Tập San Tân Ðại Việt – Số 8 – 2016

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Ðại Việt – Số 8 – 2016

Mục Lục

BS Mã Xái: Phải chăng Thượng đỉnh G-20 vạch lằn ranh đỏ để Bắc Kinh lấy đà lấn lướt Hoa Kỳ trên mặt trận ngoại giao, quân sự từ sau phán quyết PCA
Nhữ Đình Hùng: Tin Tổng Hợp
Đào Văn Bình: Biển Đông: Trái Mìn Nổ Chậm?
Vi Anh: TC: Tam Đầu Thọ Địch
Thanh Thủy: Những Thủ Đoạn Trong Hậu Trường Chánh Trị
Nguyễn văn Trần: Dân chủ: thực tế hay ảo tưởng?
Phan Văn Song: Xã Hội Dân Sự: Giấc Mơ Hay Phép Lạ?
Đào Tăng Dực: Huyền thoại về chính đảng mạnh
Trọng Đạt: Kennedy Quyết Định Rút Khỏi Miền Nam
Trần Gia Phụng: Tòa án Lương Tâm
Mai Thanh Truyết: Ngành Dược Phẩm -Trung Cộng Hệ Thống và Ngành Dược – Phần I
GS Nguyễn Ngọc Huy: Dân Tộc Sinh Tồn
Trần Văn Lương: TAnh đừng nhận anh là…
Nguyễn thị Cỏ May: Giá của ngưòi trí thức
Nguyễn Hưng Quốc: Cưỡng chế ngôn ngữ
Tiểu Tử: Made in Việtnam

 

Phải chăng Thượng đỉnh G-20 vạch lằn ranh đỏ để Bắc Kinh lấy đà lấn lướt Hoa Kỳ trên mặt trận ngoại giao, quân sự từ sau phán quyết PCA Bác sĩ Mã Xái

Trung Cộng đã bắt đầu phản ứng trên các mặt trận ngoại giao, quân sự về vụ bị Phi Luật Tân kiện ra trước Toà Trọng Tài Thường trực  PCA La Haye  về Biển Đông từ năm 2013 và tiếp tục tung ra nhiều đòn phản công quyết liệt trước và sau ngày phán quyết PCA 12-07-2016. Trung Công đã nổ lực vận dụng ngoại giao nhằm phủ định tính chất pháp lý, “vô giá tri và vô hiệu“ của phán quyết PCA, đồng thời tiếp tục diệu võ giương oai chẳng những ở Biển Đông mà cả ở Biển Hoa Đông tạo nên tình hình gia tăng căng thẳng cho khu vực, làm nhiều người lo lắng về một xung đột Mỹ Trung, vì thực ra vấn đề Biển Đông chủ yếu nằm giữa hai gong kìm Hoa Kỳ và Trung Cộng (TC); đối phó khốc liệt của TC không phải với các nước có tranh chấp (Việt Nam, Phi, Mã Lai, Brunie, Indonesia) mà chính là Washington.

Về những phản ứng tức thời của TC, các nhà phân tích thời cuộc cho đó chỉ là màn “đánh gió” và Bắc Kinh tạm thời  “ẩn mình”, và chỉ ra đòn độc ở Biển Đông sau Thượng đỉnh G20 từ 4-5 tháng Chín sắp tổ chức tai Hàng Châu (Chiết Giang) do Tập Cận Bình đảm nhiệm chủ trì cho phiên họp quốc tế gồm 20 nguyên thu quốc gia; ngoài ra, năm nay có thêm hai nước trong ASEAN là Lào và Singapore trong bảy vị khách mời; các mạng truyền thông nghĩ  Tập Cân Bình chưa “ra tay” mạnh trước ngày họp Thượng đỉnh G-20 vì muốn giữ thể diện của một đại cường có trách nhiệm trong trật tự thế giới (!) và Bắc Kinh sẽ ra chiêu sau Thượng đỉnh G-20 tức sau ngày 5/09/2016; đó là thời điểm thuận lợi vì mọi mắt của truyền thông và cả các chánh tri gia chủ tâm vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ; cả thế giới theo dõi quan điểm của hai ứng cử viên Tổng thống Trump và Hillary Clinton về các vấn đề ảnh hưởng đến an nguy đến toàn thể nhơn loại, nhứt là khu vực Á Châu –TBD, nói rõ ra là Biển Đông. Đây cũng là thời điểm thuận lợi cho Tập Cận Bình vì thừa biết ông Obama sắp ra đi sau hai nhiệm kỳ Tổng thống muốn giữ tiếng thơm cho giải Khôi nguyên Nobel Hoà bình (2009) nên sẽ không có phản ứng mạnh với TC. Liệu Bắc Kinh sẽ tung ra động thái gi đây? Có đủ điều kiện để thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông? Hay sẽ bồi đấp và quân sự hoá bãi cạn Scarborough, thiết lâp tam giác chiến lược (Hoàng Sa-Trường Sa-Scarborough) khống chế Eo Luzon, cửa ngỏ nối liền Biển Đông ra Thái Bình Dương, canh chừng cơ sở quân sư trong Vịnh Subic mà Hoa Kỳ đã có thoả ước EDCA (Hiệp ước Tăng Cường Hợp tác Quốc Phòng Mỹ Phi, 12/01/2016)? Hay tái phong toả bãi Cỏ May, bãi Cỏ Rong? Đây cũng là cái nhìn của nhà phân tích chánh sách quốc phòng Harry J.Kazianis đăng trên The National Interest ngày  30-07-2016 hai tuần sau ngày phán quyết PCA. (China will hold fire in South China Sea until September).

Tự cho mình như một cường quốc đứng ngoài vòng pháp luật, ỷ lại sức mạnh cơ bắp của nước lớn TC vẫn tiếp tục thực hiện đại chiến lược Đông Nam Á, tiệm tiến thưc hiện chủ quyền không tranh cải “con đường chín đoạn”, thế nên Tập Cận Bình đâu cần phải chờ đến sau thượng đỉnh G20. Một số động thái bành trướng điển hình cho thấy: ngày 08/08/2016 không đầy một tháng sau phán quyết PCA, ảnh từ vệ tinh do AMTI/CSIS cung cấp cho thấy TC đang xây nhà chứa máy bay (hangars) rất kiên cố trên các đảo nhơn tạo Subi, Vành Khăn, Chữ Thập; trên mỗi đảo, nhà chứa có thể chứa được 24 chiến đấu cơ như loại  SU-30, và 3-4 phi cơ cở lớn. Cần nhắc lại hôm 13/07 ngay sau ngày phán quyết PCA, TC đã cho máy bay dân sự đáp xuống đá Subi và đá Vành Khăn. Ngày 9/08 Bắc Kinh tuyên bố sẽ cho xây Phòng thí nghiệm trên đảo Hải Nam vào tháng 11/2016 để nghiên cứu tài nguyên Biên Đông. TC thông báo cuộc tập trân qui mô Nga-Trung trên Biển Đông vào tháng Chín/2016 vào thời điểm thượng đỉnh G20. Tin trên RFI ngày 8/8/2016, TC tung thần chiến H-6K ra Biển Đông hù doạ đến các đảo nhân tạo Chữ Thập bãi cạn Scarborough, đá Vành Khăn và đá Long Hải ở phía nam; máy bay ném bôm tầm xa H-6K cũng đã từng bay đến đảo Hoa Đông tận đến Chuổi Đảo Thứ nhứt 11/2015 (First Chain Islands). Nhóm diều hâu TC dẫn đầu là Tướng Thường Vạn Toàn kêu gọi chuẩn bị chiến tranh nhân dân ngoài biển để đối phó đe doạ an ninh ngoài biển, bảo vệ chủ quyền và còn sẵn sàng đối đầu với Mỹ ở Biển Đông! Chưa hết ngảy 03/08/2016 tin từ CSIS, toà tối cao TC đưa tin sẽ truy tố và bỏ tù những ai vào vùng biển của TC để đánh cá;  TC còn tuyên bố sẽ khai trương trang web tuyên truyền về Biển Đông. Tin tặc TC tấn công hai sân bay lớn Tân Sơn Nhứt và Nội Bài (29/07/16). Thông tin của Cơ quan Quản lý Khoa Học, Công nghệ và Công nghệ Quốc phòng, TC vừa phóng vệ tinh Cao phân 3 ngày 10/08/2016 nhằm bảo vệ quyền lợi hàng hải và lợi ich quốc gia của TC.

Trên mặt trân ngoại giao, TC khá thành công trong chống đở “chiến lược bêu riếu” (shamefare strategy) do Hoa Kỳ chủ trương để áp đặt một cái giá năng nề về uy tín mà Trung Cộng phải trả khi vẫn phớt lờ phán quyết của PCA, ngược lại Hoa Kỳ đã thất bại trong sách lược thuyết phục cộng đồng thế giới tuyên bố tinh cách pháp lý ràng buộc của phán quyết PCA; cho đến hôm nay Washington chỉ có sáu nước tuyên bố ủng hộ tính chất pháp lý ràng buộc của bản án này, dù rằng đa số các quốc gia đều tuyên bố mốt cách chung chung tầm quan trọng mang tính lịch sử của bản án. Bắc Kinh cũng bịt miệng ASEAN không được nói đến phán quyết PCA La Haye trong tuyên bố chung trong hồ sơ Biển Đông tại hôi nghị các ngoại trưởng ASEAN tại Vientiane, Lào (26-07-2016) cũng như tại hội nghị Trung Quốc-ASEAN tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam (14-06-16) ngoại trưởng Vương Nghị đã áp lực ASEAN rút lại một tuyên bố chung về quan ngại leo thang căng thẳng Biển Đông sau 3 giờ phân phối, nói là do Lào và Campuchia không đồng ý. Áp lực của TC tại Hội nghị Vientiane làm thể diện các quốc gia có tranh chấp xuống thang một cách thê thảm; ngay như Philippines nước đã thắng kiện lại nói phán quyết quốc tế về Biển Đông là kết quả vụ kiện riêng của Manila, hàm ý rằng ASEAN không nên can dự vào, để rồi sau đó Tổng thống Duterte tuyên bố sẽ đàm phán song phương với Bắc Kinh (ông đã gởi cựu tổng thống Ramos như đăc phái viên lên đường đi TC để chuẩn bị cho việc đàm phán); còn Malaysia lại không đến Lào, trong lúc Brunie lại lên tiếng khen sự lãnh đạo của TC; còn thứ trưởng ngoại giao Lê Hoài Trung hôm 27/07/2016 cho thông tấn AP biết Hà Nội muốn giải quyết tranh chấp lãnh thổ qua đàm phán song phương; và ai cũng biết đàm thoại song phương là quan điểm cố định từ trước tới nay của Bắc Kinh. Trong khi ngoại trưởng Mỹ Kerry trước sự phân hoá ASEAN lại tuyên bố kết quả chung của các hội nghị tại Lào là ”thắng lợi của ASEAN”, rằng việc ASEAN không lên tiếng được về phán quyết Biển Đông của PCA La Haye không phải là thắng lợi ngoại giao của TC! Hoa Kỳ còn khuyến khích con đường hoà giải Philippines-TC, một mô hình giải quyết tranh chấp hoà bình thông qua đàm phán và thương nghị. Sau phán quyết PCA, Hoa Kỳ có dấu hiệu đi con đường “ngoại giao thầm lặng”, thuyết phục các quốc gia Châu Á không nên có động thái hung hăng, tránh các hành động khiêu khích, rằng Hoa Kỳ không có ý nổ lực tập hợp các nước trong khu vực chống lại TC, tránh đẩy TC vào chơn tường.

Thực tế là Washington nhìn thấy phán quyết PCA trên đường dài sẽ là mẫu số chung cho giải quyết hoà bình các tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia ASEAN và TC, và Hoa Kỳ là nước có chủ trương trung lập trong sự tranh chấp này nhưng đã chứng tỏ không lùi bước khi quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ tại Biển Đông bị va chạm và đã từng hành động không khoan nhượng ngăn chặn tham vọng quá đáng của TC tại vùng biển chiến lược, con đường huyết mạch của thế giới. Cho nên dù Donald Trump hay Hillary Clinton đắc cử thì dù đường lối ngoại giao Mỹ-Trung tuy muôn ngả nhưng tóm lại chỉ cần một lời tóm được hết quan điểm của Uncle Sam nằm trong hai chữ quyền lợi. Hoa Kỳ hiện vẫn là siêu cường số một về kinh tế và quân sự; cho nên sau Thượng Đỉnh G-20, Tâp cân Bình sẽ không dám theo bọn diều hâu trong Quân đội Giải phóng Nhơn dân mà động binh, vì nếu chiến tranh Trung-Mỹ xẩy ra, TC sẽ chịu hậu quả thảm khốc và có thể là thảm trạng cho thế giới. Kinh tế quấn quyện giữa hai cường quốc này còn kéo dài và thế cộng sinh quả có lợi nhiều cho Bắc Kinh với nền kinh tế đang suy sụp và với nội tình chánh trị xã hội có thể làm lung lay chế độ.

Hoạ hoằn lắm Bắc Kinh lại cho quốc gia thái thú CSVN một bài học như cuộc chiến biên giới năm 1979 để thoả mãn tinh thần dân tộc cực đoan Đại Hán trước nổi nhục trong trận đấu pháp lý với một nước nhỏ Philippines. CSVN có thể ngưởi mùi hù hoạ của Bắc Kinh nên Hà Nội đã vận chuyển các giàn pháo EXTRA từ đất liền tới 05 căn cứ ở quần đảo Trường Sa. Nhằm giải thích diễn biến mới này Giáo sư Carl Thayer, cho rằng hành động của TC đã kich động môt phản ứng ngược lại; nhưng dưới cái nhìn khác, động thái mới này của Hà Nội sẽ kích động Bắc Kinh sớm triển khai máy bay quân sự trên ba đường băng có sẵn trên Trường Sa và sớm xử dụng các nhà chứa máy bay (hangars) sớm hoàn tất. Tập Cận Bình lai có dịp giải thich với Obama tại sao Trung Nam Hải gia tăng quân sự hoá Biển Đông. Không biết vì sợ “đông lực sinh phản động lực“ mà Bà Elizabeth Trudeau phát biểu sẽ kêu gọi CSVN dừng hoăc đảo ngược hành động chuyển vân hê thống EXTRA, để Hoa Kỳ có dip hâm nóng hồ sơ Biển Đông tại Thượng Đỉnh G-20 nay gần kề. (Bà Trudeau là phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ)

Trên tám thập niên kể từ ngày thành lập, Đảng CSVN cũng khéo biến cải chiến lược, chiến thuật nhưng chỉ nhằm bảo vệ sự sống còn của đảng, không vì quyền lợi dân tộc, tổ quốc. Chừng nào mà đảng CSVN còn ngự trị thì Hoàng Sa Trường Sa sẽ hoàn toàn thuộc về TC và quê hương có cơ trở thành một tỉnh tự trị của TC. Đất nước lâm nguy, chỉ có nội lực của toàn dân trong và ngoài nước cùng đứng lên tranh đấu cho sự Sống Còn của Dân Tộc, để bảo vệ đất nước mình trước sự lấn áp bá quyền bành trướng TC.

 

 

Tin Tổng Hợp – Nhữ Đình Hùng

Daech muốn tấn-công cùng một lúc Anh, Đức, Pháp và chuẩn-bị cho cuộc chiến sau này 

Theo nguồn tin JDD.fr, một người theo Nhà Nước Hồi Giáo ‘hồi chánh’ đã xác nhận với báo New York Times là các nhà lãnh-đạo của Daesh đã tìm cách thiết-lập một kế-hoạch tấn-công cùng lúc nhiều thành-phố ở Âu Châu, điều mà nhiều cơ-quan tình-báo e ngại Điều này cũng đã được một viên chức chống khủng-bố của Pháp, dấu tên, nói với AFP vào tháng giêng vừa qua điều mà người này e ngại sẽ có một loại giống như 11.09 ở Âu Châu; những cuộc tấn công cùng lúc trong cùng một ngày ở nhiều nước, ở nhiều nơi.Một việc có phối hợp.

Cũng theo người hồi chánh này, Harry Sarfo, các nhà lãnh-đạo EI muốn các người có thể được tuyển dụng ở lại Âu-châu để thực-hiện các cuộc khủng-bố.

Harry Sarfo đã từng dự tính sang Syrie trong năm 2015 nhưng sau đó đã trở lại Đức theo lệnh của các nhà lãnh-đạo EI. Người này cho biết đã gặp các viên chức mật-vụ của EI, một trong các viên mật-vụ này cho biết EI có thể trông cậy vào nhiều điểm hổ-trợ ở Âu-châu đang chờ lệnh để hành-động. Viên mật-vụ này cũng cho biết họ muốn có một hoạt-động cùng lúc, nhiều cuộc tấn-công xảy ra ở Anh, Đức và Pháp. Các hoạt động của những tên nằm vùng này sẽ do sở mật vụ EMNI của Nhà Nước Hồi Giáo điều khiển và họ có khá đủ người ở Pháp. Vẫn theo Harry Sarfo, đã có hằng trăm người đã được EI gởi tới Liên-hiệp Âu-châu, con số này cũng được báo New York Times nói đến căn cứ trên một nguồn tin tình-báo Mỹ.

Vấn đề đối-phó với quân khủng-bố thâm-nhập là vấn-đề trước mắt. Nhưng về lâu về dài, Âu-châu còn phải đối phó với ‘những tên lính nhóc con’. Đó là những trẻ em đi với gia-đình sang Syrie hay Irak để làm djihad hoặc những trẻ em được sinh ra trong khu vực do Daesh kiểm-soát.Những trẻ em này được Daesh huấn luyện để trở thành một thế-hệ chiến-đấu-quân mới. Theo Europol, đây là một vấn-đề đáng được cộng-đồng quốc-tế lưu-ý đến. Trên các vidéos tuyên truyền của Daesh, người ta thấy cảnh các trẻ em khoảng chừng mười tuổi đang tập sử dụng súng kalachnikov, đang giả bộ các động-tác hành-quyết. Daesh gọi đây là các sư-tử con của vương-quốc hồi-giáo. Một số trẻ em đã đạt tới tiêu chuẩn ‘kháng chiến quân’ và theo  báo Le Parisien viện dẫn nguồn tin bộ nội vụ, có hai mươi thiếu niên Pháp trong số này! Nhưng Daesh không chỉ sử dụng các lính nhóc con này vào mục-tiêu tuyên-truyền. Những nhóc con này được đào luyện theo ý thức hệ thánh-chiến sẽ là nguồn phổ-biến ý-thức-hệ trong dài hạn.Những trẻ em này một khi trở về xã-hội tây phương, sẽ thâm nhập sâu xa vào xã hội, sẽ phổ biến tư tưởng thánh chiến và dù cho Nhà Nước Hồi Giáo không còn lãnh-thổ, nó vẫn còn các chiến binh hoạt động. Việc giải độc cho các lính nhóc con này sẽ không phải là điều dễ dàng sau một thời gian dài bị nhồi nhét các giáo-điều của Daesh!

Trước mắt, cần có những biện pháp để chống lại sự tuyên-truyền của Djihad! Không biết ở những nước khác thì sao, riêng ở Pháp, Hội-đồng Pháp về tín-ngưỡng hồi-giáo (CFCM =conseil français du culte musulman) sau cuộc họp với tổng-trưởng nội-vụ Pháp đã loan-báo một loạt các biện-pháp nhằm tháo gỡ các luận-cứ về thánh chiến!

Anouard Kbibech, chủ-tịch của CFCM, sau cuộc họp với tổng-trưởng nội-vụ Pháp Bernard Cazeneuve, cho biết ‘chúng tôi đã hoạch định một nền tảng, chúng tôi sẽ đi đến cùng’. Các viên chức trách nhiệm của CFCM cho biết Hội-đồng giáo-lý sẽ bắt đầu làm việc sau kỳ hè nhằm thiết lập một hiến-chương gởi đến mọi thầy giảng (imams) để những người này có một cam kết rõ ràng về những bài giảng của họ trong các đền thờ hồi-giáo. Việc huấn-luyện giáo-lý cho các imams cũng sẽ được điều hợp lại và việc huấn-luyẹn về ‘công dân’ sẽ là điều bắt buộc cho các imams đến giảng ở các nhà tù. Về phiá bộ nội vụ, ông Bernard Cazeneve cho biết một cơ quan về tài-trợ sẽ được đặt ra trước cuối năm nay nhằm cho phép tài trợ phần văn-hoá của các cơ-sở tôn-giáo và các công-trình đại-học.

Vấn đề tài-trợ cho hồi-giáo hiện đang bị chỉ trích vì cộng-hoà Pháp mang tính cách thế-tục và cho đến nay, việc tài-trợ cho hồi-giáo tại Pháp phần chính đến từ nước ngoài quan-trọng nhất là Qatar và Arabie Saoudite giúp cho việc mở rộng và xây thêm các đền hồi giáo. Một số các chính-trị gia Pháp, hữu phái cũng như tả phái, đòi hỏi chấm dứt việc tài-trợ từ nước ngoài và các hoạt động hồi-giáo ở Pháp phải do các tín đồ đóng góp.

tổng-hợp/05.08.2016

Nguồn:
http://www.lejdd.fr/Societe/EXCLUSIF-Ces-musulmans-francais-qui-veulent-refonder-l-islam-de-France-799918
http://resistancerepublicaine.eu/2016/08/04/daech-veut-frapper-simultanement-en-angleterre-en-allemagne-et-en-france-selon-un-repenti/
http://www.lemonde.fr/international/article/2016/04/22/l-ei-prepare-une-deuxieme-generation-de-combattants_4907180_3210.html

Bắc Hàn tố cáo Mỹ chuẩn bị một cuộc chiến sinh-hoá và đặt kế hoạch tấn-công nguyên-tử dự-phòng! 

Theo nguồn tin Sputnik ngày 02.08, phát-ngôn-viên quân-sự Bắc Hàn đã tố cáo Mỹ chuẩn bị một cuộc chiến tranh sinh-hoá trên bán-đảo Cao-ly trong khuôn khổ chương-trình JUPITR nhằm chống các đe dọa chiến-tranh sinh-hoá.

JUPITR, viết tắt của Joint United States Forces Korea Portal and Integrated Threat Recognition, là một chương-trình dự trù lập một phòng thí-nghiệm sinh-hoá quân-sự phân-tích các độc chất, điều được phát-ngôn-viên quân-sự Bắc Hàn coi là một kế-hoạch của Mỹ nhằm thực-hiện các chiến-dịch sinh-hoá trong cuộc chiến chinh-phục Hàn-quốc,…một điều hoàn-toàn không chấp-nhận được! ‘Quân lực chúng ta sẵn sàng để đối phó với mọi loại chiến tranh của đế quốc Mỹ’ theo lời phát-ngôn-viên quân-sự Bắc Hàn.

Theo giới chức quân-sự Mỹ, JUPITR gồm các trang bị mới có thể thúc đẩy và làm giản dị việc giám sát sinh hoá do quân-đội Mỹ thực-hiện ở nam Hàn.

Cũng theo nguồn tin của Sputnik, ngày thứ bảy 06.08, Bắc Hàn đã tố-cáo Hoa-kỳ lập kế-hoạch tấn-công nguyên-tử dự-phòng sau khi Hoa-kỳ loan-báo việc đưa oanh-tạc-cơ chiến-lược B-1 sang Thái-bình-dương lần đầu tiên kể từ 10 năm qua.

Ngày 29 tháng bảy, bộ quốc-phòng Mỹ loan báo việc sẽ đưa oanh-tạc-cơ chiến-lược B-1 sang đảo Guam nằm trong vùng tây Thái-bình-dương vào ngày thứ bảy. Đây là lần đầu tiên một oanh-tạc-cơ B-1 được điều động đến Guam kể từ tháng 04 năm 2006.

Theo một thông-cáo được giới truyền-thông chánh-thức Bắc Hàn phổ biến ‘những kẻ thù muốn phô-trương rằng họ có thể chuẩn-bị một tấn-công nguyên-tử dự-phòng xuống Cộng-hoà dân-chủ nhân-dân Cao-ly bằng cách cho bay một B-1B trên bán đảo Bắc Hàn trong hai, ba tiếng đồng hồ trong trường hợp khẩn cấp…. Những sáng kiến như thế nhằm tăng cường thế lực nguyên-tử một lần nữa cho thấy đế quốc Mỹ coi việc tấn-công nguyên-tử dự-phòng trên Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Cao Ly như là một sự đã rồĩ

Bắc Hàn đe dọa sẽ có những hành-động chống lại việc dàn trải  hệ-thống chống hoả-tiễn THAAD ở Nam Hàn.

Tình-hình ở bán-đảo Cao-ly khá căng-thẳng sau việc Bắc Hàn thử nghiệm bom nguyên-tử lần thứ tư vào hồi tháng giêng 2016 và việc bắn thử các hoả-tiễn và gần đây là việc một hoả-tiễn Bắc hàn đã rơi trong hải phận Nhật Bản.

tổng-hợp/13.08.2016

Nguồn: sputnik.fr

 

Biển Đông: Trái Mìn Nổ Chậm? – Đào Văn Bình

Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Tám ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:

– Good Morning America ngày 1/8/2016: “Theo yêu cầu của Chính Phủ Hòa Hợp Quốc Gia (Government of National Accord), Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc không kích chống Nhà Nước Hồi Giáo ISIS tại Sirte, Libya.”

Sau khi Hoa Kỳ đem HKMH vào Địa Trung Hải, thiết lập Vùng Cấm Bay, tiêu diệt Ô. Qaddafi năm 2011, từ một đất nước tuy độc tài nhưng không khủng bố, không Nhà Nước Hồi Giáo nay chia đôi, khủng bố quốc tế và ISIS bắt rễ, khiến Hoa Kỳ phải gửi biệt kích và máy bay không người lái tới để chống lại cái mà quốc tế nói rằng do chính Hoa Kỳ tạo ra mà Ô. Obama nói rằng đó là một sai lầm tệ hại trong suốt nhiệm kỳ tám năm của ông.

– AP ngày 3/8/2016: “Đệ Nhất Phu Nhân của Nicaragua – Rosario Murillo đã được chồng là Daniel Ortega cử làm ứng cử viên phó tổng thống trong cuộc tranh cử nhiệm kỳ thứ ba của ông vào ngày 6/11/2016.”

Trên đời có nhiều chuyện lạ xoay quanh việc ham mê và thâu tóm quyền lực. Trong một loạt các nhà độc tài chúng ta thấy Ô. Ferdinand Marcos cho vợ làm Thị Trưởng Manila sau bị lật đổ, sống lưu vong rồi chết tại Hawaii. Nhà độc tài Juan Peron của Argentina để bà vợ thứ ba làm phó tổng thống và trở thành tổng thống khi ông qua đời vào năm 1974. Tống Mỹ Linh và cả gia đình nắm hết quyền lực củaTrung Hoa Dân Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch sau thua chạy qua Đài Loan rồi bà chết tại Cựu Kim Sơn năm 2003. Bill Clinton làm tổng thống 8 năm, thấy chức vụ tổng thống “thơm” quá cho nên chuẩn bị cho Bà Hillary làm tổng thống cho vui và xem cái thú làm tổng thống sướng thế nào. Chứ nếu chức vụ tổng thống mà khổ, phải bỏ tiền của ra để “hy sanh” chắc chẳng ai ham. “Ai bảo tổng thống là khổ? Không, tổng thống sướng lắm chứ.” Quyền lực là cái gì thật quyến rũ. Đã nắm rồi thì mê đắm, sửa hiến pháp để “hy sanh” thêm dăm ba nhiệm kỳ nữa và chỉ buông ra khi bị cất chức, lật đổ hoặc chết. Hễ còn sống thì truyền con con cái, anh chị em và nhất là vợ… cho chắc ăn. Ở Mỹ chúng ta thấy có Kennedy Dynasty, Bush Dynasty rồi sẽ tới Clinton Dynasty…cô Chelsea chuẩn bị ra ứng cử thượng nghị sĩ nếu mẹ đắc cử là vừa. Ô. Clinton nói rằng con gái ông còn giỏi hơn vợ ông nữa. Không biết tương lai Ô. Ortega đi về đâu? Hay Nicaragua cũng nên có một nữ tổng thống cho kịp trào lưu thế giới từ từ chuyển quyền lực vào tay các bà?

– Los Angeles Times ngày 9/8/2016: Xuất hiện trên truyền hình tại miền nam của Thành Phố Davao, tổng thống vừa tuyên thệ Duterte đã đưa ra danh tánh 150 viên chức chính phủ Phi Luật Tân đã can dự vào việc chuyển vận ma túy trong đó có dân biểu quốc hội, cảnh sát lẫn năm ông tướng đương nhiệm lẫn hồi hưu và ít nhất bảy thẩm phán và cho họ thời hạn 24 tiếng phải trình diện và vài chục ông đã đã tự nạp mình tại sở cảnh sát.”

Thật chưa có một ông tổng thống nào có hành động kỳ lạ và “bạo” như vậy. Nhưng biết đâu “Thuốc đắng dã tật? “ Trước thảm trạng đất nước muốn tiêu ma vì xì-ke ma túy mà sử dụng biện pháp “rùa hành chánh”, ba tòa quan lớn bàn cãi, kháng cáo, các luật sư nhân quyền khiếu nại mọi thứ để xin tha bổng thì “từ chết tới bị thương”. Hãy thử nhìn vào đất nước Mễ Tây Cơ mà xem. Ô. Duterte có thể là người nhiệt tình yêu nước. Vào ngày 10/8/2016, Washington Post đưa tin Tổng Thống Duterte đã hạ nhục đại sứ của Hoa Kỳ khi ông nói, “Như quý vị đã biết, tôi đang chống lại đại sứ của John Kerry- một gã ái nam ái nữ, con của một con điếm. Y đái vào mặt tôi. Nhưng Ô. Duterte nói bằng tiếng Tagalog cho nên chữ “con của con điếm” có thể chỉ có nghĩa là “chó đẻ” trong tiếng Anh. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã triệu tập Tham Vụ Ngoại Giao của Tòa Đại Sứ Phi Luật Tân tại Hoa Thịnh Đốn để yêu cầu giải thích về lời tuyên bố này. “

Như tôi đã nói trước đây, kể từ khi Ô. Duterte nhậm chức, Mỹ sẽ gặp khó khăn về ngoại giao với Phi Luật Tân. Đây có thể chỉ là “nút xì” của ẩn ức kéo dài kể từ cuộc chiến tranh Phi Luật Tân-Hoa Kỳ 1899-1902 sau đó Phi trở thành thuộc địa của Hoa Kỳ. Vị đại sứ Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân sắp tới phải hết sức cẩn thận, khéo léo đừng để chạm tự ái “ông tổng thống Trương Phi” này giữa lúc Hoa Lục đang bành trướng quân sự và ảnh hưởng chính trị tại Á Châu. Ông/Bà đại sứ mới hãy trông gương Ô. Đại Sứ Hoa Kỳ Ted Osius tại Việt Nam. Mình là siêu cường mà khiêm cung thỉ người ta mới nể sợ. Hách xì xằng gặp “ông Trương Phi” phang cho thì xấu hổ, có khi mất chức và hỏng việc.

– Reuters ngày 9/8/2016: “Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vừa chấp thuận việc có thể bán (potential sale) cho Ả Rập Sê-út 130 xe thiết giáp Abrams, 20 thiết vận xa chuyên dùng để sửa chữa xe tăng hư hại và những thiết bị khác trị giá 1.15 tỉ Mỹ Kim. Việc chấp thuận bán vũ khí dùng cho bộ binh xuất hiện giữa lúc Ả Rập Sê-út đang cầm đầu một liên minh quân sự để hỗ trợ cho lực lượng của tổng thống lưu vong Hadi đang muốn trục xuất phiến quân Shiite-Houthis do Ba Tư hỗ trợ đang chiếm cứ Thủ Đô Sanna.” Một số nhà bình luận cho rằng việc mua thêm vũ khí phơi bày tổn thất của Ả Rập Sê-út trong chiến dịch tiêu diệt phe phiến quân Houthis.

– USA Today ngày 9/8/2016: “Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng Thống Nga Putin trong cuộc gặp gỡ hôm 9/8/2016 đã thỏa thuận phục hồi kinh tế bị thiệt hại sau khi Thổ bắn rơi một máy bay Nga vào Tháng 11. Hai người bắt tay nhau và trao đổi một vài lời vui đùa sau cuộc họp tại Lâu Đài Konstantin ở St. Petersburg, Ông Erdogan đã cám ơn Ô. Putin đã sớm gọi điện thoại ngay sau âm mưu đảo chính vào ngày 15/7/2016. Nhà lãnh đạo Nga ca ngợi người đồng cấp đã cam kết nối lại bang giao và nói rằng chuyến thăm viếng có nghĩa là tất cả hai bên đều muốn tái tục thương thảo.” Chưa thấy phản ứng của Hoa Kỳ về chuyển động ngoại giao này.

– AP ngày 13/8/2016: “11 cuộc nổ bom liên tiếp tại những khu du lịch Thái Lan khiến 4 người chết mấy chục người bị thương trong đó có 11 du khách ngoại quốc khiến Thủ Tướng Prayut Chan-ocha hối hả tìm xem động lực của những cuộc khủng bố này là gi? Chưa biết tổ chức nào đứng đằng sau những cuộc tấn công, nhưng bất ổn chính trị có thể là nguyên do chính. Sau cuộc đảo chính năm 2014, tập đoàn quân phiệt đang phải đối đầu với sự chống đối chính trị của phe Áo Đỏ và cuộc nổi dậy dai dẳng của nhóm chiến binh Hồi Giáo ở miền nam từ năm 2004 khiến 5000 người chết.” Tin tức mới nhất cho biết cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ một số nhân vật chính trị nói là có dính líu tới những vụ đánh bom này. Nhưng Đảng Pheu Thái (Áo Đỏ) đã bác bỏ mọi liên quan đến hoạt động khủng bố. Phải chăng Thái Lan lại theo chân Thổ Nhĩ Kỳ “mượn gió bẻ măng” lợi dụng vụ đánh bom khủng bố để tiêu diệt hàng ngũ đối lập? Nếu vậy “nhóm khủng bố” sẽ mừng hết lớn vì được an toàn tiếp tục đánh bom mà không bị điều tra, bắt giữ, truy tố…và đất nước Thái Lan rồi sẽ thối nát thêm. Đây là căn bệnh trầm kha của các nước độc tài chậm tiến Á-Phi và Châu Mỹ La Tinh và ngày nay thêm Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập nữa.

– Reuters ngày 13/8/2016: “Một giáo sĩ Hồi Giáo bị bắn chết cùng với một tín đồ trong lúc đi bộ về nhà sau buổi lễ cầu nguyện tại một thánh đường tại Queens thuộc Thành Phố New York.”

Đây là một vụ án nghiêm trọng có thể do thành phần cực đoan người Mỹ tiến hành và cũng có thể là sự thanh toán trong nội bộ Hồi Giáo. Nước Mỹ phải mau chóng tìm ra thủ phạm nếu không, thành phần Hồi Giáo quá khích sẽ lợi dụng để kích động phong trào chống Mỹ. Trong khi đó bạo động bùng phát tại Mayhem, Milwaukee. Khoảng 800 dân Da Đen đã tràn ra đường, phóng hỏa một khu phố, đập phá xe cảnh sát, trạm xe buýt và hôi của sau khi cảnh sát mặc thường phục, đuổi theo và bắn chết một thanh niên Da Đen 23 tuổi mà họ nói có cầm vũ khi. Cộng với tin đáng buồn này, hai cảnh sát Mỹ lại bị bắn chết tại Tiểu Bang Georgia.

Tình hình Syria:

– AP ngày 1/8/2016; “Một phi cơ trực thăng chuyển quân của Nga bị bắn rơi trên lãnh thổ của phe phiến quân tại bắc Syria, cả 5 phi hành đoàn và sĩ quan trên tàu đề tử nạn.”

– AFP ngày 2/8/2016: “Trong lúc cuộc giao tranh giữa các phe gia tăng dữ dội, Ngoại Trưởng John Kerry thúc giục Nga và chính quyền Syria tự chế để sự chuyển tiếp chính trị có thể bắt đầu. Ông cũng nói rằng về phần Hoa Kỳ, trách nhiệm là làm sao để phe phiến quân cũng tự chế.”

