Thân thế và Sự nghiệp Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy

Cac Bai Khac

No sub-categories

Thân thế và Sự nghiệp Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy

[Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy gặp gỡ các chiến hữu ông tại Canada năm 1983]

Một cá nhân muốn phụng sự đất nước phải gia nhập vào một đoàn thể, hay một đảng phái chính trị được tổ chức chặt chẽ thì mới tranh đấu có hiệu quả.

Và cá nhân đó phải tự hào về đoàn thể hay đảng phái mình gia nhập qua hình ảnh của vị Đảng trưởng lãnh đạo, như vị lãnh tụ đảng Tân Đại Việt, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy một người tài cao đức trọng, bác học uyên thâm lại có viễn kiến đúng đắn đã được bao nhiêu chính khách trong và ngoài nước ngưỡng mộ.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy sinh ngày 2 tháng 11 năm 1924 tại Chợ Lớn, quê quán ở Tân Uyên, Biên Hòa. Thuở nhỏ học ở Tân Uyên, sau đó học ở Pe’trus Ký, Sài Gòn, thi đậu bằng Trung Học. Một trong những học sinh xuất sắc nhứt tại Đông Dương.Sau đó ông tự học lầy bằng Tú Tài 1 và 2. Cũng như sau này trên bước đường lưu vong chính trị tại Pháp (1955 -1963) ông đã ghi tên học trường Khoa học Chính trị Paris và trường Đại học Luật khoa và Khoa học Kinh tế Paris.

Giáo sư Huy tốt nghiệp Viện Nghiên Cứu Chính Trị Paris năm 1958, Cử nhân Luật Khoa năm 1959, Cao Học Chính Trị năm 1960, và Tiến Sĩ Chính Trị Học năm 1963 với Luận án:”Đề Tài Người Ưu Tú Trong Tư Tưởng Chính Trị Trung Quốc Cổ Thời”

Thành công trong sự nghiệp giáo dục:

Khi trở về VN, Giáo sư Huy dạy ở Học Viện Quốc Gia Hành Chánh về Chính trị và Luật Hiến pháp, đồng thời là giảng viên ở nhiều trường Đại học khác: Viện Đại học Đà Lạt, Viện Đại học Huế, Viện Đại học Cần Thơ, Viện Đại học Vạn Hạnh, Viện Đại học Minh Đức, trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn. Giáo sư Huy cũng được mời làm giảng viên ở các trường quân sự như trường Cao Đẳng Quốc Phòng, trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp, trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị.Năm 1967,

Giáo sư Huy được mời làm Khoa trưởng trường Đại học Luật khoa và Khoa học Cần Thơ.

Trở thành một học giả uyên bác với nhiều tác phẩm:

Thuở nhỏ ông đã muốn lập chí (chí nhỏ), chỉ muốn trở thành thi sĩ nổi tiếng nhưđại văn hào Pháp Victor Hugo và ông đã thành công với những bài thơ nổi tiếngvới bút hiệu Đằng Phương: – ANH HÙNG VÔ DANH – NGÀY TANG YÊN BÁY – DÒNG NƯỚC SÔNG HỒNG – LỜI SÔNG NÚI – ANH HÙNG ĐẤTVIỆT…

Với sự thông minh nhạy bén, Giáo sư Huy nhanh chóng trở thành một học giả vớikiến thức uyên bác trên nhiều lãnh vực.

Ông là tác giả biên soạn dịch thuật và nghiên cứu nhiều tác phẩm về chính trị, luậtpháp, sử liệu bằng tiếng Việt, Anh và Pháp, chẳng hạn một số tác phẩm tiêu biềunhư:

– HỒN VIỆT, Thơ 1950, Sài Gòn -Tái bản 1984, Paris.

– QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT (Quyển A)

– DÂN TỘC SINH TỒN, Chủ thuyết của Trương Tử Anh, Đại Việt Quốc Dân Đảng được bổ túc và phong phú hóa (2 quyền) Sài Gòn 1964

  • DÂN TỘC HAY GIAI CẤP?- BIỆN CHỨNG DUY XẠO LUẬN (Trào phúng)

– CÁC ẨN SỐ CHÍNH TRỊ TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆPKIM DUNG – HÀN PHI TỬ (Bản dịch ra Việt ngữ tác phẩm HànPhi)

– LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ- PHÊ BÌNH NHÂN VẬT TRONG TAM QUỐC CHÍ, ĐÔNG CHÂU LIỆT QUỐC

– LỤC SÚC TRANH CÔNG

– HỒ CHÍ MINH TỘI PHẠM NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

Tiếng Pháp:

-POUR UNE NOUVELLE STRATE’GIE DE DE’FENSE DU MONDELIBRE CONTRE L’EXPANSION COMMUNISTE, Paris 1985

– LE CODE DES LÊ

– LA FRANCE ET LE VIETNAMIEN PARTISAN DE DE’MOCRATIELIBE’RALE

Tiếng Anh:

Lê Code: Law In Traditional Vietnam (Volume 1) Hardcover – June 1 1987
by Ngoc Huy Nguyen (Author)

– THE LÊ CODE: LAW IN TRADITIONAL VIETNAM (Bộ Hình luật Hồng Đức – Nhà Lê)

– A NEW STRATEGY TO DEFEND THE FREE WORLD AGAINST COMMUNIST EXPANSION, Alliance For Democracy In Vietnam, 1985.

– PERESTROIKA OR THE REVENGE OF MARXISM OVER LENINISM,1990

– UNDERSTANDING VIETNAM. THE TRADITION OF HUMAN RIGHTS IN CHINA & VIETNAM

Hoạt động chính trị:

Đầu năm 1945, khi Việt Nam vừa tuyên bố độc lập, Pháp lăm le trở lại tái chiếm Việt Nam, ông chuyển “chí nhỏ” thành “chí lớn”, gia nhập Đại Việt Quốc Dân Đảng của Đảng trưởng Trương Tử Anh.

Gia Nhập Đại Việt Quốc Dân Đảng.Nhờ có thực tài và thông minh, ông tiến thân rất nhanh trước bước đường chính trị:

– Năm 1945: Gia nhập Đại Việt Quốc Dân Đảng

– Năm 1946: Bí thư Tỉnh bộ Cần Thơ

– Năm 1948: Ủy viên Ban chấp hành Xứ bộ miền Nam

– Năm 1949: Ủy viên Trung ương của Đại Việt Quốc Dân Đảng, được giao trọng trách triển khai Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn của Đảng trưởng Trương Tử Anh(ông mới 25 tuổi)

Lưu vong:

Năm 1955, ông phải lưu vong qua Pháp và làm hầu bàn ở quán ăn Sông Hương. Với bản tánh thông minh và hiếu học, mặc dù vừa đi làm vừa đi học, ông vẫn đạt được những văn bằng kể trên.

Trở về nước:

Cuối năm 1963, Đệ I Cộng hòa sụp đổ, ông trở về nước và muốn thay đổi ĐạiViệt Quốc Dân Đảng (ĐVQDĐ) từ một đảng cách mạng đấu tranh bí mật trỏthành đảng chính trị hoạt động công khai.

Ông ra sức vận động cả ba Xứ bộ chấp nhận cho Đảng hoạt động theo đường lối dân chủ, nhưng Xứ bộ miền Bắc và miền Trung cực lực phản đối.

Ông quyết tâm kêu gọi Xứ bộ miền Nam hãy đổi mới Đảng thành một Đảng sinh hoạt công khai theo tinh thần dân chủ đa nguyên.

Sau một thời gian vận động tích cực, đa số các đồng chí thuộc Xứ bộ miền Nam chấp thuận và cuối năm 1964, Giáo sư Huy cùng một số đảng viên kỳ cựu tách Xứ bộ miền Nam ra khỏi ĐVQDĐ để thành lập một đảng mới lấy tên là đảng Tân Đại Việt vào ngày 14 tháng 11 năm 1964.

A white star in a blue circle

Description automatically generated
Đảng Kỳ của ĐVQDĐ
Đảng Kỳ của Tân Đại Việt

Đảng Tân Đại Việt là một đảng hoàn toàn mới với cơ chế mới, Ban chấp hành mới, Ban giám sát mới và đường lối cương lĩnh mới.

Đảng vẫn chấp nhận Chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn là nền tảng Chủ thuyết của đảng, và bài ca Việt Nam Minh Châu Trời Đông là Đảng ca.

