Tập San Tân Đại Việt – Số 4 – 2017 – Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30/04

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Đại Việt – Số 4 – 2017 – Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30/04

Mục Lục

BS Mã Xái: Tưởng Niệm 30-04-1975: Toàn dân Giữ vững Ý chí Đứng lên Lật đổ Bạo quyền CSVN vì sự Sống Còn của Dân Tộc

Vũ Hữu Trường: Thơ Viết cho Tháng Tư Đen      

Vi Anh: Quốc Hận 30-4-75

Trọng Đạt: Tấn Thảm Kịch 1975

Phan Văn Song: Nghĩa Vụ Của Công Dân Việt Nam Hải Ngoại:Tháng Tư Đen và Ngày Quốc Hận: Hai Biểu Tượng Thiêng Liêng Quyết Phải Gìn Giữ và Trân Trọng

Phạm Trần Hoàng Việt: GS Nguyễn Ngọc Huy & Lm Cao Văn Luận tiết lộ Bí Ẩn 30.4.1975

Vi Anh: CSVN Bên Bờ Vực Thẳm  

Trần Văn Lương: Thơ Đừng Hỏi Tao Muốn Gì

Bác Sĩ Mã Xái: Nhìn lại Thượng đỉnh  đầu tiên Trump-Tập Cận Bình từ Nhà Trắng đến Mar-o-Lago (ngày 6,7/04/2017)

Nguyễn Văn Châu: Cái giá của ngày 30/4

Ngư Sĩ: thơ Tháng Tư lại về

Đào Văn Bình: Nhật Ký Biển Đông

Nên Hay Không Nên Có Vũ Khí Nguyên Tử?

-Mỹ Có Nên Tiến Vào Bãi Lầy Syria?

GS Nguyễn Ngọc Huy: Dân Tộc Sinh Tồn, Luật Biến Cải                            

Tiểu Tử: Con Mẹ Hàng Xóm     

Nguyên Hạnh: Nữ tù nhân “cải tạo” ở Z30D                                                

Nguyễn Thị Thanh Dương: Từ Bắc Vào Nam

 

Tưởng Niệm 30-04-1975

Toàn dân Giữ vững Ý chí Đứng lên Lật đổ Bạo quyền CSVN vì sự Sống Còn của Dân Tộc

Bác sĩ Mã Xái

 Lễ Tưởng Niệm 30 Tháng Tư năm thứ 42 nay đánh dấu một bước ngoặt lớn trên đường đấu tranh dũng cảm của đồng bào quốc nội vượt mọi sợ hãi vững lòng đứng lên quyết tâm lật đổ chế độ toàn trị độc tài CSVN dù chánh sách trấn áp bạo tàn của nhà cầm quyền Hà Nội để đòi lại cái quyền con người, cái quyền mà cộng sản đã thô bạo cướp lấy. Nhiều cuộc biểu tình năm tháng tiếp nối gần đây, nhứt là các cuộc đấu tranh sau vụ khủng hoảng môi trường Formosa, nói lên khí thế đấu tranh bền bỉ chống tập đoàn thái thú cộng sản Hà Nội, một bọn thừa sai của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Giới trẻ nhập cuộc.

Tiếp nối truyền thống cha anh, Giới trẻ đã nhập cuộc đấu tranh khắp nơi, từng nhóm hoặc riêng biệt, xuất hiện trong nước cũng như hải ngoại với chủ trương bất bạo động, qua công cụ truyền thông thời đại (live steam, facebook, internet..) trao đổi nhận thức, nâng cao dân trí, mở rộng tầm nhìn cho người dân thấy rõ bộ mặt gian ác của Hồ chí Minh cũng như lịch sử cướp nước và bán nước của đảng CSVN, vạch rõ tình trạng đất nước lâm nguy có cơ trở thành khu tự trị của bọn Đaị Hán xâm lược theo thoả thuận Thành Đô (1990), và nạn bị đồng hoá, diệt vong gần kề như thảm cảnh Tây Tạng, dân Duy  Ngô Nhĩ ở Tân Cương; và kêu gọi nhiều cuộc biểu tình đòi nhân quyền, quyền được sống, hội họp, lập hội, quyền sở hữu đất đai, quyền tự do ngôn luận, mà mục tiêu của cuộc đấu tranh là lật đổ cho được nhà cầm quyền CS, trả lại quyền làm chủ đất nước cho dân, với niềm tin nếu cuộc biểu tình nở rộ toàn quốc thì cách mạng lật đổ bạo quyền CSVN sẽ phải thành công.

Một tổ chức mới có danh xưng Tập hợp Quốc Dân Việt vừa ra đời kêu gọi biểu tình ôn hoà toàn diện toàn quốc, bắt đầu từ ngày 5-3-2017 liên tục mọi Chúa nhựt hoặc ngày nghỉ, do Linh mục Nguyễn văn Lý hiệp nhất nối kết và giới thiệu, nhưng Linh mục cho biết người tổ chức còn ẩn danh. Lời kêu gọi đã có hưởng ứng trong nhiều thành phố lớn trong nước và hải ngoại.

Trước đó không lâu, từ một năm trở lại đây, đã có hàng chục ngàn người biểu tình chống Formosa tại các  tỉnh miền Trung với cờ Công giáo; nhưng trong các biểu tình về sau các vị linh mục lại dùng lá cờ Ngũ sắc tinh kỳ, nói là mang  biểu tượng truyền thống dân tộc tạo nên sự đoàn kết  toàn dân.

Gần đây, một cuộc biểu tình chưa từng thấy trong nước với quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà  phất phới tại xã Kỳ Hà, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ngày 09-04-2017 diễn hành trên đoạn đường dài rồi kéo nhau tới nhà ông chủ tịch ủy ban xã Kỳ Anh đòi công khai chuyện đền bù mất mát sau một năm thảm họạ Formosa, trong khi bên ngoài vang lên bài hùng ca “Trả lại Cho Dân”.

Đây là lần đầu tiên đoàn biểu tình có quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà,  cho thấy  người dân không còn tin tưởng vào giai cấp thống trị  hiện tại và  xem thường lá cờ đỏ sao vàng đại diện cho chế độ cộng sản.

Thách thức còn nhiều trước mặt, nhưng sợ hải không còn.

Tuy nhiên  phong trào đấu tranh dân chủ còn phải đối mặt với nhiều thách thức trước những chuyển biến dồn dập trên thế giới hiện nay, trước môt trật tự thế giới tự do lung lay, đang đẩy lùi toàn cầu hoá và đặc biệt tại Hoa Kỳ nhà tỷ phú Donald Trump theo mô hình Brexit mang màu sắc dân tuý đã lên nắm quyền tổng thống với phương châm “Nước Mỹ Trước hết”, “Làm cho Nước Mỹ Vĩ đại Trở Lại” Những tuyên bố về chánh sách đối ngoại của ông làm khuấy động thế giới, tác động lên các cường quốc có ảnh hưởng đến chánh truờng Việt Nam, ít nhiều đến các lực lượng tranh  đấu dân chủ. Ông Trump đã từng tuyên bố rằng nhân quyền không nằm trong ưu tiên của chánh phủ ông.

Sư thật lực lượng đấu tranh dân chủ thực sự chưa mạnh phần vì chưa kết nối được với nhau, còn yếu bởi lẽ  mạng lưới công an CS dầy đặt và chánh sách trấn áp răn đe bắt bớ vẫn tiếp tục xử dụng. Những nhà tranh đấu không còn lạ gì  những thủ đoạn bẩn thỉu nham hiểm của công an CS trong việc cài cắm nguời len lỏi trong các cuộc biểu tình, đưa người nằm ngay trong các tổ chức đối lập, thành lập tổ chức tranh đấu trá hình, thông tin bịa đặt, dùng cả quân đoàn dư luận viên thao túng truyền thông xã hội; tệ hại và hạ cấp hơn, CS lại dùng bọn côn đồ đâm thuê chém muớn làm lực lượng “ngoại vi” cuả công an. Ước lượng gián điệp CS trong mọi tổ chức tranh đấu không ít hơn 10%. Nhưng ngày nay nhơn dân không còn sợ hãi nữa.

Với chánh phủ Trump”, tình trạng dân chủ nhơn quyền trong nhà nước CSVN trở nên đáng quan ngại hơn theo Human Rights Watch/ Phần Báo cáo Thế Giới 2017, của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ/ phần Việt Nam và của Uỷ Ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo quốc tế (USCIRF). Thế giới đang ngóng cổ chờ kết quả Thượng đỉnh Trump-Tập đầu tiên tại Florida (ngày 6,7/04) thì  ngay trước dạ yến thết đãi phái đoàn TQ, Trump cho rót 59 tên lưả Tomahawk vào Syria, một nuớc được Nga bao che; cuộc pháo kích cũng để dằn mặt Bắc Triều Tiên, một nước đàn em của TQ, đã thử tên lửa một ngày trước hội nghị. Nga tất nhiên phản đối quyết liệt; động thái của Trump là muốn chứng tỏ mình không là con rối  cuả  Putin như ông ta từng bị Hilary Clinton chỉ trích trong mùa vận động tranh cử, nhưng mối quan hệ Nga Mỹ đang xấu thêm, sau buổi họp giữa Rex Tillerson và người đồng nhiệm Nga. Tập lại điện đàm với Trump đề nghị giải pháp hoà bình nhưng liệu TQ có giúp Mỹ kềm chế nổi tham vọng hạt nhân của Bắc Hàn, nhưng Trump nói (12/04) Chủ tịch Tập muốn có hành động “đứng đắn”; trước đó Trump lại tuyên bố với Wall Street ông không nghĩ TQ là một quốc gia thao túng tiền tệ (ngược lại lời tuyên bố trong chiến dịch tranh cử), hôm 14/04/2017 trong cuộcc họp báo với Tổng thơ ký NATO Jens Stoltenberg, ông Trump tái khẳng định cam kết với NATO (Âu Châu trước đây rất bất bình khi Trump nói NATO là một định chế lỗi thời); Tillerson cũng cho biết mục tiêu trong hồ sơ Trung Đông của Trump là triệt hạ ISIL, và hôm 13/04 ông Trump nói với báo chí sẽ không dinh líu thêm nữa vào Syria.

Thượng đỉnh Mar-o-Lago lại không bàn đến Biển Đông, trong khi Ngoại trưởng Tillerson trước Uỷ Ban ngoại giao Thượng Viện ngày 12/1/2017 tuyên bố chớ để TQ được phép tiếp cận các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã xây dựng. Tính khí bất nhứt của Trump làm mọi người khó suy đoán chánh sách Á Châu, nói riêng là Biển Đông. Hôm thượng đỉnh diễn ra, AMTI phát giác một phi cơ chiến đấu TC trên hòn đảo Biển Đông. Các nhà phân tích nghĩ rằng Trump có thoả thuận ngầm để cho Bắc Kinh hoành hành tại Châu Á; rút ra khỏi TPP Trump đã tạo khoảng trống cho Tập Cận Bình tung hoành trên mặt trận kinh tế thương mãi trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương, hoàn tất đàm phán hiệp định mậu dịch tự do đa phương RCEP song hành với “Sáng kiến Một Vành Đai Một Con Đường”. Trong Chiến lược “Xoay trục”, Obama còn khuyến cáo VC cải thiện nhân quyền dân chủ trong phát triển kinh tế,với trên hai lần “Đối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt”; nhưng ai cũng thấy Obama vẫn “mắt nhắm mắt mở“ chấp nhận trao đổi chánh trị để đổi lấy số ít nhà tranh đấu xuất ngoại sang Hoa Kỳ. Trump thì nói thẳng, nhơn quyền không nằm trong ưu tiên đối ngoại, và trong thời đại Trump cuộc đối thoại nhơn quyền có vẻ chuyển giao cho E.U. “Đường lối Nước Mỹ trước hết” Cơ hôị thuận lợi cho tổng bí thư Nguyễn phú Trong vội vã triều kiến Tập Cận Bình (12-15/01/2017) để siết chặt thêm “16 chữ vàng, bốn tốt”,“có tiền đồ tương quan, chia sẽ vận mệnh chung”, Nguyễn Phú Trọng ngoan ngoãn ký kết 15 văn kiện dưới sự chứng giám của Tâp Cận Bình giao hẳn Việt Nam và Biển Đông vào tay Trung Cộng, thực tế là CHXHCNVN hoàn toàn lệ thuộc Bắc Kinh về mọi măt, trong lúc tình trạng kinh tế Việt Nam trên đà phá sản, nợ công vượt trần, không tiền trả lãi nợ quốc tế, kiều hối giảm nặng, quỷ dự trữ cạn kiệt và tệ nạn tham nhũng từ trung ương mọc rễ đến địa phương, trong bối cảnh tranh chấp quyền lực sống mái giữa phe giáo điều thân Trung Cộng Nguyễn Phú Trọng với cánh cũng thân Bắc Kinh nhưng có khuynh hướng tăng cường quyền lực nhà nước và xích gần Mỹ; những màn thanh trừng thanh toán đẩm máu từ sau Đại hội XII đến nay vẫn còn tiếp diễn mà Trọng đang lo đảng có cơ tan rả nếu không giải quyết nổi bài toán “tự diễn  biến tự chuyển hoá”. Nhưng cả hai phe đồng tình tăng cường trấn áp các nhà đấu tranh dân chủ nhân quyền, các thế lực thù địch; mới đây “tù nhân” Mẹ Nấm được  Hoa Kỳ vinh danh “Người Phụ nữ Can đảm” do sự can trường của bà trong đấu tranh cho các vấn đề xã hội dân sự, những thành tich hoạt động nhơn quyền, bảo vệ môi trường, cổ vũ cho hoà bình công lý, chống Tàu xâm lược thì  Hà Nội cáo buộc Mỹ can thiệp vào nội bộ CS, ảnh hưởng xấu đến quan hệ hai nước. Hiện tại trên trăm tù nhơn lương tâm còn bị giam cầm theo báo cáo của Mạng lưới Nhân Quyền Việt Nam.

Lực lượng dân chủ Việt Nam và chánh sách “Nước Mỹ Trước hết” của  Trump.

Hệ luỵ của các tuyên bố chống TC và VC của Trump trong thời gian tranh cử là khiến Nguyễn Phú Trọng nhanh chơn đu dây về Trung Nam Hải, ký ngay 15 văn kiện bán nước cho Tập Cận Bình (01/2017), còn chánh sách mới của Trump là đảo ngược những gì gọi là di sản của Obama, kể cả chánh sách xoay trục/tái cân bằng trong đó có TPP là cột trụ. Nhưng rồi những gì Trump nói đã xoay gần 180 độ. Ngày 23/02/2017 Chủ tịch Trần Đại Quang nhận được thơ của TT Trump, nhưng ông Quang chỉ tiết lộ cho Đại sứ Ted Osius hôm 31-03-2017 tại Dinh Chủ tịch; Trump tỏ ý muốn hợp tác với Việt Nam  trên lãnh vực kinh tế, thương mại, và các vấn đề khu vực và quốc tế. Quang nhờ Osius chuyển lời cám ơn Trump và nhấn mạnh sự ủng hộ của Việt  Nam trong trong nổ lực của Hoa Kỳ duy trì tự do lưu thông hàng hải và hàng không trong khu vực. Osius cũng cho biết Trump đang cân nhắc tham dự thượng đỉnh APEC (dự trù vào tháng 11 tại Đà Nẵng), được biết Ngoại Trưởng kiêm Phó thủ tướng  Phạm Binh Minh sẽ  đến Hoa Kỳ (19-23/04), trong hồ sơ có việc mời TT Trump, cũng như mối quan hệ mậu dich song phương, cùng các vấn đề kinh tế tài chánh, và mối quan hệ giữa hai nước. Thủ tướng Nguyễng Xuân Phúc trong Facebook tháng Ba/2017 cũng không dấu giếm ý muốn sẵn sàng thăm Hoa Kỳ. Phó Bộ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cũng có chương trình thăm viếng các viên chức quốc phòng Hoa Kỳ dự trù vào tháng Năm hay tháng Sáu sắp tới. Một chuyên gia về Đông Nam Á của CSIS (Trung tâm Nghiên Cứu Chiến lược và Quốc tế) nhận định “Các viên chức Việt Nam đã không phí phạm thời gian để tìm cách kết nối với tổng thống mới của Mỹ và quảng bá vai trò của Việt Nam như một đối tác đáng tin cậy trong Đông Nam Á và trong giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông” (nguồn: “Vietnam Wastes Little Time Trying to Connect with the Trump Administration” by Murray Hubert/CSIS April 7,2017). Phó TT Mike Pence đang trên đường công du  Nam Triều Tiên, Nhựt bổn, Indonesia, Úc Châu và Hawaii trong 10 ngày (15-25/04) để nhấn mạnh sự cam kết của TT Trump với đồng minh và đối tác trong khu vực Á Châu  Thái Bình Dương.

Những tín hiệu cho thấy Hà Nội lại muốn đu dây về hướng Hoa Thanh Đốn, có thể từ sáng kiến của nhóm Trần Đai Quang trong khi Nguyễn Phú Trọng đã được Tâp Cận Bình siết chặt vòng kim cô 16 chữ vàng bốn tốt trong thượng đỉnh Tập-Trọng trước Tết Đinh Dậu (01/2017). Nội các Trump còn chưa ổn định, vấn đề đối nội còn khó khăn, Trump lại còn đang bận rộn thương thảo nhiều hồ sơ gay gắt với các cường quốc Trung Cộng với giấc mộng bá chủ bá quyền bành trướng, khẳng định chủ quyền ở Biển Đông và chánh sách xâm lược đất nước Việt Nam, và Trump còn phải đối phó với TT Vladimir Putin  cũng quyết tâm thiết lập “một trật tự thế giới mới” đầy tham vọng; trước chuyển biến quốc tế phức tạp hiện nay, cho thấy chuyến vận động ngoại giao sắp tới (cuối tháng Tư) của Phạm Bình Minh  ở Washington khó đạt được kết quả đột phá, và chắc  ông ta cũng sẽ được cộng đồng  hải ngoai “dàn chào” Chống Tàu Cộng Diệt Việt Cộng, như cuộc biểu tình chống Tập Cận Bình nhơn dịp thượng đỉnh Trump-Tập tại Florida.

Tạm Kết.

Trước một chánh quyền mới của Trump, với một  chánh sách được coi là chưa định hình hay  định hình theo chiều hướng bất lợi cho  dân chủ Việt Nam, các phong trào đấu tranh nhìn chung không kỳ vọng gì vào hành pháp Hoa Kỳ, mà vẫn tiếp tục biến cải hình thức đấu tranh, việc mình mình làm cùng toàn dân giữ vững ý chí chống Trung Cộng xâm lăng, lật đổ bạo quyền cộng sản Hà Nội. Trong công cuộc giải phóng quê hương, quốc nội là chánh, với sự yểm trợ của hậu phương hải ngoại với sự hổ trợ của thế giới tự do; ngày cách mạng xẩy ra sẽ không xa, toàn dân tự đứng lên làm cách mạng, “Không trông người nước ngoài, trông người nước ngoài tất ngu” (lời chí sĩ Phan Châu Trinh). Dân Tunisia tự lật đổ bạo quyền với Cách mạng Hoa Lài, những cuộc cách mạng dân chủ Đông Âu đã thành công, chế độ Liên Xô rồi cũng sụp đổ.

Vai trò của các dân cử người Mỹ gốc Việt cấp tiểu bang và liên bang trên đà phát triển mạnh và lá phiếu của khoảng ba triệu người Việt hải ngoại, các tổ chức phi chánh phủ (NGO) là những yếu tố áp lực đối với chánh quyền Hoa Kỳ góp phần vào vận động cải thiện dân chủ, nhân quyền, và cùng đồng bào hải ngoại loại trừ các hoạt động của nhóm người Việt quốc gia thờ ma cộng sản thực thi nghị quyết 36.

Tưởng Niệm 30-04-1975, vì sự Sống Còn của Dân Tộc, Toàn Dân giữ vững ý chí lật đổ bạo quyền  CSVN, quyết tâm xây dựng một Viêt Nam Tự do, Dân chủ Pháp trị, Độc Lập Chủ quyền và Toàn vẹn Lãnh thổ. “Cộng sản không thể sửa đổi mà phải loại trừ“ Không Hoà giải Hoà Hơp với cộng sản. Chánh nghĩa phải thành công.


Viết cho Tháng Tư Đen

 Vũ Hữu Trường

Cuộc đời kiếp phù du thời vận,

Trớ trêu Ngày Quốc Hận lại về!

Nhìn mi ta thấy chán chê

Tim gan sôi sục nhớ về năm xưa.

* * *

Ta nhớ mãi Tháng Tư ngày ấy

Người chiến sĩ như ngỡ chiêm bao:

Đàn ong vỡ tổ ào ào

Dép râu nón cối lao nhao về thành.

Lòng phn uất: “Sao nhanh đến thế?”

Ngoài mặt trận đánh đấm còn hăng,

Thế mà dinh “Tổng” lằng nhằng,

“Hòa giải hòa hợp” đầu hàng cộng quân!

Bao chiến sĩ xả thân phút chót

Vì chính nghĩa cho trót cuộc đời.

Hai hàng châu lụy nhỏ rơi

Anh hùng tiễn biệt muôn lời nhớ thương.

Còn ta chỉ vấn vương con, vợ,

Vài ngày, lại trả nợ hận thù?

Sắp hàng, “đăng ký” đi tù

Mong sao xong chuyện hầu tu việc nhà.

Bé cái lầm, cà tha mút chỉ

Hứa mười ngày, chỉ thị đổi thay

Lùa lên xe tống ngay táo bạo

Trại học tập “cải tạo” nên thân.

Tù nhân chính trị lãnh phần,

Xếp vào trọng tội “ngụy quân ngụy quyền”.

Tháng ngày qua huyên thuyên hạch hỏi,

Dụ “thành khẩn” khai tội, mau về,

Thế mà bóc lịch chán chê,

Đếm từng tờ lịch, lê thê bóc hoài.

Có người chục cuốn dằng dai

Vẫn chưa nhúc nhích “gút bai” ngục tù.

Nay hải ngoại phù du sống sót,

Nghĩ mà lòng đau xót biết bao:

Chín mươi bảy triệu đồng bào

Đang còn quần quại nhà lao khổng lồ!

Toàn dân đồng hô to “Nổi Dậy!”

Đập tan cộng nô ấy nhanh tay.

Việt Nam quang phục đến ngày,

Cờ vàng ba sọc tung bay rợp trời.

 

Quốc Hận 30-4-75

 Vi Anh

Đã vào tháng Tư, không còn bao lâu nữa là tới Ngày Quốc Hận 30 tháng Tư, 1975. Quốc Hận là Quốc Hận. Quốc Hận là sự kiện lịch sử Ông Trời cũng không đổi được. Lịch sử sẽ vô ích nếu Con Người không vận dụng, nếu Con Người không nhớ để rút kinh nghiệm, để ôn cố tri tân. Để chống lại kẻ ác, để kẻ ác không thể tái diễn sai lầm tai họa cho quốc gia dân tộc nữa và cho Loài Người nữa. Nhớ và tưởng niệm vì thế là bổn phận của cá nhân và nghĩa vụ của xã hội trong dòng lịch sử, trên phương diện nhân sinh quan và vũ trụ quan.

Nên mạnh dạn dẹp qua một bên những lời khuyên giả đạo đức, thực dụng và lợi dụng, bảo “để quá khứ ra phía sau, hướng về tương lai phía trước”, của những đám tàn dư phản chiến, thiên tả Mỹ, những chánh trị gia thân Cộng thập thò đi đêm với CSVN. Những người CSVN mà Thượng nghị sĩ McCain có lần đi Hà nội đã nói đó là “bọn ác đã thắng” và đang thống trị Việt Nam. Những người CSVN đã từng tuyên truyền dối gạt, dụ dỗ nữ tài tử Jane Fonda ngồi lên và khen cây súng và các “chiến sĩ” của CS Bắc Việt đã bắn phi cơ Mỹ ở Hà nội để chụp hình tuyên truyền chống Mỹ, nhưng sau này hối hận, khóc trước những cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại VN.

Và nhớ Ba Mươi Tháng Tư là Ngày Quốc Hận của quốc gia dân tộc VN, là cơ hội tưởng niệm, là bổn phận của người đi sau nhứt là thế hệ trẻ sanh sau Chiến tranh VN nhớ những người đi trước, nhớ và tìm hiểu những biến cố đã qua để rút kinh nghiệm. Ở Âu Châu, nhơn cơ hội kỷ niệm 60 năm ngày được giải thoát ra khỏi gông cùm Hitler và Đức Quốc Xã, lớp trẻ nhớ 6 triệu người Do Thái đã bị Đức Quốc Xã diệt chủng bằng lò thiêu và bằng nhiều hình thức khủng bố đen, trắng, xám trong Đệ Nhị Thế Chiến. Thảm kịch trần gian ấy được các nước Âu Châu kể cả Đức Quốc chánh thức ghi và đem vào chương trình môn lịch sử bó buộc học ở các trường trung tiểu học – gọi là Holocaust hay Shoah.

Ở Mỹ cũng thế, người Mỹ đem vào chương trình học sử của trung tiểu học để thường xuyên nhắc nhở cuộc Nội Chiến vì lý do nô lệ Da Đen thời Hoa kỳ còn non trẻ, Con Đường Nước Mắt chánh quyền Mỹ cưỡng bức dời cư người Da Đỏ thời Viễn Tây, lập khu tập trung cấm cố người Nhựt thời Thế Chiến 2. Để tuổi trẻ đừng quên – lớp trẻ có bổn phận nhớ vì đó là môn thi ở trường lớp.

Chẳng những giáo dục ở trường lớp mà còn tổ chức du khảo, cho sinh viên học sinh thăm Trại Tập Trung Auschwitz ở Ba Lan, để tận mắt thấy những lò thiêu, thấy những hành động dã man, tàn ác và dối trá mà con người Đức Quốc Xã đối với người Do Thái. Nhiều học sinh, sinh viên nam nữ, đứng chết trân hoặc hét lên kêu Thượng Đế khi thấy hình ảnh hàng ngàn người mẹ Do Thái mình không quần áo, tay bồng con, đứng chờ đi vào chỗ chết mà tưởng đi tắm vì nghe “quản giáo” bảo xếp hàng để đi tắm.

Làm như thế người Âu Châu lẫn người Mỹ chánh yếu muốn thảm cảnh trần gian diệt chủng đừng tái diễn trong hiện tại và tương lai nữa. Làm thế là để giúp cho đàn hậu tiến có những thông tin, những dữ kiện đầy đủ để biết rõ một lãnh tụ độc tài bịnh hoạn như Hitler, một ý thức hệ phi nhân như Đức Quốc xã đã giết người hàng loạt, giết hàng triệu lương dân chết oan uổng. Để từ đó đàn hậu tiến thấy có nhiệm vụ ngăn chận thảm cảnh trần gian, tránh sai lầm của chế độ.

Thì thế hệ trẻ Việt trong ngoài nước, nhất là ở Mỹ có bổn phận phải nhớ. Nhớ phụ huynh mình, gần 300.000 quân dân cán chánh VN Cộng Hòa, do Ủy Ban Quân Quản của CS Hà Nội gọi trình diện “học tập cải tạo” trong vòng một tháng để bị đày đi tù biệt xứ và lao động khổ sai hàng chục năm mà không có xét xử.

Rất cần nhớ một lãnh tụ như Ô. Hồ Chí Minh và một đảng như Đảng CSVN đã gây vô vàn đau thương, tang tóc, máu đổ thịt rơi, mồ hôi nước mắt cho hàng triệu đồng bào Việt suốt nửa thế kỷ. Theo cuốn “Hắc Thư về Cộng sản” của nhà sử học Stephane Courtois, tội ác giết người của Cộng sản Đệ Tam tính ra hàng trăm triệu. Và Ô. Hồ chí Minh trong thành tích diệt chủng Việt, tính ra còn cao hơn Paul Pot, Mao Trạch Đông và Staline cộng lại nữa. 1 triệu người Việt Miền Bắc phải di cư tỵ nạn CS vào Nam năm 1954. Gần 4 triệu tỵ nạn CS ra khỏi nước, trong đó 1 triệu dùng thuyền nan vượt đại dương đến bến bờ và nửa triệu làm mồi cho cá. Cả thế giới bàng hoàng, lương tâm Loài Người chấn động, rụng rời tay chân. Toàn dân Việt rúng động. Thảm kịch này chưa xảy ra lần nào trong lịch sử 4.000 năm của nước nhà VN. Chưa xảy ra suốt ba lần Bắc Thuộc, một lần Pháp Thuộc… Và cũng chưa thấy lần nào trong lịch sử thế giới với qui mô lớn như vậy. CS Nga, Tàu, Đông Âu, Cuba, không có nước nào làm cho dân phải vượt biên tỵ nạn CS đông như vậy.

Lớp trẻ có bổn phận nhớ nếu không có những thân nhân là quân dân cán chính VNCH dẫn theo trên đường tỵ nạn CS và định cư ở Mỹ, thì dù đậu tiến sĩ đôi ba bằng nếu không có gia đình là quân dân cán chính VN, không phải là con cháu HO, con cháu thuyền nhân cũng không thể được định cư ở Mỹ, được hưởng nhiều cơ hội tiến thân trăm lần hơn những bạn đồng trang lứa còn kẹt sống trong chế độ CSVN.

Thế mà gần đây CS Hà Nội và một số nhà chánh trị thiên tả, thực dụng và lợi dụng và một số tài phiệt siêu quốc gia ở Mỹ, lớn tiếng kêu gọi bỏ quá khứ ra phía sau và nhìn tương lai phía trước.

Những người đó vì quyền lợi riêng tư, phe đảng đã giả đạo đức, đã tung hỏa mù. Một mặt để thế hệ trẻ Mỹ Việt xem thảm cảnh diệt chủng của CS ở VN suốt nửa thế kỷ như không có. Mặt khác để chụp mũ “nặng quá khứ nên quá khích” cho những người nhớ bài học lịch sử đau thương nhứt của người Việt.

Lịch sử Âu châu dài hơn lịch sử Mỹ. Người Âu Châu vì thế có nhiều kinh nghiệm đau thương với độc tài dưới mọi hình thức và với ý thức hệ phi nhân hơn người Mỹ. Giáo quyền độc tôn trên thế quyền thời Trung Cổ Đen Tối; Đức Quốc Xã; Cộng sản chủ nghĩa thời cách mạng kỹ nghệ đều xuất phát từ Âu Châu. Nên người Âu Châu chú trọng bài học lịch sử hơn. Người đi trước cảm thấy có nhiệm vụ truyền đạt kinh nghiệm đau thương cho lớp trẻ. Còn lớp trẻ cũng nhận thấy có “bổn phận phải nhớ” (devoir de mémoire) để ngăn chận lịch sử đen tối đừng tái diễn.

Người Việt Nam ở sát nước Tàu một người khổng lồ coi mình là Con Trời, coi các nước xung quanh là nhược tiểu, là man di, hễ có dịp là xâm lăng, thôn tính. Người Việt có kinh nghiệm lịch sử đau khổ còn hơn người Âu Châu nữa. Nên người Việt coi ôn cố tri tân là bổn phận. Kinh nghiệm đau thương nhứt và gần đây nhứt là kinh nghiệm CS.

Do vậy nhiều người lớn tuổi cảm thấy rất ấm lòng khi dầm mưa dãi nắng, chịu nóng, chịu lạnh, tham dự các cuộc biểu tình chống CS.

Ngày Quốc Hận người Việt không tiếc thì giờ và tiền bạc, chuẩn bị cả tháng trước trong việc tổ chức cả một chuỗi sinh hoạt công đồng, đoàn thể, tôn giáo tưởng nhớ Quốc Hận 30 tháng Tư. Không phải mới làm đây, mà làm suốt 41 năm rồi, làm liên tục và còn làm nữa vì đó là tình liên đới của các thế hệ, bài học ôn cố tri tân của con người trong dòng lịch sử./.

 

Tấn Thảm Kịch 1975

Trọng Đạt

1. Melvin R.Laird, cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ dưới thời Nixon, sau mấy chục năm im lặng mới lên tiếng gần đây. Ông nói rằng chiến tranh Việt Nam không thể kết luận là một sự sai lầm, theo ông Hoa Kỳ đã chuốc lấy thất bại và bỏ lỡ nhiều cơ hội chiến thắng. Mục tiêu cuộc chiến tranh Việt Nam hồi ấy là để ngăn chặn sự bành trướng của Cộng Sản tại Á Châu. Cựu Bộ trưởng Laird chỉ trích Hoa Kỳ năm 1975 đã bỏ rơi Đồng Minh Việt Nam, ông nói rằng điều xấu hổ không phải là Hoa kỳ có mặt từ lúc đầu mà là sự phản bội vào giờ phút chót.

Quốc Hội Hoa Kỳ đã ngoảnh mặt làm ngơ trước những lời cam kết với Việt Nam của Chính phủ Nixon trước đó. Melvin R. Laird nói rằng Tổng Thống Ford, Bộ Trưởng Ngoại Giao Kissingger, Bộ Tưởng Quốc Phòng Schlesinger phải chia xẻ nỗi nhục này, cũng theo ông Quốc Hội là nguyên nhân chính trong việc bỏ rơi Ðồng minh qua một số quyết định như:

1- Chấm dứt can thiệp quân sự (8-1973).

2- Cấm can thiệp trở lại Việt Nam.

3- Cấm trả đũa nếu Hiệp định Paris bị vi phạm.

4- Giảm quân viện từ 1 tỉ 4 xuống còn 700 triệu vào năm 1974.

5- Từ chối yêu cầu của Tổng thống Ford xin viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam đầu tháng 4-75.

Cũng theo Laird, Tổng Thống Ford đã bác bỏ thuyết Dominoes đã có từ 7-4-1954 dưới thời Tổng Thống Eisenhower cho rằng hễ mất một nước sẽ mất luôn nhiều quốc gia khác.

Vào ngày 10-3-2006 hằng trăm chuyên viên, chính trị gia nghiên cứu về sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã tề tựu tham gia cuộc hội thảo tại Thư viện Kennedy thành phố Boston. Họ thảo luận đề tài “Chiến tranh Việt Nam và các Tổng Thống Hoa kỳ”. Các chuyên viên cho rằng đó là một cuộc chiến đầy những tai họa. Bà Giám đốc Thư viện nói các vị Tổng thống Hoa kỳ đã dìm nước Mỹ ngày càng lún sâu vào cuộc chiến tranh Việt Nam, họ tin rằng điều mình đang làm là phải nhưng đó chỉ là một sự liều lĩnh, theo bà, một sử gia nói nó chỉ là một sự tính toán sai lầm về chính sách trong lịch sử đối ngoại của Hoa Kỳ. Một sử gia là diễn giả trong buổi hội thảo nói có một vài cuộc chiến tranh là chính đáng, theo ông cuộc chiến tranh Việt Nam không chính đáng.

Trên đây là hai ý kiến trái ngược nhau, một bên mà đại diện là cựu Bộ Trưởng Laird cho rằng cuộc chiến tranh Việt Nam không thể coi là một sự sai lầm và ngược lại những người tham dự buổi hội thảo tại Boston cho rằng cuộc chiến này sai lầm. Cuộc chiến tranh ấy đã khiến Hoa kỳ phải tốn kém 300 tỷ đô la đã khiến 58 ngàn lính Mỹ thiệt mạng, đất nước bị xáo trộn về chính trị cũng như kinh tế, chưa kể phải mang tiếng nhục bại trận. Luận điệu kể trên của những chuyên viên chính trị gia trong cuôc Hội thảo cho thấy cái nhìn thiển cận và sự ích kỷ quá đáng của một số người, họ chỉ những cái “mất” và không để ý tới những cái “được”. Tất cả những sự mất mát đó chỉ là cái giá mà họ phải trả để được bắt tay với Mao trạch Ðông ngày 21-2-1972. Ðiều mà chính phủ Hoa Kỳ mong ước bao lâu nay đã thành sự thật, họ đã chiêu hồi được Trung quốc, anh khổng lồ không còn là mối đe dọa tài sản tính mạng của Hoa Kỳ, hơn thế nữa họ lại được cả một thị trường to lớn rộng mênh mông.

Theo chúng tôi nghĩ các chuyên viên, chính trị gia ấy chắc cũng phải thừa biết như vậy và sự giả vờ ngây thơ của họ cho thấy họ không thẳng thắn nhìn nhận sự thật. Các vị Tổng Thống Hoa Kỳ chắc hẳn không sai lầm chút nào khi dính líu vào cuộc chiến tranh Việt Nam vì họ là những nhà chính trị gia lỗi lạc. Người Mỹ chỉ kêu ca những sự thiệt hại cuộc chiến tranh ấy đã gây ra cho đất nước họ, thế còn đất nước nạn nhân đã là bãi chiến trường của bom đạn, binh đao khói lửa thì sao?

Họ nói rằng số bom ném tại Việt Nam gấp 3 lần số bom ném tại Âu châu trong suốt thời Ðệ nhị thế chiến, họ chỉ chú ý tới số tiền chi phí khổng lồ về số lượng bom đã ném xuống nhưng lại không để ý tới những nhân mạng, tài sản do những trái bom ấy gây nên. Một trong những nguyên nhân chính của sự thất bại tại Ðông Dương do ở cái nhìn thiển cận, ích kỷ của một số người chỉ biết quyền lợi trước mắt của họ, sống chết mặc bay.

Từ Thế Chiến Thứ Hai đến nay ai cũng biết chỉ có thân phận các nước nhược tiểu thật là hẩm hiu, không được tự quyết định số phận của mình. Họ chỉ làm món hàng cho các cường quốc mua qua bán lại. Sự thật không phải Mỹ can thiệp vào Ðông Dương từ những năm 1964, 65 mà thật ra từ tháng 10-1950 khi Trung Cộng chuyển vũ khí ồ ạt giúp Việt Minh, người Mỹ đã vội viện trợ quân sự cho Pháp 300 triệu đô la, Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ đã chở tới Sài Gòn 40 máy bay Hellcat cho Pháp. Chính phủ và Quân Đội Quốc Gia Việt Nam được thành lập từ đó và đã được người Mỹ trả lương. Cuộc chiến tranh VN đã được Quốc tế Hoá. Năm 1950 Viện trợ quân sự của Mỹ cho Pháp mới chỉ là 17% nhưng bốn năm sau tăng lên tới 74%.

Năm 1949 Mỹ đã tàn nhẫn bỏ rơi Quốc Dân Ðảng Trung Hoa, Mao thừa cơ nuốt trọn nước Tầu và thành lập Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hoà Quốc khiến cho cán cân lực lượng trên thế giới lệch hẳn đi. Ngay khi vừa chiếm xong toàn cõi lục địa, Mao vội giúp đỡ và xúi dục Bắc Triều Tiên xâm lăng miền Nam năm 1950 khiến cho Mỹ phải hốt hoảng lấy danh nghĩa Liên Hiệp Quốc để nhẩy vào ngăn chặn và đã phải dùng biển lửa để chống lại chiến thuật biển người của Lâm Bưu. Mỹ bắt đầu ghê sợ Trung Cộng từ đấy, một khối 500 triệu người hung hãn, đói khát, hiếu chiến…. lại căm thù Hoa Kỳ và Tây phương ra mặt.

Chiếm được toàn cõi Trung Hoa, Mao thừa nhận Hồ, rồi Hồ thừa nhận Mao và được viện trợ vũ khí đạn dược ồ ạt từ đất Tầu chuyển sang, ấy cũng là lúc Hoa Kỳ thấy nguy cơ Cộng Sản đang lan tràn xuống Ðông Nam Á theo kiểu tầm ăn dâu và cương quyết ngăn chận đến cùng. Thuyết Dominoes thành hình từ đó.

Năm 1954 Pháp thất trận tại Ðiện Biên Phủ phải ký hiệp Ðịnh Genève chia đôi đất nước Việt Nam. Năm 1955 Mỹ hất cẳng Pháp ra khỏi miền Nam để biến nơi đây thành tiền đồn chống Cộng của Thế Giới Tự do. Mỹ viện trợ quân sự cho miền Nam, huấn luyện cho binh lính miền Nam kỹ thuật tác chiến để ngăn ngừa hiểm hoạ Cộng sản từ phương Bắc tràn xuống. Ðầu thập niên 60 Trung Cộng cho nổ trái bom nguyên tử đầu tiên, lật đổ được Kruschev khiến cho vai trò của Trung Cộng ngày càng quan trọng, nó đã làm thành cái thế chân vạc trên thế giới hồi ấy. Một thời gian ngắn sau, với đà tiến bộ khá nhanh, Trung Cộng chế tạo được bom kinh khí, rồi chế được hoả tiễn khi ấy Hoa Kỳ lại càng hoảng sợ, họ nghĩ rằng Trung Công còn nguy hiểm và đáng sợ hơn Nga Sô vì nó là một khối người đông như kiến, đói rách, tàn ác, hiếu chiến chỉ tính chuyện xua quân đi ăn cướp mà tâm lý anh nhà giầu lại hay sợ kẻ cướp.

Mặc dù Trung Cộng ngày càng chống đối Nga Sô nhưng vẫn coi Mỹ là kẻ thù số một và thề quyết tâm đánh Mỹ. Năm 1965 Trung Cộng giật dây đảo chánh bất thành tại Nam Dương khiến cho Hoa Kỳ lại càng lo sợ hơn. Anh khổng lồ nay đã trở thành cơn ác mộng. Mỹ tăng viện trợ quân sự cho miền Nam từ 1964 trở đi, năm 1965 chính thức đổ quân vào Miền Nam khoảng 180 ngàn người cho tới năm 1968 lên tới 536 ngàn người đó là đỉnh cao nhất. Các cuộc biểu tình chống chiến tranh lúc ấy đã lan rộng trên đất Mỹ khi số lính Mỹ tử thương tại Việt Nam lên tới 31 ngàn người. Tháng 3-1968 Tổng Thống Johnson hăm dọa Bắc Việt để họ phải vào bàn Hội nghị, ông cho ngưng oanh tạc một phần lớn lãnh thổ miền Bắc và kêu gọi CSBV đàm phán nếu không sẽ cho nếm mùi sức mạnh, Hà Nội phải chấp nhận ngồi họp.

Từ 1965 đến 1968 cuộc chiến tranh cù cưa không dứt khoát, người ta đồn tư bản Mỹ buộc chính phủ của họ kéo dài chiến tranh để bán vũ khí, nhưng cũng có thể họ trì hoãn để mặc cả đi đêm với khối Cộng nhất là Trung Quốc. Cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân đã khiến cho Cộng sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng bị thiệt hại nặng về quân sự, tổng cộng có tới 58 ngàn cán binh bị giết, hơn 9 ngàn bị bắt làm tù binh, vào khoảng 80% quân số tham chiến. Nhưng cuộc Tổng công kích đã đẩy mạnh phong trào phản chiến tại Mỹ lên cao hơn trước gấp bội phần. Trước tết, cuối năm 1967 Tướng Wesmoreland tuyên bố tình hình VN đã yên, Mỹ có thể rút quân vào năm tới nhưng Cuộc Tổng công kích cho thấy cs còn đủ sức tấn công vào các thành phố lớn khiến người dân Mỹ càng bi quan, họ cho rằng không thể thắng được cuộc chiến tranh dai dẳng này.

Bộ máy tuyên truyền Nga sô đã đổ dầu vào lửa cho phong trào chống chiến tranh tại Mỹ cũng như trên thế giới lên cao hơn. Ðầu năm 1968 Tướng Wesmoreland đề nghị tăng thêm 200 ngàn quân để đánh qua Miên Lào và đánh qua Vĩ tuyến 17, mục đích các cuộc tấn công này là để phá hủy hậu cần CS, kế hoạch rất hợp lý về quân sự nhưng đã không được Bộ Trưởng Quốc Phòng Mc Namara chấp thuận. Tháng 4-1969 Tướng Wesmoreland công bố bản phúc trình về Việt Nam cho biết nếu Mỹ không đổ quân vào miền Nam 1965 thì đã mất trong 6 tháng, ông chỉ trích chính sách hạn chế chiến tranh của Johnson không cho đánh qua Mên, Lào nên đã bỏ lỡ cơ hội chiến thắng. Nhiều người cho rằng chính sách của người Mỹ không muốn thắng, chỉ muốn cù cưa kéo dài chiến tranh. Jhonson không tái tranh cử nhiệm kỳ hai để tìm cách rút chân ra khỏi VN.

Nixon nhậm chức Tổng Thống đầu 1969 tuyên bố sẽ rút quân trong vòng mấy năm, thực hiện Việt Nam Hoá chiến tranh, hòa bình trong danh dự. Cuộc Tổng công kích Mậu Thân là khởi điểm của một khúc quanh bi thảm trong cuộc chiến tranh VN. Các chính khách Hoa Kỳ nay cho rằng thuyết Dominoes không còn giá trị, Nga Tầu chia rẽ, hiểm hoạ xăm lăng của CS không còn, họ đang tính chuyện đi đêm với Trung Cộng. Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1970 Quân đội VNCH được Mỹ giúp đỡ và khuyến khích hành quân sang Mên đánh Cộng Sản đã thành công vẻ vang, nhưng đầu năm sau Hành quân Lam Sơn 719 sang Hạ Lào không thành công, ta bị thiệt hại về nhân mạng và vũ khí.

Phong trào phản chiến tại Mỹ càng lên cao dữ dội vì chính phủ mới Nixon vẫn tiếp tục leo thang chiến tranh. Tháng 5 -1970 trong một cuộc biểu tình tại trường Đại học Kent, Ohio Quân đội đã bắn chết 4 sinh viên, làm bị thương 10 người khác khiến cho phong trào chống chiến tranh lên cao gấp bội lần những năm trước. Trong những năm 1965, 66, 67.. mặc dù số cán binh CS bị tử thương lên tới mấy trăm nghìn người nhưng người Mỹ không thấy dấu hiệu gì BV bi quan, trái lại họ vẫn tiếp tục đưa quân vào Nam qua đường mòn Hồ chí Minh. Nhiều người Mỹ bi quan cho rằng BV sẵn sàng hy sinh thêm một triệu người nữa và con số lính Mỹ chết tại VN sẽ tăng lên hằng trăm nghìn người hoặc cao hơn nữa.

Nixon bắt đầu cho rút quân từ giữa 1969 cho tới cuối năm họ rút 61 ngàn, năm 1970 rút 141 ngàn, năm 1971 rút 178 ngàn, năm 1972 rút 132 ngàn, đến 1972 chỉ con 24 ngàn người. Chính phủ Mỹ đồng thời thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh, nâng tổng số quân đội miền Nam từ 640 ngàn năm 1967 và 820 ngàn 1968 lên tới 970 ngàn năm 1969. Hoa kỳ rút quân thực hiện Việt Nam Hoá chiến tranh là đã nghĩ tới chuyện bỏ Việt Nam, họ chỉ chờ cơ hội bắt tay được với Trung Quốc là thực hiện kế hoạch “vắt chanh bỏ vỏ” nhưng người dân miền Nam ngây thơ thật thà không ai ngờ tới. Trong khi giúp miền Nam đánh Cộng Sản họ đã ngấm ngầm tìm cách thương lượng với Trung Hoa đỏ. Năm 1970 họ bí mật đi đêm với Trung Cộng, ngày 9-7-1971 Kissinger đã bí mật gặp Chu Ân Lai tại Bắc kinh.

Năm 1969 chúng tôi có được nghe một người hồi chánh viên nói “ Mỹ muốn chiêu hồi Trung Quốc chứ Bắc Việt thì nghĩa lý gì”. Tướng Tôn Thất Ðính trong hồi ký có ghi lại lời ông Ngô đình Nhu cho rằng Mỹ muốn vào VN chỉ để đi tới thoả thuận với Bắc Kinh, Tướng Ðính cho rằng nhận định của ông Nhu đã thành sự thật, khi Nixon bắt tay Mao Trạch Ðông thì tiền đồn chống Cộng của VNCH hết ý nghĩa, Hoa Kỳ phải thu xếp chấm dứt cuộc chiến tranh không cần thiết. Ngày 21-2-1972 tại Bắc kinh Tổng thống Ðế quốc bắt tay Mao Trạch Ðông. Họ mua bán với nhau trên xương máu của quân dân hai miền Nam Bắc, Nixon tươi cười mãn nguyện, cơn ác mộng Trung quốc không còn ám ảnh Hoa kỳ.

Hồi ấy người dân miền Nam ai nấy vui mừng hớn hở tưởng như “hoà bình sắp tới nơi rồi” nhưng thực ra “sắp chết tới nơi” mà không ai hay biết, ngay cả Nguyễn Văn Thiệu, tháng 4 năm 1974 ông đã cho phe thân chính phủ sửa Hiến Pháp để ra ứng cử Tổng Thống thêm một lần nữa !

Cuối tháng 3/1972 Bắc Việt đưa 5 Sư đoàn với 200 xe tăng, 3 trung đoàn pháo ồ ạt tấn công vùng giới tuyến chia làm hai mũi: 3 Sư đoàn vượt sông Bến Hải đánh vào Quảng Trị, 2 Sư đoàn từ phía Tây tiến về Huế. Mấy ngày sau ba Sư đoàn CS 5, 7, 9 cùng 200 chiến xa tiến đánh Bình Long, ngoài ra Sư đoàn 320 tiến đánh Kontum và Sư đoàn 3 đánh Bình Ðịnh. Tổng cộng 10 sư đoàn Bắc Việt đánh lớn trong mùa Hè Đỏ Lửa 1972 để thêm sức mạnh tại bàn hội nghị, toàn bộ lực lượng vào khoảng 130 ngàn người, trong khi trận đánh diễn tiến họ có bổ sung thêm khoảng 50 ngàn người. Tại Quân Khu 3 các cuộc tấn công vào thị xã An lộc của Bắc Việt từ 11-5 cho tới cuối tháng 5 bị đẩy lui, hằng trăm xe tăng bị bắn cháy, đến ngày 18-6 An Lộc coi như hoàn toàn được giải toả.

