Tập San Tân Ðại Việt – Số 5 – 2016

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Ðại Việt – Số 5 – 2016

Mục Lục

Chánh trị, Kinh tế

BS Mã Xái: Hoa Kỳ và ngày nhân quyền cho Việt Nam               

Nguyễn Cao Quyền: Tháng Tư Nhìn Lại: Chiến Tranh Việt Nam   

TS Nguyễn văn Trần: Dân chủ: Lịch sử sang trang?           

Mai Thanh Truyết: Những nghi vấn chung quanh vụ cá chết ở Vũng Áng 

Lý Đông A: Nguy cơ Đại Hán mới (1943)

Đào Văn Bình: Nhật Ký Biển Đông: Hoa Anh Đào Sẽ Nở Rộ Ở Phương Đông

Phạm Đình Lân: Đông Nam Á và Hoa Kỳ

Tài liệu tham khảo

GS Nguyễn Ngọc Huy: Dân Tộc Sinh Tồn

Trọng Đạt: Trận Đánh Cuối Cùng Sài Gòn Thất Thủ

TS Đỗ Kim Thêm: Richard Nixon, Henry Kissinger và Sự Sụp Đổ Của Miền Nam

Trọng Đạt: Lê Duẩn và cuộc chiến tranh Việt Nam

Mai Thanh Truyết: Câu chuyện Vũng Áng

Thơ, Văn, Bình luận, Cảm tưởng

Nhữ Đình Hùng: Thơ Tưởng niệm các chiến sĩ đã bỏ mình vì nước 

Nguyễn thị Cỏ May: Hôm nay, cá chết

Phan Văn Song: Tản Mạn Sau Ngày Quốc Hận

Nguyễn thị Cỏ May: Dân pháp bắt đầu lo ngại từ những vụ Ba Tàu mua đất ruộng đầy bí hiểm

 

Hoa Kỳ và “ Ngày Nhơn Quyền Cho Việt Nam” – Bác Sĩ Mã Xái                                                 

Ngày 11 tháng Năm được qui định là “Ngày Nhơn Quyền cho Việt Nam” do Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton ban hành năm 1994, nhằm hổ trợ phong trào đấu tranh cho tự do và nhân quyền trong nước. Lễ kỷ niệm ngày Nhơn quyền cho Việt Nam lần thứ  22 được tổ chức ngày 11-05-2016 tại  trụ sở  Quốc Hội Hoa Kỳ, có sự tham dự các Nghị sĩ, Dân biểu lưỡng viện Quốc Hội, đại diện Bộ ngoại giao, các tổ chức nhân quyền quốc tế, lãnh đạo các nghiệp đoàn lao động, các tổ chức phi chánh phủ, phái đoàn các cộng đồng bạn như Trung Hoa, Miến điện, Lào, Mông Cổ, Tây Tạng, đoàn thể, hội đoàn, và tổ chức cộng đồng người Việt.

Cuộc vận động Nhơn quyền năm nay diễn ra đúng thời điểm cho các vị nghị sĩ, dân biểu, các quan chức Bộ Ngoại giao, các đoàn thể, cộng đồng Việt Nam  nêu lên vấn đề nhơn quyền cho TT Obama trong chuyến công du tại Việt Nam ngày 23/05/2016 giữa lúc Hà Nội bị cáo buộc khắp nơi về các vi phạm nhơn quyền trầm trọng và ngay trong ngày họp một nhơn chứng từ trong nước – phu nhân nhà tranh đấu nhân quyền Nguyễn Văn Đài xuất hiện báo cáo hiện trạng nhơn quyền trong nước mà chồng bà bị giam cầm đến nay chỉ vì những hoạt động ôn hoà ; lại thêm một bất ngờ trong lúc cử toạ đang an vị, trưởng ban tổ chức buổi lễ loan báo cảnh trấn áp tàn bạo đoàn người biểu tình ôn hoà cho “cá cần nước sạch” “nhà nước cần minh bạch” trong thảm hoạ môi trường tại khu kỷ nghệ Vũng Áng.

Thật ra “ Vận động Nhơn quyền cho Việt Nam” là sự tiếp nối công cuộc đấu tranh liên tục đã bắt đầu từ ngày quốc Hận 30-04-1975, một cuộc đấu tranh phát xuất từ ý chí quật cường cho một Việt Nam tự do dân chủ. Sự kiện tổng thống Bill Clinton ban hành luật “ Ngày Nhơn Quyền cho Việt Nam” là một sự hỗ trợ tinh thần đáng quý cho các phong trào dân chủ nhân quyền, các tổ chức xã hội dân sự độc lập, các nhà bất đồng chánh kiến. Hoa kỳ đã xử dụng giá trị cao quý nhơn quyền trong trong tiến trình quan hệ ngoại giao với Hà Nội cũng như bất cứ quốc gia nào khác; nhưng Hà Nội lại xem nhơn quyền như món hàng để trao đổi để được thủ lợi, như nhờ Hoa kỳ đưa vào WTO, vào các đinh chế quốc tế, vào TPP…để rồi sau đó trở lại con đường cũ trấn áp, khống chế, bịt tai, bịt mắt, bịt miệng người dân.

Đi tìm nhơn quyền trong chế độ cộng sản, toàn trị độc tài quả là chuyện mò kim đáy biển. Tội ác của CSVN đối với dân không có dấu hiệu cải thiện, thành tích vi phạm nhơn quyền tăng dần từ ngày

cướp lấy quyền cai trị đất nước. Báo cáo cập nhựt năm 2016 từ trong nước, từ Bộ Ngoại  Giao Hoa Kỳ cung cấp (13-04-2016), từ cuộc Đối thoại nhơn quyền Việt Mỹ hàng năm (15-04-2016), từ Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo USCIRF (2016),  từ Liên đoàn Quốc tế Nhơn quyền FIDH (International Federation for Human Rights ), báo cáo hàng năm của Tổ Chức Ân Xá Quốc tế 2015-2016, các tuyên cáo của các tổ chức nhơn quyên quốc tế, báo cáo Của Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam cho thấy nhơn quyền Việt Nam trên đường thụt lùi, đồng thời có sự leo thang chiến dịch đàn áp tuỳ theo nhu cầu chánh trị. Ngày13/04/2016, trong Báo cáo  về Tình hình Nhân quyền Việt Nam năm 2015, ông John Kerry cho thấy những hạn chế nghiêm trọng của chánh phủ đối với quyền chính trị của người dân, những giới hạn đối với những quyền tự do dân sự, quyền tự do hội họp, quyền lập hội, quyền biểu đạt, quyền được xét xử công bằng, theo trình tự  pháp luật, việc giam giữ  tùy tiện. Báo chí vẫn bị kiểm duyệt; quyền tiếp cận thông tin bị hạn chế. Rồi Bộ ngoại giao Hoa kỳ kêu gọi Hà Nội thả tù nhân chánh trị trước chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Obama. Ngày 25/04/2016 Cuộc Đối Thoại Nhơn quyền hàng năm Viêt- Mỹ thứ 20 tại Washington khai diễn thảo luận về một loạt các vấn đề nhơn quyền với sự thúc đẩy của Hoa Kỳ trong lãnh vực cải cách luật pháp, về pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quyền tự do ngôn luận, về quyền hội họp, quyền tự do tôn giáo, quyền lao động (như công đoàn độc lập); trưởng đoàn Hoa Kỳ là Tom Malinoski Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách Dân chủ, Nhơn quyền, Lao động nói lên các quan tâm  về một số các nhà hoạt động, một số tù nhơn lương tâm bị bắt giữ  ngay từ đầu năm nay. Bên cạnh đó cộng đồng người Việt tị nạn đã vận động các dân biểu Liên Bang Hoa Kỳ gởi văn thư (19/04/16) yêu cầu Tổng Thống Obama nêu vấn đề Hà Nội không ngừng vi phạm nhơn quyền và kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản phóng thich hàng trăm các tù nhơn chánh trị, các tù nhơn lương tâm. Bản kiến nghị 138.00 ngàn chữ ký của cộng đồng người Việt gởi đến Nhà Trắng yêu cầu chánh phủ TT Obama giúp điều tra vụ cá chết tại khu công nghệ Vũng Áng. 

Chuẩn bị cho cuộc công du cho tổng thống Obama đạt được mục tiêu mở rộng ban giao đối tác toàn diện, phái đoàn tiền trạm cao cấp do Trợ lý Ngoại Trưởng Daniel Russel, Tom Malinoski cũng đến Hà Nôi trước hai tuần “vì vấn đề nhơn quyền”; Thứ trưởng ngoại giao Anthony Blinken đã đến Hà Nội 21/04/16, và kêu gọi chính quyền Việt Nam tôn trọng các quyền con người, thả tù nhơn chánh trị, tù nhơn  lương tâm  –  vấn đề ưu tiên trong hồ sơ an ninh, quốc phòng, mậu dịch. Những nhà phân tich thời cuộc trông chờ một dấu hiệu nhân nhượng về phía Hà Nội, nhưng tới nay vẫn chưa thấy Nguyễn Văn Đài, Ba Sàm xuất trại.

Một thử thách quan trọng cho hành trang nhơn quyền cho Obama là liệu ông sẽ bỏ hoàn toàn lịnh cấm vận võ khí sát thương nhơn dịp ông qua Việt Nam, một vấn đề trắc nghiệm  chiều sâu bang giao Việt Mỹ trong bối cảnh Trung Cộng  hung hăng ở Biển Đông ; Nghị sĩ McCain  người đã nhiều lần thúc giục gở bỏ lịnh cấm vận, nhưng hôm nay lại thẳng thắng cho biết sẽ không  dở bỏ cấm vận nếu không có tiến bộ nhơn quyền, nghị sĩ McCain  đương kim là Chủ tịch Uỷ Ban Quân Vụ Thượng viện. Tiếp lời Nghị sĩ McCain,cựu dân biểu Leslie Byrme lên diễn đàn nhắc lại việc bà đã đề cập đến việc Việt Nam muốn gia nhập TPP thì phải tôn trọng nhơn quyền. Bà nói “Tôi nhắc lại một lần nữa rằng các bạn không thể bán rẻ các quyền cơ bản của mình chỉ với vài đôla…sau 22 năm chúng ta thấy càng đem cho chế độ cộng sản càng nhiều thì chẳng có ích lợi gì từ họ…đây là lúc chúng ta phải mạnh tay hơn với chế độ cộng sản, phải làm áp lực nhiều hơn thay vì để cho họ nhận được càng nhiều mà không phài trả giá gì.”

Cả nước, cả thế giới đều thấy rõ, vi phạm nhơn quyền vẫn tiếp tục trong cái chế độ “dân chủ đến thế là cùng” của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chỉ trong mấy tháng gần đây, một loạt vụ án tù cho những nhà hoạt động nhơn quyền, những blogger dân chủ, nhà báo độc lập, những vụ phản đối tình trạng cướp đất; chỉ trong tuần lễ cuối tháng Ba vừa qua có 7 người lãnh án vì các tội danh hình sự “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” ( điều 258 Bộ Luật Hình sự), “tuyên truyền chống nhà nước” ( Điều 88”), hay  tội “âm mưu lật đổ chánh quyền ( Điều 79). Hai vụ tai tiếng gần đây là vụ nhà nước bắt giam luật sư nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Văn Đài và vụ bắt giam blogger Anh Ba Sàm, tới nay cộng sản vẫn làm ngơ trước sự can thiệp của quốc tế, của Hoa Kỳ. Nhà cầm quyền tiếp tục xử dụng tuỳ tiện các điều khoản hình sự mơ hồ nhằm trấn áp những người bất đồng chánh kiến hoặc chỉ trích nhà nước, nhằm ngăn chặn quyền tự do biểu đạt, tự do hội họp, lập hội dù đã ghi trong hiến pháp của nước CHXHCNVN. Nhà cầm quyền CSVN đã không tuân thủ Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chánh trị mà họ đã cam kết, cũng như những cam kết khác như họ đã phê chuẩn Công ước Chống Tra Tấn và Công ước LHQ về Quyền của Người Khuyết tật….  Nhà cầm quyền Hà Nội tuyên bố không có tù nhơn chánh trị mà chỉ bỏ tù những người vi phạm pháp luật; Hà Nội không thừa nhận có vi phạm nhơn quyền, mà chỉ có nhận thức khác biệt về nhơn quyền mà các phía cần thu hẹp, trong khi cộng đồng quốc tế coi nhơn quyền là giá trị phổ quát.

Tạm kết

Công cuộc vận động nhân quyền tại trụ sở Quốc hội ngày 11/05, rồi Bộ Ngoại giao hôm 12/05 /2016 cho thấy nhơn quyền ở Việt Nam trên đường thụt lùi; tình trạng suy thoái này là sự kiện đáng quan ngại; nhà cầm quyền Viêt Nam vi phạm trầm trọng những quyền cơ bản của con người như quyền biểu đạt, quyền hội họp, quyền lập hội, quyền tiếp cận thông tin và các quyền khác mà nhà cầm quyền Việt Nam cam kết tuân thủ theo bản Tuyên ngôn quốc tế Nhơn quyền; vi phạm trầm trọng Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chánh trị, cấm đoán đa nguyên đa đảng;  CSVN dựa vào những điều luật hình sự mơ hồ bao gồm điều 88 (tuyên truyền  chống nhà nước), điều 79 (hoạt động nhằm lật đổ chánh quyền) điều 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước) thường dùng để quy tội dành cho các giới hoạt động nhơn quyền, những nhà bất đồng chánh kiến, những nhà hoạt động dân chủ, nhơn quyền, cho tự do tôn giáo, hay những người chỉ vì chỉ trich các sai trái của chánh phủ; CSVN vi phạm trầm trọng về tự do tôn giáo: theo báo cáo thường niên 2016  Uỷ Hội Hoa kỳ về tự do Tôn Giáo Thế Giới ( USCIRF) bao gồm thời gian  từ tháng Hai 2015 đến tháng Hai 2016 để đánh giá tinh hình tự do tôn giáo và tín ngưỡng tại Viêt Nam,  phái đoàn đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách các “quốc gia đáng quan ngại “( CPC). Hà nội vẫn khoe có một hiến pháp tiến bộ nhứt ( 2013) thế giới, trong đó có một chương dành riêng cho nhơn quyền và và họ có một số cải cách luật pháp, nhưng từ lúc làm luật đến lúc thi hành  và thi hành đúng với hiến pháp của họ thì còn một khoản cách khá xa.

Nhơn chuyến đi lịch sử của TT Obama, một cơ hội đặc biệt nhằm tăng cường mối quan hệ tầm cao đối tác toàn diện giữa hai quốc gia mà nhơn quyền là vấn đề gai góc trong các hồ sơ võ khí sát thương, mậu dịch, Biển Đông; cho tới nay, chưa thấy Hà Nội đáp trả lời kêu gọi từ phía Hoa Kỳ là “tiến bộ nhơn quyền”, là thả tù nhơn chánh trị để chào đón vị lãnh đạo của thế giới, mà chỉ thấy công cuộc trấn áp tàn bạo những người biểu tình ôn hoà chỉ đòi “cá cần biển sạch”, “dân cần nhà nước minh bạch”, còn thêm vào đó nhà đấu tranh Trần Huỳnh Duy Thức tuyên bố tuyệt thực, và phu nhơn nhà đấu tranh nhơn quyền Nguyễn văn Đài vẫn còn trên đường bôn ba hải ngoại tìm công lý cho chồng. Bóng ma hù hoạ của Bắc kinh vẫn còn chập chờn trong bang giao Trung –Việt.

Từ những nhận định về hiện trạng nhơn quyền Viêt Nam hiện nay, xin có mấy đề nghị cụ thể:

1.Chánh phủ Hoa Kỳ nên duy trì áp lực Hà Nội trả tự do vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị, tôn giáo và lương tâm.

2.Yêu cầu Hoa Kỳ dùng đòn bẩy kinh tế, tài chánh, viện trợ để thúc đẩy CSVN tôn trọng nhơn quyền biểu hiện bằng những hành động cụ thể như đã cam kết. Hoa kỳ nên nói rõ cho Hà Nội biết mọi quan hệ Mỹ Việt trong mọi lãnh vực sẽ khó mở rộng thêm nếu thiếu sự tiến bộ về nhơn quyền.

3.Hà Nội cần huỷ bỏ các đạo luật, nghị định phủ nhận quyền tự do biểu đạt, quyền thành lập hiệp hội, quyền hội họp ôn hoà ; dự luật về tôn giáo cần chỉnh lại cho phù họp đúng với quyền tự do tôn giáo; Hà Nội cần ban hành sớm luật về hội họp bảo đảm quyền sanh hoạt của các hội độc lập phi nhà nước (NGO); cần bảo đảm quyền của công nhơn và tiêu chuẩn lao động chính yếu được tôn trọng; nhà nước Việt Nam cần để công nhơn người Việt thành lập nghiệp đoàn độc lập thật sư;

Yêu cầu Quốc hội Hoa kỳ hỗ trợ các dự luật chống lại những vi phạm nhơn quyền, sớm mang ra thảo luận và biểu quyết các dự luật chế tài Việt Nam vi phạm nhơn quyền (thi dụ “Vietnam Human Rights Sanction Act S.929 do Nghị sĩ Cornyn tái đệ nạp năm nay)

4.Yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC như Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn Giáo Quốc Tế khuyến cáo

5.Tiếp tục kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng quyền con người như đã ghi trong Tuyên Ngôn Quốc tế Nhơn Quyền và các Công ước quốc tế mà CSVN là thành viên hay đã ký kết.

6.Cộng đồng Việt Nam hải ngoại có trách nhiệm hổ trợ cho các nhà hoạt động dân chủ, nhơn quyền, các tổ chức xã hội dân sự độc lập, các nhà hoạt động cho tự do tôn giáo trong nước, vì chính nhơn dân trong nước mới là lực lượng tiền phương lãnh đạo phong trào đấu tranh cho dân chủ và nhơn quyền.

7.Cộng đồng hải ngoại tiếp tục vận động quốc tế đặc biệt là Hoa Kỳ để có sự hổ trợ cho công cuộc đấu tranh cho chánh nghĩa của người quốc gia.

8. Toàn dân Việt Nam phải tự đứng lên đấu tranh cho tự do, dân chủ nhơn quyền, đòi lại cái quyền con người đã bị nhà cầm quyền CSVN tước đoạt; nhơn dân đã tự đứng lên, không còn sợ hải đối với lực lượng trấn áp của nhà cầm quyền công sản trong biến cố thảm hoạ Vũng Án.

Trong kinh nghiệm đấu tranh dân chủ hoá đất nước cho thấy “ cộng sản không thể sửa đổi, mà cần phải đào thải nó.”; chừng nào chế độ CSVN bị giải thể, đảng cộng sản ra đi thì Việt Nam mới có được nhơn quyền, có tự do, có được dân chủ pháp trị, nước nhà mới an cư, lạc nghiệp. Đó là muc tiêu tranh đấu, là trách nhiệm của toàn dân.

 

Tháng Tư Nhìn Lại: Chiến Tranh Việt Nam – Nguyễn Cao Quyền

Nhiều người cho rằng Chiến Tranh Việt Nam cũng giống chiến tranh Kosovo mà Mỹ tiến hành ở vùng Balkans hồi 1999, dưới thời Tổng Thống Clinton. Nhìn thoáng bên ngoài thì hai cuộc chiến tranh đó có một vài điểm tương đồng nhưng nếu nhìn kỹ vào bên trong thì ta sẽ thấy ngay một sự khác biệt căn bản và sâu đậm. Sự khác biệt đó là chiến tranh Kosovo trong bản chất không phải là một cuộc chiến ủy nhiệm (proxy war) giữa các cường quốc tham chiến. Thật vậy, vào thời gian 1999 Liên Xô đã sụp đổ và không còn trợ giúp hay tiếp vận gì cho Kosovo được nữa, trong khi vào thời gian của hai thập niên 1960-1970 các cường quốc Hoa Kỳ, Liên Xô và Trung Quốc đã đụng chạm nhau một cách quyết liệt trên mảnh đất Đông Dương trong đó có Việt Nam. Hai miền đất Việt Nam đã tiếp nhận viện trợ và vũ khí đạn dược từ các cường quốc đối nghịch để tiến hành một cuộc chiến tranh ủy nhịêm, một mất một còn, phục vụ cho ý đồ dấu mặt của những chiêu bài ý thức hệ. Tất cả nhũng cuộc chiến ủy nhiệm đó đều là những cuộc nội chiến (civil wars) mà các quốc gia trực tiếp tham chiến đã phải trả bằng máu và nước mắt dù là xảy ra ở Đức, Triều Tiên hay Việt Nam.

Hoa Kỳ đã chọn tham chiến ở Việt Nam vì những lý do địa chính trị (geopolitics) và đã ra khỏi chiến tranh Việt Nam vì những xáo trộn nội bộ. Điều quan trọng cần phải nêu lên cho toàn nhân loại được biết là : “Năm 1975, miền Nam Việt Nam không thua vì xả hội suy đồi hay quân đội hèn kém mà thua vì Hoa Kỳ đã lựa chọn rời khỏi cuộc chiến, chấm dứt mọi viện trợ cho miển Nam, trong khi miền Bắc vẫn tiếp tục được nhận viện trợ quân sự vô giới hạn của Liên Xô và Trung Quốc”.

Nhận định lại những diễn tiến của cuộc chiến

Vào giữa thập kỷ 1960, cả hai Tổng Thống Mỹ Kennedy và Johnson đều muốn đẩy mạnh Chiến Tranh Lạnh để đánh thắng khối Cộng Sản chứ không muốn giảm sức mạnh quân sự tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Ngày 17/2/1965 cựu Tổng Thống Eisenhower nói với Tổng Thống Johnson rằng : “Hoa Kỳ đã đặt tất cả uy tín của mình vào việc giữ cho Đông Nam Á được tự do”. Có thể nói rằng vào thời điểm nói trên, nếu Bắc Triều Tiên xâm lăng Nam Triều Tiên lần thứ hai, hoặc nếu Trung Quốc động binh đánh Đài Loan thì nhất định chiến tranh lớn sẽ xảy ra, và bất cứ một vị tổng thống Mỹ nào không làm đúng nhiệm vụ tư lệnh tối cao quân đội sẽ mang tội “sao lãng nhiệm vụ” (dereliction of duty) một cách nghiêm trọng đối với nhân dân và tổ quốc.

Trên thực tế, Chiến Tranh Lạnh bao gồm việc bao vây chặt chẽ khối Cộng Sản ở Âu Châu và tiến hành một số trận chiến nóng tại những vùng xa hơn nhằm nâng cao uy tín của Washington trong nghĩa vụ đồng minh đối với thế giới. Sở dĩ những trận chiến nóng đều được thực hiện tại những vùng ngoại vi (peripheral) đối với Hoa Kỳ và Liên Xô vì nó có ít nguy cơ biến thành chiến tranh toàn cầu. Bản chất chiến tranh ủy nhiệm là như vậy nhưng không ai ngờ là giữa những năm 1965 và 1968, đối với Hoa Kỳ, phí tổn chiến tranh đã lên quá cao về cả hai phương diện chi phí và nhân mạng. Vì lý do đó mà chiến tranh tại cả ba nước Đông Dương không còn được sự ủng hộ của quần chúng và quốc hội Mỹ nữa. Hậu quả là giữa các năm 1986-1973 Hoa Kỳ phải lựa chọn rời bỏ Việt Nam trong “danh dự”.

Màn đầu của cuộc Chiến Tranh Lạnh tạm ngừng khi cả nước Mỹ muốn trở về chính sách “tân biệt lập” (neoisolationism consensus). Miền Nam Việt Nam bị xóa sổ trên bàn đồ quốc tế từ 1975 và thế giới được nghỉ hai ba năm không có chiến tranh.

Lẽ ra Hoa Kỳ đã phải làm gì ở Việt Nam?

Nhìn vào chiến tranh Việt Nam ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến, người ta thấy ngay rằng Hoa Kỳ không thể áp dụng được tại đây sức mạnh hiện đại của chiến tranh quy ước. Đối với một cuộc chiến tranh tiêu hao (war of attrition) cường độ của cuộc chiến cần giảm bớt nhưng thời gian của cuộc chiến cần lâu hơn và tinh thần chiến đấu của quân đội cần kiên nhẫn và bền bỉ hơn. Muốn tăng uy tín của quân đội Hoa Kỳ và nhanh chóng giải quyết Chiến Tranh Việt Nam, Tổng Thống Johnson đã bổ nhiệm tướng Westmoreland và áp dụng chiến tranh quy ước kỹ thuật cao (conventional high-tech war) để chống lại chiến tranh tiêu hao của Hà Nội. Đến năm 1967, người ta mới biết là phải trở về với chiến thuật “chống tiêu hao” nhưng quá chậm. Chiến tranh quy ước kỹ thuật cao của Westmoreland đã khai triển quá lâu mà không có kết quả. Tổn thất về sinh mạng và ngân sách đã không còn kiểm soát được nữa.

Lẽ ra Hoa Kỳ phải nghiên cứu kỹ ngay từ lúc ban đầu và phải phân chia cuộc chiến này thành ba giai đoạn : 1/ bình định, 2/ cắt tiếp tế , 3/ yểm trợ thường trực

  • Giai đoạn 1 là giai đoạn bình định. Trong giai đoạn này, từng đơn vị nhỏ của quân đội VNCH và Hoa Kỳ sẽ tìm cách loại bỏ triệt để các cán bộ cộng sản nằm vùng cài lại trêm mọi miền đất nước. Bọn này bị truy lùng và thiếu tiếp tế về mọi mặt sẽ phải kêu gọi tiếp tế từ miền Bắc.
  • Khi đó sẽ phải chuyển sang giai đoạn 2 là giai đoạn cắt tiếp tế. Quân lực VNCH và quân lực Hoa Kỳ sẽ chiếm đóng và cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh từ Bắc vào Nam. Vùng cấm địa này sẽ kéo dài từ bờ biển phía Đông sang tận biên giới Thái Lan và tuyệt đối không để một lỗ hổng nào cho Việt Cộng có thể lọt qua. Nếu Việt Cộng phản ứng bằng một cuộc chiến tranh quy ước thì lúc đó chúng sẽ làm mồi cho một cuộc oanh tạc với những trận mưa bom của quân đội Hoa Kỳ.
  • Giai đoạn thứ 3 là giai đoạn đóng quân thường trực của quân đội VNCH và quân đội Mỹ trên tuyến chiến lược này. Quân đội Mỹ chỉ cần khoảng một hai chục ngàn binh sĩ có mặt thường trực là quá đủ. Chiến lược này có thể đòi hỏi từ 10 năm đến 20 năm để thành công nhưng sẽ là một chiến lược mà cả quần chúng và quốc hội Mỹ có thể chịu đựng được. Ngoài ra chiến lược này vẫn nằm trong khuôn khổ một cuộc chiến tranh “hạn chế” mà tình hình đòi hỏi.

Hoa kỳ sẽ không thất trận ở Việt Nam vì có thể điều chỉnh được dễ dàng nhu cầu của chiến tranh vào khả năng chịu đựng của ngân sách và quan trọng hơn cả là tiết kiệm được mạng sống của binh sĩ. Biến số (variable) quan trọng nhất trong chiến tranh Việt Nam không phải là khối lượng quân đội Bắc Việt mà cũng không phải ý muốn của dân chúng miền Nam Việt Nam, mà là dư luận của quần chúng Hoa Kỳ. Sai lầm to lớn của chính quyền Johnson là đã thuận cho tướng Westmoreland áp dụng chiến tranh quy ước với kỹ thuật cao để nhanh chóng giải quyết cuộc chiến tiêu hao bền bỉ của cộng sản. Sai lầm này đã làm cho quân lực Hoa Kỳ tổn thất quá nhiều binh sĩ và sự tổn thất này đã làm cho quần chúng Mỹ nổi lên chống chiến tranh.

Khi TổngThống Nixon lên thay thế thì lỗi lầm nói trên cũng không được chỉnh sửa là bao nhiêu. Sự rút quân quá chậm chạp lúc đó của Nixon đã làm cho quân lực Hoa Kỳ mất thêm 21.000 sinh mạng binh sĩ trong một thời gian không dài lắm. Vì thế phong trào chống chiến tranh đã nhanh chóng lên cao và Mỹ đã phải rút quân trong thảm bại, với hậu quả là mất hết uy tín đối với Việt Nam và đối với những đồng minh khác trong vùng.

Giai đoạn hai của Chiến Tranh Lạnh

Giai đoạn II của Chiến Tranh Lạnh bắt đầu từ năm 1979 cho đến ngày Liên Xô sụp đổ (1991) Sau khi Mỹ rút khỏi Việt Nam thì Liên Xô và các quốc gia Cộng Sản khác thi đua nhau tạo lập những đế quốc mới tại Thế Giới Thứ Ba mà không sợ Mỹ trả thù. Lợi dụng việc Hoa Kỳ bỏ ngỏ Đông Nam Á và Trung Đông, Liên Xô mở rộng ảnh hưởng tới Phi Châu và Trung Mỹ. Sau ba nước Đông Dương, đến lượt Mozambique lọt vào tay cộng sản năm 1975, Angola năm 1979, Ethiopia năm 1977, Nam Yemen năm 1978, Nicaragua và Afghanistan năm 1979. Cộng Sản Việt Nam tiếp tay cho Liên Xô lập chính phủ ở Lào và xâm chiếm Campuchia năm 1978.

Sau Việt Nam, Tổng thống Mỹ Reagan phát động “Chiến Tranh Tinh Cầu” tức Chiến Lược SDI (Strategic Defence Initiative). Cuộc chạy đua vũ trang này đã khiến Liên Xô kiệt sức. Không cần nói đến tổn phí chạy đua vũ trang, chỉ riêng hậu quả của chủ nghĩa bá quyền đã làm cho Liên Xô phá sản. Để bảo vệ ảnh hưởng của các phần đất mới chiếm mỗi năm Liên Xô phải viện trợ 13 tỷ đô la Mỹ cho Việt Nam, Cuba, Nicaragua, Mozambique, Angola và Ethiopia. Tính đổ đồng mỗi ngày người dân Nga phải nhịn ăn uống để chi viện 35 triệu đô la cho các nước vừa kể. Mức sống của người dân Liên Xô sút giảm đáng sợ. Năm 1989 ở các khu thợ mỏ Kuzbass, Donbass và Uorkuta đã xảy ra nhiều cuộc

đình công bạo động. Gorbachov phải chấp nhận sự tan rã của khối cộng sản Đông Âu, ban bố quyền hạn rộng rãi cho các nước cộng hòa trong liên bang, giải thể khối quân sự Varsaw và Hội Đồng Tương Trợ Kinh Tế (Comecon). Ngày 19/8/1991 một cuộc đảo chính của phe bảo thủ nổ ra tại Nga nhưng thất bại. Liền sau đó Liên Xô sụp đổ. Ngày 25/12/1991, lúc 7 giờ 30 đế quốc Liên Xô thực sự rút lui vào lịch sử.

****************

Sau khi bình tĩnh kiểm điểm lại những gì đã xày ra trong lịch sử, tạm thời ta có thể kết luận như sau: chiến lược quân sự bao giờ cũng phải thích nghi 100% với các chiến lược chính trị và văn hóa. Nói như thế có nghĩa là phải xét xem lòng dân có thể chấp nhận sự mất mát và tổn hại của chiến tranh tới mức độ nào. Một quốc gia lâm chiến có thể thất trận bởi hai lý do như lịch sử đã chứng minh : một là, lòng dân trong nước không muốn đeo đưổi chiến tranh nữa như trường hợp của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam; hai là, khả năng đeo đuổi chiến tranh đã kiêt quệ như trường hợp của Liên Xô trong giai đoạn hai của Chiến Tranh Lạnh vừa qua.

Trong chiến tranh, vấn đề “lợi ích quốc gia” bao giờ cũng là ưu tiên cao nhất. Mọi vấn đề khác dù có che đậy dưới chiêu bài ý thức hệ đều chỉ là giả tạo. Thực tế này đã được lịch sử chứng minh vả đây là bài học lịch sử cần ghi nhận./.

Tháng 4 năm 2014

Nguồn: http://huongduongtxd.com/thangtunhinlai_ncq.pdf

Dân chủ: Lịch sử sang trang? –  TS. Nguyễn văn Trần

Sau ba mươi năm tiến nhanh, tiến mạnh, Dân chủ trên thế giới ngày nay dừng lại. Nhiều nhà chánh trị học ghi nhận năm 2006 là thời điểm khởi đầu của nhiều quốc gia mà nền dân chủ khựng lại, những quyền tự do căn bản bị bào mòn, các nước dân chủ tự do Tây phương suy yếu. Người ta tự hỏi phải chăng đó là hiện tượng báo động ” lịch sử sang trang ? “.  Họ bắt đầu lo ngại trước sự xuất hiện mạnh chế độ độc tài ở nhiều nơi, những nổ lực tranh đấu cho dân chủ lần lượt thất bại.

Bắt đầu thoái trào

Trong bài ” Faire face à la récession démocratique ” (Facing Up to the Democratic Recession) đăng trên  Journal of Democracy số gần đây (của Cơ quan Phát triển Dân chủ – National Endowment for Democracy do Quốc Hội Huê kỳ tài trợ – Courrier International, số 1274), tác giả, Ông Larry Diamond, Chủ biên, chuyên viên về Dân chủ ở Đại học Stanford, nhận xét : « Sự mở rộng tự do và dân chủ trên thế giới bị khựng lại từ năm 2006 và kéo dài từ đó. Cho tới nay, không thấy có thêm những quốc gia dân chủ do bầu cử xuất hiện. Con số quốc gia dân chủ trên thế giới vẫn đông lạnh giửa 114 và 119 nước. Tính theo tỷ lệ, có 60 %. Hậu quả của tình trạng này là mức độ tự do của dân chúng được hưởng bắt đầu bị giới hạn ».

Cũng theo học giả Larry Diamond, từ năm 2000, có 25 quốc gia dân chủ sụp đổ không vì bị quân đội đảo chánh hay xung đột nội bộ, mà vì luật pháp và nề nếp dân chủ dần dần bị biến chất và thoái hóa. Một số hiện tượng này xảy ra tại những quốc gia dân chủ nửa vời, nhưng nhìn chung, hệ thống tranh cử tự do và sanh hoạt dân chủ đảng phái ở đó đã bị bãi bỏ hoặc xuống cấp dưới tiêu chuẩn tối thiểu của chế độ dân chủ ».

Nước Nga của T.T Poutine và nước Thổ-nhỉ-kỳ (La Turqie) của T.T Erdogan là hai trường hợp điển hình cho xu hướng dân chủ suy đồi này ở Âu châu. Cùng xu hướng, có thể kể thêm Thái lan, Venezuela, Bangladesh, Kenya, … Ở Turquie và Nga, như ta biết, đảng cầm quyền ngày càng mở rộng sự thao túng nền tư pháp và hành chánh quốc gia. Nhà báo bị bắt giam, những người bất đồng chánh kiến bị khủng bố, những xí nghiệp bị nghi tài trợ cho những hoạt động chống nhà cầm quyền bị đóng cửa, đảng phái chống đối, những người phản kháng đều bị án tù để bị loại ra khỏi đời sống chánh trị quốc gia. Tất cả nhằm tập trung quyền lực vào tay nhà cầm quyền.

Tổ chức « Freedom House » của Huê kỳ cũng nhận định từ 2006 tới 2014 số quốc gia mất tự do gia tăng so với số quốc gia cải thiện chế độ để có tự do.

Học giả Larry Diamond giải thích xu hướng mới này là những nhà độc tài học hỏi rất mau những kỷ thuật cai trị của thời đại tin học, khéo léo vận dụng thông tin và luật pháp để giới hạn tầm hoạt động của những tổ chức xã hội dân sự, ngăn chận mọi nguồn viện trợ, ủng hộ của các tổ chức quốc tế. Mặt khác, tâm lý quần chúng phấn khởi trước đà dân chủ, sau khi khối cộng sản sụp đổ, nay không còn nữa, đời sống khó khăn là thực tế, họ lợi dụng ngay tình hình thay đổi  mà áp dụng đường lối độc tài cai trị và tham nhũng tùy tiện.

Trong xu hướng dân chủ thoái hóa nhường bước cho độc tài tiến lên không có nước Tàu vì Tàu là một nước chưa bao giờ có dân chủ, chưa từng biết những tiêu chuẩn dân chủ là gì. Trong văn hóa lâu đời của Tàu không có dân chủ và tự do. Tàu chỉ biết theo đuổi triết lý « lượm bạc cắc » và khắc phục nguyên lý « ăn cơm chưa ». Tham vọng của Tàu là thay thế Huê kỳ cai trị thế giới, bắt đầu làm anh chị ở Phi châu trước. Trong lúc đó Nga vì là một quốc gia âu châu, lo sợ ảnh hưởng từ phía Tây âu nên vội tái chiếm các nước láng giềng để kịp ngăn chặn làn sóng dân chủ.

Nhưng điều đáng lo ngại hơn hết về sự thụt lùi của dân chủ là dân chủ ngày càng giảm hiệu năng cải thiện đời sống xã hội, suy giảm sự tin tưởng ở giá trị dân chủ của dân chúng đặc biệt là ở Mỹ và Âu châu.

Cụ thể, ở phía Đông Đức, dân chúng sau 26 năm lần đầu tiên đi bầu cử hoàn toàn tự do, đã thấy dân chủ không còn thật sự hào hứng nữa. Trong cuộc bầu cử địa phương vừa qua, gần phân nửa cử tri không đi bầu, giải thích lý do vắng mặt « một xã hội tự do vận hành được không cần có cử tri ».

Tham dự bầu cử, đảng « Thiên chúa giáo-Dân chủ » đưa ra khẫu hiệu vận động « Mác đã chết, Jésus còn sống ». Chính cách đề cao thái quá sự chiến thắng của tự do dân chủ đã làm tổn thương giá trị thật của mô hình Tây phương « dân chủ và kinh tế thị trường », làm cho các nước vừa mới thay đổi dân chủ hay muốn thay đổi phải xét lại. Mỹ và Âu châu chủ quan mà không nghĩ rằng quan niệm về tự do, chánh trị đa đảng có thật sự là ước mơ của các nước vừa thu hồi độc lập sau chiến tranh lạnh kết thúc hay không ? Hay bức tường Bá-linh sụp đổ tháng 3/1990 là chiến thắng của dân chủ mà cũng vừa là  báo hiệu độc tài bắt đầu xuất hiện ?

Các nước Đông Nam Á vì những yếu tố địa lý và nhơn văn phức tạp nên dễ ngã theo xu hướng phản ứng chống lại dân chủ. Theo Tổ chức Quan sát Nhơn quyền (Humman Right Watch), chánh phủ các quốc gia trong vùng đều vi phạm nhơn quyền ngày càng trầm trọng.

Không nên để mất niềm tin dân chủ

Ai cũng biết dân chủ không phải là chiếc đủa thần. Có dân chủ là có tất cả. Nhưng có điều chắc chắn dân chủ vẫn còn là chế độ ít tồi tệ hơn các chế độ độc tài, nhứt là thứ độc tài cộng sản như ở Tàu và Việt nam (ý của Cựu Thủ tướng Anh, Ông Winston. Churchill). Nhưng dân chủ cũng có nhiều thứ, nhiều mức độ giá trị khác nhau.

Tổ chức Liên Hiệp Quốc có 193 Quốc gia thành viên ( thừa nhận 197 quốc gia) phần lớn đều có bầu cử tương đối tự do nhưng nên hiểu chưa hẳn có dân chủ thật sự hay đúng mức.

Một đơn vị nghiên cứu «The Economist Intelligence Unit » thiết lập Chỉ tiêu Dân chủ để mô tả tình trạng dân chủ thế giới năm 2014. Dựa trên một số tiêu chuẩn liên quan tới cách thức bầu cử, những quyền tự do công dân, sanh hoạt đa đảng, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, cách chánh phủ vận hành, tự do lập hội và hội họp, quyền hưởng chế độ tư pháp độc lập, các nước trên thế giới được chia ra làm « dân chủ thật sự », « dân chủ không hoàn hảo », « dân chủ nửa vời », « độc tài », « độc tài triệt để ».

Vậy khi nói « dân chủ thật sự » thì dân chủ đó phải có nội dung như thế nào ? Đây là điều mà người Việt nam ai cũng  mong đợi khi chế độ cộng sản không còn trên đất nước nữa.

Trải qua kinh nghiệm lich sử, từ khi chưa mất nước đến lúc mất nuớc, rồi cộng sản, Việt nam chưa bao giờ có một chế độ dân chủ thật sự. Đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là Việt nam không có những lúc người dân sống thật sự thoải mái, những quyền căn bản được tôn trọng và bảo vệ. Dầu sống suốt thời gian dài dưới chế độ quân chủ, đời sống của người dân cũng không đến nổi bi thảm như dưới chế đệ cộng sản ác ôn ngày nay. Sau cùng, trong gần đây, chế độ Việt nam Cộng hòa bị cộng sản Hồ Chí Minh biêu ríu là Mỹ Ngụy kìm kẹp, bốc lột nhân dân, vẫn chưa thấm vào đâu so với chế độ Hán Ngụy hiện tại. Nền dân chủ ở Miền nam trước 30/04/1975 tuy còn non nớt nhưng đủ cho phép việt cộng lợi dụng chống phá thẳng tay, bảo vệ VC khi bị bắt và ở tù về mặt luật pháp khá tốt, có báo chí tư nhơn, có bầu cử và ứng cử tương đối tự do, …Việt nam ngày nay không từ bỏ cộng sản để thay đổi thì một trăm năm nữa chắc chắn dân trí và chánh trị vẫn chưa đạt tới trình độ của Miền nam trước 4/1975.

Một nền dân chủ mà nhiều người mong đợi phải là nền « Dân chủ pháp trị ». Khi nói « pháp trị » là ý muốn nói  luật pháp là chủ quyền quốc gia. Đặt tính của chế độ dân chủ là những quyền tinh thần với những quyền hợp pháp chỉ có một và công lý lý tưởng với công lý hợp pháp cũng chỉ có một. Nên tự do dân chủ có nghĩa là tự do hưởng thụ quyền tinh thần trên nền tảng công lý lý tưởng.

Dân chủ pháp trị sẽ tôn trọng những nguyên tắc cơ bản : tính đại biểu trực tiếp toàn dân, tính hợp hiến, hợp pháp và chính thống. Một chế dộ không hội đũ những nguyên tắc này không có lý do dể tồn tại, bởi đó chỉ là một chế độ phản dân hại nước. Như thứ chế độ Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa hiện nay ở Việt nam.

Khi nói dân chủ ở Việt nam, tưởng không thể không để ý đến hoàn cảnh địa lý lịch sử cụ thể của Việt nam để qua đó quan niệm một chế độ chính trị cho phù hợp với một đất nước quá dài với những tâm lý địa phương khác nhau do lịch sử tạo nên. Trong hoàn cảnh đó, thiết nghĩ chỉ có một thể chế liên bang là phù hợp hơn hết. Chế độ liên bang để thực hiện đại đoàn kết toàn dân vì thống nhứt quốc gia trong sự tôn trọng những đặc thù địa phương. Chấm dứt tình trạng đảo Thổ Châu hiện nay ở Rạch giá. Tên Thổ Châu có từ thời lập quốc nay bổng nhiên bị đổi thành Thổ « Chu ».. Thử hỏi có cần phải đổi Thổ Châu thành Thổ Chu không ? Đổi như vậy có xúc phạm tiên tổ không ? Và phải chăng ở Rạch giá thật sự không tìm ra được một tên việt cộng người Rạch gìá có khả năng cấp huyện để phải đưa người từ Miền Bắc vào cai trị ? Hay vì các đảo trong vịnh Phú quốc dễ hái ra tiền ?

Sau cùng, trong tình hình Việt nam ngày mai, vì hậu quả của thời gian dài do thực dân và cộng sản để lại, tưởng chế độ Tổng Thống chế sẽ có những yếu tố tốt để đem lại ổn định cho Việt nam hầu tránh những hình thức độc tài khác tái diễn và cả những xáo trộn xã hội thường xảy ra trong buổi đầu sau thay đổi chế độ.

Không ai nghi ngờ dân chủ không phải là chế độ tối ưu nhưng chắc chắn đó là chế độ ít tồi tệ nhứt. Nhưng phải là dân chủ pháp trị. Nó gợi hứng cho mọi người có sáng kiến đóng góp xây dựng và cải thiện đời sống xã hội vì trong chế độ dân chủ, người dân tự mình cai trị chính mình.

 

Vui cười

Từ hồi lấy nhau tới bây giờ, tôi làm cái gì ông cũng cản, nào là:

“Đừng mua đồ…”, “Đừng ăn diện…”, nào là “Đừng ngồi lê đôi mách với mấy người hàng xóm…”, tôi chán mấy chữ “Đừng” đó lắm rồi.

Sao chẳng bao giờ ông nói: “Ừ, mua đi em”, “Ừ làm đi em…” Chắc tôi phải dọn về nhà ba mẹ tôi ở quá!

Chồng: Ừ, đi đi em!

 

-Nàng: Hôm qua anh xem trộm nhật ký của em phải không?

-Em ghét nhất là người đi xem trộm những thứ của người khác.

-Chàng: Ừ! sao em biết?

-Nàng: Em xem nhật ký của anh thấy có ghi vụ đó!

Những nghi vấn chung quanh vụ cá chết ở Vũng Áng –  Mai Thanh Truyết

Mãi cho đến nay, vụ cá chết từ Vũng Áng ngày 6/4 là đã một tháng qua. Cá chết dài dài và hiện nay đã lan tràn xuống tận Nha Trang, cách Vũng Áng, Hà Tĩnh trên 700 km, một đoạn đường quá dài để cho “nước thải” nhà máy có thể theo dòng hải lưu xuống tận nơi nầy. Tong phạm vi 30 hải lý, cá sống ở phần đáy biển sâu, cân nặng trên 10 kg do dân đánh cá khám phá ngày 5/5 cũng đã chết!

Ngư dân các xã bãi ngang của Quảng Bình, từ Quảng Trạch vào đến Lệ Thủy cho biết vào ngày 5/5, đáy biển có hiện tượng tương tự. Các vùng rạn san hô gần bờ từ 1 đến 6 hải lý, xác cua, xác cá, các loài giáp xác chết nằm la liệt, nhiều hơn lượng cá trôi dạt vào bờ.

Câu hỏi được đặt ra là, làm thế nào “nước thải” của Công ty luyện thép ở Vũng Áng lại tỏa rộng đến một vùng biển rộng dài trên 700 Km, rộng hơn 30 hải lý, và sâu trên 30 m? Ước tính trên 1.160 tỷ m3 nước!

Với một thể tích nước biển quá lớn như thế, làm sao với chỉ một dung lượng 12.000 m3/ngày xả từ Vũng Áng cộng thêm 300 tấn hóa chất tẩy rửa lại xuôi Nam hơn 700 Km và giết sạch cá, cả cá sống trên mặt nước và cá ở từng đáy biển?

Truy tìm một lý giải cho hai câu hỏi trên, thiết nghĩ bài toán ô nhiễm có thể được giải đáp phần nào. Đó là trọng tâm của bài viết nầy.

Công nghệ sản xuất thép

Việc sản xuất thép là một công nghệ không thân thiện với môi trường, nên phải cần kiểm soát chặt chẽ các giai đoạn thanh lọc phế thải làm ô nhiễm môi trường.

Kỹ nghệ luyện thép gồm hai loại nguyên liệu: Nguyên liệu có chất sắt (ferrous), và nguyên liệu không có chất sắt (non-ferrous). Nguyên liệu có chất sắt dùng để sản xuất thép (steel), gang thép (cast iron), thép bền cao cấp (high strength steel) v.v… Còn nguyên liệu không có chất sắt như đồng (copper), Magnesium, titanium v.v…dùng để tạo ra những hợp kim có công dụng khác nhau.

Quy trình công nghệ sản xuất thép, quặng sắt được nấu chảy trong lò (blast furnace) để loại những tạp chất trong quặng mỏ vào khoảng 3.0000Fvà cho thêm carbon vào. Vì vậy, định nghĩa đơn giản về “thép” là “hợp kim sắt và carbon”, thông thường dưới 1%. Và carbon nói ở đây là than đá được chế thành than “coke” qua một quy trình công nghệ khác.

Phế thải trong quá trình sản xuất thép

Qua quy trình sản xuất thép kể trên, chất thải trong việc sản xuất thép gồm hai loại trong hai giai đoạn luyện thép: – Biến than đá thành than coke; – “Nấu” sắt chung với than coke ở nhiệt độ cao.

Do đó, trong giai đoạn đầu, phế thải chánh là ammonia dưới dạng khí và lỏng trong nước làm lạnh cùng một số hóa chất độc hại như Chlorine, Phosphorous và Arsenic…Và trong quặng sắt còn có chứa nhiều hóa chất rất độc hại khác như: chì, arsen (thạch tín), lưu huỳnh, phosphorous.

Giai đoạn hai, chất thải gồm: khí, lõng, và rắn.

Vấn nạn môi trường trong việc luyện thép

Trong quá trình luyện thép, vấn nạn môi trường phải được xem là hàng đầu và cần phải đầu tư đúng mức mới có khả năng bảo vệ môi trường trong vùng sản xuất và vùng trời rộng bao phủ cũng như vùng biển bao la… Và, công  nghệ tiên tiến ngày nay trong việc sản xuất thép nầy cần phải bảo đảm đa dạng sinh học (bio-diversity) cùng phẩm chất không khí và nguồn nước mặt cũng như nước ngầm.

1- Quản lý nguồn nước là một giai đoạn cần thiết cho công việc luyện thép như:

Nguồn nước phải được cung ứng đầy đủ cho việc luyện thép;

Tiêu chuẩn về phẩm chất nước không được thay đổi: nước dùng gồm nước mặn, nước lợ (brackish water) và nước ngọt;

Nước làm nguội chiếm 81% lượng nước dùng cho sản xuất thép; phần còn lại dùng cho việc làm nguội các thiết bị và đường ống.

Nước cũng được dùng cho việc tẩy rửa (descaling), máy lọc bụi (dust scrubbers).

Căn cứ theo thống kê về “quản lý nguồn nước trong kỹ nghệ thép” (Water managemant in the steel industry), mức tiêu thụ và phát thải cho việc sản xuất 1 tấn thép là từ 25,3 m3 đến 28,6 m3.

2 – Đa dạng sinh học, tức là việc bảo vệ và giữ môi trường chung quanh nhà máy giống như lúc ban đầu khi chưa khai thác. Khu vực khai thác mõ sau đó phải được tái sinh lại bằng cách trồng rừng để bảo vệ hệ sinh thái nguyên thủy.

3 – Phẩm chất không khí: Cần phải hạn chế tối đa việc phóng thích khí thải vào môi trường. Khí thải phải được giám soát (monitor) và thiết lập họa đồ (mapping). Các nơi kiểm soát gồm: hệ thống lọc, nhà máy thanh lọc hóa chất, khu oxid hóa, hệ thồng lọc bụi, và hệ thống khử bụi v.v…

Nhưng, theo số liệu thống kê từ Hội Đúc Luyện kim Việt Nam, để sản xuất được một tấn thép thô bằng công nghệ lò cao, sẽ phải thải ra hơn 585 kg chất thải rắn, trong đó có 455 kg xỉ. Đồng thời, mỗi tấn thép thô sản xuất còn tạo ra 3 m3 nước thải độc hại.

Như vậy, với công suất 10,5 triệu tấn thép/năm (giai đoạn 1) được ghi trong dự án, Formosa có thể cho ra hơn 31 triệu m3 nước thải độc hại, và 6 triệu tấn chất thải rắn nếu không qua việc thanh lọc. (Trong phạm vi bài viết hôm nay, người viết không đề cập đến lượng khí thải từ việc sản xuất 1 tấn thép thô có 2,3 tấn CO2, cùng các loại khí CO, SO2, NOx, Thủy ngân, Benzen, hạt bụi PM2.5, và bụi kim loại….)

Thanh lọc sinh học (bio-remediation) phế thải lỏng trong kỹ nghệ thép

Kỹ nghệ thép cần một lượng nước rất lớn để cung cấp cho hệ thống làm nguội trực tiếp và gián tiếp, máy lọc bụi và việc pha chế hóa chất cần thiết cho việc sản xuất. Tùy theo công nghệ áp dụng, lượng nước cần dùng cho hệ thống nầy trung bình thay đổi từ 100 đến 200 m3/1tấn thép căn cứ theo Water Pollution Control Review in Environmental Control in Steel Industry, và phóng thích từ 3-6 m3/tấn nước thải tùy theo mức độ tái dụng (recycling) nguồn nước và xử dụng lại (reuse).

Nước thải được phân loại qua nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau như Giai đoạn 1,2, 3, và giai đoạn đánh bóng sau cùng. Có thể nói, giai đoạn biến than đá thành than coke là giai đoạn phóng thích ra nhiều hóa chất độc hại nhứt. Ngoài việc phát thải ammonia có nồng độ từ 900 – 1200 mg/m3, cho đến việc khử các hợp chất hữu cơ và amin để làm giảm BOD (Bio Oxygen Demand) và COD (Chemical Oxogen Demand), nguyên nhân chính trong việc làm rỉ sét các đường ống. (Ammonia rất nhạu cảm với cá. Chỉ cần nồng độ 0,2mg/m3 nước có thể làm cá chết tức khắc).

Do đó, một hệ thống yếm khí (anaerobic) và xử dụng vi khuẩn Bacillus, Pseudonomas, Arthrobacter và Micrococcus là phương cách thanh lọc loại nước thải nầy là thích hợp nhứt, có thể giảm thiểu được tới 95% BOD và COD trong trướng hợp nầy.

Ngoài ra, có thể dùng phương pháp Membrane Bioreactor (MBR). Đây là một phương pháp tối tân nhứt hiện nay trong việc thanh lọc phế thảo lỏng của nhà máy và ammonia sẽ được chuyển thành nitrate và làm phân bón.

Và phương pháp Biosorbtion qua những tác nhân hấp thụ sinh hóa (biosorbent) như rong, nấm (fungi), vi khuẩn, men (yeast) sẽ làm công việc khử cyanide cũng như việc loại bỏ các kim loại nặng như thủy ngân, chì, arsenic, đồng, mangan.

*

Nghi vấn quanh việc cá chết ở Vũng Áng

Gần một tháng (4/5) từ ngày phát giác nạn cá chết (6/4) tại Nhà máy luyện kim Hưng Nghiệp ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, một Hội đồng Khoa học, Công nghệ Quốc gia vừa được thành lập với hơn 100 chuyên gia từ hơn 30 viện nghiên cứu, trường đại học trong nước để tìm nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung Việt Nam.

Theo thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 4/5, hội đồng do Giáo sư Viện sĩ Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam làm chủ tịch, sẽ bao gồm 3 tổ nghiên cứu liên ngành nhằm đối chứng kết quả phân tích và sẽ tập trung vào hướng nghiên cứu về những tác nhân hóa học, sinh học, khí tượng, thủy văn và động lực học biển. Theo thông tin từ Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các nhà khoa học của Viện hôm 18/4 và 19/4, đã đến khảo sát thực tế tại các khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, tới Lăng Cô, Thừa Thiên-Huế và lấy các mẫu nước, cá chết và trầm tích biển để phân tích.

Theo kết quả phân tích ảnh vệ tinh trong khoảng thời gian từ ngày 6/4 (ngày bắt đầu xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt) đến ngày 24/4, hội đồng đã loại bỏ khả năng xảy ra các vụ tràn dầu lớn hay các nguyên nhân như động đất, sốc nhiệt do phá hủy bề mặt, bên trong vỏ hoặc những biến đổi địa tầng trong vỏ đại dương.

Hôm 2/5, GS-VS Châu Văn Minh cũng đã có buổi làm việc với các chuyên gia quốc tế đến từ Đức, Mỹ và Israel để phối hợp tìm ra nguyên nhân của thảm họa môi trường chưa từng có tại Việt Nam.

Thưa Quý vị,

Công việc truy tìm nguyên nhân cá chết dọc theo biển miền Trung thất giản dị và hoàn toàn nằm trong tầm tay của Việt Nam.

Chỉ cần phải lấy mẫu nước và cá ở những nơi có cá chết như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang. (và có thể lan tới Phan Thiết trong nay mai).

Chỉ cần lấy mẫu nước tại đường ống xả thải của nhà máy.

Chỉ cần lấy mẫu xác chim chết ở đão Chim cách Vũng Áng 20 hải lý về phía đông Nam.

Chỉ cần lấy mẫu cá lớn trên 10 Kg sống ở vùng đáy ngoải khơi.

Chỉ cần Phổ Hấp thụ Nguyên tử (Atomic Absorption Spectroscopy-AAS).

Chỉ cần Phổ Sắc ký-Khối lượng (Gas Chromatography-Mass Scpectroscopy-GC-MS).

Chỉ cần một phân tích viên có trình độ Cử nhơn.

Nhân sự và dụng cụ phân tích có trong nhiều Phòng thí nghiệm môi trường công và tư ở Hà Nội và Sài Gòn. Việc phân tích phân tích bao gồm việc lấy mẩu, bảo quản mẩu và di chuyển về phòng Lab.; từ đó, mẫu được “digest” trong môi trường acid và sẵn sàng được tiêm vào máy để phân tích tự động.

Kết quả sẽ có ngay trong vòng 1 giờ mà thôi!

Thế mà, tại sao cả một nước có trên 24.000 tiến sĩ căn cứ theo tuyên bố ngày 26/4/2016 của Vụ trưởng Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thị Kim Phụng và trong số đó có 15.000 người đang công tác tại cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng. Về Thạc sĩ và Cử nhân, theo ước tính là có gần 1 triệu “Phó Bảng” trong 92 triệu dân số, trong đó hiện nay có đến hơn 200 ngàn …còn đang thất nghiệp!

