Tập San Tân Ðại Việt – Số 2 – 2016 – Số Xuân Bính Thân

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Ðại Việt  – Số 2 – 2016 – Số Xuân Bính Thân

Dân tộc sinh tồn, đưa lý thuyết đi vào hành-động

Quốc gia cấp tiến, dùng tài năng tiến đến thành công.

Mục Lục

Chánh trị, Kinh tế

Bs Mã Xái: Mừng Xuân Bính Thân

Lê Minh Nguyên: Lời chúc Tết năm Bính Thân

Bs Mã Xái: T.T. Obama và Quá trình chuyển hoá Dân Chủ tại các Quốc Gia ĐNA

Lê Minh Nguyên: Giết nhau chẳng cái Lưu Cầu

Nguyễn Bá Lộc: Hiệp Định TPP và Tương Lai Kinh Tế Việt Nam (bài 2)

Tin tức, Thời sự

Hoàng Đình Khuê: Thế giới hồi giáo: Mâu thuẫn giửa Sunni và Shi’te

Lê Văn Tư: Quanh đại hội XII đảng cộng sản Việt Nam

Nguyễn Ngọc Sẵng: Đại hội 12 cõng rắn về nhà

Phan Văn Song: Khai bút đầu năm     trang 30

Nguyễn thị Cỏ May: Những đóng góp to lớn của người á rập-hồi giáo cho nhơn loại

Tài liệu, Sưu tầm, Thơ, Văn

GS Nguyễn Ngọc Huy: Dân Tộc Sinh Tồn (tt)

Thơ:

Đằng Phương: Xuân cảm

Nhữ Đình Hùng: Câu đối Tết

Ngọc Hoài Phương: Hai con khỉ già

Trần Văn Lương: Thùy Vị Xuân Lai

An Trinh: Mùa Xuân Quật Khởi

Thanh Nam: Đêm Cuối Năm Uống Rượu Một Mình

Tri Khac Pham: Câu Đối Tết

CoThomMagazine: Tết Nguyên Đán ở Việt Nam

Nguyễn Quý Đại: Mùa Xuân Nói Chuyện Khỉ

Diệu Âm Minh Tâm: Câu chuyện về 3 con khỉ trước cổng chùa

Đặng Hữu Phát: Hư cấu và thực cấu

Rfa.org: chyện cái phong bì

Tràm Cà Mau: Xứ khỉ khọn

Nguyễn Thị Cỏ May: Một trường hợp điển hình: BS Nguyễn Khắc Viện

Phạm Đình Lân: Chuyện về hoa mai

 

Mừng Xuân Bính Thân cùng toàn dân đẩy mạnh công cuôc đấu tranh dân chủ trước thách thức của triều đình Nguyễn Phú Trọng –

Bác sĩ Mã Xái

“Tôi bất ngờ là được Đại hội tín nhiệm”, ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu như vậy lúc một nhá báo hỏi cảm nghĩ ngay sau khi được Đại hội đảng công sản Viêt Nam toàn quốc thứ 12 lại bầu ông vào chức vụ Tổng bí thư thêm một nhiêm kỳ 5 năm tiếp tục quyền cai trị đất nước. Một cuộc bầu bán đầy kịch tính trình làng bộ “tứ trụ”, sau những năm tháng tranh chấp quyền lực gay go, quyết liệt, mưu  mẹo để đưa tới sự thắng lợi cho  phe  Nguyễn Phú Trọng, môt nhơn vật bảo thủ, giáo điều, có lập trường thân Trung Cộng; trải qua nhiều phen thua cuộc, thua đồng chí X, ông Trọng thắng lớn kỳ này, đẩy lùi được đối thủ Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, một nhơn vật được khen là cấp tiến, chủ trương cải cách, có lần phát biểu “dân chủ tự do nhơn quyền là xu thế thời đại, không thể đảo ngược… Viêt Nam không đứng ngoài xu thế này”, ông thân Mỹ nhưng lại cứng rắn với Bắc Kinh…

Nhìn qua trận chiến này người dân mới là kẻ thua thiệt dù là Trọng hay Dũng thắng hay thua trong cuộc chạy đua giữa những người cộng sản; Nguyễn Phú Trọng là lãnh tụ do đảng công sản của  ông bầu lên, đâu phải do dân, rồi bổng dưng tự cho mình là nguyên thủ quốc gia. Qua cuộc bầu cử ngưới dân thấy rõ sự rạn nứt khá sâu rộng giữa những người cộng sản với nhau vì quyền lợi phe nhóm hay vì sự sống còn của đảng để tiếp tục bám giữ quyền lực lâu dài. Sư rạn nứt không phải chỉ giới hạn trong đảng mà với phương tiện truyền thông ngày nay nó đã  nổ tung, phát tán vào đại chúng. Khi Dũng được Ban chấp hành trung ương chấp thuận cho rút lui, cuộc chiến giữ hai phe  chắc gì ngả ngũ; phải chăng ”nửa nhiệm kỳ“ đủ để Trọng hoàn tất tập trung quyền lực về một mối, vừa khoá chốt nhóm đồng chí X; cuộc cạnh tranh chánh trị trong cái dân chủ tập trung này âu cũng ăn khớp, tuân thủ theo pháp quyền ma mãnh xã hội chủ nghĩa, cái pháp chế  lương lẹo để cho nhóm lãnh đạo cộng sản ngồi trên luật pháp. Rồi đây cái quốc hội mới đảng cử dân bầu vào tháng năm tới đây lại để “tấn phong” các chức sắc cho  phù hợp với hiến pháp do đảng cộng sản làm ra; đây là cách chia quyền trong phe thắng cuộc, theo cung cách dân chủ tập trung xã hội chủ nghĩa.

Đảng CSVN đã hơn tám mươi tuổi đời già cỗi, đã làm Miền Bắc kiệt quệ sau hiệp định Geneve 1954, năm 1975 cộng sản Hà Nội  lại vi phạm hiệp định Paris, cưỡng chiếm Miền Nam đưa đất nước lâm vào cảnh tụt hậu, với hoạ mất nước vào tay Trung Cộng; rồi năm 2016 Đại hội XII lại bầu Nguyễn Phú Trọng tái nhiệm tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ 5 năm với một cương lĩnh trung thành với chủ nghĩa Mác Lê, tiếp tục xây dựng xã hội chủ nghĩa, cũng cố quyền lực cai trị độc đảng độc tài, toàn trị, phát huy nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN với kinh tế doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo, duy trì chánh sách ruộng đất là sở hữu của toàn dân nhưng do nhà nước quản lý.

Những thử thách trước một nhà cầm quyền thừa sai Nguyễn Phú Trọng nay càng thêm hiển lộ. Theo Tân Hoa Xã, Tập Cận Bình đã gởi đặc sứ Tống Đào sang Lào và Việt Nam nhơn cuộc bầu bán tổng bí thư của hai nước; và  Tống Đào cũng đã trao thơ chúc mừng Nguyễn Phú Trọng, trong thơ Tập không quên nhắc lại 16 chữ vàng bốn tốt. Chủ tich Tập cũng tuyên bố sẵn sàng hiệp lực với Việt Nam để cổ võ cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Nhìn vào tiến trình Đại Hội XII cho thấy ảnh hưởng Trung công càng gia tăng trong khu và đặc biệt đối với Việt Nam; thấy rõ Trung cộng có ảnh hưởng lớn đến cuộc tuyển chọn nhân sư đại hội 12. Tập Cận Bình đã coi Biển Đông như là ao nhà của mình và các đảo và Đường Lưỡi bò là sở hữu của Bắc Kinh từ thời cổ đại. Buồn thay, đối với các động thái ngang ngược của Bắc Kinh, Hà Nội giữ thái độ nhường nhịn và chỉ phản đối lấy lệ, từ tổng bí thư cho đến chủ tich nước; may ra được nghe Nguyễn Tấn Dũng đôi lần còn dám tuyên bố cứng rắn trong sự kiện giàn khoan nước sâu HD-981 tháng 5/2014; thái độ hèn với giặc ác với dân nó bắt nguồn từ thoả thuận Thành Đô 1990; đường lối  nhẫn nhục này khiến Hà Nội không dám đi sát với Hoa Kỳ là điều Trung Cộng không bằng lòng. Cho nên Nguyễn Phú Trọng luôn cố gắng duy trì quan hệ tốt với Bắc Kinh, muốn thăm Obama thì phải ghé Bắc Kinh chào họ Tập trước đã!

Theo nhà phân tích chánh trị Carl Thayer, sau Đại hôi 12 sẽ  không có thay đổi quan trọng trong chánh sách đối ngoại. Nhà nước CSVN sẽ tiếp tục đường lối đa phương đa dạng với Ấn Độ, Nhựt bổn, Úc, Phi luật tân, Mã Lai, Singapore, Nga, chớ không chỉ thu hẹp với hai cường quôc Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tuy nhiên trong chiến lược xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương, TT Obama vẫn muốn Việt  Nam sẽ là đối tác tiềm năng như một thành viên trong vòng đai an ninh và mạng lưới kinh tế (TPP) trong khu vực; CSVN đã được Hoa Kỳ cho tham gia hoàn tất vòng đàm phán TPP, đã được nới lỏng lịnh cấm vận võ khí sát thương và đã ký Tầm nhìn chung liên bộ quốc phòng Việt Mỹ; Hà nội cũng đã nhận phương tiện quân sự để tăng cường phòng thủ, tuần tra lãnh hải. Một điều trong Tuyên bố Tầm nhìn Chung Obama-Trọng (7/2015) là hai quốc gia tôn trọng thể chế chánh trị của nhau, để sau đó ông Đại sứ Osius trong dịp chánh thức tiếp xúc với cộng đồng và các chánh đảng Viêt Nam tại Nam California có phát biểu rằng Hoa kỳ không có kế hoạch lật đổ nhà nước CSVN.

Về dân chủ, nhân quyền, Trọng không chút ngượng ngùng khi trả lời báo chí về cuôc bầu cử trong Đại hội 12 “dân chủ thế này là cùng, không thể dân chủ gì hơn”; đây là cuộc bầu bán giữa những người trong đảng CSVN với nhau trong chế độ một đảng độc quyền lãnh đạo, tương tợ như cảnh đảng cử dân bầu cho quốc hội CSVN. Chế độ CSVN không chấp nhận  tự do cạnh tranh chánh trị như đã qui định trong điều 4 hiến pháp, là đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo. Nguyễn Phú Trọng đã từng tuyên bố  không có đảng đối lập ở Việt Nam trong dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập đảng CSVN. Trong buổi họp ngày báo chí toàn quốc năm rồi, Nguyễn Phú trọng nhắc lại việc ngăn ngừa thế lực thù địch, ngăn ngừa diễn biến hoà bình, ngăn ngừa tự diễn biến, tự chuyển hoá; bộ trưởng  công an đại tướng  Trần Đại Quang phát biểu tại hội nghị triển khai Kế hoạch Kinh Tế Xã Hội năm 2016 “không để hình thành các tổ chức phản động, đối lập cũng như không để xảy ra tình trạng bị đông bất ngờ trong nội địa”. Đại hội XII đã đưa Trần Đại Quang lên hàng chủ tịch nước thay thế Trương Tấn Sang, biến Việt Nam thành chế độ công an trị; làn sóng trấn áp có dấu hiệu ác liệt hơn; lại thêm một thách thức cho các nhà bất đồng chánh kiến, cho phong trào đấu tranh dân chủ, nhơn quyền, các blogger, những cây bút đe doạ đến an nguy cho đến chế độ toàn trị, độc tài độc đảng. Tổ chức Theo dõi Nhơn quyền (HRW) kêu gọi nhà nước CSVN nhơn kỳ đại hội 12, hãy chấm dứt chế độ độc đảng.

Việc đảng CSVN chọn một lãnh đạo bảo thủ, già nua Nguyễn Phú Trọng có thể  làm chậm lại mức độ cải cách kinh tế đang trên đà tăng tốc dẫn khởi và thúc đẩy bởi TT Nguyễn Tấn Dũng. Reuter hôm 27/01 nhân định trên những gương mặt “tứ trụ triều đình” mới đắc cử khó có thể thấy một sự “thay đổi lớn” nào sẽ xẩy ra; trước đây giáo sư Carl Thayer cho rằng bất cứ tân ban lãnh nào rồi cũng phải tiếp tục đường lối duy trì tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh hội nhâp quốc tế, và tăng cường khả năng  phòng thủ trong tình hình mới như đã đề ra trong  dụ thảo báo cáo chánh tri; Trọng cũng đã cam kết với TT Obama (7/2015) sẽ làm mọi cách để Viêt Nam vào TPP, và Hội nghi trung ương 14 cũng đồng thuận trong việc cần đẩy mạnh cải cách kinh tế và thi hành hiệp ước TPP sau khi được quốc hội phê chuẩn. Nền kinh tế hiện nay, theo tin từ khoá họp quốc hội Việt Nam cuối năm, đang trên bờ vực thẩm, trong khi ngân sách trung ương cho năm 2016 còn lại quá ít, gần sát đáy, trong lúc nợ công tăng nhanh, chánh phủ phải bán trái phiếu để trả nợ đáo hạn, phải bán cổ phần  nhà nước ở 10 đại công ty nhà nước, trong khi bị áp lực kinh tế từ Bắc Kinh, theo báo cáo của GAO. Cuối năm 2015 tại Diễn đàn Đối tác Phát Triển Viêt Nam (Vietnam Development Partnership Forum) họp tại Hà Nội 5/12/2915, Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế Giới tại Việt Nam, ngoài 7 điểm khuyến cáo, một câu hỏi đặt ra cho TT Nguyễn Tấn Dũng “Viêt Nam lấy nguồn ở đâu để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong năm năm tới”; câu hỏi này nên dành lại cho tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Nhiều người lo ngại liệu nhà nước CSVN sẽ thi hành nghiêm chỉnh các chuẩn mực do TPP đăt ra, đây lại là thách thức cần bám sát theo dõi cho các nhà tranh đấu.

Thay lời kết 

Xuân Bính Thân 2016 đến trong môt thế giới đầy bất ổn, hiểm nguy. Tại quê nhà đời sống nhơn dân khó khăn trong tình hình kinh tế suy sụp, đạo đức xã hội sa đoạ, hỗn loạn, văn hoá giáo dục xuống cấp, chưa kể cảnh cơ hàn, tuyết giá tại các tỉnh Miền Trung.

Tình hình chánh trị xáo trộn chưa từng thấy trong môi trường sặc mùi gió tanh mưa máu giữa cảnh tranh chấp quyền lực diễn ra kéo dài trong những năm tháng vừa qua. Thực tế một nguyên thủ quốc gia, TBT Nguyễn Phú Trọng dù là thiếu tính chánh danh đã được nội bộ đảng CSVN dựng lên, qua một cạnh tranh chánh trị bất chánh ma mãnh, cho một nhiệm kỳ 5 năm. Ông ta nổi tiếng là giáo điều, bảo thủ bị nghi ngờ là đưa nước nhà vào quỹ đạo Trung Cộng với  tin tình báo thiếu kiểm chứng là Trung Nguyên có tham vọng biến Viêt Nam thành một khu tự trị, như họ đã làm đối với Tây Tạng, Tân Cương… Điều tin đươc là Trọng là nhân vật thân Bắc Kinh, và cả cái bộ sậu chóp bu Hà Nội được nhiều người mô tả là kẻ đã thành thừa sai hay là thái thú sau thoả thuận Thành Đô 1990.

Điều còn kỳ vọng vào tương lai huy hoàng cho đất nước là ngay trong thời gian đại hội 12, nhiều tinh hoa từ trong nước ra đến hải ngoại, kể cả vài thành viên cao cấp trong nhà cầm quyền cộng sản thấy nhu cầu gấp rút là đất nước cần một sự thay đổi toàn diện để đối phó với tình trạng bế tắc của đất nước hiên nay Một hệ thống chánh trị xã hội chủ nghĩa dựa trên ý thức hệ Mac Lê, một mô hình phát triển theo kinh tế thị trường định hướng XHCN với kinh tế doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo đã làm cho đất nước tụt hậu, đứng sau cả Campuchia. Cái cấu trúc quyền lực độc dảng, độc tài, toàn trị  với bộ máy đàn áp đồ sộ là rào cản của con đường dân chủ hoá, và đưa tới tham nhũng trên khắp nước. Phát triển đất nước đòi hỏi sự thay đổi triệt để cấu trúc kinh tế hiện nay, là áp dụng kinh tế thị trường chính hiệu, phát huy doanh nghiệp tư nhơn, xoá dần doanh nghiệp nhà nước nhưng mọi thành tựu bền vững, ổn định do cải cách kinh tế phải song hành với thay đổi chánh tri. Mục tiêu sự thay đổi chánh trị là để phục vụ hạnh phúc con người, cho môt xã hội tự do, dân chủ, pháp trị nhân quyền dân quyền được tôn trọng, môt đất nước thạnh vương phú cường. Nói khác đi là phải dân chủ hoá đất nước. Nguyễn Phú Trọng và cả bộ chánh trị thì vẫn khư khư từ chối thay đổi thể chế, tiếp tục trấn áp các phong trào dân chủ, những nhà bất đồng chánh kiến đòi đa đảng, đòi hỏi  tam quyền phân lập, và ông ta dứt khoát kiên định với chủ nhĩa Mac Lê. “Công sản không thể nào sửa chửa, mà phải cần đào thái nó”(Boris Yelsin). Dân chủ hoá thì phải do người dân trong nước chủ động, đứng lên tranh đấu đòi hỏi, đòi hỏi cái quyền con người đã bị cộng sản tước đoạt, cái quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội quyền hội họp, quyền biểu tình… những quyền mà nhà cầm quyền cộng sản cam kêt thực hiện theo các công ước quốc tế (như Công Ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chánh trị). Một ít người còn nhớ buổi hop Diễn đàn Đối tác Phát Triển Viêt Nam (5/12/2015), bà Victoria Kwakwa Giám đốc Quốc Gia Ngân Hàng Thế Giới đưa cho TT Nguyễn Tấn Dũng 7 khuyến cáo trong đó điều số 1 là việc thành lập Hội mà quốc hội cộng sản vẫn chưa thông qua, chuẩn bị cho việc thành lập công đoàn độc lập thích ứng với chuẩn mực của Hiệp ước mậu dịch tự do TPP.

Cách tiếp cận dân chủ bằng Xã hội dân sự để cải thiện nhà nước độc tài, độc đảng CSVN là một hình thức đấu tranh bất bạo động, chủ trương thực hiện dân quyền, nâng cao dân trí  để người dân biết được cái quyền của mình mà nhà cầm quyền cộng sản đã tước đoạt và cứ thế mà thực hiện cho tiến trình dân chủ hoá.

Thực tế cho thấy bộ não xơ cứng giáo điều, bảo thủ của Nguyễn Phú Trọng khó bề sửa đổi, khó bề chuyển biến để có được một sự chuyển hoá dân chủ  theo mô hình từ trên đi xuống, dựa theo mô hình Miến Điện; Nguyễn Phú Trọng từng  phát biểu đâu có đảng đối lập nào trong nước nhơn kỷ niệm 85 năm ngày thành lập đảng CSVN ( trừ ra có những đảng, những tổ chức đối lập cuội).

Nhưng dù sau rồi cũng sẽ đến lúc nước ta có môt nền chánh trị lành mạnh, một cuộc cạnh tranh chánh trị lành mạnh giữa các chánh đảng trưởng thành không phải đi từ mô hình dân chủ hoá từ trên đi xuống mà do chính toàn dân dân quốc nội, hải ngoại thực hiện một cuộc cách mạng toàn diện, một mô hình từ dưới đi lên, nhưng ôn hoà, tránh bạo lực. Tuy nhiên một cuộc đấu tranh như vậy đòi hỏi thời gian chuân bị, một lộ trình không thể bỏ qua phần bảo toàn thành quả cách mạng hậu cộng sản. Những cuộc cách mạng Hoa Lài, Mùa Xuân Ả Râp đã nổ ra bất ngờ mà không một ai biết trước kể cả những cơ quan tình báo Hoa kỳ. Đảng Tân Đại Việt chủ trương một cuộc thay đổi toàn diện, chế độ công sản phải  ra đi, xoá bỏ tận gốc chủ nghĩa Mác Lê, cùng toàn dân xây dựng một nền dân chủ pháp trị, dựa trên chủ nghĩa Dân tộc Sinh tồn, để phát triển đất nước, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ độc lập và chủ quyền Việt Nam. Đảng Tân Đại Việt không chủ trương hoà giải hoà họp với cộng sản. Chánh nghĩa sẽ thành công.

Nhơn dịp Xuân về, Kính chúc Đồng bào toàn quốc, trong nước, hải ngoại một Xuân Bính Thân tràn ngâp niềm vui, hạnh phúc, thành công, thắng lợi cùng nhau xây dựng quê hương thạnh vượng hùng mạnh, cất cánh bay cao, hội nhập vào thế giới văn minh tiến bộ trong thời đại dân chủ, nhơn quyền.

 

Thơ Đằng Phương: Xuân Cảm

Vừa mới ngày nào nhắp chén xuân
Hàn huyên với các bạn xa gần,
Mà nay chợt thoáng nhìn ra cửa
Đã thấy mai vàng nở rợp sân.

Ngày nối theo ngày kíp ruổi dong,
Mau hơn gió ký lướt qua song.
Tháng năm chất nặng trên vai yếu,
Vẫn trả chưa rồi nợ núi sông.

Lúc bước chơn vào nẻo đấu tranh,
Trên đầu mái tóc hãy còn xanh.
Nửa đời nếm đủ mùi cay đắng,
Giấc mộng ngày xưa vẫn chửa thành.

Việc nước ngày thêm một rối bời,
Hiền nhơn quân tử bặt tăm hơi.
Chánh trường đầy dẫy phường tham bạo
Dùng mạng dân lành mở cuộc chơi.

Nặng nợ dâu, tằm phải nhả tơ,
Vấn vương trong kén tự bao giờ.
Tâm hồn cằn cổi trong cô độc,
Đã hết lâu rồi mộng với thơ.

Giờ chỉ còn mong bạn thiếu niên
Nhiều trang anh tuấn tiến mau lên
Thay mình tranh đấu cho dân tộc
Và giữ lâu bền ngọn lửa thiêng.

 

Li Chúc Tết Bính Thân 2016 – Lê Minh Nguyên

Nhân dịp Xuân về tôi xin kính chúc quý đồng chí và gia đình được vui tươi, khoẻ mạnh và thành đạt trong mọi công việc.

Năm Bính Thân 2016 có thể được xem là năm có tính bước ngoặc cho đất nước của chúng ta. Bước ngoặc không chỉ là theo Sấm Trạng Trình về “Thân Dậu Niên Lai Kiến Thái Bình” mà còn quan trọng hơn nữa, như Việt Nam chính thức tham gia Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, tham gia Cộng Đồng Kinh Tế Các Quốc Gia Đông Nam Á, và cũng là năm bước ngoặc cho tiến trình suy tàn của Đảng CSVN do các chia rẽ có tính cách xuyên thủng hệ thống độc tài độc đảng sau Đại Hội 12 từ 21-28/1/2016 vừa qua, mà ngày khai mạc 21/1 thì Cụ Rùa Hồ Gươm lăn ra chết, điềm báo cho sự chết theo của đảng Cụ Hồ, vì danh vị Cụ trên báo chí ở Việt Nam chỉ có hai.

Ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và ông Trưởng Ban Tổ Chức Tô Huy Rứa, được cho là cặp đôi hoàn hảo để giăng thiên la địa võng quyết loại ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng kể từ sau Hội Nghị Trung Ương 6 tháng 10/2012 vì không kỹ luật được ông Dũng và HNTU 7 tháng 5/2013 vì không đưa được các ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính Trị.

Hai ông Trọng-Rứa từ đó đã tận dụng các vị trí then chốt của mình trong đảng để hình thành Quyết Định 244 trong HNTU 9 tháng 5/2014 về quy chế bầu cử rắc rối để tìm cách loại ông Dũng. Họ thuyên chuyển cán bộ để bẻ càng ông Dũng, áp dụng 19 điều răn cán bộ không được làm để đe doạ phe ủng hộ ông Dũng, đòi Tổng Thống Obama phải cam kết trong chuyến ông Trọng đi Mỹ tháng 7/2015 là tôn trọng chế độ cộng sản, không can thiệp vào nội bộ VN để dễ thanh toán ông Dũng trong khi Trung Quốc thì không bị ràng buộc trong việc thò bàn tay lông lá vào nội bộ CSVN.

Kết quả của Đại Hội 12 là ông Trọng chiến thắng bằng các thủ đoạn ma mãnh, phe ông Dũng thua nhưng không phục, lòng dân đã bất mãn đảng CS lâu nay lại càng bất mãn hơn khi thông tin “lề trái” được hai phe khai thác để đấm đá nhau, phơi bài sự thật và sự dối trá có hệ thống của đảng CS lâu nay.

Đã đến lúc Việt Nam cần đa đảng để cạnh tranh lành mạnh mà không ai bị đe doạ hay nguy hiểm, đã đến lúc các cuộc tranh chấp quyền lực phải công khai, công bằng, được định chế hoá bằng các quy luật rõ ràng, vui tươi và hào hứng như một cuộc tranh tài thể thao, chứ không phải dưới nòng súng của 5,200 công an và binh sĩ hay những thủ đoạn mờ ám, gây tâm lý cho người tham gia luôn bất an, trong không khí rùng rợn mà tính mạng thường trực bị đe doạ. Đã đến lúc chấm dứt chiêu bài cần phải “duy trì sự đoàn kết nội bộ” gượng ép của độc đảng để trấn áp và triệt hạ một cách hết sức bất công trong sinh hoạt tranh quyền, mà tranh quyền là sinh hoạt bình thường của chính trị, nó cần công khai, minh bạch và luật hoá để điều hoà các tham vọng.

Chúng ta, những người bình thường, nếu chúng ta quan tâm, cương quyết tham dự bằng cách tạo áp lực mạnh mẽ cho sự thay đổi chính trị lành mạnh qua dân chủ pháp trị thì sự thay đổi mới có cơ hội xảy ra, vì đây là sự thay đổi của cung cách ứng xử chính trị, và chúng ta là môi trường cho cung cách đó.

Năm Bính Thân 2016 là năm Việt Nam thay đổi để Thế Kỷ 21 là Thế Kỷ Mùa Xuân của dân tộc Việt Nam ta.

Cùng nhau quyết tâm thay đổi vận mệnh dân tộc, chúng ta trong đó sẽ vui Xuân.

Thân Kính

Lê Minh Nguyên

 

T.T. Obama và Quá trình chuyển hoá Dân Chủ tại các Quốc Gia ĐNA (ASEAN) – Bác sĩ Mã Xái

Obama nhìn về Đông Nam Á

Ông Obama sẽ rời nhiệm sở sau hai nhiệm kỳ Tổng thống ; có lẽ vì lý do đó mà Uỷ Ban Ngoại giao Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ đã mời chuyên viên thuộc  Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc Tế ( CSIS) điều trần về quá trình Chuyển hoá Dân Chủ tại Đông  Nam Á. (9/2015 ) Thật vậy tổng thống Obama là người có quyết tâm “trụ lại’ ĐNA ngay khi bước chơn vào Bạch Ốc năm 2009 .Hai vị tiền nhiệm của ông  TT Busch  và Clinton quá bận tâm về hai cuộc chiến tiêu hao Iraq và Afghanistan ; do đó mà trên hơn một thập niên  đợi khi ông Obama tuyên bố giải kết với cuộc chiến  Trung Đông, Hoa kỳ mới có một chánh sách toàn diện cho ĐNA và cho cả Châu Á Thái Bình Dương, với chánh sách xoay trục, tái cân bằng về Châu Á, mà trọng tâm là các Quốc gia  ASEAN; trước đó mấy thập niên, tại vùng mầu mỡ này, Trung Cộng một mình tung hoành và đã có một chánh sách bành trướng  tiến về phía  nam ( xem chú thích#1).

Cái mốc của sự dấn thân giữa Hoa Kỳ với Hiệp Hội ASEAN được cụ thể hoá qua việc chánh phủ Obama ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với ASEAN (Treaty of Amity and Cooperation) ngày 23/07/2009 và lần đầu tiên Obama  tham dự Thương đỉnh ASEAN-US 15-9-2009 và cũng là vị TT Hoa Kỳ  lần đầu đối diện với 10  lãnh đạo của  các quốc gia  ASEAN bên lề Hội nghi APEC tổ chức tại Singapore.

Mười nước ASEAN gồm có Brunei Darussalam, Campuchia,  Indonesia, Lào, Mã Lai, Miến Điện, Phi Luật tân, Singapore, Thái Lan,và Việt Nam .

Năm sau, năm 2010, bên lề Đại Hội Đồng LHQ, ông Obama lại chủ động hợp Thượng Đỉnh  US-ASEAN kỳ hai , tại New York; lần này ông Obama đề chiến lược Đông Nam Á  với các nhà lãnh đạo ASEAN; một Bảng Tuyên Bố Chung gồm 25 điều phản ảnh toàn bộ chánh sách Hoa Kỳ về ĐNA, mối tương quan hợp tác trong các vấn đề an ninh, kinh tế, dân chủ nhân quyền. Ông Obama cũng là vị TT Hoa Kỳ đầu tiên tham gia Thượng đỉnh Đông Á (EAS) tại Bali Indonesia (18/11/2011).

Cuối năm 2015, tại Kuala Lumpur, Mã Lai ngày 21 tháng 11, lãnh đạo các nhà nước, chánh phủ của Hiệp Hội các Quốc gia ĐNA (ASEAN) , tại thượng đỉnh kỳ thứ ba ASEAN-US,  đã nâng cao quan hệ lên tầm cao Đối Tác Chiến Lược để đẩy mạnh tầm nhìn chung cho một Châu Á Thái Bình Dương hoà bình thạnh vượng , an ninh, và tạo cơ hội và nhơn phẩm cho mọi công dân trong khu vực.; một Bảng Tuyên bố chung về Đối tác Chiến Lược ASEAN-US nói lên vai trò trung tâm  của ASEAN trong một cấu trúc khu vực dựa trên luât pháp để cùng nhau gìn giữ hoà bình và ổn định cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có vấn đề  Biển Đông ( South China Sea).

Trong chánh sách đối ngoại của Hoa Kỳ, vấn đề dân chủ nhơn quyền bao giờ cũng được đặt ra trong quan hệ với các nước.Trong  sách  lược chuyển hướng về Châu Á “Thế Kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ” bà Hillary Clinton phát biểu “ Nhưng ngay cả với một sức mạnh quân sự mạnh mẽ hơn hoặc một kích thước kinh tế của chúng ta, tài sản mạnh nhứt của chúng ta như một quốc gia chính là sức mạnh các giá trị của mình – đặc biệt  là các hỗ trợ kiên định của chúng ta cho dân chủ và nhơn quyền. Điều này nói lên bản sắc dân tộc sâu sắc nhứt và là trọng tâm cho chánh sách đối ngoại của chúng ta, bao gồm cả bước xoay trục về khu vực châu Á-Thái Bình Dương “ ”Chúng ta không thể và không hề mong muốn áp đặt hệ thống của mình lên các nước khác, nhưng chúng ta tin tưởng rằng một số giá trị là phổ quát mà mọi người ở mọi quốc gia trên thế giới bao gồm cả ở châu Á trân quí các giá trị ấy nhưng  bà nói chính người châu Á phải theo đuổi quyền lợi và nguyện vọng của họ”(Chú thích #10 ).  Trong Tuyên Bố Chung Obama- ASEAN ngày 21/11/2015 “ Đối tác chúng ta cam kết tăng cường dân chủ, nâng cao quản lý tốt và nền pháp trị, thúc đẩy và bảo vệ nhơn quyền và các quyền tự do căn bản, khuyến khích lòng bao dung và sự tự chế, và bảo vệ môi trường” ( chú thích #5); với “Tầm Nhìn Chung “ tại phòng Bầu Dục Nhà Trắng ( 7/2015) ông Obama cũng cho ông Trọng tổng bí thư đảng CSVN là Hoa Kỳ tôn trọng thể chế chánh trị , độc lập,chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhà nước XHCNVN nhưng ông cũng nhắc nhở  Cộng hoà XHCN trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và các quyền tự do căn bản.

Thật ra, cách tiếp cận dân chủ nhân quyền tại 10 quốc gia ASEAN vô cùng phức tạp vì  những khác biệt  sâu xa giữa các quốc gia về văn hoá, tôn giáo, chính trị, kinh tế. Cộng Đồng Kinh tế ASEAN  (ASEAN-AEC) chính thức được thành lập ngày 31-12-2015. AEC là  một trong ba cột trụ quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020; hai trụ cột còn lại là Cộng đồng An ninh ASEAN và Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN. Tổng thống Obama lại sẽ chủ trì một Thương đỉnh đặc biệt US-ASEAN tại Sunnylands, miền nam California vào trung tuần tháng Hai năm 2016, chứng tỏ quyết tâm của Hoa kỳ gắn bó với khu vực này, nơi mà Trung Cộng cũng không để yên cho Hoa Thạnh Đốn thuận buồm xuôi gió chuyển trục về Châu Á.

Tình trạng Chuyển hoá dân chủ trong Cộng Đồng ASEAN.

Trong chánh sách đối ngoại, chánh quyền Obama trong cung cách tiếp cận và khuyến khích dân chủ và nhơn quyền  đối với  Cộng Đồng  ASEAN theo nhận định của CSIS có đem lại một số kết quả  khả quan nào đó, nhưng chúng ta tin rằng chính  ý chí của nhơn dân của từng thành viên ASEAN mới chánh là yếu tố nội tại để thúc đẩy tiến trình dân chủ  thích hợp cho mỗi quốc gia; theo một vài nhà phân tích, trong bối cảnh phức tạp về chánh trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo văn hoá trong khu vực giũa các nước ĐNA, bánh xe dân chủ nhơn quyền của thời đại có phần đã quay ngược trong thập niên qua , với thí dụ điển hình là tại Thái Lan, Mã Lai tình trạng dân chủ nhơn quyền đang thục lùi nhưng theo Murray Hiebert nhà nghiên cứu thuộc Trung Tâm Nghiên cứu Chiến Lược & Quốc tế (CSIS)  trên bình diện tổng thể , tình trạng dân chủ ở các nước ASEAN có cải thiện nhưng không bình thường. Nổi bật là tiến trình dân chủ hoá đã xảy ra khá ngoạn mục tại Miến Điện chuyển biến từ một quốc gia độc tài, quân phiệt .

1.Miến Điện/Myanmar/ Burma 

Miến Điện được thế giới chú ý là một “mô hình  chuyển dân chủ từ trên đi xuống “; Hoa kỳ cũng nhận định cách tiếp cận dân chủ, nhơn quyền bằng hợp tác thay vì áp lực đối với Myanmar  đã thành công ; thật vậy khi bước vào nhiệm sở năm 2009, Bà Ngoại Trưởng Hilary Clinton nhân thấy biện pháp trừng phạt và cô lập nước này từ cuối những năm 1990 không hiệu quả, nên Bà quyết định thay đường hướng ngoai giao. Miến Điện nằm trong tay quân phiệt thống trị cả nửa thế kỷ, sau cùng cũng chấp nhận tiến trình dân chủ hoá, nhờ ý chí đấu tranh của nhơn dân dưới sự lãnh đạo tài ba của nhà đối lập – Bà Aung Suu Kyi, với sự nhân thức khôn ngoan của giai cấp thống trị -Tướng Thein Sein về quyền lợi quốc gia. Miến bị Tây Phương và Hoa Kỳ trừng phạt, nền kinh tế suy sụp tụt hậu đứng phía sau các lân bang; Hoa kỳ đã khéo léo vân dụng cách tiếp cận ngoại giao và Thein Sein nhận ra con đường hội nhập với sự giúp đỡ của Hoa kỳ mới cứu nguy đất nước; ngoài ra  ASEAN cũng đồng thuận giúp một  tay cho tiến trình dân chủ hoá xứ này. (chú thích # 4); thế giới khâm phục tài lãnh đạo của khôi nguyên hoà bình trong sự thương thảo với lòng bao dung trong tinh thần hoà giải với chánh phủ quân nhơn đã đem lại chiến thắng vẻ vang trong cuộc bầu cử vừa qua; người ta tin  rằng bà sẽ thành công trong quan hệ với Trung Cộng để giảm lần lệ thuộc kinh tế  và giải quyết êm đẹp các dự án hạ tầng do Trung Quốc đầu tư vào nhưng đã bị chánh quyền quân nhơn đình chỉ vì nhơn dân phản đối. Trung Cộng và Miến có chung biên giới và năm 2014 ,riêng TC chiếm gấn 1/3 tổng số đầu tư  nước ngoài. Con đường chiến lược đường sắt Miến-Vân Nam nối liến bờ biển phía tây Miến Điện với nam Trung Quốc là dự án lớn của TC; Miến Điện tiếp giáp về phía tây là Vịnh Bengal và Biển Amanda , bờ biển phía tây Miến Điện tiếp giáp  tuyến giao thông hàng hải trong chiến lược Chuỗi Ngọc Trai cũng nằm trong Sáng kiến Một Vòng Đai Một Con Đường của Tập Cân Bình. ; công trình thuỷ điện Myitsone ( bị đình chỉ), Mỏ đồng Letpadung  cũng bị nhơn dân phản đối quyết liệt. Những thử thách cho chánh quyền dân sự còn nhiều :mối quan hệ giữa chánh quyền dân sự và quân đội, vấn đề các lực lượng sắc tộc thiểu số, cách giải quyết với nhóm Hồi giáo Rohingya bị chánh quyền quân nhơn tướt bỏ quyền công dân. Phải nói Hoa kỳ đã thành công trong việc hỗ trợ Miến Điện chuyển hoá dân chủ, với niềm tin quân đội sẽ không đảo chánh ; và được như vậy Miến Điện trở nên một mô hình chuyển hoá dân chủ giúp kinh nghiệm cho các lân bang. Quốc Hội mới đấu tiên của Miến Điện nhóm họp hôm 31-01-2016 với 80% số đại biểu quốc hội là thành viên của Liên Đoàn quốc gia vì Dân chủ của lãnh tụ AUNG Suu Kyi.

2.Nam Dương hay Indonesia 

Một quốc gia rộng lớn nhứt Đông Nam Á lại vừa trải qua một chặn đường dân chủ hoá; một vị tổng thống mới ông Joko Widodo vừa tuyên thệ vào tháng Mười 2014 tiếp sau một cuộc tranh cử đầy sóng gió ; sau hai nhiệm kỳ 5 năm  (2004-2014) cựu tướng Susilo Bambang Yudoyono trao quyền trao quyền lại cho người kế nhiệm lãnh đạo môt  quốc gia được xem như môt mô hình dân chủ hoá trong Cộng đồng ASEAN quá phức tạp về cấu trúc chánh trị,kinh tế, xã hội, tôn giáo. Không ít người ngạc nhiên tại sao “nhóm lợi ích” đặc quyền đặc lợi không bám trụ ( như giai cấp lãnh đạo CS Hà nội) mà lại chấp nhận một sự trao quyền cho một tổng thổng do dân ủng hộ qua cuộc bầu cử , so với giới quân phiệt Miến bám trụ quyền lợi quá hơn nửa thế kỷ. Thật ra, tổng thống tướng Suharto với chánh sách “ Trật Tự Mới”được Hoa kỳ ủng hộ có đem lại sự tăng trưởng kinh tế khá ngoạn mục trong gần ba thập niên cho đến khủng hoảng tài chánh châu Á, dân chúng đứng lên chống đối vì Suharto đã trở nên nhà độc tài  tham nhũng. Suharto bị buộc từ chức (1968-1998), trong lúc  Indonesia gặp nhiều khó khan vì ngoài nền kinh tế suy sụp, còn có khả năng nội chiến vì có hai ba nơi đòi tách ra khỏi Indonesia. Sư chuyển đổi dân chủ khá thành công, nhưng trước mắt vẫn còn nhiều thử thách, nhứt là việc bài trừ tham nhũng, có những báo cáo về sự kỳ thị đối với nhóm  tôn giáo thiểu số Shia Muslim, thiên chúa giáo, theo Human Right Watch có vi phạm nhơn quyền ở phía tây tỉnh Papua. Indonesia là quốc gia duy nhứt trong Công Đồng ASEAN có chơn trong tổ chức G-20 và là môt quốc gia Hồi Giáo lớn nhứt thế giới trong thế giới Hồi giáo toàn cầu, nhưng  rồi cũng đang đối diện với Quốc gia Hồi giáo IS; nhóm khủng bố đã tấn công ngay  thủ đô Jakarta ( 12/01/2016).

3.Phi Luật Tân

Tình hình dân chủ Phi luật Tân được xếp vào loại khá  theo xếp loại của freedom House và sắp có cuộc bầu cử Tổng thống năm nay (2016) thay thế TT Aquino sắp mãn nhiệm vào giử năm 2016 Cuộc bầu nửa nhiệm kỳ 2013 được quan sát viên quốc tế đánh giá là tự do, công bằng, nhưng việc mua bán phiếu vẫn còn phổ biến; hầu hết các ứng viên tổng thống thuộc những gia đình có truyền thống chánh trị. Vấn đề thách thức cho TT Aquino là đối phó với tham nhũng với chánh sách “đả hổ”, nhiều nhân vật có máu mặt đã sa lưới trong đó có cưu tổng thổng tiền nhiệm là Gloria Macapagal-Arroyo. Cải thiện quản trị và dân chủ pháp trị cần phát huy. Các vụ giết người ngoài vòng pháp luật coi như thách thức lớn cho vấn đề nhơn quyền ở xứ này; đối thủ chánh trị thường là mục tiêu, nhà báo cũng phải đối mặt . Phi đứng vào hàng thứ ba là môt quốc gia nguy hiểm cho nhà báo. ( xem chú thich#2), sau Iraq và Syria.

Quân đảo Phi luât Tân trở thành thuộc địa Tây Ban Nha vào thế kỷ 16 và Tây ban nha phải nhượng lại có Mỹ năm 1982 sau cuộc chiến tranh Tây Ban Nha- Mỹ;  năm 1942 bị Nhựt chiếm đóng trong  Thế Chiến II; lực lượng Mỹ và Phi Luật Tân đã chiến đấu (1944-1945) giành lại quyền kiểm soát. Ngày 4 tháng 7 năm 1946 Phi Luật Tân tuyên bố độc lập. Phi nay là đồng minh với Hoa Kỳ và đang kiện Trung Cộng ra toà án La Haye về vấn đề  tranh chủ quyền lãnh hải  trong Biển Đông.

4.Thái Lan.

Vương quốc Thái Lan là quốc gia mà nền dân chủ lại đang thoái trào. Tháng Năm 2014 quân đội lại đảo chánh chánh phủ dân cử lần thứ nhì trong vòng tám năm, sau sáu tháng bất ổn chánh trị những cuộc xuống đường qui mô. Kể từ năm 1932 đến năm 2014 đếm được 20 vụ đảo chánh hoặc nổ lực đảo chánh, nhưng mọi chánh quyền nào cũng tôn trọng Hoàng gia ; vua Bhumibol là lãnh đạo tối cao của dân tộc. Mọi chánh đảng quân đội, cảnh sát đều lắng nghe và tuân thủ ý kiến của vua, vua Bhumibol là vi vua có tinh dân chủ.Thái lan là quốc gia duy nhứt Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của đế quốc Âu Châu, chủ yếu là Pháp và Anh. Sau Thế Chiến II, Thái Lan nhờ Mỹ can thiệp mà khỏi bị Đồng Minh chiếm đóng vì Thái đã làm “đồng minh lỏng lẻo”cho Nhựt Bổn mượn đường tiến quân đánh Mã La và Miến. Cho nên trong thời kỳ hậu chiến, Thái Lan thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ như để bảo vệ Hoàng Gia Thái Lan khỏi nguy cơ cộng sản từ các lân bang xâm nhập.’Trong chiến tranh Viêt Nam, phi trường U Tapao là nơi xuất phát B-52.

Thái lan là thành viên sáng lập của ASEAN và là đồng minh lâu đời của Hoa Kỳ; nhưng từ sau cuộc đảo chánh 2014 mối quan hệ Mỹ – Thái trở nên lạnh nhạt hơn bao giờ, bắt đầu từ cách đối xử với Thái Lan sau vụ khủng hoảng tài chánh 1998, từ cuộc đảo chánh 2006 . Các biên pháp trấn áp của nhà cầm quyền quân sự và các vi phạm nhân quyền, dân quyền lại còn áp dụng tuỳ tiện luật“tội khi quân”( lese-majeste law) cho các nhà bất đồng chánh kiến, ngoài ra  còn các vụ các vụ buôn bán người. Chánh sách đối ngoại của Washington lúc nào cũng thúc đẩy dân chủ, nhơn quyền, quyền tự do báo chí, quyền phát biểu, quyền hội họp, tự do tôn giáo; dường như chánh phủ quân nhơn Thái  đều vướng ít nhiều về nấn đề nhạy cảm này; rồi còn đợi bao lâu nửa mới có bầu cử khi chưa có một bản hiếp pháp mới? câu trả lời tuy không ai nghe rõ, nhưng giới lãnh đạo quân nhơn ngầm ý là chờ khi có tân vương vì sức khoẻ đương kim hoàng đế  khó đoán đươc ngày Ngài băng hà. Mới đây vị Đại sứ Hoa Kỳ tuyên bố sao dó mà bị cho là “khinh quân”, dân chúng biểu tình phản đối ngay trước toà Đai Sứ. Chắc TT Obama chắc không an tâm khi thấy phái đoàn tướng lãnh Thái sang thăm Tập Cận Bình, lại được hứa giúp đỡ không phải lo gì việc Thái đang bị Hoa Kỳ trừng phạt mấy triệu Mỹ kim quân viện, rồi không  lực Thái lan lại tập trận chung với không quân Trung Công (11/2015). Môt nhà phân tích cho biết Thál Lan buồn phiền Hoa Kỳ đối xử không như tình đồng minh bè bạn trái lại theo kiểu gia trưởng, qui tắc mà không để ý về tình hình thực tế trên đất Thái; tâm lý bài Mỹ lớn dần trong giới tinh hoa và cả dân chúng.

Rõ ràng áp lực theo kiểu “ cây gậy “ bây giờ không hữu hiệu bằng đường lối hợp tác trong bối cảnh khá phức tạp của ASEAN hiện nay. Ngày 16/12/2015 ông Trợ lý Ngoại Trưởng Daniel Russel đến Thái lan mở lại Đối Thoại Chiến lược Mỹ-Thái sau lần gặp cách đây 03 năm ; có lẽ rồi Hoa Kỳ  phải tạm gác  quan điểm nhơn quyền để duy trì quan hệ đồng minh thiết yếu, nếu không muốn mất một vị thế đia chánh trị  mà cường quốc Hoa Kỳ một  Cộng Đồng ASEAN  thống nhứt, đoàn kết trong một cấu trúc kinh tế an ninh ổn định hoà bình thạnh vượng cho toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương; cái vị thế chánh trị mà Trung Cộng đang hờm sẵn nắm lấy thời cơ. Hoa Kỳ lại phải thoả hiệp tạm thời với giới tinh hoa bảo thủ truyền thống trong giai đoạn vương quốc Thái Lan đang trong giai đoạn khủng hoảng dân chủ , trong  lúc nội tình Hoàng gia chờ vị tân vương kế vị , trong khi các phe chánh trị đối kháng “Áo Vàng”   và “Áo Đỏ” vẫn âm ỉ  đấu tranh cho sự sống còn cho một quốc gia quân chủ lập hiến.

5. Mã Lai

Mã Lai là một quốc quân chủ lập hiến liên bang , nơi đây tình trạng dân chủ lại đang thụt lùi; hiên nay người đứng đầu chính phủ liêng bang là Thủ Tướng Najib Razak đang đẩy Mã lai vào chế độ độc tài; vào đầu năm 2015 nhà lãnh đạo đối lập Anwar Ibrahim lại bị bắt giam lần thứ nhì vì bị cáo buộc tội kê gian ( sodomy) mà cả nước và các chánh phủ khắp nơi (kể cả Hoa Kỳ, Anh, Úc) cho là vụ án dàng dựng với lý do chánh trị. Ông Najib Razak muốn loại trừ nhà chánh khách đối lập này ra khỏi sân khấu chánh trị vì ông ta quá nổi tiếng và có khả năng lôi cuốn quần chúng. Trong vòng tháng Hai đến tháng Bảy (năm 2015), thủ tướng Razak đã đưa vào tù hơn 150 nhà làm luật, các luât sư, các nhà đấu tranh, nhà báo, học giả về tội phỉ báng nhà nước, về các vi phạm vào đạo luật “ Peaceful Assemblies Act”. Hai cơ quan ngôn luận bị đóng cửa trong nhiều tháng vì phanh phui các sai trái trong điều hành công ty sách lược phát triển One Malaysia Development Berhad  ( 1MDB ), cáo buộc ông Najib Razak chuyển tiền từ quỷ công ty nhà nước vào các trương mục riêng cho Najib . Một phó thủ tướng và một vị thẩm án liên bang bị cách chức hồi tháng Bảy năm rồi vì chỉ trích vụ xì-căn-đan 1MDB.

Chuyến công du của TT Obama tham dự Thượng đỉnh ASEAN 11/2015  tại Kuala Lumpur mà Najib lại là nước chủ nhà sẽ làm cho TT Hoa Kỳ khó xử với cuôc hội  kiến với vị thủ trướng bị mang tiếng tham nhũng gần bảy trăm triệu USD ;  ông Obama đã phải đối diện với sinh viên và các lãnh đạo trẻ  trong  một trường đại học Kuala Lumpur và đã hứa với họ là sẽ trao đổi với Najib về tính minh bạch  trong quản trị nhà nước  và vấn đề ông thủ tướng vi phạm nhơn quyền.  Najij Razak lại là thành viên sáng lập ASEAN và cũng đã hội nhập mạng lưới kinh tế TPP mà vòng đàm phán đã kết thúc chỉ còn chờ quốc hội thông qua ; Obama cũng phải thuyết phục Najib cho dùng phi cảng cho P3 Orion và P-8 Poseidon để tuần tra Biển Đông nơi đây Mã Lai cũng có vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Cộng, và Hoa kỳ cùng Mã Lai đẩy mạnh kế hoạch diệt trừ IS hiện đang đe doạ quốc gia Hồi giáo này. Còn vấn đề dân chủ nhơn quyền tính sao đây ?

6. Singapore

là một quốc gia thành phố ( city state) giàu có và bình yên nhứt Á Châu, kỷ luật nhứt và dân chủ,  tự do ,thượng tôn pháp trị và là trung tâm tài chánh thương mãi  giao thông quốc tế. Được hưưởng qui chế tự trị năm 1959, nhập vào Mã Lai 1963 rồi bị Mã Lai  trục xuất 9/8/1965 từ đó cộng hoà Singapore  thành hình; cũng ngay hôm đó, trong cuộc họp báo truyền hình Thủ tướng Lý quang Diêu  tuyên bố …”nhơn danh nhơn dân và chánh quyền Singapore,tuyên bố rằng kể từ hôm nay ngày 9 tháng Tám năm 1965, Singapore sẽ vĩnh viễn là một quốc gia độc lập, dân chủ, với đầy đủ chủ quyền, lập nên trên nguyên lý của quyền tự do  và công bằng  hầu mưu tìm phúc lợi và hạnh phúc cho nhơn dân đang sống trong một xã hội tối hảo, công bằng và bình đẳng”. Ngày 21/9/1965 Singapore gia nhập LHQ.

Singapore là một đảo quốc nhỏ (718,3 cây số vuông), với số dân không lớn (dưới năm triệu rưởi), nhưng   Lý quang Diệu đã làm cho đất nước này trở thành một đại quốc ; ông là vị thủ tướng  đầu  tiên của  chánh phủ tự trị  Singapore từ năm 1959  và đảm nhiệm chức vụ này  cho đến năm 1990.  Ông là nhà lãnh đạo tài ba, lỗi lạc ,“trị quốc” rất giỏi , tuy ông không có tham vọng bình “thiên hạ” nhưng  dược nhiều các lảnh đạo thế giới trọng vọng. Ông là thành viên sáng lập ASEAN ( 8/8/1967.) Cuối năm 2015,  Hoa kỳ và Singapore ký thoả thuân triển khai máy bay trinh sát P8 Poseidon từ đất Singapore, trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông cũng như Hoa Kỳ đã thực hiện các chuyến bay do thám với P8 từ Nhựt Bổn , Phi Luật tân, Mã Lai. Mô hình dân chủ và phát triển Singapore là niềm hảnh diện cho Công Đồng Kinh tế ASEAN cũng vừa thành lập (31-12-2015).

