Tập San Tân Đại Việt – Số 2 – 2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Đại Việt – Số 2 – 2017

Mục Lục

BS Mã Xái: Biển Đông trong kỷ nguyên Trump và quan hệ mới Mỹ-Việt-Trung

Đào Văn Bình: Nhật ký Biển Đông:

* Ô. Trump Trước Những Thử Thách Nghiêm Trọng

*Thực tế chánh trị và lý tưởng

Michel Benge/Nguyễn Trọng Dân: Cộng Sản HN- Một tổ chức buôn bán con người khủng khiếp!

Giáo Gi : thơ Tách trà mưới sáu tháng giêng

Lý Văn Quý: Triển vọng kinh tế Hoa Kỳ với tổng thống Donald Trump

Vi Anh: Biển Đông: TC đánh Mỹ

Thanh Thủy: Tham luận 121- Vấn Đề Khả Thi Của Chánh Sách Mỹ Donald Trump

Ls Lê Duy San: Khi chính trị đi vào pháp đình thì công lý sẽ đội nón ra đi

Phan Văn Song: Thân Dậu Niên Lai, Bàn Chuyện Thái Bình: «DÂN CHỦ» «PHÁP TRỊ» Hai Tất Yếu Của Thái Bình

Trọng Đạt: Hành quân sang Lào tháng 2/1971

GS Nguyễn Ngọc Huy: Dân Tộc Sinh Tồn, Luật Biến Cải

Trần Văn Lương: Thơ Khai Bút Đầu Năm Đinh Dậu 2017

Nguyễn thị Cỏ May: Niên lai kiến thái bình và chuyện Gà

Nguyễn Ngọc Tư: Chuyện Sủ Nhi  

Ông Bút: Được làm vua, thua biểu tìn

Biển Đông trong kỷ nguyên Trump và quan hệ mới Mỹ-Việt-Trung

Bác sĩ Mã Xái

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis công du châu Á lần đầu tiên nhằm trấn an các quốc gia trong khu vực do có nhiều quan ngại là Tổng thống Donald Trump sẽ bỏ rơi châu Á qua lời tuyên bố “Nước Mỹ trước hết” trong chiến dịch tranh cử trước đây. Tại Tokyo cùng đồng nhiệm bộ trưởng quốc phòng Nhựt Bổn, trong buổi họp báo chung ngày 04-02-2017, ông James Mattis tuyên bố về chách sách Biển Đông chưa cần có động thái quân sự lớn lao nào, mà ưu tiên lúc này là thực hiện nỗ lực ngoại giao để giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh hải; quan điểm này có vẻ như để trấn an thái độ cứng rắn của Rex Tillerson đề nghị Trung cộng chấm dứt  việc bồi đấp đảo, và  phong toả mọi tiếp cận của Trung Cộng vào các thực thể nhơn tạo. Lập trường cứng rắn của Tillerson cũng dược Trump chia xẻ trên tweeter sau ngày đắc cử.

Liệu cách “tiếp cận mới ở Biển Đông” của Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ- Tướng James Mattis- sẽ mở đầu cho sự thay đổi chiến lược lâu dài là nhằm bảo vệ “lợi ích quốc gia Hoa Kỳ” trong khu vực trong kỷ nguyên Trump?

Chánh sách răn đe mạnh mẽ của Trump có ngăn cản được tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông?

Liệu  Trump sẽ quyết liệt đối đầu với Trung Cộng ở Biển Đông  hay Trump tiếp tục con đường nhẫn nhục của tổng thống  Obama để Trung Cộng nuôi tham vọng đẩy lần Mỹ ra khỏi khu vực. Cho tới nay, các lợi ích lâu dài của Hoa Kỳ – từ quyền tự do hàng không  và hàng hải, tôn trọng trật tự dựa trên luật pháp quốc tế,cho đến việc tái khẳng định giải quyết các tranh chấp trong khu vực bằng con đường hoà bình – tất cả đều bị thử thách nếu không nói là bị Bắc Kinh xem thường. Bà cựu ngoại trưởng Hillary Clinton đã từngkhẳng định với Dương Khiết Trì  về “quyền lợi quốc gia “ ( “national interest”) tại Diễn đàn An ninh khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội (7-23-2010) nhưng cung cách phản ứng đáp trả của chánh quyền Obama trước các hành động hung hăng vừa chưa đủ, vừa vô hiệu, bị động, và sự kiện này tạo ra quan ngại cho đồng minh và đối tác trong khu vực.

Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống ngày 20-01-2017. Thái độ cứng rắn của Trump ngay khi bắt tay vào làm việc tại Nhà Trắng, truyền thông đã phổ biến lời chỉ trích về yêu sách chủ quyền quá đáng trên gần như toàn bộ Biển Đông của Bắc Kinh và hoạt động quân sự hoá các đảo nhơn tạo. Ba ngày sau, Thứ Hai 23-01-2017, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer trong buổi hợp báo thường lệ cho biết Washington quyết “ bảo vệ lãnh thổ quốc tế”, Spicer còn nói thêm “chúng ta phải bảo vệ lợi ích Hoa Kỳ ở Biển Đông” nhắc lại lời tuyên bố Rex Tillerson ứng viên ngoại trưởng trong buổi điều trần để được phê chuẩn việc bổ nhiệm trước Uỷ Ban Ngoại  giao Thượng viện Hoa Kỳ ngày 11/01/2017; ông Tillerson lên án việc Bắc Kinh xây các đảo nhơn tạo ở Biển Đông, đồng thời yêu cầu Mỹ phải ngăn  không choTrung Quốc tiếp cận các đảo này; ông  còn tiếp “Chúng ta cần gởi một thông điệp rõ ràng cho Trung Quốc biết, thứ nhứt, là ngưng việc xây đấp đảo và thứ đến, họ  cũng không được phép tiếp cận  các đảo. Ngay cả ông Trump trên tweeter ngày 4/01/2017 trước khi nhậm chức cũng đã đả kích Trung Quốc  xây “các phức hợp quân sự khổng lồ” ở Biển Đông. Lời tuyên bố của Tillerson  gởi đến Bắc Kinh không lâu sau khi Trump đã phá lệ ngoại giao trực tiếp điện đàm với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn; và để đáp trả lời phản đối của Bắc Kinh, ông Trump tuyên bố Mỹ không phải nhứt thiết tôn trọng chánh sách “Một nước Trung Hoa”, một vấn đề  khá nhạy cảm chi phối ngoại giao Trung Cộng và Mỹ cả bốn mươi năm qua trên hồ sơ Đài Loan. Tillerson tiếp tục giải thích quan điểm của mình trong văn bản gởi cho Nghị sĩ Ben Cardin của tiểu bang Maryland dành cho những câu hỏi nêu ra trong phiên điều trần trước đây (11-01-2017):

Mỹ phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro  nếu Mỹ muốn ngăn ngừa những hành động làm mất ổn định thêm, và trấn an đồng minh và đối tác rằng Mỹ sẽ sát cánh với họ trong việc duy trì các luật lệ và chuẩn mực quốc tế. Trump cũng như Tillerson không đưa kế hoạch cụ thể nào nhằm phong toả các đảo nhân tạo, nhưng phản ứng của TC liền sau đó, chẵng những khẳng định chủ quyền không tranh cãi ở Biển Đông mà còn cảnh cáo Hoa Kỳ rằng chiến tranh khó tránh khỏi nếu Washington ngăn chận Bắc Kinh tiếp cận các đảo nhơn tạo  trên vùng biển đang có tranh chấp. Ngoại trưởng Vương Nghị nhơn chuyến thăm nước Úc 08-02-2017 lại đề nghị Mỹ nên “ôn lại” lịch sử về Biển Đông; ông tuyên bố trên đài truyền hình Úc ABC trong trường hợp xung đột xẩy ra, cả Trung Quốc  lẫn Hoa Kỳ đều bị thiệt hại và cả hai  sẽ không chấp nhận để diều đó xẩy ra; có lẻ Vương Nghị chưa nghe Ngoại trưởng Tillerson từng nói “Mỹ phải  sẵn sàng chấp nhận rủi ro để ngăn bất ổn ở Biển Đông…”

Bộ trưởng Quốc phòng Mattis điều chỉnh chánh sách Biển Đông:

Thực ra chưa ai nắm được hay đoán được đường lối lãnh đạo của Trump ngoài hai phương châm “Nước Mỹ Trước hết”, “Làm cho Nước Mỹ Vĩ đại Trở lại”; ngược lại, trong vòng ba tuần đầu sau khi ông nhậm chức cho thấy những điều ông tuyên bố bốc lửa trước đây đang được nội các của ông điều chỉnh lại trong nhiều lãnh vực, nhứt là trong chánh sách ngoại giao, tất nhiên những xoay trục 180 độ  trong chánh sách đối ngoại  đã có sự hội ý của chủ nhơn NhàTrắng. Một thí dụ điển hình là hồ sơ Biển Đông và Hoa Đông.

Trong đầu Tháng Hai, tân tổng trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis trong chuyến công du đầu tiên Châu Á nhằm trấn an đồng minh Nam Hàn và Nhựt Bổn về những lo ngại bị Trump bỏ rơi  ;  trong lúc tranh cử ông Trump cho họ là những nước lợi dụng  cây dù an ninh của Mỹ nhưng không chịu đóng góp (  free riders) mà còn hăm sẽ rút quân hết quân đội Mỹ đồn trú tại hai nước và khuyến khích họ tự túc về võ khí hạt nhơn. Bây giờ, tại Seoul, ông bộ trưởng Quốc phòng Mattis cho biết sẽ vùi dập Bắc Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng dùng hạt nhơn tấn công các đồng minh của mình; và hai nước Mỹ -Đại Hàn đồng thuận khai triển  lá chắn tên lửa THAAD trên đất Nam Hàn để đối phó với Bắc Triều Tiên, nhưng cũng làm Tập đau đầu vì tầm hoạt động THAAD có khả năng quét sang qua lục địa Trung Cộng.Tại Tokyo ông Mattis xác nhận với người đồng nhiệm Tomomi Inada là Hoa Kỳ tôn trọng hiệp ước an ninh Mỹ Nhựt và thừa nhận quần đảo Sankaku/Điếu Ngư thuộc quyền cai trị của Nhựt Bổn. Thượng đỉnh Trump-Abe đã diễn ra tại Washington 10-02-2017 để Abe được trực tiếp nghe ông Trump cam kết bảo đảm hiệp ước an ninh hổ tương (cũng như việc Abe trước đây thủ tướng Abe hứa sẽ tạo thêm 07 trăm ngàn việc làm ngay trên đất Mỹ và gia tăng quốc phòng.) Và Trump đã đổi giọng, “ủng hộ Nhựt 100%.

Trong buổi họp báo chung với người đồng nhiệm Tomomi Inada tại Tokyo ngày 04 tháng Hai 2017, James Mattis là nhơn vật cao cấp nhứt của Lầu Năm Góc lần đầu tiên tuyên bố minh bạch  về chánh sách Biển Đông, vị cựu Đại Tướng Thuỷ Quân Lục Chiến  Mỹ nói đây chưa phải là thời điểm cần đến các động thái quân sự lớn ở Biển Đông để ngăn chặn hành vi lấn lướt, áp đặt chủ quyền trái phép của Trung Quốc, Mattis nói rõ những gì chúng ta phải làm ngay lúc này là tận dụng mọi nổ lực, đặc biệt là ngoại giao, để cố gắng giải quyết  điều này một cách thích hợp, duy trì việc mở các kinh trao đổi ; ông chỉ trích Trung Quốc đã tạo lòng ngờ vực vì  những động thái quyết đoán của họ tại khu vực Biển Đông, và tuyên bố  thêm “Trung Quốc đã phá nát niềm  tin của các quốc gia trong khu vực, rõ ràng họ đang cố gắng để phủ nhận toàn bộ những nỗ lực  ngoại giao và an ninh và kinh tế của các quốc gia láng giềng”. Ông nói với Tomomi Anada rằng quyền tự do hàng hải mang tính tuyệt đối mà tàu bè dân sự cũng như hải quân Hoa Kỳ vẫn hoạt động bất cứ ở nơi nào luật pháp quốc tế cho phép; rằng tần số chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải (FONOPS) của Hoa Kỳ  ở Biển đông sẽ tăng lên. Khi Mattis  kêu gọi chưa phải lúc động binh phải chăng ông  loại bỏ đề nghị của Tillerson cấm TC tiếp cận các đảo nhơn tạo ở Trường Sa, vì phong toả các các đảo để ngăn TC tiếp cận đảo là một động thái quân sự rồi còn gì nữa! Chắc không phải vậy!Cũng xin nhăc lại là chuyến FONOP gần đây nhứt của hải quân Hoa Kỳ với tàu chiến USS Decatur trong quần đảo Hoàng Sa tháng 10/2016, tính ra từ 10/2015 Obama thực hiện được 4 lần FONOPs. Ngày 12/02/2017, theo tin Navy Times, Bộ Chỉ huy Lực lượng Thái Bình Dương xem xét tái triển khai chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải tại vùng Biển Đông có tranh chấp, nhưng theo phát ngôn viên Hạm Đội 3 (US 3rd Fleet) trung tá Ryan Perry  cho rằng “dâu có gì mới mẻ về toán tấn công của Hàng không mẫu hạm triển khai đến vùng tây Thái Bình Dương; toán tấn công ( strike groups) chúng tôi thường xuyên tuần tra trên Ấn Độ-Thái Bình Dương trên hơn 70 năm và tiếp tục làm như vậy; an ninh,ổn định, thạnh vượng khu vực phụ thuộc vào nó. ”Như thường lệ Bắc Kinh lên tiếng : Washington chớ thách thức chủ quyền Trung Quốc.

Chánh phủ Bắc Kinh tất nhiên hoan nghinh giải pháp ngoại giao của Mattis để  giải quyết vấn đề tranh chấp tại Biển Đông, Bắc Kinh cho đó là điều tích cực; và tinh hình Biển Đông hiện nay đã được binh thường hoá! Tập Cận Bình chắc đã thoải mái hơn khi đượcTrump điện thoại ngày 09/tháng Hai/2017 cam kết tôn trọng “chánh sách Một Trung Hoa (one-China policy)” theo yêu cầu của Tập Cận Bình như tin từ Nhà Trắng. Trump nhân nhượng thì Tập cho đó là một thắng lợi trong cuộc chơi zero-sum (tạm dich trò chơi tổng bằng khôn.) Nhưng thế giới nhứt là chánh quyền Abe, nghi ngờ Trump đã đi đêm với Tập vì như trước kia Trump nói với Fox News “Tôi không biết tại sao chúng ta lại phải bị ràng buộc chánh sách một Trung Quốc trừ khi chúng ta đạt được một thoả thuận nào khác với Trung Quốc phải làm gì khác” ( Biển Đông? Thương mại?, Bắc Triều Tiên?). Trong vấn đề Biển Đông, Trung Cộng đang nắm con bài Duterte (nghiêng Trung-Xa Mỹ), nếu Trump để yên Bắc Kinh xây đắp đảo nhơn tạo Scarborough, rồi thiết lập cơ sở quân sự ngay mõm Subic Bay của Phi thì Bắc Kinh sẽ khống chế toàn bộ Biển Đông. Trump và cánh quân đội không  thể để thua trận này, mà vẫn tránh được chiến tranh.

Theo đánh giá của Reuters  tuyên bố của bộ trưởng Quốc phòng Mattis được coi là cụ thể nhứt về giải pháp cho vùng biển tranh chấp giữa Việt Nam và một số nước trong đó có cường quốc Trung Cộng. “Chánh sách Biển Đông” cứng rắn trước đây của Trump và ngoại trưởng Tillerson  như vậy đã được điều chỉnh, mang tính ngoại giao hơn ít ra cũng trong thời điểm này, như lời tuyên bố của vị tướng bốn sao, người nắm nhiều vai trò chủ chốt trong việc lên kế hoạch  chiến tranh triệt tiêu IS, khôi phục lại sức mạnh quân đội sau những năm ngân sách quốc phòng bị cắt giảm, và chuyến công du công du của ông chắc cũng “chấn hưng” tinh thần đồng minh có lúc dao động vì các tuyên bố  ngẫu hứng của ứng cử viên dân tuý Donald Trump.

Theo nhà bình luận Ankit Panda trên tờ The Diplomat  ngày 06 tháng Hai  2017, “Jim Mattis cho thấy không có nhiều thay đổi trong chánh sách Biển Đông của Mỹ, nhưng điều đó sẽ kéo dài bao lâu? Vả chăng theo các chuyên gia nhận định, các biện pháp Mattis đưa ra chỉ khác hơn về mức độ đối với chánh sách quá rụt rè của Obama về Biển Đông. Tin từ THE AUSTRALIAN, Cựu Tư lênh Quốc phòng ÚC –Angus Houston – trong buổi hội thảo  hợp tác an ninh quốc gia  Úc-Nhựt-Mỹ ở Canberra 30-01-2017 lại e rằng quá muộn để ngăn chương trình Trung Quốc ở Biển Đông, theo ông điều quan trọng bây giờ là đảm bảo tự do hàng hải và quyền qua lại vô hại ( innocent passage) và cũng cần tìm cách giải quyết  tranh chấp  lãnh thổ phù hợp với luật pháp quốc tế và không khuyến khích các quốc gia hành động đơn phương theo cách có thể gây đe doạ đến hoà bình và ổn định khu vực; ông cũng kêu gọi tân chánh phủ Hoa Kỳ cần có sự hiện diện mạnh mẽ  và trường kỳ  trong khu vực Ấn độ Dương-Thái Bình Dương. Bà Bonnie Glaser, một chuyên gia về các vấn dề Đông Nam Á thuộc CSIS ở Washington trả lời cuộc phỏng vấn của Navy Times cho rằng” không thể nào buộc được Trung Quốc rút ra khỏi các đảo nhân tạo mới xây ở Trường Sa, nhưng có thể thi hành một chiến lược nhằm ngăn chặn Bắc Kinh bồi đấp thêm đảo và quân sự hoá, đồng thời ngăn chặn Trung Quốc xử dụng những tiền đồn mới để doạ nạt hoặc cưỡng ép các nước láng giềng” ( source: trích dịch từ Navy Times 12/02/2017, “ The Navy is planning fresh challenges to China’s claims in the South China Sea”, by David B.Larter).

Ưu tiên ngoại giao cho hồ sơ Biển Đông được đề xướng bởi một vi tướng bốn sao dạn dầy kinh nghiệm  trong thời điểm này,  đúng theo  binh pháp” tiên lễ hậu binh”. Mattis cũng như Tillerson có thể đi guốc trong bụng Tâp Cân Bình, hai vị “song kiếm hợp bích”này  đã nhìn thấy rõ Obama quá mềm yếu, phản ứng chưa đủ để làm Bắc Kinh thay đổi các cư xử nếu không nói là nhu nhược; và  điều này gởi một tín hiệu bất lợi làm xoi mòn lòng tin cậy của đồng minh và đối tác  của Hoa kỳ trong khu vực, khiến Phi Luật Tân, Malaysia rồi Thái Lan nghiêng lần về Bắc Phương.

Ngoại trưởng Rex Tillerson chắc cũng đồng ý với các khuyến cáo của các chuyên gia AMTI (Asia Maritime Transparence Initiative) thuộc CSIS đã gởi cho tân chánh quyền Trump các nguyên tắc hướng dẫn để ngăn chận Trung Cộng nhằm khống chế Biển Đông, theo đó Hoa Kỳ cần có một chiến lược  lâu bền để tăng cường năng lực của mình, làm việc hữu hiệu hơn với các đồng minh và đối tác và cũng cố trật tự khu vực. Cách tiếp cận vẫn là răn đe mạnh mẽ, lâu dài,  đồng thời hợp tác (source: South China Sea Guidelines for the New Administration / CSIS). Ai cũng biết Tillerson là cựu CEO của  tập đoàn Exxon-Mobil,  mà ông cũng là thành viên hội đồng quản trị Trung Tâm Nghiên cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS từ năm 2005. Cũng xin nhắc lại, một văn bản  gởi cho Nghị sĩ Ben Carden  trong buổi điều trần phê chuẩn chức vụ Ngoại trưởng Tillerson, nhưng với giọng diệu nhẹ nhàng hơn, Mỹ phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro để ngăn chặn bất ổn Biển Đông… ( như đã dẫn bên trên); ông cho biết “sẽ làm việc với các đối tác liên ngành để xây dựng môt phương pháp tiếp cận tổng thể của chánh phủ về việc ngăn ngừa Trung Quốc cưởng chiếm và bồi đắp thêm, cũng như ngăn ngừa các thách thức  đối với tự do hàng hải và hàng không ở vùng biển.”( nguồn: VOA Tiếng Việt ngày 07-02-2017).

Biển Đông đi về đâu trong kỷ nguyên Trump?

Trật tự thế giới đang đổi thay; thế quân bình quyền lực toàn cầu thành lâp  sau thế chiến II đang bị đe doạ hơn bao giờ hết.Vị thế lãnh đạo thế giới tự do của Hoa kỳ trải qua hai cuộc thế chiến  rồi gần nửa thế kỷ chiến tranh lạnh lần lần bị thử thách, trở nên co cụm nhiều hơn trong thời kỳ Obama, trước  khí thế trồi lên của Trung Cộng ở Á châu và sự xuất hiện chế độ độc tài Putin hậu Liên Xô rồi chiến tranh với ISIS. Brexit đang làm suy yếu Âu châu, tại Hoa kỳ tư tưởng dân tuý  đã đưa Trump lên làm Tổng thống, nhưng ông ta dứt khoát không còn muốn giữ vai trò “cảnh sát quốc tế “ hay bao biện như xưa nữa mà có ý định lui về  ưu tiên  lo quyền lợi” nước Mỹ trước hết”, lo hồi sinh nội lực một quốc gia chia rẻ, để “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại.”.  Obama ra đi trao lại cho Trump một di sản khá nặng nề cả hai mặt nội chánh và ngoại giao. Với sứ mạng bảo quốc an dân, chỉ trong vòng  chưa đầy ba tuần ông đã ký  hơn mười sắc luật, dù có nhiều sự chống đối, phê bình, chỉ trích, xuống đường khắp nơi; chưa thấy trào tổng thống Mỹ nào mà uy tín xuống thấp ngay trong ngày đăng quang kéo dài trong tuần trăng mật như vậy. Nhưng Trump và nội các đã biết sửa sai, duyệt xét, điều chỉnh lại những gì không  phù hợp cho chánh sách đối ngoại

Với đội ngũ cộng sự tài giỏi  như James Mattis,  Rex Tillerson, ông Trump sẽ không để” quyền lợi quốc gia của Hoa kỳ” ở con đường huyết mạch quốc tế, chiếm hơn một phần ba hải lộ toàn cầu, có hơn 50 ngàn tỷ USD thương vụ hàng năm đi qua,  một khối dầu khí, khoáng sán, cá tôm hằng hà sa số trong lòng biển, một trục địa chánh trị kinh tế an ninh chiến lược cho cả vùng Đông Nam Á lại  lọt vào vòng kiểm soát và khống chế của Bắc Kinh. 

Tham vọng Tâp Cận Bình không phải chỉ giới hạn  một cường quốc khu vực.Tại APEC-Lima 2016, Tập không giấu diếm ý đồ lãnh đạo kinh tế khu vực châu Á Thái Bình Dương khi Trump loan tin sẽ khoá sổ TPP mở rộng khoản trống khu vực cho Trung Cộng nhảy vào điền thế; tại diễn đàn kinh tế thế giới DAVOS Tập lại tuyên bố ngầm ý thay thế nước Mỹ để lãnh đạo thế giới toàn cầu hoá, trong khi nền kinh tế Bắc Kinh trên đà khủng hoảng, chỉ có Trump mới có thể cứu nguy “ kẻ thao túng tiền tệ”. Hoa Kỳ vẫn là siêu cường kinh tế, Trung cộng chưa đủ tầm vóc để thay thế, trong thời điểm này. Sự thất bại trong nền kinh tế thị trường hoang dã theo kiểu Trung quốc trong chế độ toàn trị đã hiển lộ. Đây là tử huyệt Achille  để Trump thương lượng trao đổi để cả hai cùng có lợi, một cách sòng phẳng, công bằng trong hồ sơ Biển Đông.

Trong kỷ nguyên Trump,  đa số tin tưởng chánh quyền mới ở Mỹ với chiến lược Biển Đông mới, Trump sẽ mang đến thắng lợi mới ở Biển Đông là lợi ích lâu dài cho Mỹ ( national interest) là quyền tự do hàng không hàng hải, tôn trong một trật tự dựa trên luật pháp quốc tế, cho đến phương cách giải quyết ổn thoả các tranh chấp lãnh hải bằng con đường hoà bình – tất nhiên  tất cả vì “Nước Mỹ Trước hết”, không mảy may vì quyền lợi cho dân tộc Việt Nam; chúng ta đã nhận thức và nhớ lấy điều đó  từ sau 30-04-1975 trong công cuộc đấu tranh dân chủ hoá Việt Nam.

Thay lời kết: Biển Đông và quan hệ mới Mỹ-Việt-Trung

Tổng thống Trump đi vào Nhà Trắng với một lộ trình “ Từ hôm nay viễn kiến mới cai trị đất ta.Từ lúc này chỉ có Hoa Kỳ trên hết”, “Cùng  nhau chúng ta sẽ làm nước Mỹ mạnh trở lại”.

Người dân tị nạn cộng sản Việt Nam chắc không dấu nổi niềm vui trước viễn kiến mới, với thái độ cứng rắn  của nội các Trump đối với tập đoàn cộng sản  Bắc Kinh, chúng ta hi vọng sẽ nhìn được ánh sáng cuối đường hầm cho vấn đề Biển Đông. Chánh sách Biển Đông và đối ngoại  nói chung  của Trump tác động đến quan hệ Mỹ-Việt Trung.. Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tuân hành lệnh triệu hồi của chủ tịch TC Tập Cận Bình, hướng dẫn tập đoàn bán nước cộng sản Hà Nội, vội vã trong những ngày trước Tết ( 12-15/01/2017) sang triều kiến thiên triều,  tự nguyện tỏ lòng trung thành siết chặc thêm chiếc vòng kim cô 16 chữ vàng bốn tốt đã ký từ hội nghị Thành Đô ; Nguyễn Phú Trọng  đã ngoan ngoản thoả thuận với các chỉ đạo của Tập về cách giải quyết hồ sơ Biển Đông, thêm vào đó là 15 văn kiện cột buộc  sự lệ thuộc kinh tế, an ninh, quốc phòng, truyền thông, đào tạo cán bộ quản trị cấp cao… Đằng sau cuộc hội kiến đó mới là điều hệ trọng mà Trọng  mưu tìm để được sự hứa hẹn của Tập để Trọng và phe nhóm thân Trung  bám trụ quyền bính, trong màn đấu tranh, thanh trừng nội bộ giành lấy chiếc ghế Tổng bí thư: Trọng sẽ trao quyền lại giửa nhiệm kỳ hay tiếp tục cho đến đại hội XIII rồi sẽ giao quyền cho phe thân Trung là Đinh Thế Huynh,hay Phạm minh Chính, cả hai đều lọt vào mắt xanh của” lãnh tụ cốt lõi” Trung Nam Hải. Theo tin rò rĩ, phe nhóm bộ sậu của đồng chí X vẫn còn cựa quậy  hợp tác với cánh chủ trương để nhà nước có quyền lực tối cao hơn Đảng, nhưng trong môi trường chánh trị dân tuý của Trump hiện nay không muốn xen vào nội tình của một quốc gia có quá trình đu dây và lừa đảo, mặc khác phe Trọng đang nắm thế thượng phong, do đó có lẽ phe 3X phải tiếp tục “làm người tử tế”; dù trong hoàn cảnh có đột phá chánh trị ra sao,  phe Trọng hay phe 3X vẫn là cộng sản sẽ rồi tiếp tục con đường toàn trị, độc tài. Nhưng Trọng vẫn lo lắng hiện tượng tự diễn biến sẽ đưa chế độ đi vào hồi kết. Mới đây nhà cầm quyền ban hành Nghị quyết 25 “tăng cường xây dựng chỉnh đốn đảng ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chánh trị, đạo đức, tự diễn biến, tự chuyển hoá, trong nội bộ.”

Trong công cuộc đấu tranh dân chủ hoá Viêt Nam, không có chuyện hoà giải hay hoà hợp với chế độ Hà Nội. Chừng nào mà chế độ CSVN còn ngự trị đât nước thì tương lai Biển Đông vẫn còn mờ mịt, vận mạng dân tộc càng rơi vào nguy cơ cho sự sống còn. Trật tự thế giới tự do đang bị thử thách ; tại Hoa Kỳ, khủng hoảng chánh trị đang chia rẻ đất nước. Chánh sách ngoại giao biệt lập (isolationism), “nước Mỹ trước hết” của Trump có thể ảnh hưởng đến chánh sách đề cao giá trị dân  chủ,  tự do, nhơn quyền của nước Mỹ trong quan hệ ngoại giao với các nước. Trong Báo cáo Thế giới năm 2017,  Giám đốc điều hành Kenneth Roth của Human Rights Watch ( HRW ) chỉ trích Trump và một số chánh khách Âu Châu mưu tìm quyền lực qua thuyết phục cử tri tinh thần bài ngoại, phân biệt chủng tộc, ghét phụ nữ ( misogyny), và xu hướng chủ nghĩa dân tộc (tạm dịch từ nativism); Roth còn cho Trump vận động bầu cử theo cách kích động hận thù và chánh sách  không khoan dung;  ảnh hưởng đường lối dân tuý của Trump phát triển khá mạnh lên các chánh đảng Âu châu theo mô hình Brexit, ảnh hưởng sâu rộng trên các bầu cử ở tầm mức quốc gia Liên Âu (EU).Mối thân thiện, lòng ngưỡng mộ và quan hệ cá nhơn từ lâu với Nga của Trump và các cộng sự đầu não từ Ngoại Trưởng Tillerson đến Cố vấn An ninh Quốc gia Flynn ( vừa bị ép từ chức) đặt ra nghi vấn liệu  nội các Trump  còn  tôn trọng các giá trị tự do dân chủ và nhơn quyền trong mọi quan hệ ngoại giao với nước ngoài, kể cả đối với quốc gia cộng sản như CHXHCNVN, với CHNDTQ. Sự thật từ khi Obama hứa với Trọng năm 2015 không màng đến vấn đề ý thức hệ của CHXHCNVN và nhất là từ khi được Tập Cận Bình trải thảm đỏ tiếp đón tại Bắc Kinh hôm trước Tết Đinh Dậu thì chiến dịch trấn áp các nhà đấu tranh dân chủ nhơn quyền có chiều hướng gia tăng, các blogger phải đối mặt với sự đe doạ sách nhiễu liên tục của công an, và bị biệt giam hay bị bỏ tù vì thực hiện quyền cơ bản của con người, chưa kể các trường hợp công an giả dạng thường dân sách nhiểu lương dân. Phúc trình thường niên của HRW ( phổ biến ngày 13/01/2017) còn cho thấy Hà Nội siết chặt kiểm soát hoạt động của truyền thông báo chí và thông tin liên lạc bằng việc áp dụng các luật lệ tội phạm…Dù vậy nhân dân trong nước chờ xem hiệu lực của Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu ( Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) nhắm vào những cá nhân vi phạm nhơn quyền và  giới chức tham nhũng trên toàn cầu, kể cả CSVN.

Theo báo cáo của tổ chức Freedom House, năm 2017 Việt Nam bị xếp vào nhóm 49 nước “không có tự do” trong số 195 nước được đánh giá ( 87 nước được xếp hạng có tự do, 59 nước có tự do phần nào và 49 nước không có tự do; CSVN đứng vào loại  thấp nhứt về quyền chính trị).

Chủ tịch Uỷ Hội Hoa Kỳ về tự do Tôn giao Quốc tế (USCIRF), ông Thomase Reese phổ biến tài liệu tinh hình tư do tôn giáo ở Việt Nam ngày 09-02-2017, và đề nghị Việt Nam cần bị đưa lại vào danh sách các quốc gia đáng quan tâm đăc biệt (gọi tắc CPC ).

Các lực lượng dân chủ,  các tổ chức xã hội dân sự trong nước dù còn yếu nhưng vẫn quyết không lùi bước trước sự trù dập của CSVN và sự thử thách khó khăn bên ngoài do chánh sách đối ngoại  hiện tại của tân chánh phủ Hoa Kỳ. Chỉ dấu cho thấy Trump không như Obama  đi o-bế  CSVN vì nhiều lý do chánh yếu kinh tế, chánh trị, quân sự ngoai giao; Trump ký sắc lịnh  đầu tiên là rút Mỹ ra khỏi TPP, một hiệp ước chỉ có lợi nhiều cho cộng sản, Hoa Kỳ  có thể xét lại  mậu dịch tự do song phương song phẳng, công bằng minh bạch Việt-Mỹ. TT Trump cũng đã gọi đại công ty  Apple của Mỹ đã dầu tư 19 tỷ ở Viêt Nam trở về Mỹ, tạo việc làm cho dân Mỹ, và ông hứa sẽ giảm thuế cho ! Thật ra không thấy Hà nội tỏ dấu xích lại gần Hoa thạnh Đốn, nhưng trái lại nghiêng mạnh về phía Bắc Kinh, nội các Trump thấy rõ điều đó.

Công việc đấu tranh dân chủ hoá đất nước là do ý chí và trách nhiệm của nhơn dân, không một cường quốc nào giúp khi chúng ta không tự cứu mình trước;nhưng vận động sự hổ trợ của các quốc gia tự do có tác động tích cực, với sự góp sức của cộng đồng Việt Nam tự do hải  ngoại. Chế độ cộng sản phải bị nhơn dân lật đổ vì cộng sản không thể sửa đổi, phải bị giải thể, để toàn dân xây dựng lại một nước Việt Nam tự do dân chủ pháp trị, độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lanh thổ,  nước nhà thạnh vượng. nhơn dân hạnh phúc.

Trước biến chuyển dồn dập trên hoàn vũ, trước trật tự thế giới tự do đang bị thử thách, trước hiện tình đất nước lâm nguy, trước chánh sách ngoại giao mới của tân chánh phủ  Trump, toàn dân trong ngoài, các chánh đảng, tổ chức xã hội dân sự, tôn giáo luôn rà soát chiến lược đấu tranh trong tinh thần biến cải phù hợp với tinh hình mới.

Chánh nghĩa phải thắng.

16-02-2017

Tài liệu tham khảo:

-“Mattis Calms Nerves on US South China Sea Policy, But For How Long? “By Ankit Panda February 06/2017 –THE DIPLOMAT

-“South China Sea, Not Trade First Point of Friction for Trump” By William Ide January 24, 2017 VOA news

-“Too late to stop China’s sea grap: Houston” By Lisa Martin THE GUARDIAN 30-01-2017

– “South China Sea : Conflict and Diplomacy on the High Seas” By Pete Cobus –CSIS

-South China Sea Guidelines for the New Administration By Amy Searight, Geoffrey Hartman January 27-2017-CSIS

-“Tillerson Channels Reagan on South China Sea By James Kraska January 12-2017-LAWFARE

-“War with China Think Through the Unthinkable” By David C Gompert, Astrid Stuth Cevalos, Cristina L.Garabofola Published by RAND Corporation-2016

-Trích một số mốc chuyển biến  quan trọng ở Biển Đông:

Sources: Dựa theo TIMELINE OF EVENTS in “South China Sea Conflicts and Diplomacy on the High Seas” By Peter Cobus|Voice of American/CSIS

1947 Nationalist government of the Repulic of China ( ROC) published 11-dash line

1949 PRC adopts ROC’s 11-dash line

1950 China’s PLA occupies Woody Island

1951 Premiere Zhou En Lai affirms China’s sovereignty over Macclesfield Bank and the Paracel and Spratly islands

1974 China defeats South Vietnam in territorial clashes over western portion of the Paracel Islands

1982 UN passed the resolution on the Convention on the Law of the Sea ( UNCLOS)

1988 China gains control of Johnson South Reef; 64 Vietnamese sailors are killed.

1992 China issues Law on the Territorial Sea and the Contiguous Zone

1994/July 29 The US signs on to UNCLOS ( US has not ratified the treaty)

2001 A Chinese F-8 interceptor collides with US Navy EP3 surveillance aircraft over Soith China Sea, killing the Chinese Pilot

2002 China, ASEAN adopt the DOC of Parties in the South China Sea

2006 Vietnam ratifies UNCLOS

2009 China submits nine-dash-line map to UN Commission; it remain unclear whether China claims sovereignty over only SCS land features or all waters within the line as well.

2011 (Hillary declares “national interests” in maintaining “freedom on navigation” at an Asian Regional Forum in Hanoi

2011 ( May)Chinese surveillance vessels sever cables of Patrol Vietnam survey.Twice.

2011/ October Obama administration announces “pivot “to Asia

2012 Beijing creates Shansha municipality of Hainan Province

2013 Phillipnes initiates arbitration over Chinese claims of sovereignty to the Spratly Islands and Scarborough Shoal

2014 US.,Phillipines signed a new-decade long military pact; Obama announces  US support for Manila’s UNCLOS arbitration

2015 US Navy sails within  12 nautical miles of Chinese-buit-island ( Exercise “freedom of navigation.

2014-2015 China begins lands reclamation and construction on seven occupied reefs in the Spratly Islands

2015/May Chinese issues eight warnings to the US surveillance plane that flew over artificial islands

2016 / December 15 Chinese Seizes American underwater drone in South China Sea

2016/December/20 China return US Navy drone

Nhật Ký Biển Đông: 

 Đào Văn Bình

Ô. Trump Trước Những Thử Thách Nghiêm Trọng

Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Giêng ghi nhận sự những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:

-ABC News ngày 19/1/2017: “Một viên chức Hoa Kỳ xác nhận rằng hai phi cơ ném bom chiến lược tàng hình B-2 đã oanh tạc hai doanh trại của ISIS tại Lybia, 28 dặm về phía nam của Thành Phố Sirte vào đêm 18/1/2017. Một viên chức nói rằng cuộc oanh tạc là một thành công to lớn, giết chết 90 quân của ISIS. Cộng thêm với B-2, các máy bay không người lái cũng tham gia vào chiến dịch này.” Theo ước lượng, một phi vụ cho hai chiếc B-2 xuất phát từ Hoa Kỳ sẽ tốn kém khoàng 88 triệu đô-la. Đúng là chỉ Hoa Kỳ mới có thể tiến hành một cuộc chiến tốn kém như vậy, nhưng chưa biết tương lai Lybia đi về đâu. Trong khi đó Nga tìm cách ảnh hưởng vào Libya bằng cách hỗ trợ cho chính quyền thứ hai tại Lybia chống lại chinh quyền được Mỹ và Phương Tây hỗ trợ. Theo The Federalist, Tướng Gen. Khalifa Haftar đã có cuộc họp báo với Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu trên HKMH Nga bỏ neo tại Địa Trung Hải.

Tỉnh hình Syria:

-AP ngày 23/1/2017: “Bộ tham mưu của Ô. Trump mở ngỏ cánh cửa hợp tác với Nga hay bất cứ ai khác chống lại nhóm Nhà Nước Hồi Giáo tại Syria, điều này đảo ngược chiến lược không hợp tác quân sự với Moscow trước đây (của Tổng Thống Obama) chừng nào mà Nga còn hỗ trợ cho chính quyền Syria. Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Sean Spicer nói rằng có một cách mà chúng ta có thể cùng với quốc gia khác đánh bại Nhà Nước Hồi Giáo và chúng ta có cùng chung ích quốc gia thì chúng ta sẽ dùng.”

Rõ ràng như ban ngày. Ô. Trump phải thực hiện lời hứa long trọng với cử tri Mỹ là “đánh bại ISIS” do đó ông sẽ hợp tác với Nga và kể cả Ô. Assad để tiêu diệt nhóm này…rồi mọi chuyện sẽ tính sau. Hết nhiệm kỳ 04 năm mà Nhà Nước Hồi Giáo vẫn sống nhăn thì sự nghiệp chính trị của Ô. Trump tiêu tan. Làm chính trị phải quyền biến. Nhân quyền cho Syria là chuyện nhỏ. Đánh bại ISIS là chuyện lớn. Ôm chuyện nhỏ, bỏ chuyện lớn là ngu dại. Cứ cứng nhắc ôm lấy lý tưởng nhân quyền sẽ thất bại. AP ngày 25/1/2017 cho biết, nữ dân biểu Tulsi Gabbard (Dân Chủ, Hawaii) vừa quay trở lại sau chuyến đi Syria đã bênh vực quyết định gặp gỡ vị tổng thống của nước tan nát vì chiến tranh khi nói rằng không thể có một thỏa hiệp hòa bình nào sống còn nếu không có Ô. Assad tham dự vào tiến trình đàm phán. Bà Gabbard nói rằng mới đầu bà không có ý định ngồi xuống nói chuyện với Assad thế nhưng bà đã thay đổi ý kiến khi nổi lên một cơ hội. Bà nghĩ rằng chúng ta cần phải sẵn sàng gặp bất cứ ai nếu sự gặp gỡ tạo cơ hội chấm dứt cuộc chiến tranh đã đem lại nhiều đau khổ cho dân Syria.

-The Seattle Times ngày 28/1/2017: “Bộ Trưởng Ngoại Giao Hung Gia lợi nói rằng Hung đã thiệt hại 6.5 tỉ vì mất cơ hội đầu tư vào Nga và những quốc gia khác do việc Âu Châu cấm vận Nga đã thôn tính Crimea và can thiệp vào miền đông Ukraina. Ô. Peter Szijjarto nói rằng chúng ta không thể vui mừng vì đã đánh vào nền kinh tế Nga vì nó cũng là tin xấu cho Âu Châu. Thời điểm thật tốt đẹp cho Ô. Putin viếng thăm Hung Gia Lợi vào tuần tới.” Theo Reuters, Hung Gia Lợi sẽ tăng cường mối liên hệ với Nga do chiều hướng ngoại giao thay đổi tại Hoa Thịnh Đốn.

