Tin Việt Nam – 05/01/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 05/01/2018

Vụ ‘Vũ nhôm’ và cuộc chiến không vùng cấm

PGS. TS. Phạm Quý ThọHọc viện Chính sách & Phát triển

Cho đến khi các báo nhà nước đồng loạt đưa tin Vũ nhôm bị áp giải về sân bay Nội Bài chiều ngày 4 tháng 1 năm 2018, người dân mới tin rằng sẽ có một vụ án gọi nôm là ‘Vũ nhôm’.

Trước đó hàng loạt các sự kiện dồn dập thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, báo chí, truyền thông trong và ngoài nước.

Ngày 21/12, Cơ quan An ninh điều tra khởi tố ông Phan Văn Anh Vũ (biệt danh Vũ nhôm) về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước;

Ngày 23/12, Công an khám xét nhà Vũ ở 82 Trần Quốc Toản, Đà Nẵng; Công an thành phố có lệnh truy nã khi ông Vũ trốn khỏi nơi cư trú;

Ngày 02/1/2018, Singapore xác nhận tạm giữ Vũ do vi phạm luật di trú; Ngày 4/1, phía Việt Nam tiếp nhận bắt giữ ông Vũ.

Bàn tròn thứ Năm: Ông Vũ ‘Nhôm’ về VN – hệ lụy và bình luận

VN: ‘Báo chính thống lẽo đẽo theo mạng xã hội’

Chính trị VN ra sao nếu ông Anh Vũ bị bắt về?

Từ lâu người dân Đà Nẵng đã biết đến ông Phan văn Anh Vũ, như một đại gia bất động sản ‘máu mặt’ giàu có với đứng tên lãnh đạo nhiều công ty và dự án ‘khủng’. Vũ, theo dư luận, có quá trình quan hệ ‘gần gũi’ với các quan chức thành phố và có thể tác động đến chính quyền nhằm trục lợi, đe dọa những người chống đối ông ta…

‘Tác nhân ngầm’?

Ông Anh Vũ ‘lo lắng cho an toàn cá nhân’

Ông Vũ ‘nhôm’ là ‘sĩ quan tình báo Việt Nam’?

Truyền thông nói gì vụ Phan Văn Anh Vũ?

Vụ án trở nên nghiêm trọng hơn khi đương kim bí thư Đà Nẵng, ông Trương Quang Nghĩa… tiết lộ ông Phan Văn Anh Vũ là sỹ quan cao cấp của Bộ Công an, rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý kiến chỉ đạo vụ này…PGS. TS. Phạm Quý Thọ

Ông Vũ được cho là một trong những ‘tác nhân ngầm’ gây mất đoàn kết trong thành ủy Đà Nẵng, dẫn đến việc Đảng kỷ luật cách chức bí thư và ủy viên Ban chấp hành trung ương của Nguyễn Xuân Anh, cảnh cáo đối với chủ tịch thành phố Huỳnh Đức Thơ…

Vụ án trở nên nghiêm trọng hơn khi đương kim bí thư Đà Nẵng, ông Trương Quang Nghĩa trong cuộc nói chuyện với các cựu chiến binh, cán bộ quân đội nghỉ hưu của thành phố nhân dịp kỷ niệm ngày Quân đội Nhân dân 22/12, tiết lộ ông Phan Văn Anh Vũ là sỹ quan cao cấp của Bộ Công an, rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý kiến chỉ đạo vụ này…

Dư luận đang quan tâm ‘bí mật nhà nước’ mà ông Vũ nhôm tiết lộ là gì? Anh ta có nhiều hộ chiếu, chứng minh thư là thật hay giả? Khối tài sản ‘khủng’ mà anh ta đứng tên liệu có đúng ‘quy trình’? Xe sang và những căn nhà biếu tặng lãnh đạo như thế nào? Nếu Vũ Nhôm là sỹ quan an ninh thì quá trình thoái hóa biến chất thế nào? Liệu có ‘thế lực’ nào chống lưng?…

Mọi người đều biết quá trình ‘thoái hóa, biến chất’, cấu kết với chính quyền để trục lợi, như Vũ nhôm hay qua các vụ đại án đã và đang xét xử, đều diễn ra trong một thời gian dài, cho thấy sự bất cập của thể chế. Mặc dù Đảng có nhận định là ‘có yếu kém, khuyết điểm’ trong quản lý kinh tế và cán bộ, nhưng đó là trực tiếp, bề ngoài. Nguyên nhân sâu xa là tha hóa quyền lực, quyền lực vượt khỏi tầm kiểm soát.

Ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, từng phát biểu rằng nhiều cán bộ đã biến quyền lực công thành tài sản cá nhân mang đi ban phát và trục lợi.

Thông qua việc kỷ luật các lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, Đảng đang gửi thông điệp mạnh mẽ rằng lãnh đạo các địa phương phải tuân theo các nguyên tắc làm việc và kỷ luật của Đảng. Đảng đang kiên quyết tái tập trung quyền lực.

Nhìn chung, Đảng Cộng sản đang củng cố tổ chức, mở rộng và tăng cường chống tham nhũng ‘không có vùng cấm’. Nhiều vụ đại án đang và sẽ được xét xử. Đảng ban hành nhiều quyết định ‘siết’ lại kỷ luật nội bộ, quy trình bổ nhiệm, sử dụng cán bộ.

Để có được niềm tin trong nhân dân Đảng phải thể hiện tính chính danh của mình, đồng thời thực hiện cơ chế dân chủ trực tiếp, tạo nhiều cơ hội cho người dân biểu đạt, họ phải được hiểu đúng và được bảo vệ… Nhờ đó thể chế mới bền vững, người dân mới tự do, hạnh phúc, đất nước mới thịnh vượngPGS. TS. Phạm Quý Thọ

Giám sát quyền lực qua dân?

VN: Chính phủ có nên kiên trì ‘chính sách thực dụng’?

VN: Lãnh đạo sai nên kinh tế không như ý?

Đường lối bảo thủ sẽ cản trở đổi mới?

Liệu Đảng có thể tự kiểm soát quyền lực?

Liệu có thể thông qua nhân dân để giám sát quyền lực? Lắng nghe tâm tư của người dân, qua những phát biểu tâm huyết của các cựu chiến binh, lão thành cách mạng trong cuộc gặp của bí thư Trương Quang Nghĩa với họ mà bài viết nêu ở trên, rằng người dân biết vụ việc từ lâu, nhưng nếu ‘lên tiếng’ một mặt ‘sợ ảnh hưởng tới điều tra của Công an, mặt khác, e sợ Vũ nhôm ‘trả thù’ trực tiếp hoặc thông qua tác động đến lãnh đạo sẽ gây ‘khó dễ’ cho người ‘phản ánh’ và gia đình họ…

Người dân hiện còn chưa có cơ chế hữu hiệu để nói lên tiếng nói của họ. Chính quyền chỉ biết khi sự việc đã xảy ra, mặc dù có nỗ lực ‘chữa cháy’.

Họ đôi khi thể hiện ‘sự bất bình’ khi không thỏa mãn với mức án đã tuyên cho những bị cáo tội tham nhũng trong những dịp lãnh đạo cấp cao của Đảng gặp gỡ cử tri. Dường như họ đang trút ‘cơn giận’ lên những kẻ tham nhũng với những bản án nặng nhất có thể.

Để có được niềm tin trong nhân dân Đảng phải thể hiện tính chính danh của mình, đồng thời thực hiện cơ chế dân chủ trực tiếp, tạo nhiều cơ hội cho người dân biểu đạt, họ phải được hiểu đúng và được bảo vệ.

Nhờ đó thể chế mới bền vững, người dân mới tự do, hạnh phúc, đất nước mới thịnh vượng.

Với vụ án ‘Vũ nhôm’ với tính chất phức tạp, còn chứa nhiều ẩn số liệu có trở thành một đại án?

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một chuyên gia về chính sách côngtừ Học viện Chính sách và Phát triển, thuộc Bộ Kế hoạch-Đầu tư Việt Nam.

http://www.bbc.com/vietnamese/forum-42579627

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ‘muốn rà soát đất đai’

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “yêu cầu xử lý nghiêm người đứng đầu buông lỏng quản lý đất đai,” báo Chính Phủ Việt Nam cho hay.

Trong chỉ thị mới về “chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai,” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “yêu cầu chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tập trung chỉ đạo rà soát, đánh giá đầy đủ tình hình triển khai thi hành pháp luật về đất đai ở các cấp, các ngành, trên cơ sở đó có kế hoạch, biện pháp cụ thể để chấn chỉnh, xử lý, khắc phục kịp thời những tồn tại trong việc thực hiện từng nội dung nhiệm vụ quản lý đất đai ở địa phương.”

Bàn tròn thứ Năm: Ông Vũ ‘Nhôm’ về VN – hệ lụy, bình luận

Chính sách đất đai và câu chuyện Đồng Tâm

Đất đai Đồng Tâm ‘rối như canh hẹ’ từ lâu

‘Đừng để vấn đề đất đai làm tổn hại phát triển đất nước’

Một số việc khác Thủ tướng Phúc muốn thực hiện:

Yêu cầu chấn chỉnh và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, tính thu nghĩa vụ tài chính về đất đai không đúng quy định.