7. Brunei,

tên chánh thức là Quốc gia Brunei Darussalam, là một nước nhỏ với dân số 408.786 với một diện tích 9.765 cây số vuông được trị vì bởi một Sultan,theo thể chế quân chủ chuyên chế, lại là môt nước giàu có nhứt Đông Nam Á nhờ vào dầu hoả và khí đốt do thiên nhiên ưu đải ; theo Forbes , Brunei đứng vào hàng thứ năm các nước giàu có nhứt trên số 182 quốc gia với GPD bình quân đầu người là 39.355 đô la Mỹ (năm 2012.) Brunie nằm về phía bắc đảo Borneo, bờ biển tiếp giáp Biển Đông, bao quanh bởi bang Sarawak, Mã Lai, lại bị  quận lỵ Limbang chia Brunie  thành hai phần .Độc lập từ Anh 01-01-1984 nhưng  vẫn là thành viên khối Thạnh Vượng Chung. Hội viên ASEAN từ 7/1/1984, tham gia APEC 1989, thành viên sáng lập WTO 1995. Brunei cũng là quốc gia có tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa; mà cũng là một trong bốn thành viên đầu tiên sáng lập TPP từ năm 2005 gồm có Brunei,Singapore, Chilie, New Zealand sau này TPP mở rộng với tổng số là 12 thành viên dưới sư  điều hơp của TT Obama; và  cuộc  đàm phán  đã hoàn tất ngày 5/10/2015, còn chờ quốc hội phê chuẩn.

Brunei là quốc gia Hồi giáo (hệ phái Sunni). Xã hội Brunie được coi là xã hội hài hoà, lương hảo bậc nhứt loài người.

8. Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam là một thảm hoạ cho toàn dân trên bảy thập niên qua, kể từ ngày Đảng CSVN cướp chánh quyền năm 1945, tiếp theo là sự vi phạm Hiệp định Paris 1973 cưởng chiếm  Miền Nam 30-4-1975, áp đặt một chế độc tài,độc đảng, toàn trị với một bộ máy đàn áp dã man đối với mọi mầm móng  dân chủ hoá chế độ. Khi mấy dòng này trên mạng thì Đai Hội toàn quốc thứ XII đảng CSVN đang diễn ra tại Hà Nội đến cuối tháng Giêng (20-28-2016) mà kết quả cuôc tranh giành quyền lực giữa các chóp bu “tứ trụ triều đình” rồi cũng phải tới màng kết cuộc; cả nước đều biết trước dù phe Trọng hay Dũng nắm được ghế tổng bí thư thì kẻ bại là người dân. Văn kiện, báo cáo chánh trị đại hội đã được Nguyễn Phú Trọng tóm lược và trình bày trình  là cứ tiếp tục quá độ lên con đường XHCN, tôn thờ chủ nghĩa Mác-Lênin .Cả tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hay bộ trưởng công an Trần Đại Quang nhiều lần chỉ thị ngăn ngừa và truy lùng thế lực thù địch, dè chừng tự chuyển biến tự chuyển hoá trong hàng ngũ đảng.Thể chế toàn trị, độc đảng, độc tài này còn tiếp tục thì cuộc tranh đấu của nhơn dân cho một xã hội tự do dân chủ, đa đảng, đa nguyên tất còn nhiều khó khăn, thử thách để đối phó với kẻ nội thù CS Hà nội lệ thuộc quá sâu vào Bắc Kinh trên nhiều mặt chánh trị, kinh tế, an ninh, văn hoá , Nguyễn Phú Trọng là người có tiếng là tận tuỵ với Bắc Kinh, giáo điều, bảo thủ.

Hoa Kỳ chánh thức thiết lập bang giao với kẻ cựu thù Việt Công từ 1995 ; kỷ niệm  sau hai mươi năm  quan hệ  (2015-1995) hai quốc gia xích lại gần nhau  và CSVN còn muốn tiến xa hơn tầm cao  quan hệ đối tác toàn diện từ năm (2013) từ sau biến cố giàn khoang HD-981 ( 5/2014) với các động thái bành trướng  liên tục ở Biển Đông của Bắc Kinh, và gần đây Bắc Kinh lại chuyển HD-981 vào vùng tranh chấp và cho các chuyến bay đáp xuống các đường băng trên đảo nhơn tạo, thêm vào đó là các dự án quân sự hoá; chẳng những CSVN  mà  cả ASEAN trong tình hình khó khăn và phức tạp phải đối mặt với Trung Quốc vốn chủ trương hành động đơn phương.

Hà nội xích gần với Hoa Kỳ có cái lợi trước mắt là giảm bớt sức ép của Trung Cộng, kế đến để nhờ Hoa Kỳ giúp tăng cường khả năng phòng thủ trong tình hình mới ; Hoa Kỳ đã nới lỏng lịnh cấm vận võ khí sát thương ; và quan trọng hơn nữa phải nhờ TT Obama cứu vãng nền kinh tế  qua  việc thuận cho một nước cộng sản gia nhập hiệp ước tự do mậu dịch thế hệ mới TPP mà vòng đàm phám đã kết thúc 5/10/2015 ,chờ quốc hội thông qua ; thực hiện các điều ràn buộc của hiệp ước có thể  khuyến khích CSVN tôn trọng nhơn quyền, điều này khó xảy ra vì bản chất lừa đảo của CSVN, họ đã hành xử như vậy để được Hoa Kỳ đưa vào WTO. Muốn đất nước phát triển, cải cách kinh tế phải đi đôi với thay đổi chánh trị;” cuộc đổi mới “ nửa vời năm 1986 , rồi tiếp tục con đường kinh tế thị trường theo định hướng XHCN với kinh tế quốc doanh làm chủ đạo đã đưa nước nhà lâm vào cảnh tụt hậu thê thảm.

Hoa Kỳ quyết tâm trở lại ĐNA là vì quyền lợi của Hoa kỳ, nằm trong chánh sách Tái cân bằng /Xoay trục về Châu Á Thái Bình Dương ; Viêt Nam lại nằm ở vị thế địa chiến lược mà hai cường quốc Mỹ Trung  đều ngắm nghía ;Hoa kỳ đâu dễ dàng để Biển Đông trở thành ao nhà của Bắc Kinh, một cường  quôc kinh tế số 2 đang có sáng kiến về “Một Vòng đai Một Con  đường”, thực hiện Con Đường Tơ Lụa Trên Biển với các cảng chiến lược Chuổi Ngọc Trai ; Obama từ lúc lên cầm quyền coi Việt Nam là đối tác tiềm năng ,sẽ là một mắt xích trên vòng đai quân sự nối liền đồng minh Nhựt, Đại Hàn, Phi Luật Tân, Úc,Thái và các đối tác tin cậy Singapore, Mã Lai và Ấn Đô ( một cường quốc đang lên,có chánh sách Hướng Đông) Cho nên dù biết Hà Nội chưa tách rời đồng chí cùng ý thức hệ Trung Nam hải, chánh phủ Obama vẫn cung cấp  phương tiện quốc phòng để tăng cường  khả năng phòng thủ lãnh hải . Để làm an lòng Hà nội về tác động của diễn biến hoà bình, về  lo sợ “gần Mỹ thì mất đảng”, TT Obama cam kết với Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng là Hoa Kỳ tôn trọng thể chế chánh trị  Việt Nam (7/2015) và  sau đó đại sứ OSIUS khi tiếp xúc với cộng đồng Việt Nam tại Nam California lại tách bạch là Hoa Kỳ không có kế hoạch lật đổ chế độ Hà Nội. Nhưng Đại Sứ Osius tin tưởng là nhân quyền tại Việt Nam sẽ đươc cải thiện. Kêt quả được thấy sau đó là một luật sư nổi tiếng đấu tranh cho dân chủ nhơn quyền bị công an giả dạng côn đồ đánh đập sau khi hội thảo kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhơn quyền, rồi  tuần lễ sau  ông ta bị nhốt tới nay, dù có sự phản đối khắp nơi trong nước ,hải ngoại và quốc tế. Hoa kỳ tiếp cận càng ngày càng sâu vào Việt Nam hay ASEAN  e không phải chỉ vì mục tiêu dân chủ nhơn quyền mà thực tế mà nói là vì lợi ích chiến lược  trong chánh sách xoay trục.

Công việc dân chủ hoá đất nước là trách nhiệm của chúng ta, là đảng cộng sản phải ra đi, là phải giải thể chế độ CHXHCNVN. hoặc bằng cách mạng  hoặc diễn biến hoà bình. Chủ nghĩa cộng sản không thể sửa đổi, mà cần phả giả trừ. Chánh quyền Obama tôn trọng thể chế Hà Nội và hi vọng về “ một Tầm nhìn chung với Nguyễn Phú Trọng (7/2015) ” trong phát triển và duy trì độ tăng trưởng kinh tề qua hiệp ước TPP, và hi vọng  CSVN cùng một  ASEAN đoàn kết, hùng mạnh  đối mặt với nguy cơ địa chánh trị do bản chất bá quyền  của Trung Cộng đang tạo một tình thế bất ổn tại Biển Đông ; phải chăng đó là lý do để Obama  lại mở  một  Thượng đỉnh ASEAN-US tại Sunlands , Califorinia vào trung tuần tháng Hai  năm nay 2016  và  đưa Bộ trưởng Ngoại Giao Kerry  lên đường công  về Châu Á,  với hai ngày tại Lào và ngày 25/01/2016 đến Cambodia để  hi vọng tìm sự ủng hộ của thủ tướng  ông Hunsen về hồ sơ Biển Đông; và sẽ đến Trung Quốc ngảy thứ  Tư; năm nay Lào sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh ASEAN dự trù vào cuối năm 2016 vào lúc căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông. Trở lại vấn đề chuyển biến dân chủ tại ĐNA mà ông Murray Hiebert (CSIS) điều trần trước tiểu bang đặc trách Đông Á, Thái Bình Dương, và An ninh Mạng quốc tế , ông cho rằng chương trình hổ trợ của USAID tỏ ra hiệu quả cao trong thúc đẩy chuyển hoá dân chủ cho các quốc gia trong khu vực ; đối với Viêt Nam  Cơ quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ hợp tác với nhà cầm quyền CSVN để thiết lập chương trình  hổ trợ nhà nước  CSVN trong cải tiến luật pháp cho phù hợp với môi trường mậu dịch tự do (như để theo đúng chuẩn mực ràn buộc trong TPP), cố vấn quốc hội  Viêt Nam điều chỉnh bộ luật hình sự, điều hành hửu hiệu hơn về tài chánh và hành chánh công quyền, và nhận thức về cách quản trị tốt hơn ( good Governance), tính minh bạch. v..v…Chương trình USAID “Governance for Inclusive Growth Program “ cũng bao gồm hoạt động  với khu vực tư nhơn và các tổ chức dân sự; các chương trình cho tới bây giờ  không thấy ảnh hưởng gì tới dân chủ hay nhơn quyền tại Việt Nam. Chúng ta không tin là có chuyển biến dân chủ sau Đại Hội XII , ông tổng bí thư nào cũng là cộng sản cả, và không ai tìm được danh từ dân chủ trong bộ nảo xơ cứng của bộ sậu lãnh đạo bảo thủ CSVN. Tin cuối cùng là ông Trọng đã đẩy lùi ông Dũng, qua một cuộc bầu cử đầy kịch tính, ma mảnh, thủ đoạn, Đại Hội XII  đã trình làng bộ tứ trụ mới : nguyễn Phú Trọng ( tong bí thư), Trần Đại Quang ( chủ tịch nước),Nguyễn Xuân Phúc ( thủ tướng), Nguyễn thị Kim Ngân ( chủ tịch quốc hội).

9. Lào

Tình trạng dân chủ nhơn quyền tại Công Hoà Dân Chủ Nhơn Lào cũng tệ hại như tại Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, từ năm 1975 khi Pathet Lào với sự hổ trợ của quân đội cộng sản Hà nội xoá bỏ chánh quyền vương quốc Lào  đưa vua Savang Vatthana vào tù mà cộng sản gọi là trại học tập cải tạo. Ngày 2 tháng 12 năm 1975 Đại Hội Đại Biểu nhơn dân toàn quốc Lào quyết định xoá bỏ chế độ quân chủ và chánh thức thành lập nước  Công Hoà Dân Chủ Nhơn Dân Lào (CHDCND ), một nước độc đảng, độc tài, có chánh sách trấn áp, bỏ tù các nhà bất đồng chánh kiến, hạn chế các hoạt động xã hội dân sự với nhiều vi phạm nhơn quyền. Pathet Lào thọ ơn CSVN khá nhiều trong thời gian chiến tranh Việt Nam, nhưng với tham vọng bá quyền bành trướng Bắc Kinh có ý đồ khống chế cả ba nước Việt Miên Lào; Trung cộng là nhà đầu tư lớn nhứt tại Lào tiếp theo là Việt Nam, Cambodia và âm mưu kiểm soát và khai thác Sông Cửu Long bắt nguồn từ Vân Nam với những con đập từ Thượng nguồn Sông Cửu Long chạy dài xuống Hạ nguồn tạo nên tai hại môi trường và nếp sống người dân Lào, Campuchia và Viêt Nam.

Một chuyển biến chánh trị  mới đáng chú ý trong thay đổi lãnh đạo trong đảng Cộng sản Lào; ngày 22/01/2016 Đại hội X đàng CS Lào lại cử phó chủ tịch Bounnhan Vorachit 72 tuổi làm tân Tổng bí thư đảng Nhơn Dân Cách mạng Lào là nhơn vật thân Hà nội để thay thế Choumaly Sayasone  79 tuổi người của Bắc Kinh đã từng giữ chức vụ này trong 10 năm qua, ngoài ra có hai Uỷ Viên Bộ Chánh trị thuộc cánh Bắc Kinh từ chức và sự ra đi của phó thủ tướng Somsawat Lengsavad cũng là nhơn vật thân tín của Trung Nam Hải, người đã từng thực hiện nhiều dự án hạ tầng cơ sở  với sự tài trợ của Bắc Kinh. Những diễn biến chánh trị này xảy ra gay trước khi Bộ trưởng ngoại giao Hoa kỳ John Kerry đến Lào ngày 24/01/2016 trong chuyến công du Á Châu Lào, Campuchia Trung quốc. Năm nay Lào sẽ là chủ tịch luân phiên của Hiêp Hội các quốc gia Đông Nam Á  dự đinh tỏ chức vào cuối năm 2016. TT Obama  cũng tổ chức hội nghị Thượng đỉnh Đăc Biệt ASEAN-US tại Sunnylands ( California) vào trung tuần tháng Hai năm nay; John Kerry muốn nói lên chủ trương của Hoa Thạnh đốn với Lào và Campuchia về một cộng đồng ASEAN thống nhứt  và đoàn kết trước tình hình bất ổn trong khu vực vì động thái bành trướng hung hảng của Trung quốc ở Biển Đông. Theo nhà phân tích thời cuộc, những chuyển biến nhơn sự trong ban lãnh đạo đảng cộng sản Lào gần đây như để tránh gây nên sự hiểu lầm đưa đến sự rạn nứt quan hệ lịch sử gắn bó với CSVN đã từng hết lòng yểm trợ quân sự cho Lào trong công cuộc chống Mỹ trong chiến tranh Đông Dương, và cũng như Việt Cộng, Lào cũng khó bề thoát Trung. Theo tin Tân Hoa Xã, ông Tống Đào, một đặc sứ của Chủ tich Tập Cận Bình sẽ tới thăm Lào 26/02/2016, sau khi ông Kerry rời Vạn Tượng  trên đường đi Pnom Penh.

Trong lãnh vực dân chủ nhơn quyền, Tiến sĩ Thitinan Pongsudhirak , Giáo sư khoa học chánh tri thuộc Viện Đại học Chulalongkorn ( Bangkok,Thai Lan) cho rằng  sẽ không có một tiến bộ nhơn quyền nào  với tân ban lãnh đạo cộng sản Lào;vụ một lãnh tụ NGO, ông Sombath Somphone mất tich gần đây làm xấu thêm tình trạng đàn áp của chế độ Vientiane. Theo ông Carl Thayer nhà phân tích thuộc Viện Đại Học New South Wales nghĩ trong tình hình căng thẳng Việt Mỹ Trung về vấn đề Biển Đông, nhà nước Vạn Tượng (Vientiane) sẽ cũng cố vị trí của Lào trong thế cân bằng khu vực, đặc biệt năm nay  2016 Lào sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh ASEAN sẽ phải nghinh đón lãnh đạo các nước lớn, trong đó có TT Obama , dự trù sang Vientiane cuối năm nay.Từ sau chuyến viếng thăm Lào năm 1955 của cựu ngoại trưởng John Foster Dulles, cho mãi gần 60 năm sau Ngoại trưởng Hillary Clinton mới trở lại Lào (2012) và mới đây là Ngoại trưởng Jonh Kerry .(25/1/2016) .Theo Reuter chánh phủ Obama  vẫn lo Chánh phủ Vạn Tượng vì có nhiều quan hệ kinh tế với Bắc Kinh có thể hành xử như Campuchia khi làm chủ tịch ASEAN năm 2012, nhưng theo AP dẫn lời Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong cho biết , Lào sẽ tận dụng ghế luân phiên năm 2016 để kêu gọi ASEAN cùng đứng lên đối trọng với Trung Quốc trong khu vực; phải chăng gíó đã đổi chiều trong chánh sách đối ngoại của tân ban lãnh đạo đảng Nhơn Dân Cách Mạng Lào! Cũng là tin vui cho chánh phủ Obama.

10. Vương Quốc Campuchia.

Tiếp tục chuyến công du bốn nước Á Châu, Ngoại trưởng John Kerry rời Lào thì sang ngay Pnom Penh hôm 26/01/2016 để gặp ngay Thủ tướng  Campuchia Hunsen, lãnh tụ đảng cầm quyền Nhân dân Campuchia ( CPP ) với mục đích vận động Campuchia đứng vào hàng ngũ một ASEAN đoàn kết, thống nhứt trong quan điểm về Biển Đông, đồng thời thúc đẩy Thủ tướng Hunsen cải cách dân chủ nhơn quyền, như là điều kiện cải thiện  quan hệ ngoại giao giữa hai nước thiết lập từ năm 1993; sau cuộc thắng cử sít sao năm 2013 so với đảng đối lập Cứu quốc Campuchia  ( Campuchia National Rescue Party, NRP), tình hình nhơn quyền tại nước này có phần suy sụp; nhà lãnh tụ đối lập Sam Ransy đã tự ý lưu vong để tránh những cáo buộc có động cơ chánh trị, trong khi  17 thành viên đối lập và các nhà hoạt động còn đang ở trong tù. Ngoại trưởng John Kerry trong chuyến công du kỳ này  sẽ thảo luân về thương mãi song phương; từ những thập niên 1990s đến nay Campuchia nhận viện trợ kinh tế khá hậu hĩ của Hoa kỳ , nhưng Hoa Kỳ  không quên đặt điều kiện kèm theo là cải thiện nhơn quyền và cải cách dân chủ.

Kết quả các mục tiêu trong nghi trình chuyến thăm vương quốc Campuchia của John Kerry theo lời tường thuật không được sáng sủa lắm. Ngoại trưởng Campuchia Hor Nam Hong khẳng định lập trường của Pnom Penh về Biển Đông không thay đổi theo đó các nước có tranh chấp nên tự giải quyết với nhau mà không cần sự can dự của ASEAN. Trung Cộng cũng đã tuyên bố tương tự: ASEAN là môt Hiệp hội tự nó không có vấn đề tranh chấp biển đảo; nếu thành viên nào có tranh chấp với Trung Quốc thì sẽ giải quyết theo lối song phương. Ông Phay Siphan phát ngôn viên của chánh phủ Campuchia  cho biết Trung quốc không đặt vấn đề các giá tri của Hoa ( ý nói đến tự do, dân chủ nhơn quyền) khi đầu tư , khi cho vay hay viện trợ các cKỳông trình hạ tầng cơ sở cần thiết cho Campuchia…ông còn khuyên Mỹ cần thay đổi chánh sách cứng nhắc  trong đường lối ngoại giao và nên hiểu biết hơn về sự biến chuyển và tính đa dạng trong khối ASEAN . Theo ông Son Chhay, nhà lập pháp đối lập cho rằng việc chánh phủ Hunsen ngả theo Trung Quốc sẽ  không có lợi về mặt phát triển kinh tế  bền vững, ổn định . Một nhà phân tích chánh trị cho rằng Campuchia thân Trung Quốc và được Trung Quốc xử dụng như con tốt của họ trong lá bài đoàn kết của khối ASEAN, và Campuchia đã không dấu giếm vai trò này khi Hunsen chủ trì thượng đĩnh ASEAN 2012 bằng cách không cho ra thông cáo về tranh chấp Biển Đông, và Hunsen đã biết dùng cái thế mình là một thành viên của ASEAN  cho nên dù  Campuchia là nước nhỏ nhưng sẽ là đòn bảy đối với chiến lược tái cân bằng về châu Á của siêu cường Mỹ, Campuchia hành động như vậy theo áp lực của Bắc Kinh. Trong chiến cuộc Đông Dương chúng ta cũng không  nên quên  và hồi tưởng lại tội ác trời không dung đất không tha của cộng sản gây tại ba nước  Việt Miên Lào và cũng không nên quên sự phản bội của cường quốc Hoa Kỳ  đối với đồng minh  khi chấm dứt chiến tranh.

Sau Đệ nhị Thế chiến, Pháp trở lại nhưng rồi cũng phải trả lại độc lập cho Campuchia vào năm 1953. Năm 1975, Campuchia lọt vào tay Khờ me đỏ, Pol Pot vào Nam Vang  thành lập Kampuchea Dân chủ và trong vòng 4 năm đã giết gần I triệu 7  đồng bào mình; năm 1979 CSVN đem quân vào Campuchia lật đổ Pol Pot, thiết lập Cộng hoà nhơn dân Campuchia, đẩy lùi quân Pol Pot về nông thôn , nội chiến tiếp tục, thiệt hại lớn cho các bên. Quốc tế can thiệp, Hiêp định Paris về Campuchia 1991 nhằm kết thúc chiến tranh , lập lại hoà bình với sự chủ toạ của Liên Xô, Hoa kỳ ,Anh, Pháp đưa tới tổng tuyển cử năm 1993 do LHQ bảo trợ,  có ít nhứt ba đảng dự tranh gồm đảng Nhơn dân Campuchia CPP, đảng NRP của Sam Ransy và đảng  Bảo hoàng FUNCINPEC (Front uni national pour un Cambodge Independent, neuter, pacific, et cooperative); tên nước Vương quốc Campuchia được tái lập, thể chế quân chủ lập hiến, đa dảng Cuộc bầu cử gần nhứt là năm 2013. Quốc vương  Norodom Sihamoni ( từ năm 2004)là nuyên thủ quốc gia, Hun Sen là thủ tướng của chánh phủ Vương quốc Campuchia.

Thay lời kết

Nhìn vào mức độ chuyển hoá dân chủ các nước Đông Nam Á cho thấy trong những thập niên qua, tiến trình cải cách dân chủ ở một số quốc gia bị đảo ngược hay thoái trào.  Nhưng nếu nhìn chung, khuynh hướng cải cách dân chủ có tiến bộ  trong khu vực , tuy hơi thất thường .

Cách tiếp cận dân chủ của Hoa Kỳ tại các quốc gia khu vực với chánh sách ngoại giao lấy giá trị tự do, dân chủ nhân quyền như điều kiện nâng tầm quan hệ đối tác cần uyển chuyển , hếu cứng nhắc quá có thể thất bại, Hoa kỳ tuỳ trường hợp,  dùng phương cách hợp tác sẽ thành công hơn là áp lực. USAID là công cụ áp dụng ở môt số quốc gia ; hợp tác với chánh quyền có vai trò nâng cao khả năng  vấn đề quản trị, phát huy dân chủ pháp trị, biên pháp chống tham nhũng , hổ trợ công tác xã hội dân sự ( tại Phi luật Tân USAID phát động Partnership for Growth program ), các chương trình như vậy có thể  thúc đẩy  tiến trình dân chủ hoá, Nhưng ý chí tranh đấu kiên trì cho dân chủ của người dân, của giới tinh hoa mới là yếu tố quyết định, thêm vào đó sự khôn ngoan của giới cầm quyền biết nhận thức về quyền lợi đất nước sẽ giúp  cho tiến trình dân chủ hoá thêm nhiều cơ may hơn, điển hình là trường hợp Miến Điện. Đối với Việt Nam, chỉ có thay đổi toàn diện mới khai thông mọi vấn đề bế tắc của đất nước; đảng cộng sản phải ra đi , phải bị giải thể , công sản không thể sửa đổi mà cần phải  đào thải .

Mùa Xuân Bính Thân 2016

Tài liệu tham khảo:

“ China’s Activities in Southeast ASIA and implications to U.S. interests” By Ernst Z.Bower , CSIS Feb.04-2010)

“ Democratic transitions in Southeast ASIA” by Murray Hiebert . Impact of Pressure versus Cooperation; Current Approach in the Region. (CSIS  November 19,2015)

Sunnylands Summit Provides Opportunity to bolster US-Southeast ASIA Ties by Murray Hiebert, CSIS Jan.07, 2016

Joint Statement of the 2nd US-ASEAN Leaders Meeting New York, NY The White House Office of The Press Secretary Immediate Release September 2010

Joint Statement on the ASEAN-US Strategic Partnership, Kuala Lumpur ; White House office of Press Secretary ;For immediate release 21/11/2015

Remarks of President Barack Obama-State of the Union Address as Delivered; White House, Office of Press Secretary For immediate Release Jan !3, 2016

Remarks of president Obama and President Xi of the RPC Sept.25-09-2015

–Tuyên Bố Tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ 7/7/2015

Why Vietnam’s Foreign Policy won’t change after its Party Congress By Carl Thayer THE DIPLOMAT December 08, 2015

 America’s Pacific Century by Hillary Clinton , FP October 11, 2011

Giết nhau chẳng cái Lưu Cầu – Lê Minh Nguyên (Danlambao)

Trong tác phẩm thi văn Cung Oán Ngâm Khúc có câu:

Giết nhau chẳng cái Lưu Cầu

Giết nhau bằng cái ưu sầu độc chưa?

Lưu Cầu hay Okinawa sau này, là nơi nổi tiếng về rèn gươm ở Nhật Bản, có ý nghĩa là bằng gươm đao.

Đại Hội 12 Đảng CSVN có 5,200 an ninh và binh sĩ đằng đằng sát khí Lưu Cầu canh gác chung quanh, nhưng ông Dũng đã bị hạ bằng loại vũ khí thâm độc hơn gươm đao, đó là bằng sự nhục nhã trong Hội Nghị Trung Ương 14 (từ 11-13/1/2016). Đại hội chỉ là vở tuồng trình diễn ngoài công chúng để che đậy sự nhục nhã đó.

Trong chế độ dân chủ thì thắng thua là chuyện bình thường, vì thua không phải là thất bại, bỏ cuộc mới là thất bại. Luật chơi của dân chủ không giới hạn tuổi tác, ông Ronald Reagan khi ra tranh cử tổng thống đã sắp 70 tuổi. Nghị sĩ Bernie Sanders đã gần 75 tuổi (sinh năm 1941) và đang tranh tổng thống trong đảng Dân Chủ ngang ngửa với bà Hillary Clinton. Ông Richard Nixon thua cuộc liên miên nhưng không bỏ cuộc nên cuối cùng vẫn trở thành tổng thống.

Ông Dũng 66 tuổi, chưa đến nỗi quá già để bị loại ra khỏi cuộc chơi, trong khi luật chơi thì quá sức bất công theo kiểu lấy thịt đè người hơn là tranh đấu công bằng, như 66 tuổi không được nhưng ông Trọng 72 tuổi thì được, như tổng bí thư phải là người miền Bắc, phải có lý luận, phải có quan hệ quốc tế (công du Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Thái… như ông Trọng). Đại hội 12 cho ra Bộ Chính Trị 19 ủy viên mà trong đó có tới 13 người miền Bắc (2 miền Trung, 4 miền Nam) và 4 tướng công an (Trần Đại Quang, Tô Lâm, Phạm Minh Chính, Trương Hòa Bình).

Nếu ta tạm thời chia Bộ Chính Trị Khóa 12 ra làm hai phe, phe X kinh tế thị trường hay phe thoáng và phe Lú định hướng xã hội chủ nghĩa hay phe giáo điều thì ta có 8 ủy viên của phe thoáng (Võ Văn Thưởng, Tô Lâm, Phạm Bình Minh, Nguyễn Văn Bình, Trương Thị Mai, Đinh La Thăng, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Thị Kim Ngân) và 11 ủy viên phe giáo điều (Nguyễn Phú Trọng, Vương Đình Huệ, Hoàng Trung Hải, Phạm Minh Chính, Ngô Xuân Lịch, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh, Tòng Thị Phóng, Trần Quốc Vượng, Trương Hòa Bình). Tuy nhiên, dù thoáng hay giáo điều thì vở tuồng vẫn như cũ, tức các văn kiện và nghị quyết đại hội làm khung sườn cho 5 năm tới vẫn là Mác-Lê và định hướng xã hội chủ nghĩa, vẫn độc tài độc đảng với Điều Lệ Đảng cao hơn Hiến Pháp, cho nên các diễn viên sân khấu không thể hát khác hơn.

Đa số trong BCT nghiêng về ông Trọng, nhưng nhóm này có nhiều ủy viên “có tham vọng quyền lực” như ông Quang, ông Phúc… điều mà trớ trêu thay, ông Trọng thường nói là không nên chọn vào.

Theo tin từ những người am hiểu nội tình CSVN ở Hà Nội cho biết, các ủy viên được bầu vào Ban Bí Thư mà danh sách lộ ra chiều ngày 27/1 có các ông Nguyễn Hòa Bình (Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối cao), Lương Cường (Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ QP), Nguyễn Xuân Thắng (Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). Nhưng dù bầu rồi, ông Dũng đã áp lực để đưa ông Nguyễn Văn Nên (Bộ Trưởng, Chủ Nhiệm VPCP) vào thay ông Thắng, mà theo nguyên tắc nếu đã rớt BCT (ông Nên bị rớt) thì không được đưa vô bầu BBT. Do đó mà lúc gần 3 giờ chiều ngày 27/1, Thông Tấn Xã VN, cơ quan độc quyền loan tin và hình ảnh, chỉ phát phần chúc mừng TBT, vì Ban Tuyên Giáo cấm các báo đài không được đưa tin BCT và BBT, chỉ sau khi bế mạc ngày 28/1 các tin này mới được đưa ra, danh sách không có tên ông Thắng nhưng có tên ông Nên. Điều này cho thấy ông Dũng tuy bị loại nhưng thế lực vẫn còn khá mạnh.

Tại Hội Nghị TU12 và TU13, ông Hai Nhựt Lê Thanh Hải (Bí thư Sài Gòn) vẫn còn được cơ cấu để ở lại và dự định vào ghế Thường Trực Ban Bí Thư, nhưng khi họp TU14 thì ông bị loại vì Giám Đốc Công An TP. HCM, trung tướng Nguyễn Chí Thành gởi báo cáo lên Thủ Tướng, sau đó là TBT là ông Hải có 6 sai phạm, trong đó sai phạm lớn nhất là đỡ đầu cho bà Trương Mỹ Lan của công ty Vạn Thịnh Phát làm kinh tài cho tình báo Hoa Nam của TQ. Ông Thủ Tướng Dũng không giải quyết, ông Thành bèn gởi thẳng lên TBT. Ông Thành nay đã nghỉ hưu. Ông Hải coi như chỉ còn lo giữ mạng chứ hết nhúc nhích gì được nữa.

Ông Phan Đình Trạc, Phó Ban Nội Chính, được hai ông Trọng-Rứa cơ cấu vô BCT để sau đó sẽ là Trưởng Ban NC. Ông Đinh La Thăng không được cơ cấu, nhưng BCHTU mới lại giới thiệu và được trúng vào BCT còn ông Trạc thì không, chứng tỏ BCHTU mới muốn loại ông Trạc, bẻ gãy thanh gươm chống tham nhũng tương lai của ông Trọng, không muốn ông Trạc chết như Nguyễn Bá Thanh hay có cơ thể bất diệt như Vương Kỳ Sơn ở TQ.

Ông Dũng bị loại một cách không công bằng và bị ông Trọng hạ nhục trong HNTU14, nó làm cho ông Dũng đã đau vì thua cuộc lại càng đau hơn. Ông Dũng tuy còn tích sản chính trị (political capital) khá nhiều nhưng không dám sử dụng vì sợ phe ông Trọng sử dụng Lưu Cầu. Cuối cùng ông thỏa hiệp với ông Trọng để được an toàn và để thân nhân, phe nhóm không bị bứng. Ông Dũng đã ra khỏi sân chơi và trận chiến bây giờ lại là giữa Quang và Trọng.

Theo tin chưa kiểm chứng thì trong ĐH12 ông Trọng chỉ đạt trên 50% phiếu một chút của 1,510 đại biểu để đắc cử vào Ban Chấp Hành Trung Ương và ông được 180 ủy viên BCHTU mới bầu vào BCT ở hạng 16/19, không có chuyện như ông nói là ông ngạc nhiên vì được bầu với số phiếu gần 100%, điều mà TS Nguyễn Quang A mai mỉa.

Ông Quang có tham vọng trở thành tổng bí thư thay thế ông Trọng. Ông Quang hiện là phe mạnh nhất trong các phe. Lý tưởng của ông là như Tập Cận Bình ở TQ, làm tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, nhưng nếu không gom hai chức này lại được thì ông muốn nắm TBT và buông CTN. Tuy nhiên, ông Trọng lâu nay đã sắp cho ông Đinh Thế Huynh (miền Bắc, có lý luận) để lên TBT. Trong chuyến đi Trung Quốc hồi tháng 4/2015 hai ông Huynh và Quang đều có tháp tùng, nhưng ông Huynh là người được ông Trọng làm nổi bật với TQ như nhân vật số hai. Hôm đầu tháng 11/2015 khi ông Tập viếng VN, ông Huynh là người đại diện ông Trọng ra tận cầu thang máy bay để đón.

Ông Trọng hiện đang nắm gáy ông Quang vì trong tay ông Trọng hiện có hai con bài tẩy, đó là ông Quang khai tuổi giả (sinh 1950 nhưng làm lại khai sinh 1956) và ông Dương Chí Dũng khai ông Quang có dính chàm số tiền một triệu đôla, nhân chứng này vẫn còn sống và có thể khai thêm. Ngoài ra, ông Quang còn dính với ông Dũng rất sâu về kinh tế ở vùng Sài Gòn. Ông Quang theo ông Trọng là để kiếm ghế cao chứ không phải vì thù hằn ông Dũng. Nay ông Dũng đã ra khỏi sân chơi, nên để tiến đến ghế TBT thì người ông Quang sẽ ra tay là ông Trọng. Chúng ta đã thấy ông Quang bắt đầu chém vây cánh ông Trọng, bắt các lãnh đạo của ngân hàng MHB (Phát triển đồng bằng sông Cửu Long), sân sau của ông Nguyễn Sinh Hùng (bbc.in/1QH3u40). Cho nên sắp tới, ông Quang sẽ chém ông Trọng còn thê thảm hơn là ông Trọng chém ông Dũng.

Bộ Công An đã và đang bị phân hóa, ông Tô Lâm được ủng hộ mạnh (khoảng 2/3) để trở thành bộ trưởng, trong khi thành phần còn lại ủng hộ ông Bùi Văn Nam, nhưng vì ông Nam không vào được BCT nên coi như không còn cửa, ông Tô Lâm sẽ là bộ trưởng. Trong vai trò này công luận sẽ theo sát để xem một người được Tòa Đại Sứ Mỹ khen (công điện bị Wikileaks tiết lộ) truớc đây có tôn trọng nhân quyền hay không, hay chế độ độc tài khi ai vào vai thì cũng ác như nhau.

Trở lại tình trạng ông Dũng, ông ta tuy còn tích sản chính trị khá cao nhưng nó sẽ nhanh chóng biến mất nếu không được xài. Điển hình là trường hợp con gái ông (Thanh Phượng) dùng nguồn đầu tư từ Thụy Sĩ để xây căn hộ cao cấp ở Quận 3 (Léman Luxury Apartments, 117 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP.HCM – bit.ly/1nOlssh) với nội thất sang trọng nhập cảng từ Châu Âu. Đây là khách sạn Hoàng Đế cũ của Tổng Cục 2 An Ninh Quân Đội, và dự án này đang phá sản vì giới đại gia biết ông Dũng thua nên không mua, không muốn đầu tư vào. Có vẻ như ông sẽ qua California để dự thượng đỉnh Mỹ-ASEAN về Biển Đông ngày 15-16/2 này, nhưng với tình trạng vịt què (lame duck) thì cũng chỉ là để đọc lại những gì mà BCT đã quyết. Những hậu phương của ông muốn ông phải làm một cái gì đó chứ không thể bó tay, nhưng nhìn cách ông “hy sinh đời bố để củng cố đời con” và quá khứ 10 năm thủ tướng thì ông không phải là người khai sơn phá thạch hay có thể tạo dấu ấn gì cho lịch sử.

Cái sống mũi quyền lợi cho bản thân và gia đình của ông cao quá, nó đã che mất cái nhãn quan non nước của ông. Ông Trọng không dùng Lưu Cầu để hạ ông, nhưng cho ông chết như một trọc phú ưu sầu. Ông đã trở thành một con bài thiệp, và chúng ta xem tiếp cái màn ông Quang sẽ hạ ông Trọng ra sao.

3/2/2016

nguồn :http://danlambaovn.blogspot.fr/2016/02/giet-nhau-chang-cai-luu-cau.html

 

Vui cười

Một khách hàng đến gặp đại lý cung cấp gas hỏi:

– Thưa ông, tôi muốn mua gas của cửa hàng để cấp cho hệ thống sưởi ấm trong nhà. Xin ông cho biết chi phí?

– Điều này còn phụ thuộc vào diện tích cần sưởi ấm.

– Bốn mươi mét vuông. Liệu hết bao nhiêu tiền?

– Nhà ông thiết kế mấy cửa sổ, cửa chính?

– Một cửa chính và bốn cửa sổ.

– Mái ngói hay trần bê tông?

– Bê tông. Kín nhất rồi, đúng không?

– Đúng! Nhưng cũng còn phải xét đến độ dày của tường.

– Tường gạch hai mươi.

– Cửa hai lớp chứ?

– Đúng thế!

– Vậy còn nền nhà?

– Nền cao, sàn gỗ. Tính ra chưa ông? – người khách sốt ruột.

– Xin ông chờ một phút nữa.

Ông khách bắt đầu bực mình. Đại lý ngẩng lên nói chậm rãi:

– Thế này ông ạ, mọi tính toán đã xong. Chỉ còn một điều chưa rõ là… không biết mùa đông năm nay sẽ lạnh nhiều hay ít

 

Một bà đang bối rối xúc động gọi điện thoại cho bác sĩ của mình. Bà ta kêu lên: – Mời ông đến tôi ngay! Cháu trai bốn tuổi của tôi vừa nuốt chửng chiếc bút máy!

Bác sĩ tỏ ra bình tĩnh, nói: – Thưa bà, tôi sẽ lại đó càng sớm càng hay. Nhưng ở chỗ tôi đang có nhiều người bệnh và bà không thể gặp tôi trong vòng ba hay bốn tiếng nữa!

Người đàn bà lập lại: – Ba bốn tiếng nữa! Thế thì trong lúc chờ đợi tôi sẽ làm gì hả ông?

Bác sĩ nói: – Tôi e rằng bà sẽ phải dùng một cái bút chì!

 

Hiệp Định TPP và Tương Lai Kinh Tế Việt Nam (Bài 2) – Nguyễn Bá Lộc

DẪN NHẬP

Nền kinh tế VN sau 40 năm chiếm miền Nam và 30 năm đổi mới vẫn ở trong tình trạng suy kém và bất ổn. Mô hình kinh tế cộng sàn (1975-1985) hoàn toàn phá sản. Mô hình pha trộn nữa “kinh tế thị trường” Với nửa “kinh tế XHCN” (từ 1986 đến nay) chỉ đạt một số kết quả tạm thời, nhưng không đủ mạnh để “cất cánh”. VN hảy còn là một trong các nước nghèo của nhóm quốc gia đang phát triển. Lợi tức đầu người chỉ có khoảng $2,000 đô la / năm (so với một số nước yếu Á châu nhu Philippines , Indonesia VN cũng chỉ bằng 1/5 – 1/6). Nền kinh tế có những khó khăn quá lớn, không có triển vọng khá hơn trong tương lai, nếu không có sự cải sửa thật mạnh mẽ.

Hiệp định TPP (Trans- Pacific Partnership) là một trong những cơ hội tốt cho VN để có đà phát triển mới cho kinh tế khá hơn.

TPP là một liên kết kinh tế gồm 12 quốc gia: Canada, Hoa kỳ, Mexico, Peru, Chile, Nhựt bổn, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Brunei, Uc châu, và Tân Tây Lan. Dẫn đầu là Hoa kỳ. Đây là một liên minh kinh tế quan trọng, nó chiếm 40% tổng sản lượng thế giới và khoảng 30% của tổng số hàng hóa giao dịch trên thế giới. Đây là một mô thức hợp tác kinh tế toàn cầu mới , nó giúp những thành viên có cơ hội cải sửa và phát triển sâu rộng và toàn diện hơn so với các Hiệp định có trước.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng VN có rất nhiều lợi khi vào TPP. Nhưng VN là nước độc tài CS, cho nên muốn có cái lợi do TPP đem tới thì VN phải cải đổi rất nhiều, vì nguyên tắc cơ bản của TPP là theo nền kinh tế tự do.

TPP là một mô hình hội nhập mới, cho nên có rất nhiều điều cần phân tách,trao đổi và đối chiếu với thực tế. TPP vừa được chánh thức ký kết ngày 4 tháng hai , 2016 tại Tân Tây Lan. Đại hội đảng CS cũng vừa kết thúc, theo tin tức từ đại hội thì chánh quyền VN sẽ theo đuổi thi hành TPP. Như vậy VN sẽ phải đối diện rất nhiều thử thách. Còn các thành phần kinh tế khác cũng có nhiều thử thách. Đó là Công đoàn dộc lập, các nhà đầu tư và xuất nhập cảng ngoại quốc, tư doanh VN, và cả các thành viên TPP trực tiếp với VN. Nhưng trong bài 2 nầy, tôi xin trình bày về Thử thách với chánh quyền CSVN (Bài 1 tôi có nói về “TPP và Tiến trình Dân chủ hóa VN”)

Trong bài nầy tôi xin trình bày tóm lược :

*Những qui định của TPP mà VN phải cải sửa theo

* Những thử thách lớn đối với chánh quyền CSVN

* Tương lai kinh tế VN với TPP

I.NHỮNG QUI ĐỊNH TPP CÓ LIÊN HÊ KINH TẾ VN

Như nói ở trên Hiệp định TPP là mô thức hội nhập mới. Hoa kỳ và các nước thành viên hy vọng nó là một sự hợp tác quốc tế có chuẩn mực tiến bộ cho một trật tự kinh tế thế giới hiện có nhiều xáo trộn trong đó có tham vọng bá quyền Trung quốc.

Là môt thanh viên đặc biệt, VN là phải cải sửa mạnh nhứt từ cái khung cơ chế, pháp lý, cấu trúc kinh tế, môi trường đầu tư, bộ máy quản lý, tệ trạng xã hội, nhứt là não trạng của đảng viên, cán bộ viên chức.

Hiệp định TPP  được thông qua ngày 5 tháng 10 – 2015, có 30 chương với những qui định quan trọng mà các thành viên khi cam kết là phải tuân thủ, nếu không sẽ bị chế tài và có thể mất quyền lợi cụ thể . Qui định TPP có tánh cách cưởng chế. Những qui định trên nhiều lảnh vực , chánh yếu là kinh tế nhưng cũng có một số bó buộc về xã hội, về nhân quyền và dân quyền. Chúng tôi xin tóm tắt như sau đây:

A.Bản chất và Qui ước tổng quát của TPP

Các thỏa ước tổng quát thành văn:

*Nguyên tắc và chủ trương của TPP là kinh tế tự do hay kinh tế thị trường hoàn toàn. TPP có Ủy ban Tạo thuận lợi kinh doanh và năng lực cạnh tranh . Sự canh tranh nầy bao gồm các xí nghiệp vừa và nhỏ (Chương 22)

*Đây là một hiệp ước toàn diện bao gồm hàng hóa , dịch vụ và đầu tư nhằm tạo ra cơ hội mới và lợi ích cho doanh nghiệp , cho công nhân và người tiêu thụ của các nước thành viên.

Đồng thời TPP liên quan chu trình khép kin từ sản xuất , cung cấp nguyên liệu, yểm trợ tài chánh , yểm trợ kỹ thuật , hổ trợ công nhân, yểm trợ hội nhập toàn cầu, mở rộng thị trường nội địa.

*Giải quyết các thách thức trong thương mại với đường hướng mới như: Thúc đẩy sản xuất, cải tiến kỹ thuật, có sự canh trạnh, nhờ vào một số vấn đề mới về kinh tế kỹ thuật, về mức độ khu vực quốc doanh trong nền kinh tế. Cũng như tạo một thương mại toàn bộ và công bằng .

*Các nước TPP tìm cách bảo đảm đây là một mô hình cao cấp cho thương mại và hội nhập kinh tế, và đảm bảo rằng các nước TPP sẽ có những lợi ích đầy đủ hoàn toàn có thể thực hiện được. Có ba lảnh vực hợp tác: (1) Tăng trưởng kinh tế toàn diện và bền vững, xóa đói giảm nghèo (2) Phụ nữ và việc tăng trưởng kinh tế (3) Giáo dục, khoa học, công nghệ, nghiên cứu và đổi mới. Có Ủy ban phát triển TPP (Chương 23).

B. Tóm tắt những qui định 

TPP có những qui định cho các thành viên có tanh cach bắt buộc trong các lảnh vực sau đây:

1. Lảnh vực thương mại hàng hóa (Xuất nhập cảng)

*Chế độ mậu dịch tư do: Bải bỏ thuế quan và hàng rào quan thuế để cho hàng hóa giao lưu được hoàn toàn tự do (chương 2). VN hiện nay chưa có chế độ mậu dịch hoàn toàn tự do.

*Về thuế xuất nhập nông sản: Cắt giảm hay bải bỏ quan thuế cho nông sản. Đây có thể thiêt hại cho một số nông sản của VN

* Qui định đặc biêt cho ngành dệt may

Đây là ngành quan trọng , nhứt là đối với VN , TPP có riêng một chương.

-Thuế quan được xóa bỏ ngay lập tức. Điều khoảng nầy có lợi cho VN, vì xuất cảng hàng may mặc là một trong hàng hóa mũi nhọn của VN mà thị trường chánh là Hoa kỳ, Âu châu và Nhựt ( mỗi năm xuất cảng gần 20 tỹ mỹ kim, hy vọng tăng gắp đôi trong 10 năm tới).

-Qui tắc xuất xứ cho hàng may dêt. Nguyên liệu vải tơ sợi trong ngành may phải có xuất xứ từ trong các thành viên của TPP . Hiện nay VN phải nhập khoảng 80% nguyên liệu dệt may từ Trung quốc. Trong tương lai VN không được nhập từ Trung quốc nếu muốn xuất cảng cho thành viên TPP.

2. Về nguyên tắc xuất xứ : nguyên tắc tổng quát nầy nhằm thúc đẩy một chuổi đầu tư trong các thành viên đẻ cung cấp nguyên liệu cho nhau, và các thành viên phải có lợi trước.Nếu thành viên không có nguyên liệu thì các nước TPP có thể vào đầu tư nguyên liệu đó. Cho tới nay nhiều loại nguyên liệu cho kỹ nghệ VN phải nhập từ TQ , ngoài ngành dệt còn có thức ăn gia súc , phân bón, thuốc sát trùng.

Cần phải đơn giản hóa thủ tục và minh bạch trong công việc và thủ tục của cơ quan. Cải tiến cách làm việc rõ ràng nhanh chóng trong xuất nhập cảng.

3. Lảnh vực đầu tư và quốc doanh: Có các qui định :

*Phải có luật đầu đầy đủ (trong nước và đầu tư ngoại quốc) và có các biện pháp bảo vệ đầu tư theo nguyên tắc của luật quốc tế.

* Phải có sự công bằng kinh doanh giửa các khu vực công , tư trong nước và tư ngoại quốc. Không được dành những ưu tiên , ưu quyền cho quốc doanh. Các chánh phủ phải ban bố chánh sách đầu tư công. Và  danh sách các ngành khu vực nhà nước dành lại tư nhân không được làm.

*Các chánh phủ không thể tùy tiện thay đổi luật lệ để gây khó khăn cho nhà đầu tư. Cần bảo đảm ổnđinh hệ thống tài chánh, bảo đảm quyền tự quyết của nhà đầu tư. Chánh phủ không được trợ cấp những thứ có tính cách phi thương mại cho quốc doanh.

*Các thành viên TPP đồng ý trao đổi danh sách quốc doanh và cung cấp đầy đủ rõ ràng mức độ trợ cấp , sự kiểm soát của chánh quyền.

* Các cơ quan quản lý kinh tế phải công bằng đối đối xử giữa quốc doanh cũng như tư doanh. Tòa án nước TPP được quyền xét xử sự công bằng đối đối xử.

*Nghiêm cấm chánh quyền thu hồi tài sản, đất đai không có mục đích xử dụng cho công ích

4. Nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh hoàn toàn 

*Các thành viên phải có luật pháp bảo đảm có cạnh tranh công bằng, ngăn cấm hoạt động phi cạnh tranh và gian dối làm tổn hại đến người tiêu thụ. Lập hay duy trì cơ quan chịu trách nhiệm thi hành nguyên tắc cạnh tranh tại mỗi nước. Các nước TPP đồng ý trao đổi thông tin về việc thi hành nguyên tắc cạnh tranh.

* Các vụ mua sắm và thầu cho khu vực công phải được minh bạch công khai và công bằng

5. Lảnh vực thương mại dịch vụ 

* Nguyên tắc đường hướng cũng áp dụng là tư do thương mại.

*Các thành viên không được đặt thêm chế tài trong tương lai, và phải tuân thủ thỏa thuận về tự do hóa

6.Trên lảnh vực dịch vụ tài chánh

* Các thành viên phải bảo đảm có đủ khả năng điều hành thị trường tài chánh, cũng như các tổ chức tài chánh, cũng như thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp bị khủng hoảng.

*Qui định về việc cung cấp tài chánh từ thành viên TPP với nhau.

* Công ty tài chánh của một thành viên TPP có thể cung cấp tài chánh tại nước TPP khác.

*Chánh quyền nước TPP ban hành luật lệ về dịch vụ bảo hiểm cho các thành viên khác

7. Lảnh vực truyền thông, thương mại sản phẩm điện toán

*Nước TPP phải bảo đảm tính hiệu quả và đáng tin cậy của hệ thống viễn thông

*Nước TPP không có sự phân biệt đối xử các công ty viển thông, truyền thong từ các TPP khác

* Qui định về thương mại điện tử. Các TPP phải bảo đảm có tư do lưu hành toàn cầu của luồng thông tin và dữ liệu để giúp phát triển kinh tế internet . Cần có luật ngăn cấm hoạt động giả mạo gian dối trong ngành internet.

8. Sản phẩm trí tuệ  

Đây là vấn đề rất quan trọng. Sản phẩm trí tuệ giúp cho sự phát triển công nghiệp và thương nghiệp. Sản phẩm trí tuệ là cốt yếu cho mọi tiến bộ. Cho nên cần được bảo vệ và tôn trọng quyền sở hữu và bằng sáng chế. Sự hợp tác để bảo vệ sản phẩm trí tuệ đem lại lợi ích cho nhà cung cấp , cho người tiêu thụ và cho cả công chúng.

Nguyên tắc chung là:

– Thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo

-Tạo điều kiện cho việc truyền bá thông tin, kiến thức , văn hóa , nghệ thuật

– Thúc đẩy cạnh cạnh và mở cửa thị trường cách hiệu quả.

