Tin Việt Nam – 09/12/2017
Bình luận về sự kiện BOT Cai Lậy
Các khách mời, tài xế Huỳnh Bửu Long, luật sư Trần Quốc Thuận, họa sỹ Lê Công Đào và nhà nghiên cứu đạo đức kinh doanh Giang Hà thảo luận về sự kiện ‘BOT Cai Lậy’.
Ông Huỳnh Bửu Long, người đầu tiên áp dụng chiến thuật ‘25.100 đồng’ khi trả phí 25.000 đồng ở BOT Cai Lậy, phản biện quan điểm về việc mình ông có thể được coi là ‘gây rối’ hay không và trao đổi lại quan điểm với Luật sư Trần Quốc Thuận về giải pháp đối với cuộc ‘khủng hoảng’ hay rối loạn về BOT hiện nay.
Luật sư Trần Quốc Thuận bình luận ý kiến của Luật sư Hoàng Ngọc Giao, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế, xung quanh giải pháp cho BOT và vai trò, trách nhiệm của Quốc hội, và cho rằng BOT thu phí với cách thức như ở các nơi đang gây tranh cãi hiện nay chẳng khác gì là thu tiền ‘mãi lộ’.
Các khách mời cũng trả lời, phản hồi trực tiếp một số ý kiến bình luận của khán thính giả theo dõi chương trình trực tuyến. Luật sư Thuận nói ông sẵn sàng bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tham gia giao thông trả phí ở các trạm BOT gây tranh cãi.
Đây là một phần nội dung Thảo luận Bàn tròn trực tuyến hàng tuần của BBC, được thực hiện hôm 7/12/2017.
http://www.bbc.com/vietnamese/media-42279976
Vụ bắt ông Đinh La Thăng ‘gửi đi hai tín hiệu’
Vụ bắt giữ ông Đinh La Thăng và em trai của ông gửi đi hai tín hiệu từ Ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo một nhà phân tích chính trị Việt Nam từ Hà Nội.
Trao đổi với BBC Tiếng Việt hôm 09/12/2017, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp, thành viên nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) nói:
Vụ bắt ông Thăng: Giới quan sát ‘không bất ngờ’
Ông Đinh La Thăng và em trai bị bắt“
Việt Nam: Khởi tố và bắt tạm giam ông Đinh La Thăng
Tôi nghĩ các nhà lãnh đạo Việt Nam đưa ra có hai tín hiệu, một là để xây dựng lại niềm tin của người dân, của công dân Việt Nam đối với thể chế chính trị Việt Nam, hai là để có tính chất răn đe đối với những người có thể đã làm saiTS. Hà Hoàng Hợp
“Tôi nghĩ các nhà lãnh đạo Việt Nam đưa ra có hai tín hiệu, một là để xây dựng lại niềm tin của người dân, của công dân Việt Nam đối với thể chế chính trị Việt Nam, hai là để có tính chất răn đe đối với những người có thể đã làm sai, như người ta nói nôm na là nhúng chàm.
“Hai thông điệp này, thông điệp thứ nhất về niềm tin thì cảm nhận và cũng bằng sự hiểu biết của cá nhân, tôi thấy rằng nếu chống tham nhũng bằng chính ‘chống tham nhũng’, bằng bắt bớ, bằng tù tội không bao giờ xử lý được.
“Và vì thế, không dựa vào một nền tảng pháp quyền nào đó thì làm sao mà lấy lại được niềm tin?
“Niềm tin phải lấy lại bằng một cách hoàn toàn khác.”
Bằng cách nào?
Khi được hỏi lấy lại niềm tin bằng cách nào, TS. Hà Hoàng Hợp đáp:
“Là cái mà ông Nguyễn Xuân Phúc nói là xây dựng một chính phủ kiến tạo, liêm chính.
“Liêm chính là vô cùng quan trọng và tiến trình ấy đã nói ra rồi thì hy vọng họ sẽ làm được.
“Vấn đề là bao giờ họ làm được thì mình quan sát và ủng hộ để cho họ làm thôi, cách duy nhất, không có cách nào khác cả,” nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp nêu quan điểm với BBC Tiếng Việt.
http://www.bbc.com/vietnamese/media-42293286
TBT Trọng ra hai tập sách để chỉnh đốn Đảng
Nhà nước Việt Nam cho ra mắt bộ sách của TBT Nguyễn Phú Trọng về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa và chỉnh đốn Đảng Cộng sản.
