhơn viên Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương của đảng từ năm 1948.
Tưởng Lục:
–  WHO’S WHO đông bộ Hoa Kỳ, ấn bản lần thứ 18, 1981-1982.
–  Giải thưởng của Viện Đại Học Paris trao cho một trong các luận án xuất sắc nhất trong niên học 1963-1964.

Chuyên Môn:

–  Luật: Luật Hiến Pháp
–  Chánh Trị Học: Tư Tưởng Chánh Trị, Định Chế Chánh Trị, Bang Giao Quốc Tế.
–  Ngôn ngữ: Việt, Pháp, Anh, Hán văn.

Đã xuất bản:

Sách:

–  Tiếng Việt:

1.       BIỆN CHỨNG DUY XẠO LUẬN (Trào phúng).
2.       DÂN TỘC HAY GIAI CẤP-
3.       NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH THẾ GIỚI (4 tháng đầu năm 1990), Mekong-Tỵnạn, San Jose, Hoa Kỳ, 1990.
4.       QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT (Quyển A, trong trọn bộ 8 quyển), Việt Publisher, Canada, 1990
5.       CÁC ẨN SỐ CHÁNH TRỊ TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG, Thanh Phương Thư Quán, San Jose, Hoa Kỳ, 1986.
6.       HỒN VIỆT, thơ, Đuốc Việt, Sài Gòn, Việt Nam, 1950, Thanh Phương Thư Quán tái bản ở Paris, Pháp Quốc, năm 1984 và ấn bản thứ ba ở San Jose, Hoa Kỳ, năm 1985.
7.       HÀN PHI TỬ: bản dịch ra Việt ngữ tác phẩm của Hàn Phi, nhà lý thuyết trứ danh của học phái Pháp Gia Trung Quốc, (2 quyển), Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1974.
8.       LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÁNH TRỊ (2 quyển), Cấp Tiến, Sài Gòn, 1970-1971.
9.       ĐỀ TÀI NGƯỜI ƯU TÚ TRONG TƯ TƯỞNG CHÁNH TRỊ TRUNG QUỐC CỔ THỜI, bản dịch ra Việt ngữ Luận án Tiến sĩ viết bằng tiếng Pháp, Cấp Tiến, Sài Gòn, 1969.
10.    DÂN TỘC SINH TỒN, chủ thuyết của Đại Việt Quốc Dân Đảng, được san định, bổ túc, biến cải, khai triển, hệ thống hóa, phong phú hóa và thâu nhận các nguyên tắc tự do và dân chủ hợp hiến, (2 quyển), Đại Việt Quốc Dân Đảng, Sài Gòn, 1964.
Cùng viết với Trần Minh Xuân (2 cuốn 11 và 12 trong danh sách này):
11.    Hiệu đính và chú thích LỤC SÚC TRANH CÔNG. Đi tìm tác giả và dụng ý chánh trị trong tác phẩm. Mekong-Tỵnạn, California, USA, 1991.
12.    HỒ CHÍ MINH: TỘI PHẠM NHƠN QUYỀN VIỆT NAM. Mekong-Tỵnạn, California, USA, 1992.

Tiếng Pháp:

13.    POUR UNE NOUVELLE STRATÉGIE DE DÉFENSE DU MONDE LIBRE CONTRE L’EXPANSION COMMUNISTE, Alliance Pour La Démocratie Au Vietnam, Paris, 1985.

–  Tiếng Anh:

14.    Cùng viết với Tạ Văn Tài và Trần Văn Liêm:
THE LÊ CODE: LAW IN TRADITIONAL VIETNAM, bản dịch ra tiếng Anh và chú thích bộ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT, tục danh LUẬT HỒNG ĐỨC của nhà Lê (1428-1788), Ohio University Press, Hoa Kỳ, 1987.

15.    A NEW STRATEGY TO DEFEND THE FREE WORLD AGAINST COMMUNIST EXPANSION, Alliance For Democracy In Vietnam, 1985.

16.    PERESTROIKA OR THE REVENGE OF MARXISM OVER LENINISM, Việt Publisher, Canada, 1990.
Cùng viết với Stephen B. Young (2 cuốn 17 và 18 trong danh sách này)

17.    UNDERSTANDING VIETNAM, do T.D.T. Thomason xuất bản, The Displaced Persons Center Information Service, Bussum, The Netherlands.

18.    THE TRADITION OF HUMAN RIGHTS IN CHINA AND VIETNAM, Yale Southeast Asia Studies, The LẠC VIỆT Series, New Haven, CT, USA, 1990.