Xử nghiêm các trường hợp buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép hoặc chậm đưa đất vào sử dụng mà không xử lý kịp thời.

Tổ chức rà soát các tổ chức kinh tế đã được nhà nước giao đất mà theo quy định của pháp luật đất đai thuộc đối tượng phải chuyển sang thuê đất, các đơn vị sự nghiệp công lập đã tự chủ tài chính đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để chuyển sang thuê đất ngay theo đúng quy định của pháp luật.

Tăng cường chỉ đạo việc phối hợp và làm rõ trách nhiệm giữa các cơ quan định giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất để tổ chức thực hiện tốt việc quản lý, xác định giá đất cụ thể bảo đảm chất lượng và thời gian yêu cầu.

Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính về đất đai ở địa phương để bảo đảm tính công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian thực hiện; bãi bỏ, điều chỉnh các nội dung công việc và các loại giấy tờ không đúng quy định, không đúng thẩm quyền.

Từ vụ Đồng Tâm, nghĩ về quá khứ và tương lai

Vụ Đồng Tâm – Mỹ Đức ‘chưa có hồi kết’

Hải Dương: Dân cáo buộc ‘bị đánh tàn nhẫn’

Liên quan đến tình hình sử dụng đất quốc phòng, Thủ tướng Phúc chỉ đạo Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp “rà soát, đề xuất sửa đổi các văn bản quy định về quản lý, sử dụng đất quốc phòng cho phù hợp với Luật Đất đai năm 2013”; phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố “rà soát tình hình quản lý, sử dụng đất quốc phòng trên phạm vi cả nước.”

“Trường hợp có dấu hiệu sai phạm như sử dụng đất không đúng mục đích, cho thuê, cho mượn đất trái phép hoặc quản lý không chặt để bị lấn, bị chiếm đất thì kịp thời, kiên quyết xử lý theo quy định để quản lý chặt chẽ hiệu quả quỹ đất quốc phòng, đồng thời xử lý trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, đơn vị,” chỉ thị viết.

Trong một bài mới đây trên BBC, PGS. TS. Phạm Quý Thọ, Học viện Chính sách & Phát triển, bình luận: “Chính phủ cũng đang thuận lợi khi thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, loại bỏ sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, kể cả doanh nghiệp quốc phòng, tích tụ và tư hữu hóa đất đai, công sản, thêm quyền cho Quốc hội trong các vấn đề tài khóa, và thiết lập một hệ thống tư pháp độc lập tương đối…”

“Tuy nhiên, tiếp tục thực hiện các cải cách trên cũng với thời gian sẽ đồng nghĩa với việc đe dọa đến quyền lực của Đảng, điều mà chế độ hiện tại không sẵn lòng chấp nhận. Đây là mâu thuẫn chủ yếu của cải cách trong cái gọi là thể chế ‘lai’ – Độc đảng toàn trị với kinh tế thị trường,” ông Thọ viết.

Báo Thanh Niên hôm 4/1 cho biết Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa “nhìn nhận cái sai của Ban Thường vụ Thành ủy trong thời gian vừa qua đó là nguyên tắc tập trung dân chủ chưa đạt.”

“Câu chuyện đất cát và tới đây sẽ có những câu hỏi. Giờ báo chí bắt đầu đăng: tại sao Vũ “nhôm” mua được nhiều đất công như thế mà không phải người khác? Rõ ràng phải xem lại quy trình nguyên tắc quản lý làm sao cho chuẩn mực”, báo này dẫn lời ông Nghĩa.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42526568

 

Việt Nam ‘chặn luật sư của Trịnh Xuân Thanh’

Luật sư Petra Schlagenhauf của ông Trịnh Xuân Thanh bị Việt Nam không cho nhập cảnh tại sân bay Nội Bài hôm 4/1, theo báo chí Đức.

Văn phòng của luật sư Petra Schlagenhauf nói với truyền thông Đức rằng bà bị buộc quay về khi đã tới sân bay.

Báo Đức Spiegel nói thêm rằng lúc còn ở Hà Nội, bà luật sư thông báo qua điện thoại cho sứ quán Đức về việc bị cấm nhập cảnh.

Bà nói rằng Đại sứ Đức đã nêu vụ việc với Bộ Ngoại giao Việt Nam, nhưng bà vẫn không được phép vào.

Trong khi đó, trang tin Đức DW.com cho biết Bộ Ngoại giao Đức đã mời Đại sứ Việt Nam đến gặp để yêu cầu được cử một quan sát viên tới phiên tòa ngày 8/1.

Một người phát ngôn ngoại giao Đức nói Đức muốn được quan sát phiên xử ông Trịnh Xuân Thanh.

Nhưng trang DW.com tường thuật Việt Nam đã loan báo không cho phép phóng viên nước ngoài dự phiên tòa.

Trang tin Đức Taz.de đưa tin bà Petra Schlagenhauf phải bay trở lại Bangkok từ Hà Nội vào tối thứ Năm.

Ông Trịnh Xuân Thanh, cùng nhiều người khác, sẽ ra tòa về vụ án xảy ra tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Ông Thanh, nguyên CT HĐQT, TGĐ PVC bị truy tố về cả 2 tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tội Tham ô tài sản.

Trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, ông Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc quyết định sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng vào mục đích khác, không đưa vào Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền trên 119 tỷ đồng.

Đức nói ông Thanh “bị bắt cóc” khi đã xin tỵ nạn tại Berlin và chuyển về Hà Nội để đem ra xét xử, trong khi nhà chức trách Việt Nam cho là ông Trịnh Xuân Thanh “tự về”.

Vụ việc đã gây ra khủng hoảng ngoại giao chưa từng có giữa Berlin và Hà Nội, khiến Đức tạm ngưng quan hệ “đối tác chiến lược” với Việt Nam.

Cùng ra tòa ngày 8/1 có ông Đinh La Thăng, từng là ủy viên Bộ Chính trị, bị đưa ra xử về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Một số bị cáo trong phiên tòa 8/1

Đinh La Thăng (nguyên CT HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN)

Trịnh Xuân Thanh (nguyên CT HĐQT, TGĐ PVC)

Phùng Đình Thực (nguyên TGĐ PVN)

Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó TGĐ PVN)

Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó TGĐ PVN)

Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng Ban Tài chính Kế toán và Kiểm toán PVN)

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42555995

 

Cựu tù nhân lương tâm Vũ Hùng bị câu lưu

Cựu tù nhân lương tâm, thầy giáo Vũ Hùng, hiện đang bị bắt giữ tại Công an Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Lý do trong thông báo do thượng tá Nguyễn Thế Bảy, phó thủ trưởngCơ Quan Cảnh sát Điều Tra của Công an Quận Thanh Xuân ký ngày 4 tháng giêng, đưa ra là  ông Vũ Hùng ‘có hành vi gây rối trật tự công cộng’ theo điều 318 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Vào chiều ngày 5 tháng giêng, lúc 5:10 phút bà Lý thị Tuyết Mai, vợ của thầy giáo Vũ Hùng, khi có mặt tại trụ sở Công an Quận Thanh Xuân chờ để gửi một số đồ dùng cá nhân vào cho thầy giáo Vũ Hùng, nói với Đài Á Châu Tự Do một số thông tin về việc người chồng bị bắt giữ:

“Anh Hùng bị công an bắt từ chiều hôm qua, sau khi bắt họ đưa về Công an Phường Thanh Xuân Bắc. Rồi tối hôm qua họ đưa anh ấy lên Quận Thanh Xuân. Hiện giờ đang ở quận Thanh Xuân và tôi cũng đang đứng chờ anh điều tra viên để gửi đồ vào cho anh Hùng. Anh điều tra viên nói đang làm việc, khi nào xong sẽ gọi tôi vào gửi đồ gồm quần áo, thức ăn cho anh Hùng.

Hôm qua họ nói anh Hùng gây gối trật tự công cộng; nhưng khi tôi đến lúc hơn 10 giờ và tôi hỏi thì anh Hùng nói là họ vu khống và đánh anh ấy nữa.”

Đài RFA có liên lạc qua điện thoại với điều tra viên tên Kim Minh Đức, được nêu tên phụ lý vụ việc, cũng như Công an Quận Thanh Xuân nhưng không ai bắt máy.

Thầy giáo Vũ Hùng hiện cư ngụ cùng gia đình tại Lô 53, Khu Dân cư mới Đa Sỹ, phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Ông từng là giáo viên môn Vật Lý tại trường Trung học Cơ sở Bích Hóa, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây cũ.

Bản thân ông từng phải đi tù hai lần. Lần thứ nhất vào năm 2007 sau khi ông cho một đồng nghiệp cùng trường mượn xem một số sách về dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.