Trong Chiến Tranh Việt Nam, John Kerry là trung úy thuyền trưởng một giang tốc đỉnh hoạt động ở Cà Mau, nhưng chắc chắn ông không phải là một nhà quân sự. Tôi không hiểu trong lúc hai bên giao tranh dữ dội để tranh giành nửa phần còn lại của Aleppo để phân thắng bại mà lại buộc các bên phải “tự chế” là như thế nào? Tự chế là không tiến thêm nữa? Không bắn trả khi bị tấn công? Hay bắn trả vừa vừa thôi? Và thế nào là vừa vừa? Và ai giám sát, làm chứng cho sự “tự chế” này? Nếu đơn vị của tôi bị tấn công, là cấp chỉ huy, tôi phải tận dụng tối đa hỏa lực để tiêu diệt đối phương. Đó là quy luật sống còn trên chiến trường và không thể có sự tự chế”. Chính ra Ô. John Kerry nên đề nghị một cuộc ngưng bắn tạm thời, dù vài tiếng đồng hồ cũng được, thì may ra mới khả thi. Để nghị của Ô. John Kerry phản ảnh sự lúng túng của Hoa Kỳ trong việc giải quyết cuộc chiến Syria. Vào ngày 4/8/2016, trong cuộc họp báo tại Ngũ Giác Đài, Tổng Thống Obama nói rằng những lựa chọn (một giải pháp) cho Syria rất hạn chế. Điều này cho thấy Hoa Kỳ không có biện pháp mạnh để lật đổ Ô. Assad và có thể sẽ để phe nổi dậy trôi theo số phận. Tin tức mới nhất cho biết phe phiến quân đang tung ra những trận đánh quyết tử để bảo vệ phần đất phía đông của Aleppo. Theo AFP, hơn 500 binh sĩ chính phủ và phiến quân đã chết trong các cuộc giao tranh này. Dĩ nhiên là hai bên chẳng “tự chế” tí nào cả.

Tình hình Biển Đông:

– AP ngày 1/8/2016: “Trung Quốc tái khẳng định cam kết bảo vệ lãnh thổ giữa lúc căng thẳng mới về biên giới và tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Trong một buổi tiếp tân, Bộ Trưởng Quốc Phòng Thường Vạn Toàn nói rằng sự toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và quyền lợi phát triển cần phải được bảo vệ.” Trong khi đó theo Business Insider,”Tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã đi bài xã luận đòi tấn công Úc Đại Lợi vì đã ủng hộ phán quyết phán quyết của Tòa Hague và tấn công luôn các tàu của Úc thamg gia chiến dịch Tự Do Hàng Hải ở trong vùng.” Còn theo Reuters, một giới chức Trung Quốc dấu tên cho biết,”Ông Tập Cận Bình nói rằng quân đội hãy sẵn sàng, chúng ta phải tiến vào và cho chúng nó “lỗ mũi ăn trầu” (bloody nose) giống như Đặng Tiểu Bình làm năm 1979, ý nói cuộc chiến trừng phạt Hà Nội vì đã tiêu diệt Khờ Me Đỏ – đồng minh của Trung Quốc.”

Theo tôi nghĩ, đây là những tuyên bố cường điệu để che dấu thất bại và bẽ bàng của một chính sách bành trướng thiếu suy tính. Lãnh đạo đất nước mà che dấu thất bại hoặc không dám nhận thất bại để sửa chữa sẽ là một thảm họa. Các minh quân đều biết nghe lời nói phải trong đó có việc nhận định đúng-sai. Hôn quân ám chúa – ai nói mình sai là chém đầu liền cho nên hôn quân ám chúa đều chết thảm và có khi cả gia đình, tộc họ cũng chết theo. Ngày xưa để trị quốc, các minh quân đều có Quan Ngự Sử can gián. Một đất nước không có lời nói “phải” cất lên thì đất nước đó sớm muộn cũng tiêu vong. Tuy nhiên cũng cần phân biệt giữa lời nói “phải” và phá hoại. Phá hoại là dù làm đúng vẫn chống đối, bôi lọ hay bẻ quẹo, xuyên tạc. Còn lời nói “phải” là lời nói cẩn trọng của các bậc sĩ phu, trung thần nghĩa sĩ, đặt quyền lợi tối thượng của đất nước, của nhân dân lên trên mà nói. Có thể Trung Quốc sẽ xụp đổ vì không còn hàng ngũ trí thức. Khi trí thức hoặc sĩ phu bị tiêu diệt thì đất nước giống như “Hiệp sĩ mù nghe gió kiếm.” Vì mù cho nên thay vì đâm kẻ thù lại đâm vào chính mình luôn.

– Reuters ngày 6/8/2016: “Viên Thượng Tá Không Quân Trung Quốc Shen Jinke cho biết Hoa Lục đã cho oanh tạc cơ H-6 và chiến đấu cơ Su-30 bay tuần thám trên không phận chung quanhTrường Sa và Bãi Cạn Scarbotrough. Chiến dịch này bao gồm cả máy bay tuần thám và máy bay tiếp nhiên liệu trên không.” Trong khi đó theo International Business Times (Luân Đôn), Nhật Bản đã lên tiếng phản đối sau khi phát hiện sáu tàu duyên phòng và 230 tàu đánh cá Trung Quốc tiến vào gần khu vực tranh chấp tại Biển Hoa Đông.

– Sputnix News ngày 7/8/2016: “ HKMH đầu tiên của Trung Quốc là tàu Liêu Ninh mua lại xác tàu cũ của Ukraine vào năm 1998, đóng từ thời Liên Xô. Ngày 31/12/2015, Bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho biết nước này đang đóng tàu sân bay thứ hai có độ choán nước/trọng tải 50.000 tấn tại Cảng Đại Liên, bắc Trung Quốc, với kỹ thuật hoàn toàn trong nước. Sputnik News tiết lộ rằng trong khi đang đóng HKMH thứ hai, PLA đã lên kế hoạch đóng tiếp một tàu thứ ba.” Điều này cho thấy Hoa Lục không phải “đồ dổm”, “hàng mã” như chúng ta suy nghĩ. Trung Quốc hiện nay đang có khả năng cạnh tranh với Hoa Kỳ để làm chủ Thái Bình Dương. Hoa Kỳ chỉ muốn hòa dịu chứ không muốn căng thẳng với Hoa Lục. AP ngày 9/8/2016 đưa tin, “Việc Khu Trục Hạm Benfold trang bị hỏa tiễn đạn đạo viếng thăm Cảng Thanh Đảo của Trung Quốc tuần này là chuyển động mới nhất trong nỗ lực dài nhằm xây dựng lòng tin giữa hai lực lượng quân sự, giữa những căng thẳng và cạnh tranh khống chế Á Châu.”

– Reuters (Hương Cảng) ngày 9/8/2016: “Việt Nam đã bí mật phòng thủ nhiều đảo của mình tại Biển Đông bằng các giàn phóng hỏa tiễn di động mới có khả năng tấn công phi đạo và căn cứ quân sự của Trung Quốc dọc theo hải lộ chiến lược. Các giới chức quân sự và ngoại giao nói với Reuters rằng tin tức tình báo cho biết Hà Nội đã chuyên chở những giàn phóng từ đất liền để bố trí trên 5 căn cứ ở Quần Đảo Trường Sa trong những tháng vừa qua, một chuyển động chắc chắn làm gia tăng căng thẳng với Bắc Kinh. Các giàn hỏa tiễn tối tân mua của Do Thái (*) này đã được ngụy trang để che mắt máy bay thám sát trên không, chưa được lắp đạn nhưng có thể triển khai trong vòng hai-ba ngày. Vào Tháng Sáu, Tướng Nguyễn Chí Vịnh- thứ trưởng quốc phòng nói với Reuters ở Hương Cảng rằng không có việc triển khai các giàn hỏa tiễn như vậy tại Trường Sa nhưng trong quyền tự vệ chính đáng, chúng tôi có quyền di chuyển bất cứ loại vũ khí nào, khắp nơi trong lãnh thổ của chúng tôi.

Những diễn biến đang xảy ra ở Biển Đông bây giờ, chúng ta thấy cách đây ba năm hoàn toàn không có, như:

– Hải Quân Trung Quốc tập trận liên miên. Oanh tạc cơ và phi cơ chiến đấu của Hoa Lục thường xuyên tuần thám Biển Đông.

– HKMH Mỹ hoạt động ở vùng này. Theo National Interest ngày 13/8/2016, Hoa Kỳ cho chuyển các máy bay ném bom tối tân nhất như B-1, B-2 và B-52 tới Đảo Guam- một cuộc biểu dương sức mạnh quân sự thật bất thường ở khu vực Thái Bình Dương.

– Việt Nam gấp rút tăng cường sức mạnh hải quân và đưa hỏa tiễn tối tân ra Trường Sa.

Với những chuyển động quân sự mỗi lúc mỗi gia tăng đó, phải chăng Biển Đông đang là trái mìn nổ chậm? Quả bóng đang ở về phía Trung Quốc vì chắc chắn Hoa Kỳ, Việt Nam và Phi Luật Tân không mong muốn một cuộc chiến với Hoa Lục. Nhưng theo tôi, nếu Hoa Lục bước thêm một bước nữa, chắc chắn có đụng độ quân sự tại Biển Đông.

(California ngày 15/8/2016)

(*) Hỏa tiễn EXTRA do Do Thái chế tạo có tầm bắn 150 km với các đầu đạn 150kg mang theo chất nổ hoặc bom có thể tấn công nhiều mục tiêu trên biển và trên đất liền.

http://baocalitoday.com/breaking-news/bien-dong-trai-min-no-cham.html

TC: Tam Đầu Thọ Địch – Vi Anh

Có thể nói TC đang lâm vào thế tam đầu thọ địch. Đầu trên đông bắc Á châu Thái bình dương là Nhựt, Nam Hàn; đầu giữa đông trung, Đài Loan, Phi và Mỹ; và đầu dưới đông nam, Nhựt và Nam dương (Indonesia) đang thành lập trận đồ bao vây TC.

Đầu trên và giữa trận đồ ngăn chận TC đã có lâu rồi, TC đã bị Phi kiện ra toà PCA. Đài Loan ngang sát TC, Tân Tổng Thông Đài Loan Bà Thái anh Văn (Tsai Ing-wen) vẫn trước sau như một không thừa nhận chính sách “một Trung Quốc”. Ngày 20/05/2016, Bà đã chính thức tuyên thệ nhậm chức, trở thành nữ lãnh đạo đầu tiên của Đài Loan, và chấm dứt 8 năm cầm quyền thân TC của ông Mã Anh Cửu. Trong bài diễn văn nhậm chức, người phụ nữ thép 59 tuổi này không hề nhắc đến chính sách “một nước Trung Quốc duy nhất”. Mà Bà kêu gọi TC đối thoại với Đài Loan như một thực thể bình đẳng, một đảo quốc chớ không phải một tỉnh của TC, điều mà TC luôn luôn chủ xướng.

Còn tại Nam Hàn, Mỹ đã lần đầu tiên đưa dàn hoả tiễn THAAD vô cùng lợi hại qua bố trí ở Nam Hàn, áp tuyến lửa của Mỹ gần TC hơn. Mỹ còn điều thêm Hạm Đội 3 để cùng Hạm Đội 7 mở rộng phạm vi hoạt động bảo vệ tự do hàng hải và luật quốc tế ở Á châu Thái bình dương.

Ở phía Nam, Nhựt đã ký kết phát triển đối tác chiến lược với VN, viện trợ tàu tuần duyên cho VN, vốn là nước bị TC xâm chiếm biển đảo nhiều nhứt.

Và mới đây Nhựt và Nam dương với yểm trợ của Mỹ, Úc, Ấn đang gầy thế trận chống TC qua hai việc. Một là ngăn chận âm mưu TC kiểm soát Eo Biển Mã Lai, cửa ngỏ cổ chai ra vào của con đường hàng hải huyết mạch của thế giới. Hai là ngăn chận “ý đồ” TC mở con Đường Tơ Lụa Trên Biển thông thương với thế giới, giành thế hải thượng (maritime supremacy) hoàn cầu.

Trong tuần đầu của tháng Tám, tức một tháng sau Toà Trọng Tài Thường Trực về Luật Biển Quốc tế [PCA] bác bỏ bản đồ hình lưỡi bò của TC tự nhận chủ quyền trên 90% biển và đảo của Biển Đông thuộc Á châu Thái bình dương. TC ngang ngược phủ nhận thẩm quyền, bác bỏ phán quyết của của Toà trọng tài về luật biển là luật TC đã ký gia nhập. TC xuất tiền hàng triệu Đô la đăng quảng cáo điện tử nói TC có chủ quyền trên Biển Đông ở công trường Times Square ở Thành phố New York (Mỹ). TC tung tàu, máy bay ra tuần tra Đông Bắc, Đông Nam Thái bình dương, tuyên bố tập trận bắn đạn thiệt, bắt bỏ tù một năm bất cứ ai xâm phạm vùng biển lưỡi bò của TC. Trước những phản ứng bạo ngược và ồn ào của TC, cuối tuần đầu của tháng Tám, tức non một tháng sau có phán quyết của Toà PCA hai quốc gia Nhựt bổn và Nam dương họp ngăn chận TC nam tiến.

Nhựt và Nam dương là hai đối thủ đáng gờm của TC. Nhựt hiện là đệ tam siêu cường kinh tế, phát triển bền vững hơn TC, hàng hoá và đầu tư của Nhựt trên thế giới rất có qui mô, uy tín, chớ không chụp giựt, ăn xổi ở thì như của TC. Nhựt vốn là nước từng đánh lấy Trung Hoa thời người Mãn Châu Nhà Thanh thống trị suốt cả 100 năm. Nói hiểu đất nước và con người Trung Hoa không nước nào nhiều kiến thức kinh nghiệm, địa hình, tình thế Trung Hoa và Trung Quốc hơn Nhựt – kể cả Mỹ.

Còn Nam dương là một quốc gia Á châu đại đa số dân theo Hồi Giáo, đông nhứt thế giới. Quân dân cán chính của Nam dương có thời đứng lên lật đổ Tổng Thống Sukarno thân TC. Hai nước Nam Dương và Mã Lai đa số dân theo Hồi Giáo lâu nay ít khi can dự hay phản đối hành động TC xâm lấn của các nước như Việt Nam, Phi luật tân. Nhưng gần đây TC lò mò bành trướng về hướng Nam, đụng chạm với hai nước đông dân Hồi Giáo là Nam dương và Mã Lai. Hải quân Indonesia ngày 17/06/2016 bắn nhiều phát súng cảnh cáo ép tàu cá khai thác lậu phải dừng lại. Indonesia rượt theo, bắn, và bắt một tàu treo cờ Trung Quốc «kéo về Ranai» cùng với 7 thuyền viên, theo phía Indonesia, vụ này không gây thương vong. Thế là Hải quân TC tấn công tàu Nam dương để giải vây cho tàu TC. Bộ trưởng bộ Thủy Sản Indonesia, bà Susi Pudjiastuti, ngày 21/03 tổ chức họp báo quốc tế lên án hành vi thô bạo của Bắc Kinh, thậm chí tuyên bố công khai là Indonesia không loại trừ việc kiện Trung Quốc ra Tòa Án Quốc Tế về hành vi vi phạm này. Còn TC phản đối quyết liệt. Bà Hoa Xuân Oánh Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, Indonesia bắn tàu cá TQ trong “ngư trường truyền thống của Trung Quốc”, nơi “tuyên bố chủ quyền của hai quốc gia chồng lấn”.

Sau đó Nhựt bổn và Nam dương ngày 4 tháng 8 họp bàn tăng cường và siết chặt mối liên kết của hai nước trong chiến lược quân sự. Bộ Trưởng Quốc Phòng Nam dương Ryamizard Ryacudu và Phó Bộ Trưởng Ro Manabecủa Nhựt gặp nhau. Cả hai đều tập chú vào việc hợp tác quân sự. Nam dương muốn tăng cường hải lực và không lực trong công tác tuần tra biển và cứu hộ. Còn Nhựt thì chú mục vào công tác tăng cường thế lực cho các nước Đông Nam Á của ASEAN, trong đó Nam dương là nước lớn và đông dân nhứt. Nhựt cũng quan tâm đến việc tìm kiếm cơ hội bán những sản phẩm của kỹ nghệ quốc phòng mà Nhựt đã được Quốc Hội cho phép bán vũ khí sau khi chiếu luật phòng vệ tập thể của Nhựt được ban hành hồi tháng 4 năm 2014.

Tương quan liên kết quốc phòng này của hai nước phát triển từ khi Tổng Thống Joko “Jokowi” Widodo đắc cử lên nắm chánh quyền đầu năm 2015. Từ đó Nhựt tăng cường phát triển đối tác chiến lược và quốc phòng với Nam dương ngày thêm thân thiết.

Không những Nhựt phát triển cộng tác quốc phòng với Nam dương mà Nhựt còn siết chặt việc phòng thủ chung với các nước Đông Nam Á và đặc biệt với Mỹ và Úc nữa. Phía Nhựt trong cuộc hội nghị với Bộ Trưởng Quốc Phòng Nam dương, Nhựt còn bàn bạc việc tăng cường an ninh mạng và mua bán thủy phi cơ U2 mà Nam dương rất cần và đã ngỏ ý trước đây muốn mua của Nhựt.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Ryacudu bày tỏ và đánh giá công tác quốc phòng Nhựt Nam dương sẽ tiếp tục, siết chặt thêm trong tương lai, với Tân Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhựt là Bà Tomomi Inada là nhân vật lập trường rất cứng rắn đối với TC.

Binh thư Tôn Tử của Trung Hoa cổ đại có câu “Mãnh hổ nan địch quần hồ”. Qua hành động làm ngang nói ngược của TC trong vấn đề Biển Đông, từ ngày CS mở cửa kinh tế với thế giới, chưa bao giờ TC bị các nước cô lập như bây giờ. TC chưa phải là một mãnh hổ so với lực lượng kinh tế, chánh trị, quân sự, ngoại giao của Mỹ và Liên Âu, kể cà Nhựt nữa. Hoàn cảnh tam đầu thọ địch của TC ở Á châu Thái bình dương có thể thành tình trạng thậm chí nguy cho chế độ CS ở TC. Nhiều đối thủ ở ngoài bao vây. Dân chúng trong nước bất mãn dễ trở thành một phong trào nổ chụp như ở Liên xô và các nước CS Đông Âu, mà các nhà chánh trị học gọi là phong trào “cách mạng màu”, chấm dứt Chiến Tranh Lạnh, phần thắng thuộc về Thế giới Tự do./.

https://vietbao.com/a256716/tc-tam-dau-tho-dich

 

Vui cười

Một người đàn ông tan ca về khuya -Ông ta leo lên một chiếc xe buýt và ngủ thiếp đi lúc nào không biết -Thời gian vẫn trôi đi, ông ta vẫn ngủ, xe buýt vẫn chạy -Chợt ông ta giật mình thức dậy và thấy xung quanh mình ko còn ai, đường phố thì cũng vắng tanh…Tài xế cũng biến đâu mất tiêu luôn… Nhưng một điều kì lạ đó là xe vẫn lăn bánh một cách chậm rãi. Ông ta hoảng hốt thét lên “Cứu tôi với!” Không ai trả lời. Bỗng có tiếng thét lên “Cứu gì thằng kia, xuống đẩy xe phụ tao coi”

Đọc trong mục Rao Vặt: “Nam, 25 tuổi, cao 1.8m, nặng 72 kg còn độc thân. Thành đạt, đẹp trai, khỏe mạnh, thông minh, sở hữu hai xe BMW, một thuyền buồm, biệt thự ở Hawaii, hai nhà mặt tiền khu trung tâm. Không mua. Không bán. Cũng ko cần tìm bạn gái. Chỉ muốn khoe vậy thôi”.

 

 

Những Thủ Đoạn Trong Hậu Trường Chánh Trị – Thanh Thủy

Thượng đỉnh G-20 sẽ tổ chức tại Hàn Châu (Trung Quốc) vào đầu tháng chín năm 2016; nhiều nhà phân tich thời cuộc dư đoán là Bắc Kinh sẽ phản ứng quyết liệt hơn về phán quyết PCA sau Hội nghi này. Việt Công lại vừa di chuyễn giàn phóng phi đạn và hỏa tiễn ra các đảo Trường sa cũng ngay trước thượng đỉnh nhóm họp. Để tìm hiểu về thực chất của những biến cố trên và thái độ của Bắc Kinh ra sao sau Hội Nghị nầy đối với khu vực từ biển Hoa Đông xuống tới biển Đông, chúng tôi xin nêu ra một vài dự đoán về các hậu quả rất có thể xãy ra trong những thời gian tới:

1.- Bắc Hàn: Bắc Hàn là một quốc gia nhỏ theo chế độ Cộng sản độc tài toàn diện, là đàn em thân thiết và cũng có thể nói là đồng minh của Bắc Kinh trong mọi tình huống kễ từ khi ông Kim Nhựt Thành đứng ra lãnh đạo rồi truyền lại cho con là Kim Chánh Nhứt và Kim Chánh Nhứt truyền ngôi lại cho con hiện nay là Kim Jong-Un. Có thể nói là Cộng sản Bắc Hàn cai trị theo chế độ cha truyền con nối, độc tài và vô cùng khắc nghiệt, vô cùng tàn bạo, chẳng những đối với dân mà còn đối với cả những người trong họ hàng thân tộc nếu những người nầy bị nghi ngờ không làm theo lời của họ.

Vì là một quốc gia nhỏ bé, nghèo nàn và lạc hậu đồng thời bị cả thế giới cô lập, thiết nghĩ, với thân phận đó thì Kim Jong Un dù có to gan đến đâu cũng không thể tự mình thách thức và chống cự lại Mỹ và tất cả thế giới nếu Bắc Hàn không có một chổ dựa vững chắc. Thật vậy, như chúng ta thấy, trong khi các quốc gia tây phương càng ra sức chống đối vũ khí hạt nhân thì Bắc Hàn càng ra sức phát triễn chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân và liên tiếp phóng thử nghiệm những hỏa tiển (danh từ Việt cộng gọi là tên lửa) mang đầu đạn nguyên tử để thách thức.

Bắc Kinh cũng có một vài lần lên tiếng chỉ trích Bắc Hàn về việc nầy, và Kim Jong-Un cũng tỏ ý ương ngạnh, chống lại việc chỉ trích của Bắc Kinh, nhưng khi Liên Hiệp Quốc ban lịnh trừng phạt Bắc Hàn về việc nêu trên thì Bắc Kinh lên tiếng phản đối. Sự mâu thuẫn nầy cho thấy sự đóng kịch giữa họ với nhau để đánh lừa dư luận, che đậy sự gắn bó giữa Bắc Kinh và Bắc Hàn trong chương trình phát triễn hạt nhân của quốc gia nhỏ bé nầy.

Theo tài liệu được công bố thì trong cuộc chiến Nam Bắc Triều Tiên từ năm 1950 đến 1953, Trung Cộng đã đem một lực lượng đông đảo khủng khiếp hơn một triệu quân sang giúp Bắc Hàn. Đó là tiền lệ. Nếu một ngày nào đó Kim Jong-Un khởi động một cuộc chiến nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên, thì chắc chắn phải có sự trợ giúp nồng nhiệt của Trung Cộng và dựa theo tiền lệ, lần nầy có thể Trung Cộng cũng sẽ đem vài triệu quân sang trợ giúp Bắc Hàn để chống lại Nam Hàn. Với một lực lương hùng mạnh tràn ngập như thế, Nam Hàn sẽ không chống cự nổi và phải sụp đổ, bán đảo Triều Tiên sẽ được thống nhứt dưới sự cai trị hình thức của Kim Jong-Un nhưng trên thực tế đất nước nầy đều sẽ nằm trọn trong tay của Trung Cộng.

Việc nầy đã từng xãy ra tại Trung Quốc vào năm 1644 cuối đời nhà Minh, khi Lý Tự Thành kéo quân vào chiếm lấy Bắc Kinh, vua nhà Minh là Sùng Trinh phải treo cổ tự vận, tướng nhà Minh là Ngô Tam Quế mở cửa ải rước quân Thanh vào để giúp nhà Minh chống lại Lý Tự Thành, thừa thế, với sức mạnh như chẽ tre, nhà Thanh chiếm luôn Trung Quốc rồi ngự trị luôn cho đến năm 1911, tức là gần ba trăm năm mới chấm dứt.

Để tái diễn lại lịch sử, rất có thể tập đoàn người Hán từ lâu đã xúi giục tên vua cuồn ngạo trẻ con nầy của Bắc Hàn lọt vào cái bẫy của họ là mở cửa rước giặc Hán vào nhà ( giống trường hợp như Ngô Tam Quế nhà Minh). Với một lực lượng quân sự hùng hậu mấy triệu người của Trung Cộng trên đất Bắc Hàn dưới danh nghĩa sang trợ giúp người đàn em để đạt được thành công thống nhứt đất nước, rồi nhân tiện, với sức mạnh sẳn có, họ loại trừ Kim Jong-Un, chiếm luôn bán đảo Triều Tiên, giống y như việc làm của nhà Thanh sang xâm chiếm nhà Minh hồi thế kỹ thứ 17 như đã nói trên để hoàn thành giấc mộng bành trướng về phương đông của bọn người Đại Hán. Khi Trung Cộng chiếm trọn được bán đảo Triều Tiên thì sự bình yên của nước Phù Tang và vùng biển Hoa Đông chỉ chờ ngày “dậy sóng”.

Có lẽ nhận thấy được mối hiễm họa mất nước như thế, cho nên chánh phủ Nam Hàn của bà Park Geum-Hye mới quyết định hợp tác chặt chẽ với Mỹ, đặt hệ thống phòng thủ hỏa tiễn THAAD của Mỹ trên phần đất của Nam Hàn để nhằm chống lại các loại hỏa tiễn tấn công của Bắc Hàn, bất kễ lời đe doạ và phản kháng của Trung Cộng, bất kễ sự phản đối của một số quần chúng cư ngụ gần nơi đặt hệ thống phòng thủ nầy.

Nếu Trung Cộng và Nga lo ngại giàn Radar tinh vi của hệ thống phòng thủ hoả tiễn THAAD nầy của Mỹ cũng sẽ được dùng để giám sát các hoạt động quân sự của họ ở vùng Đông Bắc Á, thì tại sao họ không kềm hãm sự hung hăng của Bắc Hàn trong chương trình hạt nhân, vì đó mới chính là nguyên nhân tạo nên sự căng thẳng trong vùng, trong khi sự khai triễn giàn THAAD chỉ là hậu quả. Vấn đề thiên vị một chiều nầy đã cho thấy rằng họ có những toan tính, những mưu mô, thúc đẫy bên trong để tạo nên những vấn đề thời sự trước mắt.

Bắc Kinh rất bực tức về sự khai triễn dàn hỏa tiễn phòng thủ THAAD nầy của Mỹ, không phải vì họ sợ giàn Radar của THAAD mà chính vì giàn phòng thù nầy tự nó đã cản trở giấc mộng bá quyền của họ.

2.- Hỏa tiễn (danh từ Việt cộng gọi là Tên lửa) Việt Nam trên đảo Trường sa: Một số thông tin về Việt Nam cho biết là Việt cộng đã lắp đặt một số giàn phóng hỏa tiễn EXTRA của Do Thái tại năm địa điểm trên quần đảo Trường sa mà những cơ sở và những phi đạo của Trung Cộng nằm trên các đảo lân cận đều nằm trong tầm bắn của các giàn hỏa tiễn di động EXTRA nầy. Truyền thông Trung Cộng đã lên tiếng cảnh cáo hành động trên của Việt Nam là một sai lầm ghê gớm. Hàm ý nói, Việt Nam sai lầm ghê gớm với ai thì chưa biết ra sao, nhưng sai lầm ghê gớm đối với Trung Cộng thì sẽ phải nhận lấy sự trả đủa với những hậu quả thảm khốc.

Việt cộng dựa vào ai mà lại dám tạo ra một “sai lầm ghê gớm” đối với Trung Cộng như thế? Có lẽ bạo quyền nầy không dựa vào ai cả trong việc lắp đặt một số giàn phóng hỏa tiễn EXTRA nầy trên đảo Trường sa, chuyện nầy chắc chắn có thật, nhưng hành động của bạo quyền Việt cộng và những lời cảnh cáo nêu trên của Bắc Kinh xét cho cùng thì cũng chỉ là một màn kịch được sắp xếp giữa cái đám Việt cộng bán nước và quan thầy Bắc Kinh để lừa bịp dư luận mà thôi.

Trong tình trạng khó bước thêm một bước nữa vì hệ thống hỏa tiển phòng thủ THAAD của Mỹ tại Nam Hàn nên Bắc Kinh quay sang Việt Nam, và trong tình trạng căng thẳng ở biển Đông, Bắc Kinh chỉ cần tạo ra một vài sự kiện nhỏ nào đó để “bật đèn xanh”, khơi mào cho Hà Nội phóng đi một vài trái đạn vào căn cứ hay vào phi đạo lân cận nào đó của Trung Quốc trên đảo Trường sa. Lấy cớ là bị tấn công trước, Bắc Kinh sẽ lập tức chánh thức mở ngay những mặt trận hải chiến lẫn bộ chiến để đánh chiếm toàn thể đất nước Việt Nam để giúp hoàn tất chương trình bán nước của bạo quyền Việt cộng mà Hội Nghị Thành Đô năm 1990 đã vạch ra, đại họa diệt vong của đất nước Việt Nam sẽ được nhanh chóng tiến hành và khi đó khó có quốc gia nào, luôn cả Mỹ, có thể lấy cớ gì để mạnh dạn can thiệp vào được?

Kết luận

Nam Hàn là quốc gia theo chế độ dân chủ, tự do, hơn nữa bà Tổng thống Park Geum-Hye đã nhìn thấy thực trạng của đất nước bà nên đã thắt chặt với đồng minh Mỹ lắp đặt hệ thống hỏa tiễn phòng thủ THAAD, cứng rắn chống lại những mưu toan của Bắc Kinh, còn Việt Nam thì trái lại, vì tập đoàn lãnh đạo Hà nội hiện nay chỉ là một bọn thái thú, cho nên chuyên môn nói một đàng nhưng làm một nẽo, không bao giờ dám làm đồng minh với Mỹ để được bảo vệ, không bao giờ dám khởi kiện Bắc Kinh xâm lăng về hải đảo Hoàng sa, Trường sa, thác Bản Giốc, ải Nam Quan, v.v…mà thực tế còn cho bọn Tàu thuê rừng ở những khu thượng nguồn dài hạn 50-70 năm, cho Tàu mở nhà máy thép Formosa hoạt động 70 năm (chỉ nêu một trường hợp tượng trưng) để thải chất độc vào biển Đông, phá hoại môi sinh, giết hại đồng bào, hủy diệt toàn diện môi trường sinh hoạt của ngư dân thì quả là có sự tham ô, đồng lõa bán nước cho giặc thù phương Bắc.

Cho nên, có thể nói, ngày nào đảng Cộng sản còn ngự trị trên đất nước Việt Nam, ngày nào bọn tập đoàn bán nước Hà nội còn ngồi yên trên chiếc ghế thống trị đất nước thì thảm cảnh cuộc sống của người dân không bao giờ được bọn họ chiếu cố hay cải thiện. Đó là điều mà mọi người công dân Việt Nam cần phải để tâm suy nghĩ và can đảm hành động để tự cứu mình, cứu gia đình mình và cứu dân tộc mình.

Thanh Thủy (17/8/2016)

 

Dân chủ: thực tế hay ảo tưởng? – Nguyễn văn Trần

I – Dân chủ và khủng hoảng

Sau ba thập niên, dân chủ tìến nhanh. Khối cộng sản liên-xô và đông âu sụp đổ đánh dấu đậm nét sức mạnh của dân chủ. Thế mà ngày nay, dân chủ trên thế giới không tiến thêm nữa. Nó khựng lại. Tai hại hơn nữa, từ mươi năm gần đây, những chế độ độc tài vươn mạnh lên. Tại nhiều quốc gia tự do dân chủ, những quyền tự do đã bắt đầu bị tổn thương.

Trước những chuyển biến mới bất lợi cho dân chủ, Âu châu tổ chức Diển Đàn Dân chủ ở Strasbourg, từ 16 tới 21 tháng 11/2015, nhằm động viên các quốc gia thành viên thảo luận về hiện tình âu châu «Giử ổn định quốc gia là ưu tiên hay bảo vệ Dân chủ là ưu tiên?».

Trên thực tế, người ta thấy T.T. Obama chọn ủng hộ T.T. Sissi của Ai-cặp trong lúc đó Âu châu có xu hướng ngã theo đường lối chánh trị thực dụng (Realpolitik) vì nghĩ chế độ độc tài nhưng có khả năng đồng minh chống khủng bố. Nhiều nhà quan sát cho rằng chiến lược này chỉ có giá trị ngắn hạn vì về lâu về dài, chế độ độc tài nào cũng trở thành chế độ khủng bố hết cả. Khốn nạn hơn hết là họ khủng bố chính nhơn dân của họ cai trị. Điều mọi người mong ước là các cường quốc dân chủ nên ra sức thật sự ủng hộ xây dựng và phát triển dân chủ ở các nước chưa có dân chủ hoặc vừa mới thâu hồi dân chủ.

Vậy mà nhà chánh trị học huê kỳ, Ông Francis Fukuyama, vẫn giử quan điểm cố hữu cho rằng “Lịch sử kết thúc, sẽ là dân chủ”!

Ảo tưởng nguy hiểm

Đa số thanh niên ai-cặp có học đều mong muốn đất nước Ai-cặp sớm có dân chủ. Tại Le Caire, thanh niên và sinh viên đều say mê theo dõi bài diển văn của T.T. Obama nói về dân chủ. Không chỉ lời lẽ quyến rủ mà thực tế còn quyến rủ hơn. Một người da màu sanh ra và lớn lên trong dòng văn hóa hồi giáo, giống như họ, nay trở thành Tổng thống Huê kỳ, cường quốc số 1 của thế giới. Mà Hưê kỳ không phải là quốc gia thật sự dân chủ thì là gì nữa?

Cũng da màu, cũng hồi giáo như ông ấy, mà dân ai-cặp ngày nay hảy còn bị nhà cầm quyền của mình cướp đoạt hết mọi quyền căn bản của con người. Tổng thống Mourak cai trị độc tài nên bị cô lập khỏi nhơn dân, chỉ còn dựa vào một nhóm nhỏ nắm giử quyền lực. Thay vì thay đổi chánh sách, ông còn sửa soạn truyền ngôi lại cho con trai.

Năm năm sau, T.T. Obama, người trước đây đã từng lên tiếng ủng hộ nhơn dân ai-cặp bảo vệ quyền tự do ngôn luận, quyền tự do ứng cử và bầu cử để chọn cho mình một thể chế thích hợp, giờ đây lại ủng hộ một chế độ cai trị Ai-cặp còn ác ôn, thô bạo hơn Moubarak rất nhiều.

Dưới bàn tay sắt của Sissi, quân đội kiểm soát một phần ba kinh tế ai-cặp và khống chế quyền lực chánh trị. T.T. Sissi dựa vào đó không dừng củng cố ảnh hưởng. Ông Mohamed Morsi, người được nhơn dân ai-cặp bầu  một cách dân chủ bị tòa án được chế độ độc tài giàn dựng lên tuyên án tử hình. Và cũng tòa án này đã bỏ tù 40 000 người đã dám ôn hòa đòi thay đổi chế độ cho Ai-cặp có dân chủ, đàn áp và khủng bố những nhà hoat động đối lập.

Cứ mỗi khi T.T. Sissi muốn củng cố chế độ quân phiệt thì Hoa thạnh đốn lại vận động ngoại giao ủng hộ, cung cấp phương tiện mà Huê kỳ không biết là nhà cầm quyền độc tài nhờ đó có thêm khả năng đàn áp dân chúng và đối lập.

Năm 2013, ngoại trưởng Mỹ, Ông John Kerry, tuyên bố «T.T. Sissi đang thiết lập dân chủ».

Năm sau, 2014, nhơn một buổi họp báo, ngoại trưởng John Kerry nhận xét «T.T. Sissi, từ lâu nay, giử được Ai-cặp có vai trò chủ yếu trong vùng».

Và sau cùng, giửa năm 2015, T.T. Obama đã bải bỏ lịnh cấm vận đưa vũ khí nặng vào Ai-cặp có từ 2013 (The Nation, NY – Courrier International, số 1306).

Từ nay, T.T. Sissi tự cho mình là đại diện chống các tổ chức khủng bố võ trang tôn giáo ở Yémen, Sinaï, Lybie,…

Khi đề cặp tới chế độ T.T. Sissi ở Ai-cặp được Huê kỳ ủng hộ là muốn nói tới liên hệ của khủng bố hồi giáo, như Al-Qaïda, với chế độ độc tài. Vì chế độ đàn áp dân chủ ở Ai-cặp là giấc mơ của mọi lực lượng khủng bố. Một số đông dân chúng hồi giáo và cả ngoại đạo đã từng tham gia biểu tình năm 2011, nay để tránh bị chế độ T.T. Sissi đàn áp, phải bỏ chạy theo Al-Qaïda. Lãnh tụ Al-Qaïda ai-cặp, Ông Ayman Al-Zawahiri, kêu gọi thanh niên, sinh viên hảy cảnh giác khi đòi hỏi dân chủ. Trong quyển «Mùa gặt đắng» (La Moisson amère), Al- Zawahiri tuyên truyền hảy tìm cách thay đổi thực tế bằng cuộc thánh chiến (djihad), chớ đừng bao giờ mong đợi ở lá phiếu. Đường lối dân chủ để thay đổi độc tài chỉ là ảo tưởng. Một ảo tưởng nguy hiểm.

Huê kỳ và Âu châu vẫn nghĩ giử quan hệ tốt với các chế độ độc tài để an ninh của họ và thế giới được bảo đảm. Họ đi với Bắc kinh, bỏ rơi Đài loan và Tây tạng, trước đây, đi với Hà nội khai tử Sài gòn.