  Báo:

1.       Nguyệt San Tự Do Dân Bản, Hoa Kỳ, 1981…
2.       Nhựt Báo Cấp Tiến, Sài Gòn 1968…
3.       Nguyệt San Cấp Tiến, Sài Gòn 1968…

Sẽ xuất bản:
SÁCH: Công trình được ghi nhận sẽ ấn hành gồm một số đã hoàn tất chưa ấn hành và một số đang viết:
19.    THUA LÀ GIẶC: Dịch từ nguyên tác Anh văn “LOSERS ARE PIRATES” của James Banerian.
20.    PHÊ BÌNH NHƠN VẬT TRONG TAM QUỐC CHÍ, TÂY HÁN CHÍ, ĐÔNG CHÂU LIỆT QUỐC.
21.    LỊCH SỬ TRANH ĐẤU CHO ĐỘC LẬP VÀ TỰ DO CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM TỪ GIỮA THẾ KỶ THỨ 19.
22.    TÁI THIẾT CƠ CẤU HAY SỰ TRẢ THÙ CỦA CHỦ NGHĨA MARX ĐỐI VỚI CHỦ NGHĨA LENIN.

  Loại Di Cảo:
Đã xuất bản:

23.    DI CẢO I: VẬN ĐỘNG QUỐC TẾ YỂM TRỢ VIỆT NAM TỰ DO (Phát hành vào ngày truy điệu cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy tại San Jose State University, San Jose, USA, 26-8-1990), Mekong-Tỵnạn, Hoa Kỳ, 1990.

24.    DI CẢO II: NHỮNG LỜI CUỐI CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN NGỌC HUY (Phát hành đúng ngày giỗ đầu cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy tại San Jose, Bắc California, Hoa Kỳ và nhiều nơi khác trên thế giới, 28-7-1991), Mekong-Tỵnạn, California, USA, 1991.

25.    DI CẢO III: TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH QUỐC KỲ VÀ QUỐC CA VIỆT NAM – VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP TRUNG LẬP (Phát hành nhân ngày giỗ thứ hai cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, 28-7-1992), Mekong-Tỵnạn, California, USA, 1992.

26.    DI CẢO IV: CHUNG QUANH VIỆC VIỆT NAM CỘNG HÒA SỤP ĐỔ HỒI THÁNG 4-1975 (Phát hành đúng ngày giỗ thứ ba cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, 28-7-1993), Mekong-Tỵnạn, California, USA, 1993.

27.    DI CẢO V: BẢN CHẤT CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM… &…VẤN ĐỀ XÃ THÔN TỰ TRỊ… (Phát hành đúng ngày giỗ thứ tư cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, 28-7-1994), Mekong-Tỵnạn, California, USA, 1994.

28.    DI CẢO VI: NHỮNG HÀNH ĐỘNG PHẠM PHÁP TRONG TRUYỆN KIỀU XÉT THEO LUẬT PHÁP CỔ VIỆT NAM VÀ TRUNG HOA (Phát hành đúng ngày giỗ thứ sáu cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, 28-7-1996), Mekong-Tỵnạn, California, USA, 1996.

29.    DI CẢO VII: TÊN HỌ NGƯỜI VIỆT NAM (Phát hành đúng ngày giỗ thứ tám cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, 28-7-1998), Mekong-Tỵnạn, California, USA, 1998.

  Bài Đăng Báo:

Tiếng Việt:

–          1975-1990: Bài Nhận Định Tình Hình Thế Giới Trong Tháng Vừa Qua và nhiều bài liên hệ đến văn hóa và chánh trị Việt Nam trên nhiều báo, nhứt là TỰ DO DÂN BẢN và ĐƯỜNG MỚI, cùng lúc, hay sau đó, được trích đăng trên nhiều báo khác như MEKONG-TỴNẠN, SAIGON, THẰNG MÕ…

–          1968-1975: Bài bình luận về Tình Hình Thế Giới, Diễn Tiến Chánh Trị Việt Nam, Tư Tưởng Chánh Trị Trung Hoa và Việt Nam, và Luật Hiến Pháp trên các báo CẤP TIẾN, DÂN QUYỀN…
–          1963-1975: Bài trong các tạp chí ĐỒNG NAI VĂN TẬP, NGHIÊN CỨU HÀNH CHÁNH, LỬA THIÊNG và QUỐC PHÒNG…
–          1947-1953: Bài bình luận và thơ trong các tuần báo ĐUỐC VIỆT VÀ THANH NIÊN.

–     Tiếng Pháp:

–          LA FRANCE ET LE VIETNAMIEN PARTISAN DE LA DÉMOCRATIE LIBÉRALE, trong ĐƯỜNG MỚI, Pháp Quốc, số 4, 1985.
–          LE CODE DES LÊ, nhận xét về bản dịch bộ luật nhà Lê ra tiếng Pháp của Ông Deloustal và về niên biểu ấn hành của bộ luật này, trong BULLETIN DE L’ÉCOLE FRANCAISE D’EXTRÊME ORIENT, Quyển LXVII, Pháp Quốc, 1980.