Với một con số “vĩ đại” như thế, mà tại sao không làm nỗi công việc phân tích các mẫu nước và cá chết mà phải thành lập một Hội đồng Khoa học gồm trên 100 chuyên gia và “cầu cứu” tới các chuyên gia quốc tế đến từ Đức, Mỹ và Israel để phối hợp tìm ra nguyên nhân của thảm họa môi trường chưa từng có tại Việt Nam.

Tại Sao?

Chúng ta hãy nghe, Giáo sư Nguyễn Tác An, nguyên viện trưởng Viện Hải Dương Học Nha Trang thì trong thực tế giới khoa học Việt Nam, cũng như một số nhà khoa học quốc tế đã nắm được nguyên nhân của tình trạng mà nhiều người đồng ý là thảm họa môi trường tại khu vực miền Trung vừa rồi.

“Nguyên nhân xảy ra ở Vũng Áng thì khoa học xác định được rồi, và người ta đã mô hình hóa để dự báo sẽ lan truyền như thế nào, và hiệu quả sinh thái trong tương lai ra sao. Tất cả đều có làm khi sự cố xảy ra. Và kết quả đó ngày càng hoàn thiện, bổ sung; nhưng về bản chất chắc nó cũng không thay đổi.

Tuy nhiên vấn đề truyền thông ra là phải cân nhắc, mà đó là vấn đề của các nhà quản lý chứ không phải của các nhà khoa học.”

Một chuyên gia về hải dương khác là tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại cũng cho biết ông đang chờ cơ quan chức năng công bố kết luận về nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường vừa rồi; thế nhưng ông có nghi ngờ có thể không như mong đợi:

“Có chờ hai tháng, ba tháng cũng vậy thôi! Người ta nói chưa tìm ra nguyên nhân. Người ta nói ‘chưa tìm ra’ có nghĩa 6 tháng, 3 tháng hay 2 tháng thì chưa biết được; nhưng chắc chắn người ta nói chưa tìm ra”.

Theo tôi nghĩ có cái gì đó mà người ta không muốn nói. Chứ tìm cả năm cũng vậy vì người ta đã biết nguyên nhân rồi. Như thế thôi, không được ai phát biểu hết: chỉ Tổng Cục Môi Trường và Bộ Tài nguyên- Môi trường mới được phát biểu, ai muốn phát biểu cũng không được. Người ta đã nói như vậy rồi thì thôi!” (Lời người viết, “người ta” ở đây là ai? Phải chăng là cường quyền, là cơ chế chuyên chính vô sản qua Đảng CS Bắc Việt …bịt miệng người dân!)

Năm 1995, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận được dân đánh cá tại Nha Trang và Phan Thiết xử dụng hóa chất cyanide chứa trong những bình chứa 1 gallon mua của thương buôn TC qua phóng sự của ký giả của tuần báo khoa học C&EN thuộc Hội Hóa học Hoa Kỳ (American Chemical Society-ACS). Họ dùng các bình chứa nầy thả xuống biển, khi chạm các rặng san hô, bình vỡ ra; và chỉ khoảng độ 30 phút sau, cá nổi lên mặt nước.

Vụ Đảo Chim: Đảo Chim, thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, nằm rất gần Vũng Áng (chừng 20 hải lí về phía Đông Nam), nơi khởi nguồn hiện tượng cá chết bất thường vừa qua. Được mệnh danh là Vương quốc Chim, đảo này trước kia có hơn 2 triệu con hải âu xám, loài hải âu đặc hữu, quý hiếm.

Vài ngày gần đây (29/4), sinh vật trên đảo bắt đầu chết hàng loạt dạt vào bờ từ cua cá đến ốc hay các loại hải sản khác nhau.

Do ăn phải các loại cá chết nhiễm độc nên số phận của những con chim trên đảo cũng không ngoại lệ(?)

Đảo Thị Tứ (Pag-asa): Ngày 30/4, cá chết hàng loạt trên đảo Thị Tứ thuộc Việt Nam mà TC đã chiếm đóng từ 1970 và biến thành một căn cứ quân sự.

Những người dân Phi Luật Tân sống ở gần đảo Thị Tứ, một hòn đảo ở vùng biển phía Tây Phi Luật Tân, cho biết họ kinh hoàng nhìn thấy hàng hàng lớp lớp các loài sinh vật biển chết, trôi dạt đầy các bờ. Cư dân trên đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) được cho là đã nhìn thấy tàu Trung Cộng thả hóa chất khiến cá chết hàng loạt xung quanh khu vực này. Họ cáo buộc thủ phạm là tàu TC thường xuyên di chuyển trong vòng 5 Km quanh đảo Thị Tứ. Ngư dân trên tàu được cho là đổ hóa chất xuống nước để tiêu diệt san hô và nguồn cá gần đảo. Thông tin trên được tổ chức phi lợi nhuận Kalayaan Atin To của Philippines công bố hôm 30-4 trên Facebook.

Hiện tượng cá lớn chết hàng loạt ở ngoài khơi Quảng Bình đầu tháng 5 nầy làm cho ẩn số cá chết vì nước thải nhà máy luyện thép Vũng Áng bước sáng bước ngoặt mới. Cá lớn sống ở dưới đáy xâu và xa bờ khó có thể bị nhiễm độc vì một lượng nước thải nhỏ trên phần trên bề mặt của biển.

Nghi vấn về số cá chết nầy bị nhiễm độc từ ngoài khơi là do “tàu lạ” đầu độc từ xa khó có thể bị loại trừ.

Chỉ cần một chút tinh ý, chúng ta sẽ nhìn thấy đất nước Việt Nam đang lâm vào cuộc bao vây nào, cũng như sự im lặng của nhiều lãnh đạo CS Bắc Kỳ là hoàn toàn có thể phỏng đoán được vì sao họ im lặng hoặc tìm những câu lý giải ngớ ngẩn.

Phải chăng, những vụ nhiễm độc trên đây là do âm mưu của Trung Cộng cũng như đem sự việc làm ô nhiễm môi trường biển ở Vũng Áng làm DIỆN và cho tàu cá, tàu quân sự đầu độc khắp vùng bằng một loại vũ khí sinh học hay vi trùng bí mật. Điều nầy mới chính là ĐIỂM.

Thay lời kết

Qua những trình bày trên đây, chúng ta có thể định hình được tại sao CS Bắc Kỳ có thái độ bưng bít, hay úp úp mở mở trong vụ cá chết ở Vũng Áng ngày 6/4 và những thành phố phía Nam sau đó.

Phải chăng:

Vì não trạng đặc sệt của những người đang lãnh đạo đảng?

Vì đã ngậm “mùi đồng” của TC cho nên …há miệng thì mắc quai?

Vì sợ tình báo Hoa Nam “xử lý” cho nên phải ngậm “tăm”?

Và sau cùng, vì tính vô cảm và vô nhân tính của con người cộng sản có trong các nhiễm sắc thể (chromosomes) của họ.

Còn đối với với 24.000 Tiến sĩ, trong đó hơn 93% tập trung ở khu vực quản lý và nghiên cứu của “nhà nước”, đo đó phải “ăn cơm chúa, phải múa tối ngày” theo chỉ thị của cấp trên!

Theo suy nghĩ của đời thường, con cá sống nhờ nước, vậy khi có sự thay đổi nào đó trong nguồn nước thì cá phải chết. Từ đó, việc truy tìm nguyên nhân sẽ nghĩ đến hiện tượng hâm nóng toàn cầu, El nino, thay đổi độ mặn của nước, nước thiếu oxy,  vấn đề ô nhiễm môi sinh (do hoá chất độc hại, kim loại nặng, dầu cặn,  các chất phế thải kỹ nghệ, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, thuốc khai khai quang vv.), độc tố bio-toxins do hiện tượng nở hoa (bloom) của một số loại tảo vi sinh (phytoplankton)  tạo nên hiện tượng thủy triều đỏ (red tide) …

Sáng ngày 6/5, GS.TS Nguyễn Ngọc Lâm, Viện Hải dương học Nha Trang cùng đồng nghiệp đang phân tích tại chỗ hơn 10 mẫu nước lấy trực tiếp từ vùng nước đỏ xuất hiện ở Quảng Bình hai hôm trước. “Khảo sát dưới kính hiển vi cho thấy không có tế bào tảo trong nước nên dải nước đỏ không phải là hiện tượng thủy triều đỏ. Thành phần mẫu nước chưa phát hiện có gì đặc biệt.

Nhưng, những điều trên, có lẽ không nằm trong suy nghĩ của Trung Cộng?

Vì sao?

Nếu chúng ta lấy mốc thời gian ở thời điểm 19/1/1979, ngày TC “dạy bài học cho Việt Nam” cho đến nay, TC đã đi một bước dài trong tiến trình chiếm đóng Việt Nam hầu biến Việt Nam thành ngôi sao nhỏ thứ năm trên lá cờ máu của TC.

Trở lại nghi vấn Nhà máy thép Vũng Áng. Nếu căn cừ theo văn bản số 1407114 ngày 29/7/2015 của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gửi UBND tỉnh còn đề nghị chấp thuận để 28 nhà thầu của Formosa, gồm 25 Trung Cộng, 3 nhà thầu Việt Nam, tuyển dụng hơn 10.000 lao động nước ngoài, với gần 90% quốc tịch Trung Cộng, đến Formosa thực hiện các hạng mục lò cao số 1, số 2 trong nhà máy thép Hưng Nghiệp và các công trình dự án cảng Sơn Dương.  

Từ văn bản trên, kết luận có thể được đưa ra là Nhà máy luyện thép chưa đi vào hoạt động trong thời điểm nầy.

Và 12.000 m3 nước thải xả ra hàng ngày là gì?

Đến từ nhà máy nào?

Nhà máy hóa dầu hay nhà máy chất dẽo, hay nhà máy nhiệt điện?

Hay một loạt nhà máy hóa chất bí mật nào khác?

Và những vụ cá chết ngoài khơi, ngoài đảo xa khó có thể được ghi nhận là do nước thải độc hại từ nhà máy ở Vũng Áng được!

Tất cả là bí mật, vì Đặc khu Vũng Áng với 228 km2 đã là một vùng tự trị của TC kể từ ngày 14/7/2014 rồi. 

Nhìn lại bản đồ Việt Nam với 49 chấm đỏ thu thập từ năm 2005 đến giờ, những nơi có tập trung trên 1.000 người Tàu, dưới bạn công nhân, tình báo, không kể đến những công nhận nhập lậu (40% công nhân Tàu làm việc trong Đặc khu Vũng Áng không có giấy phép do UB ND Tỉnh Hà Tĩnh cấp!).

Chúng ta thấy gì ở những gọng kìm của Trung Cộng?

Ở phía Đông,TC đã vây hãm Việt Nam ở Biển Đông với bản đồ 9 đoạn và thiết lập các đường bay và khu quân sự trên đảo Hoàng Sa và Trường Sa chiếm của Việt Nam;

Ở phía Tây, TC đã dùng thế trận “nước” qua việc xây dựng các đập ở thượng nguồn để khống chế dòng chảy của sông Mekong, hạn chế  việc phát triển kinh tế và làm xáo trộn xã hội Việt Nam trên bình diện cả nước;

Trong đất liền, với 49 tụ điểm tập trung từ Bắc chí Nam, đặc biệt: – vùng nước sâu Vũng Áng, Sơn Dương, yết hầu của dãy đất hình chữ S Việt Nam; – và nóc nhà nhà Việt Nam qua sự chiếm đóng vùng Tân Rai và Nhân Cơ trong việc khai thác bauxite. Nơi đây, TC có thể kiểm soát sinh hoạt đi lại của toàn vùng biển Đông, thủy lộ của 40% hàng hóa thông thương trên thế giới. Đây là đạo quân thứ V của TC một khi có chiến tranh xảy ra;

Và gọng kìm thứ tư, chính là đảng CS Bắc Kỳ, thái thú biết nói tiếng Việt của TC, đã, đang và sẽ mở rộng biên giới cho TC theo châm ngôn “Thà mất nước hơn mất đảng”.

Qua bốn gọng kìm trên, chắc chắn là gọng kìm thứ tư chính là nguyên nhân duy nhứt, mở đường cho ba sự việc nêu trên, và Đặc khu Vũng Áng là một thí dụ điển hình nhứt.

Cuối cùng, việc cá chết hàng loạt bắt đầu từ Đặc khu Vũng Áng phải chăng là nơi Trung Cộng:

Sản xuất hóa chất độc hại và xả phế thải độc hại vào biển Việt Nam?

Formosa cũng có thể là một tập hợp nhà máy sản xuất vũ khí hóa học của TC?

Hoặc là nơi thử nghiệm các loại vũ khí sinh học?

Có nhiều thông tin từ Trung Cộng cho thấy khả năng Formosa vận chuyển rác thải phóng xạ từ các công ty quân đội Trung Quốc sang Hà Tĩnh để thanh lọc thô rồi thải ra biển miền Trung. Nếu các thông tin này chính xác; đó là âm mưu thâm độc để tận diệt giống nòi dân Việt vì nhiễm phóng xạ gây quái thai dị tật ung thư cho nhiều thế hệ. Có thông tin cá voi chết bị nổ cả mắt thì khả năng Formosa xả chất thải hóa chất kịch độc bao gồm cả nước rác phóng xạ là khả năng cao.

Có điều cần chú ý là vụ cá chết ở hai tuần lễ cuối tháng tư ở Quảng Bình, Đảo Chim, Đà Nẵng, và Nha Trang khác với tuần đầu tiên khi Formosa xả thải ra biển. Trong đợt chết sau nầy trầm trọng hơn và cá ở phần đáy, tức cá lớn chết nhiều hơn cá sống ở phần nước mặt.

Nói riêng về hóa chất, Cty Formosa công bố, theo đúng các con số thấy  được qua kiểm tra, cả năm 2015 và tính đến thời điểm này, đã nhập 384 tấn hóa chất, với 43 loại hóa chất được đăng ký và chấp thuận nhập cảng để sử dụng. Và từ đầu 2016 đến nay Cty đã xử dụng 51 tấn hóa chất với mục đích khai báo là làm sạch đường ống, làm nguội các hệ thống ống dẫn, còn tồn kho 248 tấn hóa chất.

GS Sheri P. Rosenberg, giáo sư về nhân quyền tại New York đã nhận định về mối giao hảo TC – Việt Nam như sau:”tiêu diệt một dân tộc là một tiến trình, chứ không phải một sự kiện”. Do đó, tiến trình trên đã được TC lâu nay thực hiện cho dân tộc Việt Nam. Đây là một tiến trình lâu dài và đa dạng, được tăng nhanh do chế độ chính trị và chính sách đối với người dân của CS Bắc Kỳ. Một chế độ khoá tay bịt miệng người dân, không cho đất nước có sức mạnh dân tộc. Nó biến Việt Nam trước tiên là một bãi rác, kế đến là con đường mòn Nam tiến tiếp nối tham vọng của Đại Hán TC. Nó bào mòn sức sống của dân tộc và tàn phá một đất đước xinh đẹp mà Cha Ông đã bao đời gìn giữ và tô bồi.

Và sau cùng, dù sao đi nữa, Đảng Cộng sản Bắc Kỳ và Trung Cộng đã làm nguồn nước Cửu Long khô cạn, nguồn tôm cá biển sắp bị tiệt chủng…thì, một lần nữa “Nước Dơ Phải Rửa Bắng MÁU” mà thôi, như lời của vua Duy Tân nhắn lại cho con cháu về sau.

Mai Thanh Truyết

Houston, ngày 6 tháng 5, năm 2016

Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VAST)

 

Vui cười

Một người vừa mới tậu được con bò. Tối đi ngủ, anh ta chốt chuồng bò cẩn thận rồi lại đặt cái chỏng ngay lối ra vào mà nằm ngủ. Ấy thế mà ban đêm, kẻ trộm vẫn dắt mất bò của anh ta.

Xót ruột, anh ta trình quan:

-Bẩm quan, chắc là chúng nó dắt bò chui qua chõng con nằm mà đi ra.

Quan nghe nói vô lý quá bật cười :

-Con bò chứ có phải con chó, con mèo đâu mà chui qua gầm chõng!

-Dạ, bẩm quan, thế thì chúng nó dắt bò của con chui qua lối nào ạ? Sáng dậy cái chõng con nằm vẫn để y nguyên ở chỗ cũ chắn lối ra vào kia mà !

-Đồ ngốc! Mày ngủ say, chúng nó khiêng chõng mày nằm ra một bên, dắt bò ra rồi lại khiêng về chỗ cũ…

Người kia vỡ lẽ nói:

-À, thế ra quan thông đồng với bọn trộm, nên mới tỏ tường được như thế chứ !

 

Có 3 nguoi cùng chết xuống địa ngục. Diêm Vương hỏi người thứ 1:

– Tại sao con chết ??

– Con phát hiện vợ con đang ngoại tình với thằng khác ở lầu 10 khách sạn New Wolrd, tức quá nhưng không dám đánh vợ nên con đã ném cái tủ lạnh xuống đất, nhưng nặng quá nên con rớt theo —> chết

Diêm Vương hỏi người thứ 2:

– Tại sao con chết ??

– Con thấy nó lên nên con bỏ chạy chạy bộ ngang khách sạn New Wolrd, tự nhiên có cái tủ lạnh rớt ngay đầu con.

Diêm Vương hỏi người thứ 3

– Dzậy còn con ???

– Dzạ thấy thằng chồng chạy lên, nên con núp trong cái tủ lạnh đó……

 

Một chàng trai trên đường về nhà đi ngang qua 1 nghĩa địa. Bỗng anh ta nghe tiếng gõ lốc cốc từ trong nghĩa địa vang ra. Anh ta hoảng hốt, tưởng là có ma, nhìn vào nghĩa địa anh ta mới thấy một ông già đang đục khoét cái gì đó trên một bia mộ.

Anh bảo: – “Lạy chúa, ông làm tôi tưởng là ma chứ!! Ông đang làm gì ở đây vậy?”

Ông già trả lời:- “Khỉ thật, đứa nào khắc sai tên tao…”

 

Nguy cơ Đại Hán mới (1943) – Lý Đông A

«Nhân tai họa cá chết hàng loạt tại ven biển 4 tỉnh miền Trung, mà có nhiều khả năng do Trung cộng gây ra, chúng tôi cho phổ biến lại bài viết của Lý Đông A từ 1943, cảnh báo về hiểm họa Đại Hán mới. LĐA đã nhìn trước đại họa Tầu sẽ xẩy ra, mà ông gọi đó là “tối hậu địch nhân” của dân tộc (địch nhân cuối cùng mà dân tộc ta phải giải quyết trước khi có thể phục hưng) Chuyển Hóa»

________________________

LTS: Tầu hiện nay đã thực sự xâm lăng nước ta, ngoài biển là đặt giàn khoan dầu vào vùng đặc quyền kinh tế của ta, trong đất liền là đưa người sang làm ăn sinh sống, thiết lập cả nhiều khu vực người Hoa nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền Việt Nam. Tình hình hiện rất khẩn trương. Bạo loạn đã diễn ra ở nhiều nơi. Nguy cơ Trung quốc can thiệp sâu rộng hơn nữa vào nội tình Việt Nam là rất lớn. Thực ra, ý đồ bành trướng của Trung Hoa đã có ngay từ khi thế chiến thứ 2 chấm dứt. Về phía người Việt, ngay từ đầu thập niên 1940, khi thế chiến II chưa thật sự chấm dứt, một nhà cách mạng Việt Nam, Lý Đông A, sáng lập ra chủ nghĩa Duy Dân, và đảng Đại Việt Duy Dân, để chống cả Pháp và Cộng sản, đã dự kiến trước nguy cơ này trong một số bài viết của ông. Những tài liệu do LĐA biên sọan cho đến nay vẫn chưa được phổ biến rộng rãi vì thường bị các chính quyền độc tài cấm lưu hành, nhất là chinh quyền CS. Bản thân Lý Đông A tới nay tung tích vẫn chưa sáng tỏ, không biết còn sống hay đã bị CS thủ tiêu, dù tới nay, đảng CSVN chưa bao giờ chính thức công bố đã giết LĐA.

Dưới đây chúng tôi xin trích dẫn hai đoạn LĐA viết về nước Tầu trong thời kỳ hậu chiến (sau thế chiến II) đối với thế giới, nhất là Anh-Mỹ, và đối với Việt Nam. Đoạn 1 có tựa đề Chiến Hậu trong bài Xuân Thu (1943); đoạn 2 mang tựa đề Đối Tầu trong đoạn văn Chu Tri Lục 3, quyển Chu Tri Lục (1943).

Trong các bài viết này, cách đây 70 năm, LĐA đã cảnh báo rằng nước Tầu sẽ trở thành đại địch của toàn thế giới, và sẽ là “tối hậu địch nhân” của dân tộc –mà theo sự hiểu biết của chúng tôi, sẽ là kẻ ngọai địch cuối cùng trước khi dân tộc chúng ta phục hưng, và điều này hiện đang xẩy ra.

Những đoạn in đậm và in nghiêng là do chúng tôi muốn nhấn mạnh để độc giả lưu ý.

_________________________________

CHIẾN HẬU

Đức có thể thua được trong ngoài 1945. Nhật bị nội bộ Đông Á giải thể trong ngoài 1946. Từ đấy thống trị bởi sự thắng trận. Thắng lợi là chuyện tất yếu của chiến tranh, sau đấy nó có thể mang đến sự thất bại của hòa bình. Anh với Mỹ có thể liên hợp thành một chủng tộc liên bang, lấy kinh tế ra đè ép và buộc chặt thế giới, hoặc Anh vẫn là Anh đế quốc kiên quyết cự tuyệt những nguyên tắc Đại Tây Dương ứng dụng vào nội bộ của mình, Mỹ vẫn là Mỹ đế quốc thực hành xong “monroisme” mà cương quyết đòi môn hộ khai phóng toàn thế giới. Hai đế quốc ấy đứng trên một hàng trận có mâu thuẫn bên trong như thế chia đôi bá quyền toàn thế giới. Sự giải quyết chung nhau của Anh, Mỹ với vấn đề Nga xúc tiến nên hội nghị Moscou (10-1943) ở đây Anh, Mỹ muốn cho xong vấn đề Đông Âu, Nga đánh Nhật và đánh Đức một thể, vấn đề Turquie và Cận Đông, Anh với Mỹ trong cuộc lãng giải, như là khắng khít như thế, thực tại vì đại địch đương tiền, đại địch hiện nay là Đức, Ý, Nhật, đại địch tương lai là Nga, đại địch giải định cho tương lai nữa là Tàu. Tàu tuy bi gọi là một trong tứ cường nhưng mà sự bỏ lãng khinh miệt với sự dè dặt sự đề phòng càng ngày càng phải tăng. Cái hình thế nước Tàu phóng trông ra tương lai, 20 năm sau 1944 chẳng hay ho gì. Những dã tâm của Tưởng Giới Trạch biểu hiện từ trong ra đến ngoài rất đáng kinh khủng cho toàn nhân loại. Những vấn đề Tàu yêu cầu chiếm lĩnh Việt và Hàn ở Washington và yêu cầu các quyền lợi chính trị với kinh tế các phía có Hoa Kiều (nhất là Nam Dương) chưa đủ để cảnh tỉnh Anh, Mỹ hay sao? Tất cả tuyên ngôn đường mật chỉ là đánh lừa và là thừa cho những nhà quan sát chính trị, nhưng là những tài liệu rất quý cho những nhà học về tâm lý trên lịch sử và chính trị. Người ta muốn công nhiên một cách mâu thuẫn bá chiếm cả thế giới, nhưng mà người ta còn cần hiệu triệu, thứ nhất là cần đánh lừa. Hitler nói: “đánh bạc” là thế.

(LĐA, Xuân Thu, 6-11-1943 (4822 tuổi Việt)

___________________

ĐỐI TẦU

Muốn biết lập trường của mình đối với người và người đối với mình, sự tự xem mình một mặt đã cần, sự xem người trên hết các xu hướng của phát triển lịch sử cùng là chính trị lộ tuyến của người về phía mình một mặt còn rất cần.

Trung tâm của quy luật lịch sử Tàu là: “Hữu đức giả hữu thổ”; hữu đức đây không phải là đạo đức, nhưng lấy ý nghĩa nghiêm ngặt của nó trong kinh sử Tàu mà giảng giải thì nó là lấy tài hóa thu nhân tâm. Cái quy luật đó đem phối hợp với ý chí của dân tộc ấy là “hưng Hoa diệt Di”, hình thành một cái định nghĩa của một tấm lịch sử xâm lược. Cái nguyên tắc chủ yếu ấy từ cổ tới nay đã từng thực hành mà còn có thể nói có chứng cớ rằng vẫn thực hành. Bằng cớ sự đem ra thực tiễn các kho nguyên tắc này là kinh sử vẫn thấy nhan nhản. Kinh sử vốn là miệng lưỡi của cái thanh giáo nhà nho làm trung kiên cho xã hội quan liêu dân chủ, trung lưu tư sản phong kiến của cái thiên hạ đại đồng chủ nghĩa lối Hán, mà vũ khí và thủ đoạn chủ yếu là chủng tộc xâm lược. Chủng tộc được suy tiến theo lối “tam niên dưỡng nhi giáo chi tất giai ngô dân”, văn hóa được suy tiến sau chủng tộc làm sự duy hệ và thế thủ sau thế công: “tuần tuyên văn giáo, thủ tại tứ Di”, kinh tế theo sau nữa: “hữu đức giả hữu thổ” mà chính trị chiếm lĩnh là cần yếu hơn “phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ”, tất cả đều phục tòng dưới lưỡi lê: “nhưỡng Di Địch, phạt Man Khương”.

Nếu không tin mà còn tin vào Khổng Mạnh. xin hãy giở pho sử muôn năm của ta với tất cả thảm thương sỉ nhục của sự bị đè nén, bị xâm lược, bị hiếp tróc; lại xin tham khảo lịch sử của các dân tộc Man Di bốn phía Tàu. Quốc dân, chính trị gia và cách mạng gia hãy giở lại cái quan hệ của sự giúp đỡ cách mạng lẫn nhau giữa nòi giống ta và nòi giống Hán, hãy thể nghiệm cái sầu hận đời Hậu Trần và Lê Chiêu Thống, hãy tiếc róc cái đối đãi tốt của ta đối với lũ Hậu Tống, Hậu Minh.

Còn có kẻ thân Tàu, sùng bái Khổng Mạnh, ủng hộ Tôn Văn, nói rằng việc cũ bỏ đi, trăm điều phải trông vào xu hướng mới. Cái xu hướng mới của Cách Mạng Tân Hợi (1911) tức là sự chuyển hình của một đế quốc lối Á Đông phong kiến, sang lối dùng những tinh thần và vật chất vũ khí của các đế quốc tư bản lối Âu Châu.

Hãy xem Đảng Quốc Dân Tàu hiện làm chủ trào lưu của chính trị lộ tuyến và xu hướng nước ấy. Sự quyết định chính sách của mỗi đảng hay mỗi nước còn căn cứ vào cái thành phần xã hội của đảng hay nước ấy, tự nó giải nghĩa hết và quy định hết các hành vi hay tâm lý để rồi hãy xem đến quốc sách với chủ trương sau. Nền tảng của Quốc Dân Đảng Tàu bao gồm một giai cấp từ trung tư bản đến đại tư bản trở lên cầm đầu bởi lũ quân phiệt tư bản nho sĩ đè nén tiểu tư sản và vô sản giai cấp, mua chuộc sự thỏa hiệp với đế quốc bên ngoài, mong học đòi cái kết cấu ấy quyết định con đường tư bản đế quốc chủ nghĩa, phối hợp với chủng tộc thiên hạ chủ nghĩa cũ mà nảy nở ra một hình thức đế quốc chủ nghĩa Tam Dân. Tam Dân chủ nghĩa chỉ là một chủ nghĩa chủng tộc xâm lược, hơn nữa là một chủ nghĩa xâm lược thế giới. Đã biết rằng Tam Dân chủ nghĩa là thủ đoạn đó, sự phân tích dân tộc chủ nghĩa là đặc biệt cần yếu (chú ý: dân tộc chủ nghĩa của Tam Dân).

Dân tộc chủ nghĩa ấy tóm tắt 5 yếu điểm này:

A. Trung Quốc dân tộc tự cầu giải phóng hay là nòi Hán tự cầu đổi lốt.

B. Quốc nội dân tộc nhất luận bình đẳng. Khoảng năm 1885 cách mạng Tôn Văn ra đời, cực lực chủ trương chủng tộc. Lúc bấy giờ y đề xướng ra nòi Hán diệt nòi Mãn, rồi lãnh đạo nòi khác ở Á Đông, chưa bị hay hiện bị dưới ách của Tàu. Sự dập gẫy làm y giảm bớt sự quá khích mà đề xướng Ngũ Tộc Cộng Hòa (khoảng Tân Hợi 1911). Ngũ Tộc Cộng Hòa chỉ là một liều thuốc độc bọc bánh ngọt, bởi vì nếu kể về nhân khẩu trong đất Tàu thì 90% là Hán còn 10% là các nòi Mãn, Mông, Tạng và Miêu (Việt núi). Như thế thì chế độ Ngũ Tộc Cộng Hòa dung túng cho số đông nuốt số ít mà số đông ấy càng được đông người và thêm đất, hợp với mục đích lập quốc lắm. Nhưng bệnh quá khích lại nổi dậy để Tôn Văn (khoảng năm 1916) đề xướng ra luận quốc tộc. Quốc tộc là gì? Để Tôn Văn tự giải nghĩa. Là: đúc các dân tộc vào một lò mà thống nhất thế giới. Sự yêu cầu đồng hóa bằng áp bách và hiếp tróc các dân tộc chung quanh là như thế. Còn một điểm cần chú ý trong tập “Kiến Quốc Đại Cương” nó bày tỏ cái mâu thuẫn của dã tâm đó càng bộc lộ là đã nói để các dân tộc nhỏ yếu trong nước được bình đẳng, tự quyết mà nguyên tắc kiến quốc tối cao lại quy định đem chia toàn quốc ra tỉnh, quận, huyện. Sự quy định ấy giá trị một lò đồng hóa người.

C. Liên hiệp nhược tiểu, cộng kháng cường quyền, nó là một bãi nhỗ chua chát vào mặt các nòi giống nhỏ yếu toàn thế giới, bằng sự liên hợp ấy làm dưới Đại Á Tế Á chủ nghĩa của Tôn Văn (khoảng năm 1921-1922). Tôn Văn nói: “Ta phải đem các dân tộc Thái, Việt… liên hợp lại cùng chống đế quốc” (chú ý đến chữ “đem” và “liên hợp”). Ấy đấy sự liên hợp như vậy, nghĩa là đem mà thôn tính vào, tất nhiên cái truyền thống “thủ tại tứ Di” với cái thuật ngữ “sinh tồn không gian” làm cho người Hán ngớp đất Nam Dương nhiều nhất.

D. Hưng diệt kế tuyệt, cứu nhược phù khuynh, gọi là lý tưởng ngoại giao của lễ vận đại đồng của họ, nhưng đó chỉ là một chiêu bài giả đạo đức bao trùm cái sự thực can thiệp đến đời sống người khác và bắt ép các nòi giống nhỏ yếu thế nhập đảng Tàu và tôn phù chủ nghĩa Tam Dân để mà đi đến mục đích cuối cùng là:

Đ. Hoàn thành kiến thiết thế giới đại đồng, nghĩa là xâm lược thế giới là bước cuối cùng của chủ nghĩa. Dân Sinh với Dân Quyền là những hộc lương, xẻng đất và súng ống đeo lên lưng Dân Tộc chủ nghĩa để đi trên con đường năm chặng trên kia, bất tất luận.

Nhưng nếu có người trách tôi là nhiễu sự và moi móc thì nên hiểu rằng ta phải cùng lý để mà tri ngôn, lời nói đa số là mặt nạ, phải dò đến bối cảnh và động cơ của các lời nói ấy mới biết rõ cái hành động tiềm tàng trong bản vị. Còn nhớ Tôn Văn nói với cụ Phan: “Các ông bất tất phải làm, Việt Nam chỉ là một tỉnh của Tàu, chúng tôi làm xong thì xong”. Cũng như họ Tưởng bây giờ nuôi mấy đứa Việt gian và nói rằng: Việt Nam là Tàu, Việt Nam để người Tàu làm giúp cho”. Thử hỏi khi Tàu đổ bộ trên đất này, bao nhiêu quyền hành về tay Hoa kiều cả, binh sĩ bị hỗn hóa với lính Tàu thì thi hành kế gì để đuổi chúng về?

Nhưng nếu lại còn nghi nữa, cho rằng đấy chỉ đứng về lý luận mà quan sát, cần biết rõ những hành động thực tế của chính phủ ấy thì những chứng cớ thực tiễn, ta lại bày tỏ ra đây để cùng chứng minh cho sự thực là sự thực, phải là sự thực hay sẽ là sự thực:  Dư luận dưới sự chỉ đạo của đảng Quốc Dân Tàu, nói về vấn đề Việt Nam chỉ có hai câu trên trăm nghìn muôn miệng là: Việt Nam là thuộc địa của Tàu, ta phải thu phục lại đất mất cũ của ta là Việt Nam.

– Giáo dục để nuôi cái xu hướng chính trị trong mầm mống nòi giống cũng chỉ có hai câu đó suốt từ ấu học đến đại học.

Học thuật và lý luận chỉ đạo của lịch sử học tiến từ “Quốc Tộc Luận” và “Hán tộc ưu việt” đến “Quốc quân sử luận” một ngày một tăng tiến đến lĩnh vực của dã tâm.

–  Chính Trị Địa Lý Bộ, tức là bộ tham mưu chính trị quy định chính lược và chiến lược. Bộ ấy ở Trùng Khánh năm 1940 lên tiếng ra bộ “Đông Á Địa Lý” quy định tám con đường phát triển của nòi Hán sau này:

1) Tây Bá Lợi Á. 2) Tây Tạng, Ba Tư. 3) Tân Cương. 4) Ấn Độ. 5) Việt, Thái, Miến, Tân Gia Ba. 6) Nam Dương liệt đảo. 7) Úc Châu. 8) Thái Bình Dương Đông liệt đảo, Hàn.

Nhưng mà sự chuẩn bị quân sự để nhập Việt có thể moi móc cái tim ruột, cái mục đích của cuộc hành quân này, mặc dầu là đi giải phóng, bằng sự phát quật các chiến lệnh trong quân, ngoài dân do bộ tuyên truyền và quân chính bí mật phát bố ra: 1) Lộ ố Nàm phồ (lấy vợ An Nam). 2) Dìu ố Nàm sìn (tiêu tiền An Nam). 3) Chì ố Nàm tì (ở đất An Nam).

–  Kiều Vụ Chính Sách: tức là tiền phong của ngoại giao xâm lược. Ngày 1 tháng 5 năm 1933, tờ Đại Lộ Nguyệt San ở Thượng Hải đăng một cuộc “Nam Dương Hoa Kiều Cộng Hòa Quốc vận động” chủ trương lấy Hoa kiều làm chủ lực lập quốc, xâm lược lấy toàn đất Nam Dương lập thành Hoa kiều Cộng Hòa Quốc, trong đó có quy định về Việt Nam: Bắc Kỳ quy về mẫu quốc, Trung Kỳ và Nam Kỳ thuộc về Hoa kiều thống trị. Nước ấy sau khi đồng hóa hết thổ dân rồi sẽ hợp nhất với mẫu quốc. Cái suy luận ấy suy động bởi Quốc Dân Đảng Tàu, cũng như hồi 1942, tháng 11, ngày 26 trên tờ Quảng Tây Nhật Báo một nhà Kiều Vụ Ủy Viên Trung Ương có tiếng đề xướng ta “Hoa kiều thổ hóa vận động” quy định rằng bề mặt phải thổ hóa, nghĩa là người Hoa kiều phải ăn mặc theo người thổ dân, nói tiếng người thổ dân, ảnh hưởng văn hóa người thổ dân để bề trong tăng mạnh thêm tác dụng Hoa hóa.

Chính sách chiến hậu của người Tàu theo đúng như mục tiêu chính trị trên, đối trong hết sức tăng gia quân bị, trọng công nghiệp và đào tạo một quốc dân hoàn toàn Ban Siêu và Mã Viện thực dân, khi ấy đối ngoài phải tranh đòi quyền lợi Hoa hóa cho Hoa kiều và đối đãi với các nước phiên thuộc cũ theo một chế độ mới. Sự Tôn Khoa yêu cầu ở Hoa Thịnh Đốn chiếm lĩnh Việt với Hàn chứng thực rằng họ muốn nối gót đế quốc, xây đắp một liên hiệp “Thập quốc” đòi đứng làm môi giới giữa Đông Tây (ngoại giao tay trên) và làm sức an định (tiếng thuật ngữ của đế quốc Anh) cho Đông Á (nghĩa là bá chiếm), đồng thời đòi thực hành bảo hộ mậu dịch chính sách (ăn cắp chính sách bloc).

Họ hiện nay đang dang hai chân, một chân đứng về đế quốc, một chân đứng về nhược tiểu để mà đóng vai “con trời” trên thế giới. Sự giúp đỡ De Gaulle và nể sợ Pétain đi đôi với sự ngược đãi cách mệnh Việt tỏ rõ rằng họ muốn làm cường quốc và đứng về phe liệt cường để quay giáo lại các nước nhỏ yếu. Đối riêng Việt Nam, họ đang nghiên cứu cách nào lập thành một tỉnh, nuôi Việt gian thế nào, diệt chữ quốc ngữ thế nào, tiễu trừ dân tộc ý thức cách nào, làm sao cho người Việt tưởng mình là Hán, khôi phục chữ nho thế nào, truyền bá Tam Dân chủ nghĩa thế nào, thống trị thế nào? Hỡi người Hán! Hãy quay lại mà dùng cách thực dân truyền thống nhà Minh đã văn minh chán, thử xem người Việt sẽ biết đối phó cách nào?

Chúng ta hãy quay về mình xem hình thể của tự mình. Đất ta là đất cơ sở của Thái Bình Dương, trung tâm của Đông Nam Á, tư lệnh đài của quốc tế, được ta thì tiến lên xưng bá loài người, lui về tự thủ muôn thuở, bất cứ trên chính trị, quân sự, kinh tế, chiến lược, văn hóa đều đứng vào thiên hiểm của trung tâm. Cho nên tự phần ta nên hiểu: đời nay nếu ta muốn sống phải hết sức mạnh mà ta hững hờ thì tất diệt. Lại đời nay, diệt tức là toàn diệt đó. Ta chớ nên hòng làm Hòa Lan hay Thụy Sĩ; bọn thân Tàu tất cũng diệt hết đi chớ để nó làm tay trong như Phần Lan với Nga. Ta còn nguy hiểm hơn Phần Lan đối với Nga nhiều. Phần Lan chỉ có một Nga, ta còn phải phòng cả thế giới, vì thế giới kẻ nào chiếm được ta mới xưng bá được lâu dài; tiện nhất và thẳng đường nhất là Tàu, ta là cái xương hóc giữa cổ họng chú chiệc, phải hiểu thế.

Hiện giờ đây nòi Hán đã và đang còn tiếp sẽ uy hiếp đến sinh mệnh ta. Chúng ta thử tính xem số Hoa kiều trong nước ngoài 60 vạn, hợp với số minh hương hơn 2 triệu, một số 3 triệu nội gián ấy trên mặt nhân chủng quen thói lấy vợ người mà giữ gái mình, ảnh hưởng tới sinh lý của nòi giống là thế nào? Sức lũng đoạn kinh tế của bọn Hoa kiều mới lớn, từ đô thị đến ngõ hẽm, từ tầu biển đến ghe sông, từ mỏ quặng đến đồng ruộng, từ bán gạo đến lạc rang, nhất nhất nằm trong tay bọn chiệc cả. Lấy sức tiền ấy mà giẫy thì dân chủ hay cộng sản, ba phần tư nghị viện với nội các giao tay người Tàu. Sự ngoại giao tay trên của người Tàu đi với các điều kiện xâm nhập muốn làm mưa gió thì làm trong ta, đủ cho chính trị của ta không phải chính sách Việt nữa, uy hiếp quân sự càng lớn với nội ứng, ngoại hợp trên các chiến thuật tối tân ngày nay. Sự đồng hóa càng dễ về văn hóa, một khi nó lợi dụng được bọn thân Tàu và đồ nho. Ấy chỉ riêng một cái ám ảnh Hoa kiều, mặc dầu cuộc chiến tranh này Nhật Bản đã làm tổn hại và giảm đi chút ít, cũng đủ làm cho ta thấy sự diệt vong trước mắt, nói chi đến cả sức của chính quốc.

Huống chi Nhật, Pháp chỉ là quân địch trước mắt chớp qua và quá độ, Tàu mới là quân địch sau cùng, tức là kẻ có thể quyết định diệt vong được mình. Chúng ta phải nghiên cứu, quan sát và đề phòng kỹ lưỡng quân địch tối hậu và sự đấu tranh với họ mới hẳn quyết định cái vận mệnh của mình. Những sách lược của chúng ta phải tính tới và tập trung vào vận mệnh tối hậu, nghĩa là vào quân địch tối hậu. Chúng ta phải biết bắn vượt tầm con mắt chúng ta qua khỏi cái trước mắt chúng ta, như thế mới nắm được sự sống còn trong tay chúng ta. Cho nên kể đường trường ra, chúng ta mắc vào tay quân Tàu trong ba tháng thì toàn dân đói khát, cái dũa không còn mà dùng, trong sáu tháng thì ruộng bỏ hoang, đường hết người đi, đàn bà tự tử quá nửa, trẻ con chết ba phần tư, đàn ông chết hai phần ba và trong mười năm thì nòi giống hoàn toàn diệt vong. Nhưng có thể trông thấy Tưởng và Uông từ năm 1944 đều xuống cả. Nước Tàu từ năm 1945 trở đi trong 20 năm nội loạn và ngoại hoạn ê chề còn đến để trừng phạt cái dã tâm muôn thuở ấy. Quân của nó sang ta mảnh giáp không còn mà về dưới sức lan tràn sùng sục của sóng đáy.

(trích trong: THÁI DỊCH LÝ ĐÔNG A, “Chu Tri Lục 3”, CHU TRI LỤC, 1/11/4822 tuổi Việt (1943)

Nguồn tham khảo online:

Chu Tri Lục:

http://www.vietnamvanhien.net/ChuTriLuc.pdf

Huyết Hoa:

http://vietnetlinks.com/thuvien/HuyetHoa.pdf

Nguồn: https://changevietnam.wordpress.com/2016/05/06/tai-lieu-tham-khao-ly-dong-a-nguy-co-dai-han-moi-1943-2/

 

Vui cười

Một ông nhà giàu có đứa con trai ham chơi hơn thích học. Ông bắt nó ở trong “Thơ phòng” đọc sách, rồi ông rình nghe.

Một lát nó nói: Hay thật! Hiểu rồi.

Ông rất mừng, bước vào hỏi:

Con hiểu câu nào trong sách mà nói rằng hay? Đâu chỉ cho tía xem.

Cậu công tử đáp:

Thưa tía, con thiết nghĩ đọc sách thật là bổ ích; nó mở mang trí óc rất nhiều. Từ bấy lâu nay con tưởng sách là chữ viết, nay coi kỹ, quả thật là chữ in.

Nhật Ký Biển Đông: Hoa Anh Đào Sẽ Nở Rộ Ở Phương Đông – Đào Văn Bình

Chưa từng lăn lộn trong chính trường nhưng thông minh xuất chúng, nhìn thấu tim gan của quần chúng thì vẫn chiến thắng như thường mà người xưa nói thác ra rằng đó là “ý Trời” (ý dân là ý Trời).

– Ông Shizto Abe – con cái của “Thái  Dương Thần Nữ” trong chuyến viếng thăm Luân Đôn ngày 5/6/2016 đã khôn ngoan khi nói rằng ông sẽ hợp tác chặt chẽ với bất cứ ai đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, khiến chúng ta nhớ lại vào ngày 17/12/2015,  trong khi Ô. Putin ca ngợi Ô. Trump thì Ô. David Cameron, ngay tại phiên họp của quốc hội Anh đã kịch liệt đả kích những lời tuyên bố của Ô. Trump là “chia rẽ, ngu xuẩn và sai lầm.” Nhưng nay Ô. Trump coi như  được đảng đề cử, thấy mình “hố” cho nên ngày 5/5/2016,  Ô. Cameron vớt lại bằng cách nói rằng “Ô. Trump đáng được kính trọng, nhưng sai lầm trong chính sách đối với Hồi Giáo.”

Theo ý kiến của tôi, nếu Ô. Trump đắc cử, Ô. Cameron phải từ chức nếu nước Anh muốn “nói chuyện” với nước Mỹ. Thật nguy hại! “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” cho nên chúng ta phải cẩn thận lời ăn, tiếng nói. Tử chiến thắng vang dội của Ô. Trump trước 16 đối thủ toàn là các thống đốc tiểu bang, thượng nghị sĩ, trong chính trị, chúng ta không nên coi thường bất cứ ai. Chưa từng lăn lộn trong chính trường nhưng thông minh xuất chúng, nhìn thấu tim gan của quần chúng thì vẫn chiến thắng như thường mà người xưa nói thác ra rằng đó là “ý Trời” (ý dân là ý Trời).

Nay cuộc tranh cử đang tiến vào giai đoạn hai với hai đối thủ Trump-Hillary vô cùng ngoạn mục, gay cấn và tàn độc, Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Năm ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:

 Tình hình thế giới:

-al-Jazeera ngày 1/5/2016: “Bóng Ma Gaddafi”: Lực lượng trung thành với chính quyền Libya cũ liên minh với Nhà Nước Hồi Giáo (ISIS/ISIL) khiến nền an ninh của Libya bị đe dọa. (The ghosts of Gaddafi Fighters loyal to Libya’s former government have joined forces with ISIL, threatening to the country’s security.)

-LiveScience.com  ngày 2/5/2016: “Những bức tượng và phù điêu khắc vào đá hơn 1700  năm vừa được khám phá ở một phế tích và trong khuôn viên của thành phố cổ Bazia. Những bức tượng miêu tả đời sống tôn giáo của thành phố, kể chuyện từ Phật Giáo tới những tôn giáo cổ. Còn gọi là Vajirasthana, Bazia nằm ở trong Thung Lũng Swat của  Hồi Quốc (Pakistan). Đầu tiên nó là một thị trấn nhỏ trong thế kỷ thứ hai trước Tây Lịch, sau đó từ từ phát triển thành đô thị nằm trong Đế Quốc Kushan. Ở vào đỉnh cao, đế quốc này thống trị một lãnh thổ trải dài từ Ấn Độ (ngày nay) tới Trung Á.”

-AP ngày 2/5/2016: “Tổng Thống Nam Hàn đã tới Tehran vào ngày 2/5/2016 cho cuộc họp thượng đỉnh giữa hai quốc gia từ khi họ thiết lập bang giao vào năm 1962.  Cùng tháp tùng Bà Phác Cận Huệ (Park Geun-hye) có 230 nhà kinh doanh. Hiện nay ngoại thương Nam Hàn-Ba Tư là 6.1 tỉ đô-la nhưng Tehran muốn đẩy lên mức 17.4 tỉ đô-la. Trong cuộc họp với Bà Park Geun-hye, Tổng Thống Rouhani khẳng định phi hạt nhân trên Bán Đảo Triều Tiên. ”

-AFP ngày 3/5/2016: “Tòa án tối cao của Ý Đại Lợi đã tha bổng một người vô gia cư ăn cắp phó-mát và dồi (súc-sích) và phán quyết rằng ăn cắp một một số lượng nhỏ đồ ăn vì đói nghéo không phải là một tội. Ukrainian Roman Ostriakov bị bắt vì lấy trộm khoảng 4.72 đô-la thực phẩm tại một siêu thị ở Genoa sau đó bị tuyên án sáu tháng tù và tiền phạt 100 euro. Bản án được kháng cáo lên tòa trên với luận cứ cho rằng Ostriakov bị giữ trước khi ông ta rời siêu thị (tức là còn ở trong siêu thị) và lần kháng án thứ hai tòa phá án đã tha bổng bị can.”

Bản án bày tỏ lòng nhân đạo, nhưng sẽ trở thành một án lệ và tạo rắc rối cho hệ thống pháp lý của Ý. Mới đây tại Hoa Kỳ ngày 22/4/2016, cậu bé Cody Morris 18 tuổi đã bị truy tố về tội trộm (robbery) khi trút nước trong  ly của cậu để lấy nước ngọt trong một tiệm McDonald’s  ở Tiểu Bang Arkansas. Đối với luật pháp Hoa Kỳ, lấy của không cho, không trả tiền là ăn trộm, dù chỉ một ly nước ngọt, dù bất cứ ai, dù là một người vô gia cư.

Trên cõi đời này không  có cái gì hoàn toàn đúng. Luật pháp nghiêm minh, chặt chẽ tạo ổn định xã hội nhưng khắc nghiệt quá. Chẳng hạn luật Hồi Giáo tại một vài quốc gia buộc phụ nữ phủ kín từ đầu xuống chân để ngăn ngừa nạn ăn mặc khiêu gợi, hở hang quá mức, trần truồng gần giống như loài thú. Còn luật pháp phối hợp với lòng nhân đạo sẽ gây hỗn loạn trong hệ thống pháp lý. Chẳng hạn Thời Xuân Thu Chiến Quốc, Khổng Tử thấy một người lính đang ở tuyến đầu, chạy về phía sau, Ngài nói rằng người lính đó có mẹ già cần phụng dưỡng. Câu hỏi đặt ra là, giả thử trong đạo quân đó có khoảng 100 binh sĩ có mẹ già cần phụng dưỡng, cùng bỏ chạy về phía sau, thì đạo quân đó sẽ ra sao? Chở vợ sắp sinh vào nhà bảo sanh, vượt đẻn đỏ có bị phạt không? Nếu “không” thì chở mẹ già sắp chết vào bệnh viện, vượt đèn đỏ  có bị phạt không? Rồi, sở dĩ tôi phải vượt đèn đỏ là vì năm phút nữa trường thi đóng cửa. Lỡ khoa thi này thì tương lai của tôi tiêu tan, chuyện đáng thương như thế, có bị phạt không? Do đó, trong cái thế giới Ta Bà hữu hạn, vô thường và sinh-diệt này, mọi chuyện đều tương đối. Kẻ cầu toàn, kẻ nằng nặc cho mình đúng, cho mình là chân lý- là kẻ điên khùng nhất.

-Sputnik News ngày 4/5/2016: “Ô. Shoigu cho biết tại phiên họp, Bộ Quốc Phòng Nga đã thông qua một loạt các biện pháp để đối phó với việc NATO tăng cường lực lượng ở gần biên giới. Đến cuối năm nay, hai sư đoàn mới sẽ được thành lập ở Quân Khu Tây, một sư đoàn khác ở Quân Khu Nam. Hiện nay chúng tôi đang trang bị cho các địa điểm sẽ triển khai các sư đoàn này,” Cùng lúc đó Tổng Thống Putin lên tiếng cảnh báo

NATO không được tăng cường quân sự tại Ba Lan và vùng Baltic để đối phó với Nga. Theo The Hill ngày 11/5/2016, trong một cuộc hội thảo bàn tròn tại Atlantic Council, cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel cho biết việc NATO triển khai quân ở Đông Âu và vùng Baltic sẽ tạo Chiến Tranh Lạnh với Nga và “Một trong những việc ưu tiên hàng đầu của tân tổng thống là ngồi xuống để nói chuyện với Tổng Thống Putin.” Tin tức mới nhất cho biết Mỹ vừa cho vận hành hệ thống lá chắn hỏa tiễn tại Lỗ Ma Ni và Nga cho đây là đe dọa an ninh đối với Nga.

-Los Angeles Times ngày 5/5/2016: “Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu loan báo từ chức, lót đường cho tổng thống nắm trọn quyền lực, thay đổi hiến pháp chuyển qua tổng thống chế như Hoa Kỳ. Đảng Công Lý và Phát Triển (Justice and Development Party/ AKP) đương quyền sẽ mở phiên họp khẩn cấp để bầu người thay thế – có thể là con rể của Ô. Erdogan – giữa lúc Thổ Nhĩ Kỳ lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị, sự nổi dậy của người Kurd, di dân và cuộc chiến chống khủng bố.

-AFP ngày 6/5/2016: “Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng Thống Nga Vladimir Putin cuối cùng đã gặp nhau tại Khu Nghỉ Mát Sochi. Ô. Putin nói rằng, “Nhật Bản không chỉ là láng giềng mà còn là người hợp tác quan trọng tại vùng Châu Á Thái Bình Dương.”

Trên thực tế, Nga và Nhật Bản đều cần nhau. Nga cần Nhật để ổn định kinh tế. Nhật cần hòa dịu với Nga để yên tâm đối phó với Hoa Lục. Nhưng sự hợp tác Nga-Nhật sẽ như thế nào để không phá vỡ thế bao vây, cấm vận Nga của Mỹ. Đó là bản lĩnh của Ô. Abe.

-ABC News ngày 8/5/2016: “Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trách cứ các quốc gia Âu Châu là độc tài và độc ác vì đóng cửa biên giới không cho người tỵ nạn Syria chạy vào đây.”

-Sputnik News ngày 11/5/2016: “Quốc Hội Myanmar (Miến Điện) vừa phê chuẩn thỏa hiệp ký kết với Nga về hợp tác quân sự hầu tạo lập một quân đội tiêu chuẩn hóa, hiện đại hơn và hiệu quả hơn.” Hiện nay Miến Điện chịu ảnh hưởng nặng nề về kinh tế từ Hoa Lục nhưng theo chính sách ngoại giao đa phương để cân bằng ảnh hưởng giữa các siêu cường.

-Tổng Hợp ngày 11/5/2016:  Nữ Hoàng Anh Elizabeth II trong một bữa tiệc ngoài trời đã lên tiếng than phiền rằng phái đoàn ngoại giao Trung Quốc “rất thô lỗ” với nữ đại sứ Anh Quốc. Thế nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Lục nói rằng nhân viên của hai bên đã hợp tác tối đa cho chuyến viếng thăm của Chủ Tịch Tập Cận Bình và nỗ lực này đã được đánh giá cao bởi cả hai quốc gia.

Có thể Nữ Hoàng Anh già rồi, năm nay 90 tuổi cho nên lẩm cẩm chăng? Hoặc cũng có thể các ông “Con Trời” thô lỗ và kém văn minh thật? Làm ngoại giao ở đâu cũng vậy, phải cẩn thận từng lời tuyên bố đã đành mà phải cẩn trọng từng động tác, cử chỉ, cách nhìn, cách đi đứng, cách ăn uống, nói cười sao cho thật lịch sự và nghiêm túc. Ngành ngoại giao là nghành khó nhất trong các ngành và phải được tuyển chọn, huấn luyện kỹ càng…nếu không sẽ làm trò cười cho cả thế giới. Bước vào phiên họp quốc tế mà mặt mày lầm lầm, lì lì, mắt nhìn trừng trừng….thì nên bỏ ngành ngoại giao chuyển qua ngành cảnh sát, mật vụ thì tốt hơn. Nhà ngoại giao lịch sự khi uống rượu phải nâng ly mời người ta trước rồi mới uống. Nhà ngoại giao lỗi lạc mặt mày lúc nào cũng bình thản dù trong bụng chứa đầy âm mưu thủ đoạn “Tiếu Lý Tàng Đao” trong Tam Thập Lục Kế.

-Newsweek ngày 13/5/2016: “Georgia/Gruzia tiến hành một cuộc tập trận chung với NATO do Hoa Kỳ điểu khiển kéo dài hai tuần lễ cho dù có sự cảnh cáo từ phía Nga.” Bang giao giữa Nga-Georgia căng thẳng từ sau cuộc chiến 2008 và vùng tự trị Nam Ossetia trước đây nằm trong Georgia (tuyên bố độc lập từ năm 1990)  tiến hành cuộc trưng cầu dân ý sát nhập vào Liên Bang Nga.

-UPI ngày 13/5/2016: “14 lính Thổ Nhĩ Kỳ tử thương trong cuộc giao chiến với lực lượng Kurd ly khai (Kurdistan Workers Party) tại biên giới Iraq và trực thăng tới tiếp ứng bị bắn rơi.” Hiện nay tình hình Thổ rối beng nhưng Thổ tăng cường liên hệ về quân sự và kinh tế với Ukraina để đối phó với Nga. “

Tình hình Syria:

-AP ngày 3/5/2016: “Ngoại Trưởng John Kerry nói rằng cần phải có nỗ lực triệt để để khôi phục lệnh ngưng bắn tại Syria, đặc biệt là tại phía bắc Thành Phố Aleppo. Không Quân Syria đã liên tục dội bom xuống thành phố này chín ngày liền. Trong khi đó Ngoại Trưởng Lavrov dự trù gặp phái viên của LHQ Staffan de Mistura tại Moscow để nói về tình hình Syria.” Cùng ngày, tờ Washington Post cho biết, “Ngoại Trưởng John Kerry cảnh cáo chính quyền Syria và những phe ủng hộ như Nga và Ba Tư là họ phải tuân thủ thời hạn cuối cùng 1 Tháng 8 để chuyển tiếp chính quyền hầu loại bỏ Ô. Assad nếu không sẽ phải chịu hậu quả với chuyển hướng mới của Hoa Kỳ để chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài đã 5 năm.” Đây là lời cảnh cáo vô cùng nghiêm khắc. Thử xem Syria và Nga đối phó như thế nào. Có thể chính quyền Syria sẽ tổng tấn công để chiếm lại thành phố này để tạo chuyện đã rồi. Nhưng tin tức cuối cùng cho biết các bên đã chấp thuận một thỏa hiệp ngưng bắn tạm thời.

