Vị thế của Mỹ tại bán đảo Triều Tiên sau Olympic PyeongChang

Cac Bai Khac

No sub-categories

Vị thế của Mỹ tại bán đảo Triều Tiên sau Olympic PyeongChang

 

1-Những tín hiệu báo động
Hôm 10 tháng 5 năm 2017 cả thế giới và Bán Đảo Triều Tiên phấn khởi đón nhận lời tuyên thệ nhậm chức của Tân Tổng thống Nam Triều Tiên, ông Moon Jae-in. Trong dịp này, tân Tổng thống NTT cho biết ông “sẵn sàng đến Binh Nhưỡng để mở lại đàm phán với ông Kim Jong-un, lãnh tụ của BTT, trong điều kiện nguyên trạng của bán đảo Triều Tiên.” Thái độ cởi mở đối với Bình Nhưỡng của tân Tổng thống NTT, cho thấy ông Moon Jae-in lên cầm quyền ở NTT là một bước ngoặt ngoại giao vô cùng quan trọng trong khu vực và quốc tế.
Những gì các chuyên gia chiến lược nguyên tử của Mỹ và Chính phủ Mỹ đã từng e ngại nó có thể xảy đến vào năm 2017 trên bán đảo Triều Tiên, trong thực tiễn nó đã xảy ra:

Hôm 13 tháng 9 năm 2017- Binh Nhưỡng loan báo đã thử nghiệm thành công lần thứ 6 với bom hạt nhân có sức công phá và hủy diệt hơn nhiều lần bom nguyên tử, đã gây ra địa chấn ở các nước lân bang Nga và Trung Quốc. Sự kiên này gây quan ngại vô cùng to lớn  cho cả thế giới,  nhất là  5 thành viên thường trực HĐBA-LHQ, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh và Pháp.
Sau đó hôm 29-Nov-2017, Bình Nhưỡng lại loan báo vừa thử nghiệm thành công phóng hỏa tiễn mang đầu đạn xuyên lục địa-Hwasong-15-Intercontinental Ballistic Missile-có thể với tới bờ biển phía Đông của Mỹ. Nội trong năm 2017, BTT đã 16 lần thử nghiệm phóng tất cả 23 hỏa tiễn đạn đạo đủ cỡ từ Pukgusong-2- Short Range Ballistic Missile-đến Hwasong-15-Intercontinental Ballistic Missile.
 
Như vậy cả 3 sự kiện trên: 10 tháng 5, 13 tháng 9, 29-tháng 11-năm 2017 đã thật sự hỗ trợ cho nhau, giúp chinh phủ Bình Nhưỡng gây sức ép lên Washington và Bắc Kinh phải nhìn nhận bán đảo Triêu Tiên như là một quôc gia thống nhất có chủ quyền độc lập, có đầy đủ vũ trang nguyên tử.
 
2- Thời cơ đang đến bán đảo Triều Tiên-
Ý chí nối lại đối thoại với BTT của tân Tổng thống NTT, ông Moon Jae-in đã có tiếng vang trên chính trường Mỹ và Thế giới ngay cả với Trung Quốc. Hôm thứ Ba, 12-12-2017, tại diễn đàn Đại Tây Dương-ở Washington D.C. ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố “Mỹ sẵn sàng đàm phán với BTT vô điều kiện. Ngoại trưởng Tillerson manh dạn khẳng đinh: Mỹ và BTT dù sao cũng nên ngồi lại đàm phán với nhau, nhìn thẳng vào mắt nhau để cùng tìm ra  cho được một lối thoát có lợi cho cả hai quốc gia trong tương lai: https://www.yahoo.com/news/tillerson-softens-us-stance-possible-talks-nkorea-222702752.htmlThật là thiếu thực tế cho những ai bám chặt lấy tư tưởng BTT một quốc gia đã đầu tư lâu đời và chế tạo thành công vũ khí nguyên tử lại có thể bỏ hay ngưng hoạt động phát triển vũ khí này trước khi họ bước đến bàn đàm phán với chúng ta ”. Và ngoại trưởng Rex Tillerson khẳng định Tổng thống Mỹ, Donald Trump cũng hậu thuẫn cho quan điểm này của ông.
 
