Tập San Tân Đại Việt – Số 1/2019 Xuân Kỷ Hợi

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Đại Việt – Số 1/2019 Xuân Kỷ Hợi

Mục Lục

Lê Minh Nguyên: Chào Xuân Kỷ Hợi 2019

Phạm Đức Duy: Lò Mỹ củi Trung Cộng & Lò Bắc củi Nam

Đằng Phương: Thơ Xuân chiến thắng

Nguyễn Bá Lộc: Kinh tế Việt Nam 2018 và căn nguyên trở lực tồn tại

Trần Gia Phụng: Mùa Xuân Độc Lập (KỶ HỢI – 939)

Cổ Tấn Tinh Châu: Hoàng Sa với Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam

Vĩnh Liêm: Trận Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974 cùng những Chứng Liệu Lịch Sử

Vũ Đình Liên: Thơ Ông Đồ

Cao Tuấn: Về một người Việt Nam đi tìm các ẩn số chính trị trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung (tiếp theo)

Nguyễn Ngọc Sẵng: Nhìn Về Biển Đông năm 2019

Quốc Phùng: Tinh Thần Yêu Nước Của Dân Tộc Việt Nam

Mai Thanh Truyết: Lời Sau Cùng Nói Với Tuổi Trẻ

KB/ĐNHK: Chúc Tết

Cothommagazine:

-Tết nguyên đán ở Việt Nam

-Mấy tục lệ trong đêm giao thừa

-Bánh chưng, bánh tét, bánh dày, xôi và cốm

Kha Tiệm Ly: Phong Tục Tết Của Người Dân Miền Nam Xưa

Vy Kính: Viết về Táo Quân

Thích Nữ Giới Hương: Năm Hợi nói chuyện heo

Minh Minh: Năm Hợi bàn về Lợn: Bạn sẽ “sốc” vì những bất ngờ nho nhỏ

Hoài Hương: Hoa đào và hoa mai trong ngày Tết

Tôn Kàn: Bánh Chưng Dưa Hành, Cam Canh Bưởi Diễn, Dưa Dăm Hồng Xuân Đỉnh 

Trần Tế Xương: Thơ Chúc Tết

Phan Văn Song: Đầu Năm đôi lời cùng bạn hữu gần xa, Từ chuyện Nhà đến chuyện Nước

Nguyễn thị Cỏ May: Paris những ngày cuối năm trong khói lửa

Trần Văn Lương: Thơ Mày lại về «Ăn Tết»

Đào Văn Bình: Nhật Ký Biển Đông

Cuộc Chiến Syria Coi Như Chấm Dứt

-Cuộc Chiến Con Tin Đi Về Đâu?

Nguyên Trần: Ngày Xuân hồi tưởng âm thanh cũ

Nam Sơn Trần Văn Chi: Chùi Lư Ăn Tết

 

Chào Xuân Kỷ Hợi 2019 – Lê Minh Nguyên

Trước thềm Xuân Kỷ Hợi 2019, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Tân Đại Việt kính chúc toàn thể quý đồng chí cùng gia quyến được dồi dào sức khoẻ, thành đạt trong mọi công việc, tinh thần luôn luôn sung mãn để hướng về tương lai tươi sáng của dân tộc và đất nước Việt Nam.

Nói về mùa xuân, thi sĩ Đằng Phương (GS Nguyễn Ngọc Huy) đã có những vần thơ như sau:

Vừa mới ngày nào nhắp chén xuân
Hàn huyên với các bạn xa gần
Mà nay chợt thoáng nhìn ra cửa
Đã thấy mai vàng nở rợp sân.
(Xuân Cảm)

Cây cỏ đua nhau giỡn nắng hồng
Dưới làn mưa bụi phủ non sông
Trên cành hoa thắm đào muôn cánh
Lơi lả nô đùa với gió đông

Quân ải Phú Xuyên vội lạy hàng
Hà Hồi tiếp vỡ Ngọc Hồi tan
Và quân tướng Việt cùng hăm hở
Tràn đến Thăng Long tựa thác ngàn
(Xuân Chiến Thắng)

Mùa xuân là mùa của vạn vật tưng bừng sức sống, của sự vùng lên, của sự chiến thắng. Dân tộc Việt Nam đã bao lâu rồi ấp ủ cho sức bật dậy vùng lên để bảo vệ và phát huy sự sinh tồn.

Năm Kỷ Hợi 2019 đang và sẽ mở ra một giai đoạn mới cho Việt Nam. Cách Mạng Mùa Xuân đã xảy ra ở Á Rập năm 2011 và đang xảy ra ở Venezuela. Nó đi từ Phi Châu sang Mỹ Châu và sẽ đến Á Châu mà năm Kỷ Hợi 2019 là cửa ngõ bước vào.

Venezuela là một đất nước rộng lớn (912,040 km2) gần gấp ba lần Việt Nam, nhưng dân số chỉ 1/3 VN (khoảng 32 triệu dân) và tổng sản lượng tương đương VN (khoảng 210 tỷ đôla).

Năm 1830 Gran Colombia vỡ ra làm 3 nước là Venezuela, Ecuador và Colombia. Từ đó cho đến năm 1959 Venezuela do quân nhân cai trị. Bầu cử dân chủ bắt đầu năm 1959 và dù là quốc gia đang phát triển nhưng có thể được coi là gương mẫu ở Nam Mỹ về dân chủ, về an sinh xã hội, giáo dục, tự do báo chí, chính trị đa nguyên đa đảng, đồng minh chặc chẽ với Hoa Kỳ về chính trị và đầu tư thương mại, hạ tầng cơ sở tốt nhất Nam Mỹ. Khoảng 1970s Venezuela được coi là giàu nhất Nam Mỹ và là một trong 20 nước giàu nhất thế giới. Trong 50 năm của hạ bán thế kỷ 20, Venezuela theo dân chủ tự do và kinh tế thị trường nên đã phát triển ngoạn mục.

Kể từ 1999 khi Hugo Chavez nắm quyền, ông đưa đất nước đi vào con đường xã hội chũ nghĩa, tôn thờ Cuba và gần như là do Cuba xỏ mũi dẫn đi. Ngày nay có khoảng 3 triệu người bỏ nước ra đi, lạm phát cả triệu phần trăm, trường học tiêu điều, nhu yếu phẩm khan hiếm, buôn ma tuý, tội phạm tràn lan, báo chí bị bịt miệng, tham nhũng, bầu cử gian lận. Nó là điển hình của một quốc gia trên đà suy vong và thất bại vì theo xã hội chủ nghĩa (https://fam.ag/2MKb0zK).

Chavez chết năm 2013, môn sinh xã hội chủ nghĩa của ông là Nicolas Maduro lên nắm quyền. Quốc Hội do dân bầu dân chủ nên có đa số đối lập, ông không thể dùng QH để sửa hiến pháp được nên lập quốc hội lập hiến năm 2017 để tước quyền QH và sửa hiến pháp theo ý ông, rồi tổ chức cuộc bầu cử tháng 5/2018 được coi là gian lận và bị tẩy chay. Ông chính thức nhận nhiệm kỳ mới vào đầu năm nay trước sự xuống đường phản đối của dân chúng.

Ông Maduro thẳng tay đàn áp đối lập trong QH, các lãnh tụ đối lập hoặc bị ông cầm tù hoặc lưu vong. Ông Juan Guaido, 35 tuổi, thuộc đảng đối lập Voluntad Popular (VP) thành lập năm 2009, vào QH năm 2015, được QH bầu làm chủ tịch mới đầu năm 2019 và ông tuyên bố làm tổng thống lâm thời hôm 23/1/2019.

Ngày 29/1 ông Guaido bị Tối Cao Pháp Viện ra lệnh cấm du hành, phong toả tài khoản ngân hàng và điều tra hình sự. Đồng thời ông Maduro thành lập “lực lượng dân phòng” với 50,000 quân vũ trang.

Hoa Kỳ hôm 29/1 tuyên bố phong toả 7 tỷ đôla dầu lửa của Venezuela nhưng không cấm vận dầu để tránh thị trường bị hỗn loạn.

Ông Guaido kêu gọi dân chúng tiếp tục xuống đường bởi vì đây là sức mạnh thực sự của ông để có thể chiến thắng ông Maduro (https://lat.ms/2MMN1jr).

Như chúng ta đã nhận xét trước đây, sự thành công của một cuộc cách mạng để thay đổi một triều đại hay một chế độ, từ đông tây kim cổ, đòi hỏi hai yếu tố không thể thiếu được là sự nổi dậy của dân chúng và đầu não giới cai trị suy tàn. Hai yếu tố này đã sẵn sàng khi cách mạng xảy ra ở Tunisia năm 2011 và Venezuela như hiện nay. Cả hai đều là yếu tố bên trong quốc gia.

Yếu tố bên ngoài tuy quan trọng nhưng để hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định. Ngày 16/2/2011 Uỷ Ban Tình Báo Thượng Viện Hoa Kỳ đã mở cuộc điều trần để khiển trách giám đốc Tình Báo Quốc Gia James Clapper và giám đốc CIA Leon Panetta lúc đó, là đã hoàn toàn thất bại, không biết gì về cách mạng xảy ra ở Trung Đông (http://bit.ly/2DQgrdM).

Hai yếu tố dân chúng muốn nổi dậy và đầu não giới cai trị suy tàn đã càng ngày càng đậm nét ở Việt Nam. Dân đang muốn thoát khỏi gông cùm sưu cao thuế nặng, đất đai bị thu hồi bất cứ lúc nào. Đảng càng ngày càng bị ông Nguyễn Phú Trọng thao túng gây phân hoá nội bộ, tham nhũng, quan liêu, tự diễn biến, tư tưởng bị rã rời, lò Bắc đốt củi Nam, phe nhóm chờ cơ hội để thanh toán nhau. Nó báo hiệu cho một mùa xuân vùng lên của dân tộc.

Các bài học của Tunisia, Ai Cập, Ukraine, Venezuela… cho ta thấy rằng: sức mạnh thực sự để vừa có chính danh, vừa có khả năng áp đảo để lật đổ bạo quyền là dân chúng, và nó cũng là sức mạnh để bảo vệ chủ quyền, không cho các bàn tay lông lá của ngoại bang thọc vào thao túng, thừa nước đục thả câu để phục vụ lợi ích riêng của họ.

Thứ hai, dứt khoát và nhanh chóng tạo sự thay đổi vì đêm dài sẽ lắm mộng và đi đến thất bại như ở Syria.

Thứ ba, không như các quốc gia nêu trên, CSVN tiêu diệt hết các tổ chức đối lập, phá bỏ hệ thống cán bộ lãnh đạo của bên đối lập, để dân như rắn mất đầu, nhưng qua lịch sử, họ cũng không cản được cách mạng như đã xảy ra ở Đông Âu, vì đơn giản là lãnh tụ do tranh đấu mà ra, như trâu Tôn Tẩn, chặt đầu này ra đầu khác, cho nên ông Guaido, một nhân vật trẻ vô danh trước đó đã bất ngờ xuất hiện.

Thứ tư, sự chiến thắng nó nằm trong mối tương quan lực lượng giữa đại khối xuống đường và thanh gươm lá chắn (công an, quân đội), chứ không phải do ngoại bang mang quân vào. Tê liệt được thanh gươm lá chắn thì những kẻ độc tài tức khắc trở thành những anh chàng mơ mộng.

Cho nên yếu tố quyết định cho sự chiến thắng của ông Guaido ở Venezuela là ông có hấp lực đủ mạnh để kêu gọi và tạo được sự lớn mạnh của phong trào xuống đường hay không.

Mùa Xuân đang đến trên quê hương của chúng ta, Xuân Kỷ Hợi 2019 sẽ là cổng vào cho thời đại Xuân Dân Chủ đang mở ra về phía trước cho dân tộc và đất nước Việt Nam. Chúc Xuân đến quý đồng chí, tôi xin mượn những dòng thư Xuân của đồng chí sáng lập Đảng Tân Đại Việt.

Cùng vượt lên trên những xóm làng
Như tranh nhau đón chúa xuân sang
Những cành nêu uốn mình trong gió
Rộn rã tư bề pháo nổ vang
(Xuân Chiến Thắng)

Cung Chúc Tân Xuân

Lê Minh Nguyên
Chủ Tịch

 

Lò Mỹ củi Trung Cộng, Lò Bắc củi Nam –  Phạm Đức Duy

 

 

Mới bước sang 2019, những ngày cận Tết Kỷ Hợi, nhìn lại năm 2018, tình hình thế giới nổi bật nhất là chiến tranh mậu dịch trade war giữa Hoa Kỳ và các quốc gia đối tác lớn nhỏ trên thế giới nói chung, và Trung Cộng là đối tượng chính.

Hãy thử điểm lại các sự kiện dẫn đến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, trước ngày 6 tháng 7, 2018, thời điểm được xem là Day 1 của trade war khi Mỹ bắt đầu thu thuế 25% đối với 818 sản phẩm nhập khẩu của TC, trị giá $34 tỷ đô la.

Trade war Mỹ-Trung chắc đã không xảy ra nếu ông Trump không đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ hồi tháng 11 năm 2016. Nhiều năm trước khi có ý tranh cử Tổng Thống, khoảng 2011, ông Trump lúc đó đã công khai nặng lời chỉ trích các hoạt động thương mại của TC đối với Hoa Kỳ: “China is neither an ally or a friend – they want to beat us and own our country. / Trung Cộng không phải là đồng minh hay bạn bè – họ muốn đánh bại chúng ta và sở hữu đất nước của chúng ta.”

Trong mùa vận động tranh cử cho ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Cộng hòa primary election, khi nói về chính sách thương mại của TC, ông Trump cũng nhiều lần đưa ra những nhận định chống Bắc Kinh gay gắt nhưng chính xác, điển hình là câu nói hồi tháng 5, 2016: “We can’t continue to allow China to rape our country and that’s what they’re doing. It’s the greatest theft in the history of the world”.

Vì vậy, chưa đầy 3 tháng từ khi Tổng Thống Trump chính thức nhậm chức, Tập Cận Bình đã phải lật đật gặp TT Trump ngày 6-7 tháng 4, 2017 tại Mar-a-Lago bang Florida. Tại đây, hai bên đã đồng ý thiết lập 100-Day Action Plan Kế hoạch hành động 100 ngày để giải quyết các chênh lệch mậu dịch giữa Mỹ và TC.

Ba tuần sau, ngày 28 tháng 4, 2017, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) được trao quyền điều tra xem liệu tình trạng nhập khẩu thép/nhôm steel/aluminium có gây ra mối đe dọa về an ninh quốc gia cho Hoa Kỳ hay không.

Gần một tháng sau, ngày 22 tháng 5 năm 2017, Hoa Kỳ và TC đồng ý thỏa thuận thương mại sẽ cho phép các công ty Mỹ tiếp cận nhiều hơn với thị trường nông nghiệp, năng lượng và tài chính của TC, đổi lại TC có thể bán cooked poultry thịt gia cầm nấu chín cho Mỹ.

Ngày 18 tháng 8 năm 2017, USTR khởi xướng một cuộc điều tra thứ hai. Cuộc điều tra này nhằm vào bất kỳ luật lệ, chính sách, hành động nào không hợp lý, không công bằng, phân biệt đối xử đối với các công ty Hoa Kỳ của TC và có thể gây tổn hại đến quyền intellectual property sở hữu trí tuệ, innovation đổi mới, technology development phát triển công nghệ hoặc technology transfer chuyển giao công nghệ của Hoa Kỳ.

Vào đầu tháng 11, TT Trump viếng thăm Bắc Kinh ba ngày và được Tập đón tiếp trọng thể, linh đình. Quan hệ Mỹ-Trung được xem là đã ấm lên với chuyến “state visit plus” này.

Dựa vào đơn yêu cầu điều tra của công nghiệp Mỹ và báo cáo của US International Trade Commission Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ cuối tháng 10 và cuối tháng 11, 2017, vào ngày 22 tháng 1, 2018, TT Trump thông qua hồ sơ global safeguard tariffs thuế quan tự vệ toàn cầu sẽ bắt đầu được áp dụng ngày 7 tháng 2: 30% thuế đối với $8.5 tỷ đô la nhập khẩu các tấm solar panels pin mặt trời từ nước ngoài (ngoại trừ Canada) và 20% thuế đối với $1.8 tỷ đô la máy giặt. Một việc làm tương đối hiếm thấy trong lịch sử các Tổng Thống Mỹ.

Ngày 22 tháng 3 năm 2018, TT Trump tiếp tục “đập” Bắc Kinh bằng một bản memorandum chỉ đạo ba việc chính như sau: Gửi đến WTO một hồ sơ lên án các hoạt động cấp giấy phép mang tính phân biệt đối xử discriminatory licensing practices của TC; Hạn chế đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ quan trọng; và Áp dụng thuế quan đối với các sản phẩm của TC như công nghệ không gian aerospace, công nghệ truyền thông thông tin information communication technology và máy móc machinery.

Ngay ngày hôm sau, 23 tháng 3, Hoa Kỳ cũng bắt đầu áp dụng mức thuế 25% đối với tất cả các mặt hàng thép steel nhập khẩu (ngoại trừ từ Argentina, Úc, Brazil và Nam Hàn) và thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu nhôm aluminium (trừ Argentina và Úc). Thép và nhôm bao gồm khoảng $48 tỷ đô la nhập khẩu, phần lớn là từ các đồng minh như Canada, Liên minh châu Âu EU, Mexico và Nam Hàn, chỉ có 6% là từ TC, do Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá/ imposition of antidumping và thuế đối kháng/ countervailing duties.

Ngày 2 tháng 4, 2018, TC tăng thuế từ 15-25% đối với 128 sản phẩm, trị giá $3 tỷ đô la, bao gồm trái cây, rượu vang, ống thép liền mạch seamless steel pipes, thịt heo và nhôm tái chế recycled aluminum để trả đũa Mỹ.

Ngày hôm sau, 3 tháng 4, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ USTR công bố danh sách ban đầu gồm 1,334 sản phẩm được đề xuất có thể chịu mức thuế 25%, trị giá $50 tỷ đô la. Danh sách này sau đó được sửa đổi vào ngày 15 tháng 6.

Ngày kế, 4 tháng 4, TC lập tức trả đũa danh sách ban đầu của USTR với đề xuất mức thuế 25% lên 106 loại hàng hóa của Mỹ như đậu nành, xe hơi, hóa chất chemicals, trị giá $50 tỷ đô la. Danh sách này sau đó cũng được sửa đổi vào ngày 16 tháng 6.

Tới đây người ta có thể thấy rõ hai lần Trump-Tập gặp mặt nhau tại Mar-a-Lago và Bắc Kinh đã không thực sự đem lại một thỏa thuận nào, mà chỉ có tính cách ngoại giao và “coi giò, coi cẳng” đối thủ.

Ngày 16 tháng 4 năm 2018, Bộ Thương mại Hoa Kỳ US Department of Commerce tuyên bố công ty viễn thông ZTE của TC đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và các công ty Mỹ không được làm ăn với ZTE trong vòng bảy năm. Zhongxing Telecommunication Equipment là một trong những công ty lớn hàng đầu của TC có tầm vóc quốc tế, trụ sở chính ở Thẩm Quyến, Quảng Ðông. Trước đó, tháng 3 năm 2017, ZTE đã nhận tội xuất khẩu trái phép công nghệ Hoa Kỳ sang Iran và Bắc Hàn và vi phạm các lệnh trừng phạt thương mại và đã bị Hoa Kỳ phạt tổng cộng $1.19 tỷ đô la. Đó là khoản tiền phạt lớn nhất từ trước đến nay tại Mỹ đối với các vi phạm kiểm soát xuất cảng.

Hôm sau, 17 tháng 4, TC trả đũa, công bố thuế chống bán phá giá 178.6% đối với nhập khẩu lúa miến sorghum từ Mỹ.

Ðầu tháng 5, Mỹ – TC đàm phán tại Bắc Kinh từ ngày 3 đến ngày 7. Mỹ yêu cầu TC giảm khoảng cách mậu dịch $200 tỷ đô la trong vòng hai năm. Cuộc đàm phán kết thúc nhưng không đi tới giải pháp nào.

TT Trump hứa sẽ giúp ZTE trong một tweet ngày 13 tháng 5.

Ngày 18 tháng 5, TC tuyên bố sẽ ngừng thuế đối với lúa miến sorghum của Mỹ tại các cuộc đàm phán.

Ngày 20 tháng 5, Hoa Kỳ và TC đồng ý tạm dừng cuộc chiến thương mại sau khi TC đồng ý mua thêm hàng hóa của Mỹ.

Chỉ 9 ngày sau, vào cuối tháng 5 Hoa Kỳ lại khôi phục kế hoạch thuế quan tariff plans.

Hai ngày đàm phán thương mại giữa Mỹ và TC được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 4-5 tháng 6.

Ngày 7 tháng 6, Hoa Kỳ đồng ý thỏa thuận sẽ cho phép ZTE tiếp tục kinh doanh.

Ngày 15 tháng 6, danh sách 1,334 sản phẩm, chịu 25% thuế, trị giá $50 tỷ đô la do USTR công bố lần đầu ngày 3 tháng 4 được chung quyết với 818 sản phẩm, trị giá $34 tỷ đô la và sẽ có hiệu lực vào ngày 6 tháng 7, 2018. Một danh sách gồm 284 sản phẩm khác, trị giá $16 tỷ đô la cũng được công bố và để duyệt xét cho lần kế.

Hôm sau, 16 tháng 6, TC cũng sửa đổi danh sách của 106 sản phẩm, chịu 25% thuế, trị giá $50 tỷ đô la đã đưa hôm 4 tháng 4 thành 545 sản phẩm, 25% thuế, trị giá $34 tỷ đô la. Biểu thuế này cũng sẽ có hiệu lực vào cùng ngày 6 tháng 7 năm 2018. Tương tự , TC cũng đề xuất đợt áp thuế thứ hai 25% đối với 114 sản phẩm khác của Mỹ, trị giá $16 tỷ đô la.

Day 1 trade war của Mỹ-Trung bắt đầu: ngày 6 tháng 7, 2018:

Hoa Kỳ thực sự áp đặt thuế quan cụ thể đầu tiên lên các sản phẩm của TC. Cơ quan US Customs and Border Protection (CBP) bắt đầu thu thuế 25% đối với 818 sản phẩm nhập khẩu từ TC (danh sách 1) trị giá $34 tỷ – có hiệu lực đối với đợt thuế đầu, được sửa đổi và công bố vào ngày 15 tháng 6 như đã nói.

Vòng thuế quan kế cũng được thảo luận trong danh sách 2, với đề xuất thực hiện mức thuế 25% đối với 284 sản phẩm TC, trị giá 16 tỷ USD. Hàng hóa bị nhắm vào trong đợt thuế này gồm các sản phẩm sắt/thép iron/steel, máy móc điện electrical machinery, sản phẩm đường sắt railway products, dụng cụ instruments và thiết bị apparatus.

Phía TC cũng thực hiện các biện pháp trả đũa bằng cách áp thuế 25% đối với 545 hàng hóa từ Mỹ, trị giá $34 tỷ, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp, xe hơi và thủy sản.

Day 5: 10 tháng 7, 2018:

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ USTR công bố danh sách thuế quan thứ ba gồm hơn 6,000 mặt hàng có xuất xứ từ TC, trị giá $200 tỷ, sẽ chịu mức thuế 10%.

Day 28: 2 tháng 8, 2018:

TT Trump ra lệnh USTR xem xét mức thuế 25% thay vì 10% trong danh sách 3 được công bố hôm 10 tháng 7. Danh sách này nhắm đến hàng hóa TC trị giá khoảng $200 tỷ và bao gồm các loại sản phẩm tiêu dùng consumer products, hóa chất và vật liệu xây dựng construction materials, dệt may textiles, dụng cụ tools, thực phẩm và nông sản, thiết bị điện tử thương mại commercial electronic equipment và phụ tùng xe automotive parts. Ngoài ra, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ cũng bổ sung 44 cơ sở của TC vào danh sách kiểm soát xuất khẩu có thể gây ra những rủi ro đáng kể đối với an ninh quốc gia của Mỹ.

Day 29: 3 tháng 8, 2018 – TC công bố vòng thuế quan thứ hai đối với các sản phẩm của Mỹ

Đáp lại, Bộ Thương mại TC đề xuất một loạt các mức thuế bổ sung đối với 5,207 sản phẩm từ Mỹ, trị giá $60 tỷ như sau:

25% trên 2,493 sản phẩm (nông nghiệp, sản phẩm, thực phẩm, dệt may textiles, hóa chất, sản phẩm kim loại, máy móc machinery);

20% trên 1,078 sản phẩm (thực phẩm, paperboard, hóa chất nghệ thuật chemicals works of art); 10% trên 974 sản phẩm (nông sản, hóa chất, thủy tinh glassware); và 5% trên 662 sản phẩm (hóa chất, máy móc, thiết bị y tế medical equipment).

Day 33: 7 tháng 8, 2018 – Vòng thuế quan thứ hai được hoàn thiện và thi hành

Hoa Kỳ công bố phiên bản sửa đổi về thuế quan trong danh sách cuối cùng trị giá $16 tỷ hàng nhập khẩu từ TC (danh sách 2). Số hàng nhập khẩu này sẽ phải chịu mức thuế 25% thay vì 10% như được công bố trước đó, bắt đầu từ ngày 23 tháng 8. Năm trong số 284 mặt hàng trong danh sách ban đầu được công bố vào ngày 15 tháng 6 đã được xóa, đó là alginic acid, splitting machines, thùng chứa containers, bến nổi floating docks và microtomes (tổng trị giá $400 triệu đô la năm 2017).

Tương tự, TC công bố mức thuế bổ sung 25% đối với $16 tỷ hàng xuất khẩu của Mỹ, cũng có hiệu lực từ ngày 23 tháng 8.

Day 40: 14 tháng 8, 2018:

Bộ Thương mại TC tuyên bố rằng một hồ sơ chính thức đã được nộp lên WTO chống lại Mỹ trong việc áp thuế lên các tấm pin mặt trời solar panels đã làm tổn hại lợi ích thương mại của Bắc Kinh.

Day 48-49: 22-23 tháng 8, 2018 – Đối thoại Mỹ-Trung

Đại diện cấp trung của Mỹ và TC gặp nhau lần đầu tiên kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu. Thứ Trưởng Bộ Tài Chính Hoa Kỳ David Malpass và Phó Bộ Trưởng Thương Mại TC Wang Shouwen đã gặp nhau tại Washington DC để thảo luận và tìm cách giải quyết những xung đột thương mại nhưng cuối cùng đã không đạt được kết quả nào.

Day 49: 23 tháng 8, 2018 – Mỹ-Trung thực hiện vòng thuế quan thứ hai, TC nộp đơn khiếu nại WTO lần hai

Như đã tuyên bố vào Day 33, Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng mức thuế 25% đối với 279 hàng hóa của TC, trị giá $16 tỷ, bao gồm: chất bán dẫn semiconductors, hóa chất, nhựa plastics, xe máy motorbikes và xe máy điện electric scooters.

TC cũng thực hiện 25% thuế đối với 333 hàng hóa từ Mỹ, trị giá $16 tỷ, bao gồm các mặt hàng như than coal, phế liệu đồng copper scrap, nhiên liệu, xe buýt và thiết bị y tế.  TC cũng đệ trình một khiếu nại mới lên WTO đối với Mục 301 Thuế quan của Mỹ ban hành cùng ngày đánh trên hàng hóa TC.

Day 64: 7 tháng 9, 2018 – Trump đe dọa thuế quan mới

Sau giai đoạn bình luận công khai về danh sách 3 thuế quan của Hoa Kỳ đối với các sản phẩm của TC kết thúc vào ngày 6 tháng 9, TT Trump đe dọa sẽ áp dụng thuế quan lên thêm $267 tỷ đô la nữa. Như vậy tổng số thuế quan mà Mỹ đe dọa hoặc áp đặt đối với TC sẽ lên tới $517 tỷ, chiếm phần lớn tất cả các hàng xuất khẩu của TC qua Mỹ. Trong năm 2017, Mỹ đã nhập khẩu các sản phẩm từ TC trị giá khoảng $505 tỷ.

Day 69: 12 tháng 9, 2018 – Hoa Kỳ mời TC mở lại cuộc đàm phán

Cố vấn kinh tế hàng đầu của Tòa Bạch Ốc Larry Kudlow tuyên bố đã mời Bắc Kinh bắt đầu lại các cuộc đàm phán thương mại trước khi áp thuế đối với các sản phẩm của TC trị giá $200 tỷ đô la.

Day 74: 17 tháng 9, 2018 – Hoa Kỳ hoàn tất thuế quan đối với $200 tỷ đô la hàng hóa TC.

USTR công bố danh sách thuế quan hoàn chỉnh đối với hàng hóa của TC trị giá $200 tỷ (danh sách 3). Mức thuế quan này sẽ có hiệu lực vào ngày 24 tháng 9 với mức thuế ban đầu là 10%, và sẽ tăng lên 25% vào ngày 1 tháng 1 năm 2019.

Day 75: 18 tháng 9, 2018 – TC tuyên bố trả đũa thuế quan của Mỹ

TC tuyên bố sẽ áp dụng thuế quan đối với hàng hóa của Mỹ trị giá $60 tỷ sau khi đợt thuế quan mới nhất từ Mỹ trị giá $200 tỷ có hiệu lực vào ngày 24/9.

Day 79: 22 tháng 9, 2018:

TC tuyên bố hủy bỏ các cuộc đàm phán thương mại đã được lên chương trình với Mỹ vì việc áp thuế của Mỹ đối với hàng hóa TC trị giá $200 tỷ (danh sách 3).

Day 81: 24 tháng 9, 2018 – Hoa Kỳ và TC thực hiện vòng thuế quan thứ ba

Hoa Kỳ áp dụng thuế quan đối với hàng hóa trị giá $200 tỷ (danh sách 3), nâng tổng số tiền lên tới $250 tỷ đô la. Mức thuế ban đầu là 10% và sẽ được tăng lên 25% vào ngày 1 tháng 1, 2019.

TC đáp trả thuế quan của Mỹ bằng cách áp dụng thuế đối với hàng hóa trị giá $60 tỷ.  TC cũng phát hành một bản white paper nói lên quan điểm chính thức của Bắc Kinh về mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung.

Day 112: 25 tháng 10, 2018:

Các quan chức của Hoa Kỳ và TC liên lạc trở lại sau nhiều tuần im lặng để chuẩn bị cho TT Trump và Tập gặp nhau bên lề cuộc họp G20 vào tháng 11 tại Argentina.

Day 117: 30 tháng 10, 2018 – Hoa Kỳ chuẩn bị công bố thuế quan đối với các sản phẩm còn lại của TC.

Hoa Kỳ chuẩn bị công bố vào đầu tháng 12 thuế quan đối với tất cả các sản phẩm TC còn sót lại nếu cuộc đàm phán giữa TT Trump và Tập tại G20 Argentina không thành công. Dựa trên số liệu mậu dịch từ 2017, mức thuế mới đối với hàng hóa TC sẽ trị giá khoảng $257 tỷ đô la. Nếu được công bố vào đầu tháng 12, mức thuế này có thể sẽ có hiệu lực vào tháng 2 năm 2019.

Day 127: 9 tháng 11, 2018 – Hoa Kỳ và TC nối lại đàm phán thương mại

Hoa Kỳ và TC tiếp tục đàm phán thương mại, thông qua những cuộc điện thoại giữa Bộ trưởng Tài Chính Steve Mnuchin và Phó Thủ tướng TC Liu He. Theo như báo cáo, hai bên đã thảo luận một khuôn khổ cho một thỏa thuận mậu dịch, hoặc ít nhất là một lệnh ‘ceasefire’ ngưng chiến để giảm căng thẳng.

Day 137: 19 tháng 11, 2018 – Hoa Kỳ công bố danh sách kiểm soát xuất khẩu được đề xuất cho các sản phẩm emerging technologies.

Cục Công nghiệp và An ninh Hoa Kỳ US Bureau of Industry and Security (BIS) công bố các quy tắc kiểm soát xuất khẩu được đề xuất đối với emerging technologies để lấy ý kiến. Theo đề xuất này, các emerging technologies như trí tuệ nhân tạo artificial intelligence (AI), robotics và điện toán lượng tử quantum computing có thể bị kiểm soát xuất khẩu vì đây là những công nghệ dual-use có thể được sử dụng cho các mục đích quân sự. Các quy tắc này không đề cập trực tiếp đến TC, nhưng rõ ràng có liên quan đến những nỗ lực của Hoa Thịnh Ðốn nhằm ngăn chặn TC tiếp cận các công nghệ nhạy cảm của Mỹ.

Day 150: 2 tháng 12, 2018 – Ðình chiến tạm thời

Sau bữa ăn tối làm việc tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires vào ngày 1 tháng 12, Hoa Kỳ và TC đồng ý có một cuộc đình chiến tạm thời temporary truce để giảm bớt các căng thẳng mậu dịch. Theo thỏa thuận, cả Mỹ và TC sẽ kiềm chế tăng thuế hoặc áp đặt mức thuế mới trong 90 ngày, cho đến ngày 1 tháng 3, 2019, để hai bên có thêm thời gian làm việc chung hướng tới một thỏa thuận rộng lớn hơn.

Cụ thể, Mỹ sẽ không áp dụng thuế đã đưa ra trong danh sách 3 dự kiến sẽ tăng từ 10% lên 25% vào ngày 1 tháng 1 năm 2019 và sẽ không áp dụng thuế quan đe dọa trước đó đối với những sản phẩm khác của TC trị giá $267 tỷ đô la. Về phần TC sẽ mua thêm các sản phẩm của Mỹ, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp và năng lượng energy products và sẽ triệt phá việc sản xuất và phân phối fentanyl, một loại opioid tổng hợp được sản xuất chủ yếu ở TC.

Day 162: 14 tháng 12, 2018 – TC tạm thời hòa hoãn, hạ thuế đối với xe hơi và bắt đầu mua lại đậu nành của Mỹ

Bộ Tài chính TC thông báo sẽ tạm thời xóa bỏ 25% thuế tăng đối với xe hơi Mỹ và 5% thuế đối với một số phụ tùng xe hơi của Mỹ trong ba tháng, bắt đầu từ ngày 1 tháng 1, 2019.

Trong thời gian này, hàng nhập khẩu xe hơi của Mỹ sẽ chịu mức thuế 15% là mức tiêu chuẩn đối với tất cả xe hơi nước ngoài nhập vào TC.

Việc đình chỉ các mức thuế này liên quan đến 144 sản phẩm xe hơi cũng như 67 sản phẩm phụ tùng và đánh dấu sự nhượng bộ cụ thể đầu tiên kể từ thỏa thuận ‘đình chiến’ kéo dài 90 ngày được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 ở Buenos Aires.

Bắc Kinh cũng mua lại đậu nành của Mỹ. Các báo cáo cho thấy một khoản mua lớn với 1.5 triệu tấn đậu đã được thực hiện. Vào tháng 7, 2018, TC đã ngừng mua đậu nành do Mỹ sản xuất để trả đũa thuế quan của Mỹ đối với hàng nhập khẩu của TC.

Day 186-188: 7-9 tháng 1, 2019 – Mỹ-Trung tham gia các cuộc đàm phán kéo dài 3 ngày tại Bắc Kinh

Vào ngày 7 tháng 1, hai phái đoàn chính thức ở cấp thứ trưởng của Hoa Kỳ và TC đã bắt đầu các cuộc đàm phán tại Bắc Kinh.  Ðây là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên kể từ khi hai bên đồng ý thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 90 ngày, kết thúc vào ngày 1 tháng 3.

Dự kiến ban đầu cho cuộc đàm phán là hai ngày, nhưng sau đó thêm một ngày nữa vì nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Cố vấn kinh tế hàng đầu của TC là Liu He cũng xuất hiện bất ngờ tại cuộc đàm phán.

Các cuộc thảo luận được chia thành hai lĩnh vực: ‘vấn đề mậu dịch /trade issues’ trong đó bao gồm sự mất cân bằng thương mại trong một số lĩnh vực nhất định và các ‘vấn đề cơ cấu /structural issues’ như chuyển giao công nghệ bắt buộc forced technology transfers, bảo vệ sở hữu trí tuệ intellectual property protection và hàng rào phi thuế quan non-tariff barriers.

Sau các cuộc hội đàm, Bộ Thương mại TC đã đưa ra một tuyên bố rằng các cuộc đàm phán “đã được mở rộng và thiết lập một nền tảng cho việc giải quyết các mối quan tâm khác của đôi bên”.

Phía Hoa Kỳ, USTR đã ban hành một thông cáo tuyên bố TC cam kết sẽ mua “một lượng lớn nông sản, năng lượng, hàng hóa sản xuất cũng như các sản phẩm và dịch vụ khác từ Hoa Kỳ”, nhưng cũng lưu ý rằng có một số vấn đề vẫn còn tồn đọng. Hai bên đã đồng ý tiếp tục giữ liên lạc chặt chẽ.

Tới nay đã hai tuần trôi qua kể từ Day 188, vẫn chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ Mỹ-Trung sẽ có thể đạt được những đồng thuận khi cuộc đình chiến tạm thời temporary truce chấm dứt vào ngày 1 tháng 3 tới đây.

Theo các báo cáo về triển vọng kinh tế economic outlook cho 2019, cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ có thể cắt giảm tăng trưởng xuất khẩu của TC gần một nửa vào năm tới, mất khoảng ít nhất 5 triệu việc làm, trực tiếp làm giảm mức tăng GDP của TC, hàng hóa hiện nhập vào Mỹ từ TC sẽ được thay thế bằng các hàng hóa từ những nước khác, các hãng xưởng trong nước bị đóng cửa, nhiều công ty nước ngoài sẽ rời khỏi TC, và thị trường chứng khoán TC sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng xấu.

Năm 2019 sẽ đầy hứa hẹn với những “new norm” giữa Hoa Thịnh Ðốn và Bắc Kinh, không những trên mặt trận mậu dịch, mà còn cả về quốc phòng vì TT Trump vẫn còn có thời gian để tiếp tục “ép” Bắc Kinh trước khi chuẩn bị cho kỳ bầu cử Tổng Thống lần tới vào tháng 11 năm 2020.

Ðây là “lò Mỹ đốt củi Tàu”!

Nói tới lò với củi, tưởng cũng nên đề cập đến những highlights chuyện “lò bắc đốt củi nam” của ÐCSVN trong năm 2018.

Hãy nói về những “cây củi Nam” gạo cội thuộc phe Lê Thanh Hải, người gốc Mỹ Tho, một trong những quan chức cộng sản miền Nam giàu nhất trong nước, bị xem là một thủ phạm trong vụ án cướp đất Thủ Thiêm, gia hại hàng chục ngàn gia đình dân oan.  Hải là Ủy viên Bộ chính trị BCHTƯ ĐCSVN khóa 10 và 11, nguyên Bí thư Thành ủy thành Hồ, đại biểu Quốc hội CSVN khóa 13.

Nguyễn Hữu Tín:

Dân Long An, đệ tử ruột của “Hai Nhựt” Lê Thanh Hải, từng là Phó Chủ tịch UBND thành Hồ. Tuy không có tài sản kết sù như Hải, nhưng Tín cũng được xem là một trong những quan chức csvn giàu có đến độ có thể không nhớ nổi gia tài của mình vơ vét được từ những vụ nào. Ngày 18 tháng 9, 2018, Tín đã bị cơ quan Cảnh Sát Điều Tra khởi tố vụ án hình sự, nhưng chưa bị bắt. Mãi tới ngày 19 tháng 11, văn phòng cơ quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An (C01) mới tống đạt quyết định khởi tố, bắt giam Tín về các vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí tiền bạc.

Nguyễn Thành Tài:

Ngày 8 tháng 12, 2018, thêm một “đệ ruột” của Hải là cựu Phó Chủ tịch thường trực thành Hồ Nguyễn Thành Tài bị khởi tố và tống giam vì tội “vi phạm quản lý đất đai, làm thất thoát nguồn thu ngân sách”, nhưng thật ra là đã “ăn bẩn” trong việc duyệt bán một khu đất vàng 5,000 m2 số 8-12 đường Lê Duẩn ở Saigon cho doanh nghiệp mà không qua đấu giá.

Lê Tấn Hùng:

Em ruột Lê Thanh Hải, Tổng Giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (SAGRI), là người đầu tiên trong gia đình Hải bị đốt. Vào tháng 3, 2018, thanh tra thành Hồ bất chợt công bố kết luận thanh tra về việc Hùng đã làm thất thoát mấy chục tỷ đồng.

Lê Trương Hải Hiếu:

Chỉ 5 ngày sau vụ Lê Tấn Hùng, đến lượt con trai Hải là Lê Trương Hải Hiếu, thành ủy viên, Phó Bí thư quận ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 12 bị Ủy ban Kiểm tra Thành ủy thành Hồ bị công khai thi hành kỷ luật vì Hiếu đã có quan hệ tình cảm với một phụ nữ và có con chung nhưng chậm báo cáọ Ban Thường Vụ Quận Ủy quận 12 đã kỷ luật Hiếu bằng hình thức khiển trách.

Trương Thị Hiền:

Vợ của Hải, Chủ tịch Hội Nữ Trí thức thành Hồ, nguyên Giám đốc Học viện Cán bộ thành Hồ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 2, đã bị báo “đảng” Thanh Niên nêu tên hôm 20 tháng 11 liên quan đến việc “có dấu hiệu ‘thông đồng’ gói thầu hàng trăm tỉ tại Học Viện Cán Bộ TP. HCM”

Ngoài đám băng đảng kể trên của Hải, tới nay đồng chí 3X Dũng cũng đã mất đi thêm hai đàn em trụ cột trong năm 2018, sau khi đàn em Ðinh La Thăng bị sa lưới hồi cuối năm 2017, rồi chính thức bị khai trừ khỏi Ðảng vào đầu tháng 5 và bị tuyên án 13 năm tù hồi giữa tháng 5, 2018. Thăng từng là Phó Trưởng Ban Kinh tế TƯ Đảng, Ủy viên BCHTƯ Đảng khóa 10, 11 và 12, Bí thư Thành ủy thành Hồ 2016-2017.