-AFP ngày 4/5/2016: “Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cho biết nếu thấy cần Thổ sẽ đưa bộ binh vào Syria sau vài tuần hỏa tiễn từ bên kia biên giới thuộc vùng kiểm soát của nhóm “thánh chiến” bắn hỏa tiễn qua Thổ.”

-Reuters & Sputnik News ngày 5/5/2016: “Dưới sự điểu khiển  của nghệ sĩ nhân dân Nga Valery Gergiev, dàn nhạc giao hưởng/đại hòa tấu Nhà Hát Mariinsky của Thành Phố Saint Petersburg đã tổ chức buổi hòa nhạc “Với lời nguyện cầu cho Palmyra. Âm nhạc làm sống lại các bức tường cổ xưa” tại lâu đài cổ Palmyra nổi tiếng thế giới. Thành phố cổ Palmyra được đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO bị nhóm khủng bố “Nhà Nước Hồi Giáo” kiểm soát trong gần một năm. Quân đội Syria, với sự hỗ trợ của không quân Nga đã tái chiếm thành phố vào ngày 27 tháng 3. Theo các nhà khảo cổ, phải mất tới 5 năm mới có thể phục chế lại di tích này. Tổng Thống Putin, qua hệ thống truyền hình từ Sochi đã nói chuyện với khán giả bao gồm binh sĩ Nga, binh sĩ Syria và gia đình.”

Qua hình ảnh trình chiếu bởi đoạn phim ngắn, chúng ta thấy đàn bà Syria rất xinh đẹp, để tóc trần, thanh thoát như Tây  Phương. Một đất nước tươi đẹp như thế mà bỗng rơi vào thảm họa chiến tranh. Thật đáng thương!

-ABC News ngày 8/5/2016: “Anadolu Agency- cơ quan truyền thông của chính phủ cho biết pháo binh của Thổ Nhĩ Kỳ đã nã đạn vào các mục tiêu của quân Nhà Nước Hồi Giáo ở Syria, tiêu diệt 55 tay súng, ba xe quân sự và ba dàn phóng hỏa tiễn. Các máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tấn công các vị trí của lực lượng thuộc Đảng Lao Động Kurd (Kurdistan Workers’ Party/PKK) ở bắc Iraq mà Thổ đặt ra ngoài vòng pháp luật”.

Là thành viên của NATO và dưới sự che chở của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành cường quốc khu vực. Các nước như Iraq và Syria đều ngán sợ sức mạnh quân sự của Thổ bởi vì NATO có điều khoản: Đụng tới một quốc gia hội viên (như Thổ) là đụng tới NATO.

-Politico ngày 8/5/2016: “Hiện nay, Hoa Kỳ có sức mạnh quân sự lớn hơn Nga ở Trung Đông với 35,000 quân và cả ngàn máy bay; trong khi Nga chỉ có 2000 quân và khoảng 50 máy bay – thế mà các nhà lãnh đạo của Trung Đông đang thực hiện các chuyến đi Moscow để gặp Ô. Putin mà không đổ xô đi Hoa Thịnh Đốn (để gặp Ô. Obama). Cách đây hai tuần, Thủ Tướng Do Thái Netanyahu đã hai lần tới gặp tổng thống Nga kể từ mùa thu năm ngoái. Vua Salman của Ả Rập Sê-út đang sớm tiến hành cuộc thăm viếng. Tổng thống Ai Cập và các lãnh đạo của Trung Đông cũng đã làm cuộc viếng thăm Ô. Putin. Tại sao vậy…” (The United States has significantly more military capability in the Middle East today than Russia—America has 35,000 troops and hundreds of aircraft; the Russians roughly 2,000 troops and, perhaps, 50 aircraft—and yet Middle Eastern leaders are making pilgrimages to Moscow to see Vladimir Putin these days, not rushing to Washington. Two weeks ago, Israeli Prime Minister Benjamin Netanyahu traveled to see the Russian president, his second trip to Russia since last fall, and King Salman of Saudi Arabia is planning a trip soon. Egypt’s president and other Middle Eastern leaders have also made the trek to see Putin. Why is this happening…”

Theo ý kiến của tôi, các nhà lãnh đạoTrung Đông bắt đầu thấy rằng một nước Syria thống nhất, dù là một chính phủ độc tài của Ô. Assad sẽ tạo ổn định cho toàn vùng và dưới sự hỗ trợ của Nga, lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo sẽ từ từ bị tiêu diệt hoặc không có khả năng lan rộng ra các nước lân cận. Theo The Hill ngày 13/5/2016, một cựu viên chức cao cấp của Ô. Obama nói rằng Hoa Kỳ nên từ bỏ yêu cầu Ô. Assad phải ra đi.

Có thể Ô. Phil Gordon- Phụ tá đặc biệt của tổng thống nhận thấy nếu muốn “bứng” Ô. Assad ra khỏi Syria thì Mỹ phải đem ít nhất 150,000 quân vào đây – tức mở thêm cuộc chiến thứ ba trong khi hai cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan gỡ chưa ra. Thế nhưng Ô. Obama chủ trương – hoặc bằng biện pháp quân sự để lật đổ chính quyền của Ô. Assad hoặc thông qua giải pháp “hòa đàm” để ép Ô. Assad  nhượng quyền cho phe đối lập do Hoa Kỳ huấn luyện, trả lương, cung cấp vũ khí. Một khi chính quyền rơi vào tay phe “Islamist” mà Hoa Kỳ gọi là “đối lập ôn hòa” thì chắc chắn Syria sẽ tan nát khi 40 thủ lĩnh tranh giành quyền lãnh đạo. Chắc chắn lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo sẽ toàn thắng bởi vì họ vừa mạnh, vừa thống nhất. Và khi đó sẽ là thảm họa cho toàn vùng còn hơn là Iraq, Afghanistan và Lybia cho nên họ chấp nhận sự hiện diện của Nga tại Syria.

Thế nhưng Hoa Kỳ đã có chủ trương. Hoa Kỳ không quan tâm tới sự đổ nát của Syria, vấn đề người tỵ nạn hay thậm chí lực lượng ISIS/ISIL chiếm trọn đất nước này. Điều mà Hoa Kỳ quan tâm là đuổi Nga ra khỏi căn cứ hải quân Tartus. Bất cứ lực lượng nào, dù là “Islamist” hay Nhà Nước Hồi Giáo chiếm trọn Syria và Ô. Assad bị lật đổ- thì chắc chắn Nga sẽ bị “đá văng” ra khỏi Tartus. Khi đó Hoa Kỳ thành công, còn chuyện chống Nhà Nước Hồi Giáo tính sau. Đó là mấu chốt của vấn đề. Bề mặt là chống khủng bố, bên trong là đuổi Nga ra khỏi vùng Trung Đông mà điểm tựa của Nga chính là Syria. Phe “Islamist ôn hòa” đang được nuôi dưỡng chỉ là công cụ để đuổi Nga ra khỏi Tartus mà thôi.  Hoa Kỳ không đổ công, đổ của cho một nền dân chủ của Syria đâu. Nếu Hoa Kỳ thật sự quan tâm tới nền dân chủ cho toàn cầu tại sao không đem quân vào lật đổ các chính quyền đang được cai tri bởi các nhà độc tài ghê gớm như Vua Salman của Ả Rập Sê-út, Tổng Thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ, Tướng Prayut chan-Ocha của Thái Lan và Tướng al-Sisi của Ai Cập?

Xin nhớ cho, trong cái thế giới cạnh tranh khốc liệt ngày hôm nay, không chuyện gì mà không có âm mưu, thủ đoạn ở bên trong. Hồi còn bé tôi đã nghe các cụ nói, “Chính trị là muôn mặt”. Tất cả chỉ vì lợi ích của mình hay lợi ích quốc gia như Ô. Donald  Trump nói huỵch toẹt “America First” (Hoa Kỳ là trên hết/ Hoa Kỳ trước đã).

-Reuters ngày 12/5/2016: “Giao tranh lại bùng phát ở bắc Aleppo khi lệnh ngưng bắn chấm dứt. Trong khi đó lực lượng ISIS mở cuộc tấn công gần Palmyra để nhằm cắt đứt đường tiếp vận của quân chính phủ.”

Tình hình Biển Đông:

-AP ngày 2/5/2016: “Để tranh giảnh ảnh hưởng với Trung Quốc, sau khi hội kiến với thủ tướng Thái Lan, trong bài diễn văn tại Chulalongkorn University ở Bangkok, Ngoại Trưởng Nhật Bản Fumio Kishda xác nhận tầm mức quan trọng của sự thịnh vượng kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á đối với Nhật Bản. Ông cam kết một ngân khoản 7 tỉ đô-la (750 tỉ yên) trong ba năm để tài trợ cho những dự án phát triển hạ tầng cơ sở như xa lộ, cầu cống, đường xe lửa và phát triển trong vùng. Đề xướng này sẽ giúp liên kết các nước Đông Nam Á với Nhật Bản. Thái Lan vừa trở thành trung tâm chủ chốt cho việc chế tạo và xuất cảng những sản phẩm chế tạo của Nhật Bản như Toyota và Honda chẳng hạn. Ông hy vọng  rằng trong ba năm tới ông sẽ khởi hành từ Bangkok, hướng về phía đông và tối hôm đó sẽ thưởng thức món phở tại HCM City. Sau Thái Lan, ngoại trưởng Nhật Bản sẽ ghé Lào, Miến Điện và Việt Nam.“

Trước đà gia tăng ảnh hưởng lẫn áp lực của Hoa Lục lên các quốc gia Đông Nam Á, Hoa Kỳ do thiếu tiền và hậu quả của cuộc Chiến Tranh Việt Nam, đã không thể cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc tại vùng này. Hơn thế nữa, Hoa Kỳ đi tới đâu đều đưa “ngọn roi nhân quyền” ra để mắng mỏ người ta cho nên các quốc gia Đông Nam Á dù nể sợ nhưng không mấy mặn mà với Hoa Kỳ. Thượng đỉnh Hoa Kỳ- ASEAN tại Sunnylands  ngày 15/2/2016 do “minh chủ ” Obama chủ trì nhưng các “bang phái” ra về tay không. Còn Nhật Bản “Phóng tài hóa thu nhân tâm” và  ở vào vị trí đặc biệt. Vì cùng là Á Châu và sở hữu một nền kỹ nghệ chế tạo tân tiến, vượt trội hơn Trung Quốc. Hơn thế nữa Nhật Bản không chơi “lá bài nhân quyền”. Quyền lợi của Nhật Bản là tối thượng. Nhân quyền hay không nhân quyền là chuyện của người ta, không phải chuyện mình, cho nên hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều “welcome” Nhật Bản. Trong số 10 quốc gia hội viên của ASEAN, có thể nói Lào, Thái Lan, Kamphuchia, Miến Điện chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc. Tân Gia Ba thì “đi hàng hai”. Nam Dương và Mã Lai không chống Trung Quốc nhưng đang cảnh giác vì tham vọng bành trướng lãnh thổ của “Ông Trời Con” này. Chỉ có Việt Nam và Phi Luật Tân là đang đứng ở tuyến đầu chống lại Trung Quốc.

Phi Luật Tân dù bị cột chặt vào quỹ đạo của Mỹ nhưng vẫn cần sự yểm trợ của Nhật Bản. Ngày 5/6/2015, Tổng Thống Aquino viếng thăm Nhật Bản đàm phán về thỏa hiệp VPA cho phép các máy bay quân sự và tàu hải quân của Nhật Bản sử dụng các căn cứ ở Phi Luật Tân để tiếp tế nhiên liệu, đồng thời mở rộng quy mô các cuộc tập trận chung giữa các lực lượng hai nước. Theo AFP ngày 3/5/2016, để tăng cường hợp tác về an ninh giữa hai quốc gia, Nhật Bản sẽ cho Phi Luật Tân “thuê” (*) các máy bay quân sự. Quyết định này được đưa ra vào chiều ngày 2/52016 trong cuộc nói chuyện giữa Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Gen Nakatani và Bộ Trưởng Quốc Phòng Phi Luật Tân Voltaire Gazmin. Theo thỏa hiệp này, Tokyo sẽ cho Phi Luật Tân “thuê” 5 máy TC-90 giúp Phi Luật Tân huấn luyện phi công và nhân viên cơ khí. Nhưng các máy bay này có thể được dùng cho các phi vụ tuần thám. Thế nhưng sự hợp tác Phi-Nhật vẫn còn ở mức độ chừng mực vì đã có quân Mỹ đóng tại đây.

Chỉ riêng Việt Nam ở Đông Nam Á, vừa hợp tác toàn diện với Mỹ (Comprehensive Partnership) nhưng lại hợp tác chiến lược (Strategic Partnership) với Nhật Bản về mọi mặt. Trong thực tế, Việt Nam đang trở thành đồng minh mạnh nhất của Nhật tại Á Châu. Nhật Bản lầm lì, ít nói nhưng rất khôn ngoan.  Lấy Thái Lan làm trung tâm phát triển kinh tế, thương mại. Lấy Việt Nam làm trung tâm phát triển khoa học, kỹ thuật và chỗ dựa vững chắc về quân sự qua việc ưu tiên ghé Quân Cảng Cam Ranh. Hiện nay chỉ có hai quốc gia được quyền ưu tiên ghé Quân Cảng Cam Ranh đó là Nga và Nhật Bản. Chuyến đi Thái Lan của Ngoại Trưởng Nhật vừa rồi cho thấy “Hoa Anh Đào” sẽ nở rộ ở Phương Đông.

Theo International Business Timew (Anh Quốc) ngày 6/5/2106, một hạm đội hùng hậu của Hoa Lục bao gồm các tàu chiến tối tân chở theo trực thăng đang tiến về vùng Biển Đông, tiến hành một cuộc thao diễn để đối phó với những hoạt động quân sự mới đây của Hoa Kỳ trong vùng. Hạm đội bao gồm Khu Trục Hạm Hefei trang bị hỏa tiễn, Tuần Dương Hạm Snya và tàu tiếp vận Honghu đã rời cảng ở Hải Nam. Nhóm tàu này sẽ cùng phối hợp với hai khu trục hạm trang bị hỏa tiễn khác đó là tàu Lanzhou (Lan Châu), tàu Giangzhou (Quảng Châu) và Tuần Dương Hạm Yulin.

Ngoài sự hiện diện của sáu hòn đảo vừa biến cải trên đó có bố trí hỏa tiễn phòng không và phi cơ chiến đấu- sức mạnh hải quân của Trung Quốc tại Biển Đông là như vậy. Các quốc gia như Việt Nam, Phi Luật Tân, Nhật Bản, Hoa Kỳ không lo sao được? Theo Reuters ngày 10/5/2016, Mỹ lại cho tàu chiến áp sát Đảo Đá Chữ Thập 12 hải lý trong chiến dịch tuần tra để bảo đảm tự do lưu thông trên biển. Thế nhưng Trung Quốc đã cho hai phi cơ chiến đấu và gửi ba tàu chiến tới để cảnh báo Khu Trục Hạm Lawrence phải rời khu vực tranh chấp khiến tình hình Biển Đông vô cùng căng thẳng. Giữa tình hình đó, Tổng Thống Obama sẽ tới Việt Nam vào ngày 22/5/2016 để kéo Việt Nam gần lại phía mình trong cuộc chiến “Tái Cân Bằng Lực Lượng” (Rebalance of Power) của Mỹ tại Đông Nam Á- một cuộc chiến gần như quyết định ai sẽ làm lảm chủ Á Châu. Cũng trong khi đó, St. Louis Post-Dispatch  cho biết Việt Nam đã lặng lẽ tổ chức một cuộc gặp gỡ với các nhà sản xuất vũ khí Hoa Kỳ trong đó có Boeing và Lockheed Martin, chắc chắn để mua sắm nếu lệnh cấm vận vũ khí được Ô. Obama tuyên bố gỡ bỏ. Chúng ta nên nhớ, mua và bán vũ khí là dấu hiệu tin cậy và thân thiết giữa hai quốc gia.

Trong bối cảnh Xuân Thu Chiến Quốc ngày hôm nay, Hoa Kỳ và Nhật Bản cùng hợp tác với Việt Nam thì “Ông Con Trời” không thể tiếp tục “làm Trời” tức không thể bành trướng thêm ở Biển Đông được nữa.

(California ngày 15/5/2016)

(*) Do tình hình quá phức tạp ngày hôm nay, thế giới đã đẻ ra lối “chơi chữ” mới với các thuật ngữ chính trị như sau:

-Muốn tấn công tiêu diệt ai, hoặc nhóm nổi dậy, hoặc nhóm ly khai, đòi độc lập thì đưa ra chiêu bài “chống khủng bố”.

-Hợp tác quân sự, tập trận để cánh cáo, đe dọa, diễu võ dương oai thì nói rằng “chống khủng bố, chống cướp biển, chống biến đổi  khí hậu, cứu cấp, huấn luyện…”

-Đóng quân lâu dài tại nước người ta thì nói là “luân phiên”.

-Tập trận có chủ ý thì lại nói rằng đó chỉ là “thường lệ”

-Viện trợ vũ khí  thì nói là “cho thuê”

-Cùng đồng minh tham chiến lại nói là “phòng thủ tập thể”.

-Viện trợ xe chuyển quân (thiết vận xa), máy bay tuần thám …thì nói là “vũ khí không sát thương”.

-Đem đặc nhiệm, biệt kích vào đất nước bạn, sát cánh với đồng minh trên chiến trường để thu thập tin tức tình báo, chỉ điểm cho pháo binh và phi cơ oanh kích lại nói  rằng “làm nhiệm vụ không tác chiến” với mục đích thoa dịu dư luận trong nước rằng…tôi không can dự vào cuộc chiến đâu nhé.

Các nước Mỹ-Nga-Tàu kể cả NATO đều  sử dụng các thuật ngữ mới này. Ngày xưa Tàu muốn xâm chiếm Việt Nam lại nói là “mượn đường” đi đánh Chiêm Thành.

Nguồn: https://vietbao.com/a252955/nhat-ky-bien-dong-hoa-anh-dao-se-no-ro-o-phuong-dong

 

Đông Nam Á và Hoa Kỳ – Phạm Đình Lân F.A.B.I

Đông Nam Á chia ra làm hai vùng:

1. Đông Nam Á lục địa gồm: Việt Nam, Lào, Cambodia, Thái Lan, Miến Điện, Tây Mã Lai.

2. Đông Nam Á quần đảo gồm: quần đảo Phi Luật Tân, quần đảo Indonesia, Đông Mã Lai, Singapore, Đông Timor, Brunei, Christmas Islands.

Tổng diện tích Đông Nam Á là 4.5 triệu km 2 với 625 triệu dân.

Các quốc gia Đông Nam Á ngoại trừ Thái Lan là cựu thuộc địa của Anh, Pháp, Hoà Lan, Hoa Kỳ, Bồ Đào Nha. Quần đảo Phi Luật Tân, cựu thuộc địa của Tây Ban Nha, trở thành thuộc địa của Hoa Kỳ sau khi Tây Ban Nha bị Hoa Kỳ đánh bại trong chiến tranh Cuba năm 1898. Phi Luật Tân được độc lập vào năm 1946 nhưng vẫn giữ quan hệ thân thiện với Hoa Kỳ.

Sau đệ nhị thế chiến Hoa Kỳ đặt chân lên lục địa Đông Á trong chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và Nam Việt Nam sau khi Việt Nam bị qua phân (1954) và trong chiến tranh Việt Nam lần thứ hai (1960 – 1975).

Năm 1954 SEATO (Liên Minh Phòng Thủ Đông Nam Á- Southeast Asia Treaty Organization) ra đời như một bức tường ngăn chặn làn sóng Cộng Sản đặc biệt là Cộng Sản Trung Quốc tràn xuống các nước Đông Nam Á sau khi Pháp bị đánh bại trong trận Điện Biên Phủ. Các quốc gia thành viên của SEATO là Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Thái Lan, Pakistan. Khác với NATO (North Atlantic Treaty Organization- Minh Ước Bắc Đại Tây Dương) SEATO là một liên minh lỏng lẻo vì không có quân đội. Năm 1956 Pháp rút quân ra khỏi Nam Việt Nam. Năm 1957 Anh trao trả độc lập cho Mã Lai sau khi Cộng Sản Mã Lai bị đánh đẹp. Pakistan là một thành viên bất đắc dĩ. Họ kình chống Ấn Độ và tỏ ra thân thiện với Trung Quốc. Vả lại Pakistan không phải là một quốc gia Đông Nam Á. Năm 1972 Pakistan chánh thức rời khỏi SEATO. Trong chiến tranh Việt Nam lần thứ hai Hoa Kỳ rất cô đơn. Anh và Pháp bàng quan trước cuộc chiến. Úc, Tân Tây Lan, Thái Lan chỉ gởi quân tham chiến tượng trưng. Phi Luật Tân chỉ có đoàn Dân Sự Vụ chớ không có quân đội.

Trong hai thập niên từ 1950 đến 1970 Trung Quốc không mạnh về phương diện quân sự nhưng họ có nhiều ưu thế khác:

a. Đông Nam Á là nơi có nhiều kiều dân người Hoa sinh sống. Hoa kiều và Ấn kiều do người Anh mộ làm lao động ở Mã Lai, Singapore trong các hầm mỏ, đồn điền cao su. Hoa kiều có mặt khắp các quốc gia Đông Nam Á từ Phi Luật Tân đến Miến Điện và từ Việt Nam xuống Indonesia.

b. Kinh tế các nước Đông Nam Á phần lớn do người Hoa kiều nắm giữ. Họ là những thị dân, những thương gia và nhà kinh doanh thiên phú, những người lao động cần cù để cải thiện cuộc sống từ nghèo sang giàu, từ không học vấn đến con cái thành đạt về học vị và tiền bạc để có vai trò quan trọng trong chánh quyền các quốc gia nơi họ cư trú.

c. Các đảng Cộng Sản ở Đông Nam Á đều theo chủ nghĩa Mao (Maoism) kể cả đảng Cộng Sản Đông Dương mặc dù Hồ Chí Minh, Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong đều được Liên Sô huấn luyện, đào tạo, có tên Nga và được xem là công dân Liên Sô. Thủ lãnh đảng Cộng Sản Mã Lai là Chen Ping, một người Hoa. Trên đảng kỳ của đảng Cộng Sản Phi Luật Tân có hình của Mao Zedong (Mao Trạch Đông). Dưới thời tổng thống Sukarno, Indonesia là quốc gia có số đảng viên Cộng Sản Maoist chỉ thua Trung Quốc mà thôi.

Hoa Kỳ không thành công trong việc ngăn chặn Cộng Sản miền Bắc chiếm lấy miền Nam Việt Nam năm 1975 nhưng trước đó 10 năm họ thành công trong việc phá vỡ đảng Cộng Sản lớn nhất Đông Nam Á: đảng Cộng Sản Indonesia.

SEATO có tên mà không có thực lực. Ngay khi tổ chức này còn hiện hữu các nước Indonesia, Phi Luật Tân, Mã Lai, Singapore và Thái Lan ra tuyên cáo ở Bangkok để thành lập ra ASEAN (Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á) ngày 08 – 07 – 1967. Từ năm 1984 đến 1999 ASEAN có thêm 05 hội viên căn cứ vào thứ tự năm gia nhập hội như sau: Brunei (1984), Việt Nam (1995), Lào (1997), Miến Điện (1997), Cambodia (1999). Việt Nam và Lào là hai quốc gia Cộng Sản trong ASEAN.

Sự rút quân Hoa Kỳ ra khỏi Nam Việt Nam và sự sụp đổ của phần đất này tưởng chừng như các nước Đông Nam Á sắp bị xích hoá dưới Cờ Đỏ Búa Liềm của chủ nghĩa Marx- Lenin. Trái với sự suy đoán về sự sụp đổ của thuyết Domino, từ năm 1975 đến 1989 khối Cộng Sản Sô Viết và Cộng Sản Mao xung đột nhau dữ dội. Cộng Sản Việt Nam dựa vào Liên Sô xâm chiếm Cambodia bằng cách đánh bại Khmer Rouge theo chủ nghĩa Mao do Pol Pốt, một người Khmer mang dòng máu Hán tộc lãnh đạo. Năm 1979 chiến tranh giữa Cộng Sản Việt Nam và Cộng Sản Trung Quốc bùng nổ ngoài biên giới Việt- Trung. Đến năm 1990, trước nguy cơ sụp đổ của Liên Sô, Nguyễn Văn Linh hướng dẫn phái đoàn Cộng Sản Việt Nam sang Chengdu (Thành Đô) xin tái hàng phục Trung Quốc cho đến ngày nay.

Sau khi rời khỏi Nam Việt Nam, Hoa Kỳ chỉ còn căn cứ Subic Bay ở Phi Luật Tân. Đến năm 1992 Hoa Kỳ rời khỏi căn cứ này và chỉ thuê một ụ sửa tàu ở Singapore mà thôi. Hoa Kỳ không chú ý nhiều đến Đông Nam Á bằng Trung Đông và Âu Châu. Các nước Tây Phương nhất là Hoa Kỳ chú ý đến việc đầu tư ở Trung Quốc để được hưởng giá nhân công rẻ tiền. Bang giao với Trung Quốc, Hoa kỳ phải bỏ rơi Taiwan (Đài Loan) nhưng vẫn giao thương và thỉnh thoảng bán võ khí cho đảo này để tự vệ nếu bị Trung Quốc tấn công.

Sự vắng mặt của Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam và Phi Luật Tân tạo điều kiện cho Trung Quốc phát huy ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Nhờ theo kinh tế thị trường, nhờ ngoại quốc đầu tư, Trung Quốc sớm trở thành cường quốc kinh tế hạng nhì trên thế giới thay thế Nhật Bản và đe doạ sẽ vượt qua Hoa Kỳ trong thập niên sắp tới nếu vẫn giữ đà phát triển của thập niên 2000 – 2010. Sự phát triển kinh tế đi đôi với sự phát triển quân sự. Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế và quân sự trên thế giới hơn hẳn Ấn Độ, một quốc gia có dân số tương đương với Trung Quốc nhưng bị Trung Quốc bỏ xa về nhiều mặt. Trung Quốc phát triển hải quân, hiện đại hoá quân đội bằng cách trang bị võ khí tối tân. Trung Quốc gây khiếp đảm cho các nước Đông Nam Á bằng cách tự nhận chủ quyền một vùng biển, đảo rộng 3 triệu km 2 ở Biển Đông. Trước sự bành trướng của Trung Quốc các quốc gia trong vùng lo sợ. Người thì mua tàu chiến, tàu ngầm của Nga. Người thì mua phi cơ và hoả tiễn của Nga. Người thì mua võ khí của Anh, của Pháp, tàu bè của Hoà Lan. Người thì mua súng của Do Thái. Sự đe doạ của con Rồng Đỏ Trung Quốc làm cho các nước sản xuất võ khí nhất là Nga có nhiều thân chủ. Nhưng các quốc gia mua tàu lặn, hoả tiễn phi cơ không dám nói rõ họ mua những thứ đó để đánh ai? Vì Nga cũng bán những thứ đó cho Trung Quốc, quốc gia mà các nước Đông Nam Á e dè và lo sợ. Các nước Việt Nam, Phi Luật Tân, Taiwan, Brunei, Mã Lai đều tranh giành chủ quyền với nhau trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc chiếm đóng nhưng chỉ có Phi Luật Tân đám lên tiếng thưa Trung Quốc. Việt Nam là nước có trên 90 triệu dân, nước Cộng Sản tự hào đánh tan hai đế quốc Tây Phương nhưng là nước khiếp sợ Trung Quốc hơn cả Brunei, Phi Luật Tân và Mã Lai!

Vô tình hay cố ý mà Hoa Kỳ có hai đường lối trái ngược ở Đông Á?

Ở Đông Bắc Á, một mặt Hoa Kỳ bang giao với Trung Quốc và không bang giao với Trung Hoa Dân Quốc tức chánh phủ Taiwan, mặt khác Hoa Kỳ vẫn có quân sĩ ở Đại Hàn và Okinawa và bán võ khí cho Taiwan. Bề ngoài có thể xem như Taiwan bị bỏ rơi. Nhưng nếu Trung Quốc dùng võ lực để chiếm lấy đảo này thì sẽ gặp ngay phản ứng của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hoa Kỳ và Nhật Bản đều muốn duy trì nguyên trạng nghĩa là Trung Quốc không gây chiến với Taiwan và Taiwan cũng đừng khiêu khích Trung Quốc bằng cách tuyên bố độc lập với một quốc hiệu riêng ít ra trong thời gian này.

Hoa Kỳ gần như không quan tâm đến Đông Nam Á: Miền Nam Việt Nam thất thủ (1975) và Hoa Kỳ rời khỏi căn cứ Subic Bay theo lời yêu cầu của nữ tổng thống Aquino (1992). Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam hàng loạt những cuộc biểu tình rầm rộ chống Mỹ diễn ra ở các thành phố lớn ở Miền Nam Việt Nam từ Huế vào Sài Gòn. Những khẩu hiệu US Go Home! được tìm thấy nhan nhản ở miền Nam Việt Nam và ở vài quốc gia Đông Nam Á. Cộng Sản Việt Nam ra sức đánh Mỹ cứu nước! Ở miền Nam thời đệ nhất và đệ nhị Cộng Hoà và ở Phi Luật Tân thời Marcos và hậu Marcos đều thấy những cuộc biểu tình chống Mỹ. Bây giờ trước sự hung hãn của Trung Quốc dân chúng các nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á giữ sự im lặng vàng son. Nhiều người còn hy vọng viễn vông rằng Hoa Kỳ sẽ đánh nhau với Trung Quốc để lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa trao lại cho Việt Nam. Đó là sự lạc quan trong trắng đáng thương hơn là dễ thương. Đừng quên rằng các tướng Công An ở Việt Nam được thăng chức và có vai trò quan trọng trong Bộ Chánh Trị (03 vị tướng Công An) và trong chánh phủ (Chủ tịch nước là đại tướng Công An) nhờ thẳng tay đàn áp những ai dám nhắc đến những chữ Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam!

Sau một thời gian gần như quên lãng Đông Nam Á, vấn đề xoay trục sang Á Châu Thái Bình Dương được tổng thống Barack Obama nêu ra năm 2008. Ngoại trưởng Hillary Clinton nhấn mạnh đến quyền lợi cốt lõi của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á.

Hoa Kỳ được giới hạn bởi hai đại dương. Ở phía đông là Đại Tây Dương và phía tây có Thái Bình Dương.

Hướng về Đại Tây Dương tức là hướng về Âu Châu và Trung Đông tức hướng về các nước dân chủ Âu Châu Bạch Chủng và các giếng dầu Trung Đông và Do Thái. Ở Trung Đông Hoa Kỳ có hai loại đồng minh không ưa thích nhau. Đó là xứ Saudi Arabia Hồi Giáo giàu dầu hoả nhất thế giới và xứ Do Thái, một ốc đảo dân chủ giữa đại mạc Ả Rập Hồi Giáo cừu dịch.

Hướng về Thái Bình Dương tức là hướng về Á Châu Thái Bình Dương.

Đảng Dân Chủ của Hoa Kỳ là đảng có khuynh hướng tự do, cấp tiến. Đảng Dân Chủ đã phá vỡ chủ nghĩa cô lập của Hoa Kỳ khi tham gia đệ nhất thế chiến vào năm 1917 và đệ nhị thế chiến vào cuối năm 1941. Hoa Kỳ tham dự chiến tranh Triều Tiên năm 1950 dưới thời tổng thống Truman của đảng Dân Chủ, chiến tranh Việt Nam lần thứ hai dưới thời tổng thống Johnson (Dân Chủ). Hai cuộc chiến tranh Afghanistan và Iraq dưới thời tổng thống Bush II (CH) làm cho kinh tế Hoa Kỳ suy yếu nên trong 08 năm qua tổng thống Obama tìm cách rút quân ra khỏi Iraq và giảm quân ở Afghanistan để phục hưng kinh tế và tránh việc gia tăng nợ nần.

Tổng thống Obama có lý tưởng dân chủ và hoà bình của tổng thống Wilson (DC) và ước muốn phục hưng kinh tế và ổn định xã hội của tổng thống Franklin Delano Roosevelt (DC). Về đối ngoại ông chưa có những thành công sáng chói của tổng thống Roosevelt. Ông không chú trọng nhiều đến các biện pháp quân sự để đối đầu với Nga, Trung Quốc, Iran trong các vấn đề quốc tế như Syria, Crimea, Ukraine, việc xây đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Thái Bình Dương. Đối với khủng bố Hồi Giáo ông kiên nhẫn chờ đợi các nước Ả Rập Hồi Giáo, Liên Âu, Thổ Nhĩ Kỳ kể cả Nga từ từ thấm thía. Ông né tránh việc đưa quân can thiệp vào các vùng phức tạp như Trung Đông, Bắc Phi tức các quốc gia Hồi Giáo. Hoa Kỳ sẽ độc lập với các quốc gia Ả Rập sản xuất dầu hoả để trở thành quốc gia sản xuất nhiều dầu hoả nhất thế giới trong những năm sắp tới. Vấn đề an ninh vùng do các quốc gia trong vùng võ trang tự vệ hay khôn khéo tìm đồng minh giúp đỡ và bảo vệ. Kinh tế, tài chánh và giá dầu sụt giảm trở thành võ khí mà Hoa Kỳ dùng để đương đầu với Nga, Trung Quốc, Iran, làm giảm thái độ kênh kiệu của các quân vương dầu hoả Vùng Vịnh Persian nhất là Saudi Arabia và các quốc gia chống đối Hoa Kỳ hùng hổ như Venezuela khi Hugo Chavez còn sống.

Tổng thống Obama xoay trục sang Á Châu. Hoa Kỳ tham dự các hội nghị thường niên của ASEAN như nhắc nhở với các quốc gia Đông Nam Á về sự trở lại của Hoa Kỳ như một sự cân bằng lực lượng quân sự với Trung Quốc trong vùng. Các quốc gia vừa mừng thầm vừa ngờ vực.

Singapore là quốc gia nhỏ bé nhưng giàu có nhất trong Hiệp Hội ASEAN thấy sự hiện diện của Hoa Kỳ là một điều tối cần thiết để đảm bảo an ninh các nước Đông Nam Á trước hiểm hoạ bành trướng của Trung Quốc.

Miến Điện say sưa trong giấc mơ quân phiệt.

Thái Lan bị ám ảnh bởi các cuộc đảo chánh triền miên từ năm 1932 đến giờ với đường lối nắng chiều nào nương theo chiều ấy. Thời chủ nghĩa đế quốc cực thịnh họ nương theo Anh, Pháp, nhìn theo gương canh tân và Tây phương hoá của Nhật để được độc lập. Trong đệ nhị thế chiến họ ngả theo Nhật. Thời hậu đệ nhị thế chiến họ ngả theo Hoa Kỳ. Sau khi Hoa Kỳ rời miền Nam Việt Nam họ hướng về Beijing (Bắc Kinh).

Mã Lai không tranh giành độc lập vẫn được Anh trao trả độc lập năm 1957, không võ trang chống Cộng Sản vẫn không mất vào tay Cộng Sản Mã mà thủ lãnh và đa số đảng viên đều là người Hoa. Mọi việc có người Anh lo liệu tốt đẹp. Sau khi độc lập còn được người Anh tặng cho Sarawak ở phía bắc đảo Borneo. 30% dân số Mã Lai gốc người Hoa. 75% dân thành phố Singapore là người Hoa. Singapore tách ra khỏi Mã Lai năm 1965 để trở thành xứ Singapore, một xứ nhỏ nhưng có lợi tức tính theo đầu người hàng năm trên 60, 000 Mỹ Kim.

Indonesia lặn hụp giữa các khuynh hướng độc tài Sukarno, âm mưu cướp chánh quyền của Cộng Sản, độc tài quân phiệt (Suharto) và Hồi Giáo cực đoan.

Việt Nam đắm chìm trong khói lửa chiến tranh để bảo vệ hoà bình cho Liên Sô và Trung Quốc như lời tâng công của ông Lê Duẩn và sự tự hào của ông Nguyễn Minh Triết khi Việt Nam được gọi là Cuba Phương Đông với cảnh Cuba ngủ thì Việt Nam thức và ngược lại! Cộng Sản Việt Nam đinh ninh rằng họ chế ngự Cambodia và Lào. Bây giờ họ vỡ mộng. Lào nhận viện trợ của Trung Quốc để xây đập trên sông Mekong làm cho đồng bằng sông Cửu Long thiếu nguồn nước ngọt để trở thành vùng đất vô sản xuất trong tương lai khi nguồn nước mặn lan dần vào nội địa. Cambodia tranh chấp biên giới với Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và ngả theo Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

ASEAN rất rời rạc vì:

– có quá khứ xung đột lịch sử ( Miến Điện- Thái Lan; Thái Lan- Cambodia; Thái Lan- Lào; Thái Lan- Việt Nam; Việt Nam- Lào; Việt Nam- Cambodia; Mã Lai- Indonesia);

– dị biệt văn hoá và tôn giáo (văn hoá Ấn Độ, văn hoá Trung Hoa; Ấn Giáo, Phật Giáo Tiểu Thừa, Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo, Khổng Giáo, Phật Giáo Đại Thừa, Lão Giáo);

– dị biệt thể chế chánh trị (quân chủ, Cộng Hoà, Cộng Sản Việt Nam, Lào).

Các nước ASEAN đều là những nước đang mở mang. Kinh tế suy kém ngang nhau ngoại trừ Singapore. Nhưng Singapore là một đảo quốc rộng không quá 650 km 2 với 06 triệu dân không thể xem là đại diện của ASEAN được.

Miến Điện từng chịu ảnh hưởng của Trung Quốc suốt nửa thế kỷ qua. Khi Cambodia chủ trì hội nghị ASEAN họ cương quyết gạt bỏ vấn đề Biển Đông không cho vào nghị trình. Thực tế Hà Nội mừng thầm vì chính Hà Nội không muốn đề cập đến chuyện này vì sợ phật lòng Trung Quốc mặc dù bề ngoài cũng giả vờ nói đến chủ quyền trên các hải đảo trong Biển Đông. Indonesia, Miến Điện, Thái Lan im lặng vì cho rằng nước họ không nằm trên Biển Đông. Các nước tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa như Việt Nam, Brunei, Mã Lai còn im lặng thì trách chi Miến Điện, Thái Lan và Indonesia.

Giải thưởng Nobel Hoà Bình là sợi dây vô hình trói tay vị tổng thống Da Đen đầu tiên của Hoa Kỳ. Hoàn cảnh của tổng thống Obama và tổng thống Roosevelt thoạt mới nhìn có vẻ giống nhau. Thực tế khác nhau nhiều.

Tương đồng: Cả hai vị tổng thống lên cầm quyền để giải quyết khó khăn kinh tế. Tổng thống Roosevelt giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế 1929. Tổng thống Obama giải quyết sự suy thoái kinh tế và số nợ 15, 000 tỷ Mỹ kim do tổng thống Bush II để lại.

Khác biệt: Tổng thống Roosevelt giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế khi Hoa Kỳ nằm trên đỉnh cao của sức mạnh kinh tế và quân sự và được vui hưởng thái bình. Tổng thống Obama đương đầu với sự suy thoái kinh tế khi Hoa Kỳ phải gánh vác hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq. Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ.

Sự nghiệp kinh tế- chánh trị của tổng thống Obama sau hai nhiệm kỳ là TPP (Trans Pacific Partnership- Đối Tác Thái Bình Dương) và sự quan tâm đến các nước Đông Nam Á. TPP gồm các nước có duyên hải trên bờ Thái Bình Dương. TPP không có Trung Quốc và Nga. Đó là một thoả ước giao thương nhằm xoá bỏ quan thuế biểu giữa các quốc gia thành viên của TPP như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Mễ Tây Cơ, Peru, Chile, Việt Nam, Singapore, Mã Lai, Brunei, Úc và Tân Tây Lan (11 quốc gia thành viên không kể Hoa Kỳ). Hoa Kỳ chú trọng đến 10 quốc gia trong khối ASEAN bằng cách đặt một đặc sứ Hoa Kỳ bên cạnh ASEAN. Ngày 15 và 16 – 02 – 2016 có một phiên họp của các thành viên ASEAN tại Sunnylands, California theo lời mời của tổng thống Obama. TPP và phiên họp của ASEAN tại Sunnylands khẳng định quyết tâm xoay trục của Hoa Kỳ sang Á Châu. Sự chuyển trục của Hoa Kỳ sang Á Châu Thái Bình Dương được ngầm hiểu là một sự hạn chế sự đe doạ của Trung Quốc đối với các quốc gia Đông Nam Á khi tự nhận có chủ quyền không thể tranh cãi trên 3 triệu km 2 Biển Đông và các hải đảo trên cái mà họ gọi là Lưỡi Bò Chín Đoạn và đắp đảo nhân tạo để thiết lập đường bay và căn cứ quân sự đe doạ an ninh các nước trong vùng kể cả Indonesia, Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan ở Nam Bán Cầu. Nó không đơn thuần có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa chánh trị và chiến lược khi vấn đề Biển Đông và việc xây đắp đảo trở thành một đề tài nóng bỏng. Hoa Kỳ thực sự muốn có ảnh hưởng ở Đông Nam Á.

Như đã thấy ASEAN có 10 quốc gia tổng cộng 4.5 triệu km 2 với 625 triệu dân. GDP của ASEAN là 2.6 trillion Mỹ kim tức 2,600 tỷ. Đó là khu vực kinh tế đứng hàng thứ 7 trên thế giới chiếm 13% tổng sản lượng giao thương trên thế giới. Hoa Kỳ đầu tư 226 tỷ Mỹ kim ở các quốc gia Đông Nam Á. ASEAN tiêu thụ 25% hàng xuất cảng của Hoa Kỳ. Có ít ra 500,000 công nhân Hoa Kỳ làm việc trong các công ty xuất cảng hàng Hoa Kỳ sang các nước Đông Nam Á này. Hoa Kỳ và Nhật sẽ rút nhiều vốn đầu tư ở Trung Quốc để đầu tư ở các nước trong khối ASEAN. Kinh tế và tiền tệ Trung Quốc đang trên đà xuống dốc. Trong vòng một năm qua có 1,000 tỷ (1 trillion) Mỹ kim trong quỹ dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc chạy ra khỏi nước. Số tiền này bằng 25% tổng số dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc. Đồng yuan ( đồng nguyên tức Nhân Dân Tệ) bất ổn định khiến các nhà đầu tư ngoại quốc lo sợ. Giá công nhân Trung Quốc không còn rẻ như 02 thập niên trước. Họ tự hào là công dân một đại cường quốc có 1.5 tỷ dân và đứng hạng nhì về phương diện kinh tế với một đạo quân võ trang hùng hậu và đông đảo nhất thế giới! Việt Nam, một thành viên TPP với 90 triệu dân, sẽ gánh chịu những khó khăn kinh tế và tài chánh mà Trung Quốc đang và sẽ trải qua bằng cách tiêu thụ hàng ế ẩm của Trung Quốc và đứng tên Việt Nam cho hàng Trung Quốc xuất cảng ra thị trường ngoại quốc. Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đang điều tra vài món hàng xuất cảng của Việt Nam bị nghi ngờ là của Trung Quốc chớ không do Việt Nam sản xuất! Dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản và tài biện luận sắc bén của các nhà lý luận của đảng, Việt Nam ra tay anh hùng cứu thầy Trung Quốc bằng cách làm như trên nếu đó là sự thật. Nếu việc cứu thầy diễn ra lâu dài thì người ta không khen người học trò lý luận, triết lý Marx- Lenin lỗi lạc. Trái lại người ta khen ông thầy nhiều hơn vì thầy khéo đào tạo một người học trò nghèo, nhưng hiếu đễ không phải vì sự hiếu đễ thiên bẩm mà vì thiếu ánh sáng trí tuệ. Lời khen ông thầy vừa xong thì có lời phê phán ông thầy không lương thiện và tàn độc, không dạy cho trò cái khôn mà dạy sự ngu muội để nó hiếu đễ và nô dịch ngàn đời.

Hoa Kỳ cần thị trường và nhân công của vùng đất ven Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Sự hiện diện của hạm đội và oanh tạc cơ Hoa Kỳ trong vùng Thái Bình Dương nhằm đảm bảo an ninh trong vùng chống lại sự đe doạ và mọi hành vi càn dỡ của Trung Quốc. Khác với Trung Quốc, Hoa Kỳ không chiếm nước nào để sáp nhập vào nước họ. Trung Quốc cố sức phát triển hải quân theo gương Anh vào thế kỷ XIX để xây mộng đế quốc cổ điển. Hoa Kỳ thành công với Nhật Bản và Đại Hàn ở Đông Bắc Á. Đó là hai quốc gia có nền kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật cao. Sự thành công của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á chậm hơn. Đó là những quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, kinh tế chưa khả quan, xã hội bất công, giàu nghèo chênh lệch thái quá, trình độ dân trí còn khiêm tốn lại bảo thủ tư tưởng vì những ràng buộc tôn giáo và phong tục, tập quán cổ xưa.

Thuở ấu thời ông Obama sống ở Indonesia, quốc gia có số tín đồ Hồi Giáo cao nhất thế giới. Chắc chắn ông trải qua những kỷ niệm không mấy tốt đẹp ở nước này vì cái nhìn xa lạ của người kế phụ, người láng giềng và bạn học về một người có mẹ da trắng, cha da đen từ Hoa Kỳ đến sống ở Indonesia. Nhưng đó là kinh nghiệm quí giá của ông về vấn đề Á Châu và Hồi Giáo khi cậu bé Obama ngày nào đã trở thành tổng thống của một siêu cường quốc trên thế giới.

So với những người cực hữu của đảng Cộng Hoà, ông Obama đang hành sử theo tinh thần bài ngụ ngôn Phébus et Borée (Mặt Trời và Bắc Phong) của La Fontaine mà có thể ông chưa đọc qua nhưng đã nghe qua. Tính linh động khôn khéo giúp ông có những hành động tương tự như vậy. Nội dung bài ngụ ngôn đại cương như sau:

Có một người bộ hành mặc áo khoác. Thần Thái Dương và Thần Bắc Phong cá nhau làm cách nào cho người bộ hành cởi chiếc áo khoác.

Thần Bắc Phong cho gió nổi lên vừa mạnh vừa lạnh buốt xương. Người bộ hành bám chặt chiếc áo khoác của mình để khỏi bị gió cuốn đi.

Thái Dương Thần ra lịnh tăng nhiệt mặt trời. Trời oi bức khiến cho người bộ hành không thể nào tiếp tục mang chiếc áo khoác trên người được. Thái Dương Thần thắng cuộc.

Võ lực và bạo lực chưa hẳn là giải pháp tốt để giải quyết mọi vấn đề trên hành tinh này. Không thể đánh chết người mạnh và to lớn bằng sức lực. Nhưng nếu anh ta mất máu thì không ai đánh anh ta cũng tử vong. Kinh tế, tài chánh là máu huyết của một quốc gia. Kinh tế tài chánh suy sụp tựa như người thiếu máu huyết hay máu huyết bị nhiễm trùng nên dễ gần với Tử Thần vậy.

Nguồn: http://www.art2all.net/tho/phamdinhlan/phamdinhlan_DongNamA_HoaKy.html

 

Dân tộc sinh tồn (tt) – GS Nguyễn Ngọc Huy

3. Chủ nghĩa dân sinh

Theo định-nghĩa của Tôn Văn, chủ-nghĩa Dân-sinh là một chủ-nghĩa nghiên-cứu về sự sinh-hoạt của quần-chúng, sự sinh-tồn của quốc-dân. Nó cũng như chủ-nghĩa xã-hội, cũng như chủ-nghĩa cộng-sản.

Về thế-kỷ thứ 18, cuộc cách-mạng thực-nghiệp do sự phát-minh cơ-khí gây ra làm cho nền tảng kinh-tế Âu-châu sụp đổ, nhiều người nghèo khổ đói khó. Các nhà học-giả thấy vậy mới đưa ra những đề-nghị để cứu-vãn tình-thế. Do đó, những lý-thuyết xã-hội ra đời.

Lúc ban đầu, những nhà xã-hội học đều là những người không-tưởng. Đến khi học-giả Đức Karl Marx dùng khoa-học thực-nghiệm mà nghiên-cứu vấn-đề xã-hội, đưa ra những phương-pháp hành-động có tánh-cách thực-tiễn, phong-trào xã-hội mới bành-trướng được.

Karl Marx cho rằng hành-động của con người đèu do hoàn-cảnh bên ngoài quyết-định. Theo ông, lịch-sử văn-minh của nhơn-loại là lịch-sử biến-thiên của cảnh-ngộ vật-chất. Nguyên-động-lực của sự tiến-hóa trong xã-hội là giai-cấp chiến-tranh, vì xã-hội luôn luôn chia ra làm hai hạng: hạng bóc lột và hạng bị bóc lột, luôn luôn tranh-đấu lẫn nhau, mà mỗi khi hạng bị bóc lột thắng-lợi thì xã-hội được cải-thiện đôi chút. Tấn tuồng này đã diễn từ trước đến giờ, nó sẽ diễn mãi đến khi cuộc cách-mạng xã-hội thành-công mới dứt.

Tôn Văn nhận thấy rằng, chủ-trương giai-cấp tranh-đấu của Karl Marx không đúng và không thích-hợp với nước Trung-Hoa là một nước không có hạng tư-bản. Theo ông, loài người xưa nay gắng sức làm việc là để mưu sự sống còn cho mình.

Nhờ sự gắng sức để sinh-tồn mà loài người tiến-hóa. Sự tiến-hóa này chỉ có thể thực-hiện được khi quyền-lợi của mọi người điều-hòa nhau, khi tất cả mọi người đều hợp-lực nhau lại để mưu sự sinh-tồn chung. Vậy, nguyên-động-lực của sự tiến-hóa xã-hội là sự sinh-tồn, chớ không phải là giai-cấp chiến-tranh.

Giai-cấp chiến-tranh sở-dĩ phát-sanh ra là vì sự sinh-tồn của một hạng người trong xã-hội bị uy-hiếp thái-quá. Xem thế, nó chỉ là một cái bịnh của sự sinh-tồn. Nó làm ngưng trệ sự tiến-hóa xã-hội chứ không phải là nguyên-động-lực của sự tiến-hóa như Marx đã bảo.

Vì lý-do ấy, Tôn Văn không theo chủ-nghĩa xã-hội Karl Marx mà nêu ra chủ-nghĩa Dân-sinh. Ông cho rằng tiếng dân-sinh bao gồm cả các vấn-đề xã-hội, mà lại dễ hiểu hơn hai tiếng xã-hội.

Theo Tôn Văn, ở Trung-Hoa không có hai hạng tư-bản và lao-động, chỉ có hạng nghèo nhiều và nghèo ít mà thôi. Ông kêu gọi người trong nứớc bỏ ý-tưởng giai-cấp tranh-đấu, hợp-lực cùng nhau để lo cho sự thạnh-vượng chung của Tổ-quốc.

Để tránh sự trục-lợi quá đáng của hạng hào-phú, ông đưa ra hai biện-pháp : bình-quân địa-quyền và tiết-chế tư-bản.

Về bình-quân địa-quyền, ông đề-nghị giao cho chánh-phủ quyền đánh thuế đất đai hay mua đất đai của tư-nhơn, rồi bắt mỗi địa-chủ kê-khai số đất mình có với giá-trị của đất ấy. Nếu địa-chủ đánh giá rẻ thì chánh-phủ xuất tiền mua đất. Trái lại, nếu họ đánh giá đất họ cao thì chánh-phủ bắt họ đóng thuế nặng. Như thế, địa-chủ buộc lòng phải khai đúng giá đất mình. Mỗi khi giá đất tăng lên, thì chánh-phủ bắt chủ đất phải đóng cho chánh-phủ số cách nhau giữa giá cũ và giá mới, vì theo Tôn Văn, giá đất ở một thành-thị có lên cao được là nhờ công-lao chung của xã-hội chớ không phải nhờ chủ đất, và theo lẽ công-bằng, giá-trị thặng-dư của đất ấy phải thuộc về công-khố.

Về sự tiết-chế tư-bản, Tôn Văn chủ-trương quốc-hữu-hóa những dinh-nghiệp to lớn và những dinh-nghiệp có lợi-ích chung.

Ông kết-luận rằng : mục-đích chủ-nghĩa Dân-sinh là làm cho dân-chúng có đủ cơm ăn, áo mặc, nhà ở, đường đi. Để đạt mục-đích ấy, chánh-phủ cần phải khuyến-khích dân-chúng sản-xuất vật-phẩm thật nhiều, rồi kiểm-soát sự phân-phối vật-sản ấy cho đồng đều để mọi người cùng được hưởng như nhau. Vậy, chủ-nghĩa Dân-sinh cũng không khác nào chủ-nghĩa cộng-sản.

D. Những nhược điểm của chủ nghĩa tam dân

Tôn Văn là người gồm đủ đức-tánh của một chiến-sĩ cách-mạng và của một học-giả. Ông vốn hiếu-học, ưa đọc sách, lại có tài quan- sát. Cuộc đời bôn-ba của ông đưa ông đi khắp nơi, và giúp ông nhiều dịp may để nghiên-cứu các nước Âu Mỹ trong sự thực-hiện chế-độ dân-chủ và giải-quyết các vấn-đề xã-hội.

Ông đã thấy rõ những khuyết-điểm của hai lý-thuyết dân-chủ và xã-hội, nhưng không chánh-thức bài-xích nó như các lý-thuyết gia phát-xít và quốc-xã, mà cố dung-hòa lý-tưởng nó nêu ra, và đem ghép nó vào tư-tưởng quốc-gia của mình. Thành thật mà nói, ông đã nêu ra một chủ-nghĩa tổng-hợp có nhiều ý-kiến rất đúng đắn.

Tuy vậy, chủ-nghĩa này hãy còn nhiều nhược-điểm. Trước hết, lý-luận nó thiếu tánh-cách đại-đồng, khái-quát của những chủ-nghĩa đã ra đời trước nó, vì nó chỉ chăm chú vào việc giải-quyết vấn-đề Trung-Hoa và đặt những lý-luận nó trên đời sống dân-tộc Trung-Hoa. Sau đó, nó chứa đựng rất nhiều khuyết-điểm sai lầm và mâu-thuẫn nhau.

Trong chủ-nghĩa Dân-tộc, Tôn Văn bảo rằng từ đời Hán về sau, ở Trung-Hoa chỉ có một dân-tộc lập thành một quốc-gia. Nhưng sau đó, ông lại thêm rằng 400 triệu dân Trung-Hoa gồm có Hán-tộc và những dân-tộc thiểu số Mông-cổ, Mãn-châu, Tây-tạng và Hồi-hồi Đột-quyết. Một mặt, ông nêu khẩu-hiệu “ngũ-tộc cộng-hòa” kêu gọi bốn chủng-tộc ấy hỗn-hợp với Hán-tộc thành một khối. Nhưng một mặt khác, ông nói rằng Mông-cổ và Mãn-châu là hai ngoạI-tộc đã dùng võ-lực mà chế-ngự Trung-Hoa, làm cho người Trung-Hoa mất tinh-thần dân-tộc.

Do chỗ mâu-thuẫn này, hiện giờ, ta rất khó hiểu quan-niệm dân-tộc của ông như thế nào. Có lẽ ông muốn cho năm chủng-tộc ở đất Trung-Hoa hợp lại lập một nước trong ấy quyền cai-trị điều-khiển phải để cho Hán-tộc nắm giữ. Trong trường-hợp đó, và nếu ta cứ noi theo định-nghĩa của ông mà nói , thì cái mà ông gọi là dân-tộc Trung-Hoa thật ra là quốc-gia Trung-Hoa do dân Hán dùng võ-lực mà tạo thành

Người sáng-lập thuyết dân-tộc ở Trung-Hoa mà còn mơ hồ như thế thì không trách được dân Trung-Hoa về chỗ họ không phân-biệt quốc-gia và dân-tộc. Nguyên-nhơn sự không phân-biệt quốc-gia và dân-tộc ấy không phải vì từ đời Hán về sau, ở Trung-Hoa chỉ có một dân-tộc lập thành một quốc-gia như Tôn Văn đã nói, vì như ta đã thấy, nước Trung-Hoa gồm có năm giống dân hợp lại lập thành.

Thật ra thì người Trung-Hoa không phân-biệt quốc-gia và dân-tộc là vì họ theo chủ-nghĩa thế-giới đại-đồng. Vì tiêm-nhiễm chủ-nghĩa thế-giới đại-đồng, người Trung-Hoa thiếu hẳn quan-niệm quốc-gia. Theo họ, thiên-hạ phải gồm về một mối dưới quyền cai-trị của người có đức nhứt. Người này khi làm chúa thiên-hạ rồi thì được xem là thiên-tử  ở Trung-Hoa, dầu ông ta thuộc giống nào cũng mặc. Vì thế, Thuấn là ngườI mọi Đông-di, Văn-vương là người mọi Tây-di mà cũng được dân Trung-Hoa kính trọng tôn thờ, xem như là những vị đế-vương chánh-thống thuộc nòi giống mình.

