Tin khắp nơi – 06/01/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 06/01/2018

Tillerson:

“Không nghi ngờ” sức khoẻ tâm thần của tổng thống

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson nói ông “không bao giờ đặt câu hỏi” về sức khoẻ tâm thần” của Tổng thống Trump sau khi cuốn”Lửa và Giận giữ: Bên trong Tòa Bạch Ốc” của Michael Wolff cho biết nhân viên nhìn tổng thống như một “đứa trẻ”.

Ông Tillerson – người được cho đã gọi ông Trump là một “thằng ngốc” đầu năm nay – nói với CNN: “Tôi không có lý do gì để nghi ngờ về sức khỏe tâm thầm của ông ấy.”

Ông nói ông Trump “không điển hình cho các tổng thống trước đây”.

Bình luận tiếp về vụ ‘Vũ Nhôm’ và sách mới về Tổng thống Trump

Trump: Sách của Michael Wolff ‘đầy dối trá’

Blair bác bỏ cáo buộc liên quan đến nhà Trump

Trump sa thải giám đốc truyền thông

Con trai Trump ‘đã gặp luật sư Nga’

Hệ lụy từ diễn văn đao to búa lớn của Trump là gì?

Ông nói: “Tôi nghĩ rằng điều đó được thừa nhận, đó cũng là lý do tại sao người Mỹ chọn ông ấy.”

Ông Tillerson nói thêm rằng ông có mối “quan hệ tiến triển với tổng thống” và phủ nhận tin đồn ông sẽ rời khỏi Nhà Trắng, nói ông sẽ làm việc ở đây cả năm 2018.

Nhà bình luận chính trị nổi tiếng Michael Wolff viết cuốn sách gây tranh cãi dựa trên khoảng 200 cuộc phỏng vấn.

Cuốn sách này đã được bán ra sớm bất chấp những nỗ lực của tổng thống nhằm ngăn chặn việc xuất bản.

Ông Trump nói rằng cuốn sách “đầy dối trá”.

Ông nói cuốn sách ra đời do sự hối thúc của truyền thông và những người khác để làm ông tổn thương. Ông Trump nói thêm: “Họ thử chiến thắng một cuộc bầu cử xem! Thật đáng buồn!”

Hôm thứ sáu, ông Trump từ chối trả lời câu hỏi về cuốn sách khi ông rời khỏi trại David từ Nhà Trắng. Ông Trump sẽ dành hai ngày để gặp gỡ các đảng viên Cộng hòa tại đây để thảo luận các ưu tiên lập pháp của ông trong năm tới.

Wolff nói rằng nhân viên Nhà Trắng mô tả tổng thống như một đứa trẻ vì “ông ấy cần sự thoả mãn ngay lập tức. Tất cả chỉ về ông ta … Người đàn ông này không đọc, không nghe, giống như một quả bóng được bắn vào đường trượt.”

Mặc dù đang trong cơn bão về cuốn sách, chính quyền của Trump đã và đang thúc đẩy kế hoạch của mình. Vào thứ Năm, họ đã:

•Công bố kế hoạch mở rộng khoan ngoài khơi

•Mở cửa cho một cuộc đàn áp về kinh doanh cần sa

•Cắt giảm trợ giúp an ninh cho Pakistan

•Nhận công cho việc tăng trưởng kinh tế khi chỉ số Dow Jones lần đầu tiên vượt qua mức 25.000 điểm

Wolff nói gì về cuốn sách?

Tổng thống nói ông đã không cho Wolff vào Nhà Trắng, cũng như không nói với ông về cuốn sách.

Nhưng Wolff trả lời: “Tôi đã làm gì ở đó nếu ông ta không muốn tôi ở đó? Tôi chắc chắn đã nói chuyện với tổng thống … Nó không được công khai.”

Trump ‘chia sẻ thông tin mật với Nga’

Đừng hiểu phát ngôn của Trump theo nghĩa đen?

Ý kiến người Việt về lễ nhậm chức của Trump

Ông nói đã dành ba tiếng đồng hồ với ông Trump tổng cộng, cả trong chiến dịch tranh cử và sau lễ nhậm chức.

Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình, ông nói tổng thống không có sự tín nhiệm và “100% người xung quanh ông” nghi ngờ về khả năng của ông Trump.

Ông Wolff cho hay “Tổng thống Mỹ cố gắng ngăn chặn việc xuất bản cuốn sách,” động thái mà “CEO của một công ty cỡ vừa” sẽ không cố gắng.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42588716

 

Phong trào #MeToo đã lan đến Trung Quốc?

Gwyneth Ho & Grace TsoiBBC Chinese

Vào ngày đầu năm mới, Trung Quốc cuối cùng cũng bắt đầu chiến dịch #MeToo.

Lạc Thiên Thiên, một học giả có bằng tiến sĩ của Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Hàng có uy tín ở Bắc Kinh, cho biết bà bị một giáo sư quấy rối tình dục khi học tại đây cách đây 12 năm.

Bà kể lại trải nghiệm này trên Weibo, một diễn đàn ảo được người dùng Trung Quốc coi tương đương với Twitter, và nói vẫn bị ám ảnh. Bài đăng của bà đạt được hơn ba triệu lượt xem trong một ngày, gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi về quấy rối tình dục.

Bình luận tiếp về vụ ông ”Vũ Nhôm” và sách mới về Tổng thống Trump

Làm sao chống lại nạn quấy rối tình dục?

Harvey Weinstein: Câu chuyện của những người buộc tội

Quốc hội Mỹ ‘rối loạn’ vì ba vụ từ chức

VN: Lối thoát nào cho nạn nhân bạo lực tình dục?

Việt Nam: Mới mẻ trong xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm?

Ngay sau đó, đại học Bắc Hàng thông báo vị giáo sư bị đình chỉ giảng dạy và việc điều tra đang được tiến hành.

Vị giáo sư bác bỏ những cáo buộc trên.

Bà Lạc, người hiện đang sống ở Mỹ, nói với BBC rằng phong trào #MeToo đã mang lại cho bà “rất nhiều can đảm”.

Hàng triệu phụ nữ và nam giới trên khắp thế giới đã tham gia vào phong trào #MeToo, chia sẻ kinh nghiệm của họ về quấy rối tình dục trong một nỗ lực cho thấy tầm nghiêm trọng của vấn đề.

Tuy nhiên, chiến dịch này cho tới nay vẫn chưa rầm rộ trên mạng xã hội Trung Quốc, và thậm chí không có nhiều người dám chia sẻ câu truyện của họ.

Nhiều nhóm nữ quyền Trung Quốc đang khuyến khích phụ nữ đi theo bước chân bà Lạc, nhưng ngay cả khi phong trào #MeToo cất cánh, nó sẽ có vẻ khá khác biệt ở Trung Quốc.

Thiếu cơ chế

Feng Yuan, đồng sáng lập Equality, một tổ chức phi chính phủ chống bạo lực giới ở Bắc Kinh, lưu ý rằng bà Lạc đã lên kế hoạch hành động của mình một cách cẩn thận và khôn ngoan trước khi công khai.

Bà đã liên lạc với những phụ nữ khác cũng bị quấy rối tình dục bởi cùng một giáo sư và thu thập rất nhiều bằng chứng – kể cả các bản ghi âm – trước khi đưa vụ việc ra ánh sáng.

Bà chờ đợi cho đến khi trường đại học quyết định rằng giáo sư sẽ bị đình chỉ giảng dậy trước khi công khai tài khoản của bà trên mạng.

Sáu dấu hiệu của một người sếp độc địa

Bộ trưởng Anh từ chức vì cáo buộc xâm hại

FBI từng cáo buộc Luther King ‘truy hoan’

Theo bà Feng, phụ nữ khác không dễ dàng để theo gương của bà Lạc vì “Trung Quốc không có luật về quấy rối tình dục. Các trường học và văn phòng cũng thiếu cơ chế thích hợp để giải quyết vấn đề này”.

Bà nói thêm: “Những tiết lộ khác, nếu không được lên kế hoạch tốt như của Lạc, có thể sẽ không được chú ý và bị bỏ qua,” bà nói thêm “đó là lý do tại sao những người lên tiếng thực sự là phi thường.”

‘Luật ngầm’

Những nạn nhân quấy rối tình dục ở nhiều quốc gia sợ họ sẽ không được tin tưởng.

Trên mạng xã hội Trung Quốc, quấy rối tình dục thường được được gọi là “luật ngầm”.

Thuật ngữ này cho thấy khái niệm được chấp nhận rộng rãi rằng phụ nữ không bị quấy rối bởi những kẻ muốn quấy rối, mà là sẵn lòng chấp thuận để đạt được lợi ích tương lai.

Nhà nữ quyền Li Sipan nói rằng “luật ngầm” có giọng điệu đổ lỗi cho nạn nhân, bỏ qua việc phụ nữ bị chi phối bởi sức mạnh.

Nó góp phần làm cho các nhạn nhân sợ hãi họ sẽ bị bác bỏ nếu lên tiếng.

Tập trung vào trường đại học

Ở phương Tây, phong trào # MeToo bắt đầu trong ngành công nghiệp giải trí – sau đó lan sang các lĩnh vực khác như thể thao và chính trị. Nhưng ở Trung Quốc, nó bắt đầu với các trường đại học.

Trước khi bà Lạc lên tiếng, một số nữ sinh đã tốt nghiệp cũng tiết lộ trên mạng xã hội rằng từng bị giáo sư nơi họ học quấy rối tình dục hoặc tấn công – nhưng khác với bà, họ ẩn danh.

Nhà nữ quyền Trung Quốc Xiao Meili không ngạc nhiên khi thấy phong trào # Meetoo bắt đầu từ các trường đại học.

“Nhiều cư dân mạng xã hội là sinh viên đại học hoặc có học vấn cao hơn”, bà nói.