Tại Kontum 2 Sư đoàn CS (SÐ320 và SÐ2) tham gia chiến dịch từ đầu tháng 4, ngày 23-4 BV tấn công dữ dội, Tân cảnh và Dakto bị tràn ngập. Ngày 10-5 Thiếu Tướng Nguyễn Văn Toàn lên thay Trung Tướng Ngô Dzu giữ chức Tư Lệnh Quân Ðoàn 2, Chiến dịch của CS được chia làm 2 giai đoạn giai đoạn 1 từ 14 tới 17-5 Cộng quân tấn công dữ dội, Pháo Binh của ta không đủ sức ngăn chận, phòng tuyến có nguy cơ sụp đổ, nhờ sự yểm trợ của B-52 đã cứu vãn được tình thế. Các đợt tấn công kế tiếp từ 18-5 tới cuối tháng của CS thất bại, ngày 30-5 VNCH đã chiếm lại được toàn thành phố, Kontum coi như thoát hiểm.

Tại vùng giới tuyến ngày 3-5 Tướng Ngô quang Trưởng thay thế Tướng Hoàng Xuân Lãm và bắt phản công tái chiếm Quảng Trị từ 28-6. BV đưa vào mặt trận 6 Sư đoàn nhưng đã làm mồi cho B-52, Pháo Binh và máy bay Chiến Thuật VNCH. Tới tháng 9 chưa có kết quả cụ thể nào. Ngày 9-9 TQLC khởi sự tấn công vào cổ thành, cho tới 16-9 TQLC đã cắm cờ trên Cổ Thành, cuộc chiến đẫm máu coi như chấm dứt. Trận chiến mùa Hè Cộng quân thiệt hại khoảng 70 ngàn người, ước lượng từ 500 cho tới 700 xe tăng bị bắn cháy, phía VNCH có khoảng 30 ngàn người thiệt mạng. Cho đến cuối 1972 có hơn một triệu cán binh Cộng Sản bị tử thương trong khi Bắc Việt vẫn ngoan cố theo đuổi chính sách “cố đấm ăn xôi” đẩy thanh niên vào chỗ chết để thúc đẩy phong trào phản chiến.

Người Mỹ cho rằng chiến thắng trong trận Mùa Hè Đỏ Lửa một phần do sự yểm trợ hùng hậu của Không Lực Mỹ, chính ông Cao văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng cũng đã xác nhận:

“Cuộc công kích của địch quân năm 1972 đã cho thấy nhược điểm của tiến trình Việt Nam Hoá chiến tranh. Nếu không được yểm trợ của Mỹ về Không Lực và di động tính, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà khó có thể giữ được An Lộc, bảo vệ được Kontum và chiếm lại đượïc Quảng Trị. Các phần đất này sẽ bị mất vĩnh viễn bởi vì chúng tôi không có đủ khả năng chiếm lại. Tuy nhiên, lúc nào còn Không Lực Mỹ thì cán cân lực lượng vẫn có thể duy trì và Việt Nam Cộng Hoà vẫn còn một cơ hội tốt để sống còn”

Như thế năm 1972 lực lượng Việt Nam Cộng Hoà không được cân bằng so với Bắc Việt, nó chỉ cân bằng khi có sự yểm trợ của Không Quân Mỹ, tại miền Nam riêng tháng 5- 1972 có hơn 18 ngàn phi vụ do 700 phi cơ chiến đấu và do 160 pháo đài bay B-52 thực hiện cùng với yểm trợ Hải Pháo của khoảng 41 chiến hạm ngoài khơi Thái Bình Dương. Họ yểm trợ hết mình cho VNCH, ngoài Không Yểm của B-52 còn có yểm trợ về vận tải của máy bay khổng lồ C130. Họ muốn miền Nam phải thắng để lấy thế mạnh trên bàn Hội Nghị và ký Hiệp Ðịnh Paris rút quân về nước, lấy về 587 tù binh. Nhà chuyên viên du kích chiến Sir R. Thompson cho biết miền Bắc phải ngồi vào bàn Hội nghị không phải để cứu họ mà là để cứu nước Mỹ khỏi cấu xé nhau tan nát.

Năm 1968 và 1972 chính phủ Việt Nam đã đề nghị chính phủ Mỹ cho thành lập thêm 2 Sư đoàn Tổng Trừ Bị để đối phó với lực lượng địch đã có ưu thế về Xe tăng, Pháo Binh, nhưng người Mỹ từ chối lấy lý do tốn kém. Kỳ thực họ không muốn cho quân đội miền Nam mạnh quá vì sợ có thể liều lĩnh đánh ra Bắc hoặc ương bướng khó bảo, họ luôn luôn nắm đằng chuôi. Như thế ta có thể kết luận về Chủ lực Quân, miền Nam không bằng miền Bắc cũng như năm 1953 Chủ lực Quân Việt Minh vẫn mạnh hơn Pháp.

Sau ngày ký hiệp định Paris, năm 1973 tình hình tiếp vận của miền Nam bắt đầu thiếu hụt, một số lớn xăng dầu đạn dược đã được dốc vào Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, quân viện bị cắt giảm dần dần từ 2 tỉ 1 năm 1973 còn 1 tỉ 4 năm 1974 và 700 triệu năm 1975.

Theo tiết lộ sau này của Ông Cao văn Viên, Bộ TTM VNCH, hậu quả của giảm quân viện là Không Quân đã phải cho hơn 200 phi cơ ngưng bay, giảm số giờ bay yểm trợ huấn luyện 50%, phi vụ trực thăng giảm 70%. Các hoạt động Hải Quân cũng cắt giảm 50%, 600 giang thuyền các loại nằm ụ. Theo sử gia Bill Laurie từ giữa năm 1974, Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ bắt đầu từ từ xiết cổ VNCH, so với năm 1972, năm 1975 hoả lực súng lớn (đại bác 105 ly, 155 ly..) giảm tới hơn 90%. Theo BTTM hỏa lực giảm 60%, năm 1972 mỗi tháng quân đội VNCH xử dụng khoảng trên 65 ngàn tấn đạn nhưng tới 1974 chỉ xử dụng hạn chế 19 ngàn tấn một tháng, đạn dược chỉ đủ xài cho đến tháng 5-1975.

Chúng ta thấy rất rõ ý đồ của người Mỹ trước và sau khi ký Hiệp Ðịnh Paris, năm 1972 họ yểm trợ cho VNCH hết mình để lấy thế mạnh trên bàn Hội Nghị rút quân về nước, tiếp theo đó là giai đoạn “vắt chanh bỏ vỏ”, cắt giảm quân viện khi VN không còn là tiền đồn chống Cộng của Ðông Nam Á vì họ đã bắt tay và thoả thuận được với Trung Hoa đỏ. Họ chỉ hứa xuông sẽ yểm trợ miền Nam nếu bị CS vi phạm Hiệp định, tấn công.

Năm 1973 có thể chia làm hai giai đoạn: Thứ Nhất từ 28-1-73 cho tới tháng 10-1973. Thứ Hai từ sau tháng 10-1973. Chỉ thị tháng 2-1973 của Trung Ương Cục miền Nam chủ trương thúc đẩy hoạt động chính trị nhưng đến tháng 6-1973 khi Quốc Hội Mỹ biểu quyết cắt các ngân khoản cho các hoạt động quân sự của chính phủ tại Ðông Dương, tháng 10 Quốc Hội ra Ðạo Luật Quyền hạn chiến tranh (War Powers Act) giới hạn quyền Tổng Thống Mỹ thì tình hình lại thay đổi. Tại Hà Nội, Ðại hội 21 của Bộ chính trị Trung ương đảng họp vào tháng 10 năm 1973 quyết đấu tranh bằng vũ lực sau khi được biết Quốc Hội Mỹ cắt giảm quân viện, trói tay hành pháp. Trung Cộng và Nga Sô thừa cơ viện trợ ồ ạt súng đạn cho Bắc Việt tiến đánh miền Nam, nhưng thực ra họ đã thoả thuận với nhau cả rồi.

******

2. So sánh với tình hình năm 1972 chúng ta sẽ thấy:

Trong trận Mùa Hè Đỏ Lửa, Bắc Việt đã đưa vào trận đánh tổng cộng 10 sư đoàn, ta có đầy đủ tiếp liệu, đạn dược, săng dầu để chiến đấu lại được Không Quân Mỹ giúp đỡ về vận chuyển và oanh tạc. Sang năm 1975 VNCH không được B52 yểm trợ. Toàn bộ lực lượng chủ lực BV gồm 15 Sư đoàn BB (thuộc 4 Quân đoàn 1, 2, 3, 4 và đoàn 232) cộng thêm 2 Sư đoàn đặc công và trên 10 Trung đoàn độc lập, tương đương trên dưới 20 Sư đoàn BB. Ðầu năm 1975 vào khoảng 80% Chủ lực quân BV đã có mặt tại miền Nam vào khoảng 17 Sư đoàn, 3 Sư đoàn tổng trừ bị thuộc Quân đoàn 1 còn đóng ở phía trên Bến Hải, khi ta mất vùng 1 và 2, BV đưa nốt 3 Sư đoàn vào Nam nâng tổng số lên 20 sư đoàn. Vũ khí đạn dược năm 1975 BV đưa vào Nam gấp 3 lần 1972 theo tiết lộ của báo Nhân Dân năm 1976 nhân ngày kỷ niệm chiến thắng 30-4.

Chúng ta hãy lập bảng so sánh như sau:

Năm 1972

– Bắc Việt đưa vào trận địa 10 sư đoàn

– Miền Nam có đầy đủ tiếp liệu đạn dược.

– Có yểm trợ của Không Lực Mỹ.

Năm 1975

– Lực lượng Bắc Việt tại miền Nam lên tới 20 sư đoàn, gấp đôi năm 1972.

– Vũ khí đạn dược của Bắc Việt gấp 3 lần năm 1972, đưa vào Nam tự do không bị đánh phá.

– Miền Nam thiếu thốn đạn dược, nhiên liệu. Không được phi cơ Mỹ yểm trợ oanh tạc và vận chuyển.

Nhìn sơ ta cũng đủ thấy tình hình miền Nam lúc ấy bi đát như thế nào rồi, vào thời điểm này miền Nam chỉ còn trông cậy vào yểm trợ của máy bay chiến lược B-52 để cứu vãn tình thế. Năm 1973, đạn dược tiếp liệu của miền Nam tương đối dồi dào hơn năm 1974, BV chưa phục hồi sau trận Mùa Hè Đỏ Lửa. Tại mặt trận Quảng Ðức khoảng cuối 1973, các Trung đoàn csBV giao tranh với quân đội VNCH tại Bù Prăng, Kiến Ðức để bảo vệ xa lộ Ðông Trường Sơn đã bị thiệt hại nặng nề, Quân đội miền Nam đã bắn khoảng 100 ngàn quả đại bác 155 ly đẩy lui địch. Từ tháng 8 tới cuối năm 1974 tại mặt trận Thượng Ðức, Quảng Nam hai Lữ đoàn Nhẩy Dù và các Trung đoàn csBV giao tranh dữ dội, dằng co nhau ngọn đồi 1062. Trận đánh cho thấy hoả lực cs được gia tăng hơn trước trong khi đó quân đội miền Nam phải giới hạn xử dụng đạn được. Trong năm 1974 hầu hết các cứ điểm VNCH không chịu nổi pháo kích ồ ạt của địch như Tống Lê Chân, 24-3-1974, Dakrek, Kontum ngày 16-5-1974 (7 ngàn quả), Nông Sơn Quảng Nam 18-7 (5 ngàn quả), Tiêu Atar, Bắc Ban Mê Thuột 30-5 (trên 1 ngàn quả)…

Trong khi BV có khá đầy đủ tin tức tình báo về miền Nam, ta lại thiếu tin tức chính xác về họ. Frank Snepp trong cuốn Decent Interval cho biết một điệp viên cao cấp tại dinh Ðộc Lập đã cung cấp cho CSBV những tin tức quan trọng về kế hoạch quân sự của VNCH qua phiên họp cao cấp quân sự tại dinh Ðộc lập ngày 9 và 10-12 1974. Trong phiên họp này TT Thiệu cho biết CS sẽ tấn công Tây Ninh, ông sẽ không tăng viện cho QK-2.

Văn Tiến Dũng (trong Ðại thắng mùa Xuân) cũng xác nhận giống như vậy, vào ngày 9 và 10 tháng 12-1974 vài ngày trước khi Bắc Việt đánh Phước Long, trong một phiên họp các Tư Lệnh Quân Khu tại dinh Ðộc Lập, ông Thiệu cho rằng năm 1975 Bắc Việt có thể đánh lớn hơn năm 1974 nhưng không như năm 1968 và không bằng 1972, chưa có khả năng đánh vào các thị xã lớn mà chỉ đủ đánh các tỉnh nhỏ như Phước Long, Gia Nghĩa, rằng Bắc Việt sẽ đánh Quân Khu 3 chủ yếu là Tây Ninh. Nhờ tin tức gián điệp BV càng quyết tâm hơn trong việc đánh chiếm QK-2 vì nơi đây không được tăng cường.

Lực lượng địch như đã nói ở trên tổng cộng là 20 Sư đoàn, với số xe tăng thiết giáp ước lượng không chính xác khoảng từ 500 tới 600 chiếc và 600 khẩu pháo. Một nhà báo Tây Phương nói hai bên xem như ngang nhau vào lúc đầu của tấn thảm kịch. Năm 1975 VNCH có trên một triệu quân. Thực ra lính nhà nghề chỉ có 13 Sư đoàn và 15 Liên đoàn BÐQ tương đương với hai Sư đoàn (mỗi Liên đoàn khoảng trên 1,000 người), toàn bộ lực lượng vào khoảng 15 Sư đoàn. Quân đội VNCH tổ chức theo lối Mỹ, một người tác chiến có 5 người yểm trợ, Chủ lực Quân có khoảng hơn 400 ngàn trong đó thành phần tác chiến chỉ vào khoảng từ 160 tới 180 ngàn người, còn lại là các đơn vị yểm trợ.

Về mặt số lượng xe tăng và đại bác của VNCH khoảng gấp 3 lần csBV tại miền Nam nhưng về mặt phẩm Thiết giáp miền Nam gồm M48, M41, M113, trong đó chỉ có M48 là tương đương với T54 của Bắc Việt. Ðại bác 130 ly của BV có tầm viễn xạ tối đa là 30 cây số trong khi pháo 105 ly, 155 ly của miền Nam chỉ được 11 và 15 cây số, sau này được viện trợ thêm 175 ly có tầm bắn xa 25 cây số. Quân đội VNCH tuy đông nhưng phải trải quân giữ đất nên thiếu lực lượng di động và quân Tổng Trừ Bị. Cộng quân có ưu thế lựa chọn chiến trường nên họ có thể tập trung quân đông đảo như tại QK-1, QK-2 năm 1975 về bộ binh, tại trận địa, quân số csBV nhiều gấp 5 lần VNCH, về đại bác gấp đôi, về xe tăng ngang nhau. Lực lượng hai bên không cân bằng vì miền Nam lâm vào tình trạng hết đạn.

Quân khu 2 gồm 12 tỉnh mà chỉ có 2 Sư đoàn BB và 7 Liên đoàn BÐQ trấn giữ, lực lượng bị phân tán mỏng lại là nơi địch chủ trương tấn công toàn diện, Bắc Việt tung vào trận địa này 5 Sư đoàn (gồm 5 Sư đoàn và 4 Trung đoàn độc lập) tổng cộng gần 80 ngàn người. Bắc Việt bất ngờ đưa ba Sư đoàn tấn công Ban mê thuột ngày 10-3, thành phố gần như bỏ ngỏ vì chỉ được phòng thủ rất sơ sài, hôm sau hầu như toàn thị xã lọt vào tay BV. Thiếu Tướng Phạm Văn Phú Tư Lệnh QK-2 mắc lừa kế nghi binh của Văn Tiến Dũng tưởng là BV tấn công Pleiku ông đã phòng thủ rất kỹ đại bản doanh này nên đã để mất Ban Mê Thuột.

Hai hôm sau 12-3-1975 Quốc hội Mỹ cắt 300 triệu đô la quân viện bổ túc cho VNCH mà TT Ford đã đệ trình trước đây và quân viện cho năm tới sẽ không được chuẩn chi như thế ta chỉ còn đạn đủ đánh trong vòng vài tháng. Từ ngày 11-3 tại dinh Ðộc Lập TT Nguyễn văn Thiệu triệu tập phiên họp An Ninh QG với Ðại Tướng Cao Văn Viên, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Trung Tướng Ðặng Văn Quang cho biết phải rút Quân bỏ QK-1 và 2 để về bảo vệ QK-3 và 4 vì lãnh thổ quá rộng không đủ lực lượng bảo vệ. Kontum, Pleiku bị áp lực nặng, Tướng Phú bay về Cam ranh họp với các Tướng Thiệu, Khiêm, Viên, Quang để bàn kế hoạch rút lui Pleiku theo đường số 7 B về Tuy Hoà.

Cuộc triệt thoái bắt đầu từ 16-3 đến 19-3, ngày đầu nhờ yếu tố bất ngờ nên đoàn lữ hành ra đi êm xuôi, hôm sau dân chúng ùa theo, ngày 18-3 đoàn di tản tới Phú Bổn, chiến xa và đại bác dồn đống tại đây bị Cộng quân pháo kích hư hại gần hết. Cuộc triệt thoái không có kế hoạch đầy đủ, cấp trên nhiều người bỏ đơn vị chạy trước, kỷ luật hỗn tạp, kẻ xấu lợi dụng phá hoại, giết chóc. Cuộc triệt thoái trên Đường số 7B đã đi vào vết xe đổ của cuộc lui binh tại Cao Bắc Lạng của Pháp năm 1950 được coi như một thảm bại lớn nhất trong cuộc chiến tranh tại miền Nam nước Việt từ trước đến nay.

Tướng Cao Văn Viên cho rằng ít nhất 75% các lực lượng chiến đấu của Quân đoàn 2 đã bị tiêu diệt, 60 ngàn chủ lực quân khi về đến Tuy hoà chỉ còn lại khoảng 20 ngàn, năm Liên đoàn BÐQ 7,000 người chỉ còn 900 người, 100 xe tăng các loại chỉ còn 13 cái M-113, trong số 200 ngàn dân Cao Nguyên chạy loạn chỉ có khoảng 45 ngàn người tới được Tuy Hoà. Tổng số vũ khí đạn dược trị giá 253 triệu đô la lọt vào tay Cộng quân. Ít ra cũng có tới hằng chục ngàn người thiệt mạng, cuộc triệt thoái mang lại hậu quả hết sức tai hại, nó đã kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ VNCH.

Miền Nam đang ở trong tình trạng ngặt nghèo vì thiếu đạn, săng dầu. . Ông Thiệu lại đưa ra những quyết định sai lầm vô cùng tai hại khiến cho đất nước trong chớp mắt đã kề bên bờ vực thẳm. Ngày 13-3 Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh QK-1 về dinh Ðộc Lập họp Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia, TT Thịêu yêu cầu Tướng Trưởng đưa trả Sư đoàn Dù về QK-3 thực hiện tái phối trí lực lượng.

Ngày 14-3 Tướng Trưởng trở ra Ðà Nẵng họp tham mưu thảo luận kế hoạch tái phối trí, Liên đoàn 14 BÐQ thay thế TQLC tại Quảng Trị để TQLC thay Lữ đoàn Dù.

Ngày 17-3 TQLC rời Quảng Trị về Ðà Nẵng khiến dân chúng sợ hãi di tản ồ ạt trên Quốc Lộ 1.

Ngày 19-4 Tướng Trưởng về Sài Gòn trình bầy kế hoạch lui binh từ Huế, Chu Lai về Ðà nẵng theo đường bộ, trong trường hợp đường bộ bị cắt thì các lực lượng của Quân đoàn sẽ tập trung tại Huế, Ðà Nẵng, Chu Lai, tầu Hải Quân sẽ chở lính từ Huế, Chu Lai về Ðà Nẵng, thành phố này vẫn là điểm tựa cuối cùng. Ngày 19-3 Quảng Trị bỏ ngỏ, Cộng quân bắt đầu tấn công mạnh tại Bắc và Nam Quân Khu.

Nhìn trên bản đồ quân sự ta thấy VNCH chỉ còn kiểm soát được khoảng 1/3 diện tích QK-1 kể từ ngày 19-3-1975 Quảng Trị coi như bỏ ngỏ đã lọt vào tay Bắc Việt. Hôm 20-3 Tổng Thống hiệu triệu trên đài phát thanh Huế ban hành lệnh tử thủ. Ngày hôm sau Tướng Trưởng nhận được lệnh bỏ Huế rút về Ðà Nẵng, ngày 24-3 Cộng quân tấn công dữ dội, ngày 25-3 Quảng Tín và Quảng Ngãi thất thủ.

Ngày 25-3 các đơn vị của Quân đoàn đã tụ tập tại 3 phòng tuyến chính Nam Chu Lai, Ðà Nẵng, Bắc Huế, các lực lượng Quân đoàn thiệt hại nặng trên đường di tản về các phòng tuyến này. Tướng Trưởng cho Sư đoàn 1 và các lực lượng quanh Huế rút về Ðà Nẵng, ông cũng lệnh cho Sư đoàn 2, chi khu Quảng Ngãi và thân nhân của họ rút ra Cù Lao Ré ngoài khơi Chu Lai, khoảng một nửa quân số của Sư đoàn 2 đã lên tầu. Ngày 26-3 tại cửa Tư Hiền và Thuận An các đơn vị TQLC, BÐQ, ÐPQ… cùng với hàng trăm khẩu pháo hỗn loạn diễn ra, người ta bắn nhau để giành chỗ trên tầu, CSBV pháo kích vào địa điểm tập trung quân gây thiệt hại nặng nề.

Ngày 27-3 cuộc phòng thủ Ðà Nẵng trở nên vô hiệu trước sự hỗn loạn, thành phố nay đông nghẹt những người tỵ nạn đã trở nên hỗn loạn không thể nào kiểm soát nổi. Cuộc di tản tại QK-1 đã diễn ra một cách hỗn loạn được coi như tồi tệ hơn tại QK-2, các nhân chứng sau này kể lại nhiều người cấp lớn bỏ lính để chạy tháo thân. Ngày 28-3 Ðà Nẵng bắt đầu nghiêm trọng, Cộng quân pháo vào thành phố dữ dội gây nhiều thiệt hại về nhân mạng, Tướng Trưởng gọi về BTTM xin di tản, ông Thiệu không ra lệnh rõ ràng. Ngày 29-3 Tướng Trưởng ra lệnh bỏ Ðà Nẵng. Tại QK-2 ngày 27-3 Lâm Ðồng di tản, ngày 1-4 Qui Nhơn thất thủ sau một tuần giao tranh dữ dội, Sư đoàn 22 BB chiến đấu rất anh dũng nhưng không thể chống lại lực lượng quá đông đảo của Cộng quân. Ngày 16-4 mất Phan Rang, hai hôm sau Phan Thiết chịu chung số phận, toàn bộ hai QK-1 và 2 lọt vào tay csBV.

Kế hoạch tái phối trí của ông Thiệu rút bỏ hai Quân Khu 1 và 2 chẳng khác nào dọn cỗ sẵn cho csBV xơi, họ chiếm được 16 tỉnh, một nửa VNCH trong vòng có hơn một tháng. Tất cả vũ khí đạn dược, quân trang, xe tăng đại bác tại hai vùng hầu như mất hết, một phần lớn đã lọt vào tay Cộng quân, đúng là giáo vào tay giặc. Năm 1976, Cộng sản tiết lộ trên báo chí họ đã lấy được rất nhiều chiến lợi phẩm tại Vùng 1 và 2 nào xe cộ, đại bác, thiết giáp để trang bị thêm, đạo quân của cs bỗng nhiên tăng lên gấp bội. Cuộc rút lui hỗn loạn tại hai Quân khu dưới những trận mưa pháo của địch khiến hằng vạn người bị chết oan.

Tại Xuân Lộc Long Khánh QÐVNCH chống trả dữ dội cuộc tấn công của BV gây thiệt hại nặng nề cho địch. Ngày 18-4-1975 Quốc Hội Mỹ bác bỏ đề nghị viện trợ khẩn cấp cho VNCH của TT Ford, đối với người Mỹ chiến tranh VN cũng như Ðông Dương đã được giải quyết xong, nói trắng ra họ bỏ Ðông Dương giao lại cho cs. Tại Sài Gòn các ông to bà lớn đã chuẩn bị kế hoạch “tẩu vi thượng sách” y như năm 1949 tại Nam Kinh bên Trung Hoa các ông Bộ trưởng, Tỉnh trưởng đã lên máy bay ra đảo Ðài Loan.

Ngày 21-4 ông Thiệu từ chức, tuyên bố Hoa kỳ bỏ rơi Đồng Minh, Phó Tổng Thống Trần Văn Hương lên thay, ba ngày sau hai ông Thiệu và Khiêm rời Sàigòn sang Ðài Loan. Ngày 28-4 ông Trần văn Hương bàn giao cho ông Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống. Sau khi chiếm được hai Quân Khu 1 và 2, BV hối hả đưa đại binh vào chiếm Sài Gòn trước Mùa Mưa, tổng cộng họ đã dưa vào gần 20 Sư đoàn, khoảng 400 xe tăng và 400 đại bác.

Phía VNCH chỉ có 3 Sư đoàn 25, 5, 18 và các lực lượng di tản từ miền Trung tổng cộng độ 6 Sư đoàn. BTTM đã lấy hết súng đạn, tái trang bị cho các đơn vị di tản, hoả lực yếu kém, năm phòng tuyến bảo vệ Thủ đô của VNCH là tuyến Củ Chi , Bình Dương, Biên Hoà, Vũng Tầu, Long An… bị sụp đổ trước các cuộc tấn công của BV từ ngày 26-4 cho tới sáng 30-4. Mặc dù các đơn vị cảm tử của VNCH như Biệt Cách Dù vẫn còn chiến đấu anh dũng tại Ngã Tư Bẩy Hiền nhưng ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trưa ngày 30-4 để tránh đổ máu vô ích.

Từ đó đến nay nhiều người Việt đổ lỗi cho Mỹ đã bỏ rơi Đồng Minh năm 1975. Người Mỹ, điển hình là đương kim Tổng Thống Bush và Bộ Trưởng Quốc Phòng lại chỉ trích quân đội VNCH trước đây đã không chịu đánh. Nhiều chính khách Hoa kỳ lại đổ lỗi cho miền Nam Việt Nam. Theo Nguyễn đức Phương, nhà nghiên cứu quân sự thì nguyên nhân thất bại đã đến từ cả hai phía Việt Nam và Mỹ.

Như chúng tôi đã trình bầy ở trên, Quốc Hội Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự khiến cho Quân Đội miền Nam lâm vào tình trạng ngặt nghèo kiệt quệ, một ông Tướng Pháp nói đó là bức tử Việt nam. Những yếu tố đưa tới sự sụp đổ của miền Nam có thể bao gồm trong các nguyên nhân chính:

– Sự sai lầm của ông Thiệu trong việc rút bỏ hai Quân khu, tuy nhiên giả thử ông không cho rút lui và tăng cường tiếp viện cả hai Vùng và cầm cự được cho tới Mùa Mưa, CSBV phải tạm ngưng chiến chờ mùa khô nhưng khi ấy QÐVNCH lâm vào tình trạng hết đạn hoàn toàn và phải xin Quốc Hội Mỹ viện trợ khẩn cấp, thật khó mà ước đoán kết quả ra sao. Ông Thiệu không phải là nguyên do duy nhất đưa tới sụp đổ.

– Quốc Hội Mỹ là nguyên nhân chính trong việc cắt giảm quân viện cho VNCH đã bức tử miền Nam.

– Thuyết Dominoes có từ thời Tổng Thống Eishenhower nay đã lỗi thời không còn giá trị, người Mỹ đã bắt tay được Trung Cộng, Ðông Nam Á không còn bị cs đe doạ cho dù bỏ Đông Dương.

– Phong trào phản chiến tại Mỹ đã gây chia rẽ sâu xé nội bộ nước Mỹ khiến họ phải rút bỏ Ðông Dương một cách tàn nhẫn.

– Chế độ Nguyễn Văn Thiệu ngày càng suy bại vì tham nhũng khiến Hoa Kỳ chán nản mệt mỏi vì phải trợ giúp một chính quyền nhiều khuyết điểm và thối nát.

– Cuộc chiến tranh VN đã được quốc tế hoá từ 1950 cho tới 1975, miền Nam và Ðồng Minh phải đương đầu với một kẻ thù cố đấm ăn xôi, dai dẳng. Người Pháp đã quá ghê sợ cuộc chiến tranh Ðông Dương và phải rút bỏ từ 1954, Mỹ lại đi vào vết xe đổ của Pháp khi tham dự một cuộc chiến tranh không cân xứng giữa một anh nhà giầu sợ chết và một thằng nghèo đói đánh thí mạng cùi.

Ngoài ra những người chạy lọan từ miền Trung vào Nam, một số sĩ quan viết lại hồi ký, họ nói rằng cấp lớn nhiều người thiếu tư cách, bỏ lính tráng lại chạy tháo thân.

Thật vậy, nhiều ông Tỉnh Trưởng vét tiền trong ngân khố chạy trước, điều đáng tiếc là trong khi tinh thần binh sĩ còn cao, cấp lớn hèn nhát ích kỷ đã giúp cho sự sụp đổ của miền Nam nhanh hơn dự kiến. Trong khi ba quân tướng sĩ còn đang chiến đấu anh dũng bảo vệ Vùng 3, nhiều ông to bà lớn đã thu xếp quí kim chuồn ra ngoại quốc. Nguyễn Ðức Phương cho rằng người dân thờ ơ không chịu giúp đỡ chính phủ, nhưng theo chúng tôi nghĩ vì chế độ Thiệu đã quá thối nát, hẳn là ai cũng đều biết cả, nên người dân chán ngán không còn thiết tha gì đến, họ cũng chỉ lo chạy tháo thân mặc cho nó sụp đổ tan tành.

Sau 30-4-1975 người ta ước lượng Cộng quân đã chiếm được 1,100 phi cơ các loại, hằng ngàn tầu, thuyền các loại của Hải Quân, 300 xe tăng M41, 250 xe M48; 1,000 đại bác 105 ly, 300 đại bác 155 ly và 175 ly, 800 ngàn súng cá nhân M-16, 15 ngàn đại liên; 500 trực thăng; 130 ngàn tấn đạn dược tất cả trị giá hằng tỷ Mỹ kim.

Ngày 14 và 15-4-2006, Viện lịch sử Quân Sự Việt Nam tổ chức cuộc hội thảo tại Sài Gòn đã công bố cho biết trong giai đoạn 1973-1975 Nga, Trung Quốc và các nước XHCN đã viện trợ cho Hà Nội 724,512 tấn hàng hậu cần và vũ khí. Trong số đó viện trợ của Trung ctrợ của Trung quốc gấp gần 10 lần Nga, điều này cho phép ta khẳng định rằng họ đã thoả thuận với nhau cả rồi, sau khi Nixon bắt tay Mao, Trung cộng viện trợ ồ ạt cho Hà Nội, Mỹ cắt giảm viện trợ cho VHCH tới xương tủy để sau cùng miền Nam sụp đổ tan tành.

Hậu quả của tấn thảm kịch như ta thấy đã khiến cho hằng mấy vạn người chết oan, hằng trăm nghìn người bị tù đầy giam giữ lâu dài, vài năm sau có tới mấy trăm nghìn người bỏ xác giữa biển khơi trên đường tỵ nạn. Cuộc chiến tranh 1975 đã chấm dứt từ mấy chục năm qua nhưng nó vẫn in sâu trong tâm khảm người Việt nhất là đám tỵ nạn lưu vong. Bây giờ không phải lúc chúng ta ngồi oán trách đồng minh bỏ rơi miền Nam, ta phải tự trách mình đã không bảo được nhau, đã tự biến mình thành những quân tốt cho người ta xử dụng, đã để cho họ mua bán với nhau trên xương máu của hằng triệu binh lính cả hai miền Nam Bắc, đã biến đất nước thành bãi chiến trường và nơi thử vũ khí của Khoa Học Quốc Phòng.

Cộng sản Việt Nam đã gây lên cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn sẽ phải đời đời đắc tội trước non sông và lịch sử. Các siêu cường Nga, Mỹ, Trung Cộng cũng phải chịu trách nhiệm trước lịch sử loài người vì họ đã giúp vũ khí và xúi dục cho các dân tộc Ðông Dương giết hại lẫn nhau.

 Tài Liệu Tham Khảo

 – Trần Trọng Kim: Một Cơn Gió Bụi

 – Hoàng Văn Chí: Từ Thực Dân Ðến Cộng Sản. Chân Trời Mới, 1965.

 – Cao Thế Dung: Việt Nam Ba Mươi Năm Máu Lửa, Alpha 1991.

 – Ðoàn Thêm: Những Ngày Chưa Quên, Quyển Thượng (1939-1954), Quyển Hạ (1954-1963), Xuân Thu 2000.

 – Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Nam Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới, Texas 1990.

 – Lâm Lễ Trinh: Về Nguồn, Thuỷ Hoa Trang, 2006.

 – Phan Thứ Lang: Bảo Ðại, Vị Vua Triều Nguyễn Cuối Cùng, Nhà xuất bản Công An Nhân Dân, 1999.

 – Vũ Ngự Chiêu: Phía Bên Kia Cuộc Cách Mạng 1945, Ðế Quốc Việt Nam 3-8-1945, Văn Hoá 1996

 – Nguyễn Ðức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.

 – Nguyễn Ðức Phương: Những Trận Ðánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-1975, Ðại Nam, 2000.

 – Phạm Huấn: Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975, Cali 1988.

 – Phạm Huấn: Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987.

 – Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography, 2003

 – Trần Ðông Phong: Việt Nam Cộng Hoà, 10 ngày cuối cùng,, Nam Việt 2006

 – Nguyễn Tiến Hưng: Khi Ðồng Minh Tháo Chạy, Hứa Chấn Minh xuất bản, 2005.

 – Văn Tiến Dũng: Ðại Thắng Mùa Xuân, nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội 2005.

 – Ðinh Văn Thiên: Một Số Trận Ðánh Trước Cửa Ngõ Sài Gòn, nhà xuất bản Quân Ðôïi Nhân Dân, Hà Nội 2005.

 – Dương Ðình Lập, Trần Minh Cao: Cuộc Tổng Tiến Công và Nổi Dậy Mùa Xuân 1975, nhà xuất bản tổng hợp TPHCM 2005.

 – Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1991.

 – Ðoàn Thêm: 1965 Việc Từng Ngày, Xuân Thu 1989.

 – Lam Quang Thi: Autopsy The Death Of South Vietnam, Sphinx publishing 1986.

 – The World Almanac Of The VietNam War: John S.Bowman, General editor, A Bison book.

 – Stanley Karnov: Vietnam – A History, Penguin books 1991.

 – Marilyn B Young, John J. Fitzgerald, A.Tom Grunfeld: The Vietnam War, A History In Documents, Oxford University press 2002.

 – Lâm Lễ Trinh: Tổng Thống Hai Ngày Dương Văn Minh, Người Việt Dallas 30-6-2005.

 -Nguyễn Quang Khải: Sau Ba Mươi Năm Giữ Yên Lặng, Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Melvin R Laird Nói Gì Về Cuộc Chiền Tranh Ở Việt Nam, điện báo Talawas tháng 3-2006.

 – Việt Nguyên: 32 Năm Lật Trang Sử Cũ, Người Việt Dallas 25-4-2007.

 – Minh Võ: Tại Sao Thua, Người Việt Dallas 26-4-2006.

 – Trần Việt Ðại Hưng: Một Bí Ẩn Cần Tiết Lộ Trong Chuyện Bức Tử Miền Nam 1975, Sài Gòn Nhỏ Dallas 2002.

 – Lữ Lan: Cuộc Chiến 30 Năm Nhìn Lại Từ Ðầu, Sài Gòn Nhỏ Dallas 28-4-2006.

 – Lê Quang Lưỡng: Thiên Thần Mũ Ðỏ Ai Còn Ai Mất, Người Việt Dallas 7-10-2005.

 – Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam, Người Việt Dallas 21-6-2006.

 – Lâm Lễ Trinh: Mạn Ðàm Với Ðại Tướng Cao Văn Viên, Về Nguồn, Thuỷ Hoa Trang 2006.

 – Hồ Ðinh: Cơn Phẫn Nộ Cuối Cùng Của Một Quân Ðội Bị Phản Bội, Người Việt Dallas 23-12-2005.

 – Lewis Sorley: Lịch Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Trần Ðỗ Cung dịch, Người Việt Dallas 22-11-2006.

 – Cao Văn Viên: Tuyến Ðầu Vùng Một Thất Thủ, Thằng Mõ Sacramento, số cuối tháng 4-2006.

 – Nguyễn Văn Lục: Ði Tìm Thời Gian Ðánh Mất, 30-4-1975, 30-4-1976, 30-4-2007, Sài Gòn Nhỏ Dallas, 6-4-2007.

 

Nghĩa Vụ Của Công Dân Việt Nam Hải Ngoại:

Tháng Tư Đen và Ngày Quốc Hận:

Hai Biểu Tượng Thiêng Liêng Quyết Phải Gìn Giữ và Trân Trọng

Phan Văn Song

Tháng Tư Lại Về:

Đối với người Việt Nạn Nhơn của Cộng Sản Quốc Tế, Tháng Tư là một tháng rất Đặc biệt.

Tháng Tư, năm 2017, là Tháng Tư Đen thứ 43 (kề luôn tháng Tư 1975) CỦA tất cả chúng ta. Chúng ta đây, là tất cả những người Việt Quốc Gia, yêu Tự Do, yêu Dân Chủ, gồm một thiểu số, may mắn, ĐÃ gan dạn, liều mình, bỏ nhà vứt của, lựa mạng sống, giữ lấy người, trốn khỏi đất nước Việt Nam thân yêu mà suốt trên 25 năm, từ năm 1948, cha truyền con nối quyết tâm gìn giữ, và, nay đà thất bại vì bị bạn đồng minh phản bội bán cho quỹ dữ Cộng Sản quốc tế, đã biến toàn đất nước thân yêu, hiền hòa, thành một phòng giam, một ngục tù to lớn của bọn Cộng Sản Việt Nam. Bất chấp hiểm nguy, chấp nhận gian nan, bằng mọi giá, họ «xâm mình» vượt biển, băng rừng, trốn chạy, vượt biên. Một thiểu số khác, sau một thời gian khốn nạn, tù đày, nô lệ, bị hành hạ trả thù bởi bọn vô thần, được người bạn đồng minh cũ hối hận, bỏ tiền, chuộc mạng, mua lại, mang về, với chương trình HO, để cưu mang tỵ nạn tại Mỹ. Và cuối cùng, một đại đa số của tất cả quân dân cán chánh, của tất cả cựu công dân chánh thể Việt Nam Cộng Hòa, của miền Nam Việt Nam Tự Do và Dân Chủ, hiện nay vẫn còn kẹt lại, tiếp tục sống kiếp công dân hạng hai, tuy vẫn ở trên những vùng của đất nước thân yêu xưa, nhưng nay đã bị tạm chiếm bởi bọn Việt Cộng Miền Bắc, đã xé Hiệp Ước Ngưng Bắn Paris, đã xua quân, vượt tuyến, cướp của, cướp nhà, cướp mất lãnh thổ Đất Nước, cướp đoạt thể chế Quốc Gia, cướp xóa tinh thần Tổ Quốc do tổ tiên cha ông truyền lại chúng ta, ngày 30 tháng Tư năm 1975! Tất cả chỉ để giao, để cống hiến, để biến toàn lãnh thổ nước Việt Nam thành một bộ phận, trước kia của lãnh địa Quốc tế Cộng Sản Liên Sô và ngày nay, chẳng chốc trong một tương lai rất gần, sẽ là một vệ tinh, và nguy hiểm hơn là Tỉnh lẻ tự trị của Đế quốc Đại Hán!

Người Việt Quốc Gia, Thành Trì Chống Hán Hóa:

Ngày nay, chỉ còn đại diện bởi những cộng đồng người Việt Tỵ nạn Cộng sản buộc sống ở Hải Ngoại, hiện phân tán sống rãi rác khắp năm châu bốn bể. Thế nhưng, nhờ biết giữ vững văn hóa truyền thống Việt Nam do cha ông để lại, nhờ tinh thần uống nước nhớ nguồn. Cho nên, mặc dù cuộc sống sanh tồn hằng ngày duy vật buộc phải gia nhập – s’intégrer – vào thế giới của bản địa cư ngụ dung thân, nhưng vẫn không đồng hóa – s’assimiler! Hay hơn nữa, các cộng đồng người Việt Tỵ nạn Cộng sản hải ngoại ngày nay, nhờ nền khoa học thông tin, càng ngày càng tân tiến; nhờ mạng internet, facebook, twitter, lại thêm viber, skype đã tạo toàn thế giới biến thành một cái làng nhỏ bé, đã biến các cộng đồng người Việt cư ngụ trên các quốc gia tiên tiến thành một căn nhà nhà lớn, căn nhà Việt Nam Hải Ngoại – một diaspora Người Việt – với một thực thể, một sắc thái hoàn toàn khác hẳn đất nước và con người Việt Nam quê nhà. Vì đó là một (nước) Việt Nam tuy Hải ngoại, tuy không có biên thùy, tuy không cùng một lãnh thố, nhưng lại cùng một sắc thái, một tư duy, một văn hóa; Ấy cũng do cuộc sống, con người, hoàn toàn hưởng và tôn trọng mọi Nhơn quyền, mọi quyền con người, có cuộc sống Tự Do, có sanh hoạt Dân Chủ, có tư duy Độc Lập, được, nhận và biết tôn trọng mọi Nhơn quyền. Trái lại:

Với quê nhà, nơi đất nước của quốc tổ, tổ tiên, nguồn gốc giòng giống, hiện nay do Đảng Cộng Sản Quốc Tế tạm chiếm từ năm 1945. Từ ngày Hồ Chí Minh tên bạo chúa cùng đồng bọn cướp chánh quyền. Bằng lừa dân, phản bạn, bịp đồng minh Mỹ OSS, bằng giết bạn bè đồng chí, bằng thủ tiêu chiến hữu, bằng tố cáo các đảng phái quốc gia đã cùng từng là đồng minh kháng chiến chống Pháp, để chiếm thế thượng phong, độc tài kháng chiến chống Pháp! Dựa vào thế lực Cộng Sản quốc tế Đệ Tam, và Liên Sô Nga, đồng minh phe thắng Phe trục Nazi-Phát Xít, chúng đã lợi dụng buổi giao thời sau Đệ nhị Thế chiến vừa chấm dứt; lợi dụng buổi thiếu thời của chế độ của Quốc Trưởng Bảo Đại vừa lấy lại Độc lập, ngày 11 tháng 9, sau khi Nhựt sau khi cướp quyền của Thực dân Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945. Hồ Chí Minh và bộ hạ lợi dụng chánh quyền non trẻ (chưa tròn 6 tháng) của Chánh phủ Trần Trọng Kim, để cướp chánh quyền. Và cũng từ ngày đó, ngày 2 tháng 9 năm 1945, đất nước  và dân chúng Việt Nam chưa có một ngày hòa bình, ổn định. Bằng những khẩu hiệu mỵ dân, nhưng khát máu, bằng những hô hào bắt buộc hy sanh đẩm máu, diệt dân phá của, từ xung phong biển người, đến tiêu thổ kháng chiến. Hết đuổi Tây đến đánh Mỹ. Hết đòi Mỹ cút, đến đánh cho Ngụy nhào… để ngày nay… Kết quả, 72 năm sau, 2017, Nước Việt Nam, quốc nội thì Đảo, Biển mất trong tay Tàu Cộng, Đất, Rừng mất trong tay Hán Tộc… Biển độc, cá chết. Đất mặn, ruộng khô… Rừng trơ, đồi trọc… Người Việt Nam, Trai xuất khẩu cu li, khuân vác. Gái, cởi truồng, biểu diễn bán dâm! Xuất ngoại: Quan, đại sứ xăng quần mò ốc, dân du lịch trộm cắp nổi danh!

Tội của Đảng Cộng Sản Việt Nam thật là đáng cho trời tru đất diệt phải ghi vào lịch sử!

Trách Nhiệm Người Việt Quốc Gia Chúng Ta?

Đất nước tiêu tùng, dân tộc điêu linh dù chúng ta có đổ thừa thế nào đi nữa. Nào do đồng minh tháo chạy. Nào do các chánh quyền Mỹ đã lừa bịp. Nào do bọn phản chiến quốc tế…! Nhưng mỗi  chúng ta, mỗi cựu công dân Việt Nam Cộng Hòa,  đều có một phần trách nhiệm cả.

Trách nhiệm thời chiến Chống Cộng, chúng ta làm không tới, không hoàn toàn cương quyết, suốt cả hai thời chiến chống cộng (1948 – 1954 & 1954 -1975) đều… xìu xìu ển ển, ù ơ dí dầu,… phe ta vừa đánh giặc vừa phè phởn, tà tà… ỷ vào, bán cái cho Pháp, cho Huê kỳ cho đồng minh. Tiền tuyến đánh giặc, hậu phương lè phè, chúng ta đều có lỗi…!

Tôi có lỗi, gia đình tôi có lỗi… bạn bè tôi đều có lỗi… vì đã thiếu cương quyết… mặc ai đi tìm những tại sao, tại vì, bởi, tại… Người viết, PVS chúng tôi, vẫn nghĩ rằng chúng ta thiếu cương quyết. Lỗi tại chúng ta cả! Chính chúng ta làm cho đồng minh chúng ta không tin tưởng sức chiến đấu của chúng ta ! Có những câu hỏi suốt mấy năm nay vẫn ám ảnh, và vương vấn chúng tôi:

Tại Sao thế giới không bỏ Nam Hàn trong chiến tranh Cao ly mà LẠI BỎ VN? Tại sao chúng ta không dứt điểm trận Hoàng Sa, dùng máy bay oanh tạc hạm đội Tàu? Ta có thể thua!  Chắc chắn thua, nhưng Mỹ sẽ gặp khó khăn với Tàu …

Tính toán quá, ù ơ dí dầu. Do dự, đắn đo rút cuộc cũng thua. Nhưng thôi, nay ta không làm lại lịch sử. Và chúng ta phải biết ghi ơn trân trọng tất cả những quân dân cán chánh anh hùng tử sĩ, những chiến sĩ của tất cả những binh chủng cho đến tất cả những người dân anh hùng can đảm, bỏ phiếu bằng chơn, bỏ làng, bỏ nhà, bỏ của để trốn khỏi phải sống với Cộng Sản. Quên làm sao hình ảnh của người anhem đu trên cánh máy bay, trên càng trực thăng, cảnh em bé đang bò tìm vú trên xác của mẹ! Hãi hùng! Đau thương, nhưng can trường! Tất cả thà chết chớ không sống với Cộng Sản.

Thế mà ngày nay vẫn có những người nhơn danh Tôn Giáo, vui chơi, du hí trong tháng  Tư Đen Tối, trong ngày Quốc Hận ấy!

Ngày nay chúng ta ở Hải ngoài, chúng ta không mất mát gì cả… vì đã mất mát quá nhiều… cuộc sống ở Hải ngoại vẫn lè phè ngày hai bửa ra quán cà phê, gặp bạn đánh cờ, tán gẩu, cơm chỉ hai bữa… Cuộc sống, đầy hobbies, làm vườn, trồng kiểng, đi rừng, chụp hình, thậm chí du lịch, hết cruse nầy đến cruse khác… Wellfare, hưu trí đầy đủ… Do Đó Chỉ Có MỘT Bổn Phận:

Phải Giữ Hai Biểu Tượng: Tháng Tư Đen và Ngày Quốc Hận:

Chúng tôi không mong gì hơn, không đòi hỏi gì hơn, chỉ yêu cầu, van nài quý bạn, chỉ mong… chỉ mong… quý bạn giữ dùng ngọn lửa Tự Do, tinh thần Dân Chủ:

Giữ vững LÁ CỜ VÀNG Ba Sọc Đỏ và bài QUỐC CA Tiếng gọi Công Dân vì đó là LÝ LỊCH của NGƯỜI QUỐC GIA!

Và Hai biểu Tượng THÁNG TƯ ĐEN và NGÀY QUỐC HẬN.

Còn có thích theo dõi những cuộc đấu tranh trong nước, hay không tùy hỉ… Chỉ

Xin yêu cầu, xin quý vị, đừng về du hí, xin đừng xem trò hề, hát xướng của bọn bên nhà, vì nhạc viết cho Đảng, vì lời viết ca tụng Đảng… vì được Đảng cho phép!

Thơ Quang Dũng tôi không đọc vì nó là Việt Cộng. Thơ Huy Cận, tôi không đọc vì nó là Việt Cộng… Phải rõ ràng. Ai bảo tôi quá khích, tôi cám ơn!

Phải! Tôi quá khích! Tôi tự hào rằng tôi quá khích! Ngày nay nếu chúng ta không quá khích, về Việt Nam, nghe nhạc, xem nghe Đại nhạc hội… do Việt Cộng cho phép tổ chức, đều là đầu hàng, đều là ủng hộ đường lối Cộng Sản, vì Cộng Sản cho phép!

Các chiến hữu, cựu quân nhơn đã từng phục vụ Chiến tranh Chánh Trị, Chiến tranh Tâm lý mà không biết những ABC căn bản ấy sao?

Chúng tôi chỉ một yêu cầu, chúng tôi tha thiết van nài chừng ấy thôi! Xin:

Một năm chỉ có một tháng điển hình, biểu tượng Tháng TƯ ĐEN thôi!

