Tin Việt Nam – 08/06/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 08/06/2018

HRW: ‘Hãy phủ quyết dự Luật An ninh mạng’

Tina Hà GiangBBCvietnamese.com

Hôm 7/6, tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc Tế (HRW) kêu gọi chính quyền Việt Nam ‘phủ quyết bộ Luật An ninh mạng’ đang thu hút quan tâm của nhiều giới.

Thông điệp trên được HRW đưa ra trước bối cảnh dự luật An ninh mạng của Việt Nam sẽ được mang ra biểu quyết tại Quốc Hội hôm thứ Ba 12/6 với nhiều triển vọng được thông qua.

Gọi đây là một dự luật “đầy vấn đề,” HRW trích lời ông Brad Adams, Giám đốc khu vực châu Á:

“Dự thảo luật An ninh mạng của Việt Nam có vẻ đặt mục đích bảo vệ quyền lực độc tôn của đảng ngang với bảo đảm an ninh mạng.”

“Luật này đặt tự do ngôn luận và tự do tiếp cận thông tin vào tầm kiểm soát trực tiếp của chính quyền, và cung cấp cho chính quyền thêm một vũ khí nữa để đối phó với những tiếng nói bất đồng. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả của dự thảo này chính là Bộ Công an, vốn đã đầy tai tiếng về vi phạm nhân quyền.”

Điều trần ‘Năm tồi tệ của nhân quyền VN’ trước QH Mỹ

Luật An ninh mạng không tốt cho kinh tế VN

Đừng để VN trở thành kẻ thù của các giá trị tiến bộ

Bàn tròn BBC: về hai vụ xử án ‘chạy thận chết người’ và ‘dâm ô với trẻ em’

Human Rights Watch không phải là tổ chức quốc tế duy nhất lên tiếng về dự luật Luật An ninh mạng của Việt Nam.

‘Biến người bày tỏ quan điểm thành tội phạm’

Trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt, bà Minh Yu Hah, Phó giám đốc Đông Nam Á & Thái Bình Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) cho biết AI sẽ khởi động phong trào phản đối dự luật này trong nay mai.

Giải thích lý do phản đối, bà nói:

“Dự thảo Luật An ninh mạng này mơ hồ một cách nguy hiểm, nó cho phép chính quyền biến người bày tỏ quan điểm thành tội phạm hình sự, và khiến người dân thực thi quyền tự do ngôn luận của mình có nguy cơ bị cầm tù tuỳ theo diễn giải của cơ quan công lực.”

Bà Minh Yu nói thêm:

“Dự thảo còn cho chính phủ một quyền sâu rộng trong việc giám sát tự do phát biểu của hàng chục triệu người dân. Luật cũng buộc các công ty công nghệ phải bàn giao dữ liệu cá nhân sử dụng mạng cho chính quyền, hoặc xóa bài đăng của họ khi được chính quyền yêu cầu.”

Phó giám đốc Đông Nam Á & Thái Bình Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế đặt vấn đề:

“Quan tâm sâu xa của chúng tôi là, nếu luật này được phê chuẩn, thì vai trò của các công ty công nghệ trong việc hỗ trợ chính sách của chính phủ độc tài là gì?”

VN muốn kiểm soát chặt hơn nữa Facebook và Google?

‘VN sao chép cách kiểm soát thông tin của TQ’

Chủ tịch Quang kêu gọi quản lý chặt internet

Việt Nam lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng

Những quy định gây quan ngại

Dự thảo luật an ninh mạng, nếu được thông qua nguyên trạng, sẽ gây ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân.

Theo nghiên cứu của hai công ty We Are Social và Hootsuite, Việt Nam hiện có khoảng 55 triệu người tích cực sử dụng truyền thông xã hội, trong đó Facebook dẫn đầu. Trong số người dùng, dĩ nhiên giới bất đồng chính kiến quan ngại sâu xa nhất.

Phân tích tỉ mỉ dự thảo bộ luật an ninh mạng dài 34 trang, gồm 47 điều, tổ chức HRW vạch ra một số những điều khoản làm tổ chức này quan ngại về vi phạm nhân quyền:

Định nghĩa hành vi “Cố ý vượt qua” “tường lửa” để “thu thập trái phép thông tin” là “gián điệp mạng” (Điều 2).

Quy định cấm sử dụng không gian mạng để “tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” hay “xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc” (Điều 8).

Quy định cấm “sử dụng không gian mạng” để “soạn thảo, đăng tải, tán phát thông tin” “có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” hay “xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc” (Điều 8 và Điều 15).

Quy định cấm tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm “Chiến tranh tâm lý,” “tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân,” “Thông tin bịa đặt, sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại” – mà không hề có yêu cầu rằng người đưa thông tin đã biết trước là sai, và “thông tin có nội dung tuyên truyền, kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, lôi kéo tụ tập đông người gây rối” (Điều 8 và Điều 15).

Quan tâm của giới cung ứng dịch vụ

Không riêng người xử dụng mạng, các công ty cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước cũng bị ảnh hưởng không ít.

Điều 26 của dự luật quy định:

Phải “cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản.”

Phải “xóa bỏ thông tin, ngăn chặn việc chia sẻ thông tin có nội dung” bị chính quyền cấm “chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu” từ Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Bộ Công an.

Phải “lưu vết liên quan để cung cấp cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng;” và

Phải “không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên không gian mạng” thông tin có nội dung bị chính quyền cấm.

Phải “lưu trữ tại Việt Nam thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam và các dữ liệu quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.”

Phải “đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam,” và “thực hiện yêu cầu của cơ quan chức năng trong điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.”

Chưa thấy phản ứng của hai công ty Facebook và Google, hiện đang phục vụ người dùng Việt Nam từ trụ sở tại Singapore, về quy định phải đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại nước này.

Trả lời phỏng vấn của The Strait Times, ông Jeff Paine, giám đốc quản lý của AIC, cơ quan đại diện cho những công ty công nghệ khổng lồ nhu Tweeter và Facebook, nói:

“AIC hoàn toàn hỗ trợ ý định tốt của Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh và quyền riêng tư trực tuyến cho người dân với luật này”, “tuy nhiên, chúng tôi tin rằng một số quy định của luật được đề xuất, cụ thể là các yêu cầu nội địa hoá dữ liệu, có thể cản trở tiến trình tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Việt Nam, và cản trở tăng trưởng kinh tế dài hạn.”

Trở lại với vấn đề nhân quyền, được hỏi dự luật trên, theo tổ chức Amnesty International, nên được điều chỉnh như thế nào, bà Minh Yu nói với BBC Tiếng Việt:

“Dự luật phải được điều chỉnh để hoàn toàn tuân thủ luật nhân quyền quốc tế mà chính phủ Việt Nam đã cam kết, để cho phép người dân Việt Nam được quyền tự do phát biểu mà mà không sợ bị bắt bớ, giam cầm, và để cho phép người dân bảo vệ quyền riêng tư và quyền sở hữu những dữ liệu riêng của mình.”

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44410774

 

Nhân quyền quốc tế và Hoa Kỳ

lên tiếng về dự luật an ninh mạng của Việt Nam

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Right Watch vào ngày hôm 8/6 kêu gọi Việt Nam cần sửa đổi Dự luật An ninh mạng, vì dự luật này quá mơ hồ, không phù hợp với tiêu chuẩn luật pháp quốc tế.

Dự luật An ninh mạng của Việt Nam được dự tính mang ra Quốc hội để thông qua vào ngày 12/6 tới đây.

Tổ chức theo dõi nhân quyền thế giới, có trụ sở ở Mỹ nói rằng Dự luật An Ninh Mạng trao cho nhà cầm quyền một quyền hạn rất rộng để định đoạt những hành vi mà họ cho là trái pháp luật trên mạng cần kiểm duyệt.

Ông Brad Adams, Giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức này nói rằng dự thảo luật an ninh mạng của Việt Nam nhằm mục đích duy trì quyền lực độc tôn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong Dự luật có các điều qui định như việc bảo vệ an ninh mạng phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho rằng hành động vượt tường lửa là một hành động gián điệp, cấm xúc phạm các lãnh tụ cộng sản,….

Theo dự luật này thì các nhà cung cấp dịch vụ mạng phải gỡ bỏ các nội dung trên mạng trong vòng 24 giờ theo yêu cầu của Bộ Thông tin truyền thông cũng như Bộ Công an. Trong Dự luật này có các qui định yêu cầu các công ty cung cấp Internet phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam, cung cấp thông tin người sử dụng cho chính quyền mà không cần lệnh của tòa án.

Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại hà Nội cũng ra một thông cáo báo chí vào ngày 8/6 nói rằng dự luật này nếu được thông qua sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tương lai an ninh mạng của Việt Nam, và sự đổi mới sáng tạo kỹ thuật số của Việt Nam.

Tòa Đại sứ còn nói rằng nội dung dự luật này không phù hợp với các cam kết thương mại quốc tế của Việt Nam.

Cuối cùng Tòa Đại sứ nói rằng Hoa Kỳ và Canada thúc giục Việt Nam hoãn lại việc bỏ phiếu cho dự luật này.

Vừa qua, sau cuộc Đối thoại Nhân Quyền Hoa Kỳ- Việt Nam lần thứ 22 diễn ra ở Washington DC vào trung tuần tháng 5, phó trợ lý ngoại trưởng thuộc Văn phòng Phụ trách Vấn đề Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động, Scott Busby, nói với Đài Á Châu Tự Do về Dự Luật An Ninh Mạng rằng Hoa Kỳ rất lo ngại về luật này. Ông bày tỏ có cùng mối quan ngại như Phó Đại diện Thương Mại Mỹ Jeffrey Gerrish đã nói đến khi ông ấy ở Việt Nam. Theo ông Scott Busby nghĩ là luật này được viết để hạn chế hơn nữa quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do tụ tập, và cũng cản trở sự phát triển và sáng tạo trong nước của nền kinh tế số. Ông Scott Busby cho hay trong suốt cuộc đối thoại, phía Hoa Kỳ cũng thúc giục Việt Nam hoãn lại việc thông qua luật này để có thêm thời gian cho quá trình tư vấn để xem xét những quan ngại của những bên sẽ bị ảnh hưởng bởi luật này.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hrw-us-embassy-vietnam-cyber-law-06082018083355.html

 

Ân Xá Quốc Tế gửi thư cho các tập đoàn

về dự thảo Luật An Ninh Mạng

Tổ chức Ân xá Quốc tế vào ngày 8 tháng 6 gửi thư đến các tập đoàn Microsoft, Facebook, Google, Apple, Samsung  về dự thảo Luật An ninh mạng của Việt Nam mà theo kế hoạch sẽ được Quốc hội bỏ phiếu vào ngày 12 tháng 6 sắp tới.

