Tập San Tân Ðại Việt – Số 6/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Ðại Việt – Số 6/2019

Mục Lục

Hoàng Đình  Khuê: Cảm Nghĩ Ngày Quân Lực 19/6
Nguyễn thị Thảo An: Chân dung người lính Việt Nam Cộng Hòa
Trần Ðỗ Cẩm: Tiền đồn quá xa – Tống Lê Chân/Tiểu Ðoàn 92 BÐQ
Nguyễn Văn Thanh: Kỷ niệm ngày D-Day 6 tháng 6, tưởng nhớ về Ngày Quân Lực 19 tháng 6
Phan Văn Song:
– So sánh: Tưởng Niệm D Day đầy tình người Quốc Hận Tàu Thiên An Môn đầy ghê tởm
– Hãy phất cao ngọn cờ những biểu tượng. Chống Họa Xâm Lăng Trung Cộng!
Việt Luận: Kỷ niệm một năm toàn dân Việt Nam tổng biểu tình!
Ngô Minh Hằng: Thơ Nghìn sau
Mai Nhật Dương: Quan hệ Trung – Mỹ: Từ tranh chấp thương mại sang đối đầu toàn diện
Trần Quang: Giải mã vấn đề nợ trong sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’
Vũ Linh: Các tổng thống Mỹ và Việt Nam (phần II)
Tô Thùy Yên: Thơ Ta Về
Trọng Đạt:
– Những Cuộc Điều Tra Luận Tội Tổng Thống Trong Lịch Sử Mỹ
– Con hùm xám Nguyễn Chí Thanh
Trần Nam Ca: Thơ Thế nước lòng dân
Nguyễn Thị Cỏ May:
– Liên-xô và cả Đông Âu sụp đổ, tại sao Việt nam chưa?
– Tuổi Trẻ Ở Việt Nam: Thực Tế Và Ước Mơ
Đại-Dương: Chiến lược toàn cầu – thực tế đối chọi với ảo tưởng
Trần Ngọc Toàn: Nửa đời chinh chiến
ĐTH-stnet.nctct: Người Thiếu Phụ Ôm Cốt Chồng Đi Trong Đêm Mưa Phùn Giữa Núi Rừng Việt Bắc

 

Cảm Nghĩ Ngày Quân Lực 19/6 – Hoàng Đình  Khuê

Cũng vào thời gian này, năm 1965 Hội đồng Tướng lãnh đã lấy ngày 19 tháng 6 là ngày Quân lực VNCH. Hàng năm cứ đến ngày này QLVNCH đều tổ chức Lễ Diễn Binh ở thủ đô Sài gòn để nêu thành tích và vinh danh QLVNCH, cũng như để tưởng thưởng các chiến sĩ xuất sắc của mỗi đơn vị.

Kiểm điểm lại cuộc chiến vừa qua, QLVNCH được ghi nhận và đánh giá là một Quân lực hào hùng và thiện chiến nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ, với những chiến thắng lẫy lừng như Thượng Đức, Hạ Lào,Tết Mậu Thân, Xuân Lộc, và các trận đánh như An Lộc, KonTum, Quảng Trị của mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972.

Chúng ta hãy nghe những nhận định về QLVNCH của các Sử gia, các nhà phân tích chiến lược, các Tướng lãnh có tham gia trận chiến VN:

– Tiến sĩ James H. Willbanks, giám đốc khoa Lịch sử quân sự ở trường Leavenworth: “ Đây là một thất bại nặng nề cho người cs, nhưng trớ trêu thay bi kịch này lại chuyển thành một thắng lợi tâm lý, do sự tường thuật thiên vị của truyền thông báo chí.”

– Sử gia Lewis Sorley đã dùng nhản quan của một quân nhân và môt nhà trí thức khoa bảng để thẳng thắng bênh vực QLVNCH trong thời kỳ chiến đấu cam go gian khổ nhất. Ông ca ngợi một quân đội thiện chiến nhất, dũng cảm nhất với các vị tướng chỉ huy tài ba nhất.

– Sử gia Bill Laurie một trong những chuyên viên nghiên cứu về VN đã trình bày quan điểm của Ông về QLVNCH trong cuộc hội thảo về chiến tranh VN ở Đại học Texas Tech tại Lubbock- Texas.

Với cương vị chuyên viên tình báo biết tiếng Việt, Ông đã qua VN năm 1971 làm việc tại MACV, và sau đó trở lại VN phục vụ 2 năm (1973-1975), tham gia những trận đánh của SĐ9 /BB và SĐ7/BB, một đơn vị với thành tích chiến đấu cao dưới sự lãnh đạo của Tướng Nguyễn Khoa Nam, một con người thanh liêm không tì vết cùng với tài năng chỉ huy chiến trận mà cho đến nay vẫn không được dân chúng HK biết đến. Ông kết luận QLVNCH một đạo quân đã chiến đấu dũng mãnh chống cả khối Đế quốc Liên Xô, Trung Cộng để bảo vệ, ấm no cho miền Nam VN.

– Đại sứ Ellsworth Bunker trong buổi lễ nhận giải Thayer ở Trường Võ Bị West Point đã ca ngợi chiến tích của QLVNCH: “Mặc dầu Quân đội VN ít hơn nhưng họ đã chiến đấu vượt bực và chiến đấu ngoài sức tưởng tượng”.

– Đại tướng Creighton Abrams, chỉ huy lực lương Mỹ tại VN đã báo cáo cho Đại tướng Earle Wheeler: “ Tôi phải kết luận rằng việc Quân đội VN đã giết nhiều địch trong sáu tuần lễ vừa qua hơn cả quân Đồng minh; chứng tỏ Họ tiến bộ lãnh đạo và tinh thần xung kích, mặc dầu Họ chỉ được cung cấp vũ khí và quân trang lỗi thời Thế Chiến II.

Nhân đây chúng tôi cũng xin nói sơ về sự hình thành của Quân Đội Việt Nam:

– Quân Đội Quốc Gia Việt Nam được thành lập qua ba giai đoạn:

1) Lực lượng Quân Đội Quốc Gia (1949-1955)

Hiệp Ước Elyse’e ngày 8 tháng 3 năm 1949, Thủ tướng Trần văn Hữu của Quốc Gia Việt Nam thành lập Quân đội lấy tên là “Lực Lượng Quân Đội Quốc Gia” (Vệ Binh Quốc Gia) với quân số là 60,000 người.

2) Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa (1955-1963)   

Sau khi Bảo Đại bị truất phế, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm thành lập nước Việt Nam Cộng Hòa và Quân Đội được đổi tên là Quân Đội VNCH.

Cũng năm này, Quân Đội được tổ chức gồm 4 Sư đoàn Dã Chiến: SĐ 1, SĐ 2, SĐ 3 và SĐ 4 với quân số 8,500 người cho mỗi Sư Đoàn.

– Ngày 11/11/1960, lực lượng Dù do Vương Văn Đông làm đảo chánh nhưng thất bại.

– Năm 1961 Tổng thống Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh thành lập 3 Vùng chiến thuật và Biệt Khu Thủ Đô.

– Năm 1962 thành lập Liên Đoàn Nhảy Dù gồm 8 Tiểu đoàn 1,2,3,4,5,6,7 và 8; đồng thời thành lập Liên Đoàn 31 Lực Lượng Đăc Biệt và phát triển Quân chủng Không Quân.

Lúc này Quân Đội VNCH có tổng cộng 9 SĐ Bộ Binh.

– Ngày 1/1/1963 Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho thành lập Quân Đoàn 4 và Vùng 4 Chiến thuật.

3) Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (1963-1975)

Sau đảo chánh 1963, các Tướng lãnh Quân Đội VNCH nắm chánh quyền :

– Năm 1965 Hội Đồng Quân Lực quyết định đổi danh xưng là Quân Lực VNCH và chọn ngày 19 tháng 6 là Ngày Quân Lực VNCH. Đồng thời Hội Đồng Tướng Lãnh thành lập thêm SĐ 10, tổng cộng là 10 SĐ Bộ Binh (sau này đổi tên là SĐ 18)

Trong thời gian này Không Quân cũng được mở rộng, mỗi Quân Đoàn đều có một Không Đoàn cơ hữu.

– Năm 1971 thành lập thêm SĐ 5 KQ và thêm SĐ 3 Bộ Binh. Tổng cộng là 11 SĐ /BB.

– Năm 1972 thành lập thêm SĐ 6 Không Quân ở Pleiku.

Nói tóm lại trong vòng 20 năm QLVNCH phát triển mau chóng và có một thời được  Bộ Quốc Phòng HK đánh giá là Quân Lực xếp hạng thứ 4 thế giới về Không Quân và Các đơn vị Tổng Trừ Bị (Nhảy Dù, TQLC, Biệt Động Quân…)

Năm nay ở Nam Cali, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ, các Quân Binh Chủng và Đồng Hương cũng tổ chức ngày Quân Lực một cách trang nghiêm và trọng thể trong hai ngày:

– Tối hôm trước là Lễ đặt Vòng hoa và Truy điệu.

– Sáng hôm sau là buổi Lễ chánh thức để vinh danh QLVNCH và các nhân vật xuất sắc trong Cộng đồng đã dấn thân tranh đấu bảo vệ lá cờ Vàng thiêng liêng của Tổ Quốc Việt Nam.

Và cũng không quên vinh danh các chiến hữu và đồng đội của chúng ta đã từng chiến đấu dũng cảm hiên ngang để lại một phần cơ thể trên chiến trường, làm vẻ vang những trang quân sử hào hùng của của dân tộc VN.

Ngày này chúng ta luôn tỏ lòng kính trọng và biết ơn các anh hùng vô danh đã hy sinh bảo vệ miền Nam cùng sự an bình cho gia đình chúng ta.

Ngày này chúng ta cũng thắp nén hương lòng trước mộ bia của các tử sĩ như một lời tri ân và cũng để nhắc nhở các thế hệ trẻ, các con cháu hậu duệ của chúng ta hãy sống noi gương các anh hùng tử sĩ và cha ông chúng ta, cống hiến tuổi trẻ tiếp tục công cuộc đấu tranh giải thể chế độ cs, chống lại âm mưu xâm lược của bọn tàu cộng để bảo vệ và xây dựng một nước Việt Nam phú cường, Tự do và Dân chủ Pháp trị.

Hoàng Đình Khuê

Ngày 19 Tháng 6 Năm 2019

Chân dung người lính Việt Nam Cộng Hòa – Nguyễn thị Thảo An 

Không biết bắt đầu từ thuở nào có một quy luật hình thành là ở một thể chế chính trị, đều thành lập một lực lượng để bảo vệ mình, lực lượng đó được gọi là quân đội. Quân đội sinh ra từ chế độ và nó cũng vẽ nên những chân dung của chế độ. Chế độ tốt sẽ xây dựng nên một quân đội tốt. Quân đội tốt sẽ không dung dưỡng một chế độ xấu. Từ hơn hai nghìn năm về trước, người lính Việt Nam với chiếc áo trấn thủ, mang gươm giáo ngàn xưa để gồng gánh trên vai những nhiệm vu giết thù diệt loạn, bảo quốc an dân, giữ gìn cơ nghiệp của tiền nhân. Trải qua bao thăng trầm của đất nước, hình ảnh của người lính thay đổi qua bao thời thế, nhưng trách nhiệm không hề thay đổi.

Người thanh niên tuổi trẻ Việt Nam từ khi bước vào quân trường, khoác vội bộ đồ trận, lưng mang vác ba lô cho tới khi anh đứng nghiêm với lời tuyên thệ Vị Quốc Vong Thân. Người tuổi trẻ đã trở thành người lính. Anh trưởng thành hơn bóng dáng của quê hương. Người lính với chiếc nón sắt xanh đậm tròn tròn như nửa vầng trăng in rõ bóng trên nền trời xanh lơ. Anh đã bước ra, tay ôm súng và chân mang giày trận, anh giẫm mòn nửa vòng đất nước đi canh giữ cho quê hương.

Bắt đầu từ thập niên Sáu Mươi, khi kẻ thù phương Bắc, với xe tăng súng cối, với những chủ thuyết ngoại lai, với những xích cồng nô lệ, đã toan tính nhuộm đỏ quê hương, thì từ đó, người lính đã hiện diện trong tuyến đầu lửa đạn. Anh mang vác hành trang, chiếc ba lô nặng cồng kềnh để chận bước quân thù, để bảo vệ miền Nam.

Ðất nước hai mươi năm chiến tranh, hai mươi năm dài người lính hầu như không ngủ. Hai mươi năm có tới mấy ngàn ngày để anh đi từ sáng tinh mơ, chân giẫm ướt ngọn sương mai trên cỏ. Hai mươi năm có tới mấy ngàn đêm, bóng anh mịt mờ trong núi rừng lạnh giá. Hai mươi năm, anh nghe tiếng đại bác vang trời không nghỉ.

Tiếng mưa bom đạn réo bên mình. Tiếng xe tăng nghiền nát đường quê hương. Hai mươi năm, anh đã đem sinh mạng của mình đặt trên đường bay của đạn. Ðã đem hy vọng cuộc đời đặt trên khẩu súng thân quen. Hay đã đem tình yêu và nỗi nhớ đặt trên đầu điếu thuốc. Hai mươi năm chiến tranh có bao ngày anh được ngủ yên trên chiếc giường ngay ngắn. Có bao đêm anh mơ được trọn giấc bình yên. Hay anh đã sống thân quen với đời gian khổ và đánh bạn với gian nguy.

Anh với đầu đội súng và vai mang ba lô, lội qua những vũng sình lầy nước ngang tầm ngực. Anh đã đi qua những địa danh xa lạ: Ashau, Ia Drang, Kontum, Pleime, nơi giơ bàn tay cũng không thấy được bàn tay. Hay anh truy địch ở bờ sông Thạch Hãn lừng lững sương mai, ở phá Tam Giang sóng vỗ kêu gào hay ở Cổ Thành xứ Huế mù sương. Dài dọc xuống Miền Nam với rừng Tràm, rừng Ðước, đến Ðồng Tháp Mười anh đã nghe muỗi vo ve như sáo thổi.

Anh đã đến những nơi mà anh không tưởng, anh đi diệt địch và anh đã ngã xuống địa danh chẳng quen dấu chân anh. Người lính nằm xuống ở Miền Nam xanh tươi ngọn mạ, ở những vùng trầm se rét Miền Trung, hay ở Miền Ðông xác thân thối rửa Từ Ấp Bắc, Ðồng Xoài, Bình Giả… cho tới Tống Lê Chân, An Lộc, Bình Long, người lính đã căng rộng tấm poncho để che kín bầu trời Miền Nam được yên ấm tự do. Nối gót tiền nhân, người lính, mỗi người lính đã đem 3.8 lít máu tươi, tưới cho thắm tươi hoa lá ruộng đồng, đã đem mỗi một 206 lóng xương khổ nạn của mình cắm trăm nẻo đường quê hương muôn ngã, để cho chính nghĩa quốc gia tự do được tồn tại. Ðể cho người dân quốc gia được sống no ấm ở hậu phương.

Những người dân quốc gia, những người dân quốc gia không hề muốn trở thành dân Cộng Sản, những người quốc gia luôn muốn bỏ chạy khi Cộng Sản tới và núp bóng người lính để được sống an nhàn ở chốn hậu phương. Họ hoàn toàn trao trọng trách bảo vệ quốc gia, ngăn thù dẹp loạn như một thứ công việc và trách nhiệm của người làm nghề lính, như thể không liên quan gì tới họ. Và họ tự trấn an lương tâm rằng người lính sẽ không bao giờ buông súng và sẽ mãi mãi bảo vệ họ tới cùng. Vì thế, họ luôn yên tâm sống ở hậu phương, yên tâm kiếm tiền và tranh đua đời sống xa hoa phè phỡn trên máu xương của người lính.

Và ở hậu phương, người lính đồng nghĩa với nghèo, đời lính tức là đời gian khổ, và tương lai người lính đếm được trên từng ngón taỵ Thế nên, người lính về hậu phương, anh ngỡ ngàng và lạc lỏng. Bỗng hình như anh cảm thấy mình như người Thượng về Kinh. Như vậy thì người ta tội nghiệp người lính và yêu người lính để thể hiện tình quân nhân cá nước trong sách vở, báo chí và truyền hình.

Người lính bị bắt cóc vào văn chương tiểu thuyết là những người lính giấy, vào văn chương để tự phản bội chính mình, để thoả mãn cho những kẻ trông con bò để vẽ con nai, và ngồi phòng khách để diễn tả chiến trường đỏ lửa. Người lính trên trang giấy ngang tàng và hung bạo, chửi rủa chính phủ, chống chính quyền và ghét cấp chỉ huy, lính la cà trong quán rượu, uống rượu chẳng thấy say, và càng say càng đập phá. Người lính xuất hiện trên sân khấu thì phong lưu và đỏm dáng hay trắng trẻo no tròn. Anh mặc đồ trận mới toanh còn nguyên nếp gấp, ngọt ngào chót lưỡi đầu môi anh ca bài ca mời gọi ái tình, và người yêu của anh lính là những cô mắt ướt môi hồng, áo quần xa hoa lộng lẫy, thề non hẹn biển yêu lính trọn kiếp trong ti vi. Như vậy thì quá mỉa mai cho cái gọi là anh trai tiền tuyến, em gái hậu phương. Trong khi đó, ở ngoài đời những người vợ lính là những người chống giữ thầm lặng ở xã hội hậu phương.

Ðó là những người đàn bà bình dị với tấm áo vải nội hoá rẻ tiền, với đôi guốc vông kẻo kẹt, đóng vai vừa là người mẹ vừa là người cha nuôi con nhỏ dại, gói ghém đời sống bằng lương người chồng lính chỉ vừa đủ mua nửa tháng gạo ăn. Ðó là những người đàn bà tất tả ngược xuôi, lăn lộn thăm chồng ở các Trung Tâm Huấn Luyện, hay ở những nơi tiền đồn xa xôi với vài ổ bánh mì làm quà gặp mặt. Ðó là những người âm thầm và lặng lẽ, chịu đựng và hy sinh để chồng luôn an tâm chống giữ ngoài trận tuyến với đối phương.

Hạnh phúc của họ mong manh và nhỏ bé, bất chợt như tình cờ. Có thể ở một thỏi son nhỏ bé mà người lính mang về để tặng vợ, có thể là một chiếc nón bài thơ, hay chút tình cờ ở một buổi tối người lính chợt ghé nhà thăm vợ. Hạnh phúc ở trong chén trà thơm uống vội, hay ở lúc nhìn đứa con bé nhỏ chào đời tháng trước.

Người vợ lính cũng là những người hằng đêm thức muộn để lắng tai nghe tiếng đại bác thâu đêm, rồi định hướng với lo âu trằn trọc. Ðó là những người đàn bà mà sau mỗi lần đơn vị chồng đụng trận, đi thăm chồng giấu giếm mảnh khăn sô.

Trong nỗi chịu đựng hy sinh, âm thầm và kỳ vĩ, họ vẫn sống và luôn gắng vượt qua để cho người chồng an tâm cầm súng. Ðể anh, người lính, anh mang sự bất công to lớn, sự bạc đãi phủ phàng, anh vẫn đi và vẫn sống, vẫn chiến đấu oai hùng giữa muôn ngàn thù địch.

Ở chiến trường, anh đối diện với kẻ thù hung ác, ở hậu phương anh bị ghét bỏ khinh khi, trên đầu anh có lãnh đạo tồi, sẵn sàng dẫm xác anh để cầu vinh cho họ, đồng minh anh đợi bán anh để cầu lợi an thân.

Những người dân của anh, những người anh hy sinh để bảo vệ từ chối giúp anh truy lùng kẻ địch, và điềm nhiên để anh lọt vào ổ phục kích của địch quân. Những người dân bán rẻ linh hồn cho quỷ, tiếp tay cho địch thác loạn ở hậu phương, đó là những kẻ chủ trương đòi quyền sống, trong đó không bao gồm quyền sống của anh.

Những kẻ để trái tim rung động tiếc thương cho cái chết của kẻ thù nhưng dửng dưng trước sự ngã xuống của anh. A dua, xu thời là bọn báo chí ngoại quốc thiên tả, lệch lạc ngòi bút, ngây thơ nhận định, mù quáng trong định kiến. ất cả vây quanh anh để tặng cho anh những đòn chí tử. Người lính bi hùng và bi thảm. Anh chống địch mười phương, tận lòng trong đơn độc, anh vẫn hy sinh và chống giữ tới hơi thở cuối cùng.

Ngày Hoà Bình, 28 tháng Giêng năm 1973 hiệp định Paris được ký kết Hoà Bình thật đến trên trang giấy, đến với thế giới tự do. Thế nên, thế giới tự do nâng ly để chúc mừng cho hoà bình của họ và nhận giải Nobel. Nhưng hoà bình đến ở Việt Nam tanh hôi mùi máu, đen ngòm như tấm mộ bia. Và anh, anh là vật thụ nạn trong cái hoà bình bi thảm.

Người lính vẫn tiếp tục ngã xuống, đem xác thân đắp nên thành luỹ để ngăn bước quân thù. Từ Ðông sang Tây, từ Nam chí Bắc, từ ngàn xưa và cho tới ngàn sau, có một quân đội nào mang số phận bi thương và oai hùng như người lính?

Những người lính chịu uống nước rễ cây và đầu không nhấc thẳng, đi luồn dưới Rừng Sát suốt 30 ngày không thấy ánh mặt trời. Những người lính đi hành quân mà không người yểm trợ để hai ngày ăn được bốn muỗng cơm, hay ăn luôn năm trái bắp sống và những lá cải hư mục ruỗng, miệng thèm một cục nước đá lạnh giữa cái nắng cháy da.

Người lính, người ở địa đạo Tống Lê Chân ăn côn trùng để tử thủ giữ ngọn đồi nhỏ bé. Người nằm xuống ở An Lộc, Bình Long. Và thủ đô, vòm trời thân yêu mà anh mơ ước để tang truy điệu cho anh chỉ có ba ngày. Ba ngày cho sinh mạng của năm ngàn người ở lại. Người ta lại tiếp tục vui chơi và quên đi bất hạnh. Bởi bất hạnh nào đó chỉ là bất hạnh của riêng anh.

Người lãnh đạo anh còn mè nheo ăn vạ. Và anh, anh phải đóng trọn vai trò làm vật hy sinh. Trước nguy nan, lãnh đạo anh tìm đường chạy trốn thì anh vẫn còn cầm súng ở tiền phương. Anh đã chống giữ, chịu đựng từng đợt xung phong ở Ban Mê Thuột mỗi ngày 24 giờ, không có ai yểm trợ, tiếp tế từ hậu phương. Nhưng ở đó, anh vẫn phải tử thủ cho con đường tẩu thoát của cấp lãnh đạo anh tuyệt đối được bình yên.

Và đồng minh của anh, người đồng minh đã từng sát cánh, cùng chia sẻ nỗi gian nguy ở Hạ Lào, Khe Sanh dưới trời mưa pháo, nay lại nghiễm nhiên nhìn anh đi những bước cuối cuộc đời. Phải chăng nhân loại đang trút những hơi thở cuối cùng nên lương tâm con người đang yên nghỉ ?

Cho nên, cả thế giới lặng câm để nhìn anh chết. Không chỉ cái chết riêng cho mỗi mình anh, vì bởi dưới đuờng đạn xuyên qua, xác thân anh ngã xuống thì đau thương đã vụt đứng lên. Cái bi thương có nhân dáng lớn lên và tồn tại suốt ngang tầm trí nhớ. Và người lính, anh vẫn kỳ vĩ và chịu đựng như vị thần Atlas mang vác quả địa cầu, người lính đã mang vác và bảo vệ mấy trăm ngàn người dân trên đường triệt thoái.

Trên những con đường từ Cao Nguyên không thiếu những người lính gồng gánh cho những người cô dân chạy loạn. Tay anh dẫn em thơ, tay dắt mẹ già chạy trong cơn mưa pháo. Và anh đã làm dù, làm khiên đỡ đạn, cho nên thân xác anh đã căng cứng mấy đường cây số, hay xác làm cầu ở tỉnh lộ 7B, anh đã chết ở Cao Nguyên lộng gió và đếm những bước cuối đời ở ngưỡng cửa thủ đô.

Bởi lãnh đạo đầu hàng nên anh nghẹn ngào vất đi súng đạn. Với nham nhở mình trần, anh vẫn chưa tin đời đã đổi thay. Có thật không? Hai mươi năm chiến tranh kết thúc? Giã từ những hy sinh và gian khổ của hôm quả có thật không? gày buông rơi vũ khí, anh mơ được về để an phận kẻ thường dân? Và có thật không? Anh được đi, được sống giữa một quê hương rối loạn tràn ngập bóng quân thù? Anh đã khóc nhiều lần cho quê hương chinh chiến và đã khóc nhiều lần cho những xác bơ vơ. Lính khổ lính cười, dân khổ để người lính khóc. Và có ai, từng có ai trong chúng ta đã khóc thương cho đời lính?

Thương cho người lính với trái tim tan vỡ từ lâu. Bởi trái tim anh đã hơn một lần để lại dưới chân Cổ Thành Quảng Trị, ở một mùa Xuân xứ Huế năm nào, ở Hạ Lào, Tống Lê Chân hay ở trong cái nồi treo lủng lẳng trên ba lô khi anh hô xung phong để tiến vào An Lộc? Người lính thật sự trái tim anh tan vỡ từ lâu.

Lịch sử đã sang trang, và loài người đã bắt đầu đi những bước cuối cùng trên trái đất? Thế nên thời trang nhân loại là thứ phấn hương tàn nhẫn, và môi tô trét thứ son vô tình. Cả thế giới đồng thanh công nhận và gửi điện văn chúc mừng sự thống nhất ở Việt Nam. Và người ta uống chén rượu mừng để truy điệu Việt Nam đi vào cõi chết, chúc mừng Việt Nam có thêm 25 triệu nô lệ mới nhập tên. Hoà bình đã nở hoa trong cộng đồng thế giới, trong đời người Cộng Sản, nhưng hoà bình không thật đến ở Việt Nam.

Người Cộng Sản chân chính có truyền thống là những người không hề biết hoà bình, không sống được trong hoà bình thật sự. Như con giun, con dế sợ ánh sáng mặt trời. Thế nên họ dẫn dắt toàn dân đi xây dựng văn minh thời thượng.

Khởi đầu là việc cày nát nghĩa trang Việt Nam Cộng Hoà và hạ tượng Người Lính Việt Nam Cộng Hoà. Người Lính rơi xuống vỡ tan trong lòng đường phố, nhưng từ đó anh mới thực sự đứng lên, đứng thẳng và oai hùng hơn trước trong trái tim của người dân Việt Miền Nam.

Bởi từ khi những người bộ đội Cộng Sản bước chân vào thành phố, thì người dân Quốc Gia mới thật sự hiểu được giá trị của anh. Và những sự lầm lẫn và hối hận hôm nay hình như luôn theo nhau đi vào lịch sử. Vậy thì, khi ta chết trên con đường chạy loạn, khi ta chết ở bãi Tiên Sa, ta vùi thân nơi vùng kinh tế mới hay ta chìm dưới đáy biển Ðông, không phải vì khẩu súng rơi trên tay người lính, mà ta chết bởi viên đạn ích kỷ, viên đạn lãnh đạm và thờ ơ xuất phát từ trái tim bắn ngược lại chính ta. Bởi sự thật về người Cộng Sản đã đi quá tầm tưởng tượng và sự hy sinh của người lính vượt quá nỗi bi thương.

Hai mươi năm chiến tranh, hơn hai trăm ngàn người lính, hơn năm trăm ngàn thương binh đã để lại hai trăm ngàn sinh mạng và năm trăm ngàn những phần cơ thể để lại trên chiến trường khốc liệt. Ðể cho chúng ta có một bầu trời để thở, có một khoảng không gian đi đứng tự do, để cho tuổi thơ của chúng ta không phải đi lượm ve, lượm giấy, không phải đeo khăn quàng đỏ và ngợi ca những điều dối gạt chính mình.

Ðể cho bàn tay thiếu nữ không chạm bùn nhơ thủy lợi, tuổi thanh xuân không phải vùi chôn ở những gốc mì. Ðể cho bà mẹ già không phải ngồi mơ ước miếng trầu xanh, và những giọt nước mắt thôi không cần tuôn chẩy.

Nhưng lịch sử đã sang trang, những trang hồng tươi màu máu cho người Cộng Sản và cũng là những trang đẫm máu và nhơ bẩn nhất cho cả lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Anh, người lính trong thời chiến thành người tù của thời bình. Người lính chịu số phận bi thương của chiến tranh và cũng chịu luôn số phận tàn nhẫn trong thời bình. Anh người lưu vong trong lòng dân tộc, và lưu đày ở chính quê hương anh.

Bởi Cộng Sản Việt Nam đã bắt đầu một cuộc chiến tranh mới và đẩy anh xuống đáy trầm luân. Cũng chính từ chiến trường Tù Ngục này mà Cộng Sản đã chứng minh được Chúng và Anh không là đồng loại. Chúng, là lũ Cộng Sản cuồng tín, và tàn bạo nhất giữa thế giới Cộng Sản và vô nhân. Chúng lập nên một vương quốc mới mang tên là Lừa Dối, và mở ra một kỷ nguyên giết người theo kiểu mới, giết người bằng những mỹ từ đẹp đẻ, bằng lao động vinh quang, bằng thời gian không thể đếm.

Người lính bước vào trận chiến mới, chiến trường có tên là cải tạo, và anh người tù nhân không có án. Ở đây anh không có lãnh đạo, không có đồng đội, không có hậu phương. Kẻ thù vắt cùng, vắt kiệt sức lực anh trong rừng thẳm. ày đọa sỉ nhục anh dưới hố xí tanh hôi, đem thanh xuân và tài hoa của anh vùi chôn ở những vòng khoai vớ vẩn. Ðặt hy vọng của anh máng vào những mốc thời gian.

Người lính đã trở thành vật thụ nạn thời bình. Anh chết đói bên những vòng xanh nở rộ do chính tay anh cày xới vun trồng. Anh chết khát khi bên ngoài mưa rơi tầm tã. Giữa những trùng vây sóng dữ, giữa bóng tối cô đơn Anh vượt qua sự chết để đem về nghĩa sống. Anh đi xiếc qua những ranh giới tử sinh để chứng minh được phẩm giá con người. Ðôi mắt anh cao ngạo và chân đạp chữ đầu hàng.

Từ trong tăm tối hận thù, anh thắp sáng lên ý nghĩa đời người. Anh đã chiến đấu, để từ trong cõi chết anh bước ra mà sống. Ðể anh trở về từ địa ngục trần gian. Bao đồng đội bất hạnh đã ngã xuống trong rừng thẳm, cuối cùng anh đã trở về:

Ta về cúi mái đầu sương điểm

Nghe nặng từ tâm lượng đất trời

Cám ơn hoa đã vì ta nở

Thế giới vui từ mỗi lẻ loi

(Tô Thùy Yên)

Nước mắt anh không rơi trong ngục tù Cộng Sản, nước mắt anh rơi khi anh được trả tự do. Anh bước về, anh đi giữa lòng quê hương. Anh ngỡ ngàng như thức từ cơn mộng. Có thật chăng đất nước Việt Nam, tàn hơn 30 năm chinh chiến và tù đày, để anh có được một đất nước thanh bình điêu tàn hơn thời chiến?

Và tuổi trẻ, những mầm non đất nước hôm nay xa lạ như người không cùng chung dòng giống. Anh đi trên đường phố xưa, đường đã đổi tên. Anh tìm bạn bè cũ, đứa còn đứa mất. Quê hương này không có chỗ cho anh?

Hai mươi năm chiến chinh, mười mấy năm tù đày trên chính quê hương để rồi anh phải tha hương biệt xứ. Người lính, mười bốn năm lính, mười bốn năm tù, tài sẵn có, được trí trá vài đô la, và mái đầu sương điểm để anh bước vào đời lần nữa.

Anh không có quyền bắt đầu, chỉ có quyền tiếp tục trôi theo dòng đời nghiệt ngã. Người lính cũ ngồi bán nước đá bào cho học trò giờ tan học ở chính quê hương. Hay anh, người lính lưu vong ngồi bán thuốc lá lẻ hằng đêm trong những tiệm Seven Eleven trên đường phố Mỹ.

Ba mươi năm vết thương cũ hầu như chưa lần khép kín. Ôi, hai mươi sáu chữ cái bắt đầu từ a, b, c, đ dẫu sắp xếp khéo léo tới đâu vẫn không đủ để viết nên những bi hùng anh đã đạt. Và cần phải thêm vào bao nhiêu chữ nữa mới diễn tả lên sự xót thương anh.

Chúng ta đã quá may mắn, quá vinh dự để trang sử Việt Nam có thêm những anh hùng như người lính Việt Nam Cộng Hoà, những anh hùng vô danh và sống đời thầm lặng, những anh hùng bình thường mà ta chưa có dịp vinh danh.

Nhưng cho tới nay, ta đã làm gì để tri ân người lính Quốc Gia. Chúng ta những người dân Quốc Gia đi chung con thuyền Miền Nam do các anh chèo chống, đưa qua những con sóng dữ Việt Nam. Những người quốc gia đã sang thuyền trong cơn quốc nạn, và đã để mặc anh chìm trong cơn Hồng Thuỷ của Việt Nam.

Chúng ta, những người quốc gia tầm gửi, đã sống nhờ trên máu xương người lính, và chưa lần đóng góp nào cho chính nghĩa quốc gia. Có phải giờ đây, chúng ta tiếc thương người lính bằng đầu môi chót lưỡi, bằng những video, nức nở kêu gào, hay chúng ta khóc cho người lính bằng những trang thơ vớ vẩn? Và có ai, có ai trong chúng ta cảm thấy thẹn khi ta đã đôi lần hãnh diện vì ta nói tiếng Anh trôi chẩy hơn họ, xe ta đẹp, nhà ta to.

Ngày nay, Người Cộng Sản ở quê hương với đôi tay đẫm máu của thuở nào cũng nói lời phản tỉnh. Vậy còn ta, bao nhiêu người Quốc Gia sẽ thức tỉnh để vẽ chân dung kỳ vĩ và nhiệm màu của Người Lính chúng ta. Có ai trong chúng ta sẵn sàng chi tiêu những bữa tiệc đắt tiền trong những nhà hàng

danh tiếng, mua những tấm vé vào cửa của đại nhạc hội lừng tên mà ta tiếc bỏ tiền ra để quyên góp, xây lại tượng Người Lính ở thủ đô đã ngã xuống hôm nào.

Ðể một mai, khi quê hương không còn giống Cộng Sản, ta đem anh về trở lại quê hương. Ðể anh được đứng lên chính nơi anh ngã xuống như cùng thời với đất nước lúc hồi sinh.

Bao nhiêu chuyên gia nhóm họp nhan đề “xây dựng lại đất nước trong thời hậu Cộng Sản”. Vậy có ai đã đặt kế hoạch tri ân cho người lính? Bởi, một ngày nào mà ta chưa biết tri ân người lính và đặt họ ở một địa vị xứng đáng mà đáng lẽ họ phải ở từ lâu, thì làm sao ta có thể xây dựng được một xã hội đáng gọi là nhân bản.

Hãy vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hoà.

Hãy giữ gìn và bảo vệ tinh thần Vị Quốc Vong Thân của họ

như giữ gìn ngọn lửa thiêng trong lòng dân tộc,

thì dân tộc ta mới mong có được những

truyền nhân xứng đáng với thế hệ tương lai.

https://linhvnch.wordpress.com/chan-dung-nguoi-linh-vnch/

 

 

Tiền đồn quá xa – Tống Lê Chân/ Tiểu Ðoàn 92 BÐQ –  Trần Ðỗ Cẩm

Trong lịch sử chiến tranh cận đại, có nhiều trận đánh lớn quân số đôi bên lên tới nhiều sư đoàn, hoặc với tầm mức quan trọng “dứt điểm” như trận Normandie, Stalingrad, Okinawa, Iwo Jima, v.v… Trong cuộc chiến tranh vừa qua tại Việt Nam, chúng ta cũng thường nghe nói tới những trận đụng độ ác liệt như trận Hạ Lào, An Lộc, Quảng Trị, Pleiku, v.v… So với những cuộc hành quân nổi tiếng kể trên, trận đánh tại Tống Lê Chân giữa một tiểu đoàn Biệt Ðộng Quân (BÐQ) Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và quân Cộng Sản không những chỉ nhỏ bé về tầm vóc mà còn cả về mức độ quan trọng.

Trại Tống Lê Chân chẳng qua chỉ là một tiền đồn hẻo lánh gần biên giới Việt-Miên thuộc Vùng 3 Chiến Thuật, có nhiệm vụ phát hiện sự xâm nhập của địch quân vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Tuy chỉ là một trận đánh nhỏ lại không mấy quan trọng, nhưng nếu kể về tinh thần chiến đấu can trường và sức chịu đựng phi thường của người lính chiến trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng, các chiến sĩ Tiểu Ðoàn 92 BÐQ đã vượt trội và tạo nhiều thành tích có một không hai khiến trận đánh Tống Lê Chân trở thành có tầm vóc lịch sử, khác biệt và đáng chú ý hơn nhiều trận đánh lớn khác.

Nhân dịp kỷ niệm ngày Quân Lực VNCH 19 Tháng Sáu, chúng tôi tường thuật lại trận đánh oai hùng của Tiểu Ðoàn 92 BÐQ tại Tống Lê Chân qua những tài liệu thâu thập được để tôn vinh các chiến sĩ Cọp Rừng Mũ Nâu. Ðây cũng là dịp tri ân toàn thể Quân Lực VNCH đã đổ nhiều xương máu bảo vệ quê hương. Tác giả cũng hy vọng sẽ được tiếp xúc với các chiến sĩ đã có mặt hoặc liên quan đến trận Tống Lê Chân để có dịp sửa đổi và bổ túc thêm chi tiết giúp bài viết thêm chính xác.

Bối cảnh lịch sử

Trận đánh tại tiền đồn Tống Lê Chân trở nên sôi động vào một thời điểm hết sức đặc biệt, đó là lúc hiệp định ngưng bắn Paris vừa được ký kết vào đầu năm 1973, trên nguyên tắc chấm dứt cuộc chiến tranh giữa hai phe Quốc-Cộng tại Việt Nam. Nhưng đó chỉ là lý thuyết. Trên thực tế, đây lại là trái hỏa mù để quân đội Hoa Kỳ nương theo đó mà giải kết “rút quân trong danh dự,” nếu nói theo kiểu cặp bài trùng Kissinger và Nixon, và để Bắc Việt mặc sức tung hoành xua quân đánh chiếm Miền Nam.

Hoa Kỳ thỏa thuận rút quân trong vòng 60 ngày, trong khi bộ đội Bắc Việt được tự do ở lại và thao túng tại miền Nam vô thời hạn. Như vậy, người bạn đồng minh đã mở ngỏ cửa và bật đèn xanh, giúp Cộng quân thành công trong việc thôn tính miền Nam. Trong khi đó Quân Lực VNCH coi như bị bỏ rơi, bị bó tay nên lâm vào tình trạng kiệt quệ, một mình lại phải đương đầu không những với bộ đội Bắc Việt mà hầu như toàn khối Cộng Sản đang viện trợ những vũ khí tối tân cho quân xâm lăng.

Cộng Sản Bắc Việt đã vi phạm hiệp định ngưng bắn ngay khi vừa ký kết xong còn chưa ráo mực, có thể nói với sự gián tiếp đồng ý của người bạn Hoa Kỳ. Trong cuộc họp báo ngày 24 Tháng Giêng, năm 1973, chính Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, người đã cùng tên đồ tể Lê Ðức Thọ của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) ký “hòa ước” bức tử Miền Nam, đã không một chút ngượng ngùng khi tuyên bố: “Thỏa ước ngưng bắn không có điều khoản nào cho phép quân đội Bắc Việt có mặt tại miền Nam. Bắc Việt cũng không đòi hỏi, nhưng chúng tôi ước lượng hiện có chừng 145,000 quân Bắc Việt đang tham chiến tại miền Nam Việt Nam.”

Rõ ràng, Hoa Kỳ đã nhập nhằng ký kết hiệp ước bán đứng Việt Nam Cộng Hòa với mục đích duy nhất đóng của rút cầu, bỏ rơi Miền Nam khi không buộc Cộng Sản Bắc Việt cũng phải rút quân về Bắc. Thực sự, lúc đó Bắc quân đã có đến 13 sư đoàn quân chính qui tại miền Nam với quân số tổng cộng gần 200,000 người. Ngoài ra, chúng còn có các đại đơn vị pháo binh diện địa và chiến xa yểm trợ cùng các kho quân lương, vũ khí tại Lào và Cam Bốt được coi là an toàn khu. Tại khu vực đường mòn Hồ Chí Minh bên Lào, các xe vận tải của Cộng quân công khai ồ ạt chở súng ống, đạn được và binh sĩ vào xâm lăng miền Nam vì không còn bị oanh tạc như trước.

Vì vậy, tình hình sau khi ngưng bắn hoàn toàn bất lợi cho Quân Lực VNCH. Các đại đơn vị không thể nào dành được thế chủ động để lùng và diệt địch trên chiến trường vì phải trải quân quá mỏng để trám vào những chỗ trống do quân đội Hoa Kỳ bỏ lại. Trong lúc đó, Cộng quân được tự do bổ sung quân số, tích lũy tiếp vận để tạo áp lực quân sự trên khắp lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.

Tương quan lực lượng

Riêng tại Vùng 3 Chiến Thuật, ba sư đoàn Cộng quân gồm các công trường 5, 7 và 9 lợi dụng an toàn khu tại vùng Lưỡi Câu, Mỏ Vẹt bên Cam Bốt thường vượt biên đánh phá dọc Quốc Lộ 13 từ Lộc Ninh đến Bến Cát nằm về phía Bắc thủ đô Saigon. Khi mạnh, họ tung lực lượng quấy phá. Lúc yếu, lại rút

qua biên giới dưỡng quân để chờ cơ hội thuận tiện. Phía Việt Nam Cộng Hòa chỉ cố gắng phòng thủ trong tư thế thụ động vì không đủ lực lượng mở các cuộc hành quân vượt biên truy kích như trước kia vào năm 1970 khi quân đội Hoa Kỳ còn tham chiến. Ðể đối đầu với 3 sư đoàn Cộng quân, Quân Lực VNCH trong vùng này chỉ có Sư Ðoàn 5 Bộ Binh đặt bản doanh tại Lai Khê do Ðại Tá Lê Nguyên Vỹ làm Tư Lệnh.

Sau nhiều cuộc tấn công thăm dò, vào đầu Tháng Tư, năm 1973, Công Trường 7 Cộng quân tấn công và tràn ngập căn cứ Chí Linh trên Liên Tỉnh Lộ 13 gần quận lỵ Ðôn Luân vào ngày 10 tháng 4. Ðể mở rộng đường xâm nhập từ ngả Cam Bốt, Cộng quân cũng uy hiếp các trại Biệt Ðộng Quân Biên Phòng dọc theo biên giới như Bến Sỏi, Thiện Ngôn, Katum, Bù Gia Mập, Tống Lê Chân, v.v…

Trước áp lực quá mạnh của địch quân, Bộ Chỉ Huy Biệt Ðộng Quân ở Quân Khu 3 phải lần lượt di tản hầu hết các vị trí chiến lược rất quan trọng dọc theo biên giới ngoại trừ trại Tống Lê Chân. Lý do vì toàn thể Tiểu Ðoàn 92 BÐQ đồn trú tại trại này đều tình nguyện ở lại chiến đấu. Trận đánh dài nhất trong quân sử khởi đầu và trang sử oai hùng nhất của Binh Chủng cũng được Tiểu Ðoàn 92 BÐQ viết từ giờ phút đó.

Tống Lê Chân, địa danh xa lạ cuộc chiến tranh dai dẳng tại Việt Nam ngoài mức độ khốc liệt, còn tạo ra những địa danh xa lạ. Nếu không có trận Tân Cảnh, Kon Tum, làm gì có những tên Charlie, Delta? Nếu không có trận Hạ Lào chắc cũng chẳng có LoLo, Sophia, Biệt Ðộng Quân Bắc, Biệt Ðộng Quân Nam, v.v…

Tống Lê Chân cũng là một tên rất lạ. Dân địa phương người Miên gọi vùng này là Tonlé Tchombe. Tonlé tiếng Miên có nghĩa là sông, hồ, suối hoặc nơi nào có nước. Thí dụ như Biển Hồ có tên Miên là Tonlé Sap. Khi mới thành lập, trại này chưa có tên nên Thiếu Tá Ðặng Hưng Long, vị chỉ huy trưởng đầu tiên phiên âm tiếng Miên Tonlé Tchombe thành tiếng Việt Tống Lê Chân. Sau này, phần đông các quân nhân trong binh chủng Biệt Ðộng Quân biên phòng gọi tắt là Tống “Lệ” Chân để ám chỉ một căn cứ đầy máu và nước mắt, không có một ngày yên vui kể từ khi ra đời.

Tiền đồn Tống Lê Chân nguyên thủy là một trại Dân Sự Chiến Ðấu (DSC – Civilian Irregular Defense Group, gọi tắt là CIDG) do Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ thành lập từ năm 1967 để phát hiện và ngăn chận sự xâm nhập của Cộng quân từ bên kia biên giới. Ðến năm 1970 trong chương trình cải biến Lực Lượng Dân Sự Chiến Ðấu thành Biệt Ðộng Quân Biên Phòng, phần đông những binh sĩ của trại Tống Lê Chân thuộc sắc dân người thượng Stieng đều tình nguyện ở lại để trở thành Tiểu Ðoàn 92 BÐQ Biên Phòng, tổng cộng gồm 292 binh sĩ lúc khởi đầu, chưa kể một số sĩ quan Quân Lực VNCH giữ các chức vụ chỉ huy.

Biệt Ðộng Quân Biên Phòng

*Lực lượng dân sự chiến đấu

Vì Tiểu Ðoàn 92 BÐQ thoát thai từ Lực Lượng Dân Sự Chiến Ðấu, tưởng cũng nên biết qua về tổ chức đặc biệt ít người biết tới này.

Chương trình Dân Sự Chiến Ðấu được đặt dưới sự quản trị trực tiếp của Toán 5 Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ (5th Special Forces Group) đặt bản doanh tại Nha Trang. Mục tiêu của chương trình là dùng các sắc tộc thiểu số (người Thượng) để thành lập các “trung tâm” (làng, buôn) chiến lược có võ trang tại các vùng rừng núi khiến Việt Cộng không thể xâm nhập và lợi dụng. Việc tổ chức, quản trị và huấn luyện những trung tâm hay “trại” này đều do Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ đảm nhận. Thí điểm đầu tiên được thành lập tại Buôn Enao thuộc tỉnh Ðắc Lắc vào năm 1961. Tới năm 1965 đã có khoảng 80 trung tâm được thành lập tại những vùng rừng núi hẻo lánh khó kiểm soát. Mỗi trung tâm là một “pháo đài” có thể tự phòng thủ và có khả năng ngăn chận mọi xâm nhập từ bên ngoài.

Ðến năm 1965, cùng với việc Hoa Kỳ đưa quân ồ ạt vào Việt Nam, chương trình Dân Sự Chiến Ðấu cũng được bành trướng mạnh. Các trung tâm phòng thủ được cải tiến thành những trại lực lượng đặc biệt, trang bị vũ khí tối tân với nhiệm vụ không những chỉ để tự vệ mà còn có khả năng tấn công. Từ đó, các toán viễn thám dò tìm địch quân mang biệt danh Delta, Omega và Sigma ra đời. Nhiệm vụ chính của những toán này là xâm nhập sâu vào đất địch để phát hiện địch và thu thập tin tức tình báo.

Tới khoảng cuối năm 1967, toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa tổng cộng có khoảng gần 100 trại Lực Lượng Ðặc Biệt, đa số nằm dọc theo biên giới Lào-Việt và Miên-Việt. Vì địa thế chiến lược rất quan trọng của những trại biên phòng này, Cộng quân luôn luôn dùng đủ mọi cách để tiêu diệt. Nhiều trận đánh dữ dội đã xảy ra tại các trại như: Lang Vei, Thường Ðức, và Khâm Ðức tại Vùng 1 Chiến Thuật, hoặc Ðức Cơ, Plei Me, Plei Djereng, Plateau Gi, Ðồng Xoài tại Vùng 2, Bến Sỏi, Tống Lê Chân, Trảng Sụp, Chí Linh ở Vùng 3 và Cái Cái, Thường Thới, Tịnh Biên tại Vùng 4.

Cho tới năm 1970, Hoa Kỳ chuẩn bị rút quân, khởi đầu giai đoạn Việt Nam hóa chiến tranh nên các trại Lực Lượng Ðặc Biệt cũng lần lượt được chuyển giao cho Quân Lực VNCH. Lực Lượng Dân Sự Chiến Ðấu theo kế hoạch được sát nhập vào binh chủng Biệt Ðộng Quân để trở thành những đơn vị Biệt Ðộng Quân Biên Phòng. Vì mỗi trại Lực Lượng Ðặc Biệt thường có vào khoảng từ 300 đến 400 người nên được biến cải thành một tiểu đoàn Biệt Ðộng Quân Biên Phòng. Trong khoảng thời gian từ ngày 27 Tháng Tám, năm 1970 cho đến 15 Tháng Giêng, năm 1971, tổng cộng có tất cả 49 trại Lực Lượng Ðặc Biệt được biến cải thành các Tiểu Ðoàn Biệt Ðộng Quân Biên Phòng. Nếu tính theo từng Vùng Chiến Thuật, con số này được phân chia như sau: Vùng 1 có 11 trại, Vùng 2 có 15 trại, Vùng 3 có 12 trại, và Vùng 4 có 11 trại.

