Tin khắp nơi – 05/05/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 05/05/2019

Sinh viên thiệt mạng vì ngăn chặn tay súng

tại trường UNCC được chôn cất theo nghi lễ quân đội

Carolina – Theo xác nhận từ nhà tang lễ Wells với đài CBS News, anh Riley Howell, sinh viên Đại học Bắc Carolina – Charlotte thiệt mạng vì cố gắng ngăn chặn tay súng trong khuôn viên trường, sẽ được chôn cất tại nghĩa trang quân đội vào Chủ Nhật (5 tháng 5).

Anh Howell (21 tuổi) từng tham gia chương trình thiếu sinh quân ROTC, và được ca ngợi là anh hùng vì đã cố gắng ngăn chặn tay súng.

Theo CBS News, hơn 30,000 người đã ký vào bản kiến nghị để tôn vinh anh Howell. Nhà tang lễ cho hay ROTC đã quyết định chôn cất anh Howell theo nghi lễ quân đội.

Trung tá Chunka Smith, người điều hành chương trình ROTC của trường đại học, cho biết ông không thể tiết lộ kế hoạch tang lễ vì tôn trọng gia đình anh Howell, nhưng cho biết Quân đội và Vệ binh Quốc gia sẽ bảo đảm rằng sự dũng cảm của anh Riley Howell được công nhận.

Cảnh sát trưởng Charlotte-Mecklenburg Kerr Putney cho biết, nếu anh Howell không kháng cự thì họ khó có thể tước vũ khí của tay súng. Ngoài ra, ông Smith không ngạc nhiên khi anh Howell hy sinh tính mạng vì người khác, với tư cách là một quân nhân, ông hiểu rõ thế nào là sự hy sinh cao cả.

Theo tuyên bố do gia đình anh Howell đưa ra vào hôm thứ Tư, họ gọi Howell là một chàng trai lực lưỡng có một trái tim nhân hậu.

Phía cảnh sát cho biết tay súng tên Trystan Andrew Terrelld đã bắn chết hai người và làm bốn người khác bị thương tại trường Đại học Bắc Carolina – Charlotte, trước khi bị cảnh sát của nhà trường bắt giữ. Danh tánh của hai học sinh thiệt mạng được xác định là anh Howell và cô Ellis Parlier (19 tuổi); và những sinh viên bị thương bao gồm anh Drew Pescaro (19 tuổi), Sean Dehart (20 tuổi), Emily Houpt (23 tuổi) và Rami Alramadhan (20 tuổi). (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/sinh-vien-thiet-mang-vi-ngan-chan-tay-sung-tai-truong-uncc-duoc-chon-cat-theo-nghi-le-quan-doi/

 

Trump nói vẫn tin Kim Jong Un

ngay sau khi Triều Tiên bắn tên lửa

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày thứ Bảy bày tỏ tin tưởng rằng lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un sẽ không “thất hứa,” ngay sau vụ việc mà dường như là Triều Tiên bắn tên lửa tầm ngắn.

“Bất cứ điều gì trong thế giới rất thú vị này cũng đều có thể xảy ra,” ông Trump viết trên Twitter, sau khi Hàn Quốc nói rằng Bình Nhưỡng đã bắn một số tên lửa không xác định ra biển.

“Nhưng tôi tin rằng Kim Jong Un hoàn toàn nhận thức được tiềm năng kinh tế to lớn của Triều Tiên, & sẽ không làm gì để can thiệp hay chấm dứt nó,” ông nói thêm.

“Ông ấy cũng biết rằng tôi đứng về phía ông ấy & không muốn thất hứa với tôi. Thỏa thuận sẽ xảy ra!”

Kể từ hội nghị thượng đỉnh lịch sử của hai người tại Singapore vào năm 2018, ông Trump nói ông Kim vẫn cam kết “giải trừ hạt nhân hoàn toàn” bán đảo Triều Tiên.

Ông khẳng định hai nhà lãnh đạo vẫn thân thiết ngay cả sau khi hội nghị tiếp theo của họ tại Hà Nội sụp đổ vào tháng 2, và rằng ông Kim sẽ vẫn đình chỉ thử nghiệm hạt nhân và phi đạn tầm xa.

Nhưng với các cuộc đàm phán bị trì trệ, Triều Tiên dường như đang thử Mỹ.

Hai bên vẫn xung khắc về đòi hỏi của Triều Tiên giảm bớt đáng kể những chế tài kinh tế và Mỹ nhất quyết đòi Triều Tiên phải đưa ra những nhượng bộ cụ thể để loại bỏ kho vũ khí nguyên tử của mình.

Đầu tuần này, Phó Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui cảnh báo Washington về “những hệ quả không mong muốn” nếu Mỹ không điều chỉnh lập trường của mình về các chế tài kinh tế.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-noi-van-tin-kim-jong-un-ngay-sau-khi-trieu-tien-ban-ten-lua/4903998.html

 

Hoa Kỳ áp dụng tài liệu hướng dẫn mới

nghiêm khắc hơn đối với tiến trình sàng lọc đơn xin tỵ nạn

New York / San Francisco – Theo tin từ Reuters, chính quyền Tổng thống Trump vừa sửa đổi tài liệu hướng dẫn cho các nhân viên xét duyệt đơn xin tỵ nạn, nhằm mục đích thắt chặt tiến trình sàng lọc đối với những di dân muốn tỵ nạn ở Hoa Kỳ.

Theo chia sẻ của các viên chức chính phủ và chuyên gia di trú từng xem qua kế hoạch nội bộ, việc sửa đổi các tài liệu đào tạo được sử dụng bởi hàng trăm nhân viên di trú cho thấy chính quyền đang tìm cách thu hẹp phạm vi đối với những người có thể xin tỵ nạn, sau khi các chính sách nghiêm khắc hơn có cùng mục tiêu này đã bị tòa án liên bang ngăn chặn. Những thay đổi này có thể khiến số lượng người di dân bị từ chối tỵ nạn và trục xuất tăng cao hơn, trước khi người di dân có thể tham gia phiên tòa di trú để trình bày đầy đủ tình cảnh của họ.

Theo phát ngôn viên Jessica Collins đại diện Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS), cơ quan chuyên phụ trách tiếp nhận đơn xin tỵ nạn, USCIS đã cập nhật định kỳ các tài liệu đào tạo, đồng thời giải quyết từng đơn xin tỵ nạn riêng biệt. Các tài liệu này từng được sửa đổi vào năm 2006, 2014 và tháng 2 năm 2017. Phiên bản mới nhất vào ngày 30 tháng 4 sẽ có hiệu lực trong tháng này.

Từ lâu, Tổng thống Donald Trump nhận định rằng, những người di dân đang khai thác lỗ hổng của luật di trú, và cho rằng nhiều đơn xin tỵ nạn đưa ra lý do giả mạo.

Theo quy trình xét duyệt hồ sơ, bước đầu tiên bao gồm cuộc phỏng vấn với viên chức USCIS, nhằm xác định liệu lý do tỵ nạn của người di dân có đáng tin cậy hay không. Nếu được chấp nhận, trường hợp của họ sẽ được đệ trình lên tòa án di trú, sau đó, quan tòa có thể cho phép tỵ nạn nếu di dân chứng minh rằng họ bị đe dọa vì chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, quan điểm chính trị hoặc tư cách thành viên của họ trong một nhóm xã hội cụ thể. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-ap-dung-tai-lieu-huong-dan-moi-nghiem-khac-hon-doi-voi-tien-trinh-sang-loc-don-xin-ty-nan/

 

Hoa Kỳ trừng phạt 3 ngân hàng TQ giao dịch với Triều Tiên

Thẩm phán liên bang Hoa Kỳ đã yêu cầu ba ngân hàng Trung Quốc, các đơn vị bị cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt quốc tế đối với Triều Tiên, giao nộp các hồ sơ liên quan đến khoản giao dịch đáng ngờ lên tới hàng chục triệu đô la.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin hôm 30/4, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã công bố phiên bản phán quyết rút gọn vào ngày 8/3 do Chánh án khu vực Washington, Beryl Howell ký.

Phán quyết tuyên bố, tòa án đã đưa ra trát đòi hầu tòa, yêu cầu hồ sơ giao dịch giữa một công ty đã ngừng hoạt động, một công ty có trụ sở tại Hồng Kông cùng với một công ty quốc doanh của Triều Tiên, tuy nhiên lại không đề cập tên cụ thể của 3 tổ chức tài chính trên. Trong văn bản toà án chỉ nói rằng 3 ngân hàng Trung Quốc này có cổ phần của chính phủ Trung Quốc, và 2 trong số đó có chi nhánh tại Hoa Kỳ.

Lệnh triệu tập của tòa án đã được ban hành vào tháng 12/2017, yêu cầu 3 ngân hàng Trung Quốc giao nộp hồ sơ giao dịch tài chính kể từ năm 2012.

Trước đó, Hoa Kỳ đã điều tra các hành vi vi phạm lệnh trừng phạt Triều Tiên đối với các công ty nước ngoài, bao gồm cả việc họ có thay mặt Triều Tiên rửa tiền hay vi phạm các vấn đề pháp lý khác của Hoa Kỳ về việc chống rửa tiền hay không.

Theo văn kiện toà án, vào tháng 4 và tháng 8/2018, các quan chức Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã tới Trung Quốc để thảo luận về việc 3 ngân hàng đại lục này không cung cấp bằng chứng. Kể từ khi 3 ngân hàng Trung Quốc từ chối nộp bất kỳ tài liệu có liên quan nào, vào tháng 11 cùng năm, các công tố viên Mỹ đã đệ đơn yêu cầu tòa án thực hiện lệnh cưỡng chế.

Những người đẹp lên tiếng về hai người bạn ‘ngưu tầm ngưu’ từng lãnh đạo Trung Quốc và Triều Tiên

Vào ngày 18/3 năm nay, Chánh án Washington đưa ra phán quyết, yêu cầu 2 trong số 3 ngân hàng phải ngay lập tức gửi thông tin liên quan trước ngày 28/3 hoặc tham dự phiên điều trần của bồi thẩm đoàn .

Trung Quốc và Triều Tiên có chung biên giới, Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Triều Tiên, vào cuối năm 2017, báo chí Hàn Quốc đưa tin, hình ảnh của các vệ tinh gián điệp cho thấy tàu Rye Song Gang của Công ty Thương mại Kumbyol Triều Tiên có hợp tác với các tàu Trung Quốc, vào ngày 21/11 Hoa Kỳ đã liệt Kumbyol vào danh sách bị trừng phạt ở Triều Tiên.

Vào ngày 20/12 cùng năm, Hoa Kỳ yêu cầu Liên Hợp Quốc cấm chỉ 10 con tàu bị nghi ngờ có giao dịch với Triều Tiên ra vào các cảng trên khắp thế giới, bao gồm cả Rye Song Gang.

Tổng thống Trump cho biết, ông rất thất vọng với việc Trung Quốc xuất khẩu dầu sang Triều Tiên, động thái này sẽ tạo ra những trở ngại cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng của Triều Tiên.

Vào tháng 6 năm ngoái, truyền thông Mỹ tiết lộ Tổng thống Trump đã vạch ra một kế hoạch áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 13 giám đốc điều hành của ít nhất 6 ngân hàng Trung Quốc, họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả khác nhau từ việc đóng băng tài sản cho đến lệnh cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/27777-hoa-ky-trung-phat-3-ngan-hang-tq-giao-dich-voi-trieu-tien.html

 

Nhìn nhận của Mỹ về TQ: Ảo tưởng và sai lầm

Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi quan hệ ngoại giao Mỹ – Trung được thiết lập dưới nhiệm kỳ Tổng thống Richard Nixon, Mỹ đã giúp Trung Quốc phát triển kinh tế, với niềm tin rằng sự nổi lên của Trung Quốc sẽ đem lại cho Mỹ những quan hệ đối tác có lợi, thúc đẩy thương mại tự do, và khẳng định vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ. Tuy nhiên, khi nhìn lại những gì mà Trung Quốc đã và đang thể hiện trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ, quan hệ quốc tế, quân sự và chính trị, các nhà hoạch định chính sách và các học giả Mỹ đã bắt đầu nhận ra rằng: Sự nổi lên của Trung Quốc không mang tính chất hòa bình và vô hại như họ thường nghĩ, mà nó ẩn giấu một tham vọng bí mật của Trung Quốc nhằm thế chân Mỹ trong vai trò lãnh đạo toàn cầu. Việc Mỹ khởi động Chiến tranh Thương mại với Trung Quốc vào năm 2018 có lẽ là bước đi quan trọng nhất thể hiện cách nhìn nhận mới của Mỹ về Trung Quốc.

Trong cuốn sách “The Hundred-Year Marathon: China’s Secret Strategy to Replace America as the Global Superpower” (Cuộc Marathon 100 năm: Chiến lược bí mật của Trung Quốc để thế chân Mỹ trong vai trò siêu cường toàn cầu),[1] tác giả Michael Pillsbury, một chuyên gia an ninh kỳ cựu đã làm việc cho chính phủ Mỹ kể từ nhiệm kỳ Tổng thống Nixon và Kissinger, cho rằng từ lâu Mỹ đã bị Trung Quốc đánh lừa, qua đó có những giả định sai lầm về Trung Quốc, dành cho Trung Quốc vô số hạng mục trợ giúp trên mọi lĩnh vực, để rồi cuối cùng Trung Quốc nổi lên mạnh mẽ và đe dọa vị thế của Mỹ.

Tạp chí Phương Đông trân trọng giới thiệu với độc giả phần lược dịch chương Giới thiệu của cuốn sách này, trong đó tác giả Michael Pillsbury chỉ ra 5 lầm tưởng của Mỹ về Trung Quốc, mà ông đánh giá là “một thất bại tình báo nguy hiểm, nghiêm trọng và có tính hệ thống nhất trong lịch sử nước Mỹ.” Tạp chí Phương Đông hy vọng rằng chương sách này sẽ cung cấp thêm những thông tin và góc nhìn mới, để người Việt chúng ta suy ngẫm về đường hướng phát triển của Việt Nam trong mối tương quan với hai cường quốc này.