“Mọi người đều nghe đồn đại, hoặc thậm chí trải nghiệm, quấy rối tình dục ở các trường đại học.”

Uber đuổi người vì cáo buộc quấy rối tình dục

Tiệc tùng Giáng sinh văn phòng năm nay kém vui?

Chủ tịch Uber Jeff Jones từ chức

App dịch vụ vệ sỹ”trình làng” tại TQ

Trong một cuộc khảo sát của Trung tâm Giáo dục Tình dục và Giới tính ở Quảng Châu, gần 70% sinh viên đại học cho biết họ đã bị quấy rối tình dục.

Nhưng hơn một nửa trong số những sinh viên này không muốn báo cáo sự việc với các cơ quan chức năng – đa số nói rằng báo cáo chẳng mang lại điều tốt đẹp gì cho họ.

Bà Xiao nói: “Ở Trung Quốc, sự chênh lệnh quyền lực giữa các giáo sư và sinh viên là rất nghiêm trọng.”

Các giáo sư các trường đại học lớn ở Trung Quốc có quyền lực rất lớn đối với sinh viên.

Họ có thể ngăn sinh viên không được xuất bản các bài báo, các dự án nghiên cứu và tốt nghiệp – có nghĩa nếu các giáo sư giận dữ thì có thể gây nguy hại cho sự nghiệp học thuật của một người.

Nhiều sinh viên nữ bị quấy rối bằng lời nói hoặc thể chất – hoặc phải đi ăn uống với các giáo sư nam – bà Li Sipan nói.

Đàn áp các nhà nữ quyền

Leta Hong Fincher, tác giả của “Những phụ nữ còn sót lại: Sự hồi sinh của bất bình đẳng giới ở Trung Quốc”, cho rằng trở ngại lớn nhất cho phong trào “Meetoo” đang lan rộng ở Trung Quốc là kiểm duyệt internet.

Trung Quốc đã bị tổ chức nhân quyền Hoa Kỳ, Freedom House, xếp hạng là “kẻ lạm dụng quyền tự do internet tồi tệ nhất thế giới” liên tiếp trong ba năm.

“Nếu sự phản kháng lên đến một điểm nào đó mà nó bị coi là làm mất ổn định, chính phủ sẽ không ngần ngại dập tắt ngay lập tức”, bà nói.

Công tố viên cao cấp của Mỹ: Tôi bị sa thải

Clinton cáo buộc Trump bắt nạt phụ nữ

Trong vài năm qua, đã có một cuộc đàn áp quy mô lớn đối với xã hội dân sự ở Trung Quốc, bao gồm các luật sư, nhà bất đồng chính kiến và tổ chức phi chính phủ.

Các nhà nữ quyền cũng là mục tiêu được nhắm đến.

Vào tháng 5 năm 2015, “năm nhà nữ quyền” – năm phụ nữ vận động chống lại quấy rối tình dục – đã bị chính quyền Trung Quốc giam giữ, gây sốc cho cộng đồng quốc tế.

“Các nhà hoạt động nữ quyền đã tổ chức rất tốt về mặt chính trị. Có nhiều nhà hoạt động nữ quyền ở các thành phố khác nhau, phối hợp với nhau và có sức lan tỏa. Tất cả những yếu tố này cộng lại khiến giới chức Trung Quốc coi họ như mối đe dọa về chính trị”, bà Hong Fincher nói.

“Hãy xem những gì đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Với chiến dịch #MeToo, nó hạ bệ những người đàn ông quyền lực hầu như mỗi ngày trong vài tháng qua … Bạn chỉ có thể tưởng tượng rằng nó cực kỳ đáng sợ đối với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc .”

http://www.bbc.com/vietnamese/42588717

 

Tạm biệt Nga: một thế hệ xách túi ra nước ngoài

Nhà hoạt động môi trường hàng đầu của Nga là một trong số hơn một triệu người -đa phần còn trẻ và có trình độ học vấn cao- đã đóng gói hành lý và rời khỏi đất nước trong những năm gần đây, phóng viên Lucy Ash của BBC cho biết. Nga thậm chí còn dành hẳn một từ để miêu tả hiện tượng này “povaralism”.

“Tôi có cảm thấy nhớ nhà không ư?”, Evgenia Chirikova nói. “Không hẳn. Rất nhiều người ở đây nói cùng ngôn ngữ với tôi. Họ rất thân thiện, tràn đầy nhiệt huyết và rất lịch sự. Tôi đang sống ở nước Nga trong mơ!”

Bà đang nói về Estonia, quê hương của bà trong hai năm rưỡi qua- nơi bà ẩn náu để tránh bị truy tố vì là nhà vận động môi trường và người chỉ trích thẳng thắn tổng thống Nga Vladimir Putin.

Bình luận tiếp về vụ ông ”Vũ Nhôm” và sách mới về Tổng thống Trump

Luật tị nạn của Đức ‘rất chặt chẽ’

VN ‘chặn luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh’

Vụ ‘Vũ nhôm’ và cuộc chiến không vùng cấm

Bàn tròn thứ Năm: Ông Vũ ‘Nhôm’ về VN – hệ lụy và bình luận

‘Vũ Nhôm’ và Đinh La Thăng: ‘sản phẩm của chính sách và thể chế’?

Từ ông ‘Vũ Nhôm’ đến những ‘bộ tứ quyền lực’

Sự nghiệp của Chirikova như một nhà hoạt động xã hội đã bắt đầu cách đây 11 năm, khi bà và gia đình đi bộ xuyên qua khu rừng Khimki- khu săn bắn trước đây của Nga hoàng đầy những cây sồi già, heo rừng và những con bướm hiếm gặp.

Tôi thao thức suốt đêm không biết mình phải làm gì nếu tôi bị vào tù và con gái phải vào trại mồ côi.

“Tôi đang mang thai, đang mong đến bữa picnic với con gái lớn và chồng thì tôi thấy có điều gì bất thường”, bà kể.

“Có những kí hiệu thập tự đỏ được sơn trên một vài cây sồi và cây bạch dương. Tôi tự hỏi tại sao những cây khoẻ mạnh này cần phải chặt.”

Khimki là một khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt, là lá phổi xanh của Moscow. Chirikova và chồng bà, ông Mikhail, đã chuyển đến khu này từ trung tâm thành phố luôn trong tình trạng tắc nghẽn giao thông, để được ở gần khu rừng.

Khi trở về từ buổi dã ngoại, Chrikova bật điện thoại và cảnh báo các nhà chức trách về những gì bà đã thấy. Bà cho rằng một công ty “lừa đảo” đã cố gắng lách luật, do vậy bà cực kì ngạc nhiên khi phát hiện ra có một dự án đường cao tốc trị giá 6.7 tỷ USD đã được duyệt chính thức xuyên qua khu rừng đang được bảo vệ này, mặc dù có những tuyến đường thay thế khác ít gây hại cho môi trường hơn.

Thủ lĩnh đối lập Nga bị tù giam

Sao showbiz Nga ‘ra tranh cử tổng thống’

Tàu ngầm Nga xuống lòng Bắc Cực làm gì?

Các quan chức của bộ Tài Nguyên và Uỷ ban Bảo vệ Thiên nhiên Nhà nước chấn an bà rằng quyết định này đã được chính tổng thống phê chuẩn và sau đó, ông Vladimir Putin, với tư cách là thủ tướng khi đó, cũng đã kí một sắc lệnh thay đổi tình trạng được bảo vệ của khu rừng để cho phép xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông.

Chirikova nghi ngờ lý do thực sự phía sau việc cho phép con đường cao tốc đi qua khu rừng là để cho phép các công ty bất động sản tiếp cận khu đất gần thủ đô.

Bà đã bỏ việc trong ngành cơ khí của mình để tổ chức biểu tình.

Cuộc biểu tình đầu tiên của nhóm bà, “Cứu lấy rừng Khimki”, đã có 5000 người xuống đường – một trong những cuộc biểu tình về môi trường lớn nhất trong lịch sử Nga- và thu được hơn 50.000 chữ kí.

Nỗ lực vận động của bà đã thuyết phục được Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu và Ngân hàng đầu tư Châu Âu, các nhà tài trợ chính của dự án đường cao tốc, ngừng cấp vốn cho dự án này.

Nhưng thành công có cái giá của nó. Chirikova đã bị bắt nhiều lần; các nhà hoạt động cùng các nhà báo khác thì bị tấn công bởi những kẻ vô danh. Khi tổng biên tập tờ báo của Khimki, ông Mikhail Beketov, nêu ra nghi vấn rằng các quan chức địa phương đang thu lợi từ dự án đường cao tốc, con chó của ông đã bị giết chết, chiếc xe của ông bị đốt và cuối cùng ông bị tấn công tàn bạo đến mức bị tổn thương não nghiêm trọng và không bao giờ nói lại được nữa.

Chirikova nhớ lại lần vài thăm ông tại phòng hồi sức cấp cứu. Ông bị mất đi nhiều ngón tay, bị cắt bỏ chân và mất một phần hộp sọ sau khi bị đánh bằng thanh sắt.

“Chân tôi run lên đến nỗi tôi ngồi phệt xuống sàn bệnh viện,” cô nói. “Lần đầu tiên trong đời, tôi thực sự cảm thấy sợ hãi. Bất cứ kẻ nào có thể làm những điều đó với người khác là không có đạo đức và tôi hiểu rằng một chế độ cướp phá đang nắm quyền ở đất nước tôi.”

Chính Chirikova cũng bị nhắm đến qua một cách khác – thông qua “điểm yếu” của bà là những đứa con.

“Giới chức tung tin nhảm về tôi khi, rằng tôi đã đánh đập con mình và không cho chúng ăn,” bà nói. ” Một người tới từ cơ quan an ninh đến căn hộ chung cư của chúng tôi và yêu cầu người hàng xóm của tôi kí một văn bản nói rằng tôi là một người mẹ tồi tệ.”

