Tập San Tân Ðại Việt Số 7/2018 – Tưởng niệm GS. Nguyễn Ngọc Huy

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Ðại Việt Số 7/2018 – Tưởng niệm GS. Nguyễn Ngọc Huy

Mục Lục

Bs Mã Xái : Hoa Kỳ trước Thách Thức và Nguy Cơ “Sáng Kiến Vành Đai và Con Đường”. Ảnh hưởng đến ASEAN và CSVN
Trần Nguyên: Viết tưởng niệm một nhân tài Việt Nam: Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy
Trần Minh Xuân: Bài học Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và 3 thế hệ chung một tấm lòng
GS Nguyễn Ngọc Huy: Các Ẩn Số Chính Trị trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung – Lời mở đầu
Lê Minh Nguyên: Xây Dựng Quốc Gia Dân Tộc (bài 1) (Nation-State Building)
Đằng Phương: Thơ «Anh Hùng Vô Danh»
Nguyễn Ngọc Sẵng: Trung Cộng Đang Đuối Sức Trong Cuộc Chiến Thương Mại
Nguyễn Nhơn: Các Thành Phần Quốc gia – Dân tộc, Hãy Thừa cơ Quật khởi!
Đào Văn Bình: Nhật Ký Biển Đông: – Khi Nào Hoa Lục Dừng Lại Ở Biển Đông? – Ba Tư “Anh Chưa Chết Đâu Em”
Trọng Đạt: – Từ Genève 1954 tới Paris 1973 – Tổng thống Putin làm cho Nga vĩ đại trở lại
Phan Văn Song: Phục Việt để Phục Quốc: VIỆT NAM: Bỏ Ý Thức hệ về với Quốc Duy! Vô Cảm, Hèn, Sợ hay Bán Nước!
Nhữ Đình Hùng : Thơ VU VƠ
Nguyễn thị Cỏ May :  Vua tham và vua ngu? Có phải từ Chinatown? “Mấy kinh nghiệm trung quốc nên học” Hồ Chí Minh
BS Vũ Linh: Thơ «Tâm Tình» Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi: Hàn Phi Tử Chương II  Xã Hội Quan 1 – Dân
Từ Thức: Nước Pháp xuống đường chào mừng Worldcup Khai báo tài sản: Tấm gương lãnh tụ Bí mật cung đình

 

Hoa Kỳ trước Thách Thức và Nguy Cơ “Sáng Kiến Vành Đai và Con Đường”. Ảnh hưởng đến ASEAN và CSVN  –   Bs Mã Xái

1.Nhìn lại chiến lược Con Đường Tơ Lụa của TQ trong 5 năm qua (2013-18). Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) không nên chỉ hiểu đơn giản như một lộ trình, mà thực chất là một chiến lược ngoại giao toàn cầu, toàn diện về các mặt kinh tế, an ninh, địa chánh trị do chính Tập Cận Bình công bố năm 2013, phản ảnh tham vọng thực hiện tư tưởng xã hội chủ nghĩa theo đặc trưng Trung Quốc; “sáng kiến” gợi lại hình ảnh Con Đường Tơ Lụa cổ (old Silk Road) cách đây mấy ngàn năm.  Lộ trình của BRI gồm hai phần : một đường bộ lại gọi là “vành đai” kết nối Trung Quốc (TQ)  với Âu Châu xuyên qua siêu lục địa Âu-Á(Eurasian supercontinent), tuyến này gọi là “Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa” ( Silk Road Economic Belt ) và kế đến là một đường biển phát xuất từ ven biển TQ vòng xuống Biển Đông xuyên qua eo Malacca để vào Ấn Độ Dương rồi chui vào Kinh Suez để sau cùng cũng  ngừng ở Châu Âu mang tên Con Đường Tơ Lụa Hàng Hải Thế Kỷ 21 ((Twenty-First Century Maritime Silk Road) ; tiếp tục mở rộng về mặt địa lý, BRI không đóng khung ở  châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Đại Dương ( Oceannia ) như  TQ từng công bố năm 2013, mà nó lan toả đến Trung Mỹ, Mỹ Latinh, tận Nam Thái Bình Dương; và chưa hết, TQ cũng đã phát động “Con đường Tơ lụa Địa Cực” (The Polar Silk Road”); một chiến lược  Bắc Cực đầu tiên công bố trên Bạch thư. (Trong luật an ninh quốc gia năm 2015 của TC, Bắc Cực  và Nam cực được  chánh quyền TC xác định nằm trong chiến lược mới). Dưới hai đường chuyển vận lớn đó là sáu Hành lang kinh tế (economic corridor) kết nối giữa các thành phố hay giữa thành phố và các cảng ( tên 6 hành lang trong chú thích # 24) Hình như BRI có vẻ như không muốn bỏ qua nơi nào trên thế giới, và Bắc Kinh cũng không đóng khung lịch trình khi nào chấm dứt kế hoạch. Tính đến hôm nay, có hơn 80 quốc gia và tổ chức quốc tế tham gia vào BRI như hoàng đế Tập đã phát biểu tại Diễn đàn Bác Ngao tại đảo Hải Nam ngày 10/04/2018, nhưng mức độ TQ đầu tư biến thiên khá rộng đối với mỗi nước, nhiều nước như Nam Hàn có đăng ký, nhưng không hoặc chưa nhận dự án BRI, trong khi Pakistan ôm được  gói đầu tư  hậu hĩ trên 60 tỷ USD (để rồi  lọt vào “bẫy nợ” nên đành nhượng cảng Gwadar cho Bắc Kinh kiểm soát); con số quốc gia đăng ký hay tham gia BRI sự thật cũng khó bề đoán được khi biểu đồ còn kéo dài theo nhiệm kỳ của chủ tịch TQ nay không bị giới hạn kể từ sau khoá họp quốc hội TQ ngày 20/03/2018, và BRI được xem như biểu tượng chánh sách ngoại giao mang bản chất bành trướng của nhà lãnh đạo cốt lỏi ; có nhiều học giả đã  suy đoán BRI sẽ  sống mải, hay ít ra cũng vươn tới năm 2049 là cái mốc 100 năm kỷ niệm ngày thành lập Cộng Hoà Nhơn Dân Trung Hoa, lúc đó biết đâu hoàng đế Tập Cận Bình thực hiện xong giấc mộng của một  đại cường quốc hàng đầu thế giới, một “Trung Quốc phát triển toàn vẹn,  thạnh vượng,  hùng cường”, và nếu Tập  còn “sống mải” thì cũng đã 96 tuổi, hay biết đâu cục diện chánh trị quốc tế đang đổi thay nhanh chóng cũng như nội tình Trung Nam Hải chắc gì sẽ mãi ổn định suốt đời  để ông  Tập thực hiện  xong một Cuộc Cách mạng  Mới Trung Quốc, sau cuộc cách mạng  của Mao vào thập niên 1940s và  cuộc cách mạng cải cách kế tiếp của Đặng Tiểu Bình vào cuối thập niên 1970s còn gọi là cuộc cách mạng lần thứ hai của Trung Quốc ( xin xem chú thích # 6 ). 2.Âm mưu đằng sau kế hoạch Sáng Kiến Vành Đai Con Đường; Bẩy nợ và chiến lược địa chánh trị. Các chuyên gia về BRI  nghi ngờ về nguồn vốn để đầu tư và  cũng đã phát hiện  nhiều âm mưu bẩy nợ. Bắc Kinh cam kết trên $1 trillion đôla (một ngàn tỷ) cho khoảng 90 dự án hạ tầng cơ sở về đường sá, cầu cống, đường rầy, cảng  biển (port), “cảng cạn” ( dry port), ống dẫn dầu khí, phi cảng… Sự thật các quốc gia đang phát triển có sự thiếu hụt trầm trọng tiền bạc để đầu tư vào hạ tầng cơ sở, đặc biệt trong khu vực Ấn độ-Thái Binh Dương, Trung Á, Trung Đông, Mỹ Latinh…Năm 2009,  Ngân hàng Phát Triển Á Châu (ADB) ước tính cần phải có 8 trillion USD riêng cho dự án phát triển Á Châu để đầu tư vào các dự án hạ tầng cơ sở trong khoảng  từ năm 2010 đến 2020. Phần lớn các quốc gia đang phát triển nói toẹt ra là các  nước nghèo, lại nhỏ rất hoan nghinh cơ hội ngàn năm một thuở, choáng ngộp trước chánh sách tưởng là do lòng hảo tâm của Bắc Kinh  qua kế hoạch BRI, nhưng không nghĩ đến hệ lụy về sau; chánh sách hổ trợ phát triển của BRI là các khoản cho vay  (loan) đa phần vào loại ưu đãi, nhưng cũng có phần viện trợ ( aid ) không hoàn trả theo kiểu cho không, chưa kể các cách ”bôi trơn dưới gầm bàn” trong mọi hợp đồng vay mượn, và tục mua chuộc bằng quà tặng của người Tàu. Theo dõi các dự án đầu tư vừa khổng lồ vừa táo bạo theo phương cách riêng của TQ,  khiến có khá nhiều dự án theo dõi (tracking), các đánh giá từ các nghiên cứu  độc lập hay của Tây  phương nhìn thấy cung cách xử dụng  đòn bẩy kinh tế vào mục tiêu chiến lược kinh tế, chánh trị,quân sự, văn hoá trong kế hoach BRI (chú thich #2). Các nghiên cứu đã giải mã các nghi ngờ điều mà Bắc Kinh tuyên truyền là BRI sẽ đem lại sự  thịnh vượng “có lợi cho đôi bên” cho các nước đang phát triển, thực ra họ đang  nổ lực nhằm khẳng định ảnh hưởng của Trung Quốc, với tham vọng thay thế vai trò siêu cường Hoa Kỳ, bằng sức mạnh kinh tế và sức mạnh quân sự qua các thủ đoạn, âm mưu và trò chơi “địa chánh trị” dựa vào công cụ Sáng kiến Vành đai và Con đường, mà Tập Cận Bình từng phủ nhận.Tại Diễn đàn Bác Ngao 10/4/2018 ông nói “Sáng Kiến Vành Đai và Con đường không phải là một âm mưu của Trung Quốc như một số người trong cộng đồng quốc tế đã nói…TQ sẽ không chơi trò chơi địa chánh trị chiến lược vì những muc tiêu ích kỷ…, sẽ không áp đặt các thoả thuận thương mại với nước khác từ trên xuống dưới”. Nhẹ nhàng Bà Lagarde Giám đốc IMF vừa khen Vành đai Con đường có dấu hiệu tiến bộ, nhưng bà không quên cảnh báo về rủi ro nợ tiềm tàng, khó bề hoàn trả đối với các nước đối tác tham gia vào dự án, Bà nhắc nhở các ngân khoản vay được cho việc phát triển hạ tầng cơ sở là cần thiết nhưng không nên coi đó là “bữa  ăn trưa miễn phí”. Một số báo cáo ( chú thích # 4) về “chánh sách Bẫy Nợ”  (debttrap, debtbook) khiến mọi người kinh ngạc bên cạnh các  trường hợp nghiên cứu (case studies) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS( chú thích #2) và gần đây trên VOA nhiều bài phóng sự công phu về “Sáng Kiến Vành Đai và Con Đường” của Trung Quốc. Vung ra hơn 1 ngàn tỷ ( trillion) đô la Mỹ, Trunng Cộng đang  tiếp tục xử dụng công cụ BRI đầu tư vào đường sá, cầu cống, đường sắt, cảng cạn (dry port), cảng sâu, nhà máy điện, đặc khu kinh tế trên 70-80 quốc gia nhằm thúc đẩy thương mại toàn cầu với một chiến lược táo bạo dựa trên xã hội chủ nghĩa với đặc trưng Trung Quốc của Tập Cân Bình từng tuyên bố tại Diễn dàn Bác Ngao 2018. Tới nay thì “ Sáng Kiến Vành đai Con đường” đã hiện trên khắp các châu, cả trên địa cực (Polar Silk Road), và ngoại tầng không gian. Bài tham luận này nhằm điểm lại các công trình nghiên cứu, dự án theo dõi tác động của BRI trên các quốc gia, trên mọi lãnh vực làm thay đổi cuộc sống, gây rối loạn môi trường, biến thể cảnh quan, và ảnh hưởng thế cân bằng địa chánh trị.  3.  “Con đường Tơ lụa Hàng Hải” và “Chuỗi Ngọc Trai” trên Ấn Độ Dương. Không ai ngạc nhiên những biến chuyển lớn lao địa chiến lược tại vùng Ấn Độ Dương trong thời gian gần đây khi “ Sáng kiến Vành đai Con đường” của Bắc Kinh mở rộng mạng lưới cơ sở kinh tế, quân sự kết nối vòng Chuổi Ngọc Trai từ ven biển TQ, qua Biển Đông, lách qua eo Malacca, chui vào Ấn Độ Dương rồi tiến về Cảng Sudan (Port Sudan) đã phải vượt qua các chốt chiến lược Eo Mandeb, Eo Malacca, Eo Hormuz, Eo Lombock, nhằm khắc phục tình huống địa lý bất lợi để TC có thể tiếp cận thẳng từ lục địa với Ấn Độ Dương, phòng khi chốt Eo Malacca khép lại. Các cơ sở hạ tầng, hải cảng, phi cảng, căn cứ quân sự đặc biệt là hải quân được thành lập trong Ấn Độ Dương với tốc độ khá nhanh khiến Tây Phương và thế giới quan tâm trước bản chất bành trướng của TQ. Bên cạnh các kế hoạch trên đất, nhiều dự án qui mô trên biển, đáng kể các cảng biển nước sâu ở Miến điện (Cảng Kyaukpyu), Bangladesh, Cảng Hambantota ở Sri Lanka, cơ sở chiến lược trên quần đảo Maldives, cảng Gwada ở Pakistan với dự án“Hành lang Kinh tế Trung quốc-Pakistan” (China-Pakistan Economic Corridoors, CPEC); không nên quên  dự án cảng chiến lược Chabahar do Ấn độ  đầu tư  cùng Iran khai thác,  ngay bên  cạnh  cảng Gwada.  Cảng Kyaukpyu (Miến Điện): Kyaukpyu là thị trấn cận duyên trong Vịnh Bengale thuộc Rakhine, nơi đây người Rohingia từng bị quân đội Miến đàn áp tàn  bạo lấn chiếm  đất đai cho dự án xây dựng cảng Kyaukpyu trong kế hoạch BRI khiến người Rohingia phải bỏ làng ra đi. Bên cạnh cảng biển nước sâu này, công ty TC cũng trúng thầu xây một khu công nghiệp trong đặc khu kinh tế (SEZ); từ cảng chiến lược Kayaukpyu một ống dẫn dầu song hành với đường ống dẫn  khí đốt chạy đến Côn Minh thủ phủ tỉnh Vân Nam, một dự án mang tính chiến lược nhằm giảm phụ thuộc nhập cảng dầu khí qua Eo Malacca; cảng nước sâu Kyaukpyu cũng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế các tỉnh phía Tây Hoa lục, như khu tự trị Tân Cương. Có những lo ngại TC có thể dùng cảng Kyaukpyu trong mục tiêu quân sự, nhưng  nỗi lo sợ vượt trội hơn là TC có thể áp dụng đòn bẩy kinh tế vào “chánh sách bẩy nợ”( debt trap), như đã xảy ra ở Sri Lanka qua dự án đầu tư của BRI vào cảng Hambantota. Cảng Hambantota (Sri Lanka) vào năm 2017 đã trở thành gánh nặng cho Sri Lanka  khi chi phí duy trì vượt quá khả năng điều hành, và TQ gọi khoản đầu tư cho cảng này là “món nợ” khi Sri Lanka không  trả nổi nên đã phải rơi vào “bẩy nợ”,  dựa theo “luật lệ” riêng của bắc Kinh theo đó  Sri Lanka phải chuyển nhượng cảng cho công ty nhà nước TQ là China Merchants Port Holdings kiểm soát vào tháng 12 năm 2017 với hợp đồng thuê 99 năm; Hambantato trở thành  một nhượng địa cho TC và cũng lạ lùng, câu chuyện tương đối giống như cách đế quốc Anh buộc Nhà Thanh  ký vào hiệp định nhượng Hồng Kông vào thế kỷ XIX. Sri Lanka cũng giao cho TQ một vùng đất rộng quanh cảng để làm khu đặc quyền kinh tế (SEZ/Special Economic Zone). Thật ra, TC còn  đầu tư nhiều vào các cơ sở hạ tầng và chỉ đến năm 2015, ngoài  TC,  Sri Lanka còn  nợ các nước khác, gộp lại  đã vượt trần vào khoản 94% GDP. Một nhà nghiên cứu thuộc CSIS đặt câu hỏi về lý do kinh tế việc xây thêm cảng Hambantota khi Sri Lanka đang có khả năng và kế hoạch mở rộng tại cảng Colombo, điều này khiến nhiều người nghĩ Hambantota có thể trở thành một cơ sở quân sự TQ khi TC đang mở rộng mạn lưới hải quân,và xử dụng Hambantota trong  kế hoạch  bao vây Ấn Độ, một cường quốc càng ngày càng xích lại  gần Mỹ hơn trong Chiến lược Hướng Đông; cảng Hambantota lại nằm trên tuyến đường thương mãi quan trọng xuyên qua Ấn Độ Dương. Một cuộc xâm chiếm đất đai trong hoà bình.! Cảng Gwadar ( Pakistan ), cùng số phận như cảng Hambantota, nay cũng thuộc quyền quản lý của TC, lý do vì  Pakistan không trả nổi món nợ khổng lồ 62 tỷ USD  mà TC đã  cho Pakistan vay để cùng TQ phát triển dự án “Hành lang Kinh tế TQ-Pakistan (CPEC)” đi ngang qua Kashmir phần đất do Pakistan quản lý nhưng Ấn độ coi phần đất đó  thuộc chủ quyền của mình; CPEC là một dự án nằm trong kế hoạch BRI do Tập Cận Bình đề xuất từ  năm 2013. Với chánh sách bẫy nợ, Bắc Kinh được thuê đất quanh cảng Qwadar 43 năm. Cảng nước sâu Qwadar là trung tâm chuyển vận hàng hoá, là cửa ngỏ nhập khẩu và xuất khẩu từ vùng Tân Cương đến các thị trường quốc tế, rút ngắn thời gian nếu phải đi vòng qua Eo Malacca. Nó trở thành nơi hội tụ của các vùng thương mại quan trọng của thế giới, của Trung Đông giàu dầu mỏ, của Trung Á (Central Asia ) và Nam Á (South Asia).Việc khai triển tuyến đường  giữa Pakistan và phía Tây TQ, Bắc Kinh rút ngắn được con đường vận chuyển  dầu khí, nguồn năng lượng thiết yếu cho sự sống còn của nền kinh tế của TQ; kiểm soát được Gwadar, TQ có thể bảo đảm sự vận chuyển dầu từ Trung Đông qua Eo biển Hormuz cũng nằm gần cảng Gwadar. Nhiều chuyên gia quan tâm, nhưng ai ngăn được TQ xử dụng cảng nước sâu này như một căn cứ hải quân Trung Quốc; cảng Gwadar nhìn ra Biển Ả Rập (Arabian Sea) và vùng biển chiến lược Ấn Độ Dương là nơi trong tương lai TC có tiềm năng triển khai hạm đội trong khu vực Ấn độ -Thái Bình Dương, điều mà thủ tướng Modi và thành viên Bộ Tứ Kim cương (Quad) đã nghĩ tới.  Ngày 29/01/2018 Pakistan và TQ đã cùng nhau tổ chức triển lãm lần dầu tiên về tầm quan trọng của cảng Gwadar và khu kinh tế tự do, ( Special Economic Zone,SEZ) của cảng này. Tuy nhiên thách thức an ninh vẫn là vấn đề cho cảng và cho CPEC với sự quấy rối của các phần tử hiếu chiến, gồm Nhà nước Hồi Giáo và các phần tử nổi dậy và sự chống đối của các đảng đối lập mang màu sắc dân tộc trước tác động xâm lược của Bắc Kinh. Cảng Chabahar (Iran): Cảng chiến lược Chabahar nằm trên ven biển phía nam quốc gia Hồi giáo Iran, bên cạnh sườn  cảng Gwadar( Pakistan), nhìn ra Vịnh Oman, vừa được khánh thành hồi đầu tháng 12/2017 do nổ lực đầu tư của Ấn độ với thoả thuận với Iran, nó phản ảnh tham vọng của thủ tướng Ấn độ Narenda Modi nhằm phát triển hạ tầng cơ sở kết nối khu vực giữa Ấn độ (Mumbai) với Iran xuyên qua Biển Ả Rập, nối cảng Chabahar với Afghanistan, và tuyến đường mới này sẽ vươn tới châu Âu, nhằm đối trọng với Vành đai và Con đường Tơ lụa Trung Quốc; dự án Chabahar  tạo ra viễn cảnh hàng hoá Ấn độ tràn ngập vào Trung Á và Afghanistan, mà  khỏi qua lãnh thổ Pakistan, vốn căng thẳng với Ấn Độ, tất nhiên sự kiện mới này buộc Pakistan chú ý theo dõi,và dự án Chabahar là nước cờ chiến lược của Dehli nhằm hạn chế ảnh hưởng Trung Cộng  trong khu vực Ấn Độ Dương. Nhưng liệu New Dehli có thể cạnh tranh nổi với sức mạnh kinh tế của TC, trong sách lược phát triển cảng Qwadar, cùng những thử thách an ninh bất ổn ở Afghanistan. Công trình phát triển cảng Chabahar lại do một công ty có liên hệ gần gũi với Vệ binh Cộng hoà Iran; nay tổng thống Trump lại rút khỏi thoả thuận hạt nhân ký năm 2015, lại tái lập biện pháp trừng phạt Teheran, tạo lại thế thù nghịch với Iran, và do đó cũng gây trở ngại không ít cho New Dehli trong hợp tác Iran-Ấn độ; trong khi BRI đang đẩy Iran siết chặt bang giao với Trung Cộng, trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc TC và Hoa Kỳ. Tóm lại, “Con đường Tơ lụa Hàng Hải “(Maritime Silk Road ) trên đường vào Ấn Độ Dương đã tạo những tác động kinh tế, chánh trị, quân sự, văn hoá cho các quốc gia tham gia vào kế hoạch đầu tư của TQ, nhưng nhìn chung ảnh hưởng chánh trị, kinh tế, quân sự của Bắc Kinh càng ngày càng mở rộng trong khu vực khiến các chiến lược gia đặc biệt quan ngại tập trung vào Ấn Độ Dương, nơi mà Hoa kỳ và Bộ Tứ Kim cương ( Quad) từng xem như vùng kết nối quan trọng  giữa Thái Bình Dương với Trung Đông và quan trọng hơn nữa trong việc quản lý bất kỳ mối đe doạ nào đối với các “chốt cổ chai “ của Eo biển Hormuz và Eo biển Malacca. Như đã trình bày, nền kinh tế TC phụ thuộc rất nhiều vào tuyến đường thương mại Ấn Độ Dương, bình thường phải xuyên qua các chốt eo biển, do đó việc phát triển các cảng biển sâu và các tuyến đường kết nối với lục địa (TQ ) bảo đảm được việc cung cấp năng lượng (dầu khí) giảm thiểu được chi phí và thời gian chyển vận, mà còn có thể phòng ngừa được trường hợp bị Tây Phương chèn ép tại  các chốt ( như  Eo biển Malacca…) Việc gia tăng hiện diện quân sự  ở Ân Độ Dương  là điều tất yếu,  là phù hợp với  chiến lược biển của Tập Cận Bình, đặc biệt để đảm bảo an toàn các tuyến đường hàng hải con đường huyết mạch cho nền kinh tế  chủ yếu dựa vào xuất cảng,và không  ngạc nhiên việc TC dùng sức mạnh cơ bắp nhằm bảo vệ  lợi ích đã chiếm hửu trong khu vực (như trường hợp cảng Hambantota), dù việc xâm lăng lãnh thổ như vậy là vô đạo và trái với luật pháp quốc tế. Chiến lược “Chuỗi Ngọc trai”vẫn còn mở rộng ”, cảng Gwandar chưa phải là hạt trai cuối cùng khi lịch trình đầu tư của Vành đai và Con Đường còn dài dính liền với nhiệm kỳ không giới hạn chủ tịch Tập Cận Bình ; tiến độ mở rộng cho thấy  BRI cũng đã  vươn tới  Châu Phi, Nam Thái Bình Dương. Phản ứng của Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhựt Bản, Úc sẽ ra sao? 4.”Sáng kiến Vành đai Con đường” mở căn cứ quân sự tiền đồn đầu tiên tại Phi Châu: cảng Djibouti. Tham luận này không đủ rộng để trình bày tác động của BRI trên khắp địa bàn Phi Châu, trong bối cảnh Hoa kỳ với chánh quyền TT Trump hầu như lơ là trong chánh sách đối ngoại đối với lục địa bao la này theo báo cáo (phần Châu Phi ) của chánh phủ Mỹ nói về Chiến lược An Ninh Quốc Quốc Gia (National Security Strategy ) và Chiến lược Quốc Phòng ( National Defense Strategy), trong lúc Trung Cộng tiếp tục đổ hang nghìn tỉ đô la qua kế hoạch “Vành đai Con đường” đầu tư vào phát triển hạ tầng cơ sở, và  kết quả TQ ngày nay là đối tác thương mại lớn nhứt của lục địa này, vượt trội hơn Hoa Kỳ. Nhưng điều Hoa Kỳ chắc không thể lơ là khi Bắc Kinh thiết lập căn cứ hải quân Djibouti tầm cở trong vị thế chiến lược nằm ngay lối ra vào phía nam Biển Đỏ ( Red Sea) chỉ cách căn cứ quân sự Hoa kỳ Camp Lemonnier 10,5 km, căn cứ quân sự duy nhứt của Hoa Kỳ, cũng là nơi lực lượng đặc nhiệm Mỹ mở các hoạt động chống khủng bố. Cộng hoà Djibouti có khoảng một triệu dân có biên giới với Somalia, và nằm tại khu vực Sừng của châu Phi, ngay tại vị trí chiến lược với các tuyến đường hải quốc tế đi qua kinh đào Suez, nhìn ra Vịnh Aden, phía tây bắc giáp Ehiopia, còn Eritrea trùm ngay trên đầu. Không rõ Djibouti đã vay (nợ) TC tới mức “vượt trần” chưa khi xứ này chấm dứt hợp đồng với DP World mà giao việc quản lý cảng cho Bắc Kinh; TQ còn” giúp “ đầu tư vào dự án thiết lập tuyến giao thông  đường xe lửa điện (electric railway) nối liền hải cảng Djibouti với Addis Ababa (thủ đô Etiopia); theo tiết lộ của giới truyền thông, Djibouti đã vay TC một khoản tiền khổng lồ tương đương với 75% GDP, còn theo ước tính của Mỹ, Djibouti đã nợ hơn 1,2 tỷ đô la; điều này khiến ta suy luận là Bắc Kinh đã làm trò chơi “bẩy nợ” để rồi  Djibouti lại phải nhượng cảng container Doraleh. Ngày khai mạc căn cứ hải quân (1/08/2017) có Quân đội Nhơn dân Trung quốc (PLA) tham dự. Trước việc TC thiết lập căn cứ ngay điểm chiến lược quân sự Djibouti, Tướng Thuỷ quân lục chiến Thomas Waldhauser, chỉ huy các lực lượng quân sự Hoa kỳ tại Châu Phi (US Africa Command) đã trình báo Uỷ ban Quân vụ Thượng viện “ đây là kịch bản tệ hại nhứt” ( “worse-case scenario”), nó sẽ “hạn chế quyền tiếp cận của chúng ta”, … hạn chế khả năng ra vào của Hải quân, ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhiên liệu cho tàu quân sự,  cho việc tiếp tế Camp Lemonnier, và các tiền đồn khắp châu Phi”. Thêm sự kiện nóng từ “Chương trình The Dragon’s Reach” trích tin VOA (ngày 04 Tháng 5, 2018): Trung Cộng từ căn cứ hải quân Djibouti đã bắn tia laser cấp độ quân sự vào máy bay của Mỹ trong lúc hạ cánh xuống Camp Lemonnier, gây phi công bị thương nhẹ; theo phát ngôn viên của Ngũ Giác đài Dana White tin chắc công dân TQ đứng đằng sau hai vụ bắn laser gần đây; nhưng ai cũng đoán được TC đã phủ nhận các cáo buộc của Hoa Kỳ. TC muốn thăm dò phản ứng  Mỹ, như họ đã từng làm ở Biển Đông, cho rằng  Bắc Kinh có một chiến lược dài hạn, bền bĩ mà họ đang theo đuổi, cả ngoại giao quân sự lẫn đầu tư kinh tế đều là những trụ cột  quan trọng về cách họ thực sự thiết lập  sự hiện diện  trong khu vực đó.” Vị thế của cảng Bjibouti tại mõm tây bắc Ấn Độ Dương chắc cũng đã gây những lo ngại cho thủ tướng Ấn độ Narendra Modi ; quả là thêm “hạt trai mới” trong “chuỗi ngọc” ( String of Pearls) của TC nhằm bao vây Ấn độ tứ bề trong đó nhiều cảng TC có thể  biến thành cơ sở quân sự như ở Miến Điện, Bangladesh, Sri Lanka, Pakistan (Cảng Gwadar với trục Vành đai Kinh tế TQ-Pakistan xuyên ngang Kashmir tức sườn phía bắc Ấn độ). Trước khi rời Bạch Ốc, Ngoại trưởng Rex Tillerson cũng đã mưu tìm cũng cố quan hệ với một lục địa đang tiến gần hơn với TQ, trong bối cảnh” Vành đai Con đường” phát động rầm rộ tại Phi Châu. Trong chuyến viếng thăm Phi Châu sáu ngày tại 5 quốc gia (từ ngày 07/03/2018); trong cuộc họp báo tại thủ đô Ethiopia, Tillerson lên tiếng cảnh báo châu Phi lâm vào cảnh“đổ nợ”, khuyên các quốc gia Châu Phi nên cẩn thận, đừng để mất chủ quyền khi nhận các khoản vay, mà cần xem xét kỷ các điều khoản ký kết, chắc ông lại muốn nói tới chánh sách “bẩy nợ” của Bắc Kinh mà Bà Giám đốc IMF đã từng lưu ý các “thành viên con nợ” của BRI. Chắc nhiều người còn nhớ lời phát biểu của vị cựu ngoại trưởng Tillerson tại CSIS 10/18/2018“ Chúng tôi cần hợp tác với Ấn Độ nhằm đảm bảo rằng Ấn Độ -Thái Bình Dương không trở thành một khu vực rối loạn, xung đột, và theo thói kinh tế con buôn cướp giựt” (“we need to collaborate with India that Indo-Pacific does not become a region of disorder, conflict, and predatory economics” (chú thích #14&15 ). Chuyện BRI và tác động của nó trên Djibouti và trên Phi Châu còn dài, xin tạm ngừng ở đây; trong một dịp khác sẽ bàn về mạng lưới Vành đai Con đường trên toàn Châu Phi, và kế hoạch hợp tác giữa quốc gia độc tài đạo tặc Nga với chế độ độc tài toàn trị TC, cả hai nhằm mở rộng ảnh hưởng loan toả trên toàn lục địa mênh mông này, hi vọng  sẽ vượt trội hoặc  ít nhứt là cạnh tranh với Hoa Kỳ, trong  ý đồ  sắp đặt lại trật tự thế giới.  Tổng thống Trump trong diễn văn báo cáo về Chiến lược An ninh Quốc gia ( 12/2017) đã xếp hai cường quốc mới này là kẻ thù, là những quốc gia xét lại ( revisionist countries ). 5. Con đường Tơ lụa trên bộ (Silk Road Economic Belt) nối kết Trung Quốc với Âu Châu, xuyên qua Trung Á. Trường hợp quốc gia Kazakhstan. Đồng thời với Con đường Tơ lụa Hàng hải (Maritime Silk Road),TC cho khai mở “Vành đai Con đường Tơ lụa” trên bộ ( Silk Road Economic Belt) kết nối TQ với Âu Châu, xuyên qua Trung Á ( Central Asia) và Nga; Âu châu là biên giới cuối cùng của “Nhứt Đới” (One Belt). Mục đích Bắc Kinh là phát triển hạ tầng cơ sở và phát triển cho khu vực, tìm đường phát tán nền kinh tế dựa trên xuất khẩu nhưng Mỹ, Tây Âu, Nhựt nói chung là Tây phương quan ngại động cơ thầm kín đằng sau “Viễn kiến và Hành động cho kế hoạch BRI” của Bộ Chánh trị TC (phổ biến từ 28/03/2015); Âu châu nghĩ rằng phần lớn  BRI đã mang đến những tác động tiêu cực về mặt kinh tế, quân sự, địa chánh trị cho các quốc gia thành viên BRI. Trái lại, các quốc gia Trung Âu và Đông Âu CEE (cụm từ Anh ngữ CEE chỉ Countries in Central and Eastern Europe) lại khá nhiệt tình với chánh sách đầu tư của Trung Cộng mà ít quan tâm đến mối hại kinh tế, chánh trị sau này.  Nhưng các nhà phân tách thời sự lướt qua khía cạnh địa chánh trị đáng đáng chú ý về sự đồng thuận Bắc Kinh-Moscow trong kế hoạch phát triển BRI tại Trung Á và Đông Âu. Trong chiến lược “ đi ra ngoài” (“going out”) về phía tây, BRI đụng phải Liên minh Kinh tế Âu-Á, của nhà độc tài toàn trị Tập Cận Bình và tổng thống Putin cũng vừa độc tài lại mang tiếng đạo tặc, cả hai đều có tham vọng mở rộng ảnh hưởng kinh tế địa chánh trị trên các nước Trung Á (Cenral Asia), EU (European Union), bao gồm luôn cả các quốc gia Trung Châu (Central Europe) và Đông Âu (Estern Europe); trong cách nhìn tiêu cực quả là chuyện “mạt cưa mướp đắng” gặp nhau. Nhưng cả hai, TC và Nga,  cũng đang trực diện với nhiều thử thách cho việc thực hiện kế hoạch của mình, nên phải bỏ lại đằng sau những bất đồng tư tưởng, dành cho cách  tiếp cận thực dụng hơn để cả hai cùng thắng, cùng theo đuổi lợi ích chung và cùng đối phó các mối đe doạ chung. Nga đang bị Tây phương trừng phạt kinh tế sau vụ Crimea, sau vụ ảnh hưởng vào cuộc bầu cử Hoa kỳ, vào thêm vào đó nguồn lợi dầu khí bị thu hẹp; Nga lại muốn duy trì sự kiểm soát các nước láng giềng Trung Á, Đông Âu thuở nào từng là liên minh của Liên bang  Xô Viết. Thực sự Nga bị Tây Phương cô lập về cả hai mặt kinh tế và chánh trị, dù  Kremlin vẫn còn ở thế mạnh quân sự chưa ai vượt trội, cho  nên qua sự hợp tác với TC, Putin sẽ có thêm ưu thế mở rộng hoạt động cho mình và cho Liên Minh Kinh Tế Âu-Á (EEU) đặc biệt hướng về vùng Đông Nam Á và Đông Bắc Á, tìm các nước không theo lịnh trừng phạt của Tây phương để tìm thị trường mới khác như Phi luật Tân, Indonesia, Nam Hàn, Việt Nam. Liên minh Kinh tế Âu-Á (Eurasian Economic Union, thường được viết tắt EEU) là sáng kiến của Putin và do Nga đứng đầu, với 5 thành viên : Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan trong đó có 2 trong 5 nước  Trung Á (Kazakhstan,  Uzbekistan, Turmenistan, Tajikistan, Kyrgystan). Trung Á nằm vào vị trí chiến lược giữa các thị trường đang phát triển của Á Châu (Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á và các thị trường giàu có Âu châu. Đối với TC, với khối dự trử ngoại tế khá lớn, với Quỹ Con đường Tơ Lụa ( Silk Road Fund), Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng cơ sở Á Châu (AIIB ) và  các ngân hàng TQ đứng phía sau chống lung khá vững chắc cho BRI, nhưng nhiều rủi ro khi “ đi ra ngoài” xuyên qua Trung Á (Central Asia), là sân sau của Nga, Tập phải đối phó với vấn đề an ninh, một vùng đầy bất ổn chánh trị  lại nơm nớp lo sợ khủng bố của Nhà nước Hồi Giáo, và nhiều nhóm quá khích, trong khi  nội tình  cũng không yên trong việc trấn áp các phong trào yêu nước tại Tân Cương, Tây Tạng, chưa kể nền kinh tế TQ cũng bắt đầu khựng lai; trong tình huống đó, Trung Á là nơi mà Putin là trùm khu vực có khả năng quản lý tình thế và ổn định khu vực. Nói cách khác TQ là người tạo cảnh (enabler), giàu phương tiện, là đại xì thẩu (Big money!), có khả năng thực hiện kế hoạch “Nhất đới Nhất lộ” còn Nga sẽ là người bảo vệ  an ninh có “Big Gun”!Do đó không ai ngạc nhiên thấy“mạt cưa” và “mướp đắng “ hợp tác với nhau vì quyền lợi chiến lược, vì cả hai cùng chia sẽ lợi ích, để cả hai cùng thắng  trong tham vọng tạo lập một khu vực Trung Á thạnh vượng (!) dưới sự kiểm soát của hai cường quốc độc tài, và nhờ đó  Tập Cận Bình lấy đà đẩy mạnh cuộc đầu tư vào Âu châu. Đánh dấu cho sự hợp tác Trung-Nga, từ năm 2015 hai nước Nga và TC đã ký kết thoả thuận hợp nhứt BRI với EEU, giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu ( EEU) với Sáng kiến Vành đai Con đường. Ngoài ra nên kể những dự án cụ thể giữa hai nước gồm hợp đồng khí đốt giữa Gazprom và CNPC (2014), Quỹ Con đường Tơ lụa – Silk Road Fund – đầu tư cho dự án Sibur (2017), dự án Yamal LNG (2015), dự án Western Europe-Western China highway, nối liền cảng Liannyungang trên bờ Biển Hoàng hải, TQ với cảng cạnh St.Petersburg dọc Biển Baltic, xuyên qua Kazakhstan. Hai cường quốc có vẻ vững tin sẽ vượt trội hoặc thừa sức cạnh tranh với siêu cường Hoa Kỳ, và chắc cả hai khó quên về tuyên bố của tổng thống Trump xem họ là hai kẻ thù trong “Chiến lược An ninh Quốc gia”. Nhắc lại tại “Diễn đàn đầu tiên Vành đai Con đường”(ngày 10/ 5/2017) tại Bắc Kinh, Tập ca ngợi Nga là một đối tác cột trụ tích cực của BRI, và Putin là người được Tập cho phát biểu ngay sau bài diễn văn khai mạc của Tập, để Putin có dịp quảng cáo lại dự án Đại Á-Âu (Greater Eurasia project )với cử toạ gồm nhiều lãnh đạo thế giới, doanh nhơn, học giả… Chánh sách thương mại, thuế má của Trump càng tạo sự gắn kết TC và Nga, điều này thấy rõ trong Thượng đỉnh “Tổ chức Hợp Tác Thượng Hải  (SCO) tại Thanh Đảo gần đây (ngày 9-10/06/ 2018). Nhìn vào bản đồ “Nhứt đới” hay các hành lang kinh tế  kết nối  TQ với  Trung Á, các cơ quan truyền thông  nói đến khá nhiều tác động của “Sáng kiến Vành đai Con đường” (BRI) tại Cộng hoà Kazakhstan, Trung Á (Central Asia ), về dự án Đặc Khu Kinh Tế” Khorgos; phóng sự của “The Dragon’s Reach” trên VOAnews cũng không quên đánh giá hệ luỵ của BRI trên vùng sa-mạc xa xôi này.  Khorgos là một cảng cạn  (dry port) khổng lồ đang dựng lên trên một sa mạc xa xôi cạnh biên giới giữa Cộng hoà Kazakhstan và Trung Cộng trong kế hoạch “Vành đai Con đường” nhằm phát triển các tuyến đường bộ để chuyển vận hàng hoá trên xe lửa (loại standard gauge trains) từ nội địa Trung Quốc để sang qua xe lửa loại wider gauge (wider gauge trains ) trước khi cho xuất khẩu tới các thị trường châu Âu; theo báo chí cho biết chuyến xe lửa đầu tiên năm 2015 mang được 30 containers; năm 2017 chuyển vận gần 50 ngàn containers; chuyển vận như vậy chỉ mất từ 10-14 ngày, trong khi dùng đường biển sẽ mất 50 đến 60 ngày, nhưng so lại thì rẻ hơn đường bộ, dù thời gian ngắn hơn! Hàng hoá “Made in China” ào ạt đổ về hướng Âu Châu, nhưng chiều ngược lại thì quá ít; lại tình trạng nhập siêu cho Âu Châu. Trung Cộng đầu tư hàng tỉ đô la vào Kazakhstan, với kế hoạch BRI đổ vào dự án Đặc Khu Kinh tế Khorgos-Eastern Gates thành trung tâm (hub) quốc tế hàng đầu về thương mãi, vận tải, hậu cần. Zarakhstan là đối tác thương mại lớn nhứt của Trung Cộng, và có ảnh hưởng rộng lớn lên các quốc gia chung quanh. Hiện nay Cộng hoà Kazakhstan, độc lập từ năm 1991 sau khi Liên Xô sụp đổ, được trị vì với vị tổng thống già nua Nursultan Nazarbaye vốn là  một lãnh đạo vào thời cộng sản từ năm 1990, ông có công xây dựng đất nước khá hơn, nhưng vẫn giữ lối quản trị độc tài mà vẫn còn nắm giữ ưu thế trong khu vực và uy tín quốc tế; Kazakhstan là thành viên của Liên Minh Á-Âu (EEU), cũng là thành viên của SCO, của Tổ chức An ninh và Hợp tác Âu châu (OSCE ). Kazakstan cũng là quốc gia sở hửu nhiều nguồn dầu khí mà TC rất ưa thích, lại là vùng sản xuất ngũ cốc, và hơn thế có quặng uranium trong lòng đất, cũng là thứ nguyên liệu Bắc Kinh đang cần. Là khách hàng quan trọng của BRI, không rõ Kazakhstan đã lọt vào “bẩy nợ” của Bắc Kinh chưa, nhưng chánh phủ Kazakh nhắm mắt làm ngơ không dám mạnh miệng với Bắc Kinh khi công dân mình bị đàn áp giam cầm ở Tân Cương trong nhiều năm qua tại khu tự trị này ngày càng gia tăng đáng kể, từ việc lấy mẫu DNA cá nhơn, việc thâu hồi hộ chiếu, bỏ tù hàng loạt và việc giam giữ trong các” trại giáo dục cải tạo”; một số tù nạn nhơn là công dân Kazakhstan được trả về xứ nhờ sự can thiệp “tinh tế” của nhà nước Kazakh vốn là “đối tác tốt “của  “Sáng kiến Vòng đai và Con đường”. Giáo sư Nargis Kassenova giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Á của Viện Đại học KIMEP (Almaty, Kazakhstan ) nói với Diplomat qua email “ Theo hiểu biết của tôi là vấn đề đã được nêu lên một cách ngoại giao để báo hiệu mối quan tâm, nhưng không gây ra sự phẩn nộ của chánh phủ Trung Quốc …” một phóng viên của đài RFE/RL  nhận định về cách can thiệp của nhà nước cho các nạn nhân  Kazakh ở Tân Cương rằng ngoại giao là một nghệ thuật tinh tế, đặc biệt khi nhơn danh cho một nước 18 triệu dân đi nói chuyện với đại diện của một quốc gia 1 tỷ 400 triệu dân”. (Chú thích # 17 & 18). Theotin từ các cơ quan bảo vệ nhơn quyền, từ giữa năm2017, Bắc Kinh tăng cường chiến dịch  đàn áp và giam giữ hàng chục ngàn người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ (Muslim Uyghurs) và các dân tộc thiểu số Hồi giáo (ancient Turkic Muslim people) khác trong đó có người dân tộc Kazakh tại các nhà tù và trại “giáo dục cải tạo” ở những vùng phía tây khu tự trị Tân Cương, cạnh biên giới Kazakhstan. Bắc Kinh ngược lại tố cáo có cả trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ sống nhiều nơi trong nội địa TC đã vượt biên tham gia các nhóm Hồi giáo quá khích ở Trung Đông, Afghanistan, nhằm giải thích biện pháp trấn áp cực kỳ dã man của họ. Tình cảm chống Trung Quốc từ vụ giam cầm công dân Kazakh ở Tân Cương càng thêm trầm trọng vì sự hiện diện các doanh nhơn và Hoa kiều càng ngày đông đảo hơn trong các khu đặc quyền kinh tế, họ tóm thâu hết các cuộc thầu, giành hết công ăn việc làm của người bản xứ; Tập Cận Bình khi thăm viếng thủ đô Astana (Kazakhstan) năm 2013 đã thông báo hành lang kinh tế Trung Quốc-Âu châu sẽ xuyên qua chốt trọng yếu Kazakhstan, dân chúng Kazakh đoán  trước điềm tai hoạ cho đất nước sắp đến nơi. Năm 2016 một cuộc biểu tình với hàng ngàn dân chúng nổ ra khi tin chánh phủ Kazakh đề xuất tu chính luật lệ đất đai (Land Code) cho phép ngoại kiều, cụ thể là TQ, mua những vùng đất rộng lớn của Kazakhstan trước đây đã nhượng cho TQ theo thoả thuận năm 1999. Một video trên website TC lại phổ biến cáo buộc Kazakhstan đã chiếm đất của TQ khoản 44 triệu km vuông càng làm cho dân chúng thêm phẩn nộ  (xem chú thích # 18).Lại vừa ăn cướp vừa la làng. Vốn là một cộng hoà Xô-viết cuối cùng tuyên bố độc lập khi Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991, nhưng Kazakhstan ở thế phải tham gia Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU) do Nga đứng đầu, với bản chất bá quyền với các thành viên. Tháng Ba 15, 2018 Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bổng dưng, nếu không nói là bất thường, cho biết việc Kazakhstan cung cấp hộ chiếu miễn thị thực cho công dân Mỹ phải cần sự chấp thuận của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU),  tức phải được Kremlin đồng ý. Đã có vấn đề phức tạp trong bang giao giữa Kazakhstan và các liên bang trong thời gian gần đây mà theo giới phân tích, phần nào cũng do sự lãnh đạo của vị tống thống Nazarbaev đã kém mạnh mẽ hơn khi ông trên đà lão hoá; thời điểm 3/15 mà Lavrov đặt vấn đề visa nhắc lại  ngày Kazakhstan tổ chức lần đầu tiên với tư thế là nước chủ nhà cho hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Trung Á từ năm 1999. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Kazakhstan (Anua Zaynakov) với giọng khá chua chát, và ông ta chờ khi Lavrov đến thủ đô Astana để đàm phán về Syria  hôm 3/16 để đáp trả Lavrov rằng việc giới thiệu hay huỷ bỏ chế độ visa cho công dân nước ngoài là quyền của quốc gia nào có chủ quyền, và rằng EEU không phải là một liên minh chánh trị mà vai trò  duy nhứt là quan tâm với việc hợp tác kinh tế. Các phân tích cho thấy Cọng hoà Kazakstan với vị thế địa-kinh tế-chánh trị hàng đầu của Trung Á, sau những năm cộng tác với Sáng kiến Vành đai Con đường của Tập và với EEU của Putin rồi cũng đụng phải vấn đề chủ quyền với họ, tinh thần dân tộc bị sứt mẻ, nhưng ban lãnh đạo Kazkhstan đã góp vốn cho hai đại cường giải quyết phần nào các khó khăn nội bộ của họ thay vì tạo sự thạnh vượng và lợi ích cho dân Kazakh hay cho Trung Á. Tác động của BRI tại Trung Đông khá phức tạp sẽ được bàn tới đầy đủ hơn trong dịp khác. Năng lượng  trời cho khu vực nầy lại là sức thu hút không gì cản nỗi cho cường quốc đỏ Trung Nam Hải luôn có nhu cầu ( dầu khí ) cho phát triển công nghiệp; mới đây ( ngày ngày 10-07-2018 ) Tập Cận Bình triệu tập “Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-Ả rập” ( CASCF/China-Arab States Cooperation Forum) lần thứ 8 tại Bắc Kinh, với sự hiện diện của các thành viên cao cấp của các quốc gia Ả rập và Liên minh Ả Rập ( Arab League ); trong diễn văn khai mạc,  hoàng đế đỏ tuyên bố sẽ đẩy mạnh “Sáng kiến Vành đai Con đường” đi vào sự nghiệp phát triển Trung Đông; chủ tịch thông báo TQ sẽ tháo khoán gói tín dụng trong hình thức vay nợ (loan) $20 tỷ USD cho nhiều quốc gia Ả rập (loans), và thêm vào đó 1 gói viện trợ (aid) $100 tỷ USD cho người Palestine, Yemen, Jordan và Syria. Kế hoạch táo bạo của BRI đi vào Trung Đông vào thời điểm mà tình hình chánh trị đầy bất ổn giữa Riyadh và Teheran với các điểm nóng tại  Yemen, Iran, Iraq, Syria, Qatar; BRI có vẻ đẩy Bắc Kinh về phía Iran  một quốc gia Hồi giáo (hệ phái Shiite) tỏ ra đáng tin cậy trong mặt trận chung chống chánh phủ Trump vừa mới rút khỏi thoả thuận hạt nhơn và đang có biện phát trừng phạt kinh tế xứ nầy, và tổng thống Trump thì sát cánh với Arab Saudi (hệ phái Sunni), một quốc gia luôn ở trong tình trạng  xung đột với Iran; ngay khi Diễn đàn diễn ra, Ngoại trưởng UAE là Tiến sĩ Al Jaber tố cáo Iran can dự nội tình các nước Ả rập và hổ trợ các dân quân khủng bố tại các lân bang Ả rập. Liệu Trung Cộng đối phó ra sao với tình trạng thù địch khá sâu sắc giữa các hệ phái, trong bối cảnh Tây phương đang theo dõi tác động tiêu cực của BRI khắp nơi, tại Trung Đông cũng như trên thế giới, trong đó nhiều case study tiếp tục  phân tích  sức mạnh kinh tế và tham vọng của tập đoàn Đại Hán tại  Âu châu qua công cụ BRI, một lục địa đang đối phó quá nhiều khủng hoảng chánh trị xã hội, kinh tế, an ninh. “Sáng kiến Vành đai và Con đường” đi vào Âu Châu.  Có nhiều dấu hiệu cho thấy Tây phương rất quan ngại vào kế hoạch đầu tư của BRI mà Trung Cộng nổ lực tô điểm và quảng cáo trên Diễn đàn BRI 5/2017  tại Bắc Kinh; EU nói chung đã nhìn thấy hậu ý thầm kín của Tập Cận Bình, ngược lại các quốc gia Trung Âu và Đông Âu (CEE cụm từ Anh ngữ viết tắt cho countries in Central and Eastern Europe) lại nhiệt tình hoan nghinh đầu tư của TQ mà quên đi cái giá phải trả về mặt kinh tế và chánh trị về sau. Bản tin Handelsblatt ( Đức) ngày 17/04/2018 cho thấy con đường BRI dù là “đới” hay “lộ” rồi cũng đến trạm cuối là Âu Châu  cũng khá gập ghềnh, không được trơn tru. Đã có 27 trên 28 vị đại sứ EU đồng tình ký vào bản Báo cáo, như một tuyên bố chung, nhằm đưa vào nghị trình thượng đỉnh EU-TQ vào cuối tháng Bảy tại Bắc Kinh, với nội dung chỉ trích nặng nề và tố cáo “Dự án Silk Road” của TQ đi ngược lại chánh sách tự do hoá mậu dịch, nó còn tạo nên bất bình đẳng dành cho công ty TQ ở vào lợi thế nhờ vào sự trợ giá của nhà nước. Điều nhức nhối cho EU là một thành viên của mình là Hungary lại từ chối ký vào văn bản, một hình thức tuyên bố chung. Báo cáo còn chỉ trích tham vọng của Bắc Kinh nhằm tạo một mô hình toàn cầu hoá phù hợp với lợi ích riêng cho mình, và đồng thời “sáng kiến”chỉ theo đuổi mục tiêu chánh trị nội bộ như việc giải toả hàng hoá dư thừa do tình trạng “sản xuất quá tải” của TQ, và kế hoạch mở ra thêm thị trường xuất cảng. Các viên chức EU cho thấy TC có ý đồ chia rẻ châu Âu châu và tìm cách quan hệ đầu tư riêng với từng quốc gia thành viên EU hầu dễ bề thao túng. EU cũng như Hoa kỳ rất quan ngại TC trong kế hoạch đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng yếu, các công nghệ nhạy cảm, về an ninh trong chương trình đầu tư hạ tầng cơ sở, về quyền sở hửu trí tuệ; EU đòi hỏi nguyên tắc minh bạch, tuân thủ luật lệ quốc tế, bảo vệ môi  sinh, lao động cùng những luật lệ riêng của EU.”  Năm 2017 “Thượng đỉnh Trung Quốc – CEE “còn gọi thượng đỉnh “ 16+1 “đa phần là các nước  Trung Âu và Đông Âu (CEE) và Trung Cộng do Hungary là nước chủ nhà luân phiên tổ chức, bàn thảo về kế hoạch đầu tư, về hạ tầng cơ sở đặc biệt về việc xây cất con đường sắt cao tốc  Belgrade-Budapest ( nối liền thủ đô hai nước Serbia và Hungary). Hungary là thành viên chánh thức của EU, lẻ ra Bắc Kinh khi làm ăn với Budapest nên qua ngả EU cho phù hợp với nguyên tắc quan hệ ngoại giao luật lệ của Liên minh,thay vì đi đêm với Hungary; nhưng Hungary đã vấp phải “bẩy nợ” của BRI ; trong việc xây cất đường sắt cao tốc Belgrade-Budapest,  Serbia phải vay 297,6 triệu USD và Hungary vay  $2,1 tỉ ( billion) với  China Exim Bank. Theo Kế hoạch BRI một hệ thống đường sắt cao tốc mới sẽ được thiết kế nhằm chuyển vận  hàng hoá  từ TC theo đường Tơ lụa Hàng hải (Twenty First Century Maritime Silk Road) đến cảng Piraeus (Hy Lạp), từ đó phân phối đến các vùng khác trung tâm châu Âu! (nguồn: voanews.com/a/Serbia-start-contruction-chinese-funded-railway-budapest). Cảng Piraeus là cảng lớn nhứt và lâu đời nhứt của cộng hoà nghị viện Hy Lạp, năm bên bờ Địa Trung Hải, là quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu châu (EU) từ 1981, lại là quốc gia nạn nhơn của chủ nghĩa đế quốc chủ nợ của Trung Quốc ( xem # 16 ). Hải cảng mở ra thì hàng loạt công ty quốc doanh TQ đổ vào đầu tư với nhiều hợp đồng hàng tỉ đô la; Hy Lạp vốn đã khốn đốn vì nợ công từ  lúc khủng hoảng tàì chánh năm 2009,nay thêm nợ vay từ  kế hoạch BRI; trước mắt  Hy Lạp không trả nỗi nợ thì phải đành thế chấp tài sản: năm 2016 một công ty TC (Cosco Shipping) mua 51% cổ phần của cảng Piraeus; theo Reuters ( 22/09/2016) công ty này đã trả 315.5 triệu USD.  Biết khó bề tung hoành ở các khu vực giàu có Tây Âu, các lãnh đạo TC đi lùng các nước nhỏ phần lớn trong nhóm CEE, các nước trong cánh Western Balkans (như Serbia, Bosnia, Albania…) với nền kinh tế, chánh trị  bất ổn vẫn còn trong thời kỳ đang phát triển, quá cần vốn để mở mang hạ tầng cơ sở, mà lại gặp khó khăn để vay từ các định chế tài chánh tây phương (WB,IMF) nay lại được cường quốc  số hai mở hầu bao mà không đòi hỏi cải thiện nhơn quyền, hay phải tuân thủ các chuẩn mực trong chánh sách cho vay, với điều kiện bên ngoài có vẻ lỏng lẻo nhưng rồi khi nợ đáo hạn không trả nổi thì chỉ còn nước trao tài sản cho Bắc Kinh giữ giùm, điển hình như vụ cảng Hambantota ở Shri Lanka.! Một tiền hội nghị thường niên cho định chế 16+1 “ hợp tại Sofia  ngày 29-06-2018 do Bulgaria tổ chức  để nghiên cứu kế hoạch phát triển BRI tại thượng đỉnh Trung Quốc-CEE dự trù ngày 9/7/2018 trong đó  theo nghị trình có phần Bắc Kinh tiếp tục trấn an lời cáo buộc của bản báo của 27/28 đại sứ EU, và đặc biệt hơn của thủ tướng Đức Merkel trong dịp thăm Bắc Kinh (tháng 5/2018) đã phản đối mạnh mẽ tiến độ phát triển của tổ chức 16+1 nhằm vào sự chia rẻ nội tình EU khi các nước CEE này trên đường chuẩn bị hội nhập vào EU ; nguồn tin cho biết Thượng đỉnh EU-China sẽ khai diễn vào ngày 16/7/2018. Hiện tình cho thấy, với quá trình mang tính bành trướng, “Sáng kiến Vành đai Con đường “ khó bề thoải mái với Tây Âu khi đã tạo không khí nghi ngờ Trung Cộng chơi bài chia rẽ các nước châu Âu trong bối cảnh Brussels và Bắc Kinh đang đàm phán một thoả thuận đầu tư song phương. 6.Trung Cộng mở rộng kế hoạch RBI vào Mỹ LaTinh và vùng Caribbean. Mỹ Latin và vùng Caribbean vốn là sân sau địa chánh trị kinh tế của Hoa Kỳ gần hai trăm năm, nhưng chánh quyền Trump với chánh sách “American First” có vẻ không còn lưu tâm đến vấn đề bang giao với họ, vốn đã xấu từ các tổng thống tiền nhiệm, nay trở nên tệ hơn. Tổng thống Trump lại không may phải huỷ bỏ chuyến công du chánh thức dầu tiên tại Lima ( Peru ) để tham dự thượng đỉnh OAS (Tổ chức  các  nước châu Mỹ) vì phải ứng phó với vụ Syria dùng võ khí hoá học. Cũng xin nhắc lại năm 2013 ngoại trưởng Hoa Kỳ lúc bấy giờ là John Kerry tuyên bố sự chấm dứt lãnh đạo của Hoa Kỳ ở Mỹ La Tinh, kết thúc thời đại của học thuyết Monroe  (“The era of the Monroe Doctrine is over”). Hoa Kỳ “lơ là “ thì TC nắm lấy cơ hội nhảy vào. Tại thượng đỉnh“Nhứt đái Nhứt lộ” lần thứ nhứt  tháng 5/2017 tại Bắc Kinh Tập Cận Bình khi nghinh đón các vị lãnh đạo Mỹ Latin đã tuyên bố Mỹ Latin là phần mở rộng tự nhiên của “Đường Tơ lụa Hàng Hải của thế kỷ 21” và Tập cũng không quên cám ơn tổng thống Argentina Maricio Macri đã tham gia BRI; ngoài ra còn có mặt tổng thống Chi-Lê Michelle Bachelet; những quốc gia Chile, Peru, Boliva, Venezuala đều là thành viên của AIIB ( Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á Châu). Nhưng các nhà lập pháp Hoa Kỳ thì không thể “lơ là” khi TC vung hàng tỉ đô la đầu tư vào Mỹ Latin ( Latin America ) kể cả hợp đồng khai thác dầu khí với Venezuala và Mexico; ngoài ra TC còn đều đặn tăng cường quan hệ quốc phòng xuyên suốt khu vực kể cả với những quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ như Columbia và Costa Rica; TC lại là thương gia vũ khí cung cấp cho vùng, kể cả vũ khí chiến lược; tất nhiên Quốc hội Hoa Kỳ cần biết mục tiêu của Sáng kiến Vành đai Con đường trong tham vọng độc chiếm sân sau của Mỹ. Tư lịnh Bộ Chỉ huy Miền Nam (SOUTHCOM) Đô đốc Kurt Tidd trong buổi điều trần 2/2018 đã báo động với Uỷ Ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ “Vành đai Con đường” là một đe doạ cho Hoa Kỳ trong trong khu vực Mỹ La Tinh ( nguồn: BREITBART NEWS, by Edwin Mora, 15 Feb, 2018. ) ông cho biết TC đã cam kết $500 tỉ (billion) cho quỹ thương mại với nhiều nước Mỹ La Tinh và $250 tỉ đầu tư trực tiếp cho thập niên tới. Đô đốc Tidd nhận định TC đang tăng cường hoạt động kinh tế  qui mô trong khu vực với tài trợ và cho vay không điều kiện ràng buộc, thực hiện lề lối thương mại không công bằng, không tôn trọng chuẩn mực lao động và môi trường, và luôn mở rộng ảnh hưởng với các đối tác quan trọng, và  khuyến khích ngày càng nhiều nước tham gia vào kế hoạch phát triển hạ tầng cơ sở. Nhưng thách thức về an ninh đáng cho Washington quan ngại về việc Bắc Kinh chú trọng tiếp cận các trọng điểm chiến lược như Kinh đào Panama. Từ 1997, bộ Tư lịnh Miền Nam Hoa Kỳ (SouthCom) dời từ Panama về Miami; năm 2000, Hoa Kỳ giao trả Kinh đào Panama và vùng đất liên quan cho chánh quyền Panama quản trị. Tháng Sáu/2017, Tổng thống Panama tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và quay sang thiết lập quan hệ với TC; tháng 11/2017 tổng thống  Panama Juan Carlos Valera Rodriguez thăm  TQ, mở đại sứ quán ở Bắc Kinh và lãnh sự quán tại Thượng Hải, và không quên ký với Tập Cận Bình 19 thoả thuận, trong đó thoả thuận quan trọng nhứt là đưa Panama vào Sáng kiến Vành đai Con đường! Với nền kinh tế thứ nhì chỉ sau siêu cường Hoa Kỳ, và với sức mạnh hậu cần, Trung Cộng đẩy mạnh phát triển con Kinh đào chiến lược Panama, nhiều doanh nghiệp từ Hoa lục đổ xô về Panama, nhiều dự án phát triển hai bên kinh đào, và tích cực tham gia nhiều công trình hạ tầng cơ sở quan trọng ( tàu điện ngầm, xây cầu trên kinh đào, trung tâm hội nghị). Theo nguồn tin về phía Đài Loan, trong trao đổi thiết lập ngoại giao, Trung Cộng đã cung cấp khoản vay không lời trị giá 3 tỉ đô la cho chánh phủ Panama. Một cái giá quá rẻ để có được một vị thế quan trọng kinh tế-chánh trị-địa chiến lược là kinh đào Panama, là điều mà Đô đốc Tư lịnh SouthCOM đã trình cho Uỷ ban quân vụ Thượng viện; đô đốc Tidd kết thúc bài báo cáo với quí nghị sĩ rằng Trung Quốc đang tăng cường vai trò đối thủ cạnh tranh với Hoa Kỳ tại Mỹ Latin. Trước đó, ngày 12-01-2018, Diễn đàn Trung Quốc và Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) kỳ hai họp tại Santiago, Chile (nước chủ nhà) nhằm siết chặt sự hội nhập của Mỹ Latin, và cố ý làm giảm ảnh hưởng của Washington; và Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết khu vực này là một sự phù hợp tự nhiên cho “sáng kiến”,  Vương tiếp tục quảng cáo  thương hiệu BRI : “TQ luôn cam kết con đường phát triển hoà bình và chiến lược đồng hưởng lợi win-win …” và  Vương  Nghị cũng không quên mời gọi  đối tác tham gia vào “sáng kiến”. CELAC thành lập năm 2011 tại Venezula, gồm 33 thành viên, nhưng không có Mỹ và Canada.  Thật vậy “Con đường Tơ lụa Hàng hải TQ của thế kỷ 21” tiếp tục vai trò của kẻ đối thủ cạnh tranh với Mỹ tại Caribbean, lại được lúc Tổng thống Trump đảo ngược chánh sách bình thường hoá quan hệ với Cuba mới vừa phục hồi vào thời Obama; Trump tăng cường cấm vận, hạn chế kinh doanh và sự đi lại của công dân Mỹ làm hụt hẫng hi vọng Havana trông chờ tư bản Hoa Kỳ; Mỹ và Cuba vốn là cựu thù thời chiến tranh lạnh. Trump “lơ là’ thì Bắc Kinh điền vào chỗ trống; Cuba tìm cách tăng cường thương mại với Trung Quốc và tham gia Sáng kiến Vành đai Con đường, lại muốn có vai trò như một “nút khu vực” (region node) có thể đưa kế hoạch này lan rộng khắp Mỹ Latin và Caribbean. (trích phát biểu của Antonio Carircarte, thứ trưởng đặc trách ngoại thương và đầu tư Cuba với đại sứ TC Chen Xi tại Cuba vào dịp Hội chợ Thương mại Quốc tế Havana ( FIHAV/ 2017). Một loạt bài tường thuật về tác động của BRI tại Cuba do Văn phòng Phát thanh và truyền hình Cuba” (OCB) điều hành, nay vẫn tiếp tục đăng trên VOAnews (từ May /2018, trong mục “The Dragon’s Reach “) cho thấy Trung Cộng hiện nay là đối tác thương mại lớn nhứt  của Cuba, và đã ký kết nhiều thoả thuận đẩy mạnh đầu tư  phần lớn vào Cảng Mariel, với các dự án vào  TelCom, thương mại, năng lượng mặt trời và công nghệ sinh học. Tại Hội thảo Quốc tế và Triễn lãm Công nghiệp Cuba kỳ ba (CubaIndustria-2018) với khoản 30 nước tham dự trong đó có sự hiện diện của phái đoàn doanh nhơn TQ là đông đảo nhứt ; mục đích chánh, theo lời Bộ Trưởng Công nghiệp của đảo quốc này là tìm sự thu hút vốn nước ngoài và doanh nhơn để thành lập liên doanh và phát triển các lãnh vực kinh tế chiến lược. TC hiện nay là nước đầu tư lớn nhứt và cũng là chủ nợ lớn nhứt của Cuba. Cuba nói cần thêm đầu tư của TQ, như ngành du lịch. Tại buổi hội thảo, Cuba đặc biệt trình bày về lợi thế đầu tư tại Đặc Khu Kinh tế Mariel, cách Havana 50km, một dự án hạ tầng cơ sở lớn nhứt của đảo quốc này. Cảng Mariel hiện nay chỉ hoạt động khoản 50% khả năng, Cuba lại bị Hoa Kỳ cấm vận,  chuyển vận hàng hoá từ cảng này riêng về Mỹ (như cảng Tampa Florida) đã bị hạn chế. Không biết  chủ nợ Bắc Kinh toan tính gì với cảng  Mariel này khi Cuba không trả nổi nợ dù  đã nhiều lần đáo hạn và nhiều lần” tái cơ cấu”. Theo Bộ trưởng đầu tư và thương mại nước ngoài, Cuba hàng năm cần 2, 5 tỉ ( billion) đô la đầu tư từ nước ngoài để đạt được sự phát triển bền vững. Không biết phát biểu của phó tổng thống Pence tại Đại hội đồng OAS tại White House tháng Sáu/2018 về cam kết của Hoa Kỳ với Mỹ Latin có phục hồi lại ảnh hưởng một khi nó đang bị xoi mòn và đang rơi dần vào tay hoàng đế đỏ TC( Xem chú thich # 22). Nhìn chung, kế hoạch  BRI giúp Bắc Kinh mở ra nhiều thị trường mới ở Mỹ Latin, và với sách lược đầu tư theo mẫu “kinh tế chủ nợ” vào  hoạt động xây dựng hạ tầng cơ sở, nhứt là tại những quốc gia nghèo chẳng những không đem lại phồn vinh mà có khi đưa họ vào “bẩy nợ”; BRI cũng nhằm giải toả tình trạng sản xuất quá dư thừa; tham vọng của BRI xâm nhập nơi đây cũng vì vùng  nầy giàu về là nguyên liệu ( nickel,  đồng. thiết, kẻm,platin,sắt, dầu khí đốt… ) và  TC cũng không quên chú trọng  đến các quốc gia nằm trong vị thế chiến lược như Panama, BRI đẩy mạnh việc nối kết đối tác trong khu vực  với phần còn lại của thế giới như Dự án thiết lập sợi cáp quang ( fiber-optic cable) dưới lòng biển dài 19.000 km, nối liền China với Chile, tức nối kết Á châu với Mỹ Latin. 7. “Con đường Tơ lụa Hàng hải” bành trướng về các đảo quốc Nam Thái Bình Dương, và việc TC can thiệp vào nội tình nước Úc. Với bản chất bành trướng, Trung Nguyên tiếp tục tiến hành “Chánh sách Going Out”  khắp hoàn cầu; tờ Sydney Morning Herald ngày 9-04-2018 cho biết Trung Quốc  sắp đạt được thoả thuận mở căn cứ quân sự tại đảo quốc Vanuatu, một quốc gia nằm trong Nam Thái Bình Dương, về phía đông bắc Úc châu khoản 200km.; nếu tin này có thật, thì  đây sẽ là cơ sở quân sự thứ hai của TC ở hải ngoại sau khi Bắc Kinh thiết lập căn cứ hải quân Dijibouti ở Phi Châu, và như vậy TC lại tạo sự bất ổn  an ninh cho khu vực. Chánh phủ Vanuatu phủ nhận tin này, nhưng các chuyên gia quốc phòng thì nhìn xa hơn, dù Vanuatu chỉ là nhóm đảo nhỏ với diện tích chung vào khoản trên dưới năm ngàn dặm vuông ( 4,706 sq mi ) với dân số đôi ba trăm ngàn  nhưng  nếu TC thiết lập căn cứ quân sự nơi đây thì nó sẽ trở thành một tiền đồn chiến lược đe doạ an ninh khu vực, mà trước hết là mối lo cho Úc; phải chăng “ Nhứt đới, Nhứt lộ” đã vượt qua “Chuỗi  Đảo Thứ nhứt” và “ Chuỗi Đảo Thứ nhì “ vốn là những vòng đai bao vây  ngăn cách TC với Thái Bình Dương? Thực hư ra sao nhưng Canberra đã phản ứng gần như tức khắc. Bắc Kinh phủ nhận “trò chơi địa chánh trị” đó, nhưng không phủ nhận việc đầu tư vào Vanuatu trong nhiều năm qua, qua hình thức tài trợ, cho vay, kể cả dùng tiền bôi trơn mua chuộc trong các vụ đấu thầu như thông lệ, trong việc xây dựng hạ tầng cơ sở;  BRI đã dầu tư vào việc xây dựng các trụ sở,cơ quan công quyền, sân vận động; Trung Cộng đã chi 19 triệu USD cho Vanuatu xây cất Trung Tâm Hội Nghị Quốc gia ngay trong thủ đô Port Vila xứ này, nhưng có bao giờ xử dụng( rõ là sự lảng phí), đầu năm 2017 TC lại tài trợ 14 quân xa… Hiện nay chánh phủ Vanuatu nợ nước ngoài $440 triệu, trong đó Bắc Kinh chiếm gần phân nữa, trong một quốc gia với GDP (PPP) chỉ vào khoản $1 tỉ USD ( năm 2017). Cách TC dùng tiền làm đòn bẩy không chỉ riêng cho đảo quốc Vanuatu, nó cũng áp dụng cho các đảo lân bang trong tình trạng đang phát triển (Tonga, Samoa, Figi, Cook Islands và Pampua New Guinea). Thực tế các quốc đảo khó lòng từ chối các đề nghị hấp dẫn từ TQ vì bản thân vừa nhỏ vừa nghèo mà nguồn lực tài chánh quốc gia hạn hẹp, nhưng lại cần vốn để  xây dựng hạ tầng cơ sở ( đường sá, trường học, bến tàu và v.v), rốt cuộc trên đường dài rồi cũng rơi vào “bẫy nợ”. Bắc Kinh lại còn trải thảm đỏ cho các lãnh đạo  các đảo nhỏ đến thăm! Lộ trình bành trướng nam tiến của BRI khiến chánh quyền Úc báo động và chuẩn bị chương trình tài trợ cho các quần đảo nhỏ này; nhưng liệu còn kịp ngăn chặn được sự thao túng của Bắc Kinh?  Chậm còn hơn không ! Bước đầu Úc đã đề nghị tài trợ cho Vanuatu $14 triệu USD trong lãnh vực giáo dục, 400.00 đô Úc để giúp phát triển chánh sách mạng và an ninh mạng, nhằm ngăn ngừa công ty Huawei TQ tham gia các dự án viễn thông; cùng lúc hai nước cũng  thảo luận về hiệp định an ninh. Thủ tướng Úc Malcolm Turbull cũng thuyết phục thủ tướng Rick Houenipwela của quần đảo Solomon huỷ bỏ thoả thuận ký với Tập đoàn Viễn thông Huawai (TQ) về việc xây dựng một tuyến cáp quang internet ngầm dưới biển. Việc TC can thiệp vào chánh tình nội bộ Úc không phải là điều mới lạ; Chánh quyền và Tổ chức Tình Báo An ninh Úc đã vạch trần việc Bắc Kinh tung tiền để lũng đoạn nhiều lãnh vực chánh trị, văn hoá, mua chuộc chánh khách, giới đại học, các nhà nghiên cứu, báo chí, và huy động các du học sinh tạo ảnh hưởng TQ nơi hải ngoại. Vụ scandal về móc ngoặt tiền bạc giữa một dân cử quốc hội  Úc với nhà tỉ phú TQ tại Úc đưa tới vụ một nghị sĩ phải từ chức vào đầu năm nay. Vụ hải cảng chiến lược Darvin nằm trong Lãnh thổ Phía Bắc (Northern Territoty) cũng mở mắt cho nhiều nước làm ăn với TC, về âm mưu trong kế hoạch đầu tư của “Nhưt đới Nhứt lộ ; Cảng Darwin là cửa ngỏ mở ra Biển Đông, kế cận với căn cứ quân sự Hoa Kỳ, nay lại cho tập đoàn Landbridge Trung Quốc thuê 99 năm, với giá rẻ mạt vào khoản 500 triệu đô la Úc; một viên chức Úc đã chấp thuận dự án này sau đó nghe nói được Bắc Kinh đối đải khá hậu hĩ; một tỉ phú Úc tại địa phương nói với báo chí vì không có tiền để phát triển cho vùng cực Bắc này, mà chánh quyền trung ương cũng không giúp, nên chúng tôi phải cần đến đại gia TQ! Trước tham vọng Bắc Kinh bành trướng xuống phía nam, tờ báo Sydney Morning Herald mở cuộc thăm dò dư luận: “ Liệu Úc có nên ủng hộ “Sáng kiến Vành đai Con đường” của Trung Quốc”? Kết quả  phổ biến ngày 26-06-2018 cho thấy có 59% nêu ý kiến nên tránh yểm trợ sáng kiến này. Theo  AFP loan tin ngày 29-06-2018, Quốc Hội Úc vừa chánh thức thông qua luật ngăn chặn nước ngoài can thiệp nội bộ Úc, giữa lúc có nhiều lo ngại việc Bắc Kinh gây ảnh hưởng vào nền chánh trị Úc, một vấn đề đã được cơ quan tình báo Úc nêu lên trước đây. Úc là thành viên của “Tứ giác Kim cương” thường gọi ngắn gọn là Bộ Tứ (Quad ) bao gồm bốn cường quốc dân chủ là Mỹ, Ấn độ, Úc, Nhựt vừa mới “ hồi sinh”sau một thập niên trùm chăn trước đà tấn công không ngừng nghỉ của “Vành đai và Con đường”, sau khi tổng thống Trump tuyên bố tại Hội Nghị APEC 2017 “Hướng đến khu vực Ấn độ Thái Binh Dương tự do, mở và thạnh vượng” 8. “Sáng kiến Vành đai Con đường  (BRI)“ Kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở tại Đông Nam Á (ĐNA) Đế quốc đỏ Trung Nguyên đã có ý đồ khống chế và xâm chiếm ĐNA ngay từ lúc họ Mao mới nắm được chánh quyền (1949); hơn sáu thập niên sau, trong chuyến viếng thăm ĐNA lần đầu tiên ngày 02-10-2013 đã tuyên bố tại quốc hội Indonesia ngày khai sanh Con đường Tơ lụa Hàng hải Thế kỷ 21, Tập Cận Bình không dấu diếm coi ĐNA là nơi mang lại cơ may kinh tế và cũng là nơi có  một giá trị địa chiến lược quan trọng bật nhứt cho Trung quốc; sự phồn vinh của quốc gia này với nền kinh tế đứng vào hàng số 2 chỉ đứng sau siêu cường Mỹ nhờ dựa vào xuất cảng, và vì  tình huống  địa lý, sức mạnh xuất cảng vào ĐNA lại trông cậy vào tuyến đường hàng hải, do đó ưu tiên hàng dầu của Bắc Kinh là bảo vệ bằng mọi giá các tuyến đường huyết mạch cho sự sống còn cho nền kinh tế, đặc biệt là Biển Đông và eo Biển Malacca. Do đó mục tiêu chánh đàng sau BRI là thiết lập con đường hàng hải (Nhất lộ) an toàn từ bờ biển TQ xuyên suốt tới Địa Trung Hải, và thêm vào đó những con đường trên bộ (Nhất đới) để bảo đảm sự tiếp cận với các thị trường nước ngoài, để bổ túc con đường biển hoặc  khi tuyến đường hàng hải bị ngăn trở. Tới nay Trung Cộng cho thấy vành đai và đường cũng như những hành lang đang mở rộng như một mạng lưới trùm lên Đông Nam Á, mở đường tiến xuống Nam Thái Bình Dương luôn tới Vùng Nam Cực ( Antarctica), trong sách lược mở rộng con đường Tơ Lụa Địa cực ( Polar Silk Road ). Dự án “Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Bán đảo Đông Dương” ( China-Indochina  Peninsula Economic Corridor) sẽ kết nối 600 triệu dân ĐNA với nền kinh tế TC, thực tế là từ Vân Nam, Quảng Tây với các quốc gia Việt, Miên, Lào qua Thái Lan cho đến Singapore; và một đường đất thứ hai chạy về phía tây là “Hành lang Bangladesh-Trung Quốc-Ấn độ-Miến Điện”; Kinh tế trên biển thì Tập Cận Bình đã nói tới từ  khi công du năm 2013 tại Indonesia về ” Nhứt lộ “ Con đường Tơ lụa Hàng hải Thế kỷ 21” toả rộng một cánh từ các cảng duyên hải TQ xuyên qua Biển Đông, vào eo Malacca để vào Ấn độ Dương đến Địa Trung Hải và Âu châu, và một cánh xuống tận Nam Thái Bình Dương (South Pacific Ocean),  nơi nhiều đảo quốc nhỏ như Vanuatu, Tonga, Figi, Solomon, Cook Islands, Pampua Guinea … ; phải chăng BRI đã xuyên thủng các Vòng Chuỗi đảo Thứ nhứt (First Chain Islands) và Chuỗi đảo Thứ Hai vốn ngăn cách Bắc Kinh với Thái Bình Dương ? là hai vòng đai mà Bắc Kinh cho là Hoa Kỳ bao vây họ và kềm hảm họ quanh quẩn với ven biển ( cận duyên) của mình. Tham vọng đẩy Hoa Kỳ ra khỏi vùng màu mở, Bắc Kinh xử dụng tối đa công cụ BRI trong kế hoạch đầu tư vào ASEAN một cộng đồng mênh mông trải dài từ đất liền của bán đảo chồm qua Biển Đông kết nối với các quốc gia quần đảo Indonesia, Philippines, Brunie, tổng cộng  mười nước với nhiều khác biệt chánh trị, tôn giáo, kinh tế,ngôn ngữ. TC với sách lược “predatory economics” như đã áp dụng khắp nơi, vung tiền cấp tín dụng cho một số các quốc gia  đang phát triển-vừa nhỏ vừa nghèo – cần tư bản của TQ để phát triển hạ tầng cơ sở dù một số nước này đã từng nhận tài trợ từ các định chế tài chánh quốc tế (WB, IMF, ADB). Theo dự tính của Ngân hàng Phát triển Á Châu thì Đông Nam Á cần chi $2,76 ngàn tỉ USD vào hạ tầng cơ sở tính đến năm 2030 để có sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Nhưng phương cách tài trợ ma mãnh, cách cho vay “dễ dãi”, không đòi hỏi điều kiện nhơn quyền, minh bạch, công bằng, chuẩn mực quốc tế nên BRI lại dễ thu hút trên dưới  nửa tá khách hàng của “Cộng đồng kinh tế ASEAN”, và do đó khiến nhiều quốc gia với những lãnh đạo đầu óc đặc sệt làm vua không giới hạn, lại tham nhũng, lại muốn học đòi theo mô hình XHCN theo đặc trưng TQ, rốt cuộc trên đường dài rồi cũng sập vào “bẫy nợ”, không khả năng hoàn trả nổi khoản vay, nước sở tại tức nay là con nợ phải nhượng lại cổ phần  cho công ty quốc doanh Trung Quốc đưa đến nguy cơ mất chủ quyền và lãnh thổ; cái tội  là người dân và con cháu họ  phải nai lưng gánh lấy mãn đời. Theo cơ quan nghiên cứu quốc tế, năm 2018 chứng kiến tình trạng nở rộ các công trình xây dựng hạ tầng cơ sở tại các nước Đông Nam Á trước sức thu hút của Sáng kiến Vành đai Con đường, mà quên đi những cái bẩy nợ giăng ra nên ít nhiều nhà lãnh đạo rồi cũng chui vào như những con phù du đành chết héo chết khô trước ánh đèn. Tiến sĩ Murray Hiebert trong Chương trình Đông Nam Á của CSIS ghi lại quy mô các dự án được bàn thảo trong một hội nghị bàn tròn với các chuyên gia thượng thặng ( 04-17-2018 )cho thấy vì vượt quá khả năng tài chánh để thực hiên dự án nên rồi các nước cũng quay tìm nguồn vốn từ BRI của TC hay từ Đối tác về Cơ sở hạ tầng Chất lượng của Nhựt (Japan’s Partnership for Quality Infrastructure ). Philippines của Duterte kế hoạch dành $20 tỷ USD trong ngân sách tài khoá 2018 cho xa lộ, cho tuyến đường sắt bắc qua quần đảo. Malaysia cần trên $50 tỷ USD cho Dự án Liên kết Đường sắt Bờ Đông và đường sắt cao tốc nối kết Kuala Lumpur với Singapore và 2 đường ống, riêng TC cho vay $23 tỷ (vừa bị thủ tướng Mahathir Mohamad cho đình chỉ cả ba dự án). Thái Lan cam kết $46 tỷ USD cho Dự án Hành lang Kinh tế Phía Đông (EEC/Eastern Economic Corridor), phần lớn vốn moi ra từ đầu tư trực tiếp nước ngoài ( foreign direct investment ), công tư đối tác hợp doanh (PPP/private-public partnership ) và nguồn vốn nhà nước. Indonesia thông báo 200 dự án hạ tầng cơ sở nuốt vốn khoản $70 tỷ USD cho tới năm 2019. Cũng theo tường thuật của chuyên gia Murray Hiebert, Việt Cộng cũng đã cam kết $6,6 tỷ USD nhưng cho biết còn cần thêm  480 tỷ USD ưu tiên cho các dự án tính đến năm 2020, kể cả dự án đường cao tốc-100 mile nối Hà Nội với Sài Gòn. ( chú thích # 26 ). Sau đây xin ghi lại  một vài trường hợp nghiên cứu( cases study) về các mô hình phát triển với dự án BRI tại ĐNA  để theo theo dõi lợi ích, thủ đoạn của Con đường tơ lụa thời nay của họ Tập. Tuyến đường sắt Lào-Trung Quốc trong kế hoạch cơ sở hạ tầng toàn cầu. Lào nằm ngay đỉnh đầu của Hành Lang Trung Quốc-Bán đảo Đông dương nhưng lại được Bắc Kinh hết lòng chiếu cố đầu tư, và chấp thuận tháo khoán $6 tỷ USD tức 6.000 triệu USD để  xây dựng một đường sắt dài  420 km, nối liền biên giới Lào-Trung Quốc đến thủ đô  Vientiane, ngang  qua cố đô Luang Prabang, khu Di sản Thế giới. Tuyến đường sắt này cũng đã được kế hoạch trong tương lai gần nối liền Côn Minh ở phía tây nam TQ thông qua Lào,Thái Lan và Malaysia đến Singapore; đây  lại là con đường chiến lược bắc-nam quan trọng cho TQ, trên đường dài gây ảnh hưởng trên Đông Nam Á. Tổng công ty đường sắt Trung Quốc đương nhiên quản lý công trình xây cất; có 6 nhà thầu  cũng là TQ trách nhiệm cho 6 đoạn đường sắt; dự án cần độ 50 ngàn công nhơn đa phần  là người Hoa. Nợ đáo hạn trong vòng 20 năm với lãi xuất hàng năm 3%. Doanh thu do khai thác mỏ bauxite và ba mỏ bồ tạt ở Lào  được xử dụng để bảo đảm khoản vay của Trung Quốc; theo hợp đồng đầu tư  TQ sẵn lòng cho chánh phủ Lào vay  thêm nếu Lào không thể chia sẽ 30% của 6 tỷ USD; cầm chắc là phải vay thêm khi Lào là một quốc gia vừa nhỏ lại vừa nghèo. Dự án ban đầu  định khởi công năm 2011 và  hoàn tất vào 2015, nhưng vì lý do chánh trị và tài chánh, dự án đã dời lại và sẽ hoàn thành vào năm 2021. Một vùng đất 3800 ha (9500 mẫu Anh) cần cho dự án tất nhiên cần phải được dọn sạch cho việc thiết lập tuyến đường, và cảnh chiếm hữu đất đai, ruộng vườn, tài sản của dân chúng đã xẩy ra, cũng giống như các vụ CSVN cướp đất của dân trên khắp nước. Dự án phỏng tính phải dời bốn năm ngàn căn nhà mà đến nay chưa ai được bồi thường hay được cho dân chúng biết  kế hoạch di dời. Theo lời của một cư dân trong khu vực Luang Prabang, cố đô của Lào, đã phải từ bỏ ngôi nhà và đất đai của mình cho dự án, nói với RFA “ Chúng tôi biết nghĩ chắc sẽ được bồi thường, nhưng chúng tôi không thể biết được khi nào  sẽ được trả tiền”!. Cũng như tại CHXHCNVN, tại Cộng Hoà Dân Chủ Nhơn Dân Lào tất cả đất đai thuộc về nhà nước quản lý, pháp lý bồi thường nếu có cũng không công bằng so với giá thị trường; dân chúng Lào lo lắng về sự thiếu minh bạch trong cách thanh toán trong một quốc gia khét tiếng về tham nhũng, lại không có cơ quan truyền thông độc lập. Công trình cần phải đẩy mạnh theo lời một quan chức nhà nước Lào cho” đúng quy trình”; dự án đường sắt sẽ có 72 đường hầm xuyên qua núi và 170 cây cầu, tổng cộng chiều dài chiếm 250km trên tuyến đường sắt TQ-Lào 420 km, thêm vào 33 trạm, và trạm chánh  dọc theo tuyến đường tại 3 tỉnh Luang Nam Tha, Oudamxay và Luang Prabang. Cảnh quan, môi trường, môi sinh, đời sống dân Lào đang bị xáo trộn lớn lao. Dân Lào quả rơi vào hoàn cảnh khốn khó. Ngoài việc xây dựng đường sắt Lào-Trung Quốc, Bắc Kinh là nước đầu tư lớn nhứt tại xứ này ; nhiều công ty Tàu  vung hàng tỷ đô la vào các Khu Đặc quyền Kinh tế (SEZ -Special Economic Zones), hiện nay có 13 khu SEZ hoạt động ngày đêm; Khu SEZ Boten, Đặc Khu Kinh tế Tam Giác Vàng (khu này nằm giữa các “đồn điền” trồng  và buôn bán thuốc phiện,  lại  nằm ngay trên bờ sông Mekong) ; hai khu Boten và Đặc khu Kinh tế Tam giác ngày nay là hai trung tâm của truỵ lạc, cờ bạc, mãi dâm, nghiên ngập; đó đây  tràn ngập người Hoa và lại còn có người Miến Điện, ngôn ngữ quan thoại được xử dụng trao đổi ; du khách có cảm tưởng đây là vùng “nhượng địa” dưới quyền kiểm soát của người Tàu. Nhiều công ty Tàu (quốc doanh) bỏ vốn đầu tư khai thác mỏ, xây đập, khai thác đồn điền cao su; nhưng tác hại không lường do các đập thuỷ điện từ thượng nguồn cho đến hạ nguồn sông Mekong. Trung Cộng còn có dự án xây dựng một giang cảng nước sâu thương mại trên khúc Sông Mekong tại cố đô Luang Prang, với tiềm năng đón những tàu hàng cở lớn âm ấp hàng hoá dư thừa từ Vân Nam đổ xuống, bên cạnh tuyến đường sắt TQ-Lào dự trù hoàn thành năm 2021. Lào là một nước có thể xếp vào loại nghèo nhứt trong khối ASEAN, với dân số chưa tới 7 triệu, với GDP ( danh nghĩa) $17, 152 tỷ USD năm 2017 và bình quân đầu người $7.367 USD], riêng nợ vay để có con đường sắt đã lên tới 6 tỷ, không thấy báo cáo về nợ công. Tài nguyên chỉ có nông phẩm đủ để ăn, sản xuất thuỷ điện bán cho các quốc gia lân cận, còn các doanh thu từ các mỏ bauxite, cobalt thì dùng để bảo đảm tiền vay TQ, phần lớn  thương mại thì do Hoa kiều chi phối. Cộng hoà Dân chủ Nhơn dân Lào theo chủ nghĩa Mác-Lê, nằm trong ảnh hưởng Hà Nội từ sau khi Phong trào Pathet được CSVN giúp giành lấy quyền lực năm 1975 thì nay với chiến lược đầu tư áp đảo cùng với  gói viện trợ lớn lao của TC qua Vành đai Con đường  đã đưa Vạn Tượng  vào quỷ đạo Bắc Kinh đồng hành trong bộ ba Đông dương cũ (Việt Miên Lào) dù rằng  đương kim Tổng Bí thư Lào Bounnmahang Vorachith tuyên bố sẽ giữ thế cân bằng giữa Bắc Kinh và Hà Nội, ông này được huấn luyện quân sự và học tập tại trường đào tạo về đảng tại VNCS. Năm 2016 Bounnmahang có dịp tiếp tổng thống Obama tại Lào và được hứa Mỹ sẽ hàng gắn vết thương chiến tranh tại Lào, nhưng có vẻ gói tài trợ  để tháo gở bôm mìn sau cuộc chiến Việt Nam cũng như  túi viện trợ nhơn đạo và cho dự án theo Sáng Kiến Hạ lưu Sông Mekong không đủ lớn  so với chương trình đầu tư táo bạo của BRI. Chánh quyền tổng thổng Trump thì lại quá bận rộn với cuộc chiến thương mại với Tập Cận Bình, với vấn đề Đông Bắc Á, với Biển Đông, với việc rút khỏi “Thoả thuận Hạt nhân” với Iran; Tây phương  đang mất dần ảnh hưởng trước sức mạnh bành trướng của TQ. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu chi tiêu lớn lao cho dự án con đường sắt, vào hạ tầng cơ sở có giúp ích được bao nhiêu cho người dân Lào, bao nhiêu lọt vào túi tham nhũng, hay đổ vào mục chi tiêu lảng phí, kẻ thủ lợi vẫn là Bắc Kinh là kẻ thắng cuộc, không có chuyện win-win ở đây. Lãnh đạo Lào thì không còn lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận kế hoạch đầu tư lớn lao và tốn kém, khi quốc gia vừa nhỏ vừa nghèo lại cần xây dựng hạ tầng cơ sở, phát triển đất nước ;nguy cơ chủ quyền đất nước bị xâm phạm dưới ảnh hưởng đòn bẫy kinh tế; còn có thể rơi vào “bẫy nợ” khi nợ công quá lớn, mà lại số tiền vay quá mức trong giao dịch không minh bạch rất thường xẩy ra với chủ nợ là Bắc Kinh! BRI đang đưa Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Campuchia vào thể chế độc tài, độc đảng. Một thành viên của cựu Đông dương Việt Miên Lào, nước Campuchia  đang lọt dần vào quỹ đạo  Bắc Kinh  qua  kế hoạch Sáng Kiến Vành Đai Con đường ; lịch sử hiện đại cho thấy Campuchia bắt đầu chánh thức liên lạc ngoại giao với TQ từ năm 1958 với những thăng trầm trong quan hệ  Cam bốt-Liên Xô-Trung Cộng-Việt Cộng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhưng rồi sau cùng Trung Cộng cũng tách Campuchia ra khỏi ảnh hưởng của CHXHCNVN.  Năm nay 2018 đánh dấu năm thứ 60 ngày bang giao Campuchia-TQ ( 1958-2018 ), thủ tướng Lý Khắc Cường viếng thăm Phnom Penh để cùng thủ tướng Hun Sen để giám sát việc ký kết 19 thoả thuận mới (ngày 11/01/2018) đánh dấu mối quan hệ chiến lược hai nước đi vào tầm cao, đẩy mạnh chương trình xây dựng hạ tầng cơ sở cần thiết để phát triển đất nước nhưng cũng cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh cũng cố và tăng cường sự hiện diện của mình chẳng riêng gì ở đất Chùa Tháp này mà trên cả khu vực Đông Nam Á. Phnom Penh đã trở thành con chốt đắc lực nhứt của TQ theo chỉ đạo Bắc Kinh trên bàn cờ chánh trị ASEAN (đặc biệt trong việc TC hung hăng xâm lược Biển Đông cũng như quân sự hoá các đảo Hoàng Sa, Trường Sa). Trên voatiengviet.com ngày 08-06-2018 trích bài phóng sự trang mạng Asia Times có trụ sở Hong Kong “Một khu định cư của người TQ đang thành hình ở Campuchia”; bài báo muốn nói đến “một khu vực kinh tế khép kín dành riêng cho công nhơn, các nhà đầu tư và du khách TQ đang lần lần hình thành ở Koh Kong, Campuchia, với khoản đầu tư lên đến 3,8 tỷ USD dưới hậu thuẩn của Chánh phủ Hunsen dù vấp phải sự phản đối của người dân và các tổ chức hoạt động môi trường ở nước này”. TC đang tiến hành xây dựng một cảng biển nước sâu, một sân bay và một thành phố. Asia Times cũng tường thuật bài phân tích của tổ chức phi lợi nhuận Mỹ (C4ADS) cảnh báo rằng dự án cảng Koh Kong dường như là một phần trong kế hoạch lớn hơn của BRI nhằm thiết lập các tiền đồn hải quân trong khắp khu vực; tương tợ như trường hợp các dự án BRI khác như Hambantota ở Sri Lanka, hải cảng Qwadar ở Pakistan, căn cứ quân sự ở Dijibouti ( Phi Châu) và thoả thuận cho thuê cảng Darwin ở Úc (99 năm). Cảng Koh Kong nằm ở phía Tây Nam Campuchia, nhìn ra Vịnh Thái Lan, nó sẽ mang ý nghĩa chiến lược quan trọng hơn một khi dự án Kinh đào Kra ở Thái Lan được thự hiện, vì kinh đào này sẽ rút ngắn con đường vận chuyển từ Trung Đông sang châu Á. Một bài báo viết trên v.rfi.fr ngày 5-07-2018 trong chuyên đề “Sihanoukville, thuộc địa của TQ? Theo nhận xét của Le Monde Diplomatic, từ vài tháng qua, thành phố cảng Cam Bốt bên bờ Vịnh Thái Lan đã trở thành vùng đất hứa cho các nhà thầu TQ. Tiến sĩ Darren Touch trên Diplomat ngày 2/02/2018 có bài phân tích rất đặc sắc “What Does Chinese Investment Mean for Cambodia”?. Khu Đặc quyền Kinh tế Sihanoukville, Đường cao tốc Phnom-Penh-Sihanoukville, một phi trường mới cho Nam Vang là những công trình mới của Sáng kiếng Vành đai Con đường, và tiềm năng đầu tư đang tiếp tục nở rộng. Bộ mặt Sihanoukville hoàn toàn biến thể, lấp lánh màu sắc rực rỡ với những thương hiệu quảng cáo bằng chữ quan thoại; nhiều Casino do người Tàu dựng lên mọc lên như nấm, khiến Sihanoukville được mang thêm biệt danh thành phố Macau II. Số người Hoa nay đã leo lên hàng chục ngàn người trong khi Sihanoukville có độ 250.000 dân. Chưa hết, theo thoả thuận mới nhứt ký với Băc Kinh sẽ có 2 triệu du khách thăm Campuchia và thương mại song phương hai nước được gia tăng vào mức $6 tỷ USD vào 2020, nhưng ai cũng  đoán được cán cân mậu dịch thâm hụt sẽ nghiêng về phía nào; cũng không rõ bao nhiêu phần trăm du khách sẽ “chui” ở lại để làm ăn; hoạt động kinh tế tại Sihanoukville nay do người Hoa nắm. Thống đốc tỉnh  Sihanoukville đã báo cáo với Bộ trưởng Nội vụ phác thảo những nổi bất bình mà người dân Campuchia địa phương phải đối mặt; đại để là người Tàu giành hết công ăn việc làm; năm qua dân nước ngoài xin giấy phép lao động chiếm 69% ; hoàn cảnh khá nhạy cảm cho vị thống đốc vừa phải phục lợi ích cho Phnom Penh vừa cho tỉnh mình! Thủ tướng Hun Sen bất chấp trước các nhóm hoạt động xã hội dân sự  hay các nhóm chánh trị bất đồng chánh kiến nói lên nỗi bất bình về thái độ lệ thuộc vào TQ, về các chương trình phát triển làm khốn khổ người dân. Trước đây không lâu, độ tám tháng, bản tin Reuters có bài phóng sự của Rina Chandran ngày 9/09/ 2017 tường thuật về cuộc đấu tranh của “dân oan khiếu kiện” phản đối công ty TQ chiếm đất của dân để đầu tư trồng mía ở tỉnh Preah; công ty đã khai phá hết các ruộng lúa, ủi sạch rừng, lấp rạch đào kinh, cùng xây cất cơ sở phục vụ thực hiện một đồn điền mía, kể cả nhà máy tinh lọc đường….và hung hảng hơn là họ buộc dân làng bỏ hết tài sản di dời đi nơi khác, mà chưa biết phải đi đâu và cũng chưa nhận được khoảng bồi thường nào.Vì sao nên nỗi? Hun Sen ban hành chánh sách về “Nhượng quyền Kinh tế Đất đai” ( Economic Land Concession ) từ những năm 2000s, và sau này có tu chỉnh lại vào năm 2012, nhưng thực tế tác hại xã hội của chánh sách vẫn trút lên đầu dân. Theo tin Reuters thì cuộc đấu tranh nói trên do gia đình bà Tep Them phát động, cho biết cũng như đa số dân làng khác, họ sống với nghề trồng lúa, nuôi gia súc và cạo nhựa trong rừng để sống qua ngày, mà còn danh dụm chút đỉnh; nay thì mất tất cả những gì của ông bà tổ tiên để lại. Được Bắc Kinh hậu thuẩn cam kết bảo đảm an ninh và kinh tế, Hun Sen dần trở nên độc tài và rồi sẽ dẫn tới toàn trị; với công cụ Vành dai Con đường Tập Cận Bình đã thành công trong xây dựng Hunsen thànhngười bạn ngoan, thành con chốt di động theo chỉ đạo Bắc Kinh trên bàn cờ chánh trị Đông Nam Á. Hunsen không còn quan tâm gì đến lời cảnh cáo về các vi phạm nhân quyền EU, Hoa Kỳ ; ông ta dẹp đối lập và kế hoạch làm thủ tướng dài dài theo gương chủ tịchTập Cận Bình; phát ngôn viên đảng cầm quyền Campuchia, ông Sok Eysan đã tuyên bố, Trung Quốc hoạt động rất tốt với chế độ độc đảng, thế thì tai sao Campuchia lại không thể như vậy! Quan hệ TC-Campuchia có vẻ nồng ấm, nhưng trong đó chỉ cóTập và Hun Sen là hai kẻ cùng thắng “win-win”, chỉ dân xứ Chùa Tháp khốn khổ, chủ quyền đất nước bị xâm phạm; người dân Kampuchia sống sót sau thời kỳ diệt chủng dưới thời Khờ -me đỏ Pol Pot tay sai của Trung Cộng  thì ngày nay lại chịu sống dưới chế độ độc tài Hunsen cũng là thừa sai của Bắc Kinh.Một thành quả của Sáng Kiến Vành đai Con đường! Nhưng lộ trình của “Con đường Tơ Lụa” của Trung Cộng không phải lúc nào cũng phẳng phiu, thẳng tắp; âm mưu kế hoạch của họ đã lộ diện và bị phản khán  ở nhiều nơi : Miến điện (cảng Kyaupyu), Sri Lanka (cảng Hambanantota),  Pakistan (cảng Qwadar), cảng Djibouti, cảng Sihanoukville cũng như sự kiện chánh trị gần đây ở Mã Lai. Malaysia đình chỉ Dự án” Liên Kết Đường sắt phía Đông” do BRI hậu thuẩn. Theo tin Blomberg Opinion ngày 10 /07/2018, tân thủ tướng Mahathir Mohamad đã  cho lịnh tạm dừng Dự án” Liên Kết Con đường sắt phía Đông “(East Coast Rail Link ) dài 620 km nối bờ biển phía đông Malaysia với thủ đô Kuala Lumpur và Thái Lan; phần lớn công trình xây dựng được trao cho Công ty Kiến Trúc Giao thông TQ và 85% tiền vay từ Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc. Gói đầu tư $20 tỷ USD thật ra là nợ, và theo tân chánh phủ Mã Lai là quá cao cần phải giảm nhiều hơn nữa để dự án về phương diện tài chánh có thể tiến hành. Thật ra sự đình chỉ này là tín hiệu mới về lập trường chánh trị của nhà lãnh đạo Mahathir Mohamad phản ảnh tình cảm phản kháng Trung Quốc của cử tri Mã Lai trong chiến dịch bầu cử tháng Năm vừa qua; truyền thông khen ngợi ông đã giữ lời hứa là sẽ kềm chế ảnh hưởng quá mức của Trung quốc vào môi trường chánh trị nước ông; thêm vào đó quyết định đưa tới việc đánh bại đối thủ Najib Razak, người tiền nhiệm của ông là việc cáo buộc sự liên hệ chặt chẻ giữa Najib Razak và Bắc Kinh đưa tới những tệ trạng tham nhũng, và nhiều sai trái trong lúc thực hiện dự án, cũng như liên kết vụ bê bối tại Quỹ Phát triển 1MDB với nguồn tài chánh của BRI mà người tiền nhiệm của ông là cựu thủ tướng Najib Razak rất ủng hộ và tích cực cổ động.Thực ra thủ tướng Mahathir Mohamad cho ngưng cả 3 dự án (dự án Bờ Đông dự chi $20 tỷ và 2 đường ống $2,3 tỷ USD ); cả ba dự án do tiền vay của TQ và công ty TQ thực hiện, và cả 3 đều do chánh phủ tiền nhiệm ký kết. Tiền lời cũa gói nợ vay cho 3 dự án này theo tân thủ tướng sẽ cao hơn cả mức chính phủ đi vay. Theo tin BBC news ngày 09 /07/2018 thủ tướng Mahathir Mohamad sẽ lên đường sang Bắc Kinh để nêu vấn đề 03 dự án, ông nói “ các dự án không công bằng.” Những áng mây đen hiện dần cho tương lai Sáng kiến Vành đai Con đường” của Trung Cộng trên lộ trình tiến vào Đông Nam Á,  còn vào Việt Nam ? Sáng Kiến Vành đai Con đường tại Việt Nam & Các Dự án Đặc Khu Kinh tế. Những tháng vừa qua, trước khi bùng nổ cuộc biểu tình trên toàn cỏi Việt Nam và hải ngoại để phản kháng dự luật về ba Đặc Khu Kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc ( tức dự luật Đơn vị hành chánh-kinh tế đặc biệt) thì đã có khá nhiều  tham luận trong nước và hải ngoại bàn về tham vọng của Sáng kiến Vành đai Con đường tại Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng chánh trị  do chủ trương bành trướng củaTập Cận Bình trong ý đồ xâm lược Việt Nam. Phần lớn các cơ quan truyền thông  ngoại quốc  Hoa Kỳ, Pháp, Nhựt,Úc,Anh cũng đồng  loạt đưa ra nhận định tiêu cực về “dự luật Đặc Khu” và  các phân tích nguy cơ do Sáng kiến Vành đai Con đường từ khi BRI  đổ bộ vào các quốc gia Đông Nam Á.. Các đại biểu quốc hội bù nhìn Việt Cộng  đã không dám “bấm nút”thông qua “dự luật Đặc khu” bán nước theo đúng nghị trình  phải là ngày 15/6, trước phản kháng và sự phẩn uất cực độ của toàn dân, trước nguy cơ mất nước vào tay Trung Cộng với sự toa rập của tập đoàn cộng sản Hà Nội ; cả bộ chánh trị, phản quốc bù nhìn và chánh phủ Việt Cộng buộc phải lùi bước, hoãn lại một thời gian ( có thể vào tháng 10/2018 ) nói là để giải thích và lấy thêm  ý kiến của dân về  tiến trình cũng như lợi ích của  ba dự án Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc ! Lại bày kế hoản binh. Nhơn dân Việt Nam lần đầu tiên đánh bại tập đoàn thừa sai Hà Nội, nói chung một cách ôn hoà bất bạo động, trừ trường hợp tự vệ như chuyện xẩy ra ở Bình thuận, và cũng lần đầu tiên toàn dân Việt Nam phá vở đúng lúc âm mưu TC chỉ thị Hà Nội thực hiện Dự án ba Đặc Khu Kinh tế như  y từng thúc đẩy Hà Nội kết nối  khuôn khổ “Hai Hành lang, Một Vành đai” với “Sáng kiến Vành đai  Con đường” như VC đã ký vào Bản Ghi nhớ lúc Tập Cận Bình thăm Hà Nội vào cuối năm 2017. Nếu để Hà nội hình thành xong “3 khu hành chánh kinh tế đặc biệt” với hợp đồng thuê 99 năm, Bắc Kinh không những chỉ xây dựng hạ tầng cơ sở, phát triển kinh tế dựa theo mô hình Thâm Quyến( do Đặng Tiểu Bình đề xuất cách nay gần bốn thập niên  như  một thí điểm mở cửa cho mèo trắng mèo đen nào cũng vào được miễn có lợi cho sự phát triển kinh tế Trung nguyên), mà TC còn có ý đồ xử dụng 3 cảng biển Việt Nam của đặc khu thành cảng quân sự như những tiền đồn nhìn sang căn cứ hải quân tàu ngầm có thiết bị nguyên tử ở đảo Hải Nam, và các đảo Hoàng sa Trường Sa đã hoàn tất quân sự hoá; Tập khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, xem thường luật pháp quốc tế và phủ nhận Phán quyết Toà án Trọng tài La Haye 2016 về Con đường Chín đoạn Lưỡi bò, xâm lấn vùng biển đặc quyền kinh tế, áp lực công ty Repsol chấm dứt khai thác dầu khí đã có hợp đồng với Hà Nội, áp lực Việt Nam tại mỏ Cá Voi xanh, đánh phá hoạt động ngư dân kể cả việc “tàu lạ” liên tục đâm  tàu đánh cá người Việt. TC đầu tư vào 3 dự án Đặc Khu Kinh tế như tăng thêm sức mạnh cho chiến lược Chuổi Ngọc Trai; Đặc khu Phú Quốc là địa điểm chiến lược nằm ở cuối phía nam của Biển Đông tiếp giáp với tuyến đường hàng hải sang eo biển cổ chai Malacca, cách không xa Cảng Koh Kong trên ven biển Campuchia nay nằm trong tay Trung Quốc. Cảng biển Vân Đồn nằm trên phía bắc sẽ là một trong các trạm chiến lược của kế hoạch BRI nằm trên lộ trình Con đường Tơ lụa Hàng hải Thế kỷ 21. Nghiên cứu cách vận hành của BRI tại các khu Đặc quyền kinh tế nước Lào, Campuchia cho thấy một khi TC trúng thầu các dự án Đặc Khu, họ sẽ điều hành các khu không khác chi một  vùng tự trị  nằm trong đất nước sở tại, nhưng lại nằm ngoài sự giám sát của nhà nước. Dù dự luật không nêu tên TQ, nhưng có nói đến quyền tối ưu cho công dân nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh, tức thị là TQ, chứ các ngoại quốc khác khó lòng cạnh tranh. Một cựu bộ trưởng ngoại giao VC Nguyễn Danh Dy cũng thất vọng về quyết định của bọn CS Hà Nội cho thực hiện dự án bán nước này “Khi Bắc Kinh đang quân sự hoá và kiểm soát Biển Đông (coi như ao nhà của chúng), cấm đoán Việt Nam đánh cá và khai thác nguồn dầu khí nằm trong lãnh hãi của mình thì việc TC chiếm đoạt Đặc khu kinh tế ( SEZ ) dễ như trở bàn tay…Khi lợi ích kinh tế và chủ quyền đất nước ở Biển Đông bị TQ đe doạ nghiêm trọng, quyết định thiết lập thêm SEZ mới tại các  vị trí trọng yếu này không thể biện minh vì lý do kinh tế hay an ninh”. Trong  nhiều thập niên qua,  khi  biết được kế hoạch nhà nước CSVN sẽ chánh thức “khai sanh” dự luật Đặc Khu kinh tế, Vân Đồn, Bắc Phong Vân, Phú Quốc các nhóm lợi ích cấu kết với giới chức quyền VC, phía sau lại có tỷ phú TQ chống lưng,  ào ạt vung tiền đầu tư vào 3 địa điểm trên,và đã thực sự sanh hoạt tương tự như các Khu kinh tế, họ tranh nhau đầu tư vào địa ốc, du lịch với những dự tính mở casino, nhà điếm. Các loại khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển đã được nhà cầm quyền CS đề xuất quy hoạch trong những đầu thập niên 2000s ; theo một vài tài liệu thì khu kinh tế Vân Đồn và Bắc Vân Phong đã đi vào hoạt động từ năm 2006, khu kinh tế Phú quốc từ năm 2013 và cho đến năm rồi ( 17/03/2017 ) cả ba được Bộ Chánh Trị CSVN họp bàn ( theo lịnh Bắc Kinh ) để thành lập Đơn vị hành chánh kinh tế đặc biệt, và để rồi năm sau đó được quốc hội bù nhìn VC dự định đem ra biểu quyết hôm 15/06/2018 nhưng đã phải đình hoản trước sự phản kháng quyết liệt của toàn dân. Bên cạnh dự luật Đặc khu Hành chánh Kinh tế, Quốc hội VC ngày 12/6 đã thông qua Luật An ninh Mạng, nhằm siết chặt tiếng nói phản biện, vi phạm quyền tự do ngôn luận của người dân, tiếng nói của người bất đồng chánh kiến, nó cho phép nhà nước quyền lực vô hạn để kiểm soát hoạt động trên mạng của người dân; luật còn bắt buộc trung tâm cung cấp dịch vụ Internet và mạng xã hội phải đặt máy chủ ở Việt Nam và cung cấp dữ liệu cá nhân của người xử dụng cho cơ quan an ninh; nhà nước còn yêu cầu các trung tâm cung cấp dịch vụ Internet, Face book phải gở bỏ những tin tức bất lợi cho nhà nước cộng sản. Nội dung Luật An Ninh Mạng VC rập khuôn nguyên xi Luật An Ninh Mạng TQ và có hiệu lực từ tháng 6 năm 2017. Hành trình và  phạm vi hoạt động của Vành đai Con đường như vậy không chỉ thu hẹp trên đất liền, trên biển, trên sông, nơi hai đầu địa cực ( Polar SilkRoad ) mà còn vào mạng không gian ảo ( xin tạm đặt tên gọi nó là Cypersecurity Silk Road )! Nhìn trên bản đồ, CSVN nằm gọn trong  phạm vi địa lý giữa các tuyến đường “Nhất đới Nhất Lộ “(OBOR), với các hành lang ( corridors )bắc nam, đông tây  theo Sáng Kiến Vành đai Con đường của Tập Cận Bình,  lại nhằm lúc VC cần vốn cứu nguy nền kinh tế và nhu cầu phát triển hạ tầng cơ sở, không ai lấy làm lạ Hà Nội trong khung 4 tốt 16 chữ vàng đã hoan nghinh BRI rất sớm. Nhắc lại tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhơn chuyến thăm TQ (năm 2015) đã đồng ý đưa Cảng Hải Phòng vào chương trình xây dựng Con đường Tơ lụa trên biển ( Maritime Silk Road), Tập và Trọng hai bên cũng thảo luận “xây cất cảng, đường cao tốc, và các dịch vụ hạ tầng khác”( nguồn:  BBC NEWS  trích từ trang Nikkei Asean Review hôm 8/04/2015); và hai năm sau Tập thăm Hà Nội (tháng 11/2017) và đã cùng ký với Trọng Bản Ghi nhớ về vụ kết nối sáng kiến” Hai Hành Lang, Một Vành đai” với “Sáng kiến Vành đai Con đường”. Ít người được biết về dự án hạ tầng cơ sở tuyến tàu điện Cát Linh-Hà Đông có nằm trong kế hoạch BRI hay không, nhưng tiến độ xây dựng tuyến đường thường xuyên trì trệ, đôi lần ngưng thi công bảo là do thiếu vốn, phải cầu cạnh chủ nợ là TC để vay bổ sung $250 triệu USD do phải đội vốn; dự án khởi công vào năm 2011 dự tính có thể khai thác thương mại vào giữa năm 2015 nhưng phải đình trệ nhiều lần vì chậm vốn, vì tai nạn lao động và công tác hi vọng hoàn tất vào năm 2018, tức trể mất 7 năm. Như mọi dự án của BRI, tuyến tàu điện Cát Linh-Hà Đông do Công ty Hữu Hạn Tập đoàn đường sắt TQ,và như hợp đồng đã ký,nhơn công  cùng thiết bị  đều  đến từ TQ.  Đầu tư trên 3 Đặc khu Kinh tế  là âm mưu lộ liễu  của kế hoạch BRI dùng tiền đổi đất, xâm chiếm lãnh thổ như họ đã thực hiện các dự án bâu-xit trên Tây nguyên, sách lược diệt chủng  Formosa, với dự án  gang thép ; doanh nhơn người Hoa thì tràn ngập trong các nghiệp vụ đầu tư địa ốc, thuê đất trồng rừng, dự án xây cất Chinatown (như dự án khu thương mại Bình dương) và xin nhắc lại kẻo quên, những bài học cho ai chưa học : cảng Hambantota ở Sri Lanka, cảng Qwadar ở Pakistan, cảng Pireus (Hy Lạp), dự án đường cao tốc Bar-Poliga xứ Montenegro [nối liền cảng Bar từ bờ Biển Adriatic với nước láng giềng Serbia [ Montenegro và Serbia thuộc nhóm các nước Western Balkans, là những quốc gia ứng viên vào EU, mà TC muốn tách họ ra để có những hợp tác song phương, điều mà EU tố cáo TC cố ý chia rẽ Âu châu.] Trên con đường xâm lược đất nước ta, Chủ tịch Tập Cận Bình chánh thức khai sanh “Sáng kiến Vành đai Con đường” không lâu sau khi lên nắm chánh quyền và không phải đợi đến năm 2013 mới phát động đầu tư vào đất nước chúng ta. Ngày nay BRI ít nhứt đã mở ra nhiều Hành lang Kinh tế (China-Indochina Peninsula Corridor) nối kết TQ với Việt Miên Lào qua Thái Lan đến Singapore, bên bờ đông có Con đường Tơ lụa hàng hải Thế kỷ 21, trong đất liền còn có dự án con đường cao tốc Hà Nội-Saigon, bên cạnh dự án chiến lược  “Con đường tơ lụa Sông Cửu Long” với hậu quả tác hại không lường của công tác dời đá phá ghềnh xây đập thuỷ điện cho ba nước Việt Cam Bốt Lào, chỉ nhằm phục vụ lợi ích cho TQ. Trong cuộc đấu tranh trường kỳ và gian khổ cho độc lập, tự do, dân chủ, thạnh vượng cho xứ sở, nhơn dân Việt Nam trước mắt phải đối mặt với cuộc tấn công kinh tế  nằm trong  kế hoạch  BRI/Bắc Kinh đang được tiến hành trên nhiều mặt trận: Các Khu Kinh tế, Sông Mekong và Biển Đông. Toàn dân Việt Nam trong nước hải ngoại nhứt tề sẵn sàng cho cho cuộc biểu tình phản kháng  dự luật Đặc Khu Kinh tế mà quốc hội bù nhìn  Hà nội định đưa ra vào cuối Tháng Mười năm nay ( 2018 ). Đại hoạ mất nước gần kề do tập đoàn thừa sai Hà Nội hết lòng cúc cung phục vụ tham vọng  Bắc Kinh. Một Việt Nam tự do dân chủ pháp trị phú cường nằm trong ý chí và lòng quyết tâm của nhơn dân trong nước, dứt khoát không hoà giải hoà hợp với nguỵ quyền Hà Nội; một chế độ độc tài toàn trị phải ra đi; môi trường cho cuộc cách mạng dân chủ dưới ánh sáng của chủ nghĩa dân tộc sanh tồn đã ló dạng, mồi lửa cho cuộc nổi dậy âm ỉ đó đây. Không ai nghĩ Liên Xô phải tan rã, cộng sản Đông Âu rồi cũng sụp đổ, nhơn dân kể cả những người cs hồi tâm đã xô ngả Bức tường Bá Linh.  Chánh nghĩa phải thành công.                                       ***********