Vào ngày 28/1/2017, các hãng thông tấn và truyền hình lớn của Hoa Kỳ loan tin, Ô. Trump đã có cuộc điện đàm lần đầu tiên với Ô. Putin. Theo AP, Điện Cẩm Linh cho biết, hai bên đã nói chuyện về những vấn đề quốc tế, bao gồm việc chống khủng bố, cuộc xung đột giữa khối Ả Rập và Do Thái, chương trình hạt nhân của Ba Tư, tình hình Bán Đảo Triều Tiên và cuộc khủng hoảng Ukraina. Cuộc nói chuyện gây lo lắng cho các đồng minh Âu Châu và một số thành phần “bài Nga” trong Đảng Cộng Hòa. Ngày 29/1/2017, TNS Mitch McConnell- trưởng khối đa số Thượng Viện Hoa Kỳ nói rằng ông hoàn toàn chống đối việc gỡ bỏ cấm vận Nga. Nếu có, chúng tôi phải xem xét việc gia tăng (cấm vận).

Tình hình Biển Đông:

-Reuterr ngày 13/1/2017: “Tổ Hợp Dầu Khí PetroVietnam đã ký một thỏa thuận với Công Ty Exxon  Mobil của Hoa Kỳ khai thác một dự án dầu khí lớn nhất để cung cấp khí đốt cho nhà máy nhiệt điện. Dự Án Cá Voi Xanh (Blue Whale) nhằm khai thác khí đốt cho nhà máy điện đầu tiên chạy bằng khí đốt vào năm 2003 và sẽ đóng góp cho ngân sách quốc gia khoảng 20 tỉ đô-la. Mỏ khí đốt Cá Voi Xanh là dự án dự trù khai thác một trữ lượng khoảng 150 tỉ mét khối khí đốt.”

-AP (Hà Nội) ngày 16/1/2017: “Ghé Việt Nam trong chuyến viếng thăm bốn nước, Thủ Tướng Nhật Bàn Abe hứa sẽ cung cấp cho Việt Nam những tàu tuần tra mới và thúc đẩy hợp tác thương mại và tham gia vào an ninh của Châu Á giữa lúc Hoa Lục đang gia tăng khống chế khu vực. Trong cuộc họp báo chung với Ô. Nguyễn Xuân Phúc, Ô. Abe nói rằng, chúng tôi sẽ mạnh mẽ hỗ trợ Việt Namg gia tăng khả năng thi hành luật pháp trên biển. Hiện Việt Nam đã có sáu tàu tuần tra cũ do Nhật cung cấp trước đây.”

-Tòa Bạch Ốc ngày 23/1/2017” Tổng Thống Donald Trunp đã ký sắc lệnh hủy bỏ việc tham gia vào Thỏa Hiệp Hiệp Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Tổng Thống Obama và tái thương thảo Thỏa Hiệp NAFTA có từ thời Ô. Clinton trong nỗ lực để bảo vệ công ty Hoa Kỳ chạy trốn ra ngoại quốc vì giá nhân công rẻ. Ô. John McCain đã nặng nề chỉ trích quyết định hủy bỏ TPP và gọi đây là lỗi lầm nghiêm trọng.

Theo tôi nghĩ, Ô. Trump có thể hủy bỏ TPP nhưng không thể bỏ Đông Nam Á. Muốn thế ông phải có những thỏa hiệp riêng rẽ để vỗ yên các quốc gia này.

-Reuters ngày 23/1/2017: “Vào ngày hôm nay, Phi Luật Tân yêu cầu các quốc gia bên ngoài không được dùng khu vực như một cái cớ để tranh giành ảnh hưởng trong lúc Phi Luật Tân muốn duy trì sự đoàn kết và thiết lập một cấu trúc để giải quyết những tranh chấp tại Biển Đông. Năm nay, Phi Luật Tân là chủ tịch của khối 10 thành viên của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á và sẽ tổ chức những phiên họp thường niên có sự tham gia cúa các siêu cường ngoài tổ chức như Hoa Kỳ và Trung Quốc. Phi Luật Tân nói rằng chúng tôi tái khẳng định tinh thần thống nhất và đoàn kết của ASEAN giữa lúc xuất hiện sự tranh giành ảnh hưởng của các siêu cường.”

-Yahoo News ngày 23/1/2017: “Bộ Trưởng Tài Chính Phi Luật Tân Carlos Dominguez sẽ gặp các giới chức Hoa Lục trong chuyến thăm viếng hai ngày để thảo luận chi tiết về thỏa hiệp kinh tế và đầu tư trị giá 15 tỉ đô-la. “

Trong khi ở Việt Nam người ta kêu gào “thoát Trung” thì Phi Luật Tân và cả Anh Quốc- một cường quốc văn minh nhất nhì thế giới lại chui vào “cái rọ đô-la” thơm phức của Trung Quốc. Phải chăng hai quốc gia này điên khùng hay ngu dại? Liệu Ô. Trump có 15 tỉ đô-la đầu tư và cho vay để “nói chuyện” với Ô. Duterte không? Khi mình là “đại ca” mà không còn khả năng bao bọc, chở che đàn em, đàn em có bỏ ra đi thì cũng không phải lỗi của đàn em. Đời là vậy. Miền Nam có câu nói bình dân nhưng thấm thía, “Xin đừng hỏi tại sao”. Dường như các chính trị gia Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn, không hiểu và có thể vì tự ái cố tình không hiểu là tình hình thế giới bây giờ đã đổi thay và vị thế của Hoa Kỳ không còn được như trước nữa do sự trỗi dậy của Nga, Trung Quốc và khuynh hướng độc lập, trung lập của các nước nhỏ. Có thể Ô. Trump đã nhìn thấy vấn đề cho nên quay trở về lo cho nước Mỹ trước chứ không như các Ô. Bush Cha, Clinton, Bush Con, Obama lo “đánh đông dẹp bắc”, can thiệp vào khắp nơi trên thế giới, khi nhìn lại mình – chỉ là một nước Mỹ chia rẽ và suy yếu. Việc Ô. Trump phải hủy bỏ Hiệp Định TPP và xét lại Hiệp Định NAFTA cho thấy sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ đã không còn được như trước nữa.

-UPI ngày 25/1/2017: “Tàu ngầm Kilo Hố Đen thứ sáu mang tên Vũng Tàu đã được Nga giao cho Việt Nam, hoàn tất hợp đồng mua bán ký kết năm 2009. “ Với sáu tầu ngầm lặn sâu, khó phát hiện và trang bị hỏa tiễn diệt hạm tối tân, nếu nó cứ ẩn nấp ở các vách đá ngầm ở Biển Đông, một hạm đội như Liêu Ninh tiến vào có thể “ôm đầu máu” chứ không phải chuyện chơi.

-UPI ngày 26/1/2017: “Sau nhiều tuần lễ chống đối, Tổng Thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte hôm nay  nói rằng Phi sẽ tôn trọng thỏa hiệp cho phép Hoa Kỳ tân trang và mở rộng những căn cứ tạm thời nằm ở Vành Đai Thái Bình Dương. Bộ Trưởng Quốc Phòng Delfin Lorenzana nói với các phóng viên trong một buổi họp báo rằng những cơ sở quân sự đó có thể tốn kém nhiều tỉ đô-la sẽ được tiến hành trong năm nay.” Thế nhưng Ô. Duterte lại nói rằng ông không đồng ý việc Hoa Kỳ tồn trữ vũ khí tại các căn cứ quân sự này. Ngày 31/1/2017, Đại sứ Hoa Kỳ tại Phi bác bỏ tin nói rằng Hoa Kỳ xây các kho vũ khí tại đây. Ngoài ra, bằng một hành động khác thường, theo UPI ngày 31/1/2017, Ô. Duterte hoan nghênh việc Hoa Lục cho tàu chiến tuần tra tại vùng biển quốc tế tại Eo Biển Malacca giống như Hoa Lục đã làm tại biển Somali để ngăn chặn hải tặc, bắt cóc và khủng bố của các nhóm Hồi Giáo cực đoan.

Nhận Định:

Reuters ngày 24/1/2017 đưa tin, “Hôm nay, Do Thái bằng một hành động thách thức toàn thế giới, loan báo sẽ xây dựng hơn 2500 đơn vị gia cư tại West Bank (Tây Ngạn) mà Do Thái chiếm đóng năm 1967 – một sự loan báo thứ hai kể từ khi Ô. Donald Trump nhậm chức và tỏ dấu hiệu không công kích những chương trình như vậy, trái với tổng thống tiền nhiệm Obama.”

Ô. Trump do chính sách ủng hộ Do Thái vô điều kiện chắc chắn sẽ gặp rắc rối với thế giới Ả Rập và Liên Hiệp Quốc. Chính sách nhân quyền, bảo vệ sự độc lập, quyền sống và toàn vẹn lãnh thổ các nước nhỏ của Hoa Kỳ sẽ trở nên vô nghĩa và chỉ là một chiêu bài khi Hoa Kỳ ủng hộ kế hoạch bành trướng và chiếm đóng của Do Thái. Ô. Obama có chính sách sai lầm về Trung Đông nhưng ông đã có chính sách đúng đề giải quyết vấn đề người Palestines khi ông can đảm chống lại Do Thái. Đảng Cộng Hòa ngày hôm nay chỉ là cái bóng của tập đoàn Do Thái trên chính trường nước Mỹ. Đã có một dự luật tạm gọi là “điên khùng” của một dân biểu Cộng Hòa đòi trục xuất Liên Hiệp Quốc ra khỏi nước Mỹ và rút quyền đặc miễn ngoại giao của nhân viên LHQ, chỉ vì tổ chức này dám lên án “ông chủ” Do Thái. Nếu Ô. Trump không xét lại quan điểm của mình về Do Thái, thế giới sẽ chứng kiến một thảm kịch mới ở Trung Đông.

Hiện nay Ô. Trump đã thành công trong việc kích động lòng dân và đắc cử tổng thống, nhưng an dân để tạo ổn định, đoàn kết  phát triển đất nước…thì muôn vàn khó khăn. Phong trào chống đối Ô. Trump vẫn hừng hực. Sự kiện một triệu phụ nữ cánh tả xuống đường ở Hoa Thịnh Đốn chống Ô. Trump chỉ một ngày sau lễ nhậm chức cho thấy tình trạng chia rẽ ở nước Mỹ vô phương hàn gắn. Madonna – cô ca sĩ nổi tiếng ăn mặc hở hang đòi làm nổ tung Tòa Bạch Ốc. Một cô ca sĩ khác ví Ô. Trump như Hitler, kỳ thị chủng tộc và mù quáng (bigot). Bên Anh đang có kế hoạch biểu tình vĩ đại giống như ở Hoa Thịnh Đốn để chống đối Ô. Trump viếng thăm đất nước này. Ngoài ra, hiện đang có 16 bộ trưởng tư pháp tiểu bang của Dân Chủ chống lại Ô. Trump về chính sách di dân. California cũng đòi trưng cầu dân ý hủy bỏ một điểu khoản trong Hiến Pháp California tuyên bố, “California là một thành tố bất khả phân ly của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ” tức tách Tiểu Bang California thành một quốc gia độc lập. (A recent poll suggested that one in three California residents would support a possible secession from the U.S. due to their opposition to President Donald Trump). Nếu cuộc trưng cầu dân ý thành công thì đây là dấu hiệu cáo chung của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Tiếp theo đó, do bất bình về một chính sách nào đó của Liên Bang, các tiểu bang cũng sẽ trưng cầu dân ý để tách ra thành lập một quốc gia riêng.

Ngoài những khó khăn nội bộ, trước mắt, Ô. Trump phải đối phó với 7 vấn đề đối ngoại vô cùng gai góc: Duy trì Thỏa Hiệp Hạt Nhân với Ba Tư hay áp đặt cấm vận và oanh tạc các cơ sở hạt nhân của Ba Tư -Vấn đề Bắc Hàn, Đài Loan- Sự bành trướng sức mạnh quân sự của Hoa Lục tại Biển Đông và đang tranh giành ảnh hưởng với Mỹ tại Đông Nam Á- Mối liên hệ với Nga, NATO và Ukraina-  Cuộc chiến Syria và Nhà Nước Hồi Giáo- Kết thúc cuộc chiến tại Iraq và A Phú Hãn và Giải quyết vấn đề Palestines với lập trường ủng hộ Do Thái vô điều kiện.

Nếu Ô. Trump giải quyết được và đem lại ổn định cho nước Mỹ và thế giới thì ông là thiên tài chính trị. Ngược lại, ông chỉ là kẻ ngông cuồng, không lượng sức mình và sẽ gây thảm họa cho nước Mỹ và thế giới.

Xin nhớ, ngày nay, với sức mạnh quân sự và kinh tế vô địch, không một nước nào kể cả Nga hay Hoa Lục dám đụng tới sợi lông chân Hoa Kỳ. Chỉ có nước Mỹ mới có thể làm suy yếu nước Mỹ. Nhưng làm nước Mỹ chia rẽ và tê liệt bây giờ – chính lả sức mạnh của Đảng Dân Chủ, các tổ chức dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do phá thai, đồng tính luyến ái, bảo vệ di dân, bảo vệ người Hồi Giáo, bảo vệ các thành phố là nơi nương náu của các người nhập cư bất hợp pháp. Di dân và người nhập cư bất hợp pháp là “đảng viên tương lai” của Đảng Dân Chủ. Khi những người ngày được ân xá và được quyền bỏ phiếu, họ sẽ bỏ phiếu cho Đảng Dân Chủ. Chính vì thế mà Đảng Dân Chủ kịch liệt chống lại chính sách di dân của Ô. Trump – không phải vì quyền lợi quốc gia mà vì quyền lợi của Đảng. Di dân càng tràn  ngập, càng đông, Đảng Dân Chủ sẽ thắng cử trên mọi bình diện từ liên bang, tiểu bang tới thành phố. Hệ Thống Lưỡng Đảng và Check and Balance (Thăng bằng và kiểm soát lẫn nhau) – một mẫu mực chính trị tiêu biểu cho các nước chậm tiến Á-Phi và Châu  Mỹ La Tinh thèm khát và noi theo gần một thế kỷ, nay trở thành thảm họa cho nước Mỹ. Những cuộc biểu tình lên án, chống đối, kiện cáo Ô. Trump nổ ra liên tục dưới mọi hình thức, nhất là mặt trận truyền thông “chống Trump” …cho thấy nước Mỹ đang lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị. Thế mới hay trên cõi đời này, “Thuốc nào cũng là thuốc độc”. Thuốc bổ không phải là thuốc độc. Nhưng vì lạm dụng nó cho nên thuốc bổ trở thành thuốc độc. Dân chủ là điều tốt lành, nhưng vì lạm dụng nó cho nên dân chủ trở thành phá hoại. Đạo Trời thật huyền vi. Bất cứ một hệ thống chính trị nào dù toàn vẹn tới đâu, cũng có lúc suy tàn. Nó suy tàn không phải vì nó “dở” mà vì lòng người. Khi lòng người đổi thay thì mối tình đẹp như hoa như mộng, như công chúa với hoàng tử, như minh tinh màn bạc…cũng sẽ tan vỡ. Quá độ của dân chủ (dân chủ hỗn loạn) sẽ là một nền chính trị độc tài. Quá độ của độ tài (khắc nghiệt) sẽ là dân chủ…và chu kỳ “luân hồi” (Bánh xe quay vòng) như thế sẽ tiếp diễn không ngừng. Đó là quy luật vô thường Thành-Trụ-Hoại-Diệt của thế giới Ta Bà này. Cho nên Thiền Sư Vạn Hạnh đời Lý có dạy rằng:

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy.

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

tức:

Tu tới bậc “nhậm vận” quán thông kim cổ thì chẳng lo chi chuyện thịnh hay suy (của một vương triều, một chế độ). Thịnh suy giống như sương mai trên đầu ngọn cỏ. Nhà Lý huy hoàng thế rồi cũng suy tàn. Nhà Trần dũng mãnh và lừng lẫy thế rồi cũng diệt vong. Nhà Lê khởi nghiệp đầy chính nghĩa và hào khí cuối cùng rồi cũng tiêu tan. Nguyễn Ánh thống nhất sơn hà, tưởng như con cháu “Hoành Sơn Nhất Đại, Vạn Đại Dung Thân” cuối cùng cũng diệt vong. Ngoảnh lại, tất cả đểu chỉ như “Sương mai trên đầu ngọn cỏ”. Các đế quốc  hùng  mạnh như  Anh, Ý, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Lục Xâm Bảo, Thổ Nhĩ Kỳ nay nép mình dưới trướng Hoa Kỳ như những đàn em ngoan ngoãn. Tất cả đều như một sân khấu, một giấc mơ, một bãi hý trường.

Sau cùng, muốn nói gì thì nói, di dân, quân ngoại nhập, thuộc địa… là là yếu tố mạnh nhất để thay đổi, hoặc tiêu diệt tôn giáo, bản sắc, văn hóa, ngôn ngữ, hệ thống chính trị của một dân tộc. Do khu vực Trung Đông bất ổn, chiến tranh triền miên. Một là sóng di dân khổng lồ người Hồi Giáo đang đổ dồn về Âu Châu, Canada và Hoa Kỳ. Giả sử số lượng Hồi Giáo ở Mỹ gia tăng lên 30% dân số thôi, chắc chắn Hoa Kỳ không còn là một nước theo truyền thống “Christian” (bao gồm Protestant, Ca-tô Giáo La Mã và Do Thái Giáo) nữa và cơ cấu chính quyền cũng sẽ thay đổi, chẳng hạn thống đốc các tiểu bang, thượng nghị sĩ, tổng thống sẽ là người Hồi Giáo. Do đó di dân đang là vấn đề nhức nhối toàn cầu chứ không riêng gì Hoa Kỳ. Thế nhưng một số có khuynh hướng phóng túng (liberals) sẵn sàng chấp nhận một tổng thống Hồi Giáo và nhà thờ Hồi Giáo mọc lan tràn trên nước Mỹ. Nhưng một số lại muốn bảo vệ truyền thống dân tộc. Đảng Dân Chủ chấp nhận khuynh hướng phóng túng dưới chiêu bài dân chủ, tự do, nhân quyền. Đảng Cộng Hòa muốn duy trì truyền thống 200 năm nay và đang bị lên án là kỳ thị chủng tộc (racist). Đó là nguyên do chia rẽ và có thể phá vỡ nước Mỹ.

(California ngày 31/1/2017)

https://vietbao.com/a263872/nhat-ky-bien-dong-o-trump-truoc-nhungthu-thach-nghiem-trong

 

Thực Tế Chính Trị và Lý Tưởng

Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Hai ghi nhận sự những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:

-CNN News ngày 1/2/2017: “Liên Hiệp Phi Châu vừa kêu gọi các thành viên rút lui tập thể khỏi Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (ICC). Tuy nhiên nghị quyết không có tính ràng buộc trong khi Nigeria và Senegal chống lại việc rút lui. Nam Phi và Burundi đã quyết định rút ra khi cáo buộc Tòa Hình Sự Quốc Tế làm  giảm chủ quyền và chi nhắm vào các quốc gia Phi Châu một cách bất công. ICC đã phủ nhận cáo buộc này và nhấn mạnh rằng tổ chức chỉ tìm công lý cho các nạn nhân chiến tranh tại Phi Châu.”

Có thể các quốc gia Phi Châu nghĩ rằng Tòa Án Hình Sự Quốc Tế là một công cụ của Tây Phương, chưa bao giờ lên án hoặc truy tố các quốc gia Tây Phương đã can thiệp quân sự trên quy mô toàn cầu và giết hại biết bao nhiêu thường dân vô tội.

-Foreign Policy Magazine ngày 1/2/2017: “Thủ Tướng Najib Razak của Mã Lai và Tổng Thống  Joko Widodo của Nam Dương nói rằng sắc lệnh cấm di dân từ bảy quốc gia Hồi Giáo của Ô. Trump không ảnh hưởng tới nước họ cho nên khuyên dân chúng nên giữ im lặng.”

Đây là thái độ khôn ngoan. Mình là nước nhỏ, chuyện nước lớn không ảnh hưởng tới mình thì nên  “thủ khẩu như bình”, sức đâu mà chống đối cho gây thù chuốc oán.

-Tổng Hợp: Tổng Thống Donald Trump đe dọa cắt đứt ngân khoản tài trợ cho Đại Học Berkeley California (UC. Berkeley) sau khi sinh viên biểu tình đốt phá không cho chủ bút tờ Breibart có lập trường bảo thủ nói chuyện tại đây. Ô. Trump nại lý do họ đã ngăn cản tự do ngôn luận. Khoảng 1500 sinh viên trong đó có 150 người mang mặt nạ đã đập phá và đốt một số toà nhà trong khuôn viên đại học.

Tôi không bênh Ô. Trump nhưng từ lúc còn tranh cử tới nay, thành phần chống đối Ô. Trump đểu cực đoan quá khích, chửi thề tục tĩu, đập phá, đốt cờ nhưng lại cứ lên án Ô.Trump là cực đoan. Có xem các cuộc biểu tình trên truyền hình mới thấy đàn bà con gái Mỹ dữ dằn quá, không hiền lành như ta tưởng. Các thành phần nhân danh nhân đạo, dân chủ, tự do, nhân quyền đã hành động như những kẻ phát-xít. Tại các nước nhỏ, nếu biểu tình như thế này thì đã rúng động thế giới, nhưng ở Mỹ thì chỉ là chuyện “uống cà-phê buổi sáng” mỗi ngày. Xin nhớ cho, ở Mỹ không thể lật đổ chính quyền bằng những cuộc biểu tình như ở Thái Lan, Nam Hàn. Quốc Hội và Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ không chịu áp lực từ đường phố. Ngày xưa “Được làm vua, thua làm giặc” còn ngày nay, “Thắng cử làm vua, thua đi biểu tình” và biểu tình liên tục, nại mọi cớ để biểu tình và biểu tình có thù lao.

-Reuters ngày 2/2/2017: “Tòa Bạch Ốc hôm nay nói rằng việc Do Thái xây dựng thêm những khu định cư hay bành trướng ra ngoài khu vực hiện có tại vùng đất chiếm đóng không giúp ích gì cho việc tiến hành hòa bình với Palestines.” Ngoài ra cũng có tin là Ô. Trump cảnh báo Do Thái về một hành động như vậy.

Đây là lần đầu tiên bộ tham mưu của Ô. Trump có thái độ không đồng tình với việc Do Thái xây thêm các khu định cư tại khu vực chiếm đóng. Đây là hành động đúng nếu muốn Do Thái ngồi vào bàn hội nghị để giải quyết vấn đề Palestines. Thế nhưng vào tuần tới đây, Ô. Trump sẽ vô cùng khó xử khi tiếp Ô. Netanyahu tại Tòa Bạch Ốc với lời hứa lúc tranh cử là di chuyển tòa đại sứ Hoa Kỳ từ Tel Aviv về Jerusalem. Nếu Ô. Trump làm thế sẽ tạo hỗn loạn trong quan hệ ngoại giao với thế giới Ả Rập. (at the risk of unleashing chaos in America’s relationship with the Arab world)

-Popular Mechanics ngày 3/2/2017: “Theo báo cáo của Tin Tức Quốc Phòng Trung Quốc, việc đóng hàng không mẫu hạm thứ hai có tên Sơn Đông (Shandong) đang tiến triển đều đặn. HKMH nội địa này được đóng tại một xưởng gần Thượng Hải, trong khi chiếc thứ nhất (Liêu Ninh) đang ở vào vị thế sẵn sàng chiến đấu.”

-UPI ngày 3/2/107: ”Đại sứ Nga tại Nam Hàn cảnh cáo là Mạc Tư Khoa sẽ có biện pháp nếu Hán Thành tiếp tục kế hoạch triển khai hệ thống lá chắn hỏa tiễn THAAD. Kế hoạch này được Hoa Kỳ và Nam Hàn thỏa thuận năm 2016. Nga không lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ bằng Bắc Kinh thế nhưng vào ngày 3/2/2017, Đại Sứ Nga Alexander Timonin nói với báo chí Nam Hàn rằng nếu hệ thống hỏa tiễn được lắp đặt, Nga sẽ không còn lựa chọn nào khác là tiến hành việc bảo vệ an ninh của Nga vì việc triển khai này tác động nguy hiểm tới khu vực.”

Đây là vấn đề vô cùng tế nhị. Nếu Nam Hàn vì muốn chống lại Bắc Hàn, cho phép Hoa Kỳ bố trí hệ thống lá chắn hòa tiễn THAAD, chắc chắn nền an ninh của Nga và Hoa Lục bị đe dọa. Hai nước này sẽ phối hợp với nhau trả đũa bằng cách giúp đỡ về mọi mặt cho Bắc Hàn hoặc hỗ trợ cho Bắc Hàn chế tạo bom nguyên tử…thì sẽ là thảm họa cho Nam Hàn và Nhật Bản. Cho nên Nam Hàn phải hết sức thận trọng.

-Reuters ngày 4/2/2017: “Thay vì xé bỏ thỏa hiệp hạt nhân với Ba Tư (như lời hứa lúc tranh cử), bộ tham mưu của Ô. Trump đang tìm phương thức tăng cường việc thi hành thỏa hiệp và tái thương thảo một số điều khoản (để chiều lòng Do Thái) thế nhưng cũng khó lòng thuyết phục năm cường quốc khác ngồi lại để duyệt lại thỏa hiệp này.”

Thế mới hay “hứa” thì dễ, ai cũng có thể hứa chuyện trên trời được. Nhưng thực hiện thì mới khó. Cũng giống như cậu con trai đang tán tỉnh cô gái, hứa sẽ chiều em hết mực, cái gì em muốn anh cũng sẽ làm cho em. Nhưng khi dẫn  nhau đi mua sắm, cô gái chỉ vào cái nhẫn kim cương giá khỏang 100,000 đô-la thì cậu con trai có thể té xỉu ngay tại chỗ (tiếng Việt đổi đời gọi là đột qụy).

-AP ngày 4/2/2017: “Tổng Thống Putin nói rằng chính quyền Ukraina đã cố tình làm tình hình căng thẳng thêm để lôi kéo sự hỗ trợ của tân Tổng Thống Donald Trump. Cuộc chiến leo thang trong năm ngày qua đã làm chính phủ và phe ly khai thiệt hại nặng nề. Ông “diều hâu” John McCain nói rằng Nga đang thử thách Mỹ tại Ukraina và thúc giục Ô. Trump phải đánh trả (cho một nước xa lắc xa lơ, không ăn nhằm chi tới quyền lợi và an ninh của Hoa Kỳ).

-EuroNews ngày 4/2/2017: “Các người biểu tình tại Thủ Đô Bucharest, Lỗ Ma Ni đã phản đối việc chính quyền quyết định giảm nhẹ tội cho những viên chức tham nhũng. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất từ cuộc cách mạng 1989. Cả trăm ngàn người đã xuống đường phản đối việc ban hành một sắc luật khẩn cấp cho phép các chính trị gia thoát tội tham nhũng nếu số tiền dưới 44,000 euros.”

Tham nhũng! Ôi căn bệnh bất trị của loài người giống như tệ nạn gái mãi dâm vậy. Ngoại trừ Tú Bà hay bọn ma-cô dắt mối, không ai bao che cho mại dâm cả. Thế nhưng trong tham nhũng người ta lại bao che cho nhau. Tham nhũng cũng giống như con quỷ trăm đầu. Chặt đầu này nó mọc đầu khác, vô phương chữa trị. Ở Mỹ này vì không diệt được nạn hút cần-sa cho nên người ta đã hợp pháp hóa cho dễ kiểm soát. Do đó, có lẽ loài người cũng nên nghĩ tới chuyện “hợp pháp hóa tham nhũng” bằng một đạo luật và ghi vào trong hiến pháp đàng hoàng. Ở Mỹ này người ta không bao che cho tham nhũng nhưng đàn em tham nhũng, hay tham nhũng cùng đảng sẽ được các ông tổng thống ân xá vào ngày cuối cùng của nhiệm kỳ. Như thế là vui vẻ cả làng, tham nhũng ở tù ít năm ra tù lại sống khơi khơi.

-UPI ngày 5/2/2017: “Hải quân Hoa Kỳ đã chính thức cho nghỉ hưu HKMH Enterprise trong một buổi lễ tại Virginia vào ngày 3/2/2017, chấm dứt 55 năm phục vụ và được thương mến đặt cho cái tên “Big E”. Tàu chiến này đã không còn hoạt động từ năm 2012 và bỏ neo tại bến đậu chính của nó tại Norfolk, Virginia là nơi mà các chuyên viên đã tháo gỡ lò phản ứng nguyên tử trên con tàu. Được coi là căn cứ quân sự nổi, góp vai trò quan trọng vào những xung đột trên thế giới – khởi đầu từ Cuộc Khủng Hoảng Hỏa Tiễn Cuba cho tới tham gia tác chiến sau biến cố 9/11/2001 để tấn công khủng bố. Nó là con tàu cuối cùng của Hải Quân Hoa Kỳ rời khỏi bờ biển Việt Nam để thi hành chiến dịch di tản khi cuộc Chiến Tranh Việt Nam kết thúc năm 1975.”

-Good Morning America ngày 7/2/2017: “Chủ Tịch Hạ Viện Anh John Bercow được hoan nghênh nhiệt liệt khi loan báo quyết định chống đối lại việc Tổng Thống Donald Trump đọc diễn văn tại quốc hội trong chuyến công du sắp tới với lý do Ô. Trump đã cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ công dân từ bảy nước Hồi Giáo.”

Đây cũng là chuyện lạ. Cả hoàng gia, chính phủ và quốc hội Anh đã trải thảm đỏ để nghênh tiếp Ô. Tập Cận Bình và gọi đây là “Thời kỳ hoàng kim giữa hai nước” nhưng lại chống đối Ô. Trump- lãnh tụ một quốc gia đồng minh thân thiết nhất của Anh. Theo tôi nghĩ, Ô. Trump có thể hủy bỏ chuyến công du Anh mà thiệt hại không phải về phía Mỹ mà về phía Anh. Anh Quốc sẽ là “lương tâm của nhân loại” hay đây là thời kỳ mạt vận?  Nước Anh hiện có 2,706,066  người Hồi Giáo tức 4.5%  dân số, một con số đáng kể để ảnh hưởng tới cấu trúc xã hội, tôn giáo và chính trị của nước Anh. Thị trưởng Luân Đôn hiện nay là một người Hồi Giáo. Em gái của vợ ông Tony Blair – cựu thủ tướng Anh – đã cải đạo sang Hồi Giáo. Theo Quora. com, mỗi năm có khoảng 5200 người Anh cải đạo sang Hồi Giáo  (United Kingdom : Kevin Brice, a researcher at the University of Wales Trinity Saint David, calculated that around 5200 Britons turn to Islam every year, and that the total number of converts is about 100,000.) Ngày nay đối thủ của Tin Lành và Ca-tô Giáo La Mã không phải là Phật Giáo hay Ấn Độ Giáo mà là Hồi Giáo. Chính vì thế mà Vatican đã tập trung vào sách lược cải đạo các quốc gia Á Châu nghèo khổ như Lào, Thái Lan, Miến Điện, Campuchea, Việt Nam, Mông Cổ…để bù đắp lại số tín đồ đã mất tại Âu Châu, Canada, Úc Châu và Hoa Kỳ. Theo ý kiến riêng của tôi, có thể chỉ là phỏng đoán, về lâu về dài Hồi Giáo sẽ thắng vì Tây Phương bị cột chặt vào lý tưởng dân chủ, tự do, nhân quyền. Âu Châu và Hoa Kỳ không thua trên các chiến trường nhưng thua ngay tại chính thủ đô của mình, chính trên đất nước mình. Lý tưởng dân chủ, tự do, nhân quyền rất tốt cho mỗi cá nhân nhưng chưa chắc  đã bảo vệ được bản sắc, sự an nguy và toàn vẹn của một dân tộc. Dân chủ, tự do, nhân quyềnquá độ có thể dẫn tới chia rẽ, hỗn loạn và chia cắt lãnh thổ. Dân chủ tự do quá trớn sẽ là một thảm họa cũng giống như chủ nghĩa cực đoan. Trước đây người ta nói rằng chính dân chủ, đối lập và chống đối nhau – tức vì có tự do dân chủ cho nên các quốc gia Tây Phương ngày càng phát triển. Quan niệm đó có thể đã sai rồi. Nhìn vào thực tế, nước Mỹ đang suy yếu đi chỉ vì sự chống đối lan tràn.  Ngày 13/2/2017 Washington Post đi một bài viết có tựa đề, “Âu Châu hiển nhiên không đồng ý với nhau về nền dân chủ (Europe is starkly divided over whether democracy is working) trong đó đưa ra một biểu đồ quốc gia nào thỏa mãn với chế độ dân chủ, quốc gia nào không. Ôi dân chủ! Điều mà ta thương mến nhất có ngày lấy đi sinh mệnh của chính ta, bởi vì dân chủ cũng là tự do xuống đường chửi bới, đốt phá, ngăn cấm và đánh đập người khác.

-ABC News ngày 7/2/2017: “Đội tàu đặc nhiệm của Hoa Lục đã kết thúc chuyến viếng thăm bốn nước ở vùng Vịnh Ba Tư giữa lúc Hoa Lục gia tăng sức mạnh hải quân trên biển bằng sự hiện diện tại vùng chiến lược sinh tử này. Ba tàu chiến đã rời Kuwait vào ngày 5/2/2017 sau khi ghé Saudi Arabia, Qatar và Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (United Arab Emirates).”

Hãy thử nhìn lại năm 1958 khi Hoa Lục còn lạc hậu, co cụm trong đất liền. Để bảo vệ Đài Loan,  Hoa Kỳ đã đưa tàu chiến áp sát bờ biển Trung Hoa chỉ cách 3 hải lý khiến Chu Ân Lai tức giận tuyên bố lãnh hải của họ là 12 hải lý. Thế nhưng ngày nay, họ đã có hàng không mẫu hạm và tàu chiến nghênh ngang trên khắp các đại dương. Nếu Mỹ cứ tiếp tục thù nghịch với Nga mà không lo đối phó với Ông Con Trời thì coi chừng quá trễ. Nước Mỹ do bị truyền thông đầu độc và 8 năm chống Nga của Ô. Obama – kể cả một số thành viên của Đảng Cộng Hòa như TNS. John McCain, TNS. Lindsey Graham và TNS. Mitch McConnell – đã coi Nga là kẻ thù số 1 trong khu thực tế Hoa Lục mới là kẻ thù tiềm tàng có thể tranh ngôi vị bá chủ thế giới với Mỹ. Cho nên người xưa đã có thí dụ để mô tả sự mù quáng, “Sợi lông tơ ban đêm thì thấy. Còn trái núi sừng sững trước mặt thì không thấy”.

-AP (Brussels) ngày 15/2/2017: “Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Jim Mattis vừa đưa ra một tối hậu thư mạnh mẽ với các quốc gia thuộc khối NATO là họ phải tăng thêm chi phí quốc phòng vào cuối năm nay nếu không thì chỉ nhận được cam kết vừa phải (moderate its commitmnent) từ Hoa Kỳ mà thôi.” Ô. Mattis nói một câu “xanh rờn”: “Hoa Kỳ không thể lo cho sự an nguy của cháu con tương lai của quý vị hơn là quý vị”. (Americans cannot care more for your children’s future security than you do.)

Trước thực tế kinh tế khó khăn của đất nước và các nước Âu Châu tuy đóng góp ít oi nhưng lại kêu gào Hoa Kỳ hết lòng hỗ trợ, Bộ Tham Mưu của Ô. Trump phải tính lại. Tôi nghĩ rằng các nước Âu Châu cuối cùng cũng phải mở thêm hầu bao tức đóng góp 2% lợi tức quốc gia cho chi phí quốc phòng mà thôi.

Tình hình Syria:

-ABC News ngày 7/2/2017, “Tổng Thống Assad của Syria nói rằng Âu Châu không thể có vai trò trong việc tái thiết Syria trừ phi họ thay đổi chính sách đối với vùng Trung Đông. Ô. Assad cho rằng Âu Châu đã hỗ trợ cho phe phiến quân là lực lượng đã gây ra sự tàn phá Syria và Âu Châu không thể vừa tàn phá vừa xây dựng cùng lúc. Còn tuyên bố của Tổng Thống Donald Trump về việc chống khủng bố là hứa hẹn nhưng còn quá sớm để mong chờ những gì sẽ diễn ra trên bộ.”

-AP ngày 9/2/2017: “Một phi cơ chiến đấu Nga vô tình oanh kích trúng một tòa nhà tại bắc Syria giết chết ba và làm bị thương 11 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đang trú đóng tại đây. Tổng Thống Putin đã lập tức gọi điện thoại bày tỏ sự đáng tiếc của biến cố với Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và gửi lời chia buồn trước thảm kịch này.”

Hiện nay tình hình Syria vẫn còn phức tạp khi binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào Syria để cùng phe phiến quân chống lại Nhà Nước Hồi Giáo. Trong một cuộc phỏng vấn phổ biến trên Yahoo News ngày 11/2/2017, Tổng Thống Assad cho biết ông có thể hoan nghênh lính Mỹ có mặt trên đất nước ông nếu đó là một nỗ lực thật sự (genuine) để chống lại quân khủng bố và một mối quan hệ mới giữa Nga và Hoa Kỳ. Ngoài ra ông cũng  bác bỏ hình ảnh và tin tức về sự tra tấn và giết hại các đối thủ chính trị và gọi đó là phỏng đoán và giả tạo. Theo Washington Post ngày 11/2/2017, Ba Tư đã cho phép máy bay Nga được sử dụng không phận trong những chiến dịch quân sự tại Syria. Nếu Mỹ đe dọa Ba Tư, để sống còn, Ba Tư có thể sẽ cho phép Nga thiết lập các căn cứ hải quân tại Vịnh Ba Tư thì sẽ là một thảm họa cho Tây Phương. Cho nên chèn ép Ba Tư để chiều lòng Do Thái là sách lược ngoại giao mù quáng như kiểu Ô. John McCain lúc nào cũng đòi mở một cuộc chiến với Ba Tư và Syria. Làm chính trị lớn mà phản ứng theo thương-ghét theo kiểu Ô. John McCain thì đất nước “từ chết tới bị thương”. Ông chết thì không sao, nhưng cả nước chết, thế giới lâm nguy, hàng vạn thanh niên hy sinh trên chiến trường mới là điều đáng nói. Hình như Ô. McCain không quan tâm tới những điều này mà chỉ “thích nói” để bù đắp lại sự thất bại của ông trước Ô. Obama.

Tình hình Biển Đông:

-Bloomberg News ngày 4/2/2017: “Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis  nói rằng mọi nỗ lực để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông đã kiệt sức sau khi Bộ Trưởng Ngoại Giao Tillerson dường như bày tỏ thái độ cứng rắn hơn với Hoa Lục. Nói chuyện tại Đông Kinh (Tokyo) sau khi gặp Bà Bộ Trưởng Quốc Phòng Tomomi  Inada, Ô. Mattis đã cáo buộc Hoa Lục xé nát niềm tin (shredding the trust) của các nước láng giềng, và rằng quyền tự do hàng hải vẫn là tuyệt đối và mọi quốc gia phải tuân theo luật lệ.” Theo AP, Bắc Kinh nói rằng Hoa Kỳ đã làm tình hình ổn định của khu vực trở nên nguy hiểm sau khi Ô. Mattis tái cam kết “kề vai sát cánh” với Nhật Bản và hiệp ước phòng thủ chung bao gồm cả Đảo Điếu Ngư (Senkaku) hiện đang tranh chấp với Bắc Kinh.”

-VOA News ngày 8/2/2017: “Trung Quốc nổi lên như quốc gia hàng đầu cung cấp du khách cho Việt Nam năm vừa qua, một thực tế có thể giúp mở rộng thêm mối quan hệ đã bị tổn thương bởi những tranh chấp biển đảo và sự nghi ngại lẫn nhau suốt chiều dài lịch sử. Số lượng du khách Trung Hoa đổ vào các nước láng giềng Đông Nam Á đã lên tới 250,000 trong Tháng Giêng, hơn hẳn những quốc gia khác ¼ trong tổng số của cả tháng. Theo các giới chức Việt Nam, số du khách Trung Hoa gia tăng 68% trong Tháng Giêng 2016.  Số lượng du khách Trung Hoa đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế của Hồng Kông và Đài Loan trong thập niên qua và đưa các quốc gia này lại gần Hoa Lục hơn sau những thời kỳ cọ sát.”

Du lịch là kỹ nghệ kiếm tiền nhanh và rẻ nhất nhưng nó cũng đem lại một số hệ quả xấu. Một số lượng du khách quá đông đổ vào một bãi biển hay một hòn đảo sẽ phá hủy và gây ô nhiễm môi trường, đồng thời bùng phát kỹ nghệ gái điếm như Pattaya, làm xấu bộ mặt của Vương Quốc Thái Lan. Nếu như năm hay mười triệu du khách Tàu có đổ dồn tới các nước Âu Châu hay Hoa Kỳ thì vẫn không làm thay đổi cấu trúc hay bộ mặt của các quốc gia này. Nhưng nếu nó đổ  tới các nước nghèo khổ như Thái Lan, Việt Nam, Lào, Kampuchea thì hàng quán, khách sạn mang bảng hiệu Tàu sẽ mọc lên như nấm. Rồi những người phục vụ kỹ nghệ du lịch sẽ học tiếng Tàu để giao dịch…khiến những thành phố đó biến thànhChina Town (Phố Tàu) lúc nào không hay. Cho nên các nước nghèo khổ như Việt Nam đừng thấy du khách Tàu đổ tới mà mừng. Coi chừng họa đi theo đó. Ngoài ra, du khách Tàu có đến Việt Nam là để thưởng thức những “nét Việt Nam”. Nếu đến nơi mà bảng hiệu, hàng quán, khách sạn, nhân viên phục vụ đều nói tiếng Tàu thì thà họ du lịch Quảng Đông, Hải Nam có lẽ còn sướng hơn. Do đó, muốn hấp dẫn du khách ngoại quốc thì phải giữ nguyên “bản sắc Việt”. Chẳng hạn, mình du lịch Ba -Lê (Paris) là muốn thưởng thức những phong cảnh và nét đẹp của Pháp. Nhưng đến đó nó lại là một thành phố Tàu, thành phố Mỹ thì đến đó làm gì.