Con gái lớn của bà rất sợ khi nhìn thấy những người đàn ông trong những chiếc xe không dán biển theo dõi gia đình, sợ đến nỗi cô bé không dám đi học. Khi những kẻ lạ mặt gõ cửa, con gái bà trốn dưới gầm giường. Cuối cùng, gia đình bà phải chuyển đến một khu dân cư mới gần trung tâm Moscow nhưng sự quấy rối vẫn tiếp tục, hiện tại thì dưới hình thức những cú điện thoại đe dọa.

Những nữ tù nhân lương tâm Việt Nam

Giới vận động nữ ở châu Á ‘bị đánh và tống giam’

HRW: Các nhà hoạt động ‘không chốn dung thân’ ở VN

Chirikova cho biết phải mất ba năm trị liệu các con bà mới hồi phục. Tuy nhiên, nỗi bất an của bà vẫn tiếp tục, đặc biệt khi Dịch vụ Bảo vệ Trẻ em gợi ý rằng họ có thể đưa những đứa con bị “lạm dụng”ra khỏi tay bà.

“Tôi thao thức suốt đêm, tự hỏi tôi sẽ làm gì nếu tôi bị đưa đến nhà tù và con gái phải vào trại trẻ mồ côi”, bà nói. “Cuối cùng, đó là lý do tại sao tôi quyết định rời khỏi nước Nga.”

Mặc dù đã giành được giải thưởng quốc tế uy tín cho chiến dịch vận động, Chirikova cũng không thể ngăn được tuyến đường cao tốc nối Moscow tới St Petersburg. Nhưng bà tin rằng kế hoạch ban đầu đã được sửa đổi và kết quả là chỉ một phần diện tích rừng nhỏ hơn bị phá huỷ.

“Quan trọng hơn, phong trào của chúng tôi cho những người Nga khác thấy họ có thể đấu tranh chống lại bất công, phơi bày ra sự tham nhũng và bắt các quan chức chịu trách nhiệm.”

Từ Estonia, bà tiếp tục hỗ trợ các nhà hoạt động môi trường ở Nga thông qua website, activatica.org. Trang web này đăng tin bài về chiến dịch cứu một công viên ở Nga, về sương khói độc hại hoặc nguy cơ đối với hồ Baikal từ các nhà máy thuỷ điện mới.

“Tôi cảm thấy như một người nước ngoài sống ở Estonia, chứ không phải là người lưu vong,” bà Chirikova nói, “và nó đủ gần để tôi có thể tới Nga bất cứ khi nào tôi cần.”

Theo bà Alina Polyakova, giám đốc nghiên cứu về Châu Âu và Á-Âu tại hội đồng Atlantic ở Washington, từ năm 2000 đến năm 2014, khoảng 1,8 triệu người Nga rời khỏi đất nước này.

Đầu năm nay, bà cảnh báo xu hướng này đang tăng lên và gọi việc di dân ra nước ngoài của những thanh niên có học thức là “mối đe dọa an ninh quốc gia đáng kể đối với Liên bang Nga”.

“Tôi có lẽ là người duy nhất trong số những người bạn quan sát viên của tôi không bị vào tù.Asya Parfenova, Escape Room

Việc tính toán số người đã rời khỏi Nga là phức tạp bởi hầu hết họ vẫn giữ hộ chiếu Nga ngay cả khi có được hộ chiếu hoặc giấy phép cư trú ở các nước khác. Số liệu của Cục Thống kê Nhà nước ước tính được có khoảng 350.000 người di cư vào năm 2015 – gấp 10 lần so với năm 2010.

Tại tầng cao nhất của một trung tâm mua sắm tại Berlin, tôi gặp một người nhập cư mới, cô Asya Parfenova, 33 tuổi. Cô từng là nhà báo ở Moscow và tham gia phong trào giám sát bầu cử vào các năm 2002 và 2003, đưa tin các cử tri được chở đi nhiều điểm bỏ phiếu- họ bỏ phiếu nhiều lần và các hộp phiếu đầy một cách đáng ngờ.

“Tôi có lẽ là người duy nhất trong số những người bạn quan sát viên của tôi không bị vào tù,” cô nói.

Asya lập một công ty, và nhờ đó có được thị thực làm việc tại Đức.

Công ty của cô quản lý “Escape Room” – một trò chơi đồng đội, trong đó người chơi bị khóa và phải tìm cách giải quyết các câu đố phức tạp, trong thời gian có hạn, để giành được sự tự do.

“Tôi thích những luật lệ rõ ràng và chúng tôi không có những quy tắc này tại Nga”, cô nói. “Chính phủ luôn thúc đẩy mạnh ý tưởng về sự ổn định nhưng Nga thực sự là nơi ít ổn định nhất hiện nay, vì không ai có thể dự đoán được điều gì sẽ diễn ra vào ngày mai, pháp luật sẽ được giải thích như thế nào – và điều này lại cực kì nguy hiểm cho hoạt động kinh doanh.”

Bà Parfenova cho biết thêm nhiều doanh nhân thành công ở Nga đang cố gắng để có được một chỗ đứng tại thị trường nước ngoài. “Họ đang cố gắng để chuẩn bị, như chúng tôi đã nói, một ‘sân bay phụ’, một nơi an toàn để đáp xuống trong trường hợp không còn khả năng hạ cánh xuống Nga nữa.”

Con gái nhỏ của tôi, Lydia, bắt đầu nói với tôi về những người theo chủ nghĩa phát xít muốn xâm chiếm đất nước chúng tôiArtemy Troitskym, Nhà phê bình âm nhạc

Một từ lóng mới đã được đưa vào tiếng Nga, ông Artemy Troitskym, nhà phê bình âm nhạc hàng đầu của Nga nói. Đó là “poravalism”, hoặc “chủ nghĩa đã đến lúc ra khỏi đây thời gian để thoát ra khỏi đây”. Bản thân ông là một người poravalist, Troitsky hiện đang sống ở Estonia, giống như bà Chirikova.

Vào năm 2011, ông và một số trí thức nổi tiếng và các nhà chống đối đã tham gia vào các cuộc biểu tình chống bầu cử gian lận. Tất cả đều đeo băng trắng biểu tượng, và ông Vladimir Putin chế giễu họ là “trông giống như những chiếc bao cao su”. Với tinh thần đầy khí thế, Troisky bước lên sân khấu trong chiếc áo choàng trắng dài.

Cuối năm đó, ông phải đối đầu các vụ kiện cáo bôi nhọ – nhưng không phải vì thế mà ông dứt áo ra đi.

Đối với Troitsky, thời điểm quyết định đến sau cuộc sát nhập Crimea vào năm 2014 và cuộc chiến tranh tiếp theo ở đông Ukraine, khi ông phẫn nộ trước cái mà ông gọi là “một lễ hội ghê tởm về chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa quân phiệt và chính thống” ở Nga.

Giống như Chirikova, ông nói mối lo ngại đối với con cái là yếu tố quyết định khiến ông rời bỏ đất nước.

“Nó làm tôi phát ghê khi tôi nghe những điều các con tôi nghe được ở trường hay nhà trẻ. Con gái nhỏ của tôi, Lydia, bắt đầu nói với tôi về những người theo chủ nghĩa phát xít muốn xâm chiếm đất nước chúng tôi, rằng chúng tôi phải tự bảo vệ mình, rằng Putin là một người tuyệt vời và rất nhiều điều nữa. “

Tuy nhiên, Troitsky vẫn nhớ nhà và vẫn còn say mê nền văn hoá Nga. Mặc dù vẫn về thăm nước Nga, ông hy vọng một ngày nào đó được về hẳn.

Ông không chắc thế hệ trẻ sau này sẽ gắn bó với đất nước như vậy. Ông nói chỉ có một phần tư con của những người bạn bè của ông trong độ tuổi 20 chọn để ở lại Nga – phần còn lại đang học, làm việc và xây dựng cuộc sống mới ở nước ngoài.

 

Người lưu vong trên mạng

London là một điểm đến ưa thích khác của những người di cư Nga. Một trong những người nổi tiếng nhất ở London hiện nay dành phần lớn cuộc đời của mình trên mạng, cố gắng thay đổi đất nước của mình từ bên ngoài.

Mikhail Khodorkovsky điều hành công ty dầu Yukos trước khi bị tống giam vào năm 2003 vì những tội được nhiều người cho là có động cơ chính trị. Sau 10 năm ngồi sau song sắt, ông gửi thư cho Putin yêu cầu được thả để có thể nói lời tạm biệt với người mẹ đang hấp hối của mình.

“Tôi được đưa ra máy bay như một tù nhân trong một đoàn xe áp tải. Và khi người trong giới chính trị điện Kremlin bắt đầu thảo luận về việc liệu tôi có thể được trở lại hay không, tôi nói,”OK, tôi sẽ vui nếu được trở lại Nga. Chỉ cần cho tôi biết, có điều kiện gì không,” ông nói.

Ông ngả người ra ghế với một nụ cười gượng gạo. “Thực sự trong vòng một tháng, thông báo được đưa ra rằng tôi sẽ phải đối mặt với một án hình sự mới, vì vậy cách duy nhất tôi có thể quay lại Nga là vào thẳng nhà tù.”

Giống như Chirikova, Khodorkovsky coi internet là “chiến trường” của mình.

“Họ có thể nghĩ rằng những người như tôi không sát với thực tế hàng ngày tại Nga”, vị thủ lĩnh có uy tín nói trong văn phòng tường ốp gỗ của tổ chức “Nga Mở rộng” nói. “Và tôi cần phải thuyết phục họ là không phải thế – vâng, bạn có thể nói rằng tôi sống trong một thế giới ảo. Đó là sự lựa chọn mà tôi đã thực hiện.”

