Tập San Tân Ðại Việt – Số 9/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Ðại Việt – Số 9/2019

Mục Lục

BBT: Bãi Tư Chính, biển nhà của Trung cộng

Nguyễn Bá Lộc: Cập nhật tình hình sau hai năm Chiến Tranh Mậu Dịch Hoa Kỳ – Trung Quốc

Jade Nguyễn: Đại sứ Trung Cộng: ‘Trời cũng chẳng biết ông Trump sẽ làm gì ngày mai’

Đinh Hùng: Thơ:  – Cánh Chim Dĩ Vãng   – Vào Thu   -Tự tình dưới hoa

Vi Anh: Thương Chiến: Tập Cận Bình Có Thể Bị Lật Đổ

Vũ Hoàng Chương: Thơ Đời vắng em rồi say với ai

Trọng Đạt: Cuộc chiến tranh Mậu Dịch và Biển Đông

Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi: – Biến chuyển ly kỳ: Trung Cộng đã chịu “lùi bước” tại Hồng Kông     – Gia tăng phản kháng: Một chiến lược mới để Hồng Kông “thắng”

Jade Nguyễn: Trung Cộng suy thoái: Tăng trưởng sản lượng công nghiệp chạm đáy trong hơn 17 năm

 Tuyết Mai: Trước thềm 1/10: TQ giống chuẩn bị ngăn thảm họa lớn hơn là Lễ chào mừng

Thanh Thủy: Tham luận 138

Trần Trung Đạo: Chinazi là gì?

Nguyễn Cao Quyền: Biến cải “lục địa đen” thành thuộc địa

Clive Hamilton/ Nguyễn Việt Long dịch: Anzacs của người Hoa

Rudroneel Ghosh / Phương Hoài dịch: “Hàng xóm bắt nạt”Hành động

Trần Gia Phụng: Bãi Tư Chính trong tam giác Việt Nam & Hoa Kỳ &

Locphuc: Con đường tình ta đi

Phan Văn Song:  -Trung Cộng Sẳn Sàng Xâm     – Trận Chiến của Đặng Tiểu Bình, hay Cuộc Chiến Tranh Tàu Việt 1979-1991

H.M.: Sát miệng hố chiến tranh

Nhữ Đình Hùng: Thơ vu vơ

Đặng Dung: Thơ Thuật Hoài

Từ Thức: Adieu Jacques Chirac

Nguyên Thạch: Việc cần phải làm ngay, hãy loại trừ tên Việt gian Nguyễn Phú Trọng và giải thể ĐCSVN

Nguyễn thị Cỏ May: – Ý nghĩa một chọn lựa    – Hồ Chí Minh dứt khoát không phải tác giả

Bửu Uyển: Một Nụ Cười

 

 

Bãi Tư Chính, biển nhà của Trung cộng? – BBT

Nếu giới truyền thông tây phương không tung tin Biển Đông dậy sóng qua việc tàu thăm dò Hải Dương, được các tàu hải giám, cảnh sát biển và lực lượng dân quân biển trung cộng, dang lởn vởn quanh dàn khoan Hakuryu, lô 06-01 tại Bãi Tư Chính thì cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục nín thinh dấu kín việc Trung cộng đang qua lại trên vùng gọi là « vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ». Sau vụ phanh phui này, cộng sản VN đã điều động một số tàu hải cảnh, hải giám theo đuôi đoàn tàu trung cộng đế có lý do thông báo cho thế giới biết là cộng sản VN đang giám sát chặt chẻ đoàn tàu trung cộng, đang giải quyết tranh chấp một cách ôn hòa trong tinh thần thượng tôn luật pháp quốc tế.

Trước thái độ khiêu khích và đe dọa của các lực lượng hải cảnh, dân quân biển và cả lực lượng hải và không quân tại vùng Bãi Tư Chính và lân cận, thế  giới đã rất lo ngại và chỉ trích Trung cộng đã bắt nạt VN, bênh vực, khuyến khích VN kiện Trung cộng ra trước tòa án quốc tế v.v…Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không để yên nếu Trung cộng ức hiếp VN, đã tăng cường tàu chiến và  phi cơ để bảo vệ tự do lưu thông.Ngoài ra Hoa kỳ và các nước đồng minh đã tổ chức các cuộc tập trận tại Biển Đông để răn đe Trung cộng ; các nước phương  tây như Anh, Pháp v .v… điều động các hàng không mẫu hạm và tàu chiến  đến Biển Đông….

Để xoa dịu dư luận quốc tế, Vụ Bãi Tư Chính được phát ngôn viên của cộng sản VN tuyên bố chống đối lấy lệ, chỉ trích việc Trung cộng xâm phạm « vùng đặc quyền kinh tế của cộng sản VN », nhưng lại kiểm soát chặt chẽ và ngăn chận dân chúng không cho  biểu tình chống Trung  cộng xâm lược. Nguyễn Phú  Trọng, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, cho đến hôm nay vẫn « im lặng » như không có chuyện gì xãy ra cho đất nước dù tàu Hải Dương, và các  tàu hộ tống đã ba lần ra vào « vùng đặc  quyền kinh tế VN », càng ngày càng gần bờ, đồng thời tuyên bố Bãi Tư Chính thuộc Trung cộng  và tố cáo cộng sản VN đã xâm phạm lãnh  hải của họ.

Trước phản ứng « im lặng » của giới lãnh đạo cộng  sản VN, Thế giới, dù bất mãn Trung cộng đã bộc lộ ý đồ nuốt trọn Biển Đông, cũng đã phải phân vân và dè dặt đối với nhà nước VN.

Trước phản ứng « im lặng » của giới lãnh đạo cộng  sản VN, Người Việt Nam hải ngoại và trong  nước không  khỏi bất mãn thái độ « câm họng » của những  người gọi là lãnh đạo đất nước và đặt câu hỏi về phản ứng bất thường  của cộng sản VN

Có phải cộng sản VN đã bán biển nên Trung cộng đã hành xử quyền chủ nhà trên vùng biển VN ?

 

 

Cập nhật tình  hình sau hai năm Chiến Tranh Mậu Dịch Hoa Kỳ – Trung Quốc   – Nguyễn Bá Lộc

Cali 01/09/2019 

Chiến tranh mậu dịch giữa Hoa kỳ và Trung quốc (TQ) hiện nay là đề tài thời sự quan trong nhứt chẳng những tại Hoa kỳ (HK) mà còn tại rất nhiều quốc gia khác. Vì nó liên quan tới cuộc sống hàng ngày và tương lai của hầu hết mọi người dân Hoa kỳ, và tương lai của cộng đồng thế giới.

Cuộc chiến thương mại nầy thực sự là một cuộc chiến toàn diện của hai siêu cường. Một TQ bằng nhiều chiêu đòn ma giáo đi lên rất nhanh, rất nguy hiểm. Một HK bị nhiều thiệt hại vì bị những tiến công về kinh tế và kỹ thuật. Nay HK phải thức tỉnh, phải quyết tâm nếu không sẽ bị TQ qua mặt trong tương lai, và tình hình sẽ khó khăn hơn nhiều.

1.Sơ lược lại trận chiến mậu dịch Hoa kỳ – Trung quốc

Trong lịch sử chiến tranh kinh tế thế giới, đây là một trong những cuộc chiến lớn. Dù khởi đầu là chiến tranh mậu dịch, nhưng thực sự nó là cuộc chiến trên nhiều mặt. Hoa kỳ coi đây là cuộc chiến chẳng đặng đừng, trể còn hơn không. Còn Trung quốc thì phải chống đở bằng mọi giá, vì đó có liên hệ tương lai chế độ, tương lai mô hình và chiến lược kinh tế.

Nguyên do cuộc chiến

Thâm thủng mậu dịch: Chánh yếu là sự thâm thủng mậu dịch quá lớn giữa Hoa kỳ và Trung quốc, trên $375.2 tỷ (2017) càng ngày càng lớn (2018 nhập siêu lên 420 tỷ). TT Trump yêu cầu TQ giảm ngay thâm thủng bớt $100 tỷ mỗi năm. Sự mất mát lớn đó của HK chánh yếu là do TQ chơi đòn ma giáo, loại mậu dịch không công bằng, HK yêu cầu TQ phải có chánh sách mậu dịch đàng hoàng (fair trade). TQ đang có nền kinh tế lớn thứ nhì, sau Hoa kỳ về tổng sản lượng (GDP). Trong 30 năm qua, TQ tung hàng hóa ra khắp thế giới với giá rẽ.

Đầu tư ngoại quốc: Nhờ thị trường rất lớn và nhân công rẽ, TQ đã thu hút đầu tư ngoại quốc mạnh nhứt thế giới. TQ lại có luật lệ ép buộc các công ty ngoại quốc phải giao kỹ thuật cao cho quốc doanh. Trong nước thì các công ty quốc doanh được trợ cấp của chánh phủ, tạo ra sự canh tranh bất công.

TQ ăn cắp kỹ thuật cao phần lớn là từ HK (sản phẩm trí tuệ, intellectual property), đem áp dụng trong nước và đã phát triển đến mức quan trọng. Những loại kỹ thuật cao đó xử dựng trong công nghiệp và kỹ nghệ quốc phòng. Về đường dài những tiến bộ kỹ thuật hết sức quan trọng.

Tham vọng bá quyền. Sau thành công vượt bực về kinh tế, TQ nuôi dưỡng mộng bá quyền toàn cầu. Bằng phương cách dụ dỗ, TQ liên kết được nhiều quốc gia với viện trợ và đầu tư to lớn (kế hoạch Belt and Road). Sự xâm chiếm nầy rất độc hại, như một loại “thực dân mới”. HK rất lo ngại cho sự thay đổi trật tự thế giới trong tương lai theo chiều hướng bá đạo.

Chiến tranh mậu dịch mà HK khởi đầu tấn công TQ chỉ là bề nổi, là một mục tiêu trong nhiều mục tiêu. Cuộc chiến lại càng phức tạp hơn vì hai bên lâm chiến là hai nước có kinh tế số một và số hai thế giới, gần như đối nghịch nhau về thể chế chánh trị, về văn hóa, về triết lý công quyền. Sự thiệt hại của hai nước chẳng những ảnh hưởng cho chính nước đó mà còn ảnh hưởng tới kinh tế thế giới.

Vì vậy cuộc chiến khó kết thúc, mặc dù qua nhiều vòng đàm phán, nhiều yêu cầu nêu ra.

Mục tiêu , Thế và Lực của hai bên lâm chiến

Mục tiêu của phía HK 

Giảm nhập siêu với TQ bằng hai cách cùng lúc giảm nhập cảng hàng TQ đủ loại, đồng thời yêu cầu TQ nhập thêm hàng từ Mỹ nhứt là nông sản, computer, xe hơi, máy bay… trong đó nông sản là quan trọng nhứt.

HK yêu cầu TQ sửa luật đầu tư ngoại quốc, bỏ điều kiện chuyển giao kỹ thuật. Bỏ trợ cấp bất hợp lệ cho quốc doanh.

HK yêu cầu TQ ngưng ăn cắp sản phẩm trí tuệ, sao chép tài liệu, ấn bản kỹ thuật.

HK muốn chận sự tiến mạnh giấc mộng Trung hoa.

Thế và lực của HK

Kinh tế mạnh toàn diện, Khoa học kỹ thuật cao hơn. Quân sự và ngoại giao mạnh hơn.

HK tôn trọng và bảo vệ Dân chủ Tự do và Nhân quyền cho nước Mỹ và cho thế giới. Các đồng minh HK , nhứt là các nước Nhựt, Úc, Ấn ủng hộ mạnh mẽ. Âu châu không chống lại nhưng khuyến cáo nên có giải pháp thương lượng. Dân chúng có hai thái độ. Phần ủng hộ có vẽ nhiều hơn. Nhưng HK có nhược điểm: Trong chế độ chánh trị tự do dân chủ. Dân chúng và truyền thông tự do phát biểu lung tung, Đảng Dân chủ tìm mọi cách hạ TT Trump. Việc tái đắc cử 2020 là điều quan trọng nhứt cho TT Trump. TQ thấy điểm yếu nầy của TT Trump mà câu giờ. Nhưng TT Trump là một TT muốn làm chuyện lớn và cương quyết. TT Trump vẫn muốn thương lượng, nhưng ở thế mạnh, không chấp nhận đình chiến mà hai bên huề. Vì huề là thua.

Mục tiêu của TQ là cố chịu đựng những thiệt hại. Tìm được thỏa hiệp trước ngày bầu cử HK thì ít thiệt hại hơn.

Cái mạnh của TQ là chế độ độc tài, dân chúng và truyền thông không dám chống đối. Chánh quyền nắm hầu hết các bộ phận quan trọng của kinh tế. TQ đã có nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh trong ba thập niên qua, chánh quyền nắm giử tiền bạc, ngoại tệ, quốc doanh, viện trợ, nhân lực, xuất cảng.. TQ có dân số quá đông, lợi tức đầu người còn thấp. Đã từ một nước rất nghèo đi lên, nay dù có đi xuống dân cũng chịu đựng được.

Nhưng TQ có các nhược điểm là chánh trị và sự đoàn kết giữa dân và chánh quyền, giữa các phe phái đảng viên không bền không tốt. Sự điều hành kinh tế không minh bạch giả dối, không có niềm tin của dân và của quốc tế. Các nhà đầu tư ngoại quốc làm ăn ở TQ chỉ vì lợi nhuận. Nếu có nước nào có điều kiện tương đương, các doanh nghiệp ngoại quốc có thể rời TQ. Cái trung tâm chế biến khổng lồ của thế giới sẽ dần dần teo lại.

2.Tóm tắt diễn biến trận chiến

Cuộc chiến đã mở màn từ giữa năm 2017, TT Trump nêu lên vấn đề HK cần phải giải quyết bất công , bất hợp lý với TQ mà HK bị thiệt hại quá lớn kéo dài hàng chục năm qua.

Đánh lần 1,Tháng 3/2018: TT Trump đánh thuế quan lên thép 25% và 10% lên nhôm từ TQ.

HK- TQ họp lần 1, hai phái đoàn cấp thấp. Không kết quả.

Đánh lần 2, Tháng 7/2018, HK tăng thuế quan 25% lên $34 tỷ hàng kỹ thuật cao từ TQ.TQ đánh trả tăng thuế quan 25% trên 16 tỷ hàng nhập từ HK.

Đánh lẩn 3, Sau đó một tuần KH đánh 25% lên 200 tỷ hàng TQ. TQ đánh trả lên 60 tỷ hàng HK.

Tháng 12/18 , TQ  hạ thuế đậu nành xuống 10%.

Tháng 12/18 HK-TQ hợp lần 2, cấp Bộ trưởng.

Ngưng chiến 3 tháng để tiếp tục thương lượng, sau khi TT Trump gặp TC Bình ở Thượng đỉnh G20 tại Argentina (12/2019).

Cuối tháng 3/19, hết hạn, cuộc họp ngưng, và đến tháng 5/19 họp lại. Nhưng kéo dài đến tháng 7 lại ngưng. Hai bên đổ lỗi cho nhau là không giữ lời hứa hay đòi những điều quá đáng.

Đánh trận thứ 5, tháng 8/2019.

TT Trump đánh mạnh hơn. Đưa ra hai lists hàng hóa, một list 250 tỷ sẽ bị 25%-30% từ 01/10/2019 và một list 300 tỷ với tariff phụ thêm 10% – 15%, từ 01/09/19. Nhưng rồi sau đó TT Trump miễn  đánh thuế phân nữa , còn phần kia được hoãn tới 15 tháng 12, vì các tiệm buôn Mỹ cần nhập hàng cho mùa lễ tới. Và list 250 tỷ với 25-30% áp dụng từ 01/10/19. TQ đánh trả lại tăng 25% cho 75 tỷ hàng Mỹ, gồm nông sản, xe hơi, điện tử.. áp dụng từ 1/9/2019. Như vậy từ 1 tháng 9 nầy có độ 125 tỷ hàng TQ tăng giá 10-15%.

Nhưng mấy ngày họp G7 ở Pháp TT Trump muốn tăng thêm 5% nữa cho hai list vừa rồi, $550 tỹ.

Nhưng ngày chót ở Paris, TT Trump nói là TQ muốn nối tiếp các buổi họp thương thảo vào tháng 9 nầy.

Ngoài mặt trận mậu dịch, HK còn yêu cầu TQ phải sửa lại các bất hợp lý lớn:

Cải thiện luật đầu tư, bỏ việc chuyển giao công nghệ.

Không được trợ cấp trái phép cho quốc doanh

TQ đã có một số cải sửa theo yêu cầu của HK và yêu cầu của tình thế.

Không được lủng đoạn tiền tệ (hạ thấp đồng yuan). TQ hạ giá đồng yuan để hàng xuất cảng rẽ.

HK yêu cầu WTO xem lại qui chế “ nước đang phát triển” của TQ.

TT Trump còn ra lịnh cho công ty Mỹ rút khỏi TQ đến một nước khác hay về lại HK.

Mặt khác, HK cho kiểm tra chặt chẻ tình báo TQ ẩn mình trong các công ty lớn của Mỹ và ở một số quốc gia khác. Như đánh đại công ty Huawei và các công ty con.

Cuộc chiến kỹ thuật đi song song với chiến tranh mậu dịch. Chiến tranh kỹ thuật HK có thế mạnh hơn, không bị đánh trả.

Chiến thuật của Hoa kỳ:

Đánh nhanh, mạnh , toàn diện về các mặt: mậu dịch. Đầu tư. Kỹ thuật. Tiền tệ. Tâm lý chiến. Phối hợp đồng minh.

Nhược điểm của HK là quyền của TT bị nhiều giới hạn và áp lực. Các áp lực với TT trong vài tháng qua gia tăng theo sự leo thang chiến tranh. Áp lực từ truyền thông đối lập. từ các công ty trong và ngoài nước, từ người tiêu thụ.

Chiến thuật của TQ. TQ kỳ nầy phải tính toán thật kỹ. Nếu đỗ vở lớn về kinh tế sẽ là tiêu tan mô hình “tư bản + XHCN” cọng thêm chủ nghĩa Dân tộc.

TQ dùng chiến thuật chịu đựng trường kỳ, thâm hiểm chống lại một xã hội cởi mở tuân thủ luật pháp. Tập cận Bình không bị áp lực quần chúng, nhứt là không có đối lập. Không bị chi phối bởi bầu cử hay bất cứ áp lực từ đâu đến.

Trên bình diện quốc tế, TQ lợi dụng mọi sơ hở của luật pháp, chủ trương giả dối là hợp tác trong hòa bình và lưởng lợi. TQ chống đối mạnh mẽ chủ nghĩa “bảo hộ” TQ chụp lên TT Trump.

TQ dùng tiền mua chuộc các nước tham nhũng qua hay quá nghèo qua các hợp tác đầu tư.

3. Kết quả và Hậu quả chiến tranh mậu dịch 

Phải đánh TQ về kinh tế. Đó là quyết tâm của TT Trump ngay khi mới nhậm chức. TT Trump lúc đó nghĩ rằng đánh TQ trên mặt trận mậu dịch dễ thắng. Nhưng thực sự qua hơn một năm, cuộc thương chiến nầy khá phức tạp và không dễ dàng.

Sau đây là một số kết quả và hậu quả sơ khởi. Sự suy yếu và khó khăn của TQ là “sự thắng lợi” của HK và ngược lại. Vấn đề đặt ra là sự suy giảm của mỗi bên có tính cách tạm thời hay lâu dài.

HK được xem là có chánh nghĩa , và có nhiều thuận lợi về mặt tâm lý chiến. TT Trump được sự ủng hộ của nhiều người Mỹ hơn, vì ông dám khởi sự cho một đối đầu đáng lý phải có từ vài chục năm trước, tình trạng nếu càng để lâu càng bất lợi cho HK. Dân chúng HK và thế giới qua cuộc chiến, thấy rõ hơn thủ đoạn và gian manh của chế độ CS, của chánh quyền độc tài toàn trị. Thế giới thấy rõ hơn cái gọi là “ Giấc mộng Trung hoa” hiện nay.

Trên thực tế dù trận đánh thực sự chưa cao và toàn diện, nhưng HK có một số “chiến thắng” :

Kinh tế TQ chậm lại và mức phát triển kém, theo các nhà nghiên cứu thì năm nay chỉ đạt độ 6%, con số thấp nhứt trong ba thập niên qua. Công nợ và nợ xấu rất cao (nợ xấu chiếm khoảng 40%). Xuất cảng giảm, nhứt là thị trường HK. Nhiều công ty phải thu hẹp hoạt động (theo báo China Investment), đầu tư HK tại TQ trong năm 2018 giảm 88% so với 2016). Thất nghiệp tăng.Tiền tệ bị mất giá. Thị trường chứng khoán tụt dốc nặng. Giá cả nội địa tăng. Dân chúng hoang mang và người giàu tìm cách chuồn tiền ra ngoại quốc. Có thể nói đây là tình trạng tệ hại nhứt kể từ khi đổi mới.

Sự phát triển kỹ thuật cao của TQ bị chậm. Điều nầy không tốt cho kinh tế và cả quân sự TQ.

Về mặt quốc tế, kế hoạch viện trợ , đầu tư ngoại quốc giảm. Nên trong gần đây TQ vận động thêm đầu tư ngoại quốc và tìm thị trường mới thay thế thị trường HK.

Cái bất lợi và khó khăn cho HK do chiến tranh mậu dịch gây ra ( đó cũng là “thắng lợi” của TQ) là TQ chủ trương trường kỳ chiến đấu mà HK thì vội vàng cho nên cuộc thương thảo có thể bất lợi cho HK.

Dân chúng HK có lẽ vì truyền thống một nền Dân chủ dễ dãi, nhìn thấy quyền lợi cá nhân và trước mắt quan trọng hơn đất nước và lâu dài. 

Các nhà bán lẽ sẽ có khó khăn vì có nhiều món hàng không thể mua ở nước khác. Và thuế lên thì giá bán phải cao hơn. Một số công ty phải giảm nhân viên.

Cái mà TT Trump lo nhứt là nông dân. Đã có vài phản đối trong thời gian gần đây. Mặc dù TT có trợ cấp cho họ do giảm bớt xuất cảng qua TQ.

Ngành công nghiệp trong nước chưa có bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng hảng Boeing lo sợ mất hợp đồng rất lớn của TQ, gần 900 chiếc máy bay trị giá $1,000 tỷ trong vòng 20 năm.

Còn công nghiệp Mỹ và một số công ty nước ngoài tại TQ đã có kế hoạch chuyển qua các nước khác. Nhưng chưa nhiều, vì đây là đại công ty, sự di dời không dẽ dàng, có thể kéo dài năm ba năm. Một số đại công ty đã dời một phần: Dell, Apple, Microsoft, Amazon, Google.. (theo báo Nikki Asian Review).

Chỉ số chứng khoáng trồi sụt bất thường, có lẽ vì sự bất thường của hòa đàm.

Về mặt quốc tế, HK ký Hiệp ước mới với Mexico, Canada có bất lợi cho TQ. HK trấn an Âu châu không để ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu; và yêu cầu hổ trợ chiến tranh mậu dịch với TQ.

HK kết chặc hơn với các đồng minh ở Á châu (Nhựt, Ấn, Úc..)

HK đã và đang tìm thị trường mới ở những nước khác như VN , Nhựt, Nam Hàn.. cho nông sản. Và  tìm nguồn cung cấp mới thay hàng TQ như quần áo , giầy dép, linh kiện điện tử, hải sản…

Sau cùng điều mà TT Trump sợ nhứt là cử tri buông bỏ ông. Điều nầy vừa là lợi thế vừa là nhượng điểm của chánh trị trong nước. Cử tri có tầm nhìn xa thì cho TT Trump làm đúng. Còn cử tri hời hợt chỉ có thấy cái mất mát của hiện tại thì chống lại.

TQ  cũng phải tự mình thay đổi một số chánh sách kinh tế:  Cải sửa quốc doanh. Cải tổ thuế vụ. tìm thị trường mới thay thế thị trường HK.

Cải tiến kỹ thuật cao trong nước. Cải sửa luật đầu tư nước ngoài. Hạn chế tiêu thụ.

Về vận động quốc tế, TQ có vẽ mạnh hơn và khôn khéo hơn. TQ vận động từng khối như: ASEAN, Cộng đồng Âu châu, Các nước Đông âu, các nước Á rạp…

Ảnh hưởng đối với kinh tế thế giới và một số nước

Nếu chiến tranh nầy kéo dài và tăng cường độ thì sẽ có ảnh hưởng xấu chung cho cả thế giới. Một số người lo ngại đến sự suy thoái toàn cầu (recession).

Sơ khởi chiến tranh mậu dịch đưa đến cho một số nước có lợi và một số nước bất lợi.

Cái lợi trước mắt cho một số nước như VN, Malaysia, Philippines, Cambodia là một số công ty may quần áo giầy, linh kiện điện tử, telephone… rời TQ qua đầu tư. Như VN đã có gia tăng đầu tư ngoại quốc và xuất cảng thay thế hàng TQ, trong năm 2018 và 6 tháng qua. Nhưng nếu kinh tế TQ yếu đi thì hàng xuất TQ bị giảm. Sai trái của VN là cho TQ mượn chứng chỉ xuất xứ hàng hóa để TQ xuất qua HK. Cũng như VN sẽ gặp khó khăn trong “sự cân bằng kinh tế đối ngoại“ giữa HK và TQ. Cái thế không dễ dàng cho VN. Cái cách gian dối của VN có thể bị khó khăn.

Với Âu châu, chiến tranh mậu dịch chắc chắn có ảnh hưởng về thương mại và đầu tư. Nhứt là tại hai thị trường lớn là HK và TQ bị suy giảm. Hai nươc nầy có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới. Lập trường của Âu châu từ trước tới nay vẫn chủ trương mậu dịch tự do. HK trước kia và từ đầu phong trào Toàn cầu hóa cũng khởi xướng tự do mậu dịch. Nay dưới thời TT Trump chánh sách có phần thay đổi.

4.Chút suy nghĩ về tương lai cuộc thương chiến 

Cuộc chiến tranh mậu dịch HK-TQ thực sự phức tạp. Tới nay thì tình hình chưa ngã ngũ rõ ràng. Trận chiến nào rồi phải kết thúc. Chấm dứt bằng hoặc một bên đại thắng, một bên đầu hàng. Hay kết thúc bằng một thỏa hiệp có vẽ vừa lòng cả hai. Hoặc có một thỏa hiệp tạm thời tương đối thỏa mãn được hai bên, rồi sau bầu cử ở HK sẽ tiếp tục giải quyết thêm. Hoặc TQ không nhượng bộ tới mức tối thiểu theo yêu cầu của HK, thì trận chiến sẽ leo thang thêm. Khi đó gần như toàn bộ hàng TQ vào Mỹ sẽ bị đánh thuế vào khoảng 25-30% hay cao hơn nữa. Hệ quả tình hình sẽ xấu nhiều hơn nữa.

Về cuộc chiến kỹ thuật chăc chắn phải kéo dài. HK thì nghiên cứu thêm kỹ thuật mới đồng thời chống sự ăn cắp của TQ. Còn TQ thì cố phát triển thêm vì nay đã có một căn bản cũng khá, mặc dù còn kém xa HK.

Về cải đổi cơ cấu, mô hình kinh tế thì HK sẽ tiếp tục tấn công TQ, thông qua đồng minh và Tổ chức quốc tế.

Về chánh trị nội bộ, thì HK sẽ bị đối lập tấn công nhiều hơn. TQ thì không đáng kể ngay khi có những vụ tranh giành nội bộ và các vụ lộn xộn như Hồng kông.

Tóm lại đây là cuộc chiến thuộc loại chiến tranh lạnh kiểu mới, nó toàn diện và phức tạp hơn Không ai biết nó sẽ chấm dứt bằng cách nào. Dù gần đây cuộc chiến gia tăng. Một bên phải gánh lấy tai hại nhiều, rất nhiều hơn bên kia. Khả năng chiến thắng, ít hay nhiều, thì HK nhiều lợi thế hơn. Khả năng chịu đựng thì TQ cao hơn, ít bị tác động từ bên ngoài.

Hoặc có thể trở lại con đường cũ là hai bên tương nhượng để cùng nhau chia chác lợi và thế trên thế giới. Khả năng thương lượng cũng còn đó. Buổi họp hai bên lại mở ra trong tháng 9 nầy. Cho tới nay, hai bên không tin nhau. Hai yêu cầu còn cách xa. Có thể lại đánh tiếp tục và rồi đàm phán tiếp. Thời gian thì không lợi cho TT Trump.

 

 

Vui cười

– Thưa cha, con đã ăn trộm một con ngỗng để thịt trong ngày giáng sinh!

– Con đã phạm vào một tội lớn, con đừng ăn thịt con ngỗng đó!

– Vâng ạ, thế con mang con ngỗng đó đến cho cha thì con có được tha tội không? – Ta mà thèm lấy con ngỗng đó à, con phải mang trả cho chủ nhân của nó!

– Nhưng thưa cha chủ nhân của nó không nhận ạ. – Vậy thì con có thể thịt nó vì con cần nó hơn họ.

– Vâng cám ơn cha, chúa sẽ ban phước lành cho cha!

Cha về đến nhà thì thấy mất một con ngỗng…

Đại sứ Trung Cộng: ‘Trời cũng chẳng biết ông Trump sẽ làm gì ngày mai’ – Jade Nguyễn 

Tổng thống Donald Trump nói chuyện với truyền thông trước khi rời Nhà Trắng đến Kentucky để phát biểu tại Hội nghị Quốc gia Cựu chiến binh Mỹ lần thứ 75, tại Washington vào ngày 21 tháng 8 năm 2019.

Lin Songtian, đại sứ Trung Quốc tại Nam Phi, đã dành nửa trang quảng cáo trên một tờ báo địa phương để đăng bài công kích lập trường của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong vấn đề thương mại toàn cầu.

Trong một bài xã luận mất phí của tờ Business Day, tờ báo tài chính lớn nhất Nam Phi, ông Lin cáo buộc rằng “thói bắt nạt” của Hoa Kỳ sẽ đẩy cả thế giới vào “suy thoái nghiêm trọng”, đồng thời mô tả ông Trump là “tính khí thất thường.”

Với bài viết có tựa đề “Trung Quốc lên tiếng”, ông Lin lập luận rằng văn hóa Trung Quốc vốn coi trọng “các quý ông giữ chữ tín”, “tôn trọng lời hứa và cam kết là nguyên tắc đạo đức tối thiểu của giới lãnh đạo và doanh nhân”.

Ông Lin tiếp tục: “Tổng thống Hoa Kỳ điều hành đất nước một cách tùy ý, ra mệnh lệnh cho cả thế giới bằng Twitter và thay đổi lập trường chỉ sau một đêm”.

Lời chỉ trích của ông Lin là dấu hiệu cho thấy sự bất bình của giới quan chức Trung Quốc đối với những chính sách cứng rắn, quyết đoán và bất ngờ của Tổng thống Trump trong mối quan hệ với Bắc Kinh kể từ khi ông nhậm chức và bắt đầu thương chiến với Trung Quốc.

Không chỉ về thương mại, ông Trump cũng khiến Bắc Kinh “điêu đứng” khi nhìn nhận chính xác và hành động quyết liệt để ngăn chặn các tham vọng khác của Trung Quốc, như dự án Vành đai Con đường, sự thâm nhập của các Viện Khổng Tử và bành trướng ở Biển Đông.

Việc ông Lin viện dẫn văn hóa Trung Hoa để lý luận rằng “làm người phải giữ chữ tín”, khiến giới quan sát nhíu mày. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từng hứa hẹn với Tổng thống Mỹ Barack Obama năm 2015 rằng Bắc Kinh sẽ không quân sự hóa Biển Đông. Tuy nhiên, thực tế là Trung Quốc đã ra sức xây dựng các đảo nhân tạo và lắp đặt các thiết bị quân sự tại Biển Đông, đặc biệt trong thời gian ông Obama không cho phép hải quân Hoa Kỳ tuần tra tự do hàng hải trong khu vực từ năm 2012-2015, theo Navy Times.

Bài xã luận quảng cáo tại Nam Phi của ông Lin còn được đăng trên báo Star. Những động thái này cho thấy Bắc Kinh đang tạo điều kiện cho các đại sứ của mình thể hiện lập trường với dư luận quốc tế, qua đó phản ánh mối quan hệ ngày càng xấu đi với chính quyền của Tổng thống Trump.

Ông Lin cho rằng: “Việc Hoa Kỳ kiên quyết leo thang xung đột thương mại với Trung Quốc sẽ tổn hại lợi ích chung của tất cả mọi người trên toàn thế giới, sẽ không sót một ai”

Vị đại sứ kêu than: “Đến Trời cũng chẳng biết ông Trump sẽ làm gì ngày mai”.

 

 

Thương Chiến: Tập Cận Bình Có Thể Bị Lật Đổ –  Vi Anh

Trung Cộng kéo dài Thương Chiến, Chủ Tịch Tập Cận Bình có thể bị chỉnh lý, một hình thức thay đổi người cầm đầu chánh quyền mà chế độ không thay đổi. Chỉnh lý, lật đổ TCB do áp lực của thất bại ngoại thương và bên trong do nội bộ đảng CS chống đối.

Chiến tranh Thương mại Mỹ Trung có tăng, chớ không giảm. Nhưng phân tích cho thấy TC bị nhiều áp lực từ trong ra ngoài ắt phải cầu hoà trước với Mỹ. Thông thường ai cầu hoà trước là phải nhượng bộ nhiều hơn trong thoả hiệp án. Tăng trưởng kinh tế, là lý do tồn tại của chế độ CS nói chung và của sự thăng tiến của TCB nói riêng và của phe phái TCB trong nội bộ đảng.

Hồi cuối tháng Tám năm 2019, TC tuyên bố áp thuế lên 75 tỷ đô la giá trị hàng hóa Mỹ nhập vào TQ để trả đũa Mỹ sau cuộc đàm phán bế tắc vì TC thất hứa không mua đậu nành của mà Chủ Tịch Tập Cận Bình đã hứa. Nếu TC dùng đại pháo thì Mỹ dùng hoả tiễn phản công. Tổng thống Mỹ Donald Trump chơi bạo hơn, Ông tăng thuế hàng Trung Quốc nhập cảng vào Mỹ từ 25% lên 30% đối với 250 tỷ đô la giá trị hàng đã đánh thuế từ trước, và từ 10% lên 15% đối với 300 tỷ đô la giá trị hàng sẽ đánh thuế bắt đầu từ tháng 9. Coi như tất cả các hàng hoá của TC xuất cảng qua Mỹ đều bị tăng thuế cao hơn tỷ lệ TC tang thuế hàng hoá Mỹ.

Ông Trump còn bồi thêm môt cú hồi mã thương, lên tiếng kêu gọi các hãng xưởng Mỹ hiện đang làm ăn ở Trung Quốc qui hồi cố quốc Mỹ. Nhưng đây mới là lờì kêu gọi, chớ nếu chánh quyền Mỹ dựa vào luật đã có từ lâu, buộc công ty Mỹ rút về chiếu tình trạng khẩn cấp thì TC sa vào cuộc khủng hoảng kinh tế, chánh trị, xã hội.

Trên đây là phần đúc kết gọn bài phân tích công phu của một chuyên gia Mỹ gốc Việt là Tiến sĩ Đinh Trường Hinh. Ông là cựu kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới hiện đang sống ở tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, nhận định trên đài VOA ngày 4-09.  Ts Hinh nhận định, “Cho đến nay Mỹ chỉ đánh thuế vào hàng trung gian (nguyên liệu, thiết bị dùng để sản xuất) của Trung Quốc nhưng vòng đánh thuế mới nhất vào ngày 23/8 sẽ ảnh hưởng đến các mặt hàng bán lẻ, từ điện thoại, điện tử cho đến hàng may mặc.” Ô. Hinh giải thích và cho rằng lâu nay ông Trump ‘ngại ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của người dân Mỹ’ nhưng hành động của Trung Quốc khiến ông thay đổi thái độ. Ông Hinh nói ‘ông không nghĩ rằng Trung Quốc đoán trước ông Trump đi đến mức làm tới như vậy’.

Nhà kinh tế này nói rằng nếu cuộc chiến tranh thương mại này tiếp tục với mức độ như vậy thì ‘Trung Quốc sẽ là bên thiệt hại nhiều hơn’. Đồng nhân dân tệ Trung Quốc đã xuống giá, phải hơn 7 nhân dân tệ mới đổi được 1 đô la Mỹ. Dân Trung Quốc chuyển tiền ra nước ngoài, tăng trưởng GDP của Trung Quốc ‘đã hạ xuống 3%’. Trong quý vừa rồi Trung Quốc phải ‘tung ra gói kích thích kinh tế 300 tỷ đô la’.

Ts Hinh đưa ra một sự kiện đặc biệt về giao thương. Ông cho rằng các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ cố gắng gánh chịu một phần thuế quan chứ không để các nhà nhập cảng Mỹ và nhất là người tiêu dùng Mỹ gánh hết. Ông nói “Trên thế giới lúc này không có nước nào thay thế được Mỹ trong việc tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc”. “Nếu hàng hóa Trung Quốc mà tăng giá thì người tiêu dùng Mỹ ngoài việc phải trả tiền cao hơn thì họ có thể giảm bớt tiêu dùng. Do đó, ông cho rằng các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ cố gắng để người tiêu dùng Mỹ không bị thiệt hại nhiều vì họ sẽ bị mất thị phần.

Ông cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhiều áp lực nếu kinh tế không tăng trưởng, người dân mất công ăn việc làm. Khi đó, lãnh đạo ‘sẽ bị lật bằng cách này hay cách khác’.

Còn về phía Mỹ và cuộc bầu cử của TT Trump. TS Hinh nói đối vớí Mỹ con số 540 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc xuất cảng vào Mỹ ‘dù rất lớn nhưng không là gì (khoảng 3%) so với 20.000 tỷ đô la quy mô kinh tế Mỹ’. Và con số gần 120 tỷ đô la hàng hóa Mỹ xuất cảng vào TQ, Trung Quốc mua cũng chiếm phần rất nhỏ, tương đương 1%, trong hơn GDP hơn 12.000 tỷ đô la của Trung Quốc. Nên “Dù không giao dịch mua bán gì với Trung Quốc thì Mỹ vẫn sống,” ông Hinh nhắc lại lời của TT Donald Trump.

Do vậy tác động của cuộc chiến thương mại ‘không ảnh hưởng gì nhiều’ đối với cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới. Ts Hinh nói “Ông Trump có những người ủng hộ đi theo rất trung thành, nông dân ở Mỹ (đối tượng bị ảnh hưởng nặng nhất bởi thuế quan của Trung Quốc) vẫn ủng hộ ông´và TT Trump cũng dung cả chục tỷ Đô la dể giup cho nhưng tieu bang nông nghiệp của Mỹ. “Nếu ông Trump có thất cử thì không phải là do chiến tranh thương mại mà có thể là những bất mãn khác.”

Và nếu thương chiến kéo dài đến ngày bầu cử Tổng Thống Mỹ vào tháng 11 năm sau 2020, lợi hại cho ai, TT Trump hay Chủ Tịch Tập Cận Bình. Nhiều nhà quan sát nhận định rằng Trung Quốc đang chơi trò câu giờ nhằm đợi cho đến kỳ bầu cử năm 2020 cho nên họ không tích cực đàm phán tìm giải pháp cho cuộc chiến thương mại. TT Trump đã tố giác và hăm doạ Chủ Tịch Bình không thoả thuận thương chiến, chờ kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. Một mặt Ông Trump nói chận đầu TCB, nếu ông đắc cử Ông sẽ đưa ra nhưng điều kiện cứng rắn hơn.  Mặt khác Ông Trump liên tục yêu cầu Quỹ Dự trữ Liên bang FED giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng và kéo kinh tế Mỹ khỏi nguy cơ suy thoái. Ông cũng có thể tung ra gói kích thích bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng.” Ts Hinh nhận định “Nếu làm được như vậy thì có thể giúp Mỹ đẩy lùi suy thoái trong vòng 1, 2 năm nữa. Khi đó Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nhiều hơn.”./. ( VA)

 https://vietbao.com/a298696/thuong-chien-tap-can-binh-co-the-bi-lat-do

 

 

Cuộc chiến tranh Mậu Dịch và Biển Đông –  Trọng Đạt

Sơ lược về kinh tế thế giới.

Thời kỳ chiến tranh lạnh nhất Mỹ nhì Nga về kinh tế lẫn quân sự, hai nước lớn kình địch, ganh đua nhau mọi mặt. Về Tổng sản lượng, kinh tế gia Samuelson nói trong cuốn Economics trang 830 (in năm 1970)

“Thập niên 1970 cũng như thập niên 1960 Tổng sản lượng kinh tế của Nga vào khoảng một nửa Tổng sản lượng Mỹ”

Nguyên văn “In the 1970s, as in the 1960s, U.S.S.R real GNP is about one-half United States real GNP”.