Tuy trước đây có chừng 100 trại Lực Lượng Ðặc Biệt, nhưng chỉ chuyển giao có 49 trại vì có một số trại bị đóng cửa, quân số được bổ sung cho những đơn vị còn lại. Sau khi được chuyển giao, những dân sự chiến đấu trong các trại Lực Lượng Ðặc Biệt không còn là dân sự do Hoa Kỳ tuyển mộ, mà chính thức trở thành quân nhân trong Quân Lực VNCH.

Trại Tống Lê Chân thuộc Vùng 3 Chiến Thuật được thành lập vào đầu năm 1967 cùng với trại Prek Klok tại vùng Chiến Khu C của Việt Cộng. Vì chận ngay yết hầu nên ngay từ khi thành lập, các trại này đã bị địch quân đe dọa thường xuyên. Trong hệ thống Lực Lượng Ðặc Biệt, trại Tống Lê Chân mang ám danh A-334 và được biến cải thành trại Biệt Ðộng Quân Biên Phòng vào ngày 30 tháng 11 năm 1970. Toàn thể quân số trong trại lúc đó có 318 người (gồm 292 người nguyên thuộc Dân Sự Chiến Ðấu và các sĩ quan cùng hạ sĩ quan Quân Lực VNCH mới được bổ nhiệm tới để chỉ huy) trở thành Tiểu Ðoàn 92 BÐQ Biên Phòng thuộc hệ thống chỉ huy của Biệt Ðộng Quân/Quân Lực VNCH.

Tiền đồn cô đơn

Trại Tống Lê Chân trấn giữ một địa điểm quan yếu, chận ngay đường vào khu Tam Giác Sắt và án ngữ vùng Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu thuộc Cam Bốt. Ðây là những an toàn khu và cũng là đại bản doanh Cục R của Việt Cộng, giống như hai mũi dao nhọn chĩa vào cạnh sườn Quân Khu 3.

Trong các trận hành quân vượt biên của Quân Ðoàn 3 do Ðại Tướng Ðỗ Cao Trí chỉ huy vào năm 1970, trại Tống Lê Chân đã đóng một vai trò quan trọng trong nhiệm vụ phát hiện và diệt địch. Căn cứ được thiết lập trên một ngọn đồi cao chừng 50 thước, trông xuống hai con suối nhỏ dân địa phương gọi là Takon và Neron. Ðây là những lạch nước khởi nguồn của sông Saigon chảy qua Dầu Tiếng, Bến Súc, Phú Cường v.v… Tống Lê Chân, như trên đã nói là một trong chuỗi trại Dân Sự Chiến Ðấu do Lực Lượng Ðặc Biệt thiết lập dọc theo biên giới Việt-Miên thuộc lãnh thổ Quân Khu 3.

Về vị trí, trại Tống Lê Chân nằm trong vùng ranh giới của hai tỉnh Tây Ninh và Bình Long, cách An Lộc chừng 15 cây số về hướng Tây Nam và mũi nhọn của chiếc Mỏ Vẹt chứng 13 cây số về hướng Ðông Nam. Dưới chân căn cứ là con đường 246 nối liền Chiến Khu C và Chiến Khu D của Việt Cộng. Ðây cũng là trục giao liên Nam-Bắc huyết mạch nối liền bản doanh của Cục R Việt Cộng bên Cam Bốt và vùng Dầu Tiếng với Khu Tam Giác Sắt của Cộng quân.

Với vị trí chiến lược vô cùng quan trọng có thể kiểm soát được các trục giao liên Nam-Bắc và Ðông-Tây của Cộng quân tại vùng biên giới, lại trấn giữ sườn Tây cho thị trấn An Lộc, Tống Lê Chân như chiếc gai nhọn cần phải nhổ bằng mọi giá trên sa bàn trận liệt của địch.

Vào mùa Hè năm 1972, cùng với các trận cường tập có pháo binh và chiến xa nặng của Cộng quân vào vùng Lộc Ninh, Chơn Thành và An Lộc, các căn cứ biên phòng lân cận Tống Lê Chân như Thiện Ngôn, Katum, Bù Gia Mập đã phải di tản. Tống Lê Chân chơ vơ còn lại như một hải đảo cô đơn giữa biển người Cộng quân trùng điệp.

Tứ bề thọ địch

Nhằm mục đích mở rộng đường giao liên cũng như giữ bí mật các cuộc chuyển quân xâm nhập từ biên giới Miên-Việt vào lãnh thổ Quân Khu 3, ngày 10 Tháng Nam, 1972, Cộng quân dồn lực lượng đánh biển người vào căn cứ Tống Lê Chân quyết nhổ cái gai trước mắt. Quyết san bằng căn cứ, địch quân dùng đại pháo 130 ly cùng với đủ loại súng cối, sơn pháo bắn phủ đầu như mưa vào căn cứ theo đúng chiến thuật lấy thịt đè người “tiền pháo hậu xung.” Trận pháo kích khốc liệt này chính thức mở đầu cho gần hai năm trời vây hãm.

Sau loại pháo vòng cầu, nhiều đợt pháo cấp tập bắn thẳng vào Tống Lê Chân như muốn san bằng căn cứ nhỏ bé nằm lẻ loi trên ngọn đồi. Trong khi đó, một rừng phòng không từ thượng liên đến cao xạ 37 ly, 57 ly và cả hỏa tiễn tầm nhiệt thuộc sư đoàn Pháo Phòng Không tân lập 377 khóa kín không phận khiến các phi cơ không thể nào tới gần để yểm trợ. Sau những đợt pháo kích dữ dội, Tiểu Ðoàn 200 (tiểu đoàn độc lập) của Việt Cộng lãnh nhiệm vụ tấn công vào Tống Lê Chân với sự yểm trợ của các đơn vị bộ đội thuộc hai Công Trường 7 và 9.

Tuy bị bao vây và cô lập, các chiến sĩ Mũ Nâu của Tiểu Ðoàn 92 BÐQ đã bình tĩnh bố trí trong các giao thông hào đào sâu trong lòng đất chờ địch ngay khi các quả đạn pháo kích đầu tiên rơi vào căn cứ. Một đơn vị đặc công địch theo sát những trái pháo mở đường đã xâm nhập được vòng đai phòng thủ bên ngoài. Những chiến xa hạng nặng T-54 của Cộng quân yểm trợ cũng nã đạn như mưa rất chính xác khiền tình hình có vẻ nguy kịch. Nhưng quân trú phòng vẫn không nao núng vì rất tin tưởng vào hệ thống bố phòng vững chãi và nhất là bãi mìn dầy đặc bao quanh căn cứ.

Dưới sự chỉ huy đầy kinh nghiện của Thiếu Tá Lê Văn Ngôn (tiểu đoàn trưởng), các chiến sĩ Biệt Ðộng Quân vẫn chưa khai hỏa. Họ chờ bộ đội chủ lực địch xung phong mới bắt đầu nổ súng. Quả nhiên, khi thấy không bị bắn trả, Cộng quân bắt đầu tràn vào căn cứ vì tưởng quân trú phòng đã bị chết hết hay mất tinh thần vì các đợt pháo kích ác kiệt cũng như vì chiến xa với đại bác 100 ly trực xạ. Ðúng lúc đó, các chiến sĩ Mũ Nâu mới đồng loạt khai hỏa. Từng đợt “biển người” của Cộng quân bị bất ngờ nhưng vì đã tiến tới quá gần không kịp tìm nơi ẩn trú nên bị đốn ngã như rạ.

Sau đợt tấn công đầu tiên bị thiệt hại nặng, địch lui ra để pháo binh tiếp tục nã vào căn cứ, sau đó bộ binh lại tấn công. Sau nhiều đợt xung phong vô hiệu quả, cuối cùng Cộng quân phải rút lui, bỏ lại hàng trăm xác chết phơi thây trên hàng rào phòng thủ.

Cũng trong thời gian này, các mặt trận lớn khác tại vùng hỏa tuyến, Tây Nguyên, An Lộc bùng lên dữ dội với những cuộc đụng độ đẫm máu của một Mùa Hè Ðỏ Lửa. Trận đánh tại Tống Lê Chân tuy là một chiến thắng lớn của các chiến sĩ Biệt Ðộng Quân nhưng không được nhiều người biết tới. Nhưng từ khi cuộc “thử lửa” ban đầu bị thất bại nặng nề, Cộng quân biết rằng không thể dễ dàng nuốt chửng Tống Lê Chân nên họ chủ trương dùng chiến thuật tiêu hao, bao vây chặt chẽ và pháo kích thường xuyên với đặc công xâm nhập quấy phá. Bắc Việt tin rằng chiến trường An Lộc lân cận có tầm mức quan trọng hơn và nếu đạt được chiến thắng, Tống Lê Chân không cần phải đánh cũng sẽ tự tan rã. Cuộc bao vây dài nhất trong quân sử bắt đầu.

Cứ như vậy, tiền đồn Tống Lê Chân bị Cộng quân vây chặt. Ðịch pháo kích thường xuyên vào căn cứ, trong khi màng lưới phòng không dầy đặc cắt đứt nguồn tải thương và tiếp vận duy nhất bằng phi cơ. Thoạt tiên, các phi cơ vận tải C-130 của Không Quân Việt Nam đã phải bay rất cao để thả dù tiếp tế khiến nhiều kiện hàng bay lạc ra ngoài, rơi vào tay Cộng quân. Theo lời kể lại của một hồi chánh viên, vào khoảng Tháng Sáu, năm 1973, Cộng quân đã tổ chức một đại đội có nhiệm vụ chuyên đi “lượm dù” để lấy đồ tiếp tế. Vì vậy, đã có dư luận từ các nguồn tin ngoại quốc cho rằng đôi bên đã ngầm thỏa thuận để các vận tải cơ được tự do thả dù mà không bị phòng không bắn lên, miễn là quân trú phòng không bắn vào toán Cộng quân lượm dù bên ngoài. Sau này, khi rút tỉa kinh nghiệm, Không Quân VNCH đã hoàn chỉnh được kỹ thuật thả dù tiếp tế nên số lượng đồ tiếp vận thất thoát không còn đáng kể.

Riêng các phi cơ trực thăng, phương tiện duy nhất để tản thương hay chở quân tăng viện không thể nào bay lọt lưới phòng không dầy đặc của địch. Nhiều toán trực thăng đã liều lĩnh bay vào Tống Lê Chân chẳng những không đạt được nhiều thành công, lại bị thiệt hại khá nặng. Trong khoảng thời gian từ Tháng Mười, năm 1973 đến cuối Tháng Giêng, năm 1974, có khoảng 20 phi vụ trực thăng nhằm tản thương và tiếp tế cho Tống Lê Chân, nhưng chỉ có 6 trực thăng hạ cánh được, trong số này có 3 chiếc bị bắn hư hại trên bãi đáp.

Cuối Tháng Mười Hai, năm 1973, một trực thăng Chinook CH-47 cũng bị bắn rơi khi hạ cánh. Ðây là chiếc trực thăng thứ 13 bị trúng đạn phòng không địch chỉ nội trong Tháng Mười Hai, năm 1973. Thiệt hại về phía Không Quân VNCH gồm 9 chết, 36 bị thương. Tới Tháng Giêng, năm 1974 tức là một năm sau khi ký kết hiệp định ngưng bắn, vẫn còn có 12 chiến sĩ Biệt Ðộng Quân bị thương nặng vẫn chưa được tản thương khỏi căn cứ.

Ngưng chiến kiểu Việt Cộng

Tuy căn cứ Tống Lê Chân bị Cộng quân khởi sự tấn công vào Tháng Năm, 1972, nhưng bị vây hãm và tấn công dữ dội nhất vào lúc thỏa ước nhưng bắn được thi hành tại Việt Nam theo khuôn khổ Hiệp Ðịnh Paris. Ðây cũng là một điểm đặc biệt có một không hai trong cuộc chiến tại Việt Nam cũng như trong lịch sử chiến tranh thế giới: một hiệp ước ngưng bắn bị vi phạm ngay sau khi vừa ký kết. Cộng quân, có lẽ đang cay cú vì thất bại chua cay không chiếm được An Lộc, nay cố chiếm một mảnh đất khỉ ho cò gáy gần biên giới Việt-Miên để có một chỗ cho Cục R ra mắt.

Trong lúc toàn thể thế giới thở phào nhẹ nhõm vì ngòi lửa chiến tranh tại Việt Nam có thể đưa đến hiểm họa chiến tranh giữa hai khối Tư Bản và Cộng Sản không còn nữa, thì tại Tống Lê Chân, Tiểu Ðoàn 92 BÐQ vẫn đơn độc ngày ngày hứng pháo và giành giựt với Cộng quân từng thước đất để sống còn. Tuy Cộng quân công khai vi phạm thỏa ước ngưng bắn, nhưng người bạn đồng minh Hoa Kỳ của

Việt Nam Cộng Hòa vẫn dửng dưng không hề có một lời phản đối dù lấy lệ, dường như còn say men rượu mừng vì đã tìm thấy “ánh sáng ở cuối đường hầm.”

Dĩ nhiên họ cũng chẳng có một phản ứng hay hành động tích cực nào thuận lợi cho Việt Nam Cộng Hòa. Ngay cả Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Ðình Chiến cũng không can thiệp. Vì vậy, trước những vi phạm trắng trợn và lộ liễu của Cộng quân tại Tống Lê Chân, trong phiên họp ngày 17 Tháng Ba, năm 1973, trưởng phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa là tướng Dư Quốc Ðống đã phải đặt vấn đề Tống Lê Chân lên bàn hội nghị với ba giải pháp như sau:

1- Cử một tổ Liên Hợp Quân Sự bốn bên đến Tống Lê Chân để điều tra tại chỗ các sự vi phạm. 2- Nếu phe Cộng Sản phản đối, sẽ yêu cầu Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến can thiệp. 3- Yêu cầu các đơn vị Cộng quân quanh Tống Lê Chân không được bắn lên phi cơ của Ủy Ban Ðình Chiến.

Dĩ nhiên đề nghị hợp lý của phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa bị phe Cộng Sản phản đối vì chính họ là kẻ vi phạm. Trần Văn Trà, trung tướng trưởng phái đoàn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) cố ý vắng mặt để Ðại Tá Ðặng Văn Thu thay thế. Ông Thu một mặt vu khống chính Việt Nam Cộng Hòa mới là phe vi phạm ngưng bắn, một mặt tự coi là không đủ thẩm quyền quyết định nên yêu cầu mở một cuộc họp khác để bàn về Tống Lê Chân với sự hiện diện của Trần Văn Trà. Về các đề nghị thứ hai và thứ ba của phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa, phe Cộng Sản cũng “nhất trí” phản đối, ngoài ra còn dọa dẫm các thành viên trong Ủy Hội Quốc Tế rằng tình hình tại Tống Lê Chân “chưa rõ rệt” nên họ không bảo đảm an ninh cho phái đoàn cũng như phi cơ của Ủy Hội.

Tóm lại, cả phe Cộng Sản trong Ủy Ban Liên Hiệp và Ủy Hội Quốc Tế đều đồng thanh tránh né việc điều tra vi phạm ngưng bắn tại Tống Lê Chân, lúc thì chờ chỉ thượng cấp quyết định, khi lại không bảo đảm an ninh.

Ðến ngày 23 Tháng Ba, năm 1973 tức là chỉ còn 4 hôm nữa là hết hạn 60 ngày làm việc của Ủy Ban Liên Hiệp bốn bên, phái đoàn Hoa Kỳ mới yêu cầu chiếu lệ Canada là chủ tịch Ủy Hội Quốc Tế điều tra về vụ Tống Lê Chân. Phía Việt Cộng đưa Ðại Tá Võ Ðông Giang ra thảo luận với Ðại Tá Lomis của Gia Nã Ðại và thỏa thuận cử sĩ quan liên lạc của MTGPMN theo Ủy Hội Quốc Tế tới Tống Lê Chân vào ngày 24 Tháng Ba, 1973. Nhưng đó cũng chỉ là mánh lới tiểu xảo cố hữu của Cộng Sản: tới ngày hẹn, viên sĩ quan liên lạc này đã “trễ trực thăng” nên máy bay của Ủy Hội Quốc Tế không đi Tống Lê Chân được.

Như vậy, với sự tráo trở và lọc lừa cố ý của Cộng Sản, việc điều tra tại Tống Lê Chân đã không bao giờ được thực hiện. Số phận của Tống Lê Chân đành phó thác cho định mệnh và Tiểu Ðoàn 92 BÐQ phải tự chiến đấu một mình để sống còn.

Vòng vây siết chặt

Suốt năm 1973 kể từ ngày ngưng bắn, trong lúc Việt Cộng giở thủ đoạn hèn hạ tại bàn hội nghị, Tống Lê Chân bị bao vây chặt chẽ và bị tấn công hàng chục lần nhưng vị trí vẫn đứng vững như một khúc xương khó nuốt. Nhả ra không được vì bị Tống Lê Chân chận nghẹn ngay yết hầu, nuốt vào thì không xong vì các chiến sĩ Mũ Nâu rất kiên cường không chịu nhượng bộ một tấc đất, Cộng quân chỉ còn cách bao vây “nội bất xuất, ngoại bất nhập.” Tuy phòng không địch dầy đặc bao quanh căn cứ nhưng phi cơ Việt Nam Cộng Hòa đôi khi vẫn liều lĩnh bay lọt qua màng lưới của tử thần để tản thương và tiếp tế. Việc tiếp tế cho Tống Lê Chân bằng dù khá hiệu quả, nhưng vì chu vi phòng thủ quá hẹp nên có một số đồ tiếp liệu bị lọt vào tay địch.

Qua năm 1974, trong khi các phái đoàn “kiểm soát” tranh luận giằng co, tình hình tại Tống Lê Chân ngày càng nguy ngập sau cả năm trời bị bao vây. Thời gian càng trôi qua, phần bất lợi càng nghiêng về phía quân trú phòng. Bị cả sư đoàn địch quân phong tỏa chặt chẽ và bị tấn công thường xuyên, quân số Biệt Ðộng Quân ngày càng hao hụt không được bổ sung. Lúc này, Tiểu Ðoàn 92 BÐQ chỉ còn lại 255 người, trong số đó có nhiều thương binh. Việc tiếp tế lại không được đầy đủ vì phi cơ thả dù bị phòng không chận bắn. Về mặt tinh thần cũng sa sút phần nào vì bị vây hãm quá lâu ngày và áp lực liên miên . Tuy vậy, Tống Lê Chân vẫn còn đứng vững như một biểu tượng hùng hồn cho lòng quả cảm và sức chiến đấu kiên cường của các chiến sĩ Biệt Ðộng Quân.

Nhưng để giữ vững Tống Lê Chân, Quân Lực VNCH tính ra đã phải trả một giá quá đắt: sự thiệt hại về nhân mạng mỗi ngày một cao, việc dùng phi cơ để yểm trợ và thả dù tiếp tế đã trở thành một gánh quá nặng cho Không Quân Việt Nam lúc đó phương tiện không còn được dồi dào như lúc Hoa Kỳ còn tham chiến. Hơn nữa, tuy Tống Lê Chân chiếm giữ một vị trí khá quan trọng nhưng vẫn chỉ là một tiền đồn nên giá trị quân sự không thể so sánh với các căn cứ chính cần phải bảo vệ khác, do đó không nhất thiết phải giữ bằng mọi giá. Vì không thể chia bớt lực lượng để yểm trợ Tống Lê Chân, đã đến lúc Bộ

Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 phải có một quyết định dứt khoát để giải quyết vấn đề Tống Lê Chân để chấm dứt tình trạng bất lợi.

Do đó, vào ngày 23 Tháng Ba, 1973, Tướng Phạm Quốc Thuần, Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 đề nghị với Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH chọn một trong ba giải pháp sau đây:

1- Mở một cuộc hành quân cấp sư đoàn từ An Lộc để giải tỏa áp lực, tăng cường, thay thế hay di tản Tiểu Ðoàn 92 BÐQ tại Tống Lê Chân. 2- Cho phép thương lượng với Cộng quân, giao Tống Lê Chân cho chúng để đổi lấy sự di tản an toàn của các chiến sĩ Mũ Nâu trú phòng. 3- Cho lệnh Tiểu Ðoàn 92 BÐQ được di tản khỏi căn cứ bằng những toán nhỏ để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn.

Về giải pháp một, theo tình hình lúc đó, toàn bộ vùng Lai Khê, An Lộc chỉ có đơn độc Sư Ðoàn 5 chống giữ, hiện đang phải đương đầu với các Công Trường 5, 7 và 9 của Cộng quân. Vì vậy, ngay cả việc giữ an ninh trục lộ huyết mạch 13 cũng còn khó khăn, chưa đủ quân số, nói chi đến việc mở đường tới tận Tống Lê Chân để tăng viện? Hơn nữa, dù một sư đoàn có thể đảm đương trọng trách tiếp viện, nhưng kiếm đâu ra sư đoàn này trong lúc các đại đơn vị Quân Lực VNCH tuy đã phải phân tán rất mỏng nhưng cũng vẫn chưa đủ để trám vào những vùng quan trọng Hoa Kỳ vừa rút quân để lại?

Như vậy, giải pháp 1 coi như không thể thực hiện được. Nhưng nếu giải pháp 1 bất thành vì lý do quân sự thì giải pháp 2 cũng thiếu thực tế vì lý do chính trị. Nếu “bàn giao” Tống Lê Chân cho Cộng quân, hậu quả tai hại về chính trị sẽ không thể lường được. Quân và dân Miền Nam sẽ vô cùng hoang mang. Tổng Thống Thiệu sẽ rất khó ăn khó nói vì mới hô hào “dành dân chiếm đất” trước đây không lâu. Vả lại, nếu giao Tống Lê Chân cho Cộng quân, việc này có thể sẽ trở thành tiền lệ đưa tới nhiều cuộc bàn giao kiểu Tống Lê Chân khác.

Do đó, tuy đề nghị ba giải pháp, nhưng tướng Thuần biết rõ chỉ còn một con đường khả trợ duy nhất: đó là cho phép Tiểu Ðoàn 92 BÐQ rút khỏi Tống Chân. Nhưng quyết định rút bỏ này không phải là không có hậu quả nghiêm trọng về quân sự cũng như chính trị. Hơn nữa, việc rút quân qua vòng vây trùng điệp của Cộng quân cũng không phải là điều dễ dàng. Chính vì những lý do này mà Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 phải hội ý trước với Bộ Tổng Tham Mưu. Rất có thể, ngay Bộ Tổng Tham Mưu cũng không quyết định được, mà việc rút quân phải do chính tổng thống cho phép.

Trong khi chờ đợi quyết định dứt khoát từ trung ương, tình hình tại Tống Lê Chân trở nên hết sức căng thẳng và sôi động từng giờ, từ trầm trọng đến nguy kịch. Bị bao vây cả năm trời, thiếu lương thực, thiếu đạn dược, quân số hao hụt, thương binh ngày càng nhiều không được di tản, bị pháo liên miên, đặc công đánh phá ngày đêm khiến Tiểu Ðoàn 92 BÐQ ngày càng suy yếu. Tuy nhiên, các chiến sĩ Mũ Nâu vẫn kiên cường giữ vững căn cứ bằng mọi giá. Và cuộc bao vây dài nhất trong quân sử vẫn tiếp tục.

Tử thủ đến cùng

Ðể giảm bớt phần nào áp lực vô cùng nặng nề của khoảng 3 sư đoàn địch quanh Tống Lê Chân, vào ngày 23 Tháng Bảy, 1974, Không Quân Việt Nam Cộng Hòa bay trên 30 phi vụ giội bom vào các vị trí Cộng quân trên trận địa. Nhưng phòng không địch rất dầy đặc nên phi cơ oanh tạc không mấy hiệu quả. Ngoài ra, lực lượng địch quá đông nên chúng vẫn không chịu rút lui để tránh thiệt hại mà ngược lại còn gia tăng cường độ tấn công để sớm thanh toán mục tiêu.

Trong khoảng thời gian liên tiếp 3 ngày từ 22 đến 24 Tháng Ba, 1974, Cộng quân dùng đủ loại đại pháo 130 ly, hỏa tiễn 122 ly, súng cối 82 ly, v.v… nã hơn 1,000 quả đạn vào tiền đồn Tống Lê Chân nhỏ bé, nơi có khoảng 300 chiến sĩ Tiểu Ðoàn 92 BÐQ đang bị vây hãm. Tuy phi cơ được gọi đến oanh kích và thả trái sáng yểm trợ, nhưng hỏa lực phòng không vô cùng dữ dội của Sư Ðoàn Phòng Không 377 địch với các loại hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7, đại bác 57 ly, 37 ly và thượng liên đã đan một màng lưới lửa đầy đặc quanh Tống Lê Chân khiến mọi hoạt động của phi cơ đều vô hiệu.

Bên trong trại, các chiến sĩ Mũ Nâu chỉ còn cách co mình chịu pháo. Nhiều công sự phòng thủ cũng như vị trí chiến đấu bị hư hại vì cơn mưa pháo. Tuy nhiên, Trung Tá Lê Văn Ngôn tuy mới 25 tuổi nhưng dầy dạn kinh nhiệm chiến trường vẫn bình tĩnh đôn đốc và ra lệnh cho binh sĩ trực thuộc chuẩn bị phản công sau mỗi đợt pháo kích. Quả nhiên, liên tiếp trong hai đêm 21 và 22 Tháng Ba, 1974, sau khi “tiền pháo,” khoảng một trung đoàn bộ binh địch “hậu xung” dữ dội cả bốn phía định san bằng tiền đốn nhỏ bé bị vây hãm đã lâu ngày. Nhưng Tiểu Ðoàn 92 BÐQ bắn trả dữ dội, tuy đạn dược khan hiếm nhưng họ tác xạ rất chính xác, đẩy lui nhiều đợt tấn công biển người.

Có lúc vì Cộng quân quá đông, các chiến sĩ Mũ Nâu bắn không xuể nên một số đã lọt vào lớp hàng rào phòng thủ. Nhiều trận cận chiến bằng lựu đạn diễn ra ác liệt. Quân trú phòng được lợi thế vì trú ẩn trong các hầm hố kiên cố nên đã gây thiệt hại nặng cho địch quân. Cuối cùng, trước tinh thần chiến

đấu dũng mãnh và can trường của Tiểu Ðoàn 92 BÐQ, địch đành ôm hận rút rui để lại nhiều xác đồng bọn và đủ loại vũ khí.

Tuy vẫn giữ vững được vị trí nhưng tình trạng bên trong căn cứ vô cùng bi đát. Thương binh mỗi lúc một nhiều thêm vì không được tản thương. Ðạn dược gần cạn vì các trận đánh liên tục, lương thực thiếu thốn vì không được tiếp tế đã nhiều ngày, ngay cả đến nước uống cũng khan hiếm. Hơn nữa, sau mỗi đợt tấn công bị thất bại, Cộng quân lại điên cuồng pháo kích dữ dội hơn.

Trước tình thế nguy ngập như chỉ mành treo chuông, Trung Tá Ngôn biết rõ nếu không được tản thương, tăng viện, yểm trợ và tiếp tế hữu hiệu ngay tức khắc, việc giữ Tống Lê Chân hầu như không thể làm nổi. Trong lúc đó, biết được tình trạng cực kỳ bi đát của quân trú phòng, Cộng quân chung quanh đồn dùng loa phóng thanh uy hiếp tinh thần và kêu gọi Tiểu Ðoàn 92 BÐQ đầu hàng.

Nhưng Trung Tá Ngôn vẫn không rối trí. Một mặt ông ra lệnh cho các binh sĩ bố phòng chặt chẽ để nhất định đánh tới người cuối cùng. Mặt khác, ông gửi công điện khẩn cấp cho Ðại Tá Nguyễn Thành Chuẩn, chỉ huy trưởng Liên Ðoàn 3 Biệt Ðộng Quân tại An Lộc yêu cầu thả dù tiếp tế gấp khí giới, đạn dược và lương thực cho quân trú phòng. Trung Tá Ngôn cũng yêu cầu gửi quân tiếp viện và gia tăng sự yểm trợ của phi cơ. Nhưng các phi cơ dù liều lĩnh cũng không thể nào bay qua được hàng rào phòng không và quân tiếp viện cũng chẳng bao giờ tới. Tuy nhiên, dù trong tình trạng tuyệt vọng, các chiến sĩ anh dũng của Tiểu Ðoàn 92 BÐQ vẫn nhất quyết không hàng địch. Trung Tá Ngôn còn cho biết nếu bị địch tràn ngập, ông sẽ yêu cầu giội bom phá hủy Tống Lê Chân để cùng chết với địch quân.

Nhận được công điện cầu cứu của Tiểu Ðoàn 92 BÐQ, Ðại Tá Chuẩn lập tức chuyển lời yêu cầu tiếp viện lên Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 3. Nhưng Tướng Thuần cho biết vẫn chưa nhận được chỉ thị nào của Bộ Tổng Tham Mưu về đề nghị tăng viện hay di tản căn cứ. Trong lúc Tống Lê Chân như ngọn đèn leo lét trước trận cuồng phong, có thể bị tràn ngập bất cứ lúc nào, nhưng lệnh trên vẫn là “chờ”!

Cho tới giờ phút này, quân số tại Tống Lê Chân gồm có 254 Biệt Ðộng Quân, 4 binh sĩ Pháo Binh, 12 lao công chiến trường và 7 nhân viên phi hành đoàn trực thăng bị bắn rơi. Tuy tổng cộng gần 300 nhân mạng nhưng thật sự hầu hết trong số này đã bị thương ít nhất một lần. Hơn nữa, bị vây hãm lâu ngày trong tình trạng thiếu thốn nên khả năng chiến đấu đã bị yếu đi rất nhiều.

Về phía Cộng quân, tuy đã bị thiệt hại rất nặng nhưng lại được tăng viện và bổ sung nhanh chóng từ các an toàn khu bên Cam Bốt nên sức mạnh coi như không suy giảm. Trong lúc chỉnh đốn hàng ngũ, địch ngơi tấn công nhưng vẫn pháo kích dữ dội. Rút kinh nghiệm những trận tấn công trước đã bị thất bại chua cay, Cộng quân biết tuy Tiểu Ðoàn 92 BÐQ sẽ chiến đấu cho đến phút chót nhưng như cá nằm trong rọ nên chúng thong thả nghỉ ngơi dưỡng quân, cố ý để quân trú phòng kiệt quệ tới mức tối đa mới tấn công dứt điểm để đỡ bị thiệt hại. Và chuyện phải đến đã đến!

Những đợt cường tập liên tiếp

Ròng rã trong các đêm 24, 25 và 26 Tháng Ba, 1974, Cộng quân sau khi bổ sung đầy đủ đã liền tiếp mở những đợt xung phong biển người ồ ạt quyết san bằng Tống Lê Chân. Tuy đã gần kiệt sức, các chiến sĩ Mũ Nâu vẫn cắn răng chờ địch trong những giao thông hào đổ nát vì đạn pháo kích. Trung Tá Ngôn và các cấp chỉ huy cũng sát cánh trong các công sự phòng thủ với thuộc cấp, ra lệnh phải tiết kiệm từng viên đạn, chỉ được bắn khi thật “chắc ăn.” Giá của mỗi viên đạn phải là một quân thù.

Rồi hàng hàng lớp lớp Cộng quân tràn tới giữa tiếng hò la man dại “hàng sống, chống chết!” Ðúng lúc này, các chiến sĩ Biệt Ðộng Quân mới cắn răng siết chặt cò súng. Ðịch đã xâm nhập hàng rào kẽm gai phòng thủ ngoài cùng, nhưng lập tức bị khựng lại vì gắp phải bức tường lửa từ trong bắn ra rất chính xác. Xác địch chồng chất trên trận địa hay vất vưởng trên hàng rào kẽm gai. Nhưng địch quá đông, nhất định “dứt điểm” nên họ vẫn liều lĩnh xung phong.

Chẳng bao lâu, bộ đội Cộng Sản tràn tới hàng rào thứ hai. Lúc này một loạt mìn “Claymore” nổ tung khiến nhiều xác giặc tan thành mảnh vụn. Tiếng súng nổ, tiếng la hét cùng với mùi thịt, mùi máu, mùi thuốc súng tạo nên một khung cảnh khủng khiếp. Nhiều chiến sĩ Biệt Ðộng Quân quá mệt mỏi và căng thẳng gần như ngất xỉu vì những trận tấn công liên tiếp đêm này qua đêm khác nhưng vẫn không rời tay súng.

Ðịch quân quá đông, lớp này chết, lớp khác đạp lên xác đồng bạn tiến tới. Trong đêm tối, phi cơ không thể yểm trợ hỏa lực. Dù có ban ngày đi nữa cũng khó bay qua màng lưới phòng không. Trên bầu trời đen kịt, chỉ có vài đóm hỏa châu do phi cơ bay thật cao thả xuống, không đủ soi sánh trận địa, trông leo lét và mong manh như số phận của gần 300 chiến sĩ đang tử chiến với quân thù.

Ðịch đã tràn gần tới hàng rào phòng thủ sau cùng, đôi bên giáp mặt. Các chiến sĩ Mũ Nâu buông những cây súng đỏ nòng, với tay tìm lựu đạn. Nhiều tiếng nổ chát chúa giúp hàng loạt những con thiêu thân thực hiện lời thề “sinh Bắc tử Nam.” Lại một loạt lựu đạn thứ hai tung ra giết hết những tên địch

còn sống sót trong đợt xung phong này. Bên ngoài hàng rào, không còn những bóng người đầu đội nón cối, chân đi dép râu di động như trước.

Sau đó, mặt trận bỗng nhiên im bặt không còn những tiếng la hét hô xung phong man dại. Những cán binh địch ngoài xa may mắn còn sống sót biết không thể xâm nhập căn cứ nên vội vã lẩn vào bóng đêm. Ðợt xung phong cuối cùng của địch đã bị chận đứng tuy chúng đã lọt được gần tới hàng rào phòng thủ sau cùng.

Một lần nữa, Cộng quân tuy đông hơn nhưng lại bị thất bại chua cay trước sự quả cảm và tinh thần chiến đấu gan dạ vô song của các chiến sĩ Tiểu Ðoàn 92 BÐQ. Cùng với lời nguyền “Thà chết không hàng giặc,” căn cứ Tống Lê Chân tuy tan nát như Tiểu Ðoàn 92 đang tan nát, nhưng vẫn đứng vững như một phép lạ. Vỏn vẹn một tiểu đoàn Quân Lực VNCH vẫn giữ vững được vị trí sau khi bị bao vây hàng năm trời với nhiều đột tấn công của hàng sư đoàn địch?

Các “cố vấn” Hoa Kỳ còn sót lại tại Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 đã vô cùng kinh ngạc. Trước đây họ đã cho rằng số phận của Tống Lê Chân coi như đã “xong,” vì theo ước tính của những người lạc quan nhất, ngay cả quân đội Hoa Kỳ với hỏa lực khủng khiếp của thảm bom “Arc Light” B-52 và đại pháo 175 cũng khó lòng giữ nổi Tống Lê Chân trong vòng vài ba tuần. Phía Cộng quân lại càng sững sờ vì họ tưởng sẽ ăn tươi miếng mồi béo bở nhưng lại gặp phải cục xương khó nuốt. Sau nhiều cuộc tấn công thất bại và bị thiệt hại nặng nề, Cộng quân đành ôm hận, lập lại sa bàn trận địa, bổ sung quân số, rút ưu khuyết điểm chờ ngày rửa hận.

Trong những ngày kế tiếp và suốt tuần lễ đầu tiên của Tháng Tư, 1974, Cộng quân không dám tấn công mạnh vào Tống Lê Chân, chỉ dùng đặc công quấy rối nhưng mức độ pháo kích vẫn không giảm. Nhưng “mãnh hổ nan địch quần hồ,” các chiến sĩ Mũ Nâu đã không còn sức chiến đấu. Ðến lúc này, thượng cấp vẫn chưa có quyết định dứt khoát về việc tăng viện hay rút bỏ Tống Lê Chân. Cả Phủ Tổng Thống, Bộ Tổng Tham Mưu lẫn Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 đều lâm vào thế “tiến thối lưỡng nan” không có cách nào giải quyết vấn đề. Sau 17 tháng trời ròng rã bị vây hãm, pháo kích và tấn công liên miên Tiểu Ðoàn 92 BÐQ hầu như không còn phương cách nào để thoát khỏi viễn ảnh bị tiêu diệt.

Trận đánh sau cùng của Tiểu Ðoàn 92 BÐQ

Nhưng tình trạng tạm thời sống lây lất không còn kéo dài được bao lâu. Tống Lê Chân như một con cá phơi mình trên thớt không còn phương cách tự vệ, nằm chờ lưỡi dao chém xuống. Và lưỡi dao đã rơi.

Ngày 11 Tháng Tư, 1974, sau khi tái điều nghiên, bổ sung lực lượng, Cộng quân mở những cuộc tấn công ác liệt quyết đạt được chiến thắng bằng mọi giá. Trong ngày chúng pháo kích mù mịt không dưới 1,000 quả đạn vào căn cứ đã tan nát trong các cuộc tấn công trước. Tiểu Ðoàn 92 BÐQ lúc này đã kiệt lực, hết đạn, một số lớn binh sĩ lại bị thương nên không còn sức chống trả những đột tấn công mãnh liệt của đối phương.

Nhưng dù tình thế đã đến lúc tuyệt vọng nhưng Trung Tá Ngôn vẫn không ra lệnh rời bỏ căn cứ khi chưa có lệnh của thượng cấp. Trước những loạt đạn pháo kích chính xác và các đợt tấn công biển người, vị tiểu đoàn trưởng anh hùng biết chắc không thể nào phòng thủ được nữa nên khẩn cấp yêu cầu thượng cấp cho lệnh di tản trước khi căn cứ bị địch quân tràn ngập. Trung Tướng Thuần không rõ có tham khảo ý kiến của Bộ Tổng Tham Mưu hay Phủ Tổng Thống hay không, đã ra lệnh cho Trung Tá Ngôn phải “tử thủ bằng mọi giá!”

Nhưng Tiểu Ðoàn 92 BÐQ sau hơn một năm trời bị vây hãm, bị pháo kích và tấn công liên miên bởi một lực lương địch quân đầy đủ vũ khí và đông hơn nhiều lần, lại thiếu đạn dược, lương thực, quân số hao hụt không được bổ sung nên đã chẳng còn giá nào để trả! Các chiến sĩ Mũ Nâu không còn nhiều chọn lựa: ở lại căn cứ chắc chắn sẽ bị chết hay bị bắt hết vì không còn cách nào ngăn chận địch quân hoặc đầu hàng để tìm con đường sống. Nhưng theo truyền thống hào hùng của binh chủng Mũ Nâu, dù trong lúc thập tử nhất sinh cũng vẫn không hàng địch. Trung Tá Ngôn đã đưa ra một quyết định vô cùng táo bạo: dùng toàn lực phá vòng vây, rời bỏ căn cứ, tuy có thể bị chết hết nhưng may ra sẽ đưa đơn vị tới một nơi an toàn.

Sau khi quyết định xong, vào khoảng nửa đêm 11 Tháng Tư, căn cứ Tống Lê Chân báo cáo nguy cơ sắp bị địch quân tràn ngập. Sau đó, mọi giấy tờ, tài liệu quan trọng đã được thiêu hủy đúng theo kế hoạch di tản để không bị lọt vào tay địch. Lúc đó, chỉ có phi cơ bay thật cao thả hỏa châu yểm trợ. Tiểu Ðoàn 92 BÐQ yêu cầu phi cơ ngưng thả trái sáng để đơn vị nương theo bóng tối rời bỏ căn cứ. Dưới sự chỉ huy gan dạ của vị tiểu đoàn trưởng trẻ tuổi và tinh thần kỷ luật của toàn thể binh sĩ, Tiểu Ðoàn 92 BÐQ đã di tản trong vòng trật tự, mang theo tất cả những thương binh. Liên lạc vô tuyến với Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 bị gián đoạn ngay sau đó.

Mãi tới 9 giờ sáng ngày hôm sau 12 Tháng Tư, Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 mới bắt được liên lạc với Tiểu Ðoàn 92 BÐQ trên tần số hành quân lúc đó đã rời khỏi Tống Lê Chân đang trên đường di chuyển về hướng An Lộc, khoảng trên 15 cây số về hướng Ðông Bắc. Cuộc hành trình xuyên qua rừng rậm dưới sự rình rập của Cộng quân, lại phải mang theo nhiều thương binh nên vô cùng gian nan vất vả.

Suốt đêm, Tiểu Ðoàn 92 BÐQ phải kịch chiến với địch, vừa đánh vừa tìm đường rút lui khiến thêm 14 binh sĩ tử thương, 34 người nữa bị thương. Cuối cùng, may mắn như một phép lạ, Tiểu Ðoàn 92 BÐQ tới được An Lộc tương đối an toàn, chỉ có thêm 4 chiến sĩ can đảm ở lại chận đường truy kích của địch quân để thành phần chủ lực rút lui anh dũng hy sinh. Tất cả các thương binh, kể cả xác chết của những người bị thiệt mạng đề được mang về.

Biệt Ðộng Quân – sát!

Nhìn chung, Tống Lê Chân chỉ là một tiền đồn nơi đèo heo hút gió gần biên giới Việt-Miên không được nhiều người biết đến. Tiểu Ðoàn 92 BÐQ lại là một đơn vị tương đối trẻ trung mới được thành lập từ năm 1970. Vị tiểu đoàn trưởng, Trung Tá Lê Văn Ngôn, con Cọp đầu đàn của Tiểu Ðoàn 92 BÐQ cũng là một sĩ quan rất trẻ mới 25 tuổi, xuất thân khóa 21 Võ Bị Ðà Lạt. Trận đánh tại Tống Lê Chân cũng không phải là một cuộc đụng độ lớn. Cuối cùng, Tống Lê Chân lại rơi vào tay địch.

Như vậy, về mặt quân sự, rõ ràng trận đánh tại Tống Lê Chân cũng chỉ “tầm thường” như những trận đánh cùng tầm cỡ khác, kết thúc bằng việc quân trú phòng phải di tản. Tuy nhiên, về phương diện tinh thần chiến đấu và sức chịu đựng phi thường của các chiến sĩ Mũ Nâu, Tống Lê Chân đã vượt xa những trận đánh lớn nhỏ khác trong quân sử với nhiều điểm rất đặc biệt. Ðây là cuộc bao vây lâu dài nhất trong quân sử, một trận dánh trong chiến cuộc Việt Nam mà lực lượng đôi bên chênh lệch nhất và sau cùng, một cuộc lui binh thần tình nhất do một vị tiểu đoàn trưởng trẻ tuổi nhất, can trường nhất chỉ huy.

Cuộc bao vây dài nhất trong quân sử

Kể từ khi trại Tống Lê Chân bị Cộng quân khởi sự uy hiếp vào năm 1972 cho tới khi Tiểu Ðoàn 92 BÐQ phải di tản vào Tháng Tư năm 1974, căn cứ đã bị bao vậy ròng rã 17 tháng trời. Vòng vây của địch vô cùng chặt chẽ khiến “nội bất xuất, ngoại bất nhập,” kể cả đường hàng không. Chẳng những việc gửi quân tăng viện, tản thương và tiếp đạn dược, lương thực v.v… đều bị giới hạn nhỏ giọt mà ngay cả đến cặp lon trung tá thăng cấp đặc cách ngoài mặt trận của tiểu đoàn trưởng Lê Văn Ngôn cũng phải thả dù vào trong trại, không có người gắn lon và việc “rửa lon” truyền thống của nhà binh có lẽ đã được thực hiện bằng máu của Cộng quân.

Ðiều này làm chúng ta liên tưởng đến chiếc lon thăng cấp của Ðại Tá De Castries, người hùng của đoàn quân viễn chinh Pháp tại Ðiện Biên Phủ vào năm 1954 cũng đã được thả dù vào khu lòng chảo. Nhưng De Castries trước kia đã không quá cô đơn và bị bao vây ngột ngạt như Lê Văn Ngôn tại Tống Lê Chân vì ít ra cũng có một số quân nhẩy dù tăng viện. Ngoài ra, De Castries conợ có những “nàng hầu” thân yêu như Béatrice, Éliane, Huguette, Dominique để… tâm sự. Còn Lê Văn Ngôn và Tiểu Ðoàn 92 BÐQ chỉ có độc nhất một quả đồi trơ trụi với vòng cao độ không quá 50 thước trên bản đồ UTM, một vị trí vuông vức mỗi bề không quá 300 thước để sống chết ôm ấp ròng rã gần một năm rưỡi trời! Cuộc bao vây ngặt nghèo tới nỗi vào những ngày tháng chót, cả đến việc thả dù tiếp tế cũng bị gián đoạn, còn nói gì đến việc tản thương hay tiếp viện bằng trực thăng.

Về các cuộc bao vây nổi tiếng khác trong chiến sử, Ðiện Biên trước kia cũng chỉ kéo dài 57 ngày. Ðịa ngục Khe Sanh, niềm tự hào của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ cũng chỉ bị bao vây dăm ba tháng, nhưng với thảm bom dầy đặc đêm ngày của B-52, và lúc nào cũng có ba tầng phi cơ chiến thuật chờ sẵn trên không để giội bom, binh sĩ trú phòng coi như được đi nghỉ mát dưỡng quân theo tiêu chuẩn lính Việt Nam, vì họ không thiếu một thứ gì, kể cả nước đá để uống giải khát! Trong kỳ Ðệ Nhị Thế Chiến, Stalingrad lừng danh cũng chỉ bị quân Ðức bao vây gần ba tháng. Tobruk của người Anh cũng chỉ cần tử thủ hơn 8 tháng. Còn Tống Lê Chân? Suốt 17 tháng trường ròng rã trong những điều kiện tăng viện và tiếp vận khó khăn nhất. Như vậy, sức chịu đựng của người lính Việt Nam Cộng Hòa phải được coi là bền bỉ siêu đẳng vô địch.

Lực lượng chênh lệch một trời một vực

Về tương quan lực lượng đôi bên, khi xảy ra trận đánh tại Tống Lê Chân, phía Cộng quân có các Sư Ðoàn 5, 7 và 9 cùng Sư Ðoàn Pháo Phòng Không 377 tân lập, cộng thêm dăm ba tiểu đoàn địa phương và đặc công “lẻ tẻ.” Tuy Công Trường 5 đã bị thiệt hại khá nặng trong những cuộc hành quân vượt biên đánh sang vùng Lưỡi Câu, Mỏ Vẹt trước đây của Quân Lực VNCH, nhưng đã được tăng viện nhanh chóng và thường lẩn quất tại vùng biên giới để uy hiếp các trại Biệt Ðộng Quân Biên Phòng.

Ngoài ra, Công Trường 7 cùng với Tiểu Ðoàn Pháo 22 và Tiểu Ðoàn Ðặc Công 28, sau khi tràn ngập các căn cứ Chí Linh nằm trên Liên Tỉnh Lộ 13 giữa Chơn Thành và Ðôn Luân, cũng đè nặng áp lực trên quãng đường bộ từ Lai Khê đến An Lộc. Riêng Công Trường 9 của Cộng quân với 3 trung đoàn còn đầy đủ quân số vừa từ Cam Bốt xâm nhập được dùng làm mũi dùi tiến công chính đánh Tống Lê Chân, sau khi đã buộc các trại Biệt Ðộng Quân Biên Phòng khác như Thiện Ngôn, Katum, Bù Gia Mập phải di tản. Tống Lê Chân là căn cứ biên phòng duy nhất còn lại trong vùng vì tất cả binh sĩ đều tình nguyện ở lại giữ trại. Tiểu Ðoàn 92 BÐQ với quân số vỏn vẹn khoảng 300 người, đã bị hàng sư đoàn địch quân thay nhau tấn công và vây hãm hàng năm trời không được tăng viện. Thế mà các chiến sĩ Mũ Nâu vẫn anh dũng bền gan chiến đấu, nhất định không hàng địch! Ðây quả là một thành tích phi thường ngoài sức tưởng tượng!

Cuộc lui binh thần tình

Sau gần một năm rưỡi trời giữa vòng vây trùng điệp, lại bị tấn công liên miên, đương nhiên Tiểu Ðoàn 92 BÐQ phải kiệt sức. Cho tới khi tình trạng tuyệt vọng, đơn vị chỉ còn đường rút lui để bảo toàn lực lượng nhưng cũng không quên dùng chất nổ phá hủy doanh trại, không để lọt vào tay Cộng quân. Sau đó, tuy bị truy kích, nhưng các con Cọp Rừng Mũ Nâu đã về được tới An Lộc với tổn thất nhẹ không ngờ: trong số 277 binh sĩ gồm nhiều thương binh, một số lớn đã về được An Lộc. Ðây là một thành quả quá sức mong đợi cho một cuộc hành quân lui binh sâu trong lòng địch. Với tài chỉ huy khôn khéo, tinh thần kỷ luật và sức chiến đấu bền bỉ gan dạ, các chiến Tiểu Ðoàn 92 BÐQ đã làm nhiều người ngạc nhiên và thán phục khi rút quân thành công trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, bi đát.