Người Mỹ chúng ta vẫn không nhìn Trung Quốc theo cách mà họ nhìn chúng ta – tình trạng này đã kéo dài hàng thập kỷ.

Nhiều người trong số chúng ta khi nghiên cứu Trung Quốc đã được dạy hãy nhìn nhận nước này như một nạn nhân tội nghiệp của các đế quốc phương Tây – một quan niệm mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc không chỉ tin mà còn tích cực tuyên truyền thúc đẩy. Khi tôi đang theo học chương trình Tiến sĩ tại Đại học Columbia năm 1967, các giáo sư ngành khoa học chính trị đã nhấn mạnh rằng phương Tây và Nhật Bản đã đối xử tệ với Trung Quốc, ám chỉ rằng thế hệ của chúng tôi có trách nhiệm sửa chữa sai lầm này. Nhiều sách giáo khoa của chúng tôi cũng đưa ra những lập luận tương tự.

Quan điểm này là nền tảng cho cách ứng xử của chính phủ Mỹ đối với Trung Quốc. Nó đã ảnh hưởng đến khuyến nghị mà các chuyên gia về Trung Quốc đề xuất với các tổng thống Mỹ và các nhà lãnh đạo khác.

Kể từ khi Tổng thống Richard Nixon mở cửa với Trung Quốc vào năm 1971, chính sách của Mỹ đối với nước CHND Trung Hoa hầu như được tính toán bởi những người tìm kiếm “quan hệ mang tính xây dựng” với Trung Quốc, nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của Trung Quốc. Chính sách này vẫn còn có hiệu lực; hàng thập kỷ qua, trải qua 8 đời Tổng thống Mỹ, nó chỉ có những thay đổi rất nhỏ. Các tổng thống Dân chủ hay Cộng hòa có những tầm nhìn chính sách đối ngoại khác nhau, nhưng tất cả đều đồng thuận về tầm quan trọng của việc hợp tác với Trung Quốc và thúc đẩy sự nổi lên của nước này. Những người ủng hộ chính sách “quan hệ mang tính xây dựng”, chủ yếu là các học giả và nhà ngoại giao nổi tiếng và các cựu tổng thống, đã có ảnh hưởng rất lớn tới các nhà hoạch định chính sách và các nhà báo viết về Trung Quốc. Tôi nên biết rằng – tôi đã là thành viên của nhóm này trong nhiều thập kỷ. Thật ra, tôi là một trong những người đầu tiên cung cấp thông tin tình báo về Trung Quốc cho Nhà Trắng, ủng hộ việc mở cửa với Trung Quốc từ năm 1969. Trong nhiều thập kỷ, đôi lúc tôi đóng vai trò then chốt trong việc thuyết phục chính quyền hai đảng hỗ trợ cho Trung Quốc về quân sự và công nghệ. Chúng tôi tin rằng sự hỗ trợ của Mỹ dành cho một Trung Quốc yếu ớt, nơi các nhà lãnh đạo của họ cũng suy nghĩ như chúng tôi, sẽ giúp Trung Quốc trở thành một cường quốc dân chủ, hòa bình và không hề có tham vọng thống trị khu vực hay toàn cầu. Chúng tôi đã đánh giá quá thấp sức ảnh hưởng của những con diều hâu Trung Quốc.

Mỗi một giả định đằng sau niềm tin đó đều sai, và cái sai này cực kỳ nguy hiểm. Sai lầm của những giả định này ngày càng trở nên rõ ràng hơn, qua những gì Trung Quốc làm, và quan trọng không kém, qua những gì Trung Quốc không làm.

Lầm tưởng thứ 1: Quan hệ sẽ đem lại hợp tác toàn diện

Trong 4 thập kỷ qua, các đồng nghiệp và tôi tin rằng “quan hệ” với người Trung Quốc sẽ khiến Trung Quốc hợp tác với phương Tây trong nhiều vấn đề chính sách. Nhưng thực tế không phải như vậy. Chúng tôi tưởng rằng thương mại và công nghệ sẽ khiến Trung Quốc và phương Tây nhất trí quan điểm về các vấn đề trật tự khu vực và quốc tế. Nhưng không. Nói tóm lại, Trung Quốc hầu như không đáp ứng bất kỳ kỳ vọng nào của chúng tôi.

Từ việc cản trở các nỗ lực tái thiết và phát triển kinh tế ở nước Afghanistan bị chiến tranh tàn phá, cho tới việc hỗ trợ cho các chính phủ chống phương Tây ở Sudan và Bắc Triều Tiên, Trung Quốc đã chống lại các hành động và mục tiêu của chính phủ Mỹ. Thật vậy, Trung Quốc đang xây dựng quan hệ riêng với các đồng minh và kẻ thù của Mỹ, đi ngược lại những kỳ vọng về một Trung Quốc hòa bình và tích cực.

Lấy vũ khí hủy diệt hàng loạt làm ví dụ. Đối với Mỹ và đồng minh, không có nguy cơ an ninh nào lại nguy hiểm hơn việc phổ biến loại vũ khí này. Nhưng Trung Quốc không giúp ích gì trong việc kiểm soát tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên và Iran.

Sau sự kiện ngày 11 tháng 9, một số nhà bình luận thể hiện niềm tin rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ đoàn kết chống lại hiểm họa khủng bố. Kỳ vọng về việc hợp tác để chống lại “mối đe dọa chung” là chủ nghĩa khủng bố bằng cách “xóa bỏ những hiềm khích cũ”,[1] như Tổng thống George W. Bush miêu tả trong

bài Tuyên thệ Nhậm chức của mình vào tháng 1 năm 2002, không làm thay đổi thái độ của Trung Quốc. Hợp tác Trung – Mỹ về vấn đề này tỏ ra khá hạn chế về quy mô và cấp độ.

Ảnh 4. Tổng thống Jimmy Carter và nhà lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc Đặng Tiểu Bình ký văn bản

Lầm tưởng thứ 2: Trung Quốc đang trên con đường tiến tới dân chủ

Trong 30 năm qua, Trung Quốc chắc chắn đã thay đổi rất nhiều, nhưng hệ thống chính trị của nó đã không phát triển theo cách mà chúng tôi, những người ủng hộ quan hệ với Trung Quốc, đã hy vọng và dự đoán. Aaron Friedberg của Đại học Princeton đa quan sát thấy thay vì đứng trên bờ vực sụp đổ, Đảng Cộng sản Trung quốc có thể sẽ tồn tại hàng thập kỷ.[2] Tác giả James Mann, người đã viết về Trung Quốc trong hơn 30 năm, chỉ ra rằng điều mà ông gọi là “kịch bản xoa dịu”, với tiên đoán rằng Trung Quốc sẽ dần dần phát triển thành một nước dân chủ tự do, có thể chỉ là mơ hão.[3] Một bản đánh giá công bố năm 2009 của Hội đồng Đối ngoại Châu Âu, một think-tank hàng đầu theo cánh trung tả, đã gọi niềm tin rằng quan hệ với Liên minh Châu Âu sẽ khiến Trung Quốc “tự do hóa nền kinh tế, cải thiện pháp quyền và dân chủ hóa nền chính trị” là lỗi thời.[4] Thay cho sự nổi lên của một nền kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ, các học giả ngày càng thấy rõ sự nổi lên của một hệ thống tạm gọi là “chủ nghĩa tư bản chuyên chế.”[5]

Lầm tưởng thứ 3: Trung Quốc là một bông hoa mong manh

Năm 1996, tôi là thành viên một phái đoàn Mỹ tới Trung Quốc, trong đó có Robert Ellsworth, cố vấn hàng đầu về chính sách đối ngoại cho ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa, Robert Dole. Tận dụng khả năng Dole có thể thắng cử và bổ nhiệm Ellsworth làm bộ trưởng ngoại giao, người Trung Quốc cung cấp cho chúng tôi một cơ hội chưa từng có để quan sát các hoạt động và vấn đề nội bộ của đất nước họ. Một số trong số những người hộ tống chúng tôi là các sĩ quan quân đội, họ tự gọi mình là diều hâu.

Trong một cuộc chia sẻ quan điểm với các học giả Trung Quốc, chúng tôi được cho biết Trung Quốc đang phải đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng về kinh tế và chính trị – và khả năng sụp đổ là rất cao. Các học giả danh tiếng này chỉ ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng, dân tộc thiểu số bạo loạn, và các nhà lãnh đạo chính phủ tham nhũng và năng lực yếu kém, không có khả năng tiến hành những cải cách cần thiết. Xét đến đặc tính bí mật của Bộ Chính trị Trung Quốc, tôi ngạc nhiên trước sự thẳng thắn của các học giả này, và bất ngờ trước những dự báo của họ – các dự báo này càng động viên tôi tiếp tục ủng hộ cho những nỗ lực thúc đẩy Mỹ viện trợ cho một nước Trung Quốc có vẻ dễ vỡ.

Về sau tôi mới phát hiện ra người Trung Quốc còn hộ tống nhiều đoàn khách Mỹ khác bao gồm các học giả, doanh nhân, chuyên gia về chính sách trong những chuyến thăm “đặc biệt” này, trong đó họ cũng nhận được một thông điệp giống hệt về sự suy tàn sắp tới của Trung Quốc. Nhiều người trong số họ nhắc lại những “phát hiện” này trong cái bài báo, sách và bình luận tại Mỹ. Ví dụ, một nghiên cứu do Tập đoàn RAND công bố đã liệt kê 10 yếu tố sẽ khiến Trung Quốc suy yếu hoặc thậm chí sụp đổ trong tương lai gần.[6] Sau đó, xu hướng này tiếp tục đặc trưng cho các cuộc thảo luận về Trung Quốc. Tiêu đề một bài báo đăng trên tạp chí Commentary năm 2003 đề cập đến “căn bệnh” của Trung Quốc,[7] và một cuốn sách bán chạy xuất bản năm 2001 nói rằng Trung Quốc “sắp sụp đổ”.[8] Nhiều người thể hiện quan điểm lo ngại rằng nếu Mỹ tạo sức ép quá lớn buộc Trung Quốc tổ chức bầu cử, trả tự do cho những người bất đồng chính kiến, mở rộng pháp quyền, và đối xử công bằng với các dân tộc thiểu số, thì sức ép này sẽ dẫn tới sự sụp đổ của nhà nước Trung Quốc, gây hỗn loạn trên khắp Châu Á.

Trong hàng thập kỷ, chúng ta đã trông thấy các lập luận này trên những bài xã luận, tin tức, và sách. Nó chi phối hiểu biết của đất nước chúng ta về Trung Quốc. Nhưng sự thật là GDP của Trung Quốc, vốn đã tăng trưởng mạnh, được dự đoán sẽ tiếp tục tăng ít nhất 7 – 8 phần trăm, vượt qua GDP của Mỹ sớm nhất vào năm 2018, theo các nhà kinh tế học từ IMF, OECD và UN.[9] Không may, các chuyên gia về chính sách với Trung Quốc như tôi lại tin tưởng vào khả năng “Trung Quốc sắp sụp đổ”[10] đến mức không mấy ai tin vào các dự báo kia. Trong khi chúng tôi lo lắng về tai họa của Trung Quốc, thì nền kinh tế nước này đã tăng trưởng hơn gấp đôi.

Lầm tưởng thứ 4: Trung Quốc giống như chúng ta

Người Mỹ thường ngạo mạn tin rằng tất cả các nước đều mong muốn được như nước Mỹ. Trong những năm gần đây, thái độ này đã dẫn dắt cách tiếp cận của chúng ta đối với Iraq và Afghanistan. Chúng ta cũng nghĩ về Trung Quốc với thái độ tương tự.

Trong thập niên 1940, chính phủ Mỹ tài trợ cho một nỗ lực nhằm tìm hiểu tâm tính của người Trung Quốc. Nỗ lực này được cô đọng trong một số nghiên cứu, bao gồm một nghiên cứu trong đó 150 di dân Trung Quốc ở Chinatown, New York, làm trắc nghiệm Rorschach. Các nhà nghiên cứu, bao gồm các học giả như Nathan Leites, Ruth Benedict, và Margaret Mead, cũng phân tích các chủ đề của những cuốn sách và bộ phim nổi tiếng của Trung Quốc. Họ kết luận rằng người Trung Quốc không nhìn nhận

chiến lược theo cách của người Mỹ. Trong khi người Mỹ có xu hướng ưa chuộng các hành động trực tiếp, những người gốc Trung Quốc lại ưa hành động gián tiếp hơn là trực tiếp, ưa sự mờ ám và lừa dối hơn là sự rõ ràng, minh bạch. Một kết luận nữa đó là các tác phẩm Trung Quốc viết về chiến lược thường nhấn mạnh và ca ngợi sự lừa gạt.

Kết quả của nghiên cứu năm 1940 đã gây tranh cãi và bị coi là sai về mặt chính trị, và nghiên cứu này không bao giờ được xuất bản. Văn bản duy nhất còn được lưu giữ nằm tại Thư viện Quốc hội [Mỹ]. Mãi tới năm 2000 tôi mới được biết từ các tướng lĩnh Trung Quốc rằng các kết luận của nghiên cứu này là chính xác. Người Trung Quốc đánh giá cao tầm quan trọng của các mưu kế đánh lừa. Họ tự hào về đặc điểm văn hóa độc đáo đó. Hai viên tướng diều hâu đã lập nên một “Hiệp hội Thúc đẩy Văn hóa Chiến lược Trung Hoa” để tuyên truyền cho quan điểm này. Sức ảnh hưởng của họ đối với truyền thông quốc gia đã gia tăng kể từ khi tôi gặp họ lần đầu tiên 20 năm trước. Các đồng nghiệp của tôi đã sai lầm khi phớt lờ họ, cho đến khi một số khuyến nghị của họ gần đây đã trở thành chính sách của Trung Quốc.