Riêng ở Âu châu, các nhà chánh trị hưóng chánh sách đối ngoại tập trung vào những quyền lợi chiến lược hơn là bảo vệ dân chủ và nhơn quyền. Họ sẳn sàng đối thoại với T.T. Erdogan để tìm giải pháp cho vấn đề di dân hồi giáo đang làm đảo lộn Liên Âu và xáo trộn sâu xa đời sống âu châu, nên phải làm ngơ trước việc T.T. Erdogan đang  muốn tái lập một trât tự mới ở âu châu bằng cách dựng lại đế quốc ottman. Một vài quốc gia khác chọn nói chuyện với T.T. El- Assad của Syrie. Bà Thủ tướng Đức, Angela Merkel, đã không ngần ngại tuyên bố «Chúng ta phải thừa nhận đìều quan trọng hơn hết là sự ổn định».

Vì quyền lợi thực tế mà ngày nay, những nhà chánh trị tay đầy máu nhân dân vẫn được chánh phủ của nhiều quốc gia trải thảm đỏ đón tiếp. Thủ tướng Anh, Ông David Cameron, đã không ngần ngại long trọng đón tiếp T.T. Sissi và nhà độc tài của Kazakhstan, Ông Vursultan Nazarbaev. Thủ tương Cameron đã thật sự xoay hướng chánh sách đối ngoại thuần theo quyền lợi thương mại. Báo chí Anh đã phải lên tiếng công kích « Ông Cameron đã đi quá xa. Khi đón tiếp nhà độc tài Sissi ở Luân-đôn, ông có thấy ông đã lố bịch hóa những giá trị truyền thống của Anh và làm cho cả thế giới khinh bĩ nước Anh hay không?»

Thế giới tự do dân chủ nhưng đường lối chánh trị lại nằm trong tay thế lực tài phiệt. Với tư bản, không có gì quan trọng hơn lợi nhuận. Nên họ chỉ cần nơi nào có ổn định vì nhà cầm quyền kiểm soát được xã hội, mặc dầu kiểm soát bằng đàn áp khủng bố đi nữa, là họ tới làm ăn. Muốn làm ăn lâu dài, họ cần ủng hộ chế độ ở đó bền vững.

Năm 1973, Huê kỳ bắt tay Mao-Trạch đông, nhà độc tài diệt chủng, tội phạm chống nhơn loại, là nguyên nhơn của những nguyên nhơn dẩn tới tình trạng Biển Đông và Việt nam ngày nay.

Giờ đây, Huê kỳ có đòi hỏi Trung cộng tôn trọng hiệp ước biển, Hà nội có thả tù chánh trị, ngưng khủng bố, thực hiện nhơn quyền trước khi thông qua hiệp ước TPP thì cũng chỉ là những đòi hỏi có giá trị hình thức mà thôi.

Thế giới bất ổn, những quyền căn bản của con người bị liên tục xâm phạm, các thế lực độc tài vươn lên, vậy có thể hi vọng ngày mai này sẽ có dân chủ được không?

Trời lại sáng?

Ngày nay, nhiều người đang tự hỏi «Những giá trị văn hóa âu châu phải chăng không thật sự có giá trị phổ quát như ngưòi ta đã nghĩ sau khi hết chiến tranh lạnh?». Những giá trị ấy ngày càng đưọc xét lại.

Thực tế cho thấy sau nhiều thế kỷ chinh phục thế giới, ảnh hưởng âu châu dường như đã đạt tột đĩnh lần nữa sau khi khối liên-xô sụp đỗ. Những giá trị và nền văn minh âu châu trở thành sáng chói, đã có lúc làm lóe mắt mấy chú Ba Tàu và Đặng Tiểu bình đã phải xoay trục đưa nước Tàu theo hướng tư bản. Trong dân chúng tàu, lớp trung lưu bắt đầu xuất hiện nhờ nền kinh tế thị trường phát triển. Họ đồng thời cũng đòi hỏi một xã hội công bằng, trong sáng. Người ta có cảm tưởng nước Tàu bước những bước đi mới hướng dân chủ tự do!

Nhưng những biến chuyển dồn dập từ mười năm qua đã thay đổi cái nhìn của nhiều người. Sự phát triển chủ thuyết tư bản độc quyền (capitalisme autoritaire) thật sự làm mờ nhạt luôn cả ảo tưởng về một thế giới dân chủ tự do.

Như vậy phải chăng lịch sử thập niên qua đã phản biện lý thuyết của học giả Francis Fukuyama rằng sau khi thế giới tư bản chôn cộng sản xong thì mọi người đời đời sẽ hưởng dân chủ tự do?

Ngày nay, trước nền độc tài ngày càng hung hản của Tàu, của Nga, và sự vươn lên như vũ bảo của những lực lượng hồi giáo cực đoan, nền dân chủ tự do dường như bị lung lay và những giá trị của nó bị tổn thương ngay trong xã hội âu châu.

Theo cái nhìn của nhà chánh trị học Bulgare, ông Ivan Krastev, thì năm 1989 chẳng những không phải là đĩnh cao chói lọi của nền dân chủ tự do, của kết thúc chiến tranh lạnh, mà đó, đúng ra là giai đọan hậu thực dân. Nhiều nước Á châu và Phi châu chào mừng sự cáo chung chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, đó là hai thứ ý hệ ưu việt của Tây phương không còn thống trị những nước nghèo nữa và cả hai đều là con đẻ của tư tưởng Tây phương!

Những quốc gia mới nổi lên chọn theo khái niệm dân chủ và chế độ pháp trị nhưng không rặp khuôn theo mô hình nền dân chủ âu châu vì cho rằng những giá trị âu châu không hẳn là mẫu mực và phổ quát. Nga từ bỏ cộng sản, giử tính đặc thù của mình và cũng cho rằng Nga là đại diện nền văn mình âu châu theo cách của Nga. Những nước chọn dân chủ nhưng chối bỏ những giá trị âu châu vì cho rằng những giá trị này chỉ cổ súy cho bình đẳng giới tính, đề cao tự do tình dục, thật sự không mang giá trị phổ quát như được hiểu.

Cả về dân chủ, khi người ta cho rằng đó là giá trị phổ quát khởi từ Âu châu về chánh trị học nhưng có mấy ai hỏi dân chủ cho phép người phụ nữ âu châu bỏ phiếu năm nào? Ở Ý, năm 1945, ở Pháp là cái nôi của Cách mạng Nhơn quyền và Dân quyền, người phụ nữ cũng chỉ được phép bỏ phiếu năm 1945. Riêng ở Thụy sĩ, cho tới năm 1989-1990, còn hai Tiểu bang Appenrell Rhodes – Extérieures và Intérieures, người phụ nữ mới được trọn quyền bầu cử Tiểu bang và cả Liêng bang. Công dân da đen huê kỳ ở Miền nam đi bầu lần đầu tiên năm 1965.

Dân chủ đối mặt với thực tế ở Pháp

Cuộc điều tra hằng năm dư luận pháp về sự tín nhiệm Chánh phủ được tuần báo «Les Valeurs actuelles» (số 4026, Paris) công bố kết quả không khác một trận động đất. Dân pháp ngày nay không chỉ không tin tưởng thứ dân chủ đang được áp dụng, mà họ còn bày tỏ ý kiến táo bạo là muốn có một người mạnh (đàn ông hay đàn bà cũng được) lãnh đạo nước Pháp, không cần Quốc hội và bầu cử. Nói rỏ ra là một ông vua hay một người độc tài mà thật lòng biết thương nước Pháp (50%). Vì có 75% dân chúng không tín nhiệm ở Nhà nưóc và nền Cộng hòa nữa, 88% muốn dẹp bỏ các đảng phái, 71% dẹp bỏ nghiệp đoàn, 67% cho rằng Pháp có quá đông di dân, 50% muốn tái lập án tử hình,…

Thực tế này là điều chưa từng xảy ra ở Pháp từ 200 năm qua. Và phơi bày khá rỏ nét bộ mặt của thứ «dân chủ đảng phái», xa rời nhơn dân, quên hẳn quyền lợi của đất nước và nhơn dân.

II. Dân chủ: Lịch sử sang trang?

Sau ba mươi năm tiến nhanh, tiến mạnh, Dân chủ trên thế giới ngày nay dừng lại. Nhiều nhà chánh trị học ghi nhận năm 2006 là thời điểm khởi đầu của nhiều quốc gia mà nền dân chủ khựng lại, những quyền tự do căn bản bị bào mòn, các nước dân chủ tự do Tây phương suy yếu. Người ta tự hỏi phải chăng đó là hiện tượng báo động “lịch sử sang trang?”.  Họ bắt đầu lo ngại trước sự xuất hiện mạnh chế độ độc tài ở nhiều nơi, những nổ lực tranh đấu cho dân chủ lần lượt thất bại.

Bắt đầu thoái trào

Trong bài “Faire face à la récession démocratique” (Facing Up to the Democratic Recession) đăng trên  Journal of Democracy số gần đây (của Cơ quan Phát triển Dân chủ – National Endowment for Democracy do Quốc Hội Huê kỳ tài trợ – Courrier International, số 1274), tác giả, Ông Larry Diamond, Chủ biên, chuyên viên về Dân chủ ở Đại học Stanford, nhận xét: «Sự mở rộng tự do và dân chủ trên thế giới bị khựng lại từ năm 2006 và kéo dài từ đó. Cho tới nay, không thấy có thêm những quốc gia dân chủ do bầu cử xuất hiện. Con số quốc gia dân chủ trên thế giới vẫn đông lạnh giửa 114 và 119 nước. Tính theo tỷ lệ, có 60 %. Hậu quả của tình trạng này là mức độ tự do của dân chúng được hưởng bắt đầu bị giới hạn».

Cũng theo học giả Larry Diamond, từ năm 2000, có 25 quốc gia dân chủ sụp đổ không vì bị quân đội đảo chánh hay xung đột nội bộ, mà vì luật pháp và nề nếp dân chủ dần dần bị biến chất và thoái hóa. Một số hiện tượng này xảy ra tại những quốc gia dân chủ nửa vời, nhưng nhìn chung, hệ thống tranh cử tự do và sanh hoạt dân chủ đảng phái ở đó đã bị bãi bỏ hoặc xuống cấp dưới tiêu chuẩn tối thiểu của chế độ dân chủ».

Nước Nga của T.T Poutine và nước Thổ-nhỉ-kỳ (La Turqie) của T.T Erdogan là hai trường hợp điển hình cho xu hướng dân chủ suy đồi này ở Âu châu. Cùng xu hướng, có thể kể thêm Thái lan, Venezuela, Bangladesh, Kenya,… Ở Turquie và Nga, như ta biết, đảng cầm quyền ngày càng mở rộng sự thao túng nền tư pháp và hành chánh quốc gia. Nhà báo bị bắt giam, những người bất đồng chánh kiến bị khủng bố, những xí nghiệp bị nghi tài trợ cho những hoạt động chống nhà cầm quyền bị đóng cửa, đảng phái chống đối, những người phản kháng đều bị án tù để bị loại ra khỏi đời sống chánh trị quốc gia. Tất cả nhằm tập trung quyền lực vào tay nhà cầm quyền.

Tổ chức «Freedom House» của Huê kỳ cũng nhận định từ 2006 tới 2014 số quốc gia mất tự do gia tăng so với số quốc gia cải thiện chế độ để có tự do.

Học giả Larry Diamond giải thích xu hướng mới này là những nhà độc tài học hỏi rất mau những kỷ thuật cai trị của thời đại tin học, khéo léo vận dụng thông tin và luật pháp để giới hạn tầm hoạt động của những tổ chức xã hội dân sự, ngăn chận mọi nguồn viện trợ, ủng hộ của các tổ chức quốc tế. Mặt khác, tâm lý quần chúng phấn khởi trước đà dân chủ, sau khi khối cộng sản sụp đổ, nay không còn nữa, đời sống khó khăn là thực tế, họ lợi dụng ngay tình hình thay đổi mà áp dụng đường lối độc tài cai trị và tham nhũng tùy tiện.

Trong xu hướng dân chủ thoái hóa nhường bước cho độc tài tiến lên không có nước Tàu vì Tàu là một nước chưa bao giờ có dân chủ, chưa từng biết những tiêu chuẩn dân chủ là gì. Trong văn hóa lâu đời của Tàu không có dân chủ và tự do. Tàu chỉ biết theo đuổi triết lý «lượm bạc cắc» và khắc phục nguyên lỳ «ăn cơm chưa». Tham vọng của Tàu là thay thế Huê kỳ cai trị thế giới, bắt đầu làm anh chị ở Phi châu trước. Trong lúc đó Nga vì là một quốc gia âu châu, lo sợ ảnh hưởng từ phía Tây âu nên vội tái chiếm các nước láng giềng để kịp ngăn chặn làn sóng dân chủ.

Nhưng chìu kích đáng lo ngại hơn hết về sự thụt lùi của dân chủ là dân chủ ngày càng giảm hiệu năng cải thiện đời sống xã hội, suy giảm sự tin tưởng ở giá trị dân chủ của dân chúng đặc biệt là ở Mỹ và Âu châu.

Cụ thể, ở phía Đông Đức, dân chúng sau 26 năm lần đầu tiên đi bầu cử hoàn toàn tự do, đã thấy dân chủ không còn thật sự hào hứng nữa. Trong cuộc bầu cử địa phương vừa qua, gần phân nửa cử tri không đi bầu, giải thích lý do vắng mặt «một xã hội tự do vận hành được không cần có cử tri».

Tham dự bầu cử, đảng «Thiên chúa giáo-Dân chủ» đưa ra khẫu hiệu vận động «Mác đã chết, Jésus còn sống». Chính cách đề cao thái quá sự chiến thắng của tự do dân chủ đã làm tổn thương giá trị thật của mô hình Tây phương «dân chủ và kinh tề thị trường», làm cho các nước vừa mới thay đổi dân chủ hay muốn thay đổi phải xét lại. Mỹ và Âu châu chủ quan mà không nghĩ rằng quan niệm về tự do, chánh trị đa đảng có thật sự là ước mơ của các nước vừa thu hồi độc lập sau chiến tranh lạnh kết thúc hay không? Hay bức tường Bá-linh sụp đổ tháng 3/1990 là chiến thắng của dân chủ mà cũng vừa là  báo hiệu độc tài bắt đầu xuất hiện?

Các nước Đông Nam Á vì những yếu tố địa lý và nhơn văn phức tạp nên dễ ngã theo xu hướng phản ứng chống lại dân chủ. Theo Tổ chức Quan sát Nhơn quyền (Humman Right Watch), chánh phủ các quốc gia trong vùng đều vi phạm nhơn quyền ngày càng trầm trọng.

Không nên để mất niềm tin dân chủ

Ai cũng biết dân chủ không phải là chiếc đủa thần. Có dân chủ là có tất cả. Nhưng có điều chắc chắn dân chủ vẫn còn là chế độ ít tồi tệ hơn các chế độ độc tài, nhứt là thứ độc tài cộng sản như ở Tàu và Việt nam (ý của Cựu Thủ tướng Anh, Ông Winston. Churchill). Nhưng dân chủ cũng có nhiều thứ, nhiều mức độ giá trị khác nhau.

Tổ chức Liên Hiệp Quốc có 193 Quốc gia thành viên (thừa nhận 197 quốc gia) phần lớn đều có bầu cử tương đối tự do nhưng nên hiểu chưa hẳn có dân chủ thật sự hay đúng mức.

Một đơn vị nghiên cứu «The Economist Intelligence Unit» thiết lập Chỉ tiêu Dân chủ để mô tả tình trạng dân chủ thế giới năm 2014. Dựa trên một số tiêu chuẩn liên quan tới cách thức bầu cử, những quyền tự do công dân, sanh hoạt đa đảng, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, cách chánh phủ vận hành, tự do lập hội và hội họp, quyền hưởng chế độ tư pháp độc lập, các nước trên thế giới được chia ra làm «dân chủ thật sự», «dân chủ không hoàn hảo», «dân chủ nửa vời», «độc tài», «độc tài triệt để».

Vậy khi nói «dân chủ thật sự» thì dân chủ đó phải có nội dung như thế nào? Đây là điều mà người Việt nam ai cũng mong đợi khi chế độ cộng sản không còn trên đất nước nữa.

Trải qua kinh nghiệm lich sử, từ khi chưa mất nước đến lúc mất nuớc, rồi cộng sản, Việt nam chưa bao giờ có một chế độ dân chủ thật sự. Đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là Việt nam không có những lúc người dân sống thật sự thoải mái, những quyền căn bản được tôn trọng và bảo vệ. Dầu sống suốt thời gian dài dưới chế độ quân chủ, đời sống của người dân cũng không đến nổi bi thảm như dưới chế đệ cộng sản ác ôn ngày nay. Sau cùng, trong gần đây, chế độ Việt nam Cộng hòa bị cộng sản Hồ Chí Minh biêu ríu là Mỹ Ngụy kìm kẹp, bốc lột nhân dân, vẫn chưa thấm vào đâu so với chế độ Hán Ngụy hiện tại. Nền dân chủ ở Miền nam trước 30/04/1975 tuy còn non nớt nhưng đủ cho phép việt công lợi dụng chống phá chánh quyền thẳng tay, bảo vệ VC khi bị bắt và ở tù về mặt luật pháp khá tốt, có báo chí tư nhơn, có bầu cử và ứng cử tương đối tự do,… Việt nam ngày nay nếu không biết sớm từ bỏ cộng sản, từ bỏ thứ « dân chủ đến thế là cùng» hay thứ «dân chủ xhcn hơn dân chủ tư sản cả triệu lần» thì chắc chắn một ngàn năm nữa Việt nam vẫn chưa đạt tới trình độ dân trí và chánh trị của Miền nam trước 4/1975.

Một nền dân chủ mà nhiều người mong đợi phải là nền «Dân chủ pháp trị». Khi nói «pháp trị» là ý muốn nói  luật pháp là chủ quyền quốc gia. Đặt tính của chế độ dân chủ là những quyền tinh thần với những quyền hợp pháp chỉ có một và công lý lý tưởng với công lý hợp pháp cũng chỉ có một. Nên tự do dân chủ có nghĩa là tự do hưởng thụ quyền tinh thần trên nền tảng công lý lý tưởng.

Dân chủ pháp trị sẽ tôn trọng những nguyên tắc cơ bản: tính đại biểu trực tiếp toàn dân, tính hợp hiến, hợp pháp và chính thống. Một chế dộ không hội đũ những nguyên tắc này không có lý do dể tồn tại, bởi đó chỉ là một chế độ phản dân hại nước. Như thứ chế độ Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa hiện nay ở Việt nam.

Khi nói dân chủ ở Việt nam, tưởng không thể không để ý đến hoàn cảnh địa lý lịch sử cụ thể của Việt nam để qua đó quan niệm một chế độ chính trị cho phù hợp với một đất nước quá dài với những tâm lý địa phương khác nhau do lịch sử tạo nên. Trong hoàn cảnh đó, thiết nghĩ chỉ có một thể chế liên bang là phù hợp hơn hết. Chế độ liên bang để thực hiện đại đoàn kết toàn dân vì thống nhứt quốc gia trong sự tôn trọng những đặc thù địa phương. Chấm dứt tình trạng đảo Thổ Châu hiện nay ở Rạch giá. Tên Thổ Châu có từ thời lập quốc nay bổng nhiên bị đổi thành Thổ «Chu». Thử hỏi có cần phải đổi Thổ Châu thành Thổ Chu không? Đổi như vậy có xúc phạm tiên tổ không? Và phải chăng ở Rạch giá thật sự không tìm ra được một tên việt cộng người Rạch gìá có khả năng cấp huyện để phải đưa người từ Miền Bắc vào cai trị? Hay vì các đảo trong vịnh Phú quốc dễ hái ra tiền?

Sau cùng, trong tình hình Việt nam ngày mai, vì hậu quả của thời gian dài do thực dân và cộng sản để lại, tưởng chế độ Tổng Thống chế sẽ có những yếu tố tốt để đem lại ổn định cho Việt nam hầu tránh những hình thức độc tài khác tái diễn và cả những xáo trộn xã hội thường xảy ra trong buổi đầu sau thay đổi chế độ.

Không ai nghi ngờ dân chủ không phải là chế độ tối ưu nhưng chắc chắn đó là chế độ ít tồi tệ nhứt. Nhưng phải là dân chủ pháp trị. Nó gợi hứng cho mọi người có sáng kiến đóng góp xây dựng và cải thiện đời sống xã hội vì trong chế độ dân chủ, người dân hiểu rỏ thực tế là tự mình cai trị chính mình.

Xã Hội Dân Sự: Giấc Mơ Hay Phép Lạ? – Phan Văn Song

Tháng Bảy, ở Pháp, (và một số lớn ở các quốc gia Âu Châu) là tháng của nghỉ Hè-Vacances-Vacation, tháng quý giá nhứt, tháng yêu chuộng của trẻ em. Vì được nghỉ học, ở nhà, thãnh thơi, ngủ trưa nằm nướng…Bên Pháp còn cùng được đi Hè với cha mẹ ! Đi Hè, đi vacances là một thói quen, gần như một tập tục bắt buộc. Năm nào không đi là cảm thấy áy náy, tội lỗi với con cái. Vacances, phần thưởng của một năm làm việc cực khổ, được phép thảnh thơi hưởng thụ 15 ngày, ba tuần, một tháng tùy số tiền dành dụm (dù lớn nhỏ nhiều ít, tháng nghỉ vẫn lãnh lương đầy đủ). Tại Pháp ngày nay, luật Lao động «buộc» các chủ nhơn phải «trả» 5 tuần cho mọi nhơn viên làm việc đủ một năm. Và nhơn viên được quyền lấy trọn một lần 4 tuần. Bên Pháp, các nhơn viên dành 15 ngày cho «nghỉ Mùa Đông -nghỉ đi tuyết», và 15 ngày «nghỉ Mùa Hè – đi tắm biển», dành 1 tuần cho những cái nghỉ lỉnh kỉnh giờ chót. Nghỉ Hè cũng là Giải thắng của cuộc Đấu tranh của Giai Cấp Công Nhơn đối với Chủ Nhơn năm 1936. Truyền thống đấu tranh giai cấp ấy đã tạo cho một «não trạng thái quá» của giới công nhơn Pháp và các nghiẹp đoàn lao động Pháp. Vì, nhơn danh giai cấp Công Nhơn, tiếp tục «phải» đấu tranh với chủ nhơn mới đạt được những «phần thưởng» cho giới Lao động!

Do đó, ngày nay, giai cấp Công Nhơn Pháp là những công tử quý phái nhứt của Cộng đồng Công Nhơn thế giới. Vì là quý tử, nên giai cấp Công Nhơn Pháp, nhơn danh phải bảo vệ và đòi hỏi phúc lợi, nên tạo một tỷ lệ thất nghiệp lớn cho nước Pháp. Vì công nhơn quá quý tử, quá được bảo vệ, không một chủ nhơn nào dám thâu người cả. Muốn thâu một công nhơn mới phải điều nghiên thật sự thị trường. Thị trường thì co giản lên xuống. Thâu dụng một công nhơn là cả một phiền phức, nếu chẳng may, thị trường xuống cần phải bớt người.

Giai cấp Lao động, lý thuyết Cộng Sản, luôn luôn «chưởi mắng» Chủ nhơn tư bản chỉ biết Lợi nhuận. Dỉ nhiên, nếu không có «Lời», không có lợi nhuận thì việc gì phải đầu tư? Vì chống tư bản, giai cấp công nhơn cướp chánh quyền, tự quản tự trị đất nước, thành lập quốc gia công nhơn, vô sản, cộng sản. Kết quả, 70 năm công nhơn cầm quyền của thế giới Đông Âu hoàn toàn sụp đồ! Cuba, Bắc Hàn, Việt Nam… cả Tàu nữa nhưng Tàu ngày nay còn Cộng Sản không? Công nhơn Tàu có thực sự cầm quyền không? Thí dụ điển hình nhứt, mới nhứt là Venezuela. Một đất nước giàu có với một kho tàng dầu hỏa khổng lồ ngày nay đang xập tiệm.

Thế giới lưởng cực chia đôi giữa hai tư tưởng về quản trị quốc gia: thế giới tư bản do các «ông chủ» quản trị, và thế giới của «công nhơn» quản trị theo tư tưởng Mác Xít Lê nin nít. Nhưng còn một vai trò thứ ba mà mọi người bắt buộc phải nghĩ đến là người «công dân». Nếu trả lời rằng mỗi vai «ông chủ» hay «thợ thuyền» trong một đất nước đều có « vai trò của công dân» xin thưa không! Vì khi cầm quyền, thì «ông chủ hay người thợ» đều lãnh vai trò «nhà cầm quyền»!  Đã là nhà cầm quyền, nên mất hẳn vai trò «chủ nhơn», hay «thợ thuyền». Nói như vậy, màn kịch xã hôi một đất nước muốn hoàn toàn đầy đủ phải gồm đủ 4 vai trò: 2 vai trò kinh tế, chủ nhơn/ người thợ; 2 vai trò chánh trị, quản trị đất nước: Nhà cầm quyền/người Công dân. Nhà cầm quyền quản trị đất nước, dỉ nhiên có quyền lực để giữ an ninh, điều hòa đời sống cùng với hai vai trò kinh tế «chủ nhơn và người thợ», để phát triển đất nước, điều hòa đời sống xã hội! Nhưng còn vai trò Công dân? Công dân là phải tuân thủ luật lệ? Trong xã hội, vai trò «Công dân» cũng có mặt cùng hai vai trò kinh tế cần đóng góp quản trị chánh trị, cần quản trị xã hội, bầu bán, cử đại diện quản trị bầu bán cử người vào Nhà Nước. Nhưng nếu để Nhà nước đơn thuần quản trị thì sẽ gặp sai trái, hay độc tài! Vì vậy, phải cần kiểm soát, phải cần thắng, rào, phải chỉ trích, nếu cần thay đổi, thay thế… phải có những «tổ chức Công dân», hội đoàn, do công dân, của công dân, bên lền, hoạt động song song với những xã hội chánh trị (vai trò cầm quyến) với những xã hôi kinh tế (vai trò kinh tế chủ nhơn hay công nhơn… đó là những Xã hội Dân Sự!

Xã Hội Dân Sự:  

Xã Hội Dân Sự, ai ai cũng nói đến, ai ai cũng mơ đến. Những không ai biết Xã Hội Dân Sự ở đâu mà tìm. Và hình dánh nó như thế nào? Xã Hội Dân Sự có một thực thể thế nào? Phải có những đặc điểm gì? Hình dung thế nào? Nội dung cần những gì? Thật vậy, vô hình, vô sắc, vô tướng, một huyền thoại vì đó là một giấc mơ, không tưởng, chỉ nghe nói, mơ đến? Hay một Thiên Sứ, một Thiên Thần, một phép lạ, một giải pháp mầu nhiệm? Vì đó là một hy vọng, một giải pháp, một cứu cánh để cứu vãn một xã hội đang lâm nguy như Âu Chấu, như Pháp hay để cứu cả một nền văn hóa, một xã hội, một văn minh đang bị xóa bỏ hay cả một dân tộc đang bị lai căng, ngoại hóa, bị Hán hóa như Việt Nam?

Định Nghĩa:

Thật tình mà nói, không có gì để đặt lại vấn đề, để định nghĩa cả, từ cái tên, đến quan niệm, đến cả ý niệm, và tất cả những điều tốt, điều lành, đạo lý, đạo đức do nhóm chữ nầy mang lại.

Tên họ của Xã hội Dân Sự thường được gán cho Alexis de Tocqueville với tiểu luận Nền Dân Chủ trên Xứ Mỹ – La Démocratie en Amérique, viết năm 1832). Ý niệm rất rõ ràng, Xã Hội Dân Sự là ngược lại Xã Hội Chánh Trị.

Xã hội Chánh trị, có một đặc điểm là xã hội của quyền lực, nghĩa là «có quyền lực». Xã hội chánh trị cầm quyền. Cầm quyền nghĩa là có quyền thưởng phạt: xã hội chánh trị có quyền buộc người dân hành sử ngược lại ý muốn của người dân. Nhưng đó cũng là một «sự phải có», bắt buộc, để bảo đảm sự tự do chung và quyền tư hữu. Phải có một quyền lực để buộc mọi người dân phải tôn trọng trật tự của một cuộc sống chung, một trò chơi xã hội, và cũng để chứng minh và bảo đảm cho một cơ chế pháp trị.

Xã hội Dân Sự, ngược lại không có quyền lực. Và cũng không cần quyền lực. Quan hệ giữa con người với con người trong một xã hội là sự bình đẳng, sự tôn trọng, không ai buộc ai, không ai bắt ai. Mọi trao đổi đều được thương thuyết, đối thoại bình đẳng, đi đến một thỏa thuận giữa mọi người với nhau, từ một khế ước có tánh cách thương mại, cho đến một thỏa thuận tham gia vào một cộng đồng cùng chí hướng, cùng ảnh hưởng, hay cả cùng một tập tục chung sống…

Đối với Alexis de Tocqueville, người Mỹ lúc bấy giờ (thế kỷ thứ 19), đã có tất cả những phẩm chất ấy. Với những thiện năng ấy, người Mỹ lúc bấy giờ, có cái ý chí là giải quyết tất cả những vấn đề của cuộc sống chung giữa những con người với nhau trong mọi xã hội, từ những chuyện nhỏ bé, tiểu tiết trong cuộc sống chung hằng ngày, cho đến những việc đại sự quan hệ như việc quản trị một địa hạt làng xã, một Nhà Thờ, một xứ hành chánh, một vùng, một tỉnh. Thường thường người dân Mỹ sở tại ít nhờ cậy đến những ý kiến hay quyết định của xã hội chánh trị.

Ngược lại, vào thời ấy, tại Pháp, mọi mọi vấn đề, dù nhỏ bé, dù tiểu tiết cải tổ, sửa đổi, làng xã, khu phố, đều kêu gọi, xin ý kiến, quyết định của chánh quyền, của công lực.

Và Ngày Nay:

Ngày nay, ở Pháp, cũng vậy, không có bao nhiêu thay đổi, quan niệm chánh trị vẫn bị chi phối bởi Trung Ương. Quan niệm ấy, mặc dù đã qua trên 200 năm Cách Mạng, đã cắt đầu một Ông Vua, vẫn tiếp tục hoài niệm một hình ảnh thời Quân Chủ, một Ông Vua, một Nhà Lãnh Đạo, một vị Minh Quân, một Đấng Chúa Trời, một Cha Già Dân Tộc. Văn hóa Chánh Trị Pháp suốt ngày khóc thương tiếc các Đấng Lãnh Đạo, nào là Léon Blum, nào là Charles de Gaulle, kể cả Clémenceau, kể cả Jules Ferry (Quên sao Jules Ferry là cha đẻ của một chủ nghĩa thuộc địa đen tối nhứt của thời Đệ Tam Cộng Hòa Pháp)…

Ngày nay, người Việt Nam ta, cũng vậy, cả trong nước lẫn hải ngoại đều hoài cổ, tiếp tục đốt đuốc đi tìm người Lãnh Đạo, Minh Quân. Nào Cụ Ngô, nào các Cụ Phan, nào các Cụ Huỳnh, Cụ Trương Tử Anh, Cụ Lý Đông A… Toàn những người của quá khứ, của một thời, không chấp nhận một cái gì mới cả, sợ thay đổi, sợ cách mạng, sợ đụng chạm… Khủng hoảng lãnh đạo chánh trị, khủng hoảng lãnh đạo tinh thần, khủng hoảng cả triết lý chánh trị! Người dân không dám nổi lên nói tiếng nói của mình! 2000 năm đô hộ bởi văn hóa hủ nho Khổng giáo đã đóng khung tư tưởng người Đại Việt. Do đó khủng hoảng trí thức, khủng hoảng tư tưởng chánh trị, khủng hoảng cả tinh thần dân chủ! Việt Nam chỉ còn biết đi tìm ở người ngoài, vọng ngoại, xuất ngoại đi tìm tư tưởng chánh trị, kinh tế, xã hội. Ngày xưa, Phan Bội Châu, Cường Để đi tìm ý niệm chánh trị Độc Lập Tự Do Canh Tân xứ sở ở Nhật. Phong Trào Đông Du. Sau đó trí thức Việt Nam ta ùn ùn qua Tàu. Chạy theo tư tưởng chánh trị Tàu, Tôn Dật Tiên, bắt chước, đến cả dùng tên của Đảng Tàu, Quốc Dân Đảng để đặt tên Đảng mình. Nói như vậy không phải cá nhơn chúng tôi chê bai, chỉ trích gì người xưa, đàn anh, đàn chú đàn bác… Nhưng khách quan mà nhìn nhận, đó cũng là một khuyết điểm chung của chúng ta, ngày nay cần phải được vượt qua.

Ngày nay, Việt Cộng cầm quyền giả đò «ù ơ dí dầu đu giây giữa Tàu và Mỹ». Thật sự ra là làm đầy tớ cho Tàu, lãnh nhiệm vụ của Tàu, sẽ «rút ruột công trình của Mỹ, trước làm giàu cho mình, sau phục vụ quan Thầy Tàu». Nhớ Nhà Nguyễn thuở xưa, khi Tây xâm chiếm, nhờ những quân Tầu Ộ chống Tây thế mình (Những Francis Garnier, những Henri Rivière bị giết, cắt đầu ở Cầu Giấy đều do quân Cơ Đen của Tàu cả). Những Hiệp Ước giải quyết vấn đề Việt Nam đều do Tàu và Tây thỏa thuận với nhau. Những Hiệp Ước Ngưng Chiến (đúng hơn Ngưng Bắn) đều do ngoại nhơn thỏa thuận trên «đầu» người dân Việt Nam. Genève 54, Việt Nam Quốc Gia không ký tên – Vì Vậy Không Lý Do Gì Việt Nam Quốc Gia Chấp Nhận Tổng Tuyển Cử để Thống Nhứt Việt Nam cả! – Chia đôi đất nước là một sự áp đặt. Paris 72 cũng vậy. Mỹ buộc Việt Nam Cộng Hòa ký tên ngưng chiến, Mỹ buộc Việt Nam Cộng Hòa nhìn nhận bọn Mặt Trận Giải Phóng như một nước. Mỹ chấp nhận Cộng Sản Bắc Việt tạo một nước nhỏ trong đất nước Việt Nam Cộng Hòa (Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam?), trái lại cấm hẳn Việt Nam Cộng Hòa tổ chức một cuộc kháng chiến trên đất Bắc.

Ngày nay, ở Trung Đông, chính Mỹ và Âu Châu tổ chức những vùng nổi dậy chống Quốc Gia Syrie. Chính Mỹ và Âu Châu gọi Syrie là bạo Chúa! (Đó là cái khởi đầu của Daesh). Ở Syrie, Mỹ và Âu Châu chống «chánh quyền Syrie». Trái lại ở Việt Nam Mỹ và Âu Châu đi chơi với Bạo Chúa Hà Nội. Ngày mai, vì một lẽ nào đó, nếu có một cuộc Cách mạng bạo động nỗi dậy ở Việt Nam. Mỹ sẽ là người đầu tiên giúp đở Hà Nội đánh dẹp người nổi dậy ngay. Mỹ ngày nay đang tạo một nguồn nhơn lực kinh tế rẻ tiền cho Việt Nam, thay thế cho nguồn nhơn lực rẻ tiền Tàu. Tàu cũng thừa cơ hội cái chủ trương, chánh sách Mỹ ấy để trà trộn đầu tư, vốn và người qua Việt Nam. Viễn ảnh ấy đang diễn tại Việt Nam. Đại Học Fulbrigh Mỹ chẳng qua, chỉ để lấy lại thế cân bằng với những Viện Khổng Tử Tàu ở Việt Nam đó thôi!

Thế hệ tương lai Việt Nam sẽ là thế hệ Chuối. Một là Chuối Lá: Lá Vàng Ruột Trắng, Hai là Chuối Sứ Tàu: Lá Vàng ruột Hồng Đỏ đó thôi! Thuần Đại Việt? Tiên Rồng hay Phù Đổng? Chẳng Còn! Ngày mai chỉ còn Trọng Thủy lấy Mỵ Châu thôi! Chỉ có Nỏ Thấn hay Phù Đổng Thiên Vương mới cứu được. Nỏ Thần – Bom Nguyên Tử không ai cho Phép! (Nhưng Do Thái nhỏ xíu, vẫn có Nỏ Thần Nguyên Tử sanh tồn sống mãi). Toàn Dân Tộc Nhựt Bổn là Phù Đổng Thiên Vương giữ mãi Độc lập Tự Do. Còn Việt Nam ta?

Chánh Trị Hóa Xã Hội Dân Sự?:

Những sai lầm, những vụng về về quản trị, của các chánh phủ liên tiếp ở rất nhiều quốc gia, và nhiều cơ quan quốc gia hay liên quốc gia vả cả quốc tế tạo những bất mãn. Và dần dần, các xã hội chánh trị chẳng những mất thiện cảm mà còn tạo ra những chống đối. Và nếu nhưng chúng ta chiếu và định nghĩa nêu ở phần trên là Xã hội Dân sự là cái nghịch của Xã hội Chánh trị, thì từ nay tất cả những chống đối của Xã hội Chánh trị chỉ sẽ là Những Xã hội Dân sự thôi!