Theo Tôn Văn, những yếu-tố thành-lập dân-tộc là huyết-thống, sanh-hoạt, ngôn-ngữ, tôn-giáo và phong-tục tập-quán. Ông quả-quyết rằng dân Trung-Hoa là một dân-tộc thống-nhứt vì họ đồng huyết-thống, sanh-hoạt, ngôn-ngữ, tôn-giáo và phong-tục tập-quán. Nhưng sự thật chưa hẳn đúng như lời ông nói. Hãy khoan kể đến những sự khác nhau về huyết-thống, tôn-giáo và phong-tục giữa Hán-tộc và những chủng-tộc kia. Ngay trong Hán-tộc, ta cũng thấy một sự bất-đồng rõ rệt về ngôn-ngữ và sanh-hoạt rồi. Người Hoa-nam và Hoa-bắc có một đời sống khác hẳn nhau, và dân-chúng các tỉnh Trung-Hoa còn dùng rất nhiều thứ thổ-ngữ. Tiếng “quốc-ngữ ” hiện nay vẫn chưa phổ-cập khắp nơi và trừ một số ít người có học, phần lớn dân-chúng Trung-Hoa không thể nhờ tiếng mẹ đẻ mà hiểu nhau được.

Xét phần lớn lý-luận của chủ-nghĩa dân-tộc, ta thấy Tôn Văn cố gắng kích-thích tinh-thần ái-quốc của người Trung-Hoa. Ông bảo dân Trung-Hoa rằng họ hợp nhau lại thành một dân-tộc và phải lo cho dân-tộc ấy trước hết. Nhưng trong phần kết_luận, nhưng ông lại bảo rằng họ phải ráng sức thực-hiện cảnh thế-giới đại-đồng. Ông quên rằng nếu lo cho dân-tộc mình thì không thể lo cho những  dân-tộc khác được vì chính ông cũng phải công-nhận ràng, muốn sống, con người phải tranh-đấu lẫn nhau,mà quyền-lợi của dân-tộc này không thể nào luôn luôn dung-hòa với quyền-lợi của những dân-tộc khác được.

Muốn đi đến cảnh thế-giới đại-đồng, ta phải xem tất cả mọi người trên thế-giới như nhau. Như thế, ta phải bỏ sự phân-biệt quốc-gia dân-tộc. Nếu mọi người còn phân-biệt dân-tộc mình với ngoạI-tộc, còn nghĩ đến dân-tộc mình và lo cho nó trước thì cảnh thế-giới đại-đồng không thể nào thực-hiện được. Mà có được chăng nữa, cái thế-giới đại-đồng còn giữ chủ-trương dân-tộc này cũng chỉ là một thế-giới đại-đồng có tánh-cách đế-quốc, đặt nền tảng trên một dân-tộc bá-chủ đè nén các dân-tộc nhược-tiểu.

Trong khi khuyên nhủ các thanh-niên Trung-Hoa không nên chạy theo chủ-nghĩa quốc-tế vì nó là một thứ chủ-nghĩa đế-quốc trá hình mà nước Trung-Hoa xưa kia đã từng dùng, ông bảo rằng nước Trung-Hoa còn hèn kém, chưa thể theo chủ-nghĩa quốc-tế được, vì theo chủ-nghĩa quốc-tế, tức là chịu để cho liệt-cường chia xẻ Trung-Hoa. Ông tiếp rằng, khi nào Trung-Hoa mạnh rồi, dân Trung-Hoa có thể theo chủ-nghĩa quốc-tế. Như thế, người ta có thể ngờ rằng Tôn Văn ám-nhiên xui người Trung-Hoa dùng chủ-nghĩa dân-tộc làm cho quốc-gia mình mạnh, rồi khi quốc-gia Trung-Hoa đã mạnh, người Trung-Hoa lại sẽ dùng chủ-nghĩa quốc-tế để thi-hành-chánh-sách đế-quốc của mình.

Trong sự suy-luận của ông, Tôn Văn luôn luôn xem những nước : Việt-Nam, Thái-Lan, Diến-Điện…, như là những đất phiên-thuộc Trung-Hoa. Ông nhắc lại rằng chỉ sau khi ký với chánh-phủ Bắc-kinh hòa-ước Thiên-Tân năm 1885, người Pháp mới chánh-thức-hóa được sự đô-hộ đất Việt của họ. Dựa vào đó, ông xem đất Việt là một phần lãnh-thổ của Trung-Hoa. Những sách giáo-khoa của Trung-Hoa Quốc-dân-đảng về sau vẫn giữ nguyên ý đó. Điều này càng chứng tỏ thêm ý muốn gồm thâu đất Việt của Tôn Văn.

Trong chủ-quyền Dân-quyền, Tôn Văn  cho rằng tác-dụng của quyền xưa nay là duy-trì sự sinh-tồn của người. Đứng về phương-diện lý-tưởng mà nói, tác-dụng của quyền tất phải nhắm vào mục-đích sinh-tồn như Tôn Văn đã nói. Nhưng sự thật, xưa nay người ta tranh nhau cướp quyền-bính để thỏa-mãn những dục-vọng cá-nhơn hơn là để phụng-sự dân-chúng. Do đó , những vấn-đề chánh-trị và xã-hội mới được đặt ra. Cũng do đó, người ta phải nghĩ ra những phương-pháp giữ cho nhà cầm-quyền không lợi dụng thế-lực mà đàn-áp bóc lột dân-chúng.

Theo Tôn Văn, lịch-sử nhơn-loại chia ra làm nhiều thời-kỳ. Trong thời-kỳ thứ nhứt, người ta phải tranh-đấu với cầm-thú. Trong thời-kỳ thứ nhì, người phải tranh-đấu với thiên-nhiên và theo chế-độ thần-quyền. Trong thời-kỳ thứ ba, vì phải tranh-đấu lẫn nhau nhiều hơn, người cần có người giỏi việc hành-binh cầm đầu và lập ra chế-độ quân-quyền. Sau cùng, dân-quyền thắng-lợi vì nhà vua chế-ngự được thần-quyền rồi lạm-dụng quyền-hành mình mà làm nhiều điều xằng bậy, khiến cho dân-chúng phẫn-uất, nổi lên đánh đổ chế-độ quân-quyền.

Đúng theo lời Tô Văn, loài người muốn sống phải tranh-đấu với ba lực-lượng : loài cầm-thú, lực-lượng thiên-nhiên và người đồng-loại. Nhưng ba sự tranh-đấu này luôn luôn có một lượt với nhau. Người cùng một lúc chống với loài cầm-thú săn mình, và  săn loài thú nhỏ hơn để ăn thịt, lại phải tìm cách đối-phó với những lực-lượng thiên-nhiên có hại đến mình và phải cùng đồng-loại tranh giành món ăn chỗ ở. Tánh-cách và sự quan-trọng của mỗi cuộc tranh-đấu có thể khác nhau tùy thời-kỳ , nhưng chung-qui, ba đối-thủ của người đều còn đủ đến ngày nay. Sự đối-phó với loài thú từ lâu đã trở nên dễ dàng cho người, nhưng cuộc tranh-đấu với thiên-nhiên và đồng-loại vẫn còn gay go khắc-nghiệt như xưa.

Trong khi người vẫn phải hết sức tranh-đấu với thiên-nhiên và đồng-loại, xã-hội trong đó người sống tiến mãi từ chế-độ thần-quyền sang chế-độ dân-quyền. Vậy, muốn tìm lý-do làm phát-sanh các chế-độ này, ta không thể chỉ dựa vào đối-thủ của người như Tôn Văn, mà phải dựa vào trình-độ phát-triển của ý-thức và trí-tuệ con người.

Khi trí-tuệ người chưa đủ mở mang để hiểu những hiện-tượng bao bọc mình, người dựa vào thần-quyền. Khi người chưa có một ý-thức rõ rệt về cá-tánh mình, về phẩm-cách mình, người còn chím đắm trong đám đông và dễ dàng khuất-phục kẻ bề trên, dầu kẻ bề trên đó là một giáo-sĩ, một nhà vua, hay một lãnh-tụ dân-chủ cũng vậy. Quân-quyền do tinh-thần khuất-phục đó mà phát-sanh và nẩy nở được. Chỉ đến lúc người giác-ngộ về nhơn-cách mình, và tự xem mình như một phần-tử bình-đẳng với những phần-tử khác trong xã-hội, ý-tưởng dân-quyền mới xuất-hiện và phát-triển.

Nhưng sự lật đổ quân-quyền lại còn do nơi một yếu-tố tâm-lý khác. Nếu chế-độ quân-chủ dựa vào một nguyên-tắc công-bình, tôn-trọng cá-tánh người, và không bó buộc người thì khi gặp một nhà vua tàn-ác, dân-chúng chỉ phế ông ấy xuống, đưa người khác lên thay. Vì chế-độ quân-chủ của đạo Nho có tánh-cách bình-dân nên những nhà cách-mạng Viễn-Đông thuở trước không đòi hỏi tự-do bình-đẳng và không nghĩ đến sự thành-lập một dân-quốc trước khi tiêm-nhiễm những tư-tưởng dân-chủ của người Âu Mỹ, mặc dầu người Trung-Hoa xưa kia đã có một nền triết-lý nhơn-sanh rất cao.

Những ý-tưởng thần-quyền và dân-quyền vẫn có thể sống chung nhau trong xã-hội, vì ngay trong khi đã có một ý-thức rõ rệt về nhơn-cách, người hãy còn chưa hiểu biết hết các hiện-tượng thiên-nhiên bao bọc lấy mình. Thêm nữa, những dân-tộc bảo-thủ, tôn-trọng cổ truyền, và may mắn được sống dưới sự cai-trị của một hoàng-gia khôn ngoan, có tinh-thần nhân-nhượng với dân-chúng, vẫn có thể giữ chế-độ quân-chủ giữa thời-đại dân-quyền. Dân-tộc Anh đã cho ta một tấm gương rõ rệt về sự cộng-tồn giữa ba chủ-trương thần-quyền, quân-quyền và dân-quyền : họ tôn sùng Thượng-đế và theo chánh-thể quân-chủ, nhưng vẫn bảo-đảm được quyền-lợi vật-chất và tinh-thần của mọi công-dân.

Để thực-hiện lý-tưởng dân-quyền, Tôn Văn đề nghị chia dân-quyền ra làm chánh-quyền và trị-quyền. Cứ xét theo lý-luận ông, ta thấy rằng cái mà ông gọi là chánh-quyền là cái mà ông Rousseau gọi là chủ-quyền, còn cái trị-quyền của ông tức là cái mà ta thường gọi là chánh-quyền.

Thêm vào ba quyền : lập-pháp, tư-pháp và hành-pháp của các lý-thuyết-gia dân-chủ Âu-châu, Tôn Văn đưa ra hai quyền giám-sát và khảo-thí.

Những nhà vua Viễn-Đông xưa kia quả có đặt ra chế-độ giám sát với những viên ngự-sử, những vị gián-nghị đại-phu. Nói cho thật đúng, chế-độ này cũng có nhiều chỗ hay. Trong lịch-sử Trung-Hoa và Việt-Nam, nhiều người cương trực đã giữ chức-vụ ấy một cách xứng đáng, và đã giúp nhiều vào việc

giữ các nhà vua trên con đường phải. Tuy-nhiên, ta phải công-nhận rằng ngày xưa, tánh-mạng các quan ngự-sử và gián-nghị đại-phu vẫn nằm trong tay nhà vua, nếu không nằm trong tay những quyền-thần. Và những nhà vua hôn-ám, những vị tể-tướng lộng-quyền không ngần ngại gì mà chẳng giết những người dám thẳng lời chỉ-trích nết xấu của mình. Nhưng dầu sao, ý-kiến lập một quyền giám-sát cũng là ý-kiến rất hay, miễn là sự chọn lựa các nhơn-viên giám-sát được kỹ càng đúng đắn.

Về quyền khảo-thí thì khác hẳn. Quyền khảo-thí không bao giờ được độc-lập. Nó là sản-phẩm của chế-độ chánh-trị, từ trước đến nay vẫn tùy-thuộc cơ-quan hành-pháp. Và thật ra, sự thiết-lập riêng một cơ-quan khảo-thí chưa chắc đã có kết-quả gì hay, mà còn có thể đưa đến sự lạm-dụng quá đáng nữa.

Sau hết, chúng ta lại có thể nhận thấy rằng chủ-trương của Tôn Văn về vấn-đề dân-chủ không được rõ ràng lắm. Trong chủ-nghĩa Dân-quyền, ông bất đầu tán-dương tinh-thần dân-chủ, nhưng kế đó, ông

dạy người Trung-Hoa phải hy-sinh tự-do cá-nhơn của mình để lo cho sự tự-do của Tổ-quốc. Ông lại bảo họ không nên chủ-trương bình-đẳng tuyệt-đối là một điều trái với thiên-nhiên. Những ý-tưởng của ông về tự-do và bình-đẳng không phải là không hợp-lý, nhưng thành-thật mà nói, nó đã phản-đối hẳn lý-thuyết dân-chủ tây-phương vốn tôn-trọng sự tự-do của mỗi cá-nhơn.

Trong chủ-nghĩa Dân-sinh, Tôn Văn lại càng lúng túng hơn nữa. Ai có đọc những bài diễn-văn của ông đọc ở Quảng-châu để giảng-giải về chủ-nghĩa Dân-sinh cũng thấy rõ sự bối rối của ông. Khởi đầu, ông bảo : « chủ-nghĩa Dân-sinh cũng như chủ-nghĩa cộng-sản ». Kế đó,  ông vạch rõ những chỗ sai lầm của lý-thuyết Karl Marx và cho biết rằng vì những chỗ sai lầm ấy, ông không theo chủ-nghĩa cộng-sản mà lập ra chủ-nghĩa Dân-sinh. Nhưng sau cùng, ông kết-luận rằng chủ-nghĩa Dân-sinh cũng là chủ-nghĩa cộng-sản.

Thật-sự thì chủ-nghĩa Dân-sinh của Tôn Văn không thể giống chủ-nghĩa cộng-sản được. Vì trong khi chủ-nghĩa cộng-sản chủ-trương hủy-diệt quyền tư-hữu, chủ-nghĩa Dân-sinh còn chấp-nhận quyền tư-hữu của người, chỉ hạn-chế sự sử-dụng quyền ấy mà thôi. Vấn-đề công-nhận hay không công-nhận quyền tư-hữu là một bức tường chia rẽ hẳn chủ-trương cộng-sản và các chủ-trương dân-chủ tự-do hay quốc-gia. Bởi đó, khi cho rằng chủ-nghĩa Dân-sinh công-nhận quyền tư-hữu và chủ-nghĩa cộng-sản không công-nhận quyền tư-hữu cũng như nhau, Tôn Văn đã phạm vào một mâu-thuẫn rất to.

Đ. Nguyên nhơn những mâu thuẫn của Tôn Văn

Sở-dĩ Tôn Văn có những lý-luận mâu-thuẫn nhau từ đầu đến cuối như ta thấy trên đây là vì tình-thế nước Trung-Hoa lúc  ấy bắt buộc. Chủ-nghĩa Tam Dân của ông đã xuất-hiện vào một thời-kỳ hết sức rối loạn của nước Trung-Hoa.

Muốn cho Tổ-quốc khỏi bị liệt-cường uy-hiếp lăng-nhục, Tôn Văn nhận thấy cần phải cải-tổ chế-độ chánh-trị hủ-bại của nước mình. Cuộc tiếp xúc với Lý Hồng Chương cho ông biết rõ rằng triều-đình Mãn-Thanh nhứt-định không chịu duy-tân theo gương nước Nhựt. Vì đó, ông phải quay về chủ-trương cách-mạng. Nhưng phần lớn người Trung-Hoa lúc ấy còn nhiễm tinh-thần tôn-quân, không chịu chống lại triều-đình. Tôn Văn phải đề cao tinh-thần dân-tộc, khêu gợi lòng thù ghét dân Mãn-châu của người Hán để kêu gọi họ theo mình đánh đổ nhà Thanh.

Nhưng nếu chủ-trương xem người Mãn-châu là ngoại-tộc thì sau khi tự giải-thoát  khỏi ách đô-hộ của người Mãn-châu, dân Trung-Hoa lại phải tách quốc-gia mình ra khỏi quốc-gia Mãn-châu. Đất Mãn-châu vốn là một vùng đất rất phì-nhiêu và có nhiều khoáng-sản, có thể gọi là phần đất tốt nhứt của nước Trung-Hoa nên Tôn Văn không muốn mất nó. Vì thế, ông lại phải nêu ra chủ-trương “ngũ-tộc cộng-hòa “, xem người Mãn-châu là một phần-tử của dân-tộc Trung-Hoa.

Chủ-trương dân-tộc hết sức cần-thiết cho người Trung-Hoa xưa nay vốn không có một tinh-thần quốc-gia rõ rệt và mạnh-mẽ. Nhưng từ trước, người Trung-Hoa đã nhiều lần khởi-loạn chống triều Mãn-Thanh và chống luôn cả ngoại-kiều, sát-hại những thương-gia, nghiệp-chủ da trắng. Do đó các cường-quốc Âu Mỹ thường có ác-cảm với những phong-trào khởi-loạn ở Trung-Hoa. Họ gán cho những phong-trào ấy một tánh-cách bài-ngoại hẹp hòi. Để tránh nạn liệt-cường ủng-hộ chánh-phủ Bắc-kinh, đàn-áp phong-trào cách-mạng mình khởi-xướng, Tôn Văn phải cho họ thấy rằng nó là một phong-trào chống lại sự chuyên-chế của nhà vua Trung-Hoa y như những phong-trào dân-chủ ở Âu Mỹ.

Tuy-nhiên, sự khảo-sát chế-độ chánh-trị các nước Âu-châu đã cho ông thấy rằng chủ-trương dân-chủ không phải hoàn-hảo, lại không thích-hợp với tâm-lý dân-chúng Trung-Hoa và tình-thế Trung-Hoa lúc ấy. Vì đó, ông nêu ra chủ-nghĩa Dân-quyền, trong đó ông hô-hào phải trao quyền lại cho dân, song lại chủ-trương cho nước Trung-Hoa theo một chế-độ kỷ-luật quốc-gia chặt chẽ, không nhìn nhận sự tự-do bình-đẳng cá-nhơn. Chủ-nghĩa Dân-quyền này lại còn có cái lợi là lôi kéo được những phần-tử thanh-niên có du-học Âu Mỹ, đã nhiễm tinh-thần dân-chủ của dân da trắng và khó nhận một chủ-trương dân-tộc thuần-túy.

Sau khi triều Mãn-Thanh sụp đổ, nước Trung-Hoa lại bị nạn quân-phiệt phân-tranh. Các nước Âu-châu trước kia tán-trợ Tôn Văn bây giờ lại tìm cách phá rối, gây thêm chia rẽ để thừa cơ thủ-lợi, chỉ có Liên-bang Sô-viết mới thành-công trong cuộc cách-mạng vô-sản và bị cô-lập trên trường ngoại-giao quốc-tế là có thể bắt tay Trung-Hoa. Nhưng người Nga cũng không có lợi mà giúp cho nước Trung-Hoa thống-nhứt và hùng-cường, nếu Trung-Hoa theo chủ-nghĩa quốc-gia, vì trong trường-hợp đó, Trung-Hoa sẽ là một mối nguy lớn lao cho họ. Muốn cho người Nga sẵn sàng giúp mình, Tôn Văn phải nghiêng về phía chủ-nghĩa cộng-sản.

Vì phải theo đuổi nhiều mục-đích khác nhau, lại chống chọi nhau, chủ-nghĩa Tam Dân thành ra một chủ-nghĩa lửng lơ, quốc-gia không ra quốc-gia, quốc-tế không ra quốc-tế, tư-sản không ra tư-sản mà cộng-sản cũng không thật là cộng-sản. Thành thật mà nói, nó là một chủ-nghĩa quốc-gia mang lốt quốc-tế, một chủ-nghĩa tư-sản mặc áo cộng-sản.

E. Sự thi hành chủ nghĩa tam dân

Tuy chủ-trương rằng người Trung-Hoa từ xưa đã có tư-tưởng dân-quyền, Tôn Văn vẫn công-nhận rằng chế-độ quân-chủ Trung-Hoa là một chế-độ dựa vào quyền-lực. Dân-chúng Trung-Hoa từ xưa đã sống trong chế-độ quyền-lực ấy mà chưa quen với chánh-thể dân-chủ cộng-hòa. Theo ông, nếu thi-hành ngay chủ-trương dân-quyền, trao trọn chánh-quyền cho dân thì quốc-gia Trung-Hoa có thể lâm vào cảnh hỗn-loạn. Vì lý-do này, ông phân trình-tự thực-hành chủ-nghĩa Tam Dân ra làm ba thời-kỳ : quân-chánh, huấn-chánh, và hiến-chánh.

Trong thời-kỳ quân-chánh, những nhà cách-mạng tổ-chức chánh-phủ quân-nhơn, áp-dụng một kỷ-luật gắt gao để thống-nhứt quốc-gia,tiêu-diệt những kẻ phản-động. Khi nền tảng dân-quốc đã vững và quốc-gia được an-ổn, chánh-phủ sẽ nhờ sự tuyên-truyền huấn-luyện mà nâng cao trình-độ dân-chúng, giác-ngộ họ về nhiệm-vụ và quyền-lợi họ, tập cho họ sống theo chế-độ dân-chủ. Sau đó, khi công việc đào-luyện này hoàn-thành, dân-chúng sẽ thật-thọ nắm chánh-quyền và sử-dụng những quyền tuyển-cử, bãi-quan, chế-luật của mình một cách hoàn-toàn đầy đủ. Chừng đó, chánh-phủ quân-nhơn cách-mạng phải nhường chỗ cho một chánh-phủ được bầu cử ra theo hiến-pháp : đó là thời-kỳ hiến-chánh.

Ý-kiến Tôn Văn kể ra cũng hay. Nhưng ông quên rằng khi người ta đã nắm được quyền-bính trong tay thì người ta có xu-hướng muốn giữ nó mãi, chớ không mấy khi tự mình buông bỏ nó. Như vậy, các chánh-phủ quân-nhơn cách-mạng của ông sẽ cố dời thời-kỳ hiến-chánh ra xa chừng nào hay chừng ấy. Nếu không kéo dài thời-kỳ quân-chánh được, họ cũng kéo dài thời-kỳ hiến-chánh ra. Bởi đó, nếu theo chủ-trương trên này của Tôn Văn, thì dầu cho nước Trung-Hoa có yên-ổn, Trung-Hoa Quốc-dân-đảng cũng chưa chắc đã thi-hành đúng chủ-nghĩa Tam Dân.

Nhưng thật ra thì từ khi cuộc cách-mạng Tân-Hợi nổ bùng, chưa lúc nào nước Trung-Hoa được yên-ổn. Sau cuộc Nam Bắc phân-tranh, lại đến nạn quân-phiệt, rồi cuộc xung-đột Quốc-Cộng. Cuộc xung-đột này chỉ tạm ngưng lại trong thời-kỳ tranh-chiến với Nhựt, rồi lại tiếp-diễn. Ngày nay, mặc dầu  Trung-cộng đã chiếm hết lục-địa Trung-Hoa và Trung-Hoa Quốc-dân-đảng chỉ còn giữ được Đài-loan, cuộc tranh-đấu giữa hai bên vẫn kéo dài chớ chưa hoàn-toàn chấm dứt.

Trong tình-thế đó, tự-nhiên Tam Dân-chủ-nghĩa không thể thi-hành được đúng đắn. Tuy những chánh-phủ Trung-Hoa Quốc-dân-đảng tổ-chức có ban-hành một Hiến-pháp, và trị-quyền ở Trung-Hoa được chánh-thức chia ra cho năm viện theo chủ-trương “ngũ-quyền” của Tôn Văn, thật sự thì tất cả quyền-bính qui-tập vào tay chánh-phủ do Tưởng Giới-Thạch cầm đầu. Chế-độ độc-tài của Trung-Hoa Quốc-dân-đảng không đến nỗi khắc-nghiệt quá như chế-độ phát-xít, quốc-xã hay cộng-sản, nhưng dầu sao, người Trung-Hoa cũng không được hưởng thật-sự những quyền mà chủ-nghĩa Tam Dân hứa cho họ. Như thế, ta có thể bảo rằng chủ-nghĩa này chưa lúc nào được thi-hành đúng đắn.

Sau khi Trung-cộng nắm quyền-bính ở Trung-Hoa, chủ-nghĩa Tân-Dân đã được đem ra thay thế cho chủ-nghĩa Tam Dân. Tuy vậy, các lãnh-tụ Trung-cộng vẫn không bài-xích Tôn Văn và một phần nào chịu công-nhận rằng họ là những kẻ thừa-kế của ông về phương-diện tinh-thần. Họ lấy câu “Chủ-nghĩa Dân-sinh là chủ-nghĩa Cộng-sản ” và những lời Tôn Văn hiệu-triệu dân Trung-Hoa theo chủ-trương thế-giới đại-đồng để bảo rằng mình không hề đi sai bản-ý Tôn Văn. Trong khi đó, Trung-Hoa Quốc-dân-đảng dựa vào ý “người Trung-Hoa phải lo cho quốc-gia dân-tộc mình trước ” và những lời chỉ-trích lý-thuyết Karl Marx của Tôn Văn để tự cho mình là môn-đồ chánh-thống của Tôn Văn. Sự mù mờ của chủ-nghĩa Tam Dân đã làm cho quần-chúng Trung-Hoa hoang-mang, và ta có thể cho rằng chủ-nghĩa ấy đã không ít thì nhiều giúp vào sự thắng-lợi của Cộng-sản trên dất nước Trung-Hoa.

II. Chủ nghĩa Tân Dân

A-     Tình thế nước Trung Hoa sau khi Tôn Văn từ trần

Tôn Văn qua đời giữa lúc nước Trung-Hoa còn nằm trong vòng hỗn-loạn. Các tướng quân-phiệt mỗi người hùng-cứ một phương, các quân-nhơn theo Tôn Văn cũng nghĩ đến quyền-lợi cá-nhơn nhiều hơn là quyền-lợi tối-cao của tổ-quốc. Thời Tôn Văn còn sống, ông đã bị phản-bội nhiều lần và công cuộc chinh-phạt các tướng quân-phiệt phương Bắc mà ông chủ-trương chưa lúc nào thành-công.

Sau khi Tôn Văn chết, quyền-bính về tay Tưởng Giới-Thạch. Ông này ban đầu noi theo chánh-sách cộng tác với đảng Cộng-sản Trung-Hoa do Tôn Văn nêu ra, nhưng từ năm 1927, nhận thấy đảng Cộng-sản còn nguy cho tiền-đồ Trung-Hoa hơn bọn quân-phiệt, ông quay trở lại đàn-áp cộng-sản. Từ đó trở đi, nước Trung-Hoa không lúc nào yên. Các tướng quân-phiệt lần lần bị tiêu-diệt hay phải trở về cộng-tác với Tưởng Giới-Thạch. Tuy vậy, quyền-thế của chánh-phủ Nam Kinh do Tưởng Giới-Thạch điều-khiển thật ra chỉ có tánh-cách nguyên-tắc chớ không thực-tế, và các vị đốc-quân ở tỉnh thường làm theo ý mình.

Trong khi đó, cuộc tranh-đấu giữa Trung-Hoa Quốc-dân-đảng và Trung-Hoa Cộng-sản-đảng cứ kéo dài ra mãi. Mặc dầu có những phương-tiện lớn lao mạnh mẽ hơn, Tưởng Giới-Thạch không tiêu-diệt được đạo Hồng-quân của Mao Trạch Đông. Giữa lúc bận rộn với vấn-đề nội-bộ, chánh-phủ Trung-Hoa lại còn phải lo đối-phó với chủ-trương đế-quốc của Nhựt. Vốn lo sợ rằng khi nước Trung-Hoa thống-nhứt được và thi-hành xong chủ-trương kiến-thiết của mình, người Nhựt sẽ không uy-hiếp nổi Trung-Hoa nữa, mà còn có thể mất nhiều quyền-lợi, các chánh-phủ quân-phiệt Nhựt noi theo chánh-sách xâm-lấn Trung-Hoa, khiến cho dân-chúng và nhứt là các sĩ-quan trẻ tuổi hết sức phẫn-uất.

Năm 1936, Trương Học Lương và Dương Hổ Thành mời Tưởng Giới-Thạch đến Tây-an phủ và bắt ông ta giam lại. Để được giải-phóng, Tưởng Giới-Thạch phải chấp-nhận đề-nghị của họ, liên-minh với Trung-cộng chống Nhựt. Từ đó, nước Trung-Hoa bị lôi cuốn vào một trận chiến-tranh toàn-diện với Nhựt.

Năm 1945, khi Nhựt đầu hàng Đồng-minh, Tưởng Giới-Thạch được công-nhận là Quốc-trưởng của nước Trung-Hoa thống-nhứt và được liệt vào ngũ-cường. Nhưng chẳng bao lâu, cuộc tranh-chiến giữa Trung-Hoa Quốc-dân-đảng và Trung-Hoa Cộng-sản-đảng lại nổ bùng ra. Tưởng Giới-Thạch đem toàn-lực tấn-công Trung-cộng. Nhưng vì những người cộng-tác với ông phần lớn bất-lực và tham-nhũng, ông không được sự ủng-hộ của dân-chúng và không thể thành-công. Sau những chiến-thắng rõ rệt, quân-đội ông phải lùi lại và cuối cùng ông thất-bại hẳn. Năm 1949, Tưởng Giới-Thạch chỉ còn giữ được đảo Đài-loan, còn cả lục-địa Trung-Hoa đều lọt vào tay Trung-cộng.

B- Mao Trạch Đông và Đảng Cộng Sản Trung Hoa

Nhà lãnh-tụ đảng Cộng-sản Trung-Hoa tên là Mao Trạch-Đông. Ông sanh năm 1893 ở tỉnh Hồ-nam, trong một gia-đình phú-nông. Thuở nhỏ, ông đưọc giáo-dục theo nền nếp xưa, nhưng ông vốn bướng bỉnh nên hay cãi lại thân-phụ mình. Sau một trận cãi cọ kịch-liệt, ông bỏ nhà trốn đi. Ít lâu sau đó, ông trở về làng dự một cuộc khởi-loạn địa-phương do một đảng kín tổ-chức chống lại những người địa-chủ. Có lẽ để tập cho ông thuần bớt, thân-phụ ông gởi ông đến giúp việc cho một nhà buôn gạo ở huyện kế bên, cũng trong tỉnh Hồ-nam. Trong thời-kỳ này, ông tự học thêm và đọc rất nhiều sách về những vĩ-nhơn thế-giới và học-thuyết chánh-trị. Ít lâu sau đó, ông đến Trường-sa, vào học một trường trung-học.

Khi cuộc cách-mạng Tân-Hợi nổ bùng, ông tham-dự phong-trào học-sinh lúc ấy, và đi Hán-khẩu xin đầu quân đánh giặc. Nhưng chẳng bao lâu, ông lại trở về Trường-sa, vào học trường Sư-phạm. Lúc này, ông tiếp-xúc được với những phần-tử cộng-sản và được họ đưa vào đảng Tân Thanh-niên của Trần Độc Tú. Năm 1918, ông tốt-nghiệp trường Sư-phạm, rồi bỏ đi Bắc-kinh, tổ-chức phong-trào du học nước Pháp. Từ đó, ông gia-nhập hội Tân-Dân-chủ, tham-dự nhiều cuộc hoạt-động của giới sinh-viên. Từ năm 1920, ông nghiên-cứu về chủ-nghĩa cộng-sản và trở thành một đảng-viên cộng -sản thiệt thọ.

Mao Trạch-Đông là người sống trong giới nông-dân, ông đã thấy rõ sức mạnh của gìới ấy và nhận thấy rằng thợ thuyền Trung-Hoa còn ít quá, không đủ sức thực-hiện cuộc cách-mạng cần-thiết. Do đó, ông có ý muốn dùng nông-dân làm lực-lượng chánh-yếu của đảng Cộng-sản Trung-Hoa.

Nhưng lúc ban đầu, đảng này theo sát chủ-trương các lãnh-tụ Nga và dựa vào thợ thuyền nhiều hơn. Những sự thất-bại đẫm máu của những cuộc khởi-loạn do thợ thuyền gây ra lần lần làm cho chủ-trương họ Mao được tăng giá-trị. Từ năm 1927, Mao Trạch Đông trở thành một lãnh-tụ quan-trọng của Trung-Hoa Cộng-sản-đảng. Nhưng mãi đến năm 1930, sau cuộc khởi-loạn ở Thượng-hải, Lý Lập Tam, nhà lý-thuyết cộng-sản theo chủ-trương Mốt-cu, mới bị loại ra khỏi văn-phòng chánh-trị, và Mao Trạch-Đông mới trở thành vị lãnh-tụ tối-cao.

Cũng năm 1930, lực-lượng Trung-cộng qui-tập ở tỉnh Giang-tây, tổ-chức một chánh-phủ Sô-viết tại đó. Bị Tưởng Giới-Thạch đánh rát quá, họ phải mở đường rút lui về Tứ-xuyên rồi về Thiểm-tây. Đó là cuộc “Vạn-lý trường-chinh” được các văn-sĩ  cộng-sản ca-tụng như là một chiến-công oanh-liệt của thế-giới. Năm 1949, khi Tưởng Giới-Thạch bị đuổi ra Đài-loan, Mao Trạch Đông trở thành vị chúa-tể của nước Trung-Hoa.

C- Những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Tân Dân

Trong sự tuyên-truyền để lôi cuốn quần-chúng Trung-Hoa theo mình, Trung-Hoa Cộng-sản-đảng từ trước đến nay đã dựa vào chủ-nghĩa Tân-Dân một phần lớn. Chủ-nghĩa này thật ra không phải hoàn-toàn do Mao Trạch-Đông sáng tạo ra. Mầm mống nó nảy nở ở một số nước Trung-Âu từ đầu thế-kỷ thứ 20 rồi.

Những nước Trung-Âu này đều là những nước nhược-tiểu, theo một chánh-thể độc-tài khắc-nghiệt, đưa đến một chế-độ xã-hội bất-công, đồng-thời lại bị sự uy-hiếp nặng nề của các cường-quốc lân-cận. Tình-thế này làm cho dân-chúng có một tinh-thần quốc-gia mạnh mẽ , nhưng lại hướng đến một xã-hội tự-do và công-bằng hơn. Bởi thế, trái với phong-trào phát-xít và quốc-xã ở hai nước Ý và Đức, nâng cao tư-tưởng quốc-gia dân-tộc mà chống chọi lại tư-tưởng dân-chủ xã-hội, những phong-trào cách-mạng ở các nước Trung-Âu đã hòa-hợp làm một lý-tưởng quốc-gia, dân-chủ và xã-hội.

Những phong-trào cách-mạng này không ảnh-hưởng đến đại-cuộc thế-giới bằng những cuộc cách-mạng dân-chủ ở Hiệp-chúng-quốc Mỹ và ở Pháp. Nhưng sự cố gắng để dung-hòa những tư-tưởng quốc-gia, dân-chủ và xã-hội kể ra cũng đánh dấu cho một sự tiến-bộ khả-quan của tư-tưởng chánh-trị loài người.

Trong thời-kỳ luân-lạc khắp nơi, có lẽ Tôn Văn cũng đã có trao đổi ý-kiến, nếu không chịu ảnh-hưởng ít nhiều của các lý-thuyết gia cách-mạng Trung-Âu. Chủ-nghĩa Tam Dân, mặc dầu đặc-biệt nhắm vào mục-đích giải-quyết tình-thế Trung-Hoa, thật sự cũng là một cố gắng để hòa-hợp cả ba chủ-trương quốc-gia, dân-chủ và xã-hội.

Sau khi nắm được chánh-quyền ở Nga, đảng Cộng-sản Đệ-Tam Quốc-tế nhận thấy rằng chủ-trương Cộng-sản thuần-túy khó mà lôi kéo được nhiều người theo, nên đã cho phép các nhánh cộng-sản ở các nước nhược-tiểu liên-minh với các nhóm người chủ-trương dân-chủ hay quốc-gia, song cùng chung mục-đích chống chọi lại chánh-quyền. Do đó, các đảng-viên cộng-sản hoạt-động ngoài nước Nga, nhứt là ở các nước nhược-tiểu, đã không hoàn-toàn bài-xích tư-tưởng quốc-gia và dân-chủ tư-sản như ở Liên-bang Sô-viết, mà có khi còn dùng những khẩu-hiệu quốc-gia và dân-chủ để kêu gọi quần-chúng nữa.

Mao Trạch-Đông ở vào tình-trạng trên này. Nhận thấy rằng những chủ-trương của thuyết Cộng-sản, vốn phát-sanh ở một nước đã kỹ-nghệ-hóa và có nhiều thợ thuyền, nên không thích-hợp với tình-thế Trung-Hoa, một nước rộng lớn nhưng lại có một nền kinh-tế nông-nghiệp lạc-hậu và rất yếu so với liệt-cường, ông không muốn dùng nguyên vẹn lý-luận cộng-sản trong sự tuyên-truyền lôi kéo quần-chúng theo mình. Sự thất-bại của Lý Lập Tam càng làm cho ông tin tưởng rằng mình hữu-lý, và mạnh dạn đi trên con đường này.

Ảnh-hưởng của Tôn Văn và chủ-nghĩa Tam Dân đối với dân-chúng rất mạnh mẽ nên Mao Trạch-Đông tìm cách lợi-dụng nó. Vì đó, ông nêu ra chủ-nghĩa Tân Tam Dân hay Tân-Dân, một phần dựa vào chủ-nghĩa Tam Dân, một phần dựa vào các lý-thuyết của những  đảng-viên cộng-sản Trung-Âu.

Chủ-nghĩa Tân-Dân cũng gồm có ba phần : Dân-tộc, Dân-quyền và Dân-sinh.

1- Dân tộc

Thuyết Dân-tộc của chủ-nghĩa Tân-Dân dựa vào hai nguyên-tắc : Dân-tộc tự-quyết và Dân-tộc bình-đẳng.

Theo nguyên-tắc Dân-tộc tự-quyết thì các dân-tộc trên thế-giới không phân mạnh yếu nhiều ít, văn-minh hay lạc-hậu, đều có quyền định-đoạt lấy số-phận mình, không phải bị một nước nào khác chi-phối để lợi-dụng hay bóc lột.

Theo nguyên-tắc Dân-tộc bình-đẳng thì trong sự giao-thiệp giữa các dân-tộc, phải có một sự bình-đẳng tuyệt-đối, không dân-tộc nào được dùng quyền-thế lực-lượng mình mà đàn-áp các dân-tộc khác.

Nguyên-tắc dân-tộc tự-quyết và dân-tộc bình-đẳng thực-hiện được rồi thì dân-tộc sẽ được độc-lập. Sự dộc-lập này là một sự độc-lập hoàn-toàn trong ba phạm-vi chánh-trị, kinh-tế và ngoại-giao.

Chủ-nghĩa Tân-Dân chủ-trương mở rộng phạm-vi vấn-đề dân-tộc ra. Nó có mục-đích giải-phóng tất cả những dân-tộc thuộc-địa, giải-phóng về cả hai mặt chánh-trị và kinh-tế. Trong phong-trào Liên-hiệp các dân-tộc thuộc-địa chống lại đế-quốc, chủ-nghĩa Tân-Dân không xem toàn-thể dân-tộc thống-trị là thù địch mà nhìn nhận giai-cấp vô-sản và những phần-tử chơn-chánh thuộc dân-tộc ấy là bạn.

2- Dân quyền

Thuyết Dân-quyền của chủ-nghĩa Tân-Dân lấy sự tự-do làm mục-đích. Nó chủ-trương bảo-đảm các quyền tự-do cá-nhơn, các quyền tự-do căn-bản : tư-do ngôn-luận, tự-do tín-ngưỡng, tự-do giao-thông, tự-do hội-họp, tự-do lập hội. Tư-hữu được chánh-phủ bảo-đảm, các công-dân được quyền tham-dự vào việc chánh-trị, sự tự-do sanh sống của công-dân được chánh-phủ bảo-đảm. Để thực-hiện lý-tưởng này, chủ-nghĩa Tân-Dân chủ-trương tập-trung quyền-chánh về nghị-viện.

3- Dân sinh

Theo thuyết Dân-sinh của chủ-nghĩa Tân-Dân, người ta ai cũng có quyền sống, không phải sống lấy còn, lấy có mà thôi, mà phải sống đầy đủ, có những điều-kiện vật-chất để khuếch-trương hết năng-lực mình và tự bảo-đảm được đối với những sự bất-thường, nói tóm lại, là phải có một đời sống hạnh-phúc. Muốn đạt mục-đích này, quốc-gia phải bảo-đảm cho nhơn-dân ai cũng có việc làm tương-đương với tài sức mình, phải làm sao cho người lãnh lương kém nhứt cũng có đủ điều-kiện sống đầy đủ, lại phải tiết-chế tư-bản và quốc-hữu-hóa các ngành kỹ-nghệ lớn và có ích-lợi chung.

D- Những chỗ dị đồng giữa hai chủ nghĩa tam dân và tân dân

Hai chủ-nghĩa Tam Dân và Tân-Dân cùng dựa vào những nguyên-tắc căn-bản như nhau, và có nhiều chỗ giống nhau, nhưng cũng có nhiều điểm khác nhau.

Về vấn-đề dân-tộc, chủ-nghĩa Tam Dân tuy có nói đến các dân-tộc nhược-tiểu, nhưng cuộc cách-mạng giải-phóng của Tôn Văn chú-trọng nhiều nhứt đến dân-tộc Trung-Hoa. Cuộc cách-mạng giải-phóng của chủ-nghĩa Tân-Dân thì có tánh-cách rộng rãi hơn. Nó lan rộng khắp các thuộc-địa và bán thuộc-địa, liên-minh các giai-cấp, các dân-tộc, liên-minh với cả cuộc cách-mạng vô-sản ở các đế-quốc.

Về vấn-đề dân-quyền, chủ-nghĩa Tam Dân-chủ-trương phân-quyền, còn chủ-nghĩa Tân-Dân thì tập-trung quyền-chánh vào một nghị-viện là cơ-quan cao nhứt của quốc-gia.

Về vấn-đề dân-sinh, chủ-nghĩa Tam Dân-chủ-trương chỉ đưa ra những biện-pháp rụt rè và mơ hồ, còn chủ-nghĩa Tân-Dân thì nói đến sự tiết-chế tư-bản, phân-phối tài-sản, sự bảo-đảm việc làm và quyền sống của công-dân một cách rõ ràng hơn.

Như thế, chủ-nghĩa Tân-Dân rõ rệt hơn và có tánh-cách đại-đồng, khái-quát hơn chủ-nghĩa Tam Dân. Nó chỉ nêu ra phần lý-tưởng của chủ-nghĩa Tam Dân mà lược bỏ những lý-luận gốc của Tôn Văn. Nhờ đó, nó tránh được nhiều chỗ sai lầm và mâu-thuẫn. Nhưng cũng vì đó, nó phạm phải tánh-cách không-tưởng. Một mặt khác nữa, nó cũng còn chứa những điểm sai lầm.

Đ- Những nhược điểm của chủ nghĩa tân dân

Theo chủ-nghĩa Tân-Dân, tất cả những dân-tộc trên thế-giới đều phải được hoàn-toàn độc-lập về ba phương-diện chánh-trị, kinh-tế và ngoại-giao. Độc-lập về mặt chánh-trị tức là tự mình cai-trị lấy mình, không phải lệ-thuộc vào nước nào cả, độc-lập về mặt kinh-tế, nghĩa là không bị sự kiềm-tỏa của tư-bản ngoại-quốc, và không phải nhờ vào nước nào để sống, độc-lập về mặt ngoại-giao nghĩa là được tự-do giao-hảo hay tuyệt-giao với những dân-tộc khác tùy theo ý mình.

Những ý-tưởng này thật ra không phải là mới mẻ. Nó là sản-phẩm của lý-thuyết dân-chủ cũ và đã phát-hiện ra ở Âu-châu khi lý-thuyết này lan tràn đến các dân-tộc Trung-Âu đang bị các đế-quốc Áo và Thổ thống-trị. Chủ-trương dân-tộc tự-quyết đã được nêu ra từ thế-kỷ thứ 19. Những cuộc tranh-dấu tự giải-phóng của dân-tộc Ý và những dân-tộc ở bán-đảo Ba-nhĩ-cán đều dựa vào nó. Hội Quốc-liên thành-lập sau trận thế-giới đại-chiến thứ nhứt đã long trọng công-nhận quyền này, tuy không thi-hành nó đối với các giống dân thuộc-địa Á-châu. Chủ-trương dân-tộc bình-đẳng cũng là một chủ-trương rút từ lý-thuyết dân-chủ cũ ra, và rất thạnh-hành từ đầu thế-kỷ thứ 20.

Đứng về phương-diện lý-tưởng mà nói, những chủ-trương dân-tộc tự-quyết và dân -tộc bình-đẳng rất hay, rất phù-hợp với nguyện-vọng các dân-tộc, và có thể dùng làm một khẩu-hiệu tranh-đấu cho các giống dân nhược-tiểu. Nhưng lý-tưởng độc-lập hoàn-toàn mà chủ-nghĩa Tân-Dân nói đến thật ra rất khó thực-hiện. Nó chỉ thực-hiện được khi nào tất cả các dân-tộc đều hoàn-toàn đồng-đẳng nhau, đồng-đẳng ở thực-tế chớ không phải theo nguyên-tắc, đồng-đẳng về ba phương-diện : võ-lực, tài-sản và trình-độ trí-thức. Có đồng-đẳng nhau về ba phương-diện  ấy thì những dân-tộc mới có thể độc-lập hoàn-toàn đối với nhau được.

Ngày nào trên thế-giới còn những dân-tộc có một trình-độ thấp kém và những dân-tộc văn-minh, còn những dân-tộc thiểu-số và những dân-tộc đa-số, còn những dân-tộc ở trên một dải đất chật hẹp, thiếu nguyên-liệu và những dân-tộc chiếm những vùng đất rộng rãi phì-nhiêu, đầy thổ-sản, ngày ấy, sự bất-bình-đẳng giữa các dân-tộc vẫn còn và những dân-tộc không hoàn-toàn độc-lập đối với nhau được, vì bao giờ những dân-tộc kém hèn cũng phải bị ảnh-hưởng của những dân-tộc hơn mình. Trong lúc những dân-tộc đất rộng người thưa mà trình-độ kỹ-thuật đã cao, có đủ nguyên-liệu và dụng-cụ thì những dân-tộc đất ít người nhiều lại chậm tiến về kỹ-thuật phải chịu thiếu những món cần dùng. Trong tình-thế đó, những dân-tộc sau thế nào cũng phải nhờ những dân-tộc trước cung-cấp tư-bản, nguyên-liệu hay dụng-cụ cho mình. Mà như thế, theo chủ-nghĩa Tân-Dân, là bị chi-phối về kinh-tế rồi.

Vậy, giá như các dân-tộc đều có một trình-độ trí-thức như nhau, và cùng thật tình nghĩ đến sự đối-đãi nhau một cách thân-ái, sự độc-lập của những dân-tộc nghèo cũng chưa đạt được, còn phải có một sự phân-phối kinh-tế hợp-lý nữa, nghĩa là phải chia cho mỗi dân-tộc trên thế-giới một phần đất và tài-nguyên cân-phân với số dân-chúng của họ. Nhưng làm như vậy là phạm vào sự tự-do của những dân-tộc được ưu-đãi từ trước đến giờ.

Xem thế, vấn-đề độc-lập và bình-đẳng tuyệt-đối giữa những dân-tộc – cũng như vấn-đề tự-do và bình-đẳng tuyệt-đối giữa cá-nhơn – không sao giải-quyết được một cách ổn-thỏa. Và mặc dầu những người theo chủ-nghĩa Tân-Dân mạnh bạo tuyên-bố rằng chủ-trương Dân-tộc của họ không phải chỉ lo cho quyền-lợi của một dân-tộc mà thôi, họ cũng không làm thế nào diệt được hết những sự xung-đột quyền-lợi giữa các dân-tộc, dầu cho mỗi dân-tộc đều do những người mà họ cho là những nhà dân-chủ chơn-chánh lãnh-đạo cũng thế.

Ta hãy cứ xem gương những đảng-viên xã-hội và cộng-sản mỗi nước. Họ là những người cùng chủng-tộc, cùng lý-tưởng như nhau mà còn không hoàn-toàn thỏa-thuận được cùng nhau thì những dân-tộc khác nhau về đủ mọi phương-diện làm sao nắm tay nhau một cách thân-thiện mãi được? Bởi đó, ví như tất cả những dân-tộc trên thế-giới đều thuộc quyền điều-khiển của một oai-lực tối-cao, sự xung-đột dân-tộc cũng không sao hủy-diệt được. Bỏ cả sự phân-biệt chủng-tộc, lấy chủ-trương thế-giới đại-đồng để mưu hòa-bình cho nhơn-loại còn không thành-công thay, huống chi là dùng thuyết dân-tộc, bảo mọi người lo cho dân-tộc mình trước, để mưu sự hòa-bình ấy, thì làm thế nào thành-công được ?

Theo chủ-nghĩa Tân-Dân, trong phong-trào giải-phóng những dân-tộc thuộc-địa, ta không nên xem dân-tộc thống-trị là thù-địch, mà phải phân-biệt hạng thực-dân và những nhóm vô-sản cùng những phần-tử dân-chủ chơn-chánh của những dân-tộc ấy. Lý-luận những người theo chủ-nghĩa Tân-Dân, là thuộc-địa chỉ có ích cho hạng tư-bản trong dân-tộc thống-trị mà thôi. Lý-luận này dựa vào chủ-trương giai-cấp đấu-tranh, và cũng như chủ-trương giai-cấp đấu-tranh, nó không hợp  sự thật. Trong sự bóc lột các dân-tộc thuộc-địa, những nhà tư-bản quả có hưởng-lợi nhiều hơn những hạng khác, nhưng vì thế mà quả-quyết rằng những người vô-sản không dự-hưởng phần nào vào chánh-sách thuộc-địa của nước mình thì cũng khí ngoa.

Không có thuộc-địa, trình-độ sanh-hoạt của dân-tộc Anh cũng như trình-độ sanh-hoạt của những dân-tộc nhỏ khác ở Âu-châu, chớ không nâng cao lên ngang trình-độ sanh-hoạt của dân Anh hiện giờ. Vả lại, sự nghèo khổ của giai-cấp vô-sản ở các dân-tộc thống-trị chỉ là một sự nghèo khổ tương-đối.

Thợ thuyền Anh chỉ khổ cực so với những hạng quí-tộc Anh mà thôi ; sánh với các dân-tộc thuộc-địa, đời sống của họ ít ra cũng ngang với hạng trung-lưu của dân-tộc thuộc-địa. Thêm nữa, nếu không có thuộc-địa, số người vô-sản ở dân-tộc thống-trị tất đông hơn và khổ cực hơn.

Vậy, trong sự xâm-chiếm đất đai của một dân-tộc khác làm thuộc-địa, toàn-thể dân-chúng của dân-tộc thống-trị đều có dự-hưởng. Nếu một phần giai-cấp vô-sản trong dân-tộc thống-trị có liên-kết với dân-tộc thuộc-địa thì cũng vì họ hưởng-ứng theo chủ-nghĩa thế-giới đại-đồng, và tuân mạng-lịnh của một đảng theo chủ-trương quốc-tế. Đúng theo ý những người tuyên-truyền cho chủ-nghĩa Tân-Dân, chỉ có phần giai-cấp vô-sản ấy là những phần-tử dân-chủ chơn-chánh của dân-tộc thống-trị. Như  thế, họ lại lọt vào chủ-nghĩa thế-giới đại-đồng, một chủ-nghĩa không dung-hòa được với chủ-nghĩa dân-tộc.

Về vấn-đề dân-quyền, chủ-nghĩa Tân-Dân không nêu ra nguyên-tắc gì khác hơn là những nguyên-tắc của chủ-nghĩa dân-chủ cũ. Nó cũng bảo-vệ những tự-do dân-chủ, và duy-trì quyền tư-hữu. Nhưng chủ-nghĩa Tân-Dân tự xưng mình chơn-chánh hơn vì mình đi gần đại-chúng hơn chủ-nghĩa dân-chủ cũ. Nhưng nói cho thật đúng thì sự khác nhau giữa chủ-nghĩa dân-chủ cũ và chủ-nghĩa Tân-Dân nếu có, chỉ nằm trong phạm-vi thực-hành. Về nguyên-tắc, chủ-nghĩa Tân-Dân cũng dựa vào những quan-niệm của chủ-nghĩa dân-chủ cũ : cũng tự-do bình-đẳng, cũng tánh-tốt bẩm-sanh, cũng sức mạnh đại-chúng. Như thế, về phương-diện lý-thuyết, nó cũng chứa những nhược-điểm của chủ-nghĩa dân-chủ cũ.

Về phương-diện thực-hành, chủ-nghĩa Tân-Dân-chủ-trương tập-trung quyền-chánh vào nghị-viện. Như ta đã thấy, những nước Anh và Pháp cũng trao cả quyền-chánh cho nghị-viện, nhưng sự tuyển-cử  nghị-sĩ dựa vào nguyên-tắc tự-do hoàn-toàn. Nhờ đó, lý-tưởng dân-chủ còn có thể bảo-đảm được phần nào.

Chủ-nghĩa Tân-Dân theo lý-thuyết thì nhìn nhận cho dân-chúng cái quyền bầu cử một nghị-viên cầm-quyền tối-cao trong nước. Nhưng thật ra, dân Trung-Hoa chưa lúc nào thi-hành được chủ-trương đó. Mặc dầu sau cuộc cách-mạng Tân-hợi, nước Trung-Hoa có được một nghị-viện, quyền-hành luôn luôn ở trong tay chánh-phủ quân-phiệt và người Trung-Hoa không hề hưởng được chế-độ dân-chủ tự-do.

Chủ-nghĩa Tân-Dân theo nguyên-tắc, cũng công-nhận quyền tự-do của dân-chúng, song cứ xét hành-động của đảng cộng-sản Trung-Hoa và các đảng cộng-sản Trung-Âu khi cướp được chánh-quyền, ta có thể bảo rằng các chế-độ họ thi-hành chỉ là chế-độ Sô-viết của Nga. Nghị-viện ở các nước theo chủ-nghĩa Tân-Dân gồm những nghị-sĩ được đảng cộng-sản chọn lựa sẵn và bắt dân-chúng bỏ phiếu bầu ra. Nó chỉ có nhiệm-vụ đầu-phiếu tán-thành mọi quyết-định của chánh-phủ. Như thế, những người theo chủ-nghĩa Tân-Dân còn khắc-nghiệt hơn Trung-Hoa Quốc-dân-đảng, vì trong chế-độ Trung-Hoa Quốc-dân-đảng, dân-chúng còn có thể phản-đối lại chánh-phủ một phần nào. Trái lại, trong chế-độ Tân-Dân của cộng-sản, dân-chúng phải nép mình dưới một chế-độ độc-tài gắt gao.

Về mặt dân-sinh, chủ-nghĩa Tân-Dân công-nhận quyền tư-hữu. Điều này có thể làm cho ta nghĩ rằng chủ-nghĩa ấy còn nghiêng về phía lý-tưởng tự-do. Nhưng trong thực-tế, đảng cộng-sản Trung-Hoa lần lần thu hẹp quyền ấy để đi đến chỗ phủ-nhận nó.

Xét hết chủ-nghĩa Tân-Dân, ta cò thể nhận thấy rằng nó gồm những nguyện-vọng cao-siêu của người và về phương-diện lý-tưởng mà nói, nó rất tốt đẹp. Nhưng thật sự, nó rất khó thi-hành cho đúng đắn, và những người nêu ra nó cũng không thi-hành nó, ngay trong những nguyên-tắc cụ-thể nhứt của nó – như sự công-nhận những quyền tự-do căn-bản của người và quyền tư-hữu. Trong trường-hợp đó, nó chỉ là một hệ-thống lý-luận dùng trong sự  tuyên-truyền, chớ không phải thật là một chủ-nghĩa chánh-trị theo đúng ý-nghĩa của danh-từ ấy.

III- Kết luận về hai chủ nghĩa tam dân và tân dân

Hai chủ-nghĩa Tam Dân và Tân-Dân đều dựa vào những nguyên-tắc chung nhau nhưng chỉ khác nhau về sự áp-dụng những nguyên-tắc ấy. Phát-sanh và truyền-bá ở một nước bán-thuộc-địa, nó có ý gây ra một phong-trào liên-hiệp các nước nhược-tiểu để chống lại các đế-quốc. Nhưng muốn cho phong-trào mình gây ra mất tánh-cách bài-ngoại và được những nhóm người thân cộng ủng-hộ, nó mang bên ngoài một lớp áo dân-chủ và xã-hội. Vì phải đạt hai mục-đích trái ngược nhau : một mặt, kích-thích tinh-thần dân-tộc để lập một quốc-gia mạnh mẽ, một mặt khác, nhờ sự tán-trợ của những phần-tử vô-sản trên thế-giới, nó chứa nhiều sự mâu-thuẫn bên trong và thành ra những chủ-nghĩa bán-quốc-gia và bán-quốc-tế.

Chủ-nghĩa Tam Dân thì gần chủ-nghĩa quốc-gia hơn. Nó là một chủ-nghĩa quốc-gia buộc lòng phải mang lốt quốc-tế để được sự ủng-hộ của Nga-sô. Trái lại, chủ-nghĩa Tân-Dân có ý thiên về quốc-tế hơn. Và trong tay của Trung-cộng cùng đảng Cộng-sản Đông-dương, nó là một chủ-nghĩa quốc-tế mặc áo quốc-gia để dễ bề chinh-phục các dân-tộc nhược-tiểu. Sự mở rộng chủ-nghĩa dân-tộc ra khỏi phạm-vi dân-tộc, sự trộn lẫn cuộc cách-mạng giải-phóng dân-tộc vào cuộc cách-mạng vô-sản thế-giới là những luận-chứng hùng-biện để chứng tỏ điều này.