Nội dung thư thúc giục các tập đoàn vừa nêu thực hiện các biện pháp bảo vệ trước những tác hại về nhân quyền mà dự luật này có thể gây ra. Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết Việt Nam tiếp tục là một trong những nước thắt chặt nhân quyền nhất trong khu vực châu Á. Tổ chức này lo ngại khi dự luật An ninh mạng được thông qua, tất cả quyền thể hiện tiếng nói trên mạng xã hội của người dân Việt Nam cũng như thông tin cá nhân của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết trong thư, Dự thảo Luật An ninh mạng của Việt Nam được cho là được triển khai từ Luật an ninh mạng của Trung Quốc từ ngày 1-6-2017, mã hóa các lập trình hiện có và biến các công ty công nghệ hoạt động ở Trung Quốc thành các tổ chức giám sát nhà nước.

Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi các tập đoàn vừa nêu có trách nhiệm phải tôn trọng quyền riêng tư và tự do ngôn luận. Trách nhiệm này cao và mạnh hơn các yêu cầu về pháp lý trong nước. Điều này được thể hiện rõ trong nguyên tắc hướng dẫn của Liên Hiệp Quốc về Kinh doanh và Nhân quyền (UNGPs).

Những phương pháp được tổ chức này đề ra với các tập đoàn như cần khẳng định với chính quyền Việt Nam cũng như với người Việt Nam rằng sẽ không giúp Chính phủ Việt Nam trong việc giám sát thông tin bất hợp pháp; không chuyển giao dữ liệu cho các cơ quan chức năng; không theo dõi, báo cáo cho chính quyền về quá trình sử dụng mạng của người dân khi chưa được sự đồng ý của họ.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/Open-letter-to-it-companies-on-vietnam-syber-security-law-06082018083451.html

 

Báo động nạn công an cướp tiền đồng bào hải ngoại

gửi về cho tù nhân lương tâm

Một số blogger, nhà tranh đấu trong nước và gia đình họ đang báo động về nạn công an CSVN tổ chức cướp những khoản tiền từ thiện mà các nhà hảo tâm và đồng bào hải ngoại gửi về giúp đỡ tù nhân lương tâm trong nước.

Trường hợp mới nhất do blogger Nguyễn Tường Thụy kể lại trên Facebook hôm Thứ Tư 6/6. Vào lúc 4 giờ 30 chiều cùng ngày, nhân viên ngân hàng đến chuyển cho ông một khoản tiền khá lớn của nhà hảo tâm gửi cho tù nhân lương tâm. Ông mời nam nhân viên ngân hàng vào nhà. Nhận tiền xong, ông vừa lên phòng ở tầng hai thì khoảng 10 tên mặc thường phục ập vào nhà. Lúc này vợ ông bế con gái 18 tháng tuổi ngồi ở cửa nói chuyện với một người khác. Bà lớn tiếng nhắc chồng đóng cửa và kêu to: “Cướp! Cướp!” Theo lời kể của blogger Nguyễn Tường Thụy, ba tên cướp bịt miệng, bóp cổ vợ ông. Khi bà tiếp tục hô “Cướp!” thì bọn chúng tự nhận là công an, ra lệnh cho bà không được hô “Cướp!” nữa. Do kịp thời khóa cửa phòng, blogger Nguyễn Tường Thụy bảo toàn được số tiền nhận giùm cho tù nhân lương tâm cần được giúp đỡ. Trong lúc xô xát với vợ ông Thụy, một tên cướp tự nhận công an đạp vào chân bé gái 18 tháng tuổi, khiến bé gái đau đớn khóc thét.

Được biết, những trường hợp công an theo dõi tin tức từ ngân hàng để cướp tiền gửi cho tù nhân lương tâm từng xảy ra. Vợ tù nhân lương tâm Vi Đức Hồi từng bị cướp tiền khi vừa bước ra khỏi ngân hàng. Một người khác bị cướp 300 Mỹ kim vừa nhận từ nhân viên ngân hàng. Nhà hoạt động Ngô Duy Quyền từng bị cướp 660 Mỹ kim và nhiều tài sản khác khi công an xông vào đòi khám nhà. Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh cũng có lần thoát nạn trong giây phút. Sau khi nhận một khoản tiền khá lớn, bà đi lên tầng trên căn nhà. Bọn công an giả cướp ập đến chậm, chỉ bắt được nhân viên dịch vụ giao tiền và xét hỏi người phụ nữ này.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/bao-dong-nan-cong-an-cuop-tien-dong-bao-hai-ngoai-gui-ve-cho-tu-nhan-luong-tam/

 

Việt Nam trục xuất luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài

Hai tù nhân lương tâm, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà, phải đi lưu vong sau khi chính phủ Việt Nam đưa họ từ nhà tù ra máy bay để sang Đức

Tin tức ghi nhận được cho biết sự việc diễn ra vào khuya ngày 7-6-2018 và theo lịch bay hai tù nhân lương tâm vừa nêu cùng phu nhân của luật sư Nguyễn Văn Đài đáp xuống phi trường Frankfurt, Đức vào lúc khoảng 6 giờ sáng ngày 8 tháng 6, theo giờ địa phương.

Sự việc luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà phải đi lưu vong diễn ra khoảng hai tháng sau phiên tòa sơ thẩm vào ngày 5 tháng 4 xử hai người này và bốn nhà hoạt động khác với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ luật hình sự năm 1999.

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, 49 tuổi, bị kết án 15 năm tù giam và 5 quản chế; cô Lê Thu Hà, 36 tuổi, bị kết án 9 năm tù. Cả 2 đều không kháng cáo bản án sơ thẩm.

Trong thời gian bị bắt và tạm giam từ ngày 16 tháng 12 năm 2015, ông Nguyễn Văn Đài được tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier trao giải Nhân quyền 2017 của Hiệp hội Thẩm phán Đức vào ngày 5-4-2017.

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài là một trong những người đứng ra sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ. Trước đây ông cũng là người tham gia sáng lập tổ chức mang tên Khối 8406, đấu tranh cho nhân quyền và quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam. Luật sư Nguyễn Văn Đài từng bị tuyên án 4 năm tù về cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” vào năm 2007.

Các tổ chức lên tiếng vụ việc Luật sư Nguyễn Văn Đài bị trục xuất đến Đức

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) và Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người (VCHR) ở Pháp vào hôm 8 tháng 6 đã có văn bản lên tiếng về việc Luật sư Nguyễn Văn Đài và vợ là bà Vũ Minh Khánh cùng người đồng sự cô Lê Thu Hà vào tối 7 tháng 6 lên máy bay đến Đức.

Tuyên bố của ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch cho rằng nước Đức xứng đáng được khen ngợi vì đã cho ông Nguyễn Văn Đài cùng vợ và trợ lý Lê Thu Hà được tỵ nạn.

Theo ông Pil Robertson thì các hành vi lạm dụng luật lệ của chính phủ Việt Nam nhằm trừng phạt những người dám sử dụng tiếng nói và hành động của mình để yêu cầu cải cách là tàn bạo và vô lương tâm.

Ông Robertson cho rằng khi một chính phủ không khoan dung các nhà cải cách thông minh và nhiệt huyết như luật sư Nguyễn Văn Đài, người đã có nhiều đóng góp cho đất nước, thì hành động này làm tổn thương tất cả người dân Việt Nam.

Ông Võ Văn Ái, chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người- VCHR, cho rằng chính phủ Việt Nam không xứng được nêu công trong việc trả tự do cho luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà.

Ông nhấn mạnh Hà Nội đã tự ý bỏ tù những người bảo vệ nhân quyền dũng cảm này và bây giờ thả họ ra dưới tình trạng lưu vong.

VCHR cho biết Việt Nam nên dừng ngay việc sử dụng những người bất đồng chính kiến để trao đổi lợi ích về thương mại từ các nước phương Tây, đồng thời chấm dứt chính sách “trục xuất những người bất đồng chính kiến” bằng cách buộc các nhà chỉ trích chính phủ phải đi sống lưu vong.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-expels-human-rights-lawyer-2nd-dissident-to-germany-06082018084357.html

 

Hội Anh Em Dân Chủ:

“Chúng tôi rất vững vàng và hoạt động ổn định”

Hòa Ái, phóng viên RFA

Các tổ chức nhân quyền thế giới đồng loạt đưa ra nhận định nhà cầm quyền Việt Nam mạnh tay đàn áp tổ chức xã hội dân sự độc lập Hội Anh Em Dân Chủ, qua các bản án nặng nề tuyên cho 6 thành viên của hội này, tổng cộng lên đến 66 năm tù giam.

Anh Lê Thanh Tùng, một thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, chia sẻ về tình hình hoạt động của Hội trong giai đoạn khó khăn nhất.

Hòa Ái: Xin chào anh Lê Thanh Tùng. Trước hết, xin được hỏi là một thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, anh nhận xét thế nào về Tòa án Việt Nam sử dụng Điều 79 Bộ Luật Hình Sự “lật đổ chính quyền nhân dân” để tuyên các bản án tù đối với những thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ?

Anh Lê Thanh Tùng: Theo nhận xét của tôi, Tòa án của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam sử dụng Điều 79 Bộ Luật Hình Sự, với cáo buộc “lật đổ chính quyền nhân dân” tất nhiên với Hội Anh Em Dân Chủ thì đây là một cáo buộc rất nặng nề. Qua những loạt hoạt động của Hội Anh Em Dân Chủ, chúng tôi chưa hề có một động thái, hay lời kêu gọi hoặc việc làm nào mà được cho là ảnh hưởng đến việc lật đổ chính quyền, hay được cho rằng lật đổ chính quyền của nhà cầm quyền Cộng Sản.

Hòa Ái: Anh có thể cho biết hiện giờ, các thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ còn lại có bị Chính quyền Việt Nam truy bắt hay không, cũng như Hội Anh Em Dân Chủ còn tiếp tục duy trì hoạt động trong thời điểm này không, thưa anh?

Phải nói rằng 100% thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ trong suốt thời gian qua đã bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam bách hại, truy bắt và làm ảnh hưởng đến các sinh hoạt từ vấn đề cuộc sống gia đình cho đến công ăn, nghề nghiệp. 100% thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ bị sách nhiễu và hãm hại
-Lê Thanh Tùng

Anh Lê Thanh Tùng: Phải nói rằng 100% thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ trong suốt thời gian qua đã bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam bách hại, truy bắt và làm ảnh hưởng đến các sinh hoạt từ vấn đề cuộc sống gia đình cho đến công ăn, nghề nghiệp. 100% thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ bị sách nhiễu và hãm hại. Cụ thể, chúng tôi có đến 14 lượt thành viên đi tù. Hiện tại chúng tôi đang có 9 thành viên và 1 cựu thành viên đang phải ở tù, thọ án bởi Điều 79 Bộ Luật Hình Sự của nhà cầm quyền Cộng Sản.