Mặc dù mức sống của Nga không bằng Âu châu nhưng GDP của của vượt trội hơn nhiều, thí dụ thời Kennedy, Nga phòng phi thuyền lên không gian, chi phí bằng một năm ngân sách của nước Pháp, Pháp là một cường quốc có hạng thời đó

Nhưng nay than ôi, con người ta có khôn mấy cũng không ai khôn hơn ông Trời. Nước Nga ngày càng lụn bại:

Thời Gorbachov năm 1989 có 15 nước thuộc địa cũ từ thời Nga Hoàng đòi tự trị khiến cho dân số tụt xuống còn một nửa từ 300 triệu chỉ còn 145 triệu.

Năm 1992 vật giá tăng vọt, TSL (GDP) suy giảm còn một nửa, thất nghiệp tràn lan, lạm phát phi mã khiến bao nhiêu người mất hết tiền tiết kiệm, mười triệu người Nga lâm vào cảnh bần hàn.

Thập nhiên 2000 (2000-2008) Putin đắc cử, ông cứu vãn nền kinh tế Nga, biến đất nước thành siêu cường năng lượng, trong 8 năm, Tổng Sản Lượng tăng mạnh 600%, TT Putin đẩy mạnh xuất cảng vũ khí, ông có công cứu nước Ngan thoát cảnh lụn bại nhưng cũng không vượt được ra khỏi sự sắp đặt của Ông Trời

Thập niên 70 như đã nói trên, GDP Nga bằng một nửa Mỹ nay tụt xuống hàng thứ 12, ngang Đại Hàn, thua Canada. Trong khi GDP Mỷ nay hơn 20 ngàn tỷ, GDP Nga tụt xuống còn 1,630 (một ngàn sáu trăm ba mươi tỷ), nghĩa là GDP Mỹ nay gấp hơn 12 lần GDP Nga.

Điểm sơ qua những cường quốc có Tổng Sản Lượng đứng đầu (Top Ten) Thế giới:

1-Mỹ: 20,000 tỷ (hai mươi ngàn tỷ)

2-Liên Âu: 18,000 tỷ

3-Trung Cộng: 13,000 tỷ

4-Nhật: 5,000 tỷ

5-Đức: 4,000 tỷ

6-Anh: 2,800 tỷ

7-Pháp: 2,700 tỷ

8- Ý: 2,000 tỷ

9-Ba Tây: 1,8000 tỷ (Brazil)

10-: Canada: 1,7000 tỷ

11- Nga: 1,630 tỷ

12- Đại Hàn: 1,619 tỷ

Nước Nga hồi xưa (Liên Xô) xưng hùng xưng bá với Mỹ, TSL bằng một nửa Mỹ, nhất Mỹ nhì Nga nay tụt xuống hạng thứ 11, chỉ hơn Đại Hàn tí ti, cách đây hơn 15 năm đã như vậy rồi.

Trong khi ấy thập niên 60, 70… Trung Cộng chỉ là một nước nghèo đói lạc hậu, thậm chí một cán bộ miền Bắc cho biết (sau 1975) thập niên 60, 70 họ còn nghèo hơn miền Bắc VN, thế mà bây giờ trở thành một nước có TSL GDP đứng thứ nhì trên thế giới sau Mỹ. Trong khoảng 60 năm hai siêu cường Nga, Tầu của khối CS đã thay bậc đổi ngôi: Về dân số xa xưa dân Tầu chỉ vào khoảng gấp 3 Nga nay họ gấp 10 vì dân Tầu tăng rất nhanh, dân Nga giảm một nửa do 15 nước thuộc địa cũ đòi độc lập, về TSL kinh tế Trung Cộng nay gấp 8 lần Nga.

Tần Thủy Hoàng đời nay

Người ta thường nói qua lịch sử nước Tầu chỉ có hai người thống nhất Trung Hoa là Tần Thủy Hoàng từ 250 năm trước Tây Lịch và Mao Trạch Đông thập niên 50, 60, 70 (1893-1976). Đất nước rộng, dân đông bị nạn xứ quân chia năm xẻ bẩy.

Nay Tập Cận Bình cũng muốn trở thành người nhiều quyền lực nhất nước và sẽ nắm quyền thống trị cả thế giới. Ông ta nắm hết những chức vụ quan trọng nhiều quyền lực nhất trong Đảng như Tổng Bí Thư Ban Chấp Hành Trung ương, Bí Thư Quân ủy Trung ương, là nhân vật số một trong Ban Thường vụ Bộ chính trị.

Lên cầm quyền năm 2012, họ Tập ráo riết triệt hạ các đối thủ để thâu tóm quyền lực về một mối, ôm mộng quá lớn nên đã gây ra nhiều nỗi oan khiên cho nhân dân, đất nước và cho chính bản thân họ Tập

Sở dĩ có chiến tranh mậu dịch Mỹ-Hoa vì Tập Cận Bình nổ quá, từ nhiều năm trước đã tuyên bố năm 2025 nước Tầu sẽ làm sếp cả thế giới về mọi mặt như kinh tế, kỹ thuật, quân sự…  nghĩa là vượt Mỹ. Những lời nổ Zăng miểng đã khiến cho dân Mỹ khiếp sợ và bầu cho một người chống Tầu để đánh gục và kìm hãm đà xâm lược của kẻ địch. Ông Donald Trump nói họ coi chúng ta là kẻ thù không còn nghi ngờ gì nữa.

Mỹ đánh Tầu xả láng về mậu dịch, nhiều người tưởng hàng Trung Cộng bán sang Mỹ nhiều lắm nhưng thực ra chỉ có 18%. Năm 2017, Trung Cộng xuất khẩu trên thế giới 2. 26 ngàn tỷ Mỹ kim hàng hóa, trong đó 94% là hàng kỹ nghệ tới các nước theo tỷ lệ: Mỹ 18.3%, Liên Âu 16.1%, Hồng Kông 13.8%, Nhật 6.1%, Nam Hàn 4.5%, các nước khác 41%.2. (Wikipedia)

Hàng xuất khẩu Trung Cộng sang Mỹ chỉ có 18.3 % nhưng nó rất quan trọng vì buôn bán với Mỹ sẽ ăn trộm ăn cắp được nhiều bí mật kỹ thuật, lấy được chủ quyền công nghệ… từ đó mới chế tạo được hàng hóa rẻ đẹp theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài ra Trung Cộng cho nhiều sinh viên du học vào Mỹ rồi xin gia hạn cư trú, xin vào làm cho các công ty để lấy cắp thông tin, làm điệp viên kinh tế thương mại, nay Mỹ đã không tin tưởng họ và theo dõi đuổi nhiều sinh viên của Tầu về nước.

Dân số Âu Châu (không kể Nga) hiện hơn 600 triệu, dân số Đông Nam Á (không kể Tầu, Nhật, Hàn) khoảng hơn 600 triệu, dân số Tầu là 1 tỷ 3 bằng cả hai khối Âu-Á cộng lại, khiếp chưa!

Hàng Trung Cộng xâm nhập khắp nơi trên thế giới nhờ:

Khối nhân công đông như kiến, rẻ mạt và nhất là sự trợ giá của chính phủ. Họ hạ giá đồng Nhân dân tệ, xử dụng nguyên liệu bẩn, rẻ và độc hại nhất là ăn trộm ăn cắp kỹ thuật của Mỹ, Tây phương, Nhật…khiến hàng hóa các nước tân tiến không thể cạnh tranh nổi.

Trong một bài viết lên án Trung Quốc xâm lăng kinh tế nước Mỹ, ông Donald Trump cũng cho biết các chính phủ Mỹ như Bush con, Obama đã giúp cho Trung Quốc tiến nhanh. Từ 2001 tới 2008 thời Bush ta mất 2 triệu 4 công việc vào tay Hoa Lục, hơn 30 năm qua kinh tế Trung Quốc tăng trưởng tới 9%, 10% một năm. Nhất là thời Obama kinh tế Tầu tiến nhanh như vũ bão 9.7%, riêng quí một 2011 khiến Mỹ có 14 triệu 4 nhân công mất việc khiến ta cần phải hành động.

Tầu Cộng đánh bại Mỹ về thương mại hết năm này sang năm khác, mỗi năm họ kiếm 300 tỷ (US dollars) từ Mỹ.

Họ hạ giá tiền một nửa khiến hàng Mỹ cao hơn khó bán hơn có thể gấp đôi hàng Tầu, chính phủ TC trợ giá sản xuất khiến các công ty Mỹ không thể nào cạnh tranh nổi, họ đã có hơn 3,000 tỷ (dollars) ở ngân hàng dự trữ ngoại quốc.

Dân số Tầu gấp 4 lần Mỹ, họ có nguồn nhân công khổng lồ, ngay từ thời Hồ Cẩm Đào TC đổ tiền vào chế tạo vũ khí, tăng cường quốc phòng và nhắm vào Mỹ

Ông Donald Trump lên án chính phủ trước xin tóm tắt như sau:

“Trung Cộng thao túng riền tệ, phá hủy sản suất Mỹ, xử dụng gián điệp kỹ nghệ, chiến tranh mạng chống Mỹ. Chính quyền Obama gần như đồng lõa với Tầu giúp họ dẫm lên đầu chúng ta, ông nói không thể làm gì hơn vì sợ châm ngòi cuộc chiến thương mại”

Donald Trump đưa ra những lý do để Mỹ phải chống Hoa Lục.

Donald Trump không lùi bước

Cuộc chiến tranh mậu dịch nay đã tới giai đoạn quyết liệt, hôm 20-8-2019, một viên chức cao cấp của Tòa Bạch Ốc cho biết Mỹ và Trung Cộng đều bị thiệt hại nhưng phía Tầu bị rất nặng, phía Mỹ cóthiệt hại nhưng nhẹ hơn nhiều. Người dân chưa bị ảnh hưởng vì kinh tế Mỹ còn quá lớn so với TC.

Mơ ước của các nhà lãnh đạo Tầu đỏ quá viển vông, họ nghĩ là sẽ bằng và qua mặt Mỹ trong 10 hay 20 năm nhưng đó chỉ là ảo tưởng vĩ đại, kinh tế Mỹ không phụ thuộc vào xuất cảng, có thừa khả năng tiêu thụ trong nước, trong khi kinh tế TC phụ thuộc vào xuất cảng. Khoa học kỹ nghệ của Mỹ rất cao trong khi Trung Cộng chỉ ăn cắp, ăn trộm bí mật của Mỹ. Một đất nước có nền khoa học kỹ thuật công nghiệp yếu kém chỉ đi ăn trộm ăn cắp bí mật sản xuất của nước tấn tiến mà đòi lãnh đạo thế giới về kinh tế thì thật là chuyện diễu.

TT Trump mở chiến tranh mậu dịch với Trung Cộng từ đầu tháng 7 / 2018 đã khiến kinh tế của TC vô cùng khốn đốn. Chứng khoán của họ giảm 12% trong tháng 10 và 26% trong 12 tháng vùa qua (Trang Invest). Chỉ số Shanghai giảm 8,84%, mức giảm mạnh nhất kể từ 18/2/1997. (VN Express). Các nhà đầu tư bán đổ bán tháo khiến chứng khoán tuột dốc liên tục gây khủng hoảng tài chính, chính phủ phài “bail out” cứu thị trường chứng khoán nhưng chỉ như muối bỏ biển, đồng Nhân dân tệ xuống thấp.

Phía Mỹ vẫn kêu gọi Hoa Lục xuất cảng hàng vào Mỹ và nhập cảng một cách công bằng, không bắt ép các công ty đầu tư Mỹ chuyển giao chủ quyền công nghệ nhưng họ vẫn không đếm xỉa gì tới. Cuối tháng 6-2019 vừa qua, tại Hội nghị G20 Osaka Nhật Bản, Tập Cận Bình khiêm tốn lại bắt tay TT Trump như chịu nhún nhường với phía Mỹ, nhưng đúng một tháng sau tại cuộc họp Thượng Hải họ lại trở mặt chống lại tất cả, họ hy vọng Dân Chủ sẽ thắng cử và dễ dãi cho họ như thời Obama. Mặc dù Trung Cộng lật mặt gây trở ngại, khó khăn nhưng TT Trump vẫn cương quyết đánh Tầu tới cùng.

Donald Trump vô cùng cứng rắn, chúng ta còn nhớ ngày 7-10-2016 tờ Washington Post có đăng bài kèm theo video cuộc noí chuyện rất bậy bạ xúc phạm phụ nữ giữa Trump và Billy Bush. Bài đã khiến dư luận chống Trump rất mạnh. Các chính khách đối lập trong đảng Cộng Hòa la làng yêu cầu Trump từ chức, họ nói chúng tôi xấu hổ vì ông, yêu cầu ông bỏ cuộc để chúng tôi cử người khác nhưng Trump nhất định ứng cử tới cùng và đã thắng Clinton.

Nay Trung Cộng cắn răng chịu đòn để hy vọng khiến Donald Trump thất bại trong kỳ bầu cử 2020 sắp tới, mặc dù họ Tập gồng mình (đài CNBC) bên ngoài nhưng bên trong rỗng tuếch. Trong hai tuần vừa qua họ phá giá đồng bạc hai lần khiến cho chứng khoán Mỹ xuống mạnh, cả thế giới xuống theo, Dow Jones hai lần xuống 750 và 800 điểm

Trung Cộng ngày càng kiệt quệ về ngoại tệ vì phá giá đồng Nhân dân tệ, họ đánh canh bạc xả láng để hy vọng gây khó khăn cho Donald Trump. Đồng Nhân dân tệ trên thế giới vô giá trị, người ta chỉ biết đồng Dollars

Hoa Lục gà mờ về chính trị nước Mỹ, tin tưởng hão huyền và nuôi ảo tưởng vĩ đại. Họ tin đảng Dân chủ sẽ thắng cử và sẽ được hưởng nhiều dễ dãi. Sự thực thì Cộng Hòa sẽ nắm giữ hai nhiệm kỳ, đó là điều chắc chắn.

Từ TT Cộng hòa Eisenhower (1953-1961) đến nay là 66 năm chưa bao giờ Dân chủ được làm ba nhiệm kỳ trong khi Cộng hòa đã có lần ba nhiệm kỳ nhờ uy tín quá lớn của TT Reagan (1981-1989) khiến ông Bush cha (Cộng hòa) kéo thêm được một nhiệm kỳ nữa (1989-1993). Trên thực tế từ 66 năm qua chưa hề thấy Dân chủ làm ba nhiệm kỳ và chưa bao giờ có hy vọng kéo thêm một nhiệm kỳ nữa.

Hai ông TT Bush con và TT Obama đã được cái hân hạnh xếp trong số Tổng Thống tồi tệ nhất nước Mỹ mà mỗi ông còn kéo đựợc hai nhiệm kỳ huống hồ Donald Trump với chính sách kinh tế tiến bộ rất xa.

Người dân bầu cho TT Bush con hai nhiệm kỳ vì cuộc chiến Iraq dở dang nhưng cuối nhiệm kỳ lại gây recesson suýt gây khủng hoảng kinh tế. Obama cứu được thị trường chứng khoán do TT Bush con để lại, nhưng suốt hai nhiệm kỳ của ông gây thất nhiệp tràn lan, người ta nói ông là anh em với Steve Jobs vì ông là TT No Jobs, Obama được hai nhiệm kỳ nhờ thực hiện dang dở Obamacare, người ta muốn ông làm xong chương trình. Năm 2016, Obama tưởng là ông nhiều uy tín, đi vận động cho bà Clinton nhưng thất bại, Dân chủ làm sao có thể làm ba nhiệm kỳ được? Obama được làm hai nhiệm kỳ từ 2008 tới 2016 đã là may mắn lắm rồi.

Biển Đông

Tình hình Biển Đông sôi động hơn trước vì TT Trump gây chiến tranh mậu dịch với Hoa Lục và ngăn chận họ, đồng thời gây khó khăn cho Hoa Lục tại đây. Donald Trump gần như công khai gây hấn với tham vọng của Tầu đỏ.

Nguyên do tại Tập Cận Bình tham vọng quá lớn, muốn gồm thâu thiên hạ về một mối mọi phương diện như đất đai, biển cả, quân sự, kinh tế….  nên đã gặp phản ứng của ngưới Mỹ và TT Trump. Năm 2016 người dân sợ hãi Hoa Lục sẽ vượt Mỹ và bầu cho một người cứng rắn chống Tầu. Đối với Hoa Lục gây chiến tranh tại Biển Đông là tự sát về kinh tế. Số hàng Trung Cộng đưa vào Hồng Kông đứng thứ 3 sau Mỹ và Liên Âu như đã nói trên: Mỹ 18.3%, Liên Âu 16.1%, Hồng Kông 13.8%, Nhật 6.1%…  Hồng Kông là một trung tâm thương nghiệp quan trọng của Đông Nam Á.  Một khi chiến tranh tại Biển Đông sẩy ra, các nước sẽ không dám qua lại buôn bán với Hoa Lục, họ rút đầu tư đem sang các nước khác.

Về phương diện quân sự, Trung Cộng giao chiến tại Biển đông với Mỹ là đem đất nước ra làm bãi chiến trường, người Mỹ có ưu thế là họ có thể đem chiến tranh tới Bắc Kinh, Thượng Hải… mà Tầu không thể đem chiến tranh tới đất Mỹ.

Vì thế chiến tranh tại Biển Đông không thể sẩy ra được

Xin nói sơ về tình hình quân sự thế giới

Tại trang Hỏa lực toàn cầu (http://www.globalfirepower.com) người ta xếp thứ tự các nước trên thế giới về quân sự căn cứ Ngân sách quốc phòng, lực lượng bộ binh, máy bay, tầu chiến… như sau:

1-Mỹ đứng đầu

2- Nga

3-Trung Cộng

4-Ấn độ

5-Pháp

6-Nhật

7-Nam Hàn

8-Anh

9-Thổ Nhĩ Kỳ

10-Đức

Lực lượng máy bay, tầu chiến, Ngân sách quốc phòng của Mỹ bằng hay gần bằng các nước Top ten cộng lại, riêng về NSQP, Mỹ là 720 tỷ nhiều hơn số NSQP của 9 nước khác cộng lại 564 tỷ (con số mới nhất Nga 44 tỷ, Trung Cộng 224 tỷ, Ấn 55 tỷ. Pháp 40 tỷ, Nhật 47 tỷ, Nam Hàn 38 tỷ, Anh 47 tỷ rưỡi, Thổ nhĩ Kỳ 8 tỷ (các tài liệu nói 20 tỷ) Đức 49 tỷ.

Nước Nga được xếp hạng nhì nhờ kho vũ khí cũ để lại, thập niên 70 Tổng sản lượng GDP Nga bằng khoảng một nửa hoặc 1/3 Mỹ (Economics, Samuelson trang 830, in 1970) nay chỉ bằng 1/13 Mỹ (GDP Mỹ gấp 13 lần Nga), Ngân sách QP Mỹ gấp 16 lần Nga. So với Mỹ nay Nga chỉ là con số không. Năm 2014 bị cấm vận (thời Obama), Putin nóng giận tuyên bố Nga là nước duy nhất có thể biến nước Mỹ thành tro bụi, nói cho nó đỡ tủi thôi.

Về vũ khí nguyên tử Mỹ là nước đầu tiên và duy nhất nghiên cứu chế tạo bom nguyên tửc, các cường quốc CS Nga, Tầu đã đánh cắp tài liệu của họ về chế tạo. Mỹ cũng là nước duy nhất đã xử dụng bom nguyên tử trong chiến tranh (1945). Về số lượng, Mỹ là nước có nhiều đầu đạn nguyên tử nhất.

Từ 1940 tới 1996, trong 56 năm Mỹ đã chi 8,890 tỷ đô la (giá tiền ngày nay) trong việc chế tạo vũ khí nguyên tử. Người ta ước lượng từ 1945 Mỹ đã chế tạo hơn 70,000 đầu đạn nguyên tử, nhiều hơn tổng số đầu đạn nguyên tử của các nước trên thế giới cộng lại (Wikipedia -Nuclear weapons and the United States)

Hoa kỳ có những hạm đội hùng hậu trấn đóng khắp nơi trên quả địa cầu.

Về Hải quân, lực lượng Hàng không mẫu hạm của Mỹ nay là 10 tầu khổng lồ (trên 100 ngàn tấn) hiện dịch, hai tầu trừ bị và 10 Hàng không mẫu hạm loại trung bình cho trực thăng và máy bay phản lực lên thẳng, tổng cộng 20 chiếc. Các nước khác chỉ có một số giới hạn Hàng không mẫu hạm không đáng kể, loại nhỏ hoặc trung bình, chưa nước nào kể cả Nga đóng được HKMH loại lớn 100 ngàn tấn, mà chỉ vào khoảng dưới 60 ngàn tấn: Nhật 4 chiếc, Pháp 4 chiếc, Ai cập 2, Ý 2, Úc 2, Nga 1….nhiều nước mua lại những tầu cũ cho có thôi.

Sẽ không bao giờ có quốc gia nào, kể cả Nga hy vọng đóng được HKMH lớn trên 100 ngàn tấn vì nó vô cùng tốn kém (từ 10-15 tỷ) đòi hỏi khoa học kỹ thuật rất cao. Trên thế giới sẽ không bao giờ một nước nào có lực lượng Hải quân, HKMH đối địch được với Mỹ.

Trung Cộng nay giầu hơn xưa, họ dồn tiền vào trang bị quân sự, hải quân nhưng khoa học, kỹ thuật còn yếu kém. Cách đây khoảng 4 năm, một ông Đại Tướng Nhật tuyên bố Không quân, Hải quân Hoa Lục còn lạc hậu từ 10 cho tới 20 năm so với Nhật về vũ khí và huấn luyện, bây giờ mà còn xử dụng loại tầu ngầm chạy bằng dầu cận, mở máy là bị phát hiện và bị đánh chìm ngay.

Lời tuyên bố đã được phổ biến trên truyền thông báo chí. Ông cũng nói nếu có chiến tranh tại Biển Đông, Hải quân Nhật sẽ đánh tan Hải quân Trung Cộng chỉ trong vài ngày. Người Nhật thách thức như vậy mà Hoa Lục không thấy lên tiếng. Ngay cả trong nước (VN CS) cách đây 3, 4 năm nhiều bài nhận định cho biết nếu có thủy chiến giữa Hoa Lục và Nhật thì phần thắng chắc chắn về phía người Nhật.

HKMH của Tầu chỉ để huấn luyện thôi

Tập Cận Bình tham vọng quá lớn, đã cho chế tạo HKMH bắt chước Mỹ đưa hạm đội đi khắp năm châu, một HKMH nay trị giá 14, 15 tỷ theo lời bà Giao Phan người Mỹ gốc Việt, đã là Tổng giám đốc công trình đóng tầu Gerald Ford.

Tại Biển Đông từ trước đến nay Trung Cộng chỉ chèn ép những nước nhược tiểu, nhất là nước CS như Việt Nam, VN không phải là đồng minh của Mỹ họ cũng là CS. TC không dám công khai ăn hiếp các nước thân Mỹ như Mã Lai, Singapore, Phi Luật Tân.

Kết Luận

Nhiều người nói ông Donald Trump nay gặp nhiều khó khăn do Trung Cộng gây ra, họ có lợi thế là nước độc tài có thể bắt dân chịu đựng nhưng Mỹ là nước dân chủ nên người dân có thể chống lại chính phủ nếu có chút khó khăn. Dù sao kinh tế Hoa Lục nay vẫn chỉ là kinh tế chỉ huy khác với kinh tế tự do của Mỹ.

Nay Hoa Lục phải đương đầu với cuộc nổi dậy Hồng Kông, một Thiên An Môn thứ hai khó khăn nhiêu khê gấp bội lần khó khăn của Mỹ. Nguyên do Tập Cận Bình quá thiển cận, tham lam ngu xuẩn hơn Mao. Thập niên 50, trên tờ Paris Match Mao trả lời một câu hỏi về Hồng Kông, ông nói muốn lấy lại nhượng địa này chỉ cần một cú điện thoại (un coup de telephone), nhưng ông đã không đòi mà chỉ để giao thương, có lợi cho kinh tế Hoa Lục.

Họ Tập đang hù dọa dân Hồng Kông bằng võ lực nhưng tình hình đã đổi thay, nay Hoa Lục đã sống trong quỹ đạo thế giới không thể làm càn được. Trường hợp một Thiên An Môn thứ hai sẩy ra, nền kinh tế TC sẽ suy sụp ngay, các nước sẽ không ai dám buôn bán với Tầu đỏ chưa kể những biện pháp trừng phạt của phương Tây và cả thế giới.

TC còn hăm dọa sẽ chiếm Đài Loan, một tỉnh của Trung Quốc, mới đầu dỗ ngon ngoạt, sẽ cho Đài Loan tự trị nhưng từ lâu họ chỉ đòi TC bỏ CS theo chế độ dân chủ tự do thì họ theo về

“Khi nào đằng ấy tự do, đằng ấy chẳng gọi thì đây cũng bò về”

Nay lại đèo thêm cái cái của nợ Hồng Kông, những mánh khóe gạt gẫm các nước nhược tiểu như một vành đai, một con đường chẳng lòe được ai.

Người dân Mỹ bầu cho một người chống Tầu nên đã chọn Trump, ông ta đã viết sách, báo nói về mối nguy hại của Trung Cộng. Từ TT Clinton, đến Bush con và nhất là Obama đã quá dễ dãi, họ nuôi Trung Cộng cho béo để gây hậu họa cho nước Mỹ. Bọn tài phiệt ham lời nhờ bóc lột khối nhân công rẻ mạt, nhắm mắt vì tiền gây nhiều thiệt hại cho nước Mỹ.

Trong thời gian còn tranh cử 2016, các nước trên thế giới đều nơm nớp lo sợ Donald Trump đắc cử vì ông ta tuyên bố sẽ buộc Nhật, Đại Hàn phải đóng góp thêm chi phí quân sự, Mỹ không có khả năng lo cho họ như trước. Đối với khối NATO, ông cũng cho biết sẽ buộc các nước thành viên phải đóng 2% GDP cho Ngân sách quốc phòng, Donald Trump ra vẻ không tha thiết với các đồng minh.

Thăm dò cùa truyền thông, báo chí cho thấy bà Clinton có tới 70%, 80% hy vọng thắng cử, bà ta hươu hươu tự đắc. Các nước NATO cũng như Nhật, Hàn… yên tâm vì các thăm dò này, họ đều ủng hộ bà Clinton.

Đùng một cái, tối 8-11-2016 sau khi đếm phiếu, tin ông Donald Trump thắng cử y như trái bom nguyên tử nổ rung chuyển cả nước Mỹ và quả địa cầu. Gia đình ông, bầu đoàn thê tử tề tựu đông đủ đêm ấy để mừng chiến thắng oanh liệt.

Kết quả sau khi đếm phiếu Donald Trump được 304 phiếu Cử tri đoàn, Bà Clinton được 227 phiếu, chênh lệch 77 phiếu.

Bà Clinton viết hồi ký chỉ trích lối bầu cử Mỹ bất công vì bà hơn ông Trump gần 3 triệu phiếu phổ thông (2 triệu 869 ngàn) mà vẫn thua.

Chuyện thật lạ lùng và buồn cười, bà là ứng cử viên Tổng thống, là một chính trị gia nhiều kinh nghiệm mà không biết luật bầu cử Mỹ: Từ thời lập quốc đến nay người ta bầu theo Cử tri đoàn, họ đề rõ “Tổng cộng có 538 vị Đại biểu cử tri họp lại để bầu Tổng thống, ai đủ 270 phiếu Cử tri đoàn thì đắc cử”. nguyên văn như sau:

“538 members of electoral college

270 electoral votes needed to win”

Người ta chỉ tính theo phiếu Cử tri đoàn, phiếu phổ thông vứt đi, dù có hơn ba, bẩy triệu cũng vứt vào thùng rác, hễ ai được 270 phiếu Cử tri đoàn là thành Tổng thống.

Bà và các vị chức sắc Dân Chủ đề nghị đưa ra Quốc hội xin sửa đổi luật bầu cử theo phổ thống đầu phiếu, người ta đã thử rồi nhưng bất thành vì rất nhiều tiểu bang sẽ không tham gia bầu cử, họ rút ra ngay. Nhờ bầu theo Cử tri đoàn mà ông Bill Clinton ở một tiểu bang khỉ ho cò gáy mới có cơ hội thành Tổng thống Mỹ năm 1993 và cũng nhờ đó mà bà Clinton được ứng cử Tổng thống như ngày nay. Các ông Dân chủ quen cái đường lối Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ không hợp thời.

Cac Tổng thống Bill Clinton, Bush con, nhất là TT Obama đã nuôi Trung Cộng cho béo để gây nguy hại cho nước Mỹ, họ dễ dãi cho bọn tài phiệt tối mắt vì tiền. Thời Clinton Tổng thống được phần trăm khi giới thiệu các công ty Tầu làm ăn với Mỹ (báo đăng). Nay các nước không ủng hộ cuộc chiến mậu dịch nhưng người dân vẫn thích Chính phủ đánh Tầu vì nó nguy hiểm cho đất nước.

Nhiều thông tin đối lập cho rằng các nông dân sẽ biểu tình chống Trump vì không bán được sản phẩm, họ có bị thiệt hại nhưng không đến nỗi như vậy, đường lối đánh phá của đối lập giống như năm 2016 lỗi thời và không được dân Mỹ ủng hộ

 

 

Vui cười

Một nhà sinh vật học du lịch ở Roma. Chim bồ câu bay đầy các quảng trường. Ngài đang thích thú ngắm nhìn thì một bãi phân chim từ không trung rơi thẳng vào đầu ngài. Ngài lẩm bẩm: “Cảm ơn trời. Bây giờ tôi đã hiểu vì sao loài bò không nên có cánh”.

 

 

Biến chuyển ly kỳ: Trung Cộng đã chịu “lùi bước” tại Hồng Kông  –   Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi

I/ Cực kỳ nhanh chóng

Đúng như trong bài biên khảo 2 ngày trước đây – được viết ngay sau khi Thông Tấn Xã Reuters tung tin qua bản ghi âm về chuyện Đặc khu trưởng Hồng Kông, bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) nói rằng bà sẽ từ chức nếu bà có một sự lựa chọn – chúng tôi đã phân tích & tiên đoán: “rất có thể tình hình biến chuyển cực kỳ nhanh chóng” (xem Nguồn 1 phía dưới). Chỉ sau đó khoảng một ngày, Hồng Kông đứng trước một tình thế hoàn toàn mới mà trước đó 3 tháng ít người có thể ngờ nổi.

II/ Biến chuyển ly kỳ

Đúng vậy, Hồng Kông đứng trước một tình thế hoàn toàn mới. Khởi đầu từ trưa hôm qua tại Hồng Kông đã có biến chuyển có thể nói là rất quan trọng cho tiến trình biểu tình phản kháng chống Trung Cộng (đã kéo dài 3 tháng rồi!). Đó là có tin từ tờ báo thân Trung Cộng – South China Morning Post – cho biết nhà cầm quyền Hồng Kông sẽ chính thức thu hồi dự luật dẫn độ.

Chính vì tin tức rò rỉ này đã khiến chỉ số chứng khoán Hang Sen / Hồng Kông từ thua lỗ đột nhiên lên vọt tới 3,9 % (995 điểm). Quả thực đến 6 giờ chiều, Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố chính phủ chính thức thu hồi dự luật dẫn độ như phong trào biểu tình phản kháng từ ban đầu đã yêu cầu.

Đây có lẽ là một thắng lợi vô cùng quan trọng vì từ xưa đến nay nhà cầm quyền Trung Cộng chưa hề chịu nhượng bộ “lùi bước” cho bất cứ thế lực chống đối nào – kể cả cho chánh phủ TT Trump!-

III/ Một “khúc quanh lịch sử” quan trọng cho Hồng Kông?

Quả thực vậy, bởi vì từ trước đến giờ đã ghi nhận cho thấy mọi cuộc đấu tranh phản kháng nhà cầm quyền Trung Cộng chưa bao giờ Bắc Kinh chịu nhượng bộ “lùi bước” cả.

Theo đà thắng lợi này có thể làm gia tăng sức mạnh cho lực lượng biểu tình tranh đấu vì họ thấy chánh quyền Trung Cộng không phải không hề “bất bại” ghê gớm như từng được tuyên truyền.

Nếu so sánh thì sẽ thấy kinh nghiệm quý báu tương tự đã từng xảy ra cho lực lượng biểu tình phản kháng tại Đông Đức vào mùa thu 1989, khi họ đạt được nhượng bộ “lùi bước” của chánh quyền cộng sản cho phép dân chúng được tự do đi qua Tây Bá Linh & Tây Đức. Chính nhượng bộ đó khiến Bức Tường Berlin bị sụp đỗ vào ngày 9/11/1989 kéo theo đà thắng lợi đòi hỏi thêm thực thi dân chủ pháp trị và cuối cùng tiến tới đòi hỏi phải cho nước Đức thống nhứt vào ngày 3/10/1990 (chưa đầy 1 năm sau!). Hậu quả kinh khủng là dẫn tới sụp đỗ dây chuyền toàn bộ các quốc gia cộng sản tại Đông Âu và Liên Sô chưa đầy 2 năm sau đó.

IV/ Tiếp tục tranh đấu phản kháng tại Hồng Kông?

Dĩ nhiên theo đúng lô gích tranh đấu & làm cách mạng thì phải tiếp tục như kinh nghiệm Bức Tường Berlin bị sụp đỗ đã cho thấy. Cho nên không hề ngạc nhiên khi theo nguồn tin từ lực lượng biểu tình tranh đấu cho biết họ luôn luôn đòi hỏi 5 điều cho tới cùng:

1) thu hồi luật dẫn độ

2) điều tra độc lập hành động đàn áp người biểu tình của cảnh sát

3) trả tự do cho những người biểu tình bị bắt

4) ngừng gọi các biểu tình là nổi loạn

5) quyền được bầu cử tự do toàn diện cho người dân Hồng Kông

Cho nên họ chỉ chịu ngừng tranh đấu khi 4 điều còn lại phải được đáp ứng. Như vậy còn nhiều biến chuyển bất ngờ & ly kỳ tại Hồng Kông.

Chuyện gần nhứt là họ đòi hỏi phải trả tự do cho khoảng 1200 thành viên nòng cốt đang bị cảnh sát giam giữ. Nếu lực lượng ưu tú này được thả ra thì phong trào phản kháng càng vững mạnh hơn nữa.

 V/ Kết Luận

Có thể nói phong trào biểu tình phản kháng bước vào thế thượng phong, bởi vì:

1) Cuộn băng ghi âm “lén” đã cho thế giới thấy chính nghĩa thuộc về phong trào và bà Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga qua giọng nói lộ ra vẻ khiếp sợ trước tình hình càng ngày càng khó kiểm soát khiến bà này không dám bước ra khỏi nhà.

2) Có lẽ chính vì vậy Trung Cộng đành phải chịu nhượng bộ “lùi bước” chấp thuận đề nghị trước đây của bà này để chính thức thu hồi dự luật dẫn độ như phong trào biểu tình phản kháng từ ban đầu đã yêu cầu. Như vậy việc làm tranh đấu của phong trào từ nay trở thành hợp pháp và lực lượng cảnh sát khó lòng dám đàn áp, nhứt là sợ bị mang ra “hy sinh” trong cuộc điều tra sắp tới.

3) Giải pháp mang xe tăng vào Hồng Kông để đàn áp & tàn sát phong trào phản kháng như kiểu Thiên An Môn 1989 hầu như bị bác bỏ. Vã lại cũng khó thực hiện được vì Hồng Kông toàn là các chung cư cao chọc trời, thành ra xe tăng trở thành vô dụng và quân đội khó thắng nỗi trận chiến du kích trong thành phố mà đa số dân chúng thuộc về phe chống đối.

4) Nội bộ cấp lãnh đạo Trung Cộng chia rẽ trầm trọng trong cảnh “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” giữa Tập Cận Bình và Vương Hộ Ninh (xem Nguồn 1 phía dưới)

5) Nhứt là khi chánh phủ Mỹ dưới quyền TT Trump và chánh phủ Đài Loan dưới quyền TT Thái Anh Văn đã, đang và sẽ khai thác triệt để vấn đề Hồng Kông để đánh vào tử huyệt của Trung Cộng.

Quả là một viễn tượng đầy hy vọng cho sự sinh tồn của dân tộc VN chúng ta, nếu Trung Cộng bị suy yếu và sụp đỗ như Liên Sô trước đây!!

Tháng 09, 2019

Tham khảo

Nguồn 1: “rất có thể tình hình biến chuyển cực kỳ nhanh chóng”

https://vietbao.com/a298351/diem-nong-thoi-cuoc-khuc-quanh-lich-su-dac-khu-truong-hong-kong-lam-trinh-nguyet-nga-muon-tu-chuc

Nguồn 2: Tập Cận Bình đang mất dần quyền lực về tay Vương Hộ Ninh?

https://trithucvn.net/trung-quoc/tap-can-binh-dang-mat-dan-quyen-luc-ve-tay-vuong-ho-ninh.html

 

 

Gia tăng phản kháng: Một chiến lược mới để Hồng Kông “thắng” Trung Cộng?  –    Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi

I/ Tiếp tục gia tăng phản kháng tại Hồng Kông?

Sau khi “chịu thua” rút lại Dự luật Dẫn Độ, phía thế lực tay sai Trung Cộng hy vọng rằng “xí gạt” được Phong trào Dân Chủ Hồng Kông (Phong trào DCHK) sẽ hài lòng và sẽ đưa đến quyết định chấp nhận ngừng tranh đấu. Nhưng họ đã lầm lẫn, vì ngay sau đó Phong trào DCHK tuyên bố tiếp tục tranh đấu để đạt thêm 4 mục tiêu còn lại bao gồm:

1) điều tra độc lập hành động đàn áp người biểu tình của cảnh sát

2) trả tự do cho những người biểu tình bị bắt

3) ngừng gọi các biểu tình là nổi loạn

4) quyền được bầu cử tự do toàn diện cho người dân Hồng Kông

Một trong những lý do khiến cho Phong trào DCHK cứng rắn đối phó với chính quyền tay sai Hồng Kông của bà Đặc khu trưởng Hồng Kông – bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) – là kinh nghiệm đau thương trong cuộc nói chuyện hoà giải vào dịp phản kháng năm 2014. Phong trào DCHK tiết lộ vạch rõ thủ đoạn hứa hẹn, rồi lại lường gạt của chính quyền này để đưa đến kết quả cuối cùng là 3 trong 4 nhân vât của Phong trào DCHK tham dự cuộc đối thoại đều bị bắt vào tù đầy, mà trong đó có nhà tranh đấu trẻ Hoàng Chi Phong (Joshua Wong Chi-fung). Ý thức được điểm quan trọng này cho nên Phong trào DCHK không muốn bị “thua” trước trò lường gạt “nuốt” lời hứa cho cuộc phản kháng hiện nay bằng cách tiếp tục gia tăng phản kháng tại Hồng Kông để đạt được các mục tiêu cuối cùng.

II/ So sánh giữa cuộc phản kháng năm 2014 và năm nay 2019

1/ Từ “cuộc cách mạng ô dù” năm 2014 …

Nhìn trở lại vào thời điểm năm 2014, Phong trào DCHK đã huy động được đến 200.000 người tham dự biểu tình phản kháng đòi dân chủ cho Hồng Kông, mà được mệnh danh là “cuộc cách mạng ô dù”.

Đây quả là con số khổng lồ vì tổng số dân Hồng Kông chỉ có khoảng 7,5 triệu mà thôi. Mặc dù đông đảo và kéo dài dến 79 ngày liên tiếp, thế lực tay sai Trung Cộng không hề chịu “thua” để nhượng bộ điều gì cả.

2/ .. đến “cuộc phản kháng toàn diện năm nay 2019”

Nhưng trong “cuộc phản kháng toàn diện năm nay 2019” con số người dân tham dự biểu tình lên đến 2 triệu người. Gấp 10 lần! Nếu loại trừ trẻ em và người già cả bịnh hoạn phải ở nhà, thì với con số 2 triệu người này nói lên tính cách “toàn diện” của cuộc biểu tình phản kháng.

Có lẽ chính vì thấy sự thực về lòng dân căm phẩn như vậy đã khiến cho bà Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga phải lo sợ cho tánh mạng của mình và thú nhận đã sai lầm gây ra “sự tàn phá không thể tha thứ” bởi đã châm ngòi cuộc khủng hoảng chính trị đang nhấn chìm thành phố, và bà sẽ từ chức nếu bà có một sự lựa chọn (xem Nguồn 1 phía dưới).

III/ Một chiến lược mới để Hồng Kông “thắng” Trung Cộng?