Theo một nội dung gửi cho các báo Việt Nam và được đăng tải sáng 08/12/2017, cùng ngày có lệnh bắt cựu Bí thư TPHMC Đinh La Thăng, bộ sách có tựa đề “Vững bước trên con đường đổi mới”.
Đây là tập hợp các bài viết, bài phát biểu, bài nói, trả lời phỏng vấn của Giáo sư Trọng từ năm 2011 đến nay.
‘Chán Đảng khô Đoàn’ có phải là mới?
TBT Trọng: ‘Cách mạng Tháng 10 mãi ngời sáng’
‘Không sửa chữa chỉ là một đảng hỏng’
TBT Trọng ‘không chỉ muốn chống tham nhũng’
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ‘Sự Thật’ là đơn vị cho in ấn bộ sách này, gồm hai tập.
Nội dung hai tập sách, ngoài phần xây dựng Đảng và chỉnh đốn Đảng, còn bao gồm các chủ đề quen thuộc như “nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc; chủ động, tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
http://www.bbc.com/vietnamese/media-42293286
Ai cho Thăng được nói?
Nguyễn Anh Tuấn
“Khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng” – không chỉ Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Vietnamnet mà hàng trăm tờ báo khác cũng đang loan tin này với cùng một tiêu đề, văn phong, và nội dung, theo một sự chỉ đạo nghiêm ngặt dễ thấy.
Chưa biết rồi những ngày tới đây báo chí sẽ khai thác những chi tiết nào nữa, tuy nhiên dám chắc một điều là cả 900 tờ báo sẽ chỉ một hướng tấn công ông ấy.
Những lời biện minh, giãi bày của ông Thăng, nếu có, cũng không thể nào xuất hiện trên truyền thông. Tiếng nói của ông rồi đây chỉ là một tự sự cô độc giữa bốn bức tường mà ngoài ông ra thì chỉ đến tai các điều tra viên – những người, trớ trêu thay, lại chỉ phớt lờ cười nhạt, trước khi lấy lời khai để hoàn thành một bản hồ sơ luận tội chiếu lệ cho ông.
Ông Thăng có thể có, hoặc được chỉ định, một luật sư. Cũng có thể thi thoảng được gặp vợ con, nếu những người đồng chí của ông chỉ mới cạn tàu chứ chưa ráo máng. Nhưng, ngay cả khi luật sư muốn bảo vệ ông bởi trách nhiệm nghề nghiệp, vợ con muốn nói tốt cho ông bởi tình nghĩa gia đình, thì vấn đề là tờ báo nào ở Việt Nam dám đăng những lời này?
Kết cục không khó dự đoán. Công chúng, bao gồm cả bạn bè người thân của ông, sau một thời gian dài bị oanh tạc thông tin bởi hàng trăm tờ báo tập trung khai thác sai phạm của ông với vô số những lời lẽ đao to búa lớn, hẳn sẽ muốn đưa ông lên đoạn đầu đài ngay mà chẳng cần gì đến một phiên tòa. Lúc này, liệu ông có muốn được giữ quyền im lặng, được mời luật sư tham gia từ đầu, được giãy bày với báo chí thông qua luật sư và gia đình để rộng đường dư luận, được xét xử bởi một quan tòa độc lập – những quyền căn bản bình thường của bất kỳ công dân nào ở các nước dân chủ pháp trị?
Bị nguyên một hệ thống trấn áp bằng truyền thông mà chẳng hề có quyền đáp lại một lời nào để tự bảo vệ mình, nhân quả dường như đến quá sớm với Đinh La Thăng khi chính ông từng một thời nằm trong nhóm chóp bu duy trì và vận hành hệ thống đó.
Đinh La Thăng đang có bi kịch của ông ấy. Nhưng nằm ngay trung tâm bi kịch đó tiềm ẩn một rủi ro chung cho tất cả chúng ta: Không phân biệt địa vị, nghề nghiệp, sang hèn, từ Ủy viên Bộ Chính trị đến anh bán hàng rong, chúng ta đều có thể là nạn nhân của một nền pháp quyền què quặt khi mà nhân quyền, dân quyền của chúng ta không được thượng tôn nghiêm ngặt như một điểm cốt lõi tạo thành cộng đồng quốc gia này.