Một nhà vận động ở lại Nga

Khi được hỏi cô ấy yêu điều gì ở Nga, Nadya Tolokonnikova, trả lời: “Nó giống như câu hỏi, “Bạn yêu điểm gì ở mẹ bạn vậy?”. Nước Nga cũng như mẹ tôi và tôi không thể tưởng tượng bản thân mình mà không có nước Nga.”

Cô đạt tới đỉnh danh vọng ở độ tuổi 22 khi cô và hai người khác trong nhóm punk Pussy Riot bị bắt vì hát “Đức mẹ Đồng trinh Mary, Mẹ của Chúa, Hãy xóa sổ Putin!” trong một nhà thờ lớn ở Moscow.

Tolokonnikova bị giam gần hai năm và phải may trang phục của cảnh sát trong 16 giờ một ngày. Vậy tại sao cô ấy vẫn hết lòng muốn sống ở Nga?

“Trước hết là ngôn ngữ, vì bây giờ tôi cảm thấy mình như một gã ngốc khi cố gắng diễn tả suy nghĩ của mình bằng một ngôn ngữ khác. Bạn không thể sử dụng các chi tiết, ngữ điệu, giai điệu của một thứ ngôn ngữ khác như tiếng của mình. Và đó là điều vô giá. Văn hoá, biểu tượng, tôn giáo, điện ảnh, văn học và những người Nga dữ dội, nguy hiểm, sáng tạo và cực kì dũng cảm.

“Tôi thực sự thích ở bên trong cộng đồng can đảm này, những người đang mạo hiểm tính mạng của họ để cố gắng thay đổi đất nước.

“Tôi thực sự thích ở bên trong cộng đồng can đảm này, những người đang mạo hiểm tính mạng của họ để cố gắng thay đổi đất nước. Nó mang lại ý nghĩa choi cuộc sống của tôi.”

Sau khi được thả, cô thành lập MediaZona, một trang web tin tức độc lập, tập trung vào hệ thống pháp luật và Zona Prava (Zone of Justice), một tổ chức vận động cho những điều kiện đối xử tốt hơn cho tù nhân. Khi đang bị giam sau song sắt ở Mordovia, miền bắc nước Nga, cô thấy kinh hoàng khi chứng kiến các tù nhân bị ốm nặng nhưng bị từ chối điều trị.

“Và ngay bây giờ chúng tôi có một vài chục trường hợp mà chúng tôi đã giành được chiến thắng tại Toà án Nhân quyền châu Âu. Nó thực sự giúp ích, không chỉ giúp cho các cá nhân mà hy vọng nó còn khiến cả hệ thống trại giam phải ngại những nhà vận động nhân quyền và NGO (Tổ chức phi chính phủ) vì không ai muốn bị phơi ra ánh sáng.”

Vì sao học giả nước ngoài quan tâm Mẹ Nấm?

Hoa Kỳ phản hồi về thư của con gái Mẹ Nấm

Tolokonnikova cho biết phần lớn độc giả của MediaZona dưới 35 tuổi, họ thích học hỏi và ngày càng thiếu kiên nhẫn cho sự thay đổi.

Cô tin rằng khát khao được phiêu lưu, hành động ý nghĩa và niềm tự hào về nước Nga – không nên lẫn với chủ nghĩa dân tộc – có thể ngăn một số người ra nước ngoài, và đưa một số người khác quay lại Nga. Những người trẻ tuổi tham gia biểu tình chống tham nhũng ở nhiều thành phố hồi đầu năm cũng mang lại hy vọng cho cô.

“Họ là những người yêu nước thực sự. Họ không phải là những người theo chủ nghĩa yêu nước kiểu Putin, những người thích sống ở nước ngoài, nhưng lấy tiền từ ngành công nghiệp dầu khí. Những người hiện giờ đang phản đối chống lại Vladimir Putin, họ muốn làm cho cuộc sống tốt hơn ở ngay nước mình. Họ muốn phát triển kinh tế, nghệ thuật, truyền thông. Họ muốn có những kênh truyền hình tốt hơn, không chỉ là cỗ máy tuyên truyền như hiện tại”.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42540726

 

Quan chức Mỹ phủ nhận phong tỏa viện trợ

cho người tị nạn Palestine

Người Palestine đã phẫn nộ về quyết định hồi gần đây của Tổng thống Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Người Palestine muốn phần phía đông của thành phố sẽ là thủ đô của một nhà nước tương lai của họ.

Mỹ đã phong tỏa 125 triệu đôla ngân khoản cho một cơ quan của Liên Hiệp Quốc cung cấp viện trợ cho người tị nạn Palestine, trang tin Axios đưa tin hôm thứ Sáu, nhưng một quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với hãng tin Reuters chưa có quyết định nào được đưa ra về ngân khoản này.

Vài ngày sau khi Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ giữ lại khoản tiền viện trợ trong tương lai cho người Palestine, Axios cho biết khoản tiền này bị phong tỏa cho tới khi chính phủ Mỹ hoàn thành việc xét lại viện trợ cấp cho Thẩm quyền Palestine.

Khoản tiền này, chiếm một phần ba số tiền quyên góp hàng năm của Mỹ cho Cơ quan Cứu trợ và Công tác của Liên Hiệp Quốc (UNRWA), lẽ ra tới ngày 1 tháng 1 là đã được giao, Axios cho biết, dẫn lời ba nhà ngoại giao phương Tây không nêu danh tính.

Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, phát biểu với điều kiện ẩn danh, nói với Reuters: “Câu chuyện đó (của Axios) gây ngộ nhận rất lớn. Chỉ vì họ đinh ninh là sẽ nhận được tiền vào ngày đầu tiên, và họ không nhận được đúng lúc đó, không có nghĩa là nó đã bị đình chỉ hoặc hủy bỏ. Các cuộc thảo luận vẫn đang diễn tiến, và tới giữa tháng 1 chúng tôi sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.”

Khi được hỏi liệu có quyết định sơ bộ nào đã được đưa ra hay không, quan chức trả lời: “Không. Và những bản tin gợi ý như vậy là sai.”

Phát ngôn viên của UNRWA Chris Gunness cho biết cơ quan này chưa được “trực tiếp thông báo về một quyết định chính thức bởi chính quyền Hoa Kỳ.”

Ông Trump hôm thứ Ba nói rằng ông sẽ giữ lại tiền cấp cho người Palestine, cáo buộc họ “không còn muốn đàm phán hòa bình” với Israel nữa.

“Chúng ta trả HÀNG TRĂM TRIỆU ĐÔ LA mỗi năm và không nhận được sự cảm kích hay tôn trọng. Họ thậm chí không muốn đàm phán một hiệp ước hòa bình mà giờ lẽ ra phải có với Israel rồi… với người Palestine không còn muốn đàm phán hòa bình nữa, tại sao chúng ta phải trả bất kỳ khoản tiền to lớn nào trong tương lai cho họ?” ông Trump nói trên Twitter.

Mỹ là nước cấp viện trợ lớn nhất cho cơ quan UNRWA, với cam kết gần 370 triệu đôla vào năm 2016, theo website của cơ quan này.

https://www.voatiengviet.com/a/quan-chuc-my-phu-nhan-phong-toa-vien-tro-cho-nguoi-ti-nan-palestine/4195169.html

 

Tillerson nói sẽ tại chức ngoại trưởng Mỹ cả năm 2018

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm thứ Sáu cho biết ông dự định sẽ tại nhiệm đến hết năm 2018, dù có những đồn đoán cho rằng ông có thể sẽ sớm ra đi do mối quan hệ không mấy suôn sẻ với Tổng thống Donald Trump, người mà ông từng gọi là “thằng ngu.”

Trong một cuộc phỏng vấn với đài CNN, ông Tillerson cho biết ông nghĩ rằng chính quyền Trump đã có một năm “rất thành công” trong năm 2017 và hiện đang thực hiện các chính sách mà ông hy vọng sẽ dẫn tới “một năm 2018 rất, rất thành công.”

Khi được hỏi dồn về những dự định của ông, ông Tillerson nói, “Tôi dự định sẽ ở đây cả năm.”

Mối quan hệ của ông Tillerson với ông Trump dường như xấu đi trong cả năm qua. Đài NBC hồi tháng 10 loan tin ông Tillerson từng gọi tổng thống là “thằng ngu” sau một cuộc họp tại Lầu Năm Góc vào tháng 7. Vào tháng 11, tin cho hay Nhà Trắng đang cân nhắc thay thế ông.

Ông Tillerson nói với CNN rằng tổng thống chưa đưa ra chỉ dấu nào cho thấy chức vụ của ông đang gặp nguy.

Cuộc phỏng vấn CNN diễn ra ngay lúc một cuốn sách phê bình gay gắt năm đầu tiên ông Trump làm tổng thống được phát hành. Cuốn sách mô tả nhà lãnh đạo Hoa Kỳ hành xử như một đứa trẻ và nêu lên các câu hỏi mới về việc liệu ông có đủ năng lực giữ chức tổng thống hay không.

Khi được hỏi liệu ông có cùng nhận định rằng ông Trump không đủ năng lực giữ chức tổng thống hay không, ông Tillerson nói: “Tôi chưa bao đặt nghi vấn về năng lực tâm thần của ông ấy. Tôi không có lý do gì để nghi ngờ năng lực tâm thần của ông ấy.”

Ông Tillerson nói ông đã mất một khoảng thời gian để tìm hiểu cách thức giao tiếp tốt nhất với ông Trump, người mà ông không quen biết trước khi trở thành bộ trưởng ngoại giao. Ông Tillerson, cựu giám đốc điều hành tập đoàn Exxon, cho biết ông và tổng thống có cung cách quản lý và đưa ra quyết định khác nhau.