Sau khi thất bại vào năm 2014, Phong trào DCHK không nãn chí và nhà tranh đấu trẻ Hoàng Chi Phong từng tuyên bố rằng chúng tôi sẽ quay trở lại. Trong 5 năm (2014 – 2019) họ đã có thì giờ nghiền ngẫm suy nghĩ tìm ra được một chiến lược mới để có thể “thắng” Trung Cộng. Mà họ quả nhiên đã “thắng” vì lần đầu tiên trong lịch sử Trung Cộng, nhà cầm quyền Bắc Kinh phải chịu “lùi bước” chấp nhận thu hồi Dự luật Dẫn Độ lại (xem Nguồn 2 phía dưới).

1/ Tránh làm cho dân chúng sợ hãi

Kinh nghiệm lịch sữ cho thấy tất cả các chánh quyền độc tài chỉ tồn tại được vì dân chúng sợ hãi không dám phản kháng. Một lỗi lầm then chốt là cuộc phản kháng năm 2014 “được” truyền thông báo chí vinh danh là “cuộc cách mạng ô dù”.

Chính danh xưng “cách mạng” đã khiến cho chánh quyền tay sai Hồng Kông chụp mũ kết tội là muốn nổi loạn lật đỗ chánh phủ. Điều này làm e ngại cho dân chúng Hồng Kông vì họ không muốn vướng vào vòng tù đầy.

Lần này Phong trào DCHK khôn ngoan hơn nên đã yêu cầu truyền thông báo chí không nên gọi cuộc phản kháng này là cuộc cách mạng. Mục tiêu trước nhứt là phải thu hồi Dự luật Dẫn Độ lại và mục tiêu sau cùng là cùng nhau tôn trọng thực thi Thoả Ước Hồng Kông 1984 với căn bản là 1 quốc gia 2 chế độ (nhất quốc lưỡng chế) để Hồng Kông được hưởng quyền bầu cử tự do như đã quy định (xem Nguồn 3 phía dưới).

Cho nên không gì ngạc nhiên khi Phong trào DCHK cương quyết đòi hỏi chính quyền tay sai Hồng Kông ngừng gọi các biểu tình là nổi loạn.

2/ Tạo khí thế đoàn kết trong dân chúng

Phong trào DCHK đã sáng suốt tiến hành làm xong một bản nhạc mới cho toàn dân Hồng Kông xử dụng có biểu tượng như một bản quốc ca.

Phải công nhận họ có một sáng kiến tuyệt vời khi kêu gọi mọi người chung sức góp ý hoàn thành bản nhạc đặc biệt này với tên là “Vinh quang cho Hồng Kông” / “Glory to Hong Kong” (xem Nguồn 4 phía dưới).

Vào ngày thứ tư 11-9-2019, bản “Vinh quang cho Hồng Kông” mới nhứt được quay video và trình diễn bởi dàn nhạc hoà tấu nghề nghiệp.

Một điều rất hi hữu & cảm động là tất cả các thành viên ban nhạc đều mặc quần áo màu đen, đội nón bảo hộ và mặt nạ chống lựu đạn cay. Chỉ thời gian ngắn ngủi đã có hàng triệu người vào xem trong youtube và nhờ vậy Phong trào DCHK nhận được cảm tình & ủng hộ ở khắp nơi trên thế giới, kể cả Trung Hoa lục địa.

3/ Vận động quốc tế yểm trợ cho Hồng Kông được tự do

Phong trào Hồng Kông biết rằng hai triệu người Hồng Kông, hay ngay cả toàn dân Hồng Kông 7,5 triệu, cũng không thể chống cự lại sức mạnh của Bắc Kinh. Do đó họ đi tìm đồng minh của thế giới tự do khắp nơi. Chuyện này đang được Phong trào DCHK thực hiện:

a)  Họ đã đi khắp nơi để đẩy cuộc đấu tranh này lên dư luận & diễn đàn cho toàn thế giới biết rõ bộ mặt thực của chế độ độc tài Trung Cộng.

b) Nhà tranh đấu trẻ Hoàng Chi Phong đã đến Đài Loan, Đức và Mỹ để vận động dân chúng và chánh quyền quốc gia này ủng hộ cuộc đấu tranh của họ.

Phong trào DCHK đặc biệt chú trọng đến 3 quốc gia này vì tầm quan trọng chiến lược đối với cuộc tranh đấu chống Bắc Kinh.

– Về phía Đài Loan, đảng cầm quyền Dân Tiến với TT Thái Anh Văn có chủ trương chống Trung Cộng rõ rệt và đang đứng trước cuộc bầu cử rất quan trọng vào năm tới. Chính vì vậy họ không bỏ cơ hội tích cực giúp đở phong trào phản kháng Hồng Kông. Nhứt là Trung Cộng còn vướng vào khủng hoảng Hồng Kông thì khó lòng dám dùng võ lực tấn công Đài Loan như thường rêu rao đe dọa từ mấy chục năm qua. Ngoài ra, Đài Loan được Phong trào DCHK coi là căn cứ hậu cần vững chắc tiếp tế tài chánh & tham mưu cho và sẵn sàng là nơi trú thân khi lỡ bị thất bại.

– Về phía Đức là quốc gia đứng đầu Liên Âu nên có tiếng nói ảnh hưởng mạnh mẽ tại Âu Châu và không quá e sợ Trung Cộng như các quốc gia nhỏ bé khác. Bằng chứng là khi nhà tranh đấu trẻ Hoàng Chi Phong đến thủ đô Berlin vào ngày thì hầu hết các nhân vật quan trọng Đức đều đến tiếp đón và phát biểu ủng hộ cuộc tranh đấu dân chủ Hồng Kông.

Tại sao vậy?

Bởi lẽ dân tộc Đức có truyền thống đam mê chính trị và từng trãi qua thời kỳ bị đàn áp khiếp đảm bởi các chế độ độc tài, nên họ rất thông cảm với tâm tình của dân chúng Hồng Kông trước nạn kềm kẹp của Trung Cộng

Đích thân Ngoại trưởng Heiko Maas đã đến bắt tay nhà tranh đấu trẻ Hoàng Chi Phong và trò chuyện rất thân mật để bắn tín hiệu cho Trung Cộng biết rõ nước Đức ủng hộ cuộc tranh đấu dân chủ ở Hồng Kông.

– Về phía Hoa Kỳ đã thay đổi chánh sách đối phó với Trung Cộng. Thay vì hợp tác làm ăn thương mại như hồi trước, thì nay Mỹ coi Trung Cộng như một đối thủ nguy hiểm đễ sẵn sàng trừ khử. Ai cũng rõ chỉ Mỹ mới đủ sức ngăn chận được giấc mộng của Trung Cộng muốn làm bá chủ hoàn cầu. Cho nên không gì ngạc nhiên khi dân chúng Hồng Kông đã trưng biểu ngữ & quốc kỳ Mỹ mong được TT Mỹ “giải phóng” khỏi vòng kềm kẹp của Trung Cộng.

IV/ Kết Luận

Nói tóm lại, Phong trào DCHK đặt trọng tâm trong thời gian tới vào chiến lược vận động quốc tế yểm trợ cho Hồng Kông được tự do thực thi đúng theo Thoả Ước Hồng Kông 1984 mà Trung Cộng đã đồng ý ký kết. Họ hy vọng vào các cường quốc Tây Phương tiếp tay mạnh hơn nữa làm áp lực cho Trung Cộng phải lùi bước như đã xảy ra khi Dự luật Dẫn Độ cuối cùng phải hủy bỏ.

Nhìn thấy hình ảnh cả 2 triệu người dân Hồng Kông “xuống đường” tranh đấu cho tự do dân chủ, đã khiến gợi nhớ đến hình ảnh cả triệu người dân Đông Đức cũng can đảm hành động tương tự trước đây 30 năm.

Đặc biệt nhứt là cuộc biểu tình then chốt với khoảng 1 triệu người tham dự một cách ôn hoà vào ngày 4.11/1989 tại công trường Alexanderplatz chống chính quyền cộng sãn Đông Đức (xem Nguồn 5 phía dưới).

Một “phép mầu nhiệm chính trị” đã xảy ra: chỉ 5 ngày sau đó chế độ cộng sản Đông Đức “chịu thua” cho mở cửa Bức Tường Ô Nhục Berlin vào ngày 9.11/1989 để dân chúng Đông Đức và Tây Đức được tự do qua lại.

Chính lúc đó là khởi điểm báo hiệu sự sụp đỗ của Đế quốc Cộng sản Liên Sô và quả thực 2 năm sau Liên Sô chính thức “biến mất” vào ngày 25.12/1991. Một đế quốc từng kiểm soát ảnh hưởng trên một nửa thế giới!

Chính vì vậy các thành viên của Phong trào DCHK và dân chúng Hồng Kông lấy giai đoạn lịch sử này làm kim chỉ nam. Biết đâu chế độ Trung Cộng quá tàn ác (còn hơn cả Liên Sô!) cũng không thoát ra khỏi vòng nhân quả.

Riêng về VN chúng ta với đa số đều ngưỡng mộ nhìn về phong trào biểu tình phản kháng Hồng Kông và kinh ngạc thấy tuổi trẻ đã vận động cả 2 triệu người xuống đường tranh đấu rất ôn hoà và trật tự. Tuổi trẻ đã hy sinh thật nhiều liên tiếp gần 4 tháng qua qua. Dù bị khủng bố dù mõi mệt họ vẫn không đầu hàng làm tay sai cho giặc

Chính vì vậy hy vọng tuổi trẻ Hồng Kông sẽ thành công tạo được một “phép mầu nhiệm chính trị” như trước đây 30 năm và như vậy VN chúng ta không còn sợ Đại Hoạ Mất Nước vào tay Trung Cộng nữa.

14 Tháng 09, 2019

Vui cười

Chàng: Đồng ý là gương mặt, mái tóc của em có thể thua Ý Lan, Như Quỳnh … Nhưng anh thấy em có một điểm hơn hẳn họ đó.

Nàng (đỏ mặt mắc cở): Dạ em hổng dám đâu!

Chàng: Thiệt mà, anh thấy em … mập hơn họ nhiều lắm đó.

Nàng!!!!!!!

 

 

Trung Cộng suy thoái: Tăng trưởng sản lượng công nghiệp chạm đáy trong hơn 17 năm – Jade Nguyễn 

17/09/19

Giới thiệu & Phân tích:

Mưu kế dùng thuế quan để “đánh” cho Trung Cộng lâm vào khủng hoảng toàn diện đến nay đã tác dụng vượt qua ước muốn. Thay vào đó Bắc Kinh phải lên tiếng bải bỏ thuế quan trên một số hàng hoá Mỹ và quan trọng hơn nữa là bắt đầu mua nông sản Mỹ, mà chính giới nông dân là cử tri bỏ phiếu cho TT Trump nhiều nhứt.

* * *

Tăng trưởng sản xuất công nghiệp Trung Cộng tiếp tục giảm sút, cụ thể chỉ số tăng trưởng 6 tháng đầu năm đã chạm đáy trong vòng 17 năm rưỡi qua, đi kèm với sự sụt giảm về nhu cầu tiêu dùng trong nước, theo The BL.

Các chuyên gia phân tích của Reuters cho biết doanh số bán lẻ, xây dựng và quy mô đầu tư tại Trung Cộng cũng giảm mạnh, khả năng khiến Bắc Kinh phải cắt giảm một số lãi suất chính trong tuần này, một động thái lần đầu tiên trong hơn ba năm qua nhằm “ngăn chặn sụt giảm lớn hơn nữa”.

Các chuyên gia cũng cho rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cần phải đưa ra thêm nhiều chính sách kích cầu để tránh rơi sâu vào suy thoái.

Tăng trưởng sản xuất công nghiệp giảm 4,8% trong tháng 7 và 4,4% trong tháng 8. Xuất khẩu công nghiệp giảm 4,3% trong năm, lần đầu tiên ghi nhận mức giảm liên tục nhiều tháng trong ít nhất hai năm qua, phản ánh mức phí tổn mà kinh tế Trung Cộng phải hứng chịu dưới sức ép leo thang của cuộc thương chiến Mỹ – Trung, theo Reuters.

Chuyên gia phân tích Mohit Oberoi chia sẻ với Market Realist: “Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Cộng đang gây thiệt hại cho nền kinh tế Trung Cộng. Vào tháng 8, ChinaI PPI (chỉ số giá sản xuất) đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm qua”.

Ông nói thêm: “Doanh số bán xe hơi của Trung Cộng cũng sụt giảm trong tháng trước và xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ sụt giảm mạnh”.

Tình hình Trung Cộng không mấy khả quan

Theo một cuộc thăm dò hồi tháng 8 của các thành viên Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-Trung, “chỉ số lạc quan về Trung Cộng đang ở mức thấp trong lịch sử”, thế nên, ngày càng có nhiều công ty Mỹ “tạm dừng đầu tư”, Tạp chí Wall Street đưa tin và nói rằng “chỉ một số rất ít các công ty dự kiến tăng doanh thu ở nước này trong năm tới.”

Chính quyền Trung Cộng liên tục hạ giá đồng Nhân dân tệ sau khi Tổng thống Donald Trump công bố sẽ áp dụng mức thuế quan mới đối với các sản phẩm của Trung Cộng từ ngày 1/9. Bắc Kinh cũng đã đáp trả Mỹ bằng các biện pháp thuế quan mới.

Sau đó, Tổng thống Trump đã trả lời bằng tuyên bố rằng ông sẽ tiếp tục tăng thuế trong những tháng tới, cụ thể là tháng 10 và tháng 12.

The BL cho biết, mặc dù cả hai cường quốc đều sẵn sàng nối lại đàm phán vào tháng 10, nhưng hầu hết các nhà phân tích đều chưa nhìn thấy tiềm năng đạt được một thỏa thuận thương mại lâu dài, điều này sẽ khiến các đợt suy thoái ngắn hạn càng thêm trầm trọng.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-suy-thoai-tang-truong-san-luong-cong-nghiep-cham-day-trong-hon-17-nam.html

 

 

Trước thềm 1/10: TQ giống chuẩn bị ngăn thảm họa lớn hơn là Lễ chào mừng –  Tuyết Mai

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xây dựng chính quyền, dường như các nơi trên khắp Trung Quốc Đại Lục đều trong trạng thái “thời chiến” hoặc “sắp khai chiến”. Tờ Epoch Times tại (Mỹ) đã chia sẻ công văn mật đặc biệt của Ủy ban An ninh Quốc gia tỉnh Sơn Tây, theo đó, bắt đầu từ tháng 9, tỉnh Sơn Tây bước vào “trạng thái chuẩn bị chiến tranh”.

Công văn mật của tỉnh Sơn Tây

Ngày 1/10 là kỷ niệm 70 năm ĐCSTQ cướp được chính quyền, đồng thời trong tháng Mười này cũng triển khai Hội nghị Trung ương lần 4 Khóa 19 của ĐCSTQ(đã bị trì hoãn quá lâu). Trong dịp này, ĐCSTQ sẽ tổ chức diễu hành quân sự và các hoạt động khác tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Các Ủy viên Trung ương của ĐCSTQ cũng sẽ đến Bắc Kinh để tham dự Hội nghị Trung ương 4 Khóa 19. ĐCSTQ sẽ tập trung toàn lực như chuẩn bị ứng phó đại thù để đảm bảo an ninh cho các hoạt động.

Theo tờ Epoch Times (Mỹ) cho biết, họ nhận được một công văn cơ mật, loại đặc biệt của Văn phòng Ủy ban An ninh Quốc gia tỉnh Sơn Tây ra ngày 2/9/2019. Công văn cho biết, tỉnh Sơn Tây là lá chắn bên cạnh quan trọng bảo vệ thủ đô Bắc Kinh, bắt đầu từ tháng Chín các ban ngành trong toàn tỉnh bước vào “trạng thái chuẩn bị chiến tranh”, phải canh phòng 24/24.

Công văn mật yêu cầu trong dịp Lễ kỷ niệm 70 năm ĐCSTQ xây dựng chính quyền và Hội nghị Trung ương 4 Khóa 19, toàn tỉnh phải đảm bảo “ba đề phòng” và “ba không xảy ra”; cán bộ toàn tỉnh phải “nâng cao lập trường chính trị”, đảm bảo “tư tưởng và hành động được thống nhất với các bố trí quyết sách quan trọng của trung ương”.

Cái gọi là “ba phòng ngừa” là đề cập đến: phòng ngừa bạo động quy mô lớn, phòng ngừa bạo động xuất hiện thường xuyên, phòng ngừa hiệu ứng lây lan bạo động trong nước.

Còn “ba vấn đề không để xảy ra” nghĩa là: không xảy ra mất điện quy mô lớn, không để xảy ra sự cố người tử vong hoặc thao tác nhiệm vụ sai lầm gây vấn đề xấu; không để xảy ra sự cố thiết bị nghiêm trọng.

Công văn mật cũng đề cập đến các rủi ro và khủng hoảng trong nước và quốc tế hiện nay mà ĐCSTQ phải đối mặt: như chiến tranh thương mại Trung-Mỹ, ĐCSTQ bị phương Tây bao vây ngăn chặn, làn sóng chống đối của Hồng Kông có thể lan vào Đại Lục; những vấn đề mâu thuẫn trong nước tích tụ kéo dài đang dần nổi lên, nguy cơ leo thang rủi ro ngày càng rõ ràng.

Công văn chỉ ra, Sơn Tây là tỉnh tiếp giáp Bắc Kinh, là tỉnh lớn về nguồn năng lượng, tôn giáo, và các khu vực trung tâm kém phát triển, nhiều lĩnh vực có xu hướng rủi ro lớn; đặc biệt là các yếu tố như áp lực kinh tế của tỉnh, người dân nợ nần nhiều, vì vậy tỉnh cần nghiêm ngặt ngăn chặn sự cố “thiên nga đen” và “tê giác xám”.

Trên Epoch Times, ông Thạch Thực, nhà bình luận thời sự, cho rằng hiện nay ĐCSTQ không chỉ đứng trước các nguy cơ trong và ngoài nước mà nội bộ quan chức cấp cao ĐCSTQ cũng chia rẽ nghiêm trọng, tranh giành quyền lực khốc liệt chưa bao giờ ngưng làm tăng nguy cơ sụp đổ chế độ như hiện nay. Công văn mật này là xuất phát từ Ủy ban An ninh Quốc gia, còn ĐCSTQ yêu cầu các quan chức “nâng cao lập trường chính trị”, cho thấy có những quan chức không có “lập trường vững vàng”, có xu thế chống lại nhà cầm quyền.

Công văn cơ mật đặc biệt của Ủy ban An ninh Quốc gia Sơn Tây ban hành ngày 2/9/2019.  (Nguồn: Epoch Times)

Thiểm Tây thực hiện lệnh cấm “thời chiến”

Tỉnh Thiểm Tây là nơi tiếp sau Sơn Tây thực hiện “trạng thái chuẩn bị chiến tranh”.

Hôm 4/9 ông Hồ Minh Lãng, Phó Tỉnh trưởng kiêm Giám đốc Công an tỉnh Thiểm Tây ký ban hành “lệnh cấm bia rượu thời chiến” trên toàn tỉnh bắt đầu từ 15/9 – 4/10.

Trong thời gian “Lệnh cấm bia rượu thời chiến”, công chức các ban ngành toàn tỉnh không được dùng bia rượu, bất kể trường hợp hoặc lý do nào. Nếu người vi phạm bị phát hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm cả người vi phạm và lãnh đạo trực tiếp.

Ông Đặng, một người trong ngành truyền thông tại Đại Lục chia sẻ trên Đài Á châu Tự Do cho biết, để  kỷ niệm 70 năm ĐCSTQ xây dựng chính quyền, nội bộ giới chức tỉnh Thiểm Tây nhấn mạnh việc thường xuyên dùng thuật ngữ “thời chiến” nhằm tạo bầu không khí căng thẳng trong xã hội. Gần ngày 1/10 của những năm trước đây cũng có áp lực “duy trì sự ổn định”, nhưng lần này tỉnh Thiểm Tây đặc biệt tỏ ra căng thẳng hơn nhiều, phản ánh thực trạng căng thẳng của ĐCSTQ hiện nay.

Giống chuẩn bị ngăn thảm họa lớn hơn là Lễ chào mừng. Thời điểm cận kề ngày 1/10, khắp ĐCSTQ từ trung ương đến các địa phương cứ như chuẩn bị ứng phó đại thù, công tác an ninh được tăng cường, từ nửa cuối tháng Tám là Bắc Kinh đã bước vào “mô thức 1/10”, quy định không được để dao kéo trên kệ; trước ngày tập luyện duyệt binh 7 – 8/9, Bắc Kinh lại tập trung bắt giữ dân chúng đi kêu oan.

Đồng thời, tại Hội nghị Huy động An ninh cho ngày 1/10 diễn ra hôm 31/8, Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Tài Cơ đã yêu cầu công tác an ninh Bắc Kinh “Đảm bảo chu toàn, không chút sơ suất”. Khi Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh đưa tin đã không chỉ đặt bản tin ở vị trí quan trọng trên trang nhất, còn làm nổi rõ phần nhấn mạnh của ông Bí thư Tài Cơ.

Những động thái của giới chức ĐCSTQ khiến nhiều hãng truyền thông quốc tế theo dõi tình hình đã thường nhận định rằng, động thái của ĐCSTQ trước thềm ngày 1/10 hàng năm cứ như “xem nhân dân là kẻ thù”, “không giống như chuẩn bị ngày lễ hội lớn, trái lại giống như chuẩn bị ngăn chặn một thảm họa lớn”.

Lo lắng chiến dịch chống đối tại Hồng Kông lan vào Đại Lục. Có nhà bình luận chính trị chỉ ra, việc tỉnh Thiểm Tây và Sơn Tây nhấn mạnh “lệnh cấm rượu thời chiến” và “trạng thái chiến tranh” cho thấy năm nay giới chức ĐCSTQ cảm nhận áp lực đặc biệt nặng nề trong “duy trì ổn định” ngày 1/10. Dễ hiểu, vì cuộc chiến quy mô lớn chống Dự luật dẫn độ của Hồng Kông kể từ tháng Sáu vừa qua đã khiến ĐCSTQ bị căng thẳng hơn, vì lo lắng xu thế chống đối từ Hồng Kông lan vào Trung Quốc Đại Lục.

Năm nay là năm kỷ niệm tròn 70 năm ĐCSTQ giành lấy chính quyền, nhưng ngay đầu năm nay đã phổ biến tin đồn rằng chế độ độc tài chuyên chế khó có thể vượt qua “giới hạn 70 năm”. Do thời điểm nền độc tài mạnh mẽ nhất toàn cầu là Liên Xô sụp đổ, đế chế cộng sản này chỉ sống được 69 năm; chế độ độc tài của Gaddafi tại Libya và của Saddam Hussein tại Iraq đều bị lật đổ, thời điểm Saddam và Gaddafi bị xử tử đều chỉ 69 tuổi.

Ngoài ra còn một thuyết nữa cũng rất phổ biến từ hồi đầu năm nay là “cửu phùng tất loạn” (cứ đến năm có đuôi số 9 là Trung Quốc lại xảy ra biến cố loạn lạc lớn), do đó cũng khiến ĐCSTQ lo lắng hơn, phòng ngừa tối đa “cuộc cách mạng màu”.

https://trithucvn.net/videos/truoc-them-1-10-tq-giong-chuan-bi-ngan-tham-hoa-lon-hon-la-le-chao-mung-2.html

Tham luận 138:  Thời sự Quốc Tế mùa Hè 2019  –  Thanh Thủy

A.- Thời cuộc trước mắt và những nghịch cảnh:

1.- Vấn đề Hồng Kông: Công cuộc xuống đường đòi Dân Chủ Tự Do của tuổi trẻ Hồng Kông quả thật là một biểu tượng của lòng yêu nước, ham chuộng Tự Do, không chỉ riêng cho người dân Hồng Kông mà có thể nói là còn biểu tượng chung cho tất cả mọi con người trên mọi xã hội, vì vậy, cuộc xuống đường nầy đã lôi cuốn một cách nhanh chóng mọi tầng lớp người Hồng Kông. Dân số Hồng Kông chỉ có 7,20 triệu người mà cuộc xuống đường trong lúc cao điểm trong thời gian qua đã có đến trên 2 triệu người Hồng Kông tham dự, đã gây xúc động và kính phục đối với tất cả mọi người khắp nơi trên thế giới vì nó đáp ứng được tâm lý chung của nhân loại, ngoại trừ người Cộng sản, vì người Cộng sản chỉ yêu đảng Cộng sản của họ mà thôi, lòng yêu nước đối với họ chỉ là điều thứ yếu, là đầu môi chót lưỡi, là màu mè để đánh bóng chế độ khi cần thiết chớ không có gì quan trọng.

Thông cảm và ủng hộ công cuộc xuống đường ngày hôm nay của giới trẻ và người dân Hồng Kông là điều dễ hiểu, nhưng trợ giúp cho công cuộc xuống đường nầy đạt được mức thành công hoàn toàn không phải là việc dễ dàng:

a.- Nguyên do thứ nhứt là vì Hồng Kông là một đặc khu, một lãnh thổ của Trung Cộng, tuy được hưởng  định chế “Một quốc gia, Hai chế độ”, nhưng việc giải quyết công cuộc xuống đường nầy vẫn là việc nội bộ của họ mà nước ngoài không ai được quyền xen vô. Tập Cận Bình đã tuyên bố rõ ràng và ngay cả Tổng thống Donald Trump đã cũng có lần nói như vậy.

b.- Nguyên do thứ nhì là quốc gia nào cũng vậy, mọi hoạt động ngoại giao của họ cũng đều vì quyền lợi quốc gia của họ trên hết, cho nên, mặc dầu thông cảm và ủng hộ công cuộc xuống đường vì Tự Do và Dân Chủ của nhân dân Hồng Kông, nhưng họ không thể “xăm mình” chịu hy sinh quyền lợi quốc gia của họ để chạy theo lý tưởng tự do mà dấn thân cho một nước khác, ngay cả Mỹ cũng vậy. Nhưng Mỹ mà không chịu “xăm mình” để làm thì không có bất cứ một quốc gia nào trên thế giới hiện nay đủ sức để đương đầu với con quái vật khổng lồ Trung Cộng có thị trường tiêu thụ 1,4 tỷ người.

Cứ xem việc Mỹ ủng hộ chánh đáng cho công cuộc xuống đường của đối lập nước Venezuela, một quốc gia nằm gần sát nách Mỹ, cũng còn đang bị trì trệ là một chứng minh cho thấy công việc xen vào nội bộ của nước khác không phải là việc dễ dàng, thời gian kéo dài cho đến nay mà chưa thấy đi đến đâu, dường như đang lạnh nhạt dần, không khéo sẽ chìm vào quên lãng giống như Cuba thời Tổng thống Kennedy.

c.- Nắm chắc lợi thế của mình như vậy nên Trung Cộng cho dàn quân dọc theo ranh giới Hồng Kông-Trung Cộng trong tư thế sẵn sàng mở một Thiên An Môn thứ hai, không phải chỉ để răn đe, nhưng chưa hành động vì muốn tránh mang tiếng đàn áp nhân quyền một cách lộ liễu, nên vẫn án binh chờ đợi thời gian thuận tiện và hoàn cảnh chín mùi, đến lúc ban lãnh đạo Hồng Kông không giải quyết nổi và đành chịu bó tay, thì chắc chắn một cuộc đàn áp đẫm máu sẽ xãy ra vì Trung Cộng sẽ không bao giờ chịu chấp nhận những điều mà người dân Hồng Kông đòi hỏi. Việc bà Đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lam miễn cưỡng rút lại hoàn toàn dự luật Dẫn độ chỉ là thủ đoạn mua thời gian của Bắc Kinh, nghề chuyên môn của những người Cộng sản.

Nhận thấy được sự cô thế và tương lai đen tối của công cuộc xuống đường, nên nhà lãnh đạo trẻ Hồng Kông Joshua Wong (Hoàng Chí Phong) mới đích thân mở cuộc vận động quốc tế với hy vọng có được tiếng nói và áp lực quốc tế hầu tạo được thuận lợi cho công cuộc tranh đấu của mình, đạt được phần nào thành công mà tránh được một cuộc đổ máu oan ức. Có thể đó là nguyên do chính của các chuyến bay vận động sang Đài Loan, Đức và Mỹ của nhà lãnh đạo trẻ tuổi đầy nhiệt huyết nầy.

d.- Thời điểm để Bắc Kinh ra tay: Khi ban lãnh đạo Đặc khu Hồng Kông bỏ cuộc, giới tranh đấu không chịu đầu hàng, Bắc Kinh sẽ tiếp tục tung cán bộ và du đảng xâm nhập vào hàng ngủ xuống đường để tạo hổn loạn, bạo động, phá phách và cướp bốc, biến cuộc xuống đường không còn ôn hòa nữa. Dựa vào lý do xã hội mất an ninh, cần phải vãn hồi trật tự, Tập Cận Bình sẽ ban lịnh cho quân đội ra tay, cuộc đàn áp đẫm máu lập tức sẽ xãy ra, và dĩ nhiên sau đó Hồng Kông sẽ bị Trung Cộng thu hồi thành một tỉnh lỵ dưới quyền cai trị của họ, xóa đi tiêu đề “Một quốc gia, Hai Chế độ” mà họ đã cam kết với Anh ngày 01/7/1997. Trước tình cảnh nầy, ai làm gì được họ? Cùng lắm là ráp nhau chế tài Trung Cộng bằng phương cách cấm vận là cùng.

Tuy nhiên, sự cấm vận quốc tế đối với Trung Cộng chẳng có hiệu quả gì, chỉ có thể làm trầy trụa chút đỉnh của lớp da bên ngoài trong một thời gian nào đó, sau đó sẽ trở lại bình thường vì khi cấm vận thì sự thiệt hại kinh tế không chỉ riêng Trung Cộng mà thiệt hại cho cả hai bên, hơn nữa, bạo quyền  Trung Cộng sẳn sàng cho dân họ chịu đựng mọi thống khổ, ăn cỏ, chết đói hàng loạt để theo đuổi mục tiêu trường kỳ kháng chiến, điều mà không có bất cứ một quốc gia Tự Do nào có thể làm được.

Mao Trạch Đông đã từng tuyên bố, nếu phải xãy ra cuộc đại chiến, ông ta sẳn sàng hy sinh 200 triệu người để cứu đảng. Lúc tuyên bố đó Trung Cộng chỉ có hơn 900 triệu dân, hiện thời theo thống kê năm 2019 thì Trung Cộng có dân số hơn 1,4 tỷ người và hoàng đế họ Tập còn khắc nghiệt không thua gì họ Mao thì nếu cuộc đại chiến xãy ra, e rằng sự hy sinh 200 triệu người như đã nói trên chỉ là con số lẽ. “Cứu cánh biện minh cho phương tiện” là câu châm ngôn lừng danh bao giờ cũng là gối đầu nằm của những người Cộng sản.

e.- Xã hội Trung Cộng hiện đang có chỉ dấu bất an, nếu bất ngờ bộc phát một cuộc hổn loạn, nội tình tan nát thì may ra Thiên An Môn lần thứ nhì cho Hồng Kông có thể sẽ không xãy ra. Đó là điều mong ước rất mong manh của người dân Hồng Kông và những người hằng lưu tâm đến Quyền Sống của Con Người trên khắp thế giới.

2.- Vấn đề Đài Loan: Trung Cộng lúc nào cũng xem Đài Loan là một tỉnh ly khai của họ và nhiều lần toan tính dùng vũ lực để thâu hồi Đài Loan, nhưng họ không thực hiện được vì sự hiện diện của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ gần đó mà Hoa Kỳ thì lúc nào cũng biểu lộ sự quyết tâm bảo vệ Đài Loan bằng mọi giá. Hơn nữa, Đài Loan từng là một quốc gia có chủ quyền, là thành viên của Liên Hiệp Quốc. Chánh quyền Mỹ thời Tổng thống Jimmy Carter đã loại bỏ Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc để đưa Trung Cộng vào thay thế. Mặc dầu vậy, chánh quyền Mỹ từ trước đến nay vẫn luôn luôn bảo vệ Đài Loan, giúp cho Đài Loan được phát triễn kinh tế với một lực lượng quân sự hùng mạnh để tự vệ. Từ khi lên làm Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn có khuynh hướng công khai chống lại Trung Cộng, muốn cho Đài Loan trở thành một quốc gia hẳn hòi, theo chế độ Dân Chủ Tự Do với sự chống lưng bán công khai của Hoa Kỳ. Điều nầy đã khiến cho Tập Cận Bình vô cùng tức giận, hâm dọa sẽ dùng vũ lực hùng hậu áp đảo để tấn công bất thần vào Đài Loan.

Thái độ thị uy nầy của Trung Cộng không uy hiếp được bà Thái Anh Văn, một người đàn bà sắt thép, tuyên bố sẽ trả đủa ngay lập tức nếu bị tấn công. Việc đầu tiên là bà sẽ cho phá sập đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử, nhấn chìm vài trăm triệu người xuống biển Đông ngay lập tức, mà Trung Cộng thì còn rất nhiều đập khác nữa trong tầm ngắm của Đài Loan.

Đụng phải người đàn bà sắt thép nầy, Tập Cận Bình buộc lòng phải chùng tay, xoay qua chiến dịch vận động, ủng hộ nhóm đối lập với hy vọng kỳ bầu cử tới một vị Tổng thống khác sẽ lên thay bà Thái Anh Văn thì tình thế sẽ dễ dàng hơn. Họ Tập nghĩ rằng với sức mạnh quân sự áp đảo và tiền bạc tung ra, ông ta sẽ dễ bề khuynh đảo hơn.

Nhưng cho đến nay thì xem chừng như hy vọng của Tập Cận Bình đang dần dần tan biến do sự hiện diện của Mỹ tại eo biển Đài Loan thường xuyên hơn và uy tín của bà Thái Anh Văn càng lên cao hơn vì người dân Hồng Kông không chấp nhận lệ thuộc vào Trung Cộng, hình ảnh những cuộc xuống đường của Hồng Kông làm cho họ hiểu rõ hơn thế nào là độc tài của chế độ Cộng Sản, khẩu hiệu “Một quốc gia, Hai chế độ” của họ lộ rõ chỉ là trò dối trá để lừa bịp thế gian. Những hiệp ước vừa ký xong rồi xe bỏ đi là món nghề chuyên môn và muôn đời của những người Cộng sản.

3.- Vấn đề Nam Bắc Hàn: Từ khi lên làm Tổng thống Nam Hàn, ông Moon Jae In tìm cách giao hảo với Bắc Hàn để mưu cầu thống nhứt hai miền thành một Hàn Quốc duy nhứt trên bán đảo Triều Tiên, giống như Đức Quốc và Việt Nam đã thực hiện.

Phần chắc chắn là ông Moon quan niệm Nam Hàn là quốc gia phát triển, kinh tế giàu mạnh không kém bất cứ quốc gia nào trong Á Châu, còn Bắc Hàn tuy kiệt quệ về kinh tế nhưng rất mạnh về quân sự, sở hữu trong tay những kho chứa nhiều vũ khí nguyên tử lợi hại, đã từng tuyên bố thừa khả năng nhấn chìm Nhựt Bổn xuống biển trong khoảnh khắc, và tấn công phủ đầu bằng bom hạt nhân để xóa sổ bất cứ nơi nào trên đất Mỹ nếu họ muốn.

Với quan niệm như vậy, nếu hai nước Nam Bắc thống nhứt thì bán đảo Triều Tiên sẽ là một cường quốc vô địch của Á Châu, tham vọng được sánh vai ngang hàng với bất cứ cường quốc nào trên thế giới, kể cả Nga, Trung Cộng , Âu Châu và luôn cả Mỹ.

Nếu thật sự nghĩ như vậy, có thể nói ông Moon là người yêu nước nhưng không thực tế nên quan niệm của ông rất sai lầm, khác với vị Tổng thống tiền nhiệm của ông là bà Pak Geun Hye. Hai miền được thống nhứt như ông nghĩ sẽ đưa đến những họa hại khôn lường cho bán đảo Triều Tiên, vì những thực tế có thể được nhìn thấy như sau :

a.- Bán đảo Triều Tiên thống nhứt sẽ giống như Việt Nam đã thống nhứt vì hai hoàn cảnh thật giống nhau: Miền Bắc theo chế độ độc tài Cộng sản, khắc nghiệt toàn diện, Miền Nam theo chế độ Dân chủ Tự Do. Hai miền thống nhứt sẽ đối chọi nhau kịch liệt vì quyền lợi và ý thức hệ, thắng lợi rõ ràng sẽ nằm trong tay kẻ có vũ khí, Bắc Hàn với khẩu súng trong tay sẽ thâu tóm tất cả quyền lực và tài sản, Nam Hàn sớm muộn gì cũng cũng phải chịu bó tay, quân, dân, cán chính của họ sẽ bị lùa vào các trại “Học Tập Cải Tạo” không có ngày về hoặc nhẹ hơn là bị tập trung vào các “Vùng Kinh Tế Mới” để thực hành chánh sách lao động khổ sai, bán đảo Triều Tiên muôn đời sẽ không thoát khỏi chế độ độc tài toàn trị, đói nghèo và lạc hậu giống như Việt

Nam, nếu may mắn được khá hơn nhưng cũng chưa chắc gì được như Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, người đã đoạt giải Nobel Hòa Bình, một thời được quốc tế trọng vọng, giờ đây sự nghiệp đã tan theo bọt nước vì bị giới quân nhân thao túng, vì hợp tác với kẻ độc tài có khẩu súng trong tay.

b.- Bán đảo Triều Tiên thống nhứt sẽ không bao giờ giống được như nước Đức thống nhứt vì hai hoàn cảnh thống nhứt hoàn toàn trái ngược nhau.

Năm 1989, vì cảm thấy đuối sức, không đủ khả năng để có thể chạy đua võ trang trong chương trình chiến tranh tinh cầu với Mỹ mà Tổng thống Ronald Reagan đề ra, nên nhà lãnh đạo Gorbachev của Liên Sô đã ban hành hai đạo luật Perestroika (cải tổ) và Glasnost (Công khai hóa, cởi mở) để tự cứu vãn lấy mình và không can thiệp quân sự vào các nước chư hầu Đông Âu như từ trước đến nay.

Lợi dụng sự cởi mở nầy, ngày 04/11/1989, người dân Đông Đức tổ chức một cuộc biểu tình ôn hòa vĩ đại tại công trường Alexanderplatz với khoản một triệu người tham dự, chống lại chánh quyền Cộng sản Đông Đức (trích tài liệu của Trần Nguyên/Người Xứ Bưởi)

Vì không can thiệp quân sự cho chư hầu nên quân đội Liên Xô thay vì đem xe tăng vào đàn áp như trước kia, thì trái lại họ án binh bất động, bạo quyền Cộng sản Đông Đức bất lực vì không có vũ khí đàn áp nên đành chịu bó tay, giải giáp đầu hàng, mở cửa Bức Tường Ô Nhục Bá Linh để cho hai miền Đông, Tây được tự do qua lại, từ đó dẫn tới sự sụp đổ toàn thể khối Cộng sản Đông Âu và chế độ Cộng sản Liên Sô cũng bị tan biến theo.

Sau đó nước Đức được thống nhứt hai miền trong thế giàu mạnh của Tây Đức, cho nên không có sự xung đột nội bộ đồng thời vẫn tiếp tục phát triễn, giàu mạnh và hoàn toàn theo chế độ Dân Chủ Tự Do như hiện nay. Điều nầy trái ngược với hoàn cảnh của Nam Bắc Hàn nếu được thống nhứt. Tổng thống Nam Hàn có thể vì lòng yêu nước nhưng thiếu cân nhắc, tin tưởng vào lời hứa đầu môi chót lưỡi của “người anh em Cộng sản”, lạnh nhạt với đồng minh Mỹ, xung khắc với người bạn láng giềng Nhựt Bổn, coi chừng sẽ sớm bị rơi vào “bẫy rập thống nhứt” của họ giăng ra.

B.- Giải quyết các vấn nạn trên Biển Đông:

1.- Vấn đề trước mắt: Giải quyết sự bế tắt ở Biển Đông hiện tại là vấn đề nhức nhối không những trực tiếp cho Việt Nam,Phi Luật Tân, Mã Lai, Bruney mà còn nhức nhối cho toàn thể những nước trong vùng kễ cả Nam Dương, Úc Châu và cho cả những nước có nhu cầu xử dụng con đường hàng không và hàng hải quốc tế nầy để chuyễn vận giao thương hàng hóa trên khắp thế giới.

Từ khi lên cầm quyền nước Mỹ cho đến nay, Tổng thống Trump cho các chiến hạm di chuyễn tiếp cận các đảo Hoàng sa và Trường sa thường xuyên hơn, tiếp theo là Pháp, Anh, Đức và Úc cũng phụ họa theo, gởi các chiến hạm của họ đi vào trong phạm vi đường lưỡi bò , chiếm trọn 90% diện tích  của Biển Đông, mà Trung Cộng (kễ cả Đài Loan) tuyên bố là vùng lãnh hải của họ.