Chỉ một tháng ấy, năm 1975, mà đã tiêu tan, hủy hoại cả một nền Văn Hóa, Văn Minh với 4000 năm văn hiến! Vậy thì

Chúng tôi van quý vị, quý bạn:

Một tháng thôi, một tháng ngồi im, tưởng nhớ tưởng niệm… Vì là Lễ Giỗ! Tất cả mọi chúng ta, là những người tỵ nạn, hay là những người hiện còn kẹt ở trong nước đang bị tạm chiếm bởi Cộng Sản, nếu đã là cựu công dân Việt Nam Cộng Hòa, đều có một kỷ niệm đau buồn  của tháng Tư  Đen 1975: Buồn, Mất, Sợ… Mỗi chúng ta đều có mất mát một cái gì,… đây, một người thân, nọ, một người quen,… hay buồn bởi một thất lạc, hay một chết chóc, hay một bỏ lại… tất cả đều là một kỷ niệm, căn nhà xưa, nơi chôn nhao cắt rún… con rạch sau hè, chiếc ao cuối vườn, tuôi thơ… Suốt một tháng Hoảng, Sợ, Lo… Thuở Việt Nam Cộng Hòa, chiến tranh có đó, nhưng thanh bình làm sao!…

Hãy so sánh những văn chương kỷ niệm miền Nam từ 54 đến 75, và văn chương kỷ niệm miền Bắc! Miền Nam hiền hòa, no ấm, “gạo trắng trăng thanh” mặc dù Việt Cộng xâm phạm khủng bố… Miền Bắc kềm kẹp độc ác, tố khổ, phải “nằm mơ gặp Bác Hồ” mới “sướng!”! Vì không dám gặp «thật»! Nếu rủi gặp «thật» thì bỏ mẹ sa trường! Vì Bác nhà ta, ấu dâm – pédophile!

Tha thiết mong các bạn hữu ở hải ngoại, đã là những người tỵ nạn Cộng Sản, xin đừng vứt bỏ, hờ hững với Tháng Tư Đen! Đừng hờ hửng, với Ngày 30 Tháng Tư!

Hãy trân trọng tưởng niệm tháng Tư 1975. Để sau nầy, sau khi lấy lại được Đất Nước không để có một Tháng Tư Đen xảy ra nữa.

Hãy trân trọng tưởng niệm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư 19754. Để Lịch sử tương lai không có ngày Quốc Hận nào nữa.

Hãy Trân trọng ngày Quốc Hận để tưởng niệm và cám ơn tất cả những vong linh, những anh hùng tử sĩ, những nạn nhơn của những ngày cuối cùng của đất nước thân yêu đang giảy chết.

Tuần qua, nhìn được lá cờ Vàng đã trở về phất phới tại Kỳ Hà, Hà Tĩnh. Biểu tượng CỦA Tự Do đã được bà con Hà Tĩnh biểu dương làm biểu tượng ĐÒI HỎI quyền Tự Quyết, quyền làm Chủ Đất Nước, quyền Tự Do Ngôn Luận, quyền Bảo quản và Chù Quyền Môi Trường, Đất Đai, Sự Sống Còn của Đất Nước.

Xin Đa ta và Cám Ơn đồng bào Hà Tĩnh!

Hẹn gặp nhau Ngày mai ở Chợ Bến Thành!

See You Soon in Saigon! À Bientôt à Saïgon!

Hồi Nhơn Sơn, Hải Ngoại,

Avril 2017, Tháng Tư Đen thứ 43

Tháng Tư  Đen và Những Trái Tim Cạn Máu

Thanh Thủy (01/4/2017)

1.- Tháng Tư Đen, Ngày Quốc Hận, một tên gọi chính xác

30 tháng 4, ngày Quốc Hận là một ngày tượng trưng cho mọi nổi đau thương cho toàn dân Miền Nam vì ngày đó là thời điểm cuối cùng của ngày chúng ta hoàn toàn bị mất nước.

Trước đó, kể từ khi Ban Mê Thuột thất thủ (17/3/75), kéo theo sự tan vỡ trên Liên Tỉnh lộ 7B và những cuộc lui quân trên Quân I, Quân Khu II, rồi Quân Khu III và cuối cùng là Sai Gòn thất thủ vào ngày 30/4/1975, mỗi thảm trạng dai dẵng liên tiếp đó đều diễn ra dưới những bầu trời hỏa lực, đạn pháo của Việt cộng bắn trực xạ một cách dã man vào đoàn người di tản, đa số là đám thường dân vô tội, bồng bế nhau chạy loạn mà phải bị bộ đội bắn giết một cách thảm thương, thây chết như rạ, máu chảy ngập đường, ngập cả ruộng lúa, nương khoai.

Hãy nghe một đoạn điệp khúc trong bản nhạc Vuốt Mặt do Ban Văn Nghệ của Tổng Cục Chính Huấn Việt Nam Cộng Hòa trình bày như sau, đã diễn tả thật đúng với hoàn cảnh dân chạy loạn trong lúc đó:

Ô hay! Ô hay!

Chiến tích giải phóng hòa bình của Cộng nô bán nước,

Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Người hảy nhìn chân tay xương máu của dân mình

Người hảy nhìn trên con đê phơi xác chết anh em

Người hảy nhìn trên con sông trôi xác chết dật dờ,

Trên gốc rạ, trên luống, trên cây,

Trên nấm mộ, trên sắn, trên khoai

Con đường dân quân chạy loạn từ Trị Thiên vào Huế, rồi từ Huế kéo về Đà Nẳng, từ Đà Nẳng đổ xuôi về Nam cho đến ngày 30/4/1975 Sai Gòn thất thủ, thảm trạng con người bị chết dưới họng súng và hỏa tiễn của Việt cộng thật không biết bao nhiêu mà kễ, chỉ riêng con đường Liên Tỉnh lộ 7B dài khoảng 100Km, đoàn quân 20 ngàn người của Quân Khu II về được tới Tuy Hòa chỉ còn có 5 ngàn, và khoảng 200 ngàn thường dân vô tội chạy theo đoàn quân, về đến đây chỉ còn khoảng 40 ngàn.

Xem như vậy đủ thấy rõ sự tàn phá quê hương, giết hại đồng bào của bạo quyền Việt cộng dã man và tàn bạo đến mức độ khủng khiếp như thế nào mà từ ngày Tổ Tiên chúng ta đứng ra lập quốc cho đến ngày Hồ Chí Minh thành lập đảng Cộng sản, hơn bốn ngàn năm lịch sử, thật chưa hề nghe thấy có một lần nào xãy ra.

Chọn tháng 4 năm 1975 là Tháng 4 Đen, một tên gọi rút gọn thời gian nhưng thật rõ nghĩa, bất khả thay thế vì lẽ không còn danh từ nào khác có thể chính xác hơn được, vì suốt cả tháng đó đã xãy ra vô số những biến cố đau thương dồn dập cho đến ngày mất nước, và chọn ngày 30/4 là Ngày Quốc Hận để làm biểu tượng, nhưng suốt cả tháng 4, ngày nào cũng đều là ngày đau thương của dân tộc.

Chúng ta cùng làm lễ tưởng niệm để ghi nhớ, để nhắc lại, để khắc ghi trong lòng là: Vì sao ta phải bỏ nước ra đi? Vì sao mà chính bản thân ta và biết bao nhiêu chiến hữu của ta, thân nhân của ta đã phải bị nhục hình một cách vô lý trong ngục tù Cộng sản và rất nhiều anh chị em chiến hữu thân yêu của ta đã bị giết chết trong đó dưới những đòn thù ngày đêm của bạo quyền Việt cộng, Vì sao mà biết bao nhiêu gia đình của nhân dân Miền Nam phải tan nhà, nát cửa, phân ly? Vì sao? Vì sao? và Vì sao?

2.- Vết thương lòng không phai

Ngày 30 tháng 4 năm nay (2017) là đúng 42 năm chúng ta mất nước và cũng là đúng 42 lần chúng ta cùng nhau nhắc nhở để không thể quên được những vết thương lòng đầy đau thương và hận tủi của dân tộc, đã bị nhuộm đỏ trước làn sóng xâm lăng của bọn người Cộng sản.

Bị xâm lăng thì dĩ nhiên đã là một đau thương, nhưng rất hận tủi vì lũ người xâm lăng lại chính là những kẻ mang cùng dòng máu với chúng ta nhưng lại mệnh danh là Việt Cộng- một loài quỹ đỏ giết người- một thứ tay sai của bọn vô thần, tàn bạo của nhân loại là Cộng sản quốc tế dưới sự lãnh đạo chuyền tay từ Liên Sô trước kia và ngày nay là Trung Cộng.

a.- Tổ chức 30 tháng 4 để chúng ta cùng nhớ lại những nổi đau thương của đất nước mà mặc dầu cho đến ngày nay  những kẻ trong cuộc đã vâng lệnh các quan thầy Liên-sô, Trung cộng xua quân nhuộm đỏ quê hương Việt Nam, tàn sát đồng bào không gớm tay như những Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Trường Chinh, Lê Duẫn, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Xuân Thủy, v.v… đều đã chết hết, xương đã tàn, cốt đã rụi, nhưng di sản đau thương mà họ để lại cho dân tộc vẫn còn nguyên vẹn với những đám đàn em của chúng như Lê Khả Phiêu, Nguyễn Minh Triết, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, v.v… tiếp nối nhau  làm cho xã hội Việt Nam gia tăng thêm đủ mọi thứ tệ hại, ngày xưa thế nào, ngày nay bọn chúng vẫn thế, vẫn với quốc sách tham nhũng, vẫn tổ chức buôn bán phụ nữ và trẻ em, vẫn đàn áp Tôn Giáo, vẫn cướp đất, cướp ruộng vườn của dân để kinh doanh trục lợi, đàn áp thẳng tay người dân khiếu kiện, những người bất đồng chính kiến , những ngưòi biểu tình chống ô nhiễm môi sinh như  Formosa… và đăc biệt đàn áp thẳng tay những tổ chức, những cá nhân nào dám xúc phạm đến các quan thầy Đại Hán của chúng, và điều tệ hại nhứt là bọn chúng cùng nhau toa rập bán nước cho Tàu Cộng để được ở yên vị trí thống trị đất nước và làm giàu cho bản thân.

b.- Tổ chức 30 tháng 4, chúng ta không chỉ để khơi dậy những đau thương và hận tủi, nhưng ngày 30 tháng 4 đã làm sống dậy trong lòng ta những hình ảnh hào hùng, bất khuất của những vị anh hùng thà chết chớ không chịu đầu hàng dâng thành cho giặc Cộng, khắc sâu trong lòng ta hình ảnh oai hùng của những toán quân nhân QLVNCH, sau khi bắn cho tới viên đạn cuối cùng, rồi quây quần bên nhau bật lên những tràng cười ngạo nghễ trước khi mở chốt lựu đạn, cùng chết tan xác.

Thật xứng đáng với lời người xưa:

Chén Tân Khổ (thuốc độc), nhấp ngon Mùi Chính Khí,

Viên Đạn Đồng (ngọn quang minh), hun mát Tấm Trung Can

3.- Những điều ghi nhớ

– Ngày 30 tháng 4 gợi lại cho ta những hình ảnh đau thương của những thảm cảnh con mất cha, vợ mất chồng, biết bao nhiêu gia đình tan nát dưới lằn đạn nhẫn tâm của lũ người vô nhân Cộng sản. Người dân vô tội, không phân biệt già trẻ, người lớn hay trẻ thơ, đã bị bắn giết chết nát thây từng đoàn chạy loạn, dọc theo quốc lộ, dọc theo đường xá, trên ruộng lúa, trên mương khoai.

– Ngày 30 tháng Tư, nhắc cho ta nhớ đến những chiến hữu thân yêu đã bỏ mình trong các nhà tù Cộng sản được dựng lên từ Nam chí Bắc. Đó là những vết nhơ không gội rữa được của bọn người Cộng sản cố tình tạo nên trong lịch sử dân tộc, còn tệ hại hơn những vết nhơ của vua Lê Chiêu Thống, giết người không gớm tay để trả thù khi theo đoàn quân xâm lăng Mãn Thanh trở lại Thăng Long.

Vì vậy,  ngày 30 tháng 4 ngoài những buổi lễ tưởng niệm những người lính Việt Nam Cộng Hòa anh hùng vị quốc vong thân, tự nó còn mang một ý nghĩa sâu đậm về mặt tinh thần đối với đồng bào Việt Nam và đặc biệt đối với những người Việt Quốc Gia tị nạn Cộng sản.

4.- Những trái tim cạn máu, dòng máu của dân tộc Việt Nam anh hùng

Nếu con người còn có chút lương tâm, còn có chút lòng yêu thương dân tộc, còn có chút tủi hờn vong quốc còn xót lại trong lòng và còn có chút xúc động  khi nghĩ đến vận nước nổi trôi, thì có lẽ không nhẫn tâm đến độ tổ chức những chương trình vui chơi xướng hát trong suốt những ngày của Tháng 4 Đen đó, vì đó là những sự vui chơi một cách vô cảm trên xương rơi máu đổ của đồng bào, trên thân xác của những chiến hữu Việt Nam Cộng Hòa anh hùng đã tuẫn tiết khi nước mất nhà tan, những quân nhân đã liều thân bảo vệ tổ quốc và đồng bào mà phải chịu gục ngã trước họng súng của kẻ thù giặc Bắc xâm lăng.

Không có bất cứ một lý lẽ nào có thể giải thích hợp lý cho những hành động vô ơn như vậy của những người đó dù họ nhân danh là ai và dựa vào bất cứ phương diện nào.

Hiện nay, trước hiễm họa xâm lăng cận kề của giặc Tàu Phương Bắc, trước sự cai trị tàn bạo của bạo quyền Việt cộng,  hèn với giặc, ác với dân, thì không có bất cứ lý lẽ nào có thể giải thích hợp lý cho những chương trình tổ chức ca nhạc tại một số quốc gia, kễ cả Mỹ, Pháp, Na-Uy… để hát hò, nhảy nhót, reo vui. Những việc làm nầy nếu chẳng phải là hành động tiếp tay ăn mừng chiến thắng của lũ giặc Cộng xâm lăng, dù vô tình hay hữu ý, thì còn gọi là gì nữa?

Người xưa cũng đã từng oán trách họ là những người mà lúc nào cũng phù thịnh để được hưởng một số danh lợi nào đó, dù chỉ là lời hứa. Ta hãy nghe lời của cụ Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều qua bốn câu thơ thật chí lý cho hoàn cảnh nầy trong Cung Oán Ngâm Khúc như sau:

Gót danh lợi bùn pha sắc xám

Mặt phong trần nắng rám mùi dâu

Nghĩ thân phù thế mà đau

Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê

Đã quá thấu hiểu ý nghĩa của Tháng 4 Đen và Ngày Quốc Hận, thì suy cho cùng, chỉ có những con người có những trái tim cạn máu mới có thể làm được những công việc đó.

Bởi vậy, đối với bất cứ những ai, dù bất cứ với lý do gì mà có ý định đổi tên ngày 30 tháng 4 thành một tên gọi nào khác hoặc vì lý do nào đó để tổ chức những buổi ca nhạc, vui chơi trong những ngày của Tháng 4 Đen, đều bị xem là hành động vô ân, phản bội đồng bào, phản bội chánh nghĩa quốc gia, đi ngược lại công cuộc đấu tranh chống lại bọn vô thần Cộng sản, vô cảm với những nổi đau thương của dân tộc, những người đó, những tổ chức đó đều có thể bị liệt vào hàng ngủ Việt gian, tội đồ của dân tộc.

5.- Công cuộc tranh đấu chống Cộng

Trải qua hơn 42 năm tranh đấu của tập thể Người Việt tị nạn Cộng sản ở hải ngoại, tuy chưa có dấu hiệu thành công rõ ràng, nhưng những hiện tượng  Cờ Vàng ở hải ngoại lúc nào cũng được biểu dương rất rần rộ và trang trọng ở khắp mọi nơi trong những ngày Lễ Hội, những buổi sinh hoạt chánh trị, những ngày 30/4, đã chứng tỏ công cuộc tranh đấu nầy mặc dầu đã tiếp nối đến thế hệ thứ ba, nhưng tinh thần tranh đấu vẫn bền bỉ và không bao giờ mệt mỏi. Thật vậy, tuy các thế hệ nối tiếp là những thanh thiếu niên còn trẻ, nhưng cũng đủ kiến thức để nhận chân được bộ mặt thật nham hiễm và lòng dạ gian ác của những con người Cộng sản, một lũ Việt gian bán nước, vì là tham nhũng nên lúc nào cũng hèn với giặc, ác với dân.

Vì vậy, tinh thần của Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 và Tháng Tư Đen luôn luôn bất diệt, lúc nào cũng  sâu đậm trong lòng mỗi người Việt Nam để nuôi dưỡng ý chí tranh đấu, và quyết tâm tranh đấu cho đến ngày thắng lợi cuối cùng, không còn một tên Việt cộng nào tồn tại trên đất nước Việt Nam.

6.- Những trở lực

Cuộc tranh đấu chống  Cộng của toàn dân Việt Nam từ những năm 1975 đến nay ai cũng thấy quả thật là gian nan, biết bao người yêu nước đã gục ngã trước họng súng AK của bọn bạo quyền Việt cộng. Sự hy sinh của họ nếu đem so sánh với những vị anh hùng Việt Nam Quốc Dân Đảng hiên ngang bước lên đoạn đầu đài Yên Báy năm 1930 chẳng có gì khác nhau. Tất cả đều nằm xuống cho một lý tưởng vì dân, cứu nước, nhưng chánh nghĩa nầy đã 42 năm qua mà vẫn chưa đạt được thành công như tâm nguyện. Vì sao?

Tuy có nhiều lý do cho câu giải đáp, nhưng không cần nói đâu xa mà hãy nhìn vào một số người mà trước đây là người  tị nạn Cộng sản, giờ đây đổ tiền về Việt Nam để làm ăn, nuôi dưỡng chế độ Cộng sản mỗi năm theo thống kê là trên trên mười tỷ đô la US và cái dòng thác của những Việt kiều du lịch về Việt Nam để ăn chơi, du hí, đàng điếm, thậm chí còn bỏ tiền ra mua vui trong những buổi tổ chức ca nhạc, nhãy múa, vui chơi của những người bầu sô ở hải ngoại mà năm nay 2017 là điển hình, mọi người sẽ thấy rõ câu giải đáp vì những hành động nầy hoàn toàn có lợi cho bạo quyền Việt cộng trong việc thi hành nghị quyết 36 của đảng Cộng sản Việt Nam.

Đó là một trong những trở lực chánh yếu để giải đáp, để trả lời một cách chính xác những câu hỏi Vì Sao như đã nêu. Thật vậy, những con người vì quyền lợi riêng tư mà bán rẻ lương tâm, những con người vô cảm chỉ biết về Việt Nam để vui thú, ăn chơi trước nổi thống khổ của đồng bào, xa rời công cuộc tranh đấu chung, họ quả là những con người mà trái tim đã cạn máu, dòng máu của dân tộc Việt Nam anh hùng.

Bởi vậy, mọi sự biện hộ cho những việc làm của bọn người nầy xem ra đều thật trơ trẽn, gượng gạo và vô nghĩa. Thật đáng xấu hổ nếu họ còn dám tự nhận là người Việt Nam.

 

GS Nguyễn Ngọc Huy & Lm Cao Văn Luận tiết lộ Bí Ẩn 30.4.1975

Phạm Trần Hoàng Việt tháng tư 2010 & 2013

Đối với đa số người Việt đã từng sống trải qua, ngày 30.04.1975 là một biến cố khó quên nhứt của đời người. Trong khi đó dư luân quốc tế nhận định cho rằng sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh vào ngày 9.11.1989 là biến cố lịch sử quan trọng nhứt của thế kỷ 20. Thực ra cả hai biến cố lịch sử này đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến người Việt chúng ta. Cho nên cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy – một bình luận gia am tường mọi biến chuyển quốc tế, đã nổi tiếng với những bài nhận định thời cuộc “Tình hình thế giới trong tháng vừa qua” đăng tải trên nhiều tờ báo tại Âu Mỹ – từng đề cập công khai trực tiếp hoặc kín đáo gián tiếp trả lời những câu hỏi về hai biến cố lịch sử đặc biệt nêu trên.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy / Khoa trưởng Đại Học Luật

Từ hồi còn là sinh viên, chúng tôi được tiếp xúc đối thoại với Giáo sư Huy và đã may mắn ghi nhận được những chi tiết rất đặc biệt. Sau khi Giáo sư Huy qua đời vào ngày 28.07.1989, chúng tôi đã đảm trách nối tiếp Giáo sư Huy hàng tháng viết bài nhận định thời cuộc “Tình hình thế giới trong tháng vừa qua” kéo dài trên 5 năm trên nguyệt san Tự Do Dân Bản tại Hoa Kỳ. Nhân dịp đó, chúng tôi đã phải nghiên cứu các sáng tác của Giáo sư Huy để nắm vững thêm mọi chi tiết thời cuộc. Nhờ vậy, chúng tôi mới thấy được tầm kiến thức uyên bác & đa diện của Giáo sư Huy mà hiếm ai cùng thời có được. Nổi bật nhứt là những viễn kiến và phân tích độc đáo về các biến cố lịch sử trên thế giới.

1) Ai đã làm sụp đổ Bức Tường Bá Linh?

Trong dịp kỷ niệm 20 năm ngày Bức Tường Bá Linh sụp đổ, chúng tôi đã trình bày cái nhìn độc đáo của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy về vấn đề “Ai đã làm sụp đổ Bức Tường Bá Linh?”

Câu hỏi lịch sử này đã tranh cãi sôi nổi từ trên 20 năm qua và có nhiều câu trả lời chủ quan khác nhau tùy theo hoàn cảnh, trình độ hiểu biết và nhứt là lòng tự hào của những dân tộc liên hệ.

a) Phía Ba Lan cho rằng nhờ hai công dân của họ. Đó là lãnh tụ nghiệp đoàn Walesa và Đức Giáo Hoàng John Paul II đã dám dũng cảm đi hàng đầu tranh đấu chống độc tài cộng sản.

b) Phía Hung Gia Lợi cho rằng nhờ Cựu Thủ Tướng Nemeth đã sáng suốt dám cho mở cửa biên giới Áo Hung tạo cơ hội cho làn sóng người tị nạn cộng sản bùng nổ.

c) Phía Đông Đức cho rằng nhờ lực lượng cải cách trong đảng cộng sản Đông Đức đã thành công lật đổ được nhà độc tài Honecker và tạo điều kiện cho lực lượng đối lập dễ dàng tranh đấu.

d) Phía Tây Đức cho rằng nhờ chính sách hòa dịu của Cựu Thủ Tướng Brandt từ từ tạo được biến đổi ôn hòa trong chế độ cộng sản.

e) Phía Liên Xô cho rằng chính Tổng Bí Thư Gorbachev với chính sách cởi mở tạo ra tình thế vuột ra khỏi vòng tay kiểm soát.

f) Phía Hoa Kỳ cho rằng nhờ Cố Tổng Thống Reagan hành xử cứng rắn đối phó với Liên Xô và quan trọng nhứt tại Bức Tường Bá Linh vào ngày 12.6.1987 đã lên tiếng “khích tướng” kêu gọi Tân Tổng Bí Thư Gorbachev muốn chứng minh thực tâm cởi mở thì nên mở cửa và phá sụp bức tường này (nguyên văn: “Come here to this gate! Mr. Gorbachev, open this gate! Mr. Gorbachev, tear down this wall!“) Duy nhứt về phía Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã tiên đoán rất sớm và trình bày rất cặn kẽ ngay trong tác phẩm “Perestroika” (viết bằng Anh ngữ, dày 402 trang với trên 200 dẫn chứng tài liệu) cho rằng ông Gorbachev bắt buộc phải cởi mở thay đổi chính sách cai trị để đủ sức đối đầu

với Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Reagan đang trên đà leo thang võ trang quân sự, điển hình là kế hoạch phòng thủ chống hỏa tiễn SDI (Strategic Defense Initiative).

Chỉ trong lúc đi thuyết trình cho đồng bào Việt Nam, Giáo sư Huy mới kín đáo tiết lộ đưa ra một cái nhìn độc đáo rằng dân Nga có truyền thống chơi cờ vua (Chess) nên có thói quen suy nghĩ đa nghi nhiều, còn dân Mỹ thích chơi bài phé (Poker) nên thường phải “tháu cáy” với cây bài xấu nhưng vẫn có thể “tố” cho địch thủ bỏ chạy. Theo Giáo sư Huy thì Tổng Thống Hoa Kỳ Reagan đang dùng kế hoạch SDI để “hù” Tổng Bí Thư Liên Xô Gorbachev với bản chất đa nghi buộc phải cải tổ nền tảng chính trị và kinh tế để có đủ thực lực đương đầu lại với Hoa Kỳ. Quả nhiên ông Gorbachev đã xúc tiến cải tổ, trước hết về kinh tế (Perestroika), và sau đó về chính trị (Glasnost). Nhưng chính vì sự cải tổ chính trị đã khiến làn sóng đòi hỏi tự do dân chủ dâng cao, kiểm soát không nổi và vuột ra khỏi tầm tay. Bức Tường Bá Linh sụp đổ, Đông Âu thoát khỏi sự chi phối của Mạc Tư Khoa và Liên Xô tan rã vào ngày 21.12.1991 là hậu quả tất nhiên đó. Chính vì vậy, bên ngoài Liên Xô ông Gorbachev được vinh danh là nhân vật có công với cuộc cách mạng dân chủ hóa Đông Âu, nhưng ở trong nước thì trái lại không có chút uy tín gì vì bị chỉ trích là không có khả năng lãnh đạo làm cho Liên Xô tan vỡ và nước Nga không còn sức mạnh gì trên bàn cờ thế giới. Cái nhìn độc đáo của Giáo sư Huy được chứng thực là rất đúng, vì kế hoạch SDI của Mỹ sau đó đã được Mỹ âm thầm hủy bỏ khi mục tiêu đã xí gạt được Liên Xô rồi. Tương tự về biến cố 30.04.1975 của Việt Nam chúng ta, Giáo sư Huy cũng có câu trả lời độc đáo với lời giải thích bất ngờ sau đây.

2) Ai đã gây ra biến cố 30.04.1975?

Câu hỏi lịch sử này cũng đã được bàn cãi sôi nổi từ trên 35 năm qua và chưa đi đến một kết luận nào hữu lý để được mọi khuynh hướng chấp thuận. Điển hình nhứt là ngay trong dịp Hội Thảo “Việt Nam, 35 Năm Nhìn Lại” (“Vietnam– a 35 Year Retrospective Conference”) tại Washington D.C. vào ngày 9.4.2010 quy tụ gần 200 nhân vật với thành phần nổi tiếng như cựu Đại sứ Bùi Diễm, cựu Đại tá không quân Hoa Kỳ Tiến sĩ Stephen Randolph, Trung tá biệt cách dù Nguyễn Văn Lân, Thứ trưởng John Negroponte, Sử gia Dale Andrade, Tiến sĩ John Carland, Cựu Bộ trưởng Hoàng Đức Nhã, Đại tá Trần Minh Công, Đại tá Hoàng Ngọc Lung… cũng không đưa ra được câu trả lời thỏa mãn cho sự thắc mắc: Ai đã gây ra biến cố 30.04.1975? Nhìn trở lại, người ta có thể thấy rõ ràng trong thời gian đầu ngay sau 30.04.1975, phần lớn các khuynh hướng, từ chính trị đến tôn giáo, đều tìm cách đổ trách nhiệm lẫn cho nhau về tội đã làm mất miền Nam. Chỉ có Giáo sư Huy là sớm thấy rõ nguyên nhân chính nào đã khiến xảy ra biến cố 30.04.1975.

Trong dịp tái ngộ cùng Giáo sư Huy vào năm 1982, chúng tôi có hỏi đến vấn đề nhức nhối này và được Giáo sư Huy trả lời cho biết nguyên nhân chính là Hoa Kỳ đã có kế hoạch giải kết (bỏ mọi cam kết bảo vệ miền Nam!) để từng bước rời bỏ miền Nam VNCH. Về thế lực nào ở Hoa Kỳ đứng sau kế hoạch bỏ rơi miền Nam, Giáo sư Huy cho biết trên chính trường Mỹ có hai sắc tộc nổi bật nhứt. Đó là sắc tộc gốc Ái Nhĩ Lan (Ireland) và sắc tộc gốc Do Thái (Israel).

– Trong dòng lịch sử, Cộng Đồng Người Mỹ gốc Ái Nhĩ Lan đã rất nhiều lần thắng cử chức vụ Tổng Thống.

– Bên cạnh đó Cộng Đồng Người Mỹ gốc Do Thái chủ trương nắm giữ các cơ cấu quan trọng trong guồng máy điều khiển đất nước Hoa Kỳ. Họ gài được nhiều nhân sự vào bên hành pháp, lập pháp cũng như tư pháp. Trong các bộ quan trọng nhứt như ngoại giao, quốc phòng và tài chánh thường thấy đa số có nhân viên gốc Do Thái và nhiều lần cấp bộ trưởng cũng do người Mỹ gốc Do Thái nắm giữ. Trong Thượng Viện và Hạ Viện có khá nhiều nghị sĩ và dân biểu gốc Do Thái trong cả hai chính đảng. Vì vậy, thế lực của Cộng Đồng Người Mỹ gốc Do Thái rất lớn và đã khiến cho chánh sách đối ngoại của Hoa Kỳ luôn luôn binh vực quyền lợi của Do Thái.

Tham dự Hòa đàm Paris, Giáo sư Huy nhận xét rằng Kissinger (một người Mỹ gốc Do Thái lúc đó còn làm Cố Vấn An Ninh cho Tổng Thống Nixon) có thái độ đáng ngờ là cương quyết muốn thỏa hiệp riêng (“đi đêm”!) với CSVN bất cứ giá nào để quân đội Hoa Kỳ rời bỏ miền Nam, dù biết rằng sau đó miền Nam sẽ lọt vào tay Hà Nội. Theo kinh nghiệm chính trị thì các chính trị gia gốc Do Thái đều hành động có chủ đích với kế hoạch rõ rệt. Như vậy đằng sau Kissinger ắt phải là chủ trương của thế lực Do Thái.

Thế lực Do Thái này phải hiểu là không phải chỉ thuần túy Cộng Đồng Người Mỹ gốc Do Thái, mà là sắc dân Do Thái trải dài trên thế giới từ Tel Aviv đến Washington D.C., Paris, London, Berlin, Moscow… với tổng số 13,1 triệu người, trong đó 5,4 triệu tại quốc gia Do Thái, 5,3 triệu tại Hoa Kỳ và 2,4 triệu rải rác tại 30 quốc gia khác. Thế lực này được điều khiển hữu hiệu từ Tel Aviv với 2 bộ phận đắc lực gồm cơ quan tình báo Mossad và Nghị Viện Do Thái Thế Giới (World Jewish Congress – từ năm 2007 đứng đầu là nhà tỷ phú nổi tiếng Ronald Stephen Lauder người Mỹ gốc Do Thái). Ngoài ra, Giáo sư Huy còn chỉ dẩn cho chúng tôi nhận biết được dân gốc Do Thái đặc biệt thường với mũi to loại diều hâu, điển hình như Ngoại trưởng Kissinger hoặc Nữ Ngoại trưởng Albright.

Nữ Ngoại trưởng Albright & Ngoại trưởng Kissinger

Những tiết lộ tế nhị của Giáo Sư Huy hoàn toàn phù hợp với nhận định của Linh Mục Cao văn Luận (1908 – 1986) nhân dịp tái bản tác phẩm Bên Giòng Lịch Sử cũng cho rằng thế lực dân Mỹ gốc Do Thái chủ trương Hoa Kỳ phải rút quân ra khỏi Việt Nam.

Riêng dư luận báo chí quốc tế đã sớm nhìn thấy rõ Hoa Kỳ muốn rút lui bỏ rơi miền Nam từ khi bắt đầu chánh sách Việt Nam Hóa Chiến Tranh sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 (mà họ phân tích là nhằm thay đổi màu da tử sĩ!), nhứt là hòa đàm Paris (mà họ nhận định là nhằm bảo đảm Mỹ rút quân được an toàn!).

Linh mục Cao Văn Luận / Viện trưởng Đại Học Huế

 Như vậy biến cố 30.04.1975 đã xảy ra, nguyên nhân chính là Hoa Kỳ có chính sách bỏ rơi miền Nam VNCH và thế lực Do Thái thúc đẩy chính sách đó được thực hiện qua bè đảng Kissinger.

3) Tại sao thế lực Do Thái muốn Hoa Kỳ bỏ rơi miền Nam?

a) Thế lực Do Thái tại Hoa Kỳ Đối với chúng tôi quả thực hoàn toàn mới mẻ và đầy ngạc nhiên khi được Giáo sư Huy vào năm 1982 cho biết đến vai trò thực sự của người Mỹ gốc Ái Nhĩ Lan và gốc Do Thái trên chính trường Hoa Kỳ. Sau này sinh hoạt lâu năm tại hải ngoại và qua nghiên cứu, chúng tôi công nhận thấy Giáo sư Huy hoàn toàn đúng. Điển hình là cho đến nay có ít nhứt 23 Tổng Thống Hoa Kỳ gốc Ái Nhĩ Lan (xem website: http://en.wikipedia. org/wiki/List_of_Irish_ Americans) mà trong đó có Tổng Thống Washington và những Tổng Thống gần đây như Clinton, Reagan, Kennedy và kể cả Tổng Thống Obama (bên ngoại gốc Ái Nhĩ Lan). Cũng như hiện nay tại quốc hội có 15 Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ gốc Do Thái và 33 Dân Biểu Liên Bang gốc Do Thái (xem http://en.wikipedia.org/ wiki/List_of_Jewish_American_ politicians#List).

Thực sự nếu nghiên cứu sâu rộng thì sẽ thấy thế lực Do Thái tại Mỹ còn lớn hơn nhiều. Họ thành công trong việc gài được những nhân sự cấp lãnh đạo ở các bộ phận yết hầu của Hoa Kỳ. Thí dụ điển hình gần đây như:

-trong Thượng Viện và Hạ Viện hiện nay với tổng số 48 nghị sĩ và dân biểu gốc Do Thái (so sánh trước đây chỉ có 1 dân biểu gốc Việt Nam là ông Cao Quang Ánh!).

-trong Bộ Ngoại Giao có Bộ trưởng Henry Kissinger dưới thời TT Nixon và Bộ trưởng Madeleine Albright dưới thời TT Clinton…

-trong Bộ Quốc Phòng có Bộ trưởng James Schlesinger dưới thời TT Nixon và thời TT Ford.

-trong Bộ Tài Chánh có Bộ trưởng Larry Summer và Bộ trưởng Robert Rubin dưới thời TT Clinton.

-trong CIA có Tổng giám đốc John M. Deutch dưới thời TT Reagan.

-trong Ngân Hàng Trung Ương (Fed) cầm đầu bởi Tiến sĩ Alan Greenspan từ 1987 đến 2006 và Giáo sư Ben Bernanke từ 2006 đến nay.

Họ còn chủ động nắm những lãnh vực ngân hàng, thị trường chứng khoán, báo chí, truyền thanh, truyền hình và điện ảnh… Đặc biệt, ngành truyền thông, quan trọng nhứt là điện ảnh Hollywood, nằm trong tay thế lực Do Thái. Tại Hollywood đa số nhân sự từ đạo diễn đến diễn viên đều có gốc Do Thái, nổi tiếng nhứt như Steven Spielberg, Liz Taylor, Kirk Douglas, Michael Douglas, Harrison Ford… (xem website: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Jewish_ American_entertainers).

Họ biết rõ rằng nắm được truyền thông trong tay là hướng dẫn được dư luận quần chúng trong mục tiêu phục vụ quyền lợi cho nguời Do Thái. Họ còn điều khiển một phần lớn các viện nghiên cứu chiến lược nhằm đưa ra những đề nghị cho chính sách tương lai cho chánh phủ Mỹ và dĩ nhiên phải phù hợp với quyền lợi của người Do Thái. Ngoài ra tại các cường quốc Âu Châu, thế lực Do Thái có ảnh hưởng tuy âm thầm nhưng cũng mạnh mẽ lắm. Điển hình nhứt là Tổng Thống Sarkozy (Pháp) & Thủ Tướng Đức Schmidt (Đức) trước đây đều gốc Do Thái nên không bao giờ lên tiếng thực sự chống lại những vi phạm cam kết của Do Thái tại Trung Đông. Chính vì vậy đa số thành viên Liên Hiệp Quốc đã cho rằng thế lực Do Thái có ảnh hưởng quá lớn đến chính sách và biểu quyết về Trung Đông của các cường quốc Âu Mỹ.

b) Tại sao thế lực Do Thái muốn Hoa Kỳ phủi tay bỏ miền Nam?

Muốn biết rõ, chúng ta phải tìm hiểu lịch sử mất nước và dựng lại nước của người Do Thái. Vào năm 135 dân tộc Do Thái chính thức bị mất nước và phải lưu vong khắp nơi vì đế quốc La Mã. Thảm họa mất nước đó thường được dư luận Thiên Chúa Giáo cho là sự trừng phạt dân Do Thái đã đóng đinh giết Chúa Jesus và kẻ phản bội Judas chính là một người Do Thái. Chính vì chuyện này đã làm cho dân Do Thái bị kỳ thị trên bước đường lưu vong. Nhưng cũng chính vì có niềm tin mãnh liệt vào Do Thái Giáo, họ đã đoàn kết nhau lại dưới sự lãnh đạo của học giả Theodor Herzl trong đại hội thế giới đầu tiên tại Basel (Thụy sĩ) vào năm 1897. Từ đó, từng đợt một họ lén lút trở về quê hương Palestine. Thế Chiến thứ 2 và với sự yểm trợ tích cực của Hoa Kỳ đã tạo cơ hội ngàn năm một thuở để họ dựng lại đất nước vào ngày 14.5.1948 sau gần 2,000 năm lưu vong. Chỉ 11 phút sau đó Tổng Thống Hoa Kỳ đã lên tiếng công nhân quốc gia mới này, bất chấp mọi chống đối của thế giới Ả Rập và đã yểm trợ hữu hiệu cho Do Thái chống lại cuộc tấn công ngay sau đó của các quốc gia Ả Rập láng giềng và trong các cuộc chiến xảy ra sau này.

Như vậy, Do Thái còn tồn tại đến ngày nay là nhờ Hoa Kỳ làm “lá bùa hộ mạng”. Nhiều nghị quyết tại Liên Hiệp Quốc kết án Do Thái vi phạm cam kết tại Trung Đông chỉ vì duy nhứt Hoa Kỳ dùng quyền phủ quyết (veto) nên đành phải bỏ đi. Trong quá khứ, Hoa Kỳ từng giải kết (phản bội!) bỏ rơi đồng minh như Lào, Cam Bốt, Việt Nam, Đài Loan…, nhưng luôn luôn “sống chết” hết lòng với Do Thái, mặc dù quốc gia nhỏ bé này không mang lại lợi ích gì về tài nguyên hoặc vị trí chiến lược cho Hoa Kỳ, mà trái lại chính vì Do Thái, Hoa Kỳ còn gây rất nhiều hiềm khích (mang họa vào thân!) với thế giới Hồi Giáo dân số rất đông đảo (1,3 tỷ) và rất quan trọng về năng lượng dầu hỏa . Tất cả cho thấy rõ ràng vì thế lực Do Thái nắm giữ được các bộ phận huyết mạch tại Mỹ nên chính sách của Hoa Kỳ phải luôn luôn không được đi trái ngược lại với quyền lợi của quốc gia Do Thái.

Từ đó, chúng ta mới hiểu rõ tại sao thế lực Do Thái muốn Hoa Kỳ phủi tay bỏ miền Nam Việt Nam. Đó là vì họ sợ Hoa Kỳ sa lầy và sự tốn kém khổng lồ tại chiến trường Việt Nam có thể đưa tới hậu quả Hoa Kỳ không còn khả năng giúp đỡ một cách hiệu lực nước Do Thái tồn tại như trong quá khứ Hoa Kỳ đã từng làm. Cho nên họ chủ trương Hoa Kỳ phải giải kết bỏ rơi miền Nam để trở về chuyên tâm lo cho Do Thái. Để thực hiện mục tiêu này họ đã có kế hoạch rõ ràng từng bước một.

c) Kế hoạch Do Thái thúc đẩy Hoa Kỳ bỏ rơi miền Nam.

Khởi đầu giải quyết cuộc chiến Quốc Cộng tại Lào vào đầu thập niên 1960, ông Ngô Đình Nhu đã ngạc nhiên và bất mãn thấy thái độ nhượng bộ quá mức của ông Averell Harriman (đặc trách bộ phận Viễn Đông của Bộ Ngoại Giao Mỹ) trong lúc đàm phán. Nên biết ông Averell Harriman (1891 – 1986) là một nhà tư bản lớn nổi tiếng gốc Do Thái và cũng là một đảng viên cấp lãnh đạo của đảng Dân Chủ ở Mỹ. Rõ ràng phía thế lực Do Thái muốn ngăn chận không cho Hoa Kỳ can thiệp với nhiều tốn kém ở Viễn Đông. Sự nhượng bộ rút lui này đã khiến lực lượng miền Bắc kiểm soát được phần lớn các địa điểm chiến lược tại Lào và thiết lập đường mòn Hồ Chí Minh vận chuyển nhân lực và võ khí vào để đánh chiếm miền Nam vào 30.4.1975.

Từ khi nhậm chức, Tổng Thống Johnson (dân Texas!) cùng ban tham mưu luôn cứng rắn chủ chiến và không muốn Hoa Kỳ bị thua trận đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình. Thế lực Do Thái lúc đó không có ảnh hưởng nhiều trong chánh phủ Tổng Thống Johnson để xoay đổi từ bên trong chính sách can thiệp quân sự của Tổng Thống Johnson, cho nên họ phải chờ đợi cơ hội thuận tiện để tấn công từ bên ngoài dư luận quần chúng.

Đó là lúc cuộc chiến Việt Nam bùng nổ lớn bắt đầu từ cuối năm 1964 trở đi với các trận đánh dữ dội tại Bình Giã, Đồng Xoài, Đức Cơ… bắt đầu gây tử thương nhiều quân nhân Mỹ. Những hình ảnh quan tài phủ quốc kỳ kèm theo sau hình ảnh dã man và bất lợi (thổi phồng vụ Mỹ Lai & vụ Tướng Nguyễn Ngọc Loan!) của chiến tranh được hệ thống truyền thông Hoa Kỳ -đa số gốc Do Thái quản trị- khai thác triệt để ngày đêm tạo một phong trào phản chiến lớn mạnh chưa từng thấy trên thế giới, không những tại Hoa Kỳ mà còn lan rộng khắp nơi trên nhiều quốc gia khác. Tướng độc nhởn Moshe Dayan -Bộ trưởng Quốc phòng của Do Thái- đột ngột tự qua Việt Nam 3 ngày (từ 25 tới 27 tháng 7 năm 1966) và cho báo chí chụp bức hình biểu diễn đang đi hành quân với lực lượng Hải Quân Mỹ.

Sau chuyến “hành quân” chớp nhoáng đó, Tướng độc nhởn Moshe Dayan viết ngay đề nghị Mỹ nên rút quân ra khỏi Việt Nam vì không thể thắng cuộc chiến này được (rất là vô lý vì thực sự hiện diện xem xét chiến trường VN chỉ có 1 ngày, mà dám đưa ngay đề nghị khủng khiếp như vậy!). Dĩ nhiên lời đề nghị chủ bại này càng được thổi phồng bởi phong trào phản chiến và làm mất uy tín Tổng Thống Johnson. Tiếc thay sau này vẫn còn có những ký giả và bình luận gia Việt Nam ca ngợi những phân tích và đề nghị của ông tướng một mắt này, mà không hiểu đó chính là một trong những thủ phạm đã góp phần “khai tử” miền Nam!

Phong trào phản chiến càng lên cao và đã khiến Tổng Thống Johnson vào tháng 3 năm 1968 phải quyết định không ra tái ứng cử. Sự xáo trộn tranh chấp kịch liệt trong đảng Dân Chủ đã tạo cơ hội hiếm có để cho ứng cử viên của đảng Cộng Hòa nắm chắc sự thắng cử. Vì vậy thế lực Do Thái đã gài được Kissinger từ năm 1957 làm cố vấn cho Nelson A. Rockefeller (Thống đốc New York) đang vận động ra tranh cử làm ứng cử viên Tổng Thống của đảng Cộng Hòa. Nhưng không ngờ Nixon thành công hơn và cuối cùng thắng cử làm Tổng Thống. Thấy vậy, Kissinger bèn trở cờ đầu quân theo Nixon và được trọng dụng làm Cố vấn An ninh.

Thế lực Do Thái còn đưa được thêm nhân sự gốc Do Thái vào trong guồng máy cầm quyền Mỹ. Đáng kể nhứt là Bộ trưởng Quốc phòng James Schlesinger, Cố vấn đặc trách Nội vụ John Ehrlichmann (1925 – 1999)… Với những chức vụ then chốt này, họ đã thành công bày mưu cho Nixon bỏ rơi miền Nam. Bắt đầu với chương trình Việt Nam Hóa Chiến Tranh sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 để từng bước giảm con số lính Mỹ tử vong và bớt dần sự hiện diện của Hoa Kỳ tại miền Nam. Đến năm 1971, Kissinger bí mật qua Trung Cộng tìm cách tái bang giao với chính quyền Bắc Kinh và đưa đến thỏa hiệp Thượng Hải 1972 giữa Mao Trạch Đông và Nixon. Trên bề mặt, thỏa hiệp này chỉ công nhận một nước Trung Hoa cho thấy Hoa Kỳ bỏ rơi Đài Loan trên chính trường thế giới, nhưng bên trong thực tế Kissinger nhằm sửa soạn sự rút lui an toàn cho quân đội Mỹ ra khỏi miền Nam với sự bảo đảm của Trung Cộng.

Quả nhiên, chỉ sau đó chưa đầy một năm, Kissinger đã dùng đủ mọi mánh khóe, kể cả đe dọa tánh mạng các cấp lãnh đạo miền Nam, thành công trong việc ép buộc ký kết Hiệp Định Paris vào ngày 27.1.1973 để quân đội Hoa Kỳ được an toàn rời khỏi miền Nam. Phía dư luận báo chí quốc tế đã sớm thấy rõ âm mưu của Kissinger và đã ví bản hiệp định này giống như tờ khai tử cho miền Nam Việt Nam. Chính ngay Kissinger cũng đã tiết lộ bề trái của bản hiệp định cho Cố vấn đặc trách Nội vụ John Ehrlichman của T.T Nixon như sau:

“Tôi nghĩ rằng nếu họ (chánh phủ miền Nam) may mắn thì được 1 năm rưỡi mới mất”. Tương tự, Kissinger đã trấn an T.T Nixon là: “ Huê Kỳ phải tìm ra một công thức nào đó để làm cho yên bề mọi chuyện trong một hay hai năm sau, sau đó thì… chẳng ai cần đếch gì nữa. Vì lúc ấy, Việt nam sẽ chỉ còn là bãi hoang vắng”.

Bởi vậy biến cố 30.4.1975 xảy ra là điều tất nhiên đúng như tính toán dự trù của Kissinger và thế lực Do Thái.

Chỉ sau Hiệp Định Paris khoảng 9 tháng, cuộc chiến Jom Kippur vào ngày 6.10.1973 giữa Do Thái và các quốc gia Ả Rập láng giềng xảy ra. Lần đầu tiên trong lịch sử tái lập quốc, Do Thái bị thua trận và mất một số lớn phần đất chiếm đóng trước đây. Đáng lẽ Do Thái còn có thể bị thua nặng nề hơn nữa, nhưng giờ chót nhờ có Kissinger thuyết phục được Nixon nỗ lực can thiệp giúp Do Thái nên tình thế không còn bi đát nhiều. Tuy nhiên, sau đó Tướng độc nhỡn Moshe Dayan phải từ chức Bộ trưởng Quốc phòng vì chịu trách nhiệm bị thua trận.

4) Kết luận

Biến cố thua trận lần đầu tiên Jom Kippur năm 1973 cho thấy thế lực Do Thái nhìn rất xa và rất có lý với nỗi lo sợ Hoa Kỳ vì bị sa lầy ở chiến trường Việt Nam nên không còn có thể chuyên tâm giúp cho Do Thái thắng trận như trước đây. Cho nên không gì ngạc nhiên khi thế lực Do Thái phải vận dụng toàn diện từ trong lẫn ngoài để thúc đẩy và buộc giới lãnh đạo Hoa Kỳ phải bỏ rơi miền Nam. Bởi vậy mới xảy ra biến cố 30.4.1975. Từ thời điểm đó đến nay Do Thái ung dung tồn tại được, vì không những “độc quyền” hưởng trọn vẹn sự yểm trợ hữu hiệu của Hoa Kỳ, mà còn khôn khéo tạo được mâu thuẩn chia rẻ để xô đẩy siêu cường số 1 này phải ra tay đối phó với kẻ thù Hồi Giáo của mình.