-AP ngày 10/2/2017: “Tổng Thống Donald Trump vừa tái xác nhận lập trường đã có từ lâu về “Một Nước Trung Hoa” trong cuộc điện đàm với Chủ Tịch Tập Cận Bình khiến làm giảm bớt lo lắng về một thay đổi trong mối quan hệ với Bắc Kinh. Theo các viên chức Tòa Bạch Ốc và Trung Quốc, hai bên đã nói chuyện rất lâu vào ngày Thứ Năm 9/22017.” Việc giảm nhẹ căng thẳng với Hoa Lục của Ô. Trump cho thấy dù Ô. Trump có nói mạnh thế nào đi nữa thì đây vẫn chưa phải lúc Hoa Kỳ đối đầu với Trung Quốc mà vẫn chỉ là “tái cân bằng lực lượng” như sách lược của Ô. Obama mà thôi hoặc đang hình thành chiến lược mới.

Việc Ô. Trump ân cần tiếp đó Ô. Abe cho thấy tình hình Bắc Á và Đông Nam Á không êm xuôi như chúng ta tưởng. Hoa Lục vẫn là đối thủ đáng ngại của Hoa Kỳ tại Á Châu. Reuters ngày 10/2/2017 đưa tin,  “Tổng Thống Donald Trump và Thủ Tướng Abe đã mở một cuộc hội đàm kéo dài hai ngày vào Thứ Sáu 10/2/2017 nhằm củng cố thêm mối liên hệ đồng minh lâu đời, có lúc căng thẳng vì lập trường của Đảng Cộng Hòa về những vấn đề ngoại thương và an ninh. Hai nhà lãnh đạo đã ngồi xuống tại Phòng Bầu Dục, bắt tay nhau và mỉm cười để chụp hình. Ô. Abe bày tỏ một thái độ hy vọng khi nói chuyện trong bữa ăn sáng tại Phòng Thương Mại rằng ông mong muốn xây đắp một mối liên hệ tin cậy với vị lãnh đạo mới của Hoa Kỳ. Sau đó hai người đáp Air Force One của tổng thống Hoa Kỳ tới Mar-a-Lago là dinh thự nghỉ mát sang trọng của Ô. Trump ở Florida để đánh gôn và dùng tiệc tối.”

Việc Ô. Trump chưa vội có hành động mạnh bạo với Hoa Lục cho thấy Hoa Kỳ đang suy tính một chiến lược mới để đối phó với Trung Quốc. Với thực tế hiển nhiên trước mắt, Ô. Trump phải duyệt lại toàn bộ chính sách đối ngoại chứ không thể giữ “nguyên xi” như những lời hứa trong lúc tranh cử. Nếu không tạo được sự hòa hoãn với Nga thì Ô. Trump không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng Trung Đông do Ô. Bush Con tạo ra.  Điều trần trước Quốc Hội cách đây vài hôm, tướng chỉ huy mặt trận A Phú Hãn đã xin phép tăng quân để phá vỡ thế bế tắc (stalemate) của cuộc chiến kéo dài đã 16 năm. Có thể trong nhiệm kỳ bốn năm, Ô. Trump cũng không giải quyết được cuộc chiến A Phú Hãn, Iraq và các cuộc khủng hoảng Syria, Libya, Yemen. Xin nhớ cho, đưa thêm quân vào tức sẽ tốn kém và thương vong – tạo điều kiện cho phe đối lập chống đối. Và đất nước lại rối beng thêm bên cạnh các vấn đề nhức đầu như ngăn chặn di dân từ bảy quốc gia Hồi Giáo, xây tường và chống khủng bố.

Nhận Định:

AP ngày 9/2/2017 loan tin, “Một con tàu Mã Lai chở thực phẩm và thuốc men để giúp các thành viên của nhóm thiểu số Hồi Giáo Rohingya bị ngược đãi đã tới Ngưỡng Quang vào ngày hôm nay khi các nhóm nhân quyền lên án quân đội Miến Điện đã tàn sát tập thể, hãm hiếp và phạm những tội khác với nhóm thiểu số này. Đoàn Tàu Thực Phẩm Nhỏ Cho Miến Điện (Food Flotilla for Myanmar) đã tới sau khi chiến dịch chống nổi dậy tiến hành khắp tiểu bang Rakhine nơi có khoảng 1 triệu người Rohingya sinh sống. Tuần rồi, các điều tra viên về nhân quyền của LHQ nói rằng “chắc chắn” quân đội Miến Điện đã phạm tội chống lại nhân loại khi tiến hành cuộc đàn áp này.”

Cũng theo AP ngày 9/2/2017, Giáo Hoàng Francis đã mạnh mẽ lên án việc thảm sát và hãm hiếp tập thể người Hồi Giáo Rohingya. GH. Francis nói rằng, “Người Hồi Giáo Muslim bị giết hại chỉ vì họ muốn sống với văn hóa và tín ngưỡng của họ.” (Rohingya Muslims were targeted “simply because they want to live their culture and their Muslim faith).

Đây là vấn đề vô cùng nhức nhối của Miến Điện. Mặc dù ngày hôm nay Bà San Suu Kyi trên thực tế đang lãnh đạo đất nước cũng không sao giải quyết được. Theo Washington Post ngày 12/2/2017, Bà San Suu Kyi đã hối thúc quân đội và các phe sắc tộc vũ trang ký kết thỏa hiệp ngưng bắn. Lý tưởng và thực tế luôn luôn đối chọi nhau. Hoa Kỳ- quốc gia dang rộng cánh tay tiếp đón người di dân và nhập cư trong mấy trăm năm qua với tượng Nữ Thần Tự Do đứng sừng sững ở cửa biển tiến vào Nữu Ước thế mà ngày hôm nay cũng phải ngăn cấm người nhập cư từ 7 quốc gia Hồi Giáo cũng chỉ vì nạn khủng bố Hồi Giáo và người Hồi Giáo không sao thích nghi được với văn hóa, phong tục tập quán nơi họ đang sinh sống và đòi áp đặt luật lệ Hồi Giáo lên những xứ sở này (Sắc lệnh này đã bị tòa án Liên Bang bác bỏ). Trước đây trong thời gian tranh cử, GH. Francis cũng phê phán chính sách ngăn chặn di dân bất hợp từ Mễ Tây Cơ tràn vào Hoa Kỳ của Ô. Trump với câu nói, “Xây cầu chứ đừng xây tường”.

Có thể lời tuyên bố của GH. Francis sẽ gây bất mãn với Miến Điện- xứ sở mà Phật Giáo là quốc giáo. Mới đây GH. Francis lại lên tiếng chỉ trích chính sách hạn chế người nhập cư Hồi Giáo của Tổng Thống Donald Trump và cảnh báo về một chủ nghĩa dân tộc kiểu Hitler. Tôi không rõ Giáo Hoàng có đi quá xa trong việc phê phán Tổng Thống Donald Trump hay không khi so sánh Ô. Trump với Hitler. Hiện đã có cả ngàn biểu ngữ của nhóm Công Giáo Bảo Thủ treo tại Rome để phản đối Giáo Hoàng- điều chưa từng có trong lịch sử Giáo Hội TCG. La Mã.

Hiện nay cả thế giới, do thực tế quá khó khăn, tài nguyên thiên nhiên mỗi lúc mỗi khô cạn và sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt…ai cũng phải đối đầu với thực tế. Thực tế chính trị ngày nay là: Xã hội không trộm cướp, đất nước không chiến tranh, công ăn việc làm, hàng hóa xuất cảng nhiều, cơm-áo-gạo-tiền, chồng giầu sang, vợ đẹp đẽ, con cái khôn ngoan, văn nghệ giải trí, vui chơi cho người dân…và một số quốc gia đang phải đối đầu với thảm họa di dân Hồi Giáo tràn vào đất nước mình. Giá nhà xuống thấp, chứng khoán tụt giảm, hàng hóa ế ẩm, thất nghiệp…có lẽ cũng chẳng còn tinh thần đâu mà đi nhà thờ, đi lễ chùa.  Còn lý tưởng là những giá tinh thần thường do các nhà đạo đức, giáo sĩ giảng dạy… có thể làm thăng hoa giá trị con người nhưng hoàn toàn trái ngược với những giá trị của thế tục. Nếu đòi hỏi tinh thần trở nên tuyệt đối như tuyệt đối yêu thương, tuyệt đối bình đẳng, tuyệt đối tha thứ, tuyệt đối dân chủ, tuyệt đối tự do…thì chỉ tìm thấy ở Thiên Đàng của Chúa Giê-su hay Nước Cực Lạc của Phật A Di Đà sau khi chết.

Trong thế giới hữu hạn, vô thường có sinh-diệt đầy tương tranh, đố kỵ, tị hiềm này thì “tuyệt đối” chỉ để giảng đạo, để tôn thờ, để vái lậy…chứ không bao giờ có. Lãnh đạo một đất nước mà theo “chủ nghĩa tuyệt đối” thì nên đi tu kẻo đất nước diệt vong. Cái mà thế giới Ta Bà này có thể đạt được là: Đừng tàn ác quá (tức ác vừa vừa), đừng lý tưởng quá (tức lý tưởng vừa vừa) tức con đường TrungDung (Middle Way) hay lập trường ở giữa (Centrist). Dó đó, thuyết Trung Dung của Khổng Tử có thể là Chân Lý – dù là tạm thời cho thế giới Ta Bà này – chứ không hẳn hủ lậu như một số quá khích vì muốn “thoát Trung” bài xích, chống đối.

California ngày 15/2/2017

https://vietbao.com/a264124/nhat-ky-bien-dong-thuc-te-chinh-tri-va-ly-tuong

Cộng Sản HN- Một tổ chức buôn bán con người khủng khiếp!

 Michel Benge, Nguyễn Trọng Dân lược dịch

Chúng nó bán đất, bán quê hương và bán luôn cả người dân…chúng nó không phải là người nữa mà là loài quỷ đỏ….

Cộng Sản Hà Nội được coi lá một chính thể lừng danh vì vi phạm nhân quyền nặng nề nhất tại Đông Nam Á – theo tường trình của UB Đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ. Các công ty gọi là tuyển nhân công của chính phủ do Cộng đảng kiểm soát chuyên buôn bán cung cấp con người từ nam, nữ, trẻ em cho mọi thị trường từ tình dục cho đến lao động khổ sai- đem về một nguồn lợi quá lớn cho đảng.

Thống kê dữ liệu về việc xúc tiến buôn bán con người của Cộng Sản Hà Nội lên đến mức báo động và rõ như ban ngày nhưng đừng hòng tìm thấy từ nguồn tin xác thực từ chính phủ Hà Nội. Bộ Lao Động & Thuơng Binh Xã Hội của Cộng Sản Hà Nội miễn cưỡng đưa ra con số nhỏ bé 2935 nạn nhân từ năm 2004 đến năm 2009- trong khi các tổ chức quốc tế đã có bản tường trình với con số hơn 400 ngàn người Việt Nam bị bán đi tính từ năm 1990 cho đến nay; và đó chỉ là con số của những trường hợp buôn bán con người đã bị bại lộ, còn con số những nạn nhân người Việt Nam bị (đảng) bán đi chưa bị bại lộ có thể lên đến thêm cả chục ngàn nạn nhân nữa. Hình thức buôn bán còn người thông qua chiêu bài “xuất khẩu lao động ” không còn lạ gì đối với xã hội Việt Nam. Sau khi Cộng Sản thôn tính Việt Nam Cộng Hòa năm 1975- hàng trăm ngàn lao công đã được “xuất khẩu” sang Liên Xô và khối Đông Âu để trả nợ chiến tranh. Không biết bao nhiêu lao công Việt Nam tại Đông Âu lâm vào cảnh túng quẩn, thất nghiệp và mất khả năng tài chánh để hồi huơng. Cộng Sản Hà Nội cũng nhanh chóng trở thành một tổ chức buôn bán trẻ em, phụ nữ cho thị trường nô lệ tình dục kể từ đó.

Cộng Sản Hà Nội bị cảnh cáo về thành động khuyến khích buôn bán con người cho thị trường tình dục:

Cộng Sản Hà Nội trở thành tổ chức cung cấp nô lệ tình dục và lao động khổ sai chủ yếu trên thế giới- thậm chí có nhiều trường hợp nạn nhân từ lao động khổ sai bị ép trở thành nô lệ thình dục.

Xảo trá và lường gạt trong hôn nhân là một cách để Cộng Sản Hà Nội buôn bán phụ nữ cho thị trường tình dục. Mồi để nhử các nạn nhân là năm ngàn dollar Mỹ, một số tiền quá lớn khiến các gia đình thôn quê dưới chế độ XHCN hầu hết là nghèo rất khó mà từ chối. Phụ nữ và các bé gái dưới vị thành niên từ đó được bán qua thị trường tình dục ở Campuchia, China, Lào, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan, Ma cau, Trung Đông, và ngay cả Âu châu. Tương tự, trẻ em ở Campuchia cũng được bán vào Việt Nam để giúp Việt Nam nhanh chóng trở thành một nơi thiên đường du lịch cho huởng lạc tình dục trẻ em đối với du khách khắp nơi từ Nhật, Nam Hàn, Trung Cộng, Dằi Loan,Anh, Úc, Âu châu , và ngay cả du khách từ Hoa Kỳ. Tàn nhẫn và phi truyền thống luân lý hơn hết, phụ nữ Việt Nam còn được “xuất” hay bán sang các nước chỉ để làm “thợ đẻ” không thôi- tức là đẻ con cho những gia đình không thể sinh con hoặc đẻ con để cung cấp cho “thị trường con nuôi” mà khách hàng là những gia đình ở các quốc gia giàu có.

Một trường hợp điển hình tại nước Nga:

Cô Danh đã tường trình trước Quốc Hội Hoa Kỳ về đường dây từ Việt Nam có Cộng đảng bảo kê buôn bán phụ nữ sang Nga thông qua dụ dỗ lừa gạt là sẽ có lương hậu, thu nhập cao cho những nạn nhân này khi họ sang Nga làm tiếp đãi viên. Thực tế, họ bị bán vào các nhà thổ tại Moscow. Đường dây buôn bán phụ nữ này được tổ chức bởi các công ty quốc doanh tuyển người, đem đến không biết bao nhiêu là tiền cho các đảng viên. Còn các nạn nhân khi đến Nga bị giữ passport, chẳng được trả đồng lương nào cả và không có sự chăm sóc sức khỏe hay những hổ trợ để quay về lại quê nhà. Nhiều phụ nữ Việt Nam đã bị cầm cố tại những nhà thổ ở Nga hơn bốn năm trời và luôn bị đánh đập tàn nhẫn nếu muốn rời khỏi hay cố tình bỏ trốn. Và dù là bị cầm cố như vậy, họ vẫn phải trả tiền nhà, tiền ăn tiền quần áo(?!)

Người em gái của cô Danh là cô Huỳnh Thị Bé Hương là một trong những nạn nhân chịu cảnh thảm thiết này từ chính sách buôn bán con người của đảng. Khoảng sau vài tháng bị giam cố nghiệt ngã, Huơng phải nhờ gia đình nghèo khó của cô gởi tiền để lo sức khỏe – gia đình cô lật đật gởi 300 dollar Mỹ để giúp cô. Sau đó, cô lại gọi về nhờ giúp 2000 dollar Mỹ để bay trở về sau khi công ty quốc doanh tuyển người (để bán) tại Việt Nam đồng ý hủy hợp đồng. Cô Danh đang ở Mỹ mượn tiền để gởi đến cơ quan này, rồi số tiền đòi hỏi cứ tăng kên, từ 2000 dolllar lên 4000 dollar, rồi 6000 dollar- rõ ràng, đây là cách giữ người siết tiền của đường dây buôn người hợp pháp này.

Vào tháng Hai năm 2013, sau 13 tháng làm nô lệ tình dục, cô Hương trốn khỏi nhà Thổ cùng với ba nạn nhân Việt khác. Cô Hương ráng liên lạc với tùy viên sứ quán Nguyễn Đông Triều tại tòa đại sứ Cộng Sản Hà Nội ở Moscow xin cầu cứu giúp- Triều nhẫn tâm làm ngơ và nói với cô Huơng rằng:”Cơ quan nào đem cô đến đây thì bảo cơ quan đó đem cô về!” Hai ngày sau, cô Huơng cùng ba người trốn đi bị bọn băng đảng bắt về lại nhà thổ và bị đánh đập tàn nhẫn. Sau đó, cô Huơng mới khám phá ra má mì của nhà thổ này là bạn mần ăn, ăn thông với các tùy viên sứ quán của Cộng Sản Hà Nội tại Moscow- nên cô Huơng cùng ba người trốn đi đã bị bán rẽ bởi bọn cán bộ đảng viên làm ở sứ quán.

Khi cô Danh biết được tình trạng thảm khốc của người em gái minh, cô đã liên lạc được với hai tổ chức phi chính phủ tại Mỹ thay vì liên lạc với nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội cố tâm bán rẽ con người, đó là hội “Boat people SOS” và liên hội “Coalition to Abolish Modern-Day Slavery in Asia” chuyên hổ trợ cho các hoạt động chống buôn người- nhờ vậy, cô Danh có cơ hội thông báo chi tiết nội tình cho Dân Biểu Al Green và Bộ Ngoài Giao Hoa Kỳ . Thông qua nỗ lực vận động chung của hai hiệp hội trên cũng như của Dân Biểu Green cùng báo chí, cô Huơng cuối cùng cũng đã có thể về lại quê nhà với điều kiện rất ngặt nghèo là gia đình cô Huơng bị buộc phải chấm dứt mọi truy tố hay tố cáo cơ quan “tuyển người” của đảng là tổ chức bán buôn người trá hình trước công pháp, cũng như phải chính thức xin lỗi má mì của nhà thổ này là Thúy An về việc kết án bà ta buôn bán tình dục trên thân phận những thiếu nữ nghèo. Không những vậy, cô Danh còn buộc phải viết một lá thư…”cám ơn” các tùy viên sứ quán Cộng sản Hà Nội tại Moscow ”giúp đỡ” cô Huơng quay về.

Cuối cùng, cô Huơng cũng đã được chở đến sứ quán của Cộng đảng tại Moscow- tại đây, cô được tùy viên sứ quán là Kiên giải thích về các điều kiện liệt kê trên và cô Huơng bị buộc phải viết một lá thư khẳng định những gì cô báo cho gia đình về má mì Thúy An là hoàn toàn bịa đặt cũng như phải viết một lá thư “cám ơn” nhân viên toàn đại sứ cùng má mì Thúy An đã giúp cô trở về quê nhà (?!)

Đương nhiên là tòa đại sứ Cộng Sản Hà Nội tại Moscow không những không giúp mà còn làm ngơ trợ giúp má mì Thuy An gia hại các nạn nhân – cô Huơng thoát được thảm cảnh hoàn toàn là do áp lực ngoại giao từ phí Hoa Kỳ cũng như nỗ lực từ thiện của hai tổ chức phi chính phủ kể trên và sự tận tâm hổ trợ của giới báo chi truyền thông quốc tế. Cộng Sản Hà Nội thiệt là dối trá và nhẫn tâm!

Buôn bán lao động khổ sai:

Cộng Sản Hà Nội “xuất khẩu” hay bán con người ra nước ngoài lao động khổ sai nhằm giảm bớt đối kháng bất mãn trong lòng xã hội, một kế sách đã được thông chế Tito thực hiện ở Nam Tư trước đây. Tito là một tên Cộng Sản tàn bạo ngồi ở ghế “tổng thống suốt đời” cho đến khi chết vào năm 1980.

Cộng Sản Hà Nội đẩy mạnh xuất khẩu bán buôn con người cho các thị trường lao động khổ sai khắp nơi trên thế giới nhằm che giấu bất lực của nhà cầm quyền trong việc tạo công ăn việc làm ngay tại đất nước và đồng thời, tạo ra một khoản thu nhập lớn đem về cho đảng.

Năm 2007, ngân sách của đảng đã thu về được hai tỷ Mỹ kim từ sự bán buôn uất khẩu con người cho lao động khổ sai. Việt Nam hiện có khoảng 51.4 triệu người đang ở tuổi lao động và 70% dân số là dưới 30 tuổi. Bất chấp đẩy mạnh buôn bán con người tối đa, Cộng đảng vẫn phải lo đối phó sự bất mãn của gần 10 triệu người thất nghiệp, theo thống kê của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế IMF.

Cộng sản Hà Nội cố bán ra thế giới khoảng 500 ngàn người cho thị trường lao động khổ sai vào năm 2005, và con số bán lao động khổ sai ra thị trường thế giới cứ mỗi năm mỗi tăng. Vào năm 2008, Cộng Sản Hà Nội đạt được thoả hiệp với Qatar, nâng tổng số lao động khổ sai bán qua vùng Vịnh từ 10 ngàn lên đến 100 ngàn cho đến hết năm 2010, gấp mười lần con số của những năm trước

Cấu Trúc hệ thống buôn bán con người của Cộng Sản Hà Nội:

Tất cả các công ty quốc doanh tuyển nhân công để bán ra nước ngoài cho thị trường lao động khổ sai đều là một bộ phận trong một hệ thống buôn bán con người rất chặt chẽ tinh vi của Cộng đảng- liên quan đến nhiều viên chức cao cấp trong đảng, hệ thống ngân hàng.

Các nạn nhân nghèo trước hết bị lừa khi ký các hợp đồng láo gọi là “hợp đồng nội” hay hợp đồng trong xứ, có nhiều hứa hẹn ba xạo về điều kiện việc làm tốt đẹp. Sau đó, các nạn nhân nghèo phải mượn nợ từ các nhà băng ngân hàng quốc doanh cũng của đảng để trả các khoản phí giấy tờ, tiền giấy máy bay, tiền đào tạo. Nếu không đủ kinh phí, bậc phụ huynh phải bán luôn điền sản nhỏ nhoi của mình để cho con cái có đủ kinh phí nộp đơn đi lao động khổ sai.

Sau khi đã nộp không biết bao nhiêu thứ phí không bồi hoàn cho đúng thủ tục của “hợp đồng nội,” các nạn nhân trước ngày đi một hay hai ngày mới bắt đầu ký hợp đồng nội khác, hoàn tòan lật lộng với những gì trong “hợp đồng nội” ban đầu- nhưng các nạn nhân đã hết cách vì chi ra quá nhiều tiền, lún sâu trong nợ rồi nên đành phóng lao thì phải theo lao; ký bừa đồng ý cho xong mà thôi.

Khi đến được nơi lao đông khổ sai ở xứ người, các nạn nhân lúc bấy giờ bị lấy hết giấy tờ, buộc phải ký hợp đồng thứ nhì gọi là “hợp đồng ngoại” mà không có nạn nhân nào có thể từ chối cũng như hiểu là mình đang ký thỏa thuận điều gì trong bản hợp đồng ngoại này. Từ đó, cuộc đời của các nạn nhân lao vào tăm tối – làm việc lao lực khổ sai hơn 10 tiếng mỗi ngày trong điều kiện độc hại, với lương bổng vô cùng thấp và không có sự chăm sóc y tế. Có nhiều nạn nhân không được trả lương trong khi vẫn phải trả nợ cho công ty môi giới tuyển người tại Việt Nam khi mượn nợ làm thủ tục. Cuối cùng, các nạn nhân đi đến chổ suy yếu bệnh tật, không thể có tiền để quay về xứ sở, cũng như trả nợ-và nhà cửa của gia đình thì bị siết. Thảm cánh bần cùng thê thảm không thể tả.

Các tòa đại sứ của Cộng Sản thì trơ như đá không giúp đỡ gì cho các nạn nhân. Cộng Sản Hà Nội cũng vờ vịt ban hành đạo luât chống buôn người, xử án một vài vụ hời hợt cho lấy lệ để lừa qua mặt sự giám sát của Liên Hiệp Quốc hay Hoa Kỳ hoặc qua mặt các quốc gia trợ giúp chống buôn người, cho thấy rằng đảng ta cũng có quan tâm. Tất cả sự láo lừa đó chỉ nhằm che đậy chính sách buôn bán con người của đảng đang ngày được đẩy mạnh, đem đến một nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các đảng viên, từ công khai lẫn hối lộ lén lút.

Ngoài ra, có ai biết rằng tại Việt Nam hiện nay, tố cáo tham nhũng là phạm pháp hay không?

Michel Benge từng làm việc tại Việt Nam hơn 11 năm như là một quan sát viên nên ông rất am tường nhiều sự dối trá của nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội. Ông cũng là một người hoạt động nhân quyền rất tích cực. Lối viết của ông hóm hĩnh nhưng vô cùng sắc bén, cứa thẳng vào chổ ung nhọt của chế độ Cộng Sản Hà Nội.

1.http://www.americanthinker.c om/articles/2013/05/communist_ vietnam_human_trafficker_extra ordinaire.html

2. http://docs.house.gov/meetings /FA/FA16/20130411/100637/HHRG- 113-FA16-Wstate-DanhH-20130411 .pdf

 

Thơ

Tách Trà Mười Sáu Tháng Giêng

Sáng pha đậm tách trà thiền

Nghe trong thanh vắng tiếng chim giao mùa

Sau rằm cơn gió đẩy đưa

Tháng giêng hoa cúc sao chưa nở đều

Năm nay Tết sớm mưa nhiều

Ăn chay niệm Phật sớm chiều tương chau

Nghe đâu đây có tiếng chào

Của em hay của người nào chưa quen

Hoàng hôn nắng tắt bên thềm

Thắp đèn xua bóng hư hèn ra xa

Bây giờ ở xứ người ta

Email nhận được đóa hoa dâng thầy

Tửu thiền nhuộm má hây hây

Bài thơ sao chép cổ tay mượt mà

Thiền hành bước nhỏ đi qua

Hương bay thoang thoảng mùi hoa quỳnh vàng

Bình minh mười sáu mới sang

Ngày rằm đã hết hoa tàn đêm hôm

Nỗi đau quốc hận từng cơn

Thư Cho Con viết uất hờn đắng cay

Lạnh lòng rượu uống không say

Má đi theo hạc cánh bay xa rồi

Én qua song cửa ngậm ngùi

Ôm di ngôn Má con ngồi niệm kinh

Kim Cang Không Sắc nặng tình

Mõ thay tiếng guốc nghe mình trắng tay

Tửu thiền môi nếm thèm say

Tách trà mười sáu ấm ngày lưu vong

Hương bay thoang thoảng lượn vòng

Đầu nhang cháy sáng thêm hồng tình xưa

Giáo Già 2122017

(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)

 

Triển vọng kinh tế Hoa Kỳ với tổng thống Donald Trump

Lý Văn Quý

Trong suốt thời gian vận động tranh cử, Tổng thống Donald Trump đã sử dụng câu phương châm “làm cho nước Mỹ hùng mạnh trở lại” (Make America Great Again) để đánh động vào tâm lý của người Mỹ, nhất là thành phần trung lưu da trắng tương đối không có học vấn cao mà sau tám năm dưới chính quyền Obama, họ đã cảm thấy niềm tự hào bị sút giảm và tổn thương một cách nặng nề. Một số lớn đã bị mất việc hay bị buộc phải nhận những công việc với đồng lương thấp hơn xưa do công ăn việc làm đã bị đưa ra ngoại quốc vì chính sách toàn cầu hóa từ nhiều thập niên qua khiến cho các hãng xưởng Hoa Kỳ bị đưa ra nước ngoài vì tiền lương lao động thấp kém hơn quá nhiều so với Mỹ.

Chiến lược tranh cử của TT Donald Trump đã thành công phần lớn nhờ số phiếu của các cử tri vùng “Rust Belt” gồm các tiểu bang “xôi đậu” (swing states) như Pennsylvania, West Virginia, Ohio, Indiana, Michigan, Illinois, Iowa và Wisconsin. Ông đã thắng toàn bộ các tiểu bang này và chiếm được một tỉ lệ phiếu Đại Cử Tri bỏ xa ứng cử viên Hillary Clinton, mặc dù bà Hillary chiếm nhiều hơn gần ba triệu phiếu phổ thông đầu phiếu, nhưng phần lớn chỉ qui tụ ở California.

Sở dĩ có danh xưng “Rust Belt” (Vành đai rỉ sét) khác với trước đây vùng này được gọi là “Factory Belt,” hay “Steel Belt” vì ngày nay các hãng xưởng kỹ nghệ xe hơi và sắt thép đã bị bỏ hoang phế chỉ còn lại một chuỗi các bãi rác rỉ sét độc hại. https://en.wikipedia.org/wiki/Rust_Belt

Nhằm “làm cho nước Mỹ hùng mạnh trở lại,” ông Donald Trump đã đưa ra nhiều lời hứa hẹn mà  giới truyền thông “dòng chính” (mainstream) cũng như các đối thủ của ông cho là hoang đường không thể thực hiện được, thậm chí còn kết án ông là phường “xảo trá” (fraud), “lừa đảo” (scam), “mị dân” (demagog), “khùng” (fool), “điên” (crazy), chưa kể một loạt các tính xấu khác như kỳ thị, khinh rẻ phụ nữ, loạn dâm, vô đạo đức v.v… nói tóm lại là một con ác quỷ không hơn không kém. Nếu ông trở thành Tổng Thống thì sẽ đưa Hoa Kỳ vào một cuộc chiến tranh nguyên tử toàn cầu đầy khốc hại.

Vậy mà ông vẫn trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ qua một cuộc bầu cử gay go nhưng công bằng, các vụ vi phạm nếu có thì lại từ phía đối thủ của ông và các lần kiểm phiếu lại khiến ông lại càng nhiều phiếu hơn. http://www.latimes.com/nation/politics/trailguide/la-na-trailguide-updates-final-wisconsin-recount-tally-1481584948-htmlstory.html

Phải chăng các cử tri Mỹ đã ủng hộ Donald Trump đều ngu si cả chăng? Hay họ chỉ là một rổ những người “đáng thương” (deplorables) như bà Hillary Clinton đã mô tả họ?

http://www.cnn.com/2016/09/09/politics/hillary-clinton-donald-trump-basket-of-deplorables/

Chúng tôi không nghĩ như vậy. Họ là những người thật sự đã bị thiệt hại sau tám năm dưới chính quyền Obama. Tài sản họ đã bị tiêu tán, niềm tự hào của họ đã bị sứt mẻ nghiêm trọng khi thấy uy tín Hoa Kỳ bị khinh thường trên khắp thế giới, miệng họ bị “khóa mỏ” do tư tưởng “đứng đắn về chính trị” (political correctness) truyền bá bởi thông tin báo chí. Họ ghét và khó chịu trước những thái độ hay hành động vô lý của người da đen hay khủng bố Hồi giáo nhưng phải nén trong lòng, không dám nói ra vì sợ… đụng chạm làm tổn thương người khác. Donald Trump là người đã lên tiếng dùm họ.

Nói cho cùng thì mọi chuyện cũng đã xong, chúng ta đã có một Tổng thống mới và chuyện bàn giao quyền hành đã được thực hiện một cách hoàn hảo, êm thắm theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật và tôn trọng dân chủ. Đã đến lúc phải xắn tay vào việc chung và xây dựng nước Mỹ. Chúng tôi không hề phản đối các cuộc biểu tình ôn hòa “chống” Donald Trump mà còn nghĩ rằng rất cần thiết phải có những tiếng nói đối nghịch nhằm cảnh cáo chính quyền Donald Trump phải biết lắng nghe nguyện vọng của một số không nhỏ thành phần cử tri. Tuy nhiên các hành vi có tính cách bạo động như đập phá, đốt cháy tài sản của người khác cần phải được lên án mạnh mẽ. Thậm chí chuyện đốt cờ Mỹ cũng là không tốt vì lá cờ đó không hề tượng trưng cho cá nhân ông Donald Trump mà là biểu tượng chung cho Tổ Quốc của các công dân Hoa Kỳ.

Trở về với đề tài chính của bài phân tích này là liệu triển vọng của kinh tế Hoa Kỳ sẽ ra sao dưới chính quyền Donald Trump thì chúng tôi xin điểm lại một số biện pháp mà ông Donald Trump đã đề ra, khả năng thực thi ra sao và ông có giữ lời hứa hay không?

Giảm thuế má cắt thuế cho các công ty

Các công ty hoạt động tại Hoa Kỳ sẽ được giảm thuế từ 35% xuống còn 15% vì hiện nay mức thuế 35% thuộc vào hạng cao nhất thế giới khiến các công ty Hoa Kỳ đua nhau chạy ra ngoại quốc hết.

Đây là một điều mà quả thật một số đông chúng ta không hề biết đến vì giới báo chí thiên tả thường tránh né không nhắc đến vấn đề này, không biết lý do tại sao?

Điều hiển nhiên là với một biểu thuế cao như vậy thì đời nào các công ty chịu ở lại nước Mỹ. Phương pháp thông thường nhất là họ tìm cách “hợp doanh” với một công ty ngoại quốc rồi để tiền lời “cắm” ở bên đó sau khi đã đóng thuế (thấp) với quốc gia sở tại vì nếu mang về lại Hoa Kỳ sẽ phải chịu mức thuế phụ trội. Ví dụ nếu tiền lời hoạt động sau khi đã đóng thuế tại Canada hay China (cũng khoảng 15%) mà mang lại về Mỹ thì sẽ phải chịu thêm 20% nữa. Do đó đời nào mà họ chịu mang về lại Mỹ mà phần lớn tái đầu tư luôn tại ngoại quốc khiến quốc gia sở tại lại càng lợi hơn trong khi Hoa Kỳ thì càng lúc càng mất hết công ăn việc làm.

Sau nhiều thập niên “toàn cầu hóa” hiện nay khối lượng tiền lời của các công ty Hoa Kỳ đặt tại ngoại quốc đã lên đến mức ghê gớm là hai ngàn tỷ USD! Chính quyền Donald Trump đang có kế hoạch cho phép các công ty đó được chuyển tiền về lại Hoa Kỳ mà chỉ phải đóng thêm 10% mà thôi. Một số công ty nếu đã đóng đủ 25% cho quốc gia sở tại rồi thì có thể được miễn luôn. Nếu thực hiện thành công thì ngoài tiền thuế thâu được là hàng trăm tỷ USD thì Hoa Kỳ còn có cái lợi vô cùng lớn lao là thu hút được một khối lượng đầu tư khổng lồ hàng ngàn tỷ đô la.

Điều thuận lợi là khối tiền này cũng là tiền của Mỹ mà thôi. Vấn đề chỉ đơn thuần là chính sách thuế má.  Nếu cần thiết vẫn có thể hạ thuế “đặc ân” xuống hoặc cho họ hoãn đóng thuế, đợi sinh lời thêm sau khi làm ăn tại Mỹ đóng cũng chưa muộn.

Đó là chưa kể nếu thuế công ty thấp sẽ thu hút được thêm từ các quốc gia khác nữa vì dẫu sao làm ăn tại Mỹ được luật pháp bảo vệ chặt chẽ không như môi trường làm ăn tại một số quốc gia khác phải luồn lách, thậm chí hối lộ để được việc…

Do đó chúng tôi đánh giá việc thu hút lại khối lượng tiền lời của các công ty Hoa Kỳ đặt tại ngoại quốc bằng cách hạ thấp tiền lời xuống còn 15% là khả thi và có lợi cho tất cả mọi người, tại Mỹ. Thời gian bao lâu thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhưng nếu kế hoạch được tiến hành đứng đắn thì sau một vài lần thành công, tốc độ tham gia của các công ty sẽ nhanh dần lên. Ít nhất đã có một điển hình là từ lúc chưa nhiệm chức, TT Donald Trump đã thuyết phục được hãng Carrier ngưng việc di chuyển một phân xưởng qua Mexico và giữ được hơn 1,000 công ăn việc làm cho dân Mỹ.

http://www.wsj.com/articles/carrier-corp-agrees-to-keep-about-1-000-jobs-at-indiana-plant-1480469875

http://www.marketwatch.com/story/why-the-corporate-tax-rate-in-the-us-should-be-15-2016-08-16

Nếu tính theo số vòng quay của nguồn đầu tư (velocity of money), thì số lượng tiền mang về lại Hoa Kỳ có thể sinh lời thành gấp đôi! (dĩ nhiên là trong những hoàn cảnh thuận lợi nhất). Theo các cuộc nghiên

cứu thì hiện nay vòng quay đồng tiền tại Mỹ vào khoảng 1.46 (2016), có lúc cao nhất là 2.21 lần/năm (1997).

http://www.investopedia.com/terms/v/velocity.asp

Vấn đề đặt ra là tiền đầu tư mang về làm cái gì đây? Thì chính quyền Donald Trump đã có kế hoạch xây dựng lại toàn bộ hạ tầng cơ sở của Hoa Kỳ như đường xá, xa lộ, cầu cống, phi trường, hải cảng… với một qui mô khổng lồ và sử dụng hàng ngàn tỷ tiền đầu tư. Các phương án đầy tham vọng này sẽ tự lực sinh lời và hoàn trả vốn bằng cách thu lệ phí sử dụng, chẳng hạn như các “toll road” (xa lộ thu lệ phí) chúng ta thường thấy ở một số tiểu bang. Đến một lúc nào đó vốn được trả lại đầy đủ sẽ trở thành tài sản chung và sử dụng miễn phí. Tiền bảo trì sẽ do tiền thuế hay tiền đóng car license đài thọ.

Cắt thuế cho người dân

Chính sách thuế liên bang của chính quyền Donald Trump đối với cá nhân sẽ đơn giản chỉ còn 3 mức độ là:

So sánh với biểu thuế hiện nay với 7 mức độ khác nhau:

Nói chung thì gìới có thu nhập cao (có thu nhập trên $405,100) và trung bình (dưới $75,000) sẽ được giảm thuế nhiều và có khả năng chính phủ sẽ kém đi một thu nhập thuế đáng kể. Tuy nhiên vấn đề chính quyền có bị mất thuế hay không vẫn còn là một cuộc tranh cãi chưa có kết luận vì theo kinh tế gia Laffer, chuyên viên kinh tế của TT Reagan vấn đề cần lưu ý là hiện trạng kinh tế đang ở phía bên nào của “đường cong Laffer” (The Laffer Curve)

Giải thích một cách đơn giản thì:

-Nếu biểu thuế là 0 thì chính quyền không có đồng nào cả.

-Nếu đóng thuế 100% thì chẳng ai chịu làm ăn nữa vì vô ích chẳng lợi lộc gì cả. Chính quyền cũng chớt quớc, nada đô la.

-Nếu tình trạng kinh tế đang nằm ở phía tay trái của đường cong thì tăng thuế sẽ tăng thêm thu nhập cho chính quyền vì người dân còn vui vẻ chịu được.

-Nếu tình trạng kinh tế đã vượt qua đỉnh của đường cong Laffer rồi và mức thuế quá cao thì cần phải giảm thuế để đạt trở lại đỉnh cao nhất.

Đây là chính sách trọng yếu của chính quyền Ronald Reagan đã chủ trương cắt thuế mạnh nhất trong lịch sử nước Mỹ nhưng kết quả đã khiến chính quyền liên bang thu được nguồn thuế từ năm 1980 là $511 tỷ tăng gần gấp đôi là $909 tỷ vào năm 1988.

Rút Hoa Kỳ ra khỏi các thương ước quốc tế bất công cho nước Mỹ

Khác với các chính quyền tiền nhiệm, Dân Chủ cũng như Cộng Hòa, TT Donald Trump chủ trương đặt quyền lợi của nước Mỹ lên trên hết trên bình diện quốc tế và tập trung xây dựng lại một đất nước Hoa Kỳ hùng mạnh trước khi nghĩ đến chuyện can thiệp vào nội bộ các quốc gia khác. Hoa Kỳ sẽ không đóng vai trò “sen đầm” của thế giới nữa và các nước khác trên thế giới sẽ phải chịu trách nhiệm và giải quyết các vấn đề của chính họ trước khi nhờ vả vào Mỹ. Chẳng hạn đối với NATO, Hoa Kỳ sẽ đòi hỏi sự đóng góp nhiều hơn của các thành viên trong khối này. Đối với SEATO hay các hiệp định khác cũng vậy. Nhật Bản và Nam Triều Tiên phải gánh vác nhiều hơn vấn đề quốc phòng của chính họ.

Trên khía cạnh kinh tế, Donald trump sẽ điều đình lại các thỏa ước kinh tế như TPP, NAFTA, thậm chí WTO mà ông cho rằng đã quá bất công đối với Hoa Kỳ và làm cho cán cân thương mãi của Hoa Kỳ bị thâm thủng nặng nề. Những con số cụ thế là hiện nay hàng năm Hoa Kỳ bị thâm thủng khoảng $500 tỷ khi trao đổi thương mãi với thế giới.

https://www.thebalance.com/trade-deficit-by-county-3306264

Trích đoạn:

Canada – $576.7 billion traded with a $15.5 billion deficit.

China – $599.4 billion traded with a $367 billion deficit.

Mexico – $532.1 billion with a $60.6 billion deficit.

Japan – $193.6 billion traded with a $68.6 billion deficit.

Germany – $174.8 billion traded with a $74.9 billion deficit.