Nhìn vào bản đồ Biển Đông, chúng ta đều nhận thấy rằng, nếu vùng biển mà đường lưỡi bò bao quanh là của Trung Cộng thì con đường hàng hải quốc tế huyết mạch từ eo biển Malacca lên Đại Hàn, Đài Loan, Nhựt Bổn và Bắc Á sẽ không còn hiện hữu nữa. Con đường lưỡi bò nầy do Tưởng Giới Thạch của Đài Loan tự vạch ra và Trung Cộng nhứt quyết là của họ mà không có tài liệu gì để chứng minh, chỉ tuyên bố vu vơ, ngang ngược là họ có Chủ Quyền Lịch Sử nhưng không nói được  lịch sử ra sao.

Không ai hiểu rõ hơn những người lãnh đạo Cộng sản Bắc Kinh bằng chính họ, chính họ tự biết họ chính là những kẻ xâm lược, dùng sức mạnh quân sự để chiếm đoạt phi pháp những hải đảo Hoàng sa, Trường sa và cũng chính họ biết rằng đường lưỡi bò chín đoạn dĩ nhiên là phi pháp, được vạch ra nhằm để phục vụ cho mưu đồ chiếm đoạt tài nguyên của các nước trong vùng, khởi đầu việc mở đường cho giấc mộng xâm lăng muôn đời của bọn người Đại Hán.

Chính vì vậy mà ngay từ đầu họ đã phủ nhận tánh cách pháp lý của Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye trong vụ kiện của Phi Luật Tân và cũng tuyên bố ngay từ đầu là họ sẽ không chấp nhận bất cứ phán quyết nào của Tòa Trọng Tài Quốc Tế nầy chớ không phải đợi đến 3 năm sau khi có bản phán quyết rồi họ mới lên tiếng phản kháng. Tại sao?  Vì họ biết chắc chắn rằng trong vụ kiện nầy dù có tham dự hay không họ cũng sẽ hoàn toàn bị thất bại, nên tuyên bố phủ nhận trước để dọn đường cho sự bất tuân của họ về sau.

Đã là ngang ngược thì Bắc Kinh xem việc các chiến hạm, các hàng không mẫu hạm và những chuyến bay của Mỹ, Úc, Anh, Pháp, Đức, Nhựt đi vào vùng Lưỡi bò của họ như từ trước đến nay không có tác dụng gì cụ thể đến những mưu đồ đen tối của họ, nên họ chỉ tuyên bố phản đối lấy lệ, trong khi cố sức để nhanh chóng xúc tiến thiết lập hoàn hảo mọi thứ cơ sở trên các hải đảo cũng như dưới lòng Biển Đông hầu củng cố nền tảng và tăng cường sức mạnh quân sự của họ ở đây, dự trù cho chiến lược đối đầu với Mỹ trong tương lai.

Nếu Mỹ, Úc và các nước Tây Phương cứ ỷ y, trì huởn, kéo dài tình trạng hiện hữu như vậy cho đến một thời điểm thuận lợi gần nhứt nào đó, khi sự tương quan lực lượng giữa Mỹ-Trung không còn chênh lệch bao nhiêu thì Bắc Kinh sẽ bất thần  ra tay, đến chừng đó thì dù cho Mỹ và liên minh có muốn chống cự thì cũng đã quá trễ.

2.- Một giải pháp khả thi: Để giải quyết bế tắt kễ trên, một cách hữu hiệu nhứt là hơn lúc nào hết, ngay từ bây giờ, Mỹ cần phải tổ chức lại đội ngũ của chương trình chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, thiết lập một Tổ Chức Đặc Nhiệm bao gồm Mỹ, Úc, Nhựt, Anh, Pháp, Đức, Ấn, Nam Dương và luôn cả Việt, Phi luật Tân, Mã Lai, Bruney…hình thành một Cơ Quan Chế Tài đủ mạnh để bảo vệ quyền lực của Liên Hiệp Quốc, bảo vệ Hải Phận Quốc Tế huyết mạch từ eo biển Malacca lên Bắc Á, bảo vệ Phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye về đường lưỡi bò chín đoạn  mà Bắc Kinh đã tự vạch ra,  để làm gương.

Tổ chức Đặc Nhiệm nầy sẽ thành lập một Bộ Tham Mưu Liên Quân bên cạnh các Hạm Đội Mỹ, phân phối hạm đội các nước trong ủy ban dùng chiến hạm của họ thường trực đóng dọc theo hai bên ranh giới của hải phận quốc tế mà luật pháp quốc tế cho phép, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Bộ Tham Mưu Liên Quân. Bất cứ một yếu điểm nào của hai bên đường ranh bất ngờ bị tấn công thì lập tức Bộ Tham Mưu Liên Quân sẽ phản ứng ngay tức khắc. như vậy các nước nhỏ bé và yếu kém như Phi Luật Tân chẳng hạn, nhận nhiệm vụ trấn đóng sẽ yên tâm vì được bảo vệ nên không còn lo sợ cường quyền Bắc Kinh ngang ngược bắt chẹt họ nữa.

C.- Kết luận

Hy vọng nếu được như vậy thì đường lưỡi bò sẽ tự động bị xóa sổ, các phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye sẽ cò hiệu lực, Bắc Kinh không còn lý do để chiếm đóng trên các hải đảo mà họ đã bồi đắp nên phải rút đi, tham vọng xâm lăng bất chánh của họ phải dừng lại, lãnh hải và lãnh thổ của nước nào sẽ được hoàn trả lại về cho nguyên chủ của nó. Biển Đông từ đây sẽ được thái bình, các nước nhỏ bé trong vùng sẽ được yên tâm khai thác tài nguyên của mình mà không còn lo sợ bất cứ một áp lực nào, kễ cả Trung Cộng.

(16/9/2019)

 

 

Vui cười 

Tại một trạm điện cao thế, anh công nhân đang sữa chữa trên nóc trạm kêu anh công nhân đứng dưới đất:

– Ê, cậu có thấy 4 sợi dây đang thòng xuống không? Thấy rồi hả, cầm lấy 2 trong 4 sợi coi! Có cảm giác gì không?

– Không cảm giác gì hết!

– Tốt! Đừng đụng vào 2 sợi dây kia, điện cao thế sờ vào là cháy thành than đó!

 

Có 3 ông thầy tu đã tu luyện gần được 20 năm rồi, chỉ cần tu thêm một tuần thôi là cả 3 đều được thăng thiên với điều kiện là không được nói một tiếng gì hết. Thế nhưng có một ngày nọ vì hết lương thực nên cả 3 xuống để tậu vài bao gạo, trên đường lên chùa một vị đã lỡ làm rớt bao gạo xuống

đường và…

Thầy tu thứ nhất: Chết! Rơi bao gạo rồi mày ơi!

Thầy tu thứ hai: Đồ ngu! Mày hết được thăng thiên rồi!

Thầy tu thứ ba: Hên quá! Tôi chưa nói gì cả!

 

Ba người bạn ngồi nói chuyện về “danh tiếng”. Người thứ nhất nói:

– Danh tiếng là được mời vào Nhà Trắng, nói chuyện với tổng thống!

Người thứ hai nói:

– Không, danh tiếng là được mời vào Nhà Trắng, nói chuyện với tổng thống, và khi đường dây nóng trong Nhà Trắng cắt ngang cuộc nói chuyện, tổng thống cũng chẳng thèm nhấc máy!

Người thứ ba nói:

– Không phải, danh tiếng là được mời vào Nhà Trắng, nói chuyện với tổng thống, và khi đường dây nóng trong Nhà Trắng cắt ngang cuộc nói chuyện, tổng thống nhấc máy, nghe mấy giây rồi nói: “Này, điện thoại của anh đấy”.

 

 

Chinazi là gì?  –  Trần Trung Đạo

”…giới lãnh đạo Trung Cộng luôn sống trong tình trạng bất an khi nghĩ về ngày vĩnh biệt không thể tránh khỏi của chế độ CS tại lục địa Trung Hoa. Để kéo dài sự sống, họ không có chọn lựa nào khác hơn là tiếp tục giương cao ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc và bằng mọi cách để phát triển kinh tế…”

Trên internet đang tràn ngập hình ảnh, biểu tượng ChinaZi. Chinazi một cách dễ hiểu là ghép hai chữ China và Nazi. Đây không phải là danh từ mới mà bắt nguồn từ tác phẩm ChinaZi của nhà văn Trung Quốc lưu vong Yu Jie xuất bản năm 2018 và đang được dùng một cách phổ biến trong cuộc nổi dậy tại Hong Kong hiên nay.

Việc tố cáo chế độ CS dưới thời Tập Cận Bình tương tự như Đức Quốc Xã Hitler cũng không phải chỉ phát xuất từ sự “nổi giận” của tuổi trẻ Hong Kong mà còn là nhận xét của nhiều lãnh đạo quốc gia, chính trị gia trên thế giới.

Thế giới còn khá nhiều nước độc tài như Bắc Hàn, CSVN, Cuba, Lào, Uzbekistan, Turkmenistan v.v.. nhưng chỉ có Trung Cộng là được đem ra so sánh với Đức Quốc Xã vì cả hai có nhiều đặc điểm giống nhau.

 Những đặc điểm giống nhau căn bản giữa Chinazi và Nazi

Trung Cộng, Đặng Tiểu Bình và ngày nay Tập Cận Bình, giống như Hitler đều dùng yếu tố chủng tộc để khích động lòng yêu nước cực đoan; triệt để khai thác hận thù trong quá khứ giữa các quốc gia; tận dụng các kỹ thuật tuyên truyền tinh vi để tẩy não, đầu độc, vận dụng và điều khiển nhận thức người dân; chủ trương bành trướng, mở rộng biên giới để chiếm đoạt tài nguyên nhằm phục vụ cho các mục đích kinh tế và bá quyền nước lớn.

 1) Yếu tố chủng tộc ưu việt

Giống như quan điểm của Hitler đề cao chủng tộc Aryan, Đặng Tiểu Bình và ngày nay Tập Cận Bình đề cao chủ nghĩa dân tộc cực đoan Đại Hán.

Edward Friedman, một chuyên viên về Trung Cộng tại đại học Wisconsin phát biểu “Khi Đặng Tiểu Bình nắm quyền 1977, chủ nghĩa dân tộc và tinh thần chống Nhật đã trở thành chất keo giữ chặt xã hội lại với nhau.”

Ngoài 1.2 tỉ người gốc Hán đang sống tại lục địa còn có 22 triệu người gốc Hán tại Đài Loan, 6 triệu người gốc Hán tại Hong Kong, 10 triệu người gốc Hán tại Nam Dương, gần 4 triệu người gốc Hán tại Singapore và hầu như khắp nơi trên thế giới nước nào cũng có người gốc Hán.

 2) Khai thác hận thù trong quá khứ giữa các quốc gia

Giống như chủ trương của Hitler khai thác nội dung trừng phạt Đức nặng nề trong hiệp ước Versailles, Đặng Tiểu Bình và ngày nay Tập Cận Bình đề cao chủ nghĩa dân tộc cực đoan bằng cách khích động lòng thù hận với các nước Tây phương qua các hiệp ước bất bình đẳng dưới thời nhà Thanh.

Các lãnh tụ CS Trung Quốc nhiều lần nhắc đến “100 năm sỉ nhục”, thời gian Trung Quốc bị các đế quốc khinh thường. Phần dẫn nhập của hiến pháp Trung Cộng 1982 nhấn mạnh đến những vết nhục trong thời gian bị nước ngoài chia năm, xẻ bảy và công lao thống nhất đất nước của đảng CS. Quá khứ “100 năm sỉ nhục” để lại dấu ấn sâu đậm trong nhận thức của người dân và được đảng CS khai thác tận tình. Bất cứ hành động nào trong quan hệ ngoại giao quốc tế, bất lợi cho Trung Cộng, câu chuyện “100 năm sỉ nhục” lại được nhắc đến.

Ngay cả việc chính phủ các nước tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma, bán võ khí cho Đài Loan, chỉ trích chính sách ngăn chận Internet của Trung Cộng, cũng được bộ máy tuyên truyền CS giải thích cho nhân dân Trung Quốc đó là những hành động khơi dậy “100 năm sỉ nhục” và xúc phạm đến danh dự của Trung Quốc.

 3) Tận dụng các kỹ thuật tuyên truyền để đầu độc nhân dân

Giống như Hitler chủ trương “Một dân tộc, một quốc gia, một lãnh tụ”, bộ máy tuyên truyền của Trung Cộng lập đi lập lại rằng chỉ có đảng CS mới là cứu tinh để phục hồi Trung Quốc như một cường quốc vốn từng vang danh năm ngàn năm.

Một trong những lý luận quan trọng trong là việc thay đổi khái niệm từ “trung thành với giai cấp” sang “trung thành với quốc gia” nhưng “trung thành với quốc gia” trước hết phải “trung thành với đảng Cộng Sản”.

Tại Trung Cộng không có báo chí đúng nghĩa để chuyển tải tin tức giữa hai nguồn một cách khách qua mà chỉ là phương tiện tuyên truyền độc quyền của đảng.

Không giống như giai đoạn đầu của chính sách đổi mới chỉ có vài tờ báo đảng, Trung Cộng hiện có trên hai ngàn tờ báo, chín ngàn tạp chí nhưng tất cả tập trung vào mỗi một mục tiêu là củng cố vai trò lãnh đạo của đảng CS.

Trang đầu của các báo gần như giống nhau với khuôn mặt tươi cười của các lãnh đạo đảng và nhà nước CS, với những thành tựu kinh tế chính trị.

Không có tờ báo nào có bộ phận tin quốc tế độc lập và tất cả đều trích từ bản tin thế giới tổng hợp hàng ngày của Tân Hoa Xã. Bản tin quan trọng quốc nội và quốc tế lúc 7 giờ tối của hệ thống truyền hình cũng đọc lại tin của Tân Hoa Xã.

Để tiết giảm chi phí, sau này nhà nước tư hữu hóa các đài truyền hình, tuy nhiên, các tin tức quan trọng ảnh hưởng đến chính sách đối nội và đối ngoại vẫn bị kiểm duyệt và chi phối bởi một cơ quan thông tin trực thuộc trung ương đảng CS.

 4) Bành trướng, mở rộng biên giới để chiếm đoạt tài nguyên nhằm phục vụ cho các mục đích kinh tế và bá quyền nước lớn

Đây là điểm quan trọng nhất vì không chỉ ảnh hưởng trong khu vực mà cả thế giới.

Giống như Hitler, Đặng Tiểu Bình và ngày nay Tập Cận Bình chủ trương chiếm các nguồn tài nguyên năng lượng để nuôi dưỡng bộ máy chiến tranh, mở rộng biên giới, độc chiếm tài nguyên để nuôi dưỡng sự phát triển kinh tế.

Song song với phát triển kinh tế, Trung Cộng, nơi cư ngụ của một phần năm nhân loại, cũng chuyển mình từ một một nền kinh tế tự túc xã hội chủ nghĩa để dần dần trở thành một xã hội tiêu thụ. Nhu cầu năng lượng, vì thế, trở nên bức thiết.

Tháng 8, 2018, Andrew Hastie, một lãnh đạo quốc hội Úc có ảnh hưởng trong lãnh vực tình báo cũng cảnh cáo Úc chính sách bành trướng đầy tham vọng của Tập Cận Bình và sự ngây thơ của các lãnh đạo thế giới tự do rằng Trung Cộng sẽ tự dân chủ hóa qua phát triển kinh tế. Ông đưa ra một thí dụ hay về lòng tự mãn của Pháp vào phòng tuyến Maginot để rồi cường quốc thực dân hùng mạnh nhất nhì thế giới phải đầu hàng Hitler chỉ sau 46 ngày.

Chủ nghĩa Đại Hán là con dao hai lưỡi

Giáo sư Susan L. Shirk, nguyên Phụ tá Bộ Trưởng Ngoại Giao đặc trách Trung Cộng nhận xét trong lúc ảnh hưởng của Trung Cộng ngày càng mạnh trên trường quốc tế, quốc gia này lại rất mong manh trong nội bộ.

Trong tác phẩm “Trung Quốc, Siêu Cường Dễ Vỡ” (China Fragil Superpower), Giáo sư Susan L. Shirk nhận xét giới lãnh đạo Trung Cộng luôn sống trong tình trạng bất an khi nghĩ về ngày vĩnh biệt không thể tránh khỏi của chế độ CS tại lục địa Trung Hoa.

Để kéo dài sự sống, họ không có chọn lựa nào khác hơn là tiếp tục giương cao ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc và bằng mọi cách để phát triển kinh tế.

Ngày nay, chủ nghĩa dân tộc cực đoan phát triển đến một giai đoạn không còn kiểm soát được đang trở thành mối đe dọa cho sự tồn tại của đảng CS và bộ máy độc tài.

https://baotiengdan.com/2019/09/10/chinazi-la-gi/

 

 

Biến cải “lục địa đen” thành thuộc địa – Nguyễn Cao Quyền

Tàu cộng đang biến cải Phi Châu thành thuộc địa. Các lãnh đạo Tàu muốn Phi Châu là chư hầu ở xa để vừa giải quyết nạn nhân mãn vừa chiếm được tài nguyên thiên nhiên. Trong khi Hoa Kỳ và cả thế giới im lặng trước hành động này, Tàu cứ tiến tới.

Một triệu quân Tàu di chuyền ngang dọc Phi Châu và Nam Mỹ để chiếm các nguyên liệu chiến lược và chiếm các thị trường mới nổi, trước Mỹ, Nhật và Âu Châu. Thế giới cần phải coi chừng con sư tử đói thức giấc này.

Đế quốc Tàu là một nước tham lam vô độ. Nó tiêu thụ nửa số xi măng và nửa số thép của thế giới, một phần ba số đồng, một phần tư số aluminium, và những số lượng vĩ đại antimony, chronium, cobalt, lithium, zinc và gỗ.

Những nguyên liệu này, quốc gia nào trên thế giới cũng cần, nhất là Hoa Kỳ và các quốc gia kỹ nghệ Âu Châu. Bauxite và sắt của Guinea và Tanzania dùng để sản xuất phi cơ ở Seattle (Mỹ), đóng tàu ờ Bath (Maine – Mỹ), đồng của Chile dùng làm giây điện, cobalt của Congo dùng trong các sở cơ khí ở Michigan (Mỹ), lithium của Bolivia dùng để chế tạo xe hơi, manganese của Gabon dùng trong kỹ nghệ nhựa, titanium của Mozambique, Madagascar, Paraguay dùng để sản xuất thép tốt trong kỹ nghệ máy bay, làm đầu gối và hông người nhân tạo trong y tế. Tầu cộng đang lăn xả vào các đống nguyên liệu này để giữ làm của riêng. Hậu quả sẽ không thể nào lường trước được cho các nền kinh tế khác ngoài lục địa Trung Hoa.

Thủ thuật cướp tài nguyên thiên nhiên bằng sức mạnh mềm.

Việc khai thác dầu hỏa ở Phi Châu cần sự tiến bộ. Nhưng Tàu đến đây không phài để giúp mà để cướp. Thù thuật cướp bằng sức mạnh mềm là giơ cao tấm chi phiếu to và hứa hẹn cho vay rộng rãi với lãi suất thấp để xây dựng hạ tầng cơ sở, hoặc dinh tổng thống, hoặc mua vũ khí AK 47. Đổi lại phía đi vay chỉ cần chấp nhận hai điều kiện: 1/ khi nhận tiền phải giao nộp ngay tài nguyên thiên nhiên; 2/ phải mở cửa cho hàng TC đã chế biến vào thị trường thuộc địa.

Thủ thuật này tạo công ăn việc làm cho đế quốc Tàu và giúp các công ty đế quốc thịnh vượng. Quảng Châu, Thành Đô, Thượng Hải tiếp tục phát triển trong khi các thuộc địa mới của Tàu tiếp tục lụn bại.

Sức mạnh mềm trở thành công cụ bành trướng

Ai đến Phi Châu cũng thấy ngay là toàn thể lục địa này đang bị Tàu xâm chiếm bằng sức mạnh mềm. Thủ thuật ngoại giao bằng sức mạnh mềm (nghĩa là cho vay) đang được Bắc Kinh áp dụng khắp mọi nơi trên mặt lục địa này. Angola trả nợ Tàu bằng dầu, Ghana trả nợ Tàu bằng hạt cacao, Nigeria trả nợ Tàu bằng khí đốt…Không một nước nào được hưởng lợi với đế quốc Trung Hoa.

Ở Zimbabue, Tàu bóc lột còn tàn nhẫn hơn. Tàu bỏ ra 5 tỳ đô la mua một mỏ platinum đáng giá 40 tỷ đô la. Với 5 tỷ đô la đó, nhà độc tài Robert Mugabe xây lâu đài mới, mua trực thăng vũ trang và phi cơ phản lực cùng với rất nhiều vũ khí khác để đàn áp dân lành.

Hiện tượng này, không chi xảy ra tại Phi Châu mà còn ở khắp nơi trên thế giới. Tại Peru, Tàu đã làm chủ một ngọn núi đồng. Tàu chỉ mua ngọn núi này với 3 tỳ đô la mà bây giờ đang hưởng lợi tới 2000%. Trong khi đó dân Peru vẫn tiếp tục đói khát, mù chữ và phải đối mặt với đủ thứ tai nạn lao động.

Khi Tàu kiểm soát bauxite ở Brazil, Guinea, Malawi, đồng ở Congo, Kazahkstan, Namibia, sắt ở Liberia, Somalia, manganese ở Burkina Fasco, Campuchia, Gabon, chì ở Cuba, Tanzania, kẽm ở Algeria, Nigeria, Zambia…thì còn đâu cho các xưởng ở Cincinatti, Memphis, Pittsburg của Mỹ và các xưởng của các quốc gia khác như Đức, Nhật, Seoul.

Người ta có nhiều lý do để sợ rằng xe hơi tương lai sẽ sản xuất ở Lan Châu (Lanzhou) và Vũ Hồ (Wuhu) thay vì ở Detroit và Huntsville, máy bay sẽ sản xuất ở Binzhou và Thẩm Dương thay vì ở Seattle và Wichita, chip cho máy vi tính sẽ làm tại Đại Liên (Daliem) và Thiên Tân thay vì tại Silicon Valley, thép cùa thế kỹ 21 sẽ được sản xuất nhiều hơn tại Đường Sơn (Tangshan) và Vũ Hán (Wuhan) thay vì ở Birmingham, Alabama và Illinois của Hoa Kỳ.

Chắc chắn đây không phải là thị trường tự do và hợp tác thương mại quốc tế nữa. Ai cũng phài rùng mình với chuyện đang xảy ra này. Nhưng không hiểu sao trong các phòng họp chính trị ở Washington, Berlin, Tokyo các chính khách vẫn giữ thái độ “sống chết mặc bay” và chẳng thèm để ý.

Nếu cảnh này cứ tiếp tục thì rồi đây Tàu cộng sẽ ở vị thế độc quyền về tài nguyên với giá thấp nhất và như vậy Tàu có thể cạnh tranh với Mỹ và cả thế giới. Kế hoạch thâu tóm tài nguyên cùa Tàu tương đương với việc cấm vận tài nguyên đối với các quốc gia khác trên mặt địa cầu.

Một cuộc di dân trá hình

Trên thực tế không phải chỉ có kỹ sư và kiến trúc sư Tàu đến Phi Châu. Nông dân cũng đến luôn.. Lúc đầu Tàu hứa hẹn cho vay tiền để xây dựng hạ tầng cơ sở, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, nhưng khi khởi công xây cất thì Tàu lại mang cả triệu công nhân sang để mặc nhiên tranh chỗ. Tàu đưa dân mình qua tối đa và chỉ thuê dân địa phương ở mức tối thiểu.. Cho nên người dân của các thuộc địa mới của Tàu như Angola và Zimbabue vẫn bị nghèo đói và thường bị nội chiến vì sự tráo trở của Tàu.

Ngoài mục đích thâu tóm tài nguyên và chiếm lĩnh thị trường mới, Tàu còn có kế hoạch xuất cảng nhiều triệu dân qua Phi Châu và Nam Mỹ để giải quyết nạn nhân mãn. Trên lục địa Trung Hoa có 600 con sông thì 400 sông đã kể như chết vì quá ô nhiễm. Wikeleaks tiết lộ Bắc Kinh muốn dời 300 triệu dân sang Phi Châu. Khi các chính quyền Phi Châu không thể trả nợ thì chắc chắn hiện tướng di tản này sẽ xay ta. Mỹ hiện tại đang nợ Tàu khoảng hai ngàn tỷ đô la: các tiểu bang Montana và Wyoming vắng dân có thể đang là những điểm ngắm của Bắc Kinh.

Trong thập niên qua 700.000 dân Tầu đã định cư tại Phi Châu. Kế hoạch vẫn còn tiếp tục. Cờ Tầu bay phấp phới khắp mọi nơi trên lục địa đen. Các tòa đại sứ mới của Tàu đang tiếp tục được xây cất, các sân bay mới đang được hoàn tất.

Dân Tàu tràn sang Phi Châu như cơn nước lũ. Các khu đô thị biệt lập với hàng rào bao bọc mọc lên khắp nơi, nhưng không cho người da đen bén mảng. Hơn một triệu nông dân Tàu đang cầy cấy đất Phi Châu, sản xuất thực phẩm để xuất cảng ngược về Hoa Lục trong khi dân địa phương vẫn thiếu thực phẩm tiêu thụ.

Theo tuần báo The Economist, Tàu đã chiếm bảy triệu mẫu dầu cọ (palm oil) của Congo để làm xăng hữu cơ. Hình thức “nông trại hữu nghị” đang được sử dụng tại các xứ Gabon, Ghana, Guinea, Mali, Mauritania và Tanzania.

Dùng gái điếm để thu hút di dân tới những nơi vắng vẻ

Tầu mang sang Phi Châu cả gái điếm, để họ kiếm ăn ớ những nơi xa xôi có những công trình của Tầu đang xây cất. Tại Cameroon gái điếm Tàu chỉ đòi có 2000 CFA (4.25 đô la) trong khi các cô gái địa phương thì nhất định đòi 5000 CFA mới chịu lên giừờng. Tại Congo Brazaville có một chuyện khá buồn cười cần kể lại. Các cô gái điếm khi được giải thoát lại không chịu trở về Trung Quốc. Lý do là ở̉ lại đất Phi Châu các cô kiếm được nhiều tiền hơn và được đối xử tốt hơn là ở quê nhà tại Tứ Xuyên (Sichuan).

Hệ sinh thái của nước Tàu bi tàn phá khủng khiếp vì quá trình hiện đại hóa nhanh chóng. Giờ đây Tàu lại đang tàn phá hệ sinh thái của các nước chư hầu mới. Nỗi thống khổ của dân bản xứ nói sao cho siết vì sư trâng tráo của các nhà độc tài địa phương là vô giới hạn. Ngoài việc hệ sinh thái bị tàn phá, các khoản tiền khác kiếm được từ việc khai thác cảc mỏ kim cương và việc bán gỗ rừng đều đã được các nhà độc tài này dùng để mua vũ khí đàn áp dân lành, gây ra những cuộc nội chiến đẫm máu.

Quyền lực mềm của Tàu đang hoành hành cả tại Úc và Nam Mỹ

Trong số 640 triệu vũ khí nhẹ đang lưu hành trên thế giới thì 100 triệu lưu hành tại Phi Châu. Những chế độ độc tài khát máu như Angola, Sudan, Zimbabue là những chế độ đứng đầu bảng giết hại dân lành.

Có một lần, Ôn Gia Bảo tuyên bố ở nghị viện Gabon rằng : “Chỉ buôn bán thôi, không có điều kiện chính trị gì cả”. Với chủ trương này, Tàu làm ăn với bất cứ một chính quyền địa phương nào dù tàn bạo đến đâu, thối nát đến đâu.. Trong khi các nước văn minh như Mỹ, Anh Pháp, cố gắng tạo áp lực lên bạo chúa , bạo quyền thì Tàu gian manh đi luồn cửa hậu.

Vào lúc này Tàu đang tìm cách tiếp cận với Úc để nâng cao các liên lạc ngoại giao. Tàu muốn đầu tư lớn vào nhiều khu vực khai thác mỏ ớ Úc. Điều đáng ngạc nhiên là các nền kinh tế có cơ cấu dân chủ như Úc, Brazil, Nam Phi… vẫn bị tiền Tàu cuốn hút.

Tại Úc trong vài năm qua một số công ty Tàu như China Minmetals, Hunan Valin Steel & Iron, Shangai Baosteel đã ký được những hợp đồng khai thác tài nguyên ví đại. Trong ngắn hạn vài trăm gia đình thượng lưu Úc sẽ giàu to, nhưng trong tương lai nước Úc sẽ lâm vào cảnh nghèo khó vì các mỏ bị vét sạch. Trong trung hạn sự thâm thủng mậ̣u dịch với Tàu sẽ xảy ra vì Tàu dùng nguyên liệu của Úc rồi lại đem các chế phẩm hoàn tất bán ngược trở lại trên đất Úc.

Tại Brazil và Nam Mỹ Tàu cũng có những chính sách tương tự nhưng yếu hơn. Việc làm ăn giữa Tàu và Brazil được báo Washington Post mô tả như sau : “ Trên bãi cát vàng dài 175 dặm ở bờ Đại Tây Dương, phía Bắc Rio De Janeiro, Tàu đang xây dựng một thực thể kinh tế mới. Tại đây người ta thấy những con tàu khổng lồ đang lấy quặng sắt hoặc lấy dầu trở về Bắc Kinh. Nhìn chung thành phố này

lớn gấp đôi Manhattan với nhiều hãng xưởng hoạt động tấp nập…” Sự đầu tư của Tầu vào Brazil sẽ làm chậm sự phát triễn của các công ty thuộc chính quyền địa phương.

Kết luận

Trong bai diễn văn đọc tại Paris khi đến tham dự lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Pháp-Trung, Tập Cận Bình có nhắc lại câu nói của Napoleon Bonaparte, nhưng y đã thêm một lời khuyến dụ như sau : “Con sư tử Trung Quốc giờ đây đã thức dậy nhưng đây là một con sư tử hòa bỉnh, dễ mến và văn minh”.

Lời khuyến dụ của Đặng Tiểu Bình không được nhiều người tin tường. Giáo sư Jean Pierre Cabestan của trường đại học Hong Kong nhận xét : “Sư tử là một con vật to lớn, hoang dại, chuyên ăn thịt những con thú khác , khá giống Trung Quốc trong mối quan hệ của họ với các nước xung quanh”.

Nhà báo Trần Thế Diệu, chủ bút tờ Thế Giới Nhật Báo tại New York viết thêm rằng :“Rõ ràng câu nói đó chỉ dành cho người Trung Quốc nghe mà thôi chứ người ngoài không ai tin nổi”.

Giáo sư Richard Rigby của Đại Học Quốc Gia Úc tóm lược cách tiếp cận của Trung Quốc hiện nay là : “Cứ lấn tới ở bất cứ nơi nào chùng ta có thể !”. Nhận xét này của Rigby cũng được giáo sư Hoàng Tĩnh của Đại Học Quốc Gia Singapore đồng ý và nói theo cùng một chiều hướng : “Họ là những người làm những gì có thể, bất kể là có nên hay không”.

Đã đến lúc Hoa Kỳ và thế giới dân chủ phải có thái độ và hành động quyết liệt hơn với cáí đế quốc thực dân mới đang hoành hành như chỗ không người. Cái giây thòng lọng mà Bắc Kinh quàng vào cổ nền kinh tế thế giới đang từ từ siết chặt. Kinh nghiệm này Hoa Kỳ đã trải qua kể từ khi Washington lỏng tay cho Đặng Tiểu Bình tác yêu tác quái.

Bài này cũng viết cho người dân Việt Nam đọc để có một thái độ thích ứng và cương quyết với bọn tà quyền cộng sản Hà Nội. Lúc này là lúc mọi người Việt Nam yêu nước phải đứng lên đập bỏ cái cơ cấu độc tài toàn trị bán nước đang đưa dân tộc đến họa diệt vong.

Cái chiến lược “tầm ăn dâu” mà bọn Tàu nham hiểm đang áp dụng trên thế giới và cả tại nước ta, từ ngày hiệp định Thành Đô được ký kết, phải được dập tắt ngay.

Cả nước phải sáng suốt nhận định được thế nào là “họa cộng sản” và can đảm đứng lên làm cách mạng dân chủ nếu không tổ quốc sẽ tiêu vong. Thời gian để hành động không còn nhiều nửa. Cộng sản đã dồn dân tộc vào dưới chân tường và chiến trận này phải là trận chiến “một mất một còn”.(NPH tô đậm và tô mầu)

 

 

Vui cười

Phòng cảnh sát, FBI (Cục điều tra Liên bang) và CIA (Cục tình báo Trung ương) đều muốn chứng tỏ mình làm việc hiệu quả trong việc truy bắt tội phạm. Tổng thống muốn thử, nên giao cho họ phải bắt được một con thỏ mà

ông thả vào rừng.

CIA điều tra tất cả cán bộ kiểm lâm và mọi người làm việc trong rừng.

Sau 3 tháng, CIA báo cáo là con thỏ không hề tồn tại.

FBI tiến hành chặt hết cả cây cối, và sau 2 tuần cũng báo là không hề có con thỏ.

Phòng cảnh sát vào rừng. 2 tiếng sau họ đi ra cùng với con gấu bị gí súng vào người, và con gấu thì đang gào lên:

– Thôi thôi, tôi là thỏ, tôi là thỏ, thế được chưa?

 

Một người giàu có tặng số tiền lớn cho bác sĩ riêng, luật sư riêng và vị linh mục quen thuộc của mình. Ông ta nói với ba người này hãy giành một số tiền cho Chúa, còn lại có thể chia nhau. Vị linh mục vẽ một vòng tròn lớn và

nói:

– Chúng ta hãy tung tiền lên cao, số tiền rơi vào trong vòng tròn sẽ là của Chúa.

Bác sĩ phản đối

– Không – Hãy tung tiền lên cao và số tiền rơi ra ngoài vòng tròn sẽ là của Chúa.

Luật sư lên tiếng

– Cả hai ông đều sai rồi. Chúng ta cứ tung tiền lên cao, và nếu Chúa muốn chừng nào thì ngài sẽ giữ lại chừng ấy thôi!

Anzacs của người Hoa (Chinese Anzacs)

Thông qua những cơ quan của Mặt Trận Chính Hiệp Trung Cộng và các cá nhân có thiện cảm, Đảng Cộng Sản Trung Hoa đang cố gắng chi phối cách mọi người hiễu về lịch sử Trung Hoa và thúc đẩy việc kể lại những sự kiện có thể tin được về vị thế của Trung Hoa trong lịch sử của nước Úc. Tuy diễn ra âm thầm, một số điều đã được phơi bày ra.

Cần phải lưu ý rằng, một số sử gia Úc đã bỏ công sức trong suốt 2, 3 chục năm qua để tìm hiễu về vai trò bị lãng quên của di dân Trung Hoa  trong lịch sử Úc từ thời thuộc địa cho đến thời đại ngày nay..

Tuy nhiên, trong mấy năm qua, một số sử gia Úc đã

trở nên bối rối với việc Bắc Kinh chiếm đoạt công trình của họ cho mục đích chính trị và ý thức hệ của Trung Cộng. Tiếp theo là một quyết định của Bắc Kinh vào khoảng năm 2008 nhằm tích cực đề cao lịch sử của người Hoa ở hải ngoại qua các bảo tàng viện dành cho họ được xây dựng  khắp Trung Quốc.  Vào năm 2013. khi Tập Cận Bình trở thành chủ tịch nước, Văn phòng Thông tin của Hội Đồng Nhà nước (còn được biết đến là Văn phòng Trung ương về Tuyên truyền Đối Ngoại) được giao nhiệm vụ mới là kể cho người ngoại quốc biết về câu chuyện tốt đẹp của người Trung Hoa.

Năm 2015, Giám đốc Cơ Quan Tình báo ASIO của Úc là Duncan Lewis đã cảnh báo lảnh đạo các đảng phái chính trị lớn về việc nhận các khoản tặng dữ của thương gia tỷ phú Châu Trạch Vinh (Chau Chak Wing và Hoàng Tương Mạc (Huang Xiangmo). Trong khi các số tiền tặng hậu hĩnh cho các Đảng phái chính trị của họ đã gây ra sự chú ý của quần chúng, họ cũng tích-cực ảnh-hưởng lớn đối với lịch-sử và văn-hóa của nước Úc.

Vào tháng 9 năm2015, Viện Bảo Tàng Chiến Tranh Úc (Australian War Memorial) ở Canberra đã tổ chức lễ đặt vòng hoa để công nhận những quân nhân Úc gốc Hoa đã phục vụ trong Lực Lượng Quốc-Phòng Úc.

Người ta đã dễ dàng  nhận ra Châu Trạch Vinh tại buổi lễ. Ông ta đứng giữa Giám đốc Viện Bảo tàng Brendan Nelson và Chủ-tịch RSL Liên bang là Đô đốc Ken Doolan, để đặt vòng hoa, đại diện cho người Úc gốc Hoa. Truyền thông Trung Cộng và trang mạng của Công ty ông ta mô tả Châu là Chủ tịch của Hội Trao đổi Hũu nghị Úc-Trung (ACFEA). Hội này là một bộ phận của Mặt Trận Chính Hiệp phụ-trách tổ chức các buổi lễ cho các viên chức cao cấp của Đảng Cộng Sản Trung Hoa  tham dự.

Tại sao Châu Trạch Vinh lại được Viện Bảo Tàng Chiến Tranh Úc dành cho vai trò nổi bật này? Bằng cách nào mà ông này lại trở thành người đại diện cho Cộng Đồng Người Úc gốc Hoa? Theo điều tra thì ông ta không đóng góp tiền bạc gì cho buổi lễ cũng như những Lễ Truy Điệu hàng ngày của Viện Bảo Tàng.

Tuy nhiên, ông Châu lại được trường Đại-Học Keuka trao bằng tiến-sỉ danh-dự về nhân văn,, một Đại học ít ai biết, ở ngoại ô thành phố New York mà Viện BT Chiến Tranh ở Canberra biết rất rõ. Công ty của ông ta còn tài trợ và mua lại quyền đặt tên cho một phòng thu âm và thu hình trong tòa nhà có tên là Trung-tâm Truyền-thông Kingold.  Trung tâm này được khánh thành cùng ngày lễ đặt vòng hoa, một sự kiện được phổ biến rầm rộ tại Trung Cộng.

Châu còn tài trợ cho việc nghiên cứu về tính đa sắc tộc trong Quân Đội Úc. Chủ đề của dự án này hóa ra là trả tiền cho một học giả tại một Đại học ở Trung Cộng để viết về lịch sử của quân nhân Úc gốc Hoa. Sự hào phóng của ông Châu đã được ghi nhận qua việc tên ông được khắc trên bia đá bên trong cửa ra vào của Viện Bảo Tàng, cùng với tên của một số nhà hảo tâm lớn của Úc, được chọn lọc kỷ càng. (Viện BT sẽ không cho biết ông ta đã tặng bao nhiêu tiền). Theo như báo điện tử Thanh Hoa mô tả, sau khi đặt vòng hoa để tưởng niệm sự hy sinh của những quân nhân có nguồn gốc Trung Hoa, Tiến sỉ Nelson và bà Ngoại trưởng Julie Bishop đã trao tặng một giấy chứng nhận ông là một “thành viên của Viện BT Chiến Tranh Úc“,được lộng kính, dành cho những  nhà hảo tâm hậu hỉ.Khi tôi hỏi nhân viên Viện BT để hiểu rõ hơn về vai trò tích cực của Châu TrạchVinh thì được trả lời rằng : đây là vấn đề hồ sơ công cộng, chúng tôi không có gì phải nói thêm.

Việc nghiên cứu do ông Châu tài trợ là để soạn một quyển sách hiện được bày bán trong tiệm sách của VBT với giá trợ cấp là $2.95 ($4.95 nếu là bìa cứng) có tựa đề là “Lòng Trung Thành Thầm Lặng: tưởng niệm Quân-vụ của người lính Úc gốc Hoa” do sử gia Tiến sỉ Phí Thạnh (Sheng Fei) của Đại học Tôn Dật Tiên ở Quảng Đông tổng-hợp và được xuất bản bởi Quỹ Phát-hành Thế-kỷ Mới liên-kết với Hội Hữu nghị Úc-Trung. Sách được viết bằng tiếng Anh bồi kiểu Tàu(Chinese English), tuy cũng có vài đoạn viết tiếng Anh rất chuẩn. Sách có nhiều sai sót, ngay cả tựa sách và tên Viện Bảo-Tàng Chiến-Tranh Úc cũng viết sai (The Quite Loyal Spirit and Australian National War Memorial)

Nhưng điều đáng lo ngại nhất trong cuốn sách là những bóp méo lịch sử, như đoạn mở đầu có câu: ”Người Trung Hoa có mặt trong số người  định cư đầu tiên trên hạm đội đầu tiên  đến Úc năm 1788”. Vậy có Hoa kiều phạm tội ở Anh Quốc để bị đày qua Úc chăng? Hay trong thủy thủ đoàn có người Hoa?  Có thật vậy không?  Nghe có vẻ kỳ cục nhưng sự khẳng định này bây giờ lại có trong “những sách lịch sử” và, theo kinh nghiệm, không phải là họ tưởng tượng mà họ nhắm đến việc tuyên bố chủ quyền trong tương lai vào một lúc nào đó. Không có người Hoa nào trong đoàn tàu đầu tiên đến Úc. (Chú thích: Sử gia Úc Cathy Dunn xác nhận không có người Hoa nào trong đoàn tàu đầu tiên đến Úc cả và sử gia Shirley Fitzgeral nói người Hoa đầu tiên đến Paramatta năm 1818).