Bí ẩn về lý do và động lực thúc đẩy Hoa Kỳ phải rút quân bỏ rơi miền Nam được che dấu tinh vi không đưa ra dư luận nổi, bởi vì phần lớn hệ thống truyền thống báo chí quan trọng nằm trong tay thế lực Do Thái hoặc bị họ ảnh hưởng kiểm soát không cho phép làm hoặc sợ bị mang tiếng bài Do Thái (Anti-Semitism). Cho nên đến nay dư luận vẫn còn bị lường gạt. Điển hình, về phía dư luận ngoại quốc vẫn còn có những học giả (thí dụ: Tiến sĩ Stephen Randolph trong Hội Thảo “Việt Nam, 35 Năm Nhìn Lại” (“Vietnam – a 35 Year Retrospective Conference”) tại Washington D.C. vào ngày 9.4.2010) lầm lẫn hoặc cố tình cho rằng Hoa Kỳ vào năm 1972 muốn tái lập bang giao với Trung Cộng nên phải rút quân ra khỏi miền Nam (chịu thua!) vì đang câu con cá to hơn (“has bigger fish to fry”). Thực tế Hoa Kỳ đã có kế hoạch bỏ rơi miền Nam từ khi Kssinger bước vào Tòa Bạch Ốc năm 1969 với gia tăng Việt Nam Hóa Chiến Tranh. Về phía miền Bắc, họ không ngờ có được sự giúp đỡ hữu hiệu của thế lực Do Thái tạo ra phong trào phản chiến đưa tới tình trạng “Đồng Minh tháo chạy” (từ ngữ theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng!) bỏ rơi miền Nam. Thực tế, nếu không có sự phản bội của thế lực Do Thái qua sự nắm quyền của ê kíp Kissinger thì chưa chắc gì miền Bắc sớm thắng trận. Như vậy miền Nam chỉ cần cầm cự được vài năm cho đến khi Tổng Thống Reagan nắm quyền và với tài lãnh đạo xuất sắc cương quyết nổi tiếng của ông này chắc chắn miền Nam sẽ được yểm trợ đầy đủ ( đã xảy ra như vậy tại Nam Mỹ và A Phú Hã!) để không thể dể dàng sụp đỗ như đã xảy ra trong ngày 30.4.1975.

Đa số người Việt chúng ta đều có tâm tình thiện cảm với dân tộc Do Thái (một phần ảnh hưởng qua tác phẩm lừng danh “Về miền đất hứa /Exodus” của tác giả Leon Uris) vì ngưỡng mộ tinh thần đoàn kết và chiến đấu dũng cảm của họ sau 2000 năm lưu vong đã thành công trở về tái dựng lại quốc gia Do Thái nhỏ bé bất chấp trước mọi đe dọa của Khối Ả Rập khổng lồ. Cũng trong cảm tình nồng nàn đó, Học giả Nguyễn Hiến Lê vào năm 1968 mang sức ra viết tác phẩm “Bài học Israel (Do Thái)”.

Nhưng thực tế chính trị cho thấy thủ đoạn & tham vọng xâm chiếm đất đai láng giềng của Do Thái sau khi tái lập quốc, nên chính ông đã không ngần ngại lên tiếng chỉ trích nặng nề. Đó cũng là tâm trạng của chúng tôi khi biết qua Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và Linh mục Cao Văn Luận khám phá ra mưu sâu độc của thế lực Do Thái khiến xảy ra biến cố 30.4.1975 cho quê hương Việt Nam mà nay đang dẩn tới đại họa mất nước vào tay Trung Cộng.

Chúng ta hy vọng rằng Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và Linh mục Cao Văn Luận đã đi bước tiên phong tiết lộ những bí ẩn về biến cố 30.4.1975 và trong tương lai sẽ được giới truyền thông báo chí chú tâm nghiên cứu khai triển tích cực để dư luận Việt Nam và thế giới mai sau không còn bị lường gạt nữa.

Mong thay!

 

CSVN Bên Bờ Vực Thẳm

  Vi Anh

Người dân Việt gọi quốc nạn 30 tháng Tư năm 1975, ngày CS Bắc Việt cưỡng chiếm được Miền Nam, gồm thâu được cả nước – là Tháng Tư Đen, hay Ngày Quốc Hận. Đến Quốc Hận thứ 42, CSVN như đang mò mẫm trên bờ vực thẩm. Vực thẳm do người dân Việt Quốc gia trong và ngoài nước đấu tranh cho tự do, dân chủ nhân quyền VN tạo ra. Cuộc đấu tranh này tạo thành quyền lực mềm. Quyền lực mềm này một mặt biến thành quốc tế vận đối với nhân dân và chánh quyền, nhứt là Quốc Hội của các đại siêu cường thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Canada, v.v.. Mặt khác tạo thành một phong trào chuyển biến tư tưởng của một số đảng viên cán bộ cầm quyền. Đảng CSVN rất lo sợ gọi là “chuyển biến hoà bình”. Vực thẳm do ngoại quốc  tạo ra cho CSVN như Mỹ hiện thời là đối tác nhưng vốn là cựu thù của CSVN và đồng chí TC như ma đưa lối quỉ dẫn đường CSVN đi vào suy tàn, sụp đổ.

Một, trong nước CS suy tàn. Phong trào dân chúng đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN của người dân trong nước đã thành một thế lực, một qui trình không thể đảo ngược được nữa. Vũ khí chống CS là tự do, dân chủ, nhân quyền đã giúp phát triển thế lực dân chúng từ điểm thành diện, từ phẩm thành lượng. Làm dân chúng VN không còn sợ CS nữa. Làm CS không còn có thể tuyên truyền dối gạt nữa.

Biểu tình ở Hà nội, Saigon, hay ở các tỉnh Miền Trung, có lúc lên cả chục ngàn. Chận quốc lộ. Phong toả cơ quan Đảng Nhà Nước, cơ sở kinh doanh của ngoại quốc. Nơi này, người này, cuối tuần này bị công an trấn áp thì chỗ kia, người nọ, hôm khác xông lên tiếp tục. Chỉ cần 5 hay 10 phút sau, các trang mạng xã hội của thời đại tin học loan tải thông tin, nghị luận khắp thế giới.

Còn Đảng CSVN thì bị phân hoá, chia rẽ trầm trọng. Đám theo Tàu Cộng, đám hướng theo Mỹ, kỳ thị Bắc Nam, đấu đá nhau tranh chức, tranh ăn, trên bảo dưới không nghe, trung ương ra lịnh địa phương biến lịnh thành lạc, trên ăn thì dưới cũng ăn, ngu gì nhịn.

Nhà Nước thì mắc nợ công vay ngoại quốc như chúa chổm. Địa phương cũng vay ngoại quốc. Ngân sách khiếm hụt triền miên. Cộng lại số nợ chồng chất cả đời dân VN trả không nổi. Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế, các nước như Nhựt, Nam Hàn không cho vay phát triển, lãi suất ưu đãi nữa.

Hai, bên ngoài ngoại quốc siết vòng vây. Giao thương với TC càng ngày càng lỗ lã. Nhập siêu của TC mỗi năm có tăng chớ không giảm, tiêu biểu năm 2015 là 32 tỷ Mỹ kim. TC tuồn hàng gian, giả, độc qua VN bán như cho, giết kỹ nghệ, nông nghiệp, và con người VN.  Mỹ thời TT Trump cho CSVN ra rìa, sau khi rút Mỹ khỏi TPP là phao cứu sinh cho CSVN theo kỳ vọng của Đảng Nhà Nước CS.

TC chặt đứt dây CSVN đi đu giữa Mỹ và TC sau khi Chủ Tịch TC triệu Tổng Bí Thư Đảng CSVN là Nguyễn phú Trọng sang Tàu bảo phải tái định hướng ngoại giao, dứt khoát “thoát Mỹ”.

TT Trump còn chơi CSVN một đòn độc vịt xiêm lai nữa, hại hơn Chủ Tịch Bình nữa. Tin Reuters cho biết hôm 01/04/2017, nhân dịp được tái bổ nhiệm, Đại sứ Mỹ Ted Osius ở Hà nội trong cuộc gặp gỡ Chủ tịch Nước CSVN Trần Đại Quang có thông báo TT Trump đang xem xét việc đến Đà Nẵng tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 25 tổ chức tại Việt Nam trong năm nay. Thư này là con dao hai lưỡi, trò chơi hai mang, dùng tay CS hại CS. Thư này sẽ gây nghi ngờ, bất mãn của TC đối với CSVN, CSVN đã phản bội lời hứa Thoát Mỹ. Thư này cũng gây thêm hiềm khích giữa Tổng bí Thư Đảng CSVN với Chủ Tịch Nước Trần đại Quang.

Tân chánh quyền Mỹ, TT Trump còn ký ban hành đạo luật S.305 qui định ngày 29/3 là Ngày Cựu chiến binh Việt Nam, vinh danh những Cựu Chiến Binh Mỹ từng tham gia chiến đấu ở Việt Nam Cộng hoà. Một hình thức làm sống lại tinh thần chống CS của Mỹ thời Chiến tranh Lạnh ở VN, tiền đồn chống Cộng ở Đông Nam Á.

Tân Đệ nhứt Phu nhân Mỹ, Bà Melania còn đứng chủ toạ Vinh Danh “Mẹ Nấm”, một phu nữ VN đấu tranh kiên cường và bất khuất chống CS độc tài đảng trị toàn diện.

Còn tại hai thành phố trái tim của Little Saigon ở Nam Cali, người Việt hải ngoại thân thương gọi là “thủ đô tinh thần” VN Hải ngoại, Thị Trưởng và Hội đồng hai thành phố Westminster, và Garden Grove biểu quyết cấm treo cờ máu CS.

Và ở Bắc Cali, Hội đồng TP San Jose cũng nghị quyết tái xác nhận quốc kỳ VN Cộng Hoà nền vàng ba sọc đỏ, và cấm treo cờ máu CS trong thành phố.

Mấy năm qua CSVN tốn hàng tỷ Mỹ Kim để thi hành Nghị quyết 36 kỳ vọng nhuộm đỏ các cộng đồng người Việt ở hải ngoại trên thế giới, nay đã có hơn 4 triệu rưỡi người. Nhưng CSVN hoàn toàn thất bại. Quốc kỳ VN Cộng Hoà nền vàng ba sọc đỏ đã được chánh quyền 5 tiểu bang và hơn 100 thành phố Mỹ công nhận là di sản, là biểu tượng của người Mỹ gốc Việt.

Năm 2017 là 42 năm cuộc di tản của người Việt chống CS. Đó là một hành trình đầy gian nguy nhưng cũng đầy vinh quang, làm vẻ vang dân Việt. Một dân tộc VN yêu tự do, dân chủ, xây dựng nhân quyền đã rõ rệt trưởng thành trong lòng văn minh Tây Phương, trải dài từ Tây Âu, sang Bắc Mỹ, xuống Úc Châu. Một VN Hải Ngoại (Việt Nam d’Outre Mer) đã thành hình, như một nước Pháp Hải Ngoại (France d’ Outre- Mer) trong thời  Đức Quốc Xã tạm chiếm nước Pháp, đã đấu tranh đem lại tự do, dân chủ cho nước nhà.

Về chánh trị, thế quốc tế của VN Hải Ngoại mạnh hơn của chế độ CS Hà nội vì CS Hà Nội chiếm được lãnh thổ, cướp được chánh quyền, mà không lãnh đạo được nhân dân, thống nhứt được non sông mà không thống nhứt được dân tộc nhứt là về chánh trị. Thêm vào đó việc CSVN để cho TC xâm lấn biên giới, biển đảo làm cho người dân Việt coi TC là ngoại xâm và CSVN là nội thù thông đồng với TC.

CSVN đang mò mẫm bên bờ vực thẳm. Nên cán bộ đảng viên CSVN hơn ai hết biết tình thế thậm chí nguy này. Nên lớn ăn theo lớn, nhỏ ăn theo nhỏ, vơ vét cuối đời. Tài sản tẩu tán ra ngoại quốc. Con cháu CS tìm đủ mọi cách nhập cư lậu ra nước ngoài. Nhưng đừng mong hưởng được ở ngoại quốc. Người Việt hải ngoại như thiên la địa võng đã bắt đầu vận dụng luật pháp các quốc gia định cư để trừng phạt CS và tịch biên tài sản họ để trả lại cho chánh quyền mới do dân làm chủ thời hậu CS./.(VA)

Vui cười

Nhà nữ triết học khẳng định: “Chồng là một dạng vật chất, nó không bao giờ bị mất đi, chỉ chuyển từ ‘người’ này sang ‘người’ khác”.

Nhà nữ vật lý học thì nói: “Chồng chịu ảnh hưởng rất lớn của lực ‘vạn vật hấp dẫn’, khi xa thì hút khi gần thì đẩy”.

Cô nhân viên y tế thì cảnh báo: “Chồng là một loại vi khuẩn hay ‘lờn thuốc’, rất khó trị”.

Cô nhân viên ngân hàng thì than vãn: “Chồng là chuyên gia vay nóng, nhưng khả năng chi trả thì không có”.

Chị nông dân thì thú nhận: “Chồng là ‘lúa giống’, nếu ta không tranh thủ ‘sạ’ hết ở ruộng mình, có nguy cơ bị chị hàng xóm mượn giống”

 

Anh chồng về nhà nói với vợ:

– Con người bây giờ đúng thật là không thể hiểu nổi em ạ.

Chị vợ tò mò: – Có chuyện gì thế anh?

– À, chẳng là lúc nãy trên đường đi làm về, anh thấy một bà cụ đi phía trước đánh rơi đồ. Anh gọi mãi mà cụ ấy không thèm quay lại nhận em à, đúng là khó hiểu.

– Chắc bà ấy không nghe thấy thôi!

Anh chồng nói chắc nịch:

– Không đâu, bà ấy đi ngay trước anh mà. Với lại lúc anh gọi, rất nhiều người quay lại nhìn luôn.

Chị vợ nhún vai:

– Kỳ lạ thật đấy, thế bà ta đánh rơi gì vậy anh?

– Một cái máy trợ thính trông có vẻ xịn lắm em à!

 

Tả con chó.

Chi Oa Oa là con chó mà em nuôi, người nó như quả bí, đầu nó như quả bóng gôn, mắt nó như hai hòn bi ve. Mỗi lần em đi học về là nó lại nhảy tót lên người em. Em rất hạnh phúc vì có chú chó, em sẽ yêu quý chú chó suốt đời. Em chúc chú chó mau khỏi bệnh ghẻ.

Tả cô giáo.

Cô giáo em có làn da trắng mịn như da em bé. Cổ của cô dài 3 mét giống như con gà nhà em. Trán cô có nhiều nếp nhăn bởi vì cô thức khuya để soạn giáo án cho chúng em học. Đôi bàn tay sần sùi nhưng hơi lòng thòng vì cô viết bảng nhiều quá. Cô thường nói với chúng em là: “tụi em là lũ ngu lâu dốt bền khó đào tạo”. Em rất yêu cô giáo em.

 

Thơ Trần Văn Lương

Dạo:

Xưng danh tỵ nạn với đời,

Mà ngày Quốc Hận sao người muốn quên?

Cóc cuối tuần:

Đừng Hỏi Tao Muốn Gì

(Thay lời một người công dân VNCH còn bị kẹt lại trong địa ngục trần gian)

 

Hỡi thằng bạn xưa cùng tao chung lối,

Sớm vượt biên, giờ trôi nổi phương nao,

Cám ơn mày vẫn còn nhớ đến tao,

Và gửi tới cho nhau lời thăm hỏi.

 

Trong thư mày có nói,

Mày biết tao nghèo đói bấy lâu nay,

Nên muốn gì thì cứ bảo mày hay,

Chuyến về tới, mày “ra tay tế độ”.

 

Nhưng tao đã quen sống đời gian khổ,

Như những người cùng cảnh ngộ quanh tao.

Đừng hỏi tao chuyện mong muốn ước ao,

Tao lết được bữa nào hay bữa nấy.

 

Tuy nhiên nếu mày chí tình muốn vậy,

Tao đành xin tạm quấy quá đôi lời,

Dẫu biết rằng chỉ nói để mà chơi,

Còn triển vọng, có chăng Trời mới biết.

 

Điều tao muốn cũng là điều dân Việt

Bấy lâu nay vẫn tha thiết mong cầu,

Kể từ khi tai ách giáng lên đầu,

Cả đất nước chìm sâu trong khổ hạn

x      x

Tao muốn thấy lũ cầm quyền khốn nạn

Cùng tập đoàn Cộng sản chóng tiêu tan.

Chỉ thế này thì dân tộc Việt Nam

Mới cứu được giang san từ tay Chệt.

 

Tao không muốn người mang dòng máu Việt,

Khi đi xa bị khinh miệt coi thường,

Cũng chỉ vì thói trộm cắp bất lương,

Sau mấy chục năm trường quen gian dối.

 

Tao không muốn phải đau lòng mà nói,

Dân mình không còn biết tới lương tri,

Sống tham lam, xảo trá với bất nghì,

Nhác thấy lợi, hè thi nhau giành giật.

 

Tao không muốn thấy người dân chân chất,

Bị bạo quyền cướp mất chỗ dung thân,

Từ quê xa lê lết đến mòn chân,

Lầm hy vọng nhờ ác nhân phân xử.

 

Tao không muốn thấy hàng ngàn thiếu nữ,

Tuổi thanh xuân vừa nở nụ đơm hoa,

Phải bán thân làm nô lệ phương xa,

Để cứu vớt cả nhà đang đói rách.

Tao không muốn trẻ thơ còn cắp sách,

Phải ranh ma luồn lách tựa yêu tinh,

Xoay từng trăm từng chục giúp gia đình,

Mũi chưa sạch đà linh đinh khó nhọc.

 

Tao không muốn nơi Trung và Đại học,

Chỉ thấy toàn lừa lọc với hư danh,

Bằng cấp ma, chẳng mấy kẻ học hành,

Thầy bà cũng gian manh đồng một hạng.

 

Tao không muốn nhìn thanh niên trai tráng,

Chốn trà đình tửu quán rúc triền miên,

Chẳng biết gì đến công sức tổ tiên,

Hoặc lo lắng cho tiền đồ đất mẹ.

 

Tao không muốn thấy người già rơi lệ,

Trên vỉa hè ngồi kể lể kiếm ăn.

Xiết bao nỗi nhọc nhằn

Đang chồng chất lên tấm thân hành khất.

 

Tao không muốn dân mình mang ác tật,

Vì quanh năm nhiễm độc chất của Tàu,

Để rồi chẳng trước thì sau,

Đường thiên cổ dìu nhau đi lũ lượt.

 

Tao không muốn nhìn những người yêu nước,

Bị bắt giam, bị tước đoạt nhân quyền,

Bị đồng bào cùng thế giới bỏ quên,

Trong ngục tối ngày đêm ôm uất hận.

 

Tao mong ước thấy toàn dân nổi giận,

Trẻ dẫn đầu, già chầm chậm theo chân,

Cờ Vàng bay khắp các nẻo xa gần,

Quét sạch hết bầy sát nhân vô loại.

x      x

Mày chắc nghĩ ước mơ tao rồ dại,

E rằng Trời nghe cũng phải bó tay,

Nên tao xin mày chỉ một điều này,

Dù biết nó sẽ làm mày khóc dở.

 

Ngày Quốc Hận, tao muốn mày phải nhớ,

Đừng bày trò, viện cớ để ăn chơi,

Ngày đau buồn của dân Việt nơi nơi,

Không phải dịp để vui cười, buôn bán.

 

Mày vượt biển, trốn bạo quyền Cộng sản,

Thì đừng quên gốc tỵ nạn của mày,

Đừng quay về hưởng thụ với múa may,

Khi đất nước còn trong tay giặc Đỏ.

 

Quốc Hận luôn còn đó,

Dù lòng người theo gió đổi thay.

Cali, mùa Quốc Hận 2017

Nhìn lại Thượng đỉnh  đầu tiên Trump-Tập Cận Bình từ Nhà Trắng đến Mar-o-Lago (ngày 6,7/04/2017)

Bác sĩ Mã Xái

Cả thế giới đang quay về Thượng đỉnh Trump-Tập; hội nghị đã không diễn ra không ở thủ đô Washington mà  tại khu nghỉ dưỡng Mar-0-Lago Florida của  tổng thống tỷ phú  Donald Trump với một thời lượng khá ngắn ngủi không quá 24 tiếng từ chiều ngày 6 đến trưa ngày 07/04/2017, chưa kể thời gian nghỉ đêm của chủ tịch Tập Cận Bình ở một khách sạn Eau Palm Beach Resort and Spa. Cả thế giới muốn nghe, thấy trọn vẹn minh bạch một chánh sách Trung Quốc  chính từ một vị tổng thống với ý chí và quyết tâm muốn “Làm cho Nước Mỹ Vĩ đại Trở lại”, đang mặt đối mặt với một “lãnh tụ “cốt lõi” cũng quyết tâm xây dựng “Giấc mộng Trung Hoa”,mưu tìm lại một mô hình “quan hệ kiểu mới giữa cường quốc” mà Tập đã đề xuất với Obama năm 2013 cũng tại một khu nghỉ dưỡng Sunnylands, lại được  ngoaị trưởng Rex Tillerson nhắc laị khi hội kiến với họ Tập tháng vừa qua tại Trung Nam Hải.

Ngoại trưởng Rex Tillerson đã chánh thức  gặp Tập Cận Bình tại Bắc Kinh (18/3/2017), và đã hoàn tất chương trình thượng đỉnh Trump-Tập. Ngoài những tweet gây gắt  của Trump trước đây trong thời gian vận động cho đến ngày nhậm chức, nhiều chuyên gia về Trung Quốc, các think tank quốc tế, nhiều hội thảo tiếp tục xoay quanh chủ đề quan hệ Mỹ Trung, nhưng mục tiêu, nghị trình cuả thượng đỉnh rất mơ hồ, chỉ được Nhà Trắng cho biết trong  môt cuộc họp báo hai ngày trước tức ngày (04/04/2017) và người phát ngôn chánh phủ cho biết hồ sơ ưu tiên sẽ là kinh tế thương mại song phương và vũ khí hạt nhân Bắc Triều Tiên, tất nhiên sẽ còn bao trùm các vấn đề toàn cầu và khu vực.

Hai dàn tham mưu ưu tú của hai lãnh đạo thế giới mang theo hiện diện trong hai ngày họp cho thấy sẽ đáp ứng nội dung phong phú cho phiên họp (về phía Tập Cận Bình có Dương Khiết Trì, Vương Nghị, Uông Dương, Wang Huning…; tháp tùng Trump phần lớn là nội các gồm Rex Tillerson, Wilbur Ross, Steve Mnuchin, James Mattis, cố vấn An ninh Quốc Gia H.R.McMaster, Jared Kushner…).

Nhưng một hoạt cảnh bất ngờ với tên lửa Tomahawk  tấn công Syria ngày đầu phiên họp (06/04/17) đã làm niềm tin lạc quan của chuyến đi của Tập có phần hụt hẫng. Phái đoàn Trung Cộng chắc cũng đã chứng kiến cuộc biểu tình “chống Tàu Cộng, diệt Việt Cộng” với rừng cờ vàng ba sọc đỏ của cộng đồng người Việt quốc gia, bên ngoài Mar-o-Lago. Nhưng Trump, Tập cũng đã đón nhận thử thách ngoại giao khi Bình Nhưỡng rót thêm tên lửa đạn đạo một ngày trước thương đỉnh.

Nhìn chung, không khí hai ngày họp đã tạo được mối quan hệ tốt đã từng khá căng thẳng, hai lãnh tụ hàng đầu thế giới mỗi bên cũng đạt được kết quả đôi phần, Tập nhận chút hào quang về nước chuẩn bị bám lấy vị thế “cốt lõi” ở đại hội đảng CSTQ vào mùa thu năm 2017, và Trump nhận lời mời sẽ qua Bắc Kinh đáp lễ, có thể vào năm nay; Trump cũng đã thực hiện giấc mơ “làm cho Nước Mỹ Vĩ đại Trở lại”, ít ra Trump cũng lấy lại niềm tin cho người dân và thế giới qua hành động quyết liệt  khi ra lịnh bắn tên lửa hành trình vào Syria.

Không thấy một thông cáo chung Trump-Tập sau phiên họp hai ngày; riêng báo chí Trung Quốc lại tương đối yên lặng; tuy nhiên các bản tin từ các thông tín viên, các cơ quan truyền thông quốc tế cho thấy các phiên họp khá sinh động, lạc quan.

Trong dạ tiệc hôm Thứ Năm (06/04/17), tiếp xúc báo chí, ông Trump nói đùa “chúng tôi đã thảo luận khá lâu nhưng chẳng đạt được gì từ cuộc nói chuyện với Tập” hàm ý là chưa thấy được sự tương nhượng nào! Nhưng với báo chí, Trump lại nói “nhưng chúng tôi xây dựng được tình thân hữu tuyệt hảo. “Tôi tin tưởng các vấn đề với tiềm năng xấu sẽ biến đi”.  Cũng tại buổi dạ tiệc, Tập không có lời phát biểu cho báo chí khi được hỏi vấn đề Syria và Bắc Hàn nhưng sau buổi dạ yến, Trump có họp báo giải thich lệnh pháo kích Syria, và cho biết đã thông báo cho Tập và Moscow.

Theo báo cáo của tờ Xinhua Tập Cân Bình nhấn mạnh tầm quan trọng quan hệ Mỹ Trung, rằng có cả ngàn lý do làm cho quan hệ hai nước tốt hơn, không lý gì làm gẩy đổ.  Bản tin từ bộ ngoại giao TC mô tả cuộc thảo luận xuyên suốt, thân thiện và bền vững,

Hồ sơ thuơng mại, Bắc Triều Tiên cho phiên họp diễn ra lại không  quá khó khăn như Trump dự đoán trên Tweeter những ngày trước đó mấy hôm (“…the talks would be difficult, given America’s massive trade deficit with China”); trên Air Force One trên đường phó hội, Trump vẫn nói với báo chí khoảng $310 tỷ USD thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc, Hoa Kỳ đã không được Trung Quốc đối xử một cách công bằng. Hồ sơ thương mại kinh tế này đươc Tillerson cho biết đã được thảo luận; tin từ Bắc Kinh cho biết chủ tịch Tâp có thể có một số nhân nhượng thương  mại và đầu tư, nhằm gíup tạo công ăn việc làm ở Mỹ.  Chủ tịch Tập đề nghị tái cấu trúc khung đối thoại tầm cao mới với bốn cơ chế, nối thông hai nước Trung-Mỹ: ngoại giao và an ninh; đối thoai kinh tế toàn diện; đối thoại chấp pháp và an ninh mạng; trao đổi xã hội và nhân văn. (Trump trước đây đã đề nghị loai bỏ cơ chế Đối thoai Chiến lược và Kinh tế của Obama). Theo Xinhua, Trump và Tập hứa sẽ “tiến hành đàm phán hiệp ước đầu tư song phương (BIT), và mưu tìm sự hợp tác thực dụng trong xây dựng hạ tầng và năng luợng. (nguồn: ”Trump-Xi Summit: Much Ado About Nothing”/THE DIPLOMAT ngày 08-04-2017, By Shannon Tiezzi). Tờ People’s Daily của đảng CSTQ cho cuôc gặp đề ra đuờng hướng cho viêc phát triển hai nuớc. Trump hôm 8/4 lại tweet “thiện chí và tình bạn đươc thành hình, nhưng chỉ có thời gian mới trả lời về vấn đề thương mại”!

Trong khi truyền thông Trung Cộng khéo léo không đề cập, nhưng hồ sơ  gai góc Bắc Triều Tiên lại nằm cao trên bàn hội nghị đối với phái đoàn Trump. Trước đây Trump đã hăm he “ Nếu Trung Quốc không giải quyết vụ Bắc Hàn, chúng ta sẽ làm”; chánh phủ Trump cũng đã nghĩ tới việc trừng phạt các ngân hàng và công ty Trung quốc đã giúp Bình Nhưỡng tiếp cận các định chế tài chánh quốc tế. Về chương trình hạt nhân và hoả tiển Bắc Hàn, một giới thân cận của Tập  khuyến khích xử lý “phù hợp “các điểm nóng” khu vực và kêu gọi Mỹ-Trung  tăng cường hợp tác trong lãnh vực không phổ biến hạt nhân. Còn Tillerson bên lề hội nghị hôm 7/04/2017 tuyên bố là Hoa Kỳ  sẵn sàng “hành động một mình” nếu TQ không thể phối hợp với chúng tôi, để chống lại tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng, đang vi phạm luật pháp quốc tế. Tuy nhiên Tập và cả Trump không tiết lộ phương cách thực hiện làm Bình Nhưỡng chấm dứt hay giảm thiểu chương trình tên lửa và hạt nhân. Nhưng tin nóng ngày 8/04/2017cho biêt nhóm tàu tấn công Carl Vinson thuộc Hạm đội 3 tiến về hướng Bắc  Triều Tiên thay vì kế hoạch đi tới Australia.

Chắc Tập cũng chỉ “ù ơ ví  dầu”  tìm cách dùng ảnh hưởng của mình để áp lực Kim Jong-un để làm vui lòng nguời Mỹ; Băc Triều Tiên là đồng minh địa chiến lược cùng ý thức hê với Bắc Kinh, ai cũng thấy Tập không thể để yên cho Seoul nuốt sống Bình Nhưỡng, để rồi Hoa Kỳ và đồng minh bao vây mình. Mỹ lại dơ cao đánh khẽ?!

Trump mở lại hồ sơ Syria, định can dự vào Trung Đông?

Nhưng dù sao chùm tên lửa Tomahawk bay vào sân bay quân sự Shayrat  (Syria) làm mọi người suy nghĩ, ngoài lý do vì lòng trắc ẩn, nhơn đạo khi Assad dùng võ khí hoá học giết thùơng dân trẻ con vô tội, nó có tác động dằn mặt Bình Nhưỡng và gián tiếp Bắc Kinh; Trump đã thông báo trận pháo kích cho Tập trươc buổi dạ tiệc; Trump cũng báo cho Moscowa hay truớc về vụ tấn công để cố vấn Nga tại  sân bay Shayrat kịp  thời sơ tán. Nhưng đánh Syria là chạm đến người bao che nó là Nga là nước mà Trump bị nghi ngờ là có thông đồng mờ ám trong cuôc bầu cử tổng thống vừa qua ; vấn đề tấn công vào Syria lại gặp sự chống đối cho là vi hiến của một vài nghị sĩ Hoa Kỳ; Nga, Iran hai nước chống đối quyết liệt cho rằng Mỹ tấn công Syria  một quốc gia độc lập có chủ quyền là vi phạm luật pháp quốc tế và cả hai tuyên bố sẽ tiếp tục mạnh mẽ ủng hộ Assad. Hoa Kỳ gần đây (Tháng Hai) đệ trình nghị quyết trừng phạt chánh phủ Syria về việc dùng vũ khí hoá học trong  năm 2014 và 2015 nhưng bị Nga và TC phủ quyết; nhắc lại, năm 2013 Syria cũng đã dùng hoá chất giết người ở Ghouta (Syria), nhưng Obama không dươc phép Quốc hội Mỹ cho phép tấn công dù Syria lúc bấy giờ đã  vượt qua “lằn ranh đỏ”. Hành động của Trump cũng gây ngạc nhiên cho nhiều người, ông chủ trương “biệt lập”, chỉ làm tổng thống Hoa Kỳ và từ chối vai trò “ cảnh sát quốc tế” nay lại can dự vào việc Trung Đông! Bà Đại sứ Hoa kỳ tại LHQ, bà Nikki Haley mới đây, 7/4/2017, nói Assad phải rời vị trí lãnh đạo thì mới có hoà bình cho Syria. Có lẽ Trump lại có chánh sách mới cho Trung Đông?

Lại chuyện buồn cho vận mạng Biển Đông?

Quả thật 59 tên lửa Tomahawk đã phủ mờ thượng đỉnh Trump-Tập, khiến Tillerson báo cho biết  chủ đề tranh chấp lãnh hải bao gồm Biển Đông đã không được đem ra thảo luận.

Không đem ra thảo luận hay chánh quyền Trump đã âm thầm nhượng bộ Tập Cận Bình  trên đường về Bắc Kinh với niềm tin là Trump đã chấp nhận sự xâm chiếm và bành trướng của Trung Cộng ở Biển Đông dù ông Tập không cần nhắc lại câu “mô hình quan hệ cường quốc theo kiểu mới“ mà Tập đã đề xuât với Obama tại Sunnylands năm 2013, rồi lại được ngoại trưởng Rex Tillerson nhắc lại tai buổi gặp gỡ Tập Cận Bình ở Bắc Kinh tháng Ba vừa qua “TQ và Mỹ  không xung đột, không đối kháng, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng thắng“ Ước mong việc nhuợng bộ chỉ là hoang tưởng, suy đoán; không lẽ một dealmaker thượng thặng của siêu cường Mỹ lại chấp nhận thua thiệt quyền lợi quốc gia ở Biển Đông cho Trung Cộng qua những trao đổi dưới gầm bàn? Thực tế Biển Đông thì ai cũng thấy,Tổng thống Trump hãy nhìn rừng cờ vàng ba sọc đỏ với đoàn người biểu tình bên ngoài Thượng đỉnh Mar-0-Lago; đó là những người Việt Nam và đồng bào quốc nội là chủ thực sự của Biển Đông, nguời chủ thực sự cuả Hoàng Sa và Trường Sa đang bị bọn Đại Hán tiếm đoạt;  đoàn người Việt Nam đó là nạn nhân của CSVN; Miền Nam Việt Nam bị họ cướp đoạt tạo nên Ngày Quôc Hận  30-04-1975.

Thay lời kết:

Cho đến hôm nay 8/04/2017, tức sau ngày hội đàm, hai bên Mỹ và Trung Cộng đều chưa đưa ra bất cứ thông tin tron vẹn chánh thức nào của Thượng đỉnh, chỉ lẻ tẻ từ các cơ quan truyền thông. Báo chí TQ thì cho cuộc họp tạo lại bầu không khí lạc quan “hai bên cùng thắng”, mọi bất  đồng đã được hoá giải qua sự hiểu biết lẫn nhau, hai bên Mỹ Trung đều “cùng thắng”. Còn Trump đã đươc gì trong thương thảo kinh tế thuơng mại để dổi lấy “im lặng là vàng” trong hồ sơ Biển Đông ? Điểm son là Trump đã biết giơ cao cơ bắp tấn công Syria, đồng thời dằn mặt Kim Jong-un và giánn tiếp Bắc Kinh. Nếu thực sự Trump lại nhượng bộ trong hồ sơ Biển Đông thì hệ luỵ tai hai cho chính Hoa Kỳ, cho Á châu -Thái Bình Dương, cho ASEAN.  Phó TT Mike Pence chuẩn bị công du 10 ngày Châu Á từ giữa tháng Tư (Nhựt, Indonesia, Australia, Hawai) nhằm  làm cho nước Mỹ Vĩ Đại Trở lại.

Những cuộc biểu tình của cộng đồng nguời Việt Quốc gia tại Mar-o-Lago trong những ngày qua nói lên khí thế đấu tranh bền bĩ chống TC xâm lăng, giải thể CSVN, đồng hành cùng phong trào đấu tranh cuả đồng bào quốc nội. Công cuộc đấu tranh lật đổ bạo quyền cộng sản, ý chí quyêt tâm của quốc nội là chánh, với sự yểm trợ của hải ngoại, và sự hổ trợ quí báu của thế giới tự do, nhưng chỉ có chúng ta  đứng lên   làm cách mạng, không phải chờ ngoại bang bật đèn xanh; bài học 30-04-75 luôn khắc ghi trong lòng trong việc xây dựng một việt Nam tự do dân chủ pháp tri, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Chánh nghĩa tất thắng.

Florida 08-04-2017

 

Cái giá của ngày 30/4

Nguyễn Văn Châu

Trong thời gian này hằng trăm bài xã luận sẽ đề cập đến mốc lịch sử ngày ba mươi tháng tư năm 1975, hoặc như ngày thống nhất đất nước, ngày chiến thắng vinh quang nhất lịch sử theo luận điệu Ðảng Cộng Sản Việt Nam và những người xu nịnh ĐCSVN, hoặc như ngày quốc hận theo quan điểm của người Việt chống cộng hay không thân cộng trong nước cũng như ngoài nước.

Có lẽ đây là một cơ hội tốt để cả hai bên cùng nhau ôn lại vài bài học mà nhân dân Việt Nam đã phải trả mua bằng giá rất đắt.

Ðộc Lập, Thống Nhất và Chiến Tranh

Sau Thế Chiến Thứ Hai, các nước thực dân trên thế giới đứng trước hoàn cảnh mới và khí thế mới của các phong trào nhân dân đòi lại độc lập trên toàn cầu đành phải đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác và cuối cùng phải cúi đầu công nhận nền độc lập của các quốc gia mà họ thống trị trước đó.

Chế độ thực dân suy sụp và chủ nghĩa đế quốc đã đến thời kỳ cáo chung. Chúng ta cứ nhìn vào Nam Dương và Việt Nam, hai nước cùng tuyên bố độc lập vào mùa thu 1945. Hòa Lan công nhận quyền độc lập Nam Dương vào năm 1949. Pháp chỉ công nhận chủ quyền Bắc Việt Nam năm 1954, sau khi chiến tranh Pháp Việt đẩm máu gây trên 300,000 binh sĩ và trên một triệu thường dân Việt Nam bị tử thương,

Trong lúc đó, chế độ thực dân Anh chấm dứt ở Ấn độ vào năm 1947, đưa đến độc lập cho Ấn Độ và Hồi Quốc. Việc này cũng xảy ra ở Miến điện và Tích Lan vào năm 1948. Phi luật Tân lấy lại từ Hoa Kỳ quyền độc lập vào năm 1946.

Phần lớn các nước nhược tiểu ở châu Á, châu Phi không cần đổ máu nhân dân, chiến đấu trường kỳ, bần cùng hóa dân tộc, phá hủy bao nhiêu công trình văn hóa của đất nước mà vẫn đạt được mục đích giải phóng quốc gia và lấy lại quyền độc lập cho xứ sở nhanh chóng hơn ta. Phải chăng vì các nước đó đã có những nhà lãnh đạo sáng suốt có cái nhìn chiến lược, thấu hiểu sự suy tàn của chủ nghĩa thực dân, nên đã ứng dụng phương thức đàm phán, đấu tranh không võ trang, không bạo động để tiết kiệm xương máu nhân dân.

Phải chăng nhân dân ta đã không tiết kiệm được xương máu, đã phải chứng kiến bao nhiêu tàn phá, cùng khổ vì các nhà lãnh đạo Cộng sản thời đó không có cái nhìn chiến lược? Hay tệ hơn nữa họ đã có những mục tiêu khác thay vì mục tiêu dành quyền độc lập và thống nhất cho xứ sở trái lại theo đuổi mục tiêu tận diệt các đảng phái cách mạng khác và tất cả những người Việt Nam không cùng chính kiến với họ?

Ai Chia Cắt Việt Nam?

Cuối cùng, sau chín năm máu lửa, hòa hội Genève quyết định số phận Việt Nam. Pháp và Trung Cộng đã đi đêm với nhau và đưa ra giải pháp chia cắt Việt Nam thành hai mảnh. Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đành phải nghe theo nước đàn anh phương bắc, chính quyền Ngô Đình Diệm nhất quyết không nghe lời Pháp và Trung Cộng, và cuối cùng không ký vào bản hiệp định đó.

Sông Bến Hải và Vĩ Tuyến 17 đã phân chia Nam, Bắc. Người miền Nam gọi ngày đất nước bị qua phân (20 tháng 7) là ngày Quốc Hận từ năm 1954 đến năm 1975.

Vì đất nước bị qua phân, nên chỉ năm năm sau Bộ Chính Trị Bắc Việt lại đưa nhân dân ta vào chiến tranh một lần nữa, và lần này chiến cuộc kéo dài mười lăm năm, với ba triệu người Việt bị tử vong.

Từ 1960 đến 1975

Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) chỉ có danh mà không có thực. Không mấy ai ở Việt Nam tin rằng MTGPMN là một tổ chức độc lập. Ai cũng thừa biết MTGPMN được Bắc Việt thành lập, chỉ huy và điều động. Chỉ có báo chí ngoại quốc mới nhắm mắt dùng tổ chức ngụy trang này để mô tả chiến cuộc từ năm 1960 đến năm 1969, và những năm 1970 đến 1973 là một phong trào võ trang của nhân dân Miền Nam nổi lên chống chính quyền Miền Nam.

Bằng chứng MTGPMN hoàn toàn ở trong bàn tay của chính quyền Hà Nội là: 1. sự thành lập Văn Phòng Trung Ương Cục Miền Nam vào năm 1960, đặt trực tiếp dưới quyền chỉ huy của Ban Chính Trị, Ðảng Cộng Sản Việt Nam; 2. lực lượng võ trang của MTGPMN là Quân Ðội Giải Phóng Miền Nam đã bị ném vào hơn mười đô thị trong một cuộc tổng tấn công thiếu chuẩn bị vào dịp Tết Mậu Thân (1968) để đến nỗi trên hai trăm ngàn binh sĩ bị tử vong; 3. chỉ một năm sau ngày 30 tháng tư 1975 thì tất cả tổ chức ở Miền Nam kể cả Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời đều bị xóa bỏ.

Chính quyền miền Bắc đã đưa gần một triệu dân Việt Nam vào các trại tù cải tạo, đày đọa gia đình họ, làm cho hàng triệu gia đình người miền nam điêu đứng bao nhiêu năm qua.

Nói Chiến Tranh ở Việt Nam, nói đến sự mất còn của Miền Nam thì không thể không đề cập tới Tổng Thống Ngô Đình Diệm, người đã nhất thiết không để Hoa Kỳ đổ quân vào Việt Nam, và vì vậy đã bị lật đổ và giết chết một cách tàn bạo.

Nhưng rồi Mỹ vào thì Mỹ lại ra, chỉ tội nghiệp cho bao nhiêu người Việt, người Mỹ bị thiệt mạng hay tàn phế.

Hoa Kỳ đã đạt được mục tiêu chiến lược của họ là nhân sự leo thang của họ trên chiến trường và việc xử dụng vũ khí tối tân đã khiến nhà cầm quyền Bắc Việt phải ôm chân Nga Sô, tạo ra thù hiềm và kình địch giữa Nga Sô và Trung Cộng.

Miền Nam không những bị Mỹ bỏ rơi mà còn bị trói buộc của Hiệp Định Paris 1973.

Chỉ cần thêm vào đó vài sai lầm chiến lược của nhà cầm quyền hồi đó là cả Miền Nam sụp đổ.

Năm 1975 Ðảng Cộng Sản Việt Nam lại có một cơ hội nữa để thực sự thống nhất đất nước, xóa bỏ hận thù để toàn dân tham gia vào việc xây dựng quốc gia. Nhưng họ đã không làm như vậy. Chiêu bài yêu nước yêu dân đã bị lột bỏ. Chính quyền miền Bắc đã đưa gần một triệu dân Việt Nam vào các trại tù cải tạo, đày đọa gia đình họ, làm cho hàng triệu gia đình người miền nam điêu đứng bao nhiêu năm qua. Chính quyền đã khiến bao nhiêu người Miền Nam phải bỏ xứ sở để ra đi.

Khó tìm thấy lý do gì để gọi ngày 30 tháng 4 1975 là một ngày vinh quang của dân tộc.

Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, người từng viết một cuốn sách về bà Ngô Đình Thị Hiệp, em gái của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm.

 

Tháng Tư lại về

Ngư Sĩ

Tháng Tư lại về đất trời nhỏ lệ

Khóc hận Miền Nam bão lửa dập vùi

Đổ vỡ chia ly đạn lạc thây phơi

Ngày báo hiệu gông cùm lên khắp nước

 

“Cờ Giải Phóng” phủ trùm màu tang tóc

Chết biển chết bờ chết núi chết sông

Chết tủi hờn trong lao ngục tù gông

Vùi thân xác giữa núi rừng mục nát

 

Giặc Bắc Cộng súng  A-KA thù hận

Đôi dép râu dẫm nát phố thị thành

“Mũ Tai Bèo” che khuất mãng trời xanh

Gieo chết chóc ăn mừng ngày thắng trận

 

Bỏ lại mẹ cha vùng trời kỷ niệm

Lũ lượt xuống tàu vượt thoát biển khơi

Sóng dữ sấm gào mạng sống chơi vơi

Thà làm kẻ lưu vong đời tỵ nạn…..

 

Bao năm tháng mõi mòn đời xa xứ

Khung trời xưa ẩn hiện xám ngút ngàn

Tháng Tư về chuyên chở hận quan san

Nghe nặng khối u hoài sầu lữ thứ……!

Tháng Tư 2017

 

Nhật Ký Biển Đông

Đào Văn Bình

Nên Hay Không Nên Có Vũ Khí Nguyên Tử?

Ngày 21/3/2017 MSNBC đưa tin về một cái chết lạ kỳ “Một em bé 4 tuổi ở Minnesota vô tình chết ngạt trong phòng thử của một tiệm bán đồ cũ và quần áo cũ. Theo lời khai của bà mẹ, Ryu Pena chơi trong phòng thử  thì bà ngoại đang bận thử quần áo. Bà ngoại lên tiếng gọi và lần đầu em bé lên tiếng trả lởi. Rồi bà bước ra ngoài phòng thử, nhìn dưới cánh cửa phỏng thử bên kia thì không thấy chân người. Bà vội ra ngoài tìm em bé, khi bà quay lại, bước vào phòng thì thấy xác em treo lơ lửng ở đó.  Theo lời kể của người mẹ tên Denise Gonzales, em bé đã lấy một chiếc ghế đẩu ở phòng bên cạnh, leo lên và kéo chiếc áo khoác có chùm đầu (sweatshirt) lên để nghịch chơi, đâu ngờ chiếc chùm đầu dính vào móc áo gắn ở cánh cửa phòng. Em bé lúng túng và chới với, cuối cùng chết trong tư thế treo cổ.”

Cái chết này oan hay ưng? Có lẽ chỉ Lốc Cốc Tử tái sinh mới có thể trả lời. Tuy nhiên các em bé ở từ 2 tới 5,6  tuổi chưa thể kiểm soát được mình và chưa biết thế nào là hiểm nguy. Nếu không có người lớn coi chừng thì có thể chết trong nháy mắt như: Chết đuối tại hồ tắm ngay trong sân nhà mình, chạy ra ngoài đường xe cán chết, chui vào máy giặt chết, chui vào thùng xe/cốp xe chết ngộp, nằm dưới bánh xe chơi, cha mẹ lùi xe cán chết con, thuốc tẩy (eau de javel) tưởng nước ngọt, uống chết tươi… và ngày hôm nay leo lên ghế đẩu nghịch với chiếc áo lạnh, móc vào móc áo chết giống như người treo cổ. Nói tóm lại các em bé tuổi chập chững phải có người canh chừng gần như 24/24 nếu không muốn thảm họa xảy ra.

Trước câu chuyện đáng buồn đó, Nhật Ký Biển Đông ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:

Bloomberg News ngày 16/3/2017: “Trong chuyến viếng thăm Nam Hàn và Nhật Bản, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Tillerson nói rằng Bắc Hàn không có gì phải lo sợ Mỹ và các đồng minh trong khu vực, trong khi kêu gọi một phương thức mới để tháo gỡ chương trình hạt nhân của Bắc Hàn.”

Đây là lời tuyên bố trấn an và có thể có cuộc thương thảo trực tiếp Mỹ-Bắc Hàn về vấn đề hạt nhân của quốc gia tạm gọi là “điên khùng” này. Đây là chiến lược ngoại giao mới của Ô, Trump.

Thế nhưng theo AP, khi gặp bộ trưởng ngoại giao Nam Hàn, Ô. Tillerson lại tuyên bố cứng rắn hơn, “Nếu cần chúng ta phải có biện pháp đánh phủ đầu nếu sự đe dọa về vũ khí của Bắc Hàn lên tới mức đòi hỏi phải có hành động.” Tiếp theo đó trong buổi gặp gỡ Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào ngày 18/3/2017, Ô.Tillerson đã thúc giục Trung Quốc hợp tác trong vấn đề Bắc Triều Tiên vì tình hình đã lên tới mức nguy hiểm. Theo International Business Times ngày 22/3/2017, “Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-1 có thể mang bom nguyên tử đã bay trên không phận của Bán Đảo Triều Tiên vài giờ sau khi Bắc Triều Tiên thất bại trong việc phóng thử một hỏa tiễn và đây được coi như lời cảnh cáo mạnh mẽ gửi tới chế độ của Ô. Kim Jong-un.” Hoa Lục đã cảnh cáo phi công của chiếc B-1 này là đã đang xâm phạm không phận của Trung Hoa. Thế nhưng Hoa Kỳ lại nói rằng đây chỉ là chuyến bay thường lệ và trong không phận quốc tế. Trong bối cảnh đó, Ô. Trump và Ô. Tập Cận Bình sẽ gặp nhau tại dinh thự nghỉ mát Mar-a-Lago của Ô. Trump ở Florida trong hai ngày 6&7 Tháng Tư. Chưa biết hai bên bàn những gì.

-AP ngày 16/3/2016: “Liệu một con khỉ dã nhân (chimpanzee) có được đối xử như người với những quyền hạn pháp lý? Đó là điều mà Luật Sư Steven Wise cố gắng thuyết phục tòa phá án ở Manhattan khi ông là người đại diện cho nhóm bảo vệ thú vật ở Florida có tên là Dự Án Bênh Vực Thú Vật Phi Nhân (Nonhuman Rights Project) đã lập luận rằng hai con khỉ dã nhân tên Tommy và Kiko phải được tháo cũi số lồng để về sống với thiên nhiên có bảo vệ. Luật Sư Wise trong nhiều năm đã không thành công trong việc xin tòa án ban cấp quyền phải được hưởng sự xét xử tại tòa án trước khi bị giam giữ (habeas corpus) để trả tự do cho hai chú khỉ dã nhân đã bị giam một cách bất hợp pháp.”

Theo tôi, khỉ dã nhân không phải là người nhưng nó có quyền được hưởng một số quyền của con người như không bị hành hạ, làm trò giải trí và không bị giam giữ. Nên thả hai chú khí dã nhân hay “hai con người còn ở trạng thái ban sơ” này về với thiên nhiên có bảo vệ để tránh người ta săn bắn, giết nó.