Lầm tưởng thứ 5: Diều hâu Trung Quốc rất yếu ớt

Cuối thập niên 1990, thời Tổng thống Clinton nắm quyền, tôi được Bộ Quốc phòng và CIA giao nhiệm vụ thực hiện một cuộc điều tra chưa từng có tiền lệ về năng lực của Trung Quốc trong việc đánh lừa nước Mỹ và những hành động nước này đã tiến hành theo âm mưu đó. Dựa trên các thông tin tình báo, các tài liệu chưa được công bố, các cuộc phỏng vấn với những người bất đồng chính kiến và các học giả Trung Quốc, cùng các tài liệu bằng tiếng Trung, tôi bắt đầu nhìn thấy những bí mật mà người Trung Quốc vẫn giấu giếm.

Tôi đã tìm ra các đề xuất mà giới diều hâu gửi cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhằm đánh lạc hướng và điều khiển các nhà hoạch định chính sách Mỹ, để giành được sự trợ giúp về tình báo, quân sự, công nghệ và kinh tế. Tôi phát hiện ra rằng những tay diều hâu này đã cố vấn cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc, bắt đầu từ Mao Trạch Đông, để trả đũa cho một thế kỷ nhục nhã, với tham vọng tới năm 2049 (kỷ niệm 100 năm cuộc Cách mạng Cộng sản) sẽ thế chân Mỹ trong vai trò lãnh đạo thế giới về kinh tế, quân sự và chính trị. Kế hoạch này được biết đến với tên gọi “Cuộc Marathon 100 năm”. Đó là một kế hoạch mà các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản đã thực thi từ khi bắt đầu quan hệ với Mỹ. Mục tiêu là để trả đũa hoặc để “rửa” các mối nhục cũ. Sau đó Trung Quốc sẽ thiết lập một trật tự thế giới công bằng với Trung Quốc, một thế giới nơi Mỹ không giữ vị trí thượng tôn, và sửa chữa trật tự kinh tế và địa chính trị thế giới do Mỹ thống trị thiết lập tại Hội nghị Bretton Woods và San Francisco vào cuối Thế Chiến II. Giới diều hâu lượng định rằng Trung Quốc chỉ có thể đạt được mục tiêu này thông qua các chiêu lừa gạt.

Khi tôi trình bày các phát hiện của mình về những đề xuất của giới diều hâu Trung Quốc liên quan đến tham vọng và chiến thuật đánh lừa của nước này, nhiều nhà phân tích tình báo và quan chức Mỹ ban đầu tỏ ra không tin. Họ chưa bao giờ trông thấy những bằng chứng mà tôi tìm được. (Rất may, George Tenet, Giám đốc Tình báo Trung ương, không nằm trong số họ, và năm 2001, ông đã trao cho tôi Giải thưởng Thành tựu Xuất sắc cho công trình này). Tôi có thể hiểu được sự nghi ngờ của các đồng nghiệp. Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã tự miêu tả mình như một quốc gia lạc hậu cần được trợ giúp để có thể “phát triển một cách hòa bình”. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc liên tục trấn an các quốc gia khác rằng “Trung Quốc sẽ không bao giờ trở thành bá chủ.”[13] Chúng ta chưa từng nhìn thấy một văn bản nào nói về kế hoạch đó. Thật vậy, người Trung Quốc nói rằng họ không có kế hoạch nào. Họ chỉ muốn tái lập vị thế toàn cầu của Trung Quốc như 300 năm trước đây, khi nước này điều khiển khoảng 1/3 nền kinh tế thế giới. Điều này có nghĩa là Trung Quốc muốn tới năm 2049 sẽ mạnh ít nhất gấp đôi Mỹ, giới diều hâu nói.

Qua hàng thập kỷ, hầu hết các chuyên gia về Trung Quốc của phương Tây đã duy trì quan niệm coi chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa chỉ là một tư tưởng thiểu số và lạc hậu. Điều này đã tạo ra một điểm mù có khả năng trở thành thách thức gai góc nhất đối với an ninh quốc gia của Mỹ trong 25 năm tới. Ở Trung Quốc có những người ôn hòa và những kẻ cứng rắn, có bồ câu và diều hâu, họ không ngừng tranh luận gay gắt về tương lai của Trung Quốc trong những cơ quan chính phủ ở Bắc Kinh và tại các hội nghị. Nhưng quan điểm cứng rắn và dân tộc chủ nghĩa ngày càng chiếm ưu thế và có ảnh hưởng lớn hơn trong đội ngũ thân tín của Chủ tịch Tập Cận Bình. Tờ báo bảo thủ do chính phủ tài trợ – Hoàn Cầu Thời Báo – đã trở thành nguồn tin tức phổ biến thứ hai hoặc thứ ba, và Tổng biên tập tờ báo này, ông Hồ Tích Tiến, đã nêu rõ giới diều hâu Trung Quốc nhìn nhận giới bồ câu ôn hòa như thế nào: họ là “những tế bào ung thư sẽ dẫn đến các chết của Trung Quốc.”[14]

Sau hàng thập kỷ nghiên cứu kỹ lưỡng về Trung Quốc, tôi tin rằng những quan điểm cứng rắn này không phải là thiểu số, mà thực sự có vị trí chủ đạo trong quan điểm địa chiến lược của Trung Quốc. Đó là những quan điểm công khai của các nhà hoạch định chính sách hàng đầu đại diện cho hàng trăm

triệu người muốn thấy Trung Quốc chiếm ưu thế trên toàn cầu. Kể từ thời kỳ khởi đầu cuộc Cách mạng Văn hóa, chắc chắn cũng có rất nhiều nhà tư tưởng tự do muốn Trung Quốc hội nhập với thị trường tự do toàn cầu và phát triển một chế độ chính trị dân chủ hơn. Giống như Mỹ có các chính trị gia diều hâu và bồ câu, những người theo phái tân bảo thủ, phái can thiệp, phái hiện thực, hay phái cô lập, giới tinh hoa Trung Quốc cũng bị chia rẽ. Tất nhiên, điểm khác biệt là ở chỗ những cuộc tranh luận đó hiếm khi được công khai với người dân Trung Quốc và báo chí phương Tây. Không có một Quốc hội với những đại biểu dân cử hay một diễn đàn mở thực thụ nào để thảo luận về những vấn đề này. Thách thức cho các nhà hoạch định chính sách, nhà phân tích tình báo, hay các học giả phương Tây trong thập kỷ tới là làm sao để thâm nhập không gian bí mật nơi những cuộc tranh luận này diễn ra, và xác định tầm ảnh hưởng của từng phe phái khác nhau.

Cho đến nay, giới lãnh đạo phương Tây trong lĩnh vực chính sách và thương mại thường nghiễm nhiên công nhận rằng Trung Quốc muốn nổi lên một cách ôn hòa và dần dần sẽ phát triển theo hướng giống như Mỹ. Sự bùng nổ của những thương hiệu như Starbucks, McDonald’s, hay Apple ở Trung Quốc càng củng cố thêm cho quan điểm này. Mãi đến gần đây mới xuất hiện các dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang bành chướng hơn về mặt quân sự, khiến một số người đặt câu hỏi nghi vấn về cách nhìn tích cực đã chiếm ưu thế trong hơn 40 năm qua.

Điều không thể chối cãi được, kể cả với những người tiếp tục vận động cho quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa Mỹ và Trung Quốc, là không chỉ Trung Quốc đang nổi lên ngay trước mắt chúng ta, mà Mỹ, hay rộng hơn là cả phương Tây, ngay từ đầu đã giúp đỡ để Trung Quốc đạt được mục tiêu đó. Một nguồn tài trợ chính yếu đó là Ngân hàng Thế giới. Gặp gỡ Chủ tịch Đặng Tiểu Bình vào năm 1983, các nhà lãnh đạo Ngân hàng Thế giới đã bí mật đồng ý rằng một nhóm các nhà kinh tế sẽ nghiên cứu sâu về Trung Quốc, và đề xuất cách thức để Trung Quốc bắt kịp Mỹ.[15] Nhưng đó không phải là phương tiện trợ giúp duy nhất. Trong hàng thập kỷ, chính phủ Mỹ đã hào phóng trao cho trung Quốc những thông tin nhạy cảm, công nghệ, bí quyết quân sự, tình báo, và những lời khuyên từ các chuyên gia. Thật vậy, Mỹ đã trao cho Trung Quốc nhiều thứ đến nỗi vào năm 2005, Quốc hội than phiền rằng các khoản chi này đã không được hạch toán đầy đủ. Và thứ gì mà chúng ta không trao cho Trung Quốc, thì họ lại đánh cắp.

Tôi quan sát thấy một sự chuyển dịch trong thái độ của Trung Quốc trong suốt ba chuyến thăm tới nước này vào năm 2012, 2013 và 2014. Theo thông lệ, tôi đã gặp gỡ các học giả đến từ các think-tank lớn của Trung Quốc, những người tôi đã biết rõ qua nhiều thập kỷ. Tôi hỏi thẳng họ về một “trật tự thế giới do Trung Quốc dẫn đầu” – một thuật ngữ mà chỉ một vài năm trước thôi, họ còn bác bỏ, hay ít nhất là không dám tuyên bố công khai. Tuy nhiên, lần này, nhiều người thẳng thắn nói rằng trật tự mới này đang đến, thậm chí còn nhanh hơn dự liệu. Khi nền kinh tế Mỹ bị suy sụp vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, người Trung Quốc tin rằng sự suy tàn không thể đảo ngược của Mỹ mà họ đã tiên đoán từ lâu giờ đây đã bắt đầu.

Tôi được cho biết – từ chính những người từ lâu đã đảm bảo với tôi rằng Trung Quốc chỉ quan tâm đến một vị trí lãnh đạo khiêm tốn trong một thế giới đa cực – rằng Đảng Cộng sản đang hiện thực hóa mục tiêu dài hạn của họ trong việc đưa Trung Quốc trở về vị trí “phù hợp” trên thế giới. Thực ra, họ đang nói với tôi rằng họ đã đánh lừa tôi và chính phủ Mỹ. Với một chút hãnh diện, họ đang cho thấy một thất bại tình báo nguy hiểm, nghiêm trọng và có tính hệ thống nhất trong lịch sử nước Mỹ. Và bởi chúng ta không biết cuộc Marathon đang diễn ra, nước Mỹ đã thất bại.

***

Như vậy, trong hơn 40 năm qua, Mỹ đã xây dựng quan hệ hợp tác đầy thiện chí và cung cấp nhiều hỗ trợ cho Trung Quốc, với kỳ vọng Trung Quốc sẽ phát triển theo các giá trị Mỹ và trở thành đối tác chiến lược của Mỹ. Tuy nhiên, khi đã phát triển vượt bậc và trở thành một siêu cường, Trung Quốc lại có những hành động đe dọa vị trí của Mỹ trên toàn cầu. Quan hệ Mỹ – Trung giống như một ván cờ, mà phải qua bao nhiêu năm, Mỹ mới nhận ra nước đi sai lầm của mình. Ngày nay, Mỹ đang bắt đầu thay đổi để sửa chữa sai lầm đó, với bước ngoặt rõ ràng nhất là những biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn nhằm vào Trung Quốc của Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, liệu những chính sách của Trump có dẫn nước Mỹ tới một sai lầm khác hay không vẫn còn là một câu hỏi mở.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/27764-nhin-nhan-cua-my-ve-tq-ao-tuong-va-sai-lam.html

 

Panama : Đại diện cánh tả

có cơ may đắc cử tổng thống

Tú Anh

Sau một chiến dịch vận động bầu cử gay go và trong bối cảnh Mỹ-Trung tranh giành ảnh hưởng, đất nước bi tham ô đục khoét, ngày 05/05/2019, khoảng 2,7 triệu cử tri Panama bầu tổng thống. Ứng cử viên thiên tả dân chủ xã hội Laurentio « Nito » Cortizo có cơ may đắc cử với lời hứa chống tham ô và bất công xã hội.

Theo cá kết quả thăm dò, Laurentio « Nito » Cortizo, ứng cử viên thuộc đảng Cách Mạng Dân Chủ, có khả năng về đầu với 36%, thay thế tổng thống mãn nhiệm Juan Carlos Valera, không tái tranh cử sau khi bị Washington cực lực lên án ngả theo Bắc Kinh, trao cho các hãng thầu Trung Quốc một loạt đại công trình xây dựng, trong đó có việc nới rộng kinh đào Panama.

Nguyên là bộ trưởng canh nông, Laurentio « Nito » Cortizo trấn an Trung Quốc lẫn Mỹ là nếu đắc cử, ông sẽ tiếp tục thắt chặt quan hệ với Bắc Kinh nhưng sẽ không « hấp tấp » như người tiền nhiệm.

Trừ bất ngờ, đại diện cánh hữu Romulo Roux, được dự đoán về nhì. Theo AFP, tất cả các ứng cử viên dù có xác suất đặc cử cao thấp như thế nào cũng đều hứa hẹn cải cách thị trường đầu tư công, không ưu tiên cho một nước nào và sẽ trừng phạt nghiêm khắc cá nhân hoặc công ty phạm tội tham ô.

Vụ tai tiếng thiên đường thuế « Panama Papers » và vụ tập đoàn xây dựng nhà nước Brazil Oderbrecht dính líu vào một loạt nghi án tham ô ở Panama, theo Reuters, cho thấy quốc gia Trung Mỹ này phải có hành động cụ thể để trong sạch hóa guồng máy chính trị.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190505-panama-dai-dien-canh-ta-co-co-may-dac-cu-tong-thong

 

Số người tham gia phong trào biểu tình áo khoác vàng

đạt mức thấp nhất tại Pháp

sau các cuộc đụng độ Ngày Quốc tế Lao động

Paris, Pháp – Theo tin từ Reuters, số lượng người biểu tình phong trào áo khoác vàng chống chính phủ Pháp đạt mức thấp nhất vào hôm thứ Bảy (4 tháng 5).

Trước đó vài ngày, nhiều cuộc đụng độ dữ dội diễn ra ở Paris trong cuộc biểu tình Ngày Quốc tế Lao động với quy mô lớn hơn.

Đây là ngày cuối tuần thứ 25 liên tiếp mà các cuộc biểu tình áo khoác vàng diễn ra. Sự suy giảm số lượng người biểu tình có thể được xem là một tin vui cho Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Vào tuần trước, ông Macron đưa ra một loạt các chính sách đề nghị để giải quyết các vấn đề đang diễn ra.

