Trump và lá bài Trung quốc trước hỏa tiễn tầm xa ICBM của Bắc Hàn – Bác Sĩ Mã Xái

Cac Bai Khac

No sub-categories

Trump và lá bài Trung quốc trước hỏa tiễn tầm xa ICBM của Bắc Hàn – Bác Sĩ Mã Xái

(Trung Quốc nhắn gởi Hoa kỳ: Chúng tôi không có trách nhiệm giải quyết Bế tắc Bắc Triều Tiên,  sau vụ Bình Nhưỡng phóng hoả tiển Hwasong-14.)

Kim Jong-un lại phóng tên lửa, không phải như  những loại hoả tiển trước đây, mà đây là lần đầu tiên một thứ tên lửa xuyên lục địa (Intercontinental ballistic missle, ICBM) và nó rơi đúng vào vùng đặc quyền kinh tế, trong Biển Nhựt Bổn và lại đúng vào ngày Lễ Quốc Khánh Hoa Kỳ năm thứ 241 (July 04/2017). Các chuyên gia quân sự Hoa Kỳ cho biết loại hoả tiển Hwasong-14 này có tiềm lực bay tới khu vực Alaska Hoa Kỳ, với tầm đạn vào khoảng 6.700 km.  Một kỷ sư hàng không không gian,ông John Schilling thuộc đại học John Hopkins cho rằng sau khi phát triển thêm, hoả tiển này có thể sẽ đạt tầm bắn lên tới 9.700 km và có thể mang đầu đạn hạt nhân nặng 500 kg tới tận thành phố San Diego của Mỹ. Có lẽ để đáp lễ, ngày 06 Tháng Bảy, Hoa Kỳ điều hai máy bay ném bom loại B-1B Lancers tham gia cuộc tập trận chung với  các phi cơ F-15 Nhựt Bổn trên vùng Biển Hoa Đông, sau đó hai  phi cơ này quay sang Biển Đông  ngày7/07 để thực hiện quyền tự do đi lại, rồi quay về căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam.

Bắc Triều Tiên luôn là mối bận tâm trong chiến lược Đông Bắc Á và làm điên đầu nhiều đời tổng thống Hoa Kỳ từ thời Harry Truman ; và chương trình hạt nhân và phát triển hoả tiển đã ghi nhận những thử nghiệm ít nhứt từ những năm 2006, 2009, 2013, 2016, 2017, tới nay Bắc Triều Tiên  đã tiến hành 5 vụ thử hạt nhân, trong đó chỉ riêng năm nay đã có hai vụ; và phải nói các thử nghiệm liên tục và thành công nhiều hơn và mang tính khiêu khích hơn trong “thời đại Donald Trump”, thật vậy từ tháng giêng 2016, vài ngày sau khi Bắc Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư, Trump nhận định về Kim Jong Un “This guy doesn’t play games, and we can’t play games with him, because he does have missiles, and he really doses have nukes”.

Thế giới quan ngại về cuộc chiến Triều Tiên mới khó bề tránh khỏi  vì nồi lửa chưa hề dập tắt sau “ Chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953”, hai bên chỉ có thoả thuận ngừng bắn,  mà chưa có hiệp định hoà bình. Cộng hoà Dân chủ Nhân Dân Triều Tiên (CHDCNDTT, thường gọi là Bắc Triều Tiên) lại có tinh thần hiếu chiến ngay từ thời chủ tịch Kim Nhật Thành (Kim II Sung) luôn có chánh sách thù địch với Mỹ sau cuộc thảm bại xâm lược Nam Triều Tiên và còn có ý đồ thống nhứt Triều Tiên dưới sự cai trị của CHDCNDTT; đến lúc Kim Jong-il kế vị cha (1994-2011) ông lại chủ trương chánh sách “quân-sự trên hết” (military-first politics) và ông đã giúp chế độ tồn tại, trong bối cảnh thiếu hụt thực phẩm tàn tệ, thêm vào đó quốc gia bảo trợ là Liên Xô đã sụp đổ (1991) nên viện trợ cũng mất, và năm 1992 Trung Cộng lại bình thường hoá với Nam Triều Tiên là kẻ thù của CHDCNDTT cho nên Bắc Triều Tiên không còn xem TC là bạn nữa (!), nhưng “đói quá” cần lương thực nên Kim Jong –il lại phải quay ra cầu cạnh Trung Quốc ! Nhờ có lương thực mà Bắc Triều Tiên phục hồi công lực.