– Các thành viên phải có luât lệ xét xử các vi phạm sản phẩm trí tuệ

– Kiểm soát chặc chẻ buôn lậu ở biên giới

9.Trên lảnh vực lao động và tổ chức dân sự    (Chương 19)

Qui định về Lao động là mới và quan trọng đối với VN.Vì rằng cho tới nay, công nhân chỉ được hoat động trong khuôn khổ luật lệ CS. Công nhân chịu dưới sư tổ chức và kiểm soát của chánh quyền CS, nghĩa là không có độc lập và tự do. TheoTPP có một số qui định khác VN

-Quyền lao động phải theo luât lệ của Tổ chức lao động quốc tế (ILO). Dây là tổ chức mà nhiều nước công nhận trong đó có VN. Qui định TPP cũng theo như ILO, nghĩa là người lao động được độc lập.

-Các quyền của người lao động gồm : Quyền tư do liên kết và quyền và quyền thương lượng tập thể

– Xóa bỏ lao động cưởng bức , xóa bỏ lao động trẻ em, nhứt là trong điều kiện tồi tệ.

– Xóa bỏ phân biệt đối xử về việc làm và về nghề nghiệp.

– Qui định lương tối thiểu, số giờ làm việc, an toàn và bảo vệ sức khỏe công nhân.

-Các bên phải bảo đảm hệ thống hành chánh và tư pháp không thiên vị, công bằng và minh bạch.

-Các qui định về lao động là cũng nêu lên sự hợp tác giữa các bên để giải quyết vấn đề về lao động và cũng là cơ hội để các nhà đầu tư xác định phạm vi hợp tác nếu thấy phù hợp và thống nhứt.

10.Về nâng cao năng lực và sự hợp tác

Môi trường đầu tư là phần rất quan trọng để thu hút đầu tư ngoại quốc, để có sự ổn định cần thiết cho công cuộc đầu tư lâu dài chớ không phài chụp giựt, để có sự bảo đảm và làm ăn có lời.Thành viên của TPP phải xây dựng môi trường kinh doanh tốt về các mặt:

-Hệ thống luật lệ và tòa án đầy đủ, minh bạch, công minh, dựa theo luật pháp quốc tế thông thường. Mỗi bên phải có qui định tư pháp để xử các vụ vi pham.

-Các cơ quan Hành chánh các cấp phải không gây rắc rối, nhứt là lợi dụng luật pháp để tham nhũng. Sự hợp tác thành thật của các viên chức chánh quyền của nhà nước TPP

-Không được phân biệt đối xử với những thanh phần đầu tư giữa quốc doanh, tư doanh trong nước và ngoại quốc về cung cấp mặt bằng, điên nước, nguyên liệu , tín dụng, thầu các dự án.

-Cần có sự lương thiện của các tác nhân kinh tế trong nước như ăn cắp trong xí nghiệp, lương lẹo gian dối về hàng hóa và mậu dịch. Tình trạng cướp giựt ngoài xã hội.

-Cần sự ổn định về tài chánh tiền tệ và hối suất.

-Sự ổn định về chánh trị và có sự bảo đảm không bị quốc hữu hóa.

11.Về việc chống tệ trạng xã hội

Các lảnh vực chánh mà TPP nhắm tới là tham nhũng, buôn lậu, và sao chép các loại dĩa CD, DVD

* TPP khuyến khích giảm bớt tham nhũng

* Thành viên TPP có quyền yêu cầu quốc gia đối tác phối hợp kiểm soát buôn lậu tại biên giới.

* Quốc gia đối tác TPP có quyền phối hợp kiểm soát viêc sao chép và bán sàn phám trí tuệ lậu và truy tố ra tòa án. Mỗi bên phải có luật qui định các hình phạt và cần áp dụng hình phạt cao để làm gương.

12. Về việc giải quyết tranh chấp, tố tụng và chế tài 

* Cũng như các Hiệp ước thương mãi trước kia TPP có qui định việc tố tụng các vi phạm các qui dịnh. Nó có nhiều mưc độ chế tài, từ cải sửa nhỏ đến đuổi ra khỏi Hiệp ước nầy.

13. Qui dịnh chung cuộc:    Điều khoản thi hành.

-Một Ủy ban Hành chánh và pháp chế chung 12 thành viên để hướng dẫn việc thi hành TPP.(cấp Bộ trưởng)

-Giải quyết tranh chấp: Qua hai giai đoạn : Hòa giải giửa hai thành viên,- Giải quyết qua Hội thẩm đoàn. Công chúng mỗi bên có thể theo dõi tiến trình tố tụng.

-VN được thông cảm cho thời gian thử thách 3-5 cho một số mục.

Trên đây là những qui định quan trọng được thu gọn lại. Còn một số qui định nữa hoặc ít quan trong hoặc ít liên hệ VN, chúng tôi gạn lọc bớt.

II.NHỮNG CẢI SỬA VÀ THỬ THÁCH VỚI CHÁNH QUYỀN CSVN

Như chúng ta biết trong chế độ độc tài CS thì không có hay có rất ít Tự do dân chủ kinh tế. Chính vì thế 30 năm theo đường lối “Kinh tế thị trường định hướng XHCN” , kinh tế VN không có tiến bộ đáng kể, mà càng ngày càng suy yếu. Các nhà phân tích kinh tế vẫn cho rằng VN chưa có nền kinh tế thị trường thật sự. Bây giờ gia nhập Liên minh kinh tế TPP liệu VN có những cải sửa đủ để đáp ứng tình hình mới hầu hy vọng kinh tế và một số mặt dân sự sẽ khá hơn và dần dần trở nên bình thường.

Những nước có nền kinh tế tự do từ lâu thì không có gì xa lạ với những qui định củaTPP. Nhưng đối với VN thì có quá nhiều điều phải cải đổi. Mặc dù VN cũng có ít nhiều kinh nghiệm về hội nhập toàn cầu với WTO và một số Hiệp ước thương mãi trước đây. Nhưng lần nầy có tánh cách bắt buộc, và sâu rộng hơn.

Các cải sử để tiến bộ có thể từ ba phía : Chánh quyền và khu vực công , từ khu vực tư và từ bên ngoài VN. Mà từ chánh quyền VN là rộng lớn là quan trọng nhứt. Trong bài nầy chúng tôi trình bày những cải sửa từ chánh quyền. Đó là thử thách quan trọng đối với CSVN.

Các cải sửa rát lớn mà chánh quyền VN phải làm để có thể được những cái lợi kinh tế do TPP đem lại.  Vấn đề nầy được xếp theo các mặt sau đây:

1.Về tư duy, nguyên tắc và đường lối kinh tế

Đây là sự cải đổi căn bản, mặc dù trên lý thuyết nhưng là vấn đề khó khăn nhứt khi VN vẫn cò muốn theo chế độ XHCN. Nhưng TPP là mô hình kinh tế thị trường hoàn toàn. Mà CSVN thì trong 30 năm qua chi theo phân nữa kinh tế thị trường . Khi mà phần kinh tế thuộc khu vực công giảm mạnh thì chế độ CS có thể bị ảnh hưởng, và suy yếu , vì tiền là yếu tố quan trọng bậc nhứt đối với đảng và đảng viên. Đó là thử thách lớn nhứt. Thứ hai là khi theo đường lối kinh tế tự do thì sẽ ảnh hưởng làm mẽ bớt sự độc tài tòan trị , nhiều hội đoàn dân sự khác tiếp theo công đoàn do sẽ có cơ hình thành , dù có nhiều khó khăn trong những va chạm giữa dân và chánh quyền.

2.Về cấu trúc kinh tế và quản lý vĩ mô

Từ sự chuyển hóa mô hình kinh tế nặng tính chất độc tài gian ác và tính độc quyền cưởng đoạt tài sản phải qua nền kinh tế nhiều tự do hơn, có sự canh tranh công bằng hơn minh bạch hơn, CSVN phà thu hẹp khu vực quốc doanh, bộ máy công quyền sẽ bớt kiểm soát, bớt làm khó dễ tư doanh, do đó bớt tham nhũng, bớt công chi . Tư doanh trong nước và ngoại quốc có cơ hội mở rộng hơn cách đàng hoàng và bình yên, vì không còn bị lấn ép quá đáng, luật lệ bất nhứt, và tư doanh đi đúng theo nền kinh tế thị trường, nên các công ty ngoại quốc sẽ mở rộng trên nhiều lảnh vực, kể cả nông nghiệp là lảnh vự lâu có tỷ lệ đầu tư rất thấp. Và do đó quốc doanh sẽ bi đát hơn nữa, sẽ lỗ lã hơn nữa (từ trước đến nay quốc doanh chiếm 60-70% tài sản kinh tế nhưng chỉ có 30-35% là có lời), mà lần nầy chánh quyền không được trực tiếp bôm tiền khổng lồ để cứu trợ như trước đây. Đầu tư ngoại quốc gia tăng và xuất cảng nhiều hơn, vì đây là hai mũi nhọn của kinh tế mà VN phải ôm và tiến tới dù muốn hay không muốn. Quốc doanh giảm đi thì nền kinh tế được cải thiện ngay. Đây là thử thách cho chế độ và cho “nguyên lý cướp đoạt” của đảng viên CS.

3.Về đầu tư và sử dụng công quĩ 

-Chánh quyền phải bớt dùng tiền công quỹ để đầu tư bừa bãi, dùng đất đai , tài sản , tài nguyên bị tiêu hũy , phí phạm , với nhiều công trình dang dở hay làm xong bỏ đó. Các cơ quan công quyền gần như không để ý yếu tố “ khả thi” và “ lợi ích kinh tế”. Có đầu tư là tốt, vì như vậy mới có tiền vô túi riêng.Hoặc có những trường hợp giao cho Trung quốc thàu rất nhiều dự án, công trình mà bị TQ đòi tăng them chi phí đầu tư, và phẩm chất rất kém. Đó là sự phí phạm to lớn. Với TPP thì các điều trên không được chấp nhận.

-Dùng tiền bán công trái hay tiền vay ngoại quốc to lớn , để bù lỗ cho quốc doanh, và trả nợ cho quốc doanh liên tục . Nợ xấu gia tăng rất cao và rất mau (trên 105% GDP). Theo TPP thì công việc phi lý và sai trái nầy phải chấm dứt hay phải cải thiện rõ rệt. Đây là thử thách khó cải sửa thành khá chỉ trong ngắn hạn.

-Hệ thống ngân hàng phải hợp lý hóa chánh sách cho vay. Phải cho người hay đối tượng sản xuất thật sư sản xuất và giải quyết thất nghiệp như xí nghiệp tư như nông dân. Theo TPP ngân hàng phải công bằng và minh bạch trong cho vay. Điều nầy sẽ làm hệ thống ngân vốn rất tồi tệ hiện nay sẽ còn bể nát thêm nữa. Hầu hết các ngân hàng tư là do vốn có nguồn gốc bất chánh của nhóm lợi ích mà họ cấu kết với viên chức chánh quyền.

-VN phải cải sửa chánh sách về sản xuất nguyên liệu theo như TPP. Nghĩa là tự cung cấp nguyên liệu cho hàng hóa xuất cảng hay mua nguyên liệu từ các thành viên TPP. Thí dụ ngàng dệt may, hiện VN phải nhập khoảng 80% nguyên liệu từ TQ và nhiều loại nguyê liệu khác cũng từ TQ để rồi nhập siệu lên trên 35 tỷ mỹ kim chỉ vì nhằm chia chcha1c quyên lợi với nhau. VN cần thay đổi cơ cấu hàng nhập, cần tự sản xuất nguyên liệu cho kỹ nghệ. Nếu không VN mãi mãi chỉ là khu vực kinh tế vĩ đại làm gia công và bán sức lao động rẽ mạt cho tư bản ngoại quốc.

-VN phải kiểm soát chặc hơn buôn lậu tư TQ với nhiều thứ hàng hóa. Ước lượng 20 tỷ mỹ kim/ năm. Buôn lâu làm hàng của các nước TPP vào VN bị lỗ, và hàng lậu làm nông nghiệp và tiểu kỹ nghệ VN suy yếu và chết mòn. Đây là thử thách lớn khác vì nó có hệ thống liên hệ với TQ.

4. Về xuất nhập cảng và hội nhập toàn cầu

-Đây là phần quan trọng và chánh yếu của TPP. Sự hợp tác đúng và chân thật của các thành viên TPP là cơ hội tốt mà mọi thành viên đều có lợi. VN phải sửa đổi luật lệ về hối đối, về kiểm soát quan thuế, về vệ sinh . Nhứt là kiểm soát chặc chẽ hơn sản phẩm trí tuệ. Điều nầy không dề nhưng có thể có kết quả dần.

-Dù xuất càng sẽ tăng mạnh với TPP trong đó hàng linh kiện điện tử, một món mà công nhân VN có khả năng, đồng thời VN phải có chánh sách nhập cảng tốt như hạn chế nhập hàng xa xĩ, và chương trình thắt lưng buộc bụng mà các nước đang phát triển nào cũng phải làm.

– Với TPP VN có hy vọng thoát dần lệ thuộc TQ. Điều nầy sẽ khó cho các lảnh đạo VN khi nghiên nhiều về lệ thuộc Tàu trong tương lai. Đây là điều mà VN vừa cải sửa theo TPP vừa sợ TQ chơi lại. Với kết quả đại hội đảng vừa qua, thì đây là thử thách lớn cho lảnh đạo đất nước chỉ vì muốn được yên ổn cho bản thân.

5.Về môi trường kinh doanh và tệ trạng xã hội

Môi trường kinh doanh là phần quan trọng đối với nhà đầu tư ngoại quốc. Trong 30 năm qua môi trường kinh doanh ơ VN luôn bị đánh giá rất thấp. Đó là các vấn đề về Luật pháp, về tự do dân chủ kinh tế, về tham nhũng , về đạo đức và khả năng cán bộ, viên chức chánh quyền. Điều nầy có thể sửa được nhưng không dễ dàng với bản chất chế độ và đảng viên trong hàng chục năm qua. Nhưng CSVN phải cải sửa, trong đó nhiều phần là vì bị bắt buộc từ nhiều phía, từ TPP, từ bên ngoài VN và một phần nào đó từ người dân. Người dân lần nầy phải thấy đây là cơ hội. Đừng chán nản , đừng bi quan. Kỳ nầy có những tiếp sức từ bên ngoài. TPP dù là “Mậu dịch tự do”, nhưng nó được đặt trong hoàn cảnh mới , trong cái khung mới, trong trật tự kinh tế thế giới lâu dài cho tương lai.

III. TƯƠNG LAI KINH TẾ VN VỚI TPP

Khi thực hiện TPP nhiều người đều nghĩ VN có nhiều cái lợi. Trong bài số 1, chúng tôi có tóm tắt các thứ lợi đó. Ở đây xin nói lại một điều là tại nước CS như VN thì có những mâu thuẩn phần lớn quyền lợi của đảng/ đảng viên và của đa số người dân.

Tương lai kinh tế VN có khá hơn và thay đổi như thế nào khi thi hành Hiệp định TPP nó tùy thuộc nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan. Có một điều cần lưu ý đây là xu hướng thời đại, là bước đim củ lên minh nhiều quốc gia trong một thế giới có nhiều biến động.

Tác dụng làm thay đổi VN có khác với các thành viên khác, vì mỗi nước có hoàn cảnh khác nhau. Sự tiến bộ kinh tế của VN phải vừa có sự gia tăng tổng sản lượng quốc gia và lợi tức đầu người. Mặt khác phải có sự cải thiện rõ rệt về phẩm chất của phát triển như là công bằng kinh tế và đạo đức kinh tế. Vấn đề thật quá to lớn. Những khó khăn chắc chắn không nhỏ.

Có điều có thể thấy được là nếu không có TPP thì kinh tế VN sẽ còn yếu kém như hiện nay. Đất nước và người dân  sẽ phải còn chịu sự bóc lột mạnh bạo từ đảng CS và từ đảng đàn anh là TQ, nếu không có đổi thay.

Với TPP VN sẽ hy vọng có thêm các món lợi về kinh tế và tiến bộ về môi trường xã hội.

Đại cương có những hậu quả như sau:

1.Hậu quả trên bình diện kinh tế

Trên bình diện kinh tế TPP đem lại một số kết quả như sau:

-Tổng sản lượng gia tăng thêm, ước lượng khoảng 10% trong 10 năm. Lợi tức đầu người sẽ tăng theo (hiện nay 6.2%). VN sẽ cố gắng để trở thành một nước của nhóm quốc gia có lợi tức gần trung bình. Nhưng hảy còn thua xa các nước ASEAN và trong vùng.

-Bản chất nền kinh tế có thể hợp lý hơn và bền vững hơn nhờ tái cơ cấu thực sự và giảm quốc doanh chương trình gỉai tư hy vọng khá hơn.

-Công nhân có đời sống khá hơn.  Thất nghiệp giảm bớt nhờ đầu tư ngoại quốc tăng. Nhứt sự chuyển đổi nông dân thặng dư qua khu vực kỹ nghệ.

– Xuất cảng gia tăng nhờ bỏ thuế quan. Đặc biệt những nước nhập hàng VN và và có vai trò quan trọng trong các ngân hàng và định chế quốc tế là Hoa kỳ và Nhựt là thành viên quan trọng của TPP.

– Phẩm chất hàng hóa của VN sẽ tăng lên và sự hiện diện trên toàn cầu sẽ mở rộng hơn. Đó là con đường về lâu dài phải như vậy.

– Bộ máy quản lý kinh tế sẽ được cải thiện, nhứt là kiền thức về khoa học về quản trị sẽ được nâng dần lên tầm mức cao hơn, vì yêu cầu làm việc chung với nhau trong nhóm TPP

– Sự hoang phí do đầu tư công giảm bớt, giúp cải thiện sự thiếu hụt ngân sách to lớn như hiện nay.

– Sự lệ thuộc kinh tế TQ sẽ bớt đi, do đó sẽ bớt lệ thuộc chánh trị. Nhứt là nhờ có các nuo1c giàu trong TPP sẽ dư sức giúp đở VN về thị trường , về tài chánh và về kỹ thuật, để VN đi tới cách vững hơn, và yên tâm hơn là chạy  theo TQ một nước có nền kinh tế đang xuống.

2. Hậu quả trên bình diện môi trường xã hội, về dân quyền và nhân quyền.

Chúng ta biêt một bang giao quốc tế nào, kinh tế hay chánh trị, đều có hai mặt. Riêng TPP sẽ mang lại một số lợi ích cụ thể về ngoài kinh tế thuần túy. Đó là :

-Về tinh thần của người dân ngoài chánh quyền, họ cảm thấy có được cởi mở hơn, có chút tư do trong kinh doanh, có chút dân chủ trong bảo vệ tài sản của mình. Dù rằng phải tranh đấu, nhưng ít nhứt có cái gì phía sau họ.

-Về quyền con người, trong kinh tế, là quyền được mưu cầu cuộc sống cho họ và con cái họ có chút nào được tôn trọng.

-TPP đòi hỏi sư cải thiện ngành thông tin, internet phải được tôn trọng và quí trọng , và theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây là nghành rất quan trọng, nó giúp cho sự phát triển các lảnh vực trong xã hội và tiến bộ của con người, phục vụ mọi tổ chức , mọi hoạt động đứng đắn để xây dựng đất nước và thăng tiến xã hội.

-Đặc biệt TPP nhấn mạnh đến công đoàn tự do. Cộng nhân phải được bảo vệ theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO). Khi công đoàn độc lập được hoạt động có thể tạo không khí kết hợp các Hội đoàn Dân sự khác như Nông hội, Hội bảo vệ người tiêu thụ, Hiệp hội doanh nhân tư…

– TPP nhờ có những qui định về luật pháp , về chế tài , về tố tụng về những tranh chấp, những vi phạm sẽ được xét sử minh bạch, công bằng qua tổ chức co tánh cách hòa giải hay qua tòa án quốc tế. Từ đó có hy vọng nền công lý xuất hiện dần dần theo cộng đồng thế giới.

Chúng tôi vừ trình bày một phần của Hiệp định TPP và VN. Bây giờ thì còn sớm chưa thể biết rõ những gì sẽ xảy cho VN. Chỉ có thể nói cách tổng quát như những nhà phân tích đã nói trong vài tháng gần đây là VN sẽ nhiều lợi khi đi theo đúng với TPP. Nhưng VNCS sẽ phải đối dện với nhiều thử thách nếu đi đúng với TPP. Và một điều có thể nói nữa là người dân bình thường và lương thiện trong chế độ  CS cần sự giúp dở họ tr6n nhiều mặt để họ đi lên để đổi thay cuộc đời của họ và con cháu họ sau nầy.

Cali tháng giêng – 2016

  

Thế giới hồi giáo: Mâu Thuẫn giữa Sunni và Shi’te – Hoàng Đình Khuê 10/01/2016

Biến cố 9/11 tức vụ tấn công vào 2 Tòa nhà Trung tâm Thương mại thế giới ngày 11 tháng 9 năm 2001 do bọn khủng bố Al Quaeda /Osama Bin Ladin chủ mưu đã giết hại 2,996 thường dân vô tội, gây chấn động cả thế giới bắt đầu cho một cuộc chiến khủng bố giữa một nhóm Hồi giáo với nền văn minh thế giới.
Tiếp theo là cuộc khủng bố tại thủ đô Paris vào ngày thứ sáu 13 tháng 11 năm 2015 tại 6 địa điểm trong thành phố làm 130 người chết càng làm thế giới lo ngại và cùng nhau hợp tác chống lại nhóm khủng bố Hồi giáo, gọi tắt là IS (Islamic State).

Dân chúng Pháp và  thế giới chưa hết bàng hoàng thì ngày 2 tháng 12 năm 2015 hai vợ chồng Syed Rizwan Farook và Tasheen Malik xả súng giết hại 14 người tại một buổi tiệc ở San Bernardino, California, HK.

Và gần đây nhứt vào ngày 2 tháng 1 năm 2016, Ả Rập Saudi đã xử tử 47 người Hồi giáo trong đó có giáo sĩ Nimr Al Nimr, là người lãnh đạo Hồi giáo Shi’ ite ở Ả Rập Saudi càng gây căng thẳng giữa hai nước thuộc 2 nhóm Sunni và Shi’ite.

Nhân đây ta thử tìm hiểu về thế giới Hồi giáo cũng như nguyên nhân đưa đến mâu thuẫn giữa Sunni và Shi’ite.

NGUỒN GỐC

Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ nhì sau Kitô giáo , phát sinh từ thế kỷ thứ 7 theo lịch Ả Rập do giáo chủ Muhammad sáng lập. Tôn giáo này phát triển rất nhanh cho đến nay dân số lên đến 1.6 tỷ người (25% dân số thế giới), đông nhất là ở Indonesia (13%).

Hồi giáo chia làm hai nhóm:

– Nhóm Sunni (Đa số) chiếm 85%; – Nhóm Shi’ite (Thiểu số) chiếm15%.

Lịch sử Hồi giáo bắt đầu vào một đêm linh thiêng, Muhammad tin rằng đã được nói chuyện với Thiên thần Gabriel và được truyền lại những triết lý giáo điều từ Thiên Chúa Allah. Sau này Muhammad cũng rao truyền lại cho những người nối tiếp và những lời mặc khải đều được ghi vào trong Thiên Kinh Qur’an.
Muhammad sanh năm 580 sau công nguyên tại một làng hẻo lánh xa hẵn thế giới văn minh, tại thành phố Mecca, phía nam Ả Rập. Từ thuở thiếu thời, Muhammad đã sống trong sự nghèo đói bần hàn, không học hành. Đến năm 25 tuổi, Muhammad lấy được vợ giàu và cuộc sống trở nên khá hơn. Dù vậy từ lúc sinh ra cho đến năm 40 tuổi, Muhammad không tỏ ra có dấu hiệu gì là đặc biệt hay có tư tưởng siêu việt nào tạo nên những thay đổi quan trọng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Vào thời điểm này đa số những người Ả Rập là những người vô thần hoặc thờ đa thần đủ các loại thần thánh và ma quỷ.

Tại Mecca có một số người cư trú là người Do thái giáo và Cơ đốc giáo và nhờ tư tưởng của hai tôn giáo này đã định hướng cho Muhammad có ngộ thức rằng trong vũ trụ chỉ có một Đấng Tối cao duy nhất – Chúa tể của muôn loài là Thiên Chúa Allah. Ngay khi nhận thức được phép nhiệm mầu này, Muhammad tiếp nhận một niềm tin sâu xa mà Thiên Chúa Allah đã truyền lại.

Cho đến năm 612, Muhammad mới chính thức rao giảng niềm tin thiêng liêng của mình trước công chúng và chỉ trong thời gian ngắn, những người Ả Rập vô thần hay tôn thờ đa thần đều từ bỏ niềm tin cũ và đi theo niềm tin của Muhammad. Niềm tin đó là một sứ điệp được biên soạn và sau đó trở thành Thiên kinh Qur’an, kinh thánh của Hồi giáo.
Năm 622, nhận thấy tánh mạng bị đe dọa bởi sự thù nghịch của chánh quyền địa phương, Muhammad trốn khỏi Mecca đến trú ngụ tại Medina, cách khoảng 300km về phía bắc. Tại đây Muhammad thành lập nền tảng đầu tiên của Hồi giáo và biến thành trung tâm của Hồi giáo thế giới.
Chỉ trong thời gian ngắn Muhammad đã tạo được uy tín và phát triển đạo Hồi lớn mạnh trở thành chúa tể đầy quyền lực tại Medina. Những cuộc thư hùng quyết liệt xảy ra giữa hai thế lực của Medina và Mecca kéo dài khoảng 10 năm. Đến năm 630 cuộc chiến tranh tư tưởng kết thúc với sự chiến thắng của Muhammad và dân chúng Mecca hân hoan đón mừng vị Giáo chủ đầu tiên của mình với một Đế quốc hùng mạnh nhất Trung đông. Trong hai năm cuối đời, Muhammad tiếp tục truyền bá Đạo giáo của mình và chinh phục các bộ lạc tại Trung đông và toàn vùng Ả Rập, phát triển tư tưởng Hồi giáo tạo nên Giáo quyền và Thế quyền vượt bực. Năm 632, Giáo chủ Muhammad tạ thế.

Trước khi lâm bịnh Muhammad đã thiết lập những luật lệ phải tôn trọng trong Hồi giáo, đó là 5 cột trụ của Đức tin:

1 – Tuyên xưng Đức tin (tiếng Ả Rập là Shahadah)

Tín đồ Hồi giáo phải tin “Không có Chúa nào ngoài Thiên chúa Allah và Muhammad là sứ giả của Người” (No God But God)

Các tín đồ nhắc lại câu này nhiều lần trong một ngày để nhắc nhở Thiên chúa là vị trí trung tâm trong cuộc sống.

2 – Dâng Lễ Nguyện (Salat):

Tín đồ Hồi giáo đòi hỏi phải cầu nguyện theo nghi thức 5 lần một ngày: Lúc rạng đông, lúc đúng ngọ, lúc sau trưa, lúc mặt trời lặn, lúc nửa đêm.

3 – Ăn chay (Sawn):  Trong suốt tháng Ramadan (tháng 9 âm lịch của Hồi giáo) phải nhịn ăn, không hút thuốc và cấm tình dục từ bình minh đến hoàng hôn.

4 – Bố thí (Zakat): Tín đồ Hồi giáo phải góp một số tiền ấn định, đặc trưng là 2.5% thu nhập mỗi năm để giúp người nghèo và bịnh tật.

5 – Hành hương tại Mecca (Haji): Tín đồ Hồi giáo phải hành hương tại Mecca ít nhất một lần trong đời mình.

Trong chiều hướng đánh giá những vĩ nhân lịch sử, sử gia Michael Hart đã xếp hạng Giáo chủ Muhammad là một trong số những vĩ nhân trên thế giới, có ảnh hưởng lớn lao nhất trong lịch sử tư tưởng và chính trị của nhân loại. Trên phương diện lịch sử và khoa học, tư tưởng Hồi giáo thực sự khởi thủy từ tư tưởng của Do thái giáo và Cơ đốc giáo. Trên phương diện tôn giáo, chính người Hồi giáo đã coi đạo Hồi như một tôn giáo có tính chung quyết đã được Thiên Chúa Allah giao trọng trách cho Muhammad là vị Thiên sứ cuối cùng.

Ngay từ ban đầu Hồi giáo đã đặt cho mình một vai trò quan trọng gồm thâu cả Giáo quyền lẫn Thế quyền.

Ngay cả khi Giáo chủ Muhammad còn ở Medina, những người Hồi giáo đã tạo thành một thế lực chính trị hùng mạnh khiến thành phố Medina lúc bấy giờ là thành phố của tôn giáo mà còn là trung tâm chính trị và quân sự của Đế quốc Hồi giáo.
Nói cách khác Giáo chủ Hồi giáo không những có bổn phận truyền bá đạo giáo mà còn có bổn phận thực thi luật pháp để điều hành đất nước. Chính quan niệm gồm thâu giáo quyền và thế quyền của Hồi giáo nên Giáo sư Bernad Lewis của viện đại học Princeton cho rằng những người Hồi giáo sẽ là động lực chính trị chứ không thuần túy là động lực tôn giáo sẽ ảnh hưởng quan trọng đến tương lai của nhân loại.

THIÊN KINH QUR’AN (KORAN)

Kinh Qur’an thuần túy ghi lại những lời mặc khải của Đấng Allah mà Giáo chủ Muhammad với tư cách là Thiên sứ của Người chuyển tiếp cho nhân loại. Nói cách khác trong kinh Qur’an chỉ ghi lại những lời rao giảng của Giáo chủ Muhammad nhưng thực tế đó chính là những lời của Đấng Allah truyền khải cho Muhammad.

Theo chính người Hồi giáo công nhận những lời mặc khải của Đấng Allah được viết trong kinh Qur’an là nguyên bản bằng ngôn ngữ Ả Rập duy nhất không chuyển dịch sang bất cứ ngôn ngữ nào khác.

Kinh Qur’an là một tác phẩm thi văn, không hẵn là một tập thơ trường thiên nhưng là một tác phẩm cho những người du mục. Chính vì vậy mà kinh Qur’an được truyền bá nhanh chóng trên khắp bán đảo Ả Rập. Kinh Qur’an được đón nhận chung với  các Thánh Kinh:

–  Kinh Torah (Cựu ước) được Thiên chúa mặc khải cho Thánh Mai sen (Moses) của đạo Do thái vào thế kỷ 11 TCN tóm tắt lại thành “Kinh 10 Điều răn” (The Ten Commandments)

–  Sách Phúc âm (Tân ước) được Thiên chúa mặc khải cho Thánh Phao Lồ và 4 vị Thánh sứ: Matthew, Mark, Luke và John.

–  Kinh Qur’an được Thiên chúa mặc khải cho Thiên sứ Muhammad qua trung gian Thiên thần Gabriel trong 22 năm (610 – 632).

Sự xuất hiện Kinh Qur’an vào đầu thế kỷ 7 đã đem lại cho các dân tộc Ả Rập một niềm tự hào vì từ nay đã có Thánh kinh viết bằng tiếng Ả Rập. Họ đón nhận đạo Hồi là đạo của dân tộc chứ không phải là đạo ngoại lai. Kinh Qur’an và đạo Hồi là hai yếu tố quan trọng đem lại sự phấn khởi tinh thần và nối kết các bộ lạc Ả Rập lại với nhau biến khối Ả Rập thành một lực lượng chính trị và quân sự hùng mạnh nhất trong nhiều thế kỷ.

MÂU THUẪN GIỮA SUNNI và SHI’ITE.

Sau khi Giáo chủ Muhammad qua đời, không bao lâu Hồi giáo bị phân hóa làm hai nhóm: Sunni và Shi’ite.

Sự mâu thuẫn giữa những người theo Nhóm Sunni và Nhóm Shi’ite ở nước này hay nước khác thường xuyên xảy ra đưa đến những xung đột đẫm máu thậm chí đánh bom tàn sát lẫn nhau hay chặt đầu xử tử làm thiệt mạng hàng chục triệu tín đồ Hồi giáo.

Có nhiều nguyên nhân nhưng sau đây là 3 nguyên nhân chính:

1)  Sự phân hóa vì kế vị:

Trước khi qua đời Muhammad không tiên liệu chỉ định người kế vị, nên nội bộ chia làm hai nhóm:

– Nhóm Sunni (tiếng Ả Rập là Đa số – Majority) chủ trương những người kế vị (Caliph – Supreme Ruler) không nhất thiết phải truyền cho dòng dõi họ hàng của Muhammad là con rễ tên Ali Ibn Abi Talib lấy con gái của Muhammad tên Fatima; trái lại đa số tín đồ ủng hộ Abu Bakr là người bạn cũng là cha vợ của Muhammad mà theo họ là người có đủ tư cách để trở thành Caliph.

Nhóm Sunni chia thành bốn trường phái lớn: Hanafy, Maliky, Shafi’y, Hanbaly.

– Nhóm Shi’ite (tiếng Ả Rập là Thiểu số- Minority) chủ trương người kế vị phải là Ali (con rễ của Muhammad) có thẩm quyền cai trị về thế quyền và lãnh đạo tinh thần, tiếng Ả Rập gọi là Imam (the leader of Muslim Community)

Qua 14 thế kỷ, Hồi giáo phát triển nhanh chóng, ngày nay Hồi giáo chiếm 1.6 tỷ người trên thế giới.

Quốc gia                 Sunni         Shi’ite và chi nhánh

Afghanistan             84%                      15%

Bahrain                    30%                     70%

Egypt                       90%                        1%

Iran                          10%                       89%

Iraq                        32-37%                60-65%

Kuwait                     60%                      25%

Lebanon                   23%                      38%

Pakistan                   77%                      20%

Saudi Arabia            90%                      10%

Syria                        74%              16% (Alawites)

Turkey                   83-93%                 7-17%

United Arab Emirate                    81%                      15%

Yemen                     70%             30% (Houthin)

 

Nhóm Shi’ites chia thành 3 giáo phái hết sức bảo thủ, cực đoan và thư ờng tranh chấp lẫn nhau.

a )  Giáo phái Twelvers: nắm ưu thế chính trị tại Iran, đã chủ động trong cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 tại Iran, lật đổ Hoàng đế Pahlavi. Giáo chủ của Twelvers là Ayatollah Khomeini lên nắm chính quyền nhưng Ông quá độc tài và tàn bạo bị thế giới tẩy chay.

b ) Giáo phái Druge:  xuất hiện tại Liban và Syria từ thế kỷ 11 đến 19.

c ) Giáo phái  Assassin:  thành lập năm 1090 tại Iran gồm toàn những phần tử ám sát và chuyên thủ tiêu kẻ thù của Hồi giáo.

Giáo phái này gieo kinh hoàng khắp nơi suốt thế kỷ 11 và 12 đến nổi sau này  danh từ Assassin có nghĩa là “Kẻ mưu sát”.

Nhắc lại con rễ của Muhammad là Ali thuộc nhóm Shi’ite trở thành Caliph đời thứ tư và ông bị nhóm Sunni giết vào năm 661 sau CN.

Việc tranh giành kế vị tiếp tục nhưng lần này đưa đến sự chia rẽ chính thức. Đa số tín đồ phe Sunni ủng hộ ông Mu’awiyah trong chức Caliph. Những người thuộc phe Shi’ite của nhóm Ali ủng hộ con trai của Ali là Hussein. Khi hai bên đụng độ ở mặt trận Karbala vào ngày 10/10/680 Hussein bị chém đầu và lòng hận thù của phe Shi’ite càng tăng lên. Hussein được vinh danh là Thánh“Tử vì Đạo”. Dưới con mắt của người Shi’ite, Hussein là một nhân vật nhân từ và chính trực, đã đứng lên đấu tranh chống lại kẻ áp bức. Người Shi’ite lấy ngày Hussein bị xử trảm là ngày Lễ Ashura (nghĩa là lễ Thương tâm) và hàng năm đều làm lễ tưởng niệm.

Những người Sunni trung thành với Mu’awiyah coi ông và những người kế tục là những người Caliph cuối cùng đi theo con đường Sunnah của Giáo chủ Muhammad, có trách nhiệm lãnh đạo chính trị của đế chế Hồi giáo và đồng thời là lãnh tụ tôn giáo của đế chế này. Theo truyền thống người Sunni luôn chèn ép và khống chế người Shiite không cho giữ những chức vụ quan trọng trong quân đội cũng như hành chánh kể cả ở các quốc gia có người Shi’ite đông hơn.

Những người thống trị Sunni đã dùng những luận điểm tôn giáo để biện minh cho sự áp bức, họ cho rằng người Shi’ite không phải là những người Hồi giáo chân chính, mà là những người theo dị giáo.

Sự phân hóa kéo dài suốt 14 thế kỷ và gây ra biết bao cuộc chiến đẫm máu làm thiệt mạng hàng chục triệu người.

Năm 1400, hoàng đế Timur của Hồi giáo Sunni đánh chiếm hai nước Iraq và Iran giết hại trên 1 triệu tín đồ Hồi giáo Shi’ite.

Năm 1467, đế quốc Thổ nhĩ Kỳ Ottoman thuộc Sunni đánh chiếm Syria, Ai Cập, Bắc Phi và Ả rập cũng giết hàng triệu tín đồ Hồi giáo Shi’ite.
Ngoài các vụ tranh chấp lớn, còn rất nhiều các vụ xung đột nhỏ giữa hai phe trong phạm vi biên giới của mỗi quốc gia Hồi giáo. Các vụ tranh chấp này cũng không kém phần thảm khốc và giết hại hàng triệu sinh mạng như trường hợp ở Iraq. (Saddam Hussein thuộc Sunni trong vòng 10 năm từ 1979-1989 đã giết hại hàng trăm ngàn tín đồ Shi’ite tại Iraq).

    2 Sự phân hóa về Giáo lý:

Căn cứ vào lịch sử Hồi giáo, Kinh Qur’an chỉ thuần túy ghi lại những lời mặc khải của Thiên chúa Allah và sau đó được Giáo chủ Muhammad chuyển tiếp đến người dân Hồi giáo.

Trong số 114 chương (Suras) trong Kinh Qur’an, đa số được ghi lại trong thời gian Giáo chủ Muhammad còn sống. Phần còn lại được ghi theo trí nhớ và hồi tưởng của những bậc thức giả, giáo sĩ sau khi Giáo chủ Muhammad tạ thế.

Theo sự nhìn nhận của những người lãnh đạo Hồi giáo, những lời mặc khải của Thiên chúa Allah trong Kinh Qur’an là một thánh thư duy nhất nguyên thủy và chính xác được viết bằng tiếng Ả Rập.

Do đó đọc Kinh Qur’an rất khó hiểu, cần phải có học sĩ chuyên về Kinh Qur’an hướng dẫn.

Những bài giảng của các vị học sĩ này gọi là Hadith (Report). Trải qua hàng thế kỷ, số bài Hadith tích lũy rất nhiều, các học sĩ tập trung thành một tập sách gọi là Sunna (Collection of Reports). Từ đó sách Sunna trờ thành một bộ sách bổ túc cho Kinh Qur’an về mặt giáo điều.

Các chánh quyền của các nước Hồi giáo chiếu theo tinh thần và luật pháp ghi trong Kinh Qur’an và sách Sunna làm ra bộ luật Sharia (Islamic Holly Law).
Tất cả các sách Sunna và luật Sharia đều hoàn thành vào thế kỷ 9 và được viết thành nhiều bản khác nhau tại nhiều nơi khác nhau (tam sao thất bổn). Do đó những sách viết lại có nhiều điều mâu thuẩn nhất là về cuộc đời và lời nói của Giáo chủ Muhammad.

Đây là những nguyên nhân chính gây ra tệ nạn phân hóa trong đạo Hồi. Giáo phái này kết án giáo phái kia là xuyên tạc hoặc giả mạo Kinh Qur’an và gọi nhau là kẻ tà đạo, gây ra những cuộc thánh chiến đẫm máu trong nhiều thế kỷ.

Ngoài ra các nhà nhận định về Hồi giáo cho rằng đế quốc Hồi giáo bành trướng khắp thế giới, tạo cơ hội cho người Hồi giáo tiếp xúc với các nền văn hóa xa lạ. Và với thời gian, giáo lý Hồi giáo dần dần biến chất và nẩy sinh một số giáo phái mới.

Đáng kể nhất là Hồi giáo Sufism và Bahai.

– Giáo phái Sufism:  Vào đầu thế kỷ 8, đạo Hồi phát triển đến tận Bắc Phi, Cận đông và Trung Á. Cuộc sống người dân khá giả, kinh tế phát triển tốt và các quốc gia trở nên giàu có. Các vua chúa nhiều tiền của nhờ thu thuế và bắt đầu phung phí xây những cung điện nguy nga tráng lệ, và nuôi chiều cung tần mỹ nữ. Các vua quan Hồi giáo chìm ngập trong ăn chơi trụy lạc. Sự việc này làm cho một số tín đồ Hồi giáo bất mãn, họ tự hỏi: “Những lời dạy trong Kinh Qur’an có còn giá trị không”? Và từ đó họ kêu gọi các tín đồ phải có cuộc sống đạo đức khổ hạnh, ăn mặc đơn giản với quần áo vải thô (tiếng Ả Rập là Sufi), thái độ hòa nhã luôn tin tưởng và cầu nguyện.

Cho đến đầu thế kỷ 9 số người Hồi giáo với lối sống khổ hạnh đạo đức đã thành lập giáo phái Sufism.

Sau này có một số người Hồi giáo cho rằng Sufism giống như một tổ chức Tu thiền, chuyên chữa bịnh và dạy đạo lý cho đời. Giáo phái Sufism có sức lôi cuốn mạnh mẽ trong giới trí thức Hồi giáo, thành lập nhiều trung tâm Sufis có trường học và khách sạn cho khách thập phương đến học đạo.

Từ thế kỷ 15 đến 18, giáo phái Sufism phát triển khắp thế giới và chính các giáo sĩ Sufis đã du nhập phần nào ảnh hưởng đạo Hồi vào Indonesia và Malaysia với lối sống đơn giản và lòng khoan dung hiền hòa.

-Giáo phái Bahai (Bahaism): Giáo phái Bahai tách ra từ Shi’ite được thành lập bởi giáo chủ Balla Ulla tại Iran. Giáo phái này phủ nhận Jesus là Chúa Cứu Thế (Christ) và phủ nhận Muhammad là sứ giả cuối cùng của Thiên Chúa nên bị Ki tô giáo và Hồi giáo thù ghét. Tuy nhiên giáo lý Bahai cũng được truyền bá khắp nơi trên thế giới. Trụ sở chính của giáo phái này đặt tại thành phố Haifa (Do Thái).
Vào năm 1954 một tín đồ Bahai gốc Ấn Độ sang Việt Nam truyền đạo và thành lập trụ sở Bahai đầu tiên ở Sàigòn vào năm 1955. Đến năm 1962, giáo phái Bahai có được 40 trụ sở trên khắp miền Nam VN. Giáo phái Bahai chủ trương hòa đồng tôn giáo và hy vọng thống nhất đức tin nhân loại trong thế giới hòa bình.

Thế quyền và Giáo quyền:

Nhìn chung tư tưởng Hồi giáo dựa trên nền tảng những giáo điều căn bản trong sách Sunna và Kinh Qur’an. Đây là sự nhập thể giữa tư tưởng tôn giáo và vai trò chính trị của Hồi giáo, khác hẵn với những tôn giáo khác có khuynh hướng tách rời chính trị. Hồi giáo trái lại ngay từ lúc đầu đã tự đặt cho mình vai trò quan trọng gồm thâu cả Giáo quyền lẫn Thế quyền.

Dưới cái nhìn của Tây phương, thế giới Hồi giáo Ả Rập ở Trung Đông là một xã hội thất bại vì đã đặt tôn giáo trong chính quyền tạo nên sự cuồng tín tôn giáo. Sự cuồng tín của giới lãnh đạo và quần chúng làm cho xã hội Ả Rập càng ngày càng khép kín với thế giới bên ngoài, tạo nên đời sống kinh tế suy sụp và lạc hậu.

Nguyên nhân chính đưa đến sự bế tắc của các quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông là không chịu tách rời giữa tôn giáo và chính quyền. Trong các nước Hồi giáo sùng tín, người ta không thể phân biệt được giáo quyền với chính quyền, cũng không thể phân biệt được đâu là giáo luật và đâu là luật pháp quốc gia.

Vào thế kỷ 19 nhiều trí thức Hồi giáo đã nhìn thấy điều đó và họ đã lên tiếng đòi cải cách xã hội Hồi giáo. Một trong những người đó là Triết gia Ai Cập Fouad Zakariya, ông nêu ra Thuyết gọi là Chủ nghĩa Thế Tục Hóa Xã hội (Securalism).

Ông cương quyết đưa ra nhận định: Thế giới Ả Rập không thể nào xây dựng một xã hội văn minh nếu cứ giữ lấy những tư tưởng lạc hậu của thời kỳ bộ lạc vào thế kỷ 7 (thời của giáo chủ Muhammad lập ra Hồi giáo).

Ông cũng nêu rõ dù bất cứ tôn giáo nào sự sùng bái một tôn giáo chỉ có tính cách riêng tư của cá nhân mà thôi, không ai có quyền đem sự sùng bái riêng tư áp đặt lên cả quốc gia để bắt mọi người phải sùng bái như họ.

Những lời kêu gọi của Fouad Zakariya đã được nhiều chính trị gia hưởng ứng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Iran …

–  Mustapha Kemal: Tổng thống đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1923-1938. Ông là người thực hiện thành công cuộc cách mạng Thế Tục Hóa Xã hội Hồi giáo trong đế quốc Ottoman. Toàn bộ luật pháp Hồi giáo bị xé bỏ, Âm lịch được thay bằng Dương lịch để hòa đồng với thế giới, chấm dứt chế độ đa thê, bỏ tục lệ phụ nữ đeo mạng che mặt …

– Jasmal Nasser: Thủ tướng Ai Cập từ 1954-1956. Sau đó Ai Cập thành một nước Cộng hòa với tên gọi “Cộng hòa Ả Rập Thống nhất”. Nasser trở thành Tổng thống từ 1958-1970, Ông chủ trương Chủ nghĩa Thế Tục Hóa Xã Hội bằng cách loại trừ  mọi ảnh hưởng của Hồi giáo ra khỏi chính trị. Tuy nhiên đầu thế kỷ 20, tại Ai Cập có một phong trào Hồi giáo cực đoan gọi là « Huynh Đệ Hồi  giáo »

(Muslim Brotherhood).

Phong trào này do Sayid Quitb (1906-1966) sáng lập chủ trương dùng khủng bố để vô hiệu hóa mọi cải cách xã hội Hổi giáo. Năm 1956 Nasser ra lệnh bố ráp bắt hết đảng viên Muslim Brotherhood, nhiều đảng viên bị xử tử, số còn lại lãnh án tù. Và năm 1990 Nasser bị dư đảng của Muslim Brotherhood ám sát.

– Hoàng đế Ba Tư Reza Pahlavi: Ông là nhân vật đặc biệt, sinh ra và lớn lên trong gia đình sùng đạo nhưng trở thành một người căm ghét đạo Hồi. Ông sanh năm 1878 lên ngôi vua năm 1921, cai trị Ba Tư được 20 năm.

Ngay khi vừa lên ngôi, vua Pahlavi ra lệnh giải tán Ulama (Hội đồng Giáo sĩ Hồi giáo).

Luật Sharia bị thay thế bằng luật pháp quốc gia. Các ngày lễ tôn giáo bị hủy bỏ, kể cả việc cấm chỉ hành hương Mecca …

Năm 1941 vua Pahlavi truyền ngôi cho con là Muhammad Reza Pahlavi.

Ngay khi tân vương lên ngôi, các học viên Hồi giáo biểu tình chống đối nhà vua. Cảnh sát được lệnh đàn áp xả súng bắn chết hàng trăm học viên Hồi giáo trên đường phố. Nhà vua đã quá mạnh tay gây nhiều bất ổn trong nước và bất mãn trong quần chúng.

Đến năm 1979, giáo sĩ Ayatollah Khomeini lưu vong ở Pháp, trở về lãnh đạo cuộc cách mạng lật đổ vua Pahlavi, trở thành Tổng thống của nước “Cộng hòa Hồi giáo”         

Khomeini rất cực đoan và độc tài. Ông ta tự cho mình là “Nhà lãnh đạo tối cao” (Supreme leader) và cũng là vị Imam thứ 12 của giáo phái Twelvers (Mười hai vị).

Nguyên giáo phái Twelver thuộc nhóm Shi’ite là cội rễ của sự phân hóa giữa Sunni và Shi’ite. Họ tin tưởng Ali là người nối nghiệp Muhammad, nhưng nhóm Sunni không chấp nhận và lần lượt giết hại Ali cùng với 10 vị Imam kế vị. Đến vị Imam thứ 12 phải trốn đi lúc 4 tuổi và người Shi’ite tin rằng vị Imam này sẽ xuất hiện vào một thời điểm tốt đẹp để tái lập một nhà nước lý tưởng và công chính.

Và chính Tổng thống Khomeini tự xưng là vị Imam thứ 12 đã xuất hiện đúng lúc. Vừa lên nắm quyền, Tổng thống Khomeini xóa bỏ bức tường phân chia giữa Giáo quyền và Chính quyền để nắm giữ cả hai quyền lực. Theo Ông Pierre Tristan, chuyên viên về Hồi giáo Trung đông: “Thật là hoang tưởng khi nghĩ rằng“Lãnh đạo tối cao”với quyền lực tinh thần nằm trong tay một người độc tài lại được củng cố bởi một uy quyền quốc gia, nhưng không được số đông ủng hộ thì chắc chắn sẽ bị chống đối từ hạ tầng bên dưới; trừ khi thế quyền đó bị sức ép từ chính quyền bên trên.”

Dưới chế độ “Cộng hòa Hồi giáo” người dân bị kềm kẹp bởi các giáo luật Hồi giáo vừa lỗi thời vừa dã man: chẳng hạn bị cáo về trộm cắp bị chặt chân, chặt tay; mọi sinh hoạt văn nghệ, ca nhạc, chiếu phim đều bị cấm chỉ; phụ nữ bắt buộc phải mặc áo choàng đen phủ kín từ đầu đến mắt cá chân …

Chẳng bao lâu, Khomeini mất hết sự ủng hộ của quần chúng lúc ban đầu, người dân Iran chợt nhận ra sống dưới chế độ quân chủ của dòng Pahlavi còn được thoải mái hơn nhiều.

Nhưng điều nguy hiểm nhất là Khomeini đã gây hận thù truyền kiếp với nhóm Hồi giáo Sunni ở Ả Rập Saudi, đưa cả nước vào cuộc chiến tranh chém giết vô nghĩa.

Ayatollah Khomeini chết năm 1989.

Thật ra sự xung đột giữa hai giáo phái Ả Rập/Sunni và Iran/Shi’ite không hoàn toàn về tôn giáo mà còn về quyền lực và kinh tế. Sự căng thẳng hiện nay bắt nguồn từ cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979 và cuộc chiến tranh tại Iraq năm 2003. Cách mạng Hồi giáo Iran đã làm thay đổi bản đồ chính trị Trung đông.

Iran muốn tạo một làn sóng cách mạng Hồi giáo của người Shi’ite sang các quốc gia láng giềng Trung đông và phát động một cuộc chiến tranh toàn cầu chống các nước Tây phương. Điều này làm lãnh tụ các quốc gia Tây phương và nhất là Ả Rập Saudi lo ngại, tìm cách ngăn chặn không cho Iran bành trướng thế lực chính trị cũng như tôn giáo.

Cho nên mâu thuẫn giữa hai Nhóm Sunni và Shi’ite không dễ giải quyết bởi nhiều nguyên nhân liên quan đến tôn giáo, chính trị, kinh tế và sự can thiệp bên ngoài.

Quanh đại hội XII đảng cộng sản Việt Nam – Lê Văn Tư

Trong một đất nước dân chủ, việc quan trọng nhứt đối với người dân là bầu cử vị lãnh đạo tối cao, để chọn mặt gởi vàng, mọi người phải biết chương trình hành động, khả năng thuyết phục của từng ứng cử viên, khuynh hướng chung của cử tri thể hiện qua các cuộc thăm dò dư luận, không khí tranh cử nhờ thế thật hào hứng, kết quả bầu cử được mọi người háo hức chờ đợi, khác hẳn với các nước độc tài độc đảng như Việt Nam, người dân không có quyền bầu người lãnh đạo thực sự của mình, việc hệ trọng này do đảng quyết định một cách bí mật, người dân bị cấm xía vô, mặc dầu hiến pháp (HP) ghi rõ: «Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân» (Điều 2 HP), HP như vậy chẳng khác gì tờ giấy lộn, người dân chỉ ăn bánh vẽ.