Dùng từ tâm và trí tuệ để quán chiếu, loài vật là bạn của chúng ta trên hành tinh này. Nó không phải là vật do Tạo Hóa sinh ra để làm thực phẩm cho chúng ta. Nhưng vì chúng ta thông minh hơn cho nên săn bắt, bây giờ là nuôi để ăn thịt chúng nó và nhốt chúng nó trong chuồng để làm trò tiêu khiển. Hiện nay chúng ta chưa tiến tới giai đoạn ăn chay để tất cả sẽ không còn giết hại thú vật. Nhưng chúng ta cần tiến tới giai đoạn đóng cửa tất cả các sở thú để phóng thích tất cả loài vật đang bị giam cầm. Hồi còn bé tôi rất thích đi coi sở thú. Nhưng ở tuổi này tôi coi đó là một thứ nhà tù để nhốt thú vật và không thấy có gì hứng thú cả. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao chúng ta phải bắt thú vật trong thiên nhiên rồi nhốt chúng trong chuồng để chúng ta ngắm chơi? Chúng ta không có cách nào để ngắm nhìn chúng nó trong thiên nhiên sao?

-Washington Post ngày 17/3/2017: “Tổng Thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng mỗi người Thổ ở Âu Châu nên có thêm 5 con là cách đáp lại sự bất công của Âu Châu.”

Đây là âm mưu “Thổ Nhĩ Kỳ hóa Âu Châu”. Tại Hà Lan chẳng hạn, với dân số 17 triệu người trong đó 1.5 triệu là gốc Thổ. Nay mỗi ông bà Thổ có thêm 5 con nữa, dân số Thổ sẽ là 7.5 triệu. Theo cái đà sinh đẻ “có kế hoạch” này, hai mươi năm nữa dân số Thổ ở Hà Lan sẽ là 37.5 triệu, khi đó đương nhiên Hà Lan sẽ là một “Thổ Nhĩ Kỳ hải ngoại”. Đó là biện pháp chiếm đoạt đất nước của người ta trong hòa bình, không cần biểu tình và không tốn một viên đạn. Có thể Hà Lan cũng sẽ tới giai đoạn này thôi do chính sách cởi mở với di dân.

-Reuters ngày 17/3/2017: “Thủ Tướng Đức Angela Merkel sẽ viếng thăm Mạc Tư Khoa vào ngày 2/5/2017 và là cuộc gặp gỡ song phương lần đầu tiên kể từ khi Nga sát nhập Ukraina năm 2014. Chưa thấy một hy vọng trước mắt cho thấy Âu Châu sẽ tháo bỏ lệnh cấm vận Nga nhưng cuộc viếng thăm của Bà Merkel là dấu hiệu cho thấy Đức – quốc gia mạnh nhất Liên Hiệp Âu Châu sẵn sàng làm việc chung với Điện Cẩm Linh.”

Bà Merkel gặp Ô. Trump ở Tòa Bạch Ốc nhưng không có bắt tay dù có lời yêu cầu của các phóng viên. Mặt Ô. Trump không vui, khác hẳn cuộc tiếp đón thủ tướng Nhật Bản Abe. Có lẽ hai bên khác biệt về chính sách di dân và yêu cầu thành viên của NATO gia tăng chi phí quốc phòng.

-New York Post ngày 19/3/2017: “Nhân viên an ninh của Georgia đã lục soát nhà một nữ giáo viên Trung Học Đệ I Cấp, tịch thu 6 triệu đô-la cần sa và bạch phiến. Giáo viên Karla Alvarez 28 tuổi và hai người nữa đối đầu với tội buôn bán ma túy và sử dụng súng bất hợp pháp. Cô giáo này dạy tiếng Tây Ban Nha và là huấn luyện viên túc cầu cho trường Chestatee Middle School tại Gainesville.”

Ngày nay, giới buôn bán ma túy có nhiều thủ đoạn tinh vi để nhận và giao hàng. Nhưng xét cho cùng, dù tinh vi cách mấy, dù dưới bỏ bọc an toàn của nhà giáo hay tu sĩ…cũng không qua mắt được cơ quan an ninh, ngoại trừ chính cơ quan an ninh bao che cho những kẻ này. Ngày nay số lượng người nghiện ma túy quá lớn cho nên không có gì làm giàu nhanh chóng cho bằng trồng cần sa và buôn bán ma túy. Dường như nhân loại bất lực trước thảm họa này dù một số quốc gia có hình phạt rất nặng là án tử hình như Mã Lai, Nam Dương và Việt Nam. Còn Phi Luật Tân dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Duterte thì bắn bỏ hay thủ tiêu không cần xét xử. Nhưng nạn buôn bán ma túy vẫn diễn ra hằng ngày. Thế mới hay trước mãnh lực của đồng tiền, con người không sợ chết, tức “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”.

Good Morning America ngày 21/3/2017: “Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson sẽ không tham dự hội nghị bộ trưởng của NATO họp vào Tháng Tư, nhưng vào cuối tháng sẽ đi Nga để gặp Ngoại Trưởng Lavrov và tham dự Thượng Đỉnh G7 tại Ý. Ông cũng sẽ về dinh thự nghỉ mát Mar-a-Lagoở Florida để tham dự thượng đỉnh Donald Trump-Tập Cận Bình trong hai ngày 6 và 7 Tháng Tư.”

Reuters ngày 23/3/2017: “Theo các nguồn tin Phương Tây, Ba Tư đang gửi cố vấn quân sự và vũ khí tối tân tiếp tế cho phe phiến quân Houthi, gia tăng hỗ trợ cho đồng minh thuộc hệ phái Sh’ite trong một cuộc nội chiến có thể làm lệch sức mạnh tại Trung Đông và khu vực.”

Hiện nay phe phiến quân Houthi chiếm giữ Thủ Đô Hanaa để chống lại phe của Tổng Thống Hadi được Saudi Arabia và Hoa Kỳ hỗ trợ. Saudi Arabia cũng đã thành lập một liên minh Ả Rập rộng lớn để hỗ trợ cho chính quyền Hadi có lúc phải lưu vong, hiện đang chiếm giữ thành phố cảng Aden. Cuộc nội chiến kéo dài 6 năm vẫn chưa ngã ngũ. Theo AFP ngày 25/3/2017, tòa án ở thủ đô Hanaa do phe ly khai Houthi chiếm giữ đã lên án tử hình cựu Tổng Thống Hadi đã lợi dụng quyền hành khi chấm dứt nhiệm kỳ năm 2014 và khơi gợi cho Saudi Arabia tấn công, sút giảm chủ quyền và nền độc lập của đất nước.”

Reuters ngày 24/3/2017: “Tổng Thống Putin đã tiếp kiến nữ ứng cử viên thổng thống Pháp Marine Le Pen thuộc đảng cực hữu tại Điện Cẩm Linh, một hình thức xác nhận vị trí quốc tế của ứng cử viên này giữa lúc bà đang bị mờ nhạt khi cuộc bầu cử chẳng còn bao lâu. Những cuộc thăm dò ý kiến cho thấy Bà Le Pen bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Tổng Thống Putin, vượt qua vòng nhì nhưng đang thua điểm đối thủ Emmauel Macron thuộc đảng trung hữu.”

Bà ứng cử viên tổng thống Le Pen gặp Ô. Putin để vận động tranh cử thì không bị lên án là “cấu kết” với Nga, trong khi nước Mỹ lại ồn ào lên chuyện một số thành viên trong nhóm vận động tranh cử của Ô. Trump có những liên lạc với Tòa Đại Sứ Nga.

AP ngày 25/3/2017: “Một cuộc không kích của Mỹ nhắm vào Nhà Nước Hồi Giáo ở Mosul, Iraq đã giết chết tối thiểu 200 thưởng dân. Các giới chức Hoa Kỳ không xác nhận số thương vong nhưng mở cuộc điều tra. Vào những ngày sau ngày 17/3/2017, các giới chức Hoa Kỳ nói rằng không rõ các lực lượng của Mỹ có tiến hành những cuộc không kích này hay không.” Theo International Business Times ngày 17/3/2017,  “Hoa Kỳ tiến hành một cuộc không kích bên ngoài Aleppo, làm chết tổi thiểu 42 người và gây thương tich vài chục người trong một buổi lễ cầu nguyện tại thánh đường Hồi Giáo.”

AFP ngày 25/3/2017: “Theo đặc sứ của LHQ về Trung Đông thì Do Thái phớt lờ nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và tiếp tục tiến hành xây cất những khu định cư tại vùng chiếm đóng Palestines mà bộ tham mưu của Tổng Thống Donald Trump cũng lên án là không giúp ích gì cho tiến trình hòa bình ở Trung Đông.”

Như tôi đã nói nhiều lần trước đây, Do Thái bây giờ là “ông nội” của thế giới, không một ai dám đụng tới sợi lông chân Do Thái vì ai đụng tới Do Thái thì Mỹ đánh chết liền. Con rể của Ô. Trump hiện đang giữ chức vụ cố vấn tối cao của Tòa Bạch Ốc là dân Do Thái và cô vợ Ivanka Trump cũng bỏ Tin Lành theo Do Thái Giáo. Ô. Trump vừa đe dọa cắt bớt phần đóng góp của Mỹ cho LHQ.

Tình hình Syria:

Bloomberg News ngày 17/3/2017: “Cuộc không kích của Do Thái vào những mục tiêu ở Syria diễn ra ban đêm cho thấy cuộc chạm trán giữa hai nước láng giềng kể từ cuộc nội chiến Syria năm 2011.  Quân đội Do Thái đã xác nhận cuộc không kích này. Syria đã đáp trả bằng cách phóng một vài hỏa tiễn vào máy bay Do  Thái mà một hỏa tiễn đã bị đánh chặn bởi hệ thống phòng không của Do Thái. Syria dùng hỏa tiễn đất-đối-không SA-5 của Nga, còn Do Thái dùng hệ thống chống tên lửa đạn đạo Arrow.”

Một số quốc gia như Do Thái, Thổ Nhĩ Kỳ đã coi Syria như một đất nước vô chủ. Thổ Nhĩ Kỳ đã đem quân vào, nói là để tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo. Còn Do Thái thỉnh thoảng tiến hành những cuộc không kích sâu trong lãnh thổ Syria với lý do an ninh. Saudi Arabia cũng dự định đem quân vào đây. Tin ngày 20/3/2017 cho biết Syria đã triệu tập đại sứ Do Thái về vấn đề này. Theo Reuters ngày 30/3/2017, “Thổ Nhĩ Kỳ vừa chấm dứt chiến dịch “Hành Quân Lá Chắn Euphrate” bên trong lãnh thổ Syria nhưng Thủ Tướng Binali Yildirim cho biết cũng có thể có nhiều cuộc hành quân vượt biên giới nữa trong tương lai. Chiến dịch này nhằm hỗ trợ cho phiến quân FSA, chống lại Nhà Nước Hồi Giáo ở biên giới và ngăn chặn đà tiến của lực lượng người Kurd.”

AP (Homs) ngày 18/3/2017: “Theo một phần của thỏa hiệp với Nga, vào ngày hôm nay một số lượng đông phiến quân và gia đình bắt đầu dời khỏi vùng căn cứ địa cuối cùng thuộc vùng trung tâm của Homs mà họ chiếm giữ. Theo thỏa hiệp này, phe phiến quân sẽ tiến về một thị trấn nằm ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.”

Tình hình Syria vô cùng phức tạp, chưa biết giải pháp nào khả thi, một chính phủ liên hiệp hay chia cắt đất nước hay phe phiến quân bị tiêu diệt và Ô. Assad tiếp tục cai trị Syria dưới sự bảo trợ của Nga và Ba Tư?

Theo International Business Times ngày 21/3/2017, Nga đã ký kết một thỏa hiệp với lực lượng dân quân người Kurd YPG để thiết lập một căn cứ quân sự tại vùng tây bắc Syira nói là để thiết lập một “trung tâm hòa giải” ở trong khu vực.

-Reuters ngày 22/3/2017: “Ngoại Trưởng Tillerson nói rằng Hoa Kỳ có thể thiết lập một Vùng Ổn Định Tạm Thời để giúp người tỵ nạn hồi hương trong cuộc chiến sắp tới chống lại  Nhà Nước Hồi Giáo và al Qaeda ở Syria và Iraq. Ông Tillerson không nói rõ Vùng Ổn Địng Tạm Thời này thiết lập ở đâu khi ông có cuộc họp với 68 quốc gia và các tổ chức tập họp ở Hoa Thịnh Đốn để thảo luận việc gia tăng cuộc chiến chống Nhà Nước Hồi Giáo.”

Một câu hỏi nữa cần được đặt ra là Vùng Ổn Định Tạm Thời này do ai quản trị? Mỹ, liên minh do Mỹ cầm đầu hay Liên Hiệp Quốc và vùng này hiện diện trong bao lâu?

-AP ngày 29/3/2017: “Nga và Ba Tư thỏa thuận gia tăng liên hệ về năng lượng và tiếp tục cùng nỗ lực chung cho nền hòa bình ở Syria và A Phú Hãn. Hiện nay Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Tư đã làm trung gian cho cuộc ngưng bắn để giảm bớt thù hận tại Syria. Họ còn cùng bảo trợ cho hai vòng đàm phán về Syria tại Thủ Đô Astana của Kazakhstan và cũng đang chuẩn bị cho vòng đàm phán kế tiếp. Cùng ngày, Reuters loan tin, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc nói rằng chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Syria nay không còn tập trung vào việc Tổng Thống Assad của một quốc gia tan nát vì chiến tranh phải ra đi, trái với chính sách của Ô. Obama trước đây. Lập trường này cũng đi ngược lại với các cường quốc Âu Châu chủ trương phải lật đổ Ô. Assad.”

Như vậy Ô. Trump “trước sau như một” chủ trương lưu giữ Ô. Assad- một lực lượng mạnh nhất đang chống lại Nhà Nước Hồi Giáo, thay vì giết ông để đất nước Syria xé ra nhiều mảnh vụn, cơ hội bằng vàng cho Nhà Nước Hồi Giáo “sống mạnh, sống hùng” và lời hứa “diệt nhanh, diệt gọn” Nhà Nước Hồi Giáo không bao giờ đạt được. Theo nhận định của thế giới khách quan – khác với nhận định một chiều của Phương Tây – công cuộc tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo không thể không có sự hợp tác Mỹ-Nga.

Tình hình Biển Đông:

AFP ngày 16/3/2017: “Lần đầu tiên Đài Loan tuyên bố họ có khả năng phóng ra cuộc tấn công đánh trả lục địa khi  công bố bản báo cáo quốc phòng cảnh giác trước nguy cơ gia tăng về một cuộc tấn công từ Trung Hoa.”

Hiện nay Đài Loan có 287 phi cơ chiến đấu và nghênh cản, 20 tuần dương hạm, 4 khu trục hạm và 1 khu trục hạm nhỏ, 72 hệ thống phóng hỏa tiễn phòng không gắn trên thiết vận xa có thể bắn xa 300km. Cùng ngày UPI đưa tin Hoa Kỳ vừa chuyển giao hai tuần dương hạm không còn sử dụng cho Đài Loan trong một buổi lễ không ồn ào tại Charleston, South Carolina. Hai tàu này sẽ có mặt trong Hải Quân Đài Loan. Nhưng Hoa Lục nói rằng “vũ khí” không làm thay đổi việc thống nhất đất nước, nghe ghê quá!

Reuters ngày 17/3/2017: “Quân đội vừa ngăn chặn một nhóm nhà lập pháp và giới chức an ninh dự định thăm viếng một trong chín hòn đảo do Phi Luật Tân chiếm giữ tại Biển Đông là vùng đang có những tranh chấp với lý do an ninh. Thế nhưng một viên tướng cao cấp của Phi cho biết việc hủy bỏ chuyến viếng thăm Đảo Thị Tứ vào tuần này là do lo sợ phản ứng từ phía Trung Quốc.”

-International Business Times ngày 18/3/2017: “Bộ Trưởng Quốc Phòng Phi Luật Tân Delfin Lorenzana cho biết Phi sẽ chuẩn bị xây bến đậu cho tàu thuyền và một phi đạo trên những hòn đảo còn tranh chấp và những bãi đá ngầm tại Biển Đông. Hành động này được coi như  nỗ lực mới nhất của Phi Luật Tân nhằm cải tiến cơ sở quân sự giữa lúc Hoa Lục hung hăng tuyên bố chủ quyền và kiểm soát những vùng biển trên hải lộ quốc tế.”

Reuters ngày 20/3/2017: “Thủ tướng Việt Nam tìm kiếm hỗ trợ lập trường của đất nước tại Biển Đông khi gặp ngoại trưởng Nam Triều Tiên tại Hà Nội vào ngày 20/3/2017. Việt Nam là nước công khai xung đột với Hoa Lục nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á sau khi Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte theo chính sách hòa hoãn với Trung Quốc. Tuy nhiên không biết Nam Triều Tiên có hỗ trợ lập trường của Việt Nam hay không.”

-Bloomberg News ngày 22/3/2017: “Có thể là nền kinh tế nhỏ bé nhất Á Châu nhưng Việt Nam lại nằm trong số đứng đầu về chạy đua hạ tầng cơ sở. Theo Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (Asian Development Bank) đầu tư về hạ tầng cơ sở của lãnh vực tư và công của Việt Nam chiếm khoảng 5.7%  tổng sản lượng quốc gia trong những năm gần đây – là con số cao nhất so với các quốc gia Đông Nam Á, trong khi Trung Quốc là 6.8%, Nam Dương và Phi Luật Tân dưới 3% trong khi Mã Lai và Thái Lan dưới 2%. Ngân Hàng Phát Triển Á Châu ước lượng những nền kinh tế mới nổi lên trong vùng sẽ phải cần đầu tư tới 26 ngàn tỉ Mỹ Kim cho tới năm 2030 vào hệ thống chuyên chở, gia tăng hệ thống cung cấp điện, tân trang những cơ sở cung cấp nước và vệ sinh mà Việt Nam nằm trong số các quốc gia phát triển nhanh nhất trên thế giới đang tăng cường hạ tầng cơ sở để hấp dẫn đầu tư ngoại quốc như thể đặt mình vào vị trí Con Hổ Về Kinh Tế sắp tới của Á Châu.”

Reuters ngày 23/3/2017: “Tổng Thống Duterte của Phi Luật Tân lên án Hoa Kỳ đã có thái độ khiêu khích tại Biển Đông và nói rằng thái độ thụ động của Mỹ khi Hoa Lục bắt đầu xây dựng các đảo nhân tạo là nguyên do căng thẳng bao trùm khu vực ngày hôm nay.” Ông Duterte mới đầu bị coi là phổi bò và bất thường nhưng ông là lãnh đạo duy nhất ở Đông Nam Á dám phê bình chính sách do dự “xìu xìu ển ển” của Ô. Obama về Biển Đông. Thực ra lời tuyên bố này cũng nhắm vào cả Hoa Lục. Ai dám nói Ô. Duterte không khôn ngoan?

-Reuters & Newsweek ngày 25/3/2017: “Thủ Tướng Trung Hoa Lý Khắc Cường nói rằng Hoa Lục không quân sự hóa Biển Đông nhưng thừa nhận rằng những thiết bị quân sự bố trí trên những hòn đảo nhân tạo là để duy trì tự do hàng hải.”

Nếu ông Lý Khắc Cường nói vậy thì mai đây nếu Việt Nam bố trí hỏa tiễn diệt hạm ở Biển Đông, Hoa Kỳ đưa thêm dăm ba HKMH vào đây… thì đó có phải “quân sự hóa” hay chỉ để duy trì tự do hàng hải? Và lúc đó Trung Quốc phản ứng thế nào? Nói như ông thì thà không nói còn hơn.

AFP ngày 29/3/2017: “Ngày 27/3/2017 Phi Luật Tân đã tiếp nhận hai phi cơ thám thính của Nhật giúp tuần tra đường hàng hải cực kỳ quan trọng ở Biển Đông cho dù Manila đang gia tăng lập trường hỏa giải với Bắc Kinh về những tranh chấp biển đảo. Theo Bộ Trưởng Quốc Phòng Delfin Lorenzana, Nhật Bản sẽ cho Phi “thuê” tổng cộng 5 máy bay Beechcraft TC-90 dư thừa. Còn Tổng Tham Mưu Trưởng Phi Luật Tân  General Eduardo nói rằng những máy bay này sẽ được triển khai ở  Benham Rise và Biển Đông.”

Thế giới bây giờ tiến vào giai đoạn lạ đời. Người ta có thể cho thuê máy bay dân sự, chứ chưa có chuyện cho thuê máy bay quân sự. Sự kiện cho thấy Nhật muốn viện trợ quân sự cho Phi Luật Tân nhưng ngụy trang bằng danh từ “cho thuê” để phần nào tránh căng thẳng với Hoa Lục.

-Reuters ngày/3/2017: “Hôm nay Việt Nam tố cáo Đài Loan đã tiến hành tập trận tại và chung quanh Đảo Ba Bình và coi đó là sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và an ninh hàng hải.”.

Nhận Định:

Theo AFP ngày 28/3/2017: “Hơn 100 quốc gia đã tiến hành một cuộc thương thảo chưa từng có về một thỏa hiệp cấm vũ khi nguyên tử sẽ kết thúc vào Tháng Bảy với mục đích giảm thiểu nguy cơ chiến tranh nguyên tử. Thế nhưng các cường quốc nguyên tử như Hoa Kỳ, Anh và Pháp lại chống đối và tử chối không tham dự hội nghị và nói rằng họ tiếp tục dựa trên vũ khí nguyên tử để ngăn chặn, bảo đảm an ninh và ổn định.”

Vể thảm họa của vũ khí nguyên tử, ngày 6 và ngày 9 Tháng Tám năm 1945, nhân loại đã chứng kiến hai quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống Hiroshima giết chết 140,000 người và Nagasaki giết chết 74,000 người, khiến Nhật Bản phải đầu hàng. Đây không phải là cuộc chiến tranh nguyên tử vì Nhật Bản không có bom nguyên tử để đánh trả mà Mỹ đã đơn phương sử dụng vũ khí nguyên tử.

Sau Đệ II Thế Chiến, suốt chiều dài của cuộc Chiến Tranh Lạnh, Nga-Mỹ hầm hè nhau, tưởng như đã nổ ra chiến tranh hủy diệt. Nhưng cuối cùng loài người thoát nạn. Thế nhưng toan tính sử dụng vũ khí nguyên tử trong giai đoạn này không phải không có. Năm 1954, Mỹ đã tính ném bom nguyên tử để cứu nguy cho Thực Dân Pháp đang bị vây hãm tại Điện Biên Phủ theo “Kế Hoạch Kền Kền”. Nếu lúc bấy giờ nếu Anh Quốc đồng ý thì- hoặc quân Mỹ sẽ đổ bộ vào Bắc Việt hoặc bom nguyên tử sẽ nổ trên địa bàn Tây Bắc Việt Nam. Năm 1964 trong cuộc tranh cử tổng thống, TNS. Barry Goldwater (Arizona) đưa ra chủ trương nếu thắng cử ông sẽ dội bom nguyên tử xuống Bắc Việt để ngăn chặn chuyển vận vũ khí vào Việt Nam từ Trung Hoa. Rồi vào năm 1968 để tránh một Điện Biên Phủ thứ hai cho Khe Sanh, Mỹ cũng đã toan sử dụng bom nguyên tử cỡ nhỏ để tiêu diệt quân Bắc Việt hầu cứu nguy 6000 lính Mỹ tại cứ điểm này. Rất may cuối cùng Mỹ triệt thoái, nếu không thì ba bốn tỉnh Miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị cho tới Huế, Quảng Nam ngày hôm nay sẽ chỉ là một vùng đất chết.

Theo con số thống kê, hiện nay một số đông quốc gia đã thủ đắc vũ khí nguyên tử:

-Hoa Kỳ có 7650 đầu đạn hạt nhân. Nga có 8420 đầu đạn hạt nhân. Anh Quốc có 225 đầu đạn hạt nhân. Pháp có 300 đầu đạn hạt nhân. Trung Hoa có 240 đầu đạn hạt nhân

Một số quốc gia tuyên bố có vũ khí nguyên tử:

-Ấn Độ có từ 80-100 đầu đạn hạt nhân. Pakistan có từ 90-110 đầu đạn hạt nhân. Bắc Hàn có10 đầu đạn hạt nhân.

Một số quốc gia tin rằng có vũ khí nguyên tử: Do Thái có 80 đầu đạn hạt nhân.

Hiện nay Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn đang điên đầu vì Bắc Hàn bắn thử nghiệm hỏa tiễn tầm trung. Nếu thành công tức Bắc Hàn có khả năng phóng vũ khí nguyên tử tới đất Mỹ. Ngoài ra, Hoa Kỳ và nhất là Do Thái đã áp đặt cấm vận nặng nề và đe dọa sẽ tấn công Ba Tư nếu Ba Tư tiến hành chế tạo vũ khí nguyên tử.

Nói một cách công bình nhất,  nếu mọi quốc gia đều bình đẳng, thì ai cũng có quyền chế tạo vũ khí nguyên tử để bảo vệ đất nước mình. Vậy tại sao Tây Phương nhất quyết ngăn cản Ba Tư và Bắc Hàn thủ đắc vũ khí nguyên tử? Lý do mà Phương Tây đưa ra là các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp là các quốc gia dân chủ và biết tự chế cho nên dù có thủ đắc vũ khí nguyên tử thì cũng không sao mà còn tốt lành cho nhân loại.  Còn Ba Tư và Bắc Hàn là những nước độc tài và không biết tự chế, nếu thủ đắc vũ khí nguyên tử sẽ là nguy cơ cho nhân loại.

Thế nhưng ngày hôm nay thế giới không đồng ý với lý luận đó nữa: Vũ khí nguyên tử là vũ khi nguyên tử. Nó là loại vũ khí hủy diệt, ai sử dụng nó cũng vậy. Đó là lý do tại sao Liên Hiệp Quốc tổ chức một hội nghị vô tiền khoáng hậu này. Theo ý kiến tôi, dù hội nghị có đạt được thỏa thuận ngăn cấm chế tạo và sử dụng vũ khí nguyên tử thì nó chỉ có tác dụng về mặt đạo đức. Nó không thể ngăn cản các cường quốc như Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp, Ấn Độ, Trung Hoa ngưng chế tạo và sử dụng vũ khí nguyên tử.

Dầu sao, đây cũng là một hội nghị tiêu biểu cho “lương tâm của nhân loại” của Liên Hiệp Quốc. Dù nghị quyết không có tính cưỡng hành, nhưng ít ra nó cũng có tác dụng cảnh cáo, răn đe. Chúng ta không thể vì bảo vệ quyền lợi của đất nước mình mà hủy diệt một dân tộc khác ngoại trừ khi bị tấn công trước bằng bom nguyên tử. Sẽ chỉ là hành động đạo đức giả khi người ra ra sức bảo vệ các loài thú có nguy cơ diệt chủng mà lại dùng vũ khí nguyên tử để hủy diệt một dân tộc có khi lên tới cả 100 triệu người.

Trong tình hình vô cùng hiểm nguy của thế giới ngày hôm nay, theo ý kiến của tôi, các nước nhỏ nên xa lánh vũ khí nguyên tử. Và để tránh thảm họa “trả đũa”, không cho bất cứ một cường quốc nguyên tử đóng quân trên đất nước mình. Còn các cường quốc có dùng vũ khí nguyên tử để hủy diệt nhau hay không, xin để các “ông kẹ” nói chuyện với nhau. Mình là nước nhỏ thì nên quan sát, suy nghĩ và tìm một chiến lược tốt nhất cho dân tộc mình.

(California ngày 31/3/2017)

https://vietbao.com/p112a265915/nhat-ky-bien-dong-nen-hay-khong-nen-co-vu-khi-nguyen-tu-

 

Mỹ Có Nên Tiến Vào Bãi Lầy Syria?

Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu tháng Tư ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:

-YahooNews ngày 2/4/2017: “Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis khi còn lãnh đạo Bộ Chỉ Huy Trung Ương Hoa Kỳ giám sát những cuộc hành quân ở Trung Đông, nhắc đi nhắc lại rằng ba đe dọa nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ là Ba Tư, Ba Tư và Ba Tư. Nhưng nay trong một cuộc họp báo tại Luân Đôn ngày 31/3/2017 ông lại nói rằng Bắc Triều Tiên với hỏa tiễn đạn đạo và chương trình hạt nhân lại trở nên mối đe dọa hàng đầu”.

Như vậy ông tướng này “tiền hậu bất nhất”. Một vị tư lệnh chiến trường phải lượng định được đâu là hướng nguy hiểm nhất mà kẻ địch có thể tấn công. Nếu lượng giá sai, chắc chắn sẽ thảm bại. Sở Bá Vương trúng kế “Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương” cho nên đem hết quân phòng thủ Sạn Đạo, bỏ trống Trần Thương. Hàn Tín cho quân tiến vào Sở bằng con đường này và Sở Bá Vương không kịp trở tay. Còn đối với một quốc gia, phải lượng định được đâu là kẻ thù chính, ví dụ: Đối với Việt Nam, Hoa Lục là kẻ thù nguy hiểm nhất chứ không phải Thái Lan, Phi Luật Tân hay Hoa Kỳ. Thái Lan, Phi Luật Tân hay Hoa Kỳ cũng có thể trở thành kẻ thù… nhưng chưa phải lúc này. Giả dụ, các chiến lược gia Việt Nam kết luận rằng Phi Luật Tân lả kẻ thù chính, sẽ dồn hết sức mạnh quân sự để đối phó với Phi Luật Tân… thì sẽ chết dưới tay Hoa Lục.

Khi Bắc Triều Tiên chưa có hỏa tiễn liên lục địa và vũ khí nguyên tử thì họ chỉ có khả năng quấy rối Nam Triều Tiên là cùng. Nhưng nay tình hình đã đổi khác. Bắc Triều Tiên thực sự trở thành mối đe dọa về an ninh cho Hoa Kỳ. Nhưng giải quyến vấn đề Triều Tiên không phải dễ. Theo tôi, Hoa Kỳ nên trực tiếp thương thảo với Bình Nhưỡng, cam kết không lật đổ chế độ và khuyến cáo Nam Triều Tiên không nên có thái độ khiêu khích. Nếu cần cũng nên viện trợ nhân đạo cho Bình Nhưỡng và mặc họ muốn cai trị đất nước ra sao thì ra, đừng dính vào. Cũng giống như chính sách “Let Cuba be Cuba” (Cứ để Cuba là Cuba, kệ nó, đừng dính vào) suốt tám năm của Tổng Thống Bill Clinton. Giải pháp duy nhất là: Bán Đảo Triều Tiên tồn tại hai quốc gia với hai thể chế, đường ai nấy đi dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc…miễn là họ không chế tạo vũ khí nguyên tử là được. Bất cứ một giải pháp quân sự nào để đối phó với Bắc Triều Tiên cũng sẽ là thảm họa vì Bắc Triều Tiên chắc chắn sẽ trả đũa. Khi đó Nam Triều Tiên sẽ biến thành đống gạch vụn. Mà Hoa Kỳ và Nam Hàn cũng không thể đem quân vào để “giải phóng” Bắc Triều Tiên vì khi đó Hoa Lục sẽ đem cả triệu quân vào đây để bảo vệ Bình Nhưỡng. Đệ III Thế Chiến sẽ nổ ra. Chính vì thế mà mới đây bộ tham mưu của Ô. Trump mi mí có thể có cuộc đối thoại với Bình Nhưỡng. Theo tôi, biện pháp thương thảo với Bình Nhưỡng là tối hảo. Do đó, vào ngày 8/4/2017, chỉ một ngày sau cuộc họp thượng đỉnh với Ô. Tập Cận Bình, Tòa Bạch Ốc cho biết Hoa Kỳ và Trung Quốc mưu tìm một giải pháp hòa bình cho vấn đề Triều Tiên.

Thế nhưng vào ngày 8/4/2017, Tổng Thống Donald Trump đột nhiên ra lệnh cho một nhóm tàu tấn công dẫn đầu bởi Hàng Không Mẫu Hạm Carl Vinson di chuyển về Bán Đảo Triều Tiên để làm áp lực với Bình Nhưỡng và vào ngày 12/4/2107 lại gửi thêm máy bay “đánh hơi nguyên tử” (nuke sniffer plane) tới Nhật Bản. Nhiệm vụ của nhóm tàu tấn công này là bảo đảm sự sẵn sàng và hiện diện tại Tây Thái Bình Dương. Tình hình vô cùng căng thẳng. Bắc Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng dùng vũ khí nguyên tử để chống lại bất cứ kiểu chiến tranh nào của Mỹ và Mỹ phải chịu trách nhiệm về hậu quả thảm khốc xảy ra.

Theo Reuters ngày 12/4/2017, trước tình hình căng thẳng đó, Chủ Tịch Tập Cận Bình đã gọi điện thoại cho Tổng Thống Donald Trump kêu gọi một giải pháp hòa bình cho Bán Đảo Triều Tiên. Giải pháp hòa bình ở đây có thể là Hoa Lục sẽ thuyết phục hoặc áp lực Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình thử nghiệm vũ khí nguyên tử và hỏa tiễn liên lục địa và rồi thì nhóm tác chiến khổng lồ Hàng Không Mẫu Hạm Carl Vinson sẽ âm thầm rút lui để “hạ hồi phân giải”. Vậy khó lòng có kiểu chiến hạm Hoa Kỳ từ ngoài khơi bắn hỏa tiễn Tomahaw vào Bắc Triều Tiên để cảnh cáo như đã làm ở Syria. Vào ngày 14/4/2017, Ngoại Trưởng Vương Nghị nói rằng nếu chiến tranh nổ ra, chẳng có ai là kẻ chiến thắng tức hai bên cùng “bại xụi” vì cả hai bên đều có vũ khí nguyên tử và hỏa tiễn. (There can be no winners in a war between the U.S. and North Korea over Pyongyang’s nuclear weapons and missile programs, Chinese Foreign Minister Wang Yi said Friday). Còn Nga thì kêu gọi các bên nên tự chế.

-AFP ngày 10/4/2017, -Reuters ngày 4/4/2017: “Trong một bản công bố, Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng Thống Donald Trump đã gọi điện thoại cho Tổng Thống Nga Putin, cực lực lên án cuộc đánh bom khủng bố tại trạm xe điện ngầm ở Mạc Tư Khoa khiến 14 người chết và 48 bị thương. Ô. Trump chuyển lời phân ưu tới nạn nhân, gia đình và nhân dân Nga. Tổng thống hứa Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ đầy đủ cho Nga để chống lại những cuộc tấn công khủng bố và đưa thủ phạm ra trước vành móng ngựa. Hai Tổng Thống Putin và Doanld Trump đều đồng ý phải dứt khoát và nhanh chóng đánh bại những kẻ khủng bố”.

Giữa bầu không khí chính trị hận thù và chống Nga sôi sục ở Hoa Kỳ, khác với Ô. Obama chỉ gọi điện thoại chia sẻ nếu cuộc tấn công khủng bố xảy ra ở các nước đồng minh Âu Châu và không bao giờ gọi điện thoại phân ưu với Nga. Đây là dấu hiệu cho thấy Ô. Trump đã và đang tìm cách hòa dịu với Nga để giải quyết những vấn đề nóng bỏng của thế giới nhất là vấn đề tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo.

-Reuters ngày 11/4/2017: “Trong chuyến viếng thăm Trung Quốc, Tổng Thống Miến Điện U Htin Kyaw đã hội kiến với Chủ Tịch Tập Cận Bình. Hai bên đã thỏa thuận khởi đầu ngay đường ống dẫn dầu sau một thập niên bị trì hoãn. Dự án sẽ thiết lập một đường ống dẫn dầu trị giá 1.5 tỷ Mỹ Kim, dài 770 cây số vượt qua Miến Điện tới tây nam Trung Hoa, với một tàu chở dầu khổng lồ gần Cảng Kyauk Phyu. Đường ống đã nằm ụ ở đó, không được bơm dầu hơn một thập niên. Đây là kế hoạch nhập cảng dầu của Hoa Lục từ Vịnh Bangal và được bơm mỗi ngày 260,000 thùng tới nhà máy lọc dầu tại Tỉnh Vân Nam”.

Trong khi Hoa Kỳ lún sâu vào 5 cuộc chiến và những vấn đề nhân quyền và không có bất dự án đầu tư lớn lao nào tại khu vực Đông Nam Á thì Trung Quốc trở thành nhà đại đầu tư như: Dự án Kênh Đào Kra 28 tỷ, cho Phi Luật Tân vay và đầu tư 3.4 tỷ, xây dựngT hành Phố Xanh Lục tại Mã Lai 100 tỷ, Nam Dương 1.6 tỳvà ngày hôm nay tới Miến Điện. Đó là lý do tại sao Đông Nam Á tuy nể sợ Mỹ nhưng không mấy “mặn mà” với Mỹ, ngoại trừ Việt Nam đang rất cần Mỹ.

-AP ngày 13/4/2017: “Hoa Kỳ ném loại bom không phải nguyên tử nhưng là “mẹ của các loại bom” có tên là GBU-43/B Massive Ordnance Air Blast xuống Achin một mục tiêu thuộc tỉnh Nangarhar của A Phú Hãn. Loại bom này giống như bom BLU-82 Daisy Cutter từng được sử dụng trong Chiến Tranh Việt Nam để khai quang những khu rừng rậm. Nó có sức tàn phá khủng khiếp và tạo nên một làn khói hình nấm giống như bom nguyên tử.

Tình hình Biển Đông:

-Business Insider ngày 1/4/2017: “Bộ Quốc Phòng Trung Hoa xác nhận chiếc hàng không mẫu hạm tự đóng đã ở vào giai đoạn cuối cùng và dự định sớm hạ thủy vào 23 tháng Tư là ngày kỷ niệm thành lập hải quân.”

Từ một đất nước nghèo đói, lạc hậu dân phải bỏ đi tứ xứ, mặc quần đùi, cửi trần, sống bằng nghề bán hủ tíu, bánh bao, lợn quay, lạc rang, bò bía và đồ lạc-son (sắt vụn, ve chai) nay trở thành cường quốc hải quân với 2 hàng không mẫu hạm, 48 tuần dương hạm, 32 khu trục hạm, 26 hộ tống hạm và 68 tàu ngầm có trang bị vũ khí nguyên tử. Năm 1958 trong cuộc khủng hoảng Kim Môn-Mã Tổ ở Eo Biển Đài Loan, để hỗ trợ cho Tưởng Giới Thạch, Hoa Kỳ đã đem chiến hạm áp sát bờ biển Trung Hoa ba hải lý mà Hoa Lục không có cách nào đối phó. Thế nhưng ngày nay, chiến hạm của Trung Quốc đám đâm húc Soái Hạm Blue Ridge của Hoa Kỳ tại Biển Đông mà tàu Mỹ phải né qua một bên để tránh đụng độ. Ngoài ra, tàu chiến Hoa Lục thường xuyên bám sát tàu chiến Mỹ đang tuần tra ở Biển Đông. Vậy ai có kế sách gì kiểu “Bát quốc liên quân, liệt cường xâu xé Trung Hoa” xin công bố cho thế giới biết.

-AP (Palm Beach, Florida) ngày 7/4/2017: “Tổng Thống Donald Trump và Chủ Tịch Tập Cận Bình mở màn cuộc họp thượng đỉnh đầy khó khăn tại dinh thự nghỉ mát của Ô. Trump giữa đe dọa trước mắt của Bắc Triều Tiên và căng thẳng về mậu dịch giữa hai nước. Cuộc viếng thăm của Ô. Tập Cận Bình bị bao phủ bởi cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Hoa Kỳ vào lãnh thổ Syria để “trả lời” cho việc dùng hơi độc của chính quyền Assad chống lại thường dân trong tuần này mà Hoa Kỳ đổ lỗi cho Tổng Thống Assad. Ô. Trump có vẻ hể hả khi ông gặp Ô. Tập Cận Bình vào sáng 6/4/2017 tại Mar-A-Lago. Ông ca ngợi Bà Bành Lệ Viện hết mình. Cháu nội Ô. Trump hát nhạc Tàu chào mừng. Trước bữa ăn tối, Ô. Trump nói rằng hai bên đã có cuộc thảo luận rất lâu và đã tiến tới mối liên hệ tuyệt vời (outstanding relationship). Xuất hiện trước các phóng viên, Ô. Trump nói rằng hai bên đã đạt được tiến bộ lớn lao trong cuộc gặp gỡ tay đôi lần đầu tiên”.

Theo ý kiến của tôi, cuộc gặp gỡ không đem lại kết quả cụ thể nào, không một cam kết nào mà chỉ là cơ hội để hai bên hiểu biết lẫn nhau. Sẽ còn rất nhiều cuộc gặp gỡ khác và vẫn còn phải chờ đợi xem tình hình diễn biến như thế nào. Theo AP, chính Ô. Trump đã nói rằng, “Thời gian sẽ trả lời” (Trump: Only time will tell on improving US-China trade)

Có thể chính sách đối với Hoa Lục của Ô. Trump trong lúc tranh cử nói rất mạnh, nhưng cuối cùng rồi cũng “xìu xìu ển ển” như Ô. Obama. Không phải Ô. Obama hay Ô. Trump kém. Mà tình thế bó buộc phải như thế, dù Bà Clinton có làm tổng thống cũng vậy thôi. Nguyên do chỉ vì hai nền kinh tế Mỹ-Hoa gắn bó với nhau như vợ chồng và Hoa Lục không phải Iraq, Afghanistan, Syria, Libya. Một cuộc đối đầu về quân sự hay kinh tế với Hoa Lục cũng sẽ gây thảm họa cho cả hai bên.

-ABS-CBN News ngày 4/4/2017: “Trong một cuộc phỏng vấn với ANC’s Headstart, Đại Sứ Phi Luật Tân Chito Romana nói rằng việc tàu đánh cá Việt Nam hiện diện tại Bãi Cạn Scarborough Shoal là dấu hiệu tốt. Sự hiện diện của tàu đánh cá Việt Nam tại đây có ý nghĩa là họ đã lấy lại khu vực đánh cá cổ truyền tại vùng biển tranh chấp.”

Có thể sau phán quyết của Tòa Hague, Việt Nam đã thỏa hiệp với Phi Luật Tân để đưa ngư dân tới đánh cá tại vùng này. Nó phù hợp với phán quyết nói rằng Bãi Cạn Scarborough là vùng đánh cá truyền thống của nhiều nước chứ không phải khu đặc quyền kinh tế của Hoa Lục. Với quyết định này, Phi Luật Tân không còn “cô đơn” khi đối đầu với Trung Quốc về chủ quyền của Bãi Cạn Scarborough. Theo RFI (Radio France International) khi ngư dân Việt Nam đánh cá hợp pháp tại vùng này thì việc tranh chấp chủ quyền của Scarborough sẽ là “tay ba” chứ không còn “tay đôi” nữa. Có thể đây là cơ hội “Trời giúp” cho Việt Nam. Bãi Cạn Scarborough gần Phi Luật Tân nhất và chỉ cách Đảo Luzon 220 Km. Đây là chiến lược khôn ngoan của Phi Luật Tân. Khi đối đầu với một cường địch mà mình có nguy cơ trắng tay, nay xuất hiện một “nhân tố thứ ba” (Việt Nam) mà mình có hy vọng chiếm được 1/3 thì dại gì không làm. Ông bà mình nói, “Cá nhỏ còn hơn đĩa không”.

Vào ngày 6/4/2017, Reuters đưa tin, “Tổng Thống Duterte ra lệnh cho quân đội chiếm đóng các đảo hoang và các bãi đá ngầm không xa các đảo nhân tạo của Trung Quốc mà Phi đòi hỏi tại vùng biển tranh chấp, hiển nhiên là sự thay đổi chiến thuật (hòa dịu với Hoa Lục). Ô. Duterte nói rằng các đảo hoang (không người ở) là của chúng tôi, hãy sống ở đó trong chuyến viếng thăm một căn cứ quân sự trên Đảo Palawan gần vùng biển tranh chấp.” Tin tức cuối cùng cho biết Ô. Duterte đã hủy bỏ chuyến viếng thăm Đảo Thị Tứ (Thitu) sau khi có sự phản đối của Bắc Kinh.

Quần Đảo Trường Sa có 100 đảo nhỏ và bãi đá ngầm trong đó 47 đảo đã bị các bên tranh chấp kiểm soát. Việt Nam kiểm soát 20 đá nổi và đảo (có cuộc sống tự nhiên). Hoa Lục kiểm soát 8 đá nổi vừa mới tân tạo (không có cuộc sống tự nhiên). Phi Luật Tân kiểm soát 10 bãi đá ngầm và đảo (có cuộc sống tự nhiên). Đài Loan (Tưởng Giới Thạch) đồng minh chiến lược của VNCH trong Chiến Tranh Việt Nam đã chiếm Đảo Ba Bình là đảo lớn nhất tại Trường Sa năm 1956 và bãi san hô Bàn Than dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm.

Nay ở Hoàng Sa và Trường Sa không còn các “đảo tự nhiên” nữa mà chỉ còn các mỏm đá hay các bãi đá ngầm. Muốn kiểm soát các bãi đá hoang này phải biến cải, tân trang, sau đó xây dựng bến đậu và công sự phòng thủ. Ngoài ra, việc tiếp vận lương thực, nước uống để bảo đảm cuộc sống ổn định cho binh sĩ trên các “tiền đồn” nằm chơ vơ giữa trời nước mênh mông này rất khó khăn, đòi hỏi phải có một tinh thần kỷ luật sắt thép và một tổ chức hải quân hùng mạnh. Lời tuyên bố mạnh mẽ của Ô. Duterte có khi chỉ để kích động tinh thần yêu nước, khó tiến hành trong thực tế.

Ô. Duterte mới đầu bị thế giới coi như “phổi bò” , “nay rày mai khác” khó tiên đoán (unpredictable) và có thể ngả theo Trung Quốc. Nhưng nay thì rõ ràng ông theo chính sách “đu dây”, hòa dịu với Trung Quốc để phát triển kinh tế nhưng cứng rắn trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Chưa biết Phi Luật Tân hợp tác với Việt Nam ở mức độ nào. Nhưng Phi Luật Tân dần dần hiểu rằng, một sự hợp tác chặt chẽ với Việt Nam chỉ có lợi cho Phi Luật Tân và tạo thế liên kết để đối phó với Trung Quốc. Tôi vẫn duy trì quan điểm cho rằng Việt Nam có thể thỏa hiệp với Phi Luật Tân trong các lãnh vực như đánh cá, chia xẻ tài nguyên, nhờ Tòa Án Trọng Tài Về Luật Biển phân định chủ quyền các hòn đảo còn đang tranh chấp, nhưng khó lòng thỏa hiệp với Hoa Lục về những vấn đề này.

Việc Hoa Lục chấp nhận thương thảo về bộ Quy Tắc Hành Xử (Code of Conduct) trong vùng tranh chấp tại Biển Đông cho thấy Hoa Lục đang ở vào thế hạ phong sau khi có phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Về Luật Biển Tháng 7, 2016. Nhưng sự hiện diện hải quân thường trực của Hoa Kỳ tại Biển Đông là nhân tố quan trọng tạo ổn định trong vùng. Và có lẽ cũng chưa cần sự hiện diện hải quân của Nhật Bản và Úc Châu trong lúc này. Hy vọng Phi Luật Tân đã nhìn thấy vấn đề.

Nhận Định:

Tình hình Syria biến chuyển quá bất ngờ khi hình ảnh và tin tức về nạn nhân của vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở một tỉnh phía bắc Idlib do phiến quân kiểm soát được loan tải. Truyền thông Tây Phương nói rằng Ô. Assad đã sử dụng hơi ngạt, trong khi Nga và chính quyền Syria nói rằng không quân Syria đã không kích vào một kho vũ khí hóa học của phiến quân.

Tình hình trở nên sôi động từ trong nước đến diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Trước áp lực nặng nề, Tổng Thống Doanld Trump đã ra lệnh cho hai chiến hạm ở Địa Trung Hải phóng hơn 59 hỏa tiễn Towmahaw vào căn cứ không quân Shayrat, đông nam của Tỉnh Homs làm 21 người chết trong đó có một vị tướng, 3 binh sĩ và 18 thường dân đồng thời phá hủy một số máy bay. Theo hãng thông tấn SANA của chính phủ Syria, một hỏa tiễn đã rơi vào làng Al-Hamrat, giết chết 4 thường dân tại đây. Ngoại Trưởng Tillerson còn nói rằng một liên minh quốc tế đang được hình thảnh để lật đổ Ô. Assad. Hành động này đảo ngược hoàn toàn lập trường của Ô. Trump cách đây vài hôm là không tìm cách lật đổ Ô. Assad. Nga và Syria gọi đây là cuộc xâm lăng một quốc gia có chủ quyền và vi phạm luật pháp quốc tế (aggression against a sovereign state in violation of international law). Tổng Thống Putin nói rằng cuộc tấn công đã làm thiệt hại thêm mối bang giao Nga-Mỹ vốn đã tan nát và đang được hai bên tìm cách hàn gắn.

Có thể Ô. Trump chỉ “ra oai” để cảnh cáo Syria trước áp lực quá nặng nề của các chính trị gia chủ chiến, nhất là các “siêu diều hâu” John McCain và Lindsey Graham trong Đảng Cộng Hòa và cũng vì chính ông đã lên án Ô. Obama trước đây đã không làm gì cả để giải quyết vấn đề Syria. Có điều lạ là cuộc tấn công Syria diễn ra sau khi Ô. Donald Trump và Ô. Tập Cận Bình tiệc tùng vui vẻ tại dinh thự nghỉ mát Mar-a-Lago để chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh vào ngày hôm sau. Phản ứng của các chính trị gia Hoa Kỳ về cuộc tấn công hoàn toàn khác nhau. Một số ủng hộ, một số chống đối. Mối lo vẫn là Hoa Kỳ có thể sẽ lún sâu vào cuộc chiến mà chính Hoa Kỳ muốn sớm giải quyết. Cùng lúc có tin tuần dương hạm Admiral Grigorovich của Nga trang bị hệ thống chống hỏa tiễn đã tiến vào Địa Trung Hải và đang hướng tới Cảng Tartus và Nga cũng đang nghiên cứu những biện pháp giúp Syria tăng cường khả năng phòng không để bảo vệ một số những hạ tầng cơ sở trọng yếu. Theo AP, Tổng Thống Putin tỏ dấu hiệu sẵn sàng chấp nhận đối đầu với Hoa Kỳ và bỏ qua hy vọng hàn gắn bang giao với Mỹ dưới thời Tổng Thống Donald Trump chứ không chấp nhận tủi nhục đứng đó nhìn đồng minh của mình bị đánh bom. (President Vladimir Putin signaled he was ready to risk a clash with the U.S. and abandon hopes for mending ties with the U.S. under President Donald Trump, rather than accept the humiliation of standing by while his ally is bombed.) Theo Reuters, Nga đã yêu cầu triệu tập một phiên họp khẩn cấp vào ngày hôm nay tại Genève của ủy ban đặc nhiệm LHQ về cuộc ngưng bắn tại Syria để thảo luận về cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Hoa Kỳ vào Syria.