Mặc dù muốn biến thành một đảng chính trị nhưng lúc bấy giờ miền Nam chưa có qui chế chánh đảng, nên tất cả đảng phải đều hoạt động một cách mập mờ, công khai không ra công khai, bí mật chẳng ra bí mật, hợp pháp cũng không ra hợp pháp và chánh quyền cũng không làm khó dễ.

Trong tình trạng không rõ rệt này, đảng Tân Đại Việt phát triển rất nhanh trong mọi lãnh vực. Ngoài ra với bộ óc sáng tạo và cái nhìn chiến lược, Giáo sư Huy dự đoán nếu trong tương lai đảng Tân Đại Việt nắm chánh quyền thì đảng phải có nhiều cán bộ giỏi để điều hành.

Những cán bộ này phải có đạo đức, phải có trình độ hiểu biết về chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, nhất là về khoa học kỹ thuật …,cho nên Giáo sư Huy đã cho thành lập 5 phân bộ đặc biệt, đó là Phân bộ Bùi Hữu Phiệt, Phân bộ Lê Trí Vị, Phân bộ Trần Văn Mạnh, Phân bộ Đặng Vũ Trứ và Phân bộ Huỳnh Thị Cải.

Đường lối tranh đấu của đảng Tân Đại Việt:

Đảng Tân Đại Việt thay đổi hoàn toàn về đường lối tranh đấu.

Trước kia ĐVQDĐ chủ trương hoạt đông bí mật, bất hợp pháp; ngày nay Tân Đại Việt chủ trương hoạt động công khai, hợp pháp; dùng lá phiếu để nắm chánh quyền. Đảng chủ trương ôn hòa, khoan nhượng với các đoàn thể bạn để tạo hòa khí đấu tranh. Mục tiêu của Đảng là xây dựng miền Nam theo thể chế Dân chủ Pháp trị.

Đảng tham gia sinh hoạt Dân chủ chẳng hạn đề cử đảng viên tranh cử các chức vụ dân cử trong Quốc hội và tranh cử Tổng Thống nhiệm kỳ 1967-1971.

Nhiều Dân biểu trong Quốc hội gia nhập Đảng, thành lập khối Dân Quyền ở Hạ Viện do đồng chí Nhan Minh Trang (thuộc Phân bộ Bùi Hữu Phiệt) làm Trưởng khối. Thực hiện chủ trương Dân chủ hóa đất nước, đảng Tân Đại Việt cùng với các Tôn giáo, đoàn thể chính trị đã áp lực Chánh quyền bầu cử Quốc Hội Lập Hiến và sau đó Hiến Pháp 1967 ra đời vào ngày 01/04/1967. Đây cũng do công sức của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và Giáo sư Nguyễn Văn Bông đóng góp trong việc soạn thảo.

Thành lập Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến (PTQGCT) (1969 -1975)

A red and yellow flag with a arrow
PHONG TRÀO QUỐC GIA CẤP TIẾN

Sau khi đảng Tân Đại Việt được thành lập ít lâu, Giáo sư Huy nhận thấy đảng Tân Đại Việt chưa thể nào trở thành một đảng quần chúng hoạt động công khai vì hai lý do:

– Thứ nhứt, đa số đảng viên đều muốn hoạt động bí mật, không ra công khai.

– Thừ hai, chánh quyền chưa có qui chế chánh đảng cho phép các đảng phái hoạt động công khai. Vì vậy các đảng phái đều bị xem là những hội kín bất hợp pháp. Cho đến năm 1969, nền đệ II Cộng hòa mới ban hành qui chế chánh đảng, qui định sự hợp thức hóa của các đảng phái.

Nhận thấy đây là cơ hội tốt để các đảng phái chính trị ra hoạt động công khai và trong nước có chánh đảng rõ ràng.

Đảng cầm quyền biết tôn trọng đối lập và đối lập biết giám sát đảng cầm quyền để chính tình trong nước được hoàn hảo; cho nên Giáo sư Huy liền triệu tập một hội nghị gồm nhiều cá nhân, đoàn thể, tôn giáo trong nước để thành lập một tổ chức lấy tên là Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến (PTQGCT) Đây là Phong trào quần chúng qui tụ được rất nhiều thành phần gồm Dân cử, Chuyên viên, Trí thức, Tôn giáo, đảng phái …

A group of men in suits standing in front of a building

Description automatically generated
PHONG TRÀO QUỐC GIA CẤP TIẾN – TỈNH DARLAC
A piece of paper with writing on it

Description automatically generated

Phong trào gồm Chủ tịch đoàn và Ban Chấp hành Trung ương với thành phần lãnh đạo như sau:

– Giáo sư Nguyễn Văn Bông được bầu làm Chủ tịch đoàn.
– Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy được bầu làm Tổng Thư Ký Ban Chấp hành Trung ương. – ……..