Trầm Bê:

Ðàn em ruột đắc lực của Ba Dũng, gốc người Hoa ở Trà Vinh, trình độ học vấn lớp 6, là chủ tịch và thành viên Hội đồng Quản trị của nhiều công ty, ngân hàng và nhất là nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT, Chủ tịch HĐTD Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).  Ngày 1 tháng 8 năm 2017, Trầm Bê bị Cục Cảnh sát điều tra và bắt giam về tội phạm kinh tế và tham nhũng, có hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, gây thất thoát tổng cộng hơn 15,000 tỷ đồng. Ngày 6 tháng 8 8, 2018, Trầm Bê lãnh án 4 năm tù.

Trần Bắc Hà:

Từng được xem là “dưới một người (3X) nhưng trên vạn người”, là tay hòm chìa khóa của gia đình Ba Dũng. Hà, gốc Bình Ðịnh, là một tay tài phiệt lưu manh, thao túng giới ngân hàng và doanh nghiệp theo kiểu côn đồ, còn thao túng cả chính giới csvn, qua mặt nhiều quan chức cấp ủy viên trung ương và cả ủy viên bộ chính trị csvn. Hồi cuối tháng 6, Uỷ ban Kiểm tra trung ương ÐCSVN khi thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và các cá nhân liên quan về các vi phạm, khuyết điểm đã khai trừ Hà ra khỏi Đảng. Ngày 29 tháng 11, 2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố, khám xét, và bắt giam Hà về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác, theo điều 206 Bộ luật Hình sự 2015.

Mới nhất, chưa đầy một tháng nay, lại thêm một cây củi Nam loại gộc vừa bị đốt…

 Tất Thành Cang:

Gốc Cần Giuộc, Long An, từng là Ủy viên BCHTƯ ĐCSVN khóa 12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy thành Hồ.  Ngày 26 tháng 12 vừa qua, Hội nghị TƯ 9, khóa 12 đã thông qua việc kỷ luật Cang bằng cách lột hết các chức Ủy viên Trung ương Đảng khoá 12, Phó bí thư thường trực Thành ủy, và Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy thành Hồ 2015 – 2020.  Trước đó, Cang đã bị Ban thường vụ Thành ủy thành phố kỷ luật hồi đầu tháng 6 vì những vi phạm: quyết định không đúng thẩm quyền, vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý tài sản, đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước, về kinh doanh bất động sản, không bảo đảm quy trình, nguyên tắc xử lý công việc của Đảng bộ và thiếu kiểm tra trong triển khai thực hiện các quyết định của mình. Rồi đầu tháng 12, Ủy ban kiểm tra TƯ đã đề nghị Bộ Chính trị và BCHTƯ thi hành kỷ luật Cang.

Sang năm 2019, nhóm lợi ích miền bắc thần phục Trung Nam Hải cầm đầu là thái thú Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục xem miền nam là vùng đất chiếm đóng, tiếp tục bóc lột cán bộ và dân miền Nam qua công thức 82/18 lợi nhuận kinh tế, và sẽ tiếp tục đốt các cây củi miền nam một cách quyết liệt hơn nữa kể cả Ba Dũng, Hai Nhựt qua chiêu bài chống tham nhũng.

Năm 2019 nhóm lợi ích đảng viên miền nam chắc sẽ vẫn ngồi im, đội ơn mưa móc nhóm miền bắc, chấp nhận hứng chịu số phận, hoặc mau tẩu tán tài sản, “ra đi tìm đường cứu nước”, chứ cũng không đủ cam đảm và khôn ngoan cùng nhau đoàn kết tìm cách phản công lật đổ nhóm Trọng, Vượng và bè lũ.

Mong rằng ít nhất cũng thấy vài cuộc đấu đá, chứ không nhàm chán như vậy!

Phạm Đức Duy
26 tháng 1, 2019

 

Thơ Đằng Phương: Xuân chiến thắng

Cây cỏ đua nhau giỡn nắng hồng

Dưới làn mưa bụi phủ non sông.

Trên cành, hoa thắm đào muôn cánh

Lơi lả nô đùa với gió đông.

Cùng vượt lên trên những xóm làng

Như tranh nhau đón chúa xuân sang,

Những cành nêu uốn mình trong gió

Rộn rã tư bề pháo nổ vang.

Trong lúc người nô nức thưởng xuân

Trên đường ra Bắc, những dân quân

Gội sương gió lạnh, dằm mưa bụi.

Lặn lội đên ngày chẳng nghỉ chân.

Họ đã băng qua vạn núi rừng

Chiếc bao quân dụng trĩu trên lưng.

Trên vai tê buốt, đôi đòn cáng

Nghiêng ngả theo chân bước nhập ngừng.

Họ vẫn luôn luôn nở nụ cười

Mặc dù nhung phục đẵm mồ hôi.

Chen vào tiếng trống, lời ca hát

Thỉnh thoảng vang lên, dậy núi đồi.

Họ theo tiếng gọi của non sông,

Theo ngọn cờ linh sắc thắm hồng.

Lời dụ uy nghiêm và mạnh mẽ

Của Quang Trung vẳng dội trong lòng.

Đang lúc đoàn quân tướng Mãn Thanh

Vui cùng rượu ngọt, gái xuân xanh.

Thì muôn pháo lịnh tưng bừng nỗ

Rồi tiếng quân reo dậy khắp thành.

Quân ải Phú Xuyên vội lạy hàng,

Hà Hồi tiếp vỡ, Ngọc Hồi tan.

Và quân tướng Việt cùng hăm hở

Tràn đến Thăng Long tựa thác ngàn.

Sĩ Nghị đang đêm trốn khỏi thành,

Sông Hồng cuốn xác vạn binh Thanh.

Chiến bào đẫm máu, Ngô Văn Sở

Truyền lịnh bêu đầu Hứa Thế Hanh

…Dưới nắng hồng, quân sĩ ngất ngây

Tung hô chủ tướng, tiếng vang dậy

Quang Trung vui vẻ nhìn trong gió

Cờ Việt huy hoàng phất phới bay.

Kinh tế Việt Nam 2018 và căn nguyên trở lực tồn tại – Nguyễn Bá Lộc

Theo tin tức từ cơ quan chánh thức của VN thì năm 2018 kinh tế VN phát triển tốt hơn năm rồi. Thậm chí tốt hơn TQ.

Tuy nhiên, đó chỉ là cái nhìn phiến diện hay không thật đúng từ phía chánh quyền, và thường là thế.  Dù dù có tiến bộ, nhưng nếu đi sâu vào thực chất và thực tế, kinh tế VN chưa bước qua được  giai đoạn hứa hẹn là đạt được bền vững, có đủ sức tự lực vươn ra thế giới cách bình thường, và có thể cải tiến thực sự mức sống của đa số người nghèo khó.

Cho tới nay, sau 40 năm đổi mới, những trở lực lớn có căn nguyên sâu xa vẫn tồn tại. Những trở ngại nầy là những bức tường ngăn cản, là phong ba tàn phá những cố gắng của toàn dân hầu xây dựng một Việt Nam khá hơn về nhiều phương diện.

I. TÓM LƯỢC KINH TẾ VN NĂM 2018

Toàn cảnh nền kinh tế VN 2018

Chánh quyền đưa ra những con số mà họ cho rằng kinh tế có tiền bộ. Cứ tạm nhận các thống kê đó. Song, bên cạnh cái tổng quát đó, có những tiêu cực kèm theo trong mọi lảnh vực kinh tế.

Tỷ suất phát triển đạt 7.08%, cao nhứt trong 10 năm qua. Năm 2017 là 6.8%. Nhưng theo World Bank thì tỷ lệ nầy vào khoảng 6.7%.

Nếu thực sự có đạt mức nầy thì kinh tế VN là khá hơn các nước Đông nam Á , kể cả Trung quốc. Năm rồi TQ bị nhiều khó khăn hơn, theo ước lượng của các chuyên gia quốc tế, chỉ đạt 6.5%.

Vì kinh tế nội thuộc rất tệ hại, VN chỉ còn con đường duy nhứt là đẩy mạnh kinh tế đối ngoại. Đó là đầu tư ngoại quốc và xuất cảng, hai lảnh vực VN có nhiều lợi thế nhứt làm tăng trưởng kinh tế chung.

Đầu tư ngoại quốc (FDI) tăng khá hơn, trên danh số $35.5 tỷ mk, tăng 12% so với năm qua. FDI chiếm hơn 30% tổng số đầu tư.  Mặt khác, năm qua, TQ gia tăng đầu tư ở VN trong mục tiêu xâm chiếm kinh tế, tiến hành dự án Belt & Road, và né tránh chiến tranh mậu dịch với Hoa kỳ.

Theo các nhà nghiên cứu, cho tới nay thì nhân công rẽ vẫn còn là yếu tố thu hút mạnh nhứt FDI ( giá nhân công VN nay bằng 50% TQ, và 40% Thái Lan). Tuy nhiên năng xuất công nhân VN hãy còn quá thấp, nhứt là trong lảnh vực công nghệ cao.

Xuất nhập cảng: Xuất cảng tăng 16% so với 2017. Hàng xuất cảng từ các công ty ngoại quốc chiếm khoảng 25% GDP, tỷ lệ rất cao so với nhiều nước ở Á châu.

Các hàng hóa xuất cảng chánh yếu là:  Linh kiện điện tử , quần áo may mặc giầy dép. Hai thị trường lớn xuất cảng VN là US (tăng 12.5%) và TQ đều tăng (7%). Trong đó cá basa qua Mỹ, dù tăng , nhưng nay sẽ gặp khó khăn hơn vì US có đạo luật mới chuyển sự kiểm soát cá từ FDA qua cho Bộ Canh nông.

Nhập cảng cũng tăng . Do đó nhập siêu vẫn tăng. Mặc dù nhập siêu với TQ có giảm , hàng TQ vào VN chiếm chiếm vị trí thứ nhứt, với đủ thứ, chưa kể hàng lậu từ biên giới ước lượng 20 tỷ mk / năm.

Nông nghiệp không có tiến bộ lạc quan. Giá cả nông sản vẫn không ổn định. Vùng đồng bằng sông Cửu long gặp khó khăn vì các đập thủy điện bên Lào do TQ xây cất. Và bảo lụt lớn ở miền Trung. Hàng lậu hàng giả TQ tràn qua.

Về hạ tầng cơ sở vẫn còn nghịch lý to lớn là chánh quyền với những dự án rất lớn hàng tỷ mỹ kim xây các đường cao tốc thì trong lúc đó ngay tại Saigon và Hà nội rất nhiều con đường bị bể bị nghẻn bị nước ngập tại các khu nghèo, hàng chục năm rồi vẫn thế.

Một nghịch lý khác về đàu tư phát triển gia cư. VN có nhiều khu gia cư cao tầng, khu nghĩ dưỡng sang trọng cho người giàu có bất thường, và người Tàu mới di cư tới. Trong khi đó có rất nhiều nhà ổ chuột ở thành phố của công nhân, và nhà lá rách nát của nông dân, đáng lý phải có chương trình gia cư xây nhà rẽ  bán góp cho cho những người dân nghèo khỗ nầy.

Dầu khí sản xuất bị giảm, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngoại tệ. Các công ty quốc tế khai thác dầu lo ngại về sư căng thẳng thêm ở biển đông.

Tổng quát chỉ số giá cả tăng 3.6% so với năm trước (theo báo Nhân Dân Online). Chánh yếu do tăng giá xăng .

Mặt khác, thì chỉ số tiêu thụ của giới có lợi tức trung bình tăng. Điều nầy làm cho một số nước có xuất cảng mạnh có hy vọng hơn về thị trường VN, như Hoa kỳ , Âu châu , Nhựt, Đại hàn, Trung quốc. Các món hàng có triển vọng nhập cảng tăng như hàng tiêu xài cao cấp, thuốc men, máy móc, xe hơi (gia tăng 27% năm qua) và cả sản phẩm quốc phòng.

Tài chánh/ ngân hàng : Nợ công rất cao , không giải quyết nổi. Tỷ lệ nợ công thực tế lên tới 210%/GDP. Vì khu vực quốc doanh vẫn lỗ nặng . Chánh phủ vay thêm nợ mới phần lớn chỉ để trả nợ cũ. Do đó nợ xấu rất cao (15 % tổng số tín dụng, theo Lowy Institute), các nước Á châu chỉ vào khoảng 3-5%.  75% nợ xấu là thuộc quốc doanh.

Tính đến cuối quí ba/2018 có 13 ngân hàng trong 17 ngân hàng lớn báo cáo là có nợ xấu gia tăng. Ngân hàng quốc doanh lớn là VietinBank có nợ xấu tăng 34.5% so với năm trước , ngân hàng quân đội có nợ xấu tăng 45%. (Theo VNExpress)

Về hội nhập toàn cầu:  Trở lực quan trọng là VN chưa được Hoa kỳ và một số nước công nhận là nền kinh tế thị trường. Khi chưa là nền kinh tế thị trường thì các nước nầy có thể đánh thuế phá giá hay hạn chế nhập cảng mặc dầu VN là thành viên WTO.

Hoa kỳ rút ra khởi TPP và chưa tái gia nhập. Năm qua, Hiệp định TPP với 11 nước có tên CPTPP và VN đã chánh thức là thành viên.

Về Hiệp định Mậu dịch tự do VN – Âu châu (EVFTA) chỉ xong ở giai đoạn một hồi tháng 10/2018. Nhưng  phải qua quyết định chung cuộc vào đầu năm 2019.

(Chi tiết về mậu dịch quốc tế của VN sẽ được trình bày ở phần dưới bài nầy.)

Nói tóm lại, tình hình kinh tế VN 2018 có một số tiến triển. Nhưng bên cạnh đó còn quá nhiều khó khăn như nói ở trên.

Và nếu đi sâu vào thực trạng kinh tế chánh trị, tương lai nền kinh tế vẫn bị vướn kẹt những trở lực nghiêm trọng có căn nguyên rất sâu xa, được tóm tắt dưới đây.

II. TRỞ LỰC KINH TẾ SÂU XA TỒN TẠI

1. Trở lực do bản thể chế độ và cơ cấu kinh tế

Vì là chế độ độc tài, không Dân chủ Tự do về chánh trị, nên khi có chuyển đổi qua phần nào kinh tế thị trường, nền kinh tế chung vẫn đi cách khập khểnh và nhiều mâu thuẩn .

Mô hình “Kinh tế thị trường định hướng XHCN”, trên thực tế là một mô hình lưởng thể. Nó vừa là sự hòa hợp vừa tương tác, vừa thuận lợi vừa đối nghịch.

Các năm qua, Chánh quyền chỉ cởi trói các lảnh vực nhỏ, và tới nay chánh quyền vẫn nắm chặc các bộ phận cốt lõi và quan trọng. Đường hướng đó vừa có tánh tản quyền vừa tập quyển.  Vì thế có nhiều áp bức , nhiều va chạm, vừa siết vừa buông.

Trong một guồng máy công quyền như vậy, hầu hết cán bộ viên chức, ngày nầy qua ngày nọ, đầu ốc luôn chỉ suy nghĩ , tính toán kiếm tiền vừa trả “hụi chết”, vừa tạo cuộc sống thật giàu có cho gia đình. Những suy tư cho công ích cho tiến bộ đất nước chỉ là phụ. Đó là một trong các trở ngại của Bộ máy nhà nước .

Các trở lực đó kéo dài vì bản thể chánh trị không thay đổi nên các hình thái kinh tế vĩ mô không thay đổi.

Triết lý và Nguyên tắc căn bản của Hành chánh công, mà chánh quyền CSVN đã thể hiện với  nhiều sai lạc, qua các công đoạn của một tiến trình quản lý hành chánh công:

Về xác định đúng nhu cầu đất nước. Mục tiêu sau cùng của VN là XHCN như CSVN từng tuyên bố ‘Mục đích sau cùng là XHCN”, nên vẫn phải giử “quốc doanh là chủ đạo” . Ngay bước tới đầu tiên là một bức tường chắn rồi. Như vậy rất khó có nền kinh tế thị trường thực sự. Hiện nay, chánh yếu phải dựa vào kinh tế đối ngoại, tức là dựa vào kinh tế các nước tự do dân chủ , đó là cái sân chơi quốc tế. Nên mâu thuẩn và cản trở đương nhiên phải có. Mặt khác, sự lệ thuộc quá nhiều vào kinh tế TQ cũng là một sai lầm và nguy hiểm cho sự phát triên bền vững và tự chủ.

Về xác định và chọn lựa mục tiêu ưu tiên. VN tiến hành gần như trái ngược.Có những mục tiê không ưu tiên thì làm trước. Công việc làm và sửa chửa đường và cống rảnh bị bể nát , bị ngập nước trong thành phố đáng lẽ phải là ưu tiên hơn làm dự án rất tốn kém như dự án Metro Bến thành – Suối tiên với chi phí trên 2 tỷ mỹ kim. Dự án cao tốc Cát linh – Hà dông tốn gần một tỷ mỹ kim. Cả hai dự sá sau 5-6 năm nay vẫn chưa xong.

Về quyền chuẩn phê dự án.  Ở VN sau khi đỗi mới, hệ thống đảng và chánh quyền có sự tản quyền từ trung ương xuống địa phương. Điều nầy đúng vì làm cho công vụ nhanh hơn hữu hiệu hơn. Nhưng thực tế, Bộ chánh trị và chánh quyền trung ương dành lại quyền tuyệt đối và không có thể thống nào cả trong chọn lựa và chuẩn phê dự án. Như việc trung ương nắm hết viện trợ , địa phương nào biết điều thì được phân bổ. Nguyên tắc của VN là nếu dự án trị giá từ 10.000 tỷ đồng ($500 triệu mỹ kim) trở lên phải qua Quốc hội cứu xét. Thực tế không có. Như dự án Cát linh-Dông hà, dự án Nhiệt điện Duyên hải, dự án Thủ thiêm, dự án Bauxite… Các đại dự án do Bộ chánh trị quyết định, như dự án “Ba đặc khu Hành chánh kinh tế” năm qua. Dù Quốc hội hoản biểu quyết luật , nhưng Bộ chánh trị đã quyết định và chỉ thị thực hiện từ 2017.

Về hoạch định dự án phải tương đối chính xác về hai mặt kỹ thuật và tài chánh. Về kỹ thuật không thể có quá nhiều sai trái lệch lạc. VN làm kế hoạch nhiều sai trái. Giữa giai đoạn thi công phải thay đổi kỹ thuật, chậm trể thời gian gấp đôi. Điểm thứ hai là phải tính toán kỹ càng chi phí. Nếu công trình phải làm lâu ba bốn năm, thì chi phí có thể phải điều chỉnh, vì vật giá gia tăng. Nhưng thông thường không quá 10-20%. Đằng nầy các dự án của VN thường đội vốn tức tăng chi phí lên từ 50-100% sau khoản ba năm thi công. Ví dụ như dự án cao tốc Cát linh – Đông hà đội vốn thêm lên 60 %. Hoặc nhiều công trình bị hư hỏng quá sớm  trước thời hạn, như đập thủy điện Sông đà. Tài chánh chi phí thì rất quan trọng, nhứt là trong nước nghèo, ngân sách luôn thiếu hụt. VN không coi trọng nguyên tắc “tối thiểu phí tổn tối đa lợi ích”. Tiền nhà nước  là tiền chùa. Dự án nào cũng bị cướp mất độ 30% vào túi viên chức liên hệ. Có nhiều lắm , từ trung ương tới địa phương, từ cầu cống , xa lộ, bến cảng , phi trường, các đoàn kinh tế, hầu hết giao thầu nhứt là giao cho TQ, thay vì cho đấu thầu thì tiết kiệm nhiều tiền công quỹ (mỗi năm đầu tư công của VN từ 10-20 tỷ mỹ kim).

Về cơ cấu quyền lực. Năm 2018 có sự thay đổi quan trọng về hình thức, nhưng trên thực tế không gì quan trọng. Đó là “nhứt thể hóa” Tổng bí thư đảng và kiêm chủ tịch nước. Vẫn có hai bộ phận hai văn phòng với ngân sách to lớn và mức độ độc tài mạnh hơn. Khâu Thanh tra kiểm soát các công trình nguyên tắc rất quan trọng. Nhưng VN coi thường khâu nầy cách cố ý. Vì vậy hầu hết các công trình rất sai sót, và khi sử dụng bị hư hỏng thì mới lòi ra.  Thanh tra hánh phủ không có quyền đề nghị biện pháp chế tài cho các viên chức cấp từ Bộ trưởng, Phó bí thư, Chủ tịch Ủy ban ND cấp Tỉnh Thành Phố trở lên nếu chưa có ý kiến của Ban Thanh tra đảng. Đó là nơi  “chủ đạo” của đại tham nhũng.

Nguyên tắc tôn trọng luật lệ là một trong những nguyên tắc chánh của một nước theo pháp trị. Ở VN thì luật pháp và công lý không phải bảo vệ dân mà chỉ là bảo vệ đảng. Khi vào quốc tế, VN  phải theo luật lệ quốc tế, như luật lao động phải theo luật của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), nhưng tới nay VN chưa hoàn tất. Trong lúc đó thì ban hành nhanh chống luật có hại như luật an ninh mạng. Theo các nhà đầu tư ngoại quốc thì luật nầy có tác dụng bất lợi cho kinh tế.

Về mô thức kết hợp công tư . Hầu hết các quốc gia đều có sự kết hợp khu vực công và tư trong một số công tác.  Ở VN khi theo mô hình kinh tế thị trường, thì phải có thành phần kinh tế tư doanh. Nhưng VN tạo dựng doanh nhân tư như là bàn tay nối dài của chánh quyền. Tại VN có hai loại tư doanh . Loại nhỏ , hay rất nhỏ thì độc lập hay nằm ngoài quỹ đạo khu chánh quyền. Còn loại tư doanh lớn có bà con bạn bè với đảng viên thì nằm trong quỹ đạo của chánh quyền, đó là bọn tư sản đỏ. Khi quốc doanh còn chủ đạo bắt buộc phải có tư sản đỏ để cùng viên chức đảng viên hợp tác , chia xẽ chiếm đoạt bóc lột tài sản công. Tình trạng nầy thật khủng khiếp, không tưởng tượng nỗi, chỉ có ở nước XHCN.

2. Trở lực do Bộ máy công quyền và sự cấu kết cướp đoạt tài sản

Tệ hại của Bộ máy quản lý kinh tế. Bộ máy Hành chánh của VN quá kém, quá xấu về nhiều phương diện. Trong bài nầy, tôi chỉ nêu hai điểm liên hệ là: Thứ nhứt chính bộ máy đó là một cản trở cho phát triển. Thứ hai chính viên chức trong guồng máy đó cấu kết tạo nhũng lạm.

Thứ nhứt, Bộ máy công quyền là một cản trở cho phát triển. Thông thường Bộ máy công quyền có nhiệm vụ chánh là thi hành các mục tiêu của quốc gia. Nước nào cũng phải có bộ máy đó. Phải có khối người làm việc trong bộ máy đó. Bộ máy đó phải giúp dân, phải làm cho tốt, phải phục vụ dân và xây dựng đất nước. Đó là “bổn phận” chứ không phải “quyền”. Ở VN  bộ máy đó cản trở con đường đi tới của dân bằng luật lệ và bằng cơ quan nhà nước các cấp như:

Luật đất đai. Quyền sở hữu bị tước đoạt. Quyền tư hữu là một kích thích sự gia tăng hiệu quả lao động. Chánh quyền làm trung gian thu hồi đất trả giá thấp bán lại cho công ty gấp chục lần cao hơn đưa tới hai hệ quả: người bán đất bị thiệt mất một số tiền, đáng lẽ họ phải có, để họ có thể dùng cho công việc làm ăn hay ruộng vườn nơi cư trú mới, hầu gia tăng phát triển thêm. Mặt khác, công ty kinh doanh bị cơ quan đứng giữa với giá quá cao, làm cho chi phí kinh doanh cao, giá thành phẫm hay dịch vụ cao, hạn chế phát triển kinh tế.

Việc thiết lập dự án và thực hiện dự án tốn kém quá nhiều vì qua nhiều cơ quan , nhiều viên chức, và kéo dài thời gian. Có rất nhiều dự án đã làm như vậy. Chẳng hạn dự án Đô thị mới Thủ thiêm, dự án đường cao tốc Cát linh-Đông hà. Một phương cách làm việc, con đường ấy đi vòng vo , từ Trung ương đảng, Bộ chánh trị , Ban cán sự Trung ương đảng , Ban cán sự đảng cấp Bộ , hay Tỉnh. Bộ phận nhận lịnh của Bộ (hay Tỉnh) phải hội thảo lấy ý kiến các Bộ , cơ quan khác. Mời cơ quan tư vấn. Đi ngoại quốc nghiên cứu thực tế. Lên kế hoach chi tiết trình cơ quan bên Chánh phủ. Rồi trình lên văn phòng đảng lấy sự chấp thuận. Đến giai đoạn giao thầu tư doanh lại phải tìm “phe ta” hay công ty nào “lợi quả” cao nhứt. Thường các dự án lớn phải điều chỉnh nhiều lần trong giai đoạn thi công. Thì phải qua nhiều trạm gần như trước. Mỗi lần nhờ một cơ quan để xin ý liến là phải biết điều. Chưa kể các Ban kiểm tra. Như vậy khi đầu tư dự án lớn , trên vài trăm triệu mỹ kim thường phải tăng chi phí gấp từ 50-100% và thời gian thực hiện cũng gấp đôi là chuyện thường tình ở VN. Chi loại không chánh thức quá nhiều. Thời gian kéo dài thêm làm tăng tiền lãi các món nợ và thì giờ làm việc. Hệ quả là thiệt hại cho mức độ và chất lượng phát triển, nghĩa là thiệt hại cho ngân sách và cho nền kinh tế chung.

Thứ hai, Bộ máy công quyền cố ý tạo ra tham nhũng.

Tham nhũng ở VN là quốc nạn, ai cũng biết. Trên thế giới có nhiều quốc gia có nạn tham nhũng. Nhưng ở VN thì do cấu kết cả hệ thống chánh quyền, do chính đảng viên âm mưu , vẽ ra từ ý kiến cướp tiền, cướp đất, cho tới giai đoạn hoàn tất công việc. Cho nên đánh tham tham nhũng là tự đảng CS đánh đảng ta. Nếu đánh đúng mức thì còn ai làm việc, toàn bộ máy chánh quyền bị đóng cửa.

Trong năm qua, chiến dịch đánh tham nhũng của TBT Nguyễn phú Trọng khá “hấp dẫn”. Đây là lần đầu tiên đảng đánh đảng lớn và nhiều. Nhiều đảng viên lớn,  bị vào tù. Trong đó có thể kể: vụ Petro VN với Đinh la Thăng, Trịnh xuân Thanh, sơ khởi thiệt hại cho công quỹ vài trăm triệu đô. Vụ công ty Mobifone , gần 500 triệu đô, vụ bán đất quận 2, đất Thủ thiêm, đất Nhà bè của TP HCM có lẽ cả tỷ mk, vì chưa xong. Vụ công trình đường cao tốc Cát linh- Đông hà, Metro Bến thành-Suối tiên mất mát nhiều trăm triệu đô. Vụ Vũ nhôm Đà nẳng tóm thu nhiều khu nhà đất quí không có đấu thầu rồi bán lại cho tư doanh giá gấp vài chục lần cao hơn, thiệt hại ngân quỹ nhà nước nhiều tăm triệu mk.  Vụ các ngân hàng Agribank, BIDV, Ocean Bank, ngân hàng Đông Á,.. vi phạm luật lệ cấu kết tư sản đỏ ăn cướp tiền công. Và còn rất nhiều vụ nữa xẩy ra hầu hết trên cả nước cũng có kiểu gần như vậy.

Các vụ tham nhũng to lớn đó rõ ràng tình trạng tham nhũng ở VN là có kế hoạch, đúng qui trình, có tham dự của viên chức cao cấp, thiệt hại quá lớn. Người dân thường không dính dáng vào các vụ tham nhũng lớn , chỉ có loại “công dân đặc biệt” là “tư sản đỏ” mới dính vào , mới được chia lợi.Trong khi ngân sách thiếu hụt, nợ công quá cao, dân quá nghèo, nền kinh tế èo ọt không tương lai.

Về cản trở nữa khá quan trọng có liên hệ Bộ máy chánh quyền và điều hành kinh tế vĩ mô là sự cấu kết giữa viên chức chánh quyền và tư bản đỏ. Lợi dụng nền kinh tế đa thành phần và mục tiêu làm giàu của đảng viên, sự kết hợp công (tư sản nhà nước) và tư (tư bản đỏ) là công thức tốt nhứt cho đảng CS VN giống như TQ đã đi và truyền dạy. Nhà nước có nhiệm vụ huy động tiền bất cứ từ nguồn nào. Bộ chánh trị và các bộ nghĩ ra các mục tiêu (không cần đúng với nhu cầu dất nước). Lập nhóm tư sản đỏ, là bà con hay bạn bè đàng viên cao cấp, từ Tổng bí thư, Thủ tướng Bộ trưởng, Tướng lảnh. Giao các dự án hay nhà đất công sản cho “công ty đỏ” số 1. Công ty số 1 nầy giao lại cho công ty số 2 với chia chác tiền thầu. Nhiều công trình lớn đều làm như vậy. Cứ như thế “công tư hợp tác lưởng lợi”. Đất nước thiệt . Đảng viên giàu lên. Tỷ phú VN nẩy nở thêm.

3.Trở lực do lệ thuộc kinh tế TQ và Hội nhập toàn cầu

Chủ trương của VN là mở rộng mậu địch quốc tế càng nhiều càng tốt. Đó là vấn đề sanh tử cho kinh tế VN. Mặc dù có kết quả tốt. Nhưng tới năm qua, khó khăn lớn vẫn còn . Ở đây tôi chỉ nói tới hai thị trường lớn là Trung quốc và Âu Mỹ.

 Việt nam và Trung quốc . Trên bình diện kinh tế đối ngoại, VN vừa bị TQ ép , VN vừa tự muốn gia tăng hợp tác kinh tế với TQ. Cả hai mặt, VN đều có những khó khăn to lớn, tôi xin tóm tắt:

Mậu dịch hai chiều.  Tiếp tục gia tăng. Mặc dù có chút cải thiện là xuất cảng hàng VN qua TQ gia tăng tỷ lệ cao hơn gia tăng hàng nhập từ TQ.

Trong 9 tháng đầu năm 2018 VN nhập của TQ $47.26 tỷ hàng hóa, và xuất sang TQ $28.8 tỷ.

Công ty truyền thông VN xử dụng đa số sản phẩm của công ty Huawei và ZTE, hai công ty bị US chế tài, và nhiều nước tẩy chay. Đây là ví dụ về sự áp đặt rõ ràng và tệ hại.

VN tiến hành nhanh chống dự án “Hai hành lang một con đường” với TQ. Đó còn là một nguy hiểm về an ninh. Sức ép tiếp tục ngày càng nặng thêm. Đặc biệt VN cho phép chánh thức xài tiền TQ (yuan) tại 7 tỉnh biên giới . Một hình thức mất chủ quyền quốc gia.

Viện trợ :  TQ với dự trù chi $1,000 tỷ mk cho đại dự án Belt & Road, nên tung tiền ra nhiều cho các nước kể cả VN với tiến trình thực hiện mục tiêu “Giấc mộng Trung hoa”. Tiền vay có hai bước . Lần đầu lãi suất ưu đãi, sau đi nữa chừng vay với lãi suất cao. Không trả nợ được sẽ bị sai áp đất đai, cảng , phi trường.

Người Tàu du lịch qua VN nhiều hơn (tăng 50% năm qua). Tương lai sẽ có những khu nghĩ dưỡng cho họ.

Ba Đặc khu Hành chánh – kinh tế Vân đồn,  Vân phong và Phú quốc: Trung ương đảng và Bộ chánh trị đã quyết định hồi năm 2017. Và  đưa dự luật qua Quốc hội biều quyết cho có ình thức hồi tháng 6/2018. Nhưng bị dân chúng chống đối mạnh mẽ, Quốc hội cho hoản lại. Về hình thức lẫn nội dung ba Đặc khu nầy gần như là VN lập ra theo như kế hoạch của TQ trong Belt & Road, nhứt là các điểm vô lý và nguy hiểm như cho thuê đất 99 năm, vay số tiền rất lớn TQ (nhiều tỷ mk)  cho hạ tầng, đầu tư casino, đầu tư nhà đất kể cả khu nghĩ dưỡng.

Trong chiến tranh mậu dịch Hoa kỳ TQ : Cách tổng quát , VN vừa có lợi vừa có hại.

Cái lợi trước mắt là Hoa kỳ nhập hàng VN nhiều hơn để thay thế hàng TQ , hai loại hy vọng là quần áo may mặc, linh kiện điện tử, thủy sản. Mặt khác TQ đầu tư vào VN nhiều hơn để sản xuất hàng qua Mỹ với chứng chỉ xuất xứ VN. Cái bất lợi là VN bị TQ ép buộc cưởng bức nhiều hơn trong tương lai.

VN với Hoa kỳ và Âu châu

TPP/ CPTPP và US. TT Trump rút ra khởi TPP là một thiệt hại rất lớn cho VN. Về mặt kinh tế lẫn sự tranh đấu cho Dân chủ và Nhân quyền. Năm rồi TT Trump có ra lịnh Nội các ông cứu xét để tái tham gia CPTPP. Mất US trong TPP, hàng xuất cảng VN mất 50% trong toàn khối TPP.

Hệp định Mậu dịch CPTPP.

Khi US bỏ TPP, 11 nước còn lại đã thành hình TPP mới có tên CPTPP(Comprehensive Progressive Trans Pacific Partnership). Đại khái CPTPP cũng giống như TPP mà tôi có trình bày trước kia. Quốc hội VN đã chánh thức phê chuẩn hồi tháng 11 vừa qua.

TT Trump đã quyết định rút khỏi TPP hồi đầu năm 2017. Vì Hoa kỳ có bất lợi về nhập siêu cao với VN và vì VN không có cải thiện đủ tốt về quyền lao động, về sản phẩm trí tuệ, về chánh quyền yểm trợ sai trái cho quốc doanh . Nhưng vì quyền lợi của Mỹ ở Đ N Á, và trong chiến tranh kinh tế với TQ, US định tái gia nhập TPP, hay US ký song phương với VN trong tương lai.

Hiệp định thương mại VN- Âu châu (EVNFTA): VN và Cộng đồng Âu châu thảo luận Hiệp định cũng rất quan trọng cho cả hai bên , cho VN cần thiết hơn. Nhưng sau 5 năm, chưa đi tới kết thúc, nhiều nước Âu châu chống đối, vì VN vi phạm trầm trọng nhân quyền và không có thiện chí cải tiến. Mà nhân quyền là điều kiện của mậu dịch của truyền thống Âu châu.

Tin mới nhứt vào ngày 24 tháng giêng vừa qua, Hội đồng Âu châu hoản biểu quyết Hiệp định EVFAT. Lý do là vì VN không chứng tỏ có cải thiện nhân quyền như lưu ý mấy tháng qua.  Đây là thất bại lớn của VN trong kế hoạch mở rộng hội nhập toàn cầu. Vì thị trường Âu châu lớn thứ nhì, sau Hoa kỳ, của VN.

Tóm lại, Kinh tế VN năm 2018 có một số mặt tiến bộ. Nhưng rất nhỏ. Chưa có dấu hiệu lạc quan nào cho VN hy vọng khá hơn trong tương lai. Kinh tế VN khó tiến đến mức bền vững và tư lực nói chi tới thành tích “con rồng kinh tế mới”. Bởi lẽ bên cạnh đó, VN còn quá nhiều trở ngại rất căn bản rất sâu xa, từ lâu , nay chưa và không bao giờ thoát qua khỏi.

Hậu quả chẳng những tác hại rất lớn làm nền kinh tế khập khểnh, xã hội suy đồi thêm. Mà hậu quả quan trọng nhứt là về tinh thần về tâm lý, niềm tin của người dân và của quốc tế đối với đảng và chánh quyền VN.

Trong tương lai, ngoài những khó khăn sâu xa trên, CSVN còn phải đương đầu với nhiều áp lực trong nước và ngoài nước. Dân chúng càng ngày càng bớt sợ hải, tranh đấu kiên cường hơn cho quyền lợi đất nước.

Nhiều áp lực từ bên ngoài buộc VN theo luật lệ và cam kết quốc tế. Nhứt là áp lực từ TQ nhiều hơn trong tương lai nếu chiến tranh US-TQ không có giải quyết tốt.

Nhìn lại “4 con rồng kinh tế “, Sigapore, Đài Loan, Hồng Kong , Đại hàn, hơn 40 năm trước đã phát triển kinh tế vượt bực. So sánh với VN trong khoảng 30 năm qua, thì tiềm năng kinh tế các nước nầy khi bắt đầu cho kế hoạch phát triển kinh tế, đều yếu kém hơn VN về nhiều mặt. Các nước đó chỉ hơn VN một điều duy nhứt là Dân chủ Tự do, Nhân quyền và niềm tin của dân với chế độ.

Cali, 25 Tháng giêng- 2019

 

 

Vui cười 

Giảng xong bài kinh về lòng vị tha, sư thầy hỏi:

-Ai trong số các phật tử sẵn sàng tha thứ cho kẻ thù?

Tất cả mọi người đều giơ tay, trừ một ông lão.

-Chẳng lẽ cụ không thể tha thứ cho kẻ thù của cụ ư?- Sư thầy hỏi.

-Tôi không có kẻ thù.

-Thật là đức độ. Thế cụ bao nhiêu tuổi rồi?

-90 tuổi.

-Cụ hãy cho mọi người biết bí quyết sống đến 90 tuổi, mà không có một kẻ thù nào.

Ông lão cao giọng:

-Cách duy nhất là phải tiêu diệt hết lũ chúng nó.

 

Chuông điện thoại reo lên tại đồn cảnh sát: – Alo, một người điên trốn khỏi trại tâm thần!

– Ông có thể tả hình dáng của người ấy không?

– Tầm 40 tuổi, đầu hói, quần áo sọc, tóc tai bù xù!

– Ông ta hói?

– Đúng vậy.

– Thế thì làm sao mà tóc tai bù xù được?

– Thì tôi đã bảo là hắn điên rồi mà.

 

 

Mùa Xuân Độc Lập (KỶ HỢI – 939) –  Trần Gia Phụng

Năm nay là năm Kỷ Hợi (2019). Cách đây hơn một ngàn năm, sau khi đánh đuổi quân Nam Hán từ Bắc phương xâm lăng, Ngô Quyền đứng lên xưng vương vào mùa xuân năm Kỷ Hợi 939 ở thành Cổ Loa. Đây là MÙA XUÂN ĐỘC LẬP đầu tiên của cổ Việt sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc.

1. –  Hoàn cảnh lịch sử

Trung Hoa dưới thời nhà Đường (618 – 907) bắt đầu rối loạn khi Đường Hy Tông (trị vì 874 – 888) lên ngôi vua. Năm 875 (ất mùi) Vương Tiên Chi nổi lên ở Sơn Đông. Họ Vương được một người Sơn Đông khác giúp đỡ là Hoàng Sào. Vương Tiên Chi tử trận. Hoàng Sào lên thế. Hoàng Sào chiếm Lạc Dương (Hà Nam), lấy Trường An (Thiểm Tây ngày nay). Vua Hy Tông bỏ chạy, Hoàng Sào lên ngôi hoàng đế năm 880 (canh tý).

Đường Hy Tông cầu viện bộ tộc Sa Đà ở phía bắc do Lý Khắc Dụng chỉ huy. Năm 883, Lý Khắc Dụng chiến thắng Hoàng Sào. Dầu cuộc nổi dậy của Hoàng Sào bị dẹp yên, nhưng tình hình triều đình nhà Đường tiếp tục chao đảo vì sự lộng quyền của những đại quan và hoạn quan. Đường Chiêu Tông (trị vì 889 – 903) kế vị anh là Đường Hy Tông, bị Chu Ôn tức Chu Toàn Trung (Chu Ch’uan – chung) giết chết. Chu Toàn Trung đưa Đường Ai Đế (trị vì 904 – 907) lên ngôi, rồi ép Ai Đế thoái vị, và tự mình lên làm vua năm 907, tức Lương Thái Tổ (trị vì 907 – 914), lập ra nhà Hậu Lương (907 – 923).

Từ đó Trung Hoa rơi vào tình trạng hết sức xáo trộn gọi là đời Ngũ đại Thập quốc. Ở miền bắc Trung Hoa có năm triều đại kế tiếp nhau trong thời gian ngắn là Hậu Lương (907 – 923), Hậu Đường (923 – 935), Hậu Tấn (936 – 947), Hậu Hán (948 – 950), Hậu Châu (951 – 959).

Ở miền nam Trung Hoa, trước sau mười nước được thành lập, nên gọi là Thập quốc: Nước Ngô ở An Huy ngày nay, Tiền Thục ở Tứ Xuyên ngày nay, Ngô Việt ở Chiết Giang ngày nay, Sở ở Hồ Nam ngày nay, Mân Việt ở Phúc Kiến ngày nay, Nam Hán ở Quảng Đông ngày nay, Nam Bình ở Hồ Bắc ngày nay, Hậu Thục ở Tứ Xuyên ngày nay, Nam Đường ở Giang Tô ngày nay và Bắc Hán ở Sơn Tây ngày nay. (Chú ý: Khi triều đình trung ương Trung Hoa suy yếu, nước Nam Hán do Lưu Cung thành lập năm 917 là nước xâm chiếm Giao Châu. Các nhà lãnh đạo cổ Việt đã đánh đuổi quân Nam Hán và giành lại độc lập vĩnh viễn.)

