Tin khắp nơi – 22/10/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 22/10/2018

Mỹ rút khỏi hiệp ước INF

để đối phó với Trung Quốc?

Minh Anh

Ngày 20/10/2018, tổng thống Donald Trump xác nhận rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp ước vũ khí hạt nhân tầm trung (Intermediate-range Nuclear Forces Treaty – INF), được ký vào năm 1987 giữa Washington và Matxcơva. Theo giới chuyên gia, với quyết định này của ông Donald Trump, chính quyền Washington đang tăng tốc cuộc đọ sức chiến lược dài hạn với Bắc Kinh.

Cách nay 31 năm, tổng thống Mỹ Ronald Reagan và tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô lúc bấy giờ là ông Mikhail Gorbatchev đã đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh lạnh khi ký kết hiệp ước INF năm 1987. Đôi bên cam kết ngưng phát triển nhiều loại tên lửa tầm trung có tầm bắn từ 500-5.500 km. Hiệp ước được phê chuẩn sau khi bùng nổ cuộc khủng hoảng do việc Liên Xô triển khai tên lửa SS-20 mang đầu đạn hạt nhân có thể bắn tới nhiều nước Tây Âu.

Thông báo rút ra khỏi INF được Hoa Kỳ giải thích là do phía Nga đã vi phạm hiệp ước, tiếp tục chế tạo hay thử nghiệm nhiều loại tên lửa hành trình có khả năng đạt tầm bắn trong khoảng từ 500-5.500 km, căn cứ theo một báo cáo thường niên của bộ Ngoại Giao Mỹ năm 2014. Nga đã bác bỏ cáo buộc này và khẳng định không vi phạm hiệp ước.

Giải thích của Mỹ không được nhiều chuyên gia, trong đó có một số nhà phân tích Trung Quốc, tán đồng. Họ cho rằng mục tiêu chính của Hoa Kỳ khi quyết định rút ra khỏi INF là đối phó với Trung Quốc, vào lúc quan hệ Washington – Bắc Kinh không chỉ căng thẳng trong vấn đề thương mại mà cả trong lĩnh vực quân sự.

Theo nhận định của tờ New York Times, quyết định rút này « sẽ cho phép Mỹ đối phó với việc Trung Quốc trang bị vũ khí tại Thái Bình Dương ». Đặc biệt là tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp, Trung Quốc đã cho cải tạo, bồi đắp nhiều bãi đá ngầm thành những đảo tiền tiêu quân sự.

Hoa Kỳ lo ngại Trung Quốc có thể triển khai các loại tên lửa đạn đạo mà không sợ bị khống chế vì nước này không ký kết INF. Loạt tên lửa DF và HN của Trung Quốc có tầm bắn đến 15.000km và như vậy có thể bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ.

Theo ông Lưu Vệ Đông (Liu Weidong), chuyên nghiên cứu về nước Mỹ thuộc Học viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc, quyết định này của Donald Trump sẽ giúp cho quân đội Mỹ tự do phát triển cũng như là triển khai các loại vũ khí thông thường và hạt nhân trong khu vực.

Chỉ có điều, như lưu ý của chuyên gia Collin Koh, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang tại Singapore, khi thông báo rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp ước INF, Nga và Trung Quốc có thể tận dụng cơ hội này như là một chất xúc tác để đẩy nhanh hơn nữa các chương trình phát triển vũ khí của mình.

Và như vậy, « lần đầu tiên kể từ năm 1972, nhân loại có nguy cơ rơi vào một thế giới ở đó sẽ không tồn tại một giới hạn nào đối với các nước trong việc phát triển vũ khí hạt nhân », như cảnh báo của ông Malcolm Chalmers, giám đốc học viện Royal United Services Institute, chuyên nghiên cứu về quốc phòng, với tờ báo Anh The Guardian.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181022-hoa-ky-rut-ra-khoi-hiep-uoc-inf-voi-nga-de-doi-pho-voi-trung-quoc

 

Thiếu tướng Mỹ bị thương tại Afghanistan

Quân đội Hoa Kỳ xác nhận một trong hai người Mỹ bị thương trong một cuộc tấn công tuần trước ở Afghanistan là một thiếu tướng Mỹ. Một chỉ huy trưởng cảnh sát có nhiều quyền lực của Afghanistan bị thiệt mạng trong cuộc tấn công.

Thiếu tướng Jeffrey Smiley, cố vấn quân sự của sứ mệnh NATO tại Afghanistan, đã bị bắn khi một tay súng mặc đồng phục của lực lượng an ninh Afghanistan nổ súng vào một nhóm giới chức đang rời cuộc họp với tư lệnh hàng đầu của NATO ở Afghanistan, Tướng Scott Miller.

Tướng Miller bị thương và đã thoát được. Một thường dân Mỹ cũng bị bắn trong vụ này.

Tướng Abdul Raziq, một người mạnh mẽ chống Taliban, đã bị trọng thương, cùng với người đứng đầu cơ quan tình báo địa phương NDS, Tướng Abdul Momim.

Taliban tuyên bố đã thực hiện vụ tấn công bên trong khu nhà được bảo vệ an ninh cao, gây ra một đòn giáng nặng nề cho chính phủ Afghanistan tại một trong những tỉnh chiến lược quan trọng nhất nước này. Vụ việc cũng cho thấy khả năng quân nổi dậy thực hiện tấn công nhắm vào các lãnh đạo hàng đầu.

https://www.voatiengviet.com/a/thieu-tuong-my-bi-thuong-tai-afghanistan/4624171.html

 

Làn sóng ‘Nguyễn’ trong cuộc bầu cử ở Quận Cam

Các tờ báo Mỹ hôm 21/10 cho biết đã xuất hiện làn sóng “Nguyễn” trong cuộc bầu cử tại Quận Cam, bang California, với 24 người Mỹ gốc Việt ra tranh cử, trong đó có đến 13 ứng cử viên có cùng họ.

Tờ Los Angeles Times chạy tít: “Có đến 24 người Mỹ gốc Việt ra tranh cử ở Quận Cam, mà trong đó 13 người có cùng họ Nguyễn.”

Đài truyền hình Fox News loan tin: “Làn sóng người Mỹ gốc Việt tranh cử ở Quận Cam – hơn phân nửa trong số 24 ứng cử viên có cùng họ.”

Tờ Los Angeles Times nói: “Không thể chối cãi rằng sẽ có một làn sóng Nguyễn.”

Tờ báo này trích lời một nhà tư vấn kinh tế gốc Việt có tên là Châu Nguyên nói: “Bản hiệu tranh cử ở khắp nơi. Cộng đồng của chúng tôi có rất nhiều ứng cử viên. Thật là một điều đáng kinh ngạc.”

Sự gia tăng số lượng các ứng cử viên gốc Việt ở Quận Cam cũng là một dấu hiệu mới nhất về sự tiến hóa về mặt chính trị của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, các tờ báo Mỹ nhận định.

Các ứng cử viên phần lớn tập trung ở khu Little Sài Gòn bao gồm thành phố Fountain Valley, Garden Grove và Westminster. Các ứng cử viên gốc Việt không chỉ tranh cử vào những vị trí quan trọng trong hội đồng thành phố và cơ quan lập pháp cấp bang, mà còn tranh cử vào các trường học, các công sở quản lý từ giáo dục, cảnh sát, đến dịch vụ tiện ích.

Luật sư Nguyễn Quốc Lân, người đang nắm giữ nhiệm kỳ thứ 4 trong Hội đồng Giáo dục Học khu Garden Grove, và đang tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo, nói tờ Tờ Los Angeles Times: “Rõ ràng chúng tôi không chỉ vận động cho cộng đồng của chúng tôi mà còn cho cộng đồng dòng chính. Chúng tôi tranh cử vì tất cả trẻ em và cha mẹ đều xứng đáng được lưu ý.”

Cùng với Luật sư Lân là nhiều ứng cử viên cao cấp khác của đảng Cộng hòa như ông Tyler Diep, phó thị trưởng thành phố Westmister, bà Janet Nguyễn, thượng nghị sĩ tiểu bang đại diện cho Quận 34, cũng đang ra tái tranh cử.

Bên phía Dân chủ có các ứng viên như Duke Nguyễn, tranh cử Cảnh Sát Trưởng Quận Cam; Thu-Hà Nguyễn tái ứng cử nghị viên địa hạt 3 Garden Grove..

Báo The Los Angeles Times dẫn lời ông Karthick Ramakrishnan, giáo sư Đại học UC Riverside nhận định sự gia tăng vào nền chính trị của cộng đồng gốc Việt là do “ảnh hưởng của họ vào các chính sách trọng tâm ở Quận Cam. ”

Ông nói: “Việc này cho thấy sức mạnh của người gốc Việt trong thùng phiếu, sự ảnh hưởng của họ lan rộng vào các chính sách trọng tâm ở Quận Cam. Những gì quý vị đang chứng kiến là những hạt giống đã được ươm mầm từ nhiều thập kỷ trước khi những người Việt Nam đầu tiên ra đi tị nạn và đã thành công.”

https://www.voatiengviet.com/a/lan-song-nguyen-trong-cuoc-bau-cu-o-quan-cam/4623634.html

 

Cái chết của Khashoggi :

tổng thống Mỹ tỏ vẻ cứng rắn với Ả Rập Xê Út

Trọng Nghĩa

Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út Adel al-Jubeir vào hôm qua, 21/10/2018, khẳng định là « không biết thi hài của nhà báo Jamal Khashoggi ở đâu ».

Tuyên bố này nằm trong những « thông tin » mà chế độ Riyad đưa ra, sau khi miễn cưỡng thú nhận là nhà báo Ả Rập Xê Út đã bị giết chết. Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên đã bày tỏ sự bực tức, nói đến những hành vi « lừa đảo, nói dối ».

Thông tín viên RFI tại New York, Grégoire Pourtier, tường thuật :

« Câu chuyện của họ rất lung tung. Ông Donald Trump rất bực tức tối thứ Bảy 20/10 vừa qua, khi trả lời phỏng vấn qua điện thoại của nhật báo Washington Post, về những giải thích mà chính quyền Ả Rập Xê Út đưa ra từ 15 ngày qua, sau vụ nhà báo Khashoggi mất tích.

Hôm thứ Sáu, tổng thống Mỹ còn cho rằng kịch bản mà Ryad đưa ra trước đó là « đáng tin », nhưng sau bao lần « lừa đảo, nói dối » – ông Trump đã nói nguyên văn như vậy – thì rốt cuộc tại sao lại phải tin lời giải thích cuối cùng này ?

Theo ông Trump, ông không có thông tin đặc biệt gì về trách nhiệm của thái tử Mohammed ben Salman. Ông công nhận đây là một con người nhẫn tâm, nhưng ông rất muốn thấy là vị thái tử trẻ tuổi đó không dính líu vào vụ sát nhân này.

Mohammed ben Salman là con chủ bài của chiến lược Mỹ ở Trung Đông, và cũng rất gần một người cùng lứa tuổi 30 khác, Jared Kuschner, con rể của ông Trump, người đặc trách hồ sơ nhạy cảm vùng Trung Đông.