Kim Jong-il qua đời năm 1911, truyền ngôi lại con thứ là Kim Jong-un với một nền kinh tế khá ổn định. Năm sau 1912, Kim Jong-un đưa ra chủ thuyết mới “đồng thời  tiến bộ”( simultaneous progress”) nhằm cân bằng sức mạnh răn đe nguyên tử và đồng thời phát triển kinh tế. Bản chất Kim Jong-un có thể mang tính di truyền từ ông nội và cha, nên cũng hiếu chiến, lại lo Mỹ hổ trợ Nam Hàn để lật đổ mình, ông triệt hạ những ai có thể làm lung lay ngôi vị, và làm sập chế độ (Kim hạ bệ tướng lãnh, cải tổ chánh phủ liên miên, giết cậu ruột, giết anh …)

Từ đó ai cũng thấy Kim Jong-un tập trung phát triển chương trình hạt nhân và  hoả tiển liên lục địa không phải chỉ để phòng vệ, để sẵn sàng tấn công trả đủa mà còn ý đồ thống nhứt Bán đảo Triều Tiên. Suốt ba đời từ thời Kim Nhật Thành cho đến Kim Jong Un không phải lúc nào Bắc Triều Tiên cũng cơm lành canh ngọt với Trung Quốc, nhưng  thực tế ngày nay Trung Cộng vẫn là đồng minh ngoại giao và kinh tế  hàng đầu của Bắc Triều Tiên; Bình Nhưỡng  có 80%-90% trao đổi thương vụ với Triều Tiên  ngoài chuyện chở than đá cho Trung Quốc là nguồn lợi quan trọng, nhưng hoạt động kỷ nghệ lại cần dầu nhập từ Trung Cộng, ngoài những dịch vụ ngân hàng tài chánh trung gian của Trung Cộng âm thầm hổ trợ các chương trình hạt nhân cho Bắc Triều Tiên. Hoa Kỳ qua mấy đời tổng thống đều thấy vai trò  trung gian hoà giải của Trung Cộng và cả Trump cũng nghĩ đến lá bài Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Bán đảo Triều Tiên. Tập Cận Bình ngay từ đầu tỏ ra sẵn sàng hợp tác, nhưng cho đến nay thực tế cho thấy TC chỉ làm chút ít không đạt được kỳ vọng của Trump. Không rõ trong điện đàm Trump nói gì với đồng nhiệm của mình vài tuần trước đây, chỉ được truyền thông cho biết nhà lãnh đạo Trung Quốc cảnh báo có “vài yếu tố tiêu cực” làm phương hại quan hệ Mỹ-Trung vốn đã có những cải thiện lạc quan lúc ban đầu. Theo trích dẫn tin của CBSNEWS, ngày 11-07-2017 người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (Geng Shuang) trong buổi họp báo thường lệ đã tuyên bố với lời lẽ gắt gỏng để đáp trả những người (ám chỉ Hoa Kỳ )cáo buộc Trung Quốc không làm hết mình, không áp lực đủ mạnh lên Bắc Triều Tiên, ông nói Trung Quốc không nhận trách nhiệm về khủng hoảng  ở Bán đảo Triều Tiên và TQ nói rằng chìa khoá cho giải pháp không nằm trong tay Bắc Kinh. Trung quốc lo chửa cháy thì vài nước khác lại đổ thêm dầu. Chắc Trump cũng nhận ra lối Trung Cộng thực thi nửa vời các nghị quyết trừng phạt Bắc Hàn, nên đã có quyết định sẽ hành động theo cách của ông nhưng ông không nói là cách nào;  Ông đã nói thời kỳ kiên nhẫn đã kết thúc, khi biết Tập Cận Bình lơ là áp lực Bình Nhưỡng .

Trước kia Clinton, Bush cũng đã nhờ cậy TC, nhưng cũng đã thất bại để thuyết phục Bắc Triều Tiên; năm 2012, viện trợ lương thực theo thoả thuận “Leap Day”như Obama đề nghị (và thoả thuận này được công bố vào ngày 29 Tháng Hai năm 2012) tưởng đã đóng băng được chương trình hạt nhân và tên lửa, nhưng sau đó chỉ hai tuần, ngày 16-03-2012 Bắc Triều Tiên lại bất ngờ tuyên bố sẽ phóng vệ tinh mới vào Tháng Tư dựa trên kỷ thuật tên lửa đạn đạo! Không ai rõ quyết định phát xuất từ Bình Nhưỡng hay Bắc Kinh  đã làm tan vỡ  “thoả thuận Leap Day”. Bài học về tiếp cận vấn đề của các vị tổng thống tiền nhiệm tỏ ra thất bại; không lý do vì cho hồi sanh các sách lược đã có lần phá sản!