“Tôi đã phải dành rất nhiều thời gian để hiểu làm thế nào để giao tiếp tốt nhất với ông ấy để tôi có thể phục vụ nhu cầu của ông ấy bằng thông tin,” ông Tillerson nói với CNN.

“Điều mà tôi phải học là thứ gì thì có hiệu quả với vị tổng thống này,” ông Tillerson nói. “Ông ấy không phải giống như các vị tổng thống trong quá khứ. Tôi nghĩ rằng điều đó đã được nhiều người công nhận. Đó cũng là lý do vì sao người dân Mỹ chọn ông ấy. “

Ông nói ông cố gắng trình bày cho ông Trump tất cả khía cạnh của một vấn đề, “ngay cả khi tôi biết đó không phải là khía cạnh mà ông ấy thực sự muốn cứu xét.”

“Mọi người nên cảm thấy an tâm về cách thức mà những quyết định được đưa ra bởi vì nó không chỉ thuận theo điều mà tổng thống muốn, mà còn giúp ông ấy nhìn thấy tất cả các lựa chọn,” ông Tillerson nói.

https://www.voatiengviet.com/a/tillerson-noi-se-tai-chuc-ngoai-truong-my-ca-nam-2018/4195130.html

 

Tác giả sách về Trump lên tiếng,

nói tất cả phụ tá coi Trump ‘như trẻ con’

Tác giả của một cuốn sách phơi bày nội tình Nhà Trắng trong năm đầu tiên dưới quyền Tổng thống Trump hôm thứ Sáu cho biết ông có nói chuyện với Tổng thống trong khi viết cuốn sách này. Phát biểu này mâu thuẫn với lời khẳng định của ông Trump rằng ông chưa bao giờ nói chuyện với tác giả và không cho phép bất kỳ sự tiếp cận nào.

Cuốn sách của Michael Wolff “Fire and Fury: Inside the Trump White House” (Lửa và Thịnh nộ: Bên trong Nhà Trắng của Trump) ngay tức thì trở thành cuốn sách bán chạy nhất vào ngày thứ Sáu. Nhà xuất bản quyết định phát hành sớm mấy ngày so với dự định sau khi một số trích đoạn được đăng tải trong tuần này khơi ra một cơn bão lửa chính trị, những đe dọa kiện tụng từ luật sư của ông Trump và một nỗ lực nhằm ngăn cuốn sách xuất bản.

Cuốn sách, bị ông Trump bác bỏ là đầy những lời dối trá, cho thấy một Nhà Trắng hỗn loạn, một tổng thống thiếu chuẩn bị sau khi giành chiến thắng bầu cử năm 2016, và những phụ tá dè bỉu khả năng của ông Trump. Ông Wolff nói với đài NBC hôm thứ Sáu rằng tất cả các phụ tá của ông Trump đều nói với ông rằng họ coi ông ta như một đứa trẻ.

“Tôi hoàn toàn có nói chuyện với tổng thống. Dù ông ấy có nhận ra đó là cuộc phỏng vấn hay không, tôi không biết, nhưng chắc chắn nó không phải là thông tin được yêu cầu không công khai,” ông Wolff nói trên chương trình “Today” của NBC. Ông nói thêm rằng ông đã nói chuyện với những người nói chuyện với ông Trump hàng ngày, “đôi khi hàng phút.”

Khi được yêu cầu làm rõ ý của ông là gì khi ông viết toàn bộ những người trong nhóm nội bộ của ông Trump đều nêu nghi vấn về việc ông có đủ năng lực cho chức vụ tổng thống, ông Wolff nói, “100 phần trăm những người xung quanh ông ta … Tất cả họ đều nói ông ta như trẻ con.”

Tối thứ Năm, ông Trump viết trên Twitter, “Tôi không hề cho phép tác giả cuốn sách ba láp này (thật ra từ chối ông ta mấy lần) tiếp cận Nhà Trắng! Tôi chưa bao giờ nói chuyện với ông ta cho cuốn sách này.”

“Toàn nói láo, trình bày không đúng sự thật và những nguồn không hề tồn tại,” ông Trump nói thêm.

Những trích đoạn công bố trước đó cũng gây rạn nứt công khai giữa tổng thống và Steve Bannon, cựu chiến lược gia trưởng của ông và từng là một phụ tá vận động tranh cử hàng đầu, liên quan tới những bình luận của ông Bannon trong cuốn sách về ông Trump và gia đình ông.

Phản ứng của ông Bannon trước vụ việc vẫn bình lặng. Trong các cuộc phỏng vấn với trang tin cánh hữu Breitbart News sau khi tin tức loan đi, ông gọi ông Trump là “người tuyệt vời” và cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ chủ trương của tổng thống.

Nhà Trắng nói cuốn sách này đầy lỗi và các quan chức chính quyền cũng như chiến dịch tranh cử đã phản bác những sự kiện được mô tả trong cuốn sách.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders, người gọi cuốn sách này là rác rưởi, hôm thứ Sáu rằng ông Wolff chỉ nói chuyện ngắn gọn với tổng thống và không được tiếp cận rộng rãi.

“Đây là người bịa ra rất nhiều chuyện để cố gắng bán sách,” bà Sanders nói trong một cuộc phỏng vấn trên kênh Fox News.

Trong một dòng tweet hôm thứ Sáu, ông Trump gọi cuốn sách này là một nỗ lực nữa nhằm bôi nhọ ông vì bất kỳ sự thông đồng nào giữa chiến dịch tranh cử của ông và Nga “đang cho thấy hoàn toàn là một vụ bịp bợm.”

Công tố viên đặc biệt Robert Mueller đang điều tra sự thông đồng khả dĩ như một phần trong cuộc điều tra rộng hơn về cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016. Ông chưa loan báo bất kỳ kết luận nào.

https://www.voatiengviet.com/a/tac-gia-sach-ve-trump-len-tieng-noi-tat-ca-phu-ta-coi-trump-nhu-tre-con/4194890.html

 

Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia rời chức

Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Mike Rogers vừa loan báo kế hoạch về hưu trong mùa xuân năm nay và cho biết hy vọng người kế nhiệm sẽ được đề cử và chuẩn thuận bởi Thượng viện trong tháng này.

Ông Rogers loan báo với nhân viên trong cơ quan, Reuters dẫn nguồn tin từ một phóng viên của Washington Post cho biết.

Cơ quan An ninh Quốc gia chưa hồi đáp yêu cầu bình luận.

https://www.voatiengviet.com/a/giam-doc-co-quan-an-ninh-quoc-gia-roi-chuc-/4194547.html

 

Quỹ Clinton bị điều tra

Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI đang điều tra xem Quỹ Clinton có đổi chác ưu đãi chính trị để được nhận các khoản tiền tài trợ trong lúc bà Hillary Clinton làm Ngoại trưởng hay không, AP trích dẫn hai nguồn thạo tin cho biết ngày 5/1.

Tiết lộ này được đưa ra trong lúc Tổng thống Donald Trump và các đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội đang thúc giục Bộ Tư pháp điều tra các cáo giác tham nhũng liên quan đến Quỹ Clinton.

Chưa rõ thời điểm và nguyên nhân khởi sự cuộc điều tra nhưng các nguồn tin của AP cho biết cuộc điều tra đã kéo dài nhiều tháng nay.

Những người chỉ trích đã tố cáo gia đình Clinton dùng Quỹ Clinton để làm giàu cho bản thân và dành cho các nhà tài trợ sự tiếp cận đặc biệt với Bộ Ngoại giao thời bà Clinton làm Ngoại trưởng.

Craig Minassian, người phát ngôn của Quỹ Clinton, nói các tố cáo này có động cơ chính trị.

Tổng thống Trump nhiều lần kêu gọi điều tra bà Clinton, các phụ tá của bà cũng như Quỹ Clinton, một hành động mà phe Dân chủ nói nhằm đánh lạc hướng công luận trước các cuộc điều tra về nghi án có sự thông đồng giữa chiến dịch tranh cử của Trump với phía Nga.

Theo AP

https://www.voatiengviet.com/a/quy-clinton-bi-dieu-tra-/4194544.html

 

TT Trump phủ nhận việc cho tác giả Wolff được tiếp cận

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phủ nhận việc cho phép ông Michael Wolff được tiếp cận Tòa Bạch Ốc. Ông Wolff là tác giả của một cuốn sách sẽ được xuất bản vào thứ Sáu, sách miêu tả một năm đầu nhiều xáo trộn của tổng thống.

Trong đoạn văn ngắn đăng trên Twitter tối thứ Năm, 4/1, tổng thống Mỹ cũng đã đặt biệt danh mới cho Steve Bannon, người điều hành chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump hồi 2016.

Ông Trump viết: “Tôi đã hoàn toàn không cho phép tiếp cận với Tòa Bạch Ốc (thực sự đã từ chối ông ta nhiều lần) đối với tác giả của cuốn sách tồi. Tôi chưa bao giờ nói chuyện với ông ta để làm sách. Đầy rẫy những điều dối trá, những thông tin sai lạc và những nguồn tin không tồn tại. Hãy nhìn vào quá khứ của người này và xem chuyện gì sẽ xảy ra với ông ta và Steve Lôi thôi!”

Hôm 4/1, thư ký báo chí của Tòa Bạch Ốc đã trả lời hàng loạt các câu hỏi của các phóng viên về cuốn sách.

Sarah Huckabee Sanders nói có lẽ hầu hết người dân ở Hoa Kỳ “không quan tâm đến một cuốn sách đầy dối trá “.

Bà đã miêu tả cuốn Fire and Fury (Hỏa thịnh nộ) là “đồ rác rưởi” và một thứ mà “một nhân viên bị sa thải muốn bán rong”.