Cuộc lui quân thành công ngoài sức tưởng tượng này đã khiến dư luận phía Hoa Kỳ nghi ngờ rằng Tiểu Ðoàn 92 BÐQ đã “thương lượng” với Cộng quân, bằng lòng bàn giao căn cứ Tống Lê Chân để đổi lấy việc rút lui an toàn. Quả thật, việc Tiểu Ðoàn 92 BÐQ phá được vòng vây về được đến An Lộc phải coi như một phép lạ nên “dư luận” thương thuyết không phải là không có lý. Vả lại, đây cũng là một trong ba giải pháp mà Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 đã đề nghị lên thượng cấp cách đó không lâu. Ngoài ra, rất có thể những lời đồn đại nói trên là do Cộng quân tung ra để đỡ bị mất mặt vì Tiểu Ðoàn 92 BÐQ đã vượt khỏi vòng vây như chỗ không người.

Thật sự, Tiểu Ðoàn 92 BÐQ đã chỉ giết giặc chứ không bao giờ thương lượng với chúng và cuộc rút lui thành công vì tinh thần kỷ luật cũng như khả năng chiến đấu tuyệt vời của các chiến sĩ Mũ Nâu. Bằng cớ xác thực nhất là chính những tài liệu bắt được sau đó tại mặt trận cùng những lời khai của tù hàng binh Cộng quân đã cho thấy không hề có chuyện “thương lượng.” Một hồi chánh viên tham dự trận đánh sau cùng vào đêm 12 Tháng Tư tại Tống Lê Chân đã thuật lại khá chi tiết về biến cố này.

Sau trận pháo kích dữ dội, bộ binh địch có chiến xa yểm trợ đã mở các cuộc tấn công mạnh. Tiểu Ðoàn 92 BÐQ không còn đạn dược và nhất là không có vũ khí chống chiến xa nên bắt buộc phải rời bỏ vị trí. Tống Lê Chân bị bỏ ngỏ từ đêm 12 Tháng Tư nhưng vì hàng rào phòng thủ quá kiên cố, lại có nhiều bãi mìn, hơn nữa Cộng quân sợ Tiểu Ðoàn 92 BÐQ còn tử thủ sẽ gây cho chúng nhiều thiệt hại như những lần trước nên mãi tới ngày 13 Tháng Tư chúng mới vào được trại. Lúc đó, các chiến sĩ Mũ Nâu đã rời xa căn cứ trên đường về An Lộc. Tống Lê Chân đã bị đặt chất nổ phá hủy. Ðịch chỉ tìm thấy xác của 2 Biệt Ðộng Quân và bắt sống một người khác.

Một bằng chứng rõ ràng khác là bản báo cáo của Cộng quân bị Quân Lực VNCVH tịch thu. Tài liệu này tiết lộ một đơn vị Cộng quân có nhiệm vụ chận đường rút lui của Tiểu Ðoàn 92 BÐQ đã bất tuân thượng lệnh, không bố trí quân tại những vị trí đã ấn định vì sợ bị phi pháo Việt Nam Cộng Hòa tiêu diệt. Cuối cùng, bản báo cáo còn đưa ra nhận xét rằng trong trận đánh tại Tống Lê Chân, tinh thần binh sĩ Tiểu Ðoàn 92 BÐQ rất cao, còn cao hơn cả nhiều đơn vị chính qui của Cộng quân có nhiệm vụ tấn công.

Ðường vào lịch sử

Trận đánh tại Tống Lê Chân chính thức chấm dứt vào ngày 15 Tháng Tư, năm 1974 khi binh sĩ cuối cùng của Tiểu Ðoàn 92 BÐQ về tới An Lộc. Trước đó, vào ngày 13 Tháng Tư, phi cơ của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa đã bay 19 phi vụ thả bom đánh vào lực lượng Cộng quân tại Tống Lê Chân. Tuy trận đánh đã chấm dứt từ lâu, nhưng qua cuộc bao vây dài nhất trong quân sử và cuộc lui binh thành công mỹ mãn, huyền thoại của Tiểu Ðoàn 92 BÐQ tại Tống Lê Chân vẫn sống mãi. Các chiến sĩ Mũ Nâu dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Lê Văn Ngôn đã tô đậm một nét son cho truyền thống hào hùng của binh chủng Biệt Ðộng Quân và viết một trang sử huy hoàng trong pho quân sử Quân Lực VNCH.

https://www.nguoi-viet.com/cuu-chien-binh/ccb-tien-don-qua-xa-tong-le-chan-tieu-doan-92-bdq/

Kỷ niệm ngày D-Day 6 tháng 6, tưởng nhớ về Ngày Quân Lực 19 tháng 6 – Nguyễn Văn Thanh, Sydney

Normandy D-DAY 6 tháng 6 năm 1944

Mỗi lần đến nưóc Pháp tôi thường đến thăm bãi biển Normandy nơi quân đội đồng minh đã đổ bộ để giải phóng nước Pháp vào ngày 6 tháng 6 năm 1944. Lực lượng đồng minh gồm quân đội các nước Mỹ, Anh, Canada, Úc, Bỉ, Hoà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Ba Lan, Tiệp Khắc và Pháp. Mặc dù đã đến đây nhiều lần, nhưng lần nào cũng vậy, đứng nhìn bãi biển và những lô cốt bê tông còn sót lại, tôi không khỏi xúc động khi nghĩ lại cảnh những người lính đồng minh đã từ những con tàu đổ bộ chạy lên những bãi cát này giữa bom đạn ngút ngàn, giữa những chướng ngại vật chằng chịt với kẽm gai và những bãi mìn để đánh chiếm những lô cốt bê tông kiên cố của lính Đức được trang bị bằng súng đại liên các loại.

Bãi biển Normandy dài 80km, được chia làm năm khu vực đổ bộ: Utah, Omaha, Gold, Juno và Sword. Kế hoạch đổ bộ Normandy đã được định trước bằng việc tấn công toàn diện khu vưc với máy bay thả bom, đại bác bắn từ các tàu chiến đậu ngoài khơi vào và cuộc tấn công của lính nhảy dù với 24,000 lính nhảy dù Hoa Kỳ, Anh và Canada. Ngay ngày đầu tiên số thương vong về phía đồng minh ước lượng 10,000 người, với 4,414 người xác nhận tử thương. Phía Đức ước lượng khoảng từ 4,000 đến 9,000 người chết. Cuộc đổ bộ Normandy là một cuộc tấn công bằng đường biển lớn nhất trong lịch sử. Lòng dũng cảm và sự can trường của những người lính đồng minh đã giải phóng vùng Tây Bắc nước Pháp thuộc Đức chiếm đóng, đã góp phần vào chiến thắng giải phóng Ấu Châu của quân đội đồng minh khỏi tay Phát Xít Đức. Lòng hy sinh vĩ đại của những người lính đồng minh đã đem lại tự do cho Ấu Châu và cho cả thế giới.

“D-Day” trong tiếng Anh và “Jour J” trong tiếng Pháp là thuật ngữ dùng trong quân đội để chỉ ngày bắt đầu một cuộc hành quân. D-Day là ngày bắt đầu cuộc hành quân “Overlord” đổ bộ Normandy, nên ngày nay D-Day được gắn liền với ngày đổ bộ Normandy 6 tháng 6 năm 1944.

D-Day là ngày quan trọng nhất trong Đệ Nhị Thế Chiến. Đánh dấu sự khởi đầu của sự kết thúc của Đức Quốc Xã ở phía tây châu Âu, Cuộc đổ bộ của 156,000 quân của lực lượng đồng minh đã chọc thủng phòng tuyến Đức đưa đến cuộc bại trận của quân đội Đức, buộc Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5 năm 1945. Nhìn lại cuộc đổ bộ Normandy mỗi quốc gia tham chiến có một cái nhìn khác nhau. Nhưng ngày nay nhiều sử gia đã công nhận để có thể đánh bại quân Đức bắt buộc phía đồng minh phải có một cuộc đổ bộ vào Âu Châu. Richard von Weizsäcker, Tổng thống nước Đức (1984-1994) đã nói vào năm 1985 nhân kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh, đó là “một ngày giải phóng Âu Châu” và đối với Đức cũng vậy.

Năm nay ngày 6 tháng 6 năm 2019 đánh dấu 75 năm cuộc đổ bộ Normandy đã được tổ chức trọng thể tại Anh và tại Pháp với sự tham dự của 16 vị nguyên thủ quốc gia, Nữ Hoàng Anh, Thái Tử Charles và một số cựu chiến binh Đệ Nhị Thế Chiến trong đó có cả những người cụu chiến binh Đức.

Mười lăm năm trước, năm 2004, ông Gerhard Schröder là thủ tướng đầu tiên của Đức tham dự lễ tưởng niệm D-Day, đánh dấu 60 năm ngày quân đội Đồng minh chiếm được bãi biển Normandy. Mười năm sau, bà Angela Merkel là thủ tướng thứ hai tham dự buổi lễ kỷ niệm này, nhưng không phải tại Normandy mà tại Portmouth, một thành phố của nước Anh, là nơi bắt đầu cuộc hành quân Overlord vào ngày 5 tháng 6 năm 1944. Nhiều vận động đang được tiến hành để có một ban tổ chức chung giữa đồng minh và Đức để tổ chức ngày D-Day 6 tháng 6.

Ngày Quân Lực 19 tháng 6

Sau cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào cuối năm 1963, Việt Nam Cộng Hòa đã chứng kiến nhiều cuộc đảo chánh, chỉnh lý liên tục xảy ra. Sau những cuộc đảo chánh đó tình hình miền Nam chẳng những không ổn định mà trái lại càng khủng hoảng trầm trọng hơn. Để ổn định tình hình Hội Đồng Quân Lực đã lập ra một chính phủ tạm thời với cụ Phan Khắc Sửu làm Quốc trưởng và Bác sĩ Phan Huy Quát làm Thủ tướng. Tuy nhiên, các vị này cũng không thể lãnh đạo đất nước trong một hoàn cảnh rối ren, đen tối và rất phức tạp. Những khó khăn do những tranh chấp giữa các đảng phái, tôn giáo, sự phá hoại của tay sai cộng sản nằm vùng, sự bất đồng giữa Thủ tướng và Quốc trưởng. Thêm vào đó chiến tranh mỗi ngày một gia tăng cùng với sự thúc ép của người Mỹ ào ạt đổ quân vào Việt Nam để chặn đứng làn sóng xâm lăng của cộng sản. Cuối cùng chính phủ dân sự phải tuyên bố trao quyền cho các tướng lãnh.

Ngày 11/6/1965, Thủ Tướng Phan Huy Quát tuyên bố từ chức và giải tán chính phủ. Quốc trưởng Phan Khắc Sửu cũng tuyên bố từ chức. Sau đó, trong cuộc họp Hội đồng Quân lực (HĐQL), Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu được chỉ định là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia (UBLĐQG) và Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Thủ tướng với danh xưng là Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (UBHPTU).

Ngày 19 tháng 6 năm 1965, Chủ tịch UBLĐQG, Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu ký sắc lệnh 001/a/CT/LĐQG thành lập Nội các Chiến tranh, gọi là Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương do Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch. Khác với những lần đảo chánh, chỉnh lý trước đây, lần này do sự thoả thuận của chính phủ dân sự, các tướng lãnh ra nắm chính quyền. Từ đó ngày 19 tháng 6 được xem là ngày Quân Lực VNCH nhận vai trò lãnh đạo đất nước và thường được gọi là Ngày Quân Lực. Hàng năm Ngày Quân Lực được tổ chức để vinh danh các chiến sĩ QLVNCH và tưởng niệm những người đã hy sinh vì tổ quốc. Ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm 1973 được tổ chức long trọng nhất với cuộc diễn binh vĩ đại nhất trong lịch sử của QLVNCH.

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) được thành lập vào ngày 30 tháng 12 năm 1955 dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà. QLVNCH được tổ chức và huấn luyện theo tiêu chuẩn của các nước tây phương. Tiền thân của QLVNCH là Quân Đội Quốc Gia được huấn luyện bởi các sĩ quan người Pháp. Từ năm 1955 đến sau này QLVNCH được quân đội Hoa Kỳ và các nước đồng minh như Úc, Tân Tây Lan trợ giúp huấn luyện. QLVNCH được trang bị vũ khí tối tân, với sức cơ động cao và hỏa lực mạnh. Chỉ trong vòng 20 năm từ một quân đội có 60,000 quân nhân, QLVNCH đã phát triển thành một quân lực hùng mạnh với quân số trên 1 triệu người. QLVNCH đã phát triển rất nhanh và trở thành một quân đội có truyền thống, có kỷ luật cao. Những năm dài chiến đấu trên khắp các chiến trường đã tôi luyện những người lính VNCH thành những người lính dũng cảm, có khả năng, có trách nhiệm và nhân bản. Nhiều vị chỉ huy, nhiều đơn vị trong QLVNCH đã được tướng lãnh quân đội đồng minh kính trọng và mến phục. Cựu Đại Tướng Barry Richard McCaffrey, vị tướng bốn sao của Hoa Kỳ, cựu cố vấn của Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam, đã viết một bài báo có tựa đề: “The Forgotten South Vietnamese Airborne” đăng trên tờ The New York Times số ra ngày 8 tháng 8 năm 2017 có một đoạn như sau: “Người ta thường hỏi tôi về những bài học của chiến tranh ở Việt Nam. Không phải chỉ chúng tôi những người đã chiến đấu với Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam là những người được hỏi. Tất cả những gì chúng tôi nhớ và biết là sự can đảm và sự quyết tâm của những người lính nhảy dù Việt Nam đang tiến lên phía trước. Họ không có tượng đài để ghi nhớ công ơn, nhưng họ luôn sống trong ký ức của chúng tôi.”

Trong 20 năm hiện diện và chiến đấu QLVNCH đã trải qua rất nhiều khó khăn thử thách, nhưng đã chứng tỏ là một quân đội chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ đồng bào.

Cuộc chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tự vệ của người dân miền Nam trước sự xâm lăng của cộng sản, nên trong suốt cuộc chiến, QLVNCH luôn ở vào thế tự vệ. Chiến tranh tự vệ là một cuộc chiến khó khăn nhất, bất lợi nhất, vì địch có thể chọn thời gian, chọn chiến trường để mở ra trận chiến.

Cuộc chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến ý thức hệ. Cộng sản đã dùng tuyên truyền gieo rắc sợ hãi, lợi dụng người dân để trà trộn đánh phá miền Nam. Trong suốt 20 năm CS đã không ngừng phá hoại, đặt mìn, pháo kích giết hại người dân. Trong lúc đó QLVNCH một mặt phải chiến đấu chống cộng sản, một mặt phải bảo vệ người dân và lãnh thổ.

Trong cuộc chiến hơn 20 năm giữ nước của quân và dân miền Nam Việt Nam chống lại sự xâm lăng của chủ nghĩa CS. Đã có hơn 260,000 chiến sĩ QLVNCH hy sinh vì đất nước. Riêng trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, hàng ngàn chiến sĩ QLVNCH đã anh dũng hy sinh cố gắng bảo vệ miền Nam khỏi rơi vào tay CS. Trong số những người đã chết vì nước, có 5 vị danh tướng và hàng trăm sĩ quan, binh sĩ các cấp đã tự sát để giữ tròn tiết tháo. Sau Thế chiến thứ hai, một số tướng lãnh Nhật đã tự sát không chịu đầu hàng quân địch. Hành động can đảm đó đã được nhiều tướng lãnh đồng minh Anh Mỹ kính phục.

Ngày nay mọi người đều biết rằng QLVNCH không thua trận trên chiến trường mà thua trên bàn hội nghị ở Paris, trên đường phố ở New York, Washington DC, Melbourne, Sydney… Thua bởi sự phản bội của một số chính trị gia vô lương tâm, bởi sự dối trá của giới truyền thông khuynh tả và sự ngu muội của những phong trào phản chiến do CS giật dây.

Bốn mươi bốn năm đã trôi qua kể từ ngày QLVNCH bị bức tử, nhưng hình ảnh của người lính VNCH vẫn ghi đậm trong tâm trí của người dân miền Nam. Người dân miền Nam vẫn không quên những hy sinh của người lính VNCH. “Bên nhau đi nốt cuộc đời” là chương trình giúp đỡ thương phế binh

VNCH do các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế lập ra. Nhưng câu “bên nhau đi nốt cuộc đời” còn mang rất nhiều ý nghĩa.

Những năm vừa qua, trước sự hèn nhát của nhà cầm quyền CSVN đối với việc Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải Việt Nam và giết hại ngư dân, nhiều người dân miền Bắc đã nhận ra là QLVNCH là quân đội bảo vệ tổ quốc. Trong những cuộc biểu tình chống Tàu xâm lược vào tháng 7 năm 2011 tại Hà Nội nhiều biểu ngữ với tên Thiếu Tá Ngụy Văn Thà và 74 đồng đội của ông đã được người biểu tình mang theo để đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa.

Tại hải ngoại bất cứ ở đâu có người Việt tỵ nạn cũng có bóng dáng người cụu quân nhân QLVNCH tham gia trong các sinh hoạt cộng đồng. Các hội Cựu Quân Nhân đã giữ những vai trò hết sức quan trọng, được ví như xương sống của cộng đồng. Mặc dù không còn trong quân đội, nhưng người cụu quân nhân QLVNCH đã luôn thể hiện tinh thần Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm.

Nhiều nơi trên thế giới có cộng đồng người Việt đã xây dựng tượng đài chiến sĩ để vinh danh và tri ân người lính VNCH. Tại NSW, năm 1991 Cộng đồng Người Việt Tự Do NSW đã xây dựng tượng đài chiến sĩ Úc Việt tại công viên Cabra-Vale Park để tri ân các chiến sĩ Úc Việt đã hy sinh vì tự do cho miền Nam Việt Nam và vinh danh tình chiến hữu của những người lính Úc và VNCH.

Ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm nay đánh dấu 54 năm ngày QLVNCH đã đứng lên gánh vác trọng trách điều hành đất nước. Mặc dù VNCH chỉ tồn tại được 10 năm sau đó, nhưng QLVNCH đã cố gắng hết sức để làm tròn trách nhiệm của mình trong việc điều hành và bảo vệ quốc gia. Kỷ niệm Ngày Quân Lực, không phải để chúng ta hồi niệm một quá khứ, mà một lần nữa chúng ta xác định trách nhiệm của người quân nhân QLVNCH đối với đất nước.

Đã 44 năm kể từ ngày tôi cởi bỏ bộ áo chiến binh, nhưng tôi vẫn rất hãnh diện mình là người lính VNCH. Hãnh diện đã từng là người trai thời chiến, xông pha trên chiến trường để bảo vệ quê hương. Cách đây 2 năm tôi có dịp tham dự một buổi họp mặt của các cựu quân nhân trên tàu du lịch Princess. Số người tham dự khoảng 40 người, đa số là cụu chiến binh Hoa Kỳ, Úc và Tân Tây Lan. Mỗi người tự giới thiệu mình: tên, đến từ đâu và đã ở đơn vị nào trong quân đội. Sau khi nghe tôi giới thiệu về tôi, một bà vợ của một cựu quân nhân Hoa Kỳ đã đến ôm lấy tôi và nói “thank you!” rồi bà đã khóc. Tôi thật bất ngờ, cho đến giờ này vẫn còn có người nói cám ơn tôi, về những đóng góp của tôi cho đất nước của tôi, người đó lại không phải là người Việt Nam.

http://vietluan.com.au/ky-niem-ngay-d-day-6-thang-6-tuong-nho-ve-ngay-quan-luc-19-thang-6/

 

 

2019-06-14: Lá thơ tháng sáu: So sánh: Tưởng Niệm D Day đầy tình người Quốc Hận Tà, Thiên An Môn đầy ghê tởm.  Tự Do Cộng Sản: hai  văn hóa, hai văn minh – Phan Văn Song

Thưa quý thân hữu, thưa quý bà con,

Hôm qua, vừa nghe tin anh bạn già Võ Nhơn Trí đã thực sự ra đi. Buồn quá! Đầu tháng năm,  ở Paris, sau khi tham dự biểu tình ngày Quốc Hận, nhờ anh bạn ngụ tại trung tâm thủ đô tổ chức một buổi họp mặt để các bạn già gặp nhau. Anh Trí không đến được…”Mệt quá…lết không nỗi” Quả thật, anh lết không nỗi nữa và đã ra đi. Vốn cùng gốc Nam kỳ, cùng gốc học trường tây, mặc dầu thua cả chục tuổi, anh em dễ thông cảm nhau. Dễ cảm dễ sầu, dễ giận, dễ quạu… dễ chưởi thề … tụi nầy không có cái giữ lễ, giữ lề của cái bày đặt, của cái gọi là lễ  nghĩa trí thức! Do đó, đám bạn già vùng Paris và phụ cận anh em chúng tôi lớp trước lớp sau trên dưới hơn chục móng rất tâm đắc nhau. Năm 2007, họp nhau vào lúc các anh lớp trước ấy bước vào tuổi 80, hồi đó năm anh, nay chỉ còn hai. Cả nhóm chúng tôi gặp nhau qua cái “chống Đảng Cộng Sản” với nhiều cảm tính khác nhau … với những kinh nghiệm khác nhau … Riêng anh anh Trí, trí thức thứ thiệt, yêu nước thứ thiệt, học trường tây, vốn học giỏi, tiến sĩ kinh tế cả bằng tây lẫn bằng anh, trí thức thứ thiệt, nhưng toàn lý thuyết, thiếu thực tế, thiếu kinh nghiệm sống và kinh nghiệm thực hành, nói theo lời anh bạn già xứ Cần Giuộc “ chưa lội ruộng, chưa tắm ao, chưa uống nước giếng”, con người quá thật thà,thiếu giang hồ, nên dễ bị dụ, nên năm 60, nghe lời “Bác Đảng” gọi, lầm Bác Đảng với Đất Nước, dại dột, kéo cả đoàn, tùy tùng thê tử, về Hà nội “phục vụ nước”! Khổ thay, nước là nước Bác, nước Đảng, nước là một nước Cộng Sản, xem trí thức là cục phân, nên chỉ muốn anh chị Trí phải phục vụ, làm mọi “riêng” cho Đảng! Do đó, anh chị, tổng cộng hai ba cái Tiến sĩ, vất vào đống phân, suốt bao năm tháng ngồi chơi xơi nước cùng lắm dịch bài, hay thông dịch viên khi có khách ngoại quốc nói tiếng anh, tiếng pháp … Vận nước quá xui Miền Nam thất thủ. Phải vất vã lắm, mới về Nam. Nhờ vào Nam, mới có hội, tìm cách vượt biên tỵ nạn qua Pháp. Từ nay, lỡ thời, lỡ vận, lỡ con đò cuộc đời … anh viết sách … tiếng anh, tiếng pháp, tiếng việt để tìm giải pháp … chưởi Cộng, chê Cộng, và cũng để “ xây dựng đất nước”. Tuổi trên 90, cặp giò yếu, đôi tay run, nhưng đầu óc vẫn sáng suốt minh mẫn, vẫn mọt sách, mọt báo … cho đến những ngày cuối cùng … lết không nỗi nữa đành nhắm mắt xuôi tay … Đời anh Trí, là điển hình đời của những trí thức việt nam thực sự yêu nước … Bị trói trong những khung trời tư tưởng chánh trị, bị ám ảnh bởi hình ảnh thằng tây thực dân, thằng tây tư bản bóc lột, anh cu li gầy còm đạp xích lô chở thằng Tây khổng lồ cạnh nhà hàng Continental. Khi du học tuy sống ở nước ngoài, nhưng vẫn lý thuyết gọi là cách mạng, với những chủ nghĩa gọi là xã hội, những cái gọi là yêu giai cấp công nhơn. Tuy là con điền chủ, tuy sanh đẻ ở quê, nhưng là giai cấp nhà giàu, dân tây, Robert Võ thuở nhỏ, sống nhung lụa trên Sài gòn, nội trú Trường Thầy dòng Taberd, nên không biết, không hiểu thế nào là nông dân, thế nào là công nhơn … Do đó, lầm tưởng yêu nước, yêu dân Việt là phải yêu công nhơn, và nông dân Việt … Anh Trí là biểu tượng của sự xung đột giữa hai nền văn hóa Tự Do và Cộng Sản. Vì vốn con nhà giòng dõi cũa Điền chủ có học, nên thuộc giai cấp, Tư Sản có học, Tiểu Tư Sản, Tư Bản Xã hội và yêu Dân Chủ yêu Tự Do nên lắm mặc cảm tôi lỗi, tin tưởng vào thuyết “đấu tranh giai cấp”, chối bỏ giai cấp mình để phục vụ, yêu giai cấp cộng sản, phục vụ giai cấp công nhơn, nghĩ rằng: “Đó là thức tĩnh, đó là giác ngộ…” thế nhưng, bị bé cái lầm… ! Suốt đời bị Cộng Sản lường gạt. Anh chị Trí bị lầm, như bao thế hệ, đàn chú đàn bác đàn anh chúng ta bị lầm, năm 45/46 nghe lời hiệu triệu yêu nước theo Cách Mạng vậy! Đó là một khúc quanh lịch sử, chúng ta phải chấp nhận, lấy đó làm gương để không bao giờ, lầm lạc nữa. Nhứt quyết, không nói chuyện, không thương lượng,với người Cộng Sản!

Tháng Sáu, tháng đầy biểu tượng với cá nhơn thằng tôi, với hai ngày quan trọng!

 – Ngày 8 tháng Sáu 1972, 6 giờ chiều, tiểu đoàn 6 Dù bắt tay với tiểu đoàn 8 Dù ở Xa Mát, bắt đầu giải tỏa An Lộc, thằng tôi, quân dịch 9 tuần tại Lữ doàn Dù, từ đây đã làm xong bổn phận của một giáo chức công dân Việt Nam Cộng Hòa, Tháng bảy năm 1972, được trở về phục vụ ở đơn vị hành chánh giáo dục cũ là Trường Luật … Bắt đầu từ ngày nầy, tôi thực sự hoàn toàn là một công dân của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa, đã hoàn toàn hợp lệ tình trạng quân dịch, từ nay tôi yên tâm làm ăn, hành nghề, hành nghiệp.

 – Ngày 6 tháng Sáu 1980, 11 giờ phi trường Orly. Sau 1417 ngày, hay 3 năm 10 tháng 22 ngày ngục tù Cộng Sản đày đọa, tôi bị trục xuất trở về Pháp gặp lại vợ và con. Từ nay, dứt khoát từ bỏ trời Đông quê hương đầy bóng tối Cộng Sản, nhưng nợ đất nước, nợ đồng bào vẫn còn vương vấn, tiếp tục đấu tranh để cùng đồng bào tìm lại Tự Do, Dân Chủ, Chủ quyền!

 1/ Nhơn Ái Trời Tây : Tưởng Niệm thứ 75 Ngày D day :

Năm nay 2019, năm thứ 75, D day, ngày đổ bộ vào bãi Normandie, Pháp, bắt đầu chiến dịch Overlord giải phóng Pháp và Ấu Chấu khổi Ách Con Quỷ Đen Nazi, được hai quốc gia Anh Pháp tổ chức long trọng, đầy tình người.trong hai ngày :

– Ngày 5 ở Portmouth bên bờ con kinh Channel, phía Anh Quốc, phía năm xưa năm 1944, quân đồng minh tập họp đạo quân đổ bộ của chiến dịch Overlord để giải phóng Âu Châu. Tất cả các quốc gia tham chiến đệ nhị thế chiến đều có mặt cạnh Nữ Hoàng Elisabeth II, kể cả Nữ Thủ Tướng Merkel của nước Đức bại trận, chỉ một nhơn vật thiếu mặt không được mời là Tổng Thống Poutine của Liên Bang Nga, vị lãnh đạo trật chìa hổng giống ai của thế giới Phương Tây đầy tiến bộ và phát triển của ngày nay.

– Và qua ngày hôm sau, cạnh nghĩa trang Colleville, ngày 6, tháng 6, đúng Ngày D day, ngày cách đây 75 năm, đạo quân khổng lồ, dưới sự chỉ huy của Tướng Ike Eisenhower vượt biển Manche của Pháp, đổ bộ trên năm bãi đáp –  Utah, Omaha, Gold, Juno, Sword – của bờ biển Normandie của Pháp, và để từ đó tiến vào đất liền, trực thẳng Berlin, phá sập chế độ Nazi và diệt bạo chúa Hitler, giải phóng Âu Châu.

Hai bài diễn văn của hai vị Tổng Thống Pháp Mỹ Macron, Trump đều nói đến các gương hy sanh của các chàng trai trẻ, năm xưa cách đây 75, đã vì lý tưởng Tự Do, Nhơn quyền, Dân Chủ, kẻ bằng dù người lội nước nhảy vào Normandie để giải phóng Pháp, giải phóng Âu Chây.

Nghĩa trang Colleville sur Mer, thuộc đất Mỹ chủ quyền Mỹ, tuy nằm trên đất Pháp, cạnh bãi đổ bộ Omaha, với cái tên đầy biểu tượng – Omaha đẩm máu – The Bloody Omaha – với trên 9000 mộ với hoặc thập tự giá, hoặc với ngôi sao David trắng (đúng là 9367 mộ phần) … chứng mình sự hy sanh của các chiến sĩ Mỹ lúc bấy giờ. Cũng tại nghĩa trang Mỹ Colleville nầy, có mộ của vị Tướng Mỹ duy nhứt đã đổ bộ cùng các binh sĩ của mình. Thật vậy, trên bãi Utah, đợt đổ bộ đầu tiên do Chuẩn Tướng Roosevelt Jr. con trai trưởng của cựu Tổng Thống Huê Kỳ Théodore Roosevelt (1858 – 1919) và là cháu của Tổng Thống đương nhiệm Franklin Delano Roosevelt (1882 – 1945) chỉ huy. Ông mất ngày 12 tháng 7, cũng tại chiến trường Normandie, nhưng do một cơn đau tim. Ông được vinh dự nằm cạnh các đồng đội mình.

2/ Ác Ôn Phương Đông: Từ Thiên An Môn đến Luật dẫn độ dân Hong Kong

Chế độ Cộng Sản, phát xuất từ phương Đông châu Âu, với Lénine dùng cái Láo, dùng cái Ác để cai trị…

– Quên sao Lénine đã định nghĩa « độc tài của giai cấp công nhơn – la dictature du prolétairiat » là  « quyền lực cướp được bằng bạo lực của giai cấp công nhơn đại diện bởi Đảng đối với giai cấp tư sản bất cần một luật lệ nàola dictature du prolétairiat est un pouvoir conquis par le violence que le prolétariat exerce par l’intermédiaire du Parti sur le bourgeoisie et qui n’est lié par aucune loi » ?

– Quên sao Staline để hợp tác xã hóa – collectivisation – xã hội Sô Viết đã ra lệnh giết từ 15 à 20 triệu người. Từ 1929 đến 1932, khoảng 10 triệu koulaks bị đuổi ra khỏi nhà – từ ngữ Koulak tương đương với từ ngữ thành phần Phản động, thời chiếm Bắc Việt năm 1954; thành phần Ngụy thời chiếm Nam Việt năm 1975 – của văn hóa Cộng Sản Việt Nam ! Tại Việt Nam và tại Cam bút Chia, sau những ngày mất nước đầu tháng Tư và cuối tháng Tư, hai đảng Cộng sản đàn em lập lại y chang, đã đuổi dân thành phần Ngụy, dưới chiêu bài đi kinh tế mới, đưa dân thành thị đi đày ở những nơi rừng xanh, nước độc. Năm 1930, đã có 20 201 koulaks bị tử hình, và tháng giêng 1932, trên 500 000 koulaks chết trong những tại tập trung ? Nên nhớ : Koulak là tên của một thành phần chứ không phải là một từ ngữ để chỉ một cá nhơn, khi giết một koulak, giết cả koulak, cha mẹ koulak, con cái, cháu chắt liên hệ gia đình, bà con, láng giềng – từ Cộng Sản Việt Nam : thành phần giai cấp !

– Quên sao Hồ Chí Minh, với 500 000 nạn nhơn  của chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất đánh các Koulaks địa chủ việt nam ? Với Nhân Văn Giai Phẩm đánh koulak trí thức việt nam ? Hay 5000 dân Huế bị đập đầu chôn sống vào dịp Tết Mâu Thân ? Hay những chiến dịch sau ngày Mất Nước, Cộng Sản Hà nội cưởng chiếm Nam Việt Nam, từ đánh tư sản mại bản, đánh văn nghệ sĩ phản động, đến đốt sách, đốt văn hóa, đốt chữ nghĩa của cả miền Nam Việt Nam, cả một vùng, của cả một đất nước koulaks Nam Việt Nam.

 – Quên sao bài thơ với lời thơ rùng rợn của văn nô Tố Hữu kêu gọi phải Giết, phải máu :

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,

Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,

Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,

Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”

Nếu phải đổ máu là cái « không thể tránh được » của cái thời bắt đầu cái gọi là Cách Mạng Vô Sản. Thế nhưng, tại sao ngày nay vẫn tiếp tục ? Năm 1989, trong lúc cả thế giới của cái thế giới Cộng Sản, đang chuyển mình, tĩnh ngộ ! Cả khối Đông Âu, từ Sô Viết Nga đến Liên Bang Nam Tư, dân chúng các quốc gia Cộng Sản đang đồng loạt thức tĩnh, đang vùng dậy lột bỏ chế độ Công Sản và Độc tài Vô Sản, đi đến ngày 10 tháng 9, giựt sập Bức Tường Bá Linh. Tôi nhớ mãi những ngày đầu của tháng 9 năm 1989. Thuở ấy, bà vợ cũ của tôi, Chantal Song đang làm việc ở Tòa Lãnh Sự Pháp tại Berlin. Nhơn dịp Bức tường Bá linh vừa sụp đổ, tôi thừa dịp chạy qua Berlin, vừa thăm nàng vừa xem tình hình.  Một cuối tuần, giữa tháng 9 năm ấy, tôi được nàng dắt đi lung tung thăm Berlin. Nhờ nàng nói tiếng Đức giỏi, tôi được dịp nói chuyện với dân chúng Đông Berlin. Kể lại cùng quý thân hữu cho vui, dân Đông Đức thuở ấy thèm qua Tây Berlin để … ăn CHUỐI và ăn CAM các bạn à !

Dưới chế độ siêu việt của Xã Hội Chủ Nghĩa Đông Đức và Sô Viết, người dân Đức lúc ấy không biết chuối là gì ! Kinh khủng chưa ? Khi gặp họ, Chantal nói cho họ biết hai đứa chúng tôi đều có sống dưới chế độ Cộng Sản từ 1975 đến 1980, và qua những kinh nghiệm và so sánh, chúng tôi đi đến kết luận cùng với họ, là thế giới ngày mai phải bằng mọi giá dẹp bỏ chế độ Cộng Sản ! Chúng tôi có mời một cặp vợ chồng người bạn mới nầy vào tiệm cà phê, tôi nhớ mãi hình ảnh đầy ấn tượng của hai vợ chồng họ trân trọng hưởng ly chô cô la đầy kem chantilly và những cái bánh ngọt.  Hans và Frédérica Bauer, nay đã về hưu, hiện sống ở Leizig, quê hương cuối cùng của Johann Sebastien Bach,  vẫn thỉnh thoảng liên lạc thư từ, đặc biệt với Chantal và chúng tôi.

Cũng tháng sáu năm nay 2019, kỷ niệm ngày 4, cũng 30 năm trước, cũng năm 1989. Năm ấy, trong nhiều quốc gia trên thế giới, trong khối xã hội chủ nghĩ,  lịch sử đang ngập ngừng chuyển hướng. Tại Âu châu, bức tường ô nhục tuy chưa sập, nhưng chỉ đang chờ thời gian đó thôi ! Từ ngày Gorbatchev nắm quyền, Liên bang Sô Viết không còn oai phong nữa.

Tại xứ Tàu cũng vậy, người dân ai ai cũng chờ đợi một sự cải tổ, một sự cải cách và một cuộc cách mạng cho một nền kinh tế đầy khủng hoảng. Từ ngày 15 tháng Tư 1989, hàng ngàn sanh viên xuống đường, tập họp tại quảng trường Thiên An Môn (Beijing), thoạt đầu chỉ để truy điếu cựu Tổng Thư Ký Đảng Cộng Sản Trung Hoa, Hồ Diệu Bang –   Hu Yaobang- vừa mới chết thôi. Thế nhưng,  ở một xứ Cộng Sản, mọi tập họp tự biên, tự diễn đều bị cấm ngặt ! Chẳng những cấm ngặt, mà còn có cơ bị đàn áp, đi tù nữa ! Và nhóm sanh viên nầy còn chơi ngông hơn, họ dám tổ chức những buổi tuyệt thực và phản đối, biểu tình ngồi tại chổ để tố cáo những tham nhũng của nhà cầm quyền, tố cáo nạn thất nghiệp, đòi công bằng và công lý và tự do nhơn quyền. Và chuyện gì đến phải đến thôi ! Đặng Tiểu Bình – Deng Xieuping ra lịnh phải dẹp. Và…

Ngày 4 tháng sáu 1989, tại Beijing, thủ đô xứ Tàu Cộng Sản, trước nhơn chứng của các quốc gia thế giới, quân đội Nhơn dân Tàu không ngần ngại dùng xe tăng và vũ khí nặng tàn sát sanh viên biểu tình ! Con cháu, hậu duệ, tương lai của đất nước mình. Liền sau đó, thiết quân luật được đặt ra, sức mạnh của súng, lựu đạn, dùi cui, và xe tăng đã làm chủ tình hình Beijing. 15 000 người chết và bị thương.

Cuộc tàn sát Thiên An Môn của Bắc Kinh đã được ghi tên vào lịch sử quốc tế ! Thiên An Môn từ nay, sẽ là biến cố quan trọng nhứt của lịch sử tân thời của Trung Hoa Cộng Sản nhưng bị nhà cầm quyền Tàu cấm không được nói ra.

Và ngày hôm qua, biểu tình gần một triệu người ở Hong Kong phản đối luật dẫn độ các tôi phạm dân Hong Kong về lục địa Tàu. Thể chế hành chánh đặc biệt của Hong Kong đang bị Cổng Sản Hán hóa !

Thưa quý bà con, quý thân hữu,

Người Việt Nam chúng ta hãy trông vào những gương ấy để suy ngẩm tương lai một Việt Nam đang trên đường Hán Hóa !

3/ Thế giới Tự Do vs  Thế giới Cộng Sản :

Rõ ràng là Hai văn hóa, hai văn mình khác nhau !

Không thể hòa hợp, hội nhập nhau được !

Khổ nỗi, ngày nay lại rõ ràng hơn nữa ! Là hai phương trời Đông và Tây xa lạ, cạnh tranh. Và xứ Tàu ngày nay có giấc mộng làm bá chủ Phương Đông. Mơ chia đôi thiên hạ với Huê Kỳ bá chủ Phương Tây.

Tư bản Tự Do Chủ Nghĩa : thế giới Huê Kỳ, Tây Âu với một văn hóa Thiên Chúa đầy Nhơn bản, lấy Con Người làm trọng tâm … Mặc dù, với một nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa có vẻ đầy vật chất đấy, nhưng lại biết ăn đồng chia đủ, đầy tư tưởng Xã hội… Phát triển Công nghiệp, Phát triển Doanh nghiệp tạo của cải, tạo tiền bạc, lợi nhuận cho Tư bản đó, nhưng không quên Hạnh Phúc Con Người : Với quan niệm và tổ chức An Sanh Xã hội, Tư bản Tự Do chủ nghĩa, tạo Phúc Lợi, tạo của cải lợi nhuận gia đình tư nhơn, tư hữu. Khi tạo lôi nhuận gia đình, tạo của cải gia đình là tạo Mãi lực, khi tạo mãi lực gia đình là tạo Thị trường, khi tạo thị trường là tạo Đầu tư tư bản ! Do đó chính Tư Bản tạo Hạnh Phúc An lành cho mọi công dân qua Hệ thống An sanh Xã Hội ! Lo cho Con người từ Giáo Dục qua Y tế đến cả Hưu bổng, tuổi già… Chế độ Tư Bản Tự do Chủ nghĩa lo cho Con Người Từ A đến Z, từ sơ sanh đến mộ phần.

Trái lại Cộng Sản Chủ Nghĩa chỉ biết nói đến Đảng và Đảng. Yêu Nước là Yêu Đảng. Phục Vụ Nước là Phục Vụ Đảng. Công dân là Đảng Viên. Ngoài Đảng Viên là Thứ dân.

Thiên An Môn là biểu tượng điển hình cùa Cái Ác. Đảng Cộng Sản Tàu giết sanh viên Tàu. Đó là Mẹ ăn thịt Con. Chỉ có bà Chằng mới giết con mình thôi ! Thế giới Cộng từ ngày ra đời từ năm 1917. Bắt đầu từ các đại đồ tể như Lénine qua đến Staline, qua Mao ZeTung của Tàu đến các tiểu đồ tể như Hồ Chí Minh, Fidel Castro, Nicolae Ceausescu … có bao nhiêu triệu người bị hành quyết, bao nhiêu triệu người bị đi đầy… ? Ấy là chưa kể bao nhiêu nam nữ thiếu niên bị xua vào vòng chiến, bao nhiêu chí nguyện quân Tàu ở Bắc Triều Tiên, ở Điện Biên Phủ trong các trận biển người ?… Và bao nhiêu đi đày ở Liên Sô với các Goulag, Tàu với các Laogay, Việt Nam với các Trại Tập Trung Cải Tạo ?

Hai Thế giới, hai văn hóa, hai Văn Minh.

Do đó, thưa quý bà con, quý thân hữu, để kết luận :

Cuộc chiến Quốc Cộng phải được tiếp tục !

Ngày nay, trong nước và cả hải ngoại, mỗi mỗi người Việt chúng ta hãy cố giữ phần hồn Đại Việt truyền thống của mỗi con người Việt chúng ta.

Văn Hoá Đại Việt còn, Con người Đại Việt còn…

Trong nước và cả hải ngoại, hãy xóa, hãy đuổi phần thân thể Cộng sản đang vướng bẫn con người Việt ở chúng ta.

Giải phóng Việt Nam, giải thể Cộng Sản, giải thoát Hán hóa !

Là do mỗi người Việt chúng ta !

Mong lắm!

Hồi Nhơn Sơn, tháng sáu 2019

 

 

Hãy phất cao ngọn cờ những biểu tượng. Chống Họa Xâm Lăng Trung Cộng!

…Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách,

Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên… 

(Đằng Phương- Anh hùng vô danh- Hồn Việt – 1950)

Thưa quý bà con,

Hai câu thơ trên, trích từ bài thơ “Anh hùng Vô danh của tập thơ Hồn Việt, của thi sĩ Đằng Phương, tức là cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, tức là Thầy Ba Huy, một trong những ông thầy, những đàng anh, một trong những lãnh tụ cách mạng, đã dẫn dắt dạy dỗ, nung đúc tâm hồn cá nhơn chúng tôi, đoàn thể anh em chúng tôi suốt những năm tháng qua, đã nhắc nhở công ơn của những anh hùng vô danh đã nằm xuống để bảo vệ lãnh thổ giang san, cho Độc lập, cho Tự do đất nước. Họ là những biểu tưởng vô danh có mặt trong những biểu tượng hữa danh. Thật vậy sau những chiến thắng, sau những anh hùng tên tuổi đều có những:

 “ Họ là những anh hùng không tên tuổi

Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông,

Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh,

Nhưng can đảm và tận tình giúp nước 

(Đằng Phương- Anh hùng vô danh- Hồn Việt – 1950)

Đã từ một năm nay, từ ngày 10 tháng sáu năm 2018, bà con ta trong nước đã xuống đường biểu tình chống Trung Cộng đã xâm phạm lãnh thổ chúng ta. Đồng bào tỵ nạn hải ngoại cũng vậy, cứ mỗi tuần hoặc thứ bảy hoặc Chúa Nhựt, tại Quảng trường Nhơn Quyền Trocadéro Paris, Pháp, hoặc ỏ các tỉnh trên toàn thế giới, ở đâu có người Việt tỵ nạn Cộng sản là có tập họp biểu tình trương cao ngọn cờ vàng ba sọc đỏ chánh nghĩa chống Giặc Việt Cộng bán nước, Giặc Trung Cộng xâm chiếm quê hương ; đây Milpitas, nọ San José, hay Houston … hay các thành phố khác ở Mỹ, hoặc kìa Sydney, kìa Melbourne ở Úc… hay Berlin, Munchen Đức … Đây vài chục người, nọ vài trăm người, mặc mưa tuyết lạnh, mặc nắng nóng thiêu người, tất cả vi đất nước, tất cả vì bà con người Việt Nam, tất cả buộc Việt Cộng hãy cút đi, Tàu Cộng hãy cút đi.!Tất cả chống sự có mặt của Tàu ở Việt Nam!  Hãy nhớ hai câu thơ nầy của Tố Hữu:

“Bên ni biên giới là mình

Bên kia biên giới cũng tình quê hương…”

(Tố Hữu – Đường sang nước bạn -1961)

Đúng vậy, Đảng Cộng Sản Tàu có mặt cầm quyền quốc gia Việt Nam và công dân Việt Nam bên cạnh Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhơn danh, anh em, huynh đệ, đồng chí, người Tàu vào Việt Nam tự do, qua lại biên giới (còn biên giới không ?) như trong nhà họ… Vì ra vào tự do, ăn ở, trú ngụ tự do, nên ngày nay, không có thống kê số dân Tàu ở Việt Nam… và cũng không nghe nói người Việt gốc Hoa như xưa nữa! Vì Hoa Việt đề huề nên ngày mai, Hoa như Việt Việt như Hoa, đều người…Hoa cả!  Vì bên ni bên kia biên giới đều là quê hương!

Do đó, từ nay, mong quý bà con làm ơn, Trong Nước hay ở Hải Ngoại, hãy trân trọng tất cả những biểu tượng chống Tàu. Hãy trương cao ngọn cờ với những biểu tượng chống Tàu. Vi đó là gia tài, vì đó là vốn quý, mỗi mỗi biểu tượng là những hy sanh, những giọt máu của bao  tiền nhơn, từ những anh hùng tên tuổi, đến những người anh hùng hay cả những dân lành nạn nhơn vô danh

“…Nhưng máu họ đã len vào mạch đất,

Thịt và xương trộn lẫn với non sông

Và anh hồn chung với tấm trinh trung

Đã hòa hợp làm linh hồn giống VIỆT.” 

(Đằng Phương – Hồn Việt 1950)

Kính thưa quý bà con, quý thân hữu,

Mỗi tuần, mỗi lần biểu tình, nếu có thể, hãy để một biểu tượng chống Tàu làm biểu tượng dẫn dắt. Những anh hùng, những chiến công, những gương sáng chống Tàu ngoại xâm chúng ta có đầy đủ cả… Từ Thánh Gióng đuổi Giặc Ân, qua Hai Bà Trưng, Bà Triệu, thời Hán thuộc, đến Vua Ngô Quyền, các Đại Tướng Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, các Vua Lê Lợi, Quang Trung,  lịch sử hay thời đại chúng ta với Hạm trưởng-Commandant Ngụy Văn Thà và các chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, và chúng ta củng không quên ơn các chiến sĩ Hải quân Nhơn dân Việt Nam ở Gạc Ma… Lịch sử chống Tàu giữ nước chúng ta cũng đầy đủ các chiến công hiển hách… Nên đều đểu, cứ mỗi biểu tình, chúng ta trưng ra, giương cao một ngọn cờ vơớ một biểu tượng; nay Bạch Đằng, mai Vạn Kiếp, nọ Hạ Hồi, Ngọc Hồi, chiến thắng Thăng Long của Vua Quang Trung, chiến công Chi Lăng dân quân ta chém đầu Liễu Thăng, và cũng không quên những chiến công các chiến s’ dân quân biên giới Bắc Việt đã làm tê liệt những đoàn quân Trung Cộng năm 1979… Giương cao những ngọn cờ ca t(ng các chiến cao, các vị anh hùng chống Tàu, là răn đe quân Hán Cộng, kẻ xâm chiếm, phải biết rằng, đất Việt ta, người Việt ta không dung túng người Tàu thực dân, đế quốc, xâm lược!