Vào trung tuần tháng 9 năm 2008, ông bị bắt giữ cùng đợt với 9 nhà đấu tranh ôn hòa khác. Việc bắt giữ diễn ra sau phiên xử blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Thầy giáo Vũ Hùng bị bắt lúc đó với lý do kẻ những khẩu hiệu treo ở cầu Thăng Long với nội dung kêu gọi đa nguyên, đa đảng.

Trước khi bị bắt ông tham gia cuộc biểu tình chống Trung Quốc nhân dịp rước đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008.

Sau lần bị bắt vào năm 2008, thầy giáo Vũ Hùng bị tuyên án 3 năm với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Trong khi bị giam tù, thầy giáo Vũ Hùng từng nhiều lần tuyệt thực để phản đối cách đối xử của nhà tù đối với những người bị giam giữ, cũng như phản đối bản án mà ông cho là vi phạm nhân quyền.

Vào tháng giêng năm 2009, tổ chức Ân Xá Quốc Tế ra thông cáo kêu gọi hành động khẩn cấp đối với tình trạng sức khỏe của tù nhân Vũ Hùng trong nhà tù Việt Nam sau cả tháng trời tuyệt thực. Thông tin thầy giáo Vũ Hùng tuyệt thực trong tù được các tù nhân ra tù cho gia đình ông biết.

Sau khi mãn án tù, thầy giáo Vũ Hùng tiếp tục sinh hoạt cùng các nhà bất đồng chính kiến và giới xã hội dân sự độc lập.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ex-prisoner-of-conscience-detained-01052018090815.html

 

“2018 – sóng thần trên chính trường VN”

Khởi động – Tăng tốc

Nhận định về chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam trong năm 2017, cựu Đại tá Bùi Tín, hiện đang sinh sống tại Pháp đã gọi đây là một cuộc phiêu lưu sau một thời gian do dự, nhưng ông cũng nhấn mạnh cuộc phiêu lưu ấy chỉ nhắm đến những người không cùng phe cánh của ông Tổng Bí thư:

Ông phải là thực sự chống tham nhũng mà chỉ là các phe phái ở trong Đảng chia ăn với nhau thôi. Nếu chống tham nhũng thì cả chế độ này sụp đổ rồi bởi vì chế độ này tham nhũng đầy cả ra, tất cả các cấp thì làm sao mà tồn tại được. Cho nên chống tham nhũng của ông Trọng chỉ là bề nổi thôi. Do dự một thời gian dài mới nổ ra, mà nổ ra không chắc đã xử được hết, bởi vì chỉ xử những ai chống lại ông ấy thôi còn phe cánh thì ông ấy bảo vệ.

Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã rất nhiều lần lên tiếng kêu gọi tích cực đấu tranh chống tham nhũng. Một trong những phát biểu gây ấn tượng nhất của ông Trọng đó là khi ông ví von chiến dịch chống tham nhũng của ông là “lò nóng củi tươi cho vào cũng cháy”. Bản thân ông Trọng cũng từng thừa nhận rằng chưa có thời kỳ nào được như bây giờ khi mà một loạt cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp, cán bộ về hưu đều bị xử lý.

Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6, ông Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi tất cả các ban ngành phải xử nghiêm những trường hợp vi phạm từ trên xuống dưới để lấy lại lòng tin của người dân. Nhiều ý kiến cho rằng qua bài phát biểu này, chính ông Trọng đã thừa nhận tình hình tham nhũng ở Việt Nam đã khiến nhiều người dân mất niềm tin vào chế độ.

Nói chung, nguyên năm 2018 có thể nói tình hình chính trường ở Việt Nam sẽ không bình yên một chút nào và mặt biển luôn xuất hiện những cơn sóng lừng và thậm chí là sóng thần từ đầu đến cuối năm.
– TS Phạm Chí Dũng

Còn với Nhà báo độc lập, cũng là người quan tâm sát sao tình hình chính trị ở Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, thì chiến dịch chống tham nhũng trong năm 2017 được chia rõ ràng thành hai giai đoạn có thể hiểu là giai đoạn khởi động và giai đoạn tăng tốc:

Giai đoạn thứ nhất là từ đầu năm 2017, hay chính xác là từ giữa năm 2016 cho đến tháng 11/2017. Đó là một giai đoạn có thể nói là hô hào suông với những khẩu hiệu, nghị quyết chống tự diễn biến tự chuyển hóa theo Nghị quyết Trung ương 4 và thi hành những biện pháp mang tính chất kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính nhiều hơn hẳn so với việc chế tài bằng cách bắt bớ, tống giam, khởi tố. Tức là không thực hiện những biện pháp nặng mà chỉ thực hiện những biện pháp nhẹ.

Có thể nói lý do chính mà ông Trọng đã không thành công trong giai đoạn đầu là do thứ nhất ông ấy không nắm được bộ Công an. Cho nên đến tháng 10/2016 ông ấy có một động thái là tham gia vào Đảng ủy Công an Trung ương. Thứ hai là ông ấy chưa cơ cấu được một bộ phận giúp việc cho mình một cách chuyên nghiệp. Thứ ba, ông ấy còn quá nể nang trong việc xử lý tham nhũng.

Còn giai đoạn thứ hai theo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bắt đầu từ tháng 11/2017, xuất phát từ cuộc gặp gỡ giữa ông Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân Hội nghị APEC ở Đà Nẵng. Ông Phạm Chí Dũng cho rằng có thể Chủ tịch Trung Quốc đã truyền lửa hay kinh nghiệm cho ông Nguyễn Phú Trọng, khiến ông Trọng bứt phá hẳn lên và phá vỡ một tiền lệ rất quan trọng trước đây là Ủy viên Bộ Chính trị không thể bị khởi tố hoặc tống giam.

Hãng thông tấn AFP cũng từng đưa ra nhận xét rằng cách thức tiêu diệt các quan chức tham nhũng mà chính quyền Việt Nam đang thực hiện giống cách thức của Trung Quốc.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cũng nhắc đến việc nhiều ý kiến cho rằng chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng không quyết liệt và chỉ nhắm đến những nhân vật không cùng phe cánh với ông ấy:

Ví dụ như biệt phủ Phạm Sỹ Qúy ở Yên Bái, hay bà Nguyễn Thị Kim Tiến Bộ trưởng Bộ Y tế hay ông Võ Kim Cự liên quan đến vụ xả thải của Formosa,…Tất cả những người đó đều có thể được coi là không hề hấn gì và bằng cách nào đó đều có thể được coi là hạ cánh an toàn.

Ông Phạm Sỹ Qúy là nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái. Khi còn đương chức, gia đình ông đã xây dựng một khu biệt phủ nằm trên một mảnh đất rộng vốn là đất trồng rừng. Sau khi dư luận lên tiếng gay găt về vụ việc này, Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra và đưa ra kết luận ông Qúy mắc nhiều sai phạm. Tuy nhiên sau đó, ông Quý bị cách chức Giám đốc sở nhưng lại được đưa về làm phó Văn phòng Hội đồng Nhân dân tỉnh Yên Bái. Gia đình ông này cũng chỉ bị phạt hơn 500 triệu liên quan đến biệt phủ được xây dựng trái phép.

Còn ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh được cho là mắc nhiều sai phạm liên quan đến thảm họa môi trường Formosa ở Hà Tĩnh. Nhưng rồi ông Cự đã được cho nghỉ hưu khi vừa được giao chức Chủ tịch liên minh hợp tác xã Việt Nam.

Tương lai bấp bênh lắm bởi vì chống tham nhũng chỉ là hình thức thôi còn thực chất là các phe phái trị nhau và bênh nhau. Cho nên nó không có công tâm, không có pháp luật.
– Cựu Đại tá Bùi Tín

“Sóng thần” sắp tới?

Dự đoán về chiến dịch chống tham nhũng trong năm 2018, Cựu đại tá Bùi Tín cho rằng chiến dịch này vẫn sẽ tiếp tục diễn ra một cách không công tâm và đích đến cuối cùng là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:

Tương lai bấp bênh lắm bởi vì chống tham nhũng chỉ là hình thức thôi còn thực chất là các phe phái trị nhau và bênh nhau. Cho nên nó không có công tâm, không có pháp luật.

Hiện nay nó xử ông Đinh La Thăng, rồi sắp tới xử ông Trịnh Xuân Thanh và lần lượt sẽ xử đến ông Nguyễn Văn Bình và đến một số tay chân khác của ông Dũng. Nhưng cuối cùng sẽ đi đến trả thù cho ông Dũng. Bởi vì chống tham nhũng này của ông Trọng là oán thù các phe cánh với nhau mà kẻ thù số 1 của ông Trọng là ông Nguyễn Tấn Dũng.

Chuyện phe phái mà ông Bùi Tín đề cập được cho là xung đột kéo dài từ lâu giữa một bên là ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, với bên kia là những viên chức cao cấp của chính phủ dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Sau Đại hội đảng lần thứ 12 vào đầu năm 2016, ông Nguyễn Tấn Dũng mất hết quyền lực chính trị. Sau đó người ta thấy một loạt các quan chức được ông bổ nhiệm bị kỷ luật, thậm chí có người đã về hưu cũng bị cách chức như ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương. Và đến cuối năm 2017, đến lượt ông Đinh La Thăng, người được thăng tiến nhanh chóng dưới thời Thủ tướng Dũng.