Như đại hội (ĐH) đảng cộng sản hiện nay, mọi quyết định sinh mệnh đất nước do một nhóm người thuộc đảng cộng sản thu hẹp trong bộ chính trị (BCT), hiện gồm 16 người, từ đó họ đưa ra 4 nhân vật nắm quyền trong guồng máy cai trị, được coi là tứ trụ triều đình (tứ nhân bang), đó là tổng bí thư (TBT), chủ tịch nước (CTN), thủ tướng (TT) và chủ tịch quốc hội (CTQH).

Theo HP: «Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.» (Đ 86), TT là người đứng đầu chính phủ, mà «Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp.» (Đ 94), cả hai đều do QH bầu và chịu trách nhiệm trước QH, nhưng vai trò của chủ tịch QH lại rất mờ nhạt: «Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp của Quốc hội; ký chứng thực Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; … » (Đ 72), tuy 3 nhân vật này được qui định trong HP nhưng thực quyền lại thuộc nhân vật thứ tư không có nêu danh trong HP.

HP ghi rõ: «Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.» (Đ 119) nhưng không có điều khoản nào dành cho tên thứ tư này cả, tức không có qui định trách nhiệm hay quyền hạn nào nhưng quyền uy lại bao trùm cả nước, đó là TBT đảng cộng sản.

Tưởng cũng cần nhắc qua về cơ chế quyền lực bắt đầu từ ĐH đảng, mỗi 5 năm họp một lần, kỳ này gồm 1510 đại biểu cấp cơ sở, đại diện cho 4,5 triệu đảng viên, họ bầu ra BCHTƯ gồm ủy viên chính thức và dự khuyết (180 ủy viên chính thức, 20 dự khuyết), «Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Uỷ viên Bộ Chính trị; thành lập Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, một số Uỷ viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công và một số Uỷ viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương.» (Đ17 Điều lệ đảng); điểm cần ghi nhận là TBT trước hết phải là thành viên BCT, tức coi như được bầu 2 lần.

Thoạt nhìn tưởng là dân chủ lắm, nhưng kỳ thực mọi ủy viên trung ương và thành viên trong BCHTƯ, BCT, … đều được sắp xếp trước theo đúng tiêu chuẩn định sẵn, nhưng lần sắp xếp này có điều bất thường trong nhóm chóp bu, nhiều tin tức tiết lộ là có sự tranh chấp gay gắt giữa Nguyễn Phú Trọng (NPT) được BCT hậu thuẫn và Nguyễn Tấn Dũng (NTD) được BCHTƯ hậu thuẫn, việc hục hặc giữa 2 nhân vật này âm ỉ từ lâu, lộ rõ nhứt là từ khi BCT toan tính hạ bệ đồng chí X (ám chỉ NTD) trong hội nghị BCHTƯ 6 (tháng 10-2012) bằng biện pháp kỷ luật nhưng BCHTƯ lại không chấp thuận, khiến blogueur Trương Duy Nhất đặt câu hỏi: “Tại sao cái tên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng- người bị BCT yêu cầu kỷ luật cũng không dám công khai, phải nói trại ra là “một đồng chí ủy viên BCT” như kiểu không dám gọi đích danh mấy loại tàu cướp của Trung Quốc mà phải gọi là “tàu lạ” vậy?» (trong bài tựa: Không nêu tên ‘đồng chí X’ là hèn hạ?), khiến ông Lê Đăng Doanh ngạc nhiên: «Điều đáng chú ý là, Bộ Chính trị đã 100% đồng ý là xin nhận khuyết điểm, và xin Ban Chấp hành Trung ương kỷ luật tập thể Bộ Chính trị và một thành viên, một Ủy viên của Bộ Chính trị. Điều đáng ngạc nhiên là sau đó, Ban Chấp hành Trung ương đã không đồng ý, cả kỷ luật Bộ Chính trị, cũng như kỷ luật «đồng chí».

Thật vậy, NTD không những chẳng bị hạ bệ mà còn được BCHTƯ xếp vào hàng được tín nhiệm nhứt (hơn cả Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng), theo kết quả đánh giá trong hội nghị 10 vào đầu năm 2015:

Nguyễn Tấn Dũng 152 điểm tín nhiệm cao
Trương Tấn Sang 149
Nguyễn Phú Trọng 135
Nguyễn Sinh Hùng 126

Sự kiện này xác nhận uy thế của NTD trong đảng hơn NPT, xét về mặt quyền hạn thì TT đứng hàng thứ 3 trong tứ trụ nhưng quyền lợi hơn hẳn mấy tên kia, nên hục hặc nhau cũng chẳng qua là trâu cột ghét trâu ăn, nhờ có phương tiện nên NTD mua chuộc được nhiều đàn em, gây thanh thế trong BCHTƯ, dựa vào đó mà nhiều nhà bình luận trong cũng như ngoài nước đều suy đoán là NTD nắm thế thượng phong trong cuộc tranh giành quyền lực hiện nay.

Nhưng nhiều tin tức tiết lộ gần đây, thế cờ đã đảo ngược, phe NPT đang thắng thế, áp đặt mọi rào cản ngăn chận phe NTD phản phé như trước đây:

– một mặt dựa vào điều lệ đảng, quy chế bầu cử, điều 13 Quyết định số 244/QĐ-TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng: «Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị.», tức BCT nắm độc quyền giới thiệu người vào BCT, gọi là «chốt danh sách» (hiểu là khóa sổ ghi danh), một khi NTD bị gạt ra khỏi danh sách đề cử hay ứng cử vào BCT thì con đường hoạn lộ coi như chấm dứt.

– một mặt đặt ra nhiều tiêu chuẩn khắc khe (các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, không để vợ, chồng, con, người thân lợi dụng chức quyền để trục lợi, ..tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải, kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc…), xem qua ai cũng biết là nhắm vào NTD, đặc biệt là cho đàn em tung ra những đòn hạ tiện để bôi bác lẫn nhau.

Theo tiến sĩ Nguyễn Quang A: « ….Về mặt tranh giành quyền lực, họ sử dụng những biện pháp vô cùng thô bỉ và bẩn thỉu để sát hại lẫn nhau. Điều đó chỉ chứng tỏ những người như thế và một cái tổ chức như thế không có tư cách để làm lãnh đạo…. » (trả lời phỏng vấn đài RFI ngày 11-1-2016)

Cứ nhìn vào những điều bất thường trong việc chuẩn bị ĐH tất thấy mức độ tranh chấp khốc liệt là dường nào!

– Về sắp xếp nhân sự, các phiên họp BCHTƯ 13 (từ 14 đến 21-12-2015) và 14 (từ 1 đến 13-1-2016) chỉ cách nhau mươi ngày, cách đại hội một tuần lễ (từ 21 đến 28-1-2016), vấn đề sắp xếp nhân sự vẫn chưa ngã ngũ, hôm bế mạc hội nghị trung ương 13, TBT phát biểu: «Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận dân chủ và biểu quyết, nhất trí cao thông qua danh sách đề cử các đồng chí Ủy viên Trung ương khóa 11 (cả chính thức và dự khuyết) trong độ tuổi và các đồng chí Ủy viên Trung ương khóa 11 thuộc trường hợp “đặc biệt” tái cử khóa 12.», nhưng thật sự đã có sự bất đồng nghiêm trọng đến độ phải gấp rút tổ chức thêm hội nghị 14, gọi là để «Tiếp tục hoàn thiện công tác nhân sự chủ chốt khóa XII, thảo luận, xem xét, quyết định công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII và chuẩn bị nhân sự lãnh đạo chủ chốt khóa XII.»

– Về tuổi tác, NPT tuy quá tuổi qui định, lại lớn tuổi nhứt trong BCT, cách 5 tuổi so với nhóm kế tiếp (72 tuổi trong khi Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, 67, NTD chưa tới 67) vẫn được quyền ở lại vài năm nữa, gọi đó là thuộc trường hợp “đặc biệt” tái cử khoá XII, qua phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ hôm 16-1-2016, ông Vũ Ngọc Hoàng – ủy viên Trung ương Đảng, phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương cho biết: «Trung ương đã thông qua nhân sự là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI thuộc trường hợp “đặc biệt” giới thiệu tái cử khóa XII. Trước hết Trung ương bỏ phiếu quyết định chọn phương án một trường hợp “đặc biệt”, hai trường hợp “đặc biệt” hay ba trường hợp “đặc biệt”. Cuối cùng Trung ương quyết định chọn phương án một trường hợp “đặc biệt”, vì yêu cầu cần trẻ hóa, yêu cầu ổn định, cần có một sự kế thừa trong tình hình hiện nay, đoàn kết, tập hợp lực lượng. Bộ Chính trị cũng đề nghị như thế.»

Tiết lộ này giải mã tin đồn nếu cho NTD ngồi lại (hai trường hợp “đặc biệt”) thì Trương Tấn Sang cũng đòi ngồi lại (ba trường hợp “đặc biệt”), cuối cùng chọn phương án một trường hợp “đặc biệt”, điều này xác nhận Trương Tấn Sang cùng phe NPT trong âm mưu triệt hạ đồng chí X; cũng cần nhắc lại các tiêu chuẩn nhằm loại NTD trong đó có tiêu chuẩn «tham vọng quyền lực», nay chính Nguyễn Phú Trọng lại là người tham quyền cố vị.

Lưu dụng một tên già nua nhứt cầm chịt đảng có nghĩa là các đảng viên khác đều thiếu khả năng (toàn một lũ ăn hại đái nát!), việc lưu dụng tạm thời có thể hiểu là việc tranh ăn vẫn chưa ngã ngũ.

TuVa&n Tu”- Về việc bảo vệ an ninh ĐH, đảng phải huy động «hơn 5.000 cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng công an nhân dân, quân đội nhân dân cùng các phương tiện trang, thiết bị chuyên dụng chống bạo động, khủng bố với quyết tâm bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, với tinh thần, chủ động trong mọi tình huống, không để bị động bất ngờ.», làm gì cần phải huy động một lực lượng hùng hậu chống bạo động, khủng bố để bảo vệ một phiên họp giữa các đồng chí với nhau, sự kiện này cho thấy sự rạn nứt nội bộ nghiêm trọng đến độ là họ đang sống trong hoảng loạn.

Trong cuộc thư hùng sống mái này, hai bên thắng thua đều sứt đầu mẻ trán, đảng cộng sản như con quái vật bị chấn thương, mối thâm thù Trọng -Dũng sẽ di căn, bọn thắng chắc chắn sẽ tiếp tục đè bẹp phe thua, phe thua sẽ tìm mưu kế phản ứng lại, biết đâu đây lại là cơ may để người dân nhập cuộc hơn nữa, tạm thời có thể thúc đẩy phe muốn chuyển hóa đất nước theo chiều hướng dân chủ, đà dân chủ hóa sẽ được tăng tốc, còn phe phản động đang lâm vào thế yếu, đà dân chủ cũng có thể nhờ đó mà vươn lên.

Nghĩ thật khôi hài mấy tiêu chí đại hội:“Đoàn kết, Dân chủ, Kỷ cương, Đổi mới”.

Thực tế chứng minh hoàn toàn ngược lại:

– «Đoàn kết» giữa các đồng chí là những đòn ngầm sát phạt lẫn nhau,

– «Dân chủ» là những người cũ hay sắp sửa ra đi chọn trước thành phần lãnh đạo mới,

– «Kỷ cương» là tùy tiện sửa đổi những nguyên tắc căn bản về ứng cử bầu cử, tự cho mình có quyền lưu nhiệm,

– «Đổi mới mà thực ra là chúng ta lùi lại chứ không phải đổi mới. Đổi mới là so với những cái chúng ta đã làm sai 20 năm thì gọi là đổi mới.» (Gs Trần Phương góp ý ở ĐH11), đúng như Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh vạch ra trong bài tham luận trước ĐH ngày 22-1-2016: «Nhìn lại thực tế 30 năm qua, thành tựu lớn nhất, bao trùm nhất của công cuộc đổi mới là đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường.», xem thế thì đủ biết đảng cộng sản đã kéo lùi đà tiến của dân tộc là dường nào!

Đúng như các nguồn tin tiết lộ, kết quả bầu cử BCHTƯ và BCT đúng theo dàn dựng trước, tứ nhân bang được xếp vào hàng đầu BCT:

 

1. Nguyễn Phú Trọng (1), tái Tổng Bí thư.

2. Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an

3. Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội

6. Nguyễn Xuân Phúc, Phó TT

Trong đó, 3 nhân vật được chỉ định trước:

Chủ tịch nước Trần Đại Quang (2)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (3)
Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

các đại biểu QH chỉ làm nhiệm vụ hợp thức hóa quyết định của đảng, các đại biểu đảng viên phải làm theo chỉ thị đã đành, kỳ dư cũng chỉ là những con rối.

(1) Nguyễn Phú Trọng, không có lời nào phản đối ngay khi Tàu đặt dàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam năm 2014

(2) Trần Đại Quang, gốc bộ trưởng công an, người ra lịnh đàn áp thô bạo các cuộc xuống đường chống quân xâm lược Tàu

(3) Nguyễn Xuân Phúc, gốc phó TT, người hô hào chống tham nhũng nhưng có nhiều nhà cửa nguy nga cả trong lẫn ngoài nước, con cái du học ăn chơi trác táng, cũng là người cấu kết với CTN Trương Tấn Sang trong âm mưu hạ bệ NTD (theo blog Chân dung quyền lực:

http://chandungquyenluc.blogspot.ru/, tuy đã ngưng hoạt động nhưng vẫn có thể vào xem các tài liệu lưu trữ).

Một ít «thành tích» đối với quân xâm lược và đất nước của họ cho thấy việc mong đợi «Đổi mới hệ thống chính trị là điều kiện để phát triển» như tham luận của ông Bùi Quang Vinh hãy còn xa vời.

Dầu trong tình huống nào, khuynh hướng dân chủ hóa không ngừng gia tăng, các yếu tố thiên thời -địa lợi -nhân hòa đang dần dần hội đủ, phong trào xã hội dân sự đang phát triển, một khi các tổ chức dân sự độc lập bành trướng thì các hoạt động chính thống và ngoại vi của đảng sẽ teo tóp dần (báo tư nhân xuất hiện, không ai đọc báo đảng, nghiệp đoàn độc lập ra đời, công nhân sẽ bỏ công đoàn nhà nước, …)

Khởi điểm của một quá trình kết thúc chế độ độc tài đảng trị bắt đầu.

Một vận hội mới đang mở ra.

 

Vui cười

Một người đàn ông bước vào cửa hàng rau quả và đòi mua một nửa cái bắp cải. Cậu bé bán hàng xin phép đi hỏi ý kiến của chủ. Cậu ta bước vào phòng phía sau nhà và nói:

– Thưa ông, ngoài kia có một thằng ngu đòi mua một nửa cái bắp cải…

Bất chợt cậu bé phát hiện ra người đàn ông kia đã đi theo mình vào và đang đứng ngay sau lưng, nên nói tiếp:

– Và ông đây muốn mua nửa còn lại.

Ông chủ đồng ý bán và người kia hài lòng ra đi. Ông chủ gọi cậu nhóc lại và nói:

– Mày nhanh trí đấy! Ta rất thích, thế mày quê ở đâu nhỉ?

– Quê cháu ở Canada!

– Thế vì sao chú mày lại rời bỏ Canada?

– Vì ở đó chỉ toàn là bọn giang hồ, trộm cắp và dân chơi hockey thôi!

– Vậy à? Tao cũng là người Canada đó.

– Ôi, ông không đùa với cháu chứ? Vậy ở Canada ông chơi cho đội hockey nào ạ?

 

Đại Hội 12: Cõng Rắn Về Nhà – Nguyễn Ngọc Sẵng

Trên trang mạng của Bộ ngoại Giao Viêt Nam ngày 19 tháng Giêng năm 2016 đưa tin dàn khoan Hải Yến 981 của Trung Cộng lại tiến vào hải phận của Việt Nam.  Dàn khoan đi vào hải phận trong khi còn một ngày nữa là khai mạc đại hội 12 của đảng cộng sản Việt Nam.  Không còn nghi ngờ gì nữa, nhóm theo Trung Cộng đã được sự chống lưng, được sự bảo kê của giặc Tàu.  Nói khác đi con rắn Tàu vào Việt Nam để bảo vệ phe nhóm thân Tàu mà ông Trọng là một Thái Thú giả trang.

Nhìn lại vài động thái của họ trong thời gian gần đây nhất:

Sau khi hội nghị trung ương 12 kết thúc, ông Nguyễn Sinh Hùng sang Trung Quốc. Theo nhận định của giới báo chí thì ông Hùng sang để báo cáo kết quả sắp xếp nhân sự của đại hội và có thể bàn thêm một vài tình huống khác có thể xảy ra và xin ý kiến và sự chỉ đạo từ Trung Quốc.

Tại thời điểm nây, Trung Quốc thông qua đạo luật chống khủng bố và cho phép lực lượng an ninh Tàu can thiệp bên ngoài lãnh thổ.

Trong hai tuần lễ vừa qua không quân Trung Cộng liên tục vi phạm không phận Việt Nam.  Theo thông tin từ nhà cầm quyền Việt Nam thì số lần vi phạm là không nhiều, nhưng theo tin từ phía lề trái thì số lần vi phạm gần 60.

Đem giàn khoan vào lãnh hải Việt Nam, đâm tàu cá giết hại ngư dân ta trên biển, vi phạm có chủ ý không phận, thông qua luật đưa quân đội đi chống khủng bố ra nước ngoài.  Họ dùng đủ mọi biện pháp, phương tiện để áp đặt kết quả của đại hội 12?.

Dư luận đang đặt vấn đề đây có phải là những động thái nhằm trấn an, bảo kê phe theo Tàu và dằn mặt phe Nguyễn Tấn Dũng ?  Không còn gì rõ ràng hơn.

Lần đâu tiên trong đại hội đảng cộng sản, người Tổng Bí Thư huy động 5200 cán bộ an ninh của lực lượng tinh nhuệ cùng với những thiết bị chống bạo động để bảo vệ đại hội.  Tại sao lại hành động bất thường như vậy?  Một tín hiệu sẽ cướp chính quyền nếu phe ông Trọng bị thua?  Hay lại là đòn răn đe gởi tới phe ông Dũng?

Điều gì sẽ xảy ra nếu phe ông Dũng thắng thế? Liệu lực lượng chống khủng bố của Tàu sẽ tạo ra một vài xung đột ngoài đường phố, lấy cớ để đem lực lượng chống khủng bố can thiệp vào đại hội 12 để áp đặt kết quả cho phe ông Trọng?

Tất cả mọi tình huống đều có thể xảy ra và đều có giải pháp thuận lợi cho phe theo Tàu.  Họ đang cõng con rắn Tàu vào đất nước Việt Nam.  Đó là kết quả chuyến đi Trung Quốc của Nguyễn Sinh Hùng.

Ngày 21 tháng Giêng năm 2016, khi khai mạc Đại hội Đảng XII hôm 21/1/16, tin được ghi nhận, ông Trọng vẫn ‘kiên định Mác-Lê’.

Ông Trọng nhấn mạnh: “Trước hết phải kiên định chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội; kiên định đường lối đổi mới.  (Theo báo Điện Tử của chánh phủ Việt Nam)

Ông vẫn nặc mùi giáo điều của kẻ bảo thủ ít khi dùng trí tuệ trong công việc.  Chính miệng ông tuyên bố không biết đến hết thế kỷ này ‘đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa’.  Vây mà ông vẫn đòi kiên định chủ nghĩa xã hội.  Kiên định điều mà chính mình không tin, cái giỏi lý luận của ông là chổ đó!  Giỏi không còn chổ chê!

Qua chủ trương nầy chúng ta có thể nhìn thấy một số điểm sau đây:

Ông vẫn không nhìn thấy chủ nghĩa xã hội và đường lối Mac- Lê- Mao- Hồ là tai họạ mà nhân loại đã lên án, nguyền rủa và đã bỏ vào xọc rác từ hơn hai thập niên rồi.  Ông là loại người mà trong giáo dục dùng thuật ngữ “trì độn” để gọi.

Ông và phe bảo thủ thách thức cả dân tộc Việt Nam.  Dân tộc, đất nước đang khẩn thiết mong chờ đổi mới để đưa Việt Nam ra khỏi nghèo nàn và cất cánh cùng các nước trong khu vực trong thiên niên kỷ 21.

Ngay cả trong đảng cộng sản cũng không có nhiều người ủng hộ đường lối nầy, vậy ông chọn con đường chủ nghĩa xã hội và tư tưởng Mác- Lê- Mao- Hồ để phục vụ cho ai? chắc chắn không cho đa số đảng viên cộng sản và tuyệt đối tư tưởng nầy không phục vụ cho dân tộc, mà còn trói buộc không cho đất nước phát triển.

Vậy còn có thể lý giải là để phục vụ cho nhóm thiểu số giáo điều, bảo thủ, ngoan cố đang nắm quyền lực trong đảng.  Và để phục vụ lợi ích cho kẻ bảo kê, kẻ chống lưng họ là bọn giặc Tàu đang dùng Việt Nam làm phên giậu, pháo đài trong thế trân bao vây của Mỹ, Nhật và các nước tư bản trong vùng.  Kinh tế Tàu đang hồi suy tàn, suy giảm động lực cạnh tranh với thế giới thì Việt Nam là một nhu cầu, dù không lớn, nhưng cần cho họ, nhất là thái thú trung thành.

Kẻ theo giặc để được che chở, bảo kê để tiếp tục chiếm giữ quyền hành để sống xa hoa trên mồ hôi, nước mắt dân nghèo.  Giặc cần kẻ phản bội, bán nước để giúp họ trong sách lược giai đoạn.  Cả hai, kẻ bán nước và giặc cùng có lợi, chỉ có đất nước Việt Nam ngày càng mất dần lãnh thổ, lãnh hải; ngư dân bị đánh đập, giết hại trong ngư trường của tổ quốc , người dân Việt Nam càng ngày càng có mặt trên nhiều nước khác để tăng thêm thân phận bất hạnh phải đi làm đĩ, đi ở đợ, ăn cắp trên thế giới .

Một điều đáng ngạc nhiên nữa là ông kêu gọi: “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước” (trích báo Điện Tử).

Chị bán vé số, anh đạp xích lô ở Việt Nam cũng dư biết rằng tất cả doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước đều làm ăn thua lổ.  Họ thua lổ không phải làm ăn kém mà do cán bộ đảng trong doanh nghiệp ăn cắp tiền, tài sản của doanh nghiệp dâng lên trên để giữ ghế, chia dưới để bịt miệng và bỏ túi riêng làm giàu.  Bởi vậy cán bộ càng lớn làm giàu càng nhanh và doanh nghiệp họ quản lý lỗ nhanh và lỗ nặng.  Họ chỉ việc hằng năm đòi chánh phủ cung cấp thêm tiền bù lỗ để tiếp tục ăn cắp; mà tiền chính phủ là tiền thuế của nhân dân.  Sau cùng chính cán bộ là người đánh cắp (công khai) tiền của dân làm giàu.  Mà đánh cắp công khai là cướp.  Họ cướp của dân làm giàu.  Đơn giản có thế.

Bởi vậy ông Trọng kêu gọi phải cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước vì đó là két tiền họ được tự do lấy từ đó.  Và phải coi là trọng tâm, không được lơ là, chậm trể.

Tô tiên ta nói rất đúng: “cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”.

Điều đau lòng là không biết đến bao giờ đồng bào ta thoát được tay kẻ cướp?

Sau cùng, xin trích thêm một phát biểu của ông Trọng để gởi đến quí đọc giả bình luận.

Về khoa học, “Phấn đấu đến 2020, khoa học công nghệ Việt Nam đạt trình độ phát triển của nhóm dẫn đầu Asean; đến 2030 có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến trên thế giới”.

Nói theo cụ Cao Bá Quát “trong thiên hạ có bốn bồ lú, Trọng chiếm ba bồ, chia cho bọn giáo điều nửa bồ, nửa bồ sau cùng chia cho thiên hạ”.

 

Vui cười

Đi học về, hai trẻ sinh đôi líu lo báo tin vui:

– Mẹ ơi! Mẹ đã đoạt giải “Người mẹ đẹp nhất” ở lớp con.

– Ồ! Mẹ rất vui. Thế lớp con bình chọn như thế nào?

– Bỏ phiếu ạ! Không ai nhận được hơn một phiếu, ngoài mẹ.

– Thế ư? Còn mẹ được bao nhiêu phiếu bầu?

– Hai ạ!

Đang biên tập bài viết của một phóng viên, thư ký toà soạn gọi anh này lên khiển trách:

– Bài này chỉ cần viết trong 50 chữ, mà anh viết tới 500 chữ! Anh có biết một diện tích như vậy trên mặt báo giá bao nhiêu tiền không? Mang về “cô đặc” lại cho tôi!

Cuối cùng, tin đó được đăng như sau:

”Nguyễn Thanh X., Hà Nội. Tối 22/5, bật lửa soi xem xăng xe còn hay hết. Xăng còn. X. thọ 30 tuổi”.

Khai Bút Đầu Năm

Từ Thời Tiết Đến Thời Sự:

Noël Au Balcon, Pâques Au Tison – Giáng Sanh Tắm Nắng Bao Lơn, Phục Sanh Lò Sưởi Ôm Mền Ngồi Quanh. Cuối Năm Dỡ Cười, Qua Năm Dỡ Khóc – Jean Qui Rit À Noël, Pleurera À Pâques.

Phan Văn Song

Sáng nay, mồng một Tết tây, dậy sớm đón năm mới, ngày mới, ra nhà kiếng sau vườn để uống cà phê, ngắm vườn, chợt thấy cây mimosa trổ bông vàng rộ. Hưởng Tết năm nay với bông mimosa vàng đẹp. Thật đại phước ! Nhớ Tết ta ở quê nhà với cây mai vàng truyền thống ! Nỗi nhớ dâng trào, da diết ! Thật thú vị ! Cám ơn Chúa cho cuối đời con món quà quý giá ! 

Lần đầu tiên, trên nửa đời người trên đất Pháp, mới được thấy hoa mimosa nở giữa mùa đông, và trong vườn nhà. Quý hóa thay ! Lạy Chúa, mong trời đừng trở lạnh đột ngột, vì chỉ cần một sáng sương gíá xuống là tiêu tùng đời hoa lá ! Đúng là được hưởng «Noël au balcon – Ngồi bao lơn hưởng Giáng Sanh ! ». Nhìn Mimosa rộ hoa giữa mùa đông, nhớ câu thơ cổ Việt :

« Thuợng Uyển nhứt chi hoa- Thượng Uyển một cành hoa » (Mạc Đĩnh Chi 1286-1350)

(Mà nhà tôi, thượng uyển thật, vì vườn cao hơn nhà đến sáu nất thang, chúng tôi phải « leo » lên vườn) Mong rằng không có câu thán : «Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết » !

1/ Mimosa Nở Giữa Đông, Giáng Sanh Ngồi Bao Lơn :

2015 đã qua, một năm đầy bất hạnh, đầy chết chóc và nước mắt cho xứ Pháp ! Đầu năm, tháng giêng khủng bố giết các nhà báo, giết cảnh sát, giết dân Do Thái. Cuối năm, tháng mười một, khủng bố bắn giết người bừa bãi giữa Paris. Nước Pháp hai lần gặp nạn. Suốt cả năm 2015 sống trong không khí lo âu, phòng bị, hết vô tư, hết phóng túng, sống thả, yêu đời.

2015 đã qua. Suốt cả năm, dân chúng Pháp, dân chúng thành phố Paris, quê hương của Tình Yêu, quê hương của Hồn Nhiên, quê hương của Yêu Đời không còn nữa. Kể từ nay, dân Paris, dân Pháp, dòm trước ngó sau. Như phe ta dạo nào, thời chinh chiến, sống với nỗi lo Việt Cộng pháo kích bừa bãi, sống trong lo âu, sống trong cẩn thận, khi ra đường, lúc họp hành, khi nhóm chợ, lúc hội họp, khi ca hát ngoài đường, ngoài phố, không còn thoải mái nữa. Đi du lịch, đến nhà ga, sân bay, phải khám, phải xét, đi cinê, coi hát, đi siêu thị, nhà hàng, cũng lắm vất vã, phải sắp hàng, dơ tay cao hơn đầu cho nhơn viên an ninh khám xét, nâng, rờ, bóp, nắn, hay đi qua máy rà điện tử. Những hình ảnh ấy, của những năm tháng ở Việt Nam, ở Sài Gòn, thời chiến tranh vương vấn trong ký ức suốt ngày đầu năm nay.

2016 đến với mùa Đông ấm áp, lôi tôi trở về quá khứ Việt Nam. Đó là do thời tiết !

2016 đến với không khí chiến tranh lôi tôi trở về quê hương. Đó là do thời sự !

2016 sáng đầu năm, thời tiết của mùa Đông ấm áp đang ru hồn tôi, đưa tôi trở về thời niên thiếu, với cái thoang thoảng hơi lạnh dễ thương của Đà Lạt thuở ấy. Mimosa vàng rộ giữa trong vườn nhà, nơi xứ tây, gợi nhớ hàng cây Anh Đào đỏ hồng, rực rở, dọc con đường từ cây cầu vượt hồ Xuân Hương dẫn đến chợ Hòa Bình cũ, năm nào. Mimosa vàng, vàng như mai rừng nở rộ, của Rừng Ái Ân, của những buổi chiều Chúa Nhựt, được « sortie », vào rừng hái trái mát mát để ăn – sau nầy qua Pháp mới biết tên tây trái ấy là Fruit de la Passion, rất được ưa chuộng ở âu tây dưới dạng nước uống.

Mùa Đông 2015 nầy, thời tiết xứ Pháp đúng thật là đăc biệt. Suốt Mùa Vọng, cả tháng 12, tuy đang tiết đông mà trời vẫn ấm. Dĩ nhiên, khi kể chuyện thời tiết nghịch lý  ấy với bạn bè « phe ta », dù với người đà chục năm xa nhà, do cái gốc, cái gác, do cái vốn liếng của dân xứ nóng, nên ai cũng gất gù khoái, dẫu là trái mùa. Riêng dân Pháp thật sự bản địa, mới thất vọng với cái mùa Đông « không có tuyết rơi » !

Sao cái thời tiết kỳ dị của mùa Đông nầy làm thằng tui nhớ nhà quá ? Chưa lúc nào nhớ nhà bằng lúc nầy ! Cả một khung trời, bao nhớ nhung, bao vương vấn, đặc biệt do nơi cái lạnh sơ sơ, đầy tình cảm của những buổi sáng Đà Lạt mờ sương giá của thuở nhỏ. Thời ấy, những năm 1952, 53, của cái thuở ban đầu đầy thiếu thốn, của những năm tháng  đầu, thuở mới nhập cư Đà Lạt, « mồ côi địa dư », « bị » cha mẹ gởi nội trú Trường Thiếu Sanh Quân. Nhớ mãi những buổi dậy sớm với kèn báo thức, rửa mặt đánh răng chải đầu bằng nước lạnh – sau nầy, sống 7 năm với nội trú ở Lycée Yersin cũng thế, cũng vệ sanh sáng, chỉ với nước lạnh. Chỉ khi tắm, một tuần một lần, mới có nước nóng thôi. Vệ sanh xong, quân phục chỉnh tề, giường chiếu ngăn nắp, draps kéo thẳng nếp, mền nén kỹ, bốn góc vuốt nếp thẳng thắng, couvre-lit vuốt không một nếp nhăn. Xong ! Sẳn sàng, đứng chờ ở hành lang cuối giường ! Sắp hàng, « Nghiêm, bước đều, bước – Fixe, en avant, marche, ọt đơ, ọt đơ – un deux, un deux », xuống lầu (đếm bước, một hai, một hai, là cách đếm quân hành theo quân kỷ Pháp ; về sau – năm 1956 ? Quân đội VNCH đếm một, hai, ba, bốn).  Xuống lầu, vẫn bước đều, diễn hành qua sân trường còn đầy hạt sương trong ánh đèn vàng vọc, để vào phòng học – salle d’étude, ôn bài và sửa soạn hành trang đi học, trước khi vào réfectoire – nhà bàn, ăn sáng. Ăn sáng xong, lại sắp hàng, lại ọt xê rê – en ordre serré, lên xe mười bánh, chở đến Trường Yersin để học chữ. Một xe hướng tiểu học Petit Lycée nằm cạnh đường đi đến Thác Cam Ly, một xe hướng Grand Lycée, nằm trên đường đi Saint Benoît, cạnh Nha Địa Dư và Ga Đà Lạt. Hai anh em chúng tôi đi Petit Lycée, năm 52/53 Song học 8ème, Toàn học 11ème. Sáng nào cũng như vậy, nửa giờ ngồi học, chưa tỉnh ngủ hẳn, vật vưởng, co ro trong bộ quân phục Thiếu Sanh Quân không đủ ấm. Quần sọt, vớ cao, giầy bố cổ cao, sơ mi cụt tay, mũ bê rê, tất cả mầu kaki vàng. Nhờ ở Đà Lạt nên được khoát thêm áo ngoài bằng một cái blouson ngắn bằng nỉ mầu cức ngựa và một cái khăn choàng cổ cũng bằng vãi mầu kaki. Đó là quân phục mặc suốt cả năm. Đà Lạt không có hai mùa nóng lạnh, chỉ sáng lạnh trưa nóng, quanh năm. Đà Lạt chỉ hai mùa, Tết nắng khô, Hè mưa lũ thế thôi !

Tiện đây, cũng xin nhắc đến cái tục trang phục kỳ cục của thời ấy, thời tuối nhỏ của chúng tôi (các bạn cùng thế hệ ?). Dù ở ngoài đời dân sự, và đặc biệt, với chúng tôi, Thiếu Sanh Quân cũng vậy. Phải lên trung học mới được mặc quần dài, còn khi tuổi nhỏ, còn ở tiểu học là chỉ mặc quần cụt, thời ấy, gọi tiếng Tây là quần sọt (short – ngắn, cụt), nắng mưa, lạnh nóng gì cũng vậy. Chỉ lên Trung học mới được quần dài. Bây giờ chẳng còn mấy ai mặc quần sọt đi làm hay đi học đâu ? Cái quần jean, thế mà hay. Ngày nay từ con trẻ đến lão già đều bận quần jean cả ! Như Tây nói « de 7 à 77 ans – từ 7 tuổi đến 77 tuổi » ! Hoan hô quần jean – người việt ta bên nhà nay gọi là quần bò, tại sao bò ? Đồng phục, giàu nghèo già cả, ai cũng mặc jean.

Việt Cộng hơn ta chổ đó. Từ thời Cộng Sản cổ hủ, họ đã biết đồng phục rồi, từ nông dân đến cán bộ họ đồng gọi nhau là đồng chí và họ đồng phục áo quần vãi Nam định, quần cao trên mắc cá, áo sơ mi bỏ ngoài, dép lốp, mũ cối thuộc địa tất cả mầu xanh « cứt ngựa ».

Trở về thời tiết bên Pháp tháng chạp 2015 nầy. Sáng se se lạnh, trưa chiều nắng nóng. Noël cái gì mà không có tuyết, và trời trong nắng ? Đêm 24, Réveillon, đi lễ đêm về, trời trong sao sáng, được cả  trăng 14 tròn, soi sáng dẫn đường. Quả giống bầu trời Trung Đông đêm Chúa Ra Đời, như kể trong Kinh Thánh, đầy ánh sáng, của xứ Palestine ngày xưa – đất Do Thái ngày nay. Đêm Chúa Giáng Sanh ở Bê lê em, với bầu trời đầy ánh sao sáng, với trăng tròn, với ngôi tinh cầu dẫn lộ Ba Vua và các mục đồng đến hầu hang đá.

Riêng nói đến mặt kinh tế, mặc ai than ai khóc, mặc gạo châu, củi quế, dân Pháp vẫn ào ào đi chợ mua sắm quà Noël.  Nô-ên đối dân tây, giống như  Tết đối với phe ta, người Việt vậy. Tây với quà Nô-ên, như chúng ta với quà Tết, với lì xì vậy ! Nghèo giàu, mặc !  Tết nhứt, là phải mua vui, ăn chơi, đánh bạc, thỏa thích!  Ăn uống của Tây cũng lắm trò đặc biệt. Ta, người Việt, bánh chưng, bánh tét, dưa món, dưa chua, mứt, rượu đế, rượu tây, báng quy, bánh ngọt …thì Tây cũng rứa, gan ngổng, gan vịt, hải sản, sò, tôm, ăn chơi bốn món. Ngoài ngổng, vịt còn thêm gà sống thiến, gà tây nướng, tôm càng, không thiếu món nào… đấy là món mặn ! Còn nói về món ngọt, ngoài rượu ngọt, rượu trắng, rượu đỏ, champagne ! Còn chocolat, bánh bûche đầy kem béo… Và cứ thế, tối thiểu gì, giàu nghèo gì, cũng phải, ít nhứt, cũng phải… hai bửa tiệc to ngon lành cho hai buổi giao thừa. Một tiệc cho đêm Noël, thánh thiện, gia đình ; phải là một buổi tiệc ấm cúng, đoàn tụ, gia đình với nhau một năm một lần, chờ Ông Già Nô ên phát quà, tặng quà ! Lúc xưa quay quần ngồi bên lỏ sưởi, ngày nay ngồi xô pha nhưng duới chơn Cây Thông Nô ên kết hoa đèn đủ mầu đủ sắc. Và một bửa tiệc vào đêm giao thừa cuối năm, ăn Tết tây, tiệc tùng xum tụ, nhảy đầm, vui vẻ, xả láng, xã giao cùng bạn bè, hàng xóm chào Năm Mới, Chúc Lành với nhau ! Bonne Année và hát theo điệu « Ò e Con Ma đánh đu, Tạc dăn nhảy dù, Dô Rô bắn súng ! » để tiển Năm Cũ Đón Năm mới ! Ce n’est qu’un au revoir.

Giữa năm, nửa Xuân, Phục  Sanh đến. Nhưng năm nay, e rằng nếu theo tục ngữ tây : «Noël au balcon », thì sợ rằng sẽ gặp  « Pâques au tison- Phục Sanh ngồi lò sưởi»! Xuân nầy e lạnh đấy !

2/ 2016, Năm Bất Ổn Cho Âu Châu,Thường Trực Báo Động:

Suốt 2015, thời sự âu châu đã bất thường. Tình trạng an ninh được đặt cao, quan trọng hơn tình trạng kinh tế. Lễ cuối năm Noël, Tết tây, tuy ngồi bao lơn, nhưng Noël và Tết đến trong bầu không khí lo âu, sợ hãi. Trời đẹp khuyến khích ra đường đấy ! Ra đường thì cũng có đó, tuy có vẻ ty tý « ăn chơi » đó, nhưng bớt thoải mái nhiều, bớt đi nhiều tụm năm, tụm ba la cà bát phố.

Vương Quốc Bỉ, bãi bỏ truyền thống đốt pháo bông của thủ đô Bruxelles mừng năm mới. Nhiều tỉnh, nhiều làng ở Pháp cũng bỏ thông lệ ấy. Hồi tưởng Việt Nam năm xưa trước 1975 ta, cũng có những ngày Tết bị cấm đốt pháo vậy. Quên sao Tết năm nào ? Cũng Năm Con Khỉ ấy ? Cách đây 48 năm ? Tiếng súng AK đầy giết chóc, máu lửa, hận thù rùng rợn, trà trộn lẫn cùng tiếng pháo vui mừng, hân hoan đón Tết, của đêm mồng 2 ấy, của năm Mậu Thân, của năm 1968 ấy ? Việt Cộng lừa lọc, bài thơ « Tết năm nay hơn hẳn Tết năm xưa… » của Hồ Chí Minh xua quân vào Nam, bịp dân miền Nam, lợi dụng hưu chiến ba ngày Tết, lợi dụng quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa, đang tròn bổn phận, được phép về nhà, đang trước trả hiếu với non sông, với tổ tiên, cha mẹ lạy cúng bàn thờ ông bà, sau trả nghĩa với gia đình, vợ con, vui chơi cùng làng xóm,… quân Cộng Sản đã lợi dụng, nhơn cơ hội, dân quân miền Nam đang đi phép, an lành, thăm gia đình, lộng giả thành chơn, thay pháo bằng súng AK, đồng loạt tổng tấn công các thành phố của miền Nam Tự Do. Tết năm Con Khỉ ấy là một cái Tết đầy tang tóc đau thương cho cả triệu đồng bào miền Nam Việt Nam. Tết năm ấy đáng lý sum họp, đành phải ly tan, đáng lý gia đình, đành phải di tản, chay lánh nan. Tết năm ấy, toàn dân Việt Nam Tự Do của Miền Nam Việt Nam đã đành phải ăn Tết trong máu lửa, trong khói súng, trong chết chóc, trong hãi hùng, trong chạy giặc, lánh nạn ! Sài Gòn Đẹp lắm, biến thành Sài Gòn Khói lửa ! Thành phố Huế cổ kính an lành, quê hương gốc gác dòng họ Phan chúng tôi biến thành thành phố Huế, đổ nát, điêu tàn. « Cầu Trường Tiền sáu vài,… » : sụp đổ, « sông An Cựu, nắng đục… » : đầy máu và xác chết. Huế, đất Thần Kinh biến thành đất Kinh Hoàng, với 5000 ngàn người dân vô tội bị thủ tiêu, giết hại, mổ bụng hay bị đập đầu, chôn sống.Thấm thoát sắp tròn 48 năm, thấm thoát đã sắp tròn là Bốn Vận hội Con Khỉ, sắp tròn 4 chu kỳ tuổi Thân. Thế nhưng, những giải khăn tang vẫn còn đó, không phai, trong ký ức người dân Huế, người trong nước hay người hải ngoại.

Oán ấy chưa đền, hận ấy chưa giải, chưa nói được chuyện hòa giải, xin lỗi, phải trái, làm sao nói được hòa hợp ? Ai đã tạo ra cái từ hòa hợp ấy vậy ? Chính cũng vì cái quan niệm hòa hợp, cái tư tưởng sai trái ấy, mà ngày nay, đã tạo bao mối họa cho thế giới. Thế nào là Hòa Hợp ? Có phải là phải hòa tan tất cả vào nhau, xóa bỏ tất cả những dị biệt, những đặc biệt, tất cả gom lại một, hợp là một, là thống nhứt. Tất cả là một ? Thật là một quan điểm hoàn toàn sai trái!

Phải chấp nhận quan niệm đa chủng, đa tộc của xứ Mỹ. Những quan niệm « assimilation », « hoà nhập », « hội nhập » là những khó khăn. Ví như nước Pháp đây, vì với cái chánh sách phải cố gắng « hội nhập »  để  « sống chung » nên cố ép người ngoại sanh, ngoại tộc, ngoại tôn giáo bản xứ, phải « ép mình » vào « cung cách » gia đình Pháp, với cái miệng « lý thuyết » thì nói « thế tục – laïc », nhưng « thực sự » phải ép mình vào, hội nhập vào cái mẫu chung của  tập quán, tập tục, giáo dục xã hôi, « da trắng thiên chúa giáo La Hy » !  Ngày nay, do đó  nhiều hiểu lầm, nên nhiều tai họa mới. Ngày hôm nay, nước Pháp đang tận dụng « quan niệm Cộng Hòa », « quan niệm Thế Tục » để tạo một nước Pháp républicain – cộng hoà, và laïc – thế tục, để tạo một không gian sanh hoạt xã hội, một không gian « sống chung », được tạo dựng một cách độc lập, dung hòa, ngoài các khác biệt của các khung văn hóa, ngoài những khác biệt của các tôn giáo và tập tục truyền thống ! Đầy khó khăn, do đó, người viết e rằng Mùa Phục Sanh năm nay, 2016 sẽ gặp nhiều cơn bảo tố. Bảo tố do thời tiết ? Có thể ! Do kinh tế ? Cũng có thể ! Nhưng do chánh trị và hỗn loạn xã hội chắc chắn sẽ gặp phải. Trung Đông sẽ rực lửa, Âu Châu sẽ báo động, hỗn loạn. Chiến tranh chắc chưa đến, nhưng hỗn loạn sẽ đầy rẫy!

Đó là tình hình Âu Châu, nhưng cũng, đó là tình hình Mỹ Châu. Xứ Huê Kỳ tuy đầy may mắn được hai Đại Dương che chở, xa Trung Đông, xa những lò lửa chiến tranh. Nhưng không phải như vậy mà Huê Kỳ tránh được nạn Hồi Giáo quá khích với những khủng bố!

3/ Và Việt Nam, và Đông Nam Á?:

Trở về Việt Nam, 40 năm đã qua, sau ngày miền Nam thất thủ, người Cộng Sản xâm lăng thắng trận vẫn tiếp tục cầm quyền, vẫn áp đặt một chế độ chánh trị lai căng mất gốc với một lý thuyết ngoại xâm vừa của ba ông tổ râu xồm da trắng – Các Mác Lê Nin và Xít Ta lin, và một ông tổ Ba Tàu ở dơ không tắm, không đánh răng súc miệng Mao Xề Đông – vẫn quản trị đất nước với một cái nhìn kinh tế cổ lổ sỉ, lạc hậu, lỗi thời. Bắt chước Tàu, cũng cố vai trò độc quyền quốc doanh, để làm giàu cá nhơn và Đảng, nhưng khác với Tàu, là Tàu đưa xứ Tàu lên, Việt Cộng lại bán nước,  bán biển…cho Tàu. Chế độ thì vẫn cứ tiếp tục Đảng trị, vẫn cứ tiếp tục độc tài, vẫn cứ tiếp tục đối nội, trị dân thì bằng dùi cui cảnh sát, đàn áp, còn đối ngoại, giao tế người ngoài, nhứt là với anh láng giềng to đùng, khổng lồ lưu manh Tàu, thì ngoại giao bằng « lưng cong lưỡi dẽo » « bán hết đất nầy, nhường thêm đảo nọ », nhượng bộ « hán thuộc hoàn toàn Cộng Sản Tàu ». Và do đó, tuy có một bài toán được đặt ra từ từng bao năm nay, của tất cả những người Việt yêu nước, đầy tâm huyết, đầy thiện chí, cả trong lẫn ngoài nước, là làm sao tạo cho những nhóm người Việt ấy, trong và ngoài đất nước, gặp gở được nhau, hòa giải, kết hợp, để xây dựng lại non sông ? Và câu trả lời rõ ràng và phủ phàng, là người Việt Tự Do ngoài nước cùng người Việt Dân Chủ trong nước không thể làm việc với nhau được chỉ vì đương quyền Cộng Sản không tạo điều kiện để hòa giải được với tất cả những người thiện chí, yêu nước. Vì Chủ nghĩa Cộng Sản quốc tế tạo những con người Cộng Sản quốc tế, nên người Cộng Sản không còn tánh Việt, chất Việt nữa. Thật vậy, được đào tạo, huấn luyện bởi một lý thuyết ngoại lai, nên từ người lãnh đạo đến người cán bộ hay đến cả người đảng viên bình thường, người Việt Cộng đã mất hẳn hoàn toàn chất Việt.

4/ Đồng Hương Có Thể, Nhưng Không Đồng Tổ Quốc :

Đã ngay từ ngày đầu, đã ngay từ cái ngày cuối cùng của tháng tư đen tối năm 1975, người công dân « bị mất nước của Việt Nam Cộng Hòa thương yêu thua trận », đã không nhìn được nơi người lính của Quân đội Cộng sản Bắc Việt, những đức tánh, những nhơn tánh của « một người cùng quê hương xứ sở, cùng gốc gác người Việt mình ».

Chúng tôi dịch từ « compatriote » thành  « người đồng tổ quốc ». Chúng tôi không dịch thành đồng hương. Chúng ta người Việt Tự Do ở Hải ngoại có thể đồng hương với người Việt công dân Việt Nam Cộng Sản, nhưng chúng ta không thể compatriote, đồng Tổ quốc với họ. Họ, người Việt Cộng, nói theo đề nghị của anh bạn Giáo sư Stephen Young là những Hán Ngụy. Tổ Quốc Họ không có nữa, vì họ đã Bán nước cho Tàu. Họ phục vụ cho Tổ quốc Tàu !

Phải ! Đúng vậy, ngay vào dạo ấy, chúng tôi người viết, còn ở Sài Gòn, chúng tôi nhơn chứng, đã chứng kiến và cảm nhận tâm trạng ấy của toàn người miền Nam thất trận, là không nhận thấy nơi người miền Bắc thắng trận một chất liệu gì gọi là compatriote cả ! Mà ngay cả người lính của quân đội Cộng Sản miền Bắc xâm lược cũng vậy, họ đã tự xem họ  như những người lạ, đứng ngồi lớ ngớ giữa đất người. Người Sài Gòn, người miền Nam không tìm được nhơn tánh Việt nơi người miền Bắc, mà cả người miền Bắc cũng không nhìn được tánh gia đình họ hàng nơi người miền Nam.  Họ không có thái độ thân thiện gia đình, vì vậy họ không cảm hóa được với người miền Nam.

Hệ thống từ ngữ sử dụng đều là từ ngữ của người lạ thống trị, chế độ của người lạ xâm lăng, xâm chiếm : thí dụ : chế độ quân quản, sung công, tịch thu,… Từ ngữ sử dụng cho những chánh sách hay hành động   đều là những từ ngữ của kẻ thắng đi đày đọa dân, đuổi nhà dân, cướp của dân, cộng với cái giọng « kẻ cả » «  huấn luyện, mô phạm, dạy đời » và chưa kể miệng lưởi « chưởi cha mắng mẹ », và với một từ ngữ ngoại lai đầy miệt thị khinh khi để chỉ, để định nghĩa người miền Nam : « Ngụy ». Phải, « ngụy » là một từ ngắn gọn tóm tắc tất cả. Gọi chúng ta là Ngụy, họ đã đưa chúng ta ra khỏi quê hương xứ sở, chúng ta không còn người Việt nữa. Chúng ta là Ngụy, là rác rến, cặn bả, vứt bỏ tận cùng của một cái xã hội do chính họ tổ chức.

Xin kể thêm những từ ngữ ngoại quốc như đăng ký, khẩn trương, và tốt ! Từ ngữ « Tốt » Bắc Việt, Việt Cộng  thay thế từ ngữ « Ô Kê » Huê kỳ, quốc tế của phe ta thường dùng thế thôi ! Đều là mượn tiếng nước ngoài cả ! Lúc ấy họ cấm chúng ta Ô Kê, có nhiều bạn tù bị còng vì chỉ gất gù lẩm bẩm Ô Kê thôi ! Phải dùng từ Tốt !

Ngày hôm nay, đã 40 năm qua rồi, quý bạn có tò mò hỏi thử xem có bao giờ người Cộng sản cầm quyền, có một lúc nào đó, trong suốt thời gian qua, đã chìa tay chào, bắt « rua »,  người đồng hương thua trận không ? Có bao giờ họ dám xem người đồng hương hải ngoại hay người đồng hương miền Nam là người đồng tổ quốc không ?

Hay họ chỉ xem chúng ta là người đồng hương, chứ không xem chúng ta là người đồng tổ quốc ! Và chúng ta cũng thế ! Quê hương của chúng ta mãi mãi là Việt Nam, nhưng Tổ quốc chúng ta chắc chắn là không phải là cái Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quái đản không giống ai kia đâu. Vì  quê hương Việt Nam đã bị Hán Thuộc, Cộng sản Thuộc rồi ! Và Truyền thống Tổ quốc chúng ta luôn luôn chống ngoại xâm. Ngày hôm nay, những người đang cầm quyền quê hương chúng ta có gìn giữ Tổ quốc chúng ta không ? Không ! Vì vậy Cái Việt Nam Hán hóa đang bị Tàu xâm chiếm không còn là Tổ quốc của người Việt Nam đương quyền nữa.

Nếu Việt Nam Thực Sự Là Tổ Quốc Của Họ ? Họ đã và phải đánh Tàu để bảo vệ Tổ quốc.

Vậy từ nay, với tôi, chúng ta không nhìn nhận họ là « compatriote » của chúng ta nữa.

Kết Luận :

Phục Sanh nầy đến, Đại hội Đảng đã xong. Tứ trụ đã bầu xong. Nhưng Ai cầm quyền đây ?

Hai con đường đi : 1/ Nô lệ và tiếp tục nô lệ với Bốn Tứ Trụ Cặp Rằng. Những ai sẽ tiếp tục làm anh Cả của bọn Cặp Rằng cai quản cái đồn điền Việt Nam ?