Những ngày tới, ở vị trí nạn nhân của quyền lực, ông Thăng hẳn sẽ có cái nhìn khác về nhân quyền, dân quyền – những thứ mà lúc còn ở đỉnh cao quyền lực chắc ông đã từng cười nhạt khi nghe thấy. Nhưng có lẽ, mọi thứ đã quá muộn với ông rồi.
Liệu chúng ta có nên như ông ấy, chỉ đợi tới lúc trở thành nạn nhân mới bắt đầu nghĩ tới quyền của mình?
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
http://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/who-allow-thang-to-speak-12082017211506.html
Có thực hơn 400 trẻ sơ sinh tử vong tại Việt Nam?
Hòa Ái, phóng viên RFA
Đại diện Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, thuộc Bộ Y Tế hồi hạ tuần tháng 11 cho biết trung bình mỗi ngày có hơn 400 trẻ sơ sinh tử vong tại Việt Nam. Tính xác thực của số liệu vừa nêu như thế nào?
Tỷ lệ tử vong quá cao
Báo mạng Vietnamnet.vn, vào ngày 21/11/2017 dẫn lời của Vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, ông Nguyễn Đức Vinh cho biết Việt Nam trung bình có trên 400 trẻ sơ sinh tử vong mỗi ngày, với nguyên nhân chủ yếu là do sanh non, ngạt thở và nhiễm khuẩn.
Trước số liệu vừa nêu, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Văn Khải, người từng chữa khỏi bệnh cho hàng trăm trẻ nhỏ trong dịch bệnh chân tay miệng hồi năm 2011, cho rằng Bộ Y Tế cần phải có biện pháp khẩn cấp để giải quyết tình trạng trẻ sơ sinh tử vong mà ông gọi là đang ở mức “báo động đỏ”. Từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải lên tiếng:
…Nếu so với số lượng mà ông Vụ trưởng Nguyễn Đức Vinh nêu ra và cho rằng tỉ lệ tăng dân số do sinh đẻ ở Việt Nam là 2%, thì tỉ lệ này khoảng 8%. Nếu so với số liệu 7.000 trẻ sơ sinh trên thế giới chết mỗi ngày, thì con số 400 trẻ sơ sinh chết mỗi ngày ở Việt Nam là con số quá lớn
-Bác sĩ Võ Xuân Sơn
“Tại sao chúng ta lại để chết một ngày 4 đại đội, tức là một tiểu đoàn? Trong khi đó, ở Quảng Trị năm 1972 mỗi ngày chỉ chết một đại đội. Giao thông thì chết 20 người trong một ngày, nhưng tại sao lại để chết 400 cháu trong một ngày? Cho đến bây giờ chưa ai nói đến. Bộ Y Tế, Quốc Hội, Chính phủ đã có biện pháp gì để làm, sau khi họ công bố hay chưa? Và nếu họ không làm nỗi thì liệu họ có cho phép người khác cứu người hay không?”
Qua tìm hiểu của RFA, nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải và một số chuyên gia trong nước về tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong quá cao, căn cứ theo số liệu của cơ quan y tế cung cấp như vừa nêu không phải là không có cơ sở.
Trong “Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020” thì mục tiêu và ưu tiên hàng đầu là giảm thiểu tỷ lệ tử vong sơ sinh. Kể từ năm 2011 đến 2015, tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi ở Việt Nam được ghi nhận giảm xuống một cách đáng kể và tỷ lệ này ở mức không cao so với trong khu vực Đông Nam Á và trên toàn cầu.
Tại buổi lễ ký kết hợp tác của Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) ở Hà Nội hồi đầu tháng 12 năm 2015, Trưởng đại diện của UNICEF, ông Youssouf Abdel-Jelil đưa ra số liệu thống kê Việt Nam có hơn 90 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày, trong đó 50 trẻ sơ sinh tử vong trong vòng 28 ngày được sinh ra. UNICEF nêu lên nguyên nhân tử vong ở trẻ sơ sinh tại Việt Nam chủ yếu do ngạt thở, nhiễm trùng và đẻ non.