Phải tạo một chiến dịch Chống Tàu ! Với những hành động cụ thể: Cả trong nước lẫn ngoài nước. Phải tẩy chay tiêu thụ hàng hóa, thực phẩm Tàu… khó khăn đó, nhưng phải cố gắng! Trong nước, lựa chọn hàng hóa, ưu tiên sử dụng hàng nội hóa Việt Nam … với cảnh giác xem hàng ấy do người Việt làm, hay người Tàu trong nước làm …

Hải ngoại khỏi nói, ưu tiên mua hàng nội địa Pháp Mỹ Úc Đức … mua hàng sản xuất gần nhà… nắm rõ gốc gác, nhứt là về lương thực, rau trái cây… Và nếu có thể tẩy chay, boycott nhà hàng Tàu. Bỏ tất cả mọi tiệc tùng, đi ăn Buffet, Điểm Xấm… Xin thử một năm thôi!Trong nước, không tiếp người Tàu, và nếu người Tài đi lẻ tẻ uy hiếp họ… nếu người Tàu ở lẻ tẻ đuổi họ dì, không nhận họ…

Riêng Hải ngoại chúng ta, chung ta phải tẩy chay cả Việt Cộng, những tên đang bán nước. Chúng ta bằng mọi giá cắt tiếp tế Đảng Cộng Sản cầm quyền. Vì gởi tiền dollars Mỹ về, là viện trợ hối đoái cho nhà cầm quyền Việt Cộng. Không tiếp tế, không về Việt Nam. Không gởi tiền về Việt Nam. Mục đích mang con số 16 tỷ dollars xuống con số không! Là cắt bớt 10 % của GDP, Tổng Sản Lượng Việt Nam. Không về du lịch Việt Nam, kêu gọi bạn bè ngoại quốc không du lịch Việt Nam là đánh vàu yết hầu kinh tế Cộng hòa Cộng Sản Việt Nam.

Bằng mọi giá phải, phụ giúp, ủng hộ, hậu tuyến, bà con, dân chúng trong nước nổi dậy, đánh đổ Dảng Cộng Sản Việt Nam đương quyền. Không gởi tiền về cho gia đình, là tạo khó khăn kinh tế cho người dân, để người dân ý thức rằng, một nhà cầm quyền PHẢI có trách nhiệm nuôi dân, tạo phương tiện để người dân sanh sống… Nếu không làm được nhiệm vụ ấy, hãy trả quyền tự quyết cho người dân, người dân tự cầm quyền, tự nuôi lấy thân. Người dân ở Việt Nam, các gia đình ở Việt Nam không phải là những trẻ con do gia đình ở ngoại quốc đi làm gởi tiền về nuôi ăn. Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, là một Nhà cầm quyền không có chánh nghĩa, không có chánh thống, vì không do người dân bầu lên! Do đó

Toàn dân PHẢI đoàn kết, nổi dậy cướp quyền để cứu nước!

Cùng vì lẽ đó, mong tất cả bà con chúng ta, hãy trân trọng trước tiên với cái Biểu tượng ngày 30 tháng Tư là Ngày Quốc Hận! Vì bắt đầu ngày đó, một khung trời mới đã đến với Việt Nam. Vì nay, đã mất rồi, một Việt Nam tử tế, tươi mát, đầy những giấc mơ, đầy những nụ cười. Trái lại, từ đấy, một bức màn đen đầy uất hận đã trùm lên Việt Nam ! Và Tố Hữu đã ca:

“…Hai ngọn cờ đỏ máu thơm tươi

Chiến thắng ôm nhau, biên cương mở hội…”

(Tố Hữu – Đường sang nước bạn -1961)

Và, cũng từ ngày Quốc Hận đó, một chuổi dài những biến cố, tưởng đã lùi vào quá khứ bổng nhiên trở lại với lịch sử Việt Nam. Cái họa xâm lăng của anh láng giềng phương Bắc, kẻ thù truyền kiếp của đất nước và dân tộc Việt Nam đang rình rập, dọa dẩm và sẽ có một ngày sẽ đổ ập vào Việt Nam. Họa Phương Bắc! Họa Trung Hoa! và nay Họa Trung Cộng!

Kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Đại Việt. Anh láng giềng phía Bắc, lúc nào cũng tham lam, lúc nào cũng rình rập, lúc nào cũng muốn giành dân, chiếm đất, đã từ ngàn xưa rồi, từ thời nước Đại Việt còn phôi thai. Đã 1000 năm đô hộ, cả hơn mười lần đánh đuổi. Bao nhiêu đời Vua Tàu, bất cứ thời nào, bất cứ Triều đình nào của Tàu, kể cả bất cứ dân tộc nào phương Bắc. Từ Hán qua Mông đến Thanh đều hể có dịp, là phải đem quân đi thôn tính, xâm lăng Việt Nam.

Chỉ từ lúc Chúa Nguyễn Hoàng tỵ nạn vào phía Nam, núp bóng sau dẩy núi Hoành Sơn (1558), mở mang bờ cỏi về phía Nam; đất nước Việt Nam chia làm hai Xứ (1620), với Xứ Đàng Trong, phía Nam Việt Nam, mới bỏ, không còn thủ tục triều cống với các Triều đình Tàu nữa. Còn Đàng Ngoài, phía Bắc

Việt Nam, với Chúa Trịnh với Vua Lê (1592)  là vẫn còn liên lạc ngoại giao, triều cống, đi sứ với các Vua Tàu.

Và cũng để cắt đứt liên lạc với Văn Hóa Tàu. Các Chúa Nguyễn đã dùng Phật Giáo làm căn bản luân lý và đạo đức để quản trị đất nước, không xài chung cái Nho giáo với Tàu nữa. Nhờ vậy gần hai trăm năm tránh được nạn Tàu xâm lược.

Và Vua Quang Trung chỉ với một chiến công hiển hách, đánh một trận để đời, với chiến thắng Tết năm Ất Dậu (1789), diệt quân Thanh, đuổi Tôn Sĩ Nghị về Tàu. Và từ đấy, hết nạn Tàu xâm lược.  Khi Gia Long lên ngôi Vua  lập Nhà Nguyễn, Vua Gia Long lại “tái diễn cái trò đi sứ triều cống”, không ai bắt buộc cả, lại trình diện Vua Tàu (1804), lại xin “ cầu chứng tại Tòa với Nhà Thanh bên Tàu”, và …  xin đặt tên nước. Do đó để tránh “làm phiền” anh Tàu, tên nước tránh tên Đại Việt, thử xin tên Nam Việt cũng không đặng, đành phải biến qua Việt Nam!

Và cũng đau đớn thay, cũng hèn kém thay ! Qua hai đời sau, cũng không bị bắt buộc, Vua Minh Mạng còn”hèn”  hơn hai tiên đế mình , tiếp tục  “né Tầu” đền phải đổi tên nước là Đại Nam, chỉ vì ngại Tàu dị ứng với cái tên Việt, tên một dân tộc anh hùng. Về sau, khi Pháp qua xâm lược Việt Nam, Vua quan Triều đình Tự Đức ta,  vì u mê, vì nhu nhược, thiếu tự trọng và lòng Yêu Nước, suốt ngày chỉ biết thơ phú Nho học, chấp nhận để Tây thương thuyết với Tàu, đặt đô hộ trên toàn cỏi nước ta và gọi Triều đình ta bằng tên Tàu là An Nam, và Vua quan ta vẫn cúi đầu chấp nhận tự gọi ta là Nam Triều.  Thật tình là quá nhục !

Lúc nào ta cũng lấy Tàu là chuẩn. Tàu ở Bắc, ta ở Nam. Đến đổi cờ nước ta cũng dùng Quẻ Ly để tượng trưng Phía, phương Nam. Chỉ từ 1949 trở đi, cờ nước Việt Nam ta mới dùng ba sọc liền biểu tượng Quẻ Càn, Càn là hướng Đông, là mặt Trời là Thái Dương!

Cờ Quốc Gia Việt Nam thoạt đầu, khi vừa lấy lại độc lập từ Pháp với Hiệp Ước Élysée năm 1949, và sau 1954, cờ Việt Nam Cộng Hòa, với nền Vàng, biểu hiệu màu dân tộc với Quẻ Càn màu đỏ, Biểu hiệu hướng Đông không còn cái chuẩn Nam Bắc đối với Tàu nữa.

Với quốc kỳ Vàng Ba sọc đỏ, dân tộc Việt Nam đã rứt khỏi hẳn cái chuẩn văn hóa Tàu.

Vì vậy chúng ta, ngày nay, muốn rứt bỏ hẳn những di tích, những huyền thoại dính líu với văn minh hay văn hóa Tàu, chúng ta phải nuôi, phải dưởng phải trân trọng tất cả những biểu tượng chống xâm lăng Trung Hoa.

Nhưng nhìn chung, mặc dù nếu chỉ thuần túy quân sự, dân tộc Việt đánh nhau thật sự với quân Tàu chỉ có trên dưới chưa đầy mươi lần. Nhưng với một ngàn năm đô hộ, với một chương trình Hán hóa có hệ thống, từ văn hóa, Tàu đã xóa bỏ chữ viết ta, xóa bỏ tập tục ta , phong tục ta , lễ nghi ta …,  Quên sao? Những đòn tấn công của những chiến dịch hán hóa ta từ tập tục, lễ nghĩa đến nền văn hóa Tàu,…” tiêu biểu bởi những tên Thái thú như Tích Quang –Xi Guang, Thái thú Giao Chỉ từ năm 1 SDL đến 25, đã chủ trương với cả một chương trình, một đường lối chánh trị hán hóa toàn dân Lạc Việt ta, bằng cách khuyến khích đem dân từ bên Tàu qua : cho dân Tàu di dân bằng động viên dân Tàu đi kiếm đất canh tác, đi buôn bán (có khác chi Việt Cộng ngày nay ? Có khác chi Tàu Cộng ngày nay); chấp nhận cả dân Tàu tội phạm hay phản loạn qua đất Việt trốn luật pháp tra lùng; chấp nhận cả dân Tàu bị đi đày; chấp nhận cả những tỵ nạn chánh trị hoặc kinh tế để dần dần hán hóa đất Lạc Việt (phương pháp Tàu Cộng đang được áp dụng ngày nay tại Tân Cương, tại Tây Tạng, và tương lai sẽ Việt Nam ta!) Riêng phần đối với các quan chức Lạc, thuần hóa, sử dụng, mua chuộc,(khác chi ngày nay với đường lối chủ trương của  Tàu Cộng đối với Nhà Nước Việt Cộng!) Lúc bấy giờ, chỉ có tướng Lạc là Tây Vũ đã dám nổi dậy, nên đã bị giết chết. Tích Quang, vì không nhìn nhận Vương Mảng – Wang Mang đã cướp ngôi nhà Hán, để trở thành vì Hoàng Đế đầu tiên dùng Khổng Giáo đề cai trị (9-23 SDL) nên Tích Quang đã mở cửa Giao Châu tiếp đón  các quan chức và các văn hào, nhơn sĩ nhà Hán không phục Wang Mang tỵ nạn, mang văn hóa Tàu sang đất Việt. Tích Quang và sau đó Nhâm Diên –Ren Yan  (Thái thú Giao Châu từ  năm 29 đến năm 33 SDL) cùng nhau Hán hóa đất Giao Châu, từ văn hóa, chữ nghĩa, phong tục, lễ lạc ( buộc  dân Việt làm lễ cưới theo phong tục Tàu) cho đến canh tác cấy cày tròng trọt* …”  nhưng, may quá, nhờ sức sanh tồn khá mạnh, dân tộc ta vẫn giữ được Việt tánh, dân tộc tánh.

( *  Theo – H. Maspero et E Malas « Histoires et institutions de la Chine ancienne Paris » P.U.F 1967 page 68 ;

-H. Maspero « L’expédition de Ma Yuan » BEFEO XVIII n°3 page 11 ; Revue «  Annam » VII 1a, Sainson p 316, Cương Mục tiên biên II, 9a.)

Dỉ nhiên, giữa những cuộc chiến chống xâm lăng vẫn có những giai đoạn xây dựng và gìn giữ đất nước, vẫn có những giai đoạn “nghỉ ngơi giữa hai cuộc xâm lăng” chung sống hòa bình với láng giềng phương Bắc. Nhưng trong những thời gian nghỉ ngơi xây dựng ấy, các Triều đình Đại Việt vẫn luôn luôn cảnh giác, tuy chung sống hòa bình,  nhưng vẫn “giữ kẻ” với phương Bắc, tuy thắng trận, nhưng vẫn thực tế biết mình yếu. Nên các Vua Đại Việt, tổ tiên ta, lúc nào cũng khéo léo, cũng biết ngoại giao, nhịn nhục, biết đi hàng dưới, triều cống, thần phục Bắc triều.

Cũng do cái não trạng phục Hán của dân tộc, của người Việt Nam, do não trạng « đồ Nho » lúc nào cũng Khổng, cũng Mạnh, mở miệng ra nói toàn chuyện điển tích bên Tàu. Cho đến với bao nhiêu đại văn hóa phẩm với những đại văn hào Việt Nam như vậy, mà những án văn bất hủ của Việt Nam nổi tiếng như Kim Vân Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Nhị Độ Mai, Phan Trần, Cung Oán Ngâm Khúc… đều được hay bị dịch hay lấy từ truyện Tàu.

Chỉ trừ một thời gian  rất ngắn, thời gian vừa lấy lại nền Độc lập sau 1000 năm tăm tối nô lệ, từ Nhà Đinh, Nhà Lý, đến nhà Nhà Trần là lấy Phật Giáo làm nền tảng quản trị dân. Còn tất cả những thời đại sau, vẫn vướng víu đến Nho Giáo. Kể cả nhà Lê, quân Minh đô hộ ta trên 10 năm, tàn ác như thế, diệt dân ta như thế, và khốn nạn hơn, diệt văn hóa ta bằng đốt sách Việt Nam ta, lấy kho tàng văn hóa sách vỡ Việt ta để đem về Tàu, thế mà, khi Vua Lê  thành công lên cầm quyền, vẫn dùng Nho giáo và Hán Văn để quản trị đất nước !  Đau đớn quá !

Những sai lầm ấy chúng ta đang trả ngày nay. Một đất nước mà Nhà cầm quyền, Triều đình, quan chức từ chữ viết đến cả tiếng nói người dân hoàn toàn không hiểu. Tuy là âm Việt đấy, nhưng người dân vẫn không hiểu. Nước Việt Nam ta phát triển sanh hoạt với hai ngôn ngữ khác nhau : tiếng Việt quan chức, tiếng Việt học hành, trí thức –  Hán Việt và tiếng Việt dân gian. Do đó …và theo thiển ý, đấy là cái phần hèn kém nhứt của nền Văn hóa Việt Nam. Các Cụ tổ tiên chúng ta, có thể mượn ý Tàu, nhưng ít ra cũng biến qua những tiếng nói, chữ viết Đại Việt dân gian !

Chúng tôi, ngày nay, không sợ Họa xâm lược Tàu bằng chiến tranh hay kinh tế. Chúng tôi sợ xâm lược Tàu bằng Văn Hóa. Ngày nay, nếu thật sự mà nói, trong nền văn hóa Việt Nam còn  có được bao nhiêu chất dân tộc Việt ?

Cũng phải đau lòng nói thêm, thái độ, não trạng lụy Tàu cũng phải kể đến những thái độ hèn kém của những người Việt chúng ta khi thua cuộc, trong những tranh chấp nôi chiến, đều đi cầu cạnh Vua Tàu,  đời nào cũng có. Hậu duệ Nhà Trần dưới đời nhà Hồ, Nhà Mạc, Nhà  Lê, nhiều khi không cầu cạnh Vua Tàu, vì Bắc Kinh quá xa,  mà chỉ cầu cạnh tên Tổng đốc Lưởng Quảng. Ngay đến cả thời cận đại,  những nhà đấu tranh chống Pháp, từ không Cộng sản đến Cộng sản đều chạy qua Tàu. Hết nhờ Tưởng, rồi nhờ Mao. Ngày nay, nếu các tay cầm quyền trong nước hèn và sợ Tàu như vậy, âu đó phải chăng cũng là do cái truyền thống ấy ?

Tội nghiệp thay cho Việt Nam ! Một dân tộc anh hùng nhưng vẫn ham sống, nên cái dân tộc sanh tồn  của Việt Nam, trước tiên là “né Tàu”. Né không được mới đánh, thường đánh những trận ngắn, đánh thắng xong, đi giảng hòa, và xin triều cống… Trong các Triều đại Việt Nam  chỉ có Vua Quang Trung là có ý định đòi lại Lưởng Quảng thôi! Còn các trận đánh chống xâm lược, đều đánh nhau trên đất Đại Việt để tự vệ. Chỉ có dưới đời Nhà Lý,  kiện tướng anh hùng Lý thường Kiệt dám xuất quân vượt biên giới  Việt – Hoa phạt Tống (cuối năm 1075), hạ được thành Ung Châu, chém được đầu Đô Giám Quảng Tây. Nhưng rất tiếc sau đó, các Triều đình về sau chỉ biết giữ nước, be bờ với Tàu thôi !

Đến cả ngày nay, Trung Cộng/ Việt Cộng dù đã thề thốt với nhau, “môi hở răng lạnh, núi liền núi, sông liền sông” thế mà, hể có dịp là cũng xâm chiếm Việt Nam. Mà cũng phải, não trạng aă hóa, văn minh Việt Nam lúc nào cũng cho mình là Văn Hóa Khổng Mạnh. Lăng miếu, Chùa chiền, đều chữ Tàu cả, dân Việt đi viếng không đọc được. dân Tàu thường dân đi du lịch đọc được, vì vậy họ tưởng nhầm là Đất Việt là đất Tàu. May các Cha Cố Đạo đến Việt Nam, la- tinh hóa tiếng nói Viêt Nam để thành chữ Quốc ngữ, quốc hồn quốc túy Việt Nam ngày nay. Nhưng vẫn chưa thoát nạn Hán hóa!

Ngày nay, Tàu nó ăn hiếp như vậy, mà trong nước,  Cộng quyền vẫn nín im  re, im rinh rít. Né, tránh, nhịn…thôi cũng được nhưng tại sao không để dân biểu tình, dân phản đối Tàu. Dân chủ mà !  Quên sao những nỗi nhục ngàn xưa? Và hãy đọc Tố Hữu để nghe hắn ta ca tụng:

“…Sáng thêm nữa, đời đời, ngọn lửa

Của Trung Hoa, của chúng ta, tất cả!

Của chúng ta, muôn ngọn lửa hãy lên cao

Cho cả địa cầu thành một ngôi sao!”   

(Tố Hữu – Đường sang nước bạn -1961)

Kính thưa quý bà con, quý thân hữu!

Để kết luận: phải dứt bỏ thằng Tàu nơi chúng ta.

Chúng ta PHẢI nhứt định không chấp nhận, viết văn tự hoàn toàn bằng chữ Hán, từ quảng cáo trên báo chí, bảng hiệu thương mại. chùa chiền …  ở hải ngoại cũng như trong nước,, Các di tích PHẢI được dịch ra quốc ngữ!  Và không chấp nhận lễ lạc theo Tàu!

Mong các nhà viết sử, nghiên cứu để phân loại ra những tập tục nào thật sự Việt, những tập tục nào do Tàu …

Mong các nhà viết sử tiếp tục nghiên cứu và đi tìm lại nguồn gốc Văn Hóa Đại Việt : Đạo Việt của Đại Việt với Thờ Cúng Cha mẹ, Thờ cúng Trời đất, Tổ tiên, Đất Nước, Đồng Bào… Ơn Trời Đất, Nghĩa Đồng Bào.

Văn Hóa Đại Việt, lễ nghi Đại Việt, có đầy đủ Thánh Hiền không cứ chi mà phải mượn Khổng Tử, Mạnh Tử của Tàu.

Chừng nào chúng ta còn ca tụng Văn Hóa Khổng Mạnh, chừng nào chúng ta còn truyền tụng, kinh điển những Tam Quốc Chí, những Thủy Hử, chừng nào chúng ta còn diễn, còn giải, còn lấy những tích Tàu làm bài học thì dù có bao nhiêu lần đánh đuổi bọn xâm lược Tàu, chúng ta không dứt điểm được suy nghĩ, ý chí và giấc mộng của người Tàu là luôn luôn xâm chiếm nước ta, vì chúng xem nước ta là đất Tàu đó thôi !

Chúng ta phải có ý chí dứt bỏ thằng Tàu trong con người Việt của chúng ta,  thì thằng Tàu mới không đòi chiếm đất Việt.

Hồi Nhơn Sơn, sau tháng tư đen 2019

 

 

Vui  cười

Cô giáo trẻ mới ra trường, cô muốn phải có một vào đề thật thú vị cho các em học sinh, nghĩ mãi cô bật cười reo lên thích thú:

–  Các em đã biết người nông dân dùng gì để bón cho cây:

Học sinh ở dưới nhao nhao: – Thưa cô phân ạ

Em nào có thể kể cho cô có các loại phân nào:

– Phân chuồng, phân bắc, phân xanh, phân lân, phân kali, . . . có rất nhiều loại phân. . . .

Cô giáo: -Nhưng hôm nay các em sẽ biết thêm một loại phân mới: đó là phân số.

Kỷ niệm một năm toàn dân Việt Nam tổng biểu tình!

Đầu tháng Sáu năm ngoái 2018, một cuộc biểu tình lớn và đồng loạt nổ ra khắp nơi tại Việt Nam thu hút được sự tham dự của đông đảo người dân.

Sự vụ bắt đầu chuyển động với những bài phát biểu, bày tỏ quan điểm phản kháng xuất hiện ồ ạt trên các mạng xã hội (facebook, twitter) khi nhà cầm quyền CSVN đưa ra Quốc Hội thảo luận thông qua Dự luật An ninh Mạng và Dự luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, trong đó quy định cho nhà đầu tư ngoại quốc thuê đất trong 99 năm (không phân biệt quốc tịch của nhà đầu tư) khiến người dân đồng lòng lo ngại dự luật đó chỉ là thủ đoạn để giao đất cho Trung Cộng khai thác trong 99 năm (theo kiểu nhượng địa, tô giới trước kia).

Mặc dù các quan chức nhà nước CSVN cố biện bạch, lập luận rằng “dự luật về các đặc khu kinh tế không có một chữ nào nói về Trung Quốc” và chụp mũ “ đó chỉ là một số người cố tình hiểu sai để gây phong trào chống đối, chia rẽ quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc.”

Các cuộc biểu tình cũng nhằm phản đối ý định của nhà nước CSVN thông qua bộ luật mang tên Luật An ninh mạng, trong đó cho phép Bộ Công An có thẩm quyền quá lớn trong việc điều tra, giám sát thông tin trên mạng.

Ngày 10/6/2018, hàng ngàn người dân tại một số địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Thuận, Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu và Sài Gòn, cũng như nhiều giáo xứ tại Nghệ An, Hà Tĩnh đã kéo nhau xuống đường biểu tình phản đối Dự thảo Luật Đặc khu Kinh tế và Dự thảo Luật An ninh mạng.

Cuộc biểu tình tại Sài Gòn là đông đảo và rầm rộ nhất. Theo các tin không được kiểm chứng, khoảng 2000 người đã tập trung biểu tình tại Quận 1, hàng trăm người trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (tức Công Lý (quận 3), chân cầu vượt Cộng Hòa – Hoàng Văn Thụ và quanh Công viên Hoàng Văn Thụ (giáp ranh quận Phú Nhuận và quận Tân Bình). Đám đông ở Hà Nội ít hơn chỉ khoảng 40 hay 50 người.

Tỉnh Bình Thuận là địa điểm căng thẳng nhất với cuộc biểu tình kéo dài trong cả 2 ngày 10 và 11/6.

Ngày 10/6 người dân Bình Thuận đã xô ngã cổng và tràn vào trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận. Công an vòi rồng, hơi cay cố đẩy lùi đám đông nhưng bất thành. Đến chiều, người dân giận dữ dùng gạch đá tấn công Công An, dùng bom xăng đốt cháy cổng và một số xe cộ trong trụ sở.

Trưa ngày 11/6, người dân Bình Thuận tiếp tục biểu tình trên Quốc lộ 1, khu vực ngã 3 Cầu Nam, thuộc huyện Tuy Phong, người dân chặn xe, ném đá, tấn công công an, dồn lực lượng cảnh sát cơ động vào bên trong văn phòng, nhiều cảnh sát sợ hãi phải cởi bỏ quân phục xin đám đông khoan hồng. Toàn bộ trụ sở của Cảnh sát Cứu Hỏa bị phá hủy.

 

 

Nghìn sau

Ta đi qua trái địa cầu

 Có gì để lại nghìn sau cho đời ?

 Tang thương, dâu biển đổi dời

 Nhìn trầm luân lại ngậm ngùi trầm luân

 Dòng đời, dẫu cuộc phù vân

 Chuyến đò qua chỉ một lần mà thương

 Thương vì Tổ Quốc Quê Hương

 Ðang cơn sóng gió trùng dương nghiệt ngòi

 Con thuyền Dân Tộc nổi trôi

 Vắng người chèo lái, chơi vơi giữa dòng

 Phải chi thao lược anh hùng

 Ghé vai gánh chuyện núi sông cho đời

 Giận mình trí hẹp tài vơi

 Mộng kia, lấp biển vá trời đành xa !

 Thời gian thì bóng mây qua

 Chốc thôi, tuyết điểm sương pha mái đầu

 

 Bước chân qua trái địa cầu

 Mong ai để lại nghìn sau chút gì

 Đừng vì ganh ghét sân si

 Ngoa ngôn vọng ngữ kẻo thì không hay

 Vì rằng nhân của hôm nay

 Ngày mai là qủa trên tay người trồng

 Bốn phương Nam Bắc Tây Đông

 Bao la thật đấy nhưng không khỏi Trời

 Khuyên ai trong kiếp con người

 Hãy trồng cho đẹp cảnh đời nghìn sau

Ngô Minh Hằng

 

Khi nổ ra đợt biểu tình ngày 10 và 11/6/2018, CSVN mở cuộc đàn áp ồ ạt và bắt giữ rất nhiều người, nhất là ở Sai Gon và Bình Thuận. Hàng trăm người, đa số là giới trẻ và phụ nữ, bị đánh, bị bắt và tiếp tục bị hỏi cung nhiều ngày. Sau đó một số lớn bị truy tố với tội danh “chống đối nhà nước và gây rối loạn, phá hoại trật tự”. Đặc biệt, khác với những cuộc bi ểu tình chống đối Trung Cộng đưa giàn khoan vào hải phận Việt nam hay vụ phản kháng nhà máy Formosa tại Nghệ An gây ô nhiễm môi trường nặng nề, số người bị bắt trogn đợt biểu tình tháng Sáu 2018 đa số là người lao động bình thường và trẻ tuổi. CSVN sau đó đã lần lượt đưa những người bị bắt ra Tòa và áp đặt những bản án nặng nề.

Tiếp theo sau đó, ngày 12/6/2018, Quốc hội CSVN thông qua Luật an ninh mạng

Người dân Việt Nam lo ngại, mục đích CSVN cho ra đời Luật An ninh mạng chỉ nhằm để kiểm soát, giám sát chặt chẽ phương tiện truyền thông đại chúng càng ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng trong

nước là các mạng xã hội như facebook, twitter, như kinh nghiệm mà nhà cầm quyền đã thấy về ảnh hưởng quảng bá sâu rộng và nhanh chóng của facebook.

Cuộc biểu tình tháng Sáu 2018 của người dân trong nước tuy bị đàn áp thô bạo và người biểu tình bị trả thù nặng nề nhưng trong năm qua tiếng nói của lòng dân vẫn chưa bị dập tắt.

Sự phẫn nộ của người dân trong nước trước những tin dồn dập liên tục xác định mối lo về hiểm họa Việt Nam sẽ rơi vào vòng nô lệ Trung Cộng, như những đồn đại về Hiệp ước Thành Đô với hạn kỳ sắp đến là năm 2020 càng lúc càng được xác định, cụ thể như việc đàu năm nay Thủ tướng CSVN đã đến khánh thành phi trường Vân Đồn (1 trogn 3 địa điểm được chọn làm đặc khu kinh tế) và ngày 27/5/2019 mới đây, báo chí nhà nước loan báo chính thức “Sân bay Vân đồn đón chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Trung Quốc!”

Hồi năm ngoái , trong vòng mấy ngày (từ 8/6 đến ngày10/6/2018) để hưởng ứng và hỗ trợ người dân trong nước nhiều cuộc biểu tình phản đối luật đặc khu và an ninh mạng cũng đã diễn ra ở một số thành phố trên thế giới như ở California (Hoa Kỳ), Đài Loan, Nhật Bản, Úc … Ngày Thứ Hai tới đây, 10/6/2019 nhiều tổ chức nhóm hoạt động Xã Hội dân sự tại Mỹ, Pháp, Úc Canada cũng sẽ có cuộc xuống đường để thể hiện tìh liên đới với đồng bào.

Dân Việt Nam trong và ngoài nước sẽ làm gì? Một năm trước, chúng ta đã thể hiện sức mạnh, nhiệt huyết, năm nay thì sao? Buông xuôi hay đứng dậy lên tiếng khẳng định ý chí dân Việt không muốn đất nước bị mất về tay đế quốc phương Bắc?

Việt Luận

http://vietluan.com.au/ky-niem-mot-nam-toan-dan-viet-nam-tong-bieu-tinh/

Quan hệ Trung – Mỹ: Từ tranh chấp thương mại sang đối đầu toàn diệnMai Nhật Dương

Kế từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời ngày 1/10/1949 đến nay, chưa từng có một nhà lãnh đạo nước ngoài nào đưa ra “ tối hậu thư” với lời lẽ “trịch thượng” như Tổng thống Donald Trump tuyên bố cách đây ít ngày với lãnh đạo Trung Quốc: Ông Tập Cận Bình cần phải dự và gặp ông Trump tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Osaka cuối tháng 6/2019. Nếu không gặp, ông Trump sẵn sàng đánh thuế “ngay và luôn” đối với 300 tỷ USD hàng Trung Quốc chưa bị đánh thuế trong tổng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ.

“Chiến tranh thương mại” hay “chiến tranh tổng lực”?

Mặc dù cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra hết sức quyết liệt và sức nóng của cuộc chiến đang tăng lên từng ngày, nhưng về thực chất đây không phải là cuộc chiến thương mại đơn thuần, mà là cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện giữa hai cường quốc – một bên đã xác lập được vị trí số một, còn một bên tìm mọi cách vươn lên, soán ngôi vị bá chủ và xác lập vị trí mới do mình lãnh đạo.

Dù cả Trung Quốc và Mỹ đều tránh đề cập, nhưng trên thực tế các nhân tố giúp duy trì ổn định quan hệ Mỹ – Trung trong hơn 40 năm qua đã lung lay tận gốc. Nói cách khác, mối quan hệ Mỹ – Trung như chúng ta từng chứng kiến đang đổ vỡ từng ngày, từng giờ, nhường chỗ cho mối quan hệ mới đang định hình. Sự đổ vỡ này thể hiện trên tất các phương diện: Quan hệ chính trị, ngoại giao ngày một xấu đi; lòng tin chiến lược giữa các nhà lãnh đạo hai nước cũng không còn và thay vào đó là sự ngờ vực chiến lược. Trong lĩnh vực kinh tế – thương mại, Trump và chính quyền Mỹ đang tìm cách quân bình cán cân thương mại, không để Trung Quốc “trục lợi” với con số thâm hụt thương mại khổng lồ lên tới gần 400 tỷ USD trong năm 2018, và kéo dài trong hàng chục năm liền.

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngày 1/1/1979 đến nay, quan hệ Trung – Mỹ trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm như sự kiện Thiên An Môn (từ 1989-1993), vụ máy bay Mỹ ném bom Đại sứ quán Trung Quốc (1998), vụ máy bay EP3 (2001), nhưng chưa khi nào quan hệ Trung – Mỹ lại xấu như thời điểm hiện nay. Trong Chiến lược An ninh Quốc gia được công bố tháng 12/2017 và Báo cáo Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Bộ Quốc phòng Mỹ công bố ngày 1/6/2019 vừa qua, Mỹ chính thức coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược, điều này cũng đồng nghĩa với việc Mỹ không bao giờ “dung thứ” cho việc Trung Quốc soán ngôi vị số 1 thế giới.

Nhìn bề ngoài, quan hệ Trung – Mỹ tưởng chừng chỉ do “sự hiếu chiến” của cá nhân ông Trump và chính quyền của ông ta. Điều này là đúng, nhưng có lẽ chỉ phản ánh một phần. Thái độ của Quốc hội Mỹ, giới hoạch định chính sách ở Washington cũng như nhiều học giả Mỹ đối với Trung Quốc vào thời điểm hiện nay cũng không khác nhau nhiều so với quan điểm của chính quyền Trump, thậm chí trong nhiều trường hợp còn “hiểu chiến” hơn. Trong xã hội, tỷ lệ cử tri Mỹ ngày càng lo lắng về Trung Quốc tăng lên tới 58%, trong khi chỉ cách đây 6 tháng con số này mới dừng ở mức 46%.

Đây là hiện tượng “đồng thuận mới” ở Washington mà giới hoạch định chính sách của Trung Quốc cần phải tính đến. Theo quan điểm của giới tinh hoa Mỹ, đây có lẽ là lần cuối cùng nước Mỹ có thể “bắt nạt” được Trung Quốc và nước Mỹ cần phải hành động ngay trước khi quá muộn.

Ở góc độ ngược lại, phía Trung Quốc cũng bắt đầu “mất kiên nhẫn” và tìm cách “phản công”. Một mặt, Trung Quốc tìm cách phản bác toàn bộ các cáo buộc của chính quyền Trump, không chấp nhận các điều kiện đơn phương, bất bình đẳng buộc Trung Quốc từ bỏ quyền phát triển của mình. Mặt khác, Trung Quốc đang tìm cách tăng cường nội lực và thích ứng với cuộc chiến mà Trung Quốc biết chắc sẽ trường kỳ và khó khăn gấp bội so với bất kỳ các cuộc “đối đầu” nào mà Trung Quốc từng gặp trong quá khứ để hóa giải nguy cơ chưa từng có từ phía Mỹ.

Trump: Lợi thế trước mắt và các con bài trong tay 

Với biệt danh “ông Thuế quan” (Tariffs Man), Trump là người tin tưởng đặc biệt vào sự hữu dụng và tính hiệu quả của công cụ thuế quan trong việc gây sức ép buộc đối phương, dù đó là đồng minh như EU, Mexico, Canada hay đối thủ như Trung Quốc… phải thuận theo ý Mỹ. Bài học thành công trong quá khứ khi Mỹ sử dụng công cụ thuế quan buộc Nhật phải “phất cờ trắng” và ký Thỏa ước Plaza 1985 và gần đây là việc ép Mexico chấp nhận các điều kiện đơn phương của Mỹ nhằm ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp tràn vào Mỹ qua ngả Mexico đã khiến Tổng thống Trump khá “tự tin” trong việc gây sức ép với Trung Quốc.

Hỗ trợ cho chính sách thuế quan cứng rắn của Trump là nền kinh tế Mỹ đang ở chu kỳ tăng trưởng kéo dài gần 120 tháng liên tục với tốc độ tăng trưởng GDP 3,2% năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp thấp 3,6% (thấp nhất trong hơn 50 năm qua), chỉ số chứng khoán Dow Jones tăng gần 30% trong vòng 2 năm rưỡi kế từ khi Trump lên cầm quyền. Trump cũng tin tưởng thuế quan cao sẽ làm cho các công ty Mỹ và nước ngoài chuyển dịch đầu tư về phía Mỹ, tạo thêm công ăn việc làm, giúp chính quyền Mỹ tăng thu hoặc ít nhất cũng chuyển đầu tư ra khỏi hoặc gây khó khăn kinh tế cho đối phương mà Mỹ đang gây sức ép.

Điều này trái ngược với bức tranh kinh tế không mấy sáng sủa của Trung Quốc trong hơn 1 năm qua kể từ khi cuộc chiến thương mại giữa hai nước nổ ra: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm xuống còn 6,2% năm 2018 – mức thấp nhất trong 3 thập kỷ qua, chỉ số tăng trưởng công nghiệp và chỉ số chứng khoán giảm, mức thất nghiệp gia tăng trong khi khoản dự trữ ngoại hối khổng lồ một thời đang bốc hơi nhanh. Chắc chắn chiến tranh thương mại càng gia tăng, các vấn đề kinh tế – xã hội mà Trung Quốc đang phải đối mặt cũng tăng lên theo cấp số nhân.

Trump với “kinh nghiệm thương trường” của mình đã nắm bắt rất nhanh điều này nên rất “tự tin” ép Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại, buộc nước này phải thay đổi hơn 100 nội luật, kèm với các cơ chế theo dõi, chế tài tự động trừng phạt nếu nước này có dấu hiệu vi phạm.

Điều làm cho Trung Quốc không khỏi “lạnh người” là việc liên tưởng đến số phận người “anh em” đồng minh Nhật Bản của Mỹ. Từ siêu cường kinh tế số 2 thế giới đang vươn lên mạnh mẽ và dẫn đầu thể giới trong lĩnh vực bán dẫn và nhiều lĩnh vực khác, Nhật Bản đã trượt dài, kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ trong hơn 3 thập kỷ kể từ sau khi bị ép ký Hiệp định Plaza năm 1985.

Trung Quốc tất nhiên không muốn rơi vào tình trạng như vậy. Tuy nhiên, lựa chọn của Trung Quốc lúc này khá hạn chế: Nếu chấp nhận thỏa thuận thương mại mang tính áp đặt của Mỹ, Trung Quốc có thể thoát được khó khăn tạm thời nhưng về lâu dài thì sẽ khó thoát được những thòng lọng vô hình lẫn hữu hình do Mỹ bủa vây. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc Trung Quốc buộc phải từ bỏ giấc mơ cạnh tranh ngôi vương với Mỹ. Trong trường hợp không chấp nhận thỏa thuận này, Trung Quốc sẽ buộc phải đối mặt với một loạt các khó khăn chồng chất ngay tức thì với những hệ quả khôn lường.

Tuy chưa “lộ bài”, nhưng khả năng Trump sử dụng “liên hoàn” nhiều con bài cùng lúc trong trường hợp Trung Quốc không chấp nhận thỏa thuận thương mại mang tính áp đặt.

Một là, ngay trong lĩnh vực thương mại Trump mới chỉ sử dụng một phần con bài thuế quan. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2016, Trump đã đe dọa sẽ đánh thuế 45% đối với tất cả hàng xuất khẩu của Trung Quốc (tương đương 500 tỷ USD) sang Mỹ. Nếu Mỹ thực hiện như đã hứa khi chiến tranh thương mại leo thang, điều này đồng nghĩa với việc “cấm cửa” gần như toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ.

Hai là, Mỹ bắt đầu để ý và tấn công vào các công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc. Sau thành công trong việc “trừng phạt”, đẩy công ty công nghệ ZTE của Trung Quốc đến bờ vực phá sản và chỉ được “giải cứu” sau khi ZTE chấp nhận thay toàn bộ ban lãnh đạo, nộp 1,4 tỷ USD tiền phạt và 500 triệu USD tiền đặt cọc.  Giờ đây Huawei, công ty 5G hàng đầu thế giới của Trung Quốc đang đối mặt với lệnh trừng phạt khắc nghiệt. Không chỉ mảng 5G mà tương lai của Huawei hiện cũng khá bấp bênh. Chắc chắn danh sách các công ty công nghệ của Trung Quốc bị đưa vào tầm ngắm sẽ kéo dài thêm trong thời gian tới, bất kể việc Trung Quốc và Mỹ có đạt được thỏa thuận về thương mại hay không.

Bà là, các công cụ khác vẫn đang được Mỹ “dền dứ” như khả năng đặt Trung Quốc vào tầm ngắm là quốc gia thao túng tiền tệ; gây sức ép trong vấn đề Biển Đông; năng lượng (thắt chặt cấm vận dầu lửa và kinh tế với Iran); sử dụng “con bài” Đài Loan (lần đầu tiên kế từ 1/1/1979 Đài Loan được gọi là một “quốc gia” trong Báo cáo Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương của Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 1/6 vừa qua – một động thái chắc chắn khiến Trung Quốc tức giận)… Ngoài việc “tấn công” trên phương diện song phương, Mỹ đang có những động thái vận động, lôi kéo các đồng minh, đối tác, bạn bè thể hiện thái độ đối với Trung Quốc trên các diễn đàn đa phương.

So sánh một cách hình ảnh, Trump đang lên gân cốt, diễu võ giương oai, tấn công đối phương bất ngờ, tấn công liên tiếp, tấn công toàn diện, tấn công hội đồng.

Là một cường quốc lớn thứ hai thế giới với tinh thần dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ, Trung Quốc sẽ rất khó chấp nhận những yêu sách này của Mỹ. Hơn nữa, hơn ai hết, lãnh đạo Trung Quốc hiểu rất rõ việc chấp nhận thỏa thuận thương mại này mà không có những sửa đổi hay điều chỉnh quan trọng, sẽ không chỉ làm kìm chân Trung Quốc về mặt kinh tế, mà còn là sự tự sát về mặt chính trị.

Điều này giải thích việc Trung Quốc không chỉ “phớt lờ” các yêu sách của Tổng thống Trump, mà còn lớn tiếng yêu cầu rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải dựa trên cơ sở có đi có lại và tôn trọng lẫn nhau. Trung Quốc cũng tự tin cho rằng với dân số 1,4 tỷ người, nền kinh tế phát triển năng động và nhiều tiềm năng chưa khai phá hết, Trung Quốc hoàn toàn đủ khả năng chế ngự và hóa giải bất kỳ sức ép nào từ bên ngoài.

Với việc cả Mỹ và Trung Quốc cùng cao giọng như vậy, quan hệ cạnh tranh Trung – Mỹ này sẽ đi về đâu?

Quan hệ Trung – Mỹ: Bóng ma Chiến tranh lạnh 2.0

Tác giả bài viết tạm gọi cuộc đối đầu Trung-Mỹ toàn diện hiện nay là Chiến tranh lạnh kỹ thuật số hoặc Chiến tranh lạnh 2.0, một cuộc chiến tranh mới hoàn toàn khác với Chiến tranh lạnh “kiểu cũ” 1.0 trước kia giữa Mỹ và Liên Xô trong giai đoạn từ năm 1945 đến 1990.

Trước hết, cần hiểu rõ từ “Chiến tranh lạnh” được đề cập ở đây là để nói đên tình trạng xấu đi hoặc trạng thái “đóng băng” trong quan hệ cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc hàng đầu thế giới. Và để hiểu cuộc Chiến tranh lạnh “kiểu mới” 2.0, cần biết rõ các đặc trưng của Chiến tranh lạnh “kiểu cũ” 1.0 để từ đó thấy được sự khác biệt căn bản giữa Chiến tranh lạnh 1.0 và Chiến tranh lạnh 2.0.

Các đặc trưng của Chiến tranh lạnh “kiểu cũ” 1.0

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh 1.0 (từ năm 1945-1990), sự đối đầu  Xô – Mỹ có một số đặc điểm đáng chú ý sau:

Một là, sự cạnh tranh quyết liệt về ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa;

Hai là, chạy đua vũ trang hạt nhân giữa Mỹ và Liên xô cũ xoay quanh việc giành ưu thế bộ ba vũ khí chiến lược: tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, máy bay ném bom hạt nhân chiến lược và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm;

Ba là, sự ngăn cách gần như tuyệt đối giữa phương Đông và phương Tây bởi “bức màn sắt” (iron curtain). Trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh 1.0, có rất ít các hoạt động tương tác giữa hai bên như: viếng thăm cấp cao; quan hệ chính trị – ngoại giao; quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục hoặc giao lưu nhân dân giữa người dân thuộc hai khối đối lập.

Mỹ – Trung trước thềm cuộc chiến toàn diện

Trước khi diễn ra tình trạng đối đầu toàn diện Mỹ – Trung Quốc hiện nay, sự tương tác, đan xen về lợi ích giữa hai bên lớn tới mức tưởng chừng không thể tách rời nhau:

Về gặp gỡ, trao đổi đoàn cấp cao: Lãnh đạo cấp cao Trung – Mỹ gặp nhau thường xuyên hàng năm qua các chuyến viếng thăm song phương, cũng như bên lề các diễn đàn khu vực và quốc tế quan trọng như Cấp cao Đông Á (EAS), APEC và G20. Ngoài ra, các quan chức cấp cao hai nước còn thường xuyên gặp gỡ, trao đổi trong hơn 100 cơ chế khác nhau trong khuôn khổ Đối thoại Chiến lược và Kinh tế hàng năm giữa Mỹ và Trung Quốc.

Về kinh tế, thương mại: Hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc ràng buộc lẫn nhau bởi khối lợi ích kinh tế khổng lồ, đan xen lẫn nhau có giá trị lên tới trên 2000 tỷ USD – một hiện tượng được nhà sử học của Đại học Harvard Niall Ferguson gọi là “Chimerica” (viết tắt tiếng Anh từ Trung Quốc là China và Mỹ là America). “Chimerica” bao gồm tổng thương mại hai chiều hàng năm trị giá khoảng 650 tỷ USD, hơn 1000 tỷ USD đầu tư của Trung Quốc vào Trái phiếu chính phủ Mỹ và hàng trăm tỷ USD đầu tư hai chiều vào nền kinh tế của nhau.

Về giao lưu dân gian, mối quan hệ “khăng khít” Mỹ – Trung này còn được củng cố thêm bằng khối lượng khổng lồ hàng chục triệu du khách Mỹ và Trung Quốc thăm viếng nhau hàng năm và hàng trăm ngàn sinh viên Trung Quốc đang theo học tại các cơ sở giáo dục đại học và trên đại học khắp nước Mỹ.

Tất cả những điều trên tạo ra sự khác biệt lớn khi so sánh quan hệ Mỹ – Xô và Mỹ – Trung ở hai thời điểm khác nhau khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh lạnh 1.0 và 2.0

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh 1.0, “giọt nước tràn ly” làm cho người Mỹ thức tỉnh bởi mối đe dọa và ưu thế vượt trội của Liên xô là “sự kiện Sputnik” năm 1957. Sự kiện này không chỉ cho thấy sự thiếu an toàn của nước Mỹ trước ngụy cơ bị tấn công hạt nhân từ xa bằng tên lửa vượt đại châu của Liên xô, mà còn là nguy cơ bị “tụt hậu” trong cuộc đua khoa học – kỹ thuật. Chính điều này đã buộc nước Mỹ đầu tư mạnh mẽ hơn vào giáo dục, khoa học để giành lại ưu thế trong những năm sau.

Còn “giọt nước tràn ly” khiến người Mỹ tỉnh ngộ về nguy cơ bị “soán ngôi” hiện nay có lẽ là sự xuất hiện của “quả bom tấn”, một cuốn sách “best seller” có tựa đề “Siêu cường Trí tuệ nhân tạo: Trung Quốc, Thung lũng Silicon và Trật tự thế giới mới” (AI Superpowers: China, the Silicon Valley and the New World Order) xuất bản năm 2017.

Chiến tranh lạnh kỹ thuật số 2.0 

Tác giả cuốn sách trẽn là Lý Khai Phục (Kai-Fu Lee), một người Mỹ gốc Đài Loan và là Tiến sĩ tốt nghiệp Đại học Carnegie Mellon (Mỹ). Lý Khai Phục – người từng giữ các chức vụ quản lý cao cấp tai Microsoft, Facebook và Google và hiện đứng đầu một quỹ đầu tư chuyên đỡ đầu cho các dự án khởi nghiệp công nghệ cao ở Trung Quốc – được coi là kỹ sư, nhà khoa học giỏi nhất Trung Quốc hiện nay trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).

Lý Khai Phục cũng được coi là người thúc đẩy sự đổi mới và đột phá công nghệ của Trung Quốc trong 20 năm qua. Với tài khoản Weibo có hơn 51 triệu người theo dõi (nhiều hơn toàn bộ dân số Tây Ban Nha), Lý là người có nhiều ý tưởng có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Trong cuốn sách của mình, Lý Khai Phục đưa ra một số luận điểm đáng chú ý:

Trong khoảng thời gian 10 năm từ 2020-2030, lĩnh vực AI dự kiến sẽ tạo ra 16.000 tỷ USD giá trị, 70% trong số đó sẽ “rơi vào túi” nhóm G7 hàng đầu trong lĩnh vực AI, bao gồm 4 công ty của Mỹ (cụ thể là Microsoft, Facebook, Apple và Google Alphabet) và 3 công ty Trung Quốc là Baidu, Alibaba và Tencent (BAT).

AI, chứ không phải sức mạnh cứng về quân sự, là yếu tố quyết định sự vượt trội và “ai thắng ai” trong cuộc Chiến tranh lạnh mới 2.0 giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như việc quyết định ai sẽ làm chủ cuộc chơi trong việc xác lập trật tự thế giới mới.

Mặc dù Mỹ đi đầu so với Trung Quốc trong lĩnh vực nghiên cứu AI, nhưng Trung Quốc hiện lại đi trước và vượt trội so với Mỹ trong việc triển khai và áp dụng thành tựu nghiên cứu AI và khoa học công nghệ.

Mỹ có thể gây khó khăn, cản trở hoặc trì hoãn tiến bộ công nghệ của Trung Quốc, nhưng không có cách nào ngăn cản Trung Quốc trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng AI.

Cuốn sách của Lý Khai Phục được xuất bản vào thời điểm Huawei đã vượt qua Nokia và Erickson để trở thành nhà cung cấp số 1 về hệ thống giải pháp 5G hoàn chỉnh và đang chuẩn bị “soán ngôi” Samsung để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh số 1 trên thế giới.

