Vận Hội cuối cùng: Liệu TT Obama sẽ mở lại hồ sơ Biển Đông tại Thượng đỉnh G-20, Thượng đỉnh US-ASEAN & Đông Á? – Bs Mã Xái

Cac Bai Khac

No sub-categories

Vận Hội cuối cùng: Liệu TT Obama sẽ mở lại hồ sơ Biển Đông tại Thượng đỉnh G-20, Thượng đỉnh US-ASEAN & Đông Á? – Bs Mã Xái

Theo tin Tòa Bạch Ốc TT Hoa Kỳ sẽ công du Trung Cộng để tham dự Thượng đỉnh G-20 hai ngày 4 và 5 tháng Chín tại Hàng Châu (Chiết Giang) và sau đó ông sẽ bay sang Vạn Tượng sanh hoạt với Thượng đỉnh US-ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á trong những ngày 6 và 8. Đây có thể là lần cuối trong 11 chuyến thăm châu Á trong hai nhiệm kỳ đầy sóng gió chấm dứt vào tháng Giêng năm 2017; ông cũng là vị TT Hoa Kỳ đầu tiên thăm quốc gia Lào. Chuyến thăm viếng này làm nổi bật sự cam kết của Hoa Kỳ trong việc triển khai chánh sách “tái cân bằng” sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Thượng đỉnh G-20 năm nay quy tụ đủ 20 thành viên bao gồm nhiều quốc gia công nghệ phát triển và các nước mới nổi. Trung Cộng là nước chủ nhà và tất nhiên Tập Cận Bình sẽ đọc bài diễn văn khai mạc. Thời điểm hôi nghị xảy ra khá đặc biệt trong khung cảnh người chủ trì đại hội lại sắp đối diện với ông Obama vào thời kỳ hậu phán quyết PCA. Theo tin báo chí Trung Cộng, Thượng đỉnh G20 tập trung chủ đề “Tăng trưởng kinh tế toàn cầu” sẽ là tâm điểm của hội nghị năm nay (CRI-News 23/08/2016). Về phía Hoa Kỳ, phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết, TT Obama sẽ có buổi họp riêng với Tập Cân Bình về tình hình căng thẳng leo thang cực kỳ nghiêm trọng tại khu vực Biển Đông và vùng Đông Bắc Á.

Trung Cộng không muốn thấy hồ sơ Biển Đông tại Hội nghị G-20.

Băc Kinh thực sự tìm mọi cách ngăn chận các quốc gia thành viên G-20 đưa hồ sơ Biển Đông vào nghị trình. Chẳng riêng gì Hoa Kỳ mà Nhựt Bổn, Ấn độ… cũng sẽ phụ hoạ theo Mỹ và sẽ đem vấn đề nhạy cảm này vào hội nghị. Tập Cân Bình tất nhiên không muốn ai khơi lại về các hành động sai trái, phi pháp phi lý của mình sau khi PCA đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh “không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Cộng nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong Đường Chín Đoạn” và sự thắng lợi to lớn về phía Philippines. Biết trước không thể ảnh hưởng lên Mỹ hay Tokyo, Trung Cộng nghĩ có thể tác động lên New Dehli. Ngoại trưởng TC Vương Nghị trên chuyến công du Ấn Độ (14/08) hàm ý đưa ra một số lời đe doạ, vừa vuốt ve như nếu Ấn độ không đề cập tới vấn đề Biển Đông trước hội nghị G-20, Bắc Kinh sẽ hổ trợ Ấn gia nhập nhóm các quốc gia cung ứng nhiên liệu hạt nhân (Nuclear Suppliers Group). Thực ra nhiều lần báo chí nhà nước TC lên tiếng cảnh cáo sách lược “hướng đông” của Ấn, hăm he nếu Ấn dây dưa vào Biển Đông sẽ gây tổn hại quan hệ với Trung Cộng. Trước đây không lâu, Trung Cộng đã từng bịt miệng ASEAN không được hở môi về Biển Đông, tại hội nghị  Trung Cộng-ASEAN (14/06/2016) Côn Minh (Vân Nam), tại hội nghị các ngoại trưởng ASEAN tại Vạn Tượng (Lào) 26/07/2016). Ngoài ra Vương Nghị muốn cho thế giới thấy đã thuyết phục đươc Philippines đi vào con đường thương nghị song phương với Trung Cộng để giải quyết vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo mà tổng thống Duterte cho biết sẽ không nhắc đến phán quyết PCA. Trước thềm hội nghị Hàng Châu (4-5/09), báo chí chính thức TC ngày 16/08 loan tin nóng rằng Bắc Kinh và ASEAN có nhiều “bước đột phá” trên hồ sơ Biển Đông sau các cuộc họp ở Nội Mông giữa Trung Cộng-ASEAN: đôi bên sẽ thiết lập đường dây nóng, sẽ thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã có từ 2002; TC và ASEAN sẽ hoàn tất dự thảo khung cho Bộ Qui tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) vào giữa năm tới. Phải chăng TC muốn nói trước cho Obama và các lãnh đạo tham dự rằng Bắc Kinh có phương cách riêng để làm dịu tình hình căng thẳng Biển Đông mà không cần sự can thiệp của Hoa Kỳ hay một thế lực thứ ba nào. Nhiều nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh đang có thái độ xuống thang (!). Tuy vậy, luận điệu ru ngủ kiểu mua thời gian này đã diễn ra trên hơn một thâp niên rồi, TC luôn luôn trì hoãn COC.