Tình trạng tranh quyền và lập những nước nhỏ chẳng những làm cho chính quyền trung ương Trung Hoa suy yếu và không kiểm soát được toàn thể lãnh thổ, mà còn làm gương cho lãnh chúa các địa phương, nhất là kích thích các xứ bị đô hộ như cổ Việt, cũng tự mình đứng lên giành quyền tự trị tại xứ mình.

2. – Trên đường lập quốc

Khi Hoàng Sào nổi lên ở Trung Hoa, tự xưng đế năm 880 (canh tý), vua Đường Hy Tông phải lánh nạn, thì tại Giao Châu (cổ Việt), dân chúng địa phương nổi lên chống tiết độ sứ Tăng Cổn, nhưng bị dẹp yên ngay. Điều nầy cho thấy dân cổ Việt lúc đó rất nhạy cảm với tình hình chính trị Trung Hoa. Năm 892 (nhâm tý), Tăng Cổn được Chu Toàn Dục (Chu Ch’uan – yu) thay thế. Năm 905 (ất sửu), Chu Toàn Dục bị chính em của mình là Chu Toàn Trung, lúc đó là quan đầu triều nhà Đường, cất chức và đưa Độc Cô Tổn (Tu – ku sun) qua thay, nhưng ông nầy cũng chống với Chu Toàn Trung nên lại bị hạ chức và tự vận.

Trong lúc triều đình Trung Hoa chưa bổ nhiệm viên tiết độ sứ mới, thì Khúc Thừa Dụ xuất hiện. Khúc là một họ lớn lâu đời ở Hồng Châu. Hồng Châu ngày trước gồm hai phủ Thượng Hồng và Hạ Hồng, ngày nay thuộc tỉnh Hải Dương. Khúc Thừa Dụ tính tình khoan hòa, hay thương người, được dân chúng tin cẩn.

Lợi dụng khoảng trống hành chánh do việc triều đình Trung Hoa chưa bổ nhiệm tiết độ sứ mới, Khúc Thừa Dụ táo bạo nhân danh là hào trưởng tại địa phương Giao Châu, không chờ đợi ý kiến của triều đình Trung Hoa, tự xưng làm tiết độ sứ, nắm lấy chính quyền Giao Châu năm 905 (ất sửu), rồi mới xin nhà Đường chuẩn y.

Lúc đó triều đình Trung Hoa đang rối loạn. Vua Đường Tuyên Đế (trị vì 904 – 907) đành thừa nhận chính quyền mới ở cổ Việt và phong Khúc Thừa Dụ làm Đồng bình chương sự Tĩnh Hải Quân tiết độ sứ vào đầu năm 906 (bính dần). Giữ chức chưa được 2 năm, Khúc Thừa Dụ từ trần năm 907 (đinh mão), giao quyền lại cho con là Khúc Hạo.

Việc Khúc Thừa Dụ lợi dụng thời cơ thuận tiện, tự động nắm chính quyền, đặt nhà Đuờng trước tình trạng không thể làm gì khác hơn được, gần giống như tình trạng cuối đời nhà Châu (thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên), hay cuối đời nhà Hán (thế kỷ thứ 3) bên Trung Hoa, các lãnh chúa địa phương tự đứng lên xưng hùng xưng bá và lập nước riêng. Dầu Khúc Thừa Dụ không tự xưng vương, mà vẫn còn xin triều đình trung ương Trung Hoa thừa nhận, thì đây vẫn là bước đầu người địa phương Giao Châu lợi dụng tình trạng Trung Hoa suy yếu, để giành lấy tự chủ chính trị.

Bên Trung Hoa, sau khi phong chức cho Khúc Thừa Dụ năm 906, thì năm sau (907), nhà Đường bị Chu Toàn Trung lật đổ, lập ra nhà Hậu Lương (907 – 923). Trung Hoa bước vào thời Ngũ đại Thập quốc (xem phần trên).

Năm 908 (mậu thìn), nhà Hậu Lương đặt Lưu Ẩn làm tiết độ sứ Thanh Hải (Quảng Châu), kiêm tiết độ sứ Tĩnh Hải (Giao Châu), nhắm để lấy lại đất cổ Việt. Lưu Ẩn qua đời năm 911 (tân mùi), em là Lưu Cung (hay Nham, Yêm) lên thay. Lưu Cung lại tự xưng đế, lập một nước độc lập, lấy quốc hiệu là Nam Hán năm 917 (đinh sửu).

Lúc đó Khúc Hạo từ trần, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay. Nhà Nam Hán nhiều lần gởi người thuyết phục Khúc Thừa Mỹ thần phục mình, nhưng họ Khúc từ chối vì cho rằng Lưu Cung là kẻ phản trắc, nên vẫn một mực trung thành với nhà Hậu Lương.

Chẳng may, năm 923 (quý mùi) nhà Hậu Lương bị nhà Hậu Đường thay thế. Khúc Thừa Mỹ mất người hậu thuẫn. Điều nầy rất có lợi cho Lưu Cung, vốn chờ đợi thôn tính Giao Châu. Năm 930 (canh dần), Lưu Cung sai hai tướng Lý Thủ Dung và Lương Khắc Trinh sang đánh Khúc Thừa Mỹ. Khúc Thừa Mỹ thất bại, bị bắt gởi về Quảng Châu. Lưu Cung cử Lý Tiến sang làm thứ sử Giao Châu. Trong khi đó, Lương Khắc Trinh, sau khi thắng trận ở Giao Châu, tiếp tục xuống đánh Chiêm Thành, cướp nhiều của cải vàng bạc đem về.

Khi cử Lý Tiến qua làm thứ sử Giao Châu, Lưu Cung dặn dò Lý Tiến: “… Dân Giao Châu thích làm loạn, ta chỉ có thể lung lạc họ mà thôi…” Lý Tiến chưa thi thố được gì thì một bộ tướng của nhà họ Khúc là Dương Diên Nghệ lại nổi lên chống người Trung Hoa.

Dương Diên Nghệ, người làng Dương Xá, Đông Sơn, Ái Châu (Thanh Hóa), cựu tướng của Khúc Hạo, tập họp quân sĩ, đánh Lý Tiến năm 931 (tân mão). Lý Tiến bỏ chạy về Quảng Châu. Lưu Cung cử Trình Báu sang đánh Diên Nghệ, nhưng cũng thất bại và bị tử trận. Lưu Cung rất tức giận, nhưng chưa thể làm gì được.

Dương Diên Nghệ tự xưng làm tiết độ sứ, cai trị Giao Châu. Cầm quyền được sáu năm, Dương Diên Nghệ bị một cuộc đảo chánh lật đổ. Đứng đầu đảo chánh là Kiểu Công Tiện, một thuộc tướng của Dương Diên Nghệ. Năm 937 (đinh dậu), Kiểu Công Tiện, người Phong Châu (Sơn Tây), giết Dương Diên Nghệ rồi tự mình lên cầm quyền.

3. – Nước Việt dộc lập

Được tin Kiểu Công Tiện chiếm quyền, một thuộc tướng khác của Dương Diên Nghệ, tên là Ngô Quyền, đem quân Ái Châu (Thanh Hóa) ra đánh và giết Kiểu Công Tiện, trả thù cho chủ vào mùa thu năm 938 (mậu tuất).

Ngô Quyền sinh năm mậu ngọ (898), thuộc dòng quý tộc lâu đời, cha là Ngô Mân đã từng làm quan châu mục. Tương truyền rằng khi mới sinh ra, tướng mạo Ngô Quyền đặc biệt khác thường, trên lưng có ba nốt ruồi đen. Người xem tướng lấy làm lạ, bảo rằng sau nầy có thể làm chúa một phương. Vì thế cha mẹ mới đặt tên là Quyền. Lớn lên, Ngô Quyền mặt mũi khôi ngô tuấn tú, mắt sáng như chớp, chân bước khoan thai như dáng cọp đi, có sức khỏe hơn người, lại tài trí song toàn. Khi Ngô Quyền đầu quân dưới trướng Dương Diên Nghệ, Nghệ rất tin dùng, gả con gái, và cho trấn giữ Ái Châu (Thanh Hóa).

Theo các bộ sử Trung Hoa, được các bộ chính sử Việt Nam trích dẫn, khi Ngô Quyền đem quân Ái Châu ra tấn công Kiểu Công Tiện, Tiện gởi người sang cầu cứu nhà Nam Hán.

Vua Nam Hán là Lưu Cung liền nhân cơ hội nầy, gởi quân qua giúp Tiện và kiếm cách thôn tính cổ Việt. Trước khi ra quân, một cận thần của Lưu Cung là Tiêu Ích đã can ngăn. Tiêu Ích nói: “…Hiện nay mưa dầm đã suốt mấy tuần, đường biển hiểm trở xa khơi; Ngô Quyền là người giỏi lắm chớ coi thường. Đại quân phải nên giữ gìn thận trọng, dùng nhiều người đưa đường rồi hãy tiến…” Lưu Cung không nghe, sai con là Vạn Vương Hoằng Tháo đem chiến thuyền dẫn quân đi trước, còn Lưu Cung thân hành cầm quân tiếp ứng theo sau.

Khi Hoằng Tháo tiến qua cổ Việt vào mùa thu năm mậu tuất (938) thì Ngô Quyền đã giết được Kiểu Công Tiện. Hoằng Tháo đi theo đường sông Bạch Đằng vào đất liền.

Ngô Quyền hiểu rõ địa thế vùng nầy, sai quân dùng cọc nhọn, đầu có bịt sắt, cắm ngầm dưới lòng sông chờ Hoằng Tháo. Đợi lúc thủy triều lên phủ các cọc nhọn, Ngô Quyền cho binh sĩ dùng thuyền nhẹ khiêu chiến rồi bỏ trốn. Hoằng Tháo đuổi theo, tiến lọt vào chỗ mai phục. Khi thủy triều rút xuống, Ngô Quyền ra lệnh phản công, đổ quân tiến đánh ào ạt. Người Nam Hán thua chạy, chiến thuyền va vào các cọc gỗ đầu có bịt sắt, bị thủng nát và chìm xuống sông. Hoằng Tháo tử trận.

Cần lưu ý ở điểm sông Bạch Đằng là dòng sông nằm về phía bắc của các cửa sông vùng bờ biển Bắc phần để tiến vào sông Hồng. Khi quân Trung Hoa từ phương bắc xuống, muốn vào sông Hồng thì thông thường chọn Bạch Đằng là con đường ngắn nhất. Có thể Ngô Quyền đã tiên liệu việc nầy nên bày thủy trận cọc nhọn để đón đánh Hoằng Tháo.

Đang chuẩn bị lực lượng tiếp viện ở Hải Môn, được tin con chết, Lưu Cung không còn muốn tiếp tục chiến tranh, ra lệnh thu quân trở về.

Sau khi chiến thắng quân Nam Hán một cách vẻ vang tại Bạch Đằng Giang năm 938 (mậu tuất), Ngô Quyền xưng vương vào mùa xuân năm 939 (kỷ hợi), đóng đô ở Cổ Loa (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội).

Theo truyền thuyết, thành Cổ Loa được xây vào thời An Dương Vương. Thành xây theo hình trôn ốc nên gọi là Loa thành. Thành ngoài hình bầu dục, bề dài 2,8 km, bề rộng 2 km, chu vi khoảng 8 km. Thành giữa hình đa giác, chỗ lồi chỗ lõm. Thành trong hình chữ nhật, bề dài 500m, bề rộng 350m, chu vi khoảng 1,7km. Thành đắp bằng đất, phía chân dày từ 20 đến 30 m, chân thành bằng đá tảng lớn, ngoài có hào sâu. (Nguyễn Khắc Ngữ, Mỹ thuật cổ truyền Việt Nam, Montréal: Tủ sách Nghiên cứu Sử Điạ, 1981, tr. 57.)

Ngô Vương Quyền (Tranh dân gian Đông Hồ)

4. – Kết luận

Nước Việt vĩnh viễn độc lập từ khi Ngô Quyền xưng vương năm Kỷ Hợi (939), cách đây đúng 1080 năm, và càng ngày càng trở nên hùng cường thịnh vượng. Trung Hoa là một nước rộng lớn, đông dân, nằm sát nước Việt. Vì điều kiên địa chính trị nầy, Trung Hoa là một đại nạn thường trực cho Việt Nam.

Trong bang giao Việt Hoa, từ thời cổ sơ cho đến ngày nay, hầu như là một quy luật là khi Trung Hoa cường thịnh và nước Việt suy yếu, Trung Hoa xâm lăng nước Việt. Khi Trung Hoa xáo trộn, suy yếu, và nước Việt mạnh lên, chính là cơ hội để nước Việt có thể thoát Trung. Các nhà lãnh đạo cổ Việt, từ Khúc Thừa Dụ đến Dương Diên Nghệ, Ngô Quyền đã biết lợi dụng thời cơ Trung Hoa chia rẽ và suy yếu để tranh đấu giành độc lập cho đất nước.

Ngày nay, quy luật nầy vẫn còn giá trị. Trung Cộng mới trổi dậy, đang cường thịnh. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện nay nổi tiếng tham nhũng, yếu kém, không được lòng dân, dễ đưa đến hiểm họa mất nước lần nữa vào tay Trung Cộng.

(Toronto, 01-01-2019)

http://www.caidinh.com/

 

Hoàng Sa với Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam – MX Cổ Tấn Tinh Châu

Lịch Sử Dựng Nước và Giữ Nước bằng xương máu của ông cha chúng ta, biết bao người đã ngã xuống để có được một đất nước và biển đảo Việt Nam, đó chính là Hồn Thiêng Sông Núi, là Di Sản Văn Hóa. Là thế hệ thừa hưởng chúng ta phải bảo vệ và truyền lại cho những thế hệ nối tiếp, chúng ta không thể quên đi bổn phận và nghĩa vụ thiêng liêng cao quý đó.

Biển đảo không chỉ đóng vai trò quan trọng về phát triển kinh tế mà còn là địa bàn chiến lược trọng yếu bảo đảm an ninh, quốc phòng. Huấn thị của vua Trần Nhân Tông: “Các ngươi phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được lọt vào tay kẻ khác. Ta muốn lời nhắn nhủ này như một lời di chúc cho con cháu muôn đời sau”. Chúng ta khơi dậy thế hệ trẻ niềm tin, lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo trước bất cứ thế lực nào.

Quần đảo Hoàng Sa có các tên gọi khác nhau như Bãi Cát Vàng, Cồn Vàng, Đại Trường Sa, Vạn Lý Trường Sa, Parcel hay Pracel và tên quốc tế thường dùng là Paracels.

Năm 1955 đơn vị đầu tiên ra bảo vệ Hoàng Sa là Tiểu Đoàn 1/TQLC Việt Nam.

Năm 1956 TĐ2/TQLC đang đóng quân ở bán đảo Cam Ranh, Trung Đội của tôi, Thiếu Úy Cổ Tấn Tinh Châu, được chỉ định ra Hoàng Sa trong nhiệm kỳ 3 tháng để bảo vệ quần đảo này anh em đem theo hành trang, thêm lưỡi câu và dụng cụ có thể bắt cá.

Có lẽ đây là một trong những chuyến công tác đặc biệt trong cuộc đời binh nghiệp của chúng tôi. Vừa háo hức đợi chờ, lại vừa nghiêm trang của những người được vinh dự đi đến một nơi cực Đông của Tổ quốc. Các chiến sĩ TQLC ngày đó, lên chiến hạm vượt sóng đến Hoàng Sa trong trách nhiệm bảo vệ và xác định chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam Cộng Hòa.

Sau hải trình 1 ngày 1 đêm từ Bán Đảo Cam Ranh chúng tôi đã đến quần đảo Hoàng Sa lúc trời đã sáng. Trên tàu chúng tôi nhìn thấy 2 lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trên đảo Pattle và Robert đang tung bay phất phới khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Việt Nam.

Chừng 20 phút sau tàu đã ngừng lại cách bờ đảo chừng 1 cây số. Chúng tôi đưa 1 tiểu đội lên xuồng máy cao su chạy vào đảo Robert, kế đó 2 tiểu đội còn lại với toán truyền tin cùng y tá cũng dùng xuồng cao su vào đảo Pattle.

Đây là lần đầu tiên tôi mới được bước trên lớp cát, chạm vào từng nhánh san hô giữa mảnh đất Hoàng Sa cực Ðông xa xôi này. Nơi chúng tôi ở chỉ là chấm nhỏ trên tấm bản đồ. Nhưng là hồn dân tộc, nơi hàng triệu con người gửi gắm niềm tin…

Sách Thánh Vũ Ký của Ngụy Nguyên (1794-1857) cho biết: Hải Quân Tây Sơn trong thực tế đã kiểm soát được các tuyến giao thông trên biển và là chủ nhân của các quần đảo trên biển Đông. Triều đại Tây Sơn cứ hằng năm, vào tháng 2, đội xuất hành gồm 5 chiến thuyền ra Hoàng Sa thu nhặt hàng hóa vật dụng của tàu bị nạn, tìm kiếm hải sản và ở lại đây đến tháng 8 mới trở về nộp cho triều đình Phú Xuân, nay còn lưu truyền câu ca dao:

“Chiều chiều ra ngóng biển xa.

Ngóng ai đi lính Hoàng Sa chưa về?

 Mãn mùa tu hú kêu thanh.

Cá chuồn đã vãn sao anh chưa về”?.

Hoàng Sa là một quần đảo có vị trí chiến lược quan trọng và nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú. Khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc vùng biển rộng khoảng 30.000 km2, nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và một phần tỉnh Quảng Ngãi\.

QUẦN ÐẢO HOÀNG SA: Diện tích 305 km2, bao gồm một quần đảo san hô nằm cách đất liền khoảng 315 cây số. Ðây là một chuỗi đảo gồm các đảo:

Cam Tuyền hay Hữu Nhật (Robert), hình tròn, diện tích là 0km2,32, là đảo san hô nên có nhiều phốt phát (phân chim). Chung quanh đảo có nhiều cây cối, chính giữa là lòng chảo không sâu cho lắm. Biển quanh đảo có nhiều rong biển, phủ gần kín cả mặt biển. Năm 1925 nhiều công ty Nhật Bản đã xin phép chính quyền Pháp tại Đông-Dương, để khai thác phốt-phát trên đảo Robert (Hữu Nhật) (Cam Tuyền) và họ đã xây một con đê bằng đá phốt-phát (jetée en blocs de phosphate) và một chiếc cầu sắt dài 300 thước nơi đảo Robert, để tiện việc chuyên chở phốt-phát lên tàu thủy.

Ðảo Quang Hòa Ðông (Duncan), diện tích 0km2, 48. Phía Đông đảo là rừng cây phốt phát và cây nhàu, phía Tây toàn san hô.

Ðảo Quang Hòa Tây (Palon Island) hình tròn, diện tích 0km2.41. Trên đảo toàn cây nhàu và phốt phát.

Ðảo Duy Mộng (Drummond) hình bầu dục, diện tích 0km2,41. Toàn đảo chỉ có nhàu và phốt phát.

Đảo Hoàng Sa (Pattle) có hình chữ nhật, chu vi 2100m, diện tích 0km2,30, gồm cả vòng san hô bao quanh. Tuy là đảo chính nhưng không phải là đảo lớn nhứt lại có vị trí quân sự thích hợp cho việc phòng thủ bờ biển Việt Nam. Đảo dài khoảng hơn 600m, rộng khoảng 400m, là đảo quan trong nhứt đã được khai phá từ lâu, nên có nhiều công trình kiến trúc của người Pháp như đồn quân trú phòng, trạm khí tượng, nhà máy đèn, trạm y tế, giếng nước ngọt…

Trạm khí tượng được xây dựng và hoạt động từ năm 1938, đến năm 1947 được tổ chức khí tượng thế giới (WMO) công nhận và đặt số hiệu 48.860 trong mạng lưới khí tượng quốc tế. Đồn quân cũng như trạm khí tượng đều có hồ chứa nước mưa dưới nền nhà. Trên đảo không có cây nào, ngoại trừ phía sau đồn quân có khoảng 30 cây thông to gần một người ôm nhưng đã bị cắt ngang còn lại gốc cao độ 0.5m. Có một số gốc cây được khắc chữ Pháp:

-“Chúng tôi đã mất liên lạc với Bộ Chỉ Huy và không liên lạc được với bất cứ đơn vị nào trên bờ nên phải cắt cây làm bè để về đất liền”.

Quanh đảo thì có rất nhiều dây xanh mọc, to bằng cườm tay (không biết tên) bò chồng lên nhau quanh đảo, chìêu cao chừng 0,5m rất rặm. Có hai ngôi mộ của binh sĩ cũng viết chữ Pháp. Tất cả gà và 3 con heo nhỏ chúng tôi đem theo được thả ra, chúng nó tự túc bằng các con còng và ốc mượn hồn (Hermit Crab) từ biển bò lên rất nhiều quanh đảo. Sau một tháng, thỉnh thoảng chúng tôi làm gà heo chia cho đảo Robert và trạm khí tượng. Đến Đầu Năm chúng tôi cúng Miếu Bà và ăn Tết lớn với heo gà còn lại.

Trên đảo có giếng nước ngọt, có khoảng 10 thùng xăng được sơn sạch để chứa nước uống. Chúng tôi chỉ uống nước mưa trong các thùng đựng xăng, nấu ăn thì dùng nước mưa dưới nền nhà, còn nước giếng thì để tắm, rửa chén dỉa và tưới rau cải. Sau một tháng rau cải lớn lên rất tốt, củ cải trắng lớn bằng bắp chuối, xả, dưa leo ra trái rất nhiều. Thỉnh thoảng chúng tôi dùng xuồng cao su qua lại với nhau giữa đảo Hoàng Sa (Pattle) và Hữu Nhật (Robert) (hai đảo này cách xa nhau khoảng 4 km) để chuyện trò cùng chia xẻ thức ăn. Đảo Hữu Nhật rau trái còn tốt hơn nơi tôi ở, chim và trứng chim thì nhiều lắm, anh em còn bắt được cá mập nữa….

Quần đảo Hoàng Sa là một khu vực có vị trí địa lý trọng yếu trên tuyến đường biển nhộn nhịp qua biển Đông. Đứng trên sân thượng của đồn quân chúng tôi nhìn thấy nhiều tàu hàng của các nước qua lại mỗi ngày.

Biển Hoàng Sa rất trong nhìn tới đáy, với mắt thường không cần đến kính lặn, chúng tôi cũng có thể thấy rõ được những màu xanh tím đỏ vàng… của những nhánh san hô…. Còn có những đàn cá nhiều màu và hình thù kỳ lạ khác nhau.  Hướng bắc của đảo có ngôi miếu được xây dựng từ thời vua Gia Long. Ngôi miếu được gọi là Miếu Bà thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu.  Tôi ra biển thấy anh em đứng dưới nước sâu khoảng trên lưng quần nhưng mặc quần áo để câu vì sợ bị cá riả.

San hô mọc không đều nên khi nước thuỷ triều hạ xuống, có những vũng nước lớn đọng lại trong các khu san hô, nước sâu tới ngực, có nhiều cá, mực, tôm, chình chưa kịp rút lui theo thủy triều, bị kẹt lại trong những vũng san hô này, chúng tôi nghĩ ra nhiều cách bắt cá. Còn những vũng nước nhỏ nước sâu cỡ đầu gối, chúng tôi chỉ việc lấy rổ, các thùng nhôm đã được đục lỗ của các đơn vị trước bỏ lại để xúc hoặc lấy chĩa đâm đem về nấu ăn. Có anh lính câu được vài con cá đang đeo bên dây lưng, bất ngờ có con mực to đến lôi xâu cá làm anh ngã ngửa, anh em gần la lên chạy lại giúp đâm con mực rất to, phải 2 người mới khiên được vào nhà, sau đó chia nhau xẻ thịt phơi khô.

Các sinh vật sống ở quần đảo Hoàng Sa trong đó nổi bật là sò khổng lồ, vỏ to như hai chiếc nón lá úp lại, gọi là Ốc Gân, đường kính trên 0, 50m, nặng trên 6kg. Còn cá mặt trăng đuôi nhọn, cá thu song là loại cá to cũng có quanh đảo.

Ban đầu chúng tôi lấy thịt ốc gân về nấu ăn. Nhưng thời gian sau chúng tôi chán không ăn nữa, khi thấy ốc gân thì chỉ đưa khúc cây vô miệng cho nó khép vỏ lại rồi dùng lưỡi lê xẻo lấy sợi gân to bằng bắp tay đem về ăn, phần còn lại phơi khô, thịt của ốc thì làm mồi câu cá.

Nói về con Đồn Đột (thời gian này chúng tôi chưa biết tên Hải Sâm) không ai bắt vì chưa biết ăn, kể cả ở Cam Ranh cũng có Đồn Đột lên bãi mỗi ngày, binh sĩ phải vứt chúng trở lại biển vì không ai ăn hết.

Có rất nhiều loại hải sản ở Hoàng Sa như cá, tôm, cua, mực, rùa, đồi mồi, vích, đồn đột, ốc tai tượng, ốc gân, ốc hương, ốc vú nàng, ốc mượn hồn, ốc xa cừ, ốc gạo v.v.. Ốc vú nàng có hình xoắn nhiều vòng và có chóp nhọn như hình kim tự tháp lớn bằng nắm tay, vì vậy nên được gọi là ốc “vú nàng”. Ốc này ăn rất ngon, và còn có nhiều loại ốc hoa dùng trong lĩnh vực mỹ nghệ rất đẹp mắt.

Có các loại tôm như: tôm hùm bôm, tôm hùm đá, tôm hùm đỏ. Riêng bào ngư ở quanh đảo Hoàng Sa thì không có nhiều.

Chim ở Hoàng Sa rất nhiều, những loại chim mà chúng tôi thường thấy là hải âu, nhạn biển, yến, bồ nông. Đảo là nơi ẩn trú của các loài chim biển, nhất là chim hải âu. Chim bay ra biển kiếm ăn rồi trở về đảo, chúng đẻ ngay trên đất, không cần làm tổ. Trứng của chúng to hơn trứng gà, vỏ mỏng mầu trắng điểm nhiều đốm đen. Còn chim yến làm tổ ở nơi đâu chúng tôi không biết. Chỉ khi nào ở Hoàng Sa bị bão, chúng bay đến tạm trú nơi đồn quân, qua cơn gió bão chúng lại bay đi. Nhiều chim như vậy nên phân chim qua nhiều năm tạo thành những lớp phân phốt-phát dầy, nhưng rất tiếc chính phủ VNCH hồi đó chưa có kế hoạch khai thác.

Bên cạnh chim biển, động vật đáng kể đến là rùa biển. Rùa biển sinh sản trong vùng nhiệt đới. Rùa đẻ trứng vùi trong cát. Trứng rùa cần nhiệt độ cao mới nở được. Một loại rùa biển có giá trị thương mại đáng kể là đồi mồi.

Rùa biển khác với rùa sống trên cạn ở vài điểm như 4 chân biến thành vây để bơi. Rùa biển bơi lẹ làng và vì sự tiến hóa, vây dài thêm không còn thu gọn lại được trong mai như rùa đất. Rùa biển mà người ta gọi là con vích, lớn lắm, có nhiều con chúng tôi bắt được mai to đường kính trên 1m. Tuy là con vật sống dưới nước nhưng về đêm vích từ biển lại bò lên bờ cát đào ổ cạnh những bụi rậm để đẻ. Trứng vích tròn và nhỏ như quả bóng bàn, vỏ trứng mỏng nhưng dai, màu trắng. Khi luộc trứng vích, lòng đỏ trứng đông cứng lại như lòng đỏ trứng gà nhưng lòng trắng thì vẫn lỏng. Một con vích đẻ gần cả trăm trứng, có con đẻ nhiều hơn. Có đêm tôi ra xem vích đẻ, tôi đến gần ngồi bên cạnh chiếu đèn mà vích vẫn nằm yên. Đêm sau tôi đem theo bao đựng gạo lót phía dưới khi vích bắt đầu đẻ, đến khi nó ngưng đẻ tôi túm bao lại xách lên đứng xem nó làm gì khi không còn trứng? Con vích bắt đầu dùng hai chân sau lấp cát lại. Lỗ cát đã đầy và nó xoay mình dùng bụng để khỏa bằng ổ trứng vừa mới đẻ, rồi từ từ bò xuống biển. Thịt vích ăn cũng ngon, giống như thịt bò, màu đỏ nhưng rất mền lại có thể xẻ ra làm khô. Đồn quân có 2 tầng, trên là sân thượng để quan sát. Chúng tôi cũng xử dụng sân thượng để phơi khô cá, ốc gân và mực bắt được hàng ngày.

Ngoài ra Hoàng Sa còn có nhiều loại rong biển để làm thức ăn có dinh dưỡng cao và cũng là nguồn dược liệu phong phú. Hoàng Sa là nơi thỉnh thoảng có tàu lớn của Nhựt ghé qua xin lấy rong biển và nước ngọt thời gian 2-3 ngày. Chúng tôi chỉ cho họ nước giếng ngoài trời. Mỗi lần xin nước trên 10 thùng xăng, mỗi thùng (200 lít) mà giếng vẫn đầy. Họ đem cho chúng tôi rất nhiều hải sản với trái cây và bánh kẹo.

Có buổi trưa tôi lấy xuồng cao su chạy ra biển xem cách lấy rong biển của người Nhựt, trên chiếc tàu lớn này có nhiều xuồng mà họ đã thả xuống biển trên 20 chiếc, mỗi xuồng chỉ có 1 người đeo theo con dao với bình dưỡng khí để lặn. Họ lấy rong biển gì tôi cũng không biết tên, loại rong lá to hơn bàn tay mà dài chừng 0, 3m với một số rau câu. Trên xuồng chỉ có một bình nước để uống, 1 tô cơm không có thức ăn, 1chai xì dầu và 1cây chỉa. Đến giờ ăn, anh ta cầm cây chỉa nhảy xuống biển lối 2, 3 phút đã trồi lên với con cá cở 2, 3 kg. Anh này chỉ lấy 2 miếng nạc hai bên con cá, phần còn lại vứt xuống biển. Thấy anh ta bắt cá dưới biển giống như lấy cá từ trong thùng ra vậy.

Sau thời gian 3 tháng thì có đợn vị khác luân phiên ra Hoàng Sa, nên chiến hạm đến đón chúng tôi trở về Tiểu Đoàn 2 ở Cam Ranh.

Dù ngoài biển đảo các chiến sĩ TQLC/VN luôn đứng hiên ngang giữa bão tố phong ba để canh giữ từng mỏm đá, từng bãi san hô, giữ ngọn lửa luôn thắp sáng cho chủ quyền của Tổ Quốc Việt Nam.

Sau khi đọc bài viết này tôi mong rằng Hoàng Sa không còn là nơi xa lạ nữa mà lúc nào cũng gần gũi trong vòng tay của chúng ta.

Ốc mượn hồn

Bên trong Ốc Mượn Hồn

Ốc mượn hồn (người Mỹ thì gọi là cua  Hermit Crab) là một loại tôm không có vỏ, có 2 càng, càng lớn để phản công, càng nhỏ để xé mồi ăn, dễ bị tổn thương và để bảo vệ bản thân nó chui vào những vỏ ốc trống thường thấy rất nhiều trên đảo Hoàng Sa. Khi Hermit Crab lớn lên, nó phải tìm một vỏ ốc khác thay thế vỏ cũ đã chật chội.

Tài liệu tham khảo:

Đại Nam Thực Lục Chính biên

Phủ biên tạp lục của nhà Bác Học Lê Quí Đôn.

Archives des mission Etrangères de Paris 1838 Jean Louis Taberd

Sách Thánh Vũ Ký

 

 

Trận Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974 cùng những Chứng Liệu Lịch Sử – Vĩnh Liêm

Ngày 19-01 – Kỷ Niệm Ngày Hoàng Sa Nhuộm Máu

Tử Sĩ Hoàng Sa của trang nhà themsonha.blogspot.com.au

“Quần đảo Hoàng Sa luôn luôn thuộc về Việt Nam và đó là vấn đề không thể chối cãi được…” (Thân Trọng Huề)

“Trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, không chỉ là nỗi đau riêng cho nửa nước (VNCH), mà là nỗi đau chung của toàn nước (dân tộc) Việt Nam.”  (Vĩnh Liêm)

Vào đầu tháng 12 năm 2007, tên Hoàng Sa và Trường Sa bỗng dưng lại được báo chí và mạng lưới tinh học ở hải ngoại đồng loạt chú ý và loan tải vì được tin Trung Cộng thành lập thành phố hành chánh Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam để quản lý ba quần đảo nằm ở Nam Hải, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngay sau đó, tại Việt Nam, các sinh viên, thanh niên và văn nghệ sĩ đồng loạt tổ chức các cuộc biểu tình (ngày 9 và 16-12-07) trước Tòa Ðại Sứ TC ở Hà Nội và Lãnh Sự Quán TC ở Sàgòn để phản đối hành động chiếm đất của Trung Cộng. Trong khi đó, tập đoàn lãnh đạo CSVN ở Hà Nội đều im thin thít một cách khó hiểu.

Bài viết này nhằm ghi lại một số dữ kiện lịch sử có liên quan tới quần đảo Hoàng Sa; đồng thời phơi bày mưu đồ chiếm đất của Trung Cộng, cùng dã tâm bán nước của tập đoàn lãnh đạo CSVN.

Mưu đồ và tham vọng của Trung Cộng

Ðế quốc Trung Hoa từ ngàn xưa cho tới nay (đế quốc Trung Cộng) vẫn chỉ là một: tham vọng bành trướng lãnh thổ (xâm lược) hầu thống trị toàn thế giới. Trung Hoa đã liên tục theo đuổi giấc mộng xâm lược từ mấy ngàn năm thì nay (19-1-1974) đã bị thế giới vạch trần bộ mặt tham tàn khi trắng trợn xâm lăng lãnh thổ nước ta trên quần đảo Hoàng Sa. Ðây không phải là lần đầu tiên đế quốc Trung Hoa xâm lăng lãnh thổ Việt Nam, mà đế quốc này đã từng làm trong các triều đại Ngô, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn, và Tây Sơn.

Qua trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, chúng ta thắc mắc tự hỏi: Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa nhằm mục đích gì? Có 4 giả thuyết: (1) bành trướng lãnh thổ; (2) có mỏ dầu tại Hoàng Sa; (3) thực hiện giấc mộng “Nam tiến”; (4) kiểm soát đường chiến lược trên Nam Hải (thủy trình quốc tế). Gom cả 4 giả thuyết này lại làm một thì mới giải thích trọn vẹn tham vọng bành trướng và xâm lăng của Trung Cộng.

Trận hải chiến Hoàng Sa

1. Diễn tiến trận thư hùng hải chiến lịch sử – Ngày 19-01-1974, báo chí, hệ thống truyền thanh và truyền hình VNCH đồng loạt tường thuật về trận hải chiến lịch sử tại quần đảo Hoàng Sa giữa Hải Quân VNCH và Hải Quân Trung Cộng. Trận thử lửa đầy gian nguy này nhằm chống lại đế quốc Trung Cộng xâm lăng phần lãnh thổ thân yêu của Việt Nam, nhưng chỉ có các chiến sĩ Hải Quân VNCH hào hùng bất khuất lâm trận; trong khi đó, ngụy quyền Hà Nội và Hải Quân Bắc Việt đều lặng im thin thít một cách hèn nhát.

Ngày 17-01-1974, 15 chiến sĩ Hải Quân VNCH thuộc Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt (HQ.16) cùng các toán Người Nhái và Biệt Hải đã đổ bộ lên quần đảo Hoàng Sa vì được tin một số quân Trung Cộng lén đóng trên đó. Các chiến sĩ Hải Quân VNCH cắm hết cờ trên đảo và chờ lệnh. Lúc đó, phản lực cơ của TC gầm thét trên trời cao, và tàu của TC xuất hiện ở ngoài biển khơi.

Ngày 19-01-1974, trận thư hùng hải chiến bắt đầu. Khoảng 10 giờ sáng, các chiến hạm của TC bắt đầu vây các chiếm hạm của Hải Quân VNCH. Cùng lúc đó, tàu TC đổ hàng chục Ðại Ðội lên đảo và giao tranh với quân trú đóng phòng thủ của ta. Ðến khoảng 10 giờ 25 phút, tàu Hải Quân ta được lệnh nã hải pháo vào tàu của TC. Chỉ trong vòng 5 phút đầu, Hộ tống hạm Nhựt Tảo (HQ.10) đã bắn trúng hầm máy của chiến hạm Trung Cộng mang số 396 nên tàu bừng bừng bốc cháy. Tiếp theo đó, hàng loạt đạn hải pháo khác của HQ.16, HQ.4 và HQ.5 đã bắn trúng tàu địch mang số 271, đài radar bị gãy, mất tay lái, quay vòng vòng rồi lủi vào bãi san hô để tự hủy. Các thủy thủ của tàu này phải nhảy xuống biển để đào thoát. Thêm một chiến hạm thứ hai mang số 274 bị trúng đạn phát hỏa dữ dội. Rồi chiến hạm thứ tư (số 389) của địch cũng bị chung số phận.

Bị thất bại nặng nề trong màn đầu hải chiến nên quân Trung Cộng lồng lộn lên, lập tức tăng cường thêm nhiều chiến hạm khác để gỡ gạc. Hai chiến hạm địch mang số 281 và 282 dồn hết hỏa lực vào HQ.10 để trả thù. Chẳng may, HQ.10 bị trúng đạn nơi phòng máy chánh nên tàu bị nghiêng sang hữu hạm. Hạm phó (HQ Ðại Úy Nguyễn Thành Trí) bị thương nặng, một số chiến sĩ đã hy sinh. Nhưng Hạm Trưởng (HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà) và thủy thủ đoàn còn lại không hề nao núng. Vừa tự cứu thương, cứu hỏa, vừa dồn hỏa lực chống trả 2 chiến hạm địch (281, 282). Gần tới màn kết thúc, một trái phá của địch bắn trúng đài chỉ huy HQ.10. Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà và HSI CK Ðinh Hoàng Mai bị thương nặng, chiến hạm bị liệt máy và nghiêng tới mức nguy hiểm nên Hạm Trưởng Thà ra lệnh cho nhân viên đào thoát trên 4 chiếc bè cứu cấp. Hạm Phó Trí xin ở lại nhưng không được Hạm Trưởng Thà chấp thuận vì Hạm Phó phải đi với nhân viên. Chỉ có HSI Mai được ở lại vì HSI Mai tha thiết muốn được noi gương Hạm Trưởng chết theo chiến hạm Nhựt Tảo. Vì Hạm Phó Trí bị thương khá nặng nên ông đã kiệt sức trên bè, đành phải thủy táng. Hai mươi hai thủy thủ còn lại đã được thương thuyền Hòa Lan Skopionella cứu vớt 4 ngày sau đó.

Trận hải chiến kéo dài hơn một tiếng đồng hồ. Ngoài một chiến hạm địch đã chìm sâu trong lòng biển lạnh, còn ba chiếc khác đang ngùn ngụt bốc cháy phải ủi bãi và bị phá hủy sau đó.

2. Thành phần tham chiến

Về phía VNCH, lực lượng tàu chiến Hải Quân tham chiến gồm có: Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ.4), Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ.16), Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ.5), và Hộ tống hạm Nhựt Tảo (HQ.10). Hỏa lực của ta gồm có: đại bác 20 ly, 40 ly, 57 ly, 76 ly và 127 ly.

Về phía TC, lực lượng tàu chiến gồm có: Ngoài bốn chiếc tàu ngụy trang tàu đánh cá có trang bị vũ khí và một tàu đổ quân, còn có các chiến hạm trang bị hỏa lực hùng hậu, có hỏa tiễn và đại bác từ 100 ly đến 130 ly. Sáu chiến hạm sơn màu cứt ngựa mang số 271, 274, 281, 282, 389, 396. (Ghi Chú: Sau này tác giả mới được biết 271, 274, 281 và 282 là Hộ tống hạm Kronstadt; 389 và 396 là Trục lôi hạm; còn 4 tàu ngụy trang tàu đánh cá là Phi tiễn đỉnh (Komar 133, 137, 139, 145).

Tổng kết tổn thất đôi bên

1. Hải Quân Trung Cộng

a) Tổn thất chiến cụ: Kronstadt 274 bị chìm với toàn bộ sĩ quan tham mưu; Kronstadt 271 bị hư hại nặng phải ủi bãi, sau đó bị phá hủy, hạm trưởng tử thương; Trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng phải ủi bãi và sau đó bị phá hủy; 4 ngư thuyền (tức Phi tiễn đỉnh Komar 133, 137, 139, 145) chỡ quân bị chìm, không rõ thiệt hại về nhân mạng.

b) Tổn thất nhân mạng: 24 sĩ quan tử thương (1 Ðô Ðốc + 7 Ðại Tá + 7 Trung Tá + 2 Thiếu Tá + 7 cấp Úy) và hơn 100 HSQ và Ðoàn viên tử thương. Ðó là chưa kể số SQ, HSQ, ÐV bị thương nặng nhẹ.

2. Hải Quân VNCH:

a) Tổn thất chiến cụ: HQ.10 bị chìm. HQ.4, HQ.5 và HQ.16 bị hư hại nhẹ.

b) Tổn thất nhân mạng: 32 SQ, HSQ và Ðoàn viên tử thương (trong đó có Th/Tá Thà và Ð/Úy Trí, Hạm Trưởng và Hạm Phó HQ.10) + 26 mất tích.