Quyển sách này đề-cập đến Đệ Nhị Thế Chiến như là cuộc Chiến tranh chống Phát xít, và được mô tả như là thời gian Trung Quốc và Úc hợp tác để chống lại sự xâm lược của Nhật Bản, vào thời điểm xả hội Úc vượt qua được nổi sợ hãi bị Trung Quốc xâm lăng và hai nước đã liên kết với nhau. Việc chống cộng-sản mà chủ-yếu là chống Trung quốc đã lôi kéo nước Úc vào những  cuộc chiến ở Mã Lai, Triền Tiên và Việt-Nam thì quyển sách không đề cập đến, và chỉ phớt qua về vai trò của các quân-nhân Úc gốc Hoa trong các cuộc chiến tranh Triều-Tiên và Việt Nam mà không đề cập gì đến việc Trung Cộng hậu-thuẩn cho những kẻ thù của nước Úc.

Vai trò của quân-nhân Úc gốc Hoa đáng được nghiên-cứu đúng-đắn và được công nhận đầy đủ. Nhưng tại sao Viện Bảo Tàng Chiến Tranh Úc lại giao phó cho một học giả Trung Cộng có hiểu biết giới hạn về nước Úc và không có kinh nghiệm của một nhà quân-sử để viết về một phần quan trọng của quân sử Úc, rồi quảng cáo để bán cho du khách trong tiệm sách này? Ngày nay, những sách lịch sử của Trung Cộng là một mớ tạp nhạp không hoàn toàn đúng sự thật và chỉ nhằm mục-đích tuyên-truyền. Hiện nay, một sử gia có uy-tín mô tả Trung Cộng là “một nước có … quá khứ hoàn toàn bị xóa sạch và tái dựng lại”. Đảng Cộng sản Trung Hoa tuyên truyền bóp méo hoàn toàn hình ảnh về vai trò của những quân-nhân Trung Hoa và Đảng Cộng-sản trong cuộc chiến chống lại Nhật bản (họ viết rằng chính Hồng quân Cộng sản mới đánh đuổi Nhật bản, sự thật thì quân Cộng sản né tránh và để quân đội Quốc gia của Tưởng Giới Thạch đương đầu với quân Nhật).

Tại sao Viện BT bán một cuốn sách với nội dung lố lăng và trình bày cho công chúng một hình ảnh bị xuyên tạc về phần quan trọng này của lịch sử nước Úc?

Việc các tỷ phú người Hoa tặng quà như vậy kéo theo một chiến lược nhằm xây dựng tính hợp pháp việc tài trợ cho các mục tiêu văn hóa, giáo dục và y tế. Nếu một nhà đầu tư ngoại quốc nào hỏi một công ty tiếp thị về chiến lược lấy lòng công-chúng Úc  thì công ty  này (nếu đủ mĩa mai) có thể đề nghị nhà đầu tư là hãy rắc lên mình chút tro tàn Anzac, và được chỉ cho thấy cái bình lớn nhất đựng tro tàn Anzac là nằm ở Viện Bảo Tàng Chiến Tranh Úc. Điều rõ ràng là Viện Bảo Tàng là nơi chốn thiêng-liêng của quốc-gia và không nên để cho một thế lực ngoại bang nào lợi dụng.

Cuốn sách Chinese Anzacs của ông Chau không phải là phương tiện duy nhất để nhập nhằng vào lịch sử của nước Úc. Những thân hữu của Trung Hoa đang được diễn dịch lại vị thế của những di dân người Hoa trong việc phát triển quốc gia. Điều quan trọng và như lịch sử đã đánh giá thấp, những cảm tình viên của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đang gán ghép cho những di dân này một vai trò lớn hơn là những sử gia không thiên vị làm. Hậu quả của những sách lịch sử loại này là làm gia tăng cảm-nghĩ bất bình trong lịch sử về sự kỳ thị chủng tộc giữa những người gốc Hoa tại Úc — và ở Trung Hoa.Không có gì đáng ngạc nhiên khi mới đây quyển sách” Con Rồng và Chuột Túi”(Dragon & Kangaroo)  do ký giả Robert Macklin biên soạn đã được truyền-thông của Đảng Cộng Sản ca tụng. Quyển sách này đã được ông Bob Carr giới thiệu để phát hành. Hoàng Tương Mạc đã đề nghị tài-trợ cho cuốn sách viết về những di dân Trung Hoa trong lịch sử Úc. Mặc dù có một số sử gia địa phương đã bị đánh lừa vì quá hăm hở chứng tỏ sự tôn trọng tinh thần đa văn hóa, một số khác đã tránh được. Khi một số sử gia Úc làm việc trong lãnh-vực này nghe nói có ông Hoàng Tương Mạc đứng sau dự án, họ đã rút lui không đóng góp cho quyển sách nữa.

Cũng thận trọng tương tự như vậy, nhóm sử gia có tên Đuôi Rồng (Dragon Tails) đã từng muốn nhận tài trợ của Viện Nghệ Thuật và Văn-Hóa Úc-Trung để tổ chức hội thảo cho nhóm mình mỗi hai năm một lần.

Nhưng khi Ban điều hành của nhóm biết được Viện này do Hoàng tài trợ cho Đại Học Tây Sydney để thành lập, nhóm này đã bị chia rẽ về việc làm thế nào để bảo toàn tính trung thực của cuộc Hội thảo.

Cuối cùng, Huang Xiangmo đã tặng 3 triệu rưởi Úc kim để thành lập Viện Văn Hóa Nghệ Thuật này và Holly Huang đã được bổ nhiệm vào Ban điều hành của Viện vì có bằng Cao-học về Chính quyền Địa phương của Đại Học Kỷ-thuật Sydney (UTS).

(Chú thích: Huang Xiangmo là Tỷ phú Tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Yuhu Group tại Úc)

Giải Phóng Quân Trung Hoa của Úc (The People’s Liberation Army of Australia)

Tháng 8 năm 2015, Hội Cựu Giải Phóng Quân người Úc gốc Hoa được thành lập tên là “Đệ Bát Lộ Quân Úc Châu”, một hội gồm các bộ đội Trung Cộng di dân vào nước Úc. Một năm sau họ tổ chức ăn mừng tại Hurstville Town Hall, các hội viên đều mặc đồng phục PLA, mủ mão, huy hiệu và cờ đỏ. Hình chụp cho thấy một khung cảnh kỳ quái. Họ hát những bài ca yêu nước của quân đội họ và dựng lại cách sống trong doanh trại. Đây không phải là những người lính Úc gốc Hoa đã chiến đấu cho nước Úc mà là những bộ đội phục vụ cho Trung Cộng. Nhưng trong đầu những người này họ không phân biệt rõ ràng có sự khác biệt.

Sự kiện có vẻ thành công và năm sau họ tập họp lại, tại Chatswood và hát bài “Đông Phương Hồng“, (chú thích: là bài hát tiêu biểu của Đảng Cộng Sản do Mao Trạch Đông thành lập).

Từ lâu, Quân đội của Mao đã dùng các bài hát và các đoàn múa để hun đúc tinh thần binh sỉ. Theo châm ngôn của Mao là vủ khí chưa đủ, cần phải học tập tinh thần chiến đấu để chiến thắng quân thù.

Những người tổ chức Hội Giải Phóng Quân Trung Hoa tại Úc nói thẳng với Cộng Đồng người Hoa là những bộ quân phục và bài hát quen thuộc đó sẽ hun đúc tinh thần quốc gia. Một số người Hoa tại Úc được kêu gọi đoàn ngũ hóa để hổ trợ cho Đảng Cộng Sản Trung Hoa. Mặt khác, những gợi nhớ quê hương sẽ thôi thúc, gìn giữ tình cảm, ngôn ngữ cũng như văn hóa gần gủi với Cộng Hòa Nhân Nhân Trung Hoa.

Trong chừng mực nào đó, những sự kiện này là một phần trong môi trường văn hóa, đem đến vấn đề là lòng trung thành. Như vậy, nếu xảy ra xung đột giữa Úc Đại Lợi và Trung Cộng, những cựu bộ đội này đứng về phía nào?

Hội Cựu Bộ đội Giải Phóng Quân Trung Hoa đầu tiên tại Úc có tên là Lữ Đoàn 1 tháng 8 (Ngày thành lập Quân Đội Giải Phóng Quân Trung Hoa ) trong nội quy có ghi rõ “ tất cả hội viên phải nhiệt thành yêu quê mẹ “.Vào tháng 3 năm 2017, thành viên của hội này xuống đường phố Sydney để chào đón Thủ tướng Lý Khắc Cường viếng thăm Úc Châu.

Về nhà, ông chủ tịch của hội này viết: “Hôm nay, cả Sydney rợp màu cờ đỏ, hàng ngàn người Hoa đứng chờ dưới mưa. Cả Trung tâm thành phố tràn ngập một biển tóc đen, da vàng và cờ đỏ “.

Người dịch: Nguyễn Việt Long (Melbourne) 7-9-2019

Dịch một phần trong sách: SILENT  INVASION, China’s Influence in Australia của Ký giả Clive Hamilton, liên quan đến Quân Lực Hoàng Gia Úc Đại Lợi ( trang 244-249 ).

 

 

“Hàng xóm bắt nạt”- Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ phản tác dụng  –  Rudroneel Ghosh / Phương Hoài dịch

Mọi hành động đều có phản ứng khác nhau, các quốc gia ở Đông Nam Á cũng như các quốc gia có lợi ích ở khu vực này chắc chắn sẽ không khoanh tay đứng nhìn. Trên thực tế, Bắc Kinh đang “mời gọi” các nước chống lại họ, và điều này không mang lại lợi ích cho Trung Quốc.

Không thể phủ nhận rằng những tháng qua tình hình ở khu vực Biển Đông cực kỳ căng thẳng. Trung Quốc đã và đang tiến hành các cuộc tập trận đơn phương và hành động khiêu khích đe dọa hòa bình và an ninh khu vực. Tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc được hộ tống bởi các tàu hải cảnh và máy bay quân sự – bao gồm cả máy bay ném bom H-6K – không chỉ đi qua vùng biển tranh chấp này mà còn xâm nhập sâu vào Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) – 200 hải lý của Việt Nam.

Chiến thuật “bắt nạt” của Trung Quốc

Trên thực tế, tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 và tàu hải cảnh Trung Quốc thậm chí đã cố gắng làm gián đoạn hoạt động sản xuất dầu khí hợp pháp tại các lô dầu khí của Việt Nam. Chẳng hạn, lô dầu 06/1 – một liên doanh giữa Ấn Độ, Nga và Việt Nam sản xuất dầu khí trong 17 năm – đã trở thành mục tiêu của Trung Quốc với những lời cảnh báo được phát đi từ loa phóng thanh. Thông điệp của Bắc Kinh dường như là không ai được phép hoạt động thương mại ở Biển Đông mà không có sự tham gia của Trung Quốc, ngay cả khi dự án nói trên nằm trong EEZ hợp pháp của một quốc gia trong khu vực.

Đây chẳng khác nào là chiến thuật bắt nạt. Vì Trung Quốc ngày nay là quốc gia lớn nhất và hùng mạnh nhất trong khu vực, nên họ nghĩ rằng họ muốn làm gì cũng được. Hiện giờ, Tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 được cho là neo đậu cách bờ biển Việt Nam 155 km mà không có sự cho phép của Hà Nội. Điều này chẳng khác nào là một sự khiêu khích và để thể hiện cho khu vực cũng như thế giới thấy rằng Trung Quốc có thể làm bất cứ điều gì trong khu vực Biển Đông. Trung Quốc tin rằng Biển Đông rất quan trọng cho sự phát triển của nước này. Rốt cuộc, khu vực này chứng kiến một tỷ lệ lớn thương mại và năng lượng của Trung Quốc đi qua đây. Tuy nhiên, Biển Đông cũng quan trọng không kém đối với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á. Tại sao lợi ích của Trung Quốc lại được ưu tiên hơn lợi ích của các nước khác? Có lẽ cũng có một lời giải thích khác. Khi trục quyền lực chuyển từ Tây sang Đông trong thế kỷ 21 – nhờ các yếu tố nhân khẩu học, quản trị và công nghệ – trọng tâm toàn cầu sẽ tự nhiên chuyển sang Đông Á, trong đó Trung Quốc là một cực lớn. Tuy nhiên, Đông Á – với địa lý của nó – là một khu vực hàng hải rộng lớn với vô số bờ biển.

Nếu thế kỷ trước chứng kiến các cuộc tranh giành giữa các quốc gia châu Âu – khi đó là các cường quốc dân tộc đang trỗi dậy – ở những biên giới đất liền, thế kỷ hiện tại sẽ chứng kiến các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cố gắng khẳng định sự thống trị của họ trên các tuyến đường biển.

Và Biển Đông là trung tâm của cuộc cạnh tranh quyền lực hàng hải mới này. Trung Quốc, cường quốc hồi sinh mạnh mẽ, rõ ràng muốn thống trị nơi đây. Thế nhưng, có một lỗ hổng trong tư duy của người Trung Quốc. Các cuộc cạnh tranh ở châu Âu trong thế kỷ trước đã dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc. Nếu một cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn nổ ra ở Đông Á ngày hôm nay, nó sẽ trở nên thảm khốc hơn nhiều lần vì các loại vũ khí sẽ được sử dụng tùy tiện. Có thể Trung Quốc nghĩ rằng mối đe dọa của cuộc chiến tranh tàn phá sẽ thực sự ngăn chặn chiến tranh trong khu vực, hoặc cũng có thể họ cảm thấy rằng các quốc gia Đông Nam Á và Đông Á quá liên kết với nhau về kinh tế nên khó có nguy cơ dẫn đến chiến tranh. Và trong kịch bản này, Bắc Kinh nghĩ rằng họ có thể từ từ leo lên và khẳng định mình ở Biển Đông mà không cần phải gây ra một cuộc xung đột.

Phản ứng của các quốc gia Đông Nam Á

Tuy nhiên, mọi hành động đều có phản ứng khác nhau, các quốc gia ở Đông Nam Á cũng như các quốc gia có lợi ích ở khu vực này chắc chắn sẽ không khoanh tay đứng nhìn. Trên thực tế, Bắc Kinh đang “mời gọi” các nước chống lại họ, và điều này không mang lại lợi ích cho Trung Quốc. Mỹ và các quốc gia ASEAN đang tiến hành cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên ở Vịnh Thái Lan và Biển Đông với sự tham gia của 8 tàu chiến, 4 máy bay và hơn 1.000 binh sỹ. Sau đó tại Maldives, Hội thảo Ấn Độ Dương lần thứ 4 được tổ chức từ ngày 3-4/9 với trọng tâm là an ninh và tự do hàng hải, thực thi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và phát triển các cơ chế thể chế khu vực hiệu quả để hiện thực hóa các quy tắc quốc tế. Hội nghị có sự tham dự của Thủ tướng Sri Lanka và các bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ, Singapore và Maldives.

Và mới đây, trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tới Việt Nam, hai bên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, đồng thời bày tỏ lo ngại về những diễn biến trong khu vực do Trung Quốc gây ra. Họ cũng nhất trí rằng tất cả các tranh chấp nên được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình, không dùng đến các mối đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, và tuân theo các nguyên tắc luật pháp quốc tế. Thêm vào đó, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự kiềm chế, phi quân sự hóa và tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý quốc tế. Trung Quốc vi phạm tất cả những điều này – họ đã xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông, quân sự hóa một số thực thể và từ chối phán quyết của Tòa trọng tài thường trực năm 2016 vốn phủ nhận yêu sách của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ Biển Đông.

Tất cả những động thái này đều nhằm mục đích làm đối trọng với Trung Quốc. Và nếu Bắc Kinh tiếp tục thể hiện sự hung hăng ở Biển Đông, mọi chuyện sớm hay muộn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Nếu điều đó xảy ra, một tính toán sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn đến một cuộc xung đột lớn. Ngay cả trong thời gian sắp diễn ra các cuộc chiến tranh thế giới, những sự cố nhỏ, ban đầu bị bỏ qua đã leo thang thành những vấn đề lớn hơn nhiều. Khả năng những sai lầm tương tự sẽ diễn ra ở Biển Đông. Và xung đột sẽ là thảm họa cho tất cả các bên, bao gồm cả Trung Quốc. Ngay cả khi xung đột không xảy ra, các căng thẳng hiện tại ở Biển Đông hầu như không mang lại lợi ích cho sự phát triển và tăng trưởng của các nước trong khu vực. Cái giá phải trả sẽ là rất lớn và Trung Quốc thực sự sẽ bị thiệt hại nếu họ chọn chủ nghĩa đơn phương thay vì cách tiếp cận đa phương.

Rudroneel Ghosh là nhà báo có trụ sở tại New Delhi, Ấn Độ. Hiện tại ông là Editor cho tờ Thời báo Ấn Độ. Bài báo được đăng trên tờ The Times of India.

https://boxitvn.blogspot.com/2019/09/hang-xom-bat-nat-hanh-ong-cua-trung.html

 

 

Vui Cười

Một đêm nọ, Ađam đi chơi về khuya. Evà ra vẻ lạnh lùng, giọng mỉa mai thăm dò:  – Sao anh đi đâu về trễ thế, lại đi với con nào rồi phải không?

Ađam thành thật:

– Em chỉ ghen bóng ghen gió. Cả cái địa đường này chỉ có mình em với anh, tìm đâu ra con nào khác nữa!

Evà chua chát:- Biết đâu anh chẳng xin Chúa dựng thêm cho anh một con khác!

Ađam hết ý, thôi đành im lặng cho vừa lòng bà.

Ðêm hôm đó, Evà không quay mặt vào tường mà ngủ, nhưng quay sang phía Ađam. Nàng im lặng đưa ngón tay thon nhỏ âm thầm “đi dạo” hàng giờ trên hai cạnh sườn của Ađam.

Ađam mất ngủ, giọng làu bàu:- Em làm cái gì thế?

Evà thản nhiên trả lời:

– Thì em đang đếm lại xem anh có mất thêm cái xương sườn nào nữa không!!!

Bãi Tư Chính trong tam giác Việt Nam & Hoa Kỳ & Trung Cộng – Trần Gia Phụng

1/- Bãi Tư Chính ở đâu

Vị trí bãi Tư Chính (Vanguard Bank) có 4 điểm đáng chú ý: 1) Bãi Tư Chính là một bãi san hô chìm dưới mặt nước biển, không phải là một hải đảo, nằm trong thềm lục địa (continental shelf).  (BBC NEWS Tiếng Việt, 29-7-2019), và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (ĐQKT) (exclusive economic zone) 200 hải lý (370 Km) của Việt Nam, ở nam Côn Sơn, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, do một tiểu đoàn Hải quân CSVN quản lý và khảo sát khí tượng, 2) Dưới lòng biển bãi Tư Chính có tiềm năng lớn về dầu hỏa và khí đốt, nên nhiều nước dòm ngó. 3) Bãi Tư Chính nằm trên trục giao thông hàng hải đông-tây và bắc-nam ở Biển Đông.  Đây là con đường giữa Âu Châu, Phi Châu và Á Châu.  Ở Á Châu, từ eo biển Hormuz (giữa Iran và và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhứt) đến eo biển Malacca (giữa Malaysia và đảo Sumatra thuộc Indonesia) là đoạn đường huyết mạch ra Biển Đông.  4) Theo công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc, bãi Tư Chính nằm trong vùng ĐQKT của Việt Nam.  Trung Cộng không chịu nhận điều nầy, và tự quy định rằng bãi Tư Chính nằm trong đường nối 9 điểm của Trung Cộng trên Biển Đông.

Đường nầy trước kia chưa có. Cho đến đầu thế kỷ 20, nước Trung Hoa chỉ tới đảo Hải Nam. Một bản đồ năm 1948 thời Trung Hoa Dân Quốc vẽ thêm một đường gạch cách khoảng, nối 11 điểm trên Biển Đông mà Trung Hoa cho rằng thuộc chủ quyền Trung Hoa.  Qua thời Trung Cộng đường nầy rút lại còn 9 điểm, tạo thành một khu vực có hình chữ U, giống hình lưỡi bò, rộng khoảng 80% diện tích Biển Đông.  Nếu kể từ đất liền Trung Cộng, đường lưỡi bò dài hơn 1,000 hải lý, chỉ cách đất liền các nước Philippines, Malaysia và Việt Nam trên 100 hải lý, “ăn vào 67 lô” dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông. (BBC tiếng Việt ngày 23-5-2018.)  Cần chú ý là Trung Cộng quan niệm đường lưỡi bò của Trung Công là bất di dịch, bất chấp luật biển LHQ.

Hai thuật ngữ theo công ước về luật biển: 1) Thềm lục địa là phần đất nối dài từ đất liền chạy ra biển, thông thường là 200 hải lý. 2) Vùng ĐQKT rộng 200 hải lý kể từ hải phận.  Nước chủ nhà chỉ được quyền đối với tầng đất vùng ĐQKT.  Tầng nước biển và tầng bầu trời (không phận) vùng ĐQKT thuộc quốc tế. Thềm lục địa và vùng ĐQKT do luật biển LHQ quy định, không nước nào có quyền đi ngược lại luật nầy.

2/-  Bãi Tư Chính nổi sóng

Sau chiến tranh với CSVN năm 1979, Trung Cộng cải tiến quân đội, hiện đại hóa Hải quân để bành trướng bằng đường biển.  Đại tướng Lưu Hoa Thanh (Liu Huaqing), tư lệnh Hải quân Trung Cộng từ 1982, đưa ra chiến lược xây dựng Hải quân Trung Cộng thành một lực lượng toàn cầu vào giữa thế kỷ 21.

Đáp lại chiến lược mới của Trung Cộng, Hoa Kỳ thời tổng tống Barack Obama quyết định xoay trục qua Á Châu. do ngoại trưởng Hillary Clinton công bố ngày 24-7-2010 tại diễn đàn hội nghị ASEAN ở Hà Nội năm 2010, làm cho Trung Cộng quan ngại. (Ngọc Trân, RFA, 31-7-2010.)

Khi Hải quân khá mạnh, Tập Cận Bình công bố dự án “một vành đai, một con đường” (nhất đới nhất lộ) năm 2013, phỏng theo “con đường tơ lụa” Trung Hoa thời xưa.  Cũng trong năm nầy, ngày 25-7-2013, Hoa Kỳ và CSVN thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. (Chưa phải là đối tác chiến lược.).  Lúc

đó, CSVN hợp tác với các công ty tây phương thăm dò dầu khí trong vùng ĐQKT trên Biển Đông khiến Trung Cộng phật lòng vì Trung Cộng muốn hợp tác khai thác dầu khí với CSVN. Từ 2-5-2014, Trung Cộng đưa giàn khoan HD 981 đến đe dọa vùng ĐQKT Việt Nam, bị dân Việt biểu tình phản đối dữ dội.  Trung Cộng rút giàn khoan HĐ81 ngày 16-7-2014.

Trước tình hình mới, ngày 02-10-2014, Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương với Việt Nam. Khi đến Việt Nam năm 2016, tổng thống Obama tuyên bố Hoa Kỳ dỡ bỏ toàn phần lệnh cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam, đưa đoàn Peace Corps (Đoàn Hòa bình) đến hoạt động ở Việt Nam, và mở Đại hoc Fulbright Việt Nam ở Sài Gòn.

Trong khi đó, Trung Cộng vẫn tiếp tục gây áp lực đối với CSVN, khiến năm 2017 CSVN phải dẹp bỏ hai dự án dầu khí lớn là Cá Voi Xanh ở Quảng Nam và Cá Rồng Đỏ ở bãi Tư Chính.  Dự án Cá Voi Xanh “có trữ lượng ước tính 150 tỉ mét khối, sẽ đóng góp vào ngân sách Việt Nam gần 20 tỉ đô la.” (Thụy My, RFA, 16-11-2017.)   Dự án Cá Rồng Đỏ được “ước tính là có trữ lượng 45 triệu thùng dầu và 172 tỷ feet khối khí gas”.(Bill Hayton, BBC News, 23-3- 2018.)  Tiền trong túi mà không được lấy kể cũng ức!

Được thế, Trung Cộng làm tới, yêu cầu CSVN chấm dứt luôn hoạt động của dàn khoan Hakuryu 5 (Nhật Bản) do Công ty dầu khí Việt Nam hợp đồng với công ty Rosneft (Nga) thuê, đang hoạt động ở phía bắc bãi Tư Chính.  Tuy nhiên, lần nầy CSVN không tuân hành lệnh của Trung Cộng. (VOA 26-7-2019).

Ngày 18-6-2019, Trung Cộng đưa tàu Hải Cảnh 35111, tuần tra khu vực tây bắc Tư Chính trong thềm lục địa Việt Nam.  Ngày 3-7-2019, Trung Cộng đưa thêm tàu Hải Dương Địa Chất 8 (HDĐC 8) đến vùng ĐQKT Việt Nam, cũng gần Tư Chính.  Đưa tàu nghiên cứu đến Tư Chính trong vùng ĐQKT của Việt Nam nói là để nghiên cứu địa chất ở đây, rõ ràng là một hành vi gây hấn

Tức thì xảy ra cuộc đối đầu giữa tàu hải cảnh hai nước.  Hai tàu của Trung Cộng và bốn tàu của CSVN quần thảo nhau gần giàn khoan Hakuryu-5, trong khi tàu HDĐC8 tiếp tục khảo sát địa chấn tại đây.  Bất ngờ, ngày 7-8-2019, Trung Cộng rút tàu HDĐC 8 khỏi bãi Tư Chính.  Báo Hà Nội Mới ngày 12-8 loan tin do “nỗ lực không khoan  nhượng của cơ quan chức năng” của nhà nước CSVN nên HĐĐC 8 rút lui.  Dầu vậy, cũng thật bất ngờ, ngày 13-8-2019 HDĐC 8 quay lại bãi Tư Chính như vào chỗ không người.

3/- Sao Bãi Tư Chính nổi sóng

Trung Cộng đe dọa bãi Tư Chính lần nầy có thể vì hai lý do sâu xa:

1)  Lý do thứ nhứt rất dễ hiểu: Trung Cộng đã đề nghị hợp tác với CSVN thăm dò và khai thác dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam, nhưng CSVN từ chối, mà CSVN lại hợp tác với các nước khác.
2) CSVN đang xích lại gần Hoa Kỳ.

Trong khi tiếp tục cuộc hành trình xoay trục qua Á Châu, Hoa Kỳ đưa ra chiến lược an ninh và quốc phòng “Ân Độ – Thái Bình Dương” năm 2017, càng làm cho Trung Cộng thêm nóng mặt.  Ngày 27-5-2018, hai chiến hạm Hoa Kỳ mang hỏa tiễn, di chuyển trong hải phận quốc tế, và chỉ cách Hoàng Sa 12 hải lý. (BBC NEWS – Tiếng Việt, 27-5-2018)  Tại hội nghị đối thoại Shangri-La lần thứ 17 ở Singapore từ 1-6-2018, khi một đại tá trong phái đoàn Trung Cộng chất vấn, bộ trương Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis trả lời: “We do not do freedom of navigation for America alone … it’s freedom for all nations, large and small, that need to transit those waters for their own prosperity and they have every reason to do so.” (Bonnie S. Glaser and Gregory Poling, “Vanishing Borders in the South China Sea – The U.S. Must Do More to Stop China’s Encroachments”, June 5, 2018.) (Xin tạm dịch: “Chúng tôi không thực hiện quyền tự do hàng hải cho riêng chúng tôi… Đó là tự do cho tất cả các quốc gia, lớn hay nhỏ, mà họ cần phải di chuyển trong những hải phận [quốc tế] đó cho sự phồn thịnh của nước họ, và họ có đủ lý lẽ để làm như thế.”)

Chíến lược nầy được ghi rõ trong “Indo-Pacific Strategy Report” (Báo cáo chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương”, dày 56 trang do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đưa ra ngày 1-6-2019, có đoạn riêng về Viêt Nam, như sau “ The Department is building a strategic partnership with Vietnam that is based on common interests and principles, including freedom of navigation, respect for a rules-based order in accordance with international law, and recognition of national sovereignty. The U.S.-Vietnam defense relationship has grown dramatically over the past several years, as symbolized by the historic March 2018 visit of a U.S. aircraft carrier for the first time since the Vietnam War.” (pp. 36-37)  [Xin tạm dịch:  “Bộ [Quốc phòng Hoa Kỳ] đang xây dựng một sự hợp tác chiến lược với Việt Nam, đặt căn bản trên những quyền lợi và nguyên tắc chung, gồm tự do hàng hải, sự tôn trọng một trật tự dựa trên quy luật phù hợp với luật quốc tế và sự tôn trọng chủ quyền quốc gia.  Mối quan hệ quốc phòng giữa Hoa

Kỳ và Việt Nam phát triển một cách đáng kể trong nhiều năm qua, tiêu biểu là cuộc thăm viếng lịch sử của một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ vào tháng 3-2018, lần đầu tiên kể từ chiến tranh Việt Nam.”]  (tt. 36-37.)

Sự đối đầu giữa kế hoạch “xoay trục qua Á Châu” và dự án “một vành đai một con đường” đưa đến một hình thức chiến tranh lạnh mới giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, và cuộc thương chiến giữa hai nước năm 2018.  Trong thời gian gần đây Hoa Kỳ và CSVN lại tăng cường ngoại giao và thương mại.

Ngoài ra, tại hội nghị an ninh châu Á ở Singapore vào tháng 5-2019, đại diện CSVN “không hề nhắc đến” chủ trương ba không của CSVN như những lần trước. (Không liên minh quân sự với bất kỳ nước nào.  Không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam.  Không dựa vào nước này để chống nước kia.  (RFA, 05-06-2019).  Tất cả những sự việc trên làm cho Trung Cộng nghi ngờ CSVN, nên đưa tàu đến uy hiếp CSVN.

4 /- Phản ứng sau vụ Bãi Tư Chính

Như thông lệ, ngày 16-7, CSVN lên tiếng nhẹ nhàng phản đối Trung Cộng.  Sau đó, bộ Ngoại giao CSVN bất ngờ đổi giọng cứng rắn trong cuộc họp báo ngày 19-7-2019, tố cáo đích danh tàu Trung Cộng vi phạm thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam, mà không còn gọi là tàu lạ.  Tại hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ở Bangkok (Thái Lan) từ 31-7-2019, ngoại trưởng CSVN thẳng thừng lên án hành động của Trung Cộng tại Biển Đông.  Khi hai ngoại trưởng CSVN và Trung Cộng gặp riêng, thì như hai người điếc nói chuyện với nhau, chẳng ai nghe ai. Mỗi bên giữ vững quan điểm của mình.

Bên cạnh CSVN, Hoa Kỳ là nước phản đối Trung Cộng mạnh mẽ nhứt.  Ngày 20-7-2019, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lên án Trung Cộng gây bất ổn tại Biển Đông, bắt nạt các quốc gia trong vùng, và yêu cầu Trung Cộng ngưng hành động xâm phạm quyền thăm dò và khai thác dầu khí các nước nầy trên Biển Đông.

Có ý kiến cho rằng đây là cơ hội thuận tiện để CSVN khởi kiện Trung Cộng ra Tòa án La Haye?  Đúng là nên kiện để tính chuyện mai sau.  Tuy nhiên, trong vụ án Scaborough do Philippines kiện Trung Cộng năm 2013, Tòa án Trọng tài thường trực (Permanent Court of Arbitration), trụ sở ở La Haye (Hòa Lan), phán quyết năm 2016 rằng Trung Cộng không có cơ sở lịch sử và pháp lý về đường lưỡi bò, và Trung Cộng không có quyền độc quyền làm chủ biển và tài nguyên trong vùng đường lưỡi bò, thì Trung Cộng chẳng quan tâm tí nào đến phán quyết nầy.  Trung Cộng chỉ dùng lý của kẻ mạnh, dựa vào thế lực kinh tế và quân sự, thương thuyết song phương với từng nước để dễ dụ dỗ, dễ mua chuộc, và cũng dễ đe dọa

Khi tàu Trung Cộng quay lại bãi Tư Chính ngày 13-8, thì ngày 16-8, bộ Ngoại giao CSVN lên tiếng phản đối và yêu cầu Trung Cộng rút toàn bộ tàu bè ra khỏi biển Việt Nam.  Ngày 21-8, Hoa Kỳ lên án Trung Cộng một lần nữa.  Cùng ngày 22-8, CSVN lại phản đối Trung Cộng, và thông báo Việt Nam sẽ tham gia cuộc tập trận chung trên biển với các nước ASEAN và Hoa Kỳ từ ngày 2-9 đến ngày 6-9 từ phía bắc Thái Lan đến phía nam Ca Mau.  Đáp lại, có thể để tránh đụng độ gây cấn, ngày 24-8, tàu HDĐC 8 tiến gần về phía đảo Phú Quý (Bình Thuận) và bờ biển Phan Thiết.

Khác với vụ đặc khu kinh tế năm vừa qua, lần nầy trong nước chỉ có một cuộc biểu tình nhỏ ngày 6-8, trước tòa đại sứ Trung Cộng ở Hà Nội, liền bị dẹp yên ngay.  Một nguồn tin từ trong nước cho biết rằng khi vụ Tư Chính căng thẳng, báo chí CS được phép đăng tin, và gợi ý chuyện biểu tình, nhưng anh chị em trong nước rất dè dặt, không muốn tổ chức “biểu tình quốc doanh” theo lệnh đảng CSVN. Dầu vậy, anh chị em chuẩn bị sẵn sàng, sẽ đứng lên khi cần.  Việc chưa biểu tình của dân chúng trong tình thế căng thẳng hiện nay là một thái độ bất hợp tác và cũng là đối đầu với nhà nước CS.

5/-  Bãi Tư Chính trong tam giác Việt Nam & Hoa Kỳ & Trung Cộng

Mối quan hệ giữa CSVN và Trung Cộng bắt đầu khi Hồ Chí Minh từ Liên Xô qua Trung Hoa hoạt động năm 1924.  Năm 1949, đảng CSTH thành công và lên nắm quyền.  Lúc đó, CSVN thua trong chiến tranh với Pháp, liền qua Trung Cộng cầu viện.  Nhờ thế, CSVN thành công năm 1954.  Năm 1958, Phạm Văn Đồng ký công hàm thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng để đổi lấy viện trợ đánh miền Nam và thành công năm 1975.  Sau một thời gian lạnh nhạt, Nguyễn Văn Linh qua Trung Cộng xin tái lập bang giao năm 1990 tại hội nghị Thành Đô. Để cầu viện, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh bí mật cam kết những gì, thì chỉ có chủ nợ biết.  Trung Cộng chắc chắn dùng lởi cam kết bí mật của các con nợ để đòi lại, ví dụ công hàm Phạn Văn Đồng năm 1958 (đưa đến vụ Hoàng Sa năm 1974), mật ước Thành Đô năm 1990 (đưa đến hai hiệp định biên giới trên đất liền năm 1999 và trên biển 2000…)

Vấn đề Hoàng Sa trong công hàm Phạm Văn Đồng là vấn đề song phương giữa Trung Cộng và CSVN, quốc tế không can thiệp.  Vấn đề bãi Tư Chính không dính đến công hàm trên, mà bãi Tư Chính lại nằm trên hải lộ quốc tế, tàu bè nhiều nước qua lại.  Xâm phạn vùng biển bãi Tư Chính, Trung Cộng đụng chạm đến hải lộ quốc tế có tàu thuyền nhiều nước qua lại, nên bị nhiều nước phản đối khắp nơi trên thế giới.  Ví dụ các nước Âu Châu ở xa Việt Nam mà cũng phản đối Trung Cộng.

Hoa Kỳ phản đối Trung Cộng chẳng phải vì riêng Việt Nam, mà vì cả các nước vùng Biển Đông và cả các nước có tàu bè qua lại trên Biển Đông, vừa thử thách Trung Cộng trong cuộc thương chiến giữa hai nước, vừa chận đứng tiềm năng dầu khí ở bãi Tư Chính lọt vào tay Trung Cộng, vừa bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông. Như thế trong vấn đề bãi Tư Chính và cả Biển Đông, sự khác biệt căn bản giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng là Hoa Kỳ tôn trọng quy định Liên Hiệp Quốc về luật biển, chống lại việc Trung Cộng muốn độc chiếm Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Cộng, muốn làm gì cũng được theo lý của kẻ mạnh.

Sự khác biệt về quan điểm tự do lưu thông trên Biển Đông chỉ là một phần trong sự đối đầu giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ.  Mối thâm thù của Trung Cộng đối với Hoa Kỳ bắt đầu từ thời chiến tranh lạnh sau thế chiến thứ hai. Vào đầu thập niên 70, vì cần liên kết để chống Liên Xô, nên hai bên tạm hòa hoãn.

Ngày 1-1-1979, Hoa Kỳ chính thức công nhận Trung Cộng.  Tuy vậy Hoa Kỳ vẫn ban hành “Luật Quan hệ Đài Loan” ngày 10-4-1979, xác định mối quan hệ chính thức với Đài Loan, bảo vệ Đài Loan, tuy không có ngoại giao.  Sau đó, Hoa Kỳ xoay trục qua Á Châu làm cho Trung Cộng tức giận, vì Hoa Kỳ là nước có thể gây trở ngại sự bành trướng của Trung Cộng.  Gần đây nhứt, Hoa Kỳ quyết định mở cuộc chiến tranh thương mại có thể gây tổn hại cho nền kinh tế Trung Cộng.

6/- Thông điệp Bãi Tư hính

Sự kiện bãi Tư Chính dầu chỉ mới qua giai đoạn 1, đã bày ra một thực tế rõ ràng. Thế hệ lãnh đạo CS nợ máu và nợ tù cải tạo với nhân dân, nay đều đã chết.  Thế hệ CS cầm quyền hiện nay là thế hệ thừa kế, thư lại quan lieu (bureaucracy), tự mãn hưởng thụ, không có tinh thần chiến đấu, dùng tài sản sẵn có của đất nước dâng cho kẻ thù để cầu an, chỉ giỏi đàn áp dân chúng, “hèn với giặc, ác với dân”.  Nhờ tham nhũng, cán bộ CS hiện nay giàu có so với trước 1975, sống sung túc, xa hoa, trụy lạc, xa rời quần chúng.

Trong khi đó, nước Việt Nam càng ngày càng suy thoái.  Giới lãnh đạo CS không có tầm nhìn chiến lược phù hợp với sự phát triển của thời đại.  Biến cố Tư Chính bày ra rất rõ sự suy nhược, bất lực của đảng CS.  Nhà nước CS, không đủ khả năng bảo vệ đất nước.

Trong nước, ngoài thành phần theo đảng CS để kiếm sống, đại đa số dân Việt hiện nay chỉ lo mưu sinh, không quan tâm đến chính trị, bất tín nhiệm và bất hợp tác với nhà nước CS, an phận cùng gia đình hoặc quên thế sự ở quán cà-phê, quán nhậu, và cả trụy lạc nữa.  Nhà nước CS tự xem đất nước là của riêng đảng CS và xem dân như cỏ rác, thì dân không có lý do gì hợp tác với CS, hay hòa giải hòa hợp với CS.

Ngoài nước, người đàn anh Trung Cộng “4 tốt” chẳng tốt tý nào, chập chờn đe dọa, còn “16 chữ vàng” là cái bánh vẽ dụ khị CSVN vào vòng lệ thuộc.  Hai nước “môi hở răng lạnh”, nhưng răng cắn lưỡi hoài, làm sao lưỡi chịu nỗi? Yếu thế, bạc nhược, không có tinh thần chiến đấu, lại là đàn em trong ý thức hệ CS, CSVN liên tục nhượng bộ, nhưng CSVN càng nhượng bộ, càng thỏa hiệp, thì Trung Cộng càng lấn tới, càng đòi hỏi. Sau Tư Chính, coi chừng Trung Cộng có thể sẽ vòi vĩnh những nơi khác, như Côn Sơn, Phú Quốc.  Đảng CS bám theo Trung Cộng, sẽ có ngày câu “theo Tàu mất nước” trở thành hiện thực.