Theo thông tin từ Bộ Nội vụ, trên khắp cả nước Pháp, khoảng 18,900 người biểu tình tham gia vào các cuộc tuần hành. Tuần trước, có đến 23,600 người tham gia vào các cuộc biểu tình tương tự. Tính riêng Paris, so với tuần trước, số người biểu tình giảm từ 2,600 xuống 1,460 người.

Một người tham gia biểu tình cho hay, có lẽ một số người bị sốc trước sự đàn áp hôm thứ Tư, do đó số lượng người biểu tình có sự giảm sút.

Bên cạnh đó, tại thành phố Metz phía bắc nước Pháp, nơi các bộ trưởng môi trường khối G7 đang có một cuộc họp, một số người biểu tình áo khoác vàng xuống đường chống biến đổi khí hậu.

Hôm thứ Tư vừa qua, hàng chục ngàn công đoàn lao động và người biểu tình áo vàng xuống đường trên khắp nước Pháp. Trong các cuộc biểu tình trên, nhiều cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và cảnh sát đã xảy ra, đặc biệt là ở Paris.

Hôm thứ Bảy tuần này, tại thị trấn Bordeaux phía tây nam nước Pháp, số lượng người biểu tình ước tính rơi vào khoảng vài trăm người, so với hơn 2,000 người hồi tuần trước. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/so-nguoi-tham-gia-phong-trao-bieu-tinh-ao-khoac-vang-dat-muc-thap-nhat-tai-phap-sau-cac-cuoc-dung-do-ngay-quoc-te-lao-dong/

 

Bầu cử châu Âu :

Pháp có 33 liên danh tranh cử Nghị Viện

Tú Anh

Một con số kỷ lục : tại Pháp, tổng cộng 33 liên danh đã nộp đơn xin ứng cử Nghị Viện Châu Âu dự trù vào ngày 26/05/2019. Chỉ riêng phe Áo Vàng có đến ba danh sách chứng tỏ bàn cờ chính trị Pháp tan từng mảnh trước uy thế áp đảo của phe đa số ủng hộ tổng thống Cộng Hoà Tiến Bước và đảng cực hữu Tập Hợp Quốc Gia.

Theo AFP, lần đầu tiên, phe cực hữu Pháp vọt lên hàng số một trong một kết quả thăm dò được công bố ngày 02/05/2019, hơn liên minh cầm quyền 01 điểm, cho dù qua hôm sau, một kết quả khác cho thấy Cộng Hoà Tiến Bước vẫn dẫn đầu với 23,5% so với Tập Hợp Quốc Gia 20%.

Đứng hạng ba, nhưng bị bỏ xa phía sau, là tổ chức cánh hữu truyền thống. Đảng Những Người Cộng Hòa, một thời áp đảo chính trường Pháp với hai vị tổng thống gần đây nhất là Nicolas Sarkozy và Jacques Chirac, chỉ được 14%. Phe tả còn thê thảm hơn, với đảng Xã Hội bị chia làm ba, lực lượng mạnh nhất được 8% trong lúc đảng Cộng Sản chỉ được 2,5% ý định bỏ phiếu.

Phe Áo Vàng, phong trào chống bất công xã hội rầm rộ với các cuộc biểu tình bạo động mỗi thứ Bảy đe dọa nhiệm kỳ tổng thống Macron, lộ rõ là một đạo quân ô hợp : một số « lãnh tụ »chạy theo đứng chung liên danh với các tổ chức bài ngoại, chống châu Âu. Thành phần còn lại lập ra ba danh sách khác nhau, với điểm tín nhiệm thấp nhất trong giai đoạn tiền tranh cử.

Bầu Nghị Viện Châu Âu được tổ chức theo lối tỷ lệ, mỗi danh sách có 79 ứng cử viên, tương đương với số ghế tối đa của Pháp trong nghị trường.

http://vi.rfi.fr/phap/20190505-bau-cu-chau-au-phap-co-33-lien-danh-tranh-cu-nghi-vien

 

Hàng ngàn người tham gia tuần hành

tại thành phố Glasgow để ủng hộ sự độc lập của Scotland

Vào hôm Chủ Nhật (5 tháng 5), hàng ngàn người tổ chức tuần hành tại thành phố Glasgow, Scotland nhằm ủng hộ nền độc lập của nước này kể từ khi Thủ hiến Nicola Sturgeon cho biết bà sẽ giới thiệu một bộ luật để tổ chức cuộc trưng cầu dân ý thứ hai về vấn đề độc lập của Scotland.

Sự kiện All Under One Banner, được dẫn dắt bởi một người cầm cờ duy nhất và một ban nhạc kèn túi, bắt đầu rời công viên Kelvingrove Park lúc 1 giờ 30 phút và đi theo một tuyến đường từ tây sang đông qua trung tâm thành phố Glasgow, sau đó gia nhập đoàn người tại công viên Glasgow Green. Đến 2 giờ, nhiều người tuần hành vẫn đang rời khỏi công viên, giương lên những lá cờ Scotland và Liên minh châu Âu. Sự kiện mang đến một không khí lễ hội khi nhiều gia đình và người dân tham gia cuộc tuần hành cùng những người chơi trống và kèn túi, hô vang những khẩu hiệu yêu cầu độc lập.

Cảnh sát Scotland cho biết rất khó để ước tính chính xác số lượng người tham gia tuần hành vì nhiều người tham gia tại các địa điểm khác nhau dọc theo tuyến đường. Đến 5 giờ chiều, cảnh sát tin rằng có khoảng 30,000 đến 35,000 người đã tập trung tại công viên Glasgow Green. All Under One Banner dự kiến sẽ tuần hành trên khắp Scotland vào mùa hè, kết thúc trong một sự kiện ở Edinburgh vào ngày 5 tháng 10.

Vào thứ Sáu, nhà tổ chức sự kiện khuyến cáo người tham dự về sự hiện diện có thể của những người phản đối trên các tuyến đường. Cơ quan giao thông vận tải Scotland khuyên các tài xế nên chuẩn bị kế hoạch trước vì đường xa lộ M8 sẽ bị đóng cửa. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/hang-ngan-nguoi-tham-gia-tuan-hanh-tai-thanh-pho-glasgow-de-ung-ho-su-doc-lap-cua-scotland/

 

Cựu Tổng thống Liên Xô Gorbachev

kêu gọi Nga giải trừ hạt nhân

Nga có nên nghe theo lời Trump từ bỏ vũ khí hạt nhân không?

Cựu Tổng thống Liên Xô M. Gorbachev mới đưa ra một sáng kiến giải trừ vũ khí mới gây nhiều phản ứng trong dư luận Nga.

Để làm rõ hơn nội dung này, xin được giới thiệu bài viết và phỏng vấn các chuyên gia của nhà báo đồng thời là nhà hoạt động xã hội Xergey Asenok.

Phần tóm tắt của Xergey Asenok về các ý chính trong sáng kiến của Gorbachev

Mới đây, Tổng thống đầu tiên và cũng là cuối cùng của Liên Xô Mikhail Gor bachev đã trình bày quan điểm của mình (về vũ khí hạt nhân) trong một bài báo đăng trên tờ báo Mỹ The Wall Street Journal (WSJ) và được tờ tiếng Nga “Novaia Gazeta” (Báo mới) chuyển tải bằng tiếng Nga và cho đăng lại như sau: “Vũ khí hạt nhân là mối đe dọa hòa bình, chứ không phải là một nhân tố (đảm bảo) an ninh”.

Vị cựu Tổng bí thư này viết: “vũ khí hạt nhân có thể được sử dụng một cách ngẫu nhiên do lỗi của máy tính hoặc lỗi của con người. Trong số (các lỗi đó) có cả trường hợp (khi vũ khí hạt nhân được sử dụng) khi có báo động giả. Ngoài ra, nó (vũ khí hạt nhân) còn có thể rơi vào tay bọn khủng bố”.

Nhà hoạt động xã hội Xergey Asenok

Để minh họa cho các nhận định của mình, Gorbachev nhắc lại cuộc khủng hoảng Caribe và hệ quả sau đó là (các bên thỏa thuận) cấm tất cả các vụ thử hạt nhân trên vũ trụ, trong bầu khí quyển và dưới mặt nước.

Và Gorbachev nhấn mạnh: “còn bây giờ thì, “khẩu súng đã treo trên tường”, sớm hay muộn cũng sẽ được lấy xuống để bắn (dẫn nguyên tắc viết kịch của Chekhov- đại ý là nếu trong màn một có cảnh một khẩu súng treo trên vách tường thì trong màn hai khẩu súng đó sẽ được sử dụng – ý muốn nói một khi đã tồn tại vũ khí hạt nhân thì trước sau gì nó cũng được sử dụng-ND).

Gorbachev cũng nhắc lại (trong bài báo của mình) là ông ta đã từng cố gắng thuyết phục Thủ tướng Anh Margaret Thatcher để cùng hướng tới một đức tin hòa binh, nhưng bất thành. Mặc dù vậy, ông ta (Gorbachev) vẫn tin rằng hiện nay Nga và Mỹ “đang sở hữu đủ khả năng đảm bảo an ninh của mình mà không cần đến vũ khí hạt nhân, để làm được điều đó (đảm bảo an ninh) họ (Mỹ và Nga) có đủ các khả năng, nguồn lực và công nghệ”.

Cùng với đó, Gorbachev cũng nhắc đến một “đối tác” của mình – Ronald Reagan và tuyên bố chung của mình (Gorbachev) và ông ta (Reagan) năm 1985 rằng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ không có kẻ chiến thắng.

Chính vì thế, vị cựu chính khách này (Gorbachev) rút ra kết luận là cần phải phi quân sự hóa nền chính trị thế giới và phi quân sự hóa tư duy chính trị, cả Matxcova và Washington đều cần phải thu xếp tiến hành đối thoại với nhau.

Nhưng khi trích dẫn từ phát biểu của các nhà lãnh đạo Phương Tây, cả “Diều hâu” lẫn “Chim bồ câu”, Gorbachev, tuy nhiên, đã quên phắt không nhắc lại một thực tế là kết quả của những nhượng bộ của ông ta (trước các nhà lãnh đạo Phương Tây) và việc giải trừ một phần vũ khí hạt nhân (của Liên Xô) chính là sự sụp đổ của một cường quốc vĩ đại- Liên Xô do chính ông ta lãnh đạo.

Những giọng điệu và phát biểu yêu hòa bình lúc đó (như đã được Gorbachev trích dẫn) chỉ được họ sử dụng để đánh bại Liên Xô trong Chiến tranh lạnh và họ (các nước Phương Tây) quả là đã giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh lạnh đó.

Có một điều rất thú vị là những sáng kiến giải trừ quân bị tiếp theo của Gorbachev lại được đưa ra gần như ngay sau có một đề xuất tương tự của Donald Trump. Vị Tổng thống Mỹ cũng kêu gọi giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Nhưng chỉ có điều, trong danh sách những quốc gia cụ thể (mà Tổng thống Mỹ đề nghị từ bỏ vũ khí hạt nhân-ND) chỉ có Nga và Trung Quốc, không có Mỹ.

Khi nhận định về đề xuất của ông Trump, cần phải nhớ tới những tuyên bố cứng rắn trước đó của ông ta về việc sẽ “quyết liệt” bảo vệ đất nước (Mỹ) và các đồng minh bằng tất cả mọi phương tiện, kể cả vũ khí hạt nhân. Học thuyết hạt nhân Mỹ cũng cho phép Washington cái quyền được tiến hành đòn tấn công hạt nhân phủ đầu.

Có vẻ như Phương Tây đang cố gắng giành chiến thắng một lần nữa – lại gieo rắc vào đầu của (lãnh đạo) Nga và trong suy nghĩ của các công dân Nga một cảm giác là chính mình (nước Nga và các công dân Nga) là bên có lỗi vì đã sở hữu vũ khí hạt nhân và ngay trong giai đoạn sắp tới sẽ bằng mọi cách (chuộc lỗi) để đạt được những kết quả cụ thể trong cuộc chạy đua giải trừ quân bị và lại tiếp tục có những nhượng bộ chính trị khác (trước Phương Tây). Người chạy cờ cho “đường lối này” một lần nữa lại là Gorbachev.

Có vẻ như, ngài cựu lãnh đạo Xô Viết này từ trước đến nay vẫn tự cho rằng mình đứng trên các cường quốc thế giới nên vì thế nên cũng tự cho mình luôn cái quyền được truyền thụ , dạy bảo cho họ (các cường quốc) “những chân lý hòa bình” quá đỗi bình thường của mình. Trong khi những kết quả hoạt động chính trị thực tế của ông ta “bất hạnh” đến mức đã đến lúc phải nói ông ta là một kẻ bất tài.

Nhà bình luận của “SP” là Eduard Limonov nhân xét như sau (về Gorbachev-ND): “Một con người tầm cỡ nhỏ bé nhưng lại trở thành nhà lãnh đạo của Đế quốc Xô Viết hùng cường. Một con buôn. Một kẻ ngốc nhà quê bị (Phương Tây) lừa- “ Gorby (cách gọi thân mật Gorbachev của Phương Tây-ND) luôn kính cẩn ngước nhìn Thatcher và Reagan đang ngự trên cao.

II. Phần phỏng vấn

1/ Chuyên gia Trung tâm nghiên cứu các vấn đề an ninh Viện Hàn lâm khoa học Nga Konstantin Blokhin cho rằng chính sự hiếu chiến của Mỹ đã làm cho đề xuất (sáng kiến) của Gorbachev là rất ít có khả năng thực hiện.

— Vừa cách đây mấy hôm Trump cũng đề nghị loại bỏ vũ khí hạt nhân. Bản thân tôi nghĩ rằng đây chỉ là một trò dân túy rẻ tiền. Trong trường hợp này, ông ta (D.Trump) lại bắt chước phong cách Reagan,- người cũng từng đưa ra một đề xuất tương tự dưới thời trị vì của mình. Nhưng, có một điều rất rõ ràng là hiện nay các tín hiệu từ Washington đã hoàn toàn khác trước.