Phải giải quyết vấn đề ra sao ? Ông Trump rất cần Ả Rập Xê Út, nhưng nếu ông không tỏ thái độ cứng rắn thì sẽ bị cho là mềm yếu, tác hại đến chính sách ngoại giao của ông, đồng thời sẽ bị các nghị sĩ tố cáo. Do vậy ông Donald Trump phải rất khéo léo ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181022-cai-chet-cua-khashoggi-tt-trump-to-ve-cung-ran-voi-a-rap-xe-ut

 

Ả Rập Xê-út: Giết nhà báo trong lãnh sự quán

là ‘sai lầm lớn, nghiêm trọng’

Ả Rập Xê-út cho biết Thái tử Mohammed bin Salman đã gọi điện thoại cho con trai của nhà báo bị giết chết, Jamal Khashoggi, hôm 22/10 để chia buồn.

Nhà báo Khashoggi chết sau khi vào lãnh sự quán của Ả Rập Xê-út tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 2/10.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, trong phát biểu tại Quốc hội hồi tuần trước, hứa sẽ công bố chi tiết về vụ này.

Ông nói với những người tuần hành ở Istanbul hôm Chủ nhật rằng “Chúng tôi đang tìm kiếm công lý và sẽ làm sáng tỏ tất cả sự thật trần trụi của nó, không phải bằng những bước thông thường”.

Ông Erdogan đã nói chuyện với Tổng thống Mỹ Donald Trump qua điện thoại hôm Chủ Nhật. Cơ quan thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ cho biết cả hai nhà lãnh đạo đồng ý với nhau rằng vụ giết nhà báo Khashoggi cần phải được “làm rõ mọi khía cạnh”.

Ả Rập Xê-út nói vụ giết ông Khashoggi trong lãnh sự quán của mình ở Istanbul là “một sai lầm lớn và nghiêm trọng”, và cam kết sẽ quy trách nhiệm những người liên quan.

Ngoại trưởng Adel al-Jubeir nói với kênh tin tức Fox News hôm Chủ nhật rằng các điệp viên Ả Rập Xê-út “đã làm việc này ngoài phạm vi thẩm quyền của họ”, và gọi đây là “một hành động côn đồ”.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Ả Rập Xê-út đã gửi lời chia buồn tới gia đình ông Khashoggi, nhưng không tiết lộ thông tin mới về việc nhà báo này đã bị giết như thế nào, thi thể của ông hiện ở đâu hay liệu Thái tử, người nắm quyền cai trị trên thực tế, có liên quan đến vụ này hay không.

Ả Rập Xê-út tuyên bố nhà báo Khashoggi, 59 tuổi, đã bị giết vào ngày 2/10 sau khi một cuộc cãi vã dẫn đến ẩu đả, một lời giải thích khiến cho quốc tế hoài nghi và khinh thường, kể cả Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Sau khi lúc đầu có vẻ tin Ả Rập Xê-út, thì giờ ông Trump nói rằng “rõ ràng có sự lừa dối, và có những lời nói dối”.

Ả Rập Xê-út cho biết họ đã sa thải 5 quan chức chính liên quan đến vụ giết người và bắt giữ 18 người khác.

Những người chỉ trích đang đặt câu hỏi làm thế nào mà một nhóm gồm 15 điệp viên Ả Rập Xê-út có thể bay đến Istanbul để gặp ông Khashoggi và cuối cùng giết ông mà không tham khảo và được sự đồng ý của hoàng tử. Nhưng ông al-Jubeir khẳng định “Không có người nào quan hệ mật thiết với ông ấy”, mặc dù nhiều bản tin cho biết một số giới chức an ninh Ả Rập Xê-út thân cận với Thái tử Mohammed có tham gia vào vụ này.

Nhà báo Khashoggi tự sống lưu vong ở Hoa Kỳ và là một cây viết chuyên mục cho tờ Washington Post, vốn hay chỉ trích sự can thiệp của Ả Rập Xê-út và Thái tử Mohammed trong cuộc xung đột ở Yemen.

Các nhà điều tra Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng các điệp viên của Ả Rập Xê-út đã tra tấn ông Khashoggi, giết chết và sau đó phân thây ông để tẩu tán.

Các nhà lãnh đạo châu Âu và nhóm nhân quyền Ân xá Quốc tế bày tỏ hoài nghi về lời giải thích của Ả Rập Xê-út.

Anh, Đức và Pháp đã ban hành một tuyên bố chung lên án vụ giết ông Khashoggi và nói rằng việc làm rõ chính xác những gì đã xảy ra là một nhu cầu cấp bách. Các nước châu Âu nói cần phải có những chứng cứ hỗ trợ thì lời giải thích của Ả Rập Xê-út mới đáng tin cậy.

Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi Ả Rập Xê-út phải trao thi thể ông Khashoggi ngay lập tức để có thể thực hiện khám nghiệm tử thi.

Giám đốc chiến dịch của Ân xá Quốc tế khu vực Trung Đông, Samah Hadid, nói cần có cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc để tránh Ả Rập Xê-út xóa dấu vết những gì diễn ra xung quanh cái chết của ông Khashoggi. Ông Hadid nói việc che đậy này có thể đã được thực hiện để duy trì mối quan hệ thương mại quốc tế của Ả Rập Xê-út.

https://www.voatiengviet.com/a/a-rap-xe-ut-giet-nha-bao-trong-lanh-su-quan-la-sai-lam-lon-nghiem-trong/4623640.html

 

Nga phản ứng gay gắt

về việc Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF

Anh Vũ

Chỉ ít giờ sau khi tổng thống Donald Trump thông báo Mỹ rút khỏi Hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân tầm trung (INF), hôm qua, 21/10/2018, Matxcơva đã nhanh chóng lên tiếng cảnh cáo quyết định này là “một bước đi nguy hiểm” và sẵn sàng có biện pháp đáp trả nếu Mỹ tiếp tục có những hành động “vụng về và thô thiển”.

Thứ trưởng Ngoại Giao Nga Sergei Ryabkov, được AFP trích dẫn, khẳng định việc tổng thống Donald Trump quyết định rút khỏi Hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân với Nga là “một bước đi nguy hiểm”.

Thứ trưởng Ryabkov nhấn mạnh, hiệp ước được Washington và Matxcơva ký kết trong thời Chiến tranh Lạnh “vô cùng quan trọng đối với an ninh quốc tế… hướng đến việc duy trì sự ổn định mang tính chiến lược”. Ông Ryabkov lên án Mỹ luôn tìm cách buộc các nước khác phải nhượng bộ bằng chiến thuật bắt bí.

Lãnh đạo cuối cùng của Liên Bang Xô Viết, Mikhail Gorbachev, người đã cùng tổng thống Mỹ Ronald Reagan năm 1987 ký hiệp ước trên, đã phê phán tổng thống Mỹ hiện nay “thiếu khôn ngoan”, đồng thời ông kêu gọi cộng đồng quốc tế thuyết phục Washington thay đổi quyết định nhằm “duy trì sự sống trên Trái đất”.

Thông tín viên RFI tại Matxcơva Jean-Didier Revoin cho biết thêm chi tiết:

“Hiếm khi phát biểu công khai, nhưng lần này ông Mikhail Gorbachev đã không ngần ngại bày tỏ ngạc nhiên về quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân tầm trung. Vị lãnh đạo cuối cùng của Liên Bang Xô Viết đánh giá đây là một quyết định kỳ quặc vì nó phá hỏng mọi nỗ lực đã được các lãnh đạo Liên Xô và Hoa Kỳ thực hiện nhằm đạt được giải trừ hạt nhân.

Ông Gorbachev nhấn mạnh thêm với giọng gay gắt: Chúng ta phải bỏ đi cái căn bệnh thích phủ nhận các hiệp ước, thỏa thuận đã được ký trong lĩnh vực giải trừ hạt nhân ».

Theo ông, các hiệp định như vậy chứa đựng những yếu tố mà người ta không thể tìm thấy trong các văn kiện khác, chẳng hạn như việc đề phòng sự kiểm soát.

Chính quyền Nga cũng chỉ trích quyết định của Mỹ, nhấn mạnh rằng nếu Washington tiếp tục đơn phương rút khỏi các hiệp ước quốc tế, Matxcơva không có sự lựa chọn nào khác là đưa ra các biện pháp đáp trả, bao gồm cả trên phương diện công nghệ quân sự. Tuy nhiên, Matxcơva cho biết không mong muốn phải đi tới mức đó”.

Giữa lúc quan hệ song phương có diễn biến bất ngờ, hôm nay cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ, John Bolton, tới Nga. Chính quyền Matxcơva hy vọng, nhân chuyến đi này, ông John Bolton sẽ “giải thích sáng tỏ” về quyết định vừa rồi của Mỹ. Chuyến công du của quan chức Mỹ đã được dự trù trước, chủ yếu nhằm chuẩn bị tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Trump – Putin vào cuối năm nay. Theo báo Anh The Guardian, chính ông Bolton là người đã gây áp lực để tổng thống Trump ra quyết định rút khỏi Hiệp ước INF.

Trong một bối cảnh khác, hôm qua, thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa, Lindsey Graham, lên tiếng ủng hộ quyết định của tổng thống Donald Trump với lý lẽ rằng làm như vậy sẽ giúp Hoa Kỳ chống lại chương trình hạt nhân của Trung Quốc, nước không ký các hiệp định hạn chế vũ khí nhân nào nên đang tự do phát triển các loại vũ khí hạt nhân tầm trung.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181022-nga-phan-ung-gay-gat-quyet-dinh-my-rut-khoi-hiep-uoc-hat-nhan

 

Hàng trăm ngàn người tuần hành ở London

 đòi bỏ phiếu lần 2 về Brexit

Hàng trăm ngàn người ủng hộ Liên hiệp châu Âu đã tuần hành xuyên qua London hôm 20/10 trong một cuộc biểu tình được xem là lớn nhất từ trước đến nay để đòi chính phủ Anh tổ chức một cuộc bỏ phiếu công khai về các điều khoản của việc Anh rút khỏi EU, hay còn gọi là Brexit.

Những người biểu tình kêu gọi tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý khác về bản thỏa thuận quy định cách Anh sẽ rời khỏi khối thương mại lớn nhất thế giới.

Cuộc tuần hành diễn ra sau một tuần nhiều xáo trộn đối với Thủ tướng Theresa May, trong đó, bà chưa đạt được thỏa thuận với các nhà lãnh đạo EU tại Brussels về việc Anh rút khỏi khối, bà cũng đã làm các đảng viên trong cùng đảng của bà tức giận vì bà đã nhượng bộ thêm trong các cuộc đàm phán.

Chỉ còn hơn 5 tháng nữa là đến ngày nước Anh sẽ rời khỏi khối, nhưng vẫn chưa có sự rõ ràng về một thỏa thuận thương mại trong tương lai với EU sẽ như thế nào, và một số đảng viên bất bình trong Đảng Bảo thủ của bà May đã đe dọa sẽ bỏ phiếu chống lại thỏa thuận nếu bà đạt được một thỏa thuận như vậy.

James McGrory, một trong những người tổ chức cuộc diễu hành, cho biết cử tri nên được có cơ hội thay đổi suy nghĩ của họ vì quyết định này sẽ tác động đến cuộc sống của họ qua nhiều thế hệ.