Tất nhiên không phải vì sự đàn áp khốc liệt, nặng nề đó mà hoạt động của Hội Anh Em Dân Chủ bị ngưng trệ. Với cơ cấu tổ chức của Hội Anh Em Dân Chủ, chúng tôi làm việc dưa trên các ban chức năng, và các vị trí chủ chốt điều hành như trưởng đại diện vùng hay chủ tịch, phó chủ tịch thì khi bị nhà cầm quyền Cộng Sản bắt bớ, bỏ tù Hội của chúng tôi vẫn chưa bị ảnh hưởng trong những việc làm nói chung. Tất nhiên, chúng tôi bị chao đảo tinh thần về tổ chức nhân sự.

Hòa Ái: Hội Anh Em Dân Chủ, là một tổ chức xã hội dân sự độc lập,  thành lập hồi tháng 4 năm 2013 với tiêu chí hoạt động của Hội là phổ biến kiến thức luật pháp về nhân quyền và dân quyền cho người dân Việt Nam, cũng như vận động xây dựng xã hội dân chủ, tiến bộ, công bằng, văn minh tại Việt Nam. Vậy, thành quả của Hội Anh Em Dân Chủ đạt được trong thời gian qua 5 năm qua như thế nào?

Anh Lê Thanh Tùng: Tôn chỉ hoạt động của Hội Anh Em Dân Chủ được thiết lập ngay từ đầu với tôn chỉ đầu tiên là hoạt động, vận động dân chủ hóa đất nước. Tôn chỉ thứ hai là tuyên truyền, phổ biến kiến thức quyền phổ quát về nhân quyền. Tôn chỉ thứ ba là yểm trợ cho các tổ chức xã hội độc lập khác trong những dự án xã hội ôn hòa.

Những thành quả kể từ ngày thành lập cho đến nay, chúng tôi đã tổ chức được 16 khóa đào tạo bao gồm cả “online” và “offline” về kiến thức xã hội dân sự, đào tạo với sự tham gia của hơn 250 học viên là những bạn trẻ muốn hiểu biết và bổ túc về kiến thức xã hội dân sự nói chung. Ngoài ra, chúng tôi cũng tổ chức đào tạo kiến thức phổ quát về nhân quyền, trên dưới 10 khóa với khỏang hàng trăm lượt người tham gia. Trên các phương tiện truyền thông, quý vị có thể thấy hình ảnh anh Nguyễn Văn Đài hoặc anh Lý Văn Sơn hay một số nhân sự của chúng tôi đào tạo kiến thức về quyền con người.

Chúng tôi có “Ban Công Nhân”, dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của anh Trương Minh Đức, quý vị cũng có thể thấy những hoạt động của chúng tôi giúp công nhân đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của họ trong các vấn đề như bị đuổi việc bất công, bị chủ hãng trả lương thấp, bị làm nhiều giờ hay trong thời gian thai sản mà không được hưởng chế độ.

Ngoài ra, chúng tôi còn giúp đỡ, hướng dẫn cho ngư dân trong việc Công ty Formosa thải độc ra cả một khu vực biển miền Trung. Các ngư dân mất việc, không có công ăn việc làm, Công ty Formosa đề bù mà người ngư dân không được trực tiếp nhận tiền thì chúng tôi hướng dẫn cho họ đi kiện để đòi được đền bù thỏa đáng. Đấy là sơ bộ những gì chúng tôi làm được trong vòng 5 năm qua.

Hòa Ái: Bên cạnh các thành quả như anh vừa chia sẻ, những khó khăn và thử thách của Hội Anh Em Dân Chủ là gì? Và, qua vụ việc nhiều thành viên của Hội bị bắt giữ và bị tuyên các bản án nặng nề, thì sự ảnh hưởng đến phong trào dân chủ cũng như tinh thần của những bạn trẻ theo đuổi tư tưởng dân chủ hóa tại Việt Nam ra sao?

Anh Lê Thanh Tùng: Tôn chỉ hoạt động của chúng tôi không đụng chạm gì đến kêu gọi lật đổ chính quyền, nhưng bản chất của nhà cầm quyền Cộng Sản độc tài, họ luôn lo ngại phong trào xã hội dân sự tại Việt Nam lớn mạnh lên thì họ khó nắm được quyền kiểm soát, cho nên khó khăn lớn nhất của chúng tôi là bị nhà cầm quyền Cộng Sản đàn áp khốc liệt, bách hại ngay từ những ngày đầu thành lập.

Xin thưa, dù rằng chúng tôi bị chao đảo tinh thần về mặt cơ cấu tổ chức, nhưng chúng tôi hiện tại đang rất vững vàng và hoạt động của chúng tôi vẫn đang rất ổn định. Các thành viên trong hội chưa hề lung lay, mà ngược lại càng hăng say hơn trong công việc của mình

-Lê Thanh Tùng

Tất nhiên người Việt Nam chúng ta luôn có tinh thần trách nhiệm công dân, trách nhiệm về tổ quốc, về vận mệnh đất nước rất cao cho nên dù rằng chúng tôi bị quy chụp và bị đàn áp, bị bắt bớ bỏ tù nặng nề, nhưng mà tinh thần của các thành viên còn lại trong Hội Anh Em Dân Chủ vẫn đang rất cao. Cụ thể 5 năm qua chúng tôi bị bách hại, danh sách ở tù có đến mười mấy nhân sự của chúng tôi đó, mọi người có thể tưởng chừng rằng chúng tôi đã tan rã hoặc chúng tôi đã bị triệt phá. Xin thưa, dù rằng chúng tôi bị chao đảo tinh thần về mặt cơ cấu tổ chức, nhưng chúng tôi hiện tại đang rất vững vàng và hoạt động của chúng tôi vẫn đang rất ổn định. Các thành viên trong hội chưa hề lung lay, mà ngược lại càng hăng say hơn trong công việc của mình.

Riêng đối với phong trào dân chủ hóa đất nước và phong trào đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền trong xã hội Việt Nam nói chung thì tôi nhận thấy hoàn toàn không có ảnh hưởng gì qua việc nhà cầm quyền đàn áp Hội Anh Em Dân Chủ.

Hòa Ái: Hòa Ái được biết anh vừa tham dự buổi điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ vào ngày 7 tháng 6. Xin được hỏi thông điệp chính anh gửi đến các vị Dân Biểu Mỹ là gì?

Anh Lê Thanh Tùng: Nhận lời mời của Quốc Hội Hoa Kỳ, trong đó cụ thể là ông Ed Roy-Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ và ông Chris Smith-Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền, tôi đến Quốc Hội Hoa Kỳ với thông điệp chuyển đến Quốc Hội và Chính phủ Hoa Kỳ, các tổ chức phi chính phủ và toàn bộ đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước rằng lên án hành vi đàn áp khốc liệt của nhà cầm quyền Cộng Sản quá nặng nề đối với Hội Anh Em Dân Chủ; đồng thời kêu gọi sự can thiệp của các chính giới và các chính phủ về việc gây sức ép để nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho các thành viên của chúng tôi, cũng như ngưng ngay việc đàn áp Hội Anh Em Dân Chủ và các tù nhân cùng những tổ chức, hội đoàn khác.

Hòa Ái: Cảm ơn anh Lê Thanh Tùng dành thời gian cho cuộc phỏng vấn với Đài RFA.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/we-are-strong-and-our-activities-are-stable-brotherhood-for-democracy-06072018161030.html

 

Cựu tù chính trị Lê Văn Sơn đến Mỹ

Một cựu tù nhân lương tâm đang bị truy nã tại Việt Nam, anh Lê Văn Sơn hay Paulus Lê Sơn, vào ngày 7 tháng 6  đã đến Hoa Kỳ, nhưng không cho biết anh đã ra khỏi Việt Nam và đến Mỹ bằng cách nào.

Vào sáng ngày 8 tháng 6, anh Lê Văn Sơn cho Đài Á Châu Tự Do biết như sau:

Tôi đến sân bay Porland, Oregan vào lúc gần 12 giờ ngày 7/6 theo giờ địa phương. Tôi thấy khá bất ngờ vì suốt từ cuối năm 2017 đến nay, nhà cầm quyền Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa truy lùng tôi rất bất ngờ.”

Paulus Lê Sơn, một blogger và là nhà bào công dân tại Việt Nam. Anh bị bắt vào năm 2011 và bị Tòa án Nghệ An đưa ra xét xử trong vụ án cùng 14 thanh niên Công giáo và Tin Lành vào năm 2013. Cáo buộc đối với nhóm này là ‘âm mưu lật đổ chính quyền’.

Tòa sơ thẩm tuyên anh Lê Văn Sơn 13 năm tù giam; nhưng trong phiên phúc thẩm mức án giảm xuống còn 4 năm tù giam.

Vào tháng 4 vừa qua, công an tỉnh Thanh Hóa đã ra lệnh truy nã đối với anh Lê Văn Sơn vì không chấp hành lệnh quản chế và vắng mặt tại địa phương từ tháng 10/2015.

Thống kê của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế cho thấy hiện có 97 người ở Việt Nam phải ngồi tù với cáo buộc vi phạm luật an ninh quốc gia; trong khi đó Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human thì nói con số này lên đến 119 người.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-prisoner-of-conscience-arrived-in-usa-06082018085949.html

 

Quốc hội Mỹ: Đã quá lâu

VN không phải trả giá về nhân quyền

Ngày 7 tháng 6 vừa qua tại Quốc hội Hoa Kỳ diễn ra buổi điều trần liên quan đến dự luật nhân quyền và tự do tôn giáo ở VN năm 2018. Buổi điều trần có sự tham gia của dân biểu Chris Smith, và dân biểu Alan Lowenthal, TS. Nguyễn Đình Thắng –  Chủ tịch Ủy ban cứu người vượt biển BPSOS, ông Lê Thanh Tùng, đại diện cho Hội Anh Em Dân Chủ ở VN.

Những nội dung chính gì được trình bày trong buổi điều trần?

Tôn giáo ở VN đi xuống một cách trầm trọng

Năm 2017 là một năm tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo ở VN đi xuống một cách trầm trọng. Đã đến lúc Hoa Kỳ cần nghiêm túc đưa vấn đề này vào trọng tâm trong quan hệ song phương Việt – Mỹ.

Đây là nội dung chính trong bản dự luật về nhân quyền và tự do tôn giáo ở VN năm 2018 được trình lên Quốc hội Hoa Kỳ.

Bản dự luật nêu rõ từ tháng 1 năm 2017 đến nay có ít nhất 35 nhà hoạt động nhân quyền và bloggers ở VN bị bắt, trong số này có 19 người đã bị tuyên án.

Hiện tại chính quyền Hà Nội đang bắt giữ 171 tù nhân chính trị và tôn giáo . Những tù nhân này bị tuyên án lên đến tổng cộng khoảng1000 năm tù giam và 204 năm quản chế.

Bản dự luật cũng tố cáo VN thường xuyên sử dụng những điều khoản như 79, 88, 258,… rất mơ hồ để bỏ tù các nhà hoạt động và bloggers.