Ngay trong tuần lễ đầu tiên sau khi nhậm chức, TT Donald trump đã ký sắc lệnh chính thức rút Hoa Kỳ ra khỏi các cuộc đàm phán trong khuôn khổ TPP. Mục tiêu của chính sách “cô lập” này là làm sao bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ khi buôn bán với các nước khác. Từ nay trở đi Hoa Kỳ sẽ thương thuyết với từng quốc gia một và thiết lập những thương ước riêng đối với từng quốc gia một. Điều này cũng không khác biệt với chủ trương của nước Anh khi rút ra khỏi khối liên minh Âu Châu (Brexit).

Nếu thành công thì kế hoạch này sẽ tiết kiệm được một ngân khoản khổng lồ lâu nay phải sử dụng để đài thọ và duy trì vai trò “sen đầm” của Hoa Kỳ trên bình diện quốc tế cũng như sự thiệt hại khi phải nhượng bộ về kinh tế cho các quốc gia khác nhằm đạt sự ủng hộ của họ, mà rốt cuộc cũng chẳng ích lợi gì bao nhiêu vì càng làm cho dư luận thế giới ganh ghét nếu không nói là thù ghét Hoa Kỳ hơn. Ví dụ điển hình là cuộc chiến tại Iraq đã làm cho Hoa Kỳ tiêu tốn hết hơn $2 ngàn tỷ mà kết quả rất là khiêm tốn.

http://www.reuters.com/article/us-iraq-war-anniversary-idUSBRE92D0PG20130314

Phát triển năng lượng tự túc

Một trong những điểm trọng yếu của chính sách kinh tế của TT Donald Trump là đẩy mạnh sự phát triển về năng lượng nhằm làm cho Hoa Kỳ có khả năng tự túc về năng lượng, tránh sự lệ thuộc vào dầu hỏa của Trung Đông. Theo các cuộc nghiên cứu thì với trữ lượng dầu phiến lớn tại Alberta, Canada và các tiểu bang vùng Bắc Trung Mỹ thì viễn ảnh tự túc về năng lượng của Hoa Kỳ là hiện thực, thậm chí Hoa Kỳ có thể sẽ trở thành nước xuất cảng dầu hỏa lớn nhất trên thế giới nếu hệ thống ống dẫn dầu Keystone chạy dọc theo con sông Mississipi được hoàn tất và đưa được dầu thô xuống các vùng bờ biển Vịnh Mexico.

Vấn đề than đá sạch (clean coal) nếu được phát triển mạnh mẽ cũng sẽ tạo ra một số công ăn việc làm cho các tiểu bang sản xuất than đá vùng Đông Hoa Kỳ. Ngoài ra các chính sách về năng lượng sạch (clean energy) như solar, wind energy để lại từ thời TT Obama cũng sẽ tiếp tục được khuyến khích.

Sở dĩ những kế hoạch về dầu hỏa và than đá lâu nay bị cản trở là vì sự chống đối mạnh mẽ của những tổ chức bảo vệ môi trường từng được sự ủng hộ của các chính quyền thuộc đảng Dân Chủ. Tuy nhiên gần đây vào tháng 12/2016 nhà tỷ phú Bill Gates (có khuynh hướng Dân Chủ) đã gặp gỡ TT Donald Trump và đồng ý thành lập một quỹ đầu tư $1 tỷ nhằm nghiên cứu về kỹ thuật năng lượng sạch. Sau cuộc gặp mặt, Bill Gates còn tuyên bố là Donald Trump sẽ là “cứu tinh” (savior) cho nước Mỹ và có khả năng trở thành một “JFK” vtrên phương diện sáng tạo.

http://www.geekwire.com/2016/bill-gates-meet-donald-trump-says-president-elect-can-like-jfk-innovation/

Ngay cả Al Gore, cựu Phó Tổng Thống Hoa Kỳ thuộc đảng Dân Chủ, sau khi gặp gỡ với Donald Trump cũng công nhận cuộc nói chuyện rất bổ ích và họ thành tâm làm việc trên căn bản những điểm tương đồng với nhau.

http://www.cnn.com/2016/12/05/politics/ivanka-trump-al-gore-climate-change/

Ngày 24 Tháng Giêng 2016, TT Donald Trump đã ký 2 sắc lệnh quan trọng về vấn đề năng lượng là:

-Thúc đẩy việc cho phép dự án Keystone của hãng TransCanada

-Thúc đẩy cấp giấy phép cho hãng Energy Transfer partners hoàn thành nốt đoạn dang dở của dự án Dakota Access pipeline

http://www.cnbc.com/2017/01/24/trump-to-advance-keystone-dakota-pipelines-with-executive-order-on-tuesday-nbc.html

Các chánh sách hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế cắt giảm chi tiêu của chính quyền liên bang

TT Donald Trump chủ trương thu nhỏ bộ máy chính quyền liên bang lại với mục đích cắt giảm thâm thủng ngân sách quốc gia. Với tổng số nợ quốc gia hiện nay là gần $20 ngàn tỷ, chỉ riêng tiền lãi chi trả là ngốn đi ngân sách một khoản đáng kể hơn $400 tỷ hàng năm

https://www.treasurydirect.gov/govt/reports/ir/ir_expense.htm

Đó là nhờ lãi xuất hiện nay ở mức quá thấp, chứ nếu lãi xuất tăng gấp đôi thì coi như chính quyền liên bang phải khai phá sản là cái chắc. (Cũng cần biết là chính phủ Hoa Kỳ có quyền lực tác động vào lãi xuất nhưng cũng chỉ ở mức độ nào đó mà thôi). Sau 8 năm cầm quyền của TT Obama, mức thâm thủng ngân sách hàng năm đã tăng vọt từ $161 tỷ (2007) lên đến $587 tỷ (2016)

http://www.usgovernmentdebt.us/us_deficit

Lý do nợ nần chồng chất là do những kế hoạch cứu chữa cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008 và các chương trình phúc lợi khác nhau mà phía đảng Dân Chủ đặt ra nhằm thực thi đường lối của đảng là chăm lo đời sống cho dân nghèo như Obamacare, Planned Parenthood, tăng welfare, food stamps, chương trình dinh dưỡng của Michelle Obama v.v… làm tốn kém thêm ngân sách nhà nước. Cứ mỗi lần tạo ra một chương trình mới lại phải tăng thêm nhân viên liên bang để kiểm tra và thực hiện.

Dĩ nhiên việc xóa bỏ nợ nần một sớm một chiều là vô vọng nhưng ít nhất là TT Donald Trump chủ trương không tiêu xài hoang phí nữa. Ngày thứ Hai 23 tháng Giêng 2017 vừa qua, ông đã ký sắc lệnh ngưng tất cả các cuộc thuê mướn nhân viên làm việc cho chính phủ liên bang ngoại trừ quân đội, kể cả các nhân viên mà chính quyền Obama đã thu nhận nhưng chưa chính thức nhận nhiệm sở mới.

Lập kế hoạch bãi bỏ Obamacare và tìm cách thay thế bằng một đạo luật về sức khỏe khác hợp lý hơn

Obamacare đã chứng tỏ là một sự thất bại đau đớn vì dự trù sẽ làm tiêu tốn ngân sách quốc gia một khoản là $1.207 ngàn tỷ cho đến năm 2025 mà không hiệu quả gì bao nhiêu cho người tiêu thụ do mức đóng hàng tháng quá cao nhưng tiền deductible cũng cao đến mức gần như không xài được nữa. Thay thế bằng phương pháp nào thì hiện nay chưa có kế hoạch cụ thể nhưng TT Donald Trump đã ký sắc lệnh cho tiến hành việc nghiên cứu và loại trừ một số điều khoản bất hợp lý trong đạo luật Obamacare.

Thương thuyết lại với các quốc gia lâu nay trục lợi trong vấn đề thương mãi với Hoa Kỳ như Trung Cộng, Nhật Bản, Mexico, Nam triều Tiên, v.v…

Lợi thế mà phía Hoa Kỳ nắm trong tay là ai cũng muốn bán hàng cho thị trường Mỹ, do đó TT Donald Trump chủ trương điều đình lại các hiệp thương song phương với từng nước một làm sao đi đến một sự thỏa thuận đôi bên cùng có lợi, nhất là cán cân trao đổi thương mãi phải có sự công bằng chứ không thể để tình trạng Hoa Kỳ bị thâm thủng thương mãi kéo dài mãi mãi được.

Đối tượng ông nhắm vào trước tiên là China và Mexico (xem biểu đồ ở trên)

Vũ khí Hoa Kỳ nắm trong tay là hàng rào quan thuế và ông đã chứng tỏ rằng ông có thể ấn định lãi xuất 35% cho các mặt hàng nhập từ phía Trung Cộng hay Mexico qua bán trong thị trường Mỹ. Phải chăng vì lý do đó mà nhà tỷ phú Jack Ma (AliBaBa) của Trung Cộng sau khi gặp gỡ với TT Donald Trump đã tuyên bố là sẽ đầu tư vào thị trường Mỹ để tạo ra 1 triệu công ăn việc làm mới cho Hoa Kỳ nhằm sản xuất ra hàng hóa tiêu thụ ngược về thị trường Trung Cộng, ngoài chuyện bán thẳng cho thị trường Mỹ?

Nhiều nhà phân tích hồ nghi kế hoạch này nhưng xét cho cùng, nếy thực hiện một cách nghiêm chỉnh sẽ mang lại lợi ích cho cả hai phía rất nhiều. Alibaba lâu nay bị mang tiếng bán đồ giả quá nhiều rồi. Nếu sản xuất tại Hoa Kỳ thì chất lượng sẽ được kiểm định kỹ lưỡng hơn, tác quyền được bảo vệ, thuế má rẻ và Trung Cộng tránh được “chiến tranh” thương mãi với Hoa Kỳ. Ngược lại thì Hoa Kỳ sẽ tạo được thêm nhiều công ăn việc làm và kinh tế được thúc đẩy thêm.

http://www.usatoday.com/story/tech/news/2017/01/09/donald-trump-meet-alibabas-jack-ma/96345262/

Kết luận

Bản thân chúng tôi là một người thuộc đảng Cộng Hòa và đã ủng hộ TT Donald Trump từ khi ông chính thức đại diện cho đảng Cộng Hòa để tranh cử với ứng cử viên Hillary Clinton của đảng Dân Chủ. Trong suốt thời gian vận động, giống như nhiều đảng viên Cộng Hòa khác, chúng tôi đã có những lúc hết sức ngán ngẩm với “con gà” của mình do những lời tuyên bố bạt mạng không nể nang ai cả của ông.

Ngoài ra lại còn bị sự nhồi sọ của giới truyền thông báo chí gọi là “dòng chính” nhưng thực tế chỉ là nhóm “quyền lực” thiên tả mệnh danh là “phóng khoáng” (liberal) với đường lối truyền thông lệch lạc, không trung thực và có dụng ý tác động vào đường lối chính sách của các chính quyền. Chính nhóm truyền thông này đã làm chúng ta bị mất nước vào tay Cộng sản. Và đã có không ít những đảng viên Cộng Hòa kỳ cựu bị ảnh hưởng, thậm chí đến độ bỏ đảng nhảy qua phía Dân Chủ.

TT Donald Trump là người duy nhất đã dám công khai chỉ mặt và “chửi” thẳng giới truyền thông báo chí mainstream (CNN, MSNBC, ABC, NBC v.v…) là một “phường bất lương” (dishonest) và phát minh ra một phương cách truyền thông mới là sử dụng twitter để thông tin thẳng với quần chúng, vừa nhanh lại vừa có tính cách “bán chính thức,” linh động để có thể thay đổi phần nào lập trường khi cần thiết. Twitter mà. Đâu phải do phát ngôn viên chính thức của tòa Bạch Ốc loan báo đâu mà bắt lỗi?

Thái độ của chúng tôi hết sức dè dặt và đã từng có nhận định “hai chiều” như sau (viết ngày 11-8-2016):

Trích đoạn:

http://svqy.org/2016/82016/suphasan/suphasan.html

Nếu Donald Trump thắng cử thì đất nước Hoa Kỳ sẽ đi vào một bước ngoặc quan trọng: Họa hay Phúc?
-Sẽ là Họa nếu quả đúng như giới lãnh đạo định chế Cộng Hòa nghĩ, Donald Trump chỉ là một loại con buôn chính trị bất tài, cơ hội chủ nghĩa và chỉ biết nói cho sướng cái miệng. Đến lúc hữu sự hay gặp khó khăn thì không biết làm gì cả ngoài chuyện sẵn sàng bấm nút cho hỏa tiễn nguyên tử bay tán loạn…
-Nhưng sẽ là Phúc nếu Donald Trump rốt cục nổi là một thủ lãnh kiệt xuất, đã biết sử dụng các quân bài yếu kém trong tay, tả xung hữu đột chống đỡ mọi phía bạn cũng như thù để thắng vẻ vang một cuộc tranh cử gay go, lúc nào cũng phải lội ngược giòng để đạt được mục đích. Thực hiện nổi chuyện này thì các khó khăn khác về nội địa nước Mỹ cũng như trên bình diện thế giới cũng sẽ được Donald Trump giải quyết một cách dễ dàng.

Đối với chúng tôi thì thời gian tuần lễ vừa qua hết sức quan trọng để đánh giá phần nào về con người cũng như khả năng của TT Donald Trump. Dĩ nhiên thì ai cũng mong muốn có một vị Tổng Thống vừa tài giỏi lại vừa đức độ nhưng thử hỏi một ông “thánh” như vậy, ngoại trừ thánh Gandhi của Ấn Độ, bao nhiêu lâu mới xuất hiện cho nhân loại? Nước Mỹ đã từng có TT Jimmy Carter (giải thưởng Nobel Hòa Bình 2002) nổi tiếng là một con người đức độ nhưng thành quả (legacy) của ông để lại quá nhỏ bé và chỉ đứng trụ nổi một nhiệm kỳ từ 1977 đến 1981.

Nhìn chung thì tuy chỉ một tuần lễ trôi qua từ khi TT Donald Trump nhậm chức nhưng chúng tôi tạm hài lòng về những công việc ông đã làm. Kế hoạch “làm cho nước Mỹ hùng mạnh trở lại” có vẻ khả thi và có tính cách toàn diện, hợp lý. Những vị bộ trưởng ông đã đề cử cũng tương đối thích hợp, nhất là khi chọn Đại Tướng “Mad Dog” James Mattis làm bộ trưởng quốc phòng và Đại Tướng John F. Kelly làm bộ trưởng an ninh nội địa. Cả hai đã được hai phía Dân Chủ và Cộng Hòa bằng lòng một cách nhanh chóng.

Có một vị đàn anh bác sĩ đã góp ý như sau: “Theo psychoanalysis thì TT Donald Trump có thể bị chứng “personality disorder, obsessive/compulsive traits, megalomania, full of energy,” adrenaline dồi dào (đêm chỉ ngủ có 4 tiếng đồng hồ). Nhưng những nhân tài trên thế giới ngày xưa đều cũng mắc những chứng đó không ít thì nhiều. Chỉ cần TT Donald Trump biết chọn và dùng người tài giỏi dám làm, biết sửa sai và nhiều May Mắn! Napoleon ngày xưa từng tuyên bố: “Hãy cho tôi những vị tướng nhiều may mắn!” (Give me lucky generals).

Có một vài chuyện bên lề chúng tôi nghĩ rằng cũng nên nêu lên đây để rộng đường dư luận hơn:

-Chuyện thứ nhất là ứng cử viên Hillary Clinton đã quá chủ quan dựa vào truyền thông báo chí sai lạc, không biết vì vô tình ngu dốt hay cố ý bóp méo sự thật, đã đưa ra biết bao nhiêu con số thăm dò, lần nào cũng cho rằng bà Hillary Clinton chắc cú sẽ trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ, cho nên bà ta thậm chí đã mua sẵn pháo bông dự trù ăn mừng chiến thắng một cách huy hoàng. Đối với bà (và nhóm quần thần chung quanh) thì không bao giờ nghĩ đến chuyện “nhỡ thua thì sao?” Thử hỏi nếu bà là Tổng Thống quyền lực nhất địa cầu mà mắc bệnh chủ quan thì nước Mỹ và thế giới sẽ đi về đâu?

-Chuyện thứ hai là thái độ đối xử của TT Donald Trump đối với cựu Thống đốc Mitt Romney, một đối thủ đã từng “cạn tàu ráo máng” mắng chửi Donald Trump bằng những lời lẽ xấu xa nhất. Vậy mà sau khi gặp gỡ riêng với Donald Trump, đã thay đổi hoàn toàn 180 độ. Chính bản thân tôi cũng bất ngờ không hiểu bằng cách nào mà TT Donald Trump đã làm được một điều thu phục nhân tâm thành công y hệt như trong chuyện Xuân Thu Chiến Quốc của Trung Hoa vậy.

https://www.washingtonpost.com/news/the-fix/wp/2016/11/30/mitt-romneys-stunning-180-on-donald-trump/?utm_term=.d4632f1fa2e2

-Chuyện thứ ba là thái độ mềm dẻo của TT Donald Trump trong vấn đề cấm di dân Hồi giáo nhập cư vào nước Mỹ. Trong thời gian vận động tranh cử thì ông tuyên bố tạm thời cấm hết người Hồi giáo không được nhập cư vào Hoa Kỳ cho đến khi nào có khả năng xác minh được họ không dính líu gì đến khủng bố. Thoạt nghe qua thì có vẻ lạ kỳ nhưng đối tượng ông nhắm đến là những cử tri bấy lâu nay vẫn mang cảm giác bất ổn đối với người Hồi giáo.

Cũng cần phải nói tất cả họ không phải là những người kỳ thị nhưng trên thực tế là tuy người Hồi giáo vẫn cho họ là một đạo giáo của hòa bình (a religion of peace) nhưng thời gian gần đây, tất cả những vụ khủng bố giết người hàng loạt đều do người đạo Hồi khởi xướng. Nỗi lo lắng của cử tri là có thật và lời tuyên bố đó của Donald Trump đã lthu phục được một số phiếu không nhỏ, cả từ phía cử tri Dân Chủ nữa.

Tuy vậy nhưng sắc lệnh ông ký ngày 26/1/2017 chỉ giới hạn tạm thời hoãn nhập cư người đến từ các quốc gia có dính líu đền khủng bố như Syria, Yemen, Sudan, Somalia, Iraq, Iran và Lybia trong 90 ngày. Còn dân tỵ nạn từ Syria thì tạm hoãn vô hạn định. Như vậy là ông đã làm hài lòng tất cả mọi nguời trong nước Mỹ.

http://abcnews.go.com/Politics/president-trump-signs-executive-actionspentagon/story?id=45096609

-Chuyện sau cùng đáng nói là hầu như tất cả mọi người, dù tài giỏi thông minh đến đâu đi chăng nữa, cũng không thể đoán trước được các nước cờ mà TT Donald Trump đã tính toán trước. Những nước cờ này hoàn toàn đầy tính chính nghĩa và không tà đạo gian xảo chút nào. Cũng có thể do bị nhồi sọ quá nhiều rồi nên không ai nghĩ ra ông Donald Trump có thể là một người tốt?

Giới truyền thông thì dĩ nhiên quá kém cỏi, ngoài trừ một vài nhân vật của hệ thống Fox News như Sean Hannity, Lou Dobbs, thẩm phán Jeanine Pirro là có khả năng nhìn ra tài năng của Donald Trump từ ngày khởi đầu ông ra tranh cử và đã ủng hộ ông triệt để cho đến lúc thành công. Bill O’Reilly, Kelly Megin cũng khá giỏi nhưng đã giữ một thái độ dè dặt hơn.

Nhóm “thủ lĩnh” của Silicon Valley như Google, Amazon, Facebook, Apple, Tesla, Alphabet, Microsoft, Intel, IBM, Cisco v.v… trong đó có một số không nhỏ lâu nay vẫn ủng hộ bà Hillary Clinton thì vô cùng sửng sốt khi nghe Donald Trump tuyên bố trong buổi gặp gỡ với họ là ông sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong quyền hạn của ông để giúp họ làm ăn. Nếu có khó khăn gì, chẳng hạn về luật lệ nhiêu khê, họ có quyền gọi điện thoại thẳng với ông mà không cần qua trung gian nào cả. Lại một chuyện “thần kỳ” theo kiểu ngoại giao thời Xuân Thu Chiến Quốc nữa!

Riêng đối với cộng đồng người Việt Tỵ nạn Cộng sản trên toàn thế giới thì mang nỗi ưu tư rằng liệu chính quyền Donald Trump sẽ có thái độ như thế nào đối với Cộng sản Việt Nam và liệu ông có giúp ích gì được cho công cuộc đấu tranh dành Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam hay không? Hiện nay chúng tôi chưa có điều kiện để kết luận nhưng có cảm giác là sẽ có thuận lợi!

Yếu tố đầu tiên là trong thời gian tranh cử ông có nhắc đến Việt Nam và cung cách làm ăn không lương thiện của Việt Cộng, chỉ muốn hưởng lợi mà không muốn bảo vệ tác quyền các sản phẩm của Mỹ. Yếu tố thứ hai là ông Donald Trump là một người tín đồ Ki-Tô giáo và chúng ta sẽ thấy ông đối xử với đám vô thần Cộng sản như thế nào. Xin để thời gian trả lời vậy.

Nói tóm lại thì chúng tôi nghĩ rằng thái độ hiện nay tốt nhất là chúng ta cứ để TT Donald Trump làm việc thử một thời gian xem sao. Nói chung thì nên hi vọng sẽ là Phúc nhưng cũng sửa soạn nếu là Họa để chúng ta có thể có những thái độ thích hợp hơn (Hope for the Best but Prepare for the Worst).

Xin cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị.

(viết trong chiều Giao Thừa 2017)

 

Biển Đông: TC Đánh Mỹ?

Vi Anh

Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, Cựu Đại Tướng Thủy Quân Lục Chiến là người được TT Trump tin tưởng tài thao lược, mời tham chánh lo điều hành một bộ quan trọng nhứt của nước Mỹ. Vị tướng Mỹ bách chiến bách thắng này cũng là người được quân dân Mỹ khen là Mad Dog. Và Quốc Hội lưỡng viện Mỹ ưu ái Ông nên thảo luận biểu quyết chấp thuận một biệt lệ cho Ông một tướng lãnh mới giải ngũ 3 năm rưỡi thay vì 7 năm mà được ra tham chánh. Lại tham chánh với chức vụ Bộ Trưởng Quốc Phòng là một chức vụ theo thông lệ do một chánh trị gia, một nhân sĩ giỏi về quản trị đảm trách vì đó là một bộ ngân sách lớn nhứt nhì của Mỹ vì nhân số và quân số cộng lại không có bộ nào nhiều hơn. Riêng Thượng Viện liên bang dành cho Ông Mattis một niềm tin đặc biệt. Ông là vị tổng trưởng được Thượng Viện thảo luận biểu quyết rất nhanh, dành cho Ông số phiếu áp đảo. Dù Đảng Dân chủ đã dùng mọi nỗ lực nhằm ngăn cản việc phê chuẩn các ứng cử viên trong chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump, nhưng cả 46 TNS Dân chủ bỏ phiếu cho Tướng James Mattis làm Bộ trưởng Quốc phòng.

Nội các của TT Trump là nội các đối đầu với TC trên nhiều mặt trận kinh tế, ngoại giao và quân sự. TT Trump và hai bộ trưởng Quốc Phòng Mattis và Ngoại giao Tillerson cùng Giám đốc CIA đều triệt để và nhất tề chống TC. Sau khi đắc cử, trong cuộc họp báo đầu tiên ngày 11/1/2017, TT Donald Trump tố TC thêm, nói Trung Quốc tấn công Mỹ trên mạng, xâm nhập 22 triệu tài khoản của nhân dân và chánh quyền Mỹ. Mỹ đã chịu thua thiệt hàng trăm tỷ đô la mỗi năm về thương mại và mất cân đối thương mại với Trung Quốc. Ông tố TC chơi xấu Mỹ. Ngoại Trưởng chỉ định Tillerson điều trần trước Uỷ ban Thương Viện, rằng Mỹ «phải chặn không cho Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp» ở Biển Đông, và TC phản ứng «Nếu Rex Tillerson thực hiện lời tuyên bố thì sẽ dẫn đến chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc». Bộ Trưởng Quốc Phòng Mattis và Giám đốc CIA là một Dân biểu cựu thủ khoa của trường Võ bị West Point của Mỹ nổi danh thế giới. Cả hai coi TC là mối đe doạ cho Mỹ.

Và tân Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Tướng Mattis dành chuyến công du ngoại quốc sang Á châu Thái bình dương. Đây cũng là chuyến công du đầu tiên của một nhân viên chánh phủ Trump, nơi đến là Á châu Thái binh dương là diện mà điểm là Biển Đông. Nơi có thể là chiến trường giữa Mỹ và TC.

Tin RFI của Pháp ngày 5-02, “Vừa đặt chân đến Tokyo, bộ trưởng quốc phòng Mỹ được thủ tướng Shinzo Abe, chứ không phải là người đồng cấp Tomomi Inada, tiếp kiến. Tân bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tuyên bố ngay «Hoa Kỳ 100% vai kề vai với nhân dân Nhật Bản» và sau đó ông nói thêm để trấn an lãnh đạo Nhật Bản là theo hiệp định an ninh chung, Hoa Kỳ cũng có bổn phận bảo vệ các hải đảo tí hon Senkaku-Điếu Ngư đang bị Trung Quốc, từ khi tranh giành chủ quyền, thường xuyên đưa tàu chiến vãng lai dòm ngó.” Đây là cú đánh sanh tử của Tướng Quốc Phòng Mỹ, đánh ngay vào cái gót Achille của TC. Mỹ thừa nhận Senkaku là lãnh thổ của Nhựt, Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ theo hiệp ước hỗ tương quốc phòng. TC đụng Nhựt là đụng Mỹ. Mỹ thừa nhận TC tranh chấp vô lý, vô luật đảo Senkaku của Nhựt là mặc thị coi những chiếm cứ, quân sự hóa biển đảo của Phi, VN, Mã lai, Brunei là vô quyền, vô pháp, vô lý như phán quyết của Toà Trong Tài về Luật biển.

Trước đó Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ còn cùng Thủ Tướng xử lý thường vụ tổng thống Nam Hàn đặt dàn hoả tiễn lá chắn THAAD ở Nam Hàn, áp sát tuyến lửa của Mỹ vào CS Bắc Hàn và TC. Ô. Mattis cũng không quên cảnh báo CS Bắc Hàn đồ đệ của TC, Mỹ sẽ “vùi dập” CS Bắc Hàn nếu dùng bất cứ vũ khí nguyên tử nào.

Nhưng TC cũng không phải tay vừa. Trong thời gian TT Trump chờ TT Obama bàn giao chánh quyền, TC đã tăng cường và củng cố trận đồ, diệu võ dương oai ở Biển Đông. TC tung hàng không mẫu hạm Liêu Ninh duy nhứt ra tập trận, đi ngang eo biển Nhựt và Đài Loan, rồi cho đậu ở gần Biển Đông. Hải quân TC loan báo đưa vào hoạt động khu trục hạm Xining (Tây Ninh), được xem là tối tân nhất với khả năng diệt «hàng không mẫu hạm». Ngoài ra, Trung Quốc còn điều những hoả tiễn chống hạm (DF-21 và DF-22) có thể buộc tàu chiến Mỹ không dám tiến gần.

Nhưng theo thẩm định của giáo sư James Char, đại học Nam Dương (Nanyang) ở Singapore, nhận định trên RFI của Pháp, “với một hàng không Liêu Ninh duy nhất và lỗi thời mua lại của Ukraina, Trung Quốc dư sức hù dọa các quốc gia Đông Nam Á nhưng chắc chắn không thể đọ sức với hải quân Mỹ.”

Với nỗ lực chạy đua vũ trang để trỗi dậy làm đại cường, TC đã tiến những bước rất dài trong hai thập niên qua nhưng vẫn không thấm vào đâu với tiến bộ quân sự của Mỹ. Phải mất thêm từ 20 đến 30 năm,Trung Quốc mới có hy vọng thu ngắn khoảng cách nhưng vấn đề là Hoa Kỳ không đứng yên. Cho dù Trung Quốc phô trương tên lửa liên lục địa DF-41 có tầm phóng 14.000 km, trang bị 12 đầu đạn nguyên tử, đủ sức làm cho nước ngoài «kính nể» như Hoàn cầu Thời báo nhận định, Bắc Kinh vẫn phải cân nhắc lợi hại trước siêu cường.Một nhược điểm mà Trung Quốc không thể che dấu là quân đội không có kinh nghiệm chiến trường và thiếu tinh tường kỹ thuật mới (chiến tranh với Việt Nam năm 1979 là trận cuối cùng).

Do vậy TC làm hùm là hổ khi Mỹ bàn giao chánh quyền để làm công tác tâm lý chiến bằng “võ mồm” với các nước nhỏ trong vùng, chớ không chuẩn bị chiến tranh, đánh “võ đạn” với Mỹ.

Ngay cái việc tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không trên vùng Biển Đông mà TC thường tuyên bố có quyền làm cũng không làm để nắn gân TT Trump, thăm dò ý của tân chánh quyền Mỹ đang bận lập nội các.

Vì không quân, hải quân của Mỹ vẫn là vô địch trên thế giới. Chỉ cần 30 phút phi cơ chiến đấu siêu thanh, tàng hình trên hai Hạm đội 3 và 7, và hàng trăm chiến hạm của Mỹ sẽ biến các đảo và bãi đá mà TC đã quân sự hoá và tự hào là Vạn Lý Trường Thành trên biển sẽ thành cát bụi chìm xuống biển.

Nhưng sau khi cùng những giới chức thẩm quyền Hàn Quốc và Nhựt bổn thẩm định tình hình, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis tuyên bố “vào thời điểm hiện tại, chúng tôi nhận thấy chưa cần có hành động quân sự quy mô lớn nào ở Biển Đông.” Nhà cầm quyền Bắc Kinh, liền lên tiếng hôm 06/02/2017, hoan nghênh phát biểu của bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis.

Nhưng như đã biết Tòa Bạch Ốc từng tuyên bố quyết bảo vệ “những lãnh thổ quốc tế” ở Biển Đông. Ngoại Trưởng Tillerson chủ trương «phải chặn không cho Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp». Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ nói “vào thời điểm hiện tại” “chưa cần có hành động quân sự qui mô”, không có nghĩa là không hành động, mà sẽ hành động khi cần. Thí dụ như khi tàu TC bất trắc tấn công tàu Mỹ, tàu Nhựt, Úc đồng minh của Mỹ, Mỹ dứt khoát phải có hành động tự vệ chánh đáng. Chiến tranh nhiều khi xảy ra vì những biến cố bất trắc như vậy./.

https://vietbao.com/a263919/bien-dong-tc-danh-my-

 

Vui cười

Thầy giáo đang cho các em học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm. Thấy mt học sinh cứ ném lên trời một đồng tiền, thầy hỏi:

– em đang làm gì vậy ?

– Thưa thầy, em đang ném đồng tiền để biết cách trả lời các câu hỏi. Nếu đồng tiền rơi xuống mặt sấp thì em trả lời là sai, nếu mặt ngửa là đúng.

Đến khi sắp thu bài, thầy giáo để ý thấy em một mặt nhìn bài, một mặt thẩy đồng tiền nhanh hơn. Thầy hỏi:

– Em làm gì nữa vậy?

– Thưa thầy, em đang kiểm tra lại các câu trả lời ạ!

 

Vn Đ Kh Thi Ca Chánh Sách M Donald Trump

Thanh Thủy (30/01/2017)

A.- Những điều tổng quát:

Sau khi đắc cữ nhiệm kỳ Tống thống thứ 45 của Hoa Kỳ, ông Donald Trump tuyên bố 2 chủ trương căn bản trong chánh sánh mới của ông là: Đối nội Đoàn kết quốc gia và Đối ngoại là Luật Ban Giao Sòng Phẳng.

1.- Vấn đề đối nội đoàn kết quốc gia:

Đó là việc nội trị, hay, dỡ, thành công hay thất bại đều do bản lãnh của của chánh quyền đương nhiệm. Trước năm 1975 vì chánh quyền thời đó quá tự tin, xem thường Phong trào Phản chiến chống chiến tranh Việt Nam nên không kịp thời giải quyết ngay từ khi phong trào nầy còn trong trứng nước, để cho đến khi phong trào nầy lớn mạnh một cách nhanh chóng, vượt khỏi tầm tay thì chuyện đã rồi, cho nên bị thảm bại trong chiến tranh một cách nhục nhã lần đầu tiên kễ từ ngày lập quốc, điều đáng nói là sự thảm bại nầy lại ở tại một chiến trường nhỏ bé trên một tiểu quốc là Việt Nam mới quả là đáng nhục.

Vừa mới đăng quang xong, chánh quyền Donald Trump phải đối diện khó khăn ngay với bao nhiêu thử thách và sự chống đối của nhóm đối lập, kỳ thị. Tuy nhiên, do kinh nghiệm máu xương và những bài học chua cay từ các phong trào phản chiến trước đây, tân chánh quyền Donald Trump với một bộ tham mưu kiệt xuất, rất có thể hóa giải được tận gốc rễ tất cả những khó khăn trước mắt hiện nay để tiến tới việc đoàn kết quốc gia một cách tương đối hữu hiệu và những trở lực như những phong trào phản chiến chống chiến tranh Việt Nam trước đây sẽ không còn có dịp xãy ra một lần nào nữa.
2.-. Vấn đề đối ngoại:

Nhiều người cho rằng chánh sách đối ngoại của tân Tổng thống Donald Trump là một chánh sách tự cô lập, làm cho nước Mỹ sống một mình, không chơi được với ai trên trường quốc tế. Cứ xem lời tuyên bố minh bạch và thẳng thắn, rõ ràng của ông Trump chúng ta sẽ thấy không phải như vậy:

“Chúng ta sẽ giao hảo với bất cứ quốc gia nào muốn giao hảo với chúng ta. Chúng ta sẽ tạo quan hệ tốt đẹp với họ.

…..
Tôi cũng muốn nói với thế giới rằng, cho dù chúng ta đặt quyền lợi của nước Mỹ lên hàng đầu, chúng ta cũng sẽ đối xử với các nước khác một cách bình đẳng. Chúng ta sẽ tìm những mẫu số chung, phát huy những điểm tương hợp, tránh những xung khắc”.

Thật rõ ràng, chánh sách đối ngoại nầy là cốt ý tìm một sự sòng phẳng của Mỹ trên trường ban giao quốc tế đối với mọi quốc gia, tránh việc Mỹ phải tốn kém quá nhiều cho những quốc gia khác lợi dụng, ngồi không hưởng lợi. Điều nầy thật đúng, đâu có gì sai trái trong vấn đề ban giao, chỉ trừ một số quốc gia mà trước nay vốn quen ngồi không hưởng lợi, giờ đây tự nhiên sanh ra hụt hẫng khiến cho một số người không tự chủ, đâm ra nổi bi quan. Làm sao có thể hiểu khác được những ý nghĩa trong câu tuyên bố trên chỉ trừ những thành phần có thiên kiến, đối kháng một chìu và ác ý.

Vì là sự ban giao sòng phẳng cho nên vấn đề phải hiểu là tùy theo gốc độ, tùy theo hoàn cảnh của mỗi quốc gia mà đối xử vì nhiều quốc gia giàu nghèo, mạnh yếu khác nhau cho nên không thể đem việc Mỹ đối xử với Trung Cộng hay với Nga Sô mà đối xử y như thế đối với Phi Luật Tân, Mã Lai, Miên, Lào hay Việt Nam.

Một thí dụ cụ thể: người có tiền dư ăn, dư để có thể xuất ra một số tiền nào đó tặng không cho một số gia đình nghèo khổ, hay tặng không cho một tổ chức từ thiện bất vụ lợi nào đó mà họ không cần phải cân nhắc, nhưng cũng với số tiền đó mà đưa vào công việc trao đổi làm ăn với bất cứ ai thì điều kiện trước tiên được đạt ra là vấn đề sinh lợi cho cả đôi bên, phải tính toán sao cho được sòng phẳng. Thiết nghĩ vấn đề sòng phẳng trong sự ban giao có lẽ không có gì khác hơn và cũng không có gì thiết thực hơn như vậy nếu muốn hợp tác làm ăn hưởng lợi với nhau được bền bỉ, được lâu dài.

B.- Thực tế của những giải pháp:

1.- Với Liên Hiệp Quốc: Cơ quan đa quốc gia nầy rất tốn kém mà phần đóng góp của Hoa Kỳ là nhiều nhứt, mà những hoạt động của tổ chức nầy thường không hữu hiệu, chỉ có tiếng nói chớ không có nhiều thực chất, thậm chí còn có vẻ bạc nhược. Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế xử vụ kiện của Phi Luật Tân, theo luật Biển Quốc Tế đã bác bỏ Đường Lưỡi Bò Chín Đoạn của Trung Quốc, trong khi đó Bắc Kinh luôn luôn chống lại phán quyết nầy mà không chứng minh được bất cứ một điều gì chứng minh được chủ quyền của mình. Trước vấn đề nầy, Liên Hiệp Quốc chỉ lên tiếng chiếu lệ rồi im lặng luôn, xem như bất lực mặc dầu Trung Cộng là một thành viên của tổ chức mình.

2.- Những thành viên của Liên Hiệp Quốc: Những quốc gia thành viên muốn được hưởng lợi ngoại giao, đều đã nghiên cứu kỹ lưỡng Bản Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc, chấp nhận rồi mới xin gia nhập, nhưng khi đã vào rồi thì phải tuân thủ tất cả những điều khoản đã được ghi trong bàn Hiến Chương. Vậy mà những quốc gia vi phạm nhân quyền, chà đạp tôn giáo như Trung Cộng, như Việt Nam, rõ ràng là vi phạm Hiến Chương, vậy mà Liên Hiệp Quốc vẫn tỏ ra bất lực, làm ngơ không có bất cứ một hành động chế tài nào đáng kễ như khuyến cáo, như khai trừ.

Các nước như Trung Cộng, như Việt Nam, v.v… không thể nại lý do về quan niệm nhân quyền của Liên Hiệp Quốc khác với nhân quyền của họ để từ chối thi hành những điều khoản về nhân quyền, về tôn giáo mà bản Hiến Chương của Liên Hiập Quốc đã qui định. Nếu không đồng ý với những điều khoản được ghi trong bản Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc thì đừng xin gia nhập vào và nếu đã gia nhập vào rồi mà thấy những điều khoản như vậy không phù hợp với quan niêm của quốc gia mình thì tự động rút lui ra khỏi tổ chức, không thể đứng một chân trong, một chân ngoài như vậy để hành xử theo ý riêng của mình, điều mà người ta có thể kết tội là đứng trên luật pháp.

Một tổ chức quốc tế bất lực, không hữu hiệu như vậy, Đừng nói Mỹ mà ngay cả Ông Tổng thống của Phi Luật Tân còn phải khinh thường thì huống gì ông Tổng thống Mỹ muốn cứu xét lại sự đóng góp, thâm chí còn có thể rút chân ra khỏi tổ chức nầy để tránh phải chi phí một số tiền quá lớn một cách vô ích. Điều nầy, theo công tâm mà nói thì không có gì sai trái nếu Liên Hiệp Quốc không có biện pháp nào để cải tổ sao cho việc làm của họ từ nay sẽ được hữu hiệu hơn.

3.- Rút chân ra khỏi Hiệp ước thương mãi xuyên Thái Bình Dương (TPP): Trong những quốc gia ký kết được có chân trong hiệp ước nầy, không phải tất cả đều giống nhau mà sự giàu nghèo, mạnh yếu giữa họ rất khác nhau xa, như Nhựt Bổn khác với Việt Nam, như Đại Hàn khác với Mã Lai, v.v…vì vậy, quyền lợi của mỗi nước đều khác nhau mà trong TPP thì quy định chỉ có một hướng, thích hợp với quốc gia nầy mà có thể không thích ứng được với quốc gia kia, vì vậy nếu TPP được áp dụng sẽ khó đạt được hữu hiệu đều cho mỗi hội viên. Thái độ rút chân ra khỏi TPP nếu thật sự xãy ra của ông Trump, xét cho cùng không hẳn là giải pháp xóa bỏ luôn mà vấn đề được đặt ra là sự tiếp cận lại từng quốc gia một để giải quyết song phương sao cho hợp lý, được sự thỏa thuận đối với từng quốc gia một trong vấn đề thương mại có lợi cho cả đôi bên, thay vì áp dụng chỉ có một quy luật chung, không bảo đảm được sự bền vững.

4.- Vấn đề Biển Đông: Mỹ xoay trục về Biển Đông là lợi ích quan trọng của họ, vì vậy, mặc dầu phản bội đồng minh Việt Nam trong chiến tranh trước năm 1975, nhưng Đệ Thất Hạm Đội của Mỹ vẫn luôn luông duy trì sự có mặt thường trực của họ ở Châu Á Thái Bình Dương. Không cần nói đến vấn đề bảo vệ cho ai, việc Mỹ tuyên bố cứng rắn trong sự đối đầu với Trung Cộng cả về mặt kinh tế lẫn quân sự ở Biển Đông và biển Hoa Đông, nếu thật sự xãy ra, thì tự nó sẽ đem lại lợi ích lớn lao chẳng những cho những quốc gia trong vùng mà còn tránh được những tai họa lớn lao sau nầy cho cả nhân loại một khi Bắc Kinh đủ mạnh, ngang hàng hay gần ngang hàng với sức mạnh của Mỹ để thựa hiện giấc mộng bành trướng đế quốc của bọn người Đại Hán.

5.- Những lời tuyên bố của ông Tân Ngoại Tưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson có thể thực hiện được và sự thực hiện tới mức độ ra sao?: Ông Tillerson tuyên bố:

“Chúng ta sẽ phải gởi đến Trung Quốc một tín hiệu rõ ràng rằng trước hết phải đình chỉ việc xây dựng các đảo và thứ hai là không được phép tiếp cận những hòn đảo nầy”.