Nhưng hãy nhìn những động thái bành trướng, kiêu căng liên tục của Bắc Kinh từ những năm qua, và ngay từ sau ngày phán quyết PCA. Vài nhà phân tích còn tin Tập Cận Bình chỉ sẽ ra tay với những đòn mạnh mẽ hơn sau khi thượng đỉnh G-20, thời gian trước ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, rằng TC sẽ bồi đấp bãi cạn Scarborough và quân sự hoá nó, tái phong toả Bãi Cỏ Rong, Cỏ Mây, hay thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, như họ đã làm trên Biển Hoa Đông.

Trong khu vực Đông Bắc Á, chỉ trong vòng hai tuần lễ từ đầu tháng Tám đến nay có khoảng 30 tàu TC xâm nhập lãnh hải của Nhật, ít nhứt có 4 tàu Hải Cảnh tiến vào xung quanh hòn đảo Senkaku/Điếu Ngư. TC còn doạ nếu Tokyo tham gia bất cứ hành động quân sự nào với Hoa Kỳ ở Biển Đông là Tokyo đã vượt qua lằn ranh đỏ (nguồn tin ngoại giao 20/8/2016, RFI); cũng vào đầu tuần tháng Tám, phi cơ và chiến hạm TC đã tập trân trên biển Nhưt Bổn và thông báo sẽ có kế hoạch tập trận với Nga ở Biển Đông mang tên Join Sea vào tháng Chín. Trung Cộng lại mở cuộc tập trân tại Vịnh Bắc Việt từ 22 đến 24/08, chưa biết để cảnh cáo người bạn 16 chữ vàng- 4 tốt về viêc mấy cái giàn hoả tiễn EXTRA ở Trường Sa. Bất chấp khuyến cáo của LHQ, Bắc Triều Tiên tiếp tục tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân, phóng hoả tiễn đe doạ an ninh và ổn định cho Nhựt Bổn và Nam Triều Tiên, khiến Hoa Kỳ quyết định khai triển hoả tiễn THAAD ở vùng Seogju theo lời yêu cầu của tổng thống Nam Hàn. Ngày 22/08 Mỹ và Seoul có cuộc tập trân qui mô với 25.000 quân Mỹ và 50.000 quân Nam Hàn. Tiếp theo việc hoả tiễn chiến lược THAAD trụ ở Nam Hàn, ngày 17/08 Hoa Kỳ lần đầu tiên điều ba oanh tạc cơ B1, B2  và B52 có khả năng mang bom hạt nhân đến vùng hành quân xuất phát từ đảo Guam tham gia một cuộc biểu dương sức mạnh tại Biển Đông và Biển Hoa Đông trong bối cảnh TC càng ngày càng hung hăng, diệu võ giương oai với các quốc gia láng giềng trong khu vực, hù hoạ thiết lập vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông. Trước đây Hoa Kỳ cũng đã điều Hạm đội 3 để cùng Hạm đội 7 mở rộng phạm vi hoạt động bảo vệ quyền tự do hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế và luật biển (UNCLOS).