Chính quyền của Tổng thống Trump hoàn toàn có cơ hội mang lại cải cách cho VN khi và chỉ khi những tiến bộ về nhân quyền được liên kết với việc phát triển quan hệ song phương.

-Dân biểu Chris Smith

Dân biểu Chris Smith cho rằng đã đến lúc chính quyền Tổng thống Trump cần đưa nhân quyền vào quan hệ song phương:

“Các chính sách của Mỹ bấy lâu nay đã không hề giúp gì được cho người dân Việt Nam, mà ngược lại đã đã tăng cường lợi cường quyền lực và lợi ích cho nhóm lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN.

Chính quyền của Tổng thống Trump hoàn toàn có cơ hội mang lại cải cách cho VN khi và chỉ khi những tiến bộ về nhân quyền được liên kết với việc phát triển quan hệ song phương.”

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump được đánh giá là người quan tâm nhiều hơn đến lợi ích kinh tế với VN, chứ không ngó ngàng đến tình hình nhân quyền.

Phần nhân quyền trong dự luật năm nay đề cập đến việc đàn áp Hội Anh Em Dân Chủ, và điển hình gần đây 8 thành viên của hội đã bị tuyên án tù được nói là hết sức nặng nề.

Hội Anh Em Dân Chủ được thành lập vào ngày 24 tháng 4 năm 2013 với mục tiêu đòi hỏi một xã hội dân chủ, phát triển xã hội dân sự ở VN. Hiện tại hội có hơn 100 thành viên trải dài khắp mọi miền ở VN và cả nước ngoài.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS, cho RFA biết:

“Nằm trong nỗ lực lớn hơn của chúng tôi là chiến dịch NOW, có nghĩa là hãy trả tự do ngay tức khắc cho 170 tù nhân lương tâm mà chúng tôi đã lập danh sách từ tháng 11 năm ngoái và đã nộp cho Quốc hội Hoa Kỳ.

Ngày hôm nay ngoài tù nhân lương tâm, chúng tôi còn đề cập đến các lĩnh vực vi phạm nhân quyền khác một cách nghiêm trọng ở VN, chẳng hạn như vấn đề đàn áp tôn giáo, và hiện tượng hội cờ đỏ mới xuất hiện trong thời gian gần đây.”

Ông Lê Thanh Tùng, một thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ tại buổi điều trần đã tố cáo chính phủ Hà Nội liên tục sách nhiễu các thành viên của hội và gia đình của họ. Hiện tại đã có 6 người phải chạy trốn sang Thái Lan xin tị nạn. Một số thành viên đã chạy trốn nhưng người thân ở VN vẫn liên tục bị sách nhiễu. Bản thân ông Lê Thanh Tùng đã sang Mỹ từ năm 2015 nhưng vợ và các con ở VN vẫn thường xuyên bị công an tấn công, câu lưu, và đặt camera theo dõi.

“Chính phủ VN đã không phải trả giá nhân quyền đã quá lâu rồi”

Nhận định về tình hình nhân quyền VN, Dân biểu Chris Smith nói tiếp:

“Năm 2007 và 2009 ông Scott Flipse [Phó Giám đốc Phụ trách Chính sách và Nghiên cứu của Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế] đã gặp luật sư Nguyễn Văn Đài khi luật sư Đài đang ở tù. Tôi và ông Scott vẫn luôn bày tỏ quan ngại về luật sư Đài và những người khác bị chính phủ VN giam cầm một cách bất công.

Chính phủ VN đã không phải trả giá nhân quyền đã quá lâu rồi.”

Riêng về vấn đề tự do tôn giáo, dự luật nêu rõ các nhóm tôn giáo thiểu số ở VN như Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành, hay giáo hội Phật giáo VN Thống nhất thường xuyên bị chính quyền sách nhiễu. Kể từ năm 2016, VN ngày càng gia tăng việc đàn áp người Thượng ở Tây Nguyên và những người H’mong theo Thiên Chúa giáo dưới hình thức cầm tù những người lãnh đạo.

Hiện tượng Hội Cờ Đỏ trước đó đã được BPSOS đề xuất lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhằm có những giải pháp giúp đỡ cộng đồng Công giáo ở VN. BPSOS nêu rõ Hội Cờ đỏ có sự hậu thuẫn từ chính quyền hoặc trực tiếp do chính quyền chỉ huy để đàn áp nạn nhân thảm học Formosa nộp đơn khiếu kiện hay biểu tình phản đối, gây chia rẽ giữa người Công Giáo và người không theo Công Giáo và tấn công cộng đồng Công giáo cũng như xâm phạm nơi thờ phụng của họ. Chính quyền Việt Nam thì luôn biện minh đây là nhóm quần chúng tự phát.

Tôi đề nghị Chính phủ Mỹ đưa VN trở lại danh sách các quốc gia đặc biệt quan tâm CPC hay ít nhất đưa VN vào danh sách cần quan sát về tự do tôn giáo của quốc tế.

-TS. Nguyễn Đình Thắng

Từ tình trạng nhân quyền và tự do tôn giáo ở VN đi xuống một cách nghiêm trọng như vậy, TS. Nguyễn Đình Thắng đã yêu cầu trước Quốc hội:

“Tôi đề nghị Chính phủ Mỹ đưa VN trở lại danh sách các quốc gia đặc biệt quan tâm CPC hay ít nhất đưa VN vào danh sách cần quan sát về tự do tôn giáo của quốc tế. Phê chuẩn luật Magnisky toàn cầu và luật tự do do tôn giáo quốc tế chống lại không chỉ các quan chức chính phủ mà cả những hội nhóm không thuộc nhà nước như Hội Cờ Đỏ. Hoa Kỳ cần thúc ép VN trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện tất cả các tù nhân lương tâm và sửa đội lại luật pháp trong đó có luật về tự do tôn giáo đảm bảo tuân thủ các công ước về nhân quyền mà VN tham gia.”

Nhận định về tình hình nhân quyền ở VN trong thời gian qua, cựu dân biểu Cao Quang Ánh nói với RFA:

“Năm 2017 VN đã tiến hành một cuộc đàn áp trên khắp cả nước đối với những người tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn giáo cho VN. Cho nên lý do của buổi điều trần hôm nay, chúng tôi muốn buộc Quốc hội phải cần bắt VN thay đổi những hành động đó.

Họ nói là họ đưa ra những luật cho công dân tự do hơn nhưng những luật họ đưa ra rất mơ hồ và nhiều khi công an địa phương sử dụng chính sự mơ hồ đó để bắt bớ, đánh đập, buộc tội các nhà hoạt động còn tệ hơn là trước khi những luật lệ được đưa ra.”

Phiên điều trần diễn ra chỉ vài ngày sau khi tòa án VN giữ y án sơ thẩm đối với 4 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, trong đó người chịu án nặng nhất là Luật sư Nguyễn Văn Đài, 15 năm tù và 5 năm quản chế.

Trước buổi điều trần 1 ngày, 90 tổ chức xã hội dân sự trên khắp thế giới đồng ký tên vào thư ngỏ kêu gọi Liên minh Châu Âu bác bỏ Hiệp định thương mại tư do EU-Việt Nam. Lý do được nêu ra vì Việt Nam là một trong những nước kẻ thù tồi tệ nhất thế giới đối với quyền tự do biểu đạt, tự do báo chí và tự do hội họp.

Các dự luật về nhân quyền và tự do tôn giáo ở VN đã từng được Hạ viên Hoa Kỳ thông qua nhiều lần, nhưng đều bị tắc ở cấp Thượng viện. Trước câu hỏi liệu dự luật năm nay có gặp khó khăn khi qua cấp Thượng viện hay không, TS. Nguyễn Đình Thắng cho biết:

“Một dự thảo luật luôn gặp khó khăn vì không đến 2 hoặc 3% các dự thảo luật được thông qua trong mỗi nhiệm kỳ của Quốc hội. Chúng tôi cố gắng đẩy mình vào con số rất nhỏ nhoi đó.

Nhưng năm nay chúng tôi nghĩ rằng có nhiều cơ hội hơn. Bởi vì chỉ cần Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ báo cáo một cách đầy đủ, trung thực, chi tiết về các vi phạm nhân quyền VN thì tự động sẽ đẩy qua việc áp dụng các biện pháp chế tài đã có sẵn ở dưới đạo luật Magnitsky toàn cầu và đạo luật về tự do tôn giáo đã có sẵn. Mọi năm lên Thượng viện bị khựng lại là vì một số đề nghị biện pháp chế tài trong dự luật nhân quyền cho VN.”

Năm 2017 và đầu năm 2018 được đánh giá là giai đoạn đàn áp nhân quyền trầm trọng nhất trong lịch sử nhân quyền vốn bị nói là nhem nhuốc của VN. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tháng 4 vừa qua đã công bố phúc trình về tình hình nhân quyền VN, trong đó lên án tình trạng vi phạm quyền tự do ngôn luận, lập hội, báo chí, tôn giáo, cũng như tình trạng tra tấn, đối xử tàn ác, hạ phẩm giá con người vẫn bị VN sử dụng với những tiếng nói bất đồng.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-congress-vn-government-has-gotten-a-free-pass-on-human-rights-for-far-too-long-06072018202514.html

 

Việt Nam đưa ra phản ứng

về báo cáo tự do tôn giáo của Mỹ

Việt Nam vừa đưa ra phản ứng về báo cáo tự do tôn giáo 2017 của Mỹ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khi trả lời báo chí hôm 8 tháng 6 năm 2018 cho rằng báo cáo về tự do tôn giáo của Mỹ đưa thông tin sai lệch về Việt Nam.

Theo bà Lê Thị Thu Hằng, chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Bà cho biết điều này được ghi rõ trong Hiến pháp 2013, hệ thống pháp luật của Việt Nam và được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế.

Bà Hằng cũng cho biết, Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật, thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Tôn giáo của người dân được bảo đảm với hàng ngàn lễ hội, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 29 tháng 5 năm 2018, công bố Phúc trình tự do tôn giáo thế giới 2017. Trong đó phần đề cập đến Việt Nam nói rằng Hà Nội tiếp tục kiểm soát, đàn áp những tổ chức tôn giáo không chịu sự kiểm soát của nhà nước.

Phúc trình về tự do tôn giáo thế giới phần nói về Việt Nam nhấn mạnh rằng Hiến pháp Việt Nam qui định tự do  tín ngưỡng và tự do thờ phượng theo đức tin là quyền mà người dân được hưởng. Thế nhưng luật hiện hành với những điều khoản mơ hồ lại  cho Nhà Nước rộng quyền hơn trong việc kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo dưới danh nghĩa gọi là ‘bảo vệ an ninh quốc gia’ và ‘duy trì đoàn kết dân tộc.’