Thêm vào nỗi lo ngại của Mỹ là động thái tích cực của Trung Quốc trong việc thực hiện các mục tiêu hết sức tham vọng trong chiến lược “Made in China 2025”, nhằm biến Trung Quốc từ trung tâm chế tạo trở thành trung tâm công nghệ của thế giới trong các lĩnh vực mũi nhọn như công nghệ sinh học, hàng không vũ trụ, robot, tự động hóa, công nghệ thông tin (IT), điện toán lượng tử (Quantum Computing), AI…

Nói một cách khác, đối đầu Mỹ – Trung trong Chiến tranh lạnh 2.0 thực chất là cuộc chạy đua tổng lực về công nghệ với một số đặc trưng sau:

Một là, cạnh tranh về mặt ý thức hệ sẽ được thay thế bằng cạnh tranh giữa các hệ sinh thái internet (internet ecosystems) và “chuẩn” công nghệ mới. Khi cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc bùng nổ và lan rộng, nhiều khả năng thế giới sẽ bị chia rẽ bởi những người sử dụng hệ thống internet của Trung Quốc và hệ thống của Mỹ; hệ điều hành Hong Meng của Huawei hay hệ điều hành Android của Google hay IOS của Apple dành cho điện thoại di động; sử dụng thiết bị 5G của Huawei hay 5G của Nokia, Erickson, Quancom…

Trong trận chiến đó, bạn bè, đồng minh, đối tác hay quan hệ thân sơ không còn bị chi phối nhiều bởi sự song trùng về ý thức hệ, mà về loại chuẩn công nghệ hay hệ sinh thái internet mà họ ứng dụng.

Hai là, địa bàn cạnh tranh và đối đầu không còn còn giới hạn trên không, trên biển hay mặt đất như Chiến tranh Lạnh 1.0, mà mở rộng ra toàn cõi không gian thực lẫn không gian ảo. Do đó, an ninh mạng đóng vai trò đặc biệt then chốt trong việc bảo vệ chủ quyền và không gian phát triển.

Ba là, Mỹ và phương Tây bắt đầu bắt tay nhau dựng “bức tường sắt về công nghệ” vô hình lẫn hữu hình để bảo vệ các bí quyết công nghệ của họ, trong khi ngăn cản Trung Quốc tiếp cận công nghệ của phương Tây. Động thái rõ nhất là việc Mỹ hạn chế tối đa sinh viên và kỹ sư Trung Quốc theo học và làm việc trong các lĩnh vực công nghệ “nhạy cảm” như: hàng không vũ trụ, tự động hóa, AI..

Bốn là, “vũ khí chiến lược” trong cuộc Chiến tranh lạnh 2.0 không còn là bộ ba vũ khí hạt nhân mà là cuộc chạy đua nghiên cứu, thử nghiệm, chế tạo và vận hành các máy tính lượng tử với tốc độ nhanh gấp hàng triệu lần so với các máy tính thông thường.

Năm là, Chiến tranh lạnh 2.0 sẽ diễn ra hết sức quyết liệt với tốc độ và cường độ cao trong rất nhiều lĩnh vực. Không giống như Chiến tranh Lạnh 1.0 kéo dài hơn 45 năm cho đến khi Liên xô và hệ thống XHCN cũ tan rã, Chiến tranh Lạnh kỹ thuật số 2.0 sẽ sớm được phân định, có thể chỉ trong vòng 4-6 năm, thậm chí còn nhanh hơn.

Trường hợp Công ty Nokia của Phần Lan trong lĩnh vực sản xuất điện thoại là một ví dụ điển hình. Hơn 10 năm trước, Nokia từng thống trị thị trường điện thoại thế giới với gần 60% thị phần. Tuy nhiên, gã khổng lồ Phần Lan đã bị buộc phải rời khỏi mảng điện thoại di động trong vòng chưa đầy 2 năm do sự chậm trễ trong việc sử dụng hệ điều hành Android. Nhiều khả năng Huawei cũng sẽ rơi vào tình trạng kinh doanh ảm đạm, thậm chí không loại trừ khả năng phá sản, nếu không có thỏa thuận giữa chính quyền Mỹ và công ty trong vòng 3-5 tháng tới.

Thời gian từ 4-6 năm tới sẽ cho chúng ta một bức tranh và câu trả lời rõ hơn về khả năng liệu Trung Quốc có thể bắt kịp Mỹ về tiến bộ công nghệ và tiến tới thách thức địa vị sự thống trị số 1 của Mỹ hay không.

Mỹ muốn gì từ cuộc đối đầu quyền lực mới với Trung Quốc?  

Có thể thấy khá rõ, mục tiêu của Mỹ với Trung Quốc là kiếm soát chứ không phải làm cho Trung Quốc sụp đổ hay chia năm xẻ bảy vì điều này sẽ tạo ra sự bất ổn cho toàn bộ khu vực và thế giới và đe dọa ngược trở lại đối với an ninh quốc gia của nước Mỹ.

Điều mà Mỹ cần và đang nỗ lực hết mình là buộc Trung Quốc phải từ bỏ tham vọng, hoặc nếu còn tham vọng thì cũng không thể  biến ước mơ hay tham vọng trở thành cường quốc số một thế giới của mình thành hiện thực. Một Trung Quốc “phát triển hòa bình”, không có tham vọng địa-chính trị toàn cầu và không đủ khả năng soán ngôi Mỹ như Anh, Nhật Bản hay Brazil… là điều phù hợp với lợi ích của nước Mỹ.

Hơn ai hết, Trung Quốc biết rõ những khó khăn chồng chất mà mình đang phải đối mặt. Tuy nhiên, địa vị cường quốc và niềm kiêu hãnh dân tộc khiến Trung Quốc không bao giờ chấp nhận các áp đặt đơn phương từ phía Mỹ mà không tìm mọi cách chống lại. Do đó, “trận thư hùng” Mỹ – Trung sắp tới sẽ hết sức khốc liệt và gay cấn vì kẻ thua cuộc có lẽ sẽ sớm lui về dĩ vãng và chìm vào bóng tối như số phận của bao kẻ thua cuộc khác trong quá khứ.

Nguồn: Vietnamne

http://nghiencuuquocte.org/2019/06/21/quan-he-trung-my/

Giải mã vấn đề nợ trong sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’ – Biên dịch: Trần Quang

Liệu Bắc Kinh có thực sự tìm cách mua ảnh hưởng chính trị ở nước ngoài hay không?

Trung Quốc đang có một trong những dấu ấn phát triển toàn cầu lớn nhất. Nước duy nhất có các dòng chảy tài chính quốc tế chính thức lớn hơn là Mỹ.

Tuy nhiên, Washington chi cho Hỗ trợ phát triển chính thức nhiều gấp 4 lần so với Bắc Kinh. Phần lớn nhất của các dòng tiền chính thức của Trung Quốc được xếp vào khoản Tài chính chính thức khác và gần như chi cho các khoản vay để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng, năng lượng và liên lạc.

Những dự án này là một phần của Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI), phương tiện chính của Trung Quốc để thúc đẩy sự phát triển cả trong và ngoài nước. Thông qua các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng, mục đích của Bắc Kinh là kết nối tốt hơn Trung Quốc với các phần khác của thế giới và để tăng cường giao thương dọc con đường này. 5 năm sau khi Tập Cận Bình công bố các kế hoạch của mình về BRI, Trung Quốc đã chi khoảng 25 tỷ USD cho những dự án cơ sở hạ tầng liên quan.

Nhưng các nước được lợi từ các khoản đầu tư của Trung Quốc ở mức độ nào? Theo báo cáo tháng 3/2018 của Trung tâm phát triển toàn cầu (CGD), ít nhất 8 nước có nguy cơ vỡ nợ bởi các khoản cho vay liên quan đến BRI của Trung Quốc. Những người chỉ trích sợ rằng Trung Quốc đang sử dụng các khoản vay để tạo sự phụ thuộc và gia tăng ảnh hưởng chính trị.

“Ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc

Nguyên cố vấn Chính phủ Mỹ và Giám đốc Trung tâm Carnegie-Tsinghua Paul Haenle tóm tắt nội dung chỉ trích: “Một số người tin rằng Trung Quốc đang thực hiện “ngoại giao bẫy nợ” thông qua BRI, khiến các nước đang phát triển phải phụ thuộc vào các khoản nợ và sau đó chuyển sự phụ thuộc đó thành ảnh hưởng địa chính trị”.

Haelen giải thích: “Những lo ngại đặc biệt xung quanh các hành động của Trung Quốc ở Sri Lanka, Pakistan và Malaysia đang là trọng tâm của các cuộc tranh luận về bẫy nợ. Trung Quốc giành được quyền điều hành 99 năm cảng Hambantota ở phía Nam Sri Lanka sau khi chi phí cho dự án đã tăng vượt khỏi tầm kiểm soát buộc Colombo phải từ bỏ quyền kiểm soát cảng để đối lấy gói cứu trợ của Trung Quốc”.

Tìm kiếm giải pháp thay thế việc thanh toán khi các nước không đủ khả năng trả nợ không phải là một cách làm mới đối với Trung Quốc. Báo cáo của CDG cho biết hồi năm 2011, có tin Trung Quốc đã xóa nợ cho Tajikistan để đổi lấy 1.158 km² lãnh thổ tranh chấp. Nhưng theo Haenle, năm 2018, “luận cứ bẫy nợ đã giành được sự tin cậy hơn sau khi Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamed đã hủy bỏ các dự án BRI trị giá 23 tỷ USD và cảnh báo đừng trở thành con mồi của ‘một phiên bản chủ nghĩa thực dân Trung Quốc’”.

Một số nước phương Tây đã nhanh chóng ủng hộ quan điểm này. Ngoại trưởng Mỹ thời đó Rex Tillerson đã cảnh báo về cách tiếp cận phát triển của Trung Quốc trong bài diễn văn tại Đại học George Mason ở Virginia. Theo Tillerson, chiến lược của Trung Quốc “khuyến khích sự phụ thuộc bằng việc sử dụng các hợp đồng mập mờ, các thông lệ cho vay kiểu chiếm đoạt, và các thỏa thuận tham nhũng khiến các nước này mắc nợ và buộc phải cắt giảm chủ quyền, tước bỏ khả năng phát triển lâu dài và ổn định của họ”.

Frans-Paul van der Putten đã theo dõi Trung Quốc trong 12 năm, hiện làm việc tại Clingendael, tổ chức tư vấn chiến lược về quan hệ quốc tế Hà Lan. Ông cho rằng việc tạo ra các khoản nợ giữa các đối tác trong BRI là một chiến lược có chủ ý và được xem xét đầy đủ của Trung Quốc, với mục đích đổi nợ lấy tài nguyên hoặc hỗ trợ ngoại giao sau này là không có khả năng. Nhưng Bắc Kinh cũng hầu như không làm gì để ngăn điều này xảy ra. Điều này phù hợp với cách tiếp cận luôn thực dụng của Trung Quốc, theo van der Putten: “Việc các nước này có trả được nợ hay không thực sự không phải là vấn đề, bởi nếu họ không thể, chúng ta sẽ tìm cách khác để thu lợi”. Trung Quốc không sợ sử dụng các khoản nợ làm đòn bẩy và các thỏa thuận của nước này với những nước mắc nợ đều không theo thể thức và được tiến hành theo từng trường hợp.

Trung Quốc luôn thắng

Với ý tưởng “hợp tác cùng thắng”, Bắc Kinh luôn giành được gì đó từ khoản tài trợ của mình. Nếu đòn bẩy chính trị chỉ là một tác dụng phụ hữu ích, thì Trung Quốc sẽ phải giành được gì từ hàng tỷ USD nước này chi cho cơ sở hạ tầng nước ngoài?

Mô hình phát triển của Trung Quốc dựa vào thương mại. Cơ sở hạ tầng tốt hơn có nghĩa là tăng cường thương mại, thúc đẩy sự phát triển. BRI nhằm kết nối và phát triển các khu vực phía Tây của Trung Quốc, nhưng cũng hướng tới phát triển các thị trường khác thành các lợi thế của mình. Phương Tây đã đạt tới tiềm năng phát triển và sẽ không mua thêm gì từ Trung Quốc. Nhưng châu Phi, với dân số lớn, trẻ và đang gia tăng, là lục địa có tiềm năng phát triển thực sự. Bằng việc thúc đẩy phát triển ở các nước châu Phi, Trung Quốc muốn phát triển và mở một thị trường mới ở lục địa này.

Hơn nữa, theo lời giải thích của van der Putten, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng là “khoản đầu tư vào quan hệ tốt hơn giữa Chính phủ Trung Quốc và chính phủ của nước tiếp nhận. Cho vay là một lợi thế ngoại giao, bởi nó thắt chặt các quan hệ với một nước cụ thể. Đó là một thu hoạch của Trung Quốc mà không thể thể hiện bằng tiền”.

Cái có thể được thể hiện bằng tiền là công việc mà Trung Quốc cung cấp cho các công ty xây dựng của mình thông qua các dự án BRI. Ngân hàng chính sách Trung Quốc thường cung cấp tiền cho một dự án cụ thể tại nước vay nợ với điều kiện các công ty Trung Quốc thực hiện dự án. Van der Putten giải thích: “Vì vậy, đa phần các dòng tiền chảy từ các ngân hàng chính sách Trung Quốc tới các công ty xây dựng của Trung Quốc. Đường sắt đang được xây dựng, đường cao tốc đang được xây dựng. Có lẽ nó sẽ không bao giờ được sử dụng, nhưng các công ty xây dựng này đã đạt được mục tiêu của mình”.

Lấp đầy khoảng trống cơ sở hạ tầng

Nhưng Trung Quốc được lợi không nghiễm nhiên có nghĩa là các nước tiếp nhận không thu được gì. Các dự án cơ sở hạ tầng Trung Quốc đang đáp ứng nhu cầu cần thiết – Ngân hàng phát triển châu Á ước tính rằng chỉ riêng châu Á cần khoảng 26.000 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho tới năm 2030 để duy trì tốc độ tăng trưởng hiện nay. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), thiếu cơ sở hạ tầng thích hợp là một trong những khó khăn lớn nhất đối với sự tăng tưởng và phát triển ở châu Phi và Mỹ Latinh. Vì vậy, theo Haenle, việc BRI tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng có thể đi đến “tình huống rõ ràng ‘hai bên cùng thắng’”. Haenle lập luận: “Đầu tư cơ sở hạ tầng hay thúc đẩy liên kết toàn cầu trong thế giới phát triển vốn chẳng có gì sai”.

Theo Marina Rudyak, người đã làm việc trong lĩnh vực phát triển trong nhiều năm và hiện đang hoàn thành luận án tiến sĩ về sự hợp tác phát triển Trung Quốc tại Đại học Heidelberg (Đức), có một “khoảng cách rất lớn giữa số tiền cần có để phát triển và số tiền hiện có, nhất là trong cơ sở hạ tầng”,. Các tổ chức đa phương và các nhà tài trợ hiện nay không thể tài trợ tất cả những dự án phát triển cần thiết do đó vẫn còn nhiều không gian cho Trung Quốc bên cạnh các nhà tài trợ truyền thống. “Đó không phải vấn đề về tiền của Mỹ hay Trung Quốc, tiền của EU hay Trung Quốc. Châu Phi cần tất cả”.

Van der Putten giải thích rằng các ngân hàng phát triển quốc tế, như Ngân hàng phát triển châu Phi và Ngân hàng Thế giới, đã giới hạn các khoản tài trợ sẵn có. Điều này không đủ để tài trợ cho tất cả các dự án phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết. Các ngân hàng thương mại phương Tây không thể cung cấp các khoản cho vay rủi ro kể từ sau khủng hoảng kinh tế. Van der Putten nói: “Vai trò của Trung Quốc là rất quan trọng bởi họ không chỉ là một nguồn tài chính thay thế, mà còn là một nguồn tài chính thực sự lớn”.

Các ngân hàng phát triển của Trung Quốc, như Ngân hàng phát triển Trung Quốc và Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (Exim), cung cấp tài chính cho dự án dựa vào mức giá bình thường. Van der Putten nhấn mạnh: “Đây không phải là viện trợ phát triển”, nhưng nó có một số đặc điểm của viện trợ phát triển. “Có những khoản vay rủi ro cho các nước đang phát triển, nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng của họ”.

Mô hình cho vay của Trung Quốc

Tiền của Trung Quốc lấp đầy khoảng trống trong quỹ tài trợ cơ sở hạ tầng quốc tế. Vậy tại sao nó lại gây ra nợ nần và tranh luận? Lý do là hầu hết quỹ tài trợ BRI đang dựa vào các cấu trúc quan hệ giữa hai nhà nước. Điều này có thể tạo ra các thách thức về khoản nợ chính phủ với các tác động có thể có đối với các mối quan hệ song phương.

Các khoản nợ thường được thực hiện theo các tiêu chuẩn được quyết định bởi các tổ chức đa phương như Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế hay các cơ chế đa phương như Câu lạc bộ Paris. Nhưng Trung Quốc không phải là thành viên của Câu lạc bộ Paris, vì vậy nước này không cần thông báo cho các thành viên về các hoạt động tín dụng của mình và không phải theo bất kỳ tiêu chuẩn nào.

Báo cáo của CDG kết luận: “Không có một khuôn khổ đa phương chỉ dẫn hay khuôn khổ khác để xác định cách tiếp cận của Trung Quốc với các vấn đề về tình bền vững của các khoản nợ, chúng ta chỉ có bằng chứng có tính giai thoại về các hoạt động đặc biệt mà Trung Quốc thực hiện làm cơ sở để mô tả cách tiếp cận chính sách của quốc gia”.

Theo giải thích của Scott Morris, một trong những tác giả của báo cáo CDG về nợ ở các nước BRI, thay vì các tiêu chuẩn phổ quát, “Trung Quốc nói chung tuân thủ luật địa phương khi cho vay để thực hiện các dự án phát triển. Điều này có nghĩa là các tiêu chuẩn cao khi luật địa phương mạnh và tiêu chuẩn rất thấp khi luật yếu”. Sự khác nhau với các khoản vay từ các tổ chức như Ngân hàng Thế giới là những tổ chức này đánh giá luật địa phương và sẽ áp đặt sự bảo hộ của mình nếu luật địa phương quá yếu. Morris cho biết Trung Quốc bỏ lại trách nhiệm này cho các chính phủ đối tác và “tuân thủ theo luật địa phương”. Ông bổ sung thêm: “Trung Quốc cũng không nhạy cảm với các vấn đề về tình bền vững của nợ, vì thế các điều khoản cho vay không hoàn toàn phù hợp với các rủi ro nợ của quốc gia. Vì thế, việc các nước tiếp nhận được lợi từ các khoản vay của Bắc Kinh đến mức độ nào phụ thuộc rất nhiều vào các tiêu chuẩn của riêng họ”.

Cái giá Bắc Kinh phải trả

Trung Quốc cũng phải trả giá cho các vấn đề nợ ở các nước trong BRI. Trong các năm 2000-2014, Bắc Kinh chi 13 tỷ USD cho các hoạt động liên quan đến nợ. Về vấn đề nợ khó đòi, Trung Quốc giảm rủi ro bằng việc mở rộng các điều khoản cho vay.

Theo Morris, Trung Quốc cũng chịu rủi ro đáng kể khi những bên cho vay không được trả nợ. Morris nói: mặc dù “nợ là yếu tố cần thiết cho đầu tư cơ sở hạ tầng, số lượng lớn các khoản nợ gây rủi ro lớn và cần quản lý cẩn thận bởi những người cho vay và những người đi vay”.

Rudyak cho biết rằng điều quan trọng nhất là sự chỉ trích quốc tế cũng đang tạo một “vấn đề lớn ở Trung Quốc”. “Công luận Trung Quốc chỉ trích gay gắt khoản viện trợ và các khoản cho vay của Trung Quốc”. Trung Quốc không những không thu lại được tiền mà còn chịu sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Ngày càng có nhiều người Trung Quốc hỏi tại sao Bắc Kinh không chi số tiền này cho người nghèo ở trong nước.

Trung Quốc và các khoản cho vay đa phương

Trong một khuôn khổ đa phương, Trung Quốc đang hoạt động theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới. Theo Rubyak, Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) “hoàn toàn” đáp ứng được các quy định trong hệ thống Bretoon Woods. “Nếu bạn nhìn vào công việc thực tế họ đang làm, ngoại trừ nó được người Trung Quốc thành lập hoặc đề xuất và được đặt ở Bắc Kinh, bên cạnh tất cả các ngân hàng chính sách khác của Trung Quốc, nó là một ngân hàng đa phương bình thường và nhàm chán”.

AIIB lưu thông số tiền ít hơn rất nhiều so với các ngân hàng chính sách khác của Trung Quốc, như Ngân hàng phát triển Trung Quốc hay Ngân hàng Exim Trung Quốc. Một số người chỉ trích khẳng định rằng Trung Quốc muốn xây dựng một hệ thống riêng bên cạnh trật tự thống trị hiện nay hoặc các thể chế Bretton Wooods như Ngân hàng Thế giới và IMF. Với những ngân hàng chính sách của mình, Bắc Kinh có thể tránh được hạn chế của trật tự hiện nay, các tiêu chuẩn và quy chế mà liên quan chặt chẽ đến trật tự đó.

Van der Putten không nghĩ Trung Quốc muốn thay thế Ngân hàng Thế giới. Ông nói: “Khi nói tới tài trợ phát triển và tài trợ cơ sở hạ tầng, Trung Quốc chỉ sử dụng tất cả các phương tiện có sẵn”. Nhưng Bắc Kinh có thể sử dụng ảnh hưởng cho vay đang ngày một tăng để tăng cường sức ảnh hưởng trong Ngân hàng Thế giới.

Haenke nói: “Dĩ nhiên Trung Quốc cũng sẽ tìm cách có được tầm vóc và ảnh hưởng toàn cầu tương xứng với sức mạnh của nước này”. Trong các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Bắc Kinh vẫn không có mức độ ảnh hưởng như họ mong muốn. “Bắc Kinh đang đảm nhận vai trò lãnh đạo lớn hơn trong các tổ chức Bretton Woods và Liên hợp quốc, nhưng cũng thành lập các tổ chức riêng mà nước này cho rằng thích nghi tốt hơn với thực tế ngày nay”.

Quan điểm này được chia sẻ ngày càng nhiều bởi các nhà lãnh đạo thế giới. Trong khi kêu gọi nỗ lực hiện đại hóa các tổ chức để phản ánh cán cân quyền lực hiện nay thay vì tạo ra những cái mới, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nói gián tiếp tới Trung Quốc. Tại Diễn đàn kinh tế thế giới vào tháng 1/2019, Angela Merkel nói: “Từ phía chúng ta, bị ảnh hưởng bởi các giá trị phương Tây, chúng ta nên sẵn sàng xem xét các tổ chức đã có và nhìn nhận cán cân quyền lực được phản ánh một cách thực tế với các tổ chức đó. Chúng ta phải chấp nhận các thực tế và cải cách mới và một cách tiếp cận mới sẽ làm yên lòng những ai đang ngờ vực về hệ thống quốc tế”.

Bằng việc thành lập các tổ chức mới, Haenle tin rằng “Trung Quốc không muốn phá hủy trật tự quốc tế, nước này muốn khôi phục nó. Tôi có một người bạn Trung Quốc so sánh quan điểm của Bắc Kinh về trật tự quốc tế với các đền thờ. Họ muốn xây những đền thờ mới, sửa chữa những đền thờ cũ, nhưng họ không muốn dỡ bỏ bất kỳ đền thờ nào”. Sẽ không hợp lý khi Trung Quốc muốn lật đổ trật tự quốc tế, vì “Trung Quốc là một trong những nước được lợi nhất từ trật tự toàn cầu trong 4 thập kỷ qua”.

Các mục đích và chính trị

Theo Rudyak, các tổ chức Bretton Woods “đang phản ánh những gì sau năm 1945 và thế giới đã thay đổi. Nhưng hiện nay tất nhiên khó khăn với cải cách là việc nhiều nước, muốn có tiếng nói lớn hơn, không phải các nền dân chủ tự do”.

Morris và các đồng tác giả khẳng định rằng Bắc Kinh nên đa phướng hóa BRI để tổ chức lại những nỗ lực ngày càng tăng của Trung Quốc trong tài trợ phát triển quốc tế và giảm thiểu các vấn đề nợ. Theo lời Morris: “Trung Quốc đánh giá cao sự can dự của mình với các tổ chức đa phương bởi đây là mối quan hệ ảnh hưởng. Tôi nghĩ các tổ chức này có cơ hội lớn nhất để thuyết phục và giúp Trung Quốc cải thiện các dự án và các tiểu chuẩn cho vay”,.

Bước đi gần đây của Trung Quốc nhằm mở một trung tâm phát triển năng lực chung với IMF là một động thái đáng khích lệ, với mục đích đào tạo các chuyên gia về chính sách và kinh tế vì vậy các nước có thể quyết định tốt hơn liệu có nên tiếp nhận khoản vay hay không.

Rudyak khẳng định: “Thực tế là Trung Quốc có rất nhiều tri thức phát triển để chia sẻ. Trung Quốc đi từ nghèo đói đến vị trí hiện nay là điều mà không một ai trong chúng ta ở phương Tây làm được theo cách tương tự và trong khoảng thời gian như thế”.

Thay vì những chỉ trích chung chung về “ngoại giao bẫy nợ”, chúng ta nên phân tích rõ hơn những dự án cụ thể nào sai hay đúng và tại sao.

Sophie van der Meer là nhà khoa học chính trị, nhà báo Hà Lan. Bài viết được đăng trên The Diplomat.

http://nghiencuuquocte.org/2019/06/22/van-de-no-sang-kien-vanh-dai-va-con-duong/

 

 

Các tổng thống Mỹ và Việt Nam (phần II) – Vũ Linh 

Tuần này, chúng ta bàn qua phần hai của bài nhận định về vai trò của các tổng thống Mỹ trong việc mất trọn miền Nam VN vào tay VC.

Ba tổng thống Johnson, Nixon, và Ford sẽ được bàn qua trong phần này.

Đây là giai đoạn chiến tranh VN lên cao điểm, rồi đi đến kết cuộc bi thảm mà ta đã biết.

4. TT Johnson. Dân Chủ 1963 – 1968

TT Kennedy bất ngờ bị ám sát chết ba tuần sau khi TT Diệm bị giết. Nhiều người tin dị đoan sẽ gọi là ‘quả báo’? TT Johnson lên thay thế, một năm sau ông ra tranh cử và đắc cử, làm tổng thống chính danh chứ không còn là ‘tổng thống ngáp’ sau khi TT Kennedy chết, nhưng 4 năm sau đó, quyết định không ra tranh cử nữa.

TT Johnson, dân ‘cao bồi’ Texas thứ thiệt, chủ trương cứng rắn hơn TT Kennedy. Ngay từ đầu, ông muốn tiếp tục hậu thuẫn TT Diệm, phản đối lại mọi đề nghị đảo chánh, chống ngay cả những áp lực đẩy cố vấn Nhu ra ngoài vòng quyền lực. Ngay sau khi nhậm chức, ông đã muốn can dự mạnh, nhưng vì phải ra tranh cử cuối năm 1964, nên phải dè dặt, tuyên bố sẽ không cho “thanh niên Mỹ chết trong đồng ruộng Á Châu” và đả kích mạnh thái độ ‘diều hâu’ cực đoan của ứng cử viên CH ông Barry Goldwater.

Sau khi đắc cử, ông mau mắn lật ngược chính sách, can thiệp mạnh vào nam VN, nhất là sau khi tình hình VN suy xụp mau chóng qua các ‘chỉnh lý’ không ngừng của các tướng lãnh.

TT Johnson quyết tâm sẽ không là tổng thống Mỹ đầu tiên thua trận hay bỏ rơi đồng minh. Trong thời gian đầu, ông được hậu thuẫn của đảng DC khi đó nắm đa số tại cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện. Đảng CH diều hâu cũng hậu thuẫn tuy họ đòi hỏi những biện pháp can thiệp còn mạnh hơn nữa. Quốc hội biểu quyết cho TT Johnson toàn quyền đánh BV sau vụ tàu Maddox bị tàu VC bắn, qua Nghị Quyết Tonkin –Tonkin Resolution- chỉ có đúng 2 phiếu chống so với 98 phiếu thuận tại Thượng Viện, với 0 phiếu chống và 416 phiếu thuận tại Hạ Viện. Mở màn cho các chiến dịch dội bom Bắc Việt kéo dài qua tới thời TT Nixon.

Cái nhức răng cho TT Johnson là ông là người có khuynh hướng cấp tiến nặng, có tham vọng lớn muốn thay đổi xã hội, tung ra các chương trình cấp tiến để thực hiện cái mà ông gọi là Great Society, nhưng kẹt chiến tranh VN, vừa tốn tiền quá mức, vừa gây phân hóa lớn trong chính trường cũng như trong dư luận quần chúng, là những cản trở vĩ đại cho giấc mộng Great Society.

Sau vài năm đầu thậm thụt leo thang từng bước, đưa đến việc hơn nửa triệu quân Mỹ tham gia cuộc chiến mà vẫn không thấy ‘ánh sáng cuối đường hầm’, ông tìm cách ‘tháo chạy’ nhưng không tìm ra lối thoát.

Những cố gắng mở đường nói chuyện với VC qua nhiều ngã đều thất bại. Ngay cả sau khi Mỹ và VC thỏa thuận gặp nhau tại Paris tháng 5/1968 sau khi VC thảm bại trong vụ tổng công kích Mậu Thân, hai bên cũng chẳng đi đến một thỏa thuận nào hết, tranh cãi cả mấy tháng trời về những chuyện lẩm cẩm như hình thù cái bàn họp. Thật ra, VC cố tình trì hoãn để đợi bầu cử tổng thống Mỹ cuối 1968. Khi hai bên chuẩn bị nói chuyện cũng là lúc TT Johnson đã công khai tuyên bố ông không ra tranh cử lại, trong khi các ứng cử viên tổng thống của đảng DC, trong đó có các thượng nghị sĩ Eugene McCarthy, George McGovern và Robert Kennedy, đều công khai muốn Mỹ rút khỏi VN.

TT Johnson là người chịu trách nhiệm mang hơn nửa triệu quân Mỹ vào VN, ‘chiếm’ quyền trực tiếp điều hành cuộc chiến từ quân sự đến chính trị, với những hậu quả tốt cũng như xấu. Tốt vì hiển nhiên đã cứu miền Nam khỏi một đại bại ngay từ những năm 65-66 khi quân lực VNCH gần như tan hàng vì những chỉnh lý của các tướng, chỉ lo đánh lẫn nhau chứ không lo đánh VC nữa. Xấu vì đúng như TT Eisenhower và TT Diệm đã lo ngại, việc Mỹ can thiệp trực tiếp quá mạnh, đã khiến VNCH mất chính nghiã, tặng cho VC một vũ khí tuyên truyền vô giá là “lính da trắng Mỹ chỉ là thay thế lính da trắng Pháp thôi”.

Qua việc TT Johnson can thiệp mạnh, nhiều người nghe theo tuyên truyền của CS cho rằng việc đó thể hiện tính ‘đế quốc’ của Mỹ. Thật ra, nếu hiểu người Mỹ rõ thì sẽ biết quyết định can thiệp mạnh của TT Johnson chẳng qua là đúng theo tính người Mỹ, làm gì cũng muốn mình là người lấy quyết định trọn vẹn, không tin người khác có khả năng làm được việc, nhất là khi thấy cấp lãnh đạo VNCH, từ TT Diệm đến các tướng lãnh, đều đã đi từ thất bại này đến thất bại khác.

Đáng tiếc thay, chính quyền Mỹ cũng không khá hơn, đã đưa ra hết chiến lược sai lầm này đến chính sách trật bét nọ, luôn đi theo VC nhưng chậm hơn một bước. Ban đầu, Mỹ chờ đợi một cuộc chiến quy ước lớn kiểu Bắc Hàn xâm lăng Nam Hàn, thì VC chơi du kích chiến. Khi Mỹ chuyển qua chống du kích trong rừng thì VC tổng công kích thành phố. Khi Mỹ lo bảo vệ thành phố và lùng du kích VC trong núi, thì VC xua thiết giáp tràn qua biên giới.

TT Johnson coi cuộc chiến như một cuộc đấu võ chính trị trong đó quân sự chỉ là công cụ. Tất cả các chiến dịch quân sự lớn, tất cả các cuộc đánh bom BV, đều phải được Tòa Bạch Ốc ô-kê dựa trên tính toán chính trị, từ nhu cầu, ý nghiã, đến hậu quả. Rồi lại còn phụ thuộc vào phân tích thống kê điện toán –computer data analysis- theo kiểu tỷ lệ địch chết so với số lượng đạn bắn, số làng đã bình định so với số bom đã thả,… Nhiều chuyên gia đã nhận xét không sai là cuộc chiến không phải do các tướng bốn năm sao điều hành trên chiến trường, mà là do các sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, chuyên gia tranh cãi lý thuyết chính trị và phân tích thống kê, làm việc trong phòng lạnh tại Tòa Bạch Ốc hay Ngũ Giác Đài, chỉ nhìn thấy những con số thống kê, chưa bao giờ thấy một giọt máu hay nghe một phát súng nổ.

Mỹ thua vì không hiểu mà cũng chẳng bao giờ muốn tìm hiểu những yếu tố tâm lý chính trị đặc thù của VC nói riêng và VN nói chung, mà chỉ trông cậy vào hỏa lực. Lý luận của người Mỹ: Mỹ đã diệt tan cả Đức lẫn Nhật, luôn cả Trung Cộng tại Bắc Hàn, mà đâu có cần tìm hiểu tâm lý của Hitler, Hirohito hay Mao gì đâu, sao bây giờ phải thắc mắc chuyện mấy ông nông dân Việt nghĩ gì? Ngay cả các tướng tá, sĩ quan VNCH nghĩ gì, Mỹ cũng chẳng cần biết.

Cái sai lầm của lập luận này là Đức, Nhật và Trung Cộng đều dùng hỏa lực của họ chống lại hỏa lực của Mỹ, và họ thua; trong khi VC không dùng hỏa lực mà dùng chiến tranh gặm nhấm. Vũ khí chính của VC là lấy lòng dân bằng đủ cách, từ dụ dỗ ngon ngọt đến lừa gạt xảo trá nhất đến khủng bố và giết thẳng tay, tùy đối tượng. Với mục đích kéo dài cuộc chiến, gặm nhấm vào tính kiên nhẫn của dân Mỹ. Trong khi HCM nói chuyện “100 năm trồng người” thì người Mỹ chỉ nhìn thấy 4 năm nhiệm kỳ một tổng thống.

Dĩ nhiên là VC cũng phải dùng hỏa lực, nhưng chỉ để ‘dứt điểm khi thời cơ chín mùi’. Ở đây ta thấy ngay cái sai lầm của cấp lãnh đạo VC, quá chủ quan, quá tin tưởng vào tuyên truyền của chính mình, tưởng ‘cơ hội dứt điểm’ đã tới với Mậu Thân 68 và Mùa Hè 72, để rồi cả hai lần đều ôm đầu máu, chết lính như rạ. ‘Cơ hội dứt điểm’ chỉ thực sự đến với VC năm 75 khi quốc hội DC Mỹ đã cắt đứt cuống rốn cung cấp bom đạn và xăng nhớt cho QLVNCH.

Chính sách của TT Johnson tiêu biểu cho chính sách đối ngoại cũng như quân sự của các tổng thống của đảng DC: bao đồng muốn can dự nhưng lại nhát tay, vừa đánh vừa run vì sợ TC nhẩy vào. Khi TT Johnson được mật báo có cả ba trăm ngàn lính TC ở BV, ông tiếp tay VC dấu nhẹm tin này vì sợ đụng độ lớn với TC.

5.     TT Nixon. Cộng Hòa 1969 – 1974

TT Johnson không ra tranh cử lại, đảng DC đưa PTT Hubert Humphrey ra chống lại cựu PTT Richard Nixon. Ông Nixon thắng.

Ông Nixon khi ra tranh cử bảo đảm ông đã có “kế hoạch bí mật” để chấm dứt chiến tranh VN. Sau này, kế hoạch bí mật đó được bật mí và mọi người thấy đó là giải quyết cuộc chiến VN bằng cách nói chuyện thẳng với các đàn anh đang đỡ đầu VC là Liên Xô và Trung Cộng, trao đổi quyền lợi dựa trên tính toán địa chính trị toàn cầu, trong khi chỉ điều đình với VC về chi tiết đình chiến, rút quân, và trao trả tù binh.

TT Nixon nhìn cuộc chiến VN dưới nhiều khiá cạnh:

– Cuộc chiến VN là một vi khuẩn vĩ đại gây phân hóa không hàn gắn được trong xã hội và chính trị Mỹ, làm tê liệt tất cả mọi chương trình nội bộ hay ngoại giao của Mỹ. Chưa kể tốn kém quá mức về tiền bạc và nhất là sinh mạng thanh niên Mỹ. Mà lại không thấy giải pháp nào khi khối CS quốc tế vẫn kiên trì giúp VC và VC nghiến răng thí mạng cùi tới cùng. Ông cho rằng việc cần phải làm là một mặt củng cố quân lực VNCH qua sách lược gọi là ‘Việt Nam hóa’, mặt khác điều đình với Liên Xô và TC chấm dứt hay ít nhất giảm mạnh viện trợ quân sự của họ cho VC, như vậy sẽ giúp cho VNCH một cơ hội đánh nhau ngang tay với VC, và trong cuộc chiến ‘ngang tay’ đó, TT Nixon tin tưởng VNCH sẽ chỉ thắng hay huề, không thể thua.

– Nhưng quan trọng hơn nữa trong cái viễn kiến quốc tế của TT Nixon, cuộc chiến VN là một chất keo kết nối khối CS, nhất là Nga và Tàu, mà nếu Mỹ chấm dứt can thiệp thì chất keo sẽ tan và mấy ông CS sẽ túm đầu đánh nhau túi bụi. Khối CS quốc tế đang bị chi phối bởi việc dành ảnh hưởng giữa hai ông anh lớn, Mỹ cần phải triệt để khai thác phân hóa đó để tạo ra thế chân vạc, ‘tam quốc tân thời’, chứ hai ông CS lớn đó ngồi với nhau thì Mỹ khó chống đỡ.

TT Nixon đã có viễn kiến xa hơn tất cả mọi người. Sau khi chiến tranh VN chấm dứt, quan hệ Liên Xô – Trung Cộng đổ vỡ hoàn toàn, không hàn gắn được. Sau đó, ngay cả TC cũng đánh VC trong khi VC đánh Căm-Pu-Chia. Chuyện ‘môi hở răng lạnh’ biến thành răng cắn cho đứt môi.

Phải thẳng thắn nhìn nhận chiến tranh VN là một hột cát kẹt trong con mắt của Mỹ, không có một ích lợi nào mà chỉ làm cộm mắt. TT Nixon thực sự muốn chấm dứt chiến tranh VN. Nhưng cũng không khác TT Johnson, ông không muốn là tổng thống đầu tiên thua trận, nhất là thất hứa không bảo vệ đồng minh. Thất hứa đó, ông sợ Mỹ sẽ phải trả giá quá cao khi Mỹ và khối Liên Xô-TC còn đang tranh dành ảnh hưởng trên các quốc gia đệ tam. Mỹ bỏ miền Nam VN quá dễ dàng sẽ khiến các quốc gia đệ tam cân nhắc việc làm đồng minh với Mỹ.

Điều ông hy vọng là sẽ có thể điều đình trên đầu VC, tức là điều đình thẳng với Liên Xô và TC để hai xứ đàn anh này ép VC chấp nhận một giải pháp nào đó mà sẽ không có bên nào thắng bên nào thua, chấm dứt chiến tranh VN theo mô thức Triều Tiên, duy trì tình trạng hai miền trong khi chờ đợi thống nhất có thể cả chục năm sau.

TT Nixon sai lầm và thất bại vì ông đã không tính trước sự chống đối quá mạnh của đối lập DC và nhất là không tính Watergate.

Đảng DC thất bại với TT Johnson nhất quyết không cho ông CH Nixon thành công. Trong suốt thời gian nắm quyền, ông Nixon đã gặp phải chống đối tuyệt đối của phe đối lập DC và TTDC thiên tả suốt ngày bôi bác miền Nam và ca tụng VC, chưa kể hàng vạn người xuống đường biểu tình liên tục cả mấy năm trời. Chỉ trong 4 năm nhiệm kỳ đầu, TT Nixon đã bị Hạ Viện DC biểu quyết hơn 80 lần, trung bình 3 tuần một lần trong suốt bốn năm liền, đòi TT Nixon chấm dứt can dự vào cuộc chiến.

Tháng Chạp 1969, Thượng Viện DC thông qua luật Church-Cooper (thượng nghị sĩ DC Frank Church của Idaho, và CH John Cooper của Kentucky) cấm triệt mọi hoạt động quân sự -hành quân hay dội bom- trên lãnh thổ Lào. Đường mòn Hồ Chí Minh được các nghị sĩ DC Mỹ bảo đảm an toàn tuyệt đối.

Năm 1974, VNCH bất lực nhìn VC chuyển quân và súng đạn ào ạt vào Nam VN qua đường mòn bây giờ đã thành xa lộ HCM. TT Nixon muốn đánh bom, nhưng bị vướng xình lầy Watergate, không đủ hậu thuẫn chính trị để vượt qua luật Church-Cooper.

Tháng 6, 1970, Thượng Viện DC thông qua tu chính Church-Cooper cấm chính quyền Nixon không được chi một đồng nào cho cuộc chiến tại Căm-Pu-Chia, cấm gửi lính qua hay đánh bom xứ này luôn. Đến phiên các mật khu VC trên đất Căm-Pu-Chia được Thượng Viện DC Mỹ bảo đảm an toàn. VC di chuyển bộ tư lệnh từ “R” ở Nam VN qua Căm–Pu-Chia.

Năm 1973, lấy cớ Hiệp Định Paris đã ký, TNS Church lại cho thông qua luật mới cắt hết mọi viện trợ quân sự cho ba nước Việt-Miên-Lào. QLVNCH hết nhận được viện trợ quân sự. Cũng năm 1973, quốc hội thông qua luật War Power Act, Quyền Tham Chiến, bắt tổng thống phải xin phép quốc hội nếu tham gia bất cứ cuộc chiến nào quá ba tháng. Vì Hiệp Định Paris đã chấm dứt chiến tranh VN, nếu Mỹ trở lại VN thì sẽ coi như mở đầu một cuộc chiến mới, phải có sự chấp thuận của quốc hội do DC nắm đa số tại cả hai viện. (Cả hai luật cắt viện trợ hoàn toàn và cấm tham chiến khi đó được tân nghị sĩ Joe Biden ủng hộ)

Trong khung cảnh ‘nội chiến’ với đối lập DC đó, TT Nixon lại dính vào vụ Watergate, dĩ nhiên bị TTDC và DC triệt để khai thác, cuối cùng ép ông phải từ chức.

Câu hỏi không bao giờ có câu trả lời: nếu TT Nixon không bị DC chặt chân trói tay và dính lầy Watergate thì số phận VN sẽ ra sao? Hiệp Định Paris sẽ như thế nào? Ông sẽ đối phó thế nào khi thấy VC chuyển quân giữa ban ngày trên xa lộ HCM? Ông sẽ phản ứng ra sao khi VC xé Hiệp Ước Paris, tung thiết giáp chiếm Nam VN năm 75?

Nhiều người VN trách cứ TT Nixon và nhất là cố vấn Kissinger đã gian trá, lừa gạt VNCH, bán đứng VNCH cho Trung Cộng, để bảo vệ Do Thái.

Luận cứ này có đúng nhưng cũng sai. Đúng ở điểm TT Nixon muốn tìm giải pháp rút khỏi VN và nhiều khi đã không hoàn toàn chân thật với TT Thiệu, vì nhu cầu bảo vệ quyền lợi Mỹ cũng như thực hiện sách lược ‘tam quốc’ của ông, trong khi ông lại không muốn TT Thiệu công khai chống vì ông sợ mang tiếng phản đồng minh, do đó đã dấu TT Thiệu nhiều chuyện. Không đúng ở điểm TT Nixon muốn bán đứng VNCH cho TC với bất cứ giá nào, để bảo vệ Do Thái. Tố Kissinger “bán đứng VN để bảo vệ Do Thái” là một luận cứ thô thiển dễ ăn khách vì Kissinger là Do Thái. Cũng chỉ là một giả thuyết nằm trong câu chuyện hư cấu thế lực ngầm Do Thái thao túng cả thế giới. Thật ra, Do Thái chưa bao giờ là một yếu tố quan trọng trong việc giải quyết chiến tranh VN.

TT Nixon cố gắng tìm một giải pháp để VNCH có thể tồn tại lâu dài, qua những cuộc dội bom Căm-Pu-Chia và nhất là những cuộc dội bom trên Hà Nội mùa Giáng Sinh 72, nhưng mỗi lần ông ra tay mạnh là một lần bị khối DC ra luật mới trói tay thêm.

Luận cứ TT Nixon bán đứng miền Nam thật ra là do phe DC tung ra để chạy tội sau khi mất miền Nam, dấu nhẹm tất cả những biểu quyết của khối DC tại quốc hội đã khoá chặt tay TT Nixon. Nếu quốc hội đã ra luật cắt mọi viện trợ quân sự, cấm Mỹ dội bom trên cả bốn vùng, nam và bắc VN, Lào và Căm-Pu-Chia, cấm cả tổng thống không được tham chiến trở lại thì cho dù TT Nixon muốn giữ miền Nam thì ông có cách nào? Làm sao có thể nói TT Nixon là người chịu trách nhiệm về việc bỏ/mất VNCH? Điều ngạc nhiên phải nói là việc ông đã cứng cựa, cầm cự dai dẳng được 4 năm, vớt vát đến cùng, trước khi ký Hiệp Định Paris.

TT Nixon bị phe đối lập DC đánh đến độ không còn giữ được cái ghế của ông, làm sao giữ được cả miền Nam VN?

6.     TT Ford. Cộng Hòa 1974 – 1976

TT Ford nhậm chức sau khi TT Nixon từ chức. Ông thừa hưởng một nước Mỹ đang bị khủng hoảng nặng chưa từng thấy và phải tập trung mọi nỗ lực để cứu con bệnh Mỹ, trong khi uy tín ông không có bao nhiêu vì chỉ là tổng thống ‘ngáp’ do Nixon chỉ định chứ không ai bầu (tuy ông có được quốc hội phê chuẩn). Trong chuyện VN, ông hoàn toàn bị trói tay bởi Hiệp Định Paris cũng như các luật Church-Cooper.

Khi VC rầm rộ chiếm miền Trung, ào ạt nam tiến, TT Ford tìm mọi cách cứu giúp. Ông yêu cầu quốc hội cho lính Mỹ trở lại viện cớ không phải để cứu nam VN, mà là để cứu lính và dân Mỹ còn đang ở VN. Ông cũng yêu cầu quốc hội cho tháo khoán khẩn cấp 720 triệu tiền viện trợ quân sự đã được phê chuẩn cho tài khoá 75 nhưng chưa tháo khoán. Những yêu cầu này bị quốc hội DC bác bỏ. Nhưng TT Ford vẫn bất chấp, trong những ngày cuối, cho chở hàng loạt vũ khí, đại bác, súng đạn qua cho VNCH, lấy cớ thay thế hao mòn, trên nguyên tắc được Hiệp Định Paris cho phép. (Những chuyến bay này chở bom đạn đến, khi rời VN thì chở qua Mỹ hàng ngàn trẻ mồ côi VN; chuyến bay đầu tiên, họa vô đơn chí, rớt ngay tại Tân Sơn Nhất, cả trăm trẻ em bị chết)

Cuối tháng Tư 75, khi VC gõ cửa Sàigòn, quốc hội DC cũng bác luôn yêu cầu của TT Ford xin viện trợ khẩn cấp 300 triệu để tăng cường bảo vệ thủ đô Sàigòn và phần còn lại của miền Nam trong khi chờ đợi (hy vọng?) các bên điều đình lại. Cận ngày mất nước khi không còn hy vọng gì, TT Ford xin chuyển số 300 triệu này qua một quỹ đặc biệt giúp chuyên chở và định cư tại Mỹ khoảng 200.000 quân cán chính VNCH mà ông cho rằng chắc chắn sẽ bị VC giết sau khi họ chiến thắng. Đề nghị này cũng bị quốc hội DC bác.

Mãi đến ngày 23/5, ba tuần sau khi VNCH đã mất, trong khi cả vạn người Việt đang chờ tại Guam và Wake, và sau những vận động mạnh của TT Ford trong hậu trường, quốc hội mới biểu quyết chấp nhận 130.000 người Việt đầu tiên tỵ nạn. Ở đây, phải ghi nhận khi đó, tân thượng nghị sĩ Joe Biden đã là tiếng nói chống đối mạnh nhất.

Kết

Nhìn vào thực tế lịch sử, VN từ thời Quốc Gia VN đến Đệ Nhất rồi Đệ Nhị Cộng Hòa, cũng kể luôn cả chế độ VC tại miền Bắc, trước sau vẫn chỉ là quân chốt trên bàn cờ chính trị thế giới. Quân chốt của Mỹ và quân chốt của khối CS quốc tế, trong một cuộc chiến ‘ủy nhiệm’ không hơn không kém. Việc đánh hay giúp VN –QG hay CS- luôn nằm trong những tính toán lớn của các đại cường. Cấp lãnh đạo VN từ CS đến QG, có tiếng nói rất nhỏ và quyền hành còn nhỏ hơn nữa.