Về phía Hoa Kỳ, trong khi đang diễn ra thương chiến, Hoa Kỳ có thể liên kết với CSVN để chận đứng phía nam Trung Cộng, nhưng Hoa Kỳ dư biết CSVN đang đu giây nước đôi, nên cũng chẳng vội vàng gì trong việc mở rộng ngoại giao với CSVN.  Ngày 26-6-2019, trên đài truyền hình Fox Business Nework (Hoa Kỳ), tổng thống Donald Trump mạnh mẽ chỉ trích CSVN lợi dụng Hoa Kỳ còn tệ hơn cả Trung Cộng.  Trong thương mại và ngoại giao, Hoa Kỳ đòi hỏi các nước phải luôn luôn tôn trọng luật lệ nghiêm minh của Hoa Kỳ.  Người Hoa Kỳ rất thực dụng, không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có quyền lợi vĩnh viễn, và không can thiệp vào những gì không liên hệ đến quyền lợi của họ.

Cần chú ý là từ trước cho đến nay, vụ bãi Tư Chính là sự kiện đầu tiên làm cho cả hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ quan tâm và lên tiếng phản đối Trung Cộng mạnh mẽ. Đây là cơ hội cho CSVN tăng cường giao dịch với Hoa Kỳ về nhiều mặt, nhưng phải dứt khoát thế đứng và tôn trọng luật lệ Hoa Kỳ và quốc tế. Như thế, thông điệp của biến cố bãi Tư Chính rất rõ ràng là đã đến lúc CS phải quyết định: 1) Hoặc theo Tàu, đề còn đảng nhưng từ từ mất nước, mà mất nước thì cũng sẽ mất luôn đảng CS; ngoài ra, còn bị nhân dân nguyền rủa và sẽ kiếm cách đứng lên lật đổ.  2) Hoặc muốn sống còn với dân tộc, thì CS cần ý thức xu hướng thời đại là trào lưu dân chủ hóa toàn cầu, mà dân chúng Việt Nam từ lâu đã chọn lựa.

Kết luận: Hiện nay, đảng CSVN quyết định chọn lựa xu hướng dân chủ tuy rất khó khăn, vì người CS có thể mất địa vị, mất quyền lợi nhưng bù lại tránh khỏi nhiều nguy hiểm, kể cả nguy hiểm đến mạng sống.  Kinh nghiệm Đông Âu cho thấy những nước biết chuyển hướng, như Ba Lan, Đông Đức, Liên Xô… tốt hơn và an toàn hơn là số phận của Nicolae Ceausescu ở Romania.

Nhà nước CSVN chẳng lẽ không biết lời truyền khẩu dân gian “Cộng sản chết rồi mà chưa chôn”?  Hiện nay, việc dân chúng vùng lên chôn đảng CS thật khó, nhưng không phải là không thể xảy ra, vì lịch sử luôn luôn tiềm ẩn những đột biến bất ngờ.  Có ai ngờ CS Đông Âu và Liên Xô mạnh như thế mà sụp đổ?  Có ai nghĩ rằng cái chết của một sinh viên đưa đến cuộc cách mạng Hoa Lài ở Tunisia năm 2010?    Đường đi khó, thật khó, nhưng đảng CS phải chọn lựa dứt khoát một lần cho tương lai của người CS.

Cuối cùng, nếu CS không tự chuyển hướng thì sẽ có ngày dân Việt vùng dậy, tự tiến lên con đường tự do dân chủ, sinh lộ duy nhứt dẫn đến tương lai tươi sáng cho dân tộc. Không còn con đường nào khác!  (Trình bày tại Toronto tối 07-09-2019.)

(Toronto, 07-09-2019)

https://vietbao.com/a298667/bai-tu-chinh-trong-tam-giac-viet-nam-hoaky-trung-cong

 

 

Thơ: Con đường tình ta đi

Nghe thấm thía mối tình già đằng đẵng

Anh chín mươi, em tám mí vui thay

Chữ xưa rằng, gừng càng lão càng cay

Chuyện răng, tóc, lo chi cái lẻ tẻ

 

Trời không cho kết duyên lúc còn trẻ

Buổi cuối đời, xóm cỏ lại gần nhau

Hai đứa mình phải lòng đã từ lâu

Vui duyên trễ có chi mà bối rối

 

“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”

Dân chịu chơi đã từng nói hà rầm

Ai làm sao thì ta cũng làm vậy

 

Tuổi đại lão, chúng mình thân lau sậy

Sát cánh nhau ta cùng chống bão đời

Lũ thế nhân dù chúng có cả cười

Tai nghễnh ngãng, ta vẫn vui vì điếc

 

Và nhìn nhau bằng tim, chẳng bằng mắt

Em vẫn là cô gái thuở đương thì

Anh vẫn là chàng tuổi trẻ học thi

Dắt tay nhau vào con đường tình sử!

Locphuc

http://tranvanluong.blogspot.com/search/label/Th%C6%A1

 

 

 

Trung Cộng Sẳn Sàng Xâm Chiếm Việt Nam –  Phan Văn Song

« Si vis pacem, para bellum -Muốn được hòa bình, hãy sửa soạn chiến tranh – Si tu veux la paix, prépare la guerre – if you wish peace, prepare for war »  – Julius Caesar  (-100  TTC/-44 TTC).

Kính thưa quý thân hữu, quý bà con,

Từ bao năm nay, biên giới lãnh thổ, đất nước Việt Nam đã bị mất mát xâm chiếm khá bộn rồi, bởi tên láng giềng phương Bắc. Ải Nam Quan bị đẩy lùi vào đất Việt, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa sát nhập vào huyện Tam Sa của Tàu Cộng, Đảng Cộng Sản đương quyền hèn với giặc ác với dân không một lời phản kháng. Thế nhưng vài tuần qua, lại lên tiếng khi Bãi Tư Chính bị Tàu xâm chiếm … Tại sao ? Tuồng hát gì đây ? Hò Quảng hay Hát Tiều, hát Xẩm ?

Dưới đây xin gởi đến quý bà con một bài viết, cũng đã xưa rồi, đăng trên The Observer, ngày 07 tháng 02 năm 2016, của tác giả Zhang Xiaoming trong một tài liệu nghiên cứu về cuộc chiến Trung Cộng xâm lược Việt Nam năm 1979. Nhận định tuy xưa, nhưng ta nên đọc rõ, để hiểu rằng Hán tộc đã, từ cả ngàn năm nay, luôn luôn thèm chiếm Việt Nam và ngày nay Trung Cộng luôn luôn mưu đồ sẳn sàng xâm chiếm Việt Nam… Chúng ta, vì vậy PHẢI có bổn phận, luôn luôn cảnh giác… Chống Tàu là Yêu Nước ! Chống Tàu để Việt Tộc Tồn Tại !

Trận Chiến của Đặng Tiểu Bình,

hay Cuộc Chiến Tranh Tàu Việt 1979-1991

Zhang Xiaoming,

Deng Xiaoping’s Long War: The Military Conflict between China and Vietnam, 1979-1991 (The University of North Carolina Press, 2015), Chapter 3, pp. 67-89 (22 trang)

Phan Văn Song phỏng dịch

Ngày 9 tháng 12 năm 1978, hai Quân khu Quảng Châu và Côn Minh nhận được chỉ thị phải sửa soạn quân đội dọc theo biên giới Việt Nam truớc ngày 10 tháng 1, chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh “hạn chế về thời gian và không gian” với một “lực lượng áp đảo”. Ở thời điểm ấy, rất có nhiều binh sĩ Trung Cộng đã suy đoán rằng Trung Cộng sẽ tấn công Việt Nam, tuy nhiên họ không khẳng định được là họ sẽ đánh thắng hay không?

Thật vậy, Quân đội Nhơn Dân Giải Phóng của Trung Cộng (PLA – People Liberation Army), lúc bấy giờ, (và cả ngày nay – lời bàn của dịch giả PVS) chưa từng đánh một cuộc chiến tranh lớn nào trong gần ba mươi năm. Do đó, không có một sĩ quan nào từ cấp tiểu đoàn trở xuống có kinh nghiệm chiến đấu. Hơn nữa, cuộc Cách mạng Văn hóa vừa qua đã làm cho tinh thần và tiếng tăm của PLA xuống mức thấp nhứt từ truớc tới giờ. Các nhà lãnh đạo Trung Cộng, kể cả chính Đặng Tiểu Bình, đều không biết gì về khả năng chiến đấu của PLA. Trong cái không khí mơ hồ và đầy ảo tưởng đó, hai Quân khu, Quảng Châu và Côn Minh bắt tay vào việc vạch kế hoạch chi tiết và chuẩn bị cho cuộc xâm lăng vào Việt Nam.

– Trung Cộng chưa từng lập kế hoạch đánh Việt Nam, và quân đội Trung Cộng chưa bao giờ chuẩn bị cho một cuộc hành quân to lớn như vậy! Lúc bấy giờ, lực luợng võ trang của Trung Cộng (dưới thời Đặng Tiểu Bình) quân số còn thiếu, trang bị còn kém và huấn luyện còn rất tồi. Và khó khăn nghiêm trọng nhứt là sự thiếu tinh thần chiến đấu. Rất nhiều binh sĩ Tàu tự hỏi tại sao họ lại đi tấn công một nước có vẻ giống như Tàu – và thường được gọi là – nuớc “đàn em”.

PLA phát triển trên một quan niệm riêng về chiến tranh và một kiểu cách độc đáo về thể chế. Phần lớn khái niệm sanh hoạt quân sự của PLA đều dựa vào học thuyết, chiến lược và cũng là một sự kế tục, của việc tuân thủ các nguyên tắc của chủ nghĩa Mao, kể cả khi đánh nhau với một kẻ thù «yếu» như Việt Nam. Tư tưởng quân sự của Mao dẫn dắt “hệ thống công tác chánh trị” của PLA; việc huy động toàn thể xã hội toàn dân để phục vụ tất cả các hành động quân sự đóng một vai trò quan trọng trong mọi chỉ đạo, lập kế hoạch và chuẩn bị cho cuộc chiến nầy. Các đặc điểm về thuật dùng binh của PLA trong các chiến dịch quân sự trong cuộc xâm lăng này cho ta thấy rõ tánh cách kế tục nầy. Và chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chống Việt Nam là cả một công cuộc có tầm vóc quốc gia, phục vụ cho các mục tiêu chiến lược của các lãnh đạo Trung Cộng thời bấy giờ.

Các di sản lý luận và thể chế của PLA*

Năm 1979, các sĩ quan cấp cao của PLA vẫn là các tướng của Mao, có kinh nghiệm chiến đấu trong chiến tranh chống Nhựt, nội chiến với Quốc Dân đảng, và chiến tranh Triều Tiên. Họ đã thuộc nằm

lòng quan điểm của Mao đối với mọi cuộc chiến. Khi lập kế hoạch và chuẩn bị xâm lược Việt Nam, họ đi theo đúng các nguyên tắc do Mao đã đề xuất hồi thập niên 1930 và 1940.

Lệnh của Quân Ủy Trung Ương có chứa một số những nguyên tắc của Mao, như yêu cầu hai Quân khu Quảng Châu và Côn Minh “tập trung lực lượng vượt trội”, dùng chiến thuật “bao vây và thọc suờn”, và đánh một “trận đánh hủy diệt” quyết định. Do đó, muốn tìm hiểu cách thức PLA áp dụng các di sản về lý luận và thể chế của Mao trong giai đoạn lập kế hoạch và chuẩn bị cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979, đòi hỏi chúng ta phải xem xét chính cái nguồn di sản này.

Di sản Mao Trạch Đông trong chiến lược và chiến thuật*:

Quan điểm quân sự của Mao tập trung vào cách làm thế nào để một lực lượng kém về vũ khí, trang bị lẫn huấn luyện lại có thể đánh bại một đối thủ vượt trội. Thực chất của « cách tiếp cận » của Mao là tạo ra một môi trường chánh trị để huy động cả nước và tập hợp sự ủng hộ trong toàn nhơn dân Tàu cho một cuộc chiến tranh kéo dài. Một nguyên tắc cốt lõi về lý luận mà Mao vận dụng trong quan điểm chiến tranh của họ Mao là “phòng thủ tích cực” (jiji fangyu/积极防御 – tích cực phòng ngự) thông qua việc “kiên quyết đánh” bằng cách sử dụng ba nguyên tắc hoạt động chủ động, linh hoạt, và có kế hoạch.

– Thứ nhứt, Mao tin rằng nắm lấy và giữ đuợc thế chủ động là cốt yếu đối với một lực lượng yếu hơn trong cuộc chiến bất cân xứng.

– Thứ hai, Mao khẳng định rằng sự linh hoạt là cốt yếu để đạt được sự chủ động hoạt động.

– Thứ ba, Mao cho rằng việc lập kế hoạch rõ ràng và trù liệu được những thay đổi cần thiết sau này trong cuộc chiến sẽ giúp vượt qua những nhầm lẫn, những chỗ tối tăm, và không chắc chắn cụ thể của cuộc chiến.

Mao tin rằng việc áp dụng những nguyên tắc này đòi hỏi phải có các chỉ huy biết “sử dụng mọi phương pháp có được trong tiến hành trinh sát” và “lọc lựa thông tin” bằng cách “loại cái râu ria, chọn cái cốt yếu; bỏ cái giả, giữ cái thật” và sau đó “xử dụng từ cái này đến cái khác và từ ngoài vào trong.” Bằng cách xem xét cẩn thận các mối tương quan giữa các điều kiện của quân đội của chính mình và của quân đội đối phương, một người chỉ huy khôn ngoan có thể “đạt tới kết luận, quyết định, và đề ra kế hoạch của mình.”

Vào cuối những năm 1940, khi lực lượng cộng sản Tàu đang phát triển về quy mô và sức mạnh sau hơn mười năm chiến đấu chống lại thù trong giặc ngoài, Mao xác định lại chiến lược quân sự và lý luận hoạt động của Trung Cộng, rút ra bốn nguyên tắc bổ sung:

– 1) Tiêu diệt sức mạnh thực tế của đối phương (yousheng liliang/有生力量: hữu sinh lực lượng) chứ không phải là chiếm giữ một thành phố hoặc một nơi;

– 2) Tập trung lực lượng vượt trội (jizhong youshi bingli/集中优势兵力: tập trung ưu thế binh lực) với các cuộc tấn công trực diện và bọc suờn đồng thời tránh bị sa lầy vào một cuộc chiến tiêu hao;

– 3) Tạo ra các chuẩn bị để bảo đảm chiến thắng trong bất kỳ tình huống nào;

– 4) chiến đấu anh dũng trong các trận đánh liên tục mà không sợ hy sanh hay mệt mỏi.

Và PLA đã sử dụng những nguyên tắc quân sự này để giành được chiến thắng năm 1949 khi chống lại chế độ Quốc Dân Đảng, và các nguyên tắc nầy, từ đó đã trở thành đặc điểm lâu bền về quan niệm chiến thuật và hoạt động của PLA (People liberation Army – Quân đội Giải phóng Nhơn dân) !

Đảng chỉ đạo:  Súng phải đặt dưới sự kiểm soát của Đảng *:

Kể từ ngày Hồng quân Tàu thành lập vào cuối những năm 1920, Mao đã đặt nặng tầm quan trọng quyền kiểm soát tuyệt đối của Đảng Cộng Sản (Tàu) đối với quân đội rồi! Mao lúc nào cũng cổ vũ việc « lồng tổ chức đảng vào trong quân đội ở tất cả các cấp » để bảo đảm quân đội phải theo đúng đường lối của Đảng. Mao, đặc biệt, nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò của đảng ở cấp đại đội. Bởi vì quân đội của hắn ta lúc bấy giờ, rất yếu và đang gánh chịu vô vàn khó khăn, do đó Mao tin rằng chỉ có một quân đội chánh trị hoá mới có thể giữ vững đức tin và tinh thần đoàn kết. Vì vậy, Đảng Cộng Sản phải đóng một vai trò tích cực và quyết định trong việc đưa ra các quy tắc, các quy định và cả các quyết định cho quân đội. Binh sĩ, quân nhơn các cấp, phải hành động theo lệnh của Đảng thay vì lệnh của nguời Chỉ huy quân sự. Cách suy nghĩ này đã dẫn đến việc tạo ra một thể chế đặc biệt trong lực lượng võ trang Cộng Sản. Tóm lại, đây là một trong những nguyên tắc quân sự quan trọng của Mao: Súng phải đặt dưới sự kiểm soát của Đảng; Súng không do của quân đội nắm.

Các thành phần quan trọng nhất của hệ thống công tác chánh trị trong Quân đội Tàu, PLA là hệ thống đảng uỷ và hệ thống chính uỷ. Các đảng ủy được chỉ định làm nhiệm vụ lãnh đạo, hướng dẫn và đoàn kết trong các quân nhơn, truyền đạt chỉ thị và mệnh lệnh tới các tổ chức đảng cấp dưới và bảo đảm các

binh sĩ quân nhơn tuân thủ, thi hành nghiêm chỉnh. Dưới sự lãnh đạo của các đảng uỷ, một cơ quan quyết định tập thể được thành lập trong đó các chỉ huy quân sự và các chính ủy cùng chia sẻ trách nhiệm mọi công tác của đơn vị mình. Đảng uỷ thảo luận và đưa ra tất cả các quyết định quan trọng, trừ vài trường hợp chiến thuật hay khẩn cấp.

Dưới sự lãnh đạo tập thể của đảng ủy, một hệ thống chỉ huy kép cho các chỉ huy quân sự và chính ủy cấp bậc ngang nhau. Chỉ huy quân sự chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề quân sự, trong khi chính ủy thường là bí thư đảng ủy, phụ trách việc đề bạt, an ninh, tuyên truyền, dịch vụ công cộng, và làm công tác tư tưởng. Các nguyên tắc cơ bản của công tác chánh trị (sự thống nhứt giữa sĩ quan và binh sĩ, sự thống nhứt giữa quân đội và nhơn dân, và (do đó) phân hoá lực lượng địch,  lập thành cơ sở chánh trị cho việc đoàn kết giữa các quân nhơn, nhờ đó đánh bại được kẻ thù. Từ kinh nghiệm có được từ thập niên 1920 đó, lãnh đạo Đảng Cộng Sản Tàu và quân đội Trung Cộng tin rằng hệ thống chánh trị của Đảng Cộng Sản (Tàu) đóng một vai trò tích cực trong sự trung thành của quân đội với Đảng và  trang bị hữu hiệu cho các binh sĩ, nâng cao hiệu quả chiến đấu.

Các Lực Lượng:

Các lực lượng do Đảng Cộng Sản Tàu lãnh đạo gồm ba thành phần cơ: lực lượng chánh quy, lực lượng địa phương, và dân quân tự vệ.

– Lực lượng chánh quy không bị giới hạn về địa bàn hoạt động, trong khi lực lượng địa phương và dân quân bị giới hạn trong địa phương mình.

Do đó, từ năm này qua năm khác, các lực lượng địa phương và dân quân lập thành một hệ thống chằng chịt, quan trọng, đi sâu vào xã hội, ảnh hưởng sâu rộng vào quần chúng trong địa bàn mình và nhờ đó, nắm vững những chi tiết về điều kiện địa phương và những phương thức hoạt động. Vào cuối năm 1948, nhờ sự phát triển các lực lượng quân đội cộng sản vượt bực, đặc biệt trong những năm cuối cùng của cuộc nội chiến, Quân Ủy Trung Ương bèn tổ chức lại quân đội Cộng Sản Tàu, chia thành thành bốn quân đoàn (field army):

Lúc mà nước Cộng Hòa Nhơn Dân Trung Hoa (Trung Cộng) vừa thành lập,

– Quân đoàn 1 dưới quyền của nguyên soái Bành Đức Hoài và nguyên soái Hạ Long, đã thiết lập một sự có mặt đáng kể ở vùng Bắc và Tây Bắc Trung Hoa.

– Quân đoàn 2, dưới quyền của nguyên soái Lưu Bá Thừa và Đặng Tiểu Bình, thống trị vùng Trung tâm và Tây Nam xứ Tàu.

– Quân đoàn 3, do nguyên soái Trần Nghị và đại tướng Túc Dụ chỉ huy, chiếm đóng vùng Đông.

– Cuối cùng, quân đoàn 4, dưới quyền của Lâm Bưu, phụ trách vùng Đông Bắc đến miền Nam.

Quân đoàn từ đó đã trở thành một đơn vị tổ chức với cả một cá tánh xác định. Các quân nhơn và binh sĩ sống, sanh hoạt, với một sự trực thuộc vào một đặc điểm, một cá tánh của một địa phương, của các cá nhơn các vị chỉ huy, và cùng với thời gian thâm niên công vụ, chung sống cộng đồng, «tam cùng sanh hoạt», của các quân nhơn binh sĩ các cấp trong một đơn vị cụ thể, đã đặt một nền móng cho mối quan hệ ‘anh cả-đàn em’ sống chết có nhau, đồng kham đồng khổ –  rất quý giá giữa các chỉ huy  và thuộc hạ binh sĩ tạo sự tin cậy trung thành, nhưng cũng rất là nguy hiểm vì lại nuôi dưỡng và phát triển « đầu óc phe phái »  rất có hại trong một chánh sách lãnh đạo. Những di sản và đặc điểm của thể chế nầy đã ăn sâu trong PLA trong những năm ấy (1979) và ảnh hưởng mạnh mẽ tới quyết định của Trung Cộng phải «chiến tranh chống Việt Nam».

Vạch kế hoạch xâm lược*

Nhà báo chánh trị gia Gia Nả Đại sanh năm 1953 Gerald Segal, Chủ nhiệm Viện Nghiên Cứu quốc tế Khoa học Chiến lược tại London-Anh Quốc – Director of Studies at the International Institute for Strategic Studies in London – cho rằng động cơ chính của Trung Cộng trong việc tấn công Việt Nam là kềm chế tham vọng và sự bành trướng của Việt Nam ở Đông Nam Á, ngăn chặn mối đe dọa Việt Nam đối với an ninh quốc gia (Trung Cộng).

Tuy nhiên, vì tính toán về chánh trị quá tồi, qua việc cố tạo ra một lẽ phải để trừng phạt Việt Nam, các nhà lãnh đạo của Trung Cộng đã vô tình đặt mình trong một vị thế thực sự mà nói, không thể thắng được—  Cái quyết định của Trung Cộng là nêu công khai  “dạy cho Việt Nam một bài học” đã tạo cho dư luận thế giới, một ấn tượng rằng, mục đích chính của cuộc chiến chỉ đơn giản là một “hành động trả thù”. Vì, ngay từ đầu, Bắc Kinh đã hạn chế nghiêm ngặt các mục tiêu, thời gian và phạm vi, và khi thực hiện, tiến hành chiến tranh, không vượt hơn một cuộc xung đột biên giới giữa hai nước.

Dù việc thực hiện có đúng với sự thực hay không, cuộc chiến cũng đã tiết lộ rằng rất nhiều suy nghĩ đã dành cho việc thảo ra kế hoạch nầy, cũng đã cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Cộng quyết định ăn thua đủ với Việt Nam, bất chấp cái giá phải trả. Cũng cần nói rõ thêm, kế hoạch này phản ánh rõ ràng tác dụng điều hòa của Đảng Cộng Sản Tàu Công đối với nỗi căm giận sôi sục của Quân đội Nhơn Dân Tàu. Các sĩ quan PLA muốn sử dụng vũ lực để đánh mạnh vào Việt Nam, mà theo họ, không khác gì hơn là một cựu đồng minh phản bội phải bị trừng phạt. Thay vì đưa cho quân đội một khuôn khổ không gò bó để thực hiện sự trừng phạt mong muốn đó, Đảng Cộng Sản Tàu Cộng lại giới hạn hoạt động của quân đội cả về thời gian lẫn không gian.

Thoạt đầu, Quân Ủy Trung Ương yêu cầu Quân khu Quảng Châu cho hai đại đoàn [army] 41 và 42 và sư đoàn (division) 129 thuộc đại đoàn 43, tấn công thực sự Việt Nam ở khu vực Cao Bằng, trong khi hai đại đoàn khác 43 và 55, cùng tham gia trong các cuộc tấn công nghi binh  vào Đồng Đăng và Lộc Bình trước cuộc tấn công toàn diện cuối cùng vào Lạng Sơn. Quân khu Côn Minh được lệnh phải sử dụng hai đại đoàn 13 và 14 để tiêu diệt một sư đoàn Việt Nam tại Lào Cai cũng như các đơn vị địa phương khác gần biên giới Vân Nam. Quân Ủy Trung Ương cho phép cho các chỉ huy khu vực quyền tự chủ hoạt động nhưng vẫn giữ quyền quyết định về thời gian và không gian của cuộc chiến dưới sự chỉ huy của lãnh đạo trung ương Đảng ở Bắc Kinh. Đặng Tiểu Bình kiên quyết, nhưng vẫn né tránh ngại rằng tình trạng cuộc xâm lăng Việt Nam biến thành một vũng lầy cho Trung Cộng.

Theo tướng Chu Đức Lễ (Zhou Deli/周德礼) thì tướng Hứa Thế Hữu (Xu Shiyou/许世友), tư lệnh Quân khu Quảng Châu, đã nhận nhiệm vụ lập kế hoạch ngày 9 tháng 12 năm 1978 và sau đó bắt đầu xem xét chiến lược quân sự chống Việt Nam. Tướng Hứa nghĩ ngay đến một cuộc tấn công bất ngờ áp đảo vào quân đội Việt Nam, nắm thế chủ động và ngăn không cho Việt Nam khôi phục sức mạnh. Dựa trên kinh nghiệm chiến đấu của mình, Hứa Thế Hữu đề nghị kế hoạch đặt tên là niudao shaji (牛刀杀鸡 [ngưu đao sát kê]: (dùng dao mổ trâu giết gà), mô tả một bạo lực khổng lồ. Là một học trò của Mao về quan điểm chiến thuật, Hứa tin rằng chiến thuật này là áp dụng thích đáng học thuyết và quan điểm quân sự của Mao để tiến hành cuộc chiến tranh hủy diệt Việt Nam. Có ba thành phần:

– 1) tập trung đánh vào các bộ phận phòng thủ trọng yếu của địch nhưng không vào điểm mạnh của địch,

–  2) sử dụng lực lượng và hỏa lực áp đảo để đè bẹp sự phòng vệ của địch vào thời điểm mở trận và

–  3) đánh nhanh và sâu vào tim của địch. Bằng cách này, Tướng Hứa dự kiến rằng PLA sẽ cắt hàng phòng thủ của đối phương ra manh mún và sau đó tiêu diệt các lực lượng đã nhắm trước từng mảng một.

Tuần tới Bài 2 Chuẩn bị

Hồi Nhơn Sơn, đầu tháng chín, 4 tháng nữa trước 2020

Ghi chú:

* Những đầu đề do người dịch để làm sáng bài viết.

Xin phép tạm dịch Field Army là Quân đoàn, Tàu gọi là «phương diện quân» và Army là Đại đoàn, Tàu gọi là «tập đoàn quân»  … các đơn vị tiếp theo là sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội…

 

 

Trận Chiến của Đặng Tiểu Bình, hay Cuộc Chiến Tranh Tàu Việt 1979-1991  –  Zhang Xiaoming – Phan Văn Song phỏng dịch

Deng Xiaoping’s Long War: The Military Conflict between China and Vietnam, 1979-1991 (The University of North Carolina Press, 2015), Chapter 3, pp. 67-89 (22 trang)

Tóm lược kỳ 1:

Ngay từ ngày 9 tháng 12 năm 1978, hai Quân khu Quảng Châu và Côn Minh đã nhận được chỉ thị phải chuyển quân đội đóng dọc theo biên giới Việt Nam truớc ngày 10 tháng Giêng năm 1979 để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh “hạn chế về thời gian và không gian” với một “lực lượng áp đảo» rồi! Thế nhưng, Quân đội Nhơn Dân Giải Phóng của Trung Cộng (PLA – People Liberation Army), lúc bấy giờ, (và cả ngày nay – lời bàn của dịch giả PVS) chưa từng đánh một cuộc chiến tranh lớn nào trong gần ba mươi năm. Do đó, không có một sĩ quan nào từ cấp tiểu đoàn trở xuống có kinh nghiệm chiến đấu. Và cả các nhà lãnh đạo Trung Cộng, kể cả chính Đặng Tiểu Bình, đều không biết gì về khả năng chiến đấu của PLA.

PLA phát triển trên một quan niệm riêng về chiến tranh và một kiểu cách độc đáo về thể chế. Phần lớn khái niệm sanh hoạt quân sự của PLA đều dựa vào học thuyết, chiến lược và cũng là một sự kế tục, của việc tuân thủ các nguyên tắc của chủ nghĩa Mao. Đúng vậy, tư tưởng quân sự của Mao dẫn dắt “hệ thống công tác chánh trị” của PLA: đó việc huy động toàn thể xã hội, toàndân (Tàu) để phục vụ tất cả các hành động quân sự. Từ ngày Hồng quân Tàu thành lập vào cuối những năm 1920, Mao đã đặt nặng tầm quan trọng quyền kiểm soát tuyệt đối của Đảng Cộng Sản (Tàu) đối với quân đội rồi! Tóm lại, đây là một trong những nguyên tắc quân sự quan trọng của Mao: Súng phải đặt dưới sự kiểm soát của Đảng; Súng không do của quân đội nắm. Dưới sự lãnh đạo tập thể của đảng ủy, một hệ thống chỉ huy kép cho các chỉ huy quân sự và chính ủy cấp bậc ngang nhau.

Nhà báo chánh trị gia Gia Nả Đại sanh năm 1953 Gerald Segal, Chủ nhiệm Viện Nghiên Cứu quốc tế Khoa học Chiến lược tại London-Anh Quốc – Director of Studies at the International Institute for Strategic Studies in Londoncho rằng động cơ chính của Trung Cộng trong việc tấn công Việt Nam là kềm chế tham vọng và sự bành trướng của Việt Nam ở Đông Nam Á, ngăn chặn mối đe dọa Việt Nam đối với an ninh quốc gia Trung Cộng.

Tướng Hứa Thế Hữu (Xu Shiyou/许世友), tư lệnh Quân khu Quảng Châu, đã nhận nhiệm vụ lập kế hoạch ngày 9 tháng 12 năm 1978 và sau đó bắt đầu xem xét chiến lược quân sự chống Việt Nam. Dựa trên kinh nghiệm chiến đấu của mình, Hứa Thế Hữu đề nghị kế hoạch đặt tên là niudao shaji (牛刀杀鸡 [ngưu đao sát kê]: (dùng dao mổ trâu giết gà), để mô tả sự dùng một bạo lực khổng lồ. Là một học trò của Mao về quan điểm chiến thuật, Hứa tin rằng chiến thuật này, là sự áp dụng thích đáng học thuyết và quan điểm quân sự của Mao để tiến hành cuộc chiến tranh hủy diệt Việt Nam:

 Bài 2: Chuẩn bị

– Ngày 11 tháng 12 năm 1979, tướng Hứa Thế Hữu (Xu Shiyou/许世友) triệu tập cuộc họp chiến tranh đầu tiên. Những người tham gia bao gồm các phó tư lệnh, các phó chánh ủy tư lệnh, tham mưu trưởng (tướng Chu Đức Lễ (Zhou Deli/周德礼), giám đốc chánh trị, giám đốc hậu cần, và các chỉ huy và các chánh ủy của đại đoàn 41, 42 và 55 thuộc Quân khu Quảng Châu. Tại cuộc họp, các đại đoàn 41 và 42 được chỉ định thi hành một cuộc tấn công theo hai hướng vào Cao Bằng, trong khi đại đoàn 55 sẽ phát động các cuộc tấn công vào Lạng Sơn. Quân khu Quảng Châu không có đủ quân, Quân Ủy Trung Ương chuyển đại đoàn 43 từ Quân khu Vũ Hán về làm dự bị của tướng Hữu.

Sau khi tướng Chu Đức Lễ (Zhou Deli/周德礼)  công bố nhiệm vụ, các tham dự viên nêu ra nhiều câu hỏi. Lý do? Vì binh sĩ của họ chưa từng tham gia vào cuộc hành quân lớn như vậy. Vấn đề chánh là làm sao để chuyển binh — đặc biệt là hai đại đoàn và hai sư đoàn pháo binh ở khu vực Quảng Đông— từ doanh trại tới biên giới ở Quảng Tây vào cuối tháng 12. Rất ít người có đủ kiến thức và kinh nghiệm để tổ chức một cuộc chuyển quân có quy mô lớn như thế, đặc biệt là trong điều kiện phương tiện giao thông vận tải hạn chế (lúc bấy giờ – PVS). Một vấn đề khó khăn nữa, là tất cả các đơn vị tham gia vào cuộc chiến đều thiếu quân số và thiếu trang bị. Những người tham dự tại cuộc họp đồng ý rằng sẽ không để lại quá 5 % quân số ở phía sau và yêu cầu tất cả binh sĩ chuẩn bị để chiến đấu với những trang bị đang có trong tay. Cuối cuộc họp, tướng Hứa Thế Hữu kêu gọi các sĩ quan cao cấp làm gương bằng cách thay đổi thói quen làm việc từ chế độ thời bình sang thời chiến — phải hành động nhanh chóng và đúng giờ và làm việc cật lực. Ông nói rõ rằng ông sẽ trừng phạt những ai không hoàn thành công việc của mình. Sau đó, tướng Hữu yêu cầu tất cả sĩ quan lãnh đạo đi gặp binh sĩ và giúp họ chuẩn bị cho cuộc hành quân.

Tướng Hứa Thế Hữu (Xu Shiyou/许世友) đã từng là tư lệnh Quân khu Nam Kinh (quân đoàn 3) 18 năm trước khi nắm quyền chỉ huy Quân khu Quảng Châu vào năm 1973, khi Mao Trạch Đông càng ngày càng trở nên lo lắng về sự trung thành của các chỉ huy quân sự. Tướng Hữu được bàn giao lại hầu hết các cấp phó và binh sĩ thuộc quân đoàn 4. Do đó, rất nhiều người không thấy thoải mái với cách chỉ huy của tướng Hữu. Sau cuộc họp, tham mưu trưởng tướng Chu Đức Lễ cảm thấy cần phải tổ chức lại, họp những người đứng đầu các bộ phận để thảo luận chi tiết về việc chuyển quân tới khu vực biên giới. Vì lý do an ninh, tướng Hữu yêu cầu tham mưu trưởng thảo luận phân công, chọn mục tiêu, giao nhiệm vụ với từng bộ phận một, riêng biệt.

– Đặng Tiểu Bình dường như, cũng không tin cậy ban lãnh đạo Quân khu Quảng Châu, vì lúc đó đang còn việc thanh lọc những người ủng hộ bè lũ bốn tên. Hầu hết các cán bộ cao cấp đều là thuộc cấp của nguyên soái Lâm Bưu, vốn bị cáo buộc đảo chánh Mao bất thành, và sau đó chết trong một tai nạn máy bay tháng 9 năm 1971 ở sa mạc Mông Cổ. Và Lâm Bưu sau đó, bị kết án phản quốc và bị gán là kẻ chủ mưu một loạt các cuộc thanh trừng chánh trị đối với nhiều lãnh đạo Đảng và Quân Đội — trong đó có Đặng — trong cuộc Cách mạng Văn hóa.

– Đầu tháng 12, một trong những thuộc hạ lâu năm của Đặng Tiểu Bình thuộc quân đoàn 2, Lưu Xương Nghĩa (Liu Changyi/刘昌义), được bổ nhiệm làm phó cho tướng Hữu, mặc dù tướng Hữu đã có 5 phó tư lệnh rồi. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm này không làm cho Hữu cảm thấy khó chịu, vì đã từng quen biết Nghĩa.

– Ngày 21 tháng 12, Quân khu Quảng Châu thành lập bộ chỉ huy tiền phương trong một hầm kho của một căn cứ không quân gần Nam Ninh, thủ phủ của khu tự trị Quảng Tây, vì các cuộc tấn công sẽ được phát từ Quảng Tây. Bộ chỉ huy gồm bảy nhóm: tổng hành dinh (Nhóm 1), ban chánh trị (nhóm 2), ban hậu cần (Nhóm 3), pháo binh (nhóm 4), công binh (nhóm 5), không quân (Nhóm 6), và hải quân (Nhóm 7). Sĩ quan được chia thành ba nhóm, phục vụ ba hướng tấn công.

– Ngày 5 tháng 1 năm 1979, bộ chỉ huy tiền phương Quảng Châu họp chiến tranh lần thứ hai ở Nam Ninh. Ngoài những người đã tham dự lần đầu, có thêm đại diện không quân và hải quân cùng các lãnh đạo Đảng địa phương. Sau khi xem xét, các đại diện đề nghị một số thay đổi, chia chiến dịch thành hai giai đoạn: giai đoạn một, hai đại đoàn sẽ tấn công vào Cao Bằng, và giai đoạn hai, một đại đoàn sẽ chiếm lấy Lạng Sơn. Kế hoạch cũng đòi hỏi phải tung hai sư đoàn vào hậu phương của Việt Nam, để bao vây Cao Bằng từ phía tây và phía nam. Tổng tham mưu PLA chấp nhận kế hoạch, và ra lệnh cho các đơn vị được giao nhiệm vụ xâm nhập, trang bị tối đa, ưu tiên đạn dược, giảm bớt dự phòng khác – không quá ba ngày lương thực.

– Ngày 5 tháng 2, những người tham dự cuộc họp thứ ba đề nghị rằng phải cùng một lúc, mở các cuộc tấn công vào Đồng Đăng, cửa ngõ đi Lạng Sơn, khi trận đánh chiếm Cao Bằng bắt đầu. Tướng Hữu chấp thuận. Thế nhưng, PLA, kiến thức rất hạn chế, vừa về quân đội, (lúc bấy giờ  – PVS), vừa về điều kiện thiên nhiên, vừa về điều kiện xã hội Việt Nam, nên tướng Chu Đức Lễ, về sau trong hồi ký, đã phải nhìn nhận rằng kế hoạch đã có kẽ hở ngay từ đầu.

Nhờ có hồi ký cá nhơn ấy của tướng Chu Đức Lễ, chúng ta mới biết rằng có một sự thay đổi về lãnh đạo xảy ra trên mặt trận Vân Nam, và kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ đã bị hủy bỏ.

– Ngày 7 tháng 1 năm 1979, Dương Đắc Chí (Yang Dezhi/杨得志) thay thế Vương Tất Thành (Wang Bicheng/王必成), vốn cũng từ quân đoàn 3 nhưngcvì không hạp với vị chỉ huy tại Quảng Tây. Tuy nhiên, bốn ngày sau khi quân đội Trung Quốc từ Vân Nam xâm nhập Việt Nam, Chí được đưa nhanh đến bệnh viện ở Bắc Kinh với bệnh chảy máu dạ dày nghiêm trọng. Như vậy, chiến dịch được Vương Tất Thành vạch kế hoạch, lại do hai cấp phó của Chí thực hiện.

– Từ ngày 8 tới ngày 10 tháng 1, Quân khu Côn Minh đã tổ chức các cuộc họp lập kế hoạch cho cuộc xâm lăng Việt Nam. Các đại đoàn 13 và 14 sẽ tấn công một sư đoàn chính quy Việt Nam tại khu vực Lào Cai và Cam Đường và sau đó tìm cách tấn công một sư đoàn Việt Nam ở khu vực Sa Pa. Đại đoàn 11 sẽ hoạt động độc lập ở khu vực Phong Thổ. Một bộ chỉ huy tiền phương đã được thiết lập tại Khai Nguyên (Kaiyuan), một thị trấn nằm giữa Côn Minh và thị trấn biên giới Hà Khẩu, kiểm soát và chỉ huy các hành động của ba đại đoàn, cùng với các đơn vị pháo binh, xe tăng, công binh, và các đơn vị độc lập (150 000 quân). Một bộ chỉ huy phía tây cũng được lập ra để chỉ huy 2 đại đoàn 50 và 54 trách nhiệm thọc sườn Tây Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi nắm rõ rằng các lực lượng Việt Nam đều hầu hết kẹt ở Campuchia vào giữa tháng 1, các lãnh đạo Đảng Cộng Sản Tàu hủy kế hoạch này và tái bố trí hai đại đoàn này (ngoại trừ một sư đoàn thuộc đại đoàn 50) tới mặt trận Quảng Tây làm quân trừ bị. Không có nguồn tài liệu nào nói về sự phối hợp giữa hai Quân khu cả: hầu như họ đã tiến hành các cuộc tấn công một cách độc lập.