Phúc trình cũng đề cập đến việc các tín đồ tôn giáo, đặc biệt là thành viên của các tổ chức chưa làm thủ tục đăng ký hoặc chưa được cấp đăng ký, tiếp tục báo cáo họ bị các cán bộ an ninh địa phương quấy rối, tấn công, bắt giữ, truy tố, giám sát, hạn chế đi lại, tịch thu tài sản hoặc gây sức ép buộc bỏ đạo và chấm dứt hoạt động tôn giáo.

Phúc trình thường niên về tự do tôn giáo thế giới được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đệ trình cho Quốc hội theo mục 102 (b) của Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998 (P.L. 105-292)  được sửa đổi. Phúc trình bao quát khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017.

Phúc trình đề cập đến những vi phạm tự do tôn giáo tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-react-2017-international-religious-freedom-report-06082018102542.html

 

Vì sao Canada mời Việt Nam dự G7?

Việt Nam là Đông Nam Á duy nhất, thuộc nhóm nước có bờ biển, được Thủ tướng Justin Trudeau mời dự G7 ở Quebec.

Tin từ Hà Nội hôm cho hay Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc đã lên đường hôm đến Charleroix, tỉnh Quebec của Canada để dự phiên họp Outreach Session (hội nghị mở rộng) thuộc G7 từ 8-10/06.

Ngoài các nước công nghiệp phát triển Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh Quốc, Pháp, Đức, Canada, Italy, và Liên hiệp châu Âu (EU) đã là thành viên G7, năm nay Canada mời lãnh đạo 12 quốc gia.

Trump ‘đơn độc’ tại đàm phán biến đổi khí hậu G7

G7 không đồng thuận về việc trừng phạt Nga

Việt Nam: Quản lý và điều hành DNNN ‘bị lẫn lộn’

Các nước này gồm Argentina, Bangladesh, Haiti, Jamaica, Kenya, Đảo Marshall, Rwanda, Senegal, Seychelles, CH Nam Phi, Việt Nam và Na Uy.

Ngoài ra, còn có đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức OECD cũng đến dự G7 lần này.

Mỗi năm một dạng khách mời khác nhau

Thông thường thì G7 mời các quốc gia đang phát triển đến góp mặt nhưng sự hiện diện của Na Uy, nước Bắc Âu giàu có, cho thấy nhu cầu của ông Trudeau có phần khác trước.

Argentina, nền kinh tế khá ở Nam Mỹ cũng có mặt tại Quebec lần này một phần vì quốc gia này năm nay là chủ tịch nhóm G20, gồm toàn bộ các nước G7.

Thủ tướng Canada, Justin Trudeau đã thăm Argentina năm 2016 và có quan hệ thân thiết với tổng thống Mauricio Macri, theo đài CBC của Canada.

Đài này cũng nói Ukraine không được mời dù nhận nhiều viện trợ từ Canada nhưng hiện vẫn có thất vọng về nạn tham nhũng trong giới cầm quyền.

Thời của những chính khách trẻ đẹp?

Vì sao chính phủ sụp đổ? Cứu vãn cách nào?

Việt Nam được mời vì nằm trong nhóm nước bờ biển có vấn đề liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu, chủ đề Canada muốn thảo luận.

Trước chuyến đi, ông Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời Reuters, nhấn mạnh đến cam kết năng lượng tái tạo:

“Chúng tôi sẵn sàng hợp tác và tạo thuận lợi cho tất cả các đối tác và tin tưởng rằng với tiềm lực về tài chính, công nghệ và kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo, các nhà đầu tư của các nước G7 sẽ có nhiều cơ hội để trở thành những nhà đầu tư chiến lược trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Việt Nam.”

Các báo Việt Nam đưa tin Thủ tướng Phúc dẫn đầu một phái đoàn đến G7 và thăm Canada, gồm các quan chức ngoại giao, kinh tế, an ninh và quốc phòng.

Mới hôm 05/06, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Harjit Singh Sajjan và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch chứng kiến lễ ký kết Bản ghi nhớ về Chương trình Hợp tác và Đào tạo quân sự của Canada (MTCP), liên quan đến vấn đề Biển Đông.

Trang VOV của nhà nước Việt Nam viết:

“Với lần thứ hai được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7, Việt Nam thể hiện là quốc gia uy tín trên trường quốc tế và năng lực trong việc đưa ra các giải pháp, ý tưởng để giải quyết nhiều vấn đề mang tính toàn cầu, trong đó có vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu mà Việt Nam đang quan tâm.”

Nhân quyền và công bằng xã hội

Nhưng trong cộng đồng gốc Việt tại Canada đã có những tiếng nói phản đối chuyến thăm.

Dân biểu Quốc hội Canada gốc Việt, bà Anne Minh-Thu Quach (hạt Salaberry-Suroît) hôm 07/06 đã công bố cho báo chí nói bà ngạc nhiên vì ông Nguyễn Xuân Phúc được mời đến Quebec để nói về bảo vệ đại dương hôm 9/06.

Theo bà Anne Minh-Thu Quach (sinh năm 1982, thuộc đảng Tân Dân chủ, NDP)thì sự có mặt của ông Phúc là “cơ hội để thủ tướng Canada nêu ra quan ngại về nhân quyền và bảo vệ môi trường ở Việt Nam”.

Bà nhắc đến thảm họa môi trường năm 2016 liên quan đến vụ nhà máy Formosa xả thải và yêu cầu Thủ tướng Trudeau gây sức ép để chính phủ VN thả tự do cho bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một nhà hoạt động tại Việt Nam.

LS Đài và bà Lê Thu Hà ra tù, lên đường sang Đức

HRW: ‘Hãy phủ quyết dự Luật An ninh mạng’

Từ một đảng khác, đảng Bảo thủ Canada, Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải cũng trả lời báo chí nêu ra vấn đề nhân quyền và môi trường ở Việt Nam.

Đài RFA trích lời ông Ngô Thanh Hải hôm 06/06 phản đối chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam tới Canada và dự hội nghị G7.

Bản thân hai ông Phúc và Trudeau đã gặp nhau ở Hà Nội tháng 11/2017 khi ông Trudeau có chuyến thăm chính thức cùng dịp đến Đà Nẵng dự APEC.

Tôi được khích lệ bởi thỏa thuận đối tác chung, và tôi biết nó sẽ giúp nhiều cho đối thoại đang tiếp tục diễn ra để thúc đẩy, bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, và tạo ra các cơ hội cho tầng lớp trung lưu của chúng ta.Justin Trudeau, Thủ tướng Canada

Sau cuộc gặp, ông Trudeau đăng trên trang của Phủ Thủ tướng Canada nội dung sau:

“Tôi cảm ơn Thủ tướng Phúc và nhân dân Việt Nam về lòng hiếu khách, nồng ấm của họ. Tôi được khích lệ bởi thỏa thuận đối tác chung, và tôi biết nó sẽ giúp nhiều cho đối thoại đang tiếp tục diễn ra để thúc đẩy, bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, và tạo ra các cơ hội cho tầng lớp trung lưu của chúng ta.”

Văn phòng của Thủ tướng Canada cũng công bố con số 5,5 tỷ đôla Canada trao đổi thương mại hai nước năm 2016.

Tuy nhiên, Canada luôn nhấn mạnh đến sự khác biệt về đối ngoại của họ so với Hoa Kỳ.

Nhiệm kỳ của ông Justin Trudeau được nói là cơ hội để đẩy mạnh ‘học thuyết Trudeau’, có từ thời cha ông, Thủ tướng Pierre Elliott Trudeau (1968-74) trong bối cảnh mới, đề cao công bằng xã hội (Just Society), và nhân quyền.

Về thương mại, chính phủ Trudeau hiện nay muốn giao thương phải tạo ra tiến bộ (progressive trade).

Hiện đã có các nhóm nhân quyền và chống toàn cầu hóa chuẩn bị biểu tình phản đối hội nghị G7 ở Charleroix, Quebec cuối tuần này.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44413956

 

Thêm nghị sĩ Canada lên tiếng với chính phủ

về vấn đề Việt Nam

Một Nghị sĩ Liên bang Canada gốc Việt kêu gọi Chính phủ Canada gây áp lực đối với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để trả tự do cho các nhà hoạt động, như Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nhân dịp người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị G7 mở rộng.

Trong thông cáo báo chí phát đi ngày 7 tháng 6, Nghị sĩ Liên bang Canada Anne Quách Minh Thu cho biết bà và các thành viên của cộng đồng người Việt ở Canada rất đỗi ngạc nhiên khi nghe tin Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc được mời làm diễn giả, phát biểu về bảo vệ đại dương tại Hội nghị G7 vào ngày 9 tháng 6.

Bà Anne Quách Minh Thu nêu lên thảm họa môi trường biển lịch sử xảy ra ở Việt Nam hồi năm 2016, do nhà máy Formosa thả độc tố ra khu vực biển Bắc miền Trung. Nữ Nghị sĩ Liên bang Canada nhấn mạnh thay vì Chính phủ Việt Nam, dưới sự điều hành của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hỗ trợ cho người dân, là nạn nhân bởi thảm họa này, nhưng lại đàn áp những người lên tiếng bảo vệ môi trường và cho phép nhà máy Formosa tiếp tục hoạt động. Nhiều nhà hoạt động vì môi trường và nhân quyền bị bắt bớ và bị tuyên những bản án tù nặng nề.

Nghị sĩ Liên bang Canada Anne Quách Minh Thu kêu gọi Chính phủ Canada cần gây áp lực đối với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để phóng thích những tù nhân lương tâm, như Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, thay vì mời ông Phúc phát biểu tại một diễn đàn quốc tế với những lời hoa mỹ hứa hẹn bảo vệ biển.

Trong cùng ngày 7 tháng 6, Liên Hội Người Việt Canada cũng gửi thư đến Thủ tướng Justin Trudeau bày tỏ lo ngại về việc tín nhiệm đối với ông bị giảm sút nếu không cân nhắc khi mời người tương nhiệm Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc phát biểu về bảo vệ biển tại Hội nghị G7.

Liên Hội Người Việt Canada nhấn mạnh với Thủ tướng Justin Trudeau rằng những đồng tiền đóng thuế của họ cần được dùng vào cho những việc chính đáng và không hỗ trợ tài chính cho các chính phủ nước ngoài mà họ không thực hiện những nguyên tắc điều hành căn bản trong việc sử dụng nguồn tiền tài trợ đó vào mục đích bảo vệ môi trường.

Liên Hội Người Việt Canada còn quan ngại Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tận dụng lợi thế trên trường quốc tế, qua chuyến thăm Canada và tham dự Hội nghị G7 lần này, để tiếp tục lãnh đạo Việt Nam bằng các chính sách hà khắc và chống lại những người dân có tinh thần mạnh mẽ trong việc bảo vệ môi trường.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/pm-anne-minh-thu-quach-made-the-following-statement-06082018092413.html

 

Canada hủy cuộc gặp song phương

với Thủ tướng Việt Nam

Diễm Thi, RFA

Tối 7/6/2018, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc lên đường dự Hội nghị G7 mở rộng và thăm Canada. Diễm Thi phỏng vấn Thượng nghị sĩ Canada gốc Việt, Ngô Thanh Hải trước chuyến đi này.