Xin nhắc lại cho rõ: Ngân sách quân sự của Mỹ tăng mạnh – lên tới 717 tỷ đô la (Nga chỉ đứng thứ sáu tính theo ngân sách quân sự trên thế giới- tác giả), Mỹ rút khỏi hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng thủ chống tên lửa (Hiệp ước vô thời hạn ký giữa Liên Xô và Mỹ ngày 26/5/1972.

Tổng thống Mỹ G. Bush tuyên bố rút khỏi Hiệp ước này ngày 13/12/2001 và Hiệp ước hết hiệu lực ngày 12/6/2002-ND), Mỹ cũng dừng thực hiện Hiệp ước về tên lửa tầm gần và tầm trung (hay còn gọi là Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung INF- do M. Gorbachev và R. Reagan ký ngày 8/12/1987-ND). Có nghĩa là họ (Mỹ đang tập trung tấn công chính vào sự ổn định chiến lược trên thế giới.

“SP”: — Trong bối cảnh đó thì Matxcova trông rất giống một con chim bồ câu hòa bình …

— Chúng ta, (tức) nước Nga, đã không chỉ một lần nói về sự cần thiết phải tiến hành đối thoại giữa hai siêu cường (Nga- Mỹ-ND).

Đơn giản vì xuất phát từ một thực tế là hai nước chúng ta sở hữu tới hơn 90% tổng số vũ khí hạt nhân trên thế giới. Chính vì thế, tương lai theo tất cả các nghĩa của cả thế giới phụ thuộc vào các mối quan hệ Nga- Mỹ.

Thêm nữa, thời gian còn lại (để đối thoại) rất không nhiều. Bởi vì Hiệp ước START-3 chỉ có hiệu lực đến năm 2021. Nó sẽ được hoặc là gia hạn tiếp hoặc sẽ hết hiệu lực.

Nhưng Hiệp ước này (START-3) mâu thuẫn với chính sách chủ đạo chính thống của Washington đối với vấn đề chạy đua vũ trang. Thêm nữa, chúng ta còn chứng kiến các hoạt động khiêu khích được tiến hành liên tục dọc theo tuyến biên giới của chúng ta kéo dài từ Biển Baltic đến Biển Đen, và gần như chắc chắn là sẽ sớm có các hoạt động tương tự ở (vùng) Bắc Cực.Còn trong trường hợp với INF, đừng có hy vọng gì vào một phiên bản (Hiệp ước INF) mới .Nỗ lực kéo Trung Quốc vào cuộc mà Mỹ đang theo đuổi, chắc chắn sẽ tạo ra hiệu ứng domino. Bắc Kinh sẽ chỉ tay sang Ấn Độ, còn New Delhi – chỉ tay vào Pakistan, và cứ thế tiếp theo. Do đó, sẽ không có một xung lực thực tế tích cực nào. Cùng lắm là chí có các tuyên bố chung chung vô thưởng vô phạt.

“SP”: – Thế nhưng Gorbachev vẫn khăng khăng đòi giải trừ vũ khí. Không những thế, ông ta còn trich dẫn (các phát biểu) của các chính trị gia Mỹ như George Schulz, William Perry và Sam Nunn, – những người cũng đã từng đưa ra một sáng kiến tương tự. Họ (những người trên) là ai? Họ có trọng lượng gì trong nền chính trị Mỹ không?

— Đây là một nhóm trong số không nhiều các chính trị gia có thể được coi là những chính trị gia thực dụng, những người có các quan điểm thực tế. Họ nhìn thế giới qua lăng kính những lợi ích quốc gia cụ thể của Mỹ, chứ không phải qua lăng kính ý thức hệ. Họ đã từng là những người rất có ảnh hưởng dưới thời George W. Bush.

Người bạn gần gũi nhất của họ là Henry Kissinger. Vào thời kỳ khi D.Trump vừa mới nhậm chức, ông ấy (Henry Kissinger) đã là người tư vấn cho D.Trump. Và sau đó, Kissinger bị gán danh hiệu gần như là điệp viên của Điện Kremlin. Còn giờ những người đó đã bị gạt ra ngoài lề đời sống chính trị Mỹ.

Nước Mỹ đang được những thế lực mới lãnh đạo – những nhân vật bảo thủ kiểu mới và những nhân vật theo chủ nghĩa can thiệp- tự do kiểu mới cùng với chính sách xuất khẩu dân chủ, xuất khẩu quyền con người và xuất khẩu hệ tư tưởng Pax Americana (hay là “American Peace” “Hòa bình Mỹ)”- một thuật ngữ chính trị- hiểu nôm na: những ưu thế vượt trội của Mỹ-ND) của họ ra thế giới.

2/ Giáo sư Khoa an ninh quốc gia Học viện Kinh tế Quốc dân và Hành chính công trực thuộc Tổng thống LB Nga Evghenhi Nikichenko thì không giấu diếm thái độ tiêu cực của mình đối với chính bản thân Gorbachev và sáng kiến nói trên của ông ta.

— Gorbacev đã làm sụp đố một quốc gia vĩ đại, vậy mà bây giờ thì ông ta lại còn đòi giải trừ vũ khí của nó (nước Nga-ND) nữa.

“SP”: Còn nếu như chỉ đánh giá phần nội dung của sáng kiến Gorbachev?

— Có một dòng chảy lịch sử trong tiến trình phát triển vũ khí. Từ các cây gậy và rìu, qua súng, xe tăng, pháo và đến vũ khí hạt nhân. Khi nước Đức bại trận trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nước thắng trận buộc nước Đức phải giải giáp.

Tuy nhiên, không một nước nào gây khó cho Đức trong việc sản xuất các loại vũ khí mới. Và người Đức phát động Chiến tranh thế giới thứ hai khi ở tư thế đã hoàn toàn sẵn sàng. Chúng ta (Liên Xô khi đó) buộc phải đuổi theo họ. Và chúng ta đã đuổi kịp.

Còn bây giờ thì Gorbachev lại nói về giải trừ quân bị. Những nhân vật ngốc theo chủ nghĩa tự do của chúng ta đã nhượng bộ giới tướng lĩnh Mỹ … Và hiện giờ thì như chúng ta đã thấy- chúng ta đã giải trừ vũ khí, còn người Mỹ- tất cả các tên lửa của họ vẫn còn nằm nguyên đó. Chúng ta chỉ may mắn được cứu rỗi là nhờ đã không giải trừ vũ khí đến hết sạch (vũ khí hạt nhân).

Nhờ ơn Chúa, chúng ta đã có những quan chức nhà nước đúng nghĩa – Lavrov, Putin và Shoigu, nhờ họ mà nước Nga đã thay đổi học thuyết đảm bảo an ninh quân sự. Trong mọi trường hợp, chúng ta sẽ không bao giờ từ bỏ (vũ khí hạt nhân).

Ngay cả chỉ một quả tên lửa hạt nhân, lấy ví dụ như Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên chẳng hạn, cũng đã cho phép đảm bảo được nền độc lập của mình. Bây giờ nếu như Venezuela cũng có một quả tên lửa như vậy, liệu những kẻ khác có dám nhảy vào Venezuela không?

Chắc chắn là không Nhưng lấy đâu ra một sự bảo đảm là Venezuela sẽ không sử dụng quả tên lửa này để chống lại các nước thứ ba? Chúng ta đành phải sống với một nghịch lý như vậy.

Chính vì vậy, mà việc giải giáp vũ khí trong thời buổi hiện tại là rất tai hại đối với chúng ta (Nga), (giải trừ vũ khí) là không được, thậm chí là không thể. Chúng ta- nước Nga, đó là hòa bình.

“SP”: — Nhưng dù sao thì mối nguy hiểm “tình cờ” sử dụng vũ khí hạt nhân vẫn hiện hữu …

— Cần phải thiết lập một cơ chế ngừng (sản xuất), không phổ biến công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân. Để làm được điều đó cần phải khôi phục lại cơ chế hoạt động của hệ thống luật pháp quốc tế để Liên Hiợp Quốc có thể sử dụng và dựa vào nó (cơ chế luật pháp quốc tế đó-ND).

Một quyết định được thông qua- tất cả đều phải tuân thủ: Trump, Putin, tất cả ai cũng vậy. Hiến pháp của chúng ta (Nga) cũng đã quy định rất rõ rằng chúng ta tuân thủ các điều luật quốc tế.

3/ Nhà ngoại giao Xô Viết/Nga. Cựu cố vấn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan, Igor Nikulin tin chăc rằng nếu (Nga) giải trừ vũ khí (hạt nhân) Nga sẽ bị mất lãnh thổ.

— Gorbachev đã từng đưa ra một đề xuất tương tự từ trước đây. Hoàn toàn không có gì mới mẻ trong lần này.

Trong bối cảnh hiện tại, việc Nga giải trừ vũ khí hạt nhân là rất không khôn ngoan. Sức ép đối với chúng ta từ mọi phía chỉ có thể ngày càng tăng lên, trong khi các khả năng của chúng ta (Nga) lại khá khiêm tốn.

Vũ khí hạt nhân trong thời điểm hiện tại đang là nhân tố răn đe chủ yếu trong nền chính trị quốc tế. Việc hiện giờ chúng ta tạm thời chưa bị kéo vào một số cuộc xung đột nghiêm trọng nào đó dọc biên giới hoàn toàn là nhờ chúng ta (Nga) đang có trong tay vũ khí hạt nhân. Vì vậy, quan điểm của chúng ta cần phải là một quan điểm ích kỷ.

Nếu làm khác đi, chúng ta đơn giản là sẽ không thể bảo vệ được lãnh thổ của mình trước con mắt thèm thuồng của rất nhiều kẻ khác. Xét cho cùng, lãnh thổ trên bộ của chúng ta chiếm tới một phần bảy diện tích đất liền toàn cầu trong khi dân số của chúng ta chỉ chiếm vẻn vẹn 2% dân số toàn thế giới.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/27766-cuu-tong-thong-lien-xo-gorbachev-keu-goi-nga-giai-tru-hat-nhan.html

 

Algeri : Em trai cựu tổng thống Bouteflika bị bắt

Thanh Hà

Cơ quan an ninh Algeri thông báo ông Said Bouteflika, 61 tuổi, em trai cựu tổng thống Abdelaziz Bouteflika và hai cựu quan chức cao cấp của tình báo Algeri đã bị bắt hôm 04/05/209. Cảnh sát và quân đội Algeri không giải thích lý do dẫn đến vụ bắt giữ nói trên.

Hai cựu quan chức cao cấp Algeri bị bắt giữ cùng với em trai cựu tổng thống Bouteflika là tướng Mohamed Mediene, nguyên lãnh đạo tình báo Algerie và cựu điều phối viên của cơ quan này là ông Athmane Tartag.

Theo một số nhà quan sát, đây có thể là một cuộc thanh trừng trong nội bộ guồng máy lãnh đạo tại Alger.

Thông tín viên RFI Leila Beratto cho biết thêm về vai trò của ba nhân thân cận này với tổng thống vừa từ nhiệm Bouteflika :

« Ba nhân vật này đầy thế lực. Bằng cách này hay cách khác, họ đều có một mối liên hệ với cựu tổng thống Algeri, Abdelaziz Bouteflika.

Ông Said Bouteflika là em trai tổng thống và là một trong những người quyết định trong chính quyền. Rất kín đáo, ít xuất hiện trước công chúng, nhưng ông lại thường có mặt mỗi lần tổng thống Algeri tiếp xúc với các nguyên thủ nước ngoài. Trong những tuần lễ gần đây, nhiều chính khách chỉ trích nhân vật này thâu tóm quyền lực.

Về phần Mohamed Mediene, ông đứng đầu cơ quan an ninh DRS có quyền sinh sát trong tay, từ năm 1990 đến 2015. Mediene là đối tác chính của Algeri với các cơ quan tình báo nước ngoài. Dù đã về hưu, nhưng vẫn có rất nhiều người trong ngành tình báo Algeri trung thành với ông.

Cuối cùng, Athman Tartag là người đã lên lãnh đạo DRS sau khi Mohamed Mediene về hưu. Năm 2013, chính Tartag, bí danh là Bachir, đã chỉ huy chiến dịch giải cứu con tin tại khu khai thác khí đốt Tinguentourine. Bachir từng là cố vấn an ninh của phủ tổng thống».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190505-algeri-em-trai-cuu-tong-thong-bouteflika-bi-bat

 

Gaza bốc lửa : Israel và Hamas đối thoại bằng mưa pháo

Tú Anh

Thủ tướng Netanyahu ra lệnh cho quân đội Israel « tăng gấp đôi » nỗ lực chống các nhóm võ trang Palestine tại Gaza, nơi tổ chức Hamas kiểm soát chính quyền.

Từ hai hôm nay, bạo lực không ngừng leo thang sau khi hàng trăm tên lửa rơi xuống lãnh thổ Israel, phần lớn không trúng khu dân cư. Chỉ trong ngày thứ Bảy 04/05/2019, ba người Palestine và một người Israel tử thương trong các cuộc pháo kích và trả đũa giữa hai bên.

Từ Gaza, thông tín viên Guilhem Delteil tường thuật :

« Sau hai giờ lắng dịu lúc rạng đông, báo động pháo kích lại vang lên vào sáng Chủ Nhật (05/05) tại nhiều thành phố ở miền nam Israel làm dân cư vội vã chạy vào nơi trú ẩn. Tuy Chủ Nhật là ngày đầu tuần lễ ở Israel, tất cả trường học ở gần dải Gaza của Palestine đều đóng cửa.

Theo quân đội Israel, trong vòng không đầy 24 giờ, hơn 400 rocket từ phía Palestine bắn sang Israel. Để trả đũa, quân đội Israel tiến hành hơn 200 trận pháo và oanh kích, tấn công vào các địa điểm chiến lược của các nhóm võ trang Palestine. Trong số các mục tiêu có con đường hầm xuyên ngang ranh giới Palestine-Israel, tòa nhà đặt trụ sở cơ quan tình báo của tổ chức Hamas, một xưởng chế tạo vũ khí dưới lòng đất.

Chiều hôm qua (04/05), tổng thống Israel Reuven Rivlin cam kết « phản ứng mạnh và quyết tâm chống mọi hành động xâm phạm an ninh của dân chúng ».