Hôm thứ Sáu 15-12-2017 tại buổi họp cấp cao HĐBA-LHQ ông Antonio Guterres, Tổng Thư Ký-LHQ lên tiếng kêu gọi “đã đến lúc phải thiết lập củng cố ngay lập tức kênh liên lạc với BTT bao gồm kênh liên lạc Liên Triều và từ Quân đội tới Quân đội để giảm nguy cơ hiểu lầm leo thang xung đột”. Thúc đẩy việc đối thoại giữa Mỹ và BTT cũng như giữa Bình Nhưỡng với Hán Thành (Seoul) để củng cố hòa bình, thịnh vượng, để tránh khỏi những rủi ro leo thang xung đột vũ trang, được xem như là xu thế toàn cầu hôm nay.     
 
3- Sự kiện Olympic Pyeongchang-2018-
Đầu năm 2018, nhân dịp thế vận hội mùa Đông được tổ chức tại NTT- Pyeongchang từ ngày 9 tháng 2 đến hết ngày 25-tháng 2 năm 2018. Với sự đồng thuận giữa hai chính phủ Nam và Bắc Triều Tiên, một đoàn vân động viên chung sẽ được thành lập và thi đấu dưới lá cờ Liên Triều. Tổng thống NTT, ông Moon Jae-in còn cho phép Binh Nhưỡng gửi một phái đoàn gồm cả trăm cổ động viên nữ Cheerleaders và cả ban nhạc Moranbong nổi danh của họ. Trong một bài bình luận với tựa đề: Can South Korea save itself using Olympic Peace to Avert nuclear confrontation: ký giã Mỹ, Scott Snyder đã vội vàng lên án  chính tân Tổng Thống NTT, Moon Jae-in đã muốn hoán chuyển Olympic Pyeongchang thành Olympic Pyongvang. https://www.foreignaffairs.com/articles/north-korea/2018-02-23/can-south-korea-save-itself?cid=int-leo&pgtype=hpg.
 
Được biết hướng dẫn phái đoàn BTT là bà Kim Yo-jong, Ủy viên Bộ Chính Trị, cũng là em gái của Kim Jong-un, lãnh tụ BTT. Bên cạnh bà Kim Yo jong còn có Chủ Tịch Quốc Hội ông Kim Jong-nam. Tòan thể phái đoàn này sẽ tham dự buổi lễ khai mạc Olympic Pyeongchang vào ngày 9-tháng 2-2018. Các lãnh đạo của phái đoàn này hy vọng có cuộc gặp gỡ các cấp cao của chính phủ NTT bên lề buổi lễ khai mạc thế vận hội mùa Đông. Chính phủ Mỹ cũng gửi Phó Tổng thống Mike Pence đến tham dự buổi lễ khai mạc Olympic Pyeongchang với hy vọng có cơ hội tiếp cận với phái đoàn BTT.
 
Trong thực tế khó có ai biết chắc những gì đã xảy ra bên lề buổi lễ khai mạc Olympic Pyeongchang. Nhưng có một sự kiện gây chú ý không ít cho báo giới và các kênh truyền thông: Hôm 16 tháng 2 vừa rồi, sau khi rời khỏi máy bay AIR FORCE-2, tại phi cảng Mac Allen Miller–Texas, Phó Tổng thống Mike Pence tuyên bố: Ông đã sẵn sàng cho cuộc gặp gỡ lịch sử với Bình Nhưỡng bên lề buổi lễ khai mạc Olympic Pyeongchang. Nhưng chính Bình Nhưỡng đơn phương hủy bỏ: https://www.yahoo.com/news/us-pence-ready-talk-nkorea-canceled-meeting-002826081–politics.html.
 