Diễm Thi: Trước hết xin Thượng nghị sĩ cho biết vì sao Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc lại được mời tham dự Thượng đỉnh G7 tại Cadana lần này?

TNS. Ngô Thanh Hải: Việc Thủ tướng Việt Nam được mời thì chính tôi cũng rất ngạc nhiên và bực mình, vì nếu mời Việt Nam thì tại sao không mời Philippines, bởi vì thông cáo của văn phòng thủ tướng cho biết là các quốc gia có biển sẽ được mời hết. Tôi có ra thông cáo báo chí chống lại việc mời Việt Nam tham dự về vấn đề môi sinh. Tôi đã gửi cho thủ tướng Canada và Bộ Ngoại giao Canada để cho họ biết đây là một hành động vô trách nhiệm của Canada. Tôi đặt câu hỏi thì chính phủ trả lời là sẽ cho tôi biết sau.

Diễm Thi: Trong danh sách 12 nước được mời thì 11 nước có biển, chỉ trừ Rwanda. Vậy theo ông, vấn đề Biển Đông có được nói đến hay không?

TNS. Ngô Thanh Hải: Theo tôi thì hy vọng vấn đề Biển Đông sẽ được đề cập đến bởi vì tôi có kêu gọi chính phủ Canada phải đặt vấn đề này với các quốc gia tham dự G7 bởi nó liên quan đến hàng hải trong khu vực. Phải buộc Trung Quốc ngưng tức khắc xây lắp các hòn đảo thành căn cứ quân sự của họ.

Diễm Thi: Việc được mời tham dự Thượng đỉnh G7 lần này có chứng minh được vị thế của Việt Nam trên thế giới hay không, thưa ông?

TNS. Ngô Thanh Hải: Không. Tôi không nghĩ cuộc mời này sẽ đưa Việt Nam lên vị trí quốc tế (tiếng Anh gọi là Vietnam international status). Tôi không tin nó là như vậy bởi vì khi Việt Nam đi tham dự mà tôi ra thông cáo về môi sinh Việt Nam và tôi báo cáo với Tổng trưởng ngoại giao và Thủ tướng Canada.

Diễm Thi: Theo Thượng nghị sĩ thì Việt Nam được gì sau khi tham dự Thượng đỉnh G7 lần này ạ?

TNS. Ngô Thanh Hải: Việt Nam không được gì cả bởi tất cả các tổng thống và thủ tướng các nước tham dự buổi gặp gỡ thảo luận về biển sạch và môi trường cũng nhận được thông cáo của tôi rồi. Tất cả các tòa đại sứ đều nhận được hết. Thành ra theo tôi nghĩ thủ tướng Phúc khó lòng có câu trả lời (về vấn đề môi sinh Việt Nam).

Diễm Thi: Cuộc gặp của thủ tướng Việt Nam với thủ tướng Canada theo dự kiến đã bị hủy. Thượng nghị sĩ có thể cho biết lý do không ạ?

TNS. Ngô Thanh Hải: Chính tôi liên lạc với Bộ ngoại giao Canada và Bộ ngoại giao cho tôi biết rằng thứ nhất là ông Phúc sẽ không gặp ông Trudeau. Họ xác thực với tôi như vậy. Sẽ không có cuộc gặp gỡ song phương giữa ông Trudeau và ông Phúc. Ông Phúc có xin nhưng họ cho biết sẽ không gặp.

Cộng đồng người Việt tại Canada cũng đã gởi văn thư chính thức đến các tòa đại sứ và đến cả Thủ tướng Trudeau cho biết việc mời ông Phúc tham dự G7 là cộng đồng không chấp nhận.

Cộng đồng của chúng ta ở đây với chính quyền địa phương có tiếng nói rất mạnh nếu cộng đồng chúng ta mạnh. Tôi nghĩ rằng áp lực của cộng đồng (người Việt ở đây) và của tôi với tư cách là một Thượng nghị sĩ có thể là một trong những áp lực mà chính phủ phải xem xét lại để khỏi làm phật lòng người dân Canada gốc Việt.

Diễm Thi: Trong vai trò Thượng nghị sĩ, ông có kế hoạch vận động gì  cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Canada hay không?

TNS. Ngô Thanh Hải: Tôi luôn luôn làm việc rất chặt chẽ, luôn luôn tiếp xúc với Bộ ngoại giao và chính phủ Canada để cho họ biết vấn đề vi phạm nhân quyền của cộng sản Việt Nam, và tôi cũng cho họ biết nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không phải là một nhà cầm quyền thực sự đại diện cho dân chúng Việt Nam. Thành ra chính phủ Canada cũng biết và rất dè dặt khi bang giao và thương mại với Việt Nam. Cộng đồng người Việt và tôi cũng có chương trình trình bày lên chính phủ Canada để nói lên vấn đề cá chết do Formosa.

Liên hội người Việt của chúng tôi ở đây và cả ở Montreal sẽ có chương trình gặp các tổng trưởng của Canada về Y tế, thương mại để nói về vấn đề bồi thường.

Diễm Thi: Cảm ơn Thượng nghị sĩ đã dành thời gian cho RFA.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/canada-cancelled-the-bilateral-meeting-with-vietnam-prime-minister-06072018180612.html

 

‘Cho thuê đất gần thế kỷ thuộc quyền của nhân dân’

Quốc PhươngBBC Tiếng Việt

Năm trăm Đại biểu Quốc Hội Việt Nam ‘không đủ thẩm quyền’ quyết định thông qua đạo luật cho thuê đất đặc khu xuyên thế kỷ và dự luật này cần phải được trưng cầu ý kiến của ‘ông chủ’ tức là người dân, một nguyên Đại biểu Quốc Hội Việt Nam nói với Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt.

Con đường Tơ lụa và sự thật về Trịnh Hòa

‘Đừng bán đất của tôi cho Trung Quốc!’

Đặc khu kinh tế: ‘Cần tránh bị lợi dụng’

Mô hình đặc khu kiểu Thâm Quyến ở Trung Quốc có bối cảnh đặc thù lịch sử, trong khi ngày nay môi trường kinh tế liên thông của thế giới đã đổi khác, do đó rất khó có thể nói việc tiến hành các đặc khu và cho thuê đất lâu dài tới 99 năm như nhà nước Việt Nam đang đề nghị sẽ thành công hay không, theo một nhà nghiên cứu Trung Quốc học từ Đại học Quốc gia ở Việt Nam.

Tuy người dân đã bầu ra Quốc Hội để đại diện cho mình, nhưng tôi nghĩ rằng 500 Đại biểu Quốc Hội không có đủ thẩm quyền và cũng không thể chịu trách nhiệm về một quyết định có tầm vóc lớn lao xuyên thế kỷ như là những vấn đề mà luật này đề raGS Nguyễn Minh Thuyết, cựu ĐBQH Việt Nam

Việt Nam nên có điều khoản phòng ngừa hầu dĩ có thể cứu xét và thay đổi được hợp đồng, giao kèo cho thuê đất các đặc khu cứ 5 năm và 10 năm một lần do thời hạn cho thuê đất được đề nghị là quá lâu dài, một kinh tế gia và nhà phân tích từ California nói với Tọa đàm của BBC.

Đảng Cộng sản Việt Nam nên thay đổi lề lối làm việc mà đi ngược với xu thế ‘Đảng không can thiệp vào công việc của nhà nước’, điều đã thể hiện qua việc ‘thúc ép’, ‘can thiệp quá sâu’ vào công việc làm luật của Quốc Hội Việt Nam nhằm ‘cho ra luật’ về ba đặc khu mà đang gặp một làn sóng phản đối mạnh mẽ đến mức Thủ tướng Chính phủ phải thừa nhận, theo một nhà nghiên cứu chính sách, pháp luật.

Bàn tròn BBC: Dự luật Ba Đặc Khu và dự luật An Ninh mạng

Đặc khu kinh tế: ‘Chỉ chỉnh thời gian thuê đất, chưa đủ’

Tổ tư vấn Kinh tế Thủ tướng VN nói về đặc khu

Đặc khu kinh tế: ‘Cần tránh bị lợi dụng’

Đặc khu kinh tế VN như Thượng Hải hay Pattaya?

‘Chưa an tâm’ về ba đặc khu kinh tế VN

Mở đầu thảo luận tại Bàn Tròn hôm thứ Năm 07/6/2018, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nêu quan điểm về các căn cứ, cơ sở của Dự luật về ba Đặc khu hành chính – kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc:

“Tôi có lý giải vì sao nhiều người không đồng tình như vậy, tôi thấy cụ thể đạo luật này thiếu cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn. Nó cũng không phù hợp với nguyện vọng của người dân.”

Về cơ sở pháp lý, vị nguyên Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội Việt Nam nói:

“Chúng ta thấy các quy định ở trong luật Đặc khu kinh tế liên quan đến chủ quyền, an ninh quốc gia và liên quan đến việc chiếm hữu đất đai. Đây là những vấn đề thuộc quyền quyết định của nhân dân, Hiến Pháp năm 2013 đã long trọng tuyên bố Nước CHXHCN Việt Nam do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

“Riêng về đất đai, điều 53 của Hiến Pháp cũng đã quy định rõ đất đai là thuộc sở hữu toàn dân, giao cho nhà nước quản lý. Thế thì người quản lý không thể tự mình quyết định cho thuê đất tới gần một thế kỷ và quyết định những vấn đề mà nó liên quan mực thiết đến chủ quyền, lãnh thổ, đến an ninh quốc gia mà lại không xin ý kiến ông chủ.

Thế giới đã thay đổi rồi, nền kinh tế Việt Nam rất là mở, nay là [thời đại] 4.0, bây giờ người ta nói đến chuyện cho thuê Server, hay làm Internet vạn vật, hay nói tới kinh tế kết nối, thế mà bây giờ vẫn còn nghĩ đến mỗi chuyện cho thuê đất thôi, tôi nghĩ liệu có thành công được hay khôngTS. Nghiêm Thúy Hằng, ĐHQG Hà Nội

“Tuy người dân đã bầu ra Quốc Hội để đại diện cho mình, nhưng tôi nghĩ rằng 500 Đại biểu Quốc Hội không có đủ thẩm quyền và cũng không thể chịu trách nhiệm về một quyết định có tầm vóc lớn lao xuyên thế kỷ như là những vấn đề mà luật này đề ra.

“Thế thì theo quy định tại điều 6 của Luật Trưng cầu ý dân, những vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích quốc gia, thì là một trong bốn trường hợp phải trưng cầu ý dân.”