2/ Hay ai đây ? Tứ Trụ nào đây ? Sẽ là người mở cửa đón Dân chủ, mở cửa đón nhơn tài phục vụ đất nước. Với tiềm lực, tài năng, hải ngoại đầy rẩy. Với tiềm lực, tài năng tuổi trẻ đất nước năng động sẳn sàng. Với ngoại quốc sẳn sàng ngoại viện, trong trường hợp thứ hai nầy, xây dựng lại Việt Nam, cũng cố lại Việt Nam sẽ không khó khăn gì. Và

Dù nhóm nào, dù phe nào, dù nhơn vật nào đi nữa. Ván bài Xập Xám Chướng cho tương lai Việt Nam chỉ có hai đường binh thôi :

1/ hoặc binh y chang Tàu, chỉ biết có Tàu, mọi chuyện đều rập khuôn, nhờ Tàu. Tàu sống, ta sống. Tàu chết, ta chết. Hãy nhìn thằng Tàu đang là số hai kinh tế thế giới, với những dự án khổng lồ, đồ sộ, trong một không gian kinh tế, môi trường khổng lồ, chớ tưởng bở. Tàu to đấy, nhưng hiện nay đầy gian nan, đồng Yuan nguyên tệ đang xập tiệm, thị trường chứng khóa đang bị hai lần phải đóng cửa để cứu mạng, môi trường đầy bụi bặm, ô nhiểm, kinh tế xuất cảng đang ế ẩm …thì binh theo Tàu chỉ có chết tới bị thương.

2/ Đại Hội Đảng nếu khôn ngoan, biết làm Cách Mạng, biết Cải Cách biết Canh Tân, mở điều kiện hợp tác với những người Dân Chủ trong nước, nói chuyện hợp tác với người Tự Do hải ngoại, vứt đi tất cả những rào cản lý thuyết lỗi thời Mác Xít, Mao Ít, Hồ Ít…

Dẹp Điều 4, Dẹp Đảng Cộng Sản. Thừa cơ hội ngàn năm một thuở Tàu -Tập đang bị khủng hoảng kinh tế tái chánh nội địa tiền bạc của cải, vứt bỏ hắn đi.

Mở cảng cho Âu Mỹ đầu tư. Mở vòng tay tiếp đón bạn bè ASEAN, mở cửa hàng buôn bán với thế giới. Nay đã vào TPP, chần chờ gì nữa … Nếu làm được vậy, Việt Nam chẳng chốc sẽ tìm lại tự hào dân tộc, tạo niềm tin cho công dân, và… tìm lại được Tổ Quốc, Dân Tộc  và Truyền Thống Đại Việt ! Mong Thay !

Hồi Nhơn Sơn, Khai Bút Tết Tây 2016

 

Những đóng góp to lớn của người á rập-hồi giáo cho nhơn loại – Nguyễn thị Cỏ May

Từ sau những vụ khủng bố của Á rập-hồi giáo, cả thế giới, đặc biệt là Âu châu, đều nhìn về Trung Đông và Bắc Phi bằng cặp mắt e ngại. Ít có ai nghĩ tới hay tìm hiểu những đóng góp to lớn của họ đã đem lại cho nhơn loại mà ngày nay, chúng ta còn thừa hưởng. Về khoa học, toán học, triết lý, y khoa, …

Sau Mùa Xuân Á rập, với phụ nữ và những thề hệ trẻ, những tập quán xã hội hồi giáo sẽ có thể thay đổi theo hướng những giá trị nhơn văn thời đại ?

 Từ đâu tới

Rất đơn giản. Hể người Á rập thì quê hương gốc gác của họ phải là bán đảo Á rập. Trong Kinh thánh ( La Bible ) có ghi rỏ. Tổ tiên của họ là Ismaël, con trai của Abraham, cha của những người Á rập. Khi nhà Tiên tri Mahomet xuất hiện, những người Á rập mới trở thành hồi giáo và họp nhau dưới trướng của Mahomet đi chinh phục thế giới từ xứ Palestine trải qua tới Irak, một vùng đất đai phì nhiêu. Cuộc trường chinh kéo dài từ thế kỷ thứ VII tới thế kỷ thứ XI, tạo ra một hiện tượng phi thường là Á rập hóa các nơi họ chinh phục đưọc tuy ở đó đã có dân Á rập từ trước. Đó là những thương nhân, những người Bédouins. Từ lâu, tên gọi « Bédouins » là để chỉ những  người Á rập. Tới khi cuộc chinh phục kết thúc thì bản sắc Á rập cũng bị giải tán. Từ đây, người ta chỉ căn cứ theo tôn giáo, nghề nghiêp hoặc nơi ở mà nhận diện sắc tộc hay nguồn gốc.

Trong cuộc Thập tự chinh, người  Âu  châu không biết ngưới « Á rập », họ chỉ biết họ đánh với kẻ thù là những người Sarrasins do người La mã gọi người Bédouins, tức người Á rập sanh sống vùng sa mạc cát (Sarah).

Còn tiếng nói  Á rập ?  Chính là ngôn ngữ của kinh Coran. Nó phổ biến cực kỳ nhanh trên một không gian mênh mông, từ Bắc phi qua tới Ấn độ, điều này cho thấy ngày nay một người hồi giáo Nam-dương có thể hiểu người hồi giáo Ma-rốc. Vậy mà giữa những người hồi giáo cùng một ngôn ngữ coran vẫn đánh nhau chết bỏ, cắt cổ nhau không gớm tay.

Văn hóa và hồi giáo

Văn hóa Á rập đưa vào  Âu châu nhờ những người thiên chúa giáo Á rập. Những người này giử một vai trò thiết yếu trong việc truyền bá văn hóa Á rập. La mã  tỏ ý muốn nắm quyền lãnh đạo khối thiên chúa đông phương làm xuất hiện và định hình khối thiên chúa giáo maronite (công giáo ở Liban). Những người công giáo liban này chu du khắp nơi và trở thành những người truyền bá văn hóa Á rập. Vì vậy mà những giáo sư về Á rập học đầu tiên ở Collège de France vào năm 1650 là những ngưòi thiên chúa giáo maronites. Công giáo giử vai trò phổ biến văn hóa quan trọng không kém những thương nhân lúc bấy giờ. Và Âu châu công giáo chính là Âu châu của phía nam. Họ giử liên lạc thường  xuyên với người Á rập.

Vào thế kỷ IV – V, người Đức xâm chiếm các vùng Âu châu. Họ đem tới những điều mới lạ nhưng cũng chính họ lại tiêu diệt những giá trị củ ở đây. Người Á rập tới ở phía Nam Âu châu và khôi phục lại những giá trị củ. Có thể nói người Á rập là một sắc dân tiền thân của  Âu châu. Trái lại, dân Ottoman và Đế quốc độc tài Ottoman không khác gì một cổ máy vô cùng hữu hiệu nghiền nát người Á rập và hăm dọa  Âu châu. Cho tới đầu thế kỷ XIX, chưa có mấy ai biết người Á rập là gì. Trước hiểm họa Đế quốc Ottoman, Nả-phá-luân kêu gọi dân Ai-cập đứng lên chống Đế quốc Ottoman nhưng vô hiệu. Phải đợi đến khi Đế quốc Ottoman tan rả, vào năm 1820, Nga tiến về phía Nam, Anh nhảy vô cuộc chơi. Để sống còn, Đế quốc Ottoman phải thay đổi theo hướng Tây phương, từ bỏ cơ cấu xã hội cũ quá nặng đẳng cấp trong đó mỗi người đều có sẳn một chổ dành cho mình để đổi lấy một xã hội bình đẳng hơn, trong đó mọi người phải tự tìm cho mình một địa vị. Sự khác nhau giữa các dân tộc được xác định lại và biên cương cũng bắt đầu xuất hiện.

Những tỉnh như Tunisie hoặc Egypte tìm lại được sự tự trị với khẩu hiệu « Egypte của người Egypte ». Nhiều phong trào tự trị ra đời chống lại người ngoại quốc ở Âu châu và người Ottoman.

Tu năm 1880, bản sắc các dân tộc ở vùng này dược xác định lại rỏ ràng. Nhờ đó các dân tộc bắt đầu tìm lại quá khứ của mình. Và sau này, người ta mới biết được nền văn minh Á rập. Văn học được phục hưng nhờ ở chữ Á rập được đơn giản hóa. Và cũng từ đây bắt đầu sự phục hưng chánh trị.

Nhưng trong lúc này, Hồi giáo lâm vào khủng hoảng. Người « Á rập-hồi giáo » bảo nhau « Hồi giáo của chúng ta là một tôn giáo ưu việt. Thế mà tại sao chúng ta lại bị những kẻ khác khống chế ? ». Họ bắt đầu khám phá ra tư tưởng Âu  châu, vào cuối thế kỷ XIX, tìm hiểu đạo Tin lành. Họ thấy Tin lành đạt đỉnh cao chói lọi của tính thời đại. Thế là người hồi giáo chọn cho mình một mô hình Tin lành. Và họ trở về với lời dạy nguyên thủy của giáo chủ.

Từ đây bắt đầu xuất hiện chủ thuyết quyền lực đầu tiên.

Những đóng góp của văn minh Á rập

Nguồn gốc văn minh  Âu châu, xưa nay, ai cũng biết là từ La-Hi nhưng lại do người Á rập đem tới. Tài liệu về văn minh hi-lạp được dịch qua tiếng Á rập. Từ tiếng Á rập, người ta mới phổ biến vào  Âu  châu qua la-tinh (Sylvain Gouguenheim, Aristote au Mont St Michel). Tuy nhiên lập luận này có bị tranh cải.

Nhưng từ thế kỷ VIII, ở Bagdad, hàng ngàn bản dịch đã xuất hiện. Qua thế kỷ XII, nhiều người  Âu  châu đã bắt đầu học tiếng Á rập để tìm hiểu khoa học và triết học, và dịch Á rập ra la-tinh. Ngoài những trao đổi hàng hóa trên Địa Trung hải, tư tưởng hi lạp và Á rập tới  Âu  châu nhờ những trung tâm học thuật. Nên người ta mới nói « Aristote vào  Âu châu đầu quấn khăn ».

Tiếp theo là đồ gốm, da, kiến trúc, dầu thơm, địa lý, toán học, cả môn đánh cờ, …

Vào năm 780, một người Algérie tên Muhammad Ibn Musa al-Khwarizmi, ở Bagdad, tìm ra được môn Đại số học và còn đưa ra phương pháp giải phưong trình một cách khoa học. Hệ thống thập phân, Algorithme, cách xử dụng số Á rập đơn giản ( nguồn gốc từ Ấn độ) đều do ông phát minh. Ông còn là nhà thiên văn học, nhà địa dư học nữa.

 Qua thế kỷ XIII, nhà bác học Ibn an-Nafils đã khám phá ra môn y học về sự lưu thông máu huyết và cách hoạt động của phổi, vai trò của tâm thất (tim) trong sự vận hành của máu. Ông còn khám phá sự hoạt động của mạch máu. Ông viết quyển « Phê bình cơ thể học » được một bác sĩ ở Venise phiên dịch vào thế kỷ XVI.

Ibn an-Nafis còn viết về nhãn khoa và sự lợi lạc cho sức khỏe của bửa ăn quân bình các chất dinh dưởng.

Hệ tuần hoàn và các cơ quan bên trong cơ thể con người. Một bức ảnh chụp từ một cuốn sáchcủa một bác sĩ Islam cổ đại.

Về kỹ thuật, vào thế kỷ XII, ông Razzaz al-Jazari, sanh ra ở vùng sông Euphrate, đã nghĩ ra máy đồng hồ, máy âm nhạc tự động, máy tính tự động, máy bơm thủy lợi, …Những biên khảo của nhà kỹ thuật này, về sau, được những người kế nghiệp, đệ tử, sưu tập thành một văn khố đồ sộ lưu lại cho đời sau.

Quyển sách quan trọng hơn hết của ông là « Sách hướng dẩn về những phương thức cơ khí » xuất hiện ỏ  Âu châu vào thế kỷ XVI đã giúp người  Âu châu sáng chế ra máy chạy hơi nước.

Về tư tưởng, vào thế kỷ XII, Averroès, người ở Marrakech, sanh ra trong một gia đình lớn có chức phận cao, lúc nhỏ được đi học tử tế. Nhờ đó, ông trở nên một nhà thông thái về mọi vấn đề ở vào thời đó : luật học, thần học, triết học, y khoa, vật lý, thiên văn và toán học. Ông làm Thẩm phán và Y sĩ ở triều đình của nhiều vị Quân vương ma-róc. Nhưng ông được nhiều người trọng nể là một triết gia thời đại. Ảnh hưởng của ông vô cùng to lớn khắp cả  Âu châu. Chính nhờ ông mà người  âu châu qua thời Trung cổ đã khám phá lại những triết gia hi-lạp.

Dựa trên Aristote, Averroès xem lại triết học qua nhiều văn bản khác nhau. Ông đem triết học hi-lạp lại gần với Hồi giáo và kinh Coran.

Ông tìm cách chứng minh việc nhận thức theo triết học là chánh đáng, là đúng, điều này đã làm cho ông bị kết tội là phạm thượng. Theo ông, mọi hiện tượng do trí óc con người nghĩ ra đều có thể giải thích. Chỉ có đức tin là không thể giải thích được.

Tư tưởng của Averroès ảnh hưởng  âu châu trong nhiều thế kỷ.

Nhà xã hội học đầu tiên là người Tunisie, ở thành phố Tunis (1332-1406), tên Ibn Khaldoun. Ông học vừa triết học, lịch sử, vừa cả kinh Coran. Ông là người đầu tiên cách mạng môn sử học với ý niệm « Người ta chỉ có thể hiểu rỏ một biến cố đã xảy ra khi kết hợp nó với hoàn cảnh xã hội của biến cố đó ». Nhờ đó mà các sử gia giử tinh thần tôn trọng sự thật.

Liên hệ với chánh trị nhiều nên ông bị trù dập phải qua Alger tỵ nạn. Ở đây, ông biên soạn 8000 trang viết về lịch sử và xã hội để lại cho đời sau và được xem như sự nghiệp xây dựng môn xã hội học ngày nay.

Người Á rập đã có những khám phá vĩ đại và rất sớm về các ngành khoa học nhưng lại không phát huy được. Theo sử gia Arnold Toynbe thì nền văn hóa phía Bắc, về căn bản, thuộc gốc văn hóa du mục nặng về chinh phục, chiếm đoạt nên hung bạo. Trái lại, văn hóa phía Nam, căn bản là nông nghiệp, thiên về xây dựng nên trọng tình cảm. Văn hóa nhơn bản.

Trong văn hóa du mục, của cải là chiến lợi phẩm sau lớp gió ngựa lướt qua. Người phụ nữ được đồng hóa theo chiến lợi phẩm.

Ảnh hưởng về văn hóa du mục hảy còn đậm nét trong đời sống xã hội Á rập. Với họ, người phụ nữ biểu thị một giá trị trao đổi, còn bị đàn ông ngược đải, bạo hành. Khi tỵ nạn ở Đức, đàn ông Á rập ngày nay vẫn còn mang theo nếp văn hóa du mục nên đêm giao thừa vừa qua, tại 4 thành phố lớn của Đức, theo Bộ Tư pháp, một số khá đông trong những người tỵ nạn gốc Algérie, Maroc, Syrie, Iran, … lợi dụng đêm lễ mừng năm mới đến, đã tấn công tình dục công khai ít nhứt 516 người phụ nữ có mặt bên cạnh họ (theo đơn thưa). Không chỉ bóp vú phụ nữ, ôm hun một cách khiêu dâm, mà còn hảm hiếp, xé vớ, xé quần áo lót của nạn nhơn. Vẫn theo Bộ Tư pháp, những hành động bỉ ổi này có tổ chức.

Dân chúng Đức tỏ ra vô cùng bất mản, bày tỏ lấy làm tiếc cho nhiệt tình của Bà Thủ tướng Merkel đã đón tiếp những người này. Họ bắt đầu đặt lại vấn đề «  tại sao tỵ nạn chiến tranh mà tuyệt đại đa số lại là thanh niên đàn ông ? Phụ nữ, trẻ con mới là nạn nhơn thảm hại hơn chớ ? ».

Phải chăng điều này hàm chứa một âm mưu « hồi giáo hóa  Âu châu ? ».

Cũng đêm giao thừa ấy, trên Đại lộ Champs-Elysée ở Paris, có cả nửa triệu người, phần đông thanh niên nam nữ, tụ tập với thức uống, cả rượu, Champagne, đợi đúng 12 giờ khuya, cùng một lượt mở rượu, tiếng Champagne nổ vang như pháo tết, vừa nâng ly, nâng chai, ôm nhau hun, chúc mừng nhau năm mới. Tập tục này đã có từ nhiều năm nay, chưa có gì đáng tiếc xảy ra.

Cũng đêm giao thừa, ở Paris và vài thành phố lớn khác, có thêm « tập tục mới » là một nhóm thanh niên đốt xe đậu trên lề đường chơi, chào mừng năm mới. Năm nay chỉ có hơn chín trăm chiêc xe bị đốt (giảm 12% so với năm rồi) nên Chánh quyền mừng rở cho rằng giử an ninh thành công !

Những thanh niên đốt xe được nhận diện là những kẻ « lạ » ở vùng Địa-trung-hải.

Âu  châu cũng thuộc phía Bắc bán cầu nhưng cách ứng xử xã hội hài hòa, nhơn hậu. Phải chăng người  âu châu nhờ sanh ra và lớn lên trong dòng văn hóa bác ái thiên chúa giáo ?

Biểu tình tại Cologne theo kêu gọi của đảng bài Hồi giáo PEGIDA, tố cáo hành vi phạm pháp người nhập cư nhân ngày lễ cuối năm.

 

Vui cười

Một anh chàng ra vẻ ta đây là người không sợ vợ, hùng hổ tuyên bố với bạn bè rằng:

– Vợ tôi ý à, hư là tôi vả cho gãy hết cả răng ấy chứ!

– Chà, thế bây giờ xin được hỏi rằng, răng vợ cậu là thật hay giả? – Thật 100%. – Còn răng của cậu?

– Có còn cái nào là thật đâu!

 

Một ông chồng nghi vợ mình bị lãng tai bèn quyết định thử nghiệm. Ông khẽ khàng đứng sau lưng bà khoảng mười mét và nói: – Mình ơi! Mình có nghe rõ không?

Ông chồng bèn tiến tới gần hơn, rồi lại gọi:

– Mình có nghe thấy gì không?

Khi đứng sát ngay cạnh, ông kêu lên:

– Mình không nghe thấy gì à?

– Có chứ. – Bà vợ đáp – Lần này em trả lời là lần thứ ba rồi đấy

 

Dân Tộc Sinh Tồn (tt) – GS Nguyễn Ngọc Huy

B- Những khuyết điểm của lý thuyết xã hội duy vật về phương diện thực hành.

Hệ-thống tư-tưởng của Karl Marx rất là vĩ-đại, song không thể đứng vững được. Xét về phương-diện thuần lý-thuyết, ta đã thấy rằng nó chứa đựng rất nhiều mâu-thuẫn và sai lầm. Sự thực-hành lại càng làm cho những mâu-thuẫn và sai lầm ấy nổi lên rõ rệt hơn nữa.

Chúng ta đã nhận thấy rằng hiểu một cách đúng đắn, biện-chứng-pháp không nhứt-định đưa người đến cuộc cách-mạng, vì trong võ-trụ vẫn có những sự biến đổi điều-hòa. Hơn nữa, những lực-lượng xung-đột nhau trong xã-hội không phải chỉ qui về cuộc xung-đột giai-cấp. Như vậy, chủ-trương cách-mạng vô-sản đã là một khởi-điểm sai lầm rồi. Trên cái nền tảng sai lầm ấy, những người cộng-sản đã xây dựng thêm một hệ-thống lý-luận rườm-rà, nhưng mâu-thuẫn lẫn nhau.

Công cuộc tranh-đấu của những người cộng-sản để lật đổ chế-độ tư-bản không phải là một việc dễ dàng và các đảng thợ thuyền phải nhiều lần thất-bại một cách thảm-hại. Ðể tránh sự tan rã của hàng-ngũ, những nhà lãnh-đạo phong-trào cách-mạng vô-sản đã phải tìm cách nâng cao chí chiến-đấu của thợ thuyền và do đó, phải đề cao vấn-đề tinh-thần. Họ bảo rằng với tinh-thần chiến-đấu anh-dõng, những nhóm người lực-lượng yếu kém có thể thắng được những kẻ địch mạnh-mẽ hơn mình.

Một mặt khác, họ phải công-nhận tánh-cách cần-thiết và quan-trọng của cán-bộ : phong-trào cách-mạng thành-công được hay không phần lớn là do nơi cán-bộ, mà sự xây dựng xã-hội mới nên hay không cũng do cán-bộ. Nói một cách khác, chính cán-bộ quyết-định tất cả.

Những chủ-trương trên này thật ra rất chống chọi lại thuyết duy-vật theo đó đời sống vật-chất chi phối cả lịch-sử loài người. Thêm nữa, sự tác-động cách-mạng của người cộng-sản là một sự tác-động chánh-trị chứ không phải kinh-tế, và với chủ-trương cách-mạng, người cộng-sản đã xem chánh-trị quan-trọng hơn kinh-tế.

Khi chánh-thức đặt điều-kiện tinh-thần lên trên điều-kiện vật-chất, đề-cao tánh-cách quyết-định của cán-bộ trong sự diễn-tiến lịch-sử, và gián-tiếp công-nhận rằng chánh-trị quan-trọng hơn kinh-tế, người cộng-sản đã phủ nhận lý-thuyết họ tôn thờ.

Sự xâm-phạm lý-thuyết kể trên đây rất cần-thiết cho sự hoạt-động, nhưng nó không phải là duy-nhứt. Cứ theo thuyết duy-vật biện-chứng thì trên đời, vật nào cũng có những mâu-thuẫn nội-tại làm cho nó luôn luôn thay đổi, và các vật trong võ-trụ đều có sự tác-động lẫn nhau. Chiếu theo những nguyên-tắc đó, xã-hội tư-bản phải biến đổi, và sự xuất-hiện của lý-thuyết xã-hội duy-vật cùng những đảng thợ thuyền phải làm cho chánh-sách nội-trị các nước tư-bản trở nên khác trước. Một mặt khác, chính lý-thuyết xã-hội duy-vật phải có tánh-cách tạm-thời chớ không phải có một giá-trị tuyệt-đối, mà cái xã-hội người vô-sản sẽ xây dựng lên sau khi lật đổ chế-độ tư-bản cũng sẽ phải chứa đựng những mâu-thuẫn làm cho nó biến đổi.

Cái quan-niệm “động” trên này rất phù-hợp với sự thật, nhưng lại không phù-hợp với những điều-kiện tranh-đấu của một đảng cách-mạng. Những chiến-sĩ cộng-sản cần phải có một lòng tin tưởng nhiệt thành nơi lý-thuyết và chánh-sách của họ cũng như sự vững chắc của chế-độ mà họ sẽ xây dựng.

Do đó, các lãnh-tụ cộng-sản phải tự mâu-thuẫn với mình một lần nữa.

Họ trình bày lý-thuyết của họ như là một lý-thuyết có một giá-trị tuyệt-đối, luôn luôn đúng đắn. Một mặt khác, trong sự chỉ-trích xã-hội tư-bản, họ vẫn giữ y nguyên-lý-luận của ông thủy-tổ lý-thuyết xã-hội duy-vật mà không nhận thấy rằng chế-độ tư-bản về sau đã biến-tánh nhiều. Sau hết, họ bảo rằng cái xã-hội không giai-cấp mà người cộng-sản chủ-trương sẽ mưu-đồ hạnh-phúc được cho loài người và không chứa đựng những xung-đột nội-tại đưa nó đến chỗ lão-suy và sụp đổ.

Những chỗ sai lầm và mâu-thuẫn của lý-thuyết xã-hội duy-vật thật là hiển-nhiên rõ rệt đối với những người có một chút lý-trí khách-quan. Nhưng cái khéo của lý-thuyết ấy là đánh trúng vào những bản tánh hay và dở của con người. Một mặt, nó khêu gợi được lòng ganh tị, những thù hiềm cá-nhơn và những oán-hận của người cần-lao đối với những người sung sướng hơn, dầu nhờ đâu mà sung sướng hơn cũng mặc. Một mặt khác, nó đưa ra cái viễn-ảnh của ngày mai tươi đẹp và rực rỡ để cám dỗ những nhà lý-tưởng mơ màng đến một nhơn-loại hòa-bình, trong đó công-đạo được thi-hành một cách tuyệt-đối.

Thái-độ phản-động ngu-si của nhà cầm-quyền nhiều nước trên lục địa Âu-châu trước đây lại làm cho những lời chỉ-trích của lý-thuyết xã-hội duy-vật có vẻ xác đáng. Nhờ đó, nó đã che dấu được những khuyết-điểm nội-tại của nó và lôi kéo được một số đông người ở nhiều nước trên hoàn-cầu theo nó. Những người này đã lập thành những chánh-đảng quốc-tế rất mạnh.

Như ta đã thấy, hiện giờ, những môn-đồ Karl Marx phân ra làm ba nhóm : nhóm Xã-hội Ðệ Nhị Quốc-tế, nhóm cộng-sản Đệ-Tam Quốc-tế và nhóm cộng-sản Đệ Tứ Quốc-tế.

Nhóm Xã-hội Đệ Nhị Quốc-tế, mạng danh là một đảng quốc-tế, nhưng phần lớn còn giữ một tánh-cách quốc-gia rõ rệt. Họ đứng trong vòng hợp-pháp mà hoạt-động và nhận chịu sự cộng-tác với các phần-tử khác trong nước. Những mục-tiêu chánh-yếu của họ là quốc-hữu-hóa các xí-nghiệp quan-trọng, cải-thiện sự bang-giao quốc-tế và nâng cao đời sống hạng cần-lao. Ngoài ra, họ cố gắng dùng sự tuyên-truyền, dùng luật-pháp mà hủy-diệt một cách từ từ ảnh-hưởng của các tôn-giáo trên tinh-thần quần-chúng.

Sự hoạt-động trong vòng hợp-pháp cũng như sự nâng cao đời sống vật-chất của thợ thuyền đã làm dịu sự xung-khắc giữa tư-bản và lao-động. Và đúng theo lời chỉ-trích của phái cộng-sản, đảng Xã-hội càng ngày càng đi xa chủ-trương cách-mạng vô-sản của Karl Marx. Thêm nữa, về sau, trong các nhóm gia-nhập đảng Xã-hội Đệ Nhị Quốc-tế, có nhiều phần-tử theo xu-hướng quốc-gia rõ rệt hơn, và cố-nhiên không thể nhận được lý-thuyết xã-hội Karl Marx.

Những đảng-viên xã-hội theo Đệ Nhị Quốc-tế đã thâu-hoạch được nhiều kết-quả tốt trong sự binh-vực giai-cấp cần-lao. Tuy-nhiên, chánh-sách họ cũng có đem nhiều mối hại đến cho quốc-gia.

Những xí-nghiệp quốc-hữu-hóa trong một quốc-gia theo chế-độ chánh-trị dân-chủ tự-do thường phải chịu lỗ vì nhơn-viên những xí-nghiệp này làm việc theo tinh-thần công-chức chớ không sốt sắng làm việc như nhơn-viên những xí-nghiệp tư. Những tổ-chức có tánh-cách hành-chánh ghép vào những xí-nghiệp quốc-hữu-hóa ấy lại càng làm cho bộ máy chỉ-huy thêm nặng nề và khoét rộng thêm lỗ thủng trong ngân-sách.

Vốn chủ-trương hòa-bình và đặt vấn-đề nâng cao đời sống cần-lao trên hết mọi sự, những đảng-viên Đệ Nhị Quốc-tế lắm khi cương-quyết không chịu chấp-nhận những kinh-phí về việc quốc-phòng. Điều này không khỏi làm yếu sức quốc-gia, khiến cho quốc-gia trở thành một miếng mồi ngon cho những giống dân xâm-lược.

Nhóm cộng-sản Đệ Tứ  Quốc-tế theo chủ-trương cách-mạng thường-trực của Trotsky nên không nhận chịu sự hoạt-động trong vòng hợp-pháp như đảng Xã-hội Đệ Nhị Quốc-tế, nhưng họ cũng chống chọi lại đảng cộng-sản Đệ-Tam Quốc-tế. Vì thiếu phương-tiện, vì không có tương-lai, vì sự phản tuyên-truyền của đảng cộng-sản Đệ-Tam mạnh thế hơn, họ không phát-triển được và không phát-động được một phong-trào gì đáng kể.

Cuối cùng, chỉ có đảng cộng-sản Đệ-Tam Quốc-tế là chi-phái mạnh nhứt trong đám môn-đồ Karl Marx. Sự thắng-lợi của họ ở nước Nga đã đặt vào tay họ một lãnh-thổ minh mông, một dân-số đông đảo và những nguồn tài-lợi phong-phú. Sau khi diệt-trừ hết những lực-lượng của chế-độ cũ khả-dĩ đương đầu lại họ, sau khi giải-quyết được những vụ tranh-chấp gay go với những nước láng giềng, họ đã được trọn quyền xây dựng chế-độ cộng-sản và ta có thể nhìn vào đó mà thấy cái hay, cái dở của lý-thuyết xã-hội duy-vật Karl Marx về phương-diện thực-hành.

Chiếu theo những chủ-trương Karl Marx về sự chuyên-chánh của giai-cấp vô-sản và sứ-mạng người cộng-sản, đảng cộng-sản Đệ-Tam Quốc-tế thiết-lập chánh-thể độc-tài ở Nga.

Về mặt chánh-trị, họ theo chế-độ Sô-viết. Tiếng Sô-viết vốn có nghĩa là ủy-ban, nên chế-độ Sô-viết là chế-độ ủy-ban, theo đó ở mọi cấp hành-chánh, dân-chúng được quyền bầu cử những ủy-ban cai-trị mình. Trái với đế-quốc Nga cũ, đặt tất cả dân-chúng dưới sự cai-trị trực-tiếp của chánh-phủ Nga Hoàng, chánh-phủ cộng-sản cho các dân-tộc sống trong biên-giới nước mình lập thành những tiểu-bang, những địa-phương tự-trị. Do chế-độ Sô-viết, do chánh-sách công-nhận những tiểu-bang và cũng do ý muốn chỉ tỏ rằng mình  không thi-hành-chánh-sách ưu-đãi dân Nga, các nhà lãnh-đạo cộng-sản bỏ quốc-hiệu Nga để đặt cho nước mình cái tên là Liên-bang Sô-viết.

Cứ theo bản hiến-pháp “STALINE ” năm 1936, cơ-quan nắm giữ quyền-chánh là Hội-đồng Sô-viết Tối-cao. Hội-đồng này gồm hai viện : Viện Liên-bang và Viện Dân-tộc.

Viện Liên-bang do dân-chúng đầu-phiếu công-cử, còn Viện Dân-tộc thì do các tiểu-bang liên-hiệp, tiểu-bang tự-trị, địa-phương tự-trị và lãnh-thổ quốc-gia bầu ra. Cứ mỗi tiểu-bang liên-hiệp 25 người, mỗi tiểu-bang tự-trị 11 người, mỗi địa-phương tự-trị 5 người, mỗi khu hành-chánh 1 người.

Hai viện này ngang hàng nhau và cùng nắm giữ quyền lập-pháp. Cả hai viện cùng hội lại cử Chủ-tịch-đoàn của Hội-đồng Sô-viết Tối-cao. Chủ-tịch-đoàn này là vị chủ-tịch tập-thể của Liên-bang Sô-viết. Ngoài ra, hai viện còn cử cơ-quan hành-chánh trung ương. Trước kia gọi là Ủy-ban Nhơn-dân, nhưng từ năm 1946, được gọi là Hội-đồng Tổng-trưởng.

Xét về mặt lý-thuyết, chế-độ Sô-viết cũng để cho dân-chúng tham-dự chánh sự và tự-do chọn lựa nhà cầm-quyền. Nhưng về mặt thực-tế, đảng cộng-sản Đệ Tam Quốc-tế đã thi-hành một chánh-sách hết sức khắc-nghiệt. Với một tổ-chức chặt chẽ và có phương-pháp, với một cơ-quan trinh-sát công-an đông đúc có nhiều phương-tiện và quyền-hành rất rộng, đảng ấy đã kiểm-soát và điều-khiển được tất cả sự hoạt-động của tất cả mọi người.

Những cuộc tuyển-cử tiếng là tự-do, nhưng sự thật chỉ là những trò dàn cảnh để chánh-thức-hóa sự chọn lựa nhơn-viên của đảng cộng-sản. Ngay ở cấp chánh-phủ, quyền-hành thật sự cũng nằm trong tay người chỉ-huy đảng và nhơn-viên của Hội-đồng Tổng-trưởng chỉ là những người thừa-hành mạng-lịnh người chỉ-huy ấy. Nhiều khi người chỉ-huy đảng không giữ chức-vụ gì trong chánh-phủ, nhưng lại nắm hết thực-quyền. Đó là trường-hợp Staline một thời-kỳ quá dài trước khi trận thế-giới đại-chiến thứ hai xảy ra.

Ngoài đảng cộng-sản, không còn đảng nào được hoạt-động, và mọi cử chỉ hay ngôn-ngữ  phản-đối chánh-quyền đều bị trừng-phạt thẳng tay. Như thế, tất cả mọi việc đều do nơi người chỉ-huy đảng cộng-sản quyết-định, và toàn-thể Liên-bang Sô-viết đều phải triệt-để tuân lịnh ông ta.

Về phương-diện kinh-tế, chánh-phủ Sô-viết thâu tất cả các tài-sản làm của chung, chỉ để cho dân-chúng một số ít tư-sản dùng trong sự tiêu-thụ mà thôi, phần lớn đất đai đều bị thâu góp làm những điền-thổ tập-thể ; những xí-nghiệp cũng vậy, sự thương-mãi tự-do bị thay thế bằng chế-độ hợp-tác-xã và hãng buôn chánh-phủ. Do đó, tất cả mọi người trong nước đều trở thành-công-nhơn của chánh-phủ.

Để chống lại nạn lười biếng, bất-cẩn, làm cho sự sản-xuất kinh-tế suy kém, chánh-phủ Sô-viết phải ban hành những qui-chế lao-động rất gắt gao : một sự chậm trễ nhỏ nhặt, một sự sơ-xuất cỏn con có thể bị cho là một cử-chỉ phá-hoại và bị trừng-phạt rất khắc-nghiệt. Vì lẽ tất cả các xí-nghiệp đều nằm trong tay chánh-phủ và một công-nhơn bị hãng này sa-thải không thể xin làm việc ở hãng khác như trong chế-độ tư-bản, thành ra phải chịu thất-nghiệp và chết đói, tất cả mọi người đều hoàn-toàn tùy-thuộc chánh-phủ.

Về măt tinh-thần, những nhà lãnh-đạo cộng-sản tìm cách cải-hóa tư-tưởng tất cả mọi người, theo ý-thức-hệ cộng-sản. Sự tuyên-truyền, giáo-dục đều có tánh-cách nhồi sọ và nhắm mục-đích làm cho tất cả mọi người đều lý-luận theo các lãnh-tụ cộng-sản. Ý-tưởng tự-do bị bài-xích như là một tội nặng, và mỗi công-dân Liên-bang Sô-viết đều được huấn-luyện theo quan-niệm rằng đảng cộng-sản đứng trên tất cả.

Sự dò xét và tố-cáo lẫn nhau được xem là một danh-dự và được khuyến-khích triệt-để. Vì đó, mọi người đều sống trong ngờ vực, nghi-kỵ lẫn nhau, ngay đến cha con, chồng vợ trong gia-đình cũng không tin cậy nhau được. Nền tảng gia-đình tự-nhiên phải bị lung lay.

Tôn-giáo bị bài-trừ một cách mạnh mẽ. Ngay từ khi mới nắm chánh-quyền, chánh-phủ Sô-viết đã thành-lập những hội vô-thần phổ-biến tư-tưởng duy-vật. Nhưng xem chừng như kết-quả không được bao nhiêu, đảng cộng-sản quay sang chánh-sách trực-tiếp uy-hiếp những người sùng-tín. Những giáo-sĩ có uy-tín bị loại-trừ, và chỉ những nhơn-viên chịu ca-tụng chế-độ Sô-viết và thi-hành mạng-lịnh chánh-phủ mới còn được ở trong giáo-hội. Chánh-sách này không tiêu-diệt nổi tinh-thần tôn-giáo, vì tinh-thần này là một phần bản-chất con người, và ngay đến lúc này, hơn 40 năm sau khi đảng cộng-sản nắm chánh-quyền ở Nga, một số lớn dân-chúng hãy còn theo tôn-giáo. Tuy thế, chủ-trương bài-trừ tôn-giáo cũng làm khổ người Nga rất nhiều.

Để trừng-phạt những kẻ trái mạng-lịnh, để khép mọi người vào một kỷ-luật chặt chẽ và về sau để có một nhơn-công rẻ tiền, Liên-bang Sô-viết thiết lập chế-độ trại giam, tập-trung thường-phạm và chánh-trị-phạm. Số người bị đưa vào các trại ấy có đến hàng triệu. Họ bị đối-đãi như là thú-vật và phải làm việc rất khổ nhọc ở những nơi độc-địa. Cố-nhiên là trong trường-hợp đó, phân-số người chết rất cao.

Sau một thời-kỳ thí nghiệm chế-độ kinh-tế cộng-sản hoàn-toàn, các nhà lãnh-đạo Liên-bang Sô-viết nhận thấy rằng sự trừng-phạt gắt gao vẫn chưa đủ để bắt người làm việc cho có hiệu-quả. Do đó, họ phải tỏ vẻ nhơn-nhượng hơn và tung ra một chánh-sách khác gọi là ” chánh-sách kinh-tế mới “. Họ đặt những phần thưởng khuyến-khích những người sản-xuất nhiều và mở rộng quyền tư-hữu ra một chút. Nhưng về mặt đại-cương, chánh-sách này không thay đổi chế-độ độc-tài cũ bao nhiêu. Thêm nữa, nó chỉ được thi-hành trong một thời-gian ngắn, rồi lại bị hủy bỏ đi.

Chế-độ thi-hành ở Liên-bang Sô-viết tất-nhiên là đưa dân-chúng đến một sự nô-lệ khắc-nghiệt. Hạng người duy-nhứt được ưu-đãi là những công-chức và đảng-viên của đảng cộng-sản Đệ-Tam. Vốn có nhiều quyền-thế trong tay, họ không ngần-ngại gì mà chẳng lạm-dụng quyền-thế ấy để mưu tư-lợi. Do đó, sự chênh lệch giữa đời sống cán-bộ và dân-chúng còn xa nhau hơn sự chênh lệch giữa đời sống tư-bản và lao-động xã-hội trong xã-hội tự-do. Về phương-diện này, những người đối-lập của đảng cộng-sản Đệ-Tam Quốc-tế rất có lý mà bảo rằng chế-độ thi-hành ở Liên-bang Sô-viết không phải chế-độ cộng-sản hay xã-hội, mà là chế-độ tư-bản quốc-gia.

Tuy thế, những hạng người được ưu-đãi nhứt trong xã-hội Sô-viết – tức là những công chức và đảng-viên cộng-sản – không phải được hưởng một hạnh-phúc êm đẹp. Guồng máy độc-tài một khi đã phát- động rồi thì không ngừng lại được và chính những nhơn-viên phụng-sự nó cũng phải bị nó nghiền nát. Sự cạnh-tranh giữa các bè phái trong đảng cộng-sản, sự bất-đồng ý-kiến về chánh-sách phải theo, cũng như sự cần dùng một hạng người làm cái bung xung để nhận chịu hết các tội lỗi của chế-độ khi dân-chúng bất-bình, đã đưa các đảng-viên cộng-sản đến sự xâu xé lẫn nhau. Những cuộc thanh-trừng kinh-khủng đã đưa hàng vạn đảng-viên và cán-bộ đến các trại tập-trung hay đến pháp-trường, và trong cái thiên-đường vô-sản của đảng cộng-sản Đệ-Tam , sự tranh-đấu giữa người với người còn ghê gớm, khốc-liệt bằng mấy lần sự tranh-đấu giữa những kẻ dã-man.

Đối với những người thức-thời, các nhà lãnh-đạo Liên-bang Sô-viết đã phản-bội lý-tưởng xã-hội. Theo họ, Staline và những kẻ hiện kế-nghiệp ông thật sự đã trở về với chánh-sách đế-quốc cổ-truyền của nước Nga. Họ đã xây dựng một quốc-gia hùng-cường trên mồ hôi nước mắt, trên xương máu dân Nga. Do đó, họ đã giúp nước Nga giữ một địa-vị quan-trọng trên hoàn-cầu.

Sự hùng-cường của Liên-bang Sô-viết không lợi gì cho dân-chúng Nga và dân-chúng thế giới cả. Tuy-nhiên, về mặt tuyên-truyền, những bộ-hạ của Staline vẫn hô-hào rằng mình trung-thành với lý-thuyết Marx. Nhờ có những phương-tiện khổng-lồ trong tay, họ đã tổ-chức được những chi nhánh của đảng Cộng-sản Đệ Tam Quốc-tế ở rất nhiều xứ và lợi-dụng những chi nhánh ấy để phá rối trật-tự các nước.

Sự tuyên-truyền khéo léo của các đảng-viên cộng-sản Đệ Tam làm cho một số khá lớn người vô-sản các nước, nhứt là dân vô-sản các thuộc-địa bị các đế-quốc bóc lột thẳng tay, rất mực tin tưởng nơi Liên-bang Sô-viết. Những người này đã giúp các tổ-chức của Liên-bang Sô-viết rất nhiều trong sự do- thám và phá-hoại trong nước họ. Một số lớn những người khác không theo đảng cộng-sản Đệ Tam Quốc-tế, nhưng chịu ảnh-hưởng sự tuyên-truyền của các đảng-viên cộng-sản nên rất có thiện-cảm với Liên-bang Sô-viết. Chỉ sau này, khi trận thế-giới đại-chiến thứ nhì chấm dứt, chánh-sách đế-quốc của chánh-phủ cộng-sản mới bộc lộ ra một cách rõ ràng.

Sau khi trục Bá-linh – La-mã –  Đông-kinh bị sụp đổ, Liên-bang Sô-viết đã bá-chiếm các nước bờ biển Baltique là Lithuanie, Lettonie và Esthonie, lại dùng võ-lực đặt những chánh-phủ cộng-sản ở các nước Trung-Âu, hủy-diệt những chánh-đảng khác ở các nước ấy. Sự kềm chế của họ đối với  các nước Trung Âu càng ngày càng mạnh lên, đến nỗi chính các lãnh-tụ cộng-sản địa-phương phải bất-mãn. Tito, lãnh-tụ cộng-sản Nam-Tư đã bỏ Liên-bang Sô-viết để thân-thiện với Mỹ. Những lãnh-tụ cộng-sản các nước khác vì không có thế-lực bằng Tito nên bị triệt-hạ và thay thế bằng những đảng-viên hoàn-toàn tùng-phục chánh-phủ Moscou.

Những điều trên này đã làm sáng mắt một số lớn dân-chúng Âu-châu, nhứt là sau khi dân-chúng hai nước Ba-lLan và Hung-gia-lợi nổi lên chống Liên-bang Sô-viết một cách mãnh-liệt. Đối với các dân-tộc Á-châu chưa được giác-ngộ nhiều về chánh-trị, và vì quá ghét thực-dân mà đâm ra thích những cái gì chống thực-dân, Liên-bang Sô-viết hãy còn một sức hấp-dẫn khá mạnh. Nhờ đó, Trung-cộng mới nắm được phần thắng-lợi trong cuộc tranh-đấu với Quốc-dân-đảng Trung-Hoa.

Lúc đầu, Trung-cộng và Liên-bang Sô-viết cộng-tác thật chặt chẽ với nhau. Nhưng chẳng bao lâu, những nhà lãnh-đạo Trung-cộng và Liên-bang Sô-viết chống chọi nhau kịch liệt.

Sự xung-đột giữa hai bên đã chỉ tỏ rằng hai cường-quốc cộng-sản lớn nhứt đều thi-hành-chánh-sách đế-quốc nên không thể dung-nạp được nhau.

Vậy xét tình-thế một cách khách-quan, ta thấy rằng Liên Ban Sô-viết bên trong thì thi-hành một chế-độ độc-tài vô cùng khắc-nghiệt, còn bên ngoài thì theo đuổi một chánh-sách xâm-lược rõ rệt.

Theo lời giải thích của các nhà lãnh-tụ Đệ-Tam Quốc-tế, họ chỉ có mục-đích xây dựng chế-độ Sô-viết trên toàn thế-giới, sự độc-tài và xâm-lược này chỉ là phương-tiện để thiết-lập một xã-hội không giai-cấp đầy hạnh-phúc cho loài người.

Nhưng sự quan-sát tình-hình chánh-trị bên trong Liên-bang Sô-viết, cũng như cách họ đối đãi với các giống dân bị họ chế-ngự, cho ta thấy rằng bộ máy độc-tài của đảng cộng-sản rất khó mà tự ngừng lại được, và sự thắng-lợi của đảng cộng-sản Đệ Tam Quốc-tế sẽ đưa nhơn-loại đến một chế-độ nô-lệ tối tăm ghê gớm nhứt từ xưa tới nay. Với sự tập-trung tất cả những lực-lượng xã-hội trong tay chánh-phủ, với những phương-pháp đàn-áp khoa-học của người cộng-sản, dân-chúng sẽ rất khó khởi loạn để giành lại tự-do, và chế-độ cộng-sản chỉ có thể sụp đổ vì sự cấu xé lẫn nhau giữa các tay lãnh-tụ mà thôi.

Ta có thể bảo rằng bọn cộng-sản ở Liên-bang Sô-viết đã phản-bội thuyết Marx. Nhưng dầu sao, họ vẫn còn noi theo chủ-trương Karl Marx một phần nào. Sự tàn-nhẫn vô-đạo của họ thật ra là kết-quả của thuyết duy-vật và duy-vật sử-quan, căn-bản của nền tư-tưởng Marx.

Sự khảo-sát nền tư-tưởng này về hai mặt lý-thuyết và thực-tế cho ta thấy rõ những nguyên-nhơn mâu-thuẫn mà Marx phạm phải. Ông vốn là người thờ phụng lý-tưởng công-bằng và rất bất bình xã-hội tư-bản với những sự bóc lột của nó. Ông mơ ước xây dựng một xã-hội hoàn-toàn tốt đẹp trong ấy người thương yêu nhau và sống hòa-hợp với nhau. Để thực-hiện lý-tưởng của mình, ông phải tạo ra một lý-thuyết, khả dĩ huy-động được những lực-lượng vô-sản để đánh đổ chế-độ tư-bản.

Lý-thuyết này có một lập-luận đầy vẻ khoa-học, nhưng lại không xét đến bản-tánh của người, cho nên chỉ thích-hợp cho sự tranh-đấu cách-mạng, mà không thích-hợp cho sự kiến thiết xã-hội. Những chủ-trương của Marx về sự chuyên-chánh vô-sản, về sứ-mạng người cộng-sản, chỉ có thể mang đến kết-quả tốt đẹp khi nào những người áp-dụng nó hoàn-toàn tốt. Nhưng điều-kiện này không thể thực-hiện được, vì số người tốt hoàn-toàn không sao có đủ để tổ-chức cuộc cách-mạng. Mà dầu cho hàng-ngũ cộng-sản có hoàn-toàn tốt đi nữa, việc nắm trọn chánh-quyền trong một thời-hạn lâu dài cũng hủ-hóa họ lần đi.

Những tín-đồ của Karl Marx do đó mà bị đặt trước một tình-trạng lưỡng-nan : hoặc là giữ đúng lý-tưởng của Marx và không đi đến kết-quả gì cả như nhóm Đệ Tứ Quốc-tế, hoặc là thi-hành những biện pháp do Marx vạch ra để đạt một kết-quả, nhưng như thế thì lại phải phản-bội lý-tưởng Marx như nhóm Đệ Tam Quốc-tế. Muốn theo lý-tưởng Marx là nâng đỡ hạng thợ thuyền vô-sản, mà vẫn hoạt-động đắc-lực, người ta phải đi xa lý-thuyết Marx hơn, và phủ-nhận một số lớn nguyên-tắc làm nền tảng cho lý-thuyết ấy. Đó là thái-độ của nhóm Xã-hội Đệ Nhị Quốc-tế. Và chung-qui , người ta không thể nào thực-hiện được lý-thuyết Marx trong những dữ-kiện chánh-yếu của nó.

V – KẾT-LUẬN VỀ LÝ-THUYẾT XÃ-HỘI DUY-VẬT

Lý-thuyết xã-hội duy-vật tự xưng là khoa-học, nhưng vẫn chưa thoát  khỏi tánh-cách duy-tâm. Cũng như những lý-thuyết xã-hội duy-tâm, nó dựa vào ba ý-tưởng nguyên-thủy : một là nguời sanh ra bình-đẳng và sẵn tốt, hai là họ sẽ bình-đẳng và tốt trở lại trong một chế-độ hoàn-toàn, ba là chế-độ hoàn-toàn ấy có thể thực-hiện được. Nó đã dùng một phép biện-chứng duy-vật chặt chẽ để chứng-nhận rằng tư-tưởng nó là đúng, nó đã trình bày sự tiến-hóa của nhơn-loại theo một quá-trình hợp với quan-niệm nó, và xem việc đi đến một thế-giới đại-đồng cộng-sản như là cái cáo-chung tự-nhiên không thể tránh được của sự tiến-hóa ấy.

Những lý-luận của Karl Marx có một bóng dáng chặt chẽ, khoa-học. Nhưng thật ra, nó cũng như những lâu đài xây trên bãi cát. Vì khởi-điểm của luận-lý ông là sự bình-đẳng tự-nhiên và tính tốt bẩm-sanh của con người, và cáo-chung của luận-lý ấy là một nhơn-loại hiệp-nhứt hoàn-toàn, đều là những nguyên-tắc trái với thực-tế.

Bởi thế, lý-thuyết xã-hội duy-vật tuy cũng có những điều nhận xét đúng đắn, đã chứa đựng rất nhiều khuyết-điểm. Mặc dầu những người cuồng-tín nó xem nó là một chân lý cao cả thiêng liêng, càng ngày người ta càng nhận thấy những chỗ sai lầm của nó. Và tuy bọn môn-đồ Karl Marx tìm đủ mọi cách để giải-thích lịch-sử theo chủ-trương của họ, sự khiên-cưỡng của lý-luận họ đã hiện ra rõ rệt. Điều buồn cười nhứt là sự thành-công của họ ở Nga và Trung-Hoa lại chính là luận-cứ hùng-biện nhứt để lật đổ những thuyết mà họ cầy cục dựng lên một cách công-phu.

Sự nghiên-cứu về nguồn gốc và lý-luận của hai thuyết dân-chủ và xã-hội chỉ cho ta thấy rằng khởi-điểm của nó chung nhau. Cả hai đều cho ràng người vốn tốt và đều dựa vào nguyên-tắc tự-do bình-đẳng. Nhưng chủ-nghĩa dân-chủ chỉ đi đến sự bình-đẳng chánh-trị mà thôi, và áp-dụng nguyên-tắc tự-do, nó nhìn nhận quyền tư-hữu của con người. Chủ-nghĩa xã-hội thì bảo rằng sự bình-đẳng chánh-trị không đủ, vì nếu sự chênh lệch về tài-sản vẫn còn thì người ta còn bóc lột nhau được. Vậy, sự bình-đẳng chánh-trị suông không ích-lợi gì cho người dân. Vì lý-do này, nó chủ-trương hủy-diệt quyền tư-hữu, thâu hết tài-sản làm của chung, thi-hành chế-độ cộng-sản.

Như thế, mặc dầu về thực-tế, hai chủ-nghĩa dân-chủ và xã-hội-nghịch nhau, về phương-diện lý-thuyết, chủ-nghĩa xã-hội chỉ là sự tiếp tục hợp-lý của chủ-nghĩa dân-chủ. Hay nói cho đúng hơn, nó là kết-quả sự xung-khắc giữa hai nguyên-tắc tự-do và bình-đẳng đưa đến tuyệt-độ.