Dù vậy, cũng không thể nói cấp lãnh đạo VN hoàn toàn không có trách nhiệm. Về phiá quốc gia, những chuyện như Bảo Đại ăn chơi trác táng không lo việc nước, hay TT Diệm xây dựng nên một quốc gia thịnh vượng và ổn định, nhưng sau đó phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng trở nên độc đoán, hay các tướng lãnh đảo chánh trên danh nghiã để đánh VC hữu hiệu hơn, nhưng rồi vì tham vọng cá nhân liên tục chỉnh lý lẫn nhau, bán cái việc đánh VC cho Mỹ, các sư sãi ‘chống chiến tranh’, linh mục ‘chống tham nhũng’, sinh viên ‘chống bắt lính’, ký giả ‘đi ăn mày’, nhân sĩ ‘đòi quyền sống’, các chính khách thời cơ ‘cẳng giữa’, những cuộc triệt thoái hỗn độn qua những quân lệnh bất nhất, rồi cuộc đầu hàng vô điều kiện quá nhanh thay vì cầm cự ít lâu để tìm cách điều đình,… cuối cùng đưa đến mất nước, đó chính là những phần trách nhiệm lớn của người Việt quốc gia, không phải là lỗi của Johnson hay Nixon hay Kissinger gì hết.

Những sai lầm đó đưa đến sự hy sinh cao cả nhưng oan uổng của một số tướng lãnh oai hùng tuẫn tiết vì nước và những sĩ quan và lính can trường chiến đấu đến cùng dù biết vô vọng.

Những lập luận “Mỹ tháo chạy” hiển nhiên không sai lắm, nhưng dù sao cũng vẫn là cách các quan chức miền Nam xiả tay đổ thừa mà không dám nhận phần trách nhiệm của chính mình.

Nhiều chính khách và tướng lãnh có trách nhiệm lớn trong cuộc chiến đã viết sách hay nói chuyện. Hầu hết đều khoe mình đúng và tài giỏi, để đổ thừa tất cả sai lầm lên đầu người khác. Điều đáng buồn là hình như những vị này, trong đó có nhiều vị bỏ quan bỏ lính ôm vợ con chạy, đã không có một vị nào đủ can đảm đứng ra nhận sai lầm của chính mình, công khai có một lời xin lỗi người dân và nhất là xin lỗi người lính miền Nam, từ lính chủ lực tới địa phương quân, nghiã quân, nhân dân tự vệ và cảnh sát, và nhất là vợ con của lính, là những nạn nhân khốn khổ thật sự trong cuộc chiến bi thảm kéo dài 30 năm.

http://diendantraichieu.blogspot.com/2019/04/bai-70-cac-tong-thong-my-va-viet-nam.html#more

Ta Về –  Tô Thùy Yên

Ta về một bóng trên đường lớn

Thơ chẳng ai đề vạt áo phai

Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ

Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay

 

Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp

Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu

Mười năm mặt sạm soi khe nước

Ta hóa thân thành vượn cổ sơ

 

Ta về qua những truông cùng phá

Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may

Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ

Nghe tàn cát bụi tháng năm bay

 

Chỉ có thế. Trời câm đất nín

Đời im lìm đóng váng xanh xao

Mười năm, thế giới già trông thấy

Đất bạc màu đi, đất bạc màu

 

Ta về như bóng chim qua trễ

Cho vội vàng thêm gió cuối mùa

Ai đứng trông vời mây nước đó

Ngàn năm râu tóc bạc phơ phơ

 

Một đời được mấy điều mong ước

Núi lở sông bồi đã mấy khi

Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động

Mười năm, cổ lục đã ai ghi

Mười năm, con đã già trông thấy

Huống mẹ cha đèn sắp cạn dầu

 

Con gẫm lại đời con thất bát

Hứa trăm điều một chẳng làm nên

Đời qua, lớp lớp tàn hư huyễn

Giọt lệ sương thầm khóc biến thiên

 

Ta về như tiếng kêu đồng vọng

Rau mác lên bờ đã trổ bông

Cho dẫu ngàn năm em vẫn đứng

Chờ anh như biển vẫn chờ sông

 

Ta gọi thời gian sau cánh cửa

Nỗi mừng giàn giụa mắt ai sâu

Ta nghe như máu ân tình chảy

Tự kiếp xưa nào tưởng lạc nhau

 

Ta về dẫu phải đi chân đất

Khắp thế gian này để gặp em

Đau khổ riêng gì nơi gió cát

Thềm nhà bụi chuối thức thâu đêm

 

Cây bưởi xưa còn nhớ, trắng hoa

Đêm chưa khuya quá hỡi trăng tà

Tình xưa như tuổi già không ngủ

Thức trọn, khua từng nỗi xót xa

 

Ta về như giấc mơ thần bí

Tuổi nhỏ đi tìm một tối vui

Trăng sáng soi hồn ta vết phỏng

Trọn đời nỗi nhớ sáng khôn nguôi

 

Bé ơi, này những vui buồn cũ

Hãy sống, đương đầu với lãng quên

Con dế vẫn là con dế ấy

Hát rong bờ cỏ giọng thân quen

 

Ta về như nước Tào Khê chảy

Tinh đẩu mười năm luống nhạt mờ

Thân thích những ai giờ đã khuất

Cõi đời nghe trống trải hơn xưa

 

Người chết đưa ta cùng xuống mộ

Đâu còn ai nữa đứng bờ ao

Khóc người ta khóc ta rơi rụng

Tuổi hạc ôi ngày một một hao

 

Ta về như bóng ma hờn tủi

Lục lại thời gian kiếm chính mình

Ta nhặt mà thương từng phế liệu

Như từng hài cốt sắp vô danh

 

Ngồi đây nền cũ nhà hương hỏa

Đọc lại bài thơ thủa thiếu thời

Ai đó trong hồn ta thổn thức

Vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơi

 

Ta về như hạc vàng thương nhớ

Một thủa trần gian bay lướt qua

Ta tiếc đời ta sao hữu hạn

Đành không trải hết được lòng ta

Ta về cúi mái đầu sương điểm

Nghe nặng từ tâm lượng đất trời

Cảm ơn hoa đã vì ta nở

Thế giới vui từ nỗi lẻ loi

 

Tưởng tượng nhà nhà đang mở cửa

Làng ta ngựa đá đã qua sông

Người đi như cá theo con nước

Trống ngũ liên nôn nả gióng mừng

 

Ta về như lá rơi về cội

Bếp lửa nhân quần ấm tối nay

Chút rượu hồng đây xin rưới xuống

Giải oan cho cuộc biển dâu này

 

Ta khóc tạ ơn đời máu chảy

Ruột mềm như đá dưới chân ta

Mười năm chớp bể mưa nguồn đó

Người thức mong buồn tận cõi xa

 

Ta về như hạt sương trên cỏ

Kết tụ sầu nhân thế chuyển dời

Bé bỏng cũng thì sinh, dị, diệt

Tội tình chi lắm nữa người ơi

 

Quán dốc hơi thu lùa nỗi nhớ

Mười năm người tỏ mặt nhau đây

Nước non ngàn dặm bèo mây hỡi

Đành uống lưng thôi bát nước mời

 

Ta về như sợi tơ trời trắng

Chấp chới trôi buồn với nắng hanh

Ai gọi ai đi ngoài cõi vắng

Dừng chân nghe quặn thắt tâm can

 

Lời thề buổi ấy còn mang nặng

Nên mắc tình đời cởi chẳng ra

Ta nhớ người xa ngoài nỗi nhớ

Mười năm ta vẫn cứ là ta

 

Ta về như tứ thơ xiêu tán

Trong cõi hoang đường trắng lãng quên

Nhà cũ mừng còn nguyên mái, vách

Nhện giăng, khói ám, mối xông nền

 

Mọi thứ không còn ngăn nắp cũ

Nhà thương-khó quá sống thờ ơ

Giậu nghiêng cổng đổ, thềm um cỏ

Khách cũ không còn, khách mới thưa

Ta về khai giải bùa thiêng yểm

Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi

Hãy kể lại mười năm chuyện cũ

Một lần kể lại để rồi thôi

 

Chiều nay ta sẽ đi thơ thẩn

Thăm hỏi từng cây, những nỗi nhà

Hoa bưởi, hoa tầm xuân có nở?

Mười năm, cây có nhớ người xa?

 

Ta về như đứa con phung phá

Khánh kiệt đời trong cuộc biển dâu

Huống mẹ cha đèn sắp cạn dầu

 

 

Những Cuộc Điều Tra Luận Tội Tổng Thống Trong Lịch Sử Mỹ –  Trọng Đạt

Trước khi luận tội một ông Tổng Thống người ta phải mở cuộc điều tra. Hiến pháp qui định Phản quốc và Tham nhũng hối lộ là hai trọng tội để Đàn hặc, truất phế một Tổng thống. Trên thực tế các Tổng thống đã bị Đàn hặc vì những tội khác như cản trở công lý, nói dối… Đàn hoặc (theo tự điển Hán Việt của Đào Duy Anh Đàn hặc nghĩa là Luận tội một ông quan) là kết tội rồi truất phế ông Tổng Thống

Hiến Pháp cũng ghi thêm một cách mơ hồ những tội lớn, nhỏ khác.

Tôi đã viết trong bài Chuyện Truất phế Tổng Thống Hoa Kỳ nay chỉ xin nhắc sơ vấn đề tại đây. Chỉ có Hạ Viện mới có quyền làm thủ tục truất phế, chỉ cần hội đủ đa số. Sau đó chuyển lên Thượng viện xét xử, Chủ tịch Tối cao pháp viện chủ tọa, tại đây phải có 2/3 (hai phần ba) tức 67 phiếu đồng thuận, nó cần hội đủ 2/3 số phiếu của Thượng viện để truất phế ông Tổng thống. Số phiếu đòi hỏi này này rất cao khiến Quốc Hội rất khó truất phế một ông Tổng thống do dân bầu lên(1) Chuyện Đàn hặc, truất phế một ông Tổng thống Mỹ khó khăn vô cùng không đơn giản tí nào

Trong lịch sử Mỹ đã có 4 vị bị đàn hặc nhưng thực tế chưa có ai bị truất phế (remove a president from office)

Từ ngày lập quốc tới nay chỉ có 3 vị bị Luận tội, Đàn hặc trong đó hai vị khi lên Thượng Viện không hội đủ 2/3 số phiếu và một vị biết là sẽ mất chức nên vội từ chức. Nay năm 2019 lại có thêm một trường hợp thứ tư nữa là Tổng thống Donald Trump nhưng chỉ mới bị mở cuộc Điều tra chứ chưa Luận tội.

Tôi xin nói theo thứ tự thời gian và trước hết Tổng thống Andrew Johnson bị đàn hặc năm 1867(2)

 

Trường hợp thứ nhất

Tổng thống Andrew Johnson

Ông là Tổng thống thứ 17 của Hoa Kỳ từ 1865-1869.

Ông là phó của Tổng thống Abraham Lincoln và lên thay thế Lincoln khi ông này bị ám sát. TT Andrew Johnson bị buộc tội vi phạm luật Giới hạn quyền Tổng thống (Tenure of Office Act năm 1867), nó đòi hỏi Tổng thống muốn cách chức một ông Bộ trưởng phải có sự chấp thuận của Thượng viện. Ba ngày sau khi ông đuổi Bộ trưởng chiến tranh, hôm 24-2-1868 Hạ viện Đàn hặc ông, nhưng khi lên Thượng viện ông thoát vì chỉ thiếu một phiếu để đủ 2/3 số phiếu, họ bầu lại ba lần nhưng ông vẫn thoát.

 

Trường hợp thứ hai

Tổng thống Richard Nixon

Ông là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 37 của Hoa Kỳ từ 1969-1974

Vụ Watergate đã khiến TT Nixon phải từ chức để khỏi bị truất phế. Năm nhân viên được cho là người của Nixon đã đặt máy nghe lén đảng Dân Chủ tại khu nhà Watergate từ 1972. Báo Washington Post nắm được vụ bê bối (tháng 6-72) và tố cáo trước dư luận. Vụ này ngày một lớn dần, những người phản chiến, đảng đối lập làm ầm ĩ, một năm sau thì tình hình vô cùng nguy hiểm. Từ giữa năm 1973 Nixon chối cãi, cho xóa băng ghi âm, tháng 10 ông cách chức vị luật sư điều tra Watergate. Tỷ lệ ủng hộ Nixon xuống thấp, ngày 9- 5-1974 Hạ viện mở điều trần luận tội Nixon. Đầu tháng 8 các chức sắc Cộng Hòa tại Quốc hội cho Nixon biết nếu bị đàn hặc, tại Thượng Viện ông sẽ chỉ được 15 phiếu, chắc chắn sẽ bị Impeach, truất phế nên ông từ chức ngày 9-8-1974. TT Nixon được coi như là người duy nhất bị truất phế (cho dù ông từ chức trước)

Nixon bị đàn hặc vì nghe lén, cản trở công lý, nói dối với người dân… nhưng nghe lén không phải là một tội gì lớn lao, TT Lyndon Johnson (Dân Chủ) năm 1968 cũng cho nghe lén ứng cử viên Nixon (Cộng Hòa) trong cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ tháng 11 năm 1968. Ông đã cử bà Anna Chennault sang Sài Gòn khuyến khích ông Thiệu không dự hòa đàm Paris (mới mở) có lợi cho Dân Chủ. Sử sách cũng đã ghi rõ TT Johnson cho FBI, CIA nghe lén điện thoại của Anna Chennault với VNCH để theo dõi (3). TT Johnson cho FBI, CIA nghe lén đối lập thì chẳng ai nói tới, Nixon cho nghe lén bị tố cáo ầm ĩ, bị phát động truất phế, bêu xấu. Sở dĩ như vậy vì Dân chủ suốt thời chiến tranh VN họ đều nắm đa số cả hai Viện tại Quốc hội với tỷ lệ rất cao, họ nắm vững cả phong trào Phản chiến, Truyền thông nên tha hồ làm mưa làm gió:

1960 Hạ viện Dân chủ 262 ghế (60%) Cộng hòa 175 ghế

Thượng viện DC 64 (64%), CH 36

1968  HV  DC 243 (64%)  CH 36

TV DC 57 (57%) CH 43

1972 HV DC 242 (56%)  CH 192

TV DC 57 (57%) CH 43

1974 HV DC 291 (57%) CH 144 (40%)

TV DC 60 (60%) CH 38

Năm 1972 Dân chủ thảm bại trong cuộc tranh cử Tổng thống, Nixon đại thắng 96% phiếu cử tri đoàn (520/17) tại 49 tiểu bang, McGovern (Dân chủ) chỉ thắng tại tiểu bang quê nhà, nhục nhã đến thế. Vì thua quá đau nên Dân chủ phải tìm cách trả thù cho bõ tức.

 Trường hợp thứ ba

Tổng thống Bill Clinton

Ông là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 42 từ 1993-2001

Bị Hạ viện Luận tội ngày 19-12-1998 vì nói dối qua vụ bê bối tình dục tại tòa Bạch Ốc với cô sinh viên thực tập Lewinsky. Bill Clinton bị đàn hặc vì nói dối và cản trở công lý, Thượng viện tha tội cho ông ngày 12-2, với tỷ lệ phiếu bầu 55/45 và lần bầu lại 50/50, rất xa số phiếu đòi hỏi 2/3 tức  67 phiếu.

Clinton nhận tội và xin lỗi đại chúng:

“Thực ra tôi có liên hệ với cô Lewinsky và việc làm này sai. … tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm”

Trước khi có cuộc điều tra ông thề trước tòa và chối bai bải không có liên hệ gì tới cô này nhưng sau khi điều tra và có chứng cớ rành rành nên ông đổi giọng nhận tôi.

Thời điểm này Cộng Hòa giữ đa số tại Lưỡng viện: Hạ viện họ giữ 51% và Thượng viện 55%, tuy  nhiên không đủ mạnh để được 67 phiếu Thượng viện. Cộng Hòa phát động Luận tội Clinton để trả thù cho TT Nixon bị Dân Chủ Luận tội trong vụ Watergate năm 1974.

Như đã nói trên vụ Watergate sẩy ra khi Quốc hội nằm trong tray Dân chủ suốt thời kỳ Chiến Tranh VN từ đầu thập niên 60 (Kennedy) cho tới giữa thập niên 1975. Họ lại được Truyền thông báo chí cũng như Phản chiến ủng hộ mạnh khiến phong trào chống Nixon mạnh như vũ bão, ông biết chắc sẽ bị truất phế đành phải từ chức cho đỡ nhục.

Sau đó ít năm khi mà ảnh hưởng của Dân chủ đã nhạt dần, người dân suy xét lại thấy công lao của Nixon đối với nước Mỹ quá lớn: ông đem quân về nước, thực hiện Hòa bình trong danh dự ít ra Đông Dương không sụp đổ khi rút lui, trái với Dân chủ muốn vứt bỏ để chạy mặc cho giải đất này sụp đổ. Ngoài ra ông đã thực hiện được nền hòa bình lâu dài cho Hoa Kỳ, tháng 2-1972 ông hòa được với Trung Cộng, tháng 5-1972 ông hòa được với Nga giúp cho cả Mỹ và thế giới sống trong một nền hòa bình lâu dài. Ngay cả những kẻ đã xỉ vả, phỉ báng Nixon, lật đổ ông vẫn được hưởng nền hòa bình do chính ông mang lại.

Người ta thấy đây chỉ là một cuộc trả thù hèn hạ, mang tính phá hoại hơn là xây dựng. Tội nghe lén chẳng có gì phải lên án, chính TT Lyndon Johnson đã cho các cơ quan tình báo nghe lén Nixon tháng 10 và tháng 11-1968, sử sách còn ghi rõ ràng. Ngay trên Wikipedia cũng ghi đầy đủ, nay ai cũng đều biết cả, nhưng không thấy ai lên án Johnson. Ông này sa lầy trong cuộc chiến, chẳng có tí uy tín nào, có xỉ vả, truất phế ông cũng bằng thừa.

Sau thập niên 70 khi mà cuộc chiến Đông Dương đã lùi vào quá khứ, Lập Pháp Dân Chủ cũng theo đó lùi vào dĩ vãng, Cộng Hòa lại nắm Quốc hội dưới thời các TT Clinton, Bush con, Obama….và người ta càng thấy rõ hơn cuộc Luận tôi, truất phế (Impeach) TT Nixon năm 1974 là một sự sai lầm lớn, chỉ là cuộc trả thù Đảng phái, ngoài ra không có gì khác, kể từ đây nước Mỹ sẽ không bao giờ có Luận tội, người dân không muốn như vậy.

Trước đây trong thời Chiến tranh VN người ta ủng hộ phản chiến, nay bọn này lại bị khinh thị thậm chí còn bị coi là phản quốc như Jane Fonda phải cúi đầu tạ tội, trốn chui chốn lủi. Cựu Ngoại trưởng John Kerry ứng cử Tổng thống ngày  2 tháng 11-2004 với ông Bush con đã thua cuộc, cử tri hỏi Kerry : Ông đã chống chiến tranh, nay ông có đủ tư cách làm Tổng Tư lệnh quân đội không? Bọn phản chiến hiện bị đánh giá thấp. Truyền thông báo chí nay cũng hết thời.

TT Clinton không phải được tha vì tội nhẹ, ông cũng đã làm ô uế Tòa Bạch ốc, mất thể diện Quốc gia, cũng nói dối, bội thệ, cản trở công lý, cũng không phải Cộng Hòa không vận động được Quần chúng, Truyền thông … mà vì người dân quá chán cái trò Luận tội, truất phế như đã diễn ra năm 1974 nó chỉ là trò Đảng phái trả thù đánh phá nhau một cách tồi tàn, hèn hạ.

Trường hợp thứ tư

Tổng thống Donald Trump

Ông là Tổng thống Hoa kỳ thứ 45, vào Tòa Bạch Ốc từ tháng Giêng năm 2017, ông hiện đang bị Công tố viên chính phủ Mueller Điều tra Luận tội thông đồng với Nga trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Cuộc điều tra này chắc quí vị độc giả đều biết cả, theo tin Reuters Bộ trưởng Tư Pháp William Barr hạ tuần tháng 4-2019 báo cáo ông Mueller  đã kéo dài gần hai năm với hàng nghìn trát đòi hầu tòa, hàng trăm lệnh khám xét, thẩm vấn… Công tố viên xác nhận Nga đã tài trợ các nỗ lực can thiệp vào cuộc bầu cừ Tổng thống Mỹ năm 2016 để giúp cho Donald Trump thắng bà Clinton, tuy nhiên cuộc điều tra cũng kết luận không có sự thông đồng từ Ban vận động của ông Trump hay bất cứ người Mỹ nào.

Nay nội bộ Dân chủ đang có hai khuynh hướng chia đôi, một bên muốn Luận tội, đưa ra Hạ viện truất phế TT Trump, và một phía không chủ trương như vậy vì sợ phản ứng ngược của người Mỹ.

Chúng ta hãy so sánh cuộc Điều tra của công tố Viên năm 2017 và các cuộc Điều tra, Luận tội kề trên

Trường hợp thứ nhất TT Andrew Johnson bị Quốc hội Luận tội, Đàn hặc cuối tháng 2-1868 vì vi phạm Luật Giới hạn quyền Tổng thống. Sự vi phạm rõ ràng có chứng cớ, không phải điều tra mất nhiều thời gian, ông thoát nhờ may mắn

Trường thợp thứ hai TT Nixon bị điều tra vì nguyên do rõ ràng, năm người nhân viên của Tòa Bạch Ốc đã bị an ninh bắt vì nghe lén đảng đối lập. Cuộc điều tra điều của Luật sư có phần nguy hại, Nixon cách chức ông này,  cản trở công lý rõ rệt.. trước khi từ chức (9-8-74) mấy  tháng, vào tháng 5-74 ông thừa nhận đã nói dối người dân

Cuộc điều tra Nixon có bằng chứng rõ ràng, ông nói dối và cản trở công lý.

Cuộc điều tra luận tội TT Bill Clinton cũng vậy, có bằng chứng rõ ràng nhưng không tiện nhắc lại vì nó quá tục tĩu, dơ bẩn. Bill Clinton đã thừa nhận nói dối, bội thệ trước tòa và xin lỗi người dân

Nhưng cuộc điều tra của Công tố viên Mueller năm 2017 thì khác hẳn, kéo dài quá khiến người ta ngao ngán không biết bao giờ mới dứt. Bắt giam nhiều người, truy tố hết người này sang người khác với hàng nghìn trát đòi hầu tòa, hàng trăm lệnh khám xét thẩm vấn…..

Các cuộc điều tra Luận tội Tổng thống từ thời TT Andrew Johnson năm 1868, TT Nixon năm 1974, TT Bill Clinton năm 1998 kể trên người ta không làm những trò này. Các cuộc điều tra ấy căn cứ vào những chuyện có thật, người thật việc thật và các vị ấy đều đã nhận trách nhiệm.

Trong khi các cuộc điều tra trước rõ ràng minh bạch, căn cứ vào những tin tức có thật thì cuộc điều tra của Mueller căn cứ vào những chuyện rất mơ hồ: Nga can thiệp vào cuộc bầu cử khiến bà Clinton thua và nhờ đó mà ông Trump thắng, Ban vận động tranh cử của Donald Trump có thông đồng với Nga trong vụ này!!

Nay Bộ trưởng Tư Pháp William Barr cho biết Mueller sau gần hai năm điều tra không thấy tăm hơi gì mà vẫn tiếp tục điếu tra như thế có mục đích gì? và Bộ Tư Pháp sẽ cho điều tra chính bản thân Muller cũng như cuộc điều tra mờ ám của chính ông.

Cuộc điều tra Mueller dựa vào những tin tức mơ hồ, vô căn cứ:

Sở dĩ bà Clinton và Dân chủ năm 2016 không thắng cử được vì nhiều lý do rất rõ rệt:

-Đảng Dân chủ đã làm 2 nhiệm kỳ từ 2008-2016, không thể làm thêm một nhiệm kỳ nữa.  63 năm từ thời TT Eisenhower tới nay chỉ có một trưởng hợp đặc biệt duy nhất một đảng làm 3 nhiệm kỳ dưới thời TT Reagan (Cộng hòa) từ 1981-1989, vì uy tín của ông quá lớn nên phó TT Bush cha nhờ đó kéo thêm một nhiệm kỳ từ 1989-1993.

-Người dân Mỹ không muốn cho gia đình Clinton trở lại tòa Bạch Ốc, họ cũng không muốn gia đình nhiều tai tiếng này làm ô uế dinh cơ một lần nữa. Họ đã hai lần từ chối gia đình Clinton từ năm 2008 và nay 2016

-Bà Clinton không có chính sách ra hồn, chỉ trần sì có chính sách Nữ Tổng thống đầu tiên. Năm 2008 bà bị Obama hạ vì chủ trương “Change? yes we can” và nay 2016 vì chủ trương đem Job về của Donald Trump.

Nay nội bộ Dân chủ chia rẽ, những người quá khích vẫn đòi phải Luận tội ông Trump, nhóm kia không muốn thế vì sợ phản ứng ngược của người dân. Từ sau khi giành được đa số Hạ Viện, Dân chủ đánh phá Cộng hòa dữ dội ra mặt để làm mất uy tín của đối phương khiến ngay nội bọ của họ còn phải than phiền. Đài MSNBC, một đài Dân chủ cách đây một tháng rưỡi đã nói nếu đảng ta (Dân chủ) không có chính sách xây dựng nước Mỹ mà chỉ đánh phá không những năm 2020 không lấy được Hành pháp mà ngay cả năm 2024 chưa chắc đã lấy lại được Tòa Bạch Ốc, đài CNN (Dân chủ) cũng nói vậy. Nếu Dân chủ tấn công Cộng hòa bây giờ là điều thất sách, trên nguyên tắc khi yếu phải phòng thủ, khi mạnh mới tấn công, nay Dân chủ rất yếu.

Trong phần nói về bầu cử giữa nhiệm kỳ trên Wikipedia

(United States midterm election – Wikipedia) họ đưa ra một danh sách các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ từ 1910 cho tới năm 2014 và kết luận trong những cuộc bầu cử Midterm từ Thế chiến thứ Hai đến nay, đảng của ông Tổng Thống mất trung bình 30 ghế Hạ Viện và Thượng Viện chỉ có 5  trường hợp đảng của TT chiếm thêm ghế tại một viện và hai trường hợp chiếm cả hai viện

Như ta thấy trong cuộc bầu cử Giữa nhiệm kỳ 2018 vừa qua, Dân chủ chỉ thắng được vài chục ghế Hạ Viện, không lấy được một ghế Thượng viện nào, Cộng hòa lấy thêm ghế và giữ đa số Thượng viện. Trong khi  đó  năm 2010 trong cuộc bầu cử Midterm thời Obama, Cộng Hòa đã lấy được 66 ghế (sáu mươi sáu) Hạ viện và 6 ghế Thượng Viện, tổng cộng 69 ghế (sáu mươi chín)

Đã yếu thế lại hung hăng đánh phá sẽ không mang lại lợi ích gì hơn là làm mất lòng dân. Nay phía Cộng hòa ngày càng mạnh, họ không ngờ nay đã thực hiện nhiều tiến bộ lớn về kinh tế: Bản tin TV cho biết Tăng trưởng  Growth lên rất cao trong quí một 3.2%, thêm được 260,000 việc làm, tỷ lệ thất nghiệp xuống 3.6, thấp nhất trong vòng 55 năm qua…người dân chỉ mong có thế, đối với họ chỉ có Jobs là quan trọng

Tôi nghĩ đài MSNBC nói đúng, Dân chủ nên ôn hòa hơn, nay chưa có lãnh tụ hợp thời, trước mắt phải tìm ra nhà lãnh đạo, có đường lối xây dựng sao có thể dành được cảm tình của cử tri hơn là lang thang trên con đường vô định

Trọng Đạt

(1) Trang VOX- Impeachment of the president, explained, (and it’s quite difficult to impeach, convict, and remove a president from office)

(2) Thought Co- List of Presidents Who Were Impeached

(3) Xin coi Chương Một của cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Nguyễn Tiến Hưng và  Việt Nam Cộng Hòa 10 Ngày Cuối Cùng (trang 41 tới 69) của Trần Đông Phong.Trên Wikipedia tiếng Anh cũng nói rõ như vậy

Con hùm xám Nguyễn Chí Thanh

Năm 1983, hồi còn ở Việt Nam tôi có dịp nói truyện với một sĩ quan công binh Quân đội nhân dân, cấp bậc trung úy, hôm ấy anh nói về tình báo địch ngụy tại miền Bắc. Trước hết anh nói về vụ đột kích Sơn Tây của biệt kích Mỹ để giải cứu tù binh tháng 11-1970. Lời kể của anh có nhiều điểm lạ: hồi ấy bộ đội ta cũng thường hay tập trận gần trại tù này, cũng có xử dụng máy bay lên thẳng, Mỹ lợi dụng tình trạng đó để đưa các máy bay lên thẳng lớn vào giải cứu tù binh. Địch dùng biệt kích Việt giả làm bộ đội, ăn mặc y như bộ đội nhẩy xuống bắn loạn xạ(1), tay trong của nó (nằm vùng) cắt hết đây điện thoại nên không liên lạc được bên ngoài. Anh nói cuộc tập kích thất bại vì tù binh đã được chuyển đi từ mấy ngày trước, đây chỉ là thuyên chuyển thông thường, biệt kích Mỹ rút ngay sau đó.

Tôi tò mò hỏi: “Ngoài Bắc cũng có tình báo gian điệp của Mỹ à?”

Anh cho biết các khẩu phòng không tại Hà Nội cứ vài ngày lại phải thay đổi vị trí vì đóng lâu một chỗ bọn gián điệp của chúng sẽ báo cho máy bay Mỹ tới ném bom. Ông Nguyễn Chí Thanh, con hùm xám vừa về thăm quê nhà, có đứa báo cho máy bay Mỹ biết tới ném bom khiến ông ấy phải chui xuống hầm ngay và thoát chết.

Hồi xưa sau 1954 khi Việt Minh về tiếp thu Hà Đông Hà Nội  tôi chỉ nghe nói đến Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, Thiếu Tướng Văn Tiến Dũng, Thiếu Tướng Chu Văn Tấn, Đại Tá Vương Thừa Vũ… trên báo chí, đài phát thanh…. Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh ít được nghe nói đến, giữa thập niên 60 tôi có thấy báo đăng hình ông ta đánh võng tại chiến khu.

Sau 1975 và tại Hải ngoại Nguyễn Chí Thanh cũng không thấy được nhắc đến nhưng ông ta có ít nhiều huyền thoại, có vẻ như một Tướng lãnh, một nhân vật lịch sử đáng gườm của CSVN. Nguyễn Chí Thanh chết năm 1967 mà người ta cho là bị trúng bom B-52 của Mỹ, phía CS nói là ông bị chết vì đau tim tại Hà Nội

Sau này tại Hải ngoại tôi có tham khảo các sách báo Mỹ, Pháp, VNCH… để tìm hiểu chiến tranh Đông Dương nhưng nhân vật Nguyễn Chí Thanh ít được đề cập tới kể cả phía Mỹ, VNCH và phía CSVN. Phía CSVN nói về tiểu sử Nguyễn Chí Thanh trong Wikipedia Tiếng Việt như sau:

Tên thật là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 1-1-1914 tại làng Niệm Phò, Quảng Điền, Thừa Thiên, thuộc gia đình trung nông, thuở nhỏ cũng được học hành (nguyên văn), 14 tuổi cha chết, ông bỏ học đi làm kiếm sống và nuôi gia đình.

Năm 1934 tham gia cách mạng, năm 1937 gia nhập đảng CS Đông Dương lên tơi Bí thư Tỉnh Ủy Thừa Thiên. Bị Pháp bắt giam từ 1938 tới 1943, khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945 được ra tù tiếp tục hoạt động, được bầu làm Bí thư khu ủy khu IV được đi dự Quốc dân đaị hội Tân Trào (miền Bắc). Ông được đặt bí danh Nguyễn Chí Thanh và được bầu vào Ban chấp hành Trung ương đảng, được chỉ định làm Bí thư xứ ủy Trung kỳ, theo dõi và tổ chức cướp chính quyền trong Cách mạng  tháng 8.

Từ 1948 tới 1950 được cử làm Bí thư Liên khu ủy IV, cuối 1950 được bổ nhiệm giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân, năm 1951 ông được vào Bộ chính trị

Năm 1959 ông được phong quân hàm Đại tướng

Phần tiểu sử họ nói nguyên văn về tài năng của Nguyễn Chí Thanh như sau:

“Ông từng công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đều có khả năng phát triển lĩnh vực đó nên còn được gọi là “vị tướng phong trào”….

Nghĩa là ông có tài năng ở mọi lãnh vực nên Bác phong cho ông lên hàng Đại tướng 4 sao mặc dù chưa tập ắc ê ngày nào !!!

Xem ra Con hùm xám chả đi lính ngày nào, ông là đảng viên cao cấp nên khi sang quân đội phải có cấp bậc tương đương. Ngoài Bắc hồi đó có hai Đại tướng 4 sao là Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh. Cả hai ông Đại tướng không học qua trường lớp quân sự nào đều được phong quân hàm Đại tướng nhưng Võ Nguyên Giáp những năm 1950, 51.. có được Cố vấn Trung Cộng huấn luyện tại biên giới, còn Nguyễn Chí Thanh có được đi học chả biết hết tiểu học hay chưa, không những không qua trường lớp quân sự mà còn chưa đi lính ngày nào

Nhân kỷ niệm 50 năm Nguyễn Chí Thanh (1967-2017), báo mạng của CSVN có bài “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, ngày cuối cùng ở Hà Nội” trang mạng Dân Việt (2017). Họ nói : Ông được cử đi B (vào Nam) từ 1964, cuối tháng 10-1966 ông được Hò Chí Minh triệu tập ra Trung ương báo cáo tình hình miền Nam và nhận chỉ thị mới, hôm 5-7-1967 chuẩn bị mai (6-7) lên đường, ăn cơm chia tay với bác Hồ.

Nửa đêm 6-7 trước giờ lên đường NC Thanh bị tức ngực vào nhà thương chết tại bệnh viện vì đau tim

Theo tin tức phía Mỹ thì NC Thanh chết vì trúng bom B-52

Trong bài “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và bài học về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với Quân đội” đăng trên trang Báo Mới (2018) ca ngợi vai trò lãnh đạo của Đảng trong quân đội. Nguyễn Chí Thanh là nhà chính trị viên, một đại diện của Đảng trong quân đội. Không thấy bài nào nói về vai trò quân sự của ông tại chiến trường Nam bộ chỉ thấy người ta ca ngợi ông Tướng của nông dân, được người dân yêu quí nhất.

Tình hình chính trị miền Bắc những năm giữa thập niên 60 xuất hiện một tập đoàn mới, thực sự lãnh đạo miền Bắc. Trước đây người ta cứ tưởng họ Hồ là nhà lãnh đạo CSVN nhưng khoảng hơn 10 năm trở lại đây các nhà nghiên cứu Tây phương mới biết vai trò của ông Hồ từ thập niên 60 trở đi chỉ có tính nghi lễ(2). Năm 1954-1957 Duẩn được giao lãnh đạo miền Nam, Lê Đức Thọ làm phó cho Duẩn, tới 1957 Duẩn được Hồ Chí Minh gọi ra Hà Nội gấp để giữ chức quyền Tổng bí thư thay thế Trường Chinh từ chức vì Cải cách ruộng đất. Tháng 9-1960 tại Đại hội đảng, ông được bầu vào Ban chấp hành trung ương và Bộ chính trị, giữ chức Bí thư thứ nhất. Từ 1960 Lê Duẩn được người phụ tá đắc lực Lê Đức Thọ (Trưởng ban tổ chức đảng) cài đặt dần dần tay chân bộ hạ vào bộ máy quyền lực của phe chủ chiến, đàn áp và bắt giam phe   hòa. Từ đó Duẩn trở thành người có quyền lực cao nhất miền Bắc.

Theo các nhà nghiên cứu Tây phương Lê Duẩn tiếm quyền của Hồ Chí Minh trong khi phía CS cho biết ông Hồ vì đau yếu nên đã giao quyền cho Lê Duẩn (họ đưa lên mạng). Giữa thập niên 60, họ Hồ thường sang Tầu chữa bệnh, Lê Duẩn nắm toàn quyền và là người có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc chiến VN. Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy cũng nghĩ là Hồ Chí Minh vì tin tưởng Lê Duẩn nên đã đề cử y vào chức Tổng bí thư nhưng không ngờ từ 1963 ộng đã bị Duẩn phản, loại bỏ ông già, để cho ông ngồi chơi xơi nước (Trần Khải Thanh Thủy: Tướng Giáp tiết lộ 4 bí mật chiến tranh VN)

Trên BBC Tiếng Việt (từ ngày 2-5-2006) có đăng một loạt 4 bài tham luận giá trị về Lê Duẩn, trong đó bài 4- Một di sản gây tranh cãi (19-5-2006) có nói về cuộc tranh luận giữa Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Chí Thanh.

Nhà nghiên cứu Douglas Pike ghi nhận cuộc tranh cãi về chiến lược đánh Mỹ giữa hai Đại tướng bốn sao Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Chí Thanh. Năm 1966 Võ Nguyên Giáp viết một bài nói về cuộc chiến miền Nam có thể kéo dài mất nhiều năm, ông không tin vào “các trận đánh sử dụng đơn vị chính quy lớn vì điều này có lợi cho chiến lược của kẻ thù. Tướng Nguyễn Chí Thanh (Chủ nhiệm Tổng cục chính trị) bèn phản ứng, ông này viết bài đăng ở Tạp chí Học Tập nói ông tin tưởng vào chiến lược tấn công ở miền Nam (đánh chính qui) là đúng, những người chỉ trích (tức Võ Nguyên Giáp) là không logic.

Khi Lê Duẩn ra Bắc năm 1957 và đưa kế hoạch phát động cuộc chiến giải phóng miền Nam, Bộ chính trị chỉ chấp nhận tạm chủ trương của Lê Duẩn, đa số chủ trương hòa bình, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa trước đã, trong số này có Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh. Khi Duẩn thâu tóm được nhiều quyền lực từ những năm đầu thập niên 60, cuộc chiến tranh ngày càng tàn khốc hơn. Tại miền Bắc hồi ấy phe ôn hòa gồm có Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh và cả Hổ Chí Minh không chủ trương đánh Mỹ vì đất nước sẽ bị tàn phá trước sức mạnh hỏa lực của đối phương nhưng họ không còn quyền hành, phe hiếu chiến gồm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, bọn này đã năm được bộ máy quyền lực

Wikipedia tiếng Việt (Bách khoa toàn thư) có bài “Vụ Án Xét Lại Chống Đảng”. Đây là vụ án chính trị do Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàn (bộ trưởng Công an) chỉ đạo đã bắt giam lâu năm nhiều đảng viên quan trọng từ 1967-1973. Vụ án thể hiện tranh chấp quyền lực nội bộ đảng. Bài viết nói một phe là Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, phe kia là Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp. Nhóm chủ hòa cho là phải xây dựng xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc trước, giai đoạn 1954-59, Hồ và Giáp ủng hộ ý kiến này. Nguyễn Chí Thanh chỉ trích nhóm chủ hòa. Hội nghị Trung ương năm 1963 chính thức công nhận đấu tranh vũ trang là chủ yếu nhưng chỉ viện trợ, không đưa quân chính qui vào, Lê Duẩn đề cao Nguyễn Chì Thanh, y muốn tạo ra hình ảnh một thần tượng quân sự mới để thay thế Võ Nguyên Giáp

Tác giả Robert Brigham trong bài “Why the South won the American war in Vietnam” cho biết đã từ lâu Võ Nguyên Giáp công khai nghi ngờ chiến lược của Tướng Nguyễn Chí Thanh. Lê Duẩn tạo cơ hội cho Tướng NC Thanh, ông ta thành công khi tạo một thần tượng mới trong Quân đội nhân dân.

Nguyễn Chí Thanh qua đời đột ngột năm 1967, quan điểm của ông cho rằng cuộc chiến không thể thắng lợi nếu thiếu hỗ trợ của các đơn vị chính quy lớn, quan điểm tiếp tục giữ ảnh hưởng ở Hà Nội. Từ cuối 1965 đến 1975, ngày càng nhiều các sư đoàn bộ binh chính quy được đưa từ miền Bắc vào Nam. Lê Duẩn làm giảm uy tín của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp và đưa những người trung thành lên để tạo quyền lực tối cao.

Nguyễn Chí Thanh cùng một chủ trương như Duẩn, đẩy thanh niên vào tử địa để đổ dầu vào phong trào phản chiến Mỹ. Phần tiểu sử họ nói

“Nguyễn Chí Thanh là người đề ra chiến thuật đánh áp sát của Quân giải phóng với phương chấm “nắm thắt lưng địch mà đánh”. Trong phim The Vietnam War, Tập ba từ tháng 1-1964 tới tháng 12-1965 cũng có nói về đểm này:

“ TT Johnson gửi 50,000 quân cho Tướng Westmoreland, ông này xin thêm 50,000 người cho tới cuối 1965. Những trận đụng độ giữa Mỹ và BV thường ở trong rừng. Trong tập này một sĩ quan Mỹ nói địch đông hơn, nhưng chúng tôi có pháo binh, không quân yểm trợ, địch không có. Chúng tôi tiêu diệt địch theo tỷ lệ 10 đổi một, chúng bị tổn thất nặng

Chúng đổi chiến thuật, bám sát Mỹ để họ không dám pháo yểm trợ, cái đó gọi là chiến thuật của Nguyễn Chí Thanh. Dù đổi chiến thuật, CSBV vẫn chết như rạ.

Thượng nghị sĩ Hollings tới Sài Gòn, Tướng Westmoreland nói chúng tôi giết địch theo tỷ lệ mười đổi một (We were killing people in the rate ot ten to one), khi ấy ông TNS Hollings cảnh báo Tướng Westmoreland hãy coi chừng, người Mỹ không cần biết anh giết được mười tên địch mà họ chỉ quan tâm một người lính (Mỹ) bị giết thôi (Westy, the American people don’t care about the ten, they care about the one).

CSBV biết rõ tâm lý của người Mỹ quí sinh mạng con người như vàng nên Lê Duẩn cũng như Nguyễn Chí Thanh không ngần ngại lấy 10 mạng, thậm chí 15 mạng để đổi một lính Mỹ

Duẩn và Thanh chấp nhận hy sinh và họ đã thành công ở chỗ lấy máu của thanh niên đẩy mạnh phong trào phản chiến, họ tiếp tục đẩy hàng vạn thanh niên vô tội vào chỗ chết, đó là cái huyền thoại Nguyễn Chí Thanh

Tiến sĩ  Pierre Asselin trong bài “Tướng Giáp người phản đối chiến tranh” đăng trên BBC ngày 29-10-2013 cho rằng ông Giáp từ sau Hiệp định Geneve là người phản đối chiến tranh, tin tưởng vào thống nhất trong hòa bình. TS cũng cho biết ông Giáp không có công trạng gì trong cuộc chiến từ thập nhiên 60. Tôi nghĩ ông Giáp chống cuộc chiến tranh với Mỹ cũng như Trường Chinh và Hồ Chí Minh, chính phía CS cũng công nhận như vậy, nhưng nếu nói ông ta không có công trạng gì trong cuộc chiến thật là không đúng.

Năm 1968, Tướng Giáp không liên hệ gì tới trận Mậu Thân nhưng trận tổng tấn công mùa hè đỏ lửa năm 1972 do ông chỉ huy(3), chiến dịch Tổng tiến công mùa xuân 1975 cũng do ông chỉ huy(4) và cả trận chiến tranh tại biên giới Việt Hoa năm 1979  cũng do ông điều binh khiển Tướng

Mặc dù Lê Duẩn thù ghét Võ Nguyễn Giáp nhưng từ năm 1967 Nguyễn Chí Thanh chết đột ngột, Duẩn vẫn phải dùng Võ Nguyên Giáp như một nhà quân sự lão thành. Duẩn không ưa nhưng không dám triệt hạ Giáp vì ông ta vẫn còn là thần tượng của đám đệ tử trong Quân đội. Trong các trận đánh lớn 1972, 1975, 1979 Duẩn vẫn là người lãnh đạo cuộc chiến, Giáp chỉ là kẻ thừa hành.

Cho dù Nguyễn Chí Thanh còn  sống, Lê Duẩn vẫn phải dùng  Tướng Giap Giáp vì NC Thanh mặc dù là Tướng được mọi người yêu quí nhưng i tờ về chiến thuật, điều  binh khiển tương, đúng như tư duy của Võ Nguyên Giáp: xử dụng những đại đơn vị chỉ có lợi cho Mỹ, TT Nixon nói

“Bắc Việt chọn đánh (qui ước) theo lối chiến tranh mà chúng ta quá rành…”

“… nay Hà Nội đánh theo chiến tranh qui ước với những đại đơn vị. Các sư đoàn bộ binh của chúng cùng hàng đoàn chiến xe, hệ thống tiếp liệu thành mục tiêu tuyệt hảo cho không lực của ta…”(5)

Tuy nhiên, điều không ai ngờ tới, chiến dịch thí quân của NC Thanh và Duẩn lại thành công lớn, nó đẩy mạnh phong trào phản chiến để rồi sau 1972 Mỹ phải rút bỏ Đông Dương, địch bất chiến tự nhiên thành

Nếu không nhờ phong trào phản chiến dù Lê Duẩn có đẩy thêm hàng triệu thanh niên vào tử địa cũng chỉ làm mồi cho B-52 một cách vô ích

Phản chiến đã cứu sống hàng triệu thanh niên miền Bắc.

Cước chú

(1) Điểm này anh nói sai, thực ra là biệt kích người Mỹ chứ không phải VN (coi Vụ tập kích Sơn Tây- Wikipedia Tiếng Việt)

(2) Về vấn đề này tôi đã nói kỹ trong hai bài: “Lê Duẩn và cuộc chiến tranh Việt Nam”, “Đề cương cách mạng miền nam, sự hình thành của tội ác”, ở đây tôi chỉ nhắc sơ qua

(3) Ông đã kể lại trong bài “Tướng Giáp tiết lộ 4 bí mật về chiến tranh VN” của Trần Khải Thanh Thủy

(4) Văn Tiến Dũng kể lại trong Đại Thắng Mùa Xuân

(5) No More Vietnams, trang 144, 145, nguyên văn…

”The North Vietnamese had chosen to fight the kind of war we fought best…”

 

 

Thế Nước Lòng Dân

Hồng Kông, cứ điểm tự do,

Muôn người đứng dậy chung lo tự cường .

Bảy triệu dân đơn phương tự trị

Hai triệu người quyết chí biểu tình

Chống dẫn độ, chống Bắc Kinh

Ôn hoà, đoàn kết … nhiệt tình dấn thân .

Thật đáng khen, tinh thần tự chủ

Khiến Tàu cộng thức, ngủ không yên

Thiên An Môn … xưa đảo điên

Hồng Kông nay, chính mối giềng … loạn dân !

Cộng sản Tàu thừa quân, dư súng

Lại bất kham … dân chúng vùng lên

Hồng Kông khởi điểm … đừng quên

Nơi nơi dấn bước xoá tên bạo quyền.

Riêng đất Việt triền miên tăm tối

Chưa thấy dân tiếp nối đấu tranh

Dân Nam ta, vốn hùng anh

Sao nay an phận, trời đành bó tay !

Non nước Việt ngày mai còn, mất

Khi Tàu phù sống chật mọi miền !

Lãnh đạo một lũ cuồng điên

Tàn dân hại nước … oan khiên hỡi trời !!!

 Lính Già Trần Nam Ca

 

“…Its infantry divisons, tank columns, and logistics system all made perfect targets for our air power…”

Liên-xô và cả Đông Âu sụp đổ, tại sao Việt nam chưa? – Nguyễn Thị Cỏ May

Chế độ CS ở Ba Lan chấm dứt năm 1989 sau nhiều thập niên tranh đấu

Từ năm 1987, tình hình Ba-lan đã khá chín mùi cho một sự thay đổi chánh trị, kết thúc chế độ cộng sản độc tài do Liên-xô áp đặt từ sau thế chiến. Sau Ba-lan, năm 1989 tới Đức. Bức tường Bá-linh được cộng sản Đông Đức, trong đêm 12-13 tháng 8 năm 1961, dựng lên để ngăn chận dân Đông Đức chạy qua Tây Đức sanh sống, trở thành biểu tượng của thế giới chia đôi, phía Đông do cộng sản cai trị, phía Tây theo chế độ Tự do Dân chủ.

Chỉ hai năm sau, Liên-xô, cái nôi của cách mạng vô sản toàn thế giới, trong vài ngày, tan rã êm ái, sạch trơn, cho mọi người cái cảm tượng như chưa hề có cộng sản ở nơi đây. Cả thế giới ngẩn ngơ và vui mừng. Biến cố xảy ra không một điềm báo trước. Và khi “cộng sản đã cai trị thì không bao giờ có sự thay đổi” như tài liệu cộng sản tuyên truyền nói, nên ai không phải cộng sản đều vui mừng. Dĩ nhiên, người Việt nam ở trong và ngoài nước, hơn ai hết, vui mừng như sẽ được sống lại.