Obama còn gì để thương thảo với Tâp Cân Bình tại Thượng đỉnh G-20?

Quan điểm và hành động bành trướng liên tục của Bắc Kinh về Biển Đông nhứt là từ sau phán quyết PCA chắc không còn “khoảng trống nào để điền vào cho đủ nghĩa”; và quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ là  tự do hàng hải trên biển trên không ở Biển Đông, trong tổng thể lợi ích địa kinh tế và địa chánh trị của chiến lược “tái cân bằng” về Châu Á-Thái Bình Dương, với ba mũi dùi chiến lược kinh tế với TPP, với vòng đai quân sự và ngoại giao  mà Bắc Kinh cho là Hoa Kỳ bao vậy và ngăn cản sư vươn lên của TC. Tuy nhiên nhà bình luận của Viện EastWeast, ông David Firestein còn thấy khoảng trống, cách biệt quan điểm về vấn đề Biển Đông giữa hai cường quốc (The Diplomat August 19, 2016 The US-China Perception Gap in the South China Sea), còn chỗ để xây lại niềm tin chiến lược trong quan hệ giữa hai cường quốc. Ông Firestein cho thấy cả hai có chút dấu hiệu xuống thang trong căng thẳng sau phán quyết của PCA như việc tái hơp Bắc Kinh-Manila để đi đến thương nghị song phương. Về phía Hoa Kỳ, vốn chủ trương giải quyết tranh chấp trong hoà bình, dựa trên luật pháp đã khuyên các nước có tranh chủ quyền biển đảo nên tránh thái độ khiêu khích để Bắc Kinh có thời gian điều chỉnh và Hoa Kỳ còn khuyến khích Philippines trong tinh thần hoà giải với Bắc Kinh. Ngày 25/07 hai tuần sau phán quyết PCA, Cố Vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Bà Susan Rice thăm Trung Cộng, trước báo chí, Bà tuyên bố Mỹ và Trung Cộng đang hợp tác chặt chẽ hơn trong các vấn đề toàn cầu và tin tưởng hai bên có thể xử lý những thách thức khác với “sự thẳng thắn và cởi mở”. Đáp lời, Dương Khiết Trì Uỷ Viên Quôc vụ viện cho rằng hai bên có mối quan hệ ổn định, nhưng vẫn có những bất đồng cần phải giải quyết một cách thận trọng (tin AP). Đây sẽ là cơ sở chuẩn bị cho các đối thoại giữa TT Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội Nghị Thượng đỉnh G-20.  Một tuần trước đó (18/07) Tham mưu trưởng Hải quân Đô Đốc John Richardson đến Băc Kinh găp người đồng cấp Đô đốc Ngô Thắng Lợi. Ngô cho rằng sư thăm viếng của đô đốc Richardson cho thấy hai nước quan tâm “sự cần thiết phải kiềm chế nguy cơ xảy ra khủng hoảng hàng hải.”

Trung Cộng và Hoa Kỳ “nhìn quyền lợi cốt lõi và lợi ích quốc gia” ở Biển Đông dưới hai lăng kính khác nhau đưa tới cảnh đối đầu nhưng cho đến hôm nay họ vẫn phải vừa hợp tác vừa cạnh tranh để sinh tồn và phát triển. Quyền lợi kinh tế hai bên còn chằng chịt, quấn quyện còn dài.

Một vài nhân định lạc quan có sự hạ nhiệt trong căng thẳng giữa hai cường quốc từ sau phán quyết của toà trong tài La Haye. Sự thật trái lại, gần như mỗi ngày, Trung Cộng Hoa Kỳ và đồng minh hay đối tác hâm nóng khủng hoảng khắp vùng Đông Bắc Á, trên Biển Đông hay Biển Hoa Đông. Trung Cộng quả chưa dám động binh đánh Mỹ nhưng vẫn xem thường luật lệ quốc tế, và với bản chất xâm lăng, bành trướng, họ lần lượt chiếm gần trọn Biển Đông, quân sự hoá hết Hoàng Sa, rồi Trường Sa với đà tăng tốc làm chóng mặt nhiều người, với chủ trương sách lược “sự đã rồi”, xem thường sưc mạnh răn đe trên không dưới nước của đối thủ Hoa Kỳ chỉ phản đối, hăm he là TC sẽ tự cô lập thay vì bị bao vây. Liệu Washington tiếp tục phản đối suông khi TC ngăn trở con đường huyết mạch tự do lưu thông hàng hải trên Bển Đông?