Câu hỏi đặt ra là sau vụ phóng hỏa tiễn này Hoa Kỳ sẽ làm gi? Bà Haley – Đại Sứ của Hoa Kỳ tại LHQ nói với Hội Đồng Bảo An rằng, “Chúng tôi chuẩn bị có hành động tiếp theo nhưng hy vọng điều đó không cần thiết.” (We are prepared to do more,” Haley told the U.N. Security Council. “But we hope that won’t be necessary.) Tuy nhiên các nhà luật pháp nói rằng tổng thống muốn có hành động tiếp theo tại Syria cần phải điều trần trước Quốc Hội.

Theo tôi, tình hình Syria khác xa với Iraq, Afghanistan và Libya bởi vì nơi đây có sự hiện diện quân sự của Nga và chí nguyện quân Ba Tư, vừa trên bộ vừa trên biển. Trong tương quan lực lượng hiện tại, cho dù Hoa Kỳ có “lùi bước” ở Syria thì Hoa Kỳ vẫn là siêu cường Số Một. Nhưng nếu mất Syria thì Nga sẽ “không còn chỗ đứng trên chốn giang hồ”. Cho nên nếu Hoa Kỳ tiếp tục tấn công các cơ sở quân sự và hệ thống tiếp vận, đài chỉ huy của Syria vừa bằng hỏa tiễn vừa bằng phi cơ, thì buộc lòng Nga sẽ viện trợ ồ ạt hệ thống hỏa tiễn chống hỏa tiễn cho Syria và cũng có thể hỏa tiễn S-300 và S-400 của Nga sẽ bắn hạ các hỏa tiễn và máy bay Mỹ. Khi đó cuộc chiến rẽ sang một lối khác. Đó là cuộc đối đầu trực tiếp Nga-Mỹ và cuộc chiến chống Nhà Nước Hồi Giáo sẽ sẽ bị lãng quên, bỏ rơi hay không còn quan trọng nữa. Liệu Hoa Kỳ có dám liều lĩnh mở một cuộc chiến có thể gọi là “đáng sợ” với Nga trong lúc đang phải đối phó với Bắc Triều Tiên và “tình bạn tuyệt vời” với Trung Quốc (lời ca ngợi của Ô. Trump) “ông bạn” lúc nào cũng lăm le đẩy Hoa Kỳ ra khỏi khu vực Đông Nam Á?

Cứ theo lởi Ô. Tillerson, nếu Hoa Kỳ thành lập một liên minh để lật đổ chế độ của Ô. Assad. Trong liên minh này, là lãnh đạo cho nên Hoa Kỳ phải đóng góp ít ra cả trăm ngàn quân. Nếu tình hình cứ cù nhầy, ba năm nữa là tới kỳ bầu cử. Đối thủ của ông sẽ tấn công ông và họ sẽ nói “ Middle East is a mess” đúng như lời ông đã dùng để tấn công Ô. Obama và giúp ông đắc cử. Lúc đó, chắc chắn ông khó ăn khó nói. Giả dụ ông chỉ làm tổng thống một nhiệm kỳ và để Ô. Pence ra tranh cử thì Ô. Pence cũng sẽ lãnh đủ di sản nhức nhối mà ông để lại và cũng có nguy cơ thất cử. Do đó, một giải pháp quân sự cho Syria tính đi tính lại hết sức hiểm nguy cho sự nghiệp chính trị của Ô. Trump trong khi Nhà Nước Hồi Giáo vẫn còn đó. Ngày 12/4/2107 đã xuất hiện bài báo của cựu bộ trưởng ngoại giao Gareth Evans và cựu thủ tướng Úc Paul John Keating khuyên Úc Đại Lợi nên lánh xa cuộc chiến chống ISIS do Hoa Kỳ lãnh đạo và các cuộc chiến “thiếu nhận thức” (ill perceived) do Hoa Kỳ phát động ở Trung Đông (qua hai đời tông thống Bush Con và Obama).

Xin nhớ, các cuộc chiến Afghanistan và Iraq và Libya – Mỹ tiến vào dễ dàng như trở bàn tay, nhưng A Phú Hãn 16 năm và Iraq 14 năm gỡ mãi vẫn chưa ra. Việc phải dùng bom khổng lồ “mẹ của các loại bom” vừa rồi cho thấy tình hình A Phú Hãn tồi tệ đi và Ô. Trump phải dùng tới “vũ khí chiến lược” thay vì tăng quân theo yêu cầu của các ông tướng khi điều trần trước Quốc Hội.

Chính vì đang phải lún sâu vào hai cuộc chiến Iraq và A Phú Hãn mà các giới chức ở Toà Bạch Ốc vội nói rằng, “Cuộc bắn phá bằng hỏa tiễn vào Syria không phải là dấu hiệu chuyển dịch rộng hơn về chính sách của Hoa Kỳ.” (White House officials cautioned that the strikes did not signal a broader shift in U.S. policy). Đây chính là chính sách không can thiệp và lật đổ mà Ô. Trump nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong lúc tranh cử. Tin tức mới nhất cho biết, ngay sau cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, không quân Syria tiếp tục oanh kích khu vực của phiến quân, nơi mà truyền thông Tây Phương loan tin là Ô. Assad đã dùng vũ khí hóa học. Cũng theo Business Insider ngày 11/4/2017, Nga vừa điều thêm hai chiến hạm tới Địa Trung Hải. Theo Rerters ngày 11/4/2016, xuất hiện chung với Tổng Thống Sergio Mattarella của Ý Đại Lợi tại Mạc Tư Khoa, Tổng Thống Putin nghĩ rằng Tây Phương đã ngụy tạo (fabrication) vụ sử dụng hơi ngạt để triệt hạ uy tín Tổng Thống Assad (Putin says expects ‘fake’ gas attacks to discredit Syria’s Assad).

Ngoại Trưởng Tillerson sau đó cũng đã gọi điện thoại và lên đường đi Mạc Tư Khoa để gặp Ngoại Trưởng Lavrov và với Tổng Thống Putin vào ngày 12/4/2017. Trong cuộc gặp gỡ, Ô. Lavrov đã trách cứ Hoa Kỳ về cuộc bắn phá và nói rằng Nga sẽ không chấp nhận bất cứ một cuộc tấn công như vậy trong tương lai. Thế nhưng ngoại trưởng Nga lại bày tỏ mong muốn được hợp tác với Hoa Kỳ trong lãnh vực chống khủng bố mà bộ tham mưu của Ô. Trump vẫn coi đó là ưu tiên hàng đầu. Hai bên cũng đồng ý tiến hành cuộc điều tra quốc tế về việc Syria sử dụng hơi ngạt vừa qua. Nga đã phủ quyết một nghị quyết của Hội Đống Bảo An LHQ lên án Syria về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học.

Hiện nay tình hình chính trị Hoa Kỳ vô cùng bất ổn, chia rẽ. Đảng Dân Chủ chưa nguôi ngoai hận thù vì đã thất bại trong cuộc bầu cử. Trong khi Ô. Trump và các cố vấn thân cận đang bị quốc hội điều tra về cáo buộc cấu kết với Nga – tức cấu kết với ngoại bang trong cuộc bầu cử. Để cứu nguy cho bản thân mình, Ô. Trump khó lòng có một chính sách hòa hoãn với Nga. Do đó, một cuộc can thiệp quân sự vào Syria vẫn có thể xảy ra – không phải vì Ô. Trump muốn – mà phải “cuốn theo chiều gió” để chứng tỏ “Tôi đây không phải công cụ của Nga”. Theo tôi, Ô. Trump phải thành công trong hai chương trình lớn là bảo hiểm y tế và giảm thuế thì lúc đó mới có đủ uy thế để chủ động trong chính sách ngoại giao. Gần 100 ngày qua, ông chưa hoàn tất được bất cứ điều gì mà ông đã hứa với cử tri.

Cho nên chúng ta phải chờ xem, chưa biết tình hình Syria và thế giới diễn biến như thế nào vì Ô.Trump là người bất định (unpredictable) nay rày mai khác. Hiện nay Ô.Trump đã đảo ngược rất nhiều lập trường mà ông khẳng định như đinh đóng cột trong lúc tranh cử đó là : “NATO đã lỗi thời” nay trở thành “NATO không còn lỗi thời nữa” khi tiếp Tổng Thư Ký khối NATO, và Trung Quốc không còn là kẻ nhào nặn hối xuất đồng bạc để thủ lợi trong ngoại thương với Hoa Kỳ (Trump Flip-Flops on Calling China a ‘Currency Manipulator‘) mà chính ông đã lên án trong suốt thời gian tranh cử.

Theo tôi, sự nghiệp chính trị của Ô. Trump sẽ tiêu tan nếu ông tiến vào Syria – một chiến trường không đem lại bất cứ chiến thắng hay vinh quang nào cho Hoa Kỳ mà chỉ có thương vong, tốn kém. Vào tháng 11, 2016 người dân bỏ phiếu cho ông là mong ông giải quyết nhanh gọn “cục xương” ISIS mắc trong cổ họng Hoa Kỳ như ông đã hứa, chứ không phải ông lại lún sâu thêm vào bãi lầy này thêm năm, mười năm nữa. Chính vì thế mà trong cuộc phỏng vấn với New York Post ngày 12/4/2017, Ô. Trump đã nói Hoa Kỳ sẽ không tiến vào Syria. (“We’re not going into Syria,” Trump told New York Post columnist Michael Goodwin in one of two new interviews published Wednesday).

Bản lĩnh ngoại giao và tài lãnh đạo của Ô. Trump là giai đoạn này đây.

(California ngày 15/4/2017)

https://www.tvvn.org/nhat-ky-bien-dong-my-co-nen-tien-vao-bai-lay-syria-dao-van-binh/

 

Vui cười

Một nhân viên đến nhà giám đốc “đi cửa sau” cho chiếc ghế trưởng phòng nhưng khi ngỏ ý muốn biếu giám đốc chiếc ô tô nhập khẩu thì bị ông ta từ chối:

– Tôn chỉ cả đời của tôi là liêm khiết. Cậu hãy về đi!

Anh nhân viên cảm thấy bẽ bàng, nói:

– Tôi hiểu. Tôi thành thật xin lỗi ngài.

Suy nghĩ một lúc, anh ta nói tiếp:

– Để tỏ lòng thành, tôi sẽ bán cho ngài với giá 50$ vậy!

Sau một hồi trầm tư, ông giám đốc đáp:

– Trong trường hợp đó, thì tôi sẽ mua 2 chiếc!

 

Trong quá trình tiến hành tập sự cho hôn lễ, chú rể bí mật tiếp cận vị mục sư và đưa ra lời đề nghị.

– Tôi sẽ đổi 100 đô la lấy việc bỏ các từ ‘yêu thương, tôn trọng, vâng lời và chung thủy với cô ấy mãi mãi’ trong lời thề kết hôn.

Vị mục sư đồng ý và nhận lấy 100 đô la với vẻ hài lòng.

Hôm sau, vào buổi lễ chính thức, vị mục sư nhìn thẳng vào mắt chàng trai, mỉm cười nhẹ nhàng và chậm rãi nói:

– Chàng trai, bạn có hứa sẽ luôn sẵn sàng phủ phục mình trước mặt cô gái đứng trước mặt đây, vâng theo mỗi mệnh lệnh của cô ấy, mang đồ ăn sáng đến bên giường cô ấy vào mỗi buổi sáng trong suốt cuộc đời sau này của bạn. Đồng thời thề trước mặt Chúa sẽ không bao giờ thèm nhìn bất kỳ người phụ nữ nào khác cho đến khi cả hai không còn trên cõi đời này nữa không?

Chú rể nuốt nước bọt và nhìn xung quanh, đáp lại bằng một giọng rất nhỏ nhẹ:

– Vâng.

Sau nghi thức, chàng trai ngay lập tức bám chặt lấy vị mục sư và rít lên:

– Tôi nghĩ chúng ta đã có một thỏa thuận?

Lúc này, vị mục sư mới đặt lại vào tay chú rể tờ tiền cũ và thì thầm:

– Cô ấy đã đưa ra một lời đề nghị tốt hơn.

 

Đôi tình nhân đang đi chơi vui vẻ, đột nhiên chàng trai hỏi cô gái:

– Nếu một ngày anh trở nên nghèo túng, em có rời xa anh không?

Cô bạn gái đáp:

– Anh nói gì kỳ vậy? Đương nhiên là không rồi!

Chàng trai hạnh phúc nói:

– Ôi, em thật tuyệt vời!

Cô bạn gái lại nói tiếp:

– Anh nói cứ như là bây giờ anh không nghèo túng ấy!

 

Dân Tộc Sinh Tồn

GS Nguyễn Ngọc Huy

Chương IV: Sự Hợp Quần của người

I. Vấn đề hợp quần

Vì cơ-cấu tổ-chức của thân-thể mình, người tự-nhiên có những nhu-cầu, những khuynh-hướng, những bản-năng. Tất cả những yếu-tố này khiến cho người có một ý-chí sinh-tồn rất mạnh. Ta đã thấy rằng người luôn luôn hoạt-động để sinh-tồn. Sự sinh-tồn bắt buộc người phải tranh-đấu không ngừng với thiên-nhiên, với loài thú, với đồng-loại.

Sự quan-sát cho ta thấy rằng, muốn nắm phần thắng-lợi trong sự tranh-đấu để sinh-tồn, một sanh-vật phải mạnh và có một quan-năng biến-cải cường-kiện. Nhờ sức mạnh và quan-năng biến-cải của mình, người đã thâu-hoạch được nhiều kết-quả rực rỡ trong sự đương đầu lại thiên-nhiên và các loài thú. Chẳng những khỏi bị đào-thải, người lại còn tiến-hóa nữa. Những khả-năng của người hết sức mở mang, và sự sinh-tồn của người về cả hai mặt vật-chất lẫn tinh-thần đều được nâng lên một mực rất cao.

Nhưng một sanh-vật cô-độc, dầu có một sức mạnh và một quan-năng biến-cải cường-kiện đến đâu cũng không thể nào đủ sức đối-phó với mọi cảnh-ngộ được. Vì thế, nhiều loài sanh-vật đã biết hội-họp nhau lại, góp sức cùng nhau tranh-đấu chung nhau.

Hợp-quần gây ra sức mạnh, điều đó con người đã biết, và đã biết nhiều hơn bất-cứ sanh-vật nào khác: không có loài sanh-vật nào có được một sự hội-họp đông đúc bằng loài người. Nhưng sự hợp-quần của người có nhiều chỗ khác hẳn sự hợp-quần của những loài sanh-vật khác. Loài cầm thú tuy có họp nhau thành đàn, nhưng không cố-kết chặt chẽ với nhau và không được tổ-chức một cách đàng-hoàng. Một vài loài bọ như loài kiến, loài ong, loài mối v.v…  có một tổ-chức tinh-tế, một sự đoàn-kết mạnh mẽ, một sự phân-công rành rọt. Tuy nhiên, những cá-nhơn lãnh những nhiệm-vụ khác nhau thì có những cơ-thể rất khác nhau về mặt sanh-lý. Một mặt khác, sự hoạt-động của chúng trong đoàn-thể có một tánh-cách gần như là máy móc vậy.

Sự hợp-quần của con người thì phức-tạp hơn nhiều. Con người vừa họp sức nhau để đánh kẻ thù chung, để lo mưu sự sinh-tồn chung, vừa tranh-đấu lẫn nhau để bành-trướng thế-lực mình, để bảo đảm sự sinh-tồn riêng cho mình. Người vừa cộng-tác với nhau một cách chặt chẽ, vừa tìm đủ cách để sống cuộc đời riêng của mình, vừa muốn có một tổ-chức chung cho tất cả, vừa muốn làm nổi bật cái bản-sắc, cái cá-tánh riêng của mình. Vì đó, sự tạo-lập xã-hội từ xưa đến giờ luôn luôn gặp nhiều nỗi khó khăn. Không hiểu rõ động-lực hướng-dẫn con người trong sự hợp-quần thì không sao giũ cho xã-hội quân-bình được.

A.- Lý do khiến người hợp quần và những thể thức hợp quần của người

Sự hợp-quần của người sở-dĩ phức-tạp là vì người vừa hợp-quần với nhau, vừa lại phải tranh-đấu lẫn nhau. Nhưng tại sao người lại hợp-quần nhau trong khi vẫn phải tranh-đấu lẫn nhau?

Như ta đã thấy trên đây, một sanh-vật cô-độc không thể nào đủ sức đối-phó với cảnh-ngộ. Do đó, người phải góp sức nhau lại để tranh-đấu chung nhau. Ai cũng biết rằng mỗi khi có thể thi-hành được ý muốn với những năng-lực cá-nhơn của mình, người sẵn sàng tranh-đấu riêng một mình để hưởng trọn kết-quả mình thâu-hoạch được. Chỉ những lúc tự liệu mình thiếu điều-kiện để thủ-thắng, người mới chịu cộng-tác với kẻ đồng-loại với mình. Người mọi rợ ở rừng sâu kêu gọi một người mọi rợ khác họp-lực đi săn một con mãnh-thú, cũng như người thương-gia ở đô-thị rủ người quen hùn vốn để mở một hiệu buôn đều có một cứu-cánh duy nhứt: tìm kiếm một hay nhiều người phụ giúp họ trong một công việc mà họ không làm nổi một mình.

Như vậy, chúng ta có thể bảo rằng nguyên-nhơn chánh-yếu làm cho con người hợp-quần nhau lại là sự cần dùng phải góp sức nhau để làm những công việc trên năng-lực riêng của một người. Ðộng-lực căn bản của sự hợp-quần, xem thế, chỉ là quyền-lợi cá-nhơn.

Tuy-nhiên, con người không phải lúc nào cũng có một ý-thức rõ rệt về quyền-lợi này. Chỉ đến lúc trí óc mở mang rồi, người mới suy-luận tính-toán về vấn-đề quyền-lợi. Thuở hãy còn man-dã, người chưa biết cân nhắc sự lợi hại trước khi quyết-định thái-độ của mình. Sự hợp-quần của người trong thời-kỳ này, mặc dầu vẫn có lợi cho người, đã thực-hiện một cách tự-nhiên, do sự thúc đẩy của bản-năng sinh-tồn cá-nhơn.

Lần lần, do sự chung đụng nhau, những bản-năng xã-hội của người nảy nở, và người cảm thấy sự cần dùng phải sống bên người đồng-loại. Vì đó, kế bên vấn-đề quyền-lợi, ta lại còn nhận thấy có một động-lực khác nhau có tánh-cách tinh-thần, nghĩa là không vụ những mối lợi thiển-cận, thấp kém. Ðó là bản-năng hợp-quần của người. Nó khiến cho người cảm thấy buồn chán khi cô-độc và có xu-hướng tìm kiếm kết thân cùng những kẻ đồng-loại với mình. Do đó, một số triết-gia đã cho rằng, người sở-dĩ hợp-quần nhau lại là vì họ thích sống chung nhau.

Nhưng dầu có ý-thức hay không, dầu cho có nhắm vào một mục-đích có lợi rõ ràng hay không, sự hợp-quần của người trong những trường-hợp kể ra trên đây, đều dựa vào sự đồng-thuận của các cá-nhơn. Ta có thể cho rằng, đó là những cuộc tình-nguyện hợp-quần, tình-nguyện một cách gián-tiếp khi người chưa có một ý-niệm rõ rệt về sự hợp-quần, và một cách trực-tiếp khi ngưòi đã có ý-thức, có suy-luận trước khi hợp-quần.

Ngoài trường-hợp tình-nguyện hợp-quần trên đây, người còn có thể bị bắt buộc hợp-quần với kẻ khác ngoài ý muốn mình. Những người sanh ra trong một xã-hội phải khép mình vào trong khuôn khổ xã-hội ấy, dầu không muốn cũng phải chịu. Một số người khác, vì tình-thế bắt buộc, phải đặt mình dưới sự thống-suất của một người nhiều thế-lực hơn. Cũng có khi, sau cuộc tranh-đấu, người hay những người thất-bại còn sống phải tuân theo luật-lệ của kẻ thắng. Ta có thể xem những cuộc hợp-quần này là những cuộc cưỡng-bách hợp-quần, cưỡng-bách một cách gián-tiếp, khi người tự mình nhận chịu một sự hợp-quần mình không thích, hay một cách trực-tiếp, khi người bị một kẻ mạnh hơn bắt buộc phải hợp-quần với họ.

Mặc dầu có thiên-hình vạn-trạng, sự hợp-quần của người đều có thể qui về hai thể-thức tình-nguyện và cưỡng-bách trên này.

Trong lịch-sử nhơn-loại, những cuộc hợp-quần đầu tiên của người đều có mục-đích góp sức nhau lại để chống với một kẻ thù có hại đến tất cả mọi người. Những cuộc tình-nguyện hợp-quần này, lớn hay nhỏ, lâu hay mau, tùy theo sự nguy-hiểm nhiều hay ít, vĩnh-cửu hay tạm-thời.

Những đoàn-thể loài người đầu tiên sở-dĩ duy-trì được là vì có một sự nguy-hiểm to lớn bao vây quanh tất cả mọi người. Sự cần dùng phải đối-phó với loài độc-trùng ác-thú đã làm cho một số người cố-kết lại sống chung nhau. Trong lịch-sử thế-giới, những xã-hội văn-minh đã xuất-hiện trước nhất ở Ai-Cập, Lưỡng-hà, Ấn-độ và Hoa-bắc, nghĩa là ở lưu-vực các con sông Nil, Euphrate và Tigre, Ấn-hà và Hoàng-hà. Ðó là những con sông có nhiều phù-sa, chảy trên một vùng đất phì-nhiêu, nhiều thổ-sản. Nó giúp cho đất mầu mỡ, lại cung-cấp số nước cần-thiết cho sự canh-tác, nhưng lại hay ngập lụt, giết hại nhiều sanh-mạng, mùa màng. Những nhóm người thái-cổ, muốn định-cư ở lưu vực các sông này để dễ tìm món ăn. Mà muốn sống được ở các vùng đó, họ phải đắp đê giữ nước hay khơi ngòi dẫn-thủy. Những công việc ấy rất cần nhiều người làm và cần được săn sóc đến luôn. Vì thế, người phải hợp-quần nhau lại trong một phạm-vi rộng lớn và lâu dài. Chính những điều-kiện này đã tạo ra được những xã-hội đông đúc cần-thiết cho sự phát-hiện văn-minh.

Ngoài ra, lịch-sử còn cho ta biết rằng, các đoàn-thể loài người trên thế-giới đã luôn luôn tranh-đấu nhau, thôn-tính lẫn nhau. Việc những đoàn-thể mạnh mẽ dùng võ-lực bắt buộc các đoàn-thể yếu hơn tùng-phục mình là một sự-kiện rất thông-thường. Vậy, sự cưỡng-bách hợp-quần cũng đóng một vai tuồng rất trọng-hệ trong lịch-trình tiến-hóa của con người.

Khảo-sát sơ qua những lý-do và thể-thức hợp-quần của người, ta đã thấy rằng vấn-đề hợp-quần là một vấn-đề phức-tạp. Thật-sự, nó còn phức-tạp hơn nữa. Muốn hiểu rõ nó, chúng ta còn phải xét qua sự tiến-triển của sự hợp-quần giữa loài người từ trước đến giờ và sự liên-lạc giữa con người với nhau trong mỗi thể-thức hợp-quần của xã-hội.

B.- Sự tiến triển của sự hợp quần giữa loài người

Vì một lẽ rất giản-dị và tự-nhiên là người ta chỉ có thể hợp-quần với những kẻ quen biết mình, hay ít nữa cũng có thể giao-thiệp được với mình, con người bị bắt buộc phải hợp-quần với những kẻ gần gũi mình trước nhứt. Mà trên đời, có ai gần gũi mình hơn là những kẻ chung huyết-thống với người? Bởi thế, cho nên ở bất-cứ xã-hội nào, gia-đình cũng là cái phạm-vi hợp-quần tự-nhiên trong đó người phải sống. Phạm-vi này có thể mở rộng hay thu hẹp tùy theo phong-tục của cái xã-hội chứa đựng nó và tùy theo quan-niệm riêng của người, nhưng từ khi con người biết hợp-quần nhau, nó luôn luôn được nhìn nhận duy-trì.

Trong thời-kỳ mà loài người chưa có những phương-tiện vật-chất và tinh-thần để giao-thiệp nhau trong một phạm-vi rộng rãi thì gia-đình là đoàn-thể hợp-quần duy-nhứt của loài người. Ta có thể quả-quyết rằng, xã-hội nào cũng bắt đầu bằng sự thành-lập những gia-đình.

Vào buổi sơ-thủy của xã-hội thì một gia-đình không có bao nhiêu người. Nhưng lần lần nhờ sự sanh sôi nảy nở của nhơn-viên mình, gia-đình trở nên đông đúc. Vì lẽ phải đối-phó với thiên-nhiên và các loài vật khác đang uy-hiếp đời sống của mọi người một cách mạnh mẽ. Những kẻ thành-niên trong gia-đình thuở trước không phân tách ra để lập những tiểu-gia-đình như bây giờ mà cứ tiếp-tục sống chung nhau. Do đó, mà về sau, gia-đình biến thành những thị-tộc.

Thị-tộc lại nhờ sự tăng-gia nhơn-khẩu của chính mình hay nhờ sự thông-hôn với những thị-tộc khác gần mình mà càng ngày càng rộng lớn thêm ra để trở thành bộ-lạc. Cũng có khi bộ-lạc được thành-lập nhờ sự hợp-quần của nhiều thị-tộc ở gần nhau, vì cần phải đối-phó với một lực-lượng khác mạnh hơn mà tình-nguyện cố-kết nhau lại làm một khối.

Gia-đình cổ-sơ, thị-tộc và bộ-lạc có thể di-cư đi mãi từ đất nầy sang đất nọ tùy theo mùa hay là tụ lại một chỗ nhứt-định. Nhưng không bao giờ những đoàn-thể ấy lấy một lãnh-thổ có những biên-giới hoạch-định rõ rệt làm đất sống cho mình. Trong sự lượm quả, trồng cây, cũng như trong sự chài lưới, săn bắn hay sự chăn nuôi, cứ kiếm ăn ở chỗ nào được thì họ đến hoạt-động ở chỗ đó.

Trong sự mưu-sinh, những bộ-lạc gần nhau thường phải chạm trán nhau và giết hại lẫn nhau, hoặc là thôn-tính lẫn nhau. Về sau, vì sự thôn-tính này, hoặc vì phải hợp-tác nhau để đối-phó với một tai-nạn lớn lao chung như nạn nước lụt giết hại nhiều người hay nạn xâm-lược của những bộ-lạc khác từ vùng xa kéo đến, nhiều bộ-lạc gần nhau họp nhau lại thành-lập quốc-gia.

Nhưng quốc-gia đầu tiên được thành-lập là những quốc-gia phong-kiến, trong đó những tù-trưởng của các bộ-lạc giữ quyền cai trị nhơn-viên của mình. Họ chiếm cứ một địa-phương và trở thành những lãnh-chúa mà chức-vị theo lối thế-tập truyền lại cho con cháu từ đời này sang đời khác. Người lãnh-chúa có thế-lực nhứt trong bọn được suy-tôn làm bá-chủ để điều-khiển các lãnh-chúa kia. Lúc ban đầu, bá-chủ thường chỉ có một quyền-lợi danh-vị đối với các lãnh-chúa, chớ không phải hoàn-toàn sai khiến họ được như ý muốn. Nhưng lần lần thế-lực bá-chủ bành-trướng ra và bá-chủ chi-phối các lãnh-chúa chặt chẽ hơn. Sự chi-phối này càng ngày càng mạnh mẽ cho đến lúc người bá-chủ thâu hết mọi quyền-hành vào tay mình và biến những lãnh-chúa thành những tước-chủ vô-quyền. Lúc đó, quốc-gia phong-kiến nhường chỗ lại cho quốc-gia tập-trung.

Ở một vài nơi trên thế-giới, khi quốc-gia được thành-lập, người dân được tham-dự quốc-sự một cách đồng đều nhau. Ðó là trường-hợp những đô-thị Hy-lạp và Ý. Tuy-nhiên, trường-hợp này rất hiếm hoi, và chế-độ cộng-hòa không duy-trì được lâu dài. Thêm nữa, những người nô-lệ, gốc là chiến-sĩ dị-tộc bị bắt làm tù-binh hay là hậu-duệ các tù-binh này, không được hưởng công-quyền. Vì thế, ta có thể bảo rằng các quốc-gia được xây dựng nên lúc nền văn-minh chớm nở đều đặt nền tảng trên oai-quyền các quí-tộc.

Những quốc-gia thành-lập vào buổi sơ-khai của xã-hội sánh với những quốc-gia hiện-thời thì nhỏ nhít, không thấm vào đâu. Nhưng so với những bộ-lạc, nó cũng đã rộng lớn và phức-tạp hơn nhiều. Nó có một lãnh-thổ mà cương-giới được hoạch-định hẳn hòi, và đại-đa-số nhơn-viên nó đều trụ-cư lại một chỗ. Sau nhiều thế-kỷ tranh-chiến và chiếm cứ lẫn nhau, những quốc-gia xưa kia lần lần mở rộng biên-cương ra để thành nhũng quốc-gia và đế-quốc rộng lớn như ta thấy bây giờ.

Sự sống chung lộn nhau trong một thời-gian dài dặc dưới một hệ-thống luật-lệ và văn-hóa làm cho người trong những bộ-lạc lập thành quốc-gia xáo trộn nhau lại. Lần lần, những người trong các bộ-lạc gần nhau và có nhiều điểm tương-đồng về thể-chất, ngôn-ngữ, tín-ngưỡng, tập-quán, phong-tục v.v… họp nhau lại thành một dân-tộc.

Có khi hầu hết dân-chúng trong một quốc-gia đều thuộc về một dân-tộc và quốc-gia có một tánh-cách đồng-nhứt về phương diện dân-tộc. Ðó là trường-hợp nước Việt-Nam ta. Nhưng có khi dân-chúng trong quốc-gia hay đế-quốc thuộc nhiều dân-tộc khác nhau như trường-hợp đế-quốc Áo hay trường-hợp nước Nga. Trường-hợp nước Trung-hoa lại còn đặc biệt hơn nữa. Vì nước Trung-hoa rộng lớn quá và được duy-trì trong một thời-gian dài dặc, dân-chúng nước ấy tuy đã bị xáo trộn đến nỗi quên cả những nguồn-gốc chủng-tộc của mình, nhưng vẫn chưa đồng-hóa nhau đủ để thành một dân-tộc đồng-nhứt. Cũng có khi dân-tộc thành-lập rồi thì quốc-gia sụp đổ và dân-tộc lại chia ra sống trong nhiều quốc-gia khác nhau, như dân-tộc Ba-lan bị chia ra cho các nước Phổ, Áo, và Nga.

Sự thành-lập dân-tộc có tánh-cách tự-nhiên hơn sự thành-lập quốc-gia. Bởi đó, tuy cấu-tạo một cách chậm chạp, khó khăn hơn quốc-gia, dân-tộc có một tánh-cách vững chắc hơn quốc-gia. Những dân-tộc đã cấu-tạo được rồi thi dầu có bị chia ra cho nhiều nước hay bị lệ-thuộc vào dân-tộc khác, cũng lần lần hoạt-động để tụ họp nhau lại, hay để giành lại sự tự-do của mình. Ðiều này làm cho các quốc-gia có xu-hướng tiến đến chỗ lấy dân-tộc làm nền tảng cho mình.

Trong lúc trình-độ kỹ-thuật thấp kém của loài người chưa giúp cho họ những phương-tiện giao-thông rộng rãi và mau lẹ, thì các quốc-gia rất ít giao-thiệp nhau, dầu cho ở sát bên nhau cũng thế. Ngay trong những thời-kỳ không tranh-chiến lẫn nhau, họ cũng thường theo chánh-sách bế-môn tỏa cảng, và chỉ trao đổi những cuộc viếng thăm chánh-thức một cách thưa thớt. Sự liên-lạc giữa nhơn-dân của quốc-gia này và quốc-gia kia cũng hết sức it ỏi.

Nhưng đến lúc những phương-tiện giao-thông được mở mang, sự cộng-tác quốc-tế lần lần trở nên chặt chẽ hơn. Hiện giờ, tất cả mọi quốc-gia trên hoàn-cầu đều liên-đới nhau và giao-thiệp nhau một cách rộng rãi. Vì đó, mặc dầu thế-giới không được đặt dưới một quyền thống-suất duy-nhứt, mặc dầu trên quả đất còn có những nơi hẻo lánh chưa thấy ánh văn-minh, ta có thể bảo rằng sự cộng-tác nhau giữa con người đã tiến đến phạm-vi nhơn-loại rồi.

C.- Sư liên lạc giữa con người trong những thể thức hợp quần khác nhau của xã hội

Xét sơ qua sự tiến-triển của sự hợp-quần giữa loài người từ trước đến giờ, chúng ta đã thấy rằng con người có thể hợp-quần nhau vì sự hợp-quần ấy có lợi cho mình, vì bị những người mạnh hơn mình bắt buộc, hay ngẫu-nhiên sanh ra trong một đoàn-thể có một tổ-chức hẳn hòi rồi.

Nhưng bao giờ con người cũng đi từ hợp-quần với người cùng huyết-thống đến sự hợp-quần với những người xa lạ hơn. Sự hợp-quần của người luôn luôn bắt đầu từ nơi gia-đình để mở rộng ra thị-tộc, bộ-lạc, quốc-gia, rồi quốc-tế. Trong khi phạm-vi hợp-quần của người mở rộng ra như thế thì sự liên-lạc giữa con người với nhau bên trong phạm-vi ấy cũng đổi thay tánh-cách của mình.

1.- Sự liên lạc con người trong những tổ chứ nhỏ như gia đình, thị tộc, bộ lạc.

Trong những tổ-chức nhỏ như gia-đình thị-tộc, bộ-lạc, số người không có bao nhiêu. Tất cả nhơn-viên của đoàn-thể cùng chung huyết-thống, cùng sống chung dưới một khí hậu, cùng dùng những lương-thực như nhau, cùng theo những lối sanh-hoạt như nhau. Vì đó, họ có những tánh-cách thể-chất như nhau. Họ lại có thể biết rõ nhau hết và giao-thiệp mật-thiết với nhau.

Vì lực-lượng chung của đoàn-thể không hùng-hậu lắm so với những nguy-cơ có thể uy-hiếp sự sống còn chung cho nên mọi người đều hết sức cố-kết nhau lại. Sự hợp-quần của họ do đó mà có tánh-cách tình-nguyện hơn là tánh-cách cưỡng-bách và tự-nhiên rất mật-thiết. Thêm nữa, người cầm đầu đoàn-thể, có thể kiểm-soát tất cả mọi người và chi-phối họ một cách mạnh mẽ.

Những điều trên này làm cho sự tổ-chức rất chặt chẽ và đoàn-thể rất đồng-nhứt. Người trong gia-đình, thị-tộc, bộ-lạc rất giống nhau về cả hai mặt vật-chất lẫn tinh-thần. Không những có thể-chất tương-tợ nhau, họ lại còn có y-phục, ngôn-ngữ, tín-ngưỡng, phong-tục, tập-quán như nhau và mưu- sanh một lối với nhau nữa. Họ liên-lạc nhau một cách mật-thiết và kết nhau lại thành một khối khít khao.

2.- Sự liên lạc giữa con người trong những tổ chức rộng rãi như quốc gia

Ðến khi con người mở rộng phạm-vi hợp-quần của mình ra thì tánh-cách đồng-nhứt của đoàn-thể lần lần giảm bớt. Một quốc-gia dầu lớn hay nhỏ cũng đều có nhiều bộ-lạc hợp lại lập thành. Những bộ-lạc này có nguồn-gốc khác nhau và bao giờ cũng còn giữ lại những đặc-tánh riêng của họ. Bộ-lạc lớn nhứt và mạnh mẽ nhứt đã gây được sự hợp-quần thành quốc-gia tự-nhiên là bao giờ cũng tìm cách đồng-hóa những bộ-lạc kia để gây một quốc-tánh chung. Nhưng sự đồng-hóa này dầu có đưa những bộ-lạc bên trong quốc-gia đến chỗ hỗn-hợp nhau lại làm một dân-tộc cũng không bao giờ thực-hiện một cách hoàn-toàn được.

Thêm nữa, lãnh-thổ của quốc-gia thường chiếm một phần đất rộng rãi mà địa-thế, thổ-sản không thể nào đồng đều nhau, thành ra, người trong quốc-gia phải sống dưới những khí-hậu khác nhau không nhiều thì ít, dùng những lương-thực khác nhau, theo những lối mưu-sanh khác nhau tùy theo vùng mình ở. Trình-độ sanh-hoạt của con người lại càng ngày càng được nâng cao lên mãi, những món nhu-dụng của người càng ngày càng nhiều thêm, và sau cùng, người không thể theo chế-độ kinh-tế tự-túc mà phải theo chế-độ phân-công. Người lần lần có những chế-độ khác nhau, và điều này tăng-cường thêm sự phân-biệt giữa người này với người khác.

Vì quá đông đúc và ở trên một vùng đất rộng rãi, người trong quốc-gia không thể biết rõ nhau hết và không thể giao-thiệp mật-thiết nhau như trong những đoàn-thể nhỏ. Người cầm đầu quốc-gia cũng không thể kiểm-soát hết mọi người và chi-phối họ một cách mạnh mẽ được. Không bị quyền-hạn của những ông chúa phong-kiến địa-phương ngăn cản bớt, thế-lực của người quốc-trưởng cũng bị đụng đầu với sức đề-kháng của dân-chúng. Câu “ Phép vua thua lệ làng” của người Việt-Nam ta thật ra có

thể đem áp-dụng vào bất-cứ quốc-gia nào trên thế-giới. Bởi những lẽ trên đây, tổ-chức quốc-gia không sao chặt chẽ bằng những tổ-chức gia-đình, thị-tộc, bộ-lạc.

Ngoài ra, chúng ta còn có thể nhận thấy điều này nữa, là khi đoàn-thể càng lớn rộng thì lực-lượng nó càng tăng-gia, càng hùng-hậu so với những lực-lượng bên ngoài ép vào, thành ra, những nguy-cơ uy-hiếp sự sống còn chung càng trở nên xa xôi, gián-tiếp, ít rõ rệt hơn. Những quyền-lợi cá-nhơn được đoàn-thể bảo-vệ càng có tánh-cách sâu xa, trừu-tượng và vì đó, càng khó thấy. Sự hợp-quần của người thành ra không có tánh-cách tình-nguyện rõ rệt như trong đoàn-thể nhỏ, mà lại có tánh-cách cưỡng-bách, cưỡng-bách một cách trực-tiếp như trường-hợp bộ-lạc nhỏ bị bộ-lạc to thôn-tính, hay cưỡng-bách một cách gián-tiếp ở chỗ người ngẫu-nhiên sanh ra trong một quốc-gia có tổ-chức rồi nên phải khép mình vào tổ-chức đó.

Thêm nữa, một đoàn-thể rộng lớn như quốc-gia không thể nào tổ-chức việc tìm kiếm những món cần-thiết cho sự sống còn của tất cả mọi người để phân-phát cho từng người một. Nó cũng không thể tổ-chức và kiểm-soát tất cả những cuộc hoạt-động văn-hóa để thỏa-mãn những sự cần dùng tinh-thần của con người. Mãi đến thế kỹ thứ 20, ta mới thấy xuất-hiện những chế-độ độc-tài khoa-học tìm cách uốn nắn tất cả mọi người trong quốc-gia theo một khuôn khổ nhứt-định và cố sức chi-phối đời sống vật-chất và tinh-thần của mọi người trong quốc-gia bằng cách qui-định hết mọi hoạt-động của họ. Nhưng mặc dầu có những bộ máy cảnh-sát khắc-nghiệt và rườm rà, mặc dầu đã giết hại đày ải hàng triệu con người, những nhà độc-tài của thế-kỷ 20 cũng không thành-công trong dự-định của họ. Thật-sự, khi người ta đã văn-minh, quốc-gia thường chỉ có thể đảm-nhận công việc bảo-vệ cái lãnh-thổ trên đó người sống và qui-định luật-lệ người phải tuân theo để cư-xử với nhau trong công việc mưu-sanh mà thôi. Bởi thế người phải tự lo cho mình nhiều hơn trong những đoàn-thể nhỏ. Và trong sự hoạt-động để sống còn, người cạnh-tranh với những người khác trong đoàn-thể một cách mạnh mẽ hơn.

Tất cả những yếu-tố trên này làm cho người trong quốc-gia không được hoàn-toàn giống nhau về mọi phương-diện như người trong gia-đình, thị-tộc, bộ-lạc. Không khác nhau về một vài tánh-cách thể-chất, họ cũng khác nhau về giọng nói; không khác nhau về y-phục, họ cũng khác nhau về tín-ngưỡng, tập-quán; không khác nhau về nghề-nghiệp, họ cũng khác nhau về trình-độ hay phương-thức sanh-hoạt. Thật ra thì ngoài những nghề-nghiệp khác nhau cần-thiết cho một xã-hội văn-minh, ngoài những vùng kinh-tế khác nhau là kết-quả của một lãnh-thổ rộng lớn, ngoài sự chênh lệch về đời sống của mọi người trong nước vì cơ-vận hay tài-năng bất-đồng gây ra, không có quốc-gia nào trên thế-giới mà khỏi phải chứa đựng những đoàn-thể tôn-giáo khác nhau, những nhóm dân thiểu-số, những địa-phương có y-phục và phong-tục tập-quán khác nhau.

Vì những sự khác nhau trên này và vì không thể giao-thiệp với nhau được hết, người trong quốc-gia không liên-lạc chặt chẽ nhau để kết thành một khối đồng-nhứt khít khao như gia-đình thị-tộc bộ-lạc.

3.- Sự liên lạc giữa con người trong phạm vi nhơn loại

Tuy thế, quốc-gia dầu sao cũng là một đoàn-thể có tổ-chức và duy-trì trong một thời-gian dài dặc. Người trong quốc-gia không hoàn-toàn đồng-nhứt như người cùng một gia-đình, một thị-tộc hay một bộ-lạc, nhưng họ vẫn có một quốc-tánh chung trong hàng bao nhiêu thế-kỷ tranh-đấu cùng nhau. Quốc-tánh này làm cho họ phân-biệt hẳn hòi với người trong những quốc-gia khác. Và mặc dầu tất cả những cá-nhơn trong quốc-gia không thể liên-lạc mật-thiết cùng nhau hết, giữa mọi người bao giờ cũng có một hệ-thống những tư-tưởng, tín-ngưỡng, những luật-lệ, chế-độ buộc liền họ lại. Bên trên, lại còn có một sợi dây vô-hình cột họ vào nhau trong một tình-cảm thiêng-liêng: tình yêu Tổ-quốc.

Giữa những người ở những quốc-gia khác nhau thì không có những mối liên-lạc vật-chất và tinh-thần như giữa người cùng chung một quốc-gia. Chẳng những khác nhau về thể-chất, ngôn-ngữ, y-phục, họ lại không có một lịch-sử tranh-đấu chung nhau, không theo những phong-tục tập-quán như nhau, và không được đặt dưới những tổ-chức cai trị chung nhau.

Trong thời-kỳ bế-môn tỏa-cảng cũng như trong thời-kỳ giao-thiệp rộng rãi với nhau, những quốc-gia không bị mất độc-lập đều sống riêng biệt hay chỉ được buộc vào nhau bằng những hiệp-ước quốc-tế mong manh. Do đó, sự giao-thiệp giữa người trong quốc-gia này và người trong quốc-gia khác bị hạn-chế. Tư-nhơn các nước chỉ liên-lạc nhau trong những sự hoạt-động thương-mãi, văn-hóa và theo một hệ-thống chặt chẽ hơn, nhưng nhỏ hẹp hơn, trong những sự hoạt-động chánh-trị. Số người của một quốc-gia mà có liên-lạc với người của một quốc-gia khác so với những người không giao-thiệp thì không có bao nhiêu, ngay trong lúc mà sự cộng-tác quốc-tế đã trở nên rộng rãi, nhờ những phương-tiện giao-thông mau lẹ và tiện-lợi cũng thế. Bởi vậy, sự hợp-quần giữa con người trong phạm-vi quốc-tế phần nhiều là gián-tiếp. Những người trực-tiếp hợp-quần nhau chỉ có một số rất ít mà thôi.

D.- Những đặc điểm trong sự hợp quần của con người

Chúng ta có thể nói tóm lại rằng phạm-vi hợp-quần của con người có xu-hướng càng ngày càng mở rộng thêm ra mãi. Nhưng phạm-vi này càng mở rộng thì người hợp-quần càng bớt đồng-nhứt nhau, liên-lạc giữa những người hợp-quần càng bớt mật-thiết, và sự tổ-chức của người càng bớt chặt chẽ. Mà sự đồng-nhứt của người hợp-quần, sự mật-thiết trong những mối liên-lạc của họ và sự chặt chẽ của tổ-chức họ là những yếu-tố cần-thiết để làm cho đoàn-thể vững vàng.

Ðoàn-thể lớn nhứt trong đó những yếu-tố trên nầy còn đủ sức để làm cho sự hợp-quần của người vững vàng là quốc-gia. Vì đó, sự hợp-quần của người luôn luôn hướng đến hình-thức quốc-gia. Biên-giới quốc-gia, cách tổ-chức quốc-gia, hạng người cầm đầu quốc-gia, và những nhóm người họp nhau lại để cấu-tạo nên quốc-gia có thể thay đổi tùy theo thời-thế, nhưng thực-thể quốc-gia không thể tiêu-diệt được. Từ khi xuất-hiện đến giờ, nó luôn luôn được duy-trì qua các thời-đại, nhưng có xu-hướng lấy biên-giới dân-tộc làm biên-giới của mình để có đủ những điều-kiện làm cho sự hợp-quần của nhơn-dân mình thêm vững chắc.

Ngoài những điều kể trên, chúng ta còn có thể lưu-ý chỗ nầy nữa, là khi phạm-vi hợp-quần mở rộng ra đến một mực nào đó thì con người bắt đầu lo sợ cho sự sinh-tồn riêng của mình nhiều hơn là lo cho sự sinh-tồn chung. Một mặt, vì sự liên-lạc giữa mọi người trong đoàn-thể lớn bớt mật-thiết và sự tổ-chức bớt chăt chẽ, thành ra người hưởng một sự tự-do tương-đối, một mặt vì sự rộng lớn của đoàn-thể không cho phép đoàn-thể lo nghĩ đến quyền-lợi từng cá-nhơn một được, người phải tìm cách mưu-sanh riêng và cạnh-tranh với người trong đoàn-thể mình. Trong sự tranh-đấu với người cùng đoàn-thể nầy, người cũng cần dùng người phụ-lực. Do đó, người hợp-quần nhau lại thành đoàn-thể nhỏ trong đoàn-thể lớn để đối chọi lại nhau.

Ngay trong bộ-lạc, nhiều khi người ta đã có thành-lập những tiểu-gia-đình sống riêng nhau. Người cũng có thể họp nhau thành nhóm nhỏ để tranh nhau giữ chức tù-trưởng của bộ-lạc. Trong phạm-vi quốc-gia thì sự thành-lập những đoàn-thể nhỏ như thế đã thành một việc thông-thường tự-nhiên. Trong quốc-gia, người nào cũng có một tiểu-gia-đình, lại có một đại- gia-đình. Ngoài ra, người lại còn kết bạn với những người khác, hoặc gia-nhập một đoàn-thể tôn-giáo, một tổ-chức nghiệp-đoàn, một hội-đảng chánh-trị v.v…

Một đặc-điểm quan-trọng khác của sự hợp-quần giữa loài người là người ta có khi vượt ra khỏi đoàn-thể chánh-thức trong đó mình đang sống để hợp-quần với những người của đoàn-thể khác theo một hệ-thống tổ-chức khác với đoàn-thể mình. Những sự giao-thiệp về thương-mại, những sự hùn hiệp trong các xí-nghiệp kỹ-nghệ hay tài-chánh, những cuộc trao đổi văn-hóa, những trào-lưu tôn-giáo, chánh-trị giữa người trong quốc-gia nầy và quốc-gia nọ đã tạo ra nhiều đoàn-thể hợp-quần quốc-tế nằm choàng lên trên biên-giới quốc-gia.

Ð.- Những định luật chi phối sự hợp quần của con người

Trong sự thành-lập những đoàn-thể hợp-quần, người đã tuân theo những định-luật gì? Nhìn ra xã-hội, chúng ta thấy rất nhiều hình-thức hợp-quần.

Trước nhứt, người có thể hợp-quần theo huyết-thống trong phạm-vi tiểu-gia-đình và đại- gia-đình. Ngoài ra, người còn có thể hợp-quần theo tâm-tánh, nghĩa là kết bạn nhau vì tín-ngưỡng của mình và nắm tay với những người thờ chung một tôn-giáo để lập thành một giáo-hội. Người có thể hợp-quần theo chức-vụ mình trong xã-hội và cùng với những người đồng nghề lập ra những nghiệp-đoàn, những hội ái-hữu. Người cũng có thể hợp-quần theo tư-tưởng và lập ra những văn-đoàn, những học-phái, những chánh-đảng.