Lời tuyên bố nầy quả đúng là một hành động chiến tranh thật cần thiết để tái tạo trật tự và hòa bình trong tương lai cho vùng Châu Á Thái Bình Dương, ngăn chận sự hung hăn của bạo quyền Bắc Kinh và đánh tan giấc mộng xâm lăng ngàn đời của bọn người Đại Hán. Lẽ dĩ nhiên là cuộc chiến nào cũng phải tiêu hao và đổ máu, nhưng có lẽ thà phải chịu một lần như vậy để tránh những thảm trạng chắc chắn sẽ xãy ra cho nhân loại trên toàn thế giới.

Bắc Kinh hiện đang giận dữ một cách điên cuồng vì những lời tuyên bố nầy cộng với thái độ thù nghịch rõ ràng của ông Donald Trump, dĩ nhiên Tập Cận Bình sẽ đem hết sức lực ra biểu dương để diệu võ giương oai, vừa hăm dọa, vừa muốn làm nản lòng Hoa Kỳ và nhân dân Mỹ. Thấy như vậy, nhiều người đâm ra bi quan, lo ngại thế chiến sẽ xãy ra làm tan nát cả thế giới. Thật ra, không chắc gì phải bi quan đến như thế.

6.- Những điều dự đoán và kết luận : Nếu như Hoa Kỳ quyết tâm tiến hành những điều mà ông ngoại trưởng Rex Tillerson tuyên bố thì việc trước tiên là Hoa Kỳ sẽ dựa theo Phán Quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế ngày 12/7/2016 để điều động các hạm đội của họ đến bao vây, cô lập các đảo trong đường lưỡi bò mà Bắc Kinh đã và đang xây dựng, và yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các việc xây dựng đồng thời rút lui tất cả nhân sự ra khỏi các đảo đó.

Chắc chắn là phía Trung Quốc sẽ không tuân hành, tất nhiên các hạm đội Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bao vây chặt chẽ các đảo, đồng thời ngăn cản tất cả các tàu hải quân và tàu đánh cá nào của Trung Quốc muốn vào tiếp cận với các đảo. Trong hoàn cảnh căng thẳng tột độ đó, rất có thể xãy ra những cuộc đụng độ và chạm súng để thử lửa.

Với sức mạnh quân sự hùng hậu của Mỹ trên biển Thái Bình Dương, và trong hoàn cảnh bị cô lập tư bề giữa Ấn Độ, Nhựt Bổn, Nam Hàn và sự bất động của Nga vì Nga đang ngã theo Mỹ, tin chắc rằng Tập Cận Bình, nếu khôn ngoan sẽ tự biết mình lâm trận là mang về thất bại vì một mình không thể nào chống lại một tập thể hùng mạng đang bao vây, cho nên có thể họ Tập sẽ không bao giờ dám mở mặt trận lớn trên biển Đông và biển Hoa Đông với Mỹ, do đó, sau khi đem hết sức lực ra thị oai mà không mang lại kết quả như mong muốn, họ sẽ cuốn cờ rút lui, bằng ngược lại, Đại chiến sẽ xãy ra và nước Tàu sẽ chìm trong khói lửa, nát tan như Nagasaki và Hirosima của Nhựt Bổn trong hồi Đệ Nhị Thế Chiến. Hy vọng chắc rằng Tập Cận Bình và tập đoàn Bắc Kinh sẽ không bao giờ dám liều lĩnh và ngoan cố đến mức như vậy.

Dù cho trường hợp nào xãy ra, dù Mỹ hành động chỉ vì quyền lợi của nước Mỹ, nhưng tự nó cũng sẽ có ảnh hưởng lớn lao và trực tiếp đối với những quốc gia trong khu vực. Dự đoán rằng sau những biến cố nói trên, xã hội Trung Quốc sẽ vô cùng bất an, thậm chí còn sẽ bị hỗn loạn và tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh chưa chắc gì lo nổi cho số phận của họ được an toàn, cho nên chắc chắn rằng vấn đề “Môi hở răng lạnh” của họ đối với đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không còn cần thiết nữa cho nên sẽ buông tay và câu châm ngôn “Bốn tốt, Mười sáu chữ vàng” sẽ trở thành vô nghĩa, Tập đoàn Việt cộng dĩ nhiên sẽ không còn điểm tựa để sống còn, cho nên nếu họ không tự giải thể để đào thoát thì cũng sẽ bị nghiền nát bởi sức mạnh của toàn dân vì lúc đó là thời điểm thuận lợi nhứt để toàn dân vùng dậy bẻ gãy xích xiềng nô lệ mà bạo quyền Việt cộng đã trồng lên đầu, lên cổ cả dân tộc từ hơn nửa thế kỹ qua, để giải phóng đất nước, quang phục lại quê hương.

Chánh sách Mỹ của ông tân Tổng thống Donald Trump rõ ràng là một tín hiệu báo trước cho cả thế giới và nhứt là Trung Cộng và những quốc gia quanh vùng phải chuẫn bị để đón nhận một sự thay đổi lớn lao cho mình và tiếp nhận sự tái lập trong sáng của trật tự thế giới, xóa sổ cuồn vọng xâm lăng muôn đời của bọn người Đại Hán và sòng phẳng với nhau giữa mỗi quốc gia trong mọi giao dịch để cùng nhau hưởng lợi và cùng nhau phát triễn cho được bền vững, lâu dài, nếu như chánh quyền của ông Donald Trump thật sự có quyết tâm và thật sự dám làm những điều đã nói.

 

Vui cười

Trong dịp nghỉ hè, nhà văn Victor Hugo đến một ngôi làng xinh đẹp. Cuộc sống ở đây thật thanh bình, ngày nào ông cũng thả ngựa gặm cỏ trên cánh đồng, còn mình thì lim dim tựa gốc cây tìm ý tưởng… Một hôm, choàng dậy thì ông đã thấy con ngựa biến mất. Tức điên lên, nhà văn bổ đi tìm nhưng vô ích. Thất thểu về nhà, gặp một ông cụ nông dân đi dạo trên đường, nhà văn than phiền về con ngựa. Ông cụ nhìn Hugo như một “quái vật” rồi khẽ đáp:

– Làng này toàn người tự trọng cả, không ai làm chuyện ấy đâu.

– Chợt cụ sực nhớ ra: À, mà này, cách đây mấy hôm, nghe nói có cái ông nhà văn gì đấy từ Paris đến. Hay là…

 

Khi chính trị đi vào pháp đình thì công lý sẽ đội nón ra đi

Ls Lê Duy San

Nhìn qua các cuội bầu cử Tổng Thống ở Hoa Kỳ, nhiều người thường khen Hoa Kỳ là một nước Tự Do, Dân Chủ và Văn Minh nhất thế giới; bởi vì Người Thua Cuộc luôn luôn nở một nụ cười và vui vẻ chúc mừng Người Thắng Cưộc. Nhưng sau cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ thứ 45 đã làm cho người ta, không những chỉ dân chúng Hoa Kỳ mà còn cả Thế Giới phải ngao ngán và tự hỏi:

1/ Hoa Kỳ có còn là một nước Tự Do, Dân Chủ và Văn Minh nhất thế giới nữa hay không?

2/ Trình độ Dân Trí của người dân Hoa Kỳ hiện nay thế nào? Nó có còn cao nhất thế giới như người ta tưởng hay không?

3/ Liệu thể chế Tam Quyền Phân Lập có còn được tôn trọng nữa hay không?

I/ Hoa Kỳ có còn là một nước Tự Do, Dân Chủ và Văn Minh nhất thế giới nữa hay không?

Phải công nhận rằng, cho tới giờ phút này, Hoa Kỳ vẫn là một nước Tự Do, Dân Chủ và Văn Minh nhất thế giới. Nhưng riêng về Tự Do thì có vẻ hơi quá trớn nếu không muốn nói là quá trớn.

Thực vậy, đành rằng người dân có quyền đi biểu tình để phản đối một vấn đề nào đó, nhưng không thể đem cờ Hoa Kỳ ra mà đốt. Đã chấp nhận ứng cử, bầu cử thì khi thua phải chấp nhận, sao lại biểu tình hay xúi dục dân chúng biểu tình đả đảo người thắng cử ? Vậy mà chính quyền vẫn cứ để yên. Nam nữ tự do sống chung với nhau, không cần hôn thú đã đành, nhưng sao lại có quyền tự do phá thai ? Cái thai, nhất là những cái thai đã mang hình dạng con người, dù còn nằm trong bụng người mẹ thì nó cũng là một con người sắp sinh ra. Hôn nhân là sự kết hợp của một người nam và một người nữ không những để thỏa mãn nhu cầu sinh lý mà còn để duy trì nòi giống, sao lại có thể chấp nhận và cho phép để cho hai người cùng phái kết hợp với nhau ? Một người nam rõ ràng, nhưng lại cho mình là nữ giới, và đòi xử dụng phòng vệ sinh của nữ giới hay ngược lại. Vậy mà cũng có người chấp nhận ?

II/ Trình độ Dân Trí của người dân Hoa Kỳ hiện nay thế nào ? Nó có còn cao nhất thế giới như người ta tưởng hay không?

Nếu chỉ nhìn riêng người Mỹ da trắng thì chúng ta phải công nhận rằng họ rất văn minh và trình độ dân trí của họ rất cao. Nhưng Hoa Kỳ là một Hợp Chủng Quốc. Ngoài dân da trắng còn có cả dân da vàng, da đen, da đỏ. Nói về sắc dân thì ngoài dân Anglo Saxon còn có cả trăm thứ dân khác. Bởi vậy, nhìn chung thì trình độ dân trí người dân Hoa Kỳ cũng bình thường thôi, so với dân các nước Âu Châu, nhất là sau cuộc bầu cử Tổng Thống vừa qua.

Nếu nhìn vào những cuộc biểu tình vửa qua chúng ta còn thấy trình độ dân trí của người dân Hoa Kỳ còn tệ hại hơn nhiều, cũng đập phá, cũng văng tục. Đành rằng hầu hết những người đi biểu tình này là không phải là dân da trắng chính gốc mà là dân tứ chiếng giang hồ từ thập phương tới; nhưng thế giới nhìn vào thì họ vẫn là dân Hoa Kỳ.

III/ Liệu thể chế Tam Quyền Phân Lập có còn được tôn trọng nữa hay không ?

Tam quyền phân lập là gì?

Những nước theo chế độ Dân Chủ thường phân chia quyền lực cho nhiều cơ quan khác nhau. Một mô hình được áp dụng nhiều nhất là tam quyền phân lập trong đó 3 quyền của nhà nước là hành pháp, lập pháp, tư pháp (1) được phân chia cho 3 cơ quan độc lập nắm giữ. Mục đích là để giới hạn quyền lực của các cơ quan này và để bảo đảm tự do và bình đẳng cho người dân.

Ngày nay, mô hình phân chia quyền lực đã trở thành nền tảng cơ bản của nhiều nhà nước dân chủ hiện đại. Tuy nhiên, mức độ và hình thức “phân lập” thể hiện khác nhau tùy từng quốc gia. Ở Hoa Kỳ, Tổng thống nắm giữ quyền Hành pháp và độc lập với hai cơ quan kia Tư pháp tức Tôí Cao Pháp Viên và Lập pháp tức lưỡng viện Quốc hội.

James Robart

Ngày 24/1/2017, James Robart, một Chánh Án thuộc tòa án khu vực (District court judge) ở Seatle, thuộc tiểu bang Washington (nơi có đông người Hồi giáo) đã ban hành một phán quyết gọi là “án lịnh” tạm thời ngăn cản sắc lệnh Tổng Thống Trump. Nếu phán quyết của ông chỉ tạm thời ngăn cản sắc lệnh của Tổng Thống Trump trong thẩm quyền quản hạt của ông nghĩa là trong tiểu bang Washington State thì không có gí đáng nói. Nhưng ông đã lạm quyền khi tuyên bố là án lệnh này có giá trị trên toàn quốc tức có giá trị trên toàn thể 50 tiểu bang của Hoa Kỳ.

Ông Toà James Robart có hiểu Sắc lệnh của Tổng Thống là gì không và thẩm quyền quản hạt là gì không ? Sắc Lệnh của Tông Thống không những cũng là Luật mà còn là Luật của Liên Bang tức có giá trị trên toàn thể Hoa Kỳ và có giá trị cho tới khi nào bị Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ tuyên phán là bất hợp Hiến. Nếu ông cho là bất hợp hiến thì với quyền hạn của ông, ông có quyền ra phán quyết tạm thời đình chỉ thi hành sắc lệnh của Tổng Thống trong khi chờ đợi phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, nhưng không thể tuyên bố là án lệnh của ông có giá trị trên toàn quốc. Giả sử cũng có một ông Tòa khác ở một tiểu bang khác cũng nhận được một khiếu nại tương tự như ông Toà James Robart đã nhận được nhưng lại ra một phán quyết công nhận Sắc Lệnh của Tổng Thống Trump là hợp hiến và phán quyết của ông ta cũng có hiệu lực trên tòan quốc tức trên khắp 50 tiểu bang Hoa Kỳ thì sao?

Ông James Robart là Chánh Án Supreme Court, ông không phải là dân dốt luật. Ông phải hiểu rằng ông chỉ là Chánh Án Supreme Court của Tiểu Bang Washington State chứ không phải là của Liên Bang Hoa Kỳ. Và thẩm quyền quản hạt của ông chỉ là tiểu bang Washington State. Vậy tại sao ông lại dám ra Án Lệnh tuyên Sắc Lệnh của Tổng Thống Donald Trump là vi hiến và vá phán quyết của ông có giá trị trên toàn quốc ? Đây không phải vì sự dốt nát của một ông Toà dốt luật mà là do sự tự do quá trớn khi hành xử quyền tài phán của mình hay nói cho đúng hơn là ông Toà James Robart đã lạm dụng quyền hạn của mình khi đem chính trị vào pháp đình. Và điều tệ hại hơn nữa, người đem chính trị vào pháp đình không phải là người của Hành pháp mà lại chính là ông Toà James Robart, một đại diện cho ngành Tư pháp. Mà một khi chính trị đã vào pháp đình thì sự thượng tôn luật pháp chắc chắn không còn nữa và công lý phải ra đi.

Tôi không dám nói ông James Robart là một là một tên vô danh tiểu tốt hay là một tên dốt luật như có người đã nói vì dù sao ông cũng là Chánh Án Supreme Court của một Tiểu Bang. Nếu ngành Tư Pháp Hoa Kỳ có những ông Chánh Án như ông Toà James Robart thì chế độ Tổng Thống của Hoa Kỳ với thể chế Tam Quyền Phân Lập liệu có còn tồn tại không ? Mong rằng ngành Tư Pháp của Hoa Kỳ vẫn giữ được đúng quyền hạn và nhiệm vụ của mình, đừng làm công lý phải ra đi mà hãy thanh lọc hàng ngũ của mình và loại bỏ những thành phần bất xứng ra khỏi ngành tư pháp .

Chú thích:

Lập pháp: Là cơ quan làm luật tức Quốc hội, gồm các dân biểu và nghị sĩ do dân bầu lên.

Hành pháp: Là cơ quan thi hành luật pháp gồm Tổng Thống và các Bộ Trưởng .

Tư pháp: Là cơ quan để xét xử tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân tức các Toà Án mà người đại diện là các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật. Tòa án cao nhất là Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.

http://hon-viet.co.uk/LeDuySan_KhiChinhTriDiVaoPhapDinhCongLySeDoiNonRaDi.htm

 

Thân Dậu Niên Lai, Bàn Chuyện Thái Bình: “DÂN CHỦ” “PHÁP TRỊ” Hai Tất Yếu Của Thái Bình.

Phan Văn Song

Bài trước viết tiễn năm Thân, nói chuyện Nhơn Quyền. Bài nầy viết đón năm Dậu tiếp tục đi tìm những cần thiết để có một quốc gia yên lành tử tế sanh hoạt ôn hòa, thái bình, thạnh vượng. Cùng với Nhơn Quyền, phải có một tập tục sanh hoạt chánh trị Dân Chủ, một hệ thống luật lệ và một tổ chức quản trị hành chánh Pháp Trị.

Ba yếu tố Nhơn Quyền, Dân Chủ và Pháp Trị là ba cái cẳng của cái kiềng ba chân để có một quốc gia ngự trên một chế độ chánh trị vững chắc. Một chế độ chánh trị vững chắc mới tạo được một nền kinh tế phồn thạnh, mới đưa đất nước đến phú cường !

1. Tổ Chức Pháp trị:

Đó là giấc mơ của các hệ thống cơ chế Nhà nước Dân chủ trên thế giới. Ở Pháp, ngay từ những năm sau Thế Chiến II, 1945, sau mỗi lần có thay đổi chánh phủ lãnh đạo là mỗi lần  đều có nói trong chương trình sự cần thiết là phải sửa đổi chế độ Luật Pháp Nhà Nước. Ngay cả ngày hôm nay trong các thể chế Cộng hòa, với định nghĩa một đất nước thống nhứt, « một và không phân chia » (un et indivisible), quan niệm phân chia quyền hạn (séparation des pouvoirs) hay  tam quyền phân lập, hay quan niệm phân chia quyền lực cho nhơn dân, dân chủ tham dự, vẫn còn mù mờ không rõ ràng. Tại sao khó khăn như vậy? Có phải tại từ ngàn xưa, quyền lực thường nằm trong tay kẻ cầm quyền :  thời của các Vua Chúa, độc đoán, độc tài ? Ở Pháp, ngay từ những ngày đầu nền Cộng Hòa (vì Jean  Bodin là người đề nghị nền Cộng Hòa ngay từ thế kỷ thứ XVI),  Jean Bodin (Angers Pháp 1530 – Laon Pháp 1596),  tuy là nhà luật gia với một tư tưởng rất Tân Thế giới (« Không có của cải hay sức mạnh nào bằng con người – il y a ni richesse ni force que l’homme » Six Livres de la République Livre V Chapitre II – Sáu Luận Thư về nền Cộng Hòa, Tập V Chương II), vẫn có cái suy nghĩ  rằng, dù với một nền Cộng hòa, cũng nên giao quyền Lập Pháp cho các Nhà Cầm quyền. Và ngay cả ngày nay, những nhà luật gia hay chánh trị gia tân thời vẫn còn lẫn lộn cầm quyền và làm luật : « Nếu ta cầm quyền ta sẽ ban những Luật như thế nầy…. – Moi, président, je ferais … ». Hứa hẹn, hứa hẹn… Lời nói, lời nói, … quyến rũ… ngọt ngào… huyền ảo (của những con buôn giấc mơ) – Paroles, paroles…Như bài ca Dalida hát cùng với Alain Delon … được nghe thuở thiếu thời !

Ở Pháp thiên hạ vẫn còn tôn sùng các vị cầm quyền sáng giá : Vua Henri IV đã dẹp yên vấn nạn Giáo Chiến, tướng Bonaparte, với những tranh giành ảnh hưởng sau cuộc Đại Cách Mạng, tướng De Gaulle, với những vấn nạn do các Đảng Phái…Và ngày nay ? Với tình hình khủng hoảng kinh tế, một quốc gia như nước Pháp phải trả một cái giá rất đắt, vì phải vòng vo thương thuyết, vì phải đi tìm những giải pháp chánh trị và kinh tế ngoại lệ, phá cách, phá lệ, phá rào. Phải, hoặc, sử dụng ở chổ nầy, những luật phá rào kinh tế (dérèglementation) hoặc, bãi bỏ ở những chổ khác, những rào cản thuế vụ (niches fiscales), hoặc ban bố ơn huệ tài chánh bằng những luật thuế vụ khuyến khích (incitations fiscales), … trong khi cũng còn, phải áp dụng những biện pháp cải tổ, do các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, thuộc cả hai phe cầm quyền và đối lập đề nghị, theo cả hai trường phái tự do (kinh tế thị trường) và xã hội (kinh tế chỉ đạo).

Nhưng việc cần thiết, phải làm, để cải tổ nền Pháp trị,

Và chúng tôi tha thiết nghĩ là rất cần thiết, là cải tổ ngành Tư pháp, vì trên nguyên tắc, ngành Tư pháp phải được độc lập và thoát khỏi quyền lực chánh trị, và nếu có thể, nên trao quyền kiểm soát cho dân, qua việc nhiệm cách của Quốc hội.

Ngành Tư pháp phải được độc lập, phải có nhiều quyền hạn và nhiều trách nhiệm hơn. Viện Kiểm Soát, hay Tối Cao Pháp Viện phải được độc lập, thoát khỏi ảnh hưởng quyền lực chánh trị và thành viên phải do dân cử. Chương trình và đường hướng chánh trị của ngành Tư pháp phải được đưa ra bàn cải trước Quốc hội hằng năm và biểu quyết.

Ngược lại, tại những quốc gia độc tài, như Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam ngày hôm nay, việc phân nhiệm tam quyền, chỉ là hình thức múa rối, bằng cách “Đảng cử dân bầu người dân cử” : nghĩa là Đảng cử tay sai, đồng bọn, ra diễn tuồng “phân nhiệm, chia quyền” với nội bộ bè đảng.  Chỉ những người có thẻ Đảng, có cảm tình với Đảng, tay sai của Đảng, mới đóng vai vế “hành pháp, lập pháp và tư pháp” và có khi cả quyền thứ tư là quyền thông tin.  Đúng là “chia chác” đồng đều theo quy hoạch đảng phiệt, theo hệ thống lớp lang “xã hội chủ nghĩa”… cộng sản ! Vì vậy, chúng ta cần phải định nghĩa rõ ràng những từ ngữ và những ý niệm chánh trị sau đây :

2. Cộng hòa, Đế quốc, Dân chủ, Quân chủ:

Theo thông lệ, thiên hạ cho Cộng hoà và Dân chủ là hai quan niệm hoặc đối nghịch lẫn nhau hoặc thay thế cho nhau. Theo Aristote,

Cộng hòa là định nghĩa cho một thể chế tổ chức xã hội mà lợi ích hàng đầu là phục vụ cho lợi ích chung – (Rès Publica = Phục vụ cho Cái Chung – Pour La Chose Publique). Quyền lực do pháp luật áp dụng bình đẳng cho mọi thành phần cá nhơn có tự do trong xã hội. Thể chế ngược lại là thể chế độc tài, hay đế quốc.

Dân chủ – quyền lực ở nhơn dân, về phương thức quản trị. Một quốc gia theo chiều hướng dân chủ, có thể dùng phương thức quản trị Quân chủ: Vương Quốc Anh, Vương quốc Bỉ, Đan Mạch, … hay dùng phương thức quản trị bằng giai cấp quý phái như thời Cộng hòa Venise, và cả một vài quốc gia cộng hòa ngày nay trên thế giới.

Nếu chúng ta nghiên cứu kỹ, phân tích và đi sâu vào trình độ Văn hóa và giai cấp xã hội, các nhà cầm quyền ngày nay trên các quốc gia tiên tiến đếu xuất thân từ những Trường Đại học chuyên môn về Luật học và Chánh trị học, đặc biệt đào tạo những chánh trị gia lỗi lạc: ở Mỹ là các Học đường Harvard, Columbia, ở Anh, Oxford, Cambridge.  Đặc biệt ở Pháp, có phải các trường Chánh trị học (Sciences Politiques) và các Trường Quốc Gia Hành Chánh (ENA Écoles Nationales d’Administration) đều huấn luyện và cung ứng một giai cấp quý tộc bằng cấp.

Cả ở những địa hạt quản trị lãnh đạo kinh tế, tài chánh và luật pháp, với phương thức bảo trợ lẫn nhau, các nhân viên Ngân hàng cao cấp là những thành viên (member-associate), các Luật sư cao cấp là những Luật sư associates.  Tất cả các ngành quản trị lãnh đạo đất nước đều phải qua hệ thống bảo trợ nghề nghiệp (cooptation professionnelle). Phần quản trị lãnh đạo thực sự bình dân, do dân cử, chỉ còn ở phần hạ tầng cơ sở… như Xã trưởng các làng xã nhỏ. [

Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp sử dụng phương thức hổn hợp: một nền Công hòa, một Tổng thống dân cử với một quyền hạn quân chủ, với một chánh phủ quý tộc, quan chức hành chánh xuất thân trường ENA. Thậm chí Đảng đối lập, khi Tả lúc Hữu, cùng đếu do các viên chức cùng lò ENA điều khiển. Hiến Pháp thành lập nền Đệ Ngũ Cộng Hòa Pháp nầy phát xuất từ những ý kiến của Tướng De Gaulle không lấy gì làm Dân chủ cho lắm !

Để bổ túc cái thiếu thốn về sanh hoạt Dân chủ ấy :

Và để thực hiện một nền “Dân Chủ Chân Chánh”, dân chúng thường lập những Tổ chức Xã Hội Dân Sự. Vì hệ thống chánh trị (la structure politique) thiếu dân chủ, người ta phải tạo ra những “tác viên dân chủ” (des acteurs/actants démocratiques) ấy.

Đó là cách tổ chức Xã Hội Dân Sự (sociétés civiles)

Những hội đoàn, (ở Pháp, lập theo luật 1901 – tháng 7 /1901 ; ở những quốc gia theo luật anglo-saxon, là những hội đoàn “bất vụ lợi” / non profit organisation), những hội đoàn phi chánh phủ (NGO : non governemental organisations), và các nghiệp đoàn [giáo giới, lao động, báo chí] v.v…  Các tổ chức này là những “tác viên dân chủ” có khả năng tham dự [hoặc ảnh hưởng gián tiếp] vào quyền lực quản trị, hành chánh của Nhà nước.

Vậy chúng ta thấy rõ cần phải kêu gọi cải tổ hệ thống dân chủ ở nhiều địa hạt. Sau khi đề nghị cải tổ nền Pháp trị, bằng cải tổ lại ngành Tư pháp, chúng ta phải nghĩ ngay đến việc cải tổ cột trụ thứ hai của một nền Dân chủ tân tiến : đó là ngành  Giáo dục.

Dân chúng tham dự vào chánh trị chưa đủ.  Dân chúng cần phải có những hành động sáng suốt, có khả năng giành lấy những quyết định chánh đáng. Hiện nay, ở các nước tiên tiến và nhứt là ở Pháp, chỉ có một số ít trường dạy cho công dân bình thường thành những chánh trị gia có những hành động quyết định chánh trị. Ngoài hệ thống ưu tú Harvard, Columbia ở Mỹ, Oxford, Cambridge ở Anh và ENA (Quốc Gia hành chánh) ở Pháp, cần có một hệ thống “giáo huấn mở rộng” tìm cách quảng bá và phối hợp quan niệm chánh trị, kinh tế hành chánh vào các ngành nghề khác để tạo những người quản trị đất nước tương lai với những cái nhìn hỗ tương với nhau, với những góc độ nghề nghiệp khác nhau, và xa hơn nữa với những tiểu sử giai cấp khác nhau.  Đó là quan niệm “đầu tư kết sanh nhơn sự”, nương tựa và bổ túc lẫn nhau để thêm hài hoà, hữu hiệu.

Một lần nữa phải (mặc dù không muốn) nói đến Việt Nam để đo lường cái mức độ xa cách thiếu Dân chủ ấy. Toàn bộ bộ máy hành chánh nay đều do Đảng Cộng sản chỉ đạo. Ghê gớm hơn và quỷ quyệt hơn, tất cả các bực thang hành chánh đều nhân đôi. Bên cạnh bộ máy hành chánh của Chánh phủ và Nhà nước, bộ máy hành chánh do Đảng nằm cạnh kiểm soát. Người dân bị kiểm soát bởi các thế lực kềm kẹp tại nhiều bề diện : diện “thi hành phần xác” do hệ thống hành chánh « dân sự » với những cường hào ác bá, cửa quyền tham nhũng bóc lột, diện chánh trị chỉ đạo, do các “apparachik”, người của bộ máy Đảng Cộng sản kiểm soát, nhưng nguy hiểm hơn là ở phần tư tưởng tức là phần hồn.  Tất cả các chánh trị gia Việt Nam, với sở trường quản trị bằng bạo lực và tham nhũng, đều phát xuất ở một lò đào tạo tư tưởng độc nhất, đó là cái giáo đường Chủ nghĩa Cộng sản Mác Lê-nin Mao Hồ lỗi thời, cũ rích, đã từng phá sản cả trên 20 năm nay.

3. Phát huy Dân Chủ : bằng Cải Tiến Tổ Chức Xã Hội hay bằng Cải Tổ Nền Pháp Trị?

Khi chúng ta nhìn vào những phúc lợi đang được hưởng ngày nay của những công dân tại các quốc gia tân tiến trong đời sống hằng ngày, chúng ta phải nhìn nhận rằng những tiên tiến ấy là do sự thắng lợi của những đấu tranh để cải tổ Xã hội về điều kiện làm việc, luật lệ làm việc, điều kiện tổ chức ngày giờ giữa những ngày nghỉ, ngày làm việc, lương bổng, đến những luật lệ xã hội, quỹ hưu bổng, tuổi về hưu… thậm chí đến quỹ Sức khoẻ, quỹ An Sinh Xã hội, Giáo dục và cưởng bức giáo dục, nhà ở.

Nhà nước Bác ái (Etat providence), vì cưu mang công dân của mình từ lúc mở mắt chào đời đến tuổi già xuống lỗ, đã tạo nên nền ổn định xã hội, song song với việc củng cố nền Cộng hòa (như nền Cộng hòa Pháp). Thủ tục Tổ chức Xã hội là những yếu tố điển hình của đời sống chánh trị tại đa số các quốc gia Âu châu. Thế nhưng, Thủ tục Tổ chức Xã hội có thể xóa bỏ các tranh chấp giữa những cộng đồng chủng tộc không ?  Những tệ nạn xã hội vẫn còn : phân chia nam nữ (gender, sexisme), kỳ thị chủng tộc, hà hiếp kẻ dưới quyền, đuổi người vô cớ… Thủ tục Tổ chức Xã hội không thể giải quyết mọi vấn đề, vì Thủ tục Tổ chức Xã hội không thay thế được tất cả đời sống chánh trị. Chỉ có, Pháp luật mới cải tổ đời sống chánh trị, mới đem những cải thiện vào Xã hội, trên căn bản Pháp luật Chánh trị (droit politique).

Muốn phát huy tổ chức cải thiện xã hội, cần trước tiên có một nền Pháp Luật Chánh trị tiên tiến, có khả dụng cải tiến và hữu hiệu hoá cơ bản Dân chủ.

Kết Luận : Quái Vật Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam?  

Danh xưng đó chỉ là một cái vỏ không rộng tuếch. Thực sự, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không phải là một Cộng hòa, vì thiếu nền Pháp trị, vì không có sự phân chia minh bạch về quyền lực.  Tam quyền phân lập ở Việt Nam chỉ là một cuộc phân nhiệm do Đảng Cộng sản chỉ đạo. Cũng từng ấy người cán bộ cao cấp lãnh ba nhiệm vụ khác nhau.

Kể cả xã hội dân sự và quyền tham dự chánh trị của người dân, Dân biểu là đại diện dân do « Đảng cử dân bầu » để ‘gọi là’ ! Các hội đoàn, đoàn thể đều do Đảng tổ chức, đề cử Ban lãnh đạo và gom lại trong một bộ phận ngoài Nhà nước là Mặt Trận Tổ quốc (nhưng do Đảng kiểm soát).

Vì không có Đảng đối lập nên Dân chủ không có, còn định nghĩa Xã hội Chủ nghĩa thì Xã hội và tổ chức xã hội cũng không tìm thấy…

Nói như vậy để nhắn với các vị đại diện Nhà Nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa chớ tuyên bố định nghĩa từ ngữ các tư tưởng hay các quan niệm như Dân Chủ, Tự Do, Nhơn quyền, Độc lập … làm gì ! Quý vị cứ thẳng thừng và hãnh diện tuyên bố : nước Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa chúng tôi là một nước độc tài, chúng tôi là Đảng Cộng sản, chúng tôi là người Cộng sản. Chúng tôi cầm quyền, làm luật, làm toà, làm hội đoàn, làm sản xuất, làm kinh tài, làm tiền, làm mật vụ, làm đủ mọi thứ, vì Đảng Viên, vì quyền lợi của Dân-có-thẻ-Đảng.

Ở Việt Nam của chúng tôi, không có Tự do, không có Nhơn quyền, không có Dân chủ.

Quốc gia Việt Nam chúng tôi là một quốc gia theo chế độ Cộng sản Quốc tế, chúng tôi không có biên cương giới hạn lãnh thổ gì với anh láng giềng Trung Quốc, cũng cùng chế độ Cộng sản Quốc tế như chúng tội. Hai chúng tôi là một, một chế độ, một Tổ quốc !

Như vậy “đồng bào Việt Nam ở Hải ngoại, khúc ruột dư, ruột thừa, ruột thãi ngàn dặm” không nên hiểu mù mờ, vớ vẩn, và các anh Tây phương đấu tranh Nhơn quyền tào lao… không nên đi thăm, du dương ủng hộ các Nhà dân chủ Việt Nam bậy bạ, rủi gặp Côn an Việt cộng hỏi giấy tẩy chay, phải tông cửa sau trốn về ! Tội nghiệp lắm !!!

Cho nên dẫu rằng người « phi chánh trị », dù là thương cha nhớ mẹ, nhớ nước, thương nhà, dù là chỉ về ăn Tết, cũng không đi du hý Việt Nam, Ăn Tết ở quê nhà – nguy hiểm vì thức ăn đầy chất độc… vì tình trạng bất an do Côn An Cộng Sản hoành hành !

Rõ ràng và dứt khoát ! Mong lắm !

Hồi Nhơn Sơn, Tân Niên Đinh Dậu

 

Ranh ngôn

– Trước đây anh vẫn tin rằng không có địa ngục cho đến khi …..anh gặp em!

– Chỉ có hai giai đoạn duy nhất trong đời mà người đàn ông không hiểu gì cả về phụ nữ : trước khi cưới và sau khi cưới.

– Người đàn ông thành đạt là người đàn ông kiếm được nhiều tiền hơn nhu cầu của vợ anh ta.

Người phụ nữ thành đạt là người phụ nữ kiếm được một người chồng như vậy.

– Một người vợ tốt là một người vợ biết tha thứ cho chồng khi . . . cô ta sai

– Thuở khai thiên lập địa, Thượng đế tạo ra trái đất rồi ngài nghỉ ngơi một lúc. Sau đó ngài tạo ra đàn ông rồi ngài lại nghỉ ngơi. Cuối cùng Thượng Ðế tạo ra đàn bà và từ đó trở đi cả ngài lẫn đàn ông đều chẳng ai còn được nghỉ ngơi nữa

– Tại các buổi tiệc thường có 2 loại người : người muốn về sớm và người muốn về trể. Ðiều rắc rối là 2 loại người này thường kết hôn với nhau.

– Người ta sẽ dễ dàng chấp nhận ý kiến của bạn nếu bạn nói Benjamin Franklin đã nói ý đó trước đây.

– Chép lại từ 1 quyển sách là đạo văn. Chép lại từ nhiều cuốn sách là nghiên cứu.

– Người phụ nữ sẽ nói những lời cuối cùng của một cuộc cãi vã. Những gì người đàn ông nói sau đó là sự bắt đầu một cuộc cãi vã mới.

– Trong cuộc sống, có những thứ to lớn hơn tiền, như hoá đơn tính tiền chẳng hạn.

– Hạnh phúc không ở tiền bạc, mà ở số lượng của nó.

– Cái gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền.

– Chúng ta hay nói quá nhiều về bản thân. Đừng làm như thế. Người khác sẽ làm điều đó khi chúng ta đi chỗ khác.

– Sau lưng người đàn ông thành công luôn có bóng dáng người đàn bà!! ý họ muốn nói rằng sau lưng người đàn ông thất bại là người đàn bà thật sự!!!

– Ngưòi nào khuyên ta đúng khi ta sai là thầy ta

​   ​người nào chửi ta sai khi ta đúng!! A ha ….đích thị là vợ ta!!

– Tiền bạc không mua được hạnh phúc !! nhưng tiền bạc có thể đưa ta đến Hawai ngắm nhìn những cô đào bốc lửa để xem đó có phải là hạnh phúc hay không!!!

– Vạn sự khởi đầu nan…… gian nan bắt đầu nản

– Chết vì yêu : vĩ đại !! yêu mà chết : ngu!!!

– Khi người ta yêu người ta thề sống chết có nhau!!! ​khi người ta không còn yêu người ta thề sống chết ……với nhau!!!!

 

Hành quân sang Lào tháng 2/1971

Trọng Đạt

Về cuộc hành quân này phía VNCH các tác giả Nguyễn Đức Phương (1) Hoàng Lạc, Hà Mai Việt (2) đã đề cập tới cách đây trên 10 năm và gần đây, năm 2013 tác giả Nguyễn Kỳ Phong đã viết riêng một cuốn biên khảo tỉ mỉ về toàn bộ diễn tiến quân sự của chiến dịch (3). Đây là một cuộc hành quân qui mô lớn nhất trong chiến tranh Đông Dương, được gọi là hành quân Lam Sơn 719.

Trong phạm vi bài này trước hết tôi xin đề cập cơ bản của chiến dịch, kế hoạch của Ban tham mưu và Tòa Bạch Ốc qua lời kể của Henry Kissinger, cố vấn Tổng thống Nixon (4). Phần sau nói về chi tiết diễn tiến chiến dịch qua nhận định của Phillip B. Davidson (5), cựu Trung tướng tình báo, phụ tá Tướng Westmoreland và Abrams. Kissinger là người phối hợp thực hiện chiến dịch qua báo cáo và thảo luận với các giới chức quân sự trong khi Davidson chỉ là nhà nghiên cứu cuộc hành quân này.

Trước hết xin nói sơ về hoàn cảnh lịch sử trong mấy năm đầu của Hành Pháp Nixon. Năm 1969 Nixon vào tòa Bạch Ốc giữa khi phong trào chống chiến tranh Đông Dương lên cao, gió đã đổi chiều, người dân đòi phải rút quân về nước tìm hòa bình. Phong trào phản chiến của sinh viên kết hợp với truyền thông không để cho chính phủ yên, họ yêu sách, biểu tình thậm chí bạo động, lại nữa đảng Dân chủ vừa thôi lãnh đạo cuộc chiến trở mặt quay ra chống chiến tranh.

Từ gần cuối 1969 Nixon cho rút quân đơn phương để xoa dịu sự chống đối trong nước. Hòa bình bế tắc, BV ngoan cố đòi Mỹ rút không điều kiện, loại bỏ chính phủ Thiệu, lập chính phủ liên hiệp, ngoài ra không có gì đề đàm phán. Người Mỹ biết rõ Hà Nội không muốn ký Hiệp định mà chỉ muốn xử dụng vũ lực chiếm miền nam. Họ tiếp tục ngày đêm vận chuyển vũ khí đạn dược, nhân lực vào nam qua đường mòn Hồ chí Minh. Trước tình thế ngày một khó khăn, một mặt Nixon cho rút từ từ, thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh

Henry Kissinger: Laos Operation

Xây dựng một chiến lược

Cuối 1970 nội bộ chính phủ Nixon chán nản, bị người dân chỉ trích là không chịu nhượng bộ, tỏ thiện chí với Hà Nội, một nhượng bộ đơn phương của Mỹ là rút nhanh hơn mùa thu 1970 khi ngày 20-4-70 Nixon tuyên bố sẽ rút 150,000 trong 12 tháng. Tướng Abrams khuyên Nixon hoãn lại việc rút tới 1971 để phòng khi địch đánh lớn. Lập Pháp  cắt giàm ngân sách quốc phòng, Bộ trưởng Quốc phòng Laird lệnh cho các Tướng ở VN báo cáo lịch trình rút 90,000 người năm 1970 và 60,000 tháng 5-1971. Sang năm 1971, Nixon tuyên bố rút hết để lấy lòng dân và oanh tạc BV trở lại, trong khi Hà Nội chờ phản chiến chống đối ngăn chận áp lực quân sự của Hành pháp. VNCH tùy thuộc yểm trợ của không quân Mỹ để có thể đẩy lui BV.

Muốn thành công phải làm suy yếu địch càng nhiều càng tốt, chiến dịch đánh sang Miên tháng 5-1970 đã làm chậm lại việc tái lập các kho tiếp liệu ít nhất là hơn một năm, nó sẽ làm VNCH vững mạnh hơn, người Mỹ cố làm cho miền Nam tự bảo vệ được.

Tháng 11-1970 Nixon-Kissinger lên kế hoạch để thực hiện trong năm 1971, 1972 gồm những mục tiêu chính: 1-Rút quân; 2-tăng cường quân đội VNCH, 3-làm suy yếu địch. Hoàn tất các nỗ lực kể trên cho phép Mỹ rút quân mà không làm sụp đổ đồng minh (6). Quân số của miền Nam được gia tăng từ gần 900 ngàn năm 1969 lên một triệu năm 1971 (7). Để làm suy yếu CSBV, Mỹ và VNCH lên kế hoạch đánh vào các căn cứ hậu cầu của địch tại Miên, Lào bên kia biên giới.  Vì theo kế hoạch này mà Mỹ và đồng minh mở chiến dịch sang Lào năm 1971

Chiến dịch Hạ Lào

Cuối năm 1971, Hà Nội bỏ hết một năm để xây dựng các kho tiếp liệu hậu cần cho miền nam VN, Mỹ ước lượng địch sẽ tấn công năm 1972 để gây ảnh hưởng bầu cử TT Mỹ cùng năm. Mỹ nghiên cứu về khả năng tự vệ của VNCH và nhận định, nếu Mỹ rút, địch tăng cường tiếp liệu, quân đội miền Nam thiếu 8 tiểu đoàn (hơn 2 trung đoàn). Sự thiếu hụt sẽ gia tăng lên 35 tiểu đoàn (10 trung đoàn) nếu BV thắng ở Lào, Miên trước cuộc tấn công 1972. Họ kết hợp chính qui và du kích, nếu chỉ chống du kích, chính qui sẽ chiếm lãnh thổ, nếu chống chính qui, du kích sẽ chiềm miền quê.