‘Thế giới đã thay đổi’

Từ Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN), nhà nghiên cứu Trung Quốc học, Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng đưa ra so sánh về mô hình đặc khu của Trung Quốc nhiều thập niên trước và bình luận về khác biệt thời điểm, tính chất so với ý tưởng vẫn mở đặc khu và cho thuê đất như nhà nước Việt Nam đang đề nghị thông qua luật và dự án hiện nay:

Phát ngôn 6/6: ‘Luật đặc khu không đánh đổi an ninh’

Luật Đặc khu kinh tế nên ra ‘chậm mà chắc’

TQ sắp nắm đầu ga xe lửa Hong Kong?

Sri Lanka: Biểu tình chống dự án TQ đầu tư

‘Đừng bán đất của tôi cho Trung Quốc!’

VN: mở mại dâm ở đặc khu ‘táo bạo nhưng khó làm’?

“Bối cảnh ở Trung Quốc năm 1978, sau những đợt đói khổ từ năm 1959-1961, sau đợt 10 năm Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc, sau những đợt thanh trừng đưa trí thức xuống [nông thôn] để cho nông dân dạy lại, nền kinh tế Trung Quốc thời điểm cải cách mở cửa khi ông Đặng Tiểu Bình kêu gọi toàn dân kêu gọi cải cách mở cửa, nó là một kinh tế thực sự sắp sửa sụp đổ.

“Ông Đặng Tiểu Bình đã phải nói câu là “Trước mắt chúng ta chỉ có một con đường chết mà thôi, thế và việc cần thiết phải mở đặc khu kinh tế, rồi gọi vốn đầu tư của Mỹ hay quốc gia khác, với người Trung Quốc, bản thân thời kỳ đó cũng rất nhạy cảm, nhiều người cũng rất lo lắng.

“Tuy nhiên thời điểm đó là phải đến 95% dân chúng Trung Quốc, kể cả những người ở tầng lớp cao cấp đều ủng hộ chính sách của ông Đặng Tiểu Bình và đều thấy là cần phải đồng thuận, chỉ có một vài lãnh đạo như là Uông Đông Hưng hay một vài lãnh đạo khác, họ ngại ngần, nhưng tỷ lệ dân chúng khi ủng hộ ông Đặng Tiểu Bình thời đó là rất lớn.

Nên có những điều khoản phòng ngừa, vì không một ai trong tất cả mọi doanh nghiệp ở trên thế giới mà đi thuê đất, thuê nhà, thuê cửa v.v…, lại có thể có quyết định về lâu dài như vậy được, tức là phải có điều khoản phòng ngừa, dự trù quy định quyền duyệt xét lại sau 5 năm, 10 năm và có một cơ chế theo dõi việc duyệt xét đóTiến sỹ Nguyễn Xuân Nghĩa, California, Hoa Kỳ

“Chính vì thế mà những đề xuất của ông ở Thâm Quyến, hay những khu vực Chu Hải, Giắn Đầu, những thành công ấy là do đặc thù của Trung Quốc thời đó, những bối cảnh trước đó và những lợi thế về địa chính trị, rồi lợi thế về ‘Thiên thời, địa lợi, nhân hòa’ đều hội tụ. Hơn nữa lại được đồng bào Hong Kong, rồi Đài Loan ủng hộ rất nhiều thì mới có thể thành công được.

“Thế còn trong bối cảnh hiện nay thế giới đã [thay] đổi rồi, nền kinh tế Việt Nam rất là mở, hiện nay là [thời đại] 4.0, bây giờ người ta nói đến chuyện cho thuê Server (máy chủ), hay làm về những cái Internet vạn vật, hay là nói tới nền kinh tế kết nối (inter-economies), thế mà bây giờ vẫn còn nghĩ đến mỗi chuyện cho thuê đất thôi thì tôi nghĩ là liệu nó có thành công được hay không?

“Việc này rất khó nói, bởi vì thành công được phải là hội tụ rất nhiều yếu tố như tôi đã phân tích. Còn bốn đặc khu khác của Trung Quốc không hề thành công lắm, và cũng có những mô hình khác chúng ta phải học tập,” nhà Trung Quốc học từ Khoa Đông Phương học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc ĐHQGHN nói.

Làm gì khi Bộ Chính trị đã quyết?

Truyền thông Việt Nam đưa tin Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói rằng đã có ý kiến kết luận, chủ trương của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về việc cần ‘bàn cho được’ và thông qua Dự luật về ba Đặc khu Hành chính – Kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, trước câu hỏi nếu có chủ trương như vậy, có thể có lời khuyên hay tư vấn gì cho Việt Nam, kinh gia, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Nghĩa từ California nói:

“Qua những thông tin xác thực là Bộ Chính trị đã nghiên cứu chuyện này và đã có phê chuẩn, quyết định rồi thì tôi nghĩ nếu chúng ta tưởng tượng Việt Nam là một doanh nghiệp, thì Hội đồng Quản trị của doanh nghiệp đó là Bộ Chính trị.

“Đặc tính của Bộ Chính trị, một vị khách mời đã nhắc đến, là mười mấy người chưa bao giờ sinh hoạt trong nền kinh tế thị trường, và chưa bao giờ tiếp cận với đời sống thật, mà lấy những quyết định như vậy rồi chỉ thị cho người Chủ tịch Hội đồng điều hành hoặc là Tổng quản trị vân vân gì đó, cái đó là để thi hành những điều mà ở trên đã quyết định.

“Trong khi đó Hội đồng cổ đông, tức là tất cả những người chủ của cả doanh nghiệp đó, tức là 93 triệu dân người Việt Nam, hoàn toàn không biết gì về điều đó cả, thì tôi cho rằng đó là một hiện tượng rất là đau lòng. Nhìn thấy từ ở bên ngoài, nó là một hiện tượng đã lỗi thời, chúng ta tiếp tục đi vào con đường đi ngược như vậy, tôi cho đó là điều sai. Cái đó tôi nghĩ là phải suy nghĩ lại về chuyện đó.

“Đi vào vào chuyện cụ thể là bây giờ đã lỡ rồi, đã có một hệ thống kinh tế – chính trị lấy những quyết định như vậy, thì chúng ta có thể làm thế nào giải quyết được việc đó ra làm sao để cho nó đỡ t nhất, tức là tôi dùng từ đó trong tinh thần rất là bi quan, tôi không nghĩ đến giải pháp lạc quan, thì tôi cho rằng nên mở rộng việc thảo luận, để cho nhiều người khác tham dự thêm ý kiến.

“Thứ hai đó là nếu mà chưa được chuyện thảo luận cho thông thoáng, rõ ràng hơn, thì tại sao lại có một kỳ hạn là ngày 15 tháng Sáu này là phải biểu quyết chẳng hạn thế, thì có nên điều chỉnh hay không và ai có quy cho phép điều chỉnh.

Nên chăng là khi có những vấn đề gì mà Bộ Chính trị hay cấp ủy cần quyết, thì việc đó hãy để những chuyên gia nghiên cứu có những đánh giá, báo cáo, hãy để lấy ý kiến của người dân, và trên cơ sở đó, Bộ Chính trị hay cấp ủy các địa phương nghiên cứu và ra một quyết định, ra một chỉ đạo mang tính đường lốiPGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển

“Thứ ba là có nên có những điều khoản phòng ngừa, tại vì không một ai trong tất cả mọi doanh nghiệp ở trên thế giới mà đi thuê đất, thuê nhà, thuê cửa v.v…, mà lại có thể có quyết định về lâu về dài như vậy được, thì tức là phải có điều khoản phòng ngừa, dự trù quy định quyền duyệt xét lại sau 5 năm, 10 năm và có một cơ chế theo dõi việc duyệt xét đó là cái lợi ban đầu được đưa ra khi mà Quốc Hội đang thảo luận bây giờ với những cái hại lâu dài và tiềm ẩn ở bên trong nó như thế nào.

“Và theo đó đòi hỏi phải có những chuyện cải tiến lại cái hợp đồng, cái giao kèo ký kết. Thứ tư, tôi nghĩ là Việt Nam có nhiều điều không theo kịp thiên hạ, thì tại sao không mời một cơ chế quốc tế vào làm tư vấn, miễn là các cơ chế tư vấn quốc tế chuyên môn đó không nằm ở trong ‘sổ lương’, hay nằm trong những nội dung ủng hộ những giải pháp của Trung Quốc là điều mà chúng ta đã thấy ở nhiều nơi khác…”

‘Nên thay đổi cách làm’

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao cho rằng dự luật thiếu sót nhiều điểm từ việc chưa giải trình thỏa đáng vì sao lại chọn đặc khu giao đất 99 năm ở ba địa điểm trên, vì sao cho phép thời hạn kéo dài hạng chục năm như vậy, cho đến thế nào là thực sự là nhà đầu tư chiến lược xứng đáng và thiếu những điều mà ông gọi là những cái ‘chốt chặn’ để bảo đảm an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, an ninh kinh tế, xã hội, để tránh rơi vào ‘bẫy nợ của nhà đầu tư nước ngoài’ v.v…

Nhận xét về cung cách xây dựng luật dưới sự ‘can dự’ mà ông choa là n’gày càng sâu’ của Đảng Cộng sản Việt Nam vào công việc của nhà nước, nhà nghiên cứu này nói:

“Quay lại câu chuyện về thể chế, tôi thấy là việc can dự và chỉ đạo các công việc cụ thể vào việc thực hiện ở các cơ quan nhà nước, cũng như chỉ đạo vào việc làm luật từ phía Đảng, theo tôi là nên thay đổi cách làm.

“Nên chăng là khi có những vấn đề gì mà Bộ Chính trị hay cấp ủy cần quyết, thì việc đó hãy để những chuyên gia nghiên cứu có những đánh giá, báo cáo, hãy để lấy ý kiến của người dân, và trên cơ sở đó, Bộ Chính trị hay cấp ủy các địa phương nghiên cứu và ra một quyết định, ra một chỉ đạo mang tính đường lối, thì có lẽ như vậy sẽ tốt hơn.

Vào thời điểm làm đặc khu ở Trung Quốc, ông Đặng Tiểu Bình và ban lãnh đạo Trung Quốc được lòng của đại đa số hay toàn bộ nhân dân Trung Quốc, còn điều trái ngược thì lại đang xảy ra ở Việt NamTiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng, ĐHQG Hà Nội

“Lúc ấy thì có thể đáp ứng được cái mà Đảng vẫn mong muốn là ‘Ý Đảng, lòng dân’, chứ còn trong trường hợp như vừa rồi, từ cách đây vài năm đã có chỉ đạo của Bộ Chính trị để làm luật về Đặc khu kinh tế, đến bây giờ luật ra đời, thì người dân phản đối.

“Như vậy trong trường hợp hiện nay theo tôi quan sát, thì rõ ràng ý Đảng khác với lòng dân rất xa. Dân không đồng tình với dự án này và Thủ tướng cũng đã nói rằng một làn sóng phản ứng quyết liệt.