Những hình-thức hợp-quần như trên nầy thật rất nhiều. Nhưng đại-khái ta có thể bảo rằng con người hợp-quần nhau theo ý-thức đồng-loại, nghĩa là khi họ có một cái gì chung nhau, một cái gì giống nhau, một cái gì tương-đồng nhau. Những câu ngạn-ngữ “Trâu theo trâu, ngựa theo ngựa” của người Việt-Nam, “Châu tầm châu, mã tầm mã” (ghe tìm ghe, ngựa tìm ngựa) của người Trung-hoa, “Qui se ressemble, s’assemble” (ai giống nhau thì hợp nhau lại) của người Pháp đã chứng tỏ điều nầy một cách mạnh mẽ.

Sự hợp-quần theo ý-thức đồng-loại thật ra là một khuynh-hướng tự-nhiên; người hợp-quần với kẻ giống mình như con gà đi theo bầy gà, con vịt đi theo bầy vịt vậy.

Như ta đã thấy, chính bản-năng hợp-quần và cứu-cánh duy-trì sự sinh-tồn chủng-loại đã xô đẩy người tụ-hợp lại. Nó cũng làm cho người hướng đến sự đồng-nhứt. Người tự-nhiên biết bắt chước nhau để được giống nhau, và bài-xích những kẻ lập-dị, có những cử-chỉ, hành-động, thái-độ khác với đám đông, trừ ra khi nào kẻ lập-dị này là một lãnh-tụ được tôn-sùng. Trong trường-hợp sau này, chính quần-chúng lại bắt chước nhà lãnh-tụ ấy, và chung-qui, các cá-nhơn trong xã-hội cũng có những tánh-cách giống nhau. Hợp-quần với đồng-loại và chọi nhau với dị- loại, đó là thái-độ tự-nhiên của người.

Trong những xã-hội nhỏ hẹp, sự đồng-nhứt của đoàn-thể có thể thục-hiện được và sự hợp-tập người đồng-chủng để chọi nhau với kẻ dị-chủng có một tánh-cách tương-đối giản-dị. Ðến khi xã-hội mở rộng ra, sự đồng-nhứt không còn duy-trì được, vấn-đề mới trở thành phức-tạp. Trong giai-đoạn này, ý-thức xuất-hiện và quyết-định cá-nhơn đã có dự một phần nào vào sự hợp-quần của người. Trong trường-hợp đó, ta có thể tìm thấy lý-do của sự hợp-quần theo ý-thức đồng-loại.

Trước hết, chúng ta có thể nói một cách tổng-quát rằng những người đồng-loại nhau thì có những quyền-lợi chung giống nhau. Họ hợp-quần nhau lại là để bảo-vệ quyền-lợi chung ấy. Trong một phạm-vi nhỏ hẹp hơn nữa, thì những người đồng-loại nhau mà có một cái gì chung nhau – cái đó những người đồng-loại khác không có – cũng hợp lại nhau để bảo-vệ cái chung nhau đó.

Một mặt khác, những người có một điểm nào giống nhau thì cảm thấy mình gần nhau. Theo xu-hướng tự-nhiên, kết-quả sự hợp-tác vô-ý-thức với kẻ đồng-chủng để chọi nhau với người dị-chủng, người thích những kẻ gần mình hơn là những kẻ xa mình, và ưa những người giống mình hơn là những người không giống mình. Nếu quyền-lợi cá-nhơn mà được bảo-đảm như nhau thì người chịu hợp-quần với kẻ giống mình hơn là hợp-quần với kẻ không giống mình. Nhiều khi, người lại chọn lựa sự hợp-quần với những kẻ không giống mình mặc dầu lối hợp-quần sau này có lợi hơn cũng thế.

Sự hợp-quần theo ý-thức đồng-loại thường thường có tánh-cách tình-nguyện. Nhưng trong sự cưỡng-bách hợp-quần, ý-thức đồng-loại cũng đóng một vai trò quan-hệ. Những giống dân khác nhau xa quá thì có bị cưỡng-bách hợp-quần cũng không đồng-hóa nhau được và thế nào cũng đi đến sự phân rẽ nhau ra. Những giống dân có nhiều điểm tương-đồng bị cưỡng-bách hợp-quần nhau thì có thể đồng-hóa nhau dễ dàng. Sự hợp-quần này lại có thể mất tánh-cách cưỡng-bách để có tánh-cách tình-nguyện trong trường-hợp những giống dân ấy đều bị một giống dân khác xa lạ hơn uy-hiếp một cách mạnh mẽ.

Như vậy, sự tương-đồng là một yếu-tố quan-trọng trong sự hợp-quần của loài người. Nó cùng với yếu-tố quyền-lợi cá-nhơn là những định-luật chi-phối hợp-quần của người một cách chặt chẽ.

E.- Những loại tương đồng làm cho người hợp quần nhau lại

Xét hết những đoàn-thể mà người đã cấu-tạo được, ta thấy rằng những sự tương-đồng hiện tại giữa loài người có thể chia ra làm bốn loại: tương-đồng chủng-loại, tương-đồng tâm-tánh, tương-đồng tư-tưởng và tương-đồng hoàn-cảnh.

1.- Tương đồng chủng loại

Sự tương-đồng-chủng-loại đưa đến sự tương-đồng tánh-cách thể-chất và sự tương-đồng ngôn-ngữ.

Sự tương-đồng tánh-cách thể-chất là một điều mà ai ai cũng có thể thấy ngay trước mắt. Nhờ đó, nó gây sự hợp-quần một cách dể dàng và rộng rãi. Những người cùng thuộc một dân-tộc với nhau tuy không phải giống nhau hoàn-toàn như những giọt nước, nhưng cũng có những tánh-cách thể-chất chung nhau. Cố-nhiên là trừ những trường-hợp đặc-biệt, người ta mến người đồng-tộc hơn là người dị-tộc, và thích hợp-tác với người đồng-tộc hơn là với người dị-tộc.

Ngôn-ngữ là một yếu-tố giúp người giao-thiệp nhau một cách dễ dàng, và sự tương-đồng ngôn-ngữ phụ vào sự tương-đồng tánh-cách thể-chất làm cho người nhận thấy mình gần nhau đủ để cho người ta có thể biết ngay là họ đồng-tộc với nhau. Những chủng-tộc gần nhau mà có ngôn-ngữ chung nhau thường có thiện-cảm với nhau và dễ hợp-tác nhau hơn là những chủng-tộc ngôn-ngữ bất-đồng.

2.- Tương dồng tâm tánh

Sự tương-đồng tâm-tánh khó nhận thấy hơn sự tương-đồng tánh-cách thể-chất hay ngôn-ngữ. Người phải ở chung nhau thật lâu mới có thể rõ tâm-hồn nhau và thích nhau. Vì đó, sự hợp-quần do yếu-tố này gây ra tuy hết sức sâu xa mạnh mẽ nhưng không được rộng rãi.

3.- Tương đồng tư tưởng

Sự tương-đồng tư-tưởng chỉ có thể nhận thấy sau khi người ta giải tỏ ý-kiến cho nhau biết nhiều lần. Ðã thế tư-tưởng con người không phải bất-di bất-dịch. Nó biến-hóa luôn luôn. Vì đó, yếu-tố tương-đồng tư-tưởng thường không gây được một sự hợp-quần rộng rãi vững chắc bằng yếu-tố tương-đồng tánh-cách chủng-loại.

Tuy-nhiên, trong lịch-sử loài người, có những hệ-thống tư-tưởng nắm quyền độc-tôn trong xã-hội và chi-phối được một số đông người trong một thời-gian dài dặc. Tư-tưởng Nho-giáo đã đóng một vai tuồng trọng-yếu trong những xã-hội Viễn-đông suốt mấy ngàn năm.

Vấn-đề tín-ngưỡng cũng là một vấn-đề thuộc về tư-tưởng và chúng ta có thể xem những đoàn-thể tôn-giáo như là những đoàn-thể hợp-quần dựa vào sự tương-đồng tư-tưởng.

4.- Tương đồng hoàn cảnh

Sự tương-đồng hoàn-cảnh là một yếu-tố mạnh mẽ làm cho người hợp-quần nhau lại, vì nó hợp với quyền-lợi cá-nhơn. Người cùng hoàn-cảnh nhau tự-nhiên là có những quyền-lợi cá-nhơn thiển-cận giống nhau. Bởi đó, họ có xu-hướng hợp-quần nhau để tranh-đấu chung nhau. Nhưng sự hợp-quần này thường bấp bênh, không vững chắc, vì sự tương-đồng hoàn-cảnh thường không rõ rệt : rất ít người ở vào một tình-thế y hệt như nhau. Thêm nữa, cũng như tư-tưởng, hoàn-cảnh con người không phải luôn luôn vẫn như thế mãi. Nó thay đổi hoài hoài, thành ra người khó duy-trì sự cộng-tác cùng nhau trong phạm-vi này một cách lâu dài.

G.- Những phương pháp để duy trì sự hợp quần của người

Sự hợp-quần là một điều cần-thiết cho sự sinh-tồn của người. Từ khi con người có một đời sống khá cao rồi, nó trở thành vô-cùng phức-tạp. Ta đã thấy rằng người có thể tình-nguyện hợp-quần lại hay bị cưỡng-bách mà phải hợp-quần. Nhưng trong trường-hợp nào cũng vậy, sự hợp-quần không phải tạo nên được một cách dễ dàng. Bao giờ nó cũng là kết-quả của một tình-trạng khó khăn, như những hiểm-nguy đe dọa con người trong trường-hợp tình-nguyện hợp-quần, hay chiến-tranh, trong trường-hợp cưỡng-bách hợp-quần.

Một mặt khác, sự hợp-quần gây thêm sức mạnh cho người và mang nhiều điều ích-lợi đến, ít nhứt là cho một số người trong xã-hội.

Bởi những lẽ trên đây, khi đã gây được sự hợp-quần rồi, người phải cố hết sức làm cho nó duy-trì được. Ðiều này bắt buộc người phải tìm những phương-pháp làm cho sự tranh-đấu nhau giữa những người bên ngoài đoàn-thể không hại gì đến trật-tự chung.

Những phương-pháp này tự-nhiên phải đi sát với trình-độ tiến-hóa của con người. Tương-đối giản-dị vào buổi sơ-thủy của nhơn-loại, nó đã lần lần phức-tạp theo dòng thời-gian. Nói cho thật đúng thì vấn-đề duy-trì hợp-quần của người thật-sự bao gồm cả văn-hóa của người.

1.- Những yếu tố duy trì sự hợp quần của người

Một trong những yếu-tố quan-trọng nhứt của đời sống xã-hội người ngày xưa là tôn-giáo. Nó thực-hiện được nhờ nhiều điều-kiện khác nhau: một mặt là khả-năng sử-dụng biểu-hiệu của người giúp người tạo ra ngôn-ngữ; đồng-thời ghi nhớ các kinh-nghiệm của mình và sắp đặt nó thành hệ-thống, một mặt là sự cần dùng hiểu biết và khuynh-hướng muốn tìm hiểu nguồn-gốc của mình, một mặt khác là lòng sợ hãi những lực-lượng vô-hình mạnh mẽ của thiên-nhiên có hại đến mình.

Phát khởi từ võ-trụ-quan thô-sơ và những thuật phù-thủy, tôn-giáo lần lần được cao-thượng- hóa. Quan-niệm về các vị thần-minh và về Thượng-Ðế có một tánh-cách trừu-tượng và tinh-túy hơn, sự lễ-bái thờ cúng cũng bớt phần dã-man độc-ác.

Nhưng dầu còn thô-sơ hay đã tiến lên một mực cao rồi, tôn-giáo cũng bao trùm cả đời sống xã-hội của người thời trước. Nó chi-phối cả những hoạt-động chính trị, văn-hóa, mỹ-thuật v.v… và đóng một vai tuồng quan-trọng trong sự gây tánh-cách đồng-nhứt giữa người trong đoàn-thể, khiến cho họ cố-kết lại nhau.

Người cổ-sơ tin rằng mọi nhơn-viên của đoàn-thể đều do một gốc mà ra. Vị thủy-tổ chung, có thể là một vị anh-hùng thời trước, một vật-tổ, một vị thần-minh, hay chính Thượng-Ðế. Nhưng trong trường-hợp nào, ý-thức đồng-loại cũng được nêu ra: Những người cùng chung một nguồn-gốc, có một huyết-thống chung tất cả phải cố-kết nhau lại để đối-phó với những người khác.

Những người cùng chung nguồn-gốc với nhau, phải hoà-thuận nhau và cư-xử với nhau theo qui-tắc do thần-minh hay Thượng-Ðế đặt ra. Người cầm đầu đoàn-thể là người đạI-diện vị thần-minh hay Thượng-Ðế. Những người trái luật-lệ hay qui-tắc chung phải bị trừng-phạt.

Mỗi người đều phải có một ý-niệm rõ rệt về nhiệm-vụ mình đối với các vị thần-minh và người đồng-loại, và sự giáo-dục hướng về chỗ đào-luyện con người theo khuôn-khổ tôn-giáo nêu ra.

Những hoạt-động văn-hóa của người cũng nhắm vào mục-đích phụng-sự thần-minh: những bài ca, bản nhạc, những điệu nhảy múa đều dùng trong những cuộc lễ-bái, những tòa kiến-trúc, những họa- phẩm, những công-trình điêu-khắc cũng qui vào việc thờ phụng.

Như thế, trong bước đầu của nhơn-loại, tôn-giáo đã thấm nhuần cả đời sống con người. Nó điều-khiển cả những hoạt-động xã-hội của người và hướng người về những ý-tưởng, những lối cư-xử, hành-động như nhau. Nó tạo ra những mối dây liên-lạc tinh-thần chặt chẽ để buộc mọi người lại với nhau.

Nhưng tôn-giáo không phải ngự-trị trên con người mãi mãi được. Sự mở mang của trí-óc người giúp người hiểu biết những hiện-tượng bao quanh mình nhiều hơn. Thêm nữa, sự khuếch-trương của xã-hội làm cho những điều-kiện sinh-tồn vật-chất được đầy đủ hơn. Ý muốn nâng cao đời sống vật-chất lên làm cho người lãng quên bớt nhiệm-vụ đối với thần thánh. Do đó, sự chi-phối của tôn-giáo đối với nhơn-loại càng ngày càng yếu bớt đi.

Về mặt chính-trị, lý-tưởng dân-chủ dần dần thắng chủ-trương tôn-giáo. Ý-chí sinh-tồn được đem dùng thay oai-quyền của thần-linh hay Thượng-Ðế trong sự khêu gợi tinh-thần đoàn-thể. Luật pháp mất lần tánh-cách thiên-mạng để mang tánh-cách con người. Sự giáo-dục nghiêng về phía vô-thần. Những hoạt-động văn-hóa nhằm mục-đích phụng-sự đời sống của người nhiều hơn là phụng-sự thần thánh. Ngay đến những giáo-điều đạo-đúc cũng lần lần tách khỏi tôn-giáo để tạo nên nền luân-lý thuần-túy của người.

Những tri-thức của người có tánh-cách thực-tiễn hơn và hợp lại lập thành các khoa-học. Khoa-học càng ngày càng có khuynh-hướng thay thế tôn-giáo trong sự chi-phối những hoạt-động xã-hội của người. Nhưng với trình-độ hiện-thời, nó chưa đạt được mục-đích trên này, và những yếu-tố dùng để duy-trì hợp-quần của người trong xã-hội văn-minh hiện còn đang bị chia xẻ giữa tôn-giáo và khoa-học. Do đó, nó trở thành rời rạc, không thống-nhứt nhau. Ðiều này, thêm vào sự phức-tạp của đời sống văn-minh và sự mở mang cá-tánh làm cho các đoàn-thể hợp-quần bớt sự đồng-nhứt. Vì thế, trừ những nước theo một chế-độ độc-tài khắc-nghiệt, sự cố-kết giữa con người trong các đoàn-thể văn-minh bớt chặt chẽ đi.

Phân-tích kỹ những yếu-tố giúp vào việc duy-trì sự hợp-quần giữa người trong một đoàn-thể, ta nhận thấy trước nhứt có ngôn-ngữ. Nhờ có ngôn-ngữ, người có thể giao-thiệp nhau và hiểu biết nhau. Với sự xuất-hiện của ngôn-ngữ, sự giúp đỡ nhau mất lần tánh-cách vô-ý-thức để trở thành ý-thức. Lòng thương mến nhau cũng được mở mang thêm. Một mặt khác, ngôn-ngữ là biểu-hiệu rõ rệt để phân-biệt người trong đoàn-thể với người ngoài đoàn-thể. Do dó, ngôn-ngữ đóng một vai tuồng rất quan-trọng đối với người.

Lẽ tự-nhiên những người trong đoàn-thể nói chung một thứ tiếng, nhưng nếu có thể được, người ta tìm cách làm cho ngôn-ngữ mình được truyền-bá ra ngoài. Những dân-tộc chinh-phục được dân-tộc khác nhứt định là bắt những giống dân bị mình thống-trị học ngôn-ngữ của mình.

Những đế-quốc rộng lớn thường gồm nhiều giống dân có ngôn-ngữ khác nhau, nhưng dầu sao, cũng chỉ có ngôn-ngữ của giống dân thống-trị là được tôn-trọng nhứt, có khi là ngôn-ngữ duy-nhứt được dùng trong việc hành-chánh. Trường-hợp nước Thụy-sĩ có ba ngôn-ngữ khác nhau và được xem ngang nhau là một trường-hợp hết sức đặc-biệt. Những người muốn đi đến cảnh thế-giới đại-đồng đã nhận thấy sự quan-trọng của ngôn-ngữ nên đã tạo ra một thứ tiếng mới, thế-giới-ngữ, để dọn đường cho công cuộc thống-nhứt nhơn-loại họ ước mong.

Kề bên ngôn-ngữ là văn-tự. Văn-tự phát-hiện sau ngôn-ngữ, và có liên-lạc mật-thiết với ngôn-ngữ. Nó không phổ-cập trong đoàn-thể bằng ngôn-ngữ vì dân-tộc nào cũng có người mù chữ. Nhưng bù lại, nó có thể lan rộng ra ngoài biên-giới dân-tộc. Nhiều giống dân có thể dùng chung một thứ chữ tuy không cùng nói một thứ tiếng. Ðó là trường-hợp những dân-tộc Trung-hoa, Việt-Nam, Nhựt-bổn, Triều-tiên cũng dùng Hán-tự, nhưng nói những thứ tiếng khác nhau. Văn-tự là cái xe chuyên chở văn- hóa và có một công-dụng rất lớn trong việc làm cho người gần nhau.

Thuở xưa, tất cả nhơn-loại đều bị sự chi-phối của tôn-giáo. Ta thấy rằng tôn-giáo có ảnh-hưởng đến hầu hết những hoạt-động của người ngày trước. Riêng trong lãnh-vực đặc-biệt của nó, nó biểu-lộ dưới hình-thức những cuộc lễ-bái các thần-linh, những tín-ngưỡng. Những hình-thức bên ngoài của tôn-giáo và những vị thần được sùng-bái cũng như các tín-ngưỡng đều có giúp vào việc cố-kết con người lại. Do đó, các đoàn-thể đều có xu-hướng đem tôn-giáo mình bành-trướng ra ngoài và bắt buộc những dân-tộc bị mình thống-trị theo tôn-giáo của mình.

Những phong-tục tập-quán của người, có một phần do nơi tín-ngưỡng mà ra. Nó qui-định một cách chặt chẽ cách-thức cư-xử của người đối với nhau. Ảnh-hưởng nó đối với việc duy-trì sự hợp-quần giữa người trong một đoàn-thể tự-nhiên là hết sức to tát.

Luân-lý, văn-hóa, nghệ thuật có nhiệm-vụ dạy người ăn ở với nhau cho phải đạo, uốn nắn tâm- hồn, tư-tưởng người, vun bồi tình-cảm người và tạo ra những điều-kiện, những cơ-hội cho người thông-cảm nhau và sống hòa-hợp nhau.

Ngoài những yếu-tố tinh-thần trên đây, còn có oai-quyền của cơ-quan cai-trị dùng võ-lực khép người vào khuôn khổ chung và bắt mọi người cộng-tác nhau theo những thể-thức nhứt-định.

Sự tổ-chức việc sản-xuất những món người cần dùng cũng tạo ra mối liên-quan kinh-tế chặt chẽ,  đóng một vai tuồng quan-trọng trong sự duy-trì những sự giao-thiệp giữa người với nhau.

Tất cả những yếu-tố trên này ảnh-hưởng qua lại với nhau và đều hướng đến chỗ làm cho người cố-kết nhau lại.

2.- Sự lợi dụng yếu tố tương đồng trong việc duy trì sự hợp quần

Ngôn-ngữ, văn-tự, tôn-giáo, phong-tục, tập-quán, luân-lý, chánh-trị, kinh-tế là những yếu-tố duy-trì sự hợp-quần giữa người cùng đoàn-thể. Nhưng đồng-thời, nó lại làm cho người các đoàn-thể khác nhau chống chọi lại nhau. Như thế thật-sự không phải chính các yếu-tố trên này thực-hiện được sự đoàn-kết, mà sự tương-đồng do nó gây ra đã đạt kết-quả tốt đẹp ấy. Những nhà lãnh-đạo quần-chúng từ trước đã nhận thấy rõ sự quan-trọng của yếu-tố tương-đồng. Do đó, họ đã cố lợi-dụng nó để làm cho đoàn-thể họ tổ-chức được vững chắc. Những đoàn-thể được hợp-quần lập ra, dầu lớn hay nhỏ cũng đều cố gắng làm cho người thấy mình giống nhau ở nhiều chỗ.

Trong dân-tộc, người đã có những tánh-cách thể-chất giống nhau rồi, nhưng người còn tạo ra thêm những yếu-tố phụ-thuộc để cho mọi người được giống nhau thêm. Những cách-thức trang-điểm, ăn mặc khi xưa đều nhắm vào mục-đích ấy. Ngôn-ngữ và văn-tự cũng đóng một vai tuồng trong sự khiến cho người thấy mình giống nhau. Về phương diện tinh-thần, người ta cố làm cho mọi người có một tâm-hồn chung, tâm-hồn của dân-tộc. Người ta cũng xây dựng một nền văn-hóa dân-tộc, một hệ-thống tư-tưởng, một ý-thức hệ làm cây kim chỉ nam cho sự tổ-chức dân-tộc. Ðồng thời sự tuyên-truyền của chánh-phủ bao giờ cũng cố chứng-tỏ cho mọi người trong dân-tộc thấy rằng họ cùng chung một hoàn-cảnh đối với các dân-tộc khác.

Những đoàn-thể chánh-trị hay tôn-giáo quốc-tế gom góp những người cùng chung một tư-tưởng, một tâm-hồn như nhau mà thiếu sự tương-đồng tánh-cách thể-chất thì cố tạo ra những biểu-hiệu vật-chất để thế vào. Do đó, mà đoàn-thể chánh-trị hay tôn-giáo quốc-tế nào cũng có dấu hiệu riêng cho mình, những màu cờ, những sắc phục đặc-biệt. Những đoàn-thể chánh-trị và tôn-giáo trong một quốc-gia gồm những người cùng một tánh-cách thể-chất như nhau cũng đặt ra những dấu hiệu, kỳ-hiệu và sắc-phục để cho người trong đoàn-thể dễ nhận ra nhau và thấy mình giống nhau hơn.

 

Con Mẹ Hàng Xóm

Tiểu Tử

Hắn tên là Cui, Đặng văn Cui. Thứ ba, nên người ta gọi là Ba Cui. Và vì nước da hắn ngâm ngâm, nên sau này khi đi lính quốc gia, bạn đồng đội đặt cho hắn biệt danh “Cui Đen”.  Không phải để phân biệt với thằng Cui khác, mà là để cho dễ nhớ ! Bởi vì tiếng “Cui” một mình vừa cộc lốc, tối nghĩa, vừa khó nhớ nữa !

Thật ra, hồi đi làm khai sanh, ông già hắn đặt tên hắn là “Qui”, nghĩa là “Về”, vừa văn vẻ lại vừa nhắc nhở năm đó ông đưa vợ con trở về quê làm ruộng sau một thời gian dài “bôn ba bá nghệ” ở Sài Gòn Chợ Lớn.

Nhưng không biết tại vì ông phát âm không rõ hay tại vì ông chánh lục bộ lãng tai mà tiếng “Qui” trở thành “Cui” trong sổ bộ !

Thành ra, trong gia đình và trong xóm người ta gọi hắn là “Qui”, còn trong trường và sau này khi ra đời, hắn vẫn mang cái tên “Cui” cứng ngắt đó và thường bị người ta hỏi “Cui là gì ?”.

Coi vậy chớ tên “Cui” có vẻ như là cái tên… “tiền định”, bởi vì rất hạp với con người và tánh tình của hắn. Con người hắn không đến nỗi quá cục mịch nhưng, thật tình, cũng không có nét gì thanh tú hết!

Người gầy gầy, nước da đen đen như người Miên, mắt lộ, gò má cao, môi mỏng dánh, giọng nói thì nhọn hoắt. Vậy mà trong cử động đi đứng, hắn lại rất lanh lẹ, không… ù lì chút nào. Còn tánh tình thì cứng cỏi, thẳng răng, gan góc… như cây dùi cui!

Hồi đó – cái thời còn là lính quốc gia – hắn đánh giặc hăng lắm. Khi lâm trận, mặt nào địch bắn rát nhứt là có Cui Đen phóng tới. Làm như hắn không biết sợ là gì. Vậy mà suốt cuộc đời “binh nghiệp” của hắn, chưa bao giờ hắn bị thương! Bạn đồng đội nói: “Chắc thằng Cui Đen nó có vô bùa!”.

Hắn đánh giặc “hết mình” như vậy, không phải tại vì hắn có lý tưởng này lý tưởng nọ hay có ý thức chánh trị gì gì, mà tại vì hắn nghĩ rất đơn giản: “Nhà ai nấy ở. Mắc mớ ông cha gì tụi nó mà tụi nó kéo vô đánh mình ? Rõ ràng là tụi nó muốn đánh chiếm xứ mình để đô hộ như tụi Tàu tụi Tây hồi đó. Mẹ bà nó ! Phải đánh chết cha tụi nó hết !”.

Đánh giặc “chết bỏ” như Cui Đen vậy mà Trời không thương. Cho nên mới có ngày 30 tháng tư năm 1975…

Được lịnh đầu hàng, hắn tức muốn ói máu! Hắn cắn chặt môi, chĩa súng lên trời bắn như điên. Bắn hết đạn, hắn liệng súng vào đống binh cụ.

Trước khi quay đi, hắn nhìn lại võ khí, ánh mắt câm hờn dịu xuống. Hắn nhìn với cái nhìn của người đàn ông nhìn cô nhân tình lần cuối, nhưng hắn lại đưa tay lên trán chào như hắn chào người đồng đội vừa vĩnh viễn nằm xuống nơi chiến trường…

Trong đời đánh giặc của hắn, hắn đã từng chào như vậy. Nhưng lần này hắn nghe như hắn đang chào vĩnh biệt một cái gì to lớn hơn, một cái gì quan trọng hơn, một cái gì quí giá hơn người lính cộng hòa chết trận.

“Cái gì đó” hắn không định nghĩa được nhưng hắn cảm nhận được. “Cái gì đó” cũng bất thần lảnh một viên đạn vào đầu, cũng ngã gục xuống không kịp trối. Nhưng, trong “cái gì đó”, hắn thấy rõ có hắn, có vợ con hắn, có bà con hắn, có đồng bào hắn nữa.

Xưa nay, Cui Đen không biết khóc.

Nhưng bây giờ, bỗng nhiên hắn nghe hai mắt mình xót xót…

Một người bạn trong đơn vị chở Cui Đen về nhà bằng Honda.

Nhà Cui Đen ở gần chợ Bà Chiểu, trong một hẻm ngắn nhưng rộng, xe hơi vào được. Đó là loại phố trệt, có sân trước sân sau, và tường rào cao cỡ đầu người.

Cui Đen, vợ và hai con nhỏ, ở căn cuối cùng trong hẻm. Vợ chồng hắn ở đó từ thời chưa có con, nên cả hẻm đó đều biết hắn.

Ở đây, người ta gọi hắn là “Ba Cui”.

Ba Cui bước vào sân thấy cửa nhà đóng im ỉm. Mở cửa vội vã, thấy đồ đạc còn y nguyên, kể cả chiếc xe đạp của hắn.

Hắn bước nhanh vào trong, vừa bước vừa gọi lớn: “Lựu! Lựu à! Mẹ con em đâu? Anh về đây nè!”.

Im lặng. Im lặng kéo dài ra tới sân sau.

Căn nhà bỗng như rộng minh mong… Trong cái trống vắng đó, Ba Cui nghe như muốn ngộp thở. Hắn trở ra nhà trước, kéo ghế ngồi. Bỗng hắn để ý đến một tờ giấy trắng xếp hai nằm dưới cái gạt tàn thuốc.

Lấy lên xem, thì ra là thơ của vợ hắn.

Thơ viết vắn tắt: “Em và hai con di tản theo anh Sáu. Anh ở lại, nhớ nhìn kỹ Thẩm Thúy Hằng để mà sống. Em Lựu”.

Đọc câu đầu, hắn nghe yên tâm vì anh Sáu – anh vợ hắn – là trung tá hải quân.

Đọc câu sau, hắn “xì” một tiếng, bỏ lá thơ lên bàn rồi lấy tay vỗ lên đó nghe một cái bốp, miệng lẩm bẩm: “Đến nước này mà còn viết móc lò móc chảo!”.

Nói như vậy, bởi vì Ba Cui vốn mê đào hát.

Hắn cắt hình mấy cô minh tinh trong mấy tờ báo Tết, lộng vô khuôn kiếng treo đầy tường. Người mà hắn thường ngắm say mê nhứt là Thẩm Thúy Hằng !

Ba Cui đốt điếu thuốc, vừa hút vừa nhìn quanh. Rồi theo thói quen, mắt hắn dừng lại ở khuôn hình người minh tinh mà hắn ái mộ.

Cặp mắt quá đẹp! Cái mũi quá đẹp!

Nụ cười quá đẹp! Bỗng hắn nghĩ: “Chẳng lẽ trong cái chộn rộn sanh tử của mấy ngày này mà Lựu còn nghĩ tới chuyện con nít như vậy à?”.

Một lúc lại nghĩ: “À! Mà xưa nay Lựu đâu có ghen về vụ này!” Rồi hắn lại nhìn chầm chầm khuôn hình, miệng lẩm nhẩm: “Nhớ-nhìn-kỹ-Thẩm-Thúy-Hằng… Tại sao phải nhìn kỹ? Mà tại sao để-mà-sống? Và tại sao lại gạch đít trọn câu này? Chắc Lựu muốn nói gì đây!”.

Hắn đứng lên, bước lại gần để nhìn. Nhìn một lúc, rồi tò mò, hắn nhắc khuôn hình xuống, lật xem phía sau: trên miếng gỗ ép dính bụi có nhiều dấu tay nho nhỏ.

Hắn chạy xuống bếp lấy con dao rồi cạy bật mấy cây đinh gài miếng gỗ ép. Miếng gỗ được lật ra, dán dính ở mặt trong bằng băng keo là ba lượng vàng.

Ba Cui đứng ngẩn ngơ, quên mất điếu thuốc trên môi đang cháy dở!

Sau ngày 30 tháng tư là chuỗi dài… bận rộn! Đi mết-tinh. Rồi họp rồi hội rồi học tập. Rồi họp rồi hội rồi học tập nữa.

Khi tàm tạm yên, kiểm điểm lại thì những người trong hẻm không có ai đi di tản hết. Thành ra Ba Cui phải nói trớ là vợ con hắn về dưới quê “sống dễ thở hơn”.

Thời gian sau, lần lần người trong hẻm đổi nghề. Có lẽ cho hạp với thời cuộc, với cái gọi là “đổi đời” mà Nhà Nước cách mạng lúc nào “lên lớp” cũng nói. Cho nên thấy thầy Trân nghỉ dạy tiểu học ở phường Sáu, thầy giáo đó bây giờ… “tháo giày” đi làm thợ hồ.

Thấy bác Năm thợ bạc bây giờ ngồi bán chuối chiên ở đầu ngõ. Thấy ông thầy chích hạ bảng “Y tá có bằng cấp” rồi sơn viết lại “Hớt tóc bình dân”.

Thấy bà Ba “thớt thịt” nghỉ bán thịt heo ở chợ Bà Chiểu, tối ngày nằm nghe băng nhạc cải lương, để chồng con chạy áp-phe tuốt trong Chợ Lớn.

Thấy ông “Chánh Ký” chuyên cho mướn xe ba bánh bây giờ bán hết dàn xe rồi ra đứng nấu mì cho thằng con có tiệm cà phê ở ngang hông chợ… vv.

Còn Ba Cui thì đi đạp xích-lô!

Một hôm, trong lúc đạp rề rề trước nhà thương để đón khách, Ba Cui bị xe bộ đội chạy loạn đụng gãy chân mặt. Hắn phải mang băng bột cả tháng. Lúc nào xê dịch cũng phải chống hai cây nạng gỗ. Hắn tức lắm!

Khi người trong hẻm qua thăm, hắn thường cầm cây nạng gõ vô ống băng bột cốp cốp, để nói: “Mẹ bà nó! Hồi đó đánh giặc, tụi nó không bắn được tôi bị thương. Bây giờ yên rồi, tụi nó cũng ráng đụng cho tôi gãy chân, tụi nó mới nghe! Quân chó chết!”.

Hồi còn ở nhà thương, khi nhận hai cây nạng gỗ, hắn cặp hai bên nách rồi chĩa thẳng về phía trước như hai cây súng.

Mắt hắn trừng lên, hắn bắn bằng miệng: “Pằng! Pằng! Pằng! Pằng!…”. Cho… đỡ tức! Sau đó, hắn gỡ bỏ hai gù cao su của đầu nạng, để mỗi lần hắn chống đi có tiếng côm cốp khô khan sắc bén. Hay khi hắn nói chuyện, hắn gõ đầu nạng xuống mặt gạch nghe cành cạch. Cho… đỡ tức!

Hôm đi cắt băng bột, Ba Cui nói với đôi nạng gỗ: “Tụi bây chịu trận với tao bữa nay nữa là… lễ tất!”.

Nào dè, sau khi cắt băng, chân mặt bây giờ ngắn hơn chân trái, mà chỗ xương gãy lại cong cong, thành ra chân bị thương đó bây giờ không còn chống chỏi mạnh như xưa nữa.

Hắn tức giận, quăng cặp nạng vào góc tường, chửi lớn: “Mẹ bà nó! Gia tài có cặp giò để đạp xích-lô mà bị như vầy thì còn làm ăn khỉ gì được?”.

Cô y tá nói nhỏ: “Tại số anh xui. Hôm đó anh nhập viện nhằm ca của ông bác sĩ ngoài đó…”. Hắn lầm bầm: “Mẹ bà nó!”. Rồi lò cò lại góc tường lượm đôi nạng lên chĩa thẳng về phía trước, miệng bắn lớn: “Pằng! Pằng! Pằng! Pằng!…”.

Mà lần này, hắn bắn đến ba bốn đợt nhưng sao vẫn chưa nghe hả tức! Bỗng hắn thèm có khẩu M16 để hắn… ria một hơi…

Về sau, Ba Cui sắm thùng đồ nghề rồi ngày ngày đạp xe ra góc đường gần Ủy Ban Nhân Dân ngồi sửa xe đạp. Và lúc nào cũng có đôi nạng gỗ, bây giờ đầu dưới có bịt sắt! Cho nó… oai!

Thầy Hai Khuê ở khít vách Ba Cui, hồi thời trước làm thơ ký kế toán cho một hãng buôn ở Chợ Cũ, sau thời gian đổi nghề đi đan mây tre chắc chịu không nỗi nên… bán nhà.

Người chủ mới là đàn bà, cỡ tuổi Ba Cui, con người thanh tú, “coi được lắm”. Cô ta ở một mình. Làm việc ở đâu không biết, nhưng ngày nào cũng thấy đi thấy về bằng chiếc xe Vélo-Solex.

Vì vậy, trong hẻm gọi cô ta là “cô Hai Sô-lết”.

Cô Hai không giống người trong xóm. Thời buổi này mà cô ta vẫn ăn mặc như hồi đó, vẫn áo dài màu in bông trang nhã quần hàng trắng ống thon thon. Vẫn chút phấn chút son chút dầu thơm loại “xịn”.

Cho nên người trong xóm cũng ngại, không muốn gần, mặc dầu thấy cô Hai Sô-lết cũng dễ thương, gặp ai cũng chào cũng hỏi.

Riêng Ba Cui thì thẳng thừng: “Con mẹ này… Tôi coi không vô! Cái thứ đàn bà ở một mình mà tối ngày son phấn… tôi nghi lắm”. Cho nên, gặp cô ta mấy lần mà hắn chẳng hỏi thăm xã giao một tiếng.

Chỉ gật đầu lấy lệ rồi đi luôn!

Một buổi tối, tên công an phường đi xe Honda tới nhà cô Hai Sô-lết với một anh bạn. Họ và cô Hai chào hỏi nhau, giọng điệu chứng tỏ họ đã quen thân nhau từ lâu.

Ba Cui nằm trên ghế bố đặt ở phòng khách – hắn ngủ ở đây cho nó mát – nghe cái lối chào đón của “con mẹ hàng xóm” mà phát ghét. Hắn lầm bầm: “Mẹ bà nó! Tao nói có sai đâu ! Cái thứ này… xài không được!”

Bên kia, chắc họ bày biện ăn uống ở ngoài sân nên Ba Cui nghe rõ mồn một:

– Biết bà chị neo đơn nên chúng tôi có mang đến thịt quay và phá lấu đây này.

– Các anh bày vẽ. Hồi trưa, ở cơ quan, em đã bảo đừng mang gì hết. Em có bia nè. Em có tôm khô củ kiệu nè. Em có cua rang muối nè.

– Đấy! Đồng chí thấy không? Tôi đã bảo là chị Tâm chu đáo lắm mà đồng chí không tin.

– Ấy! Đây là lần đầu, tớ cũng phải có cái gì để ra mắt bà chị chứ!

– Mình là người nhà với nhau hết, mấy anh đừng khách sáo. Em không thích đâu.

– Vâng! Thế thì cho tôi xin bà chị. Lần sau sẽ nghiêm túc hơn.

Nằm bên nây, Ba Cui vừa lắng nghe vừa suy nghĩ: “Con mẹ này ghê lắm chớ không phải vừa. Thằng công an mà còn gọi bằng chị thì không phải thứ cóc cắn đâu. Theo cách nói chuyện của con mẻ thì con mẻ vô ra cơ quan Nhà Nước như đi chợ. Vậy là người của tụi nó rồi”.

Nghĩ đến đó, hắn có ngay một thái độ:

“Mẹ bà nó! Mình phải coi chừng. Trong hẻm này toàn là dân ngụy không mà con mẻ chen vô đây làm gì? Phải có ý đồ gì đó! Mình phải cho lối xóm biết mới được”.

Sau đó, cứ năm bảy hôm là cô Hai Sô-lết có nấu nướng ăn nhậu với bọn công an.

Rồi công an kéo theo công an. Họ nói năng cười cợt như chỗ không người. Cả xóm đều biết. Cho nên mọi người đều dè dặt lẩn tránh cô Hai Sô-lết.

Chỉ có Ba Cui là làm ngược lại.

Trước đây, hắn không thèm chào một tiếng. Bây giờ thì hắn nghĩ: “Mình phải làm cho nó thấy là mình biết nó là ai. Mình phải đương đầu với nó để cho nó thấy rằng mình không sợ nó, mặc dầu nó là bà chằn hay ông kẹ gì gì. Mẹ bà nó! Phải như hồi đó, tao ria cho một trận là chết cha hết!”.

Cho nên, có hôm, nghe Ba Cui nhái giọng nửa Bắc nửa Nam của “tụi giải phóng” để hỏi cô Hai Sô-lết hỏi trổng:

– Thế nào? Tốt chứ!

– Dạ… Cám ơn anh. Cũng tàm tạm.

– Chà… Dạo này thấy… béo ra đấy!

– Em thấy em cũng vậy, hà.

– Có chứ! Cứ ăn nhậu mãi là phì ra thôi!

Bỗng cô Hai nhìn thẳng vào mắt Ba Cui, nghiêm giọng:

– Anh Ba à! Mình ăn cây nào mình rào cây nấy, chớ anh!

Hắn phun nước miếng xuống đất, khoát tay rồi chống nạng cành cạch đi vô nhà. Thiếu chút nữa là hắn phun thẳng vào mặt con mẹ hàng xóm đó! Cho bỏ ghét!

Càng ngày, cô Hai Sô-lết càng tiếp đãi “tụi nó” thường hơn, đông hơn và nhiều thành phần hơn. Có cả cán bộ đến bằng xe hơi có tài xế nữa!

Ngoài việc ăn uống – hình như chủ nhà có tài nấu nướng nên lúc nào cũng nghe “thực khách” hết lời khen ngợi thán phục – không biết họ có… “làm gì” nữa không?

Ba Cui nhiều lần cố ý rình nghe nhưng chẳng thấy có gì khả nghi hết. Nhưng, đối với Ba Cui, nguyên cái sự ăn uống cười đùa thân mật thoải mái của “tụi nó” cũng đủ làm cho hắn “tức con mắt”.

Còn con mẹ hàng xóm thì hắn dứt khoát: cái giống gì mà hắn… hửi không vô!

“Cái giống” đó cõng rắn cắn gà nhà, mở ngỏ đưa đường cho tụi ngoài đó vô xâm chiếm thống trị miền Nam rõ ràng mà nói là “đi giải phóng”. Mẹ bà nó!

Một đêm đó, cũng gần khuya, trong lúc bên kia, hai tên công an và gia chủ còn chuyện trò, bên nây Ba Cui tắt đèn nằm trên ghế bố nghĩ vẩn vơ chờ giấc ngủ, thì nghe tiếng xe hơi chạy vào thắng gấp trước nhà cô Hai.

Hắn lẩm bẩm: “Giờ này mà còn kéo tới nữa! Thiệt… cái lũ này…”. Nhưng sao không có tiếng mở cửa đóng cửa xe mà lại nghe có tiếng chân người phóng xuống.

Vậy là thuộc loại xe “gíp” chớ không phải xe nhà.

Lại nghe tiếng súng khua và tiếng lên cò lách cách.

Ba Cui phóng nhanh lại cửa, lắng tai nghe. Giọng quen thuộc của tên công an phường vang lên:

– Này! Các đồng chí làm gì thế?

Một giọng lạ, nghiêm nghị:

– Hai đồng chí hãy ngồi yên. Con này, đứng vào góc tường kia!

Tiếng cô Hai la: “Ối!”. Có vẻ đau.

Tên công an la lên:

– Này! Nhẹ tay chứ đồng chí. Có vấn đề gì thì ta hãy từ từ giải quyết. Loạn à?

– Ừ! Loạn ngay trong phường của đồng chí mà đồng chí còn hỏi nữa à? Đồng chí hãy ngồi xuống! Còn con này, quay mặt vào tường, đứng yên ! Không, tao bắn nát óc!

Rồi ra lịnh cho đồng bọn vào lục soát trong nhà xem “có tên nào ẩn nấp trong ấy hay có cất giấu vũ khí không” và “phải cảnh giác”.

Không khí bên đó có vẻ căng thẳng.

Tên công an thấp giọng:

– Chị Tâm đây là người của Thành ủy. Chắc đồng chí lầm người rồi.

Không nghe trả lời. Ba Cui đoán bọn mới tới là bộ đội và “thằng xếp” này có vẻ coi thường hai tên công an.

Một lúc sau, nghe:

– Báo cáo đồng chí: không phát hiện gì cả.

– Tốt ! Hai đồng chí ra ngoài.

Im lặng. Rồi lại nghe giọng “thằng xếp”:

-Các đồng chí có biết con này là ai không?

Ngừng một chút. Chừng như để cho câu nói tiếp theo có hiệu lực hơn, bởi vì “thằng xếp” gằn từng tiếng:

– Người ta biết nó là Trần thị Tâm, nhưng tên thật của nó là Nguyễn Kim Hoa. Nó được bọn ngụy cài vào hàng ngũ của ta từ ngày giải phóng. Chính nó bao lâu nay bí mật đưa tin cho lũ phản động đang ẩn nấp ở vùng biên giới để chống phá cách mạng.

Ác ôn như thế đấy!

Lại ngừng một chút, rồi tiếp:

– Bây giờ thì hai đồng chí về đi, để chúng tôi xử lý vụ này.

Sáng mai chúng ta sẽ nói chuyện sau.

Một lúc, có tiếng Honda của bọn công an rồ máy rồi chạy ra ngõ. “Thằng xếp” ra lịnh:

– Con này! Đi ngay!

– Anh cũng phải để tôi dọn dẹp mấy thứ này vô nhà rồi tắt đèn đóng cửa chớ!

– Ừ! Nhưng khẩn trương lên!

Bên này, Ba Cui chống hai tay lên cửa, đầu gục xuống. Hắn cắn môi kềm xúc động. Hắn nghe ân hận vô cùng: “Cô Hai là người của mình mà lâu nay mình khinh miệt cổ như đồ phản quốc! Còn đòi phun nước miếng vào mặt cổ nữa! Mẹ bà nó! Mình tệ quá! Bây giờ làm sao xin lỗi cổ đây?”.

Trong đầu hắn bỗng hiện lên  hình ảnh của cô Hai Sô-lết. Bây giờ, sao hắn thấy cô Hai đẹp quá, cao cả quá, rắn rỏi quá.

Cô vẫn giữ nguyên nét ngụy, từ cái áo cái quần tới chút phấn chút son. Cô vẫn tự trọng chớ không làm ra vẻ lam lũ theo….thời trang cách mạng.

Cô đáng phục quá ! Bây giờ mới hiểu câu nói “ăn cây nào mình rào cây nấy” của cô Hai. Phải rồi. Cô phải “rào” cho kỹ để rút tỉa tin tức cần thiết cho “Kháng Chiến Phục Quốc”, vậy mà mình đã nghĩ rằng cô là phường bợ đỡ chánh quyền! Thiệt là bậy!

Bên kia, giọng cô Hai Sô-lết nghe rất bình tĩnh:

– Rồi. Tôi xong rồi.

– Mang gì thế kia?

– Bao quần áo, bàn chải đánh răng, khăn, lược. Nè! Anh xét đi!

– Thôi! Được! Lên xe!

Xe rồ máy, sang số de rồi lùi ra hẻm.

Bên nây, Ba Cui bỏ tay xuống, lắc đầu thở dài. Bỗng, một tiếng nổ chát chúa, tiếp theo là tiếng xe đụng vào tường rào rầm rầm rầm rồi im. Ba Cui giựt mình, đứng thẳng người lên, lắng tai nghe.

Tiếng người xôn xao ngoài hẻm:

– Xe bộ đội nổ! Xe bộ đội nổ!

– Nó đụng tường rào nhà bác Năm!

– Có ai sao không?

– Có ai bị gì không?

– Anh chị Năm với mấy đứa nhỏ có sao không?

– Không! Không có sao! Tụi này đang ngủ trong nhà.

Ba Cui định mở cửa chạy ra coi nhưng nghĩ lại: “Trong hẻm nầy, chỉ có mình mình là lính ngụy, đứng xớ rớ ở đó nguy hiểm.“

Bên ngoài vẫn nghe xôn xao:

-Đứa nào chạy kêu công an coi bây! Trời ơi!

– Lấy đèn pin rọi coi!

– Rọi đây nè! Mầy rọi ở đâu vậy?

– Sao không thấy ai nhúc nhích hết vầy nè !

– Thấy ghê quá!

– Mầy rọi vô giữa coi! Cứ ria ria ngoài nầy thì thấy khỉ gì được. Thằng… nhát gan quá mậy!

– Đưa đèn đây tao rọi coi.

– Trời ơi! Cô Hai Sô-lết chết banh xác trong nầy nè!

Ba Cui bỗng thở hắt ra, gục đầu vào tường, không nghe rõ gì gì nữa. Làm như tiếng nổ vừa rồi làm cho hắn lùng bùng lỗ tai.

Kinh nghiệm chiến trường cho hắn biết đó là tiếng nổ của lựu đạn, loại lựu đạn mà hồi thời còn “đánh giặc chết bỏ” hắn vẫn thường dùng để diệt địch.

Bây giờ, cô Hai đã dùng nó để nói lên tiếng nói cuối cùng. Một-tiếng-nói-cuối-cùng…

Hình ảnh cô Hai Sô-lết lại hiện về trong đầu Ba Cui, thật rõ, thật đẹp, nhưng thật hiên ngang, thật oai hùng, thật vĩ đại.

Trong bóng tối, hắn bỗng đứng nghiêm, trịnh trọng đưa tay lên trán chào. Xưa nay, hắn không biết khóc. Vậy mà bây giờ hắn bật khóc! Không biết nước mắt ở đâu mà tuôn ra nhiều như vậy?

Mặc dầu một chân ngắn một chân dài, Ba Cui vẫn đứng thẳng, trong tư thế chào vĩnh biệt người đồng đội vừa tử trận, đứng lâu thật lâu…

 

Vui cười

Albert Einstein nói về thuyết tương đối của mình, có một anh chàng hay nghi ngờ hỏi:

– Trí thông minh của người mạnh khỏe như tôi không thể chấp nhận những cái mà nó không nhìn thấy.

Einstein đứng yên lặng một lúc rồi trả lời:

– Được, điều đó có vẻ có lý lắm. Giờ ông đặt trí thông minh của ông lên bàn đây, và tôi có thể tin rằng ông có một bộ óc thông minh.