Về phía cộng sản ở Hà nội, ban lãnh đạo của họ cũng thật sự lo sợ cho số phận của họ. Đỗ Mười, Võ văn Kiệt cho người tìm cách tiếp xúc, thăm dò không chánh thức phía Huê kỳ vì Hà nội hãy còn bị cấm vận. Một luật sư kỳ cựu ở Hà nội (Ls DvĐ), từng làm Chánh văn phòng ở Bộ kinh tế của chánh phủ đầu tiên năm 1946, được gởi qua Hoa-thạnh-đốn. Nhưng ông chỉ có quyền tới NY, không được phép vượt khỏi chu vi trụ sở LHQ 40 km nên phải có người Mỹ can thiệp và đón ông ở phi trường Hoa-thạnh-đốn. Cuộc tiếp súc với Hoa thạnh đốn ở tầm cao, tuy không chánh thức, nội dung khá tích cực. Ở Âu châu, Đại sứ Âu châu (Đs ĐPĐ) cũng có những cuộc nói chuyện, khi tại Paris, khi tại Bruxelles, để thăm dò thái độ của Huê kỳ.

Nhưng tới 1992, Bắc kinh trụ lại được, thấy ván cờ domino không xảy ra. Hà nội liền bám theo Bắc kinh sau khi Lê Đức Anh đi qua Tàu về. Mọi người lo củng cố quyền lực, đập tan mọi dấu hiệu hưởng ứng biến cố liên-xô.

Nay đã 30 năm trôi qua, cộng sản ở Việt nam vẫn còn đó, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ sụp đổ, hay sẽ thay đổi theo chế độ dân chủ tự do. Trái lại, nó còn đàn áp đẫm máu ai dám bày tỏ lòng yêu nước chống giặc tàu hay đòi hỏi dân chủ, tôn trọng nhân quyền, …”. Phải chăng cộng sản ở Việt nam đang áp dụng đúng mức lời dạy của Lê nin để bảo vệ chế độ “Biết cai trị triệt để bằng bạo lực thì chế độ không bao giờ sụp đổ “ tuy vẫn biết Liên-xô đã không còn !

Vậy do đâu mà cộng sản ở Việt nam chưa chịu tiêu vong như tiền bối của nó? Do lãnh đạo tài ba? Do dân việt nam thật lòng chấp nhận cộng sản cai trị? Hay do đảng cộng sản có vai trò lịch sử?

Đông Âu và Liên-xô sụp đổ

Công đoàn Đoàn kết Ba Lan thanh toán xong nhà cầm quyền cộng sản, Bulgarie, Hongrie, Tchèque, …lần lược xô ngã tượng Staline và Lê-nin ở xứ họ, dân chúng tràn ra đường chào mừng vận hội mới không tiếng súng.

Chỉ ở Roumanie, Chủ tịch Ceausescu khát máu, lì lợm cố bám chế độ như giử của hương hỏa, ra lệnh công an, mật vụ bắn vào dân chúng xuống đường, làm thiệt mạng cả ngàn người nhưng cũng không đủ sức ngăn chận làn sóng người biểu tình đông hàng triệu người. Sau ùng, Ceausescu kêu gọi quân đội can thiệp. Quân đội xuất hiện lại đứng về phía nhân dân, chống lại công an để bảo vệ dân. Cách mạng thành công. Vợ chồng Ceausescu bị cách mạng bắt và bị tòa án cách mạng xử tử hình. Cả hai vợ chồng bị bắn tại một góc đường, ngay trong đêm Giáng Sinh 1989.

Chế độ cộng sản ở Đông Âu và Liên-xô đã lần lược sụp đổ trọn vẹn như chưa từng có làm cho câu nói như một thứ huyền thoại “một khi đảng cộng sản đã nắm được chính quyền thì không thể bị lật đổ” trở thành lố bịch, phủ nhận cả lý thuyết của Lê-nin về sự kiên cố của chế độ cộng sản, đồng thời thay đổi suy nghĩ của nhiều người chẳng may còn sống dưới chế độ cộng sản còn sót lại.

Sự thay đổi chánh trị ở Đông Âu diển ra tốt đẹp như một vở kịch trên sân khấu là do hoàn cảnh lịch sử của nơi này. Và cũng nhờ có những con người bản lãnh từ trong chánh quyền và từ trong dân chúng đúng lên.

Thế chiến kết thúc, các cường quốc chia nhau thế giới. Đông Âu vốn là cái nôi văn hóa Âu châu mà cội rể là tôn giáo. Hơn nữa hai cuộc cách mạng Pháp và Đức đã để lại một di sản văn hóa chánh trị còn giá trị qui chiếu cho tới ngày. Một sớm một chiều, Nga đem cộng sản áp đặt lên họ. Dỉ nhiên cộng sản bị dân chúng và sức mạnh văn hóa Âu châu phản kháng. Hai yếu tố lịch sử và con người ở đây đã quyết định vận mạng của chế độ cộng sản Đông Âu. Chẳng may Việt nam không có hai yếu tố của Âu châu.

Nỗi bất hạnh của Việt nam

Nhìn lại lịch sử, sau thế chiến, các nước bị Tây phương đô hộ đều lần lược độc lập mà không phải làm chiến tranh giải phóng kéo dài mấy chục năm, tốn hao xương máu của dân hằng chục triệu người, lại sớm phát triển. Chỉ có Việt nam bị đẩy vào cuộc chiến chỉ vì Hồ Chí Minh muốn Việt nam phải trở thành nước cộng sản. Hồ đã nói “Dù phải đánh Tây mươi năm nữa, phải đốt cả dảy Trường Sơn, ta vẫn phải làm. Cớ độc lập bây giờ, trong điều kiện này, là độc lập của phe quốc gia, không phải độc lập hoàn toàn của ta “.

Năm 1946, Hồ phát động cuộc kháng chiến chống Tây là để có điều kiện rút ra khỏi Hà nội mà không xấu hổ. Nghe kháng chiến chống Tây trở lại, toàn dân lập tức đứng lên tham gia kháng chiến. Dân trong Nam làm kháng chiến trước lệnh kháng chiến của Hồ Chí Minh. Khi Hồ ký thỏa ước 6/3/46 rước Tây lên Hà nội, lính Việt minh hợp tác với lính Tây cùng hành quân lên Việt Bắc để tảo thanh những lực lượng võ trang của các đảng phái quốc gia lúc bấy giờ mạnh hơn Việt minh, thì kháng chiến trong Nam không chấp hành lệnh ngưng chiến của chánh phủ Hà nội, vẫn tiếp tục đánh Tây. Bảy Viễn nói “ĐM. Chưa có Độc lập, cứ oánh nữa. Chừng nào có Độc lập mới thôi “ bị Hồ Chí Minh khiển trách. Và Hồ gởi Lê Duẩn, Hà Huy Giáp, Lê Đức Thọ, Nguyễn văn Linh vào Nam để nắm kháng chiến trong Nam, và loại Bảy Viễn, buộc Bảy Viễ phải rút về thành …

Tây lần lược tái chiếm Việt nam, bao nhiêu nhà ái quốc chơn chính phải đi ra khu kháng chiến vì trở ra thành đồng nghĩa Việt gian. Họ bị cộng sản giết để giành độc quyền lãnh đạo kháng chiến cho cộng sản. Trường hợp Hồ văn Ngà mới thật thương tâm, rơi nước mắt. Cùng rời khỏi Sài gòn với cộng sản, sau đó, ông bị cộng sản giết ở Bạc liêu với tội danh “Việt gian”.

Hồ văn Ngà bình tiĩnh nói với mấy tên Việt minh sắp giết ông “Mấy em giết qua thì cứ giết nhưng đừng nói qua là Việt gian. Qua không bao giờ làm “Việt gian hết“.

Hồ văn Ngà học năm cuối Trường kỷ sư Centrale ở Paris, học giỏi có tiếng thế mà bỏ thi tốt nghiệp, về Sài gòn tham gia kháng chiến giành độc lập cho xứ kháng chiến là vì lòng yêu nước thúc đẩy. Còn cộng sản không thể hiểu yêu nước là gì. Cả Hồ Chí Minh cũng vậy. Vì vốn không học, không nghề nghiệp nên không có công ăn việc làm. Đi làm cộng sản là một việc làm. Họ chỉ biết “được là có tất cả. Thua thì chẳng có gì để mất ngoài cái mạng cùi“.

Kháng chiến giành độc lập là sự nghiệp của toàn dân. Họ làm kháng chiến chỉ vì lòng yêu nước. Cộng sản cướp công của nhân dân, lấy làm của riêng cho cộng sản, biến Việt nam thành cộng sản và tuyên bố đó là “tất yếu lịch sử ”.

Lịch sử việt nam trong vừa qua nhặp nhằng giữa nhân dâu yêu nước với cộng sản ăn có mà một số người, nhứt là đảng viên cộng sản không hiểu tách bạch để thấy đâu là công và tội. Chính yếu tố lịch sử éo le này đã không cho phép Việt nam sớm thay đổi như Đông Âu.

Vốn khi thua, chẳng có gì để mất, khi ăn thì có tất cả. Nay đã ăn cả nước thì cộng sản không dạị gì lại tự mình thay đổi. Kẻ đói nay được ăn trên ngồi trước thì không ai dại gì mà rời khỏi chiếu. Chết cũng bám tới cùng.

Việt nam có điều kiện thay đổi

Như đã nói Âu châu thay đổi, từ bỏ cộng sản sớm, nhờ điều kiện văn hóa. Việt nam có yếu tố văn hóa nhưng không được thể hiện rõ như Âu châu. Văn hóa Âu châu động trong lúc văn hóa việt nam lại tĩnh. Cả ngàn năm thắm nhuần thứ Khổng Mạnh biến chất, thứ Tống nho “Quân sử thần tử, ….”. Còn “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh“ mới chỉ kịp lóe lên, chưa kịp định hình, nói chi định chế hóa. Nên Tàu khác Việt Nam rất rõ – nói ” Tàu và Việt nam là đồng văn, đồng chủng” là nói sai hoàn toàn. Nói theo quan điểm cộng sản lệ thuộc Tàu. Trong văn hóa tàu hoàn toàn không có chữ tự do, chữ dân chủ. Ngày nay, chữ “dân chủ” vẫn còn bị cấm ở Tàu. Vả lại dân tàu không bao giờ mơ màng tới dân chủ hay tự do. Họ chỉ mong đất nước không loạn lạc để họ được ăn cơm, không ăn cháo. Nên dân tàu rất hưởng ứng chế độ ngày nay của Tập Cận-bình. Trong lúc đó, tuy chịu ảnh hưởng Tàu lâu dài nhưng Việt nam có được một truyền thống văn hóa xã thôn theo đó xã thôn tổ chức chánh quyền trên cơ sở Hương ước, một thứ Hiến pháp của làng. Nên mới có câu “Lệnh vua thua lệ làng“.

Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Việt Nam cũng khác hơn ở Tàu. Trong gia đình Việt Nam, mỗi thành viên đều có vị trí rõ ràng của mình. Trong gia đình tàu, các thành viên đều mờ nhạt dưới uy quyền của người cha “Phụ sử tử vong, tử bất vong, bất hiếu“.

Văn hóa là điều kiện đưa đến một chọn lựa thể chê chánh trị. Việt Nam đã có sẵn. Vấn đề còn lại là mọi người hãy sáng suốt tách bạch vai trò thật sự của toàn dân trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc với sự cướp công kháng chiến của dân do Hồ Chí Minh cướp được. Xác định lại đúng chổ đứng của mình để từ đó đứng lên làm cuộc cách mạng dân chủ thật sự.

Việt nam phải có dân chủ vì nhân dân Việt Nam đã đổ máu đánh ngoại xâm giành độc lập, chớ không phải người cộng sản vì cộng sản chỉ cướp chiến lợi phẩm.

Đó mới đúng là tất yếu lịch sử.

 

 

Tuổi Trẻ Ở Việt Nam: Thực Tế Và Ước Mơ

Ai cũng có ước mơ. Có thể đó chỉ là những mong muốn bình thường trong sinh hoạt hằng ngày. Nhưng cũng có những khát khao hướng thượng, những kế hoạch xây dựng cho chính bản thân mình dài hạn trong tương lai.

Ước mơ của tuổi trẻ một quốc gia là động lực nâng cao tầm vóc quốc gia, góp phần làm thay đổi thế giới theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Việt Nam là một đất nước già nua, có hơn 4000 năm văn hiến, nhưng dân số tăng mạnh và tuổi trẻ lại chiếm đa số. Tuổi trẻ ở Việt Nam ước mơ gì?

Có người nói tuổi trẻ ở Việt Nam ngày nay không có những ước mơ cho tương lai hay nếu có thì ước mơ ấy lại xoáy ngay vào hiện tại, sống vội cho bản thân trước đã. Nếu quả thật như vậy thì không có gì buồn hơn cho tuổi trẻ và cho đất nước.

Vài nét về ước mơ của tuổi trẻ ở Việt Nam

Trước hết, Cỏ May tôi xin thưa qua sở dĩ Cỏ May viết «Tuổi trẻ ở Việt Nam» mà không viết «Tuổi trẻ Việt Nam» để phân biệt tuổi trẻ ở tại xứ Việt Nam với tuổi trẻ Việt Nam ở hải ngoại. Do hoàn cảnh lịch sử, Việt Nam tạm thời có hai Việt Nam: một Việt Nam cộng sản độc tài và một Việt Nam Hải ngoại Tự do nên vì đó mà tuổi trẻ cũng có hai tư cách, hai nếp sống, những ước mơ hoàn toàn khác nhau.

Giờ đây xin nói về ước mơ của tuổi trẻ ở Việt Nam. Ước mơ của các em được nhà văn Lê Minh Khuê, Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam, mô tả dựa trên kết quả của cuộc điều tra bằng cách phân phát «400 Phiều ước mơ » cho học sinh các trường Trung Học Phổ thông và sinh viên Đại Học (báo Tuổi trẻ, 1/5/2005).

Cách trả lời của các em cũng khá phức tạp. Có em chỉ cần vài phút suy nghĩ, có em mất một giờ, có những em phải một ngày mới trả lời được câu hỏi «Ước mơ của bạn là gì ?».

Có 21% các em được hỏi trả lời ước mơ thành đạt trong công việc.

15% mong muốn có một gia đình hạnh phúc.

11% mơ ước có thật nhiều tiền..

10% trở thành người nổi tiếng.

9% mơ ước làm chánh trị gia hàng đầu.

7% mơ ước được sống trong một thế giới cổ tích.

6% muốn có một tình yêu lãng mạn như trong phim hàn quốc.

6% mơ ước có thể bay vào vũ trụ.

6% gồm những ước mơ khác.

Kết quả thăm dò đời sống thầm kín của tuổi trẻ ở Việt Nam thật ra không mấy lạc quan cho tương lai của chính các em và đất nước, nhưng ít ra cũng có được một số khá đông các em biết nghĩ tới học xong đi làm và thành công trong cộng việc để có được đời sống gia đình êm ấm. Với phần còn lại có thể phác thảo một lớp trẻ «phiêu lưu» Cả muốn giẫm chân lên mặt trăng hay sao hỏa nhưng không thấy các em có ý hướng về giấc mơ đó như nói đang ráng học giỏi về khoa học không gian.

Nhìn chung tuổi trẻ ở Việt Nam không thắc mắc tới hoàn cảnh đất nước và thân phận dân tộc trong những ngày tới. Tuy có 9% muốn trở thành chánh trị gia hàng đầu!

Thực trạng tuổi trẻ ở Việt Nam ngày nay

Phần lớn tuổi trẻ ở Việt Nam có chung lối suy nghĩ “chỉ làm những gì trong hiện tại cho tốt” còn lại “những gì trong tương lai thì tính sau hoặc lúc đó hãy hay hoặc sẽ có người lo….” Hoặc “nếu hăng hái làm lỡ bị lừa thì sao”…Lúc còn đi học, các em không làm gì khác hơn là học. Nhưng có tới 70% thời gian là chơi và chỉ có 30% là học. Mà học cũng không hay, không giỏi hơn ai nên lúc ra trường hiểu biết tổng quát không có. Một sinh viên năm thứ ba không trả lời được 10 câu hỏi về kiến thức phổ thông trong đó có trả lời cho câu hỏi về «Đường lưỡi bò của Trung Quốc …. », em viết «Đường lưỡi bò là món lưỡi bò xào chua ngợt mà người Trung Quốc rất ưa thích»(Alan Phan,blog). Còn chuyên môn lại thảm hại hơn nhiều.

Điều dễ thấy là không bao giờ các em chịu nhận lỗi ở mình mà chỉ đổ lỗi cho số phận. Có em đổ lỗi do cơ chế, do đào tạo…. Đúng. Nhưng trình độ của sinh viên năm thứ 3 Đại học trả lời câu hỏi về «lưỡi bò… » trên đây thì phải nói là vượt hẳn cơ chế hay đào tạo. Đây là vấn đề nguy hiểm vì tuổi trẻ tự đào hố chôn chân mình thì chắc chắn, cả đất nước, là sẽ chẳng bao giờ tiến lên được.

Học quá kém lại thiếu ý chí dấn thân. Chỉ muốn mọi thứ có sẵn. Khi nghĩ tới đi tìm việc làm thì nghĩ ngay đền lương phải cao, đủ sống nếu không thì thà nằm nhà còn hơn. Mà lương đủ sống là phải được sống thật thoải mái. Thích thứ gì mua sắm được thứ đó, mà vẫn còn tiền dư. Như con em của đảng viên Trung ương hoặc con em các đại gia.

Chính những mơ mộng như vậy khiến cho tuổi trẻ sống không có định hướng, không biết tự lập, mà cứ chờ cơ hội có người giúp. Chờ 3 năm, 5 năm hoặc nhiều hơn nữa vẫn cứ chờ. Để rồi thất nghiệp.

Tốt nghiệp là thất nghiệp

Thực trạng hiện nay của sinh viên sau khi ra trường, đó là đại đa số đều không tìm được việc làm. Do thiếu khả năng và lười biếng.

Cơ bản, khỏi nói ai cũng biết, là do chế độ. Chế độ nào giáo dục đó. Cái vòng kim cô mác-lê chưa chịu tha tuổi trẻ ở Việt Nam. Ngoài ra còn thầy chẳng ra thầy, về kiến thức chuyên môn và đức hạnh.

Ở đây, chúng ta chỉ mô tả thực tế của đời sống tuổi trẻ ở Việt Nam mà sinh viên là tiêu biểu đậm nét. Ở Việt Nam, học xong là thất nghiệp nên mới có câu nói «Tốt nghiệp là thất nghiệp».

Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có khoảng 60% sinh viên ra trường làm trái ngành và tính đến đầu năm 2017 có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp. Thực tế chắc phải hơn.

Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Trong số các cử nhân ra trường, một phần nào đó không làm đúng ngành nghề thì nhiều người nghĩ cũng bình thường. Nhưng nếu con số đó là hàng nghìn người và tập trung làm ở một nơi lại là điều đáng phải suy nghĩ”.

Hiện nay, trên cả nước có 412 trường Đại học, Cao đẳng, trung bình mỗi tỉnh, thành phố có khoảng 6,6 trường Đại học, Cao đẳng. Cả nước có khoảng 2,2 triệu sinh viên trong tổng dân số hơn 97 triệu dân (theo LHQ, báo cáo 2019), cao hơn cả các quốc gia phát triển. Con số đó đã phản ảnh thực trạng đào tạo ồ ạt ở nước ta. (Ở Pháp, không phải đào tạo ồ ạt, số sinh viên trên toàn quốc năm 2018 là 2, 7 triệu trên dân số 66, 89 triêu, theo INSEE).

Bộ Lao động lý giải lý do thất nghiệp «Đào tạo ồ ạt nên các cử nhân sau khi ra trường khó có thể tìm cho mình một công việc thích hợp. Sinh viên khó có khả năng tiếp cận thị trường lao động do kỹ năng mềm còn hạn chế. Nhiều cử nhân khi làm việc tại các doanh nghiệp thì vẫn phải đào tạo lại».

Về vấn đề này, nhà báo Kim Dung, người có nhiều năm theo dõi giáo dục nhận định: “Mục tiêu lẫn quá trình tổ chức hoạt động đào tạo của một trường đại học khác hoàn toàn với một doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh việc lâu nay chúng ta có cố gắng đào tạo học với hành nhưng việc thực hành, thực tập còn hạn chế nhất định”(Posted-on18/09/2018By lineBylineThu Hoài).

Nhà cầm quyền cộng sản vẫn không thấy nguyên nhân thất bại của giáo dục và đào tạo của họ là do chế độ cộng sản với con người xã hội chủ nghĩa hoàn toàn thối nát.

Đạo đức cách mạng

Đời sống xã hội Việt Nam những năm gần đây có nhiều chuyển động mạnh mẽ. Từ đây bắt đầu xuất hiện xu hướng sống thoáng, dễ dãi trong kết giao bạn bè, cũng như thay đổi trong quan niệm về tình yêu, tình dục. Ngày nay, không ít người trẻ tự cho mình quyền được “tự do” không tranh cãi. Ý thức sống tùy tiện, buông thả, đua đòi, thay tế những mẫu mực đạo đức xã hội trước khi cộng sản tới.

Chỉ riêng về đời sống sinh lý của tuổi trẻ, theo kết quả cuộc điều tra tại một số trường Trung học ở nội và ngoại thành Hà nội, có tới 40% số học sinh từng quan hệ tình dục. Tính tới lớp 9 có khoảng 10% số học sinh từng quan hệ tình dục, và tính đến hết lớp 12, con số này lên tới 39%. Đáng chú ý có tới 10% số học sinh Trung học Phổ thông được khảo sát cho biết, đã từng quan hệ với từ ba người trở lên, khoảng 15% số học sinh có sử dụng các chất kích thích (rượu, ma túy,…) trong lần quan hệ gần nhất.

Đáng lo ngại là giới trẻ đang có xu hướng quan hệ tình dục ngày càng sớm. Năm 2010, quan hệ lần đầu ở Nam giới là 20 tuổi, nữ là 19,4 tuổi. Chỉ sau 5 năm, độ tuổi này đã giảm còn 18,2 ở Nam và 18 ở nữ: Tình dục trước hôn nhơn ở Nam/nữ chưa lập gia đình, tuổi từ 14 đến 17 là 42% ở Nam và 37% ở nữ.Tỷ lệ nữ giới quan hệ tình dục trước hôn nhân tăng từ 74% lên 77%. Quan hệ tình dục quá sớm và tùy tiện dẫn tới hậu quả nạo phá thai gia tăng, lây nhiễm bệnh tật, tình trạng vô sinh…. Nếu năm 2016, cả nước có 265.536 ca nạo phá thai thì đến năm 2017, con số này là gần 300.000 ca, đưa Việt Nam trở thành một trong năm quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới và là quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai tuổi vị thành niên cao nhất khu vực Đông – Nam Á. Không thiếu trường hợp nữ sinh mới 14 – 15 tuổi đã nạo phá thai không dưới hai lần.

Riêng tại TP Hồ Chí Minh, với khoảng 7 triệu dân, mỗi năm tại đây có hơn 100.000 ca nạo phá thai.

Và khăn quàng đỏ

Thực trạng tuổi trẻ ở Việt Nam ngày nay và đời sống xã hội nói chung thể hiện một tình trạng mất văn hóa, mất đạo đức được nhiều giới cầm quyền báo động và lý giải. Nay có góp thêm một vài nhận xét của một người không phải của chế độ tưởng không hẳn là dư.

Trước khi người Pháp tới, Việt Nam chịu ảnh hưởng nho giáo nhưng xã hội Việt Nam không hoàn toàn rập khuôn theo Tàu. Chỉ đơn cử địa vị người phụ nữ trong gia đình. Trong gia đình Việt Nam, khi không có con trai thì người con gái trưởng thay thế vai trò người con trai. Trong quan hệ vợ chồng, sau đám cưới ba tháng, người chồng không đủ khả năng làm tròn nhiệm vụ đối với vợ, người vợ có quyền đề xuất ly hôn.

Khi người Pháp tới, họ nhận thấy làng xã việt Nam tổ chức rất nề nếp nên họ giữ nguyên. Sau đó, họ từ từ tổ chức hành chánh, đem chữ quốc ngữ thay thế chữ nho và chữ nôm nhưng họ vẫn giữ gìn sách vở và cái học cũ.

Tuy sự thay đổi ôn hòa nhưng vẫn không tránh khỏi làm cho người Việt Nam bị vong thân.

Khi người cộng sản tới ngày 19/8, với chánh sách «đào tận gốc bốc tận rễ», thì sự vong thân kia nay được Hồ Chí Minh ra tay dìm xuống độ sâu ngàn lần hơn thực dân.

Từ hơn bốn mươi năm nay, Việt Nam hoàn toàn được đảng và nhà nước cộng sản cai trị. Tuổi trẻ được nuôi dưỡng, dạy dổ và lớn lên trong chế độ giáo dục cộng sản, được học tập và sống theo gương Hồ Chí Minh. Vậy nếu bảo tuổi trẻ ở Việt Nam không có ước mơ, chỉ biết sống nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh lý cấp bách của mình, thì nên hiểu đơn giản không gì khác hơn chúng nó là sản phẩm nguyên chất của chế độ.

Nên ngay sau 30 tháng 4/75 vài ngày, dân Miền Nam đã thấy đất nước bắt đầu thay đổi và hát lên:

« Đôi dép râu dẫm nát đời trai trẻ

 Nón tai bèo che khuất nẻo tương lai”

Vì :

« Tôi thật mệt nhoài buá vác với liềm mang

Bình địa thì thi công khắp xóm làng.

Mồ mả ông cha chung một hố

Dang tay, chúng n ắm được thiên đàng. ….. »

[Ken]

Chiến lược toàn cầu – thực tế đối chọi với ảo tưởng  – Đại-Dương

Dư luận quốc tế thường cho rằng dân Hồng Kông chỉ biết có tiền mà ít quan tâm tới chính trị. Luận điệu này chứng tỏ đã sai nhiều lần mà vẫn luân lưu trên diễn đàn quốc tế.

Tuy đặt miếng ăn lên hàng đầu, nhưng, dân Hồng Kông biết rõ hơn ai hết về hệ thống chính trị dân chủ đã vực họ từ đói nghèo lên sung túc so với nền độc tài toàn trị của Trung Cộng (TC).

TC có 1.4 tỉ dân với nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ và có triển vọng vượt qua vào thập niên tới. Tuy nhiên, lợi tức bình quân đầu người năm 2018 (theo IMF) chỉ được 9,700 USD so với 63,000 USD của Hoa Kỳ, và 49,000 của Hồng Kông.

Các khảo sát của Đại học Hồng Kông ghi nhận chỉ có 15% trong số 7.4 triệu công dân Hồng Kông tự nhận là người Trung Hoa. Khảo sát năm 2017 cho biết 3% công dân Hồng Kông lứa tuổi 18-29 tự nhận là người Hoa.

Năm 1997, Luân Đôn thoả thuận trao trả Hồng Kông cho TC vì hết hạn thuê 99 năm với điều kiện phải duy trì tình trạng “một quốc gia, hai hệ thống” suốt 50 năm trước khi sát nhập vào Trung Hoa năm 2047.

Với 150 năm dưới sự cai trị của Anh Quốc, công dân Hồng Kông đã thấm nhuần quyền hạn của mỗi người đối với xã hội và nền pháp trị minh bạch, bình đẳng, công bằng cho mọi người. Khát vọng độc lập, tự chủ của người Hồng Kông sẽ tiêu tan nếu phải sống dưới gót giày cộng sản!

Tuy nhiên, Bắc Kinh muốn đốt giai đoạn thống nhất nên tăng cường các biện pháp kiểm soát chính trị đối với cư dân Hồng Kông, đầu cầu xuất/nhập Hoa Lục của cộng đồng quốc tế, nên chạm phải phản ứng ngày càng quyết liệt.

Kể từ khi Anh Quốc giao hoàn Hồng Kông cho Bắc Kinh vào năm 1997 thì các cuộc biểu tình ngày càng đậm màu sắc chính trị liên quan đến quyền bầu cử, hoặc để tưởng niệm vụ đàn áp ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1987.

Lần xuống đường của 500,000 người vào năm 2003 buộc Nhà cầm quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông phải huỷ bỏ một dự luật an ninh muốn hạn chế quyền tự do của dân chúng.

Phong trào Dù Vàng năm 2014 suốt hai tháng do một học sinh 17 tuổi chủ xướng để đòi được quyền bầu cử lãnh đạo bị dẹp tan mà không làm cho Bắc Kinh nhượng bộ nên nhóm lãnh đạo đều bị bắt giam.

Đặc khu trưởng Hồng Kông, Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) được 1,200 thành viên trong Uỷ ban Bầu cử thân-Bắc-Kinh, đưa lên năm 2017 trong khi chỉ có 6% trong tổng số cử tri được quyền bầu các Ủy viên này. Quyền của người Hồng Kông ngày càng bị thu hẹp.

Carrie Lam thúc đẩy việc thông qua “Dự luật Dẫn độ Tội phạm” ở Hồng Kông để xét xử tại Hoa Lục được sự đồng ý của Bắc Kinh đã làm bùng nổ vụ xuống đường với một triệu người Hồng Kông hôm 9 tháng 6-2019 đòi huỷ bỏ Dự luật vi phạm nhân quyền và hệ thống tư pháp độc lập. Họ không muốn Bắc Kinh xét xử tội phạm theo kiểu luật rừng.

Bị cảnh sát đàn áp nên công dân Hồng Kông và dư luận quốc tế lên án đã buộc Đặc khu trưởng Lam chỉ xin lỗi người dân, hứa hoãn lại Dự luật, mong được tiếp tục phục vụ công dân một nhiệm kỳ nữa.

Nhưng, ngày 16 tháng 6 có khoảng 2 triệu người tuần hành đòi huỷ bỏ Dự luật Dẫn đổ Tội phạm, kêu gọi Carrie Lam từ chức.

Thái độ dứt khoát của dân chúng Hồng Kông đã làm thất bại cách tiếp cận cứng rắn của Chủ tịch Trung Cộng, Tập Cận Bình.

Đa số 23 triệu người Đài Loan không muốn hội nhập vào TC do khác biệt về hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội mặc dù 95% thuộc Hán tộc. Tuy phải từ chức Chủ tịch Đảng Dân Tiến sau thất bại trong cuộc bầu cử địa phương, nhưng, Tổng thống Thái Anh Văn vẫn được đề cử tham gia cuộc đua vào chức tổng thống Đài Loan năm 2020 do chủ trương cứng rắn đối với TC.

Kinh nghiệm Việt Nam Cộng Hoà thịnh vượng năm 1975 cho dân chúng Đài Loan một thí dụ cay đắng, thê thảm khi bị lọt vào tay cộng sản. Hoa Kỳ không cho phép Bắc Kinh chặt đứt một mắt xích của chuỗi đảo bao vây TC. Dù thuộc Đảng Dân Chủ hoặc Quốc Dân Đảng, đa số dân chúng Đài Loan vẫn phải dựa vào Hoa Kỳ để tránh “hoạ Cộng sản”.

Ung thư cộng sản đã di căn tới 25 triệu người Triều Tiên buộc 50 triệu dân Triều Tiên ở phía Nam vĩ tuyến 38 phải dựa vào sức mạnh của Hoa Kỳ để vừa giữ yên bờ cõi, vừa tạo ra Kỳ tích Sông Hàn. Do đó, dân chúng Đại Hàn ủng hộ tinh thần đòi tự do, dân chủ của người Hồng Kông. Tổng thống Đại Hàn, Moon Ja-in đang cố gắng lôi kéo Chủ tịch Kim Chính Ân hướng về độc lập, tự chủ để phát triển toàn thể dân tộc trên Bán đảo Triều Tiên.

Tổng thống Donald Trump khuyến cáo TC và Hồng Kông nên ngồi lại với nhau để thoả hiệp một vấn đề có lợi cho cả đôi bên. Bắc Kinh không thể cáo buộc Hoa Kỳ can thiệp vào vấn đề nội bộ của TC. Bởi lẽ, nếu Bắc Kinh muốn thoả hiệp với dân chúng Hồng Kông ắt phải dựa vào thoả thuận năm 1997 giữa TC và Anh Quốc được gọi là Luật Căn bản của Hồng Kông “một quốc gia, hai chế độ”.

Vô cùng đáng tiếc và rầu thúi ruột khi loài người có-lương-tri chứng kiến thanh thiếu niên ở Việt Nam, rường cột nước nhà, chỉ lo ăn chơi, đàng điếm, nhậu nhẹt mút mùa lệ thuỷ bỏ mặc cho đất nước bị Hán tộc dày xéo và bè lũ tay sai chuyên hiếp đáp, đàn áp dân lành từ ngày này qua năm khác. Người Việt quốc nội quá cuồng nhiệt khi đội banh Việt Nam thắng một trận bóng đá do một người Đại Hàn huấn luyện và dẫn dắt mà không thấy nhục. Trong khi đó, đảng Cộng sản Việt Nam ngang nhiên bắn giết đồng chủng, tướt đoạt của cải cá nhân mà cứ bình chân như vại.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đặt hàng một bài viết “Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam” dài 4,620 chữ từ đám trí thức xã hội chủ nghĩa Việt Nam để nêu lên các căn bệnh trầm kha trong xã hội, mà cứ như Chú Cuội ngồi gốc cây đa. (1) Không một quốc gia nào trên thế giới mà bị gây chia rẽ hận thù sâu đậm và khủng khiếp như dưới chế độ cộng sản. Xã hội bị ức chế do hành vi đàn áp của Đảng Cộng sản mất nhân tính. (2) Độc quyền thông tin cho truyền thông chính thức, đồng nghĩa với giết chết tự do tư tưởng, nguồn lực phát triển của một dân tộc. Bắc Kinh đang lộ rõ khả năng ăn bám vào sự phát triển của các dân tộc khác. Đảng Cộng sản độc quyền truyền thông nên toàn dân chỉ như con ngựa kéo xe. (3) Sau hơn 30 năm “Đổi Mới” từ mức độ GDP cao hơn Đại Hàn khi khởi sự phát triển mà bây giờ lợi tức bình quân đầu người của Việt Nam chỉ được 2,600 USD so với 31,000 USD của Đại Hàn. Dân xứ Kim Chi đi “cho việc” còn Con Hồng Cháu Lạc lo “xin việc”. (4) Chưa một quốc gia cộng sản nào lọt vào “Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)”. (5) Đảng Cộng sản nào cũng tuyên truyền “dân là gốc”, nhưng, chỉ áp dụng “Đảng cử Dân bầu” nên dân chưa bao giờ được quyền làm chủ vận mệnh của đất nước dân tộc nên

 “ngày xưa nộ lệ thằng Tây,

bây giờ nô lệ thằng Ta suốt ngày.

Bao giờ cho hết đoạ đày,

cho dân nước Việt có ngày tự do.”

Độc tài kiểu Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc đã đưa đất nước từ hạng nghèo đói nhất thế giới trở thành quốc gia công nghiệp xếp hạng tư trên trường quốc tế (Hoa Kỳ, Trung Cộng, Nhật Bản, Đại Hàn). Độc tài kiểu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn đất nước từ hạng trung bình trở thành dân tộc đói rét phải ngữa tay xin tiền và nhận làm mướn, đánh thuê cho thiên hạ.

 Vùng lên con cháu Lạc Hồng,

 kẻo không mãi mãi làm công cho người.

 Tài liệu tham khảo:

America Must Prepare for the Coming Chinese Empire (National Interest)

Hong Kong Protests: The View From Taiwan (Diplomat)

China Blinks on Hong Kong – This Time (Diplomat)

Hong Kong chief signals unlikely to revive extradition bill (Nikkei)

As it happened: Chief Executive Carrie Lam issues ‘most sincere’ apology over handling of Hong Kong extradition bill (SCMP)

https://baotgm.net/dai-duong-chien-luoc-toan-cau-thuc-te-doi-choi-voi-ao-tuong/

Nửa đời chinh chiến

Lời mở đầu: Năm nay, tôi đã 77 tuổi đời. Quay nhìn lại đoạn đường đã qua, tôi đã tự thống kê với 15 năm đi lính, tất nhiên là lính Việt Nam Cộng Hòa, gần 9 năm tù cộng sản và hơn 20 năm làm việc lao động cho một Xưởng In nhật báo The Washington Post nhờ vượt biên ngay sau khi ra khỏi Trại Tù vào tháng 3 năm 1984. Khi còn đi làm việc, do phẫn uất trong lòng, tôi cố gói ghém thời gian để tự thực hiện 3 tập Truyện ngắn từ năm 1990 với bút ký “Vào Nơi Gió Cát” và 2 tập truyện ngắn “Vết thương Việt Nam” và “Chiến Tranh và Tình Yêu”. Bên ngoài, tôi thấy xuất hiện khá nhiều Hồi Ký của một số Tướng lãnh và viên chức của thời Việt Nam Cộng Hòa. Tôi chẳng thấy thích thú gì khi đọc những trang giấy chạy tội, không trung thực chỉ nhằm bám víu vào những hư không để cố khỏa lấp câu chưởi thậm tệ của cố Tổng Thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson là “Một bè lũ ác ôn côn đồ”. Thế hệ của chúng tôi lớn lên tại Miền Nam Việt Nam trong một chế độ độc lập và dân chủ đầu tiên, sau ngày Thực dân Pháp rút lui và nền quân chủ của Nhà Nguyễn cáo chung. Như nhà văn Trần Hoài Thư đã viết: “Viết về một người cùng thế hệ, cùng nhịp suy nghĩ, cùng con tim rực lửa, và cùng những ngổn ngang trên vai, mà thế hệ chúng ta đã bị gánh, bị chịu đựng, bị lợi dụng… thì thật là một điều hạnh phúc. Nhất là đối với những người có kinh nghiệm máu và nước mắt như… Hơn thế nũa, có lẽ khác với những người sĩ quan khác, anh đã dành thì giờ viết cho bạn bè, đồng đội hơn là bản thân anh…”

Nhìn thấy thế hệ con cháu của mình lớn lên vô tư ở ngoại quốc, tôi bỗng thấy thích kể chuyện về quảng đời 15 năm quân ngũ để chúng đừng quên số phận của khoảng 300 ngàn chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến chống cộng sản bảo vệ Miền Nam Việt Nam và cả hàng trăm ngàn Thương và Phế binh còn lây lất. Chính nhờ họ chúng mới có được một tương lai tốt đẹp như ngày nay. Hơn thế nữa, tôi có tham vọng muốn chứng minh cái gọi là Quân Đội Nhân Dân Việt Nam mới chính là Quân Ngụy.

Trần Ngọc Toàn,

Cựu Tiểu đoàn trưởng TĐ4 Thủy Quân Lục Chiến-QLVNCH

 Thiếu úy non choẹt

Tôi tốt nghiệp ra trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam vào ngày 22 tháng 12 năm 1962, đúng 22 tuổi đời. Tổng Thống Ngô Đình Diệm lên chấp chánh đã cải tổ trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, nguyên là Ecole des Inter-Armes của quân đội Liên hiệp Pháp tại Đà Lạt, thành trường Võ Bị Quốc Gia theo khuôn mẫu của trường West Point Hoa Kỳ. Cơ sở được xây dựng trên ngọn đồi 1515 về phía Tây của thành phố Đà Lạt do viện trợ của Hoa Kỳ. Với chương trình 4 năm Đại học về Khoa học ứng dụng và quân sự từ cấp khinh binh đến cấp Trung và Đại đội trưởng liên Quân chủng, TVBQGVN nhằm đào tạo những sĩ quan hiện dịch chuyên nghiệp cho Quân Đội. Bước sang năm thứ 4, do nhu cầu chiến trường, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã đích thân lên chủ tọa lễ mãn khóa cho Khóa 16 chúng tôi. Con số hơn 200 sĩ quan tốt nghiệp đã được phân phối đi Không quân 27 người, Hải quân 15, Nhảy dù 3 với Thủ khoa Bùi Quyền, Thủy Quân Lục Chiến 10 với Á khoa Nguyễn Xuân Phúc sau này nổi danh trong trận tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị, Lực lượng Đặc Biệt, Biệt Động Quân, và các Sư Đoàn Bộ Binh từ Cà Mâu ra đến Huế và Quảng Trị. Chỉ trong vòng 1 năm sau, số tử trận ngoài chiến trường lên đã gần 50 người.

Dù khóa chúng tôi đã được trui rèn thêm ở Trung tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân ở Dục Mỹ trước ngày ra Trường, khi đến đơn vị TQLC tôi cũng không được giao chỉ huy Trung đội. Ít nhất cũng phải 3 tháng mang súng đi theo học nghề từ các Hạ sĩ quan thâm niên vốn xuất thân từ các đơn vị Commando của Pháp.

Tôi thuộc mẫu người phản ứng chậm, theo phân tích tâm lý học. Lần dầu tiên, khi chính thức được làm Trung đội trưởng có hơn 40 TQLC với một số HSQ và hạ sĩ dày dạn kinh nghiệm chiến trường và đám lính ngổ ngáo, tôi cũng tỏ vẻ mình cũng lì lợm như ai. Trong cuộc hành quân tìm diệt địch ở vùng đồng ruộng Cai Lậy, Mỹ Tho, khi đang chỉ huy dàn quân tiến vào một bìa làng, với tấm bản đồ trên tay, tôi bị một loạt đạn Việt Cộng bắn xối xả về phía mình. Lính tráng đã đồng loạt nằm xuống nấp. Chỉ còn một mình tôi đứng lớ ngớ do phản ứng chậm. Tiếng súng im bặt ngay loạt đạn đầu. VC chỉ bắn dọa và đánh lạc hướng. Tôi quay nhìn sang bên phải. Người lính gốc Miên nằm dưới mương đã bị trúng đạn. Chiếc nón sắt của anh lật ngửa chứa đầy óc trắng hếu. Khẩu súng Garand vẫn dính trong tay gác trên bờ mương. Máu phun ra ướt cả ống quần phải của tôi. Tôi buột miệng la lớn: “Y tá đâu?” Cùng lúc ý tưởng chạy nhanh qua đầu. Như thế là con người sống chết có số. Tôi còn đứng như trời trồng đây. Người lính của tôi đã nhanh nhẹn nằm núp xuống mương ngay bên chân phải của tôi. Anh chỉ ló đầu đội chiếc nón sắt. Nếu viên đạn hơi lệch một mi-li-mét cũng khiến cho chiếc nón sắt quay đi. Đằng này, viên đạn trúng ngay giữa tam tinh nên mới đi xuyên qua đầu làm vỡ óc. Trong khi ấy tôi là mục tiêu dễ trúng nhất. Lúc ấy, tôi mới thấy lạnh xương sống. Nhưng từ đó tôi không sợ gì nữa với ý tưởng con người sống chết có số. Sau này, tôi mới biết đám HSQ và lính tráng bảo nhau “Ông Thiếu úy Đà Lạt này chì lắm.” Từ đó, hình như lính tráng theo lệnh của tôi răm rắp. Đúng là thử lửa. Tây nói là Baptême de feu. Cũng từ đó, quả nói không ngoa, tôi đã “Vào sinh ra tử” hơn cả chục lần trong suốt cuộc chiến bảo vệ Miền Nam Tự Do cho đến cả cuộc di tản khốc liệt từ Quảng Trị về đến Hố Nai Biên Hòa vào cuối tháng 4 năm 1975.

Sau này tôi mới biết, qua sách vở của VC sau năm 75, cộng sản Miền Bắc VN đã cho bọn VC tập kết năm 1954 vào lại Miền Nam từ năm 1958 cùng với quân chính quy ngoài Bắc. Vũ khí Nga Xô, Trung Cộng, Tiệp Khắc tuồn vào Nam trên bộ lẫn ngoài biển. Từ năm 1962, chúng đã có cả 100 ngàn quân với trang bị AK47, CKC, RPD và B40. Trong khi, Tiểu đoàn 4 TQLC lâm trận Bình Giả vào cuối năm 1964, lính còn sử dụng súng Garand M1, Carbine M1, súng phóng lựu của Mỹ thời Đệ Nhị Thế Chiến. TQLC lại là một đơn vị Tổng Trừ Bị tinh nhuệ của Miền Nam. Người ta đã thử hỏi mấy ông Tướng VNCH biết gì, đã làm gì và chỉ huy mặt trận ra sao. Hay ngù ngờ, tranh giành quyền lực, tham ô nhũng lạm, ăn chơi trác táng, phe đảng nịnh bợ sau ngày Tổng thống Diệm bị hạ sát, bỏ mặc cho lính chết ngoài mặt trận.

Chúng tôi đã đi vào cuộc chiến với tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và đầy lãng mạn.

Lãng mạn khi chàng hiệp sĩ xuống núi và túi bị mang đầy lý tưởng. Lý tưởng bảo vệ bờ cõi non sông mang an bình ấm no cho dân chúng. Trong số những người bạn cùng khóa Võ Bị về TQLC, tôi có người bạn học cùng lớp từ thời học trường Trung học Quang Trung tại Đà Lạt là Trịnh An Thạch. Đầu năm 1963, khi rủ nhau cùng vào trình diện Bộ Tư Lệnh Liên Đoàn TQLC còn đóng ở Thị Nghè, chúng tôi đồng lòng cùng đi ra đơn vị tác chiến. Không biết Tư lệnh phó Nguyễn Bá Liên nghĩ gì đã chấm Thạch về Tiểu đoàn Yểm Trợ Thủy Bộ ở ngay hậu cứ. Do Trưởng phòng Nhân Viên đã cho chúng tôi chọn đơn vị nhưng không ai đáp ứng nên đã quyết định phân phối theo mẫu tự ABC từ Tiểu đoàn 1 tới TĐ4TQLC. Đi TĐ1 có Trần Văn Hiển, TĐ2 với Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Xuân Phúc. Ba chàng chữ T về TĐ4TQLC là Nguyễn Đàng Tống, Đỗ Hữu Tùng và tôi. Thấy vậy, Trịnh An Thạch nhất quyết xin vào trình diện Tư lệnh phó và xin ra tác chiến. Cuối cùng Thạch được đi TĐ1 với Hiển. Cuối năm 1963, Trịnh An Thạch đã tử trận trong trận chiến ở Tây Ninh lúc mới 23 tuổi với cấp bậc Thiếu úy Trung đội trưởng. Thạch mồ côi cha từ bé và lại là con trai duy nhất trong gia đình. Đau thương để lại cho Mẹ già. Làm sao có thể để cho sự hy sinh trọn vẹn như thế của Trịnh An Thạch rơi vào quên lãng được. Trong khi ấy, bên Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, chúng tôi mất thêm người bạn cùng khóa là Lý Văn Quảng vẫn còn Thiếu úy độc thân cũng ngã xuống ở mặt trận Tây Ninh. Chúng tôi được tin khi đang tham chiến ở một mặt trận khác. Hồi thời Tổng Thống Diệm ra trường với cấp bậc Thiếu úy, lương bổng sống rất khuây khỏa. Từ hành quân trở về Sài Gòn, chúng tôi còn kéo nhau đi ăn cơm Tây và xem “Ciné”. Sau năm 1963, luơng lãnh ra chỉ đủ ăn. Mặc đã có chiến phục rằn ri rồi lại độc thân. Sau này lên đến Thiếu tá, Trung tá cũng chật vật.

Đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm 1-11-1963

Từ trước ngày 1/11/1963, các khóa Sĩ quan Trừ bị ở Thủ Đức, từ K6 đếnK12 tốt nghiệp cùng lúc với chúng tôi, chưa có quy chế đương nhiên lên Thiếu úy. Vài tháng sau khi chính thức được giao chỉ huy Trung đội, tôi được Trung úy Trần Văn Hoán bổ nhiệm kiêm Đại đội phó. Tuy đã tỏ ra có bản lãnh chỉ huy nhưng do tuổi còn quá trẻ nên tôi vô tư và ham chơi. TQLC vốn là một lực lượng Tổng trừ bị của quân đội. Tiểu đoàn TQLC được tự trị về hành chánh với quân số lên đến 879 tay súng với 4 đại đội tác chiến và Đại dội Chỉ Huy & Hành Chánh. Do đó, nơi nào chiến trường sôi động, ngoài tầm tay của đơn vị địa phương, Tiểu đoàn TQLC được điều động đến để giải quyết mặt trận. Vào đầu năm 1960, đơn vị chúng tôi lội suốt từ Cà Mâu qua Chương Thiện, Bến Tre, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Đồng Tháp Mười lên rừng núi Miền Đông, Pleiku, Kontum, xuống Bình định, An Khê, Đỗ xá… Sau mỗi cuộc hành quân kéo dài độ 1 tháng, chúng tôi được rút về Hậu cứ để bổ xung, chỉnh trang trong vòng từ 1 đến 2 tuần lễ. Hậu cứ của Tiểu đoàn chúng tôi ở Vũng Tàu nên tha hồ rong chơi. Có khi, chúng tôi cũng được lệnh về nằm ứng chiến trong Trại Thị Nghè. Hễ úng chiến thì bị cấm trại. Tuy nhiên, đến chiều tối, thấy tình hình không có gì, bọn tôi rủ nhau ra phố Sài Gòn. Sài Gòn là Thủ đô Hoa Lệ nên thượng vàng hạ cám đều có đủ. Đi hành quân miết nên tiền bạc cũng rủng rỉnh. Lần nào ghé Sài Gòn tôi cũng mò vào mấy tiệm sách tìm mua sách báo mang theo trên đường hành quân. Ở Hậu cứ tôi cũng có một ngăn tủ sách bề bộn. Một lần, tôi ghé vào tiệm sách Khai Trí, trên đường Lê Lợi. Bước vào cửa tôi giật mình khi chợt nhận ra cô nàng Isabelle ĐTTM ngồi chễm chệ sau quầy tính tiền. Vào những năm 56, 57 ở Đà Lạt, trên đường cuốc bộ đến trường, tôi thường gặp một cô nàng gầy mong manh, có khi mặc áo dài, cỡi xe đạp về hướng trường Lycée Yersin, trên con đường bờ hồ. Cũng đôi lần, tôi tinh nghịch vờ chăm chú đọc bài trong tập vở để bước thẳng vào đầu xe đạp khiến cô nàng la oai oái. Về sau, mấy đứa bạn học bên Lycée mới cho biết tên là Isabelle ĐTTM. Lần này, tôi chọn xong một mớ sách báo rồi mang đến quầy trả tiền. Tôi nhìn thẳng vào mắt cô nàng hỏi:

• “Có biết tôi là ai không” Cô nàng tròn xoe hai mắt lúng túng: Dạ, dạ không”

• Tôi là người mấy lần suýt bị cô đụng xe đạp trên đường bờ hồ Đà Lạt đây.