“Vậy thì nếu thông qua luật này, phải chăng là ý Đảng đã trái ngược với lòng dân? Đấy chính là vấn đề mà nhân dân đang bức xúc,” ông Hoàng Ngọc Giao nói.

Ngay trước đó, cũng tại Bàn tròn này, ý kiến của nhà nghiên cứu Trung Quốc học, Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng từ ĐHQG Hà Nội, khi so sánh Trung Quốc với Việt Nam trong việc làm đặc khu kinh tế, cho rằng vào thời điểm làm đặc khu ở Trung Quốc, ông Đặng Tiểu Bình và ban lãnh đạo Trung Quốc được lòng của đại đa số hay toàn bộ nhân dân Trung Quốc, nhưng điều trái ngược thì lại đang xảy ra với Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay với dự luật và dự án ba đặc khu.

Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi toàn văn Bàn tròn của BBC Tiếng Việt bình luận về các Dự luật về Ba Đặc khu và dự luật về An ninh mạng của Việt Nam.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44406059

 

Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Georgia kêu gọi

biểu tình chống CSVN dâng đất cho Trung Cộng

Ban đại diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Georgia kêu gọi đồng hương khắp vùng Norcross cùng tập họp vào buổi chiều Thứ Bảy 9 tháng 6, để biểu tình phản đối CSVN dâng đất cho Trung Cộng dưới hình thức cho thuê các đặc khu kinh tế trong 99 năm.

Một thông cáo báo chí đề ngày 4 tháng 6 từ Ban đại diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Georgia cho biết, cuộc biểu tình sẽ bắt đầu lúc 6 giờ chiều Thứ Bảy tại khu vực chợ Hồng Kông. Cuộc biểu tình cũng nhằm bày tỏ sự hỗ trợ tinh thần và kêu gọi đồng bào quốc nội, vì sự an nguy của đất nước, hãy đồng loạt đứng lên phản đối và ngăn chặn âm mưu thực hiện chính sách nhượng địa của đảng CSVN. Đồng bào hải ngoại qua hành động biểu tình muốn tạo niềm tin cho đồng bào quốc nội trong công cuộc đấu tranh chống bọn Hán nô CSVN bán nước cho kẻ thù.

Cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt tại tiểu bang Georgia của Hoa Kỳ cũng là lời kêu gọi nhắm tới các thành viên quốc hội CSVN, rằng hãy bỏ phiếu bác bỏ dự luật cho Trung Cộng thuê các đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc để bảo đảm an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Georgia kêu gọi toàn thể đồng hương Việt Nam, các thành viên hội đoàn và các tổ chức tôn giáo, chính trị tại tiểu bang Georgia và các tiểu bang lân cận hãy tham gia đông đảo cuộc biểu tình này.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/cong-dong-nguoi-viet-quoc-gia-georgia-keu-goi-bieu-tinh-chong-csvn-dang-dat-cho-trung-cong/

 

Việt Nam là nước duy nhất

chưa có bản quyền phát sóng World Cup 2018

Việt Nam là quốc gia duy nhất trong số các nước thành viên của Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA, bao gồm 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, chưa mua bản quyền phát sóng cho sự kiện thể thao phổ biến nhất thế giới cũng như ở Việt Nam này.

Thông tin trên được trích từ báo cáo về giấy phép truyền thông của Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA vào hôm thứ Tư 6 tháng 6.

Ông Nguyễn Hà Nam, tổng thư ký của đài truyền hình quốc gia VTV cho biết VTV là đài truyền hình duy nhất ở Việt Nam vẫn đang đàm phán với Infront Sports & Media (ISM) để phát sóng World Cup 2018 nhưng chưa được thông qua vì giá bản quyền cao. Đồng thời, ông Nam cho biết sẽ cố gắng hết sức ‘nhưng không phải bằng mọi giá.’

Mức giá bản quyền mà ISM đưa ra là 15 triệu đô la cho một gói đầy đủ bao gồm tất cả 64 trận đấu, gấp đôi số tiền được tính vào kỳ World Cup trước đó vào năm 2014. Phía Đài truyền hình quốc gia Việt Nam đã từ chối vì mức tối đa cho phép của VTV là 10 triệu đô la. Trước đó, dự đoán chi tiêu mua giấy phép phát sóng World Cup 2018 của VTV chỉ từ 7 tới 8 triệu đô la.

FIFA World Cup 2018 lần thứ 21 sẽ được tổ chức tại Nga từ ngày 14 tháng 6 đến ngày 15 tháng 7 năm 2018.

Kỳ bóng đá thế giới năm nay cũng được các chuyên gia an ninh cảnh báo cần phải được chuẩn bị rất nghiêm túc vì những hành động đe dọa của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-only-country-left-without-2018-world-cup-broadcasting-rights-06072018114447.html

 

Hai Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn và Môi trường

bất nhất về việc nhận chìm bùn thải xuống biển

Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn vào hôm 8 tháng 6 vừa có văn bản trả lời Bộ Tài nguyên Môi trường về việc phản đối nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 ở Bình Thuận đổ 1 triệu m3 bùn thải xuống biển.

Theo văn bản của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đưa ra cho biết lý do không đồng tình là vì vị trí nhận chìm bùn thải quá gần Khu bảo tồn biển Hòn Cau cách khoảng 9 km và có thể gây tác động xấu đến môi trường và hệ sinh thái biển tại khu vực này.

Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đưa ra quan điểm rằng, không chỉ riêng nhà máy Vĩnh Tân mà bất kể nhà máy nào trên cả nước muốn đổ thải phải làm theo đúng quy định, tìm khu vực xa để đổ vì theo bộ này, vùng ven bở tập trung rất nhiều thủy sản và hệ sinh thái nằm hết khu vực gần bờ nên đổ như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn.

Vụ Bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản thì nhận định rằng, chất thải đó về mặt nguyên tắc được phép nhận chìm nhưng quan trọng là khu vực nào chứ không phải ở đâu cũng có thể nhận chìm được.

Vùng nhận chìm thải theo đề xuất của chủ dự án đưa ra không phải nhỏ lên tới 10 km diện tích mặt biển vì vậy chất thải lan tỏa rất lớn.

Đề cập đến phương án nhận chìm chất thải, Vụ bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản cho rằng phía doanh nghiệp phải tính toán, tìm vị trí và trình Bộ Tài nguyên Môi trường còn Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn chỉ có ý kiến.

Tuy nhiên nếu Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn có ý kiến không đồng ý thì doanh nghiệp cũng không thể làm được.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/two-ministries-contradict-on-the-dumping-of-waste-06082018110532.html

 

Truyền thông Ba Lan cáo buộc Slovakia

‘giúp’ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Truyền thông Ba Lan cáo buộc chính phủ Slovakia làm giả giấy tờ để giúp các quan chức Việt Nam “đưa lậu” Trịnh Xuân Thanh ra khỏi châu Âu bằng đường hàng không.

Trang mạng Onet.pl của Ba Lan trong một bài viết ra 1/6 cho rằng chính phủ Ba Lan có dính líu đến nghi án Trịnh Xuân Thanh được đưa ra khỏi châu Âu bằng chuyên cơ của Slovakia. Theo trang mạng này, Ba Lan đã cấp giấy phép cho chuyên cơ Slovakia chở Trịnh Xuân Thanh được bay qua lãnh thổ nước này.

Tuy nhiên, theo điều tra của Onet – cổng điện tử lớn nhất của Ba Lan, Slovakia đã cung cấp các giấy tờ giả cho Bộ Ngoại giao Ba Lan về phái đoàn Việt Nam bay bằng chuyên cơ của Slovakia qua lãnh thổ Ba Lan tới Moscow và họ nhận định rằng trên đó có thể có người mà chính phủ Đức cáo buộc mật vụ Việt Nam đã bắt cóc từ Berlin hôm 23/7/2017.

Cách đây 1 tháng, nhật báo TAZ của Đức đã đưa ra các dữ liệu không lưu của các chuyến bay liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, người bị Việt Nam tuyên 2 án tù chung thân vì tội “tham ô” trong năm nay. Tờ TAZ nghi ngờ chuyên cơ Airbus A319 của chính phủ Slovakia đã chở ông Thanh ra khỏi châu Âu.

Theo tờ nhật báo Đức, ba ngày sau khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra, bốn người Việt Nam trong đó có Bộ trưởng Công an Tô Lâm, đã hạ cánh xuống sân bay Praha, thủ đô Cộng hòa Czech. Họ dự định tới Vienne, thủ đô Áo, rồi sau đó tới Bratislava của Slovakia. Nhưng phía Việt Nam đột ngột thay đổi lịch trình và họ nói muốn được đón tại Praha rồi sau đó bay tới Moscow vì có một cuộc hẹn tiếp theo của Bộ trưởng Tô Lâm.

Vì vậy họ đã được Bộ Nội vụ Slovakia cung cấp một chiếc chuyên cơ Airbus A319 thuộc phi đội thường trực của chính phủ Slovakia.

Để đến Moscow, máy bay của Slovakia phải được cấp giấy phép bay qua Ba Lan và để có được sự đồng ý của Ba Lan, Slovakia phải gửi các tài liệu cần thiết cho Bộ Ngoại giao của Ba Lan theo yêu cầu của Luật Hàng không.

Theo Onet, chính phủ Slovakia đã trình bày các tài liệu giả cho phía Ba Lan.

Tờ báo này viết: “Hóa ra Bộ Ngoại giao Ba Lan không biết ai thực sự đã bay trên lãnh thổ của chúng ta.”

Theo truyền thông Đức, một số nghi phạm trong vụ bắt cóc đã được nhìn thấy cùng với ông Tô Lâm tại Bratislava, và chiếc máy bay mà Bộ Nội vụ Slovakia cho phái đoàn quan chức cấp cao Việt Nam mượn sau khi phái đoàn này bất ngờ thay đổi lịch trình đã được sử dụng để vận chuyển ông Thanh.

Truyền thông Đức cũng cho biết ông Thanh đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ở Berlin trong thời điểm Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm có mặt ở Slovakia vào cuối tháng 7 năm ngoái. Trong khi đó, Hà Nội khẳng định ông này tự ra đầu thú.

VOA Việt Ngữ đã hỏi Bộ trưởng Tô Lâm về cáo buộc của truyền thông Đức đối với sự dính líu của ông trong vụ bắt cóc ông Thanh nhưng ông Lâm không trả lời câu hỏi qua điện thoại và nói “Tôi đang bận họp.”

Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini phủ nhận bất kỳ sự dính líu nào của chính quyền ông đối với vụ bắt cóc mà chính phủ Đức nói là “vi phạm nghiêm trọng luật lệ của Đức.”

Đại sứ Việt Nam tại Bratislava Dương Minh Trọng tuyên bố rằng ông Thanh chưa bao giờ có mặt ở Bratislava.

https://www.voatiengviet.com/a/truyen-thong-ba-lan-cao-buoc-slovakia-giup-viet-nam-bat-coc-trinh-xuan-thanh/4428904.html