Các nhà tổ chức cho biết khoảng 700.000 người đã tham gia vào cuộc tuần hành, có thể sẽ trở thành cuộc biểu tình lớn nhất ở Anh kể từ khi có cuộc biểu tình chống cuộc chiến Iraq năm 2003.

https://www.voatiengviet.com/a/hang-tram-ngan-nguoi-tuan-hanh-o-london-doi-bo-phieu-lan-2-ve-brexit/4622776.html

 

Đỡ đòn trừng phạt, Iran mang dầu sang TQ

Trung Quốc đã từng tuyên bố sẽ giữ nguyên lượng mua dầu Iran từ trước và sau khi lệnh trừng phạt Mỹ có hiệu lực.

Hãng tin Reuters trích dẫn nguồn tin vận chuyển Iran giấu tên cho biết hơn 20 triệu thùng dầu thô do Công ty Tàu chở dầu Quốc gia Iran (NITC) phụ trách đang trên đường vận chuyển đến thành phố cảng Đại Liên, Trung Quốc.

Nguồn tin cho biết: “Giới lãnh đạo Iran khẳng định các lệnh trừng phạt của Mỹ không thể ngăn Iran bán dầu. Chúng tôi có nhiều phương thức khác nhau để bán dầu và khi tàu chở dầu đến Đại Liên, chúng tôi sẽ quyết định bán nó cho người mua khác hoặc cho Trung Quốc”.

Tàu Dune mang dầu thô rất lớn, được điều hành bởi công ty Tàu chở dầu quốc gia Iran, đã bốc dỡ dầu vào khu vực lưu trữ tại khu vực Thiên Tân của cảng, đây là lần đầu tiên dầu thô Iran được bốc vào kho ngoại quan trong gần 4 năm. Tàu này đã rời cảng dầu Iran tại đảo Kharg vào ngày 12/9/2018.

Khu vực Thiên Tân là nơi có rất nhiều kho chứa, bao gồm cả các kho chứa thương mại và chiến lược. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và cảng Đại Liên cùng vận hành việc lưu trữ thương mại trong khu vực.

Dữ liệu và nguồn tin xuất khẩu từ Refinitiv Eikon cho thấy, công ty đang xuất khẩu hơn 20 triệu thùng dầu tới cảng Đại Liên.

“Với việc các nhà lãnh đạo của chúng tôi nói ngăn cản Iran bán dầu là điều không thể. Chúng tôi có nhiều cách để bán dầu và khi các tàu chở dầu cập cảng Đại Liên, chúng tôi sẽ quyết định sẽ bán chúng cho những người mua khác hay cho Trung Quốc” – nguồn tin cho hay.

Cho đến nay, tổng cộng 22 triệu thùng dầu thô Iran, được vận chuyển trên các tàu chở dầu của công ty National Iranian Tanker, được dự báo đến Đại Liên vào tháng 10 và tháng 11.

Dẫu vậy, một quan chức phụ trách về quan hệ với nhà đầu tư tại cảng Đại Liên từ chối bình luận với Reuters về các lô hàng dầu từ Iran.

Một nhà quản lý tại kho lưu trữ dầu thô của cảng Đại Liên cũng từ chối yêu cầu bình luận của Reuters về liệu dầu của Iran có được chuyển đến kho chứa hay không. Ông này nói đây là “thời điểm tồi tệ nhất” để đưa ra bất kỳ bình luận nào liên quan đến dầu thô Iran.

Theo thống kê hồi tháng 1/2015, cảng Đại Liên mỗi tháng thường tiếp nhận từ 1 triệu đến 3 triệu thùng dầu Iran. Thành phố cảng này có một số nhà máy lọc dầu, trong đó có nhà máy lọc dầu thương mại lớn nhất Trung Quốc.

Cảng Đại Liên cũng là nơi đã dự trữ số dầu thô của Iran hồi năm 2014 trước khi thỏa thuận hạt nhân Iran ký kết với 6 bên. Lượng dự trữ này sau đó được bán cho Hàn Quốc và Ấn Độ.

Trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với việc xuất khẩu dầu Iran sắp có hiệu lực (ngày 4/11), quốc gia sản xuất dầu lớn thứ ba của Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) được cho là đang tìm kiếm thêm một số nhà sản xuất dầu thô.

Đầu tuần qua, Phó Tổng thống thứ nhất Iran Eshaq Jahangiri tuyên bố nước này sẵn sàng chống lại các lệnh cấm vận của Mỹ và đã tìm được các đối tác mới để mua dầu.

Cho tới nay, Trung Quốc đã công khai ủng hộ Iran trước đòn trừng phạt Mỹ bằng cách khẳng định tiếp tục mua dầu của Iran bằng với một lượng dầu trước khi Mỹ áp đòn trừng phạt.

Quốc gia này ngày càng có quan hệ mật thiết hơn với Iran trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ và đòn trừng phạt Mỹ áp đặt vào Iran.

Iran có nguồn dầu lửa mà Trung Quốc đang cần. Trong khi đó, Iran cũng cần nguồn vốn đầu tư mà Trung Quốc thì thừa sức đáp ứng nhu cầu đó.

Do don trung phat, Iran mang dau sang Trung Quoc

Iran từng nhờ Trung Quốc trữ dầu để bán cho Hàn Quốc, Ấn Độ.

Ngoài Iran, Ấn Độ cũng là quốc gia công khai ủng hộ trước đòn trừng phạt của Mỹ.

Tháng trước Ấn Độ đã nhập khoảng 528.000 thùng dầu thô mỗi ngày từ Iran, nhiều hơn khoảng 1% so với 523.000 thùng/ngày trong tháng 8/2018 và nhiều hơn 27% so với một năm trước.

Nhập khẩu dầu trong tháng 9/2018 của Ấn Độ cũng tăng bởi Công ty Reliance Industries nhập 2 triệu thùng dầu thô Iran.

Các nhà máy lọc dầu Ấn Độ đã sẵn sàng đặt mua 9 triệu thùng dầu từ Iran hay khoảng 300.000 thùng/ngày trong tháng 11/2018. Bộ trưởng Dầu mỏ Dharmendra Pradhan đã khẳng định rằng hai nhà máy lọc dầu Ấn Độ sẽ tăng lượng dầu Iran trong tháng 11/2018.

Iran tiếp tục là nguồn cung cấp dầu lớn thứ 3 cho Ấn Độ trong tháng 9/2018, sau Iraq và Saudi Arabia.

Ấn Độ, khách hàng dầu mỏ lớn của Iran sau Trung Quốc là một trong vài quốc gia tiếp tục giao dịch với quốc gia Trung Đông này sau khi Mỹ ban bố lệnh trừng phạt.

Năm 2015, Iran và nhóm P5+1 đã ký thỏa thuận mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).

Theo thỏa thuận này, các biện pháp trừng phạt Iran liên quan chương trình hạt nhân của nước này dần được dỡ bỏ để đổi lấy việc Tehran bảo đảm tính chất hòa bình của các hoạt động hạt nhân.

Tuy nhiên, đầu tháng 5 vừa qua, Tổng thống Donald Trump chính thức rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và tuyên bố sẽ tái áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương chống Tehran.

http://biendong.net/bien-dong/24278-do-don-trung-phat-iran-mang-dau-sang-tq.html

 

Đòn thương mại Mỹ phát huy tác dụng:

Dân TQ thấy tương lai bi kịch, Bắc Kinh mất bình tĩnh

Tờ Nhân dân Nhật báo mới đây lên tiếng bác bỏ gay gắt luồng ý kiến bi quan về tương lai của Trung Quốc trong chiến tranh thương mại với Mỹ.

Ý kiến bi quan lan rộng trong dư luận Trung Quốc

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đang tích cực chống lại luồng ý kiến ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ trong nước, thể hiện thái độ bi quan. Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc – ngày 17/10 trấn an công chúng rằng xung đột thương mại với Mỹ chỉ tác động rất nhỏ lên tương lai của đất nước.

Khẳng định những ảnh hưởng từ các đòn đánh thương mại của chính quyền tổng thống Donald Trump là hạn chế, NDNB cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc không phụ thuộc vào Mỹ, và Trung Quốc là một nước “siêu lớn”, đủ để tự mình đi lên.

Tờ báo thúc giục người dân không mất niềm tin vào viễn cảnh tốt đẹp trong tương lai.

“Một số người theo chủ nghĩa bi quan ở Trung Quốc lập luận rằng chúng ta không thể thắng cuộc chiến thương mại [với Mỹ] hay không có đủ khả năng để chiến tranh thương mại,” NDNB nêu.

“Một số thậm chí cho rằng chiến tranh thương mại có thể làm lệch hướng ‘vận mệnh quốc gia’ của Trung Quốc, và tin rằng chiến tranh thương mại sẽ kìm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc trong vài thập kỷ tới.”

Bài xã luận chỉ trích các ý kiến bi quan trên là “vô căn cứ” và đánh giá sai tình hình kinh tế Trung Quốc, cũng như bỏ qua “những ưu thế độc đáo về thể chế” của Trung Quốc – bao gồm sự lãnh đạo của đảng và bộ máy nhà nước mạnh mẽ để tận dụng được các nguồn lực quan trọng.

Bài viết của NDNB là một phần trong nỗ lực tuyên truyền của Bắc Kinh nhằm củng cố lòng tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp vào thị trường trong nước, trong bối cảnh nền kinh tế đứng trước sự lo ngại ngày càng gia tăng của công luận về rủi ro “tổn thương lâu dài” trong cuộc đối đầu thù địch với Mỹ.

Đài phát thanh nhà nước Trung Quốc (CNR) cũng tham gia vào chiến dịch quan hệ công chúng. Đài này xuất bản một xã luận trên website của mình vào tối 16/10, nói rằng Trung Quốc có rất nhiều “đạn dược” để chống lại Mỹ trong chiến tranh thương mại.

“Hành động kiềm chế và lý trí của Trung Quốc không có nghĩa là Trung Quốc đã hết đạn,” bài viết có đoạn. “Ngược lại, khả năng phục hồi cùng thị trường khổng lồ của nền kinh tế Trung Quốc trao cho đất nước kho đạn dược hùng mạnh để đối đầu với cuộc chiến thương mại này.”

Bắc Kinh và Washington chưa chính thức nối lại các vòng đàm phán để hóa giải mâu thuẫn thương mại, dù nhiều báo cáo gần đây cho hay tổng thống Trump có thể gặp chủ tịch Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina cuối tháng 11 tới.

Trong khi đó, ông Trump cảnh báo sẽ áp thuế quan mới lên thêm 267 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc – động thái tấn công lên gần như toàn bộ mặt hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ.

Thị trường Trung Quốc đủ sức hấp thụ hết tác động của chiến tranh thương mại

Thực trạng tác động của chiến tranh thương mại lên kinh tế Trung Quốc sẽ được xác định vào thứ Sáu tới (19/10), khi Cục thống kê nhà nước (NBS) ra báo cáo về tăng trưởng kinh tế quốc gia trong quý ba. Tốc độ tăng trưởng được ước đoán là 6.6%, giảm nhẹ so với 6.7% trong quý hai.

Thị trường tài chính Trung Quốc đã “ngấm đòn” mạnh trong chiến tranh thương mại. Chỉ số chứng khoán Thương Hải mất khoảng 25% trong năm nay, trong khi đồng Nhân dân tệ mất giá 9% so với hồi tháng 2.