Lý-thuyết dân-chủ tư-sản hướng về sự tự-do cá-nhơn. Nó công-nhận sự tự-do tư-tưởng, tự-do tín-ngưỡng, tự-do hoạt-động chánh-trị và để bảo-đảm những tự-do trên này, nó công-nhận quyền tư-hữu. Nhưng sự hoạt-động tự-do đã đưa đến sự chênh lệch quá lớn về tư-sản và gây ra nạn tư-bản làm cho sự bình-đẳng về chánh-trị bị gãy đổ.

Lý-thuyết xã-hội hướng về sự bình-đẳng nhiều hơn, và để thực-hiện lý-tưởng bình-đẳng ấy, nó chủ-trương quốc-hữu-hóa các tài-sản để chấm dứt nạn bóc lột của hạng giàu có. Nhưng nếu các tài-sản đã bị sung-công cả, thì cá-nhơn không còn có phương-tiện gì để tự-vệ đối với chánh-quyền và mất tất cả những tự-do căn-bản của mình.

Vì cả hai chủ-trương dân-chủ và xã-hội đều có nhược-điểm, nên sự xung-đột giữa hai bên về phương-diện lý-luận không đưa đến sự thắng-lợi hoàn-toàn của bên nào.

Ở nhiều nước theo chế-độ tự-do, sau khi lý-thuyết xã-hội ra đời, vấn-đề xã-hội lần lần được giải-quyết một cách ổn-thỏa và sự tranh-luận giữa những người theo lý-thuyết dân-chủ và những người theo lý-thuyết xã-hội không đưa đến những họa-hại gì to tát. Nhưng ở một số nước khác, nằm trong một tình-trạng khó khăn hơn, sự xung-đột giữa hai lý-tưởng dân-chủ và xã-hội có tánh-cách khốc-liệt hơn. Do đó, mà phát sanh ra những chủ-nghĩa mới khác, hoặc để phản-đối lại cả hai, hoặc để dung-hòa nó. Đó là những chủ-nghĩa mà ta sẽ nghiên-cứu trong mấy chương sau này.

 

Thơ Ngọc Hoài Phương – Hai Con Khỉ Già

Xuân xưa

Hình như trời sắp vào xuân.

Bón mươi năm…,

Vẫn bâng khuâng nhớ nhà!

Giăng tơ

Giời ạ! Làm sao mà biết được.

Chừng nào thì con nhện giăng tơ.

Nàng xuân lấp ló ngoài khe cửa

Đông đã tàn chưa mộng với mơ!

Bằng hữu

Con phố nhỏ chìm yên trong giá lạnh

Đêm gần tàn,

Ta thức để nhớ chi?

Đời vẫn thế,

Vẫn đời chia trăm nhánh

Cội mai gầy e ấp đợi xuân về.

   o O o

Này bằng hữu,

Đã qua thời trai trẻ

Buổi tàn đông cơn sót chút tình thân

Mấy mươi năm vẫn cuộc đời dâu bể

Người dẫu xa, nhưng tình mãi còn gần.

Cuối đời

Còn lại đôi ta

Hai con khỉ già

Quanh quẫn bên nhau!

Nắng Xuân, không ấm đời luân lạc

Quê cũ mù xa, chặn lối về

Mưa bụi

Cuối năm mưa bụi, nhớ nhà.

Bốn mươi năm vẫn còn xa đường về

Gom buồn từ buổi ra đi

Mỗi lần mưa bụi, lại se thắt lòng.

Say

Một góc rừng hoang, ta ở đây

Trải bao năm tháng, chẳng ai hay.

Thế gian rối rít trò điên đảo

Ai tỉnh? Ta vờ ngất ngưởng say

Đã già rồi sao?

Mỗi ngày nâng chén bên hoa

Chưa say mà, tuổi đã già rồi sao?

Em, không thèm nói câu nào

Chỉ hơi nhếch mép,

Thì thào gió Xuân…

Đất khách chiều nay, buồn chết mẹ.

Xuân về. Lạ nhỉ!, lạnh thấy cha.

Thơ: Đêm Cuối Năm Uống Rượu Một Mình –  Thanh Nam

 Rượu mời ta rót cho ta

 Bạn gần không tới bạn xa chưa về

 Rót nghiêng năm tháng vào ly

 Mắt nheo bóng xế tay che tuổi buồn

 Rót đầy băng giá cô đơn

 Rót thao thức nhớ, rót hờn giận quên

 Thôi, đừng. Thôi hãy nằm yên

 Ngủ ngoan đi nhé cơn điên thuở nào

 Rót ta với bóng cùng nhau

 Ngất ngư rót mãi tỉnh vào cơn say

 Bốn mươi lăm tuổi rồi đây

 Lá xanh còn được bao ngày phù du ?

 Rót đau thân thế mơ hồ

 Nửa khôn ngoan thức, nửa rồ dại mê

 Ngó đời lăn lóc vòng xe

 Rã rời xích chuyển, ê chề bánh xoay

 Ngó lui hun hút đêm dài

 Những xuân đã lánh, những đời đã xa

 Rót thêm ly nữa mời ta

 Cái say như muốn chuyển qua cái sầu

 Bốn mươi lăm tuổi rồi sao ?

 Ngó gương xưa thấy tóc râu rối bù

 Trán hằn dăm lũng ưu tư

 Cuộc chơi phù thế chừng như mỏi mòn

 Sóng nhồi thác đẩy mưa tuôn

 Đời trôi hối hả mộng tròn lần khân

 Bốn mươi tư tuổi quay nhìn

 Cái trôi cùng với cái chìm đuổi đeo

 Tiếc gì trận gió thu reo

 Tóc xanh phơ phất chạy theo mộng vàng

 Hỡi ta ngày xế năm tàn

 Rượu mời sao chẳng rót tràn xót thương

 Ngủ say, mai sớm lên đường

 Đấu trường lại múa dăm đường võ quen …

 Ta ru ta khúc ưu phiền:

 “Ngủ ngoan đi nhé cơn điên thuở nào …

http://poem.tkaraoke.com/13631/Dem_Cuoi_Nam_Uong_Ruou_Mot_Minh.html

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam

Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Cả, là lễ hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất, từ Nam Quan đến Cà Mau và cả vùng hải đảo, tưng bừng và nhộn nhịp nhất của dân tộc. Từ những thế kỷ xa xưa thời Lý, Trần, Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng.

Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, mà phần “lễ” cũng như phần “hội” đều rất phong phú cả nội dung cũng như hình thức, mang một giá trị nhân văn sâu sắc và đậm đà.

Việc ông cha ta xác định Tết Cả đúng vào thời điểm kết thúc một năm cũ, mở đầu một năm mới theo âm lịch, là một chu kỳ vận hành vũ trụ, đã phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người với thiên nhiên (Đất-Trời-Sinh vật), chữ NGUYÊN có nghĩa là bắt đầu, chữ ĐÁN có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của năm mới. Đồng thời, Tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ, thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ tri ơn ông bà, tổ tiên.

Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết – do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông – có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính. Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì”, người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời… người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.

Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên Đán, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trước hết đó là Tết của gia đình, Tết của mọi nhà. Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả những người xa xứ cách hàng ngàn kilômét, vẫn mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà, nơi mà gót chân một thời bé dại đã tung tăng và được sống lại với bao kỷ niệm đầy ắp yêu thương ở nơi mình cất tiếng chào đời. “Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về nơi cội nguồn, mảnh đất chôn nhau cắt rốn.

Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình gia đình, tình thấy trò, con bệnh với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri, con nợ và chủ nợ…

Tết cũng là dịp “tính sổ” mọi hoạt động của một năm qua, liên hoan vui mừng chào đón một năm với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng. Nhưng rõ nét nhất là không khí chuẩn bị Tết của từng gia đình. Bước vào bất cứ nhà nào trong thời điểm này, cũng có thể nhận thấy ngay không khí chuẩn bị Tết nhộn nhịp và khẩn trương, từ việc mua sắm, may mặc đến việc trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón tiếp người thân ở xa về… Đối với các gia đình lớn, họ hàng đông, có quan hệ xã hội rộng, đông con cháu, dâu rể, thì công việc chuẩn bị càng phức tạp hơn.

Theo tập tục, đến ngày 23 tháng chạp là ngày đưa tiễn ông Táo về trời để tâu việc trần gian, thì không khí Tết bắt đầu rõ nét. Ngày xưa dưới thời phong kiến, từ triều đình đến quan chức hàng tỉnh, hàng huyện đều nghĩ việc sau lễ “Phất thức” (tức lễ rửa ấn, rửa triện). Ở cấp triều đình, trong lễ nầy có sự hiện diện của nhà vua, các quan đều mặc phẩm phục uy nghiêm. Xem thế đủ biết rằng ngày tết được coi trọng như thế nào.

Sau đó, các quan cất vào tủ, niêm phong cẩn thận. Không một văn bản nào được kiềm ấn, mọi pháp đình đều đóng cửa. Con nợ không thể bị sai áp, các tội tiểu hình không bị trừng phạt, tội nặng thì giam chờ đến ngày mồng 7 tháng giêng (lễ khai hạ) mới tiến hành giải quyết. Như vậy, Tết Cả kéo dài từ ngày 23 tháng chạp (một tuần trước giao thừa) đến mồng 7 tháng giêng (một tuần sau giao thừa).

Không biết Tết cổ truyền của dân tộc xuất hiện từ bao giờ, nhưng đã trở nên thiêng liêng, gắn bó trong tâm hồn, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam. Những tục lệ trò vui trong dịp Tết, chiếc bánh chưng xanh, mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên, cành đào, chậu quất khoe sắc trong mỗi gia đình đã trở thành một phần hình ảnh của quê hương để mỗi người Việt Nam dù sống ở nơi đâu mỗi độ xuân về lại bồi hồi nhớ về đất nước với bao tình cảm nhớ nhung tha thiết. Làm sao quên được thuở ấu thơ cùng đám trẻ con ngồi vây quanh nồi bánh chưng sôi sùng sục chờ giờ vớt bánh! Làm sao có thể quên được những phiên chợ Tết rợp trời hoa!

Ngày Tết chính thức bắt đầu từ giao thừa. Đây là thời điểm thiêng liêng nhất trong năm, thời điểm giao tiếp giữa năm cũ và năm mới, thời điểm con người giao hòa với thiên nhiên, Tổ tiên trở về sum họp với con cháu. Cúng giao thừa xong cả nhà quây quần quanh mâm cỗ đã chuẩn bị sẵn, uống chén rượu đầu tiên của năm mới, con cái chúc thọ ông bà cha mẹ, người lớn cho trẻ em tiền quà mừng tuổi đựng trong những bao giấy đỏ

Sau lễ giao thừa còn có tục đi đến đền chùa làm lễ sau đó hái về một nhánh cây đem về gọi là hái Lộc, hoặc đốt một nén hương rồi đem về cắm trên bàn thờ gia tiên gọi là Hương Lộc. Họ tin rằng xin được Lộc của trời đất thần Phật ban cho thì sẽ làm ăn phát đạt quanh năm. Sau giao thừa người nào từ ngoài đường bước vào nhà đầu tiên là người “xông nhà”, là người “tốt vía” thì cả nhà sẽ ăn nên làm ra, gặp nhiều may mắn, vì vậy người xông nhà thường được chọn trong số những người bạn thân.

Tết là dịp để con người trở về cội nguồn. Ai dù có đi đâu xa vào ngày này, cũng cố trở về quê hương để được sum họp với người thân dưới mái ấm gia đình, thăm phần mộ tổ tiên, gặp lại họ hàng, làng xóm. Ngày Tết cũng làm cho con người trở nên vui vẻ hơn, độ lượng hơn. Nếu ai có gì đó không vừa lòng nhau thì dịp này cũng bỏ qua hết để mong năm mới sẽ ăn ở với nhau tốt đẹp hơn, hoà thuận hơn. Có lẽ đó là ý nghĩa nhân bản của Tết Việt Nam.

 

Mấy Tục Lệ Trong Ðêm Giao Thừa – Toan Ánh

Trong Ðêm Giao Thừa, sau khi làm lễ giao thừa xong, có những tục lễ riêng mà cho tới ngày nay từ thôn quê đến thành thị vẫn còn nhiều người theo giữ.

Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầy phúc cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và cho gia đình. Và nhân dịp người ta thường xin quẻ đầu năm.

Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và kén hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp sự may mắn quanh năm. Ngày nay, người ta đi lễ nhưng ít người kén giờ và kén hướng.

Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong, lúc trở về người ta có tục hái một cành cây mang về ngụ ý là lấy lộc của Trời đất Phật Thần ban cho. Trước cửa đình cửa đền, thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá xùm xòa, khách đi lễ mỗi người bẻ một nhánh, gọi là cành lộc. Cành lộc này mang về người ta cắm trước bàn thờ cho đến Với tin tưởng lộc hái về trong Ðêm giao thừa sẽ đem lại may mắn quanh năm, người Việt Nam trong buổi xuất hành đầu tiên bao giờ cũng hái lộc. Cành lộc tượng trưng cho tốt lành may mắn. Về tục xuất hành cũng như tục hái lộc có nhiều người không đi trong Ðêm giao thừa, mà họ kén ngày tốt giờ tố trong mấy ngày đầu năm và Ði đúng theo hướng chỉ dẫn trong các cuốn lịch đầu năm để có thể có được một năm hoàn toàn may mắn.

Hương lộc: Có nhiều người trong lúc xuất hành đi lễ, thay vì hái lộc cành cây, lại xin lộc tại các đình đền chùa miếu bằng các đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó cắm tại bình hương bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ Công ở nhà. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt. Lấy lửa tự các nơi thờ tự mang về, tức là xin Phật Thánh phù hộ cho được phát đạt tốt lộc quanh năm. Trong lúc mang nấm hương từ nơi thờ tự trở về, nhiều khi gặp gió, nấm hương bốc cháy, người ta tin đó là một điềm tốt báo trước sự may mắn quanh năm. Thường những người làm ăn buôn bán hay xin hương lộc tại các nơi thờ tự.

Xông nhà: Thường cúng giao thừa ở nhà xong, người gia chủ mới đi lễ đền chùa. Gia đình có nhiều người, thường người ta kén một người dễ vía ra đi từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch, rồi khi lễ trừ tịch tới thì dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về. Lúc trở về đã sang năm mới, người này đã tự xông nhà cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Ði xông nhà như vậy tránh được sự phải nhờ một người tốt, vía khác đến xông nhà cho mình. Nếu không có người nhà dễ vía để xông nhà lấy, người ta phải nhờ một người khác trong thân bằng cố hữu tốt vía để sớm ngày mồng một Tết đến xông nhà, trước khi có khách tới chúc Tết, để người này đem lại sự dễ dãi may mắn lại.

Trích “Tín Ngưỡng Việt Nam”  –

 

Bánh chưng, bánh tét, bánh dày, xôi và cốm – Huỳnh Ngọc Trảng

Bánh tét là một lễ vật được làm theo tín lý phồn thực của cư dân nông nghiệp, cụ thể là cư dân cấy (tỉa) lúa (nếp). Phải chăng, tín lý phồn thực có tuổi đời cổ xưa hơn quan niệm về “trời tròn đất vuông” của sự tích bánh dày và bánh chưng?…

Sự tích suy nguyên về bánh chưng và bánh dày mà ngày nay chúng ta đều biết và xác tín là do Tiết Liêu/ Lang Liêu – một trong các người con của vua Hùng – làm ra là câu chuyện được ghi chép trong Lĩnh Nam Chích Quái (thế kỷ XV).

Truyện kể rằng: Sau khi vua Hùng Vương phá được giặc Ân, nhân quốc gia vô sự, muốn truyền ngôi cho con, bèn triệu hai mươi vị quan lang và công tử lại mà phán rằng: “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay mang trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi”.

Thế là các con đều đua nhau đi tìm của ngon vật lạ khắp trên cạn dưới bể, nhiều không sao kể xiết. Duy có vị công tử thứ 18 là Tiết Liêu, bà mẹ trước kia vốn bị vua ghẻ lạnh, mắc bệnh mà chết, tả hữu ít người giúp đỡ, khó xoay xở, nên đêm ngày lo lắng, mộng mị bất an. Một đêm kia mộng thấy thần nhân tới nói rằng: “Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh và ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình đất và trời rồi dùng lá  bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ”. Tiết Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ mà nói rằng: “Thần nhân giúp ta vậy!”.

Nói rồi bèn theo lời dặn trong mộng mà làm, chọn thứ gạo nếp trắng tinh, lặt lấy những hạt tròn mẩy không bị vỡ, vo cho sạch, lấy lá xanh bọc chung quanh làm hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho việc đại địa chứa chất vạn vật rồi nấu chín, gọi là bánh chưng. Lại lấy gạo nếp nấu chín, giã cho nát, nặn thành hình tròn, tượng trưng cho trời gọi là bánh dày.

Đến kỳ, vua vui vẻ truyền các con bày vật dâng tiến. Xem qua khắp lượt, thấy không thiếu thức gì. Duy có Tiết Liêu chỉ tiến dâng bánh chưng và bánh dày. Vua kinh ngạc mà hỏi, Tiết Liêu đem giấc mộng thuật lại. Vua đem nếm, thấy ngon miệng không chán, hơn hẳn các thức của các con khác, tấm tắc khen hồi lâu rồi cho Tiết Liêu được nhất.

Đến ngày Tết, vua lấy bánh này dâng cúng cha mẹ. Thiên hạ bắt chước (1).

Câu chuyện này có một số chi tiết cần phải xem xét:

1. Trước hết, khái niệm “trời tròn đất vuông” vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc (2). Từ thế kỷ thứ X, An Nam dần dần thoát ly khỏi uy quyền phương Bắc, và đến triều Lý (1009-1225), nước Đại Việt mới thực sự là một quốc gia độc lập. Phật giáo được coi là quốc giáo, Tăng lữ tham gia vào hàng ngũ quan lại, và một số vị vua thời Lý, Trần đã tự mình đứng ra thành lập các tông phái, thiền phái (Lý Thánh Tông mở phái Thảo Đường, Lý Cao Tông tự xưng là Phật, Trần Nhân Tông là sơ Tổ Trúc Lâm yên Tử, được tôn là Điều Ngự Giác Hoàng). Tuy vậy, về mặt quản lý nhà nước, do tiếp nhận văn hoá phương Bắc, nước Đại Việt độc lập vẫn tổ chức theo quan niệm vương quyền Nho giáo. Ngoài các khái niệm Thiên Vương, Phật-Vua, vẫn còn thừa nhận khái niệm Thiên Tử (Ông vua Con Trời). Như vậy, vua vẫn phải lưu tâm đến việc tế cáo “Cha Trời, Mẹ Đất” cũng như phong thần các xứ (Thiên Tử phong bách thần) để tỏ rõ uy quyền với các thần linh trong nước. Đàn Xã Tắc lập năm 1048 và đàn Viên Khâu (Gò đất hình tròn, theo nguyên tắc đàn xây ở phía Nam kinh thành để tế trời, gọi là đàn Nam Giao), đàn Vu ở phía Nam kinh thành được nhắc tới vào các năm 1137-1138 (3). Nói chung, việc tế Trời-Đất đến thời Lê mới thực sự hoàn bị theo nghi lễ Nho giáo. Song kể từ thế kỷ XI, việc dựng đàn tròn, đàn vuông để tế “Cha Trời, Mẹ Đất” đã cho thấy khái niệm “trời tròn đất vuông” đã tồn tại trong nếp nghĩ của người dân nước ta từ lâu

2. Các tác giả Lĩnh Nam Chích Quái sau đó đã khuôn công năng của hai loại bánh này vào việc cúng tổ tiên, tôn vinh chuẩn mực hiếu đạo, một giá trị luân lý cốt lõi của Nho giáo; để vua Hùng nói: “Tiến cúng tiên vương cho ta tròn đạo hiếu”, và cuối truyện xác định: “Đến ngày Tết vua lấy bánh này dâng cúng cha mẹ. Thiên hạ bắt chước…”.  Tục cúng bánh chưng, bánh dày vào ngày Tết được mô tả từ câu truyện này, về sau được xác tín là tập tục ra đời từ thời Hùng Vương.

Nhưng Tết, xét từ nguyên uỷ là lễ thức, lễ hội được tiến hành sau mùa gặt hàng năm hay bắt đầu mùa gieo cấy. Thời điểm này tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và tập quán canh tác của mỗi tộc người. Tết như vậy có chức năng kép: tạ ơn thần linh và tổ tiên về kết quả vụ mùa đã qua và cầu mong kết quả cho vụ mùa năm tới. Nói chung, các cư dân nông nghiệp luôn tiến hành một loạt nghi lễ theo các tiến trình phát triển của cây lúa. Với những lễ vật tương ứng.

– Lúa vừa chín tới: lễ cúng ăn cốm.

– Lúa chín gặt: lễ cúng cơm mới.

– Gặt xong đưa vào kho: lễ mừng lúa mới, với lễ vật là các thứ chế biến từ gạo tẻ và nếp như: cơm, xôi, bánh…

Cốm là lễ vật phổ biến trong lễ cúng mừng lúa lúc đã cứng hạt. Cốm là sản phẩm chế biến bằng cách rang lúa nếp, giã cho dẹp lại và sàng sảy để bỏ trấu đi. Dữ liệu của nhà dân tộc học Từ Chi viết về loại cơm chul (cơm chùn), lễ vật trong dịp Ăn cơm mới của người Mường, tuồng như đã hé mở cho chúng ta biết về nguyên ủy của cốm: lúa gặt về còn ướt sũng, không có thời gian phơi khô, mới được làm thành lễ vật dâng cúng ngay để mọi người bắt tay vào gặt. Chỉ còn một cách là đem “rang” (có hạt bung ra) rồi giã nhẹ để tách vỏ. Gạo đó chế thành cơm chul (4). Lúa nếp rang nở bung ra mà người miền Bắc gọi là bỏng thì ở Trung Bộ (kể cả Nam Bộ) gọi là nổ. Bánh nổ là lễ vật truyền thống vào dịp Tết ở Trung Bộ, và nổ là lễ vật bắt buộc trong nhiều đám cúng việc lề ở Nam Bộ. Phải chăng đó là di duệ của cốm, và xa xưa hơn là cơm chul?

Cơm là lễ vật bắt buộc trong lễ cúng cơm mới của nhiều tộc người, và cũng là lễ vật của nhiều lễ cúng khác. Tuy nhiên, vì sự bình dị của nó mà cơm không được người ta coi là lễ vật thực sự như xôi. Rõ ràng trong nếp nghĩ phổ biến của nhiều tộc người, xôi là lễ vật bởi nó phải có trong các cuộc lễ mà hiếm hoi trong bữa ăn thường ngày. Gạo nếp quý hiếm hơn gạo tẻ, và vì có hương thơm nên được chọn làm lễ vật dâng cúng. Nói chung, gạo là thức ăn chính của con người nên nó có ý nghĩa thuộc về nghi lễ. Lúa gạo luôn được coi là có nguồn gốc thiêng liêng, là hạt ngọc trời; nó biểu trưng cho sự sung túc, sự sinh sản dồi dào, nhờ trời mới có và sự thanh khiết nguyên sơ. Người Thái đồ, nấu xôi có nhuộm màu: xôi đỏ tượng trưng cho Mặt Trời, xôi vàng tượng trưng cho Mặt Trăng (Tết Cầu mùa: Xíp Xì)(5). Người Nùng làm xôi bảy màu để “tượng trưng cho chặng đường lịch sử bảy tháng đầy ý nghĩa trong một năm đất trời xoay chuyển, nhưng gắn liền với lịch sử dân tộc” (mỗi màu tượng trưng một tháng, từ tháng Giêng đến tháng Bảy)(6). Cơm cúng đơm vào chén, bát, thậm chí còn nèn, gọi “chén cơm in”. Còn xôi đơm ra đĩa hay mâm, phổ biến từ “mâm xôi”, luôn gợi cho ta hình ảnh của một sự vun cao lên tròn trịa và sung mãn, biểu thị cho sự phồn thực.

Từ xôi đến bánh dày chỉ là một bước ngắn: lấy xôi nếp giã nát ra và vun lên thành mâm bánh dày. Loại bánh làm bằng nếp như vậy vẫn là lễ vật “thanh khiết nguyên sơ” như xôi. Với người Chăm, lễ vật trong Tết Rija Nưga của họ có xôi, bỏng (nổ) và bánh đúc(7). Với người Dao, trong Tết nhảy của họ có lễ vật không thể thiếu là bánh bằng bột gạo nắn tròn, treo tòng teng trên những cây mía đặt ở gian giữa bàn thờ Bàn Vương(8). Đó là hai ví dụ về hai loại bánh “tròn đầy”, thuộc thứ lễ vật được chế biến bằng bột gạo có phần kỳ công hơn bánh dày. Bánh dày không chỉ là đặc sản của người Việt, mà nó còn là thứ lễ vật bắt buộc, đã thành tục lệ trong văn hóa của nhiều tộc người. Tết của người H’mông là một ví dụ: “Bánh dày là hương vị không thể thiếu, một biểu tượng trên bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết của người H’mông”(9). Ở người H’mông Hang Kia, Pà Cò cũng có truyền thuyết suy nguyên về bánh dày của dân tộc mình. Nội dung truyền thuyết hoàn toàn khác với sự tích bánh chưng bánh dày của người Việt, mà chủ ý là nói về nguồn gốc lúa nếp: ông Tổ người Hmông lấy được từ xứ sở của người tí hon dưới lòng đất, và hàng năm, người Hmông làm bánh dày để tưởng nhớ tổ tiên và tạ ơn con chim đại bàng đã cứu ông Tổ mình ngày xưa(10). Một tập tục liên quan đến loại bánh dày này là trong mấy ngày đầu năm phải ăn bánh dày trắng, tuyệt đối không được nướng bánh dày. Nếu nướng, người H’mông cho rằng năm đó nương rẫy sẽ bị hạn hán(11). Điều này cho chúng ta thấy: bánh dày theo quan niệm của người H’mông là biểu thị nương rẫy, là đất, nói rộng ra là “không gian sinh tồn” .

3. Nói chung, bánh dày là một lễ vật được hình thành trong một quá trình nhất định, khuôn theo một tâm thức thuần khiết từ quan niệm thiêng về gạo (tẻ và nếp) của cộng đồng các cư dân trồng / tỉa lúa. Nó vừa là nhân vừa là quả của nền văn hóa lúa; ở đó, nó là biểu tượng của tín lý phồn thực hơn là tín lý tư biện về vũ trụ. Điều này cũng có phần tương tự đối với cái bánh chưng.

Xét về chất lượng, nội dung thì bánh chưng và bánh tét là một, chúng chỉ khác nhau ở hình thức: một là hình vuông và một là hình ống-dài.

Rảo qua các dữ liệu dân tộc học, chúng ta thấy bánh chưng có ở người Việt miền Bắc, người Mường (gọi là pênh pang), người Thái (gọi là kháu tốm kích), người Tày, người Khmú (gần như bánh chưng tròn của người Tày)…

Bánh tét có ở người Việt miền Trung, miền Nam, người Thái (cũng có bánh tét gọi là kháu tốm boóng cựa), người Hrê (gọi là bánh mau nhich), người Kadong, người Xinh mun… (12).

Có thể nói, bánh chưng và bánh tét cùng tồn tại trong đại gia đình các dân tộc ở nước ta, thậm chí cụ thể ngay trong từng tộc người (Thái, Việt…). Vấn đề đặt ra là tại sao cùng là một thứ chất liệu mà gói theo hai kiểu (thậm chí là ba kiểu – nếu kể thêm bánh ú, gói theo kiểu bánh ít “nóc chùa”) để làm gì, và kiểu nào ra đời trước?

Bánh chưng được gói theo hình vuông, tượng trưng cho trời (Lĩnh Nam chích quái). Bánh tét gói theo hình ống, tròn, dài, biểu tượng sinh thực khí nam, bản nguyên sức mạnh của sự sinh sản(13). Trong thời gian điền dã ở vùng Khmer Nam Bộ, tôi được một vị à-cha (thầy lễ) nói nhỏ vào tai rằng bánh tét là “cái đó của Preah Ầy-Xô” (Preah Ầy-xô là thần Siva).

Bánh tét là một lễ vật được làm theo tín lý phồn thực của cư dân nông nghiệp, cụ thể là cư dân cấy (tỉa) lúa (nếp). Phải chăng, tín lý phồn thực có tuổi đời cổ xưa hơn quan niệm về “trời tròn đất vuông” của sự tích bánh dày và bánh chưng?…

(theo Văn hóa Phật giáo)

Chú thích:

(1) Vũ Quỳnh – Kiều Phú, Lĩnh nam chích quái, Đinh Gia Khánh chủ biên, Nguyễn Ngọc San biên khảo-giới thiệu, In lần thứ hai. NXB Văn Học, H., 1990, tr. 56-58.

(2) Việc này được nói trong nhiều sách vở. Ở đây, xin xem:

– Thời cổ Trung Quốc có những lý luận chủ yếu nào về vũ trụ, trong sách Lịch sử văn hóa Trung Quốc, NXB Cổ Tịch Thượng Hải (Bản dịch của Trần Ngọc Thuận, Đào Duy Đạt, Đào Phương Chi, NXB Văn Hóa Thông Tin, H; 1999, tập II, tr. 110-114.

– Tiêu Mạc, Kiến trúc Trung Quốc, Tủ sách Văn hóa Nghệ thuật Trung Quốc (Bản dịch của Mai Chi, NXB Thế giới, H, 2002).

(3) Lý Tế Xuyên, Việt điện u linh, Bản dịch của Trịnh Đình Rư, NXB Văn học, H, 1972, tr. 47 (truyện Thiên tổ địa chủ xã tắc đế quân); tr 81-82 (truyện Ứng thiên hóa dục nguyên trung hậu thổ điạ kỳ nguyên quân).

(4) Trần Từ, Người Mường ở Hoà Bình, Hội KHLS, H, 1996, tr. 193; 341. (phụ chú P1)

(5) Vũ Thị Hoa, Lễ hội cầu mùa của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, NXB VHTT, H, 1997, tr. 88-89.

(6) Trần Hữu Sơn (chủ biên), Lễ hội cổ truyền Lào Cai, NXB Văn hóa Dân tộc, H; 1999, tr. 84-85.

(7) Ngô Văn Doanh, Tết năm mới cổ truyền của người Chăm (lễ hội Rija Nưgar), trong Tết năm mới ở Việt Nam, NXB VHTT, H; 1999, tr. 141.

(8) Nguyễn Hữu Thức, Xuân Tết với ngưới Dao Đeo Tiền (Hòa Bình), trong Tết năm mới ở Việt Nam, sđd, tr. 151.

(9) (10) Nguyễn Hữu Thức, Tết cổ truyền của người Hmông tỉnh Hoà Bình, sđd, tr. 171-172.

(11) Nguyễn Hữu Thức, bài đã dẫn, tr 184.

(12) Chúng tôi dựa vào và đối chiếu từ các dữ liệu của một số sách, bài báo đã công bố. Ở vấn đề này, xem Vũ Thị Hoa, sđd, phần người Thái (tr. 75-76) và phần phụ lục (tr. 171-275).

(13) Xem J. Chevalier và A. Gheerbrant, Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Đà Nẵng, 1997, tr. 92; 265; 534-538; 778-779.

 

Lễ Chùa, Xin Lộc Đầu Năm – Nét Đẹp Văn Hóa Việt – Lam Điền

Chạm cửa thiền cầu may mắn

Đối với người Việt Nam, lễ hội vốn là nét văn hóa đặc sắc, thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc và trường tồn. Thế nhưng, cứ mỗi độ Xuân về, dù có hòa mình vào không khí lễ Tết thì nhiều người Việt vẫn không quên lên chùa thắp nhang, cầu cho mình sức khỏe bình an, may mắn và hạnh phúc. Cũng chính vì thế, tục lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mọi giai tầng của xã hội.

Người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Hòa vào dòng người đi lễ, mỗi người trong chúng ta sẽ cảm nhận được sự giao hòa của trời – đất. Mùi khói nhang, sắc màu rực rỡ của đèn, hoa cùng với không gian thanh tịnh của chốn linh thiêng sẽ làm cho lòng người trở nên nhẹ nhàng, thanh thản.

Cũng là lễ chùa đầu năm, nhưng cách thức và nghi lễ ở hai miền Nam – Bắc có những nét khác nhau. Đối với người miền Bắc, khi đi chùa đầu năm thường phải có đồ lễ, hoặc hương hoa. Theo lệ thường, mâm lễ bao giờ cũng đủ cả hương, hoa, tiền vàng và một tờ sớ viết bằng chữ nho, ghi những điều cầu mong của gia chủ cho một năm vạn sự như ý. Đặc biệt, trong lời văn khấn của người miền Bắc thường có vần, có điệu, âm vực thì trầm bổng. Khi thể hiện, lời khấn nghe như thơ, như nhạc ngân nga trong không gian u huyền của đình chùa, tạo nên sự linh thiêng, hư ảo.

Lễ xong, người đi lễ thường xin nhà chùa một thứ gì đó về làm lộc đầu năm. Còn đối với người miền Nam, việc hành lễ đơn giản hơn, đầu năm đi lễ chùa thường không phải đem theo đồ lễ, nếu có cũng chỉ là hoa quả chứ không bao giờ có đồ mặn (xôi thịt) như người miền Bắc. Lời khấn cũng đơn giản, không câu nệ văn vẻ. Người lên chùa ước gì thì cầu đó, không nhất thiết phải dùng sớ bằng chữ nho. Cách khấn như thế người ta hay gọi là khấn nôm.

Tuy phong tục tập quán giữa các miền có khác nhau, nhưng lễ chùa đầu Xuân đã trở thành thói quen, thành nét văn hóa tâm linh của tất cả người Việt. Tại đây, mọi ranh giới về tuổi tác, địa vị đều bị xóa nhòa, tất cả gặp nhau ở miền tâm thức linh thiêng.

Hái lộc Xuân ước phồn thịnh

Ngoài tục lễ chùa, người Việt còn có tục hái lộc vào đêm giao thừa. Theo quan niệm của người xưa, không có loài nào sinh sôi nảy nở và có sức sống mãnh liệt như loài cây. Mỗi độ Xuân về, những chồi non nhú lên thể hiện sức sống tràn đầy sinh lực. Do đó, người ta đi xin lộc đêm giao thừa là để cầu mong có được sức sống dẻo dai, mạnh khỏe và có ích như loài cây. Vào dịp đầu năm, người dân thường ghé lại các đình, chùa để xin một nhánh non đem về treo trước cửa nhà hoặc chưng trên bàn thờ gia tiên với hy vọng rước được phước lộc về cho gia đình. Cành lộc được chọn thường là loại cây có phong cách, dáng dấp của người quân tử, thể hiện được sự bao dung và nhân ái. Cũng theo phong tục cổ truyền và quan niệm của người xưa, lộc Xuân hái từ những cây như đa, sung, xanh, si sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp nhất. Còn hái lộc từ cây tùng, cúc, trúc, mai sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc và sức khỏe cho mọi người trong gia đình.

Nếu ngày xưa, việc hái lộc phải từ những cây ở chùa thì hiện nay, tục hái lộc đã đổi khác và có những phá cách mang tính tích cực. Những năm gần đây, người đi hái lộc đầu Xuân thường hái lộc theo nhiều cách chứ không nhất thiết phải bẻ cành, bứt đọt cây. Lộc Xuân có thể là mua một vài quả khế, cây mía hoặc một chậu cây nho nhỏ… đem về nhà trong ngày đầu năm. Tất cả những điều đó làm tôn lên vẻ đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, mãi là một nét chấm phá lung linh trong mùa Xuân của toàn dân tộc Việt Nam!

Nguồn:http://cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=828&Itemid=1

 

Vui cười

Ðọc truyện kiều đến câu:

“Ba quân chỉ ngọn cờ đào

Ðạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Truy”

Em liền thắc mắc hỏi anh:

– Anh ơi, thế… còn một đạo nữa đi đâu?

Anh giải thích:

– Sao mà ngốc thế, đọc thơ phải hiểu là “thi tại ngôn ngoại” – thơ ở ngoài lời. Còn một đạo quân nữa đi nấu cơm, không thì hai đạo quân kia đi đánh trận về nhịn đói hay sao?

 

Mùa Xuân nói chuyện Khỉ – Nguyễn Quý Đại

Hồi còn bé tôi thường theo mẹ đi phố qua Chùa Cầu (Lai viễn Kiều), thấy 2 con khí bằng đất nung đội khăn đỏ ngồi đối diện nhau và hai chó đất ngồi đầu cầu phiá bên kia. Nhưng đến gốc cây bàng ở chợ Hội an, mấy chú “Sơn Lâm Mãi Võ” làm xiếc bán thuốc cao đơn hoàn tán, thuốc dán trị đau nhức. Người đàn ông lực lưỡng thân trần hình vạm vở, dùng thanh sắt tròn bằng ngón chân cái tự đánh vô lưng,cây sắt cong nhưng không bị chấn thương cơ thể, thật ngoạn mục nhờ uống thuốc của họ quảng cáo. Hấp dẫn hơn là lần đầu tiên thấy con khỉ lớn bằng con chó mặc áo đỏ, đội mũ biểu diễn nào kéo xe, gánh nước, ngồi ghế ăn chuối, bán thuốc và cầm cái rổ chạy quanh xin tiền.. Tôi rất thích xin mẹ cùng đứng xem lâu hơn, và mong ước mẹ mua cho con khỉ khôn ngoan đó về nhà làm bạn, Ý niệm về khỉ của tuổi thơ thời ấy giới hạn, không có phim ảnh và sở thú như ngày nay. Tôi thường nghe các câu nói vui đùa “đồ khỉ, làm trò khỉ, mặt nhăn như khỉ ăn gừng, rung cây nhát khỉ, xứ khỉ ho có gáy, làm lắm trò con khỉ “vv..

Mẹ tôi giải thích không nên chơi với khỉ người ta nói ” Nuôi ong tay áo nuôi khỉ dòm nhà ” nuôi ong bị ong nó chích, nuôi khỉ trong nhà sẽ bị nó đốt nhà…Loài khỉ thông minh hơn các thú vật khác, biết hờn giận, vui buồn. Nó thích bắt chước,thấy người hút thuốc nó cũng lén lấy thuốc lửa lên mái nhà ngồi hút làm cháy nhà.

Chuyện hoang đường về khỉ

Lớn lên đi học biết đọc và ham thích đọc chuyện Tây Du Ký, kể chuyện ba thầy trò Tam Tạng đi thỉnh kinh ở Tây Trúc (Ấn Độ Miến Điện ?) đường xa vời vợi thời đó hạ giới còn yêu quỷ, nhiều tài năng biến hoá cản trở việc đi thỉnh kinh của Tam Tạng.

Câu chuyện hơi hoang đường Tôn Hành Giả là con khỉ ở núi cao được sinh ra từ lòng một hòn đá, biết nói tiếng người muốn sống trường sinh bất tử, rời động Thủy Liêm xuống núi đi tìm thuốc trường sinh, may mắn gặp Tô Sở Thần thâu nhận làm đệ tử, truyền dạy võ thuật và các phép thần thông biến

hóa. Thành tài Tôn ngộ Không không trở về cố quận, xuống thủy cung của Long Vương chiếm được vật báu Như Ý kim Cổ Bổng (làm cây thiết bảng) lên Thiên đàng uống rượu trộm loại trường sinh bất tử của Thái Thượng Lão Quân.. phá rối khắp nơi nổi danh là Tề Thiên Đại Thánh lộng hành. ”cao nhân tất hữu cao nhân trị”. Phật Tổ Như Lai chứng minh cho họ Tôn thấy sự mênh mông vô lượng của các pháp mà những kẻ ở cõi này không bao giờ vượt nổi, nếu chỉ loay hoay với tham vọng. Tề Thiên Đại Thánh dù thần thông biến hoá cũng không chạy khỏi bàn tay của Đức Phật Như Lai úp bàn tay xuống tạo Ngũ Hành Sơn ngàn cân giam cái tham vọng của họ Tôn lại. Nhưng Ngài cũng biết rằng, chẳng có núi cao biển sâu nào giam được tham vọng của con người nếu con người không tự tu thân. Ngài cũng để một lối thoát cho sự ăn năn hối cải cho Tề Thiên. Một ngày đẹp trời thầy Đường Tăng Tam tạng đi ngang qua đã thâu nhận Tề Thiên làm đệ tử, cứu ra khỏi ngũ hành đè trên lưng, nhưng Ngài phòng ngừa tính khỉ thích vui chơi, phá rối nên gắn trên đầu vòng Kim cô ? để dễ trị tội trên đường đi thỉnh kinh có thêm đệ tử gốc heo là Trư Bát giới và Sa tăng..

Khỉ và các tên trong Khoa học

Các loài Khỉ có tên khoa học Ceropithecidae, nhưng có nhiều họ khác nhau, được các nhà động vật học phân loại, vì Khỉ sống từng vùng khác nhau trên thế giới đời sống tập tính riêng. Có loại khỉ ăn thịt, ăn mối cũng như ăn trái cây, lá cây hình dáng lớn nhỏ màu lông khác nhau Khỉ đuôi dài (Macaca nemestia), Khỉ đuôi lợn (Cercopithecidae), Khỉ Mốc (Macaca fascicularis),Khỉ mặt đỏ (Cercopithecidae) Khỉ voọc xám (Presbytis pheyrei crepusculus) Khỉ đột (Gorin-Gorilla),Vượn (Gibbon), Đười ươi (Orang Utang) Đười ươi (Pongo pygmacu), Khỉ Muôn (Chimpanzee), những con tinh tinh (Pan troglodytes) Khỉ lùn (Bonobo) khỉ đột mỏ dài (Pavian)…

Theo tài liệu giống Vượn người loại Khỉ đột và Tinh Tinh, được các nhà Động vật học quây phim chiếu lại trong các chương trình Tivi về đời sống của chúng dù ở trong rừng rậm. Phần lớn khỉ ăn trái và lá cây cũng như ăn các động vật nhỏ.. Tinh Tinh có nhóm máu và gen cũng trùng hợp với chúng ta, là loại thông minh biết dùng vũ khí như đá, cây để chống lại kẻ thù, biết dùng đá để đập những loại hạt có vỏ cứng như hạt dẻ để ăn, biết dùng lông chim để ráy tai, dùng những cọng hoặc cành cây để xiả răng. Để tránh khát nước biết nhai những lá cây nát làm thành “miếng xốp” nhúng vào nước rồi vắt vào miệng để uống, biết dùng cành cây làm cần câu để móc mồi từ những ổ mối lớn để ăn. Tinh tinh được huấn luyện để mặc áo quảng cáo, đeo kính mát và làm tài tử đóng phim như trong phim Tarzan. Tinh tinh cao chừng 170 cm con lùn 90 cm, trọng lượng nặng khác nhau từ 45 kg đến 60 kg, thời gian thụ thai từ 225 ngày đến 240 ngày. khỉ con bú sửa mẹ 2 đến 4 năm. Tinh tinh mẹ rất yêu thương và chăm sóc con nhỏ đi đâu cũng mang con con bên cạnh. Tuổi thọ khoảng 40 năm. Nhiều nhà động vật học đã theo dõi đời sống của bầy tinh tinh và bầy khỉ đầu chó nghỉ ngơi trên bãi rừng thưa cách nhau không xa trong yên tĩnh bỗng nhiên có tiếng kêu rít réo con khỉ đầu đàn vồ con khỉ đầu chó con cắn chết, lập tức những con đồng loại vội ào chạy đến cùng xé lấy từng miếng thịt để ăn.

King Kong thời đại

Phim (Film) King Kong đã làm cho nhiều người say mê, người dựng phim cho con khỉ Gorin là giống tàn bạo vì sức lực phi thường của nó Những bộ phim King Kong diễn tả con khỉ Gorin này chuyên khủng bố tàn phá nhà cửa.. Đó là xảo thuật dàn dựng và đầy tưởng tượng, nhưng thật sự con khỉ Gorin sống dịu dàng điềm đạm thân thiện. Bà Diana Fossy đã sống giữa bầy Gorin chưa bao giờ bị chúng tấn công. Khi gặp người lạ chúng thường đứng thẳng trên hai chân sau, hai chân trước (2 tay) đập vào ngực nó và phát ra tiếng rống thật to để đe dọa đối phương. Khỉ Gorin cố gắng tránh các cuộc ẩu đả và chỉ giương oai, giểu võ thôi, Chúng thường chạy lướt qua nhau nhổ bật rễ các cây con để thị uy. Gorin loại khỉ đột nầy cao 1,80 m; nặng 180 Kilô hoặc nhiều hơn (nhưng những con sống ở bờ biển lông ngắn màu nâu không to lớn bằng những giống ở rừng) mỗi ngày 3 giờ tìm thức ăn, 4 giờ để ăn, thì giờ còn lại vui chơi hay ngủ. Khỉ đực Gorin nặng tới 275 kg con cái nặng 100kg thời gian mang thai 251 đến 289 ngày, sanh con con nặng 2 kg. Tuổi thọ 60 tuổi. Gorin chỉ ăn thảo mộc, măng, rễ, bẹ non, trái và lá cây.

Đười Ươi là ẩn sĩ trong rừng?

Đười Ươi thường bện các cành lại làm ổ trên cây cao, nơi chúng không cảm thấy nguy hiểm, để ngủ đêm và nghỉ ngày, chúng thích ngủ chỉ rời ổ khi mặt trời đã lên cao. Đười ươi đực ngồi trong ổ ca khúc ban mai nó vươn vai, giơ rộng cánh tay dài từ họng phát ra âm thanh nhát gừng, càng lúc càng to và kết thúc bằng một tiếng kêu dài rộn ràng. Thường vợ chồng Đười ươi ở cách xa nhau chỉ gặp nhau

những lúc có cây to trái chín rộ hoặc những lúc giao hợp. Đươi ươi sống trên cây không di chuyển dưới đất như khỉ Gorin và Tinh tinh. Đười ươi ăn trái cây trong rừng ngoài ra cũng ăn lá vỏ cây mối và kiến. trước khi ăn bao giờ cũng nếm thử. Đười ươi cao 97 cm, con đực nặng 90 kg con cái nặng 50 kg. thời gian mang thai từ 260 đến 270 ngày, và cho con bú 2 đến 3 năm.Tuổi thọ đến 40 năm Đười ươi đực do các bướu cổ rộng tạo thành mô sụn liên kết mà mặt bẹt như cái đĩa, tuổi già có thêm râu ria dài, và lưng cũng bạc như khỉ Gorin. Đười ươi sống trên cây các rừng vùng nhiệt đới ẩm thấp, phần lớn ở ở Đông Nam Á trong rừng Calimantan và Bắc Sumatra, ở Mã lai và Nam Dương, có giống Orang Utann gọi là người rừng cao khoảng 1,50 m, nặng 90 Kilô, ăn trái cây, trứng chim, chuột, côn trùng, ngoài ra cũng thường bắt khỉ con, lợn rừng, linh dương nhỏ để ăn, con đực hay săn mồi hơn con cái.

Thói quen của các loại khỉ đều chải chuốt bộ lông cho nhau, hoặc bắt chấy, rận hay tìm những miếng da khô bị tróc trong bộ lông. Thường đàn khỉ có một con đầu đàn to lớn với trách nhiệm lo cho cả đàn. Khỉ đầu đàn cũng thuộc hạng “sư phụ” không thua gì Dê đực về việc chăm lo cho các “bà vợ”, khỉ thường ngủ trong ổ do chúng đan mỗi ngày bằng cành cây, sợ các thú dữ như hổ báo, mèo rừng và rắn độc

Nét đẹp của khỉ

Đôi má hồng dường như đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cạnh tranh tìm kiếm bạn đời của linh trưởng (trong đó có con người). Ít nhất ở loài khỉ nâu rhesus macaque, con cái bị cuốn hút nhiều hơn bởi những con đực có khuôn mặt mang sắc đỏ. Một nhóm người Anh nghiên cứu đã thử nghiệm trên 24 con khỉ nâu rhesus macaque đực. Họ sử dụng máy tính để biến hình ảnh khuôn mặt chúng từ trắng xanh sang ửng đỏ và cho 6 con cái xem. Họ nhận thấy những con cái dừng lại lâu hơn trên khuôn mặt hồng hào và có hành động như chép miệng thể hiện sự thích thú. Giả thuyết rằng con cái bị hấp dẫn bởi màu sắc của con đực thực ra đã được nhà sinh vật học Charles Darwin đề cập năm 1876.

Theo các nhà khoa học, má hồng chứng tỏ hàm lượng testosterone cao ở con đực, cũng đồng nghĩa với hệ thống miễn dịch khoẻ mạnh và bộ gene tốt. “Những con khỉ có vẻ mặt hồng hào nhất trong các loài thú. Không ai biết rõ vì sao nhưng nó có thể đóng vai trò trong cuộc cạnh tranh giành bạn tình giữa các con đồng giới”, người đứng đầu nhóm nghiên cứu Corri Waitt tại Đại học Sterling, Anh, Các nhà khoa học cho rằng khuôn mặt hồng hào cũng là một đặc điểm hấp dẫn ở con người. Điều đó có thể lý giải vì sao phụ nữ dùng mỹ phẩm để làm đỏ môi và hồng má?

Vượn có phải là thuỷ tổ của loài người không?

Vượn thông minh, nhanh nhẹn chúng có thể nhảy xa 20 m, qua giòng sông nhiều cá Sấu, nhảy từ ngọn cây nầy sang ngọn cây bên kia, chúng thường suy tính khi xử lý vấn đề khó khăn. Để lấy được món ăn hấp dẫn trên cao, thường biết chồng các khối gỗ lên cao và dùng gậy khều thức ăn, Vượn không nói được, nhưng những gì quan trọng chúng đều thông tin cho nhau bằng cử chỉ và nét mặt. Gần đây qua nhiều cuộc thí nghiệm Khỉ có thể sử dụng Computer, biết dùng sơn để vẽ..vv vượn có thể nhận ra mình trong ảnh và trong gương ?

Học thuyết tiến hoá của Charles Darwin (1809-1882) Darwin bỏ thì giờ nghiên cứu về học thuyết nầy từ năm 1842 đến năm 1844, nhưng chưa dám phổ biến sau khi nhận bản thảo về học thuyết tiến hoá của Alfred Russel Wallance gốc người Anh sống ở Đông Ấn. Năm 1859 cuốn ” Nguồn gốc của các loài” được xuất bản đã tạo ra nhiều cuộc tranh cãi đến năm 1871 Darwin xuất bản cuốn ” Nguồn gốc loài người và sự lựa chọn trong quan hệ giới tính” tác phẩm nầy với học thuyết về sự tiến hoá của loài người có nguồn gốc từ vượn.. Người tiền sử Neandertalien cách đây 5 triệu năm. Rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người Neanderthal không hề có đóng góp gì về gen đối với loài người hiện nay và giống người nầy đã tuyệt chủng (vượn 20 triệu năm, Đười ươi 20 triệu năm,Tinh tinh 10 triệu năm ( tài liệu dẫn chứng tác giả Witus B. Droscher)

Đã gây ra nhiều cuộc bút chiến sôi nổi đối với những nhà thần học và tôn giáo. học thuyết của Darwin sẽ làm thoái hóa lòng tin. Con vượn muôn đời vẫn là con vượn, ngày nay sự tiếp xúc của con người với các loài vật do tạo hoá sinh ra, vẫn như thời nguyên thuỷ con rắn sinh ở sa mạc có màu của cát, con rắn sinh ở trên cây có màu xanh đó là sự biến đổi sinh tồn hoà nhập vào đời sống. Con người do Thượng Đế tạo ra đã có trí khôn từ muôn thuở đã sinh tồn hàng triệu năm trên trái đất nầy.

Các nhà Khoa học chứng minh có thể loài Vượn có những yếu tố nào đó giống con người về nhóm máu một số Gen ? Cuộc so sánh bộ gene của người và Tinh tinh cho thấy một sự khác biệt gene liên quan đến thính giác đã cho phép con người phát triển giọng nói trong khi Tinh tinh không nói được. Bộ gene của con người và tinh tinh 99% giống nhau. Nhưng một số quá trình phát triển như thính giác và khứu giác của con người lại có tốc độ nhanh hơn. Những gene liên quan tới quá trình này có thể giải thích một phần vì sao Tinh tinh và con người lại có sự khác biệt đó. Nhà nghiên cứu Andrew Clark tại Đại học Cornell ở Ithaca, New York, cùng cộng sự đã lập nên bản đồ gồm hơn 7.000 gene của Tinh tinh trước khi so sánh với con người . Không thể vội vã kết luận Vượn là thuỷ tổ loài người.