* Chủ trương của PTQGCT là xây dựng một nền Dân chủ Pháp trị chomiền Nam.

* Mục đích tranh đấu của PTQGCT là chống Cộng sản đểgiữ miền Nam được Tự do Dân chủ, dân chúng ấm no hạnh phúc.

* Phong trào hoạt động theo tinh thần dân chủ, thiểu số phục tùng đa số, nhưng đa số vẫn tôn trọng ý kiến thiểu số.Mục đích chủ trương và đường lối của Phong Trào giống y như của đảng Tân Đại Việt, tuy hai mà một.

Giáo sư Huy đã xử sự khéo léo trong tinh thần dân chủ và nhân nhượng. Mọi vấn đề quan trọng, Giáo sư Huy và Giáo sư Bông đều triệu tập Đại hội lấy ý kiến đa số làm quyết định.

Nhờ có sự tham gia tích cực của các đảng viên Tân Đại Việt, Phong Trào phát triển rất nhanh chóng khắp mọi nơi từ cấp Tỉnh đến Quận, Xã, Ấp.

Cuộc biểu dương lớn nhất của Phong Trào là cuộc Rước Đuốc Xuyên Việt vĩ đại từ Bến Hải đền Kiên Giang, Rạch Giá vào năm 1972.

Phong Trào càng phát triển mạnh khiến cho Cộng sản lo ngại và chúng đã hạ sát Giáo sư Bông vào năm 1971. Cái chết của Giáo sư Nguyễn Văn Bông là một thiệt hại lớn cho Phong Trào. Nhờ nỗ lực của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và tất cả đảng viên Tân Đại Việt, Phong Trào vẫn tiếp tục lớn mạnh cho đến ngày miền Nam hoàn toàn sụp đổ, đồng thời kéo theo sự tan rả của Phong Trào.

Nhưng đảng Tân Đại Việt vẫn tồn tại và phân tán thành ba thành phần:

-Thành phần thứ nhứt thóat được ra hải ngoại.

– Thành phần thứ hai đi tù cải tạo.

– Thành phần thứ ba còn lại trong nước rút vào bóng tối.

Tái tổ chức ở hải ngoại (1975 -1982)

Thành phần di tản ra nước ngoài trong đó có Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và đa số đảng viên nồng cốt của đảng Tân Đại Việt.

Sau khi ổn định cuộc sống tại Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy tìm đủ mọi cách liên lạc với các đảng viên cũ.

Giáo sư Huy đi một vòng tiếp xúc với các anh em tại Hoa Kỳ và sau đólần lượt sang Âu châu, Úc châu, Canada tái lập đảng Tân Đại Việt tại hải ngoại.

Sau nhiều năm vận động tích cực, mãi đến năm 1982 Giáo sư Huy mới triệu tập được Đại hội đầu tiên của Tân Đại Việt hải ngoại vào ngày 3 tháng 7 năm 1982 tại Houston –Texas nhằm tu chính lại Hiến Chương 1974 và hoạch định đường lối hoạt động trong những năm tới.

Sau khi Hiến Chương được tu chính và Đảng Quy được ban hành thì việc điều hành Đảng dễ dàng nên Đảng phát triển rất nhanh.

Chẳng bao lâu ở Hoa Kỳ thành lập các Khu Bộ Đông Bắc, Khu Bộ Đông Nam, Khu Bộ Tây Hoa Kỳ.Tiếp theo là Liên Khu Bộ Châu Âu gồm Khu Bộ Pháp, Khu Bộ Bỉ, Khu Bộ Hòa Lan. Khu Bộ Đức, Khu Bộ Đan Mạch. Sau cùng là Khu Bộ Úc Châu và Liên Khu Bộ Canada.

Thành lập “Liên Minh Dân Chủ Việt Nam” và “Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do” (1982 -1990).