Về phía Palestine, các nhóm võ trang cũng chứng tỏ quyết tâm mãnh liệt. Trong một bản thông báo, họ cho biết là sẽ không để yên cho quân chiếm đóng làm đổ máu người dân Palestine.

Trong khi đó, điều phối viên Liên Hiệp Quốc đặc trách tiến trình hòa bình ở Trung Đông tuyên bố sẽ hợp tác với Ai Cập tìm một giải pháp xuống thang bạo lực.

Một phái đoàn đàm phán của Hamas vẫn túc trực tại Cairo. Nhưng trong giờ phút này, vòng xoáy bạo lực vẫn tiếp diễn ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190505-gaza-boc-lua-israel-va-hamas-doi-thoai-bang-mua-phao

 

Kim Jong-un thị sát thử tên lửa hôm 4/5

Thông tấn xã Bắc Hàn xác nhận nhà lãnh đạo Kim Jong-un giám sát vụ thử tên lửa để “tăng năng lực chiến đấu” .

“Một số tên lửa tầm ngắn” cũng được phóng từ bán đảo Hodo xuống biển Nhật Bản hôm 4/5.

Ông Kim ra lệnh tiến hành vụ thử để “tăng năng lực chiến đấu” của nước này, thông báo cho biết.

Mỹ ‘theo dõi’ việc Bắc Hàn thử tên lửa tầm ngắn

Bắc Hàn xây lại bãi thử tên lửa: Ông Kim gửi thông điệp gì?

Báo động tên lửa giả ở Hawaii

Bắc Hàn có cơ sở tên lửa ‘chưa khai báo’

Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter rằng ông tin ông Kim “sẽ không hủy hoại tiến trình hướng tới mối quan hệ tốt hơn”.

Ông nói thêm rằng nhà lãnh đạo Bắc Hàn “biết rằng tôi đang ở bên ông ấy và không muốn thất hứa với tôi. Thỏa thuận sẽ xảy ra!”

“Tôi tin rằng Kim Jong-un hoàn toàn nhận ra tiềm năng kinh tế to lớn của Bắc Hàn và sẽ không làm gì để can thiệp hay chấm dứt nó,” ông Trump viết.

Trong thông báo cáo hôm 5/5, Thông tấn xã Trung ương Bắc Hàn (KCNA) cho biết ông Kim đã nhấn mạnh sự cần thiết phải “bảo vệ chủ quyền và tự cung cấp kinh tế” của nước này trước nguy cơ bị xâm lược.

Mục đích của vụ thử “nhiều bệ phóng tên lửa” là để “kiểm tra khả năng vận hành”, thông báo viết.

Ông Kim nói với quân đội hãy ghi nhớ “sự thật rằng hòa bình và an ninh thực sự chỉ được đảm bảo bằng sức mạnh uy lực”.

Người ta tin rằng vụ thử hôm 4/5 nhằm tăng áp lực lên Washington để thúc đẩy các cuộc đàm phán hạt nhân tiến triển.

Tháng trước, Triều Tiên loan báo họ đã thử những gì được mô tả là “vũ khí dẫn đường chiến thuật” mới.

Đó là vụ thử đầu tiên kể từ hội nghị thượng đỉnh Hà Nội.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-48166634

 

Vụ án Kim Jong Nam:

2 người có liên can sẽ bị diệt khẩu?

Trọng Nghĩa

Ngày 03/05/2019, Đoàn Thị Hương, người duy nhất bị kết án trong vụ ám sát Kim Jong Nam người anh cùng cha khác mẹ của đương kim lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, đã được Malaysia trả tự do và trở về Việt Nam ngay trong ngày.

Cùng với Siti Aisyah, một phụ nữ Indonesia đã được tha bổng vào tháng Ba, Đoàn Thị Hương đã bị đặc vụ Bắc Triều Tiên « lừa » để trực tiếp nhúng tay vào vụ ám sát. Trong bối cảnh chế độ Bình Nhưỡng bị cho là chủ mưu vụ giết Kim Jong Nam nhưng lại thoát tội, một số nhà phân tích cho rằng Bắc Triều Tiên có thể lại ra tay đối với hai nhân chứng này của vụ ám sát.

Trong bài viết : « Không còn chỗ ẩn náu cho hai người can dự vào vụ sát hại Kim Jong Nam », nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, ngày 02/04/2019, đã lo ngại rằng Bắc Triều Tiên có thể có hành vi giết người bịt miệng, với đối tượng bị truy sát là Siti Aisyah và Đoàn Thị Hương.

Đối với tờ báo Hồng Kông, Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah là hai người biết rõ vụ việc, cả hai đều khai rằng họ đã bị đặc vụ Bắc Triều Tiên lừa để bôi chất độc thần kinh lên mặt nạn nhân. Trong vai trò người chứng và người thừa hành trong vụ sát nhân, họ có thể trở thành đối tượng bị đặc vụ Bắc Triều Tiên thủ tiêu để bịt miệng.

Nên sống ẩn dật, đừng lộ liễu phô trương

Theo giáo sư Lee Sung Yoon, nhà nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại Học Tufts ở Mỹ, nếu hai người này tiết lộ những gì họ đã biết về kế hoạch giết ông Kim Jong Nam thì cuộc sống của họ sẽ gặp nguy hiểm.

Chuyên gia này giải thích : « Điều Bình Nhưỡng lo ngại là sau vài năm, một hoặc cả hai phụ nữ này, vì hối hận hay vì tiền, có thể kể lại về những gì đã thực sự xảy ra, về quan hệ của họ với “các ông chủ” Bắc Triều Tiên, trong một bộ phim hay trên TV ».

Theo giáo sư Lee, các phương tiện truyền thông sẽ không để cho họ yên, họ sẽ bị dụ dỗ để nói chuyện, và như vậy sẽ không hoàn toàn an toàn. Đối với chuyên gia này, cả hai người nên tránh « ánh đèn sân khấu mà hãy sống ẩn dật ».

Indonesia đã cho Siti sống ở một nơi an toàn

Nhật báo Hồng Kông cũng trích dẫn ý kiến của ông Benny Mamoto, nguyên tổng thanh tra cảnh sát Indonesia, công nhận rằng cả Siti Aisyah lẫn Đoàn Thị Hương đều sẽ gặp nguy hiểm vì cách hành động của « đặc vụ Bắc Triều Tiên » là tiêu diệt các mầm mống đe dọa, kể cả « thủ tiêu nhân chứng ».

Theo ghi nhận của South China Morning Post, một nguồn tin từ bộ Ngoại Giao Indonesia đã cho biết là cô Siti Aisyah, ngay sau khi được Malaysia trả tự do hôm 11/3 và về nước, đã được đến một chỗ ở an toàn vì « sự an toàn chung của cô ».

Ngoài Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah, nhật báo Hồng Kông cũng chú ý đến số phận 4 người Bắc Triều Tiên, cũng bị buộc tội giết Kim Jong Nam, nhưng đã trốn khỏi Malaysia ngay sau khi vụ ám sát diễn ra.

Bốn nghi phạm Bắc Triều Tiên có thể đã bị thanh trừng

Luật sư của Đoàn Thị Hương, ông Hisyam Teh Poh Teik, cho biết công lý sẽ không trọn vẹn ngày nào mà bốn người này chưa được tìm thấy và đưa ra trước tòa án. Tuy nhiên, theo ông Bruce Bennett, chuyên gia phân tích quốc phòng quốc tế thuộc trung tâm tham vấn Mỹ Rand Corporation, điều đó có thể không bao giờ xảy ra, vì « hoàn toàn có thể là Kim Jong Un đã thanh trừng họ để thủ tiêu nhân chứng ».

Tóm lại, các chuyên gia đều lo ngại cho số phận của hai phụ nữ Indonesia và Việt Nam bị lôi kéo vào vụ ám sát Kim Jong Nam. Họ sẽ không bao giờ được sống tự do an nhàn thực sự.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190505-vu-an-kim-jong-nam-2-nguoi-co-lien-can-se-bi-diet-khau

 

TQ có thể sẽ quân sự hóa Bắc Cực

Các hoạt động sâu rộng của Trung Quốc ở khu vực Bắc Cực có thể là đang chuẩn bị cho sự hiện diện quân sự của nước này tại khu vực, bao gồm cả việc triển khai tàu ngầm để ngăn chặn tấn công hạt nhân, Lầu Năm Góc cho biết thông tin trong một báo cáo được công bố hôm thứ Năm (2/5), theo Reuters.

Đánh giá này được đề cập trong báo cáo thường niên của quân đội Hoa Kỳ về các lực lượng vũ trang Trung Quốc trước Nghị viện Mỹ và báo cáo về chính sách đối với Bắc Cực của Bắc Kinh.

Sự xâm nhập âm thầm của Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới danh nghĩa Khổng Tử

Theo đó, Trung Quốc đã vạch ra kế hoạch phát triển các tuyến đường vận chuyển để hình thành nên một “con đường tơ lụa Bắc Cực” – xây dựng dựa trên Sáng kiến Vành đai và Con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Trung Quốc, mặc dù là một quốc gia không thuộc Bắc Cực, đang gia tăng hoạt động ở khu vực và trở thành thành viên quan sát của Hội đồng Bắc Cực vào năm 2013. Điều này đã tạo ra mối lo ngại đối với các quốc gia Bắc Cực về các mục tiêu chiến lược dài hạn của Bắc Kinh, bao gồm cả việc triển khai quân sự.

Báo cáo của Lầu Năm Góc lưu ý rằng Đan Mạch đã bày tỏ mối quan ngại về sự quan tâm quá mức của Trung Quốc đối với đảo Greenland, với các đề xuất thành lập trạm nghiên cứu, thiết lập trạm mặt đất vệ tinh, cải tạo sân bay và mở rộng khai thác ở hòn đảo này.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/27776-tq-co-the-se-quan-su-hoa-bac-cuc.html

 

Những vấn nạn “Dự án Vành đai Con đường” của TQ

Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc, hay Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), là đầy rủi ro cho các quốc gia liên quan, theo chuyên gia tài chính Aarthi Swaminathan đăng trên tờ Yahoo Finance  hôm 26/4.

Theo cô Swaminathan, với Diễn đàn ‘Vành đai và Con đường’ diễn ra tại Bắc Kinh, 2 ngày từ 25 đến 27/4, một nghiên cứu của Trung tâm tư vấn về An ninh mới của Mỹ (CNAS), có trụ sở tại Washington D.C, cho rằng các nước đang xem xét các dự án đầu tư BRI của Bắc Kinh, nên lo lắng về các rủi ro cụ thể, từ sự bền vững tài chính cho đến xói mòn của chủ quyền quốc gia.

Các nhà lãnh đạo trên thế giới đã tụ hội về Bắc Kinh để tham dự diễn đàn Vành đai và Con đường của Trung Quốc từ ngày 25 – 27/4. (Ảnh: Getty)

Các tác giả của nghiên cứu viết: “Dưới ‘tấm bình phong’ của Vành đai và Con đường, Bắc Kinh tìm cách thúc đẩy một thế giới kết nối nhiều hơn, được kết hợp bởi một mạng lưới cơ sở hạ tầng vật chất và kỹ thuật số, do Trung Quốc tài trợ. Nhu cầu cơ sở hạ tầng ở châu Á và xa hơn, là rất đáng kể, nhưng Vành đai và Con đường không chỉ là một sáng kiến kinh tế, nó là một công cụ chủ yếu để thúc đẩy các tham vọng địa chính trị của Trung Quốc”.

Nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu sụp đổ?

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Yahoo Finance, ông Thomas Eder, một chuyên gia nghiên cứu tại Học viện Mercator của Đức cho rằng ngoài những lợi ích về chính sách đối ngoại, dự án Vành đai và Con đường mà Trung Quốc thực hiện, là do Bắc Kinh lo ngại sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang bị chậm lại.

“Một điều gần như mặc định là chính phủ Trung Quốc ‘hợp pháp’ chừng nào tăng trưởng đạt 7,5%/năm. Do đó, khi không đạt được nó, họ xây dựng trụ cột thứ hai về tính hợp pháp, với toan tính đạt được những thành công về chính sách đối ngoại, uy tín, ảnh hưởng trên toàn thế giới”, ông Eder nhận xét.

Dưới đây là 7 vấn nạn mà Con đường Tơ lụa Mới của Trung Quốc đặt ra, theo nhận định trong báo cáo của CNAS:

1. Gây xói mòn chủ quyền quốc gia

Báo cáo giải thích rằng các khoản đầu tư của Trung Quốc, thường nhắm vào các nước đang phát triển đói vốn như Djibouti và Pakistan, đã trao cho Bắc Kinh “quyền kiểm soát các dự án cơ sở hạ tầng, thông qua các thỏa thuận về đóng góp vốn, cho thuê dài hạn hoặc hợp đồng hoạt động trong nhiều thập niên”.

2. Thiếu minh bạch

Các dự án thuộc BRI thường đưa đến “các quy trình đấu thầu không minh bạch đối với các hợp đồng và điều khoản tài chính, mà chúng không chịu sự giám sát của công chúng”. Điều này thường có nghĩa là một khoản vay của Trung Quốc là kèm theo việc thi công bởi một nhà thầu Trung Quốc.

3. Những gánh nặng tài chính không bền vững

Nhưng, những khoản vay này, bao gồm một số có giá trị lên tới hàng tỷ USD, thường kết thúc bằng việc đẩy các quốc gia vay nợ, vào tình thế tồi tệ hơn. Điều này có thể làm tăng rủi ro vỡ nợ, khó trả nợ hoặc thậm chí có thể là “một số dự án đã hoàn thành không tạo ra đủ doanh thu để trang trải chi phí”.

4. Không xuất phát từ nhu cầu địa phương

Báo cáo nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ngoài việc các ngân hàng Trung Quốc yêu cầu các nhà thầu Trung Quốc được quyền thi công, các nhà thầu thậm chí “không chuyển giao kỹ năng cho công nhân địa phương, và đôi khi bao gồm các thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận không công bằng”, điều đó không có lợi cho cộng đồng địa phương một chút nào.