Hoàng Sa và Chủ quyền Việt Nam

1. Vị trí và địa thế – Quần đảo Hoàng Sa (Paracels hay Paracel Islands) còn được gọï là Tây Sa. Hoàng Sa, là bãi cát vàng, do Vua Gia Long đặt.

Theo tài liệu của Hải Quân VNCH, Hoàng Sa là một dãy đảo nhỏ, gồm khoảng 130 đảo, nằm giữa kinh tuyến 111º – 113º Ð và vĩ tuyến 15º45 – 17۫º05 B, cách Ðà Nẵng khoảng 170-200 hải lý (300-360 cây số về hướng ÐÐB), cách Sàigòn và Hải Phòng khoảng 400-500 hải lý (720-900 cây số). Diện tích chung quanh quần đảo Hoàng Sa độ 10-11 cây số vuông. Mùa mưa từ tháng 6 tới tháng 2 năm sau. Nhiệt độ trung bình là 27 độ C. Hoàng Sa là một vị trí chiến lược, kiểm soát mọi sự lưu thông trong vùng biển Nam Hải. Ðài khí tượng của VNCH đặt tại đảo Hoàng Sa (Pattle). Việc trấn giữ đảo gồm 2 đại đội TQLC và lực lượng ÐPQ.

Quần đảo Hoàng Sa gồm có 2 nhóm; khoảng cách giữa hai nhóm này khoảng 40 hải lý (75 cây số):

a. Nhóm Nguyệt Thiềm (Group Croissant) – Nằm ở phía Tây của quần đảo Hoàng Sa và gồm những đảo chính: Ðảo Hoàng Sa (Pattle), Ðảo Cam Tuyền (Robert), Ðảo Vĩnh Lạc (Money), Ðảo Quang Hòa (Duncan), Ðảo Duy Mộng (Drumond), Ðảo Tri Tôn (Triton), Ðảo Bạch Gui (Passu Keath), và Cồn quan sát (Banc des observations).

b. Nhóm Tuyên Ðức (Group Amphitrite) – Gồm các đảo quan trọng: Ðảo Tây (Banc Ouest), Ðảo Trung (I. Milieu), Ðảo Cù Mộc (I. à Larbre), Ðảo Bắc (I. Nord), Ðảo Nam (I. Sud), Ðảo Hòn Ðá (I. Rocheuse), Ðảo Phú Lâm (I. Boisée), và Ðảo Linh Côn (I. Lincoln).

2. Nguồn Lợi Hoàng Sa – Quần đảo Hoàng Sa có 2 nguồn lợi lớn là hải sản và khoáng sản.

a. Hải sản – Ðủ loại: cá hồng, cá nục, cá đuối, cá mập, ốc tai tượng, trạch biển, rong biển, hải âu…

b. Khoáng sản – Khoáng sản của quần đảo Hoàng Sa là “phốt phát” (phosphate). Số lượng phốt phát do các đảo cung cấp: Hoàng sa: từ 562 đến 960 ngàn tấn, Vĩnh Lạc: từ 787 đến 1 triệu 200 ngàn tấn, Cam Tuyền: từ 675 ngàn tấn đến 1 triệu 400 ngàn tấn, Duy Mộng: từ 675 ngàn tấn trở lên (theo tài liệu của Tổng Nha Khoáng Chất và Công Kỹ Nghệ VNCH năm 1973).

3. Hoàng Sa gắn liền với lịch sử Việt Nam

Theo “Phủ Biên Tạp Lục” của Lê Quý Ðôn (viết vào khoảng 1775-1776) thì tiền nhân ta đã mở mang kinh tế ở Hoàng Sa. Ông viết: “Năm 1638, Hiền Vương Nguyễn Phúc Tấn đã tuyển ngư phủ hải đảo Lý Sơn (tức cù lao Ré, Quảng Ngãi) để thành lập đội Hoàng Sa”.

Từ thời Chiêm Thành chưa sát nhập nước ta, người Chiêm Thành đã nhiều lần đi lấy hải sản ở Hoàng Sa.

Ðời Vua Gia Long, ngài đã đặt chân lên quần đảo Hoàng Sa năm 1802. Trong thời gian này, Việt Nam đã thành lập công ty Hoàng Sa, gồm khoảng 70 thủy thủ, đi Hoàng Sa để tìm hải vật.

Ðến đời Vua Minh Mạng (1820-1848), ngài đặc biệt chú ý đến Hoàng Sa. Trong cuốn “Hoàng Việt Ðịa Dư” (ấn hành năm 1835) đã chứng minh chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa như sau: “Ở phía Ðông Bắc xã An Ninh, Huyện Bình Sơn và ở ngoài biển khơi có một quần đảo gồm có 130 đảo nhỏ. Những hòn đảo này cách nhau bằng một ngày thuyền hoặc vài giờ thuyền. Dưới ven đảo đều có giếng nước ngọt. Ở giữa những mỏm đá người ta thấy có một bãi cát vàng bao la nên đảo này mang tên là Hoàng Sa. Nơi đây có sóng biển dữ dội.” Vua Minh Mạng đã sai đội hải thuyền chở gạch đá ra Hoàng Sa dựng chùa “Phật Cổ Tự” và dựng tấm bia “Vạn Lý Ba Ðình” (nghĩa là sóng êm nơi xa vạn lý) làm dấu tích. Theo “Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu” thì Vua Minh Mạng đã thân chinh đến quần đảo Hoàng Sa năm 1836 để quan sát việc đo đạc, xác định vị trí và lập họa đồ.

Từ năm 1920, các tàu tuần tiểu của Nha Thương Chánh Ðông Dương luôn luôn tới lui quần đảo Hoàng Sa để kiểm soát bọn buôn lậu vũ khí và á phiện.

Năm 1925, Hải Học Viện Ðông Dương đã cử một phái đoàn thám hiểm khoa học đến quần đảo Hoàng Sa để nghiên cứu khoáng sản tại đó.

Ngày 3-3-1925, ông Thân Trọng Huề, Bộ Trưởng Bộ Chiến Tranh của triều đình Huế, đã xác nhận chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa bằng một văn thư, có đoạn như sau: “Quần đảo Hoàng Sa luôn luôn thuộc về Việt Nam và đó là vấn đề không thể chối cãi được…”

Năm 1926, Ông Krempf, Giám đốc Hải Học Viện Ðông Dương đã tới quần đảo Hoàng Sa để quan sát và năm sau (tức 1927) ông phúc trình lên chính quyền bảo hộ về tài nguyên thiên nhiên tại quần đảo Hoàng Sa.

Năm 1931, Pháp gửi binh sĩ đến trú đóng tại Hoàng Sa.

Năm 1932, Pháp thiết lập một ngọn hải đăng tại đảo Hoàng Sa.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, Việt Nam đã có những cơ sở hành chánh tại quần đảo Hoàng Sa: Nghị Ðịnh số 156-SC do Toàn Quyền Pháp tại Ðông Dương ký và ban hành ngày 15-6-1932 nhằm thiết lập đại lý tại đảo Hoàng Sa và đặt trực thuộc tỉnh Thừa Thiên. Sau đó, Hoàng Ðế Bảo Ðại đã ban hành Dụ số 10 ngày 30-3-1938.

Theo Giám Mục Tabert trong quyển “Ðịa dư lịch sử cảnh trí và tôn giáo phong tục tập quán các dân tộc” (xuất bản năm 1938) thì “… từ trên 34 năm rồi nhóm quần đảo Tây Sa mà người An-Nam thường gọi là đảo Cát Vàng hay Hoàng Sa thực là hòn đảo nhỏ bí hiểm, gồm những mỏm đá xen lẫn với các bãi cát mà những nhà hàng hải đều kinh hãi, đã do người Nam Kỳ chiếm cứ.” Một đoạn khác, tác giả viết:“… nhưng có điều chắc chắn là Hoàng Ðế Gia Long đã đặt đảo đó dưới quyền của nhà Vua, và năm 1816, Hoàng Ðế đã long trọng trương lá cờ Nam Kỳ ở trên đảo.”

Ngày 5-5-1939, Toàn Quyền Pháp tại Ðông Dương đã thiết lập 2 đơn vị hành chánh tại quần đảo Hoàng Sa là đơn vị Croissant (Délégation du Croissant et dépendances) tại nhóm Nguyệt Thiềm và đơn vị Amphitrite (Délégation de l’Amphitrite et dépendances) tại nhóm Tuyên Ðức.

Năm 1947, Pháp thiết lập đài vô tuyến tại đảo Hoàng Sa để bảo đảm an ninh thủy vận cho vùng Nam Hải.

Tháng 9 năm 1951, tại hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ), trưởng phái đoàn Việt Nam đã tuyên bố trước 51 phái đoàn các quốc gia tham dự hội nghị, đại ý như sau: “Ðể cắt đứt mọi mầm mống xích mích, chúng tôi xác nhận chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà bất cứ ở thời đại nào cũng vẫn thuộc lãnh thổ quốc gia Việt Nam”.

Kể từ năm 1956, Hải Quân VNCH đã thường xuyên tổ chức các cuộc thám sát và thăm viếng quần đảo Hoàng Sa. Các chiến hạm của Hải Quân VNCH đã thường xuyên chở các toán TQLC và ÐPQ ra trấn giữ quần đảo Hoàng Sa và liên tục tiếp tế thực phẩm, quân dụng, thuốc men cho các toán này.

Ngày 13-7-1961, Tổng Thống VNCH đã ban hành Sắc Lệnh số 174-NV đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và thành lập xã Ðịnh Hải, thuộc quận Hòa Vang, tại đảo này.

Ngày 21-10-1969, Thủ Tướng Chính Phủ VNCH đã ban hành Nghị Ðịnh số 709-BNV-HC sát nhập xã Ðịnh Hải vào xã Hòa Long, thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.

Trung Cộng xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa

Năm 1956, Trung Cộng đã xâm chiếm hai hải đảo phía Bắc của quần đảo Hoàng Sa, đó là đảo Phú Lâm (Boisée) và đảo Linh Côn (Lincoln), mà không gặp một trở ngại nào. Trước tiên, chúng cho dân chài đến đánh cá vùng Hoàng Sa, rồi ghé lại các đảo này để nghỉ ngơi. Thấy không có phản ứng của Việt Nam, chúng đưa quân đội đến chiếm đóng và thiết lập các cơ sở và công sự phòng thủ. Riêng tại đảo Phú Lâm, chúng đặt cơ sở thiên văn, đài truyền tin, và hệ thống điện lực. Mục đích chính của chúng là khai thác phốt phát.

Ngày 4-9-1958, Trung Cộng ra bản tuyên bố về hải phận của Trung Cộng, trong đó bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands), tiếng Tàu gọi là Xisha (Tây Sa) và Trường Sa (Spratly Islands), tiếng Tàu gọi là Nansha (Nam Sa).

Năm 1959, Trung Cộng âm mưu chiếm nốt các đảo ở phía nam quần đảo Hoàng Sa, tức nhóm Nguyệt Thiềm, bằng cách áp dụng lại các kế hoạch năm 1956. Nhưng Hải Quân VNCH đã kịp thời ngăn chặn âm mưu này và đã bắt giữ một số ngư phủ của Trung Cộng xâm nhập bất hợp pháp hai đảo Quang Hòa (Duncan) và Duy Mộng (Drumond).

Ngày 11-1-1974, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng lên tiếng mạo nhận chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VNCH, ngang nhiên cho người và tàu bè xâm nhập vùng lãnh hải chung quanh các đảo Cam Tuyền (Robert), Quang Hòa (Duncan), và Duy Mộng (Drumond) thuộc quần đảo Hoàng Sa. Bọn người này đã dựng chòi và kéo cờ của Trung Cộng. Tức nước thì vỡ bờ, ngày 19-1-1974 VNCH đã ra lệnh hải chiến với tàu Trung Cộng, gọi là trận hải chiến Hoàng Sa.

Chứng liệu bán nước của CSBV

Ngày 15-6-1956, Ngoại Trưởng của CS Bắc Việt là Ung Văn Khiêm đã tuyên bố: “Hà Nội nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa”.

Ngày 14-9-1958, Phạm Văn Ðồng, Thủ tướng Chính Phủ Nước Việt-nam Dân chủ Cộng Hòa (tức Bắc Việt) đã ký văn thư gửi Chu Ân Lai, Tổng lý Quốc vụ viện (tức Thủ-tướng) của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung-hoa (tức Trung Cộng), tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Cộng quyết định về hải phận của Trung Quốc (trong đó bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam); đồng thời cam kết tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Cộng.

Kết luận

Mặc dù VC đã khép nép nhúng nhường đàn anh vĩ đại Trung Cộng từ thập niên 50, nhưng đàn anh vĩ đại Trung Cộng lúc nào cũng thèm khát và muốn chiếm hữu đàn em. Trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, không chỉ là nỗi đau riêng cho nửa nước (VNCH), mà là nỗi đau chung của toàn nước (dân tộc) Việt Nam. Ấy thế mà CSBV vẫn ngậm miệng làm thinh! Rồi đến năm 1988, chẳng đặng đừng, VC cũng đã phải nướng hơn 70 đứa con thân yêu của tổ quốc vì sự ngang ngược, trắng trợn và ngạo mạn của đàn anh vĩ đại! Sự ngang ngược, trắng trợn, ngạo mạn và thách thức ấy vẫn kéo dài cho đến ngày hôm nay mà tập đoàn cai trị CSVN vẫn bình chân như vạy! Khi sinh viên, thanh niên, và trí thức biểu tình chống Trung Cộng chiếm đoạt hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì CSVN ra lệnh đàn áp và giải tán đám biểu tình, thể theo lời yêu cầu (hay ra lệnh?) của đàn anh vĩ đại! Nếu không gọi chúng là bọn HÈN NHÁT – KHIẾP NHƯỢC – BÁN NƯỚC thì phải dùng chữ nào cho thích hợp với thái độ ươn hèn đó?

Người Việt ở trong nước bây giờ (không phân biệt trình độ học vấn, địa vị, giàu nghèo, tuổi tác…) nên noi gương ông Thân Trọng Huề, Bộ Trưởng Bộ Chiến Tranh của triều đình Huế, lập lại lời nói khẳng khái và chắc nịch của ông: “Quần đảo Hoàng Sa (và Trường Sa) luôn luôn thuộc về Việt Nam và đó là vấn đề không thể chối cãi được…” Và hãy dán câu này trước cửa Quốc Hội và Phủ Thủ Tướng VC cùng Tòa Ðại Sứ của TC ở Hà Nội để xem phản ứng của họ ra sao. Hãy can đảm lên! Các anh hùng hải chiến Hoàng Sa sẵn sàng phù hộ cho các bạn.

(Ðức Phố, 27-12-2007)

Vĩnh Liêm

Ghi chú: Hạm Trưởng Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ.4): HQ Trung Tá Vũ Hữu San; Hạm Trưởng Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ.16): HQ Trung Tá Lê Văn Thư; Hạm Trưởng Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ.5): HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh; Hạm Trưởng Hộ tống hạm Nhựt Tảo (HQ.10): HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà (sau trận hải chiến ông được vinh thăng Cố Trung Tá; HQ Ðại Úy Nguyễn Thành Trí (Hạm Phó) được vinh thăng Cố Thiếu Tá).

http://nsvietnam.blogspot.com.au/2013/12/tran-hai-chien-hoang-sa-nam-1974-cung.html#more

https://dongsongcu.wordpress.com/2017/01/28/tran-hai-chien-hoang-sa-nam-1974-cung-nhung-chung-lieu-lich-su/

 

Thơ Xuân Vũ Đình Liên

Ông Đồ

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu, giấy đỏ

Bên phố đông người quạ

 

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng baỵ

 

Nhưng mỗi năm, mỗi vắng

Người thuê viết nay đâủ

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầụ

 

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi baỵ

 

Năm nay đào lạinở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

 

 

Về một người Việt Nam đi tìm các ẩn số chính trị trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung (tiếp theo) –  Cao Tuấn

 

– Nhân vật tượng trưng cho các nước Đế Quốc Âu Châu: Tây Độc.

Tây Độc là một nhân vật kinh khủng, có lẽ còn đáng ghét hơn cả Đông Tà, theo sự diễn tả của Kim Dung ám chỉ các nước đế quốc thực dân Âu Châu đã sâu xé, dày xéo, bóc lột Trung Hoa và các dân tộc ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ hàng trăm năm.

Tây Độc là ngoại hiệu của Âu Dương Phong. Âu là Âu Châu. Âu Châu ở phía Tây của Trung Quốc. Người Âu Châu còn gọi là người Tây Dương, hay người Tây Phương. Tây Độc Âu Dương Phong cũng xưng là Bạch Đà Sơn Chủ, tức chúa núi Bạch Đà. Bạch là mầu trắng khiến liên tưởng đến người da trắng, giòng giống… Bạch Quỷ (!).

Trái với nếp sống thanh tĩnh theo Đạo Giáo của Trung Thần Thông Vương Trùng Dương, nếp sống của Tây Độc Âu Dương Phong là sự hưởng thụ vật chất tầm thường, ô trọc. Căn cứ Bạch Đà Sơn chứa đầy gái đẹp, ngọc ngà, châu báu, của ngon vật lạ… vốn là chiến lợi phẩm có từ cướp của, giết người, bắt cóc…do hai chú cháu Âu Dương Phong và Âu Dương Công Tử thực hiện. Mô tả này nhắc thời kỳ các nước Âu Châu ùa nhau đi chiếm thuộc địa, bắt buộc các dân tộc khác làm nô lệ, thực thi chính sách đế quốc bóc lột tàn nhẫn, trở nên giầu có và truỵ lạc

Sự mất trí, điên cuồng lúc về sau của Tây Độc biểu tượng cho sự vong thân của người Tây Phương dẫn đến khủng hoảng xã hội, cách mạng, nội chiến và đánh giết lẫn nhau gây ra đại chiến thế giới 1 và 2.

– Nhân vật tiêu biểu cho Liên Sô: Bắc Cái.

Bắc Cái là ngoại hiệu của Hồng Thất Công.

Bắc Cái là bang chủ Cái Bang, là chúa ăn mày, tức là trùm vô sản.

Liên Sô ở phía Bắc và Tây của Trung Quốc. Bắc nhiều hơn Tây, vả lại Tây đã dùng cho trường hợp Tây Độc để ám chỉ Âu Châu.

Chữ Hồng, họ của Bắc Cái (Hồng Thất Công) theo Hán Văn là rộng lớn mênh mông nhưng lại đồng âm với chữ Hồng là đỏ, mầu tiêu biểu cho đảng Cộng Sản, tức Cái Bang. Thêm nữa, chữ Hồng gồm 2 phần, bên tả là bộ thuỷ, bên hữu là chữ cộng, y như chữ Cộng trong từ ngữ Cộng Sản.

Kỹ thuật tranh đấu của Bắc Cái là Đả Cẩu Bổng Pháp – dùng gậy để đánh chó của nhà giầu, đánh cả cường hào, ác bá, tham quan ô lại – tiêu biểu cho chủ trương Giai Cấp Đấu Tranh, Hàng Long Thập Bát Chưởng tiêu biểu Biện Chứng Pháp Duy Vật. Kiên Bích Trận của Cái Bang biểu tượng kỹ thuật tổ chức và tranh đấu tập thể của Đảng Cộng Sản Quốc Tế do Liên Sô lãnh đạo.

Cái Bang của Hồng Thất Công có 2 phe ăn mày hiềm khích và chống chọi nhau. Một phe áo lành và sạch nhưng ít người, ám chỉ Cộng Sản Đệ Tứ với thủ lãnh Trotsky. Một phe áo rách và dơ nhưng đông người hơn, ám chỉ Cộng Sản Đệ Tam do Stalin cầm đầu. Bắc Cái Hồng Thất Công có thể vừa tượng trưng cho Liên Sô như là một quốc gia, vừa tượng trưng cho Lenin như là một nhân vật. Chỉ khi Lenin lúc còn sống mới dung hợp được cả phe Stalin và phe Trotsky.

– Nhân Vật tiêu biểu cho các nước thuộc thế giới đệ tam – tức là các nước đang mở mang như Thái Lan: Nam Đế.

Nam Đế là ngoại hiệu của Đoàn Chính Minh, vua nước Đại Lý, thuộc sắc dân Thái, sau thoái vị đi tu với pháp danh là Nhất Đăng, Nhất Đăng Đại Sư. Người thế độ cho ông không phải là một cao tăng Trung Hoa mà là một nhà sư Thiên Trúc, tức là Ấn Độ, theo Phật Giáo Tiểu Thừa khác với Phật Giáo Đại Thừa thịnh hành ở Trung Hoa.

Hiện nay có cuộc mâu thuẫn giữa các nước đã phát triển ở phương Bắc và các nước đang mở mang ở phương Nam, được gọi là tranh chấp Bắc Nam. Nam Đế là biểu tượng của thế lực phương Nam.

– Nhân vật biểu tượng cho Đức Quốc Xã và Phát Xít Ý : Anh em Cừu Thiên Nhạn và Cừu Thiên Lý.

Được mời nhưng không tham dự cuộc Hoa Sơn Luận Võ, Bang Chủ Thiết Chưởng Bang Cừu Thiên Nhạn được xem là có tài nghệ ngang với Võ Lâm Ngũ Bá. Cừu Thiên Lý là anh song sinh của Cừu Thiên Nhạn, trông rất giống, có tánh mưu mẹo, gạt gẫm nhưng tài nghệ kém người em rất xa hàm ý Phát Xít Ý của Mussolini ra đời trước, hay khoa trương,  nhưng không có thực lực như Đức Quốc Xã của Hitler.

Theo sự mô tả của Kim Dung, Thiết Chưởng Bang (Bang hội Bàn Tay Sắt) lúc đầu là hội của những người yêu nước chống sự xâm lấn của nước ngoài, về sau lầm lạc đi vào con đường cướp bóc, hung bạo, xem mạng người như cỏ rác phù hợp với lịch sử chung của 2 chế độ độc tài hữu phái Quốc Xã và Phát Xít.

Ngoại hiệu Thuỷ Thượng Phiêu phản ảnh công phu độc đáo  đi trên mặt nước của Cừu Thiên Nhạn ám chỉ chủ nghĩa siêu nhân và siêu tộc của Đức Quốc Xã.

Tín hiệu bàn tay sắt của bang chủ Cừu Thiên Nhạn là gợi ý đến từ bội tinh Thập Tự Sắt, huy chương quân công cao quý nhất của dân tộc Đức cũng như huy hiệu chữ Vạn thời Hitler.

– Nhân Vật biểu hiệu cho nước Mỹ: Dương Qua.

Dương Qua nhận Tây Độc làm nghĩa phụ và được truyền dậy những công phu siêu đẳng hàm ý nước Mỹ có gốc gác Âu Châu, văn hoá Mỹ cùng tính chất văn hoá Âu Châu, gọi chung là Tây Phương. Dương Qua còn được gọi là Tây Cuồng.

Dương Qua chính là Thần Điêu Đại Hiệp mà chim điêu (eagle) là biểu hiệu của nước Mỹ. Quốc huy của nước Mỹ có hình chim điêu.

Trong lần Hoa Sơn Luận Võ cuối cùng, trong số 5 cao thủ có mặt thì Dương Qua là người trẻ nhất được xem như kế vị Tây Độc nhưng không ác hại như  nghĩa phụ, lại học thêm được tinh hoa võ thuật của các cao thủ khác, cũng như tự sáng chế nên có bản lãnh cao hơn mọi người. Điều này phù hợp với sự kiện nước Mỹ là quốc gia Tây Phương, trẻ trung, cường thịnh vượt hẳn các nước đế quốc Âu Châu già nua, tàn tạ như đế quốc Bồ Đào Nha, đế quốc Tây Ban Nha, đế quốc Anh, đế quốc Pháp, đế quốc Hoà Lan, đế quốc Bỉ… để trở nên đệ nhất siêu cường.

2. Các nhân vật được dùng để mô tả một vài chính khách nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa cận đại.

Trước hết là trường hợp các lãnh tụ Trung Cộng.

Trong thời kỳ sáng tác ba bộ Võ Lâm Ngũ Bá, Anh Hùng Xạ Điêu và Thần Điêu Đại Hiệp, Kim Dung còn thiên tả nhưng đến khi viết hai bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ và Lộc Đỉnh Ký, Kim Dung đã nhận chân được sự thật về Cộng Sản Quốc Tế nói chung và Cộng Sản Trung Hoa nói riêng.

Trong bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ đề tài chính là cuộc tranh chấp đẫm máu giữa Triêu Dương Thần Giáo và các phe gọi chung là bạch đạo. Ông Huy đã tìm thấy nhiều dữ kiện chứng tỏ rằng Triêu Dương Thần Giáo trong Tiếu Ngạo Giang Hồ được dùng để ám chỉ đảng Cộng Sản Trung Hoa hai vị giáo chủ Nhậm Ngã Hành và Đông Phương Bất Bại biểu tượng hai nhà lãnh đạo quan trọng của Trung Cộng là Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ. Ông Huy lý luận như sau:

Triêu Dương là buổi sớm mai lúc mặt trời ở phía Đông mà bản quốc thiều của Trung Cộng là bản Đông Phương Hồng.

Khẩu hiệu chính của Trung Cộng trong thời kỳ chiến tranh lạnh là “gió đông thắng gió tây” cho nên Giáo chủ Triêu Dương Thần Giáo có tên là Đông Phương Bất Bại là hiện thân của Lưu Thiếu Kỳ, người làm chủ tịch nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) trong 9 năm và nắm thực quyền một thời gian dài trước khi bị lật đổ, bị tra tấn và bị giết.

Giáo chủ Nhậm Ngã Hành biểu tượng cho Mao Trạch Đông, Chủ Tịch đảng Cộng Sản Trung Hoa. Việc Đông Phương Bất Bại bí mật giam Nhậm Ngã Hành trong lòng đất dưới đáy Tây Hồ ở Hàng Châu ám chỉ thời kỳ Lưu Thiếu Kỳ liên kết với Đặng Tiểu Bình tập trung quyền lực Đảng trong tay, dồn Mao Trạch Đông vào thế “ngồi chơi xơi nước”, “hữu danh vô thực” sau thất bại “bước tiến nhẩy vọt” khiến Mao uất hận dùng “đại cách mạng văn hoá” long trời lở đất để quật ngược lại. Cuộc xung đột giữa Nhậm Ngã Hành và Đông Phương Bất Bại cũng kỳ bí và ghê gớm như cuộc xung đột giữa Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ.

Thần Long Giáo trong Lộc Đỉnh Ký cũng được dùng để ám chỉ đảng Cộng Sản Tầu. Giáo Chủ Hồng An Thông là hình ảnh xấu xí của Mao Trạch Đông, bà vợ ác nghiệt nhưng trẻ đẹp Tô Thuyên tức Hồng Phu Nhân biểu hiệu cho Giang Thanh, bọn Ngũ Long Thiếu Niên tượng trưng cho Vệ Binh Đỏ. Những cảnh tượng xấu xa, tàn bạo, tệ hại liên quan đến Thần Long Giáo mà Kim Dung mô tả rất gần với thực trạng chính trị Hoa Lục thời Đại Cách Mạng Văn Hoá.

Kế tiếp là trường hợp của các chính khách quốc gia Trung Hoa trong mắt Kim Dung theo như sự suy đoán của ông Huy.

Cũng trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, nếu Triêu Dương Thần Giáo (bị gọi là Ma Giáo) tượng trưng cho phe Cộng Sản thì phái Bạch Đạo tương trưng cho phe Quốc Gia. Phe Bạch Đạo chính thức theo lập trường bảo vệ đạo lý và tình trạng đương hữu nhưng trong thực tế phân hoá trầm trọng. Có những người đàng hoàng, tử tế nhưng không thiếu kẻ gian ác. Nhân vật tiêu biểu cho loại người sau là Nhạc Bất Quần, chưởng môn của phái Hoa Sơn, sau lên làm “minh chủ” của 5 phái “hợp nhất” gọi là Ngũ Nhạc kiếm Phái gồm Hoa Sơn, Hành Sơn, Tung Sơn, Thái Sơn và Hằng Sơn.

Nhân vật Nhạc Bất Quần được Kim Dung dùng để ám chỉ Tưởng Giới Thạch, sau khi “quốc phụ” sáng lập là Tôn Dật Tiên chết, thì trở thành lãnh tụ số 1 của Trung Hoa Dân Quốc và Trung Hoa Quốc Dân Đảng.

Kim Dung dùng lối chơi chữ ở đây. Không để ý thì không thấy. Nhạc, theo chữ Hán, là hòn núi lớn gồm chữ “khâu” là gò và “sơn” là núi. Cả 3 chữ “nhạc”, “khâu” và “sơn” đều chỉ những khối lớn do đá cấu tạo nên. Mà đá tức là “thạch” – Tưởng Giới Thạch!

Dưới ngòi bút có phần cố ý …“bôi bác” của Kim Dung, Nhạc Bất Quần có bề ngoài khả kính của một lãnh tụ võ lâm mang ngoại hiệu Quân Tử Kiếm nhưng thực chất là Nguỵ Quân Tử hay Quân Tử giả hiệu.

Tưởng Giới Thạch còn có tên là Tưởng Trung Chánh hàm ý thành tín ngay thẳng, không những chính thức theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên – Dân Tộc độc lập, Dân Quyền tự do, Dân Sinh hạnh phúc – mà còn luôn luôn đề cao Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ nhưng, theo Kim Dung, thật sự là người theo chủ nghĩa quyền uy, một nhà độc tài hữu phái đứng đầu một chính quyền ung thối vì tham nhũng.

Giống như Nhạc Bất Quần lớn tiếng tố cáo, miệt thị Ma Giáo, Tưởng Giới Thạch kết án Cộng Sản tà nguỵ, bất nhân nhưng bên trong Tưởng hành động còn tà nguỵ, bất nhân hơn hay cũng chẳng kém. (Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, Kim Dung còn nghiêng về Nhậm Ngã Hành tức Mao Trạch Đông, hàm ý Mao vẫn đỡ tệ hại hơn Tưởng. Chi trong Lộc Đỉnh Ký, qua nhân vật Giáo  chủ Hồng An Thông Kim Dung mới xem Mao, Tưởng đều đáng ghét như nhau).

Thông điệp chánh trị của Kim Dung

Trở lại những ẩn số chính trị mà ông Huy tìm thấy, những ẩn số quan trọng nhất có lẽ là những thông điệp mà Kim Dung đã kín đáo gửi đến cho đồng bào Trung Hoa của ông. Những thông điệp này cũng có thể trở thành những điều đáng suy ngẫm cho những người hoạt động chính trị hay tranh đấu chính trị nói chung ở bất cứ nước nào – Trung Hoa, Việt Nam, Miến Điện, Mỹ, Nhật, Âu, Phi….Chẳng hạn như:

1. Chính nghĩa dựa trên đạo lý thường chỉ là nhận thức chủ quan, dễ dàng đưa đến sự thiên vị. Đoàn thể nào cũng xem đạo lý của mình là đúng, là chính còn đạo lý của đoàn thể khác là sai, là tà. Đấy là chưa kể “nói một đằng, làm một nẻo”.

2. Trong mọi đoàn thể đều có người tốt, người xấu chứ không phải người của chính phái nhất định là tốt, người của tà phái nhất định là xấu. Ma Giáo có thể có người tử tế như Hướng Vấn Thiên, Khúc Dương Trưởng Lão, danh môn chính phái như Thiếu Lâm, Võ Đang có thể có đệ tử đồi bại như Trần Hữu Lượng, Tống Thanh Thư. Hệ quả này là người ta phải có tinh thần cởi mở và khoan dung đối với nhau. Nên cởi mở và khoan dung như Lệnh Hồ Xung trong Tiếu Ngạo Giang Hồ.

3. Mô tả quá trình các nhân vật đạt đến vị trí tối cao như lãnh tụ, như minh chủ nguyên tắc của Đạo Đức Kinh được thực thi là “tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi” (biết đủ thì không bị nhục, biết dừng lại đúng lúc thì không bị nguy) và nguyên tắc “bất tranh” (không tranh dành cho bằng được). Tả Lãnh Thiền, Nhạc Bất Quần tàn phế, tử vong, thân bại danh liệt vì quá tham lam, ham hố. Mưu thâm thì hoạ cũng thâm !

4. Trong đoạn cuối của Tiếu Ngạo Giang Hồ, giáo chủ Triêu Dương Thần Giáo ngỏ lời gả con gái là Nhậm Doanh Doanh cho Lệnh Hồ Xung và mời Lệnh Hồ Xung làm Phó Giáo Chủ. Mặc dù yêu Nhậm Doanh Doanh tha thiết, Lệnh Hồ Xung khước từ và bỏ đi. Điều này có nghĩa:  Riêng tại các nước có sự phân tranh Quốc-Cộng như trường hợp Trung Hoa (cũng như Cao Ly, Cuba, Việt Nam) sẽ không có, không thể có, hoà giải, hoà hợp dân tộc thực sự nếu các đảng Cộng Sản đang nắm quyền lực tiếp tục chủ trương độc tài, độc đảng, độc tôn phi lý. Các đảng Cộng Sản này phải đi bước trước là thực hiện sự cải cách thực sự.

……

Trong hơn nửa thế kỷ vừa qua cho đến tận ngày nay có đến hằng trăm triệu độc giả ở Trung Hoa, Đài Loan, Đông Nam Á, Bắc Mỹ, Âu Châu …say mê nghiền ngẫm truyện Võ Hiệp Kim Dung, có hàng trăm tác giả viết sách, báo bình luận về tư tưởng, cuộc đời của Kim Dung, thậm chí xuất hiện cả trường phái “Kim Học”.

Tuy nhiên, không thấy ai nghiêm túc đặt vấn đề “đi tìm các ẩn số chánh trị” trong các tác phẩm của Kim Dung. Hoặc giả có đặt vấn đề thì chỉ “giải quyết” bằng cách đưa ra các khái niệm mơ hồ về chuyện Tả, Hữu, Quốc, Cộng… chứ  không có ai tìm ra được các những “bí mật” ẩn tàng một cách rõ ràng, mạch lạc và có hệ thống như ông Nguyễn Ngọc Huy.

Kim Dung đã “qua mặt” được tất cả mọi người nhưng không “qua mặt” được một người – một người Việt Nam!

Phải chăng “dù cường nhược có lúc khác nhau, nhưng hào kiệt đời nào cũng có” !?

(Tháng 12/2018)

 

Vui cười 

Một ông ngoài 50 tuổi đến bệnh viện đo lượng tinh trùng, bác sĩ đưa ông ta cái chai nhỏ và dặn:

– Ông mang cái chai này về, ngày mai trở lại với mẫu thử tinh dịch.

– Hôm sau, ông này trở lại với cái chai trống không. Ngạc nhiên, bác sĩ hỏi:

– Sao ông không mang mẫu thử đến đây?

Ông lão trả lời:

– Chuyện là như vậy, đầu tiên, tôi thử bằng tay trái nhưng không được. Sau đó tôi lại dùng đến tay phải nhưng cũng không khá hơn. Thế là tôi nhờ vợ giúp đỡ. Bà ấy dùng cả hai tay nhưng vẫn không được. Cuối cùng, vợ tôi phải dùng miệng, đến nỗi gãy cả răng cũng không có kết quả.

Thậm chí tôi còn nhờ bà hàng xóm sang giúp. Bà này dùng hai tay, rồi kẹp giữa hai chân mà kết quả cũng vậy.

Bác sĩ : – Ông còn nhờ cả hàng xóm nữa à?

Ông già tỉnh bơ:- Đúng vậy, dù chúng tôi cố gắng thế nào cũng không …..mở được cái… nút chai….!

 

 

Nhìn Về Biển Đông năm 2019 – Nguyễn Ngọc Sẵng 

Tin đầu năm trên BBC, Pháp gởi Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle đến Biển Đông với sức mạnh chưa từng có, theo quyết định của vị Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly.

Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle sẽ thực hiện chuyến tuần tra trên Biển Đông bằng toàn bộ khả năng tác chiến với gần 40 máy bay tiêm kích Rafale M.  Rafale M là chiến đấu cơ đa năng có tầm tác chiến bao trùm hơn 3.000 km và là loại chiến đấu cơ ngoại quốc duy nhất được phép hoạt động trên các hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ. Theo ông Thành Đỗ, Cựu kỹ sư Sagem, Paris, (BBC ngày 1 tháng 1 năm 2019).

Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle tiếp nhận được loại chiến đấu cơ Mỹ  F18 C/D đáp xuống và bay đi an toàn trong giới hạn 80 lượt cất cánh/ngày.

Charles de Gaulle có lịch sử hoạt động khá ấn tượng và là một trong những hàng không mẫu hạm tham chiến nhiều nhất trên thế giới.

Trong năm 2001, Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle đã thực hiện 770 phi vụ chiến đấu phục vụ chiến trường Taliban, và đã tham dự trực tiếp vào cuộc chiến Libya với hơn 1.400 phi vụ trên bầu trời Địa Trung Hải và Libya.

Mẫu hạm nguyên tử Charles de Gaulle có gần 2000 thuỷ thủ cộng với 700 nhân viên phi hành, hoàn toàn độc lập về hỏa lực tác chiến trong vòng 50 ngày.

Kèm theo bản tin trên, hai hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth R08 và HMS Prince of Wales R09 sẽ được đưa đến Biển Đông.  Hai hàng không mẫu hạm này có thể tiếp nhận máy bay F35 hoặc các máy bay không người lái Drone.

Tưởng cũng cần biết Hải quân Hoàng gia Anh vẫn là hải quân lớn nhất thế giới vào tháng 9 năm 1939, bao gồm:

* 15 Thết giáp hạm và Tàu chiến tuần dương, trong đó có 2 chiếc được đóng ngay sau Thế chiến thứ I. Ngoài ra còn có 5 chiếc thiết giáp hạm thuộc lớp Thiết giáp hạm “King George V”.

* 7 tàu sân bay. Trong đó có một chiếc mới và 6 chiếc tàu sân bay ham đội được đóng theo kế hoạch. Không có tàu sân bay hộ tống.

* 66 tuần dương hạm, chủ yếu được đóng ngay sau Thế chiến thứ I, trong đó có một vài chiếc cũ được chuyển giao. 23 chiếc tuần dương hạm có khả năng đặt thủy lôi được đóng mới và hạ thủy.
* 184 khu trục hạm các loại. Hơn một nửa được đóng mới hiện đại, một vài khu trục hạm cũ thuộc lớp “V” và lớp “W” được chuyển đổi sang nhiệm vụ hộ tống. Ngoài ra còn có 32 khu trục hạm hạm đội và 20 tuần tra lớp “Hunt” đang được đóng.

* 60 tàu ngầm chủ yếu là loại hiện đại.

* 45 tàu tuần tra và hộ tống,

(Nguồn: http://www.naval-history.net/WW2CampaignRoyalNavy.htm)

Bản tin BBC hôm nay 2/1 cho biết thêm Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson phát biểu hôm cuối năm 2018 rằng Anh Quốc có kế hoạch xây một căn cứ quân sự ở Đông Nam Á và một ở vùng biển Caribbe.  Các báo Anh tin rằng chính phủ đang bàn thảo để chọn đặt căn cứ ở Singapore hoặc Brunei cho vùng Đông Nam Á.  Thật là tin không vui cho ông Tập và giới lãnh đạo cộng sản Trung quốc.

Hải quân Ấn Độ sẽ đưa hàng không mẫu hạm Vikrant vào Biển Đông.  Vikrant thuộc lớp STOL (Short Take off, Vertical Landing) sẽ đi vào hoạt động năm 2019 nhưng chỉ thích hợp với máy bay Nga như Mig-29, Su-25 và Su-27. Nếu tham chiến trên Biển Đông, hàng không mẫu hạm Vikrant sẽ phải hoạt động độc lập.

Trong chuyến thăm đến Việt Nam từ ngày 21 đến 25/5.  Hạm đội miền Đông hải quân Ấn Độ có ba tàu chiến gồm tàu chở dầu INS SHAKTI, tàu khu trục INS SAHYADRY và tàu hộ tống INS KAMORTA.

Tàu hộ tống INS KAMORTA là lớp tàu săn tàu ngầm tàng hình hiện đại của hạm đội Miền Đông, được trang bị vũ khí, thiết bị săn tàu ngầm và phòng không mạnh. 

Tàu khu trục INS SAHYADRY được trang bị sàn đáp và kho chứa trực thăng.  Trên tàu được trang bị hệ thống ngư lôi, hỏa tiển chống tàu ngầm.

Tàu khu trục INS SAHYADRY được trang bị hỗn hợp vũ khí của Nga, Ấn Độ và Israel, bao gồm hệ thống ống phóng thẳng đứng cho hỏa tiển tầm ngắn và tầm trung Shtil-1.  Ngoài ra tàu còn được trang bị pháo bắn nhanh cận chiến AK-630 CIWS.

Và một chiến hạm đảm nhiệm vai trò tiếp liệu cho nhóm tác chiến của hải quân Ấn Độ là tàu chở dầu INS SHAKTI.(theo Báo Mới.com, tháng 5/2018).

Trên Biển Đông còn có mặt của hải quân Nhật Bản, một đồng minh cốt lõi của Hoa Kỳ ở Châu Á. Sức mạnh hải quân của Nhật Bản là các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Kongo, có bốn chiếc Kongo, Kirishima, Myoko và Chokai.

Tàu chiến lớp Kongo trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, có khả năng theo dõi và đánh chặn các mối đe dọa trên không. Nó cũng cung cấp một hệ thống phòng thủ chống hoả tiển đạn đạo. Nhật tự hào chỉ cần 2 chiến hạm lớp Kongo là có thể bảo vệ phần lớn lãnh thổ mình.