Còn dưới con mắt của Tiến sĩ Phạm Chí Dũng thì năm 2018 sẽ là một năm chiến dịch chống tham nhũng sẽ bùng nổ lên cao trào:

Năm 2018 được khởi nguồn từ cuối năm 2017 và bây giờ có nhắm mắt cùng có thể nói là năm 2018 sẽ là một năm máu lửa và xung đột nội bộ ghê gớm. Một năm mà chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng đẩy lên một mức độ khốc liệt và sẽ nhận những phản ứng khốc liệt từ những đối thủ chính trị của ông Trọng và những quan chức tham nhũng.

Nói chung, nguyên năm 2018 có thể nói tình hình chính trường ở Việt Nam sẽ không bình yên một chút nào và mặt biển luôn xuất hiện những cơn sóng lừng và thậm chí là sóng thần từ đầu đến cuối năm.

Cựu Đại tá Bùi Tín lại ví von chiến dịch chống tham nhũng này như một con thần mã của ông Tổng bí thư. Ông e ngại rằng không biết con thần mã này có thể đưa ông Trọng tới cửa nhà ông Nguyễn Tấn Dũng hay không. Hay ông Trọng sẽ ngã khỏi lưng con ngựa do chính ông tạo ra.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-anti-corruption-campaign-will-become-more-vigorous-in-2018-01042018130742.html

 

Những dự luật sửa đổi của Việt Nam trong năm 2017:

‘1 bước tiến, 2 bước lùi’

Sau kỳ họp Quốc hội khoá 14, một loạt những dự thảo luật sửa đổi/bổ sung gây chú ý trong công luận và giới luật sư, có thể kể ra như: Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam 2015, trong đó có khoản 3 Điều 19 – Luật sư tố giác thân chủ; Dự thảo Luật An ninh mạng Việt Nam; Dự  thảo Nghị Định về việc xử phạt hành chính trong lãnh vực tín ngưỡng và tôn giáo; Dự thảo Thông tư liên tịch do Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Toà án Nhân dân Tối cao và Bộ Quốc phòng đưa ra quy định công an không được hỏi cung bị can và lấy lời khai người liên quan nếu không có bố trí thiết bị ghi âm, ghi hình; dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng…

Các luật sư có đánh giá như thế nào về những dự thảo luật nổi bật trong năm 2017?

Những thay đổi đáng ghi nhận

Trong những dự thảo luật thay đổi, bổ sung của năm 2017, Bộ Luật Tố tụng Hình sự tu chính đã được thông qua và chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2018. Bộ luật này có một điểm khá đặc biệt được Luật sư Đặng Đình Mạnh gọi là điểm ‘đáng chú ý’, đó là “quyền im lặng”, một khái niệm lần đầu tiên được luật pháp Việt nam đề cập đến và công nhận trong 1 bộ luật chính thức.

Tuy  rằng đã từng xuất hiện trong Bộ luật hình sự năm 2015 nhưng không được minh thị với cái tên chính thức “quyền im lặng”, mà chỉ là những điều khoản riêng biệt quy định tại Điều 58, 59, 60 thuộc chương VI. Do đó, khi Quyền im lặng được đề cập với tên gọi đầy đủ trong Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2017, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng hiệu lực của quyền này sẽ được cụ thể hoá hơn.

“Việc gọi là quyền thì có nghĩa là họ có thể thực hiện hoặc không thực hiện khai trình. Nếu họ không thực hiện thì chính xác là quyền im lặng. Đã có qui định như vậy là 1 điểm son.

Điều này là  thành quả của 1 quá trình khi Việt Nam thương thảo về những hiệp định thương mại với các quốc gia, buộc Việt Nam phải sửa đổi luật pháp theo những tiêu chuẩn chung của thế giới văn minh. Quyền im lặng là 1 trong những thành quả đó, rất đáng ghi nhận. Nó giúp nâng cao vai trò của người luật sư trong giai đoạn mới.”

Điều này là  thành quả của 1 quá trình khi Việt Nam thương thảo về những hiệp định thương mại với các quốc gia, buộc Việt Nam phải sửa đổi luật pháp theo những tiêu chuẩn chung của thế giới văn minh. Quyền im lặng là 1 trong những thành quả đó, rất đáng ghi nhận. Nó giúp nâng cao vai trò của người luật sư trong giai đoạn mới. – LS Đặng Đình Mạnh

Luật sư Nguyễn Văn Hậu đưa ra 1 phân tích khá tương đồng với Luật sư Đặng Đình Mạnh khi nói về những thay đổi của hệ thống pháp luật Việt Nam trong năm qua. Ông nói:

“Năm 2017 vừa qua có hàng loạt các luật có hiệu lực thi hành, khoảng hơn 20 bộ. Tôi cho rằng trong thời gian tới khi Việt Nam tham gia các công ước quốc tế và Việt Nam đã nội lực hoá các công ước quốc tế đó vào trong luật của Việt Nam.”

Một ghi nhận khác cũng từ Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng hệ thống luật pháp Việt Nam có hai sự thay đổi rất lớn và được ông quan tâm nhiều nhất, đó là Bộ luật Dân sự và Hình sự.

Nói về Bộ luật Dân sự, ông cho biết Bộ Luật Dân sự mới qui định Toà án không được từ chối và cho rằng đơn kiện của người dân là không có luật.

“Bộ Luật Dân sự có 1 qui định là Toà án không được từ chối xét xử khi nói là không có luật. Nếu không có luật thì phải áp dụng luật tương tự. Nếu luật tương tự không có thì áp dụng phong tục tập quán. Đây là 1 tiến bộ mà tôi cho là theo thông lệ.”

Một sự thay đổi lớn thứ hai cũng theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu đó là Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

“Không ai được coi là có tội nếu chưa có bản án của toà có hiệu lực pháp luật, đó là 1 thay đổi trước đây đã có nhưng lần này được thể hiện rõ hơn.

Thứ hai, có 1 luật riêng là luật tạm giam và tạm giữ. Luật thi hành án hình sự và Luật hình sự thay đổi theo hướng là bảo vệ quyền con người và quyền công dân. Ví dụ như khi bắt 1 người, đặc biệt là trẻ em vị thành niên dưới 18 tuổi thì phải có luật sư tham gia ngay từ đầu. Việt Nam cũng đã sửa luật trợ giúp pháp lý là đối với những em dưới 18 tuổi thì nhà nước sẽ chi tiền giúp đỡ cho họ có quyền có luật sư. Và người bị bắt không có quyền chứng minh có tội. Việc đó thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng.”

Một dự thảo khác cũng được cho là một tiến bộ của qui trình tố tụng của Việt Nam, đó là dự thảo Thông tư liên tịch do Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Toà án Nhân dân Tối cao và Bộ Quốc phòng đưa ra quy định công an không được hỏi cung bị can và lấy lời khai người liên quan nếu không có bố trí thiết bị ghi âm, ghi hình.

Từ Sài Gòn, Luật sư Bùi Quang Nghiêm nói với RFA hai điều mà theo ông, đó là lý do để nói rằng dự thảo này là một bước tiến đáng khen của pháp luật Việt Nam. Điều thứ nhất, ông cho rằng khi có ghi hình, ghi âm, bị can sẽ không còn cảm giác sợ hãi dẫn đến việc né tránh câu trả lời.

Điều thứ hai được ông cho biết.

“Có ghi âm, ghi hình thì sẽ hạn chế được những việc trái pháp luật như bức cung, nhục hình, mớm cung, gợi ý để trả lời theo ý muốn của điều tra.”

Một bước tiến, hai bước lùi

Bên cạnh những điểm thay đổi được đánh giá là đáng ghi nhận hoặc là điểm son của nền tư pháp Việt Nam thì có những dự thảo gây ra tranh cãi từ phía các luật sư. Nổi bật là Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam 2015, khoản 3 Điều 19 về không tố giác tội phạm.

Dựa trên định nghĩa về vai trò và trách nhiệm của luật sư, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Đại biểu Quốc hội cho rằng người luật sư là người căn cứ vào pháp luật, thực tế để bảo vệ thân chủ của mình trong bất cứ trường hợp nào, tìm ra những tình tiết có lợi nhất cho thân chủ của mình để bảo vệ họ. Do đó, nhận xét Điều 19.3, ông nói:

“Nếu luật sư có trách nhiệm tố giác tội phạm thì nó lại trái với quy định của công ước quốc tế, là luật sư phải bảo vệ quyền riêng tư và bí mật của thân chủ mình.”

Luật sư Đặng Đình Mạnh rất lấy làm tiếc vì trong sự thay đổi đáng ghi nhận này thì vẫn có những điều luật chưa thoả đáng.

“Đây là 1 điểm thụt lùi, 1 điểm thụt lùi rất đáng nói.”

“Điều luật 19.3 là 1 điểm rất đặc biệt riêng có của Việt Nam. Đây là điều không nên có nhất là trong xu thế VIệt Nam đang muốn hoà nhập với các nước trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực tư pháp.”