5. Rủi ro địa chính trị

Trong một số trường hợp, các dự án do Trung Quốc tài trợ thậm chí còn có khả năng gián điệp, các tác giả cảnh báo. Trong một số trường hợp, các dự án có thể “làm tổn hại đến cơ sở hạ tầng viễn thông của quốc gia nhận tài trợ hoặc đặt quốc gia này vào trung tâm cạnh tranh chiến lược giữa Bắc Kinh và các cường quốc”, báo cáo viết.

6. Tác động môi trường tiêu cực

Theo các tác giả, với rất nhiều dự án trong số này là các công trình hạ tầng lớn, từ các nhà máy điện cho đến các con đập, “một số trường hợp đã tiến hành mà không có báo cáo đánh giá tác động môi trường đầy đủ hoặc gây ra thiệt hại nghiêm trọng về môi trường”.

7. Tiềm tàng tham nhũng rất lớn

Cuối cùng, sự không minh bạch và cấu trúc phức tạp của các dự án này, đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho tham nhũng, nhất là khi “chúng có mức độ tham nhũng rất cao, đặc biệt dưới hình thức hối lộ cho các chính trị gia và quan chức”, báo cáo CNAS nêu rõ.

Ecuador, một mô hình thu nhỏ của những rủi ro BRI

Theo các tác giả, quốc gia tiêu biểu cho hầu hết các thách thức ở trên, là Ecuador, đặc biệt với dự án đập thủy điện Coca Codo Sinclair của họ.

Việc tài trợ cho con đập của Trung Quốc là “một ví dụ điển hình về cách các dự án cơ sở hạ tầng được Bắc Kinh hỗ trợ, có thể chống lại lợi ích công cộng của nước chủ nhà như thế nào, về các tổ chức tham nhũng và các chính phủ nhận nợ”, các tác giả nhận định.

Ecuador hiện đang đối phó với một cuộc khủng hoảng kinh tế. Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến nền kinh tế Ecuador sẽ giảm sút 0,5% trong năm 2019.

Nợ của nước này phình to dưới thời cựu Tổng thống Rafael Correa, người đã trả hàng tỷ đô la cho các khoản vay lãi suất cao từ Trung Quốc. Theo Bộ kinh tế Ecuador, khoản nợ tồn đọng của nước này đối với Trung Quốc hiện ở mức 6,5 tỷ USD.

Nợ tồn đọng có khả năng làm xói mòn chủ quyền vì sự phát triển và xây dựng “chủ yếu được kiểm soát bởi các doanh nghiệp có mối liên hệ với chính phủ Trung Quốc”, các tác giả cho biết.

Các khoản vay cốt lõi của Trung Quốc cũng không minh bạch, và luôn quy định rằng “các công ty Trung Quốc phải được làm tổng thầu”, qua đó ngăn chặn việc tổ chức đấu thầu tự do.

Đặc biệt, theo báo cáo của tờ New York Times, dự án đập, được tài trợ bởi khoản vay 1,7 tỷ USD từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu do chính phủ Trung Quốc kiểm soát, vốn đã tính lãi 7% trong 15 năm. Coca Codo chỉ đại diện cho khoảng 9% những gì mà Ecuador nợ Trung Quốc, các tác giả lưu ý.

Và trên hết, Bắc Kinh đã yêu cầu họ phải được trả không phải bằng đồng USD, mà bằng dầu lửa. Điều này có nghĩa là ngay cả khi Ecuador không trả được nợ, Trung Quốc sẽ được giữ lại 80% xuất khẩu dầu của Ecuador, “một nền tảng quan trọng của nền kinh tế của đất nước”, các tác giả nhận xét.

Cuối cùng, sau tất cả những rắc rối này, bản thân con đập không thể hoạt động được, điều này không mang lại lợi ích kinh tế nào.

“Nước được xả ra từ con đập, gây ra lũ lụt, làm tê liệt một số trang trại ở hạ lưu, và đã khiến cho những nông dân bị đuối nước”, các tác giả nhấn mạnh.

“Trung Quốc đã tận dụng lợi thế của Ecuador. Chiến lược của Trung Quốc rất rõ ràng. Họ nắm quyền kiểm soát kinh tế của các nước”, cô Swaminathan trích dẫn nhận định của Bộ trưởng Năng lượng Ecuador, Carlos Pérez.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/27783-nhung-van-nan-du-an-vanh-dai-con-duong-cua-tq.html

 

Báo cáo Mỹ:

Điều kiện tự do tín ngưỡng ở TQ ngày càng tồi tệ

Trong một nỗ lực “tội lỗi hóa” tín ngưỡng, Trung Quốc ban hành các quy định mới, cấm các giáo lý tín ngưỡng bị coi là “trái phép” theo Washington Free Beacon.

Báo cáo thường niên 2019 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) nhấn mạnh các điều kiện tự do tín ngưỡng ở Trung Quốc đang xấu đi trong năm qua.

Báo Washington Free Beacon đăng bài viết về tình trạng tự do tín ngưỡng đang xấu đi tại Trung Quốc, trong đó đề cập đến cuộc đàn áp đối với người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, Cơ Đốc giáo và các học viên Pháp Luân Công (Ảnh chụp màn hình)

Báo cáo cho biết “các điều kiện tự do tín ngưỡng ở Trung Quốc có xu hướng tiêu cực”, đặc biệt là sau các quy định mới “cấm một cách hiệu quả các giáo lý tôn giáo “trái phép” và yêu cầu các nhóm tôn giáo báo cáo bất kỳ hoạt động trực tuyến nào”. Chính phủ Trung Quốc “tiếp tục đàn áp tất cả các tín ngưỡng trong nỗ lực “tội lỗi hóa” đức tin tôn giáo, một chiến dịch không chỉ làm giảm bớt và xóa bỏ tập tục tôn giáo độc lập, mà cả di sản văn hóa và ngôn ngữ của các cộng đồng tôn giáo và dân tộc, đặc biệt là Phật giáo Tây Tạng và người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ“.

Tại sao người đàn ông Duy Ngô Nhĩ phải đau khổ thốt lên- Tôi thà bắn mẹ và vợ mình còn hơn

Báo cáo tập trung vào cuộc đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, Phật tử Tây Tạng, Kitô hữu và Pháp Luân Công.

Sự tương phản giữa Trung Quốc và Đài Loan về Pháp Luân CôngBức tranh tương phản giữa Trung Quốc và Đài Loan: Ảnh bên trái là cảnh sát Trung Quốc bắt bớ các học viên Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn. Ảnh bên phải là hơn 7.500 học viên Pháp Luân Công từ nhiều quốc gia biểu diễn các bài công pháp tại Quảng trường Tự do, Đài Bắc, thủ phủ của Đài Loan hôm 26/11/2011 (Ảnh: Minghui.org)

Trong 2 năm qua, Trung Quốc đã giam giữ hơn 2 triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác trong các trại cải tạo. Ban đầu, chính phủ Trung Quốc phủ nhận sự tồn tại của các ‘trại cải tạo’, nhưng với các bằng chứng không thể chối bỏ, Bắc Kinh đã phải công nhận các trại cải tạo này là “như một biện pháp chống khủng bố và đào tạo nghề”. Các cựu tù nhân nói rằng những người trong các trại phải từ bỏ đức tin và thề trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc cũng thực hiện các biện pháp khác, nhằm can thiệp vào cuộc sống của người Hồi giáo ở Khu tự trị Tân Cương, “bao gồm lập hồ sơ phân biệt đối xử tại các trạm kiểm soát vũ trang và đồn cảnh sát, hạn chế đi lại cả trong và ngoài Trung Quốc, lắp đặt hệ thống theo dõi định vị toàn cầu (GPS), nhận dạng khuôn mặt và mống mắt, lấy mẫu DNA và giọng nói để theo dõi người Hồi giáo”.

USCIRF cũng nhận được “báo cáo đáng tin cậy”, nói rằng các cơ quan an ninh Trung Quốc đã tìm cách quấy rối người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ sống bên ngoài Trung Quốc, bao gồm cả những người ở Mỹ.

Bà Anurima Bhargava, một trong những ủy viên của USCIRF, cho biết tình hình của người Duy Ngô Nhĩ Trung Quốc đã trở nên tồi tệ hơn trong những năm gần đây, mặc dù sự gia tăng đàn áp rõ ràng, đã không được tài liệu hóa như những năm trước đây.

Phát biểu với tờ Washington Free Beacon, bà Bhargava khẳng định: “Chắc chắn, chúng tôi sẽ tăng cường nâng cao nhận thức về qui mô có bao nhiêu người, về cách mà mọi người bị đối xử. Rõ ràng là tình hình tại các  trại cải tạo đang trở nên tồi tệ hơn”.

Tổng thống Trump cam kết bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng

Tại Tây Tạng, các quan chức Trung Quốc “tiếp tục theo đuổi chiến lược đồng hóa cưỡng bức và đàn áp Phật giáo Tây Tạng”. Chính phủ bắt giam các tu sĩ và ni cô, những người không từ bỏ Đạt Lai Lạt Ma, và tịch thu hộ chiếu Trung Quốc của hàng trăm người Tây Tạng đã tham dự các buổi thuyết giảng của Đạt Lai Lạt Ma ở Ấn Độ.

Chính phủ Trung Quốc và Giáo hội Công giáo đã đạt được một thỏa thuận tạm thời vào tháng 9/2018, theo đó “Giáo hoàng sẽ phục hồi 7 vị giám mục từ Hiệp hội Yêu nước Công giáo Trung Quốc do Trung Quốc quản lý (CCPA), những người đã bị rút phép thông công, để đổi lại có được quyền phủ quyết về bất kỳ sự bổ nhiệm nào trong tương lai, bởi chính quyền Trung Quốc”.

Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng thỏa thuận này để biện minh cho việc gây sức ép lên lên giới tăng lữ, và các thành viên ‘nhà thờ ngầm’, buộc họ tham gia CCPA. Có nhiều báo cáo về việc các quan chức Trung Quốc đóng cửa các nhà thờ ngầm, và phá hủy thánh giá.

Người Tin lành cũng phải chịu đựng một cuộc đàn áp tàn nhẫn, khi Trung Quốc tiến hành bắt giữ hàng ngàn Kitô hữu, và phá hủy hàng ngàn nhà thờ hoặc địa điểm tôn giáo. Lời thú tội của bác sỹ Trung Quốc mổ cướp nội tạng

Chính quyền Trung Quốc cũng bắt giữ các học viên Pháp Luân Công, những người được cho là đã bị “bạo lực thể xác, lạm dụng tâm thần, tấn công tình dục, cưỡng chế ma túy, và thiếu ngủ”, theo Washington Free Beacon.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/27774-bao-cao-my-dieu-kien-tu-do-tin-nguong-o-tq-ngay-cang-toi-te.html

 

Hợp đồng xuất khẩu giảm

tại hội chợ thương mại lớn nhất Trung Quốc

Tổng giá trị các hợp đồng xuất khẩu ký tại hội chợ thương mại lớn nhất của Trung Quốc giảm nhẹ so với một năm trước đó, truyền thông Trung Quốc đưa tin hôm 5/5.

Theo Reuters, điều đó cho thấy nhu cầu giảm trên thế giới cũng như tác động của cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Tin cho hay, các hợp đồng xuất khẩu tại Hội chợ Canton giảm 1,1%, xuống 199,5 tỷ Nhân dân Tệ, tức hơn 29,6 tỷ đôla, Tân Hoa Xã đưa tin.

XEM THÊM:

Trump kiên quyết buộc TQ thay đổi cách thực hành thương mại

Sự kiện còn được biết tới với tên gọi Hội chợ Xuất Nhập khẩu Trung Quốc được tổ chức vào mỗi mùa xuân và mùa thu ở Quảng Châu, và được coi là chỉ dấu cho thấy hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc.

Các hợp đồng xuất khẩu tại hội chợ mùa thu năm ngoái giảm 1% so với một năm trước đó, xuống mức 206,5 tỷ Nhân dân Tệ, trong đó có việc giảm các đơn hàng từ Mỹ.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ tới Washington để thương thảo về thương mại từ ngày 8/5 sau các cuộc thảo luận ở Bắc Kinh mà Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói là “hiệu quả”.

https://www.voatiengviet.com/a/h%E1%BB%A3p-%C4%91%E1%BB%93ng-xu%E1%BA%A5t-kh%E1%BA%A9u-gi%E1%BA%A3m-t%E1%BA%A1i-h%E1%BB%99i-ch%E1%BB%A3-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-l%E1%BB%9Bn-nh%E1%BA%A5t-trung-qu%E1%BB%91c/4904576.html

 

Hun Sen: Trung Quốc sẵn sàng giúp

nếu EU chế tài Campuchia

Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm thứ Hai (29/4) đã nói rằng Trung Quốc sẽ giúp Campuchia nếu Liên minh Châu Âu (EU) rút lại quy chế tiếp cận thị trường đặc biệt đối với Phnom Penh, theo Reuters đưa tin.

Ông Hun Sen đưa ra thông báo nêu trên trong một đoạn tweet trên Twitter nói về việc Trung Quốc vừa duyệt gói viện trợ 600 triệu Nhân Dân Tệ (89 triệu USD) cho quân đội Campuchia.

Thủ tướng Campuchia đang có chuyến thăm Trung Quốc 5 ngày để dự diễn đàn quốc tế Sáng kiến Vành đai và Con đường lần hai tại Bắc Kinh. Tại đây, ông Hun Sen cũng đã có các cuộc đối thoại song phương với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và ký kết nhiều thỏa thuận với đồng minh quan trọng bậc nhất của Campuchia.

Trong số các thỏa thuận mà ông Hun Sen đạt được ở Trung Quốc có một hợp đồng cho phép Tập đoàn Công nghệ Huawei giúp Campuchia phát triển một hệ thống công nghệ 5G. Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc có tham vọng xây dựng mạng 5G trên toàn thế giới và tự hào đã có 40 hợp đồng 5G thương mại trên toàn cầu.

Theo Facebook của ông Hun Sen, Trung Quốc cũng đã đồng ý nhập khẩu 400.000 tấn gạo Campuchia.