      Tiếng Anh:

–          Cùng viết với Tạ Văn Tài: THE VIETNAMESE LEGAL TEXTS, trong THE LAW OF SOUTH-EAST ASIA, Quyển 1, THE PRE-MODERN TEXTS, do M.B. Hooker xuất bản, Butterworth & Co, 1986.
–          LIMITS ON STATE POWER IN TRADITIONAL CHINA AND VIETNAM, trong THE VIETNAM FORUM, Ban Nghiên Cứu Đông Nam Á Châu của Đại Học Yale, Hoa Kỳ, số 6, Hè-Thu 1985.
–          THE MING CODE IN VIETNAMESE LEGAL HISTORY: ITS INFLUENCE ON THE VIETNAMESE CODES AND OTHER LEGAL DOCUMENTS, trong MING STUDIES, số 19, Thu 1984.
–          ON THE PROCESS OF CODIFICATION OF THE NATIONAL DYNASTY’S PENAL LAWS, trong THE VIETNAM FORUM, Ban Nghiên Cứu Đông Nam Á Châu của Đại Học Yale, Hoa Kỳ, số 1, Đông-Xuân 1983.
–          THE PENAL CODE OF VIETNAM’S LÊ DYNASTY, trong STATE AND LAW IN EAST ASIA, để kỹ niệm ngày Ông Karl Bunger trí sĩ, do Dieter Eikemeier và Herber Franke xuất bản, Otto Harrassowitz, Weisbaden, 1981.

Thuyết Trình:

–            VAI TRÒ HỒ CHÍ MINH TRONG DIỄN TIẾN CỦA TÌNH TRẠNG NHƠN QUYỀN TẠI VIỆT NAM, HỘI THẢO VỀ ĐỀ TÀI “CON NGƯỜI VÀ DI SẢN CỦA HỒ CHÍ MINH” do một số đoàn thể Việt Nam và Pháp tổ chức tại Điện Luxembourg (Trụ sở Thượng Nghị Viện Pháp), trong 2 ngày 25 và 26-5-1990.
–            CHÁNH SÁCH QUỐC PHÒNG CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM, Trường Đại Học Không Quân Hoa Kỳ, Colorado Springs, Colorado, Hoa Kỳ, ngày 11-4-1988.
–            KINH NGHIỆM CỦA HOA KỲ TẠI VIỆT NAM, Trường Đại Học Không Quân Hoa Kỳ, Colorado Springs, Colorado, Hoa Kỳ, ngày 12-4-1988.
–            CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ NỀN AN NINH Á CHÂU, Viện Đại Học Monash, Melbourne, Úc Đại Lợi, ngày 17-9-1987.
–            LIÊN MINH LIÊN SÔ – CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ NỀN AN NINH CỦA ĐÔNG NAM Á CHÂU, Hội Thảo Bàn Tròn do Hội International Security Council (Hội Đồng An Ninh Quốc Tế) tổ chức ở Bangkok từ ngày 6 đến 8-7-1986.
–            TRẬN CHIẾN ĐẤU CUỐI CÙNG VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA MIỀN NAM VIỆT NAM: 1973-1975, Hội Thảo về đề tài KINH NGHIỆM VIỆT NAM: 1945-1975, do Trường Đại Học Glassboro tổ chức trong hai ngày 7 và 8-4-1986.
–            VIỆT NAM DƯỚI ÁCH CỘNG SẢN, Nhằm Hội Thảo về Đông Nam Á Châu trong Trung Tâm Nghiên Cứu Các Vấn Đề Quốc Tế thuộc Viện Đại Học Harvard, ngày 23-11-1981, về sau được Viện Đại Học George Mason đăng lại trong loạt bài nghiên cứu về VN.
–            THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC VẤN ĐỀ DO CÁC NƯỚC ẤY GÂY RA, Trung Tâm Văn Hóa Á-Mỹ, Viện Đại Học Minnesota, ngày 3-10-1981.
–            NGUYÊN NHƠN VÀ HẬU QUẢ CỦA VIỆC MIỀN NAM VIỆT NAM SỤP ĐỔ NĂM 1975, Đại Hội Toàn Quốc của Hiệp Hội Nghiên Cứu Mỹ-Á Về Á Châu và Thái Bình Dương, Viện Đại Học Washington ở Seattle, thuộc Tiểu Bang Washington, từ ngày 6 đến ngày 8 tháng… năm 1980.

Ước mơ cuối đời của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy là được sống đời ẩn sĩ để viết sách, phân tích tại sao dân tộc Việt Nam quả cảm, thông minh, nhưng lại chịu quá nhiều bất hạnh; để giúp cho các thế hệ thanh niên tránh được những sai lầm tai hại trong quá khứ, ngõ hầu xây dựng một nền văn hóa lành mạnh, vững chắc và đặc thù dân tộc.
Tiếc thay, một đời tận tụy hy sinh gần nửa thế kỷ cho dân tộc, nhưng Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy chưa thực hiện được tâm nguyện đơn sơ, bình dị rất đáng yêu này.

Ông tạ thế ngày 28 tháng 7 năm 1990 tại Paris, Pháp Quốc…để lại phía sau một cuộc đời phục vụ tận tụy cho dân tộc Việt Nam… xứng đáng làm gương cho các thế hệ mai sau như lời chia buồn của Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush sau khi hay tin Ông mất.