Đây là 1 điểm thụt lùi, 1 điểm thụt lùi rất đáng nói. – LS Đặng Đình Mạnh

Đúng như nhận định của Luật sư Đặng Đình Mạnh, những năm vừa qua Việt Nam đã tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Thế nhưng, bên cạnh những dự thảo luật mang tính cởi mở, theo xu hướng quốc tế thì vẫn có những dự thảo sửa đổi bổ sung gây bức xúc cho người dân.

Gần nhất với đời sống của mỗi người dân Việt Nam hiện tại là kết nối công nghệ toàn cầu. Thế nhưng, dự thảo Luật An ninh mạng Việt Nam, khoản 4, Điều 34 đã gây bất bình trong dư luận vì đưa ra quy định các công ty quốc tế cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam đặt máy chủ quản lý dự liệu người sử dụng là công dân Việt Nam trên lãnh thổ quốc gia này.

Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc – Chủ tịch Hội Tư vấn về Khoa học Công nghệ và Khoa học Quản lý cho biết việc đặt máy chủ quản lý của dịch vụ internet, cung cấp mạng xã hội ở nơi nào không phải là điều quan trọng. Ông nói ngay dự thảo luật này của Việt Nam là không giống ai, và ông giải thích như sau:

“Về vấn đề kỹ thuật thì đâu cần phải là máy chủ phải đặt ở đâu. Trên thế giới này có 1 góc nào đấy, 1 hòn đảo xa xôi nào đấy cũng được, rừng Targa hay đảo Guam của Mỹ cũng được. Đây là vấn đề chính trị, cho nên luật pháp không cho dùng thì người ở đất nước đó không được dùng.”

Do đó, khi đưa ra đánh giá chung về những dự thảo luật sửa đổi, bổ sung gây chú ý nhất trong năm 2017, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng luật pháp đã có những thay đổi tiến bộ hơn, tốt hơn, nhưng, bên cạnh đó vẫn có 1 số hạn chế chưa được khắc phục. Kết luận ông dành cho hệ thống pháp luật Việt Nam năm 2017 là: “ Một đằng họ vẫn mở cánh cửa he hé, đằng khác họ vẫn đóng tịt cánh cửa hạn chế quyền hạn của luật sư. Luật pháp của mình vẫn đang vận hành như thế: 1 bước đi tới mà 2 bước lùi.”

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vn-revised-bill-of-laws-in-2017-one-step-forward-two-steps-back-01042018092124.html

 

Xác định nguyên nhân vụ nổ ở Bắc Ninh

Cơ quan chức năng Việt Nam bước đầu xác định nguyên vụ nổ tại Bắc Ninh hôm 3/1 là do chủ cơ sở phế liệu đã gom các loại đầu đạn xếp tạo thành khối và dùng muối rải lên để huỷ với mục đích thu kim loại nhằm tái chế. Cũng từ những xác minh của công tác điều tra cho biết vụ nổ do tập trung 1 số lớn các loại đạn 23mm, 14,5mm, 12,7mm và có thể lẫn đạn phốt pho gây cháy, kích nổ toàn bộ khối đạn.

Bộ Tư lệnh Công binh hôm 5/1/2018 thành lập đoàn công tác làm việc với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Ninh vào cuộc điều tra nguyên nhân gây vụ nổ kinh hoàng ở Bắc Ninh.

Kết luận điều tra ban đầu còn cho biết thêm ngoài kho phế liệu của gia đình ông Nguyễn Văn Tiến thì chưa có khu vực nào khác chứa loại phế liệu gây ra vụ nổ. Ông Nguyễn Văn Tiến đã bị khởi tố về hành vi tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng theo khoản 3, Điều 304 Bộ Luật Hình sự 2015.

Vụ nổ xảy ra lúc khoảng 4g30 ngày 3/1, tại thôn Quan Độ, Bắc Ninh đã khiến 2 cháu bé tử vong, 8 người bị thương và gần 10 ngôi nhà bị phá huỷ hoàn toàn. Hàng chục căn nhà trong bán kính 1 km cũng bị ảnh hưởng.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/preliminary-cause-of-bac-ninh-explosion-01052018085546.html

 

Tài xế chặn đường phản đối BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp

Vào trưa ngày 5 tháng giêng, tại trạm BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp lại xảy ra tình trạng ùn tắc vì tài xế đậu xe chắn ngang đường phản đối mức phí qua trạm bị cho là quá cao.

Các tài xế đậu xe trước cửa trạm nhưng đóng kín cửa không chịu mua vé. Trong khi đó nhân viên vẫn ngồi trong trạm còn bảo vệ phải điều tết dòng xe phía sau sang làn đường khác để mua vé.

Các tài xế phàn nàn rằng họ phải trả mức phí 30.000 đồng để qua trạm là quá cao, lẽ ra trạm chỉ nên thu khoảng 5.000 đồng.

Hàng ngàn chiếc xe bị ùn tắc kéo dài dọc tuyến đường, cộng thêm tiếng còi inh ỏi tạo nên một khung cảnh hỗn loạn.

Trước đó, vào hôm 4 tháng giêng, các doanh nghiệp đã đối thoại với  Chủ tịch tỉnh Cần Thơ ông Võ Thành Thống và họ đã đồng ý không đưa tài xế ra dừng xe tại trạm BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp. Tuy nhiên đến ngày hôm sau hàng loạt tài xế tiếp tục ra trạm phản đối.

Đến chiều cùng ngày, ông Thống nói với báo chí rằng trước đó ông đã làm việc với nhà đầu tư và thống nhất xả trạm để giải quyết ách tắc. Nhưng khi ách tắc xảy ra trạm thu phí lại chần chừ không muốn xả trạm. Ông Thống cũng khẳng định là sự việc xảy ra do tự phát chứ không có dấu hiệu của các tổ chức kích động.

Các doanh nghiệp cũng yêu cầu được gặp lãnh đạo trạm BOT này, nhưng phía lãnh đạo không đồng ý.

Sau đó, ông Nguyễn Văn Lương, trưởng trạm thu phí BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp nói với báo chí rằng lãnh đạo công ty TNHH BOT Cần Thơ- Phụng Hiệp đã thống nhất sẽ gặp các doanh nghiệp vào lúc 2h chiều cùng ngày. Tuy nhiên đến hơn 6h chiều vẫn chưa thấy báo chí đưa tin gì thêm về buổi đối thoại này.

Đoạn đường Cần Thơ- Phụng Hiệp nằm trong dự án mở rộng Quốc lộ 1 với chiều dài 22 km, tổng mức đầu tư 1.800 tỷ đồng và được hoàn thành vào cuối năm 2015. Tháng 12 năm ngoái, trạm đã tiến hành giảm giá vé cho các tài xế nhưng vẫn gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của dân vì họ cho rằng giá hiện tại vẫn quá cao.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/chaos-at-bot-toll-station-can-tho-phung-hiep-01052018082051.html

 

Nhân vụ án Trịnh Xuân Thanh sắp “xét xử”:

Nhìn lại cách hành xử của nhà nước pháp quyền XHCN

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Thời gian qua, nhiều sự kiện trong nước và quốc tế đã lôi cuốn người dân Việt Nam trên khắp các mạng xã hội. Nào là ông PGS.TS Bùi Hiền đưa ra ý tưởng cải cách chữ viết Tiếng Việt, nào là những vụ bà giết cháu, vợ giết chồng phân thây…

Thế rồi cộng đồng mạng xã hội bị lôi cuốn và che lấp đi một sự kiện có tầm ảnh hưởng quốc tế, đặt Việt Nam vào tình thế đã khó còn khó hơn trong việc “làm bạn với tất cả các nước” hay là quốc sách ngoại giao đa phương. Đó là sự kiện bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức.

Với mức độ kỷ lục trên thế giới khó có thể so sánh, Việt Nam đã điều tra cấp tốc và sẽ đưa Trịnh Xuân Thanh ra xử cùng với Đinh La Thăng vào ngày 8/1, mở màn cho “chiến dịch chọi trâu” năm mới 2018 của đảng.

Trừng phạt và… im lặng bất chấp?

Theo những thông tin có được từ báo chí nước ngoài, thì nhà nước Đức – một nhà nước dân chủ – dù không được bằng Việt Nam, nơi có nền “dân chủ gấp hàng vạn lần dân chủ tư sản”  theo lời Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước – đã không bỏ qua việc một lực lượng nước ngoài thực hiện bắt cóc, khủng bố trên đất nước mình,  dù kẻ bị bắt cóc là ai.

Cảnh sát và nhà nước Đức đã hết sức quyết liệt trong việc phản ứng với những việc làm quen thói của nhà cầm quyền Việt Nam trong nước như bắt cóc, giả dạng côn đồ đập phá, khủng bố người dân… nay đem ra thi thố trên đất Đức.