Tạm kết về Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) và Thách thức của nó trên Toàn Thế giới.

Bài tham luận tuy dài nhưng chưa đủ để điểm lại các mục tiêu Kinh tế, chánh tri, quân sự, quyền lực mềm của Sáng kiến Vành đai Con đường ( BRI ) của Trung Cộng, cung các thách thức của nó cũng như phản ứng khắp nơi.  Năm 2013, Chủ tịch TQ tập Cận Bình phát động Sáng kiến Vành đai Con đường, một chánh sách ngoại giao trong nổ lực đầu tư hơn một ngàn tỷ đô la vào dự án xây dựng đường, cầu cống, đường rầy, cảng, phi trường và nhiều công trình hạ tầng cơ sở khác trên các tuyến đường thương mại nhằm phục vụ lợi ích cho Trung Quốc. Nhưng kế hoạch không chỉ là kinh tế, mục tiêu xây dựng ảnh hưởng chánh trị, uy thế quân sự,mở rộng quyền lực mềm của TQ trên lộ trình của BRI mới là tham vọng  của hoàng đế đỏ. “ Sáng kiến “ đã tác động lên cuộc sống con người, môi trường nhiểm độc, biến đổi cảnh quang, thay đổi khí hậu và làm nghiên đổ cán cân địa chánh trị tại nhiều nơi trong số gần 70 nước tham gia kế hoạch “ Nhứt đới Nhứt lộ” mà nay  gọi là “Sáng kiến Vành đai Con đường”. Từ một đất nước nghèo đói vì chủ nghĩa điên khùng của Mao, TC ngày nay ngang nhiên trồi lên như một cường quốc kinh tế số 2 nhờ các lãnh đạo kế tiếp từ Đặng Tiểu Bình và sau này là Tập Cận Bình đã kết hợp kinh tế thị trường định hướng trong chế độ XHCN mang màu sắc Trung Quốc dưới sự lãnh đạo độc tài, toàn trị của ĐCSTQ. Liệu Sáng kiến Vành đai Con đường có cứu nổi kinh tế TQ đang lao dốc, tăng trưởng đang chựng lại, nợ nầng leo cao vút trong bối cảnh chiến tranh thương mại với siêu cường Hoa Kỳ? và phản ứng  tiêu cực khắp nơi từ Tây phương,  những nước tham gia, và ngay cả những quốc gia đang lâm vào bẫy nợ. Có thể nói đây là thời cơ thuận lợi cho dân tộc Việt Nam đẩy mạnh công cuộc đấu tranh xoá sổ dự luật Đặc quyền Kinh tế trong quyết tâm giải trừ chế độ CSVN.

Mùa Tưởng niệm Giáo sư Nguyễn Ngoc Huy Tháng 07 năm 2018

Tài liệu tham khảo: 1.”Redifining the Belt and Road Initiative “By Andreea Brinză đăng trên The Diplomat March 20, 2018. 2.”China’s Maritime Silk Road: Strategic and Economic Implication for the Indo-Pacific” /CSIS/April 2.2018 http//:csis.org/analysis/chinas-maritime-silk-road. 3.VOA tiếng Việt tin trích ngày 13-04-2018-IMFcảnh báo: “Sáng Kiến Vành đai Con đường” (BRI) tiến triển, cần đề phòng rủi ro nợ tiềm tàng đối với các quốc gia đối tác tham gia vào các dự án chung. 4.Theo báo cáo Center for Global Development đăng ngày  4  March năm 2018, tám quốc gia khách hàng của BRI rơi vào rủi ro nợ cao nhứt khó có khả năng hoàn trả:  Pakistan,Djibouti,Maldives,Lao,Mongolia,Montenegro,Tajikistan,KyrgyzStan);có thể tìm xem  toànbài trên http://www.cgdev.org/publication/examining-debt-implications-belt-and-road-initiative-policy-perspective. 5.”How Big Is China’s Belt and Road?” By Jonathan Hillman ( csis.org/analysis/how-big-chinas-belt-road.) 6.”China’s New Revolution-The Reign of Xi Jinping “By Elizabeth Economy/Foreign Affairs /May/June 2018 7. ”Xi Jinping and China’s Return to One-Man Rule”By Quinn Marschick/March 15,2018/The Diplomat. 8.VOA news: “THE DRAGON’s REACH-Tracking China’s Economic Power Play”- Dự Án“ The Dragon’s Reach” tổng hợp các báo cáo về “Sáng Kiến Vành đai và Con đường” (BRI) từ 5 cơ quan truyền thông độc lập của BBG ( Broadcasting Board of Governors): Voice of America,Middle East Broadscast Networks, Radio Free Europe/Radio Liberty, Radio Free Asia and the Office of Cuba Broadcasting. 9.”Return of The Quad”The /Diplomat May/2018 By Jeff Smith,Yuky Tatsumi, Rajestwari Pillai Rajagopalan, Rory Medcaff and David Brewster. 10.”Sáng kiến Vành đai và Con đường tại Việt Nam: Thách thức và Triển vọng” By Lê Hồng Hiệp / April 12,2018/trên Tập san Nghiên Cứu Quốc tế (nghiencuuquocte.net) 11.0.”What China Thinks of the Indo-Pacific Strategy” By Dingding Chen/The Diplomat/May 2018 12.”EU Ambassadors Condemn China’s Belt and Road Initiative” By Ravi Prasad/21/April/2018/THE DIPLOMAT 13. “ The Backlash to Belt and Road-A South Asian Battle Over Chinese Economic Power”By Andrew Small/Feb 23,2018/MAJALLIA ( ArabMagazine) 14.”Predatory Economics and the China Challenge” By Matthew P.Goodman/ csis.org/analysis/predatory-economics-economics-and-china-challenge. Volume VI,Issue 11,November 21, 2017 15.”China’s Predatory Ecomics and How to Stop It” by Howard Richman…/October 25,2017/American Thinker. 16. “ China’s Creditor Imprialism” by Bramah Chellaney, Project Syndicate, December 20,2017 17.”Khía cạnh địa chính trị của Đồng thuận Bắc Kinh-Moskava” của Trần Quang Biên dịch, đăng trên Nghiên cứu quốc tế” ngày 03-03-2018 Nguồn :Enrico Cau, “The Geopolitics of the Beijing-Moscow Consensus” The Diplomat. õ/01/2018. 18.” Tổ chức Hợp tác Thượng hải” (SCO) nay gồm 08 quốc gia thành viên thường trực : Nga,TC, Kazakhstan,Kyrgystan,Tajikistan,Uzbekistan,Pakistan và Ấn độ; và các quốc gia quan sát (observer states): Belarus,Mongolia, Iran,Afghanistan. 19. “ Carefull, Kazakhstan Confronts China About Kazakhs in Xinjiang Re-Education Camp” By Catherine Puts/ June 14, 2018/The Diplomat. 20.”Kazakhs hit out at China’s Travel Ban”/RFA 2017-06-20 21.”Serbia Start Construction of Chinese-funded” Railway to Budapest/VAOnews November 28, 2017 By Reuters 22.”Remarks by Vice President Pence During a Protocolary Meeting at  the Organization of American States.” Foreign Policy| Issue on May 7,18. 23.”The challenging Geopolitic of the Port at Chabahar” By Harsh V.Pant December 12,2017 | The Diplomat 24. Sáu Hành lang kinh tế kết nối trong Sáng Kiến Vành đai Con đường : 1. China-IndoChina Peninsula Economic Corridor 2. Bangladesh-China-India-Myanmar Economic  Corridor 3. China-Pakistan Economic Corridor 4. China-Central and West Asia Economic Corridor 5.New Eurasian Land Bridge Corridor 6.China-Mongolia-Russia Economic Corridor. 25. “ Đặc Khu Kinh tế-Thảm hoạ mới” Bài viết của Trần Văn đăng trên voatiengviet ngày 25/05/2018. 26. “Southeast Asia Financial Integration and Infrastructure Investment: What role for the United States?” Written by Murray Hiebert | CSIS, May 25/2018. 27. “ China’s Ruling Party has Branches on University Campus around the World” by Gao Feng for RFA Radio Free Asia | 19-04-2028.