Khai thác & áp dụng :

Giữa tháng 12 năm 1978, các đại đoàn của Quân khu Quảng Châu và Côn Minh bắt đầu di chuyển đến các vị trí dọc theo biên giới với Việt Nam. Quân lính chuyển tới bằng đường bộ, trong khi thiết bị nặng và nguồn tiếp tế đến bằng đường sắt. Các đơn vị công binh xây ba cầu phao trên hai con sông chánh ở Quảng Đông: Hơn 168 100 quân cùng với 7 087 tấn nguyên liệu được vận chuyển từ Quảng Đông đến mặt trận. Bốn đại đoàn từ các Quân khu khác đi xe lửa đến ở Quảng Tây và Vân Nam. Đại đoàn 13 – với 35 000 quân, 873 khẩu pháo, 1 950 xe, và thiết bị – đi trên 1.000 km đến từ Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên, bằng 90 chuyến xe lửa.

Mặc dù PLA di chuyển vào đêm, tuy nhiên vì mực độ giao thông đường sắt và đường bộ với những vận tãi nặng đã phá vỡ lịch trình xe lửa bình thường nên gợi sự tò mò của nhiều người qua đường và khách du lịch, mặc dù tất cả các xe đều sử dụng biển số tỉnh Quảng Tây để che giấu nguồn gốc, và quân lính tắt các sóng vô tuyến trong thời gian chuyển quân. Và dĩ nhiên các hậu cứ cũng phải đổi cách phát sóng, để đánh lừa tình báo Việt Nam.

– Cuối tháng 12, tất cả các đại đoàn của Quân khu Quảng Châu, trong đó có đại đoàn 43 từ Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, thuộc quân khu Vũ Hán, đã vào vị trí, gần biên giới. Tướng Chu Đức Lễ sau này nhớ lại, rằng các hoạt động chuyển quân đã được hoàn thành đúng lịch trình.

Theo tướng Lễ, lực lượng không quân và hải quân cũng đã ra quân cùng một lúc. Mười ba trung đoàn không quân cộng thêm 6 nhóm bay, cùng với các đơn vị tiếp vận, đơn vị pháo phòng không (AAA) và tên lửa đất-đối-không (SAM), đã được đưa đến các sân bay ở Quảng Tây, gần biên giới. Tuy nhiên hệ thống chỉ huy và kiểm soát không quân ở hai tỉnh này chưa được hoàn chỉnh lắm, chưa đạt đúng yêu cầu. Mặc dù phải thống nhứt chỉ huy để có hiệu quả cho mọi chiến lược, hai bộ chỉ huy không quân tiền phương trái lại, được lập ra theo hệ thống quân khu hiện hành: tư lệnh không quân Quân khu Vương Hải (Wang Hai/王海) được giao phụ trách ở Quảng Tây, và Hầu Thư Quân (Hou Shujun/侯书军), giám đốc bộ chỉ huy không quân Quân khu Côn Minh, chỉ huy ở Vân Nam.

Và để tránh xung đột, lãnh đạo Đảng lại giới hạn việc sử dụng không lực trong lãnh thổ Trung Hoa, ra lệnh cho các đơn vị không quân sẵn sàng yểm trợ cho các hoạt động trên bộ của PLA “nếu cần.” Và dĩ nhiên, ban lãnh đạo Đảng cũng không định nghĩa rõ ràng “cần thiết” là gì? Thay vào đó, Đảng lại bắt buộc rằng mọi hoạt động nào trong không phận của Trung Hoa phải được Quân Ủy Trung Ương cho phép.

– Do đó, dựa trên nguyên tắc này, Không quân PLA (PLAAF) đề ra một chiến lược yêu cầu các đơn vị của mình sẵn sàng cung ứng cả phòng không lẫn yểm trợ mặt đất bất cứ lúc nào và thực hiện càng nhiều phi vụ càng tốt trên vùng trời biên giới để ngăn chặn lực lượng không quân Việt có hành động chống lại Trung Cộng.

– Hải quân Trung Quốc (PLAN) đã tổ chức một tổ công tác, ám hiệu là đội hình 217, gồm hai tàu khu trục phóng hỏa tiển, một nhóm tàu phóng hỏa tiển, một nhóm tàu phóng ngư lôi, và một nhóm tàu săn đuổi, đến quần đảo Hoàng Sa và các cảng ở Quảng Tây để chuẩn bị tấn công Hải quân Việt Nam trong Vịnh Bắc Việt. Các đơn vị không quân của hải quân trên đảo Hải Nam đã được chỉ định canh chừng các hoạt động của hải quân Liên Xô ở Biển Đông. Trong trường hợp phải chiến đấu chống lại các tàu tuần dương của Liên Xô, PLAN đã thông qua một chiến lược phòng thủ sử dụng các đảo và bờ biển để che dấu tàu mang hỏa tiển, cho phép chúng phóng hỏa tiển qua các cuộc tấn công bất ngờ, từ vị trí ẩn nấp.

Do, vì không có đụng độ trên biển, thực sự xảy ra trong suốt cuộc xâm lăng Việt Nam; nên rất khó để xác định xem chiến lược chống tàu Liên Xô này có kết quả hay không. Tuy nhiên, theo các báo cáo, sau khi hành động của Tổng cục Chánh trị Hạm đội Nam Hải, rằng kỹ năng trên biển là không chuyên nghiệp vào thời điểm đó và chỉ có 20% quả đạn do các đội súng bắn ra là trúng mục tiêu khi huấn luyện thôi! Một nhận định khác cũng thấy rõ khả năng phối hợp của các tàu trong các đội tàu rất tệ hại. Theo một tờ trình, trong một cuộc tập trận, đã có một tín hiệu viên phát tín hiệu sai lầm làm toàn thể đội hình bị rối loạn.

– Ban lãnh đạo Quân khu rất nghi ngờ về cách bảo vệ sự bí mật hành quân, đặc biệt là vấn đề rò rỉ thông tin về những việc chuyển quân về phía khu vực biên giới Quảng Tây. Tướng Hữu cảm thấy khó chịu, sau khi biết rằng việc ông có mặt ở thủ phủ tỉnh Quảng Tây, vốn phải giữ bí mật, lại bị các nhà báo nước ngoài loan tin. Ông còn thấy, càng đáng báo động hơn nữa, khi biết rằng các tuyến đường hỏa xa giữa Trung Cộng và Việt Nam vẫn hoạt động rất bình thường, và giao thương xuyên biên giới vẫn tiếp tục. Trong cả hai trường hợp này, tình báo Việt Nam có thể thu được thông tin về việc chuyển quân của Trung Cộng. Tướng Hữu yêu cầu nhà cầm quyền tỉnh Quảng Tây lập tức dừng ngay tất cả các hoạt động thương mại xuyên biên giới và đóng cửa biên giới. Ông cũng yêu cầu Bắc Kinh ngưng hẳn hoạt động thông thương tuyến đường hỏa xa giữa hai nước và trục xuất các nhơn viên sở Hỏa Xa Việt Nam khỏi các thị trấn biên giới. Bắc Kinh chấp thuận.

– Vào ngày 26 tháng 12 biên giới Quảng Tây-Việt Nam đã đóng cửa khi quân lính bắt đầu đến đóng quân gần đấy. Dù loạt sáng kiến này đã giải quyết một phần vấn đề, nhưng những hành động đó tự nó, cũng đã làm cho nhà cầm quyền Việt Nam cảnh giác.

Tuần tới: Kỳ 3 Đánh Nhau

Đôi lời tâm sự:

Bài Viết của Zhang Xiaoming, có vẻ lắm tiểu tiết vô ích. Nhưng mong bà con kiên nhẫn đọc kỹ. Để thấy rõ, qua những phân tích, rất tiểu tiết, từ những uẩn khúc chánh trị, những vụng về tổ chức, điều hành, đến bố trí người, vật, và cho thấy đến cả ngày hôm nay, Quân đội Nhơn Dân Giải Phóng Tàu (PLA) vẫn chưa có kinh nghiệm chiến đấu và hành quân quy mô.

Dù muốn dù không Quân Đội Nhơn Dân Việt Nam cũng có ít nhiều gì kinh nghiệm đụng trận, chết chóc, đặc biệt qua cuộc chiến ở Cam bốt Chia, và với cuộc xâm lăng của Tàu Cộng năm 1979… Ta chớ quên rằng năm 1979, chính lực lượng địa phương quân Việt Nam ở biên giới gây rất nhiều thiệt hại cho đội quân chính quy (PLA) xâm lược Tàu…

Mong bà con đọc Zhang Xiaoming để thấy yếu điểm nhưng cũng là nhược điểm của thằng Tàu Cộng khổng lổ. Để thấy nếu, ngày mai cần phải đánh nhau với Tàu, người dân Việt có đủ sức « Chơi » ngang ngữa với Tàu. Quân đội Tàu ngày nay, là quân đội nhà giàu, hết biết đi bộ, Lính Tàu là lính con một… quý tử, chết không có ai nối dõi tông đường… Do đó…

Lịch sử Việt Nam đã chứng mình 13 lần Tàu xăm lăng, 13 lần bị đuổi ra. Thoạt đầu với các đạo quân địa phương, ô hợp … loại Nhà Ân, nhà Nam Hán hay Nhà Tống… nhưng tuy nhiên, với ba lần với các đạo quân thiện chiến Mông Cổ bách chiến bách thắng từ Âu đến Á, nhưng cũng vẫn phải thất bại trước dân quân  Đại Việt  … nhờ được Vua Hiền, Tướng Trung, và đặc biệt nhờ lòng Yêu Nước của toàn dân!

Mong lắm! Bà con ơi!

Hồi Nhơn Sơn 13 tháng 9, năm 2019

 

 

Sát miệng hố chiến tranh  –  H.M.

Tình hình chính trị trong nước và quốc tế đã có nhiều diễn biến dồn dập hơn từ sau khi hội nghị G7 tại Pháp kết thúc đến nay. Từ thời điểm này trở đi tôi muốn dùng khái niệm “sát miệng hố chiến tranh” thay cho “bên miệng hố chiến tranh”.

Chúng ta có lý do để dùng khái niệm đó khi Mỹ-EU-Trung Quốc đã căng thẳng với nhau hơn khi G7 kết thúc đến nay. Nhất là khi Anh đã thúc đẩy Pháp và Đức cứng rắn hơn trong các động tác chống Trung.

Nữ hoàng Anh đã giữ đúng cam kết với Trump khi gặp nhau tại tưởng niệm D-Day hồi tháng 5/2019 trong động thái bảo vệ quyền lực cho thủ tướng mới khi ông này nhận chức. Bằng mệnh lệnh đóng cửa Quốc Hội để tập trung Brexit, nữ hoàng Anh đã tạo cho thủ tướng nước này tối đa hoá quyền lực để Anh nhanh chóng bắt nhịp cùng Mỹ sau khi ra khỏi EU.

Kế sách “liên Mỹ kháng Trung” tại Anh là sách lược lâu dài của giới tinh hoa, họ không muốn chủ nghĩa dân tuý trong Quốc Hội nước này làm chậm trễ hơn nữa. Thủ tướng Johnson “một phiên bản khác của Trump” sẽ chịu trách nhiệm thực thi.

Hẳn nhiên là Anh phải gấp lên vì thời gian đã cạn khi chúng ta nhìn về Hong Kong. Động thái tập kết và duyệt binh cảnh sát tại Quảng Đông, khu vực sát Hong Kong của Bộ trưởng Công an Trung Quốc đã làm phe đồng minh lo ngại.

Kèm theo đó là Bộ Quốc Phòng Trung Quốc đã chuyển quân vào Hong Kong. Tuy Trung Quốc tuyên bố đây là “hoán đổi quân định kỳ” nhưng chúng ta biết phía sau nó là cái gì. Hẳn nhiên Tập cần đặt thêm quả cân lên bàn đàm phán Trump-Tập đã được Dương Khiết Trì và Mike Pompeo thiết lập nghị trình tới đây.

Trong những ngày vừa qua thì xảy ra sự kiện các thủ lĩnh dân chủ trẻ ở Hong Kong là Joshua Wong và Agnes Chow bị bắt rồi được bảo lãnh tự do. Bắt vì vấn đề chính trị và được thả cũng vì vấn đề chính trị. Nhiều người vui mừng khi hai bạn trẻ này được thả sau khi bảo lãnh tại ngoại, nhưng tôi thì lo ngại nhiều hơn.

Chính quyền Hong Kong bắt hai bạn trẻ này để cảnh cáo và tăng sức nặng cho lệnh cấm dân Hong Kong biểu tình ngày 31/08/2019, nhưng sau đó chính quyền Trung Quốc chỉ đạo thả ra cho thấy đảng CSTQ không còn muốn ngăn chặn biểu tình trong tức thời nữa. Vậy đảng CSTQ muốn gì khi đưa quân đội vào Hong Kong và chỉ đạo thả các bạn trẻ này ra.

“Sát miệng hố chiến tranh” không chỉ nằm ở Hong Kong mà còn nằm ở Trung Đông. Những nỗ lực hoà giải của Pháp trong vấn đề Iran dường như không hiệu quả sau khi Pháp chủ động mời ngoại trưởng Iran đến hoà đàm tại G7. Kết thúc G7 thì Anh đã cùng Úc tăng cường thêm tàu chiến đến vùng biển Iran như một động thái sẵn sàng cho chiến tranh.

Vùng Nam Mỹ sau G7 cũng không yên tĩnh khi Trung Quốc không muốn Mỹ ổn định chính sách. Trong lúc các vòng đàm phán cuối cùng tại Venezuela đang chờ mở ra thì lực lượng đối lập FARC ở Colombia tuyên bố chấm dứt “đối lập trong hoà bình” và tuyên bố chiến tranh với chính phủ nước này; Colombia cáo buộc là lực lượng này trước đây do chính phủ Maduro của Venezuela hậu thuẫn, nhưng nay Maduro suy yếu rồi thì ai hậu thuẫn ? Không phải là Nga vì thỏa thuận G20 đã làm Nga rút khỏi Venezuela, vậy chỉ còn Trung Quốc là nghi can lớn nhất.

Chúng ta thấy thì Mỹ phải thấy và thấy còn nhiều hơn. Lực lượng tác chiến vũ trụ được Trump ký thành lập năm 2017 thì nay Bộ tư lệnh của nó đã có trụ sở như các binh chủng khác. Hẳn nhiên khi chiến tranh nổ ra thì quân Mỹ cần “bắn mù mắt” quân Trung Quốc bằng cách phá hủy các vệ tinh vũ trụ đầu tiên.

Các hoạt động quân sự của Mỹ cũng được tăng cường và thúc đẩy các đồng minh tăng cường theo. Trong lúc tàu chiến Mỹ mang theo tên lửa hành trình Tomahawk chạy vào gần khu vực quân sự của Trung Quốc đang chiếm đóng của Việt Nam thì máy bay chiến đấu Mỹ tuần tra tại eo biển Đài Loan.  Thủ tướng Úc vừa thành lập bộ tư lệnh huấn luyện quân đội đồng minh vừa cùng Mỹ tăng cường hoả lực tại các chuỗi đảo quốc ở phía Tây Thái Bình Dương. Úc hành động nhanh thì Nhật và Ấn Độ cũng thế. Nhật vừa thông qua việc tăng ngân sách quốc phòng hơn nữa. Đây là năm thứ 10 liên tiếp Nhật tăng ngân sách quốc phòng ngày càng cao.

Đảng CSVN cũng không ngồi yên sau khi đã đưa Việt Nam đặt tiền dần vào cửa Mỹ. Việc ngừng hợp tác công nghệ với Huawei đã được phổ biến rộng ra sau 6 tháng có văn bản khuyến cáo của liên ngành quốc phòng-công an. Bên cạnh đó, dù không nói thẳng nhưng chính phủ cũng cảnh báo các tỉnh thành trong việc dùng Zalo vào công tác quản trị địa phương.

Đội tàu thăm dò của Trung Quốc vẫn còn loanh quanh ở bãi Tư Chính để thăm dò chính sách của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi nghe ông đã quyết định thăm Mỹ vào tháng 10/2019 tới đây. Thế giới đã sát miệng hố chiến tranh, trong đó

Hong Kong và Việt Nam là sát nhất. Tất cả phụ thuộc vào nghị trình Trump-Tập tới đây.

 

Thơ vu vơ

Bọn mình thì cũng thế thôi,

già ôm mộng lớn biết đời nào xong

Trung trinh còn một chút lòng

Cờ vàng, ba vệt máu hồng đã khô!

ndhung 03.09.19

 

 

Thuật Hoài

 Thế sự du du nại lão hà

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca

Thời lai đồ điếu* thành công dị

Vận khứ anh hùng ẩm hận đa

Trí chủ hữu hoài phù địa trục

Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà**

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch

Kỷ độ Long Tuyền đái nguyệt ma

Đặng Dung

Dịch nghĩa:

Sự đời dằng dặc mà ta già rồi, biết làm sao đây!

Trời đất mênh mông thu vào trong cuộc rượu hát nghêu ngao. / Khi gặp thời thì anh hàng thịt, người câu cá cũng dễ lập công, / Nếu thời vận đã qua thì anh hùng cũng chỉ uống hận. / Muốn giúp chúa, ôm hoài bão nâng trục trái đất mà xoay chuyển lại, / Mong rửa sạch giáp binh nhưng không có lối để kéo Ngân Hà xuống. /

Thù nước chưa báo được, mà đầu thì đã bạc rồi, / Bao lần mang kiếm Long Tuyền ra mài dưới bóng trăng.

  * Đồ: chàng bán thịt (Phàn Khoái). Điếu: chàng câu cá (Hàn Tín)                         

 ** Vãn thiên hà: Do điển thơ Đỗ Phủ:”An đắc tráng sĩ vãn Ngân Hà, Tịnh tẩy giáp binh trường bất dụng”(Ước gì có tráng sĩ kéo sông Ngân xuống, để rửa sạch giáp binh rồi cất đi lâu dài, vì không còn chiến tranh nữa..!!)

 Bản dịch của Tản Đà

 Việc đời man mác, tuổi già thôi!

Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi.

Gặp gỡ thời cơ may những kẻ,

Tan tành sự thế luống cay ai!

Phò vua bụng những mong xoay đất,

Gột giáp sông kia khó vạch trời.

Đầu bạc giang san thù chửa trả,

Long tuyền mấy độ bóng trăng soi

 Bản dịch của Phan Kế Bính

 Việc đời bối rối tuổi già vay,

Trời đất vô cùng một cuộc say.

Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,

Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.

Vai khiêng trái đất mong phò chúa,

Giáp gột sông trời khó vạch mây.

Thù trả chưa xong đầu đã bạc,

Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.

http://www.thesaigonposts.net/2019/08/sat-mieng-ho-chien-tranh.html?m=1

 

 

Adieu Jacques Chirac – Từ Thức

JacquJes Chirac vừa từ trần, hưởng thụ 86 tuổi, sau 5 năm Alzheimer. Sống ngoài nước Pháp, có thể cái tên Chirac xa lạ đối với bạn, nhưng Chirac là người đánh dấu chính trường Pháp những thập niên gần đây. Hầu như người Pháp, từ tả sang hữu, đều nhớ tiếc Chirac, người đã từ chối tham dự cuộc chiến tranh chống Irak, tránh cho nước Pháp một cuộc chiến tranh đẫm máu. Nước Pháp tham chiến với Hoa Kỳ tại Afghanistan, nhưng Chiac dứt khoát nói ‘’ N0N ‘’ khi George Bush tuyên chiến với Irak năm 2003. Trái với các đồng minh của Mỹ thời đó, Chirac nghĩ chiến tranh không phải là giải pháp, sẽ làm đảo lộn trật tự ở Trung Đông, mở đường cho hỗn loạn và tạo cơ hội cho các tổ chức hồi giáo cực đoan, đe doạ an ninh thế giới. Theo Chirac, nếu Tây Phương mang chiến tranh sang Trung Đông, người Ả Rạp sẽ mang khủng bố tới các nước Tây Phương Dân biểu, thị trưởng Paris, thủ tướng, trước khi trở thành tổng thống ( từ 1995 tới 2007 ), Chirac là một khuôn mặt chính trị quen th, như một người trong gia đình của nhiều thế hệ. Mitterrand nói: ‘’ tôi là tổng thống lớn cuối cùng của nước Pháp. Sau tôi, sẽ chỉ còn những nhà kinh tài, những kế toán viên ‘’. Mitterrand lầm, người kế vị Mitterrand, Jacques Chirac, không phải là một kế toán viên, nhưng một chính trị gia có khả năng quyết định, có can đảm lựa chọn khi cần.

Mâu thuẫn

Chirac là một nhân vật phức tạp, đầy mâu thuẫn. Là lãnh đạo phe hữu, ông ra luật cho phép phá thai, khi dư luận vẫn còn e dè. Là người sẵn sàng dùng thủ đoạn, kể cả phản bội đàn anh như Chaban Delmas, Giscard để nắm quyền, Chirac là người thực sự nhân bản. Chirac nói về Mitterrand, tổng thống phe tả: sức mạnh của Mitterrand là ông ta có bạn ở mỗi làng xóm trên toàn nước Pháp. Đó cũng là sức mạnh của Chirac, ông có bạn khắp nơi, kể cả những người thuộc phe đối lập, từ tả sang hữu. Chirac sẵn sàng đứng nhậu cả buổi trong quán cafe với một người vô danh tiểu tốt. . Chirac là một ông tổng thống, giữa hai buổi tiếp tân, gọi điện thoại hỏi thăm cô thư ký có con đau, nằm bệnh viện. Hay chúc mừng sinh nhật một thầy giáo làng, một chủ tiệm bánh mì quen từ nhỏ Là cựu tổng thống đầu tiên bị đưa ra toà và bị kết án về tội ‘’ emploi fictif ‘’ ( trả lương cho đảng viên bằng ngân sách công ) khi làm thị trưởng Paris, ông biết đặt quyền lợi chung trên tính toán cá nhân. Chirac cương quyết từ chối cộng tác với đảng cực hữu, coi tất cả những gì cực đoan là nọc độc tiêu huỷ xã hội, trong khi chung quanh ông, rất nhiều người muốn thương lượng để giữ ghế. Là người xuềnh xoàng, bất chấp lễ nghi, thích nói tục, cư xử như một người bình dân, Chirac có trình độ văn hoá cao, đặc biệt lá văn hoá Á Châu, thuộc lòng thơ Đường, thơ Hai ku, đam mê sumo và tất cả những gì liên hệ tới văn hoá nghệ thuật Nhật Bản. Nhưng đó là khu vườn riêng, Chirac không bao giờ đề cập tới nơi công cộng. Chirac không muốn khoe mình có văn hoá. Có người nói Chirac lấy bìa báo Playboy che cuốn thơ Đường hay triết Đông đang đọc. Một bộ trưởng nói : khổ nhất là đưọc Chirac mòi ăn cơm, uống bia, coi video các trận đấu sumo tới nửa đêm. Đứng đầu một đảng hữu phái, thay vì có tinh thần dân tộc hẹp hòi, Chirac thù ghét chuyện kỳ thị ( có con gái nuôi là một boat people Việt Nam ), Chirac là Tổng thống đầu tiên nhìn nhận lỗi lầm của Pháp đối với dân Do Thái. Say mê nghệ thuật, lịch sử của các dân tộc Á, Phi, Úc Châu, Nam Mỹ ông thành lập một bảo tàng viện về ‘’ art premier ‘’ ( nghệ thuật có trước nghệ thuật Tây Phương hiện đại ): bảo tàng viện Jacques Chirac, Quai Branly, trên bờ sông Seine, Paris. Theo ông, không có thứ bậc trên dưới trong nghệ thuật thế giới. Là người có óc thực tiễn, nhưng Chirac cũng là chính trị gia đầu tiên để ý tới vấn đề mội trường. Bài diễn văn cách đây 17 tại một hội nghị quốc tế ở Nam Phi của Chirac bắt đầu bằng một câu lịch sử : ” Thế giới đang cháy, nhựng chúng ta quay mặt nhìn nơi khác ” Tóm lại, Chirac là tổng hợp đủ mọi mâu thuẫn. Không phải là một ông thánh, không phải là một Tổng thống không tì vết, nhưng thực sự nhân bản, yêu đời, yêu người. Có lẽ chính vì vậy, mỗi người Pháp tìm thấy mình nơi Chirac, và xúc động nghe tin cựu Tổng thống từ trần. Như nghe tin một người thân ra đi.

( tuthuc-paris-blog.com )

 

 

Vui cười

Sở thuế IRS nhận được một lá thư sau:

– “hai năm trước tôi đã cố tình khai man thu nhập để trốn thuế. Từ đó tới nay lương tâm tôi hông ngừng cắn rứt đến nỗi đêm đêm tôi ngũ không ngon. Xin hãy bổ sung $20 đôla gửi kèm theo đây vào khoản đóng góp của tôi mặc dù trong giấy tờ không chỉ rõ là tôi nợ khoản này”

– Tái bút: “Nếu tôi vẫn còn không ngủ được, tôi sẽ gửi thêm $760 đôla còn lại sau.”

 

Một bà vợ già sốt ruột hỏi chồng:

– Ông có nhớ hôm nay là kỷ niệm lần thứ 40 năm ngày chúng mình cưới nhau không?

Nghe nhắc, ông chồng bỏ đi một nước vào phòng ngũ khiến bà vợ ngạc nhiên, bước theo sau. Vào tới phòng, thấy ông chồng già đang ngồi khóc lặng lẽ trên giường, bà vợ ngạc nhiên hỏi:

– Hôm nay là l kỷ niệm lần thứ 40 năm ngày chúng mình cưới nhau, sao ông không dẫn tôi đi ăn như mọi năm mà lại khóc?

Nghe vợ hỏi ông chồng khóc càng lớn tiếng hơn:

– Hụ..hụ.. ngày xưa ba của bà làm Chánh Án, ổng hăm, nếu không cưới bà, ổng sẽ bỏ tù tôi 40 năm. Bây giờ nghĩ lại, thấy tôi ngu quá!

Phải chi lúc trước tôi chịu đi tù thì giờ nầy tôi được mẵn hạn tù, được trả tự do rồi, hu … hu …!!!

Việc cần phải làm ngay, hãy loại trừ tên Việt gian Nguyễn Phú Trọng và giải thể ĐCSVN  –   Nguyên Thạch

Trước thảm cảnh nước mất nhà tan, trước hiểm họa xâm lăng của ngoại bang Tàu cộng trong mưu đồ cướp chiếm lãnh hải Biển Đông cũng như thôn tính lãnh thổ của Việt Nam nhằm biến quốc gia này thành một nước chư hầu để cũng cố thêm lực lượng chống Mỹ và các quốc gia Đồng Minh. Những người còn có tinh thần yêu nước và quan tâm đến vận mạng của cả dân tộc cần nên hợp lại thành một khối duy nhất có đủ sức mạnh để diệt cộng bài Tàu Cộng. Đây là mục tiêu tối cần thiết để giữ vững Việt Nam.

Trong điều kiện và hoàn cảnh vô cùng khó khăn hiện tại, sự hợp quần ấy phải thực hiện như thế nào thì trong các bài viết như: “Biển Đông và sách lược toàn cầu của Trung cộng, Quy hàng Trung Quốc thì Tập vẫn cướp Biển Đông, Việt Nam phải chọn Mỹ” và đặc biệt là bài “Các tướng lãnh hãy cùng toàn dân diệt trừ tên Thái thú Nguyễn Phú Trọng cùng bè lũ tay sai cho Trung cộng”. Tất cả đều vẫn còn trên Dân Làm Báo.

Hiện tại, thế nước đã đến tình trạng vô cùng khó khăn để tìm những lối thoát như thế này rồi thì dù muốn dù không, dù có đồng thuận hay bất đồng về QUAN ĐIỂM nhưng bắt buộc chúng ta phải chọn PHƯƠNG THỨC “Quân Đội cùng toàn dân HÀNH ĐỘNG”, bởi lẽ, chỉ có các tướng tá thuộc Quân Đội hay các Bộ ngành như Bộ quốc phòng, Bộ ngoại giao mới có đủ những thứ cần thiết cho một cuộc cách mạng giải trừ BẠO QUYỀN đầu hàng ngoại bang của một cơ chế PHI CHÍNH NGHĨA bằng những thứ cần thiết đó là vũ khí cùng tinh thần kháng đảng tay sai cho ngoại bang và phản bội dân tộc.

Dòng thời gian đã trôi qua hơn 70 ở miền Bắc XHXN, cùng hơn 44 năm trên cả nước, sự phản kháng bằng lời nói, yết nghị, kiến nghị, lẫn cả sự van xin, nài nỉ, ỉ ôi… để mong chờ ĐCSVN qui tà cải chính, trở về với con đường dân tộc đã KHÔNG CÓ HIỆU QUẢ. Thế thì trước vận nước như ngàn cân treo sợi tóc, nay đã đến hồi PHẢI HÀNH ĐỘNG.

Cụ thể của vấn đề hành động hôm nay là gì? Người viết thưa ngay là: Bộ ngoại giao, mà cụ thể là ông Phạm Bình Minh và thân hữu hãy liên hợp cùng Bộ quốc phòng Ngô Xuân Lịch cùng các tướng tá thuộc Quân đội “Trung với nước, hiếu với dân” hãy mạnh dạn, khôn khéo và sáng suốt đứng lên hòa cùng toàn dân cả nước làm một cuộc cách mạng.

Trong hoàn cảnh hiểm nghèo của đất nước hiện nay, chúng ta hãy đồng lòng diệt bọn phản quốc tay sai, nối dáo cho giặc ngoại bang, đó là Bộ chính trị Trung ương đảng TRƯỚC, rồi sau đó sẽ tính đến chuyện bài giặc ngoại xâm Tàu cộng SAU. Sở dĩ bọn giặc nội xâm này hung hăng mạnh bạo là vì chúng ta sợ chúng, nhưng khi chúng ta anh dũng, chấp nhận hy sinh vùng dậy để diệt trừ chúng, thì chúng sẽ chỉ là những tấm thân, những khuôn mặt nhơ nhớp và yếu hèn mà thôi đáng khinh bỉ mà thôi.

Trước tình thế vô cùng khốn đốn hiện nay, trước sự hung hăng ngông cuồng của Tập Cận Bình cùng sách lược BÁ QUYỀN của ĐCSTQ, chúng đã xem thường Quân đội và Nhân dân Việt Nam mà tung hoành dọc ngang nơi bãi Tư Chính cùng các điểm trên lãnh hải, lãnh thổ thuộc chủ quyền và quyền tài phán (mà Luật Quốc Tế UNCLOS – 1982 đã định và được nhiều các quốc gia công nhận) của đất nước, biển cả này như chỗ không người. Chúng hỉ hả xem nước chủ quyền Việt Nam như một chư hầu tôi tớ không có quyền phản kháng. Tập Cận Bình xem Hoa Kỳ và các quốc gia Đồng Minh như những con rối không dám ra tay bằng hành động cụ thể nào khiến chúng phải lo ngại cả, thì liệu rằng ông Phạm Bình Minh, ông Ngô Xuân Lịch, ông Nguyễn Xuân Phúc cùng các Bộ ngành, tướng lãnh có thể đứng im cúi mặt?

Các vị có trách nhiệm với Tổ Quốc, với đồng bào phải tự thể hiện bổn phận cùng trách nhiệm đó của chính các ông thì Hoa Kỳ và các quốc gia tôn trọng Dân Chủ, Dân Quyền mới có thể giúp các vị một cách danh chính ngôn thuận được.

Các ông bà đảng viên chóp bu, có quyền chức cao, có ăn uống (nghĩa bóng) đầy đủ phủ phê thì nay tại sao lại trốn tránh trách nhiệm với Tổ Quốc, với đồng bào?

Là quan tướng thì phải gắn bó với vận mệnh của đất nước, phải chết với thành thì mới là danh tướng được sử xanh ghi khắc. Bằng không chỉ là những thứ quan tướng HÈN.

Trước sự xâm lăng trắng trợn của Tập Cận Bình và ĐCSTQ ở Biển Đông, nơi các điểm quan trọng có nhiều tài nguyên, nhiều dầu khí, mà những nơi đó được xem như tài sản của quốc gia, tài sản của toàn dân Việt Nam như bãi Tư Chính, Cá Voi Xanh, Cá Rồng đỏ… thuộc Hoàng Sa, Trường Sa vốn dĩ thuộc chủ quyền lâu đời của Việt Nam mà Nguyễn Phú Trọng với những chức vụ cực kỳ quan trọng của Tổ Quốc lại lặng im, giấu mặt trốn tránh một cách có tính toán, không hề có bất cứ một thể hiện phản kháng giặc Tàu xâm lược thì LIỆU RẰNG các Bộ ngành, các tướng lãnh và toàn dân Việt nội ngoại có thể chấp nhận cương vị tiếm quyền cùng thái độ hèn nhược của ông ta?.

Thà mất đảng chứ KHÔNG, ngàn lần không, chúng ta không để mất tài sản, cũng như mất nước. Đã đến lúc Việt Nam có những HÀNH ĐỘNG cụ thể để bảo vệ đất nước, tài sản và dân tộc dù phải hy sinh.

14.09.2019

https://danlambaovn.blogspot.com/2019/09/viec-can-phai-lam-ngay-hay-loai-tru-ten.html

Ý nghĩa một chọn lựa – Nguyễn thị Cỏ May

Nói Hồ Chí Minh, viết Hồ Chí Minh nhưng nay thử nhìn lại coi Hồ Chí Minh có nghĩa gì? Tại sao chọn tên này ? Và từ lúc nào ?

Có liên hệ xa gần?

Trong giai đoạn đầu những năm 20 tại Paris sôi nổi những hoạt động chánh trị của nhiều tổ chức công khai, bí mât của người pháp, âu châu và ngoại quốc như các nước thuộc địa phi châu và á châu. Paris vẩn là cái nôi của những phong trào, những tổ chức cách mạng thế giới. Cộng sản Quốc tế cũng phát xuất từ đây vì Lê-nin, trước khi về nước cướp chánh quyền, cũng trôi nổi ở Paris.

Châu An-lai, Đặng Tiẻu-bình tới Paris vừa đi làm vừa đi học. Tại đây đã có một cộng đồng người tàu công nhơn khá đông sanh sống nên Châu An-lai và Đặng Tiẻu-bình tới, gia nhập cộng sản và hoạt động, thành lập Chi bộ đảng cộng sản tàu ở Paris.

Hồi tháng 3/2019, cộng sản tàu tổ chức kỷ niệm 100 năm phong trào “Công nhơn-Học tập” (Travailleurs-Etudes), một thứ “Hội Tàu kiều”, tại trung tâm Văn hóa tàu ở Paris.

Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh cũng có mặt ở Paris nhưng dưới tên Nguyễn Tât Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc.

Vào thập niên 20, Châu Ân-lai cho phát hành tờ báo lấy tên là Chí Quang do ông chủ biên để hoạt động cho Chi bộ cộng sản tàu tại Pháp (P.Blanchard, E.Deroo, Le Paris Asie, Paris 2004, Chiguang (Lumière Rouge), ex-Shaonian, couverture du journal de la section française du PCC, dirigé à Paris par Zhou Enlai, 1924).

Chí Quang, tiếng tàu là Chiguang, có nghĩa là Ánh sáng đỏ vì Chí, tiếng tàu cũng đọc là Xích.

Vậy Chí Quang cũng là Xích Quang

Tháng 5/1941, phát động Mặt Trận Việt minh (Việt nam Độc lập Đồng minh Hội), Nguyễn Ái Quốc chọn tên Hồ Chí Minh. Khi chọn tên này, chắc ông ta có nghĩ tới tít tờ báo của Châu An-lai là Chí Qung? Nhưng tại sao lại không đọc Hồ Chí Minh là Hồ Xích Minh? Đâu có sai! Phải chăng chữ xích nghe rùng rợn quá, dễ làm cho người ta liên tưởng tới “xích hóa Việt nam”  ngay từ lúc ấy ? Còn giử tên Nguyễn Ái Quốc thấy khó tiêu hóa làm sao ấy. Nhưng dầu chí hay xích thì trước sau gì cũng đỏ lòm hết cả. Vả lại, lúc dó, ông ta đã đỏ ối rồi mà ! Và tên Hồ Chí Minh do chính ông chọn trở thành chánh thức khi ngày 13/8/1942, với tên này, ông qua Tàu cầu viện cho Mặt Trận Việt minh vừa thành lập.

Cũng về chữ Chí và Xích là một, có thể trích dẩn thêm bài hát “Việt nam-Trung hoa” của Đỗ Nhuận bằng tiếng tàu để thấy Chí Minh được phát âm rỏ là Xích Minh :

….  Hồ Chí Minh , Mao Trạch Đông !

Hú Zhì Míng , Máo Zédòng !

Ý nghĩa tên Hồ Chí Minh

Nhơn đây, thử tìm nghĩa 3 từ ngữ ghép thành tên Hồ Chí Minh. Từ điển Hán-Việt Thiều Chủu ghi chú:

Hồ có 7 nghĩa, nhưng có lẽ chỉ nên chọn 2 nghĩa gần với tên và người hơn. Đó là :

Rợ Hồ, Thổ phỉ.

Một thứ binh khí hình cong có lưỡi đâm ngang.

Chí có 4 nghĩa nhưng Chí là chuẩn đích, là mủi tên là phù hợp hơn (2 nghĩa kia là chú tâm vào, ghi chép)

Minh là sáng  (Mắt sáng, trí sáng)

Có người chiết tự, một khoa học của phương đông, để cắt nghĩa tên Hồ Chí Minh và cũng để từ đó nhận diện Hồ Chí Minh. Có người cho rằng cách giải thích này khá chủ quan nhưng nó có cơ sở, đó là nghĩa của từng chữ trong tên. Mà tên ở đây là do người chọn với suy nghĩ và gạn lọc, không phải tên của cha mẹ đặt cho trước kia. Mà cha mẹ đặt hay chính mình chọn, tên vẫn biểu hiện sự mơ ước của người chọn gởi gắm vào đó để người mang tên sẽ thực hiện. Hồ Chí Minh có nghĩa là người thông minh, sáng suốt tột cùng. Vậy thử coi nghĩa của 3 chữ trong tên ấy có hoàn toàn đúng như vậy không?

Theo cách cắt nghĩa chiết tự thì chữ Minh đi với chữ Hồ thành ra mắt sáng, có thêm chữ Chí 志  là mũi tên, thì mắt sáng khó tránh bị mủi tên đâm vào thành mắt đui, không còn sáng nữa.

Còn nói riêng chữ Minh 明 là sáng, được ghép từ chữ Nhựt 日, bên trái, tượng trưng mắt trái, và chữ Nguyệt 月bên phải, tượng trưng mắt phải. Hai mắt mà gặp Chí 志 là mũi tên thì cũng thành mù mắt là đúng quá. Người ta thường nói “nhĩ mục thông minh”, tai thông mắt sáng.

Nhắc lại Hồ có nghĩa là món binh khí hình cong như lưỡi liềm có cạnh đâm ngang. Nhìn tự dạng chữ Hồ như thế thì không ai không hình dung đó là cái búa đặt nằm ngang cái liềm. Mà thực tế, Hồ Chí Minh đã vác búa liềm, ôm ấp cộng sản ngay từ những năm 20 và chết sống tìm cách đem cho được về Việt nam để áp dụng.

Chiết tự còn cho thấy rỏ thêm Hồ cũng là cái Cung. Cái cung gỗ, như “tang hồ”, cung làm bằng cây dâu tầm ăn (tang bồng hồ thỉ), có chữ Chí là mũi tên và chữ Minh 明 là biểu tượng của hai con mắt. Theo nghĩa đó, có thể hiểu Hồ Chí Minh là kẻ cầm cung, đưa tên nhắm bắn vào mắt của nhân dân làm cho nhơn dân đui mù hết, hay có mắt mà không dám thấy, có tai mà không dám nghe, có miệng không dám nói (Theo Tâm Việt, Khai Trí Minh Tâm, Dân Khôn Nước Thịnh). Nhìn thực trạng đất nước Việt nam ngày nay dưới chế độ cộng sản do Hồ đem về cai trị thì không thể hiểu tên Hồ Chí Minh có nghĩa gì khác hơn!

Nghĩa thứ hai của chữ Hồ là Rợ hồ, là Thổ phỉ. Nghĩa này không còn được hiểu ở phạm trù chữ nghĩa nữa mà chính là con người Hồ Chí Minh trọn vẹn, là tư tưởng và tác phong của Hồ truyền lại như tấm gương sáng để toàn đảng học tập và áp dụng cho chế độ.

Nhưng Thổ phỉ Hồ Chí Minh khác hoàn toàn với Thổ phỉ thuần túy. Thổ phí thứ thiệt (như Chu Chồ Sển, trong “Đảng cs là đảng cướp “, ntcm) chỉ nhằm tiền bạc, của cải và cướp đoạt để ăn xài, sanh sống, gỉai quyết sự đói khổ. Có giết người, tức gia chủ, chỉ là tai nạn bất đắc dĩ. Còn Hồ là Thổ phỉ cách mạng nên giết người vì phục thù giai cấp, cướp của là thu hồi của cải do giai cấp bốc lột nhơn dân lao động mà có, để hoàn trả cho nhơn dân, tức bỏ vào túi đảng viên. Đảng là của nhơn dân, là nhơn dân!