 

Tại cuộc mít tinh trong khi đang phát biểu diễn giả nhận được một mảnh giấy từ khán giả ghi vỏn vẹn hai chữ: “Thằng ngốc”.

Diễn giả vẫn bình thản tiếp tục:

– Kính thưa quý vị, tôi vẫn thường nhận được nhiều lá thư trong đó khán giả quên ký tên mình. Nhưng hôm nay mọi chuyện hoàn toàn ngược lại, tôi vừa nhận được một lá thư từ các vị trong đó tác giả chỉ ký tên mà không ghi thêm nội dung gì.

 

Đến giờ nghĩ trưa ở công sở. Trong lúc mọi người rủ nhau đi ăn uống thì một anh chàng cứ đi qua đi lại, dáng vẻ bồn chồn. Thấy vậy một người bạn liền đến gần hỏi han.

– Có chuyện gì vậy? – Người bạn hỏi.

– Hôm nay tớ cứ như bị ma ám vậy. Buổi sáng đánh răng tớ làm gãy bàn chải. Lát sau, tớ lại làm gãy dao cạo khi cạo râu. Lúc khóa cửa đi tớ đánh gãy chìa khóa. Tới văn phòng, tớ vừa sờ vào nắm đấm cửa thì nó rụng luôn ra

– Hay là cậu về nhà nghỉ đi !- Người bạn khuyên.

– Không cần. Tớ có mệt mỏi gì đâu. Vấn đề là ở chỗ tớ ”mắc” quá nhưng không biết có nên đi tiểu không vì….

 

Một đám con gái đang ngồi nói chuyện vui vẻ thì một người thở dài: – Tự dưng tớ nhớ hồi tụi mình còn bé quá. Hồi đó chẳng có tiền nhưng thật hạnh phúc và vô tư biết bao. Còn bây giờ thì…

Mọi người nghe vậy cũng thở dài: – Bây giờ có tiền rồi nhưng không còn vui vẻ như ngày còn bé phải không?

Cô gái kia lắc đầu buồn bã:

– Không phải, ý tớ là bây giờ cũng không có tiền mà sao chẳng thấy vui vẻ như trước gì cả!

 

Nữ tù nhân “cải tạo” ở Z30D

Nguyên Hạnh

Đã quá lâu chúng tôi không đi xe hơi đường xa, xe Molotova này do tài xế công an CS lái thả giàn, mặc cho chúng tôi ngồi sau thùng xe lắc lư nghiêng ngả, nhất là khi xe rẽ vào đường rừng vừa dốc vừa nhiều ổ gà, quanh co, khúc khuỷu, xe chạy như lăn lộn, ngoằn ngoèo làm cho chúng tôi ngất ngư, choáng váng.

Xe dừng lại khoảng giữa trưa trong một khoảng sân rộng, hai tên công an đàng trước nhảy ra gọi chúng tôi xuống xe, chuyền nhau những giỏ xách xuống theo. Trời nắng gắt, chúng tôi tìm bóng mát trước một gian nhà lợp tranh dài và cao, ngồi bệt xuống đất, dựa vào nền nhà, trong lúc chờ đợi tên công an trưởng xa chạy đi đâu đó, có lẽ đi báo cho văn phòng trưởng trại biết chúng tôi đã đến.

Đang đưa mắt nhìn quang cảnh chung quanh, một bầu trời rộng lớn bao trùm một doanh trại xa lạ, có nhiều dãy nhà tranh ngang dọc, phên là những thân tre đóng sát vào nhau, bỗng nghe trong nhà có những tiếng gọi khẽ tên mỗi chúng tôi. Giật mình xoay vào nhà chúng tôi thấy qua các khe hở lấp lánh những ánh mắt nhìn ra, không thấy được toàn mặt nên không biết là những ai trong đó. Hình như họ đang giới thiệu chúng tôi với nhau. Một toán công an theo nhau xuống nhận chúng tôi. Bọn công an gay gắt và hỗn xược hơn bên bộ đội. Việc đầu tiên là điểm danh, sau đó là lục soát “hành lý” cá nhân chúng tôi đem theo.

– Các chị bày đồ đạc ra để khám xét!

– Ai cho các chị dùng dao găm? Các chị đem theo để làm gì đây?

– Đó là những con dao rỉ sét chúng tôi lượm được ở hố rác các trại cũ dùng để làm cỏ.

– Không được! Ở đây cấm dùng. Để riêng những đồ bằng nhôm, sắt, tôn, thép ra một bên.

Chúng tôi nhìn một cách tiếc rẻ những đồ đạc bị tịch thu, những đồ đạc nghèo nàn thân thuộc đã theo chúng tôi hơn ba năm qua, đã giúp chúng tôi rất nhiều trong lao động ở năm trại trước.

– Các chị nào có dao, kéo, đồng hồ tự giác bỏ ra hết đây, khi nào chuyển trại chúng tôi sẽ trả lại.

Chúng tôi nghe mà rụng rời, thất vọng. Tại sao lại “chuyển trại” nữa mà không nói là “khi nào về”? Mới đến đây, thật là thân gái dặm trường, chẳng biết những gì sẽ chờ đợi chúng tôi, sẽ xảy đến ở nơi khỉ ho cò gáy này…

Lại những câu đón tiếp khô khan, dằn mặt thường lệ:

– Các chị đến đây phải tuyệt đối tuân theo nội quy trại, lao động tích cực, không được có những hành động chống đối, trốn trại sẽ có những biện pháp cứng rắn đối với các chị, v.v… và v.v…

Có tiếng mở khóa và tiếng dây xích rổn rảng ở đầu nhà. Họ chỉ cho chúng tôi đến đàng kia để vào nhà bằng một khung cửa hẹp. Trong nhà có hai tầng sạp toàn bằng tre, một lớp chúng tôi nằm ở sàn trên, một lớp nằm ở dưới. Rất đông người, trong số đó, toán nữ sĩ quan Cảnh Sát VNCH đi trước đều ở đây, gặp lại nhau rất mừng rỡ, lăng xăng lo lắng cho chúng tôi. Các chị sắp chỗ cho chúng tôi để đồ đạc sắp ở đầu nằm và treo lủng lẳng trước mặt móc vào phía dưới của sạp trên. Tôi thiếp đi một lúc lâu, khi tỉnh dậy, tôi mơ màng nghe chung quanh nói chuyện lao xao:

– Chị ấy rất yếu, mỗi lần chuyển trại phải di chuyển bằng xe là chị đều bị ngất xỉu.

– Khuấy cho chị ấy một ly nước chanh đi!

Trên đời có những chuyện rất nhỏ, như ly nước chanh chẳng hạn, mà chúng ta nhớ suốt đời, vì đó là một niềm an ủi thân thương trong những ngày hoạn nạn…

Tôi ngồi dậy cùng với các chị, kể cho nhau nghe về trại cũ, trại mới. Bây giờ mới biết là mình đã được chuyển đến một trại giam có phiên hiệu Z30D cạnh ngọn núi Mây Tào thuộc địa phận Hàm Tân.

Trong nhà này chúng tôi còn ở chung với nhiều chị thuộc thành phần khác, những chị nữ dân biểu, công chức cao cấp của VNCH, các chị vượt biên bị bắt, các chị mang tội phản động, có hành động chống đối, âm mưu lật đổ “Chính Quyền Cách Mạng,” và cả các nữ cán bộ, đảng viên CS bị khép tội bội phản hoặc thâm lạm của công… Các chị em phản động là những phụ nữ từng làm những việc rất có lý tưởng, thường tiếp tế vào rừng cho anh em kháng chiến sau 1975, mở quán cà phê chiêu gọi thanh niên tham gia hoạt động trong các mật khu.

Về các chị em cán bộ CS thì thật là buồn cười. Họ đã từng là các mẹ, các chị của “chiến sĩ CS,” nuôi ăn, che giấu, làm giao liên, trà trộn trong dân, nằm vùng ở thôn quê, ở thành thị. Trước năm 1975 bị VNCH bắt, túng quá phải khai sự thật, chỉ điểm, làm cho các tên CS bị lùng bắt. Nay “giải phóng” thành công, các con, các em biết được nên bắt các mẹ các chị vào tù lãnh án 10 năm, 15 năm.

Sau 1975, có chị được CS chiếu cố, phân công, cho lên xe Jeep VNCH để lại, oai phong lẫm liệt đến tiếp thu các quận, các tiểu khu, nào ngờ khi giở các hồ sơ còn lưu lại của chế độ cũ, thấy những tờ giấy cam kết do các chị ký tên, chứng tỏ các chị đã được chiêu hồi và hứa hẹn sẽ làm việc cho cả hai phía để cung cấp tin tức của CS, thế là các chị lãnh án vào ở chung với chúng tôi. Bây giờ họ đã mở mắt ra để thấy rõ thế nào là CS nên rất quý mến chúng tôi.

Ba năm trước đây, chúng tôi do bộ đội CS quản lý, nhà giam trống trải vì cửa bị gỡ hết, tuy gió lùa, mưa tạt, nhưng chúng tôi được đi lui đi tới trong khuôn viên trại thoải mái hơn, tuy chung quanh trại đều có vòng đai kẽm gai rất kiên cố.

Nay, lần đầu tiên ở trong nhà tù có cửa khóa, thế là kể từ đây chúng tôi chính thức ở trong chế độ giam cầm của công an CS, tù đày thật sự. Vậy mà sau đó, đến kỳ cho viết thư về nhà, tôi có câu: “Đã mấy tháng nay rồi không nhìn thấy trăng sao, mặc dầu bị tù túng nhưng vẫn cố gắng lao động tốt để được mau về.”. Thư đó đã bị giữ lại, và tôi bị gọi lên Ban Chỉ Huy nghe xài xể:

– Nhà Nước nuôi các chị như vậy mà các chị gọi là ở tù à? Giữ các chị để các chị học tập trở thành con người tốt, con người mới Xã Hội Chũ Nghĩa để sống cho hợp với nếp sống văn minh, văn hóa mới mà chị cho là ở tù. Cúp thư kỳ này!”

Tất cả ở Z30D này đều quá mới lạ một cách hãi hùng đối với chúng tôi.

Trong trại không có nước, không có giếng, không có bể nước. Tắm giặt đều ở các khu suối thật xa sau giờ lao động trên đường về. Vì vậy, muốn có nước dùng để rửa mặt đánh răng, vệ sinh, chúng tôi phải đi lao động mỗi ngày, xách theo xô để lấy nước về mà dùng. Những ai bệnh hoạn không đi ra ngoài được, mấy chị em khác về chia xẻ cho một phần nhỏ nước. Chúng tôi có một cách tắm ở nhà rất ư là hà tiện, dùng một cái ly thật nhỏ để dội từng giọt.

Số nữ tù nhân “chính trị” chúng tôi ở đây có 64 người chia làm hai đội để sinh hoạt và lao động. Mỗi sáng, đến giờ kẻng đánh, hai đội nữ sắp hàng hai ra bãi ngồi xổm xuống để đội trưởng điểm danh, báo cáo số hiện diện, số người bệnh, rồi nghe gọi tên đội để lần lượt nối đuôi nhau ra khỏi cổng trại, chia đi các phía rừng để lao động.

Bãi tập hợp rộng bao la, anh em tù từ tứ phía đến hội tụ cả hàng ngàn người. Từ trên một chòi canh cao, một tên cán bộ đứng gọi loa tên từng đội. Gió lồng lộng thổi. Cảnh tượng thật bi hùng. Cả một lực lượng đáng kể tụ họp đây kia, trong chốn đọa đày lao khổ này! Nhìn các đội nam thất thểu đi ra cổng, từng hàng đôi rách rưới, áo quần vá chằng và đụp, người đi những đôi dép mòn, kẻ chân không, đội nón rách bươm, hoặc nón vải bạc thếch, hoặc đầu trần, chúng tôi liên tưởng đến các “Cái Bang”!… Những con người đó trước đây đã từng là các cấp chỉ huy ưu tú, các chiến sĩ từng xông pha chiến trận thật anh dũng hào hùng… Họ đã dâng hiến tuổi thanh xuân cho tổ quốc, cho quê hương, để đồng bào được sống yên lành trong tự do, no ấm.

Có những người tuổi đã cao, tóc đã bạc muối tiêu, thân thể gầy còm đi thất thểu trong các toán, đôi mắt không còn nét tinh anh!

Về phía chúng tôi, nào có hơn gì! Chắc chắn các anh nhìn chúng tôi cũng có những cảm nghĩ tương tự…

Từ bãi tập họp ra đến bãi lao động phải đi vào rừng sâu, cách nhà giam vài ba cây số. Chúng tôi lại cuốc đất, làm cỏ, đánh vồng trồng khoai, bắp, đậu, mồ hôi nhễ nhại. Chúng tôi lao động giáp ranh với đội nam, do đó lén nghe thì thầm nhiều tin tức mới lạ.

Đặc biệt nhất với chúng tôi là phải tắm suối. Sau giờ lao động, dọn dẹp cuốc xẻng cất vào “nhà lô” để trở về, chúng tôi được dẫn đến một bờ suối để tắm. Đi kèm chúng tôi lúc nào cũng có một nữ quản giáo và một nam cán bộ võ trang. Đến suối, tên võ trang đứng xa hơn, nữ quản giáo đứng trên bờ nhìn xuống chúng tôi để canh giữ. Chúng tôi không được bơi ra xa vì bên kia bờ suối là một gò đất có nhiều bụi cây rậm mà trước đây đã có hai cô trốn trại bơi qua đó, băng vào rừng, nhưng sau đó bị bắt lại.

Lần đầu tiên, cảnh chúng tôi tắm suối thật kinh hãi, không thể tưởng tượng nổi có ngày phải như thế! Toán chị em đã về đây từ trước nhanh nhẹn cởi quần áo để trên bờ đá, trần truồng nhảy xuống thật tự nhiên. Chúng tôi khiếp sợ! Làm sao như vậy được?! Khó quá! Chúng tôi để nguyên quần áo đi xuống nước. Thấy chúng tôi ngần ngại, các chị kêu lên:

– Cởi đại ra đi! Không kịp đâu! Chỉ có mười lăm phút vừa tắm vừa giặt. Lần đầu tụi em cũng như mấy chị, nhưng sau quen đi, không thể làm khác được.

Trời cao trong xanh, những làn mây chiều nhẹ trôi. Suối nước rất đẹp. Có những phiến đá để áo quần. Chúng tôi lúng túng. Thật xấu hổ không chịu được! Phụ nữ VN xưa nay vốn kín đáo, e ấp, thẹn thùng. Thẹn với cả trời, đất, cỏ, cây!…

– Các chị kia nhanh lên, hết giờ rồi, đi về!

Cởi dần ra dưới nước… Ngày đầu tiên tắm và giặt đều không sạch vì chậm chạp quá. Ngày thứ hai thôi đành cởi áo trước để đi xuống nước vậy, nhưng cũng không kịp. Và ngày thứ ba trở đi phải đánh liều, hễ đến suối là phải lo cởi gấp hết, nhảy ùa xuống, vừa tắm vừa giặt gấp rút mới kịp giờ. Chúng tôi có cảm tưởng như một bầy tiên nữ từ trên trời xuống trần gian bị lấy thu mất đôi cánh, như trong thời tiền sử… Thật đáng thương, thật tủi nhục không thể nào chấp nhận được! Càng tệ hại hơn, có đôi khi tắm chưa xong, chợt nhìn lên bờ cao, thấy thấp thoáng người đầu tiên của đám tù nam trên đường về sắp tới.

– Nam, nam! Các chị em la lên.

Thế là nhanh như cắt, chúng tôi nhảy lên bờ vơ vội áo quần để mặc đi về, mặt ai nấy đỏ như gấc.

Đã xong đâu! Trên đường về, đi ngang qua chiếc cầu tre, từ xa đã thấy một toán nam đang tắm dưới cầu, thế là chúng tôi phải ngẩng mặt lên nhìn trời mà đi.

Ôi! Chúng tôi đã đi lui về thời kỳ ăn lông ở lỗ…

Họ đã đối xử với chúng tôi như thế!

Có lần nữ quản giáo bệnh nghỉ, chỉ có tên võ trang đưa đi để canh gác chúng tôi lao động. Khi về đến suối để tắm, tên kia cứ đứng trên bờ cao trân trân nhìn xuống. Làm sao chúng tôi tắm được!

– Anh đi ra xa, đứng vậy làm sao chúng tôi tắm!

– Không! Các chị tắm nhanh lên!

– Thôi chúng tôi không tắm nữa, đi về!

– Có gì đâu mà không tắm? Ngày bữa gì!

– Nhất định chúng tôi không tắm.

– Thế nhỡ các chị trốn đi thì sao?

– Bảo đảm chúng tôi không trốn. Biết đường nào mà trốn?

– Không tin được!

– Đi về! Nhất định phải đi về thôi!

Chúng tôi hăng hái toan bước lên bờ đường. Tên kia nhượng bộ:

– Thôi được rồi, tôi nhìn qua phía kia. Các chị xuống tắm đi!

Tên công an võ trang ngồi xổm xuống nhìn ra phía khác.

Nhỡ anh ta quay lại thì sao?!

Đành phải xuống tắm thật nhanh mà mắt cứ phải coi chừng tên kia quay lại.

Những công việc lao động cực nhọc đến đâu, chúng tôi cũng ráng chịu được, cũng không làm chúng tôi đau khổ, bị chà đạp phẩm giá bằng cách phải đi tắm suối ở Hàm Tân (Z30D).

Thời cuộc đã làm cho chúng tôi là những kẻ sa cơ, gánh chịu vô vàn khổ nhục, nhưng vẫn tin tưởng rằng mọi hoàn cảnh đều sẽ có một lối thoát, nếu ta giữ vững được lòng tin.

Ở mỗi trại tù, mỗi sự hành hạ khác nhau. Và còn biết bao nhiêu mẩu chuyện, giai thoại về những người “Tù Cải Tạo,” như những chuyện “Nghìn Lẻ Một Đêm,” kể sao cho hết được!

Nguyên Hạnh

http://www.ukdautranh.com/2015/12/nhung-chuyen-ke-sao-cho-het-nu-tu-nhan.html

 

Vui cười

Sau khi nhận được thông báo bị sa thải, Tèo lập tức đến tìm gặp trưởng phòng nhân sự:

– Tôi không thể tin được công ty lại đối xử với tôi như thế sau khi tôi đã có hơn 10 năm cống hiến cho công ty.

Ông trưởng phòng nhún vai:

– Đó là quyết định rất nhân đạo của công ty rồi. Đáng lẽ ra anh còn phải đền bù những tổn thất mà anh đã gây ra nữa kia.

Tèo nghe thế liền dịu giọng:

– Thôi được, nhưng dù gì thì tôi cũng đã làm việc ở đây hơn 10 năm rồi. Ít nhất tôi cũng xứng đáng có được một lá thư giới thiệu tử tế chứ!

– Dĩ nhiên là có rồi, anh cứ yên tâm.

Ngay hôm sau, Tèo nhận được lá thư giới thiệu trên bàn của mình với nội dung: “Ông Nguyễn Văn Tèo đã làm việc cho công ty chúng tôi 10 năm. Giờ ông ta đã nghỉ việc và chúng tôi rất hài lòng về điều đó”.

 

Từ Bắc Vào Nam

Nguyễn Thị Thanh Dương

Sau ngày 30 tháng Tư cuộc sống của cả miền nam Việt Nam đã đổi đời, đổi từ sướng sang khổ, đổi từ tự do sang kềm kẹp, đâu đâu cũng là những cuộc sống dè dặt và khó khăn, gia đình chị Bông cũng nằm trong cảnh ấy.

Món tiền của cha mẹ chị dành dụm gởi trong ngân hàng Việt Nam Thương Tín kể như mất toi, món tiền của vợ chồng chị cũng gởi trong Việt Nam Thương Tín thì chị may mắn hơn, tháng 8 năm 1975 chị sinh thằng con thứ hai, chị đã viết đơn ra ủy ban phường xin xác nhận hoàn cảnh vừa mới sinh con nên ngân hàng Việt Nam Thương Tín lúc này do nhà nước quản lý đã cho chị lãnh 10 ngàn đồng.

Tiền của mình bỗng bị cướp trắng trợn, phải nằm trong diện khó khăn, ma chay, sinh đẻ hay hoạn nạn gì đó mới được nhà nước cứu xét trả lại 10 ngàn đồng cho dù tổng số tiền gởi là bao nhiêu và rồi số tiền còn lại chết yểu, chết oan ức không bao giờ trở về với chủ.

Vài năm sau khi chị Bông đi thăm chồng tù cải tạo tại trại Z30C rừng lá Hàm Tân Thuận Hải, chị gặp bà vợ ông Nguyễn Văn Mão giám đốc ngân hàng Việt Nam Thương Tín cũng đi thăm chồng, người nổi tiếng đi đến đâu ai cũng biết. Ông giám đốc ngân hàng còn sa cơ thê thảm thế kia thì xá chi món tiền nhỏ nhoi của mình.

Với chế độ mới người ta phải cẩn thận từng lời ăn tiếng nói kẻo bị tù oan. Một thằng bé hàng xóm chị Bông trong lúc chơi đùa với các bạn ngoài đường nó hát nhại câu hát trong bài? Túp lều lý trưởng? là? Từ ngày giải phóng vô đây mình khổ thật nhiều anh bộ đội đi đường nghe thấy, chẳng biết anh đang đi đâu vậy mà cũng mất thì giờ bắt nó đưa lên uỷ ban phường nhờ giáo dục lại, bố mẹ nó phải làm giấy cam kết dạy dỗ con để bảo lãnh nó về, cũng may nó tuổi vị thành niên, nếu lớn hơn chắc đi tù cải tạo vì tội phản động, xuyên tạc chế độ.

Có hôm chị Bông đi chợ đang mua bó rau muống, bà bán rau người miền Nam thấy hai anh bộ đội xách giỏ đến gần bà đã vồn vã mời chào:

– Mời hai đồng chí mua raụmuống?

Hai anh đã không mua mà khó chịu gắt gỏng:

– Ai đồng chí với bà, ăn nói phải cẩn thận nhé

– Bà đã đi bộ đội đã chiến đấu với chúng tôi ngày nào chưa mà gọi chúng tôi là đồng chí, hả?

Hai anh bộ đội mặc quân phục đội nón cối chân đi dép râu làm từ lốp xe chắc là anh nuôỉ lo việc bếp núc cho đơn vị hay cơ quan tập thể nào đó, hình ảnh các bộ đội mặc quân phục đi chợ, hai ống quần xắn lên khỏi mắt cá chân cho gọn thật khôi hài, thật ngứa mắt trông như người đi cày đi cấy nhưng nhìn mãi thành quen mắt không ai còn ngạc nhiên nữa. Các anh đi chợ bằng xe đạp thồ, rau cỏ chất đầy, thời ấy bếp ăn tập thể hay tư nhân thì rau luôn là thức ăn chủ yếu.

Bà bán rau xưng hô hai từ đồng chí với hai anh bộ đội là bày tỏ sự thân thiết, tưởng lấy lòng họ lại bị họ mắng… Khi hai anh bộ đội đi xa bà bán rau buông câu nói hậm hực:

– Bộ tao ham làm đồng chí với mày sao, tao chỉ muốn bán cho mày mấy bó rau thôi, đừng có chảnh nghe con?

Người thắng cuộc miền Bắc vui mừng háo hức tràn vào miền Nam đủ mọi hình thức, làm việc, công tác, thăm thân nhân hay đi cho biết miền Nam, ngắm cảnh miền Nam để ăn mừng cho bao công lao của họ đã hi sinh chiến đấu.

Nhưng người dân miền Nam chẳng mấy ai muốn ra thủ đô Hà Nội của bên thắng cuộc cả.

Bố chị Bông cũng không có ý định về thăm quê cũ, ông không lạ gì Việt Cộng, thời buổi sau 1975 tranh tối tranh sáng, trong miền Nam cũng đã có kẻ thời cơ hại người rồi, bố chị đã bị công an đến nhà mờỉ lên ủy ban phường làm việc, cả nhà rất lo ngại không biết chuyện gì đã xảy ra và sẽ xảy ra. Từ phường bố chị bị chuyển lên ủy ban huyện và biệt tăm biệt tích hơn 1 tháng mới được tha về.

Thì ra có kẻ hàng xóm nào đó đã tố với ủy ban quân quản bố chị là mật vụ chìm của ngụy quân nguỵ quyền trong khi ông chỉ là cảnh sát viên bình thường trong phủ thủ tướng …

Trong Nam đã thế nói gì đến miền Bắc của phe chiến thắng, những người di cư 1954 nay trở về thăm miền Bắc sẽ bị để ý, bị nhân dân khinh miệt trả thù.

Bố chị chỉ gởi cầu may một lá thư về quê cũ cho người em họ để hỏi thăm họ hàng quyến thuộc, gọi là cầu maỷ vì sau bao nhiêu năm ly tán kể từ 1954 chẳng biết thân nhân còn ở quê không. Thế mà lá thư vẫn có người nhận và người em họ của bố đã trả lời thư.

Ban đầu chị Bông không tin, một mực nói:

– Làm gì một lá thư không số nhà lại đến tay người nhận được? Có chắc đây là thư của chú Côi không?

Bố chị giải thích:

– Chú ấy đã kể về những họ hàng nội ngoại, bên nội và bên ngoại các con cùng quê mà, chú Côi còn kể về những kỷ niệm giữa bố và chú ngày xưa thì chính là chú còn ai vào đây nữa. Ở phố thì bố không biết chứ ở quê thì cả làng cả xã ai cũng biết nhau, lá thư gởi tên người nào thì sẽ đến đúng tay người ấy, chẳng cần số nhà ngoài tên làng tên xã.

– Nhưng lạ ở chỗ cả một thời gian dài từ 1954 đến giờ mà họ vẫn không rời khỏi làng quể

– Vì tình quê cha đất tổ, vì luật lệ hành chính xã hội ràng buộc nên họ vẫn bám lấy làng quê. Biết đâu vài chục năm sau nữa chúng ta gởi thư về người thân ở làng quê này vẫn không cần số nhà, tên đường.

Sau lá thư của bố thì gia đình chị Bông nhận được những lá thư của các thân nhân khác, chắc chú Côi đã khoe thư của bố chị với mọi người. Thư viết trên trang giấy học trò, có thư chữ viết nắn nót, có thư chữ viết như gà bới nhưng thư nào cũng đầy ắp nhớ thương và không bao giờ thiếu câu mở đầu nghiêm chỉnh trên mỗi lá thư là: Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ðộc lập tự do hạnh phúc, xong thủ tục với nhà nước rồi nhân dân mới viết riêng tư gì thì viết.

Chị Bông đã ngạc nhiên hỏi bố:

– Thân nhân của bố viết thư như viết tờ đơn, họ làm việc cho chính quyền nên quen tay chăng?

Bố chị chép miệng:

– Họ là nông dân thôi, nhưng là ai thì cũng là người của miền Bắc bao nhiêu năm sống với xã hội chủ nghĩa.

Không ngờ chỉ một lá thư bố chị gởi về hỏi thăm những thân nhân nội ngoại ấy mà đã nhận lại những tình cảm qúa đổi thắm thiết, sau những thư từ là những người khách không mời đã lần lượt từ Bắc vào Nam thăm gia đình chị Bông.

Năm 1978 gia đình chị đón một khách đầu tiên từ miền Bắc vào. Lúc này xe lửa Thống Nhất Bắc Nam đã thông, gía vé bao cấp còn rẻ.

Một hai đứa trẻ con hàng xóm chạy xộc vào nhà chị Bông hí hửng báo tin:

– Chị Bông ơi, nhà chị có khách ngoài Bắc kìa. .Bà ấy gánh hai bao tải to lắm

. Chị Bông cũng vui mừng thông báo ngay với bố:

– Bố ơi khách Bắc này chắc giàu lắm, họ gánh hai bao tải qùa vào cho nhà mình.

Bà cô ruột của chị Bông đã gồng gánh từ Bắc vào Nam, bà hỏi thăm từ đầu đường đến cuối xóm nên cả khu xóm ai cũng biết nhà chị đang có khách Bắc.

Bố chị dặn dò:

– Ðây là em ruột của bố, chúng ta giấy rách phải giữ lấy lề tiếp đãi cô hậu hĩ. Ngày xưa khi bố theo ông nội đi làm ăn xa quê cô Cam đã mấy lần dẫn mẹ các con từ làng quê đi Hà Nội đến Bắc Giang rồi Móng Cái thăm bố…

Thời điểm lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm đều phải mua bằng sổ hạn chế theo từng đầu người không đủ ăn đủ dùng nên bố chị đã cẩn thận dăn dò thế, kể lể ân tình thế để phòng xa vì đã từng có cảnh khách đến nhà người ta không muốn mời ăn ở sợ hao tốn. Miếng ăn cái mặc bỗng lên ngôi, gía trị tình cảm con người bị chà đạp xuống thấp.

Vào đến nhà cô Cam đòi thắp hương cho ông nội chị và mẹ chị, cô nước mắt ngắn dài khóc thương người cha xa cách từ năm 1954 và bà chị dâu hiền lành vắn số.

Mấy đứa em háo hức thì thầm với chị Bông:

– Chị ơi, cô Cam mua những gì mà nhiều thế?

Chị Bông sốt ruột:

– Không biết, đợi cô thắp hương xong sẽ mở qùả

Các em và hai con chị Bông tò mò và nao nức chờ cô Cam cho qùa, không biết là những qùa gì trong hai cái bao tải to tướng bằng vải ấy. Cô mở cái tay nải nhỏ trước, lấy ra mấy quả chuối tiêu chín nẫu đã nhũn mềm và tiếc rẻ:

– Chưa kịp ăn thì nó chín cả rồi, trong Nam nắng nóng qúa, mấy qủa chuối này cô mua ăn lúc đi đường, vẫn còn ăn được các cháu ăn đỉ

Thấy chẳng đứa nào muốn nhận mấy qủa chuối thâm đen cô Cam lại moi trong tay nải ra mấy bịch bỏng, mỗi nắm bỏng to tròn bằng nắm tay, cô Cam hớn hở mời mọc:

– Ðây là qùa cô mua cho các cháu, bỏng ở làng quê ta trẻ con nào cũng thích, gạo rang thành bỏng trộn với đường mật và gừng thơm ngon lắm.

Ðứa em gái út của chị Bông thất vọng:

– Ở đây cũng có bỏng này, thế còn món gì trong hai cái bao kia hả cô?

Thằng Bi 3 tuổi con của chị Bông cũng bắt chước dì nó vòi vĩnh:

– Bi muốn cô mở cái bao to kia cho cháu qùả

– Này con, dì út gọi là cô Cam nhưng con phải gọi là bà Cam, từ từ bà Cam sẽ cho con qùa mà..

Chị Bông mắng con đừng nóng lòng mà lòng chị vẫn chờ mong hai bao tải kia được mở ngay ra.

Cô Cam trả lời con cháu út nhưng nhìn chị Bông để giải thích:

– Cái món này các cháu không ăn được, không phải qùa cháu ạ, đây là tỏi vườn cô thu hoạch, năm nay tỏi ở quê ta được mùa nên mất gía, bán rẻ như cho mà người ta còn chê không muốn mua, nhân thể chuyến đi cô mang vào Nam may ra bán khá hơn, thu đồng vốn nào hay đồng vốn ấy.

Tội nghiệp cô Cam đã mang cả gánh tỏi từ Bắc vào Nam.

Chị Bông thất vọng thì ít nhưng các em và hai con chị thất vọng thì nhiều, chúng đành nhận mấy nắm bỏng đặc sản của làng quê cô Cam còn hơn không có món gì.

Cô Cam bảo chị:

– Mai cháu dẫn cô ra chợ bán tỏi nhé, ở đây cô xứ lạ quê người.

Chị Bông bùi ngùi thương cô:

– Vâng, cô muốn chợ gần chợ xa gì cũng được?

Cô Cam đã gánh tỏi ra chợ tìm các bạn hàng và bán sỉ cho họ với gía rẻ bèo nhưng cô bảo cũng đỡ hơn gía ở quê rồi cô buồn rầu kể:

– Những mùa bội thu lại là mùa mất tiền cháu ạ, công sức mình như đổ sông đổ biển, có năm thu hoạch khoai tây gía qúa rẻ, vừa bán đổ bán tháo vừa tranh thủ luộc khoai tây ăn trừ cơm ngao ngán đến tận cổ thế mà vẫn ăn không kịp, khoai tây mọc mầm tua tủả

Thấy cô Cam tiêu thụ được gánh tỏi bố chị rất vui, chỉ sợ cô em nghèo khổ phen này mất hết vốn liếng trồng trọt.

Những ngày cô ở chơi mấy chị em chị Bông đã đưa cô đi chơi Sài Gòn, đi sở thú và đến thăm vài nhà họ hàng hay người làng người nước, đến nơi nào cô Cam cũng thích. Cô cảm động nói:

– Cám ơn anh và các cháu đã cho em đi tham quan nhiều nơi, xưa nay em chỉ quanh quẩn bên ao làng, bên ruộng nương. Sao mà đường phố Sài Gòn hoành tráng thế cơ chứ.

Ðời cô Cam là một bể khổ, lấy phải người chồng vũ phu lại phụ bạc, ăn ở với vợ có 3 con rồi bỏ đi lấy vợ bé, cô làm lụng ruộng vườn quần quật mà nuôi con vẫn bữa đói bữa no. Ông chồng bệnh chết, người vợ bé hiền lành nhu nhược chẳng biết nương tựa ai mang 2 con về nhà vợ cả xin ở chung. Hai bà vợ của ông chồng qúa vãng cùng ở chung nhà thuận hòa như hai chị em ruột và nuôi 5 đứa con, nếu không biết thì chẳng ai phân biệt những đứa trẻ ấy là con bà nào vì hai bà đều thương yêu chúng như nhau, hai bà đều cật lực làm việc để nuôi chúng…

Ông chồng thật tốt số, lấy hai bà vợ cùng hiền lành phúc hậu, hai bà vợ góa cùng yên phận thờ chồng, ông tha hồ sung sướng yên nghỉ nơi chín suối.

Có lẽ giai đoạn cuộc đời cô Cam sống chung với tình địch lại bình yên hạnh phúc hơn khi sống với người chồng.

Bà vợ bé cũng đoản mệnh như chồng, hiện 5 con vẫn sống với một bà mẹ là cô Cam.

Ngày cô trở về Bắc bố chị đã mua vé tàu cho cô và tặng cô món tiền nhỏ, cô đã rưng rưng nước mắt trách anh trai từng xông pha theo cha buôn bán khắp phương Bắc, giỏi giang nhanh nhẹn thế mà cái ngày di cư cha và anh đi thoát sao không dẫn cô theo để đời cô bao nhiêu năm nghèo khổ cho đến bây giờ.

Sau cô Cam những năm sau đó chị Bông không thể nhớ theo thứ tự những ai đã từ Bắc vào Nam thăm gia đình chị, họ hàng gần, họ hàng xa đều được bố chị tiếp đãi thân tình và cho tiền tàu xe lượt về quê, có người chỉ là người làng, họ đi buôn hàng vào Nam cũng quá cảnh nhà chị để có chỗ tạm trú ăn ở không mất tiền và ít nhiều cũng có qùa mang về, những bộ ly tách đẹp ngày nào chị Bông đã mua trong các cửa hiệu trong thương xá Tax trưng bày trong tủ chè cũng mang ra tặng cho khách vì họ khen đẹp và khao khát được một bộ tách như thế, cả những tấm khăn lông to đẹp chị vẫn cất để dành trong tù chưa dám dùng đến cũng là món qùa tặng cho khách để làm kỷ niệm. Cuối cùng tủ chè và tủ quần áo của nhà chị rỗng dần chẳng có gì đẹp hay đáng giá nữa.

Chị Bông lo xa:

– Bố ơi, nếu cứ cái đà này thì cả làng sẽ vào thăm nhà mình, gạo mua theo sổ thì ít, gạo chợ đen thì đắt đỏ.

Bố chị luôn an ủi:

– Người ta có qúy mình mới vào thăm, một giọt máu đào hơn ao nước lãcao lắm mỗi người chỉ vào thăm một lần, đừng để bố mang tiếng cả đời.

Một hôm có chiếc xe xích lô máy đậu xịch ngay trước cửa nhà chị Bông, trên xe bước xuống là một bà Bắc kỳ mặc quần đen, ống quần ngắn lấc cấc, chân đi đôi dép nhựa màu trắng, tay xách một cái làn mây. Bà nhớn nhác nhìn số nhà chị rồi lao vào nhà gọi to:

– Anh ôi, các cháu ôỉ

Bố chị chạy ra ngỡ ngàng:

– Chào chị, chị đây là ai nhỉ?..??

– Em là vợ Côi đây, Côi và anh hay chơi đùa với nhau ngày xưa ấy. Nhà em kể rằng.hai anh em họ mà cứ thân thiết hơn cả anh em ruột.

Và thím Côi òa khóc như mưa:

– Ôi anh ôi, ối các cháu ôỉ!!

Bố chị luống cuống:

– A, thím Côi đây hả? nhưng chuyện gì thế thím Côi? Nhà quê có tin gì xấu chăng? mong thím bình tĩnh kể tôi nghe.

Chị Bông cũng ái ngại hỏi thăm:

– Hay thím vừa bị kẻ cắp móc túi ở bến xe ??

Thím vẫn nước mắt tuôn rơi:

– Ôi anh ôi, ôi các cháu ôi. Chẳng có việc gì xảy ra cả, em vào thăm anh và các cháu đây, chỉ vì cảm động quá khi găp nhau em không sao cầm được nước mắt?.

Thì ra thế. Một bà thím họ xa cách cả không gian và thời gian thậm chí chưa biết mặt các cháu sao mà tình cảm tha thiết đến thế, làm chị Bông cũng cảm động theo.

Thím Côi khác hẳn với cô Cam, thím mang cho các cháu nhiều qùa bánh và luôn âu yếm xoa đầu nắm tay các em chị Bông và hai con chị Bông làm như chúng từng quen thuộc với thím, từng ở trong vòng tay của thím. Thím còn móc túi lấy ra những đồng tiền lẻ cho các cháu để muốn mua gì thì mua, trẻ con thích thím Côi ra mặt.

Khách Bắc nào cũng được gia đình chị Bông tiếp đón tương tự, dẫn đi thăm chợ Bến Thành, đi chơi sở thú và đi thăm họ hàng làng nước.

Bố của bố chị và bố của chú Côi là hai anh em ruột, thím Côi đã tha thiết nói với bố chị:

– Anh cho em xin một tấm hình của ông để em mang về Bắc thờ cúng với ông em, bây giờ đất nước ta hòa bình nhà nhà đoàn tụ, hai anh em ông ấy cũng đoàn tụ trên bàn thờ hương khói anh nhá.

Thế là hình ông nội chị Bông được trao cho thím Côi, ông sẽ trở về quê cũ, ngồi trên bàn thờ với ông em ruột sau những thăng trầm bể dâu của thời cuộc, của cuộc đời.

Một tuần sau thím Côi bảo chị Bông:

– Thím vào Nam thăm gia đình cháu nhân thể muốn mua món đồ điện tử mang về nhà dùng, nghe nói hàng điện tử ở Sài Gòn có nhiều loại xịn lắm?

– Vậy thím muốn mua gì cháu sẽ dẫn thím ra đường Huỳnh Thúc Kháng bán đủ thứ hàng điện tử tha hồ cho thím chọn lựa.

– Chỉ còn 2 ngày nữa thím về Bắc mà còn bận đi thăm mấy người nhà bên thím ở Khánh Hội và đi mua sắm thêm nhiều món quần áo nên bận rộn lắm. Cháu là người thành phố rành rẽ hơn thím, cháu cứ mua hộ thím 1 cái đài cát sét loại nào hiện đại nhất là được, bao nhiêu tiền không thành vấn đề. Thế thôi, cháu nắm bắt được ý của thím chưa? Cháu quán triệt chưa?

– Vâng cháu hiểu rồỉ

Thím Côi rộng rãi và xài sang qúa, chị Bông ngầm nể nang thím. Như đọc được ý nghĩ của chị Bông, thím Côi khoe:

– Cháu ơi, nhà nước ta đang từng bước xóa đói giảm nghèo, chẳng mấy chốc mà ai cũng có điều kiện như thím mua đài nghe tin tức khỏi cần nghe loa từ uỷ ban thông tin văn hoá xã nữa. Loa đọc ra rả rát cả tai.

Chị Bông vui vẻ vì được thím tin cậy:

– Cháu sẽ mua 1 cái đài cát sét bảo đảm thím sẽ vừa ý.

Thím Côi nói xong không đưa tiền hay nói năng gì thêm, chắc là thím quên, chị Bông không dám nhắc sợ thím buồn thím giận người nhà không tin cậy nhau trong khi thím đến nhà chị đã bộc lộ bao nhiêu là tình cảm, đã xin hình ông nội chị để thờ cúng, đã móc túi cho các em chị cho con chị tiền mua quà vặt.

Chị Bông bàn với bố:

– Thím đi cả ngày thăm họ hàng bên thím mà ngày về quê cận kề hay là con cứ bỏ tiền ra mua cái radio cassette rồi về thím trả sau bố nhỉ?

Bố chị gật gù:

– Phải đấy, chắc thím ấy bận rộn nên quên chưa đưa tiền hoặc là thím chẳng biết gía cả bao nhiêu mà đưa nên đợi con mua hàng về thím mới trả tiền sau …

Chị Bông đã đi đến mấy con đường nổi tiếng chuyên bán hàng điện tử để chọn mua 1 máy cassette ưng ý nhất giá tương đương 5 chỉ vàng, mang về nhà chị khoe thím món hàng đẹp nhưng thím chỉ nói cám ơn vẫn không đá động gì đến tiền bạc dù chị đã mấy lần nhấn mạnh cháu phải bán đi mấy chỉ vàng để mua cái máy này.

Ngày mai thím Côi sẽ ra ga Hòa Hưng về Bắc, chị Bông thấp tha thấp thỏm đợi chờ thím trả tiền từng giờ, từng phút, chị đã vờ nhắc nhở:

– Thím xem lại hành lý có quên gì không?

– Ðủ cả cháu ạ?

Thím ngọt ngào như đường như mật :

– Các cháu có quên thím thì quên chứ thím chẳng bao giờ quên các cháu.

– Thế cái máy cát sét thím lên tàu phải cẩn thận đề phòng kẻ cắp nhé, những 5 chỉ vàng đấỷ?

– Cháu vô tư đi, kẻ cắp nào dám đụng đến thím? Thím từng đi buôn mạn ngược rừng xanh núi đỏ thím còn không sợ nữa là?

Cuối cùng chị Bông chịu đựng hết nổi bèn ngượng ngùng nói:

– Thím ơi, còn tiền cái máy cát sét của cháu thím chưa đưa.

– Ấy chết thím quên chưa báo cáo với cháu là thím đã mua hàng hết tiền rồi, thím mua một mớ quần áo may sẵn về quê bán kiếm tí lời tí lãi bù lỗ tiền tiêu vặt chuyến đi này cháu ạ.

Chị Bông thót cả tim:

– Vậy là???

– Thím cháu mình đi đâu mà mất, về quê thím sẽ gom tiền gởi trả cháu ngay, cháu muốn tính tiền lời thím cũng trả.

– Cháu mua bao nhiêu thím trả bấy nhiêu là được rồi.

Năm chỉ vàng thời điểm này và trong hoàn cảnh của chị Bông thật lớn lao vậy mà thím đã khơi khơi mượn nợ chị một cách nhẹ nhàng và tài tình qúa.

Những gia đình Bắc kỳ di cư 1954 như gia đình chị Bông đều có khách từ Bắc vào thăm, phần nhiều chủ nhà đều phải tiếp đón và cho qùa tùy theo hoàn cảnh gia đình.

Nhà chị Mai bạn thân của chị Bông thì may mắn hơn, bà bác ở Hà Nội mang vào Nam rất nhiều qùa cho em và các cháu, bà mang vải hợp tác xã, bát đũa và cái phích nước Trung Quốc thịnh hành thời đó?

Vào đến Sài Gòn bà chị Hà Nội mới ngã ngửa khi thấy căn nhà 3 tầng lầu nguy nga của gia đình em ngay trên con đường lớn gần bệnh viện Từ Dũ.

Bà Hà Nội nói với bà Sài Gòn:

– Chị nghe tuyên truyền trong miền Nam đói khổ thiếu ăn thiếu mặc nên chị đã mang vải và mua chợ đen mấy ký lương khô cho nhà em bồi dưỡng đây. Ai ngờ.

Bà em Sài Gòn thành thật:

– Vải hợp tác xã toàn mùi dầu mua về các con em không chịu may mặc em phải bán lại con buôn, còn lương khô thì có ngon lành gì đâu, ăn vào chỉ tổ khát nước.

– Ừ, nhưng lương khô tổng hợp nhiều chất bột bổ dưỡng, bộ đội chiến trường nếu mất nguồn liên lạc có lương khô và nước thì vẫn sống và chiến đấu đấy em.

Bà chị Hà Nội đi dạo khắp nhà và trầm trồ khen nhà em gái to lớn còn hơn cả cơ quan nhà nước ở Hà Nội. Bà bùi ngùi:

-Chị cứ tưởng đời chị là yên ổn sung sướng hơn người, hai vợ chồng đều là cán bộ, chế độ tem phiếu đầy đủ, chính phủ cấp nhà ở ngay Hà Nội dù chật hẹp và chung hộ với gia đình khác nhưng khối kẻ mơ mà không có. Vào miền Nam thấy nhà em chị tủi thân qúạ, 3 tầng lầu có 3 cái chuồng xí, còn nhà chị phải dùng chuồng xí tập thể.

Ðể đáp lễ bà chị, mẹ Mai đã tặng chị nhiều hàng hóa gía trị gấp mấy lần món qùa bà đã nhận.

Gia đình chị Bông đã sang Mỹ định cư, không còn ai ở lại Việt Nam dĩ nhiên không kể những thân nhân miền Bắc. Mối liên hệ tình cảm vẫn tiếp tục, những người khách không mời năm xưa vẫn nhận qùa mỗi cuối năm.

Bố chị nói đúng, cho tới bây giờ gia đình chị vẫn gởi thư về thân nhân miền bắc chỉ cần ghi tên người nhận và địa chỉ vẫn không có số nhà, vẫn là tên làng tên xã không hề thay đổi. Thật bền bỉ đến kinh ngạc và thán phục khi hơn 3/4 thế kỷ mà người ta vẫn ở yên một chỗ nếu tính những người cùng trang lứa với bố chị sinh từ năm 1927 tại làng quê này.

Sau vụ biến cố September 11, 2001 gia đình chị Bông nhận được lá thư từ miền Bắc của chú Côi, chữ chú vẫn gà bới như xưa, phần đầu thư vẫn trịnh trọng tuyên truyền giùm nhà nước như xưa:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ðộc lập tự do hạnh phúc.

Anh kính nhớ và các cháu luyến nhớ, trước tiên em có lời hỏi thăm sức khỏe cả nhà, được tin cả nhà ta bên ấy bình an không bị ảnh hưởng gì trong vụ khủng bố chúng em bên này vui mừng lắm??

Và cuối thư chú Côi đã bày tỏ cảm tưởng:

Nghe đài thấy vụ khủng bố toà nhà cao tầng ở Mỹ vào ngày mồng 11 tháng 9 chúng em cực kỳ kinh hãi. Em xin gởi lời chia buồn đến tất cả nhân dân Mỹ và chúc nhân dân Mỹ kiên cường phấn đấu vượt qua giai đoạn khó khăn nàỵ.

Những câu văn này chắc là chú Côi bắt chước những bài viết trên báo, trên đài, sặc mùi nhà nước.

Bây giờ những thân nhân ngoài Bắc của gia đình chị Bông có muốn đến thăm nhà chị cũng không được, ai bán vé xe lửa cho họ từ Bắcsang nước Mỹ như ngày nào họ mua vé xe lửa từ Bắc vào Nam.

Từ Bắc vào Nam năm 1975 những đoàn quân miền Bắc đã vơ vét bao nhiêu chiến lợi phẩm nhà cửa, đất đai ruộng vườn, của cải của dân miền Nam bỏ lại hay bị cưỡng chế.

Từ Bắc vào Nam những người dân miền Bắc dù bất cứ thành phần nào, thăm thân nhân họ hàng sau bao nhiêu năm xa cách cũng nhặt nhạnh xin qùa, xin của mang về.

Người bên thua cuộc là kẻ cho và người bên thắng cuộc là người nhận. Ðiều nghịch lý lại là sự thật, thế nên trong thời điểm đó nhân gian miền Nam đã có câu Người miền Bắc thích cua bể miền Nam.

* “Cua Bể”: Bê của

http://honviet.co.uk/NguyenThiThanhPhuong_TuBacVaoNam.htm

Vui cười

Hai vợ chồng nọ làm cùng một công ty có chuyến công tác nước ngoài. Vì sợ muộn cuộc họp quan trọng ngày hôm sau, hai vợ chồng đã yêu cầu nhân viên lễ tân khách sạn gọi đánh thức họ vào 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Ngày hôm sau, đúng 6 giờ điện thoại reo lên:

– Xin chào quý khách, đây là cuộc gọi báo thức theo yêu cầu của quý khách.

Người chồng cảm ơn rồi gọi vợ dậy chuẩn bị đi họp. Chưa đầy một phút sau, điện thoại lại reo lên, vẫn giọng nói ấy:

– Xin chào quý khách, đây là cuộc gọi báo thức theo yêu cầu của quý khách.

Người chồng bực tức nói:

– Tôi biết rồi. Chẳng phải bạn vừa gọi báo thức rồi sao?

Nhân viên lễ tân vẫn trả lời rất lịch sự:

– Đúng vậy. Nhưng phòng của quý khách có đến hai người cần báo thức mà.