Nhiều biện pháp về ngoại giao đã được áp dụng có tính chất quyết liệt như hạ cấp ngoại giao, trục xuất nhân viên ngoại giao về nước… Nhiều lời phát biểu đanh thép, kiên quyết của quan chức nhà nước Đức, không dung thứ những hành động của nhà cầm quyền Việt Nam đã được đưa ra. Nhiều mối đe dọa cho vị thế Việt Nam cũng như những tác động  tiêu cực đến mối quan hệ giữa Việt Nam và nước Đức nói riêng cũng như Liên hiệp Châu Âu nói riêng.

Vấn đề không phải chỉ là mối quan hệ giữa hai nhà nước, mà nó tác động đến chính đời sống kinh tế, xã hội và cuộc sống mỗi người dân Việt Nam. Công sức vun đắp mối thiện cảm và hữu nghị với các nước, không phải là của riêng nhà nước cộng sản mà là tài sản chung của dân tộc, nay bỗng chốc hóa ra tro bụi.

Lỗi tại ai?

Hẳn nhiên không phải đây là “Ý nguyện của tuyệt đại đa số nhân dân” – một cụm từ đảng Cộng sản thường dùng nhét vào mồm dân câu chữ của họ khi muốn thực hiện những vấn đề liên quan đến quyền lợi người dân của chế độ độc tài – như việc ướp xác Hồ Chí Minh chẳng hạn.

Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc đem về Việt Nam để “tự thú” là con bài quen thuộc xưa nay vốn được đưa ra diễn trong các trường hợp cần bắt bớ, trấn áp, bỏ tù người dân Việt Nam, thông qua hệ thống tuyên giáo, tuyên truyền để người dân bị đánh lừa.

Thông thường, việc bắt cóc, tự thú, nhận tội, hoặc dùng côn đồ tấn công đều được hệ thống báo chí thông tin ngược lại để bào chữa một cách hết sức trơ trẽn cho hành động bất chấp luật pháp và lương tri. Nhất là đám dư luận viên vốn ít chữ nhưng mồm miệng gắn thêm phụ khoa được tung lên mạng. Sau những màn bắt cóc là xóa dấu vết và nói ngược.

Thế nhưng, trong trường hợp này, con bài đó không có tác dụng. Mọi đường đi, nước bước, nhân sự cho việc bắt cóc đã được cảnh sát Đức vạch ra khá rõ ràng, nhiều nhân vật bị bắt giữ, thẩm vấn.

Thậm chí bọn cò mồi, ăng ten “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” như Hồ Ngọc Thắng cũng bị lôi từ trong gậm giường ra để sa thải. Khổ thân anh ta công phu bao năm ẩn mình đánh lén, giờ đứng trước nguy cơ được mang giáo trình Mác về tiếp tục phục vụ đảng và bác tại quê nhà, nên đã tắt những tuyên bố hùng hồn mà “im thin thít như thịt nấu đông”.

Thế mới hiểu những tên dư luận viên đắc lực, cao cấp cũng vậy thôi, chửi thì chửi đó, khen thì khen đó, nhưng nếu đuổi khỏi bên bị chúng chửi để cho về bên bọn chúng luôn khen ngợi, thì cúp đuôi chạy mất.

Điều này cũng tương tự quan chức lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, luôn mồm chửi “bọn tư bản thối nát, phồn hoa giả tạo, tuy chúng tao nghèo đói, nhưng mà nghèo đói thật”. Để rồi tuyên truyền ngăn chặn con cái dân đen chống lại bọn tư bản, nhưng con cái quan chức lớn lên, bằng những đồng tiền mồ hôi nước mắt người dân chúng cướp được, lại được đưa sang bọn tư bản thối nát, giãy chết để học tập. Ốm đau họ lại chạy sang “bọn tư bản vô nhân đạo” để chúng chữa bệnh.

Thế mới hiểu sự tài tình của lực lượng Công an Việt Nam vốn được xưng tụng “giỏi nhất thế giới” cũng như thể hiện “sự sáng suốt, tài tình dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng” như thế nào.

Đánh lạc hướng dư luận và khỏa lấp sự việc

Trước những cáo buộc của phía CHLB Đức, nhà cầm quyền Việt Nam lúng túng và bí lối, đành giờ bài… cùn.

Thay vì việc nghiêm túc điều tra, kết luận và phản ứng tương xứng với những đòn đau nhận được từ phía CHLB Đức, mà chúng tôi đã có dịp tư vấn trong bài “Cần quyết liệt xử lý hiện tượng Cộng hòa Liên bang Đức” thì  nhà cầm quyền Việt Nam chỉ phản ứng bằng “lấy làm tiếc”, rồi đánh bài… lờ. Ngoài việc đưa Trịnh Xuân Thanh lên Truyền hình để “tự thú”, Việt Nam không có bất cứ động tác nào hơn để đưa sự việc ra công khai.

Điều này có vẻ ngược lại với truyền thống của đảng CSVN thông qua lực lượng tuyên giáo và báo chí vốn rất quan tâm đến việc người dân Mỹ thiếu quyền làm người, người dân Mỹ phải đi đến thùng rác công cộng để nhặt đồ ăn… dàn báo chí Việt Nam hùng hậu đã thi nhau im thin thít “như chưa hề có cuộc chia ly”.

Họ tưởng rằng vậy là đủ. Lá bài “Vua thua thằng liều” và “Vua thua thằng cùn” vốn đã giúp họ vượt qua nhiều hoàn cảnh khắc nghiệt, dù sau đó mặt mũi đất nước bị không chỉ bôi tro trát trấu mà là cả sự khinh bỉ, miệt thị ra mặt.

Nhưng, sự đời đâu có dễ dàng đến vậy.

Nhà nước Đức đã kiên quyết điều tra, và hầu hết những hành động trong bóng tối của việc Trịnh Xuân Thanh tự thú đã được đưa ra ánh sáng khi mới đây, cảnh sát Đức đã công bố lộ trình, thành phần và kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Điều này đặt nhà cầm quyền Việt Nam vào thế không mấy dễ chịu.

Vậy bước tiếp theo, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ làm gì để gỡ thế bí cho mình và túng ngón đòn tấn công lại CHLB Đức?

Có lẽ đã đến lúc cùng nhau thử dự đoán con bài nào, kế hoạch nào sẽ được thực hiện.

Tự thú! Lối thoát của Trịnh Xuân Thanh và nhà cầm quyền?

Ngay sau khi nhà cầm quyền Việt Nam đưa tin Trịnh Xuân Thanh tự thú, cộng đồng mạng xã hội đã râm ran bàn tán sôi nổi với những câu hỏi đầy sự nghi ngờ mà lực lượng cả trăm ngàn dư luận viên không thể nào đỡ nổi.

Rằng quan chức nhà nước đã khẳng định Trịnh Xuân Thanh đã trốn đi nước ngoài hẳn hoi. Công an Việt Nam đã phát lệnh truy nã, nói rõ: Bất cứ công dân Việt Nam nào phát hiện Trịnh Xuân Thanh đều phải bắt đến đem giao nộp cho cơ quan cảnh sát gần nhất hoặc số điện thoại ghi rõ trên lệnh truy nã.

Vậy Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam đầu thú bằng cách nào? Bằng con đường nào? Chui dưới đất bằng đường hầm ma túy như ở Mexico sang Mỹ hay bay trên không trung như chim?

Nếu Trịnh Xuân Thanh về bằng đường hàng không, qua cửa khẩu nào? Lực lượng cảnh sát, biên phòng và trăm ngàn thứ an ninh, công an khác nhau sao không phát hiện Trịnh Xuân Thanh để bắt giữ, giao nộp mà để anh ta ung dung về nhà nghỉ ngơi rồi đến “tự thú”?

Và nhà cầm quyền Việt Nam đã phản ứng, trả lời những câu hỏi đó bằng “lấy làm tiếc”.

Có lẽ, điều khó khăn nhất đối với nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay, đó là sự phủ nhận những lý lẽ, chứng cứ của CHLB Đức đưa ra căn cứ qua tài liệu điều tra của cảnh sát.

Thế nhưng, như đã nói ở trên, sự bất chấp và lỳ lợm nhiều phen đã cứu thoát nhà cầm quyền VN khá nhiều nơi bằng cách nói lấy được, lặp đi lặp lại những điều ai cũng biết là dối trá, kể cả chính họ.

Và chúng tôi dự đoán rằng nhà cầm quyền Việt Nam sẽ tiếp tục sử dụng lối đi duy nhất mà họ có thể sử dụng này.

Và biết đâu, nếu TXT cũng biết sử dụng kịch bản đó thì sẽ thoát tội?

Bởi cha ông đã nói: “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

http://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/trinh-xuan-thanh-and-rule-of-law-01052018072429.html

 

Luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh:

“Tôi bị cấm nhập cảnh Việt Nam”

Ba ngày trước phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh, luật sư người Đức từng giúp cựu lãnh đạo ngành dầu khí xin tị nạn ở nước của bà không được nhập cảnh vào Việt Nam.

Bà Petra Schlagenhauf cho VOA biết bà đã bị “cấm vào Việt Nam” vào lúc 8 giờ tối (giờ địa phương) ngày 4/1 dù đã đáp máy bay tới Hà Nội.