Trong cải cách ruộng đất 1953-1956 ở Bắc, địa chủ là kẻ thù của bần và cố nông, bị đưa ra Tòa án nhơn dân xử tội, chôn sống địa chủ, tịch thu ruộng đất, tài sản của địa chủ chia nhau cho tới chén đủa, cọng rau muống,…. Sau 30/04/75, trong Nam, đảng cộng sản hà nội vào, theo lịnh Đỗ Mười, lên án dân Miền Nam là tư sản mại bản, dân lười lao động, chỉ “phe phải“ làm giàu bằng mồ hôi nước mắt của nhơn dân lao động, và cướp sạch tài sản của họ chở về Bắc (Bộ Đội Cụ Hồ là “Đi Bộ vào Nam Đội đồ về Bắc, dân miền Nam định nghĩa). Đuổi dân Miền Nam đi lên vùng kinh tế mới là chánh sách thay dân của cộng sản ở thành phố. Hành động đó có khác gì Rợ Hồ (Bắc Địch Rợ Hồ ở phía Tây Bắc sông Hoàng Hà.. Người Rợ Hồ thường bị người Trung Nguyên cổ đại coi là hung dữ, giả dối) ở phương Bắc ngày xưa, bản chất hung dử của văn hóa du mục, đi đánh chiếm các nước văn minh cướp của, bắt người làm nô lệ.

Vậy Hồ Chí Minh không có nghĩa là người họ Hồ (trở về theo họ của Hồ Sĩ Tảo, theo Trần Quốc Vượng, Nghiên cúu điền dả, Hà nội) sáng suốt cho tới nơi, tới chốn, sáng suốt tận cùng từ lúc 2 mắt bị mủi tên (Chí) bắn làm cho bị đui mù, tức từ lúc theo cộng sản, trở thành người cộng sản cuồng tín, chết thì về với cụ Mác, cụ Lê, nên đã tàn phá đất nước Việt nam, xã hội việt nam để xây dựng cái thứ gọi là Tổ quốc xã hội chủ nghĩa!

Còn riêng Hồ là Rợ hồ, là Thổ phỉ thì hoàn toàn ứng nghiệm vào con người thật của Hồ Chí Minh trong tư cách Chủ tịch cái đảng do ông dày công lập ra, xây dựng và phát triển trên xương máu của người Việt nam, trên đất nước Viêt nam hoang tàn như ngày nay.

Tên Hồ Chí Minh do chọn lựa ngẩu nhiên hay có suy nghĩ hướng tới một ước mơ tốt đẹp thì ý nghĩa hàm chứa ở tên như diển dịch trên đây theo khoa chiết tự có từ cổ thời cũng không thể loại bỏ vì cho là vô căn cứ được.

Làm công việc chữ nghĩa này, thật lòng mà nói, hoàn toàn không vì thương ghét “bác Hồ”, mà chỉ diển đạt lại ý nghĩa của những chữ do chính bác chọn đật thành tên gọi của bác.

Vậy bác nếu có còn thiên và ok, đang nằm ở nhà mồ, xin bác cười lên một tiếng thật lớn cho nhiều người cùng nghe cho vui!

 

 

 

Hồ Chí Minh dứt khoát không phải tác giả…

– Về Hồ Chí Minh có lắm điều cần tìm hiểu cho rõ nguồn gốc, sự thật. Nhất là về các bản văn mà giá trị liên quan đến một giai đoạn lịch sử Việt Nam, xưa nay, người cộng sản cứ thản nhiên gắn tên Hồ Chí Minh là sở hữu chủ, là tác giả sáng tác, là của bác đó. Họ nói dễ dàng, một phần vì đầu óc của họ không biết phản ứng, không quen thắc mắc, mặt khác cứ nói “của bác” thì không bao giờ bị chê khen, phê phán và chắc chắn có tiền, có nhiều nữa, sau đó còn lên chức.

Đến ông Đặng Thái Mai, Giáo sư Văn học, bố vợ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, năm 1959, nhận nhiệm vụ hiệu đính Ngục Trung Nhật Ký, thắc mắc về con số ghi năm 1932-1933 trên bìa sách, vừa trình lên, đã vội “không thắc mắc nữa”. Nhờ “có trí tuệ xhcn” mà sau đó, ông được thăng chức “sếp”.

Tuy biết nay có nêu lên vài nghi vấn hay vài sự thật hiển nhiên về một vài văn kiện gắn tên Hồ Chí Minh là tác giả để cái sai được đính chính, sự thật được trả lại, cũng sẽ không thấm vào đâu đối với số sách vở, báo chí của chế độ từ gần thế kỷ nay rầm rộ tâng bốc Hồ. Nhưng cứ làm, hy vọng một lúc nào đó, bất chợt, ở trong nước, có người đọc, suy nghĩ, vụt thấy bác Hồ ta và cái đảng ta đúng là một tổ hợp bài 3 lá vĩ đại!

Nay ta cứ xác nhận lại 3 văn kiện sau đây dứt khoát không phải Hồ Chí Minh là tác giả.

Hồ Chí Minh không phải tác giả Ngục Trung Nhật Ký

Theo học giả Lê Hữu Mục, trong quyển sách “Hồ Chí Minh Không Phải Là Tác Giả Ngục Trung Nhật Ký”, 1990, ông đã đưa ra đầy đủ bằng chứng để kết luận tập thơ này ra đời dưới sự dàn dựng công phu của ban biên soạn thuộc hệ thống Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Một bằng chứng hùng hồn nhất là hình bìa nguyên thủy của tập thơ chữ Hán in hình hai bàn tay bị xiềng nắm chặt lại đưa lên, phía trên đề ngày 29-8-1932 – 10-9-1933, nghĩa là tập thơ được sáng tác trong giai đoạn trên. Nhưng theo cộng sản Việt Nam thì tập thơ được “Bác” sáng tác từ 29-8-1942 đến 10-9-1943, trong giai đoạn “Bác” bị bắt tại biên giới Trung Việt, bị giam nhà tù của Tưởng Giới Thạch, trải qua nhiều trại.

Ông Đặng Thai Mai với chức vụ Chủ Tịch Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật được giao nhiệm vụ hiệu đính tập thơ (1959-1960). Cuốn sổ tay của Bác hiện còn được lưu trữ, có ghi trên bìa hai con số: 1932-1933. Trong lúc làm việc, Gs Đặng Thái Mai đã đề đạt lên Bác câu hỏi về điểm này qua Ban Tuyên giáo Trung ương. Và đã được trả lời: “Hai con số trên đây là sai; đúng ra là 1942-1943” (Nghiên cứu, học tập thơ văn Hồ Chí Minh, Nhà Xuất Bản Khoa học xã hội, 1979). Hồ Chí Minh cũng không trả lời gì cả, giữ mãi thái độ lặng im, lại ve vuốt ông Mai và vội vàng thăng chức cho Đặng Thai Mai làm Viện Trưởng Viện Văn Học, một chức vụ bao trùm mọi sinh hoạt văn học.

Trong một dịp khác, nhiều lần nói chuyện với triết gia Trần Đức Thảo ở Paris 1992-1993, có lần ông BDKh (dạy Toán ở Đại Học Pierre Curie, Paris VI), hỏi Hồ Chí Minh có phải là tác giả tập thơ Ngục Trung Nhật Ký hay không?

Ông Trần Đức Thảo trả lời liền “Nếu Hồ Chí Minh là tác giả của Ngục Trung Nhật Ký, thì ông ta đã phổ biến rầm rộ tập thơ này từ tháng 9/1945, nhất là từ 1954!

Vì nhu cầu tuyên truyền rất lớn lao của lãnh tụ đảng, và nhất là vì tính háo danh của Hồ Chí Minh mà ai cũng biết.

Vả lại, văn phong của Ngục Trung Nhật Ký không phù hợp với khả năng và tính cách của ông ấy.

Ông Trần Đức Thảo cho rằng việc xác nhận tác giả tập thơ rất đơn giản. Sau này các nhà nghiên cứu sẽ tìm hiểu kỹ hơn, thí dụ so sánh chữ Hán viết tay của Ngục Trung Nhật Ký và chữ Hán viết tay của Hồ trong bức thư gửi vợ Tuyết Minh và 2 bức thư gửi Lâm Đức Thụ, xưng em với Thụ, yêu cầu Thụ tìm cách cứu Hồ ra khỏi nhà tù Hồng Kông. Việc so sánh chữ viết của tài liệu này, năm rồi, chúng tôi đã nhờ Giáo sư Hán nôm Nguyễn Văn Sâm giúp và ông đã trả lời là hoàn toàn không phải của Hồ Chí Minh.

Vậy chuyện HCM ở tù ở Trung Quốc 1942-1943 cũng có nghi vấn!

Có một dịp nữa để nói thêm. Tập thơ Ngục Trung Nhật Ký đã trưng bày trong Triển lãm Cải Cách Ruộng Đất tại Hà Nội suốt trong 3 tháng, từ tháng 9 tới tháng 11 năm 1955, ở phố Bích Câu, mà sách không có tên tác giả. Vô danh. Sau đó được đưa trả về phòng lưu trữ của Trung ương đảng (Hoàng Quảng Uyên, NHẬT KÝ TRONG TÙ, số phận và lịch sử, NXB Thanh Niên, Hà Nội, 2007).

Bìa sách được sửa 29-8-1932 tới 10-9-1933

thành 29-8- 1942 tới 10-9-194

Như Trần Đức Thảo nói, Hồ Chí Minh vốn là con người hám danh. Vậy nếu tập thơ Ngục Trung Nhật Ký quả thật là của Hồ, tác giả, thì ông ta đã không ngu dại gì mà để cho thi phẩm của mình trưng bày “Vô danh” bao giờ! Trong trường hợp này, cả Tố Hữu, thi sĩ nâng bi, Trưởng Ban tuyên truyền TW cũng chưa kịp nhận thấy cơ hội tốt để có thể lập công lớn.

Thế rồi đến ngày19/5/1960, tập thơ chính thức được xuất bản và phổ biến với tên tác giả là Hồ Chí Minh!

Trong bản in đầu tiên 19/5/1960 có 113 bài. Nhưng sau này, Ban Tuyên Giáo của Tố Hữu tự tiện thêm những bài thơ không có trong bản gốc của Ngục Trung Nhật Ký, một cách gian xảo, mà lại được sự đồng tình của Hồ.

Chuyện nhỏ này khá đủ cho thấy Hồ Chí Minh từ bản chất là bất lương, hiện tượng của một con người tâm thần mất quân bình do tính cuồng danh.

Một chứng minh đáng ghi nhận nữa cũng về Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký. Ngày 18/10/1998, giáo sư người Nhật Bản Kenichi Kawaguchi, associate professor, Tokyo University of Foreign Studies, trong một buổi thuyết trình ở Ban Việt Học của Trường Đại học Paris 7, kể chuyện một lần đến Hà Nội nghiên cứu về Hồ Chí Minh và tập thơ Ngục Trung Nhật Ký, được một người trong Viện Văn Học Việt Nam cho biết là Hồ Chí Minh không phải là tác giả của Ngục Trung Nhật Ký. Giáo sư Kawaguchi mừng quá, vội xin tên, chức vụ của vị giáo sư Việt Nam đó để ghi làm tài liệu nhưng ông ấy lắc đầu từ chối, bảo chỉ nên biết chắc như vậy là đủ.

Sau cùng “Ai thật sự là tác giả Ngục Trung Nhật Ký”? (Who was really the true author of Diary in the Prison). Đó là tít một bản tin của Quora phổ biến trên internet, được DLB đăng lại 28/06/2019, theo đó tác giả Ngục Trung Nhật Ký là một Đại úy (Capitaine) người của Quốc dân đảng bị buộc tội làm gián điệp cho Quân đội Nhật. Ông minh oan mình vô tội, dẫn chứng những liên hệ chặt chẽ của ông với vị chỉ huy cũ, Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai Shek) và bạn của ông là Tướng Lương Hoa-thịnh (Liang Huasheng). Những bài thơ của ông nói lên tinh thần chiến đấu của ông chống quân Nhật xâm lăng, ngay cả lúc ông nằm tù.

Ông so sánh những bài thơ trong Thiên gia thi (Qianjiashi) mô tả cảnh đẹp, dạy ở Tiểu học, với những bài thơ của ông sáng tác sôi nổi tinh thần yêu nước chống quân Nhật xâm lăng.

Ông lấy làm tức giận bị bắt vào dịp Quốc khánh mừng ngày ra đời nền Cộng hòa Dân quốc. Ông chứng tỏ là người hiến dâng trọn đời mình cho nước Tàu, Tổ quốc của ông.

…Tác giả tập thơ chỉ rõ nơi diễn ra những trận đánh. Trong một bài thơ khác, ông nói về bệnh tật của ông.

Trong một bài thơ khác nữa, tác giả nhắc lại từ năm 1935, Tướng Lương Hoa-thịnh, bạn của Quốc dân đảng, đã có mục đích dẹp sạch đám cộng sản nổi loạn ở Nanchang, ở Kunming và ở nhiều nơi khác.

Đúng như Gíáo sư Lê Hũu Mục phân tách, một số sự việc, địa điểm, thời điểm trong những bài thơ đủ nói rõ Hồ Chí Minh dứt khoát không thể là tác giả tập thơ tù được.

Nay bài báo này góp phần nói rõ thêm sự thật.

Hồ Chí Minh không phải tác giả Bản Yêu sách của Dân An-nam (Revendications du peuple Anamite 1919)

Đây cũng lại là một chuyện quên đính chính của Hồ Chí Minh tuy quên khá lâu. Lúc bấy giờ, Nguyễn Tất Thành về Paris, liên lạc mật thiết và có thời gian sống chung với Cụ Phan Chu Trinh tại nhà luật sư Phan Văn Trường. Anh phải nhận sự trợ giúp của cụ Phan, vì đời sống khó khăn, vừa học nghề sửa hình của 2 cha con Cụ Phan (Phan Chu Trinh, Phan Chu Dật). Tất Thành cùng tham gia các hoạt động yêu nước với Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường tại Paris. Bản Yêu sách gởi tới Hội nghị Versailles năm 1919 do nhóm này soạn thảo.

Cụ Phan Chu Trinh diễn ý ra tiếng việt, Cụ Phan Văn Trường viết tiếng Pháp, và Tất Thành đứng tên Nguyễn Ái Quốc, đem đến trao cho Hội nghị Versailles năm 1919.

Nên nhớ suốt 8 năm dài (1911-1919) làm nghề khi phụ bếp, lúc bồi bàn trên tàu viễn dương Pháp để mưu sinh, Nguyễn Tất Thành không có thì giờ đọc sách để cải thiện tiếng Pháp căn bản lớp ba (Cours élémentaire) của mình, mặc dầu có thể nói tiếng Pháp trôi chảy hơn lúc vừa học xong nhưng chắc chắn cậu Nguyễn Tất Thành không đủ trình độ có thể là tác giả của Yêu sách của nhân dân An Nam 1919 như Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng gắn cho ông ấy (Vàng trong lửa, Ban KHXH Thành Ủy T/pHCM 1990).

Đảng cộng sản, nay thử học bài học vỡ lòng làm người lương thiện, hãy đem trả Bản Yêu sách cho 2 Cụ Phan và ca ngợi Hồ Chí Minh là người dũng cảm, lảnh sứ mạng cầm bản văn đem nạp cho Hội nghị Versailles, không chút sợ sệt.

Hồ Chí Minh cũng không phải… 

Quyển sách “Bản án chế độ thực dân pháp, Phong tục ở Thuộc địa, loạt đầu tiên (Le procès de la colonisation française, premìère série, Moeurs coloniales, Librairie du Travail) cũng được cộng sản ở Việt Nam nói tác giả là Hồ Chí Minh. Quyển sách xuất bản chắc ở Paris tuy không có ghi Paris và cả ngày tháng nào, cũng không thấy. Tờ báo Le Paria, số kép 36-37, ra tháng 9-10/1925, không nói gì đến quyển Bản án chế độ thực dân Pháp. Bỗng tới số 38, tháng 4/1926, người ta thấy viết nguyên văn như sau: “Vừa ra mắt cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp, Phong tục ở thuộc địa”, của Nguyễn Ái Quốc, giá 5 francs… (Nguyễn Thành, Góp phần tìm hiểu Nguyễn Ái Quốc HCM, NXB Tổng hợp t/pHCM, 2018)

Vậy theo quảng cáo trên báo Le Paria số 38, tháng 4/1926, quyển Le procès de la colonisation française, Librairie du Travail, Paris, phải được vừa xuất bản trong đầu năm 1926 (tháng 4/1926). Theo đó thì tác giả cuốn sách này chỉ có thể là 1 trong 3 người: Phan Văn Trường, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Thế Truyền. Mà hai người Phan Văn Trường và Nguyễn Tất Thành, lúc đó đã đi khỏi Paris từ 1924. Vả lại nếu Phan Văn Trường là tác giả cuốn sách này, thì chắc ổng đã nhắc lại trong hồi ký “Phan Van Truong, Une histoire de conspirateurs anamites à Paris” (Editions L’Insomniaque, Paris 2003).

Từ tháng 6/1923, Nguyễn Tất Thành đã sang Nga làm gián điệp cho Xịt (Staline). Từ tháng 12/1924, Nguyễn Tất Thành-Lý Thụy bận hoạt động bí mật ở Quảng Châu, Trung Quốc cho Nga. Vậy khó có thể xảy ra chuyện Nguyễn Tất Thành-Lý Thụy là tác giả cuốn sách Nguyen Ai Quoc, Le procès de la colonisation française, Librairie du Travail, Paris!

Vả lại, tác giả cuốn sách này phải là người am hiểu luật học, có nhiều thì giờ nghiên cứu, suy nghĩ, quen viết lách bằng tiếng Pháp, mà Nguyễn Tất Thành vốn là con người năng động, di chuyển không ngừng nghỉ, vừa hoạt động gián điệp, vừa lẩn trốn mật thám, lại kém kiến thức chính trị học. Vậy chỉ có thể Nguyễn Thế Truyền là tác giả cuốn sách Nguyen Ai Quoc, Le procès de la colonisation française, Librairie du Travail, Paris! Nguyễn Thế Truyền từng dùng bút hiệu Nguyễn Ố Pháp của Ngũ Long, và sau đó, đổi thành bút hiệu Nguyễn Ái Quốc của Ngũ Long! Ngoài ra, ở trang cuối cùng 125 của cuốn sách Nguyen Ai Quoc, Le procès de la colonisation française, première série, Mœurs coloniales, Librairie du Travail, Paris, có lời rao “Sẽ xuất bản “Nguyen The Truyen, Le procès de la colonisation française, deuxième série”.

Sự thật rất rõ trong thời điểm quyển sách xuất bản, Hồ Chí Minh không còn ở Paris nữa và khả năng lớp BA ở Trung kỳ, rồi đi làm bồi tàu kiếm sống, thì không thể nào viết được quyển sách đó.

Thôi không có gì tốt hơn là sự thật nên trả về cho lịch sử.

5/9/2019

 

 

Một Nụ Cười – Bửu Uyển

Vào dịp cuối năm 1994, một buổi họp mặt các cựu tù nhân chính trị được tổ chức ở San Diego. Xướng ngôn viên của buổi lễ cho biết: “Khi tôi xướng tên trại nào, nếu quý anh là trại viên của trại đó, xin đứng dậy và tự giới thiệu tên của mình để các anh em khác được biết”. Nhiều trại cải tạo ở miền Bắc được lần lượt xướng tên như “Phong Quang”, “Yên Báy”, “Vĩnh Phú”, “Thanh Cẩm”, “Lý Bá Sơ”, “Nam Hà”, “Phú Sơn” v.v Trại nào cũng có năm bảy anh đứng dậy và giới thiệu tên của mình. Khi xướng tên trại Nam Hà, tôi đứng dậy và có thêm bốn anh nữa, trong đó có một anh, tự giới thiệu tên của mình là Lê Trung Đạo. Tôi lẫm nhẫm Lê Trung Đạo, Lê Trung Đạo…sao tên nghe quen quá, hình như anh ấy ở chung đội với tôi thì phải. Khi phần giới thiệu các anh em trại Nam Hà chấm dứt, tôi đi đến bàn của anh Đạo, đứng đối diện và nhìn kỹ anh ấy. Tôi nhận ra anh Đạo ngay. Tôi ôm chầm lấy anh, và anh ấy cũng ôm tôi trìu mến. Tôi thì thầm bên tai Đạo : “Em còn nhớ anh không? ” Đạo trả lời ngay: “Anh Uyển, mà sao em có thể quên được, thật vui mừng được gặp lại anh. Em trông chờ ngày này đã lâu lắm rồi!

Khi cùng sống trong cảnh đọa đày nơi trại Nam Hà, phân trại C, tôi và Đạo nằm gần nhau. Ra đồng, bắt được con cua, con cá, tôi và Đạo cùng chia sẻ với nhau. Đạo là một Thiếu Úy Cảnh Sát Đặc Biệt, mới ra trường, không biết làm Trưởng G hay H gì đó..mà bị đày ra cải tạo ở miền Bắc.Anh còn quá trẻ, khoảng 24, 25 tuổi. Tôi xem anh như một người em của tôi và tôi rất quý mến anh. Đạo chưa lập gia đình. Anh chỉ còn một mẹ già đang sống ở Vĩnh long. Vì vậy, từ ngày bị đưa ra Bắc, Đạo chưa bao giờ nhận được quà của thân nhân từ trong Nam gởi cho anh. Anh sống hiền hòa, vui tính, nên anh em trong đội ai cũng mến anh. Đạo xem tôi như một người anh trong gia đình, anh tâm sự với tôi : “Đời em chẳng còn gì nữa, chỉ có một người mẹ, mà từ ngày bị đày ra Bắc, đã trên 5 năm rồi em chẳng có tin tức gì của mẹ em. Không biết bà còn sống hay đã ra người thiên cổ

Đạo nắm tay tôi và cảm động nói: “Giờ đây em chỉ có anh là người duy nhất thương mến em, cho em chút an ủi để sống qua ngày!

Như có một động lực nào thúc đẩy, Đạo tâm sự với tôi : “Anh ạ,mình phải sống chứ anh, mà muốn sống, dù là cuộc sống thấp nhất, cũng phải có một ước mơ gì đó để mà mộng tưởng, để tiếp sức cho mình. Các anh em ở đây , dĩ nhiên ai cũng mơ ước sớm được trở về với gia đình. Ngoài xã hội thì kẻ này mơ trúng số, kẻ kia mơ nhà cửa , ruộng vườn v.v. Nhưng sống nơi địa ngục trần gian này, anh em mình mơ ước điều gì đây? Tất cả đều nằm ngoài tầm tay của mình. Em chợt nhớ lại một câu chuyện cổ tích của Pháp, tựa đề là “Un Peu De Soleil Dans L’eau Froide” kể lại câu chuyện một ông lão nghèo khổ, sống cô đơn một mình trong căn lều nhỏ bé, trống trước, trống sau. Bổng một bà tiên hiện ra và cho ông một điều ước. Bà tiên cứ nghĩ, thế nào ông lão nghèo nàn này cũng sẽ ao ước có một căn nhà, hoặc ao ước có nhiều tiền bạc..v..v. Nhưng bà tiên vô cùng ngạc nhiên, khi ông lão nghèo khổ ấy chỉ xin “Một Nụ Cười”

Đạo như chợt tỉnh, ông lão bất hạnh trong câu chuyện cổ tích, đã chỉ cho Đạo một mơ ước, mà dù trong hoàn cảnh nào cũng có thể đạt được, đó là một nụ cười. Không cần phải là nụ cười của giai nhân, mà chỉ cần một nụ cười thân ái của ai đó, chân thành trao cho anh, vì yêu mến anh, có thế thôi.

Cuộc sống tù đày cứ kéo dài triền miên trong đói khổ, vô vọng. Nhưng khi nghĩ đến một nụ cười, Đạo thấy tâm hồn mình có chút an ủi, nhẹ nhàng. Hằng ngày , Đạo ước mơ nhận được nụ cười. Đêm đêm Đạo cũng ước mong trong giấc mơ, anh sẽ gặp được một nụ cười. Nhưng buồn thay, những giấc mơ đến với Đạo chỉ là những cơn ác mộng mà thôi.

Nhưng thật kỳ diệu, từ ngày Đạo ôm ấp ước mơ có được một nụ cười, anh thấy cuộc đời của anh có chút ý nghĩa, vì dù sao anh cũng có một ước mơ, để mà thương, mà nhớ, mà mong chờ.

Một hôm, đội được dẫn đi gặt lúa, khi đi ngang qua cổng cơ quan, Đạo thấy nhiều chiếc áo vàng đứng ở đó. Nhìn lướt qua, Đạo chợt thấy một nữ cán bộ nhìn anh mỉm cười. Anh không tin ở mắt mình, anh nghĩ rằng có thể cô ta cười vu vơ gì đó, chứ đâu phải cười với anh. Anh quay lại nhìn một lần nữa, vẫn thấy cô ta nhìn anh và mỉm cười.

Từ ngày ấy, mỗi khi đội đi ngang qua cỗng cơ quan, Đạo đều bắt gặp nụ cười của người nữ cán bộ dành cho anh. Vì vậy khi đi lao động, Đạo luôn luôn đi cuối hàng để dễ đón nhận nụ cười của cô nữ cán bộ. Đạo cũng cười đáp lễ với cô ta. Đạo bắt đầu thấy cuộc đời của mình, có một chút gì thi vị, đáng sống. Khi ăn, khi ngủ, nụ cười đó luôn luôn theo anh, cho anh niềm an ủi, và chút lạc quan để sống. Anh em trong đội đều biết mối tình mắt nhìn mắt và trao đổi nụ cười của Đạo và cô nữ cán bộ.

Không những Đạo nhớ đến nụ cười, anh còn nhớ đến đôi mắt như muốn nói với anh muôn ngàn lời, anh nhớ đến người con gái ấy. Ban đầu anh nghĩ rằng cứ giã bộ vui vẻ cho qua ngày. Nhưng trong tâm trí anh, luôn luôn nhớ đến cô gái ấy và anh nhận ra rằng anh đã yêu cô ta. Đạo nhớ lại ngày xưa Elvis Presley đã hát một bài hát nỗi tiếng là bài Don’t Gamble With Love nay thật đúng như trường hợp của Đạo. Bây giờ Đạo không còncho rằng lao động là khổ sai nữa, mà anh trông chờ mỗi buổi sáng được đi ngang qua cỗng cơ quan, để đón nhận nụ cười của người nữ cán bộ.

Một buổi chiều khi đi lao động về,nghe các anh em Công Giáo tập hát bài “Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời”, Đạo mới biết, đêm nay là đêm Noel. Khi cửa phòng giam đóng lại, anh em Công Giáo vội vã thiết trí một ngôi sao Giáng Sinh và hàng chữ “Mừng Chúa Giáng Sinh” ở vách tường cuối phòng. Họ nắm tay nhau ca hát, đọc kinh, cầu nguyện. Đạo nằm mơ màng, lơ đãng nhìn về cuối phòng, chung quanh hàng chữ “Mừng Chúa Giáng Sinh”, Đạo tưởng tượng như có những bóng đèn màu chớp sáng. Anh mơ hồ nghe như có tiếng nhạc bài Silent Night dịu dàng thoảng đi trong gió… Anh thiếp đi trong giấc ngủ yên lành.

Vào một buổi sáng chúa nhật, chúng tôi được gọi ra sân để nhận quà của thân nhân từ trong Nam gởi ra. Thường thì 80 đến 90 phần trăm anh em đều nhận được quà. Riêng Đạo thì chưa bao giờ nhận được quà của thân nhân. Nhưng thật bất ngờ, hôm nay cán bộ lại kêu tên Đạo lên nhận quà, ai cũng ngạc nhiên và mừng cho Đạo.Anh nhận một gói quà bình thường, nhưng cách gói quà , khác với những gói quà từ trong Nam gởi ra. Đạo sững sốt nhận gói quà, đem về phòng, cẩn thận mở ra. Một mãnh giấy nhỏ nằm trên những gói đồ ăn, anh đọc vội hàng chữ “Trìu mến gửi anh Đạo – Em : Kim Chi”. Với mấy chữ ngắn gọn đó, Đạo biết ai gởi cho anh món quà tình nghĩa này. Anh ôm gói quà vào lòng. Anh không ngờ  người nữ cán bộ có nụ cười dễ thương đó, lại dám liều lĩnh gởi quà cho anh. Hai hàng nuớc mắt chảy dài xuống má, đây là những giọt nước mắt hạnh phúc mà từ lâu anh không hề có.

Trại Nam hà, Phân trại C, nơi chúng tôi đang ở, phía sau là con đường làng. Trại chỉ ngăn cách với bên ngoài bởi những bụi tre thấp và hàng rào kẽm gai. Dân chúng đi ở ngoài, chúng tôi có thể thấy họ. Thường vào buổi chiều, sau khi ăn cơm xong, chúng tôi hay ra ngồi chơi ở sân sau đó, nhìn người qua lại. Một hôm, chúng tôi thấy cô cán bộ Chi đi lui, đi tới ở ngoài hàng rào, rồi thình lình quăng vào trong một cái gói nhỏ. Chúng tôi biết cô ấy gởi gì đó cho Đạo, chúng tôi mang vào cho anh. Đạo không biết Chi gởi gì cho anh, nhưng anh cảm động lắm. Anh em hiếu kỳ đứng quanh giường của của Đạo, để xem cô Chi đã gởi gì cho anh: đó là một gói xôi và một con gà vàng rộm. Đối với tù nhân, đói triền miên như chúng tôi, thì gói xôi gà này là cao lương mỹ vị bậc nhất trên thế gian này. Đạo rất hào phóng, anh chia đều xôi, gà cho tất cả 32 anh em trong đội, mỗi người được một muỗng xôi và chút ít thịt gà. Có người ăn ngay, nhưng cũng có vài anh em để đó, hít hít mùi thịt gà cho đỡ thèm.

Đạo thấy thương Chi quá, vì yêu anh, nàng đã gan liều làm những việc như vậy, vì nếu bị phát giác, nàng ở tù như chơi. Đạo càng thương Chi khi nghĩ đến tương lai : một cán bộ công an yêu một sĩ quan cảnh sát ngụy..thì đời nào có thể sum họp được. Anh thở dài!

Vào một sáng chúa nhật, một anh trật tự đến phòng chúng tôi, bảo anh Đạo chuẩn bị ra có người thăm nuôi. Chúng tôi rất ngạc nhiên, vì từ bao năm nay, Đạo thuộc diện con mồ côi, chưa hề có ai gởi quà cho Đạo, nói gì đến chuyện thăm nuôi.Thế mà hôm nay, lại có người thân nào đó đến thăm  Đạo. Chúng tôi mừng cho Đạo. Khoảng 9 giờ sáng, anh được cán bộ dẫn ra nhà thăm nuôi. Chúng tôi hồi hộp chờ Đạo trở vào để xem anh nhận được những quà gì của thân nhân đem đến.

Nhưng chúng tôi chờ mãi…đã ba , bốn giờ chiều rồi, vẫn chưa thấy Đạo trở vô trại. Thường một trại viên được gặp mặt thân nhân khoảng 15, 20 phút, tối đa là nửa giờ. Thế mà , Đạo ra nhà thăm nuôi đã hơn bốn, năm tiếng rồi mà chưa thấy vô. Chúng tôi bắt đầu lo lắng cho Đạo, không biết chuyện gì đã xảy ra cho anh, lành hay dữ. Và từ đó, chúng tôi không còn biết tin tức gì về Đạo nữa.

Hôm nay gặp lại Đạo, tôi đem chuyện ấy ra hỏi Đạo, anh đã kể cho tôi nghe câu chuyện sau đây:

Anh nhớ không, ngaỳ chúa nhật hôm đó, em được dẫn ra nhà thăm nuôi, nói là có thân nhân đến thăm. Em vô cùng ngạc nhiên vì em đâu có thân nhân nào từ trong Nam có thể ra thăm em. Bước vào nhà thăm nuôi, em thấy Chi và một ông Thượng Tá công an ngồi ở đó.Chi vội vã đứng lên giới thiệu : “Đây là cậu Du của Chi, đang công tác ở tỉnh Thái Bình, em nhờ cậu ấy đến thăm anh.” Đạo bối rối nhìn Chi, nhìn ánh mắt, nụ cười của Chi. Chi mặc đồ công an, trên cổ áo có đeo quân hàm Thiếu Úy. Chi biết Đạo ngõ ngàng, thắc mắc nên cô nói ngay: “Anh đừng lo, em bảo anh làm gì thì cứ làm theo, chớ có hỏi han gì hết”. Chi dẫn Đạo vào một căn nhà ở gần nhà thăm nuôi, nhà không có ai cả.  Chi bảo tôi cởi bộ áo quần tù ra, và mặc ngay bộ đồ công an đã để sẵn ở đó; ngoài áo quần, có cả nón, cặp da và giấy chứng nhận đi công tác miền Nam. Tôi như trên trời rớt xuống, nhưng không có thì giờ để hỏi Chi, việc gì đang xảy đến cho tôi. Khi tôi đã mặc xong bộ đồ công an, Chi nhìn tôi mỉm cươì, rồi kéo tôi ra ngỏ, bảo tôi leo lên một chiếc xe Jeep nhà binh đậu sẵn ở đó, và chạy ra ga xe lửa Phủ Lý. Chi bảo tôi cứ ngồi trên xe, Chi vào mua vé xe lửa đi về Sàigòn. Khi đưa tôi lên xe lửa, Chi ân cần căn dặn: “Không nên về nhà, cũng đừng liên lạc với mẹ, mà tìm một người bà con nào đó ở tỉnh khác xin trú ngụ vài ngày, rồi tìm đường vượt biên. Tốt nhất là đi đường bộ qua ngã Campuchia”. Chi đưa cho tôi một gói giấy và nói: “Đây là ít tiền để anh tiêu dùng, nhớ là phải vượt biên ngay nhé!”. Chi cầm tay tôi và chân thành nói: “Em là vợ của anh, anh đừng quên em!”. Tôi ôm Chi vào lòng, nước mắt ràn rụa. Chi cũng khóc trên vai tôi. Xe lửa từ từ lăn bánh, hình ảnh Chi cô đơn đứng một mình trên sân ga, nhỏ dần, nhỏ dần. Tôi thấy nhiều lần Chi đưa tay lên lau nước mắt. Trong tim tôi, mối tình mà Chi dành cho tôi quá sâu đậm, đã chiếm trọn cuộc đời tôi. Tôi vỗ vỗ vào trái tim của mình “Đạo, Đạo, mày phải sống xứng đáng để đền ơn đáp nghĩa cho Chi nghe chưa”

Khi xe lửa dừng lại ở ga Bình triệu, Sàigòn, tôi không về nhà tôi ở Vĩnh Long, mà đến nhà dì tôi ở Cần Thơ xin trú ngụ.Chồng của dì tôi là một Đại úy Công Binh Việt nam Cộng Hòa, trước năm 1975, ông phục vụ ở Tiểu Đoàn 24 Công Binh Kiến tạo, mới được trả tự do. Gia đình dì, dượng tôi đang âm thầm chuẩn bị vượt biên. Dì, dượng tôi vui vẻ chấp thuận cho tôi cùng đi theo. Tôi đã đưa gói tiền mà Chi trao cho tôi, cho dì tôi để bà tiêu dùng. Mở gói ra xem, dì bảo tôi: “Tiền đâu mà cháu có nhiều vậy?” Tôi trả lời ngay: “Của vợ con cho đó!”

Vào một đêm tối trời, ghe máy chở cả nhà ra cữa biển Đại Ngãi, vì tàu lớn đang đậu ở đó. Sau 3 ngày và  4 đêm, tàu của chúng tôi đã đến hải phận Thái Lan, được tàu tuần duyên của Thái Lan đưa về trại Sikiew. Trong cuộc phỏng vấn thanh lọc, nhân viên Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc hỏi tôi rất ít. Tôi nghĩ là họ có đầy đủ hồ sơ cá nhân của ngành Cảnh Sát Đặc Biệt. Họ chỉ hỏi tôi là làm Trưởng G hay Trưởng H, tôi trả lời. Người nhân viên đó lấy trong tập hồ sơ ra một tấm ảnh, anh nhìn tôi rồi gật đầu.Thế là tôi vượt qua cuộc thanh lọc. Mấy tháng sau, họ chuyển tôi qua trại Pulau Bidong ở Mã Lai, để chờ chuyến bay đi định cư ở Mỹ.

Tôi mau chóng gởi thư cho má tôi ở Vĩnh Long, báo tin tôi đã bình yên đến trại Pulau Bidong ở Mã Lai, đang chờ chuyến bay để đi định cư ở Mỹ. Khoảng 2 tuần sau, tôi vui mừng nhận được thư hồi âm của má tôi, và một bất ngờ thú vị đến với tôi là có cả thư của Chi nữa! Má tôi đã viết cho tôi: “Đạo con, má rất vui mừng nhận được tin con đã đến nơi bình yên. Má cho con biết là Chi đang ở đây với má. Chi đã kể cho má nghe hết mọi chuyện. Má rất hạnh phúc có được một con dâu hiếu thảo như Chi, má mừng cho con”

Đạo run run mở thư của Chi ra đọc: “Anh Đạo yêu quí của em, nghe anh đã đến đảo và đang chờ chuyến bay để đi Mỹ, má và em mừng quá anh ơi. Khi anh đi về Nam chưa đầy một tháng, họ đuổi em ra khỏi ngành công an. Em đã về Vĩnh Long ở với má, em thay anh phụng dưỡng, săn sóc má, anh yên tâm!“

Với lời lẽ chân tình, mộc mạc, tôi uống từng chữ, từng lời trong bức thư ngắn gọn của Chi, tôi áp bức thư vào ngực và đi vào giấc ngủ.

Năm 1982, tôi được đi định cư ở Mỹ. Khi có thẻ xanh, tôi đã làm hồ sơ bảo lãnh Chi. Trong thời gian

ở với má tôi ở Vĩnh Long, không biết Chi hỏi thủ tục bảo lãnh ở đâu mà nàng ra Thái Bình, nhờ người cậu Thượng Tá Công An của nàng, làm một giấy hôn thú của tôi và Chi, có đầy đủ chữ ký và khuôn dấu đỏ xác nhận của chính quyền địa phương.

Năm 1987 khi tôi được nhập quốc tịch Mỹ, tôi đã bổ túc hồ sơ bảo lãnh. Chi đã nhanh chóng được phỏng vấn. Lúc này, những trường hợp gian dối chưa xảy ra nhiều, nên việc chấp thuận cho chồng bảo lãnh vợ tương đối dễ dàng nếu có đầy đủ giấy tờ chứng minh.

Vào một ngày se lạnh ở miền Nam Cali, tôi và vài bạn bè thân quen đến đón Chi ở phi trường Los Angeles. Tôi ôm Chi vào lòng, vì quá cảm động, tôi chỉ thốt lên được một tiếng “Em!”  Chi cũng vậy, nàng thổn thức trên vai tôi “Anh!”. Chỉ 2 tiếng “Anh” “Em”, nhưng đã gói trọn cuộc tình mà chúng tôi nghĩ là không bao giờ có thể sum họp được. Tạ ơn Trời Đất !  

Đạo xây qua người đàn bà ngồi bên cạnh anh, và giới thiệu với tôi: “Thưa anh, đây là Chi, vợ em” Chi bẽn lẽn cúi đầu, che dấu nụ cười đã đem lại sức sống và hạnh phúc cho Đạo.

Tôi đã được nghe, được biết nhiều mối tình ly kỳ, éo le lắm. Nhưng nếu nói đến một mối tình thật lãng mạn, mà người con gái đã dám hy sinh sự nghiệp và cả tính mạng mình cho người yêu, thì không thể không nói đến mối tình của nàng Kim Chi và chàng Trung Đạo.

Bửu Uyển  Tháng 6-2016

 

 

Vui cười

Chàng gặp nàng và khen: Trời! Hôm nay em đẹp và dễ thương quá!
Nàng (Xúc động): Vậy hả !!
Chàng: Nhưng em đừng nói cho ai nghe là anh đã khen em nhạ
Nàng: Ủa, sao vậy anh!?
Chàng: Thì người ta nói anh khùng chứ sao ?

 

Một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hỏi cậu con trai:
– Dạo này con học hành thế nào ?
– Cũng tàn tàn như đội bóng của bố thôi. Các đội khác lên hạng trên cả, riêng con còn kéo dài hợp đồng thêm một năm nữa với thứ hạng hiện nay …

 

Hai người đàn ông nói chuyện với nhau:
– Anh có thích phụ nữ ngu ngốc không ?
– Không.
– Những phụ nữ hút thuốc không ?
– Không.
– Những phụ nữ không biết nấu ăn không ?
– Không.
– Những phụ nữ dữ tợn không ?
– Không.
– Thế thì tôi không hiểu tại vì sao anh lại ve vãn vợ của tôi