Các Xã hội Dân sự ngày nay bước vào chánh trị càng ngày càng thấy rõ. Bên lề tất cả những thủ tục bầu bán (điển hình của một nền dân chủ), bên lề tất cả những tổ chức đảng phái chánh trị ; khác hẳn truyền thống phải là một tổ chức có một nhơn vật lãnh đạo chánh trị, hay có một lý lịch, một lịch sử, một hành trình chánh trị, nhiều tổ chức, ngày nay, «tự phát» tự động nổi dậy, ra mắt, sanh hoạt chánh trị, nói, bàn, hành động chánh trị… Những «indignos-bất mãn» ở Tây Ba Nha chống hẳn chánh phủ Rajoy, phái hữu, thủ cựu! Phong trào «Manif pour tous- Mọi người xuống đường» ở Pháp, gom cả triệu người xuống đường chống Tổng Trưởng Taubira, nổi tiếng là cực tả, là phóng khoán, là tiên tiến! Năm triệu người biểu tình với khẩu hiệu ‘Tôi là Charlie’! Và vừa qua ở Pháp luồn sóng ‘Nuits Debout-Đêm Đứng dậy’ tạo luồn sóng «xét lại» cho giới quan chức chánh trị, đóng góp thêm vào tư tưởng dân chủ tham dự, là những điển hình. Ở Việt Nam cũng vậy, những biểu tình, xuống đường, «Dân Oan Khiếu Kiện» sẽ là những bước đầu của một luồng gió «Dân chủ tham dự» tươi mát. Ở Hong Kong, phong trào Dù Vàng…đặt lại vấn đề quan hệ giữa Trung Ương Bắc Kinh và Chế độ Hong Kong. Phong trào Brexit cũng do những Xã hội Dân sự bất mãn tạo thành, điển hình là sự bối rối của những Xã hôi Chánh trị và Kinh tế sau kết quả của Brexit!

Vì vậy, mong quý thân hữa sẽ chia sẻ cùng với chúng tôi, khi chúng tôi phủ nhận không gọi những nhơn vật, bất cứ những nhơn vật nào nhơn danh một Xã hội Dân sự lên tiếng, là Xã hội Dân sự. Nhưng chúng ta cũng đừng vội đặt tên một nhóm ly khai của Đảng cầm quyền nhơn danh nhơn dân, tự do, bình đẳng, đứng lên đấu tranh chống các cựu bạn bè, đồng chí mình.

Nói như vậy, tự nhiên chúng ta cả gan ngạo mạn dám đánh giá thiệt giả những Xã hội Dân Sự.

Thiệt Giả Lẫn Lộn Biết Đâu Mà Lần:

Nói đến thiệt giả, không phải phạm vi của bài luận nầy. Đây chỉ là một khái niệm hoàn toàn riêng tư của chúng tôi hay của mỗi chúng ta!

Nhưng cái chúng tôi muốn nói đây, là lòng kính phục và cám ơn của cá nhơn chúng tôi đến hàng triệu người trên quả đất, căn nhà chúng của chúng ta, bỏ công, bỏ của, có khi bỏ cả mạng sống, hy sanh cả tình yêu, gia đình, chỉ để nói lên tiếng nói thật, đi tìm một sự hài hòa cho xã hội, cho cuộc sống chung của bao con người, đi tìm sự đoàn kết, tương thân tương ái, hòa bình nhơn ái, xóa bỏ bất công, tạo tình thương nhơn loại.

Chúng tôi cũng kính phục và cảm tạ tất cả những ai đã xung phong phục vụ cộng đồng, phục vụ khoa học và sự tiên tiến cho đời sống xã hội. Chúng ta phải ngưởng mộ và phải cám ơn cả triệu người đang «làm việc» cho những cơ quan, những cơ sở «phục vụ con người» như những nhà dưỡng lão, những nhà giữ trẻ, những nhả phục hồi sức khỏe, những viện mồ côi, những cơ quan từ thiện… Tất cả những nhơn viên tự nguyện, hay thường trực, chuyên nghiệp chuyên nghể hay «amateur -tự nguyện», phục vụ cho người lớn tuối, người tàn phế, người nghèo, người cô dơn, người bị xã hội bỏ rơi, người chẳng may bị tù tội, người thất học…

Xã hội Dân sự cũng có thể, và nếu được Nên phục vụ giới trẻ, cho tuổi trẻ, để dẫn dắt, để hướng Tuổi trẻ đi vào Đời, phục vụ Đời, phục vụ Tha Nhơn, phục vụ Đất Nước. Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình Thiên Ha, câu giáo đầu của một nền giáo dục Khổng Mạnh xưa phải từ nay phải được cụ thể biến thành là Luyện Thân, Giúp Láng Giềng Bà Con, Phục vụ Đất Nước, Hiếu Thảo với Cha Mẹ!  Việt Tánh hơn!

Xã Hội Dân Sự cũng phải vượt biên giới đấu tranh Giải phóng cho Nhơn Loại được Tự Do, Nhơn Phẩm được Tôn Trọng. Và… không được ồn ào, báo chí, truyền thông, ca tên, tụng tánh!

Vậy thì:

Tương Lai nào cho Xã Hội Dân Sự?: 

Câu hỏi nầy đúng ra phải là cái tựa của bài viết!

Xã hội Dân sự có cần thiết nằm ngoài Chánh trường không? Để không bị hoen ố dơ bẩn, «lánh xa ồn ào và lộn xộn – loin des bruits et des fureurs» (MacBeth Acte – Hồi 5, Scène – Cảnh 5 William Shakespeare).

De Tocqueville đã nhận định rõ: «Chúng ta vẫn có thể thay đổi, cải thiện được xã hội, mà không cần đến công lực, đứng ngoài công lực– on peut améliorer les relations humaines sans nécessairement recourir à la puissance publique».

Nhưng làm sao tưởng tượng được công lực, những nhóm quyền lực (Việt ngữ mới của nội địa: những nhóm quyền lợi) chấp nhận đứng ngoài những tranh cãi, tranh luận để thay đổi hay ảnh hưởng xã hội? Vì hiện nay, tất cả mọi diễn biến sanh hoạt thời sự liên quan đến xã hôi, kinh tế chánh trị đều đi đến những âm mưu tính toán tranh cử bầu cử, tranh quyền, tranh tài, tranh của, tranh lợi.

Thật sự ngày nay, nền Dân Chủ đã thức tỉnh lương tâm công dân của người dân, và giòng chảy «dân chủ tham dự», giòng chảy của «lương tâm dân chủ» đang vẽ lại bản đồ của những thế lực cai trị, thoạt đầu từ mỗi quốc gia, dần dần đến cả thế giới.

Một giai cấp mới đang thành hình, nằm ngoài hẳn những lý lịch, những gốc gác, gia đình, bằng cấp, đảng phái, nghiệp đoàn, hay những cơ sở chánh trị cổ truyền.

Nhưng một lần nữa phải đặt sự tín nhiệm vào tuổi trẻ:

Một tuổi trẻ với một sự giáo dục mở, nhờ khoa học tin học, toàn cầu hóa. Vá chính những thí dụ điển hình của lòng vị tha, lòng phục vụ tha nhơn, phục vụ cộng đồng tạo những điển hình, những bài học cho thế hệ tương lai cầm quyền. Cầm quyền, là phục vụ, là cảm thông, là đối thoại. Những quan hệ win-win – synallagmatique, lưỡng lợi, bền vững. Sẽ không còn những đấu tranh giai cấp, những đàn áp giai cấp, bóc lột…Con đường đi đến đấy dài lắm, chông gai lắm, Xã hội Dân sự chỉ là một dụng cụ để lãnh đạo. Không phải một giải pháp, chẳng phải một Nỏ thần.

Chúng ta hãy tổng cộng, kiểm điểm, lại những thời gian bỏ phí, hao công tốn của, hàng triệu người chết, hàng vạn gia đình tan nát, bỏ nơi chôn nhao cắt rốn, tha hương làm lại cuộc đời,… để giành giựt quyền lực. Việt Nam, với hai cuộc chiến giành Độc Lập, chống Độc Tài, hết Quỷ Trắng đến Quỷ Đỏ, mất cả vốn liếng, đất đai, gia tài văn hóa cha ông Đại Việt!

Ngày nay nếu người dân Đại Việt không tự mình, không tự tỉnh ngộ, không tự đứng lên giành lại Độc Lập, giành lại Tự Do thì mai nầy chúng ta chắc chắn sẽ không còn quê hương nữa!

Hồi Nhơn Sơn, Khóc cho Quốc Khánh Pháp, 14 juillet đẩm máu 2016.

 

Huyền thoại về chính đảng mạnh – Đào Tăng Dực

Đại họa về môi sinh phát xuất từ sự quản trị quốc gia yếu kém và vô trách nhiệm của giới quan chức CSVN liên hệ đến Formosa Hà Tĩnh tại Vũng Áng làm đổ vỡ thêm niềm tin vốn đã tả tơi trong quần chúng lẫn nội bộ đảng.

Sự kiện Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế đã ra phán quyết dành chiến thắng toàn diện và triệt để cho Philippines trong cuộc chiến pháp lý tại Biển Đông, có hậu quả là phơi bày những yếu hèn và khiếp nhược của lãnh đạo CSVN trong trách nhiệm thiêng liêng bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của tiền nhân để lại.

Trong nội bộ của đảng, cũng như ngoài dư luận quần chúng, có nhiều xôn xao phẫn uất vì sự yếu kém và tắc trách của lãnh đạo đảng.

Hầu trấn an dư luận trong lẫn ngoài đảng, các người CSVN đưa ra lập luận như sau:

Đồng ý là đảng CSVN có rất nhiều khuyết điểm. Tuy nhiên, một cách khách quan, khi duyệt xét tình hình của đất nước hiện nay, một trong những lý do buộc đảng CSVN phải tiếp tục cầm quyền là hiện giờ không có một đảng phái chính trị quốc gia không cộng sản nào có đủ thực lực, nhất là nhân sự khả năng và uy tín, hầu lèo lái con thuyền quốc gia.

Dĩ nhiên, đây là một thứ ngụy biện hoàn toàn sai trái, như sẽ chứng minh trong bài này. Tuy nhiên lập luận trên vẫn thuyết phục được một số cán bộ trong nội bộ đảng và đáng chú ý hơn là ngay cả một số trí thức không cộng sản cũng bị lập luận này làm mờ mắt.

Trước hết, trên bình diện đảng phái chính trị, người CSVN, theo truyền thống của Đệ Tam Quốc Tế, chủ trương độc quyền chính trị và tiêu diệt tất cả mọi đảng phái và mầm mống đối lập. Chính vì thế, khi một mặt họ triệt tiêu mọi đối lập và mặt khác cũng chính họ lập luận rằng, vì không có những đảng phái đối lập với nhân lực có khả năng, họ bị bắt buộc phải tiếp tục cầm quyền, là một thứ lập luận vòng vo, mang tính vừa ăn cướp vừa la làng, không còn chỗ đứng trong thời đại tin học toàn cầu nữa. Nhất là, lập luận của họ, trên bình diện khách quan, hoàn toàn khác biệt với thực tế.

Thực tế khách quan là, mặc dầu họ ra sức hủy diệt mọi đối lập chính trị, kiểm soát mọi hình thức báo chí thông tin, cấm đoán sự hình thành các hội hoàn xã hội dân sự chân chính, nhưng các lực lượng và tổ chức đối lập vẫn được hình thành và nhân sự của họ, về phẩm chất cũng như về số lượng, đều cao hơn nhân sự lãnh đạo của đảng CSVN.

Đây chính là điều họ sợ hãi nhất.

Thật vậy, với sự tiến bộ về tin học và tính hiếu học truyền thống của người dân Việt, đất nước chúng ta đã có một giai cấp trí thức phi cộng sản mà trí tuệ và tài năng cao hơn các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang, hoặc bà Nguyễn Thị Kim Ngân rất nhiều. Những bài viết của các nhân sĩ không cộng sản này trên facebook, trên các diễn đàn diện tử, không kém gì các nhà trí thức trên khắp thế giới, tại các quốc gia tây phương.

Chỉ nói đến một vài tổ chức tương đối mới mẻ như Hội Anh Em Dân Chủ, Con Đường Việt Nam thôi, là cũng nhiều người tài ba rồi.

Trần Huynh Duy Thức, LS Lê Công Định, Phạm Thanh Nghiên, Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, LS Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh… chỉ là những ví dụ điển hình nhỏ.

Đó là chưa kể tại hải ngoại. Ngoài các chính đảng phát xuất từ lòng dân tộc như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Tân Đại Việt… còn nhiều tổ chức khai sinh từ sau năm 1975. Qua sự đào thải của thời gian, một số tổ chức vẫn còn hiện hữu và hoạt động mạnh hơn. Hiện nay, có một khuynh hướng rõ rệt ngồi lại với nhau trong một liên minh rộng lớn hơn, hầu khuếch trương ảnh hưởng.

Ngày 16 tháng 7 vừa qua, tôi có tham dự buổi Trại Ngọn Đuốc Sinh Tồn của anh chị em Tân Đại Việt tổ chức, chỉ cần nghe những anh chị em trẻ nhưng có những bằng cấp từ các đại học Úc như các luật sư, tiến sĩ thuyết trình thì cũng đủ tin tưởng rằng họ có khả năng và đầu óc hơn các ông bà bộ trưởng, thứ trưởng, phát ngôn nhân, giám đốc CSVN đang làm dân tộc điêu đứng tại quê nhà.

Đó là chúng ta chưa kể số nhân tài gấp bội tại Hoa kỳ, trên chính trường, trong các cơ quan chính quyền, các đại học, các cộng đồng người Việt, thì chân tài và thực học của nhiều người còn cao hơn các dân biểu quốc hội gật, các ủy viên ban chấp hành trung ương đảng hoặc Bộ Chính Trị trên mọi phương diện.

Trên phương diện tổ chức đảng phái, người cộng sản lại lập luận rằng, những đảng phái quốc gia chia rẽ và yếu. Trong khi đảng CSVN đoàn kết và mạnh hơn.

Lập luận này chỉ có giá trị trong một thể chế độc tài khi một đảng chính trị mạnh sẽ tiêu diệt toàn diện đảng chính trị yếu để một mình một cõi. Trong khi đó, trong một môi trường chính trị dân chủ đa nguyên, cái mạnh tuyệt đối của một đảng chính trị như thế là một đe dọa lớn lao cho tính dân chủ của toàn thể chế chính trị.

Chính vì thế, các quốc gia dân chủ chân chính tây phương, không dung túng cho một đảng chính trị mạnh như đảng cộng sản.

Những đảng phái chính trị hoàn toàn cởi mở với những phe nhóm hoặc cá nhân trong nội bộ đảng, nói lên tiếng nói khác biệt của mình và hoàn toàn nằm dưới sự chế tài của luật pháp quốc gia, cạnh tranh trong một môi trường cởi mở với các đảng phái tương tự, sẽ đóng góp tích cực hơn cho phúc lợi của người dân, hơn là một tổ chức đảng phái mạnh, theo mô hình của Đệ Tam Quốc Tế cộng sản.

Đảng cộng sản dùng nguyên tắc tập trung dân chủ để ràng buộc và trừng phạt từng đảng viên, áp đặc quan điểm của mình trên cả nhà nước lẫn xã hội dân sự và tiêu diệt mọi đảng phái đối lập khác bằng máu và bạo lực. Một tập thể như thế trở thành một căn bệnh ung thư trong cơ thể của dân tộc và cần phải đại phẫu thuật, dứt khoát tiêu trừ thì dân tộc mới mong được hồi sinh.

Trong một nước Việt Nam dân chủ đa nguyên, không chỉ là những đảng phái, mà những liên minh chính trị tương đối lỏng lẻo vẫn có thể chiếm được nhiều ghế trong quốc hội, hoặc nắm quyền hành pháp, như tại Úc Đại Lợi (Liên Đảng Tự Do và Quốc Gia) hoặc Đức Quốc (Hiệp Hội Dân Chủ Thiên Chúa Giáo và Hiệp Hội Xã Hội Thiên Chúa Giáo).

Một đảng chính trị mạnh trong một chế độ dân chủ hoàn toàn khác với một đảng chính trị mạnh theo truyền thống độc tài. Một đảng chính trị mạnh trong một chế độ dân chủ chấp nhận đối lập bên ngoài, sự đa dạng ngay trong nội bộ đảng và sự chiếu rọi của luật pháp quốc gia trong mọi góc cạnh sinh hoạt của đảng, hầu thể hiện tinh thần pháp trị chân chính.

Trong khi đó, một đảng cộng sản mạnh, theo tinh thần Đệ Tam Quốc Tế, không chấp nhận đối lập ngoài đảng, không có sự đa dạng trong nội bộ đảng và sống trên và ngoài vòng cương tỏa của quan điểm pháp trị.

Chính vì thế khi đảng CS càng mạnh, thì quốc gia dân tộc càng suy vi và sự cáo chung của những đảng CS trong truyền thống Đệ Tam Quốc Tế thông thường đem lại sự hồi sinh và vươn lên nhanh chóng của dân tộc.

11.08.2016

danlambaovn.blogspot.com

 

 

Vui cười

Trên một chuyến tàu vượt Đại Tây Dương. Một cô gái xinh đẹp viết trong nhật ký. Ngày thứ 1: Biển đẹp, con tàu rất lớn và thuyền trưởng cực kì đẹp trai. Ngày thứ 2: Thuyền trưởng đã tỏ tình, dọa sẽ làm đắm tàu nếu mình từ chối làm bạn với anh ấy đêm nay. Ngày thứ 3: Mình đã cứu con tàu cùng 1.300 hành khách!

Kennedy Quyết Định Rút Khỏi Miền Nam – Trọng Đạt

Trước ngày đảo chính

Năm 1961 chiến tranh bắt đầu lan rộng tại miền nam VN, Việt Cộng  gia tăng lực lượng từ đầu năm 5,500 người tới 25,000 cuối năm 1961. Tổng thống Kennedy cho tăng quân số VNCH từ 170,000 lên 200,000 người, số cố vấn phụ trách huấn luyện gia tăng tới 3,200 người. Năm 1962 chính phủ Mỹ vội viện trợ cho quân đội VNCH ba đại đội trực thăng H-21, 16 phi cơ vận tải C-123, hai chi đoàn thiết giáp M-113 (1)…

Việt Cộng bị bao vây tiêu diệt dần dần, quân đội VNCH nhờ chiến thuật, vũ khí mới đã đạt thắng lợi năm 1962, quân phiến loạn bị mất tinh thần.

Năm sau1963, chính phủ Ngô Đình Diệm bị sa lầy vì vụ Phật giáo khởi đầu từ giữa cho tới cuối năm 1963 thì hoàn toàn sụp đổ.

Từ giữa 1962 chính phủ Kennedy có mục đích rõ ràng chỉ gửi cố vấn sang huấn luyện quân đội VNCH để tự bảo vệ đất nước họ (2), nghĩa là không gửi quân tác chiến. Bộ trưởng quốc phòng McNamara cho biết ông đã đặt giới hạn cho thời gian huấn luyện, nếu thành công thì phải rút. Ngày 23-7-1962 ông hỏi tướng Paul Harkins (3) tại Honolulu bao lâu ta có thể loại trừ hết VC, ông tướng nói có lẽ một năm. McNamara nghĩ có lẽ ba năm sẽ trấn áp địch, cuối tháng 3-1963 ông hỏi ý kiến Sir Robert Thompson (chiến lược gia chống du kích) về việc này, ông ta nói nếu bình định tiến bộ, có thể  rút bớt 1,000 người, lúc này tổng cộng có 16,000 cố vấn tại  miền nam VN.

Lần họp sau tại Honolulu với tướng Harkins ngày 6-5-1963, McNamara hỏi ông tướng và được biết cuộc chiến diệt du kích tiến triển tốt đẹp, ông bèn chuẩn bị cho rút 1,000 cố vấn cuối năm 1963. Trong khoảng thời gian này khủng hoảng tôn giáo chính trị bùng nổ, tới tháng 8-1963 tình hình căng thẳng hơn. Ban tham mưu không đồng ý kế hoạch rút quân khi được McNamara hỏi tới, họ nói khoan rút cho tới cuối tháng 10 vì tình hình chính trị VNCH xáo trộn, khủng hoảng lắng dịu hãy cho rút.

Theo McNamara ngày 21-8-1963, khoảng 2 giờ sáng, được sự đồng ý của Diệm, Nhu cho lệnh tấn công các chùa chiền (with Diem’s approval, Nhu ordered an elite military unit to raid the Buddhist pagoda) (4), bắt giam mấy trăm sư tăng. Bắt đầu từ mùa hè McNamara được tin ông Diệm giao cho Nhu tiếp xúc bí mật với Hà nội, nhân cơ hội này De Gaulle kêu gọi VN thống nhất, trung lập. McNamara cho rằng ông Diệm định tháu cáy Mỹ vì họ đang ép ông bớt đàn áp những người chống đối. Tuần này những viên chức then chốt nắm quyết định về VN – Tổng thống Kennedy, Dean Rusk, McGeorge Bundy, John McCone, McNamara – đều không ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn (5)

Ngày 24-8 những bản tường trình về sự bạo hành từ VN tràn tới Washington. Các viên chức xử lý thường vụ tại trung ương cho đây là cơ hội để lật đổ chế độ Diệm. Người Mỹ chuẩn bị làm đảo chính, McNamara cho đây là một trong những quyết định nguy kịch nhất về VN dưới chính phủ Kennedy và Johnson. Người khởi xướng là Roger Hilsman, ông ta thay thế Averell Harriman trong chức vụ Phụ tá bộ trưởng ngoại giao đặc trách Viễn đông sự vụ, Hilsman và các cộng sự viên cho rằng nếu còn Diệm ta không thể thắng (CS), vậy phải loại bỏ ông ta (we could not win with Diem and, therefore, Diem should be removed)

Roger Hilsman bắt đầu soạn một công điện để gửi cho Henry Cabot Lodge, Đại sứ mới nhậm chức tại Sài gòn, khởi đầu bằng sự kết án Nhu xin sơ lược như sau (6)

Nhu lợi dụng thiết quân luật để tấn công các chùa chiền (to smash pagodas), rõ ràng Nhu trở thành người cầm đầu

Chính phủ Mỹ không thể tha thứ cho tình trạng quyền hành rơi vào tay Nhu, phải giúp Diệm loại bỏ Nhu và đồng bọn.

Nếu ông (tức Cabot Lodge) đã cố gắng hết mình mà Diệm vẫn ngoan cố (Diem remains obdurate) và từ chối thì có thể loại bỏ ông. Ta cũng cho các Tướng lãnh (Sài gòn) biết Mỹ sẽ cắt viện trợ trừ khi thả các sư tăng bị bắt và loại bỏ vợ chồng Nhu. Chúng ta sẽ cho Diệm cơ hội thuận tiện để loại bỏ Nhu nhưng nếu ông ta còn ngoan cố, bó buộc ta không thể ủng hộ Diệm. Ông có thể nói cho các Tướng lãnh (VN) rằng chúng ta sẽ trực tiếp giúp họ giai đoạn sau đảo chính. Thêm vào đó Đại sứ và các cộng sự của ông có thể tạm thời nghiên cứu chi tiết kế hoạch thay Diệm nếu cần.

Hilsman soạn xong trình Averell Harriman, Thứ trưởng ngoại giao (mới lên) chấp thuận. Công điện sau đó được gửi Kennedy (đang nghỉ mát), ông ta nói có thể đồng ý nếu các cố vấn của ông đã thuận. Dean Rusk (Bộ trưởng ngoại giao), được hỏi ý kiến và được biết Tổng thống đã đồng ý, Dean cũng thuận nhưng không nhiệt tình lắm.

McNamara chán nản vì chính phủ tại Sài Gòn gia tăng đàn áp nhưng không biết sẽ thay bằng chính phủ như thế nào, có lẽ tốt nhất là thuyết phục ông Diệm thay đổi lập trường, dọa cắt viện trợ có thể khiến ông từ bỏ đàn áp. Công điện đã được gửi đi Sài Gòn.

Kennedy sau đó lấy làm tiếc đã gửi công điện, coi đó là sai lầm, ông tưởng đã được McNamara, tướng Taylor…soạn và đồng ý nhưng thực ra chỉ là do Harriman, Hilsman, Mike Forrestal … những người này ủng hộ đảo chính mạnh. Ngày 29-9-1963 tướng Maxwell Taylor và McNamara tới dinh Gia Long họp 3 giờ với ông Diệm, sau có đãi tiệc, Lodge và tướng Harkins cũng tháp tùng. Ông Diệm nói hai tiếng rưỡi về chính sách và diễn tiến cuộc chiến. McNamara nói Mỹ muốn giúp VN thắng CS, chúng tôi lo âu về tình hình chính trị tại VN, tôi đề nghị ông chấm dứt đàn áp vì sự xáo trộn sẽ ảnh hưởng xấu nỗ lực của Mỹ.

Ông Diệm bác bỏ cho rằng báo chí xuyên tạc về chính phủ và gia đình ông khiến người Mỹ hiểu lầm về VN. McNamara nói mặc dù có một số bài báo sai nhưng không thể phủ nhận sự khủng hoảng niềm tin vào chính phủ Diệm tại VN cũng như tại Mỹ. Ông Diệm không đồng ý và trách những sinh viên non trẻ vô trách nhiệm bị bắt mới rồi, ông chua chát bảo tôi có trách nhiệm về vụ Phật giáo ấy là vì tôi quá tử tế với họ.

Taylor và McNamara về Hoa Thịnh Đốn tường trình Tổng thống với sự giúp đỡ của Phụ tá bộ trưởng quốc phòng về vấn đề an ninh quốc tế, bản văn gồm một số điểm chính. (8)

-Về quân sự có nhiều tiến bộ

-Sài Gòn căng thẳng về chính trị, chính phủ Diệm Nhu ngày càng mất lòng dân.

-Những hành động đàn áp trong tương lai của Diệm Nhu có thể thay đổi tình hình quân sự tốt đẹp hiện nay, một đường lối cai trị ôn hòa có thể làm dịu khủng hoảng chính trị.

-Không phải áp lực Mỹ sẽ làm Diệm Nhu ôn hòa, thật ra có thể khiến họ  ương bướng.

-Viễn tượng thay đổi chính phủ có thể cải thiện 50 – 50

Khuyến cáo (một số điểm chính)

Hai người khuyên:

-Một chương trình thiết lập, huấn luyện người VN có thể thay thế vai trò quân nhân Mỹ cuối 1965, có thể rút hết người Mỹ vào lúc này.

-Song song với chương trình huấn luyện người Việt nắm vai trò quân sự, Bộ quốc phòng sẽ thông báo một ngày rất gần chuẩn bị rút 1,000 quân nhân Mỹ cuối năm 1963

-Ngưng viện trợ tài chính.

-Giữ những liên hệ đúng với viên chức cao cấp VNCH

-Quan sát tình hình coi xem Diệm có bớt đàn áp và tăng hiệu quả quân sự không?

-Ta không khuyến khích việc thay đổi chính phủ (VN)

Hai người nhấn mạnh không tin tưởng hành động tổ chức đảo chính vào lúc này

Về Mỹ ngày 2-10-1963, Taylor và McNamara thuyết trình cho Kennedy nghe tại tòa Bạch ốc, chủ đề thảo luận chính là khuyên rút 1,000 cố vấn Mỹ.

“Thưa tổng thống, tôi nghĩ chúng ta phải tìm cách rút ra khỏi địa bàn, và phải cho dân chúng biết thế”

Chiều hôm ấy Kennedy triệu tập Hội đồng an ninh quốc gia để thảo luận về bản tường trình, ông nói chúng ta cần tìm cách thuyết phục ông Diệm thay đổi không khí chính trị tại Sài Gòn, ông nhấn mạnh chính phủ ta sau cùng nhất trí về VN, nay chúng ta có một chính sách và bản tường trình được mọi người cùng duyệt.

Mọi người đồng ý đó là cuộc chiến tại miền nam VN, chúng ta chỉ gửi cố vấn và giúp họ chiến đấu, nếu họ không tự vệ được thì sẽ không thắng được cuộc chiến. Thảo luận sôi nổi về lời khuyên của Bộ quốc phòng thông báo kế hoạch rút quân cuối 1965 bắt đầu bằng 1,000 người cuối 1963.

Cuộc thảo luận cho thấy không đồng nhất, một số cho quân sự tiến triển tốt, huấn luyện tốt ta có thể rút; một số cho không thấy chiến tranh tiến triển thuận lợi và không thấy quân đội VNCH được huấn luyện tốt nhưng cũng đồng ý cho rút vì người miền nam VN huấn luyện được và ta đã làm việc ở đó khá lâu, có kết quả; nhóm ba thể hiện ý kiến của đa số nói người VN huấn luyện được và tin cuộc huấn luyện chưa đủ, cần tiếp tục thêm.

Kennedy chấp nhận cho rút 1,000 người cuối tháng 12-1963, ông không lý luận. Vì chương trình bị nhiều người chống đối và sợ họ có thể cố gắng thuyết phục Kennedy đổi ý nên McNamara thúc Tổng thống thông báo chính thức. Kennedy đồng ý nhưng không kèm theo câu vào cuối năm vì sợ nếu thông báo mà không làm được trong ba tháng sẽ bị chỉ trích.

McNamara nói cái lợi của kế hoạch là chúng tôi cho Quốc hội, người dân biết ta có kế hoạch giảm quân số Mỹ tại nam VN mà người VN sẽ bình định đất nước họ, nó sẽ là thành quả tốt đẹp trước những nhận định cho rằng Mỹ sẽ sa lầy hàng chục năm.

Kennedy đồng ý, sau phiên họp, tòa Bạch ốc đã chính thức thông báo: Bộ trưởng quốc phòng McNamara và Tướng Maxwell Taylor  tường trình cuối năm nay chương trình của Mỹ huấn luyện cho người VN tiến triển tốt đẹp và 1,000 quân nhân Mỹ công tác tại đây sẽ được hồi hương.

Sáng 5-10-1963 thảo luận về tường trình. Tổng thống Mỹ chấp nhận đoạn nói về kế hoạch đảo chính. Bản tường trình viết “lúc này ta không nên cổ võ thay đổi chính phủ (bênVN). Một chính sách khẩn để tìm và tiếp xúc một lãnh đạo khác nếu có thể, Tổng thống chỉ thị gửi tới Sài Gòn qua đường CIA.

Quyết dịnh của Kennedy: Mỹ chủ trương không thay đổi chính phủ (VN). Ngày 25-10, trong môt điện khẩn gửi Mc George Bundy, Đại sứ Cabot Lodge (từ VN) cho biết âm mưu các tướng VN đã tiến hành mạnh, chúng ta không thể ngăn cản đảo chính, ông lý luận: ta có thể tin chính phủ sau sẽ không thối nát như chính phủ hiện tại. Thay lời tổng thống, Mac phúc đáp Lodge: ta hãy duyệt kế hoạch các tướng và làm cho họ nản chí vì khó thành công.

Bốn hôm sau trong một phiên họp với Kennedy, McNamara nói về trong số các viên chức Mỹ ở Sài Gòn âm mưu làm đảo chính và thấy tướng Harkins có thể không biết tòa Đại sứ và CIA làm gì. Theo ông này ủng hộ đảo chính nghĩa là đặt tương lai miền nam VN vào tay những người chưa rõ ra sao. Taylor đồng ý cho rằng nếu thành công nó sẽ ảnh hưởng tới nỗ lực chiến tranh của Mỹ.

Lúc 6 giờ chiều họp tiếp, Kennedy không tin vào nhiệt tâm của Lodge về cuộc đảo chính cũng như các tướng VN. Họp xong Bundy gửi điện cho Lodge tại VN và bảo ông này đưa bức điện nói về âm mưu của các Tướng (VN) cho Tướng Harkins coi và hỏi ý kiến ông ta.

Tướng Harkins phàn nàn Đại sứ Lodge dấu không cho ông biết tin tức về đảo chính, Harkins chống đảo chính, không tin các tướng lãnh VN. Ông nói chúng ta không thay ngựa nhanh như vậy mà phải thuyết phục cho ngựa đổi hướng và thay đổi cách hành động.

Lodge sợ chính phủ Mỹ phản đối cuộc đảo chính bèn đánh điện trả lời bầy tỏ chán nản: “Chúng ta không có khả năng trì hoãn đảo chính”. McNamara và Bundy thắc mắc các tướng VN có tiếp tục đảo chính không nếu họ biết Mỹ chống lại đảo chính. Bundy đánh điện Lodge “Chúng tôi không chấp nhận lý do ‘ta không thể trì hoãn đảo chính’. Chúng tôi tin ông phải hành động và thuyết phục các tướng ngưng hay hoãn mọi kế hoạch chưa chắc đã thành công (tức kế hoạch đảo chính)”

Lodge định về Hoa thịnh Đốn ngày 1-11-1963 để tham khảo ý kiến. Trước khi lên máy bay ông theo Đô đốc Felt vào viếng xã giao ông Diệm. Trước đó ông Diệm đã gửi thiệp cho Lodge bảo ông này ở lại chừng mười năm phút sau khi Đô đốc Felt đã đi, Lodge đồng ý. Sau đó ông đánh điện về Hoa Thịnh Đốn

“Khi tôi đứng dậy định đi, ông ta (Diệm) nói: Ông làm ơn nói với Tổng thống Kennedy rằng tôi là một đồng minh tốt và ngay thẳng, chẳng thà thẳng thắn giải quyết vấn đề bây giờ hơn là nói về nó sau khi chúng tôi mất hết. Nói cho Tổng thống Kennedy biết tôi coi những đề nghị này nghiêm chỉnh và muốn thi hành nó nhưng chỉ có vấn đề thời gian thôi”

Lodge nhận xét

“Tôi nghĩ đây là một bước tiến khác qua cuộc nói chuyện mà Diệm đã bắt đầu tại lần gặp nhau ở Đà lạt hôm chủ nhật (27-10) (lời Lodge)

“Nêu Hoa kỳ muốn thương thuyết nhiều vấn đề. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ làm được, thật vậy ông ta nói : Cứ nói cho tôi biết các ông muốn gì, chúng tôi sẽ làm” (lời ông Diệm)

Tôi hy vọng chúng ta sẽ bàn tới nó ở Washington” (lời Lodge) (9)

Bức điện về Bộ ngoại giao lúc 9 giờ:18 phút sáng (giờ Washington) ngày 1-11-1963, tới 9 giờ 37 phút sáng tới Tòa Bạch Ốc, tại đó McNamara và các cố vấn họp với Tổng thống bàn về các biến cố ở Sài Gòn. Lúc đó thì đã quá trễ; cuộc đảo chính đã bắt đầu.

Trưa hôm ấy tin anh em ông Diệm bị giết khiến Kennedy xúc động mạnh.

Nhận định cuối cùng về VN trước công luận của Kennedy trong một cuộc họp báo ngày 14-11 ông nói “Chúng ta có từ bỏ VN không? Một chương trình quan trọng nhất, dĩ nhiên là an ninh của đất nước ta nhưng chúng ta không muốn Hoa Kỳ đóng quân ở đó”

Trước đó trong một cuộc họp báo khác ông cho biết mục tiêu của chúng ta là đưa người Mỹ về nước, để người miền  nam VN giữ quyền tự trị, độc lập của họ, theo ông miền nam VN phải tự bảo vệ  đất nước họ, Hoa Kỳ không thể chiến đấu cho họ

(The South Vietnamese must carry the war themselves, The United States could not do it for them)

Ngày 22-11-1963, Tổng thống Kennedy bị ám sát tại Dallas

    Sang thời Johnson

Phó tổng thống L.B Johnson lên thay thế Kennedy, tình hình chính trị miền nam ngày càng phức tạp và xáo trộn. Đúng ba tháng sau cuộc đảo chính 1-11-1963, tướng Nguyễn Khánh lại đảo chính Dương Văn Minh ngày 30-1-1964 (10), cuối tháng 10-1964, ông Trần Văn Hương được mời làm Thủ tướng, nhưng chính phủ của ông chỉ tồn tại được đúng ba tháng. Năm 1964 là một năm đầy hỗn loạn, đảo chính, tranh quyền, biểu tình, tuyệt thực…Trong khi CS ngày càng gia tăng xâm nhập (11), Nga và Trung Cộng gia tăng viện trợ quân sự (12), chương trình rút quân của Kennedy đã không thực hiện được mà Tổng thống mới còn phải gửi thêm cố vấn lên 23,300 người tính tới cuối năm 1964 (13).