Nhầm lẫn hay không?
Trao đổi trực tiếp với chúng tôi qua mạng xã hội Facebook, Tiến sĩ-Bác sĩ Võ Xuân Sơn, làm việc tại Phòng khám Quốc tế EXSON cho rằng có thể số liệu hơn 400 trẻ sơ sinh tử vong mỗi ngày mà ông Vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ và trẻ em đưa ra có sự nhầm lẫn. Tiến sĩ-Bác sĩ Võ Xuân Sơn phân tích:
“Hiện nay, tỉ lệ tử vong trong tháng đầu tiên sau sinh trên thế giới là 1,9%. Theo tôi biết, Việt Nam có tỉ lệ thấp hơn trung bình của thế giới một chút. Nhưng nếu so với số lượng mà ông Vụ trưởng Nguyễn Đức Vinh nêu ra và cho rằng tỉ lệ tăng dân số do sinh đẻ ở Việt Nam là 2%, thì tỉ lệ này khoảng 8%. Nếu so với số liệu 7.000 trẻ sơ sinh trên thế giới chết mỗi ngày, thì con số 400 trẻ sơ sinh chết mỗi ngày ở Việt Nam là con số quá lớn.”
Bên cạnh đó, Tiến sĩ-Bác sĩ Võ Xuân Sơn còn lập luận có khả năng ông Vụ trưởng Nguyễn Đức Vinh đưa ra thông số Việt Nam có trên 400 trẻ sơ sinh tử vong mỗi ngày với chủ ý liên quan vụ việc 4 trẻ sơ sinh chết trong cùng buổi sáng ngày 20 tháng 11 vừa qua tại Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh.
Tại sao chúng ta lại để chết một ngày 4 đại đội, tức là một tiểu đoàn? Trong khi đó, ở Quảng Trị năm 1972 mỗi ngày chỉ chết một đại đội. Giao thông thì chết 20 người trong một ngày, nhưng tại sao lại để chết 400 cháu trong một ngày? Cho đến bây giờ chưa ai nói đến. Bộ Y Tế, Quốc Hội, Chính phủ đã có biện pháp gì để làm, sau khi họ công bố hay chưa
-TS. Nguyễn Văn Khải
Trả lời thắc mắc của gia đình bốn em bé xấu số và của dư luận về 4 trẻ sơ sinh tử vong trong cùng ngày ở Bắc Ninh, Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh, ông Lê Văn Nam cho biết nguyên nhân gây tử vong cho các bé đều do sơ sinh non yếu, nhẹ cân và kèm bệnh lý bẩm sinh. Ông Nam còn cho biết thêm Bệnh viên Sản nhi Bắc Ninh có những ngày có 5 đến 7 trẻ sơ sinh non yếu tử vong.
Một số chuyên gia y tế mà Đài RFA tiếp xúc nhấn mạnh không thể phủ nhận việc chăm sóc trẻ sơ sinh ở Việt Nam có tiến bộ nhiều trong những năm gần đây. Việt Nam là một trong 18 nước trên thế giới triển khai chương trình “Chăm sóc trẻ sơ sinh”, bắt đầu từ năm 2006, một chương trình mang tính quốc gia và hoạt động có hiệu quả. Thế nhưng dư luận vẫn không ít lần phản ứng mạnh mẽ trước các thông tin trẻ sơ sinh bị tử vong sau khi tiêm vaccine. Một bà mẹ trẻ ở Sài gòn nói với RFA nỗi lo lắng mỗi khi mang con đi chích ngừa:
“Lúc em sanh bé Chocolate, con em thì khi đó bắt đầu chích vắc-xin ‘5 trong 1’, ‘6 trong 1’ và em thấy bị chết nhiều lắm. Nói chung, trong 100 ca thì có 1 ca bị dính. Cho nên lúc mang con đi chích vắc-xin này rất là sợ. Em đã đến bệnh việc lúc sinh bé để chích cho bé từ trước tới giờ luôn. Do các mũi chích ngừa đó làm mình lo lắng nên không mang bé đi chích ở những chỗ khác.”