 

Viết tưởng niệm một nhân tài Việt Nam: Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy (Tiết lộ về tiểu sử & sự kiện liên quan) – Trần Nguyên 

Cách nay đúng 28 năm, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy qua đời vào ngày 28-7-1990 tại Paris trên bước đường hoạt động. Nhìn lại toàn bộ cuộc đời của ông, thấy quả thực xứng đáng được gọi là một nhân tài Việt Nam. Hai bằng chứng cụ thể cho thấy rõ điều đó: 1) Ngay khi ông còn sống, đã có sinh viên Victor Lu làm luận án Tiến sĩ “Tư Tưởng Việt Nam ở thế kỷ thứ 20″ ( 1987 – Đại Học Paris II ) đề cập đến: ” .. tư tưởng của Nguyễn ngọc Huy, liên quan đến chủ nghĩa Quốc Gia, và địa bàn chiến lược của nước Việt Nam trong thế giới hiện đại, là một nguồn cảm hứng , nhất là về tư duy cho các thế hệ mai sau. ” (Nguyên văn pháp ngữ: ” .. la pensée de Nguyễn Ngọc Huy, relative au nationalisme et à la géostratégie du Viêt-Nam dans le monde contemporain, reste une source d’inspiration et surtout de réflexion pour les générations à venir ” / xem Nguồn 1 phía dưới) 2) Đến khi ông qua đời vào ngày 28-7-1990 tại Paris hưởng thọ 66 tuổi, mang lại tiếc thương vô vàn cho mọi người mến mộ. Không những cho riêng người Việt, mà ngay cho cả người ngoại quốc. Có lẻ lần đầu tiên một người Việt Nam qua đời , được chính Tổng Thống Hoa Kỳ đương nhiệm – ông George Bush – chia buồn và lên tiếng ca ngợi là một nhân vật tận tụy phụng sự cho dân tộc Việt với tấm gương sáng ngời cho thế hệ mai sau (xem : Nhà Chí Sĩ Thời Đại : Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy / Câu Lạc Bộ Đằng Phương xuất bản năm 2003 / trang 11). I/  Hàng năm đều có Lễ Tưởng Niệm Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy  Chính vì vậy, hàng năm cứ đến độ giửa hè vào dịp cuối tháng bảy, ở quốc nội và tại hải ngoại, âm thầm hoặc công khai đều có Lễ Tưởng Niệm Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy. Như vậy tính đến nay đã 28 năm rồi. Một thời gian quá dài để thử thách mức độ thực lòng thương nhớ của quần chúng đến một nhà lãnh đạo đã nằm xuống. Sự ra đi vĩnh viễn của Giáo Sư Huy vào ngày 28 tháng 7 năm 1990 xảy ra đúng vào lúc thế lực cộng sản đang trên đà gục ngã tại Đông Âu. Bây giờ gần 3 thập niên sau nhìn lại toàn bộ thấy tiếc nuốt đã mất một cơ hội hiếm có trong đời để xoay chuyển dân chủ hóa được cho VN. Rỏ ràng lúc đó không có yếu tố cấp lãnh đạo uy tín và sáng suốt với tầm vóc cở Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy nên không ai đưa ra được kế hoạch hữu hiệu nào cả và để rồi tình thế thuận lợi vuột mất đi.  II/  Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy tiết lộ về tiểu sử & sự kiện liên quan Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi vào thời điểm Bức Tường Berlin Sụp Đỗ 1989, lần đầu tiên Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy đã tiết lộ rất nhiều chi tiết vô cùng lý thú có liên quan đến cuộc đời mình và biến chuyển lịch sử VN trong bài phỏng vấn do 2 ký giả Lê Đình Điểu và Hoàng Khởi Phong thực hiện. Sau đây xin tóm gọn những phần chính yếu: 1) Thuở thiếu thời với tác phẩm Hồn Việt Tôi sanh năm 1924 (2-11-1924) tại Chợ Lớn (Bệnh Viện Chợ Rẩy), nhưng quê quán là tỉnh Biên Hòa.  Thuở nhỏ, tôi học cấp tiểu học ở trường làng tôi là xã Mỹ Lộc và học cấp hai tiểu học ở trường tại quận Tân Uyên, rồi học cấp cao đẳng tiểu học ở trường Pétrus Ký.  Năm 1943, tôi làm thư ký tại Tòa Hành Chánh tỉnh Cần Thơ. Khi trẻ, tôi rất thích thơ và sử. Tôi nhận thấy trong văn học ViệtNam, thơ hùng tráng thật hiếm có nên nuôi mộng làm nhà thơ hùng tráng viết bài ca tụng các danh nhân và các công trình lớn của dân tộc Việt Nam.  Từ 1943 đến 1945, tôi đã viết một số bài thơ loại nầy với bút hiệu Đằng Phương, nhưng chưa đăng báo nào. Tôi đã đánh mất bản thảo các tác phẩm đã viết cuối năm 1945 và chỉ còn nhớ để chép lại các bài ngắn như Dòng Nước Sông Hồng, Chiến Sĩ Triều Trần, Bản Hành Quân Của Trương Phụ, Gởi Nguyễn Du…, còn bài thơ dài ca ngợi triều Tây Sơn và vua Quang Trung thì không sao nhớ hết nổi nên đành chịu thất lạc luôn. 2) Bắt đầu cuộc đời tranh đấu cho Tổ Quốc Việt Nam Từ đầu năm 1945, tôi đã gia nhập Đại Việt Quốc Dân Đảng (ĐVQDĐ) để tranh đấu cho nền độc lập của dân tộc ViệtNam.  Nhờ đó, khi Việt Minh nắm chính quyền, tôi đã biết đó là một chính quyền cộng sản, đồng thời cũng được cho biết về đường lối của cộng sản.  Vì vậy tôi chỉ ở trong phong trào kháng chiến của Việt Minh trong một thời gian ngắn rồi về thành. Từ năm 1946, tôi về Sài Gòn làm việc trong Thư Viện Quốc Gia và ban đêm ngủ lại trong sở luôn.  Trong thời kỳ nầy, anh em trong Xứ Bộ Nam Việt của ĐVQDĐ giao cho tôi nhiệm vụ viết tài liệu chính trị cho đoàn thể và viết bài cho tờ báo của đoàn thể là tờ Thanh Niên (cơ quan chánh thức của Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn. một tổ chức ngoại vi của Xứ Bộ Nam Việt ĐVQDĐ) và tờ Đuốc Việt.  Đây là thời kỳ tôi sáng tác nhiều nhất. Các bài khảo cứu và bình luận chính trị được tôi ký dưới bút hiệu Hùng Nguyên, các bài trào phúng được ký dưới bút hiệu Cuồng Nhân (báo Thanh Niên) và Ba Xạo hay Tư Xạo (báo Đuốc Việt). Vì có lời giao hẹn với anh em trong báo Đuốc Việt là tất cả đều phải dùng một bút hiệu có chữ Việt bên trong nên các bài thơ đăng Đuốc Việt đã được ký dưới bút hiệu Việt Tâm.  Chỉ đến năm 1953, khi họp tập một số bài thơ đã đăng báo trong tập thơ Hồn Việt, tôi mới dùng lại bút hiệu Đằng Phương. 3) Tự học lấy bằng Tú tài và lưu vong sang Pháp lấy bằng Tiến sĩ Năm 1949, tôi bỏ sở làm để hoạt động toàn thời gian cho đoàn thể.  Trong thời gian nầy, tôi đã làm huấn luyện viên chánh trị cho trường Cán Bộ Thanh Niên Nha Trang lúc anh Nguyễn Tôn Hoàn làm Bộ Trưởng Bộ Thanh Niên và năm 1951, tôi được anh em đưa ra hoạt động với chi nhánh của Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn ở Bắc Việt.  Năm 1951, Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn bị chánh phủ Nguyễn Văn Tâm giải tán, tôi trở về Sài Gòn và dạy quốc văn ở trường tư thục Lê Bá Cang. Lúc này, vì công tác của đoàn thể có ít nên nhân lúc có thì giờ dư, tôi tự học để lấy bằng Tú Tài Việt Nam. Năm 1955, tôi được anh em chỉ định đi Pháp để phụ giúp anh Nguyễn Tôn Hoàn, đồng thời để học hỏi thêm.  Tôi đã ghi tên học trường Khoa Học Chính trị Paris, lúc đó được đổi tên là Viện Nghiên Cứu Chính trị Paris, và trường Đại Học Luật Khoa và Khoa Học Kinh Tế Paris.  Tôi đỗ bằng tốt nghiệp Viện Nghiên Cứu Chính Trị Paris năm 1958, Cử Nhân Luật Khoa năm 1959, Cao Học Chính Trị năm 1960, và Tiến Sĩ Chính Trị Học năm 1963. Tôi đỗ bằng nầy và  trở về Sài Gòn tháng 11-1963. 4) Thành lập Đảng Tân Đại Việt và Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến Trong năm 1964, các anh em trong ba xứ bộ Bắc, Trung và Nam Việt của ĐVQDĐ đã có những bất đồng quan điểm lớn:  anh em trong xứ bộ Nam Việt chủ trương phải theo đường lối dân chủ và thành thật hợp tác với các đoàn thể quốc gia khác thì mới giữ được miền Nam Việt Nam khỏi mất vào tay cộng sản.  Anh em hai xứ bộ Bắc và Trung Việt thì muốn duy trì đường lối cũ của ĐVQDĐ. Nhận thấy rằng đã có sự bất đồng sâu rộng như vậy mà vẫn cứ giữ danh hiệu cũ của đảng thì không thể tránh khỏi sự xung đột với các đồng chí cũ, vì mỗi bên đều cho rằng mình mới phải là đại diện chính thống của đoàn thể.  Tôi đã thuyết phục các anh em trong xứ bộ Nam Việt của ĐVQDĐ thành lập một chánh đảng mới tên là Tân Đại Việt. Đảng nầy đã tham dự các hoạt động chính trị của miền Nam ViệtNam nhưng vẫn giữ tính cách bí mật. Năm 1969, nhận thấy rằng miền Nam đã có một hiến pháp tương đối dân chủ, mà trong đó chế độ dân chủ, chánh đảng phải hoạt động công khai, anh em Tân Đại Việt đã cùng một số dân sự độc lập và anh em một số đoàn thể khác, đặc biệt là anh em Việt Nam Quốc Dân Đảng, hợp tác nhau thành lập Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến (PTQGCT) mà tôi là Tổng Thư Ký.  Lập trường của QGCT từ khi thành lập đến năm 1975 là ủng hộ chính phủ quốc gia trong việc đối phó với cộng sản, nhưng không tham dự chính phủ và đòi hỏi chính phủ phải áp dụng đúng quy tắc dân chủ và chấm dứt nạn tham nhũng, cũng như nạn đưa bè phái bất tài nắm các chức vụ quan trọng. Từ năm 1965, tôi vào làm giáo sư Học Viện Quốc Gia Hành Chánh dạy về chính trị và luật hiến pháp, đồng thời làm giảng viên ở nhiều trường đại học khác: Viện Đại Học Đà Lạt, Viện Đại Học Huế, Viện Đại Học Cần Thơ, Viện Đại Học Vạn Hạnh, Viện Đại Học Minh Đức, trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn.  Tôi cũng được mời làm giảng viên ở các trường quân sự như trường Cao Đẳng Quốc Phòng, trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp, trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị. Năm 1967, tôi được mời làm khoa trưởng trường Đại Học Luật Khoa và Khoa Học Xã Hội Cần Thơ. Năm 1968, tôi được mời tham dự phái đoàn VNCH trong cuộc đàm thoại ởParis, tôi nhận thấy cộng sản ViệtNam chỉ dùng cuộc đàm thoại làm một diễn đàn để tuyên truyền.  Sau khi giúp phái đoàn VNCH xây dựng một hệ thống lý luận để đấu khẩu với chúng, và đi một vòng các nước Âu châu để trình bày cho kiều bào biết về tình thế chung và lập trường của VNCH, tôi trở về lại Sài Gòn hoạt động với anh em.  Năm 1973, tôi lại được mời tham dự phái đoàn VNCH tham dự hội nghị La Celle Saint Cloud và cũng chỉ ở Pháp mấy tháng rồi trở về Việt Nam. 5) Làm việc khảo cứu cho trường Đại Học Luật Khoa Harvard Từ năm 1975, tôi sang Hoa Kỳ và vào làm việc khảo cứu cho trường Đại Học Luật Khoa Harvard.  Trong mấy năm đầu, công tác chánh của tôi tại trường là tham dự việc dịch ra tiếng Anh và chú thích bộ luật nhà Lê, thường được viết dưới tên là Luật Hồng Đức, nhưng thực sự, như tôi đã phát giác sau khi nghiên cứu kỹ, đã được ông Nguyễn Trãi soạn thảo vào đầu đời Lê.  Bản dịch và chú thích nầy đã được Ohio University Press ấn hành năm 1987 dưới tên là The Lê Code. …(xem Nguồn 2 về hoạt động tranh đấu của Gs Huy sau 1975) 6) Ý nguyện thực sự của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy ? Nếu sanh ra trong một nước Việt Nam độc lập, tự do, và thái bình, thì tôi đã theo hoài bảo lúc nhỏ của tôi là làm thi sĩ Đằng Phương chuyên viết thơ hùng tráng; có cần phải thêm một việc làøm để mưu sinh thì tôi lấy bằng của Đại Học Văn Khoa và làm giáo sư văn khoa.  Vì sanh trong một nước Việt Nam không độc lập, thiếu tự do và chìm đắm trong sự loạn lạc, nên tôi phải dấn thân vào cuộc tranh đấu chính trị và do đó mà phải học về chính trị, dạy về chính trị, và đứng ra lãnh đạo một đoàn thể chính trị. Dầu cho có được làm lại cuộc đời từ đầu mà hoàn cảnh Việt Nam không khác hoàn cảnh tôi đã trải qua, thì tôi cũng sẽ làm như tôi đã làm.  III/  Sự nghiệp sáng tác của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy § Tiếng Việt: 1. HỒN VIỆT, thơ, Sài Gòn, 1950, tái bản ở Paris năm 1984. 2. QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT (Quyển A), Việt Publisher, Canada, 1990. 3. DÂN TỘC SINH TỒN, chủ thuyết của Đại Việt Quốc Dân Đảng, được bổ túc, phong phú hóa và thâu nhận các nguyên tắc tự do dân chủ, (2 quyển), Sài Gòn, 1964. 4. DÂN TỘC HAY GIAI CẤP ? 5. BIỆN CHỨNG DUY XẠO LUẬN (Trào phúng). 6. CÁC ẨN SỐ CHÁNH TRỊ TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG, Thanh Phương Thư Quán, San Jose, Hoa Kỳ, 1986. 7. HÀN PHI TỬ: bản dịch ra Việt ngữ tác phẩm của Hàn Phi, nhà lý thuyết trứ danh của học phái Pháp Gia Trung Quốc, (2 quyển), Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1974. 8. LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÁNH TRỊ, Cấp Tiến, Sài Gòn, 1970-1971. 9. ĐỀ TÀI NGƯỜI ƯU TÚ TRONG TƯ TƯỞNG CHÁNH TRỊ TRUNG QUỐC CỔ THỜI, bản dịch Luận án Tiến sĩ viết bằng tiếng Pháp, Cấp Tiến, Sài Gòn, 1969. 10. Tên Họ Người Việt Nam . Mekong-Tỵnạn, California, USA – Cùng viết với Gs Trần Minh Xuân (2 cuốn 11 và 12 trong danh sách này): 11. Hiệu đính và chú thích LỤC SÚC TRANH CÔNG. Đi tìm tác giả và dụng ý chánh trị trong tác phẩm. Mekong-Tỵnạn, California, USA, 1991. 12. HỒ CHÍ MINH: TỘI PHẠM NHƠN QUYỀN VIỆT NAM. Mekong-Tỵnạn, USA, 1992. § Tiếng Pháp: 13. POUR UNE NOUVELLE STRATÉGIE DE DÉFENSE DU MONDE LIBRE CONTRE L’EXPANSION COMMUNISTE, Alliance Pour La Démocratie Au Vietnam, Paris, 1985. § Tiếng Anh: 14. THE LÊ CODE: LAW IN TRADITIONAL VIETNAM, bản dịch ra tiếng Anh và chú thích bộ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT, tục danh LUẬT HỒNG ĐỨC của nhà Lê (1428-1788), Ohio University Press, Hoa Kỳ, 1987 – cùng viết với Gs Tạ Văn Tài và Gs Trần Văn Liêm – 15. A NEW STRATEGY TO DEFEND THE FREE WORLD AGAINST COMMUNIST EXPANSION, Alliance For Democracy In Vietnam, 1985. 16. PERESTROIKA OR THE REVENGE OF MARXISM OVER LENINISM, Việt Publisher, Canada, 1990. Cùng viết với Gs Stephen B. Young (2 cuốn 16 và 17 trong danh sách này) 17. UNDERSTANDING VIETNAM, do T.D.T. Thomason xuất bản, The Displaced Persons Center Information Service, Bussum, The Netherlands. 18. THE TRADITION OF HUMAN RIGHTS IN CHINA AND VIETNAM, Yale Southeast Asia Studies, The LẠC VIỆT Series, New Haven, CT, USA, 1990. Bài Đăng Báo: § Tiếng Việt: – 1947-1990: Bài nhận định Tình Hình Thế Giới Trong Tháng Vừa Qua cùng nhiều bài báo về văn hóa & chánh trị Việt Nam trên nhiều tờ báo tiếng Việt ở trong và ngoài nước, như TỰ DO DÂN BẢN, ĐƯỜNG MỚI, MEKONG-TỴNẠN, SAIGON, THẰNG MÕ, HỒN VIÊT, HƯỚNG VIỆT, DIỄN ĐÀN VIỆT NAM, CẤP TIẾN, DÂN QUYỀN, LỬA THIÊNG, QUỐC PHÒNG, ĐUỐC VIỆT, THANH NIÊN … § Tiếng Pháp: – LA FRANCE ET LE VIETNAMIEN PARTISAN DE LA DÉMOCRATIE LIBÉRALE, trong ĐƯỜNG MỚI, Pháp Quốc, số 4, 1985. – LE CODE DES LÊ, nhận xét về bản dịch bộ luật nhà Lê ra tiếng Pháp của Ông Deloustal và về niên biểu ấn hành của bộ luật này, trong BULLETIN DE L’ÉCOLE FRANCAISE D’EXTRÊME ORIENT, Quyển LXVII, Pháp Quốc, 1980. § Tiếng Anh: – Cùng viết với Gs Tạ Văn Tài: THE VIETNAMESE LEGAL TEXTS, trong THE LAW OF SOUTH-EAST ASIA, Quyển 1, THE PRE-MODERN TEXTS, do M.B. Hooker xuất bản, Butterworth & Co, 1986. – LIMITS ON STATE POWER IN TRADITIONAL CHINA AND VIETNAM, trong THE VIETNAM FORUM, Ban Nghiên Cứu Đông Nam Á Châu của Đại Học Yale, Hoa Kỳ, số 6, Hè-Thu 1985. – THE MING CODE IN VIETNAMESE LEGAL HISTORY: ITS INFLUENCE ON THE VIETNAMESE CODES AND OTHER LEGAL DOCUMENTS, trong MING STUDIES, số 19, Thu 1984. – ON THE PROCESS OF CODIFICATION OF THE NATIONAL DYNASTÝS PENAL LAWS, trong THE VIETNAM FORUM, Ban Nghiên Cứu Đông Nam Á Châu của Đại Học Yale, Hoa Kỳ, số 1, Đông-Xuân 1983. – THE PENAL CODE OF VIETNAM’S LÊ DYNASTY, trong STATE AND LAW IN EAST ASIA, để kỹ niệm ngày Ông Karl Bunger trí sĩ, do Dieter Eikemeier và Herber Franke xuất bản, Otto Harrassowitz, Weisbaden, 1981. Thuyết Trình: • VAI TRÒ HỒ CHÍ MINH TRONG DIỄN TIẾN CỦA TÌNH TRẠNG NHƠN QUYỀN TẠI VIỆT NAM, HỘI THẢO VỀ ĐỀ TÀI “CON NGƯỜI VÀ DI SẢN CỦA HỒ CHÍ MINH” tại Điện Luxembourg (Trụ sở Thượng Nghị Viện Pháp), trong 2 ngày 25 và 26-5-1990. • CHÁNH SÁCH QUỐC PHÒNG CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM tại Đại Học Không Quân Hoa Kỳ, Colorado Springs, ngày 11-4-1988. • KINH NGHIỆM CỦA HOA KỲ TẠI VIỆT NAM , Đại Học Không Quân Hoa Kỳ, Colorado Springs, ngày 12-4-1988. • CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ NỀN AN NINH Á CHÂU tại Đại Học Monash, Melbourne, Úc Đại Lợi, ngày 17-9-1987. • LIÊN MINH LIÊN SÔ – CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ NỀN AN NINH CỦA ĐÔNG NAM Á CHÂU, Hội Thảo Bàn Tròn do Hội Đồng An Ninh Quốc Tế tổ chức ở Bangkok từ ngày 6 đến 8-7-1986. • TRẬN CHIẾN ĐẤU CUỐI CÙNG VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA MIỀN NAM VIỆT NAM: 1973-1975, Hội Thảo do Đại Học Glassboro tổ chức trong ngày 7 và 8-4-1986. • VIỆT NAM DƯỚI ÁCH CỘNG SẢN, Hội Thảo tại Đại Học Harvard, ngày 23-11-1981, sau được Đại Học George Mason đăng trong bài nghiên cứu về VN. • THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC VẤN ĐỀ DO CÁC NƯỚC ẤY GÂY RA, Đại Học Minnesota, 3-10-1981. • NGUYÊN NHƠN VÀ HẬU QUẢ CỦA VIỆC MIỀN NAM VIỆT NAM SỤP ĐỔ NĂM 1975, tại Đại Học Washington ở Seattle, 1980. IV/  Nhìn lại các tác phẩm chính của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy Phải công tâm mà nói: Giáo Sư Huy để lại một công trình sáng tác đồ sộ hiếm có gồm hàng chục tác phẩm lẩy lừng trải dài trên nhiều lãnh vực khác nhau. Điểm rất lạ là suốt đời Giáo Sư Huy hoạt động tranh đấu, lãnh đạo đoàn thể, đấu trí chống chỏi các thế lực độc tài, rồi lại bị bịnh ung thư kéo dài gần 10 năm, vậy mà vẫn có thể viết ra được quá nhiều những tác phẩm độc đáo. Vào ngày 4.8.1990 tại Austerlitz (Hoà Lan), Bác Sĩ Trần Ngọc Quang (Pháp) đã ca ngợi kiến thức uyên bác hầu như lãnh vực nào giáo sư Huy cũng thông suốt. Mà quả thực vậy, nhìn lại toàn bộ các tác phẩm của ông đã cho thấy rỏ điều đó. Chỉ nội trong quyển ‘‘Quốc Triều Hình Luật’’ dầy 263 trang được dẩn chứng 478 lần rút từ trên 100 quyển sách. Còn quyển Perstroika (Anh, Pháp) dầy 497 trang với 639 dẫn chứng của trên 200 tác phẩm ngoại quốc. Có lẽ nhờ kiến thức uyên bác, trí nhớ hiếm có , lối làm việc đam mê khác thường bất kể không gian và thời gian và nghị lực phi thường , Giáo Sư Huy viết được nhiều tác phẩm bất hủ như vậy . Ông còn rất nhiều dự định sáng tác, và khi ra đi ông còn để lại nhiều di cảo. Trong những năm cuối cùng ông thường tâm sự, nếu có thì giờ rảnh rổi thì cứ mỗi tháng có thể viết xong một tác phẩm . Mặc dù trách nhiệm đè nặng trên đôi vai gầy, ông đã cố gắng viết được các tác phẩm giá trị như liệt kê trong phần phía trên. Trong đó có 6 tác phẩm được coi là đắc ý nhứt:  1) Thơ Hồn Việt Đây là tác phẩm đầu tay được Giáo sư Huy qua thi hiệu Đằng Phương trân quý và hảnh diện nhứt . Bao gồm những bài thơ đầy lòng ái quốc, thể hiện rỏ lý tưởng của giáo sư Huy từ lúc thiếu thời dấn thân vào con đường tranh đấu đến khi lìa đời . Những bài thơ “Anh Hùng Vô Danh”, “Ngày tang Yên Bái” …. đã được chọn giảng dạy tại học đường và đã trở thành những vần thơ lịch sử nổi tiếng của Dân Tộc Việt .  2) Dân Tộc Sinh Tồn, Chủ Nghĩa Quốc Gia Khoa Học Qua kinh nghiệm đau thương, tổ chức bị phân tán khi lãnh tụ Trương Tử Anh bị thất tung, Giáo Sư Huy đã dụng tâm, suy nghĩ, điều chỉnh chủ thuyết lại để thâu nhận các nguyên tắc tự do và dân chủ hợp hiến, phù hợp với tiến trình nhân loại . Ông đã dứt khoát bác bỏ đường lối lãnh tụ chế, vì nhận thấy sẽ đưa đến thảm họa độc tài . 3) Đề Tài Người Ưu Tú Trong Tư Tưởng Chánh Trị Trung Quốc Cổ Thời Lúc còn thời sinh viên chúng tôi có “duyên” gặp được Giáo Sư Huy “ngắn ngủi” trên bước đường đi thuyết trình vào dịp Mùa Hè Lửa Đỏ 1972. Có lẽ “hạp tuổi” nhau nên sau đó chúng tôi được Giáo Sư Huy gửi tặng một số tác phẩm do nhà xuất bản Cấp Tiến in. Trong đó đặc biệt có quyển Đề Tài Người Ưu Tú Trong Tư Tưởng Chánh Trị Trung Quốc Cổ Thời. Quyển này chính là Luận Án Tiến Sĩ của Giáo Sư Huy và được chấm xuất sắc nhứt trong niên khóa 1962-1963 tại Viện Đại Học Paris. Có lẽ đây là bản in duy nhứt còn tồn tại được sau bao nhiêu biến chuyển và chúng tôi mong được cho in lại để phổ biến cho hậu thế tham khảo. 4) Các Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung Thoạt nhìn thì đây là quyển sách chỉ nhằm giải trí. Nhưng thực sự Giáo Sư đã dụng tâm lớn lao khi viết tác phẩm này. Ai cũng biết, nhờ hành văn kể chuyện đầy hấp dẫn và bố cục kết cấu tinh vi, truyện kiếm hiệp của Kim Dung đã lôi cuốn cả hàng tỷ đôc giả trên thế giới . Ngay tại Việt Nam hầu như đa số đã có thời say mê kiếm hiệp Kim Dung. Vì vậy lợi dụng qua đề tài hấp dẫn này Giáo Sư Huy muốn trình bày, giải thích lợi hại của đường lối chính trị (nhứt là tai hại của chủ trương độc tài) và từ đó đưa ra thông điệp chính trị với đề nghị cụ thể nhằm đạt được mục tiêu mang lại yên vui hạnh phúc cho người dân. Tác phẩm này được ghi nhận bán chạy nhứt với xuất bản lần thứ tư tại Hoa Kỳ, Pháp và Úc .  5) Quốc Triều Hình Luật Đây là bộ sách bách khoa bao gồm nhiều lãnh vực văn hóa lịch sử Việt Nam. Qua thời gian dài nghiên cứu, Giáo Sư Huy khám phá ra ai là tác giả thực sự của Bộ Luật Hồng Đức và từ triều đại nào phát sinh tinh thần giáo điều, mà đã làm một dân tộc Việt Nam thông minh, can đảm, quật cường nay phải chịu thảm cảnh đất nước tan nát nghèo đói. Trong di bút cuối cùng được đọc tại Hòa Lan vào ngày 4 tháng 8 năm 1990, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy ước mong khi đất nước được thanh bình thì lập tức lui về quê nhà viết sách phân tích rỏ ràng tại sao một dân tộc có lịch sử oai hùng mà lần lần lụn bại đến nổi nay trở nên một trong vài quốc gia nghèo nhất thế giới.  6) Perestroika Sự kiện lãnh tụ Liên Xô Gorbachev thay đổi chính sách làm đão lộn tình hình thế giới. Điều này đã dẫn tới cuộc cách mạng tại các xứ cộng sản Đông Âu và chắc chắn sẽ làm chủ nghiã cộng sản độc tài tan biến trong tương lai để Việt Nam sẽ thoát khỏi gông cùm cộng sản. Giáo Sư Huy đã phân tích tiên đoán rỏ ràng trước trong tác phẩm này. Theo lời Gs Cao Thế Dung, đây là một tác phẩm rất quan trọng của Giáo Sư Huy qua 2 thứ tiếng (Anh, Pháp) để góp vào diễn đàn tư tưởng chánh trị quốc tế. Một giai thoại hi hữu là bản thảo “Tên Họ Người Việt Nam” bị thất lạc lúc Giáo Sư Huy qua đời và ai cũng tưởng rằng bị mất luôn tài liệu quý giá này. Chúng tôi tiếc lắm, vì biết rỏ Giáo Sư Huy đã bỏ rất nhiều thì giờ nghiên cứu biên khảo ta’c phẩm này. Có lần Giáo Sư nhờ chúng tôi tìm kiếm một số danh tánh của các nhân vật nổi tiếng có ý nghĩa giải thích được nguồn gốc tên họ xuâ’t phát ở Âu Châu. Chúng tôi đã sưu tầm và dịch ra gửi đến cho Giáo Sư xử dụng. Bất ngờ gần 10 năm sau, có lẻ nhờ sự hiển linh của hương hồn Gs Huy, nên Tiến Sĩ Nguyễn Văn Trần (Paris) tình cờ có được bản thảo và giao lại nhà xuất bản Mekong-Tỵ Nạn in phổ biến. Chúng tôi nhận được sách tặng và rất cảm động đọc thấy lại kỷ niệm năm xưa qua những dẩn chứng với tên họ của các nhân vật nổi tiếng như Tổng Thống Freiherr von Weizsaecker , Nữ vô địch quần vợt Steffi Graf , Bộ Trưởng Nội Vụ Zimmerman , Nam vô địch bơi lội Michael Gross …(xem Nguồn 3) V/  Con Người Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy 1) Tổ quốc VN trên hết Đối với ông: Tổ quốc VN trên hết . Thực vậy, lớn lên với tâm tình nồng nhiệt cho quê hương, năm 21 tuổi ông đã dứt khoát gia nhập đảng cách mạng để tranh đấu tự do cho đất nước . Từ đó cho đến hơi thở cuối cùng, con người Nguyễn Ngọc Huy hiến dâng trọn vẹn cho Dân Tộc Việt Nam . Những vần thơ Hồn Việt đầy rung động đã được ông gởi gắm vào tâm tình nồng nàn ấy . Vì tình yêu tổ quốc, con người tài hoa lổi lạc đó chọn một cuộc sống đạm bạc, đơn giản và đầy gian nan thử thách . Ông đã đi rất nhiều nơi, xuất hiện biết bao nhiêu lần trên diễn đàn và hội nghị quốc tế để bênh vực chính nghĩa người Việt Tự Do. 2) Tình Yêu Gia Đình Trong buổi lễ ra mắt tập thơ Hồn Việt tại California (Hoa Kỳ) có thính giả hỏi về bài thơ tặng bạn Ngọc Điệp phải chăng dành cho bạn gái. Giáo Sư Huy đã cho biết đó chỉ là người bạn cùng tranh đấu. Với giọng thổn thức đẩm lệ ông còn cho biết trong đời ông chỉ có một tình yêu cho người đàn bà duy như’t. Đó là người vợ (nhủ danh Dương Thị Thu) đã qua đời vào năm 1974 (tai nạn tại bải biển Vũng Tàu) và một tình yêu nữa là cho Tổ Quốc Việt Nam mà thôi. Khi bà Huy qua đời, mặc dù lúc đó còn ở tuổi trung niên đầy danh vọng và tài hoa, Giáo Sư Huy ở vậy nuôi con tôn thờ hình ảnh người vợ hiền cho đến chết. Thật là trường hợp hạn hữu. Đặc biệt hơn nữa, ông để lại ước nguyện được hoả táng để sau này tro tàn mang về Việt Nam thổ táng trộn cùng xương cốt của ngươì vợ hiền năm xưa. 3) Tình Nghĩa Thâm Sâu Một điểm nổi bật nhứt của Giáo Sư Huy là được mọi cộng sự viên kính nể và thương yêu thật sự . Thực là hiện tượng hiếm có trong thời đại đầy nhiểu nhương và đổ vỡ này. Tiền bạc, danh vọng, ông chả còn gì trong tay để lôi cuốn dẫn dụ người khác cả. Nhưng rất nhiều người đã hết lòng hết dạ hy sinh thời giờ, tiền bạc và hạnh phúc gia đình để đi theo ông. Có nhiều chủ quan khác nhau, nhưng chắc chắn một điều là họ đặt niềm tin thực sự vào con người Nguyễn Ngọc Huy. Một con người chân thành không hề chủ trương bá đạo, đạt tình yêu Tổ Quốc lên trên hết và luôn luôn có tình nghĩa thâm sâu với các cộng sự viên đồng hành. 4) Tấm Lòng Quảng Đại và Tận Tụy Hoạt động tích cực trong lảnh vực chính trị vơ’i nhiều tranh châ’p va chạm, nhưng dù trong hoàn cảnh nào, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy cũng luôn luôn giử được nét mặt hòa nhả với nụ cười vui vẻ từ tấm lòng chân thành mà ra. Từ năm 1982 bị mắc bịnh ung thư, tuy vậy ông cố gắng kiềm chế không để tâm tình nóng nảy bộc lộ. Cuối cùng, biết sức mình sắp tàn, Giáo Sư Huy đã ráo riết làm việc không ngừng , chạy đua với tử thần để cố ráng làm tròn trách niệm trước tổ quốc. Di sản tư tưởng của ông để lại bàng bạc trong các tác phẩm. Giáo Sư Huy là người chủ trương tự do dân chủ thực sự, quyết liệt chống đường lối lãnh tụ chế, độc tài (dù là loại độc tài yêu nước mà các xứ chậm tiến thường ca ngợi). Ông đã đưa ra bài học Bắc Mỹ và Nam Mỹ cũng được độc lập . Bắc Mỹ chọn con đường tự do dân chủ thực sự nên đã thành cường quốc, dân chúng sống hạnh phúc ấm no. Trong khi đó Nam Mỹ chủ trương độc tài yêu nước, rốt cuộc đến nay vẫn còn xảy ra đảo chánh hổn loạn chính trị, dân chúng sống trong áp bức bất công. Ngoài ra ông âu lo nhiều về tinh thần giáo điều đã thấm sâu vào huyết quản dân tộc Việt Nam, đưa đến nạn chia rẻ, kỳ thị (tôn giáo, địa phương, chủng tộc…) làm đất nước càng ngày càng suy vong. Tuy vậy Giáo Sư Huy đặt rất nhiều hy vọng vào tương lai, vì nọc độc đó đã phát hiện được thì sẽ tuyệt trừ được. Ông đã từng tâm sự tin chắc đất nước Việt Nam mai này sẽ được tự do dân chủ và thế hệ tương lai sẽ tài giỏi hơn, xây dựng được một đất nước ấm no hơn thế hệ của ông. Có lẽ đó chính là biểu tượng rỏ ràng cho tinh thần Nguyễn Ngọc Huy, lúc nào cũng đầy quyết tâm và lạc quan hướng về tương lai dân tộc. Dù khen hay chê, phải khách quan nhìn nhận trong cùng hoàn cảnh thời đại này chưa ai dám chắc làm được nhiều việc tốt đẹp hơn ông. Một nhân tài VN đã dám sống tận tụy một tay chăm sóc mọi việc lớn nhỏ cho đến nổi kiệt sức trút hơi thở cuối cùng. Thật khó tìm lại được một tấm gương tài đức vẹn toàn và cung cúc tận tụy hy sinh cho đại cuộc như vậy trong cỏi đời đầy nhiểu nhương này. Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi 22 Tháng 07, 2018 Nguồn 1: Tư tưởng của Nguyễn ngọc Huy, liên quan đến chủ nghĩa Quốc Gia, và địa bàn chiến lược của nước Việt Nam trong thế giới hiện đại, là một nguồn cảm hứng , nhất là về tư duy cho các thế hệ mai sau. https://halshs.archives-ouvertes.fr/halshs-00466413/document Nguồn 2: Nhớ Thầy Nguyễn Ngọc Huy & hoạt động tranh đấu sau 1975 http://www.saigonocean.com/gocchung/html/vh5.htm Nguồn 3: Kỷ niệm với Gs Nguyễn Ngọc Huy: Tại sao có tác phẩm “Tên Họ Người VN”? https://vietbao.com/a255700/ky-niem-voi-gs-nguyen-ngoc-huy-tai-sao-co-tac-pham-chot-ten-ho-nguoi-vn-

Bài học Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và 3 thế hệ chung một tấm long

(Bài thuyết trình ngắn trong Lễ Tưởng Niệm GS Huy, ngày 25.7.2015 tại Sacramento, California, Hoa Kỳ)  –  Trần Minh Xuân

Kính thưa quý vị, Trong đời tôi có được một trong những may mắn lớn nhứt là gặp gơ~ và được gia nhập vào đoàn thể do Giáo sư Nguyện Ngọc Huy lãnh đạo. Nhờ đó tôi và các ACE khác học hỏi được từ Giáo sư khá nhiều bài học quý báu. Tuy nhiên, trong giới hạn khung cảnh buổi lễ tưởng niệm lần thứ 25 năm ngày Giáo sư qua đời hôm nay, tôi xin được kể lại một số bài học tiêu biểu. 1. Công án Nguyễn Ngọc Huy. Bài học này được anh Nguyễn Hữu Sơ, một cựu sinh viên ưu tú của Học viện Quốc gia Hành Chánh, có mặt trong hội trường này hôm nay, kể lại nhiều lần. Giáo sư nói: “Mấy chú hãy nhìn tôi đứng ở đây, sanh hoạt chánh trị ở Mỹ như người đứng vững vàng, và 2 chân thay nhau đi tới. Sau khi chân phải bước tới xong thì tới chân trái bước tới, như 2 đảng Dân Chủ và Cộng Hòa thay nhau điều khiển quốc gia; hết đảng Dân Chủ trông lo phúc lợi của người dân thì tới đảng Cộng Hòa tạo thế mạnh trên trường ngoại giao. Hai đảng bổ túc cho nhau. Cứ thế mà họ đi tới”. 2. Bài học về chữ nhẫn trên đường đấu tranh. Khi tôi mới từ trại tỵ nạn đến Mỹ năm 1984, gặp Giáo sư lúc Người đang bị một số người viết báo công kích thậm tệ. Anh em nói cho tôi biết, và xúi tôi đánh trả. Giáo sư ngăn tôi vào nói “Chú đừng làm vậy, mà cũng đừng có ai làm vậy hết. Người ta công kích tôi chớ có công kích mấy chú đâu. Tôi bị công kích đau hơn mấy chú chớ. Tôi không đánh trả sao mấy chú xúi chú Xuân đánh trả. Mình đánh trả người ta sẽ có cớ công kích tiếp. Lời qua tiếng lại chẳng có ích gì, còn thêm hại”. Sau đó, chuyện cũng êm. Đến khi Giáo sư qua đời, người nặng lời công kích Giáo sư là Thượng Nghị Sĩ Phạm Nam Sách đã viết bài “Suối Tuông Giòng Lệ” hết lời ca ngợi đức độ của Giáo sư. 3. Bài học Ngũ hành trong cuộc sống. Giáo sư nói, trong ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ; thủy và hỏa khắc nhau; nước dập tắt lửa và lửa làm khô cạn nước. Nhưng gạo không nấu thành cơm được nếu không có nước và có lửa. Do đó, trong cuộc sống mình phải biết tận dụng cái sở dụng của nhau, đừng để nó khắc nhau hay tiêu diệt nhau. 4. Bài học trong tác phẩm “Lục Súc Tranh Công”. Khi tôi tới Mỹ, tác phẩm “Lục Súc Tranh Công” đã được Giáo sư hiệu đính và chú thích xong, cũng đã được Giáo sư Huỳnh Sanh Thông dịch ra Anh ngữ, được Đại học Yale ấn hành năm 1981. Đến khi gặp tôi, năm 1985, Giáo sư phân tích cá tánh từng 6 con thú trong tác phẩm và vai trò của ông chủ nhà; rồi nói với tôi “dụng ý chánh trị của tác giả trong tác phẩm”. Giáo sư khuyên tôi viết ra dụng ý này. Tôi đã vâng lời viết thành bài “Đi Tìm Tác Giả Và Dụng Ý Chánh Trị Trong Lục Súc Tranh Công”, để sau đó cho xuất bản ấn bản Việt ngữ của Lục Súc Tranh Công. Dụng ý trong tác phẩm là bài học cho thấy: “…Ðiều mà chúng tôi mong ước là mọi người đều ý thức rằng không ai có thể chiến thắng Cộng sản được một mình, hay chỉ với tổ chức của mình, và tuy mọi người đều có những chỗ dở, mọi đoàn thể đều có những khuyết điểm, mọi người, mọi đoàn thể đều hữu ích và đều có thể đóng góp vào cuộc tranh đấu chung. Vậy, thay vì ganh tỵ với chiến hữu hay với đồng chí của mình và chê bai chỉ trích họ, người tranh đấu chống bạo quyền của bọn Cộng sản Hà Nội nên hòa hợp với nhau để cùng hoạt động cho đoàn thể mình mạnh lên. Ðối với các đoàn thể khác cùng chống bọn Cộng sản Hà Nội như mình, người tranh đấu nên cố gắng có sự kết hợp để làm việc chung, nếu không được như vậy thì ít nhứt cũng nên tránh sự chỉ trích, chống báng hay phá hại việc làm của họ. Có được như vậy, người quốc gia Việt Nam mới mong đạt mục đích giải phóng dân tộc mình khỏi ách chuyên chế của bọn Cộng sản Hà Nội…” [hết trích. Xin xem toàn văn trong tác phẩm Lục Súc Tranh Công, trang 19-44]. 5. Bài học trong bộ “Tây Du Ký Diễn Nghĩa”: Nhận định về những ưu nhược điểm của các nhơn vật trong tác phẩm, ngay cả Tam Tạng, kể cả con ngựa, Giáo sư Huy nhận thấy “bốn thầy trò Tam Tạng phải đi chung nhau mới đến được tây phương”. Nếu so sánh việc Tam Tạng đi thỉnh kinh với việc tranh đấu chống cộng, mọi người cần phải có tinh thần cởi mở, dung nạp những phần tử bị cho là không hoàn mỹ thì mới có thể đi đến thành công. 6. Bài học trong tác phẩm “Những Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung”: Lợi dụng truyện kiếm hiệp của Kim Dung đã lôi cuốn cả tỷ đôc giả trên thế giới; đặc biệt, ngay tại Việt Nam, Giáo Sư Huy nêu lên những ẩn số chánh trị trong tác phẩm và giải thích lợi hại của những đường lối chính trị, nhấn mạnh những tai hại của chủ trương độc tài; để từ đó đưa ra thông điệp chánh trị với đề nghị cụ thể nhằm đạt được mục tiêu mang lại yên vui hạnh phúc cho người dân. 7. Bài học về “Đấu Tranh Trên Lãnh Vực Nhân Quyền”: Sau khi nhận thấy cuộc đấu tranh chống CSVN không thể tiến hành trên mặt trận quân sự, Giáo sư Huy đã chuyển thế đấu tranh trên lãnh vực nhân quyền và phá vỡ “huyền thoại Hồ Chí Minh”. Ông đã đi nhiều nơi thuyết trình về những vi phạm nhơn quyền của CSVN. Ông đã lưu ý tôi cho ấn hành tác phẩm “Hồ Chí Minh Tội Phạm Nhơn Quyền Việt Nam” 8. Bài học về “Tình Nghĩa Thâm Sâu”: Giáo sư Huy chẳng có trong tay tiền bạc, uy quyền, danh vọng… để lôi cuốn dẫn dụ người khác; nhưng có rất nhiều người đã hết lòng hết dạ hy sinh thời giờ, tiền bạc, và đôi khi có cả mái ấm gia đình, để đi theo ông vì họ đặt niềm tin thực sự vào lý tưởng đấu tranh và sự chân thành của con người Nguyễn Ngọc Huy. Một con người không hề chủ trương bá đạo, đặt tình yêu Tổ Quốc lên trên hết và luôn luôn có tình nghĩa thâm sâu với các cộng sự viên đồng hành, với “Tấm Lòng Quảng Đại và Tận Tụy”, vì trong bất cứ va chạm nào khi hoạt động Giáo sư Huy lúc nào cũng luôn luôn giử được nét mặt hòa nhả với nụ cười vui vẻ xuất phát từ tấm lòng chân thành mà ra. 9. Bài học trong các quyền “Di Cảo”: Những bài học của Giáo sư Huy nằm trong Di Sản Tư Tưởng của ông để lại bàng bạc trong các tác phẩm. Đến nay nhà xuất bản Mekong-Tynan đã ấn hành được 7 cuốn Di Cảo Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, gồm: 1) Vận Động Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do; 2) Những Lời Cuối Của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy; 3) Tiến Trình Hình Thành Quốc Kỳ Và Quốc Ca Việt Nam; 4) Chung Quanh Việt VNCH Sụp Đổ Hồi Tháng 4 Năm 1975; 5) Bản Chất CSVN Và Vấn Đề Xã Thôn Tự Trị…; 6) Mối Tình Vụng Trộm Giữa Kim Trọng Và Thúy Kiều Xét Theo Luật Pháp Ngày Xưa…; 7) Tên Họ Người Việt Nam. 10. Nhìn chung, bài học của Giáo Sư Huy là bài học của người chủ trương tự do dân chủ thực sự, quyết liệt chống đường lối lãnh tụ chế, độc tài (dù là loại độc tài yêu nước mà các xứ chậm tiến thường ca ngợi). Ông đã đưa ra bài học Bắc Mỹ và Nam Mỹ cùng được độc lập ra làm thí dụ. Bắc Mỹ chọn con đường tự do dân chủ thực sự nên đã thành cường quốc, dân chúng sống hạnh phúc ấm no, điển hình như Hoa Kỳ, Canada… Trong khi đó Nam Mỹ chủ trương độc tài yêu nước, rốt cuộc đến nay vẫn còn xảy ra đảo chánh, hỗn loạn chính trị, dân chúng sống trong áp bức bất công, điển hình như Venezuela, Chile… 11. Bài học về “Tình Yêu Tổ Quốc”: Năm 21 tuổi Giáo sư đã gia nhập đảng Đại Việt để tranh đấu cho độc lập tự do cho đất nước. Từ đó cho đến hơi thở cuối cùng, theo nhu cầu đấu tranh trong tinh thần tự do, dân chủ, pháp trị; Giáo sư đã liên tục thành lập đảng Tân Đại Việt, Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, ở quốc nội; và Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do, ở hải ngoại. Sự hiến dâng trọn vẹn con người của mình cho Dân Tộc Việt Nam cũng là bài học để đời cho mọi người soi chung. Giáo Sư Huy đặt rất nhiều hy vọng vào tương lai. Ông đã từng tâm sự rằng ông tin chắc đất nước Việt Nam mai này sẽ được tự do dân chủ và thế hệ tương lai sẽ tài giỏi hơn, xây dựng được một đất nước ấm no hơn thế hệ của ông. Đó chính là biểu tượng rõ ràng cho tinh thần Nguyễn Ngọc Huy, lúc nào cũng đầy quyết tâm và lạc quan hướng về tương lai dân tộc, như ly nước sẽ được làm đầy từ những giọt nước, bất kể nó lớn hay nhỏ. Thật khó tìm lại được một tấm gương tài đức vẹn toàn và tận tụy hy sinh cho đại cuộc như vậy trong cuộc đấu tranh “chống Tàu diệt Việt cộng”. Cuộc đấu tranh chống Tàu diệt Việt cộng của chúng ta hôm nay không phải chỉ là cuộc đấu tranh của riêng một thế hệ nào. Nó là cuộc đấu tranh đồng nhịp của cả 3 thế hệ. Thế hệ cao niên của chúng tôi đã rất mừng nhìn thấy thế hệ trung niên tiếp nối. Họ đã dày công học hỏi, sống và làm việc tại các cường quốc trên thế giới. Họ đã tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm… làm nền tảng xây dựng những thành quả vô cùng khích lệ khiến người ngoại quốc ngưỡng mộ; điển hình là tấm gương của nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, người đã được George Will, một trong những cây bút bình luận chính trị bảo thủ, lỗi lạc nhất của báo chí Mỹ, viết trong mục The Last Word, ở trang 84, số báo NewsWeek, đề ngày 17 tháng 12 năm 2007 rằng: “Cám ơn Dương Nguyệt Ánh. Xin cô hiểu là cô đã trả món nợ mà cô nói cô nợ của nước Mỹ, cô đã hoàn trả đầy đủ, không thiếu một chút nào. Cô đã trả hết món nợ đó, và luôn cả tiền lời nữa. Tiền lời, là đóng góp rất lớn của Dương Nguyệt Ánh cho tự do và an ninh của nước Mỹ, quốc gia đã mở cửa đón gia đình của bà”. Được biết Dương Nguyệt Ánh là người đã chế ra loại bom mới tên là Thermobaric đã cứu sống rất nhiều sanh mạng của quân nhân Mỹ trên chiến trường Afghanistan. Một tấm gương khác có ngay tại Tiểu bang California của chúng ta. Đó là Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn. Bà đã phấn đấu để từ Giám Sát Viên ở Orange County bước lên làm Thượng Nghị Sĩ của Tiểu bang California. Rất tiếc, Bà bận một chương trình khác không về Sacramento cùng chúng ta tưởng niệm cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, nhưng không quên cấp bằng vinh danh Người, gởi đến buổi lễ, nhờ trao cho Ban Tổ Chức mà chúng ta vừa chứng kiến. Và bây giờ thế hệ thanh thiếu niên, đặc biệt ở quốc nội, với những tổ chức xã hội dân sự nối tiếp nhau xuất hiện trước sự bực tức của nhà cầm quyền CSVN. Chúng chỉ dám đàn áp bằng “ném đá giấu tay”. Đó là những luật sư Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Đài… và những blogger Đoan Trang, Nguyễn Hoàng Vi… Họ đã hết sợ Việt cộng, góp tay chung sức chống Tàu và đẩy Việt Cộng lùi mau trên đường tự diễn biến và chuyển hóa trước sức ép của toàn dân và Quốc tế yểm trợ Việt Nam tự do, theo đúng Phương Trình Nguyễn Ngọc Huy. Từ đó, mọi người đều thấy 3 thế hệ đã chung một tấm lòng phục vụ Tổ Quốc. Tất cả cùng đứng trên đôi chân của mình và đi tới bằng đôi chân của mình. Thành thật cám ơn quý vị đã lắng nghe và trân trọng kính chào.

Các Ẩn Số Chính Trị trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung –  GS Nguyễn Ngọc Huy

Lời mở đầu

Dân tộc Trung Hoa là một dân lộc có biệt tài kể chuyện. Lịch sử văn học của họ đã trải qua mấy ngàn năm liên tục nên có thể được xem là lâu dài và bền vững nhứt thề giới. Nhiều tác phẩm của họ đã được các dân lộc khác nhất là dân tộc Việt Nam, biết rõ và thưởng thức. Trong số các tác phẩm nảy, có những bộ truyện chẳng những bao gồm những tình tiết gay cấy, những dữ kiện và tư tưởng tân kỳ mà còn chứa đựng một ý nghĩa thâm thúy. Do đó, nó chẳng những hấp dẫn được người bình dân mà còn tạo ra được nhiều đề tài suy nghiệm cho những người có một trình độ học vấn cao. Trước đây, các bộ truyện PHONG THẦN, TÂY DU, ĐÔNG CHÂU LIỆT QUỐC, TÂY HÁN CHÍ VÀ TAM QUỐC CHÍ đã đồng thời được người bình dân say mê, và người trí thức nghiền ngẫm một cách thích thú để tìm hiểu các ý nghĩa triết lý hoặc các bài học chánh trị tiềm ẩn bên trong tác phẩm. Thời hiện đại, cũng có nhiều tác giả Trung Hoa nổi tiếng. Nhưng có lẽ ngày nay tác giả được biết nhiều nhất là Kim Dung. Theo một bài đăng trong tuần báo FAR EASTERN ECONOMIC REVIES ngày 8 tháng 8 năm 1985 thì từ khi ông bắt đầu cho đăng các tác phẩm của ông trên các nhựt báo ở Hongkong năm 1955, Kim Dung đã có hàng triệu độc giả trong các cộng đồng Trung Hoa ở khắp nơi trên thế giới ngoài Hoa Lục vì ở Hoa Lục đảng Trung Cộng đã cấm đọc truyện võ hiệp từ năm 1949 với lý do là loại truyện này có trình cách phản động và phong kiến. Phần chánh quyền Đài Bắc thì không cấm nhơn dân đọc truyện võ hiệp nhưng lại bài xích Kim Dung vì ông là người thiên tả. Tuy nhiên việc cấm đọc truyện võ hiệp Kim Dung đã chấm dứt cả ở Hoa Lục lẫn ở đảo Đài Loan. Theo sự nhận xét của bài báo đăng trên tờ FAR EASTERN ECONOMIC REVIES nói trên đây thì ngày nay, có lẽ Kim Dung là tác giả duy nhứt về tiểu thuyết được hai ông Đặng Tiểu Bình và Tưởng Kinh Quốc thưởng thức. Người dân Hoa Lục rất mê say truyện võ hiệp Kim Dung . Khi tác phẩm ông được phát hành lần đầu tiên ở Quảng Châu, người ta đã nối đuôi nhau để mua và chỉ trong một ngày là sách ông đã bán sạch. Số độc giả của ông ở Hoa Lục sẽ còn tăng thêm vì năm 1985 một nhà xuất bản ở Thiên Tân đã cho in truyện võ hiệp Kim Dung với lối chữ giản hoá hiện đang thông dụng. Ấn bản đầu tiên lên đến 500000 quyển. Ngoài ra còn nhiều nhà xuất bản khác ở Hoa Lục in và phát hành sách của Kim Dung, mỗi bộ sách in ra ít nhứt cũng là 200000 quyển. Một trong những lý do làm cho truyện của Kim Dung được người Trung Hoa cả ở Hoa Lục lẫn hải ngoại nhiệt liệt hoan nghinh như vậy là vì nhờ nó mà các thế hệ trẻ biết được nền văn hoá cổ truyền của dân tộc mình. Người Việt Nam chúng ta vốn đã chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa và biết thưởng thức các truyện võ hiệp y như người Trung Hoa. Do đó. Kim Dung cũng là tác giả được người Việt Nam chúng ta biết đến nhiều nhứt. Vào cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970 ở Miền Nam Việt Nam. phong trào đọc truyện võ hiệp Kim Dung rất mạnh. Thời đó, trừ ra một vài tở báo có một vị thế đặc biệt vững chắc còn thì đều phải đăng bộ tiểu thuyết Kim Dung đang viết và đăng mỗi ngày trên các báo Hoa ngữ xuất bản ở Hongkong và Chợ Lớn. Nhựt báo Việt Nam nào trễ nải trong việc dịch và đăng lại bộ tiểu thuyềt ấy thì thường mất nhiều độc giả. Trong Phái Đoàn V. N. C. H. tham dự Hòa Hội ở Paris từ cuối năm 1968, bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ của Kim Dung đã là một đề tài mạn đàm hữu ích. Phái Đoàn này vốn gồm nhiều thành phần khác nhau. Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ lúc đó là Phó Tổng Thống đã được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu giao cho nhiệm vụ giám sát Phái Đoàn. Ông Đại Sứ Phạm Đăng Lâm, lúc đó là Tổng Lãnh Sự V. N. C. H. ở Pháp. được bổ nhiệm làm Trưởng Phái Đoàn . Ngoài ra, về phía các nhơn viên của Chánh Phủ V. N. C. H. thời đó còn có Ông Nguyên Xuân Phong, nguyên Bộ Trưởng Bộ Lao Động rồi Bộ Xã Hội và một số viên chức các bộ, nhất là Bộ Ngoại Giao. Nhưng bên cạnh các vị trên đây, Phái Đoàn lại có những người không phải là nhơn viên chánh phủ như Luật Sư Vương Văn Bắc, Nữ Luật Sư Nguyễn Thị Vui và chúng tôi, lúc đó là Tổng Thư Ký Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến. Những người không phải là nhơn viên chánh phủ bên trong Phái Đoàn, tuy đồng ý với chánh phủ về việc phải bảo vệ Miền Nam Việt Nam chống lại sự xâm lăng của Cộng Sản, nhưng không phải tán thành chánh phủ về mọi việc. Đặc biệt Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến mà chúng tôi là Tổng Thư Ký lúc đó ở vào vị thế một chánh đảng đối lập. Các dân biểu của Phong Trào đã nhiều lần cùng với các dân biểu đối lập khác biểu quyết chống lại các dự luật của chánh phủ và lên tiếng đòi hỏi chánh phủ phải thực thi dân chủ. bảo đảm các quyền tự do căn bản của người công dân và thanh trừng các phần tử tham nhũng hiếp đáp bóc lột nhơn dân. Khi Hòa Hội sắp khai mạc, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã cho người sang mướn một biệt thự ở vùng Neuilly làm nơi ăn ở cho các nhơn viên Phái Đoàn không có tư thất ở Paris. Việc nhiều nhơn viên của Phải Đoàn ở chung với nhau một chỗ có hai cái lợi: một là đỡ tốn kém, hai là các nhơn viên thường gặp mặt nhau và có thể tập họp nhau nhanh chóng để thảo luận về công việc của Phái Đoàn. Tất cả mọi người lúc đó đều đồng tâm nhất trí trong việc đối phó với Cộng Sản. Nhưng giữa Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ và các cộng sự viên của ông một bên, và các nhơn viên Phái Đoàn không thuộc thành phần chánh phủ một bên, vẫn có nhiều sự dị biệt về nhiều mặt. Chẳng những không có cái nhìn giống nhau về các vấn đề chánh trị nội bộ của V.N.C.H., họ còn có những sự khác nhau trong nghề nghiệp, trong quan niệm về cuộc đời, trong nếp sổng cũng như trong lề lối tiêu khiển. Bởi đó, ngoài việc trao đổi tin tức mỗi người thâu lượm được và thảo luận với nhau về những việc phải làm để đối phó với Cộng Sản, họ không còn điểm tương đồng nào khác để thắt chặt thêm sự giao hảo với nhau. Bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ được đăng trên báo hằng ngày của Sài Gòn lúc đó đã cung cấp một đề tài rất hữu ích cho mọi người. Trong Phái Đoàn, ai cũng đọc bộ võ hiệp trên đây do người ở Sài Gòn gởi qua và cũng đều thích thú theo dõi nó. Việc mạn đàm về các nhơn vật và các tình tiết trong TIẾU NGẠO GIANG HỒ đã giúp cho các nhơn viên Phái Đoàn V. N. C. H. sống chung nhau tại biệt thự mướn ở Neuilly có dịp nói chuyện vui vẻ với nhau ngoài công việc Phái Đoàn mà không sợ đụng chạm đến nhau và mất niềm hảo cảm đối với nhau. Ở Miền Bắc Việt Nam trước đây chánh quyền cộng sản đã cấm đọc truyện võ hiệp. Nhưng sau khi Cộng Sản chiếm lấy Miền Nam Việt Nam, nhơn dân Miền Nam vẫn tiếp tục đọc các bộ truyện võ hiệp Kim Dung mà họ còn giữ được và ngay cả đến bọn cán bộ cộng sản cũng đọc và say mê các tác phẩm ấy. Ngoài ra, nhơn dân Miền Bắc Việt Nam ngày nay cũng thích thú đọc truyện võ hiệp Kim Dung. Riêng cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại thì từ mấy năm trước đây đã có phong trào đọc lại truyện võ hiệp Kim Dung và hiện giờ lại đến phong trào xem các phim video vê các bộ truyện ấy. Truyện võ hiệp Kim Dung đã phổ biến trong giới độc giả Việt Nam đến mức đó thì tự nhiên phải có nhiều người Việt Nam viết bài bình luận về nó. Trong số những người này, cũng có kẻ đề cập đến một vài khía cạnh có liên quan đến chánh trị. Lúc bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ vừa chấm dứt, Ông Trần Việt Sơn đã viết bài đăng trong hai số 1683 và 1684 của báo CHÍNH LUẬN để nêu ra một số nhận xét về hồi kết cuộc của bộ truyện đó. Các bài này đã được trích đăng lại trong bản dịch TIẾU NGẠO GIANG HỒ của Ông Hàn Giang Nhạn (Quyền 14-15. trang 2679- 2686). Trong các bài báo nêu ra trên đây Ông Trần Việt Sơn đã nhấn mạnh chỗ trong TIẾU NGẠO GIANG HỒ các môn phái không thực hiện được sự đoàn kết nội bộ và không thật tâm đoàn kết với các môn phái cùng mục tiêu đấu tranh đều bị tiêu diệt. Ông cũng lưu ý rằng những người sống sót trong cuộc đấu tranh và không những sống sót mà còn thành công rực rỡ là những người tính việc đoàn kết thực sự, có thái độ quên mình để lo cho đại cuộc nên không tranh giành quyền vị, và áp dựng đúng những nguyên tắc của lẽ đạo Đông Phương. Ông Trần Việt Sơn là một nhà bình luận chánh trị nổi tiếng của Miền Nam Việt Nam trước đây. Bài ông viết về TIỂU NGẠO GIANG HỒ hiển nhiên là có ý nhắn nhủ các chánh khách và các chánh đảng quốc gia Việt Nam nên rút ra từ bộ truyện võ hiệp này các bài học cần thiết. nhất là bài học đoàn kết để đối phó hữu hiệu với Cộng Sản. Vậy, ông đã phần nào đề cập đến một khía cạnh chánh trị trong truyện võ hiệp Kim Dung. Nhưng Ông Trần Việt Sơn đã không đi sâu hơn vào câu chuyện về vấn để này. Ông cũng không nói đến các khía cạnh chánh trị khác trong các bộ truyện võ hiệp của Kim Dung. Ngoài ông ra, ít có ai khác nghĩ rằng Kim Dung có thể có một dụng ý chánh trị khi viết các tác phẩm của mình. Do đó, dường như chưa có tác giả nào nghiên cứu kỹ các ẩn sổ chánh trị bên trong các tác phẩm của nhà đại văn hào này. Sự khiếm khuyết nói trên đây, có lẽ phát xuất từ lập trường chánh trị của chính Kim Dung. Trong một bài đăng ở NGUYỆT SAN THUẦN VĂN HỌC và được trích đăng lại trong bản dịch LỘC ĐỈNH KÝ của Hàn Giang Nhạn (Quyển 2, trang 208-212), Kim Dung đã tuyên bố như sau: “Nội dung tiểu thuyết không tránh khỏi sự biểu lộ những tư tưởng của tác giả, nhưng không phải tác giả cố ý đem nhân vật, sự tích cùng bối cảnh rời đến một lãnh vực tư tưởng hoặc chính sách nào đó… Tiểu thuyết võ hiệp không liên quan gì đến tư tưởng chánh trị, ý thức tôn giáo, khoa học trúng hay trật, đạo đức phải hay trái…” Với những lời lẽ như trên, Kim Dung đã gần như khẳng định là ông không có dụng ý chánh trị gì khi viết các bộ tiểu thuyết võ hiệp lừng danh của ông. Dĩ nhiên là tác giả phải có những lý do đặc biệt để nói như vậy. Nếu không phải là người thân cận với ông hoặc có những tri thức rõ rệt về thân thế của ông, chúng ta rất khó suy đoán ra các lý do này. Điều mà độc giả không có hân hạnh biết rõ tác giả có thể nhận thấy là mặc dầu tác giả bảo rằng ông không có dụng ý chánh trị khi viết các bộ tiểu thuyết võ hiệp của ông, một số trong các bộ tiểu thuyết này đã có những dữ kiện có ý nghĩa chánh trị. Các dữ kiện này vừa đủ số lượng vừa ăn khớp vào nhau để có thể đưa ra những thông điệp về lập trường của tác giả. Cứ theo các bài báo Hoa ngữ được trích đăng trong bản dịch LỘC ĐỈNH KÝcủa Hàn Giang Nhạc (Quyển I – trang 5-10) thì lúc Trung Cộng mới tranh đoạt được quyền lãnh đạo Trung Quốc, Kim Dung còn ở lại lục địa, và sau đó, ông mới dời ra Hongkong. Lúc đầu, ông làm biên tập viên cho hai tờ báo thiên tả tại đó là ĐẠI CÔNG BÁO và TRƯỜNG THÀNH HỌA BÁO. Đến năm 1957, ông mới thoát ly hai tờ báo nầy. Qua các chi tiết trên đây và nghiên cứu các ẩn số trong một số tác phẩm của Kim Dung, ta có thể suy đoán rằng tác giả là một người vốn theo lý tưởng cách mạng tả khuynh. Lúc ban đầu, ông tỏ ra có thiện cảm với các đoàn thể theo tư tưởng xã hội chủ nghĩa và các quốc gia theo chế độ cộng sản, và do đó mà chọi lại các đoàn thể thuộc hữu phái và các nước Tây Phưong. Nhưng sau đó, ông nhận chân rằng người cộng sản áp dụng một chánh sách chuyên chế toàn diện, tàn ác và phi nhân nên ông đã quay ra kết án họ. Ông cũng đồng thời điều chỉnh lại cái nhìn của ông đối với các đoàn thể chánh trị có lập trường chống chọi lại nhau. Ông không còn xem các đoàn thể ấy là chỉ gồm những người xấu và hoàn toán quấy, mà cho rằng mỗi đoàn thể đều có những người tốt và những người xấu và thường thì vừa có phần phải và phần quấy. Mặt khác, một số nhơn vật nổi tiếng và có khả năng cũng không phải được xem như là hoàn toàn tốt và thuộc phe chánh, hay hoàn toàn xấu và thuộc phe tà. Nhưng kế bên sự thay đổi trong cái nhìn về các đoàn thể và các nhơn vật dính dáng đến cuộc tranh đấu chánh trị, Kim Dung đã đưa ra một triết lý bất biến về cuộc tranh đấu này. Đó là nền triết lý rút ra từ nền đạo lý Đông Phương. Trước hết là tư tưởng Đạo Gia, một học phái đã xuất hiện từ đời Xuân Thu Chiến Quốc (từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 3 tr. Công Nguyên) và đã có một ảnh hưởng tinh thần rất mạnh đối với dân tộc Trung Hoa. Ngoài ra Kim Dung cũng có trực tiếp nêu ra nhiều tư tưởng của Phật Giáo Đại Thừa đã thạnh hành ở Trung Quốc từ đời nhà Tùy (581-618). Đi sâu vào các chi tiết liên hệ đến các ẩn số chánh trị trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, chúng ta có thể nhận thấy hai loại dữ kiện: 1- Trước hết, một số nhơn vật đã được dùng để tượng trưng cho một vài quốc gia đặc biệt trên thế giới hoặc để mô tả một vài chánh khách nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc cận đại. 2- Ngoài ra, một số sự việc trong hầu hết nếu không phải là tất cả các bộ truyện võ hiệp Kim Dung đã diễn tả quan niệm của tác giả về vấn đề tranh đấu chánh trị và một phần trong quan điểm này dựa vào nền triết lý của Đạo Gia và của Phật Giáo. Trong bộ sách này, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày hai loại dữ kiện nói trên đây. Nhưng vì đa số tác phẩm của Kim Dung đã lấy lịch sử Trung Quốc làm khung cảnh nên chúng tôi thiết nghĩ cũng nên cần phác hoạ qua lịch sử này để độc giả có một ý niệm tổng quát về khung cảnh của các bộ truyện võ hiệp Kim Dung. Trong thời kỳ tiền sử, người Trung Hoa đã tập trung ở Hoa Bắc, đặc biệt là trên các vùng hoàng thổ phì nhiêu tại lưu vực sông Hoàng, ở các tỉnh Thiễm Tây, Sơn Tây và Hà Nam ngày nay. Ban đầu các bộ tộc người Hoa đã sống độc lập với nhau; về sau, họ mới kết hợp lại với nhau. Theo truyền thuyết thì triều đại đầu tiên là nhà Hạ (2205-1766 trước Công Nguyên); kế đó là nhà Thương (1766-1402 tr. CN) về sau đổi tên lại thành nhà Án (1401-1123 tr. CN). Dưới các triều đại này, chế độ phong kiến mới manh nha. Từ thế kỷ 12 tr. CN. chế độ phong kiến thành hình với nhà Châu (1122-249 tr.CN). Theo chế độ đó, vua nhà Châu là vị chúa tể tối cao; bên dưới là các vua chư hầu, mỗi người làm chủ một nước. Kinh đô đầu tiên của triều đại này ở gần thành phố Tây An hiện tại (thuộc Thiễm Tây). Trong mấy thế kỷ đầu, vua nhà Châu có một uy quyền rất lớn đối với các vua chư hầu. Nhưng đến thế kỷ thứ 8 tr.CN, nhà Châu suy yếu lần lần. Năm 771, để tránh áp lực của người Khuyển Nhung, vua nhà Châu dời đô về Lạc Ấp (nay là Lạc Dương trong tỉnh Hà Nam). Vì kinh đô mới ở phía đông của kinh đô cũ nên các sử gia đã gọi giai đoạn đầu của triều đại này là Tây Châu đối chiếu lại tên Đông Châu của giai đoạn sau. Uy quyền nhà vua Đông Châu đối với các vua chư hầu ngày một giảm bớt. Trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 5 tr.CN mà sử gọi là thời kỳ Xuân Thu, các nước chư hầu mạnh đã phát triển thế lực bằng cách thôn tính các nước chư hầu nhỏ. Từ cuối thế kỷ thứ 5 đến cuối thế kỷ thứ 3 tr. CN chỉ còn một số ít nước lớn tranh chiến với nhau liên miên nên thời kỳ này được gọi là thời kỳ Chiến Quốc. Năm 221 tr. CN, vua nước Tần đã chinh phục hết các nước khác và thống nhứt Trung Quốc, thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế. Nhà Tần đóng đô ở Hàm Dương (trong tỉnh Thiễm Tây ngày nay) và làm chủ cả lưu vực sông Hoàng và sông Dương Tử, lại mở rộng lãnh thổ Trung Quốc đến các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Quí Châu ngày nay. Nhưng nhà Tần chỉ làm chủ Trung Quốc trong một thời gian ngắn và sụp đổ năm 207 tr. CN. Tiếp theo đó nhà Hán cầm quyền cai trị Trung Quốc cho đến năm 220 sau CN với một thời kỳ ngắn (từ năm 8 đến năm 25 sau CN) bị gián đoạn vì sự cướp ngôi của Vương Mãng. Từ năm 202 tr. CN đến lúc Vương Mãng cướp ngôi, nhà Hán đóng đô ở Trường An (trong tỉnh Thiễm Tây ngày nay) và sau khi khôi phục lại ngôi báu, triều đại này dời đô về Lạc Dương (trong tỉnh Hà Nam ngày nay). Vì đó, thời kỳ Tiền Hán cũng được gọi là Tây Hán trong khi Hậu Hán cũng được gọi là Đông Hán. Về mặt lãnh thổ thì nhà Hán đã mở rộng thêm bản đồ Trung Quốc. Phía Nam, họ chiếm đến tỉnh Vân Nam và miền Bắc Trung Việt, phía bắc, họ chiếm miền bắc nước Triều Tiên, tỉnh Liêu Ninh và một phần đất Nội Mông Cổ ngày nay. Từ năm 220 đến năm 580, Trung Quốc bị lâm vào cảnh phân hoá. Ban đầu, lãnh thổ Trung Quốc bị chia ra cho ba nước Ngụy (220-265), Thục (221-265) và Ngô (221-280). Năm 265, nhà Tấn làm chủ được các đất Ngụy và Thục rồi về sau chiếm luôn đất Ngô để thống nhứt Trung Quốc. Triều đại này vẫn giữ kinh đô của nhà Đông Hán là Lạc Dương, nhưng chỉ cai trị Trung Quốc được một thời kỳ ngắn thì đã suy vì các vị thân vương trong hoàng tộc tranh quyền và xung đột mãnh liệt với nhau. Vào đầu thế kỷ thứ tư, năm sắc tộc thiểu số ở Hoa Bắc là Hung Nô, Kiết, Tiên Ti và Khương thừa lúc chánh quyền nhà Tấn bạc nhược nổi lên chiếm cứ Hoa Bắc, gây tình trạng mà các sử gia gọi là nạn Ngũ Hồ Loạn Hoa. Từ năm 317 đến năm 40, vua nhà Tấn chỉ còn giữ được một phần lãnh thổ Trung Quốc và phải dời đô về Kiến Nghiệp, sau đổi làm Kiến Khương (Nam Kinh ngày nay) và thời kỳ này được gọi Đông Tấn để đối chiếu lại Tây Tấn trước đó. Từ khi nhà Tấn sụp đổ luôn năm 420 cho đến năm 589, Trung Quốc bước vào một giai đoạn được sử gọi là thời kỳ Nam Bắc Triều. Ở Hoa Nam, có 4 triều đại kế tiếp nhau là Tống (420-479), Tề (479-502), Lương (502-557) và Trần (557-589); ở Hoa Bắc thì 5 triều đại kế tiếp nhau là Bắc Ngụy (386-534), Đông Ngụy (534-550), Tây Ngụy (534-556), Bắc Tề (550-577) và Bắc Châu (577-581). Trung Quốc đã thống nhứt trở lại với nhà Tùy (581-618) nhưng chỉ một thời gian ngắn, triều đại này lại sụp đổ, nhường chỗ cho nhà Đường (618-907). Triều đại này đóng đô ở Trường An là kinh đô cũ của nhà Tây Hán. So với đời nhà Hán, lãnh thổ Trung Quốc đời nhà Đường có thêm một phần đất Tân Cương, một phần các tỉnh Hắc Long Giang và Cát Lâm, nhưng về sau đã mất phần đất ở Bắc Triều Tiên và một phần đất ở Liêu Ninh trong khi đất Vân Nam tách ra lập nước Nam Chiếu. Năm 907, nhà Đường sụp đổ. Trong nửa thế kỷ tiếp theo đó, Trung Quốc laị bị phân hoá thành niều nước với nhiều triều đại kế tiếp nhau, trong đó quan trọng nhứt là các nhà Hậu Lương (907-923), Hậu Đường (923-936), Hậu Tấn (936-946), Hậu Hán (947-950) và Hậu Châu (951-959). Sử Trung Quốc gọi thời kỳ này là thời kỳ Ngũ Đại. Nhà Tống đã thống nhất Trung Quốc trở lại năm 960 và đóng đô ở Biện Kinh (nay là Khai Phong trong tỉnh Hà Nam). Nhưng lúc đó, lãnh thổ Trung Quốc đã thâu hẹp lại. Phía nam thì dân tộc ta đã thâu hồi nền độc lập và lập nước Đại Cồ Việt, sau đổi làm Đại Việt và đóng đô ở Hoa Lư (trong tỉnh Ninh Bình hiện tại) rồi sau đó dời về Thăng Long (tức là Hà Nội ngày nay). Đất Vân Nam vốn đã tách ra lập nước Nam Chiếu từ đời nhà Đường lúc này đổi tên là nước Đại Lý, đóng đô ở thành Dương Thư Mị (nay là Đại Lý trong tỉnh Vân Nam). Phần đất phía tây Trung Quốc gồm Thanh Hải và Tây Tạng ngày nay thì từ đời Đường đã lập nước Thổ Phồn đóng đô ở La Sa (trong đất Tây Tạng ngày nay). Về phía tây bắc thì một phần đất Nội Mông Cổ và phía tây bắc tỉnh Cam Túc đã bị người họ Thát Bạt tách ra lập nước Tây Hạ, đóng đô ở Hưng Khánh (nay là Ngân Xuyên trong tỉnh Ninh Hạ). Ngoài ra còn có nước Đại Liêu do người Khiết Đan thành lập ở phía đông bắc với một phần các tỉnh Hà Bắc, Sơn Tây và các tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang cùng một phần đất Nội Mông Cổ. Nước này có cả thảy 5 kinh đô: Thượng Kinh là kinh đô nguyên thủy lúc mới lập quốc đặt ở Lâm Hoàng (nay là Lâm Tây trong tỉnh Liêu Ninh), Trung Kinh đặt ở Đại Định (nay là Bình Tuyền trong tỉnh Hà Bắc), Nam Kinh sau đổi làm Đông Kinh đặt ở Liêu Dương (trong tỉnh Liêu Ninh ngày nay), Tây Kinh đặt ở Đại Đồng (trong tỉnh Sơn Tây ngày nay) và Nam Kinh (tức là Bắc Kinh ngày nay). Trong các nước kể trên đây thì nước hùng cường nhứt và có chủ trương xâm lấn nhà Tống là Đại Liêu. Để đối phó với họ, nhà Tống đã liên kết với người Nữ Chân là bộ tộc lệ thuộc người Khiết Đơn sống ở lưu vực sông Tùng Hoa trong các tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang hiện tại. Với sự yểm trợ của nhà Tống, người Nữ Chân quật khởi lên chống lại người Khiết Đơn. Năm 1115, họ tách vùng đất họ cư ngụ ở lưu vực sông Tùng Hoa ra để lập nước Đại Kim rồi tiến lên đánh phá nước Đại Liêu. Năm 1125, họ đã diệt xong nước này và đến năm 1126, họ lại tràn sang xâm lấn lãnh thổ nhà Tống, chiếm hết dải đất ở phía bắc hai con sông Hoài và Hán tức là toàn tỉnh Hà Bắc, Sơn Tây, Sơn Đông, phía bắc hai tỉnh Giang Tô và An Huy cùng phần lớn các tỉnh Hà Nam và Thiễm Tây ngày nay. Nước Đại Kim đặt Thượng Kinh ở Hội Ninh (gần Bạch Thành trong tỉnh Cát Lâm ngày nay), gọi Đại Định là Bắc Kinh, Liêu Dương là Đông Kinh, Đại Đồng là Tây Kinh và lấy kinh đô cũ của nhà Tống là Biện Kinh làm Nam Kinh. Phần nhà Tống thì phải dời đô về Lâm An (tức là Hàng Châu trong tỉnh Triết Giang ngày nay). Do đó sử gọi triều đại này là Nam Tống để đối chiếu với nhà Bắc Tống của thời kỳ trước cuộc xâm lấn của nước Đại Kim. Các nhà vua Nam Tống có chủ trương trọng văn khinh võ nên thế nước suy nhược và họ phải áp dụng một chánh sách nhân nhượng với nước Đại Kim để được yên ổn. Trong khi người Nữ Chân nổi lên đánh nước Đại Liêu thì người Mông Cổ chiếm đất Nội Ngoại Mông Cổ ngày nay. Khoảng cuối thế kỷ thứ 12, họ lại quật khởi lên. Năm 1206, nhà lãnh đạo Mông Cổ Thiết Mộc Chân tự xưng là Thành Cát Tư Hãn, nghĩa là vị hoàng đế làm chủ cả hải nội và đóng đô ở Karakorum. Từ lúc đó, ông bắt đầu mở những chiến dịch tấn công nước Tây Hạ và đến năm 1227 thì diệt được nước này. Mặt khác từ khoảng 1221-1222, ông đã dồn người Đại Kim về phía Nam sông Hoàng. Con Thành Cát Tư Hãn là Oa Khoát Đài (hay A Loa Đài) về sau được biết dưới miếu hiệu Nguyên Thái Tông (t.v. 1220-1246) đã ước hệ với người Tống để đánh nước Đại Kim và tiêu diệt nước này từ giữa thế kỷ thứ 13 và sau khi chiếm lấy nước Đại Lý năm 1253, áp lực của họ đối với nhà Tống càng mạnh mẽ hơn. Cuối cùng, nhà Nam Tống đã bị người Mông Cổ diệt năm 1276. Từ năm 1277, người Mông Cổ đã thành lập nhà Nguyên và đóng đô ở Đại Đô (thuộc vùng phụ cận Bắc Kinh ngày nay). Với triều đại này, Trung Quốc chỉ là một bộ phận của một đế quốc rộng lớn nằm choàng trên hai châu Á – Âu. Tuy nhiên đế quốc này đã bị chia ra làm nhiều nước giữa các hoàng thân Mông Cổ. Riêng về Trung Quốc thì người Mông Cổ không nắm quyền thống trị được đến 100 năm. Vào giữa thế kỷ 14, đã có nhiều cuộc nổi loạn của người Hán tộc và năm 1368 thì người Hán tộc đã tự giải phóng để lập nhà Minh. Triều đại mới này cầm quyền từ 1368 đến 1644. Kinh đô lúc đầu đặt ở Nam Kinh nhưng đến năm 1420, nhà Minh quyết định dời đô về Bắc Kinh. Về mặt lãnh thổ thì Trung Quốc lúc đó chưa chiếm luôn được các đất Mông Cổ, Thanh Hải, Tân Cương và các tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang. Về phía nam thì năm 1407, nhà Minh đã đem binh chiếm nước ta, nhưng chỉ đến năm 1427 họ lại phải rút về. Từ đầu thế kỷ thứ 17, người Nữ Chân (trước đây đã lập nước Đại Kim và sau này tự gọi là người Mãn Châu) đã quật khởi trở lại và tổ chức được một lực lượng quân sự hùng mạnh. Năm 1621, họ đã chiếm được Liêu Dương và lấy thành phố này làm kinh đô. Đến năm 1636, nhà lãnh đạo Nữ Chân lập nước Đại Thanh và dời đô về Phụng Thiên (nay là Thẫm Dương trong tỉnh Liêu Ninh). Trong khi đó, tại Trung Quốc có nhiều phong trào nổi lên chống lại nhà Minh. Triều đình nhà Minh vì phải lo ngăn đỡ quân Thanh nên không thể dốc toàn lực đối phó với các nhóm chống đối võ trang bên trong. Năm 1644, người cầm đầu một trong các nhóm chống đối này là Lý Tự Thành kéo quân vào chiếm lấy Bắc Kinh. Vua nhà Minh là Sùng Trinh phải treo cổ tự ải. Tướng nhà Minh là Ngô Tam Quế đã rước quân Thanh vào bên trong lãnh thổ nhà Minh để đánh Lý Tự Thành và nhà Thanh đã thừa thế chiếm luôn Trung Quốc rồi ngự trị luôn Trung Quốc đến năm 1911 mới bị cách mạng Trung Hoa lật đổ. Sau khi làm chủ Trung Quốc, nhà Thanh đóng đô ở Bắc Kinh. Dưới triều đại này, lãnh thổ Trung Quốc đã được mở rộng ra gần như hiện nay. Trong sách này, có nói đến nhiều địa danh ở Trung Quốc. Để độc giả có thể nhận được vị trí các địa danh đó, chúng tôi xin kèm theo đây một bản đồ Trung Quốc hiện tại với các địa danh được nói đến. Ngoài ra, vì các bộ truyện võ hiệp của Kim Dung đã nói nhiều đến các việc xảy ra đời nhà Tống là lúc có nhiều nước đối chọi nhau, sách này còn có hai bản đồ, một trong thời kỳ Bắc Tống (960-1126) và một trong thời kỳ Nam Tống (1127-1276) để độc giả có thể thấy rõ vị trí của các nước đó đối với nhau. Sau hết, vì trong truyện võ hiệp của Kim Dung có nói đến nhiều phái võ nên chúng tôi thiết tưởng cũng nên có ít lời về các phái này. Nổi tiếng ở Trung Quốc về võ thuật là hai phái Thiếu Lâm và Võ Đương, một phái do người Phật Giáo và một phái do người Đạo Giáo lãnh đạo

Chùa Thiếu Lâm ở ngọn Thiếu Thất

Ở Trung Quốc vốn có hai ngôi chùa mang tên là Thiếu Lâm, một ngôi ở ngọn Thiếu Thất của Tung Sơn trong tỉnh Hà Nam, một ngôi ỏ ngọn Tử Cái của Bàn Sơn trong tỉnh Hà Bắc. Chùa Thiếu Lâm ở Hà Nam được xây dựng nằm Thái Hoà thừ 20 đời Hậu Ngụy (496), còn chùa Thiếu Lâm ở Hà Bắc thì được xây dựng trong niên hiệu Chí Chính (1341-1368) đời nhà Nguyên. Trong hai ngôi chùa nói trên đây thì ngôi ở Hà Nam nổi tiếng hơn cả. Tại ngôi chùa này, có chỗ Đức Đạt Ma Tổ Sư ngồi ngó vào vách đá trong suốt 9 năm. Phái võ Thiếu Lâm phát xuất từ ngôi chùa ở tỉnh Hà Nam. Vào đầu thế kỷ thứ 7, mười ba tăng nhơn võ nghệ cao cường của chùa này đã giúp Tần Vương, tức là vua Đường Thái Tông (t.v. 627-649) sau này, trong việc bình định giặc Vương Thế Sung. Vì thế, họ rất được trọng vọng. Từ đó, chùa Thiếu Lâm ở Hà Nam cho tăng nhơn nghiên cứu và luyện tập võ nghệ và lần lần lập ra môn phái Thiếu Lâm phổ biến khắp nơi ở Trung Quốc.