Vũ khí trang bị cho các khu trục hạm gồm có 90 ống phóng hỏa tiển thẳng đứng Mark 41, ở phía trước và sau boong tàu, hoả tiển phòng không SM-2MR và hỏa tiển đánh chặn đạn đạo SM-3 Block IB.  Các tàu khu trục còn trang bị 1 khẩu pháo chính cỡ nòng 127mm, 8 hỏa tiển chống hạm Harpoon, 6 ống phóng ngư lôi chống ngầm và 2 hệ thống phòng thủ tầm gần Phalanx 20 mm.

Một tàu chiến khác của Nhật Bản khiến đối phương nên tránh là tàu sân bay trực thăng Izumo. Với lượng giãn nước 27.000 tấn và chiều dài hơn 244m, có một khoang chứa máy bay bằng chiều dài của thân tàu.

Nhật Bản khẳng định Izumo là một tàu khu trục trực thăng. Izumo không thể mang các chiến đấu cơ cánh cố định nhưng có thể chở đến 14 máy bay trực thăng với nhiệm vụ từ tác chiến chống tàu ngầm, dò tìm thủy lôi cho đến tiến hành các cuộc tấn công đổ bộ bằng trực thăng. Điều này khiến Izumo trở thành một nền tảng linh hoạt, có khả năng thực thi hàng loạt nhiệm vụ khác nhau.  (theo Viet Times).

Cùng ngày, tờ South China Morning Post đăng bài báo tựa đề “tăng cường luyện tập và chuẩn bị chiến tranh là ưu tiên của quân đội trong năm 2019”.  Đó là lệnh của Tập ban ra cho quân đội nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân.

Bài báo đưa thêm chi tiết, chúng ta phải chuẩn bị kỹ lưỡng trong mọi tình huống và tăng cường khả năng ứng phó của quân đội trong trường họp khẩn cấp, để bảo đảm chúng ta chận đứng những thách thức và chiến thắng  trong mọi hoàn cảnh. Kế hoạch bao gồm việc hoạch định, áp dụng toàn bộ trong việc canh tân, bồi dưỡng, cải tổ, đổi mới quân đội giải phóng nhân dân Trung Cộng.

Từ khi lên nắm quyền 2012, Tập Cận Bình đã thúc đẩy việc canh tân quân đội, vì vậy kế hoạch canh tân, luyện tập, chuẩn bị quân đội sẳn sàng để đối phó khiến những nhà quan sát coi đó là dấu hiệu quan trọng trong kế hoạch năm 2019.

Bình luận viên Zeng Zhing, cựu Trung tá, ở Nam Kinh cho rằng “luyện tập và chuẩn bị cho chiến tranh luôn là nhiệm vụ hàng đầu của quân đội, nhưng việc nầy hơi khác, khi việc luyện tập và chuẩn bị cho chiến cuộc được  nêu bật vào đầu năm, có nghiã là kết hoạch của cả năm, cho dù chúng ta không biết sự thật đàng sau những khoa trương trong tình hình hiện tại”.

Cựu Thứ trưởng quốc phòng Đài Loan, Lin Chong-Pin cho rằng “ưu tiên trong việc luyện tập và chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh không ngoài việc làm tăng sức mạnh ngoại giao mà Quân Đội Nhân Dân (Trung Cộng) muốn biểu lộ trong nhiều thập kỷ qua, cho dù họ chưa giao tranh với ai trong thời gian đó.

Việc nầy xảy ra trong lúc Mỹ gia tăng nhiều áp lực quân sự lên Trung Cộng.  Tôi tin chắc 100 phần trăm Quân Đội Nhân Dân không dám phát động cuộc chiến, cho dù ở Biển Đông, hoặc tai eo biển Đài Loan.  Chỉ nên lưu tâm khi vụ việc diễn biến nhanh chóng”.

Ông tiếp: “ trong khi 38 Đại Tá được thăng Thiếu Tướng trong tháng 12.  Họ được ông Tập tự chọn kỹ lưỡng, ông Tập muốn xây dựng quân đội riêng cho mình.  Cái gọi là lực lượng của Tập”.

Trong 6 năm qua, Quân Đội Nhân Dân đã trải qua nhiều sóng gió, nhiều Tướng Lãnh đã bị hạ bệ trong chiến dịch thanh trừng tham nhũng.

Theo Tiến sĩ Mark J. Valencia, một phân tích gia về luật hàng hải, một phân tích gia chính trị và cố vấn về Châu Á.  Ông cho rằng Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis là người cứng rắn, được coi là người đáng tin cậy, biết cân nhắc.  Ông chủ trương không nên đối đầu khi không cần thiết.  Ông không mang giọng điệu hiếu chiến.  Nhưng sự ra đi bất ngờ của ông Mattis, đồng thời quan điểm, phong cách của người kế nhiệm được giới học giả chú ý và từ đó dự đoán mối liên quan Mỹ Trung trong chiến lược Biển Đông.

Họ cho rằng chiến lược và quyền lợi Mỹ có thể không thay đổi nhiều, nhưng có thể xuất hiện một số vấn nạn đòi hỏi những quyết định mang tầm chánh sách.  Hay nói khác đi, sự ra đi của Mattis có thể là chỉ dấu thay đổi chiến lược về Biển Đông của Tổng Thống Trump.  Vì vậy việc luyện tập và chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh của Trung Cộng được hiểu là họ thực sự lo lắng cho cuộc chiến.

Sự căng thẳng trên Biển Đông giữa Mỹ Trung là đo sự sắp xếp trật tự vùng Châu Á và vai trò của hai cường quốc nầy trong vùng.  Nói rõ hơn là Mỹ muốn giữ nguyên vai trò lãnh đạo trong vùng, nhưng Trung Cộng muốn thay thế vai trò nầy.

Ông Tập khẳng định “không ai có thể khuyên bảo người dân Trung Hoa phải làm gì và làm thế nào” Với sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự, Trung Cộng sẽ không là mối đe dọa và sẽ hành sử thận trọng hơn trong khu vực. (theo South China Morning Post 1/1/2019).

Dù cẩn trọng, sáng suốt trong quyết định, nhưng chính Trung Cộng chưa chắc đã giải quyết được những vấn nạn nội tại của họ như những lãnh đạo có tinh thần quốc gia cực đoan, muốn chứng tỏ họ là nền kinh tế lớn phải được đối xử như siêu cường; những công dân mạng lôi cuốn xã hội vớì những khiêu khích gây chiến tranh; những toan tính sai lầm trên biển v,v. có thể làm bùng nổ chiến tranh cho dù Trung Cộng biết sức mình còn quá kém trong hải chiến.

Chiến tranh thương mại Mỹ Trung làm nền kinh tế Trung Cộng bị đình đốn nhất từ 30 năm qua, làm lung lay lòng tin của dân chúng vào chế độ.  Gay góc hơn nữa là những nhà đối kháng trong nước nhân cơ hội nầy phản đối chính sách kinh tế của Tập, nhất là kế hoạch “Một vành đai, một con đường” lấp ló nhiều rủi ro trước mặt.  Tập phải giải quyết thoả đáng mới mong tiếp tục được tại vị.

Theo hãng thông tấn AP hôm nay 2/1 có bài “China’s leader urges action on unification with Taiwan” (tạm dịch: Lãnh đạo Trung cộng thúc giục thống nhất với Đài Loan).

Có phải chăng đây là trò ma mãnh của Trung Cộng?  Nếu thống nhất được Đài Loan sẽ làm Tàu nổ tung lên vì vui mừng, nhóm dân tộc cực đoan hả dạ, hạ nhiệt sự chống đối, một thành công to lớn của Tập, và Tập sẽ vĩ đại mãi mãi.

Nhưng nếu thống nhất phải dùng vũ lực, Mỹ sẽ can thiệp với hiêp định bảo vệ Đài Loan.  Có nghiã là Tàu chọn Chiến Trường trên sân nhà.  Họ lợi dụng ưu thế đó để làm cuộc trường kỳ chống Mỹ.  Đó cũng là yếu tố để Tập làm vua suốt đời.

Cho dù có nhiều đánh giá khác nhau từ những nhà phân tích, nhưng sự chuẩn bị của Tàu không phải là không có cơ sở.  Và sự tập hợp hải quân của các siêu cường trên Biển Đông chắc chắn không phải là ngẫu nhiên.

Mà đang ra đòn triệt buột Tàu.

 

Vui cười

Một nữ thư ký xinh đẹp làm việc tại một công ty lớn và được rất nhiều chàng trai ve vãn. Sau một thời gian, 2 anh chàng nổi tiếng nhất ở công ty nói chuyện với nhau.

Anh thứ nhất nói: – Tớ đã hẹn hò với Julie thứ ba tuần trước đấy. Bọn tớ còn làm chuyện đó nữa. Cô ấy quyến rũ hơn mụ vợ của tớ nhiều!

Anh thứ hai trả lời:  – Ừ, tớ cũng hẹn hò với cô nàng hôm qua. Chúng tớ cũng làm như thế, nhưng mà tớ vẫn nghĩ là vợ cậu tuyệt vời hơn đấy!

 

Một thanh niên đứng trên thành cầu với khuôn mặt rất buồn bã. Anh ta cứ nhìn đau đáu xuống dòng nước xoáy phía dưới.

Sau đó, một phóng viên lại gần phía sau lưng anh ta với chiếc máy ảnh trong tay. Khoảng 30 phút sau, anh phóng viên sốt ruột nhìn đồng hồ rồi chạy lại nói với anh thanh niên:

– Này bạn, quyết định rồi thì nhảy sớm, không là sẽ không kịp nữa đâu đấy !

– Đối với tôi thời gian đâu có ý nghĩa gì?

– Nhưng chậm hơn thì anh sẽ không kịp lọt vào tin nóng buổi chiều đâu.

 

 

Tinh Thần Yêu Nước Của Dân Tộc Việt Nam – Quốc Phùng

Nói về tinh thần yêu nước, ta cần phân biệt ý nghĩa của lòng yêu nước (patriotism, love of country) và tinh thần yêu nước (spirit of patriotism). Tinh thần yêu nước là nội lực giữ gìn biên cương lãnh thổ trường tồn và phát triển đất nước đưa đến hùng cường thịnh vượng cho toàn dân. Tinh thần yêu nước hình thành từ lòng yêu nước và sự tự nguyện hy sinh vì đất nước vô điều kiện. Tinh thần yêu nước được bắt nguồn từ truyền thống gia đình, xã hội và những bài học lịch sử trong mỗi con người từ ấu thơ về lòng yêu nước chân chính, lòng yêu nước không bị tuyên truyền, áp đặt hoặc điều khiển từ một đảng phái hay xu hướng chính trị nào.

Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã có câu nói để đời: Bạn đừng đòi hỏi tổ quốc làm gì cho bạn mà phải hỏi rằng bạn làm gì cho tổ quốc, “Ask not what your country can do for you, but what you can do for your country”. Đó là tinh thần yêu nước.

Từ khi lập quốc, trãi qua các triều đại Đinh Lê Lý Trần, dân tộc Việt Nam đã chứng tỏ có được tinh thần yêu nước rất mãnh liệt. Từ thời Bà Trưng, Bà Triệu cho đến Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Công Uẩn, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ… dân tộc Việt Nam đã bao lẩn chống giặc ngoại xâm, giữ yên và mở mang bờ cõi, để lại cho hậu duệ cháu con mãnh giang sơn gấm vóc cho đến ngày nay. Các thành quả đó đều đến từ tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Ngày nay người dân Việt Nam đang bị cai trị bởi một tập đoàn mệnh danh là đảng Cộng Sản Việt Nam, một tập hợp mafia ngụy lý tưởng, cực đoan, tham tàn và ngu dốt. Tinh thần yêu nước bị biến tướng sang thành ra là “tự hào dân tộc”! Một trận banh chưa lọt vào chung kết khu vực Á Châu cũng đủ làm cho bao thanh niên say hơi men gào thét kích động đâm chém nhau cuồng loạn, có những thiếu nữ cởi truồng tung tăng nhảy nhót trên đường phố… Đó không phải là tinh thần yêu nước, đó cũng không phải là tự hào dân tộc. Đó chính là thái độ tự ti của một thành phần dân chúng bị băng hoại nhân cách theo đường lối giao dục phi nhân bản, thực dụng và ích kỷ của đảng CSVN. Thế hệ Việt Nam cận đại được học những gương anh hùng không tưởng như cuộc đời và sự nghiệp của bác Hồ, hay Lê Văn Tám lấy thân mình làm đuốc sống…Chạm thực tế Việt Nam không có một thành tích gì ra hồn trên trường quốc tế, người Việt ở trong nước và đi ra ngoại quốc cũng chỉ làm tôi mọi cho người khác mà thôi. Do đó rất nhiều người luôn nghĩ rằng thân phận nước mình nhược tiểu thấp hèn. Một thành tích bóng đá nhỏ nhoi cũng làm cho họ sướng điên lên. Vì đâu nên nỗi?

Từ khi đảng CSVN cầm quyền, từ ngữ “yêu nước” được lèo lái sai lạc “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội” (sic)! Về công tác huấn luyện cán bộ, người lãnh tụ tối cao được đảng CSVN xưng tụng là “nhà ái quốc”, “cha già dân tộc”, người mà phần lớn dân chúng vẫn gọi là “tội đồ dân tộc”, Hồ Chí Minh, cũng chỉ dám kêu gọi đảng viên của mình “Trung với Nước, Hiếu với Dân”, nhưng đám hậu duệ của “Bác” ngày nay lại huênh hoang tuyên bố “Trung với Đảng, Hiếu với Dân”!… Đảng CSVN chủ trương nhượng đất, nhượng biển cho ngoại bang hòng kéo dài thời gian cầm quyền, làm giàu trên mồ hôi, nước mắt, máu xương của đồng bào. Tội phản quốc đáng bị tru di sau khi toàn dân đứng lên lật đổ bạo quyền.

Sự hèn mạt cũng thể hiện công khai trong luận điệu tuyên truyền không biết ngượng trên hệ thống truyền thông độc quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam. Chính phủ CSVN qua Bộ Ngoại Giao và cái loa truyền thông không khi nào dám tố cáo đích danh những kẻ giết hại ngư dân của mình mà chỉ dám gọi những tên sát nhân là người lạ, tàu lạ, nước lạ…Hèn mạt đến thế là cùng! Nếu một chính quyền do chính dân chúng trực tiếp bầu lên, như tất cả các quốc gia dân chủ tự do khác trên thế giới, sẽ không bao giờ có cảnh bỏ mặc dân đen như CSVN đang hành xử man rợ với người dân kể từ khi cướp được chính quyền không qua một cuộc trưng cầu dân ý hay bầu cử, ứng cử dân chủ nào cả!…

Có rất nhiều bất cập làm chế độ CS tại VN sụp đổ nhanh hơn. Trước sau gì một chế độ tham tàn thối nát rồi cũng sẽ tiêu vong bởi những tranh chấp nội bộ ngày càng công khai và khốc liệt, tình trạng dân oan và bất công chồng chất mấy chục năm qua, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, đa số người dân chống đối đặc khu 99 năm, nhân dân ngày càng mất tin tưởng và căm ghét chế độ… tất cả chỉ chờ

một tia lửa nhỏ thôi sẽ biến thành bão lửa. Cần kể thêm vài biến cố khác giúp cho chế độ CSVN sớm chấm dứt:

–  Luật đất đai của CSVN là luật man rợ nhất trong thời hiện đại:

 Điều 53 của Hiến pháp Việt Nam 2013 viết là “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Dựa vào cụm từ “Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”, bất cứ tài sản đất đai nhà cửa nào, của bất cứ ai, chính quyền CSVN đều có toàn quyền xung công, tịch thu và chiếm hữu bằng mỹ từ “quy hoạch” để làm giàu cho cá nhân và bè lũ. Đảng CSVN quên rằng trong thiên nhiên, mọi sinh vật như các loài cầm thú đều sở hữu một nơi trú ẩn và muôn loài sẽ chiến đấu tới cùng để bảo vệ nơi ẩn trú của mình. Con giun xéo lắm cũng oằn. Oan khiên bất công chồng chất. Ngày đảng CSVN đền tội cũng không xa.

–  Với tình hình kinh tế suy đồi tại Trung Hoa CS hiện nay, do chiến tranh mậu dịch với Hoa Kỳ, do nền kinh tế Trung Cộng dựa quá nhiều trên sản xuất thặng dư nên theo thống kê 2018, Trung Cộng đang gánh một núi nợ là 34 ngàn tỷ USD (266% GDP). Báo cáo mới nhất của chính quyền Trung Cộng cho hay chỉ số tăng trưởng kinh tế GDP sụt giảm chỉ còn 6.5%, xuống thấp nhất mấy thập niên qua. Tuy nhiên đây chỉ là những con số giả mạo. Nhiều nghiên cứu do chính những chuyên viên am tường về Trung Cộng cho biết rằng năm 2018, mức tăng trưởng kinh tế của Trung Cộng chỉ còn khoảng 1.67% và có thể đang xuống mức âm (negative). Điều đó có nghĩa là sẽ có khủng hoảng chính trị trong nội bộ đảng CS Trung Hoa. Thông thường từ ngàn xưa đến nay, khi một cường quốc để tránh xung đột nội bộ, cường quốc đó sẽ mở chiến tranh ra bên ngoài. Tập Cận Bình có thể sẽ bất thần tấn công Đài Loan, đánh úp Việt Nam và gồm thâu biển đảo, đụng độ với Hoa Kỳ ở Biển Đông, tranh chấp với Ấn Độ ở Kashmir v..v… Trong mọi tình huống, Việt Nam vì bị cột buộc quá chặt chẽ với Trung Cộng nên phải chia sẻ mọi rủi ro.

May mắn thay cho dân tộc Việt Nam, tinh thần yêu nước vẫn cuồn cuộn trong trong huyết quản con dân Việt. Con số hàng chục ngàn người dũng cảm tự phát xuống đường phản đối luật đặc khu bán nước dù bị đàn áp vẫn đông hơn rất nhiều con số người đến dự lễ khánh thành phi trường “hiện đại” nhất Việt Nam tại Vân Đồn. Trong mọi tình huống, tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam vẫn vững bền và khi có cơ hội sẽ bùng lên thành cuộc cách mạng dân chủ toàn dân. Thêm vào đó, không phải tất cả mọi cấp chỉ huy quân đội và các lực lượng vũ trang CSVN đều “Trung với Đảng” như Bộ Chính Trị mong đợi. Ngày toàn dân quật khởi đứng lên sẽ không thiếu bóng dáng những chiến sĩ cầm súng bảo vệ tổ quốc và đồng bào chứ không phải để bảo vệ bẻ lũ vong nô tham tàn và phản quốc.

21-01-2019

Lời Sau Cùng Nói Với Tuổi Trẻ – Mai Thanh Truyết

Hãy thức dậy để giữ gìn non sông biển cả 

Thức dậy đi và vội vã tiến lên đường 

Góp bàn tay để gìn giữ Quê Hương 

Dựng nước Việt trên con đường Dân Chủ. 

Nguyên Thạch

1026 năm đô hộ qua 4 kỳ Bắc thuộc, giặc Tàu vẫn không đồng hóa được dân tộc Việt Nam.

Tổ tiên ta trong những thời ấy Quân và Dân đều một lòng chống giặc ngoại xâm.

Ngày nay bọn Hán cộng đã khôn hơn, thủ đoạn, quỷ quyệt hơn, nhưng điều tệ hại nhất là bọn cộng sản Việt Nam vì muốn giữ đảng nên đã âm thầm bán nước, bán biển dù biết rằng họa mất nước và diệt chủng sẽ đến với dân tộc ta, một dân tộc đã đánh đuổi giặc tầu đến cả mười ba lần.

Cho đến hôm nay đảng cộng sản Việt Nam gần như đã bị bọn tầu đỏ hoàn toàn khống chế trên các phương diện chính trị, kinh tế, giáo dục, xã hội.

Vì đã tiên liệu được phản ứng của dân nên chúng đã ra sức ngăn chặn, trấn áp, bắt bớ, bỏ tù khi người dân đứng lên phản đối.

Suốt trong chiều dài lịch sử lập quốc chưa bao giờ có một tập đoàn tay sai thái thú nào đã đàn áp dân đắc lực như bọn cộng sản Việt Nam. Chúng đã và sẽ liên tục cướp đất của dân để dâng cho bọn tầu cộng.

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, CSBV thường mập mờ trong các cuộc chiến dành độc lập để độc quyền tiếm công đầu, có thể đan cử sau đây:

* Việc chống Pháp, Nhật không phải chỉ có đảng viên cộng sản tham gia, mà có những thành phần không CS; bằng chứng là sau khi Pháp rút lui thì một số người từng tham gia kháng chiến đã rời bỏ hay không những không theo đảng CS, mà lại tích cực chống đối, như Ô. Hoàng Văn Chí đã viết quyển “Từ Thực Dân đến Cộng Sản” để cho thấy rõ những tội lỗi của các lãnh tụ CS đối với nhân dân Việt Nam.

* Dù đảng CS có công chống Pháp để Việt Nam được tự chủ đi nữa, thì việc này không thể là lý do để đảng CS tiếp tục cai trị đất nước từ thế hệ này sang thế hệ khác, theo lối cha truyền con nối của những triều đại vua chúa thời xưa. Đã là một chế độ “dân chủ” thì người dân có quyền lựa chọn những người lãnh đạo. Cho tới nay, nhân dân Việt Nam không có được một cuộc bầu cử không do đảng CS sắp xếp và chấp thuận người ra ứng cử.

* Trong khi nhân loại trên thế giới đã thấy rõ những sai lầm và thất bại của chế độ CS và những nước theo chế độ CS trước đây đã từ bỏ chủ nghĩa CS và chủ hóa đất nước họ, Việt Nam ngày nay vẫn phải theo chủ nghĩa Mác-Lê cùng với Trung Cộng và Bắc Hàn. Điều này cho thấy Việt Nam không thể thoát khỏi gọng kềm của đảng CS Trung Hoa nếu còn ở dưới sự cai trị của đảng CSBV.

* Chế độ cai trị theo chủ nghĩa CS với lề lối độc tài của Stalin và Mao của đảng CSBV đã gây biết bao tang thương cho nhân dân Việt Nam, từ những cải cách ruộng đất, đến việc mị dân để đưa đồng bào cả hai miền Bắc Nam vào một cuộc chiến thảm khốc. Những dối trá, những thủ đoạn tiêu diệt những người bất đồng chính kiến, chánh sách cai trị bằng công an, cán bộ nằm vùng, những vụ cướp đất của dân chúng bởi các đảng viên, đã khiến người dân Việt Nam không còn tin tưởng vào chánh quyền và cũng không tin cậy một ai, vì đâu đâu cũng có công an dòm ngó.  (Góp ý của BS Nguyễn Quyền Tài, Liên mạng Người Việt Tự do Toàn cầu).

Trên bước đường đấu tranh vì quốc gia dân tộc và dân chủ cho đất nước, chống Cộng sản, chúng ta hầu như phải đối mặt với những diễn biến bất ngờ có khả năng bị vướng mắc vào những sự kiện hoặc tình tiết mang tính cục bộ, cho nên trong sách lược đấu tranh, chúng ta cần nên luôn luôn phải tự cảnh giác, dự trù phân biệt rõ rệt những phản ứng mang tính chiến thuật và kế hoạch hành động nhằm mục tiêu chiến lược lâu dài.

Kiểm điểm và nhận diện thực lực đấu tranh

Trải qua 42 năm từ khi Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam Việt Nam cho đến nay, ước lượng đã có khoảng ba triệu người Việt rời bỏ đất nuóc, sang định cư ở nuóc ngoài, trải rộng từ Âu Mỹ sang Úc, Á. Tùy theo các thể chế chánh trị khác nhau nhưng thuộc thế giới tự do, các nước tạm dung này nói chung đều tạo điều kiện cho nguòi Việt tỵ nạn cố gắng vượt qua những khó khăn hiển nhiên ban đầu, đạt được một cuộc sống vật chất tương đối ổn định, trong khi bà con thân thuộc tại quê hương phải sống triền miên trong đói nghèo dưới một thể chế chánh trị kềm kẹp khắc nghiệt sắt máu, tập trung củng cố đặc quyền cho một giai cấp  cán bộ cộng sản nắm giữ quyền sinh sát trên cơ sở công thức “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý” kèm theo chiếc bánh vẻ dối trá “Nhân dân làm chủ”!

Vì nhu cầu sống còn trên đất lạ quê nguòi, người dân Việt tỵ nạn không còn con đường nào khác hơn là con đường phấn đấu gian khổ, cực lực lao động mưu sinh tạo dựng lại sự nghiệp, mở đường cho bản thân và cả con cháu thăng tiến qua con đường học vấn hội nhập huóng về tương lai.

Thành quả thật là rỡ ràng.

Chỉ trong khoảnh khắc thời gian không bao lâu, đã thấy xuất hiện khắp nơi,ở các nước tạm dung, một số khu phố với các cửa hàng doanh nghiệp hầu như ngành nào cũng có, thể hiện bản sắc Việt Nam qua các bảng hiệu bằng tiếng Việt. Nổi bật nhất có thể ghi nhận là các văn phòng luật sư, bác sĩ, nha sĩ, địa ốc, điện toán,… cung ứng các dịch vụ đòi hỏi trình độ đào tạo truòng lớp đại học có chọn lọc, chứng tỏ tiềm năng hội nhập và thăng tiến của con người Việt Nam ở xứ người.

Một số hàng quán phục vụ ăn uống, giải trí vui chơi do chính nguòi Việt làm chủ cũng đua nhau nở rộ theo thời trang, nói lên tính trù phú sung túc về vật chất của người dân Việt tỵ nạn bên cạnh những cộng đồng thuộc các sắc dân khác. Khuynh hướng hưởng thụ vui chơi này hẳn nhiên cũng có những mặt tiêu cực làm nảy sanh một giới cả trẻ lẫn già sa vào vòng tiêu cực  vì đồng tiền mà phải lao vào cảnh tù tội vốn không dung tha cho ai cả.

Tuy nhiên, song song, cũng đã hình thành và xuất hiện các hội đoàn thuộc các ngành nghề khác nhau về văn hóa, xã hội, giáo dục v.v…, kể cả hải lục không quân trong hàng ngũ quân lực Việt Nam Cộng hòa, quy tụ các thành viên, các đồng đội, đồng nghiệp đã từng chen vai sát cánh sống chết bên nhau trong nghề nghiệp, trên chiến trường, ở quê nhà.

Người ta tìm lại nhau, để ăn uống, để trao đổi thông tin cùng chia xẻ những vui buồn và nhất là những kỷ niệm tủi nhục trên bước đường lưu vong. Từ đó, các cộng đồng nguòi Việt tỵ nạn đã đuọc tổ chức thành những bộ máy quản lý điều hành theo quy chế theo khuôn khổ quy định của nhà nước Hoa Kỳ, tạo căn bản pháp lý cho các sinh hoạt công cộng, hòa nhập vào dòng chính lưu của xã hội bao quanh đồng thời khai thác hưởng dụng dịch vụ y tế, xã hội hiện có của nhà nước nầy.

Tại Hoa kỳ, địa danh “Little Saigon” được chánh thức công nhận đặt cho một thành phố có khoảng hơn ba trăm ngàn nguòi Việt sinh sống tại Nam California (Hoa Kỳ), mệnh danh là “thủ đô của người Việt tỵ nạn” mang lại niềm tự hào dân tộc, nhưng đồng thời cũng nhắc nhở và gợi lại hình ảnh đau thương của một thủ đô đã bị đánh mất về tay Cộng sản xâm lược ở quê nhà từ tháng tư năm 1975 và nay  đã bị Cộng sản đổi bằng tên Hồ Chí Minh.

Đột nhiên, vào tháng 1 năm 1998, cũng tại Little Saigon kể trên, đã nổ ra “vụ Trần Trường”. Trần Trường vốn cũng là một người Việt tỵ nạn, nguyên đã lập ra đuọc một cửa hàng khai thác dịch vụ bán và cho thuê băng video ở khu phố Bolsa, đã lặng lẽ treo hình Hồ chí Minh và cờ đỏ ngôi sao vàng Việt nam Cộng sản trong cửa hàng. Hành động này đã đánh thức bà con Việt trong vùng, nổi lên một phong trào tự phát ít ai ngờ là đã kéo dài đến 52 ngày đêm, quy tụ có ngày đến hơn mười ngàn người trong đó, có cả những người từ các địa phương xa đến, nói lên sự phẩn nộ của người dân Việt tỵ nạn căm thù Cộng sản.

Sự kiện này cũng đã phơi bày ra ánh sáng một thực tế không ai có thể phủ nhận được là trong các cộng đồng người Việt tỵ nạn có những thành phần cộng sản mà giới bình dân thường gọi là “bọn Việt cộng và Việt gian nằm vùng”. Sự xâm nhập của Cộng sản nằm vùng vào trong cộng đồng người Việt tỵ nạn ở các nước tạm dung nói chung và tại Hoa kỳ nói riêng, đều phát xuất từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Cần nhớ rằng trong hàng ngũ các thuyền nhân vượt biên, CSBV, theo một kế hoạch đã định sẵn, đã có tổ chức gài người của họ vào, nhứt là trong nhóm người Hoa gọi là “các nạn kiều”  được CSBV cho ra đi theo diện bán chánh thức, mở ra rất nhiều khả năng thương lượng điều kiện tương nhượng để đôi bên cùng có lợi.

Ngay trong diện H.O. dành cho các cựu tù nhân chánh trị, được phép ra chánh thức ra đi, bao gồm các quân nhân, công chức Việt Nam Cộng hòa đã bị Cộng sản lùa vào các trại tù cải tạo, rồi được thả về, cũng có các thành phần Cộng sản làm ra và sử dụng “Giấy ra trại” giả lấy tên những trại viên xấu số đã chết trong thời gian giam cầm, để làm hồ sơ xuất ngoại, cho đến nay không bị phát hiện. Rồi từ đó, qua ngả kết hôn với người Việt tỵ nạn, các thành phần Cộng sản nầy cũng đã thu xếp cho con cháu và cán bộ trà trộn vào. Ngoài ra cũng cần phải nói thêm là CSBV lợi dụng khe hở trong vấn đề tôn giáo của chánh phủ Hoa Kỳ, vì thế cho nên, trong hiện tại, chúng ta thấy trong các chùa chiềng, nhà thờ…chấp chứa bao nhiêu tu sĩ “giả mạo” sang Mỹ dưới “nhản hiệu” …du học qua visa “tôn giáo”.

Theo lý lẻ thông thường, vụ Trần Trường đã gióng lên tiếng chuông báo động và cảnh tỉnh đối với nguòi dân Việt tỵ nạn rằng  đã đến giai đoạn CSBV đã chứng tỏ, qua hành động, sự hiện diện của chúng tại các nước tạm dung, bắt đầu công khai thực hiện sách lược lũng đoạn  hàng ngũ người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ rồi. Và nhiều người đã tiên đoán sự kiện nổi bật này chắc chắn sẽ có tác dụng nung nấu và phát huy thêm tinh thần tranh đấu chống Cộng sản tại đất Nam Cali và sẽ lan rộng khắp nơi.

Nhưng những gì thực sự diễn ra sau đó không đúng như nguòi ta tiên đoán, bởi lẽ những làn sóng chống đối nổi lên tiếp đó không tập trung vào đối tượng CSBV, mà lai dội trở ngược vào sự lấn cấn nội bộ bao quanh việc quản lý thùng tiền do đồng bào đóng góp trong các buổi tụ họp đêm ngày đả đảo tên Trần Trường! Sự chống đối này làm phát sinh lời qua tiếng lại ồn ào đả kích lẫn nhau giữa các nhân vật có liên quan, có tác dụng gây rạn nứt trong nội bộ người dân Việt tỵ nạn, dư luận quần chúng nói chung; rồi cũng lần hồi từ từ lắng dịu qua thời gian, và đâu cũng vào đấy.

Từ thời còn sanh tiền và tranh đấu, mô hình đấu tranh của Giáo sư Nguyễn ngọc Huy lưu lại:

* Phân công rõ rệt trong tổ chức;

* Hải ngoại yểm trợ kể cả việc huy động hậu thuẩn của quốc tế;

* Xây dựng thực lực trong nước.

Hiện tượng phân hóa mang tính biểu kiến. “Maladie enfantile” trong đấu tranh chống Cộng sản là bước đường tự nhiên trên bước đường đấu tranh phát triển và hội nhập.

Xác định mục tiêu vĩnh cửu trên bước đường đấu tranh

Những người Việt thành tâm yêu nước mà chúng tôi mạn phép mệnh danh là những Việt yêu nước chân chánh, cần được phân biệt hẳn với người Việt Cộng sản yêu nước giả hiệu. Những diễn biến lịch sử xảy ra trong những thập niên qua đã cho mọi người thấy rõ thủ thuật gian trá của CSBV trong việc vận dụng chiêu bài “yêu nước” triệt để khai thác tinh thần dân tộc vốn đã nằm trong huyết quản của mọi người dân Việt bình thường.

Từ đó, chiêu bài trên được tô vẻ thêm với thêm khẩu hiệu “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội” kêu vang, kích động đóng góp sức  lao động hy sinh  hết mình, thực sự chỉ càng ngày càng củng cố quyền lực và quyền lợi của một cấu trúc đảng viên cộng sản chặt chẽ ăn chịu với nhau, trên cương vị là tư bản đỏ bóc lột tận xương tủy người dân bị khép vào khuôn khổ của một chánh sách toàn trị không tài nào cất đầu lên nổi.

Những bài học lịch sử:

* Chiến tranh chống thực dân Pháp;

* Thỏa ước Fontainebleau để tạo chỗ đứng tiêu trừ phe quốc gia;

* Loại trừ Phan Bội Châu và các thành phần quốc gia;

* Liên minh công nông;

* Chánh sách đấu tố cải cách ruộng đất;

* Xâm lược quốc gia Việt Nam thực áp đặt chế độ cộng sàn theo chiến lược toàn cầu của cộng sản quốc tế do Liên Sô và TC cầm đầu.

Trò chơi dân chủ không xa lạ gì với quy luật đào thải.

Mặc dù Nghị quyết 36 vẫn lừng lững qua nhiều bẩy sập như tiền tài, “một chỗ đứng” ở Việt Nam …”ngày mai”, hoặc cuối cùng là bị “blackmail” qua người đẹp chân dài v.v…, người Việt hải ngoại cần nên tự nhũ là mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ vĩnh viễn cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV.

Trong suốt 43 năm qua, chúng ta đã thấy và “sáng mắt” biết bao đoàn thể, nhóm tranh đấu giống như như con trốt từ trên nền đất xoay chiều cuốn hút, ngày càng lên cao; để rồi cuối cùng bị CSBV bỏ lại, sau khi đã “vắt chanh hết nước” hay hoàn tất một mục tiêu ngắn hạn nào đó của chúng.

Đó là những tổ chức và thành phần theo đuổi mục tiêu giai đoạn CSBV, để rồi cuối cùng cũng bị… đem con bỏ chợ.

Gương tày tiếp còn đó, gương phản bội dân tộc, bán mình cho TC của CSBV còn đó!

Và những người con Việt còn lại của chúng ta đã thấy, đã sống qua hai giai đoạn trên, chắc chắn sẽ tồn tại với dân tộc, với đất nước gồm những phần tử cốt lõi tinh hoa, can cường gắn bó với mục tiêu vĩnh cửu của dân tộc, vượt thắng Cộng sản, giải phóng dân tộc, giải phóng 96 triệu con Việt thoát ác nô lệ của CSBV và của TC.

Điều sau nầy, chắc chắn sẽ xảy ra trong một tương lai không xa.

Chính vì vậy, chúng tôi trong nhóm chủ trương phát hành quyển sách “Lối thoát cho Việt Nam” lần nầy, để thêm một lần nữa gíóng lên tiếng chuông nhắc nhở tất cả con dân đất Việt trong và ngoài nước là một mẫu số chung duy nhứt của chúng ta là ‘chống Tầu’ và chống lại tất cả những âm mưu bán nước của bọn cộng sản Bắc Việt.

 

Vui cười

Cô giáo hỏi học sinh:

– Đề bài là “cuộc trò chuyện của bố mẹ em”, tại sao em chỉ viết toàn lời của mẹ?

– Thưa cô, vì bố em chỉ gật đầu thôi ạ.

 

Ngày đầu tiên con đi học, mẹ hỏi:

– Sao, đi học có gì hay không con?

– Hay lắm ạ, nhưng cô giáo không dạy hết bài…

– Tại sao con lại nghĩ như vậy?

– Vì cô dặn mai lại đi học tiếp ạ.

 

Một nhà văn Mỹ mới “phất” viếng Paris, liền thuê người hướng dẫn đi tham quan các di tích trong thành phố:

– Điều nực cười là ở chỗ các anh, mọi cái đều nhỏ bé quá mức. Ví như ngôi nhà đối diện này, nếu ở New York phải là một tòa nhà to gấp cả chục lần.

– Ồ, thưa ngài, tôi luôn tin những điều ngài khẳng định. – Người hướng dẫn lịch sự đáp – Bởi vì đó là… Viện tâm thần đấy ạ!

 

– Chúng ta phải tế nhị với phụ nữ.

Ví dụ như thấy trên mông cô ấy có lớp bùn, các bạn nên nhắc khéo “Này, trên vai cô có vết lấm đấy”, cô ấy sẽ nhìn lên vai và nhìn xuống vết bùn trên váy mình.

Một nữ sinh giơ tay:

– Thưa thầy, dây kéo trên cà vạt của thầy bị tuột đấy ạ.

Chúc Tết

Kính quý: NT. ĐC.Ch/h.Thân hu, Bng hu.

Con Chó nay đã đi xa, (Mu Tut)

Con Heo tr li cùng ta năm ny (K Hi)

Năm cũ qua rồi năm mới sang

Thái bình thịnh trị An Lạc quốc.

****

Chúc vui, chúc khỏe

Trẻ mãi không già

Mỗi năm thêm tuổi

Gọi là thâm niên…

****

Đông tàn, Xuân đến với quê hương

Pháo nổ rền vang khắp nẻo đường

Ngày xưa là thế, nay thời thế…

Xuân buồn, đón Tết dạ hoài hương

****
Năm cũ qua, năm mới về.

Quê hương dân tộc não nề biết bao!!!

Đồng bào trong nước khổ lao

Chúng ta hải ngoại tính sao bây giờ?

Tiền nhân xây dựng cõi bờ

Thái bình thịnh trị cũng nhờ nhân dân

Quyết tâm gìn giữ góp phần

Quan trên ngó xuống người dân chân tình

Minh quân một dạ đồng tình

Hợp quần, chung sức giữ gìn nước non

Cọng rau, tất đất vẫn còn

Không vào tay giặc cháu con Lạc Hồng

Vua quan dân thứ một lòng

Diên Hồng hội nghị góp công chống Tàu

Ngày nay con cháu thế nào?

Nói gương người trước ta nào dám quên…

Đảng cướp cọng sản cũng nên

Tận trừ chúng nó đáp đền người xưa

Việt gian bè lũ xin thưa

Mau mau diệt hết mới vừa lòng dân

Người trong ngoài nước tỏ phân

Đồng tâm hiệp lực ta cần có nhau

Đây là sức mạnh đồng bào

Trẻ già, trai gái cùng nhau diệt thù

Xuân Kỷ Hợi 2019

 

Toàn th Đ/c, Ch/h KBĐN.HK kính chúc

Quý: Niên Trưng, Đng chí, Chiến hu,

Thân hu, Bng hu xa gn tròn năm K Hi

Thành công trên mi lnh vc như ý.  

TM/ Khu B Đông Nam Hoa k

Hoangnguyen.

 

 

Vui cười

Bà vợ có tánh ngồi lê đôi mách rồi kể lể cho chồng nghẹ Sáng mồng một Tết đang xem báo xuân, thấy bà vợ lại gần định kể lể các chuyện lôi thôi của hàng xóm, ông chồng vội vàng chặn lạị

– Hôm nay mồng một Tết, báo chí còn nghỉ, tôi cũng phải được nghỉ nghe đài chứ !

 

Cô gái hỏi bác sĩ:

– Có đúng là người ta, ai cũng có một khúc ruột thừa ?

Bác sĩ:

– Đúng.

Cô gái:

– Có đúng là khúc ruột thừa vô ích ?

Bác sĩ:

– Cái đó còn tùy từng quan điểm của mỗi ngườị

Cô gái

– Nhưng tôi nghe nói, người ta nếu không có ruột thừa vẫn sống được ?

Bác sĩ

– Đúng. Người thường không có ruột thừa vẫn sống được. Nhưng bác sĩ chúng tôi mà không có ruột thừa thì khó sống lắm…

Cô gái – Tôi không hiểu

Bác sĩ:

– Vì các cô mà không bị ruột thừa hành, phải đi bác sĩ, thì tụi tôi sống bằng gì ???

 

Một người phụ nữ bước lên chiến hạm, đòi gặp thuyền trưởng. Một anh lính đến báo cho thuyền trưởng hay, ông ta hỏi không giấu nỗi vui mừng:

– Bà ta có xinh đẹp không?

– Dạ, rất xinh đẹp ạ

Sau khi khách đi, thuyền trưởng trách anh lính

– Anh nhìn thế nào, mà nói là người ấy xinh đẹp?

Anh lính xấu hổ, ấp úng:

– Dạ, tôi cứ tưởng bà ấy là vợ ngài

Thuyền trưởng thở dài: – Ừ, bà ta đúng là vợ tôi…

 

Chăm sóc chồng ốm nặng, cô vợ sụt sùi hỏi:

– Anh thấy trong người thế nào?

Chồng:  – Mấy hôm nay em bớt nói, thần kinh anh đã ổn định dần, đỡ co giật.

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam 

Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Cả, là lễ hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất, từ Nam Quan đến Cà Mau và cả vùng hải đảo, tưng bừng và nhộn nhịp nhất của dân tộc. Từ những thế kỷ xa xưa thời Lý, Trần, Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng.

Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, mà phần “lễ” cũng như phần “hội” đều rất phong phú cả nội dung cũng như hình thức, mang một giá trị nhân văn sâu sắc và đậm đà.

Việc ông cha ta xác định Tết Cả đúng vào thời điểm kết thúc một năm cũ, mở đầu một năm mới theo âm lịch, là một chu kỳ vận hành vũ trụ, đã phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người với thiên nhiên (Đất-Trời-Sinh vật), chữ NGUYÊN có nghĩa là bắt đầu, chữ ĐÁN có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của năm mới. Đồng thời, Tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ, thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ tri ơn ông bà, tổ tiên.

Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết – do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông – có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính. Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì”, người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời… người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.

Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên Đán, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trước hết đó là Tết của gia đình, Tết của mọi nhà. Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả những người xa xứ cách hàng ngàn kilômét, vẫn mong được trở về sum họp dưới mái 35ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà, nơi mà gót chân một thời bé dại đã tung tăng và được sống lại với bao kỷ niệm đầy ắp yêu thương ở nơi mình cất tiếng chào đời. “Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về nơi cội nguồn, mảnh đất chôn nhau cắt rốn.

Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình gia đình, tình thấy trò, con bệnh với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri, con nợ và chủ nợ…

Tết cũng là dịp “tính sổ” mọi hoạt động của một năm qua, liên hoan vui mừng chào đón một năm với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng. Nhưng rõ nét nhất là không khí chuẩn bị Tết của từng gia đình. Bước vào bất cứ nhà nào trong thời điểm này, cũng có thể nhận thấy ngay không khí chuẩn bị Tết nhộn nhịp và khẩn trương, từ việc mua sắm, may mặc đến việc trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón tiếp người thân ở xa về… Đối với các gia đình lớn, họ hàng đông, có quan hệ xã hội rộng, đông con cháu, dâu rể, thì công việc chuẩn bị càng phức tạp hơn.

Theo tập tục, đến ngày 23 tháng chạp là ngày đưa tiễn ông Táo về trời để tâu việc trần gian, thì không khí Tết bắt đầu rõ nét. Ngày xưa dưới thời phong kiến, từ triều đình đến quan chức hàng tỉnh, hàng huyện đều nghĩ việc sau lễ “Phất thức” (tức lễ rửa ấn, rửa triện). Ở cấp triều đình, trong lễ nầy có sự hiện diện của nhà vua, các quan đều mặc phẩm phục uy nghiêm. Xem thế đủ biết rằng ngày tết được coi trọng như thế nào.

Sau đó, các quan cất vào tủ, niêm phong cẩn thận. Không một văn bản nào được kiềm ấn, mọi pháp đình đều đóng cửa. Con nợ không thể bị sai áp, các tội tiểu hình không bị trừng phạt, tội nặng thì giam chờ đến ngày mồng 7 tháng giêng (lễ khai hạ) mới tiến hành giải quyết. Như vậy, Tết Cả kéo dài từ ngày 23 tháng chạp (một tuần trước giao thừa) đến mồng 7 tháng giêng (một tuần sau giao thừa).

Không biết Tết cổ truyền của dân tộc xuất hiện từ bao giờ, nhưng đã trở nên thiêng liêng, gắn bó trong tâm hồn, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam. Những tục lệ trò vui trong dịp Tết, chiếc bánh chưng xanh, mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên, cành đào, chậu quất khoe sắc trong mỗi gia đình đã trở thành một phần hình ảnh của quê hương để mỗi người Việt Nam dù sống ở nơi đâu mỗi độ xuân về lại bồi hồi nhớ về đất nước với bao tình cảm nhớ nhung tha thiết. Làm sao quên được thuở ấu thơ cùng đám trẻ con ngồi vây quanh nồi bánh chưng sôi sùng sục chờ giờ vớt bánh! Làm sao có thể quên được những phiên chợ Tết rợp trời hoa!

Ngày Tết chính thức bắt đầu từ giao thừa. Đây là thời điểm thiêng liêng nhất trong năm, thời điểm giao tiếp giữa năm cũ và năm mới, thời điểm con người giao hòa với thiên nhiên, Tổ tiên trở về sum họp với con cháu. Cúng giao thừa xong cả nhà quây quần quanh mâm cỗ đã chuẩn bị sẵn, uống chén rượu đầu tiên của năm mới, con cái chúc thọ ông bà cha mẹ, người lớn cho trẻ em tiền quà mừng tuổi đựng trong những bao giấy đỏ.

Sau lễ giao thừa còn có tục đi đến đền chùa làm lễ sau đó hái về một nhánh cây đem về gọi là hái Lộc, hoặc đốt một nén hương rồi đem về cắm trên bàn thờ gia tiên gọi là Hương Lộc. Họ tin rằng xin được Lộc của trời đất thần Phật ban cho thì sẽ làm ăn phát đạt quanh năm. Sau giao thừa người nào từ ngoài đường bước vào nhà đầu tiên là người “xông nhà”, là người “tốt vía” thì cả nhà sẽ ăn nên làm ra, gặp nhiều may mắn, vì vậy người xông nhà thường được chọn trong số những người bạn thân.

Tết là dịp để con người trở về cội nguồn. Ai dù có đi đâu xa vào ngày này, cũng cố trở về quê hương để được sum họp với người thân dưới mái ấm gia đình, thăm phần mộ tổ tiên, gặp lại họ hàng, làng xóm. Ngày Tết cũng làm cho con người trở nên vui vẻ hơn, độ lượng hơn. Nếu ai có gì đó không vừa lòng nhau thì dịp này cũng bỏ qua hết để mong năm mới sẽ ăn ở với nhau tốt đẹp hơn, hoà thuận hơn. Có lẽ đó là ý nghĩa nhân bản của Tết Việt Nam.

 

Mấy Tục Lệ Trong Ðêm Giao Thừa – Toan Ánh

Trong Ðêm Giao Thừa, sau khi làm lễ giao thừa xong, có những tục lễ riêng mà cho tới ngày nay từ thôn quê đến thành thị vẫn còn nhiều người theo giữ.

Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầy phúc cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và cho gia đình. Và nhân dịp người ta thường xin quẻ đầu năm.

Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và kén hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp sự may mắn quanh năm. Ngày nay, người ta đi lễ nhưng ít người kén giờ và kén hướng.

38Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong, lúc trở về người ta có tục hái một cành cây mang về ngụ ý là lấy lộc của Trời đất Phật Thần ban cho. Trước cửa đình cửa đền, thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá xùm xòa, khách đi lễ mỗi người bẻ một nhánh, gọi là cành lộc. Cành lộc này mang về người ta cắm trước bàn thờ cho đến Với tin tưởng lộc hái về trong Ðêm giao thừa sẽ đem lại may mắn quanh năm, người Việt Nam trong buổi xuất hành đầu tiên bao giờ cũng hái lộc. Cành lộc tượng trưng cho tốt lành may mắn. Về tục xuất hành cũng như tục hái lộc có nhiều người không đi trong Ðêm giao thừa, mà họ kén ngày tốt giờ tố trong mấy ngày đầu năm và Ði đúng theo hướng chỉ dẫn trong các cuốn lịch đầu năm để có thể có được một năm hoàn toàn may mắn.

Hương lộc: Có nhiều người trong lúc xuất hành đi lễ, thay vì hái lộc cành cây, lại xin lộc tại các đình đền chùa miếu bằng các đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó cắm tại bình hương bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ Công ở nhà. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt. Lấy lửa tự các nơi thờ tự mang về, tức là xin Phật Thánh phù hộ cho được phát đạt tốt lộc quanh năm. Trong lúc mang nấm hương từ nơi thờ tự trở về, nhiều khi gặp gió, nấm hương bốc cháy, người ta tin đó là một điềm tốt báo trước sự may mắn quanh năm. Thường những người làm ăn buôn bán hay xin hương lộc tại các nơi thờ tự.

Xông nhà: Thường cúng giao thừa ở nhà xong, người gia chủ mới đi lễ đền chùa. Gia đình có nhiều người, thường người ta kén một người dễ vía ra đi từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch, rồi khi lễ trừ tịch tới thì dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về. Lúc trở về đã sang năm mới, người này đã tự xông nhà cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Ði xông nhà như vậy tránh được sự phải nhờ một người tốt, vía khác đến xông nhà cho mình. Nếu không có người nhà dễ vía để xông nhà lấy, người ta phải nhờ một người khác trong thân bằng cố hữu tốt vía để sớm ngày mồng một Tết đến xông nhà, trước khi có khách tới chúc Tết, để người này đem lại sự dễ dãi may mắn lại.

Trích “Tín Ngưỡng Việt Nam” 

 

Bánh chưng, bánh tét, bánh dày, xôi và cốm –  Huỳnh Ngọc Trảng

Bánh tét là một lễ vật được làm theo tín lý phồn thực của cư dân nông nghiệp, cụ thể là cư dân cấy (tỉa) lúa (nếp). Phải chăng, tín lý phồn thực có tuổi đời cổ xưa hơn quan niệm về “trời tròn đất vuông” của sự tích bánh dày và bánh chưng?…

Sự tích suy nguyên về bánh chưng và bánh dày mà ngày nay chúng ta đều biết và xác tín là do Tiết Liêu/ Lang Liêu – một trong các người con của vua Hùng – làm ra là câu chuyện được ghi chép trong Lĩnh Nam Chích Quái (thế kỷ XV).

Truyện kể rằng: Sau khi vua Hùng Vương phá được giặc Ân, nhân quốc gia vô sự, muốn truyền ngôi cho con, bèn triệu hai mươi vị quan lang và công tử lại mà phán rằng: “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay mang trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi”.

Thế là các con đều đua nhau đi tìm của ngon vật lạ khắp trên cạn dưới bể, nhiều không sao kể xiết. Duy có vị công tử thứ 18 là Tiết Liêu, bà mẹ trước kia vốn bị vua ghẻ lạnh, mắc bệnh mà chết, tả hữu ít người giúp đỡ, khó xoay xở, nên đêm ngày lo lắng, mộng mị bất an. Một đêm kia mộng thấy thần nhân tới nói rằng: “Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh và ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình đất và trời rồi dùng lá  bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ”. Tiết Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ mà nói rằng: “Thần nhân giúp ta vậy!”.

Nói rồi bèn theo lời dặn trong mộng mà làm, chọn thứ gạo nếp trắng tinh, lặt lấy những hạt tròn mẩy không bị vỡ, vo cho sạch, lấy lá xanh bọc chung quanh làm hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho việc đại địa chứa chất vạn vật rồi nấu chín, gọi là bánh chưng. Lại lấy gạo nếp nấu chín, giã cho nát, nặn thành hình tròn, tượng trưng cho trời gọi là bánh dày.

Đến kỳ, vua vui vẻ truyền các con bày vật dâng tiến. Xem qua khắp lượt, thấy không thiếu thức gì. Duy có Tiết Liêu chỉ tiến dâng bánh chưng và bánh dày.

Vua kinh ngạc mà hỏi, Tiết Liêu đem giấc mộng thuật lại. Vua đem nếm, thấy ngon miệng không chán, hơn hẳn các thức của các con khác, tấm tắc khen hồi lâu rồi cho Tiết Liêu được nhất.

Đến ngày Tết, vua lấy bánh này dâng cúng cha mẹ. Thiên hạ bắt chước (1).

Câu chuyện này có một số chi tiết cần phải xem xét:

1. Trước hết, khái niệm “trời tròn đất vuông” vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc (2). Từ thế kỷ thứ X, An Nam dần dần thoát ly khỏi uy quyền phương Bắc, và đến triều Lý (1009-1225), nước Đại Việt mới thực sự là một quốc gia độc lập. Phật giáo được coi là quốc giáo, Tăng lữ tham gia vào hàng ngũ quan lại, và một số vị vua thời Lý, Trần đã tự mình đứng ra thành lập các tông phái, thiền phái (Lý Thánh Tông mở phái Thảo Đường, Lý Cao Tông tự xưng là Phật, Trần Nhân Tông là sơ Tổ Trúc Lâm yên Tử, được tôn là Điều Ngự Giác Hoàng). Tuy vậy, về mặt quản lý nhà nước, do tiếp nhận văn hoá phương Bắc, nước Đại Việt độc lập vẫn tổ chức theo quan niệm vương quyền Nho giáo. Ngoài các khái niệm Thiên Vương, Phật-Vua, vẫn còn thừa nhận khái niệm Thiên Tử (Ông vua Con Trời). Như vậy, vua vẫn phải lưu tâm đến việc tế cáo “Cha Trời, Mẹ Đất” cũng như phong thần các xứ (Thiên Tử phong bách thần) để tỏ rõ uy quyền với các thần linh trong nước. Đàn Xã Tắc lập năm 1048 và đàn Viên Khâu (Gò đất hình tròn, theo nguyên tắc đàn xây ở phía Nam kinh thành để tế trời, gọi là đàn Nam Giao), đàn Vu ở phía Nam kinh thành được nhắc tới vào các năm 1137-1138 (3). Nói chung, việc tế Trời-Đất đến thời Lê mới thực sự hoàn bị theo nghi lễ Nho giáo. Song kể từ thế kỷ XI, việc dựng đàn tròn, đàn vuông để tế “Cha Trời, Mẹ Đất” đã cho thấy khái niệm “trời tròn đất vuông” đã tồn tại trong nếp nghĩ của người dân nước ta từ lâu

2. Các tác giả Lĩnh Nam Chích Quái sau đó đã khuôn công năng của hai loại bánh này vào việc cúng tổ tiên, tôn vinh chuẩn mực hiếu đạo, một giá trị luân lý cốt lõi của Nho giáo; để vua Hùng nói: “Tiến cúng tiên vương cho ta tròn đạo hiếu”, và cuối truyện xác định: “Đến ngày Tết vua lấy bánh này dâng cúng cha mẹ. Thiên hạ bắt chước…”.  Tục cúng bánh chưng, bánh dày vào ngày Tết được mô tả từ câu truyện này, về sau được xác tín là tập tục ra đời từ thời Hùng Vương.

Nhưng Tết, xét từ nguyên uỷ là lễ thức, lễ hội được tiến hành sau mùa gặt hàng năm hay bắt đầu mùa gieo cấy. Thời điểm này tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và tập quán canh tác của mỗi tộc người. Tết như vậy có chức năng kép: tạ ơn thần linh và tổ tiên về kết quả vụ mùa đã qua và cầu mong kết quả cho vụ mùa năm tới. Nói chung, các cư dân nông nghiệp luôn tiến hành một loạt nghi lễ theo các tiến trình phát triển của cây lúa. Với những lễ vật tương ứng.

– Lúa vừa chín tới: lễ cúng ăn cốm.

– Lúa chín gặt: lễ cúng cơm mới.

– Gặt xong đưa vào kho: lễ mừng lúa mới, với lễ vật là các thứ chế biến từ gạo tẻ và nếp như: cơm, xôi, bánh…

Cốm là lễ vật phổ biến trong lễ cúng mừng lúa lúc đã cứng hạt. Cốm là sản phẩm chế biến bằng cách rang lúa nếp, giã cho dẹp lại và sàng sảy để bỏ trấu đi. Dữ liệu của nhà dân tộc học Từ Chi viết về loại cơm chul (cơm chùn), lễ vật trong dịp Ăn cơm mới của người Mường, tuồng như đã hé mở cho chúng ta biết về nguyên ủy của cốm: lúa gặt về còn ướt sũng, không có thời gian phơi khô, mới được làm thành lễ vật dâng cúng ngay để mọi người bắt tay vào gặt. Chỉ còn một cách là đem “rang” (có hạt bung ra) rồi giã nhẹ để tách vỏ. Gạo đó chế thành cơm chul (4). Lúa nếp rang nở bung ra mà người miền Bắc gọi là bỏng thì ở Trung Bộ (kể cả Nam Bộ) gọi là nổ. Bánh nổ là lễ vật truyền thống vào dịp Tết ở Trung Bộ, và nổ là lễ vật bắt buộc trong nhiều đám cúng việc lề ở Nam Bộ. Phải chăng đó là di duệ của cốm, và xa xưa hơn là cơm chul?

Cơm là lễ vật bắt buộc trong lễ cúng cơm mới của nhiều tộc người, và cũng là lễ vật của nhiều lễ cúng khác. Tuy nhiên, vì sự bình dị của nó mà cơm không được người ta coi là lễ vật thực sự như xôi. Rõ ràng trong nếp nghĩ phổ biến của nhiều tộc người, xôi là lễ vật bởi nó phải có trong các cuộc lễ mà hiếm hoi trong bữa ăn thường ngày. Gạo nếp quý hiếm hơn gạo tẻ, và vì có hương thơm nên được chọn làm lễ vật dâng cúng. Nói chung, gạo là thức ăn chính của con người nên nó có ý nghĩa thuộc về nghi lễ. Lúa gạo luôn được coi là có nguồn gốc thiêng liêng, là hạt ngọc trời; nó biểu trưng cho sự sung túc, sự sinh sản dồi dào, nhờ trời mới có và sự thanh khiết nguyên sơ. Người Thái đồ, nấu xôi có nhuộm màu: xôi đỏ tượng trưng cho Mặt Trời, xôi vàng tượng trưng cho Mặt Trăng (Tết Cầu mùa: Xíp Xì)(5). Người Nùng làm xôi bảy màu để “tượng trưng cho chặng đường lịch sử bảy tháng đầy ý nghĩa trong một năm đất trời xoay chuyển, nhưng gắn liền với lịch sử dân tộc” (mỗi màu tượng trưng một tháng, từ tháng Giêng đến tháng Bảy)(6). Cơm cúng đơm vào chén, bát, thậm chí còn nèn, gọi “chén cơm in”. Còn xôi đơm ra đĩa hay mâm, phổ biến từ “mâm xôi”, luôn gợi cho ta hình ảnh của một sự vun cao lên tròn trịa và sung mãn, biểu thị cho sự phồn thực.

Từ xôi đến bánh dày chỉ là một bước ngắn: lấy xôi nếp giã nát ra và vun lên thành mâm bánh dày. Loại bánh làm bằng nếp như vậy vẫn là lễ vật “thanh khiết nguyên sơ” như xôi. Với người Chăm, lễ vật trong Tết Rija Nưga của họ có xôi, bỏng (nổ) và bánh đúc(7). Với người Dao, trong Tết nhảy của họ có lễ vật không thể thiếu là bánh bằng bột gạo nắn tròn, treo tòng teng trên những cây mía đặt ở gian giữa bàn thờ Bàn Vương(8). Đó là hai ví dụ về hai loại bánh “tròn đầy”, thuộc thứ lễ vật được chế biến bằng bột gạo có phần kỳ công hơn bánh dày. Bánh dày không chỉ là đặc sản của người Việt, mà nó còn là thứ lễ vật bắt buộc, đã thành tục lệ trong văn hóa của nhiều tộc người. Tết của người H’mông là một ví dụ: “Bánh dày là hương vị không thể thiếu, một biểu tượng trên bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết của người H’mông”(9). Ở người H’mông Hang Kia, Pà Cò cũng có truyền thuyết suy nguyên về bánh dày của dân tộc mình. Nội dung truyền thuyết hoàn toàn khác với sự tích bánh chưng bánh dày của người Việt, mà chủ ý là nói về nguồn gốc lúa nếp: ông Tổ người Hmông lấy được từ xứ sở của người tí hon dưới lòng đất, và hàng năm, người Hmông làm bánh dày để tưởng nhớ tổ tiên và tạ ơn con chim đại bàng đã cứu ông Tổ mình ngày xưa(10). Một tập tục liên quan đến loại bánh dày này là trong mấy ngày đầu năm phải ăn bánh dày trắng, tuyệt đối không được nướng bánh dày. Nếu nướng, người H’mông cho rằng năm đó nương rẫy sẽ bị hạn hán(11). Điều này cho chúng ta thấy: bánh dày theo quan niệm của người H’mông là biểu thị nương rẫy, là đất, nói rộng ra là “không gian sinh tồn”.

3. Nói chung, bánh dày là một lễ vật được hình thành trong một quá trình nhất định, khuôn theo một tâm thức thuần khiết từ quan niệm thiêng về gạo (tẻ và nếp) của cộng đồng các cư dân trồng / tỉa lúa. Nó vừa là nhân vừa là quả của nền văn hóa lúa; ở đó, nó là biểu tượng của tín lý phồn thực hơn là tín lý tư biện về vũ trụ. Điều này cũng có phần tương tự đối với cái bánh chưng.

Xét về chất lượng, nội dung thì bánh chưng và bánh tét là một, chúng chỉ khác nhau ở hình thức: một là hình vuông và một là hình ống-dài.

Rảo qua các dữ liệu dân tộc học, chúng ta thấy bánh chưng có ở người Việt miền Bắc, người Mường (gọi là pênh pang), người Thái (gọi là kháu tốm kích), người Tày, người Khmú (gần như bánh chưng tròn của người Tày)…

Bánh tét có ở người Việt miền Trung, miền Nam, người Thái (cũng có bánh tét gọi là kháu tốm boóng cựa), người Hrê (gọi là bánh mau nhich), người Kadong, người Xinh mun… (12).

Có thể nói, bánh chưng và bánh tét cùng tồn tại trong đại gia đình các dân tộc ở nước ta, thậm chí cụ thể ngay trong từng tộc người (Thái, Việt…). Vấn đề đặt ra là tại sao cùng là một thứ chất liệu mà gói theo hai kiểu (thậm chí là ba kiểu – nếu kể thêm bánh ú, gói theo kiểu bánh ít “nóc chùa”) để làm gì, và kiểu nào ra đời trước?

Bánh chưng được gói theo hình vuông, tượng trưng cho trời (Lĩnh Nam chích quái). Bánh tét gói theo hình ống, tròn, dài, biểu tượng sinh thực khí nam, bản nguyên sức mạnh của sự sinh sản(13). Trong thời gian điền dã ở vùng Khmer Nam Bộ, tôi được một vị à-cha (thầy lễ) nói nhỏ vào tai rằng bánh tét là “cái đó của Preah Ầy-Xô” (Preah Ầy-xô là thần Siva).

Bánh tét là một lễ vật được làm theo tín lý phồn thực của cư dân nông nghiệp, cụ thể là cư dân cấy (tỉa) lúa (nếp). Phải chăng, tín lý phồn thực có tuổi đời cổ xưa hơn quan niệm về “trời tròn đất vuông” của sự tích bánh dày và bánh chưng?…

Huỳnh Ngọc Trảng (theo Văn hóa Phật giáo)

Chú thích:

(1) Vũ Quỳnh – Kiều Phú, Lĩnh nam chích quái, Đinh Gia Khánh chủ biên, Nguyễn Ngọc San biên khảo-giới thiệu, In lần thứ hai. NXB Văn Học, H., 1990, tr. 56-58.

(2) Việc này được nói trong nhiều sách vở. Ở đây, xin xem:

– Thời cổ Trung Quốc có những lý luận chủ yếu nào về vũ trụ, trong sách Lịch sử văn hóa Trung Quốc, NXB Cổ Tịch Thượng Hải (Bản dịch của Trần Ngọc Thuận, Đào Duy Đạt, Đào Phương Chi, NXB Văn Hóa Thông Tin, H; 1999, tập II, tr. 110-114.

– Tiêu Mạc, Kiến trúc Trung Quốc, Tủ sách Văn hóa Nghệ thuật Trung Quốc (Bản dịch của Mai Chi, NXB Thế giới, H, 2002).

(3) Lý Tế Xuyên, Việt điện u linh, Bản dịch của Trịnh Đình Rư, NXB Văn học, H, 1972, tr. 47 (truyện Thiên tổ địa chủ xã tắc đế quân); tr 81-82 (truyện Ứng thiên hóa dục nguyên trung hậu thổ điạ kỳ nguyên quân).

(4) Trần Từ, Người Mường ở Hoà Bình, Hội KHLS, H, 1996, tr. 193; 341. (phụ chú P1)

(5) Vũ Thị Hoa, Lễ hội cầu mùa của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, NXB VHTT, H, 1997, tr. 88-89.

(6) Trần Hữu Sơn (chủ biên), Lễ hội cổ truyền Lào Cai, NXB Văn hóa Dân tộc, H; 1999, tr. 84-85.

(7) Ngô Văn Doanh, Tết năm mới cổ truyền của người Chăm (lễ hội Rija Nưgar), trong Tết năm mới ở Việt Nam, NXB VHTT, H; 1999, tr. 141.

(8) Nguyễn Hữu Thức, Xuân Tết với ngưới Dao Đeo Tiền (Hòa Bình), trong Tết năm mới ở Việt Nam, sđd, tr. 151.

(9) (10) Nguyễn Hữu Thức, Tết cổ truyền của người Hmông tỉnh Hoà Bình, sđd, tr. 171-172.

(11) Nguyễn Hữu Thức, bài đã dẫn, tr 184.

(12) Chúng tôi dựa vào và đối chiếu từ các dữ liệu của một số sách, bài báo đã công bố. Ở vấn đề này, xem Vũ Thị Hoa, sđd, phần người Thái (tr. 75-76) và phần phụ lục (tr. 171-275).

(13) Xem J. Chevalier và A. Gheerbrant, Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Đà Nẵng, 1997, tr. 92; 265; 534-538; 778-779.

http://cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=828&Itemid=1

 

Phong Tục Tết Của Người Dân Miền Nam Xưa –  Kha Tiệm Ly

Nguyên Đán là ngày Tết truyền thống thiêng liêng và trọng đại của dân tộc; vì thế để đón chào một năm mới, người dân khắp nơi đều chuẩn bị chu đáo. Ở mỗi miền đều có tập quán riêng, tuy nhiên xét về tổng thể thì không khác nhau mấy. Trong bài nầy chúng tôi chỉ nói về phong tục “ăn Tết” của người dân miền Nam ngày xưa.

Từ đầu Tháng Chạp, cũng là lúc gặt hái xong, nhà nhà đều nao nức chuẩn bị đón mừng năm mới, mà tiếng quết bánh phồng rộn rã là âm thanh báo hiệu đầu tiên; tiếp theo đó là chuối sứ ép phơi khô. Trước kia ở nông thôn bánh mứt từ tỉnh thành về rất hiếm hoi, vả lại người dân thời ấy cũng rất rảnh rang sau vụ lúa (mỗi năm chỉ có một mùa lúa 6 tháng) nên dư thì giờ chuẩn bị đãi khách bằng cây nhà lá vườn, một mặt là tiết kiệm, một mặt là để các chị khoe tài gia chánh của mình: Bánh phồng nướng và mứt chuối là hai “đặc sản” không thể thiếu của mọi nhà thời ấy. Phần các anh thì nhà cửa cũng bắt đầu dọn dẹp ngăn nắp, sơn phết từ từ; nếu có cây mai trước cửa thì phải lặt sạch lá, và canh làm sao cho đến Mồng Một thì hoa phải nở rộ. Đến sáng ngày Hăm Ba đến Hăm Lăm âm lịch thì tất cả phải tươm tất, nhất là bàn thờ tổ tiên phải coi rôm rả, đẹp mắt với bộ lư đồng được chùi sáng loáng, mâm ngũ quả phải đầy ắp, lọ hoa tươi rói và không thể thiếu một nhành mai.

Cũng từ Hai Mươi đến Hăm Lăm Tháng Chạp (ít khi trễ hơn), mọi người đi tảo mộ ông bà. Những gia đình có đất rộng thì ông bà được nằm ở một nơi nào đó ngay trong mảnh vườn hay thửa ruộng của mình; còn những người ít đất thì ông bà được nằm ở chòm mả chung (không gọi là nghĩa địa). Cũng nên nói thêm, trước khi quét mộ, mọi người đều phải đem nhang đèn, giấy tiền vàng bạc, trà hay chút rượu thịt đặt trước mộ mà khấn vái để xin phép, vì vô duyên vô cớ mà “động mồ động mả” là điều tối kỵ. Quét mộ xong, người ta phải dằn trên mộ một ít giấy tiền vàng bạc; đây là dấu hiệu để báo với tốp người “Chạp Mả” biết là mộ nầy đã được quét rồi, (Thực tế mả chưa quét và quét rồi rất dễ dàng phân biệt, nhưng việc làm nầy là do thói quen). “Chạp Mả” theo nghĩa được giải thích của bà con là “quét mả từ thiện vào Tháng Chạp”. Trong những ngày nầy, vì nhiều lý do mà có những nấm mộ không được người nhà chăm sóc (có mả bị bỏ hoang từ năm nầy qua năm khác), thì những thanh niên trong làng, sẵn cuốc xẻng đó, họ… “Chạp Mả” luôn! Dù là nghĩa cử từ thiện, nhưng trước khi “Chạp Mả”, họ cũng không quên thắp vài nén hương cung kính khấn vái người quá cố. Đây là một việc làm rất đáng trân trọng và vẫn còn cho tới ngày nay.

Ngày Hăm Ba là ngày đưa ông Táo và chư thiên về trời, cũng là ngày đánh dấu Tết đã cận kề. Lễ vật không thể thiếu để đưa ông Táo là chè, tốt nhất là chè trôi nước (sau nầy là thèo lèo, bánh in). Theo bà con giải thích thì ông Táo thích ăn ngọt, hơn nữa là để lúc tâu lên Ngọc Hoàng Thượng Đế, ông luôn nhớ mà nói tốt cho chủ nhà vì vị ngọt còn thừa lại ở lưỡi môi nhắc nhở; có người còn cẩn thận trét chút nước đường ở miệng ông Táo trong bộ hình nhân “cò bay ngựa chạy” (!). Chè trôi nước cũng không ngoài mục đích mong muốn mọi việc ông Táo tâu rỗi đều trôi chảy như dòng nước (!). Sau ngày đưa ông Táo, bàn thờ ông Táo và “ông Thiên” không được thắp nhang, vì không muốn cho quý ngài bận bịu nhớ về hạ giới trong lúc ở thiên đình!

Chiều Hăm Chín Tết là mọi việc chuẩn bị phải hoàn tất để sáng hôm sau làm lễ rước ông bà. Nhìn bàn thờ tổ tiên, người ta có thể đánh giá được thành bại của gia chủ trong năm qua. Nhưng dù thế nào, trên bàn thờ cũng phải có dĩa trái cây ngũ quả; hồi trước ngũ quả là cam, quýt, bưởi, dừa, xoài với ý nghĩa tượng trưng sự sung mãn tròn đầy theo hình dáng chúng. Sau nầy vì kiêng cử âm gọi, nên bà con bỏ cam (cam phận nghèo), quýt (huýt háy), bưởi (bưởi bồng) nên có đổi khác hơn; là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, tượng trưng theo tên phát âm Nam Bộ của nó: “cầu vừa đủ xài sung”. Có người thay trái sung bằng trái thơm: thơm tho; trái bắp: đều đặn và… “chắc ăn như bắp”. Một cặp “dưa nhứt”, tức dưa hấu loại to nhứt được dán giấy hồng đơn nằm trang trọng hai bên (bàn thờ) tượng trưng cho sự no đầy và nhành mai ở bình hoa tượng trưng cho sự may mắn, dường như nhà nào cũng có.

Sáng Ba Mươi là lễ rước ông bà đồng thời rước ông Táo và chư thiên về ăn Tết với gia đình. Mọi nơi thờ phụng như Ông Táo, Long Thần Thổ Địa, Thần Tài, Ông Thiên, Phật, thì đơn sơ với bánh tét, hoa quả, khói hương nghi ngút. Riêng hai mâm cơm dành cho cửu huyền thất tổ và đất đai thì thịnh soạn hơn tùy theo khả năng của gia chủ, nhưng không thể thiếu tô cơm, bánh tét tượng trưng cho sự no đủ, mùa màng đắc lợi; dưa hấu tượng trưng cho sự viên mãn, may mắn; bánh phồng tượng trưng cho sự phát triển dồi dào (“phồng” ra); và chủ yếu vẫn là thịt kho tàu, tượng trưng cho sự vuông tròn (vuông của thịt, tròn của trứng). Mâm cửu huyền được dọn sáu chén, sáu đôi đũa; bàn đất đai thì năm (không hiểu sao). Mọi nhà cũng không quên dành một mâm đặt ở ngoài sân để dành cho những kẻ xiêu mồ lạc mả, vị quốc vong thân, hay những tiền nhân khai sơn phá thạch. Đặc biệt mâm nầy phải có chén muối, chén gạo; cúng xong thì đem rải bốn phương. Cùng lúc, giấy hồng đơn (cắt từng miếng vuông nhỏ đều nhau) được dán ở cột nhà, cửa tủ, cửa ngõ và cây trái quanh vườn để cho mọi việc sang năm đều thuận lợi.

Cuối cùng thì ông bà, cha mẹ dặn dò con cháu những điều cần thiết và những kiêng kỵ vào những ngày đầu xuân như tiền bạc và quần áo phải lấy sẵn ra ngoài, vì Mồng Một mà mở tủ lấy tiền là điều “không nên” (suốt năm tiền cứ ra mà không vô); con cháu không được gây gỗ (năm mới sẽ gây gỗ hoài); với ly tách, chén đũa, nhất là gương soi mặt, cầm nắm cũng phải cẩn thận, không được vuột tay đổ bể (vì chuyện làm ăn sang năm sẽ bị đổ vỡ), trẻ em không được làm gì phạm lỗi để bị đánh đòn (suốt năm bị đánh đòn liên tục). Dù vậy, nhưng nếu lỡ có em nào quậy phá, thì bậc trưởng thượng cũng xí xóa bỏ qua cho những ngày đầu năm được suôn sẻ.

Chiều Ba Mươi còn có tục “Tết Giếng”: Gia chủ bày một mâm lễ vật gồm bánh tét, trái cây, trầu cau, hoa quả, nhang đèn ngay bên giếng, van vái tạ ơn… ông bà Giếng đã cho nguồn sống. Sau đó họ múc nước cho đầy vào tất cả dụng cụ chứa nước trong nhà đến tràn trề, rồi dán vào thành giếng một mảnh giấy hồng đơn; điều nầy mang ý nghĩa là “không được mở nắp giếng trước ngày Mùng Ba để ông bà Giếng nghỉ ngơi”: Trong ba ngày Tết mà “khai giếng” là điều đại kỵ. Song song vào đó, ở trong nhà lu gạo, hũ đường, hũ muối, hành tỏi, đều phải đầy ăm ắp để cho sang năm cái ăn cái ở luôn được no đầy. Tục nầy nhiều nhà vẫn còn duy trì đến tận giờ.

Cũng trong chiều ngày nầy, cây nêu được dựng lên trước cửa: đó là một cây tre được tiện hết nhánh chỉ chừa một ít ở trên. Trên đầu cây tre người ta thường treo một khánh đất, một giỏ trầu cau, một bầu rượu, một bó lá dứa hay một nhành đa, một lá bùa bát quái để xua đuổi tà ma; những vật vừa nêu có thể thiếu một vài món, nhưng mảnh vải vàng tượng trưng cho áo cà sa của Phật thì không thể không có (nhiều nơi treo mảnh vải đỏ e không đúng lắm). Dựng (thượng) nêu, theo truyền thuyết là để trừ yêu quái trong mấy ngày Tết, đến Mùng Năm hay Mùng Bảy thì hạ nêu. Trong dân gian có câu: “Cu kêu ba tiếng cu kêu / Mong cho đến Tết dựng nêu ăn chè”. Có người thượng nêu vào chiều Hai Mươi Ba, viện lẽ ngày đó ông Táo chầu trời, nên ma quỷ thừa cơ lẻn vào nhà; điều nầy sai với truyền thuyết: Khi yêu quái thua trí Phật, chúng phải chạy về biển đông, và Phật cho phép chúng chỉ được về thăm tổ tiên vào ba ngày Tết mà thôi. Trên thực tế, phần đông đồng bào cũng thượng nêu vào chiều Ba Mươi.

Tục dựng nêu là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, tiếc thay ngày nay còn tồn tại rất ít ở các vùng quê.

Đến mười hai giờ khuya gọi là “Giao Thừa”, tức thời điểm từ năm cũ chuyển sang năm mới. Đây là thời điểm trọng đại; mỗi nhà đều có sẵn một mâm bánh trái, hoa quả, nhang đèn dọn trước sân để tống cựu nghinh tân gọi là “cúng Giao Thừa”.

Mùng Một Tết dù có thức dậy sớm để chuẩn bị cơm canh cúng ông bà nhưng không ai mở cửa trước mặt trời mọc vì sợ ma quỷ lẻn vào nhà. Buổi cúng cơm sáng đầu năm xong thì cả gia đình quây quần ăn uống vui vẻ. Xong xuôi, trẻ con mặc đồ mới “mừng tuổi” ông bà, cha mẹ; em nào cũng vẻ mặt hân hoan khi được trao bao lì xì! Mùng Hai, Mùng Ba ngày ba bữa cũng “dâng cơm” cho tổ tiên y như ngày Mồng Một vậy. Chiều Mùng Hai thì mấy chị gói bánh tét để chuẩn bị ngày Mùng Ba “tiễn (đưa) ông bà”.

Sáng Mùng Ba nhà nhà đều “cúng gà ra mắt”. Hỏi “ra mắt” ai thì hầu hết bà con đều… cười trừ, nói “ông bà dạy sao thì mình nghe vậy”. Sau nầy có người giải thích là “ra mắt” ngài Việt Vương Hành Khiển, nhưng lại không dựa vào một căn cứ nào! Đặc biệt gà cúng Mùng Ba là gà giò; nhưng không phải do ngài Việt Vương Hành Khiển nào đó thích gà giò mà vì qua mấy ngày Tết mọi người đều không còn tha thiết với mọi loại thịt nữa!

Chiều Mùng Ba cũng là ngày đưa ông bà. Lễ vật gồm cơm canh như những ngày trước; đặc biệt là những đòn bánh tét to đùng gói ngày hôm qua (có thành ngữ là “bánh tét Mùng Ba”), để ông bà mang theo cho được no đủ trong suốt cuộc hành trình vạn dặm nước sông (thời khai hoang ông bà đi bằng ghe xuồng).

Sáng Mùng Bốn là lễ khai Giếng: Lễ vật y như chiều Ba Mươi, chủ nhà khấn vái xin ông bà giếng phù hộ cho cả nhà đủ nước sinh hoạt suốt năm và bình an khỏe mạnh; xong, miếng giấy hồng đơn bên thành giếng được gỡ ra, cho phép mọi người múc nước bình thường.

Tết Nguyên Đán là một phong tục thiêng liêng đầy màu sắc văn hóa của dân tộc. Mấy ai đã từng xa quê mà ngày Tết không về nhà được mới thấy thấm thía nỗi buồn nhớ quê hương, nhớ cha mẹ, họ hàng. Ngày nay, tuy những tục lệ trong những ngày Tết có đơn giản đi nhiều, nhưng nhìn chung những nét cơ bản thì vẫn còn tồn tại, và chúng tôi chắc rằng nó mãi mãi tồn tại theo thời gian.

19/02/2015

Nguồn: https://sangtao.org/2015/02/19/phong-tuc-tet-cua-nguoi-dan-nam-bo-xua/

 

Viết về Táo Quân –  Vy Kính

Hôm nay ngày 23 tháng chạp âm lịch, nhiều gia đình VN có người lớn tuổi vẫn còn theo phong tục làm lễ cúng, tiễn đưa ông Táo về Trời.Táo quân sẽ cưỡi Cá Chép bay về Trời trước 12 giờ trưa, đem theo tờ Sớ dài ghi chép đầy chữ để trình báo với Ngọc Hoàng mọi việc xảy ra trong gia đình, kể cả những lỗi lầm từ nhỏ đến lớn của từng người trong nhà để Ngài trừng phạt bằng cách giảm thời gian sống trên đời. Cho đến trước giờ giao thừa, Táo Quân phải trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình. Bàn thờ ông Táo thường đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Vì Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu trong nhà, cho nên người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng khá trang trọng, trước là để cảm ơn Táo quân đã phù trợ cho gia đình êm ấm trong suốt năm qua; sau là để “hối lộ” bằng những phẩm vật ngon lành mong Táo chỉ trình với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp. Trên mâm cúng thường dâng hai mũ cánh chuồn cho hai Táo ông, một mũ cho Táo Bà không có cánh chuồn; thức ăn thì bánh trái, thêm vàng mã để đốt và nhất là phải có cá Chép [sống hay chết cũng được] để làm phương tiện Táo quân cưỡi cá chép lên trời. Càng tiến dần vào trong Nam thì tục cúng ông Táo về trời có một chút thay đổi, và lễ tiễn Táo Quân ở miền Bắc với một nghi lễ không thể thiếu là Cá Chép là mang tính nguyên thủy hơn cả.

Chúng ta tuổi đời đã trên 60 tuổi, đã sống ở mọi nơi và đã qua  những ngày tháng cũ mà cha mẹ hay làng xóm còn giữ tục lệ dễ thương là đến ngày 23 A.L đưa Táo quân về trời. Không riêng gì chúng ta, mà rất nhiều người VN cho rằng tục lệ cúng ông Táo ngày 23 tháng chạp là do người Hán du nhập vào VN. Ngược lại, theo tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh thuộc T.T Nghiên cứu Lý học Đông phương và những nhà nghiên cứu khác chứng minh là người Việt cổ có một nền văn hiến lâu đời và sáng chói, trãi gần 5000 năm ở phía Nam lưu vực sông Dương Tử. Khi những bộ tộc phía Bắc chinh phục và thu nhập những nét văn hóa của ta vào văn hóa của họ và qua mấy nghìn năm Bắc thuộc, nhiều sự việc văn hóa, chúng ta tưởng chừng như của họ nhưng thực chất là của tổ tiên ta, ngay cả phong tục đưa Táo vể Trời. Cả hai nước đều có lễ tục dân gian này vào ngày 23 tháng chạp A.L, nhưng truyền thuyết mỗi nước một khác. Theo Wikipedia thì Táo quân hay Táo Vương  là vị thần coi việc bếp núc trong mổi nhà. Danh từ Táo có nghĩa là BẾP. Bếp là biểu tượng của ngôi nhà khi người nguyên thủy biết làm nơi ẩn trú và làm ra lửa và xây bếp dựa trên nền đất [ngày xưa nấu bếp ngồi dưới đất].