Miền nam VNCH (Vùng 3, 4) dư quân nhờ chiến dịch đánh sang Miên, nhưng bắc VNCH (Vùng 1, 2) thiếu quân, các sư đoàn tại các vùng (sđ cơ hữu) đóng cố định trừ quân tổng trừ bị. Nếu VN hóa chiến tranh thành công, địch sẽ không chiếm được Lào Miên, việc lập các căn cứ tiếp liệu cho mùa khô của địch bị ngăn trở, vô hiệu hóa. Vấn đề của Mỹ là làm sao giải quyết sự thiếu 8 tiểu đoàn bằng cách tăng cường sức mạnh cho quân đội VNCH và làm suy yếu địch nhất là phá các căn cứ tiếp liệu.

Vì thế tới mùa khô VNCH (được giúp) sẽ tấn công ngăn cản địch vận chuyển tiếp liệu.. để bù dắp thiếu hụt 8 tiểu đoàn và buộc Hà Nội phải đàm phán nghiêm chỉnh. Quân đội Mỹ không thể tham gia tấn công vì phản chiến chống đối (Kissinger, White House Years, trang 990)

Kissinger đưa ra kế hoạch cho mùa khô, VNCH dùng quân trừ bị đánh càn quét căn cứ tiếp liệu tại biên giới Việt Miên, ông tiên đoán địch có thể tấn công Cao nguyên (Vùng 2) hay khu phi quân sự (Vùng 1) vào năm 1972. TT Nixon đồng ý, Kissinger gửi Tướng phụ tá Haig sang Sài Gòn nghiên cứu, ông này trở về nói Đại sứ Bunker, Tướng Abrams, ông Thiệu còn đề nghị táo bạo hơn: đánh cắt đường tiếp liệu địch tại Hạ Lào nơi gần khu phi quân sự

Từ nhiều năm nay BV xây dựng đường tiếp liệu chuyển quân qua đường mòn Hồ chí Minh, thực ra con đường dài hơn 1,500 dặm (khoảng 2,000 km). Tại Tchepone nơi tập trung các tuyến đường từ đó cung cấp nhân lực vật lực cho miền nam VN. Khoảng từ 40 tới 50 ngàn người vận hành tiếp liệu cùng với lực lượng an ninh mỗi năm từ tháng 10 tới tháng 5 năm sau. Từ năm 1966 tới 1971, họ vận chuyển xâm nhập ít nhất là 630,000 người, 100,000 tấn lương thực, 400,000 tấn vũ khí, 50,000 tấn đạn dược tương đương 600 triệu viên đạn tới miền nam VN.

Từ khi Sihanouk bị đảo chính, cảng Sihanoukville bị đóng cửa, CSBV phải dựa vào đường mòn Hồ Chí Minh. Theo lối nhìn của Tướng Abrams, Haig, nếu đường mòn Hồ Chí Minh bị vô hiệu hóa chỉ trong một mùa khô thì cuộc tổng tấn công của họ vào miền nam VN và Miên sẽ bị phá hỏng

Tướng Abrams đề nghị một kế hoạch táo bạo: Quân Mỹ sẽ đóng dọc theo khu phi quân sự, chiếm lại Khe Sanh, pháo binh Mỹ sẽ đưa tới biên giới Lào, Sư đoàn I VNCH sẽ theo đường số 9 vào Tchepone, Sư đoàn Dù chiếm phi trường Tchepone liên kết với đoàn xe tăng bằng đường bộ. Cuộc tấn công sẽ mất 4, 5 năm ngày, phá hủy các kho tiếp liệu tại Tchepone và ngăn chận đường tiếp tế. Kế hoạch nếu thành công sẽ khiến miền nam yên được hai năm. Về vấn đề Miên, Abrams đề nghị dùng một sư đoàn VNCH tại Vùng 3 đánh qua biên giới tới đồn điền cao su, phá hủy các căn cứ BV và VC

Kế hoạch chỉ hay trên giấy tờ nhưng các sư đoàn VNCH chưa hề đánh CSBV qua biên giới, họ sẽ chiến đấu không có cố vấn Mỹ vì bị luật Cooper-Church cấm, như thế các đơn vị VN chưa hoàn hảo để đánh sang Lào (trang 992). Vả lại Bộ chỉ huy cao cấp VNCH chưa đủ kinh nghiệm đảm nhận hai chiến dịch lớn cùng một lúc. Sau cùng Tchepone có vị trí thuận lợi cho Hà Nội tăng viện từ Bắc và Nam VN (tại trên khu phi quân sự).

Bộ trưởng quốc phòng Laird ủng hộ kế hoạch tiến sang Lào, ông cho là cắt đường mòn Hồ Chí Minh sẽ mua thời gian một năm, địch sẽ mất một năm. Ông cho rằng cuộc tấn công lớn lần đầu tiên của VNCH không có quân bộ của Mỹ chứng tỏ chương trình VN hóa chiến tranh thành công.

Laird đi Sài Gòn ngày 5-1-1971, khi ông về, TT Nixon triệu tập phiên họp, Laird thuyết trình, hy vọng kế hoạch thành công sẽ đẩy mạnh rút quân về nước. Mỹ cũng cũng phác họa kế hoạch tấn công CSBV bên đồn điền Chup tại Căm Bốt như các cuộc hành quân năm trước (1970) nhưng không có quân Mỹ tham dự nên không có ai phản đối.

Sau khi nghỉ 15 phút rồi họp tiếp, Laird nói trước hết lực lượng Mỹ đóng tại đường số 9 trong địa phận VN, chiếm lại Khe Sanh làm căn cứ khoảng 29 tháng 1. Giai đoạn II quân VNCH theo đường số 9 vào Lào khoảng 8 tháng 2. Laird và TMTLQ Moorer rất tin tưởng, Helmo cho rằng kế hoạch này đã được nghiên cứu trước đây nhưng bị bác vì rất khó, hồi đó Westmoreland cho là phải cần hai quân đoàn Mỹ. Nixon đồng ý, Kissinger họp WSAG (8) ngày 19-1 thi hành chi tiết kế hoạch.

Nixon nhận định trừ khi ngăn được con đường tiếp liệu Hồ Chí Minh thì miền nam VN mới không bị đe dọa, ông liền chấp thuận kế hoạch. Theo Kissinger khuyết điểm của chính phủ là mất quá nhiều thời giờ để đi tới đồng thuận của các cố vấn và không bỏ nhiều thì giờ để xét những khuyết điểm của kế hoạch. Những người trong nội các sợ dân trong nước chống đối sự tham gia của Mỹ, lần này TT hạn chế sự tham gia quân Mỹ tại Lào. Sự hạn chế tham gia Mỹ đưa tới khó khăn chiến trường

Nói về căn bản lựa chọn của một nhà lãnh đạo là dùng sức mạnh hay không dùng? Nếu xử dụng sẽ thành công, e ngại sẽ thất bại, nếu hạn chế tức tạo thuận lợi cho địch. Một khi quyết định dùng sức mạnh, Tổng thống phải theo đuổi quyết định và chuyển tinh thần đó đến người khác. Đường lối của chính phủ Nixon tiến hành tốt khi vấn đề quân sự được giải quyết mạnh tại Cao Miên, nó cũng ảnh hưởng tới ngoại giao thí dụ như mở cửa với Trung Cộng, đàm phán với CSVN và Nga (ý kiến Kissinger).

Năm 1971, sự đồng ý trong phiên họp từ 23-12 tới 18-1 tan biến đi khi Roger (Bộ trưởng ngoại giao) trình bầy nói các chuyên viên của ông chống đối. Thứ trưởng Alex Johnson làm kéo dài thời gian, ông đòi phải có sự chấp thuận của Thủ tướng Lào Souvana Phouma. Kissinger cho rằng lý luận của ông thật kỳ lạ khi CSBV đã chiếm Lào từ mấy thập niên rồi, chúng vi phạm Hiệp định Geneve từ lâu rồi. Mỹ oanh tạc đường mòn Hồ chí Minh đã có sự đồng ý ngầm của Souvana, ông này đồng ý  mà không dám ra mặt vì sợ CSBV trả thù, ông không lên tiếng phản đối chiến dịch tức là đồng thuận rồi.

Ngày 25-1, trước phiên họp hai ngày Kissinger duyệt kế hoạch và hỏi Đô đốc Moorer (TMTLQ) nếu cắt đường mòn Hồ Chí Minh, CSBV sẽ đánh bằng được và họ sẽ tăng viện từ miền Bắc và cả miền Nam, ta sẽ khiến cho VNCH bị thiệt hại. Các sư đoàn VNCH sẽ chiên đấu ra sao nếu không có cố vấn Mỹ  và yểm trợ không lực trong lúc sôi động, ông ta bi quan về kế họach. Kissinger gửi văn thư lên muốn họp với Tông thống và Moorer ngày 26-1. Đô đốc TMTLQ nói nếu CSBV tấn công, không lực Mỹ sẽ gây thiệt hại nặng cho chúng, chiến dịch sẽ bảo đảm thành công của VN hóa chiên tranh, nó sẽ giúp Mỹ rút nhanh hơn, Miên đứng vững hơn.

Moorer trình bầy cho Nixon nghe kế hoạch chiếm Tchepone, Roger nói nó rất rủi ro nguy hiểm (risky), chúng ta đưa quân VNCH vào chiến dịch khi ta có 500 ngàn quân mà không đánh, nếu VNCH thua ta sẽ mất những kết quả đã có ở những năm trước. Kissinger nghĩ là Roger nói đúng, Nixon không tin vì vụ Cam Bốt trước đây cũng đã có phản đối, ông tin Abrams, Moorer, ông ra lệnh tấn công đồn điền Chap ở Vùng 3 và tiến hành giai đoạn I của chiến dịch (tức quân Mỹ canh giữ đường 9 trong địa phận VN)

Ngày 21-1 sáu mươi bốn dân biểu Mỹ đề nghị ra luật cắt ngân khoản dành cho sự yểm trợ Không quân, Hải quân Mỹ dành cho chiến trường Miên. Ngày 27-1 Thượng nghị sĩ Mc Govern và Hatfield cùng 19 TNS khác cũng đề nghị dự luật chấm dứt chiến tranhVN, rút hết quân cuối tháng 12-1971(thay vì 30-6). Ngày 3 tháng 2, báo New york Times, Los Angeles Times lo ngại về kế hoạch này, các báo khác chỉ trích kế hoạch ngăn chận đường mòn Hồ Chí Minh sẽ thất bại.

Ngày 1-2 Kissinger thuyết trình với Phó TT Agnew, Connally (Bộ trưởng ngân khố).. về kế hoạch này. Chính phủ bị chia rẽ vì các ý kiến, ngày 3-2 TT Nixon quyết định thi hành kế hoạch, Kissinger duyệt lại với (WSAG) Nhóm Đặc nhiệm Hoa thịnh Đốn, 6 giờ chiều ông tuyên bố những điểm chính của Quyết định.

Ngày 8-2 quân đội VNCH vượt biên giới tiến vào Lào thực hiện giai đoạn II của kế hoạch. Ngày 9-2 dân biểu O’Neil và 37 đồng viện đưa dự luật cấm Mỹ trực tiếp tham chiến hoặc trợ giúp cuộc hành quân sang Lào. Kissinger nói lúc nào cũng có sẵn đầy những quyết định Lập pháp nhằm ngăn chận mọi cố gắng soay sở (của chính phủ, trang 1002)

Chiến dịch  quân sự, hành quân 719 Lam Sơn

Quân đội VNCH thường thế thủ khi CSBV tấn công hoặc chỉ hành quân bình định và họ chưa hề mở chiến dịch lớn nhất là tại bên kia biên giới, đây là lần đầu tiên lực lượng VNCH tấn công địch ở địa thế khác, nhất là địch lại ở gần các căn cứ tiếp liệu của họ. Kissinger cảnh báo nêu VNCH chỉ phòng thủ sẽ thua và bị tống xuất khỏi Lào. Năm 1971 Bộ chỉ huy Mỹ tại Sài Gòn đã lên kế hoạch tránh thảm bại nhưng lại cho rút 60,000 quân trong khi đang tiến hành chiến dịch. Khó có thể làm hai nhiệm vụ một lúc, vừa rút quân vừa tấn công. Bộ chỉ huy Mỹ không kiểm chứng lại xem không quân VN có thể thay Mỹ được không.

Các sư đoàn VNCH không có trợ giúp của không quân Mỹ như kế hoạch đã dự trù, họ tiến được khoảng 8, 10 dặm thì ngưng lại đóng quân. Ngày 16-12 Tướng Abrams trả lời câu hỏi của Kissinger về sự tiến quân của VNCH, ông lạc quan tin tưởng kế hoạch sẽ hoàn tất tốt đẹp. Nhưng những báo cáo lạc quan không ăn khớp với tình trạng bế tắc trên bộ. Tới 18-3 khi chiến dịch đã chấm dứt thì người Mỹ khám phá ra là ngày 12-2, ông Thiệu đã lệnh cho các Tư lệnh của ông là tiến cẩn thận và ngưng khi bị thiệt hại lên tới 3,000 người. CSBV biết tin này do tình báo nên chúng cố giết cho nhiều quân lính VNCH, nếu biết vậy Mỹ đã không chấp nhận kế hoạch. Khi Kissinger hỏi Bunker, Abrams, họ nói VNCH không quyết tâm theo đuổi chiến dịch tới cùng.

Kissinger nói các Tướng ngày nay của Mỹ muốn xử dụng hỏa lức mạnh đánh tan đối phương hơn là theo chiến thuật, quan điểm này phản ảnh xã hội nghiêng về kỹ thuật không cần quân sự. Nhưng đối với cuộc chiến tranh hao mòn không thể thắng địch, chúng lẩn trốn nên Westmoreland đã không đánh sụp được địch vì chúng lựa thời điểm, lựa chiến trường.

Trận Mậu thân 1968, BV thua về quân sự nhưng thắng tâm lý, Mỹ phải rút vả lại Westmoreland hành động dưới sự hạn chế của chính trị (chiền tranh giới hạn).

Westmoreland nói với Kissinger cần phải có 4 sư đoàn Mỹ để giữ và chiếm Tchepone, mà thực ra quân số VNCH chỉ có chưa tới 2 sư đoàn (17,000 người) có nghĩa là thiếu. Ông ta khuyên oanh tạc bằng không lực rồi chạy (hit and run) xuất phất từ Khe sanh khiến cho hệ thống tiếp liệu của CS rối loạn mà ta it bị rủi ro nguy hiểm, Kissinger cho là hợp lý, Westmoreland đã chỉ trích kế hoạch (hành quân) khi nó còn đang được duyệt xét. Gần cuối tháng 2, BV huy động 40,000 quân tới đánh, họ kéo quân tới từ miền Bắc chứ không phải từ miền Nam, họ đông hơn ta ước lượng.

Kissinger sơ lược diễn tiến:

1-TT Nixon đã thuyết trình cho biết VNCH sẽ tấn công chiếm Tchephone trong 4, 5 ngày.

2-Ngày 15-2 ông được báo cáo về thời tiết, tiếp liệu, đường số 9, địch chống cự mạnh khiến VNCH phải mất 9, 10 ngày mới chiếm được mục tiêu

3-Tchepone không quan trọng, đường qua Tchepone bị cắt ở phía Đông Nam

Kissinger quan tâm và lo ngại về lực lượng VNCH không đủ quân số để hoàn thành kế hoạch khi BV có thể đưa nhiều quân vào, tình trạng phụ thuộc vào thời tiết, địa thế, chiến thuật địch…ngày 8-3 Tướng Abrams cho biết VNCH đã chiếm Tchepone, họ đã hy sinh nhiều nhân mạng để chiếm Tchepone rồi lại bỏ. Mục đích của chiến dịch là cắt đường tiếp liệu mùa khô, phá hủy các căn cứ, kho tiếp liệu của địch. Ngày 9-3, Đại sứ Bunker, Tướng Abrams gặp  ông Thiệu, ông này nói sẽ thay thế các đơn vị Tổng trừ bị bằng những đơn vị mới, sau khi tìm phá các cơ sở quân sự tại Tchepone sẽ rút về Đông nam đường 914 tới căn cứ 611 của BV phá hệ thống tiếp liệu địch. Tuy nhiên Kissinger cho biết Mỹ nghi ngờ, đơn vị mới nào? ở đâu ra? Trong vòng 10 ngày, Mỹ thúc dục TT Thiệu cho sư đoàn 3 thay thế nhưng ông từ chối nói sư đoàn nay không đủ sức nhận trách nhiệm.

Sự thực VNCH quyết định rút khỏi Lào, mà chỉ lấy cớ thay thế bằng những đơn vị mới thực ra vì đã thiệt hại 3,000 người (quota), chiến dịch đã xong. Nhận định này của Kissinger cho thấy phía Mỹ trách VNCH, ông ta gửi Tướng Haig sang quan sát, bộ trường quốc phòng Laird nhận trách nhiệm

Ngày 19-3 Haig tới Sài Gòn báo cáo về Mỹ cho biết các Tướng Tư lệnh VNCH không muốn tiếp tục chiến dịch “Quân đoàn I cho biết không thể tăng viện hay ở lại, và VN chỉ rút được khi Mỹ tập trung hỏa lực yểm trợ giúp”

Ít ngày sau  đạo quân đã rút hết, nói chung biểu hiện chấp nhận được, trừ một số người lính hốt hoảng bám vào càng máy bay di tản do môt số TV Mỹ loại tồi chiếu lại, Kissinger cho là chiến dịch đã làm sai kế hoạch.

Cuộc tấn công đồn điền Chup ở Miên do Tướng Đỗ Cao Trí chỉ huy thành công. Trận tấn công mùa khô năm 1971 là những trận cuối cùng có quân Mỹ tham dự nhưng ít thôi. Cuộc tấn công Tchepone không ngăn được Cộng Sản xây dựng căn cứ tiếp liệu để tránh cuộc tấn công địch năm 1972. Mặt trận chính khi địch vượt khu phi quân sự và nó ít bị ảnh hưởng bởi trận tấn công Lào, Miên. Những mặt trận xa hơn ở miền nam như Vùng 4 trong trận Mùa hè đỏ lửa này nói chung nhẹ hơn (Vùng 1) vì căn cứ và hệ thống tiếp liệu địch bị phá hoại trong chiến dịch mùa khô tại Lào Miên.  Chiến dịch đã làm suy yếu cuộc tấn công của BV năm 1972, nếu không có cuộc hành quân Miên, Lào thì tình hình gay go hơn. Theo Kissinger chiến dịch mùa khô 1970-71 đã cứu được miền nam năm 1972.

Ông ta cho là cuộc hành quân yếu kém ngoài mong đợi, các nhà kế hoạch gia phía Mỹ đã không chịu đánh giá tỉ mỉ cuộc hành quân phía VNCH mà chỉ nghiên cứu phía Mỹ. Kế họach gặp trở ngại vì luật pháp cấm quân Mỹ tham chiến và yểm trợ oanh tạc, các phi vụ giảm vì ngân sách bị cắt xén.

Kissinger nhận xét VNCH có nhiều khuyết diểm (trang 1010) về vấn đề Lào, kế hoạch trừu tượng, họ chỉ áp dụng đúng như Bộ tham mưu Mỹ huấn luyện và hướng dẫn họ mà không chịu thích hợp với hoàn cảnh địa phương. Mục đích của chúng ta không phải là chiếm Tchephone mà là ngăn chận hế thống tiếp liệu địch suốt mùa khô để khỏi bị tấn công năm 1972, ông Thiệu chỉ muốn đánh cho nhanh. VNCH có khuyết điểm trong cơ cấu tổ chức quân sự, họ ít quân trừ bị, họ sợ bị thiệt hại nhân mạng nhưng quân đội miền Nam đã chiến đấu tốt hơn trước

Cuộc tấn công mùa khô năm 1971 (hành quân Lào) không ngăn được cuộc tấn công của Hà Nội năm 1972 mà ta hy vọng tuy nó nhẹ hơn.

Phillip B. Davidson:  23 The Raid Too Far, Lam Son 719, 1971

Davidson đi vào chi tiết hơn Kissinger khi nói về chiến dịch này nhưng ông không giữ vai trò nào trong chiến dịch, mà chỉ mà chỉ là nhà nghiên cứu.

Mỹ và VNCH mở chiến dịch này nhằm cắt đường tiếp liệu trên đường mòn Hồ Chí Minh và phá hủy các căn cứ tiếp liệu CSBV tại Hạ Lào để giúp cho Mỹ dễ dàng rút quân nhờ VN hóa chiến tranh. Chủ trương này do thành công trong chiến dịch đánh qua Miên năm 1970, Lon Nol đóng cửa cảng Sihanoukville, các căn cứ BV, VC tại Miên bị tấn công nặng khiến cơ sở hậu cần của chúng tại miền trung và nam VN bị hủy hoại. Nay họ chỉ trông vào tiếp liệu trên đường mòn Hồ Chí Minh (HCM) từ Bắc cho Cộng quân tại miền nam

Mỹ-VNCH đã nghĩ tới kế hoạch cắt đường mòn HCM nhưng có nhiều khó khăn như phía Mỹ bị người dân chống đối, VNCH yếu không đủ khả năng. Sau chiến thắng tại Căm Bốt năm 1970, Mỹ cho là VNCH có thể đánh cắt đường mòn HCM nhờ yểm trợ không quân và pháo binh Mỹ. Lực lượng tham chiến sẽ chỉ có VN vì Mỹ bị tu chính án Cooper-Church cấm quân Mỹ sang Miên, Lào.

BV đoán trước Mỹ-VNCH sẽ tấn công các kho tiếp liệu hậu cần tại Lào, Khu phi quân sự và đã chuẩn bị từ tháng 1-1971. Davidson chỉ trích miền nam VN: Sự thai nghén kế hoạch nay vẫn còn mơ hồ, mặc dù 3 sư đoàn VN tham gia chiến dịch nhưng VN trơ trẽn phủ nhận trách nhiệm, họ nói chiến dịch Miên, Lào đều do MACV khởi xướng, thực ra trong khi Cao Văn Viên, TT Thiệu đã rất nhiệt thành đồng ý chiến dịch

Tác giả cho biết Kissinger chấp nhận kế hoạch của Abrams sau ông ta chỉ trích Abrams vì đã làm ông tin tưởng thắng lợi. Davidson chỉ trích Kissinger là người dân sự muốn quyết định chiến dịch, nếu thắng ông được ca ngợi, thua đổ cho Abrams, đúng ra Kissinger phải chịu trách nhiệm. Davidson nói Kissinger chấp nhận kế hoạch của Abrams nhưng chính ông là Tư lệnh chiến trường gồm cà TL Thái bình dương, Tham mưu trưởng liên quân  và Bộ trưởng quốc phòng

TMTLQ đô đốc Moorer không có kinh nghiệm về bộ chiến và phải ủng hộ kế hoạch, chỉ có Westmoreland (TMT) là người biết nhiều về sự nguy hiểm của kế hoạch. Năm 1987 ông nói với tác giả đã không được tham khảo ý kiến nhưng Moorer, Laird (BTQP) phản bác cho là ông đã được hỏi ý kiến. Người quyết định là TT Nixon, ngày 23-12-1970 ông chấp nhận trên nguyên tắc, Abrams thay mặt Tổng thống nói với Cao Văn Viên đầu tháng 1-71, ngày 18-1 TT Nixon chấp nhận chi tiết kế hoạch, trong hồi ký ông  chỉ kể lại có một trang, theo Davidson đó là kế hoạch táo bạo.

Tấn công sang Miên 1970, Lào 1971, yểm trợ trận 1972, oanh tạc năm 1972 để rút giống như Hitler phản công tại Ardennes năm 1944. Tóm lại Abrams đề nghị kế hoạch này với Kissinger và được Cố vấn an ninh chấp nhận rồi đưa qua TMTLQ, Bộ trưởng QP… Họ đồng ý và giao cho TT Nixon, thực ra Abrams phải chịu trách nhiệm. Mục đích phá các kho hậu cần 604, 611 bên Lào, kết hợp với cuộc hành quân sang Căm Bốt ít nhất cũng trì hoãn được cuộc tấn công của BV một năm. Kissinger tưởng các cuộc tấn công Miên, Lào 1970, 71 sẽ khiến Hà nội nghiêm chỉnh đàm phán.

Abrams đề nghị 4 kế hoạch táo bạo

1- từ cuối tháng 1-70 Mỹ chiếm đóng từ Khê Sanh tới biên giới Lào

2-VNCH đánh theo đường số 9 vào Tchepone.

3-Phá căn cứ 604 của địch.

4-VNCH rút từ đông nam căn cứ 604 tới căn cứ 611 phá hủy nó sau đó trở về VN.

Chiến dịch dự trù 90 ngày kể từ 8-2-1971, Mỹ sẽ yểm trợ trực thăng, oanh tạc, pháo binh… vì tu chính án Cooper-Church cấm không cho Mỹ được vào Lào, Miên. Các cố vấn Mỹ, chuyên viên về pháo binh, không quân không được theo quân VN vào Lào khiến cho sự phối hợp Mỹ-VN khó khăn và giảm hiệu quả yểm trợ cùa không quân.

Ngoài ra thời tiết xấu ảnh hưởng tới hoạt động không quân

Theo Davidson BV có khoảng 20 tiểu đoàn phòng không từ 170-200 khẩu ( 23 ly-100 ly), lực lượng địch khoảng 22,000 (7,000 chiến đấu, 10,000 lính hậu cần binh trạm và 5,000 Lào Cộng). Các nhà kế hoạch Mỹ-Việt lo âu trong  hai tuần 8 trung đoàn chủ lực CSBV có pháo binh, phòng không có thể sẽ tới, quân đội VNCH sẽ phải đối đầu với bốn sư đoàn BV và còn nữa. Mỹ -Việt hy vọng chiến thắng, có thể địch đưa thêm 2 sư đoàn. BV biết trước chi tiết  cuộc hành quân Lam Sơn 719 do báo chí Mỹ và cả do gián điệp từ phía VNCH nên cuộc tấn công mất yếu tố bất ngờ.

Ngày 6, 7 tháng 2 thời tiết xấu khiến máy bay Mỹ không oanh kích được các dàn phòng không BV. Ngày 8-2 quân đội VNCH tiến vào đường số 9, hôm sau (9-2) thời tiết xấu , ngày 11-2 VNCH dậm chân tại chỗ, chiến dịch ngừng khiến Abrams xin Cao Văn Viên cho tiến lên.

Phòng không địch gia tăng mạnh, ngày 18-2 sư đoàn 308, 304 xuất hiện cùng với xe tăng, sau này người Mỹ biết là ngày 12-2 ông Thiệu nói với Tướng tư lệnh Hoàng Xuân Lãm nếu tổn thất lên tới 3,000 thì phải bỏ chiến dịch rút về. Ngày 19-2 Thiệu họp với Lãm cho biết tình hình nguy khốn, nhất là Tchepone và mặt Bắc. Khi quân đội VNCH (BĐQ) bị các đơn vị Sđ 308 cùng với chiến xa pháo binh tấn công, từ cuối tháng hai BV có 10 trung đoàn (3 sư đoàn) cùng với xe tăng, pháo binh tấn công mạnh. Phòng không địch dầy đặc gây nguy hiểm cho trực thăng.

Dòng xe công voa trên đường số 9 bị đánh phá liên tục , ngày 28-2 ông Thiệu cho TQLC thay quân Nhẩy dù, Davidson cho rằng đây là một điều tai hại. Từ ngày 3 tới 6 tháng 3, B-52 và các oanh tạc cơ ném bom tấn công. Ngày 7-3 các đơn vị VNCH vào Tchepone, ngày 8 rút về phía nam, từ đây là một giai đoạn khó khăn khi VN rút dưới hỏa lực địch.

Ngày 9-3 Tướng Lãm bay về Sài Gòn trình ông Thiệu kế hoạch rút quân: sư đoàn 1 rút trước, sau tới Dù, sau cùng TQLC. Tướng Abrams phản đối rút quân và bảo đưa sư đoàn 2 ở Quảng ngãi tăng cường sang Lào, ông Thiệu đề nghị cho một sư đoàn Mỹ đi theo khiến Abrams chịu thua. Cuộc rút lui bi thảm, địch bắn rớt trực thăng và tấn công căn cứ hỏa lực, phục kích đoàn quân rút lui, hai bên thiệt hại nặng khi B-52 và các phi cơ chiến thuật oanh tạc tối đa để bảo vệ cuộc rút lui, ngày 25-3 VNCH về tới biên giới.

Davidson tóm tắt tình hình như sau: ngày 8-2 VNCH với 17,000 quân mở cuộc tấn công, họ đối đầu với các trung đoàn BV và 8 binh trạm, tổng cộng 22,000 người. Khi cuộc lui binh chấm dứt (khoảng 23-3) lúc ấy lực lượng địch địch tăng 12 trung đoàn (4 sư đoàn) được tăng cường xe tăng pháo binh, phòng không với lực lượng chính qui ít nhất cũng 40,000 người đuổi đánh khoảng bẩy, tám ngàn lính VNCH rút chạy.

Hai bên đều nói thắng lợi, miền nam VN đã tới Tchepone và BV đã đuổi được VNCH. Thống kê thiệt hại cũng mơ hồ, theo báo cáo của Quân đoàn 24 (US) cho biết BV có 19, 360 bị giết, tổn thất kể cả thương binh là 26,000, có thể họ mất 20,000, một nửa lực lượng tham chiến phần lớn do B-52 và phi cơ chiến thuật oanh tạc. Báo cáo của Mỹ cho biết Mỹ-VNCH tổn thất 9,065 người trong đó Mỹ là 1,402, chết 215, phía VN tổn thất 7,638, chết 1,764.

Báo Newsweek ngày 5 tháng 4-71 nói VNCH thiệt hại 9,775 người trong đó có 3,800 chết

Về trang bị hai bên thiệt hại nhiều VNCH mất 211 xe vận tải, 87 xe tác chiến, 54 xe tăng, 96 khẩu pháo vá các máy móc như xe ủi. Thiệt hại CSBV lớn hơn: 2,000 xe cộ (được xác nhận kiểm tra 422) 106 xe tăng (kiểm tra xác nhận 88 cái), 13 khẩu pháo, 170,340 tấn đạn (kiểm tra xác nhận 20,000), 1,250 tấn gạo. Mỹ mất 108 trực thăng, 618 hư hại, Mỹ-Việt bắn nửa triệu quả đạn pháo.

Đó là những thống kê tốt nhất mà ta có được nhưng không có về kết quả chiến dịch, nó ngăn chận đường mòn HCM được vài tuần, địch phải thiệt hại người, trang bị mà đáng lý xử dụng cho cuộc tấn công 1971, 72. Kissinger cho biết cuộc tấn công Miên 1970 Lào 1971 đã giúp Mỹ-VNCH thắng cuộc tấn công 1972. Tác giả nói thực ra Tướng Giáp đã chuẩn bị tấn công cho năm 1972, dù Mỹ-VN có được kết quả nhưng trả giá đắt.

Nhiệm vụ của cuộc hành quân Lam Sơn 719 chiếm cứ hậu cấn 604 và 611 (của BV) 90 ngày để phá hủy các kho hàng, mà VNCH chỉ ở lại có 45 ngày bất động hay rút, căn cứ 604 bị chiếm nhưng không bị phá hủy hết, căn cứ 611 không bị phá hủy. Chỉ một tuần sau khi VNCH rút đi, BV lại vận chuyển bình thường. Báo chí nói cuộc hành quân thất bại. Nixon nói nó thất bại về tâm lý, các gia đình nạn nhân xúc động, phía VN coi như thua.

Tác giả nói phía VNCH có nhiều khuyết điểm cho thấy những hy vọng VN hóa thất bại, lãnh đạo chính trị (VN) thiếu khả năng. Trung tướng Hoàng Xuấn Lãm không chỉ huy nổi 2 ông Tư lệnh Dù, TQLC cũng là Trung tướng. Hành động của TT Thiệu cho thấy lãnh đạo bất lực không can thiệp vào để giúp Tướng Lãm, Thiệu phụ thuộc vào Sđ Dù vì họ gác dinh cho ông.

Ông Thiệu sai ở chỗ ở chỗ sao lãng trách nhiệm, mới đầu hăng hái đồng ý kế hoạch sau trốn tránh trách nhiệm khi tình hình khó khăn cam go hơn. Ông đã can dự và làm hỏng kế hoạch. Quyết định của ông hôm 12-2 (mất 3,000 quân thì phải rút) khiến kế hoạch ngưng lại và làm hỏng cuộc hành quân 719 đưa quân đội VNCH lâm vào tình trạng nguy hiểm.

Sau này ông đưa 2 tiểu đoàn của Sư đoàn I vào thay sư đoàn Dù không có kết quả. Để bảo vệ sư đoàn Dù (gác dinh cho ông) TT Thiệu đưa TQLC thay Dù không thực tế, sau lại đưa Sư đoàn I vào. Sau ông từ chối đầu tháng 3 đưa Sư đoàn 2 vào là là đúng vì sư đoàn này không bằng các sư đoàn trên, nó sẽ làm tăng tổn thất. Thiệu là một nhà lãnh đạo chính trị gốc quân đội không có kinh nghiệm điều động những đơn vị lớn, chiến tranh qui ước khó và phức tạp như Lam sơn 719. Bộ Tham mưu và các Tư lệnh của ông cũng thiếu khả năng như ông trừ Tư lệnh Sư đoàn I.

Ngoài khuyết điểm về lãnh đạo  cuộc hành quân Lam sơn 719 cho thấy khuyết điểm không thể chữa được của VNCH  đó là chiến thuật giữ đất (home-guard) của các sư đoàn bộ binh (cơ hữu). Các sư đoàn bộ binh (trừ Sư đoàn 1) không đủ tiêu chuẩn để thành đơn vị lưu động. Toàn bộ chỉ có Sư đoàn Dù và TQLC

Chiến dịch này cho thấy các đơn vị (lớn) VNCH không phải là lính nhà nghề (lack of professionalism). Họ phải dựa vào cố vấn Mỹ nhất là về điều động oanh tạc của máy bay chiến thuật và pháo binh hoặc kêu trực thăng vận, chỉ có một số đơn vị tốt, nói chung dở. Họ không được huấn luyện về phối hợp bộ binh và thiết giáp, xe tăng, bộ binh chiến đấu riêng rẽ bị thiệt hại, báo cáo dưới sai, một ông Tướng VNCH là sử gia nói nó tồi tệ vì các Tư lệnh quân đoàn, sư đoàn ít khi thị sát trận tuyến. Cuộc chiến diễn ra thiếu tin tức, tình báo, kiểm soát. Bảo mật truyền tin dở, bản tin trao đổi không xài mật mã sơ đẳng. Qua Lam Sơn 719 cho thấy VNCH thiếu huấn luyện, kỷ luật.

Quân đội VNCH học cái dở của Mỹ, họ hay dựa vào trực thăng mà có khi đi bộ còn nhanh và an toàn hơn. Khi gặp quân địch họ hay kêu phi pháo, đại bác thay vì tấn công địch. Tướng Abrams nói: “tôi không biết lính VNCH có học cái hay của Mỹ không nhưng tôi biết chắc họ học cái dở của Mỹ.” Chiến dịch cho thấy VNCH phụ thuộc Mỹ, không có yểm trợ Mỹ thì không có hành quận Lam sơn 719.

Tác giả cho biết phía Mỹ cũng có nhiều sai lầm: kế hoạch soạn thảo vội vã, quân đội VNCH không được huấn luyện đặc biệt cho chiến dịch. Thảo kế hoạch và thi hành của Mỹ-VNCH thiếu thống nhất, không ai chịu trách nhiệm chiến dịch vì nhu cầu chính trị của Thiệu và kế hoạch bị dập nát vì lệnh tai hại của ông ta. Kế hoạch không để ý tới thời tiết địa hình và khinh địch, họ tự tin vào ưu thế quân đội và cơ giới. Đất xấu không thuận tiện cho bãi đáp trực thăng, thời tiết trở ngại cho không quân mà chiến dịch phụ thuộc.

Tướng Giáp đã đưa vào khoảng 20 tiểu đoàn phòng không, tình báo đánh giá thấp thiết giáp, pháo binh địch, chiến dịch không có quân trừ bị. Mục đích chiến dịch là chiếm rồi cắt đường mòn Hồ Chí Minh ba tháng trước mùa mưa khiến CS không tiếp liệu được cho miền nam. Nếu con đường này bị cắt sẽ là mối nguy cho BV và họ phải đánh bằng được.

Ngày 7-4, ít lâu sau khi VNCH rút khỏi Lào, TT Nixon nói trên truyền hình cuộc hành quân Lam Sơn 719 và VN hóa chiến tranh thành công, Davidson cho là sai, VN hóa không thành công. Tháng 6-1971, MACV sửa sai, họ huấn luyện quân đội VN về vế bộ binh và không quân phối hợp cũng như bộ binh và xe tăng phối hợp.

Tác giả nói:

“Phải công nhận trong chiến dịch Lam sơn 719 này BV được trang bị xe tăng  T-54 loại trung bình hỏa lực mạnh hơn xe M-41 lại nhẹ của VNCH, cơ quan MACV đã cấp cho VNCH một tiểu đoàn thiết giáp M-48 (Mỹ) lớn hơn và cấp cho pháo binh VNCH một tiểu đoàn đại bác 175 ly tự hành (tự di chuyển được) để đối đầu với đại bác 130 ly của BV do Nga chế nhưng sự nâng cấp này không đủ cho chiến trường. Đúng ra toàn bộ xe tăng VNCH phải được cấp M-48, và một số tiểu đoàn pháo binh phải là loại 175 ly có hỏa lực tàn phá. Sự kiện liên hệ về xe M-48 và súng 175 ly cho thấy sự yếu kém của VN hóa chiến tranh. Qua chính sách này, việc nâng cấp không quân VNCH cần để đối đầu với sự hiện đại hóa khí giới cũng như chiến thuật của BV (trang 660).”

Ngoài ra tác giả dẫn lời Tướng Hinh (TL Sđ 3) sau này nhận xét về Lam Sơn 719 nói Sư đoàn 1 Không quân VNCH không yểm trợ gì nhiều cho Quân đoàn 1. Thực ra không quân VNCH không  có vai trò gì quan trọng trong Lam Sơn 719.

Nhận định

Tác giả George Donelson Moss nói Lảo được trung lập hóa từ 1962 (Hiệp định Geneve) nhưng hai bên đều vi phạm, kế hoạch Lam Sơn 719 do ông Thiệu và Tướng Cao Văn Viên chịu trách nhiệm phá hủy các căn cứ tiếp liệu, ngăn trở CSBV vận chuyển tiếp liệu trên đường HCM xong rút về trước mùa mưa. Không quân Mỹ yểm trợ, VNCH tự chiến đấu.

Theo ông trái với cuộc hành quân sang Miên năm trước (1970) Cộng quân bỏ chạy, tại Tchepone họ sẵn sàng đánh trả. Khi quân đội VNCH tiến qua đường 9 họ đã biết trước nên không có yếu tố bất ngờ. Tác giả cũng đổ lỗi ông Thiệu rút sư đoàn Dù về để gác dinh. Khoảng 40 ngàn quân BV có xe tăng đại bác truy đuổi 8 ngàn quân VNCH rút chạy khiến cho VN hóa chiến tranh mất ý nghĩa. Không quân Mỹ yểm trợ oanh tạc, bắn phá pháo binh, thiết giáp địch giúp VNCH rút. Mỹ thiệt hại 108 trực thăng, 618 cái hư hại, 89 phi công mất tích, tử thương, 178 bị thương. George Moss cho là Lam Sơn 719 và VN hóa chiến tranh thất bại, miền nam đoán trước và tại Sài Gòn báo chí chống VN hóa cho là người Mỹ hy sinh quân đội VNCH (9)

Kissinger và hai tác giả Moss, Davidson đều nhìn nhận cuộc hành quân Lam sơn 719 thất bại, họ đổ lỗi cho VNCH. Kissinger là người được TT Nixon giao trách nhiệm nghiên cứu lập kế hoạch, ông không phải là nhà quân sự, chỉ trích của ông có phần nhẹ. Ông ta nói ông Thiệu chỉ muốn đánh cho nhanh. VNCH có khuyết điểm trong cơ cấu tổ chức, ít quân trừ bị, họ sợ bị thiệt hại nhân mạng …Hai tác giả còn lại chỉ trích sự sai lầm của ông Thiệu nhưng Tướng Davidson chê bai nặng nề hơn. Ông này nói Thiệu trốn trách nhiệm, mới đầu hân hoan đồng ý chiến dịch sau cho rút làm hỏng bét hết. Ông cũng đánh giá thấp tài lãnh đạo, chỉ huy của TT Thiệu và các Tướng tư lệnh VNCH.

Kissinger, Moss và nhất là Davidson chỉ trích cơ cấu tổ chức quân sự VNCH, thiếu quân lưu động, trừ bị, nặng về chủ trương giữ đất. Những điểm yếu kém của VNCH về lãnh đạo, chỉ huy của cấp Tướng lãnh… có thể đúng nhưng không phải là lý do chính cho sự thất bại. VNCH thiếu quân trừ bị hoặc chỉ lo giữ đất là do Mỹ, quân đội miền Nam phải phụ thuộc vào Mỹ cũng là do Mỹ, họ tổ chức và trang bị, viện trợ cho nam VN.

Sở dĩ cuộc hành quân thất bại vì người Mỹ không viện trợ giúp đỡ VNCH nhiều như khối CS đã giúp đồng minh CSBV của họ. Đúng 30 năm sau khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt, hai tác giả Trần Tiến Hoạt và Lê Quang Lạng thuộc Viện Lịch Sử Quân Sự CSVN có bài tham luận rất đầy đủ về về nguồn chi viện của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa dành cho miền Bắc trong cuộc chiến (10) . Theo đó ngoài viện trợ to lớn của Nga, Trung Cộng, các nước XHCN Đông Âu cũng đóng góp rất nhiều cho CSVN trong khi miền nam VN chỉ trông vào Hoa Kỳ. Các nước đồng minh Anh, Pháp, Tây Âu.. đều không giúp gì, họ phá Mỹ, bênh vực CSVN mà vẫn núp dưới cây dù nguyên tử Mỹ. Sở dĩ các nước CS giúp BV nhiều hơn vì họ không phải đưa ra Quốc hội, muốn viện trợ bao nhiêu tùy ý trong khi Hành pháp Mỹ phải vận động Lập pháp, thăm dò dân… nên viện trợ tới tay miền Nam thường bị cắt giảm, có khi nhỏ giọt.