4- Bình Nhưỡng và Hán Thành (Seoul) sẽ tự định đoạt tương lai của bán đảo Triêu Tiên?
Hôm 10-2 Tổng thống NTT có bữa tiệc khoản đãi phái đoàn cấp cao của BTT tại tòa Nhà Lam (Dinh Tổng thống NTT), buổi khoản đãi được tổ chức vô cùng thân mật theo truyền thống của người dân bán đảo Triều Tiên. Nhân dịp này cô Kim Yo-jong đã trao cho Tổng thống Moon Jae-in  thư tay của nhà lãnh đạo BTT, Kim Jong-un mời Tổng thống Moon Jae-in đến thăm Binh Nhưỡng. Đây là dấu hiệu cho thấy quan hệ liên Triều đang ấm dần lên. (Bên trái phía trên là hình minh họa bữa tiệc tại tòa Nhà Lam hôm 10 tháng 2. Ảnh này tìm thấy trên mạng). Không hiểu về phía chính phủ Mỹ khi biết được bữa tiệc và hình ảnh này họ sẽ nghĩ gì?    
 
Hôm 25-2 vừa rồi, Tướng Kim Yong-chol hướng dẫn phái đoàn gồm có 8 người sang viếng NTT trong ba ngày. Và đồng thời ông Kim Yong-chol hướng dẫn phái đoàn này tham dự buổi lễ bế mạc Olympic Pyeongchang. Ivanka Trump, con gái cũng là cố vấn cao cấp của Tổng thống Donald Trump cũng tham dự sự kiện này. Nhân dịp này Kim Yong-chol tuyên bố: Bình Nhưỡng đã sẵn sàng đàm phán với Mỹ và NTT. Tổng thống NTT, Moon Jae-in cho rằng đàm phán Nam-Bắc Triều Tiên cần phải được sớm tổ chức để cải thiện quan hệ giữa hai miền. Đồng thời đàm phán Mỹ và BTT cũng phải được sớm tổ chức để bảo vệ hòa bình, để tránh tình trạng leo thang xung đột do nhầm lẫn. Trong lúc đó, phía Washington đòi hỏi Bình Nhưỡng phải có những bước đi cụ thể nhằm phi hạt nhân hóa trong mọi cuộc đàm phán. Hôm 2 tháng 3, Tổng thống Moon Jae-in kêu gọi Mỹ nên hạ ngưỡng đàm phán với BTT. Ông Moon cũng thông báo cho Washington hay ông sẽ gửi một phái đoàn đến Bình Nhưỡng trong một ngày gần đây nhằm nỗ lực tìm kiếm đối thoại BTT và Mỹ.
 
Một phái đoàn đặc phái viên của Tổng thống NTT, Moon Jae-in, đã được gửi đến thăm Bình Nhưỡng hôm 5-3 trong hai ngày. Phái đoàn gồm 10 người dẫn đầu là ông Chung Eui-yong, Giám đốc Phòng An ninh Quốc gia tại dinh Tổng thống NTT. Các thành viên khác gồm có ông Suh Hoen, Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia, ông Chum Hoe-sung, thứ trưởng Bộ Thống Nhất, ông  Kim Sang-gyun, quan chức cao cấp  cơ quan tình báo quốc gia (NIS)…
 
Theo tin từ Seoul, lãnh đạo BTT, ông Kim Jong-un đã chủ trì bữa tiệc tiếp đãi phái đoàn cấp cao của NTT vào tối hôm 5 tháng 3. Bữa tiệc kéo dài 4 giờ có cả sự hiện diện của vợ, bà Ri Sol-ju và em gái bà Kim Yo-jong. (hình minh họa phía bên trái- Ảnh của BBC-Vietnamese) Theo các quan chức NTT, lãnh đạo BTT sẵn sàng thảo luận về khả năng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và nói sẽ ‘đóng băng’ các chương trình hạt nhân và tên lửa nếu như được bảo đảm an ninh và có cuộc đàm phán trực tiếp với Mỹ.
 