 Những năm Thân trong lịch sử

Giáp Thân 1884 triều đình Huế ký hoà ước với Pháp công nhận sự bảo hộ của Pháp ông Patenôtre hội cả các quan, bắt đem huỷ bỏ Ấn của Tàu phong cho vua Việt Nam, nghiã là từ đó nước Nam thuộc về nưóc Pháp bảo hộ, không còn thần phục nước Tàu. Pháp chia nước ta ra làm hai khu vực Trung Kỳ và Bắc Kỳ để dễ cai trị. dần dần hòa ước đó mất đi ý nghiã Pháp chiếm hết quyền lực để đô hộ cho đến năm 1944. Triều đình Huế chỉ giữ cái hư vị mà thôi Cho đến ngày 08.03.1949 thỏa ước Elysée (điện Elysée, Paris) Quốc trưởng Bảo Đại sang Pháp ký với tổng thống Vincent Auriol Pháp thừa nhận Việt Nam, có nền ngoại giao, kinh tế, tài chánh, tư pháp giáo dục riêng.. Thỏa ước trên Pháp chính thức giải kết những hòa ước trước đây qua các triều đại đã ký

Giáp Ngọ 1954 Quân dân Việt nam trong chiến thắng Điện Biên Phủ .Chiến trường bắt đầu từ 20.11.1953 đến 13.3.1954. Tướng tư lệnh trận Điện Biên Phủ của thực dân Pháp là De Castries đầu hàng ngày 7.5.1954

Mậu Thân 1968 xảy ra cuộc tổng công kích của MTDTGPMNVN vào các thành phố của miền nam VNCH vào đêm Giao thừa 29.12.1968 (dương lịch ngày 30.1.1968).

Dân tộc nào thường ăn thịt khỉ

Nhiều quốc gia ở Phi Châu và Nam Mỹ họ săn bắn bắt các loại Khỉ để ăn thịt đe doạ làm khỉ mất giống ? Ở Á Đông cho rằng thịt khỉ bổ máu, cường dương.. Đông y còn dùng xương khỉ để nấu Cao Khỉ chửa trị được nhiều bệnh, Thời Từ Hi Thái Hậu (Kaisserin witwe Cixi) Thái Hậu lựa chọn thức ăn đại bổ như “Trảm mã trà ” và ” Não hầu / múc óc khỉ “.

“Bọn Thái Giám múc nước sôi tạt vào đầu con khỉ. Con khỉ bị nóng lấy tay gãi tuốt hết lông đầu, và họ bỏ con khỉ vào thùng có khoét lỗ tròn vừa đầu con khỉ nhô lên, lấy dao bén vạt ngang óc khỉ lòi ra lấy thià múc óc bỏ một thứ thuốc dâng cho Thái hậu ” (tác phẩm Từ Hi Thái Hâu của Mộng Bình Sơn).

Món ăn dã man nầy ngày nay còn lại trong giới nhiều tiền ăn chơi tại Trung Hoa cũng như Việt Nam ! Ở Tây phương giới y khoa chỉ dùng khỉ trong các việc thí nghiệm. nuôi khỉ trong sở thú để mọi người chim ngưỡng, không có bán thịt Khỉ ? Các loài Khỉ đột, Tinh tinh và Đười ươi hoang dã đang trong nguy cơ bị tuyệt chủng vì vừa bị săn bắt, vừa chịu ảnh hưởng của việc tàn phá rừng. Loài tinh tinh đã biến mất tại ba nước Tây Phi và sẽ sớm biến mất tại ba nước khác.

Nguyễn Quý Đại

http://honque.com/HQ029/bKhao_tqDai029.htm

Tài liệu tham khảo

 Tiere Dieser Welt Tác giả Martin Walters & Jinnny Johson

 Die Tiere Afrikas Einführung von Jane Goodall

Monky witus B. Droscher

Việt Nam Sử lược Trần Trọng Kim

 

 

Câu chuyện về 3 con khỉ trước cổng chùa – Diệu Âm Minh Tâm

Hiện nay, ở một số chùa có trưng bày tượng ba con khỉ trong sân chùa. Nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như hiểu đầy đủ ý nghĩa sâu xa mà người xưa muốn truyền dạy lại cho thế hệ sau qua bức tượng tưởng chừng như vô tri đó.

Thoạt đầu khi mới nhìn qua bức tượng này có lẽ ai trong chúng ta cũng tưởng như đã hiểu được ẩn ý của nó. Đó là: “không nói, không thấy, không nghe”. Nhiều người cho rằng bức tượng ấy muốn dạy chúng ta hãy ở yên và sống cuộc sống của mình, đừng quan tâm đến chuyện của người khác hay những gì đang xảy ra xung quanh. Nhưng nếu hiểu như vậy thì thiếu chính xác và chưa đầy đủ.

Thực ra, nguồn gốc xuất xứ của bức tượng này bắt nguồn từ Ấn Độ vài ngàn năm về trước. Lúc đầu, đó là bức tượng về một vị thần, là thần Vajrakilaya. Đây là vị thần có sáu tay, mỗi đôi tay dùng để bịt hai mắt, hai tai và miệng. Theo đó bức tượng được khắc nhằm để răn dạy mỗi người: không được nói bậy, không nhìn bậy và không nghe bậy.

Tư tưởng “ba không” đó theo các nhà tu Phật giáo đi qua Trung Quốc không rõ vào thời kì nào. Sau đó vào khoảng thế kỷ thứ 9 (có tài liệu ghi năm 838), một thiền sư người Nhật trong chuyến đi làm phật sự ở Trung Quốc đã mang theo về Nhật tư tưởng này.

Tại Nhật Bản, vùng Nikko (cách Tokyo chừng 140 cây số về hướng Bắc) trong đền Toshogu hiện nay còn lưu giữ một bức điêu khắc cổ (tổng cộng có tám bức khác nhau) có tượng ba con khỉ tên là Kikazaru, Mizaru và Iwazaru: bịt tai, bịt mắt và bịt miệng bằng gỗ của nghệ nhân Hidari Jingoro rất nổi tiếng từ thế kỉ XVII.

Vì từ “zaru” gần âm với “saru” có nghĩa là con khỉ, nên người ta khắc hình ba con khỉ bịt miệng, bịt mắt, bịt tai với vẻ mặt ngộ nghĩnh để biểu đạt triết lý này.

Bức tượng cũng mang đậm tư tưởng của Đức Khổng Tử trong Luận Ngữ. Khi Nhan Uyên hỏi về đức nhân và những điều gì cần phải làm, Khổng Tử đãđáp: “Phi lễ vật thi, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động”. Nghĩa là không nhìn điều sai, không nghe điều tầm bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy”.

Người Nhật còn có thâm ý sâu xa hơn nhiều khi họ muốn: “bịt mắt để dùng tâm mà nhìn, bịt tai để dùng tâm mà nghe, bịt miệng để dùng tâm mà nói”. Khi tâm ở trạng thái tịnh, không bị quấy rầy bởi những điều xấu thì từ tâm mới phát sinh những điều thiện.

Hình ảnh “Bộ khỉ tam không” còn nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của “Tâm viên ý mã” trong phép thiền. Chúng ta phải biết kiểm soát cái tâm vọng động, chẳng khác gì con khỉ chạy lăng xăng. “Tâm viên là vượn tâm, là tâm tán loạn như vượn khỉ. Loài khỉ thường hay nhảy nhót, khọt khẹt, đứng ngồi không yên, thường chuyền hết từ cành này sang cành cây khác, lại hay phá phách, bắt chước nên người đời có câu “liếng khỉ”.

Tâm người ta cũng thế, không khi nào được yên, cứ lăng xăng, lộn xộn, suy nghĩ, nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, đó là tâm viên. Tâm này sẽ đưa con nguời đến loạn động, phát sinh ra đủ thứ phiền não, cấu uế… Bởi vậy tâm chúng sinh bị vô minh che lấp nên phần nhiều hướng ác nhiều hơn thiện.”

Trong xã hội hiện nay bức tượng ba con khỉ càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Bởi tôi thấy mỗi người đều đang tự làm khổ chính mình. Khổ vì nghe chuyện thiên hạ, khổ vì nói chuyện thế gian và khổ vì nhìn lỗi người khác.

Bản chất của con người vốn là sự tò mò nên bất cứ câu chuyện nào, về bất cứ ai dù không liên quan thì cũng cố gắng nghe hết để có chuyện kể lại cho người khác. Trước đây, tôi cũng là một người hay để ý lỗi của người. Tôi luôn cố tìm ra khuyết điểm của người khác để chờ có dịp có thể nói lại họ để giành phần thắng cho mình. Nhưng rồi tôi thấy việc ghét bỏ và để ý người khác thật mất thời gian và tự khiến bản thân mình trở nên xấu xí. Xấu ở đây là ở cái tâm, không chịu nghĩ điều tốt đẹp cho người mà chỉ nhìn thấy những thói hư, tật xấu ở những người xung quanh.

Bởi vậy, nếu biết  tu sửa thân tâm, nhìn lỗi của người khác như lời nhắc nhở để ta không phạm phải những sai lầm đó. Lúc nào cũng phải nhắc nhở bản thân, tất cả mọi người quanh ta đều là Bồ tát chỉ có ta là kẻ phàm phu nên còn rất nhiều lỗi cần phải sửa chữa. Cũng như vậy, tai nghe thấy những việc phiền não cũng đừng giữ trong lòng. Nên nghĩ đó là lúc Đức Phật đang dạy ta chữ “Nhẫn”, không được sân hận trước những lời nói của người khác, lúc nào cũng giữ cho mình tâm bình lặng trước mọi việc:

“Nhẫn một chút sóng yên gió lặng

Lùi một bước biển rộng trời cao”

Từng bước, từng bước như vậy chúng ta sẽ dần hoàn thiện được con người của mình. Không phải nhờ năng lực siêu nhiên nào khiến bản thân mình thay đổi mà chính sự nhận thức sâu sắc từ trong tâm sẽ giúp ta quán chiếu được mọi vấn đề một cách vẹn toàn nhất. Hình ảnh “Bộ khỉ tam không” tưởng như đơn giản mà lại mang những giáo lý vô cùng sâu sắc.

Lúc nào đó, khi đi dạo trong khuôn viên của chùa, nhìn thấy hình ảnh những chú khỉ ấy ta vừa thấy thích thú trước một hình ảnh ngộ nghĩnh vừa là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà thâm thúy của các bậc thiện tri thức muốn truyền đạt lại cho thế hệ mai sau.

Nguồn :http://phatgiao.org.vn/ung-dung/201505/Cau-chuyen-ve-3-con-khi-truoc-cong-chua-18037/

 

Vui cười

Hai vợ chồng cùng 60 tuổi, kỷ niệm 40 năm ngày cưới. Một vị thần hiện ra cho mỗi người một điều ước. Bà vợ xin trước, bà suy nghĩ một giây: “Ước gì tôi được một chuyến du ngoạn trên chiếc thuyền tình Queen Mary”.

Poop, thần hóa phép, bà thấy mình ngồi đong đưa trên chiếc du thuyền thật xịn. Thấy vợ đã biến mất, ông mắt lim dim rồi ra điều ước. – Ước gì tôi có một bà vợ trẻ hơn tôi 30 tuổi.

Poop, thần hóa phép, ông chồng hóa thành cụ già 90 tuổi

 

Các lớp học lịch sử thường làm cho bọn trẻ buồn ngủ và do đó, cũng không mấy khó hiểu khi chúng tỏ ra vui mừng vì được biết hôm nay có thể về sớm. Bà giáo tuyên bố: “Bất cứ em nào trả lời được câu hỏi của tôi, có thể ra khỏi lớp trước khi chuông reo”

Thật là tuyệt vời, Dick nghĩ như vậy vì nó biết rằng mình rất thông minh và có thể trả lời bà ấy vanh vách như một cuốn bách khoa toàn thư.

“Nào, bắt đầu. Ai đã nói: đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc?”

“J.F. Kennedy thưa cô !” – một cô gái đầu bàn đã kịp giơ tay và dĩ nhiên cô nàng có thể ung dung ra về.

“Tốt lắm Allen, câu tiếp theo đây: Ai đã nói Tôi có một giấc mơ…?” “Ô”, thêm một cô nàng khác đã cướp lời trước, “Martin Luther King”.

Cáu lắm, Dick buột miệng “Khi nào thì cái lũ ấy mới câm cái mồm thối tha của chúng nhỉ?”

Bà giáo sửng sốt và thét lớn “Ai đã nói câu ấy?”

“Bill Clinton thưa cô” – Dick mừng rỡ – “Bây giờ em có thể về được rồi phải không ạ?”

 

Chánh án: Tôi không hiểu… anh chị luôn miệng nói rằng, cho tới giờ, mối tình xuyên quốc gia của hai người vẫn đang là “tột cùng hạnh phúc”, vậy tại sao anh chị lại muốn ly dị? Chồng: Thưa quý tòa, một danh thủ đã thành công tột đỉnh, tốt nhất là từ biệt sân cỏ trước khi xuống phong độ… Vợ: Còn tôi, thưa quý tòa, cũng như một nghệ sĩ đã lên đến đỉnh cao nghệ thuật…

Quan tòa: Tôi hiểu, tôi hiểu!…

 

– Tao sẽ giới thiệu cho mày một thanh niên rất chi là đẹp trai, con nhà giàu, và điểm cực tốt là chàng không bao giờ đua đòi, chẳng khi nào hát karaoke, thậm chí cũng không thèm đến vũ trường…

– Ê! Tao như thế này mà phải đi lấy thằng chồng vừa câm vừa thọt đó sao?!

Hư cấu và thực cấu – Đặng Hữu Phát

Ông Ngô Thừa Ân la tác giả cuốn truyện Tây Du Ký  có thấy cây naree ỏ bên Thái Lan chưa ma sao đã mô tả hình dáng cây nhân  sâm ở Quán Ngũ Trang của Trấn Nguyên Đại Tiên hay là Dữ Thế Đồng Quân giống hao hao về hình dạng trái cây nhưng  hình thù giống người,  mọc trên cây,  về danh xưng thì khác cây trồng bên Thái Lan gọi naree còn cây ở truyện Tây Du thì gọi Cây nhân sâm. Riêng cây nhân sâm của Đai Hàn hay của Trung Quốc lại là cũ nhân sâm mọc ở dưới đất. Để tìm hiểu sâu rộng hơn chúng tôi lần lượt liệt kê từng giống để cống hiến Quý vị một tiểu luận có phần hư cấu nhưng đem so với thực tế áp dụng cho đời thì là một thực cấu rõ rẽt.

1. Cây lạ tên Naree ở Thái Lan.

2. Cây Nhân Sâm trong cuốn Tây Du Ký.

3. Củ nhân sâm của Đại Hàn hay Trung Quốc.

Giống Cây Kỳ Lạ Ở Thái Lan

http://www. nhimlongxanh. com:80/?p=1249

Với những quả hình người phụ nữ tự nhiên mà giống đến kinh ngạc đã thu hút rất nhiều khách đến thăm viếng. Người dân vùng này còn gọi là cây Naree (woman),  chỉ có tại một vùng quê xa xôi cách Bangkok hơn 500 km,  có tên Petchaboon

1. Cây có quả giống người phụ nữ Naree (Thái Lan )

Dưới đây là hình ảnh của loại cây rất kì lạ ở một vùng quê Thái Lan. Quả của cây này giống hình người phụ nữ đến kinh ngạc. Loại cây này có tên Petchaboon,  được người dân trong vùng gọi là cây Naree(phụ nữ). Hiện tại nơi đây có rất nhiều nhà khoa học đến nghiên cứu và rất nhiều du khách khắp mọi miền đến tham quan.

2.  Quả lê giống hình đứa bé

Một nông dân Trung Quốc đã trở nên giàu có nhờ trồng được cây lê ra quả có hình em bé đang chắp tay và khoanh chân ngồi. Ông Gao Xianzhang,  ở làng Hexia,  tỉnh Hồ Bắc,  đã mất 6 năm thử nghiệm để tạo ra những quả lê có hình thù đẹp mắt. Ông đặt quả vào khuôn khi chúng còn đang lớn trên cành. Giờ đây ông đã có được những trái lê hoàn hảo theo ý muốn.

Ông Gao thu hoạch được hơn 10. 000 quả lê hình em bé và bán mỗi quả với giá 5 bảng (tương đương 150. 000 VNĐ). Ông chia sẻ: “Tôi thấy mọi người bán dưa hấu hình thù khác lạ với giá cao. Bởi vậy,  tôi nghĩ mình phải áp dụng với những quả lê trong vườn nhà. Có nhiều khó khăn hơn tôi tưởng. Bạn phải kiểm tra thời điểm tốt nhất để đặt khuôn. Nếu để khuôn quá lâu,  bên trong quả lê sẽ thối rữa. Tôi đã học được cách tốt nhất để tránh mọi sai sót. “

http://www. india-server. com/news/nareepol-tree-540. html

2. Cây nhân sâm trong cuốn Tây Du Ký.

(ghi chú thêm Chùa là nơi thường trú của Tăng Ni,  còn Quán là nơi ẩn náo của Đạo Sĩ)*

Hồi thứ 24, trang 227 trong cuốn Tây Du Ký,  Ông Ngô Thừa Ân đã mô tả hỉnh dạng cây nhân sâm ở Quán Ngũ Trang như sau”Trong vườn có một vật báu. Nguyên trước kia mới có trời đất thì sanh ra cây nầy, gọi rằng thảo hoàn đơn, còn có tên khác nữa là nhân sâm quả, Giống cây nầy 3 ngàn năm mới nở bông, 3 ngàn năm mới có trái, 3 ngàn năm nữa trái ấy mới chín cây. Và gần cả muôn năm mới có 30 trái. Hình dạng quả nầy tựa như trẻ mới sinh chưa đầy 3 ngày, có đủ tay chân, ngủ quan không thiếu. Khi Tôn Hành Giả nghe lời xúi của Trư Bát Giái đi hái trộm trái nhân sâm ăn thử cho biết muì thì vừa bước vào vườn thấy trước mặt một cây đại thu, tỏa ra mùi hương thơm ngát, lá xanh rậm, coi cho kỹ giống như lá chuối; cây cao ngàn thước, đo gíap vòng có hơn 70 thước. Tôn Hành Giả đứng dưới gốc ngó lên thấy nhánh bên nam có một trái coi như đứa con nít, sau đuôi có cuống dính trên nhánh cây, chân tay đều cử động,  lắc đầu nhăn mặt, nghe xa xa như tiếng khóc la. Nếu ai có phước, ngửi một cái sống đặng ba trăm sáu mươi năm, còn ăn đặng một trái thì sống bốn muôn bảy ngàn tuổi?. Cho nên người ta gọi trái nhân sâm hay nhân sâm quả. Khi Đường Tăng đến núi Vạn Thọ và tạm trú trong Ngũ Trang Quán, đúng lúc Trấn Nguơn Tử đi dự buổi thuyết pháp quan trọng tại cung Di Lạc do Nguyên Thuỷ Thiên Tôn triệu tập, đã tiên đoán sẽ có đoàn thỉnh kinh của Đường tăng đi ngang qua đây cho nên trước khi ra đi dự hội có dặn 2 học trò nhỏ hơn hết la Thanh Phong (đã đặng 1320 tuổi), Minh Nguyệt (đặng 1200 tuổi) :”ta đi vắng ít ngày, có người quen của ta là Đường Tam Tạng từ Tràng An vâng lệnh đi thỉnh kinh Tây Độ, đừng thấy thầy sải mà đem dạ dễ ngươi. Phài hái trái nhân sâm mà đãi thầy. Đạo Tiên nói thêm  rằng Tam Tạng khi còn ở bên Tây Phương tên lằ Kim Thiền Tử, là đệ tử thứ nhì của Phật Tổ, 500 năm trước, ta đi xem hội Vu Lan, có quen biết với nhau như tình bằng hữu, lẽ nào đi ngang qua đây ta làm ngơ hay sao? vì vậy hai con hảy tiếp đãi cho chu đáo, đem hai trái nhân sâm ra mời ngài ăn, đừng cho lủ đồ đệ biết vì chúng là học trò ăn cướp. Và khi Đường Tăng được mời thưởng thức hai trái nhân sâm , trông hao hao dạng người. Vốn tu hành trường trai giới không sát sinh , khi nhìn thấy trái sâm như vậy, Đường tăng hoảng hốt run lập cập ngồi ra xa 3 bước nói :”Bạc ác thì thôi! năm nay  mùa màng đặng lắm, làm sao đến nổi phải ăn thịt người, “đó là hai đứa con nít mới sanh chưa đặng 3 ngày mà mang cho tôi giải khát ư?” Minh Nguyệt thưa rằng: “Trái nầy gọi là nhân sâm quả, ở trên cây sanh ra.” Tam Tạng rằng :”Đừng có nói xàm, lẻ nào cây sanh ra người đặng? đừng ép ta ăn mất công”. Nói xong Đường tăng không ăn, nài cách mấy, giải thích cách chi cũng không mời được.Thế rồi hai đệ tử của Trấn Nguyên Dại Tiên đem về phòng riêng “đại diện” Đường tăng chia đôi mỗi người một quả xơi hết. Rùi thay Bát Giới ở khít vách nghe hết câu chuyện biết được của quý, lập tức xúi Tề Thiên lén ăn trộm nhân sâm chia nhau ăn cho biết mùi. Nhưng không dè Tề Thiên không biết cách thức hái trái cho nên bị mất quá nhiều, chỉ cỏn vài trái, giận quá Tề Thiên phá nát cây nhân sâm, đánh cho bật gốc chết khô. Sau phài cầu viện Quan Âm đến cứu cây Nhân sâm mới sống lại. Hảy nghe Ngô Thừa Ân tả cách thức hái quả như sau:”quả nhân sâm mọc từ cây báu núi Vạn Thọ vốn từ khi còn hổn độn mới chia, trời đất còn mờ mịt chưa phân (đoạn này Quý vị nào biết chút kinh dịch thì nhớ rằng trời đất lúc nguyên thủy còn  hổn độn mịt mù sau đó chia phân thành lưỡng nghi,  từ lưỡng nghi sanh ra tứ tượng,  và từ tứ tượng sinh ra bát quái. Từ đây môi vật đều yên vị). Tác giả viết tiếp :”thứ quả này “kỵ” ngũ hành, nghĩa là phải chịu cảnh ngũ hành tương khắc. Tây Du Ký nói rõ chỗ ngũ hành tương khắc như sau :”quả này gặp kim (sắt thép) thì rụng, gặp mộc (cây) thì khô, gặp thủy (nước) thì hóa, gặp hỏa (lửa) thì héo, gập thổ (đất) thì nhập (biến mất). Hái quả phải dùng đồ kim khí quả mới rụng, rụng rồi phải đựng trong một cái khay lót vải, chạm vào đồ gỗ thì khô ngay, ăn vào vô ích không thể kéo dài tuổi thọ được. Muốn ăn phải đựng vào đồ gốm, chiêu với nước trong. Quả này gặp hỏa là héo, vô dụng, gặp thổ là chui vào đất. Ngô Thừa Ân lại mô tả dược tính của quả nhân sâm trong Quán Ngũ Trang như sau  rằng: ai có duyên được ngửi quả này một lần thì sống lâu ba trăm sáu mươi tuổi, còn ăn một quả thì sống mãi bốn vạn bảy nghìn năm (47. 000 năm)!! Thật kinh khủng, sống như vậy là sống trường sinh bất tử, nhưng danh từ này chỉ nghe chứ chưa thấy ai có tuổi thọ trên 500 năm, chỉ thấy Họ Hồng Bàng Tổ Tiên của ta sách ghi làm vua Nước Văn Lang cả thảy gồm 18 đời vua từ nhâm tuất 2879 đến quí mão 258 trước tây lịch thì vừa được 2622 năm, nều tính bù qua sớt lại thì mỗi Ông Vua trị vì non 150 năm va Chính Ông Trần Trọng Kim phê bình rằng :”dẫu là người đời thượng cổ nữa thì khó lòng có nhiều người sống lâu như vậy? “Qua câu chuyện giữa Trường Xuân Chân Nhân thuộc Phái Toàn Chân thuộc Đạo Lão (Trong tiểu thuyết của Kim Dung cũng có nhắc tới Toàn Chân phái) được Nguyên Thái Tổ tức là Thành Cát Tư Hản (1162 ? -1227) mời đến Triều đình Mông Cổ cách Trung Quốc Vạn dặm về phía tây, hỏi:”từ phương xa đến đây, khanh có đem thuốc trường sinh gì cho trẩm không? Khưu đạo Tiên đáp;”Thần có thuật trường sinh chớ không có thuốc trường sinh. Đó là hãy giử lòng trong sạch ít ham muốn lấy “thanh tâm quả dục làm căn bản”.

Đại Hãn rất hài lòng vì sự thành thật của người đạo sĩ này. Nhung muốn hành xữ theo phép thanh tâm quả dục không phải là dễ, Theo Phật giáo con người vốn do 5 yếu tố tạo thành gọi là ngũ đại gồm dất, nước, lửa, gió và hư không. Và trong mỗi con người đều có ngũ căn :tai, mắt, mũi, lưỡi, thân. Trong mỗi căn Con đường tu luyện để đắc đạo đương nhiên rất khó, nhứt là phải tận diệt thất tình lục dục (hỷ, nộ, ái, ố, ai, cụ, dục – mừng, giận, buồn, sợ, yêu,  ghét, muốn) tức 13 con ma xui giục  chúng ta mãi, chúng phá họai tâm thanh tịnh, gây phiền não can tro thất tình , đôi khi chi chút xíu là hỷ nộ ưu tư phiền não nói lên dung dung.

3. Truyền thuyết về cây nhân sâm của Đại Hàn

Truyền thuyết về cây nhân sâm ngàn năm đã được thêu dệt từ đời này qua đời khác,  từ nước này qua nước khác khiến loại cây ” hình người” này ngày càng trở nên bí hiểm và ly kỳ trong kho tàng y học cổ truyền.

Mỗi nơi lại có một truyền thuyết khác nhau về cây nhân sâm ngàn năm, trong bài viết này,  trungthaosamnhung.com lượm lặt những truyền thuyết tại các xứ sở của nhân sâm như Hàn Quốc,  Trung Quốc mà thôi.

Truyền thuyết về cây nhân sâm ngàn năm tại Hàn Quốc

Khoảng 1500 năm trước,  tại một vùng quê nghèo của Hàn Quốc,  có cậu bé tên là Kang,  mồ côi cha từ nhỏ. Vài năm sau,  bất hạnh lại ập đến khi mà mẹ cậu cũng bị ốm nặng.

Cậu bé Kang tuy nhỏ tuổi nhưng rất hiếu thảo và thương mẹ. Thấy mẹ ốm, cậu vô cùng lo lắng nhưng cũng chỉ biết lên hang núi có tên là Quan Âm ( tiếng Triều Tiên gọi là Kwan – Eum) Kang là một cậu bé rất hiếu thảo. Thấy mẹ bị ốm, cậu bé cảm thấy rất lo lắng và thương mẹ nhưng không biết làm sao cho mẹ khỏi bệnh ngoài việc đến núi quan âm để cầu nguyện. Thế là cậu bé đi đến hang núi có tên là Kwan-Eum (Quan Âm) . thuộc núi Jin-Ak để cầu nguyện.

Thấy cậu bé ít tuổi ngồi cầu nguyện ngày này qua ngày khác,  vị thần núi cảm động và đã xuất hiện trong giấc mơ của cậu và thần phán rằng: “Con hãy đến đỉnh núi Kwan – Eum và nhổ lấy rễ một loại cây thân cỏ có 3 quả, mọc ở vách đá, sắc rễ cây lên rồi mang nước cho mẹ con uống, mẹ con sẽ mau chóng lành bệnh”. Dặn dò Kang xong, vị thần biến mất.

Cậu bé đã làm theo đúng giấc mơ lạ lùng mà vị thần mách bảo,  và quả thực cậu đã tìm thấy cây thân cỏ mà vị thần nói,  lấy rễ củ của nó sắc lên cho mẹ uống. Sau khi uống loại nước của rễ cây đó,  mẹ của cậu bé Kang tự nhiên khỏe hơn trước rất nhiều,  mỗi ngày bà một khỏe hơn lên rồi chẳng bao lâu sau bà khỏi bệnh.

Để nhân giống loại cây này lên và muốn cứu thật nhiều người bị bệnh giống mẹ mình,  cậu bé đã lấy hạt của loại cây đó đem trồng và trở thành người đầu tiên trồng cây nhân sâm ở Hàn Quốc. Người ta gọi loài cây đó là cây Nhân sâm, vì hình dạng của rễ củ của cây gợi nhớ đến hình ảnh của con người (Insam – người con hiếu thảo). 

Nếu đến Hàn Quốc, bạn sẽ được người dân Hàn kể một cách chân thực về truyền thuyết ngàn năm của cây nhân sâm Hàn Quốc của họ một cách rất tự hào và thích thú.

B-cây nhân sâm ngàn năm tại Trung Quốc

Truyền thuyết về cây nhân sâm ngàn năm của Trung Quốc mang đầy tính huyền thoại bắt nguồn từ những vùng rừng núi Mãn Châu ( người dân nơi đây gọi là vùng đất của Tàu).

Truyền thuyết về cây nhân sâm ngàn năm Trung Quốc bắt nguồn như sau: xưa kia có hai cha con vị tiều phu nghèo sống ven vùng núi.

Người cha ngày ngày phải vào rừng vất vả để kiếm tiền mua cơm cho đứa nhỏ ăn. Ngày nào cậu bé này cũng chỉ được ăn một nắm cơm nhưng cậu bé vẫn hồng hào khỏe mạnh.

Thấy con mình ăn uống đạm bạc mà vẫn khỏe mạnh,  người cha nghi ngờ và hỏi cậu bé thì đứa trẻ nói bảo nó không được ăn cơm mà cơm của nó bị lũ khí trong rừng cướp mất. Nghĩ rằng đó là do con mình tưởng tượng nhưng người tiêu phu vẫn nghi ngờ.

Hôm đó, người cha không đi vào rừng đốn củi mà đứng ở nhà rình đứa trẻ, thì thấy quả nhiên cơm của đứa nhỏ bị khỉ lấy đi thật. Thế nhưng, điều kì lạ là ngay sau đó lại có một đứa trẻ da hồng hào,  mặt mày thanh tú, trắng trẻo đến chơi với nó. Thấy vậy, hôm sau người cha dặn đứa trẻ hãy buộc sợi chỉ đỏ này vào tay đứa bé kia khi nó ra về. Đứa bé làm theo những căn dặn của người cha và lập tức sau đó, người cha đi lần theo sợi dây thì gặp một loại cây có lá hình năm cánh, có quả màu đỏ.

Điều ngạc nhiên là ông ta không thấy đứa trẻ đâu mà chỉ đào lên được một cái củ trông giống như người,  chính cái củ này mỗi ngày hiện ra đến chơi với thằng bé và truyền cái sinh lực của nó cho đứa trẻ.
Đây là những truyền thuyết về cây nhân sâm ngàn năm đã được thêu dệt như truyện cổ tích của người dân tại các nước châu Á. Nhưng dù tin theo truyền thuyết nào thì đến ngày nay cây nhân sâm ngàn năm vẫn là một huyền thoại để con người khám phá và bảo vệ sức khỏe cho chính họ.

Mùa Xuân 2016,

 

Chuyện cái phong bì – Nhóm phóng viên tường trình từ VN

Năm hết Tết đến, chiếc phong bì xã hội chủ nghĩa lại phát huy công năng của nó.

Phong bì hình tháp

Bà Thủy, chủ một cửa hàng tạp hóa ở Châu Ổ, Quảng Ngãi, chia sẻ: “Kèm ít quà cái là là nó kẹp tiền vô. Nó làm tất tần tật mọi cơ hội chứ không đợi gì Tết đâu. Cứ đến dịp lễ lạc gì là nó đua nhau kẹp phong bì bởi đó là cơ hội mà…!”

Kèm ít quà cái là là nó kẹp tiền vô. Nó làm tất tần tật mọi cơ hội chứ không đợi gì Tết đâu. Cứ đến dịp lễ lạc gì là nó đua nhau kẹp phong bì bởi đó là cơ hội mà…! 

-Bà Thủy

Theo bà Thủy, mỗi năm, số lượng phong bì bà bán ra vào dịp Tết ước chừng hai ngàn chiếc. Hiện tại, số lượng phong bì cửa hàng bà bán ra đã lên đến hai ngàn rưỡi chiếc mặc dù còn hơn tháng nữa mới đến Tết. Điều đó cho thấy văn hóa phong bì năm nay có phát triển hơn năm trước.

Bà Thủy cho biết thêm là nếu tính tổng cộng số lượng phong bì tiêu thụ trong toàn huyện dịp Tết này, có thể lên đến cả triệu chiếc bởi chỉ riêng xã của bà đã lên đến hàng chục vạn chiếc được tiêu thụ. Cửa hàng bà Thủy chỉ là một cửa hàng nhỏ, trong đó, các cửa hàng lớn có thể tiêu thụ đến cả vạn chiếc mỗi dịp Tết.

Bà Thủy nói rằng hầu hết khách hàng tiêu thụ phong bì đều là thư ký các cơ quan nhà nước, mỗi cô thư ký có thể mua vài chục, vài trăm phong bì. Hỏi ra thì các cô này cho biết là mua giùm cho đồng nghiệp, cấp trên của họ. Và hầu hết đều mua ở các cửa hàng, thông qua các thư ký chứ các cơ quan không tự đặt hàng. Bởi đặt hàng sẽ gây dị nghị trong cơ quan và rất có thể điều đó sẽ lọt ra bên ngoài.

Thường thì phong bì được dùng kèm với một giỏ quà, gồm chai rượu, kẹo bánh và một phong bì. Chiếc phong bì chứa tiền là trung tâm, trọng điểm của giỏ quà. Thường thì số tiền tùy vào quan hệ, tùy vào cấp bậc mà lớn nhỏ khác nhau. Có một điều chắc chắn là một nhân viên bình thường trong cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước, mỗi dịp Tết, anh chị ta sẽ tốn ít nhất là mười phong bì.

Con số mười phong bì này được chia đều với các cấp trên, từ sếp quản lý trực tiếp đến các sếp cao nhất trong cơ quan. Hầu như bất kì nhân viên nào muốn tồn tại, muốn làm việc một cách ổn định, không bị hỏi thăm về bằng cấp thì đều phải thuộc lòng văn hóa phong bì, quà tặng vào các dịp lễ, Tết.

Phong bì bán tại một tiệm tạp hóa ở Việt Nam. RFA Và thường thì các sếp cấp trên cũng không bao giờ dùng phong bì của cấp dưới mà dồn hết số tiền của cấp dưới đi lễ Tết thành một phong bì dày cộm để đi cho cấp trên nữa. Nhìn chung, mô hình phong bì xã hội chủ nghĩa có phân cấp rõ ràng, nhiều chiếc phong bì nhỏ với số tiền vừa của cấp nhỏ như những viên gạch làm móng cho những chiếc phong bì lớn hơn. Và người được thụ hưởng những chiếc phong bì lớn nhất, không phải chi cho ai, có lẽ phải là những quan chức đầu huyện, đầu tỉnh và trung ương kẻ ngồi trên đỉnh tháp quyền lực.

Bà Thủy nói thêm rằng sở dĩ phong bì ở các huyện, các xã bán chạy là vì các cấp nhân viên quèn đều nằm ở các tỉnh, các huyện. Và đây cũng là nơi có vấn đề nhất về bằng cấp, có thể nói rằng hiện tại, khi mà số lượng cử nhân tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp mỗi năm lên đến hàng ngàn người nhưng hầu hết cán bộ cấp xã, huyện và tỉnh đều là cán bộ chuyên tu, tại chức.

Họ không hề có đủ kiến thức chuyên môn bởi quá trình học chuyên tu, tại chức của họ không hề nghiêm túc, phần đông ghi danh cho có tên, sau đó đút lót mỗi kì thi để có tấm bằng tốt nghiệp, rồi nộp bằng cho cơ quan để được tăng lương. Chính vì muốn được tăng lương, được hợp thức hóa chức vụ và trình độ nên hầu hết giới cán bộ địa phương đều vấp phải tình trạng dốt kiến thức nhưng lại giỏi chui luồn, hối lộ, đội trên đạp dưới. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng một đất nước đầy rẫy các loại hình phong bì mỗi khi lễ Tết.

Phong bì và đời cán bộ

Một cán bộ về hưu, tên Việt, đưa ra nhận định: “Ờ Tết thì mua chai rượu, đó là tùy theo thằng, có đứa nó mua chai Chivas. Nói chung là nó đi vậy chứ có nhiều dịp khác nữa, không riêng gì Tết nhất, thường là sinh nhật của sếp, sinh nhật vợ sếp, con sếp. Hồi còn đương chức thòi nó săn đón vậy chứ khi về hưu rồi thì cũng vậy thôi, vắng tanh, không thấy ma nào tới…!”

Theo ông Việt, một đời làm cán bộ, điều gắn kết và để lại dấu ấn nặng nhất có lẽ là văn hóa phong bì. Bởi chính phong bì đã tung hê, cho người lãnh đạo cơ quan thấy mình là vua một xứ, thấy mình tiền hô hậu ủng, có người bưng bê và cúi đầu vâng phục.

Nhưng cũng chính lãnh đạo đó, như bản thân ông Việt chẳng hạn, ông cảm thấy trống trải và cô độc khi về hưu. Bởi chỉ cần nhận quyết định về hưu là mọi chuyện khép lại, có khi nguyên cả một cái Tết không có bất kỳ đồng nghiệp nào đến thăm bởi có thể họ bận bịu đến thăm và quà cáp cho sếp mới.

Nói chung là nó đi vậy chứ có nhiều dịp khác nữa, không riêng gì Tết nhất, thường là sinh nhật của sếp, sinh nhật vợ sếp, con sếp. Hồi còn đương chức thòi nó săn đón vậy chứ khi về hưu rồi thì cũng vậy thôi, vắng tanh, không thấy ma nào tới…! 

-Ông Việt

Thậm chí, với một sếp đã nghỉ hưu, việc suy tư về cuộc đời trong lúc rảnh rỗi có cả những phút giây nghĩ về thân phận cùng những chiếc phong bì. Thân phận và giá trị của một cán bộ nhà nước được thể hiện qua số lượng phong bì, quà cáp mà cấp dưới mang đến biếu tặng chứ không thể hiện trên quá trình công tác, cống hiến xã hội. Mà nói về cống hiến cho xã hội, có lẽ rất khó để tìm ra một thứ gì cụ thể cho một cán bộ để ông ta, bà ta có thể nhớ lại, nghĩ đến trong quá trình công tác.

Nhìn chung, văn hóa và quan hệ nơi công sở là văn hóa quà cáp và phong bì, quan hệ ở đây đậm tính cá lớn nuốt cá bé, kẻ ở dưới thì phải chấp nhận bề trên đạp trên đầu trên cổ và ngược lại, bị bề trên đạp bao nhiêu thì người ta lại đạp cấp dưới của mình bấy nhiêu để bù vào cái nhục của một quan chức. Ông Việt cho rằng đất nước này sẽ còn rất chậm phát triển, thậm chí rất khó để phát triển khi mà cái phong bì hiện hữu không mang ý nghĩa tình người, nó như một thứ bằng chứng của văn hóa hối lộ, đút lót, đội trên đạp dưới.

Vẫn còn hơn một tháng nữa mới đến dịp Tết Nguyên Đán nhưng hầu như kể từ đầu tháng 12 dương lịch, văn hóa và hoạt động của phong bì xã hội chủ nghĩa bắt đầu rầm rộ, trở nên hối hả. Tết nào cũng như Tết nào, ở Việt Nam, giới cán bộ quan chức vẫn là giới sử dụng phong bì nhiều nhất và đó là một truyền thống xã hội chủ nghĩa. Truyền thống của chuyện phong bì đi trước chuyện làng nước theo sau.

Và điều này, theo ông Việt, khi văn hóa phong bì phát triển lên đỉnh cao thì câu chuyện mất nước sẽ là câu chuyện đương nhiên của Việt Nam. Bởi kẻ bành trướng Trung Quốc có một lợi thế khi bước vào Việt Nam để mua đất hay làm bất kì thức gì, họ cũng là một quốc gia biết sử dụng phong bì một cách hữu hiệu nhất. Không biết trong dịp Tết này, có bao nhiêu cái phong bì  khủng của người Trung Quốc đã lọt qua cửa nhà quan chức Việt Nam?

Câu hỏi của ông Việt làm cho câu chuyện phong bì tại Việt Nam trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết!

Nguồn :http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/the-story-of-an-envelope-01072016151224.html4

Câu Đối Tết: Tản mạn cuối năm về một câu đối cho Tết Bính Thân 2016 – Tri Khac Pham

Mồi độ cuối năm lại nhớ nhà. Lại nhớ đến một đôi câu đối xưa không biết ai làm đề ở Lầu Hoàng Hạc bên Tàu.

Hà thời hoàng hạc trùng lai

thả cộng đảo kim tôn

kiêu châu chử thiên niên mậu thảo.

Đản kiến bạch vân phi khứ

dữ thùy xuy ngọc địch

lạc giang thành ngũ nguyệt mai hoa.

Dịch xuôi:

Những mong bao giờ hạc vàng trở lại 

với bạn chén vàng 

rượu tưới cỏ xanh ngàn năm trên cồn vắng.

Chỉ thấy lúc này mây trắng bay đi 

cùng ai sáo ngọc 

thổi rụng mai vàng lạc độ xuống sông xưa .

Lòng quê hoài cảm, mấy năm trước, cho Tết Quý Tỵ 2013, mượn ý mượn chữ của người xưa, tôi đã chắp nối thành đôi câu đối sau với ít nhiều tình ý:

Ngày tháng phôi pha

Qua cơn gió bụi

Tết đến

Nào mơ hạc vàng trở lại cùng bạn lãng du

Lặng ngắm nắng tàn trong ngõ vắng

Tuổi đời chồng chất

Suốt kiếp tha hương

Xuân về

Chỉ thấy mây trắng bay đi với ai tâm sự

Thầm nghe mai rụng xuống sông xưa.

Và bây giờ, một đôi câu đối cho Tết Bính Thân 2016 sắp đến:

Tết đến quê người tóc bạc khôn cầm niềm biệt xứ

Xuân về đất khách trời xanh khéo cợt nỗi tha hương

Niềm biệt xứ, nỗi tha hương, ôi chao một đời thương khó. Cầu chúc một năm mới an lành cho tất cả chúng ta. Thân quý.

Xứ khỉ khọn – Tràm Cà Mau

Dẫn Nhập: Thời cuộc đổi thay, nhiều chục năm nữa, không ai còn tin những chuyện vô lý đã xẩy ra trên trái đất nầy. Đây là một câu chuyện truyền khẩu bí mật thích thú và đau khổ trong một thời gian dài.

Kể chuyện cho đời sau

Vào một đêm đã khuya, trăng sao lờ mờ, giữa mùa xuân năm 1975, đoàn thám hiểm Phi Châu gồm bảy nhà sinh vật học người Na Uy đang bị bộ lạc khỉ vây hãm tấn công mà không biết. Người canh gác uể oải ngồi cầm súng ngáp dài nhìn ra xa, ông cũng không ngờ hiểm nguy đang gần kề. Sáu người khác đang ngủ yên giấc trong lều sau nhiều ngày theo dõi sinh hoạt của bộ tộc khỉ đặc biệt nầy. Đây là một giống khỉ đã biết tổ chức thành một xã hội có sinh hoạt cộng đồng, phân công, thứ bực và có tiếng nói riêng của chúng. Khi đoàn thám hiểm đến cắm trại quay phim để quan sát sinh hoạt của giống khỉ, thì chính họ cũng bị quan sát, bị dòm ngó bởi nhiều con khỉ núp kín trong các tàn cây rậm rạp. Không có một hành động, một cử chỉ nào của đoàn thám hiểm mà không được đám khỉ ghi nhận và đem về báo cáo lại cho chúa khỉ ngồi trên ngai vàng, là một cây cổ thụ xum xuê. Chúa khỉ ngồi trên chạc ba của cây cổ thụ, lưng dựa vào cành lớn, chân co chân duỗi, tay gải háng, miệng chu dài ra, nghe báo cáo và nhận xét về bảy nhà sinh vật học. Chung quanh chúa khỉ, trên các nhánh cây chung quanh, có mười hai con khỉ cao cấp nhất trong triều đình cũng đang nằm dã dượi, lắng tai theo dõi.

Một con khỉ cầm đầu toán trinh sát, ho khạch khạch rồi trình tấu:

– Thưa “đồng khỉ chủ tể” đây là một giống khỉ lạ lắm, còn thấp kém, man rợ. Trí óc còn thô sơ ngu muội, chưa được khôn ngoan. Bọn chúng chưa biết kỹ thuật leo trèo. Chưa biết phải ngủ trên cành cây để tránh muông thú rắn rết. Chúng ngủ ngay trên mặt đất, rất nguy hiểm. Chúng chưa biết chống tay xuống đất mà đi bằng bốn chân cho thăng bằng, vững chắc. Đi thì loạng choạng trên đôi chân, trông tức cười và xấu xí vô cùng.

– Thưa chúng nó dùng da thú bó bàn chân lại nên ngón chân nhỏ tí xíu, ngắn ngủn, mất hết khả năng cầm đồ vật bằng chân. Không leo trèo được là phải.

Một giọng nữ the thé báo cáo tiếp:

-Bọn nầy mặt bẹt, miệng ngắn, môi mỏng, mũi nhô ra, trông vô cùng xấu xí dị hợm. Mới nhìn thấy là đã ghê tởm khiếp đảm. Răng chúng nhỏ tí xíu, xem bộ không cắn xé được ai.

– Chúng còn dùng vỏ cây, hay một thứ lá gì đó rất lớn, bao lấy thân mình, có lẽ vì vậy nên rụng hết lông, có nhiều nơi trên thân mình, da thịt trắng hếu đưa ra, trông thật ghê tởm như khi bị ghẻ lác nặng nề rụng hết lông lá. Nhìn vào ớn lạnh cả mình.

– Bọn nầy vô cùng dơ bẩn, hình như bọn chúng ăn thịt thú vật. Dã man như loài chó rừng, như loài beo, cọp. Khi ăn thì dùng nhánh cây và miểng đá mà khều thức ăn vào miệng.

Chúa khỉ chớp chớp mắt, rối lầm bầm trong miệng: “Lạ nhỉ, lạ nhỉ. Nhưng ta hiểu hết cả rồi.” Tiếng báo cáo tiếp theo:

– Một điều ngu dại nhất của chúng, và nguy hiểm cho cả sinh mạng, là dám chơi với lửa. Bọn nầy không những đốt lửa nhiều lần mỗi ngày, mà còn ngu xuẩn bỏ thức ăn trên lửa trước khi ăn. Làm mùi thối tha khét lẹt bay ra dơ bẩn cả bầu không khí trong lành. Ban đêm, bọn nầy còn nuôi một ngọn lửa nhỏ treo trên cây khô của chúng. Nếu cháy, thì chết cả bọn, và cháy cả khu rừng, rất nguy hiểm cho tất cả chúng ta nữa.

– Mỗi buổi sáng, bọn nầy đứng cong lưng, dùng que khoắng liên tục trong miệng, cho đến khi phèo bọt mép ra, rồi nhổ phù bọt trắng xóa xuống đất. Không biết để làm gì.

Chúa khỉ bóp trán suy nghĩ, tìm lời giải thích, nhưng chưa tìm được, thì có lời báo cáo khác.

– Bọn nầy có đứa còn ăn khói, không biết làm sao mà có khi khói bay ra mù mịt trong miệng chúng. Bọn nầy đúng là còn man dã lắm. Một số trong bọn chúng, còn lấy dây và que, quàng buộc quanh mắt, không biết để làm gì, và khi nắng lớn, thì còn che mắt bằng hai miếng đá màu đen.

Trong lúc nghe báo cáo, mặt chúa khỉ nhăn lại như mặt khỉ. Nghe xong, thì ông động lòng trắc ẩn thương xót cho một giống khỉ tương cận ngu dại, dã man. Hắt hơi một tiếng, rồi chúa khỉ khóc ròng. Thấy chúa khỉ khóc, thì cả mười hai con khỉ trong bộ tham mưu cũng khóc theo, kêu gào thảm thiết.

Sau đó, thì như một bệnh truyền nhiễm, tất cả đàn khỉ trên các cành cây quanh vùng đều khóc, tiếng khóc chuyền đi từ cây nầy qua cây khác, và cả bộ tộc khóc theo chúa khỉ, dù chúng không biết nguyên nhân nào đã gây nên tiếng khóc. Khóc xong, miệng chúa khỉ còn nhễ nhại nước bọt, nói giọng run run, xót xa:

– Tội nghiệp thay cho chúng. Chúng ta phải tận tình giúp đỡ, tận tình giáo hóa cải tạo cho chúng.

Mười hai con khỉ trong ban tham mưu triều đình đồng lặp lại lời chúa khỉ như hát điệp khúc: “Tận tình giáo hóa cải tạo cho chúng.” Tiếp theo đó, vang lên trong các cành cây xa gần “… giáo hóa cải tạo cho chúng, giáo hóa cải tạo cho chúng…”

Những con khỉ khác gào theo, có lẽ chúng không hiểu đầu đuôi câu chuyện, nhưng cũng lặp lại y lời chúa khỉ nói.

Chúa khỉ họp ban tham mưu bàn luận, để lấy quyết định tập thể về kế sách giúp đở bảy con khỉ man dã tội nghiệp kia. Có khỉ bàn rằng, chúng nó còn dã man quá, khó mà cải tạo được. Tốt nhất là đuổi chúng ra khỏi khu rừng, để cái hình dáng xấu xí của chúng khỏi làm bẩn mắt bà con, và cái sinh hoạt dơ dáy nguy hiểm kia khỏi ảnh hưởng đến con dân của xã hội nầy. Có ý kiến là nên tiêu diệt chúng đi cho khỏe. Chúa khỉ bóp trán rồi một tay để lên ngực bên trái, chỗ trái tim mà nói:

– Thấy đồng loại khốn khổ ta không đành lòng. Ta muốn giúp chúng, học tập cải tạo theo nếp sống văn minh tiên tiến, thoát ra khỏi màn ngu tối dốt nát. Các ‘đồng khỉ’ nghĩ sao?

– Nhất trí. Nhất trí. Ý kiến của chủ tể là vô địch, là sáng suốt, là ánh sáng chân lý muôn đời.

Cả mười hai con khỉ trong ban tham mưu đồng thanh nói một lời trên như đã thuộc lòng từ trước. Và tiếp theo đó, những con khỉ đang đánh đu từ những cành cây xa, cũng đồng lặp lại “ánh sáng chân lý muôn đời, ánh sáng chân lý muôn đời.”

Cuộc bao vây tấn công đoàn thám hiểm, được chúa khỉ đặt cho là chiến dịch tình thương. Vì tình thương mà hành động. Để cứu giúp bảy con khỉ còn man dã kia được ân sủng của chúa khỉ, ra khỏi đời sống hôn mê bất hạnh. Đám khỉ tấn công bò dần đến trại của các nhà thám hiểm, với những bước đi vô cùng nhẹ nhàng, không gây một tiếng động trên đất cỏ, lá mục, rồi bất thần xông lên, đè sập lều trại, đè cứng bảy con người yếu đuối, bắt họ dễ dàng. Người canh gác cũng chưa kịp nhìn ra kẽ tấn công, thì đã bị bắt ngay. Bọn khỉ cũng không ngờ thành công dễ như vậy. Mà đám khoa học gia cũng không ngờ họ bị tấn công bất thần. Bọn khỉ la mừng vang dậy khu rừng già: “Hoan hô chủ tể. Muôn đời bách chiến bách thắng. Liệu việc như thần. Quyết định không bao giờ sai lầm.” Câu hoan hô được lặp đi lặp lại nhiều lần vang dội trong đêm trăng mờ. Những con khỉ đang ngủ trên cây chợt tỉnh giấc cũng lơ mơ lặp lại: “không bao giờ sai lầm.”

Nhóm khoa học gia khiếp đảm, và nghĩ rằng, họ không có một cơ may nào sống sót. Họ bị nhốt vào một hang đá đậy kín. Bên ngoài có nhiều khỉ canh gác kỹ càng. Tất cả lều trại bị phá tan, chúng đập bể những dụng cụ, máy móc, và thức ăn quăng bừa bải trên mặt đất.