Về điểm này chính Davidson đã công nhận CSBV được cấp xe tăng, đại bác tối tân như trên, họ luôn mạnh hơn VNCH, Mỹ nâng cấp quân đội miền nam VN cho bằng BV nhưng quá trễ và quá ít (“too little, too late”) nguyên văn.

“Vì thế quân đội BV luôn đi trước quân đội VNCH một bước. Việt Nam hóa chiến tranh là chuyện chạy đua (vũ trang) quá ít, quá trễ” (11)

VNCH tổng cộng có một triệu quân năm 1971 như Kissinger nói trên nhưng thực ra chủ lực quân chỉ có 11 sư đoàn bộ binh và hai sư đoàn tổng trừ bị (Dù, TQLC) và 15 liên đoàn Biệt động quân trong khi CSBV có 15 sư đoàn chính qui (4 quân đoàn và đoàn 232) (12) và 26 trung đoàn độc lập (13)

CSBV được trang bị mạnh hơn, quân số họ đông hơn VNCH. Tổng cộng miền nam VN có 44 tỉnh, tính trung bình một trung đoàn bảo vệ một tỉnh nên thiếu quân di động trong khi CSBV không phải giữ đất. Cuộc hành quân sang Miên năm 1970 thành công vì có quân đội Mỹ cùng tham gia, tại đây Cộng quân xa hậu cần miền Bắc, họ không có xe tăng, pháo binh, không được tăng viện nên bỏ chạy. Ngược lại tại Tchephone Lào rất gần hậu cần miền Bắc, Cộng quân được tiếp viện nhanh, được trang bị pháo binh, phòng không, thiết giáp nên rất mạnh. VNCH không được Mỹ yểm trợ nhiều (bị Quốc hội chống đối) nên không thể đương đầu với lực lượng địch đông đảo trang bị mạnh hơn. VNCH giữ đất còn chưa xong, không thể một mình làm nhiệm vụ tấn công, chiến dịch Hạ Lào của Mỹ coi như thất sách, không thể đổ lỗi cho VNCH.

Về tổn thất hai bên ông Nguyễn Đức Phương dựa theo tác giả R.H Cole trong Southern Defeat on the Ho Chi Minh Trail. The Vietnam War, Salamander Books Ltd, pp190-197, 198. cho biết (14)

Mỹ 176 chết, 1,942 bị thương, 42 mất tích, thiệt hại quân dụng: 108 trực thăng và 7 phi cơ bị phá hủy.

VNCH: 1,483 người chết, 5,420 bị thương, 691 mất tích. Thiệt hại quân dụng: 75 chiến xa và thiết vận xa, 405 xe vận tải bị phá hủy; mất 198 vũ khí cộng đồng và 3,000 vũ khí cá nhân.

CS: 13,535 chết, 69 tù binh.  Thiệt hại quân dụng: 76 đại bác, 106 chiến xa, 405 xe vận tải bị tịch thu hoặc phá hủy; 1,934 vũ khí cộng đồng và 5,066 vũ khí cá nhân bị tịch thu”.

Theo tác giả Nguyễn Kỳ Phong, mấy tuần sau Lam Sơn 719 kết thúc Bộ Tư lệnh  MACV  và Bộ TTM VNCH tuyên bố:

Phía VNCH 1,529 người chết, 5,423 bị thương (21% so với quân tham chiến), mất 111 xe M-41, M-113, 90 dại bác, 70 quân xa.

Mỹ 174 chết, 1,027 bị thương, 42 mất tích.

CSVN 16,224 chết, 81 bị bắt, 4 đầu hàng, mất 308 đại bác phòng không, 48 đại bác, 223 súng cối, 207 súng hỏa tiễn 122 ly, 106 chiến xa, 291 xe vận tải (15)

Chiến dịch có lợi cho 2 nhà lãnh đạo Mỹ, nếu thành công sẽ thuận lợi cho chương trình rút quân của Nixon và cho cuộc hòa đàm của Kissinger tại Paris. Mục tiêu chính của chiến dịch là làm suy yếu địch giúp cho miền nam VN không sụp đổ khi Mỹ rút.

Trọng Đạt

(1) Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.

(2) Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1991.

(3) Hành Quân Lam Sơn 719, Đường Về Tchepone, Tự Lực 2013

(4) Trong White House Years, Vietnam 1970-71, Forcing Hanoi’s Hand, Laos Operation, từ trang 987 tới 1010

(5) Trong Vietnam At War, The History 1946-1975, Chương 23 The Raid Too Far, Lam Son 719, 1971 từ trang 637 tới 670.

(6) White  House Years trang 986

(7) Vietnam war Allied troop Level s 1960-73

(8) Nhóm đặc nhiệm Washington

(9) George Donelson Moss: Vietnam, An American Ordeal trang 344 -347

(10) Bản tin của BBC.com ngày 10-5-2006 một buổi hội thảo qui mô tổng kết cuộc chiến tranh Việt Nam tại Sài Gòn ngày 14 và 15 tháng 4 năm 2006, tập hợp nhiều tham luận của các sử gia và tướng lãnh trong quân đội Bắc Việt và trong cuốn Năm Đường Mòn Hồ Chí Minh của Đặng Phong,  nhà xuất bản Trí thức Hà nội 2008, trang 120, 121 cũng nói đầy đủ về viện trợ CS quốc tế cho BV. Tổng cộng 2 triệu 362 ngàn tấn hàng hậu cần và vũ khí

(11) Vietnam At War, The History 1946-1975 trang 660: nguyên văn:  “Therefore the NVA were always at least one step ahead of the RVNAF. Vietnamization was a running story of “too little, too late”

(12) Nguyễn Đức Phương : Chiến tranh Việt Nam Toàn tập trang 901.

(13) Wikipedia tiếng Việt: Chiến dịch Xuân- Hè 1972

(14) Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 519.

(15) Hành Quân Lam Sơn 719, Đường Về Tcheponetrang 185, 186

 

Dân Tộc Sinh Tồn

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy

B. Luật Biến Cải

Sức mạnh đã đóng một vai tuồng trọng-hệ và trong lịch-sử võ-trụ, lúc nào ta cũng thấy nó hiện ra. Tuy thế, có nhiều trường-hợp, yếu-tố sức mạnh không đủ để giúp cho sanh-vật được sinh-tồn chắc chắn.

Khoa cổ-sanh-vật-học cho ta biết rằng, thời tiền-sử, có không biết bao nhiêu giống thú khổng-lồ. Sức mạnh của chúng so với những thú khác trong ấy có tiên-tổ loài người – lúc đó hãy còn là một thứ thú tầm-thường chưa có trí tuệ – thật là lớn hơn vạn bội. Nhưng những con thú ấy đã bị tiêu-diệt từ lâu, trong khi nhiều loại bọ nhỏ hơn người rất nhiều – và tất-nhiên có một sức mạnh không đáng kể so với các thú khổng-lồ kia – hãy còn tồn-tại đến ngày nay.

Hơn nữa, theo một số ước-lượng của một số nhà khoa-học, nhiều loại bọ và vi-khuẩn có một sức sống mãnh-liệt vô-cùng. Chúng sanh-sản rất nhiều và đương đầu lại sự sát-hại của người một cách có hiệu-lực. Một vài người đi xa hơn nữa, tỏ ý lo ngại rằng những loài ấy sẽ là một mối nguy cho nhơn-loại sau này.

Dầu không theo chơn những nhà khoa-học quá bi-quan đó, chúng ta cũng phải nhận rằng những điều-kiện trên này có thật, và sức mạnh riêng nó chưa đủ mang sự thắng-lợi về cho các sanh-vật tranh-đấu nhau. Ngoài sức mạnh ra, các sanh-vật còn có một khả-năng khác. Khả-năng ấy là khả-năng biến-cải của sanh-vật. Nó giúp cho sanh-vật uốn mình theo hoàn-cảnh, tự thay đổi năng-lực mình để ứng- phó với những điều-kiện bất-thuận-lợi, và dùng sức mạnh của mình một cách thích-hợp với tình-thế.

Trong sự sinh-tồn của các chủng-loại, sự biến-cải đóng một vai tuồng cũng quan-trọng không kém sức mạnh, mặc dầu vai tuồng này chỉ được các nhà khoa-học nhận-thức, chớ không được quảng-đại quần-chúng biết đến. Trong giới khoa-học sanh-vật, vấn dề biến-cải trở thành một trong những vấn-đề căn-bản, và các lý-thuyết gia tiến-hóa không ít thì nhiều đều phải dựa vào ý-niệm biến-cải này.

Nói một cách khái-quát, sanh-chất tự nó đã có khuynh-hướng biến-cải, và sanh-vật nào cũng có quan-năng biến-cải, chỉ khác nhau về phần phẩm mà thôi. Tuy vậy, đối với người, quan-năng biến-cải có tánh-cách vô-cùng phức-tạp. Để cho tiện sự khảo-sát, ta có thể phân-biệt hai loại biến-cải, biến-cải của loài thú, biến-cải đặc-biệt của người.

1.- Quan năng biến cải của loài thú

Võ-trụ là một khối vật-chất biến động không ngừng vì bị sự chi-phối của nhiều lực khác nhau. Sự sống vốn cũng là hoạt-động. Nhưng phải có một số điều-kiện mới có thể duy-trì được. Do sự biến-đổi không ngừng của võ-trụ và của thời-tiết, các sanh-vật luôn luôn bị đặt vào hoàn-cảnh mới. Muốn khỏi bị tiêu-diệt, nó phải tự biến-cải để ứng-phó với hoàn-cảnh mới ấy. Ví đó, sanh-vật tự-nhiên có khả-năng biến-cải và lịch-sử những cuộc biến-cải không ngừng.

Trước hết, các nhà sanh-vật-học cho biết rằng lịch-trình tiến-hóa của các loài gồm có nhiều ngẫu- biến. Đó là những sự thay đổi đột ngột trong các vi-nhơn của những tế-bào sanh-dục, làm cho sanh-vật con còn có những tánh-cách thể-chất khác sanh-vật sanh ra nó rất xa. Chính những ngẫu-biến đã làm xuất-hiện nhiều loại sanh-vật khác nhau từ những sanh-chất nguyên-thủy.

Tuy thế, những tác-nhơn gây những ngẫu-biến hiện nay chưa được biết một cách rõ ràng. Thêm nữa, những ngẫu-biến không phải hướng cả về sự bảo-vệ sự sinh-tồn của các loài. Nếu nó có thể đưa một sanh-vật đến một hình-thức cao hơn, nó cũng có thể làm cho sanh-vật tuyệt-chủng được. Sau hết, nó có tánh-cách ngẫu-nhiên và không thể xem là một khả-năng.

Khả-năng biến-cải theo đúng nghĩa của nó, chỉ giúp sanh-vật thay đổi hình-thức trong một phạm-vi nhỏ hẹp và nhứt là thay đổi cách ứng-phó với hoàn-cảnh bên ngoài. Những thay đổi này có tánh-cách di-truyền, nhưng thường thì chỉ đạt được trong phạm-vi cá-nhơn mà thôi.

Ngay trong giới thực-vật và động-vật hạ-cấp, người ta đã nhận thấy có sự biến-cải rồi.

Những loài cây ở chỗ nóng và ít mưa đã biến-đổi những cơ-quan của mình để rút được nước vào thân mình và đồng-thời giữ cho hơi nước ít bốc ra. Rễ nó thường ăn sâu xuống đất, còn lá thì nhỏ lại, có khi biến thành gai để cho diện-tích phơi ra nắng và giữ nhiệm-vụ đưa hơi nước ra ngoài nhỏ bớt đi. Nhiều loại trùng khi gặp hoàn-cảnh sanh-hóa bất-thuận-lợi thì hóa thành những bào-tử-nang, có một lớp vỏ cứng chắc bọc lại, đủ sức bảo-vệ nó chống những nguy-cơ tiêu-diệt. Đến khi hoàn-cảnh thuận-tiện trở lại, bào-tử-nang lại trở thành con vi-trùng. Vi-trùng cũng có thể tự tạo những khả-năng chống lại các chất có thể giết hại nó. Những thứ thuốc sát-trùng, nếu dùng không đủ lượng rất có hại, vì chẳng những không giết được vi-trùng, nó còn tập cho vi-trùng quen với thuốc, và về sau, có thể đương cự lại thứ thuốc ấy, dầu số lượng có đủ cũng vậy.

Đối với những động-vật có một cơ-thể phức-tạp hơn, và hoạt-động trong một phạm-vi rộng hơn, sự biến-cải càng rộng hơn. Cơ-thể những động-vật này vừa phải tự điều-chỉnh những khí-quan của mình cho nó hòa-hợp nhau, vừa phải tự thay đổi để ứng-phó với sự thay đổi thời-tiết. Nhiều loài vật ở xứ lạnh phải tổ-chức đời sống một cách phù-hợp với phong-thổ. Ở những xứ này, mùa đông trời lạnh lẽo, cây cỏ trơ trụi, việc kiếm ăn rất khó. Vì đó, một số động-vật mùa hè thì ăn rất nhiều để tạo những chất trừ-bị trong thân, đến mùa đông, chúng tìm chỗ ẩn náu và ngủ suốt mấy tháng. Trong thời-kỳ này, cơ-thể chúng sanh-hoạt rất ít và tiêu-thụ những chất trừ-bị chúng đã chế-tạo được.

Sự biến-cải của các loài thú, hoặc chỉ là những phản-ứng tự-nhiên của cơ-thể, hoặc thực-hiện dưới sự điều-khiển của các bản-năng. Trí khôn của thú nếu có một vai tuồng thì vai tuồng này cũng ít và không đáng kể. Ví đó, quan-năng biến-cải của loài thú là một quan-năng biến-cải tự-nhiên.

Một trong những biểu-lộ quan-năng biến-cải này là năng-lực nghĩ-thái. Đó là một xu-hướng của loài vật khiến cho nó bắt chước hình dáng những đồ vật hay sanh-vật ở quanh nó  để có thể ẩn núp trong khung cảnh một cách dễ dàng.

Năng-lực nghĩ-thái có nhiều cách phát-biểu khác nhau. Chúng ta có thể phân-biệt những loại nghĩ-thái sau này.

a) Nghĩ thái bằng thái độ hay bằng sự xử dụng các phân tiết tự nhiên

Những côn-trùng bay dở thường hay giả chết để gạt các địch-thủ, hoặc gieo mình xuống đất rồi nằm im không cựa cạy giữa đám cỏ, giữa các lớp lá cây khô, hay giữa các mẩu đất vụn, thành ra người ta khó tìm thấy nó. Con mèo khi gặp kẻ địch thì xù lông ra cho có vẻ lớn hơn để giống hình dạng con beo hay con cọp, làm cho kẻ địch khiếp-đảm.

Nhiều loại côn-trùng thường tiết ra những chất nước bay mùi khó chịu, làm cho những sinh-vật khác không muốn lại gần nó. những con giòi, con nhộng của một thứ côn-trùng bán-si thuộc loại ve ve, bao mình bằng một thứ bọt từ trong hậu-môn tiết ra, giống hệt như đờm dãi, thành ra rất dễ gớm.

b) Nghĩ thái bằng cách mang đồ vật lạ vào mình

Những con giòi, con nhộng của nhiều giống nhện nhỏ thuộc loại sâu ghẻ, giữ luôn trên mình những lớp da đã lột, che giấu hết cả chi-thể. Nhiều con bọ ở bờ sông mang trên lưng một viên bùn có dính những mẩu vụn lặt vặt, thành ra giống như cục đất thật vậy. Con nhộng loài thạch-tàm ở dưới nước mang theo mình một cái vỏ bằng bùn hay bằng cây mục. Con ốc ma thì ở trong một cái vỏ ốc trống để tự-vệ dễ hơn.

c) Nghĩ thái bằng cách biến mình cho tiệp với khung cảnh chung quanh

Nhiều loài nhộng sống giữa rông rêu, xem giống hệt như rông rêu. Những loài sâu sống trên cây lá có khi giống hệt như cây lá ấy : con thì hình cái lá, con thì tựa như các mầm cây non, con thì y  như một nhánh nhỏ. Nhiều thứ sâu khác có màu tiệp với màu cây lá nó ăn. Ta có câu tục ngữ : « Rau nào sâu nấy » chỉ rằng mỗi thứ rau có một giống sâu đặc-biệt và giống sâu này hình tích giống như hoa lá cây rau hay có màu tiệp với cây rau.

Thú vật cũng có sắc lông hợp với khung cảnh trong đó nó sống. Những loài thú, loài chim vùng địa- cực, như gấu, sói, chồn, thỏ, chim ục, v.v… đến mùa đông băng tuyết phủ khắp nơi thì bộ lông trắng tinh, tiệp hẳn với màu tuyết. Con sư-tử, con báo-đà, con linh-dương, con thỏ nhảy ở sa mạc thì lông màu vàng lợt, giống như màu cát vậy. Con ngựa vằn, con cọp ở những cánh đồng cỏ mọc cao thì mình vằn vện, khi đứng trong đám cỏ, rất khó trông thấy. Con beo thường sống trên cành cây thì bộ lông có đốm y như bóng mặt trời chiếu qua khe lá. Nhiều loài chim sống dưới lùm bụi có bộ lông có màu xanh tiệp với lá cây.

Những loài cá mình dẹp như cá đuối, cá lờn bơn, lưng màu y hệt như màu đáy biển trên đó nó nằm.

Đặc-biệt nhứt là con cắc-kè và con cá chim hoa có thể thay màu một cách dễ dàng cho tiệp với khung cảnh mỗi lúc.

d) thái bằng cách biến hình cho giống những thú khác

Nhiều thứ bướm ở lưu-vực sông Amazone thuộc Nam Mỹ-châu, có màu sắc sặc sỡ và mùi rất hôi, các giống chim ăn bọ luôn luôn chừa nó ra. Cũng ở trong vùng đó, có một giống bướm khác, không có mùi hôi, nhưng màu cánh cũng sặc sỡ như loài bướm trên, thành ra các giống chim thấy nó cũng lánh xa, không bắt. Người ta lại còn gặp nhiều thứ rắn không độc, nhưng hình-tích giống như thứ rắn độc, làm cho các giống khác cũng sợ nó như sợ thứ rắn độc kia vậy.

Nói tóm lại, năng-lực nghĩ-thái được phát-biểu ra nhiều cách khác nhau. Nhưng mục-đích nó vẫn luôn luôn là giúp cho sinh-vật những điều-kiện thuận-tiện để tranh-đấu sinh-tồn.

Đối với những loài sinh-vật nhỏ bé thì năng-lực nghĩ-thái có tánh-cách tự vệ nhiều hơn : sự giả chết, sự ẩn núp dưới những chất phân-tiết tự-nhiên, hay dưới những đồ vật lạ chung quanh, sự biến hình cho giống đồ vật chung quanh mình hay có màu sắc tiệp với màu sắc những đồ vật ấy, sự biến hình cho giống những thú khác, cốt để cho sanh-vật nhỏ bé có thể trốn tránh hay gạt gẫm những kẻ địch mạnh hơn mình.

Năng-lực nghĩ-thái của những giống vật mạnh thì có tánh-cách xâm hại : con thú mạnh sở-dĩ cần ẩn núp trong khung cảnh tự-nhiên một cách có hiệu-lực là để cho con mồi không thấy con thú mạnh để con thú mạnh săn nó một cách dễ dàng hơn.

Năng-lực nghĩ-thái làm cho sinh-vật có hai cá-tánh : một cá-tánh do thiên-nhiên phú sẵn cho nó, và một cá-tánh mà bản-năng sinh-tồn giúp cho nó để nó đối-phó với những kẻ thù có thể hại mạng nó. Cùng với luật mạnh được yếu thua, luật lưỡng-cá-tánh của năng-lực nghĩ-thái đã đóng một vai tuồng rất quan-trọng trong sự đào-thải thiên-nhiên.

2.- Quan năng biến cải của người

a)- Đại lược về Quan năng biến cải của người

Trong các loài động-vật, người là giống có quan-năng biến-cải cương-kiện nhứt. Trong quyển « Con người, kẻ lạ chưa ai biết » đã cho chúng ta rất nhiều tài-liệu để hiểu về con người, bác sĩ Alexis Carrel, đã nghiên-cứu kỹ càng về quan-năng biến-cải này.

Theo bác sĩ, cơ-thể của người gồm toàn những chất mềm bở, dễ hư hỏng và có thể tan rã trong vài giờ đồng hồ. Tuy vậy, nó lại tồn-tại lâu dài như là đúc bằng thép cứng vậy. Chẳng những tồn-tại được, nó lại còn có thể vượt qua nhiều khó khăn và những nguy-cơ do thế-giới bên ngoài đưa đến. Hơn bất- cứ loài thú-vật nào khác, con người đã ứng-biến một cách thích-hợp với những điều-kiện thường biến của ngoại-giới. Trước tình-thế mới, cơ-thể người tạo ngay ra một phương-tiện để đối-phó. Phương-tiện này luôn luôn hướng đến chỗ kéo dài đời sống của người đến mực tối-đa. Ta có thể bảo rằng tất cả những diễn-tiến sanh-lý trong thân người đều có mục-đích bảo-đảm sự sinh-tồn của người và đều có tánh-cách biến-cải.

Nơi người, sự biến-cải gần như là thường-trực, và có rất nhiều hình-thức khác nhau. Tuy thế, chúng ta có thể gom nó về hai loại : sự biến-cải nội-quan, tức là sự biến-cải bên trong những cơ-quan nội-tại của người, và sự biến-cải ngoại-quan, tức là sự biến-cải của thân người để đối-phó với hoàn-cảnh bên ngoài.

1.- Sự biến cải nội quan

a) Sự điều chỉnh nội giới của người

Nội-giới của người gồm những tổ-chức, những thể-dịch và huyết-dịch rất ổn-định. Tiết-điệu những cơ-quan của người không thay đổi bao nhiêu. Tế-bào và thể-dịch của người luôn luôn tiếp-tục những sự trao đổi hóa-hợp của mình. Máu người châu-lưu trong các huyết-quản và các mao-quản của các tổ-chức với một tốc-độ gần như bất-biến.

Sự ổn-định của nội-giới không phải là một trạng-thái an nghỉ, cũng không phải là một trạng-thái quân-bình. Nó là kết-quả của một sự hoạt-động không ngừng của toàn cơ-thể.

Muốn cho máu người giữ được bản-chất và châu-lưu một cách đều đặn, cơ-thể phải thi-hành không biết bao nhiêu vận-động sanh-lý. Và tất cả những hệ-thống cơ-quan của người đều phải tập-trung hết sức cố-gắng của mình lại, mới làm cho những tổ-chức của thân người được an-ổn.

Máu người luôn luôn nhận thêm hay là mất bớt nước một cách bất-thường. Trong khi người ăn uống, nước trong thức ăn thức uống cùng với những thức nước do các tuyến tiêu-hóa tiết ra đổ vào trong máu, thành ra máu thêm rất nhiều nước. Trái lại, trong khi người tiêu-hóa vật-thực, các cơ-quan tiêu-hóa lại rút trong máu một phần nước cần-thiết cho sự làm việc của mình. Khi người vận-dụng cơ-thể một cách mạnh bạo, khiến cho mồ hôi đổ ra, hay khi người uống thuốc tẩy và đi đạI-tiện nhiều, máu người lại mất đi một phần nước của mình. Để cho sự thêm bớt nước này không làm biến-cải áp- lực và tổng-lượng của máu, cơ-thể người phải vận-dụng nhiều cơ-cấu điều-chỉnh khối máu.

Áp-lực của máu không phải tùy tổng-lượng tuyệt-đối của khối máu, mà tùy sự tương-quan giữa tổng-lượng khối máu với dung-lượng của bộ máy tuần-hoàn. Những huyết-quản của bộ máy này vốn không phải là những ống cứng rắn, nó có thể biến-đổi khẩu-kính của mình. Nó giãn ra hay co lại tùy theo khối máu nhiều hay ít. Thêm nữa các mao-quản lại có tánh thông-thấu, nghĩa là có thể để cho chất nước trong máu và trong các tổ-chức thấm qua lại với nhau. Sau hết, nước trong máu có thể do thận, do các tuyến ngoài da, do ruột, do phổi mà bài tiết ra ngoài thân người. Khi máu tụ về phía hữu quả tim nhiều quá, tâm-nhĩ bên hữu phản-ứng lại làm cho tim đập mau hơn, đồng-thời huyết-thanh thấm qua các mao-quản để lọt vào các thớ thịt và các tổ-chức. Nhờ đó, bộ máy tuần-hoàn loại trừ phần nước dư trong khối máu đi. Trái lại, khi tổng-lượng và áp-lực của máu hạ xuống, các huyết-quản tự-nhiên co lại, đồng-thời những chất nước trong các tổ-chức do các mao-quản mà thấm vào máu. Nhờ những tác-động này, và nhiều tác-động khác phức-tạp hơn, tổng-lượng và áp-lực máu trong cơ-thể người gần như là luôn luôn ở vào một mực bất-biến.

Sự kết-cấu của máu cũng hết sức ổn-định. Trong trạng-thái bình-thường, số lượng của huyết-cầu, huyết tương, chất diêm, chất đản bạch tinh, chất mỡ và đường không thay đổi bao nhiêu. Các tổ-chức của người luôn luôn lưu trữ nước, diêm, mỡ, đản bạch tinh và đường để phòng khi thiếu thốn nên những biến cố bất ngờ thường không biến-đổi được bản-chất nội-giới của cơ-thể.

Cương-lực của dưỡng-khí và thán-toan trong máu cũng luôn luôn bất-biến, nhờ nhiều tác-động khác nhau. Sự trao đổi dưỡng-khí cùng thán-toan giữa các tổ-chức và máu do những tánh-chất hóa-học của hồng-huyết-tố, của đản-bạch-tinh và các chất trong huyết-thanh điều-chỉnh.

Một sự diễn-tiến sanh-lý đặt dưới sự điều-khiển của những tế-bào thần-kinh qui-định số lượng dưỡng-khí và máu mang từ phổi đến các tổ-chức cho vừa đủ với sự cần dùng của cơ-thể.

Ngoài ra, còn nhiều tác-động vừa có tánh-cách lý-hóa vừa có tánh-cách sanh-lý, giữ cho nội-giới không bị toan-hóa đi. Những chất toan do các tổ-chức tiết ra thấm vào các thể-dịch, nhờ các chất diêm trong huyết-thanh chế-ngự, nên không biến-đổi bản-chất của máu. Tuy thế, cơ-thể cũng bài-tiết bớt các chất toan thừa thãi của mình. Thán-toan do nơi phổi và những chất toan không huy-phát do nơi thận mà bị bài-tiết ra ngoài.

Tất cả những tác-động giữ cho nội-giới của người bất-biến đều do thần-kinh-hệ kiểm soát và điều-khiển.

b.- Sự hòa hợp các cơ quan nội tại

Những cơ-quan nội-tại của con người đều nhờ sự liên-lạc của nội-giới và thần-kinh-hệ mà hòa-hợp với nhau để hoạt-động cho những mục-đích chung. Mỗi yếu-tố trong thân người dường như biết rõ những sự cần dùng hiện-tại và tương-lai của toàn cơ-thể và tự biến-đổi để trả lời cho sự cần dùng đó.

Khi một quả thận của người bị cắt  đi, quả còn lại tự-nhiên lớn thêm ra, mặc dầu một quả thận bình-thường đã đủ để giữ nhiệm-vụ bài-tiết nước tiểu. Như thế, là để trong tương-lai, khi cơ-thể cần dùng một sự cố-gắng nhiều hơn của quả thận, cơ-quan này có đủ sức cung-cấp  sức làm việc thêm ấy.

Khi người bị xuất-huyết vá mất máu nhiều, các huyết-quản của người co lại và điều này làm tăng thêm tổng-lượng tương-đối của khối máu còn lại. Nhờ đó, áp lực của máu trong huyết-quản vẫn đủ cho máu tiếp-tục châu-lưu. Đồng-thời nước trong các tổ-chức và trong các bắp thịt thấm qua các mao-quản để vào trong hệ-thống tuần-hoàn, người bị xuất huyết thấy khát dữ dội và nước anh ta uống vào làm cho huyết-thanh của anh ta lần lần đạt được tổng-lượng cũ. Những huyết-cầu trừ-bị trong các cơ-quan được đổ vào máu. Các tủy xương thì lo chế-tạo những yếu-tố tế-bào để hoàn-thành lại việc bồi đắp khối huyết. Như vậy, trong cả thân người ta, ta nhận thấy có một loạt những hiện-tượng sanh-lý, lý-hóa và kết-cấu cùng hợp lại để giúp cơ-thể ứng-phó với sự xuất-huyết.

Dưới con mắt nhà khảo-sát, những bộ-phận khác nhau của một cơ-quan cũng có vẻ hòa-hợp nhau lại để thực-hiện một mục-đích nhứt-định. Khi bộ não người tự kéo dài ra phía ngoài da thành một cái thần-kinh thị-giác và cái võng-mô, da chỗ ấy thành ra trong suốt. Nó tạo ra cái giác-mô và cái thủy-tinh-thể để hợp với võng-mô và thần-kinh thị-giác làm ra cơ-quan thị-giác của con người. Trước cái thủy-tinh-thể, cái màng của mống mắt lập thành cái cách-mô. Tùy theo sức chói của ánh sáng nhiều hay ít, cách-mô mở rộng ra hay thâu hẹp lại, và sức cảm-xúc của võng-mô tăng-gia hay giảm-thiểu đi. Hình thể của thủy-tinh-thể có thể biến-đổi để cho người nhìn xa hay nhìn gần tùy ý. Như vậy tất cả những bộ-phận trong con mắt người đều tương-quan nhau và tự-nhiên hòa-hợp nhau trong sự trông nhìn.

c.- Sự tu bổ tổ chức

Khi người bị một vết thương vì đụng chạm, vì phỏng cháy, vì trúng tên đạn, thành ra da, thịt, huyết-quản và xương cốt một vùng trong thân-thể bị tổn-hại, cơ-thể người cấp-tốc ứng-phó với tình-thế mới. Nhiều tác-động rất khác xa nhau cùng hòa-hợp nhau lại để tu-bổ phần cơ-thể bị tổn-hại đó.

Khi một huyết-quản bị cắt đứt, máu do huyết-quản đó mà chảy ra nhiều. Áp-lực của máu trong huyết-quản hạ xuống. Người bị nạn ngất đi. Máu tự-nhiên bớt chảy. Một cục máu cứng hiện ra trong vết thương, và nhiều sợi huyết bao bọc lấy miệng huyết-quản, thành ra máu bị cầm lại. Trong những ngày kế tiếp theo đó, những bạch huyết-cầu và những tế-bào của các tổ-chức len vào trong cái nút bằng sợi huyết và vá lại cái huyết-quản bị cắt đứt.

Khi một chi-thể bị gãy, những đầu nhọn của các đốt xương vỡ thường xé các thớ thịt và các mao-quản. Vì đó, chung quanh các đầu nhọn này có một khối nhầu nát gồm có sợi huyết, mảnh xương và thớ thịt. Sự lưu-thông của máu ở đây liền trở nên linh-hoạt hơn. Chi-thể sưng tấy lên. Máu mang đến vùng bị thương-tổn những chất bổ-dưỡng cần-thiết cho sự tu-bổ các tổ-chức. Ở trung-tâm-điểm và ở những vùng bao quanh vết thương, các tổ-chức quây quần lại để vá những chỗ hư hỏng. Những tổ-chức này tùy theo sự cần dùng của vết thương mà biến-hóa không cùng. Một thớ thịt gần chỗ xương gãy có thể biến thành một mẩu sụn mềm, nối các đầu xương gãy. Mẩu sụn này lần lần thành ra xương thật. Như vậy trong một khoảng thời-gian sau ngày chi-thể bị gãy, một loạt nhiều hiện-tượng hóa-học, thần-kinh, tuần-hoàn và kết-cấu cùng phát-xuất và liên-lạc nhau để tu-bổ những nơi bị thương-tổn và làm cho chi-thể lành mạnh trở lại.

Trong sự vá lành những vết thương ngoài da, người ta cũng nhận thấy tánh-cách biến-cải của cơ-thể. Khi da bị lột mà người ta che chở những thớ thịt bị phơi ra ngoài chống vi-trùng, chống không-khí, và mọi nguyên-do kích-thích một cách hoàn-toàn quá, sự lành lặn không còn cần-thiết cho cơ-thể và vết thương không lành được. Nhưng nếu người ta để cho vi-trùng hay mảnh vải băng làm cho vết thương bị kích-thích, nó lần lần lành lặn. Tổ-chức liên-kết mọc ra để lấp vết thương và làm cho miệng vết thương nhỏ lại. Trong khi đó, tổ-chức biểu-bì tạo ra lớp da non bao bọc vết thương.

Những tác-động của các cơ-cấu để tu-bổ những vết  thương luôn luôn hòa-hợp nhau để đạt mục-đích, nhưng trong trường-hợp một trong những hiện-tượng ấy vì một lý-do gì mà khiếm-khuyết hẳn đi, những hiện-tượng còn lại cũng vẫn tiếp-tục công việc làm của nó và tìm cách bù vào hiện-tượng khiếm-khuyết ấy.

d) Sự trị liệu các bệnh tật

Khi các vi-trùng hay tinh-độc lọt được vào trong nội-giới của cơ-thể, các quan-năng của người liền thay đổi tức khắc. Người ngọa bịnh, và tánh-cách của căn bịnh người mắc phải tùy theo cách các tổ-chức người biến-cải để đối-phó với những bịnh-tố.

Sự biến-cải của cơ-thể để đối-phó với các căn bịnh có hai trạng-thái khác nhau. một mặt nó hướng đến chỗ ngăn cản các tác-nhơn sanh bịnh, không cho chúng vào cơ-thể, hoặc diệt trừ nó nếu nó đã vào cơ-thể rồi. Một mặt khác nó tu bổ những vết thương do những tác-nhơn sanh bịnh này gây ra trong thân-thể, và tiêu-hủy những độc tố do những loại vi-trùng hay chính các tổ-chức tiết ra.

Hoặc nhờ sự trợ-lực của những huyết-thanh thích-hợp, những chất thuốc hóa-học, hay những cách điều-trị vật-lý, hoặc với sức riêng của mình, cơ-thể người chống với các vi-trùng xâm-lược. Trong khi đó, bạch-dịch và huyết-dịch của người chứa đầy những độc-tố của vi-trùng và những cặn bã của sự tiêu-hóa trong cơ-thể. Toàn thân người trải qua những sự biến-động lớn, và nhiều khi các cơ-quan bị thương-tổn rất nặng. Lúc ấy, các tế-bào phát-biểu ra những năng-lực đặc-biệt không hề xuất-hiện trong khi cơ-thể bình-thường. Nó cố-gắng làm cho nội-giới của người trở thành độc-hại cho vi-trùng, và đồng-thời kích-thích các cơ-quan hoạt-động. Bạch-huyết-cầu sanh thêm nhiều, tiết thêm nhiều chất mới. Nó biến-cải theo những điều-kiện bất ngờ của chứng bịnh do sự công-kích của các tác-nhơn sanh bịnh, do sự suy yếu của các cơ-quan hay do sự tập-trung của vi-trùng trong một bộ phận gây ra. Ở những nơi hư thúi, nó hóa thành mủ chứa những chất đặc-biệt có thể tiêu-hóa các vi-trùng, và làm tan những tổ-chức tế-bào sống để dọn đường chạy ra phía ngoài da hay vào một cơ-quan trống rỗng có thể bài-tiết được các chất dơ ra ngoài.

Trong những chứng bịnh do sự suy yếu của cơ-thể gây ra, quan-năng biến-cải cũng đóng một vai tuồng quan-trọng. Khi một cái tuyến làm việc ít quá, những tuyến khác tăng-gia hoạt-động để bù vào. Khi cái van lấp vào lỗ thông giữa tâm-nhĩ và tâm-thất bên tả yếu đi và để cho máu chạy dội lại, quả tim to ra và sức mạnh nó tăng-gia. Nhờ đó nó có thể tống vào chủ-động-mạch một tổng-lượng máu đầy đủ như thường, và người bịnh có thể tiếp-tục sống thêm hàng năm như người không bịnh tật.

2.- Sự biến cải ngoại quan

Sự biến-cải ngoại-quan là sự biến-cải giúp cho cơ-thể người ứng-phó với thế-giới vật-chất và hoàn-cảnh xã-hội bên ngoài. Chính nhờ nó mà người ta có thể sinh-tồn được qua những điều-kiện bất- thường của hoàn-cảnh.

a) Sự biến cả để ứng phó với vật chất

Sự biến-cải ngoại-quan giúp cơ-thể người hòa-hợp tình-trạng nội-giới của mình với những sự biến-chuyển của hoàn-cảnh bên ngoài. Nhờ nhiều vận-động khác nhau, cơ-thể người giữ cho đời sống sanh-lý  và tâm-lý của mình được ổn-định và thống-nhứt.

Mỗi khi hoàn-cảnh bên ngoài thay đổi, những quan-năng biến-cải đều có một cách đối-phó thích-hợp. Nhờ đó, con người có thể chịu được những sự biến-đổi của ngoại-giới.

Không khí bao giờ cũng nóng hay lạnh hơn thân người. Tuy thế, những thể-dịch thấm nhuần các tổ-chức và máu chảy trong huyết-quản của người luôn luôn giữ một nhiệt-độ hầu như bất-biến.

Nhiệt-độ người trong thân người thường tăng-gia lúc không khi bên ngoài nóng lên. Lúc ấy, sự tuần-hoàn trong phổi và sự vận-động hô-hấp trở nên nhanh hơn. Trong các phế-nang, số nước bốc thành hơi nhiều hơn lên. Do dó, nhiệt-độ của máu trong phổi hạ xuống. Đồng-thời, các huyết-quản dưới da giãn ra, máu dồn về mặt ngoài thân-thể nhiều, và nhờ tiếp-xúc với không-khí bên ngoài mà mát bớt. Trong trường-hợp không-khí nóng quá, các tuyến mồ hôi tiết mồ hôi ra, và mồ hôi này, khi bốc thành hơi, làm cho nhiệt-độ của thân người hạ xuống. Lúc ấy thần-kinh-hệ được vận-dụng, khiến tim nhảy nhanh lên, căng các huyết-quản ra, làm cho người thấy khát và uống nước vào để thay số nước trong máu đã bốc thành hơi ở phổi và bị tiết ra thành mồ hôi. Trái lại, khi không-khí bên ngoài lạnh, các huyết-quản  ngoài da co lại, da thành tái đi. Máu dồn về phía trong các cơ-quan nội-tại ; nơi đó, sự tuần-hoàn và các trao đổi hóa-hợp được tăng-gia để thêm sức nóng cho cơ-thể.

Như vậy, thân-thể người chống chọi lại với thời tiết nóng lạnh bằng những biến-đổi thần-kinh, tuần-hoàn và dinh-dưỡng của toàn thân.

Ngoài ra, cơ-thể cũng đối-phó lại những kích-thích của ngoại-giới một cách tinh-diệu. Ánh sáng chói lọi quá rất có hại cho cơ-thể. Vì đó, cơ-thể có nhiều cơ-cấu chống lại sức chói quá mạnh của ánh sáng. Mí mắt và cách-mô của mống mắt che đậy mắt khi người gặp một ánh sáng chói lọi quá. Đồng-thời, sức cảm-xúc của võng-mô cũng hạ xuống để cho người đỡ nhọc mắt.

Sự giảm-thiểu tính mẫn-thụ là một phương-pháp mà cơ-thể dùng rất thường để đối-phó lại sự kích-thích quá mạnh của ngoại-giới. Khi người sống trong một bầu không-khí xú-uế, mũi người bớt thính đi, và trong một thời-gian, người không ngửi thấy mùi hôi ấy, mặc dầu nó vẫn còn như trước. Ngoài ra, người còn có thể quen với những tiếng động ầm ĩ nếu những tiếng động này tiếp-tục hay đều đặn.

 

Thơ

 

Khai Bút Đầu Năm Đinh Dậu 2017

  Trần Văn Lương

Tha hương bận rộn đón năm Gà,

Kẻ khóc, người cười, kẻ hát ca.

Cạn chén, xót xa cùng xã tắc,

Nâng ly, se thắt với sơn hà.

Ngọ Mùi lặng lẽ bao lần trẩy,

Thân Dậu âm thầm mấy bận qua. (*)

Vận mệnh nước nhà sao mãi vậy,

Bao giờ lấy lại được quê cha.

Cali, Mùng Một Tết Đinh Dậu 2017

(*) Sấm Trạng Trình:

     “Mã đề Dương cước anh hùng tận,

      Thân Dậu niên lai kiến thái bình”

 

Niên lai kiến thái bình và chuyện Gà

Nguyễn thị cỏ May

Cách đây hơn năm trăm năm, Trạng Trình đã dự đoán tình hình phải tới năm Dậu thiên hạ mới có thái bình. Cụ không nói rỏ là thái bình cho thế giới hay chỉ riêng cho Việt nam. Mà thế giới thuở đó, thiên hạ hay bá tánh, cũng rất hạn hẹp, có thể chỉ tron một xứ hay rộng ra thì gồm có Tàu và Miên, Lèo là lớn quá rồi. Về thời gian, thì từ lúc Cụ nói tới nay, đã có bao nhiêu năm Dậu đã qua. Dĩ nhiên trong suốt chiều dài thời gian đó, thiên hạ hay Việt nam cũng đã nhiều lần hưởng được thái bình sau những can qua. Tức lời tiên tri của Cụ đã thật sự ứng nghiệm.