Trong sự thực-hành, những đảng-viên Trung-Hoa Quốc-dân-đảng theo chủ-nghĩa Tam Dân tuy có một chủ-trương dân-chủ hơi giống lý-thuyết dân-chủ tây-phương, đã dựng ra một chế-độ độc-tài gân giống chế-độ phát-xít hay quốc-xã. Những đảng-viên Trung-Hoa Cộng-sản-đảng theo chủ-nghĩa Tân-Dân thì hướng về Nga một cách rõ rệt hơn, và theo chế-độ độc-tài kiểu Liên-bang Sô-viết.

Vậy, trong sự dung-hòa những chủ-nghĩa dân-chủ và xã-hội, hai chủ-nghĩa Tam Dân và Tân-Dân đã thất-bại. Cả hai đều tách xa lý-tưởng bảo-vệ sự tự-do cá-nhơn của chủ-nghĩa dân-chủ để nghiêng về lý-tưởng làm cho xã-hội hùng-cường. Nhưng trong khi chủ-nghĩa Tam Dân lo phụng-sự quốc-gia thì chủ-nghĩa Tân-Dân cố lôi quần-chúng về chủ-trương cộng-sản, và do đó, nó gần với lý-thuyết xã-hội Karl Marx nhiều hơn. Sự khác nhau này làm cho những môn-đồ hai chủ-nghĩa Tam Dân và Tân-Dân xung-đột nhau một cách mãnh-liệt, khiến cho dân-chúng Trung-Hoa đã phải trải và có thể sẽ còn phải trải qua những cuộc nội-chiến hãi-hùng.

 

Trận Đánh Cuối Cùng Sài Gòn Thất Thủ – Trọng Đạt

 

 

 

    Sơ lược tình hình

 

Năm 1964, 65 lợi dụng tình hình chính trị miền nam bất ổn, Hà Nội đưa nhiều trung đoàn chính qui vào nam tấn công mạnh, VNCH có nguy cơ sụp đổ.

Giữa năm 1965 TT Johnson bắt đầu đưa quân vào VN mà người Mỹ gọi là can thiệp, số quân được tăng dần cho tới 1968 lên tới hơn nửa triệu trong khi Cộng sản Bắc Việt cũng gia tăng xâm nhập. Mặc dù Mỹ có thắng lợi nhiều về quân sự, gây tổn thất rất nặng cho địch khoảng trên mấy trăm ngàn người nhưng đầu năm 1968, trận Mậu Thân đã làm tiêu tan hy vọng chiến thắng. Người dân Mỹ không còn kiên nhẫn và chống đối rất mạnh, đòi chính phủ phải rút khỏi VN, gió đã đổi chiều.

Đầu năm 1969, tân Tổng thống Nixon tìm hòa bình trong danh dự, cuộc chiến có phần tàn khốc hơn trước nhưng không phải để thắng CS mà để chấm dứt chiến tranh rút bỏ Đông Dương. Tác giả George Donelson Moss

(trong Vietnam, An American Ordeal) gọi cuộc chiến của Nixon là A war to end  a war, một cuộc chiến để chấm dứt chiến tranh.

Cuối tháng 1-1973, Hiệp định Paris được ký kết, mục đích của Mỹ để  rút hết quân lấy tù binh về nước, phía CSBV chờ Mỹ rút hết để tổng tấn công chiếm miền nam, họ mở xa lộ Đông Trường Sơn vận chuyển vũ khí và gia tăng xâm nhập để hoàn thành giấc mộng xâm lăng.

Sau khi ký Hiệp định khoảng một năm, Quốc hội Dân chủ Mỹ bắt đầu cắt giảm quân viện VNCH mỗi năm khoảng 50%:  Từ  2,1 tỷ tài khóa  1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975, con số này thực ra chỉ bằng 500 triệu vì dầu thô lên giá, tiền mất giá (theo Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471). Quyết định cắt giảm ô nhục của Quốc hội đưa tới tình trạng thê thảm, theo tiết lộ của ông Cao Văn Viên (trong Những Ngày Cuối Của VNCH trang 86, 87) hậu quả là năm 1974 không quân đã phải cho hơn 200 phi cơ ngưng bay vì thiếu nhiên liệu, giảm số giờ bay yểm trợ, huấn luyện 50%, thám thính giảm 58%, phi vụ trực thăng giảm 70%.  Hải quân cũng cắt giảm hoạt động 50%, 600 giang thuyền các loại nằm ụ.

Đạn dược chỉ còn đủ đánh tới tháng 4 /1975, năm 1972 ta xử dụng trên 69 ngàn tấn đạn một tháng, từ tháng 7/1974 đến tháng 3/1975 ta chỉ còn xử dụng khoảng 19 ngàn tấn một tháng hoả lực giảm 70%. Tháng 2/1975 chỉ còn đủ đạn tất cả các loại súng cho 30 ngày, tháng 4/1975 chỉ còn đủ đạn đánh trong khoảng hai tuần (Sách đã dẫn trang 92).

Trung Tướng Trần Văn Minh, cựu Tư lệnh không quân cho biết máy bay thiếu cơ phận thay thế, thiếu nhiên liệu nên phần nhiều năm ụ.

Trong khi ấy theo Kissinger (Years of Renewal trang 481) Hà nội đã xin được viện trợ của Sô viết tăng gấp bội. Tháng 12- 1974, một viên chức cao cấp Nga viếng Hà Nội lần đầu tiên kể từ sau ngày ký Hiệp định Paris. Tổng tham mưu trưởng Nga Viktor Kulikov tới tham dự họp chiến lược với Bộ chính trị BV, nay họ bãi bỏ hạn chế trước đây. Sô Viết đã chở vũ khí viện trợ quân sự cho Hà Nội tăng gấp 4 lần trong những tháng sau đó. Nga khuyến khích BV gây hấn.

Cuộc chiến VN là một cuộc chiến viện trợ  tiếp liệu, cả hai bên đều không tự sản xuất được vũ khí đạn dược mà phải tùy thuộc vào quân viện nước ngoài, bên nào nhiều tiếp liệu, vũ khí đạn dược thì bên đó thắng.

    Tình hình tháng 3 tới giữa tháng 4-1975

 

Cuối tháng 3 năm 1975 Quân Khu I hoàn toàn thất thủ, Quân khu 2  chỉ còn Phan Rang và Phan Thiết (trong tổng số 12 tỉnh), đến ngày 4-4 hai tỉnh này được sáp nhập vào Quân khu III. Trên thực tế cả hai Vùng I và II coi như đã mất vào tay CSBV, các Sư đoàn chủ lực của Quân khu II và Quân khu I phần tan rã, phần đã bị thiệt hại nặng nề tới 1/2 hay 2/3 lực lượng.

Cuộc triệt thoái Cao Nguyên đã khiến cho trên 75% chủ lực của Quân đoàn II bị tan rã, Sư đoàn 23 và 7 Liên đoàn Biệt động quân mất gần hết quân số. Sư đoàn 22  vùng duyên hải  giao tranh dữ dội với các Sư đoàn BV cuối tháng 3 tại Bình Định, khi được tầu Hải quân đến cứu tại Qui Nhơn chỉ còn khoảng 2,000 người. Toàn bộ xe tăng và đại bác bị bỏ lại.

Các Sư đoàn cơ hữu 1, 2, 3 của  Quân đoàn I và Sư đoàn TQLC đã bị thiệt hại nặng trên đường triệt thoái,  90 ngàn chủ lực quân của Quân đoàn chỉ có 16 ngàn được tầu vớt chở về miền Nam trong đó khoảng 6,000 TQLC (45%  quân số của Sư đoàn)

Vì TT Thiệu sai lầm cho tái phối trí lực lượng đã làm cho tình hình xấu đi một cách nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Cộng chiếm nốt phần đất còn lại của miền Nam. Lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương hai Quân đoàn cùng triệt thoái giao lại đất cho địch.

 

CSBV bèn chớp thời cơ tập trung toàn bộ lực lượng tấn công chiếm Sài Gòn, họ dốc toàn bộ lực lượng vào cái gọi là “Chiến dịch Hồ chí Minh lịch sử”. Trong chiến dịch tháng 3 – 1975, Bắc Việt  đưa vào hai Quân khu I và II tổng cộng 14 Sư đoàn bộ binh, nay thấy thời cơ đã tới họ đưa nốt 3 Sư đoàn tổng trừ bị ở ngoài Bắc (thuộc Quân đoàn I CSBV) vào cộng với hơn mười Trung đoàn độc lập và đặc công đã đưa lực lượng tham gia chiến dịch này lên tới khoảng 20 Sư đoàn bộ binh chưa kể sự yểm trợ  của hơn hai chục Trung đoàn xe tăng, pháo binh, phòng không, công binh…

Tài liệu CS (hồi ký Văn Tiến Dũng, Đại thắng mùa xuân) cho biết tại phiên họp ngày 25-3, Bộ Chính Trị Trung ương đảng khẳng định thời cơ chiến lược mới đã đến. Hà Nội có điều kiện sớm hoàn thành cuộc tổng tiến công xâm lược, tập trung các lực lượng binh khí kỹ thuật giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa.

BV hối hả chuyên chở bằng cả ba phương tiện đường thủy, đường bộ, đường hàng không để chuyển vận vũ khí, quân nhu, nhân lực … đánh một ván bài chót

Tài liệu CS (hồi ký Văn Tiến Dũng, các Chương XI, XII, XIII) cho biết Quân khu 5 của BV tổ chức một đoàn xe chở thẳng vào Nam bộ đạn dược tiếp liệu cũng như chiến lợi phẩm vừa lấy được của VNCH, đoàn xe do Thiếu Tướng Võ Thứ, phó Tư lệnh Quân khu V chỉ huy. Trong khi ấy các sân bay Gia Lâm, Vĩnh Phú, Đồng Hới, Phú Bài, Đà Nẵng, Kontum…nhộn nhịp khác thường, các loại máy bay lên thẳng, vận tải, chở khách đều được huy động để chở người, súng đạn, vũ khí, chở sách báo phim ảnh, tranh, nhạc .. mà còn chở hàng tấn bản đồ Sài Gòn – Gia Định vừa in xong ở xưởng in Bộ Tổng tham mưu tại Hà Nội. Các bến sông Hồng, sông Gianh, sông Mã, sông Hàn và các bến cảng Hải Phòng, Cửa Hội, Thuận An, Đà Nẵng ngày đêm nhộn nhịp. Các mặt hàng quân sự được bốc xếp kịp thời lên các đoàn tầu vận tải của Bộ Giao Thông vận tải và tầu Hải Quân nhân dân để đưa vào Nam. Hà Nội huy động hết mọi phương tiện thủy bộ, hàng không để chuyển ra mặt trận một số lượng quân đội và vũ khí lớn chưa từng có.

Ngày 4-4-1975 Phan Rang và Phan Thiết được sáp nhập vào Quân khu 3. Tại Phan Rang lực lượng ta gồm 2 Trung đoàn bộ binh 4 và 5 thuộc Sư đoàn 2, 1 lữ đoàn Dù, 1 liên đoàn Biệt Động quân, 4 tiểu đoàn Địa phương quân, Sư đoàn 6 Không quân, Hải quân gồm 2 khu trục hạm, một giang pháo hạm, một hải vận hạm. Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi Tư lệnh tiền phương Quân đoàn III đóng tại Tháp Chàm.

Phan Rang phố xá vắng tanh, dân di tản về Phan Thiết rất nhiều, ngày 14-4 Việt Cộng tấn công tuyến phòng thủ Phan Rang tại phi trường, một tiểu đoàn Dù đụng độ Việt Cộng, địch bỏ xác cả 100 tên. Ngày 15-4 Phó Thủ tướng đặc trách Quốc phòng Trần văn Đôn và Tướng Toàn thị sát mặt trận. Khi phái đoàn vừa về thì Việt Cộng tấn công mạnh, địch tăng cường Sư đoàn 325 và nhiều chiến xa. Quân đội VNCH phản công dữ dội nhưng không thể chống lại lực lượng địch quá đông phải rút lui, Trung đoàn 4 và 5 tan rã. Khuya ngày 16-4 chỉ có 200 người thoát vòng vây, các sĩ quan thuộc Bộ tư lệnh tiền phương và Sư đoàn 6 không quân bị bắt hết, các đơn vị của VNCH tại đây coi như tan rã, BV chiếm được 40 máy bay tại Phan Rang.

Hai hôm sau ngày 18-4 Phan Thiết cũng bị lọt vào tay Cộng quân

Quân đoàn 4 CSBV gồm các đơn vị đã chiếm QK II VNCH  theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 20 tiến về Sài Gòn, gần giao điểm của hai Quốc lộ này là Xuân Lộc thuộc tỉnh Long khánh cách Sài Gòn 60 cây số, Xuân lộc giữ vị trí quan trọng bảo vệ phi trường Biên Hoà.

Phạm vi trách nhiệm của Sư đoàn 18 là Long Khánh, phụ trách an ninh phía Bắc căn cứ Long Bình, Quốc lộ 15 và căn cứ Không quân Biên Hoà. CSBV huy động Sư đoàn 6, Sư đoàn 7, Sư đoàn 341, Sư đoàn 1, Sư đoàn 325, Trung đoàn biệt lập 95B.

BV đánh Xuân Lộc nhằm các mục tiêu.

-Tấn công tuyến phòng thủ then chốt phía đông như Xuân Lộc, Bà Rịa, Vũng Tầu.

-Kéo lực lượng VNCH ra ngoài để tiêu diệt, mở cửa lớn để vào Sài Gòn.

-Thu hút lực lượng VNCH vào phía Đông để đưa các lực lượng khác tới Bắc và Tây Bắc Sài Gòn.

Sư đoàn 18 VNCH và CSBV hỗn chiến dữ dội từ sáng 9-4 cho tới ngày 15-4 khi chiến đoàn 52 bị BV tràn ngập. Sáng ngày 16-4 Tướng Toàn cho lệnh thả 2 trái bom Daisy Cutter tại Bắc Gầu Giây tiêu diệt nhiều đơn vị bộ binh, thiết giáp, pháo binh địch. Ngày 20-4 Tướng Toàn bay trực thăng vào Xuân Lộc gặp Tướng Đảo bàn kế hoạch lui binh. Sư đoàn 18 rút lui vào lúc đêm vừa đánh vừa rút, giữ trật tự bình tĩnh, tối 20 trung đoàn 48 về đến Long Giao đặt pháo binh yểm trợ tổng quát cho cuộc lui binh, sau đó truyền tin, công binh, pháo binh, quân y… rút theo.

Sư đoàn 18 thiệt hại 30% quân số, Địa phương quân nghĩa quân bị thiệt hại nặng

Từ ngày 8-4 -1975 Lê Đức Thọ, trùm CSBV chủ toạ phiên họp tại Lộc Ninh với các cán bộ thuộc Trung ương Cục miền Nam và Bộ Tổng tham mưu CS. Thọ tuyên bố thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn Chợ Lớn, Tư lệnh Đại Tướng Văn Tiến Dũng, Chính ủy Phạm Hùng, Phó Tư Lệnh Thượng Tướng Trần Văn Trà. Bộ Tư lệnh bàn kế hoạch đánh chiếm Bộ TTM, dinh Độc Lập, Bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ đô, Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Phi trường Tân Sơn Nhất.  

 

    Những ngày cuối tháng Tư đen 1975        

 

Ngày 21-4, Nguyễn Văn Thiệu từ chức Tổng thống tại dinh Độc lập để rồi mấy hôm sau lên máy bay ra khỏi nước.

Phó Tổng thống Trần văn Hương lên thay, trong khi ấy các nhà ngoại giao quốc tế ra sức vận động hai bên để tránh cho Sài Gòn khỏi trở thành bãi chiến trường. Mấy hôm sau Cộng quân bắn 4 trái hoả tiễn 120 ly vào Khánh Hội làm cháy mấy chục căn nhà. Đài BBC nói BV cảnh cáo chính phủ Trần Văn Hương phải bàn giao cho một chính quyền do họ chỉ định, người ta hiểu ngay đó là nhóm chính khách thứ ba do ông Dương Văn Minh lãnh đạo. Ngày 27-4 lưỡng viện Quốc Hội nhóm họp để biểu quyết việc trao quyền cho Dương Văn Minh.

Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn 3 VNCH tổ chức phòng thủ Sài Gòn trên 5 tuyến chính với khoảng cách tới trung tâm thành phố xa hơn tầm pháo của đại bác 130 ly VC đồng thời bảo vệ các căn cứ quan trọng tại Biên Hoà, Củ chi, Lai Khê, Long Bình. (Theo Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập)

Phía Tây Bắc là Tuyến Củ Chi với Sư đoàn 25 BB và hai Liên đoàn 8, 9 Biệt động quân. Tuyến Bình Dương ở phía Bắc với Sư đoàn 5 BB. Tuyến Biên Hoà phía Đông Bắc với Sư đoàn 18 BB và lực lượng Xung kích Quân đoàn III. Tuyến Vũng tầu và Quốc lộ 15 do Lữ đoàn 1 Dù cùng với một Tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 3 BB và các đơn vị Thiết giáp, Địa phương quân, Nghĩa quân của Tiểu khu Phước Tuy phụ trách. Tuyến Long An phía Nam ngoài lực lượng Địa phương quân, Nghĩa quân cơ hữu còn  có Sư đoàn 22 BB phụ trách cộng với sự tăng cường của Trung đoàn 12 thuộc Sư đoàn 7 BB, Trung đoàn 14 thuộc Sư đoàn 9 BB và Liên  đoàn 6 BĐQ.

Năm tuyến phòng thủ chính của VNCH cũng trùng với 5 hướng tấn công của năm Quân đoàn CSBV: Hướng Tây Nam là Đoàn 232, (Tư lệnh Trung Tướng Lê Đức Anh, Chính Uỷ Thiếu Tướng Lê Văn Tưởng) với các Sư đoàn 3, 5, 8, 9 BB và Sư đoàn 27 đặc công cộng với 4 Trung đoàn độc lập 16, 24, 88, 71 và Trung đoàn phòng không tiến từ sông Vàm Cỏ Đông và Hậu Nghĩa. Quân đoàn 3, (Tư lệnh Thiếu Tướng Vũ Lăng, Chính Uỷ Đại Tá Nguyễn Hiệp) gồm các Sư đoàn 10, 316, 320 và 968 tiến về phía Tây Ninh. Phía Bắc là Quân đoàn 1, (Tư lệnh là Thiếu Tướng Nguyễn Hoà, Chính Uỷ Thiếu Tướng Hoàng Minh Thi) gồm các Sư đoàn 312, 320B và 308 từ Lộc Ninh và Phước Long tiến về khu tập trung ở phía Nam sông Bé. Quân đoàn 4, (Tư lệnh Thiếu Tướng Hoàng Cầm, Chính Uỷ Thiếu Tướng Hoàng Thế Thiện) gồm các Sư đoàn 6, 7 và 341 sau khi chiếm Xuân Lộc đang tiến về Trảng Bom. Mũi sau cùng là Quân đoàn 2 (Tư lệnh Thiếu tướng Nguyễn Hữu An, Chính Uỷ Thiếu Tướng Lê Linh) gồm các Sư đoàn 3 Sao vàng, 304, 324B, và 325 tiến đánh Long Thành, Vũng Tầu, Phước Lễ. ( dựa theo tác giả Nguyễn Đức Phương)

Kế hoạch CSBV như sau: Hướng Tây Bắc: Quân đoàn 3 và Địa phương quân Tây Ninh, Củ Chi, các lực lượng đặc công biệt động, tăng pháo tiến đánh căn cứ Đồng Dù, tiêu diệt Sư đoàn 25 VNCH từ Củ Chi đến Trảng Bàng rồi tiến đánh Tân sơn nhất, phối hợp với Quân đoàn 1 đánh Bộ Tổng Tham mưu sau đó tiến về Dinh Độc Lập. Hướng Bắc và Đông Bắc Quân đoàn 1, được tăng cường Trung đoàn 95 ( SĐ 325) cùng các lực lượng đặc công, pháo binh, hoả tiễn.. bao vây căn cứ Bình Dương, Bến Cát rồi đánh BTTM, BTL các binh chủng Gò gấp rồi tiến về dinh Độc Lập. Hướng Đông Quân đoàn 4 tiến đánh Biên Hoà, phi trường BH rồi tiến vào quận 1 Sài Gòn. Hướng Đông Nam Quân đoàn 2 đánh Bà Rịa, Vũng Tầu để chặn đường rút lui của VNCH, chiếm căn cứ Nước Trong Long thành, pháo kích phi trường Tân Sơn Nhất, chiếm Long Bình. Hướng Tây, Tây Nam Đoàn 232 và Chủ Lực quân Quân khu 8 đánh chiếm Hậu nghĩa, rồi tiến đánh Biệt Khu Thủ Đô, Tổng Nha Cảnh Sát, bến cảng Bạch Đằng. Các Quân đoàn đều có nhiệm vụ chiếm Dinh Độc Lập, Quân đoàn nào tới trước thì đánh trước.

Quân đội VNCH như chúng ta đã biết từ cuối tháng 3-1975 đã mất một nửa lực lượng chủ lực quân. Tại Quân khu III miền Nam chỉ còn 3 Sư đoàn 25BB, 5BB, 18 BB và các đơn vị di tản từ miền Trung về với quân số thiếu hụt, tổng cộng vào khoảng 5 Sư đoàn để đối đầu với khoảng 20 Sư đoàn CSBV. Về lực lượng hai bên, tác giả Nguyễn Đức Phương (Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập) đã nói

   “Về tương quan lực lượng giữa hai bên thì QLVNCH chỉ có 6 sư đoàn để bảo vệ thủ đô chống lại một lực lượng đông đảo với quân số gần 20 sư đoàn CSBV. Ba sư đoàn 7, 9 và 21 BB thuộc quân đoàn IV QLVNCH không thể dùng để tiếp ứng do điều kiện an ninh lãnh thổ của vùng đồng bằng sông Cửu Long”

     Tac giả trích tài liệu CS như sau:

    “CS cũng đã xác nhận cán cân lực lượng trong chiến dịch này như sau:

  Ta: 4 quân đoàn 1, 2, 3, 4, và 232 bao gồm 15 sư đoàn bộ binh, 5 lữ đoàn bộ binh biệt lập, 4 trung đoàn tăng thiết giáp và 6 trung đoàn đặc công. Quân số tổng cộng khoảng 280 ngàn với 400 xe tăng và 420 pháo.

   Địch: 5 sư đoàn  bộ binh 5, 18, 22 và 25, sư đoàn TQLC, 2 lữ đoàn Dù, lữ đoàn 3 Kỵ binh và 4 liên đoàn Biệt động quân. Quân số tổng cộng khoảng 240 ngàn với 625 xe tăng thiết giáp và 400 pháo”

Quân số của BV gồm 280 ngàn người trong đó đa số là thành phần tác chiến, lính VC không có lương nên không có các đơn vị hành chánh tài chánh, họ cũng không có cứu thương y tế nên nói chung thực lực đông đảo hơn miền Nam. Sau khi chiếm được Quân Khu I và II VNCH, Cộng quân chỉ để lại Địa phương quân và du kích cai quản và đưa toàn bộ Chủ lực quận vào chiến dịch. Họ dốc toàn lực vào canh bạc cuối cùng này: 5 quân đoàn (1, 2, 3, 4 và 232) tổng cộng 15 Sư đoàn, công thêm trên 5 Trung đoàn độc lập và 6 Trung đoàn đặc công toàn bộ lực lượng vào khoảng gần 20 Sư đoàn.

Quân số của VNCH là 240 ngàn nhưng trong đó chỉ có khoảng 60 ngàn là lính nhà nghề, còn lại là Địa phương quân, Nghĩa quân và các thành phần không chiến đấu. BV có đầy đủ tiếp liệu đạn dược trong khi miềnNam đã kiệt quệ về tiếp liệu đạn dược nhất là lính pháo binh phải đếm từng viên đạn. Sau khi đoàn quân di tản từ miền Trung kéo vào Nam, Bộ Tổng tham mưu đã mở kho vét hết súng đạn để tái trang bị. Ông Cao Văn Viên (Những Ngày Cuối VNCH trang 92 ) cho biết  đạn dược chỉ đủ xử dụng trong khoảng hai tuần lễ. Lực lượng hai bên trên thực tế quá chênh lệch, ưu thế nghiêng hẳn về phía Cộng quân.

Từ 26-4-1975 CSBV đã bắt đầu tấn công vào Trường Thiết Giáp Long Thành, căn cứ Nước Trong, đặc công đánh Tân cảng , cầu xa lộ, đài ra đa Phú Lâm nhưng thất bại bị đẩy lui. Bắc Việt đã cho mở chiến dịch Hồ Chí Minh từ 26-4, hai ngày trước khi ông Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống, họ không đếm xỉa gì tới việc thương thuyết.

Sáng ngày 27-4 Sư đoàn 3 BV tấn công chiếm Phước Lễ, Lữ đoàn Dù rút về Vũng Tầu, Sư đoàn 18 được lệnh lui về giữ Trảng Bom. Phía Tây các căn cứ dọc theo Vàm Cỏ Đông lần lượt bị chiếm. CSBV pháo phi trường Biên Hoà dữ dội, Sư đoàn 3 Không quân phải di về Tân Sơn Nhất và Cần thơ. Phía Tây Nam Đoàn 232  CSBV (gồm 3 Sư đoàn) cắt Quốc lộ 4 nhiều nơi để chận viện binh từ Quân khu 4, phía Bắc Quân đoàn 1 BV tiến về Thủ Đầu Một, phía Tây Bắc Quân đoàn 3 BV cắt Quốc lộ 1 và 21 để chặn đường rút của Sư đoàn 25 BB.

Chiều ngày 28-4 ông Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức Tổng thống tại dinh Độc Lập, chừng một tiếng sau, phi công nằm vùng trung úy Nguyễn Thành Trung hướng dẫn năm phi cơ A-37 của VNCH do BV chiếm được ném bom phi trường Tân Sơn Nhất rung chuyển trời đất khiến dân chúng Đô Thành hốt hoảng. Tối hôm ấy BTL Quân đoàn 3 di chuyển từ Biên Hoà về Gò Vấp.

Tại Bộ TTM, từ chiều 28-4-1975 Đại tướng Cao Văn Viên và Chuẩn Tướng Thọ đã ra đi. Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng rời BTTM trưa 29-4. Trung Tướng Nguyễn Văn Minh Tư lệnh Biệt khu Thủ đô cũng đã bỏ đi. Đến trưa 29-4 các Tướng có thẩm quyền tại BTTM đã ra đi gần hết. Ông Dương Văn Minh cử một số Tướng và cựu Tướng lãnh vào làm việc tại BTTM: Trung Tướng Vĩnh Lộc Tổng tham mưu trưởng, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh phụ tá, Lâm Văn Phát Tư Lệnh Biệt Khu Thủ đô. Chiều 29-4 Tướng Vĩnh Lộc họp các Tướng lãnh, sĩ quan cao cấp còn sót lại và kêu gọi cố gắng hoàn tất trách nhiệm. Tối 29-4 ông Dương Văn Minh vẫn kêu gọi trên đài phát thanh, lời kêu gọi lập đi lập lại suốt đêm.

“Các vị Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn hãy giữ vững vị trí và chờ lệnh mới”

Tân Tổng Tham mưu trưởng Vĩnh Lộc lớn tiếng chỉ trích Thiệu và kêu gọi anh em binh sĩ giữ vững phòng tuyến.

“…Y đã để cho cả một đạo quân tháo chạy như một lũ chuột, chính y gây ra thảm trạng này và bây giờ cũng chính y là người bỏ trốn…”

Từ 4 giờ sáng ngày 29-4 Bộ TTM, phi trường Tân Sơn nhất, BTL Hải quân bị pháo kích dữ dội. Cộng quân chiếm được Nhơn Trạch đặt hai khẩu 130 ly và bắn 300 quả vào Tân Sơn Nhất gây nhiều thiệt hại, các bãi đậu phi cơ, bồn chứa nhiên liệu, kho đạn bị trúng pháo kích gây nhiều đám cháy lớn. Sư đoàn 325 BV chiếm Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, tiến về Cát Lái. Sư đoàn 304 chiếm căn cứ Nước Trong.

Trong khi ấy ông Dương văn Minh cử ba người sứ giả đến trại David tại Tân Sơn Nhất để thương thuyết ngưng bắn với phái đoàn Quân sự VC nhưng bị Đại tá CS Võ Đông Giang bác bỏ.

Tại Biên Hòa lực lượng xung kích Quân đoàn III VNCH của Chuẩn Tướng Trần quang Khôi (gồm các Chiến đoàn 315, 318, 322) vẫn giữ được phòng tuyến. Buổi chiều Bộ Tư lệnh Hải quân và Không quân di tản. Một Liên đoàn BĐQ tại Bến Tranh Bắc Mỹ Tho được lệnh trực thăng vận về Cần Đước ngăn chận Việt Cộng trên liên tỉnh lộ 5A nhưng không có trực thăng, do đó Chợ Lớn được coi như bỏ ngỏ. Đến tối Cộng quân đụng độ với các Chiến đoàn 315, 322 tại hai hướng Đông Bắc thành phố. Trung Tướng Vĩnh Lộc, tân Tổng Tham mưu trưởng lệnh cho Sư đoàn 18 BB rút về giữ khu vực nằm giữa Thủ Đức và nghĩa trang Quân đội.

Phía Bắc, căn cứ Lai Khê của Sư đoàn 5 bị pháo kích dữ dội, quận Bến Cát bị tấn công.

Phía Tây 2 Liên đoàn 8, 9 BĐQ bị thiệt hại nặng, CSBV bỏ xác cả trăm người cùng 18 xe tăng bị bắn cháy, Quốc lộ 1 giữa Sài Gòn và Củ Chi bị gián đoạn.

Sư đoàn 22 BB vẫn làm chủ được tình hình phía Nam, mặc dù bị tấn công.

Chiều 29-4 Toà Đại sứ Mỹ bắt đầu di tản bằng trực thăng, sau 19 giờ bay liên tục 80 trực thăng đã chở đi được hơn 1,000 người Mỹ và khoảng 6,000 người Việt Nam ra ngoài hạm đội.

Ngày 30-4 Trung đoàn 24 CSBV (SĐ 10) giao tranh ác liệt với quân Dù tại Ngã Tư Bẩy Hiền và Lăng Cha Cả, BV bị thiệt hại nặng tới 50% quân số. Cộng quân tấn công trại Hoàng Hoa Thám, BTL không quân, căn cứ Sư đoàn 25 BB VNCH thất thủ, Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá bị bắt.

Cộng quân xâm nhập Ngã Tư Bẩy Hiền, trong vòng 15 phút có 6 chiến  xa bị Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù bắn hạ,  lính BV bị chận đánh phải rút khỏi ngã tư  Bẩy Hiền.

Theo Tướng Hoàng Lạc, Đại tá Hà Mai Việt (Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1990): TT Dương Văn Minh lại cử người tới Tân Sơn Nhất để thương thuyết với phái đoàn CS xem có vớt vát được tí nào không nhưng họ vẫn một mực đòi phải buông súng đầu hàng nếu không sẽ pháo kích ồ ạt vào Thủ đô. Sài Gòn bây giờ đang nằm trong tầm pháo của BV.  Cộng quân đã vào sát thành phố, thấy không hy vọng cứu vãn được tình thế, ông Dương Văn Minh bèn lên tiếng trên đài phát thanh vào lúc 10 giờ 30 sáng kêu gọi các vị Tướng lãnh, các cấp chỉ huy QĐVNCH hãy liên lạc với các đơn vị Cộng Hoà Miền Nam nơi gần nhất giao nạp vũ khí thực hiện ngưng bắn tại chỗ để tránh đổ máu vô ích. Khi ấy tiếng súng trận khắp nơi đều đã im bặt.

Khi có lệnh ngưng bắn, Thiếu tá Phạm Châu Tài, Chiến đoàn trưởng Biệt Cách Dù lấy xe Jeep vào Bộ TTM, lính gác cho biết ông Vĩnh Lộc đã ra đi từ 6 giờ sáng, các Tướng lãnh, sĩ quan cao cấp không còn ai. Thiếu tá Tài bèn gọi về phủ Tổng Thống xin nói chuyện với Đại Tướng Dương Văn Minh. Tài nói các chiến sĩ của ông đang tử chiến với VC để bảo vệ BTTM thì có lệnh ngưng bắn nhưng địch vẫn tiến vào, BTTM không còn ai, xin Tổng thống quyết định.

   “Tướng Minh trả lời “các em chuẩn bị bàn giao đi”.

Thiếu tá Tài ngạc nhiên hỏi lại “Bàn giao là như thế nào thưa Đại Tướng, có phải là đầu hàng không?

   Tướng Minh đáp “Đúng vậy, ngay bây giờ xe tăng Việt Cộng đang tiến vào Dinh Độc Lậïp”.

    Nghe Tướng Minh cho biết như vậy, Thiếu tá Tài nói ngay “Nếu xe tăng Việt Cộng tiến vào Dinh Độc Lập, chúng tôi sẽ đến cứu Tổng thống”.

    Tướng Minh suy nghĩ, Thiếu tá Tài nói tiếp “Tổng thống phải chịu trách nhiệm trước hai ngàn cảm tử quân đang tử chiến với Cộng quân ở Bộ Tổng tham mưu”

   Tướng Minh trả lời “Tuỳ các anh em”.

(Vương Hồng Anh, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH Những Ngày Cuối Cùng.)

Ông Dương Văn Minh tuyên bố ngưng bắn thì Lê Đức Thọ ban lệnh cho các Quân đoàn BV không chấp nhận đình chiến và cứ tiến thẳng vào Sài Gòn. Cộng quân tiến vào Thủ Đô đang bỏ ngỏ làm bốn ngả: Cánh thứ nhất từ Long Khánh theo xa lộ Biên Hoà, thứ hai từ Củ Chi qua Ngã Tư Bẩy Hiền, thứ ba từ Long An kéo lên qua ngả Phú Lâm Chợ Lớn, cánh cuối cùng từ Bình Dương theo xa lộ Đại Hàn vào Hàng Xanh.

Báo Sài Gòn Giải Phóng năm 1976 nhân ngày kỷ niệm chiến thắng 30-4 cho biết đoàn quân vào dinh Độc Lập trước nhất là cánh từ Long An, họ có chụp hình những chiếc xe lội nước PT-76 vào sân dinh và bộ đội thiết giáp CS trên xe nhẩy xuống. Theo tài liệu của ký giả ngoại quốc hoặc do lời kể của các viên chức chính phủ trong dinh Độc Lập thì cánh quân từ Biên Hoà cùng với các xe T-54 đã tiến chiếm dinh Độc Lập trước tiên.

Báo Sài Gòn Giải Phóng và Quân Đội Nhân Dân năm 1976 cho biết người đi đầu là một viên đại uý, được các viên chức tiếp đón tại cửa vào, y hỏi thăm đường lên lầu rồi vội kéo cờ vàng của VNCH xuống để treo cờ Mặt trận lên để chứng tỏ giang sơn này, đất nước này đã hoàn toàn thuộc về CS.

Quân đội CSBV bắt Dương Văn Minh phải lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng. Theo lời kể của cựu dân biểu Lý Quí Chung thì cả những sĩ quan cấp úy BV khi mới vào dinh cũng quát tháo những người cầm đầu chính phủ và gọi họ bằng anh.

“Các anh phải hàng hết”

Sau khi Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì các mặt trận quanh Sài gòn đều im tiếng súng chỉ còn một vài trận lẻ tẻ như tại Hố Nai, bốn tiếng sau lệnh đầu hàng, Thiếu Uý Tư, Biệt kích Dù và năm người lính thân tín dùng súng chống chiến xa M-72 phục kích bắn cháy, lật một xe Jeep, một T-54, 2 xe Molotova… rồi chạy thoát hết.

Nghe lệnh đầu hàng Thiếu Tướng Phạm Văn Phú Tư Lệnh Quân đoàn II và Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh Sư đoàn 5 tự sát.

Quân khu IV vẫn còn nguyên vẹn, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam không cho giật sập cầu Long An như Tỉnh trưởng đề nghị.  Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó tự tử chiều tối 30-4, hôm sau 1-5 Tướng Nam tự sát lúc 7 giờ rưỡi sáng, Chuẩn tướng Trần Văn Hai Tư lệnh Sư đoàn 7 cũng tự vẫn.

Ngoài ra có nhiều người tuẫn tiết trước ngày tàn của đất nước như Thiếu tá Đặng Sĩ Vinh thuộc BTL Cảnh sát Quốc gia tự sát lúc 2 giờ chiều 30-4 cùng vợ và 7 người con tại nhà riêng. Trung tá Vũ đình Duy, Trung tá Nguyễn Văn Hoàn thuộc Đơn vị 101 tự sát… Nhiều quân nhân Biệt kích Dù cũng như nhiều binh chủng khác đã mở lựu đạn tự tử thất vọng chán nản vì mất nước. Nhiều người tự sát ngoài mặt trận như Trung tá Nguyễn Hữu Thống Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 (Sư đoàn 22) khi tầu Hải quân vào Qui Nhơn cứu đám tàn quân của Sư đoàn cuối tháng 3-75 , Trung tá Thống từ chối di tản ở lại tự sát.

Tháng 4 năm 2006 một cựu sĩ quan tham mưu của Quân đoàn IV (VNCH) tiết lộ ngày 30-4-1975 họ đã dự định hành quân qua Miên sang Thái Lan hoặc ra Phú Quốc lập phòng tuyến chống lại CS, cũng có người cho rằng Quân khu IV chờ chính phủ Sài Gòn dời xuống để tiếp tục chiến đấu nhưng TT Dương Văn Minh lại đầu hàng địch. Theo lời kể của Trung uý Danh, tuỳ viên của Tướng Nam thì ông là người nhân ái, sùng đạo Phật không muốn đổ máu.

“Là một tư lệnh Quân đoàn, đã nắm trong tay nhiều đơn vị trung thành, tướng Nguyễn Khoa Nam có thể ra lệnh tiếp tục chiến đấu, nhưng là vị tướng có lòng nhân ái, không muốn binh sĩ và đồng bào đổ máu vô ích, ông không cho phá cầu, ông không muốn có người chết thêm”  

Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Bút ký của Trung úy Lê Ngọc Danh.

Nhận xét về Tướng Dương Văn Minh nhiều người hồi đó cũng như bây giờ chỉ trích chê bai ông là kẻ đầu hàng địch, dâng nước cho CSBV, nhưng cũng có nhiều người tán đồng quyết định củaTướng Minh cho rằng tiếp tục chiến đấu sẽ chỉ gây thêm tang tóc đổ máu vô ích không hy vọng gì cứu vãn tình thế. Sau khi ra định cư tại Hải ngoại, Tướng Dương Văn Minh đã trả lời phỏng vấn:

   “Tôi không cứu được nước nhưng tôi phải cứu dân”.

Theo Tướng Vanuxem, sáng 30-4-1975 Trung Tướng Vĩnh Lộc báo cáo với ông Dương Văn Minh tình hình mặt trận, ông xoè bàn tay cho biết đã hỏng hết rồi, Sư đoàn 25 tại Củ Chi và Sư đoàn 18 tại Thủ Đức bị tan rã hoặc rút lui, các lữ đoàn Dù và TQLC tại Vũng Tầu mất liên lạc, Sư đoàn 5 tại Lai Khê đang bị bao vây… Cộng quân đã vào tới Ngã Tư Bảy Hiền đang giao tranh với Biệt Cách Dù.

Sau 30-4-1975, Thủ trưởng trường học tập cải tạo Long Thành cho biết  Dương Văn Minh đầu hàng vì ông đã thua hết cả, nếu lực lượng còn mạnh chưa chắc ông ta đã chịu cho buông súng.

BV bắt đầu mở chiến dịch tấn công Sài Gòn từ 26-4- 1975, bốn ngày sau phòng tuyến của VNCH sụp đổ. Trước khi Tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống người ta đã đoán biết công việc của ông chỉ là để đầu hàng. Một viên chức hành chánh thân cận của ông Trần Văn Hương sau này tiết lộ hồi đó ông Hương cho biết người ta đã sắp đặt sẵn để ông Thiệu bàn giao cho ông Hương rồi ông Hương bàn giao cho ông Minh, ngay cả việc Dương Văn Minh yêu cầu cơ quan Tuỳ viên quân sự DAO Mỹ rút lui cũng là do người ta sắp đặt cả.

Khi Dương Văn Minh đang làm lễ bàn giao ngày 28-4 thì đài BBC đã nói.

   “Hôm nay tại Sài Gòn ông Dương Văn Minh được cử giữ chức vụ Quyền Tổng thống do ông Trần Văn Hương trao lại để chuẩn bị cho một cuộc đầu hàng”

Trong phim VietNam a Television History (Việt Nam Thiên Sử Truyền Hình) do các ký giả, sử gia Mỹ, Anh, Pháp thực hiện đã  được chiếu ở VN giữa thập niên 80,  Chuẩn Tướng không quân Phan Phu Tiên trả lời phỏng vấn và kết luận.

   “Chúng tôi là cấp lớn mà bỏ chạy đi như thế này thì cũng nhục nhã lắm nhưng mọi việc người ta đã sắp đặt sẵn cả rồi, dẫu muốn gì cũng  đành  bó tay không thể làm hơn được”        

Khi hai ông Thiệu và Khiêm ra đi hôm 24-4-1975 , quân dân hoàn toàn thất vọng , họ thừa hiểu số phận của miền Nam như thế nào, lại nữa hai hôm sau, Tổng Thống Trần Văn Hương hiệu triệu đồng bào về tình hình vô cùng bi đát của đất nước, ông đã khóc lóc trên làn sóng điện về viễn ảnh “núi xương sông máu của thành phố Sài Gòn” khiến cho người dân ai nấy hồn lạc phách siêu, chuyện bí mật Quốc gia đã được công khai tuyên bố trên đài phát thanh.

Quân đội VNCH không đủ lực lượng để chống lại gần 20 Sư đoàn Cộng quân và vì tiếp liệu đạn dược kiệt quệ. Đài BBC Luân Đôn cũng tuyên truyền phá hoại khiến binh sĩ thất vọng. Lực lượng phòng thủ dần dần rã ngũ, một số đơn vị cảm tử chiến đấu tới cùng nhưng cũng không thể chống nổi lực lượng quá đông đảo của BV.

Trận đánh cuối cùng đã kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương chỉ kéo dài có mấy ngày từ 26-4 cho tới 30-4 -1975, cũng vào ngày này 30 năm trước đó, năm 1945 tại Bá Linh quân Đức đầu hàng Nga. Sài Gòn tái diễn lịch sử nước Đức Thế Chiến Thứ Hai, có khác chăng tại Bá Linh giới lãnh đạo không bỏ trốn và ép buộc quân đội của họ chiến đấu tới người lính cuối cùng.

Kể từ ngày Cộng quân đánh chiếm quận Đức Lập ngày 9-3-1975 và Ban Mê Thuột ngày 10-3 để mở  đầu cuộc Tổng tấn công  cho tới ngày 30-4-1975, ngày kết thúc chỉ vỏn vẹn  có năm mươi mấy ngày.

Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội nửa đêm 19-12-1946 là ngày khởi đầu cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ đến trưa ngày 30-4-1975 là ngày kết thúc tính ra đã được ba mươi năm và Việt Nam đã trở thành bãi chiến trường tan nát vì bom đạn.

Những kẻ đã gây lên cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn núi xương sống máu sẽ đời đời đắc tội với Non sông Tổ quốc.

Tham Khảo

Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.

Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-1975, Đại Nam.

Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography, 2003.

Đoàn Thêm: 1969 Việc Từng Ngày, Xuân Thu.

Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1990.

Trần Đông Phong: Việt Nam Cộng Hoà, 10 Ngày Cuối Cùng, Nam Việt 2006

Phạm Huấn: Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975, Cali 1988.

Phạm Huấn: Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987.

Richard Nixon: No More Vietnams, Arbor House, New York 1985

Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999

Lam Quang Thi: Autopsy The Death Of South Viet Nam, 1986, Sphinx Publishing

Dương Đình Lập: Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi dậy Mùa Xuân 1975, Nhà xuất bản Tổng Hợp T.P.H.C.M 2005.

Văn Tiến Dũng: Đại thắng Mùa Xuân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HàNội 2005

Đinh Văn Thiên: Một Số Trận Đánh Trước Cửa Ngõ Sài Gòn, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 2005.

Trần Quang Khôi: Chiến Đấu Đến Cùng: Vai Trò Của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh và Lực Lượng Xung Kích QĐ III Trong Năm Ngày Cuối Của Cuộc Chiến Việt Nam. Nguoivietboston.com .

Phạm Bá Hoa: Giờ Thứ 25, Người Việt Dallas, số ngày 21-8-2009.

Trần Văn Đôn: Việt Nam Cộng Hoà, 10 Ngày Cuối, Trích trong Hồi ký Việt nam Nhân Chúng.

Lâm Lễ Trinh: Tổng Thống Hai Ngày Dương Văn Minh, Người Việt Dallas 30-6-2005.

Motgoctroi.com: Đài VOA Ngày 2-7-2007: Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ (Laird): Việt Nam Cộng Hoà Thua Trận Vì Bị Mỹ Cằt Viện Trợ.

Nguồn: http://to-quoc01.blogspot.fr/2015/04/tran-anh-cuoi-cung-sai-gon-that-thu.html

 

Richard Nixon, Henry Kissinger và Sự Sụp Đổ Của Miền Nam – TS. Đỗ Kim Thêm

Vấn đề

“Mỹ không thể bỏ Việt Nam” đó là một niềm tin son sắt của chính giới và người dân miền Nam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Hơn nữa, VNCH với 1 triệu 1 quân nhân, một không lực đứng hàng thứ tư trên thế giới, kiểm soát trên 50% dân chúng và 75% lãnh thổ, không ai tin là có thể đầu hàng. Cuối cùng, chuyện không muốn đã đến khi Đồng Minh tháo chạy. Cho đến nay, vẫn còn có câu hỏi đặt ra là tại sao VNCH sụp đổ, vì trong lịch sử chiến tranh của nhân loại, đã chưa có một trường hợp nào tương tự như vây đã xảy ra và các lý giải vẫn chưa thoả đáng.

Lý do thật dễ hiểu: Việt Nam không còn các sử gia chân chính; nhiều cán bộ sử học của phe thắng cuộc đang tiếp tục làm nhiệm vụ tuyên truyền; các sử gia khả tín của phe thua cuộc không còn cơ hội lên tiếng; sử gia ngoại quốc cũng chẳng soi sáng được nội tình nhiều hơn vì là người ngoại cuộc. Thế hệ tham chiến không thể kể hết tiếng lòng của nạn nhân chiến cuộc; các tự sự qua ký ức cá nhân và ký ức tập thể mờ nhạt qua bụi thời gian. Vì không có một chương trình giáo dục khách quan cho thế hệ hậu chiến, nên các mờ ảo của lịch sử cận đại còn đó.

Tổng Thống Richard Nixon và Cố vấn Henny Kissinger là hai chính khách  trực tiếp can dự vào sự sụp đổ của VNCH. Richard Nixon đã thú nhận những sai lầm qua danh tác “No More Vietnam“. Henry Kissinger, vốn là nhà sử học và có nhiều trước tác liên quan; nhưng gần đây ông cũng cho là chưa có một tác phẩm nào về chiến tranh Việt Nam là khách quan và thuyết phục.

Trước đống tro tàn của lịch sử, một câu hỏi được đặt lại là Richard Nixon và Henry Kissinger đã làm gì trong tiến trình Việt Nam Hoá chiến tranh và ai thắng ai thua trong sự sup đổ của VNCH; đó là nội dung của vấn đề ở đây và bài viết này là một thử nghiệm khiêm tốn.

Nhậm chức Tổng Thống và bổ nhiệm Cố Vấn

Sau bao năm thăng trầm trong chính trường, Nixon thắng cử và trở thành  Tổng Thống thứ 37 của Hoa Kỳ. Ông là một luật sư có tài hùng biện, văn tài diễn đạt trong sáng, mà tác phẩm “No More Vietnam” là một thí dụ điển hình, nhưng thái độ kiên quyết chống Cộng làm ông nổi danh.

Trước đây, trong trận Điện Biên Phủ, ông đã từng kêu gọi Hoa Kỳ phải oanh tạc Bắc Việt, rồi đến việc xây dựng miền Nam, ông ủng hộ Tổng Thống Diệm không điều kiện và sau này ông còn cáo giác Johnson là không có đủ biện pháp mạnh để giải quyết vấn đề.

Sau khi nhậm chức, ông nhận ra rằng cần phải có một chính sách ngoại giao mới, mà khó khăn nhân sự là hàng đầu. Ngoại Trưởng William Rogers vốn là một người bạn vong niên mà ông tín cẩn, lại thiếu nhạy bén trong các vấn đề ngoại giao, trong khi William Laird, Bộ Trưởng Quốc phòng, luôn tỏ ra là người thừa lịnh hơn là đề xuất sáng kiến.

Để làm việc hiệu năng hơn, ông quyết định bổ nhiệm Henry Kissinger, Giáo sư Đại học Harvard, vào chức vụ Cố Vấn An ninh Quốc gia, mà ý kiến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định liên quan với chiến cuộc Việt Nam đang leo thang.

Chiến cuộc leo thang

Nixon đồng quan điểm với các bậc tiền nhiệm về học thuyết Domino: Việt Nam lọt vào tay Cộng sản là một tai hoạ chung cho các nước Đông Nam Á. Tham chiến là một trò chơi quá nguy hiểm cho uy tín quốc tế của Hoa Kỳ và chiến thắng bằng giải pháp quân sự là khó; vì có nhiều lý do: quân đội cần hiện đại hoá các trang bị để gia tăng hiệu năng tác chiến mà ngân sách đang thâm thủng; kinh phí quốc phòng hằng năm đã lên đến gần 30 tỷ Đô la, chiếm dụng 40% ngân sách. Nếu rút quân để tránh tiếp tục sa lầy, tình hình sẽ nghiêm trọng. Áp lực chính trị quốc nội ngày càng nặng nề. Phe Bồ câu kêu gọi thương thuyết, trong khi phe Diều Hâu chủ trương không kích, nhưng cả hai cùng có một đòi hỏi chung là 543.000 quân nhân Hoa Kỳ phải hồi hương, nhất là khi số lượng tử vong của binh lính lên tới 14.600.

Nixon và Kissinger tin là phải chấm dứt chiến tranh bằng cách thông qua Moscow và Bắc Kinh; nhưng không phải các vấn đề dị biệt ý thức hệ là chính, mà là quyền lợi cụ thể sẽ thuyết phục Moscow và Bắc Kinh quan tâm giải quyết. Nhưng tìm cách nối kết các quyền lợi dị biệt này thành quan điểm chung về ngoại giao đó là mục tiêu, một giải pháp lý tưởng mà Hoa Kỳ chấp nhận được là Moscow và Bắc Kinh phải ngưng viện trợ vũ khí cho Bắc Việt. Dù bang giao với Moscow đã có nhiều cải thiện sau thời kỳ giảm căng thẳng, nhưng Hoa Kỳ vẫn còn trở ngại với Bắc Kinh. Hai giải pháp tương lai của chiến trường và đàm phán đều còn mờ mịt.

Để thực hiện, ông dựa theo học thuyết Nixon 1969 là tiếp tục ủng hộ VNCH và Đồng Minh, nhưng chính phủ VNCH phải chịu trách nhiệm chính trong công cuộc chiến đấu. Hoa Kỳ sẽ trang bị tối đa vũ khí cho QLVNCH cùng lúc với việc rút quân theo lịch trình dự định và can thiệp quân sự chỉ là trường hợp ngoại lệ.

Khác với các luận điểm trong chiến dịch tranh cử, Nixon đề ra một kế hoạch tuyệt mật và hy vọng là sẽ kết thúc chiến tranh trong vòng một năm. Ông theo đuổi ba mục tiêu chính: Một là gây ý thức trong công luận về triển vọng kết thúc chiến cuộc, nhưng không nhất thiết phải là chiến thắng quân sự thuần túy. Hai là Hoa Kỳ không bỏ rơi VNCH và từ bỏ mục tiêu cao cả đã cam kết. Ba là kết thúc chiến cuộc là một giải pháp khả thi, nhưng đầy danh dự cho Hoa Kỳ.

Ông đề ra các giải pháp cụ thể: Để phá vỡ hậu cần tại miền Bắc, cần tiếp tục oanh tạc các đường tiếp vận và phong toả hải cảng nơi nhận các quân dụng viện trợ. Để làm suy yếu tiềm lực chiến đấu tại miền Nam, cần tăng cường chiến dịch Bình Định Nông Thôn mà Johnson đã thành công.

Để gây chuyển biến nhanh hơn, Nixon muốn quyết định táo bạo mà ông gọi là lý thuyết của người điên (Madman Theory). Dù không có trên văn bản, nhưng qua các cuộc hội luận với H. R. Haldeman, một công sự viên thân tín, ông nêu các lập luận qua trích thuật “Tôi sẽ chứng tỏ cho Hà Nội biết rằng khi nổi điên lên đến cực điểm, tôi sẽ làm tất cả những gì để kết thúc chiến cuộc. Chúng ta sẽ cho Hà Nội thấy là khi Nixon căm ghét Hà Nội biết chừng nào, khi Nixon nổi điên, thì không ai kiềm chế được“.

Việc Hoàng thân Norodom Shihanouk thuận cho CSBV sử dụng lãnh thổ Campuchia làm cơ sở hậu cần để cho QĐNDVN xâm nhập miền Nam là vấn đề mà Nixon thấy cần phải giải quyết trước. Từ tháng 2 năm 1969, qua cuộc hành quânOperation Menu, Nixon ra lịnh cho Không Quân Hoa Kỳ ném bom xuống các căn cứ của CSBV trên lãnh thổ Campuchia. Công luận và các giới chức cao cấp không được thông báo về diễn tiến này. Trong 14 tháng liên tục Hoa Kỳ đã ném 100.000 tấn bom làm cho Hà Nội bị tổn thất nặng nề, nhưng không hề công bố về con số thương vong và tiềm lực suy giảm.

Vào tháng sáu 1969, Nixon đề nghị Hoa Kỳ và CSBV rút quân khỏi Nam Việt Nam và mọi hình thức hoà đàm sẽ do hai phiá Bắc và Nam quyết định. So với Johnson, Nixon và Kissinger mềm dẻo hơn. Ông đề nghị là đến tháng 11 năm 1969, nếu Hà Nội không chấp thuận thì ông sẽ tăng cường các giải pháp quân sự. Nhưng Hà Nội bác bỏ, nên hoà đàm không khả thi.

Thoạt đầu, áp lực của giới phản chiến xuống thấp, khi Nixon tuyên bố rút 25.000 quân vào tháng 6 năm 1969 và tiếp tục rút thêm 60.000 vào tháng 9. Lịnh nhập ngủ được thay thế bằng hình thức rút thăm và giới trẻ cũng như sinh viên ít khi gặp phải. Đến tháng 10 phong trào phản chiến gây sôi động khi Quốc Hội thông qua đạo luật cấm đóng quân Hoa Kỳ tại Thái và Lào vào tháng 9. Chống đối lên đến cao điểm khi có 4 triệu người  biểu tình trên 200 thành phố. Bài hát của John Lenon “Give Peace a Chance“ và việc trưng bài danh sách các binh sĩ nằm xuống tại bậc thềm Quốc Hội là hai biểu tượng chính.

Trước áp lực của công luận, Nixon không có phản ứng thích hợp và ra lịnh cho 300 quân nhân phong toả Toà Bạch Ốc. Trong diễn văn truyền hình ngày 3 tháng mười một, ông cảnh báo giới phản chiến là một hiện tượng tắm máu sẽ xảy ra khi miền Nam thất thủ và phong trào phản chiến gây khó khăn cho thiện chí đem lại hoà bình của Hoa Kỳ. Chính Hoa Kỳ có thể làm suy yếu CSBV, và không có trường hợp ngược lại. Tài hùng biện trong diễn văn này đem lại thành công đáng kể cho Nixon khi gần 70% dân chúng đồng thuận với chính sách. Phong trào phản chiến suy giảm khi tiến trình Việt Nam Hoá chiến tranh bắt đầu.

Việt Nam Hoá Chiến Tranh

Khi công luận Hoa Kỳ hoan nghênh việc Việt Nam Hoá chiến tranh và hồi hương các binh sĩ, thì các giới chức tại Ngũ Giác Đài và Bộ Quốc Phòng VNCH bi quan cho rằng sách lược này chỉ là để miền Nam đầu hàng CSBV theo thời gian. Chính quyền VNCH, mặc dù triệt để chống kế hoạch, nhưng không còn cách nào khác hơn là tỏ ra ủng hộ giải pháp này.

Giữa tháng 6 năm 1970 QLVNCH gia tăng quân số từ 850.000 lên đến một triệu, do lịnh Tổng Động Viên ban hành, thanh niên trong tuổi từ 18 đến 35 phải nhập ngủ. Hoa Kỳ trang bị cho QLVNCH vũ khí, quân xa va trực thăng hiện đại. Chiến dịch Bình Định Nông Thôn thành công đem lại an ninh cho các vùng xôi đậu trước đây. Cuối năm 1971, chính phủ đã kiểm soát nông thôn nhiều hơn; không khí bình yên trở lại xóm làng và các cuộc bầu của Hội Đồng Xã là có tự do thật sự. Luật Người Cày Có Ruộng của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đem lại ưu thế chính trị hơn cho ông, khi số lượng đất cấp phát từ 29% lên đến 56% trong năm 1972, cụ thể là 800.000 nông dân vô sản có được đất để canh tác. Thành phố sung túc hơn với các mặt hàng tiêu dùng do viện trợ Hoa Kỳ bán ra. Tất cả biểu hiện cho một sự thành công đáng kể của miền Nam trong việc xây dựng một quốc gia dân chủ trong bước khởi đầu.