Núi Võ Đương

Về phái Võ Đương thì theo truyền thuyết, người sáng lập là Tổ Sư Trương Tam Phong, một lãnh tụ Đạo Giáo đời nhà Tống. Căn cứ của phái này ở Võ Đưong Sơn trong tỉnh Hồ Bắc. Phái Võ Đương đã được nổi tiếng về môn nội công và về Thái Cực Quyền. Ngoài hai phái nổi tiếng trên đây, các bộ truyện võ hiệp của Kim Dung còn đề cập đến nhiều phái võ khác ít quan trọng hơn. Trong số này, có những phái có lẽ do tác giả đặt ra chớ không hẳn có thật trong lịch sử. Riêng phái Toàn Chân là một phái có thật của Đạo Giáo, được thành lập vào đời nhà Tống và đặt căn cứ tại Chung Nam Sơn trong tỉnh Thiễm Tây. Về các phái chuyên về kiếm pháp được Kim Dung gọi chung là Ngũ Nhạc Kiếm Phái, nó gồm có năm phái võ đặt căn cứ ở năm hòn núi lớn là Tung Sơn trong tỉnh Hồ Nam, Hoa Sơn trong tỉnh Thiễm Tây và Hằng Sơn trong tỉnh Sơn Tây. Phái Thanh Thành thì đặt căn cứ ở Thanh Thành Sơn trong tỉnh Tứ Xuyên.

Hoa Sơn

Địa điểm làm căn cứ cho các phái võ kể trên đây có thể biết được dễ dàng vì tánh cách độc nhứt của các tên núi dùng làm danh hiệu cho các phái võ đó. Đối với một số phái võ khác cũng lấy tên những ngọn núi lớn làm danh hiệu thì vấn đề phức tạp hơn vì ở Trung Quốc có nhiều ngọn núi cùng mang một tên. Như tên Nga Mi đã được dùng để gọi sáu ngọn núi lớn, một trong tỉnh Tứ Xuyên, hai trong tỉnh Phước Kiến , một trong tỉnh Hà Nam, một trong tỉnh An Huy và một trong tỉnh Quảng Tây. Trong các ngọn núi này thì ngọn núi trong tỉnh Tứ Xuyên nổi tiếng hơn cả có thể phái Nga Mi được nói đến đặt căn cứ tại đó. Về núi mang tên Không Động thì có cả thảy ba ngọn: một trong tỉnh Hà Nam, một trong tỉnh Cam Túc và một trong tỉnh Giang Tây . Riêng tên Côn Luân thì được dùng để chỉ một dãy núi rất dài chạy dọc theo ranh giới hai khu tự trị Tân Cương và Tây Tạng rồi vào sâu trong tỉnh Thanh Hải, chớ không có ngọn núi nào tên Côn Luân để ta có thể biết đó là căn cứ của phái võ Côn Luân. Về phần Thiên Sơn thì đó cũng là một dãy núi dài trong khu tự trị Tân Cương. Còn Phiếu Diễu Sơn thì không tìm thấy trong các tự điển về địa danh của Trung Quốc cho nên chúng ta không thể biết chắc được Cung Linh Thứu làm căn cứ cho Thiên Sơn Đồng Mỗ ở địa điểm nào. Cũng như Phiếu Diễu Sơn, Bạch Đà Sơn làm căn cứ cho Tây Độc không có trong các từ điển về địa đanh của Trung Quốc và có lẽ do Kim Dung đặt ra chớ không phải là những ngọn núi có thật.

Xây Dựng Quốc Gia Dân Tộc (bài 1)  (Nation-State Building)  –  Lê Minh Nguyên

Xây dựng quốc gia dân tộc (QGDT) để Việt Nam trở thành cường quốc cần có bước khởi đầu là Cách Mạng Dân Chủ, bởi vì Diễn Biến Hòa Bình và Tự Diễn Biến không thể thực hiện được, và hai cách này cũng không thể thay đổi được bản chất độc tài độc đảng của chế độ CSVN hiện nay, nó có thể lâu vô tận, và nó có thể làm cho vi trùng CS quen thuốc để biến hoá thành một dạng độc tài nguy hiểm khác. CSVN không có khả năng xây dựng QGDT do bởi (1)họ dựa vào công nhân và nông dân làm bạo lực cách mạng để cướp chính quyền nên khả năng tàn phá thì không ai bằng còn kiến thức xây dựng QGDT thì không bằng ai, (2)họ cương quyết không bỏ Mác-Lê, trong khi Mác-Lê là lý thuyết quốc tế chủ trương xoá bỏ biên cương quốc gia, phục vụ nghĩa vụ quốc tế, như thơ Tố Hữu diễn tả “Bên ni biên giới là mình Bên kia biên giới cũng tình quê hương” hay như bài hát “Việt Nam Trung-Hoa, Núi liền núi, sông liền sông, Chung một biển Đông, mối tình hữu nghị sớm như rạng đông. Bên sông tắm cùng một dòng…” nên việc nắm quyền bằng mọi giá mới là mục tiêu tối hậu chứ không phải việc xây dựng QGDT. Quốc gia (state) dân tộc (nation) là ý niệm trừu tượng để chuyên chở những gì không trừu tượng như các sắc dân, lãnh thổ, chính quyền, văn hoá… Liên Hiệp Quốc định nghĩa QGDT là nơi đa số dân chúng có ý thức mạnh về cái căn cước chung của mình và chia sẻ chung một nền văn hoá (http://bit.ly/2IGs2Lt). Nhà nghiên cứu chính trị Nguyễn Gia Kiễng cho rằng nó vẫn còn chưa đủ để gắn bó mà cần có thêm một yếu tố nữa là cùng cam kết cho một vận mệnh tương lai chung, như nguời Do Thái hay nguời Nhựt chẳng hạn, nghĩa là không nhảy bỏ thuyền trong bất cứ hoàn cảnh nào (người Nga, nguời Trung Quốc, người Việt Nam… khi giàu thuờng hay bỏ nước ra đi). Nếu quả địa cầu, nơi cho sự sống của mọi sinh vật, nằm trong Khu Khoá Vàng (Goldilocks) và có các đặc điểm lý tưởng như vừa không quá nhỏ vừa không quá lớn, vừa không quá gần vừa không quá xa (mặt trời), vừa không quá nóng vừa không quá lạnh, thì QGDT cũng tương tự như vậy, nó là một mô hình tổ chức xã hội đã được thử thách qua thời gian và được chứng minh là hữu hiệu nhất để duy trì và phát triển sự sinh tồn. Bởi vì nó không quá lớn ra phạm vi toàn cầu để các thành viên bị lạc lõng, chính quyền không chăm sóc nỗi, không quá nhỏ trong phạm vi bộ tộc để bản năng xã hội thiếu sức mạnh phát triển sự sinh tồn. Nó không quá cục bộ để cực đoan sắc tộc, không quá thế giới đại đồng để không tưởng và phủ nhận bản năng. Cho nên hợp quần trong phạm vi QGDT để tranh đấu vẫn là hợp quần vượt trội nhất trong các dạng hợp quần để duy trì và phát triển sự sinh tồn của con người. Ngày nay nhân loại sống trong Thời Đại Thông Tin (Information Age) mà truyền thông và vận chuyển đã làm nhỏ lại quả địa cầu, biên cương quốc gia bị hạ thấp hơn, địa cầu trở thành một ngôi làng thế giới. Có người cho rằng đây là cơ hội cho chính quyền toàn cầu (world state) mà năm 1932, nhà văn Aldous Huxley trong tác phẩm “Brave New World” đã chủ trương. Nhưng trong khi kinh tế có khuynh hướng toàn cầu hoá thì chính trị có khuynh hướng đi ngược chiều theo phong trào dân tuý (populism), và hai yếu tố luôn gây chia rẽ là tôn giáo và chủng tộc lại có môi trường thuận tiện để bùng phát mạnh lên (Kosovo, Trung Đông, Miến Điện…). Ngoài ra, các thực thể không QGDT (non-state actors) lại có cơ hội xuất hiện như nấm mọc sau cơn mưa. Cho nên dù chúng ta ở trong thời đại mới thì mô hình hợp quần QGDT vẫn là mô hình thích hợp nhất cho tranh đấu sinh tồn. Bản năng sinh tồn là sự tương tác của ba bản năng vị kỷ, tình dục và xã hội trong từng hoàn cảnh của môi trường mà sinh vật phải sống ở trong đó. Trong môi trường nghèo đói thì bản năng vị kỷ sẽ vượt trội và biến con người thành ích kỷ, trong môi trường sung túc thì bản năng vị kỷ sẽ tương tác với bản năng xã hội để biến con người thành vị tha. Cá nhân là sinh vật, tổ chức là sinh vật, gia đình là sinh vật, QGDT là sinh vật. Với gia đình thì sự tương tác giữa ba bản năng đi theo thứ tự Tình Dục để truyền tử lưu tôn, Vị Kỷ để nuôi dưỡng con cái và Xã Hội để có được sự hài hoà trong cuộc sống. Nhưng với QGDT thì sự tương tác lại đi theo thứ tự Xã Hội để QGDT tạo được sức mạnh trong sự cạnh tranh, Vị Kỷ để làm giàu cho đất nước mình, và Tình Dục để duy trì dân số (Nga là QGDT đang suy tàn vì dân số càng ngày càng suy giãm). Vì QGDT là sinh vật cho nên nó cần được nuôi dưỡng, bảo vệ và phát triển. Bất cứ một sinh vật nào, muốn phát triển thì cần phải được nuôi dưỡng và xây dựng đúng cách, muốn đúng cách thì phải có kiến thức tốt về sinh vật đó, từ sự vận hành cho đến khả năng biến cải với môi trường chung quanh. THĂNG BẰNG là yếu tố quyết định trong sự phát triển lành mạnh của sinh vật. Nếu muốn chiến thắng bằng mọi giá trong cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, thì cái giá phải trả là nhiều triệu sinh linh phải hy sinh và đất nước bị tàn phá. Nếu muốn nắm quyền bằng mọi giá thì cái giá phải trả là “một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu!” như cựu bộ trưởng ngoại giao CSVN Nguyễn Cơ Thạch đã nhận định. Người phương tây có những kinh nghiệm và kiến thức hữu ích trong việc xây dựng QGDT. Các nước đông phương nào biết sử dụng các kiến thức này để kiến quốc như Nhật, Hàn, Đài Loan, Singapore đều thành công. Họ tập chơi cái game của người phương tây để đánh bại phương tây trên chính cái game mà phuơng tây bày ra. Việt Nam có lợi thế là có khoảng 4 triệu người sống ở các quốc gia phương tây, các túi sắc tộc (diasporas) này là kho tàng để xây dựng QGDT. Họ sống trong các đô thị đa sắc màu (cosmopolitans) có kiến thức khoa học kỹ thuật, có kinh nghiệm thương mãi cạnh tranh trong kinh tế thuần tuý thị trường, có tham gia chính trị chính dòng, và có lòng giúp đỡ để xây dựng QGDT. Để làm được việc người dân bên trong và bên ngoài cùng nhau hợp lực để xây dựng QGDT, điều cần làm trước tiên là một cuộc cách mạng dân chủ ở Việt Nam. Để cách mạng xảy ra thì thanh gươm và lá chắn (công an và quân đội) phải là của QGDT chứ không phải là của Đảng CSVN.

Thơ Đằng Phương – Anh Hùng Vô Danh

Họ là những anh hùng không tên tuổi

Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông,

Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh,

Nhưng can đảm và tận tình giúp nước

      Họ là kẻ muôn nghìn năm thuở trước

      Đã phá rừng, xẻ núi, lấp đồng sâu

      Và làm cho những đất cát hoang vu

      Biến thành một giải san hà gấm vóc

Họ là kẻ không nài đường hiểm hóc,

Không ngại xa, hăng hái vượt trường sơn

Để âm thầm chuẩn bị giữa cô đơn

Cuộc Nam tiến mở giang sơn lớn rộng

        Họ là kẻ khi quê hương chuyển động

        Dưới gót giày của những kẻ xâm lăng

        Đã xông vào khói lửa quyết liều thân

        Để bảo vệ Tự Do cho Tổ Quốc

Trong chiến đấu, không nài muôn khó nhọc

Cười hiểm nguy, bất chấp nỗi gian nan,

Người thất cơ thành thịt nát xương tan

Nhưng kẻ sống lòng son không biến chuyển.

        Và đến lúc nước nhà vui thoát hiểm

        Quyết khước từ lợi lộc với vinh hoa.

        Họ buông gươm quay lại chốn quê nhà

        Để sống lại cuộc đời trong bóng tối.

Họ là kẻ anh hùng không tên tuổi

Trong loạn ly như giữa lúc thanh bình

Bền một lòng dũng cảm, chí hy sinh

Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch.

      Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách,

      Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên,

      Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên

      Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật,

Nhưng máu họ đã len vào mạch đất,

Thịt và xương trộn lẫn với non sông

Và anh hồn chung với tấm trinh trung

Đã hòa hợp làm linh hồn giống VIỆT.

Trung Cộng Đang Đuối Sức Trong Cuộc Chiến Thương Mại  –  Nguyễn Ngọc Sẵng

Cuộc chiến tranh thương mại nổ ra giữa Trung Cộng và Mỹ sẽ làm nền  kinh tế của hai quốc gia này kiệt quệ và sẽ  ảnh hưởng đến kinh tế thế giới.  Đó là điều không tránh khỏi. Kinh tế Hoa Kỳ vừa phục hồi sau cơn suy thoái 2008 và cuộc chiến thương mại với Tàu đang xảy ra trong hoàn cảnh kinh tế nước Tàu đang u ám bởi nhiều vấn nạn như vốn đầu tư sục giảm nặng, nợ công tăng nhanh, thị trường bất động sản có nhiều dấu hiệu bất ổn, núi nợ đang phình to và nợ tín dụng nhân dân trở thành cơn ác mộng. New York Times bình luận, Tổng thống Donald Trump hiểu rõ chiến tranh thương mại sẽ khiến các bên cùng thua, nhưng sẽ có những người chịu thiệt hại ít hơn trong cuộc chơi này. Tổng Thống Trump nghĩ rằng trước mắt người dân Mỹ chịu thiệt hại kinh tế để sẽ có được những lợi ích lâu dài. Theo thống kê năm 2017, Trung Cộng nhập khẩu 129 tỷ Mỹ kim (USD) hàng hóa của Mỹ và xuất khẩu sang Mỹ đến 506 tỷ Mỹ kim, do đó thâm hụt mậu dịch Mỹ lên tới 307 tỷ Mỹ kim. Vào ngày 6/7/2018 Hoa Kỳ bắt đầu cuộc chiến thương mại bằng cú đánh 25% thuế vào một số mặt hàng Hoa Kỳ nhập từ Trung Cộng với tổng trị giá lên đến 34 tỷ Mỹ kim.  Để đáp trả, Trung Cộng đánh 25% thuế trên hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ trị giá tương đương 34 tỷ Mỹ kim. Tổng Thống Trump dự định đánh thuế thêm 16 tỷ Mỹ kim trên các mặt hàng hoá khác, nếu Trung Cộng vẫn đáp trả lại Mỹ sẽ đánh thuế thêm 500 tỷ Mỹ kim hàng hoá dự trù sẽ nhập cảng vào Hoa Kỳ trong năm nay. Cuộc chiến thương mại mới bắt đầu chỉ một tuần lễ, nhưng phía Trung Cộng đã mất gần 2000 tỷ Mỹ kim.  Chỉ số Shanghai Composite mất gần 20%, và giới đầu tư bắt đầu lo ngại nền kinh tế Trung Cộng không đương đầu nổi cuộc chiến nên họ đã bán cổ phiếu, rút tiền đầu tư vào nơi khác an toàn hơn mà Mỹ là địa chỉ đáng tin cậy.  Trong khi đó chứng khoáng Hoa Kỳ tiếp tục tăng, dù Cơ Quan Dự Trữ Trung Ương đã tăng lãi xuất trong tháng 6 vừa qua. Một yếu điểm khác chỉ ra rằng Trung Cộng khó chạy theo cuộc chiến thương mại lâu dài là khoảng nợ công lên đến 30.000 tỷ Mỹ kim, bằng 259% GDP của họ.   Thêm vào đó nợ đầu tư cổ phiếu bằng tiền vay tín dụng ở Trung Cộng đã lên đến 760 tỷ Mỹ kim trong thời gian Trung Cộng mở rộng tín dụng toàn dân để phô trương thành tích tăng trưởng.  Với khoản nợ có nguy cơ mất rất lớn,khó đòi nên hiện nay nhà cầm quyền Trung Cộng đã thiết lập một trang mạng liệt kê danh sách những người thiếu nợ tín dụng với hy vọng vì mắc cỡ nên trả nợ.  Một phương cách chắc chưa có quốc gia nào đủ “đỉnh cao trí tuệ” để “sáng tạo” được. Hôm 14 tháng 7, tờ South China Morning Post, với tựa đề “Don’t mention the trade war” cho thấy Trung Cộng rất sợ dân chúng biết cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.  Họ ra lệnh các tờ báo (lề đảng) không được đưa tựa đề nầy trên báo.  Nhất là không được nối kết chuyện chiến tranh thương mại với sự té nhào của thị trường chứng khoán, sự sụt gía đồng Quan, kinh tế đang trì trệ làm người dân lo sợ.  Không được dịch từ Twitter của Trump lời đe doạ sẽ đánh thuế 200 tỷ đô la từ hàng hoá Trung Cộng.  Tàu đang lấy thúng úp voi. Cũng trong tờ báo trên, một bài viết khác với tựa đề “Trump’s trade war on China: phoney or real, world will be the loser” có đoạn ông Trump dự định áp thuế 500 tỷ lên hàng hoá Trung Cộng, con số lớn hơn tổng xuất khẩu của Tàu vào Mỹ, nếu Tàu không “cúi đầu” (bài báo dùng chữ bow) nghe theo yêu sách của Mỹ. Trong cùng bài báo, Bộ trưởng thương mại Tàu thanh minh rằng việc thặng dư mậu dịch không phải là  lỗi của Tàu và họ bác khước việc đánh cắp tài liệu khoa học, bắt buộc các công ty ngoại quốc phải chuyển giao kỹ thuật cho họ.  Không riêng Mỹ đưa ra cáo buộc nầy, mà “thế lực thù địch” khác là bà  Merkel của Đức cũng cùng lên án như thế. Sáng kiến đầy tham vọng “một vành đai một con đường” dùng bẩy nợ để thôn tính các nước nghèo, chừng như càng lúc càng xa và có thể đó là con đường đi không bao giờ đến. Kẻ gian mắc nạn:  Bô Thương Mại Hoa Kỳ ghi nhận sáu tháng đầu năm 2015 Việt Nam xuất cảng sang Hoa Kỳ chỉ có 25,756 tấn thép, nhưng sáu tháng đầu năm 2016 số lượng thép Việt Nam xuất cảng sang Hoa Kỳ là 312,329 tấn, tăng hơn 12 lần.  Sự tăng trưởng đột biến nầy khiến Bộ Thương Mai Hoa Kỳ điều tra.  Và họ cáo buộc Trung Cộng tuồn thép qua Việt Nam để xuất cảng sang Hoa Kỳ tránh thuế. Trung Cộng tuồn thép sang Việt Nam để xuất cảng sang Hoa Kỳ tránh áp thuế.  Việc nầy họ đã làm từ hai năm trước khi họ tuồn nhôm cuốn sang Mễ Tây Cơ để từ đó nhập vào Hoa Kỳ để trốn thuế. Các nhà sản xuất thép của Hoa Kỳ U.S. Steel Corp., Nucor Corp., AK Steel Holding Corp. và ArcelorMittal,cáo buộc các hãng sản xuất thép Trung Cộng vận chuyển kim loại vào Việt Nam, tăng thêm chất lượng, dán nhãn sản xuất tại Việt Nam và xuất cảng sang Hoa Kỳ theo mức thuế thấp mà Mỹ dành cho thép Việt Nam. Vì vậy trong năm qua Hoa Kỳ đã áp mức thuế thép là 266% cho bốn loại thép của Trung Cộng. Một trong những vũ  khí  mà  Trung Cộng có  thể  dùng để  đánh trả là bán tháo trái phiếu Hoa Kỳ trị giá  1,17 ngàn tỷ USD mà họ đang nắm giữ.  Đó là mối lo ngại của các đời Tổng Thống trước Trump.  Nhưng sau khi Tổng Thống Trump cầm quyền, kinh tế phát triển, thị trường chứng khoán tăng gía, tỷ lệ thất nghiệp rất thấp vì vậy nếu Trung Cộng dám bán tháo trái phiếu họ đang giữ thì những nhà đầu tư đang tháo chạy từ Trung Cộng, Việt Nam sẽ sẵn sàng mua trái phiếu nầy, vừa an tâm vừa có lời.  Nếu Trung Cộng bán hết trái phiếu, Mỹ cũng không bị thiệt hại vì giá trị đồng USD cũng không giảm giá vì lãi suất trên đồng USD không giảm, nhưng ngược lại Trung Cộng sẽ mất hết lợi thế là nước nắm giữ nhiều nhất trái phiếu trong kho bạc Hoa Kỳ. Việt Nam cùng thọ nạn:          Ngày 21/5/2018, ông Jeffrey Gerrish, Phó Đại Diện Thương mại Mỹ đã có chuyến công du đến Hà Nội. Theo một số nhà quan sát kinh tế thì Ông Jeffrey Gerrish gặp Phó thủ tướng Vương Đình Huệ để yêu cầu Việt Nam phải “san bằng thâm hụt thương mại” theo yêu cầu của Tổng thống Trump và đòi Việt Nam phải hạ mức thâm hụt thương mại xuống mức dưới 8 tỷ USD/năm. Vào năm 2017, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ với tổng giá trị 41,6 tỷ USD nhưng chỉ nhập khẩu có 9,2 tỷ USD, tạo mức thặng dư thương mại lên 32,4 tỷ USD, vì vậy Việt Nam nằm trong 16 nước có thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ mà bộ Thương Mại Mỹ lên danh sách. Ông Jeffrey Gerrish yêu cầu Việt Nam phải tự cắt giảm mức thâm hụt thương mại 8 tỷ USD/năm và có thể bắt đầu vào năm 2018 hoặc chậm phải là năm 2019. Theo chuyên gia kinh tế, để giảm số thặng dư xuất siêu còn 8 tỷ USD/năm thì giá trị xuất siêu của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ giảm đến 75% so với những năm trước. Bi kịch kinh tế và bi kịch ngân sách tăng đột biến có thể làm đổ nhào chế độ cộng sản. Nhìn quanh các đối tác láng giềng số thặng dư xuất siêu với Nhật bằng 0, với Hàn Quốc số  nhập siêu đến 20 tỷ USD vào năm 2016 và gần 25 tỷ USD trong năm 2017, với Trung Cộng số nhập siêu kể cả chánh ngạch và tiểu ngạch lên đến khoảng 40 – 50 tỷ USD mỗi năm. Một tháng sau khi Phó đại diện Thương mại Mỹ Jeffrey Gerrish đến Hà Nội “đưa giấy nợ”, vào tháng Sáu năm 2018 Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ đã sang Washington gặp quan chức Bộ Tài chính Mỹ. Trong cuộc gặp giữa Tổng Thống Trump và Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Toà Bạch Ốc hôm 31/5/2017, Tổng thống Trump đã nhấn mạnh vấn đề giao thương và thâm hụt thương mại với Việt Nam và ông muốn sớm có được cân bằng thương mại giữa hai nước. Trong năm 2017 và đến đầu năm 2018 Bộ Thương Mại Mỹ đánh vào hai mặt hàng quan trong của Việt Nam là thép lên 53% và tôm lên hơn 25%, đồng thời Liên Minh Châu Âu cảnh cáo đối với hàng hải sản dơ bẩn của Việt Nam. Theo Nguyễn Đình Đạt, nghiên cứu sinh tiến sỹ Đại Học The West of Scotland: Thị trường chứng khoán Việt Nam “nhiều khả năng vẫn tiếp tục giảm trong thời gian tới”.  “Sau khi thị trường chứng khoán Việt Nam đạt đỉnh hơn 1.204,33 điểm với vốn hoá thị trường 3.269.948 tỷ VND vào ngày 09/04/2018, thị trường chứng khoán đang điều chỉnh giảm mạnh còn 909,72 điểm với vốn hoá 2.889.125 tỷ VND vào ngày 13/7/2018, tương đương giảm 33% về điểm và giảm 380.823 tỷ VND về giá trị tương đương 16,5 tỷ USD đã bốc hơi khỏi thị trường”.  Hiện tại, tiền Đồng Việt Nam đang mất gía, một USD bằng 22,675 Đồng Việt Nam, vì vậy giới kinh doanh, người dân đang rút tiền ra để mua ngoại tệ mạnh, tránh mất giá.  Nếu động thái nầy cứ tiếp diễn thì không bao lâu Việt Nam sẽ theo con đường mà CHXH Venezuela  đang đi. Chưa hết, “theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), nợ xấu ở Việt Nam năm 2016, bao gồm nợ xấu do Tổng công ty Quản lý Quỹ Việt Nam quản lý (VAMC), đã lên đến 487 nghìn tỷ đồng (21,7 tỷ USD), chiếm 8,8% tổng dư nợ cho vay 5,5 triệu tỷ đồng (241 tỷ USD), tỷ lệ khá cao. NHNN cho hay kế hoạch đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% vào năm 2020.  Bình quân mỗi người Việt Nam mang số nợ US$ 1.038 và thu nhập binh quân của họ là 6 đô la Mỹ/ngày”. (Theo nhà báo Phạm Chí Dũng). Tiến sỹ Nguyễn Văn Phú, một nhà nghiên cứu kinh tế của Đại học Strasbourg, Pháp, nói: các doanh nghiệp Việt Nam trong vụ này là phải xây dựng đạo đức kinh doanh trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.” Mỹ sẽ áp dụng thuế cao hơn cho các sản phẩm ‘made in Việt Nam’ thì tất cả đều ‘chết’,”. Trong hoàn cảnh ông bạn 4 tốt và 16 chữ vàng đang tang gia bối rối thì làm sao cứu được “đứa con hoang lầm đường” được. Trong thời khắc hồn ai nấy giữ thì Việt cộng nên: “liệu bề cướp đó giựt đây Thặng dư 8 tỷ việc nầy mới xong” Hoặc “Liệu mà cao chạy xa bay Tấm thân khuyển mã chỉ ngần ấy thôi”            (phỏng theo truyện Kiều).

Các Thành Phần Quốc gia – Dân tộc, Hãy Thừa cơ Quật khởi!  –  Nguyễn Nhơn

 ‘Có động cơ chính trị’ nào trong vụ Bình Thuận? Phạm Chí Dũng Phải mất một tháng sau ngày nổ ra vụ bạo loạn ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận liên quan đến làn sóng biểu tình phản đối dự luật Đặc khu, lần đầu tiên mới xuất hiện một quan chức bậc trung mấp mé ý tứ ‘có động cơ chính trị’ về bức màn đen phía sau cuộc bạo loạn này.  Ai là tác giả của ‘có động cơ chính trị’? …. Đáng chú ý, nhận định ‘có động cơ chính trị’ trên không phải được phát ra bởi Công an Bình Thuận – địa chỉ chủ chốt cùng với Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động của Bộ Công an đã tiến hành một chiến dịch đàn áp và truy bắt người biểu tình sau cuộc biểu tình và bạo loạn ngày Mười tháng Sáu, mà lại do Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận – một cơ quan đảng chịu sự chỉ đạo ngành dọc trong khối đảng từ Ban Tuyên giáo trung ương. Mà Ban Tuyên giáo trung ương lại chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban bí thư đảng và trên hết là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Theo đó, có thể hiểu rằng ‘có động cơ chính trị’ – một cụm từ và cũng là nhận định rất nhạy cảm về chính trị, không phải do Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận Hồ Trung Phước tự sáng tác hoặc phát ra trong một cơn bột hứng, mà cụm từ này rất có thể đã được trích dẫn nguyên văn từ các văn bản chỉ đạo của Ban Tuyên giáo trung ương và cũng là tinh thần chỉ đạo của Nguyễn Phú Trọng.  ‘Có động cơ chính trị’ nhắm vào ai? Từ sau cuộc bạo loạn Bình Thuận đến nay, chỉ thấy giới dư luận viên của đảng và công an tố cáo ‘thế lực phản động giật dây biểu tình ở Phan Thiết’, nhưng lại không hề nói rõ thế lực nào. Cho đến nay, vẫn chưa thấy Công an Bình Thuận hay những quan chức Bộ Công an tuyên bố là ‘Việt Tân kích động’. Trùng với tiết lộ ‘có động cơ chính trị’ của Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận Hồ Trung Phước vào ngày 11/7/2018, một vài tờ báo ngành công an đã bắt đầu đăng tải hình ảnh của những ‘người lạ’ đã đốt phá xe hơi và trụ sở cơ quan ở Bình Thuận – có kẻ bịt mặt và có kẻ lộ mặt – và kêu gọi những kẻ này ‘ra đầu thú để hưởng lượng khoan hồng’. Chi tiết đáng chú ý không kém là lời kêu gọi này cũng không đề cập đến ‘thế lực thù địch’ hay Việt Tân. Vậy thế lực nào đã bảo kê cho những kẻ bịt mặt gây bạo loạn ở Phan Thiết? Liệu bàn tay đạo diễn cho cuộc biểu tình khổng lồ ở Sài Gòn có nối kết với bàn tay đạo diễn vụ đốt phá xe và trụ sở công quyền ở Phan Thiết, từ đó vừa tạo cớ để công an đàn áp nặng nề đối với người dân nơi đây, vừa nhắm tới một mục đích chính trị nào đó? Nếu câu hỏi này là cơ sở, phải chăng vụ đốt phá này không phải do người dân gây ra, cũng chẳng phải Việt Tân, mà do chính một thế lực nào đó trong nội bộ đảng Cộng sản ‘kiến tạo’? Một lần nữa, hãy mổ xẻ cụm từ ‘có động cơ chính trị’. Từ trước đến nay, trong các báo cáo nội bộ và thông báo công khai của cơ quan công an lẫn tuyên giáo đảng về các vụ việc ‘biểu tình gây rối’ hay ‘khủng bố’, rất thường tồn tại cụm từ ‘có bàn tay của thế lực thù địch’ mà không dùng cụm từ ‘có động cơ chính trị’. ‘Động cơ chính trị’ lại có mối liên quan và có vẻ tương quan với khái niệm ‘cơ hội chính trị’ mà giới quan chức bảo thủ thường sử dụng để đấu tố những trí thức, quan chức có đầu óc cải cách, dân chủ nhân quyền, và với cả những quan chức có khuynh hướng ‘phe cánh chính trị’ – đặc trưng cho phong trào đấu đá và xung đột giữa ngày càng nhiều phe phái trong nội bộ đảng, đặc biệt từ năm 2012 đến nay. Vì những lẽ trên, ‘có động cơ chính trị’ rất nhiều khả năng được hàm ý về một thế lực chính trị, một ‘phe cánh chính trị’ nằm ngay trong nội bộ đảng, mà cuộc bạo loạn Bình Thuận đã được đạo diễn nhắm tới một mục đích không đơn thuần là gây rối mà có thể là một âm mưu chính trị.  Một ‘chuyên án an ninh quốc gia’ mới? Sau cuộc tổng biểu tình ngày 10 tháng Sáu và đặc biệt là cuộc biểu tình thành công ở Sài Gòn, một số ý kiến cho rằng cuộc biểu tình này có thể được ngấm ngầm hậu thuẫn bởi một thế lực chính trị nào đó trong nội bộ đảng cầm quyền. Thế lực đó có thể liên quan gián tiếp hoặc trực tiếp đến công an và do vậy công an mới không đàn áp dã man như trước đây. Và trên hết, thế lực chính trị giấu mặt đó muốn ‘mượn’ người dân, hay chính xác là lợi dụng người dân, để kích động một chiến dịch biểu tình trên quy mô lớn và kéo dài như mô hình ‘áo đỏ – áo vàng’ ở Thái Lan, nhằm gây áp lực mặc cả vị thế chính trị trong nội bộ đảng hay tạo áp lực đủ mạnh để yêu sách một chóp bu cao cấp nào đó của đảng phải từ chức. Kịch bản có thể hình dung là chiến dịch biểu tình này sẽ được kéo dài trong vài tuần lễ hoặc thậm chí vài tháng trời với nhân số biểu tình lên đến hàng trăm ngàn người hoặc thậm chí hàng triệu người, đủ lớn để tạo áp lực xã hội vào thể chế chính trị và một số chóp bu… Không phải ngẫu nhiên mà chiến dịch đàn áp biểu tình ở Phan Thiết sau ngày Mười tháng Sáu đã đậm đặc quân đội hơn công an. Rất có thể ông Trọng đã chỉ đạo cho một số đơn vị đặc biệt của Bộ Quốc phòng, mà trong đó chắc chắn không thể thiếu vai trò của Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo), mở ra một ‘chuyên án an ninh quốc gia’ trên diện rộng, liên quan đến nhiều tỉnh thành, nhằm truy xét âm mưu tổ chức bạo loạn để từ đó sẽ tiến hành một chiến dịch thanh trừng nội bộ quy mô và cứng rắn chưa từng có trong những tháng tới. Cũng không phải ngẫu nhiên mà vào những ngày này, báo chí nhà nước bắt đầu ‘gợi ý’ về luật Quốc phòng – có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 – sẽ xuất hiện hai động thái rất mới và rất lạ ngay trong thời kỳ mà chính thể Việt Nam luôn tự hào là ‘ổn định chính trị – xã hội’: Lệnh giới nghiêm và Thiết quân luật. VOA Tiếng Việt Cứ theo luận thuyết mang sắc thái ” Học thuyết Âm mưu ” ( Conspiracy Theory ) của Phạm Chí Dũng, cuộc ” Tổng Biểu Tình ” khởi phát ngày 10 tháng 6 năm 2018 là do ” một phe phái việt cọng đương quyền ” có liên quan tới lực lượng côn an âm mưu phát động nhằm vào cả chế độ lẫn phe trọng lú: ” Kịch bản có thể hình dung là chiến dịch biểu tình này sẽ được kéo dài trong vài tuần lễ hoặc thậm chí vài tháng trời với nhân số biểu tình lên đến hàng trăm ngàn người hoặc thậm chí hàng triệu người, đủ lớn để tạo áp lực xã hội vào thể chế chính trị và một số chóp bu…” Vì vậy mà trọng lú đích thân chỉ đạo ban tuyên giáo gán cho cuộc Tổng Biểu tình rầm rộ chưa từng thấy ấy ” có động cơ chính trị ” và huy động quân đội can thiệp.: ” Không phải ngẫu nhiên mà chiến dịch đàn áp biểu tình ở Phan Thiết sau ngày Mười tháng Sáu đã đậm đặc quân đội hơn công an. Rất có thể ông Trọng đã chỉ đạo cho một số đơn vị đặc biệt của Bộ Quốc phòng, mà trong đó chắc chắn không thể thiếu vai trò của Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo), mở ra một ‘chuyên án an ninh quốc gia’ trên diện rộng, liên quan đến nhiều tỉnh thành, nhằm truy xét âm mưu tổ chức bạo loạn để từ đó sẽ tiến hành một chiến dịch thanh trừng nội bộ quy mô và cứng rắn chưa từng có trong những tháng tới.” Bài báo mang tính chất ” Âm mưu và thanh trừng phe phái ” có thể nhắm gạt ra ” yếu tố Cach mạng Quần chúng ” để đánh lạc hướng công luận. Đành rằng theo hình ảnh thực tế, trong các cuộc biểu tình đều thấp thoáng thanh niên áo đỏ và ngọn cờ máu mang dáng dấp ” lực lượng cờ đỏ AK47 ” ra vẻ ” chỉ biểu tình phản đối Luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ” chớ KHÔNG CHỐNG ĐẢNG. Do đó có dư luận về vụ Tổng biểu tình là do một phe việt cọng giật dây. Nếu biết rằng việt cọng chuyên nghề ” dựng chuyện ” đẻ ra tay đàn áp tàn bạo thì hiện tại chúng đang thi hành quỷ kế ấy là hiển nhiên. Vấn đề của chúng ta là: Vì sự sống còn của Đất nước và Dân tộc mà liều thân tranh đấu. Cho nên dù khởi phát có do phe phái vc nào lợi dụng thì ” các nhóm hành động ” vẫn phải cương quết tiến hành công cuộc ” Khởi Nghĩa ” theo như ý nguyện của Quần chúng đồng bào ” là: Giải trừ đảng việt cọng bán nước và xóa bỏ chế độ toàn tri hán ngụy vc hại dân “. Xin ngậm ngùi nhắc lại đây kinh nghiệm của ” Một Cơ Hội Bỏ Lỡ ” của ” công cuộc Tranh đấu Mùa Hè năm 2011 ” để cùng nhau suy gẫm và cương quyết tiến lên đừng để phe phái việt cọng lợi dụng để tranh giành quyền lực. Từ Vận động ” Cải lương ” tới Vận động ” Cách mạng “ Vận động Cải lương Cho tới ngày khởi phát cuộc biểu tình lừng lẩy ngày 5 tháng 6 năm 2011, chưa ai nghĩ là dưới chế độ công an trị hà khắc VC lại có thể nỗ ra một cuộc biểu tình do dân chúng “ tự phát” như vậy. Càng lạ hơn nữa là công việc trọng đại như vậy mà được tiến hành chỉ bằng vào lời kêu gọi của một nhóm “ Nhật ký yêu nước” đơn độc và chỉ được đăng vỏn vẹn trên hai Blog Nguyễn Xuân Diện và Dân Làm Báo mới kỳ! Trong cuộc biểu tình ngày ấy ở Saigon Bến Nghé, trên ba ngàn ( có người nói là trên bảy ngàn ) đồng bào hăm hở ra quân. Nơi Cố Đô Thăng Long, trên một ngàn chiến binh, dẫn đầu là một vị cựu Tướng và nhân sĩ, trí thức Hà thành, lần đầu tiên sau 66 năm dài, tham dự biểu tình do nhân dân “ tự phát.” Kế tiếp là 10 cuộc biểu tình nữa, liên tiếp mổi Chúa Nhật hàng tuần, trong thời gian 3 tháng. Nhân số tham dự sút giảm nhiều. Hà Nội cố gắng duy trì ngọn lửa đấu tranh liên tục, tuy nhân số đôi khi chỉ còn vài mươi chiến sĩ. Saigon bị kềm kẹp gắt gao, chỉ còn biểu tình ngồi uất nghẹn nơi công viên Thống Nhất. Trước cuộc biểu tình lần thứ 11, ngụy quyền Hà Nội ra cái Thông báo nặc danh, không người ký, ra lịnh cấm biểu tình. Vi vậy, cuộc biểu tình lần thứ 11 diễn ra đầy biến động. Công an Hà Nội huy động toàn bộ lực lượng kể cả dân phòng và du đảng thuê mướn trấn giữ khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ ngay từ đêm trước. Khi cuộc biểu tình khởi phát, chỉ trong 10 phút đầu, chúng đã ập vào hốt trọn 46 người can trường biểu tình, bất chấp lịnh cấm bất hợp pháp của ngụy quyền Hà Nội. Lần nấy công an Từ Liêm đối phó thô bạo hơn. Chúng giữ người biểu tình lấy cung cả ngày, lại bắt giữ cả người đem thực phẩm tiếp tế. Cuối ngày chúng giữ lại 9 người. Ba người nổi tiéng Phương Bích, Minh Hằng và Dũng Phú Thọ giải về Hotel Hỏa Lò, chính thức xộ khám. Chúng nhốt họ 5 ngày, chỉ cho “tại ngoại hậu cứu” sau khi Tân Đại sứ Mỹ chính thức ra Thông cáo Báo chí yêu cầu thả những người biểu tình bị bắt. Đến đây là chấm dứt giai đoạn vận động biểu tình trên danh nghĩa “ Chống xâm lăng Tàu cộng.” Bây giờ thử nhìn lại xem việc vận động phong trào biểu tình diễn tiến thế nào và vì sao đến cuộc biểu tình lần thứ 11 là khựng lại? Trước hết, xét về các nhóm vận động biểu tình. Cứ nhìn xem thành phần tham dự thì biết. Ở Hà Nội, dẫn đầu biểu tình là nhóm nhân sĩ, trí thức “lão thành cách mạng” đứng đầu là Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Trong Nam, theo truyền thống “VC nằm vùng”, núp sau lưng đồng bào biểu tình là Huỳnh Tấn Mẫm và bộ sậu kể cả thằng Tây cà chớn Mền Rách Hồ Cương Quyết, con cháu bợm họ Hồ. Về thành phần tham dự, ở Hà Nội có nhóm nồng cốt, tiêu biểu như Phương Bích, Minh Hằng, Nguyễn Văn Phương…Về các tỉnh thành về tham dự, người viết không rành nên không dám kể, chỉ nhận xét rằng chí ít cũng có mặt một nhóm đến từ Phú Thọ với sự hiện diện của Dũng Aduka. Trong Nam, ngoài đồng bào Bến Nghé, Saigon còn có các nhóm từ Đồng Nai, Xuân Lộc, hoặc từ xa hàng trăm cây số như Bà Rịa, Vũng Tàu. Như vậy, công cuộc nầy đâu phải chỉ bằng một lời kêu gọi của nhóm Nhật Ký Yêu Nước đăng trên 2 blog Xuân Diện và Dân Làm Báo mà thành tựu được. Cuộc vận động nầy do nhiều nhóm khác nhau dày công thực hiện. Ngoài các nhóm chủ yếu ở Saigon, Hà Nội còn có các nhóm ở Tỉnh, Thành xa như Vũng Tàu, Phú Thọ. Ngoài ra còn có những cá nhân hỗ trợ như Mẹ Nấm Như Quỳnh từ Nha Trang bay vào Saigon, Nhà văn Nguyên Ngọc từ Đà Nẳng bay ra Hà Nội. Mặc dầu nhân số sút giảm, mặc dầu bị đàn áp bắt bớ nhưng các cuộc biểu tinh vẫn được thực hiện đều đặn mỗi Chúa Nhật hàng tuần. Vì sao đến cuộc biểu tình lần thứ 11 thì khựng lại?! Để hiểu rõ vấn đề, tưởng nên nhắc lại đây câu chuyện Hà Sĩ Phu tiếp kiến Bà Phó Đại sứ Mỹ hồi tháng 3/2011. Trong cuộc tiếp kiến, Hà Sĩ Phu có thưa trình Bà Phó Đại sứ ý đồ của trí thức trong nước muốn dựa vào uy tín của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh để vận động mở rộng dân chủ theo phương pháp “Tự diễn biến từ trên xuống”, nghĩa là vận động “các ông vua tập thể” chấp thuận cải biến cơ chế, mở rộng dân chủ để lấy lại uy tín, tiếp tục cai trị. Vì vậy, sau Bản Tuyên ngôn trong cuộc biểu tình thứ 5, hai mươi Nhân sĩ, Trí thức thừa thắng tung ra “ Bản Kiến Nghị” gởi Bộ Cá Tra (BCT) thỉnh cầu như trên. Tiếp theo, 36 (sau còn 35 ) “Trí thức” hải ngọai thừa cơ nối vòng tay lớn, thiếm xực thêm cái “Lá Thơ Ngỏ” báo hại như sẽ kể sau. Trước cuộc biểu tình lần thứ 12 bình thường vào ngày Chúa Nhật 28/9/11 một ngày, ngụy quyền TP Hà Nội triệu Tướng Vĩnh và 4 vị nhân sĩ “có tham dự biểu tình” lên gặp Trùm Phạm Quang Nghị, Ủy viên BCT kiêm bí thư Thành ủy. Trùm Nghị lật con bài tẩy: Trưng bằng chứng nhân sĩ trong nước ‘tư thông’ với trí thức phản động bên ngoài thông qua “Lá thơ ngỏ”. Vậy là quí vị, mặc dầu cứ chối bai bãi rằng thì là chỉ tham dự biểu tình chớ không phải chủ xướng hay chủ trì vẫn bị kẹt nặng. Nó mà quy cho quí vị cái tội “tuyên truyền chống phá đảng và nhà nước” theo điều luật còng còng đôi 88 ôi thì cũng đủ mệt rồi huống chi điều 79(?) về tội “âm mưu lật đổ nhà nước xã nghĩa” thì tù mọt gông là cái chắc! Cho nên quý vị lẳng lặng ra về và nín thinh về cuộc biểu tình lần thứ 12! Biết vậy nên Nguyễn Chí Vịnh, (Tướng mà chẳng biết là con rơi con rớt của ai: Nguyễn Chí Thanh hay Lê Đức Thọ?) mới mạnh miệng tâu trình tướng Tàu Mã Hiểu Thiên rằng: Các cuộc “tụ tập đông người” ở VN từ nay quyết xin chừa! Vậy là vai trò “nhân sĩ trí thức lão thành cách mạng” với tấn tuồng “ tự diễn biến từ trên xuống” hay cải lương “Đổi mới cơ chế” chấm dứt từ đây! Từ đây nhường lại trận địa cho các nhóm trẻ thật lòng yêu nước, can đảm và cương quyết tự thân xoay trở tìm phương thức khác: Vận động CÁCH MẠNG TỪ DƯỚI LÊN hay cách mạng toàn dân thì cũng vậy. NHÓM VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG Ngay từ ngày đầu, tuy danh nghĩa thống nhất là chống Tàu cộng xâm lược, nhưng mục tiêu ngầm bên dưới có chỗ dị biệt. Mục tiêu của nhóm trí thức cao niên là nhằm vận động “Đổi mới đảng” như kể trên. Trong lúc đông đảo giới trẻ tham dự thì tỏ lộ ỳ muốn rõ rệt: Tranh đấu lật đổ bạo quyền VC. Một số điềm tỉnh lý luận: Muốn huy động sức mạnh toàn dân chống Tàu cộng xâm lăng, trước hết phải xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị VC. Đa số bộc trực phát biểu thẳng thừng: Bằng mọi cách phải đập tan đảng VC bán nước, hại dân. Sau khi quí vị nhân sĩ, trí thức im tiếng, nhóm Nhật ký Yêu nước phối hợp với nhóm Ngày Chúa Nhật kêu gọi biểu tình lần thứ 12, chỉ đăng trên Blog Dân làm báo. Cuộc biểu tình nầy, bề ngoài có vẻ bất thành, nhưng phân tích cho kỷ, nó đánh dấu một bước ngoặc trọng yếu. Vế phía người biểu tình, nó đem lại lòng tự tín và niềm tin để kiên trì vận động tranh đấu: Suốt trong ngày, để thi hành lời cam kết với chủ Tàu cộng, ngụy quyền Hà Nội huy động toàn lực ngăn chặn khiến các nhóm biểu tình không tụ hội được. Ở Saigon, tình trạng cũng như vậy. Nhưng đến 5 giờ chiều, dưới cơn mưa thu nặng hạt, mười lăm thanh niên nam nữ Bến Nghé phát khởi “cuộc biểu tình thầm lặng trong mưa.” Sau biến thành “cuộc biểu tình chạy dưới mưa” từ Thanh Đa diễu qua cả dinh Thái thú Tàu mà công an, mật vụ không sao ngăn chặn kịp. Về phía ngụy quyền VC, chúng xác định các cuộc biểu tình từ nay là vận động “ Cách mạng đường phố “ đòi “tự do, dân chủ, nhân quyền”, đòi “đa nguyên, đa đảng”. Xin trích vài đoạn từ Bản Phụ trương Thông tin nội bộ của Thành Ủy Hà Nội: “Sau sự việc ngày 21/8/2011, bộ mặt thật của các phần tử nầy đã lộ nguyên hình. Vẫn bằng phương tiện mạng internet, nhân danh “yêu nước”, họ ráo riết kích động kêu gọi quần chúng xuống đường biểu tình tuàn hành với một “màu sắc” mới vô cùng nguy hiểm: -Về nội dung phản đối, họ chuyển từ phản đối Trung quốc xâm lược sang trực diện chống phá đảng và nhà nước ta, như: Đòi đa nguyên đa đảng; đòi đất cho nông dân; đòi “tự do, dân chủ, nhân quyền” … …Bốn là, không còn thấp thoáng đâu đây về “tiền đề cách mạng đường phố”, mà với những gì họ đang kêu gào về “ đa nguyên đa đảng”, về “tự do, dân chủ, nhân quyền” khi nhân danh “yêu nước” kêu gọi, kích động nhân dân xuống đường biểu tình, tuần hành trái pháp luật thì thực chất là họ đang rắp tâm toan tính về một cuộc “cách mạng đường phố”, gây bất ổn về an ninh chính trị – xã hội trên địa bàn Thủ đô. …Thứ năm, các Quận, huyện, thị xã thành lập Ban Chỉ Đạo theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Thành phố để trực tiếp triển khai giải quyết các vấn đề phức tạp nảy sanh trên địa bàn.” Về hình thức, trên đây là tài liệu học tập của Thành ủy Hà Nội. Xét về nội dung, đây là Quyết nghị TW đảng chỉ đạo toàn đảng, các đoàn thể ngoại vi và chánh quyền các cấp chấp hành, bởi vì khi nói tới “ cuộc Cách mạng” thì là cách mạng toàn quốc chớ không phải chỉ ở Hà Nội thôi. Như vậy, ngụy quyền VC đã bày xong thế trận chống Cách mạng. Ngụy quyền có bộ máy cầm quyền và công an, mật vụ nhưng ở thế phòng ngự. Phía cách mạng có lưc lượng nhân dân ở thế vận động tấn công. Chừng nào các nhóm cách mạng huy động được một lực lượng quần chúng đủ mạnh để tràn ngập lực lượng công an mật vụ thì ở thế tất thắng, bởi vì việc xử dụng binh lực đàn áp, bắn giết thì … xem gương Gadhafi. Vì các nhóm hành động lúc ấy còn non trẻ, lực lượng đơn bạc lại thiếu sự dìu dắt, kết hợp của các nhân sĩ, hào kiệt dấn thân hợp lực nên dịp may Mùa Hè 2011 đi vào tàn lụi! Lần nầy, cơ hội đã chín mùi, hết lòng kêu gọi các thành phần Dân chủ – Dân tộc xin hăng hái dấn thân cùng các nhóm nghĩa sĩ hiện đang hành động, giúp ” Tổ chức – Liên két ” để biến Tổng Biểu Tình thành khởi phát Đại Cách Mạng Dân chủ Dân tộc cứu nguy Đất nước. Nguyễn Nhơn ( Mong ước Tranh đấu Hè 2018 thẳng tiến ) 21/7/2018 http://quanvan.net/cac-thanh-phan-quoc-gia-dan-toc-hay-thua-co-quat-khoi/

Nhật Ký Biển Đông: Dào Văn Bình

Khi Nào Hoa Lục Dừng Lại Ở Biển Đông? 

Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Sáu ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau: Tình hình Hoa Kỳ: AP (CHARLESTON) ngày 20/6/2018: “Trước công  Bang West Virginia nói về sự thành thực và liêm chính của chính quyền. Thế nhưng sau lưng, ông lại là người kiếm tiền bằng cách lừa đảo người khác. Cục Điều Tra Liên Bang (FBI) đã bắt ông vào sáng ngày 20/6/2018 và điệu ông ra trước tòa án liên bang ở Charleston và đối đầu với 22 tội danh.” Đây là trường hợp thật đáng thương. Tất cả chỉ vì tiền! Lương thẩm phán tối cao chẳng bao nhiêu trước đà gia tăng của vật giá và cám dỗ của vật chất, cho nên “Đói ăn vụng, túng làm càn”. Bao nhiêu năm học hành khổ cực, danh dự xây dựng cả đời người tiêu tan! Từ sự kiện này chúng ta cũng nên công tâm mà thông cảm cho những ông thẩm phán ở các nước khác nhận hối lộ. Thẩm phán tối cao của Mỹ mà còn lường đảo thì trách gì thẩm phán ở các nước nghèo khổ? -Reuters ngày 20/6/2018: “Vatican đã yêu cầu Hồng Y McCarrick 87 tuổi đã về hưu phải ngưng các hoạt đông mục vụ sau khi khám phá đương sự bị cáo buộc là đã xâm phạm tiết hạnh vị thành niên cách đây gần 50 năm. Theo nhóm tư nhân có tên BishopAccoutbility.org, Hồng Y McCarrick là một trong số 6700 giáo phẩm cao cấp Hoa Kỳ bị cáo buộc xâm phạm tiết hạnh trẻ em kể từ khi tai tiếng bùng phát vào năm 2002.” Rồi theo VOA tiếng Việt ngày 23/6/2018,  “Một tòa án ở Vatican hôm Thứ Bảy kết án linh mục Công Giáo Carlo Alberto Capella 05 năm tù giam vì tàng trữ hình ảnh khiêu dâm trẻ em trong khi ông ta làm việc ở Mỹ trong tư cách là một nhà ngoại giao.” Trong khi đó, Thái Lan-một quốc gia Phật Giáo vừa nêu tấm gương sáng khi bắt giam một số lãnh đạo cao cấp của Phật Giáo vì tội rửa tiền, giết người và hành vi dâm ô. Người Mỹ có câu, “Tu sĩ cũng là người” (Friest are human being) cho nên chúng ta đừng kỳ vọng và cung kính tu sĩ một cách quá đáng và lúc nào cũng phải “coi chừng” họ như coi chừng tất cả những phàm nhân khác. Chúng ta nên nhớ rằng sự thực sau lưng mỗi con người thường được giấu kín. Nếu kẻ đó là người có quyền thế sẽ được bao che bởi những người tôn sùng hoặc cấp trên, cấp dưới. Có một sự thực hiển nhiên là: Tất cả mọi người đều tò mò muốn biết sự thực về người khác nhưng lại ém nhẹm, giấu kín sự thực về mình. Khi sự thực phơi bày thì giá trị dù là thần thánh nhất cũng xụp đổ. -Yahoo News ngày 23/6/2018: “Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc- bà Sarah Hucabee (con gái của Ô. Huckabee- mục sư, cựu Thống Đốc Tiểu Bang Arkansas) và gia đình đã bị đuổi ra khỏi một nhà hàng ở Lexington, Virginia trong bữa ăn vào buổi tối vì chủ nhà hàng không thích bà làm việc cho Tổng Thống Donald Trump.” Tại sao ở một quốc gia có dân trí cao nhất thế giới và luôn luôn rao giảng về nhân quyền cho nhân loại, lại có hành vi kỳ thị như vậy? Khác chính kiến, khác đường lối điều hành quốc gia đâu phải kẻ thù? Dân chủ là gì? Dân chủ là mọi người có thể có những chính kiến khác nhau, phục vụ cho đảng này, đảng kia. Ông chủ nhà hàng này nếu còn đòi hỏi, hô hào dân chủ thì chỉ là kẻ đạo đức giả. Với hành động này, trong thâm tâm ông ta là kẻ độc tài. Từ sự kiện này chúng ta thấy nước Mỹ đang chia rẽ khủng khiếp. Hiện nay phong trào chống Ô. Trump đang kêu gọi tẩy chay 24 hệ thống bán lẻ khổng lồ trong đó có Nordstrom, Macy và Amazon. Như tôi đã nói lần trước, một đất nước dân trí thấp, người dân khù khờ hiền hòa thì đất nước ổn định chẳng hạn như Lào, Mông Cổ. Còn một nước dân trí quá cao, tinh khôn như Hoa Kỳ thì chia rẽ, kỳ thị, hận thù, ghét bỏ và biểu tình chống đối liên miên. Cho nên tấm lòng của con người quý hơn sự hiểu biết. Hiểu biết mà tâm địa xấu xa còn nguy hiểm hơn là thiếu hiểu biết. Tự do, dân chủ quý báu vô vàn, nhưng tự do, dân chủ quá trớn lại là thảm họa. -Good Morning America ngày 28/6/2018: “Một tay súng đem shotgun vào tòa soạn Capitol Gazette -một tờ báo của thành phố Annapolis, Maryland nổ súng giết chết 5 nhân viên của tòa soạn và một số bị thương nặng. Hung thủ đã bị bắt. Chưa biết rõ nguyên do của cuộc bắn giết.” Còn theo Reuters, hung thủ là Jarrod Ramos, Da Trắng 38 tuổi, vào năm 2012 có kiện tòa báo này về tội phỉ báng nhưng thua trước tòa. Theo tôi rồi bổn cũ soạn lại, Ô. Trump gởi lời phân ưu cho qua, các chính trị gia đua nhau đọc diễn văn phân ưu, sụt sùi khóc, rồi cầu nguyện rồi chôn cất rồi nội vụ chìm xuồng. Không một ai nghĩ ra phương cách để giảm thiểu hay bài trừ bạo động vì súng đạn. Trời kêu ai nấy dạ, chết ráng chịu giống, như “Truyện dài Nhân Dân Tự Vệ”! Dân chúng, học sinh biểu tình cho vui, không sao lay chuyển được các ông bà dân biểu, thượng nghị sĩ quyết tâm bảo vệ Hội Súng Đạn Hoa Kỳ vì Hội này đóng góp tiền bạc cho các ông bà đắc cử hay tái cử. Vậy thì thủ phạm của giết người bằng súng đạn là tiền bạc chứ không phải con người. Tình hình thế giới: -AFP ngày 15/6/2018: “Hoa Lục mau chóng đáp trả bằng cách gia tăng thuế nhập cảng tương đương với sự gia tăng của Hoa Kỳ là 25% trên số 34 tỉ Mỹ Kim hàng hóa nhập cảng từ Mỹ, đồng thời kêu gọi quốc gia khác chống lại hành động cho là hết thời và lạc hậu.” Theo Washington Post ngày 21/6/2018, Thổ Nhĩ Kỳ đánh thuế trên chục sản phẩm từ Mỹ, từ xe hơi tới lưới che nắng để đánh trả Hoa Thịnh Đốn đã cấm hàng xuất cảng sắt và nhôm của Thổ. Theo tài liệu đệ nạp Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization) Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thu thuế khoảng 267 triệu Mỹ Kim trên số 1.8 tỉ nhập cảng từ Hoa Kỳ.” Theo AP ngày 22/6/2018, Âu Châu chuẩn bị đánh thuế trên số 3.4 tỷ Mỹ Kim hàng nhập cảng từ Hoa Kỳ từ rượu Whistky, xe gắn máy tới đậu phọng/lạc, dâu muỗi. Theo Reuters ngày 22/6/2018, Tổng Thống Donald Trump đe dọa đánh 20% thuế trên xe cộ nhập cảng từ Âu Châu. -The Independent ngày 20/6/2018: Hoa Kỳ đã rút chân ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ. Đại Sứ Nikki Haley vừa cáo buộc 47 thành viên của tổ chức nhân quyền ở Genève đã có căn bệnh kinh niên chống Do Thái một cách bất công. -The Independent ngày 16/6/2018: “Đại sứ Hoa Kỳ tại Gia Nã Đại đã bị dọa giết sau khi căng thẳng gia tăng giữa Tổng Thống Donald Trump và Thủ Tướng Trudeau về thuế xuất nhập cảng. Bà Kelly Craft nhận được một gói đồ chứa thư đe dọa và một thứ bột trắng. Kiện hàng gửi tới Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Ottawa nhưng lại thấy ở tư gia.” -AP ngày 21/6/2018: “Mối liên kết giữa Hoa Kỳ và Bắc Mỹ (Hoa Kỳ) đang căng thẳng và không có gì bảo đảm Liên Minh Bắc Đại Tây Dương sẽ còn tồn tại. Tổng Thư Ký NATO Stoltenberg kêu gọi nỗ lực quốc tế chống đỡ cho liên minh này giữa lúc có sự chia rẽ giữa Hoa Kỳ và Âu Châu về thương mại, biến đổi khí hậu và thỏa hiệp hạt nhân với Ba Tư.” Theo tôi, chưa đến lúc NATO tan rã. Tình hình giống như “vợ chồng giận nhau”, không ngủ chung, nhưng chưa tới mức ly dị. Hoa Kỳ vẫn cần NATO để giữ sức mạnh quân sự toàn cầu. Các nước Âu Châu cần Mỹ để bảo đảm an ninh và nhất là Anh, Pháp được Mỹ hỗ trợ trong những cuộc xung đột vì quyền lợi nơi các thuộc địa cũ của họ. Nhưng cũng có thể bộ tham mưu của Ô. Trump cho rằng hãy cứ để Âu Châu tự lo lấy, nếu Nga xung đột với Âu Châu, Hoa Kỳ sẽ khoanh tay nhìn…cho đến khi Nga lún sâu vào cuộc chiến, lúc đó sẽ ra tay theo kế “Dĩ dật đãi lao” chắc thắng 100% thay vì phải đỡ gạt cho Âu Châu ngay từ lúc đầu. Ai cũng toan tính, cũng mưu kế cả. Chẳng ai khờ dại. -AP ngày 21/6/2018: “Vợ của Thủ Tướng Do Thái Netanyahu bị truy tố về tội lạm dụng số tiền 100,000 Mỹ Kim của công quỹ cho sự hoang phí vào những bữa ăn phô trương khiến gây choáng váng cho đệ-nhất-gia của Do Thái và tạo chú ý thêm vào những cuộc điều tra tham nhũng dính líu tới thủ tướng.” Tôi không ưa chính quyền Do Thái vì họ dựa vào Mỹ mà cư xử giống như “ông nội” của thế giới và coi người Palestines như xúc vật, nhưng hoan nghênh quyết định này. Cần phải truy tố bất cứ ai phạm luật dù người đó là ông vua, hoàng hậu, thủ tướng, vợ thủ tướng, tổng thống, đệ nhất phu nhân, hồng y, tăng thống. Đó là nguyên tắc “pháp bất vị thân” để giữ gìn kỷ cương của đất nước. Đất nước sẽ nát bét, không phải vì lãnh đạo hư hòng mà còn vì các bà vợ, vợ bé, bồ nhí, con cháu của các ông lớn lạm quyền. -AFP Video ngày 22/6/2018: Cho dù có sự chống đối, hội chợ thịt chó khai mạc tại khu chợ trời tại Thành Phố Yulin, Trung Quốc với chó thui, chó nướng, chó xào lăn, chó xào xả ớt, chó cạo lông trắng hếu… trưng bày cho khách hàng mua về hoặc ăn nhậu tại chỗ. Ai không thích thịt chó và yêu thú vật thì kinh sợ. Ai thích món “sống ở trên đời”, dựa mận, dồi chó, cháo chó, chả chó uống với rượu đế thì khen ngợi hết mình. Thân phận của mấy chú cẩu ở đây thật nghiệt ngã, đầu thai lầm chỗ. Còn ở Mỹ thì “Nhất trẻ em, nhì đàn bà, ba chó, cuối cùng mới tới đàn ông.” Thế gian này cực kỳ “đành hanh” (Trách Con Tạo đành hanh quá đỗi) luôn luôn chéo cẳng ngỗng. Nó là một thế giới nhị nguyên, với hai cực đối đãi nhau. Kẻ buông bỏ hết bạc tiền, kẻ gom góp từng đồng xu cắc bạc. Kẻ chuyên lảm việc thiện, kẻ thích làm việc ác. Kẻ thật thà có sao nói vậy, kẻ chuyên nghề gian dối bịa đặt hình ảnh, tin tức. Kẻ tu hành ẩn dật, kẻ nhố nhăng mưu cầu danh lợi. Kẻ sống đời mẫu mực, kẻ dâm ô trụy lạc. Kẻ ăn mặc kín đảo, kẻ phô bày hết thân hình. Kẻ học hành tiến thân, kẻ chơi bời lêu lổng. Kẻ yêu nước, người phản quốc làm tay sai cho ngoại bang. Kẻ yêu mạng sống dù nghèo mạt rệp, kẻ treo cổ quyên sinh vì quá nhiều tiền bạc nhưng buồn nản chán đời. Kẻ quý trọng hình hài của cha mẹ sinh ra, kẻ cắt xẻo thân thể để đổi giống…và kẻ yêu chó, cưng chó, kẻ giết chó, ăn thịt chó. Hai dòng đời này lấn đuổi nhau, cứ như thế, từ kiếp này sang kiếp khác cho tới ngày tận thế. Đó là cái kiếp của cõi Diêm Phù Đề. -Fox News ngày 27/6/2018: “Bộ Tham Mưu của Ô. Trump đang gỡ bỏ lệnh giảm nhẹ cấm vận Ba Tư theo thỏa hiệp 2015 mà Ô. Trump đã rút lui. Vào ngày hôm nay, Bộ Tài Chính đã thu hồi giấy phép cấp cho các công ty ngoại quốc mà Hoa Kỳ kiểm soát xuất cảng đồ phụ tùng máy bay cho Ba Tư cũng như giấy phép cho phép buôn bán thảm, hạt hồ trân (pistchios) và trứng cá của Ba Tư. Các công ty phải ngưng các dịch vụ này vào ngày 6/8/2018 nếu không sẽ bị trừng phạt.” Theo Reuters ngày 29/6/2018, Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng họ không thể cắt đứt giao thương với Ba Tư do mệnh lệnh của nước khác. -Business Insider ngày 28/6/2018: “Theo công tố viên thì hai cô gái bị cáo buộc giết chết người anh em cùng cha khác mẹ với Kim Jong Un khi anh này đi dọc theo ga hành khách của phi trường là những sát thủ được huấn luyện kỹ lưỡng rồi đóng kịch như dại khờ để tránh bị truy tố. Siti Aisyah và Đoàn Thị Hương là hai người bị nghi ngờ giết chết Kim Jong Nam tại Phi Trường Kuala Lumper Tháng Hai, 2017 khai rằng họ bị dụ dỗ vào việc đóng một màn tinh nghịch cho chương trình truyền hình. Nhưng công tố viên Wan Shahauddin Wan Ladin của Mã Lai trình bày trước tòa rằng bị cáo là người có thủ đoạn mưu trí để thoát khỏi tội sát nhân. Nếu bị kết tội, hai cô sẽ lãnh án tử hình.” -Yahoo News ngày 29/6/2018: “Với việc Hoa Lục có ý định sản xuất rất nhiều tàu ngầm và những tàu chiến khác và quân sự hóa Biển Đông, Úc Đại Lợi đã chọn hãng chế tạo vũ khí khổng lồ của Anh BAE System để chế tạo chín tuần dương hạm trị giá 26 tỉ Mỹ Kim. Thủ Tướng Malcolm Turbull nói rằng tuần dương hạm lớp Hunter sẽ cung cấp cho hải quân hoàng gia Úc loại tàu chiến diệt tàu ngầm tối tân nhất.” Chiến Tranh Lạnh Mới: -Business Insider ngày 21/6/2018: “Nga cảnh cáo là sẽ phản ứng mạnh mẽ nếu Hoa Kỳ vi phạm thỏa hiệp quốc tế về ngăn cấm vũ khí nguyên tử trong không gian sau khi Tổng Thống Donald Trump ra lệnh thiết lập lực lượng không gian như một thứ đạo quân/binh chủng thứ sáu của Hoa Kỳ. Và Nga coi đây như một hình thức chạy đua vũ trang.” -Tổng Hợp ngày 30/6/2018: Cuộc viếng thăm Mạc Tư Khoa vào ngày 25 Tháng Sáu của Cố Vấn An Ninh Quốc Gia John Bolton đã dẫn tới  việc Tổng Thống Donald Trump và Tổng Thống Putin sẽ gặp nhau. Theo thông báo của Tòa Bạch Ốc ngày 28/6/2018,  thủ đô Helsink của Phần Lan là địa điểm cho cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra vào ngày 16/7/2018. Ông Trump không bác bỏ chuyện tháo gỡ lệnh cấm vận Nga sau khi gặp ông Ô. Putin. Theo tôi nghĩ, muốn chiến tranh, muốn xung đột, muốn căng thẳng leo thang để dẫn tới chiến tranh thì cấm vận, cô lập, tập trận liên miên, chạy đua vũ trang và không thèm gặp mặt. Còn nếu muốn thỏa hiệp để chia nhau thiên hạ thì nên gặp. Gặp một lần không đủ thì hai ba lần. Chắc chắn không ông tổng thống Hoa Kỳ nào muốn mất địa vị bá chủ thế giới. Và cũng chắc chắn không ông tổng thống Nga hay ông chủ tịch Trung Quốc nào muốn làm đàn em, tay sai của Mỹ. Vấn đề là tương quan sức mạnh và thỏa hiệp từng thời kỳ. Hiện nay Hoa Lục chưa đủ sức “nói chuyện” với Mỹ về quân sự nhưng đủ sức “nói chuyện” kinh tế với Mỹ. Chỉ mười năm nữa thôi, khi Hoa Lục có 5 HKMH nghênh ngang ở Biển Đông, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương thì Bắc Kinh đủ sức “nói chuyện” với Mỹ về quân sự. Nhạc Bất Quần sở dĩ tỏ ra nhũn nhặn vì võ công còn yếu. Nhưng khi đã luyện xong Tịch Tà Kiếm Phổ thì dám thách thức cả Nhậm Ngã Hành lẫn Đông Phương Bất Bại. Đời là vậy. Xin nhớ cho, lịch sử nhân loại khoảng 5000 năm nay, tất cả các cường quốc đều nuôi tham vọng bá chủ thiên hạ và đã hình thành bao nhiêu Đế Quốc, hưng thịnh rồi suy tàn. Nếu Ô. Trump hòa dịu với Nga tức ông đi theo kế sách của Henri Kissinger “Đông hòa Tôn Quyền, bắc cự Tào Tháo”. Bởi xét cho cùng, Hoa Lục là kẻ thù nguy hiểm hơn là Nga. Nga còn có NATO kiềm chế. Còn Hoa Lục, thì ngoài Hoa Kỳ ra, không một quốc gia Á Châu nào  kể cả Úc Châu có khả năng đối đầu với Bắc Kinh. -San Francisco Chronicle ngày 27/6/2018: “Trong cuộc điều trần trước Quốc Hội, Phụ Tá Ngoại Trưởng đặc trách Âu Châu và Âu Á Sự Vụ cho biết Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị trừng phạt vì mua hệ thống hỏa tiễn S-400 của Nga. Đây là bước đi chưa từng có tiền lệ khi áp đặt cấm vận lên một đồng minh của NATO.” Sự trừng phạt này có thể là không bán phi cơ chiến đấu F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ hoặc trừng phạt kinh tế. Điều này cho thấy đi với Hoa Kỳ nhưng làm tổn thương tới quyền lợi hay an ninh của Hoa Kỳ vẫn “chết” như thường. Tình hình Trung Đông: – AP ngày 16/6/2018: “Một cảm tử quân đã cho nổ trái bom tự sát tại đông A Phú Hãn giết chết 21 người, làm bị thương 24  trong lúc hầu hết các binh sĩ Taliban đang tụ họp để chào mừng ba ngày ngưng bắn, ngày lễ Eid al-Fitr.” Sự kiện cho thấy trong hàng ngũ Taliban cũng có thành phần quá khích không chịu thỏa hiệp với chính quyền Kabul, khiến tình hình trở nên phức tạp hơn. -Reuters ngày 17/6/2018: “Phi cơ chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt 35 thành phần quá khích của PKK (Đảng Công Nhân Kurd) trong những cuộc không kích tại khu rùng núi Qandil ở bắc Iraq.” -AP ngày 21/6/2018: “Ba Tư công bố một danh sách 15 đòi hỏi để cải thiện mối bang giao với Hoa Kỳ bao gồm việc Hoa Kỳ trở lại thỏa hiệp 2005, ngưng viện trợ vũ khí cho kẻ xâm lược Yemen (ám chỉ Ả Rập Sê-út) và ngưng chống đối việc giải trừ vũ khí hạt nhân Do Thái để đáp ứng lại đòi hỏi của Hoa Thịnh Đốn tháng vừa qua trong đó Ngoại Trưởng Mike Pompeo yêu cầu Ba Tư phải thay đổi toàn diện chính sách quân sự trong vùng và đe dọa cấm vận ngặt nghẽo nhất trong lịch sử.” Với sự công bố đòi hỏi này, coi như Ba Tư-Hoa Kỳ không thể ngồi chung với nhau. Có lẽ chỉ còn cách Hoa Thịnh Đốn tuyên bố cấm vận ngặt nghèo, Ba Tư sẽ phải quỳ gối hoặc một cuộc chiến sẽ nổ ra. Theo MSNBC ngày 23/6/2018, trong một cuộc phỏng vấn vào 22/3/2018, Ngoại Trưởng Mike Pompeo cảnh báo Ba Tư đừng theo đuổi vũ khí hạt nhân nếu không sẽ nhận lãnh sự phẫn nộ của toàn thế giới, nhưng ông hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ chẳng bao giờ dùng giải pháp quân sự với Ba Tư. -CNSNews.com ngày 21/6/2018: “Nhóm dân quân Shiite được Ba Tư hỗ trợ tại Iraq đe dọa sẽ tấn công Hoa Kỳ và Do Thái sau khi hơn chục chiến binh của họ bị chết trong một vụ không kích vào đầu tuần tại một căn cứ bên trong lãnh thổ Syria, gần biên giới Iraq- Syria.” -AP ngày 23/6/2018: “Bất chấp cảnh báo của Hoa Kỳ và Do Thái, quân chính phủ Syria mở rộng cuộc tiến quân vào vùng  Daraa gần biên giới Jordanie do phiến quân kiểm soát. Cơ quan thông tin của chính phủ nói rằng quân đội đã từ vùng lân cận Sweida tiến chiếm hai ngôi làng và phiến quân đã đánh trả bằng cách pháo kích vào khu vực đóng quân của quân chính phủ.” Theo ABC News, nếu Daraa thất thủ, cuộc nội chiến ở Syria coi như chấm dứt, tức phe phiến quân không còn đất dung thân. Trong khi đó Hoa Kỳ lên án việc vi phạm thỏa hiệp ngưng bắn tại đây nhưng không hứa can thiệp quân sự. Theo AFP ngày 30/6/2018, sau hai tuần oanh tạc dữ dội, tám thị trấn ở nam Syria, do sự trung gian của Nga đã đặt dưới sự kiểm soát của quân chính phủ sau khi có thỏa hiệp với phe nổi dậy. Đây là nỗ lực của Syria nhằm lấy lại vùng chiến lược có biên giới với Jordanie và Cao Nguyên Golan mà Do Thái chiếm đóng. Tình hình Biển Đông: -Reuters ngày 19/6/2018: “Hoa Lục vừa tặng 100 triệu Mỹ Kim qua viện trợ quân sự cho Căm Bốt  làm nổi bật mối liên hệ mạnh mẽ Bắc Kinh và Căm Bốt- một quốc gia bị chỉ trích là đã triệt hủy nền dân chủ trước cuộc bầu cử vào tháng tới. Thủ Tướng Hunsen coi như thắng dễ dàng trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 29/7/2018. Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phương Hòa vừa tới Phnom Penh để tham dự cuộc triển lãm quân sự trong chuyến viếng thăm vào ngày 16/6/2018.” -Reuters ngày 20/6/2018: “Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte vừa chấp thuận kế hoạch ngũ niên chi tiêu 5.6 tỷ Mỹ Kim để hiện đại hóa quân đội đã lạc hậu.” -ABS-CBN News ngày 20/6/2018: “Quyền Chánh Án Tối Cao Phi Luật Tân Antoni Carpio nói rằng Việt Nam, Trung Hoa và Phi Luật Tân cần ngồi xuống để soạn thảo quy luật đánh cá chung tại Bãi Cạn Scarborough. Vị thẩm phán này nói rằng chúng ta không thể vét hết cá vì số cá chỉ có hạn. Chúng ta phải có luật lệ và chúng ta phả đi đến tòa án để soạn thảo dự luật đó.” Đây là tin tốt lành cho Việt Nam, giống như của trên trời rơi xuống. Bãi Cạn Scarborough thuộc chủ quyền Phi Luật Tân nhưng Hoa Lục ỷ mạnh hiếp yếu chiếm cứ và xua đuổi tàu cá Phi Luật Tân. Nay Phi Luật Tân thấy “một mình” khó  đương cự với ông “Ba Tàu Bắc Kinh” cho nên kéo Việt Nam vào. Đây là hành động khôn ngoan của Phi Luật Tân. Khi mình có thể mất hết, nếu níu kéo được 1/3 cũng là giải pháp tốt. -AP ngày 24/6/2018: “Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis – người đã cáo buộc Hoa Lục đe dọa và cưỡng ép (các nước láng giềng) tại Biển Đông sẽ viếng Bắc Kinh tuần này khi hai quốc gia gia tăng choảng nhau vì việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan và Bắc Kinh mở rộng sự hiện diện quân sự trong vùng. Chuyến đi của Ô. Mattis cho thấy nhu cầu của Hoa Kỳ và đối thủ chính là Hoa Lục cần phải làm việc với nhau cho dù có những khác biệt gay gắt và hai bên nghi ngờ lẫn nhau.” Nhận xét của AP rất đúng. Chuyến đi của Ô. Mattis là muốn thuyết phục Hoa Lục chấp nhận một giải pháp hợp lý cho cả hai bên. Chứ nếu Mỹ muốn tấn công Hoa Lục thì chỉ cần ở nhà, lên án, họp báo rồi cho HKMH bao vây và khai hỏa. Sách lược đối phó với Hoa Lục của Ô. Trump cũng chẳng khác chi Ô. Obama – có nghĩa là “thương thảo và tái cân bằng lực lượng” chứ chưa thể bao vây cấm vận và tấn công Hoa Lục trong lúc này. Bao nhiêu chuyện ở Trung Đông, Bắc Hàn, chiến tranh lạnh với Nga giải quyết chưa xong. Nay chỉ có điên rồ mới mở một cuộc chiến với Hoa Lục. Hoa Kỳ càng lún sâu vào Trung Đông, càng căng thẳng với Nga thì Bắc Kinh càng mừng. Đối phó với Hoa Lục không dễ như người ta tưởng. Vào ngày 27/6/2018, sau khi hội kiến với Ô. Tập Cận Bình, Ô. Mattis nói với các phóng viên rằng mối liên hệ quốc phòng cực kỳ quan trọng cho bang giao giữa hai nước và cho dù đang có sự căng thẳng nhưng lời lẽ của Trung Quốc tỏ ra tích cực. -American City Business Journals ngày 25/6/2018: “Hãng hàng không của Việt Nam do tỷ phú Trịnh Văn Quyết hỗ trợ đã đặt cọc mức khởi đầu vào giữa Tháng Sáu để đặt mua 20 Boeing 787-9 Dreamliners. Hãng Boeing đã mô tả thương vụ này là Bamboo Airway có trụ sở tại Hà Nội cam kết mua các phi cơ dân sự phản lực trị giá 5.6 tỷ Mỹ Kim.” -Tổng Hợp: Sau khi hủy bỏ lời mời Trung Quốc và mời Việt Nam tham dự, nhưng Bộ Quốc Phòng Việt Nam không gửi tàu chiến  mà chỉ gửi 8 sĩ quan tham mưu tới quan sát cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới mang tên Vành Đại Thái Bình Dương (RIMPAC) do Hoa Kỳ tổ chức tại Hạ Uy Di từ ngày 27/6/2018.Thái Lan là nước trong khu vực nhưng không tham dự vì không được mời. Theo tôi, sở dĩ Việt Nam không gửi tàu chiến vì không muốn làm Bắc Kinh mất mặt. Hơn thế nữa, Việt Nam hợp tác chiến lược với Nga. Nay Nga-Mỹ đang thù hận nhau, nếu tham dự tập trận với Mỹ tức bẽ mặt Nga. Một số quốc gia tham dự cuộc tập trận như Ấn Độ, Mã Lai, Nam Dương là muốn tỏ ra thân thiện với Mỹ nhưng không phải đồng minh của Mỹ. Người ta tổ chức tiệc vui mời mình thì mình tới. Thế nhưng chủ nhà lại là kẻ thù của bạn ta thì phải coi chừng. Tới dự tiệc sẽ mất bạn. Về sự kiện này, Sputnik News đã phỏng vấn Giáo Sư  Dmitry Mosyakov – Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á, Úc Châu và Châu Đại Dương thuộc Viện Phương Đông Học của Nga. GS. Smitry Mossyakov đã trả lời như sau,” Đôi khi (chúng ta) có ấn tượng (cảm tưởng) rằng Việt Nam đang ngả theo hướng này hay hướng kia. Ví dụ, trong trường hợp với cuộc tập trận RIMPAC, có vẻ như Việt Nam ngả theo Hoa Kỳ. Còn trong trường hợp với dự luật mới về thuê đất dài hạn (Đặc Khu Kinh Tế) lại ngả theo Trung Quốc. Trên thực tế, đây không phải là sự chuyển hướng chính sách đối ngoại mà là một lập trường rõ ràng có nguyên tắc. Mục đích của chính sách này là duy trì an ninh và ổn định chính trị ở Việt Nam, cũng như trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.” -Reuters ngày 27/6/2018: “Ủy Ban Bầu Cử Quốc Gia nói rằng có 50,000 quan sát viên từ Trung Hoa, Miến Điện và Tân Gia Ba sẽ giám sát cuộc bầu cử vào tháng tới mà người ta phỏng đoán rằng Ô. Hun Sen sẽ thắng lớn sau khi giải tán đảng đối lập vào năm ngoái.” Nhận Định: VOA Việt Ngữ ngày 26/6/2018 đã đi bài bình luận có tiêu đề, “Vì sao Trung Quốc bành trướng thành công trên Biển Đông? “ của nhà báo Humphrey Hawksley- phóng viên thời sự quốc tế của BBC. Nhận định được đưa ra tại buổi ra mắt cuốn sách mới của ông có tựa đề “Asian Waters – the Struggle Over the South China Sea and the Strategy of Chinese Expansion” tại Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế CSIS tại Washington, Hoa Kỳ ngày Thứ Sáu ngày 22/6/2018. Nhà báo Humphrey Hawksley đã mô tả thái độ của các quốc gia Đông Nam Á giữa cơn lốc bành trường thành công của Hoa Lục và kế hoạch đối phó của Hoa Kỳ từ “Xoay Trục” chuyển sang “Tái Cân Bằng Lực Lượng” tới chiến lược “Ấn Độ – Thái Bình Dương” với trọng tâm là xây dựng tứ giác Mỹ-Nhật-Úc-Ấn. Về trách nhiệm của Hoa Kỳ bài báo viết, “Ông cho rằng Trung Quốc có thể xây dựng các căn cứ quân sự trên Biển Đông là do Mỹ và liên minh thống nhất của Châu Á đã thất bại trong việc ngăn chặn sức ảnh hưởng của Trung Quốc.” Trong suốt nhiệm kỳ tám năm (2009  -2017) Tổng Thống Obama coi sự bành trướng của Hoa Lục ở Biển Đông là sự tranh chấp lãnh thổ của các nước trong khu vực và giữ vai trò trung lập không đứng về bên nào, sau đó thấy nguy quá mới có chính sách “Xoay Trục” rồi đổi qua “Tái Cân Bằng Lực Lượng” nhưng đã trễ. Chính sách của Ô. Obama là lo bảo vệ Senkaku hơn là bảo vệ Biển Đông. Đối với các quốc gia Đông Nam Á ông nhận định, “Mọi người trong khu vực đều cảnh giác trước việc họ có thể đi xa đến đâu (trong việc hợp tác với Mỹ). Việt Nam có lẽ là nước (có liên hệ) mạnh mẽ nhất với những chuyến cập cảng/ghé thăm của tàu chiến Mỹ.” Phần cuối cùng của bài viết đã tập trung vào Việt Nam với những nhận định như sau: “Về vai trò của Việt Nam, Hà Nội đã là nước đứng lên chống lại Trung Quốc mạnh mẽ nhất trên Biển Đông và đưa ra dẫn chứng là cuộc khủng hoảng giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc hồi năm 2014 mà Việt Nam đã đấu tranh mạnh mẽ với Trung Quốc và rằng các ngư dân ở Đảo Lý Sơn vẫn liên tục ra đánh bắt ở Hoàng Sa để thể hiện chủ quyền với vùng biển họ tuyên bố là lãnh hải của họ. Vấn đề của Việt Nam là – Trung Quốc là một cường quốc có đòn bẩy kinh tế đối với khu vực. Nếu Việt Nam muốn nâng cao mức sống của người dân thì họ buộc phải làm việc với Trung Quốc. Hiệp Định Đối Tác (Hợp Tác) Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Hà Nội đã từng đặt nhiều hy vọng vào để giảm bớt sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc cũng như được chính quyền Obama hy vọng là tăng cường sự hiện diện kinh tế của Mỹ ở khu vực trước ảnh hưởng kinh tế lớn mạnh của Trung Quốc đã bị Tổng Thống Donald Trump từ bỏ sau khi ông lên cầm quyền. Đồng thời, Trung Quốc cũng biết rằng Việt Nam là một đất nước rất khó chơi. Họ đã từng có chiến tranh ở biên giới (vào năm 1979) mà Trung Quốc thật ra đã thua. Bắc Kinh không muốn xung đột với Hà Nội một lần nữa. Nếu Trung Quốc đối xử tệ với Việt Nam hoặc được nhìn thấy là đối xử tệ với Việt Nam thì phần còn lại ở Đông Nam Á sẽ không tin vào Trung Quốc nữa vì Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ đối tác chiến lược,” ông nói. “Có rất nhiều lợi ích kinh tế mà hai bên đang khai thác nhưng không có nhiều sự tin tưởng.” Như tôi đã trình bày trong những bài viết trước, Việt Nam hoàn toàn không tin tưởng Trung Quốc nhưng vì là nước nhỏ và láng giềng cho nên phải nhẫn nhục tỏ ra hòa dịu, nhưng bên trong “mài nanh giũa vuốt” chuẩn bị đối phó với tình huống xấu nhất. Cứ thử theo dõi những cuộc tập trận “sẵn sàng chiến đấu” liên tục, ngày đêm của bốn quân khu và quân khu thủ đô, mua sắm vũ khí tối tân, chúng ta thấy Việt Nam chấp nhận một cuộc chiến với Bắc Kinh, nhưng chắc chắn không ngu dại nổ súng trước. Hiện nay Việt Nam đã và đang mở rộng nhiều đảo ở Trường Sa mà VOA Việt Ngữ gọi là, “Việt Nam mở rộng tiền đồn ở Trường Sa”. Do lịch sử của cha ông, do kinh nghiệm của cuộc chiến biên giới 1979, Hà Nội tự tin là sẽ chiến thắng Trung Quốc nhưng chắc chắn phải trả một giá rất đắt, đất nước sẽ tan nát. Thế nhưng Bắc Kinh cũng không ngu dại tấn công Việt Nam mà theo sách lược “tằm ăn dâu” từ từ chiếm hết Biển Đông và khi đó buộc Việt Nam phải thỏa hiệp trên thế yếu. Bắc Kinh sẽ tiếp tục đi theo chiến lược như thế, đã thành công và sẽ thành công lớn hơn nếu Hoa Kỳ cứ “xìu xìu ển ển”. Hoa Kỳ có một quân bài tẩy rất hay là: Nói thẳng với Bắc Kinh rằng nếu anh không dừng tay ở Biển Đông tôi sẽ công nhận nền độc lập của Đài Loan. Nhưng không biết Ô. Trump có dám chơi con bài này không? Theo Reuters ngày 26/6/2018, Hoa Lục đã cho tiến hành tập trận mỗi ngày, kéo dài hơn một tuần lễ ngoài khơi Đảo Đài Loan. Khác với các quốc gia Đông Nam Á e ngại Hoa Kỳ, Việt Nam hiểu rằng nếu không có Hoa Kỳ thì không sao ngăn chặn tham vọng bành trướng lãnh thổ và khống chế Biển Đông của Bắc Kinh. Đó là lý do tại sao Việt Nam “hợp tác toàn diện” (Comprehensive Partnership) với Mỹ và tàu chiến Mỹ liên tục tới Việt Nam. Điều này làm Mỹ hài lòng và dĩ nhiên Mỹ cũng không muốn tiến xa hơn trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước và dừng ở mức không khiêu khích và không đe dọa an ninh Bắc Kinh. Đó là bài toán khó cho Hoa Kỳ và Việt Nam. Hoa Kỳ đang theo chiến thuật “vừa hợp tác vừa kiềm chế” để mua thời gian. Để làm thế ỷ dốc, Việt Nam còn tăng cường hợp tác quân sự với Nhật Bản, Úc Châu, Ấn Độ và trong tương lai có cả Âu Châu và Gia Nã Đại. Và nếu tình hình căng thẳng thêm, một lực lượng hải quân quốc tế sẽ kéo tới Biển Đông với lý do bảo vệ “Tự do hàng hải”  trong đó có sự hiện diện của HKMH tối tân nhất của Anh. Tôi nghĩ rằng chỉ có giải pháp này mới ngăn chặn được con “khủng long Trung Quốc”. Tình hình Biển Đông cần theo dõi từng giờ, từng phút và sự ổn định phần lớn dựa trên quyết tâm và hành động mau chóng của Hoa Kỳ. Nếu còn do dự, tình hình sẽ xấu đi. Theo AP ngày 27/6/2018, Hoa Kỳ đã phái HKMH Ronald Reagan bỏ neo tại Vịnh Manila, chở theo 70 phi cơ chiến đấu, tiến vào tuần tra ở vùng Biển Đông. Không biết đã đến Lúc Hoa Lục dừng lại ở Biển Đông chưa? Trong cuộc gặp gỡ với Ô. Mattis vừa rồi, Ô. Tập Cận Bình nói rằng Bắc Kinh sẽ không nhường một tấc đất. Hoa Lục chưa dừng tại Biển Đông mà theo chiến thuật “Mền nắn, rắn buông” và cứ từ từ mà tiến. (California ngày 30/6/2018) https://vietbao.com/a282740/nhat-ky-bien-dong-khi-nao-hoa-luc-dung-lai-o-bien-dong-

Ba Tư “Anh Chưa Chết Đâu Em”

Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Bảy ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:  Tình hình Hoa Kỳ: -The Independent ngày 2/7/2018: “Bà Tess Thompson cư ngụ ở Kentucky đưa lên tấm hình bà chụp bên cạnh xác một con hươu cao cổ khổng lồ 18 tuổi do bà bắn chết tại Nam Phi. Mặc dù việc đi săn là hợp pháp những đã gây phẫn nộ cho mọi người.” Tôi không phải là nhà đạo đức nhưng không vui gì khi thấy một con hươu cao cổ- một loài thú rất hiền lành bị bắn chết như thế này. Thói quen khoe khoang con vật mình săn được của kẻ quyền thế lạc hậu lắm rồi. Kể cả tập tục đi săn, dùng cả mấy chục con chó để đuổi và cắn xé con mồi của Hoàng Gia Anh mỗi năm cũng đã bị coi là độc ác cần loại bỏ. Người Da Đỏ ở Mỹ đã phê phán người Da Trắng là chúng tôi giết con thú là để kiếm đồ ăn nếu không sẽ đói. Nhưng các ông lại đi săn, giết con thú để giải trí. Theo tôi, giết loài vật để giải trí là một hành vi độc ác. Bà Tess Thompson nên tìm đọc sách của Đức Đạt Lai Lạt Ma hoặc cuốn Hoàng Tử Thiện Ngôn (The Good Speaker Prince) để tìm hiểu về lòng yêu thú vật. Cưng chó cưng mèo mà sang tận Nam Phi săn lùng huơu cao cổ để bắn chơi thì chỉ là yêu mình chứ không yêu thú vật. -Fox News ngày 6/7/2018: “Một người đàn ông đã bị bắt sau khi hất một ly nước vào mặt một thiếu niên 16 tuổi tại nhà hàng Whataburger tại Texas rồi lấy đi chiếc mũ có in “Make America Great Again” ủng hộ Ô. Trump của cậu này.” Thật lạ lùng! Tại sao trên đất Mỹ lại có hành động quá khích như vậy? Chúng ta có quyền chống đối Ô. Trump nhưng không có quyền xâm phạm tự do hoặc tài sản hoặc thân thể của người ủng hộ Ô. Trump. Tự do ngôn luận, tự do chính trị không có nghĩa là triệt hạ kẻ khác chính kiến với  mình. Kẻ nào nói “tự do ngôn luận” mà triệt hạ kẻ khác chính kiến với mình- là kẻ có đầu óc phát-xít và rất nguy hiểm cho nền dân chủ. Nước Mỹ đang đi vào thời kỳ thật nguy hiểm vì chủ nghĩa cực đoan lan rộng. -Fox News ngày 10/7/2018: Cuộc khủng hoảng số lượng vô gia cư đã đẩy du khách ra khỏi Thành Phố Cựu Kim Sơn (San Francisco). Các khách sạn sống bằng khách du lịch đang gặp khó khăn.Theo thống kê, Thành Phố Cựu Kim Sơn đứng thứ nhì trên toàn nước Mỹ về số lượng người vô gia cư: ABC News trưng dẫn một biểu đồ cho thấy tại Cựu Kim Sơn, cứ 100,000 dân thì có 795 người vô gia cư, tức khoảng 12,000 người. Còn Nữu Ước cứ 100,000 là có 887 người vô gia cư, tức khoảng 60,000 người. Phần lớn họ thuộc thành phần nghiện ngập hoặc bệnh tâm thần. Hiện nay chưa có một giải pháp nào để giải quyết vấn nạn này. Các ông tỷ phủ có thể tung ra vài trăm triệu để tổ chức các cuộc biểu tình chống đối, các bà mệnh phụ khoe chiếc áo chục ngàn Mỹ Kim, chỉ để mặc qua bữa tiệc sau đó quăng hay xếp xó, nhưng giúp người vô gia cư thì không ai  quan tâm. Thế giới Ta Bà này là như thế. Những người thiện tâm thường nghèo, còn người giàu thì có khuynh hướng sống xa hoa, khoe của, sửa sang sắc đẹp và mưu cầu danh vọng. Rất ít người có lòng như tỷ phú Cấp Cô Độc. Chúng ta nói sao bây giờ? Nước Mỹ mỗi năm chi phí 5 tỷ Mỹ Kim cho cuộc chiến ở A Phú Hãn và không biết cuộc chiến này lợi ích gì cho người dân Hoa Kỳ? Bên cạnh sự hùng cường nhất hành tinh này của nước Mỹ, người ta thấy một số vấn đề xã hội ngày càng trở nên trầm trọng như vấn đề bạo lực súng đạn, xì- ke ma túy, chia rẽ chính trị (hễ khác đảng là thù ghét nhau) và người vô gia cư. -Yahoo News ngày 12/7/2018: “Một người đàn ông ở Delaware đã bắn vợ và ba đứa con rồi quay súng kết liễu đời mình sau khi than phiền hôn nhân có nhiều rắc rối và thất nghiệp. Matthew Edwards 42 tuổi đã bắn chết bà vợ Julie 41 tuổi, ba con Jacob 6 tuổi, Brinley 4 tuổi và Paxton 3 tuổi. Xác chết của cả gia đình được tìm thấy trong căn nhà ở Prices Corner.” Đây là thảm cảnh gia đình có thể xảy ra ở khắp mọi nơi. Chồng thất nghiệp làm sao có thể trả nổi tiền nhà, nuôi sống vợ con? Nếu người vợ biết an ủi, trợ giúp chồng thì hai người có thể lướt qua giai đoạn khó khăn. Còn nếu người vợ cằn nhằn, nhiếc móc, trách cứ thì…bên kia thế giới là giải pháp hay nhất để thoát khỏi sự đau khổ tột cùng. Ôi kiếp người! Vui ít, khổ nhiều. Trong niềm hạnh phúc đã tiềm tàng một địa ngục! -Đài Truyền Hình KSFN (Fresno, CA) ngày 14/7/2018: “Một bà giáo ở Tulare Union High School vừa bị bắt vì ngủ với cựu học sinh của trường.” Giống như một “bệnh dịch” đang lan tràn ở Mỹ đó là “trào lưu” hoặc cái “mốt” , “cái thú” bà giáo, cô giáo ngủ với học sinh dù đã có chồng có con, dù biết sẽ ở tù, gia đình tan nát và ô nhục cho con cái. Chúng ta nói sao đây? -Politico ngày 15/7/2018: Trước làn sóng tấn kết tội Nga trong cuộc bầu cử 2016, trong cuộc phỏng vấn với CNN trong chương trình State the Union, Thượng Nghị Sĩ  Rand Paul (Cộng Hòa) nói rằng tất cả mọi quốc gia đều can thiệp vào cuộc bầu cử ở quốc gia khác. Chúng ta cũng làm thế. Nga là quốc gia khác và họ đang dò thám chúng ta.” TNS. Rand Paul là người thật thà. Mỹ do thám và can dự vào tất cả các cuộc bầu cử trên thế giới này. Nếu Nga có làm thì cũng là “bắt chước” Mỹ thôi. Ông Rand Paul thẳng thắn khi nói rằng chúng ta có lỗi khi phản ứng (yếu kém dưới thời Ô. Obama làm tổng thống). Mỗi ngày Ô. Obama và nghe báo cáo an ninh tình báo trên toàn thế giới, tại sao không có hành động gì hết? Có lẽ các cuộc thăm dò cho thấy Bà Clinton sẽ thắng áp đảo cho nên bộ tham mưu của Ô. Obama ngồi rung đùi, phớt lờ chuyện Nga can thiệp. Sau khi thất bại cay đắng mới làm ầm lên. Cho nên Ô. Trump có lý khi nói rằng chuyện Nga xâm nhập và hệ thống máy điện tử Mỹ là lỗi tại Ô. Obama.  Tình hình thế giới: -TechCrunch ngày 2/7/2018: “Tờ South China Morning Post nói rằng một công ty Hoa Lục đã chế tạo được một loại súng trường có tên ZXZM-500 nhưng có thể bắn cả ngàn viên đạn, làm da thịt con người cháy thành than trong chớp nhoáng và sự đau đớn ngoài sức chịu đựng.” Mỹ có loại  bom cháy/bom lân tinh/napalm (dùng trong Chiến Tranh Việt Nam) nay Hoa Lục có súng lân tinh. Chiến tranh trong tương lai dù chưa dùng bom nguyên tử cũng sẽ tàn khốc. -Reuters ngày 3/7/2018: “Cựu Thủ Tướng Najib Razak của Mã Lai bị truy tố trong một phần của cuộc điều tra nhiều tỷ Mỹ Kim của công quỹ thất thoát. Ô. Najib – 64 tuổi bị bắt tại nhà vào ngày 3/7/2018 – một sự ngã ngựa đầy tủi hổ chỉ dưới hai tháng sau khi thua Ô. Mahathir trong cuộc bầu cử.”  Rồi vào ngày 15/7/2018, cựu Thủ Tướng Hồi Quốc Nawaz Sharif và cô con gái Maryam cũng đã bị bắt và đối diện với án tù 10 năm vì tội tham nhũng. Đây đúng là cảnh “Lên voi xuống chó” của kẻ đã leo lên tuyệt đỉnh danh vọng. Nguyên do chính là lòng tham. Không biết các ông thủ tướng mới này với hành động chống tham nhũng quyết liệt, vài năm nữa có dính líu vào tiền bạc theo vết xe đổ của Ô.  Najib và Sharif  không? Chúng ta chờ xem. Thế mới hay quyền thế và tiền bạc có sức mạnh kỳ diệu làm mờ mắt con người. Bắt kẻ khác tham nhũng tương đối dễ nhưng chống lại lòng tham của chính mình thì khó. -AP ngày 5/7/2018: “Hoa Lục bác bỏ việc ‘đe dọa và tống tiền’ trong việc gia tăng thuế nhập cảng đánh vào 34 tỷ Mỹ Kim hàng nhập cảng từ Hoa Lục- một lập trường thách thức có thể đưa tới cuộc chiến mậu dịch tổng lực và làm nền kinh tế thế giới co lạnh (chill). Thuế xuất mới có hiệu lực từ ngày 6/7/2018.” Tin mới nhất cho biết Hoa Kỳ sẽ tăng thuế trên 200 tỉ Mỹ Kim hàng nhập cảng từ Trung Quốc và Trung Quốc cũng trả đũa tương tự như vậy khiến cuộc chiến mậu dịch càng trở nên gay gắt. -New York Post ngày 7/7/2018: “Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte mới đây đã tạo ra một làn sóng bất bình  khi gọi Thượng Đế là ngu đần (stupid) lại gây thêm một vụ tranh cãi nữa trong một đất nước mà đa số là tín đồ Ca-tô Giáo La Mã – khi nói rằng ông sẽ từ chức nếu ai đó chứng minh được Thượng Đế có thật (hiện hữu). Ô. Duterte – người có mối liên hệ gai góc với Giáo Hội Phi Luật Tân lại đặt câu hỏi mới liên quan đến tín lý căn bản của Ca-tô Giáo La Mã đó là ý niệm tội tổ tông (original sin) mà ông cho rằng làm nhơ nhớp/ô uế (taint) thậm chí cả trẻ em mà chỉ có thể rửa sạch qua phép rửa tội để kiếm tiền. Ô. Duterte đã đặt câu hỏi sự hợp lý/thuần lý trí của Thượng Đế ở đâu trong lễ khai mạc một trung tâm khoa học và kỹ thuật ở Thành Phố Davao. Chỉ cần một người trưng ra tấm hình hoặc máy tự chụp hình mà người ta có thể nói chuyện và nhìn thấy Thượng Đế thì ông sẽ từ chức. ” -Reuters ngày 7/7/2018: “Bắc Triều Tiên nói rằng lòng quyết tâm và mau lẹ giải trừ vũ khí nguyên tử của họ có thể dao động (falter) sau khi Hoa Kỳ đòi hỏi phải đơn phương giải trừ vũ khí hạt nhân trong hai ngày đàm phán tại Bình Nhưỡng. Hãng thông tấn KCNA của chính phủ nói rằng kết quả của cuộc đàm phán do Ngoại Trưởng Pompeo dẫn đầu thật đáng lo ngại và cáo buộc Hoa Kỳ nằng nặc đòi phải giải trừ toàn thể vũ khí hạt nhân, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược.” Từ trước đến giờ tôi rất vui khi hai Ô. Trump và Kim Jong Un gặp nhau. Nhưng làm thế nào để giải trừ các chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử của Bắc Triều Tiên phải từng bước, tức phải có một lộ trình. Lộ trình chỉ rõ bước một Hoa Kỳ làm cái gì và Bắc Triều Tiên làm cái gì. Rồi bước thứ hai cũng lại như thế. Chứ nếu Hoa Kỳ chỉ ra lệnh cho Bắc Triều Tiên phải làm, mà Hoa Kỳ không làm gì cả thì thương thảo sẽ thất bại. Thỏa hiệp hạt nhân với Ba Tư năm 2005 là khuôn mẫu quốc tế, sao không theo đó mà làm? Hay Hoa Kỳ mặc cảm với thỏa hiệp này? -Fox News ngày 8/7/2018: “Nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ vừa sa thải 18,000 nhân viên nghi ngờ là có liên hệ với các nhóm khủng bố – một chiến dịch thanh trừng mở rộng lớn lao, phát động sau cuộc đảo chính bất thành năm 2016 trong lúc Tổng Thống Erdogan bắt đầu nhiệm kỳ mới với việc mở rộng quyền hạn của tổng thống. Một sắc lệnh khẩn cấp được công bố trên Official Gazette (công báo?) liệt kê danh sách gần 9000 nhân viên cảnh sát, hơn 6000 quân nhân và khoảng 1000 công chức bộ tư pháp bị sa thải.” Cuộc thanh trừng này có lẽ chỉ thua cuộc thanh trừng đẫm máu trong Cuộc Cách Mạng Văn Hóa dưới thời Mao Trạch Đông, không biết có vi phạm nhân quyền không mà các quốc gia Tây Phương, các hội nhân quyền im re? Có thể họ ngại không lên tiếng là vì Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của NATO? Là thành viên của NATO thì có thể được miễn trừ mọi việc, kể cả vi phạm nhân quyền chăng? Hơn thế nữa đụng phải “ông Trương Phi Erdogan” thì ông ta chửi lại liền chứ không tế nhị gì cả cho nên một số quốc gia Âu Châu cũng ngán sợ. -US News and World Report ngày 10/7/2018: “Chủ Tịch Tập Cận Bình cam kết cung ứng 23 tỷ Mỹ Kim cho chương trình tín dụng, cho vay và viện trợ nhân đạo cho các quốc gia Ả Rập trong một nỗ lực tạo ảnh hưởng lên vùng Trung Đông. Ô. Tập Cận Bình nói với các thành viên tham dự hội nghị các lãnh đạo Ả Rập tại Bắc Kinh rằng Syria, Yemen, Jordanie và Li-băng sẽ nhận được 91 triệu viện trợ nhân đạo, 151 triệu nhằm trợ giúp các dự án, phần còn lại 23 tỷ dành cho các chương trình trợ hợp tác về tài chính và kinh tế.” Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao trong lúc mọi người kêu gọi “thoát Trung”, các ông Ả Rập này lại chui đầu vào cái rọ Bắc Kinh? Cách đây 70 năm Trung Hoa còn là nước nghèo đói, dân phải lưu lạc tứ xứ để bán bánh bao, dầu chéo quẩy, thịt quay, hủ tíu…nay tung bạc tỷ để trợ giúp thiên hạ….giống như Hoa Kỳ cách đây nửa thế kỷ. Đồng tiền là sức mạnh vô địch làm lay động lòng người, làm thay đổi chính sách ngoại giao. Có tiền, già 85 tuổi cưới người mẫu đẹp như tiên nga giáng thế tuổi 20 dễ như chơi. Trẻ tuổi, đẹp trai, không tiền, chỉ lấy được cô gái gánh nước mướn, bán rau là cùng. Các bậc tu hành cao vòi vọi còn “chết” vì tiền, huống hồ phàm nhân như chúng ta. Xin qua các nước Ả Rập để tìm câu giải đáp. Cùng lúc Reuters loan tin Hoa Lục sẽ viện trợ cho Palestines 15 triệu Mỹ Kim. -Daily Mail ngày 12/7/2018: “Một tòa án ở Thủ Đô Dakar của Senegal đã phạt tù 05 năm một nhóm giáo viên đã gian lận trong thi cử. 42 người trong đó có hiệu trưởng, giáo viên và học sinh đã bị buộc tội âm mưu, gian lận thi cử sau khi những đề thi Tú Tài bị tiết lộ năm 2017.” Đây là quyết định thật đáng khen ngợi. Gian lận trong thi cử vừa bất hợp pháp, vừa xấu hổ, vừa bất công với những thí sinh thật thà, cần phải trừng trị thích đáng. -Tổng Hợp ngày 13/7/2018: Khác với những lần thăm viếng các nước nhỏ, được tiếp đón như ông Vua, Tổng Thống Donald Trump được “dàn chào” bởi cả chục ngàn người hò hét bên ngoài tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Luân Đôn nơi mà ông trú ngụ trong chuyến công du Anh Quốc rồi đổ xuống đường phố ngày cũng như đêm với những khẩu hiệu “Dump Trump” (Vứt Bỏ Trump), “Lock Him Up” (Nhốt hắn lại) và  “There Will Be Hell Toupee” (Rồi Sẽ Là Vở Kịch Hell Toupee), “Chống Lại Sự Mù Quáng” (Fight Bigotry). Cảnh sát Anh phải làm việc thêm giờ. Mọi nghỉ phép đều bị hủy bỏ. Trong khi bà Thủ Tướng May hoan nghênh Ô. Trump, thị trưởng Luân Đôn lại cho phép trưng bày trên nóc Parliament Square Gardens một quả bong bóng “em bé Trump” (Trump Baby) màu cam, tròn trịa như quả trứng, cao 6 mét để ngạo báng Ô. Trump. Chính ra Ô. Trump nên hoãn hay hủy bỏ chuyến viếng thăm này vì sự chống đối được chuẩn bị từ lâu qua chiến dịch được coi như một ngày hội “Carnival of Protest”. Song có lẽ Ô. Trump tin vào bản lĩnh của mình cho nên cứ đi. Thăm viếng là để liên kết đồng minh, ký kết những hiệp ước lớn. Qua để chỉ trích chủ nhà thì qua để làm gì, ở nhà họp báo phê bình sướng hơn. Theo Yahoo News ngày 13/7/2018, Tổng Thống Donald Trump đã phạm phải sơ sót khi cùng Nữ Hoàng Anh duyệt đội quân danh dự. Thông thường khi duyệt đội quân danh dự, hai vị nguyên thủ thường phải nhìn nhau để cùng bước sóng đôi. Đằng này, Ô. Trump bước lên trước khiến Nữ Hoàng phải sàng qua, sàng lại để cùng bước ngang với ông. Theo những đoạn băng ghi lại, Ô. Trump dường như không để ý đến người bước bên cạnh mình- dù không phải Nữ Hoàng đi nữa- cũng là một cụ bà 92 tuổi. Tiếp theo những cuộc biểu tình ở Luân Đôn, theo AP, khoảng 10,000 người đã biểu tình phản đối Ô. Trump khi ông chơi gôn tại khu nghỉ mát Turnberry, Scotland với những tiếng la ó như “Trump là người kỳ thị chủng tộc” (Trump is a racist). Theo tôi, đắc cử tổng thống Hoa Kỳ dễ, nhưng làm tổng thống Hoa Kỳ thì khó gấp bội. Lý do, Hoa Kỳ đang bá chủ thế giới cho nên mọi chuyện trên hành tinh này Hoa Kỳ đều phải “dính” vào. Hơn thế nữa chế độ lưỡng đảng khiến đảng đối lập luôn luôn tấn công tổng thống dù tổng thống làm đúng khiến đất nước rối beng. Ngoài ra, báo chí quá nhiều quyền hạn, thường khai thác bất kỳ chuyện gì của tổng thống, kể cả chuyện bịa đặt để câu khách khiến người dân không còn biết thế nào là đúng-sai và nhiều khi chính quyền tê liệt. Cho nên ông tổng thống nào cũng vậy, nhậm chức được vài tháng là tóc nhuốm bạc, mặt mũi phờ phạc…không phải vì quân thù (ISIS, Nga hay Trung Quốc) mà vì chính ngay người dân, quốc hội và báo chí Hoa Kỳ. Đó là cái giá của dân chủ. Thông thường, các ông tổng thống Hoa Kỳ được tiếp đãi như ông Vua tại các nước nhỏ, nghèo khổ nhưng lại bị chống đối tại các quốc gia giàu mạnh ở Âu Châu vì họ không sợ bị Mỹ lật đổ, trừng phạt hay cấm vận. -AFP ngày 15/7/2018: “Tổng Thống Putin đã tiếp Tổng Thống Pháp Macron và vợ tại Điện Cẩm Linh. Ô. Macron chúc mừng Ô. Putin đã tổ chức hoàn hảo giải Túc Cầu Thế Giới 2018 tại Sochi. Ô. bà Macron tới để ủng hộ đội nhà trong trận chung kết tổ chức tại Sân Vận Động Luzhniki.” -AFP ngày 15/7/2018: “Thủ Tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban tố cáo Âu Châu áp đặt cấm vận lên Nga trong cuộc thăm viếng Tổng Thống Putin tại Điện Cẩm Linh. Ô. Orban cũng loan báo Hung sẽ rút lui khỏi thỏa hiệp di dân của Liên Hiệp Quốc.” Sự thân thiết bất thường của Hung với Nga cho thấy cấm vận Nga không đem lại kết quả Mỹ và Âu Châu mong muốn. Việc Hung rút lui khỏi thỏa ước di dân LHQ cho thấy ai cũng ngán sợ di dân. Thời kỳ mở rộng vòng tay chào đón qua rồi. Tại Âu Châu hầu hết di dân đều đến từ các quốc gia Hồi Giáo. Mà Hồi Giáo càng đông thì đất nước càng bất ổn. Hội nhập và hòa đồng tôn giáo chỉ là ảo tưởng. Khác biệt tôn giáo đưa tới khác biệt văn hóa, chính trị, tập tục và lối sống. Khác tôn giáo là khác tất cả. Lịch sử quốc gia cũng thay đổi khi tôn giáo thay đổi.  Chiến Tranh Lạnh Mới: -AP ngày 3/7/2018: “Lãnh đạo đoàn đại biểu Quốc Hội Hoa Kỳ đang viếng thăm Nga và hy vọng  ‘một ngày mới’ để điều chỉnh lại mối bang giao giữa hai nước. TNS. Richard Shelby (Cộng Hòa) đã gặp Ngoại Trưởng Nga Lavrov tại Mạc Tư Khoa hai tuần lễ trước khi hai vị nguyên thủ quốc gia họp tại Helsinki. Ô. Shelby nói rằng chúng tôi tới đây vì biết rằng chúng ta đã có sự căng thẳng ngoại giao nhưng chúng ta cần phải có mối liên hệ tốt hơn giữa Nga và Mỹ bởi vì chúng ta có một số quyền lợi chung trên thế giới mà chúng ta có thể làm việc với nhau. Chúng ta có thể là người cạnh tranh, chúng là là những người cạnh tranh nhưng không nhất thiết là kẻ thù.” Còn The Hill ngày 7/7/2018,  “Thượng Nghị Sĩ Ron Johnson (Cộng Hòa, Wisconsin) nói rằng tôi không tin những cấm vận kinh tế áp đặt lên Nga trong lúc này là có hiệu lực sau chuyến viếng thăm Moscow cùng với một số thượng nghị sĩ khác. Ông Johnson nói thêm các viên chức chính phủ cần coi lại những trừng phạt nhắm vào các tập đoàn kinh tế Nga.” Hy vọng lời tuyên bố của TNS. Shelby và Ron Johnson sẽ là khởi đầu cho một trang mới trong bang giao Nga-Mỹ. Thế nhưng một vài nghị sĩ quốc hội Hoa Kỳ lại nói rằng “Không bao giờ Nga trở thành bạn của Hoa Kỳ”. Lời nói này đúng. Hai siêu cường tranh ngôi vị bá chủ thế giới thì chỉ có thể thỏa hiệp chứ không thể là bạn với nhau. Làm sao Nhạc Bất Quần sau khi luyện xong Tịch Tà Kiếm Phổ lại có thể là bạn với Đông Phương Bất Bại hay Tả Lãnh Thiền? Mỹ, Âu Châu và Nhật Bản đã cấm vận nghiệt ngã Nga từ năm 2014 sau vụ sát nhập Crimea nhưng Nga không chết và tập trung nỗ lực phát triển vũ khí cho nên cũng cần phải thay đổi chính sách. Dưới thời Ô. Obama, Hoa Kỳ đã phải xét lại học thuyết “Có Thể Tiến Hành Hai Cuộc Chiến Cùng Lúc” (Doctrine of Two Wars) vì đang lún sâu vào cuộc chiến ở A Phú Hãn. Có lẽ học thuyết đó đã chết khi Trung Hoa nổi lên như một thách thức quá lớn đối với Hoa Kỳ. Liệu Hoa Kỳ có thể thắng trong cuộc chiến cùng lúc với Nga-Trung Quốc hoặc Ba Tư -Trung Quốc hoặc Ba Tư -Nga? -Reuters ngày 5/7/2018: “Tòa Đại Sứ Nga tại Hà Lan nói rằng thật điên khùng khi tin rằng Nga lại tiến hành cuộc tấn công vũ  khí hóa học tại Anh giữa lúc Giải Túc Cầu Thế Giới đang diễn ra tại Nga. Tòa đại sứ đã đưa ra lời bình luận sau khi hai công dân Anh đột nhiên bị bệnh nặng, một đã chết và cho rằng có thể vì tiếp xúc với chất độc đã tấn công cha con cựu điệp viên Nga Sergi Kkripal trước đây. Các viên chức Anh không minh thị cáo buộc Nga nhưng cho rằng hai công dân bị ngộ độc do dấu vết của hóa chất lần trước còn sót lại. Tòa Đại Sứ Nga nói rằng thật ngu đần khi nghĩ rằng Nga lại dùng hóa chất gọi là Novichok giữa lúc Giải Túc Cầu Thế Giới đang diễn ra. Những cuộc tranh tài phải được tiếp tục. Ngoài ra tòa đại sứ còn phủ nhận việc tấn công hóa chất lần trước. Bên cạnh đó, phó phát ngôn viên Quốc Hội Nga nói rằng việc phóng ra tin tức này là nhằm nhiễm độc nhận thức tốt đẹp của các cổ động viên Anh đối với Nga.” Theo AFP ngày 9/7/2018, Nga nói rằng thật lố bịch  (absurd) khi gán cái chết của người đàn bà nói ở trên cho Nga. Muôn đời, muốn triệt hạ đối thủ, trước hết phải chứng minh đối thủ “phi chính nghĩa” hoặc tàn độc. Bà Thủ Tướng May liên tiếp sử dụng chiêu thức này, từ việc cáo buộc Nga đứng đằng sau vụ tấn công vũ khí hóa học vào trẻ em ở Syria cho tới vụ đầu độc hai cha con cựu điệp viên Sergi Kkripal rồi tới một người đàn bà chết vì độc chất. Có thể Bà May làm thế để ảnh hưởng tới cuộc họp thượng đỉnh giữa Ô. Trump và Ô. Putin vào ngày 16/7/2018 tới đây? Nếu Mỹ hòa dịu với Nga mà Anh tiếp tục chống Nga thì Anh quay sang chống Mỹ. -AP ngày 11/7/2018: “Trong một cuộc trao đổi cáu kỉnh với Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg, Tổng Thống Donald Trump đã đặt vấn đề Hoa Kỳ che chở cho Đức nhưng Đức lại thỏa hiệp thương mại với Nga. Ô. Trump nói rằng tôi phải nói tôi rất buồn khi Đức mua khối lượng khổng lồ khí đốt từ Nga khi mà chúng tôi phải dè chừng Nga. Chúng tôi coi như bảo vệ cho Đức trong khi Đức lại trả hàng tỷ Mỹ Kim cho Nga, điều đó không thích hợp. Ô. Trump đã có ý nói tới Dòng Chảy Phương Bắc 2 (Nord Stream 2) dẫn khí đốt của Nga từ bờ biển đông bắc Baltic vào Đức. Mỹ và một số nước Âu Châu đã phản đối hệ thống ống khí đốt khổng lồ này vì sợ rằng Mạc Tư Khoa sẽ có đòn bẩy lớn hơn đối Tây Âu.” Còn bà Thủ Tướng Đức Merkel nói rằng Đức có quyền lựa chọn chính sách riêng của Đức. Cuộc thăm dò mới nhất cho thấy 42% dân Đức muốn 35,000 lính Mỹ đang đóng ở Đức ra đi. Trong khi đó 37% lại muốn lính Mỹ ở lại. Trong dịp này Ô. Trump thôi thúc các thành viên của NATO gia tăng chi phí quốc phòng và nhắn nhủ các thành viên trốn không đóng góp có thể phải bồi hoàn. Thật lạ lùng! NATO bao gồm 27 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới và đã từng là các đế quốc sừng sỏ, cộng thêm với Gia Nã Đại thế mà không tự bảo vệ mình được mà phải nương tựa vào Mỹ. Có thật là họ yếu hay lợi dụng Mỹ che chở cho mình để dùng tài nguyên phát triển đất nước? Thế nhưng Mỹ cũng lợi dụng họ. Trong các cuộc chiến do Mỹ phát động đều có sự đóng góp xương máu của NATO như các cuộc chiến Triều Tiên, A Phú Hãn, Iraq, Libya và Syria. Cựu Ngoại Trưởng John Kerry khi chỉ trích Tổng Thống Donald Trump đã nói rằng kể từ sau biến cố ngày 11/9/2001, NATO đã kề vai sát cánh với Hoa Kỳ. Theo Fox News ngày 15/7/2018, tại Scotland, Ô. Trump nói rằng Liên Hiệp Âu Châu cũng xấu như Hoa Lục nhưng ít hơn một chút và Liên Hiệp Âu Châu là kẻ địch (foe) của Hoa Kỳ trong thương mại.  Tình hình Trung Đông: -Reuters ngày 1/7/2018: “Do Thái triển khai thêm chiến xa và trọng pháo trên Cao Nguyên Golan biên giới với Syria và cảnh báo quân Syria phải tránh xa khi quân đội Syria càn quét phiến quân ở khu vực này.” -Fox News ngày 7/7/2018: “Theo tin từ NATO, hai binh sĩ Hoa Kỳ chết và hai bị thương trong một vụ nội tuyến tấn công ở nam A Phú Hãn.” Lực lượng Taliban thường ăn mặc giả quân chính phủ hoặc lính Mỹ rồi bất thần nổ súng. Cũng có khi giả đầu quân cho chính phủ, làm việc với lính Mỹ rồi bất thần giết lính Mỹ rồi chạy trốn. Cuộc chiến kéo dài đã 17 năm với liên minh hùng hậu là NATO mà chưa có phương thức giải quyết dù đã dùng tới pháo đài bay B-52, một hệ thống pháo binh diện địa hùng hậu có thể tiêu diệt mục tiêu lớn trong chớp nhoáng, máy bay không người lái trang bị hỏa tiễn, bom áp nhiệt Dương Nguyệt Ánh và bom Mẹ Của Các Loại Bom (Mother of All Boms). -Los Angeles Times ngày 7/7/2018: “Việc phiến quân đầu hàng tại Tỉnh Daraa, nam Syria đã đem lại thắng lợi lớn cho Tổng Thống Assad, mở đường cho hành lang chuyển vận kinh tế giữa Syria và Jordanie.” Theo Fox News ngày 8/7/2018, hàng trăm ngàn dân Syria lánh nạn trôi giạt sang Jordanie nay đã quay trở lại nơi sinh sống cũ. Như vậy cuộc nội chiến Syria chấm dứt, các phe phiến quân do Hoa Kỳ, Ả Rập Sê-út và Thổ Nhĩ Kỳ huấn luyện, trả lương, cung cấp vũ khí coi như tan rã. Tình hình Biển Đông: -Reuters ngày 3/7/2018: “Nhật sẽ phái HKMH chở trực thăng Kaga tới Biển Đông và Ấn Độ Dương kéo dài một năm cho chiến dịch của năm thứ hai để gia tăng sự hiện diện quân sự tại vùng biển chiến lược. Chắc chắn hành động này sẽ gây tức giận cho Hoa Lục.” -AFP ngày 5/7/2018: “Mã Lai vừa đình chỉ ba dự án lớn được Trung Quốc hỗ trợ trị giá nhiều tỷ Mỹ Kim – đây là sự hủy bỏ mới nhất liên quan đến các mặt hàng quan trọng trong đời sống trong lúc tân chính quyền xét lại những thỏa hiệp ký kết dưới thơi cựu Thủ Tướng Najib Razak.” -Bloomberg News ngày 7/7/2018: “Số phận của công dân Hoa Kỳ bị bắt cách đây một tháng trong lúc biểu tình phản đối tại Việt Nam chắc sẽ được nêu lên sau khi Ngoại Trưởng Mike Pompeo đáp xuống Phi Trường Hà Nội để gặp gỡ các nhà lãnh đạo chính quyền cộng sản. William Nguyễn sống ở Houston, Texas bị bắt giữ vào ngày 10/6/2018 trong cuộc biểu tình tại Thành Phố HCM để phản đối dự luật thành lập đặc khu kinh tế mà người Việt Nam lo sợ sẽ dẫn tới sự xâm lấn (encroachment) của Trung Quốc và luật an ninh của mạng lưới toàn cầu có thể hạn chế tự do của người dân. Trong một đoạn băng thu hình của cảnh sát chiếu trên hệ thống truyền hình của chính phủ, Việt Nam thừa nhận anh đã vi phạm luật pháp của Việt Nam và bày tỏ hối tiếc là đã làm gián đoạn lưu thông và hứa sẽ không tham gia các hoạt động chống chính phủ nữa. Vấn đề vũ khí nguyên tử của Bắc Triều Tiên, vấn đề Hoa Lục tăng cường quân sự trong vùng và mối liên hệ gắn bó hơn với Hoa Kỳ của Việt Nam hy vọng cũng sẽ là những đề tài thảo luận chính giữa Ô. Pompeo và các nhà lãnh đạo Việt Nam.” Theo AP, nói chuyện với cộng đồng thương mại Việt Nam ở Hà Nội, Ô. Pompeo phớt lờ những chỉ trích của Bắc Triều Tiên nói Hoa Kỳ áp lực theo kiểu “tay anh chị” (gangster-like) và kêu gọi Bình Nhưỡng hãy đi theo con đường của Việt Nam, bỏ qua thù hận trong quá khứ, tạo phát triển kỳ lạ về kinh tế nhờ cải thiện bang giao với Hoa Kỳ và ông hứa Hoa Kỳ cam kết điều đó với các cựu thù. Sau đó Ô. Pompeo được Ô. Đại Sứ Daniel Kritenbrink hướng dẫn đi thăm khu phố Tràng Tiền, Hà Nội. Còn Ô. Nguyễn Phú Trọng nói rằng, cuộc gặp gỡ với Ô. Mike Pompeo tuy ngắn ngủi nhưng rất quan trọng. Theo ABC News ngày 12/7/2018, theo lời yêu cầu của Ô. Pompeo, nhà cầm quyền Việt Nam vừa ra lệnh đưa vụ William Nguyễn ra xét xử vào ngày 20/7/2018.  Nhận Định: Cuộc chống đỡ của Ba Tư và các quốc gia Tây Phương trước áp lực trừng phạt và cấm vận của Hoa Kỳ vô cùng căng thẳng. Ngoại trưởng các nước Trung Quốc, Pháp, Đức, Anh và Nga đã cùng họp với các viên chức Ba Tư tại Vienna để thảo luận làm sao giữ được thỏa hiệp hạt nhân sống sót sau khi Tổng Thống Donald Trump tuyên bố hủy bỏ thỏa hiệp này. Không biết các cường quốc có chống đỡ nổi với sức mạnh kinh tế áp đảo của Mỹ hay không? Mỹ dù bị cô lập nhưng vẫn không sợ bất cứ một nền kinh tế nào trên thế giới. Nguyên do là vì các quốc vẫn cần làm ăn buôn bán với Mỹ. Thủ Tướng Nhật Shizo Abe vào ngày 4/7/2018 đã phải hủy bỏ chuyến viếng thăm Ba Tư vì áp lực của Hoa Kỳ. Trong khi đó Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đang tung chiến dịch cô lập Ba Tư bằng cách thuyết phục các quốc gia Âu Châu và Á Châu là sẽ gặp rủi ro (bị Mỹ trừng phạt) nếu liên hệ với Ba Tư. Tổng Thống Ba Tư Rouhani đã tới Zurich (Thụy Sĩ)  và Vienna (Áo) để thuyết phục các quốc gia Âu Châu ở lại với thỏa hiệp 2005 tức không theo lệnh Mỹ cấm vận Ba Tư. Theo AFP ngày 6/7/2018,  sau cuộc họp tại Vienna, Ba Tư vẫn còn là thành viên của hiệp ước quốc tế 2005, các cường quốc cam kết giữ không cho việc xuất cảng năng lượng vào nền kinh tế toàn cầu bị chặn lại cho dù Hoa Kỳ rút chân ra khỏi thỏa hiệp và đe dọa trừng phạt. Bộ Trưởng Ngoại Giao Ba Tư  Mohammad Javad Zarif ca ngợi các cường quốc cam kết là họ sẽ chống lại áp lực của Hoa Kỳ. Hai quốc gia Anh, Pháp bảo đảm và cung ứng những lợi ích kinh tế hầu giảm nhẹ hậu quả lớn lao của việc cấm vận từ Hoa Kỳ. Như vậy cú đánh “trời giáng” vào Ba Tư để Ba Tư phải quỳ gối chưa thành công. Ba Tư vẫn sống sót. Như vậy hai tình huống có thể xảy ra: -Hoa Kỳ quyết tâm trừng trị các cường quốc Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Hoa và “một mình một ngựa” đơn phương tiến hành một cuộc chiến với Ba Tư. Giải pháp này Hoa Kỳ có thể làm nhưng hậu quả vô cùng khủng khiếp.  Với cuộc chiến như thế, Hoa Kỳ sẽ bị cô lập trên toàn thế giới, hoàn toàn không có đồng minh nào ngoại trừ Do Thái. Việc cấm vận Âu Châu sẽ đưa tới sự tan vỡ của Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Khi liên minh với NATO, Hoa Kỳ có sức mạnh quân sự toàn cầu, giống như “hổ mọc thêm cánh”. Thiếu nó, hoặc nó đứng ngoài, sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ chỉ còn một nửa. -Do không thể đối đầu hoặc trừng trị năm cường quốc , Hoa Kỳ sẽ làm lơ việc Âu Châu, Nga và Hoa Lục tiếp tục làm ăn buôn bán với Ba Tư. Đó là cảnh Hoa Kỳ đứng bên lề “giở khóc giờ cười”, uy tín bị sút giảm. Và đây cũng là tiền lệ cho thấy nếu các quốc gia biết đoàn kết, có thể phá vỡ các biện pháp trừng phạt kinh tế vô lý của Hoa Kỳ. Thế mới hay, dù là siêu cường vô địch vẫn phải hành xử hợp lý. Ân phải đi với uy. Chỉ ra uy mà không có ân sẽ thất bại. Cây gậy phải đi với củ cà-rốt. Muôn đời là như vậy. Rõ ràng Ba Tư không làm tổn hại tới quyền lợi của Hoa Kỳ, nhưng Hoa Kỳ quyết tâm tiêu diệt Ba Tư chỉ để bảo vệ Do Thái. Theo tôi, trận chiến này còn rất nhiều nhiêu khê vì người quyết định trận chiến không phải là Hoa Kỳ mà là Do Thái. (California ngày 15/7/2018)