Ngày 1-12-1964, Tổng thống Johnson họp với các cố vấn tại tòa Bạch ốc, tướng Maxwell Talor, Đại sứ ở Sài gòn về, phó tổng thống Humphrey. VNCH bất ổn, mất VN sẽ phá hỏng chính sách be bờ ngăn chận CS tại Đông nam Á. Đại sứ Taylor trở lại Sài Gòn mang thông điệp của Johnson cho các Tướng lãnh VN, Mỹ tiếp tục viện trợ, các tướng phải thôi chống đối nhau và chống chính phủ, sự thực họ vẫn chống chính phủ dân sự, McNamara nghĩ  họ muốn nắm quyền. Trong một buổi họp với các tướng VN ngày 20-12-1964, hôm mà các tướng này giải tán Thượng Hội Đồng QG, Taylor có những lời lẽ nặng nề khiến các tướng VN gửi văn thư cho Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Trần văn Hương yêu cầu trục xuất đại sứ Taylor về Mỹ (14). Người Mỹ dọa cắt viện trợ, nhờ sự dàn xếp khéo léo của Thủ tướng Trần Văn Hương vụ khủng hoảng đã được dàn xếp ổn thỏa.

Ông Đại sứ tức giận gửi điện về Mỹ nhân dịp lượng giá cuối năm, ngoài các vấn đề khác, có nói “Nếu tình hình ngày càng tệ, chúng ta có thể tìm cách rút ra khỏi mối liên hệ này với chính phủ VNCH, rút hết cố vấn. Nhờ vậy ta mới có thể dứt bỏ một đồng minh không đáng tin cậy và để cho họ tự lo lấy thân, có sụp đổ thì ráng chịu”

McNamara cho biết các viên chức tòa Bạch Ốc ít ai chịu chú ý tới điểm này vì sợ nó phá hỏng chính sách đắp đê ngăn chận CS của Mỹ. Taylor ám chỉ ta theo một chương trình sao cho miền nam VN yêu cầu chúng ta rút hoặc một tình trạng hỗn loạn khiến ta phải rút hết cố vấn, như vậy sẽ khiến Hoa Kỳ tiết kiệm được xương máu. Rõ ràng rút bỏ là con đường ta phải chọn lựa, nhưng ta đã không làm thế (15)

Gần cuối cuốn hồi ký In Retrospect của McNamara (trang 320) ông cũng nói  Hoa Kỳ có ba cơ hội để rút bỏ VN: Từ cuối 1963 khi tình hình xáo trộn sau đảo chính hoặc cuối 1964, hay đầu 1965 khi miền nam VN xáo trộn về chính trị và yếu kém quân sự.

McNamara sau này cho rằng cuộc chiến VN là sai lầm, đáng lý phải rút khỏi VN từ giữa thập niên 60 để khỏi thiệt hại nhân mạng cho người Mỹ.

Sau khi lên thay Kennedy, Tổng thống Johnson không thể rút quân vì tình hình chính trị và quân sự ờ miền nam không ổn định. Johnson bắt đầu cho oanh tạc BV từ 2-3-1965 mục đích buộc Hà nội phải đàm phán ngưng bắn nhưng ngược lại họ tăng cường xâm nhập và tấn công quân đội VNCH. Tháng 3-1965 theo yêu cầu của Tướng Westmoreland và Đô đốc Sharp, Johnson cho hai tiểu đoàn TQLC tới VN để canh giữ phi trường, dần dần tình hình quân sự ngày một xấu, tướng Westmoreland khẩn khỏan xin Tổng thống cho tăng thêm lực lượng.

Johnson rất lưỡng lự trước quyết định gửi quân sang VN khi ấy Quốc hội người dân ủng hộ cuộc chiến ngăn chận CS tại Đông nam Á, họ muốn ông không để mất miền nam, đồng thời tướng Tư lệnh yêu cầu khẩn thiết cho tăng quân. Việc gửi quân cho dù cần thiết nhưng nó sẽ phá hỏng chương trình phúc lợi xã hội (Great Society) của Johnson gồm nhân quyền, medicaire, medicaid, trợ giúp giáo dục, chống nghèo… Nó có thể hủy hoại sự nghiệp chính trị của ông. Nhưng cuối cùng Johnson đã đồng ý cho tăng quân vì nếu mất miền nam, ông sẽ phải chịu trách nhiệm về sự hủy hoại chính sách đắp đê be bờ của Mỹ. Trung bình một tháng năm 1965 tăng quân vào VN trên 10,000, tới cuối năm đã lên tới 184,000, cho tới 1968 đã lên tới 530,000 người. Chiến tranh ngày càng mở rộng, Mỹ tăng quân thì BV gia tăng xâm nhập y như truyện Sơn tinh Thủy tinh, nước càng lên cao thì núi cũng lên cao.

Giữa năm 1965 nếu Mỹ không đem quân vào miền nam VN thì sẽ bị mất trong vòng 6 tháng (16), trung bình một tuần ta mất một quận và môt tiểu đoàn. Những năm 1966, 1967 tại miền nam có vài bài báo nêu vấn đề chủ quyền, chỉ trích chỉnh phủ làm ngơ cho người Mỹ đem quân vào nước ta. Nay vẫn còn nhiều người chê các tướng lãnh, chính phủ VNCH hồi giữa thập niên 60 đã không giữ được chủ quyền, để cho Hoa kỳ ngang nhiên đem quân xâm nhập. Người mình hay ngủ mơ trên mây xanh, sắp chết tới nơi mà vẫn nói chuyện chủ quyền.

     Kết luận

Kennedy quyết định rút quân bắt đầu từ cuối 1963 vì cho rằng cuộc bình định miền nam đã tiến triển tốt, VC đã bị đánh bại, đẩy lui. Kennedy và McNamara thiếu tin tình báo cũng như không hiểu biết gì nhiều về CSVN. Thực tế đã chứng tỏ cuộc chiến kéo dài tới mười năm chứ không phải sẽ chấm dứt cuối 1965 như Kennedy và McNamara mơ tưởng.

Cho tới 1969 Nixon mới bắt đầu cho rút 60,900 quân, năm sau 1970 rút 140,600 người, năm 1971 rút 177,800 người, năm 1972 rút 132,600 người chỉ còn để lại hơn 20,000. Nhiều người Việt quốc gia lên án Nixon, Kissinger rút quân, bắt ép VNCH ký hiệp định Paris bất bình đẳng khiến miền nam sụp đổ năm 1975.

Người Mỹ lại nói khác, tác giả Walter Isaacson (17) chỉ trích Nixon đã không ký Hiệp định Paris từ 1969, rút bỏ miền nam sớm hơn thay vì bốn năm nữa mới ký (1973). Cuộc chiến kéo dài thêm bốn năm làm chết thêm 20,000 người Mỹ. Nhận định này không phải riêng của Walter Isaacson mà phong trào phản chiến, đảng đối lập, Quốc hội thù nghịch, truyền thông báo chí cũng nghĩ như thế. Người ta oán trách Nixon đã không chịu bỏ rơi chế độ Thiệu sớm hơn 4 năm và ký Hiệp định Paris từ năm 1969, để tiết kiệm  xương máu cho người Mỹ.  Họ cho rằng Hoa Kỳ không đáng phải hy sinh thêm 20 ngàn lính Mỹ để bảo vệ cho miền nam VN sống thêm 4 năm nữa.

Cuối năm 1963, Kennedy, McNamara muốn rút khỏi VN nhưng dù muốn  cũng không làm được vì Quốc hội và người dân không muốn thế, qua thăm dò đại đa số tin vào thuyết Domino, mất miền nam Đông nam Á sẽ rơi vào tay CS. McNamara tiếc rẻ mãi, ông nói Hoa kỳ đáng lý phải rút bỏ VN từ 1963, 1964, 1965 vì đó là cuộc chiến sai lầm. Đây chỉ là một nhận định không tưởng vì tình hình lúc này không cho phép, người dân và Quốc hội sẽ chống đối không để Johnson McNamara làm như vậy. Nhận định này chỉ lả để bào chữa cho sự bất tài vô dụng của chính McNamara, người đã  được Quốc hội và nhân dân ủng hộ hết mình, đã nắm trong tay hơn nửa triệu quân mà chẳng làm nên trò trống gì.

Những năm đầu thập niên 70, Nixon dù có muốn giữ miền Nam VN, dù muốn ở lại miền Nam cũng không được, gió đã đổi chiều: người dân, Quốc hội Mỹ đã quá chán chiến tranh Đông dương, họ chỉ muốn nó chấm dứt sớm ngày nào hay ngày nấy. Những người kết án Nixon, Kissinger phản bội đồng minh cũng nên để ý, người ta đã có kế hoạch, dự tính rút bỏ VN từ những năm 1963, 1964, 1965 và cà 1969 chứ không phải đợi tới năm 1973, 1975.

 

Chú thích

(1) Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh VN Toàn Tập trang 20, 21.

(2) Robert S. McNamara, In Retrospect, The Tragedy and Lessons of Vietnam (in 1995) trang 48

(3) Tư lệnh Bộ viện trợ quân sự Mỹ tại VN

(4) In Retrospect, trang 51

(5) Đi vacation, nghỉ mát, trang 52

(6) In Retrospect, trang 52.

(7) Đài VOA, BBC khoảng thời gian này nói Nhu cầm đầu chính phủ Sài Gòn, đại sứ Trấn văn Chương tại Mỹ từ chức để phẩn đối ông Diệm tuyên bố Ngô đình Nhu, con rể ông hiện cầm đầu chính phủ Sài Gòn

(8) In Retrospect trang 77

(9) In Retrospect, trang 82, 83

(10) Lâm Vĩnh Thế,  VNCH 1963-1967, Những Năm Xáo Trộn, Chương ba (trang30), Chương bốn (trang 52), Chương năm (trang 65.)

(11) Nixon, No More Vietnams trang 50: trong năm 1964 chủ lực quân địch tăng từ 10,000 lên tới 30,000 người; phụ lực quân địch tăng từ 30,000 lên 80,000 người.

(12) BBC Vietnamese.com. Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh 10-5-2006. Giai đoạn 1955-60: 45 ngàn tấn viện trợ vũ khí, giai đoạn (1961-64) lên 70 ngàn tấn

(13) Chiến tranh VN toàn tập trang 886

(14) VNCH 1963-1967, Những Năm Xáo Trộn (trang 97, 98), In Retrospect trang 164

(15) In Retrospect trang 164: It is clear that disengagement was the course we should have chosen. We did not

(16) Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Trận Chiến Trong Mùa Lễ Phục Sinh 1972, trang 16, 17

(17) Kissinger a Biography trang 484

 

 

Tòa án Lương Tâm –  Trần Gia Phụng

– Khi nhận xét mục đích cuộc chiến vừa qua, Lê Duẩn, bí thư thứ nhất đảng Lao Động, tiền thân của đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) ngày nay, đã nói ngắn gọn: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc…”

Câu nói nầy được nhà văn Vũ Thư Hiên ghi lại trong sách Đêm giữa ban ngày (Hồi ký chính trị của một người không làm chính trị), Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr. 422, phần chú thích. Sau đó, Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng CSVN từ 1991 đến 2000, tiết lộ trong bài phỏng vấn của đài BBC ngày 24-1-2013 nhan đề là “Một lần lầm lỡ thời cơ mất cả trăm năm”. Nguyễn Mạnh Cầm nhắc lại lời Lê Duẩn hơi khác: “Ta đánh là đánh cả cho Trung Quốc, cho Liên Xô.” Đây chỉ là lời Lê Duẩn nói mà không viết thành văn bản, nên hai người trên đây thuật lại có phần khác nhau đôi chút. Hoặc sự khác biệt nầy do Lê Duẩn nói hai lần khác nhau, từ ngữ khác nhau, nên nghe khác nhau, nhưng đại ý chung không khác nhau.

Lê Duẩn, người gốc tỉnh Quảng Trị, học đến năm nhất niên bậc trung học (tức lớp 6 ngày nay) thì bỏ học, xin đi làm công nhân sở Hỏa xa Đà Nẵng, rồi ra làm sở Hỏa xa Hà Nội. Tại đây, Lê Duẩn gia nhập đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD), bị bắt đày ra Côn Đảo hai lần.

Sau khi CS cướp chính quyền năm 1945, Lê Duẩn được thả ra và được CS cử làm Xứ ủy Nam bộ năm 1946. Ngày 20-1-1951, Hồ Chí Minh ra lệnh giải tán Xứ uỷ Nam bộ và thay bằng Trung ương cục miền Nam, cũng do Lê Duẩn đứng đầu.

Trong khi đó, do những khó khăn khi mới cướp được chính quyền, Hồ Chí Minh tuyên bố giải tán đảng CSĐD ngày 11-11-1945 để hòa giải với các đảng phái và tổ chức chính trị khác. Sau đó, do lệnh của Stalin, Hồ Chí Minh triệu tập Đại hội lần thứ hai đảng CSĐD tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang từ 11 đến 19-2-1951, tuyên bố đảng CSĐD ra hoạt động công khai trở lại và chia thành 3 đảng riêng biệt của ba nước Việt Nam, Lào và Miên. Đảng CS Việt Nam từ nay lấy tên là đảng Lao Động. Danh xưng nầy cũng do Stalin đặt. (Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ và Quốc hội, California, Nxb. Văn Nghệ, 1995, tr. 149.)

Trong dịp nầy, đảng Lao Động thành lập Bộ chính trị đầu tiên gồm có 7 người là: Hồ Chí Minh (chủ tịch đảng LĐ), Trường Chinh (tổng bí thư), Lê Duẩn, Hoàng Quốc Việt, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh.

Năm 1954, đất nước bị chia hai theo hiệp định Genève (20-7-1954). Bắc Việt Nam do đảng Lao Động cai trị; Nam Việt Nam theo chính thể Quốc Gia. Lê Duẩn cùng Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm… được CS bí mật cài lại ở Nam Việt Nam để chỉ huy Trung ương cục miền Nam (TƯCMN). (Huy Đức, Bên thắng cuộc, tập I: Giải phóng, New York: Osinbook, 2012, tt. 271-272). Tháng 10-1954, Trung ương cục miền Nam đổi lại thành Xứ uỷ Nam bộ, và cũng do Lê Duẩn lãnh đạo.

Trong khi Lê Duẩn ở Nam Việt Nam, thì tại Bắc Việt Nam diễn ra cuộc Cải cách ruộng đất giai đoạn thứ 5, bắt đầu từ sắc luật ngày 14-6-1955 của Hồ Chí Minh. Đây là cuộc CCRĐ “long trời lỡ đất”, đưa đến cái chết của 172,008 người bị quy là địa chủ. (Đặng Phong chủ biên, Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, tập II: 1955-1975, Hà Nội: Nxb Khoa Học Xã Hội, tr. 85.)

Đảng Lao Động thành công trong cuộc CCRĐ lần nầy, cào bằng xã hội nông thôn, tiêu diệt tận gốc giới “trí phú địa hào (trí thức, phú thương, địa chủ, cường hào) và các thành phần bị CS nghi ngờ. Từ đây đảng Lao Động làm chủ đất đai và nền nông nghiệp Bắc Việt Nam, nhưng ngược lại gây bao nhiêu thảm cảnh đau thương cho nông dân và cho cả toàn dân Bắc Việt Nam.

Trước sự oán thán và bất mãn của dân chúng Bắc Việt Nam, tại hội nghị Trung ương đảng lần thứ 10, đảng Lao Động giả vờ sửa sai. Ngày 29-10-1956 trong cuộc mít-tinh lớn trước Nhà Hát Nhân Dân tại Hà Nội. Võ Nguyên Giáp thay mặt Hồ Chí Minh và Trung ương đảng Lao Động chính thức thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng trong cuộc CCRĐ. (Nguyễn Minh Cần, “Xin đừng quên! Nửa thế kỷ trước”, điện báo Ánh Dương, ngày 3-2-2006.)

Nghị quyết của hội nghị Trung ương đảng LĐ lần thứ 10 được đăng lên báo Nhân Dân ngày 30-10-1956, theo đó Trường Chinh Đặng Xuân Khu mất chức tổng bí thư tuy vẫn còn trong Bộ chính trị đảng LĐ; Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương ra khỏi Bộ chính trị; Lê Văn Lương thôi giữ chức trưởng ban Tổ chức TƯĐ. Hồ Chí Minh, chủ tịch đảng kiêm luôn tổng bí thư, Lê Đức Thọ (được vào Bộ chính trị từ 1955) giữ chức trưởng ban Tổ chức TƯĐ, bổ sung thêm Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị vào Bộ chính trị đảng LĐ.

Khi cuộc CCRĐ lần thứ 5 xảy ra, Lê Duẩn là thành viên Bộ chính trị đảng Lao Động, nhưng không có mặt ở Hà Nội, mà đang nằm vùng ở Nam Việt Nam. Từ giữa tháng 6-1956, Lê Duẩn ẩn trốn ở Sài Gòn và soạn thảo bản “Đề cương cách mạng miền Nam”.

Khi Trường Chinh rời chức tổng bí thư, Hồ Chí Minh cho gọi Lê Duẩn ra Hà Nội. Trong Bộ chính trị đầu tiên từ năm 1951, Lê Duẩn đứng thứ 3 sau Hồ Chí Minh và Trường Chinh. Lê Duẩn về đến Hà Nội ngày 4-6-1957. (Huy Đức, sđd., tr.274.) Lê Duẩn được triệu tập ra Hà Nội phụ tá cho Hồ Chí Minh có thể vì hai lý do:

Thứ nhứt, lúc xảy ra cuộc CCRĐ bị dân chúng bất mãn, oán thán, Lê Duẩn đang ở Nam Việt Nam, không có mặt ở Hà Nội, nghĩa là không tham dự tại chỗ vào những quyết định của cuộc CCRĐ. Điều đó chứng tỏ cho dân chúng Bắc Việt Nam thấy rằng tuy Lê Duẩn ở trong Bộ chính trị đảng LĐ, nhưng Lê Duẩn là người ngoại phạm, hay ít nhất là “vô can” trong những sai lầm lớn lao của cuộc CCRĐ, nên lúc đó Lê Duẩn được xem là chưa bị dân chúng phản đối. Vì vậy HCM gọi Lê Duẩn trở ra Bắc để củng cố lại Bộ chính trị đảng CS.

Thứ hai, trước khi ký kết hiệp định Genève, Châu Ân Lai cùng Hồ Chí Minh hội họp ở Liễu Châu (Quảng Tây) từ 3 đến 5-7-1954, quyết định CSVN sẽ gài người ở lại Nam Việt Nam sau khi Việt Nam bị chia hai, nhằm trường kỳ mai phục, chờ đợi thời cơ tiếp tục chiến tranh. Muốn tái chiến ở Nam Việt Nam, Hồ Chí Minh phải gọi Lê Duẩn ra Bắc để bàn thảo kế hoạch tấn công Nam Việt Nam, vì Lê Duẩn nằm vùng lâu nay ở miền Nam, hiểu rõ tình hình miền Nam và đã từng soạn “Đề cương cách mạng miền Nam” từ năm 1956.

Vào cuối năm 1958, Lê Duẩn được bí mật gởi vào Nam Việt Nam lần nữa để nghiên cứu thêm tình hình tại chỗ. Khi trở ra Bắc Việt Nam, Lê Duẩn viết bản báo cáo, đề nghị đánh chiếm Nam Việt Nam bằng võ lực. (Stanley Karnow, Vietnam A History, New York: The Viking Press, 1983, tt 237-238.)

Bản báo cáo của Lê Duẩn là nền tảng của quyết định quan trọng của hội nghị Trung ương đảng LĐ lần thứ 15 ở Hà Nội. Tại hội nghị nầy, ngày 13-5-1959, ban chấp hành Trung ương đảng LĐ đưa ra hai nghị quyết: Thống nhất đất nước tức đánh chiếm miền Nam bằng võ lực và đưa miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết đăng trên báo Nhân Dân ngày 14-5-1959.

Vào năm sau, tại Hà Nội, từ 5-9 đến 10-9-1960, diễn ra Đại hội đảng LĐ lần thứ III, chính thức xác nhận hai mục tiêu lớn trên đây của đảng LĐ là: Xây dựng BVN tiến lên xã hội chủ nghĩa và “giải phóng” NVN bằng võ lực. Cuối Đại hội nầy, Hồ Chí Minh được bầu là chủ tịch đảng LĐ; Lê Duẩn được bầu làm bí thư thứ nhứt (không phải là tổng bí thư), thay Trường Chinh vì những sai lầm của Trường Chinh trong cuộc CCRĐ. Bộ chính trị mới của đảng LĐ gồm 11 ủy viên chính thức và 2 uỷ viên dự khuyết.

Như thế, sự rút lui của Trường Chinh ra khỏi chức tổng bí thư đảng Lao Động sau cuộc CCRĐ đã mở đường cho Lê Duẩn bước lên nắm quyền lãnh đạo đảng LĐ và từ đây thăng tiến trong sự nghiệp chính trị. Đó là một hệ quả quan trọng của cuộc CCRĐ mà ít được chú ý đến.

Diễn tiến chiến tranh từ 1960 đến 1975 hầu như ai cũng biết. Chỉ xin lưu ý là sau hội nghị Liễu Châu với Châu Ân Lai từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954, thì tại hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương đảng LĐ khóa II ngày 15-7-1954, Hồ Chí Minh đưa ra chủ trương: “Mỹ không những là kẻ thù của nhân dân thế giới mà Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt Nam, Lào. Mũi nhọn của ta cũng như mũi nhọn của thế giới đều chĩa vào Mỹ. Chính sách của Mỹ là mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương. Chính sách của ta là tranh thủ hòa bình để chống lại chính sách chiến tranh của Mỹ…” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7:1953-1955, xuất bản lần thứ hai, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tt. 313-315.)

Khai mạc Đại hội III đảng LĐ tại Hà Nội ngày 5-9-1960, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Ngày nào chưa đuổi được đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam nước ta, chưa giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị tàn bạo của Mỹ-Diệm, thì nhân dân ta vẫn chưa thể ăn ngon, ngủ yên. Bởi vậy không thể nào tách rời cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, thống nhất nước nhà với cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ.” (Hồ Chí Minh toàn tập tập 10 1960-1962, Hà Nội: Nxb Chính Trị Quốc Gia, xuất bản lần thứ hai, 2000, tr. 200.) Sau đó, vào cuối hội nghị, Hồ Chí Minh đưa ra kết luận: “Hiện nay, đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống Mỹ…” (Hồ Chí Minh, sđd. tr.319.)

Như thế rõ ràng trong cuộc khởi binh tấn công Nam Việt Nam năm 1960, CSVN chống Mỹ không phải để “cứu nước”, mà để chống lại “kẻ thù chính của nhân dân thế giới”. Ở đây “kẻ thù chính của nhân dân thế giới”, với CS có nghĩa là kẻ thù của phong trào CS quốc tế do Liên Xô và Trung Quốc đứng đầu. Mà kẻ thù của Liên Xô và Trung Quốc lúc đó không ai khác hơn là Mỹ hay Hoa Kỳ. Vì vậy, Lê Duẩn mới tóm lược cụ thể “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”.

Hậu quả của cuộc chiến là quân đội Việt Nam Cộng Hòa mất 224,000 người, bị thương trên 1 triệu người (Webter’s New World Dictionary of the Vietnam War, New York: 1999, tr. 58.) Về phía quân đội CS, theo số liệu do nhà cầm quyền CS Hà Nội công bố ngày 4-4-1995 với thông tấn xã AFP (Agence France Press) thì CS Bắc Việt Nam và CS Nam Việt Nam chết 1,100,000 người, bị thương 600, 000 người. (Google: Vietnam War Casualities.) Cũng theo tiết lộ của CS Hà Nội với AFP ngày 4-4-1995, thì số lượng thường dân chết trong chiến tranh lên đến 4 triệu người, chia đều cho hai miền Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam, nghĩa là mỗi miền 2 triệu người.

Một số tài liệu khác cho thấy số lượng thương vong ở cả hai bên Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam hơi khác. Tuy nhiên, căn cứ theo số lượng thương vong do nhà cầm quyền Hà Nội cho biết, thì thử hỏi tiêu hao 4 triệu sinh linh người Việt để “đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc” là công hay tội?

Trong lịch sử các nước trên thế giới, chưa có một nước nào tự nguyện sử dụng 4 triệu sinh linh đồng bào của mình để phục vụ chiến tranh cho một nước khác. Chưa có ai khen những kẻ sử dụng xương máu đồng bào mình để phục vụ nước ngoài là những người yêu nước, mà ai cũng liệt những tên nầy vào loại tay sai hay lính đánh thuê, đã “tiêu máu của dân, / Như tiêu giấy bạc giả!” (Thơ của Phùng Quán, “Chống tham ô lãng phí”.)

Chỉ có đảng CSVN mới vinh danh lãnh tụ của họ, dùng tiền của dân làm lăng cho Hồ Chí Minh tại Hà Nội và làm đền thờ Lê Duẩn. Vì Lê Duẩn là người Quảng Trị nên được đảng bộ Quảng Trị làm đền thờ. Thế mà đảng bộ Quảng Bình cũng làm thêm một đền thờ nữa, viện cớ ông tổ ba đời của Lê Duẩn là người Quảng Bình.

Sau năm 1975, tại Sài Gòn, mà CS đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh, tại trường Thánh Thomas tức trường Nhà Thờ Ba Chuông (Nhà thờ Thánh Thomas d’Aquin) trên đường Trương Minh Ký (sau năm 1975, CS đổi thành đường Lê Văn Sỹ), ở lớp 10, diễn ra một vụ án đặc biệt. Các em học sinh khép cửa lớp lại, lập một tòa án đặc biệt gồm có ba học sinh giữ ba vai trò: một chánh án, một biện lý và một luật sư biện hộ. Người bị đưa ra xét xử là Hồ Chí Minh.

Sau khi tranh cãi, học sinh chánh án tuyên bố tử hình Hồ Chí Minh. Các em đem hình Hồ Chí Minh treo trên tường xuống, cho nổ một trái pháo, tan tành hình Hồ Chí Minh. Ngay sau đó, cả ba học sinh đều bị công an CS bắt. Em học sinh giữ vai luật sư biện hộ cho Hồ Chí Minh được công an thả ra vì bênh vực Hồ Chí Minh. Còn hai em giữ vai chánh án và vai biện lý, bị bắt giam, bị đưa đi học tập. Hai em bị đưa ra tận ngoài Cao Bằng tại trại giam Ma Thiên Lãnh. Khi Trung Cộng tấn công vùng biên giới năm 1979, trại tù Cao Bằng phải di chuyển. Hai em bị chuyển về trại Thanh Cẩm ở Thanh Hóa, và cuối cùng được thả ra sau năm 1990.

Ngay từ năm 1975, các em học sinh Trường Nhà Thờ Ba Chuông ở Sài Gòn đã can đảm thiết lập tòa án xét xử Hồ Chí Minh. Tòa án của các em làm cho mọi người nhớ đến tòa án Nuremberg (Đức) và toà án Bertrand Roussel.

Tòa án Nuremberg ở Đức xét xử các viên chức Đức Quốc Xã từ tháng 11-1945, sau thế chiến thứ hai và kéo dài trong nhiều năm. Trong khi đó, trong thời gian chiến tranh Việt Nam, một nhà triết học Anh là Bertrand Roussell đã thành lập Tòa án Quốc tế ngày 15-11-1966 để xét xử Hoa Kỳ về “tội ác” chiến tranh ở Việt Nam trong khi Hoa Kỳ giúp Việt Nam Cộng Hòa chống cộng sản. Tòa án nầy họp hai lần. Lần đầu tại Stockholm (Thụy Điển) từ 2 đến 13-5-1967 và lần thứ hai tại Copenhagen (Đan Mạch) từ 20-11 đến 1-12-1967.

Thế mà từ năm 1930 là năm đảng CSVN được thành lập cho đến ngày nay, chỉ có những quyển sách, những bài báo đưa ra những vụ án lớn, phê phán CSVN, mà không hiểu vì sao lại chưa có một tòa án lương tâm nào được thiết lập để công khai xét xử tội ác của Hồ Chí Minh, Lê Duẩn và đảng CSVN. Tạp chí Polska Times tức Thời báo Ba Lan ngày 5/3/2013 đưa ra một bản xếp hạng 13 nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỷ 20, trong đó có Hồ Chí Minh. Theo báo nầy, trong 24 năm cầm quyền của mình, Hồ Chí Minh đã gây ra cái chết của 1,7 triệu người Việt qua cuộc chiến tranh đẫm máu. Chắc chắn sau khi chế độ CSVN sụp đổ, sẽ có tòa án xét xử các lãnh tụ CS như các tòa án ở Đông Âu.

Trong khi chờ đợi thời khắc lịch sử sẽ đến, ngay từ bây giờ người Việt có thể thiết lập một tòa án lương tâm ở một trong ba nơi sau đây:

– Ở trong nước: rất khó thực hiện dưới sự đàn áp của CSVN.

– Ở hải ngoại. Có thể thực hiện được. Ban tổ chức phiên tòa sẽ mời tất cả các bên: 1) Bên phía những người phản đối Hồ Chí Minh và CSVN. 2) Phía nhà cầm quyền CS trong nước, hoặc những người ủng hộ CS, nhất là những người hay về nước giao lưu với CS. 3) Phía trung lập, vô cảm với tình trạng đất nước. Tòa án nầy có thể thiết lập được nếu có một tổ chức đứng ra lo liệu. Xin lưu ý đừng quyên tiền bạc vì việc quyên tiền bạc rất dễ làm mất uy tín phiên tòa và những nhân vật tham gia việc xét xử.

– Nếu hai nơi trên đây không tổ chức được, có thể nhờ một tạp chí, nhất là tạp chí điện tử, đứng ra tổ chức phiên tòa, gồm đầy đủ các thành phần của tòa án, thu thập và trình bày đầy hồ sơ từ các phía (phía chống cộng, phía cộng sản, phía trung lập), công bố đầy đủ tài liệu công khai trên báo chí, rồi cuối cùng mời độc giả bỏ phiếu cho ý kiến để kết luận.

Quý vị độc giả nghĩ sao về sự thiết lập một tòa án lương tâm như thế?

15.08.2016

 

 

Vui cười

Trong buổi thi tốt nghiệp trường hàng hải, giáo sư hỏi thi một thí sinh:

– Nếu cơn bão đến từ phía bên phải con tàu thì anh sẽ làm gì?

– Tôi sẽ thả neo.

– Từ phía mũi tàu?

– Tôi thả neo thứ hai.

– Từ phía đuôi tàu?

– Tôi thả cái neo nữa.

– Anh lấy ở đâu ra nhiều neo thế?

– Thế thầy lấy ở đâu ra mà nhiều bão như vậy?

 

Tại một kỳ thi của trường Y, giáo sư hỏi một sinh viên:

– Với loại thuốc này anh sẽ cho bệnh nhân uống với liều lượng bao nhiêu

– Dạ, ba thìa ạ.

– Sau vài phút thấy thầy im lặng, thí sinh nọ dè dặt hỏi: Thưa giáo sư, em muốn trả lời lại.

– Ông giáo sư nhìn đồng hồ rồi nói: Tôi rất lấy làm tiếc, bệnh nhân đó đã tắt thở.

Sự Thách Thức của Ngành Dược Phẩm Trung Cộng -Hệ Thống và Ngành Dược – Phần I

Mai Thanh Truyết

Trung Cộng (TC) đang trên đà phát triển vượt bực, nhứt là trong những năm gần đây.

Thị trường dược phẩm TC hiện đang là thị trường dược phẩm lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ và trong năm 2014 là giá trị 105 tỷ Mỹ kim. Thị trường nầy được dự báo sẽ tăng mạnh đến 200 tỷ USD vào năm 2020 và khả năng thống lãnh hầu hết thị trường ở châu Á thậm chí lan rộng qua Âu và Mỹ châu.

Trong hiện tại, các phương pháp điều trị đang đẩy mạnh thị trường dược phẩm sinh học ở TC. Sự phát triển nầy liên quan đến những bằng sáng chế trên thế giới đã hết hạn, và khả năng tài trợ của chính phủ. Các xu hướng mới xuất hiện trong thị trường trọng điểm như việc sản xuất thuốc hàng loạt sau khi hết hạn độc quyền (gene ric), thuốc trịung thư, tiểu đường và các loại chủng ngừa (vaccin).

Hiện tại, TC là quốc gia có sản lượng kinh tế chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Nhưng TC lại dẫn đầu về thành phẩm sản xuất cho nhu cầu của con người trên thế giới. Hàng hoá TC tràn ngập khắp nơi. Đã vậy, chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây, kỹ nghệ hóa chất và dược phẩm TC có những bước nhảy vọt, từ đó nảy sinh ra một số lo ngại về phẩm chất (quality), vì quốc gia nầy thể hiện nhiều cung cách “làm ăn” đôi khi vượt qua tiêu chuẩn cho phép của các định chế quốc tế áp dụng cho ngành hoá chất, sinh hóa, dược phẩm mà chỉ lo chú trọng vào lượng (quantity) mà thôi.

Nếu chúng ta đến Thượng Hải cách đây khoảng 10 năm, thành phố nầy chỉ có một số nhỏ phòng thí nghiệm nghiên cứu, trong cơ sở sản xuất dược phẩm của một vài công ty ngoại quốc. Hiện tại, Thượng Hải trở thành một trung tâm nghiên cứu và sản xuất có thể đứng vào hàng đầu trên thế giới. Và còn nữa, tại Bắc Kinh, Tô Châu và một số thành phố lớn cũng không ngừng phát triển công kỹ nghệ nầy. Có thể nói hiện tại, TC đang đi dần đến sản xuất hàng loạt dược phẩm tiêu dùng cho thế giới.

Chúng ta cũng thừa biết là qua lịch sử, TC không có tâm lý dùng hóa chất để trị bịnh mà có thói quen chỉ dùng dược thảo để trị liệu. Tuy nhiên, chỉ trong khoảng 10 năm trở lại đây, rất nhiều công ty nghiên cứu hóa chất và dược phẩm ngoại quốc đầu tư ồ ạt vào xứ nầy, nhứt là công ty Hoa Kỳ và Nhật Bản. Điển hình là BioDuro (California) ước tính giảm thiểu chi phí sản xuất dược phẩm được một tỷ Mỹ kim nhờ sản xuất từ TC cho thị trường Hoa Kỳ. Do đó ngành sinh-công nghệ (biotechnology) hiện phát triển rất nhanh ở đây.

Bài viết nầy có mục đích mô tả công nghệ dược phẩm và sự phát triển trong việc trị liệu cùng những hệ lụy của sự phát triển quá nhanh về công nghệ nầy của TC.

Ngành dược phẩm Trung Cộng

Lịch sử ngành dược khoa của TC được mô tả lúc khởi đầu bằng hàng trăm hàng ngàn cây cỏ đủ loại để từ đó pha trộn với cây cỏ khác, hoá chất vô cơ trong thiên nhiên, thậm chí trộn lẫn xác khô của một số động vật để làm dược phẩm.

Từ đó khai mở ra ngành y khoa cổ điển.

Bây giờ, ngành dược phẩm TC bao gồm những hoạt động như sau:

Điều chế và tiêu chuẩn hóa các dược phẩm;

Tổng hợp hóa chất hay trồng dược thảo để chế tạo ra dược phẩm;

Phân tích các dược liệu áp dụng trong việc chữa trị;

Phụ trách việc phân phối.

Do đó, dược khoa TC chia ra hai hướng chính, y khoa cổ truyền chuyên dùng dược thảo và y khoa hiện đại. Bịnh viện TC cũng cung cấp hai phương cách trị liệu trên.

Trên toàn quốc, hiện có khoảng 50 Đại học Dược khoa trong đó mỗi ngành chiếm độ phân nửa. Thời gian học là bốn năm với khả năng có thêm vài năm chuyên môn về Hóa học. Đa số sinh viên tốt nghiệp làm trong các dược phòng, hay lớn hơn nữa trong các bịnh viện dược khoa. Kể từ khi có cải cách kinh tế vào thập niên 1980 ở TC, ngành Dược TC phát triển không ngừng và chuyển qua sự xâm nhập của ngành Dược hiện đại cùng nhiều phương cách trị liệu hữu hiệu hơn cho một số bịnh.

Từ đó, người dược sĩ lần lần có khuynh hướng về nghiên cứu dược phẩm nhiều hơn thay vì làm những việc hàng ngày trong việc pha chế cho đúng cân lượng theo toa bác sĩ. Trong nghiên cứu, sự tổng hợp và tinh chế hóa (purification), cô lập hóa (isolation) các hoá chất hữu cơ dùng trong sản xuất dược phẩm được chú trọng nhiều hơn. Sau đó, đi sâu hơn nữa trong việc ổn định (stabilization) hóa chất, phương pháp thử nghiệm, và sau cùng tiêu chuẩn hóa hóa chất (standardization).

Một ngành nghiên cứu mới nữa là “tính chấp nhận hay tính có hiệu lực” (tạm dịch từ danh từ “availability”) của cơ thể với nhiều dạng khác nhau của dược liệu; đề từ đó quyết định cân lượng của dược liệu áp dụng cho cơ thể. Song song, ngành tổng hợp protein và sản xuất vitamin hiện nay của TC cũng là một thách thức lớn cho thế giới.