Giải quyết bế tắc  Bắc Triều Tiên và Bán Đảo Triều Tiên rõ ràng không đơn giản, tình trạng mang tính của một hội chứng kinh niên với thỉnh thoảng cơn khủng hoảng cấp tính khơi dậy khó lường; quá nhiều thầy thuốc chửa trị tùy theo cách định bịnh của mình. Nhưng chìa khoá cho bế tắc  nằm trong tay phù thuỷ bá quyền bành trướng Trung Cộng và vị tổng thống với cao vọng làm Nước Mỹ Vĩ đại Trở lại. Việc  Bắc Hàn phóng hoả tiển tầm xa ICBM hôm July 04, xẩy ra sau thượng đỉnh Trump-Moon kết thúc, và trước hội nghị cao cấp G-20 cho thấy quả thực nó là một khủng hoảng nóng, nguy hiểm trong bối cảnh tập trận quân sự Mỹ-Hàn ở Biển Hoa Đông, những cuộc tập kích loại phi cơ ném bom B-1B bên cạnh vĩ tuyến 38 giữa hai nước Nam Bắc Hàn, trên Biển Đông và các chuyến FONOPs trong khu vực nhạy cảm Hoàng Sa, cùng các biện pháp trừng phạt của LHQ và của Hoa Kỳ trên những vi phạm của Bình Nhưỡng, nhưng kỳ này lại xoay mủi dùi vào Trung Cộng.

Trước đỉnh cao khủng hoảng trong khu vực Bán đảo Triều Tiên, tổng thống Nam Triều Tiên Moon Jae-in “ trình bày “Sách lược Băc Triều Tiên “ với bài diễn văn mà mọi người hằng trông đợi, tại Berlin, Đức ngày 06 Tháng 07 tại Korber Foundation.

Ông đưa ra những đề nghị cụ thể mà ông tin tưởng sẽ nối lại cuộc đối thoại hoà đàm giữa hai quốc gia; sách lược  Bắc Triều Tiên của Moon được Trung Cộng và Nga hoan nghinh liền sau đó; chưa biết Moon sẽ thuyết phục Trump tới mức nào, khi quan điểm bất đồng trên hồ sơ Bắc Triều Tiên nhơn dịp thượng đỉnh Mỹ-Hàn ( 29-06-2017).

Những điểm nổi bật trong đề nghị rất được đáng chú ý, nhằm chuyển về Bình Nhưỡng: Nam Triều Tiên chỉ theo đuổi hoà bình và “hai quốc gia chung ta” sẽ đạt một hiệp ước hoà bình  chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên mà không đặt vấn đề tiên quyết. (Bắc  và Nam Triều Tiên về mặt kỷ thuật  vẫn đang ở trong tình trang Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953); hai bên sau cuộc chiến chỉ có thoả thuận ngưng bắn ; Nam Hàn cam kết sự an ninh của chế độ Bắc Hàn, tôn trọng và thừa nhận tình trạng hiện hữu, không chủ trương sự sụp đổ của chế độ Bắc Hàn, (Moon loại trừ giải pháp tấn công  phủ đầu hạ bệ chủ tịch Bắc Triễu Tiên vì sẽ gây thảm họa cho cả hai miền), cũng không chủ trương thống nhứt lãnh thổ dưới hình thức hoà nhập (unification trough absorption);   cách tiếp cận đóng băng phát triển hạt nhân và tên lửa song song với ngưng tập trận hàng năm Mỹ-Nam Hàn. ( điều này hợp với quan điểm của TC và Nga; cả hai cũng đã nhấn mạnh sự chống đối THAAD triển khai ở Nam Hàn trong tuyên bố chung khi Tập Cận Bình thăm Moscou July /2017). Quan điểm  nhượng bộ của Moon với Kim Jog-un là đề nghị từ bỏ tập trận Mỹ- Nam Hàn để đổi lấy tạm thời ngưng thí nghiệm hạt nhân và tên lửa; không được ngoại trưởng Rex Tillerson  đồng ý cách đóng băng như ở mức độ hiện nay.