Nhân viên bị sa thải đó là ông Bannon, cũng là chiến lược gia chính trong Tòa Bạch Ốc trong bảy tháng đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump.

Ông Wolff đã trích lời ông Bannon rất nhiều trong cuốn sách 336 trang.

Một luật sư của Tổng thống hôm 4/1 đã tìm cách ngăn chặn việc xuất bản cuốn sách, lập luận rằng nó có tính phỉ báng, bôi nhọ. Luật sư đòi ông Wolff và nhà xuất bản Henry Holt and Co. ngừng xuất bản cuốn sách.

Ông Charles Harder cho biết nhóm pháp lý của ông đang “điều tra về nhiều tuyên bố sai lệch và/hoặc không có căn cứ về ông Trump trong cuốn sách”.

Hôm trước đó, ông Harder cũng gửi một lá thư “đề nghị dừng và không lặp lại” đến ông Bannon, yêu cầu ông ngừng đưa ra những nhận xét mang tính phỉ báng về ông Trump và gia đình ông.

Tòa Bạch Ốc nói rằng Tổng thống Trump không cố gắng dùng những đe dọa pháp lý để làm cho ai đó không được bảo vệ về tự do ngôn luận.

Tuy nhiên, bà Huckabee Sanders nói tại cuộc họp báo hôm 4/1 rằng tổng thống cũng tin vào việc phải làm cho chắc chắn rằng thông tin là chính xác trước khi đưa nó ra như những dữ kiện”.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-phu-nhan-viec-cho-tac-gia-wolff-duoc-tiep-can/4193992.html

 

Ngoại trưởng Pakistan đả kích

Mỹ là ‘người bạn luôn phản phúc’

Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan Khawaja Asif nói rằng Mỹ đang hành xử với Pakistan như “một người bạn luôn phản phúc” sau khi Washington đình chỉ viện trợ và Tổng thống Donald Trump cáo buộc Islamabad dối trá và lừa lọc suốt nhiều năm qua.

Washington cáo buộc Pakistan “chơi trò hai mặt” bằng cách hỗ trợ những kẻ chủ chiến Taliban ở Afghanistan và mạng lưới Haqqani gây hỗn loạn ở Afghanistan. Islamabad phủ nhận điều này và cáo buộc Mỹ không tôn trọng những hy sinh to lớn của họ – nhân mạng lên tới hàng chục ngàn người – trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.

Thái độ bài Mỹ và quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Pakistan hiện đang ở gần mức thấp nhất vào năm 2011, khi Osama bin Laden bị tiêu diệt trong một cuộc đột kích bí mật của Mỹ ở Pakistan, nhưng những lời lẽ gay gắt này có thể sẽ gây khó khăn hơn để làm lành mối quan hệ trong tương lai.

“Hành vi của Mỹ không phải là của một đồng minh mà cũng chẳng phải của một người bạn,” ông Asif nói với đài truyền hình Capital cuối ngày thứ Năm. “Đó là một người bạn luôn phản phúc.”

Những nhóm nhỏ học sinh sinh viên hô vang khẩu hiệu “Mỹ chết đi”, “Trump chết đi” và đốt cờ Mỹ, đốt hình ông Trump sau buổi cầu nguyện hôm thứ Sáu tại thủ đô Islamabad và thành phố Lahore ở miền đông, theo hãng tin Reuters. Các cuộc biểu tình có tổ chức này nhanh chóng kết thúc.

Hôm thứ Sáu, bộ ngoại giao Pakistan chỉ trích điều mà họ gọi là “những mốc mục tiêu dịch chuyển” sau khi Mỹ xác nhận sẽ đình chỉ tất cả các khoản hỗ trợ an ninh, được cho đạt mức tổng cộng ít nhất là 900 triệu đôla, cho tới khi Pakistan ngừng trợ giúp những kẻ chủ chiến.

Các tuyên bố chính thức khác của chính phủ Pakistan đáp lại dòng tweet của ông Trump tỏ ra chừng mực, nhưng bộ trưởng Asif và một số chính trị gia nổi bật khác đã liên tục đưa ra những lời lẽ gay gắt.

Việc Mỹ đình chỉ viện trợ được công bố vài ngày sau khi ông Trump tweet rằng Mỹ đã ngờ nghệch cấp cho Pakistan 33 tỉ đôla viện trợ trong 15 năm qua và được đền đáp lại “không có gì ngoài sự dối trá và lừa lọc, coi các nhà lãnh đạo của chúng ta như những kẻ ngốc.”

Islamabad phần lớn đã dự liệu việc đình chỉ viện trợ nhưng các quan chức Pakistan bất ngờ với dòng tweet đả kích gay gắt của ông Trump và giọng điệu của những thông báo từ phía Mỹ.

“FBI, những đối thủ chính trị của ông ta, các cầu thủ bóng bầu dục người Mỹ gốc Phi đã quen với lối chỉ trích như thế này của Trump trên Twitter – chúng tôi không quen với cái lối đó,” Reuters dẫn lời một bộ trưởng chính phủ Pakistan nói.

“Chúng tôi thực sự bị sốc.”

Mối quan hệ xấu đi có thể đẩy Pakistan xa hơn vào vòng tay của đồng minh lâu năm là Trung Quốc, nước đã ủng hộ Islamabad sau vụ ông Trump lên Twitter đả kích Pakistan. Các nhà phân tích nói rằng sự ủng hộ về ngoại giao và tài chính của Bắc Kinh cũng giúp tăng cường uy thế cho Pakistan.

https://www.voatiengviet.com/a/ngoai-truong-pakistan-da-kich-my-la-nguoi-ban-luon-phan-phuc/4194590.html

 

Trung Quốc cam kết

nghiêm trị đối tượng vi phạm chế tài Triều Tiên

Chính phủ Trung Quốc hôm thứ Sáu hứa sẽ “xử lý nghiêm” những đối tượng vi phạm các chế tài Liên Hiệp Quốc nhắm vào Triều Tiên sau khi một tờ báo Hàn Quốc đưa tin các tàu thuộc sở hữu của người Trung Quốc đăng ký ở nước ngoài thường xuyên chuyển dầu cho Triều Tiên.

Bắc Kinh không có thông tin gì về hoạt động của các tàu đăng ký ở các nước khác, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói.

Báo Chosun Ilbo tuần này đưa tin các tàu thuộc sở hữu của người Trung Quốc treo cờ Panama, Belize và các nước khác bị tình nghi buôn bán trái phép với Triều Tiên.

Các quan chức Hàn Quốc đã thu giữ hai chiếc tàu vì nghi ngờ vi phạm chế tài của Liên Hiệp Quốc nhằm ngăn Bình Nhưỡng theo đuổi công nghệ hạt nhân và phi đạn.

“Nếu điều tra xác nhận là có những vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an, Trung Quốc sẽ xử lý nghiêm những vu phạm này theo luật pháp và quy định,” ông Cảnh nói trong một cuộc họp báo thường kỳ.

Bắc Kinh, nước mà Triều Tiên có phần lớn hoạt động thương mại và nhận phần lớn nguồn cung ứng năng lượng, là đồng minh ngoại giao hàng đầu của Bình Nhưỡng trong nhiều thập kỷ qua nhưng đã ủng hộ các biện pháp mới nhất của Liên Hiệp Quốc.

Các chế tài hạn chế nguồn cung ứng năng lượng và cấm chuyển bất kỳ hàng hóa nào cho các tàu của Triều Tiên trên biển.

Chủ nhật tuần trước, nhà chức trách Hàn Quốc loan báo tàu chở dầu KOTI treo cờ Panama đang bị câu lưu tại cảng Pyeongtaek do bị tình nghi có “hoạt động dính líu tới Triều Tiên.”

Báo Chosun Ilbo nói KOTI thuộc về một công ty ở thành phố Đại Liên nằm ở đông bắc Trung Quốc. Tờ báo cho biết con tàu được đăng ký tại Malaysia cho đến giữa năm 2017 và sau đó chuyển qua Panama.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-cam-ket-nghiem-tri-doi-tuong-vi-pham-che-tai-trieu-tien/4194578.html

 

TQ bắt đầu đóng tàu sân bay thứ ba

Trung Quốc bắt đầu đóng tàu sân bay thứ ba với hệ thống phóng máy bay công nghệ cao, tờ South China Morning Post đặt ở Hồng Kông đưa tin hôm 5/1, dẫn lời các quan chức Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA).

Tháng 4 năm ngoái, Trung Quốc đã hạ thủy tàu sân bay đầu tiên do họ tự đóng. Song nó cũng là tàu sân bay thứ hai trong lực lượng hải quân của nước này.

Nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải hiện đang lắp phần thân của chiếc tàu thứ ba, dự kiến sẽ mất khoảng hai năm.

“Việc đóng tàu sân bay mới sẽ phức tạp và khó khăn hơn hai tàu kia”, một quan chức PLA được trích lời cho hay.

Trung Quốc lâu nay cố xây dựng lực lượng hải quân “biển xa”, họ dành ưu tiên cho hải quân vì họ nhắm đến mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở tầm toàn cầu.

Trung Quốc cũng đã thiết kế một loại máy bay hoạt động từ boong tàu sân bay và hiện đang đào tạo các phi công.

Các nguồn tin cho biết vẫn còn quá sớm để nói khi nào chiếc tàu thứ ba được đưa vào sử dụng.

Trung Quốc có kế hoạch đưa bốn nhóm tàu sân bay chiến đấu vào hoạt động muộn nhất là vào năm 2030, theo South China Morning Post.

(theo outlookindia.com, thestatesman.com)

https://www.voatiengviet.com/a/tq-bat-dau-dong-tau-san-bay-thu-ba/4194114.html

 

Iran: Giáo sĩ kêu gọi phạt nặng các lãnh đạo biểu tình

Hàng chục ngàn người ủng hộ chính phủ Iran hôm 5/1 tuần hành trên khắp cả nước, cam kết trung thành với chính thể giáo quyền và cáo buộc kẻ thù là Mỹ đã xúi giục gây ra các cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất trong gần một thập kỷ qua, theo tin Reuters.