Dù an ninh vãn hồi, nhưng chiến tranh thay đổi bộ mặt nông thôn, dân chúng bỏ làng ra thành phố mưu sinh, người ở lại cũng không thể sống bằng canh nông, chương trình cấp đất không tạo thu hút dân chúng hồi cư vì không hứa hẹn sẽ đem lại một cuộc sống sung túc. Binh lính VNCH vẫn chưa quen sử dụng vũ khí hiện đại của Hoa Kỳ nên hiệu năng tác chiến vẫn chưa đạt được, trong khi tỷ lệ đào ngủ còn cao. Sự tàn bạo của chiến dịch Phượng Hoàng tạo thuận lợi cho MTGPMN chiêu phục thêm được nhiều du kích quân.

Tháng Ba năm 1970, Nixon công bố đã có nhiều diễn tiến tốt đẹp trong chương trình Việt Nam Hoá chiến tranh và rút thêm 15.000 quân nhân để tìm hậu thuẩn nơi phe phản chiến. Thực ra, hoà đàm không chuyển biến làm Nixon lo âu nhiều hơn. Trong khi phong trào phản chiến ngày càng mạnh, nên tháng 4 Thượng Viện ra cảnh báo về tình hình nghiêm trọng và yêu cầu Tổng Thống kết thúc chiến tranh. Một cơ hội vãn hồi hoà bình cho Việt Nam đến, không phải xảy ra tại Việt Nam mà tại Campuchia.

Tấn công Campuchia.

Thủ tướng Lon Nol đảo chính Hoàng thân Norodom Sihanouk vào ngày 18 tháng 3 năm 1970. Đến nay vẫn chưa xác định được là có CIA nhúng tay trong vụ này không. Hoa Kỳ thấy có thuận lợi để tấn công các cơ sở hậu cần của CSBV nằm trong lãnh thổ Campuchia. Không theo quan điểm của Bộ Quốc Phòng và Ngoại Giao, Nixon quyết định dùng bộ binh hành quân vào các khu vực biên giới Tây Nam Campuchia, không phải chỉ cách Sài gòn 70 cây số mà là toàn bộ các khu vực của MTGPMN chưa hề được phát hiện trước đây. Mục tiêu của đợt tấn công này là giúp cho VNCH đủ thời gian tập trung lực lượng cho chương trình Việt Nam Hoá chiến tranh.

Ngày 1 tháng năm Hoa Kỳ mang 31.000 quân và VNCH mang 43.000 quân tấn công Campuchia. Do có mật tin tình báo mà các bản doanh của MTGPMN di chuyển trước, nên QLVNCH không thể nào tìm ra. Thành công của đợt hành quân này quá giới hạn; mức tử vong của Cộng quân là 2.000 và một số kho vũ khí căn cứ bị huỷ diệt. Phản ứng đầu tiên của CSBV là phải rút sâu hơn trong nội địa của Campuchia. Với vũ khí của CSBV và Trung Quốc cung cấp, lực lượng Khmer Đỏ có thêm phương tiện gia tăng kiểm soát nhiều các khu vực khác. Dĩ nhiên, các cuộc hành quân hỗn hợp này làm cho xung đột vốn dĩ lâu đời của Khmer Đỏ và chính quyền Campuchia  trầm trọng hơn.

Thoạt đầu, dân chúng Hoa Kỳ tỏ ra đồng ý dè dặt về việc tấn công Campuchia. Trong một cuộc biểu tình của giới phản chiến tại khuôn viên Đại học Kent State, Ohio, Vệ Binh Quốc Gia đã nổ súng làm chết 4 và bị thương 15 sinh viên vào ngày 4 tháng năm 1970. Tình hình căng thẳng hơn khi 100.000 sinh viên liên tục biểu tình trước Toà Bạch Ốc. Trước áp lực nặng nề, Nixon  tuyên bố sẽ chấm dứt tấn công Campuchia vào tháng 6. Nixon khó xử hơn bao giờ hết vì thấy rằng Hoa Kỳ không thể thắng, nhưng lại không muốn kết thúc và cũng không dám công khai thú nhận là thua.

Sau cuộc xâm lăng Campuchia, tinh thần dân chúng mệt mỏi và cho là một sai lầm đạo đức, nhất là khi các cơ quan truyền thông đồng loạt khai thác vụ tàn sát Mỹ Lai và Bí Mật Ngũ Giác Đài.

Pentagon Papers

Muà hè 1971, The New York Times phổ biến tài liệu gọi là Bí Mật Ngũ Giác Đài, Pentagon Papers, làm hoang mang dư luận. Tài liệu này do Daniel Ellsberg tổng hợp theo yêu cầu của Bộ trưởng Quốc phòng MacNamara. Ông cáo giác chánh sách tham chiến dựa trên quan điểm là do bị đe doạ nhiều hơn trên các nhận định quyền lợi thực tế. Các chính quyền Kennedy và Johnson thông báo tin tức sai lạc cho dân chúng và lý tưởng hoá về tầm vóc tham chiến tại Việt Nam.

Để đối phó với mặt trận truyền thông ngày càng gay gắt, Nixon phải xin lịnh Toà án ngưng công bố các tài liệu này, nhưng gặp thất bại. Nixon yêu cầu các giới chức an ninh hỗ trợ để chận đứng tình hình. Một mặt, ông cáo buộc Daniel Ellsberg bị bịnh tâm thần; mặt khác, ông dùng các thủ thuật bất hợp pháp như tổ chức đánh cắp tài liệu mật, nghe lén, theo dõi thư tín và đời tư các người liên quan.

Quốc Hội ý thức hơn về tầm vóc vấn đề và theo dõi các hoạt động của Tổng Thống. Tháng tư và năm có hàng trăm ngàn dân phản chiến tham gia biểu tình và có vài thành quả nhất định. Dù các đài truyền hình ít đưa tin về các hoạt động phản chiến hơn, nhưng các bất ổn tâm lý lan tràn.

Bất ổn tâm lý

Từ khi phát động chương trình Việt Nam Hoá chiến tranh, từ Tướng Tư lệnh Abhrams cho đến binh sĩ có cảm tưởng chung là mục tiêu cao cả của cuộc chiến đấu vì tự do đã mất đi. Vì chỉ còn chờ ngày hồi hương, nên họ mang tâm trạng phòng thủ và bất ổn tinh thần.

Tinh thần xuống cực thấp qua việc sử dụng ma túy. Theo một ước lượng, có khoảng 40.000 binh sĩ Hoa Kỳ lâm cảnh nghiện ngập. Các vấn đề phân biệt màu da và bất tuân thượng lịnh trở nên nghiêm trọng hơn. Hậu quả chính trị của vấn đề càng nghiêm trọng, khi có tin một số tướng lãnh VNCH cũng tham gia việc mua bán ma túy.

Ngay khi còn ở Việt Nam, binh sĩ Hoa Kỳ không thể suy đoán hết về các diễn biến của các phong trào phản chiến. Lúc hồi hương, họ càng gặp khó khăn trong việc tái hội nhập xã hội và nhận ngay ra các bất ổn tâm lý cá nhân, “họ không thể tập trung, lo sợ trước bóng tối như trẻ con, thường bị mệt mỏi nhanh, ác mộng thường xuyên, phản ứng quá mức trước tiếng động không bình thường, đột qụy trước trong cơn giận dữ hay xung động.” Các chứng bịnh tâm thần kéo dài không thể trị hết làm cho nhiều người thất nghiệp, phạm pháp và vào tù. Trong chiến tranh, họ được ca ngợi là anh hùng, khi hồi hương họ mới nhận ra mình là một phương tiện cho một chính sách thất bại. Chính quyền không quan tâm giải quyết các vấn đề tâm lý cá nhân cũng như gia đình. Họ mang tâm trạng làm điều vô ích cho kẻ vô ơn.

Tinh thần binh sĩ VNCH cũng sa sút vì mặc cảm bị Hoa Kỳ bỏ rơi và phải tự chiến đấu trong trong hoàn cảnh thiếu yểm trợ. Khi Quốc Hội cấm binh sĩ Hoa Kỳ hành quân trên lãnh thổ Lào, QLVNCH gặp vấn đề trầm trọng hơn, mà thảm bại của Hành quân Lam Sơn 719 là thí dụ chính.

Mục tiêu Hành quân Lam Sơn 719 nhằm phả huỷ các đường hậu cần, buộc CSBV trở lại hoà đàm khi nhận ra được khả năng thiện chiến của QLVNCH. Do mật tin của các cơ quan tình báo mà mọi kế hoạch đều bị CSBV phát hiện và kết quả là QĐNDVN đã gây thảm bại nặng nề cho QLVNCH. Nếu không có các cuộc oanh tạc của Hoa Kỳ yểm trợ vào giờ chót, thì tầm vóc thiệt hại càng thảm khốc hơn. Con số thương vong của QLVNCH lên tới 8.483 chết, 12.420 bị thương, 691 mất tích. Quân đội Mỹ có 215 chết, 1.149 bị thương, 38 mất tích, 168 trực thăng bị bắn rơi và 618 chiếc khác bị bắn; QĐNDVN bị thương vong là 2.163 chết, 6.176 bị thương; các số liệu đều là ước đoán.

CSBV và MTGPMN trong tiến trình Việt Nam Hoá chiến tranh.

Tổng công kích Tết Mậu Thân mang lại thành công về ngoại vận cho CSBV và MTGPMN, nhưng là một thất bại quân sự nặng nề và hiệu năng tác chiến trở nên cực kỳ suy yếu. Chiến dịch tấn công sang Campuchia và Chương trình Phượng Hoàng của QLVNCH làm cho CSBV chỉ duy trì thế thủ; MTGPMN cần có thời gian để phục hồi và không còn đánh phá mạnh ở mức độ địa phương.

Nhưng tiến trình Việt Nam Hoá làm thay đổi tình hình; Quân lực Hoa Kỳ không thể phát triển được nửa khi quân số đã lên đỉnh điểm và QLVNCH khó khăn hơn khi phải tự đảm nhận các cuộc hành quân. MTGPMN và CSBV nhận ra rằng đã đến lúc phải phản ứng trước tình hình thuận lợi, nghĩa là phải công kích đối phương nhiều hơn, kể cả ngoại vận, cho dù thực lực đang suy giảm.

Thực ra, nỗ lưc kiện toàn cơ sở và tăng cường tiềm lực không gặp trở ngại vì CSBV nhận nhiều viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước thuộc khối Đông Âu trong các lĩnh vực phòng không, xây dựng, kỹ thuật và huấn luyện. Theo một ước lượng, CSBV nhận viện trợ quân sự của Liên Xô và Trung Quốc khoảng 7 tỷ Đô la, và riêng Trung Quốc mỗi năm khoảng 200 triệu Đô la về trang bị vũ khí nhẹ.

Sau khi Hồ Chí Minh chết vào năm 1969, đấu tranh giành độc lập dân tộc, chống Mỹ xâm lược và thống nhất đất nước là mục tiêu cao cả của CSBV. Để đạt mục tiêu này, Lãnh đạo Đảng Lao Động ý thức được các tác động chuyển biến của Việt Nam Hoá chiến tranh. Vào tháng giêng 1970, họ thay đổi chiến lược bằng cách sử dụng Hoà đàm Paris là một trận tuyến mới, mà trước đây họ xem là một công cụ tuyên truyền.

Vùng châu thổ sông Cửu Long, một khu vực đông dân và nhiều luá gạo, có  ý nghĩa chiến lược, nên MTGPMN đã tăng cường mọi biện pháp để bám khu vực. Hành quân tấn công sang Campuchia của QLVNCH đã làm phân tán sức bảo vệ, nhưng sau đó đành phải rút về để bám đất và giữ dân.

Điểm ngạc nhiên nhất là đến giữa năm 1971, tiềm năng chiến đấu của hai bên đều suy yếu, một tình trạng bất phân thắng bại, không bên nào chứng tỏ có ưu thế quân sự để có thể chiến thắng. Thuận lợi nhất cho CSBV là Hoa Kỳ bắt đầu rút quân theo lịch trình, cứ sáu tháng là có 50.000 binh sĩ hồi hương.

Nga-Hoa đang nỗ lực cải thiện bang giao với Hoa Kỳ để có nhiều thoả ước thương mại và giải giới vũ khí. Để đánh đổi mặc cả này, cả hai sẳn sàng gây áp lực Hà Nội trong việc mưu tìm một giải pháp hoà bình. Dù xung đột có vũ trang tại biên giới Nga – Hoa vào mùa hè 1969 tại vùng Ussuri cũng không làm cho tình hình bang giao của Việt Nam với Trung Quốc và Liên Xô xấu hơn.

Chuyến đi bí mật của Kissinger vào ngày 9 tháng 6 năm 1971 tại Bắc Kinh là để mở đường cho chuyến thăm viếng chính thức của Nixon vào ngày 21 đến 28 tháng 2 năm 1972. Triển vọng tái lập bang giao Hoa – Mỹ tạo bất lợi cho Hà Nội, vì một trong những điều kiện tiên quyết mà Kissinger đặt ra cho Bắc Kinh là tạo áp lực cho Hà Nội phải đàm phán. Lo sợ trước chuyển biến này, Phạm Văn Đồng sang Bắc Kinh gặp Mao Trạch Đông tìm cách ngăn trở.

Mao phản bác yêu cầu của Phạm Văn Đồng bằng một hình ảnh bóng bẩy: “Chổi của Trung Quốc quá ngắn không thể nào quét sạch lính Mỹ tại Đài Loan,  chổi của các Đồng chí ở miền Bắc còn ngắn hơn, thì làm sao quét sạch miền Nam.“ Bắc Kinh chống đề nghị này là một thất bại cho Hà Nội. Nhiều tư liệu giải mật về sau cho thấy, dù viện trợ cho Bắc Việt tối đa, nhưng Trung Quốc không hề tin CSBV sẽ chiến thắng.

Bảng Tuyên bố chung Thượng Hải vào ngày 28 tháng 2 mở đầu giai đoạn bang giao mới giữa hai nuớc, mà mục tiêu chung là xây dựng một cấu trúc về hoà bình và công lý cho thế giới (the goal of building a world structure of peace and justice). Nội dung không đề cập đến các dị biệt ý thức hệ hay giải quyết các vấn đề Đài Loan, Việt Nam và Bắc Hàn, nhưng là một thay đổi quan trọng về thế giới quan về hợp tác.

Từ quan điểm của một vị Tổng Thống chống Cộng cực đoan, Nixon chuyển sang lợi dụng các xung đột Nga-Hoa hầu tìm một cấu trúc mới cho chính trị thế giới, mà cũng không quên quyền lợi chính của Hoa Kỳ. Giải pháp cho vấn đề Việt Nam tất nhiên bị ảnh hưởng trong sự thay đổi này.

Đợt tấn công mùa hè 1972

Bất chấp thành công của Nixon trong chuyến Hoa du và đợt vận động tranh cử tại Hoa Kỳ vừa kết thúc, CSBV mở một đợt tấn công miền Nam vào mùa hẻ năm 1972 với 120.000 quân qua ba ngả phi quân sự, vùng cao nguyên và  biên giới Campuchia, lần này có trang bị nhiều chiến xa tối tân của Liên Xô. Vào thời điểm này, Hoa Kỳ chỉ còn 6.000 binh sĩ chiến đấu trong tổng số 95.000 quân. CSBV tấn công năm tỉnh phiá Bắc, khởi đầu là Quảng Trị, rồi đến Komtum thuộc cao nguyên, với hy vọng là cắt đôi miền này, và điểm cuối cùng là biên giới Tây Nam, cách thủ đô Sài gòn 70 cây số. Tổng Thống Thiệu phải ra lịnh cứu nguy các thành phố và tạo vòng đai an toàn cho dân chúng.

Để làm cơ sở bao vây Sài Gòn, MTGPMN đã bắt đầu kiểm soát vùng châu thổ sông Cửu Long; tấn công này làm cho tinh thần chiến đấu của QLVNCH lung lai vì thiếu yểm trợ.

Nixon kiên quyết không bỏ rơi miền Nam và không thể chịu thất bại trong năm tranh cử khi ông đưa ra cuộc hành quânLinebacker I vào ngày 8 tháng năm. Ông quyết định phong toả hải cảng Hải Phòng và mở các đợt không kích tàn bạo nhất, cho dù các chuyên gia có cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng của quyết định “điên khùng” này.

Lập luận chung là ai cũng sợ Hoa Kỳ bị trả đuả; để tỏ tình đoàn kết với CSBV, Trung Quốc sẽ trực tiếp can thiệp và Liên Xô sẽ cắt đứt ngoại giao với Hoa kỳ. Nixon bất chấp cảnh báo này và cho ném 112.000 tấn bom xuống miền Bắc.

Điểm ngạc nhiên là Liên Xô phản ứng yếu kém khi một chiếc hạm của Liên Xô bị phá hủy ở hải cảng Hải Phòng. Sau đó, Leonid Breschnew tiếp Nixon vào tháng năm với nghi lể trang trọng dành cho một quốc khách. Trung Quốc cũng tỏ ra không gay gắt trước những thiệt hại nặng nề của miền Bắc. Dù Thượng Viện nổi giận, nhưng công luận Hoa Kỳ tỏ ra đồng thuận với việc ném bom miền Bắc, vì dẫu sao cũng ít gây hậu quả tệ haị hơn là hành quân bằng bộ binh. Nixon nhận nhiều ủng hộ chính trị hơn trong thời gian này.

Cuộc hành quân muà hè 1972 là một thất bại cho Hà Nội; vì mọi hoạt động hậu cần bị tê liệt và với trên 100.000 quân của QĐNDVN bị thiệt mạng cùng 700 xe tăng Liên Xô bị tiêu hủy, trong khi quân của VNCH tử vong khoảng 25.000. Chua chát nhất là Liên Xô đã cắt giảm viện trợ, còn Trung Quốc gây sức ép để buộc ngừng chiến đấu. Hà Nội đang trong tình trạng hoàn toàn kiệt quệ mọi mặt và nhận ra rằng không thể kéo dài chiến lược vưà đánh vừa đàm, vì thiệt hại nhiều hơn trong khi Hoa Kỳ còn tiếp tục oanh tạc; dù Đảng Dân Chủ của McGovern có thắng cử, thì tình hình cũng không thể thuận lợi hơn.

Ngược lại, vì đang được dân chúng ủng hộ, nên Nixon và Kissinger nhận ra một lối thoát trong danh dự cho Hoa Kỳ đã đến. Dù Hoa Kỳ vẫn tiếp tục hỗ trợ cho miền Nam, nhưng Nixon thấy không thể kéo dài mưa bom và áp lực phản chiến trong nước lên đến đỉnh điểm. Theo công luận thì những thuận lợi về việc xây dựng nền tảng dân chủ của VNCH cũng như triển vọng thành công trong chương trình Việt Nam Hoá không còn nửa.

Cả Hoa Kỳ và CSBV cùng nhận định là phải trở lại hoà hội Paris trong một thái độ nghiêm chỉnh hơn.

Hiệp Định Paris

Các cuộc hoà đàm chính thức tại Paris khởi đầu từ 10.5.1968 trong thời Johnson, nhưng vì có quá nhiều dị biệt nên không đạt kết quả. Từ 4.8.1969 Kissinger đã có nhiều mật đàm với Lê Đức Thọ và cũng không có tiến triển. Thực ra, vị thế đàm phán của Kissinger kém hơn CSBV, khi ông đòi hỏi hai bên cùng rút quân. Lúc này, Hoa Kỳ chỉ còn 27.000 binh sĩ và phương tiện duy nhất là tiếp tục đe doạ không kích.

Cuối cùng, qua hai cuộc thương thảo 26 tháng 9 và 10 tháng 10 năm 1973, cả hai bên đạt đến một thoả hiệp chung: CSBV đồng ý cho chế độ VNCH tồn taị và thành lập một Uỷ Ban Quốc Gia Hoà Giải và Hoà hợp Dân tộc gồm có đại diện VNCH, MTGPMN và các thành phần thứ ba cùng làm việc chung. Mục tiêu của UB là chuẩn bị cho cuộc phổ thông đầu phiếu toàn quốc. Cùng với nỗ lực này là một thoả ước đình chiến và trao trả tù binh cho các bên liên quan. Ủy ban Quốc tế Kiểm soát Đình chiến sẽ hỗ trợ cho hai miền trong tiến trình này.

Một bất ngờ trong lúc thương thảo cho Kissinger là gặp phản ứng cực kỳ mãnh liệt của Tổng Thống Thiệu. Ông thấy nguy cơ sống còn cho chế độ nên không thể ký hoà ước. Kissinger nhận ra rằng vấn đề không còn phải là chuyện soạn thảo các điều kiện rút quân hay hoà giải mà sự dị biệt nền tảng trong quan điểm đấu tranh. Miền Nam không muốn mất vào tay Cộng Sản và cần có một phương cách để bảo đảm cho chiến thắng. Qua hinh thức ký kết này Hoa Kỳ cũng sẽ không hỗ trợ gì đặc biệt hơn cho VNCH.

Kissinger nổi giận vì các mật đàm giữa Hà Nội và Washington đều không đạt kết quả, nhất là không làm cho Tồng Thống Thiệu tin tưởng thiện chí của Hoa Kỳ. Dù Kissinger dấu nhẹm mọi tin tức về tiến trình đàm phán, tình báo của Tổng Thống Thiệu cũng tìm ra được nội dung các điều kiện, nhất là Kissinger cũng sẽ không thương thảo với Tổng Thống Thiệu, mà chỉ với MTGPMN; chỉ với lý do này cũng đủ làm cho Tổng Thống Thiệu từ chối ký kết hoà ước.

Tình thế khó khăn hơn, nhưng Kissinger vẫn hy vọng tìm ra một thoả hiệp. Ngày 19 tháng 7 năm 1972 ông gặp lại Lê Đức Thọ để thương thuyết. Đến ngày ngày 31 tháng 10 là ngày trước ngày bầu cử Tổng Thông một tuần, ông tuyên bố: “Hoà bình đang ở trong tầm tay“ (“Peace is at hand”). Đây là một kết luận vội vàng gây nhiều hậu quả tai hại, trong khi ông không tham khảo ý kiến của Tổng Thống Thiệu cũng như Nixon. Nixon thú nhận là những lo âu của Tổng Thống Thiệu là hợp lý và nếu ông thắng cử thì cơ hội cho một hoà ước thuận lợi hơn. Kissinger cũng không thể lưòng được là 61% dân chúng ủng hộ Nixon thằng cử, MacGovern thua đậm là một thành tích hiếm thấy cho Nixon.

Sau khi thắng cử vào ngày 7 tháng 11 năm 1972, Nixon bày tỏ thiện chí ủng hộ miền Nam. Ngay sau cuộc hành quânEnhence Plus, ông quyết định trao cho miền Nam một số lượng vũ khí quan trọng. Đáng kể nhất trong đợt viện trợ này là 600 máy bay, trong đó hơn 200 phản lực chiến đấu và oanh tạc cơ, hơn 300 trực thăng, máy bay vận tải, thám thính. Tổng số máy bay VNCH lên đến 2.075 chiếc và không lực đứng thứ 4 trên thế giới về số lượng.

Ngoài ra, trong các mật thư với Tổng Thống Thiệu, Nixon còn cam kết là dù có ngưng bắn, ông sẽ tiếp tục ném bom miền Bắc khi CSBV vi phạm thoả ước. Cả Nixon và Kissinger về sau cũng không hề nhắc đến mật ước này, chỉ có Tổng Thống Thiệu gián tiếp công bố khi lưu vong.

Muốn chứng tỏ không bỏ rơi miền Nam, một lần nửa, Nixon kiên quyết tiếp tục ném bom Hà Nội và Hải Phòng qua cuộc hành quân Linebacker II. Cuộc không kích kéo dài từ 18 cho đến 29 tháng 12 năm 1972, ngoại trừ đêm Giáng Sinh. Mưa bom này làm kinh động công luận thế giới, cả Đức Giáo Hoàng Paul VI cũng lên tiếng phản đối Nixon. Khoảng 2000 thường dân chết và 1500 bị thương, nhưng thiệt hại các khu dân cư quá nặng nề.

Tại Paris, Kissinger buộc Hà Nội trở lại đàm phán. Hà Nội hoảng sợ phải trở lại bàn hội nghi; VNCH lên tinh thần hơn, tin tưởng là mật ước của Nixon sẽ tiếp tục không kích miền Bắc là khả thi và cũng đồng ý thương thuyết. Cuối cùng, Hiệp Định Chấm dứt Chiến tranh và Vãn hồi Hoà bình được ký vào ngày 27 tháng giêng năm 1973 với bốn bên là CSBV, VNCH, MTGPMN và Hoa Kỳ.

Các điểm chính trong Hiệp Định Paris là ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam; QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ. UBQGHGHHDT sẽ làm việc trong khi VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình. Khu phi quân sự là một lằn ranh tạm thời và không được quốc tế công nhận theo luật quốc tế. Trong một mật ước với Hà Nội, Nixon hứa sẽ viện trợ tái thiết cho CSBV và sẽ không hành quân trên lãnh thổ Lào và Campuchia.

Hiêp Định Paris không phải là một thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua,  nhưng CSBV và MTGPMN có ba thắng lợi thuộc loại bất chiến tư nhiên thành: một là toàn bộ binh sĩ Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam; hai là công nhận sự hiện diện của 140.000 quân chính quy QĐNDVN ở miền Nam và chính phủ ”ma” MTGPMN; ba là quy chế khu phi quân sự sẽ không đuợc luật quốc tế công nhận và không ai sẽ can thiệp khi vi phạm.

Dù VNCH kiểm soát trên 50% dân chúng và 75% lãnh thổ, nhưng là một thất bại nặng nề khi ký kết, vì không có tiếng nói chính thức trong hội nghị. Hai mục tiêu chính của VNCH là duy trì binh sĩ Hoa Kỳ để tiếp tục hỗ trợ QLVNCH chiến đấu và phải trục xuất binh sĩ CSBV ra khỏi miền Nam đều không có kết quả.

Thắng lợi cho Hoa kỳ là mang binh sĩ hồi hương, một lối thoát danh dự, một thành quả của Nixon mà Kennedy và Johnson không đạt được. Nixon còn buộc Hà Nội phải công nhận chính phủ VNCH là một thực thể chính trị để đối thoại, làm cho CSBV phải từ bỏ yêu sách là một chính phủ liên hiệp không có chính quyền Thiệu tham gia. Nixon ý thức về khó khăn của việc thực hiện Hiệp Định Paris vì QĐNDVN còn đóng tại miền Nam và việc tiếp tục ném bom miền Bắc trong tương lai là khó khả thi.

Khi cải thiện bang giao với hai nước Nga-Hoa, Nixon và Kissinger đem lại ưu thế cho Hoa kỳ; vì mở rộng vị thế siêu cường, nên các áp lực quốc tế và quốc nội trong cách giải quyết vấn đề Việt Nam giảm đi.

Nixon vẫn còn lo âu về mật ước với Tổng Thống Thiệu. Kissinger, vốn dĩ không dành thiện cảm cho VNCH, nên cảm thấy nhẹ nhàng hơn và không quan tâm đến vận mệnh tương lai của miền Nam. Ông tiên đoán sẽ có một khoảng cách thích hợp cho việc đình chiến và sự sụp đổ của miền Nam. Khi đuợc hỏi miền Nam sẽ còn sống được bao lâu sau ngày ngưng bắn, ông trả lời: ”Nếu có may mắn chế độ Sài Gòn chỉ sống sót được trong vòng một năm rưởi.”

Quốc Hội và Watergate

Sau khi người lính cuối cùng rời khỏi Việt Nam và Hà Nội trao trả 580 tù binh thì chính giới Hoa Kỳ không còn lý do để ủng hộ cho VNCH. Dù có nhiều tin tức về vi phạm Hiệp Định Paris nhưng công luận không còn quan tâm. Hai khái niệm chính yếu cho Hoa Kỳ trong gia đoạn này là Hoà Bình và Danh dự.

Cuối tháng 7 năm 1973 Quốc Hội tìm cách hủy bỏ các quân viện cho  chiến trường Đông Dương. Nixon phủ quyết quyết định của Quốc Hội, tình hình căng thẳng và không một thoả hiệp nào đạt được. Ngày 15 tháng 8 năm 1973 các cuộc ném bom trong phạm vi biên giới Campuchia dọc theo Nam Việt Nam kết thúc. Hoa Kỳ đã ném tổng cộng hơn 250.000 tấn bom xuống khu vực này, nhiều hơn số lượng bom trong Thế chiến thứ Hai, làm cho khoảng 7 triệu dân Campuchia phải chạy tỵ nạn.

Quốc Hội tìm mọi cách gây ảnh hưởng ngăn chận trong mọi tiến trình quyết định của Tổng Thống. Tháng 11 năm 1973 Quốc Hội biểu quyết luật War Power Act, quy định trường hợp can thiệp quân sự trong các xung đột quốc tế; Tổng Thống có quyền điều quân ra nước ngoài trong thời hạn 60 ngày; nếu Quốc hội không cho phép can thiệp, thì trong vỏng 30 ngày sau đó Tổng Thống phải rút quân. Do đó, thẩm quyền can thiệp quân sự của Tổng Thống trong tương lai bị hạn chế.

Biến động Watergate làm cho Nixon hoàn toàn bất lực. Thông tin sai lạc và lạm quyền Tổng Thống quá mức lần lượt bị báo chí phơi bày, nên không còn được tín nhiệm Nixon; Tối Cao Pháp Viện đồng thanh quyết định Nixon phải trao các băng ghi âm các buổi nói chuyện tại văn phòng Bầu dục cho Uỷ viên Điều tra là Jaworski; Uỷ Ban Tư pháp của Hạ Viện truy tố Nixon vi phạm ba tội hình sự; toàn thể Hạ Viện và Thượng Viện đồng thanh chấp thuận tiến hành thủ tục huyền chức (Impeachment) Tổng Thống, một vụ việc chưa có tiền lệ.

Để tránh khỏi thủ tục này, ngày 2 tháng 8 Nixon tuyên bố từ chức và không nhận tội. Người kế nhiệm là Gerald Ford. Ông tuyên bố kế tục chính sách ngoại giao của Nixon và Kissinger vẫn nắm chức vụ Cố vấn An ninh Quốc gia đến cuối tháng 11 năm 1975. Trong thời gian này, các mật ước của Nixon hỗ trợ Tổng Thống Thiệu không ai biết tới, nhưng bất ổn xã hội tại miền Nam càng thể hiện trầm trọng hơn.

Bất ổn xã hội 

Sau khi Hiệp Định Paris ký kết, cả hai phe Nam Bắc liên tục cáo giác nhau về các vi phạm ngưng bắn, cùng ngăn trở hoạt động của UBHG và gia tăng phương tiện kiểm soát lãnh thổ và dân chúng. Trong chiến dịch này QLVNCH chiếm lại được hơn 1000 làng xã. Thành quả này cũng là một thách thức mới vì QLVNCH còn phải đảm nhiệm thêm các công tác hành chánh địa phương và bình định nông thôn, vượt quá khả năng bảo vệ.

Quân số QLVNCH lên đến tên 1,1 triệu trong khi quân số của CSBV và MTGPMN có khoảng 300.000. Ưu thế quân số không tạo thắng lợi hơn cho VNCH vì 2/3 Quân lực phải lo cho việc kiểm soát lãnh thổ, trong khi đối phương chỉ cần có 10% lo chuyện phòng thủ.

Hà Nội kiên quyết kết thúc chiến tranh bằng chiến thắng quân sự. Để chuẩn bị cho đột tấn công mới, CSBV tập trung kiện toàn đường mòn Hồ Chí Minh; nhờ việc tiếp vận từ biên giới Hoa-Việt đến biên giới Miên-Việt hoàn chỉnh, nên chuyển chở vũ khí, nguyên liệu và quân dụng nhanh hơn. Trong năm 1974 CSBV tăng cường hoạt động trong các tỉnh thuộc khu phi quân sự và các tỉnh cao nguyên trong khi MTGPMN chiếm gần phân nửa vùng châu thổ sông Cửu Long.

Tình hình kinh tế của Miền Nam suy sụp trầm trọng. Viện trợ cắt giảm, khu vực cung ứng dịch vụ cho Quân đội Đồng minh không còn, làm mất đi gần 300.000 công việc và tỷ lệ thất nghiệp lên đến 40%. Đời sống công chức và binh sĩ gặp khó khăn khi giá lương thực tăng. Thực phẩm khan hiếm khi chánh phủ VNCH kiểm soát thị trường luá gạo và MTGPMN tìm cách bóp nghẹt các trục vận chuyển.

Quốc Hội chấp thuận viện trợ 700 triệu cho VNCH trong tài khoá năm 1975, sau khi trừ chi phí vận chuyển chỉ còn lại 300; hậu quả là QLVNCH không thể trang trải mọi quân phí. Chiến lược của QLVNCH là theo kiểu Mỹ, nên cực kỳ tốn kém, sử dụng số lượng vũ khi 17 lần hơn đối phương trong năm 1973, và 12 lần hơn trong năm 1974. Giảm quân viện làm tiêu hao tiềm năng chiến đấu và nhất là khi lương quân nhân không đủ sống. Ảnh hưởng này làm cho tỷ lệ đào ngũ lên cao, 240.000 người trong năm 1974, một kỷ lục chưa từng có.

Tình hình kinh tế càng khó khăn khiến cho dân thành phố, thành phần trí thức, kể giới làm giàu nhờ chiến tranh tỏ ra chống đối Tổng Thống Thiệu qua chương trình chống tham nhũng. Giới hữu sản bắt đầu chuyển tiền của và tìm cách định cư nước ngoài. Một niềm tin còn lại dành cho tất cả mọi người là: “Mỹ không thể bỏ Việt Nam“, nhưng càng ngày càng mơ hồ hơn vì thiếu cơ sở luận chứng.

Tất cả mọi người dân đều mong muốn có sự thay đổi phù hợp cho miền Nam, nhưng không ai có khả năng để thích nghi khi CSBV khởi động chiến dịch Hồ Chí Minh 1975.

Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975

Hoa Kỳ rút quân và Nixon từ chức sau vụ Watergate là hai món quà vô giá dành cho CSBV. Gerald Ford không đủ tư thế và cũng không chống Cộng cuồng nhiệt như Nixon. Không còn cần Hiệp Định Paris, Hà Nội quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh vào ngày 18 tháng 12 năm 1974 để tiến chiếm miền Nam.

Tháng 12 năm 1974, CS tấn công Đồng Xoài, Phước Long, tháng 3 năm 1975 tấn công Ban Mê Thuột. Tổng thống Thiệu quyết định bỏ ngỏ cao nguyên để cũng cố lực lượng cho vùng duyên hải và miền Tây. Quân đội triệt thoái khỏi Pleiku và Kontum gây hỗn loạn và nhiều người chết. Vì  không còn ai lãnh đạo nên dân chúng và binh sĩ chạy thoát thân trên các “đại lộ kinh hoàng“ để lánh nạn nơi vùng duyên hải. Các trạm giao thông tắc nghẻn, quân nhu và vũ khí đều bỏ lại trên đường tháo chạy. 25 tháng 3 CSBV chiếm Huế và sau đó 30 tháng 3 Đà Nẳng thất thủ.

Ngày 4 tháng 4 Tướng Frederick Weygand, Tham mưu Trưởng Liên quân, còn đề nghị Gerald Ford nên tăng viện cho Việt Nam 722 triệu. Gerald Ford bác bỏ vì không thể tìm sự đồng thuận của Quốc Hội. Ngày 23 tháng 4 năm 1975 trước các sinh viên Đại học Tulane, New Orleans, đang hân hoan về tình hình thay đổi tại Việt Nam, Gerald Ford tuyên bố là: “Chiến tranh Việt Nam đã qua đi trong mối quan hệ với Hoa Kỳ” (The war is over as far as American is concerned). Hoa Kỳ đã học hỏi những sai lầm của mình; nhưng loại sai lầm nào thì ông không kể tới.  Thắng thế, Hà Nội quyết định tấn công Sài gòn và các tỉnh miền Tây. Ngày 21 tháng 4 Tổng Thống Thiệu trao quyền cho tướng Dương Văn Minh và lưu vong sang Đài Loan. Hy vọng cuối cùng cho người dân miền Nam là Tướng Minh sẽ có một cơ hội đối thoại với MTGPMN. Vì tương quan lực lượng không còn nửa nên Hà Nội quyết định không đối thoại và ngày 30 tháng 4 tiến chiếm Sài gòn. Ngày 1 tháng 5 tướng Minh tuyên bố đầu hàng.

Tình hình chuyển biến quá nhanh ngoài sự dự liệu của Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin. Ông bối rối trong việc tổ chức di tản cho 9000 nhân viên người Mỹ và khoảng 150.000 người Việt. Khi chiếc trực thăng cuối cùng rời khỏi Toà Đại Sứ, trang sử mới cho Việt Nam bắt đầu.

Ai thắng? Ai thua? Tại sao?

Tại sao Hoa Kỳ thua?

Hoa Kỳ thua vì phải trả 167 tỷ Đô la, kinh phí tổng cộng cho chiến cuộc và 58.000 binh sĩ hy sinh. Về đối ngoại, uy tín của Hoa Kỳ như một siêu cường không còn. Hậu quả là phong trào chống Mỹ tại châu Âu, vổn dĩ đã có sẳn, nay lên cực điểm; các nước chậm tiến không còn tin tưởng việc kết ước liên minh quân sự với Mỹ, mà ngược lại, xem là một tai hoạ. Về đối nội, chiến tranh đã đem lại một vết thương tinh thần, không phải chỉ riêng với các cựu chiến binh mà toàn dân tộc. Các giá trị cao cả mà người Hoa Kỳ đề cao và theo đuổi trước đây, nay được đặt lại nghiêm túc hơn để tìm một hướng đi mới làm hồi sinh dân tộc.

Các cuộc thảo luận tại Hoa Kỳ về cuộc chiến hầu hết tập trung vào khiá cạnh quân sự. Họ nêu lên ba luận điểm chính trong ba thời kỳ khác nhau và đi đến kết luận là Hoa Kỳ đã có nhiều cơ hội để thắng CSBV mà Hoa Kỳ không nhận ra hoặc không theo đến cùng.

Một là khái niệm Counterinsurgency của Kennedy là một sách lược chống Cộng đúng đắn cho Việt Nam mà kinh nghiệm tại Mã Lai đã chứng minh thành công. Lý do hỗ trợ cho quan điểm này là thoạt đầu chính phủ Ngô Đinh Diệm được hai thành phần nông dân miền Nam và người Bắc di cư ủng hộ. Chính quyền có hiệu năng trong việc xây dựng đất nước, kết hợp các giáo phái và giải quyết xung đột điạ phương là thí dụ điển hình. Kinh tế trên đà phát triển trong một xã hội đang chuyển mình khi MTGPMN chưa có lý do để tuyên truyền là Mỹ xâm lược hay bom Mỹ phá hoại xóm làng. Chính sách gia đình trị cũng như kỳ thị tôn giáo của Tổng Thống Diệm chưa thành hình.

Kennedy không quan tâm kết hợp các thành quả xây dựng của VNCH trong công cuộc đấu tranh toàn diện, kể cả bằng quân sự để tiêu diệt CS còn trong thời kỳ phôi thai, mà chỉ gởi các cố vần quân sự là không đủ mạnh. Trở ngại chính một phần là do phản ứng đầy tự ái dân tộc của Tổng Thống Diệm, một phần do thiếu kiên quyết của Kennedy gây áp lực. Tổng Thống Diệm thực thi Quốc sách Ấp Chiến Lược có nhiều sai lầm, gây bất mãn cho nông dân và MTGPMN bắt đầu có cơ hội phát triển cơ sở.

Hai là Johnson quyết định leo thang chiến tranh, nhưng ông lại áp dụng trong phạm vi giới hạn. Dị biệt quan điểm giữa các cố vấn dân sự và quân sự về sách lược đấu tranh làm cho Johnson thiếu kiên quyết. Ông chủ trương không gài mìn hải cảng Hải Phòng sợ làm chìm tầu Nga, luôn lo sợ là Hoa Kỳ có thể bị Trung Quốc và Nga trả đuả; sai lầm nhất của ông là không theo đánh đuổi VC qua bên kia biên giới cuả Campuchia và Lào, vì sẽ mở rộng cuộc chiến. Các biện pháp này Nixon thấy là đúng đắn và thực hiện về sau.

Giới chức quân sự tin là nếu Johnson oanh tạc các trục tiếp vận và phong toả các hải cảng miền Bắc mạnh hơn và tiến hành Việt Nam Hoá chiến tranh ở miền Nam vào cuối 1966, đó là cơ hội thích hợp nhất để thắng CSBV. Ngược lại, Johnson-McNamara cho là chiến thắng quân sự không là một giải pháp tối ưu như quan niệm cổ điển, mà nghĩ là xây dựng dân chủ miền Nam và không phá hủy miền Bắc là chính. Mục đích oanh tạc và đánh phá các căn cứ hậu cần để giảm mức độ xâm nhập của CSBV.

Năm 1967, mặc dù thực hiện chiến dịch Rolling Thunder và tăng quân lên 425.000 nhưng CSBV không chịu đàm phán, nên không có triển vọng kết thúc chiến tranh.

Sự hiện diện binh sĩ Hoa Kỳ tại miền Nam và các đợt không kích tại miền Bắc giúp cho CSBV có lập luận mạnh hơn để thu phục nhân tâm tại nông thôn cũng như các trí thức cảnh tả phương Tây về việc Hoa Kỳ xâm lăng VN, làm cho đấu tranh ngoại vận của Hoa Kỳ và VNCH thêm khó khăn.

Ba là thành quả cuộc không kích Linebacker II của Nixon, đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Tại sao Nixon không kéo dài oanh tạc trước sự nguy cơ sụp đổ của CSBV? Chiến thắng gần kề mà Nixon lại tạo cho CSBV cơ hội đàm phán và mua thời gian là sai lầm. Có quá nhiều cách giải thích về chuyện ngưng không tập này.

Dư luận thế giới kết án Hoa Kỳ nặng nề về mặt đạo đức và kêu gọi ngưng oanh tạc. Đó không phải là lý do chính mà Hoa Kỳ không tiếp tục không kích, mà là vì đã đạt được các mục tiêu. Oanh tac và phong toả hải cảng thành công làm cho các lực lưọng phòng không BV phải thôi hoạt động.

Một lập luận khác cho rằng CSBV thắng lớn; làm Không Quân Hoa Kỳ thiệt hại nặng nề, nên không thể tiếp tục. Thực ra, chỉ có 15 B-52 và 12 phi cơ chiến đấu bị bắn hạ. Một lập luận khó thuyết phục.

Một nguồn tin khác cho là CSBV đầu hàng sau cuộc oanh tạc này. Ten Gunderson, một nhân viên FBI tiết lộ tin này và xác quyết là CIA nhẹm tin và đổi các nhân viên phụ trách sang các nhiệm sở khác. Theo ông, lý do của CIA là Hoa Kỳ đang trong tiến trình thương thuyết với Bắc kinh, kết quả ngoại giao với Bắc Kinh quan trong hơn là chiến thắng quân sự với Hà Nội. Nguồn tin này khó kiểm chứng và vẫn còn nghi ngờ.

Dù theo lối giải thích nào, thì Nixon cũng tỏ ra kiên quyết chống Cộng và có nỗ lực cuối cùng tạo chiến thắng cho Hoa Kỳ và VNCH.

Ba lập luận này khó thuyết phục vì mang giá trị cảnh báo hoặc giải thích một sự kiện đã rồi. Tại sao Kennedy không tiến hành chiến dịch Bình Đinh Nông Thôn và hành quân bộ binh ngay lừ lúc đầu mà Johnson đã phải làm về sau? Tại sao Johnson không tấn công sang Campuchia và Lào như Nixon? Tại sao Johnson và Nixon luôn lo sợ Trung Quốc và Nga Xô trực tiếp can thiệp? Một kịch bản đã không xảy ra. Tìm các bằng chứng cho các lập luận này là bất khả.

Vấn đề có thể sáng tỏ hơn nếu tìm hiểu tại sao dân tộc Việt Nam và VNCH thua và CSBV thắng.

Tại sao VNCH thua? 

Việt Nam Hoá chiến tranh đòi hỏi điều kiện đầu tiên là miền Nam phải có  một chính quyền ổn định mọi mặt, nhưng tất cả còn đang trong thời xây dựng ban đầu. Chính trị Việt Nam bất ổn liên tục và tình trạng tiến thoái lưỡng nan của chương trình Việt Nam Hoá là hai nghịch lý song hành: VNCH sẽ còn nắm quyền cho đến khi nào còn được Hoa Kỳ ủng hộ, nhưng khi VNCH còn tiếp tục nắm quyền thì chương trình Việt Nam Hoá sẽ thất bại.

Ngoài vấn đề an ninh, những vấn đề cấu trúc cơ bản của xã hội miền Nam vẫn chưa giải quyết, đặc biệt nhất là khiá cạnh chính danh cho chế độ. Tổng Thống Thiệu thắng cử độc diễn năm 1971 với 90% số phiếu ủng hộ, nên không tạo uy tín lãnh đạo. Bộ máy hành chánh, cơ cấu quân đội và hệ thống kinh tế chưa tạo ra được một ý thức về quyền lợi quốc gia đủ mạnh. Tinh thần của đa số dân chúng là quá mệt mỏi vì chiến tranh và không quan tâm đến chính sự. Nhưng trầm trọng nhất là vấn đề tham nhũng, đa số mong biến thành quyền lợi cá nhân và gia đình khi đóng góp cho chế độ. Khi Việt Nam Hoá chiến tranh cũng có nghiã là dân thành phố không còn tiếp tục làm giàu qua cơ chế viện trợ Mỹ; tinh thần ủng hộ cho chính quyền cũng suy giảm theo

Khả năng và bản lĩnh của chính giới miền Nam là khía cạnh quan trọng nhất. Đa số là được Pháp đào tạo qua hai lĩnh vực quân đội hay hành chánh, nay họ tiếp tục hành sự trong tinh thần lệ thuộc viện trợ Mỹ, nên  không thể suy nghĩ độc lập và đủ bản lĩnh tìm một lối đi tương kế tựu kế cho đất nước trong gọng kiềm của lịch sử. Thiểu số liêm chính, có khả năng, tinh thần quốc gia và kiên cường thì không được chế độ trọng dụng, nhất là có cơ hội hợp tác với Mỹ. Cùng một hoàn cảnh đất nước bị chia cắt mà các chính khách của Tây Đức và Nam Hàn đem lại một số thí dụ khác biệt. Tinh thần chiến đấu của QLVNCH sẽ ra sao khi được tiếp tục quân viện đầy đủ, hoặc không bị lãnh đạo bỏ chạy, vấn đề đến nay còn gây nhiều tranh cải. Nhưng tấm gương bất khuất và hào hùng của các tướng lãnh và chiến sĩ luôn được hậu thế tri ân nhân ngày 30 tháng 4.

Tại sao CSBV thắng?

Bất ổn nội tình và truyền thông hỗn loạn của Hoa Kỳ là các lý giải chính.

CSBV thua nặng trong chiến cuộc Mậu Thân nhưng truyền thông Hoa Kỳ lầm lạc khi đề cao khả năng chiến đấu. Qua màn ảnh truyền hình người dân nghĩ rằng nguy cơ cho miền Nam đã đến khi Công quân vào tận đến Toà Đại Sứ Hoa Kỳ và các thành phố lớn. Phạm vi hành động của Nixon càng thu hẹp khi phải đề ra kế hoạch tuần tự rút quân để thu phục cảm tình của giới phản chiến. Thắng lợi trong việc cảị thiện bang giao Nga – Hoa làm cho các lo sợ của Hoa Kỳ phải trực tiếp đối đầu không còn. Áp lực quốc tế giảm đã đem lại một suy nghĩ mới: Thuyết Domino không còn có giá trị thuyết phục cho Hoa Kỳ phải tiếp tục kết ước tại Việt Nam và Đông Nam Á. Cuối cùng, hậu quả của Watergate là một bất hạnh cho định mệnh chính trị của Nixon, nhưng là một đại bất hạnh cho sinh mệnh toàn dân miền Nam.

Sách lược đấu tranh và nội tình của CSBV cũng mang lại các lý giải khác.

Ý chí xâm chiếm miền Nam là động cơ duy nhất. So với các nước cùng cảnh ngộ như Đông Đức và Bắc Hàn, hai nước này không tiến hành đấu tranh giải phóng Tây Đức và Nam Hàn đang bị Hoa Kỳ kiềm kẹp.

Đối với dư luận quốc tế, CSBV đánh Đế quốc Mỹ cho đến xương máu của người Việt Nam cuối cùng thay cho Trung Quốc và Liên Xô, đó là một lý tưởng cao cả như đến nay mà họ còn hãnh diện. Chính sách đu dây ngoại giao của CSBV trong tình huống xung đột Nga – Hoa là một thành công đặc biệt; không có nguồn lực này, chiến thắng của CSBV là chuyện không tưởng. Điểm đặc biệt là, dù lệ thuộc nặng nề về viện trợ vũ khí của khối CS, nhưng CSBV lại hoàn toàn hành sử độc lập trong mọi lĩnh vực hoạt động tác chiến, không như VNCH bị lệ thuộc vào mọi sự chỉ đạo cụ thể của Hoa Kỳ.

Đối với đồng bào, CSVN dùng chiêu bài giải phóng dân tộc qua lý tưởng đấu tranh cách mạng, chống bạo quyền miền Nam và giặc Mỹ xâm lăng. Họ không có các lập luận kinh điển nhằm bảo vệ công nhân bị bóc lột trong một xã hội công nghiệp, mà sách động quần chúng kết hợp đấu tranh chính trị và quân sự như là một chiến lược chung, đôi khi qua các liên hệ với thân nhân, đó cũng là một cách ràng buộc để làm cho người dân đi theo CS. Kết hợp uyển chuyển này làm cho CSBV thành công trong mặt trận tình báo và nội tuyến.

Đối với Đảng viên, nghệ thuật lãnh đạo của Đảng là đồng hoá vận mệnh của ĐCSVN, dân tộc, cá nhân, gia đình, tập thể và xã hội, tất cà hoà nhập trong một lý tưởng đấu tranh chung; nên tất cả phải tuân phục kỷ luật và có tinh thần hy sinh; mà cao cả nhất là được hy sinh cho Đảng và tổ quốc, vì đó là hạnh phúc của con người. Kết quả của sự tuyên truyền này là 1 triệu 1 thanh niên miền Bắc nằm xuống, 300.000 mất tích và 600.000 bị thương và thế hệ thanh niên miền Bắc cho chiến dịch 1975 là thế hệ cuối cùng.

Cơ chế lãnh đạo của ĐCSVN chặt chẽ nên tạo ra một hình ảnh chung là đoàn kết, nghiêm mật và kiên cường. Hồ Chí Minh được thần thánh hoá là hình ảnh cao đẹp của vị cha già dân tộc; sách vở phương Tây cũng phụ hoạ theo lập luận này khi so chiếu với Bảo Đại và Ngô Đình Diệm. Ngày nay, vô số tư liệu cho thấy nội bộ của ĐCSVN thanh toán nhau đẩm máu để tranh giành quyền lực, nên chuyện hèn với giặc và ác với dân không còn gây ngạc nhiên. Thần tượng sụp đổ khi đời tư và công của Bác Hồ được phơi bày. Bác Hồ nào đã chết trong quên lãng vào năm 1932 và còn Bác Hồ nào còn được tiếp tục sùng bái trong lăng Ba Đình, các sử gia thiếu can đảm làm sang tỏ.

Tại sao dân tộc Việt Nam thua?

Toàn dân phải trả một cái giá quá mắc cho chiến thắng của ĐCSVN là vì có khoảng hơn 1,5 triệu cho đến 2 triệu người chết và 300.000 người mất tích.

Người dân Miền Bắc thua mà không biết, vì lý tưởng cao đẹp bị lừa dối. Đau xót nhất là những người nằm xuống, không còn có cơ hội biết đưọc sự thật về ý nghiã của cuộc chiến tranh giải phóng.

Người dân miền Nam biết mà vẫn thua, vì không tránh khỏi các biện pháp tiến nhanh, tiến mạnh lên XHCN; nông dân thua vì bị tập thể hoá nông nghiệp; doanh nhân thua vì bị cải tạo tư sản; dân thành phố thua vì phải đi xây khu kinh tế mới; trí thức thua vì chiến dịch bài trừ văn hoá Mỹ Ngụy; thảm kịch học tập cải tạo và thuyền nhân là hai thí dụ bi thương của phe thua cuộc.

Binh sĩ thua vì là nạn nhân của một chính sách sai lầm và còn chịu thêm hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và Trung Việt; người nằm xuống không được tưởng niệm và người còn sống không được ghi công.

Thế hệ hậu chiến thua vì không có kiến thức về lịch sử đấu tranh của dân tộc, sách về chiến tranh chống Mỹ bị bóp méo và chiến tranh Trung Việt ghi lại có 11 dòng để truyền lại cho hậu thế. Đa số không được học tập các giá trị dân chủ, nên vô cảm trước các chính sự trong nước và chính biến ngoài nước.

Cuối cùng, những người thành tâm hoà giải quốc gia và hoà hợp dân tộc cũng thua, vì không có chổ đứng trong lòng dân tộc.

Dân tộc Việt còn thua đến bao giờ và làm gi?

Không ai biết rõ còn bao lâu nửa và phải làm gì cụ thể để thay đổi. Có còn chăng là sự tỉnh thức trong chúng ta. Đó là mộtkhả năng tự soi sáng và tự quyết định về vận mệnh của đất nước mà toàn dân Đông Âu là một thí dụ. Tỉnh thức thân phận là vấn đề kiến thức; xác định ý muốn để thay đổi là vấn đề quyết tâm. Nếu còn sống trong vô cảm, mang tâm trạng nô lệ tự nguyện hay còn Đảng còn mình và chờ đợi hạnh phúc giả tạo do Đảng, Trung Quốc, Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế ban phát, thì người dân sẽ còn tiếp tục thua trong đau khổ. Không ai có phép lạ để chuyển hoá đất nước thay cho chúng ta. Vấn đề là sự chọn lựa.

Chúng ta cùng giúp nhau tỉnh thức trong tình tự dân tộc là một hy vọng khởi đầu: Đất nước đang nguy cơ hơn bao giờ hết, sức mạnh của toàn dân sẽ đem lại giải pháp và quyền dân tộc tự quyết là phương tiện. May ra một phép lạ nào đó cho đất nước sẽ đến sau.

* Dr. Đỗ Kim Thêm: Non Governmental Advisor of International Competition Network (ICN), Research Associate at United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD). Bài viết là ý kiến cá nhân và không phải là quan điểm của ICN và UNCTAD.

Nguồn : http://chinhdanhhoavietnam.com/a1730/richard-nixon-henry-kissinger-va-su-sup-do-cua-mien-nam

 

Vui cười

Vợ có thai chồng rất vui lấy điện thoại vợ gửi tin nhắn: “Tôi có thai” cho toàn danh bạ để mọi người chia vui. Ngay lập tức nhận được tin trả lời:

– Mẹ vợ: Sao nói chồng không sinh được? Còn q.hệ với thằng Tiểu Lí à?

– Đồng nghiệp: Không  phải chứ? mới 2 ngày mà?

– Bạn thân: Chúng ta đã nữa năm không gặp, đừng có đổ lên đầu tôi!

– Cấp trên: Tôi cho cô 10tr, cô nghỉ một thời gian đi.

– Khách hàng: Được rồi! Đừng dọa tôi, mai ký hợp đồng.

– Đồng nghiệp: Không phải cô nói là của tôi chứ? Hôm đó có sếp nữa mà!

– Người lạ: Đừng có lừa tôi, tôi đã phẫu thuật triệt sản rồi.

– Người lạ: Cô định xử lý như thế nào?

 

Thấy cơ thể mình đột nhiên có nhiều thay đổi, một phụ nữ đi khám bệnh và được bác sĩ cho biết, chị đã có thai.

Chị ta giận dữ mắng cho bác sĩ một trận và một mực cho rằng điều đó không thể xảy ra vì chồng mình đã đi công tác nước ngoài hơn 1 năm.

Một tuần lễ sau, bệnh nhân đó lại đến phòng mạch và nhỏ nhẹ:

– Thưa bác sĩ, lần trước tôi quên khuấy mất là cách đây 2 tháng chồng tôi có về phép!

Ông bác sĩ tủm tỉm cười:

– Nghe có vẻ khá hơn rồi đấy, nhưng cô cần nhớ kỹ lại một chút nữa, vì cái thai đã sang tháng thứ tư rồi.

 

Hai cậu bé nói chuyện với nhau: “Ê, tao hỏi mày cái này nha?”

– Nói đi.

– Ví dụ nhà mày nuôi một con chó và một con lợn. Đến đám giỗ, mày cần đưa một con lên bàn thờ. Con lợn nó nghĩ mày thịt con chó, con chó nó lại nghĩ mày thịt con lợn. Vậy theo mày, mày sẽ thịt con nào? – Con lợn!

– Mày suy nghĩ giống con chó quá.

 

Lê Duẩn và cuộc chiến tranh Việt Nam (phần I) – Trọng Đạt

Sự nghiệp chính trị

Lê Duẩn giữ chức vụ Bí thư thứ nhất đảng Lao động VN từ 1960-1976, Tổng bí thư đảng CSVN từ 1976-1986. Ông là người giữ chức Tổng bí thư lâu nhất 25 năm và 303 ngày, người có uy quyền cao nhất của CSVN như Tập Cận Bình, Đặng Tiểu Bình bên Tầu. Năm 1954, khi Việt Minh về tiếp thu Hà Đông, Hà Nội người ta chỉ biết có bốn nhân vật chủ chốt Hồ, Giáp, Chinh, Đồng, khi ấy Lê Duẩn không ai nhắc tới vì hoạt động ở trong Nam. Ông ta là một nhân vật quan trọng của Cộng Sản Việt Nam, là người đã vạch ra chiến lược cách mạng với cuốn “Đề cương cách mạng miền Nam”. Từ bản đề cương này, hàng loạt phong trào đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam nổ ra, dọn đường cho cuộc chiến xâm lược miền nam.