Từ Genève 1954 tới Paris 1973 –  Trọng Đạt

Genève 1954 Việt Minh tổng khởi nghĩa cướp chính quyền 19-8-1945, Ngày 2-9 Hồ chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập. Việt Minh mau chóng tổng khởi nghĩa trên toàn cõi Việt nam Năm 1945 ngay sau khi nước Pháp  được quân đội đồng minh  giải thoát khòi bàn tay Đức Quốc Xã, Tướng De Gaulle , Chủ tịch chính phủ lâm thời Pháp tuyên bố các thuộc địa cũ sẽ được chiếm lại. Người Pháp xác nhận những nhà máy, đồn điền, cửa hàng, mỏ than là tài sản của họ Pháp trở lại Đông Dương sau khi Nhật đầu hàng, họ đưa quân chiếm lại toàn cõi Đông Dương. Thực dân Pháp theo chân quân Anh vào Sài Gòn rồi lân lượt chiếm lại các tỉnh miền Nam. Từ giữa tháng 10-1945 tới đầu tháng 2-1946 quân Pháp đã bình định được miền nam. Dưới đây là giai đọan thắng lợi của Pháp từ 1946-1949 Tháng 3-1946 Pháp đổ bộ vào Hải Phòng, ngày 19-12-1946 chiến tranh toàn quốc bùng nổ khi VM tấn công quân Pháp tại Hà nội mở đầu cho cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ. Từ đầu năm 1947 cho tới  tháng 10-1947, Pháp chiếm được các thành phố lớn, Hà Nội, Hải phòng, Quảng trị , họ mở cuộc tấn công lên vùng rừng núi chiếm Sơn Tây, Hưng Hóa, Thất Khê, Cao Bằng, Bắc  Cạn, Thái Nguyên, Tuyên quang…. Năm 1948 Pháp chiếm Quảng Yên, Kiến An, Hà Đông, Ninh Bình, Sơn Tây, Việt Trì… Sang năm 1949 tháng 7 và tháng 8 Pháp hành quân chiếm Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Phúc Yên; Tháng 9 chiếm Phát Diệm và Bùi Chu …. Quân Pháp thắng Việt Minh được những năm đầu vì địch  trang bị yếu nhưng sang đầu năm 1950 gió đã đổi chiều, đây là khởi đấu cho sự cáo chung của chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương Tháng 10-1949, Mao Trạch Đông chiếm được phần lớn Hoa Lục, tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, lấy Bắc Kinh làm thủ đô. Cuối năm 1949 Hồng quân tiến sát biên giới Việt Hoa, tác giả Bernard Fall (1) nói Chương Một của cuộc chiến Đông Dương đã khép lại. Tướng Tư lệnh Navarre nói: Cuối cùng khi khi Trung cộng chiếm được nước Tầu và giúp Việt Minh thì cuộc chiến đã sang giai đoạn khác, Tầu viện trợ ồ ạt và huấn luyện cho VM đã mở ra một giai đoạn chiến tranh mới (2) Cuối năm 1949 Hồ Chí Minh ban hành lệnh tổng động viên vì thiếu quân, cạn nhân lực. Những năm 1950, 1951 Trung cộng giúp VM thành lập nhiều sư đoàn chính qui. Từ 29-9 tới 7-10-1950 Việt Minh đánh thắng trận Cao-Bắc-Lạng, nó đã làm rung động cả nước Pháp. Tổn thất của Pháp quá nặng: trên 7,000 người chết và mất tích. VM tịch thu được nhiều vũ khí có thể trang bị cho hàng trung đoàn. Từ 1950 cho tới 1952 Trung cộng đang lo chống Mỹ tại mặt trận Cao ly (Triều tiên) nên chỉ giúp VM giới hạn. Tháng 7-1953 đình chiến tại Triều tiên, Trung Cộng giúp VM nhiều hơn, Mỹ cũng gia tăng viện trợ cho Pháp. Đầu thập niên 50 Mỹ bắt đầu viện trợ cho Pháp nhưng thực sự giúp từ 1952 vì phải chiến đấu tại Triều Tiên. Henri Navarre cựu Tư Lệnh quân Pháp tại Đông Dương nói: “Qua kinh nghiệm đau thương Trung Hoa và nhất là Triều Tiên, người Mỹ mới nhận ra mối nguy Cộng Sản bành trướng tại Đông Nam Á, nhưng họ biết trễ mất 5 năm” (3)  Đúng ra Hoa Kỳ phải thức tỉnh sớm hơn là để nước đến chân mới nhẩy. Những năm 1951-1952 Mỹ viện trợ cho Pháp 330 triệu Mỹ kim, tức 20% chiến phí, từ 1953-54 viện trợ Mỹ  tăng lên 785, tức 41% chiến phí, tại Đông dương từ 1951-1954 Mỹ đã chi 1 tỷ rưỡi đô la. Năm 1954 Mỹ đã gánh 78% chiến phí (4). Tình thế năm 1953, 1954 thật bi đát cho Pháp vì địch mạnh hơn, VM có tương đương 9 sư đoàn đa số lưu động, Pháp phải đóng đồn giữ đất, quân lưu động VM gấp 3 lần Pháp  (5). Trung Cộng có lợi thế hơn Mỹ tại chiến trường này, lệnh của Mao được thi hành ngay trong khi chính phủ Mỹ phải tham khảo Quốc hội, phải bàn luận, thăm dò ý kiến người dân. Các trận chiến lớn tại Bắc Việt những năm 1952, 1953, 1954 hai bên đã đánh tới cấp sư đoàn. Phần vì quá tốn kém mặc dù có viện trợ Mỹ, phần vì tổn thất nhân mạng lên cao: toàn bộ quân đội Liên Hiệp Pháp mất 75,500 người, 64,000 bị thương (6) mặc dù VM tổn thất gấp 4 lần Pháp (300 ngàn) nhưng họ vẫn tiếp tục hy sinh trong chiến lược trường kỳ. Người Pháp quá sợ hãi cuộc chiến Đông dương, nó kéo dài như vô tận không biết bao giờ mới dứt, họ mệt mỏi nên tìm đường ra. Năm 1945, Tướng De Gaulle tuyên bố sẽ chiếm lại Đông dương vì tưởng là ngon ăn lắm nay mục tiêu dã trở thành miếng xương mắc ngay giữa họng. Mục đích chiếm thuộc địa ban đầu nay đã trở thành cuộc chiến ngăn chận CS vì nhận nhiều viện trợ của Mỹ phải theo quỹ đạo của họ. Thực dân Pháp tìm đường ra vì dù thắng địch cũng không giữ được VN vì mất chủ quyền, quân phí năm 1954 ba phần tư là của Mỹ.  Họ cố gắng cầm cự với VM hy vọng giữ được Đông dương trong Liên hiệp Pháp. Hội nghị Genève (7) khai mạc ngày 26-4-1954 để giải quyết các vấn đề chiến tranh Triều Tiên và Đông Dương. Ngày 7-5-1954 ĐBP thất thủ, cuộc họp thảo luận về Đông Dương thực sự bắt đầu ngày 8-5-1954. Các nước tham dự gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung cộng, Quốc gia Việt Nam, Việt Minh (VNDCCH). Trung Cộng có nhiều ảnh hưởng tới Việt Minh, họ đã gây dựng cho VM lớn mạnh như ngày hôm nay Hiệp định được ký kết ngày 20-7-1954 gồm các văn kiện Hiệp định đình chiến tại Việt Nam, tại Miên, Lào. Hôm sau 21-7 họ ra Tuyên bố cuối cùng, không có chữ ký của các bên (chỉ nói miệng) Mỹ và QGVN không ký bất cứ văn kiện nào để phản đối chia đôi đất nước tại vĩ tuyến 17. Thủ tướng Bửu Lộc nỗ lực thương thuyết để Pháp trả độc lập cho VN vào ngày 4-6-1954 (8) nhưng một tháng rưỡi sau thì đất nước bị chia đôi tại vĩ tuyến thứ 17, sông Bến Hải làm ranh giới giới tạm thời. Người Pháp thực hiện VN hóa chiến tranh từ những năm đầu thập niên 50, nay họ giao lại phần dưới sông Bến Hải cho chính phủ QG để rút quân về nước. Pháp và chính phủ QG rút xuống dưới vĩ tuyến thứ 17, thời hạn 300 ngày, thực ra Pháp đã rút phần lớn quân đội về nước trong khoảng thời gian này, phần còn lại khoảng ba chục ngàn rút xuống miền Nam chờ ngày về nước. Pháp ký Hiệp định Genève 20-7-1954 để rút bỏ Đông Dương vì quá sợ hãi cuộc chiến dài vô tận. Từ 19-8-1955 miền Bắc thuộc chính phủ VNDCCH, miền Nam thuộc chính phủ Quốc gia VN. Hà Nội hy vọng vào cuộc Tổng tuyển cử thống nhất, tin tưởng những trò gian lận có thể chiếm trọn miền Nam không mật một tên lính, không đổ một giọt máu nhưng vấn đề không đơn giản. Năm 1955, 1956 chính phủ Ngô Đình Diệm tuyên bố từ chối Tổng tuyển cử thống nhất vì không tin tưởng miền Bắc có tự do bầu cử. Thật ra cuộc bầu cử rất khó thực hiện vì về cơ bản nguyên tắc rất mơ hồ, điều khoản tuyển cử không nằm trong Hiệp định ký ngày 20-7 mà ở trong lời tuyên bố sau cùng ngày hôm sau 21-7. Nó cũng không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nào, chỉ là nói miệng với nhau thôi. Điều khoản chỉ vỏn vẹn có vài hàng về Tổng tuyển cử, không bắt buộc hai bên phải tổ chức. Nay dữ kiện, tài liệu do chính phía CSVN đưa ra (9) thì miền Bắc năm 1956 có nhờ Liên Sô, Trung Quốc can thiệp vận động tổ chức Tổng tuyển cử. Đau đớn thay chính Nga và Trung cộng không ủng hộ  lời kêu gọi của Hà Nội, họ muốn hiện trạng chia cắt Việt Nam được giữ nguyên, có nghĩa là ở đâu ở đó. Paris 1973 Năm 1956, Lê Duẩn được phân công ở lại lãnh đạo trong Nam, ông ta gửi bản Đề cương cách mạng miền Nam ra Hà Nội đề nghị Trung ương mở cuộc chiến tranh nổi đây, dùng vũ lực thống nhất đất nước, không thể chờ bầu cử.  Hồi ấy, Hồ Chí Minh và Bộ chính trị phần muốn chờ Tổng tuyển cử, họ cũng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội tại miền Bắc trước để hàn gắn vết thương chiến tranh tám năm khói lửa. Bộ chính trị chỉ chấp nhận kế hoạch của Lê Duẩn một cách miễn cưỡng và giới hạn Năm 1957 Lê Duẩn được Hồ Chí Minh gọi ra Bắc gấp làm quyền Tổng bí thư thay thế Trường Chinh từ chức vì Cải cách ruộng đất. Năm 1960 Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất đảng Lao động VN, dần dần Lê Đức Thọ, phụ tá thân tín của Duẩn, Trưởng ban tổ chức đảng cho cài đặt tay chân vào bộ máy đảng. Chẳng bao lâu Duẩn và phe cánh nắm quyền tại miền Bắc từ những năm 1963, 1964 trở đi. Tại miền Nam Tổng thống Ngô Đình Diệm và nền Đệ nhất Cộng Hòa bị lật đổ cuối năm 1963, nhưng sự thay đổi chính phủ của miền Nam từ ông Diệm sang các ông Hương, Kỳ, Thiệu… không ảnh hưởng gì tới chính sách chung chống CS, được đồng minh Mỹ ủng hộ. Trái lại Miền Bắc cũng khoảng thời gian này, khi quyền lực vào tay Lê Duẩn, Hồ Chí Minh chỉ có vai trò lễ nghi thì cuộc chiến VN đã sang giai đoạn tàn khốc, đẫm máu, phá hoại đất nước gấp bội lần tám năm khói lửa. Từ cuối thập niên 50, Lê Duẩn cho tiến hành đấu tranh từng bước bằng vũ khí bén nhọn, dao găm, mã tấu, dần dần sau khi thành lập Mặt trận giải phóng cuối 1960 họ đánh bằng những đơn vị nhỏ, xử dụng vũ họ chôn dấu từ trước cũng như được mang vào từ miền Bắc. Từ cuối thập niên 50 tới 1964, Hà Nội chưa đánh lớn vì không được Thủ tướng Khrushchev ủng hộ, thời gian này Nga chủ  trương sống chung hòa bình, vả lại Lê Duẩn chưa làm mạnh vì còn tôn trọng Hiệp định Genève. Sau 1964, Khrushchev bị lật đổ, Brezhnev lên thay với chủ trương cứng rắn hơn khiên BV có nhiều thời cơ thuận lợi. Lê Duẩn nắm thời cơ đưa nhiều trung đoàn chính qui vào Nam đánh mạnh khắp nơi Thời Kennedy từ đầu 1961 đến cuối 1963 cuộc chiến ở giai đoạn du kích, người Mỹ viện trợ quân sự giúp VNCH chống CS xâm lược. Năm 1963 TT Kennedy đã lên kế hoạch rút từ từ mỗi năm 1,000 cố vấn Mỹ (trong số 16,000) (10) nhưng ông bị ám sát ngày 22-11-1963, Phó TT Johnson lên thay thì cuộc chiến đã chuyển sang giai đoạn khác. Theo thăm dò khoảng từ 65% cho tới 70% người dân ủng hộ cuộc chiến VN chống CS xâm lăng. TT Johnson quyết không để mất VN như TT Truman mất Trung Hoa năm 1949, ông đưa quân ồ ạt 175,000 người sang miền nam VN từ giũa năm 1965, và tiếp tục mỗi năm khoảng trên 100,000 đến năm 1968 đã có hơn nửa triệu quân Mỹ tại VNCH (11). Mặc dù tiêu diệt được mấy trăm ngàn tên địch trong vài năm, vì Mỹ có pháo binh, không quân yểm trợ gây tổn thất cho địch gấp mười lần, nhưng phong trào chống chiến tranh của người dân ngày một lên cao, họ nghi ngờ cuộc chiến chống CS, mà cho là nội chiến. Sai lầm của TT Johnson và Bộ trưởng QP McNamara là không dám làm mạnh, đánh qua biên giới, oanh tạc dữ hơn.  Trong khi phong trào phản chiến ngày một mạnh, TT Johnson và McNamara lại áp dụng chiến tranh giới hạn, kéo dài nên đã thua cuộc chiến ngay tại đất nhà (war at home) mặc dù thắng địch tại mặt trận quân sự ở miền Nam. CSVN thiệt hại nặng trong cuộc Tổng công kích tết Mậu thân tháng 2 năm 1968, tổng cộng có 58,372 người bị giết (70 % ), 9,461 tên  bị bắt làm tù binh khoảng 11%, 16,168 tên chạy thoát, các cơ sở vùng bị bại lộ. Địch thảm bại về quân sự nhưng Mậu Thân 1968 lại là khúc quành bi thảm cho cuộc chiến VN. Tháng 5-1968 chính phủ Johnson bắt đầu đám phán với Hà Nội tại Hội nghị Paris để tìm đường ra khỏi cuộc chiến. Nixon đảng Cộng Hòa thắng cử cuối năm 1968, tiếp tục cuộc đàm phán tại Paris, TT Nixon chủ trương hòa bình trong danh dự, có nghĩa là khi Mỹ rút VNCH sẽ không sụp đổ như chủ trương của Humphrey Dân chủ. Nixon giao việc đàm phán cho cố vấn Kissinger với đại diện BV Lê Đức Thọ. Cuộc đàm phán gay go kéo dài mấy năm vì Hà Nội gây khó khăn, họ biết là Hành pháp bị người dân, Quốc hội, truyền thông chống đối buộc phải nhượng bộ để sớm mang lại hòa bình. BV thảm bại trong cuộc Tổng tấn công 1972 nên họ đã nhượng bộ, từ bỏ các đòi hỏi như Mỹ rút không điều kiện,  loại bỏ ông Thiệu, cắt viện trợ VNCH… Hiệp định Paris chuẩn bị ký kết cuối tháng 10-1972 nhưng trở ngại vì ông Thiệu không đồng ý cho BV còn đóng quân tại miền Nam. Sau đó BV phá hòa đàm để chờ phiên họp đầu năm (tháng 1-1973) của Quốc hội mới khiến TT Nixon phải dội 20,000 tấn bom lên thành trì của CSVN họ mới chịu đàm phán nghiêm chỉnh. Một số phụ tá trong bộ Tham mưu của Kissinger chỉ trích Hiệp định như đầu hàng, họ nói trận oanh tạc dữ dội cuối năm 1972 không tống cổ được quân BV ra khỏi miền nam VN (12) Sự thực vấn đề không đơn giản, Nixon phải vội ký kết vì áp lực của Quốc hội mới mà đa số phản chiến, họ sẵn sàng ra luật chấm dứt chiến tranh rút quân về nước để đổi lấy tù binh. Hiệp định ký chính thức ngày 27-1-1973, đúng một tuần sau khi TT Nixon tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai (21-1-1973), ông hy vọng sẽ được Quốc hội cho phép cưỡng bức đối phương thi hành Hiệp định bằng sức mạnh quân sự. Tháng 8-1974, Nixon từ chức vì Watergate, ông mang theo những lời hứa với TT Thiệu xuống tuyền đài. Người Pháp ký Hiệp định Genève năm 1954 vì quá sợ cuộc chiến tranh Đông Dương, chết người, tốn của và dài vô tận. Hai mươi năm sau người Mỹ cũng rút ra khỏi cuộc chiến vì không những tốn kém hết tỷ nọ đến tỷ kia, gần 60 ngàn thanh Mỹ phải hy sinh, hơn thế nữa nó gây phân hóa, xâu xé trầm trọng xã hội Mỹ. Cả Pháp lẫn Mỹ đã phải đương đầu với một kẻ thù vô cùng nguy hiểm, chúng đánh tới bao giờ cũng được dù phải thiệt hại mấy trăm ngàn bộ đội, hàng triệu cán binh. Cuộc chiến tranh tám năm khói lửa do Hồ Chí Minh lãnh đạo chưa tàn khốc bằng giai đoạn sau vì vũ khí chưa tối tân, viện trợ của Trung Cộng cho VM và của Mỹ cho Pháp còn có giới hạn. Cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai của Lê Duẫn, một nhà độc tài theo kiểu Staline đã đẩy hàng triệu thanh niên vô tội vào tử địa khiếp đảm gấp bội lần dưới thời kháng chiên chống Pháp của họ Hồ. Đối với người Pháp người Mỹ, Hiệp định Genève năm 1954 cũng như Hiệp định Paris 1973 chỉ là cách để rút bỏ Đông Dương. Đối với CSVN Hiệp định chỉ là thời gian tạm nghỉ để tiếp tục con đường máu chẩy thịt rơi cho tới khi thỏa mãn cái giấc mộng nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam. Một điều khó hiểu là CSVN đã hy sinh nhiều triệu người của cả hai miền cho công cuộc giải phóng đất nước để tiến lên Xã hội chủ nghia siêu việt. Nay mộng ước đã thành, họ quay trở lại đưa đất nước theo Tư bản chủ nghĩa như chủ trương mới của CS quốc tế vì Xã hội chủ nghĩa nay đã được đánh giá là sai lầm, như thế vài triệu người đã chết oan vì sự sai lầm ngu xuẩn của lãnh đạo có được đền bù thỏa đáng hay không? Các binh sĩ đã bỏ mình cho Chiến thắng đã bị phản bội có được vài lời tạ tội hay không? Dù giải thích ra sao thì những kẻ đã gây nên cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn vì tham vọng điên cuồng mù quáng sẽ đời đời đắc tội với Non sông và Lịch sử. (Trích trong cuốn Từ Hiệp định Geneve 1954 tới Hiệp định Paris 1973, xuất bản 2018) Cước chú (1) Street Without Joy trang 32 (2) Agonie de l’Indochine trang 18 (3) Henri Navarre, Agonie de l’Indochine trang 27 (4) Wikipedia, Guerre d’indochine,  Aide américaine.  The Pentagon Papers Volum 1, Chapter 2 (5) Agonie de l’Indochine trang 47 (6) Wikipedia, Guerre d’indochine (7) Nguyển Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 930-943 (8) Đoàn Thêm, Những Ngày Chưa Quên, Quyển Thượng 1939-1954, trang 224,225 (9) Wikipedia Tiếng Việt, Hiệp định Genève, 1954  (10) Robert S. McNamara, In Retrospect, The Tragedy and Lessons of Vietnam, trang 48, 87 (11) Sách kể trên trang 169 (12) Walter Isaacson, Kissinger A Biography, trang 483  

Tổng thống Putin làm cho Nga vĩ đại trở lại

Trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2016, ứng cử viên Donald Trump hứa hẹn sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, phía đối lập chỉ trích khẩu hiệu của ông. Họ bảo nước Mỹ đang vĩ đại, đâu cần ông làm cho vĩ đại trở lại, cũng đúng thôi. TT Putin thì khác, mặc dù ông không công khai hứa hẹn làm cho Nga vĩ đại như thời Liên bang Sô viết xa xưa nhưng ông âm thầm thực hiện. Trước khi Liên bang Sô Viết tan rã năm 1991, dân số Nga khoảng 290 triệu, đứng thứ ba trên thế giới sau Ấn độ 814 triệu, Trung Cộng 1 tỷ 1(1) đứng trên Mỹ (thứ tư 250 triệu). Nay dân số Nga tụt xuống hàng thứ 9 trên thế giới chỉ còn một nửa (146) vì 15 nước thuộc địa đòi độc lập, tách ra khỏi Liên bang,  dân số Mỹ lên hạng thứ ba sau Trung Cộng và Ấn độ. Về kinh tế thập niên 1970, 1960 Tổng sản lượng GDP Nga khoảng một nửa của Mỹ(2) Nhưng nay chỉ còn chưa được 1/15 của Mỹ GDP Nga năm 2014 được 2,063 tỷ, đứng thứ 7 trên thế giới, năm sau chỉ còn 1,365 tỷ(3) vì giá dầu hạ và bị Mỹ, Tây phương trừng phạt kinh tế. Nay theo quĩ tiền tệ quốc tế Nga đứng thứ 11 (1,719 tỷ), theo Wolrd bank cũng như Liên Hiệp quốc chỉ còn 1,284 tỷ hoặc 1,246 tỷ thứ 12, thứ 13(4) Về quân sự hồi xưa Nga ngang ngửa với Mỹ, nay tuy đứng thứ nhì trên thế giới nhờ kho vũ khí cũ (firepower.com) nhưng Ngân sách quốc phòng chưa được 1/10 của Mỹ. Nga -Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh phân đôi thế giới nay dân số Mỹ gấp 2 Nga, Tổng sản lượng GDP Mỹ (19 ngàn tỷ) gấp 16 lần Nga, Ngân sách quốc phòng gấp 11 lần Nga…nói chung Nga lụn bại sau 1991 vì Sô viết tan rã, các nước thuộc địa đòi độc lập, các nước đồng minh cũ Đông Âu như Roumanie, Hung Gia Lợi, Ba Lan, Tiệp Khắc, Bảo Gia Lợi, Đông Đức… từ bỏ chế độ Cộng Sản, nhiều nước trong đó còn theo Mỹ chống Nga Ngày nay người ta cứ tưởng Nga là một siêu cường trên thế giới, như vậy ông Putin đã thành công, từ một nước Nga lụn bại so với thời Chiến tranh lạnh, ông đã vùng vẫy làm cho thế giới tưởng như nước Nga vĩ đại trở lại Liên bang Sô Viết thời chiến tranh lạnh.     Diện tích Nga chiếm tới 1/6 trên thế giới, là nước rộng nhất thế giới, nhưng dân số lại tập trung ở phần Tây Nga tới gần 80%, các thành phố lớn như Moscow, Saint Petersburg nằm ở Tây Nga (sát Âu châu). Tây Nga chỉ chiếm 25% diện tích cả nước, Đông Nga mặc dù chiếm 75% nhưng  dân cư thưa thớt. Thời Nga Hoàng họ không văn minh bằng Anh, Pháp, hãy còn chế độ nông nô, đất nước lạc hậu, họ nổi tiếng với các nhà văn hào vĩ đại được cả thế giới ngưỡng mộ như Leon Tolstoi, Dostoevsky… Tháng 2-1917 nhà lãnh đạo Kerensky lật đổ Nga hoàng thành lập một chính quyền tư sản (không Cộng sản), tới tháng 10-1917 nhà lãnh đạo Lenine cướp chính quyền từ tay chính phủ tư sản của Thủ tướng Kerensky thành lập nhà nước Cộng sản đầu tiên trên thế giới mà họ gọi là cuộc Cách mạng vô sản. Sau Cách mạng 1917, nước Nga lâm vào một cuộc nội chiến đẫm máu giữa Hồng Quân và Bạch Vệ kéo dài cho tới 1922, khoảng gần 3 triệu người tử trận của cả hai bên. Năm 1922, Staline được cử giữ chức Tổng bí thư, năm 1924 Lenine chết, Staline kế vị. Staline người xây dựng nước Nga Xã hội chủ nghĩa, biến một đất nước lạc hậu thành cường quốc kỹ nghệ nhưng với cái giá quá cao, bằng núi xương sông máu của một chục triệu người. Staline chủ trương tiến lên xã hội chủ nghĩa tại nước Nga thôi, chưa tiến lên vô sản hóa toàn thế giới, áp dụng chính sách kinh tế chỉ huy tối đa, đất nước được công nghiệp  hóa, hợp tác xã để đưa đất nước thành  cường quốc. Thập niên 30 là thời kỳ đẫm máu ghê tởm nhất của nước Nga, Staline tiêu diệt, bắn giết tập thể bọn ăn bám, phản động, lừng khừng, chống đối…năm 2007 cuốn phim truyền hình Pháp lấy tên  “Staline: le tyran rouge” (Staline, bạo chúa đỏ) sau này Gorbachev tố cáo Staline tắm trong máu. Năm 1932-33 ông ta cố tình gây nạn đói giết 7 triệu người Ukraine, năm 1934-39 mở thanh trừng vĩ đại trong đảng, chính phủ, quân đội, các nạn nhân bị bắn trong các trại tập trung từ 1936-1939. Cuộc Thế chiến thứ hai khiến Nga mất 20 triệu người (theo sách báo Liên Xô tại Sài Gòn sau 1975). Năm 1944 Mỹ nhường Đông Âu cho Nga để nhờ họ giúp Mỹ đánh Nhật ở Á châu, nhân cơ hội Staline chiếm các nước Lỗ ma Ni, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Bảo Gia Lợi….từ năm 1946 giúp Mao chiếm Hoa Lục thành lập Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Trung Hoa tháng 10-1949. Trước Thế chiến chỉ có một mình nước Nga theo CS nhưng từ cuối thập niên 40, Staline đã lập được một đế quốc mênh mông từ Âu sang Á. Tháng 8-1949 Nga cho nổ quả bom nguyên tử đầu tiên, năm sau 1950 họ ngầm giúp Việt Minh tại Bắc Việt và công khai đương đầu với Mỹ tại Triều Tiên. Staline chết ngày 5-3-1953 sau sau 30 năm cầm quyền, có năm ông Tổng bí thư kế vị tiếp theo, phần nhiều làm cho tới khi chết. Thời kỳ chiến tranh lạnh giữa khối CS và các nước Tây phương bắt đầu từ 1947. Khrushchev: Kế vị Staline trong chức Tổng bí thư từ 1953-1954, giữ chức Thủ tướng từ 1958-1964. Ông mở chiến dịch hạ bệ Staline sau khi diệt các bộ hạ thân tín, yểm trợ chương trình không gian, chú trọng đời sống người dân. Năm 1956 Khrushchev tố cáo tội ác Staline, chính sách của ông ít đàn áp hơn. Tháng 10, 11 năm 1956 Quân Nga đàn áp dã man cuộc nổi dậy tại Budapset của Hungary khiến phía Hung có 2,500 người chết, phía Nga có 700 người. Khrushchev chủ trương hòa hoãn với Tây phương, tài giảm binh bị, tuy thế ông cũng gây nhiều căng thẳng trong chiến tranh lạnh nhất là vụ khủng hoảng hỏa tiễn tại Cuba tháng 10-1962 Mỹ-Nga về hỏa tiễn Sô viết đặt tại Cuba, suýt đưa tới chiến tranh nguyên tử toàn diện. Tháng 10-1964 khi Khrushchev vắng mặt bị Leonid Brezhnev và Trung ương đảng lật đổ  sau 11 năm cầm quyền từ 1953-1964 Brezhnev: Kế vị Khrushchev từ 1964 cho tới khi chết vào năm 1982, tổng cộng 18 năm, người giữ chức Tổng bí thư lâu thứ nhì sau Staline. Thập niên 70 kinh tế trì trệ vì chạy đua vũ trang, chi phí Quốc phòng chiếm 12.5% Tổng sản lượng GDP (nay ngân sách quốc phòng các nước chỉ từ 1% cho tới 3% GDP). Thập niên 60, 70, 80, 90 GDP Nga ước lượng bằng một nửa Mỹ: Năm 1970 Mỹ 3,5 ngàn tỷ, Nga 1,5 ngàn tỷ, thập niên  90 Mỹ 5, 7 ngàn tỷ, Nga 2 ngàn tỷ, Nga là nền kinh tế thứ nhì sau Mỹ(5) Brezhnev hòa hoãn với Mỹ thập niên 70, muốn tài giảm binh bị (6), năm1968 ra thuyết Brezhnev đàn áp những nước Xã hội chủ nghĩa muốn qua tư bản. Brezhnev mất tháng 11-1982. Yuri Andropov: Kế vị Brezhnev tháng 11-1982 nhưng chỉ tại chức được 14 tháng thì bệnh chết, quan hệ Nga-Mỹ xấu đi dưới thời này. Konstantin Chernenko: Kế vị Andropov tháng 2-1984 là Tổng bí thư thứ năm, Gorbachev là nhân vật thứ hai, ông thường chủ tọa các phiên họp vì Chernenko hay bị bệnh, ông này trở lại chính sách thời Brezhnev, chỉ cầm quyền được mười ba tháng. Sự tan rã của Đế quốc Liên Xô Gorbachev thay Chernenko năm 1985, ông là nhà lãnh đạo Liên bang Sô viết cuối cùng, Tổng bí thư từ 1985-1991, người đứng đầu nước từ 1988 tới ngày giải thể 1991. Ông thực hiện tài giảm binh bị, chấm dứt thời kỳ chiến tranh lạnh. Gorbachev chủ trương bãi bỏ vai trò của đảng trong cai trị đưa tới giải thể Liên bang Sô viết. Gorbachev là nhân vật lịch sử quan trọng của Nga cũng như của cả thế giới, chấm dứt chế độ CS tại Âu châu, mở ra một thời kỳ cách mạng dân chủ tự do cho Đông Âu, Nga. Gorbachev đã thực hiện một số cải cách chính trong nước: Cải tiến kỹ thuật, tăng sản xuất kỹ nghệ, nông nghiệp. Đổi mới: Từ đầu năm 1987, những viên chức chính phủ không cần phải là đảng viên Cởi mở: Bãi bỏ kiểm duyệt, thả tù chính trị và bất đồng chính kiến, người dân được quyền chỉ trích Tổng bí thư, Chính phủ. Từ 1988 một cải cách lớn nhất từ thời Lenine: Tư nhân được quyền sản xuất buôn bán, cửa hàng tiệm bắt đầu hoạt động. Từ tháng 6-1988, cắt giảm quyền kiểm soát của đảng trong chính phủ. Tháng 3-1989 cho bầu Quốc hội tự do trên toàn Liên Bang. Ngày 25-3-1990 Gorbachev được bầu làm Tổng thống Liên bang với số phiếu 59%. Về đối ngoại ông cho cải thiện bang giao với Tây phương, đề nghị hủy bỏ hỏa tiễn tầm trung tại Âu châu. Gorbachev và TT Reagan họp tại Iceland ngày 11-10-1988 bàn về giảm vũ khí nguyên tử tầm trung, sẽ loại bỏ hết vũ khí nguyên tử vào năm 1996. Năm 1989 Gorbachev cho phép các nước Đông Âu tự lựa chọn chế độ, bỏ thuyết Brezhnev, ngay sau đó các nước CS Đông Âu bèn vứt bỏ chế độ CS trở lại tư bản dân chủ tự do như Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Bảo Gia Lợi, chỉ riêng Roumanie xử dụng bạo lực để lật độ chính quyền CS, chiến tranh lạnh chấm dứt. Giải thể Liên bang Sô Viêt: Kinh tế xuống gần khủng hoảng cuối thập niên 80, thực phẩm khan hiếm phải dùng tem phiếu, khiếm ngạch từ 6 lên tới 109 tỷ rúp, dự trữ vàng giảm từ 2,000 còn 200 tấn, nợ công từ zero lên tới 120 tỷ Mỹ kim. Mười lăm (15) nước thuộc địa đòi độc lập, dân số tụt xuống còn một nửa (145 triệu) trong khi dân Mỹ 250 triệu. Gorbachev cởi bỏ xiềng xích CS, đem lại dân chủ tự do cho Nga, Đông Âu, 15 nước thuộc địa, là người có có công với nhân loại. Tháng 8-1991, nhóm CS bảo thủ đưa quân nhẩy dù về Moscow mở cuộc đảo chính Gorbachev nhưng thất bại. Nhân dân biểu tình chống đảo chính, quân đội bỏ về với quần chúng, không ai muốn trở lại chế độ độc tài tàn bạo, đây là cái quẫy mình cuối cùng của tàn dư CS Nga trước khi chết. Yeltsin được bầu làm Tổng thống Cộng hòa xã hội Liên bang Sô Viết Nga 12-6-1991, lúc đó còn là Liên bang Sô viết. Khi Gorbachev từ chức, Liên bang Sô viết giải tán, Yeltsin giữ chức Tổng thống Liên bang Nga, năm 1996, ông tái đắc cử. Thời Yeltsin thị trường kinh tế suy thoái, lạm phát, tham nhũng, vật giá tăng vọt, Tổng sản lượng kinh tế chỉ còn một nửa so với thập niên 90, thất nghiệp, lạm phát phi mã, 10 triệu người lâm vào cảnh bần hàn. Ông giữ chức tới ngày 31-12-1999 khi tỷ lệ ủng hộ không còn gì và từ chức vào ngày này, Thủ tướng Vladimir Putin thành Tổng thống lâm thời. Putin giữ chức Thủ tướng từ tháng 8 tới tháng 12-1999, làm Tổng thống lâm thời do Yeltsin trao lại từ cuối tháng 12-1999 tới tháng 3-2000. Ông đắc cử với số phiếu 53% trong cuộc bầu cử ngày 26-3-2000, nhiệm kỳ 4 năm từ 2000 tới 2004, nhiệm kỳ hai 2004-2008, đồng thời với nhiệm kỳ của TT Bush con. Putin cử Medvedev làm Thủ tướng. Medvedev đắc cử Tổng thống năm 2008, ông ta lại cử Putin làm Thủ tướng, tháng 9-2011 luật bầu cử Nga thay đổi nhiệm kỳ từ 4 năm tới 6 năm. Năm 2012 Putin thắng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống với 63% số phiếu. Tháng 2-2014 Quốc hội Ukraine lật đổ Tổng thống thân Nga Yanukovych, Mỹ và Tây phương công nhận chính phủ mới. Hai ngày sau Putin đưa vũ khí lén giúp bọn gốc Nga chiếm bán đảo Crimea, cuối tháng 3 họ tổ chức bầu cử ma mãnh dưới sự yểm trợ xe của tăng để sáp nhập bán đảo này vào nước họ. Nga bị truất khỏi G8 vì chiếm  Crimea, sau năm 2014, giá dầu hạ, phần bị Mỹ, Tây phương trừng phạt khiến kinh tế Nga tụt dốc thê thảm cho tới mấy năm sau vẫn chưa ngóc đầu dậy được. Năm 2014 Tổng sản lượng GDP Nga khoảng 2,063 tỷ Mỹ Kim, năm 2015 tụt xuống còn 1,365 tỷ, năm 2016 còn 1,283 tỷ. Nước Nga chỉ trông cậy vào khí đốt, tài nguyên thiên nhiên là nguồn lợi chính của họ. Hàng hóa xuất khẩu của họ chẳng được là bao trừ một số ít các hàng giết người như xe tăng, máy bay, tầu ngầm…. Dưới thời Putin kinh tế tốt đẹp, từ 1999 tới 2008 Tổng sản lượng GDP Nga từ 1,320 tỷ lên tới 2,420 tỷ Mỹ kim, năm 2000 giá dầu thô lên cao khiến Putin khai thác dầu khí đưa nước Nga thành một siêu cường năng lượng, họ chiếm 30% tài nguyên thiên nhiên của thế giới (World nature resourses). Tăng trưởng GDP cao, từ 1999 tới 2008 tăng trung bình 7%(7), riêng năm 2000 tăng 10%, Putin đưa Nga lên hàng cường quốc kinh tế thứ 7 trên thế giới, từ 1999 ông giúp đất nước phục hồi lại sau khủng hoảng 1989 thời Yeltsin(8) Năm 1989, 90 kinh tế Nga khủng hoảng dữ dội, đất nước suy thoái trầm trọng về mọi mặt, Liên bang Sô viết tan tành lâm vào tình trạng bần hàn thê thảm khiền nhiều nước nhất là Tây phương khinh rẻ Sô Viết hết thời. Tuy nhiên có người nói đừng coi thường Nga, họ vẫn còn kho vũ khí cũ. Từ ngày lên cầm quyền đến nay, TT Putin mơ tưởng cái thời vàng son của Đế quốc Nga sô chạy dài từ Âu sang Á y như Đế quốc Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn bẩy trăm năm trước. Cách đây hơn 60 năm, nhân vụ khủng hoảng tại kênh đào Suez Tháng 10-1956, Thủ tướng Khruschev tuyên bố với phía Mỹ một câu xanh rờn : “Kể từ nay, những vấn đề quan trọng trên thế giới sẽ do Nga-Mỹ giải quyết, không liên quan gì tới các nước không có hoặc có rất ít bom nguyên tử (ám chỉ Pháp, Anh)” Nga-Mỹ thuở nào đã phân đôi thế giới mà bây giờ cái thời chọc trời khuấy nước của Sô viết xa xưa nay còn đâu? Kết Luận Putin chiếm Crimea, ra mặt chống đối Tây Phương và Mỹ giống như thời chiến tranh lạnh Trên trang RFI tiêng Việt tháng 4-2014 có đăng bài “Putin cố gắng dựng dậy cái xác cũ Liên Xô”, họ nói Putin làm dấy lại không khí chiến tranh lạnh Đông -Tây. Nhật báo Aujourd’hui en France nhận định Liên Bang Sô viết đã biến mất từ 1991 và rõ ràng là Putin tỏ ra quyết tâm muốn hồi sinh cái thây ma đó không chỉ qua vụ sáp nhập Crimea mà còn qua nhiều quyết định tại Nga. Tờ báo cũng trích lời Putin có lần nói người không luyến tiếc Liên Xô là không có trái tim, không mong phục hồi Liên Xô là không có cái đầu. Tờ báo Pháp cho rằng nay sự sùng bái Sô viết được khuyến khích từ lãnh đạo, Putin để lại câu nói nổi tiếng “Sự tan rã của Liên xô là thảm họa địa lý chính trị lớn nhất của thế kỷ 20” Những người CS tiếc nhớ chế độ cho rằng Tổng bí thư Gorbachev làm sụp đổ Sô viết là hoàn toàn không tưởng. Theo lời kể của Kissinger(9), ngay giữa cuộc Tổng tấn công của CSBV năm 1972, Brezhnev rất mong mỏi, thèm muốn được họp Thượng đỉnh với TT Nixon để thương thuyết tài giảm binh bị và mua lúa mì của Mỹ vì nước Nga bị mất mùa, thiếu thốn. Thời Gorbachev, Sô Viết đã nhận ra sự sai lầm của kinh tế chỉ huy và muốn có cuộc cách mạng mới. GDP Mỹ nay khoảng 19,000 tỷ (tùy theo nguồn) gấp gần 16 lần Nga, Dân số Mỹ nay đông hơn gấp hai lần Nga (320/146), Ngân sách quôc Phòng Mỹ (700 tỷ) gấp hơn 10 lần NSQP Nga (hơn 60 tỷ). Về máy bay quân sự Mỹ (13, 444) gấp gần 4 lần Nga (3,547) về Tầu sân bay Mỹ gấp 19 lần Nga (Mỹ 19, Nga 1). (11) Ngay như Trung Cộng nay cũng không coi Nga là đối thủ, dân số TC gần gấp 10 lần Nga (1 tỷ 3), GDP của họ là 11 tỷ Mỹ Kim gần gấp 10 lần Nga, Ngân sách quốc phòng TC nay khoảng 180 tỷ gấp 3 lần Nga, họ chỉ thua Nga về khoa học quân sự. Nay Nga vẫn được xếp thứ nhì trên thế giới sau Mỹ về quốc phòng vì nhờ kho vũ khí cũ từ thời Sô Viết để lại, nhất là vũ khí nguyên tử Putin can thiệp quân sự vào Syria từ 30-9-2015, trung bình một ngày tốn 3 tới 4 triệu Mỹ kim, tính tới tháng 3-2016 họ chi khoảng 500 triệu (How much Has The Syrian Civil War Cost Russia And The US? www.ibtimes.com ), mục đích chỉ là lấy uy thế cho nước Nga. TT Putin cũng bị đảng Dân chủ Mỹ lên án đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 để giúp cho Donald Trump thắng cử. Sự thực ông có can thiệp bằng tung tin trên internet nhưng kết quả không được bao nhiêu, cử tri Mỹ bầu cho ông Trump vì không muốn gia đình Clinton trở lại tòa Bạch Ốc thêm lần nữa. Trong một bài đăng trên BBC Vietnamese (24-5-2018): “Ông Lê Duẫn từ 1973 đã lo bị Mao tấn công”, họ trích lời Sergey Radchenko (GS bang giao quốc tế Anh quốc) trong bài Why Were the Russians in Vietnam? Ông này cho biết thắng lợi trong cuộc chiến VN chỉ là chiến thắng vô ích đối với Moscow, nó chỉ đem lại chút uy tín cho một siêu cường nhưng không đem lại lợi ích gì cho ngân sách nhà nước. Radchenko cũng cảnh báo sự can thiệp của Putin tại Syria giống như chiến tranh VN, dễ gây hậu quả lâu dài tai hại cho nước Nga Putin can thiệp vào cuộc chiến Sysia cũng như Brezhnev thập niên 70 can thiệp tại Việt Nam rất tốn kém nhưng chẳng đóng góp gì thiết thực cho Moscow. Nay không những dân số Liên bang Nga tụt xuống còn một nửa (145 triệu) mà toàn Đế quốc Liên Xô đã sụp đổ từ đầu thập niên 90 khi các nước đàn em Đông Âu từ bỏ CS. Với thực trạng thê thảm của nước Nga như thế mà Putin muốn dựng lại cái xác chết của Sô viết thì thử hỏi ông làm được trò trống gì Muốn dựng lại Đế quốc Cộng Sản thời Staline hay Brezhnev, TT  Putin không những phải chiếm lại 15 nước thuộc địa, mà còn phải chiếm lại các nước CS Đông Âu trước đây, chỉ có những kẻ mất trí mới nuôi những ảo tưởng điên khùng như vậy. Lịch sử đã sang một trang khác từ cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, thời mà các Tổng bí thư Sô viết đã từng hét ra lửa, mửa ra khói nay còn đâu? thời mà Liên Bang Nga đã từng chọc trời khuấy nước, chia đôi thế giới với Hoa Kỳ nay còn đâu? tháng 8-1991, cuộc đảo chính Gorbachev tại Moscow của nhóm bảo thủ CS thất bại vì người dân không muốn trở lại thời kỳ độc tài hà khắc. Lịch sử thế giới từ thời A Lịch Sơn Đại Đế, La Mã, Hung Nô, Nã Phá Luân, Mông Cổ.. . nhân loại đã chứng kiến biết bao cảnh Đế quốc suy tàn, không ai có thể quay ngược bánh xe lịch sử. Mới ngày nào Đế quốc Sô viết hùng cứ một nửa phần quả đât thế mà đầu hôm sớm mai đã tan như xác pháo, có sinh thì có diệt. Vạn sự vạn vật của thế gian không gì có thể thoát ra khỏi luật vô thường, sinh và diệt cũng chỉ là sự tuần hoàn của Đấng Hóa Công. TT Putin tiếc nhớ nhưng ông không thể quay lại thời vàng son của nước Nga, ông nên quên cái thời chọc trời khuấy nước xa xưa của Đế quốc Sô Viết thì hơn Liên bang Liên Xô đã chết từ mấy thập niên qua, nó chỉ còn để lại một tiếng vang: Vang bóng một thời Cước chú      (1) Wikipedia, List of countries by population in 1989 (2) Kinh tế gia Samuelson nói trong cuốn Economics trang 830 (in 1970)     “Thập niên 1970 cũng như thập niên 1960 Tổng sản lượng kinh tế của Nga vào khoảng một nửa Tổng sản lượng Mỹ”      (In the 1970s, as in the 1960s, U.S.S.R real GNP is about one-half  United States real GNP) (3) Statista.com, Russia GDP from 2012-2022 (4) Wikipedia, List of countries by GDP (5) Wikipedia, List of regions by past GDP (PPP) (6) Henry Kissinger, White House Years, Chương XXV (7) Wikipedia, Economy of Russia (8) Wikipedia , Vladimir Putin (9) Kissinger, White House Years, Chương XXV, Hanoi Throws the Dice: The Vietnam Spring Offensive trang 1097-1123. (10) List of countries by GDP, Theo World Bank: GDP Nga 1,283 tỷ, Nam Hàn được 1,411 tỷ thứ 11, theo Liên Hiệp Quốc: GDP Nga 1,246 tỷ, thứ 13, Nam Hàn có GDP 1,411 tỷ, thứ 11 (11) Globalfirepower.com  

Vui cười

Một cụ ông ngoài 80, nặng tai đã lâu, quyết định kiên trì để theo đuổi bác sĩ và… được chữa khỏi. Vài tháng sau, ông già quay trở lại phòng khám để cám ơn.  Bác sĩ hỏi thăm: – Chắc gia đình ông vui mừng lắm nhỉ ? Ông già đáp : – Suỵt ! Tôi chưa báo cho con cháu biết về sự phục hồi của thính giác.  Hôm nay tôi đến cám ơn BS, nhờ BS mà tôinghe được các câu chuyện của chúng nó … và tôi đã sửa lại di chúc ba lần rồi ! 

Phục Việt để Phục Quốc: VIỆT NAM: Bỏ Ý Thức hệ về với Quốc Duy! – Phan Văn Song

Chiến đấu không hiểm nguy, chiến thắng không huy hoàngÀ vaincre sans péril, on triomphe sans gloire ( Le Cid 1637 – Pierre Corneille 1606-1684) Từ hôm Chúa Nhựt 10 tháng 6 năm 2018, liên tục suốt cả tháng 6, và nay đã qua tháng 7, tại Việt Nam, quê hương thân yêu của chúng ta, đã nổi lên các cuộc biểu tình lớn ; Hà nội, Sài gòn, và nhiều thành phố khác. Các người biểu tình đã trương lên những biểu ngữ và hô to những khẩu hiệu chống Luật Đặc Khu Kinh Tế giành riêng cho người lạ và nước ngoài – ai? – Ngoài Tàu Cộng – thuê đất 99 năm và Luật An Ninh Mạng để kiểm soát việc sử dụng tất cả các mạng thông tin, để bịt miệng toàn dân, tiêu diệt quyền tự do ngôn luận. Những cuộc « Tổng biểu tình » nầy, ngày nay tiếp tục lan rộng, thoạt đầu ở Hà nội, Sài gòn, Quỳnh Lưu, Nghệ An, Thạch Hà, Hà Tĩnh, nay đã Đà Nẵng, Huế, qua các Giáo xứ Thiên Chúa Giáo La Mã của địa phận Vinh, Giáo hạt Can Lộc, Giáo xứ Văn Hạnh, Giáo xứ Song Ngọc, sang đến các tỉnh Bình Thuận, nhập vào các thành phố Phan Rí, Phan Rang, Nha Trang, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa, Vũng Tàu, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Gạo, Gò Công, Phú Quốc … Riêng ở Sài gòn ta, biểu tình nhiều đoàn, nhiều chỗ như ở Phú Nhuận, sân vận động Tao Đàn, quận Tân Bình, khu nhà thờ Đức Bà, công viên Hoàng Văn Thụ…Cuộc biểu tình ở Sài gòn dai dẳng từ sáng sớm đến 5 giờ chiều vẫn còn đông người, gây kẹt xe, nghẽn giao thông tất cả các tuyến đường quan trọng của thành phố. Các biểu ngữ và nhiều tiếng hô khẩu hiệu đều nói rõ : “Cho mướn đặc khubán nước cho Tàu Cộng”. Riêng tỉnh Mỹ Tho, dân biểu tình hàng mấy trăm người đã tụ tập trước cổng Bộ Chỉ Huy Quân Sự Tỉnh Tiền Giang, giương cao biểu ngữ và hô to nhiều lần khẩu hiệu: “Đả đảo Công Sản, Đả đảo Cộng Sản bán nước”. Và đây cũng là lần đầu tiên, xảy ra những cuộc biểu tình lớn chưa từng thấy như vầy – kể từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam, nuốt lời, xóa chữ ký, tự ý, vi phạm Hiệp Định Đình Chiến Paris 1973, giữa hai Quốc gia, giữa hai Miền Nam Bắc, xô quân vượt tuyến biên giới xâm lăng chiếm quốc gia Việt Nam Cộng Hòa, cưởng chiếm Miền Nam và dân chúng Việt Nam Tự Do, và cướp chánh quyền, giành quyền cai trị toàn đất nước từ 1975 ! Lần nầy thật rõ ràng, kể từ đây, từ ngày 10 tháng 06 của năm 2018, đã bắt đầu, bằng những cuộc biểu tình, đánh dấu khởi đầu của một cuộc Tổng Nổi Dậy của một số đông đồng bào Việt Nam và tương lai hy vọng sẽ của toàn thể dân tộc người Việt ta, mà một số đông các thân hữu ở hải ngoại và trong nước đã hãnh diện đặt tên là “Cuộc Cách Mạng Mùa Hè 2018 ở Việt Nam” ! 1. Cộng Sản Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản quốc tế đã đưa dân tộc Việt Nam ta tới vòng tự huỷ, mù quáng, suy nhược, mất gốc, diệt chủng trước Hán họa. Ngày 18/1/2018 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cộng Sản Hà nội nói thẳng thừng và rõ ràng, tại Hội nghị Phát triển, rằng vị trí chiến lược của Đặc Khu Kinh tế Vân Đồn là: Hành lang nối Việt Nam – ASEAN – và Trung Cộng là một nút quan trọng trong đề án “Một vành đai, một con đường –  Nhứt đái, Nhứt Lộ – One Belt One Road” của Trung Cộng, một giấc mơ tạo lại Con đường Lụa của thời vàng son của những thời xa xưa. Như vậy, rõ ràng Đặc Khu Kinh tế Vân Đồn, chính là mắc xích đầu tiên, nằm tại đất Việt Nam của, con lộ OBOR, cũng là mắc xích đầu tiên của tiến trình Hán hóa Việt Nam của Tàu Cộng qua sự phối hợp của Đảng Cộng Sản Hà nội đương quyền Việt Nam, thái thú biết nói tiếng Việt của Tàu. Chúng tôi xin trích bài viết « Tiến trình Hán hóa qua các Đặc khu kinh tế» của người bạn thân, anh Tiến sĩ Hóa học Mai Thanh Truyết đã nói rõ cái mưu toan cướp nước của Tàu Cộng và bán nước của Việt Cộng : « Theo định nghĩa, Đặc khu kinh tế (Special Economic Zone) là tên gọi những vùng trong đó việc quản lý, điều hành được thực hiện theo phương thức ưu đãi đặc biệt, nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư ở cả bên trong lẫn bên ngoài lãnh thổ của một quốc gia, tạo thêm việc làm, tăng nguồn thu cho công quỹ (sic) » – người viết chúng tôi cùng tác giả Mai Thanh Truyết xin trích đúng từ ngữ và văn phong Việt Cộng – . Trong chiều hướng đó, Cộng Sản Hà nội đương quyền tại Việt Nam đã chánh thức công bố việc khai sanh ra ba Đặc Khu đầu tiên của Việt Nam là: Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang). Tuy nhiên, trên thực tế, kể từ khoảng 10 năm trở lại đây, Việt Nam đã có 18 Đặc khu rồi trong số này có 15 Đặc khu Kinh tế ven biển và ba Đặc khu Kinh tế trong đất liền (Thái Bình, Ninh Cơ, Đông Nam Quảng Trị). 18 đặc khu ấy đang chiếm 730.553 hectare (7305,5 km2) mặt đất và mặt biển … » Do đó, Luật Đặc khu Kinh tế cho 3 Đặc Khu này chỉ là một cách hợp thức hóa cho tất cả những Đặc khu Kinh tế đã được thiết lập hơn 10 năm qua giữa Việt Cộng và Tàu Cộng. Hay hoặc giả, (một giả thuyết của hai chúng tôi) là một cách thăm dò phản ứng của người Việt trước những sự đã rồi. Và phản ứng của người dân Việt ta đã rõ rệt, và đã được thể hiện vào ngày 10/6 trở đi : Toàn dân Việt Nam trên toàn quốc đã đứng lên phản đối mãnh liệt Dự luật Đặc khu Kinh tế với 99 năm cho Tàu Cộng thuê mướn. Thế nhưng, có người trong nước lẫn hải ngoại, vẫn tự hỏi cho rằng người dân Việt ta phản ứng có quá khích lắm không ? Chỉ vì hiểu (lầm ?) định nghĩa của Đặc khu Kinh tế (Special Economic Zone) là những vùng được quản trị, điều hành, thực hiện, theo phương thức ưu đãi đặc biệt, nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư cả quốc nội lẫn hải ngoại của một quốc gia, tạo thêm việc làm, tăng  thu nhập quốc gia? – chúng tôi xin dịch thành từ ngữ việt của người mình để dễ hiểu ! Và bạn Mai Thanh Truyết đã trả lời rõ ràng bằng những dẫn chứng : với hai thí dụ, 1. Dự án Bauxite ở Tân Rai (Bảo Lộc) và Nhân Cơ (Đắk Nông) Ngày 26-7-2008, Lễ khởi công dự án Tân Rai với một số vốn đầu tư là 687 triệu USD và sử dụng tới 2297 ha (23 km2) đất đang trồng cà phê, chè, cây ăn trái… của các xã Lộc Phú, Lộc Ngãi và thị trấn Lộc Thắng thuộc huyện Bảo Lâm, Bảo Lộc; và trên 120 km2 cho Nhân Cơ và 6 địa điểm khác ở tĩnh Đắk Nông. Kết quả hiện nay sau tại cả hai nơi, từ năm 2014, là hàng năm phải chịu lỗ trên dưới 5 triệu $US ! 2. Dự án Formosa Vũng Áng (Hà Tĩnh) : Ra đời năm 2006, rộng 228 Km2 nằm tại Hà Tĩnh chạy dọc theo quốc lộ 1 xuôi về phía Nam. Đặc khu Vũng Áng đã được chính thức xem như là “một vùng tự trị đầu tiên của TC tại Việt Nam” kể từ ngày 14/7/2014, vốn đầu tư 97 tỷ Mỹ kim và cho thuê đất trong vòng 70 năm. Tuy mang danh là một công ty Đài loan, nhưng thật sự có mặt tại Vũng Áng đã có 15 nhà thầu Tàu Cộng, so với 12 nhà thầu Đài Loan. Số nhơn công Tàu cộng là 4.568 người / 5.917 công nhơn gốc ngoại quốc (77%). Đúng là một lực lượng người Tàu vừa Tàu cộng &Tàu Đài loan đang xâm chiếmViệt Nam, tạo thành một khu “nội bất xuất ngoại bất nhập”. Kết quả, hiện nay chưa có 1 kg gang thép nào sản xuất từ nơi này, nhưng hệ lụy cá chết hàng loạt từ ngày 6/4/2016 ảnh hưởng suốt cả vùng biển từ Hà Tĩnh đến tận Đà Nẵng và di hại đang di chuyển dần theo dòng hải lưu… như chúng ta đã biết. Qua hai thí dụ trên, chúng ta thấy rõ là các đặc khu kinh tế đang thực hiện đó chỉ là những lãnh thổ quốc gia của ta đã bị Tàu “xâm thực”, trá hình để Việt Cộng giao đất nước cho Tàu Cộng ! Những « khu Tàu trị » ! Người dân Việt Nam chẳng những không được hưởng thành quả kinh tế của các đặc khu – như định nghĩa – mà còn bị nhiều thiệt hại do mất đất mất nhà, ô nhiễm, và tệ nạn xã hội do sự hiện diện của “công nhơn” Tàu. Tóm lại : Cộng Sản Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản quốc tế đã đưa dân tộc Việt tới vòng tự huỷ, mù quáng, suy nhược, mất gốc, diệt chủng trước Hán hoạ. Do đó : Từ ngày 10 tháng 06 của năm 2018, đã bắt đầu, bằng những cuộc biểu tình, khởi đầu của Cuộc Tổng Nổi Dậy của một số đông đồng bào Việt Nam và trong tương lai hy vọng sẽ của toàn thể người dân Việt Nam ta, làm thành  “Cuộc Cách Mạng Mùa Hè 2018 ở Việt Nam” chống Tàu diệt Việt Cộng lấy lại Độc Lập và Tự Chủ cho Đất Nước Việt, Tự Do va Quyền Tự Quyết cho Việt tộc ! Cùng với bạn Mai Thanh Truyết chúng tôi góp ý kêu gọi :  Đã hết giờ rồi ! Bỏ đi những phân tích, bỏ những xin xỏ, nhờ vã ngoại nhơn, nào Ông Trump, nào các lãnh tụ các quốc gia, khi Úc châu, lúc Liên Âu … Để làm cái gì ! Không ai thương người Việt bằng người Việt ! Không ai giúp người Việt bằng người Việt ! Hãy vứt đi những tuyên ngôn, tuyên cáo, kiến nghị … Nhứt định « Không nói chuyện với Tàu ! Không nói chuyện với Việt Cộng ! Trong lúc bà con trong nước đang chịu đựng sự đàn áp dã man của Cộng Sản Việt Nam với sự tiếp tay của quân lính Tàu Cộng, trong lúc máu đã đổ khắp nơi bởi bạo quyền, chúng ta, những người con Việt hải ngoại phải gánh chung phần trách nhiệm và bổn phận đối với Đất Nước với bà con ở trong nước. Hải ngoại : Hãy và Phải – Đóng góp tài chánh (xuyên qua cá nhân hay đoàn thể tin tưởng chứ không qua trung gian Việt Cộng) để hỗ trợ bà con trong nước một cách cụ thể : mua nước lương thực, giúp đỡ người bị thương v.v… – Viết truyền đơn để đi gặp các bạn bè đoàn thể tại địa phương với ngôn ngữ địa phương, để cắt nghĩa cuộc đấu tranh tại Việt Nam và nhờ họ giúp mình bằng : –  Cùng chúng ta Boycott, tẩy chay hàng hóa, lương thực Made in China, Made in Vietnam ! Trong nước : Hãy và Phải – tiếp tục đẩy mạnh công cuộc Cách Mạng bằng Bất Tuân Dân Sự : đình công, không trả tiền lộ phí BOT, đốt Chợ, … biểu tình kẹt xe, nghẽn đường phố, biểu tình chạy, tụ tập ngắn hạn đủ gây rối xong tan hàng chạp sang tụ tập chỗ khác… như hồi vừa mất nước thua trận tụ tập chợ trời  Chợ Cũ hay chợ Trương Minh Giảng vậy ! Hay, nếu liều lĩnh hơn, chịu chơi hơn … sắp hàng trước các trụ sở Công An đòi … vào tù. Công Sản dám nhốt hết toàn thể quần chúng không ? – Chúng ta thử hình dung : công nhơn sở rác Hà Nội và Sài Gòn ngưng hốt rác ! Công nhơn ở các công ty điện nước, … và cả cây xăng … đồng loạt đình công – Người dân buôn thúng bàn bưng đình công không nhóm chợ. – Nhơn viên y tế, bác sĩ, nhà bảo sanh … ngưng việc – Sanh viên và học sanh cùng thầy giáo đồng loạt không đến trường, không đến lớp, – Vận động các cơ quan hành chánh nơi quý vị cư trú cho họ hiểu rõ tình trạng đàn áp và bán nước của Đảng Cộng Sản – Địch Vận, kéo họ trở về với dân tộc, với lẽ phải… với Nước với Dân ! Và – Dứt khoát không gởi tiền về Việt Nam. CộngSản Hà nội đang khủng hoảng về tài chánh do kinh tế kiệt quệ. Nhiều nơi không có tiền trả lương cho công nhơn viên chức, thậm chí công an cũng không có lương như tình trạng ở Bà Rịa. – Và thử hè nầy không về du lịch Việt Nam ! Hay về tham gia biểu tình, nên nhớ gởi Thông Hành cho Sứ quán của quốc tịch mình. Tạo thế khó ngoại giao ! Tạo 10, 100, 1000 …Will Nguyễn nếu được ! Mỗi một sự kiện trên đều sẽ là một ngòi nổ chấm dứt độc tài tập thể của Cộng Sản tại Việt Nam. Và hôm nay, hãy vận động cho Cuộc Tổng Biểu Tình ngày 7/7 /2018 sắp tới cùng khắp thế giới, cùng một ngày, đánh động lưu tâm toàn thế giới ! Phải vận động để Đảng Cộng Sản phải tự sụp đổ. Đã đến lúc, đây là thời cơ để chính các Đảng Viên phải tỉnh ngủ, thức dậy, cùng nhau, đánh đổ, vứt bỏ, các lãnh đạo, các đầu não đã dùng ý thức hệ Cộng sản Quốc tế đã lường gạt họ, đưa dân tộc Việt tới vòng tự huỷ, mù quáng, suy nhược, mất gốc, diệt chủng rước quân Hán vào nhà. Sau đó, họp cùng với toàn dân trở về với Dân tộc, với Văn hóa Đại Việt, với truyền thống Đại Việt, với cái Đạo Đức Tử Tế của Đạo Việt, với Tôn Giáo Đạo Việt Thờ Ông Thiên, Thờ Ông Bà Tổ Tiên,  Biết Ơn Đất Nước, Biết Nghĩa Đồng Bào ! Lúc xưa, trước năm 1975, chúng ta người dân Miền Nam Việt Nam cũng theo ý thức hệ Dân Chủ Tự do – libéralisme, nhưng lại quá lai căng Âu Mỹ, quá xa với văn hóa gia đình của dân tộc Đại Việt, vì lúc thì triết lý mơ hồ với chủ thuyết Nhơn Vị nhập cảng từ phương tây, khi thì tư bản thực tiển do Hoa Kỳ dẫn dắt, tuy với cả hai đã ít nhiều gì xây dựng được một chế độ đầy nhơn bản, đầy sáng tạo, nhưng đã bị phá sản ngay lúc nhập cuộc vi thiếu căn bản dân tộc Việt, một phần do hoàn cảnh chiến tranh bất bình đẳng, dân quân Miền Nam không chủ động hoàn toàn, chỉ vì bằng mọi giá phải đở, phải chống, Be bờ chống lũ lụt Cộng Sản, do đó, mãi rồi, cũng phải có ngày vỡ đê, nên một sáng đẹp trời của năm 1972, vì cái đê chống lụt Tàu Cộng không cần thiết nữa, vì chiến thuật be bờ chống làn sóng đỏ cộng sản cũng không còn thời sự nữa, nên nhà thầu Hoa Kỳ bèn cắt vật liệu làm đê. Thế là thân phận dân chúng Miền Nam Việt Nam ta cũng nhưng chế độ một quốc gia Nhơn Bản, Ôn Hòa, Đạo Đức trở thành thân phận  thua kém, đắm đuối nổi trôi [swim or sink] cuốn theo chiều gió (gone with the wind ) của cái nhìn chánh trị thực tiển (real politic) của Hoa Kỳ ! Bài học nầy, người Việt chúng ta PHẢI nhớ đời và truyền cho con cháu !. Người Do Thái bị Đức với chủ thuyết Quốc Xã Nazi tàn sát diệt chủng với 6 triệu nạn nhơn thật là một thảm họa ! Ngày nay hằng năm, toàn dân  Do Thái khắp thế giới nhớ mãi cái SHOAH- שואה – thảm hoạ – catastrophe – disaster – ấy ! Một Viện Shoah, những đài kỷ niệm Shoah đều được lập ra để con dân Do Thái mãi mãi cảnh giác không quên. Người dân hai Miền Nam Bắc Việt Nam ta, Nam với 20 năm chiến tranh tự vệ be bờ, Bắc với 20 năm khi bị đấu tố hành hạ, lúc bị lường gạt xuôi Nam lấy thân lót đường Trường Sơn cho xe Molotova xâm lược Miền Nam, khi lấy thân lấp lỗ châu mai hàng rào Tòa Lãnh Sự Mỹ Sài gòn năm 1968 …hay phơi thây xâm lược, chơn xích vào đại liên trên hào hố chung quanh An Lộc, Bình Long… Kẻ ở Nam, khi thì bị người ở Bắc đập đầu chết trên các nẻo đường thành phố Huế, lúc bị pháo Bắc quân bắn đuổi trên đường tỵ nạn, nát thây trên đại lộ Kinh hoàng Quảng Trị xuôi nam, hay trên đường 19 khi vượt Sông Ba tháng Tư năm 75, hay chìm tàu, hay làm mồi cho cá lúc vượt biên những năm 79/80… Shoah Việt Nam chắc chắc nhiều nạn nhơn cũng không kém 6 triệu nạn nhơn  Shoah Do Thái đâu ! Thế mà hằng năm vẫn còn lắm kẻ đòi đổi tên Ngày Quốc Hận … Do đó, ngày mai, phải tự tin, Aide – toi le Ciel t’aidera, ngạn ngữ pháp ngữ nầy học từ thuở hàn vi vẫn theo đuổi thằng tui. Hãy tự lo cho mình, Trời Phật Chúa sẽ phụ thêm ! Do đó chúng tôi phản đối tất cả  những cái xin, cái xỏ ! Xin nào Ông Trump ! Xỏ nào ông Macron ! Nhờ vã nào ông … Vì Việt Cộng ? Cũng với chế độ Xin Cho, cũng nào đi lại, ngoại giao Xin Cho Tài Trợ. Cũng và cũng … nay qua Mỹ, xin cho nào ông Trump, mốt qua Tàu khấu đầu … nào ông Tâp ! Và dĩ nhiên mình trách, mình chưởi họ được ! Nhưng tại sao mình lại làm giống họ ! 2. Tái lập thể chế Quốc Duy: Quốc Gia Tự Quyết, Dân Tộc Tự Duy Ta thử đặt tiềm lực tự quyết trên căn bản lịch sử, địa chính [Thống Nhất Lãnh Thổ Trên Đất Tổ]; tạo nỗ lực tự chủ trên giá trị khai phóng dân tộc nhơn bản, tử tế, bình đẳng, kết sanh [dân lành, nước mạnh]; đặt khả năng dân tộc sanh tồn, an sanh tự duy trên giao kết bình đẳng, trọng thể [TựThắng để Duy Toàn]. Nhưng cái ngày mai tươi sáng ấy đặt cho toàn thể người Việt lắm điều kiện. Thoạt nhìn thì thấy không khó. Mà thực hiện thì khó khăn vô cùng. Đó là không mất gốc, là còn người Việt, và đặc biệt còn là con người Đại Việt, dân tộc cuối cùng không bị Hán hóa của nhóm Bách Việt ! Do đó chúng ta phải  là Phục Việt để Phục Quốc. Đặt vấn đề tuổi trẻ và ngày mai của đất nước PHẢI đặt vấn đề « CÒN ». CÒN thanh niên Việt. Còn người Việt. CÒN dân tộc Việt. CÒN dân tộc Đại Việt. Còn mà liên lập, chớ khồng Còn mà gây hấn và cô lập. CÒN mà chung sống, đáng sống, của Con người. CÒN để làm, cho Đạo lớn không bị đè bẹp, làm Chủ trong thế điều hợp. Mà trước tiên, người Việt phải biết tiếng Việt, Tuổi trẻ Việt phải nói tiếng Việt, để còn gốc, còn Dân Tộc Việt, còn Văn Hóa Việt, còn Hồn Việt, còn ĐẠO VIỆT, với Tứ Ơn hay đúng hơn Hai Thờ : Thờ Ông Thiên (Phật, Chúa, Trời, Đất) Thờ Ông Bà Tổ Tiên, và một Ơn một Nghĩa, Ơn Đất Nước, Nghĩa Đồng Bào ! Để Kết Luận : Xin một lời kêu gọi : Đồng bào, bà con trong nước đã đồng Một lòng đứng lên, hãy nói Tiếng nói Dân Tộc, hãy giữ Tấm lòng Dân Tộc, hãy giữ linh hồn Dân Tộc, hãy Bảo vệ Đất Nước Việt Nam, Chủ quyền Việt Nam – Chống Luật Đặc Khu Bán Nước cho Tàu là Giữ Chủ quyền nước Việt ta  !Giữ Độc Lập, Tự Chủ Tự Do bằng chống Luật An Ninh Mạng đang bịt miệng Dân, khóa linh hồn Nước ! Quý anh Đảng Viên, quý anh Chiến sĩ Quân đội Nhân dân, quý anh Công an, quý viên chức Đảng ! Tất cả các anh Đảng Viên Đảng Cộng Sản Việt Nam ! Các anh hãy vứt bỏ « cái áo Đảng Bán Nước, cái áo Đảng ngoại lai » đang máng vào thân thể các anhđi ! Hãy trở về với cái thân thể người Việt ! Hãy trở về với cái linh hồn người Đại Việt đi ! Các anh nên nhớ trong suốt lịch sử Việt Nam ta, đất nước chúng ta đã bị ngoại xâm 23 lần 21 lần là do Tàu người anh em láng giềng môi hỡ răng lạnh 16 chữ vàng Mà lần cuối cùng đối với các đồng đội của các anh ! Các Chiến sĩ Quân Đôi Nhân Dân của các anh ! Các anh quên sao ngày 17 tháng Hai năm 1979 ? Các anh quên sao ngày 14/03/1988 các chiến sĩ Hải quân Nhân dân bảo vệ đảo Gạc Ma – Trường Sơn ? Và 10 năm, giữ biên giới 1979 -1989, chiến trường Cam bốt Chia ? Tàu-Ta ? Bạn hay Thù ? Như một anh Tướng của các anh đã nói : Chiến tranh chống Tàu bảo vệ biên giới dài hơn chiến tranh chống Pháp giải phóng đất nước – 10 đánh Tàu/9 năm đánh Pháp ! Ngày nay các anh dám đành đoạn nở tâm sao để Tàu xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam ? hảm hiếp, đàn áp đánh đập đồng bào Việt Nam ? Chỉ vì các đàn anh hay các ông chủ của các anh Quyết Bán Nước Bán Dân để Giữ Đảng ! Các anh có chắc ngày mai, Nước Mất, các anh còn đảng viên của một Đảng Việt Nam không ? Tỉnh dậy đi ! Hãy về với dân tộc Đại Việt ! Hãy cùng toàn dân Việt dẹp Cộng đuổi Tàu ! Mong lắm ! Hồi Nhơn Sơn, 7/7/2018, Ngày Sanh Nhựt 76 tuổi  