• Thế à. Tôi không nhớ.

• Thế thì tốt rồi. Bây giờ, tôi mới hành quân về. Túi không có tiền. Cô cho tôi nợ lần sau tôi trả.

Cô nàng há hốc nhìn tôi lấm lét xanh da mặt ú ớ không nói được gì. Tôi bảo: Isabelle cho tôi cái túi. Nàng ta líu ríu làm theo. Tôi túm hết sách báo bỏ vào rồi quay ngoắt bước ra cửa. Nhìn lại, tôi thấy nàng ta đứng trố mắt nhìn theo. Tôi bật cười quay lại móc túi lấy tiền trả và nói: “Đùa nghịch tí thôi”. Lúc ấy cô nàng đang làm Tiếp viên Hàng Không Quốc Ngoại. Khi nào rỗi ra ngồi chơi ở Nhà Sách Khai Trí. Nào ngờ sau này nàng ta thành phu nhân của Tướng Nguyễn Cao Kỳ xa vời vợi. Có lần, ba đứa bạn cùng khóa Võ Bị ở cùng Tiểu đoàn rủ nhau đi ăn trên Chợ Lớn. Nửa khuya, đón xe Taxi con cóc hiệu Renault về Trại gặp chàng tài xế trẻ biểu diễn chạy bằng hai bánh trên Đại lộ Trần Hưng Đạo vắng xe. Chàng tăng tốc độ rồi lách mạnh tay lái cho chiếc xe nghiêng hẳn một bên và tiếp tục chạy cả vài trăm thước. Nào ngờ xe Cảnh sát lưu thông bất chợt xuất hiện hú còi inh ỏi. Bọn tôi phải làm mặt ngầu mới cứu được anh tài xế trẻ.

Những ngày vui của chúng tôi tuy vậy rất ngắn ngủi. Miệt mài ở các mặt trận ngày đêm. Lúc ấy, bọn VC còn đang tránh né để tái tổ chức nên cũng chỉ đánh nhau lẻ tẻ với bọn du kích trong xa xôi. Thiệt hại và tổn thất thường do bắn sẻ, mìn gài, hầm chông và bẫy sập. Đi hành quân Miền Tây tuy phải lội sình lầy ướt quần áo suốt ngày nhưng khi dừng quân có thức ăn đầy đủ và không đánh lớn. Ra Miền Trung mới thấy khổ. Tìm thức ăn không ra mà gặp VC là đánh lớn. Vào hạ tuần tháng 10 năm 1963, Tiểu doàn chúng tôi được về Hậu cứ Vũng Tàu sau những ngày lặn lội ở Bến Tre. Mới được một tuần xả hơi, bỗng có lệnh hành quân về Miền Đông. Sáng sớm ngày hôm sau, đoàn xe vận tải từ Quân đoàn 3 để xếp hàng dài trước cổng Trại. Thày trò chúng tôi lục tục lên xe. Gia đình binh sĩ, như thường lệ, chạy ra đứng đầy hai bên đường. Thấy mà lòng thương xót. Kiểm điểm xong quân số là đoàn xe lăn bánh. Quân số tham chiến buộc phải trên 70%. Chuyến đi nào cũng thấy gay go nhưng cũng mặc. Thủy Quân Lục Chiến mà. Đến xế chiều, đoàn xe dừng lại ở một khu vườn cao su bát ngát ở Lai Khê. Lệnh cho xuống đóng quân qua đêm. Dàn quân và bố trí xong là lo đào hầm hố cá nhân phòng thủ. Trọn một ngày sau cũng yên tĩnh. Tôi nằm đong đưa trên chiếc võng nhà binh đọc sách. Nghe nói Tiểu đoàn trưởng đang họp với các Đại đội trưởng. Rạng sáng ngày 1 tháng 11 năm 1963, lệnh cho thu xếp lên xe về Sài Gòn chống đảo chánh. Nghe nói về Sài Gòn lính tráng cười nói hể hả. Tôi in trí như thế. Quân đội chỉ làm theo lệnh thôi. Không thắc mắc. Đoàn xe về đến Xa lộ Biên Hòa vào trạm kiểm soát Cầu Xa lộ đã có ngay Quân cảnh dẫn đường. Thế là đúng rồi. Chắc có đám nào muốn đảo chánh theo chân Tướng Nguyễn Chánh Thi đây. Chống đảo chánh lại là phe ta đánh phe ta mới khó xử. Đoàn xe chạy một lèo đến Ngã Bảy Chợ Lớn rồi quẹo đường Cộng Hòa. Đoàn xe bỗng dừng lại ngay trước Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Chưa biết chuyện gì đã thấy từ ngoài vào trong Cảnh sát bỏ chạy không còn một mống.

Đám lính ào ào nhảy xuống xe chạy vào Tổng Nha Cảnh Sát trước những cặp mắt ngơ ngác của dân chúng ngoài phố. Tôi nhảy xuống xe, sốc lại dây ba chạc mang khẩu Colt 45 rồi bất đắc dĩ đi vào cổng Trại. Vừa ngang sân cờ, Binh Nhất Sơn, đệ tử của tôi hớn hở chạy ra miệng nói lép xép: “Thiếu úy ơi, em mới lấy được khẩu ru-lô trong phòng ông Đại tá Y nè. Còn nguyên si hết à”

-“Đâu dắt tao vô coi.” Doanh trại không còn một bóng người. Văn phòng của Đại tá Tổng Giám Đốc Nguyễn Văn Y còn nguyên vẹn với bảng tên trên bàn giấy. Tôi quay qua đám lính la lớn: “Không được lấy đồ của người ta. Ra tập họp hết bên ngoài.” Quay tìm ông Hạ sĩ quan Trung Đội phó “Trung sĩ nhất Lý Pit đâu, tập họp lại, chia các vọng gác ngoài cổng chính ngay”. Tôi mườmg tượng chuyện gì không ổn đang xảy ra. Đại đội trưởng chỉ vắn tắt: Mình chiếm giữ Tổng Nha Cảnh sát. Tôi nghĩ không lẽ mình làm đảo chánh. Ngay sau đó, chúng tôi được lệnh tiến quân theo dọc hai bên đường Cống Quỳnh tiến ra bùng binh bến xe buýt để nhận lệnh. Lính TQLC với ba-lô và súng cầm tay đi hai hàng dọc trong kỷ luật. Khi vừa tới bến xe buýt, tôi vượt lên chợt nhìn ra Đại tá Nguyễn Văn Thiệu, trong bộ ka-ki vàng với nón hét [cap] mang cành lá liễu cấp tá, đứng bên cạnh chiếc xe Jeep nói chuyện với Đại úy Lê Hằng Minh là Tiểu đoàn trưởng của tôi. Vừa lúc tôi nghe thoáng là TQLC phải chờ Thiết giáp của Đại úy Lý Tòng Bá đến mới đánh vào dinh Gia Long. Lúc ấy vào khoảng 1 giờ trưa ngày 1 tháng 11 năm 1963. Tôi chợt nghĩ ra là mình đang tham gia đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Cũng vào tháng 11 năm 1960, trong trường Võ Bị, tôi đang làm Sinh viên sĩ quan Trực Liên Đoàn. Lúc ấy, Đại tá Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh Nhảy Dù, làm đảo chánh. Trường ra lệnh cấm trại ứng chiến. Tôi gặp ông Thi khi còn là Trung úy, năm 1953, trong Liên đoàn Ngự Lâm Quân của Bảo Đại trên thành phố Đà Lạt. Sau đó, nhờ kéo quân về ủng hộ Tổng Thống Diệm đã được thăng nhanh lên tới Đại tá và được giao làm Tư lệnh một lực lượng thiện chiến tín cẩn là Nhảy Dù. Qua một đêm nằm khèo nghe đài phát thanh Sài Gòn tôi cũng không hiểu ất giáp như thế nào. Sáng hôm sau, nhằm ngày Thứ Hai, tôi được lệnh điều khiển lễ Chào Cờ của Liên Đoàn SVSQ. Tự nhiên, tôi tuyên bố hôm nay chào cờ không hát bài Suy tôn Ngô Tổng Thống. Và Liên đoàn chỉ hát Quốc Ca rồi tan hàng. Gần đến trưa hôm ấy, một chiếc xe jeep An Ninh Quân Đội vào Trại rước tôi ra trình diện Trưởng Ty. Đến nơi, nào ngờ tôi gặp Đại úy Hợi là người quen trong gia đình. Ông làm mặt giận đập bàn la lớn: “Ai cho lệnh mi không hát bài Suy tôn Ngô Tổng Thống” “Dạ không có ai hết. Tại nghe radio thấy đảo chánh nên đã không cho hát thôi.” “Răng mi ngu rứa. Mi có muốn ra Trung sĩ không?” Ông còn la lối nhiều nữa nhưng rồi cuối cùng ông điểm mặt nói: “Mi liệu hồn đó. Thôi về đi” Tôi mừng hết lớn đi vội ra xe về Trường. Bây giờ tôi làm đảo chánh. Lỡ thua chắc không biết có phải chạy sang Miên không.

Ngay khi xe thiết giáp chưa tới chúng tôi được lệnh tiến về phía đường Công Lý và Lê Thánh Tôn để đánh vào dinh Gia Long. Trung úy Trần Văn Hoán, Đại đội trưởng cho lệnh khẩu súng không giật 57ly tiến lên. Phát 57ly phá tung một lỗ hỏng ngay góc Công Lý-Lê Thánh Tôn. Lính TQLC chạy ào qua đường vượt vào tường cao. Bên trong có vài phát đạn bắn ra lẻ tẻ nhưng TQLC không bắn trả. Chỉ trong chưa đầy nửa giờ, TĐ4TQLC đã hoàn toàn chế ngự dinh Gia Long. Khi tiến vào phía sau sân dinh tôi thấy lính đang lùa một số quân nhân trong Liên binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống ra ngoài. Tôi chợt nhận ra ông Thầy cũ trong Trường Võ Bị là Thiếu tá Huỳnh Văn Lạc. Sau này ông lên Tướng làm Tư Lệnh SĐ9BB. Tôi vội chạy tới đưa tay chào ông và nói lớn cho đám lính TQLC nghe: Thưa Thiếu tá, tôi là cựu SVSQ khóa 16 đây” Ông giơ tay lên lưng chừng rồi buông thõng xuống với vẻ mặt buồn bã. Tôi không biết làm sao hơn chỉ bảo lính dưới quyền kiếm một chiếc ghế trong nhà ra mời ông ngồi. Ngay sau đó người ta đưa ông đi đâu tôi không biết nhưng lòng tôi thật vô cùng xao xuyến như mình vừa phạm một tội lỗi gì đó. Tôi đi theo trông chừng đám lính đang đi xục xạo. Xuống tầng hầm tôi thấy phòng của Ngô Đình Lệ Thủy đã bị xáo tung lên hết. Có một người lính ôm một giàn máy quay đĩa chạy ngang, tôi nổi điên rút súng la lớn: “Bỏ xuống ngay không tao bắn” Chàng ta vội bỏ xuống chạy lên tầng trên. Hình như họ đã lục lọi đến phòng của bà Nhu. Đảo một vòng thấy không còn người lính nào tôi quay trở lên. Ngay đêm hôm ấy, TĐ2TQLC đã ra dinh Gia Long bàn giao vị trí. Chúng tôi được chở về Trại Thi Nghè. Ngày hôm sau, nghe nói có phái đoàn Phật giáo xin vào để ủy lạo cho Tiểu đoàn đã có công lật đổ Tổng Thống Diệm nhưng Thiếu tá mới thăng cấp Lê Hằng Minh từ chối. Lòng tôi trăm mối ngổn ngang. Lần đầu tiên, tôi nằm lặng trên võng suy nghĩ về thế sự. Từ đó, tôi không còn vô tư nữa. Cho đến ngày phải buông súng tức tưởi. Sau đó, chỉ còn bọn cầm súng chiến đấu ngoài mặt trận phải trải máu và xương để chống lại bọn cộng sản.

Cố Vấn TQLC Hoa Kỳ

Hồi năm 1963, tôi nghe nói Đại úy TQLCHK làm Cố vấn cho TĐ4TQLC đã bị tử thương khi về nghỉ ở Khách sạn Majestic, Sài Gòn khi nơi này bị VC đặt bom nổ. Về sau, khi hành quân ở Tầm Vu, Vĩnh Long, tôi thấy anh chàng Cố Vấn hớt hãi chạy về Bộ Chỉ Huy Tiểu đoàn nói: “Thật khủng khiếp quá” “Tao thấy lính của tụi mày treo ngược một con chó trên cành cây rồi cầm lưỡi lê cắt cổ nó. Dã man quá!” Chúng tôi chỉ cười không nói gì khiến chàng ta càng bực tức. Do cuộc hành quân đã kéo dài cả hơn tuần lễ nên thức ăn cũng thiếu thốn, ngay cả với Tiểu đoàn trưởng và Cố Vấn Mỹ. Nên chiều tối hôm ấy, bữa ăn của Thiếu tá Minh và Cố Vấn có thêm món thịt ngon miệng do mấy đệ tử dọn lên. Mãi đến khi ăn xong, chúng tôi mới tinh nghịch hỏi chàng Cố Vấn: “Hôm nay, ông ăn thịt thấy ngon không” “Thiệt quá ngon” “Thế ông có biết thịt gì không?” Chàng lắc đầu mở to mắt nhìn chờ câu trả lời. “Thì thịt con chó ông thấy tụi lính treo cổ đó.” Thế là chàng ta chạy ra sau hiên nhà móc cổ moi họng ọe cho ra. Nhưng vô hiệu. Chắc là kỷ niệm khó quên cho một nhiệm kỳ tham chiến ở Việt Nam.

Thật ra, từ nhỏ tôi đã được học lịch sử Việt Nam tới nơi tới chốn ở trường Việt nên tôi ghét Tàu và Pháp thậm tệ. Tất nhiên, tôi cũng không thích người Mỹ vì họ cũng là người ngoại quốc. “… Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây”. Ý thức bài ngoại như đã ăn sâu trong tâm trí của tôi. Thế hệ trước tôi rất sính nói tiếng Tây. Tôi nghe mấy ông Tướng chỉ nói chuyện với nhau bằng tiếng Tây. Có khi là tiếng Tây Bồi. Lớp chúng tôi chỉ học lý thuyết tiếng Anh. Còn nói được chẳng có mấy người, trước năm 1963. Nhờ hồi còn học Trung học Việt, tôi theo chân đứa bạn vào học lớp Anh Văn của một ông Mục sư Tin Lành giảng dậy nên tôi cũng lắp bắp được. Trong binh chủng TQLC nhờ thường xuyên gởi SQ sang Mỹ du học ở khóa Basic, tại Quantico, Virginia nên có nhiều người liên lạc được với Cố Vấn Mỹ. Các SQ Hoa Kỳ sau khi tốt nghiệp Trường Võ Bị Hải Quân Annapolis, tại Maryland, hay từ ROTC chuyển sang TQLC đều phải trải qua khóa Basic School tại Quantico, Virginia. Đa số SQ Quân đội HK không biết gì nhiều về Việt Nam khi họ sang tham chiến. Từ sau cuộc chiến thắng quân Trục Đức và Nhật, họ dến VN với lòng đầy cao ngạo và nghĩ chẳng bao lâu sẽ dẹp tan “Đám dân quân du lích mặc xà lỏn đi chân trần trốn chui trốn nhủi như hình ảnh mô tả trên Truyền Hình Hoa Kỳ”. Mãi cho đến ngày lâm trận Bình Giả, 31/12/1964, tôi mới có kỷ niệm sâu sắc về người SQ Cố Vấn TQLC Hoa Kỳ.

Người Bạn Mỹ đầu tiên, cho đến nay, vẫn còn liên lạc là Trung úy Phil O Brady. Sau cùng anh lên Đại úy tại mặt trận Bình Giả rồi giải ngũ. Gần cuối năm 1964, khi tôi làm Đại đội trưởng ĐĐ1 của TĐ4 TQLC, Cố Vấn Mỹ là Đại úy Frank Pete Eller. Nhân một ngày đem Đại đội ra ứng chiến tại Phi trường Biên Hòa, tôi được Cố vấn đưa đi theo một anh chàng Trung úy TQLCHK cao to hơn tôi cả cái đầu. Lúc ấy tôi còn mang lon Thiếu úy. Chàng ta đến gặp tôi với vẻ mặt nghiêm nghị và tự xưng “Tao là Trung úy Brady, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.” Tôi đưa tay chào và nói “Tao là Thiếu úy Toàn.” Thế thôi. Theo thói thường khi đi hành quân, xuống đoàn xe tải, thầy trò chúng tôi cứ kéo nhau đi ngổn ngang trên sân bay. Chợt Trung úy Brady chạy tới nói lớn với tôi: “Sao mày không tập họp Đại đội rồi đi đều bước đàng hoàng mà để lính đi lộn xộn như vậy.” Tôi nổi nóng định xì nẹt nó một trận nhưng nghĩ lại không nói gì mà chỉ cười khẩy. Tôi thầm nghĩ thằng này mới ra Trường đâu biết gì. Không hiểu sao, từ đó chàng ta thích tìm tôi nói chuyện. Lúc ấy, tôi mới nói với chàng ta rằng tao cũng xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia và cũng đã từng đi diễn hành ở Sài Gòn nhiều lần. Cơ bản thao diễn là nghề của tao mà. Tao đi chiến đấu đã gần 2 năm rồi. Nếu mày thắc mắc gì cứ hỏi tao, OK. Điều quan trọng nhất là từ nay mày cố giữ liên lạc với Quân Đội Mỹ để yểm trợ và tải thương cho tụi tao thay vì bắn lầm vào quân bạn.

Có một hôm, sau khi đi lòng vòng thăm chỗ đóng quân, Brady ghé đến chỗ tôi nói: “Tao đi lòng vòng thấy tụi lính đứa nào cũng ôm một chiếc Radio nghe nhạc gì tao không biết. Tao nghe tiếng e é lên xuống trầm bổng.” Tôi cố gắng giải thích: “Chắc mày thấy tụi nó nghe Cải Lương Vọng cổ đó. Giống như Mỹ nghe Country Music đó mà”. Ba-lô của Brady lúc nào cũng đầy các thức ăn lạnh và đồ hộp Mỹ với chai rượu Whisky mỏng dẹp. Cho đến ngày Tiểu đoàn chúng tôi nhảy Trực thăng vào mặt trận Binh Giả, Phước Tuy. Brady hầu như không rời tôi một bước. Có khi, tôi nói nửa đùa nửa thật: “Mày cao lớn quá, lại mang theo máy truyền tin gắn ăng-ten cao ngồng nên tránh xa tao ra, không lỡ VC bắn sẻ trúng tao đó.” Sau khi Thiếu tá Eller, cố vấn trưởng bị trúng đạn lúc tiến quân vào rừng Cao su Long Giao, Phil Brady lên thay thế. Chàng đã nhanh chân chạy thoát khỏi trận địa vào ngày 31/12/1964. Trở ra làng Bình Giả, chàng đã cố gắng phối hợp quân bạn để lập lại chủ động trên chiến trường cũng như tản thương những người lính sống sót. Chàng cũng đã liều lĩnh theo chân quân bạn trở vào chiến địa tìm tôi mhưng không kết quả. Bởi 3 ngày sau, tôi mới một mình bò về lại làng Bình Giả với 3 vết đạn thù trên ngực và chân phải. Trong khi ấy, Brady được gọi về Sài Gòn để được trao tặng huy chương Silver Star với chữ V và thăng cấp Đại úy. Tôi cũng mới được đương nhiên lên Trung úy ngày 22/12/1964 sau 2 năm ra Trường. Hết nhiệm kỳ 1 năm, Brady xin giải ngũ. Ngay sau đó, chàng ta xin trở lại VN làm việc cho USAID rồi phóng viên cho hệ thống truyền hình NBC của Hoa Kỳ. Chàng còn lập gia đình với một cô gái Bình Dương và chung sống cho mãi đến nay. Sau này, vào năm 1972, khi theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu của TQLCHK, tại Quantico, Virginia, tôi được mời dự cuộc họp mặt của các cựu Cố Vấn TQLCHK tại Woodbridge, VA. Từ đó, tôi mới biết thêm về ý nghĩ của các SQ đã từng làm Cố vấn cho TQLCVN. Với họ, chúng tôi đối xử không thân thiện như các quân binh chủng khác và thậm chí còn thù nghịch nữa. Như trường hợp Đại tá Nguyễn Thành Yên, Thiếu tá Hồ Quang Lịch cầm súng rượt đánh CV Mỹ vì không làm theo yêu cầu tản thương cho lính dưới quyền. Đại tá Nguyễn Thế Luơng bỏ đói Cố Vấn. Trung tá Đỗ Hữu Tùng đuổi CV Mỹ về lại Sài Gòn, v.v. Tôi đã phải cố soạn một bài viết ngắn để lên diễn đàn giải thích cho họ hiểu và được vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt khi tôi lấy trường hợp của tôi với Phil Brady. Cho đến nay, trong số hơn 100 SQTQLC Hoa Kỳ đã từng làm Cố Vấn đã có 52 người lên Tướng của Quân Đội Hoa Kỳ. Trong số có Đại Tướng Boomer và Đại Tướng Joe Hoar.

Trong suốt cuộc chiến Việt nam, từ năm 1960 đến 75, nhờ Phái Bộ Cố Vấn TQLC Hoa Kỳ sát cận nên chúng tôi luôn nhận viện trợ trực tiếp của TQLC Hoa Kỳ, vốn là một binh chủng lừng danh. Nguồn tiếp vận không qua tay Bộ Tổng Tham Mưu của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, đối với Quân Đội Hoa Kỳ, ngân sách của TQLC nằm trong Bộ Hải Quân và tương đối nhỏ so với Lực lượng Hải Quân. Dù sao, nguồn tài trợ hay quân dụng và quân cụ cũng không bị thất thoát qua guồng máy tham nhũng. Người Cố Vấn TQLCHK sau cùng của tôi là Trung tá Joey Strickland. Thực ra Strickland cũng không phải là CV mà là bạn học cùng khóa Chỉ Huy và Tham Mưu TQLC Hoa Kỳ, tại Quantico, VA, với tôi. Sau ngày mãn khóa, Joey tình nguyện sang phục vụ bên Việt Nam. Strickland nguyên là Tiểu đoàn trưởng Trinh Sát của TQLCHK. Năm 1973, Strickland đảm nhận công tác trong phái bộ Quốc Phòng HK bên cạnh Sư đoàn TQLCVN, đương nhiên là Cố Vấn làm việc trực tiếp với Tư Lệnh SĐTQLC. Lúc ấy, hệ thống Cố Vấn Hoa Kỳ đã giải tán trong kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh cho Mỹ rút quân. Khi ra thăm TQLC trấn đóng ngoài Quảng Trị, Strickland đã một mình tìm ra tận nơi đóng quân của TĐ4TQLC ở Chợ Cạn để gặp tôi. Do tình bạn đã hình thành khi học trong Trường, chúng tôi khá thân với nhau. Sau năm 75, nhờ Strickland tôi mới còn có được một số hình ảnh chụp ngoài chiến trường Quảng Trị. Tôi đã thẳng thắn cho Strickland biết rõ tình hình mặt trận. Ngược lại, Srickland cũng không ngại cho biết về tình hình chính trị bên Mỹ và cuộc rút quân Mỹ ra khỏi VN. Dù sao, tôi cũng không tin CS có thể dễ dàng tiến chiếm Miền Nam như đã xảy ra. Chúng tôi cũng sẽ đánh nhau tới cùng. Vào tháng 10 năm 1974, Strickland được triệu hồi về Mỹ. Trước ngày về nước, Strickland thu xếp ghé thăm tôi và khuyến cáo tôi nên lo cho gia đình vì chắc chắn Mỹ sẽ bỏ Việt Nam. Tôi không làm gì được vì trong tay còn trách nhiệm cả gần 800 tay súng. Bạn bè chúng tôi cũng trao đổi rằng nếu cùng lắm sẽ phải tử thủ Miền Tây Nam Phần của VN. Tất cả đều tan trong mây khói. Sang Mỹ, sau chuyến vượt biên vào tháng 5 năm 1984 đến Galang, tôi được gặp lại Joey Strickland trong một chương trình 20/20 của ABC vào năm 1986 khi họ làm một phóng sự về các cựu chiến binh sống sót sau cuộc chiến Việt nam. Từ Hawai, lúc đang dạy học ở một trường Đại Học, Strickland bay qua Virginia và trao cho tôi một chiến phục TQLC VN với đầy đủ huy hiệu. Strickland cho biết khi trở về làm việc tại Bộ Tư Lệnh TQLCHK tại Hoa Thịnh Đốn đã nghe tin Miền Nam thất thủ, vào khoảng tháng 5 năm 1975, từ viên Trung tá TQLCHK bàn giao chức vụ ở Việt Nam. Về nước, ông này còn được thăng lên Đại tá. Tức giận về việc cả hàng trăm ngàn chiến binh Việt Nam bị bỏ rơi, Strickland xin giải ngũ và về Hawaii đi học lại. Strickland dò hỏi tin tức về tôi và nghe nói tôi đã tự tử vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Trong suốt cuộc chiến, tôi chỉ có 2 người bạn Mỹ đúng nghĩa bạn là Phil Brady và Joey Strickland.

Ngày nay, tại Viện Bảo Tàng của TQLC Hoa Kỳ, trong căn cứ Quantico, tại Virginia, Tổ chức thân hữu cựu Cố Vấn Hoa Kỳ đã trưng bày khá nhiều di vật quý giá của binh chủng TQLC Việt Nam cho các du khách thăm viếng. Một vị Trung tướng nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Lực lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ tại Okinawa đã đọc một bài diễn văn bằng tiếng Việt, trong một Đại Hội TQLCVN, tại vùng Phụ Cận Hoa Thịnh Đốn. Tướng Smith nói rằng ông rất cảm phục tinh thần và khả năng chiến đấu của TQLCVN và ông đã học hỏi rất nhiều từ các cấp chỉ huy khi ông làm Cố Vấn trên chiến trường. Hầu như, ngày nay, các Tướng Lãnh của Hoa Kỳ đều đã từng tham chiến tại Việt Nam. Nhiều giải huy chương của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn trên ngực áo Đại lễ của họ. Dù sao, Quân Đội Hoa Kỳ cũng đã tổn thất hơn 58 ngàn quân sĩ trong cuộc chiến bảo vệ Miền Nam Việt Nam.Nhưng đến nay, dưới mắt tôi, Hoa Kỳ vẫn chưa rút ra một bài học đáng giá tại Việt Nam với hơn 58 ngàn quân lính ngoài chiến địa!

Mũ Xanh Trần Ngọc Toàn

http://hon-viet.co.uk/MuXanhTranNgocToan_NuaDoiChinhChien.htm

 

 

Người Thiếu Phụ Ôm Cốt Chồng Đi Trong Đêm Mưa Phùn Giữa Núi Rừng Việt Bắc …

(Viết để tưởng nhớ quý chiến hữu Quân, Cán, Chính VNCH đã gục chết tủi hờn và oan khiên trong lao tù khổ sai của bọn cộng sản vô nhân, và cũng để tuyên dương những người vợ lính VNCH, đặc biệt là chị quả phụ của cố Đại úy Cảnh Sát QG Trần Thiên Thọ Hải. ….)

… Tình hình sức khỏe anh em khi còn ở các trại do quân đội Việt cộng quản lý đã tồi tệ, thì nay càng tồi tệ hơn dưới sự hà khắc dã man của bọn công an, mà anh em tù quen gọi là bọn “chó vàng”. Tiêu chuẩn ăn uống thì bị bọn chúng cắt xén ăn bớt. Mỗi bữa ăn chỉ được một thìa cơm với hai khúc sắn tươi, hoặc gần chục lát sắn khô hay một chén sắn duôi (loại sắn được nạo thành sợi hay xắt thành cục phơi khô), vài muỗng canh đại dương (nước muối với vài cọng rau già), hoặc một vài miếng sắn được nấu với muối cho nhừ để làm canh. Họa hoằn, một đôi ba tháng vào các ngày lễ, Tết thì được một chén cơm trắng với hai ba miếng thịt heo to bằng đốt ngón tay, hoặc một vài miếng thịt trâu từ một con trâu già đã không còn kéo cày nổi hay bị chết vì không chịu nổi cái lạnh mùa đông.

Với chế độ ăn uống vô cùng thiếu thốn như vậy mà phải làm việc khổ sai cực nhọc, dẫn đến tình trạng kiệt lực, người nào cũng chỉ còn da bọc xương. Mỗi buổi chiều, hết giờ lao động, anh em tù cởi áo xuống ao tắm, trông như một bầy khỉ ốm đói tội nghiệp.

Tình trạng bệnh tật và không có thuốc men thật là đáng sợ, bệnh kiết lỵ, phù thủng và thổ huyết rất phổ biến. Đã có một số anh em chết mà anh em tù quen gọi là “quay đầu về núi” vì hầu hết tù nhân chết đều được chôn trên các sườn đồi.

Xin đơn cử một vài cái chết của vài anh mà tôi có dịp ở chung.

Thiếu Tá Hà Sỹ Phong, Phó Giám Đốc Đài Phát Thanh Tự Do, anh ở cùng đội với tôi, mấy ngày trước anh bị bệnh nên cho nghỉ ở nhà trực phòng, sau đó 2 ngày anh được mẹ ở miền Bắc lên thăm. Buổi tối anh cho tôi nửa chén cơm vắt và hai miếng thịt gà kho mặn, anh thì thầm tâm sự:

– Năm 54 tôi di cư vào Nam chỉ có một mình, ông bà cụ luyến tiếc tài sản không chịu đi, bố tôi bị đi tẩy não (tù cải tạo) trong đợt cải cách ruộng đất và chết trong tù, bây giờ mẹ tôi đã ngoài 70 tuổi lại phải đi thăm con ở tù. Đây là lần đầu gặp lại mẹ tôi sau hơn hai mươi năm xa cách.

Nói rồi hai hàng nước mắt anh lăn dài trên má. Tôi lí nhí cám ơn anh về món quà anh đã cho tôi. Sau gần 3 năm tù, đây là lần đầu tiên tôi được thưởng thức một món ăn quá sang trọng như vậy. Tôi xé từng sớ thịt, rồi lại liếm mấy ngón tay, tận hưởng cái hạnh phúc to lớn ấy rồi thiếp dần vào giấc ngủ.

Sáng hôm sau, khi ra khỏi phòng để điểm danh thì thiếu một người, tên thường trực thi đua (một tên tù được đưa lên phụ việc đóng mở cửa và kiểm soát anh em) đi vào thì phát hiện anh Phong đã mê man. Chúng tôi vội cõng anh lên trạm xá nhưng anh đã chết vài giờ sau đó.

Ít ngày sau lại đến anh Trung Tá Lạc, Phòng 2 Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II. Một buổi chiều sau khi lao động về, anh Lạc ghé sang khu tôi ở, móc trong túi ra một cái bánh chưng đưa cho tôi và nói:

– Hai cháu nó mới ra thăm, cả hai đều được đi dậy học lại và là “giáo viên tiên tiến” nên được cho ra thăm “lăng Bác”. Nó tìm lên thăm mua cho ít quà, chú dùng cái bánh chia vui với tôi, mấy ngày nữa các cháu sẽ lại lên thăm tôi lần nữa. Tôi đón cái bánh chưng to bằng cái bánh trung thu và lí nhí cám ơn anh rồi vội chia tay, vì sợ tụi cán bộ trông thấy sẽ ghép tôi quan hệ trái phép .v.v..

Quả thật, những lúc đói khát khó khăn thế này mới thấy cái tình dành cho nhau nó to lớn và sâu đậm. Nhưng rồi không may cho anh, hai hôm sau anh đã chết ngay tại hiện trường lao động không kịp gặp lại các con.

Giữa năm 78, vì đói khát suy dinh dưỡng, cộng thêm cơn sốt vàng da đã khiến tôi kiệt lực, thân thể chỉ còn trên 30kg. Tôi không còn bước đi được nữa, mà chỉ có thể bò được vài ba thước, tôi được đưa xuống trạm xá nằm trong “danh sách chờ”. Tại đây đã có anh Tư, anh là người hạm trưởng đã sang đến Singapore rồi lại quay về, anh bị bệnh phù thủng lại thêm phần ân hận vì đã quay về để rồi bị đi tù mút chỉ, nên chỉ ít ngày thì anh chết.

Rồi đến Trung Tá Mai Xuân Hậu, Tỉnh Trưởng Kontum, Thiếu Tá Đặng Bình Minh lái trực thăng cho Tổng Thống Thiệu, Trung Tá Lý. Dường như chẳng còn ai quan tâm đến cái chết, chả thế mà vẫn còn nói đùa: “Đ.M. mày qua mặt tao mà đíu bóp còi!”.

Cũng thời gian này, có một bài hát đã được anh sáng tác tôi vẫn còn nhớ được ít câu:

“Rồi một ngày mai không có anh, em không còn phải nhớ phải mong

– Rồi một ngày mai thân xác anh quay đầu về núi

– Cô đơn ngồi khóc một mình

– Không một lần kịp vuốt mắt anh

– Ôi mây lang thang về phía trời xa vời,

nhìn trông theo cánh chim từng đàn,

để mình ta với bao ngày tháng xanh rêu,

bụi thời gian lấp kín hồn mình,

đớn đau trong lòng mà nhớ về nơi xa,

ôi ngày về còn dài bao lâu

– Rồi một ngày mai anh chết đi, em không còn phải khóc phải thương

– Rồi một ngày mai thân xác anh đi vào lòng đất, cô đơn phủ kín đời mình.

– Không một lần kịp nói tiếng yêu.”

Nhưng rồi may mắn hơn, số tôi chưa tới, nên căn bệnh sốt vàng da không biết có phải nhờ ba cái lá ổi, lá xoan hay không, mà tự nhiên biến mất. Và may mắn thay, nhờ mảnh giấy tôi gửi lén về qua một chị ra thăm chồng, tuy bị tụi công an phát giác, nhưng chị cũng đã nhớ cái địa chỉ ở Biên Hòa, nên chị đã đi tìm báo cho gia đình tôi biết. Nhờ vậy, cuối năm 79, mẹ tôi và vợ con tôi ra thăm, tên Vinh, cán bộ giáo dục của trại, trước khi tôi ra gặp đã chỉ cho tôi gặp 5 phút vì tôi đã gửi lén thư, nhưng tên công an dắt tôi ra đã cho tôi gặp gần một giờ.

Gặp lại mẹ và vợ con sau hơn 4 năm chỉ biết khóc. Chỉ nói được vài câu thì đã hết giờ, tôi đứng dậy chào từ biệt, lòng buồn rã rượi, rồi chống gậy lom khom lết về trại, một tên tù hình sự được chỉ định giúp tôi đẩy cái xe cải tiến chở đồ thăm nuôi vào trại. Nhờ chuyến ra thăm này mà tôi dần dần hồi phục, lúc này mỗi tuần đều có một vài anh em “quay đầu về núi”. Cái đồi sắn ở phía đội 12 sau hơn hai năm đã có gần 300 anh em tù chính trị được chôn ở đó.

Gần tết năm 79, tôi chuyển sang đội 17 lâm sản, chuyên đi lấy củi để sử dụng cho bếp trại. Thời gian này, do áp lực của quốc tế, nên chúng buộc phải cho gia đình những người tù VNCH đi thăm nuôi, nên sức khỏe của đa số anh em đã dần dần hồi phục. Một số anh em “con bà phước” cũng được anh em đùm bọc, nên cái bóng thần chết đã bị đẩy lùi.

Hàng đêm tại các phòng, anh em lại tụ tập quanh ngọn đèn dầu với ấm trà cặm tăm, loại trà thật đặc được pha hoàn toàn bằng búp trà “hai tôm một tép” sao sấy cẩn thận, do anh em đội trà lén mang về. Các tay văn nghệ lại bắt đầu tổ chức ca hát nhạc vàng hàng đêm, khiến tụi cán bộ trại điên đầu, chúng bắt đầu cảm thấy hoang mang vì thấy tù càng bị nhốt lâu lại càng ung dung tự tại, không còn hoang mang lo sợ, lại thêm đám cán bộ nhí bắt đầu bị anh em tù thu phục.

… Anh em đã san sẻ thuốc men cho dân ốm đau trong vùng, khi đi lao động ngoài Bến Ngọc. Anh em thường gọi đây là công tác dân sự vụ. Một buổi tối cuối năm, sau khi đã điểm danh vào phòng, anh em đang tụ tập đàn hát như thường lệ, lúc kẻng báo tắt đèn đến giờ ngủ thì tên cán bộ trực tại trại đến cửa phòng nói vọng vào yêu cầu Phan Thanh đội trưởng lâm sản cử 4 người đi “lao động đột xuất”. Thanh, Diệp, Tân và tôi mặc quần áo cho thật ấm và cũng không quên mang theo tấm nylon đề phòng mưa, vì mùa đông miền Bắc thật lạnh, lại thường có mưa phùn.

Chúng tôi được lệnh xuống chỗ đội 12 lấy cuốc xẻng và thùng xách nước bỏ lên xe cải tiến đi về phía khu nhà tiếp tân. Tên cán bộ đi theo đưa cho tôi cái đèn bão leo lét. Ngang khu nhà tiếp tân thì đã thấy một thiếu phụ trong bộ đồ tang trắng đang đứng đợi.

Dường như đã được sắp xếp, người thiếu phụ lặng lẽ đi theo, tên cán bộ ra lệnh cho chúng tôi đi ra khu nghĩa địa. Đến nơi, hắn bảo chúng tôi đi tìm mộ của Trần Thiên Thọ Hải. Chúng tôi nhớ ra Đại Úy Hải đã chết vào đợt những anh em đầu tiên năm 1977, như vậy là nằm ở sâu trong cùng sát chân đồi. Sau gần 15 phút, chúng tôi đã tìm được ngôi mộ của anh với tấm bia chỉ nhỏ bằng tờ giấy học trò ghi lờ mờ, còn nắm đất thì chỉ cao hơn mặt đất chừng một tấc.

Chúng tôi được lệnh là đào để bốc cốt cho chị mang về trong Nam. Việc đầu tiên là tìm một ít cành khô để đốt một đống lửa sưởi ấm và lấy ánh sang. Chị bắt đầu lấy ra môt bó nhang đốt lên rồi quỳ xuống vái ba lạy. Cầm nguyên bó nhang chị thổn thức khóc và nằm phủ phục lên ngôi mộ. Dưới ánh lửa tôi thấy thiếu phụ còn rất trẻ chỉ khoảng dưới 30, nét mặt xương xương.

Chúng tôi đứng lặng yên tôn trọng nỗi đau của chị, cho đến khi tên cán bộ yêu cầu chúng tôi “khẩn trương” bắt tay vào việc, vì trời đã lâm râm mưa phùn. Chúng tôi dìu chị đứng dậy sang bên cạnh và bắt đầu đào. Chỉ không đầy 20 phút, chúng tôi đã đụng lớp ván đã mục, vì khi tù nhân chết thì chỉ được bỏ vào cái quan tài nhỏ vừa khít người được đóng bằng loại gỗ bạch đàn hay bồ đề, một loại cây được trồng để làm giấy, nên rất nhẹ xốp, được xẻ thành từng thanh và đóng hở như cái vạt giường, nên thấy cả xác nằm bên trong và đám tù hình sự khi đi chôn thì chỉ đào sâu khoảng 4 tấc rồi vùi lấp qua loa.

Gỡ lớp ván trên mặt, bên trong là bộ quần áo tù đã rữa nát. Tôi đi xách một thùng nước ở dưới ruộng để rửa cho sạch đất, người thiếu phụ cũng đã lấy ra một cái thau nhựa và đổ vào đó một ít rượu. Chúng tôi cẩn thận nhặt từng cái xương rũ cho bớt đất, rửa cho sạch rồi trao cho chị. Chị cầm từng cái rửa trong rượu, rồi bỏ vào cái bịch nylon hai lớp. Chị đưa cho chúng tôi mỗi người một gói thuốc Tam Đảo rồi vừa làm chị vừa tâm sự:

– Giữa năm 79, em có xin phép ra thăm, nhưng khi đến trại thì họ nói là không có anh Hải ở đây, nhưng ít tháng sau thì em được tin anh Hải đã chết từ năm 77, do một chị bạn ra thăm chồng về cho biết.

Như vậy là họ đã dấu nhẹm không báo cho gia đình. Mới đây, một người mách bảo cho em ra Bộ Nội Vụ ngoài Hà Nội làm đơn xin bốc cốt. Sau mấy lần làm đơn, cuối cùng họ đã phải cho. Nhưng khi đến đây thì họ chỉ cho làm vào ban đêm và sau khi xong, họ không cho em ở lại nhà tiếp qua đêm với lý do là ô uế.

Sau gần một giờ, thấy có thể đã không còn sót cái xương nào, chúng tôi bảo chị để tránh rắc rối chị không nên mặc bộ đồ tang này. Chúng tôi lấy bộ quần áo tang quấn quanh cái bao nylon đựng cốt bỏ vào cái bị cói lớn rồi lấy sợi dây chuối khô khâu miệng lại để không ai nhìn thấy.

Trên đường về trại, lúc đến chỗ rẽ, chị lý nhí vừa thổn thức khóc vừa cám ơn rồi dúi vào tay chúng tôi mấy gói thuốc còn lại. Nhìn người thiếu phụ tay xách cái bị cói đựng cốt chồng, lặng lẽ đi trong đêm, trên con đường rừng cô quạnh, khiến chúng tôi vô cùng thương cảm, ngậm ngùi, đứng trông theo. Bỗng, sự uất ức trào lên rồi không nén lại được, tôi thốt lên trong kẽ răng:

– Đ.M.! Rồi có ngày chúng mày sẽ phải trả giá cho hành động này! Chúng mày sẽ bị quả báo!

Chúng tôi đi vào theo cửa hông của cổng trại, rồi lặng lẽ đi về phòng. Tên thường trực thi đua đã đứng đợi sẵn để mở cửa.

Đã quá nửa đêm, cái lạnh của núi rừng Việt Bắc đã thấm sâu vào người, nằm co quắp dưới lớp chăn mỏng, tôi thầm ái ngại cho số phận của người đàn bà bất hạnh.

Chị mang hài cốt chồng đi giữa đêm trời giá lạnh rét mướt của vùng rừng núi Việt Bắc; như người vợ, người mẹ Việt Nam đang phải oằn mình mang nặng nỗi đau, nỗi bất hạnh của cả một dân tộc đi trong đêm tối bão bùng về một phương vô định…

Ôi, Dân Tộc tôi sao lắm nỗi đọa đày !!!

ĐTH-stnet.nctct

http://batkhuat.net/van-nguouthieuphu-omcotchong.htm

 

 

Vui cười

Ba bà ngồi chơi nói chuyện. Một bà khoe:

– Nhà em mới mua cái nồi áp suất của Tiệp, tốt lắm, hầm chỉ 15 phút là nhũn.

Bà thứ hai khoe:

– Nhà em có thằng cháu nó đi Liên xô nó gửi về nồi áp suất Liên xô tốt hơn, hầm chỉ 10 phút là nhũn.

Bà thứ ba:

– Nhà em yêu nước nên dùng toàn hàng nội. Nồi áp suất nhà em là nồi Việt nam nhưng chỉ hai phút là nhũn tất.

 

Thạch và Minh đứng bắt tắc xi tại đầu Láng hạ:

– Này anh lái xe, từ đây về Bờ Hồ hết bao nhiêu?

– Anh cứ trả theo đồng hồ tính tiền.

– Nhưng cụ thể tôi phải trả anh bao nhiêu?

– Mười ngàn- Anh lái tắc xi cú cẩm

– Thế nếu tôi đi với anh bạn này của tôi?

– Cũng chỉ trả 10 ngàn.

– Đấy cậu thấy chưa. Tôi đã nói là cậu chẳng có giá trị gì cả!

 

– Này, nếu tao kể chuyện này cho mày nghe thì mày sẽ lăn ra mà cười, chết vì cười.

– Chuyện gì đấy?

– Tối hôm qua, lúc đi qua nhà mày tao thấy mày trần truồng như nhộng, chạy rượt đuổi theo con vợ, trông buồn cười ơi là buồn cười. Tiếc rằng tao không cầm máy quay đi chứ nếu có thì. . . eo ôi. Trời, tao tưởng tượng lại mà buồn cười quá.

– Bố khỉ. Bây giờ chính mày mới thấy buồn cười đây này. Thằng cha đuổi theo vợ tao đêm qua không phải là tao!!! Lúc đó tao đang uống bia cùng mấy thằng bạn cùng làm ở viện Toán. . . .

 

– Trời , Huệ này, mày có ông chồng vui tính làm sao, thoải mái làm sao, có tâm hồn tuyệt diệu làm sao, kể chuyện tiếu lâm hay làm sao. Đêm hôm qua lúc cùng đi trên ô tô buýt, anh ý kể cho tao một câu chuyện buồn cười ơi là buồn cười. Buồn cười đến nỗi, xuýt nữa tao lăn từ trên giường xuống đất.

 

     Cha xứ đạp xe đi thăm người ốm. Cảnh sát giao thông chặn xe lại.

     – Xe cha không có đèn? Phạt 50 ngàn!

     – Con ơi, cha cùng Chúa đi thăm người ốm…

     – Sao?! hai người đi chung một xe đạp?! thế thì phạt cha gấp đôi, 100 ngàn!

     Cha xứ nộp phạt rồi đi. Trên đường đi cha xứ nghĩ bụng, thấy mừng: “Thật là may phúc, ông cảnh sát không biết, Chúa gồm những ba người”.

 

     Tại lớp học, cô giáo ra đề bài tập về nhà: “Em hãy kể một chuyện không bình thường mới xẩy ra gần đây ở nhà em”.

     Ngày hôm sau cô giáo gọi Robert đứng lên đọc bài làm của mình.

     Robert đọc:

     – Tuần trước bố em bị rơi xuống giếng…

     – Lạy Chúa tôi, thế bố em có bị làm sao hay không? – cô giáo hoảng hồn hỏi.

     – Thưa cô, chắc là bố em không bị làm sao cả, vì từ hôm qua không thấy bố kêu la ở dưới đó nữa.

 

Hai ông Việt Kiều già móm mém nói chuyện với nhau:

– Ông nghĩ thế nào mà rước con bé chưa đầy 20 tuổi qua đây làm vợ?

– Nó rất là thật thà, nên tui mới cưới nó đem qua đây chớ bộ !

– Làm sao ông biết là nó thật thà ?

– Thì lúc trước khi lấy nó, tui có hỏi: “Tại sao em chỉ bắng tuổi cháu nội qua, mà em lại chịu lấy qua ?”. Nó nói tại vì nhà nó nghèo quá nên lấy tui cho đỡ khổ.

– Chỉ vì nó than nghèo mà ông cho nó là … thật thà ?

– Tui cũng thử lòng nó thêm . Tui hỏi nó: “Đưa em qua bển rồi lỡ em bỏ qua đi lấy mấy thằng trẻ cỡ em thì sao ?”

Nó trả lời:

– “Em đợi được, vì sức ông chỉ sống nhiều lắm 6, 7 năm nữa là cùng !”.

Tui gặng hỏi nó thêm :

– ” Lỡ 5 năm sau em vào được quốc tịch Mỹ. Em không chịu đợi qua chết, em bỏ qua thì sao?

Nó suy nghĩ một lát rồi trả lời :

– “Nói ông đừng giận nghe, sức ông ở một mình thì sống thêm được 6, 7 năm. Chứ sống chung với em, thì ông thọ được 1 năm là cũng là giỏi lắm rồi! “…

 

Hai người bạn gặp nhau.

– Này, sao mặt mũi anh thâm tím thế kia?

– À hôm qua tôi gặp anh bạn vừa đi chuyến trăng mật với vợ về.

– Thế thì sao?

– Chính tôi đã thuyết phục anh ta cưới cô ấy.