Trước khi ngả theo Trung Quốc trong những năm gần đây, Campuchia hưởng lợi từ chương trình thương mại “Mọi thứ trừ Vũ khí” của EU. Chương trình này cho phép các nước kém phát triển nhất thế giới, trong đó có Campuchia, được xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU với thuế suất bằng 0.

Tuy nhiên, Campuchia đang gặp rủi ro sẽ bị EU xóa bỏ chính sách ưu đãi tiếp cận thị trường đặc biệt này vì hồ sơ nhân quyền của chế độ Phnom Penh có nhiều vấn đề.

Trong một bài đăng trên trang Facebook cá nhân, ông Hun Sen đã nói rằng trong cuộc gặp giữa ông và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, ông Lý cam kết sẽ giúp Campuchia nếu EU rút lại quy chế tiếp cận thị trường đặc biệt.

“Về vấn đề này… Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng khẳng định nỗ lực giúp Campuchia,” ông Hun Sen viết trên Facebook.

Trung Quốc hiện đang là nước viện trợ và đầu tư lớn nhất của Campuchia. Bắc Kinh đã đổ hàng tỷ USD vào viện trợ phát triển và cấp vốn vay cho Phnom Penh thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường. Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của Trung Quốc được Chủ tịch Tập Cận Bình giới thiệu vào năm 2013 nhằm kết nối quốc gia này với Đông Nam Á, Trung Á, Trung Đông, Châu Âu và Châu Phi.

Không giống như các nước phương Tây, Trung Quốc viện trợ và đầu tư vào Campuchia mà không yêu sách nước này phải tôn trọng, bảo vệ nhân quyền.

EU đang là thị trường nhập khẩu 1/3 các sản phẩm xuất khẩu của Campuchia, trong đó có hàng dệt may, giày dép và xe đạp. Vào tháng Hai vừa qua, EU đã bắt đầu khởi động tiến trình 18 tháng đánh giá xem họ có đình chỉ quy chế tiếp cận thị trường đặc biệt đối với Campuchia hay không.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/27763-hun-sen-trung-quoc-san-sang-giup-neu-eu-che-tai-campuchia.html

 

Giáo đường Do Thái được người Hồi giáo coi sóc ở Ấn Độ

Kalpana Pradhan & Sreya ChatterjeeBBC Travel

Trong suốt hơn 100 năm qua, các giáo đường Do Thái ở Kolkata, Ấn Độ, đã được người Hồi giáo coi sóc, phản ánh tình bằng hữu, hoà hợp tôn giáo.

Sự ra đời của cộng đồng ‘Baghdadis’

Trong gần 140 năm, từ 1772 đến 1911, Kolkata là thủ đô của Ấn Độ thuộc Anh – một thành phố thương mại nhộn nhịp bên bờ sông Hugli ở miền trung Tây Bengal.

Vị trí chiến lược của nó, cách Vịnh Bengal khoảng 150km về phía thượng nguồn, không chỉ mang lại hoạt động ngoại thương nhộn nhịp mà còn thu hút cả nhiều cộng đồng nước ngoài tới sinh sống ở thành phố thịnh vượng này, từ người Hoa cho đến người Armenia, đến người Hy Lạp.

Vì sao các nền văn minh vĩ đại lại sụp đổ

Tôn giáo liệu có ngày diệt vong?

Thành phố cổ ‘không có linh hồn’ của Jordan

Trong số đó, có người Do Thái đến từ Trung Đông.

Được biết đến với cái tên ‘người Baghdadis’, hay ‘người Do Thái Baghdad’, gọi theo nguồn gốc của họ, vốn là những nơi mà nay là Iraq, Syria và những nơi khác nói tiếng Ả Rập, dân nhập cư Do Thái bắt đầu định cư ở Kolkata vào năm 1798, sau khi một thương nhân có tên là Shalom Cohen tới đây để tìm cách làm giàu.

Cùng với sự thành công của Cohen trong việc buôn bán kim cương, lụa, thuốc nhuộm chàm, thuốc phiện và bông, dân số Do Thái ở Kolkata cũng tăng lên nhanh chóng. Đến đầu thập niên 1900, đã có hàng ngàn người Do Thái đã sống hòa thuận bên cạnh người Ấn giáo và Hồi giáo.

Dần biến mất

Sau Đại chiến Thế giới lần thứ hai, có tới 5.000 người Do Thái cư trú ở Kolkata.

Malta, xứ sở của những cuộc cạnh tranh quyết liệt

Lịch sử tha hương của người Garifuna gốc Phi

Nền văn minh của chúng ta tồn tại đến khi nào

Trong thời kỳ hoàng kim của cộng đồng này, hồi thập niên 1940, Kolkata là nơi có năm giáo đường Do Thái cùng nhiều cơ sở kinh doanh, các tờ báo và trường học của người Do Thái.

Ngày nay, những gì từng là cộng đồng Do Thái giáo lớn nhất Ấn Độ đã giảm xuống chỉ còn chưa tới 24 người, bởi nhiều người Do Thái Baghdad đã di cư sang Israel, Mỹ, Anh, Canada và Úc.

Tuy nhiên, trong khi dân số Do Thái ở Ấn Độ ngày càng già đi, ít người đi, thì cộng đồng còn lại vẫn tiếp tục truyền thống đa văn hóa tồn tại trong ba thế hệ trước: ba toà nhà thờ cúng còn lại của họ được duy trì, chăm sóc bởi những người đàn ông Hồi giáo.

Đa tôn giáo

Leo lên cầu thang bằng đá cẩm thạch và đẩy qua cửa sổ kính màu của Giáo đường Do Thái giáo Beth El trong thành phố Kolkata, được xây dựng vào năm 1856, du khách có thể bắt gặp một cảnh tượng hiếm có: một nhóm bốn người đàn ông Hồi giáo mặc áo trắng đang đánh bóng ban công gỗ, quét sàn nhà bằng đá cẩm thạch để đảm bảo rằng Ngôi sao David và cỗ chân nến menorah bảy nhánh trang trí mặt tiền màu cát của tòa nhà được sạch sẽ.

Một số người, chẳng hạn như Siraj Khan, người Hồi giáo thuộc thế hệ thứ ba của một gia đình đã chăm nom bảo dưỡng giáo đường Do Thái này từ suốt hơn 120 năm qua, đã lớn lên cùng với vài thành viên còn lại của Beth El.

Theo AM Cohen, tổng thư ký của Cộng đồng Do Thái tại thành phố Kolkata, Khan và những người Hồi giáo khác chăm sóc các giáo đường Do Thái trong thành phố được coi là một phần của đại gia đình cộng đồng Do Thái nơi đây.

Mối liên hệ tôn giáo

Chỉ cách Beth El 300m, một trong những giáo đường Do Thái còn lại ở Kolkata là Magen David, một tòa nhà gạch đỏ kiểu Ý thời Phục Hưng, cũng được duy trì bởi bốn người đàn ông Hồi giáo từ bốn gia đình khác nhau. Đó là các gia đình đã trông nom ngôi đền qua nhiều thế hệ.

Giống như tại Beth El, sau khi mở khóa cửa và bật đèn bàn thờ chiếu sáng dòng chữ Hebrew thể hiện Mười Điều Răn, những người coi sóc giáo đường Do Thái này thường tập trung tại khu vực sân, trải tấm thảm cầu nguyện, hướng về phía Mecca và phủ phục xuống lễ lạy Đấng Allah.

Theo Jael Silliman, một trong những người Do Thái cuối cùng còn ở Kolkata và là tác giả của kho lưu trữ kỹ thuật số Nhớ lại Người Do Thái ở Calcutta, nơi lưu giữ những ký ức và di sản của cộng đồng Do Thái ở thành phố, thì luôn có sự quen thuộc về văn hóa giữa người Hồi giáo và người Do Thái ở Kolkata, bởi những người nhập cư Do Thái đầu tiên vào thành phố đã nói thứ tiếng Ả Rập – Do Thái, và mặc trang phục Ả Rập.

Bên ngoài Kolkata, hai tôn giáo này còn có Đại chiến Thế giới lần thứ hai, nhiều người Do Thái châu Âu đã chạy trốn khỏi Đức Quốc xã và tìm được nơi ẩn náu an toàn ở Kolkata. Giống như những lớp người Trung Đông gốc Do Thái đi trước, những người tị nạn châu Âu mới đến này sớm nhận thấy rằng họ có nhiều điểm tương đồng với người Hồi giáo, những người tạo nên nhóm sắc tộc thiểu số đông nhất ở Kolkata – từ sự tương đồng giữa thức ăn kosher của người Do Thái và thức ăn halal của người Hồi giáo với âm nhạc và những điệu nhảy của hai bên.

Tình yêu mến gắn bó đặc biệt

“Chúa Trời ở khắp nơi nơi, tại nhà thờ Hồi giáo, đền thờ, nhà thờ Thiên chúa hay giáo đường Do Thái. Làm việc trong giáo đường kỳ quặc này cũng chính là phụng sự Chúa Trời, và tôi hết lòng tận tâm,” ông Khan (trong ảnh) nói. Ông nội và cha của ông từng coi sóc Giáo đường Do Thái Beth El, nay đến lượt ông và anh trai đảm nhiệm công việc đó.

“Gọi Ngài dưới cái tên nào, hay Ngài được thể hiện dưới hình thức nào, điều đó không gây nên sự khác biệt gì khi được thể hiện bằng ngôn ngữ của tình yêu và lòng tốt. Và tình yêu mến gắn bó đặc biệt này là những gì tôi cảm nhận được đối với giáo đường Do Thái này.”

‘Nồi đun chảy’

Tây Bengal là nơi tập trung người Hồi giáo đông thứ ba tại Ấn Độ, và thủ phủ Kolkata của bang này luôn là nơi dung chứa sự khoan dung tôn giáo. Trong khi phần lớn trong tổng số dân 4,5 triệu người là người theo Ấn giáo, nhưng người Hồi giáo, Cơ đốc giáo, Do Thái giáo, Phật giáo và đạo Sikh từ khắp nơi trên thế giới từ lâu nay đã cùng sống hài hoà bên nhau trong ‘Thành phố Hân hoan’ này.

Ngày nay, chuyện người Ấn giáo tham gia cùng người Hồi giáo ăn mừng lễ Eid-Al-Adha, tức ‘Lễ Hiến sinh’ – một trong những ngày lễ Hồi giáo linh thiêng nhất, không phải là chuyện hiếm. Trường nữ sinh Do Thái, được thành lập tại Kolkata năm 1881 nay chủ yếu học sinh là người Hồi giáo. Và hàng năm trong lễ kỷ niệm Durga Puja thiêng liêng của Ấn giáo và lễ Giáng sinh của Kitô giáo, một biển người Bengal, bất kể tôn giáo, thường xuyên đổ xuống đường nhảy múa, ăn mừng.

Tàn lụi

Theo AM Cohen, có một vài yếu tố dẫn đến việc dân số Do Thái ở Kolkata biến mất sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc.

Đầu tiên, việc Ấn Độ giành độc lập từ Anh vào năm 1947 báo hiệu một thời gian bất định cho người Do Thái ở Ấn Độ. Các ngân hàng, công ty bị quốc hữu hóa; nhiều chủ sở hữu người Do Thái lo sợ tài sản của họ có thể bị chính phủ Ấn Độ tịch thu nên đã quyết định rời sang Anh hoặc Mỹ.

Ngoài ra, việc thành lập nhà nước Israel năm 1948 đã thúc đẩy người Do Thái ở Ấn Độ và từ khắp nơi trên thế giới di cư tới đất nước mới.

Tương lai bất định

Ngày nay, dân số người Do Thái ở Kolkata đang ngày càng giảm dần phải đối mặt với một tương lai rất không chắc chắn.

Tuy cả hai giáo đường Beth El và Magen David hiện được công nhận là tòa nhà di sản được Cơ quan Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ bảo vệ, nhưng chúng, cùng với giáo đường Do Thái cổ nhất trong thành phố là Neveh Shalom – đã không thực hiện các buổi lễ cầu nguyện thứ Bảy một cách thường xuyên kể từ cuối những năm 1980 tới nay. Lý do là bởi có quá ít tín đồ tham dự.

Theo quy định về giáo đoàn Do Thái giáo thì cần có 10 người đàn ông trưởng thành hiện diện để thực hiện nghi lễ cầu nguyện nơi công cộng, và hiện không có đủ số lượng đó tới các giáo đường.

Vào những năm 1940, Ian Zachariah, thủ quỹ của Quỹ Emunah của Người Do Thái tại Calcutta (Emunah Calcutta Jewish Trust), nhớ rằng những chiếc ghế gỗ tại các giáo đường Do Thái ở thành phố Kolkata đã từng phục vụ hàng trăm tín đồ trong các ngày lễ thiêng Rosh Hashanah (‘ngày đầu năm’) và Yom Kippur (‘lễ chuộc tội’).

Ngày nay, ba giáo đường này chỉ được mở theo một cuộc hẹn đặc biệt hoặc bằng cách yêu cầu một trong những người Hồi giáo coi sóc nơi đó, những người được Quỹ Emunah của Người Do Thái tại Calcutta trả tiền để làm nhiệm vụ dọn dẹp, cho vào.

Trong số khoảng 24 người Do Thái còn đang sống ở Kolkata, hầu hết đều đã trên 50 tuổi, đa phần đều lớn tuổi hơn những người anh em Hồi giáo làm công việc coi sóc các giáo đường.

Cảm hứng Ấn Độ

Khi bạo lực và căng thẳng chính trị chống lại người Do Thái và Hồi giáo tiếp tục thu hút sự chú ý trên khắp thế giới, thì việc có những người Hồi giáo ở Kolkata coi sóc các giáo đường Do Thái một cách tận tâm là một lời nhắc nhở rằng hai cộng đồng này có nhiều điểm chung và và là điều nêu bật tầm quan trọng của việc yêu thương láng giềng.

Dân số Do Thái ở Kolkata có thể sớm biến mất, nhưng chừng nào còn ai đó chăm sóc các giáo đường Do Thái nơi đó, mở cửa dọn dẹp và cho du khách vào trong, thì một phần di sản của họ sẽ còn tồn tại, nhờ sự tận tâm của các huynh đệ Hồi giáo.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-48151154