Giáo sĩ hàng đầu Tehran hôm thứ 6 kêu gọi nhà chức trách phải xử lý “cứng rắn” những người đã gây ra cuộc biểu tình bất hợp pháp kéo dài hơn một tuần, khiến 22 người thiệt mạng và hơn 1.000 người đã bị bắt, Reuters dẫn lời các giới chức Iran.

“Nhưng những thường dân Iran bị lừa gạt bởi những kẻ nổi loạn được Mỹ hậu thuẫn nên được xử lý theo tình thương xót của Hồi giáo”, giáo sĩ Ahmad Khatami nói trước các tín đồ ở trường đại học Tehran.

Ông Khatami cũng kêu gọi chính phủ “chú ý nhiều hơn đến các vấn đề kinh tế của người dân”.

Cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra vào ngày 28/12 tại thành phố thiêng liêng Shi’ite Mashhad của Iran sau khi chính phủ công bố kế hoạch tăng giá nhiên liệu và cắt bỏ trợ cấp hàng tháng cho người có thu nhập thấp.

Các cuộc biểu tình đã lan rộng đến hơn 80 thành phố và các thị trấn nông thôn, do hàng ngàn thanh thiếu niên và tầng lớp lao động Iran tức giận về tình trạng tham nhũng, nạn thất nghiệp và khoảng cách giàu nghèo lớn.

Nhà chức trách không đưa ra bằng chứng nào để ủng hộ khẳng định cho rằng Hoa Kỳ dính líu tới các cuộc biểu tình, vốn không nằm dưới sự điều động của một lãnh đạo duy nhất nào.

Reuters dựa trên thông tin của cư dân địa phương cho biết các cuộc biểu tình ở nhiều thành phố đã có dấu hiệu giảm đi kể từ ngày thứ Năm (4/1), sau khi lực lượng cảnh vệ được đưa tới các tỉnh để đàn áp người biểu tình.

https://www.voatiengviet.com/a/4194085.html

 

Nga – Mỹ bất đồng sâu sắc về biểu tình tại Iran

Thanh Hà

Đợt biểu tình chưa tới hồi kết tại Iran là hồ sơ mới gây bất đồng giữa Hoa Kỳ và Nga. Tại phiên họp tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 05/01/2017 theo yêu cầu của Washington, Mỹ trong thế cô lập.

Trong phiên họp bất thường ngày 05/01/2018 tại New York, đại sứ Hoa Kỳ bên cạnh Liên Hiệp Quốc bà Nikki Haley lên án Iran “chà đạp các quyền của nhân dân nước này” và nước Mỹ “đứng về phía người dân Iran”. Theo bà, qua loạt biểu tình lần này, người dân Iran đòi chính quyền Teheran “ngưng ủng hộ khủng bố“.

Trái với những lời lẽ cứng rắn của bà Haley, đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, Vassily Nebenzia tuyên bố “Iran phải tự giải quyết những vấn đề nội bộ” và “tình hình tại chỗ đang có chiều hướng lắng dịu”. Đại diện của Nga cho rằng Hoa Kỳ không nên tạo cơ hội để “can thiệp vào công việc nội bộ của Iran“.

Về phía Pháp, đại sứ François Delattre cũng cho rằng nhẽ ra Washington không nên triệu tập một phiên họp bất thường, vả lại “diễn tiến tình hình trong những ngày qua tại Iran không đe dọa an ninh và hòa bình của thế giới”.

Lập trường của Nga và Pháp được nhiều thành viên trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tán đồng. Trong số này phải kể tới Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ hay một số quốc gia ít có trọng lượng hơn như Thụy Điển, Peru hay Bolivia…

Về phía Iran, đại sứ Gholamali Khoshroo khẳng định Teheran có “bằng chứng rõ rệt” là những cuộc biểu tình gần đây chống lại chính quyền được “điều khiển từ nước ngoài”.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180106-nga-my-bat-dong-sau-sac-ve-bieu-tinh-tai-iran

 

Mỹ : Cuốn sách khiến Trump nổi giận

bán chạy như tôm tươi

Thu Hằng

Cuốn sách Fire and Fury : Inside the Trump White House (tạm dịch : Lửa và Cuồng nộ : Bên trong Nhà Trắng của Trump) của nhà báo chính trị Micheal Wolff nói về những tháng đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump. Nhà Trắng đã tìm các ngăn cản việc phát hành những cuối cùng cuốn sách được chính thức phát hành tại Mỹ ngày 05/01/2018 và đứng đầu danh sách bán chạy nhất trên trang Amazon.

Thông tín viên RFI Anne Corpet có mặt tại hiệu sách Politics and Prose, ở Washington cho biết, bất chấp nhiệt độ -10°C, khoảng 20 độc giả đứng chờ trước hiệu sách và chỉ trong vòng 13 phút, tất cả đã được bán hết sạch. Chủ hiệu sách, Bradley Graham, giải thích ngay cả nhà xuất bản cũng không dự đoán được nhu cầu cao đến như vậy của độc giả : « Đây là một thành công khác thường, chỉ một chốc một chiều, và hiếm có đối với một cuốn sách về chính trị ».

Một độc giả thì cho rằng điều bất ngờ đối với tác phẩm này « không phải là nội dung bên trong, mà là phản ứng do cuốn sách gây nên. Donald Trump bỗng quảng cáo cho cuốn sách khi ông ấy muốn cấm phát hành ».

Hãng tin AFP cho biết ngay trong ngày phát hành cuốn Lửa và Cuồng nộ, khi trả lời đài CNN, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson khẳng định « chưa bao giờ đặt vấn đề và chẳng có lý do gì để nghi ngờ khả năng tinh thần » của tổng thống Trump, và nói thêm : « Ông ấy không giống như những tổng thống tiền nhiệm ».

Cũng trong ngày 05/01, hai thượng nghị sĩ Cộng Hòa, Chuck Grassley và Lindsey Graham, đã yêu cầu tư pháp Mỹ mở điều hình sự đối với cựu gián điệp người Anh, Christopher Steele, người tiến hành điều tra, trong thời gian vận động tranh cử tổng thống Mỹ 2016, nghi án thông đồng giữa nhóm vận động của Trump và Nga.

Thượng Viện Mỹ tiến hành một trong ba cuộc điều tra nghị viện về nghi án Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, song không có quyền truy tố tư pháp, tuy nhiê, họ có thể yêu cầu bộ Tư Pháp làm việc này. Đây là lần đầu tiên các thượng nghị sĩ công khai đệ trình lên tư pháp một nhân vật có liên quan đến nghi án Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180106-my-cuon-sach-khien-trump-gian-du-ban-chay-nhu-tom-tuoi

 

Mỹ dọa cắt 2 tỷ đô la tiền viện trợ cho Pakistan

Thanh Hà

Ngày 05/01/2018, một quan chức Hoa Kỳ xin giấu tên cho biết Washington có thể “ngưng cấp một khoản viện trợ lên tới 2 tỷ đô la cho Pakistan”. Lý do : Mỹ chỉ trích chính quyền Islamabad lơ là trong mục tiêu chống khủng bố, quá “khoan nhượng với các nhóm nổi dậy như Taliban tại Afghanistan hay tổ chức mang tên Haqqani”.

Vẫn nguồn tin trên còn để ngỏ khả năng Hoa Kỳ xét lại việc từng công nhận Pakistan là một “đồng minh quan trọng của Mỹ ngoài khối NATO”. Quy chế đặc biệt này từng được cựu tổng thống George W. Bush ban hành năm 2004.

Tuyên bố cứng rắn như trên của một quan chức Mỹ được đưa ra một ngày sau khi bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nêu lên khả năng trừng phạt Islamabad và vài hôm sau khi tổng thống Donald Trump qua mạng xã hội Twitter với lời lẽ không mấy ngoại giao, cho rằng : “Nước Mỹ đã dại dột trao cho Pakistan 33 tỷ đô la trong 15 năm qua mà không thu hoạch được một thành quả nào ngoài sự dối trá và lừa bịp. (Pakistan) chứa chấp quân khủng bố mà chúng ta đã đánh đuổi khỏi Afghanistan”.

Trước mắt chính quyền Pakistan phản ứng thận trọng về những tuyên bố nói trên của Hoa Kỳ. Islamabad đánh giá việc cắt viện trợ mang tính “phản tác dụng” nhưng đồng thời cho biết là bộ Ngoại Giao hai nước làm việc “chặt chẽ với nhau”.

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, tướng James Mattis cũng thận trọng cho rằng, quyết định của Washington vẫn có thể được xét lại nếu như Pakistan có thái độ dứt khoát trong mục tiêu chống khủng bố.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180106-my-doa-cat-2-ty-do-la-tien-vien-tro-cho-pakistan

 

Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách làm lành với Đức

Ankara đang trong chiến dịch sửa chữa quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu, trong đó đối tượng đặc biệt là nước Đức. Hôm nay, 06/01/2018, lãnh đạo Ngoại Giao Đức và Thổ NHĩ Kỳ gặp nhau trong bối cảnh quan hệ hại nước từ nhiều tháng nay đã xấu đi vì một loạt vụ việc trả đũa nhau.

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giam nhiều người Đức mà theo Berlin đó là vì « lý do chính trị ». Những động thái ngoại giao đầu tiên này cho thấy một bầu không khí ấm áp trong quan hệ hai nước có thể đang trở lại,tuy vẫn còn không ít trở ngại.