Ở TC, từ năm 1997, Hội Dược khoa TC (Chinese Pharmaceutical Association- CPA) là hiệp hội lớn nhất cho ngành nầy quy tụ trên 3.000 cá nhân và nhóm nghiên cứu. Qua các nhóm nghiên cứu có thể kể thêm trên 105.000 thành viên. TC cũng có nhiều đại công ty phân phối dược phẩm trên toàn quốc, như công ty Sanjiu Enterprise Group có đến gần 10.000 địa điểm, với doanh số 157 triệu Mỹ kim; công ty China Nepstar với 5.000 địa điểm đạt doanh số 124 triệu, đại công ty Weisheng với doanh số hàng tỷ Mỹ kim…

Mức tăng trưởng hàng năm cho ngành nầy vào khoảng 16,7% trong vòng 10 năm trở lại đây. Chính nhờ việc gia nhập vào WTO từ năm 2001, TC mới chính thức mở cửa cho nhà đầu tư ngoại quốc và thu hút thêm nhiều khoa học gia, nghiên cứu gia tiếp cận thị trường dược phẩm, trong đó có thể nói có mức tiêu thụ lớn nhất thế giới.

Về phía chính quyền, Cơ quan Quốc gia về Thực phẩm và Dược phẩm (SFDA) quản trị và kiểm soát hoàn toàn ngành dược của TC. Trước năm 1999, chính phủ TC ngăn cấm tư nhân sản xuất dược phẩm hay ký hợp đồng với công ty ngoại quốc. Đến tháng 10, 1999, SFDA mới điều chỉnh luật trên và thiết lập bộ luật về dược phẩm vào năm 2001, ngay sau khi gia nhập WTO. Từ đó ngành nầy mới phát triển với tốc độ phi mã. Tính đến nay, TC đầu tư gần 25 tỷ Mỹ kim cho việc xây dựng và nâng cấp các cơ sở nghiên cứu và sản xuất. Mức thu nhập ròng trong năm 1999 cho kỹ nghệ nầy là 24 tỷ Mỹ kim, và năm 2004 là 56 tỷ, và năm 2010 là gần 100 tỷ.

Một loại dược phẩm khác, nói đúng hơn là các loại Vitamin thường dùng, hiện đang là đề tài lớn cho TC. Mỗi lần chúng ta ngậm một viên Vitamin C chẳng hạn, hầu như nơi sản xuất hóa chất nầy chính là TC. Chưa đầy một thập niên, TC cung cấp 90% thị trường Vitamin C ở Hoa Kỳ.

Kỹ nghệ Vitamin của TC gồm hơn 5.000 công ty sản xuất với 2 triệu dịch vụ thương mại đạt 2,5 tỷ Mỹ kim thương vụ trên thế giới năm 2006, và tăng lên 5 tỷ năm 2010. Dĩ nhiên, với một mức phát triển và sản xuất như trên, tệ nạn kém phẩm chất, chai lọ không xuất xứ, thiếu bảng phân tích hoá chất và cung cách sử dụng xảy ra nhiều hơn.

Một sản phẩm không kém quan trọng nữa ở TC là thuốc làm giảm cân đã được quảng cáo và bày bán khắp thế giới. Người tiêu thụ không thể nào phân biệt được thuốc thật hay thuốc giả cùng sản xuất từ TC và đã có nhiều vụ kiện tập thể (class action) về các loại thuốc nầy ở Hoa Kỳ. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhập cảng thuốc trụ sinh hoặc kháng sinh, diếu tố (enzymes), và nhiều loại amino acid dưới dạng nguyên thủy (primary).

Các hóa chất và thuốc sản xuất tại Trung Cộng

Nói về hóa chất và dược phẩm sản xuất tại TC, nếu thế giới có sự hiện hữu của bất cứ món hàng nào, chắc chắn món hàng đó sẽ hay đã được sản xuất tại TC và sản xuất với một số lượng lớn. Dĩ nhiên về phẩm chất, chúng ta cần phải xét lại. Hàng nhái, hang dỏm không thiếu. Thuốc giả thuốc thiệt sản xuất “à la Chinoise” tràn ngập khắp nơi…

Dưới đây xin liệt kê một số hóa chất hay thuốc tây TC đã sản xuất với số lượng dùng cho nhu cầu toàn cầu, để từ đó chúng ta nhận định được cung cách làm ăn của TC.

1-    Hóa chất bảo quản thực phẩm: Một hóa chất bảo quản thực phẩm được FDA Hoa Kỳ và thế giới chấp thuận là Sodium benzoate (C6H5COONa). Hóa chất nầy được điều chế từ acid benzoic (C6H5COOH) và sút (NaOH) cùng một số phụ gia trong quy trình sản xuất là phenol (C6H5OH), các osid Sắt (Fe) và Đồng (Cu). Sodium benzoate được dùng trong kỹ nghệ thực phẩm (food), mỹ phẩm (cosmetic) và y khoa với nhiệm vụ diệt trừ nấm mốc (gungistatic) và trừ vi khuẩn (bacteriostatic). TC hiện đang sản xuất trên 50% nhu cầu của thế giới dưới nhiều dạng như: dạng bột, dạng hạt, dạng tinh thể, dạng kỹ thuật, và dạng tinh thiết dùng trong dược phẩm. Sản lượng tổng cộng là 85 ngàn tấn /năm. Hàng trăm nhà máy thuộc Cty Tianjin Dongda Chemical Co. tập trung trên một diện tích 10 mẫu tây (10.000 m2). Hiện TC đã hoàn tất xây cất thêm ở Nangang một chuổi nhà máy với năng suất 150.000 tấn/năm bắt đầu từ năm 2015.

Với mức độ sản xuất quy mô như kể trên, và với hệ thống kiểm phẩm và an toàn vệ sinh còn lỏng lẻo, thử hỏi các tạp chất (by-product) còn sót lại trong thành phẩm sẽ là một nguy cơ không nhỏ, nhứt là trong lãnh vực kỹ nghệ bảo quản thực phẩm.

2-    Acid Ascorbic hay Vitamin C (C6H8O6): Hóa chất nầy được điều chế từ đường glucose qua 6 giai đoạn trong đó có giai đoạn lên men dùng vi khuẩn Erwinia. Và giai đoạn tinh chế bằng phương pháp trao đổi ion (ion-exchange) và kết tinh trong điều kiện gần chân không. Do đó, hai giai đoạn sau cùng có chi phí rất cao so với giai đoạn điều chế Vitamin C. Và hầu như TC không đặt trọng tâm vào 2 giai đoạn sau, cũng như kiểm soát an toàn và kiểm soát phẩm chất (QA/QC). Nhờ vậy thành phẩm có giá rẻ hơn giá thị trường và dĩ nhiên vì vậy “sự cố” tai nạn do phản ứng của các tạp chất thường xảy ra. TC sản xuất 80% nhu cầu thế giới với 100.000 tấn năm 2010. Hoa Kỳ nhập 90% nhu cầu Vitamin  C từ TC.

3-    Aspirin (C9H8O4): Đây là hóa chất dùng để chữa trị cùng đề phòng trụy tim (heart attack), máu đông (blood clots), chống đau nhức trong các chứng tê thấp, sưng khớp xương,v.v… qua sự tổng hợp Acid salicylic (C6H4COOHOH), Acetic anhydride ((CH3CO)2O) và Acid phosphoric. Năm 2010 thế giới sản xuất 45.000 tấn, trong đó TC chiếm gần 30 ngàn tấn.

4-    Các loại Vitamin B: Đây cũng là một nhóm Vitamin cần thiết cho cơ thể con người, được sản xuất từ đường glucose. Quá trình sản xuất phải loại bỏ các phần tử dự phần trong phản ứng như Sắt, Kẽm, Cobalt. Đây là những nguyên tố nằm dưới dạng phosphate, sulfate cần thiết cho sự lên men do vi khuẩn Streptomyces olivaceous. Giai đoạn nầy cũng cần chi phi rất cao và phải lập đi lập lại nhiều lần. Và, cũng giống như bao quy trình sản xuất khác, vì TC muốn cho giá thành rẻ để cạnh tranh với thế giới, nên tạp chất vẫn còn đầy rẩy trong các loại Vit B sản xuất ra. Kỹ nghệ Vitamin mang lại cho TC 2,5 tỷ US$ với trên 5.000 nhà sản xuất năm 2006 và tăng vọt lên gần 4 tỷ năm 2010 với 7 ngàn nhà máy.

5-    Ngoài các hóa chất và dược phẩm kể trên, TC còn sản xuất và chiếm trọn thị trường thế giới như các loại trụ sinh (antibiotic), các diếu tố (enzyme), và nhứt là các amino acid căn bản để làm tổng hợp dược phẩm. Trên thị trường thế giới, TC sản xuất 70% thuốc trụ sinh penicillin, 35% acetaminophen dưới dạng Tylenol và các Vitamin A, B12, C và E. Hầu hết các dược phẩm trên đều được sản xuất tại tập đoán dược phẩm Weiseng.

6-    Ngoài ra còn biết bao loại hàng giả hàng nhái tập trung vào hai thành phố phía Nam Hong Kong và phía Nam Shanghai rồi chuyển vận đi khắp nơi qua nhiều “con đường tơ lụa” phát xuất từ TC sang Âu Châu. Những con đường tơ lụa tân thời chuyển vận băng mọi phương tiện thủy bộ hàng không. Dĩ nhiên là phát xuất từ TC:

 – Con đường tơ lụa nguyên thủy từ lục địa TC qua Nội Mông, Tân Cương (East Turquistan), Pakistan, Afghanistan, các quốc gia Đông Âu, rồi Tây Âu,

– Con đường thứ hai đi thẳng qua Liên bang Nga rồi đổ hàng vào Tây Âu.

– Con đường thứ ba qua Miến Điện (Myanmar) rồi xuống Đông Nam Á, xuyên qua Ấn Độ dương để qua Nam Phi châu. Từ đó, ngược miền Bắc lên Tây Phi châu để rồi xuyên Đại Tây dương lên các quốc gia Caribbe. Sau cùng diểm đến vẫn là Hoa Kỳ và Canada,

– Và một con đường mới mở sau nầy, là đường chuyển vận từ Liên bang Nga qua nước Trung Mỹ và tiến vào Hoa Kỳ.

Tổng kết lại, Hoa Kỳ chính là quốc gia tiêu thụ nhiều hơn tất cả những mặt hàng nhái, hàng dỡm, các loại thuốc men, hay hóa chất dùng trong kỹ nghệ.

Các số liệu sau đây cho thấy mức xâm nhập và tỷ lệ các mặt hàng từ TC đến Hoa Kỳ trong năm 2010: – Thuốc lá 21%, – Sản phẩm điện 19%, – Sản phẩm điện tử 18%, – Dược phẩm 13%, – Đồ dùng thể thao 8%, – Mắt kiếng 7%, – Và linh tinh 14%.

Vì mức trầm trọng của vấn đề, hầu hết trong mọi trao đổi, hay hội họp, Hoa Kỳ luôn khuyến cáo TC đặt trọng tâm vào an toàn vệ sinh và phẩm chất… nhưng, tất cả đối với TC  đều như “nước đổ đầu vịt” hay “nước đổ lá môn” mà thôi.

Có thể nói, kỹ nghệ hóa chất và dược phẩm TC được chia ra làm hai nhóm chính:

Nhóm thứ nhứt gồm các nhà máy, chuyên viên thượng thăng, với quy trình sản xuất đúng tiêu chuẩn của thế giới;

Và nhóm nhà sản xuất thứ hai, thậm chí nhóm thứ ba, chiếm đa số, chính là nguyên nhân và là thủ phạm của tất cả mọi sai trái trong kỹ nghệ nầy.

Rất tiếc, hai lổ hỏng trong luật lệ Hoa Kỳ là không cần niêm yết các nguyên liệu có xuất xứ từ nguyên gốc trong sản xuất trên các nhãn ghi thành phần hóa chất; cũng như mọi thành phẩm dùng 50% nguyên liệu từ Hoa Kỳ có thể để nhân hiệu là “Made in USA”…do đó gian thương có thể đánh lận con đen với người tiêu thụ tại quốc gia nầy.

Đặc biệt, trong một phát biểu gần đây, Trưởng Văn phòng Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới WHO tại TC, Ts Henk Bekedam, cho rằng:”Các dược phẩm của TC dùng trong việc chữa trị bịnh bất lực, làm giảm cân, cùng tất cả dược phẩm giả bày bán trong các cửa hiệm là MỘT TỘI ÁC.

Nhìn chung, chúng ta thấy tiềm lực của TC trong kỹ nghệ dược phẩm rất lớn và có nhiều tham vọng chiếm trọn thị trường thế giới trong lãnh vực trên trong một tương lai không xa.

Phần II của bài viết nầy sẽ trình bày tiếp theo về những hệ lụy phát sinh ra từ sự đột phá kỹ nghệ dược của một đất nước đầy tham vọng Trung Cộng.

Hội Khoa học & Kỹ Thuật Việt Nam (VAST)

Tháng 7/2016

Vui cười

Có hai anh em nhà nọ chẳng may đá bóng sang vườn nhà bên cạnh. Khi sang bên hàng xóm xin lại quả bóng, họ thấy một người đàn ông đứng cạnh một cái bình vỡ còn trên tay cầm một quả bóng. Người đàn ông lên tiếng:

– Có phải hai con đã đá quả bóng này không?

Hai anh em chưa hết ngạc nhiên thì ông ta lại hỏi tiếp:

– Cảm ơn các con đã giúp ta thoát khỏi cái bình này, ta là một vị thần đã bị nhốt trong này khá lâu, và bây giờ để cảm ơn công cứu mạng của các con, ta sẽ ban cho mỗi con một điều ước. Tuy nhiên, ta cũng có một điều kiện cho các con, đấy là ta muốn các con hãy phục vụ ta một ngày.

– Vậy là từ sáng đến trưa, tư trưa đến tối, anh em nhà nọ phục vụ ông ta. Đến đêm khuya, người anh bèn hỏi: Chúng con bây giờ có thể ước được rồi chứ a!

– Ông thần hỏi: Con bao nhiêu tuổi rồi?

– Dạ, con 25 tuổi rồi ạ!

– Lạ thật, chẳng lẽ người ta 25 tuổi rồi mà vẫn còn tin vào các vị thần ư?

 

 

Dân Tộc Sinh Tồn – GS Nguyễn Ngọc Huy

Chương II

Khái Quan Về Con Người

I.- Con người trong khung cảnh thiên nhiên

A.- Con người trong vũ trụ

Theo một số lý-thuyết thần-quyền trước kia, người là con cưng của Thượng-Đế. Người đã được Thượng-Đế tạo ra theo hình-ảnh của chính mình, lại được Thượng-Đế ban cho một linh-hồn đồng-chất với hồn mình nên thành ra giống linh nhứt trong vạn-vật. Hơn nữa, người lại còn được Thượng-Đế đặt làm trung-tâm của võ-trụ. Mặt nhựt, mặt nguyệt và các tinh tú phải xoay quanh địa-cầu người ở, để soi sáng và sưởi ấm con người. Những loài thảo-mộc cầm-thú sanh ra, cũng chỉ cốt để cung-cấp cho người những vật-liệu và lương-thực cần-thiết.

Quan-niệm về võ-trụ của những thánh-kinh thật hết sức thi-vị và hợp với tính tự-tôn tự-đại của con người. Tuy thế, nó không đứng vững trước những phát-minh khoa-học. Sau một thời-gian khá dài ngự-trị tư-tưởng-giới của loài người, nó phải lần lần tan biến để nhường chỗ lại cho quan-niệm võ-trụ của nhà thiên-văn, phàm-tục hơn, nhưng lại vĩ-đại hơn.

Theo những luận-cứ thiên-văn hiện được mọi người công-nhận, thì địa-cầu ta ở chỉ là một trong chín hành-tinh của Thái-dương-hệ. Mặt nhựt, trung-tâm của Thái-dương-hệ này, to hơn địa-cầu đến một triệu lần, nhưng nó chỉ là một tinh-cầu hạng trung-bình trong số 200 tỷ tinh-cầu rải rác trong dải Ngân-hà của chúng ta. Dải Ngân-hà này rộng đến nỗi một tia sáng với tốc-độ 300.000 công-lý mỗi giây phải mất 100.000 năm mới chạy xuyên qua hết trục-kính của nó. Tuy vậy, nó chỉ là một đơn-vị trong hàng triệu dải Ngân-hà trong không-gian.

Cái võ-trụ chúng ta hiện biết được thật hết sức rộng lớn, rộng lớn quá trí tưởng-tượng của con người. Tuy thế, nó chưa phải là chiếm hết cả không-gian. Nhờ những ống viễn-kính, càng ngày cành tinh-xảo hơn, các nhà thiên-văn không ngớt mở rộng phạm-vi quan-sát của mình, và tiếp tục tìm thêm được những thiên-thể mới. Sự khám-phá ra những thiên-thể mới này không biết bao giờ mới chấm dứt, và có lẽ dầu cho kỹ-thuật khảo-sát của người tiến-bộ đến đâu, người cũng khó tìm ra được bờ bến của võ-trụ.

Trong cái võ-trụ bao la không biết đâu là bờ bến này, người chỉ là một con vi-khuẩn li ti không thấm vào đâu. Hơn nữa, người cũng chưa chắc phải là giống linh nhứt trong các loại sanh-vật của võ-trụ. Người ta đã tìm được hàng trăm triệu hành-tinh, phần nhiều to và già hơn điạ-cầu đến bốn năm trăm lần. Rất có thể một phần những hành-tinh ấy có sanh-vật ở, và trên một số hành-tinh này, có những sanh-vật gần giống với người. Địa-cầu vốn là một hành-tinh trẻ, những mầm sống của nó phát-sanh sau những mầm sống của các hành-tinh đó. Vì thế, nền văn-minh người xây-dựng có thể kém sút những nền văn-minh được xây-dựng trên những hành-tinh đó nhiều.

 

B.-Con người trên địa cầu

I.-Sự phát hiện sanh chất trên địa ầu và sự tiến hóa của người

Khảo-sát riêng về địa-cầu, người ta được biết rằng nó nguyên là một khối lửa đỏ, sau mới nguội lần đi và gồm được những điều-kiện giúp cho sự sống phát-sanh. Theo sự ước-lượng của những nhà khoa-học hiện đại, những mầm sống đầu-tiên đã xuất-hiện cách đây trong khoảng từ hai tỷ đến một tỷ năm trăm triệu năm. Khoảng thời-gian này thật là dài dặc đối với con người, nhưng trong lịch-sử võ-trụ, nó chỉ là một giai-đoạn ngắn-ngủi. Về phần lịch-sử nhơn-loại, nó còn ngắn ngủi hơn nhiều, vì loài người chỉ phát-hiện trên điạ-cầu chừng 100.000 năm nay.

Khoa-học hiện-đại cho chúng ta biết rằng con người không phải đột-nhiên xuất-hiện dưới hình-thức hiện-thời. Những luận-cứ của các ngành cổ sanh-vật-học, động-vật-học, tỷ-giảo giải-phẫu-học, thai-sanh-học, đều chừng tỏ rằng người cùng tất cả các sanh-vật khác trên địa-cầu đều có một nguồn gốc như nhau. Sau khi phát-hiện, những sanh-vật đầu tiên đã nảy nở ra và tiến-hóa theo nhiều lối, để lần lần cấu-tạo ra các loài khác nhau, trong đó loài có một hình-thể cao nhứt và phức-tạp nhứt là loài người.

Về lý-do và cơ-cấu của sự phát-hiện các mầm sống và sự tiến-hóa đưa đến hình-thể con người, hiện nay, người ta chưa biết được một cách rõ ràng, và các giả-thuyết được nêu ra chưa cái nào hoàn-toàn ổn-thỏa. Nhưng các luận-cứ khoa-học cho phép chúng ta tin tưởng rằng sự phát-hiện và tiến-hoá của các mầm sống trên địa cầu là những sự-kiện có thật.

Sự phát-hiện những mầm sống và sự tiến-hoá của các loài vật để lập thành những loài mới hiện không còn nữa. Bây giờ, người ta không lúc nào chứng-kiến được sự phát-sanh tự-nhiên. Ngay đến những vi-khuẩn nhỏ bé nhứt cũng do sanh-dục mà có chớ không thể từ tử-chất mà hóa ra. Theo nhà vạn-vật học Lucien Cuénot, các hình-thức chánh của các loài động-vật được qui-định từ 600 triệu năm nay. Sau đó, chỉ còn có những sự biến-hình về chi-tiết chớ không còn những biến-hình quan-trọng nữa. Như ta đã thấy trên đây, trong giới động-vật sự biến-hình về chi-tiết đưa đến hình-thể con người đã xảy ra chừng 100.000 năm nay.

 

2.-vị trí con người đối với những tử vật và sinh vật trên địa cầu

Theo quan-niệm những nhà duy-vật, trên đời, chỉ có vật-chất là thực-tại. Người vốn là một khối vật-chất, và tinh-thần người chỉ là một sản-phẩm của vật-chất mà thôi. Chủ-trương này hãy còn bị những nhà duy-tâm chỉ-trích, nhưng dầu cho chúng ta có chấp-nhận nó đi nữa, ta cũng không thể phủ-nhận rằng vật-chất trên địa-cầu phân ra làm nhiều giới cách-biệt nhau. Người ta đã phân-biệt hai loại tử-chất cùng sanh-chất và động-vật. Rồi trong sanh-vật, lại có sự phân-biệt thực-vật và động-vật. Trong giới động-vật, lại có nhiều ngành, nhiều khoa, nhiều loài mà trình-độ tiến-hóa khác nhau vô-cùng.

Người ta kể là tử-chất vô-cơ những vật-chất thường, cấu-tạo nên võ-trụ như đá, đất, nước v.v… và xem là sanh-chất hữu-cơ những vật-chất kết-cấu nên cơ-thể các sanh-vật: thực-vật và động-vật. Những sanh-chất hữu cơ này là những chất hóa-hợp phức-tạp lấy các-bon (carbone) làm nền tảng. Người ta phân-biệt trong sanh-chất những hýt-rát các-bon (hydrate de carbone) như bột, đường, những chất nhờn như dầu, mỡ và những chất chứa ni tơ (azote) như tròng trắng trứng.

Tuy cấu-kết nên cơ-thể các sanh-vật, sanh-chất chưa phải là sanh-vật, vì nó thiếu sự-sống. Do đó, ta chỉ có thể xem nó là một loại tử-chất đặc-biệt mà thôi, vì sự phân-biệt cốt-yếu là sự phân-biệt giữa tử-chất và sanh-vật.

Trái với sự tin-tưởng thông-thường, tử-chấtvà sanh-vật phân-biệt nhau không phải ở chỗ sanh-vật có hoạt-động còn tử-chất thì không. Thật ra thì vật-chất không khi nào bất-động cả.

Trong phạm-vi võ-trụ, các thiên-thể luôn-luôn di-động không ngừng. Mặt nhựt mà ta lấy làm trung-tâm cho Thái-dương-hệ tuy được gọi là một định-tinh, nhưng không phải ở nguyên một chỗ trong võ-trụ.

Trong phạm-vi vi-thể, cũng có sự xung-động không ngừng. Khoa lý-hoá hiện-đại cho ta biết rằng mỗi nguyên-tử là một võ-trụ nhỏ, gồm các điện-tử quay chung quanh một cái hạch.

Trong những vật có một hình-thể trung-bình đối với người, có những vật người thấy di-chuyển như nước, cũng có những vật có vẻ bất-động như hòn đá, thỏi sắt. Nhưng sự bất-động này chỉ là một sự bất-động tương-đối. Kỳ thật, hòn đá và thỏi sắt cũng vì ảnh-hương những lực bên ngoài hay bên trong mà thay đổi hình-thể hay bản-chất mình; hòn đá có thể mòn đi hay vỡ nát, thỏi sắt có thể đóng sét và hỏng đi.

Như vậy, sự tự-động không phải là đặc-tánh của sanh-vật. Về phương-diện này, sự khác nhau giũa tử-chất và sanh-vật chỉ là một sự khác nhau về mực độ mà thôi. Muốn có một sự phân-biệt rõ ràng hơn, người ta phải dựa vào tánh-cách sự tự-động của tử-chất và sanh-vật. Tánh-cách này không những cho ta thấy sự cách-biệt giữa tử-chất và sanh-vật, mà còn cho ta thất sự cách-biệt giữa tử-chất và sanh-vật, mà còn cho ta thấy sự cách-biệt giữa các ngành sanh-vật nữa.

Các tử-chất hoàn-toàn tuân theo các định-luật lý-hoá. Nó không có tri-giác gì về sự di-động của nó, và sự di-động này không hướng đến một cứu-cánh nào. Các tử-chất chỉ biến hình-thể, biến-chất hay ghép vào nhau một cách vô-tình, không dụng-ý.

Các sanh-vật thường cũng phải tuân theo những định-luật lý-hóa, nhưng ngay ở các ngành sanh-vật hạ-cấp là thực-vật, sự tác-động đã có một cứu-cánh rõ rệt. Sự tiến-hóa của sanh vật luôn luôn theo một trình-tự nhứt-định: bắt đầu từ một quả trứng hay một cái hột, sanh-vật lớn lên, sanh-thực, già rồi chết. Noi theo trình-tự ấy, và cho đến khi chết, các sanh-vật tự bồi-bổ lấy cơ-thể mình và đồng-hóa các chất tự mình đem vào châu-thân mình để bù vào những chổ hao mòn, hay để phát-triển thêm.

Đời sống loài thực-vật bị sự chi-phối của các hướng-động. Một hột cây đang nẩy mầm bao giờ cũng đâm rễ xuống đất và đưa ngọn lên trời. Nếu ta lật ngược hột ấy làm cho rễ đưa lên trời và ngọn chỉ xuống đất, rễ và ngọn sẽ tự uốn mình để trở về hướng cũ của mình. Bỏ một chậu cây vào trong hộp tối, chỉ chừa một kẽ sáng, ngọn cây sẽ tự quay về phía có ánh sáng. Do những hướng-động này, rễ cây luôn luôn đâm xuống để hút chất bổ-dưỡng nuôi cây, ngọn cây luôn luôn quay về ánh sáng để thi-hành nhiệm-vụ hoá chất  lục-diệp cần-thiết cho sự-sống của cây. Ngoài cái hướng-động này, loài thực-vật còn có khả-năng điều-khiển sự phát-triển của những bộ-phận mình một cách có lợi cho mình. Rể cây đang mọc tới mà gặp một tảng đá không thể xoi lủng được thì rẻ qua một bên, để có thể tiếp-tục mọc dài ra được.

Loài động-vật hạ-cấp hoạt-động theo những bản-năng. Sự tác-động của nó có mục-đích tránh các mối nguy, tìm món ăn uống và sanh-dục thêm. Nó hơn loài thực-vật ở chỗ được một sự tự-do rộng rãi trong sự tác-động của mình. Trong khi phần lớn loài thực-vật phải trụ lại một địa-điểm nhứt-định loài sanh-vật có thể dời chỗ được và không phải lệ-thuộc vào khung cảnh thiên-nhiên một cách quá chặt chẽ như loài thực-vật.

Các sanh-vật cao-cấp không những có nhiều khả-năng hơn các sanh-vật hạ-cấp mà lại còn có tri-giác. Hơn nữa trong một hoàn-cảnh, nó có thể phản-ứng bằng nhiều lối khác nhau: đứng trước một nguy cơ đe dọa, sanh vật cao-cấp có thể đương đầu hay chạy trốn.

Thêm vào các tánh-cách sanh-vật nêu ra trên đây, loài người còn có trí-tuệ giúp cho họ có ý-thức về nhiều cử-động của mình, lại làm cho họ hiểu biết mọi việc và suy luận để tìm một đường lối hoạt-động. Ngoài ra, người còn có những ý-niệm mà các loài khác không có, đó là ý niệm về tôn-giáo, đạo-đức, nghệ-thuật. Những điều này đã làm cho người tự hào rằng mình là giống linh nhứt trong võ-trụ. Dầu không hoàn-toàn chấp-nhận ý này, ít nhứt ta cũng phải nhận rằng người là sanh-vật cao nhứt sống trên điạ-cầu.

II.-Những tri thức cốt yếu về người

A.-Sự so sánh của con người

Dưới hình-thức hiện-tại của mình, người phân-biệt ra đàn ông và đàn bà nên sanh-dục theo lối hữu-tính.

Mỗi tháng, trong noãn-sào của người đàn bà có một phôi châu rơi ra và lọt vào tử-cung quản. Nếu trong lúc này, phôi-châu gặp một tinh-trùng đàn ông, nó có thể bị tinh-trùng ấy thấu-nhập và thành một noãn-tử. Noãn-tử này là cái tế-bào căn-bản sau này cấu-tạo nên cơ-thể con người  sẽ được sanh ra. Trong vòng tám chín ngày, nó từ tử-cung-quản xuống tử-cung và vùi vào trong niêm-mạc của tử-cung rồi bám vào đó. Nó sống nhờ máu của thân-thể người mẹ và phân-đôi ra mãi để sanh-hóa thành nhiều tế-bào tạo nên cơ-thể của hài-nhi. Tất cả những tế-bào của con người sẽ sanh ra đều có những tánh-chất của tế-bào căn-bản này.

Từ khi tinh-trùng và phôi-châu phối-hợp nhau thành noãn-tử cho đến khi đứa hài-nhi lọt lòng mẹ, phải mất độ 280 ngày. Trong sự phát-triển của mình, cái thai diễn lại một cách sơ-lược tất cả lịch-sử tiến-hóa của loài người từ đời tiền-cổ. Trước hết, nó có hình-thức của một con nhum. Kế đó, nó phân làm nhiều đốt giống như con trùn. Trong thời-kỳ này, cái thai có những mang để thở y như mang cá. Khoảng tuần lễ thứ sáu, nó có một cái đuôi, nằm cuốn tròn lại, đầu gần với đuôi như loài bò sát và hình dáng nó giống như con kỳ nhông. Cuối tháng thứ nhì, cái đuôi nhỏ lần rồi mất hẳn. Kế đó, bụng bào-thai mọc ra hai hàng vú, những vú sau này về sau mất hết, chỉ còn lại có hai. Trong những tháng sau cùng trước khi sanh ra, bào-thai giống hệt như con khỉ.

B.- Vấn đề phân biệt cơ thể với tâm hồn người

Nói một cách khái-quát thì loài người là giống tiến-hóa nhứt trong các loài sanh-vật trên địa-cầu. Nhưng sự tiến-hóa này không phải thực-hiện đồng đều nhau cho tất-cả mọi người.

Về phương-diện hình-thể cũng như về phương-diện tâm-hồn, hiện có một sự cách-biệt rất lớn giữa người với người.Thêm nữa, mỗi người đều có cá-tánh riêng biệt nên không ai giống hẳn ai. Tuy vậy, dầu sao, người cũng có những điểm chung nhau, và ta có thể nhờ đó mà có một ý-niệm rõ rệt về người.

Theo quan-niệm thông-thường, người ta phân-biệt trong con người hai phần thể-xác và linh-hồn. Sự phân-biệt này đã phát-hiện từ lâu và mãi đến ngày nay vẫn được nhiều người công nhận. Nhưng thật-sự, ngoài đời không bao giờ có một thể-xác sống mà không có hồn, cũng không bao giờ người ta gặp một linh-hồn sống mà không có thể-xác. Người vốn là một tổng-thể thuần-nhứt không thể phân-cát. Tổng-thể này gồm có cả thể-xác lẫn linh-hồn trộn lộn vào nhau một cách chặt chẽ. Sở-dĩ người ta cần phân-biệt thể-xác và linh-hồn là để dễ quan-sát, dễ nghiên-cứu, vì con người quá phức-tạp, khó bao-quát một cách hoàn-toàn.

Để cho dễ việc khảo-sát, chúng ta cũng phải tạm chia người ra làm hai phần cơ-thể và tâm-hồn. Nhưng chúng ta không nên lầm lạc xem đó là hai phần khác nhau và tương-phản nhau. Ta phải luôn luôn nhớ rằng cơ-thể và tâm-hồn chỉ là những trạng-thái khác nhau của một tổng-thể thuần-nhứt là con người.

C.- Cơ thể con người

I.– Kích thước và hình dáng bề ngoài

Xét về mặt thể xác, con người bình-thường chiếm một địa-vị trung-gian trong thế-giới, giữa vi-tử và tinh-cầu. Bề cao trung-bình của người dài bằng 200.000 tế-bào của một tổ-chức hữu-cơ, hay 2 triệu vi-trùng, hay 2 tỷ phần-tử đản-bạch sắp kế tiếp nhau. Nhưng ta phải chồng 4.000 người lên nhau mới có một bề cao bằng đỉnh Everest, đỉnh núi được xem là cao nhứt địa-cầu. Kinh-tuyến của địa cầu dài bằng 20 triệu thân người. Và trong một giây, ánh sáng chạy được một khoảng dài hơn 150 triệu lần bề dài của thân người.

Kích thước người này với người khác không đồng đều nhau vì nó do điều-kiện di-truyền và phát-dục riêng của mỗi người qui-định. Trên thế-giới, có những giống người to lớn như người Bắc-Âu, cũng có những giống người nhỏ bé như người hắc-nụy ở Phi-Châu và Phi-luật-tân. Giữa người cùng chủng-tộc, ta cũng thấy có sự sai-biệt về dáng vóc. Tuy vậy, sự sai-biệt này không đến nỗi lớn lắm.

Về hình dáng bên ngoài, người cũng có sự sai-biệt nhau. Sự sai-biệt này là kết-quả của sự di-truyền và những tập-quán sanh-lý. Những chủng-tộc khác nhau phân-biệt nhau về tánh-chất và màu sắc của tóc, về màu mắt, màu da. Ngoài ra, người trong một chủng-tộc cũng có chỗ khác nhau. Người sống một cuộc đời nhung lụa có hình dáng khác với người sống cuộc đời giang-hồ, người làm việc bằng trí-tuệ có hình dáng khác với người lao-lực.

Sau hết, dung-mạo người cũng do những trạng-thái ý-thức của người mà ra, vì mỗi trạng-thái ý-thức đều vận-dụng các sớ thịt, nhất là các sớ thịt trên mặt và lần lần nhào nắn nó theo một cái khuôn nhứt-định. Do đó, ta có thể nhìn một người mà biết họ khôn hay ngu, lành hay dữ, có tánh tốt gì, có tật xấu gì, có những tình-cảm gì, có những tập-quán gì.

2.- Tổ chức thân thể con người

Nghiên-cứu kỹ càng về thể-xác con người là công việc nhà giải-phẫu-học và sanh-lý-học. Ở đây, chúng ta chỉ cần phác sơ qua kết-cấu của thân-thể người để có một ý-niệm khái-quát về nó mà thôi. Quyển “Con người, kẻ lạ chưa ai biết” của bác-sĩ Alexis Carrel đã giúp chúng ta nhiều tài-liệu hữu-ích về vấn-đề này.

a) Da và các niêm mạc

Mặt ngoài, cơ-thể người có một lớp da bao bọc. Lớp da này cản các vi-khuẩn không cho nó vào trong cơ-thể, và bảo-vệ nội-giới của người chống lại sự thay đổi thời-tiết. Ngoài ra, nó lại còn chứa đựng các giác-quan tiếp-thu có nhiệm-vụ ghi nhận những biến-chuyển của ngoại-giới. Chính nhờ các hệ-thống thần-kinh của những giác-quan đó mà người có thể nghe tiếng động, ngửi thấy mùi thơm thúi, nếm biết ôn-độ và mùi vị các món ăn, trông thấy mọi vật, cảm thấy hơi nóng lạnh và những sự đụng chạm vào mình.

Trừ những bịnh độc cực kỳ vi-tế và những luồng võ-trụ-tuyến, ngoại-vật không thể xuyên ngang qua da mà vào cơ-thể. Nó chỉ có thể qua miệng và mũi mà vào các bộ máy hô-hấp và tiêu-hóa.

Phía trong các bộ máy tiêu-hóa và hô-hấp này, có một lớp da mỏng hơn da ngoài gọi là niêm-mạc. Các tế-bào của các khí-bào trong phổi người hút lấy dưỡng-khí trong không-khí người thở để đem vào cơ-thể và đưa thán-khí trong cơ-thể ra ngoài. Niêm-mạc của bộ máy tiêu-hóa thì thiết-lập sự giao-hoán hóa-hợp giữa ngoại-giới với cơ-thể. Những chất men và tiết-dịch của nó biến-hóa những vật-thực người ăn thành những chất bồi-dưỡng rồi đưa vào trong cơ-thể của người.

b/ Tổ chức nội tại của con người

Giữa lớp da ngoài và những niêm-mạc của bộ máy hô-hấp và tiêu-hóa là một nội-giới chứa đựng các tế-bào. Đó là những cơ-thể bé li-ti, nhưng sanh-hoạt rất phức-tạp. Mỗi tế-bào thật ra là cả thế-giới có một đời sống rất náo-nhiệt và có thể tự sanh sôi nảy nở thêm ra.

Người ta có thể phân-biệt nhiều loại tế-bào khác nhau về tánh-cách kết-cấu cũng như về quan-năng. Mỗi thứ tế-bào đều có những khả-năng đặc-biệt. Ngoài những khả-năng căn-bản phát-hiện một cách thường-trực, lại còn có những khả-năng bình-thường thì không ai nhận thấy, nhưng gặp tình-trạng bất-thường thì có thể phát-hiện ra để ứng-phó lại.