Sáng hôm sau chúa khỉ họp cùng quần thần dưới gốc cây lớn, trên một vùng đất khô ráo bằng phẳng, có nhiều bô lão khỉ, có nhiều vị khỉ được liệt vào hàng thông thái trong xã hội đó tham dự. Hàng ngàn dân khỉ quây quanh trên mặt đất, trên cành cây, trên tảng đá, để xem loài khỉ lạ. Lũ khỉ trẻ nít, không được bố mẹ bồng ra xem, vì ngại chúng sợ cái xấu xí dữ dằn khủng khiếp của cái loài khỉ lạ nầy mà chết giấc. Bảy nhà sinh vật học được giải từ trong hang ra. Tóc tai họ bù xù, mặt mày hốc hác, áo quần xốc xếch. Ba phụ nữ trong số bảy nhà khoa học nầy mặt xám ngoét, run sợ và ôm mặt khóc. Vợ của chúa khỉ ngồi bên cạnh chồng đưa hai tay bịt mắt, vì không muốn nhìn thấy bảy con sinh vật quá xấu xí, dị hợm. Bà lẩm bẩm cùng chồng:

– Không thể gọi giống nầy là khỉ được. Xấu xí như thế mà liệt vào giống khỉ, thì có tổn thương đến danh dự chung của loài khỉ chúng ta không? Thần thiếp nhất thiết không xem chúng là đồng loại được. Ai cho rằng giống hạ tiện đó cùng loại với chúng ta? Nói cho thần thiếp biết!

Chúa khỉ lườm mắt nhìn phu nhơn và nói nhỏ: “Bà câm cái mồm thối của bà lại không? Ai cho bà được bàn vào việc quốc gia đại sự.”

Nữ hoàng khỉ nhìn xuống không dám cải, nhưng miệng còn lầu bầu những lời không rõ.

Một con khỉ lớn kềnh càng, mặt mày tay chân lông lá, khệnh khạng đi đến trước mặt một nữ khoa học gia, đưa tay chụp áo cô và xé một cái toạc, lột cô trần truồng trước đám đông triều đình. Cô thét lên một tiếng thất thanh, và nghĩ rằng không khỏi bị làm nhục. Khi thấy cô trần truồng, da thịt trắng toát, không lông lá gì cả, thì vua khỉ, hoàng hậu, quần thần cùng dân khỉ cười vang sằng sặc vì thấy cái xấu xí lạ lùng của loài người. Sau một hồi lâu tiếng cười hạ dần. Một vị thông thái khỉ phán lớn:

– Đúng là những thứ lá cây bao bọc thân thể đã cọ xát, làm lông rụng hết. Chỉ ba nơi còn lông là trên đỉnh đầu, dưới nách và dưới háng lưa thưa mà thôi. Bọn nầy ngu xuẩn, không biết lông trên da để bảo vệ muỗi mòng, che mưa nắng, thời tiết nóng lạnh. Thế mà làm rụng hết, ngu như vậy thì cũng hết nước nói. Xem đấy, da thịt trên thân thể trơn lu, ghê tởm, nhìn phát khiếp, còn hơn là bị bịnh ghẻ lác nặng nề. Tội nghiệp thay, tội nghiệp thay.

Vị thông thái nói đến đây, thì vua khỉ mũi lòng rơm rớm nước mắt xót thương. Sáu nhà sinh vật học còn lại, cũng bị giựt phăng áo quần, để giải phóng cho họ khỏi bị áo quần cọ xát làm rụng lông. Họ co ro vì lạnh, cánh tay xuôi xuống kẹp vào hai chân. Một chị khỉ đến vạch háng nữ khoa học gia ra mà nhìn, rồi lắc dầu, nhổ toẹt một bãi nước bọt xuống đất, như ghê tởm lắm, bỏ đi. Chị khỉ nói: “Trông xấu xí, không giống cái gì cả.” Một nhà khoa học, bị gỡ cái kiếng đeo mắt. Chúa khỉ cầm cái kiếng áp lên mắt, rồi nhăn miệng dưới trề ra dài thòng, nói lẩm bẩm:

– Ngu xuẩn thật, dùng cái nầy che mắt cho mờ đi, không thấy gì rõ cả. Tại sao lại ngu như thế được? Nếu ta không có lòng thương bao la, mà giải phóng cho, thì bọn mầy còn sống trong u mê ám chướng mãi.

Nói xong, chúa khỉ để cái kiếng đeo mắt trên thân cây, rồi đập mạnh tay xuống, cái kiếng bể vụn, tan tành. Nhà khoa học bị gỡ kiếng kêu ứ một tiếng vì tiếc của. Một con khỉ đến cầm bàn chân của nhà khoa học đưa lên cao cho đám khỉ xem, rồi cầm từng ngón chân lắc lắc, nói lớn:

– Đây là kết quả tai hại của việc dùng da thú bó chân lại. Những bàn chân nầy vô dụng, vụng về, làm sao mà nắm vào cành cây, cầm nắm vật gì được? Loài khỉ nầy tiến hóa còn chậm lắm, có lẽ cả hàng chục triệu năm nữa, mới theo kịp chúng ta bây giờ.

Ông khỉ nầy, cầm mấy chiếc giày nằm ngổn ngang trên đất, mà xé toang tan tành thành từng miểng nhỏ. Ông bảo rằng phá bỏ, đào tận gốc, trốc tận rể cái cội nguồn của thoái hóa ngu dốt may ra mới cứu được bảy con khỉ dã man nầy. Một con khỉ khác, lôi những thức ăn của các nhà khoa học ra trình với chúa khỉ. Nó lôi ra một hộp bơ, lấy cây mà khoắng, rồi chu mũi lại như ghê tởm lắm. Đưa cành cây còn dính bơ vàng khè lên cao, và nói:

– Bọn nầy phóng uế ra rồi ăn lại. Rõ ràng, phân lỏng vàng khè, hôi ớn óc. Quý ‘đồng khỉ’ xem đây! Thật bẩn thỉu.

Tất cả bộ lạc khỉ đều rùn vai, ghê tởm, kêu lên nhiều tiếng khẹc khẹc. Con khỉ lôi ra một tấm kẹo sô-cô-la lớn, rồi dong lên cao, nói:

– Chúng còn ăn cả từng tảng đất bùn khô. Không những thế, chúng còn dự trữ rất nhiều thịt thú vật chết để ăn. Thật là dã man, ghê khiếp. Đây nầy, nhìn tận mắt, chứ nghe nói thì không ai tin đâu. Chúng lôi ra một bao kẹo lớn, đủ màu xanh đỏ vàng tím, và cho rằng đó là một loại đá vụn, và nói rằng lũ dã man nầy ăn cả đá. Chúng dâng lên để chúa khỉ xem xét. Chúa khỉ cầm mấy viên kẹo lật qua lật lại để xem là thứ gì, có vài viên ướt, làm nước đường chảy ra tay. Chúa khỉ lau vào mình cũng không sạch, bèn đưa tay lên miệng mà mút. Ông cảm thấy vừa ngọt, vừa chua, ngon miệng quá, ông lấy một viện kẹo, bỏ vào mồm. Ngon đến nhức răng. Trong đời ông chưa bao giờ được nếm mùi vị ngon ngọt như thế nầy. Chúa khỉ giả vờ nhè viên kẹo ra, nhăn mặt, phán xuống phía dưới:

– Đây là một loại đá có chứa rất nhiều chất độc, rất nguy hiểm. Không ai được cất giữ tàng trữ các thứ nầy. Hãy gom lại và đưa cho ta.

Bọn khỉ gom các loại kẹo của các nhà khoa học dâng lên chúa khỉ. Ông cất vào hốc cây nơi ông ngự, rồi tính chuyện chờ đêm xuống, không ai thấy, móc ra ăn dần. Còn những thỏi sô-cô-la mà chúng gọi là đất bùn, thì sau nầy bọn kiểm soát đem cất riêng rồi chia nhau ăn, không ai biết. Chúng còn ăn thử cả những viên thuốc mà các nhà khoa học đem theo để chữa bệnh, nên có một số khỉ bị phản ứng thuốc. Chúng quăng bừa bãi đồ đạc dụng cụ của các nhà khoa học bên góc rừng.

Đang giữa buổi chầu, chúa khỉ chợt nhói dạ, làm một tiếng xì hơi từ mông rất lớn. Mùi thối tha xông lên nồng nặc qua cả mấy nhánh cây gần đó. Ba con khỉ tham mưu ngồi gần nhất, nghe tiếng trung tiện rõ nhất, và ngữi được múi hôi nhiều nhất, đều dồng thanh hô to và sửa lại nét mặt vô cùng nghiêm trang:

– Thơm tho như hoa lan hoa quỳnh. Tiếng du dương như chim sơn ca hót.

Bên dưới và chung quanh đều lặp lại vang dội núi rừng: “Hoa lan hoa quỳnh, chim sơn ca hót.”

Mặt chúa khỉ lộ nét hớn hở. Chỉ riêng bà vợ chúa khỉ ngồi bên cạnh ông thì đưa tay quạt quạt ngang mũi.

Buổi hội họp bế mạc khi xế trưa, với nghị quyết chung là đem tình thương cải tạo bảy con khỉ lạ cho theo kịp đời sống văn minh tiên tiến trong đất nước khỉ nầy. Một ủy ban cải tạo hùng hậu, với chỉ tiêu trong một thời gian ngắn, phải dạy dỗ cho bảy con khỉ dã man nầy biết thông tin với nhau bằng lời nói, biết đi bằng bốn chân cho vững vàng, biết ngủ trên cây cho an toàn tính mạng và tương lai dài sẽ được hòa nhập với xã hội khỉ hiện tại.

Mỗi ngày bảy nhà sinh vật học được phát cho hai lần hoa quả, sâu bọ để ăn. Họ được dạy tiếng nói của loài khỉ. Khỉ thầy, chỉ từng đồ vật một, rồi nói tên, sau đó bắt bảy người lặp lại hàng trăm lần đến khàn cả cổ. Tiếng khỉ trong cổ họng, khó nói, nhưng họ tập mãi cũng thành quen. Mỗi khi nói sai, thì một con khỉ cầm viên đá gõ lên đầu học viên cốp cốp. Học theo lối nhồi sọ. Mỗi ngày từ sáng sớm đến khi mặt trời lặn, chỉ học chừng hai mươi chữ. Lặp đi lặp lại suốt ngày. Mấy ông thầy khỉ cho rằng bọn nầy ngu tối, là một loại khỉ đẳng cấp thấp, nên không thể dạy nhiều được.

Một người sợ quên thì bị phạt, bị gõ đá lên đầu, bèn dùng gai nhọn viết lên lá tươi, ghi lại các danh từ đã học. Khỉ thầy bắt được, vò nát lá, bảo là không lo học mà lo chơi. Học chăm và chậm, nên chỉ một thời gian ngắn, bảy nhà sinh vật học có thể hiểu chút chút và nói được một ít tiếng loài khỉ nầy. Họ bị bắt buộc đi bằng bốn chân, chổng mông lên mà bò, không được đi thẳng người, vì đó là lối đi dã man, suy đồi, thiếu văn minh, thiếu vững vàng. Ban đầu bảy người cảm thấy rất khó khăn để đi đứng theo lối nầy. Những khi mỏi lưng quá, họ đứng thẳng dậy vươn vai, thì bị thầy khỉ phạt bằng cách đánh bốp vào mông đau điếng. Tay khỉ to, sức khỉ mạnh, mổi cú đánh là đau thấu trời.

Mãi rồi cũng quen, bảy nhà sinh vật học bò, nhảy, lanh lẹ trên đất bằng. Không nhanh như loài khỉ, nhưng cũng khá lẹ làng. Mỗi ngày phải học cách leo cây, phải tập ngủ trên cành cao. Việc nầy là khó khăn lớn nhất đối với bảy người. Vì sợ khi ngủ quên trở mình, hoặc quên nắm cành mà rớt xuống là chết hoặc gãy tay, gãy chân. Chúng không cho ngủ trên các cành cây thấp, vì sợ không an toàn. Vài người phải kiếm dây nhợ, ban đêm bí mật buộc mình vào cành cây, như một loại dây an toàn. Phải làm lén, chúng nó thấy được thì cho là hủ hóa, thiếu năng lực, thiếu ý chí học tập, và bị trừng phạt. Một thời gian, bảy con người cũng tìm cách thích nghi với cuộc sống, không đau khổ như lúc ban đầu. Họ bàn nhau tìm cách trốn ra khỏi khu rừng, ra khỏi sự kiểm soát của loài khỉ.

Tổ chức xã hội của loài khỉ nầy rất lạ lùng. Trên hết là chúa khỉ, rồi đến một hội đồng quan lại gồm có mười hai con khỉ già khôn ngoan, lo điều khiển một hệ thống kiểm soát, gồm nhiều con khỉ trung thành được kết nạp chọn lựa. Nhóm kiểm soát nầy, không phải đi kiếm thức ăn hàng ngày. Chúng chuyên lo theo dõi hoạt động của toàn dân khỉ, và thúc dục dân khỉ đi kiếm thức ăn trong rừng núi. Mỗi dân khỉ hàng ngày phải đi kiếm thức ăn từ sáng sớm cho đến xế chiều. Đem thức ăn về gom chung lại. Chúa khỉ và gia đình chọn những thứ ngon nhất, ăn trước thật no nê, kế đến là mười hai gia đình của bộ tham mưu triều đình. Còn lại thì chia các phần đặc biệt cho loại khỉ thuộc thành phần kiểm soát trước. Rồi chia đều cho toàn dân khỉ phần còn lại, già trẻ lớn bé, to gầy đều có phần bằng nhau. Không cần biết ai đói ai no. Tất cả đều tuân phục răm rắp, không ai kêu ca, không ai có ý kiến.

Những dân khỉ đi kiếm thức ăn, được học tập cẩn thận về thành tâm thiện chí trong công việc, lấy niềm tin vào chúa khỉ làm tiêu chuẩn, tinh thần tự trọng cao, để không ăn trước khi đưa về gom chung lại. Mỗi buổi, khi đem thức ăn về, đám khỉ kiểm soát banh miệng những con khỉ bị nghi ngờ ra xem, moi và cạy ở các kẻ răng xem có dính thức ăn không, ngữi miệng thử có mùi hoa quả không. Nếu nghi ngờ hơn nữa, thì dùng cây thọc sâu từ miệng xuống bao tử, xem ói ra thứ gì. Nếu bị phát giác là đã ăn trước một phần thức ăn kiếm được, thì sẽ bị hình phạt nang nề, bị đem ra xỉ vả trước tập thể từ đêm nầy qua đêm khác, và bị xã hội khinh rẻ, mỉa mai, không ai dám tiếp xúc, mọi khỉ khác đều xa lánh. Hình phạt là cắt bớt phần ăn xuống tối thiểu, chỉ phát cho những thứ trái cây hư thối, hoặc bị bỏ đói nhiều ngày. Hình phạt bỏ đói rất hiệu quả trong xã hội nầy. Dân chúng khỉ đều sợ sệt và răm rắp tuân thủ.

Hầu như đa số dân khỉ trong xã hội đều đói, thiếu ăn, vì họ không tận lực tìm thức ăn, và có tìm được, thì những khỉ chúa khỉ quan hưởng trước, và bọn kiểm soát đông đảo, không làm gì cả, mà có nhiều thức ăn. Nhưng sau mỗi bữa ăn, thì toàn dân khỉ đều hô vang dậy cả núi rừng: “Chưa bao giờ no nê sung sướng hạnh phúc như đời sống hôm nay. Cả nhiều ngàn năm trước, và nhiều ngàn năm sau, sẽ không bao giờ có được đời sống đẹp như thế nầy.”

Bảy nhà khoa học cũng gân cổ mà gào theo cái khẩu hiệu đó. Những con khỉ bị tội nhiều lần, thì không những bị bỏ đói nhiều ngày, mà có khi ngủ qua đêm thì biến mất trong xã hội. Không ai biết chúng đi đâu, và những con khỉ trong họ hàng, chỉ cúi dầu nhìn nhau len lét mà im lặng. Có khi chúng thì thầm là tìm thấy được xác con khỉ mất tích ở cuối dòng suối bìa rừng. Mọi khỉ đều cố giữ im lặng, cố gắng không bàn tán, và chỉ truyền khẩu nhau hạn chế. Cũng có khi một vài vị khỉ trong ban tham mưu bỗng nhiên biến mất, và các vị khỉ mới được chúa khỉ cắt cử vào thay thế. Cũng không ai biết lý do, và không ai dám hỏi han gì. Cũng có lúc khỉ chúa giải thích là các vị chức sắc kia được cắt cử đi công tác quan trọng đặc biệt theo tình hình mới và nhiệm vụ mới. Những nhà khoa học sống trong xã hội khỉ nầy cũng phải bắt chước y hệt lối sống của loài khỉ để sống còn. Mỗi lần chúa khỉ nói ra điều gì, là cả nước khỉ lặp lại lời nói với thái độ thành khẩn tin tưởng. Tin tưởng tuyệt đối. Lời chúa khỉ là mặt trời chân lý, là không bao giờ sai lầm. Dù hiểu hay không hiểu, cũng phải đồng thanh ca lại điệp khúc những lời phán của chúa khỉ. Lâu dần thành quen, các nhà khoa học không thấy tức cười, không thấy ngượng miệng bi bô theo đàn khỉ. Đôi khi họ nói theo, mà cũng không cần nghĩ đến ý nghĩa của lời nói.

Vì không có áo quần che thân, nhiều nhà khoa học bị muổi mòng tấn công làm thành những mụn ghẻ nổi đầy người. Bọn khỉ càng thấy chân lý của chúng được chứng nghiệm, là bao vỏ cây, lá cây quanh mình làm lông rụng hết là điều ngu xuẩn. Một trong bảy nhà khoa học kiệt sức, và lìa đời. Một người khác, bảo rằng không tội chi mà kéo dài cái kiếp cầm thú nầy, tự treo cổ chết. Những người còn lại, cố sống để tìm cơ hội và nuôi hy vọng. Các nhà khoa học cũng được sung vào lực lượng sản xuất, mỗi ngày đi kiếm thức ăn mang về. Ban đầu thì sợ nên không dám ăn bớt những thức ăn kiếm được, vì sợ bị thọc cây vào bao tử mà khám. Nhưng về sau đói quá, họ cũng ăn liều. Ăn xong thì ra suối súc miệng, lấy dây rừng móc từng kẻ răng, và ngậm chút nước bùn khử mùi thức ăn trong miệng. Trong lúc đi tìm thức ăn, họ cố gắng nghiên cứu tìm đường đào thoát, nhưng lũ khỉ canh phòng quá nghiêm ngặt. Họ vẫn kiên nhẫn, thận trọng và hy vọng có ngày thoát ra.

Ba năm sống với loài khỉ, những nhà khoa học nầy đã nói và hiểu khá thông thạo ngôn ngữ của loài khỉ. Họ làm quen được nhiều con khỉ hiền lành, nhiều con khỉ khá hiểu biết. Họ kể cho chúng nghe về xã hội văn minh của con người, nhưng chúng chỉ cười mà không tin. Vì chúng cho xã hội chúng đang sống là đỉnh cao trí tuệ của loài khỉ. Là tuyệt đối văn minh, không thể có một xã hội nào siêu việt hơn nữa. Có một con khỉ già bị cô lập, những đàn khỉ thường không con nào dám giao tiếp vì sợ liên lụy. Nhưng các nhà khoa học không biết điều nầy, cứ lui tới hỏi han. Cụ khỉ già ban đầu cũng nghi ngại, thận trọng, không dám nói nhiều, và trong khi nói chuyện thì luôn luôn ca tụng tài đức thông minh của khỉ chúa. Cho khỉ chúa là bậc tài đức xưa nay chưa từng ai sánh bằng, khỉ chúa là vô địch, là bách chiến bách thắng. Nhưng trong giọng nói của ông, có vẻ sợ hơn là thành thực. Một hôm, các nhà sinh vật học đem rượu trái cây đến cho ông uống. Rượu được bí mật chế biến trong hốc đá. Ông già ngà ngà say, và cho biết rằng, trước đây mấy mươi năm, dân khỉ vùng nầy sống trong an nhàn, no ấm, thong dong, không sợ sệt ai cả. Mỗi con khỉ tự làm lấy mà ăn, và không ai phải tâng bốc ngợi khen ai lố lăng như bây giờ. Nhưng từ ngày nhóm khỉ hiện tại cai trị, bày ra những luật lệ lạ lùng, nói là để đem hạnh phúc, bảo vệ no ấm cho toàn dân, thì ai cũng đói, ai cũng sống trong lo âu sợ sệt, và nhiều kẽ đã chết, đã mất tích bí mật, cho nên ai cũng sợ. Toàn dân khỉ đều biết chủ trương láo khoét bịp bợm của tập đoàn cai trị, nhưng họ không làm chi được, vì chúng đàn áp dã man và không nương tay. Sau khi tỉnh rượu, ông cụ sợ bị tố cáo, sợ bị hành tội. Ông cụ khỉ đã dẫn năm nhà khoa học trốn đi theo con đường tắt bí mật ra khỏi khu rừng, vùng đất của bọn khỉ tự xưng là văn minh tiên tiến.

Phần kể thêm thay kết luận

Người ta kể thêm rằng, vào đầu thập niên 1990, đoàn thám hiểm đã trở lại khu rừng già với một nhóm người võ trang, bắt được chúa khỉ cùng mười hai con khỉ tham mưu, đem máy bay chở gia đình chúng đến tái định cư chúng ở một vùng rừng già xa xôi, mà chúng không thể trở về chốn cũ. Đời sống và sinh hoạt của quốc gia khỉ dần dần trở lại bình thường. Ai làm nấy ăn, không còn bị bóc lột, bị bỏ đói, bị khủng bố dã man. Nhiều năm về sau, các thế hệ khỉ con cháu lớn lên, nghe bố mẹ kể chuyện xưa, chúng không tin đã có một thời đại lạ lùng như vậy, và cho rằng, các bậc cha ông bày ra chuyện vui kể cho con cháu nghe mà thôi.

 

Một trường hợp điển hình: Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện – Nguyễn thị Cỏ May

Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, trong dư luận cộng sản ở Việt nam và cả hải ngoại, được tiếng là một người tài ba từ lúc còn học Trung học . Ở Đại học, ông còn nêu cao một tấm gương người anh hùng.

Ông đậu Tú Tài Pháp, vừa Ban Toán, vừa Triết . Với mention Bien ( hạng Bình) . Nhờ học giỏi, ông được qua Pháp du học . Lúc bấy giờ, dân Miền Trung ( xứ An Nam của nhà Vua ) đi Pháp khó khăn hơn dân Nam kỳ thuộc địa pháp.

Khi học Y khoa, Nguyễn Khắc Viện vẫn đưọc tiếng là sinh viện học giỏi . Và ông theo học ngành « Bịnh phổi » để sau này về giúp nước vì bịnh phổi lúc bấy giờ khá phổ biến ở Việt nam . Đến lúc nhà trường cần một người chịu hi sinh lá phổi của mình để làm đề tài cho một trường hợp thí nghiệm, Nguyễn Khắc Viện đứng ra xung phong tự nguyện để giúp cho việc học . Từ đó, ông sống chỉ với một lá phổi, chẳng những khỏe mạnh mà còn làm việc đa tài, cống hiến hết mình cho cách mạng Việt nam.

Nhưng thực tế, Nguễn Khắc Viện có đúng như những lời tuyên truyền của Hà nội về ông như vậy không ? Hay Hà nội lại muốn biến Nguyễn Khắc Viện thành một thứ anh hùng Lê văn Tám, Bế văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Trần Can, …

Trước sau gì Nguyễn Khắc Viện vẫn đáng tiêu biểu cho trường hợp điển hình của một đảng viên cộng sản cúc cung tận tụy phục vụ đảng.

Nguyễn Khắc Viện, bác sĩ và bịnh nhơn

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, tốt nghiệp Y khoa ở Sài gòn, còn là nhà văn và người tu tập Thiền, quen biết Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện khá nhiều vì cùng làm việc chung trong Ban Nhi khoa của Bịnh viện ở Sài gòn . Ông có viết một bài về Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện được phổ biến rất rộng rải cả trong và ngoài nước để nói về phương pháp dưởng sinh của Nguyễn Khắc Viện đã giúp ông ấy sống mạnh khỏe, như người bình thường, chỉ với 2/3 của lá phổi bên trái duy nhứt còn lại.

Theo Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Nguyễn Khắc Viện sanh năm 1913 tại Hà Tĩnh, bắt đầu học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941.

Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó bệnh lao phổi chưa có thuốc chữa trị như ngày nay. Từ năm 1943 đến năm 1948 ông phải chịu mổ 7 lần, cắt bỏ 8 cái xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái.

Các bác sĩ Pháp ở nhà thương nơi ông điều trị bảo là ông không thể sống hơn hai năm . Trong thời  gian nghỉ dưởng bịnh ở Pháp, ông « tự tìm ra » một phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình . Và kết quả là ông đã sống đến tuổi 85 mới chết (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa, còn họat động tích cực, năng nổ, dẻo dai, bền bỉ trong nhiều lãnh vực : giảng dạy y khoa, tâm lý học, cả về đạo học, …  . Chuyện khó tin nhưng có thật!

Thật ra, phương pháp thở mà bác sĩ Nguyễn Khắc Viện « tự tìm ra » được không phải là điều gì mới mẻ. Nó chỉ là một sự lược giản môn khí công, thiền, yoga, tài chí, dưỡng sinh… của Đông phương đã có từ ngàn xưa, nay được nhìn theo sinh lý học hô hấp của một người thầy thuốc Tây y.

Phương pháp dưởng sinh của Nguyễn Khắc Viện được tóm gọn bằng bài vè 12 câu cho dễ nhớ:

«Thót bụng thở ra

Phình bụng thở vào

Hai vai bất động

Chân tay thả lỏng

Êm chậm sâu đều

Tập trung theo dõi

Luồng ra luồng vào

Bình thường qua mũi

Khi gấp qua mồm

Đứng ngồi hay nằm

Ở đâu cũng được»

Bs Nguyễn Khắc Viện, đảng viên cộng sản chí cốt

Nguyễn Khắc Viện- Nguyễn Thị Nhất-Trần Đức Thảo

Bà Nguyễn Thị Nhất, người vợ “duy nhất” của hai học giả lớn của Việt Nam: Giáo sư Trần Đức Thảo và Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện.

Nguyễn Khắc Viện là đảng viên đảng cộng sản pháp . Sau này, về Hà nội, ông gia nhập đảng cộng sản việt nam .

Ở Pháp, ông làm Chủ tịch Hội Liên Hìệp Việt kiều ở Paris và làm tờ báo Nam Việt viết tay, tức do ông viết tay cả tờ báo, chớ không in vì tránh chi phí .

Lúc ông bị bịnh ung bứu, sau khi mổ, về nhà dưởng bịnh, phải nhờ bạn săn sóc vì không tiền trả y tá . Chính Bà Đinh văn Hoàng (Ông Đinh văn Hoàng làm chủ tịch Liên Hiệp Việt kiều ở Marseille vì ông học ở đây, năm 1960, được Giáo sư Lê văn Thới mời về Sài gòn dạy Hóa học ỏ Đại Học Khoa Học Sài gòn, sau làm Phó Khoa trưởng môn Sinh lý Sinh hóa . Đầu những năm 80, ông qua Pháp định cư ở Le Blanc-Mesnil 93, mất 2010 ở Antony) đã tận tình săn sóc ông cho tới khi lành bịnh . Vậy mà, sau 1975, vào Sài gòn, gặp lại Ông Bà Đinh văn Hoàng, ông không chào, làm ngơ như chưa bao giờ có quen biết . Ông giử thái độ đạo đức của người cộng sản tinh ròng . Ông không nhìn Ông Bà Đinh văn Hoàng vì năm 1960 ông bà về Sài gòn làm việc cho Chánh quyền Sài gòn thay vì về Hà nội . Mà Ông Bà Đinh văn Hoàng hoạt động Liên Hiệp Việt Kiều chỉ vì xu hướng theo phong trào chống thực dân pháp, đòi Độc lập cho Việt nam mà không phải đảng vìên cộng sản .

Mà cũng vì Liên Hiệp Việt kiều, lúc làm việc ở Đại học Khoa học Sài gòn, ông bị nhìn là người gốc cộng sản . Đến sau 30/04/75, những người bạn đồng nghiệp trước kia nhìn ông là cộng sản, nay phê bình ông là người nặng đầu ốc ngụy . Không biết khi chết, ông chọn đi theo ngã nào?

Tấm gương cộng sản kiên cường Nguyễn Khắc Vìện

Cũng Ông Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện này, những năm Đức chiếm Pháp nơi ông học và chửa lành bịnh phổi trong gần mười năm dài, ông vận động một nhóm bạn qua Berlin xin Cơ quan Ostasia Institute.

trợ cấp tiền bạc, hoạt động cho Đức Quốc Xã (AOM, Indochine, Nouveau Fond, Hộp Hồ sơ 145, Hồ sơ số 1305 – MẬT) . Ông còn dẩn 300 lính thợ qua Berlin đầu quân với Hitler . Trên tờ báo viết tay Nam Việt do ông chủ trương và thực hiện, số 44, ra ngày 06 tháng 08 năm 1944 tại Paris, ông viết một bài Quan điểm « Vì Đâu » không tiếc lời ca ngợi chế độ độc tài của Hitler: «độc tài là chế độ tổ chức quyền lực từ trên xuống do một ngưòi tài ba lãnh đạo, không cần ý kiến của Quốc hội chỉ là thứ thọc gậy bánh xe …».

Những năm Cải Cách Ruộng Đất ở Bắc, phụ thân của ông, Cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm, người làm quan đi khắp nơi đều được dân thương, bị Đội Cải Cách đấu tố đến chết thảm vì tội địa chủ, phong kiến mà tuyệt nhiên ông Viện chẳng những không hề lên tiếng bênh vực cha mà còn tiếp tục theo cộng sản phục vụ tận tụy đường lối của Hồ Chí Minh . Sau này, Ông Đặng văn Âu điện thoại nhắc lại chuyện thân phụ của ông bị đấu tố như vậy mà tại sao ông vẫn theo được Hồ Chí Minh, ông trả lời « Vì muôn có Độc lập » (Âu Đặng, Thơ gởi Chị Hoàng Ngọc An v/v Bs Trần văn Tích và đảng Việt Tân –internet) . Phải chăng vì lúc đó, một phần lớn trí thức việt nam ở Pháp đều gia nhập Hội Văn hóa Liên hiệp tại Pháp, ngã theo cộng sản vì họ tin « Chỉ có kháng chiến và chánh phủ kháng chiến do Hồ chí Minh lãnh đạo mới có thể bảo đảm một nền độc lập và dân chủ thật sự ở Việt nam ? » ( Báo Cứu Quốc, số 1343, ngày 10/09/1949).

Bs Viện làm chủ nhiệm nhà xuất bản ngoại ngữ ở Hà nội, ông dịch một ít tác phẩm văn học pháp, thỉnh thoảng viết cho báo pháp những bài tuyên truyền cộng sản . Năm 1992 (Chánh phủ xã hội Mitterrand), ông được Hàn Lâm Viện Pháp trao tặng giải thưởng Francophonie vì có công đóng góp và phổ biến tìếng pháp . Dư luận pháp công kích, nhắc lại ông đã từng chạy theo Hitler . Tuần báo Le Canard Enchainé, số ra ngày 9 tháng 12 năm 1992, chăm biếm Hàn Lâm Viện cấp cho ông giải thưởng « Pháp thoại-Cà chớn » (Franco-Connerie) . Phải chăng vì trước phản ứng bất lợi của dư luận pháp mà Ông Viện chỉ nhận tiền thưởng đem đóng góp đảng cộng sản, mà phải giử im lặng, không dám trả lời báo Le Canard Enchainé ? Người cộng sản luôn luôn « lợi cho đảng là làm, chết bỏ » nhưng không bao giờ biết lẽ phải là gì . Mục tiêu trên hết!

Ngày 21 tháng 06 năm 1981, đến gần cuối đời, Bs Nguyễn Khắc Viện mới cảm thấy đau lòng trước tình hình bi đác của Việt nam sắp lao xuống vực thẩm, ông bèn viết một bức thư dài gởi Quốc Hội, đưa ra một số nhận xét và đề nghị thay đổi « Tình hình này không thể kéo dài và đói hỏi có những sự thay đổi quan trọng về nhiếu mặt… Nhứt là đi sâu vào những sai lầm, tìm gốc rể, nên đặt vấn đề tư tưởng : tư tưởng Mao xâm lấn vào Việt nam đến mức nào ? Nay phải gột rửa như thế nào ? Không nên quên rằng năm 1951 đã ghi vào Điều lệ đảng tư tưởng Mao chỉ đường cho chúng ta, không quên rằng tất cả những cách làm ăn, chính huấn, tổ chức, cải cách ruộng đất, v.v… đã do cố vấn Trung quốc sang giúp …. » .

Tố Hữu, cấp trên của Viện, đã phê bình một cách mĩa may thư góp ý của ông là « sớ cải lương », và nói rỏ đối với đảng, Nguyễn Khắc Viện chỉ là một «việt kiều » mà thôi. Sau đó, Vìện bị cách ly và về hưu sớm .

Trước đó, Nguyễn Khắc Viện cũng có gởi cho Lê Duẩn một bản đề cương dâng kế chống xu hướng tư bản hóa ở Miền Nam nhưng không được chiếu cố .

Đến lúc Gorbachev đưa ra chánh sách cải cách ở Nga, Viện kiến nghị đảng cộng sản việt nam nên tiến hành đổi mới nhịp nhàng theo đản anh .

Nhìn lại, Bs Nguyễn Khắc Viện lần lượt chạy theo Hitler, Staline, Mao, Hồ chí Minh, Lê Duẩn, Gorbachev rồi Nguyễn văn Linh, mà chỉ có mõi cẳng, thở dốc mà thôi .

Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện nêu một tấm gương sáng suốt đời làm người cộng sản chuyên chính, cúc cung phục vụ Hồ chí Minh và đảng cộng sản mà trước sau vẫn bị đảng xem « chỉ là một việt kiều » tuy có đảng tịch lưỡng đảng : cộng sản pháp và việt nam ! Vậy những việt kiều ngày nay hay một số người việt nam ở hải ngoại mon men về Việt nam, bày tỏ thiện chí, lòng yêu nước để mong đóng góp khả năng, tiền bạc cho cộng sản xây dựng đất nước, tưởng nên xét mình có tận tụy bằng Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện không ?

Vào những ngày cuối đời, Bs Nguyễn Khắc Viện bày tỏ ước mong tâm huyết sau cùng « sau khi chết, bài vè 12 câu về sức khỏe là di sản của ông mà thôi » . Ông muốn phủ nhận công hản mã của ông phục vụ cộng sản ?

Và ông đã phải bộc lộ tâm sự thầm kín của người trí thức cộng sản « Vô sản không đáng sợ bằng vô học » !

Nhưng « có học » mà suốt đời theo cộng sản thì không đáng sợ hơn sao ?

Chuyện về hoa mai – Phạm ĐìnhLân F.A.B.I.

Hoa mai gắn liền với Tết ở các tỉnh ở phía nam vĩ tuyến 17. Ở phía bắc vĩ tuyến 17 dân chúng không chưng cành mai mà chưng cành đào. Hoa mai màu vàng rực rỡ, màu của các quân vương Á Ɖông ngày xưa. Hoa đào màu hồng, màu của hạnh phúc.

Nhân dịp này chúng tôi xin nói khái quát về tất cả những đặc điểm của hoa mai đồng thời phân biệt hoa mai ở nước ta và hoa mai (meihua) ở Trung Hoa, Triều Tiên, Taiwan (Đài Loan) và Nhật Bản.

Hoa mai vùng nhiệt đới

Mai là một loại cây mọc hoang trong rừng, trên hốc đá hay trên những vùng đất khô cằn ở Ɖông Nam Á, Phi Châu, Mỹ Châu nhiệt đới, bắc Úc Ɖại Lợi và vùng khí hậu bán nhiệt đới. Ở Nam Mỹ có loại mai Ochna suaveolens hay Ouratea suaveolens giống như loại mai vàng thường thấy ở Trung Bộ và Nam Bộ. Ở Việt Nam cây mai được tìm thấy nhiều ở phía nam vĩ tuyến 17 và hiếm dần ở các tỉnh bắc Trung bộ và Bắc Bộ. Hoa mai được tìm thấy ở Hawaii, Hoa Kỳ. Nhiều xã trong quận Thủ Ɖức, Gò Vấp thuộc tỉnh Gia Ɖịnh trồng cây mai để bán vào dịp Tết.

Hoa mai được người Việt Nam chưng trong những ngày Tết mang nhiều tên khoa học và dòng thảo mộc khác nhau như dòng Ochna, Eleaeocarpus, Discladium thuộc gia đình Ochnaceae.

Tên khoa học thường dùng cho hoa mai là Ochna harmandii, Ochna serrulata, Ochna integerrima, v.v. Theo từ nguyên Hy Lạp Ochna có nghĩa là trái lê rừng, ám chỉ hình dạng của hột của cây mai. Người Hoa Kỳ gọi mai là Mickey mouse plant vì màu đen bóng của hột hoa mai giống màu đen và đỏ của con chuột Mickey (hột đen, đài hoa đỏ). Người Trung Hoa gọi hoa mai là Jin Lian Mu (Kim Liên Mộc: cây sen vàng).

Cây mai không to và không cao. Chiều cao trung bình xê dịch từ 2 – 5m. Lá mỏng, cứng, có răng cưa nhuyễn màu xanh nhạt. Hoa 5 cánh màu vàng, nhụy màu vàng cam. Ong và bướm thích hút nhụy hoa mai. Chim thích ăn trái chín màu đen bóng dưới dạng hột. Mai là loại thảo mộc tăng trưởng rất chậm. Cành mai nhỏ nhắn, thanh nhã và rất dẻo.

Thông thường người ta thích hoàng mai mặc dù có bạch mai (mai trắng) tức mai oằn và hồng mai (mai đỏ) còn được gọi là mai tứ thời.

Tên khoa học của bạch mai là Ochna alba và tên khoa học của hồng mai là Ochna atropurpurea. Bạch mai hoa trắng, 05 cánh, nhụy vàng được tìm thấy nhiều ở Phi Châu.

Cây mù u Xiêm Ochrocarpus siamensis cũng được gọi là bạch mai hay Nam mai.

Hoàng mai được trân quí vì màu sắc đẹp, biểu tượng tốt cho việc cầu phúc vào năm mới. Hoa mai có 05 cánh biểu tượng cho:

– 05 thành phần xã hội: Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh.

– Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

– Ngũ tạng: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận.

Cây mai gợi lại sự hy sinh cao cả của người phụ nữ trong xã hội nông nghiệp. Mai mọc trên hốc đá, vùng đất khô cằn, thi gan trước nắng lửa mưa dầu vào mùa hạ và tiết trời băng giá vào mùa đông. Nó không được ai chăm sóc hay vun phân tưới nước nhưng vẫn tươi cười nở hoa để chung vui với vũ trụ chào đón Xuân về. Ɖó là hình ảnh của người phụ nữ Ɖông Phương suốt đời làm lụng cực nhọc với tư cách môt người dâu, người vợ, người mẹ trong gia đình và người phụ nữ trong xã hội nhưng lúc nào cũng nở nụ cười và mang lại nguồn sống, niềm vui và hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Muốn mai ra nhiều hoa phải lặt sạch lá của nó. Người phụ nữ ngày xưa phải quên đi mọi gánh nặng mới giữ được sự lạc quan và nụ cười như cành mai phải trải qua sự khắc nghiệt của thời tiết, sự cằn cỗi của mội trường sống và cành bị lặt lá để có nhiều hoa vàng tươi thắm.

Trong tỉnh Gia Ɖịnh có địa danh Hoàng Mai Thôn. Ở Chợ Lớn có địa danh Cây Mai, nơi có ngôi chùa cổ nhất ở Nam Bộ.

Vào thế kỷ XIX Tôn Thọ Tường lập ra Bạch Mai Thư Xã để xướng họa thi văn với các nho gia ở Nam Kỳ.

Mai, trúc là đề tài hội họa được các nghệ nhân dùng để vẽ tranh hay làm tranh sơn mài. Họa sĩ Lê Trung thường vẽ cành hoàng mai trên báo Xuân khi Xuân về.

Ở Nam Bộ có hiệu thuốc kiết Nhành Mai được quân đội Viễn Chinh Pháp dùng khi chiến tranh Việt-Pháp bắt đầu bùng nổ.

Sau năm 1954, sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa mang dấu hiệu hoa mai: hoa mai vàng cho thiếu úy, trung úy và đại úy; hoa mai trắng cho thiếu tá, trung tá và đại tá. VNCH cũng có phát hành tem Hoa Mai trắng. Không rõ đây là Bạch Mai Ochna alba hay hoa mai Prunus mume (mai hay mơ)? Sau năm 1975 xuất hiện thuốc lá Hoa Mai ở Nam Bộ.

Dòng thảo mộc Ochna có flavonoids, ochnaflavone. Người Zulu ở Phi Châu sắc rễ cây mai để uống như thuốc trục lãi, trị bệnh viêm ruột thừa, bạch huyết, bịnh về xương, kinh nguyệt, loét, đau thắt lưng, động kinh.

Mai chiếu thủy không thuộc gia đình Ochnaceae của hoa mai vừa đề cập. Nó thuộc gia đình Apocynaceae. Mai chiếu thủy được gọi là thủy mai dự theo cách gọi của người Trung Hoa Shui mei. Mai chiếu thủy được tìm thấy nhiều ở Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai, Lào, Cambodia, Indonesia, Nam Hoa dưới dạng cây cảnh trồng trong bồn nhỏ: cây cảnh bonsai.

Tên khoa học của mai chiếu thủy là Wrightia religiosa (do tên của bác sĩ William Wright , người Scotland) thuộc gia đình Apocynaceae của trúc đào. Về phương diện thực vật học, mai chiếu thủy không có liên hệ gì đến hoa mai dòng Ochna và gia đình Ochnaceae ngoại trừ tên gọi có chữ MAI. Mai chiếu thủy có hoa màu trắng hay hồng nhạt nhỏ hơn hoàng mai nhưng có hương thơm. Ở Thái Lan người ta thường đặt các chậu mai chiếu thủy trong chùa để cúng Phật. Do đó người Anh gọi mai chiếu thủy là Sacred Buddhist (hoa thiêng Phật Giáo), water jasmine (thủy lài), Philippine jasmine (hoa lài Phi Luật Tân); tiếng Sanskrit (Phạn): Kutaja; Thái Lan: Mok ban.

Rễ của mai chiếu thủy được dùng để trị bịnh về da.

Bạch mai hay Nam mai: cây Mù U Xiêm

Cây mù u Xiêm có hoa trắng rất thơm nên được gọi là bạch mai hay Nam mai. Nó được tìm thấy nhiều ở Nam Bộ. Ɖó là một cây to, gỗ cứng, lá to, dầy xanh mượt rất đẹp (theo Hy Lạp ngữ phylla: lá (diệp); kalos: đẹp); hoa 05 cánh màu trắng, nhụy vàng rất thơm; trái tròn khi chín màu vàng.

Tên khoa học của Nam mai hay cây mù u Xiêm là Ochnacarpus siamensis thuộc gia đình Callophyllaceae hay Clusiaceae của cây vấp hay măng cụt. Người Thái Lan gọi Nam mai là sarapi hay soi phi. Người Anh âm thành salapee.

Ở Thái Lan người ta không trồng một số cây quanh nhà vì sợ xui xẻo. Trong số nầy có cây mù u Xiêm (Nam mai hay bạch mai). Nó chỉ được trồng quanh các chùa, đền đài, cung điện nhà vua mà thôi.

Hoa Nam mai có terpenoids và steroids. Hột có nhiều hợp chất phenol. Trái dùng để khai thác dầu như trái mù u ở nước ta. Theo y học dân gian Thái Lan, người ta dùng hoa Nam mai sarapi nấu nước uống trị chóng mặt.

Cây mai vùng bán nhiệt đới và ôn đới

Cây mai vùng bán nhiệt đới và ôn đới được gọi theo cách gọi của người Trung Hoa: Mei. Người Nhật gọi là ume (ô mai); Triều Tiên: Maesil. Người Việt Nam còn gọi là cây mơ. Người Anh gọi là apricot, Chinese plum, Japanese apricot, Japanese flowering apricot; Pháp là abricotier (cây). Tên khoa học là Prunus mume hay Armeniaca mume. Cây cao từ 3 – 6m, hoa bắt đầu trổ vào mùa đông để kịp nở rộ vào mùa Xuân. Hoa có 05 cánh màu trắng hay hồng nhạt, nhụy vàng. Hoa gọi là mai hoa (meihua). Cây mai hay mơ có trái to có hột cứng và to. Trái chín vào mùa mưa nên được gọi là mai vũ (meiyu). Trái chín có cơm mềm màu vàng sậm, vị ngọt lợ. Trái khô có màu đen nên được gọi là ô mai (wumei, oomei). Trong tỉnh Hubei (Hồ Bắc) có hạt Huangmei (Hoàng Mai) có cây mai Prunus mume 1.600 tuổi nhưng vẫn ra nhiều hoa hàng năm.

Hoa mai trong tem phát hành ở VNCH có vẻ giống hoa mai (meihua) của cây mai Prunus mume chớ không phải hoa mai Ochna harmandii. Loại cây mai ăn trái nầy có ở miền Bắc Việt Nam. Người ta chọn những cành mai màu hồng để chưng vào dịp Tết. Ɖó là “cành đào” trong câu “Mỗi năm hoa đào nở” trong bài thơ của Vũ Ɖình Liên. Ɖào ở đây chỉ màu đỏ của hoa chớ không phải hoa của cây đào (peach tree – Prunus persica) có trái đỏ-vàng trong tranh Phước Lộc Thọ. Người ta không chưng loại hoa mai có hoa màu trắng vì người Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên không thích màu trắng và cho đó là màu tang. Năm hạn gặp sao Thái Bạch, người ta kiêng mặc quần áo màu trắng! Trái lại người Triều Tiên và Nhật Bản – giống như người Tây Phương – yêu sự thanh khiết của màu trắng. Quốc kỳ của Nhật Bản và Ɖại Hàn có nền màu trắng.

Trái và hoa mai Prunus mume đều ăn được. Trái dùng làm đồ chua, nước giải khát, vô hộp, ô mai, xí muội, nước chấm gọi là mai giang (meijiang), cất rượu. Rượu gọi là mai tửu (meijiu). Ở Nhật rượu ô mai gọi là Umechu (Ȏ Mai Tửu).

Lá cây mai hay mơ Prunus mume được dùng làm màu nhuộm xanh. Trái cho màu nhuộm xanh sậm.

Trái ô mai có sinh tố C, B1, B2, B3, B9, phosphorus, Ca, Fe, K, proteins, calories, carbohydrates, sợi. Hột có amydalin, prunasin gặp nước chuyển sang prussic acid tức Cyanide rất độc. Ǎn hột đắng rất độc có thể chết. Trái và hoa mai Prunus mume được dùng để trị sốt, ho dai dẳng, đau bụng, mất ngủ, kinh nguyệt bất thông, loét, trùng lãi, cầm máu, kiết lỵ, tiêu chảy, phòng ngừa bịnh tim. Hoạt chất lấy từ cây mai có tính sát trùng được dùng trong ngành nha khoa để ngừa bịnh đau răng hay bịnh về nướu răng.

Người phụ nữ đẹp luôn luôn là người mình hạc xương mai. Thi hào Nguyễn Du tả vẻ đẹp thể chất và tinh thần của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân qua hai câu thơ:

Mai cốt cách tuyết tinh thần,

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Mai, trúc là hình ảnh của cặp vợ chồng hạnh phúc và tâm đầu ý hiệp

Ai đi đường đấy hỡi ai?

Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm.

Hay:

Một nhà sum họp trúc mai,

Càng sâu biển cả, càng dài tình sông.

*

Gió đưa liễu yếu mai oằn,

Liễu yếu mặc liễu mai oằn mặc mai.

Rắn hoa mai là một loại rắn có đốm trắng hay vàng nhạt.

Mai hoa lộc là một loại mai có đốm trắng.

Mai thê hạc tử nói lên cảnh sống cô đơn của người ẩn dật trong rừng. Vợ là hoa mai, con là chim hạc.

Những chữ MAI trong các câu thơ và nhóm chữ trên đều không phải là cây mai Ochna harmandii trong gia đình Ochnaceae mà là cây mai hay cây mơ Prunus mume thuộc gia đình Rosaceae tức cây mai hay cây mơ có trái to ăn được gọi là mai vũ (meiyu) (vì trái chín vào mùa mưa) hay ô mai (wumei/oomei) vì trái chín khô có màu đen.

a. Thi hào Nguyễn Du là người Hà Tĩnh, nơi hiếm thấy cây mai Ochna harmandii tức kim liên mộc (jin lian mu).

b. Truyện Thúy Kiều là truyện của Trung Hoa. Nhân vật lẫn cảnh vật đều thuộc về Trung Hoa, nơi chỉ có nhiều cây mai (Mei) Prunus mume hơn là kim liên mộc.

Cây mai Prunus mume tượng trưng cho Hy Vọng, Sắc Ɖẹp, Thanh Khiết, sự Chuyển Tiếp của cuộc đời. Cây mai, cây tre, và cây thông là ba loại thảo mộc được xem là bạn của mùa Ɖông. Mai hoa là đề tài của hội họa với Mai, Lan, Cúc, Trúc. Có người cho rằng tranh Tứ Thời là Lan, Sen (Liên), Cúc, Mai có hoa nở theo mùa như sau:

Mùa:    Hoa:

Xuân    Lan

Hạ        Liên (Sen)

Thu      Cúc

Ɖông    Mai

Ɖó là bốn loại hoa đẹp nở trong bốn mùa trong năm. Hoa mai Prunus mume nở vào lúc giao thời của mùa Ɖông và mùa Xuân (hạ tuần tháng giêng và thượng tuần tháng hai Dương Lịch). Hoa mai Prunus mume là quốc hoa của Trung Hoa Dân Quốc (Taiwan – Ɖài Loan – R.O.C.: Republic of China). Hoa có:

– 03 nhụy cho mỗi cánh hoa. Ba nhụy tượng trưng cho Tam Dân Chủ Nghĩa (San Min Chu I: Dân Tộc, Dân Quyền, Dân Sinh) do Sun Yatsen (Tôn Dật Tiên) khởi xướng.

– 05 cánh hoa tượng trưng cho Ngũ Quyền phân lập:

a. Hành Pháp.

b. Lập Pháp.

c. Tư Pháp.

d. Giám Sát.

e. Khảo Thí.

Nghệ nhân Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và miền Bắc Việt Nam dùng cành hoa mai Prunus mume làm đề tài sáng tác chớ không dùng hoa mai Ochna harmandii.

Để chấm dứt bài viết này chúng tôi tóm lược những tương đồng và dị biệt giữa Mai Ochna harmandii và Mai Prunus mume:

Tương đồng

– Tên gọi thông thường là MAI.

– Hoa cùng kích thước và có 05 cánh.

– Liên hệ đến thân hình đẹp của nữ phái và các đức tính cao cả của người phụ nữ.

– Biểu tượng: (ngũ hành, ngũ tạng, ngũ nghiệp, ngũ quyền, Tam Dân Chủ Nghĩa, v.v…)

– Cả hai loại mai đều được chưng vào dịp Tết để mong cầu may mắn và hạnh phúc.

Người ta chưng cành đào với hy vọng được Thần Trà, Uất Lủy ẩn nấp để giúp đỡ xua đuổi điều xấu.

Dị biệt

– Môi trường sống khác nhau. Mai Ochna harmandii sống ở vùng khí hậu nhiệt đới. Mai Prunus mume sống ở vùng khí hậu bán nhiệt đới hay ôn đới.

– Mai Prunus mume có công dụng đa dạng hơn mai Ochna harmandii (trái ăn được, làm nước chấm, nước giải khát, đồ hộp. Trái và hoa dùng để trị bịnh theo y học dân gian cổ truyền).

– Màu sắc khác nhau. Hoa mai Ochna harmandii màu vàng và hoa mai Prunus mume màu trắng hay hồng.

Bài viết tổng hợp nầy trích từ Thế Giới Thảo Mộc Tự Ɖiển do tác giả Phạm Ɖình Lân biên soạn.

Nguồn :http://www.art2all.net/tho/phamdinhlan/phamdinhlan_chuyenvehoamai.html