Trong thời gian tập họp các đảng viên Tân Đại Việt, Giáo sư Huy nhận thấy nếu một mình đảng Tân Đại Việt thì không thể đối đầu với đảng Cộng sản Việt Nam mà phải có sự phối hợp với các lực lượng quốc gia ở hải ngoại mới có thể đối phó với đảng Cộng sản được.

Trong mấy năm liền, Giáo sư Huy đi khắp thế giới tiếp xúc với đủ thành phần chính trị, quân sự, kinh tế, kỹ thuật … nhằm vận động thành lập một tổ chức tranh đấu để giải phóng đất nước. Ông đã thành công với sự ra mắt của “Liên Minh Dân Chủ Việt Nam” (LMDCVN).

Ngày 1/1/1982, Liên Minh Dân Chủ Việt Nam công bố bản Tuyên Ngôn gồm các điểm sau:

– Liên Minh Dân Chủ Việt Nam gồm những người yêu nước chống lại tập đoàn Cộng sản Việt Nam, được thành lập để đáp ứng nhu cầu của hoàn cảnh mới đáp ứng nguyện vọng của người Việt Nam.

– Về mặt đối nội: Liên Minh Dân Chủ Việt Nam kết hợp tư tưởng nhân bản truyền thống của dân tộc Việt Nam với tư tưởng Tự do của thế giới hiện đại và chủ trương xây dựng một chế độ Dân chủ Pháp trị trong đó mọi người dân đều được hưởng các quyền tự do căn bản của con người một cách bình đẳng.

– Về mặt đối ngoại: Liên Minh Dân Chủ Việt Nam chủ trương bảo vệ nền độc lập của dân tộc Việt Nam, đồng thời hướng về Hòa bình theo quy chế Trung lập pháp lý vĩnh viễn sau khi có được Dân chủ giống như nước Áo, Thụy Sĩ, Thụy Điển

Ngoài ra Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy còn vận động các Chính khách, Tướng lãnh, Dân biểu, Nghị sĩ tại Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hòa Lan, Úc, Canada và đã thành công được gần 300 Dân biểu, Nghị sĩ …chấp thuận thành lập “Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do” –INTERNATIONAL COMITTEE FOR A FREE VIETNAM [ICFV] nhằm ủng hộ cuộc tranh đấu của Liên Minh Dân Chủ Việt Nam.

Liên Minh Dân Chủ Việt Nam và Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trở Việt Nam Tự Do hoạt động song song với nhau và trên đà phát triển mạnh thì ngày 28 tháng 7 năm 1990 Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy ngã quỵ vì bịnh nặng và trút hơi thở cuối cùng sau 45 năm tranh đấu không ngừng nghỉ

Sự ra đi của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy là mất mát lớn cho đảng Tân Đại Việt vì sau khi Giáo sư Huy mất, không ai có đủ uy tín và tài lãnh đạo nên từ đảng Tân Đại Việt đến Liên Minh Dân Chủ Việt Nam và Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do mọi phát triển đều bị chậm lại.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy mất đúng vào lúc công cuộc tranh đấu Tự do và Dân chủ cho Việt Nam đang tiến vào khúc quanh lịch sử nhiều triển vọng.

Niềm tiếc thương ngưỡng mộ ông không những của các đồng chí, chiến hữu của ông mà còn của nhân dân Việt Nam và nhiều chính khách trên thế giới như:

– Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush và Phu nhân (Bush Cha) đã chia buồn và ca ngợi “Giáo sư Huy là một nhân vật tận tụy cho dân tộc Việt và dân tộc Mỹ với tấm gương sáng cho thế hệ mai sau.”

– Dân biểu David Kilgour, Chủ tịch Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do,sau này là Phó Chủ tịch Quốc hội Canada đã so sánh Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy là “Ghandi của Việt Nam”.

– Giáo sư Stephen Young, cựu Khoa trưởng Đại học Luật khoa Hamline tại Minnesota rất ngưỡng mộ và kính phục coi Giáo Nguyễn Ngọc Huy là người Thầy khả kính: “Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy là một trong những chính trị gia và tư tưởng gia sáng tạo đóng góp nhiều nhất của người Quốc gia Việt Nam”.

Hoàng Đình Khuê – Chủ Tịch đảng Tân Đại Việt

Ngày 05 tháng 01 năm 2024.