Nhưng, riêng với Việt nam, từ Năm Ất Dậu 1945, người dân đã gánh chịu không biết bao nhiêu thống khổ, tuy Thế chiến đã kết thúc, chỉ vì có cái ngày Cách mạng Mùa Thu và ngày gọi là ngày Độc lập 2 tháng 9, xuất hiện tên Hồ Chí Minh, gây ra và kéo dài tới ngày nay, dẩn đến nước mất vào tay giặc Tàu, dân cả nước ly tán, và ngày nay, nhiều người trên cả nước lần lược tìm cách bỏ trốn chạy khỏi quê hương. Nên người Việt nam nay mới nhắc lại lời Trạng Trình để suy luận hoặc cầu mong lời tiên trí ấy sẽ ứng nghiệm cho năm Dậu 2017 này :

« … Thân Dậu niên lai kiến thái bình …. » ( Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Cũng năm Ất Dậu 1945, ở miền đồng bằng sông cữu Long của xứ Nam kỳ, có một nông dân đưa ra lời tiên đoán về tình hình việt nam. Lời tiên đoán mộc mạc ấy lại thật sự ứng nghiệm. Và nông dân ấy không ai khác hơn là Giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ..

Nhơn đây, xin nhắc lại sơ lược hoàn cảnh Huỳnh Giáo chủ đã tiên tri.

Ngày 9 – 3 – 1945, Nhựt đảo chánh Pháp, nắm quyền trên toàn cõi Đông Dương. Ở Việt nam, Nhựt tìm Vua Bảo Đại trao trả Độc lập cho Việt nam. Nhà vua nhận quyền cai trị đất nước từ tay chánh phủ nhựt và ban hành chiếu chỉ để xác nhận Việt nam giờ đây là nước độc lập. Đồng thời Ngài tuyên bố hủy bỏ tất cả mọi Hiệp ước bất bình đẳng của Pháp đã áp đặt cho Việt nam để thật sự đưa Việt nam thoát ra khỏi sự lệ thuộc Pháp. Ngài mời Cụ Trần Trọng Kim thành lập chánh phủ Việt nam độc lập.

Phật Giáo Hòa Hảo tổ chức lễ chào mừng Việt nam Độc lập ở Vườn Ông Thượng ( Vườn Bờ-rô hay Vườn Tao Đàn sau này). Trước đông đảo dân chúng tham dự, Huỳnh Giáo Chủ kêu gọi đồng bào hảy tham gia vận động Việt nam Độc lập. Có người thắc mắc hỏi Ngài Việt nam độc lập rồi mà Ngài còn kêu gọi dân chúng tham gia vận động gì nữa, thì Ngày cho biết :

« Nhựt bổn (sẽ) không ăn hết nửa con gà » !

Quả thật, qua ngày 2 – 9 – 1945, Nhựt chánh thức đầu hàng. Về phía Việt Minh, không thiếu người tỏ ra vui mừng Việt nam đã có độc lập, hỏi Hồ Chí Minh sao không chịu hợp tác xây dựng nền độc lập với các đoàn thể khác, Hồ bảo « Dù phải đánh Tây thêm mười năm, hai mươi năm nữa, ta vẫn phải đánh. Nhận độc lập bây giờ là thứ độc lập của các đảng phái khác chớ không phải độc lập của ta ». Thế là đất nước từ đó chìm đấm trong máu và nước mắt cho tới ngày nay !

Chuyện dài về Gà

Gà của Cụ Trạng và gà của Huỳnh Giáo Chủ là thứ gà của niên lịch. Gà mà Cỏ May sẽ đề cặp ở đây mới là thứ gà thiệt, có lông, có cánh, có thể ăn thịt được. Trong những thứ này, gà nòi, gà đá hay gà chọi là giống hiếm quí nhứt, mắc tiền nhứt vì nó đem lại tiền bạc và danh vọng sáng chói cho chủ của nó.

Nóí về gà, dân gian có câu hát :

« Con gà tốt mã vì lông

          Răng đen vì thuốc, rượu nồng vì men » (Ca dao)

Muốn biết rỏ về Gà nòi, Gà đá hay Gà chọi, tưởng không gì hơn là tìm hiểu ở sách biên khảo « Thú chơi gà » của Cụ Vương Hồng Sển. Cụ viết với tâm trạng như người trong cuộc từng say mê đá gà. Mà Cụ say mê thật vì chính những thú đam mê này mà Cụ đã bị hụt vợ. Năm 1921, Cụ đi coi vợ. Bà mẹ của người con gái coi giò, coi cẳng Cụ rất kỷ, không chê Cụ vào đâu được, ngoại trừ tật mê đá gà, đá cá của Cụ, … Vậy là Cụ bị liệt kê vào hàng chơi bời. Bà mẹ của người con gái ngán, không dám giao con gái của mình cho tay chơi bời. Thế là Cụ hụt vợ.

Thủơ xưa, thời còn Pháp thuộc, đá Gà, đá Cá, gác Cu, …là những thú chơi tao nhã của giới tiểu tư sản ở Nam kỳ. Họ là Điền chủ, Thày Thông, Thầy Ký có lợi tức bảo đảm đời sống vật chất.

Trong tuần phải đi làm việc, chỉ trừ Điền Chủ là rảnh rổi hơn, nên dân thầy chú có thời khóa biểu dành cho những thú ăn chơi :

 « Nhứt là chủ nhựt sổ gà,

Nhì là hớt cá, thứ ba gầy sòng »

Gà đá, ở Việt nam ngày xưa, có tên gọi hoàn toàn khác nhau tùy địa phương. Dân Nam kỳ nói Đá Gà. Con gà đá gọi là Gà Nòi. Ở Trung gọi là Gà Đá, ở Bắc gọi là Gà Chọi.

Theo dân chơi Gà thì không có thú nào khoái hơn thú chơi gà nòi vì nó sung sướng vô cùng. Nó còn là môn thể thao thẩm mỹ tuyệt vời. Mà không phải sao được ? Người chơi gà nòi phải chính mình ra tay săn sóc nó, ôm nó trum trủm vào lòng còn hơn ôm người yêu không bằng, tổ chức thì giờ cho nó ăn, tắm rửa nó, mài chuốt cựa nó cho bén nhọn, vổ nước cho nó khi thấy nó có vẻ thắm mệt, khát nước, …

Giới chơi gà cho mình là « giới phong lưu ». Người chơi gà chưa có gia đình còn ở chung với cha mẹ thì bị Bà già mắng « mày là thứ đồ mắc nợ gà từ kiếp nào vậy ? Cha mẹ của mày, đẻ mày ra, nuôi mày từ nhỏ tới giờ, chưa có một ngày được mày chăm lo như vậy ».

Trong giới phong lưu này, có kẻ dám  bỏ nhà, bỏ cửa, ra đi, lội bộ trong đồng ruộng sáu bảy cây số, lần mò theo tiếng đồn để tới nơi có giống gà đá hay mà xin chuộc, với giá cao cũng không ngần ngại. Trong làng  chơi, người như vậy có đáng đưọc tôn vinh lên hàng sư phụ không ?

Nhưng Gà Nòi là gà gì ?

Trong các từ điển xưa, từ Đại Năm Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của tới Từ điển của Gustave Hue và cả Đào văn Tập gần đây, tiếng NÒI trong Gà Nòi được giải nghĩa là « nguyên chất tinh ròng, nguyên gốc, không pha trộn làm biến chất ». Gà Nòi là giống gà tốt có nguồn gốc và giử nguyên giống gốc, không bị lai giống.

Gà Nòi có tên gọi khác nhau theo địa phương nhưng đó vẫn là giống gà khác hẳn với những giống ta thường thấy nuôi hay bày bán ở chợ.

Gà Nòi dễ nhận ra do bộ gió dử tợn, hung hăng của nó vì nó sẳn sàng đấu đá để tranh bá đồ vương mà không hề biết sợ nguy hiểm tánh mạng. Thà chết trên chiến trường chớ ít khi bỏ chạy. Tuy vậy nó lại có bản tánh anh hùng của hàng anh chị nên không bao giờ chịu ăn hiếp kẻ khác.

Gà Nòi không to mập  như gà thịt, cũng không dáng vẻ mượt mà, đi đứng yểu điệu như gà thiến. Là thứ rặc nòi, rặc giống mà. Trái lại, nó gọn gàng, hùng dũng, lanh lẹ, toàn thân gân guốc, xương bấp nổi cợm, hai chơn cao nghệu, cứng rắng, cần cổ liền lạc nở nang, khi cần thì vươn dài ra vút mạnh như hai tay võ sĩ nhằm chổ yếu hiêm của đối phương mà tấn công, hoặc lúc phải rút cổ lại thủ thế. Bộ mặt luôn luôn vừa lanh, vừa sắc xảo, lầm lầm lì lì, mắt nhỏ nhưng sáng quắc có thần, mỏ như thép, cựa như lưởi gươm báu.

Gà có tiếng gáy dài là thứ có sức chịu chịu đựng bền bỉ, tiếng gáy ngắn là thứ lâm trận chỉ muốn kết thúc cuộc đấu cho mau. Nhưng khi gà cất tiếng « túc túc »  là ý muốn cho mọi người biết ta đây là dân anh chị đủ sức và sẳn sàng bảo vệ em út. Khi tiếng túc túc dài, êm dịu là để nhắn gọi ai là bạn hảy đến với ta …

Gà Tây

Gà Tây ở đây không có nghĩa là giống gà lớn con nuôi để ăn thịt. Hằng năm, ở Huê kỳ, để mừng Lẽ Tạ Ơn , người giết tới 270 triệu con gà tây. Trong Lễ Tạ Ơn năm rồi, TT Obama đã ân xá cho hai con gà tây của quà biếu gởi tới. Việc làm năm 2016 không phải lần đầu vì trước kia, các vị tiền nhiệm như Truman, Ford, Kennedy đã làm rồi

Mà muốn nói con gà trống làm biểu tượng của nước Pháp gọi là « Gà Trống Goa-loa » ( Le Coq Gaulois). Thật ra, chánh thức, nó không phải là quốc huy của Pháp nhưng trong đời sống, nó hiện diện khắp nơi. Trên nóc chuông nhà thờ, phù hiệu đội banh, trong sách vở, …đều thấy Gà trống xuất hiện. Lịch sử của nó khá lâu đời, từ thời thượng cổ. Và nó có chung tên với nuớc Pháp cổ là nước Gaulle. Thuở ấy, người la-mã chế nhạo gọi người pháp là « gaulois » vì tiếng la-tinh « gallus » có nghĩa là « gaulois và coq » ( người gaulois – Tây ngày nay – và gà trống). Ý muốn chê gà trống là giống chim nhẹ ký hơn chim ưng của la-mã. Nhưng vua Pháp lại nhìn nhận mình là dân Gaulois và giải nghĩa Gà trống (Le Coq) là tượng trưng cho loài biết bay, sự can đảm và còn là một người bạn của Jésus-Christ. Nó biểu hiện cho loài chim của ánh sánh và đức tin, kẻ thù của diều ác và bóng đêm, …

Ngày nay, đội banh Pháp mỗi lần đi đá, ôm theo con gà trống. Hể thắng, thả nó ra, chọc cho nó phùng xòe lên và gáy. Còn thua, bỏ nó vào bao đem về. Mà cũng khá đúng với bản chất thông thường của người Pháp. Thích phùng xòa, khoa trương, nhiều lời nhưng khi lâm trận thì tìm cách rút lui êm. Nên người Pháp thấy người á châu nào dám đánh lộn thì cho đó là nhựt bổn.

Gà Bresse

Ở Bresse của miền Đông-Nam nước Pháp có giống gà lông trắng, nuôi rất kỷ, cho ăn lúa, bắp, thả rong trên sân cỏ. Khi làm thịt nó, người ta dùng vải bó chặt trọn thân gà, lấy dây quấn lại như đòn bánh tét, đem giử lại trong phòng lạnh lối hai mươi ngày mới đem bán. Nói làm như vậy để cho mở có điều kiện loan ra ngắm đều vào thân gà, làm cho thịt gà mềm mại và béo đều. Giá bán khá mắc. Gà lớn, giá cao. Con gà lối 1, 500kg, giá 1kg 25€ thì con gà 2, 500kg, giá 1kg là 65€.

Số gà bán ra thị trường rất hạn chế. Chỉ tìm thấy trong những cửa hàng đặc biệc. Trong siêu thị không hề có. Vì vậy, gần đây, người ta thấy có gà Bresse bán khá phổ biến nhưng không đúng là thứ Bresse chánh gốc. Tức thứ Bresse nòi !

Ở Việt nam, ngày nay, cũng có nhiều giống gà thịt rất lạ, hình dáng trông dữ dằng, lông lá xù xì nhưng giá lại cao hơn gà thường nhiều lần. Trên thị trường chọn lọc, người ta giới thiệu nào gà Móng Tiên, gà Móng Đen, gà Quí tộc ngàn đô-la mỹ, gà Đông Tảo, rồi có thứ gà quí hơn gà Đông Tảo, gà Đông Tảo có vảy, móng rồng quí hiếm, … Người Việt nam nào ăn được loại gà quí hiếm này trong lúc đại đa số người dân chạy tiền kiếm được con gà chợ để cúng ông bà ngày Tết, mắt đã nhỏ lệ.

Gà trong văn chương

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du muợn tiếng gà gáy diển tả tâm trạng lưu lạc và cô đơn của Kiều :

“ Những là đo đắn ngược xuôi

      Tiếng gà nghe đã gáy sôi mái tường ”

Hay trong Chinh Phụ ngâm, Đặng Trần Côn mượn tiếng gà để nói lên nỗi sầu chiết bóng của người chinh phụ trong phòng the, mỏi mắt trong chồng đang dong rủi ngoài biên ải :

“ Gà eo óc gáy sương năm trống,

       Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên ”

Nhưng có lẽ không có tiếng gà nào đủ rung cảm lòng người bằng tiếng gà Thọ Xương :

  “ Gió đưa cành trúc là đà,

    Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương ” !

Trái lại, cũng trong văn chương, tiếng gà của Cụ Phan Sào Nam lại là tiếng trống trận giống to lên để thức tỉnh lòng người, vừa thúc dục hảy đứng lên, cùng nhau xông ra đánh quân thù, cứu nước đã mất vào tay giặc :

“ Dậy ! dậy ! dậy !

     Bên án một tiếng gà vừa gáy

     Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng

     Xúm vai vào xốc vác cứu giang sơn …”

Toàn dân có biết lắng nghe tiếng gà của Cụ Phan để hưởng ứng và thắm nhuần tinh thần của Cụ thì mới mong Việt nam sẽ thấy “ Niên lai kiến thái bình ” ở năm Đinh Dậu 2017 này.

 

Ranh ngôn

• Nếu  gần một người mà bạn thấy thời gian trôi thật nhanh còn khi xa người đó bạn lại thấy thời gian trôi qua thật chậm thì bạn nênđem đồng hồ đi sửa.

 • Yêu nhau không phải là nhìn nhau mà làcùng nhau nhìn về… cái xe dựng  gốc cây kẻo nó chôm chỉa mất.

 • 1 cô gái đứng trước tôi mà cúi mặt xuống có nghĩa là  ấy đang thẹn thùng vì thích tôi, còn nếu tôi mà nhìn xuống trước mặt 1 cô gái thì đơn giản là tôi thích…cặp đùi của cô ấy.

 • Nếu bạn thấy không ai quan tâm tới mình thì bạn hãy thử vào nhà hàng và quên trả tiền đi. Sẽ  người quan tâm tới bạn ngay!

 

Chuyện Sủ Nhi

Nguyễn Ngọc Tư

Sủ Nhi đi làm ở Viện chữ Nhà nước chưa được nửa năm đã nhận 69 bằng khen, nghe nói còn sắp được cất nhắc lên làm viện phó trong vòng 3 tháng tới, nhằm vào kỷ lục viện phó trẻ tuổi nhứt châu Á – Thái Bình Dương.

Chuyện thăng tiến nhanh tuyệt đối chẳng phải vì Sủ Nhi là cháu ruột của viện trưởng, con trai của tỉnh trưởng, em vợ của phó bộ trưởng, mà hoàn toàn bởi tài năng xuất chúng của nó. Má nó, quá tự hào về thằng con đã phải đi thẩm mỹ viện nhiều lần, để thu gom cánh mũi lại, vì mũi phồng quá mức, bởi sự nở không ngừng.

Cả nhà Sủ Nhi hạnh phúc thì đương nhiên rồi, nhưng nhiều khi tự vả vô mặt mình, bởi tưởng đang mơ.

Ai mà dè được thằng nhỏ đã từng nhấn nước chết mèo, vặt trụi lông đuôi chó, cho gà nuốt dây thun, nhái tướng đi của bà Bốn Cụt bán vé số, chạy xe tạt nước cống vào người đi đường, cái thằng mà thiên hạ xúm nói “Cái đồ vô cảm đó chừng lớn lên chỉ có nước đi phá làng phá xóm…”, giờ lên tivi nhận giải công chức ưu tú trong lãnh vực cứu thua.

Chính Sủ Nhi cũng không thể tin được, bởi lưu ban suốt hồi phổ thông, và mảnh bằng đại học cũng do mua chợ đen mà có. Ngay hồi đầu năm thôi, nó mần thử phó giám đốc một bệnh viện, đã bị người ta vây đánh khi ưu tiên xếp lịch mổ bướu thịt cho một yếu nhơn, trong khi chục ca bịnh nặng ngàn cân treo chỉ đang chờ, với lý do “làm đúng qui trình”.

Vụ đó báo chí làm rùm beng teng xeng lên, khui luôn chuyện có lần nó bút phê vô bệnh án “Chết vì tắt thở”. May nhờ ba má nó dàn xếp kịp, nhưng nhờ vậy mà ông bác ở Viện chữ Nhà nước phát hiện ra nhân tài ngay trong nhà mình.

Sủ Nhi chính thức bước vô tòa lầu bự chà bá lửa, gia nhập vào đội quân gần một trăm viện sĩ, những người gần như cả đời gom não để sáng tạo ra những cụm từ, những câu chữ mang tính Nhà nước cao.

Thằng Sủ Nhi từng thắc mắc tính Nhà nước là tính gì, thì ông bác nói khó mà định nghĩa được. Sủ Nhi càng thấy khoái tỉ, bởi những thứ không có định nghĩa thì mông lung, nó làm sai bét cũng chẳng ai bắt bẻ. Nó linh cảm mình mà mần viện sĩ viện đó thì như xe cọp xoáy nòng, Ferrari đổ đầy xăng.

Vào buổi sáng đầu tiên nhận việc, Sủ Nhi nhận được đơn đặt hàng bên Sở Bảo Vệ, nhân viên của họ tung cước một tiếp viên trên máy bay, gái đó nằm vạ đòi xin lỗi. Và Sủ Nhi phán luôn khỏi cần nghĩ chi lâu: “Cứ nói mình duỗi cẳng cho máu chảy đều, là êm ru bà rù hết!”.

Nhưng Sủ Nhi khẳng định tên tuổi phải từ vụ gỡ bàn thua trông thấy cho Sở Cầu đường bởi cây cầu mới xây đã sập, nó phán: “Do biến động bất ngờ của dòng chảy cùng với độ lún khó lường của lòng sông”. Không học một ngày nào, nhưng thằng nhỏ nắm bắt nghề rất nhanh, bí quyết ở chỗ chữ phải có độ mông lung cao, và phải vô cùng linh hoạt.

Như khẩu quyết thần thánh của ông bác viện trưởng truyền lại, chữ của viện này phải như nước chảy không ai bẻ được, chữ phải như bóng không ai bắt được. Một viện sĩ giỏi thì biết thay chữ “tụt hậu” bằng “phát triển chậm nhưng mà chắc”, cái đó Sủ Nhi phần năng khiếu từ trong máu, phần được ông bác viện trưởng truyền chiêu, nên nó cũng sáng tạo hơn người.

Sở Đi Lại để xảy ra bộn tai nạn xe cộ, Sủ Nhi cho mấy chữ: “Số lượng tai nạn trong khuôn khổ cho phép”. Chỉ nhiêu đó thôi mà phần thưởng của Sở không bị cắt xíu nào. Cũng vậy, Sở Sức Khỏe tai qua nạn khỏi sau 1 năm bệnh dịch tràn lan, chỉ bởi một câu của Sủ Nhi tháo cũi sổ lồng: “Tuy dịch bệnh xảy ra nhưng vẫn trong tầm kiểm soát”.

Tiếng tăm Sủ Nhi lên cao, Viện chữ Nhà nước càng được trọng vọng. Hôm kỷ niệm 80 năm lập viện, người ta khẳng định lần nữa sự đóng góp vô cùng bự của từng viện sĩ, giúp cho thiên hạ tránh được đại loạn, bởi mỗi tế bào não ưu việt của họ đã sản sinh ra bao cụm chữ lay động lòng người, xoa dịu vết thương, hàn gắn nỗi đau, như: “Lỗi do cơ chế”, “Sai sót trong thiện chí”, “Khuyết điểm mang tính khách quan cao”.

Viện trưởng, người góp phần sáng tạo ra những cụm từ mang tính mỹ cảm ngút trời ấy, vốn đau đáu lo lớp hậu sinh chưa có ai xứng đáng để giao viện lại, may phát hiện ra thằng cháu mình, cảm thấy ưng bụng vô cùng. Nhưng không phải là không chạnh lòng, khi mỗi lễ Tết về, khách nườm nượp đổ về phòng thằng cháu, nhằm bày tỏ lòng biết ơn, nhờ nó mà ghế ai cũng vững như bàn.

Ngoi lên cao, kẻ ghen ăn tức ở cũng nhiều. Có lần thằng Sủ Nhi bị họ bắt quả tang đang chơi xếp hình với chục ngoài mỹ nữ, ai cũng nghĩ phen này nó chết chắc, nhưng thế nào mà lỗi cuối cùng là do “Chưa được chừng mực trong công tác gần gũi quần chúng”.

Cũng năm đó, Sủ Nhi say rượu lái xe vô đường ngược chiều bị chụp hình đăng báo, trong bản kiểm điểm đầy nước mắt, nó kêu mình “Xác định phương hướng chưa được sâu sắc”.

Chỉ duy nhất một lần Sủ Nhi phải chịu thua, khi có một em ngắn ngủn tới nhà mang theo một que hai vạch bắt đền nó.

Dù chữ nó có ảo diệu cỡ nào, kiểu như “Rút chậm một nhịp so với thời đại”, thì cuối cùng nó cũng bị em Ngắn nhốt vô tờ hôn thú, chỉ bằng một câu trần trụi hơn: “Tía tui là vụ trưởng, cưng tính sao thì tính!”. Sủ Nhi còn biết tính gì, đầu hàng vô điều kiện.

Ông Trời như thấu hiểu nỗi đau của nó khi có cô vợ ngắn quá cỡ, nên đền bù xứng đáng. Năm sau, Sủ Nhi một bước lên viện trưởng, bởi ai cũng thấy không cất nhắc nó sớm, là có tội với non sông!

http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20170124/chuyen-su-nhi-truyen-ngan-cua-nguyen-ngoc-tu/1257157.html

 

Vui cười

Một nam sinh viên vào thăm hồ chí minh ở Hà nội đúng lúcông ta đang ăn cơm

– Cháu chào bác ạ

– À, cháu đấy à? Ăn cơm chưa?

– Dạ cháu chưa ăn ạ

– Cháu cứ đùa, bác là bác hỏi thật đấy

– Dạ cháu chưa ăn thật ạ

– Thằng này, chỉ được cái đùa dai. Thế ăn thật chưa?

– dạ cháu chưa ăn thật mà

– Uhm.. bác có lòng thành hỏi thật mà mày cứ đùa với bác hòai. Bác hỏi lần nữa nhé: ăn thật hay chưa nào?

– Dạ cháu ăn rồi ạ

– Ừ có thế chứ, phải thật thà vậy chứ

 

Một nhà nọ mời gia sư về dạy con học, ăn uống hàng ngày cho gia sư thật là đơn giản, mỗi bữa chỉ có một bát canh bí đao. Gia sư hỏi chủ nhà:

– Ông thích canh bí đao lắm à ?

– Vâng, đúng vậy, Bí đao ăn rất ngon, lại có tác dụng làm sáng mắt. Ăn bí đao rất có lợi cho mắt.

Một hôm chủ nhà vào phòng học, thấy gia sư đứng dựa cửa sổ nhìn ra xa xăm, cố ý làm như không biết chủ nhà vào. Chủ nhà bước đến phía sau gia sư mà chào, gia sư mới quay lại nói:

– Tôi đang xem trong thành phố diễn kịch, không biết ông vào, mong ông thông cảm.

Chủ nhân ngạc nhiên:

– Trong thành phố diễn kịch mà ông ở đây nhìn thấy được à, nhìn như thế nào vậy?

Gia sư nói:

– Từ ngày ăn canh bí đao của nhà ông đến nay, mắt tôi càng ngày sáng ra.

 

• Hôn nhân luôn tặng bạn một đặc ân: chỉ có ai có  mới có thể ly dị được.

• Trăm năm bia đá cũng mòn, bia chai cũng bể, chỉ còn bia  ôm.

• Thiếu nữ  chữ viết tắt của thiếu  nữ tính.

• Còn… nói còn..tát.

• Bầu ơi thương lấy bí cùng, mai sau có lúc…nấu chung một nồi.

 

Được làm vua, thua biểu tình!

Ông Bút

Trước đây đi tới đâu, trong cộng đồng, đều nghe đồng hương tán thán: “Người Việt mình không học gương người Mỹ. Khi tranh cử, những ứng cử viên đấu đá, bới móc, chỉ trích nhau kịch liệt, sau bầu cử họ bắt tay nhau, cùng chung xây dựng đất nước. Người Việt mình không bằng góc người Mỹ.”

Lời tán thán chí lý, đáng nghiền ngẫm, lớp người lớn ngã mũ chịu thua rồi, chỉ mong lớp trẻ lớn lên học được điều tốt đó, từ đất nước văn minh, dân chủ nầy.

Nhưng sau bầu cử Tổng Thống thứ 45 Hoa Kỳ, coi bộ dân Mỹ tiêm nhiễm dân Việt. Được làm vua, thua xuống đường biểu tình.

Năm 1998 vợ chồng tôi mua căn nhà ở Stone Mountain, hai bên, đằng trước và sau nhà toàn Mỹ trắng, đi ra, đi vào gặp họ cũng: Hế lô, Good morning, How are you đàng hoàng, ngày tháng cắm cúi làm, đến chừng xem lại, họ lặng lẽ dời nhà đi từ bao giờ mất tiêu, thế lại chủ nhà mới người da màu…tìm hiểu phần đông những xóm khác cũng vậy. Khi mình mua được căn nhà hai trăm ngàn, họ dời qua xóm 3, 4 trăm ngàn và hơn nữa, cho đến khi họ vào ẩn cư trong nông trại, hoặc các trại chăn nuôi. Vậy họ tiêm nhiễm mình sao được kìa?!

Chẳng biết họ có gần được mực không, xem ra họ đang “trắng” như cựu TT Obama. Đại khái người ta biểu tình:

–  Không chấp nhận TT Donald Trump là tổng thống của họ (những người biểu tình)

– Chống sắc lệnh đình chỉ tạm thời nhập cư, từ 7 nước có nhiều khủ bố. Điều này họ gọi TT Trump kỳ thị tôn giáo (Hồi Giáo)

Mấy bà biểu tình vì:

– Ông Donald Trump, có lời nói xúc phạm phụ nữ, người ta lấy bằng chứng có thu âm lời ông Donald Trump, từ thời còn trai trẻ, nói trong phòng thay quân áo trên xe bus.

– Ông chê bai người thi hoa hậu “mập.”

– Người phụ nữ khác lên tiếng tố ông ta sờ vào chỗ “kín”

– Không tôn trọng quyền phá thai của phụ nữ.

Những lý do biểu tình, xem ra qúa ngớ ngẩn, sau bẩu cử, ƯCV đắc cử là TT của cả nước, kể cả những người bất tín nhiệm ông ta trong bầu cử, tuy nhiên nếu tiếp tục biểu thị thái độ bất tín nhiệm, là việc cá nhân, dù cá nhân ấy cả triệu người.

Đình chỉ tạm thời nhập cư, để chấn chỉnh an ninh nội địa, việc làm thường tình của một quốc gia, khi thấy sinh mạng người dân bị đe dọa, nền an ninh chưa được vững chắc, nên chưa sẵn sàng đón nhận, thời hạn từ 3 – 4 tháng, thời gian cần thiết đủ để điều tra đối tượng nhập cư thuộc thành phần nào, và cần chấn chỉnh hệ thống từ Cảnh Sát đến Tình Báo, ngành An Ninh vv…

Xúc phạm phụ nữ?

Khi gọi là xúc phạm, ông ta còn là người dân thường, hành vi này thuộc hạnh kiểm cá nhân, dĩ nhiên hạnh kiểm xấu, chỉ cần vài bài báo ông ta phải thức tỉnh. Xúc phạm đáng biểu tình, nên dành cho cựu TT Bill Clinton, ông ta lôi gái vào Tòa Bạch Ốc chơi, ông gọi điện thoại bàn về việc nước, dưới chân ông có một chân dài núp dưới gầm bàn, tất cả việc này khi ông Bill Clinton đương kim TT Hoa Kỳ, đây mới chính là hình ảnh, việc làm khinh thường phụ nữ. Chưa nói ông TT Bill Clinton chối tội, chính phủ phải chi tới 48 triệu Dollar để điều tra.

TT Donalp Trump không tôn trọng quyền phụ nữ phá thai? Đó là TT có lòng nhân ái, vì điều này ông mất hàng triệu lá phiếu tín nhiệm, bù lại hàng triệu trẻ em vô tội được cứu sống, hàng triệu trẻ em này phải đợi 17 năm sau mới có quyền bầu cử, khi ấy ông ta đã là cựu TT già nua. Nhưng biết đâu hàng triệu trẻ em, sẽ là những nhân tài, nối tiếp ý chí Donald Trump và ông cha của nó, làm cường thịnh nước Mỹ, hay ít ra chúng nó là những công dân đàng hoàng, thay thế cho 11 triệu cư dân đang nhập lậu.

Những điều trên là lý do biểu tình, còn nguyên nhân nằm ở chỗ khác.

Trước bầu cử, không riêng bà Hillary Clinton, và đảng Dân Chủ, tin mười mươi, TT 45 chắc như bắp chính là bà Hill, không có gì trở ngại. Tiệc mừng đặt sẳn, hàng triệu áo thun in hình bà TT đã ra lò. Bản thân bà từng làm ngoại trưởng Hoa Kỳ, chức vụ cao tột bật trong chính phủ, từng Thượng Nghị Viện, sau lưng bà một cựu TT, một đương kim TT, cùng phu nhân bỏ việc, đi khắp nơi đánh phèn la hỗ trợ bà, chưa hết 57 cơ quan truyền thông “dòng chính” phò bà hết cỡ, chửi, chê  ông Trump tận cùng bằng số, chỉ có 2 tờ báo uống mật gấu, ủng hộ ông ta thôi. Thế mà rớt cái đụi, đau hơn thiến,

không thuốc tê, chẳng kịp gây mê. Đau quá hoá khùng. Một anh học trò học giỏi, thông minh, chăm chỉ, đặt hết hy vọng vào kỳ thi, đến chừng xem bảng, không thấy tên mình, dò thật kỷ, anh học trò tụt quần tỉnh bơ, tưng tửng xuống đường.

Một cái bằng Tú Tài, khùng được, cái ghế TT Hoa Kỳ, bà Hill và đảng Dân Chủ khùng là chánh đáng, quá chánh đáng mới đúng.

Vì thế hết ông Obama tuyên bố ủng hộ biểu tình, đến bà Hill ra thông báo kích động phụ nữ xuống đường biểu tình, “đòi nữ quyền”. Ôi Thánh Ala ơi, phụ nữ Mỹ chỉ thiếu duy nhất một quyền mà thôi, đó là quyền lên trời chơi cho mát! Ngoài ra không thấy thiếu, chứ đừng nói mất. Mấy bà muốn phá thai? Uí cha cha, mấy bà cứ phá, phá 1 chứ 10 cái thai, đố ai dám cấm? Có điều rằng chính phủ hiện nay không dật dờ, chi tiền cho mấy bà phá thai mà thôi! Chính phủ chỉ trả tiền, khi có sự yêu cầu của bác sĩ, vì sức khoẻ của người mẹ, vì bào thai gặp trở ngại, không thể tiếp tục nuôi dưỡng.

Ông kia cô đơn độc mã, bạc tiền thua xa bà Hill, ngay như đảng Cộng Hòa cũng không muốn về phe với ông. Vậy tại sao ông làm thiên hạ điên…. đảo?

Hãy so sánh chiến thuật, chiến lược vận động bầu cử, của hai ƯCV, để biết ai thực tài.

Tại tiểu bang Wisconsin, bà Hill quá tin tưởng, sẽ dồn phiếu cho mình, vì từ 30 năm qua, chưa một lần bang này dành phiếu cho Cộng Hòa, ông Trump lại không xứng đáng đối thủ, nên không một lần vận động tại đây, ông Trump âm thầm đánh úp Vùng Đại Hồ, đem lại chiến công oanh liệt đầu tiên, trong đêm bầu cử.

Người không muốn học, có bài học cũng dư thừa!

Năm 2008 bà Hill và ông Obama tranh cử, vì nghĩ rằng tiêu bang Iowa, chỉ có 1% dân da đen, 99% da trắng, ông Obama thua chắc. Nhưng sự thật như sét đánh ngang mày, bà bỏ ngõ bang này, một địa điểm chiến lược hết sức quan trọng.

Tám năm trước, bang Iowa với đối thủ Obama, 8 năm sau tương tự ở Wisconsin, với ƯCV Donald Trump. Một bài học nghìn tỷ, nhưng vô dụng đối với người không có mắt, hoặc có như mù!

Ngược lại tại thủ đô Washington DC, biết chỉ có 3 phiếu cử tri đoàn, nhưng mục đích làm ê mặt đối thủ, bà vận động hết cỡ, bà quên mất kẻ ê mặt, chính là kẻ bị lọt dưới vũ đài chính trị.

Thêm một sai lầm chết người khác: Ở những bang: Cali, Nevada và Colorado, chắc chắn tín nhiệm Dân Chủ, bà tận lực, dốc hết sức vào đây. Ông Donald Trupm, biết bà ưa bạc cắc (phiếu phổ thông) ông lặn lội vào “vùng sâu, vùng xa” nơi năm ăn, năm thua, như: Michigan, Pennsylvania, và Ohio. Tích thiểu thành đa, bà kia rủng rỉnh bạc cắc, ông Trump vác về bao tời bạc trăm (phiếu cử tri đoàn), bà kia thấy nhiều bạc cắc, hô hoán bao tiền bên tui nặng hơn, nghĩa là phiếu phổ thông dành bà Hill nhiều hơn, ông Trump cười:

Thì tôi dám cãi bà đâu, bao tiền bà nặng vì nhiều bạc cắc hơn bên tôi, bên tôi bạc trăm không hà!?

Mỹ bầu cử theo luật căn cứ phiếu cử tri đoàn, mà bà Hill và đảng dân chủ còn ngạc nhiên!!!

– Họ đòi đếm phiếu lại, thích thì chiều, ông kia lại tăng phiếu mới chết chứ!!

– Họ chuyển qua họ Đỗ, đổ thừa tại…tuốt bên Nga!

Từ đây họ say men chiến bại, hè nhau xuống đường biểu tình!

Báo chí là ông trời cha ở xứ Mỹ, dốc lòng nhận tiền của bà kia, nghĩ rằng họ độ trì cho ai, người đó phải được, làm gì có chuyện ông nọ đắc cử? Bây giờ sự thật quá phũ phàng, họ phao tin nhảm, kích động biểu tình.

Tượng Martin Luther, còn ngời ngời trong Tòa Bạch Ốc, báo phao tin “TT Donald Trump dời đi chỗ khác rồi” làm người ta nhảy dựng. Những năm đầu thập niên 1963, chính những ông trời cha này, bịa đặt nói xấu chế độ đệ nhất Cộng Hòa, tiếp theo những năm đầu 1970, báo chí xách động chống TT Nixon, chống chiến tranh Việt Nam, nhưng xu thế thời ấy khác xa bây giờ, chưa nói sự tiến bộ của Internet, chỉ cần 1 giây, sự thật tượng Luterking vẫn nguyên vị trí. không thể giở trò ba xạo được.

Bên Cali cũng có vài ba “trí thức Việt” đang kêu gào: “Tâm thư kêu gọi người Việt xuống đường đấu tranh, trước những đổi thay của nước Mỹ”!! Không biết mấy người này, xưa rày có từng đấu tranh cho Việt Nam, lần nào chưa? Hay đến bây giờ mới hưỡn?

Có một ông Linh Mục buồn cười, hãy đọc tựa đề bài báo:

“Linh mục Việt nói với Trump: Hãy lấy quốc tịch Mỹ của tôi mà cấp cho một người Syria”. (báo Viễn Đông daily). Tôi biết đạo Công Giáo, có đức vâng lời, một ông LM mà gọi TT bằng Trump, là không phải phép rồi, hơn nữa chắc ông phải biết luật pháp không có quyền lấy quốc tịch người này, đem cho người kia, quốc tịch không phải ổ bánh mì, thưa ngài Linh mục.

Trước đây báo chí Mỹ chửi, chê ông Trump như mưa sa, người dân Mỹ vẫn tỉnh táo xử dụng lá phiếu của mình. Cộng Hoà 8 năm trước, bàn giao cho Dân Chủ thế nào? Bây giờ cứ mặc sức biểu tình, để người dân thêm tỏ tường. Ai yêu ghế, ai yêu nước.

Những người biểu tình chống TT Donald Trump, nên qua Việt Nam, tìm bọn Huỳnh Tấn Mẫm, Thích Trí Quang, học hỏi, đi cho sớm kẻo đám này sắp theo Mao, Hồ rồi đó.

16/02/2017

http://hon-viet.co.uk/OngBut_DuocLamVuaThuaBieuTinh.htm

 

Ranh Ngôn

* Tình yêu không tự sinh ra cũng không tự mất đi!!

​ ​nó chỉ chuyển từ người này sang người khác!!!

* Tiền không tự sinh ra mà do các ông chồng cực khổ làm ra !! ​tiền không tự mất đi mà mất vào tay các bà vợ của họ!!!!

​   ​* Nhà trường là nhà tù

​      ​sách vở là kẻ thù

​      ​thầy cô là sát thủ!!!

​      ​thời gian như cao su!!!

​      ​bạn bè như tôm sú!!

* Cách tôt nhất để giữ 1 hàm răng đẹp là đánh răng 1 ngày 2 lần, kiểm tra định kỳ 3 tháng 1 lần và nhất là…….đừng chọc giận người khác

* Thà hun em một lần rồi ăn tát!!!!

​   ​Còn hơn cả đời nhìn thằng khác hun em

* Tình chỉ đẹp khi còn dang dở

​  ​Cưới nhau về tắt thở càng nhanh.

* Để có tiền không thành vấn đề, vấn đề là không có tiền!

* Để có một bữa ăn ngon, bạn hãy xem thật nhiều chương trình dạy nấu ăn trên tivi, tham khảo thật nhiều sách dạy nấu ăn, và sau đó cùng cả nhà đi ăn nhà hàng

* Học là để hiểu

​   ​Không hiểu thì phải hỏi

​   ​Đã hỏi thì phải hiểu

​   ​Hổng hiểu thì … đừng hỏi…………!!.

* Nhất tự vi sư bán tự vi sư: nghĩa là trong chùa có một ông sư bán chùa đi còn lại ông sư!

* Thức ăn: Còn thức còn ăn

*Một điểm cũng là thầy nửa điểm cũng là thầy!!

* Thuận vợ thuận chồng , con đông mệt quá!!

* Giết người là có tội !!! miêu tả cảnh giết người không có tội!!! tình dục vốn không có tội!! nhưng miêu tả tình dục là có tội!!!

* Người ta dùng thời gian để kiếm tiền ……rồi lại dùng tiền để đốt thời gian

Vui cười

Có hai anh chàng nọ là bạn thân với nhau, một ngày đẹp trời hai người cùng rủ nhau ra biển chơi. Một người lay vai bạn: “Ê mày thấy tấm biển kia không? Cứu người chết đuối được thưởng 100 đô kìa. Tao giả bộ chết đuối, mày cứu tao lên rồi lấy tiền chia nhau nha”. Nói xong, anh ta bèn nhảy ngay xuống biển.

Được một lúc hụt hơi mà không thấy bạn cứu, anh ta la hoảng: “Ê, sao không cứu tao, sắp chìm rồi cha nội!”.

Người bạn trên bờ trả lời: “Tao còn chờ, mày không thấy tấm biển khác có ghi: Vớt xác người chết đuối được thưởng 500 đô à?”

 

Một anh chàng hai vợ, tối đến phải ngủ chung với vợ lớn ở nhà trong, còn vợ bé thì nằm nhà ngoài. Một đêm, trời đã về khuya, cô vợ bé hát:

Ðêm khuya, gió lặng sóng yên,

Lái kia có muốn, ghé thuyền sang chơi.

Anh chồng muốn ra với vợ bé nhưng bị vợ cả ôm giữ, mới đáp rằng: Muốn sang bên ấy cho vui,

Mắc đồn lính gác khó xuôi được đò.

Nghe thấy vậy, chị vợ cả liền hát:

Sông kia ai cấm mà lo,

Muốn xuôi thì nộp thuế đò rồi xuôi.

Cô vợ bé đáp: Chẳng buôn chẳng bán thì thôi,

Qua đồn hết vốn, còn xuôi nỗi gì.