Trung Hoa có 4 truyền thuyết chính về nguồn gốc Táo quân: sách của Lã thị Xuân Thu cho Táo quân là Chúc Dung được Viêm Đế [Vua Thần Nông] phong làm thần Lửa; Ngũ Kinh Dị Nghĩa thì cho rằng Táo quân là Tô Cát Lợi; còn theo Du Dương Tạp Trở thì Táo quân là một cô gái đẹp tên Tử Quách thường hay lên trời vào những đêm không trăng để tâu trình Ngọc Hoàng những người có lỗi và cuối cùng theo truyện của Hoài Nam Tử nói Táo quân chính là Viêm Đế [vua Thần Nông] mang lửa đến cho dân. Tất cả các truyền thuyết trên đều nhắc đến một cá nhân, lo việc bếp núc gọi là thần bếp, mang tính cách phong tục, tín ngưỡng thuần túy mà không có tình nhân văn và triết lý sâu sắc, tình tiết éo le, cảm động như chuyện Táo quân VN. Nội dung truyền thuyết của VN liên hệ chặt chẻ, hợp lý với nội dung quẻ Ly trong kinh Dịch [mà nhiều học giả nghiên cứu cho rằng cũng xuất phát từ nền văn minh phía Nam sông Dương Tử của người Việt cổ]. Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ nhưng được dân gian hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà,” gồm vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết “Tam vị nhất thể” (thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo.

Truyền thuyết này hiện nay vẫn còn lưu truyền trong văn hóa Việt, như sau:

Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ quá nặng tay. Thị Nhi giận hờn bỏ nhà ra đi, sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin. Một ngày nọ Trọng Cao đến ăn xin đúng vào  nhà vợ cũ là Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi thương cảm, tha thứ và tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng. Ngay lúc đó, người chồng gá nghĩa Phạm Lang đột nhiên trở về nhà. Sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, và sinh ra ghen tuông nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà, liền ra sau vườn đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt vô tình của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ nhảy vào lữa không biết vì sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để cứu và chết theo vợ. Hồn ba người kéo nhau lên Thiên đình nhờ Ngọc Hoàng phân xử. Ngọc Hoàng cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), vì tình mà chết trong lửa nóng của họ. Ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bằng cách phong Thần và cho ba người hóa thành “ba đầu rau” hay “chiếc kiềng 3 chân” ở nơi nhà bếp. Từ đó, ba người được phong chức Táo Quân trông nom nhà cửa, giữ lửa bếp cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ xem chừng mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người để báo cho Ngọc Hoàng biết. Thật khôn khéo, ngài cho mỗi người một phần hành riêng “không dẩm chân lên nhau” mà lại hồ trợ nhau chặt chẽ:

*Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp.

*Trọng Cao làm Thần trông coi việc nhà cửa.

*Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa.

Qua câu chuyện truyền thuyết của dân gian Việt Nam ta thấy tính nhân văn sâu sắc: một người phụ nữ VN nặng tình thương với người chồng mới, nhưng cũng nặng nghĩa cảm thông và tha thứ cho người chồng cũ, nên mới rơi vào cảnh oái ăm, đau thương là chịu chết cháy cả ba người. Điều an ủi là cả ba được sum họp cùng sống chung trong một nhà, hòa thuận. Chúng ta thấy rằng hình ảnh hai ông một bà – tức một Âm hai Dương, trùng khớp với quẻ Ly trong Kinh Dịch và tương hợp với thuyết ba ngôi trong tôn giáo.

Trong ký ức của những người quá già trên 80 tuổi, nhất là ở nông thôn miền Bắc vẫn còn nhớ bếp của người Việt cổ ngày xưa, chỉ có ba miếng đất gọi là: “Ba ông đầu rau.” Nét độc đáo là khi tạo bếp bằng đất sét,  người thợ nặn lấy ngón tay ấn nhẹ vào giữa một trong ba miếng đất này, tạo thành một vết lõm tròn. Ý nghĩa của vết lõm này mà tiếng Việt cổ gọi là “Cái,’ hiểu nghĩa trong truyện là Táo bà, nên tính Âm mới bao trùm lên tất cả. Bởi thế tính Âm mới làm cái, làm chủ bếp, “làm xếp” hai ông Táo kia là vậy! Trong bức tranh dân gian làng Đông Hồ cũng có Táo Bà ngồi giữa hai Táo Ông. Quẻ Ly cũng thuộc Hỏa và biểu tượng cái bếp đất trong truyện dân gian là “cả ba người cùng chui trong đống lửa.” Một hình ảnh nữa gắn liến với lễ đưa ông Táo chính là con cá Chép. Tại sao về Trời mà Táo quân cưỡi cá Chép mà không cưỡi Chim. Con cá Chép thuộc về hành Thủy, hình tượng của“thiên nhất sinh thũy- Địa lục thành chi.” Táo quân cưỡi cá chép, chính là biểu tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị tế theo kinh Dịch.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh thì Ông Táo về Trời đúng ngày 23 tháng chạp mà không phải ngày khác vì đó là ngày của sao Ngũ Hoàng nhập trung theo chu kỳ cửu cung. “Vạn vật qui ư thổ” hay  theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì đây chính là ngày kết thúc chu kỳ của ngũ hành vào tháng cuối cùng trong năm. Kết thúc chu kỳ Ngũ hành vào ngày 23, đồng thời cũng kết thúc một chu kỳ 64 quẻ Dịch. Biểu tượng cho chu kỳ tuần hoàn của tạo hóa trong một năm đã kết thúc và chuyển sang một chu kỳ mới và mọi việc vẫn còn tiếp tục để sang một năm mới tốt lành. Hành Thổ thuộc trung cung thuộc ngôi Hoàng cực chi phối Ngũ Hành. Táo quân là vua gọi là Táo Vương nên những ngày mồng 5, 14, 23 âm lịch là những ngày nguyệt kỵ theo lý Đông phương, còn theo dân gian đó là những ngày vua di hành, dân không được đi ra ngoài, [vì gặp đoàn tùy tùng của Vua, dân phải quỳ mọp có khi cả ngày trời, không dám ngẩng mặt lên, làm sao mà đi chơi, làm ăn buôn bán gì được]. Những bức tranh dân gian như tranh làng Đông Hồ có vẽ đàn lợn với một lợn mẹ và năm lợn con, và tranh một cá Chép mẹ với năm con cá con.Vào những ngày này hiện nay vẫn còn có những người quá mê tín dị đoan cho là ngày xấu không đi xa, buôn bán làm ăn… qua câu ca dao:

Mồng năm, mười bốn, hăm ba

Đi chơi cũng lỗ, lọ là đi buôn.

Về giới tính thì Táo quân phải là người đàn bà vì việc bếp núc, nấu ăn, điều tra phân xử mọi việc trong nhà là người đàn bà :”tề gia nội trợ.” Bức tranh dân gian Việt hiện nay vẽ ba vị Táo Quân áo quần nghiêm chỉnh mà  theo các nhà nghiên cứu nội dung được sáng tác kể từ hàng ngàn năm sau khi nền văn minh Văn Lang sụp đổ ở miến Nam sông Dương Tử. Bởi vì, trong phong tục còn giữ lại được đến ngày nay trong dân gian Việt thì Táo Quân không mặc quần. Chính chiếc mũ Ông Công, Ông Táo được bán đầy ở khắp thôn quê ngày xưa lại được cách điệu bằng giấy của chiếc mũ trên chiếc trống đồng mà các vua Hùng đội.

Tóm lại phong tục thờ ông Táo hiện nay vẫn còn tồn tại ở nhiều gia đình VN, nhất là ở nông thôn. Một số gia đình có người lớn tuổi ở thành thị cũng còn thờ Táo quân trong nhà bếp. Mặc dù không còn nấu ăn bằng bếp đất sét “ba đầu rau,” mà thay bằng bếp than, dầu, khí đốt, điện hay microwave… nhưng họ vẫn còn bàn thờ ông Táo như ông Thần coi sóc việc nhà, giữ gìn sức khỏe cho trẻ nhỏ. Mỗi khi dọn về nhà mới, các bà nội trợ thường coi ngày tốt, dọn vào cái bếp trước, đốt lửa nầu nước rồi sau đó muốn dọn nhà vào ngày nào cũng được. Còn trong sinh hoạt thường ngày các bà hay đốt nhang khấn vái Ông Táo che chở gia đạo đươc êm ấm. Mỗi khi trong gia đình có chuyện buồn, lo lắng thì đốt nhang cầu nguyện, thậm chí khi mất chùm chìa khóa, mất tiền hay con cháu bị bệnh… cũng nhờ Ông Táo có linh thiêng cứu giúp và chỉ giùm với lời hứa sẽ cúng chè, xôi khi được như ý. Cũng thật vui và trùng hợp nhiều khi lại tìm ra ngay sau đó không lâu, nên óc mê tín lại càng nặng thêm. Nếu giải thích theo Y khoa có lẽ do tâm lý ổn định khi cầu xin, tin tưởng được sự giúp đở của Thần nên tinh thần sáng suốt, nhớ lại mọi chuyện. Trong các làng quê xưa của VN, dưới gốc cây đa cổ thụ, người ta hay đem những bếp lò bằng đất sét hư, bể mà không dám vứt bừa bãi vì sợ mang tội với Ông Táo.

Tục lệ thờ cúng Táo quân chắc trong tương vài mươi năm nữa sẽ không còn tồn tại vì cuộc sống càng ngày với những tiện nghi và khoa học soi rọi vào tận những sinh hoạt của giới trẻ Việt Nam. Thật ra phong tục này cũng là một nét văn hóa đẹp, nếu xét về mặt tích cực. Có một niềm tin vào Ông Táo trong nhà, khi làm việc gì xấu ta sợ sẽ bị Thần Táo biết và bẩm báo với Ngọc Hoàng trừng trị hạ bớt tuổi thọ của chúng ta  nên cũng là một cách tu tâm dưỡng tánh. Có điều tâm lý con người hay mê tín, quá lo sợ nên việc thờ cúng Ông Táo có những cái xấu tiêu cực như bài vị phải có chữ Nho mới linh, hay đốt quá nhiều nhang, vàng bạc, hình nộm làm tốn kém, ô nhiễm. Cúng tiễn ngày Ông Táo về Trời lại quá rình rang tốn kém giống như là hình thức hối lộ cho Ông để Ông về Trời bẩm báo tốt cho mình.

Cuối cùng nếu các nhà nghiên cứu văn hóa VN có nhiều dữ liệu chính xác, có cơ sở tài liệu chứng minh bằng các phương pháp lý luận biện chứng, khoa học  thì ta có quyền  hãnh diện dân tộc Việt có một nền văn hóa cổ xưa sáng chói ở phía Nam lưu vực sông Dương Tử bên Trung quốc. Hiễn nhiên đó cũng là một buồn nhục, đau đớn của một dân tộc nhược tiểu không có duyên may và tài trí để gìn giữ được nền văn hiến một thởi rực rỡ này.Tôi chỉ muốn dùng chữ văn hiến chứ không dùng chữ văn minh, vì từ xưa đến nay VN chưa bao giờ được xếp vào loại văn minh bao giờ.

Vy Kính [ ngày giáp Tết Tân Mão 2011]

http://www.svqy.org/taoquan.html

 

Năm Hợi nói chuyện heo – Thích Nữ Giới Hương

Chúng ta đang sống trong chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ, nên quỹ đạo bốn mùa (xuân hạ thu đông) hay 12 con giáp (Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi) luôn xoay chuyển. Năm 2019 là xuân Kỷ hợi, năm con heo, xin được nói chuyện về heo.

Heo là một loài vật có hình dáng tròn trịa mũm mỉm, béo tốt ủn ỉn và hiền từ, khác với loài thú dữ khác như rắn, sư tử, beo… hại người, hại vật. Theo tự điển online, tên khoa học của heo là sus, thuộc họ lợn (suidae), tiếng Anh là pig. Heo còn được gọi là lợn, ỉn, hợi, trư, thỉ và nhiều tên riêng (danh từ riêng đặt cho chúng, như lão Trư, heo Móng Cái, heo Tây Ninh, heo Mọi, heo Tu Lại, ông Hợi, heo Năm Móng, heo Ba Giò, heo Mép, chú Lợn Snowball, cô heo Squealer, vv…).

Trong chuỗi 12 con giáp, ba con vật cuối cùng (gà, chó, và heo) có mối liên hệ gần với con người hơn các con vật như chuột, trâu, cọp, v.v. Heo là một con vật mà chỉ nói đến tên chúng ta cũng có thể cảm thấy gần gũi; một con vật mà hình ảnh của nó đã đi vào thơ ca, hội họa dân gian và là biểu tượng văn hóa.  Trong tiếng Việt hằng ngày, heo cũng thường được nhắc đến, nào là “mập như heo”, “ngu như heo”, “lười như heo”, “ăn như heo”, “ngủ như heo”, “sướng như heo”, và “dơ như heo”, vv… Nói chung là các từ ngầm so sánh để diễn ta một ai đó không làm gì cả, khỏi phải động não, chẳng hề căng thẳng (stress), mà vẫn “phây phây”, tốt tướng, hưởng thụ, nhàn nhã. Nhưng đứng trên phương diện sinh học mà nói, thật ra heo không có tối dạ; trái lại, heo rất thông minh, dễ dạy, ngoan hiền và thân thiện.

Heo là con vật có một mối liên hệ lâu đời nhất với con người, không chỉ người Á châu mà còn cả Âu châu. Đối với người Việt Nam và Trung Quốc, heo gần gũi đến độ được nhân cách hóa qua nhân vật hư cấu nửa người nửa heo Trư Bát Giới trong truyện nổi tiếng “Tây Du Ký”. Đối với các dân tộc sống tại các đảo ngoài lục địa Đông Nam Á, ngoài “chức năng” cung cấp thực phẩm, heo còn là biểu tượng của sự giàu có.

Theo văn hóa Việt Nam hay Châu Á, heo là biểu trưng của tiền bạc, sự phồn thịnh, sung túc, tài lộc, nên nhiều nghệ nhân đã đúc tượng heo vàng, lịch ảnh heo treo tường, heo ống tiết kiệm làm giàu, tranh dân gian để thể hiện sự chúc tụng năm mới nhiều may mắn, con cháu đông vui, sanh sôi nảy nở, phúc lộcdồi dào phong phú. Heo cũng còn là biểu tượng của vật tế lễ cúng bái như sính lễ hôn nhân, đám giỗ, quà cưới cho cô dâu, tạ lễ sau khi thành công ở thương trường buôn bán, sanh con, cúng tế thần linh, lễ khai trương, v.v.

Ở các bán đảo Thái Bình Dương, loại heo không lông Kapia thường được dùng làm con vật để tế thần, vì người ta tin rằng heo có linh hồn, sẽ linh thiêng. Ở Âu châu thời cổ đại, heo là con vật được nữ thầnDemeter (thần sinh sản trong thuyết Hy Lạp Cổ Đại) ưa thích. Bởi lẽ, heo là biểu tượng cho sự sinh sản con cái sung túc, nên phụ nữ hay mua heo mạ đồng vàng để trong nhà hay phòng riêng để cầu mắn con. Người thổ dân da đỏ ở Mỹ cũng xem heo là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn. Ở Đức, tham dự vào buổi tiệc có thịt heo vào đêm Noel có ý nghĩa ngăn ngừa quỉ thần và đem lại thịnh vượng, tiền tài cho năm mới. Ở Mỹ, heo được làm biểu tượng của đội thể thao, như đại học Arkansas đặt tên cho đội thể thao là Sus Scrofa (Con Lợn Lòi)

(https://en.wikipedia.org/wiki/Domestic_pig) hay Đội Lợn Hoang, đội bóng nhí gồm 12 thành viên thiếu niên bị kẹt trong hang Tham Luang ở tỉnh Chiang Rai, miền Bắc Thái Lan suốt 18 ngày, đã nổi tiếng trên khắp thế giới.

Tranh Đông Hồ

Với trẻ con Việt nam, con heo đất còn là người bạn thân thiết. Thuở nhỏ bé tí, các bé nhóc đã được ba mẹ ông bà dạy cách tiết kiệm bằng cách bỏ vài đồng, vài cắc cent vào chú heo con nho nhỏ, màu vàng, màu bạc hay màu đất để cúng chùa, giúp người nghèo, làm từ thiện… Tích tiểu thành đại! Bài học “heo ống” nhỏ này sẽ giúp trẻ con hay ngay cả người lớn biết xài tiết kiệm, san sẻ bố thí, cúng dường làm phước.

Heo là con vật thuộc 12 con giáp, rất thân thiện và gần gũi với con người. Nó sướng nhất vì chỉ ăn và ngủ, khỏi phải lo lắng điều gì. Vì heo vốn là nhàn nhã, sống vô tư, không lo nghĩ, tròn trịa trù phú, mũm mĩm phồn thực, phúc lộc, nên năm heo sẽ mang nhiều niềm vui, vận may, tụ tài lộc, lợi nhuận sung túc thoải mái cả tinh thần và vật chất đến với mọi người.

12 con giáp xoay vần. Năm mới Tết đến. Lại một chú Heo ngấp nghé trước thềm. Chúc mọi người một cuộc sống “sung sướng, nhàn nhã như Heo”, “vô tư, không lo nghĩ như Lợn” và “thoải mái từng ngày như Hợi”.

Chúc mọi nhà một năm mới đủ ăn, dư mặc, thừa tình yêu thương và giàu lòng quảng đại. Mừng Xuân Kỷ Hợi 2019!

(Huongsentemple@gmail.com)

https://thuvienhoasen.org/a30938/nam-hoi-noi-chuyen-heo

 

Vui cười

Ông chồng suốt ngày từ sáng đến tối chỉ toàn đọc báo, người vợ phàn nàn: “Tôi mà là tờ báo thì có tốt hơn không, nhờ thế mà tôi sẽ ngày ngày được trong tay ông”. Ông chồng nghĩ: Tôi cũng chỉ mong có thế,  nhờ vậy mà ngày nào tôi cũng có 1 bà vợ … mới.  Hề hề….

 

Một cặp vợ chồng mới cưới nọ đưa nhau đi hưởng tuần trăng mật. Để thêm phần hứng thú  trong  đêm tân hôn, nàng e thẹn đề nghị là họ sẽ  “làm lại” mỗi khi mà ông lão giữ chuông đồng hồ kéo một hồi chuông  điểm giờ. Chàng ưng thuận. Nhưng sau hồi chuông thứ tư, thì chàng kiếm cớ ra ngoài lấy thuốc lá, rồi lảo đảo đi tìm ông lão: – Ông ơi! Chàng nói hổn hển, ông có thể giúp tôi một việc không? Ông làm ơn kéo chuông sau mỗi hai tiếng  đồng hồ thay vì một tiếng?

Ông lão mỉm cười trả lời: – À, tôi cũng muốn làm theo lời ông lắm! Nhưng hiện thời thì không thể được.

– Tại sao vậy. Tôi sẽ cho ông tiền nếu ông thấy việc đó làm phiền ông.  – Không phải vậy. Nhưng có một cô đã mướn tôi kéo chuông sau mỗi ba mươi phút đồng hồ rồi.

 

Ba bà sồn sồn gặp nhau ngoài phố Bolsa,  một bà than thở: – Tui cắt mắt, sửa mũi hết mẹ nó gần 4 ngàn, mà ông chồng vẫn bảo chưa đẹp.

Bà thứ hai bĩu môi:  – Sao bằng tui, coi nè, độn ngực $5,000, vá mông $2,500 mà thằng chả vẫn còn chê!

Bà thứ ba cười:  -Mấy chị tốn bộn tiền, còn tui chỉ tốn có 30 đô trong Costco mà xếp già nhà tui khen nức nở!

Hai bà trố mắt: – Sao hay vậy?

– Mua cho thằng chả chai Cognac, uống xong thì cái gì cũng thấy đẹp!

 

Năm Hợi bàn về Lợn: Bạn sẽ “sốc” vì những bất ngờ nho nhỏ – Minh Minh (Tổng hợp)

(Lichngaytot.com) Năm Hợi bàn về Lợn, theo quan niệm người Việt Nam và Trung Quốc, heo được nhân cách hóa qua nhân vật hư cấu nửa người nửa heo Trư Bát Giới, một vị thần trên Thiên đình, trong truyện nổi tiếng Tây du ký.

Lịch Việt Nam và các nước có liên quan đến văn hóa Trung Hoa dùng 12 con vật làm biểu tượng cho chu kỳ 12 năm. Và trong năm 2019 là năm Kỷ Hợi biểu tượng là hình ảnh con lợn/con heo – loài vật vô cùng gần gũi, một biểu tượng văn hóa đi vào thơ ca của chúng ta từ rất lâu rồi.

Năm Hợi bàn về Lợn, theo quan niệm người Việt Nam và Trung Quốc, heo được nhân cách hóa qua nhân vật hư cấu nửa người nửa heo Trư Bát Giới, một vị thần trên Thiên đình, trong truyện nổi tiếng Tây du ký.

Bên cạnh là nguồn cung cấp thực phẩm chính cho con người, loài heo còn là một biểu tượng cho sự sinh sản tại Trung Quốc. Chính vì vậy, bức tượng hình heo thường được trưng bày một cách nổi bật trong phòng ngủ của các cặp vợ chồng Trung Quốc đang cố gắng để có con.

Tuy hình ảnh con heo mang cảm giác an nhàn, sự may mắn và trù phú nhưng vẫn đi theo nhiều hình tượng tiêu cực như lười biếng (lười như heo), ham ăn, bẩn thỉu, và ngu như heo.

Theo kinh Qur’an, người Hồi giáo không được ăn thịt heo, người Do Thái cũng bị cấm ăn thịt lợn, theo luật Kashrut. Theo đó lợn là loài động vật không sạch vì chúng có thể ăn bất cứ loại thức ăn gì.

Nguồn gốc loài heo/lợn:

Trong ba con vật cuối cùng (gà, chó và heo) trong 12 con giáp có mối liên hệ gần với con người hơn các con vật như chuột, trâu, cọp,… Trong đó, heo là con vật có thể nói đã từng song hành với con người trong suốt quãng đường dài tiến hóa.

Heo đã được chúng ta thuần hóa, chúng có nguồn gốc từ heo rừng, đầu tiên do con người săn băn và hái lượm, họ bắt được heo rừng và đem về nuôi, dần dần con người ý thức và lựa chọn những con heo tốt để nuôi, còn những con kém chất lượng có thể giết thịt nhằm cung cấp thực phẩm.

Theo tác giả Voncopvialov, 1956 cho rằng heo nhà được tạo ra từ các giống heo rừng châu Á và châu Âu. Heo thuộc về lớp động vật có vú, (động vật có nhau thai). Chúng có ba đặc điểm mà chúng ta không thể tìm thấy ở các động vật khác đó là: 3 xương tai ở giữa; lông và sản xuất sữa bởi hệ thống tiết sữa bằng tuyến, còn được gọi là tuyến vú.

Heo thuộc vào thứ có guốc. Cái tên móng guốc liên quan đến động vật có vú có móng, nó tương tự nhưng không nhất thiết quan hệ gần gũi với phân loại. Hiện tại thì động vật đã được chia thành nhiều thứ: Guốc lẻ (bao gồm ngựa, ngựa vằn và tê giác) và Guốc chẵn (bao gồm lạc đà, bò, nai, dê, heo và cừu).

Kích cỡ và hình dạng của heo cũng thay đổi khác nhau tùy theo từng giống. Đặc điểm ngoại hình của heo cũng khác nhau tùy theo đặc trưng của từng giống.

Những điều thú vị về heo có thể bạn chưa biết

Lợn thường có màu hồng phớt

Nhắc tới lợn chúng ta nghĩ ngay tới chúng có màu hồng phớt, thưa thớt lông màu trắng. Lợn nhà cùng với lợn rừng trong tự nhiên là thành viên của một chi động vật được gọi là Chi Lợn. Chi này bao gồm hơn một chục loài, từ lợn lòi, lợn lùn, lợn hươu cho đến lợn hoang châu Phi. Các bằng chứng di truyền cho thấy loài lợn rừng đã được thuần dưỡng hai lần từ các giống lợn ở châu Á và châu Âu.

Ở những con lợn này, bộ gien quy định màu da hết sức đa dạng và do đó giống lợn nhà có bộ da có kiểu lông, hình xoáy cũng như màu sắc khác nhau. Chúng ta đã tạo ra sự đa dạng này trong vòng chưa tới 10.000 năm.

Lợn thường dầm mình trong bùn?

Nếu ai đó nói “đổ mồ hôi như heo” thì thực sự là sai lầm vì loài này hầu như không có tuyến mồ hôi nào, và một trong những cách tốt nhất để chúng hạ thân nhiệt là đằm mình trong những vũng bùn. Chỉ vì thế mà loài này “mang tiếng” là bẩn.

Vì không có tuyến mồ hôi nên chúng thường dầm mình trong bùn để làm mát cơ thể. Qua kinh nghiệm của nó trong nhiều đời đã cho thấy nước bùn thì bay hơi chậm hơn là nước thường nên chúng thích nước bùn hơn bao giờ hết.

Ngoài ra lớp bùn khô trên da còn có tác dụng như lớp kem chống nắng để giữ cho da lợn khỏi tác động của ánh nắng mặt trời hay giống như kem thoa chống muỗi. Xem thêm: Tử vi năm 2019 Kỷ Hợi: Chi tiết Vận hạn, Tài lộc, Tình duyên, Sự nghiệp cho mọi độ tuổi

Cực khoái kéo dài?

Người ta đồn đoán nhau rằng lợn đực có thể kéo dài tình trạng cực khoái lên đến 30 phút. Tuy nhiên, điều này không thực sự xác thực.

Điều đầu tiên cần nói ở đây là chúng ta không biết lợn đực cũng như lợn cái có cảm giác gì trong chuyện này cho nên những gì chúng ta nói về sự cực khoái của loài lợn chỉ là phỏng đoán mà thôi. Khó mà biết được liệu tình trạng xuất tinh lâu như thế ở loài lợn có xảy ra hay không nhưng rõ ràng đó là điều có thể xảy ra.

Theo phương pháp lấy nọc lợn đực vốn rất phổ biến thì dường như tình trạng xuất tinh của lợn kéo dài rất lâu. Một nghiên cứu hồi năm 2012 cho thấy thời gian xuất tinh trung bình của lợn là 6 phút. Tuy nhiên, về khả năng này của mỗi con có thể khác nhau.

Nhưng cho dù sự thật về sự cực khoái của lợn là gì đi nữa, cẩm nang hướng dẫn trên mạng về việc thụ tinh nhân tạo cho lợn cảnh báo rằng không nên ngừng đột ngột trước khi lợn đực xong việc nếu không con lợn sẽ trở nên nổi điên.

Lợn thông minh hơn cả chó

Cấu trúc gen của heo rất tương đồng với người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, loài heo cũng mơ giống như người. Chính vì vậy, các nhà khoa học sử dụng tế bào gốc từ lợn để nghiên cứu cách chữa trị các loại bệnh của con người.

Ngoài ra, không như những gì chúng ta tưởng tượng, lợn là loài vật được coi là thông minh hơn cả loài chó. Ít ai biết rằng loài lợn thể hiện cho thấy khả năng lưu trữ trí nhớ dài hạn rất xuất sắc và chúng có kỹ năng giải quyết các vấn đề hóc búa như tìm lối ra khỏi mê cung và nhiều thử nghiệm khác có liên quan đến vị trí của các đối tượng.

Lợn cũng có thể hiệu được một ngôn ngữ biểu tượng đơn giản và học được những biểu tượng kết hợp phức tạp đối với các hành động và đối tượng, khả năng dùng gương để tìm thức ăn bị dấu.

Một nghiên cứu khác từ các nhà khoa học Hà Lan lại cho thấy loài lợn cũng có những xúc cảm không kém gì loài chó hay mèo.

Heo con sơ sinh học cách chạy tới nơi có tiếng nói của mẹ chúng, và có thể nhận biết được tên riêng của mình khi chúng 2 tuần tuổi. Thậm chí heo nái còn biết hát cho con nghe, khi chúng cho con bú.

Dù được coi là kẻ ăn uống bừa bãi, heo lại là loài động vật rất thông minh và có tính xã hội cao. Khi được giữ trong cùng một nhóm, chúng sẽ quấn quýt gần nhau và thích được ngủ “mũi chạm mũi”.

Lợn chậm chạp?

Bạn nghĩ rằng loài heo thường chậm chạp và ì ạch? Thực tế đã chứng minh ngược lại, một chú heo trưởng thành có thể chạy với tốc độ đến gần 18 km/h, tức khoảng 3,3 phút cho 1 km.

Lợn là kẻ lắm lời

Năm Hợi bàn về Lợn nhưng ít ai biết rằng chúng sở hữu một vũ khí lợi hại không kém, đó là tiếng thét. Một chú heo khi thét lên có thể đạt ngưỡng 115 đêxiben (dB), cao hơn tới 3 dB so với âm thanh của một máy bay siêu âm dân dụng.

Khi không kêu thét, việc làm thường xuyên của loài heo là trò chuyện. Các chú heo thường xuyên giao tiếp với khoảng 20 tiếng kêu khác nhau đã được xác định, từ tiếng kêu “tán tỉnh” cho tới tiếng kêu báo hiệu “Tôi đói rồi!”.

https://lichngaytot.com/blog-cuoc-song/nam-hoi-ban-ve-lon-700-194718.html

 

Vui cười

Hai vợ chồng đang cãi nhau ỏm tỏi thì thằng bé hàng xóm gõ cửa, cô vợ hé cửa hỏi:

– Có việc gì đấy?

– Dạ, bố cháu hỏi bên này cô chú đang xem bóng đá trực tiếp ở kênh mấy ạ?

 

Huấn luyện viên cưỡi ngựa hỏi:

– Trước đây anh từng ngồi trên lưng ngựa chưa?

– Chưa bao giờ ạ.

– Vậy thì anh sẽ tập với một con ngựa chưa ai cưỡi lần nào, khả năng hai bên sẽ ngang nhau.

 

Buổi đầu tiên của chú thợ học việc, bác thợ ống nước già nói:

– Nghe kinh nghiệm của chú mà học hỏi. Một lần chú bước vào phòng tắm khách sạn, bà khách đang tắm sắp sửa rú lên thì chú nói ngay: “Xin lỗi quý ông!”. Thế là bà ta im bặt vì cứ tưởng chú chưa thấy gì hết.

Buổi chiều, thợ trẻ trở về mặt mũi sưng tím:

– Cháu đến sửa vòi nước ở khách sạn Y, vừa bước vào thì thấy một đôi đang quấn lấy nhau, cháu vội nói: Xin lỗi 2 quý ông! 

 

Chồng đi làm về, vợ săn đón:

– Anh dùng bữa nhé?

– Không, anh ăn ở chỗ làm rồi.

– Anh có đọc báo mới không?

– Chả có gì hay ho đâu, anh đọc hết rồi.

– Sao anh lại lạnh nhạt với em như vậy?

– Nếu về đến nhà mà vẫn phải tiếp tục dịu dàng, thì anh ở lại công sở cho xong.

 

 

Hoa đào và hoa mai trong ngày Tết – Hoài Hương tổng hợp

Từ lâu, hoa đã đi vào tâm hồn con người bằng mọi nẻo đường: tình yêu, nhân cách, đạo đức và thẩm mỹ. Con người thưởng thức hoa không chỉ ở sắc màu, hương thơm mà còn bởi những giá trị tinh thần cũng như tình cảm sâu lắng nhất mà con người muốn gởi cho hoa.

Hoa Đào trong ngày Tết

Hoa đào được xem là loài hoa báo hiệu thời tiết xuân trong cái rét đầu năm ở Miền Bắc. Tục chưng hoa đào ở Miền Bắc đã có từ lâu rồi nhưng không phải ai cũng biết được ý nghĩa khi sử dụng hoa.

Cành đào ngày Tết mang nhiều ý nghĩa tâm linh tốt đẹp đối với mỗi người con Việt.

Ngày xửa, ngày xưa ở phía Đông núi Sóc Sơn, Bắc Việt có một cây hoa đào cổ thụ, cành là xum xuê, bóng râm che phủ cả một vùng rộng lớn.

Ở nơi đó, có 2 vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây hoa đào khổng lồ này. Với sức mạnh phi thường của mình các vị thần giúp dân diệt trừ ma quái, giúp cho người dân trong vùng có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Khiếp sợ trước quyền năng to lớn của 2 vị thần, lũ yêu ma cũng sợ luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành hoa đào là chúng đã sợ hãi bỏ chạy, mất vía.

Tuy nhiên, đến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, 2 thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Chính vì thế, lũ yêu tinh được dịp hoành hành, tác oai tác quái làm hại dân làng.

Vì thế các vị thần nghĩ ra một cách, để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã nghĩ ra một cách là đi bẻ cành hoa đào về cắm trong lọ. Nếu ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà để xua đuổi ma quỷ. Chỉ cần nhìn thấy hình vẽ trên giấy hồng ma quỷ đã thi nhau bỏ chạy.

Việc làm này từ đó trở thành thông lệ, hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến, mọi người đều cố gắng cắm một cành hoa đào trong nhà mình.

Lâu dần, người Việt không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa nhưng vẫn giữ tập tục trang hoàng cho nhà mình bằng cành đào tươi thắm với mong muốn sang năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, an lành, hạnh phúc.

Ngày nay những cành đào tươi thắm vẫn xuất hiện trong mỗi ngôi nhà vào dịp Tết đến xuân về nhưng ý nghĩa của nó đã khác xa với tục lệ ngày xưa. Vẻ đẹp của nó đã mang lại sự ấm cúng cho mỗi nhà, gieo vào lòng mỗi người niềm vui, niềm tin yêu, hy vọng vào năm mới An Khang Thịnh Vượng.

(Bạch Dương)

Hoa Mai trong ngày Tết

Mỗi vùng đất, mỗi quê hương đều có một loài hoa tiêu biểu. Ngày Tết, nếu ở miền Bắc có hoa đào thì miền Nam nhà nào dù nghèo hay giàu cũng đều muốn có một nhành mai hay một chậu hoa mai đặt trước bàn thờ để tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên và cầu mong cho gia đình luôn may mắn quanh năm. Chưng hoa mai trong ngày Tết là một quan niệm nhân sinh của đồng bào Nam Bộ.

Mùa xuân khí hậu mát mẻ, vạn vật chuyển mình, cỏ cây đua nhau đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân cũng là mùa khoe sắc của trăm hoa. Trong không khí mùa xuân nhẹ nhàng thanh thảng, lòng người bỗng như rạo rực khi nhìn thấy màu vàng, màu trắng của hoa mai. Tự ngàn xưa, mai đã được xác định là loài quý nhất trong “tứ quý” (mai, lan, cúc, trúc).

Màu vàng là màu tươi sáng, mai vàng biểu trưng

cho tấm lòng thủy chung, chân thật

Tùy kiểu dáng và màu sắc đặc trưng của từng loại mà mai có những tên khác nhau. Hoa trắng tinh khôi gọi là bạch mai. Hoa màu vàng gọi là hoàng mai. Mai trổ cả bốn mùa gọi là mai tứ quý. Hoa màu đỏ gọi là hồng mai. Lại có loại mai trổ hoa màu trắng, nhỏ, quý phái khi nở chếch nghiêng xuống gọi là mai chiếu thủy.

Mai có thân hình cứng cáp mà thanh tú, yểu điệu mà duyên dáng. Hoa mai dù mỏng mảnh nhưng vẫn không phai một màu vàng tươi sáng. Cả đến khi rơi rụng nhan sắc vẫn trinh nguyên. Giữa tiết đông lạnh giá, mọi sinh vật co ro nhưng mai vẫn hiên ngang khoe sắc, nở nụ cười duyên hiền dịu, yểu điệu mà đoan trang. Hoa mai tỏa hương thoang thoảng nhẹ nhàng.

Mai trắng, vàng, đỏ điểm xuyến cho vườn cảnh suốt từ đông sang xuân thêm tươi thắm, đầm ấm tình người.Màu vàng là màu tươi sáng nên trong tâm thức người Việt Nam, mai vàng còn biểu trưng cho tấm lòng thủy chung, chân thật – Tấm lòng vàng. Dù có bao nhiêu cánh, hoa mai vẫn cấu tạo đều đặn, chân phương, nở xòe tươi thắm, không che giấu bất cứ những gì bên trong như những loài hoa khác.

Mai vàng được tôn vinh là “đệ nhất hoa mai”. Ngoài vẻ đẹp chân phương lộng lẫy, đài các và phơn phớt kiêu sa ấy người ta còn gởi gắm niềm ước mong những điều may mắn, giàu sang, tấn tài tấn lộc.  Hoa mai làm đẹp nhà cửa, xóm làng, quê hương, đất nước. Hoa mai còn nâng cao tình cảm, tình người và là nguồn cảm hứng vô tận của bao nghệ sĩ. Thi sĩ Lưu Trọng Lư đã có lý khi nói rằng: “Không có lời nào đẹp bằng tiếng nói của hoa, ở đâu có hoa thì ở đó có lòng thơm thảo”

(Minh Chính)

https://sites.google.com/site/vuonxuandinhdau/vxdd28

 

Bánh Chưng Dưa Hành, Cam Canh Bưởi Diễn, Dưa Dăm Hồng Xuân Đỉnh – Phiếm luận của Tôn Kàn

Đây là những đặc sản của ngày Tết mà dân Hà Thành mang ra đãi đằng khách khứa.

Bánh chưng

Không cần viết nhiều về món này, vì đã có quá nhiều tài liệu trên Mạng trình bày cách làm cũng như phê bình ngon dở của thứ bánh quốc hồn quốc túy.

Chỉ có vài lời bàn thô thiển đóng góp vào tranh luận.

Thứ nhất, tôi thấy không nên nhuộm gạo với phẩm. Mở chiếc bánh thấy mầu gạo xanh lè trông mà gớm! Mầu xanh của bánh là do mầu tự nhiên của lá dong thấm vào gạo, hơi giống mầu cỏ non mùa Xuân.

Khi gói bánh, người ta đặt 2 chiếc lá dong trên lạt, nằm chồng nửa theo chiều dài lá lên nhau, chú ý phải quay mặt trên của 2 lá ra phía ngoài, và mặt kém xanh hơn (mặt dưới) vào trong. Lượt sau: 2 lá trải như lần đầu nhưng vuông góc với lần đầu, chú ý là lần này phải làm ngược lại, quay mặt lá trên xanh hơn lên trên, mặt kém xanh hơn úp xuống dưới. (Wikipedia). Như vậy, mầu xanh của lá sẽ thấm vào gạo, một mầu nhẹ nhàng tự nhiên trông đẹp mắt.

Trái với giải phẫu thẩm mỹ, không phải cái gì giả tạo cũng đẹp đâu!

Ngoài ra, nhân thịt phải là thịt ba rọi (ba chỉ) nửa nạc nửa mỡ trộn muối tiêu. Thịt phải được ninh với bánh cho thật nhừ hay nục, nước mỡ chảy ra quện vào gạo, ăn miếng bánh mới dẻo và nhuyễn. Thịt quá nạc sẽ làm cho bánh khô queo, ăn không sướng miệng. Nếu kiêng cữ thì đừng ăn bánh nhân thịt, ăn bánh chay cho rồi!

Bánh cũng không nên gói quá khổ, chừng 6 x20x20 cm là đẹp mắt vừa mồm.

Hơn nữa, miếng bánh chưng ăn phải “RỀN”— đặc tính này thật khó định nghĩa. Không ai đòi hỏi các món đồ nếp khác như cơm nếp hay xôi phải rền, trừ bánh chưng. Muốn cho bánh chưng rền thì sau khi vớt bánh đã chín ra khỏi nồi cần phải ngâm trong nước lạnh ít nhất vài tiếng đồng hồ, sau đó đem nén dưới đồ cân nặng thường thường qua đêm. Bánh phải để thật nguội mới bóc ra ăn.

Gói và nấu bánh chưng cho “chỉnh” là cả một nghệ thuật!

Dưa hành

Còn gọi là hành muối, làm  món này đòi hỏi nhiều công phu chứ không dễ dàng như người ta tưởng. Phải mất cả tháng sửa soạn mới kịp đem ra dùng trong dịp Tết.

Trước hết, cần phải kiếm được loại hành đúng chỉ số. Đó là thứ hành mà người Anh gọi là shallot, người Pháp gọi là échalotte, tên khoa học là Allium fistulosum. Củ thường to bằng đầu ngón tay cái.

Hành đã phơi khô, đem bóc vỏ rồi ngâm một ngày một đêm trong nước tro bếp, nước vo gạo hay nước pha phèn chua.

Cách biến chế đã được ghi chép tận tường trong các sách dậy nấu ăn và Google. Chỉ cần thêm rằng củ hành muối ăn phải dòn, mùi thơm nhẹ chứ không hắc, vị hơi chua chua đủ để khử vị mỡ béo của bánh chưng hay giò thủ.

Cam Canh

Gọi là cam Canh là vì cam này xuất phát từ xã Vân Canh thuộc huyện Hoài Đức, Hà Tây.

Đây là một xã nằm tỉnh Hà Tây, trên ranh giới với huyện Từ Liêm ở phía đông.

Cam vỏ mầu đỏ, dễ bóc trông giống quả quít hơn quả cam. Múi nhiều nước, ngọt đậm và gần như không có hột. Hiện nay, loại cam này đang được trồng tại nhiều nơi khác, như ở Từ Liêm (Hà Nội) hay Văn Giang (Hưng Yên).