Thông tín viên RFI tại Berlin, Pascal Thibaut :

Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có định đánh đổi việc trả tự do cho những người Đức bị họ bắt giữ để lấy chiến xa Đức hay không ? Ngoại trưởng Sigmar Gabriel hôm nay tiếp đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Cavusoglu tại Goslar (Đức).

Trả lời phỏng vấn tạp chí Der Spiegel, ông Sigmar Gabriel đã nhấn mạnh rằng quan hệ hai nước không thể cải thiện được chừng nào vẫn còn người Đức bị giam giữ tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoại trưởng Đức nói thêm : Sẽ không có thay đổi gì chừng nào trường hợp của Deniz Yucel chưa được giải quyết. Nhà báo người Đức gốc Thổ này là thông tín viên tại chỗ của nhật báo Die Welt. Ông bị chính quyền Ankara cầm tù từ 10 tháng nay vì cáo buộc tuyên truyền khủng bố.

Phát biểu của ông Sigmar Gabriel phải chăng có nghĩa là việc trả tự do cho nhà báo bị bắt giam trên sẽ cho phép nối lại xuất khẩu khí tài quân sự ?

Năm 2016, công ty Đức Rheunmental đã thành lập một chi nhánh chung với một công ty Thổ Nhĩ Kỳ để lắp ráp xe tăng. Mọi việc đã bị ách lại do tình hình tại Thổ Nhĩ Kỳ bị xấu đi.

Các dân biểu cánh hữu cũng như tả ở Đức đã chỉ trích một thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ trên có thể sẽ làm tổn hại đến các nguyên tắc mà nước Đức bảo vệ trong khi mà tình hình nhân quyền tại Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn đáng lên án.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180106-tho-nhi-ky-tim-cach-lam-lanh-voi-duc

 

An ninh thắt chặt sát lễ Noel

của người Thiên Chúa Giáo Ai Cập

Người Thiên Chúa Giáo Ai Cập (Copte) đang chuẩn bị đón lễ Noël riêng của mình trong bầu không khí rất căng thẳng với những biện pháp an ninh chưa từng có của chính quyền bởi họ đang là mục tiêu tấn công của nạn kỳ thị tôn giáo. Tính từ tháng 12 năm 2016 đến cuối năm 2017, đã có 4 nhà thờ của người Copte là mục tiêu tấn công khủng bố của Daech làm hơn một trăm người thiệt mạng.

Thông tín viên Alexandre Buccianti  tại Cairo tường trình :

Năm 2017 là  năm mà tại tỉnh Bắc Sinai hoàn toàn sạch bóng người Thiên Chúa Giáo. Hồi tháng Hai,  Tổ chức Nhà nước Hồi Giáo tiến hành đợt thanh lọc tôn giáo, vào tận nhà những người Thiên Chúa Giáo Ai Cập (Copte) cắt cổ họ

Hàng trăm gia đình Thiên Chúa Giáo đã phải chạy khỏi địa phương vì chính quyền ở đó đang phải đối phó với một cuộc chiến tranh du kích của Daech, không có các biện pháp bảo đảm an toàn cho họ.

Nhưng các vụ xách nhiễu nhằm vào người Thiên Chúa Giáo Ai Cập còn diễn ra trong thung lũng sông Nil. Nhiều địa điểm tín ngưỡng của người Copte bị đám dân làng Hồi Giáo cuồng tín tấn công.

Những người này không còn bằng lòng với những bài giảng đạo kích động hận thù trong nhà thờ Hồi Giáo nữa. Giờ đây họ sử dụng mạng xã hội để kêu gọi chống lại những người mà họ gọi là những kẻ ngoại đạo.

Thái độ kỳ thị âm ỉ diễn ra hàng ngày. Một bầu không khí như vậy đang đẩy rất nhiều người Copte phải tìm cách di cư.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180106-an-ninh-that-chat-sat-le-noel-cua-nguoi-thien-chua-giao-ai-cap

 

Tây Ban Nha :

Cựu phó chủ tịch Catalunya tiếp tục bị cầm tù

Thanh Hà

Thêm một thất vọng cho phe Catalunya đòi độc lập : Ngày 05/01/2018 Tối Cao Pháp Viện Tây Ban Nha ra phán quyết tiếp tục giam giữ cựu phó chủ tịch vùng Catalunya, ông Oriol Junqueras. Lý do được chánh án Pablo Llarena nêu lên là một khi trả tự do, nhân vật này có nhiều khả năng tái phạm những tội  “rất nghiêm trọng“. Đó là các tội “ nổi loạn” và “xúi giục nổi loạn“.

Thông tín viên đài RFI từ thủ đô Madrid, François Musseau:

Việc giữ cựu phó chủ tịch Catalunya Oriol Junquera trong tù là một quả bom về phương diện chính trị. Phe đòi độc lập rất bất bình trước quyết định mà họ coi là một tai họa. Bản thân thị trưởng thành phố Barcelona, bà Ada Colau, một người không chủ trương tách rời khỏi Madrid cũng coi quyết định của Tư Pháp Tây Ban Nha là một ‘hành động điên rồ’.

Dù sao đi chăng nữa, phán quyết hôm qua sẽ đem lại những tác động ngay tức thời. Phe đòi ly khai đã giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử hồi tháng 12/2017 và chiếm đa số ghế ở Nghị Viện. Có điều họ khó có thể thành lập được hội đồng cấp vùng trước ngày 19/01/2018, khi mà Nghị Viện phải họp lại.

Ông Oriol Junqueras đang bị giam tại một nhà tù gần Madrid không thể thành lập được một hội đồng mới. Về phía ông Carles Puigdemont, vấn đề đặt ra cũng tương tự : cựu lãnh đạo Catalunya đang sống lưu vong tại Bỉ và đang trong tầm ngắm của Tư Pháp Tây Ban Nha.

Phe ly khai đòi Puigdemont phải được tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo vùng Catalunya. Có điều một khi vừa đặt chân lên lãnh thổ Tây Ban Nha ông này lập tức sẽ bị đưa thẳng vào tù.

Phe chủ trương Catalunya là một phần lãnh thổ không thể tách rời của vương quốc Tây Ban Nha thì vui mừng khôn siết khi thấy đối phương đang trong thế rắn không đầu : lãnh đạo thì một đang phải ngồi tù, một đang sống lưu vong ở Bruxelles, do vậy việc thành lập hội đồng cấp vùng đối với bên đòi độc lập hiện là nhiệm vụ khó khăn hơn bao giờ hết.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180106-tay-ban-nha-cuu-pho-chu-tich-catalunya-tiep-tuc-bi-cam-tu

 

Trung Quốc khóa bớt van cấp dầu cho Bắc Triều Tiên

Thanh Hà

Kể từ ngày 06/01/2018, dầu hỏa tại Bắc Triều Tiên trở nên khan hiếm hơn. Bắc Kinh tăng cường các biện pháp cấm vận Bình Nhưỡng, giảm 75 % lượng dầu bán sang Bắc Triều Tiên. Quyết định trên nằm trong khuôn khổ nghị quyết được Liên Hiệp Quốc thông qua hồi tháng 12/2017 nhằm trừng phạt chế độ Kim Jong Un thử tên lửa và vũ khí hạt nhân.

Thông tín viên RFI từ Thượng Hải, Angélique Forget cho biết thêm về thái độ cứng rắn của Trung Quốc với Bắc Triều Tiên :

Các tập đoàn Trung Quốc xuất khẩu dầu thô hay dầu lọc sang Bắc Triều Tiên phải tuân thủ một số các biện pháp nghiêm ngặt hơn. Bộ Thương Mại Trung Quốc trong một thông cáo đã cho biết như trên.

Như vậy là Bắc Kinh thi hành các biện pháp trừng phạt chế độ Bình Nhưỡng đã được Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua hồi tháng 12 năm ngoái. Các biện pháp nói trên nhằm giảm 75 % các sản phẩm hóa dầu của Trung Quốc xuất khẩu sang Bắc Triều Tiên.

Thông báo của bộ Thương Mại Trung Quốc được được ra vài ngày sau khi một tờ báo Hàn Quốc bị tố cáo Bắc Kinh ngấm ngầm cung cấp dầu hỏa cho Bình Nhưỡng bằng cách chuyển trực tiếp từ tàu chở dầu của Trung Quốc cho tàu của Bắc Triều Tiên ngay trên biển. Một phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Trung Quốc khẳng định sẽ xử phạt mọi vi phạm áp dụng lệnh cấm vận chế độ Bình Nhưỡng.

Cấm vận dầu hỏa của Trung Quốc cho Bắc Triều Tiên được coi là biện pháp then chốt trong việc gia tăng áp lực với Bình Nhưỡng, buộc chế độ Kim Jong Un từ bỏ các hành vi khiêu khích.

Tuy vậy, song song với việc tăng cường các biện pháp trừng phạt, Trung Quốc chủ trương đối thoại với Bắc Triều Tiên. Một quan chức tại Bắc Kinh hài lòng trước việc Bình Nhưỡng và Seoul đàm phán vào Thứ Ba tuần tới. Theo nhân vật này, đây là một dấu hiệu cho thấy tình hình trên bán đảo Triều Tiên tiến triển tốt.

Đàm phán hạt nhân Liên Triều

Chính phủ Hàn Quốc ngày 06/01/2018 thông báo khả năng cử một phái đoàn gồm 5 thành viên, trong đó có thứ trưởng phụ trách Thể Thao, và do bộ trưởng bộ Thống Nhất Cho Myung Gyon dẫn đầu. Cuộc đàm phán với Bắc Triều Tiên được dự kiến diễn ra vào 09/01/2018 tại ngôi làng biên giới Bàn Môn Điếm. Hai miền Triều Tiên hiện đang bàn với nhau về cách thức và thành phần phái đoàn thông qua fax.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180106-trung-quoc-khoa-bot-van-dau-voi-bac-trieu-tien