Tế-bào vốn là một cơ-thể sanh hoạt. Muốn duy-trì sự sanh-hoạt này, nó cần phải được dầm trong một thủy-giới có nhiều chất tư-dưỡng và không bao giờ bị những cặn bã của sự dinh-dưỡng làm cho nghẽn tắc. Thủy-giới này gồm có huyết-dịch chu lưu trong các huyết-quản, và chất bạch-dịch chiếm những khoảng trống trong các tổ-chức.

Chất bạch-dịch dầm thấm các tế-bào. Nó từ trong huyết-dịch mà ra. Kết-cấu nó tùy theo cung-lượng của huyết quản-tư-dưỡng mỗi tổ-chức, mỗi khí-quan mà thay đổi. Như vậy, chung qui, huyết-dịch vẫn là chất căn-bản trực-tiếp hay gián-tiếp cấu thành nội-giới trong đó sống tất cả các tế-bào của thân-thể.

Huyết-dịch gồm có một chất nước lầy nhầy gọi là huyết-tương chứa đựng độ 30.000 tỷ hồng-huyết-cầu và độ 50 tỷ bạch-huyết-cầu. Nó thấm thuần tất cả những bộ-phận của thân-thể. Nó mang đến cho các tế-bào những vật-thực cần-thiết và chuyển-vận những cặn bã của sự dinh-dưỡng đến các cơ-quan có nhiệm-vụ bài-tiết những cặn-bã ấy ra ngoài. Nó cũng chứa đựng những chất hóa-hợp và những yếu-tố có nhiệm-vụ chống chọi với các độc-tố, tu bổ các tế-bào bị thương-tổn và bồi đắp những bộ-phận của cơ-thể.

c)- Sự dinh dưỡng của các tổ chức tế bào

Như ta đã thấy, tế-bào là một cơ-thể sống. Muốn duy-trì sự sống đó, nó phải được dinh-dưỡng. Hoạt-động dinh-dưỡng hết sức cần-thiết cho tế-bào. Vì đó, giữa các tổ-chức tế-bào và các khí-quan với những thể-dịch cấu thành nội-giới có những sự giao-hoán hóa-hợp không ngừng.

Các tế-bào rút trong huyết-tương những chất cần-thiết để cấu-tạo tế-bào mới, bồi-dưỡng và tu bổ các khí-quan, để phát-xuất tinh-lực tất-yếu cho sự duy-trì bản-thể mình cùng sự tác-động của mình, và nhiệt lực tất-yếu cho những phản-ứng hóa-hợp cùng những diễn-tiến sanh-lý.

Cơ-thể người duy-trì những giao-hoán hóa-hợp cần-thiết cho sự sống của mình trong những điều-kiện bất-thuận-lợi nhứt. Chỉ khi người gần chết,cơ-thể người mới lạnh đi và sự giao-hoán hóa hợp mới yếu sức đi để lần lần tắt hẳn.

Trong sự dinh-dưỡng của mình, các tổ-chức tế-bào và các khí-quan bài-tiết nhiều chất cặn bã. Những cặn bã này nếu tích-trữ lại thì làm cho nội-giới nghẽn tắc và giết chết các tế-bào. Bởi vậy, huyết-dịch phải tuần-hoàn một cách nhanh chóng trong cơ-thể để mang các vật-thực cần-thiết đến cho các tế-bào, đồng thời chuyển-vận các chất cặn bã đến những cơ-quan bài-tiết nó ra ngoài. Nếu huyết-dịch châu-lưu chậm, tế-bào sẽ không đủ chất dinh-dưỡng cần-thiết và bị chất độc làm cho tê liệt.

Khi máu đen chảy ngang phổi người, chất huyết-sắt-tố của các hồng-huyết-cầu hút lấy dưỡng-khí trong không-khí người thở vào. Đồng thời, chất thán-toan trong máu đen ấy bốc ra ngoài các khí-quản và theo hơi thở mà ra ngoài không-khí. Kế đó, huyết-dịch chảy qua thận để nhờ thận lọc cho những toan-chất không huy-phát và những cặn bã khác của sự dinh-dưỡng.

Nhũng chất tư-dưỡng mà huyết-dịch mang đến cho các tổ-chức tế-bào do ba nguồn gốc : không-khí người thở, biểu-diện của ruột và các tuyến nội-tiết.

Trừ dưỡng khí do hơi thở mà vào phổi rồi lọt vào các hồng-huyết-cầu, những chất tư-dưỡng khác mà cơ-thể ích-dụng đều do ruột cung-cấp cho huyết-dịch. Những chất men của bộ máy tiêu-hóa chia các phần-tử vật-thực người ăn thành những vi-thể rất nhỏ có thể xuyên qua niêm-mạc của ruột mà vào các huyết-quản và bạch-dịch-quản.

Chính những chất hoá-hợp lọt vào cơ-thể đả xây dựng những tổ-chức tế-bào và những thể-dịch. Vì đó, cơ-thể người và các đức-tánh sanh-lý của người bị tánh – chất của đất đai, cầm thú, thảo mộc nơi người ở chi-phối. Điều này đóng một vai tuồng quan-trọng trong sự thành-lập các dân-tộc. Bên trong một dân-tộc, những hạng người thường tiêu-thụ những thực-phẩm khác nhau cũng có những tánh-cách khác nhau.

Ngoài dưỡng-khí và những sản-phẩm của sự tiêu-hóa, cơ-thể còn cần dùng những tiết-dịch của các tuyến nội-tiết. Những tuyến nội-tiết này như tuyến giáp-trạng, nang trên thận, những tuyến sanh-dục v v… rút trong huyết-dịch những yếu-tố cần-thiết để tạo những chất đặc-biệt dùng vào việc dinh-dưỡng một số tổ-chức tế-bào, hoặc kích-thích một số quan-năng sanh-lý hay tâm-lý của người. Nó đóng một vai tuồng quan-trọng trong sự duy-trì một thế quân-bình điều-hòa của cơ-thể.

Tuyến giáp-trạng mà thất-dưỡng thì người trở nên ngu-độn. Và nếu ta cắt bỏ nang trên thận, người sẽ chết trong vài giờ đồng-hồ. Những tuyến sanh-dục truyền cho tổ-chức, khí-quan và ý-thức của người tánh-cách hùng thơ và qui-định cường-lực của các quan-năng. Sự cắt bỏ hay thất dưỡng của nó làm cho người biến-tánh rất nhiều.

d)-Sự giao tiếp vật lý giữa cơ thể và ngoại giới : Hệ thống thần kinh, hài cốt và cân nhục

Người tiếp-nhận những kích-thích của ngoại-giới nhờ thần-kinh-hệ và đối-phó với các kích-thích ấy nhờ các bắp thịt và các khí-quan.

Người có hai thần-kinh hệ : thần-kinh-hệ trung-ương hay thần-kinh-hệ não tủy và thần-kinh-hệ giao-cảm.

Thần-kinh-hệ não tủy là thần-kinh-hệ có ý-thức và có tánh-cách tự-ý. Nó điều-khiển các bắp thịt. Thần-kinh-hệ giao-cảm là thần-kinh-hệ tự-động và vô-ý-thức. Nó điều-khiển các khí-quan. Thần-kinh-hệ giao-cảm tuỳ thuộc thần-kinh-hệ não tủy và chung qui, chính thần-kinh-hệ sau này là cơ-quan điều-khiển tối-cao. Cả hai thần-kinh-hệ phối-hợp lại giúp cho cơ-thể có tánh-cách thuần nhứt trong sự tác-động đối với ngoại-giới.

Não tủy, thần-kinh và bắp thịt hợp lại làm một hệ-thống chặt chẽ. Đứng về phương-diện quan-năng mà nói, bắp thịt có thể xem như là một phần của não tháp dài thêm ra, vì nó tuân lịnh trực-tiếp của não để phản-ứng lại ngoại-giới.

Bắp thịt người nhờ bộ xương nâng đỡ. Bộ xương người rất cứng rắn. Sự cứng rắn này là một điều-kiện cốt-yếu cho sức mạnh của người. Không có bộ xương cứng rắn, người chắc chắn không thể thực-hiện được những công-trình như người đã thực-hiện và không thể vượt lên trên những loài thú-vật khác. Tay người vừa có thể làm xúc-quan, vừa tác-động rất khéo-léo. Bàn tay người giúp người chế-tạo những khí-giới và dụng-cụ rất tinh-xảo. Nó thích-đáng với những việc làm thô-bạo cũng như với những việc làm tinh-tế. Chơn người rất dẻo dai, bền bỉ, mạnh mẽ và có thể leo trèo đi đứng ở mọi địa-thế.

Lưỡi, cuống họng, và những hệ-thống thần-kinh của nó cũng giúp vào ưu-thế của người. Nhờ nó, người có thể nói và phát-biểu tư-tưởng của mình được. Lời nói lại mở- mang thêm trí óc người. Vỏ não của người vừa điều-khiển sự tri-thức, sự nói, viết, vừa bị những tác-động ấy kích-thích và tăng-cường.

Giữa não, tủy, các bắp-thịt và những khí-quan cũng có một sự liên-lạc chặt chẽ. Sự vận-động của bắp thịt không phải chỉ tùy não và tủy mà còn tùy các nội-tạng. Bắp thịt nhận sự điều-khiển trực-tiếp của thần-kinh-hệ trung-ương, nhưng tinh-lực nó do tim, phổi, các tuyến, và nội-giới cung cấp cho nó. Ta có thể nói rằng muốn tuân lịnh não, bắp thịt phải cần sự giúp đỡ của toàn-thân.

Những nội-tạng hợp-tác với bắp thịt nhờ thần-kinh-hệ tư-động tức là thần-kinh-hệ giao-cảm. Bao-tử, gan, tim, ruột của người không tùy-thuộc ý-chí người. Người không thể tự ý mở rộng khẩu-kính huyết-quản, thay tiết-điệu của tim, điều-khiển sự co giãn của ruột. Các nội-tạng này độc-lập được nhờ những vành cung phản-ứng ở ngay trong khí-quan.

Những thớ thần-kinh của các vành cung này phát-xuất từ những chuỗi hạch giao-cảm của người.  Những trung-tâm hạch giao-cảm ấy điều-khiển các khí-quan và điều-chỉnh sự hoạt-động của các khí-quan ấy. Nhờ liên-lạc với tủy, hành tủy, não, nó phối-trí sự hoạt-động các nội-tạng với các bắp thịt, trong những cử-động cần sự cố gắng của toàn-thân.

Thần-kinh-hệ giao-cảm nhờ các thớ giao-cảm và đối-giao-cảm mà kiểm-soát sự làm việc của các nội-tạng. Nó thống-nhứt sự hoạt-động của các nội-tạng ấy, nhung nó vẫn tùy thần-kinh-hệ trung-ương là cơ-quan tối-cao điều-khiển sự hoạt-động các khí-quan.

Khi người mạnh khoẻ, các khí-quan sống một cách âm thầm. Tuy vậy, nó vẫn liên-lạc mật-thiết với các trung-ương thần-kinh. Khi người xoay sự chú-ý của mình ra phía ngoại-giới, người có cảm-giác như là không có các khí-quan. Tuy vậy, các hệ-thống khí-quan này vẫn ảnh-hưởng đến ý-thức người một cách mạnh mẽ. Mỗi khi một người mạnh như thường mà có cảm-giác mơ hồ rằng mình sắp chết, đó có thể là một dấu hiệu chỉ tỏ rằng các khí-quan bị thương-tổn hay yếu sức và điều này có thể hại nhiều đến sức khoẻ của người.

3.- Sự phân biệt nam nữ

Loài người vốn sanh-sản theo lối hữu-tính nên phân-biệt ra hai giống đàn ông và đàn bà. Sự phân-biệt này không phải chỉ dựa vào sự sai-biệt giữa các sanh-thực-khí hay phương-pháp giáo-dục. Nó có một nguyên-nhơn sâu xa hơn : sự sai-biệt giữa các tế-bào và sự nhuần thấm các tế-bào ấy bằng những chất do các hạch sanh-dục tiết ra.

Khảo-sát các tế-bào, người ta nhận thấy nó chứa những phần-tử rất nhỏ, hình cái que, hình dấu phết, hình cái móc, gọi là nhiễm-sắc-thể. Mỗi tế-bào trong cơ-thể con người đều có 24 cặp nhiễm-sắc-thể như nhau. Nhiễm-sắt-thể chia ra làm hai loại : đồng-nhiễm-sắt thễ và dị-nhiễm-sắt-thể. Dị-nhiễm-sắt-thể gồm hai thứ : dị-nhiễm-sắc-thể X và dị-nhiễm-sắc-thể Y. Dị-nhiễm-sắc-thể Y nhỏ hơn dị-nhiễm-sắc thể X. Tế-bào người đàn ông có 23 cập đồng nhiễm-sắc-thể, một dị-nhiễm-sắc-thể X và một dị-nhiễm-sắt-thể Y. Tế-bào người đàn bà có 23 cặp đồng nhiễm-sắc-thể và một cặp dị-nhiễm-sắc-thể X. Sự khác nhau giữa đàn ông và đàn bà về phương-diện kết-cấu căn-bản của tế-bào do chỗ có hay không có dị-nhiễm-sắc-thể Y mà ra. Theo một vài nhà sanh-vật học hiện-đại, có lẽ vì dị-nhiễm-sắc-thể Y nhỏ hơn dị-nhiễm-sắc-thể X mà đàn ông không có một sanh-lực dồi dào bằng đàn bà.

Những tế-bào sanh-dục của người chỉ gồm có phân-nửa số nhiễm-sắc-thể của một tế-bào thường. Tinh-trùng của người đàn ông do ngoại-thận sản-xuất phân ra hai loại, một loại chứa 23 đồng-nhiễm-sắt-thể và một dị-nhiễm-sắt-thể X, một loại chứa 23 đồng nhiễm-sắc-thể và một dị-nhiễm-sắc-thể Y. Phôi-châu người đàn bà thì chỉ có một loại, gồm 24 đồng nhiễm-sắc-thể và một dị-nhiễm-sắc-thể X.

Sự phối-hợp của một tinh-trùng và một phôi-châu cấu-tạo nên cái noãn-tử làm cái tế-bào căn-bản sanh sôi nảy nở ra để tạo thành cơ-thể đứa hài-nhi sẽ sanh ra làm người. Trong trường-hợp tinh-trùng đàn ông có 23 đồng-nhiễm-sắc-thể và một dị-nhiễm-sắc-thể Y, cái noãn-tữ được cấu-tạo sẽ gồm có 23 đồng-nhiễm-sắc-thể, một dị-nhiễm-sắc-thể X và một dị nhiễm-sác-thể Y. Đứa bé sẽ là trai. Nếu tinh-trùng của người đàn ông thuộc về loại chứa đựng 23 đồng-nhiễm-sắc-thể và một dị-nhiễm-sắc-thể X, cái noãn-tử được  cấu-tạo sẽ gồm có 23 cặp đồng-nhiễm-sắc-thể và một cặp dị-nhiễm-sắc-thể X, và đứa bé sanh ra sẽ là gái.

Như thế, sự phân-biệt trai gái đã được qui-định từ bước đầu của sự thọ-thai. Chính những vi-nhơn của các nhiễm-sắc-thể chứa đựng trong cái noãn-tử đã hướng-dẫn và điều-khiển các tế-bào, trong sự cấu-tạo và phát-dục cơ-thể con người. Nó đã đưa đến sự phân-biệt về thể-chất giữa người đàn ông và đàn bà, từ hình-thức các sanh-thực-khí đến cách cấu-kết chung của cơ-thể. Ở những người phát-dục đầy đủ, những chất do các tuyến sanh-dục phát-tiết ra lại trộn vào nội-giới, nhuần thấm cả cơ-thể, và định tánh-cách hùng thơ một cách rõ ràng hơn nữa, làm cho đàn ông và đàn bà hoàn-toàn khác nhau về phương-diện thể-chất cũng như về phương-diện tâm-lý.

4.- Tổng luận về cơ thể con người

Khảo-sát về cơ-thể người, ta thấy nó rất phức-tạp. Đó là một họp-tập nhiều loại tế-bào khác nhau, mỗi loại có hàng tỷ đơn-vị sống trong những thể-dịch gồm các hóa-chất do vật-thực đưa đến, hay do các tế-bào tự mình tiết ra. Những tế-bào này trao đổi nhau những chất mình tiết ra. Nó liên-lạc nhau một cách mật-thiết nhờ thần-kinh-hệ.

Kết-cấu các tổ-chức tế-bào khác nhau vô-cùng, và mỗi khí-quan đều có những yếu-tố riêng biệt. Tuy vậy, các quan-năng của nó vẫn liên-lạc chặt chẽ nhau. Nói cho đúng ra, khí-quan nào cũng có nhiều quan-năng và dự vào hầu hết những hoạt-động sanh-lý của toàn cơ-thể. Bộ xương không phải chỉ có nhiệm-vụ làm sườn cho cơ-thể. Nó còn chế-tạo những hồng-huyết-cầu và bạch-huyêt-cầu. Như thế, nó cũng thuộc về hệ tuần-hoàn và hệ hô-hấp. Các tổ-chức tế-bào đều nhờ những chất nước nó tiết ra mà ảnh-hưởng đến các tổ-chức khác.

Điều này làm cho cơ-thể người có tánh-cách phức-tạp vô-cùng. Tuy thế, nó vẫn cư-xử như là một khối thuần-nhứt. Nếu phân-tích thật kỷ mỗi cử-chỉ của người, ta sẽ nhận thấy rằng nó gồm nhiều yếu-tố khác nhau, nhưng về mặt tác-dụng, nó đơn-nhứt và rất giản-dị.

Xét cơ-thể người, ta thấy nó mỏng manh yếu mềm. Đụng mạnh vào một vật rắn, thịt người bầm giập, xương người có thể gãy. Sự tuần-hoàn ngừng thì thân-thể phải bấy nát. Óc người mềm đến nỗi ta có thể lấy ngón tay dầm nát cũng được. Tuy vậy người rất dẻo dai bền bỉ, có thể sống dưới mọi khí-hậu. Như thế là vì tế-bào của người rất có nhiều khả-năng ; nó dẻo dai, có thể tự bồi-bổ lấy mình, lại có thể biến-cải để đối-phó với những hoàn-cảnh bất-thường.

Một cơ-thể lành mạnh thì sống một cách yên-lặng. Khi các quan-năng của mình điều-hòa nhau, người có cảm-giác yên-tĩnh hoàn-toàn. Khi người cảm thấy sự hiện-hữu của một khí-quan, cơ-thể người không còn lành mạnh nữa: nó đã bị thương-tổn. Khi người ngọa-bịnh, cả cơ-thể người đều bị thương-tổn chớ không phải riêng một cơ-quan hay một bộ-phận thọ bịnh. Điều này chứng tỏ sự thuần-nhứt của con người một cách rõ ràng.

Những tánh-cách trên này đều chung cho cả đàn ông lẫn đàn bà. Tuy vậy, giữa hai bên vẫn có một sự sai-biệt rõ ràng do bản-chất các tế-bào mà ra.

 

Thơ: Anh đừng nhận anh là… – Trần Văn Lương

Dạo:

Cộng nô bán nước hại đời,

Đừng trâng tráo nhận là người Việt Nam.

Cóc cuối tuần:

Anh Đừng Nhận Anh Là…

Sao anh bảo anh là dân Việt,

Mà anh đem bán hết cả giang san

Của tiền nhân gầy dựng thật gian nan, 

Cho lũ Chệt hung tàn từ phương Bắc?

 

Đem chủ nghĩa phi nhân vừa cóp nhặt

Từ Nga Tàu, anh áp đặt lên dân,

Rồi thực thi một chính sách ngu đần,

Khiến đất nước sa dần vô kiếp nạn.

 

Một dân tộc anh hùng và nhân bản,

Cùng mấy ngàn năm di sản tổ tiên,

Trong tay anh vỏn vẹn mấy thập niên,

Đã băng hoại suốt từ trên xuống dưới.

 

Người dân đen nghèo đói,

Phải liều mình khắp thế giới kiếm ăn,

Trai lao động nhọc nhằn,

Gái bán rẻ xác thân cùng trinh tiết.

                          x

                    x          x

Anh đừng nhận anh là dân Việt,

Khi ngày đêm chỉ cấu kết làm giàu,

Nhét hầu bao và để mặc giặc Tàu

Đầu độc giết những đồng bào vô tội.

 

Anh đã quên nguồn cội,

Đã phản bội quốc gia,

Đã đấu tố mẹ cha,

Đã biến quê nhà ra địa ngục.

 

Anh còn tạo cảnh tương tàn cốt nhục,

Vâng lệnh quan thầy ngoại quốc gian manh,

Hung hăng gây khói lửa chiến tranh,

Xem tính mạng dân lành như cỏ rác.

 

Anh bắt trẻ vượt Trường Sơn bỏ xác,

Lối dép râu qua, làng mạc tan tành,

Đặt mìn, bom… khủng bố khắp thị thành,

Đến trường học cũng nồng tanh mùi máu.

 

Thường dân chạy loạn tìm nơi ẩn náu,

Anh đang tâm nã đạn pháo lên đầu,

Đường Kinh Hoàng, vạn cái chết thương đau,

Tội ác đó ngàn sau còn khắc mãi.

 

Tàu với Mỹ bày âm mưu độc hại,

Ép miền Nam phải bại trận đau thương.

Hàng vạn người trốn bỏ quê hương,

Thân xác gửi đáy trùng dương oan nghiệt.

 

Kẻ kẹt lại gánh đòn thù khốc liệt,

Thảm thê thay cảnh người Việt giết nhau.

Trong trại giam rải rác khắp rừng sâu,

Thân chiến bại đành đớn đau nuốt hận.

 

Anh may được người ta cho “thắng trận”,

Đã vội làm chuyện táng tận lương tâm.

Thay vì cùng sát cánh chống ngoại xâm,

Anh hèn hạ giết ngầm người thất thế.

 

Rồi từ đó, anh trăm phương ngàn kế,

Vơ vét tiền, chẳng kể đến lương tri,

Sống bất trung, bất hiếu với bất nghì,

Luôn hành động chẳng khác chi cầm thú.

 

Những tội ác anh làm trong quá khứ,

Đến muôn đời sách sử mãi còn ghi.

Dù anh gian manh tìm cách xóa đi,

Nhưng sự thật đâu dễ gì bưng bít.

 

Anh vấy máu bao đồng bào ruột thịt,

Nào Quỳnh Lưu, Cải Cách, Tết Mậu Thân,

Nào Cổng Trời, Suối Máu với Hàm Tân,

Toàn những chuyện đáng quỷ thần tru diệt.

                          x

                    x          x

Anh không xứng được xem là dân Việt,

Khi anh còn gây chết chóc triền miên,

Còn phản bội tổ tiên,

Và gieo rắc oan khiên tội nghiệt.

 

Không! Anh chẳng phải là dân Việt,

Mà chỉ là một tên Chệt ngụy trang,

Dù mẹ cha anh và cả họ hàng

Mang dòng máu Văn Lang trong huyết quản.

 

Anh nhắm mắt theo bọn Tàu khốn nạn,

Để duy trì cái đảng Cộng của anh,

Mà thành phần toàn một lũ súc sanh,

Hệt tên cáo già lưu manh vô lại.

                          x

                    x          x

Dân Việt dẫu bị đọa đày bách hại, 

Không bao giờ biết sợ hãi ngoại xâm,

Cho dù là giặc Hán hoặc thực dân,

Tiền nhân quyết liều thân, không uốn gối.

 

Anh hãy chuẩn bị đợi ngày đền tội,

Khi toàn dân chịu hết nổi, vùng lên,

Thẳng tay quét sạch bạo quyền,

Và xét xử lũ đê hèn bán nước.

 

Miền Nam sẽ thanh bình như thuở trước,

Lá Cờ Vàng sẽ mãi được tung bay.

Trần Văn Lương – Cali, 8/2016

Giá của ngưòi trí thức – Nguyễn thị Cỏ May

Ai cũng bảo trí thức là vô giá. Người trí thức vì đó cũng là vô giá, tức không thể đánh giá  cụ thể bằng con số, như bằng tiền bạc.  Nhưng khi  căn cứ trên sản phẩm của họ để nhận diện thì cũng từ đây người ta bắt đầu xếp họ theo địa vị chiếu trên, chiếu dưới. Và cũng từ đây, giá trị của người trí thức lại được tính bằng tiền.

Ở Pháp mà chắc cũng ở nhiều nước phát trìển khác, người trí thức là những sao – minh tinh – trong các cửa hàng sách, những nhà nghiên cứu khoa học hoặc những người được xí nghiệp lớn trả lương cho những lời cố vấn của họ. Họ bán sự hiểu biết để sống qua ngày hoặc để kiếm nhiều tiền.

Pháp hiện có 15 người mà tác phẩm bán được từ  237 438 quyển (kinh tế gia Thomas Piketty) cho tới 2 210 285 quyển (nhà văn Frédéric Lenoir). Thông thường, muốn sống được bằng ngòi viết thi tác phẩm phải bán được ít lắm là 50 000 quyển / năm.

Một nét mặt trí thức Pháp ngày nay

Muốn nói tới triết gia Alain Finkielkraut, gìáo sư khoa học xã hội ở Trường Bách khoa ! Trí thức pháp thường là gương mặt nổi của truyền thông. Ông Alain Finkielkraut từ hơn ba mươi năm nay phụ trách chương trình “Répliques ” (Đáp lại) cho sáng thứ bảy của Đài France-Culture (Pháp-Văn hóa). Khi ông đi hưu trí năm 2014, Đài Europe 1 đề nghị ông làm việc và trả lương cho ông mỗi buổi phát thanh là 800 euros. Ông từ chối vì nghĩ đủ sống với lương hưu trí giáo sư.

Cuối năm 2014, ông được bầu vào Hàn Lâm Viện Quốc gia Pháp. Tháng giêng 2016, ông nhậm chức. Được bầu vào Hàn Lâm Viện là một vinh dự lớn cho người trí thức nhưng riêng với ông, cũng là một nổi lo âu không nhỏ.

Dự lễ tấn phong làm người “bất tử” thì cũng phải giử lấy thể thống bất tử (Theo Viện Thống kê thì thời gian “bất tử”  trung bình khoảng 15 năm). Phải có áo cẩm bào xanh đo may, phải có thanh kiếm báu làm theo thủ công truyền thống. Hai món này đòi hỏi một số tiền không nhỏ. Không có thì không có lễ tấn phong.

Theo nhà báo Daniel Garcia, trong quyển “Coupole et Dépendance”, chiếc áo xanh giá 35 000 euros, thanh gươm giá cả tùy theo vật liệu như bằng bạc, vàng, pha lê, nạm kim cương hay không, do nhà thiết kế nổi tiếng; Và giá từ 100 000 euros.

Vậy người trí thức làm sao trả chi phí này? Thường khi được bầu, người trúng tuyển sẽ nhờ người thân, bạn bè lập ra một cái hội để quyên góp giúp giải quyết chi phí quá lớn của lễ nhậm chức đòi hỏi. Trong trường hợp trìêt gia Alain Finkielkraut, ông nhờ những bạn thân chủ xí nghiệp lớn chung lại số tiền đó cho ông.

Không có mấy trí thức được cái may mắn to lớn và trọn vẹn như ông, vừa danh dự sáng chói, vừa có bạn bè giàu giúp đở.

Trí thức và tiền bạc

Không thiếu những trí thức phải “nối” hai đầu tháng cho khéo. Vì trí thức và tiền bạc vẫn là hai thế giới khó gặp nhau. Có cái này đủ thì thiếu cái kia. Người đời nghĩ rằng giói trí thức thường không cần sự giúp đở vật chất để sống. Hình ảnh mẫu mực là triết gia Socrate.  Ở thế kỷ thứ III, sử gia Diogène Laërce cấm dùi ở Hi-lạp, từ chối tiền của môn sinh trợ cấp. Trí thức không phải trả tiền nhà, tiền ăn hàng tháng như dân chúng bình thường. Nhu cầu duy nhứt của người trí thức là sự khao khát “Chân lý”. Họ sống với Chân lý và cho Chân lý!

Nhưng thật sự người trí thức ngày nay, cụ thể, trí thức pháp, sống như thế nào? Nên nhớ khi họ xuất hiện trên trang bìa nhựt báo hay tuần báo, hoặc họ xuất hiện trên TV, thì chính là lúc họ thâu tìền vô vì nhờ đó sách của họ sẽ bán nhiều. Chủ xí nghiệp lớn cũng mời họ cho ý kiến và trả thù lao hậu hỉnh. Ông bà Clinton nói chuyện 1 giờ giá hàng trăm ngàu đô-la. Ở Pháp, Cựu Tổng thống Sarkozy mỗi lần nói chuyện cũng đòi cả trăm ngàn euros thù lao. Mắc rẻ là giá trị chênh lệch của trí thức. Và đó là cái giá của trí thức. Rất cụ thể ví đo đếm được.

Nhưng Bà Sandrine Treiner, Giám đốc Đài France-Culture, xác định lại giá trị thật của người trí thức và phủ nhận những giá trị trí thức theo số tiền người trí thức kiếm được. Theo bà, “khi người ta chọn làm người trí thức thì phải biết từ khước nếp sống xa hoa. Trí thức, không ai lại chỉ bìết làm tiền mà thôi”.

Nhà bình luận Caroline Fourest đưa trường hợp bản thân của bà ra làm điẻn hình “Bản thân tôi, tôi không thừa hưởng được gì cả, cũng không phải giới chức Đại học. Tôi chấp nhận thực tế là chưa bao giờ biết một hợp đồng làm việc vô thời hạn. Đời sống của tôi là bắp bênh”.

Ngày xưa, trí thức được những người hảo tâm giúp đở để sống mà không bận tâm lo nghĩ kiếm tiền, dành thì giờ sáng tác. Ngày nay, Nhà nước thay thế vai trò này. Đối với mọi người, có Cơ quan An Sinh xã hội. Đối với giới trí thức, có những Cơ quan chủ quản như Đại học, Trung tâm Quốc gia nghiên cứu khoa học, Họ làm việc theo sự hiểu biết và sở thích của họ, một cách thoải mái, vì không bị ràng buộc theo qui chế công nhơn.

Muốn vào Cơ quan Nghiên cứu hoặc Đại học, phải có bằng cấp Tiến sĩ – chứng nhận trình độ hiểu biết cụ thể – tham dự kỳ thi tuyển. Trúng tuyển, vào làm việc ngạch tập sự, lương lối 1800 euros (trừ các khoản) / tháng.

Hai mươi năm sau, lảnh được từ 3000 – 4000 euros / tháng. Cuối đời, lảnh được 6000 euros / tháng, với năm ba trăm euros phụ cấp.

Với mức lương như vậy, người trí thức khó sống thoải mái trong Paris. Ai cũng hiểu nhưng không ai nói ra là người trí thức Pháp làm việc, lảnh lương kém hơn ở Huê kỳ và Canada rất nhiều. Có người ở Pháp thỉnh thoảng được Đại học Mỹ hay Thụy sĩ mời dạy vài tuần, được trả 10 000 hoặc 20 000 euros. Họ có quyền làm việc này. Cũng như họ có quyền hưởng tiền tác giả của những công trình nghiên cứu của họ khi được xuất bản, từ 8 % tới 12 % trên giá bán. Một tác phẩm bán được 5000 quyển là thành công buổi đầu. Để sống được với tác phẩm thì số sách bán phải từ 50 000 quyển.

Ngoài những hoạt động như dạy học, nghiên cứu khoa học, viết sách, tham vấn, người trí thức còn làm thuyết trình viên trên du thuyền, về lịch sử, địa lý, văn hoà của lộ trình du lịch. Thù lao từ 10 000 tới 50 000 euros cho một chương trình du lịch.

Nhìn thấy mức lợi tức của người trí thức pháp quá khiêm tốn nhưng điều đó không có nghĩa là ở Pháp không có ngành nghề lương cao hơn. Có và mức chênh lệch rất lớn. Nhưng những nghề này không đòi hỏi hoàn toàn như sản phẩm trí thức.

Ký giả TV, đọc tin và lương hằng mươi ngàn / tháng. Phi công láy máy bay hành khách, học 3 năm sau Tú Tài, lương phi công phụ mới vào nghề là 3000 euros / tháng. Sau 6 tháng làm việc, lương tăng lên 6000 euros / tháng. Phi công chánh lảnh 17 000 euros / tháng.

Như vậy ngành nghề làm việc cho khu vực sanh lợi thì lương lớn. Trái lại, ngành hoạt động phục vụ giá trị nhân văn (như chơn, thiện, mỹ) thì lương kém.

Lưong chánh khách

Nhơn viên Chánh phủ như Tổng thống, Thủ tướng, Tổng Bộ trưởng, lương phải lớn vì vận mạng đất nước nằm trọn trong tay của họ.

Lương của Tổng thống Obama là 376 800 euros / năm, của Tổng thống Hollande là 179 000 euros / năm, sau khi hạ xuống 30 % vì ngân sách quốc giá quá thâm thụt (255 600 euros / năm), lương của Tập Cận Bình là 1581 euros / tháng vì làm cách mạng, Thủ tướng Úc 360 400 euros / năm, Thủ tướng Anh, 106 800 euros / năm,…

Cùng tính lương thì Thủ tướng Việt nam lảnh 17 triệu đồng / tháng, bằng lối 1000 euros / tháng (?). Mức lương khà khiêm tốn có lẽ vì những người cầm quyền ở xứ chxhcn / Việt nam, bản chất, không phải là chánh khách. Thế mà họ đều giàu có. Và mức giàu của họ vượt cả những nhà giàu ở Pháp.

Trí thức Pháp có cái giá của nó rỏ ràng. Giá trị làm ra tiền phục vụ bản thân hay giá trị đóng góp thăng hoa đất nước. Riêng ở Việt nam, trí thức không có giá trị bằng cục phân. Theo sự đánh giá của Hồ Chí Minh học được từ Mao Trạch-đông. Sự đánh giá này có giá trị thực tế. Các Cụ Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Mạnh Tường, đều bị Hồ Chí Minh hành hạ dã man để cho họ thắm thía về giá trị trí thức. Ngày nay, nếu còn sống, chắc chắn những người này cũng vẫn chưa cất đầu lên được vì tội lỡ trí thức.

Cưỡng chế ngôn ngữ – Nguyễn Hưng Quốc

 Ở Việt Nam, mấy năm gần đây, có một chữ khá thịnh hành và thường gây xôn xao dư luận: ”cưỡng chế đất đai”. Nhưng việc cưỡng chế ấy không phải chỉ giới hạn ở chuyện đất đai. Từ lâu, chính quyền đã có một hình thức khác: cưỡng chế ngôn ngữ.

Hình thức cưỡng chế ấy có nhiều biểu hiện.

*Thứ nhất, nhà cầm quyền cộng sản sử dụng ngôn ngữ như những nhãn hiệu để phạm trù hóa kẻ thù.

Ngày xưa, thời kháng chiến chống Pháp, đó là những chữ ”thực dân”, ”Việt gian”, ”địa chủ”, ”cường hào” và ”tư sản”; sau, thời chiến tranh Nam Bắc, đó là những chữ ”đế quốc”, ”chủ nghĩa thực dân mới”, ”Mỹ ngụy”, ”bù nhìn”, ”tay sai”, ”ác ôn”, ”phản quốc” và ”phản động”; sau năm 1975, ”chủ nghĩa bá quyền”, ”chủ nghĩa bành trướng”, ”tư sản mại bản”, ”tàn dư của chủ nghĩa thực dân” và ”phản động”; gần đây, thêm hai khái niệm mới: ”diễn tiến hòa bình” và ”âm mưu của các thế lực thù địch quốc tế”. Đi đôi với các từ ngữ ấy ấy là vô số các ẩn dụ nhằm phi nhân hóa kẻ thù: ”sài lang”, ”lang sói”, ”ác thú”, ”quỷ dữ”, v.v.

Những nhãn hiệu ấy có ba chức năng chính:

+một, để chụp mũ bất cứ người nào đi ngược lại chủ trương của họ;

+hai, để phi nhân hóa kẻ thù: kẻ thù tồn tại không phải như những con người mà là như những khái niệm, do đó, việc tiêu diệt kẻ thù không còn nằm trong phạm trù đạo đức thông thường nữa;

+và ba, để dựng lên những con ngáo ộp hầu một mặt, hù dọa dân chúng; mặt khác, biện minh cho những chính sách cứng rắn, thậm chí, có tính chất khủng bố của họ.

Chức năng thứ ba là thuộc tính của mọi chế độ độc tài: Họ luôn luôn cần kẻ thù, cần văn hóa chiến tranh. Nếu không có kẻ thù thì họ thêu dệt ra kẻ thù. Bóng ma của kẻ thù là một cách để vừa tập trung quyền lực vừa đánh lạc hướng dư luận. Đối diện với cái bóng ma đầy đe dọa ấy, dân chúng nói chung dễ dàng gác bỏ mọi sự hoài nghi hay ý hướng phản kháng.

*Thứ hai, đặc biệt suốt cả hai cuộc chiến tranh, 1946-54 và 1954-75, là quân sự hóa các hoạt động ngôn ngữ trong đời thường.