Các quan chức NTT cho biết các lãnh đạo Bắc và Nam Triều Tiên sẽ gặp nhau tại một buổi họp thượng đỉnh vào tháng Tư-2018. Vùng biên giới Bàn Môn Điếm, sẽ là nơi gặp gỡ giữa hai vị lãnh đạo Bắc và Nam Triều Tiên, Kim Jong-un và Moon Jae-in. Dĩ nhiên nơi này phải được canh phòng cẩn mật. Hai bên cũng đồng ý thiết lập đường dây nóng giữa hai nhà lãnh đạo.
 
Phải nói rằng đây là một bước tiến cụ thể rất lớn đươc chủ động đề xuất từ phía các nhà lãnh đao BTT. Đề nghị của Bình Nhưỡng chắc chắn sẽ đưa Washington vào thế bị động.
 
5-Tầm Nhìn Của Mỹ Về Những Sự Kiện Ngày 10-02 và ngày 5-03 tại Tòa Nhà Lam và tại Bình Nhưỡng.
 
Theo nguồn tin Voatiengviet.com, hôm 7-03 Washington tỏ ý nghi ngờ đề nghị của Bình Nhưỡng: ” Sẵn sàng đàm phán thẳng thắn với Hoa kỳ để bàn về vấn đề tài giảm binh bị và khôi phục các mối quan hệ Mỹ và BTT”. Trong lúc đó Dan Coats, Giám đốc An ninh Quốc gia Mỹ nói: ”Có thể đây là bước đột phá, nhưng tôi nghi ngờ việc từ bỏ vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng để đổi lấy sự bảo đảm an ninh từ Washington. Tuy nhiên cứ hy vọng thế thôi”. Tướng Robert Ashley, Giám đốc cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ khẳng định “gần như chắc chắn sẽ có thêm vụ phóng phi đạn, có cả vụ thử nghiệm hạt nhân” https://www.voatiengviet.com/a/my-de-dat-truoc-de-nghi-dam-phan-cua-trieu-tien/4284739.html
 
Trước đó ngày 6-03, khi nhận được thông tin này, Tổng thống Donald Trump trái với thường lệ, ông đã tweet một cách dè dặt với tinh thần thận trọng: “Dĩ nhiên đã đạt được tiến bộ về vấn đề Triêu Tiên, nói một cách hoa mỹ ít nhất là như thế. Điều này là tốt cho thế giới, cho Triều Tiên và cho Bán Đảo Triều Tiên, nhưng sẽ phải chờ xem chuyện gì xảy ra…Dù đường hướng nào đi nữa Hoa Kỳ cũng sẵn sàng đáp ứng quyết liệt.”.
 
Rõ ràng Tổng thống Donald Trump và Nội Các của ông có một thái độ tiêu cực nếu không muốn nói là không hài lòng trước thông tin: “Bình Nhưỡng sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Washington” mà phái đoàn Chung Eui-yong vừa loan truyền khắp thế giới.
 
 Dù cho tweet hay phát biểu thận trọng cách mấy đi nữa, Tổng thống Donald Trump và các cộng sự viên của ông cũng không thể nào khuất lấp được nỗi bất bình của họ trước sự tùy tiện tự do đàm phán với Binh Nhưỡng của tân Tổng Thống NTT, Moon Jae-in.
 
Dù cho Tổng thống Moon Jae-in có dựa vào lực lượng nguyên tử của Bình Nhưỡng để thoát Mỹ, để thống nhất đất nước đi nữa, ông và Nội Các của ông cũng phải quan tâm đến những ràng buộc của “Thỏa ước Liên minh An ninh-Quốc phòng hỗ tương” đã được ký kết giữa Seoul và Washington trong hơn 6 thập niên qua và hiệu lực của thỏa ước này sẽ tồn tại mãi mãi.. Sự trú phòng thường trực của 30,000 lính chiến Mỹ trên đất NTT, là biểu tượng quyền lực bất khả kháng của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên dựa trên “Thỏa Ước Liên minh An ninh-Quốc phòng hỗ tương”./.  
 
Đào Như