Moon không quên vẽ “một lộ trình kinh tế mới trên Bán đảo Triều Tiên” (a new economic map on Korean Peninsula) đầy triển vọng để phát triển  Bắc Hàn. Ông cũng  đã đề cập vấn đề nhân đạo và nhơn quyền trong hồ sơ đối thoại. ( xem tài liệu # 1&2)

Tạm kết

Vở kịch Bắc Triều Tiên chưa đi vào hồi kết, thông điệp của Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in chưa là tiếng nói cuối cùng đem lại hoà bình cho Bán đảo Triều Tiên; niềm hi vọng thống nhứt đất nước trong tình tự dân tộc giữa hai miền Nam Bắc chưa nằm trong tay của các diễn viên Moon-Kim mà vận mạng đất nước thì  còn chờ quyết định nơi hai cường quốc Mỹ Trung. Qua thử nghiệm lá bài Trung Quốc trong bài toán Bắc Triều Tiên, tổng thống tỷ phú địa ốc thấy rõ hơn tâm địa Tập Cận Bình khi Bắc Kinh tuyên bố Trung Quốc không có trách nhiệm trong bế tắc khủng hoảng Bán đảo Triều Tiên. Sau ngày Kim phóng hoả tiển Hwason-14, Hoa kỳ tăng cường răn đe quân sự trên khắp vùng Biển Hoa Đông, Biển  Đông thêm vào đó là gia tăng tối đa trừng phạt những quốc gia hay cá nhân giúp vốn cho Bình Nhưỡng phát triển chương trình  hạt nhơn, tên lửa, đồng thời ký giao kèo bán vũ kí cho Đài Loan. Nhưng tám năm trừng phạt dưới thời Obama chứng tỏ không hữu hiệu và việc trừng phạt còn khiến Kim Jong-un ” thăng tiến” hơn trong chương trình hạt nhơn và phát triển hoả tiển tầm xa với khả năng đưa đầu đạn nguyên tử vào đất Mỹ; Một kế sách phi hạt nhơn hoá mà không có đảm bảo sự sống còn của chủ tịch Kim, sự sống còn của chế độ Bình Nhưỡng thì khó mời Kim Jong-un vào đàm phán; thực tế Kim cần có sự đồng thuận, đảm bảo của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Bắc Triều Tiên,Nam Triều Tiên; đây là lúc thuận lợi cho Hoa Kỳ có thể vận dụng đúng mức lá bài Trung Quốc; Trung Quốc đang cần Hoa Kỳ, nội tình đảng cộng sản nát bét, Đại hội 19 vào mùa thu nầy chưa chắc xẩy ra đúng thời điểm. Tổng thống Nam Hàn Moon nói với Trump trừng phạt cần phối hơp với đối thoại. Trump vốn là doanh nhơn tài giỏi, thưc dụng; trong chiến dịch tranh cử ông ta đã hứa chỉ cần có được cơ may mười phần trăm hay hai mươi phần trăm tôi cũng thuyết phục đem hắn (Kim Jong-un) ra khỏi cái vòng hạt nhân quỷ quái này; một năm trước ngày tuyên thệ tổng thống, vài ngày  sau ngày Bắc Hàn thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư, Trump phát biểu về Kim “ Hắn ta không đùa đâu, và chúng ta chớ nên đùa với hắn, vì quả thật hắn ta có tên lửa, quả thật hắn ta có võ khí hạt nhân.” Trump đã đúng; Bắc Hàn thật đã có hạt nhân và có khả năng gây đại hoạ cho loài người. Hoa kỳ cần sách lược mới để đối phó với Kim Jong-un; cũng như với kẻ chống lưng  cho hắn làm việc ác là Trung Cộng; với những tên tội đồ đồng minh  của CHDCNDTT là  CSVN.

Bác sĩ Mã Xái

(Tháng Bảy/2017)

Tài liệu tham khảo:

President Moon’s North Korea Strategy By 38 North/Ruediger Frank| July 13/2017 | THE DIPOMAT

Full text of Moon’s speech at the Korber Foundation Published :07-07-2017 The Korea Herald.

Trump and North Korea ; Reviving the Art of the Deal By John Delury\FOREIGN AFFAIRS /March/April 2017 p.46-51.

China: Korean Peninsula Crisis Is Not Our Responsibility By Charlotte Gao|July 12,2017

Central Intelligence Agency | The WORLD FACKBOOK| KOREA, SOUTH | KOREA, NORTH updated on June 30, 2017

“The Right Way to Play the China Card on North Korea” By Victor Cha| July 06,2017| CSIS