Chuyển biến theo tình hình, mối căng thẳng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng khó bề tránh khỏi khi Trung Cộng vươn lên như một cường quốc mới lại có tham vọng vượt qua siêu cường lãnh đạo thế giới Hoa Kỳ. Sự va chạm càng nghiêm trọng hơn khi đại chiến lược cả hai đều quay về khu vực châu Á Thái Bình Dương. Là cường quốc kinh tế thứ nhì, Trung Cộng phát triển quốc phòng với tốc độ làm kinh ngạc Lầu Năm Góc, kéo theo sự cạnh tranh võ trang của các cường quốc khu vực Nhựt Bổn, Nam Hàn, một số quốc gia  Đông Nam Á kể cả Đài Loan, cả  thãy đều quan tâm với những lý do khác nhau về những động thái bành trướng, kiêu căng, tạo nên tinh trạng bất ổn, đe doạ an ninh đặc biệt cho Biển Đông và khu vực Đông Bắc Á.

Theo nghiên cứu gần đây của Rand Corporation, nguy cơ chiến tranh Mỹ-Trung là có thật, là có thể xảy ra, mà nếu nó xảy ra thì thật là thảm hại cho cả hai cường quốc, kêt quả cho biết thiệt hại sẽ nặng nề hơn về phía TC nếu cuộc chiến xảy ra vào năm 2015, nhưng nếu nó xảy ra trễ hơn vào năm 2025 thì phần tổn thất của Hoa Kỳ sẽ tăng nhiều hơn so với TC (source: sách “War with China: Thinking through The Unthinkable”). Tất nhiên với kết quả nghiên cứu như vậy, nhà quân sự Hoa Kỳ sẽ triển khai chiến tranh càng sớm càng có lợi! Nhưng Bắc Kinh hay Washington thừa biêt trong một trân chiến sống mái như vây, khi “nai vạc móng thì chó cũng le lưỡi”. Rand Corporation cũng như nhiều think tank khác như CSIS đề ra những giải pháp ứng phó cho các lãnh đạo chánh trị và quân sự chọn lựa, như trình cho Obama hay Lầu Năm Góc; và tất nhiên Hoa Kỳ cũng không dấu diếm sự thật cho Trung Nam Hải.

Thượng đỉnh G-20 là vận hội cho TT Obama gặp Chủ tịch Tập Cận Bình để giải quyết “thận trọng” các khác biệt trong chiến lược cạnh tranh và hợp tác, với sự thẳng thắn và cởi mở minh bạch và tin tưởng về hồ sơ Biển Đông cũng như các vấn đề toàn cầu cũng đang sôi sục ở châu Âu với nhà độc tài Putin, và tình trạng khủng bố, quá khích của Nhà nước Hồi Giáo.

Trong cuộc đối thoại tay đôi này biết đâu CSVN sẽ bị làm con chốt thí trên bàn cờ chánh trị Đông Nam Á. Chừng nào tập đoàn CSVN còn thống trị đất nước thì tương lai Biển Đông và quê hương Việt Nam sẽ đi sâu vào ngõ cụt, lọt vào quỹ đạo đảng Cộng Sản Trung Hoa.

(Vận hội cho Obama tại Thượng đỉnh US-ASEAN Lào sẽ bàn trong dịp khác)

 

Tài liệu tham khảo:

-VOA News 18-08-2016: Obama Heads to China, Laos for Possibly Last ASIA Trip.

-“War with China Thinking through the Unthinkable” xb năm 2016 by David C. Gompert, Strid Cevallos, Christina Garafola; research conducted by Rand Corporation. Hoa Kỳ cần phải chuẩn bị ra sao để giảm thiểu nguy cơ chiến tranh (với TC) và trong tình huống cuộc chiến xảy ra thì nên làm gì để vừa đảm bảo chiến thắng mà ít tổn thất và chi phí.

-“Evolving Strategies in the US-China Military Balance” by Anthony H. Cordesman with assistance of Joseph Kendall; CSIS August 09, 2016

-“The US-China Perception Gap in the South China Sea” by David Firestein August 19,2016; The Diplomat.