Quan ngại của công chúng Trung Quốc về tác động tiêu cực của bất kỳ thuế quan nào mới từ phía Mỹ, cùng với khả năng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu ra khỏi Trung Quốc để né đòn của Mỹ, đang ngày càng rõ rệt, bất chấp Bắc Kinh cố gắng kiểm soát thông tin trong phạm vi hẹp.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thể hiện quyết tâm của ban lãnh đạo trong cuộc chiến thương mại trường kỳ với Mỹ, nếu cần thiết. Trong chuyến khảo sát tỉnh Hắc Long Giang tháng trước, ông nói chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ buộc Trung Quốc phải tự thân vận động để phát triển và đó “không phải là chuyện xấu”.

Trong xã luận ngày 17, tờ NDNB khẳng định chiến tranh thương mại sẽ không làm quá trình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bị “sảy chân”, mà tác động lên nền kinh tế sẽ được hạn chế “trong phạm vi có thể kiểm soát”.

“Lý do quan trọng, mà nhiều người dựa vào đó để đưa luận điểm bi quan, là họ nhìn nhận sai rằng sự cởi mở của Trung Quốc với thế giới là sự mở cửa [chỉ] với Mỹ, và do đó họ thổi phồng sức mạnh của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.”

“Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, nhưng không phải là đối tác duy nhất,” tờ báo chỉ ra. “Hãy nhìn vào hãng Huawei, dù Mỹ đã ngăn cấm Huawei tham gia vào thị trường Mỹ, nhưng Huawei vẫn khá thành công tại các nước khác.”

“Cơn gió mạnh có thể tạo ra sóng lớn giữa hồ, nhưng sẽ không là gì giữa đại dương,” báo đảng Trung Quốc so sánh, nói rằng thị trường nội địa Trung Quốc đủ lớn để hấp thụ hết “cú sốc” từ chiến tranh thương mại.

http://biendong.net/doc-bao-viet/24272-don-thuong-mai-my-phat-huy-tac-dung-dan-tq-thay-tuong-lai-bi-kich-bac-kinh-mat-binh-tinh.html

 

TQ dùng vũ khí độc hàn gắn với Mỹ?

Một thỏa thuận về khí hóa lỏng được kỳ vọng giúp giảm bớt căng thẳng thương mại Mỹ-Trung trong khi sản phẩm này đang là một vũ khí của Trung Quốc.

Tại Hội thảo kỹ thuật ngành dầu khí 2018 do Hiệp hội dầu mỏ Mỹ-Trung Quốc (CAPA) tổ chức, giới chuyên gia đã đưa ra nhận định rằng một thỏa thuận về khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) có thể giúp giảm bớt căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, giữa bối cảnh tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt.”

Theo đó, ông Langtry Meyer, người sáng lập và là Giám đốc điều hành của công ty Texas LNG, nhận định rằng khí hóa lỏng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm một giải pháp cho những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Ông giải thích rằng Trung Quốc là một trong những nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất thế giới, trong khi Mỹ cũng lại là một trong những nhà sản xuất khí đốt lớn nhất toàn cầu.

 

Ông Meyer cho rằng nhu cầu về khí đốt của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong tương lai, và Mỹ có đủ khí đốt tự nhiên để kéo dài khai thác trong hơn 90 năm nữa.

Chính vì vậy, ông Meyer kêu gọi hai nước hợp tác hơn nữa trong việc buôn bán khí đốt tự nhiên, vốn cũng phục vụ cho lợi ích của cả hai nền kinh tế. Ông nhấn mạnh rằng đây cũng là cơ hội để Mỹ giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc.

Kỳ vọng của giới chuyên gia là vậy còn thực tế, khí hóa lỏng vẫn đang được coi là một vũ khí của Trung Quốc nhằm đối phó với Mỹ trong cuộc chiến tranh thương mại dù bản thân Bắc Kinh vẫn đang phụ thuộc vào khí hóa lỏng nhập khẩu trong bối cảnh chính quyền nước này đưa ra mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường.

Asia Nikkei cho biết, Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu khí hóa lỏng lớn thứ hai trong năm ngoái, sau Nhật Bản và theo số liệu của công ty nghiên cứu Wood Mackenzie thì nước này cũng là quốc gia mua khí hóa lỏng số một của Mỹ trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 6.

Tháng 9/2018, chính quyền Trung Quốc đã áp thuế suất 10% đối với mặt hàng khí hóa lỏng nhập khẩu từ Mỹ nhằm đáp trả động thái thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Theo giới phân tích, sau động thái này của Trung Quốc, những nhà cung cấp Úc, Qatar hay Đông Nam Á có thể tận dụng tình hình bằng cách đưa ra mức giá chỉ dưới mức giá LNG Mỹ (đã tính cả thuế). Điều này có nghĩa bên mua Trung Quốc bị chịu thêm khoản phụ thu.

Hứng chịu chi phí này sẽ là những doanh nghiệp chi phối thị trường mua khí hóa lỏng như Tập đoàn Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC), công ty cổ phần TNHH dầu khí Trung Quốc (PetroChina) và Tập đoàn hóa dầu Trung Quốc (Sinopec).

Dù vậy, Trung Quốc vẫn đang có nhiều lựa chọn, như việc có mối quan hệ sâu sắc hơn với hai quốc gia cũng mâu thuẫn với Nhà Trắng – Nga và Iran.

Vào tháng 9/2018, tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở Vladivostok, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rằng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, lần đầu tiên tham dự sự kiện này, là vị khách quan trọng nhất. Các cuộc đàm phán của họ được biết là bao trùm việc mở rộng hợp tác về năng lượng, bao gồm khí tự nhiên.

Cũng tại diễn đàn, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc CNPC và nhà sản xuất khí đốt của Nga Novatek đã thảo luận về các dự án khí hóa lỏng ở Bắc Băng Dương.

Một dự án quan trọng là đường ống Siberia vận chuyển khí từ một mỏ ở miền đông Siberia đến Trung Quốc. Việc xây dựng đã bị trì hoãn so với kế hoạch ban đầu, khi Trung Quốc đang tính toán mua khí hóa lỏng từ Mỹ, nhưng đà khôi phục tiến trình cho dự án này dường như lại tăng lên.

“Chúng ta phải hoàn tất các cuộc đàm phán về nguồn cung cấp bổ sung trước cuối năm nay và, trước ngày 20/12 năm sau, khởi động việc vận chuyển qua đường ống dẫn khí Siberia”, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Kozak cho biết hôm 17/9.

Về phần Iran, một mục tiêu của biện pháp trừng phạt kinh tế Mỹ – CNPC đã thay chân gã khổng lồ dầu Total của Pháp trong việc tham gia phát triển mỏ South Pars ở vùng Vịnh Ba Tư, hãng tin IRNA của Iran cho biết hồi tháng 8/2018.

Đây là một trong các mỏ khí đốt lớn nhất thế giới và vị trí đứng thứ 1 trên toàn cầu về trữ lượng khí thiên nhiên của Iran cũng đã được chứng minh. Điều này không có nghĩa là khí thiên nhiên có thể được xuất khẩu ngay lập tức, nhưng động thái này sẽ giúp Trung Quốc chuẩn bị trước cho việc nhu cầu gia tăng trong tương lai.

Bắc Kinh cũng được cho là đang suy tính về việc tham gia một dự án đường ống dẫn đến Turkmenistan, Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ, được gọi là TAPI.

Vào tháng 8/2018, truyền thông Pakistan trích dẫn Mobin Saulat – một quan chức cấp cao trong ngành năng lượng Pakistan, nói rằng Trung Quốc đã bày tỏ quan tâm tới TAPI như một dự án bổ trợ cho sáng kiến Một vành đai, Một con đường.

Đối với các nhà sản xuất khí đốt khác, thị trường khí thiên nhiên Trung Quốc quá lớn và họ khó có thể bỏ qua. Nhà sản xuất khí hóa lỏng thuộc sở hữu nhà nước của Qatar, Qatargas, đã công bố vào ngày 10/9 rằng họ đã ký hợp đồng cung cấp cho PetroChina 3,4 triệu tấn khí hóa lỏng hàng năm trong vòng 22 năm.

Vào cuối tháng 9/2018, công ty dầu khí quốc gia Qatar Petroleum cũng công bố kế hoạch nâng công suất sản xuất khí hóa lỏng lên 110 triệu tấn/năm, từ 77 triệu tấn hiện nay.

Úc và Canada cũng đang chú ý đến các cơ hội tại thị trường Trung Quốc.

Như vậy, liệu khí hóa lỏng có thể hàn gắn mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hay không còn tùy vào tính toán, sự cân nhắc lợi ích giữa các bên.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/24279-tq-dung-vu-khi-doc-han-gan-voi-my.html

 

Đề xuất hợp tác chung ở Biển Đông:

 TQ đang biến “không thành có”

Trong bối cảnh các biện pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đi vào bế tắc, khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng và tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, dễ xảy ra xung đột cục bộ ở Biển Đông. Việc hợp tác chung ở Biển Đông có thể là một giải pháp tạm thời, giúp duy trình hiện trạng và ổn định trong khu vực. Tuy nhiên, để hợp tác chung với các nước, nhất là hợp tác chung với Trung Quốc thì cần phải xem xét nhiều khía cạnh nhằm bảo đảm lợi ích, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông.

Trung Quốc đã nhiều lần đề xuất hợp tác chung với Việt Nam ở Biển Đông

Phát biểu trong chuyến thăm Việt Nam, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (1/4/2018) cho rằng Trung Quốc và Việt Nam cần tuân thủ các quy tắc căn bản trong việc giải quyết tranh chấp trên biển; cả hai bên không được áp dụng các biện pháp đơn phương làm phức tạp hóa tình hình; khẳng định Trung Quốc nhất trí rằng việc giải quyết các vấn đề trên biển là vô cùng quan trọng đối với việc phát triển tốt đẹp, lâu dài mối quan hệ song phương; đồng thời nhấn mạnh hai bên cần “tăng cường hợp tác trên biển, gồm cả việc tiến hành thảo luận về hoạt động khai thác chung”.

Phát biểu tại phiên họp lần thứ 11 của Ủy Ban Chỉ Ðạo Hợp Tác Song Phương Việt Nam-Trung Quốc, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (16/9/2018) lại một lần nữa đề nghị “cách tích cực nhất để quản lý và kiểm soát tranh chấp trên biển là thảo luận hợp tác dò tìm dầu khí. Và sự tưởng nhớ 10 năm kỷ niệm đánh dấu đặt trụ mốc biên giới trên bộ giữa Trung Quốc và Việt Nam là thiết lập các khu vực hợc tác kinh tế xuyên biên giới thời gian sớm nhất”.

Tại sao Trung Quốc muốn hợp tác chung với Việt Nam ở Biển Đông

Đầu tiên, Việt Nam là nước có tài nguyền dầu khí phong phú. Biển Đông là biển nửa kín, nằm ở rìa lục địa và là một phần của Thái Bình Dương, trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan và bao phủ một diện tích khoảng 3.447.000 km². Đây là biển lớn thứ tư thế giới sau biển Philippines, biển San Hô và biển Ả Rập. Ngoài Việt Nam, Biển Đông được bao bọc bởi tám nước: Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Bruney, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia.