Vô Cảm, Hèn, Sợ hay Bán Nước! – Phan Văn Song

Không có can đảm nêu ý kiến mình kể như không có ý kiến – N’avoir pas le courage de son opinion, c’est n’avoir pas d’opinion. Pensées et maximes  – Tư tưởng và châm ngôn(1867) Émile de Girardin (Nhà báo 1806-1881) Mở: Nước đã mất rồi. Không còn hy vọng Thoát Trung. (Trúc Giang MN) Xin phép tác giả Trúc Giang được mở bài viết của chúng tôi bằng lời tựa của bài viết tác giả ngày 7/7 nầy, và cũng xin phép tác giả Trúc Giang được trích hoặc lấy ý của bài viết của tác giả. Lý do : chúng tôi đồng ý với những ý kiến và lập luận của tác giả, nên dùng lập luận hay ý kiến riêng tư đều dư thừa. Xin cảm ơn tác giả Trúc Giang, người viết Phan Văn Song. « Việt Nam đã lệ thuộc vào Trung Cộng từ lâu rồi, còn gì nữa mà mất, mà “Thoát Trung”?. Đảng CSVN, từ thời Hồ Chí Minh cho đến ngày nay, đã từng bước dâng đất, dâng biển cho Tàu Cộng. Đúng là Việt Nam đang ở thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 5. Nguyễn Cơ Thạch đã xác nhận: “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu” Hiện tại, những tin “hot” trên youtube như “Nguyễn Phú Trọng bàn giao chính quyền”, “Trần Đại Quang âm mưu đảo chánh”, thơ của Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi biểu tình… chỉ là những tin vịt, giả mạo, nhưng dù sao cũng có những ai đó đã “bức xúc” và mong muốn như thế. Tôi viết bài nầy không phải để làm nản chí những người Việt Nam yêu nước, dấn thân đấu tranh bảo vệ chủ quyền của dân tộc chúng ta. Điều tôi muốn nhấn mạnh là, thật sự nước Việt Nam đã mất chủ quyền, do bọn Việt Cộng đã dâng đất nước nầy cho quan thầy Trung Cộng. Sở dĩ đại đa số người dân chưa nhận ra điều đó (mất nước), là do bọn Hán ngụy đã ma giáo dàn dựng những màn lừa bịp rất tinh vi, sử dụng những từ ngữ đẹp đẽ để qua mặt người dân, mà chỉ có bọn họ hiểu với nhau mà thôi. Lực lượng công an là công cụ trấn áp để bảo vệ Đảng “còn Đảng thì còn ta”. Quân đội thì không còn ý chí chiến đấu, một mặt lo đếm tiền kinh doanh, một mặt bị kiểm soát chặt chẽ. Quân đội bất khả dụng. Sinh viên Việt Nam không dám đấu tranh vì sợ bị đuổi học, không cho làm việc. Chỉ còn quần chúng nhân dân. “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, nhưng đại đa số quần chúng mắc bịnh vô cảm. Vô trách nhiệm đối với xã hội, dân tộc và tổ quốc. Đó là hậu quả của trên 60 năm bị chế độ Cộng Sản cai trị. Đối tượng mà chúng ta cần vận động là tuổi trẻ và quần chúng nhân dân. Chẳng lẽ 90 triệu người Việt Nam tuyệt vọng chờ ngày bị diệt chủng hay sao? »… 1/ Nay, Chánh Trị đã bán Nước, bỏ rơi Người Dân, quên Tình DânTộc : Đã  hơn một tháng rồi ròng rã, sôi sục, qua những phát biểu, qua những biểu tình phản đối của toàn thể người dân khắp ba miền đất nước, của toàn thể các cộng đồng gốc Việt tại hải ngoại khắp năm châu đã nói lên sự phẫn nộ của người dân đối với Nhà Cầm quyền Công Sản Hà nội. Thế nhưng, phẫn nộ như thế, phản đối như thế, Luật Đặc Khu vẫn không bỏ, trái lại Đảng Cộng Sản tiếm quyền, ngụy quyền, xảo trá, đang cho người đi viếng từng gia đình ép buộc các gia chủ phải ký tên thuận cho Nhà Nước Cộng Sản Bán Nước ! Như mọi người Việt chúng ta, trong hay ngoài nước chúng ta đã biết rõ, và bài viết của tác giả Trúc Giang cũng đã nói rõ : «  Ngày nay Đất Nước Việt Nam đã mất rồi ! Dân tộc Việt chúng ta đang trên tiến trình Hán Hóa ! ». Chính người Cộng Sản cũng biết rõ. Bằng chứng, một tướng Việt Cộng của Quân đội Nhân dân cũng đã nói rõ trong một You Tube rằng : « … suốt chiều dài của lịch sử  ta, chúng ta đã bị Tàu đô hộ 4 lần rồi, … và trong 23 lần quân dân đất nước (Đại) Việt chống giặc ngoại xâm, đã 21 lần chống giặc Tàu – 1 lần  chống Pháp, 1 lần chống Mỹ,… ! » Nhưng ngày nay, và đây, lần thứ 5 Tàu đã và đang hoàn toàn đô hộ ta : 1.1- Việt Nam lệ thuộc Tàu về chánh trị : (đầu nãođã đành – vì Văn Tự Bán Nước đã ký): Cán bộ cao cấp Việt Nam đều phải qua Trung Quốc thụ huấn. Phải học những bài học định hướng dư luận : – đối với dư luận Việt Nam – 16 chữ vàng, 4 chữ tốt, hay sai tên Bùi Hiền nghiên cứu đề nghị thay đổi cách viết chữ quốc ngữ Việt bằng cách viết bính âm-pinyin kiểu Tàu. Buộc Bộ Chánh trị Đảng Cộng Sản Hà nội thái thú, thi hành tất cả những cam kết với Tàu Cộng. – đối với dư luận Tàu, rằng “Dương Khiết Trì qua Việt Nam dẫn đứa con hoang đàng về nhà” ! – và, nhục nhã thay, cho dân tộc Việt Nam ! Tàu Cộng bắt buộc mọi lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam  tất cả các cấp, Đảng hay Nhà Nước đều phải qua « khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca  (Kiều)» hầu Beijing, xin phép, nhận chỉ thị, lệnh lạc, trước khi xuất ngoại, và đặc biệt qua Mỹ ! 1.2- Việt Nam lệ thuộc vào Tàu về kinh tế : ( miếng ăn bao tử ! Một thực tế phũ phàng) : Nhập siêu : Việt Nam nhập siêu : -32,3 tỷ US$ đối với Tàu. Cán cân thương mại mất cân bằng. Việt Nam mua hàng Tàu nhiều hơn bán hàng cho Tàu. Lỗ nặng ! Chẳng những lỗ, mà hoàn toàn nương tựa vào hàng hóa căn bản và nguyên liệu Tàu. Điển hình, Việt Nam đang nhập 110 món hàng với giá 37 tỷ USD. Nếu Tàu đột ngột ngưng bán các món hàng, trong ấy, có một số nguyên liệu hay thiết bị căn bản sẽ làm tê liệt những hoạt động kỷ nghệ của Việt Nam ngay! Chưa kể cạnh tranh bất cân bằng, do hàng tiêu dùng Tàu được bán phá giá – dumping làm kiệt quệ ngành kỷ nghệ Việt Nam. Hàng Tàu nhập cảng giá rẻ hơn hàng nội địa Việt Nam ! 1.3- Quy chế đối đãi đặc biệt nhơn danh tình hữu nghị về đầu tư và xây dựng (thái độ nô lệ): Các hàng thầu Tàu chiếm 90% các cuộc đấu thầu trọn gói EPC (EPC=Engineering, Procurement, Construction-Thiết kế, Mua sắm, Xây dựng – Gói thầu lãnh toàn bộ công trình – từ A đến Z – của một dự án). Nhà gọi thầu (Việt Nam) chỉ chờ hoàn tất, trả tiền, nhận chìa khóa, bàn giao là xong (Nếu là Nhà Nước Việt Nam thì nhận ngược lại tiền cò huê hồng hưởng lợi). Ngày nay, Tàu Cộng hầu như đã chiếm và thắng tất cả mọi đấu thầu của mọi dự án của những ngành chiến lược của Việt Nam  như: thủy điện, nhiệt điện, xi măng, hóa chất, kim loại, bauxite… Và nguy hiểm hơn ! 1.4-  Hán Hóa bằng Tư tưởng Văn Hóa 🙁 Trí tuệ, tương lai – Diệt chủng Việt tộc ! ) Đã có một Viện Khổng Tử ở ngay Đại học Hà Nội. hoàn toàn do Trung Cộng điều hành, từ nhơn viên giảng huấn,  đến chương trình học. Một thí dụ : chương trình giáo dục bằng tuyên truyền, rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Tàu. Sanh viên tốt được cấp học bổng sang du học Tàu. Ra trường, nếu đạt yêu cầu, được chọn vào dạy học tại Viện nầy. Tóm tắt lại, là đào tạo những viên chức nô bộc phục vụ Tàu, kiểu Hồ Chí Minh vậy ! 1.5- Phố Tàu mọc lên khắp nơi trên đất nước Việt Nam : (Chiếm đấtNhững Đặc khu trá hình) Trên khắp toàn đất nước Việt Nam, hầu như chỗ nào cũng có những khu phố Tàu.  Có những cái lớn, đồ sộ, hoàn toàn như một thành phố Tàu riêng biệt như ở Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương … với những cộng đồng hoàn toàn Tàu với những phong cách, sanh hoạt. từ nhà cửa trang hoàng, bảng hiệu, tên đường, phong tục, tập quán đến luật lệ, đều riêng biệt Tàu. Khép kín ! Dân Việt không nhập Luật Việt không ứng ! Từ năm 2008, người Tàu lại được tự do đi lại khắp nước Việt Nam – chiếu khán nhập cảnh được bỏ. Đất Việt –  đất Tàu là một ! (Nhưng dân Việt dân Tàu là HAI! Tàu sẽ là chủ, Việt sẽ là tớ) 1.6- Du khách Tàu : (Lại một Đại Họa nữa !) Du khách Tàu chiếm 1/3 số du khách. Trong 3 tháng đầu năm 2018 đã có 1.38 triệu người Tàu đến Việt Nam. Du khách đông đảo như thế nhưng các cửa hàng người Việt không có thu nhập bao nhiêu  Khách Tàu CHỈ đến mua, ĂN XÀI ở các CỬA HÀNG CỦA người TÀU ! Nói tiếng Tàu, ăn món ăn Tàu, ngủ giường Tàu, khách sạn Tàu … xài Tiền Tàu – nhân dân tệ – « châu về hợp phố » Tiền Tàu trở về Tàu ! Thí dụ : có ngày, hơn 10,000 du khách Tàu đến thăm Vịnh Hạ Long, và đi tour ! Cũng trên 600 chiếc tàu của người Tàu có giấy phép hành nghề. Tiền Tàu rồi cũng về Tàu. Việt Nam  ta « trớt quớt !» 1.7- Việt Nam lệ thuộc Trung Cộng về quân sự : (Sơn hà nguy biến) Tàu Cộng đã chiếm đầu não, Tàu Cộng đã chiếm trí tuệ, Tàu cộng đã chiếm bao tử, như chúng ta đã thấy ! Nay, Tàu Cộng lại cần phải cột tay, buộc chơn Việt Nam chúng ta lại, bằng phải kiểm soát Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thoạt đầu bằng chiếm các yếu điểm chiến lược qua những Đặc Khu thuê mướn của Việt Nam, tuy nói rằng kinh tế, tuy nói rằng kỷ nghệ, nhưng thật sự đều là quân sự chiến lược cả… Công sở có thể biến thành công sự chiến đấu, công nhơn biến thành quân nhơn, cơ khí biến thành vũ khí …Trung Cộng lại, được Đảng Cộng Sản Việt Nam ngu dại, bán nước, cho thầu thiết kế toàn diện hệ thống máy tính cho Tổng Cục 2, tình báo của Bộ Quốc Phòng Việt Nam ! Chẳng những giao toàn bộ phần cứng, Bộ Quốc Phòng Việt Nam và toàn bộ hệ thống máy tính nhà nước Việt Nam lại giao cả phần thông minh và phần mềm cho Tàu Cộng bằng cách thuê dịch vụ máy tính của công ty Hoa Vi (Huawei) của Tàu Cộng. Do đó, Tàu Cộng đã nắm toàn bộ đầu não chiến lược, Tàu Cộng không cần gián điệp, đã có máy điện tử thay người « nằm vùng » trong Ban Quân sự Việt Nam rồi. Thảo nào Tàu Cộng đã từng đe dọa rằng chỉ trong một tiếng đồng hồ họ sẽ đánh chiếmtoàn bộ lãnh thổ Việt Nam từ Hà Nội đến Sài Gòn. 2/ Hy vọng chỉ còn nơi : Lưỡi Gươm Thiêng Cứu Quốc : Quân Đội Nhân Dân : Trước hàng vạn ngưởi dân biểu tình khắp nơi trên đất nước, chống hai Dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng, phản đối Đảng Cộng Sản Hà nội  Bán Nước cho TàuCộng và Bịt Miệng NgườiDân, một video clip trên youtube ghi lại buổi lễ tri ơn các bộ đội đã tử trận và những người đã tham gia trận chiến Vị Xuyên, Hà Giang (1985-1989), Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, cựu Tham Mưu Trưởng mặt trận Vị Xuyên, (Hà Giang) thời gian 1985-1989, cựu Tư lịnh QuânKhu 7, đã kêu gọi bộ đội Việt Nam phải chống quânTàu Cộng. Trong buổi họp mặt các cựu chiến binh tham gia mặt trận Vị Xuyên, hôm đó, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy đã nêu rõ: « Trung Quốc xâm lược Việt Nam, chớ không phải xung đột biên giới như người ta nói » ! Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy cũng mô tả đó là trận chiến ác liệt nhứt. Trung Quốc đã huy động nửa triệu quân, tấn công xâm lược đã giết chết hơn 5,000 cán bộ, bộ đội Việt Nam tại mặt trận Vị Xuyên. Hàng ngàn bị thương, hàng trăm bản làng bị phá hủy… Để kết luận, Thiếu tướng Huy xác định rõ ràng rằng Trung Cộng là quân xâm lược và kêu gọi quân đội Việt Nam đứng lên chống Tàu Cộng và tay sai bán nước ! Thế nhưng, tác giả Trúc Giang, tuy đau lòng nhưng thực tế, vẫn bi quan nhận xét rằng « kêu gọi thì kêu gọi, nhưng bộ đội ta đang ham mê đếm tiền. Tử trận thì tài sản để lại cho ai? Lời kêu gọi của tướng Nguyễn Đức Huy là tiếng kêu giữa sa mạc ».Tóm lại, tác giả không có một chút hy vọng nào ở Quân Đội Nhân Dân Việt Nam cả ! Vì âm mưu thâm độc của Hán ngụy là mua chuộc và kiểm soát quân đội rất chặt chẽ. Và tác giả Trúc Giang còn nghĩ rằng « Sở dĩ Quân đội Việt Nam không đứng về phía Nhân dân Việt Nam … chỉ vì Quân đội Việt Nam là một quân đội Cộng Sản chớ không phải là Quân đội Nhân Dân ! Quá Sợ Đảng, quá Hèn Nhát  Tham Tiền, Tham Sống ! Đảng đã cho quân đội kiếm tiền. Khi trở nên triệu phú rồi thì phải bảo vệ đảng để bảo vệ tánh mạng và tài sản.  Lời kêu gọi của Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy như tiếng kêu giữa sa mạc. » Ngày nay ai ai cũng biết rằng Tàu đã nắm toàn bộ vận mạng của Dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng Sản Việt Nam đương quyền đã Bán Nước cho Tàu. Và thử hỏi Quân đội, nếu VÌ kẹt Đảng, không thể làm gì được, vậy PHẢI làm sao để Ngăn Chận Đảng bán nước cho Tàu ? Như bài viết tuần trước chúng tôi một lần nữa xin chỉ một lời kêu gọi : Các anh các chị bộ đội, các chiến sĩ Quân đội Nhân Dân Việt Nam, lưỡi gươm thiêng cứu quốc ! Hãy một lòng vứt bỏ « cái áo Đảng Cộng Sản Bán Nước, cái áo Đảng Cộng Sản ngoại lai » đang máng vào thân thể các anh các chị đi ! Hãy trở về  khoác cái áo Dân tộc vào cái thân thể của người Đại Việt hào hùng, noi gương tổ tiên của chúng ta, những người Đại Việt, độc lập, tự do, oai hùng,  với, nào Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán, nào Lê Đại Hành, nào Lý Thường Kiệt đuổi quân Tống, hãy nối gót Trần Hưng Đạo ba lần chống quân Nguyên, hay Lê Lợi đuổi quân Nhà Minh hay Quang Trung đại phá quân Thanh. Hãy noi gương hai Bà Trưng, Bà Triệu… đánh đuổi ngoại xâm ! 23 lần dân Đại Việt ta đánh giặc ngoại xâm, 21 lần đều đánh giặc Tàu ! Hãy hãnh diện trở về với cái oai dũng cứu nước giữ nòi của người Đại Việt đi ! Đã 21 lần Đại Việt ta bị xâm lược bởi chính người Tàu, người anh em láng giềng môi hỡ răng lạnh, núp sau 16 chữ vàng huynh đệ với Đảng Cộng Sản Việt Nam đồng chí, núp với tình huynh đệ chi binh với Quân đội Nhân Dân Việt Nam chiến hữu, để lấn đất, đoạt đảo, chiếm biển… Mà những trận đánh cuối cùng là đối với các đồng đội của các  bộ đội các chiến sĩ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đồng đảng đồng chí.  Do đó hiện nay trên thế giới, chỉ có các chiến sĩ, các bộ dội của Quân đôi Nhân dân Việt Nam là những chiến sĩ có kinh nghiệm nhứt đã  tác chiến chống  Quân đội Cộng Sản Tàu : – những trận đánh vào năm 1979 khi quân Tàu tràn qua biên giới Việt Nam ta và quan trọng nhứt 10 năm chiến tranh giữ nước 1979-1989 ! Là bộ đội của Quân đội Nhân dân Việt Nam, các anh các chị KHÔNG bao giờ ngày 17 tháng Hai năm 1979 ? Và không bao giờ quên ngày 14/03/1988, ngày « Ra trận cấm nổ súng” của trận hải chiến Trường Sa – và không bao giờ quên 64 thủy binh Việt Nam đã thiệt mạng  ? Chỉ vì chính do Đảng Cộng Sản  Hà nội đã phản bội nhơn dân Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam khi ra lịnh « cấm nổ súng », giữ đúng kế hoạch DÂNG đảo Gạc Ma và 6 đảo  khác ở Trường Sa cho Tàu ! Và chắng KHÔNG BAO GIỜ QUÊN cuộc chiến suốt 10 năm, giữ biên giới 1979 -1989, tại chiến trường Cam bốt Chia ?  Vậy thì Tàu – Ta, Bạn hay Thù ? Nếu là Quân đội Cộng Sản Việt Nam, thì khỏi nói, vì là bạn với quân Tàu, cứ việc rước Tàu vào ! Nhưng nếu là Quân đội Nhân dân, thì PHẢI BIẾT mình là THÙ với quân Tàu cướp nước ! Hãy giữ Tinh Thần và Vai Trò Quân đội Nhân Dân Việt Nam ! Hãy một lần, hãnh diện trở về với người Việt Nam, trở về làm người Đại Việt. Hãy hãnh diện không để Tàu xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam ? hảm hiếp, đàn áp đánh đập đồng bào Việt Nam ? Hãy về với dân tộc Đại Việt ! Hãy cùng toàn dân Việt dẹp Cộng đuổi Tàu! Để Kết Luận : Chúng tôi xin trích lời của tác giả Bảo Giang (Dân làm Báo) nhận định về tình trạng xã hội ngày nay, tại Việt Nam, đầy dối trá, vô cảm, hèn sợ của người dân. « … chế độ này vẫn luôn luôn thay nhau truyền đi những gian trá, không phải để mà sống, nhưng là ngự trị, chiếm đoạt. Phần người dân, muốn sống cũng phải theo đó, lừa gạt nhau mà sống cho qua ngày. Ngoài ra, không còn cách nào khác? Tại sao?  Tại vì nơi đó có Hồ Chí Minh. Nơi đó có cộng sản. Còn Hồ Chí Minh, còn cộng sản thì còn gian trá và còn ngập tội ác. Vì gian trá chính là lẽ sống của chúng. Theo đó, muốn cho xã hội có một ngày mai tốt đẹp hơn, điều duy nhất chúng ta cần phải làm là cùng nhau đứng dậy triệt hạ gian dối, hoặc truất phế, trừ khử nó ra khỏi xã hội, ngõ hầu đem lại cuộc sống trong lành, an bình cho ngày mai. Trường hợp, chúng ta không hành động, không lên tiếng thì chúng ta chính là những kẻ đang tiếp tay triệt hạ sự thật và triệt tiêu cuộc sống trong lành của những thế hệ con cháu chúng ta. » Dó đó, trách nhiệm ngày mai là ở mỗi chúng ta : Ở Hải ngoại, mỗi người một vẻ, làm sao nói rõ cho láng giềng, bạn bè cùng sở biết Việt Nam hiện nay đang bị bọn Côn đồ Cộng Sản Bán nước cho Côn đồ Tàu Cộng : Biểu hịện bằng  Biểu tình,  bằng không về Việt Nam, không gởi tiền về, viết tờ rơi, tract cắt nghĩa phân phát cho bạn bè ngoại quốc, người đi làm, vào sở xin nghỉ một ngày để tạo chú ý, cắt nghĩa cho chủ cho đồng nghiệp, tạo chú ý dư luận,  tẩy chay, boycott product made in China, made in Viet Nam… tạo event đêm không ngủ, tháp nến, cầu nguyện, nói chuyện tại các nhà Thờ người ngoại quốc, cùng với các bạn hữu sở tại. Bớt đi những cuộc nói chuyện giữa người Việt Nam… Phải làm sao gặp các cộng đồng ngoại quốc… tạo dư luận với người bạn ngoại quốc… Đó là backing, là hổ trợ cuộc chiến đấu của người Việt trong nước để tình lại Nhơn Phẩm, tìm lại Tình Người, tìm lại tình Yêu Nước, tìm lại một Đất Nước Tự Do, Công Bằng Nhơn Ái và Nhơn Bản ! Ở trong nước, mong mọi người dân một lòng nói rõ lòng, tỏ rõ Tình Yêu Nước là giữ đất, giữ làng, giữ xóm, giữ Quê Hương, xứ sở, không cho người Tàu xâm nhập. Không tiếp xúc người Tàu, tẩy chay người Tàu, … đuổi người Tàu đi… không sanh hoạt du lịch gì gì với người Tàu cả ! Mong Quân đội Nhân Dân trở về phục vụ Nhân dân Việt Nam. Mong Công An Việt Nam trở về phục vụ người dân Việt Nam, giữ trật tự làng xóm cho người dân Việt Nam Chính Nhân Dân Việt Nam làm lụng và nuôi nấng Quân đội, Công An Viên Chức Việt Nam, chớ Đảng Cộng Sản không nuôi nấng Quân đội và Công An và Viên Chức Việt Nam. Dẹp Cộng Sản là giữ được Quê Hương Xứ Sở, tránh bị Hán Hóa, Tàu Cộng xâm lược ! Việt Nam Muôn Năm ! Dân tộc Đại Việt Bất Diệt ! Hồi Nhơn Sơn, ngày đội Đội Túc Cầu Pháp Vào Chung Kết Phan Văn Song

Vui cười

Giáo sư hỏi cả lớp: – Ai có thể nêu hai sự kiện lớn trong cuộc đời của nhà thơ Anh John Milton? Một nam sinh viên nhanh nhẩu phát biểu: – Sau khi kết hôn, nhà thơ viết tác phẩm “Thiên đường đã mất”. – Đến khi vợ ông mất, ông viết tác phẩm “Thiên đường trở lại”.    Có một ông nọ vào trong phòng triển lãm tranh để coi tranh, bỗng ông giật mình bởi vì thấy một bức tranh vẽ hình người đàn bà khỏa thân giống vợ của mình, ông liền vội vả về nhà giận dữ hỏi bà ta: – Có phải em làm người mẫu cho thằng cha họa sĩ kia vẽ hình khỏa thân không? – Ðâu có đâu, em đâu bao giờ làm người mẫu cho thằng cha họa sĩ đó, chắc là ông ta vẽ theo trí nhớ thôi…   – Có đúng là những người có vợ sống lâu hơn những người độc thân không? – Không, họ chỉ cảm thấy cuộc sống dài lê thê mà thôi.

Thơ Nhữ Đình Hùng

VU VƠ (2) 

Sai gòn nhỏ nhớ Sài Gòn, Người lưu dân Việt nhớ non nước mình ! bao sông,bao núi,bao tình, Người di tản ngẫm chuyện mình mà đau ! Còn chờ,còn đợi bao lâu, Để cùng nối lại nhịp cầu Việt Nam. Ngày sông núi được huy hoàng, Là ngày cộng sản bạo tàn mất đi ! Tử sinh ôi một hạn kỳ, giữ niềm tin có ngày về quê xưa

 

Vu vơ (6)

Cũng muốn trao con ngọn lửa hồng, Để con tiếp nối việc non sông, Mong ước..e rằng mong ước hão! Con đã quen đời sống tạm dung! Nhớ thuở vượt biên con quá nhỏ, Biết gì nghĩa núi với tình sông! Lớn trên đất khách người xa lạ Con cứ coi như một giống giòng. Bè bạn phần nhiều dân mũi lõ, Cô pin cô piếc rặt tây đầm! Gốc Việt:da vàng và mũi tẹt! Còn đầu âu mỹ hoá vô cùng! Cũng muốn bảo toàn văn hoá Việt, Dạy con tiếng Việt:làm sao đây. Bố nói “vẹc bờ chia mỏi miệng! Con “lire ” tiếng Việt lưỡi như cây! Ví thử con về thăm đất tổ Con là người Việt ở bên ngoài! Đi giữa phố phường đông đúc ấy, Con vẫn mang tâm trạng lạc loài! Thôi nhé nỗi niềm tâm sự hết, Đường dài gánh nặng chuyên ngày mai Ai bảo cháu con lo tiếp nối? Riêng mình cố trọn quãng trần ai!

 

Vu vơ ( 7)

Tôi còn nhớ bài thuộc lòng ngày trước, Để ngợi ca công nghiệp của tiền nhân, Của những người vì tổ quốc liều thân, Vì dân tộc giữ cõi bờ đất nước “Họ là kẻ từ nghìn muôn thuở trước, Đã phá rừng xẻ núi lấp đồng sâu ” *

Để cháu con muôn vạn kiếp về sau, Còn một chốn an cư và lạc nghiệp!

Và đất Việt sản sinh bao hào kiệt, Đã hết lòng giữ nước buổi gian nan “Đầu còn đây,xin bệ hạ chớ hàng,

Nếu chịu nhục, đầu thần xin chém trước”

Thề quyết chiến, những cụ già kết ước, Báo hoàng ân,thơ ấu cũng tùng chinh, Dẹp can qua cho sông núi thanh bình, Cho dân tộc được sinh tồn mãi mãi!

Lịch sử Việt đã bao lần lập lại, Là toàn dân đoàn kết chống ngoại thù, Để hồn linh dù biệt cõi thiên thu, Một tấc đất tổ tiên không để mất! Và đến ngày nay, Chúng tôi bật khóc, Thấy tự dưng cắt đất nhượng Trung Hoa, Một dãi non sông hoa gấm của ông cha, Đảng cộng sản Việt Nam, đã cắt nhượng,hiến dâng, cho đàn anh Trung Quốc!   ….

Và quên bẵng những hào hùng giữ nước, Một Đống Đa tan tác vạn quân Thanh! Một Bạch Đằng phá Hán, diệt Tống binh Và cả một Hồng Hà loang máu đỏ, Và sông Đáy,sông Thao,sông Lô,sông Mã, Của những ngày kháng chiến chống Tây xâm, Và ngày nay nghe sông núi thì thầm Đảng cộng sản đã hiện nguyên hình bán nước! Lùi mốc biên cương, Để ải Nam Quan tách rời tổ quốc, Để đau lòng Nguyễn Trãi biệt từ cha, Và đau lòng dân Việt chúng ta Đầy oán hận đảng cộng kia mãi quốc. Muôn kháng chiến đã hi sinh ngày trước, Để dựng xây nền độc lập dài lâu! Nào có ngờ,ai có ngờ đâu, Đảng lại cam tâm cắt nhường lãnh thổ Huyền thoại kháng chiến vì dân, giờ đây đỗ vỡ Đảng đâu còn chính nghiã trị vì dân, Và giờ đây là lúc chúng ta cần, Lật đổ đảng cộng gian, Để dựng xây niềm tin mới, Để từ đó muôn tiếng lòng đồng khởi, Xây tự do lấy lại cõi bờ xưa, Trong công nghiệp giữ cõi bờ dựng nước, Để mai sau, chúng ta trở thành “những người muôn thuở trước, Đã phá rừng,xẻ núi lấp đồng sâu *Trích thơ “chiến sĩ vô danh” của Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy

Vua tham và vua ngu?  –  Nguyễn thị Cỏ May 

– Người xưa, trong chế độ quân chủ, nói “Tham quân bất như hôn quân”. Vua tham không như vua ngu. Vua tham biết giữ nước để ăn lâu dài. Còn thứ vua ngu thì đem bán ngay đất nước cho ngoại bang để ăn một lần cho ngập mặt. Ở Việt Nam, năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp đã trao quyền lại cho Hoàng Đế Bảo Đại. Vua Bảo Đại mời Cụ Trần Trọng Kim thành lập chính phủ và đây là chính phủ dân chính (chấm dứt chế độ quân chủ) đầu tiên của Việt Nam độc lập và thống nhất. Bỗng có tên Hồ Chí Minh từ đâu xuất hiện, lợi dụng lúc Cụ Trần Trọng Kim muốn trao trả chính phủ lại cho vua Bảo Đại, tuyên bố cướp chính quyền, đứng lên làm Chủ tịch nước. Ông đem cộng sản áp đặt lên đất nước Việt Nam và từ đó Việt Nam bị cộng sản cai trị. Mất nước cho Tàu cũng do đảng cộng sản của Hồ Chí Minh chủ trương. Mà Hồ Chí Minh và những người đứng đầu đảng cộng sản là thứ vua. Vua cộng sản. Nay nhân dân hỏi: Vua cộng sản là thứ vua tham hay vua ngu? Đất nước nguyên vẹn bị cộng sản Hà Nội bán Từ thế kỷ 17, năm 1686, chúa Nguyễn đã tổ chức một Hải Đội Hoàng Sa để thường xuyên tuần tiểu đảo Bãi Cát Vàng, tức Hoàng Sa, và triều đình nhà Nguyễn cũng đã vẽ bản đồ vùng đảo này để xác định vùng lãnh thổ của Việt Nam. Sau khi thực dân Pháp đặt xong nền cai trị ở Việt Nam, năm 1885, nhà cầm quyền Pháp ký kết với nhà Mãn Thanh Hiệp Ước Thiên Tân, phân định biên giới bằng cột mốc. Hai năm sau, Pháp ký tiếp Hiệp Ước Brévié, phân ranh lãnh hải vùng vịnh Bắc Việt. Từ đó, mọi tranh chấp vùng biển được LHQ giải quyết theo công ước về luật biển. Đến thời Việt Nam Cộng Hòa Đệ I và Đệ II, Hoàng Sa và Trường Sa vẫn thuộc lãnh thổ của Việt Nam. Như vậy, từ thế kỷ 17, Hoàng Sa và Trường Sa liên tục thuộc chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam. Về mặt pháp lý, chính quyền Việt Nam, và cả chính quyền thuộc địa ở Việt Nam, luân phiên nhau hiện diện thường trực, với những tấm bia minh xác chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa này. Trái lại, trong lúc đó, Bắc Kinh chỉ lên tiếng đòi chủ quyền chớ không có bằng cớ về sự có mặt liên tục quản lý hành chính hai đảo này. Thế mà vào ngày 06-12-2007, Bắc Kinh ngang nhiên phê chuẩn việc thành lập thành phố Tam Sa, bao gồm Hoàng Sa với Trường Sa, là đơn vị hành chính cấp Huyện trực thuộc Tỉnh Hải Nam. Trước đây, năm 1988, Bắc Kinh đã từng ban hành nghị quyết cho đảo Hải nam trở thành Tỉnh bao gồm luôn hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Hải nam. Trước hành động ngang ngược của Tàu vi phạm chủ quyền Việt Nam, đảng cộng sản cũng như Nhà nước ở Hà nội hoàn toàn không phản ứng để bảo vệ sự vẹn toàn lảnh thổ. Chẳng những không bảo vệ đất nước trước sự xâm lấn ngang ngược của Tàu, đảng và nhà nước CSVN còn thỏa hiệp với Tàu cộng để nhìn nhận tình trạng mất nước từng phần. Năm 1958, Bắc Kinh vẽ bản đồ mới, tự qui định lãnh hải là 12 hải lý, thay vì 3 hải lý như trước đây, thì Hồ Chí Minh chấp thuận. Tiếp theo, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gởi công hàm xác nhận chủ quyền của Bắc Kinh về lãnh hải, bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra, Ung Văn Khiêm, Bộ trưởng Ngoại giao của Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa cũng thừa nhận chủ quyền của Tàu cộng, và Hoàng Tùng, Trưởng Ban tư tưởng TƯ, tuyên bố: “Thà giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung quốc, cùng phe xã hội chủ nghĩa anh em còn hơn để tụi Ngụy Sài Gòn làm chủ”! Năm 1988, Trường Sa bất ngờ bị Tàu cộng tấn công, chiếm giữ một vài đảo. Báo Sài Gòn Giải Phóng viết: “Hoàng Sa và Trường Sa có thuộc chủ quyền Trung quốc không có nghĩa là chủ quyền về lãnh thổ của ta bị mất, mà chỉ tạm thời do Trung quốc cùng phe xã hội chủ nghĩa anh em quản lý. Một ngày nào đó, chúng ta cần lấy lại, Trung quốc sẽ hoàn trả cho ta”!. Hồ Chí Minh đã tự nguyện thừa nhận chủ quyền của Tàu cộng trên lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam. Lê Duẩn đánh chiếm Miền nam, thống nhất đất nước xã hội chủ nghĩa là cho Tàu cộng và Liên Sô. Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười ký Hiệp ước Thành Đô giao trọn Việt Nam sáp nhập vào lãnh thổ Tàu. Riêng Mười Cúc Nguyễn Văn Linh biết rõ đi với Tàu là mất nước nhưng chấp nhận mất nước hơn mất đảng (nguyên văn: “Tôi cũng biết rằng dựa vào Trung quốc thì mất nước. Mà mất nước còn hơn mất đảng”). Tiếp theo, TBT Lê Khả Phiêu lén lút và độc đoán nhượng đất và biển cho Tàu, dời cột mốc, cổng biên giới. Gần đây, Nguyễn Phú Trọng mở cửa cho Tàu tự do tràn qua, sử dụng đất nước Việt Nam như tỉnh lẻ của họ và lại có luật pháp Việt Nam bảo vệ. Để đổi lấy bao nhiêu tiền của Bắc Kinh? Riêng trong gần đây, Tàu cộng đã chi cho đảng cộng sản Việt Nam 15, 200 tỷ USĐ qua tay Nguyễn Phú Trọng để tổ chức đại hội XII, xây dựng đảng, phát triển kinh tế xã hội. Tổ chức Đại hội và xây dựng đảng đem lại kết quả cụ thể như ta thấy đảng và nhà nước nhấtt trí cho Tàu thuê đất, thuê 3 đặc khu 99 năm, ban hành Luật An ninh mạng để bảo vệ quyền lợi của Tàu cộng ở Việt Nam, bảo vệ việc làm của đảng CSVN, đàn áp dân chống đối… Trước sau, đảng cộng sản và Nhà nước CSVN không hề ý thức về sự mất còn gia sản của tổ tiên, chỉ biết lây tiền thiệt nhiều bỏ túi là trên hết. Nhưng trong nếp suy nghĩ của người cộng sản, khi Tổ Quốc Việt Nam là “tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, thì Việt Nam có bị một nước xã hội chủ nghĩa khác đô hộ, đó không gì khác hơn là sự thay đổi người cầm quyền mà thôi, vẫn trên một lãnh thổ chung”. Theo bản đồ mới của Bắc Kinh về lãnh hải, thì Đà Nẵng không còn biển. Nên năm 2000, Giang Trạch Dân đến Hội An tắm biển, nằm phơi bụng phệ, không cần cận vệ, để chứng tỏ cho mọi người thấy rằng chủ quyền của Bắc Kinh được bảo đảm an ninh tuyệt đối. Xưa nay, trong lịch sử, mất nước do quân giặc hùng mạnh xảy ra rất ít, mà mất nước vì lòng người không biết giữ nước lại rất thường. Nhưng mất nước vì lòng người không muốn hoặc không biết giữ nước, còn có cơ hội lấy lại nước, khi mọi người phản tỉnh về lòng yêu nước, về ý thức trách nhiệm, thấy dân tộc bị ô nhục, sự nghiệp xương máu của tổ tiên bị tiêu tang… chớ mất nước “vì cùng phe xã hội chủ nghĩa anh em” thì không phải mất ở lãnh thổ bị chiếm đoạt, mà mất ở tâm hồn không còn Việt Nam, con tim không còn luân lưu dòng máu kiêu hùng của tiên tổ nữa. Đất nước Việt Nam đối với CS Ba Đình chỉ là nơi họ sanh sống tạm, như người ở trọ, trong thời gian họ cầm quyền, để mai này, khi rời khỏi chính quyền, họ sẽ về theo “cụ Mác cụ Lê”, như Hồ Chí Minh, nơi đó mới là tổ quốc thật sự của họ. CSVN có thể phản ứng không? Vấn đề là CSVN có dám phản ứng để bảo vệ đất nưóc đã mất vào giặc Tàu hay không? – Không dám phản ứng vì Bắc Kinh mạnh? – Không đúng. Năm 1979, Tập đoàn Ba Đình đã dám phản ứng bằng võ lực khi Đặng Tiểu Bình “dạy cho Việt Nam một bài học”. Và tôn sư đã bị môn sinh đánh nặng đòn. Trước đó, CSVN đã từng mở chiến dịch rầm rộ chống bá quyền phương Bắc, không cần giữ quan hệ truyền thống “môi liền môi, răng liền răng”. Phải chăng CSVN dám phản ứng vì lúc đó ỷ có chỗ dựa là người anh em xã hội chủ nghĩa vĩ đại Liên Sô? Nhưng phản ứng này chỉ có tính cách nhằm xác định lập trường phe cánh, chớ chưa đủ độ sâu là vì đất nước dân tộc. Ngày nay, nếu phản ứng với Bắc Kinh là để bảo vệ đất nước vẹn toàn bờ cỏi, CSVN sẽ có được sự yểm trợ quan trọng và hùng hậu hơn trước rất nhiều, đó là quan hệ quốc tế, hậu thuẫn của toàn dân trong nước và người Việt hải ngọai. Từ năm 1995, CSVN đã lần lượt tranh thủ cho mình một vị trí mạnh trong cộng đồng thế giới. Với vị thế có được, nhà cầm quyền Hà Nội có thể công khai lớn tiếng phản kháng Bắc Kinh để bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam. Đó là chính nghĩa quốc gia và lẽ phải pháp lý quốc tế. CSVN không có lý do gì khiếp sợ sức mạnh của Tàu cộng. Thế nhưng họ không làm! Nên thấy đây có thể là một cơ hội tốt cho CSVN, nếu những người cầm quyền ở Hà Nội còn biết mình là người Việt Nam, biết nắm bắt, thực hiện toàn dân đoàn kết, trên cơ sở cùng chung lòng bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam lâm nguy. Công an chỉ lo nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự xã hội, không đàn áp biểu tình ôn hòa và chính đáng. Báo chí có đầy đủ quyền tự do thông tin trung thực về chủ quyền quốc gia bị Tàu cộng vi phạm, vận động lòng yêu nước và sức mạnh toàn dân làm hậu thuẫn cho chính quyền. Nhà cầm quyền Hà Nội cần thay đổi thứ bậc ưu tiên trong chính sách đối ngoại để cân bằng quan hệ giữa Việt Nam và thế giới. Quân đội hãy trở về đúng vị trí bảo vệ tổ quốc, anh dũng chống ngoại xâm. Lòng yêu nước sẵn có của người dân Việt Nam chỉ sôi động, khi nào người dân thấy rõ họ thực sự là thành viên chủ động của cộng đồng dân tộc, với đầy đủ trách nhiêm và quyền lợi. Để bắt đầu, những người lãnh đạo ở Hà Nội ngay bây giờ, hãy suy nghĩ với cái đầu Việt Nam, hãy nhìn đất nước bằng con tim Việt Nam, tức tách rời hẳn cái chủ nghĩa xã hội thảm hại kia, và hãy mạnh dạn thật lòng cùng với toàn dân trong và ngoài nước, chung nhau thảo luận tìm một phương sách bảo vệ bờ cõi, phục hồi lãnh thổ và lãnh hải. Chúng ta đừng quên rằng Bắc Kinh không bao giờ từ bỏ mộng bá quyền tiến xuống phía nam, khi nội tình của họ ổn định. Trên vị thế ngày nay, CSVN sau khi giải quyết nạn xâm lăng của Bắc Kinh, nên quan hệ thêm chặt chẽ với các nước Nam Thái Bình Dương, trong ASEAN, và đặc biệt với Úc và Tân Tây Lan, để kêu gọi cùng nhau thành lập một tổ chức mở rộng, có khả năng quân sự cao, đủ sức mạnh tự bảo vệ an ninh vùng Đông Nam Á, theo mô hình Hiệp ước Liên Phòng Đông Nam Á trước kia (SEATO). Dĩ nhiên sẽ không thiếu Hoa Kỳ và Liên minh Âu châu tham gia. Trước sức mạnh và ý chí liên đới vì an ninh chung của toàn vùng, Bắc Kinh sẽ phải chấp nhận sống hài hòa, tôn trọng chủ quyền quốc gia lẫn nhau, để cùng phát triển giao thương. Nhớ lại lúc CSBV đưa chiến tranh vào Miền Nam, Hồ Chí Minh hạ quyết tâm “xẻ dọc Trường Sơn” để tiến chiếm Miền Nam, hay “nếu phải đốt hết cả dãy Trường Sơn để giải phóng Miền Nam, ta sẵn sàng làm” chỉ vì Hồ Chí Minh muốn chiếm lấy Miền Nam cho bằng được về tay phe xã hội chủ nghĩa. Chủ trương làm chiến tranh giải phóng của Hồ Chí Minh không vì lòng yêu nước nên sự hy sinh của nhân dân thật oan uổng vì bị lợi dụng. Ngày nay, CSVN không chống lại Bắc Kinh đòi lại lãnh thổ và lãnh hải thì trước sau họ chỉ là đảng và nhà nước bán nước làm giàu. Đó là thứ Vua vừa tham vừa ngu. Đó là thực tế Việt Nam ngày nay. 29.06.2018

Có phải từ Chinatown… ?

Một nhà văn người Úc viết về mục tiêu chiến lược của Chinatown ở Úc và nhiều nước khác trên thế giới. Theo ông, người Tàu bắt đầu gặm nhắm xã hội nơi họ tới định cư bằng những Chinatown. Họ tự giới thiệu văn hóa Tàu với dân bản xứ. Trước tiên bằng văn hóa ăn uống là thứ không cần ngôn ngữ. Ở xứ có nền văn hóa phát triển, có chánh phũ dân chủ mạnh, có xã hội tự do thì Chinatown là nơi kiều dân Tàu tập trung lo lượm bạc cắc. Ở các nước kém mở mang, nhứt là về mặt chánh trị, thì họ mua chuộc nhà cầm quyền để mua đứt luôn đất nước đó. Một số nước Phi châu đang gặp phải tình trạng này do nhà cầm quyền độc tài và tham nhủng. Gần đây và cụ thể, như là trường hợp điển hình kề sát Việt nam, đó là Sri Lanka. Nhưng Sri Lanka khác Việt nam. Sri Lanka là nạn nhơn do nhà cầm quyền độc tài, tham nhủng và bất tài làm nợ với Tàu không thể trả nổi mà phải chịu mắc bẩy nham hiểm của  Tàu, để cho Tàu lấy đất trừ nợ. Trong lúc đó, Việt nam lại tự nguyện hiến dâng tất cả cho Tàu chỉ vì cùng phe xã hội chủ nghĩa. Và sự hiến dâng đã bắt đầu từ Hồ Chí Minh lúc chưa năm được chánh quyền, chỉ mới vận động sự trợ giúp của Tàu đã cam kết khi nắm được chánh quyền sẽ đem cả đất nước đền ơn đáp nghĩa. Nay Nguyễn Phú Trọng và đảng cộng sản ở Hà nội có đem cả việt nam dâng cho Tập Cận bình cũng chỉ là nối tiếp sự nghiệp bán nước của Hồ Chí Minh mà thôi. Văn hóa bành trướng Bành trướng là thứ văn hóa muôn đời của Tàu, nó ăn sâu vào tận xương tủy của người Tàu. Hiền lành là di dân đi lượm bạc cắc với quần xà lỏn, cây đòn gánh thu mua ve chai, đi vào hang cùn ngỏ hẻm gỏ lắc cắc rao tầm quấc (đấm bóp), bán chí mà phủ (chè mè đen), đẩy xe hủ tiếu mì, khá hơn là mở tiệm cà phê, tạp hóa, tiệm ăn, …Ngày nay là Chinatown. Cái thứ văn hóa bành trướng này đã có từ 3000 năm qua, do nước Tàu bị nạn đói triền miên. Người dân phải bung ra ngoài tìm đường sống cho bản thân và gia đình. Nhưng khi Tàu có nội tình yên ổn, dân chúng an cư lạc nghiệp thì đó là lúc họ bắt đầu nghĩ tới xua quân đi chiếm ngụ nước khác. Sự bành trướng của Tàu tập trung chủ yếu trên 2 cơ sở : Xâm chiếm lảnh thổ, Đồng hóa các dân tộc nơi họ tới. Về xâm chiếm đất đai, họ bắt đầu từ đời nhà Chu. Văn hóa nhà Chu là coi đất đai thuộc về thần thánh mà họ là con của thần thánh nên tất cả đất đai và cư dân đều thuộc về họ. Chánh trị bá quyền bắt đầu từ đây. Đất đai của nhà Chu chinh phục được quá rộng lớn nên phải chia thành xứ, cắt đặt người cai trị. Chế độ đế quốc và phong kiến thành hình. Vua nhà Chu cho mình là con Trời, tuyên truyền nhận lảnh mệnh Trời trị vì bá tánh. Vận dụng văn hóa bá quyền, ngày nay Tàu đã mở rộng đất nước với 5 khu vực rộng lớn bằng chánh sách thôn tính : Vân Nam, Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông, Nội Mãn Châu. Nhưng họ chưa thỏa mảng tham vọng bành trướng của họ. Ở cụu Đông dương, họ đã chiếm kể như xong Lèo và Miên. Việt nam đã được Nguyễn Phú Trọng đút thẳng vào miệng Tập Cận biình, hắn nuốt khỏi cổ, đang chờ tiêu hóa. Nhìn lại chút việc đã qua Ký thỏa hiệp 6.3/46 đón Tây trở lại, ở lại Liên Hiệp Pháp, trước tiên, Hồ Chí Minh thực hiện âm muu quỉ huyệt, mượn tay Tây cùng với lực lượng võ trang Việt minh hành quân lên Việt Bắc tảo thanh các lực lượng yêu nước không cộng sản ,mạnh hơn Việt minh, như Việt nam Quốc dân đảng, Đại Việt, để giành cho được độc quyền cho Việt minh cộng sản. Thấy chánh phủ Pháp tỏ ra cứng rắn, ở lại Hà nội khó khăn mà còn có thể nguy hiểm, Hồ Chí Minh bèn lo thu xếp lánh nạn lên Việt Bắc. Nhưng đi cách nào cho ổn một Chủ tịch nước mới vừa tự phong ? Thế là Hồ tuyên bố toàn dân kháng chiến, mượn dân mở đường cho Hồ đào tẩu. Cũng về bản chất của Hồ, xin kể thêm một giai thoại làm toát lên bản chất láo cá của Hồ, và nhứt là liên quan đến việc lệ thuộc để mất nước. Đầu năm 1950, kháng chiến Việt nam ngày càng quyết liệt, Hồ Chí Minh bí mật qua Tàu cầu viện. Mao đã qua Moscou trước đó vài hôm. Tuy nhiên Hồ vẫn được Tàu thu xếp cho qua Moscou. Nhơn thấy Mao và Xít-ta-lin vừa ký hiệp ước quân sự, Hồ ngỏ lời xin ký một hiệp ước như vậy để được trợ giúp quân sự. Xít-ta-lin trả lời «Thế người ta hỏi đồng chí từ đâu ra ? Chúng tôi giải thích thế nào đây ? ». Hồ thản nhiên đáp « Điều đó rất dễ. Đồng chí cho chiếc máy bay chở tôi lượn một vòng trên trời, sau đó cho người ra sân bay đón tôi, đưa một tin trên báo, không được sao ? ». Xít-ta-lin cười lớn : « Đó là quá sức tưởng tượng đặc biệt của người phương Đông các anh” (Phạm Cao Dương « Nhân vụ Vân Đồn, Bắc Phong Vân, … », trích dẩn từ tài liệu «Ghi Chép Thực Về Việc Đoàn Cố Vấn Quân Sự Trung Quốc Viện Trợ Việt Nam Chống Pháp », Hồi ký của những người trong cuộc, do Nhà Xuất Bản Lịch Sử Đảng Cộng Sản Trung Quốc ấn hành ở Bắc Kinh năm 2002, bản dịch tiếng Việt của Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy). Thật ra, Xít-ta-lin đã đẩy vấn đề của Hồ Chí Minh qua cho Mao rồi. Giờ đây, Xít-ta-lin chỉ cần chỉ thị cho Hồ điều gì phải làm mà thôi. Ông kéo 2 chiếc ghế lại gần, bảo với Hồ « Đây là ghế địa chủ, còn đây là ghế bần cố nông. Đồng chí hảy chọn » (Pierre Brocheux, HCM du révolutionnaire à l’icone, Payot, Paris, 2003). Không thấy Hồ trả lời. Ý của Xít-ta-lin muốn bảo Hồ hảy lo tiến hành cách mạng vô sản, thay vì lo đánh Tây giành độc lập. Nhưng về nước, năm 1953, Hồ cho tiến hành cải cách ruộng đất, ban hành một sắc lệnh quy định các thành phần giai cấp ở nông thôn trong vùng Việt Minh chiếm đóng, gồm có 5 thành phần là địa chủ, phú nông, trung nông, bần nông và cố nông. Thực ra sắc lệnh này chỉ thi hành tại vùng Trung Du, tức là chiến khu Việt Bắc; Liên khu 4 gồm các tỉnh Thanh Hóa Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; và Liên khu 5 gồm các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Còn trên toàn quốc là vùng do chính phủ Bảo Đại kiểm soát cho nên sắc lệnh này không có hiệu dụng. Riêng vùng Việt Bắc lại toàn là đất của các dân tộc Miền Núi cho nên không thể áp dụng sắc luật này, ngoại trừ tỉnh Thái Nguyên. Hoàng Tùng đã kể lại : “…Bác chuẩn bị cho hội nghị cán bộ vào đầu năm 1953, quyết định cải cách ruộng đất. Trung Quốc cử đoàn cố vấn sang, bao gồm cố vấn công an, cố vấn tổ chức, cố vấn tuyên truyền. Đoàn cố vấn cải cách ruộng đất do Kiều Hiếu Quang làm trưởng đoàn. Kiều là phó bí thư tỉnh Quảng Tây. Họ muốn qua cải cách ruộng đất để chỉnh đốn lại Đảng ta. Thời gian lúc tiến hành cải cách đến lúc dừng là 3 năm. Khi đó tôi thường được dự họp Bộ Chính Trị do đó cũng biết một số việc…” Việc trước tiên của Kiều Hiểu Quang là thanh lọc lại toàn bộ các sĩ quan chỉ huy trong quân đội và các cán bộ lãnh đạo trong đảng cộng sản. Sau đó thay thế bằng những người do các cố vấn lựa chọn. Tiêu chuẩn để được chọn làm chỉ huy phải là những người xuất thân từ giai cấp vô sản, tức là công nhân, bần nông và cố nông, nghĩa là những người thất học, ai bảo sao thì nghe vậy. Trên danh nghĩa, Kiều Hiểu Quang tuyên bố là tổ chức laị đội ngũ theo học thuyết Mác-Lê, đưa giai cấp vô sản lên lãnh đạo “cách mạng”, nhưng trên thực tế là thhanh toán hết những cán bộ giỏi có từ trước đến nay để thay bằng những người “thân Trung Quốc” mà các cố vấn đã nhắm truớc. Đó toàn là những người bất tài, không có tư cách. Theo Hoàng Tùng : “Thuyết của họ là không dựa vào tổ chức cũ, mà tổ chức lại một số tổ chức khác của Đảng, họ phủ nhận hết các tổ chức khác như chính quyền, các đoàn thể. Ai lãnh đạo cách mạng tháng 8 thành công, ai lãnh đạo cuộc kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1953. Thế mà họ thẳng tay bỏ hết, trong đó có mấy ngàn người bị xử tử”! Dĩ nhiên là Kiều Hiểu Quang không trực tiếp giết người, mà chỉ thị cho Nguyễn Chí Thanh và Võ Nguyên Giáp thanh toán hết những người có tài bởi vì họ có thể tổ chức quật ngược thế cờ hoặc ngấm ngầm tuyên truyền chống lại trong đảng hay trong quân đội. Những người bị giết thường bị gán cho cái tội có lý lịch liên quan tới Quốc Dân Đảng, Đại Việt,… và xuất thân là thành phần “trí, phú, địa, hào”. Hầu hết họ đều được hỏi hai câu hỏi trước khi bị hành hình : “Anh thuộc giai cấp kẻ thù của giai cấp vô sản, vậy thì anh vào Đảng của những người vô sản để làm gì? Rồi lại tìm cách leo cao, luồn sâu trong Đảng để âm mưu gì?”. Hoàng Tùng có vẻ thản nhiên khi thú nhận đảng của anh đã giết oan hằng mấy ngàn vị chỉ huy trong Đảng cũng như trong Quân đội. Vụ án này cho thấy cả một thế hệ nhân tài, giới tiểu tư sản trí thức, cuối cùng của cuộc “Cách mạng Mùa Thu” đã bị tiêu diệt. Sau đó đảng cộng sản chỉ còn lại rặt một đám lưu manh, không học, chạy theo bợ đỡ Tàu để giử đảng và được tiến thân. Khi Xít-ta-lin cho Hồ Chí Minh biết Mao đã thuận giúp cách mạng việt nam, có nói rỏ thêm « Trung quốc giúp Việt nam một con gà thì sau này, cách mạng thành công, Việt nam liệu trả lại Trung quốc một cái trứng ». Phải chăng đảng cộng sản Hà nội đang trả cho Tàu cái trứng ? Hay cả con bò sửa mập béo nhưng được Tàu đưa cho thêm tiền ? Năm 1990, tại Thành đô, Nguyễn văn Linh, Tổng Bí thư đảng, Trưởng phái đoàn Việt nam dự Hội nghị, tuyên bố « Nhờ Trung Quốc mà Đảng Cộng Sản Việt Nam mới nắm được chính quyền, mới thắng đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ, diệt được bọn tư bản phản động. Công ơn Trung Quốc to lắm, bốn biển gộp lại cũng không bằng… Việt nam sẽ làm hết sức mình để vun bồi tình hữu nghị lâu đời vốn sẵn có giữa hai đảng do Mao Chủ Tịch và Hồ Chí Minh dày công xây dựng trong quá khứ … ». Cái gợi là “tình hữu nghị giữa hai đảng do Mao Chủ Tịch và Hồ Chí Minh dày công xây dựng», phải chăng đó là lời hứa của Hồ Chí Minh với 2 Đại Tướng Trần Canh và Vị Quốc Thanh đại diện của Mao năm 1926 và lập lại với Chu Ân Lai năm 1930 vào ngày thành lập Đảng CS Việt Nam : “Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một. Một dân tộc. Một Nền văn hóa. Một phong tục. Một tổ quốc. Nếu giúp chúng tôi thắng Pháp, thắng Nhật, thắng  tất cả bọn tư bản vùng Đông Nam Á, nắm được chính quyền, thì nợ viện trợ sẽ hoàn trả dưới mọi hình thức, kể cả cắt đất, cắt đảo, lùi biên giới nhượng lại cho Trung Quốc, chúng tôi cũng làm, để đền ơn đáp nghĩa….” Vận mệnh của dân tộc và đất nước Việt Nam có thể đã bị quyết định ngay từ chuyến đi của Hồ Chí Minh năm 1950. Và để thực hiện kế hoặch chiếm Việt nam khi thuận tiên, từ lúc này, chắc chắn Tàu đã nghiên cúu các cao điểm chiến lược về kinh tế và quân sự, các cột mốc biên giới, …nên ngày nay họ đều giành làm chủ toàn những điểm sanh tử ở Việt nam. Thôi thế là hết vậy ! Kinh nghiệm trung quốc nên học Cái tựa của quyển sách do Hồ Chí Minh viết, dưới tên Trần Lực, nhà Sự Thật ở Hà nội xuất bản năm 1958 có tựa đầy đủ là «Vài kinh nghiệm trung quốc mà chúng ta nên học ». Đọc cái tựa, người đọc sẽ ngạc nhiên vì Hồ Chí Minh không viết như sau này người cộng sản nói « … TA nên học », chớ không phải « Chúng ta nên học ». « Chúng ta và TA» là một hiện tượng của ngôn ngữ cộng sản rất đáng để ý khi hiểu cộng sản. Nhưng nếu nói về chuyện này, sẽ một dịp khác. Quyển « Vài kinh nghiệm trung quốc mà chúng ta nên học » có 139 trang, gồm 10 bài kinh nghiệm trung quốc về Nông nghiệp, Công nghiệp, Quân đội và nhiệm vụ kinh tế, …Cán bộ trí thức tham gia lao động chân tay, … Ở đây, xin chỉ trích thuật tóm lược kinh nghiệm về « Nông nghiệp » và « Công nghiệp » vì kết quả phát triển kinh tế bằng những bước nhảy vọt của Mao đã một thời vang dội khắp thế giới. Ở Sài gòn lúc đó cũng có không ít người biết sự thật như thế nào nhờ đã theo dõi báo chí. Và cũng chỉ cần chừng đó đã quá đủ để thấy Hồ Chí Minh trước sau vẫn dốc lòng chết sống theo Mao vì ông chắc chắn phải biết cách làm nghề nông, lập trường Đại học đào tạo nhơn sự canh nông, cách làm nhà máy, …không thể như Hồ Chí Minh báo cáo trong sách đó được. Nhưng Hồ vẫn đem về cho dân Miền Bắc học theo. Về nông nghiệp Tiêu tưới ruộng lúa, nông dân vẫn mong đợi ở mưa thuận gió hòa. Nay dưới sự lãnh đạo của đảng, nông dân chỉ việc hăng hái mà tiến lên : « …Bắt sông phải chảy ngược miền, Bắt núi quì gối cho nguồn nước qua. Không mưa thì mặc không mưa, Thủy nông làm tốt được mùa muôn năm » Tác giả Trần Lực báo cáo thành tích nông dân tỉnh Hồ Nam thu hoặch được năm đầu tiên sau khi ruộng tránh được  hạn hán nhờ thủy nông là 5 500 000 tấn lương thực. Năm 1910, toàn tỉnh chỉ thu được 2 300 000 tấn. Vẫn theo tác giả, cũng nhờ thủy nông nhỏ, địa phương thực hiện, tỉnh Giang Tây, năm 1957, tăng 1 250 000 tán lương thực so với năm 1952. Tiếp theo, đảng cộng sản trung quốc đào tạo chuyên viên nông nghiệp để giúp nông dân tăng mạnh thêm năng xuất. Vẫn theo nguyên tắc nhiều, nhanh, tốt, rẻ, các xã, huyện mở trường Đại học canh nông. Như ở Hương Hòa bình (Hương gồm nhiều xã, nhỏ hơn Huyện), dưới sự lãnh đạo của đảng ủy, việc mở trường Đại học chỉ trù bị hai hôm là xong và không tốn một đồng bạc. Trường sở là lấy nhà làm việc của đoàn thể, Hiệu trưởng do Bí thư đảng đảm nhiệm.  Dạy nông nghiệp thì có anh hùng và chiến sĩ nông nghiệp, thêm vài học sinh Đại học nông nghiệp có sẳn phụ trách. Có ngay 200 sinh viên, có cả cán bộ hợp tác xã nông nghiệp, ghi tên theo học.  Chương trình gồm triết học và kỷ thuật nông nghiệp. Mỗi tuần học 3 tối. Về công nghiệp             Công nhơn các xí nghiệp trung quốc hiện nay (thập niên 50) là 12 triệu. Kế hoặc 5 năm lần thứ nhứt (tức sau khi Mao nắm quyền) mới được 4 năm đã hoàn thành. Thí dụ : Mỏ sắt Từ châu định sản xuất 30 vạn tấn, công nhơn tự đề nghị sản xuất 50 vạn tấn. Nhờ công nhơn thu lượm những vật liệu củ đã bỏ làm thành những máy móc mới, giúp gia tăng năng xuất. Thời gian làm việc, họ làm cả ngày, cả đêm, quên ăn, quên ngủ. Cán bộ khuyên nghỉ, họ bảo « Chịu khó nhọc vài hôm, sẽ sung sướng muôn đời » ! Xưởng xe hơi Trường Xuân đưa ra kế hoặch sản xuất 30 vạn chiếc. Công nhơn thảo luận, đồng ý nhau sản xuất 70 vạn chiếc. Về đạo đức cách mạng, công nhơn trung quốc tiến bộ đạt tới tinh thần « chí công vô tư ». Họ đặt quyền lợi đất nước trên quyền lợi bản thân và gia đình. Họ đề nghị hoàn trả lại nhà nước những phụ cấp như tiền giử trẻ, tiền hớt tóc, than củi, phụ cấp giờ phụ trội, …mà họ được hưởng (?) Ở Trung quốc về, Hồ Chí Minh liền kêu gọi dân Miền Bắc phải học một cách sáng tạo những kinh nghiệm tốt của Trung quốc anh em. Nhưng thế giới vẫn chưa quên những khinh nghiệm sáng tạo đó đã cướp đi hơn 30 triệu nhơn mạng của nước Tàu. Ngoài ra, Việt nam còn học thêm theo Trung quốc lý thuyết về công bằng xã hội xã hội chủ nghĩa « Lao động tùy sức, hưởng thụ tùy khả năng” nên cụ già phải lội ruộng cấy lúa dưới Trời lạnh cóng : « Bầm ơi có rét không bầm!         Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn         Bầm ra ruộng cấy bầm run*     …Con ngồi máy lạnh còn run hơn bầm **….” Dân chúng Miền Bắc học tập, nằm lòng «Bác Hồ chính là Bác Mao»***. Nên đảng của Bác Hồ cũng là đảng của Bác Mao, đất nước của Bác Hồ chính là đất nước của Bác Mao. Vậy nghĩ coi Việt nam còn gì nữa ? *Bầm ơi, thơ của Tố Hũu ** Viết nhái thêm *** Bác Mao nào ở đâu xa Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao (Chế Lan Viên)  