Duẩn sinh ngày 7-4-1907 tại Quảng Trị trong một gia đình nông dân, mất ngày 10-7-1986. Năm 1920 học hết tiểu học rồi hết năm thứ nhất trung học (đệ thất) rồi nghỉ. Năm 1926 Duẩn làm nhân viên sở hỏa xa, bẻ ghi đường rầy xe lửa Đà nẵng. Năm 1930 ông gia nhập đảng CS Đông Dương, năm 1931 là ủy viên tuyên huấn Bắc kỳ, tháng 4-1931 bị Pháp bắt ở Hải Phòng kết án 20 năm tù, năm 1936 được trả tự do.

Năm 1939 Lê Duẩn được bầu vào Ban thường vụ trung ương đảng, năm 1940 bị Pháp bắt đầy ra Côn đảo án tù 10 năm, đến 1945 cách mạng tháng Tám thành công, ông được đón về, năm 1946 làm việc bên Hồ Chí Minh. Từ 1946-1954 Duẩn làm Bí thư xứ ủy Nam bộ, Chính ủy Bộ tư lệnh Nam Bộ. Năm 1951 ông được vào Ban chấp hành trung ương (BCHTƯ) và Bộ chính trị trong kỳ Đại hội đảng lần 2. Năm 1952 Duẩn ra Việt Bắc họp Trung ương đảng được Hồ Chí Minh giữ lại làm phụ tá tới đầu năm 1954, được cử làm quyền bí thư Trung ương cục miền nam.

Năm 1954-1957 ông được phân công ở lại miền nam lãnh đạo, tới 1957 Lê Duẩn được Hồ Chí Minh gọi ra Hà Nội gấp để giữ chức quyền Tổng bí thư  đảng thay thế Trường Chinh bị ép từ chức vì Cải cách ruộng đất. Tháng 9-1960 tại Đại hội toàn quốc lần thứ III, ông được bầu vào BCHTƯ và Bộ chính trị, giữ chức Bí thư thứ nhất. Từ 1960 theo một số nhận định HCM sức khỏe yếu, Lê Duẫn trở thành người có quyền hành cao nhất.

Trên BBC Tiếng Việt (từ ngày 2-5-2006) có đăng một loạt 4 bài về Lê Duẩn, nội dung cho thấy nhân vật này đã ảnh hưởng nhiều tới cuộc chiến Việt Nam lần thứ hai (1960-1975), xin sơ lược dưới đây.

Bài 1- Nhìn lại vai trò của Lê Duẩn. (ngày 2-5-2006). Năm 1956 cuộc Tổng tuyển cử thống nhất không diễn ra, Lê Duẩn thúc dục Hà Nội chuyển sang đấu tranh vũ lực tại miền nam VN. Ban Lãnh đạo đảng không muốn thông qua phương án này, theo Giáo Sư Pierre Asselin (Đại học Chaminade, Honolulu) nói Hà Nội không muốn khiêu khích sợ Mỹ can thiệp, vả lại cuộc Cải cách ruộng đất đã đưa tới nhiều vấn đề, Đại hội đảng Nga sô năm 1956 (lần thứ 20) Nikita Khrushchev.chủ trương sống chung hòa bình với Mỹ.

Trung ương đảng họp tháng 9-1956 buộc Trường Chinh từ chức sau những sai lầm của Cải cách ruộng đất, ông Hồ Chí Minh Chủ tịch đảng khiêm luôn Tổng bí thư. Cuối năm 1956 Lê Duẩn gửi ra Hà Nội Đề Cương Cách Mạng Miền Nam, đây là một trong những tài liệu quan trọng nhất của CSVN sau năm 1954, sẽ lược thuật sau

Bài 2- Bắt đầu cuộc thâu tóm quyền lực. (4-2-2006). Năm 1957 Lê Duẫn được điều ra Hà Nội được chọn làm quyền Tổng bí thư, tháng 10-1958 Bộ Chính trị cử Lê Duẩn vào Nam và tháng 1-1959 ông quay về Hà Nội mô tả phong trào đấu tranh của đồng bào miền Nam chống Mỹ-Diệm và thúc dục Bộ chính trị ủng hộ cuộc tranh đấu vũ trang. Hội nghị Trung ương  khóa 15 tổ chức tháng giêng 1959 kết thúc ra nghị quyết chuẩn bị phương hướng “khởi nghĩa đánh đổ chế độ Mỹ-Diệm”. Nghị quyết 15 sau này được xem là nền tảng chỉ đạo cho công cuộc vũ trang ở miền Nam vào cuối thập niên 1950, nó quyết định tiếp tục công cuộc đấu tranh vũ trang ở miến Nam. Hà Nội đồng ý góp quân và tiếp viện, tháng 8-1959 đơn vị quân miền Bắc đầu tiên lên đường vào Nam qua tuyến vận tải dọc theo dẫy Trường Sơn (đường mòn Hồ Chí Minh).

Đảng Lao Động VN tổ chức Đại hội 3 tháng 9-1960 đưa ra hai mục tiêu.

-Cách mạng XHCN miền Bắc

-Giải phóng miền Nam

Năm trăm bẩy mươi sáu (576) đại biểu đã bầu Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất, đứng đầu Bộ chính trị, theo Bùi Tín thì Lê Duẫn ở tù lâu nhất nên được giao trọng trách, thực ra ông ta có nhiều kinh nghiệm ở miền Nam.

Bài 3- Cuộc đấu tranh trong nội bộ. (10-5-2006). William Duiker, trong cuốn Hồ Chí Minh (2000), cho rằng vai trò của ông Hồ thập niên 60 bị suy giảm cho tới 1965 chỉ mang tính lễ nghi, Võ Nguyên Giáp bị cô lập. Lê Duẩn và những người đã hoạt động trong Nam ủng hộ đánh vũ trang trong khi Võ Nguyên Giáp thận trọng. Duẩn là người khao khát quyền lực tuyệt đối như Staline, Mao Trạch Đông và ông ta cô lập Hồ, Giáp để thiết lập một bộ máy chính trị trung thành, lập một bộ máy lãnh đạo ở Hà Nội không chỉ trung thành mà còn chung quyết tâm hoàn tất các mục tiêu cách mạng (Pierre Asselin nhận xét).

Năm 1963 các Sứ quán Đông Âu tại Hà Nội đã báo cáo BV ngày càng phản ảnh quan điểm thân Trung Cộng, chống chủ nghĩa xét lại của Nga chủ trương sống chung hòa bình.   Lê Đức Thọ cánh tay mặt của Duẩn chỉ trích những đảng viên theo chủ nghĩa xét lại của Nga và cô lập những người này. Tại Hội nghị Trung ương ông Giáp, giống như ông Hồ, chấp nhận chủ trương “chung sống hòa bình” mà Liên Xô đưa ra lúc bấy giờ,  đồng thời tin rằng phải xây dựng nền tảng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trước khi nghĩ đến đấu tranh quân sự ở miền Nam.

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 9 năm 1963 Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Phạm Hùng đã phê phán chủ trương chung sống hòa bình và Hội nghị kết thúc với nghị quyết đẩy mạnh công cuộc đấu tranh bằng vũ lực ở miền Nam.

Năm 1964 Khrushchev bị hạ bệ, Mỹ oanh tạc Bắc Việt, năm sau đổ quân vào miền nam khiến Hà Nội và Moscow gần nhau hơn. Kể từ đó, ông Lê Duẩn và các đồng minh cảm thấy đủ tự tin để theo đuổi chiến dịch loại bỏ chủ nghĩa xét lại một cách công khai và gay gắt hơn.

Bài 4- Một di sản gây tranh cãi. (19-5-2006). Khi Lê Duẫn làm Bí thư thứ nhất, Lê Đức Thọ được cử làm Trưởng ban tổ chức trung ương Đảng (Lao Động), Lê Đức Thọ làm phụ tá cho Lê Duẩn, Thọ đã cài đặt những người thân tín vào Đảng củng cố guồng máy của Lê Duẩn. Năm 1966 Võ Nguyên Giáp viết một bài nói về cuộc chiến miền Nam có thể kéo dài mất nhiều năm, ông không tin vào “các trận đánh sử dụng đơn vị chính quy lớn vì  điều này có lợi cho chiến lược của kẻ thù.”

Tướng Nguyễn Chí Thanh (Chủ nhiệm Tổng cục chính trị) bèn phản ứng, ông này viết bài đăng ở Tạp chí Học Tập nói ông tin tưởng vào chiến lược tấn công ở miền Nam (đánh chính qui) là đúng, những người chỉ trích (tức Võ Nguyên Giáp) là không logic.

Tác giả Robert Brigham trong bài “Why the South won the American war

in Vietnam” cho biết đã từ lâu Võ Nguyên Giáp công khai nghi ngờ  chiến lược của Tướng Nguyễn Chí Thanh. Lê Duẩn tạo cơ hội cho Tướng Thanh, ông ta thành công khi tạo một thần tượng mới trong quân đội nhân dân. Nguyễn Chí Thanh qua đời đột ngột năm 1967, quan điểm của ông cho rằng  cuộc chiến không thể thắng lợi nếu thiếu hỗ trợ của các đơn vị chính quy lớn, tiếp tục giữ ảnh hưởng ở Hà Nội. Từ cuối 1965 đến 1975, ngày càng nhiều các sư đoàn bộ binh chính quy được đưa từ miền Bắc vào Nam.  Lê Duẩn làm giảm uy tín của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp và đưa những người trung thành lên để tạo quyền lực tối cao.

Pierre Asselin có viết một bài về Lê Duẩn khi ông này chết năm 1986 thì CSVN gần Bắc Kinh hơn vì Duẩn chống Tầu. Các nhà nghiên cứu cho rằng Hà Nội tự chủ trong chiến tranh chống Mỹ thời Lê Duẩn, hợp tác Nga Tầu nhưng không phải là con rối của họ, đem xương máu ra để làm lợi cho họ. Sau 1986 khi Duẩn chết CSVN phân bố quyền lực rộng hơn và không cho tập trung trong tay một số người.

Đề cương cách mạng miền nam

Cuối năm 1956 tại miền nam VN, Lê Duẩn gửi ra Hà Nội bản Đề Cương Cách Mạng Miên Nam, một trong những tài liệu quan trọng nhất của CSVN sau năm 1954, một bản báo cáo đại cương về cuộc cách mạng tại miền Nam. Lê Duẩn không chấp nhận sống chung hòa bình và tiến hành cách mạng chống Mỹ -Diệm.

Tài liệu này dài hơn 30 trang, vì phạm vi giới hạn của bài viết, tôi xin tóm lược như sau:

Đề cương cách mạng miền nam được soạn tháng 8-1956 gồm có 5 phần:

1-Ba nhiệm vụ chính của cả nước: Củng cố miền Bắc, đẩy mạnh đấu tranh cách mạng ở miền Nam, tranh thủ ủng hộ trên thế giới. Phải đấu tranh ở miền Nam vì Mỹ Diệm áp bức nặng nề, sự nghiệp hòa bình thống nhất bị phá hoại. Cả nước có nguy cơ bị chúng xâm chiếm, nhân dân miền nam chỉ có một con đường là vùng lên chống Mỹ-Diệm để cứu nước và tự cứu mình. Đó là con đường cách mạng, không còn đường nào khác

2- Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng cách mạng miền Nam: Mục đích chung giữ gìn hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong cả nước. Nhân dân miền nam bị Mỹ-Diệm áp bức, bóc lột khủng bố trà thù, thợ thuyền đói khổ, nạn thất nghiệp gia tăng, dân cầy bị cướp đất, sưu cao thuế nặng, tù đầy tại khắp nông thôn. Tự do dân chủ bị bóp nghẹt, nhân dân miền Nam phải đứng lên đập tan chế độ độc tài phát xít Mỹ -Diệm, trực tiếp đánh đổ chính quyền độc tài, phát xít Ngô Đình Diệm, giải phóng nhân dân miền nam khỏi ách đế quốc phong kiến, thực hiện chính quyền liên hiệp.

Mỹ -Diệm là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân, ta có chính nghĩa sẽ vùng lên đập ta chế độ phản dân hại nước.

3- Yêu cầu và khẩu hiệu của cuộc đấu tranh ở miền Nam: Mỹ-Diệm ra sức phá hoại tổng tuyển cử, nhân dân sẽ đứng lên đập tan âm mưu Mỹ-Diệm. Tự do, dân chủ là yêu cầu bức thiết bảo đảm tài sản, tính mạng nhân dân. Quân lính của Diệm ruồng bố bắn giết nhân dân, coi mạng người như cỏ rác. Chính sách tài chính thuế khóa đi ngược nguyện vọng của nhân dân.

4- Hình thức đấu tranh, khả năng phát triển cách mạng: Liên xô với Đại hội CS lần thứ 20 (1956) chủ trương giải quyết thương lượng hòa bình. Chúng ta muốn chống Mỹ-Diệm chỉ có mỗi một con đường cách mạng nhưng phát triển theo đường lối hòa bình lấy lực lượng chính trị nhân dân làm chỗ dựa chứ không phải bằng lực lượng vũ trang, bạo lực của quần chúng đóng vai trò quyết định. Đấu tranh chống chính quyền độc tài phát xít như Mỹ-Diệm  bằng đường lối hòa bình có đạt mục đích cách mạng không?

Đấu tranh hòa bình có khả năng đánh lùi những bạo lực Mỹ-Diệm, đẩy mạnh cách mạng bằng đường lối hòa bình phù hợp với nguyện vọng của nhân dân thế giới “lấy nhân nghĩa thắng cường bạo”. Đảng tin sức chiến đấu của quần chúng sẽ tạo một lực lượng chính trị đánh bại chính sách bạo lực của Mỹ-Diệm. Đấu tranh làm sụp đổ chính quyền phản động cần một quá trình lâu dài, nhiều giai đoạn.

5- Bài học lịch sử, những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam: Nay ta mới thành công giải phóng dân tộc được một nửa nước, nhiệm vụ cách mạng phải hoàn thành trong cả nước. Đảng ta là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Ở nông thôn nhiệm vụ chiến lược của ta là đoàn kết trung, bần cố nông liên hiệp với phú nông, đánh đổ địa chủ phong kiến.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đảng bộ và đồng bào miền Nam quyết tâm chiến đấu bền bỉ anh dũng xây dựng một nước VN hòa bình thống nhất.

Lê Duẩn gửi ra Hà Nội bản Đề cương này vào cuối năm 1956, vài tuần trước Phiên họp lần 11 của Ban Chấp hành.

Trong một cuộc họp của cán bộ miền Nam tại Nam Vang đầu tháng 12-1956, Bản Đề cương đã được bổ sung và có đề cập tới tranh đấu vũ trang trước khi Duẩn đệ trình cho Hà Nội. Sau khi thảo luận, Ban Chấp hành Trung ương đồng ý cho gia tăng hạn chế hoạt động quân sự ở miền Nam, sau đó được Bộ Chính trị thông qua.

Tài liệu quan trọng này thể một khúc quành lịch sử: Hà Nội xử dụng quân sự để chiếm miền Nam thay vì sống chung hòa bình. Lê Duẩn là nhân vật chính khởi động cuộc chiến người Việt giết người Việt, đưa đất nước vào thảm cảnh hoang tàn, núi xương sống máu.

Cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai 1960-1975

Cuộc chiến 1946-1954 được gọi là cuộc chiến Đông dương lần thứ nhất và giai đoạn1960-1975 là Cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai.

Năm 1957 Lê Duẩn được điều ra Bắc phụ trách quyền Tổng bí thư đảng chia xẻ trách nhiệm với Chủ tịch. Năm 1959 đơn vị quân miền Bắc đầu tiên lên đường vào Nam tháng 8-1959. Cuối năm sau ngày 20-12-1960 Mặt trận Giải phóng Miền Nam được thành lập tại xã Tân Lập Tây Ninh, thực ra chỉ là công cụ của Hà Nội, cuộc chiến tranh du kích bắt đầu từ những năm cuối thập niên 50.

Giai đoạn từ 1960 tới 1963, cuộc chiến chưa mở lớn, Nga Sô hòa hoãn với Mỹ nên Lê Duẩn chưa dám làm mạnh, ngoài ra Duẩn chưa  nắm được nhiều quyền lực nên còn thận trọng.

Giai đoạn từ 1964 cho tới 1968, Lê Duẩn  phần nhờ có phụ tá Lê Đức Thọ cài đặt các nhân vật thân tín trong đảng và nhất là vì Hồ Chí Minh bệnh hoạn khiến Lê Duẩn ngày càng thu tóm nhiều quyền lực. Sau khi Khrushchev bị hạ bệ, chính phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, CSBV bắt đầu đưa đưa quân chính qui xâm nhập, năm sau 1965 Mỹ đưa quân ồ ạt sang VN.

Năm 1961 chiến tranh du kích khởi sự tại miền nam VN, đầu năm lực lượng Việt Cộng 5,500 người cuối năm tăng gấp 5 lần (25,000). Ngày 18-9-1961 hai tiểu đoàn VC chiếm tỉnh lỵ Phước Thành trọn một ngày, giết tỉnh trưởng, phó tỉnh trưởng và 10 công chức, tổng cộng có 17,000 cán binh xâm nhập miền nam. Ngày 18-10-1961 Tổng thống VNCH ban hành tình trạng khẩn cấp toàn quốc (1). Tổng thống Kennedy mới nhậm chức cho tăng quân số VNCH từ 170,000 lên 200,000 người, gia tăng Cố vấn huấn luyện tới 3,200 người. Năm 1962 Mỹ vội viện trợ cho VNCH ba đại đội trực thăng H-21, 16 phi cơ vận tải C-123, hai chi đoàn thiết giáp M-113 (2). Kennedy cho  tăng số cố vần Mỹ, năm 1960 có 800 quân nhân Mỹ tại VN, cuối 1961 lên 3,000, năm 1962 lên 11,000.

Việt Cộng bị bao vây tiêu diệt dần dần, quân đội VNCH nhờ chiến thuật, vũ khí mới đã đạt thắng lợi năm 1962, địch bị mất tinh thần.

Năm sau 1963, chính phủ Ngô Đình Diệm bị sa lầy vì vụ Phật giáo khởi đầu từ giữa 1963 cho tới 1-11-1963 thì hoàn toàn sụp đổ.

Ngày 22-11-1963, Tổng thống Kennedy bị ám sát tại Dallas.

Phó tổng thống L.B Johnson lên thay, chính trị miền Nam ngày càng  xáo trộn.. Năm 1964 hỗn loạn, đảo chính, tranh quyền, biểu tình, tuyệt thực…Trong khi CS ngày càng gia tăng xâm nhập (3). Năm 1964 Khrushchev bị hạ bệ,  Brezhnev tiếp tục giúp CSVN dấn thân vào cuộc chiến đẫm máu, nhất là thập niên 70, Nga viện trợ quân sự cho BV rất nhiều để chiếm miền nam. Nga và Trung Cộng gia tăng viện trợ quân sự (4)     Johnson gửi thêm cố vấn lên 23,300 người tính tới cuối năm 1964 (5).     Nhân vụ tầu Maddox bị hải quân CS tấn công tại Vịnh Bắc Việt đầu tháng 8-1964, ngày 7-8 Johnson đưa ra Quốc hội để được ủng hộ can thiệp vào VN và đã được ủng hộ tối đa tại lưỡng viện Quốc hội, được thông qua lấy tên là Tonkin Gulf Resolution, Đạo luật Vịnh Bắc Việt (6).  Sách báo, thống kê về giai đoạn này (nhất là 1964) đều nói đại đa số người dân, thậm chí có tài liệu nói theo thăm dò 78% hoặc 85% người dân ủng hộ cuộc chiến (7).

TT Johnson tin tưởng kế hoạch oanh tạc giới hạn tại BV sẽ khiến họ chấm dứt cuộc xâm lăng nhưng đó là một sai lầm lớn, ngày 3-11-1964 ông đắc cử TT. Tình hình an ninh miền nam VN ngày càng xấu, TT Johnson e ngại cuộc chiến sẽ làm hỏng nhiệm kỳ và chương trình phúc lợi xã hội của ông như: Medicaire, Medicaid, Nhân quyền…Đầu tháng 3-1965, Johnson cho oanh tạc giới hạn Bắc Việt ngăn chận xâm nhập và  vận chuyển tiếp liệu của địch vào miền nam để khiến họ phải từ bỏ cuộc chiến, ngồi  vào bản hội nghị. Cuộc oanh tạc không có kết quả nên Tổng thống và các cố vấn phải thay đổi kế hoạch bằng đưa thêm quân vào miền nam để có thể thắng bằng cuộc chiến dưới đất (8). Giữa năm 1965 VNCH có nguy cơ sụp đổ, trung bình mỗi tuần mất một tiểu đoàn và một quận (9), giữa tháng 7-1965 McNamara sang viếng Sài Gòn quan sát tình hình và báo cáo cho Tổng thống biết tình hình tồi tệ hơn năm ngoái (1964), VNCH có thể sụp đổ trong vòng 6 tháng (10) khiến Johnson quyết định tăng quân, leo thang chiến tranh.

McNamara nói (11) sáu tháng (28-1 tới 28- 7-1965) là giai đoạn quyết liệt trong 30 năm can thiệp, Hoa Kỳ  can thiệp vào VN ồ ạt về quân sự. Trong giai đoạn định mệnh này Johnson đã oanh tạc Bắc Việt và đưa quân vào VNCH từ 23,000 ngươi (1964) lên 175,000 (1965) và khoảng 100,000 cho năm sau và còn tăng thêm nữa.

Năm sau 1966 tăng quân lên 385,300 người năm 1967 lên 485,600, 1968 lên 536,100 trong khi đó QĐVNCH tăng 1963 từ  243,000 người lên 514,000 năm 1964, lên 642,500 người năm 1965,  lên 735,900 người 1966, lên 798,700 năm 1967, lên 820,000 năm 1968…(12)

CSBV cũng gia tăng xâm nhập, bị tổn thât nặng nhưng họ vẫn tuyển quân và đưa người vào Nam, Mỹ ước lượng cuối 1967 có 180,000 quân BV và VC bị giết. Địch bớt xâm nhập nhưng gia tăng tuyển quân. Mặc dù Tướng Westmoreland mở chiến dịch lớn cuối 1967 cuộc chiến vẫn là những đụng độ nhỏ, địch chỉ đánh khi lợi thế. Mỹ tuy mạnh nhưng không tiêu diệt được VC.

Từ 1965 tới 1968 VC đánh du kích không dám trực diện với hỏa lực dữ dội của Mỹ. Johnson-McNamara áp dụng chiến tranh giới hạn về oanh tạc cũng như tại mặt trận trên bộ, không cho đánh qua biên giới Miên Lào nên đã kéo dài cuộc chiến đưa tới chống đối tại đất nhà. Chiến lược lùng và diệt địch của Westmoreland mặc dù tiêu diệt được nhiều địch nhưng họ vẫn chạy qua bên kia biên giới khi bị truy kích.

Sai lầm lớn nhất của Johnson là giao nhiều quyền cho McNamara, một nhà dân sự không hiểu biết gì về quân sự. Nhiều sử gia, chính khách đã đánh giá thấp khả năng McNamara, ông ta thất bại trong chiến dịch oanh tạc cũng như bình định miền Nam. Sau này các Tướng lãnh cho biết Bộ tư lệnh Mỹ bó tay  trước chính sách hạn chế của Johnson-McNamara, áp dụng chiến tranh hạn chế là một sai lầm lớn (13), vì không cho đánh qua miên, Lào khiến cho kế hoạch lùng diệt địch không đạt mục đích mong muốn.

Tỷ kệ ủng hộ cuộc chiến giảm dần, cuối 1965 là 61%, cuối 1966 trên 51%, cuối 1967 khoảng 48%, đầu 1968 còn 42%,  cuối 1968 chỉ còn 37%  (14), địch kéo dài chiến tranh để gây phản chiến tại Mỹ.

Cuối năm 1967 các viên chức Mỹ ước lượng 180,000 tên địch bị giết tính từ 1965 tới cuối 1967 (15). Sự thực số này có thể nhiếu hơn vì năm 1968, trong cuộc phỏng vấn dành cho nữ ký giả Ý Fallaci, Võ Nguyên Giáp cho biết đã mất hơn nửa triệu quân trong cuộc chiến.

Cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân.

Theo tài liệu phía CS: “Sự kiện Tết Mậu Thân” (Bách khoa toàn thư, Wikipedia tiếng Việt) cho biết Lê Duẩn là người chỉ đạo chiến dịch này, nhằm đánh thẳng vào sào huyệt địch tại các thành phố, thị xã. Lê Duẩn đứng đầu trong số các nhân vật chỉ huy chiến dịch, kế đó là Văn Tiến Dũng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái. Duẩn là người chủ trương đánh lớn để tạo khúc quành cuộc chiến.

Trong bài “Tướng Võ Nguyên Giáp và tiến trình bí ẩn của kế hoạch tấn công Tết Mậu Thân (1968)” của Merle L. Pribbenow (Nguyễn Việt dịch đăng trên trang mạng Talawas, năm 2010) cũng có nói kế hoạch này của Lê Duẩn nhằm giành thắng lợi to lớn ở các chiến trường quan trọng. Địch chủ trương tổng công kích và kêu gọi quần chúng nổi đậy đánh đổ chính quyền tay sai. Tổng cộng có ba đợt Đợt 1: 30-1 đến 28-3, Đợt 2: 5-5 đến 15-6, Đợt 3: 17-8 đến 30-9

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt nổ ra vào đêm 30 rạng 31 tháng 1 năm 1968 (mồng một Tết Mậu Thân). Suốt từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mau. Các lực lượng vũ trang CS bất ngờ tiến công rộng khắp vào 6 thành phố lớn, 44 thị xã, hàng trăm quận lỵ.

Theo tài liệu VNCH (16) CSBV huy động khoảng 100 tiểu đoàn vào cuộc tổng công kích qui mô này, tổng cộng 84,000 người. Tối mồng một tết tại Sài Gòn Cộng quân tấn công Bộ Tổng Tham mưu, Dinh Độc Lập, Bộ Tư Lệnh Hải quân, phi trường Tân Sơn Nhất  địch tấn công đồng loạt 28 tỉnh và thị trấn.  Hà Nội ra lệnh hoãn cuộc tấn công 24 giờ đồng hồ, các tỉnh miền Trung như Nha Trang, Bình Định, Pleiku.. khai hoả trước nên miền Nam kịp thời cảnh giác.

Vì TT Johnson không cho đánh qua biên giới nên địch vẫn từ biên giới trở về tân công VNCH và Mỹ. Năm 1968 chúng từ các căn cứ Miên, Lào về mở chiến dịch Tổng công kích Tết Mậu Thân.

Thực ra chỉ có giai đoạn I trong tháng 2 là quan trọng vì địch có yếu tố bât ngờ nhưng dù vậy họ cũng vẫn bị đè bẹp, hơn 80% số VC bị giết thuộc giai đoạn I.  Hậu quả là 100 tiểu đoàn VC bị tan rã gần hết, có tới 70 % bị tử thương, 11% bị bắt làm tù binh, các cơ sở nằm vùng bị bại lộ, tiêu diệt. Theo tài liệu của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH trong tháng 2 -1968 VC bị giết 41,180 người, tháng 3-68 bị bắn hạ 17,192 người tổng cộng 58,372 người, có 9,461 người bị bắt làm tù binh.Trong số 84,000 cán binh được đưa vào trận Tổng công kích chỉ còn 16,168 tên chạy thoát, chưa tới 20%, VNCH có 4,950 người tử trận, 926 người bị mất tích, 15,097 người bị thương. Phía Đồng minh có 4,120 người tử trận, 19, 265 bị thương, 600 người mất tích.

Miền Nam bị thiệt hại nặng về kinh tế toàn quốc có trên 60,000 căn nhà bị hủy, 13 xưởng kỹ nghệ đổ nát vì bom đạn, 20 hãng xưởng khác bị hư hại, thiệt hại lên tới 25 triệu Mỹ kim. Nạn nhân chiến tranh lên gần 700,000 người, TT Nixon chỉ trích sự lưu manh bất lương của truyền thông Mỹ, mặc dù  Mỹ và VNCH thắng lớn nhưng họ đã xuyên tạc sự thật nói CS chiếm ưu thế hoàn toàn, Mỹ thua to (17). Họ không nhắc gì tới cuộc tàn sát đẫm máu của VC tại Huế, chúng đã giết khoảng từ 5 tới 10  phần trăm dân số tại đây nhưng họ lờ đi. Truyền thông chỉ nói sơ sài về sự tàn ác của CS tại Huế và khai thác vụ Mỹ Lai (tháng 3-1968) thật kỹ.

Mậu Thân 1968 là khúc quành bi thảm cho số phận của VNCH, phong trào phản chiến ngày một gia tăng dữ dội, từ tháng 1-1969 tới tháng 2-1970 (thời Nixon) có tới gần 2 ngàn cuộc biểu tình bạo động, đổ máu, 7,500 người bị bắt 43 người chết kể cả cảnh sát (18). Người Mỹ khởi đâu thương thuyết để rút khỏi Đông Dương.

Đầu năm 1968 miền Nam Việt Nam đánh thắng một trận lớn nhưng ta thua cuộc chiến. Trận Mậu Thân theo Davidson là chiến thắng quân sự nhưng thất bại chính trị, tâm lý của Mỹ (19)

Johnson-McNamara không cho đánh CS bên kia biên giới Miên, Lào nên mới có trận Mậu Thân đưa tới sụp đổ tất cả  mọi nỗ lực.

Cuộc Tổng cộng kích do Lê Duẩn chỉ đạo cho thấy chính sách thí quân dã man và tính đa sát điên cuồng của y: nhiều chục vạn thanh niên bị đẩy vào tử địa, mấy chục thị xã, tỉnh thành bị đốt phá, hàng vạn người dân vô tội bị tàn sát để thỏa mãn tham vọng xuẩn động của một tên độc tài thất học.

Cuộc chiến từ 1969, Hành quân vượt biên giới.

Nixon lên nhậm chức Tổng thống đầu năm 1969 bắt đầu đem quân về nước, phục hồi hòa bình khi phong trào phản chiến lên cao. Ông phải giải quyết vô vàn khó khăn do Johnson để lại.

VNCH được Hoa Kỳ yểm trợ đã mở cuộc hành quân sang Miên ngày 13-4-1970 phá hủy các căn cứ CSBV, nơi xuất phát những cuộc tấn công VNCH, để giúp chính phủ Miên chống lại áp lực của CS, cũng như hồi hương các Việt Kiều đang bị Miên bách hại.

Cuộc hành quân bắt đầu từ 29-4-1970 tới 22 -7-1970 có kết quả tốt, ruồng bố được mấy chục ngàn tên địch, giết hàng chục ngàn cán binh, tịch thu được trên 20 ngàn vũ khí, phá hủy nhiều cơ sở quân sự, làm suy yếu áp lực địch tại miền Nam VN.

Chiến dịch để giúp Mỹ dễ dàng rút quân khỏi VN và có thời giờ huấn luyện quân đội miền Nam tự vệ. Tháng 1-1970 Hoa Kỳ còn 542,000 quân tại VN, tháng 7 -1970 khi cuộc hành quân sang Miên chấm dứt chỉ còn 404,000 người. Việt Nam hóa chiến tranh khả quan hơn, Hoa Kỳ đẩy mạnh chương trình rút quân dần.

Tháng 1-1971 Nixon ban lệnh hành quân cắt đường mòn Hồ Chí Minh, Mỹ giúp chở tiếp liệu và trực thăng vận quân đội VNCH và yểm trợ phi pháo. VNCH tiến sâu khoảng 20 dặm vào đất Lào theo đường số 9 để chiếm tỉnh Tchépone, nơi tập trung các tuyến đường xâm nhập của CSBV, kế tiếp tiến sâu hơn vào vùng xung quanh để phá hủy các cơ sở CS. Trong khi ấy các đơn vị VNCH khác cũng sẽ mở cuộc tấn công tương tự vào các căn cứ CS tại Miên.

Cuộc hành quân lấy tên Lam Sơn bắt đầu ngày 8-2-1971, Quân đội VNCH chiến đấu anh dũng và hữu hiệu nhưng rồi lại gặp trở ngại. Lực lượng hành quân VNCH gồm Sư đoàn 1 BB, Sư đoàn Dù, Liên đoàn 1 Biệt động quân và Lữ đoàn 1 Kỵ binh, Sư đoàn TQLC là lực lượng trừ bị, quân số lúc nhiều nhất là 17,000 người.

BV huy động nhiều sư đoàn, xe tăng, pháo binh…phản công mạnh, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn thiếu yểm trợ không quân. VNCH tiến sâu vào Hạ Lào bị thiệt hại nặng, khi thiệt hại lên tới 3,000 TT Thiệu lệnh cho các Tướng lãnh ngưng tiến quân. Giữa tháng ba, VNCH rút lui về phía nam theo đường 914 bị địch truy kích thiệt hại nhiều, cho tới 25-3-1972 cuộc hành quân coi như chấm dứt, tổng cộng chỉ kéo dài 45 ngày.

Theo Nixon trái với tin tức báo chí Mỹ, cuộc hành quân đạt thắng lợi quân sự. VNCH giết trên 9,000 tên địch , phá hủy 1,123 súng cộng đồng, 3,754 súng cá nhân, 110 xe tăng, 270 xe vận tải, 13,630 tấn  đạn dược, 15 tấn đạn hỏa tiễn 122 ly .

Nguyễn Đức Phương dựa theo tác giả R.H Cole cho biết:

Mỹ 176 chết, 1,942 bị thương, 42 mất tích, 108 trực thăng và 7 phi cơ bị phá hủy.

VNCH: 1,483 người chết, 5,420 bị thương, 691 mất tích. Thiệt hại quân dụng: 75 chiến xa và thiết vận xa, 405 xe vận tải bị phá hủy

CS: 13,535 chết, 69 tù binh.  Về quân dụng: 76 đại bác, 106 chiến xa, 405 xe vận tải bị tịch thu hoặc phá hủy; 1,934 vũ khí cộng đồng và 5,066 vũ khí cá nhân bị tịch thu” (20).

Cuộc Tổng tấn công 1972

Miền Nam VN thường gọi là trận Mùa hè đỏ lửa, phía CS gọi là “Chiến dịch xuân hè 1972” (Wikipedia tiếng Việt), họ nói nó kéo dài từ 30-3-1972 tới 31-1-1973, đánh Trị- Thiên, Bắc Tây nguyên, miền Đông Nam bộ  và Nam bộ. Chỉ huy chiến dịch gồm Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái, văn Tiến Dũng.

Đây là trận Tổng tấn công lớn và đại qui mô gấp bội lần Cuộc tổng công kích Mậu Thân, lần này BV đổi sang chiến tranh qui ước với hơn chục sư đoàn có sự yểm trợ của xe tăng, đại bác. Xử dụng những đại đơn vị chính qui như trận này do Lê Duẩn chủ trương, ông ta chịu ảnh hưởng của Tướng Nguyễn Chi Thanh (mất năm 1967), phía CS cho biết:

Để giành thắng lợi, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã huy động rất nhiều tân binh cho trận quyết chiến này. Rất đông những người lính lên đường mùa hè 1972 ấy là những thanh niên từ 30 trường đại học – cao đẳng của Hà Nội: gần 10.000 bộ đội gồm sinh viên và cả giảng viên trẻ. Hiện nay ở Nghĩa trang Trường Sơn, ở Thành cổ Quảng Trị có rất nhiều bia mộ của những người lính Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam ghi năm sinh là 1953 hay 1954

Họ cũng nói lực lượng CSBV gồm 14 sư đoàn và 26 trung đoàn độc lập (Nixon trong No more Vietnams trang 150 cũng nói vậy), khoảng 120,000 quân, (chưa kể quân bổ sung) 250-300 xe tăng, ba mặt trận chính:

Trị Thiên (vùng 1 VNCH) Quảng Trị-Thừa Thiên từ 30-3 tới 31-1-1973, gồm 40,000 quân chính qui (3 sư đoàn 304, 308, 324). VNCH có 2 sư đoàn BB, 2 lữ đoàn TQLC phải dàn mỏng ra nên yếu hơn. Đầu tháng 4-1972 VNCH phải rút, ngày 2-5 Quảng Trị bị BV chiếm.

Ngày 5-4-1972 Sư đoàn 5 và SĐ7 và một số trung đoàn độc lập từ biên giới tấn công tỉnh Bình Long, chiếm Lộc Ninh ngày 7-4, bao vây An Lộc ngày 13-4.

Ngày 12-4 Bắc Tây Nguyên nổ súng (Kontum). Sư đoàn 2 (CS) và một số trung đoàn độc lập tấn công Đắc Tô, Tân Cảnh, ngày 24-4 cả Đắc Tô, Tân Cảnh thất thủ.

Cuộc tấn công có kết quả lúc đầu nhờ bất ngờ, CS đã chọc thủng các phòng tuyến VNCH, ngày 23-4 tại Kontum, Sư đoàn 22BB VNCH rút chạy, Sư đoàn 23BB vẫn giữ vững vị trí. Ngày 27- 4 địch tấn công mạnh mặt trận Bắc VNCH, 4 ngày sau Quảng trị thất thủ.

Hoa Kỳ phản kích địch nhanh chóng, các đơn vị lớn của CS như xe tăng, tiếp liệu… làm mồi cho không quân Mỹ. Ngày 1- 4 Nixon cho lệnh oanh tạc (B-52) 40 cây số phía trên vĩ tuyến thứ 17, oanh kích vĩ tuyến 20, cho tập trung các lực lượng Hải, Không quân Đông nam Á, gửi hai tuần dương hạm và 8 khu trục hạm để hải pháo, 20 B-52, bốn phi đội F4 oanh tạc BV trở lại và nhiều đòn giáng trả tiếp theo đó.

CSVN công nhận hỏa lực khủng khiếp của Hạm đội Bẩy:

việc tập trung nhiều lực lượng xung quanh mục tiêu tiến công đã khiến Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đưa lưng hứng trọn hỏa lực, một số đơn vị thiệt hại nặng trước khi nổ súng

Quân đội VNCH sau đó phản công và tái chiếm lại Quảng Trị

Trong tháng 5 -1972 VNCH thắng thế, gió đã đổi chiều, Nixon dùng hỏa lực vũ bão đánh BV và đạt kết quả mỹ mãn. Tháng 8 -1972, VNCH  chiếm lại tỉnh Bình Long,  tại đây phía CS công nhận họ thiệt hại 10 ngàn quân, 25 ngàn thường dân bị giết.

Ngày 28-6-1972 Quân đội miền Nam bắt đầu tấn công mặt trận phía bắc, mười tuần  sau mặc dù mưa gió ba Sư  đoàn VNCH đã đẩy 6 Sư  đoàn BV ra khỏi Quảng Trị. Tháng 10-1972 Cộng quân phải rút lui.

Trong trận chiến này BV đưa hết lực lượng vào Nam, họ chỉ để lại một Sư đoàn và bốn trung đoàn độc lập tại Lào, không để lại Sư đoàn nào tại miền Bắc. CSBV bị đánh tơi tả, 75% số xe tăng bị bắn cháy, cán binh CS nay chỉ toàn là những thiếu niên 16, 17 tuổi, số tử thương khoảng 100,000 người (21)

Trong bài “Tướng Giáp tiết lộ 4 bí mật về chiến tranh Việt Nam” của Trần Khải Thanh Thủy có nói ông này đã kể lại: Năm 1972, tại Trận Quảng Trị, Tướng Giáp chủ trương lấy ít địch nhiều, lấy yếu tố bất ngờ để tạo thế chủ động, kéo dài du kích chiến để địch suy tổn lực lượng rồi đánh dứt điểm Cổ thành nhưng Lê Duẩn bác bỏ, ông ta đập bàn và quát trong hội nghị:

“Thế là giảm sút ý chí chiến đấu. Phải cho địch biết thế nào là quả đấm chủ lực của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Vì vậy tôi yêu cầu, cứ đánh vỗ mặt thành cổ Quảng Trị cho tôi. Sống chết, đúng sai tôi chịu trách nhiệm”.

Tướng Giáp kể tiếp:

“Kết quả trong suốt 60 ngày đêm của chiến dịch thành cổ, cứ 5 giờ 30 phút chiều, khi trời bắt đầu chập choạng tối, một đại đội ta ở bên này bờ sông Thạch Hãn, lặng lẽ bơi sang để đánh vỗ mặt thành, 8 giờ 30 phút bơi trở về chỉ còn được mươi, mười lăm người. Lần nhiều nhất là 35 đồng chí (cả lành lặn, cả bị thương). Lần ít chỉ còn 5, 7 đồng chí thương tích đầy người, thậm chí có lần cả một khúc sông, không một bóng người, chỉ có tiếng gió hú ghê rợn như những âm hồn vọng vang khắp đáy sông. Như vậy, trung bình mỗi ngày ta tiêu hao một đại đội chủ lực (khoảng 135 người) và 60 ngày đêm tấn công thành cổ ta mất gần một vạn người, biến thành cổ Quảng Trị thành nấm mồ chôn thanh niên, sinh viên, trí thức”

CSBV đánh giá thấp đối phương, Mỹ-VNCH không cần đi lùng địch mà địch tự đến nạp mạng. Họ bỏ du kích chiến lợi hại sang đánh qui ước là một sai lầm lớn, trong khi Mỹ- VNCH quá thành thạo qui ước vì đã được huấn luyện về cuộc chiến này. Lại nữa phía CS đánh lớn thiếu phi cơ là một khuyết điểm lớn, thời Thế chiến thứ hai, các nước  Anh, Mỹ, Đức, Nhật… đều có một lược lượng không quân hùng hậu yểm trợ.

Hậu quả là hàng trăm ngàn cán binh CS đã làm mồi cho B-52, pháo binh,  không quân VNCH, cuộc Tổng tấn công 1972 cũng chỉ là trận đánh thí quân lớn qui mô như Tổng công kích Têt Mậu Thân năm 1968

Lại thêm một sai lầm, một tội ác của Lê Duẩn.

 

Câu chuyện Vũng Áng… – Mai Thanh Truyết

Chuyện cá chết hàng loạt tại vùng Vũng Áng và lan rộng về phía Nam 250 Km đến tận Đà Nẵng, xảy ra từ đầu tháng Tư ngay từ khi một số ngư dân phát giác các đường ống thải dưới lòng biển chỉ cách bờ 1,5 Km mà thôi, cảnh chất độc tuôn xối xả từ miệng ống và nhìn thấy cảnh tất cả mọi sinh vật, thực vật trong toàn vùng nằm chết ngổn ngang trên mặt nước cũng như chìm dưới đáy.  Thế mà, VC mới bắt đầu …nói về chuyện nầy sau gần ba tuần lễ.

Trước đó, CS Bắc Kỳ đưa ra các lý do lẩn thẩn trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình về hiện tượng cá chết trắng bờ — nêu nguyên nhân từ lý do bão tố trên trời, đến chất độc do tàu thuyền thả trên mặt biển, đến sóng siêu âm do ai đó phát dưới lòng biển. Nay khi không còn có thể che đậy đường ống thải dài 1,5 cây số đó nữa, các quan chức lại nhanh chóng cho họp báo để minh định việc công ty Formosa (vốn Đài Loan & Trung Quốc) đặt ống thải là có sự cho phép của nhà nước Việt Nam, tức Formosa vẫn chẳng làm gì sai trái.

Và quan trọng nhất lúc này là những loại phát biệu độc ác và vô lương tâm như của Phó Chủ Tịch Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn, bảo dân “Cứ yên tâm ăn cá, tắm biển ở Vũng Áng”.

Đặc khu Vũng Áng

Được xây dựng từ năm 2006. Đây là một vùng rộng 228 Km2 nằm tại Hà Tĩnh chạy dọc theo quốc lộ 1 xuôi về phía Nam. Nhiều nơi hiện nay được rào chắn cao 3m. Tình trạng

Nội bất xuất, ngoại bất nhập được áp dụng ngay từ ngày xây dựng công trình.

Có một điều ít được biết đến là Đặc khu Vũng Áng đã được chính thức xem như là “một vùng tự trị đầu tiên của TC tại Việt Nam” kể từ ngày 14/7/2014. Phó TT VC Hoàng Trung Hải đã ký với TGĐ Lee Chih – Tsuen, Chủ tịch Cty Formosa, đầu tư 97 tỷ Mỹ kim và xử dụng khu nầy trong vòng 70 năm.

Hiện tại, “tại thời điểm tháng 10/2014, Khu kinh tế Vũng Áng đã có 15 nhà thầu Trung Cộng, nhiều hơn so với 12 nhà thầu Đài Loan; số lượng lao động người của Trung Cộng chiếm 4.568/5.917 lao động nước ngoài (hơn 77%). Một lực lượng lao động Trung Cộng đã theo chân các nhà thầu Trung Cộng & Đài Loan tiến thẳng vào Việt Nam, tạo thành một khu vực “nội bất xuất ngoại bất nhập”.

“Đáng chú ý, văn bản số 1407114 ngày 29/7/2015 của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gửi UBND tỉnh còn đề nghị chấp thuận để 28 nhà thầu của FHS, gồm 25 Trung Cộng, 3 nhà thầu Việt Nam, tuyển dụng hơn 10.000 lao động nước ngoài, với gần 90% quốc tịch Trung Cộng, đến Formosa thực hiện các hạng mục lò cao số 1, số 2 trong nhà máy thép và các công trình dự án cảng Sơn Dương.

Lịch sử Đặc khu Vũng Áng

KKT Vũng Áng được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 có diện tích 22.781ha (227,8 km2)với mục tiêu xây dựng, phát triển thành KKT đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là: (1) phát triển các ngành công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên, nguồn nguyên liệu; các ngành công nghiệp gắn với khai thác cảng biển, công nghiệp thép, trung tâm nhiệt điện và lọc hóa dầu, (2) phát triển đồng bộ khu liên hợp cảng Vũng Áng – Sơn Dương bao gồm việc đầu tư và khai thác có hiệu quả khu liên hợp cảng, phát triển dịch vụ cảng và các dịch vụ vận tải biển để tạo thành một trong những cửa ngõ ra biển quan trọng của Bắc Trung Bộ, (3) xây dựng khu đô thị mới Vũng Áng, đồng thời ưu tiên phát triển các khu du lịch sinh thái, du lịch nghĩ dưỡng biển trở thành các điểm du lịch quan trọng trong tuyến du lịch ven biển Bắc Trung Bộ. (trích từ dự án Vũng Áng)

Tập đoàn Formosa là một đại cty có mặt nhiều nơi trên thế giới.  Cty Formosa đã nhận giải “Hành tinh đen” năm 2009. Đây là một giải do Ethecon – tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức dành cho những cá nhân/tổ chức “đóng góp” vào việc phá hủy môi trường.

Tập đoàn Formosa, tên tiếng Anh là Formosa Plastics Group (FPG), là một tổ hợp công nghiệp đa ngành của Đài Loan (hóa dầu mỏ, chất dẻo, công nghệ sinh học, nhà máy phát điện, máy móc điện tử, quang sợi, công nghiệp ô tô…).

Cùng với các thành tựu rất lớn đóng góp vào công nghiệp hóa Đài Loan, tập đoàn này cũng mang nhiều tai tiếng về vi phạm môi trường tại chính Đài Loan cũng như một số nước khác.

Tại Đài Loan, các nhà khoa học ĐH Quốc Gia Đài Loan đã công bố về ô nhiễm các chất gây ung thư và phá hủy mô gan, do công nghệ cracking dầu mỏ của Formosa tại Yulin.

Nên nhớ 18 năm trước đây, tại Campuchia năm 1998, Formosa dính dáng đến một vụ bạo loạn chết người. Năm đó, Formosa “xuất cảng” sang Campuchia 3000 tấn rác nhiễm thủy ngân, do tàu Chang-Shun vận chuyển vào cảng Sihanoukville.

Rác gồm những khối nén, bọc trong bao nhựa khá dày. Người dân quanh vùng đổ xô đến bãi rác, thấy những tấm nhựa này có thể dùng làm tấm lợp nhà. Họ dùng dao, dùng tay, thậm chí dùng răng cắn bóc các bao nhựa nhiễm độc Thủy ngân, Chì, Arsenic vào Cambodia làm chết nhiều người. Và Chính phủ Nam Vang lúc bấy giờ kiện, và họ bắt buộc phải chở về Đài Loan và bồi thường cho các nạn nhân bị nhiễm độc.

Còn nhớ nhà máy bột ngọt Vedan ở Biên Hòa làm ô nhiễm dòng sông Thị Vải,  đã được chúng tôi cảnh báo từ năm 1997, chì sau hai năm đi vào khai thác,. Cũng câu chuyện đường ống ngầm câu chuyện nhà máy được giải của UBND Tĩnh Biên Hòa…nhưng năm 2014, phế thải lõng đã chảy tới tận khu Thanh Đa, khu Cầu Bình Lợi…và cá chết cũng nổi lên giống như tình trạng hiện nay.

Trở về Đại Cty Formosa, tên tiếng Anh là Formosa Plastics Group (FPG), là một tổ hợp công nghiệp nhiều ngành của Đài Loan (hóa dầu mỏ, chất dẻo, công nghệ sinh học, nhà máy phát điện, máy móc điện tử, quang sợi, công nghiệp ô tô…).

Cùng với các thành tựu rất lớn đóng góp vào công nghiệp hóa Đài Loan, tập đoàn này cũng mang nhiều tai tiếng về vi phạm môi trường tại chính Đài Loan cũng như một số nước khác.

Trụ sở của Formosa từng bị người biểu tình phản đối vi phạm môi trường (Nhật báo Đài Bắc, 24/2/2014).

Tại Hoa Kỳ, ở các tiểu bang Texas và Louisiana, các nhà máy của Formosa bị phát hiện xả các chất độc như 1,2-dichloroethane (EDC), dioxin và chroroform… vào đất và nước ngầm, kể cả xuống sông Mississippi.

Năm 2009, Formosa bị EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ) “phạt dân sự” số tiền là 2,8 triệu Mỹ kim, đồng thời bị buộc phải bỏ ra 10 triệu Mỹ kim để khắc phục các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại các tiểu bang Texas và Louisiana.

Hồ sơ môi trường của Formosa xảy ra quá nhiều nơi họ đầu tư, cho nên đã trở thành một thí dụ minh họa trong bộ sách giáo khoa về Luật Môi trường của Barry Hill tại Hoa Kỳ (Environmental Justice, Legal Theory and Practice, Barry Hill, 3rd Edition, 2014).

Và hiện tại, ở Việt Nam có tất cả 196 Khu công nghiệp, Khu chế xuất…tương tự như thế mọc rải rác từ Bắc chí Nam làm ô nhiễm hầu hết các sông ngòi, đất đai chung quanh…vì có thể nói 99% KCN nầy đều không có hệ thống thanh lọc phế thải cho nên phế thải rắn, long, khì đều được thải thẳng vào môi trường.

Tình trạng cá chết hàng loạt

Cá đã chết vì ô nhiễm độc hại thải từ các nhà máy của Formosa ở Hà Tĩnh từ ngày 1/4. Truyền thông từ phía đảng CSVN và cả phía người dân cũng đã nhập cuộc. Quan chức cộng sản cũng đã lên tiếng, quan chức Formosa cũng đã lên tiếng.

Bắt đầu từ ngày 06/04/2016, cá nuôi trong các lồng bè xung quanh khu vực cảng Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh bỗng nhiên bị chết hàng loạt. Tiếp theo, cá lại chết la liệt ở Quảng Trạch, Đồng Hới … (tỉnh Quảng Bình), rối đến Gio Linh, Triệu Phong … (Quảng Trị); Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế).

Formosa nhìn nhận từ đầu năm đến nay có nhập về 300 tấn hóa chất khoảng 40 loại để súc rửa đường ống và máy móc, trong đó có những chất độc và cực độc như chất chống gỉ, chống ăn mòn…Vào lúc người “thám tử nhân dân” lặn xuống, khúc cuối của đường ống đang phun ra một thứ nước màu vàng đục rất bẩn. Các nhà khoa học nhìn nhận, chỉ có chất độc rất mạnh mới có thể khiến hàng loạt cá lớn nhỏ chết bất đắc kỳ tử như thế.

Và bây giờ là lúc chúng ta nhìn vào sự việc một cách tổng quát và lên tiếng nói của người con Việt.

Cho đến nay, nhiều ngư dân đã phát hiện ra đường ống thải chất độc từ nhà máy thép và nhựa của Formosa chính là nguyên nhân gây những cái chết hàng loạt của cá biển. Không chỉ là cá tại Vũng Áng mà lan vào đến Đà Nẵng. Theo dòng hải lưu, nguồn độc chất này sẽ lan vào khu vực Sài Gòn, Vũng Tàu, Bình Thuận  trong nay mai.

Nếu triều cường tiếp tục tràn vào Miền Tây khi nơi đây không có nước ngọt do bị Trung Cộng chặn đầu nguồn thì thảm họa môi sinh không chỉ là Vũng Áng mà khắp miền Trung và Miền Nam.

Rõ ràng, Trung Cộng đã chơi một ván cờ độc đáo, đó là ngăn nước ngọt đầu nguồn sông Mekong, và xả độc từ Hà Tĩnh để đầu độc Việt Nam.

Đây là một thứ vũ khí thật đáng sợ và độc ác.

Cùng lúc đó, quan chức Formosa đã tuyên bố “chọn Thép hay chọn tôm cá”.

Nhưng đó là một tuyên bố láo khoét bởi họ biết chắc chắn rằng Vũng Áng đã bị CSVN bán cho Trung Cộng, đó là khu tự trị của Tàu nên chúng muốn nói gì, làm gì cũng được. Trước sức phản kháng của người dân thường, lãnh đạo quản lý của Formosa đành phải đưa ra lời xin lỗi lấy lệ mà không có ý định dừng xả thải hoặc cải thiện môi trường. Như vậy lời xin lỗi chỉ là thứ bỏ đi mà thôi!

Lý luận của CS Bắc Việt về vấn nạn Vũng Áng

Chúng ta hãy nghe, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân đã cắt ngang câu hỏi của một nữ phóng viên trong cuộc phỏng vấn tối 27/4, và nói câu hỏi đó làm ‘tổn hại đất nước’.

Vì sao?

Vì trong video clip quay trực tiếp của Báo Thanh Niên được đăng tải trên mạng xã hội Facebook về cuộc phỏng vấn với ông. Sau cuộc họp báo để thông báo về nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, một nữ nhà báo đặt câu hỏi:

Thưa ông trong cái kiểm nghiệm gần đây nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế, chỗ có một loạt các bè cá chết, thì họ có nói trong nước kiểm nghiệm ra có kim loại nặng. Vấn đề ở đây là trong thời gian tới, chúng tôi muốn là mình có thể trong một thời gian ngắn, vì mùa du lịch sắp tới rồi, mà cá thì…

Nghe tới đây, ông Võ Tuấn Nhân liền khoát tay ra hiệu dừng lại và nói “Tắt máy. Tắt máy nghe. Xin lỗi. Không, không, để anh nói riêng với em. Đừng hỏi câu đó. Hỏi câu đó tổn hại cho đất nước của mình. Nhá. Em hỏi câu đó làm tổn hại cho đất nước của mình”.

Cuộc họp báo chóng vánh, chỉ khoảng 10 phút với một thông báo ngắn 27/4 đã khiến nhiều nhà báo bực tức nói họ ‘hụt hẫng’, ‘phẫn nộ’, ‘thất vọng’…, nhất là sau khi phải chờ đợi nhiều tiếng đồng hồ vì các bộ, ngành phải họp kín.

Sau đó, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra 2 lý do là do tác động của độc tố hóa học của con người trên đất liền và trên biển hoặc do hiện tượng ‘tảo nở hoa’ hay ‘thủy triều đỏ’, nhiều người đã phản ứng giận dữ qua các phát biểu trên mạng.

Đa số ý kiến tỏ ý nghi ngờ có sự khuất tất khi cả 7 Bộ và Viện Nghiên cứu Khoa học Quốc gia với hàng chục ngàn tiến sĩ lại không thể đưa ra kết luật rõ ràng về nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường hiện nay. Thậm chí một số người nói tuyên bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường là ‘vô lý’ và ‘xem thường’ người dân.

Ý kiến ‘phản biện’ về 2 lý do trên lập tức được đưa lên mạng rằng:

Hóa chất do hoạt động con người thải ra không đủ lớn để chết nhiều trên một diện rộng như vậy. Để có số lượng nhiều như thế phải do máy móc thải ra mà thôi!

Thủy triều đỏ và hóa chất do con người thải ra chỉ có thể ảnh hưởng tầng nước trên mặt, chứ không thể ảnh hưởng tới tầng đáy đại dương được. Trong khi cá chết là của tầng đáy”.

Phế thải độc hại từ Formosa là gì?

TS Nguyễn Thùy Trang, Tiến sĩ Sinh Vật/Hóa học đã lấy mẩu nước biển từ Vũng Áng để đưa về Âu Châu thử nghiệm, cho thấy mức độc hại ở nước biển miền Trung Việt Nam báo động đỏ. Các hóa chất nằm trong mẩu nước biển tại Vũng Áng được lấy ngày 24/4/2016 và đưa về Âu Châu thử nghiệm ngày 26/4/2016 bao gồm 5 hóa chất độc hại chính và Cyanide:

Lead, Chì: Ngộ độc có thể gây suy giảm tinh thần và thể chất nặng.