Họ không cho tôi biết lý do vì sao nhưng tôi có nghe thấy họ nói với nhau rằng tôi là ‘luật sư của ông Thanh.’

Petra Schlagenhauf, luật sư thụ lý hồ sơ xin tị nạn ở Đức cho Trịnh Xuân Thanh

Phiên tòa xử ông Thanh, người bị Việt Nam cáo buộc làm thất thoát 3.300 tỷ đồng (147 triệu USD), cùng hàng chục quan chức PetroVietnam dự kiến sẽ diễn ra ngày 8/1 tại Hà Nội.

Đức cáo buộc mật vụ Việt Nam bắt cóc ông Thanh tại Berlin trong khi Hà Nội tuyên bố người đàn ông 51 tuổi bị cáo buộc tội tham nhũng đã tự nguyện về Việt Nam đầu thú sau một thời gian trốn chạy.

Trong một email gửi cho VOA từ Bangkok sáng sớm ngày 5/1, luật sư người Đức nói bà bị buộc quay trở lại Bangkok và đang chờ chuyến bay về Berlin.

“Họ không cho tôi biết lý do vì sao nhưng tôi có nghe thấy họ nói với nhau rằng tôi là ‘luật sư của ông Thanh,” bà Schlagenhauf cho biết.

“Đại sứ Đức đã nói chuyện về trường hợp của tôi với phía Việt Nam nhưng không có kết quả.”

VOA không thể liên lạc ngay lập tức với Sứ quán Đức ở Hà Nội để biết thêm chi tiết về vụ việc.

Sứ quán Đức hôm 20/12 cho VOA biết họ dự định sẽ “quan sát” phiên tòa sắp tới xử Trịnh Xuân Thanh.

Bà Schlagenhauf dự định tới Việt Nam để phối hợp với các cộng sự về vụ việc của ông Thanh trong thời gian diễn ra các phiên xét xử dự kiến kéo dài trong khoảng 10 ngày đến 2 tuần. Luật sư này nói bà không có ý định tham dự phiên tòa vì “điều này không hợp pháp” khi bà là luật sư người Đức chứ không phải Việt Nam.

Ông Thanh, người sẽ bị xử trong 2 phiên tòa riêng biệt, sẽ có nhiều khả năng nhận án tử hình, theo nhận định của bà Schlagenhauf.

Trong một lần trả lời VOA trước đây, bà Schlagenhauf nói việc kết luận cho rằng thân chủ của bà là có tội đã được định trước. “Phiên xét xử này sẽ không đáp ứng được tiêu chuẩn của một vụ xét xử công bằng. Sự thể đó là điều không thể chấp nhận được.”

Theo truyền thông trong nước, đây là một phiên tòa được nhiều người mong đợi vì trong số hơn 20 bị can bị xét xử sẽ có cựu ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng. Ông Thanh được coi là một “thuộc hạ thân tín” của ông Thăng. Cả 2 cùng từng là lãnh đạo ngành dầu khí và bị cáo buộc tội danh “cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.”

https://www.voatiengviet.com/a/luat-su-duc-cua-trinh-xuan-thanh-bi-tu-choi-nhap-canh-vao-viet-nam/4193897.html

 

Việt Nam ‘hoan nghênh’

lời mời làm quan sát viên bầu cử tổng thống Nga

Hãng Thông Tấn Nga TASS hôm 2/1 nói Nga đang mời các nhà quan sát quốc tế, trong đó có Việt Nam, đến quan sát cuộc bầu cử tổng thống nga 2018.

Hãng Thông Tấn Nga TASS dẫn lời Ella Pamfilova, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Trung ương hôm 2/1 nói với các phóng viên: “Chúng tôi hợp tác và làm việc với nhiều tổ chức có liên quan tại gần một trăm quốc gia ở Mỹ Latinh, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi. Họ là đối tác, đồng nghiệp của chúng tôi trên tất cả các lục địa. Chúng tôi chủ động liên lạc, tương tác với họ và sẽ mời họ.”

Trong chuyến công du đến Hà Nội vào tuần trước, phái đoàn của Viện Cộng đồng Liên bang Nga đứng đầu là Phó Bí thư Sergei Ordzhonikidze đã mời Việt Nam làm quan sát viên cho cuộc chạy đua vào Điện Kremlin, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 18/3.

Khi gặp ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, báo Lao động dẫn lời ông Ordzhonikidze nói:

“Chúng tôi cũng mời đồng nghiệp Việt Nam tham gia vào các cuộc bầu cử tổng thống Nga sắp tới với tư cách quan sát viên bầu cử.”

Người đứng đầu Viện Cộng đồng Liên bang Nga còn nói thêm rằng ông đã bàn chủ đề này với Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga, bà Ella Pamfilova, trước khi đến Việt Nam.

Báo Pháp Luật trích lời ông Ordzhonikidze nói thêm rằng: “Chúng tôi muốn mời các nước bạn bè cùng giám sát bầu cử.”

Tờ báo này dẫn lời ông Trần Thanh Mẫn nói “hoan nghênh lời mời này” và cho biết “nếu Liên bang Nga có lời mời thì Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam sẽ cùng các cơ quan có thẩm quyền xem xét.”

Trong cuộc gặp với Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào tháng 11/2017 tại TP. Đà Nẵng, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Việt Nam luôn là một trong những ưu tiên đối ngoại của Nga tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Trong cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 2012 có gần 700 quan sát viên quốc tế tham dự, chủ yếu là từ châu Âu.

Vào tháng trước ông Putin nói sẽ ra tranh cử một nhiệm kỳ thổng thống sáu năm nữa, một điều mà nhiều người mong đợi và ông có thể dễ dàng chiến thắng nhiệm kỳ thứ 4. Ông Putin lên nắm quyền nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2000.

https://www.voatiengviet.com/a/vietnam-hoan-nghenh-loi-moi-lam-quan-sat-vien-bau-cu-tong-thong-nga/4193836.html

 

Công An Việt Nam

sẽ làm rõ vì sao Vũ “nhôm” có đến 3 hộ chiếu

Bộ Công An Việt Nam sẽ điều tra làm rõ vì sao ông Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ “nhôm”, có đến ba hộ chiếu như phía Singapore loan báo và ai là người “giúp sức” cho ông.

Hôm 5/1 báo Dân trí trích lời ông Dương Thanh Biểu – nguyên Phó viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân dân tối cao Tối cao cho rằng, “trước mắt bị can Phan Văn Anh Vũ sẽ bị xem xét về việc có tới 3 hộ chiếu như phía Singapore đề cập.”

Ông Biểu nói thêm rằng phía Singapore phát hiện bị can Phan Văn Anh Vũ mang hộ chiếu giả nên theo nguyên tắc đã trục xuất, trả về nơi xuất cảnh là Việt Nam. “Bị can Vũ đang bị truy nã nên Bộ Công an tiếp nhận trường hợp này là đúng pháp luật. Như vậy có thể thấy bị can Vũ đã sử dụng 2 hộ chiếu và sẽ bị xem xét về việc này theo quy định của pháp luật.”

Tới đây Bộ Công an sẽ điều tra làm rõ bị can Vũ đã sử dụng hộ chiếu như thế nào, ai là người giúp sức nếu có việc làm giả hộ chiếu?”

Ông Dương Thanh Biểu trả lời báo Dân trí

Ông Dương Thanh Biểu nói: “Tới đây Bộ Công an sẽ điều tra làm rõ bị can Vũ đã sử dụng hộ chiếu như thế nào, ai là người giúp sức nếu có việc làm giả hộ chiếu?”

Hãng tin AF trích lời Bộ Nội vụ Singapore cuối ngày 4/1 nói ông Phan Văn Anh Vũ bị bắt giữ khi dùng hộ chiếu mang tên giả, trong khi còn mang 2 hộ chiếu khác, trong đó có 1 hộ chiếu mang tên thật.

Báo Pháp Luật cho biết hộ chiếu nước ngoài của ông Vũ do đảo quốc Antigua và Barbuda, ở phía đông biển Caribe, cấp. Tờ báo này còn đăng hình tấm hộ chiếu của ông Vũ, trong đó ngày cấp là 1/9/2017, hơn ba tháng trước khi ông bị chính quyền Việt Nam ra lệnh truy nã.

Hôm 4/1 VOA đã liên lạc với Bộ Ngoại giao và Cơ quan Di trú Antigua và Barbuda để xác nhận thông tin về hộ chiếu của ông Vũ nhưng chưa được hồi đáp.

Antigua và Baburda là đảo quốc có dân số chỉ hơn 100 ngàn người thuộc quần đảo Leeward, nằm ở vùng biển Caribe, Trung Mỹ.

Truyền thông trong nước dẫn lời Bộ Nội Vụ Singapore rằng ông Phan Văn Anh Vũ từng ra vào Singapore bằng hai hộ chiếu Việt Nam khác nhau; trong đó có một hộ chiếu không đúng nhận dạng.

Trên chuyến bay về Việt Nam, báo Giao Thông nói ông Vũ “nhôm” vẫn được phục vụ như một hành khách bình thường. “Việc ăn uống của Vũ “nhôm” không khó khăn do bị can bị truy nã này không bị còng tay mà bị còng chân.”