Thơ Tâm Tình

 Nước sắp mất rồi, dân Việt ơi  Phải hành động gấp mới kịp thời  Nếu không, ta sẽ thành nô lệ  Khóc hận, tủi đau đến vạn đời Ngưng theo lệnh đảng, quốc hội ơi Trơ trẽn bao năm, nghị gật rồi Cộng sản chính là phường bán nước Sao theo đuôi chúng, hại giống nòi? Ngưng làm loa đảng, chức sắc ơi  Hay chi lối “tốt đạo, đẹp đời”  Một mai nước mất, đời hết đẹp  Đạo tốt với ai? Với giặc thôi!  Ngưng trò lừa phỉnh, cộng sản ơi  Ưu việt, đỉnh cao, khéo bia cười  Ưu việt, mà cam tâm theo giặc  Đỉnh cao mà nước cứ thụt lùi   Đảng viên cộng sản cấp dưới ơi  Bè lũ chóp bu bán nước rồi  Gia sản đã tuồn ra ngoại quốc  Tàu vào, chúng “dọt”, bạn theo ai? Về với nhân dân, quân đội ơi Giữ gìn đất biển, cứu giống nòi Hiên ngang, đứng thẳng làm người lính Trước giặc xâm lăng quyết chẳng lui Ngưng bảo vệ đảng, công an ơi Theo dân, chống đảng, hợp lòng người “Còn đảng, còn mình”: lời phỉnh gạt Tàu vào xoá đảng, bạn theo ai? Hướng về đất nước, hải ngoại ơi Góp một bàn tay, cất một lời Ủng hộ tinh thần người tranh đấu Chịu bao đàn áp, ngục tù rồi Đồng bào trong nước mến thương ơi Nhìn các bạn đi, lệ tôi rơi Lớp lớp tiến lên, đầy dũng cảm Tình yêu Tổ Quốc đã lên ngôi! Tự do, Dân Chủ nảy mầm tươi Gắng dưỡng cho cây lớn rợp trời Nỗi sợ, bao năm kìm ta lại Nay tình yêu nước thắng nó rồi Chúng tôi ở chốn rất xa xôi Cảm phục, mến thương, gửi ít lời Đoàn kết, tin yêu là vũ khí Kiên trì, vững bước, các bạn ơi! Boston, ngày 30 tháng 6 năm 2018 BS. Vũ linh Huy

Hàn Phi Tử  –  Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi

Chương II  Xã Hội Quan 1 – Dân

Trong chương này và hai chương sau chúng tôi xét quan niệm của Hàn Phi về: – Bản tính con người. – Vua – Và Quốc gia. Về lịch sử quan, Hàn chịu ảnh hưởng trực tiếp của Thương Ưởng, chỉ khai thác tư tưởng của Thương Ưởng, mà không phát huy thêm được gì. Về xã hội quan, Hàn cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của thầy, tức Tuân tử nhưng có nhiều sáng kiến và đưa tới những kết luận ngược hẳn với Tuân: Tuân chủ trương tính ác để khuyên nhà cầm quyền dùng lễ giáo uốn nắn lại cái tính cho dân, còn Hàn chủ trương dùng hình phạt để ngăn ngừa những hành động của dân có hại cho nước. Có phải vì đi ngược lại đường lối của Tuân mà Hàn muốn tránh không nhắc Tuân trong khi thường nhắc tới Quản Trọng, Thương Ưởng, Thân Bất Hại, Ngô Khởi… Đọc bộ Hàn Phi Tử chúng tôi chỉ thấy Tuân xuất hiện hai lần: một lần ở đầu thiên Hiển học: “có Nho phái của họ Tôn” 1 và một lần ở thiên Nạn tam trong câu: “Tử Khoái nước Yên cho Tử Chi là hiền mà không chịu Tôn Khanh cho nên thân chết mà bị chê cười”. Nhưng sự kiện Tử Khoái “không chịu Tôn Khanh” ra sao thì từ trước tới nay không ai tra ra được, vì vậy có người ngờ Tôn Khanh đó không phải là triết gia Tuân Hướng, người đưa ra thuyết tính ác. Chuyện đó không quan trọng, chúng tôi sở dĩ ghi lại để cho độc giả thấy Hàn Phi là môn đệ của Tuân tử mà đã sớm tách biệt với Nho gia, đứng hẳn về phía Pháp gia. Hàn Phi chịu ảnh hưởng của Tuân tử ít nhất là về hai điểm: tính ác và không tin trời, quỉ thần (thiên nhiên bất tương quan). Chúng tôi xin xét điểm tính ác trước đã. Tuân tử là triết gia lớn nhất ở cuối thời Tiên Tần, tư tưởng rất có hệ thống, đã viết riêng một thiên – thiên Tính ác – để đả thuyết tính thiện của Mạnh tử. Trong bộ Tuân tử chúng tôi đã phân tích thuyết đó và trọn thiên Tính ác, ở đây chỉ xin trích dẫn vài đoạn quan trọng nhất. 2 Tuân: định nghĩa chữ tính là cái tự nhiên trời sinh ra, cái sinh ra đã có sẵn không đợi làm (học tập) rồi mới có (Sinh chi sở dĩ nhiên giả, vị chi tính – Bất sự nhi tự nhiên giả, vị chi tính) Và ông bảo rằng: “Cái tính của con người là đói thì muốn ăn, mệt thì muốn nghỉ. (Kim nhân chi tính, cơ nhi dục bão, lao nhi dục hưu, thử nhân chi tình tính dã) Ba đặc điểm nữa của con người là hiếu lợi, đố kỵ, thích thanh sắc: “Tính con người sinh ra là hiếu lợi, thuận theo tính đó thì thành ra tranh đoạt lẫn nhau mà sự từ nhượng không có; sinh ra là đố kỵ, thuận theo tính đó thì thành ra tàn tặc, mà lòng trung tín không có; sinh ra là có lòng muốn của tai mắt, có lòng thích về thanh sắc, thuận theo tính đó thì thành dâm loạn mà lễ nghĩa, văn lí không có. Như thế thì theo cái tính của người ta, thuận cái tình của người ta, tất sinh ra tranh đoạt, phạm vào cái phận (tức quyền lợi của nhau), làm loạn cái lí mà mắc cái lỗi tàn bạo. Cho nên phải có thầy, có phép để cải hoá cái tính đi, có lễ nghĩa để dắt dẫn nó, rồi sau mới có từ nhượng hợp văn lí mà thành ra trị. (Kim nhân chi tính sinh nhi hiếu lợi yên, thuận thị cố tranh đoạt sinh, nhi từ nhượng vong yên; sinh nhi hữu tật ố yên, thuận thị cố tàn tặc sinh, nhi trung tín vong yên. Sinh nhi hữu nhi mục chi dụng hữu hiếu sắc yên, thuận thị cố dâm loạn sinh, nhi lễ nghĩa văn lí vong yên. Nhiên tắc tòng nhân chi tính, thuận nhân chi tình, tất xuất vụ tranh đoạt, hợp vu phạm phận loạn lí, nhi qui vu bạo. Cố tất tương hữu sư pháp chi hoá, lễ nghĩa chi đạo, nhiên hậu xuất từ nhượng, hợp vụ văn lí nhi qui vu trị – Tính ác). Vậy theo Tuân tử, tính của con người là tính thỏa mãn ba nhu cầu chính: ăn, ngủ, truyền chủng; ngoài ra lại còn hiếu lợi, đố kị. Hàn Phi không phải là một triết gia, chỉ là một lí thuyết gia về chính trị, có óc thực tế, không bàn về tính như Mạnh tử, Tuân tử. Chúng ta chỉ biết theo ông thì con người thời thượng cổ chất phác, thân với nhau, trọng đức hơn thời trung cổ, và người thời trung cổ lại hơn người thời ông. Vậy có thực ông chủ trương rằng bản tính con người thời nguyên thuỷ vốn tốt rồi sau vì hoàn cảnh xã hội mà hoá xấu không? Ông không hề giảng rõ điều đó cho ta. Mặt khác, ông lại bảo trừ một số ít thánh nhân, còn thì hạng thường nhân – tranh nhau vì lợi – làm biếng, khi có dư ăn rồi thì không muốn làm gì nữa. – chỉ phục tòng quyền lực Vậy thì cơ hồ ông cho rằng con người có một số rất ít tính vốn thiện, còn đại đa số tính vốn ác, ông thiên về Tuân, nhưng cũng nhận Mạnh có lí phần nào chăng? Về tính ham lợi, ông bi quan thái quá, cho rằng ngay giữa cha con vợ chồng chớ đừng nói giữa vua tôi, bạn bè, người ta hành động, cư xử với nhau cũng chỉ vì tư lợi. “Cha mẹ không săn sóc con kĩ khi nó còn nhỏ thì lớn lên nó oán mình. Con được nuôi cho thành người rồi mà cung dưỡng cha mẹ không được hậu thì cha mẹ giận oán trách nó. Cha con là tình chí thân mà có khi còn trách nhau, oán nhau là do ai nấy đều muốn cho người khác phải vì mình (cha muốn con phải vì cha, con muốn cho cha phải vì con), chứ không muốn cho mỗi người phải vì bản thân người đó thôi” 人爲嬰兒也、父母養之簡, 子長而怨; 子盛壯成人, 其供養薄, 父母怒而誚之. 子·父, 至親也, 而或譙或怨者, 皆挾相爲而不周於爲己也 (Nhân vi anh nhi dã, phụ mẫu dưỡng chi giản, tử trưởng nhi oán. Tử thịnh tráng thành nhân, kì cung dưỡng bạc, phụ mẫu bộ nhi tiếu chi. Phụ tử chí thân dã nhi hoặc tiếu hoặc oán giả, giai hiệp tương vị nhi bất chu ư vị kỉ dã – Ngoại trừ thuyết tả thượng). Rồi Hàn so sánh với việc chủ nuôi thợ: “Mướn người gieo mạ, cày ruộng cho mình thì người chủ không ngại phí tổn mà cho họ ăn ngon, lại còn lựa tiền, vải tốt mà trả công cho họ, như vậy không phải vì yêu thương họ đâu mà vì nghĩ: “Có vậy họ cày mới sâu, cào cỏ mới kĩ cho mình”. Người làm công đó hết sức cày và cào cỏ, sửa sang lại bờ ruộng, không phải vì yêu chủ mà vì nghĩ: “Có vậy chủ mới cho ăn ngon, mà tiền, vải mới tốt.” Như vậy một bên cung dưỡng hậu hĩ, một bên gắng sức làm việc, có cái ân trạch giữa cha con, hai bên đều hết nghĩa vụ (vì) đều mưu cái lợi cho chính mình cả. Bởi vậy con người làm việc với nhau, cho, tặng nhau, nếu thấy có lợi cho mình thì dù là người nước Việt (thời đó người Trung Hoa ở miền bắc coi người nước Việt ở miền Đông Nam là ngoại nhân) cũng dễ hòa, nếu lòng thấy có hại thì dù là cha con cũng xa nhau, oán nhau.” 故人行事施予,以利之心,越人易和;以害之心,父子离且怨。 (Cố nhân hành sự thi dữ, dĩ lợi vi chi tâm, tắc Việt nhân dị hòa, dĩ hại chi vi tâm, tắc phụ tử li thả oán – Như trên) Đoạn dưới đây trong thiên Lục phản còn tàn nhẫn hơn nữa: “Cha mẹ đối với con, sanh con trai thì mừng, sanh con gái thì giết, trai gái đều trong lòng cha mẹ mà ra, mà con trai thì mừng, con gái thì giết, là do nghĩ đến sau này, đứa nào có lợi lâu dài cho mình hơn. Vậy cha mẹ đối với con mà còn đem lòng tính toán lợi hại, huống hồ là những người không có tình cha con với nhau” 父母之於子也,產男則相賀,產女則殺之。此俱出父母之懷衽,然男子受賀,女子殺之者,慮其後便、計之長利也。故父母之於子也,猶用計算之心以相待也,而況無父子之澤乎。 (Phụ mẫu chi ư tử dã, sản nam tắc tương tự, sản nữ tắc sát chi. Thử câu xuất phụ mẫu chi hoài nhậm nhiên nam tử thụ hạ, nữ tử sát chi giả, lự kì hậu tiện, kế chi trường lợi dã. Cố phụ mẫu chi ư tử dã, do dựng kế toán chi tâm dĩ tương đãi dã, nhi huống vô phụ tử chi trạch hồ!) Tình giữa cha con như vậy thì tình giữa vợ chồng cũng không hơn gì: “Chúa có vạn cỗ xe, vua có ngàn cỗ xe thì hoàng hậu, thứ phi, phu nhân, đích tử (thế nào cũng) có người muốn cho vua chết sớm. Làm sao biết được như vậy? Là vì vợ không có tình cốt nhục với chồng, hễ yêu thì thân, không yêu thì sợ. Tục ngữ có câu: “Mẹ được yêu thì con được chiều”. Ngược lại hễ mẹ bị ghét thì con bị bỏ. Đàn ông năm chục tuổi vẫn còn hiếu sắc mà đàn bà ba chục tuổi sắc đã tàn. Vợ sắc đã tàn mà thờ ông chồng hiếu sắc thì tất ngại mình bị hắt hủi, con tất ngờ sẽ không được nối ngôi. Đó là lẽ tại sao hoàng hậu, thứ phi, phu nhân mong cho vua chết sớm. (…) Do đó mà có những vụ đầu độc bằng rượu và thắt cổ lén. Vì vậy mà sách Đào Ngột Xuân Thu bảo: “Bậc vua chúa chết vì bệnh chưa được phân nửa”. Làm vua mà không hiểu điều đó thì loạn sẽ sinh ra nhiều. Cho nên có câu: “Số người có lợi thấy vua chết mà nhiều thì tính mạng của vua sẽ nguy”. 利君死者眾則人主危。 (Lợi quân tử giả chúng, tắc nhân chủ nguy – Bị nội) “Giữa vua và tôi, đã không có tình cốt nhục mà cái lợi hại còn khác nhau, nếu không muốn nói là ngược nhau: bề tôi muốn không có công mà được thưởng, còn vua thì muốn bề tôi phải hi sinh cho mình mà đừng kể công. Đã ở cái thế muốn không có công mà được thưởng, còn vua thì muốn bề tôi bó buộc không thể không thờ vua thì bề tôi tất luôn luôn dò xét lòng vua, không một lúc nào ngưng” 人臣之於其君,非有骨肉之親也,縛於勢而不得不事也。故為人臣者,窺覘其君心也無須臾之休 (… Nhân thần chi ư kì quân, phi hữu cốt nhục chi thân dã, phọc ư thế nhi bất đắc bất sự dã, cố vi nhân thần giả, khuy siêm kì quan tâm dã, vô tu du chi hưu… Bị nội) (Vì vậy mà có vụ Lí Đoái làm quan thái phó nước Triệu, theo phe Huệ vương, bao vây cung của Triệu Chủ Phụ để Chủ Phụ chết đói; vụ Tề Hoàn công chết mấy chục ngày không được chôn tới nỗi giòi bò ra cửa phòng và biết bao vụ bề tôi giết vua.) Hành động nào của con người cũng vì lợi cả: “Thầy lang khéo mút vết thương, ngậm máu bệnh nhân đâu phải là vì tình cốt nhục mà chỉ vì lợi. Thợ đóng xe mong cho nhiều người giàu sang, còn thợ đóng quan tài thì mong cho nhiều người chết yểu, không phải là thợ đóng xe có lòng nhân mà thợ đóng quan tài tàn nhẫn, chỉ vì người ta không giàu sang thì không mua xe, người ta không chết thì quan tài không bán được. Thợ đóng quan tài không phải là ghét người, nhưng người ta chết thì chú ta mới có lợi” 醫善人之傷醫善吮人之傷,含人之血,非骨肉之親也,利所加也。故輿人成輿則欲人之富貴,匠人成棺則欲人之夭死也,非輿人仁而匠人賊也,人不貴則輿不售,人不死則棺不買,情非憎人也,利在人之死也。 (Y thiện duẫn 3 nhân chi thương, hàm nhân chi huyết, phi cốt nhục chi thân dã, lợi sở gia dã. Dư nhân thành dư, tắc dục nhân chi phú quí; tượng nhân thành quan, tắc dục nhân chi yểu tử dã. Phi dư nhân nhân nhi tượng nhân tặc dã; nhân bất quí tắc dư bất thụ, nhân bất tử tắc quan bất mãi. Tình phi tăng nhân dã, lợi tại nhân chi tử dã – Bị nội) Thời Tiên Tần, không có tác giả nào cực tả lòng vị lợi của con người bằng Hàn trong những đoạn dẫn ở trên. Ông nhận rằng thời ông, con người xấu xa hơn các thời trước, như vậy chỉ vì dân nghèo, người đông mà tài vật ít, phải làm lụng cực nhọc, tranh giành nhau mới sống được. Thiên Ngũ đố có một đoạn bất hủ đủ cho Hàn Phi lưu danh lại cho hậu thế. Ông đã thấy dân số tăng gia theo cấp số nhân cả hai ngàn năm trước nhà kinh tế học Anh, Malthus: thời cổ đàn ông không phải cày ruộng, trái cây và hột cỏ đủ ăn rồi; đàn bà không phải dệt vải, da cầm thú đủ che thân rồi. Họ không phải gắng sức mà đủ ăn đủ mặc, nhân dân ít mà vật dụng thừa, cho nên không tranh giành nhau. Vì vậy khỏi phải thưởng hậu phạt nặng mà dân tự nhiên khỏi loạn. Ngày nay một người có năm người con, không phải là nhiều, mỗi người con lại có năm người con nữa, thành thử ông chưa chết mà đã có hai mươi lăm đứa cháu, vì vậy nhân dân đông mà tài sức ít, phải lao lực nhiều mà thức ăn đồ mặc lại ít, cho nên họ phải tranh giành nhau, dù có thưởng hậu gấp hai, phạt nặng gấp mấy thì cũng không tránh khỏi loạn. 古者丈夫不耕,草木之實足食也;婦人不織,禽獸之皮足衣也。不事力而養足,人民少而財有餘,故民不爭。是以厚賞不行,重罰不用而民自治。今人有五子不為多,子又有五子,大父未死而有二十五孫,是以人民眾而貨財寡,事力勞而供養薄,故民爭,雖倍賞累罰而不免於亂。 (Cổ giả trượng phu bất canh, thảo mộc chi thực túc thực dã; phụ nữ bất chức, cầm thú chi bi túc y dã. Bất sự lực nhi dưỡng túc, nhân dân thiểu nhi tài hữu dư, cố dân bất tranh. Thị dĩ hậu thương bất hành, trọng phạt bất dụng nhi dân tự trị. Kim nhân hữu ngũ tử bất vị đa, tử hựu hữu ngũ tử, đại phụ vị tử nhi hữu nhị thập ngũ tử tông. Thị dĩ nhân dân chúng nhi hóa tài quả, sự lực lao nhi cung dưỡng bạc, cố dân tranh. Tuy bội thưởng lũy phạt nhi bất miễn ư loạn). Vì lẽ tình trạng kinh tế ảnh hưởng lớn – nếu không phải là quyết định – tới tâm tình, cách cư xử, đời sống tinh thần của con người, nên người thời cổ có từ nhượng hơn người đời nay cũng không đáng khen, người đời nay có tàn bạo hơn người thời cổ cũng không đáng chê, chỉ là luật tự nhiên cả. Hàn Phi viết tiếp: “Ông Nghiêu làm vua thiên hạ mà nhà lợp bằng cỏ tranh không xén, cột rui bằng gỗ không đẽo, ăn cơm gạo xấu với canh rau lê, rau hoắc, mùa đông mặc áo da hươu da nai, mùa hè mặc áo vải thô, dẫu kẻ canh cổng cũng không sống đạm bạc hơn. Ông Vũ làm vua thiên hạ mà tự cầm bừa xách sọt đi trước nhân dân, đùi và ống chân trụi hết lông, đến kẻ nô lệ cũng không cực khổ hơn. Do đó mà xét, các vua thời cổ nhường ngôi thiên tử thì cũng chỉ là từ bỏ cuộc sống của người giữ cổng, đời lao khổ của tên nô lệ, có gì đáng khen đâu. Một viên huyện lệnh ngày nay khi chết rồi thì con cháu mấy đời sau còn được (ung dung) ngựa xe, vì vậy mà người ta quí chức huyện lệnh. Cho nên về cái việc từ nhượng, thời xưa nhường ngôi thiên tử thật là dễ mà ngày nay từ chức huyện lệnh thật khó, chỉ do cái lợi hậu hay bạc khác nhau xa (…) Mùa xuân những năm đói kém, dù là em ruột còn nhỏ, người ta cũng không nhường cho thức ăn, mùa thu những năm được mùa (mùa thu là mùa gặt lúa ở Trung Hoa), dù là khách lạ đến cũng mời ăn, đâu phải sơ với tình ruột thịt mà thân với khách qua đường, chỉ là vì thực phẩm còn nhiều hay ít đấy thôi. Cho nên cổ nhân khinh tài vật không phải là có lòng nhân, mà vì tại vật có nhiều; ngày nay người ta tranh đoạt của nhau không phải là ti tiện mà vì tài vật có ít. Ngày xưa người ta coi thường và từ bỏ ngôi thiên tử không phải là cao thượng mà vì quyền thế ít, ngày nay người coi trọng và tranh nhau quan chức không phải là đê tiện mà vì quyền thế nhiều”. 故飢歲之春,幼弟不餉;穰歲之秋,疏客必食。非疏骨肉愛過客也,多少之實異也。是以古之易財,非仁也,財多也;今之爭奪,非鄙也,財寡也、輕辭天子,非高也,勢薄也;重爭士橐,非下也,權重也 (Cố cơ tuế chi xuân ấu đệ bất hướng, nhương tuế chi thu, sơ khách bất tự, phi sơ cốt nhục ái quá khách dã, đa thiểu chi thực dị dã. Thị dĩ cổ chi dị tài phi nhân dã, tài đa dã; kim chi tranh đoạt, phi bỉ dã, tài quả dã, khinh từ thiên tử phi cao dã, thế bạc dã: trọng tranh sĩ thác phi hạ dã, quyền trọng dã – Ngũ đố) Hàn tả đời sống cực khổ của vua Nghiêu chắc là quá đáng: dĩ nhiên vua Nghiêu không có nhà cao cửa rộng, có ngựa xe gấm vóc như một viên huyện lệnh thời Chiến Quốc, nhưng dù là một tù trưởng thì ông ta cũng có kẻ hầu người hạ, có thịt ăn vì thời đó thú rừng không hiếm, đâu tới nỗi phải ăn toàn rau lê rau hoắc. Nhưng cái tinh thần khinh tài vật của người thượng cổ thì có thực, không phải chỉ vì tài vật nhiều mà còn vì nhu cầu người thời đó ít nữa. Ai cũng biết các dân tộc bán khai hiếu khách hơn các dân tộc “văn minh” chúng ta. Ông Will Durant – trong sách đã dẫn – chép lại một chuyện lí thú: “Một người Anh tên là Turner kể cho một thổ dân Samoa nghe tình cảnh bọn người nghèo ở Lơn- đơn (London) thì chú “mọi” đó rất ngạc nhiên hỏi: “Làm sao có thể như vậy được kìa? Không gì để ăn? Vậy họ không có bạn bè, không có nhà cửa sao? Nhưng họ ở đâu mà ra? Còn nhà cửa của bạn bè chứ?” Người da đỏ nào đói cứ đi xin ăn là có liền; nghèo tới mấy thì cũng không ai từ chối một người đói: “Trong thành phố mà còn lúa thì không ai bị nhịn đói cả” (trang 35 – 36) Cái lẽ “có hằng sản rồi mới có hằng tâm” Quản Trọng đã giảng cho Tề Hoàn công tử đời Xuân Thu, rồi Mạnh tử nhắc tới hai lần, trong Lương Huệ vương thượng – 7: “Không có hằng sản mà chỉ có hằng tâm thì chỉ kẻ sĩ mới được như vậy. Còn thường dân, nếu không có hằng sản thì không có hằng tâm”, và trong Đằng Văn công thượng 3: “Cách ăn ở của dân là: có hằng sản mới có hằng tâm, không có hằng sản thì không có hằng tâm” (Dân chi vi đạo dã: hữu hằng sản giả hữu hằng tâm; vô hằng sản giả vô hằng tâm). Nếu dân đói thì họ tranh giành nhau, và thời Hàn Phi là thời “người ta tranh đoạt của nhau”, thời trọng sức mạnh. Hàn Phi đã thấy luật “đấu tranh để sống”. Luật đó ở thời Chiến Quốc thật gay gắt. Như ở phần I chúng tôi đã nói, bọn tân địa chủ có học vấn tài năng, trong Chiến Quốc sách gọi là kẻ sĩ, trong Hàn Phi tử gọi là kẻ sĩ giỏi pháp thuật – phải tranh đấu với bọn quí tộc cũ, tức bọn cha anh của vua chúa, bọn “trọng nhân” nắm hết quyền hành ở triều đình. Trong Chiến Quốc sách (Lá Bối – 1972) phần I chúng tôi đã nói bọn biện sĩ như Tô Tần, Trương Nghi, Phạm Tuy…..phải đút lót kẻ hầu cận các vua chư hầu, phải ăn dầm nằm dề trong một quán trọ ở một kinh đô nào đó mới xin được vào yết kiến vua. Được yết kiến, trình bày kế hoạch của mình, được vua chấp nhận rồi còn phải đánh át bọn “cha anh” nhà vua; bọn này ảnh hưởng lớn tới chính sách của nhà vua, mà vì quyền lợi nên có tinh thần bảo thủ, ghét bọn biện sĩ. (“Bọn biện sĩ sợ thế lực của bọn “cha anh” đó nhất. Tính mạng họ ở trong tay bọn này; ngày nào mà vua không dùng họ, nghe lời bọn “cha anh” thì họ phải trốn đi nước khác ngay, nếu không thì chết, có khi trốn mà không thoát, rốt cuộc cũng bị phân thây (trường hợp Thương Ưởng). Cho nên họ luôn luôn nhắc vua chúa phải trọng kẻ sĩ, tức trọng họ, (…) nhắc vua chúa về cách dùng người theo tài năng… “Đã phải đối phó với bọn quí tộc, các biện sĩ còn phải đối phó với chính bọn họ với nhau nữa vì chính họ với nhau cũng thường gièm pha nhau, lừa gạt nhau, kèn cựa nhau như Cam Mậu và Công Tôn Diễn (Tần II – 13) Công Tôn Hãn đối với Điền Kị (Tề I – 8)” (trang 54 – 58) Họ cũng phải tranh đấu gay gắt non hai thế kỉ, tới đầu đời Hán địa vị mới có thể gọi là vững. Hàn Phi hiểu rất rõ tình cảnh đó vì chính ông đã phải chiến đấu và đã thất bại mà lưu lại lời ai oán trong thiên Cô phẫn. Ông bảo bọn sĩ giỏi pháp thuật như ông với bọn “trọng nhân” thù nhau đến một mất một còn, mà biện sĩ giỏi pháp thuật có năm cái thế để bại: “Bọn đại thần được cầm quyền ít khi không được tin yêu, lại được vua chúa biết từ lâu, cho nên đón được ý vua, vua thích hay ghét cái gì thì họ cũng thích hay ghét cái đó, nhờ vậy mà tiến thân. Quan tước cao quí mà bè đảng lại đông nên được cả nước khen. Còn kẻ sĩ giỏi pháp thuật, có muốn được yết kiến vua thì đã thì thiếu tình thân yêu tin cậy, không được cái may mắn vua biết từ lâu, mà lại đem lời pháp thuật ra kiểu chính lòng vua, tất làm trái ý vua. Địa vị họ thấp mà không bè đảng nên bị cô lập. Họ là kẻ sơ tình mà muốn tranh với kẻ thân cận của vua, tất nhiên không thắng được; họ mới tới mà muốn tranh với kẻ quen biết từ lâu, tất nhiên là không thắng được; họ ở địa vị thấp hèn mà muốn tranh với với kẻ cao quí, tất nhiên là không thắng được; họ chỉ có một miệng mà muốn tranh với cả nước (vì người ta về hùa với bọn quyền quí còn dân thì ngại sự cải cách của họ) tất nhiên là không thắng được. Kẻ sĩ giỏi pháp thuật ở vào năm cái thế không thể thắng được đó (…). Thế đã không thắng được mà lại không sống chung được (với bọn trọng nhân) tất có kẻ mất người còn, kẻ sĩ giỏi pháp thuật làm sao khỏi bị nguy? Bọn trọng nhân nếu có thể vu tội lỗi cho ai thì sẽ dùng phép công mà giết người đó; không thể vu được thì sai người ám sát. Tóm lại, làm sáng tỏ phép thuật mà trái ý vua chúa, nếu không bị quan giết, tất cũng chết vì bị ám sát.” (Cô phẫn). Từ quan niệm “đấu tranh để sống” tới quan niệm đấu tranh giai cấp, con đường có vẻ như không xa. Vậy mà thời Chiến Quốc, Pháp gia tức giai cấp tân địa chủ lẻ tẻ đánh vào giai cấp lãnh chúa cũ bằng các hình thư, bằng qui tắc mọi người bình đẳng trước pháp luật, bằng chính sách tước quyền thế tập của quí tộc như chính sách của Ngô Khởi, Thương Ưởng (cả Tuân tử nữa), nhưng không có một nhà nào có một quan niệm giai cấp cả; họ cũng không lập nên một đoàn thể chính trị nữa, như Khổng gia, Mặc gia. Trong cuốn Nho giáo, một triết lí chính trị và Đại cương triết học Trung Quốc chúng tôi đã nhiều lần nhấn vào tính cách chính trị của Nho giáo: “Nhân đạo, Chính vi đại” 人道、政爲大。 Ngũ kinh của Khổng tử đều có mục đích chính là dạy về chính trị, mà cuốn Đại học dạy cách sửa mình để tề gia trị quốc và bình thiên hạ, nghĩa là để thành một người dân tốt, một ông quan, một ông vua tốt. Vậy có thể nói trường học của Khổng tử là một trường dậy chính trị mà ông cùng mấy ngàn môn sinh là một đoàn thể chính trị, một chính đảng 4. Xét lời ông nhận định về sở trường của các môn sinh trong chương Tiên tiến – 2, ta cũng thấy ông có ý đào tạo những người ra làm việc nước. Ông bảo: “Về đức hạnh có Nhan Uyên, Mẫn Tử Khiêm, Nhiễm Bá Ngưu, Trọng Cung; về ngôn ngữ (tài ăn nói) có Tể Ngã, Tử Cống; về chính trị có Nhiêm Hữu, Quí Lộ; về văn học có Tử Du, Tử Hạ”. Khii ông bôn ba các nước chư hầu, ông dắt các môn sinh theo và khi phải giao thiệp với người ngoài, ông thường sai Tử Cống, Tể Ngã đi thay, coi họ như những nhà ngoại giao. Mạnh tử nối chí Khổng Tử cũng dạy học và dắt các môn sinh đi khắp các nước, lần nào cũng gồm mấy trăm người trên mấy chục cỗ xe. Còn đạo Mặc thì rõ ràng là một đoàn thể chính trị có qui luật nghiêm khắc hơn cả một chính đảng ngày nay: môn sinh phải tuyệt đối tuân lời Mặc tử. Ông thành một đảng chủ, gần như một giáo chủ. Người có tài đức trong đảng được cử làm “cự tử” (tức như thủ lãnh) và các người trong đảng hễ làm quan, có lộc phải nộp cự tử một phần để chi dùng cho đảng. Có một lần ở Dương Thành, tám mươi ba đệ tử cùng chết theo một cự tử tên là Mạnh Thắng; lần khác con trai một cự tử tên là Phúc Thôn giết người, Tần Huệ vương thương Phúc Thôn đã già mà chỉ có mình nó là con, tha tội cho nó; Phúc Thôn không tha, tự giết con, vì phải theo luật của đạo Mặc: hễ giết người thì phải đền mạng. Lão tử và Trang tử tuy có bàn về chính trị – Lão tử chủ trương vô vi, Trang tử chủ trương hoàn toàn tự do, gần như vô chính phủ – nhưng không hoạt động về chính trị. (Trang tử muốn làm con rùa sống mà lết đuôi trong bùn còn hơn một con rùa chết được trân tàng ở miếu đường) cho nên không lập đảng, mà không có hoặc có rất ít môn sinh. Lẽ ấy là dễ hiểu. Nhưng Pháp gia hầu hết ở trong giai cấp tân địa chủ, chuyên hoạt động về chính trị mà trong suốt ba bốn chục năm không nhà nào đào tạo môn sinh, thành lập một đảng, là tại sao? Họ rời rạc: Thương Ưởng không nhận là môn đệ của Ngô Khởi, Hàn Phi không coi Thương Ưởng là thầy. Hình như họ chỉ như người phương Tây ngày này gọi lài “technocrate” (kỹ phiệt), chỉ là những kỹ thuật gia về chính trị, về pháp thuật, không được như giai cấp “bourgeoisie” của Pháp ở thế kỷ XVIII, nên không gây được một cuộc cách mạng, không có ý lật đổ quân quyền, trái lại còn quá tôn trọng quân quyền nữa. Hàn Phi tập đại thành tư tưởng các Pháp gia đời Tiên Tần, học thuyết của ông tuy có hệ thống nhưng ông quá chú trọng tới thuật trị nước, còn tinh thần tranh đấu của ông kém Thương Ưởng, chỉ nhận thấy rằng “các huyện lệnh thời ông khi chết rồi, con cháu mấy đời còn được (ung dung) ngựa xe” (Ngũ đố) còn các nông dân, chiến sĩ làm cho nước giàu và mạnh thì sống cực khổ; không thấy ông chủ trương triệt các đặc quyền của giai cấp quí tộc, một phần có lẽ giai cấp đó là giai cấp của ông. Tóm lại, cũng như các Pháp gia khác, ông không có ý thức rõ rệt về giai cấp đấu tranh. Phải chăng đó là một hạn chế của thời đại? Nếu họ có ý thức đó và lập được một đảng chính trị thì lịch sử và văn minh Trung Hoa có lẽ đã thay đổi hẳn. ° ° ° Về bản tính thứ nhì, Tuân tử bảo con người “mệt thì muốn nghỉ” (có thể hiểu là ít chịu gắng sức); Hàn Phi gay gắt hơn, cho là làm biếng, hễ có dư ăn rồi thì không muốn làm gì nữa. Hàn cũng có lý: loài người thời ăn lông ở lỗ chắc chắn là như vậy. Một người “esquimau” (thổ dân Bắc Mỹ sống gần Bắc cực) bảo: “Khi tôi dư thịt ăn rồi thì tôi chẳng nghĩ tới gì cả” Và theo ông Loskiel thì một bộ lạc láng giềng sẽ chia lương thực cho họ”. Và những bộ lạc này thấy người siêng năng cứ phải nuôi báo cô kẻ làm biếng, nên càng ngày trồng trọt càng ít đi (Will Durant – sách đã dẫn). Tuy nhiên, Hàn cũng nhận rằng có một số ít rất siêng năng có đủ dùng mà vẫn chịu gắng sức, nhờ họ mà nhân loại mới tiến bộ được; nhưng người trị dân là trị số đông, nên bắt buộc dân phải gắng sức, Thiên Lục phản ông viết: “Con người bẩm sinh hễ có tài sản đủ dùng rồi thì hóa ra lười biếng, không chịu gắng sức, bề trên không nghiêm trị thì kẻ dưới phóng túng làm bậy. Tài sản đủ dùng rồi mà vẫn gắng sức làm lụng thì chỉ có Thần Nông thôi; bề trên không nghiêm trị mà kẻ dưới có đức hạnh thì chỉ có Tăng Sâm và Sử Ngư. Hạng dân thường không bằng được Thần Nông, Tăng Sâm và Sử Ngư là điều hiển nhiên rồi (…) Cho nên bậc minh chủ trị nước phải thích nghi với thời mà sản xuất nhiều tài vật, định thuế má sao cho giàu nghèo bình quân (công bằng), ban nhiều tước lộc để dùng hết tài năng trong dân, dùng hình phạt nặng để ngăn cấm gian tà, khiến cho dân hễ gắng sức làm lụng thì sẽ giàu, hễ có công nghiệp thì sẽ sang, làm bậy thì bị tội, có công thì được thưởng, chứ không mong được bề trên nhân từ ban cho ân huệ…..” 凡人之生也,財用足則隳於用力,上治懦則肆於為非;財用足而力作者神農也,上治懦而行修者曾、史也;夫民之不及神農、曾、史亦已明矣 (…)故明主之治國也,適其時事以致財物,論其稅賦以均貧富,厚其爵祿以盡賢能,重其刑罰以禁姦邪,使民以力得富,以事致貴,以過受罪,以功致賞而不念慈惠之賜… (Phàm nhân chi sinh dã, tài dụng túc tắc huy ư dụng lực, thượng trị nọa 5 tắc tứ ư vi phi. Tài dụng túc nhi lực tác giả, Thần Nông dã; Thượng trị nọa nhi hạnh tu giả, Tăng Sử dã. Phù dân bất cập Thần Nông, Tăng Sử diệc dĩ minh hĩ (…..) Cố minh chủ chi trị quốc dã, thích kì thời sự dĩ trí tài vật, luận kì thuế phú dĩ tuân bần phú, hậu kì tước lộc tận hiền năng, trọng kì hình phạt dĩ cấm gian tà, sử dân dĩ lực đắc phú, dĩ sự trí quí, dĩ quá thu tội, dĩ công trí thưởng nhi bất niệm từ huệ chi tứ….) Hễ ai gắng sức nhiều thì được hưởng nhiều, được giàu sang, làm biếng thì chịu nghèo. Nhưng vì quá mong cho nước giầu và mạnh, quá theo “chủ nghĩa thực lợi”, nên có khi ông bất công, tàn nhẫn với người nghèo: “Đa số học giả ngày nay nói đến việc trị nước đều bảo: “Cấp đất cho dân nghèo, cho người không có đủ tư sản đủ ăn”. Nay có người cũng như những người khác, không trúng mùa, không có nguồn lợi nào khác mà riêng được dư ăn, thì nếu không phải là nhờ siêng năng, tất là nhờ tiết kiệm. Lại có người cũng như người khác không gặp năm đói kém, không bị bệnh tật, tội lỗi gì mà riêng cùng khốn, thì nếu không phải là do xa xỉ, tất là do biếng nhác. Xa xỉ và biếng nhác thì nghèo, siêng năng và tiết kiệm thì giàu. Nay bậc vua chúa thu thuế của người giàu để bố thí cho người nghèo, thế thì cướp của người siêng năng và tiết kiệm để phân phát cho kẻ xa xỉ và biếng nhác, như vậy mà muốn cho dân gắng sức làm lụng tiêu pha bớt đi thì không thể được” 今之學士語治者多曰:”與貧窮地以實無資。”今夫與人相若也,無豐年旁入之利而獨以完給者,非力則儉也。與人相若也,無饑饉疾疚禍罪之殃獨以貧窮者,非侈則墯也。侈而墯者貧,而力而儉者富。今上徵斂於富人以布施於貧家,是奪力儉而與侈墯也。而欲索民之疾作而節用,不可得也 (Kim chi học sĩ ngữ trị giả, đa viết: dữ bần cùng địa, dĩ thực vô tư. Kim phú dữ nhân tương nhược dã, vô phong niên bàng nhập chi lợi, nhi độc dĩ hoàn cấp dã phi lực tắc kiệm dã. Dữ nhân tương nhược dã, vô cơ cận tật cứu họa tội, chi ương, độc dĩ bần cùng giả, phi xa tắc nọa dã. Xa phi họa giả bần, nhi lực nhi kiệm giả phú. Kim thượng trưng liễm ư phú nhân dĩ bố thí ư bần gia, thị đoạt lực kiệm nhi dữ nọa dã, nhi dục sách dân chỉ tật tác nhi tiết dụng, bất khả dã – Hiển học). Có phải người nghèo nào cũng do xa xỉ hoặc làm biếng cả đâu, có phải người giàu nào cũng do tiết kiệm và siêng năng cả đâu, nhất là trong xã hội thời ông mà đã phải nhận rằng sự đấu tranh để sống rất gay go. Mà trong xã hội lí tưởng của ông, thưởng phạt rất công minh, thì vẫn có những người sinh ra yếu đuối, đần độn hơn người khác, hoặc cha mẹ nghèo nàn không nuôi nấng giáo dục như những người khác, những người đó khốn khổ đâu phải tại họ, sao lại không cưu mang, bố thí cho họ. Tâm lí Hàn đúng là tâm lí hạng tân địa chủ, tôn trọng sự cần kiệm nhưng bất công và có phần tàn nhẫn. ° ° ° Bản tính thứ ba của con người theo Hàn, là chỉ phục tùng quyền lực mà thôi. Về điểm này ông hoàn toàn khác Tuân tử. Tuân tin ở công dụng của sự giáo hóa bằng lễ, nghĩa, ông thì không. Thiên Lục phản, ông viết: “Mẹ yêu con gấp bội cha yêu con mà cha ra lệnh thì con tuân lệnh gấp mười mẹ ra lệnh. Quan lại không yêu gì dân mà lệnh được dân tuân lệnh gấp vạn lần của cha mẹ. Mẹ tích lũy lòng yêu con mà lệnh không được theo; quan lại dùng oai nghiêm mà dân tuân lệnh. Vậy dùng oai nghiêm hay dùng lòng yêu, cách nào nên theo là điều dễ quyết định được rồi” 母之愛子也倍父,父令之行于子者十母;吏之于民无愛,令之行于民也萬父。母积積愛而令窮,吏用威嚴而民聽從,嚴愛之策亦可决矣。 (mẫu chi ái tử dã bội phụ, phụ lệnh chi hành ư tử giả thập mẫu. Lại chi ư dân vô ái, lệnh chi hành ư dân dã vạn phụ. Mẫu tích ái nhi lệnh cùng, lại dụng uy nghiêm nhi dân thính phòng; nghiêm ái chi sách diệc khả quyết hĩ). Thiên Ngũ đố, ông cho sự giáo hóa không có công hiệu, chỉ có nghiêm hình mới trị được thanh niên: “Nay có đứa con hư, cha mẹ giận la ó, nó không sửa tính, người trong làng trách nó, nó cứ trơ trơ, thày dạy nó, nó cũng không chừa. Lòng yêu của cha mẹ, hành động của người trong làng, và lời giáo huấn sáng suốt của thầy dậy, có đủ cả ba cái đẹp đẽ đó mà chung qui châu bộ đem binh tới thi hành phép nước, lùng bắt kẻ gian, lúc đó nó mới hoảng sợ, thay đổi tính khí, hạnh kiểm. Vậy lòng yêu của cha mẹ không đủ để dạy con, phải đợi có nghiêm hình của châu bộ mới được, vì dân vốn được yêu thì nhờn, phải dùng uy lực mới chịu nghe”. 故父母之愛不足以敎子、必待州部之嚴刑者、民故驕於愛、聽於威矣 (Cố phụ mẫu chi ái bất túc dĩ giáo tử, tất đãi châu bộ chi nghiêm hình giả, dân cố kiêu ư ái, thính ư uy hĩ). Cha mẹ yêu con, con vị tất đã không loạn. Vua cũng vậy, dù yêu dân như con, dân cũng vị tất cũng không loạn. Muốn ngăn loạn, dùng nhân nghĩa không được phải dùng uy thế. Vì bản tính của dân là chỉ sợ hình phạt, tin ở tính thiện của họ là lầm lớn. “Bậc thánh nhân trị nước, không mong gì dân làm điều thiện 6, chỉ cốt sao cho dân đừng làm bậy thì khắp nước có thể không làm bậy. Người trị nước dùng chính sách nào thích hợp với đại chúng, mà bỏ chính sách nào thích hợp với một số ít người, cho nên không vụ đức mà chỉ vụ pháp luật”. 夫聖人之治國,不恃人之為吾善也,而用其不得為非也。恃人之為吾善也,境內不什數;用人不得為非,一國可使齊。為治者用眾而舍寡,故不務德而務法 (Phù thánh nhân chi trị quốc, bất thị nhân chi vị ngô thiện dã, nhi dụng kì bất đức vi phi dã. Thị nhân chi vi ngô thiện dã, cảnh nội bất thập số, dụng nhân bất đắc vi phi, nhất quốc khả sử tề. Vi trị giả dụng chúng nhi xả quả, cố bất vụ đức nhi vụ pháp – Hiển học) Hàn Phi thật bi quan, không cho hạng bình dân có một đức nào cả, chỉ chê họ là tự tư tự lợi, biếng nhác, không dạy được để kết luận rằng muốn trị họ chỉ có một cách là dùng nghiêm hình, nhưng ông quên rằng thiên Ngũ đố ông đã bảo dù có thưởng hậu phạt nặng cũng không làm cho dân khỏi loạn được! Đó là một điểm mâu thuẫn của ông. 1.Tuân tử là Tuân Hướng, người trong thời tôn xưng là Khanh; Tuân và Tôn đọc giống nhau, nên Tuân Khanh thành ra Tôn Khanh. 2. Trang tử – Nam Hoa kinh, NXB Văn Hoá, 1994. 3. Có người đọc là duyện. 4. Trong Luận ngữ (Tử lộ – 18) Khổng tử có dùng chữ “ngô đảng” mà có người dịch là xóm tôi, có người dịch là đoàn thể của tôi. 5. Cũng đọc là nhu. 6.Nguyên văn: vi vô nghiêm, có thể hiểu là làm điều thiện theo ý ta.

Nước Pháp xuống đường chào mừng Worldcup –  Từ Thức

On a gagné! Nước Pháp đã thắng. Đội banh Pháp không phải là đội banh xuất sắc nhất, có rất nhiều may mắn, từ những trận đầu tới trận chung kết. Football cũng như đời sống: cái may rủi nhiều khi quan trọng hơn khả năng. Tất cả các quốc gia được coi là vua túc cầu bị loại, để lại hội tuyển Pháp đương đầu với đội banh của một quốc gia bỏ túi 4 triệu dân. Sau 45 phút đầu , trước áp lực của Croatie (Croatia), người ta tự hỏi bằng cách nào Pháp có thể tai qua nạn khỏi. Nhưng cuối cùng họ thắng, vì tuổi trẻ sung sức, vì hữu hiệu, tấn công chớp nhoáng, làm bàn đúng lúc, đá banh có kế hoạch, không tổn hao sức lực. Nhưng cũng nhờ may mắn: thắng 4 /2 trong đó có một trái do cầu thủ croate đá ngược vào goal nhà, một trái ‘’pénalty‘’ không có gì hiển nhiên. Khi cái may đứng về phe bạn, không có gì thay đổi được kết quả. Trước đây, người ta định nghĩa: ‘’football là một trò chơi giữa hai đội 11 người, chạy đuổi một trái banh trong 90 phút, và cuối cùng nước Đức thắng‘’. Không chừng phải thay chữ ‘’nước Đức’’ bằng nước Pháp. Hàng triệu người xuống đường Hàng triệu người đổ xuống đường ở Champs Elysées (không hiểu tại sao vẫn được gọi là đại lộ đẹp nhất thế giới. Thế nào là đẹp?). Trên 100 ngàn nhân viên công lực được huy động để giữ an ninh cho một góc Paris trở thành giang sơn của football. Bảo vệ an ninh cho hàng triệu người không phải là chuyện đơn giản. Nước Pháp đang bị khủng bố đe dọa. Gần đây, người ta đã phải xây một bức tường kính chắn bom đạn dưới chân tháp Eiffel khi một nhóm khủng bố Hồi giáo đe dọa làm nổ tung ngọn tháp tiêu biểu cho thành phố. Khắp nước Pháp, người ta chào đón nồng nhiệt chiến thắng. Đây có lẽ là cuộc tụ họp đông người nhất trong lịch sử nước Pháp, đông hơn cả khi Paris được giải phóng năm 1944, đông hơn cả đám tang đưa tiễn Victor Hugo vẫn được coi là đám đông kỷ lục, đông hơn cả khi nước Pháp chiếm World Cup lần đầu, cách đây 20 năm. Mặc dầu là một trong những cường quốc trên thế giới, nước Pháp đang hoài nghi, người Pháp mắc bệnh bi quan kinh niên, rất cần một chiến thắng oanh liệt trên lãnh vực toàn cầu để tự tin hơn, để đi tới. Từ khi đắc cử, mục tiêu số một của Macron là biến nước Pháp thành ‘’ la France qui gagne ‘’. World Cup rơi đúng lúc. Ảnh hưởng kinh tế, xã hội Kinh tế Pháp sẽ khởi sắc trong những ngày tới. Kinh tế xây dựng trên sự tin tưởng của người dân. Khi người dân lạc quan, yêu đời, sẽ tiêu thụ nhiều hơn. Từ khi nước Pháp vào tứ kết, các siêu thị đã bán sạch TV đủ cỡ, tiệm ăn đầy người, các quán café tăng gấp 5, gấp 10 tiền thu nhập, bia, rượu chẩy thàng sông. Mức tiêu thụ sẽ lên cao, vì tháng 7, tháng 8 là hai tháng ăn chơi, cả nước đóng cửa đi nghỉ hè Phản ứng dây chuyền: khi thương mại phát triển, các hãng sở sẽ tuyển dụng nhiều hơn. Mức tăng trưởng kinh tế của Pháp năm nay có thể gấp đôi dự tính. Chắc Macron tiếc không có World Cup mỗi tháng. Câu hỏi không ai trả lời được: tại sao chỉ có football mới huy động được cả một dân tộc? Tại sao những môn thể thao khác, cũng tập thể, cũng bình dân, như rugby, handball, xe đạp, bóng chuyềnvv.. không có cái ma lực đó? Những người thờ ơ với football, coi đá banh chỉ thấy hai chục anh mồ hôi nhễ nhại đuổi theo một trái banh, cũng phải nhìn nhận không khí huynh đệ, vui nhộn, yêu đời chung quanh những trận đá. Mọi người bỏ ưu phiền, đẳng cấp, mâu thuẫn chính kiến, tôn giáo vào túi, sống, chia vui hay thất vọng với người khác.. Muốn sống cái không khí ngày chung kết World Cup, phải vào những quán café nhan nhản khắp nơi . Bình thường, đó là nơi những ông già ngồi nhâm nhi ly café, nghiên cứu đánh cá ngựa, chơi loto, trao đổi với nhau chuyện thuốc men, chuyện nhà thương, bác sĩ.. Bộ mặt trẻ của nước Pháp Đùng một cái, không biết từ bò đâu ra, tràn ngập những người trẻ. Không phải những người trẻ lẻ loi thường nhật trong métro, lo lắng chuyện thi cử, chuyện kiếm việc, chuyện thất tình..Một bộ mặt trẻ khác, vui nhộn, ồn ào, sống động, thân ái, thật dễ thương, thật đáng nhìn, thật đẹp. Một bộ mặt trẻ trung bất ngờ của một nước già nua là nước Pháp. Hội tuyển Pháp kỳ này được toàn dân Pháp ủng hộ, cũng vì trẻ trung (tuổi trung bình 26, nhiều cầu thủ chưa quá 20), hồn nhiên, khiêm nhượng, có tinh thần đồng đội. Trái với cách đây 4 năm, cả nước ghét đội banh nhà, vì đa số là những anh triệu phú thất học, cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ, kiêu căng, đá banh một mình hơn là đá với đồng đội. Nhiều người cầu mong họ thua sớm, khăn gói về nước để khỏi bực mình. Cầu thủ trẻ, ‘’sympa ‘’ (dễ thương), kéo theo cả một thế hệ ủng hộ viên trẻ, càng ngày càng nhiều phụ nữ. Có cô lần đầu để mắt tới chuyện đá banh. Có cô trẻ măng bình luận, tranh cãi như chuyên gia túc cầu thứ thiệt. Những cô hàng xóm tự nhiên đẹp ra: không có gì bằng nụ cười tươi làm rạng rỡ khuôn mặt. Càng đẹp hơn khi Paris đang mùa hè nắng ấm, các thiếu nữ tươi hơn ngày thường, đẹp hơn ngày thường, với quần short, chân dài, áo hở vai, trên má vẽ cờ Pháp xanh, trắng, đỏ. Nhiều cô trang sức như đi khiêu vũ . Cả nước Pháp biến thành vũ trường lộ thiên. Football chỉ là một cái cớ để tuổi trẻ ra đường gặp nhau, quên cái tôi, quên cá nhân chủ nghĩa, sống những giây phút tuyệt vời với và giữa những người khác. Nếu hội tuyển Pháp thua, chắc họ cũng ở lại, vui vẻ nhảy nhót suốt đêm. Có người nói túc cầu là thuốc phiện của nhân dân, nhưng nhìn đám trẻ vui nhộn, hồn nhiên trong tiệm café, hay chen chúc cười đùa trước cửa, người ta nghĩ thuốc phiện đó cũng có cái đáng yêu. Chỉ riêng cái khuôn mặt trẻ trung, lạc quan, cắn cuộc đời giữa hàm răng trắng, trong tiếng cười, tiếng vỗ tay cổ võ rầm rộ cả khu phố, cũng đủ thấy World Cup là một ngày hội đáng sống. Rất nên có World Cup mỗi tuần. https://www.tuthuc-paris-blog.com/home/n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ph%C3%A1p-xu%E1%BB%91ng-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-ch%C3%A0o-m%E1%BB%ABng-world-cup   Khai báo tài sản: Tấm gương lãnh tụ – Thưa đồng chí, chính phủ đang phát động chương trình phòng ngừa tham nhũng đại quy mô. Chúng tôi thuộc Ủy Ban Phòng Ngừa Tham Nhũng, tới xin đồng chí kê khai tài sản.. – Tôi ủng hộ nhiệt liệt chuyện đó, dù là chuyện tế nhị, liên hệ tới đời tư, trong khi chính phủ ta tôn trọng kịch liệt đời tư của nhân dân. Nhưng phải đánh tan các âm mưu vu cáo của phản động, để nhân dân bình tĩnh, tin tưởng vào Đảng , vào sự liêm khiết của Đảng viên, của lãnh đạo.. – Dạ, xin kê khai cụ thể.. – Với 50 năm tuổi đảng, 40 năm phục vụ nhân dân, nhà tôi có một cái bàn, bốn cái ghế cũ, một cái xe đạp, hai hũ dưa muối, một nồi cơm điện National, 2 cái quạt mo phòng khi trời nóng nực . Không kể hai cái chổi, một cái cùn, một cái còn mới.. – Còn căn lều 16 phòng ở trung tâm thành phố, với hồ tắm, máy lạnh, bàn ghế bằng gỗ quý? – Cái đó của vợ hai. Hay vợ ba gì đó. Mình đàn ông, ai để ý chuyện vặt của đàn bà. – Dinh cơ gần 5 triệu dollars ở California? – Cái đó của mấy đứa con gái. Mới tuổi ranh, đã chịu khó làm ăn. Ngoài giờ đi học, đứa thì đi làm ở McDonald’s, đứa dọn bàn ở Burger King. Chịu khó dành dụm, kiếm được cái nhà gần trường học để khỏi tốn tiền di chuyển. – Căn hộ trên 3 triệu euros nhìn ra tháp Eiffel, ở Paris? – Cái đó của bà mẹ vợ. Vợ đã mệt thấy mẹ rồi, các anh có bao giờ nhòm ngó chuyện mẹ vợ? Bà ấy sức khỏe kém, kiếm cái nhà ở gần nhà thương, để phòng khi trái gió trở trời. – Bệnh viện của ta được cả thế giới mơ ước… – Đúng vậy, nhưng mình là đầy tớ dân, không lẽ tranh chỗ của dân trong nhà thương. Đành phải hy sinh, đi xa một chút.. – Còn ngân khoản hàng triệu đô ở Singapore? – Cái đó hình như của em vợ. Nó lao động tốt, nuôi heo, bán rau, dành dụm được tí tiền, bỏ vào ngân hàng bên đó, để khi nào muốn ăn mì vịt, mua vài thước vải, một lọ dầu cù là. Đàn bà họ tính toán lẩm cẩm như vậy, hơi đâu để ý. – Đồng chí không quên những gì cần phải khai báo? – Quả vậy, suýt nữa quên. Tôi còn hai đôi dép Nhật, gọi thế cho sang, nhưng là dép Trung Quốc, một bao gạo nanh chồn, ba ký lô cá khô Vũng Áng, một chút tiền lẻ để mua xăng. – Đồng chí có xe hơi? – Hai ba chiếc Mẹc xì Đét, Xì Điếc gì đó, chẳng hiểu ai bỏ ngoài đường, thằng con út tha về. Mười ba tuổi đã thích xe pháo. Toàn chuyện trẻ con cả. https://www.tuthuc-paris-blog.com/home/khai-b%C3%A1o-t%C3%A0i-s%E1%BA%A3n

Bí mật cung đình

Ông trùm Đảng gọi chủ tịch quốc hội lên làm việc : -Bà làm ơn bỏ mẹ nó cái dự luật 99 năm đi. Tụi nó tụ tập đông người, cản trở lưu thông, muốn đi nghỉ mát cũng không được. Nó la hét nhức cả đầu.. -Nhiều dân biểu chúng tôi cũng than phiền ồn quá, ngủ trưa không được, phải thức cả khóa họp. Nhưng nếu không cho thuê 99 năm, nó trả rẻ mạt, chia nhau được bao nhiêu? Bây giờ giá nhà ở Mỹ, Canada, Anh, Pháp càng ngày càng tăng. Ông trùm đầu bạc trấn an : -Cứ nói 70 năm cho nó yên đi. Cho thuê 70 năm, gia hạn 10 lần . Bẩy trăm năm nữa, còn thằng nào cản trở giao thông, ai còn nhớ VN là cái mẹ gì ? -Nếu vẫn có đứa phản động, chỉ trích vung vít ? -Làm mẹ nó một cái luật, bịt miệng chúng nó lại. Nuôi lâu la cả năm, chỉ nhờ nó vài giờ Bà Chủ tịch, áo dài kiểu mới, điệu như người mẫu, lấy giấy bút, ghi chép, phục ông trùm đáng là ông trùm. Tiễn bà ra cửa, ông trùm hỏi : -Này, lâu la của bà, thằng đầu bò nào làm cái dự luật 99 năm ? Đuổi mẹ nó về vườn, cho nó nuôi heo, lao động thối móng tay Bà Chủ tịch thưa: -Dạ, không dám -Tại sao ? – Bởi vì người bày ra trò này là chính các ông. Chúng tôi chỉ ăn có. Ông nội chúng tôi sống lại cũng không dám nghĩ tới chuyện làm luật Hôm sau, báo chí nhà nước hân hoan, đồng loạt loan tin chính phủ và quốc hội đã đồng tâm bỏ chuyện lập biệt khu 99 năm https://www.tuthuc-paris-blog.com/home/b%C3%AD-m%E1%BA%ADt-cung-%C4%91%C3%ACnh

Vui cười

Người chồng hấp hối trên giường bệnh dặn dò vợ : – Bây giờ anh đang gần đất xa trời, em có thể thú nhận về mối quan hệ cuả em với thằng hàng xóm được không? Lúc này mọi thứ chẳng còn ý nghĩa gì, song anh vẫn muốn biết sự thật trước khi nhắm mắt xuôi tay. Cô vợ ngần ngừ một lúc rồi hỏi lại : -Thế nhỡ anh không chết thì sao ?   – Có đúng là những người có vợ sống lâu hơn những người độc thân không? – Không, họ chỉ cảm thấy cuộc sống dài lê thê mà thôi.   Trong 1 trận bóng đá, trên khán đài, một cổ động viên gào to:  “Chơi cùi chỏ gãy hết răng bọn nó đi”. Người ngồi kế bên thắc mắc : – Anh nói bên nào thế? – Bên nào cũng được, Tôi là nha sĩ mà!     Một ông đi công tác xa chẳng may mắc bệnh phải nằm viện. Ông nhờ cô y tá điện gấp cho vợ : “Anh mắc bệnh phải vào nhập viện. Bệnh viện này hoàn hảo, các y tá ở đây đều rất trẻ trung, xinh đẹp” – Ông nói tới chúng tôi làm chi? Cô y tá ngạc nhiên. – Cô thông cảm, tôi phải nói thế thì Mụ ấy mới cấp tốc lên thăm…   Vợ phát hiện ra chồng mèo mỡ ghen tuông. Chồng thanh minh: -Em biết không, gì em cũng hơn nó hết, đây nhà to em ở với anh cả đời, nó chỉ ở với anh phòng khách sạn mấy chục mét vuông có 1 đêm, chấp nó làm gì. Tiền lương anh đưa em hết, chỉ đưa nó vài vé thôi, chấp nó làm gì. Em hàng trăm bộ quần áo, nó nghèo lắm quần áo không đủ mặc đâu, có vài mảnh che thân, chấp nó làm gì, còn…. còn về nhan sắc hả, nó phải kêu em bằng…cụ bà, chấp nó làm gì!!