Tại đây, dầu khí là tài nguyên khoáng sản có vị thế quan trọng hàng đầu. Trữ lượng dầu mỏ của Biển Đông đã được xác định khoảng 7,7 tỷ barrel (ước tính tổng khối lượng bằng 28 tỷ barrel), trữ lượng khí gas tự nhiên được ước tính bằng khoảng 266 nghìn tỷ feet khối. Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Cục Tình báo năng lượng Bộ Năng lượng Hoa Kì (EIA) cho thấy: trữ lượng dầu thô ở khu vực Biển Đông khoảng 7 tỷ thùng; sản lượng khai thác hàng ngày khả dĩ khoảng 2,5 triệu thùng. Theo số liệu thống kê của các cơ quan nhà nước Trung Quốc, trên vùng Biển Đông có hơn 200 cấu tạo dầu khí, khoảng 180 mỏ dầu khí. Chỉ tính tại các bồn địa Tăng Mẫu, Sabah, Vạn An (Tư Chính) đã có trữ lượng gần 20 tỷ tấn dầu thô, là một trong những khu vực có trữ lượng dầu khí lớn nhất trên thế giới chưa được khai thác.

Theo đánh giá của giới khoa học, Việt Nam có tài nguyên dầu khí rất phong phú, hầu hết diện tích chứa dầu khí đều nằm trên vùng thềm lục địa với độ sâu không lớn, trên toàn bộ diện tích nghiên cứu đã xác định được 20 vùng với những mức độ triển vọng dầu khí khác nhau, nhưng do điều kiện khai thác và thăm dò khó khăn, mới có 4 vùng có triển vọng cao, trong đó có 2 vùng đang được khai thác có hiệu quả là bể dầu khí Cửu Long và bể khí Nam Côn Sơn. Kết quả tìm kiếm thăm dò trong thời gian qua đã xác định ở vùng biển Việt Nam có 8 bể trầm tích Đệ Tam: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn Thổ Chu- Mã lai, Sông Hồng. Theo các chuyên gia Nga thì khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên băng cháy (methane hydrate), đây là nguồn năng lượng sạch còn quý hơn dầu mỏ và thay thế dầu khí trong tương lai gần. Theo các công trình nghiên cứu thì vùng được đánh giá triển vọng nhất bao gồm các khu địa luỹ Tri Tôn – Tây của quần đảo Hoàng Sa, Bắc và Đông bắc bể Nam Côn Sơn và vùng Tư Chính.

Thứ hai, Trung Quốc không có chủ quyền ở Biển Đông, song sử dụng vũ lực xâm chiếm các đảo, đá thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Hành động này của Trung Quốc không cấu thành nên chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông. Chính vì vậy, Trung Quốc muốn thúc đẩy hợp tác chung với các nước ở trong khu vực nhằm từng bước hiện thực hóa chủ trương biến vùng không tranh chấp thành có tranh chấp, biến khu vực không có chủ quyền thành có chủ quyền.

Thứ ba, Trung Quốc muốn thông qua hợp tác chung với Việt Nam ở Biển Đông để tuyên truyền, định hướng dư luận và đánh bóng cho chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” ở Biển Đông. Hành động này của Trung Quốc cũng nhằm xoa dịu các nước Đông Nam Á đang có những tuyên bố tranh chấp về chủ quyền biển bằng các thỏa hiệp khai thác Biển Đông.

Thứ tư, thông qua thúc đẩy hợp tác song phương ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ lợi dụng để làm giảm tác động phán quyết của Tòa Trọng tài (12/7/2016) liên quan vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông. Phán quyết trên cho rằng không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn; Trung Quốc đã gây hại nghiêm trọng với môi trường của các rặng san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và môi trường sống của các loài đang suy yếu, bị đe doạ và bị huỷ diệt; việc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo trên quy mô lớn của Trung Quốc gần đây là không phù hợp với nghĩa vụ của quốc gia thành viên UNCLOS trong quá trình giải quyết tranh chấp, trong chừng mực mà Trung Quốc đã gây ra những tác hại không thể sửa chữa được với môi trường biển, xây dựng một đảo nhân tạo lớn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và phá huỷ các bằng chứng về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc ở Biển Đông mà là một phần của tranh chấp giữa các Bên; Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này bằng việc (a) can thiệp vào hoạt động đánh cá và thăm dò dầu khí của Philippines, (b) xây dựng đảo nhân tạo và (c) không ngăn chặn ngư dân Trung Quốc đánh bắt ở khu vực này.

Cuối cùng, thông qua hợp tác với các nước ở Biển Đông nói chung và hợp tác với Việt Nam nói riêng, Trung Quốc sẽ tìm cách củng cố vị thế, tầm ảnh hưởng trong khu vực và từng bước ngăn các nước khác tìm kiếm sự giúp đỡ từ Mỹ trong vấn đề Biển Đông.

Phản ứng chính thức của Việt Nam:

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng kêu gọi hai nước xử lý vấn đề một cách đúng đắn, thông qua các biện pháp tham vấn thân thiện; Ông cũng đề xuất việc hai bên có thể cùng phát triển, khai thác chung và cùng bảo vệ hòa bình, ổn định trên biển.

Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Vương Nghị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh từng cho biết Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc để giải quyết các vấn đề liên quan tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh hai nước cần kiểm soát đúng đắn những bất đồng chứ không mở rộng tranh chấp (và) tôn trọng các quyền, lợi ích hợp pháp của nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Thường trực Ban Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam Trần Quốc Vượng (20/8/2018) cũng đã “đề nghị hai bên thực hiện thật tốt, hiệu quả nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước; tiếp tục củng cố, tăng cường tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai nước thông qua trao đổi, tiếp xúc cấp cao; tăng cường và nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác giữa hai đảng, hai nước; thúc đẩy hiệu quả các lĩnh vực hợp tác, giải quyết thỏa đáng các vấn đề trên biển, giữ vững đà phát triển của quan hệ hai nước và môi trường hòa bình, ổn định của khu vực.”

Trong khi đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam từng nhiều lần đưa ra các tuyên bố liên quan Trung Quốc đề xuất hợp tác chung ở Biển Đông, cho rằng Việt Nam hoan nghênh hợp tác giữa các quốc gia, trong đó có các hợp tác về biển; khẳng định Việt Nam đã có hợp tác song phương và đa phương với các quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc, với nhiều hình thức khác nhau về kinh tế, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm trên biển. Chủ trương nhất quán của Việt Nam là ủng hộ, hợp tác trên biển theo đúng các quy định và chế định của công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, phù hợp với quyền và lợi ích của Việt Nam, cũng như tôn trọng quyền và lợi ích của các bên liên quan.

Dư luận liên quan:

Nhận định về việc cùng hợp tác khai thác trên biển, Prashanth Parameswaran – biên tập tờ The Diplomat có trụ sở ở Washington, cho rằng Việt Nam đang ở trong tình huống “tế nhị”; đối với Việt Nam, đó là một thực tế phức tạp khi phải đối mặt với những hành động ép buộc mà Trung Quốc đang tiến hành nhưng đồng thời phải tìm ra cách nào đó để thích nghi vì Trung Quốc là nước láng giềng của họ. Mối quan hệ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang phát triển tốt. Đây là một thách thức thú vị mà Việt Nam phải đối mặt.

Theo giáo sư Carl Thayer của Đại học News South Wales, Việt Nam có thể phải kiềm chế các quan điểm thù địch với Trung Quốc để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ với nước láng giềng phương Bắc.

Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng Việt Nam cần hết sức tỉnh táo khi hợp tác chung với Trung Quốc ở Biển Đông. Trong quá trình đàm phán giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ đất liền và trên biển giữa các quốc gia, trước khi đạt được một kết quả cuối cùng, một “giải pháp tạm thời” có thể được các bên liên quan tính đến để thỏa thuận áp dụng. Nhưng, “giải pháp tạm thời” này không làm ảnh hưởng hay có tác động gì đến kết quả của quá trình đàm phán giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan. Tuy vậy, trong thực tiễn, cách hiểu và vận dụng giải pháp này như thế nào vẫn còn có những nhận thức khác nhau…, đặc biệt là những nội dung pháp lý, chính trị nhạy cảm có liên quan đến vấn đề biên giới, lãnh thổ quốc gia, nhất là vấn đề tranh chấp về ranh giới biển và chủ quyền đối với các hải đảo.

Chẳng hạn, tại Điều 74 và Điều 83 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, qui định về việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa giữa các quốc gia ven biển nằm kề hoặc đối diện nhau đã ghi rõ: “Trong khi chờ ký kết thỏa thuận nói ở Khoản 1, các quốc gia hữu quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính thực tiễn và để không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này.

Trong thực tế, vận dụng quy định này của UNCLOS, các quốc gia ven biển đã thỏa thuận áp dụng giải pháp “Hợp tác phát triển (khai thác) chung” (Joint-development) ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn, gọi tắt là “vùng chồng lấn” (“over-lapping area”). Tuy nhiên, dựa trên các quy định luật pháp quốc tế hiện hành, Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Chính vì vậy, khi hợp tác chung với Trung Quốc ở Biển Đông các nước cần hết sức tỉnh táo, tránh bị rơi vào bẫy do Bắc Kinh đưa ra. Để từng bước áp đặt chủ trương “chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác”, bước đầu Trung Quốc đặt mục tiêu buộc các bên liên quan phải đồng ý sử dụng đường “lưỡi bò” làm ranh giới “vùng chồng lấn” để “khai thác chung”. Nếu chấp nhận đòi hỏi này đồng nghĩa với việc Trung Quốc bước đầu đã thành công với chủ trương “biến không thành có”, biến “vùng không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp”. Và từ đó, Trung Quốc sẽ tiến tới khống chế và độc chiếm Biển Đông theo đúng chiến lược mà họ đang theo đuổi với rất nhiều thủ thuật, thủ đoạn khác nhau.

http://biendong.net/doc-bao-viet/24306-de-xuat-hop-tac-chung-o-bien-dong-tq-dang-bien-khong-thanh-co.html

 

TQ giống như một “Nhà nước cảnh sát”

Trong 40 năm qua, công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc đã đem lại những thành tựu vĩ đại. Từ năm 1978 đến 2013, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng bình quân 10% mỗi năm, làm gia tăng mười lần mức thu nhập trung bình của người lao động trưởng thành.

Sự tăng trưởng đó ngoạn mục đó đã giúp khoảng 800 triệu người dân Trung Quốc thoát ra khỏi đói nghèo, giảm được 85 % mức tử vong của trẻ sơ sinh và nâng tuổi thọ bình quân thêm 11 năm.

Điều đáng quan tâm là, cải cách kinh tế ở Trung Quốc không đi liền với cải cách chính trị. Đất nước này vẫn trong tình trạng Đảng trị và chính phủ rất hà khắc về chính trị.Nhà nghiên cứu Trung Quốc Orville Schell miêu tả điều “ngạc nhiên” này như là “một trong những phép lạ gây sửng sốt nhất về phát triển kinh tế trong lịch sử thế giới”.

Trong hơn một nhiệm kì cầm quyền,những nỗ lực của Tập Cận Bình có thể làm cho Trung Quốc bớt tham nhũng và ổn định hơn. Nhưng bằng việc hủy diệt nhiều cơ chế giúp đưa đến những “phép lạ”, có nguy cơ Tập sẽ đảo ngược những thành tựu và biến Trung Quốc thành một nhà nước cảnh sát khác.