Văn học nghệ thuật biến thành hoặc ”chiến trường” hoặc ”mặt trận” hoặc ”trận tuyến”

Tác phẩm là ”vũ khí”

Viết lách là ”tiến công”;

”nhà thơ cũng phải biết xung phong”;

”viết bài thơ trên báng súng”;

”vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy / bên những dũng sĩ diệt xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi”;

giới cầm bút biến thành ”đội ngũ”, hình thành nên cái gọi là ”đội quân văn nghệ” hay ”lực lượng sáng tác”, ở đó mọi người đều là những ”chiến sĩ cầm bút” và đều tuân theo một ”cương lĩnh chiến đấu” và cùng nhau ”hiệp đồng chiến đấu”. Thơ trào phúng được xem là một ”binh chủng đặc biệt” trong khi các bài ký sự hôi hổi sức nóng của đời sống thực được xem là một ”mũi xung kích” hoặc ”mũi nhọn tiến công” của nền văn học mới.

Một nhà thơ hay một nhà văn trung thành với một vùng sáng tác nào đó thì được gọi là ”bám trụ”;

đi tiên phong trong một lãnh vực nào đó thì biến thành ”ngọn cờ”; tập trung vào việc đả kích địch thì được ví với việc ”nổ súng”; thường xuyên phê phán địch thì được biểu dương là ”nắm thắt lưng địch mà đánh”.

Trong thơ, có những ”bài thơ rực lửa chiến đấu”;

trong âm nhạc, có ”tiếng hát át tiếng bom”.

Vượt ra ngoài phạm vi văn học, ở các lãnh vực khác, cũng thế. Một đám đông, dù chẳng liên quan gì đến quân sự, cũng được gọi là ”đội quân”:

”đội quân thất nghiệp”.

Làm quang đất đai thì gọi là ”giải phóng mặt bằng”.

Một chương trình có nhiều người tham gia và được nhà nước cổ vũ thì được gọi là ”chiến dịch”

(ví dụ: ”chiến dịch làm sạch đường phố”).

Ngày mở đầu của những chiến dịch như vậy thường được gọi là ”ra quân”

(”Hà Nội ra quân chống ùn tắc giao thông”).

Trấn giữ một địa điểm nào đó để làm nhiệm vụ, cho dù chỉ là nhiệm vụ phòng chống lũ lụt, cũng được gọi là ”đóng chốt” hay ”trực chiến”

(”Chính quyền, các cơ quan chủ quản đã cử người đóng chốt, trực chiến tại những địa điểm nhiều nguy cơ lũ tràn về”) (1).

Cách thức ăn uống đặc biệt cho một loại người nào đó trở thành ”chế độ” ăn uống.

Tự mình dằn vặt suy nghĩ để đi đến một quyết định quan trọng nào đó thì được gọi là ”đấu tranh tư tưởng”.

Tố Hữu có hai câu thơ tả một cánh đồng hợp tác xã ở miền Bắc:

”Hãy xem! Đồng ruộng cũng chỉnh tề thế trận / Lúa đứng thẳng hàng quyết tâm năm tấn.”

Một nhà thơ nào đó, hình như là Trinh Đường, có câu thơ tả tình yêu: ”Tình yêu anh, em ạ, cũng lên nòng.”

*Thứ ba là hành chính hóa ngôn ngữ. Ở xã hội nào cũng có lớp từ vựng hành chính riêng. Xưa, có các từ sớ, tấu, chiếu, chỉ, bẩm, báo, trình, với những ”quan”, những ”cụ”, những ”thầy” các loại.

Xã hội ngày nay cũng vậy. Cũng có ”cán bộ”, có ”đồng chí”, có ”báo cáo”, có ”phương án giải quyết”, có ”đăng ký” và ”quản lý”, v.v.

Chỉ có vấn đề là, khác với các nơi và thời khác, dưới chế độ cộng sản, lớp từ hành chính ấy cứ tràn ra đời sống hàng ngày. Ở mọi nơi. Kể cả những nơi quan hệ giữa người và người không có chút hành chính gì cả.

Cũng có khi đó là chủ trương chung của nhà cầm quyền:

Để xây dựng một xã hội mới với những con người mới, và đặc biệt, những quan hệ mới, người ta cổ vũ việc sử dụng lớp từ hành chính trong mọi trường hợp. Bạn bè là ”đồng chí” của nhau.

Những người ”đồng chí” ấy không chuyện trò với nhau: Họ ”trao đổi” hoặc ”báo cáo” cho nhau, rồi ”tự phê” và ”phê bình” nhau. Sau những ”báo cáo” và những ”phê bình” ấy, người ta không cần hiểu rõ: Người ta chỉ cần ”quán triệt”.

Nếu một người còn hoang mang, người khác sẽ tiếp tục giúp ”đả thông tư tưởng”.

Con trai và con gái không gặp nhau: họ ”phát hiện” ra nhau;

họ không yêu nhau: họ có ”quan hệ tình cảm” với nhau;

họ không làm đám cưới với nhau, họ chỉ ”đăng ký kết hôn”.

Ngày xưa, chỉ có các nhà tư tưởng mới ”tư duy”

(Tôi tư duy vậy tôi hiện hữu, ”Cogito ergo sum”, Descartes),

bây giờ, trong quần chúng, ai cũng ”tư duy” nên mặt mày ai cũng ”khẩn trương” và cũng đầy ”bức xúc”, nhất là khi gặp một ”sự cố” gì đó mà người ta chưa có ”phương án giải quyết”.

Việc hành chính hóa ngôn ngữ ấy làm xóa mờ ranh giới giữa cái riêng và cái chung, tính chất cá nhân và tính chất tập thể, kích thước xã hội và kích thước chính trị trong đời sống con người.

Từ cái nhìn bên ngoài, chúng ta dễ thấy việc hành chính hóa ngôn ngữ ấy là một sự hài hước, thậm chí, lố bịch, do đó, nó trở thành đề tài của các truyện cười nhạo báng chế độ, kiểu nói chuyện với bố mẹ hay anh em bạn bè mà dùng chữ ”báo cáo”; xin kết hôn mà dùng những chữ to tát như ”đăng ký” hay ”quản lý đời em”;

hối thúc một người nào đó mà dùng chữ ”hãy khẩn trương lên”…

Tuy nhiên, từ cái nhìn trong cuộc, với việc phổ cập của lớp từ vựng hành chính trong đời sống hàng ngày như vậy, nhà cầm quyền đã thành công trong việc nhồi sọ quần chúng, biến mọi người thành một thứ công cụ như được đúc ra từ một cái khuôn duy nhất: người ta không còn sự riêng tư và sự độc đáo nữa.

*Thứ tư là tạo nên những từ mới hoặc áp đặt lên các từ cũ một nội dung mới hoàn toàn trái ngược hẳn với hiện thực vốn có.

Ví dụ cho loại này nhiều vô cùng: thay cho chữ ”trại tù”, họ gọi là ”trại học tập” hay ”trung tâm phục hồi nhân phẩm”;

thay cho chữ ”nhồi sọ”, họ gọi là ”cải tạo tư tưởng”;

thay vì gọi thẳng là tịch thu đất đai của địa chủ, họ dùng chữ ”cải cách ruộng đất”;

thay vì gọi thẳng tịch thu tài sản của người giàu, họ gọi là ”đánh tư sản”;

thay cho chữ ”làm quan”, họ tự xưng là ”đầy tớ nhân dân”;

thay cho chữ ”độc tài”, họ lại gọi là ”làm chủ tập thể”;

cán bộ đồi trụy, thay vì nói đồi trụy, họ dùng chữ ”hủ hóa”;

đối với hiện tượng tham nhũng hay thoái hóa của đảng viên, thay vì dùng chữ ”nhiều”, họ dùng chữ ”không ít” hoặc ”một bộ phận”; thay vì thừa nhận thất bại trước các thử thách, họ dùng cách nói ”từng bước khắc phục”;

thay vì ”bắt lính”, họ gọi là ”đi nghĩa vụ quân sự”;

thay vì nói đánh chiếm Campuchia, họ nói họ đang làm ”nghĩa vụ quốc tế”;

thay vì nói ”bế tắc”, họ dùng chữ ”hạn chế tất yếu”;

những gì họ thích thì họ gọi là ”bản chất” và ”khách quan”; những gì không thích thì họ gọi là ”hiện tượng” và ”chủ quan”.

Gọi như thế, người ta bất chấp cả sự thật. Chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới và những mặt trái của nó đã được vạch trần và đã trở thành hiển nhiên với mọi người, họ vẫn tiếp tục gọi nó là ”tiến bộ”, là ”đỉnh cao”, là ”ưu việt” và là ”quy luật phát triển” của lịch sử.

Không có tự do bầu cử và cũng không có bất cứ một cuộc trưng cầu dân ý nào, người ta vẫn khăng khăng nhân danh ”ý nguyện của toàn dân” để duy trì sự độc quyền lãnh đạo của mình.

Suy nghĩ cũ mèm mà vẫn cứ ba hoa là ”đổi mới tư duy”.

Gần đây, họ gọi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn là các cuộc ”tụ tập tự phát” của quần chúng;

tàu Trung Quốc đâm nát tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ngoài Biển Đông được gọi là ”tàu lạ”; những vấn đề nhà cầm quyền không muốn nghe thì gọi là ”nhạy cảm”, v.v.

Có thể nói, với những cách dùng từ hoặc định nghĩa từ ngang ngược như vậy, người ta tiến hành một cách quy mô, kiên trì và có hệ thống một cuộc cưỡng chế trong lãnh vực ngôn ngữ. Hậu quả là nó làm thay đổi hẳn ý nghĩa của rất nhiều từ quen thuộc hoặc làm cho chúng trở thành rỗng tuếch, không còn mang một ý nghĩa gì cả.

Những chữ như ”cách mạng”, ”giải phóng”, ”công bằng”, ”tự do”, ”dân chủ”, ”nhân quyền”, ”tiến bộ”, ”phát triển”, ”đỉnh cao trí tuệ”, ”làm chủ tập thể”, ”quần chúng”, ”nhân dân”, thậm chí, cả chữ ”yêu nước”… đều nằm trong trường hợp như thế. Ngay cả những chữ đơn giản như ”đúng” và ”sai”, ”thật” và ”giả”, ”tiến bộ” và ”lạc hậu”, ”tốt” và ”xấu”… cũng không còn nguyên nghĩa của chúng nữa. Trong các cặp đối lập ấy, khái niệm thứ nhất bao giờ cũng được sử dụng cho đảng, hoặc rộng hơn chút, cho ”phe ta”; còn khái niệm sau bao giờ cũng thuộc về phe địch.

Không có ngoại lệ. Đã là địch thì phải sai, phải giả, phải xấu và phải lạc hậu. ”Ta” thì, ngược lại.

Trong cuốn phim tài liệu Chuyện tử tế, Trần Văn Thủy đi hỏi ý nghĩa hai chữ ”tử tế” và ”vĩ đại”, hầu như ai cũng lúng túng. Bây giờ thử hỏi những người Việt Nam bình thường những từ như ”tình hữu nghị” hay ”láng giềng tốt” trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thực sự có nghĩa là gì, hẳn ai cũng thấy hoang mang. Khi những người yêu nước, vì công phẫn trước những thái độ uy hiếp ngang ngược và trắng trợn của Trung Quốc xuống đường biểu tình, bị chính quyền, cũng nhân danh lòng yêu nước, trấn áp, đánh đập, bắt bớ, sỉ nhục và bị xem như một ”thế lực thù địch”, người ta không còn thấy đâu là ranh giới giữa yêu nước và bán nước nữa.

Bài thơ ”Lẫn lộn lung tung” của Bùi Giáng, làm trước năm 1975, có giá trị như một sự tiên tri:

Tôi gọi Mỹ Tho là Mỹ Thỏ

Mỹ Thọ muôn đời là Lục Tỉnh hôm nay

Tôi gọi Sóc Trăng là Sóc Trắng

Gọi người sương phụ gái thơ ngây.

***

Chú thích:

  1. Ví dụ này và ví dụ trên được dẫn lại từ bài ”Dấu vết chiến tranh trong tiếng Việt” của Nguyễn Đức Dân trên báo Sài Gòn Tiếp Thị

http://www.voatiengviet.com/a/cuong-che-ngon-ngu/1506742.html

 

Vui cười

Người khách bước vào một nhà hàng có tấm bảng lớn: “Sẽ trả 500 USD nếu không thoả mãn được yêu cầu của quý vị”.

– Khi người phục vụ hỏi ông khách muốn dùng gì, ông ta trả lời: Cho tôi một cái đuôi voi dùng với bánh mì lúa mạch đen.

– Một lát sau, chủ nhà hàng chạy ra đến gần bàn khách và đập 5 tờ 100 USD xuống bàn: Lần này thì anh thắng, nhưng tôi muốn cho anh biết đây là lần đầu tiên trong mười năm qua, chúng tôi hết bánh lúa mạch đen.


Người đàn ông nọ kiên nhẫn ngồi chờ trước cửa một tiệm ăn có treo bảng khuyến mãi: “Miễn phí và tặng quà có giá trị cho người khách may mắn thứ 100”. Sau khi cần mẫn đếm tới người thứ 99, ông ta mới bước vào. Ăn xong, người đàn ông vui vẻ nói với chủ tiệm:

– Tôi là người khách may mắn phải không?

– Đâu có! Ông chỉ là người khách đầu tiên!

– Thế còn những người vào trước?

– Họ vào chỉ để hỏi đến người khách thứ bao nhiêu rồi!

 

Made in Việtnam – Tiểu Tử

Lẽ ra bữa nay bác sĩ Lê không nhận bịnh nhân vì là ngày nghỉ trong tuần của ông. Nhưng hôm qua, trong điện thoại, nghe giọng cầu khẩn của người bịnh ông không nỡ từ chối.

Người đó – ông đoán là một cô gái còn trẻ – nói chuyện với ông bằng tiếng Mỹ. Cô ta hỏi ông nhiều lần:

– Có phải ông là bác sĩ Lee không?

Tên ông là Lê. Cái tên Việt Nam đó ở xứ Mỹ này người ta viết là “Lee”, nên ông được gọi là ” ông Lee ” (Li).

Ông ôn tồn trả lời nhiều lần :

– Thưa cô, phải. Tôi là bác sĩ Lee đây.

– Phải bác sĩ Lee chuyên về châm cứu và bắt mạch hốt thuốc theo kiểu Á đông không?

– Thưa cô phải.

– Có phải phòng mạch của bác sĩ ở đường Green Garden không?

Bác sĩ Lê, đã ngoài sáu mươi tuổi, tánh rất điềm đạm, vậy mà cũng bắt đầu nghe bực! Tuy nhiên, ông vẫn ôn tồn:

– Thưa cô phải. Xin cô cho biết cô cần gì?

Giọng cô gái như reo lên:

– Vậy là đúng rồi ! Con Cathy bị bịnh suyễn nói bác sĩ chữa bịnh hay lắm. Cả nhà nó, kể luôn ba má ông bà nó đều đi bác sĩ hết.

Đến đây thì ông bác sĩ già đó không kềm được nữa, ông xẵng giọng:

– Cám ơn cô. Bây giờ xin dứt khoát cho tôi biết coi cô muốn cái gì?

Giọng bên kia đầu dây như lắng xuống:

– Tôi xin lỗi bác sĩ. Xin lỗi. Tôi muốn xin bác sĩ cái hẹn cho ngày mai. Tôi bịnh…

– Mai là ngày nghỉ trong tuần, phòng mạch không có mở cửa. Ngày khác vậy.

– Ngày mai cũng là ngày nghỉ của tôi nữa, bác sĩ à.

– Cô đã bịnh thì cứ xin nghỉ để đi bác sĩ, ngày nào lại không được!

Một chút im lặng ở đầu dây bên kia rồi giọng người con gái bỗng nghe thật buồn:

– Họ đâu có cho nghỉ, bác sĩ. Họ nạt vô mặt: “Mầy muốn nghỉ thì mầy nghỉ luôn đi. Thiếu gì đứa muốn vào làm chỗ của mày. Mày biết không?”

Giọng nói như nghẹn ngang ở đó, rồi tiếp:

– Không có việc làm là chết, bác sĩ à…

Ông bác sĩ già làm thinh, suy nghĩ. Đầu dây bên kia, cô gái van lơn:

– Xin bác sĩ thông cảm. Tôi sợ bịnh nặng hơn, không đi làm nổi nữa là mất việc. Xin bác sĩ thông cảm. Xin thông cảm.

– Ờ thôi, để tôi ráng giúp cô. Sáng mai, chín giờ. Phòng mạch của tôi ở số…

– Cám ơn bác sĩ. Cám ơn! Con Cathy có chỉ phòng mạch của bác sĩ rồi.

– Xin lỗi. Cô tên gì?

– Kim. K, I, M.

Bác sĩ Lê vừa ghi vào sổ hẹn vừa nghĩ: “Tội nghiệp! Chắc lại đi làm lậu nên mới bị người ta hâm he như vậy. Theo cách phát âm thì cô này có vẻ là người Á đông. Tên Kim chắc là Đại Hàn. Để mình phải phone lại cô Cathy hỏi cho chắc ý kẻo gặp thứ lưu manh thừa dịp ngày nghỉ không có cô phụ tá, nó ‘su’ mình thì khổ ! “

Đúng chín giờ, chuông cửa phòng mạch reo. Ông bác sĩ già bước ra mở cửa. Đứng trước mặt ông là một cô gái Á đông còn trẻ, ăn mặc theo kiểu “punk”: quần áo có tua có tụi, tóc dựng đứng hỗn loạn như con gà xước, đeo nhiều vòng sên bằng bạc to như dây lòi tói, đầy cổ đầy hai cườm tay, mang cái xắc đỏ cũng có tua có tụi. Bác sĩ Lê, quá đỗi ngạc nhiên, chưa kịp hỏi gì, thì cô gái nói bằng tiếng Mỹ rất lưu loát:

– Chào bác sĩ. Tôi là Kim, bịnh nhân đã gọi điện thoại cho ông hôm qua. Tôi có làm cho bác sĩ chờ không?

Bác sĩ Lê chưa hết ngạc nhiên, trả lời một cách máy móc: “Không! Không!”. Rồi ông bước tránh qua một bên: “Mời cô!”

Vào phòng mạch, ông đưa cho cô cái áo blouse trắng ngắn tay:

– Cô đến phía sau bình phong bỏ hết quần áo chỉ mặc quần lót thôi, rồi khoác ngược áo blouse này, lưng áo nằm về phía trước.

Trong lúc cô gái loay hoay làm theo lời dặn, ông bác sĩ già gọi phone về nhà, nói bằng tiếng Việt:

– Bịnh nhân của anh tới rồi, đang thay đồ. Chắc một giờ nữa là xong. Em đợi anh về rồi mình đi chợ.

Cô gái bỗng ló đầu ra khỏi bình phong mỉm cười nhìn ông, gương mặt thật rạng rỡ, định nói gì nhưng rồi không nói, thụt đầu vào tiếp tục cởi quần áo.

Một lúc sau cô ta bước ra, mắt ngời lên sung sướng, nói bằng tiếng Việt, giọng như reo lên:

– Bác sĩ là người Việt Nam mà con cứ tưởng là người Tàu! Tên “Lee” nghe Tàu trân!

– Ủa! Vậy mà tôi cứ nghĩ cô là người Đại Hàn chớ!

Rồi cả hai cùng cười, cái cười rất sảng khoái. Tình đồng hương trên đất khách bỗng thấy thật ấm, thật đầy…Ông bác sĩ già nhìn cô bịnh nhân trẻ mặc áo blouse trắng đứng trước mặt ông mà không còn thấy cô gái ” punk” hồi nãy nữa !

Ông đưa cho cô cái dĩa, rồi vừa chỉ cái giường cao vừa nói:

– Cô cởi hết đồ nữ trang để vào đây, rồi lên nằm trên này để tôi chẩn mạch.

Cô gái làm theo như cái máy.

Phòng mạch được trang trí rất đơn sơ, nhưng thật yên tịnh. Trong không khí có mùi thơm dìu dịu của moxa (ngải cứu, đốt lên để hơ huyệt). Cái giường khám bịnh cao ngang tầm tay của bác sĩ. Ở một đầu giường có gắn thêm một vòng bằng da để chịu cái đầu của bịnh nhân, và khi bịnh nhân nằm sấp để châm cứu trên lưng thì mặt người bịnh nằm trọn trong vòng da. Như vậy, người bịnh không cảm thấy khó chịu nhờ khoảng trống ở giữa vòng da giúp người bịnh vẫn thở đều đặn và mắt được nhìn thoải mái xuống sàn nhà.

Bác sĩ đặt hai bàn tay lên cánh tay trần của cô gái, ôn tồn hỏi:

– Cô bịnh làm sao? Nói tôi nghe.

– Con ngủ không được, đêm nào cũng trằn trọc tới khuya. Hay bị chóng mặt. Đang đứng làm việc, tự nhiên muốn sụm xuống làm sợ toát mồ hôi. Con lo quá, bác sĩ. Mất việc làm chắc con chết quá, bác sĩ!

Ông Lê bóp nhẹ cánh tay bịnh nhân :

– Cô yên tâm. Có tôi đây. Mà…cô có uống rượu không?

– Không. Dạ thưa không.

– Cô có hút thuốc không?

– Dạ thưa có. Hút cũng nhiều…

– Cô có xì ke ma túy gì không? Nói thiệt tôi nghe.

– Mấy thứ đó con không dám rớ. Hồi ở bên nhà thằng anh con chết vì ba cái thứ ôn dịch đó, bác sĩ à. Vì vậy, con sợ lắm!

– Cô le lưỡi tôi coi.

– Ùm. Được rồi. Bây giờ cô nằm yên, để hai tay xuôi theo thân mình, nhắm mắt, thở đều đặn.

Ông bác sĩ già đứng cạnh giường đặt mấy đầu ngón tay lên cườm tay cô gái, chăm chú bắt mạch. Một lúc sau, ông bước vòng qua phía đối diện bắt mạch tay bên kia. Bộ mạch nói lên một sự rối loạn tâm thần. Cô gái này chất chứa quá nhiều ẩn ức nên sanh bịnh. Ông nhìn cô gái đang nhắm mắt thở đều: gương mặt Việt Nam đó, bỏ đi món tóc “punk”, vẫn toát ra nét nhu mì dễ thương. Ông cảm thấy tội nghiệp cô bịnh nhân trẻ này và thắc mắc không biết hoàn cảnh nào đã đưa đẩy cô ta trôi qua xứ Mỹ để có một cuộc sống mà ông đoán là thật bấp bênh, qua cuộc nói chuyện trong điện thoại. Ông nói:

– Bây giờ, cô nằm sấp xuống để tôi châm trên lưng.

Cô gái mở choàng mắt nhìn ông, mỉm cười, một nụ cười đầy tin tưởng. Ông bác sĩ nói tiếp:

– Cô đừng sợ. Châm không có đau. Còn nhẹ hơn kiến cắn nữa.

Cô gái trở mình nằm sấp, hai vạt áo blouse rớt xuống hai bên, bày ra cái lưng thon thon với nước da ngà ngà. Theo thói quen, trước khi châm, bác sĩ vuốt lưng bịnh nhân vài lần để bịnh nhân đỡ bị stress. Lần này, khi vuốt xuống thắt lưng, ông để ý thấy dưới làn vải mỏng của quần lót có một vết bầm nằm vắt ngang phía trên của mông. Ngạc nhiên, ông hỏi:

– Cô bị ai đánh hay sao mà bầm vậy?

Cô gái cười khúc khích:

– Bác sĩ coi đi!

Ông già kéo quần lót xuống một chút, thì ra không phải vết bầm mà là hàng chữ xâm màu chàm: Made In VietNam! Ông bật cười, vừa kéo lưng quần lót lên vừa nói:

– Cha…Bạo quá há!

Cô gái hơi rút cổ cười khúc khích vài tiếng nữa rồi im. Chắc cô đang sống lại với một vài kỷ niệm nào đó. Ông bác sĩ già áp hai lòng bàn tay lên lưng bịnh nhân, nhưng bây giờ sao ông không còn thấy cười được nữa. Hàng chữ “Made In VietNam” nhắc cho ông rằng con người nằm đây là sản phẩm của quê hương ông, cái quê hương đã mấy chục năm xa cách, cái quê hương mà ở đó ông không còn ai để nhớ, nhưng ông còn quá nhiều thứ để nhớ. Những thứ cũng mang dấu ấn “Made In VietNam”, từ con trâu cái cày, từ mảnh ruộng vườn rau, từ hàng cau rặng dừa, từ con đường đất đỏ đến con rạch nhỏ uốn khúc quanh quanh…Chao ơi ! Bỗng nhiên sao mà nhớ thắc thẻo đến muốn trào nước mắt…

Ông bác sĩ vuốt lưng cô bịnh nhân thật chậm để cho niềm xúc động lắng xuống tan đi. Ông có cảm tưởng như ông đang sờ lại được quê hương, có chỗ cao chỗ thấp, có phù sa đất mịn…Tự nhiên, ông muốn nói lên một tiếng “cám ơn”. Ông muốn cám ơn cô bịnh nhân đã mang quê hương đến với ông bằng hàng chữ nhỏ xâm trên bờ mông, chỉ vỏn vẹn có một hàng chữ nhỏ. Và ông cũng muốn nói với cô, nói một cách thật tình, không văn chương bóng bẩy, nói như ông nói cho chính ông, vỏn vẹn chỉ có một câu thôi: “Tôi cũng made in VietNam đây!”. Nhưng rồi ông làm thinh tiếp tục vuốt lưng người bịnh. Ông biết rằng cô gái không thể nào hiểu được ông, một bác sĩ già vừa quá sáu mươi, đã gần nửa tuổi đời lưu vong trên xứ Mỹ, có đầy đủ tiền tài danh vọng mà cũng xâm hàng chữ “Made In VietNam”, xâm ở trong lòng…

Bác sĩ im lặng dò huyệt châm kim. Bỗng cô bịnh nhân nói, giọng buồn buồn, làm như cô vừa xem lại hết một đoạn phim đời nào đó:

– Thằng bồ của con xâm cho con để làm kỷ niệm hồi tụi này còn ở Louisiana. Ảnh là thợ xâm…

– Ủa! Rồi sao bây giờ cô ở đây?

– Con theo ba má con dọn về Cali, ổng bả nói ở Cali bạn bè nhiều làm ăn dễ.

– Ờ…người Việt mình thích ở miền nam Cali lắm.

Ngừng một chút bác sĩ lại nói, trong lúc hai tay vẫn tiếp tục châm kim:

– Ở Cali khí hậu tốt hơn nhiều tiểu bang khác. Mà…ba má cô làm gì?

Cô gái làm thinh một lúc mới trả lời, giọng ngang ngang:

– Qua đây rồi ổng bả đá đít nhau. Bả lấy thằng Mễ chủ pressing, còn ổng thì chó dắt ổng ôm được một bà Mỹ goá chồng có tài sản.

– Vậy rồi cô ở với ai?

– Với ba con. Bà Mỹ cho con đi học college, ba con lái xe đưa rước.

– Vậy mà sao hôm qua, trong phone, cô nói cô đi làm?

Giọng cô gái như nghẹn lại:

– Khổ lắm bác sĩ.

Cô ngừng một chút để nén xúc động rồi nói tiếp:

– Ba con ỷ có bà Mỹ nuôi, không chịu đi làm. Tối ngày cứ đi nhậu với bạn bè, rồi nay đổi xe, mai đổi xe…Con nói ổng, chẳng những ổng không nghe mà còn chửi con: “Tiên Tổ mày ! Tao đem mày qua đây đặng mày dạy đời tao hả!”

Lại ngừng một chút mới nói được, nói như trút hết ẩn ức còn lại:

– Có lần ổng xáng cho con mấy bạt tay đau điếng…

Rồi nghẹn ngào:

– Lần đó, con bỏ nhà đi hoang…

Nói xong, hít một hơi thật sâu rồi thở hắt ra một cái như vừa làm xong một việc gì thật khó!

Ông bác sĩ im lặng, tiếp tục châm, mà nghe thương hại cô bịnh nhân vô cùng. Cô ta cỡ tuổi con gái út của ông. Con gái út của ông đang học đại học, còn cô này thì đang sống trong hoàn cảnh quá bấp bênh. Cả hai đều Made In VietNam hết!

Châm xong, ông đặt tay lên cánh tay trần của bịnh nhân, vuốt vuốt như vuốt tay một đứa con đang cần được vỗ về an ủi:

– Cô cứ nằm yên như vầy độ mười lăm phút, nghen.

Tiếng “dạ” bỗng nghe như đầy nước mắt.

Sau khi gỡ kim, ông bác sĩ bóp tay bóp chân bịnh nhân một lúc rồi nói:

– Bây giờ thì cô mặc quần áo vào được rồi.

Cô gái ngồi lên nói “cám ơn” mà đôi mắt vẫn còn mọng nước. Cô bước vào sau bình phong, chậm rãi mặc quần áo, làm như cô muốn những xúc cảm hồi nãy có thời gian để thấm sâu vào lòng…

Khi cô bước ra, gương mặt cô đã trở lại rạng rỡ. Cô mỉm cười nhìn ông bác sĩ, rồi, vừa mở cái xắc đỏ vừa hỏi:

– Bao nhiêu vậy, bác sĩ?

– Không có bao nhiêu. Chừng chữa xong rồi cô hãy trả.

– Bác sĩ cho con trả mỗi lần, chớ đợi hết bịnh, tiền đâu con trả. Cái thứ đi làm lậu như con…

– Cô yên tâm. Rồi mình tính.

Ông bác sĩ đưa dĩa nữ trang:

– Cô đừng quên mấy thứ này.

Cô gái phì cười, không đeo vào người mà trút hết vào xắc, rồi hỏi:

– Chừng nào con trở lại nữa, bác sĩ?

– Tuần tới, cũng ngày này giờ này.

Bác sĩ mở tủ thuốc, chọn lấy ra hai chai có dán nhãn sẵn, trao cho bịnh nhân:

– Trên nhãn có ghi liều lượng: mỗi ngày, cô uống sáng trưa chiều, mỗi thứ hai capsule.

Ra đến cửa phòng mạch, ông bác sĩ già cầm bàn tay cô bịnh nhân trong hai bàn tay của ông, lắc nhẹ:

– Bớt hút thuốc đi, nghen ! Từ từ rồi tôi sẽ chữa cho cô vụ ghiền thuốc nữa.

Ngập ngừng một chút rồi ông nói, giọng ôn tồn:

– Tôi muốn nói với cô điều này…

Cô gái chớp chớp mắt chờ. Chắc là lần đầu tiên cô được một ông già cầm tay một cách ân cần như vậy. Bác sĩ nói:

– Mình là người Việt Nam, ăn mặc theo “punk” không hạp với con người với bản chất của mình chút nào hết. Cô đâu có xấu mà cô làm cho xấu đi, uổng lắm! Mình phải xứng đáng là Made In VietNam, chớ cô.

Cô gái nhìn vào mắt ông bác sĩ, không nói gì hết, chỉ siết tay ông già một cái thật mạnh, rồi bước ra xe, một chiếc xe hơi cũ mèm phải đề tới bốn lần mới nổ máy!

*      *      *

Ông bác sĩ Lê ngồi uống cà phê với tôi ở khu Phước Lộc Thọ (Orange County – Nam Cali). Ông kể tiếp:

– Anh biết không, lần sau cô Kim đến phòng mạch, ăn mặc chải gỡ rất dễ thương. Chẳng có chút gì “punk” hết ! Lần khám bịnh đó, tôi có hỏi cổ sao không về sống với thằng bồ ở Louisiane có phải hơn là sống cù bơ cù bất ở Cali. Cổ nói như mếu: “Ảnh có vợ rồi”. Tôi biết: như vậy là cổ kẹt thiệt. Tôi đem chuyện này kể cho vợ tôi nghe. Bả cảm động lắm nên đề nghị giúp tiền cho cổ học một cái nghề gì đó, uốn tóc, làm nail chẳng hạn, để có công ăn việc làm  vững chắc hơn là đi làm lậu tầm bậy tầm bạ.

Tôi nói chen vào:

– Chắc gì cổ chịu. Nghe anh kể, tôi đoán chị này cũng tự ái lắm.

– Anh nói đúng. Cổ từ chối hoài. Sau nhờ vợ tôi mời cổ về nhà khuyên nhủ, coi như là trong thân tình, cổ mới chịu. Hôm đó, cổ ôm vợ tôi vừa khóc vừa nói: “Con cám ơn ông bà. Cám ơn ông bà”.

– Sau đó cổ có đi học thiệt không?

– Có. Học làm nail. Học giỏi nữa là khác.

– Cổ bây giờ ra sao rồi?

– Mới đầu làm thợ, làm công cho người ta. Bây giờ vừa làm thợ vừa làm chủ. Khá lắm!

– Mừng cho cổ, há!

– Cổ xách đồ nghề tới làm nail cho vợ tôi, con út và hai con dâu tôi thường lắm. Làm không lấy tiền. Cổ cứ nói với mấy con tôi: “Tôi chịu ơn ông bà bác sĩ biết đời nào mới trả cho hết, mấy cô biết không? Tôi không dám nói ra, chớ mỗi lần tôi cầm bàn tay của bà bác sĩ để làm nail, tôi vẫn nghĩ không có bàn tay này thì làm gì tôi thoát ra khỏi hoàn cảnh của tôi hồi đó để có những gì tôi có hôm nay…”

– Dễ thương quá!

– Noel, ngày Tết…cổ đều mang quà đến tặng vợ chồng tôi.

– Con người ở có tình có nghĩa quá, anh há!

– Đã hết đâu! Cổ còn nhớ đến ngày giỗ của ba má tôi nữa. Mấy ngày đó tụi con tôi có đứa quên chớ cô ta không bao giờ cô ta quên. Ngày đó, cô đem đồ tới cúng và ở lại phụ vợ tôi nấu nướng dọn dẹp nữa. Cho nên vợ tôi quí cô ta lắm!

Nói xong, bác sĩ Lê vỗ vai tôi, cười:

– Anh thấy không? Cô ta mới đúng là “Made In VietNam” đó! Còn nguyên chất, hè!

Ông Lê vui vẻ cầm tách cà phê vừa nhâm nhi vừa nhìn quanh. Người Việt Nam đi đầy trong thương xá. Cung cách có hơi khác nhưng nói năng thì y hệt như ở bên nhà. Một vài tiếng chửi thề rớt rơi đâu đó, nghe rất tự nhiên. Bỗng ông quay sang hỏi tôi mà nghe như ổng tự hỏi ổng:

– Không biết ở xứ Mỹ này, đồng hương lưu vong, có ai lâu lâu nhớ lại rằng mình “Made In VietNam”, không?

– Có chớ anh ! Nhưng cũng có người chẳng những không nhớ mà còn tự đóng cho mình con dấu “Made In USA” nữa, anh à. Thứ đó bây giờ thấy cũng nhiều!

Tôi đưa tách lên môi uống ngụm cà phê cuối cùng, bỗng nghe cà phê sao mà thật đắng…

 

 

Vui cười 

Trong nhà hàng sang trọng, thấy một thực khách đang cố buộc thật chặt chiếc khăn ăn vào cổ, ông chủ nhăn mặt bảo anh bồi:

– Hãy đến nói với khách, một cách xa xôi và hết sức lịch sự, rằng ở đây không nên làm như vậy. Anh hầu bàn đăm chiêu tiến đến gần vị kia và hỏi hết sức nghiêm túc:

– Thưa, ngài định cạo râu hay cắt tóc ạ?

 

– Bị cáo, khi anh nhận được chiếc nhẫn này, tại sao anh không nộp cho cảnh sát?

– Đâu cần thiết phải làm vậy, vì ở mặt trong chiếc nhẫn có ghi dòng chữ “Mãi mãi là của anh” mà.

 

Một cô gái lên chùa cầu khấn:

– Lạy Thánh mớ bái, xin ngài ban cho con lấy được người chồng: một là vô cùng giàu có, hai là có quyền cao chức trọng, ba là vừa trẻ vừa đẹp trai, bốn là vô cùng chung thuỷ với con.

– Thánh mỉm cười trả lời: Ba điều trên con xin, ta đều có thể ban cho, nhưng đã có ba điều ấy mà con lại xin kèm theo điều thứ tư là sự chung thuỷ của anh ta thì đến ta là Thánh cũng chịu.

 

Một bà vào cửa hàng quyết sắm một chiếc mũ thật ưng ý để đội trong dịp Tết. Sau khi đã thử tới hai chục chiếc, bà khách hỏi anh bán hàng:

– Có lẽ tôi sẽ lấy chiếc này. Giá bao nhiêu vậy?

– Ồ, cái đấy không hợp với bà đâu, mà nó lại quá rẻ, không xứng với một quý bà như bà.

– Vậy, chứ nó bao nhiêu tiền?

– Không mất tiền, vì đó chính là chiếc mũ bà đội khi vào đây.

 

Cô gái nọ tỉ tê với mẹ:

– Mẹ ơi! Cái anh chàng ở đầu phố hễ thấy con đi đâu là lẵng nhẵng bám theo khiến con rất bực mình!

Bà mẹ liền đáp:

– Lần sau, muốn khỏi bị quấy rầy, con hãy rẽ vào một quầy hàng nữ trang nào đó!