Vào chiều qua 4/1, Bộ Công an Việt Nam chính thức thông báo đã tiếp nhận, bắt giam ông Phan Văn Anh Vũ và tiến hành điều tra theo lệnh khởi tố về hành vi “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước,” mà hình phạt cao nhất có thể lên đến 15 năm tù.

https://www.voatiengviet.com/a/cong-an-vietnam-se-lam-ro-vi-sao-vu-nhom-co-den-3-ho-chieu/4193675.html

 

Luật sư mổ xẻ vụ bắt Vũ ‘nhôm’

Khánh An-VOA

Giới nghiên cứu luật trong nước và quốc tế tỏ ra khá bất ngờ với quyết định trục xuất ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) về Việt Nam của Singapore, và cho rằng có sự “thỏa thuận” và “áp lực” giữa hai chính phủ.

Mặc dù không loại trừ khả năng ông Phan Văn Anh Vũ bị trả về nước, nhưng Luật sư Nguyễn Khả Thành từ Việt Nam nói ông bất ngờ với diễn tiến mới của vụ Vũ “nhôm”.

“Ban đầu tôi cũng hơi bất ngờ vì theo tôi, cũng có những quy định của Singapore, nhưng có lẽ vì tính ngoại giao nên người ta có thể bỏ qua và dẫn độ ông Vũ nhôm về Việt Nam vào chiều nay”, LS. Thành nói.

Quyết định của Singapore là một quyết định chịu áp lực rất lớn từ phía Việt Nam, hoặc là đã có một sự thỏa thuận ngầm nào đó.

LS. Vũ Đức Khanh

Bình luận với VOA tối 4/1, Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada cho rằng do mối quan hệ thân thiết và lợi ích kinh tế, chính trị to lớn giữa Singapore và Việt Nam, nên chính phủ Singapore đã đưa ra một quyết định đi “hơi quá” quy trình pháp lý.

Ông nói:

“Quyết định của Singapore là một quyết định chịu áp lực rất lớn từ phía Việt Nam, hoặc là đã có một sự thỏa thuận ngầm nào đó”.

Theo phân tích của LS. Khanh, phía chính phủ Singapore ngay từ đầu đã tỏ ra hợp tác khi chính quyền Hà Nội thông báo cho Singapore về việc hủy hộ chiếu của ông Vũ.

“Theo khung pháp lý về vấn đề hỗ tương tư pháp giữa các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Singapore và Việt Nam, thì phía Bộ Công an, theo diễn giải của tôi, đã thông qua Bộ Ngoại giao liên lạc với Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội để thông báo về vấn đề này, đó là lý do tại sao một nguồn tin cho biết hộ chiếu ông Vũ dùng để đi vào Singapore đã bị hủy, nhưng trước đó khi ông Vũ đi vào thì nó vẫn có giá trị. Như thế là đã có sự hợp tác giữa phía Việt Nam và Singapore”, LS. Khanh nói.

Một người theo dõi sát và có nhiều bài phân tích về pháp lý trong vụ Vũ “nhôm”, nhà hoạt động-nghiên cứu luật Phạm Lê Vương Các, viết trên Facebook cá nhân rằng:

Dù là quyết định trục xuất, nhưng cách làm của Singapore cho thấy họ đang “dẫn độ” ông Vũ về lại Việt Nam. Điều này là hoàn toàn trái với Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự giữa các quốc gia Asean, theo điểm a khoản 1 điều 2 Hiệp định nêu rõ: “Không áp dụng bắt hoặc giam giữ một người nhằm mục đích dẫn độ người đó.”

Các chuyên gia pháp lý đều cho rằng xuyên suốt quá trình từ lúc ông Phan Văn Anh Vũ bị truy nã cho tới ngày bị bắt, mỗi diễn tiến đều chứa đầy những câu hỏi mà người dân không có nhiều hy vọng tìm được câu trả lời công khai. Chẳng hạn tại sao ông Vũ không có mặt tại nhà vào thời điểm công an đến khám xét và bắt giữ, như lời LS. Thành, rằng “Thường thường, những vụ này thì họ [Bộ Công an] rất bí mật, nhưng không hiểu sao những người kia lại biết được và trốn đi?”.

Tại sao ông Vũ có thể tẩu tán tài sản ra khỏi Việt Nam?

Rồi vì sao ông Vũ đến Singapore cả tuần lễ mà lại không đi tiếp sang quốc gia thứ ba, mà theo lời một luật sư đại diện cho ông nói là Đức?

LS. Khanh cho rằng việc Singapore sát ngày trục xuất mới cho luật sư đại diện gặp ông Vũ, và ngay vào thời điểm chót này, cũng không cho phía luật sư và ông Vũ biết về quyết định trục xuất, theo cho thấy có những vấn đề đằng sau mà có thể công chúng sẽ không bao giờ được biết đến.

“Ông ấy có passport của đảo quốc Entiguan, vậy tại sao ông ấy không rời khỏi đảo quốc Singapore, tức là có một vấn đề gì đó mà họ đã cầm chân ông ấy cho tới giờ chót”, LS. Khanh nhận định.

Nhà hoạt động Phạm Lê Vương Các nhận định trên Facebook cá nhân:

“Việc Vũ ‘nhôm’ bị Singapore trục xuất về lại Việt Nam vào chiều ngày hôm nay 4/1, cho thấy các chuẩn mực pháp lý phải tiếp tục lùi bước trước các thương thảo chính trị, thường xảy ra khá phổ biến tại các quốc gia Asean có nhiều khiếm khuyết về nhân quyền”.

… có những quy định của Singapore, nhưng có lẽ vì tính ngoại giao nên người ta có thể bỏ qua và dẫn độ ông Vũ nhôm về Việt Nam…

LS. Nguyễn Khả Thành

Bất kể những dự đoán khác nhau về số phận Vũ “nhôm” sau khi bị bắt về Việt Nam, dư luận các phía đều tỏ ra “vui” với diễn tiến mới này, mặc dù không ít người tiếc nuối những kịch tích chính trị có thể xảy ra nếu như ông Phan Văn Anh Vũ không bị trục xuất theo kiểu “dẫn độ” về nước.

Ông Phan Văn Anh Vũ, 42 tuổi, một cựu sĩ quan tình báo cao cấp được người dân gọi là “mafia Đà Nẵng”, bị nhà chức trách Việt Nam truy nã về tội “cố ý làm lộ bí mật nhà nước”.

Dư luận cho rằng ông Vũ nắm trong tay nhiều bí mật liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh, một cựu quan chức bị cáo buộc tham nhũng đã trốn sang Đức và bị bắt cóc về Việt Nam vài tháng trước.

Trong tuyên bố ngày 4/1, Bộ Nội vụ Singapore cho biết Cục Quản lý xuất nhập cảnh (ICA) của nước này đã hoàn tất việc điều tra ông Phan Văn Anh Vũ, 42 tuổi, và ông Vũ đã nhận một “cảnh báo nghiêm khắc” thay vì bị truy tố.

ICA cũng đã hủy bỏ tài liệu thông hành của ông Vũ và trục xuất ông ra khỏi Singapore theo Đạo luật Di trú.

Chiều ngày 4/1, Bộ Công an Việt Nam phát đi thông báo chính thức nói đã “tiến hành tiếp nhận bắt bị can Phan Văn Anh Vũ”.

https://www.voatiengviet.com/a/luat-su-mo-xe-vu-bat-vu-nhom/4192288.html

 

Trung Quốc hoan nghênh nỗ lực cải thiện quan hệ t

rên bán đảo Triều Tiên

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 5/1 hoan nghênh và ủng hộ những nỗ lực cụ thể nhằm cải thiện quan hệ trên bán đảo Triều Tiên, sau khi Triều Tiên và Hàn Quốc lần đầu tiên sau hơn hai năm đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán chính thức vào tuần tới.

Tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói các cuộc đàm phán sẽ có lợi cho việc cải thiện tình hình trên bán đảo.

“Trung Quốc tin rằng những nỗ lực nhằm cải thiện mối quan hệ liên Triều thông qua đối thoại và thúc đẩy hòa giải và hợp tác của CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc phục vụ lợi ích cơ bản của hai bên. Điều này cũng có lợi cho việc giảm căng thẳng, thúc đẩy phi hạt nhân hóa bán đảo, thúc đẩy hòa bình, ổn định và an ninh khu vực”, ông Cảnh nói.

Người phát ngôn Trung Quốc cho biết thêm rằng Thứ trưởng Ngoại giao kiêm đại diện đặc biệt của Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên Khổng Huyễn Hựu sẽ đi đến Seoul từ ngày 5 đến ngày 6/1 để lấy ý kiến và trao đổi quan điểm về tình hình bán đảo Triều Tiên với Đại diện đặc biệt kiêm trưởng đại diện Hàn Quốc tại các cuộc đàm phán sáu bên, ông Lee Do-hoon.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-hoan-nghenh-no-luc-cai-thien-quan-he-tren-ban-dao-trieu-tien/4193793.html