Điều gì đã làm cho Trung Quốc trở nên phi thường? Nhìn lại lịch sử, trong khoảng 35 năm (tính từ khi Mao Trạch Đông chết và Đặng Tiểu Bình phát động các cuộc cải cách của vào cuối thập niên 1970 cho đến khi Tập lên nắm quyền năm 2012) Trung Quốc đã tránh được nhiều cạm bẫy và đi ngược lại quy luật về các chuẩn mực chính trị bằng cách xây dựng chế độ “độc tài thích nghi”. Trong khi vẫn duy trì chủ nghĩa cộng sản trên danh nghĩa, Trung Quốc đã tiếp thu nhiều hình thức của chủ nghĩa tư bản thị trường và một số cuộc cải cách tự do khác. Chế độ Đảng trị mị dân ở chỗ, vấn đề kiểm duyệt chưa bao giờ biến mất, nhưng các đảng viên cộng sản được phép “không tán thành” và tranh luận các ý tưởng, còn các báo cáo nội bộ đôi khi tỏ ra công khai, thẳng thắn, nhưng chủ yếu phục vụ mưu đồ giới chóp bu.

Đến hiện tại,Tập Cận Bình đang hủy hoại một cách có hệ thống hầu như mọi phương diện từng làm cho Trung Quốc trở nên khác biệt, từng giúp Trung Quốc hoạt động tốt như thế trong quá khứ. Những nỗ lực này có thể làm gia tăng quyền lực và uy tín của Tập trong ngắn hạn, làm suy giảm một số hình thức tham nhũng. Tuy nhiên, cân nhắc kỹ, chiến dịch của Tập sẽ có những hệ quả thảm khốc trong dài hạn không chỉ đối với Trung Quốc màcho cả thế giới.

Từ khi lên nắm quyền, Tập đã ra sức dỡ bỏ hệ thống lãnh đạo tập thể ở một số phương diện. Nhân danh đấu tranh chống tham nhũng, ông ta đã thanh trừng một số lượng lớn quan chức mà tội lỗi thật sự của họ, dưới cái nhìn của Tập, là không thể hiện đầy đủ lòng trung thành với nhà lãnh đạo tối cao. Trong vòng sáu năm qua, có 1,34 triệu quan chức bị biến thành mục tiêu và hơn 170 nhân vật lãnh đạo ở cấp bộ trưởng hoặc thứ trưởng bị bãi nhiệm, phần lớn bị cầm tù. Thật là một con số sửng sốt!

Không hài lòng với việc chỉ xóa bỏ mọi sự cạnh tranh, Tập còn củng cố quyền lực bằng việc bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với chức vụ của ông ta và từ chối đề cử một người kế vị, như trước đây vẫn thường thực hiện. Ông cũng đưa “Tư tưởng Tập Cận Bình” vào vị thế trang trọng trong Hiến pháp Trung Quốc (một vinh dự mà chỉ Mao và Đặng có được); thâu tóm quyền kiểm soát trực tiếp các lực lượng vũ trang, tự biến mình thành “chủ tịch của mọi thứ” bằng cách tạo ra một số lượng lớn các nhóm hoạt động về chính sách, trải rộng từ tài chính đến vấn đề Đài Loan và an ninh mạng Những vấn đề đó đều phải báo cáo trực tiếp cho Tập.

Trung Quốc luôn tuyên bố tự do tư tưởng, tôn trọng mọi sáng tạo, chấp nhận một mức độ tự trị nào đó để cho phép các quan chức địa phương được thử nghiệm những điều mới mẻ. Thế nhưng ông Tập thường nhìn nhận những lối suy nghĩ độc lập ấy như là mối đe dọa. Theo mệnh lệnh của ông, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu ngăn chặn những chương trình thử nghiệm quy mô nhỏ. Sebastian Heilmann của trường đại học Trier của Đức dự tính số lượng các cuộc thử nghiệm ở cấp tỉnh đã giảm từ mức 500 cuộc năm 2010 xuống còn khoảng 70 cuộc năm 2016 và có lẽ đã giảm nhiều hơn nữa kể từ lúc ấy. Thay vào đó, một lần nữa các chính sách lại được ban bố từ thượng đỉnh, với rất ít sự quan tâm tới các điều kiện của địa phương.

Cuộc đàn áp của Tập Cận Bình ảnh hưởng như thế nào cho tương lai của Trung Quốc? Thật khó để tránh cái kết luận đen tối rằng, Trung Quốc đang nhanh chóng trở nên ít khác thường hơn và giống một nhà nước cảnh sát điển hình hơn.

Trên bình diện nội trị, việc hoạch định chính sách của Bắc Kinh đã trở nên ít linh hoạt và nhanh chóng. Không khó tìm những thí dụ cho lối tiếp cận cứng nhắc và như những mặt tiêu cực của nó. Chẳng hạn mùa đông năm ngoái, khi chính phủ bắt buộc các hệ thống cung cấp hơi sưởi ấm trên toàn quốc phải chuyển đổi ngay lập tức từ chạy bằng than sang chạy bằng khí đốt, để giảm thiểu ô nhiễm (!). Mệnh lệnh được thi hành một cách bất ngờ trên khắp nước, không có ngoại lệ. Thế là ở miền Bắc lạnh giá của Trung Quốc, nhiều lò đốt bằng than bị dỡ bỏ trước khi các lò đốt bằng khí gas được lắp đặt, khiến cho nhiều thị trấn hoàn toàn không có hơi ấm để sưởi, dân chúng bị buộc phải đốt cùi bắp để sinh tồn.

Nếu Trung Quốc tiếp tục đi theo con đường hiện hành thì sẽ có thêm rất nhiều trường hợp mà những chính sách với ý định tốt được thực hiện một cách vội vã và vụng về, dẫn tới nhiều hậu quả tai hại hơn rất nhiều. Bởi vì các chế độ độc tài cá nhân rất kém cỏi trong việc thừa nhận lỗi lầm. Trung Quốc không chỉ không có khả năng xử lý bất kỳ khuyết điểm nào trong các khuyết điểm này, mà nó còn có vẻ làm cho tình hình tệ hại thêm. Đó chính là điều mà Trung Quốc đã làm vào ngày 7 /10 mới đây, khi ngân hàng trung ương Trung Quốc công bố thêm một chương trình kích thích tốn kém khác nữa: kế hoạch chi ra 175 tỉ đô la nhằm vực dậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất thế giới về một số mặt, cho nên nếu nó sụp đổ, cả hành tinh này bị ảnh hưởng. Nhưng lịch sử của các chế độ độc tài khác, chẳng hạn như nước Nga của Vladimir Putin hoặc Bắc Hàn của dòng họ Kim, cho thấy trò chơi quyền lực không ngừng nghỉ của Tập có thể sinh ra nhiều hệ lụy tệ hại hơn nữa. Từ khi nắm được quyền lực, Tập đã vạch ra một chính sách đối ngoại hiếu chiến hơn, nhất là việc đẩy mạnh đòi chủ quyền ở Biển Đông, đe dọa Đài Loan, và dùng sức mạnh quân sự để hậu thuẫn cho các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở các quần đảo tranh chấp.

Nếu như các vấn đề kinh tế của Trung Quốc trở nên tồi tệ, Tập có thể thử gia tăng căng thẳng ở những mặt trận này nhằm lôi kéo người dân ra khỏi cuộc khủng hoảng trong nước. Sự cám dỗ của hành vi đó tỏ ra mạnh mẽ đặc biệt nếu tổng thốngMỹ Donald Trump tiếp tục dằn mặt Trung Quốc bằng việc tăng cường chiến tranh thương mại và công khai chỉ tríchTrung Quốc.

Dự báo tình hình tới đây còn đáng sợ hơn nếu những vấn đề kinh tế của Trung Quốc hoàn toàn vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Trong trường hợp đó, nhà nước Trung Quốc có thể sụp đổ, kết cục điển hình của các chế độ độc tài điển hình khi đối mặt với các cú sốc kinh tế, với các mối đe dọa từ bên ngoài.

http://biendong.net/dam-luan/24275-tq-giong-nhu-mot-nha-nuoc-canh-sat.html

 

Nhân tố phủ bóng đen lên “Vành đai và Con đường”

Ngày 8/10 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Pakistan Asad Umar đã chính thức kêu gọi cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Đánh giá về việc này, dư luận quốc tế cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể liên quan tới các dự án thuộc sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) do Trung Quốc khởi xướng.

Kể từ những năm 1980 tới khi Asad Umar lên tiếng, Pakistan đã phải xin IMF cứu trợ 13 lần, gần nhất là vào năm 2013 với gói cứu trợ trị giá 6,7 tỉ USD. Các nhà kinh tế cho rằng lần này Pakistan cần phải huy động được 12 tỷ USD thì mới có thể dọn dẹp được “đống đổ nát” tài chính do chính phủ tiền nhiệm để lại, tránh rơi vào khủng hoảng tài chính do thâm hụt thương mại tăng mạnh kết hợp với dự trữ ngoại tệ giảm mạnh. Việc Pakistan xin cứu trợ của IMF dường như là chuyện vạn bất đắc dĩ.

Từ khi lên cầm quyền vào giữa tháng 8/2018 tới nay, Thủ tướng Pakistan Imran Khan luôn nỗ lực tìm kiếm các khoản vay từ các nước Trung Đông, trong đó có Saudi Arabia nhằm giải quyết vấn đề kinh tế trong nước. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Thông tin Pakistan Chaudhry Fawad Hussain, điều kiện mà Saudi Arabia đưa ra khó có thể chấp nhận. Saudia Arabia từng yêu cầu Pakistan đứng về phía mình trong xung đột với Iran, nhưng Iran lại là nước có đường biên giới rất dài với Pakistan, vì vậy, Pakistan đã từ chối yêu cầu của Saudi Arabia.

Không thành công trong việc cầu viện Saudi Arabia, Pakistan buộc phải nhờ tới IMF, đúng như dự đoán của giới chuyên gia đưa ra từ trước khi chính phủ của ông Imran Khan lên nắm quyền. Vấn đề là IMF có đồng ý cứu trợ Pakistan hay không bởi Mỹ là cổ đông lớn nhất của IMF, trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mới đây tuyên bố sẽ phản đối bất cứ kế hoạch cho vay nào của IMF nhằm giúp Pakistan trả nợ Trung Quốc. Tờ Economic Journal dẫn tư liệu công khai cho biết, Trung Quốc đang triển khai rất nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở Pakistan như đường cao tốc, đường sắt, đường ống dẫn dầu, cảng biển, nhà máy điện… với tổng quy mô lên tới 62 tỷ USD. Mặc dù ngập ngụa trong nợ nần, nhưng Pakistan lại không thể dừng những công trình tốn kém, hiệu quả thấp này lại được. Nguyên nhân là do 1/3 trong số đó đang trong giai đoạn xây dựng hoặc đã hoàn thành.

Trung Quốc kỳ vọng xây dựng Pakistan trở thành “cửa sổ” phản ánh thành quả của BRI và lấy đó để làm giảm ảnh hưởng của Mỹ, vẽ lại bản đồ địa chính trị toàn cầu. Bên cạnh đó, BRI còn được nhìn nhận như một công cụ quan trọng để Trung Quốc chống lại thế bao vây chiến lược của Mỹ. Bắc Kinh cũng biết rõ dù có từ bỏ BRI, điều đó không có nghĩa Mỹ sẽ nới lỏng chiến lược kiềm chế Trung Quốc. Vì thế, Trung Quốc chỉ còn cách tiếp tục thúc đẩy BRI. Nhưng giờ đây, vì các dự án thuộc BRI, Pakistan phải ngửa tay xin cứu trợ từ IMF, không chỉ tương lai “Vành đai và Con đường” trở nên chông chênh, mà Trung Quốc cũng rơi vào thế khó xử.

Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde chỉ rõ: Pakistan hay bất cứ quốc gia nào muốn vay tiền của IMF thì trước tiên phải tuyệt đối minh bạch về tính chất, quy mô và điều khoản vay mượn từ nước chủ nợ. Như vậy, nếu Pakistan muốn nhận được gói cứu trợ của IMF, nước này phải báo cáo rõ với IMF về tình hình vay nợ từ Trung Quốc. Bản chất sự việc khi đó sẽ hiện rõ. Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung ngày một leo thang, nhiều nhà quan sát cho rằng tình cảnh khó khăn hiện nay của Pakistan có thể trở thành “cái cớ mới” được Mỹ sử dụng để chỉ trích “ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc thông qua thúc đẩy BRI.

http://biendong.net/dam-luan/24274-nhan-to-phu-bong-den-len-vanh-dai-va-con-duong.html

 

Trung Quốc trấn áp giới tinh hoa,

trí thức Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương

Thùy Dương

Ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ Trung Quốc đã bị chính quyền bắt giam. Kể từ khi Liên Hiệp Quốc công bố báo cáo về việc Bắc Kinh bắt giam người Duy Ngô Nhĩ, vụ tai tiếng đã lan rộng trên trường quốc tế tới mức Trung Quốc cuối cùng đã phải thừa nhận sự tồn tại của một hệ thống mà họ gọi là « các trại cải tạo » ở tỉnh Tân Cương. Không dừng ở đó, Bắc Kinh mới đây đã hợp pháp hóa hệ thống này, nhiều quan chức gọi đó là « các trung tâm đào tạo nghề nghiệp ».

Tuy nhiên, có một điều đến nay vẫn chưa nhiều người biết về vụ đàn áp này : giới tinh hoa Duy Ngô Nhĩ đang bị tấn công trực tiếp. Trên đây là nhận định của phóng viên Sylvie Lasserre Yousafzai trong bài viết « Trung Quốc : giới tinh hoa Duy Ngô Nhĩ mất người đứng đầu ở Tân Cương » đăng ngày 19/10/2018 trên trang mạng châu Á The Asialyst. RFI tiếng Việt xin lược dịch bài viết.

Mới đây nhất, đài RFA thông báo nhà địa lý Tashpolat Tiyip, tiến sĩ danh dự của Trường cao đẳng thực hành EPHE ở Paris, bị chính quyền Bắc Kinh kết án tử hình. Bản án sẽ được thi hành sau 2 năm ở Trung Quốc. Nhưng ông bị kết án vì tội gì ? Là người Duy Ngô Nhĩ, Tashpolat Tiyipbị nghi ngờ là « hai mặt » : Bắc Kinh chỉ trích ông ngầm gắn bó với văn hóa Duy Ngô Nhĩ.

Ông Tashpolat Tiyip là đảng viên đảng cộng Sản Trung Quốc và là giám đốc đại học Tân Cương từ năm 2010. Ông bị cách chức hồi tháng 03/2017, hai tháng sau, ông bị bắt ở sân bay Bắc Kinh khi lên đường sang Đức dự hội thảo. Không ai biết ông bị giam cầm ở đâu. Trên mạng Internet, mọi thông tin về Tashpolat Tiyip chỉ liên quan đến các công trình nghiên cứu khoa học của ông.

Người Duy Ngô Nhĩ ở ngoại quốc cũng tránh tìm kiếm thông tin như vậy trên mạng internet, vì họ biết rằng điều đó có thể khiến người thân của họ ở Tân Cương phải trả giá : hoặc đi tù hoặc vào các trại cải tạo.

Có nhiều trí thức người Duy Ngô Nhĩ bị bắt giữ không ?

Tashpolat Tiyip không phải là trí thức Duy Ngô Nhĩ duy nhất biến mất không để lại vết tích gì, cho tới khi có tin là họ bị chính quyền xét xử.

Halmurat Ghopur, giám đốc Đại học Y Tân Cương đã bị bắt ngày 07/04/2017. Ông cũng bị kết án tử hình. Arslan Abdullah, giám đốc Viện Khoa học nhân văn cũng bị bắt. Azat Sultan, giám đốc Hiệp hội Nghệ thuật và Văn học Tân Cương và cũng là phó giám đốc Đại học Tân Cương, một người rất am hiểu về nền văn học của người Duy Ngô Nhĩ, bị bắt hồi năm 2017. Abdukerim Rahman, Rahile Dawut và Gheyretjan Osman, các giáo sư văn học, nhân loại học và lịch sử bị bắt hồi tháng 01/2018.

Nhà văn Yalqun Rozi cũng có số phận tương tự : Sau khi ông mất tích hơn 1 năm, người ta nhận được tin ông bị kết án tù chung thân. Trong khi đó, có tin đồn là Satar Sawut, cựu giám đốc Sở Giáo dục Tân Cương đã chết trong tù. Danh sách các trí thức bị bắt không ngừng nhiều thêm. Theo đài RFA, có thể có 56 giáo sư và nhà nghiên cứu người Duy Ngô Nhĩ đã mất tích và bị giam giữ.

Các diễn viên và nhà báo cũng là nạn nhân của chiến dịch này. Qeyser Qeyum, tổng biên tập của một tạp chí văn học, đã nhảy từ lầu 8 xuống đất tự sát hồi cuối tháng 09/2018 khi nghe tin sẽ bị bắt. Trước ông, tổng biên tập nhật báo Tân Cương (Xinjiang Daily) và ba giám đốc khác đã bị bắt hồi giữa năm 2017.

Từ cuối năm 2016, Bắc Kinh bắt đầu giam cầm những người Duy Ngô Nhĩ mà nhà chức trách cho là có tư tưởng chính trị không đúng đắn. Với những vụ bắt giữ ồ ạt, dường như chính quyền Tập Cận Bình đã quyết định loại trừ giới tinh hoa Duy Ngô Nhĩ. Việc này dường như được báo trước với vụ bắt giáo sư kinh tế Illhal Tohti hồi tháng 01/2014 gây rúng động dư luận, cũng như việc chính quyền tuyên án ông tù chung thân hồi năm 2018. Một người Duy Ngô Nhĩ sống tại châu Âu cay đắng nhận xét : « Họ muốn làm chúng tôi biến mất».

Trung Quốc đã dùng công nghệ cao để kiểm soát người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương thế nào ?

Từ khi Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo), lên làm lãnh đạo đảng Cộng Sản ở Tân Cương hồi năm 2016, nỗi đau khổ mà người Duy Ngô Nhĩ phải hứng chịu đã tăng nhanh chưa từng có. Nhà chức trách Trung Quốc đã triển khai công tác kiểm tra, giám sát ở mức chưa từng có trên thế giới. Cứ cách 300m lại mọc lên một tháp canh với nhiều binh lính. Chỉ riêng ở Urumqi đã có khoảng 1.400 trạm cảnh sát có vũ trang.

Các thiết bị nhận diện gương mặt được sử dụng rộng rãi, cùng với việc kiểm soát điện thoại của người dân. Người Duy Ngô Nhĩ liên tục bị kiểm tra danh tính, thậm chí ở lối vào siêu thị cũng có caméra giám sát. Ở cửa vào mỗi nhà có một mã QR code với đầy đủ thông tin về gia đình chủ hộ. Các con dao trong từng ngôi nhà cũng có mã số. Cảnh sát có thể ập vào nhà dân khám xét bất kể giờ giấc.

Vậy còn việc bắt giam ồ ạt người Duy Ngô Nhĩ diễn ra thế nào ?

Từ khoảng 2 năm nay diễn ra chiến dịch cải tạo nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ. Một người cung cấp tin cho biết : « Gần như tất cả người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài khi đi nghỉ ở Trung Quốc đều bị bắt tại Bắc Kinh và bị gửi đến các trại cải tạo ». Hệ quả là người Duy Ngô Nhĩ sống ở ngoại quốc không còn dám về Trung Quốc thăm gia đình. Rồi chính phủ Trung Quốc lại yêu cầu họ gửi giấy tờ, hợp đồng làm việc hoặc thẻ sinh viên, ảnh và địa chỉ, nếu không sẽ bắt giam người thân của họ ở Trung Quốc.

Một người Duy Ngô Nhĩ xin giấu tên than thở : « Chúng tôi đang sống ở thời kỳ đen tối nhất, buồn nhất trong lịch sử của chúng tôi. Chúng tôi chỉ là những con chuột thí nghiệm cho chính phủ Trung Quốc ». Năm 2016, theo đài RFA, Tân Cương đã tuyển thêm hơn 30.000 cảnh sát, trong đó 89% làm nhiệm vụ tuần tra.

Nhưng việc vi phạm quyền tự do của người Duy Ngô Nhĩ không phải chỉ mới xảy ra. Từ năm 2007, bà Rebiya Kadeer (lãnh đạo người Duy Ngô Nhĩ lưu vong) đã nói tới nạn « hủy diệt văn hóa » khi tố cáo Bắc Kinh trấn áp người Duy Ngô Nhĩ. Hiện nay, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch ước tính có hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bi giam trong trại cải tạo – hơn 10% dân số thuộc sắc tộc này. Nhưng người Duy Ngô Nhĩ cho rằng có tới 2-3 triệu người bị giam giữ. Thậm chí, có làng dân số còn giảm tới 40%, hầu như tất cả đàn ông của 1.700 hộ dân trong làng đều bị giam cầm.

Chúng ta biết gì về cuộc sống trong các trại cải tạo ở Tân Cương ?

Chúng ta không biết nhiều về những điều đang diễn ra trong các trại cải tạo. Theo báo cáo của Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch hồi tháng 09/2018, và với lời kể của 5 người bị nhốt trong trại giam hoặc trại cải tạo, thì trong trại giam, tù nhân bị xét hỏi trong nhiều ngày, bị xích trên ghế, bị đánh đập, hoặc bị treo lên trần nhà cho đến khi chịu « thú tội ». Mỗi phòng giam 12m2 nhốt tới 24-35 người.

Trong trại cải tạo, người Duy Ngô Nhĩ không được nói tiếng mẹ đẻ và phải tuân theo kỷ luật quân đội : mỗi sáng phải làm lễ thượng cờ và hát các ca khúc ca ngợi chủ tịch Tập Cận Bình và đảng Cộng Sản Trung Quốc. Trước bữa ăn, họ cũng phải ca ngợi chủ tịch nước và đảng Cộng Sản. Theo báo cáo của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, mỗi người được phát một cái bánh mì nhỏ và một bát cơm mỗi bữa, nhưng nếu họ nói tiếng Trung không tốt thì không được ăn. Các tù nhân cũng được thông báo là sẽ không được trả tự do nếu họ không nói chuẩn tiếng Hoa.

Cũng theo báo cáo này, lý do khiến nhiều người bị giam trong trại giáo dục chính trị và chính quyền quy là « tội ác » là họ đã thực hiện các nghi lễ theo quy định của đạo Hồi hoặc có liên hệ với người sống ở 1 trong 26 nước mà đa phần là theo Hồi Giáo. Việc cài đặt trên điện thoại ứng dụng Whatsapp hoặc phần mềm VPN để vượt tường lửa cũng là lý do khiến họ bị bắt giữ.