Bà mẹ trẻ ở Sài Gòn cho biết bản thân và nhiều bạn bè đồng trang lứa mặc dù luôn tìm hiểu kiến thức về mang thai và có em bé cũng như thực hiện theo các thông tin hướng dẫn được phổ biến rộng rãi, thế nhưng không thể nào không lo lắng cho sự an toàn của con mình qua những vụ việc như 3 trẻ sơ sinh khỏe mạnh tử vong trong 10 phút sau khi tiêm ngừa vaccine, ở Quảng Trị hồi năm 2013 hay như trường hợp mới nhất, 4 trẻ sơ sinh tử vong tại Bắc Ninh.
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận giới chuyên gia y tế xác nhận Bộ Y Tế đang làm tốt công tác để giảm thiểu tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Thế nhưng Bộ Y Tế cần phải giải trình về tính xác thực của số liệu trung bình trên 400 trẻ sơ sinh tử vong mỗi ngày. Và nếu số liệu này là chính xác thì Bộ Y Tế cần phải là gì để giải quyết tình trạng, theo như Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải cho là “nguy cấp”?
Báo Việt Nam đồng loạt
gỡ bài về hai cựu lãnh đạo PVN bị khởi tố
Truyền thông trong nước tối thứ Bảy đồng loạt gỡ các bản tin cho hay hai cựu tổng giám đốc của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bị Bộ Công an Việt Nam điều tra khởi tố chỉ vài tiếng sau khi đăng lên như tin hàng đầu. Bộ Công an ra thông cáo phủ nhận tính xác thực của những bản tin này.
“Chiều và tối ngày 09/12/2017, trên một số báo điện tử và đài truyền hình có đưa tin Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã tiến hành khởi tố bị can về tội ‘Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’ quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự đối với ông Phùng Đình Thực và ông Đỗ Văn Hậu – Nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam qua các thời kỳ,” thông cáo viết.
“Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an xác nhận các thông tin nêu trên là không đúng sự thật; đề nghị kiểm tra, xử lý những cá nhân đã đưa tin không đúng sự thật.”
Trước đó các trang tin này dẫn các ”nguồn tin” không nêu tên cho biết Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố ông Phùng Đình Thực, Tổng giám đốc PVN giai đoạn 2008-2010, trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lặp dầu khí Việt Nam (PVC)
Ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc PVN giai đoạn từ tháng 11 năm 2011 tới tháng 10 năm 2014, được nói là “chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn trong thời gian nêu trên,” theo bản tin của VnExpress đã bị gỡ bỏ.
Việc các tờ báo đồng loạt rút bài đôi khi cũng xảy ra khi có những tin tức được coi là nhạy cảm, và được thực hiện theo chỉ thị của Ban Tuyên giáo Trung ương, là cơ quan kiểm duyệt hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự việc này diễn ra một ngày sau khi truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin ông Đinh La Thăng, nguyên chủ tịch hội đồng thành viên PVN, bị khởi tố và bị bắt tạm giam.
Ông Thăng, người từng giữ những chức vụ hàng đầu như bộ trưởng bộ giao thông vận tải, bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và ủy viên Bộ Chính trị, hôm thứ Sáu bị khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Nhà của ông bị khám xét vào tối cùng ngày, truyền thông trong nước cho biết.
Em trai ông Thăng, Đinh Mạnh Thắng, sáng thứ Bảy cũng bị khởi tố và bị bắt để “điều tra hành vi tham ô tài sản.” Ông là Bí thư đảng ủy, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thương mại và vận tải Sông Đà.
Ông Đinh La Thăng là quan chức cao cấp nhất tính tới giờ bị liên đới trong chiến dịch trấn áp những sai phạm trong ngành năng lượng và ngân hàng, vốn đã tăng tốc kể từ khi an ninh phái an ninh giành nhiều ảnh hưởng hơn trong đảng vào năm ngoái.
Bộ Chính trị đã đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với ông với tư cách là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng kể từ ngày 8 tháng 12. Trước đó cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa đã thông qua hai nghị quyết cho thôi tư cách đại biểu quốc hội của ông.
Khởi tố một cựu ủy viên Bộ chính trị không phải là chưa có tiền lệ. Vào năm 1979, ông Hoàng Văn Hoan bị tuyên án tử hình vắng mặt về tội phản quốc sau khi đào thoát qua Trung Quốc.