Cadmium Toxicity: Nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và khí phế thũng,    độc hại cho thận theo đường hô hấp mãn tính nếu nuốt phải.

Mercury, Thủy Ngân: Tiếp xúc với thủy ngân ở mức độ cao có thể gây tổn hại cho não, tim, thận, phổi và hệ thống miễn dịch. Mức độ cao của thủy ngân trong máu của thai nhi và trẻ nhỏ có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh phát triển, làm cho trẻ ít có khả năng suy nghĩ và tìm hiểu.

Arsenic, Polychlorinated biphenyls (PCBs): (PCB) là một tổng hợp, hợp chất clo hữu cơ có nguồn gốc từ biphenyl, mà là một phân tử bao gồm hai vòng benzen.PCBs chia sẻ chế độ độc hại giống như chất độc Da cam/Dioxin. Tác động độc hại như nội tiết gián đoạn (đặc biệt là ngăn chặn các hệ thống tuyến giáp hoạt động) và nhiễm độc thần kinh được biết đến.

Polynuclear aromatic hydrocarbons (PAHs): Nghiên cứu cho thấy rằng các chất chuyển hóa PAH nhất định sẽ tương tác với DNA và trở thành genotoxic, gây ra khối u ác tính và tổn thương gen di truyền ở người. Ở người, tiếp xúc với các hỗn hợp của PAHs gây nguy cơ đáng kể của phổi, da, và nguyên nhân ung thư bàng quang.

Chúng tôi nghĩ đây là một sự thật vì căn cứ vào kết quả phân tích nước thải của những khu công nghệ tượng tự, ngoài 5 loại hóa chất độc hại trên còn có thêm Mangan, Sắt, Đồng v.v

Kim loại nặng thường có tính bền vững rất cao. Do vậy, chúng sẽ tồn tại rất lâu trong đất, nước, không khí. Nếu các sinh vật hấp thụ các kim loại này thì chất độc sẽ được tích lũy và chuyển qua các sinh vật (động vật cũng như thực vật) khác nhau qua chuỗi thức ăn (food chain). Con người thường là điểm đến cuối cùng của chuỗi thức ăn trên và các kim loại này sẽ đi vào cơ thể qua việc ăn uống. Ngoài ra, chúng cũng có thể xâm nhập qua đường hô hấp và qua da.

Các kim loại nặng nầy sẽ theo dòng chảy sẽ chìm dần xuống đáy biển do tỷ trọng cao từ đó có thể giải thích hiện tượng sò, ốc dưới đáy biển cũng chết hàng loạt chạy dài cho đến Đà Nẵng hiện nay.

Trên lý thuyết, những kim loại nặng có tác hại khôn lường và rất khó chẩn đoán. Các loại hải sản ở khu vực nhiễm độc đều có thể bị nhiễm nặng. Lượng độc tố có thể ngấm sâu xuống mạch nước ngầm và gây hại lâu dài. Tình trạng ở Vũng Áng có tầm nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của dân chúng trên bình diện rộng do dòng hải lưu và phân phối hải sản tiêu thụ trên một vùng rộng lớn chứ không chỉ giới hạn ở Vũng Áng. Lịch sử thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp thương tâm về việc nhiễm kim loại nặng từ môi trường và cuộc đấu tranh pháp lý rất phưc tạp, nhứt là khi CS Bắc Việt đã bán linh hồn cho TC.

Kết luận

Ngày 23/4/2016 vừa qua, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, 171 quốc gia, trong đó, có Việt Nam, đã ngồi vào ký kết Công ước bảo vệ môi trường thế giới vì lo ngại hiểm họa môi trường từ sự phát triển công nghiệp.

Từ ba tháng qua, lần đầu tiên miền Nam Việt Nam hạn hán ngập mặn sâu đến hơn 95km vào đất liền, người dân ĐBSCL không có nước để uống, thủy hải sản nước ngọt cũng chết vì nước mặn và hạn hán, con người cũng khô vì hạn, chỉ vì phá rừng, đắp đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, hũy hoại rừng tràm rừng đước ở vùng Bạc Liệu Sóc Trăng, Cà Mau…

Ngay cả Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP-TransPacific Partnership) của 12 quốc gia thành viên vừa ký kết, và đang chờ quốc hội Hoa Kỳ thông qua cũng phải cam kết bảo vệ môi trường.

Bảo vệ môi trường được thế giới cam kết không phải là chỉ cho riêng bất kỳ quốc gia nào, mà là phải hiểu rằng trái đất là mái nhà chung. Ô nhiễm ở Việt Nam hay ở bất kỳ quốc gia nào cũng là ô nhiễm của toàn cầu. Một quốc gia nào muốn phát triển thì cũng phải cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Nếu quốc gia nào vi phạm vào những cam kết bảo vệ môi trường sẽ bị đưa ra trọng tài tòa án quốc tế phân xử, cấm vận và tẩy chay.

Trong lúc đó, Ông Chu Xuân Phàm, (Chou Chun Fan) Giám đốc đối ngoại của Formosa họp báo và tuyên bố một cách sống sượng rằng:”Hoặc anh chọn tôm cá, hoặc anh chọn nhà máy thép. Anh không thể đòi hỏi cả hai”. Chính tên Tàu nầy tuyên bố trên youtube http://www.ngamvn.com/photo/701001 là vì du khách đi “đái” xuống biển trong khi tắm, làm cho cá chết!? Thật hết nước nói cho …lũ Tàu Cộng!

Thế mà, trước sự kiện Vũng Áng, CS Bắc Việt tiếp tục bao che và bào chữa cho Trung Cộng (nên nhớ tuy Formosa dưới danh nghĩa là một tập đoàn của Taiwan, nhưng thực sự vốn đầu tư là của TC). Chúng ta hãy nghe Ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tuyên bố: “Đường ống xả thải của Cty Formosa đi ra biển là được các Bộ Ngành cấp phép, chứ không phải là đường ống tự lắp đặt lén lút. Trước khi xả thải ra biển, phía Formsa đều phải tuân thủ các quy định xử lý chất thải một cách chặt chẽ”. (Formosa thải ra biển hàng ngày 12.000 m3 chất thải lõng không qua thanh lọc!)

Nguyễn Phú Trọng, TBT Đảng CS Bắc Việt và phái đoàn công tác đi thăm công trình nhà máy thép Sơn Dương, Vũng Áng ngày 22/4/16 ngay khi … cá đã chết đầy biển suốt ba tuần qua, mà vẫn cố tình bịt tai, che mắt làm ngơ trong chuyến thăm. Ông hoàn toàn không dám đề cập đến nguyên nhân thảm họa ĐANG xảy ra, cách ông chỉ vài trăm mét,  mà vẫn không có một tiếng nói nào về tình trạng ô nhiễm môi trường biển Đông vì đã ngậm…10,5 tỷ Mỹ kim cho công trình nầy rồi.

• Còn Tân TT CS Nguyễn Xuân Phúc thì sao? Hôm (28/4), Văn phòng Chính phủ vừa thông cáo cho biết là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp hôm qua đã “chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xác định nguyên nhân và thực hiện các giải pháp phù hợp để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng”.

Vì vậy, đã đến lúc toàn dân phải đứng lên đồng loạt xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của tập đoàn cộng sản Bắc Việt, một tập hợp của những thái thú biết nói tiếng Việt đang tiếp tay cho TC chuẩn bị Hán hóa lần thứ năm tại Việt Nam.

Và những người con Việt đã có tiếng nói. Đó là, ngày 27/04, một nhóm các nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam đã đưa lên mạng bản “Tuyên bố về tội ác đầu độc biển miền Trung”, sau một ngày nhận được hơn 500 chữ ký.

Trước đó, trên mạng lan truyền “Lời kêu gọi xuống đường vì môi trường” tại Hà Nội, Sài Gòn… vào ngày Chủ nhật 01/05.

Thưa Bà con,

Để kết luận, xin lập lại lời nói của nhà cách mạng Phan Bội Châu là:

”NƯỚC DƠ PHẢI LẤY MÁU MÀ RỬA!”

Xin Cám ơn Bà con,

Mùa Quốc hận 30/4/2016

1 Ban Biên Tập : Khi đưa bài này vào Tập San thì link này đã được …gở xuống !!!!

 

Tưởng niệm các chiến sĩ đã bỏ mình vì nước – Nhữ Đình Hùng
 
Họ là những chiến binh dám chết;
và là người biết chết bạn đường ơi
họ chết đi mà sống mãi muôn đời,
họ sống mãi trong lòng dân tộc Việt
tuy họ chết mà lại là không chết
họ sống hoài trong chiến sử hùng anh
họ sống hoài vì tổ quốc ghi danh
họ dám chết để muôn đời sống mãi!
 
Nhữ Đình Hùng / 28.04.2016

 

Hôm nay, cá chết – Nguyễn thị Cỏ May

Theo nhiều tin tức mới thì tới nay, cá chết đã lan rộng tới Đà nẳng. Có tin nói đã tới biển Nha trang. Về mức độ nghiêm trọng thì phải nói đây là một thảm nạn xảy ra lần đầu tiên ở Việt nam. Vì quan hệ « Sông liền sông, Núi liền núi ». Người dân, ai cũng biết đó là do chất độc hóa chất của nhà máy Formosa ở Vũng Áng thải ra qua một ống cống có đường kính khổng lồ. Dân chúng trên cả nước xuống đường biểu tình phản đối với thái độ khẩn trương nhưng nhà cầm quyền cộng sản vẫn giử thái độ ứng xử binh thản. Như không có chuyện gì xảy ra.

Hay thiệt !

Sự trầm tỉnh này còn thấy rỏ khi hiện tượng cá chết đã xảy ra, dân chúng đã la ó, thì hơn hai tuần sau, nhà cầm quyền mới từ từ lên tiếng, nêu lý do xa vời « do tảo nở, dòng thủy triều đỏ » để giải thích trấn an dân chúng.

Cho tới nay, nhà cầm quyền ở Hà nội vẫn chưa nói rỏ thủ phạm cá chết trên biển là gì ? Là ai vào đây ?

Nhắc lại khu kỷ nghệ Vũng Áng

Có tin, với cả hình ảnh kèm theo rất thuyết phục, « Vũng Áng là Tô giới Trung quốc  ». Tô giới trung quốc ngay trên lãnh thổ Việt nam, một quốc gia độc lập, được sao ? Tô giới là một sự kiện pháp lý. Vậy phải có văn bản qui định lý do tô giới. Ai dã trông thấy tài liệu này ? Chuyện xảy ra lúc nào, ở đâu ? Tầm bảng dựng lên, với cổng lớn vắt qua đường, có ghi rỏ « Tô giới Trung quốc. Cấm người Việt nam lai vảng » là sự thật hay lại thứ sản phẩm của photoshop ?  Đây là chuyện nghiêm trọng, chết sống của dân tộc, chắc không ai dám dựng chuyện lên để khiêu khích hoặc gây thêm căm thù Tàu. Thật ra mọi người Việt Nam, ai cũng đang căm thù Tàu cộng tới tận cổ rồi. Ngoại trừ người cộng sản. Đúng  vậy vì tên Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Hà Tỉnh, đã có thể nói được với dân chúng « Cứ yên tâm ăn cá, tắm biển ở Vũng Áng ».

Mặc dầu Vũng Áng không phải là tô giới trung quốc đi nữa, nhưng số nhà thầu trung quốc và công nhơn trung quốc chiếm đa số thì đây cũng biến thành một vùng lãnh thổ việt nam mất chủ quyền về xã hội và cả chánh trị. Nhưng chưa mất nước hẳn !

Formosa

Tập đoàn Formosa là một đại công ty có mặt ở nhiều nơi trên thế giới.  Công ty Formosa đã nhận giải “ Hành tinh đen” năm 2009. Đây là một giải do Ethecon – tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức dành cho những cá nhân hay tổ chức có thành tích “ đóng góp” vào việc phá hủy môi trường.

Tập đoàn Formosa, tên đầy đủ là Formosa Plastics Group (FPG), là một tổ hợp công nghiệp đa ngành của Đài Loan (hóa, dầu mỏ, chất dẻo, công nghệ sinh học, nhà máy phát điện, máy móc điện tử, quang sợi, công nghiệp ô tô…).

Cùng với các thành tựu rất lớn đóng góp vào công nghiệp hóa Đài Loan, tập đoàn này cũng mang nhiều tai tiếng về vi phạm môi trường tại chính Đài Loan cũng như một số nước khác.

Tại Đài Loan, các nhà khoa học của Đại Học Quốc Gia Đài Loan đã công bố về ô nhiễm các chất gây ung thư và phá hủy mô gan, do công nghệ cracking dầu mỏ của Formosa tại Yulin gây ra. Và hiện tại,Việt Nam có 196 Khu công nghiệp, Khu chế xuất, … mọc rải rác từ Bắc chí Nam, làm ô nhiễm hầu hết các sông ngòi, đất đai chung quanh…vì có thể nói 99% Khu công nghiệp nầy đều không có hệ thống thanh lọc phế thải cho nên phế thải đặc, lỏng, khí đều được thải thẳng vào môi trường (Ts Mai Thanh Truyết, Blog mtt).

Formosa hoạt động chùa

Theo một thông tin nhận được từ một giới chức cao cấp, Giáo sư và Đại biểu chánh phủ, ở Hà nội, gởi cho người em dâu ở Pháp, thì Formosa đang « hoạt động chùa » ở Vũng Áng!

Qua vụ cá chết hàng loạt, người ta đều quan tâm tới Công ty Formosa nhưng hiểu mối quan hệ, nguồn gốc của Tập đoàn TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh lại là một bí hiểm sâu kín khác.

Chủ Công ty Formosa là ông bà Wang Yung-ching, tỷ phú ở Đài loan. Ông Wang mất năm 2008, hưởng thọ 91 tuổi. Hai người có 2 con trai, 8 con gái. Ông Wang lấy tỳ thiếp, có người con trai lớn tên là Winston Wang, làm Chủ tịch Formosa Plastics Group và là bạn thân của Jiang Mìanheng, con trai của Jiang Zemin (Giang Trạch dân, cựu Chủ tịch đảng cộng sản trung quốc)).

Hai người cùng sáng lập Công ty Trung quốc Grace Semiconducteur Manufacturing chuyên sản xuất linh kiện điện tử cho Bộ Quốc phòng trung quốc, đặt cơ sở tại Shanghai.

William Wong, Chủ tịch Formosa Chemicals & Fibre, là cháu của ông Wang Yung-Ching, cùng với cậu là Winston Wang, Chủ tịch Formosa Plastics Group, góp vốn mở Tập đoàn Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa, nghe nói khi chưa được chánh phủ đồng ý (?).

Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh là một Công Ty Đài Loan, tuy nhiên sự “dây mơ rễ má” lại liên quan ruột thịt vớiQuốc Phòng Trung Quốc qua người chủ sáng lập. Hay đây chính là hoạt động ẩn danh của Bộ Quốc phòng Bắc kinh ?

Formosa đã được nhà cầm quyền cộng sản Hà Tĩnh cho thuê hơn 33 triệu m2 đất, thời hạn 70 năm, giá thuê đất là 80 đồng/m2/năm, giá thuê mặt nước là 10 triệu đồng/km2/năm. Khu Công Nghiệp nầy được hưởng chế độ ưu đãi là miễn thuê đất 15 năm đầu và chỉ thu tiền thuê đất trong thời hạn 55 năm về sau.

Như vậy hiện nay Formosa được hoạt động CHÙA, không cần phải trả tiền cho Hà Tĩnh. Hơn nữa, tiền đặt cọc để thuê đất, Formosa đã thiếu nợ 46 tỉ không chịu trả, xù luôn 136,76 tỉ thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường. Tính đến nay, Formosa đã thiếu Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng và Chánh quyền Hà Tĩnh là 182,76 tỉ đồng.

Hà Tĩnh đã phải bỏ tiền túi ra chi trả gần 33 tỉ đồng cho việc “Giải Phóng Mặt Bằng”, bồi thường gần 42 ha đất cũng như chi trả 15,5 tỉ đồng bồi thường di dời các hộ trong khu vực.

Formosa hiện nay khước từ, không chịu trả cho Hà Tĩnh 182,76 tỉ tiền nợ thuê đất và thuế, đồng thời, trước đó, đã bắt Hà Tĩnh phải ứng trước số tiền 48,5 tỉ để đuổi hằng nghìn hộ gia đình ở Vũng Áng đi nơi khác để chiếm đất làm Khu Công Nghiệp.

Formosa không phải trả thuê đất trong vòng 15 năm đầu, không đóng thuế cho Việt Nam, đồng thời hủy hoại môi trường biển trầm trọng..

Vậy mà ngày 25/4/2016, Chu Xuân Phàm, trưởng Văn phòng Formosa tại Hà Nội, đã phát biểu : “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi ! Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được ”…

Người Việt nam nên đặc biệt quan tâm hiện tượng cá chết hôm nay để kịp có cái nhìn về môi trường đất nước ở ngày mai.

Theo nhà khoa học người Pháp, ông Jean Hetzel, trả lời Đài RFI của Pháp, thì sự di hại sẽ vô cùng thảm hai và kéo dài ít nhứt 50 năm nữa, trong một phạm vi rộng lớn chưa thể uớc tính được. Ogiải thích :

« Khi nước biển bị ô nhiễm nặng, hậu quả nghiêm trọng là điều khó tránh vì : thứ nhất, khó cô lập vùng ô nhiễm, thứ hai,  các phân tích của mẫu được thu thập dễ bị sai lệch, và thứ ba, chuỗi thức ăn tự nhiên trong vùng như chim, động-thực vật dưới biển bị lây nhiễm. Cuối cùng là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, nhất là ung thư. Nếu có những độc chất không thể hòa tan, quá trình luân chuyển và hậu quả có thể kéo dài đến 50 năm, …. »

Thật tình mà nói, trong quan hệ làm ăn, chưa thấy có thứ chánh quyền nào u mê hơn cộng sản ở Hà nội. Chỉ u mê thiệt hay có cái gì thầm kín khác ?

16 chữ vàng và 4 tốt

Nên thấy trong lịch sử bang giao, chưa có nước nào tự trồng vào cổ mình phương châm hữu nghị « 16 chữ vàng, 4 tốt ». Vàng đâu không thấy, tốt đâu không thấy. Chỉ thấy cá chết, môi sinh chết và người Việt nam đang chết vì bịnh tật do nhiểm độc thực phẩm.

Có người bắt đầu giựt mình, lo sợ, đề nghị yêu cầu Trung quốc cải thiện những hơạt động kỷ nghệ để tránh ô nhiểm môi trường. Trung quốc sẽ làm được không ?

Trong một bài viết, Giáo sư Canada gốc Hoa, Khương Văn Nhiên (Wenran Jiang) của Đại học Alberta, nhận xét : « … Trung Quốc đang tàn phá nghiêm trọng hệ sinh thái nước họ trong quá trình hiện đại hóa cực nhanh, thì làm thế nào có thể hy vọng họ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn phương Tây ở những nơi khác ? ».

Cùng với việc xuất khẩu lực lượng lao động, xuất khẩu hàng hóa, Trung Quốc còn xuất khẩu luôn cả văn hóa bê bối và bất lương trong đầu tư-kinh doanh. Bất cứ nơi nào họ tới, họ cũng tàn phá và hủy diệt môi trường không khác như họ đối xử với con người và môi trường ở đất nước họ. Ở những nước như Việt Nam, nơi có hệ thống luật môi trường lỏng lẻo và nhứt là nhà cầm quyền cộng sản có truyền thống khuất phục « Ông Trung quốc » từ hơn nửa thế kỷ nay, thì khó có thể can thiệp khi họ mang đến những tai họa thảm khốc.

Các nước châu Phi cũng không khá hơn từ khi mở cửa rước giới đầu tư Trung Quốc. Nhưng điều đáng nói là không quốc gia nào giống Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực của Trung Quốc.  Không quốc gia nào bị thảm nạn khủng khiếp do Trung quốc đem tới bằng Việt Nam.

Tại sao vậy?

Bởi vì xưa nay không có chánh phủ nào tỉnh táo và khôn ngoan lại cúi mình rước chủ thuyết ngoại lai về làm chủ thuyết chính trị cai trị đất nước. Hậu quả của chánh sách vĩ mô về quan hệ Trung Quốc-Việt Nam nói chung, không phải bây giờ, mà từ thập niên 1940, cuối cùng đã biến Việt Nam thành một phiên bản của Trung Quốc. Bất kỳ cái xấu nào xuất hiện ở Trung Quốc, từ gian lận, buôn bán bằng cấp, buôn gian bán dối, đầu độc con người, bất tín và tàn ác, đạo đức suy bại, tham nhũng có hệ thống, thần thánh hóa lãnh tụ,…, đều có y hệt tại Việt Nam. Trung Quốc xuất khẩu rất nhanh những điều tồi tệ vào Việt Nam và Việt Nam tiếp nhận cũng rất nhanh những điều tồi tệ từ Trung Quốc. Về kinh tế, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc. Về chánh trị, Việt nam cũng nhập siêu cả những thuật ngữ mà Bắc Kinh thường dùng, như “ thế lực thù địch”, “ diễn biến hòa bình ”, …Giờ đây, cái gì còn lại không giống Trung quốc thì đang lần lượt được tiêu hủy. Lịch sử đánh Tàu phải hủy bỏ hoặc sửa lại cho phù hợp vai trò Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam là nước chư hầu. Thậm chí, binh sĩ hy sinh trong mặt trận chống Tàu xâm lược năm 1979, ngày nay, dân chúng không được làm lễ tưởng niệm.

Giáo sư Khương Văn Nhiên nhấn mạnh như  để đánh thức lờng yêu nước ở người Việt nam « Vấn đề không chỉ là những con cá chết do Formosa Hà Tĩnh gây ra. Cái chết của một dân tộc đang mất gốc mới là điều đáng suy nghĩ và lo âu. Rồi sẽ có những “Formosa Hà Tĩnh” khác. Rồi sẽ có những kỳ “ Đền Hùng thất thủ ” tiếp theo. Một quốc gia không có « căn cước » luôn đi rất nhanh đến bờ vực sụp đổ mà người ta thấy rõ nhất ở cách mà con người sống và hành xử. Một đất nước đã tự đánh mất định tính dân tộc khi chấp nhận dùng hệ thống định tính khác để quy chiếu và áp dụng thì sự lệ thuộc và ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi. Nếu không đủ dũng khí và can đảm tự cởi nút thòng lọng khỏi cái giá treo cổ lủng lẳng “ 16 chữ vàng và 4 tốt ”, thì Việt nam sẽ còn lại gì, ngoài mớ tro tàn của mảnh căn cước bị thiêu hủy…. »

Tản Mạn Sau Ngày Quốc Hận – Phan Văn Song

Chừng Nào Đá Nổi Lông Chìm,

Đồng Khô Hồ Cạn Búa Liềm Ra Tro

(Trạng Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm, Sấm)

Tuần nầy, hai dữ kiện:

Ở Hải Ngoại, các cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản, trân trọng làm lễ truy điệu Ngày 30 tháng Tư 1975, từ nay biến thành Ngày Quốc Hận.

Ở quốc nội, toàn dân Việt Nam tức giận xuống đường biểu tình phản đối Nhà cấm quyền Việt Cộng và xí nghiệp Công ty Gang Thép Vũng Áng của Tàu xả chất độc vào biển làm chết hàng ngàn tấn cá,  gây ô nhiểm, làm độc hàng vạn hải lý Biển Đông. 

1/ Paris Ngày Quốc Hận:

 Il pleure dans mon cœur

Comme il pleut sur la ville

Mưa ngoài trời, như mưa trong lòng tôi…

(Paul Verlaine, Il pleure dans mon cœur)

Hai câu thơ bất hủ của nhà thơ Verlaine ứng vào bầu trời Paris của Ngày Quốc Hận thứ 42 nầy! Paris trời buổi sáng, hôm ấy, đang trong xanh, bổng vân vũ chuyển mưa khi chúng tôi bước xuống xe ở Place du Pérou, quận 8, không xa trụ sở của Sứ Quán Việt Cộng đường Méroménil. Hẹn nhau 14 giờ ngày 30 tháng Tư năm 2016, để chuẩn bị, sửa soạn trang hoàng, dọn chổ, để cùng bà con truy điệu Ngày Quốc Hận. Năm ngoái trời cũng mưa, năm nay lại cũng vậy ! Lòng buồn, trời đất cũng buồn theo, vào 15 giờ, mưa bắt đầu nặng hột. Dù, mũ, nón tung ra, trùm che các khuôn mặt phe ta đang lần lượt trước sau nhập cuộc. Bạn bè, quen thuộc cả chục năm nay, tay bắt mặt mừng, đôi lời thăm hỏi. Tất cả tuy có già đi, nhưng ánh mắt vẫn đầy cương quyết ! Lửa vẫn còn ! Bao lâu nữa ? Đếm tới đếm lui, cũng từng ấy người ! Hỏi tin người vắng mặt ! Già, bệnh, hay đã đi xa, đi luôn, nợ trần đã trả ! Năm nay, hậu duệ, một cháu từ bên Đức qua, đại diện cái cầu giữ lửa với tương lai. May quá, tại quảng trường có một nhà trạm xe buýt, giúp vài anh chị lưng còm gối yếu, có chổ ngồi, vừa tránh mưa, vừa tránh đứng, nhưng vẫn theo dỏi sanh hoạt qua khung kiếng. Băng-rôn, cờ vàng được các anh chị em, mỗi người một tay, dưới sự đạo diễn của anh Công, trưng bày, treo, dựng, lợi dụng các hàng cây thiên nhiên, các chấn song, cột sắt an toàn sẳn có, họp thành một vòng giáp tròn theo quảng trường. Một bàn thờ Tổ Quốc với di ảnh năm vị tướng lãnh, anh hùng tử tiết, đại diện các anh hùng tử sĩ vị quốc vong thân, được nhan đèn bài vị, trân trọng dựng lên. Đặc biệt năm nay, một băng-rôn mầu đen, với dòng chữ Pháp-Việt thông báo  Deuil National-Quốc tang cho Ngày Tang đất nước choáng hẳn một góc !  (Hình như trong tất cả những buổi truy điệu Ngày Quốc Hân trên khắp thế giới năm nay, chỉ duy nhứt Paris có băng-rôn tang đen nầy ! Có lẽ Paris chúng tôi, giữ truyền thống Băng-rôn đen của nhóm anhem Tổng Hội Sanh Viên Paris dưới sự lãnh đạo của anh hùng Trần Văn Bá đã ngay ngày 27 tháng Tư năm 1975-3 ngày trước Ngày Mất Nước tại Việt Nam-đã trương băng-rôn đen Deuil National báo Ngày Tang cho một đất nước Việt Nam Cộng Hòa đang bị bức tử !).

Mưa càng lúc càng nặng hột ! Nhưng không một ai rời quảng trường, trái lại, khách lại càng đến đông hơn ! Người Việt phe ta, đi solo một mình, sánh đôi có cặp, hay họp thành một nhóm nhập cuộc tham gia. Người Tây, ngoại cuộc, da trắng da đen, da mầu, cũng ghé vào, tò mò, thăm hỏi, hay cảm tình ủng hộ, tham dự. Dân trốn mưa trong trạm xe buýt, tuy chật chội, chen chúc, nhưng nhường nhịn nhau, tiếp tục đứng ngồi theo dõi tham gia dưới mái che. Dân chịu chơi tiếp tục dù mũ đội mưa, quay quần quanh bàn thờ Tổ quốc, nghiêm chỉnh tham dự. Hai anh phó nhòm, che đồ nghề, hơn che thân thể, lom khom lia lịa bấm máy. Hai tay, phận sự truyền micro, xoay quanh cử tọa, để kịp thời đưa micro cho những ai muốn phát biểu. Phát biểu, khẩu hiệu, vỗ tay, đồng ca, tốp ca, Việt Nam Việt Nam, Dậy mà Đi, …Thầy Quảng Đạo, Trù trì Chùa Khánh Anh Evry, khai lễ tụng niệm, cầu siêu, phật tử Lợi, cựu Lính Biển hải hồ, tuy tuổi cao nhưng hơi vẫn dài, góp giọng cùng Thầy ê a kinh kệ.

Cái đặc biệt của Place du Pérou, là ngay giữa quảng trường là miệng gió thông hơi của xe điện ngầm, rộng tròn đường kính khoảng 4 thước, nên hơi nóng được thoát lên qua khung lưới sắt rào miệng lỗ hơi ấy. Nhờ vậy tuy trời mưa lạnh nhưng tất cả những ai quây quần quanh miệng lưới ấy đều được hưởng hơi ấm (Nhớ hình ảnh muôn thuở của Marilyn Monroe gợi cảm đứng trên miệng gió xe điện ngầm bị hơi gió tốc váy. Hôm ấy, ngày tang, phe ta mặc quần dầy ba lớp, nên hơi gió có mạnh bao nhiêu cũng chả tốc cái gì cả !).

Mặc cơn mưa càng ngày càng nặng hột, mặc đất khách trời người buồn thảm, mặc lòng người tha hương mòn mõi trông chờ một ngày tái ngộ quê nhà, nhưng hôm ấy, nhìn quanh, ngó rõ, điểm từng nét mặt lắm nỗi phong sương, từng mái tóc bạc mầutao loạn, từng đôi mắt rực sáng đầy hãnh diện khi cất cao bài quốc ca, khi tha thiết nhìn lá quốc kỳ ngạo nghể tung bay ! Phải, lòng thiết tha  yêu nước của những người con đất Việt vẫn còn nóng bổng, khi nghiêm trang chào hai lá quốc kỳ, lúc trân trọng cất cao lời hát hai quốc ca Pháp Việt. Mưa càng to, trời càng mau tối, hơi lạnh thấm nhanh rút ngắn buổi lễ. Ngắn ngủi nhưng không kém phần long trọng. Tất cả giải tán trước 18 giờ. Hẹn năm sau truy điệu Quốc Hận giữa Chợ Sài gòn ! Mong lắm !

Ngày Quốc Hận : Tập Quán hay Thật sự Yêu Nước ?:

Đối với chúng tôi, Ngày Quốc Hận, tôi thật sự đau lắm ! Đối với chúng tôi, và gia đình chúng tôi Tháng Tư thật sự là Tháng Tư Đen. Từ ngày về hưu 2003 đến nay, tôi ráng giữ, nếu tháng Tư ở nhà, thì tôi ăn uống nhẹ. Là người đi Đạo Chúa tôi không hiểu thủ tục ăn chay Phật Giáo Á đông. Tháng tư tôi ăn rau cỏ-végérarien- nghĩa là ăn không thịt cá (rau cỏ : salade, fromage, trứng, trái cây, yaourt…) Thường cơm với canh rau, fromage, hoặc spaghetti sốt cà chua, fromage bào-râpé ; chất đạm thì ăn trứng, bánh mì bơ, mật ong, mứt confiture. Ở xứ tôi nhà quê Pháp nên không có bán món ăn Việt Nam, như đậu hủ hay tương,

Tôi nói như vậy để kể cùng bà con rằng, đối với cá nhơn tôi, và gia đình tôi tháng tư có một ý nghĩa rất lớn. Ngày 30 tháng Tư là một ngày Tang lớn. Đại gia đình tôi tan tành xí quách ngày 30 tháng tư 1975 (cũng như bao gia đình khác, với những nỗi đau khác nhau). Từ đấy trở đi tôi đổi đời, như cả xứ Việt Nam đổi đời. Ngày Quốc Hận là một Mốc Lịch sử. Trước QH và Sau QH ! Dĩ nhiên, cuộc đời « Cái thằng tôi », được hưởng nhiều may mắn ! Nhưng…đó là chuyện riêng !

Ngày nay, tôi quan sát thấy tuy nhiều địa phương tổ chức Ngày Quốc Hận, nhưng sao khác nhau nhiều quá vậy ? Có nơi không long trọng, tại sao lại Nhạc Hội ? Tại sao lại hát ca ? Có nơi, làm đêm không ngủ đấy, nhưng để làm gì, khi ca hát ? Có đi biểu tình đấy ? Nhưng để làm gì ? Khi thiếu trân trọng ? Ấy là chưa kể, có kẻ muốn Ngày Quốc Hận là Ngày Tập Hợp Cộng đồng ! Cho vui ? Cho Đoàn Kết ? Có kẻ muốn đổi tên : « Ngày Hành Trình Tự Do », « Ngày Cám Ơn », « Ngày Việt Nam Cộng Hòa »,  « Ngày Tự Do », « Ngày Hòa Giải », thậm chí « Ngày Việt Nam » « Ngày Dân Chủ »… Ôi thôi, chỉ một cái « ngày 30 tháng Tư » ! Làm nhức đầu, vì bó buộc, vì  « phải làm », vì  « phải nhớ », « bỏ thì thương, vương thì tội ». Có kẻ chê cả « Từ ngữ Quốc Hận » ! Ghê quá ! Đầy « Hận Thù máu lửa » ?

Mong rằng tất cả những ai nếu thật sự có lòng nghĩ đến Việt Nam, nghĩ mình còn Việt Nam. Chỉ xin, vào ngày ấy, xin quý vị cho một phút thiền, lắng đọng, im lặng, chắp tay, đốt một nén nhang, vái bốn phương nghĩ về quê hương, nghĩ về những đồng bào đã chết, đã nằm xuống, nạn nhơn, mặc kệ  của cuộc chiến hay của cuộc tỵ nạn khổng lồ, hoặc của … Chỉ vì họ đã đóng góp, bằng máu, bằng thân thể, thịt xương, để xây dựng được đất nước Việt Nam thân yêu.

Mong được như vậy ! Nếu quý vị không thích chuyện xưa, tích cũ, bến cũ, đò xưa…

Xin nhường hai chữ Quốc Hận, Quốc Tang cho những người đầy hoài niệm, đầy uất hận, như chúng tôi.

Mong sao Ngày Quốc Hận không là một Tập Quán ! Mà Thật sự là Một lễ Truy Điệu Quốc Hận, Uất Hận, Quốc Tang …Mong lắm !

2/ Đồng Khô, Biển Độc:

Từ cả mấy tháng nay, được biết đồng bằng sông Cửu Long hoàn toàn hạn hán. Ruộng đồng khô hạn, đất nức nẻ, lại thêm nước sông Cửu lại bị nhiểm mặn. « Đá nổi » do giòng sông cạn trơ đá. « Lông chìm », vì lông rụng rớt xuống có nước đâu mà nổi ! Đất Miền Tây, đất miền Nam tự ngàn xưa là đất bồi phù sa, do hệ thống chằng chịt sông ngòi của Sông Cửu Long, mà nay đất khô nứt nẻ vì hạn hán, quả thật quá lạ ! Dĩ nhiên, do Tàu xây một lô đập thủy điện thượng nguồn, chận giòng nước luân lưu, kiểm soát lưu lượng, giòng chảy sông Cửu Long. Miền Nam Vựa Lúa, Miền Nam Miệt Vuờn, Cây Trái Bốn Mùa. Từ nay, là chỉ còn là quá khứ vang danh vang bóng một thời.

Và những ngày nay, cá chết hàng loạt ngày khơi Vũng Áng. Lý do, công ty gang thép Formosa Vũng Ánh, xã chất độc vào Biển Đông, nhiểm độc nước Biển, Cá chết hàng đàn. Thủy triều, giòng chảy, trôi theo hải lưu, chất độc cá chết đi dần về Nam… Nhatrang, Mủi Né, Phan Rang… rồi đi đâu nữa ? Phan Rang, Phan Thiết, xứ nước mắm ! Thế là : hiện nay, theo tin bên nhà cho biết, dân chúng đô xô đi mua nước nắm, để dự trử. Cá chết, cá độc tiêu tùng kỹ nghệ nước mắm. Miền Nam hạn hán,  Vựa Lúa tiêu tùng, Miền Trung, biển độc, Vựa Cá, Vựa Nước Mắm cũng tiêu tùng theo. Dân Việt Nam ăn cơm nước mắm. Từ nay ăn gì đây ? Chắc ăn mì với xì dầu !

Lấn Đất, Lấn Biển Giành Dân là nghề của Trung Cộng, là nghề của Hán Tộc. Đọc chuyện Tàu. Không có một dân tộc nào dữ tợn bằng dân Tàu. Trong Tam Quốc, Tào Tháo không ngần ngại đem xác chết bệnh dịch hạch thả tàu trôi qua phía quân Tôn Quyền Lưu Bị để đầu độc và tạo dịch hạch. Các Vua Chúa giết người tru di tam tộc, dòng họ tôi tớ đầy trong lịch sử Tàu.

Ngày nay, theo những tin tức bên Phi luật tân cho biết, các tàu « đánh cả dỏm » của Tàu đang tung hoành tại biển Đông, thả chất độc để giết hại hải sản không cho ngư phủ các quốc gia láng giềng Biển Đông hoạt động. Thừa cơ hội vườn hoang nhà nhà trống, Tàu sẽ bồi đắp những đảo san hô nhơn tạo và sẽ bành trướng, chiếm đất, cướp hải phận Biển Đông. Việt Nam là quốc gia gần nhứt. Kiểm soát Biển Đông Việt Nam là kiểm soát hành lang hải lộ tiếp liệu hàng hải lục địa Tàu. Đầu độc Biển Việt Nam, là khóa cửa ngõ, là Việt Nam bó tay.

Tình hình ngày nay bế tắc. Trông chờ gì ở Nhà Cầm quyền Cộng Sản ?  Thử có cái nhìn tổng quát : Biên giới Bắc, mất hẳn, Ải Nam Quan tụt lùi cả dặm về phía Nam. Cột mốc 0 hoàn toàn trên đất Tàu. Thác Bản Giốc, chỉ còn bờ Nam. Các đỉnh núi, đường cao trên đỉnh phân chia biên giới, hoàn toàn do Tàu kiểm soát. Trên toàn đất nước Việt Nam, ngoài Vũng Ánh có bao nhiêu Công ty Tàu ?  Tại sao tại Việt Nam, các sanh viên học Hán ngữ được nhiều ưu thế. Tuy vẫn biết, ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ quốc tế ngày nay là Anh Ngữ, tại sao không phổ biến Anh Ngữ ? Sao lại khuyến khích học Hán ngữ ?  Tàu, Tàu, Tàu ở mọi nơi, Tàu ở khắp mọi nhà, mọi hẻm, ngách … Tàu cán bộ, Tàu giàu đại gia, Tàu nghèo, Tàu công nhơn, thợ thuyền hay lín quân nhơnj bộ đội ? Đó là người, còn vật dụng, đồ gia dụng, đồ công nghệ, công nghiệp, quần áo, gia dụng… tất cả là Tàu. Xấu, tốt dơ bẫn, tam tinh hải cẩu bổ thận hoàn, đến bột hàn the làm hàng dỏm, chất vị hóa học tẩy trắng bún, làm nở cơm …Tất cả toàn hàng Tàu !

Yêu Nước Việt Nam hay Yêu Nước Mắm?:

Xuống đường biểu tình vì Yêu Nước?

41 năm Việt Công cầm quyền, đây là lần đầu tiên dân chúng Việt Nam thật sự xuống đường DÁM công khai biểu tình đòi Biển Sạch, DÁM phản đối thằng Tàu phá hoại môi sinh, môi trường ! Nhưng động lực xuống đường đây do lòng Yêu nước thật sự chống Tàu ? Do lòng yêu nước thật sự chống nạn Hán Hóa ? Nếu thật vậy : Sao không đập phá các công ty Tàu Cộng, hay Tàu Tưởng – Vì Formosa là tuy là  Chủ Tàu Tưởng, nhưng thật sự là thợ Tàu Cộng. Chỉ cần đập phá một lần, là tất cả  tụi Tàu sẽ chán dân Việt sẽ bỏ Việt Nam, « hui về Tàu », vì sợ ở lại sẽ « hui nhị tỳ ».

Hay xuống đường biểu tình vì Yêu nước Mắm?

Ngày nay dân chúng Việt Nam ùn ùn, chạy đi mua nước mắm, giành giựt nhau mua nước mắm. Nghe dâu phong trào ấy lan cả qua đến tận xứ Mỹ. Phe tỵ nạn ta cũng ào ào đi mua nước mắm ! Ở Pháp không biết có ai chạy đi mua nước mắm không?

Kết luận:

Nếu ngày mai, hết nước mắm, hết gạo ăn, Biển tiếp tục dơ, cá tiếp tục chết, dân chúng sẽ xuống đường đòi Cơm Cá Nước Mắm, nhà cầm quyền Việt Cộng có thể sụp đổ trong tíc tắc!

Thật cũng nực cười! Việt Cộng kiểm soát dân bằng bao tử, đơn vị đo lường kiểm soát dân là hộ khẩu. Nay cũng chính bao tử sẽ đánh rơi Việt Cộng và hệ thống kiểm soát Cộng sản. Năm 1789, chỉ vì đói, thiếu bánh mì, mà dân chúng Paris biểu tình đòi « bánh mì » bắt đầu cuộc Đại Cách Mạng lật đổ chế độ Quân Chủ Pháp. Quân Chủ Pháp mất, Vua Pháp mất đầu chỉ vì dân chúng Pháp thiếu bánh mì. Ngày mai chế độ Cộng Sản Việt Nam sẽ sụp đổ vì dân chúng Việt Nam  thiếu gạo thiếu cá và thiếu nước mắm!

Thật nực cười! 41 năm đấu tranh trong ngoài, nào đòi Nhơn Quyền, nào đòi Dân Chủ, Pháp trị, đòi thả bất đồng chánh kiến. Vô hiệu! Ngày nay, có thể chỉ trong một tháng, dân chúng Việt Nam sẽ dẹp tan nạn Cộng sản vì thiếu cơm thiếu cá thiếu Nước mắm!

Nực cười thay ! 41 năm cầm quyền bằng gian dối, lừa đảo, nào đạo đức dỏm, nào văn hóa dỏm, bằng cấp dỏm… phong trào dỏm còn lan rộng ra đến Hải ngoại. Ngay đất Hòa lan, có một gia đình, nghe nói anh cựu Bác sĩ học ở Sài gòn, nhưng qua Hòa Lan thi hoài hổng đậu. Tuy vậy cũng được Cộng đồng người Việt tiếp tục vẫn gọi anh ấy là Bác sĩ, tuy nhiên, với Tây thì đi là công chức xã hội. Ngày hôm qua, được một anh bạn cho biết hai ông bà đã về Việt Nam mua anh một cái, chị một cái, hai bằng tiến sĩ … « dỏm ». Trong nước, trong Đảng thì cũng nên mua để kiếm ghế kiếm cháo, còn đây, ở Hải ngoại thì mua để làm gì ? Việt Cộng Sống nhờ dỏm, nhưng Việt Nam ngày nay, lại bị tàu đánh cá « dỏm » của Tàu bao vây, khóa cửa chận đường làm ăn của ngư phủ Việt Nam. Sống « nhờ dỏm », chết « bị dỏm » là vậy đó !

Nực cười thay ! Nghịch lý thay! Chuyện dài Việt Nam ! Mong rằng, vì thiếu Nước Mắm, dân chúng Việt Nam ta sẽ xuống đường lấy lại Tự Chủ, Tự do, Dân chủ, Chủ quyền. Bất Chiến, thiếu Nước Mắm sẽ Thành Công!

Người viết chúng tôi xin hai đề nghị:

Một, tất cả quý đồng bào ở các thành phố đồng loạt sắp hàng Đòi Đi Vào TÙ. Không ồn ào, chen lấn, hỗn loạn, chúng ta cứ sắp hàng tuần tự, trật tự, bất bạo động, Đòi Đi Vào TÙ. Và nếu các Tòa Đại Sứ Việt Cộng Hải Ngoại dám chấp nhận, người Việt Tỵ nạn Hải Ngoại cũng xin Visa về Việt Nam ở Tù. Tôi sẽ làm người tình nguyện về Nước để ở Tù với Nước, vì Nước. Thà ở Tù cón hơn thấy mất Nước.

Và đề nghị thứ hai là ngay tức thì những ngày hôm Nay, Cộng đồng Hôi Đoàn Người Việt Tự Do Tỵ nạn Hải Ngoại Vận Động để Tổng Thống OBAMA HỦY BỎ CHUYẾN Đi thăm Việt Nam. Đi Việt Nam là nhìn nhận nền chánh trị vô trách nhiệm, vô nhơn đạo, vô nhơn quyền đàn áp dân  chúng mình, bán nước của nhà Cầm quyền Hà Nội!

Hẹn nhau năm tới ở Sài gòn.

Hồi Nhơn Sơn Lễ Pentecôte 2016

 

 

Dân pháp bắt đầu lo ngại từ những vụ Ba Tàu mua đất ruộng đầy bí hiểm – Nguyễn thị Cỏ May

Người Tàu từng bước lấn chiếm nhiều khu phố thương mải ở Paris. Nhà hàng tàu, chợ tàu, sòng bài lậu, mải dâm trá hình dưới nhản hiệu ” Tầm quất ” (đấm bóp) y khoa chửa bịnh, dịch vụ may mặc (đánh bật do thái nắm nghề này từ lâu đời nay phải cuốn gói đi chổ khác làm ăn)…. Tiệm cà-phê nào chủ tây bán lại vì ế khách hoặc đi hưu trí,…Ba Tàu mua ngay với giá hài lòng người bán.

Vườn nho làm rượu ở Bordeaux, Bourgogne, vừng sông Rhône, một nhóm tàu khác tìm mua với giá cao nhiều lần của thị trường. Tới nay, Pháp có hơn 30 vườn nho sang tay qua thương gia tàu. Họ chưa mua được nhiều hơn vì chủ nhơn chưa muốn bán hay không bán vì muốn giử gìn tài sản gia đình.

Nay có một nhóm người tàu khác ở Hồng kông, dưới tên « Công ty Hongyang », kéo nhau tới vùng quê pháp tìm mua đất canh tác ngủ cốc như bắp, lúa mì, … Cách  họ mua rất kín đáo nên giới nông dân ai cũng đều lấy làm lạ, hỏi nhau nhưng không ai trả lời được. Năm rồi, Công ty Hongyang đã mua 1700 mẫu đất ruộng của tỉnh Indre với giá cao gắp ba, bốn lần thị trường nên nông dân đang hoảng hốt. Nhiều người bắt đầu lo ngại rồi đây sẽ không còn làm chủ được thị trường đất đai và lương thực nữa.

Nói «ba tàu» là nói …

Quỹ đầu tư Trung Quốc đã mua 1 700 ha đất ở vùng Berry, Pháp.

Ba Tàu tới Pháp từ khá lâu để làm công nhơn. Có mặt từ trước Thế chiến II, có Châu Ân-lai, … Nhưng người Pháp, trong quan hệ xã hội, vẫn khó hiểu người Tàu. Ngày nay, cách làm ăn của họ ở Paris, người Pháp cũng chưa hiểu rỏ ràng như đối với người Nhựt bổn.

Trước kia, người Pháp vì không phân biệt được người Tàu với người Việt nên gọi người Việt là « Ba Tàu ». Khi thấy người Việt nam nào dám đánh lộn với Tây thì cho đó là người Nhựt bổn. Vì người Tàu luôn luôn tránh né mọi xung đột, dành thì giờ lo lượm bạc cắc. Tuy sống ỏ Pháp, họ vẫn còn bị ám ảnh bởi đói và chết.

Khi nói với người Pháp một chuyện gì lạ lùng hoặc khó hiểu thì họ sẽ bảo đó là thứ « chinoiseries ». Còn gọi một người Tàu với ý thiếu trọng thị thì họ sẽ bảo đó là một « chinetoc/chinetơque ». Như người Việt thường gọi « Ba Tàu ». Cô bé Phương Uyên gọi là « Tàu khựa ».

Nhưng mùa hè năm rồi, ông Tổng trưởng Ngoại giao Pháp, Laurent Fabius, của đảng Xã hội cầm quyền, đã trải thảm đỏ tận Phi trường De Gaulle, đón rước đoàn du khách đầu mùa ba tàu tới du lịch. Những tờ euros hay đô-la vẫn thơm. Và Pháp đã mở rộng cửa đón mời doanh nhơn tàu tới đầu tư. Họ đã mua phi trường nội địa Toulouse, vườn nho làm rượu và vừa qua, lần đầu tiên, mua đất ruộng.

Không biết nông dân pháp có nói « chinoiseries » hay không khi cho tới nay vẫn chưa biết Công ty « Hongyang » là gì, thuộc loại làm ăn gì vi họ thấy công ty đứng ra mua đất ruộng mà không có liên hệ xa gần với nghề nông. Nông dân pháp chỉ thấy Hongyang có chuyên về trang thiết bị cho stations-services. Ông Hervé Coupeau, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nông dân tỉnh Indre đã không khỏi ngạc nhiên phải thốt lên « Rỏ mờ ám ». Người ta biết vốn đầu tư của công ty nằm ở Hồng kông nhưng cơ quan quản lý vốn lại ở Bắc kinh. Không ai bìết ý định thiệt của nhóm mấy chú chệt tới Pháp và mua đất là gì ?

Ông Chủ tịch Nghiệp đoàn Hervé Coupeau nói là « mờ ám » trong vụ mấy chú Chệt mua ruộng vì sự chuyẻn nhượng giửa hai bên hoàn toàn thoát khỏi mọi kiểm soát của luật pháp mà lại cũng hoàn toàn hợp pháp.

Sau khi thỏa thuận giá cả, mấy chú Chệt đề nghị các điền chủ đồng ý bán đất họp lại thành lập một Tô hợp chủ nông. Người mua chỉ mua 98% cổ phần. Cách mua này tránh được quyền giám thị và người mua vẫn giử được tư cách ẩn danh. Ngoài ra, còn có quyền tiên mải. Một thị trường tự do, mở rộng cửa cho mọi người, mọi đầu tư và cả đầu cơ, …

Giá  của mấy chú ba Tàu mua đât cao hơn thị trường rất nhiều. Giá bình thường là 4000 euros/mẫu nhưng đã bán cho mấy chú Ba Tàu với giá 15000 euros/mẫu. Đìền chủ nào không ham khi muốn bán?

Hìện tượng ruộng bổng bán giá cao gắp 3 lần thị trường do mấy chú Ba Tàu tạo giá đã làm cho giới điền chủ lo âu. Đời sống nông dân pháp khó khăn. Thanh nìên phần lớn bỏ ra thành phố kiếm việc làm, sống đời sống thoải mái hơn. Lớp cha ông muốn giử đất gia đình lại rất khó vì con em không chịu thừa hưởng. Ba Tàu thấy vậy bèn nhảy vô, đề nghị giá mua cao dễ hấp dẩn giới điền chủ. Khi phần lớn ruộng vườn lọt vào tay Ba Tàu thì nước Pháp sẽ khó giử sự tự túc lương thực như xưa nay vì nông phẩm sẽ do chủ mới xuất cảng. Mà xuất cảng về Tàu là chắc. Nước Tàu vốn thiếu lương thực triền miên. Ngày nay, đất canh tác lại khang hiếm do chánh sách đô thị hóa và kỷ nghệ hóa phi mã trong lúc đó dân số lại gia tăng chóng mặt. Hơn nữa, nếu mấy chú Ba Tàu cho trồng không phải thứ lương thực cung ứng cho nhu cầu địa phương nữa thì tình trạng khủng hoảng lương thực sẽ khó tránh.

Hiệp hội nông dân sẽ phản ứng để yêu cầu chánh phủ can thiệp vì chánh phủ cứ « để ai muốn làm gì thì làm ». Chỉ lo bầu cử kỳ tới là quan trọng. Tức chỉ biết lo giử quyền bính trong tay phe đảng là trên hết, trước hết

Hôm nay mở «đường hẻm», ngày mai, «xa lộ»

Nỗi lo Trung Quốc trả giá cao mua ruộng của nông dân Pháp

Hay «lượm bạc cắc», đó là phương châm làm ăn, kinh doanh của Ba Tàu. Và họ thành công nhờ phương chấm này.

Thành phố Aubervilliers thuộc tỉnh 93 Seine Saint- Denis, nằm sát Paris, phía Đông-Bắc, bên kia xa lộ vòng đai, là vùng cơ hồ như bị chánh phủ bỏ quên.

Cảnh sát và san-đầm ( giống như Quân cảnh ) không được phép cư ngụ vì an ninh cho bản thân và gia đình. Đây không khác gì xứ hay lảnh thổ tự trị của dân á-rặp, phi châu đen hồi giáo. Họ tập trung về đây, áp dụng luật lệ riêng của họ, sống theo tập quán riêng của họ. Nhiều trẻ con không đi học và từ chối nói tiếng pháp. Chánh sách hội nhập của pháp dừng lại ở ngưởng cửa.Người pháp thiệt di tảng nơi khác.

Người Tàu về đây lập nghiệp vì nhà đất giá rẻ. Và Thị xã còn dàng cho nhiều ưu đải với hi vọng sẽ giúp tạo công ăn việc làm cho cư dân. Những nhà đầu tư, kinh doanh đến trước lập cơ sở. Người tàu làm công lần lược tới sau. Những người này phần đông tới Pháp lậu, không giấy tờ cư trú. Họ lo làm ăn và lần lần tìm cách xin điều chỉnh tình trạng pháp lý.

Từ đầu năm rồi (2015) một Trung tâm Quốc tế Pháp-Á bán sỉ chuyên về quần áo xuất hiện. Đây là một trung tâm lớn nhứt Âu châu.

Bạn đang ở một nơi nào đó như Bá-linh, Praha, Warsovie, Madrid, …mua một chiếc áo tailleur giá 40 e trong siêu thị hay đôi giày, đôi vớ vài chục e, …thì bạn hảy tin chắc là bạn đã mua được món hàng của trung tâm Quốc tế Pháp-Á này. Nếu bạn mua rẻ hơn vì mua ở chợ trời, thì cũng có nguồn gốc từ đây. Hàng có thể do thợ ba tàu làm tại Pháp hoặc nhập cảng từ bên Tàu.

Ở đây, người ta có thể tìm được mọi thứ, với mọi giá khác nhau. Những nhà bán lẻ từ khắp Âu châu đều tới đây mua đem về bán lại.

Kiểu mẫu thời trang, loại hàng vải, màu sắc,.. ; đều được nghiên cứu, chọn lựa cho hợp thị hiếu địa phương. Những nhà thiết kế thời trang có tài được mời tới làm việc, lương lớn.

Người tàu chủ và công nhơn làm việc ở đây đều tới từ Wenzhou, thành phố Đông-Nam nước Tàu, nơi dân có truyền thống xa phương cầu thực.

Xí nghiệp, cửa tiệm buôn bán, đều do gia đình làm chủ. Những người tới đầu tiên vào năm 2000. Cứ như vết dầu loan, nay chiếm cứ một khu đất rộng lớn, tạo gần 2000 công ăn việc làm cho thành phố nhưng người làm việc là người tàu. Chỉ có vài người pháp. Dân địa phương phần đông thất nghiệp nhưng người tàu không mướn vì họ là người á-rặp, phi châu hồi giáo, không chịu làm việc, chỉ kiếm chuyện gây sự, … Chánh quyền thị xã nhiều lần can thiệp nhưng chủ nhơn người tàu vẫn từ chối.

Người tàu làm việc ở đây, khách hàng tới, thường bị dân địa phương á-rặp, phi châu đen hành hung, giựt tiền, trấn lột công khai. Nạn nhơn thưa nhà cầm quyền nhưng nhà cầm quyền vẫn làm ngơ vì đã quen quá những tai vạ này. Giới chủ nhơn trong gần đây đã phản ứng. Họ cho biết họ sẽ tự lo liệu an ninh cho họ. Một vấn đề mới sẽ được đặt ra.

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/db/Nouvel_an_chinois_2015_Paris_13_01.jpg/1280px-Nouvel_an_chinois_2015_Paris_13_01.jpg

Người tàu sẽ võ trang, bằng vũ khí từ bên Tàu đem lậu qua ? Rồi chổ nào trên đất Pháp có người tàu ở, làm ăn, sẽ được đồng bào của họ lo giử an ninh cho. Trong tay có võ khí, có gì bảo đảm những người tàu này sẽ không dùng võ khí cho nhiều trường hợp khác  ?

Tổ chức “ Thiên Địa Hội ” (Triade) vẫn còn hoạt động ở khắp nơi, từ bên Tàu ra hải ngoại trong cộng đồng người tàu.

Người Pháp chỉ mới thấy lo ngại trước hiện tượng có đông người Tàu cư ngụ, hợp pháp và lậu, trên đất pháp nhưng chưa có phản ứng khác hơn vì thấy người tàu đều lo làm ăn, chớ không gây bất ổn xã hội như người á-rặp và phi châu hồi giáo.

Họ sống muốn được yên thân để lo “ lượm bạc cắc ”, không đòi hỏi người địa phương phải tôn trọng văn hóa của họ.

Bài học lập nghiệp của người tàu rất đơn giản “ Hôm nay mở con hẻm, ngày mai, mở xa lộ ”. Nhưng ngày nay, người tàu đã thay đổi cái nhìn. Họ có tầm nhìn mới, rộng lớn, đầy tham vọng. Khi mở được xa lộ, cũng là lúc họ bắt đầu làm chủ thế giới.

Và họ muốn làm chủ thế giới hơn ! Chủ gốc vô sản bần cố nông chắc chắn sẽ không giống chủ gốc tư bản truyền thống. Ít lắm cũng phải trên vài mặt ứng xử !

Vui cười

Cặp đôi có một bữa tối lãng mạn trong một nhà hàng sang trọng. Sau khi ăn xong, cô gái thỏ thẻ với người yêu:
– Bây giờ anh có thể nói điều gì đó khiến tim em đập loạn nhịp không?

Chàng trai cầm tay bạn gái khuôn mặt lo lắng:
– Anh để quên ví tiền ở nhà rồi em à!