Những người bị giam cũng không tránh khỏi bị đối xử tàn tệ. Chúng tôi biết được là có những lính gác dùng găng tay tích điện cao thế để đánh đập những người mà họ cho là « ngoan cố ». Theo báo cáo của Human Rights Watch, tại ít nhất một trại cải tạo, tất cả phụ nữ đều bị cắt tóc. Có một người vì không nghe lời mà bị nhốt trong một chiếc hộp kim loại. Một người khác kể với Human Rights Watch là bị đưa xuống đáy một cái giếng, gần như không thể cựa quậy, rồi họ đổ nước xuống cho tới khi người này ngất đi, tê buốt vì lạnh.

Những ai không thể học thuộc nhanh các bài hát thể hiện lòng yêu đất nước thì phải nhịn ăn trong vòng 1 tuần. Cuộc sống ở trại cải tạo khủng khiếp đến mức không thể chịu đựng nổi, nhiều người đã cố tự sát. Ít nhất 4 người chết vì bị tra tấn hoặc không được chăm sóc sức khỏe.

Người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài lo sợ điều gì ?

Bị cắt đứt liên lạc với gia đình, những người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài hiện sống trong sợ hãi. Họ sợ có chuyện hoặc sẽ có chuyện xảy ra với người thân. Một sinh viên than thở : « Chúng tôi không thể gọi điện cho nhau. Không email, không tin nhắn, không gì hết. Cách đây một năm rưỡi, bố tôi gọi điện dặn tôi đừng gọi liên lạc qua điện thoại hay viết thư cho ông, vì điều đó có thể khiến ông gặp nguy hiểm. Tôi không có tin tức gì của bố tôi ».

Một số người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài thiếu cảnh giác, đã quay về Tân Cương vài tuần và không thể đoàn tụ với gia đình riêng ở nước ngoài được nữa. Nhiều gia đình đã tan nát như vậy. Không chỉ người Duy Ngô Nhĩ ở châu Âu mới sa vào hoàn cảnh đó. Khoảng 300 người đàn ông ở Pakistan có vợ con là người Duy Ngô Nhĩ đã rơi vào cảnh bị chia ly như vậy. Reuters cho biết khoảng 50 người trong số họ đã đến Bắc Kinh để gây sức ép lên đại sứ quán Pakistan tại Trung Quốc.

Hiện việc bắt giam ồ ạt người Duy Ngô Nhĩ đã được Trung Quốc xác nhận, và tin này đã làm chấn động thế giới. Trung Quốc ban đầu phủ nhận sự tồn tại của các trại cải tạo, mới đây đã thay đổi tuyên bố trước các chứng cớ và lời kể của các nhân chứng. Từ ngày Quốc Khánh 01/10/2018, Bắc Kinh đã bắt đầu di chuyển các tù nhân ở Tân Cương đến các nơi khác. Hiện có nhiều tin đồn theo đó Bắc Kinh cho xây các trại cải tạo ngầm dưới lòng đất để vệ tinh không phát hiện được những nơi này.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181022-trung-quoc-tran-ap-gioi-tinh-hoa-tri-thuc-duy-ngo-nhi-o-tan-cuong

 

Bắc Kinh tố cáo ngoại trưởng Mỹ

vì đã cảnh báo về bẫy nợ Trung Quốc

Trọng Nghĩa

Báo chí Nhà nước Trung Quốc vào hôm nay, 22/10/2018, đã gay gắt đả kích ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về những tuyên bố bị cho là « hiểm độc » nhắm vào các khoản cho vay của Trung Quốc.

Nhân chuyến đi thăm châu châu Mỹ La Tinh vào tuần trước, ông Mike Pompeo đã cảnh báo các nước trong khu vực về những rủi ro được giấu kín đến từ tín dụng của Trung Quốc.

Theo hãng tin Anh Reuters, khi ghé thăm Panama, Mêhicô và gặp lãnh đạo hai nước này, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã phát biểu với báo chí: « Khi Trung Quốc đến chào mời, thì điều đó không phải lúc nào cũng tốt cho người dân của quý vị ».

Theo tuyên bố đăng trên trang web bộ Ngoại Giao Mỹ, ông Pompeo còn nói thêm khi ở thủ đô Mêhicô, ngày 18/10: « Khi Trung Quốc xuất hiện với những thỏa thuận có vẻ là tốt đến mức khó tin, thì đó chẳng phải điều tốt đẹp gì cả ».

Trong một nhận định tại Panama, ngoại trưởng Mỹ đã khuyên các nước thận trọng và xem xét kỹ lưỡng khi Trung Quốc mời chào các khoản đầu tư. Theo ông Pompeo, ở những nơi mà Trung Quốc đã từng đầu tư theo nhiều cách, các khoản đầu tư đó « chỉ khiến tình hình tồi tệ thêm mà thôi ».

Vào hôm nay, nhật báo Trung Quốc China Daily đã đăng một bài xã luận đả kích những tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ, cho đó là những điều « dốt nát và hiểm độc ». Theo tờ báo này, những chỉ trích của ông Pompeo – theo đó sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường đã tạo ra bẫy nợ cho các nước khác – là điều sai sự thật.

Một bài viết khác trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo cũng cho rằng lời lẽ của ông Pompeo « thiếu tôn trọng », và Mỹ đang cố chia rẽ mối quan hệ Trung Quốc – Châu Mỹ La Tinh hiện đang phát triển mạnh.

Tranh cãi Mỹ – Trung bùng lên vào lúc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng tại các nước châu Mỹ La Tinh giàu tài nguyên, khiến Mỹ lo ngại, nhất là trong bối cảnh cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Washington và Bắc Kinh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trương bơm hàng nghìn tỷ đô la vào kế hoạch gọi là Con Đường Tơ Lụa Mới, kết nối châu Á với châu Âu và châu Phi, đồng thời muốn đưa các nước châu Mỹ La Tinh vào sáng kiến này.

Tuy nhiên, gần đây, Sáng Kiến Một Vành Đai Một Con Đường ngày càng bị hoài nghi ở một số nước, trong đó có Sri Lanka – nước đang phải vật lộn với những khoản nợ khổng lồ từ Trung Quốc và đã buộc phải gán một hải cảng và khu vực chung quanh cho Bắc Kinh để giảm bớt nợ.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181022-bac-kinh-to-cao-ngoai-truong-my-vi-da-canh-bao-ve-bay-no-trung-quoc

 

Thủ tướng Nhật

sẽ dẫn 500 lãnh đạo doanh nghiệp đến Trung Quốc

Trọng Nghĩa

Vào lúc quan hệ thương mại Mỹ-Trung căng thẳng, do cuộc chiến mà tổng thống Mỹ Donald Trump khởi động tác động không chỉ đến Trung Quốc mà đến cả Nhật Bản, thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ đến Bắc Kinh vào thứ Năm, 25/10/2018.

Theo hãng tin Mỹ AP vào hôm nay, 22/10, việc có khoảng 500 lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản tháp tùng ông Abe, cho thấy tầm quan trọng của vấn đề hợp tác kinh tế Nhật-Trung. Ngoài ra, Bắc Triều Tiên cũng sẽ là chủ đề được hai bên bàn thảo.

Bắc Kinh hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Tokyo, với khối lượng giao dịch khoảng 300 tỷ đô la/năm, trong khi con số này chỉ là khoảng 200 tỷ với Hoa Kỳ. Các tập đoàn Nhật Bản, từ các nhà sản xuất xe hơi cho đến giới sản xuất thực phẩm, đều là những tác nhân quan trọng trên thị trường Trung Quốc.

Quan hệ thương mại Nhật – Trung thêm quan trọng, trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế trên 250 tỷ đô la hàng nhập từ Trung Quốc và Bắc Kinh đáp trả với thuế đánh trên 110 tỷ đô la hàng nhập từ Mỹ.

Theo một quan chức Nhật Bản xin giấu tên, nhân chuyến công du của ông Abe, hai bên dự kiến hợp tác xây dựng hạ tầng cơ sở và các đề án kinh tế khác ở những nước thứ ba, có thể ở cả Thái Lan.

Quan chức Nhật Bản công nhận là dù các tập đoàn Nhật Bản cũng chia sẻ mối quan ngại của các đối tác châu Âu và Mỹ về các thủ đoạn thương mại và thâu tóm công nghệ học của Trung Quốc, nhưng Tokyo chủ trương tiếp tục đối thoại với Trung Quốc hơn là tăng thuế như ông Trump đã làm.

Chuyến thăm Trung Quốc trong 3 ngày của thủ tướng Abe là một bước tiến đưa quan hệ Nhật – Trung trở lại « hướng đi bình thường », sau thời kỳ lạnh nhạt kéo dài từ năm 2012 liên quan đến tranh chấp chủ quyền về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.

Năm 2016, thủ tướng Nhật đã ghé Trung Quốc, nhưng đó là đi tham dự Hội Nghị APEC tại Bắc Kinh. Lần này là một cuộc viếng thăm chính thức, và là lần đầu tiên từ 7 năm qua.

Trao đổi cấp cao Trung – Nhật đã bị đình hoãn từ năm 2012 khi Tokyo quốc hữu hóa các đảo mà Bắc Kinh đòi chủ quyền ở biển Hoa Đông. Trung Quốc đã phản đối dữ dội, cho tàu tuần dương thường xuyên xâm phạm vùng biển Nhật Bản chung quanh các đảo. Về phía Nhật, đầu tư của các tập đoàn cũng như du lịch đến Trung Quốc đã giảm mạnh.

Quan hệ hai bên bắt đầu được cải thiện với chuyến viếng thăm Nhật vào tháng 05/2018 của thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng dự kiến đến Nhật Bản trong tương lai.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181022-thu-tuong-nhat-se-dan-500-lanh-dao-doanh-nghiep-den-bac-kinh

 

Hai miền Triều Tiên và Liên Hiệp Quốc

 họp phiên thứ 2 về giải trừ quân bị

Anh Vũ

Dẫn thông báo của bộ Quốc Phòng Hàn Quốc, hãng tin Yonhap hôm nay, 22/10/2018, cho biết hai miền Nam-Bắc Triều Tiên và Bộ Chỉ Huy Liên Hiệp Quốc (UNC) đã có cuộc họp thứ 2 bàn về giải trừ quân bị trong Vùng an toàn chung, nằm trong khu vực Bàn Môn Điếm.

Hai miền Triều Tiên đã nhất trí giải trừ quân bị ở khu vực biên giới, theo như thỏa thuận quân sự đã ký giữa lãnh đạo hai nước trong cuộc gặp hồi tháng 9 vừa qua.

Thông cáo của Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc nêu rõ : « Cuộc họp lần này nhằm xem xét, đánh giá hiện trạng chiến dịch gỡ mìn trong Vùng an toàn chung và trao đổi về cách thực hiện chương trình rút vũ khí cùng các trạm gác và kế hoạch kiểm tra lẫn nhau » trong khu vực này của vùng biên giới.

Hai miền Triều Tiên cũng đã quyết định tổ chức một cuộc họp cấp tướng vào thứ Sáu tuần này nhằm bàn cách thực thi các thỏa thuận giải trừ quân bị trong khu an toàn chung.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20181022-hai-mien-trieu-tien-va-lien-hiep-quoc-hop-phien-thu-2-ve-giai-tru-quan-bi