Đặc biệt chỉ gần Tết mới có loại cam này.

Bưởi Diễn

Bưởi trồng ở làng Phù Diễn, thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội. Quả tròn vỏ mầu vàng, phải vứt lăn lóc dưới đất cho đến khi vỏ hơi héo và có đốm đen mới bửa ra ăn. Múi bưởi mọng nước vị ngọt đậm có hương thơm đặc biệt.

Dưa Đăm

Còn gọi là dưa lê, trồng ở làng Đăm nay là xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm.

Đây là trái dưa thuộc họ Cucurbitaceae, vỏ và thịt mầu trắng, vị ngọt và mát lịm.

Hồng Xuân Đỉnh

Hồng đây là hồng xiêm còn gọi là lồng mứt hay xa pô chê (từ tiếng Pháp sapotillier).

Xã Xuân Đỉnh thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Hồng xiêm trồng ở đây nổi tiếng là ngon, ít hột cùi dầy và ngọt.

Làng Xuân Đỉnh còn nổi tiếng làm mứt kẹo.

Bài này khảo sát sơ qua một số đặc sản được dân Hà Thành ưa chuộng và dùng để đãi đằng bà con bạn bè trong dịp Tết Nguyên Đán.

Trong khi viết bài này, lòng tôi bâng khuâng tưởng nhớ đến thời xa xưa,  cũng đã có lần được thưởng thức những sản phẩm mà hương vị đặc biệt luôn luôn gợi nhắc cho ta đến ba ngày Tết.

Chắc hẳn những sản phẩm này hiện nay vẫn còn, nhưng không hiểu người ta có được thưởng thức chúng trong bầu không khí tự do thoải mái chăng?

Đầu Xuân 2013

http://svqy.org/2013/5-2013/banhchung.html

 

Thơ Trần Tế Xương Chúc Tết

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:

Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.

Phen này ông quyết đi buôn cối

Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:

Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu ?

Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc

Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:

Đứa thì mua tước; đứa mua quan.

Phen này ông quyết đi buôn lọng,

Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:

Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.

Phố phường chật hẹp, người đông đúc

Bồng bế nhau lên nó ở non.

Bắt chước ai ta chúc mấy lời

Chúc cho khắp hết ở trong đời

Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước

Sao được cho ra cái giống người.

 

Đầu Năm đôi lời cùng bạn hữu gần xa, Từ chuyện Nhà đến chuyện Nước – Phan Văn Song

Toàn dân nghe chăng? Sơn hà nguy biến …

Đầu năm mới 2019, nếu đúng hẹn, chỉ còn một năm nữa, năm 2020, là Văn kiện Bán Nước Thành Đô sẽ có hiệu lực. Kết quả: Việt Nam sẽ là một bộ phận của đất nước Trung Hoa Cộng Sản. Đảng Cộng sản Việt Nam đương quyền, trong vai trò nô lệ, sẽ «khấu đầu dưới trướng» bái phục, dâng nước, từ nay từ quan hệ láng giềng liên quốc, biến thành quan hệ hệ thống hành chánh, tỉnh huyện bẩm tâu triều cống trung ương Hoàng đế Trung Cộng Xi Jinping. Các công dân Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ chuyển qua làm thứ dân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các thương gia, công nhơn Tàu – hay quân nhơn Tàu trá hình – đã từ bao năm tháng nay, ngày ngày rầm rộ, tràn ngập sắp hàng nối đuôi vượt Ải Nam Quan (dễ dàng vì không cần chiếu khán), tung hoàng trên đất Việt, tự do buôn bán,… người Tàu phù lắm tiền lắm bạc, thì tự do kinh doanh, mở nhà hàng, từ tiểu thương tạp hóa đến khách sạn, hộp đêm… kẻ Tàu ghẻ không tiền, không vốn, thì công nhơn lao động trên những công trường, cơ sở công nghệ hay thương nghiệp của Tàu đặc biệt ở các vùng chiến lược.

– Dự luật năm qua, ba Đặc khu, nay đã thành luật hành chánh – kinh tế cho phép ba đặc khu Quảng Ninh, Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa – Nhatrang) và Phú Quốc thành hình. Đó là một thảm họa! tuy chỉ là ba đặc lợi, nhưng là ba miếng mồi ngon cuối cùng của quan quân Việt Công dâng cho Chủ nhơn Trung Cộng, và cũng sẽ bắt đầu cho một « sự đã rồi ». Ba đặc khu nầy sẽ khai trương cho một đại đặc khu vĩnh viễn: toàn bộ đất nước Việt Nam.

Quên sao, đã từ bao nhiêu năm nay, Đảng Cộng sản Hà nội đương quyền Việt Nam cũng đã dâng 18 đặc khu kinh tế cho Tàu rồi. Nhưng ba đặc khu cuối cùng nầy không giống như các đặc khu trước đó. Dự luật riêng cho ba đặc khu này cho phép các nhà đầu tư ngoại quốc (Tàu?) mướn đất cho tới 99 năm. Đó có nghĩa là bán đất hẳn cho Tàu không? Và thảm họa hơn nữa: những đặc khu, cũ hay mới nầy, đều nằm ở những vị trí chiến lược. Một thí dụ, một đặc khu hiện nay, Vũng Áng, mà quý vị đã biết: Vũng Áng, là một địa lý chiến lược.

– Vũng Áng-Hà Tình : nằm đối diện với đảo Hải Nam, dễ dàng, khi cần tạo hai «vọng gác» khóa cửa ngõ vào Vịnh Hạ Long, kiểm soát hải cảng chiến lược và kinh tế Hải Phòng.

– Đó là phía mặt biển, riêng phía mặt đất, Hà Tĩnh-Vũng Áng cách biên giới Lào 50 km, chỉ cần lập một phòng tuyến ngắn là dễ dàng cắt đứt miền Bắc ra khỏi đất Việt Nam – Hà Tĩnh trở ra Bắc là vùng đất nước, là cái nôi của đất nước và văn hóa Lạc Việt, cũng là cựu đất Giao Chỉ và Cửu Chân, là biểu tượng của quận huyện của An Nam Đô Hộ Phủ thời Bắc thuộc. Ngàn năm đô hộ, ngàn năm nô lệ … nào chớ quên, cam hờn tủi nhục!

– Và hôm nay đầu năm nay, Luật An Ninh mạng cũng đã được áp dụng, kiểm soát thông tin, truyền thông, bịt mồm bịt miệng, kiểm soát suy nghĩ não trạng tư tưởng người dân.

Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng cầm quyền, tuy ngày nay, tạo một nước Việt Nam bên ngoài, về mặt ngoại giao và kinh tế, có vẻ tạm thời, đạt được nhiều thuận lợi : nào có mặt tại thị trường mậu dịch quốc tế (WTO), vẫn còn được ở danh sách các nước có chánh sách thương mãi đặc biệt với Huê Kỳ, hội viên Liên Hiệp Quốc, từng được quốc tế và láng giềng cho phép làm quốc gia tổ chức  các cuộc họp quốc tế thuộc vùng Đông Nam Á như, APEC, ASEM  vân vân … Nói tóm lại, Việt Nam ngày nay, thoáng nhìn, có vẻ, trưởng thành đó. Nhưng đó chỉ là bề mặt, tuy có vẻ sang trọng đàng hoàng đấy, nhưng không giấu được bản năng cà chớn, du côn, với ngoại quốc thì hề hà, lòn cúi, nhưng lật lọng, gặp mặt thì cúi đầu ôm hun thắm thiết, đi chợ siêu thị thì chôm, đi chơi thì chộp, đi họp thì ngủ gà ngủ gật, nhưng trái lại đối với người dân trong nước, thì trổ cái độc tài độc đoán cố hữu. Và do đó, hiện đang bị Hội đồng Liên Âu xét lại tình trạng Tôn trọng Nhơn quyền để làm căn bản cho những thương thuyết thương mại tương lai.

Ngày hôm nay, trong một không khí thôi thúc của lịch sử, nếu đảng cầm quyền vẫn còn giữ một não trạng thấp kém bé nhỏ, thì nhơn dân Việt Nam, trái lại, trong tình trạng đang bị cầm kẹp như vậy, đã và đang trên đà lớn hẳn lên: Không còn sợ, không còn mê, không còn nễ nang gì nữa. Bằng đủ tất cả hình thức, phương tiện đấu tranh khác nhau, từ biểu tình khiếu kiện tranh chấp đất đai, chống Tàu xâm nhập chủ quyền, đến đòi hỏi nhơn quyền dân chủ, đòi thay đổi Hiến pháp, đòi bãi bỏ chế độ, bãi bỏ Đảng Cộng sản, đòi thay đổi cả quốc hiệu … Chưa bao giờ, trong lịch sử Việt Nam, một chế độ, chế độ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quốc tế ở ngoài, một cách ngoại giao, xem  như một quốc gia trưởng thành, nhưng cũng chưa bao giờ, trong lịch sử Việt Nam, một chế độ cầm quyền, ở trong nước, trong quốc gia mình đang cầm quyền, lại bị nhơn dân cả nước của mình, phỉ nhổ, đả đảo, đả phá và  mất tin tưởng như bây giờ.

Nhưng lỗi cũng tại cái hèn của những người cầm quyền, cũng vì cái giàu có bất lương, vì cái hành vi bất hảo, vì cái địa vị quyền thế bất xứng, lại thêm tinh thần hàng phục Bắc triều Trung Cộng quá rõ ràng, qua những sự kiện xâm phạm  hải phận liên tục, qua những xâm chiếm các quần đảo Hoàng sa và Trường sa như một sự đã rồi, qua những hành động côn đồ của các thuyền tàu Trung Cộng đối với cái ngư thuyền Việt Nam, nên ngày nay, chế độ Cộng sản đang rung rinh và có thể phá sản.

– Vì vậy, ngày nay, mặc dù có những đi lại của những phái đoàn ngoại giao Cộng sản Việt Nam cầu cạnh ngoại giao, thăm viếng những yếu nhơn Huê kỳ, Ấn độ, Nhựt Bổn….

– Vì vậy, mặc dù vẫn có những phái đoàn Mỹ hay các quốc gia láng giềng, quân sự hay ngoại giao ghé thăm Việt Nam.

– Vì vậy, mặc dù đất nước Việt Nam danh lam thắng cảnh vẫn còn đủ hấp dẫn  làm một thiên đàng du lịch cho dân buôn Trung Cộng hay dân đi chơi  ngoại quốc hay ngay cả những người Việt tỵ nạn Cộng sản hải ngoại vong bản, quên gốc, hay thuộc loại Việt Kiều « phản quốc »…  Đất nước Việt Nam dưới sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn là  một goulag khổng lồ, một nhà tù lớn, một  địa ngục trần gian cho đại đa số dân chúng Việt Nam. Điển hình mới nhứt, là vụ cưởng chế đập phá vườn rau Lộc Hưng ở Tân bình ven đô Sài gòn đuổi dân cư nghèo nàn đã mấy đời cư ngụ từ đã 50 năm nay (từ trước 1975) để lấy lại đất đầu tư địa ốc sang trọng kiếm lợi nhuận.

Hôm nay, trong tình hình chánh trị rất có lợi cho một công cuộc giải phóng, chúng ta, những người con của một quốc gia Việt Nam với 4000 năm lập quốc, những người con của một dân tộc Đại Việt với 4000 năm văn hiến, những người con đất Đại Việt đã bao lần bị xâm lăng bởi Hán quân, bao lần tự vùng lên quật cường tự giải phóng giữ độc lập, giữ bờ cỏi giang sơn, đã đến lúc chúng ta phải làm bổn phận, cũng như xưa kia tiền nhơn, tổ tiên, cha ông chúng ta đã làm bổn phận, cũng như trước kia các đàn anh chúng ta hơn bảy mươi năm về trước làm bổn phận. Toàn Dân Hảy Cùng Nhau Đứng lên Vùng dậy Cứu Nước. Uống ước nhớ nguồn chúng ta cùng nhau ôn lại bài học xưa của nguồn gốc Đại Việt, nhớ ơn những người phá núi, mở sông, lập quốc!

Chúng ta phải Diệt Quốc Tế Cộng Sản Chủ Nghĩa để

1/ Trở về và cũng cố Dân tộc Chủ nghĩa:

Dân tộc Chủ nghĩa : Cũng nên nhắc lại lịch sử thế giới trước Thế chiến 2, là lúc bấy giờ,  phân nửa thế giới đang bị trị bởi các đế quốc thực dân, bởi các chế độ thực dân như Anh, Pháp, Hòa lan, Tây ba Nha, Bồ đào Nha … lại còn có những quốc gia đang bị các Liên minh Âu châu quản trị như Cameroun, Liban, Lybie…Các quốc gia như Đức, Nhựt, Ý vì thiếu đất để phát triển kinh tế, vì thiếu thuộc địa để nuôi «mẫu quốc» nên dựa trên những lý thuyết dân tộc để vận động tinh thần yêu nước của quần chúng mình để phát triển. Đức với thuyết Quốc Xã củng cố vai trò chủng tộc Aryen «da trắng tóc vàng mắt xanh»; Ý, với thuyết Fascisme, chia xã hội thành những «chùm, nhóm» (faisceau) để đồng hóa xã hôi thành một khối ; Nhựt bổn với «thánh thuyết: Thái dương Thần nữ và Nhựt hoàng hiển thánh» đã vận động quân ngũ hóa toàn thể nhơn dân mình để bành trướng tìm «đất sống và không gian sanh tồn» và với Chủ Thuyết Đại Đông Á, mộng ước tạo một Khối Thịnh Vượng Chung Đông Nam Á để đối chọi và cạnh tranh với Đế quốc Pháp và Anh…

Trung Hoa và Việt Nam là hai quốc gia có tinh thần dân tộc rất mạnh.

– Trung Hoa đang bị ngoại xâm trầm trọng, các đế quốc ngoại quốc cả Âu lẫn Á đang dày xéo, chia xẻ tài nguyên Trung Hoa, chánh quyền không có, cả nước Trung Hoa do bà Từ Hy độc ác vô tài cầm đầu, toàn đất Hoa do các lãnh chúa tham nhũng vô đạo đức bóc lột. Không ai đoái hoài đến người dân cả, và vì thế Quốc Dân Đảng ra đời do Tôn Trung Sơn hay Tôn Dật Tiên sáng lập với chủ nghĩa Tam Dân. Tôn Dât Tiên cướp chánh quyền Từ Hy của Nhà Đại Thanh và thành lập Công Hòa Trung Hoa Dân quốc năm 1911.

– Việt Nam lúc bấy giờ, để tìm con đường cứu quốc giải phóng quốc gia giành độc lập, nhìn vào Nhựt Bổn và Trung Hoa Cách mạng là hai gương sáng. Từ phong trào Đông du, đến con đường tỵ nạn qua Trung Hoa đều là do các thanh niên yêu nước thoát ly gia đình đi tìm con đường cứu quốc. Một con đường cách mạng thứ ba nữa ra đời, trễ hơn, là con đường những nhà yêu nước phần đông gốc miền Nam, du học Pháp, đem tư tưởng Cách mạng Pháp 1789 trở về Việt Nam làm Cách mạng đòi Độc lập, đấu tranh dân chủ lập công khai ngay tại Miền Nam thuộc địa, Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Nguyễn Thế Truyền,… điển hình, thí dụ cụ thể là Đảng Lập Hiến Đông Dương ( Parti Constitutionaliste Indochinois) là một chính đảng hoạt động ở Nam Kỳ từ năm 1923 đến khoảng thập niên 1930 thì chấm dứt. Đảng này do Bùi Quang Chiêu, một kỹ sư canh nông, có quốc tịch Pháp, cũng là hội trưởng Hội Trí Tri và chủ bút tờ báo La Tribune Indochinoise  thành lập … Trong không khí ấy, các đảng dựa trên tinh thần Dân tộc được thành lập : Việt Nam Quốc dân Đảng, và các Đảng Dân tộc Chủ nghĩa dùng tên nước Đại Việt làm chủ đề như Đại Việt Duy Dân, Đại Việt Dân Chính, Đại Việt Quốc Xã … hay Đại Việt Quốc Dân Đảng với chủ thuyết Dân Tộc Sanh Tồn.

Cũng cố Dân tộc Chủ Nghĩa: Bảy mươi năm đã qua, các đảng và các đảng viên, tạo dựng v àhuấn luyện sanh hoạt trên tinh thần Dân tộc ấy như Việt Nam Quốc Dân Đảng hay các đảng phái và sau nầy hệ phái Đại Việt, luôn luôn có mặt, và đứng cạnh nhơn dân Việt Nam trong đấu tranh giành Độc lập, trong đấu tranh chống Độc tài, trong đấu tranh chống Cộng sản quốc tế ngoại lai. Từ những chiến khu Kép, Lạc Triệu, ở miền Bắc đến An Điền, An Thành, ở miền Nam đã vang danh thời kháng Pháp, và sau nầy thời xây dựng Quốc gia Việt Nam hay nền Cộng hòa, các đảng viên các đảng Dân tộc Chủ nghĩa như Đại Việt hay Việt Nam Quộc Dân Đảng đều luôn tham gia luôn có mặt, trong quân lực, trong chánh quyền Quốc gia Việt Nam hay Việt Nam Cộng hòa, và rõ ràng hơn trong việc xây dựng chế độ Đệ nhị Cộng hòa đầy dân chủ.

2/ Từ Chuyện nhà: Sanh Tồn:

Chuyện nhà: nói riêng về Đảng Đại Việt của anh chị em chúng tôi. Thoáng nhìn, từ một Đại Việt Quốc Dân Đảng thành lập năm 1939 ở miền Bắc, nhanh chóng hoạt động và lớn mạnh ở toàn quốc trong thời chiến chống Pháp và chống Cộng Sản, sau năm 1964, đã biến thành ba Đảng, Đại Việt Quốc Dân Đảng, Đại Việt Cách Mạng Đảng và Tân Đại Việt. Cơ chế Đảng có phân hóa đó, nhưng các đảng viên với «chủ thuyết dân tộc sanh tồn» vẫn một lòng, một cách đồng bộ, phục vụ đất nước và chế độ Cộng hòa.

Phân Hóa do Biến Cải; Phân Hóa do Đa nguyên;  Phân Hóa để Sanh Tồn; Phân Hóa để  Phù Hợp với Môi Trường, với nếp sống đa nguyên, đa dạng, đa văn hóa, Dân chủ hơn; do đó Phân Hóa để Quần Chúng Hóa!

Và ngày nay, các cựu đảng viên, tha hương, tỵ nạn Cộng sản, tuy trong một không khí yên lành, dân chủ, đa nguyên, tự do ở xứ người, vẫn thường hay than thở và hối tiếc than trách cái phân hóa của Đại Việt Quốc Dân Đảng sau 1964 – Quên rằng: ngay từ đầu, Đảng đã tổ chức thành Ba Xứ Bộ hoàn toàn độc lập và tự túc. Nhờ vậy, dù Đảng Trưởng đã thất tung và bị địch sát hại. dù Xứ Trưởng Xứ Bộ Trung bị Cộng sản giết, Đảng vẫn tồn tại và phát triển –  Vì khác với những chủ thuyết chánh trị hay cách mạng khác, chủ thuyết Dân Tộc Sanh Tồn ngay từ đầu đã rất cởi mở rồi, cởi mở ở cái thuyết

Biến Cải: Ngay từ lúc đầu vào thời điểm năm 1939, Đảng trưởng Trương Tử Anh đã nói đến «thuyết biến cải». Chấp nhận một chủ thuyết có thể biến cải, và về sau đã được Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy luận rộng thành một sức mạnh, biến cải theo phát triển, biến cải theo môi trường, biến cải do đa nguyên để phát triển và sanh tồn. Như vậy Chủ thuyết luôn luôn được cập nhựt phù hợp với tiến trình khoa học, với môi trường hay quy trình thay đổi xã hôi.

Đảng trưởng đã có một tầm nhìn xa, lại được Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy lại luận bàn mở rộng thêm thành một một viễn kiến rộng.  Dân Tộc Sanh Tồn là một chủ thuyết mở, luôn luôn phù hợp, cập nhựt  với mọi tình huống phát triển của xã hội Việt Nam trong bất cứ thời đại nào, và đặc biệt với Toàn cầu Hóa, với văn minh xã hội đa nguyên Ngày Nay.

Dân Tộc Sanh Tồn Mở với Thế giới Mở, Với Toàn Cầu Hóa.

Mở: mở cửa, mở duy quan, mở tâm thức, mở tư tưởng, dám đặt lại vấn đề. Đó l mạng thường trực. Nhựt nhựt tân hựu nhựt tân. Mở tư tưởng chưa đủ, phải mở bàn tay, mở con tim. Tiếp nhận bạn mới, chấp nhập đối thoại, chấp nhận đối lập, bàn cải.

Trước ngày Mất Nước, trước 30 tháng Tư năm 1975, tuy gọi là phân hóa, các đảng viên ba Đảng Đại Việt, đều có mặt, tham gia chánh quyền quốc gia, chánh quyền cộng hòa đặc biệt với chánh quyền Đệ nhị Cộng hòa. Anh em đảng viên chúng tôi trong ba Đảng Đại Việt, đã cùng các anh em các đảng viên các đảng phái Dân tộc chủ nghĩa hay Quốc gia Chủ nghĩa khác, cùng một chiến tuyến hoàn toàn chống đảng Cộng Sản Việt Nam ngoại lai đệ tam quốc tế do Nga Tàu chỉ huy, tất cả tuy không cầm quyền, nhưng tất cả cũng đã tham gia chánh quyền, có người dân biểu, có người nghị sĩ, tham chánh, người Bộ trưởng, kẻ Tổng trưởng, cố vấn … và rất nhiều người có những vai trò chủ lực, nồng cốt trong Quân lực từ thời Quốc Gia đến thời Việt Nam Cộng hòa, ở mọi cấp bậc, ở mọi binh chủng … Nói tóm lại từ thời Quốc gia Việt Nam vừa Độc lập, vừa lập chế độ Tự Do đến thời Cộng hòa … đến ngày tan hàng các đảng viên các đảng phái Quốc gia hay Dân tộc Chủ nghĩa đều  có mặt tham gia  và phục vụ và tạo dựng chánh quyền  «Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa».

Ngày nay, ra Hải ngoại, chúng ta, những con người Việt Nam, của Quốc gia Đại Việt, của Dân tộc Chủ Nghĩa cần phải mở nữa. Mở để sanh tồn.

Chúng ta phải sanh hoạt mở, phải tìm bạn. Con đường đấu tranh ở hải ngoại hướng về đất tổ muôn mầu muôn sắc. Chúng ta không thể tìm sự đồng thuận hoàn toàn, chúng ta chỉ tìm một mẫu số chung nhỏ thôi. Hãy đồng thuận trong cái ý chí là « Phải lật đổ chế độ cộng sản ».

Diệt Việt Cộng Chống Hán Cộng phải là mục tiêu hành động chung.

Mỗi người Việt, mỗi người con của dân tộc Đại Việt phải tham dự với cái tinh thần Dân tộc Đại Việt, với cái Đạo đức Đại Việt. Tóm lại, với tất cả Con Người Đại Việt ở mỗi chúng ta.

3/ Đến Chuyện Nước: Kết Sanh 

Người con Đại Việt, từ nay muốn Sanh tồn để bảo tồn Dân Tộc, phải biết « đoàn Kết Sanh tồn»:

– Với các người con Đại Việt yêu nước của các cộng đồng Việt Nam ở các quốc gia cư ngụ khác nhau để cùng bảo vệ Không gian Sanh tồn Dân tộc Việt Nam ở Hải ngoại.

– Với các người con Đại Việt Quốc nội để mãi mãi giữ cái tinh túy, cái gốc, cái văn hóa, cái chữ viết « chữ quốc ngữ hiện hành », cùng cái giang sơn, cùng cái toàn vẹn lãnh thổ, cùng cái toàn vẹn văn hóa, và cùng cái toàn vẹn linh hồn Dân tộc Đại Việt ! (Không phải ngẩu nhiên mà Đảng Cộng Sản Hà nội SAI tên họ Bùi tung ra chữ Việt mới, viết kiểu bính âm-piyin Tàu đâu!)

Không gian sanh tồn Dân tộc Việt mới ở Hải ngoại, đa nguyên, đa quốc gia, đa môi trường, không thể để chúng ta làm việc như hồi ở Việt Nam nữa. Thế giới tự do, không ràng buộc, không chức vụ, lương lộc, chỗ ở, không chế tài, không phần thưởng, chỉ còn tấm lòng thôi.

Tất cả đều tự nguyện. Cũng vì mỗi người ở một nơi, khác quốc gia, khác tập quán sanh hoạt nên tìm một sự đồng bộ khó lắm. Vì đồng bộ khó, do đó chúng ta phải mở. Vì đồng bộ khó nên chúng ta đi tìm sự ủng hộ bên ngoài, nhiều hơn sự ủng hộ trong nhà. Tìm cái

– «Không Gian Sanh Tồn» là cái Mở của «Dân Tộc Sanh Tồn»,

– Và cái Mở của «Không Gian Sanh Tồn» là «Kết Sanh».

Mỗi con người có một không gian sanh tồn. Một người nam, một người nữ chung nhau kết hai cái «không gian» mình lại để thành một gia đình, «Kết sanh» ấy là vợ chồng, là gia đình. Nhiều gia đình Kết Sanh xã hội, nhiều xã hội là cộng đồng, thành phố, làng xã, đất nước.

 Kết Luận

Từ nay chúng ta hãy làm quen với: Dân Tộc Sanh Tồn, Không Gian Sanh Tồn Dân tộc và

– «Kết Sanh». Và chúng ta áp dụng vào trong sanh hoạt hằng ngày của chúng ta. Trong đời sống hằng ngày, nơi việc làm, nơi địa phương chúng ta cư ngụ, hội nhập với người địa phương với láng giềng, kết sanh sanh hoạt kinh tế. Trong công đồng nơi chúng ta sanh sống, hội nhập sanh hoạt với những đoàn thể bạn, kết sanh sanh hoạt xã hội. Trong đất nước chúng ta cư ngụ tham gia những hoạt động chánh trị như những bầu cử các nghị viên các dân biểu đại biểu, kết sanh sanh hoạt chánh trị.

Chúng ta, đã vì Sanh tồn Dân tộc Việt, đấu tranh sống còn với Cộng Sản ngoại lai để giữ cái Sanh tồn cho Dân tộc Đại Việt, phải Kết sanh để cũng cố Dân Tộc Việt.

Khi nào tất cả các đảng viên của tất cả các chánh đảng Việt Nam có đầy đủ tự tin, đầy đủ sự trưởng thành chánh trị, thì các đảng chánh trị Việt Nam mới có tầm vóc quốc gia để tham gia vào vận mệnh đất nước Việt Nam, tạo cho dân khôn, dân giàu, thì nước Việt Nam chỉ có mạnh và phát triển thôi !

Mong lắm!

Hồi Nhơn Sơn, Đầu năm 2019

Người Con Đại Việt Chống Tàu Dzviệt Cộng

 

Thơ Trần Văn Lương

Dạo:

Giang san đã bán cho Tàu,

Người về “ăn Tết” có đau tấc lòng?

 

Cóc cuối tuần: Mày Lại Về “Ăn Tết”

 (Mượn lời người còn kẹt lại VN nói với đứa bạn đã từng vượt biên và đã từng mang danh “tỵ nạn”)

Tao mới biết mày luôn về “ăn Tết”,

Nhưng mày hằng trốn biệt chẳng tìm tao,

Vì ngại tao túm áo hỏi tại sao

Mày không nghĩ đến đồng bào đất nước.

 

Hãy nhớ lại vài chục năm về trước,

Khi Việt nam vừa được Mỹ bang giao,

Mày đã quên lời thề thốt đêm nao,

Vội lén lút xé rào về “ăn Tết”.

 

Tao bắt gặp, mày bèn thề sống chết,

Rằng về đây, cương quyết chỉ một lần,

Mục đích là để thăm viếng người thân,

Và cải táng mộ phần cho bố mẹ.

 

Nhìn mắt mày rưng lệ,

Tao phân vân rồi khe khẽ mủi lòng,

Thầm nghĩ ai chưa quên hẳn giống dòng,

Ắt còn có chút gì không đến nỗi.

 

Sau lần đó, mỗi thằng đi một lối,

Tưởng mày đà biết nghĩ tới quê cha,

Có ngờ đâu những lời nói thiết tha

Ngày xưa đó hóa ra là láo hết..

 

Tao đau lòng được biết,

Bấy lâu nay, hễ Tết đến Xuân về,

Mày hầu bao rủng rỉnh ghé “thăm quê”,

Lo đàn đúm hả hê không biết mệt.

 

Tao nghe nói, có năm gần trước Tết,

Mày lên đồ lính trận thiệt oai phong,

Xuống Bolsa, hùng dũng giữa đám đông,

Hô chống Cộng, trông vô cùng lẫm liệt.

 

Nhưng sau đó, khi Sài Gòn đón Tết,

Bỗng có mày về lê lết ăn chơi,

Sáng la cà, chiều du hí khắp nơi,

Thỉnh thoảng lại giở trò chơi “từ thiện”.

 

Đám bè bạn xưa theo mày vượt biển,

Đã lắm thằng giờ hiện ở nơi đây,

Cùng mày luôn họp thành lũ thành bầy,

Đêm trác táng, ngày no say “thoải mái”.

 

Tao nhớ mãi, lần đầu mày trở lại,

Mày vẫn còn ái ngại một vài phân,

Nhưng ngày nay mày ắt đã quen dần

Nên mặt mũi càng câng câng vênh váo,

Khác hẳn lúc năm xưa mày đã bảo,

Chỉ về đây để báo hiếu mẹ cha,

Nhân tiện thăm bè bạn với thăm nhà,

Trước khi phải rời xa quê mãi mãi.

 

Mày xui xẻo giờ bị tao gặp phải,

Chẳng sượng sùng, còn lải nhải biện minh,

Nào đi xa nên nhớ quá quê mình,

Nào tiếng gọi gia đình không dám cãi!

 

Mày có biết khi xênh xang trở lại,

Mày vô tình đã làm hại quê hương,

Đã góp phần nuôi dưỡng bọn bất lương,

Đưa đất nước vào con đường hủy diệt.

 

Chuyện quá khứ mày đà quên hết tiệt,

Quên vợ con mày chết ở Biển Đông,

Quên những ngày trại tỵ nạn long đong

Khúm núm sợ phật lòng thằng gác Thái.

 

Tao chỉ hỏi lần này rồi mãi mãi

Quyết sẽ không gặp lại bản mặt mày,

Đứa chối từ thân phận để về đây

Đạp lên nỗi đắng cay toàn dân Việt.

 

Mày có thấy thường dân bị đánh giết,

Khách trên đường chỉ liếc mắt rồi thôi,

Vẫn thản nhiên, vẫn phớt tỉnh nói cười,

Nhân tính của người thời nay thế đó!

 

Mày có thấy bầy công an cán bộ

Bắt con dân yêu nước bỏ vô tù,

Bao nhà nông tài sản bị tịch thu

Chỉ còn biết ngậm căm thù, nuốt lệ?

 

Mày có thấy đám đầu xanh tuổi trẻ,

Trai rạc rài chẳng kể đến ngày mai,

Gái bán rao trinh tiết tận nước ngoài?

Đấy, hy vọng cùng tương lai nước Việt!

 

Mày có thấy năm nay về “ăn Tết”,

Bắc đến Nam, nhốn nháo Chệt đầy đường,

Trong lòng mày có thoáng chút buồn thương

Cho vận mệnh của quê hương đất nước?

 

Hay mày vẫn còn vênh vang như trước,

Kệ quê nhà, miễn mày được vui chơi,

Được rượu chè cùng trai gái thảnh thơi,

Mặc nước mất vào tay người dị tộc?

   x x x

Thêm một lần Bắc thuộc,

Leo lét buồn ánh đuốc giữa đêm đen.

Cali, 1/2019

Paris những ngày cuối năm trong khói lửa – Nguyễn thị Cỏ May

Phong trào Áo Vàng biểu tình tới nay gần 2 tháng. Thời gian khá dài hơn nhiều cuộc biểu tình lớn khác đã xảy ra, như hồi tháng 5/68 chỉ có 1 tháng hay hồi 95, gần cả tháng, chống chánh sách về hưu trí và an sinh xã hội của Thủ tướng Jupé, đã dẫn tới việc ông đã phải từ chức. Nhưng nay dân Áo Vàng tỏ ra còn hăng hái, có thể kéo dài hơn nữa cho tới khi những đòi hỏi được thỏa mãn. Mà đòi hỏi tối hậu là Tổng thống Macron từ chức!

Sau Hồi VI tuần trước Noël, dân Áo Vàng đã không ngần ngại đưa ra lời kêu gọi “Hồi VII” với khẩu hiệu “Áo Vàng, chúng ta ăn Noël với nhau”. Mà “Áo Vàng ăn Noël với nhau” có nghĩa là bà con ta sẽ ăn Noël ngoài Trời. Dưới cái lạnh mùa đông năm nay khá lạnh, nhiều nơi lạnh xuống tới -2°C, -3°C.

Thế mà lời kêu gọi vừa đưa ra hồi 13 giờ ngày hôm trước, hẹn nhau tại Đại lộ Champs-Elysée, Paris, thì có ngay 17000 người trả lời rất hoan nghênh và hơn 2000 người khác thông báo tới tham dự.

Không riêng gì Paris, ở nhiều nơi khác, Áo Vàng cũng vẫn tiếp tục biểu tình và ăn Noël với nhau ngoài trời mùa đông. Ở bùng binh (Rond-Point) trên nhiều trục lộ dẫn về Paris, Áo Vàng tụ tập từ hơn cả tháng qua, thường xuyên, liên tục. Họ dựng lều tạm trú, lấy thùng fût cũ làm lò, bỏ củi vào đốt để sưởi. Ăn uống, có gia đình và dân chúng ở gần đó tiếp tế. Tắm rửa, vài tuần, thay phiên nhau về nhà hoặc vào nhà dân ở gần tắm nhờ. Vả lại, mùa đông, tây đầm ít khi dám tắm lắm. Chỉ lấy dầu thơm (eau de toilette – nước tắm rửa) thoa qua mặt mày, cổ, là đủ rồi. Người vẫn thơm phức như đầm!

Áo Vàng ăn Noël tại Bùng binh công lộ

Tại một Bùng binh trên trục lộ miền Bắc nước Pháp, lối ba mươi Áo Vàng, có cả Bà đầm Áo Vàng, tham dự, ăn Noël ngoài Trời. Nơi đây vẫn là địa điểm của họ tập họp Áo Vàng ngay từ những ngày đầu của phong trào biểu tình chống chánh phủ vì đời sống quá đắt đỏ. Bữa ăn phải sau lễ 12 giờ. Ở giữa Trời, họ vẫn cùng nhau làm lễ mừng Chúa Giáng sinh, cùng ca hát. Bữa ăn của họ rất tươm tất. Nào gan ngỗng (Foie gras d’oie – ngon hơn và đắt tiền hơn gan vịt) với bánh mì khoanh tròn nhỏ nướng thoa bơ, cá hồi ung khói, gà trống (chapon) rô-ti, cả Champagne và, dĩ nhiên, không thể thiếu món truyền thống của đêm Noël là bánh ngọt (bûche de Noël) kết thúc bữa ăn Réveillon. Đúng là một bữa ăn Noël, tuy ngoài Trời, và Áo Vàng khoác bên ngoài, nhưng chẳng khác như ở nhà chút nào. Vẫn ấm cúng.

Áo Vàng ăn Noël ở 1 Bùng binh miền Bắc nước Pháp

Đây là Bùng binh Quatre Chemins ở Somain, phía Bắc, nơi trước đây có hầm mỏ than đá. Dân chúng tập trung về sinh sống, làm công nhân, nên họ có truyền thống tranh đấu xã hội từ đó. Ngày nay, họ tranh đấu trong phong trào Áo Vàng, nên trời lạnh hay mưa bão, họ vẫn kiên trì bám trụ. Và họ đã tham gia từ cuộc biểu tình phát động đầu tiên, ngày 17/11/2018 cho tới nay.

Dân ở đây không thua gì dân Thanh Nghệ Tĩnh ở Việt Nam. Tranh đấu tới cùng, chết bỏ, cho nên dễ bị cộng sản lợi dụng. Trong nhóm Áo Vàng ở đây cũng có khá nhiều đảng viên cộng sản pháp. Ngày nay, cộng sản pháp chỉ còn tham gia biểu tình, đình công, cố thủ vài địa phương nhỏ, với dân chúng lao động gốc ngoại quốc như Tây ban nha, bắc phi, tuy Pháp là nơi đầu tiên khai sanh ra đảng cộng sản mà chưa bao giờ Pháp trở thành nước cộng sản. Nhiều người ngoại quốc tới đây du học, lao động, như Chu Ân lai, Hồ Chí Minh, Khieu Samphan, Pol Pot, …trở thành cộng sản, rồi trở về xứ làm lãnh tụ. Bỡi Pháp vốn là nước có văn hóa lâu đời, có một nền văn minh tiên tiến, và từ sớm đã làm cách mạng Dân chủ Dân quyền.

Có một bộ mặt Áo Vàng khác vô cùng đẹp. Tại Bùng binh Margencel ở Haute–Savoie, Áo Vàng cũng đóng chốt từ lâu, nay nhơn lễ Noël, họ tổ chức đón lễ trong vũ nhạc. Mọi người đều tươi cười rạng rỡ qua ánh lửa bập bùng, ôm nhau nhảy nhót. Một bà cụ trong tay của một phụ nữ trẻ tuổi. Một người đàn ông lớn tuổi, cao to, đội cái nón có 2 sừng, nhảy một mình, quay vòng tròn theo điệu nhạc. Một bà cầm cờ xanh, đỏ, trắng, phất lên vùa nhảy múa.Tất cả cùng hát múa theo bản «La Foule» của Edith Piaf. Đây là lúc mà mọi người không ai thắc mắc đời sống của họ khó khăn vì những nhà tài phiệt cướp hết thành quả lao động của họ. Họ cũng không ưu tư giá xăng dầu tăng, khả năng mua sắm của họ bị xúc giảm, thiếu công bình xã hội, lương bổng phải tăng,… Tất cả cùng vỗ tay theo điệu nhạc. Nhóm lính san-đầm đứng bên ngoài canh chừng họ cũng cùng vỗ tay theo. Tất cả giờ đây chỉ còn là một khối tình cảm thân thương, vui hưởng ngày Noël (nhà báo Richard Vivion của France Bleu).

Đón Giao Thừa

 Ăn Noël vừa xong, Áo Vàng lại kêu gọi chuẩn bị biểu tình Hồi VIII, tập họp ở Đại lộ Champs-Elysée vào đêm giao thừa để chào mừng Năm Mới. Trong lúc đó, Thị xã Paris thông báo vẫn duy trì chương trình lễ hội Năm Mới của Thị xã Paris dự định tổ chức cũng tại đại lộ Champs-Elysée, với âm thanh và ánh sáng. Có cả pháo bông. Chương trình lễ hội của Thị xã Paris đặt dưới khẩu hiệu «anh em» (fraternité) và được giải thích «Bởi vì đời sống của chúng ta là những buổi lễ hội (des fêtes), và sẽ không bao giờ thất bại (défaite) nữa» (Bản thông cáo của Thị xã Paris viết (theo cách chơi chữ) défaite (thất bại), đọc trại vì gần như đồng âm với des fêtes (những ngày lễ).

Lễ Hội Giao thừa được bảo vệ an ninh cẩn thận trong lúc đường phố Paris vẫn là nơi Áo Vàng tụ họp mỗi sáng thứ Bảy từ hôm 24/11. Hôm 1/12 là ngày biểu tình bạo động mạnh nhứt, đập phá cả di tích lịch sử Khải Hoàn môn, Paris cơ hồ như cảnh tàn phá của một cuộc nội chiến thành phố.

Từ thứ Bảy truớc Tết, Áo Vàng biểu tình kéo dài. Họ đốt phá suốt đêm tại Paris rồi tiếp diễn các hành động bạo lực đến ngày 30/12.

Theo truyền hình LCI của Pháp, số người biểu tình chỉ tính riêng ở Paris có khoảng 12000. Họ hô vang khẩu hiệu «Macron từ chức». Chưa đến một giờ đồng hồ sau đó, biểu tình từ ôn hòa đã biến thành bạo loạn nhanh chóng. Hàng loạt xe cộ bị lật ngửa, đập phá và đốt trên khắp đường phố ở trung tâm Paris. Dưới chân tháp Effel, như có chuẩn bị trước, họ đem tới vỏ xe cũ chất thành một đống và đốt.

Eiffel trước đêm giao thừa

Cả ngọn tháp bị bao phủ trong khói đen. Xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe cảnh sát chạy tới, bóp kèn inh ỏi. Tại chỗ, tiếng hò hét của hàng ngàn người vang lên tạo ra một cảnh tượng hỗn loạn rùng rợn.

Người biểu tình không chỉ đốt phá mà còn mạnh dạn tấn công lại cảnh sát bằng bom khói, gạch đá, gậy gộc. Họ dùng những tấm bảng hiệu bằng kim loại làm lá chắn, nhiều người tựa lưng vào nhau và đứng đối đầu với vòi rồng.

Vài trăm người “Áo Vàng” đã tụ tập quanh văn phòng của một số đài truyền hình nhà nước và đài truyền hình BFM TV ở trung tâm Thủ đô Paris, hô vang khẩu hiệu “tin giả” và đòi Tổng thống «Emmanuel Macron từ chức». Họ tập trung đốt phá mạnh nhứt tại bên ngoài nhựt báo Le Parisien. Họ xông vào trụ sở chi nhánh Bộ Kinh tế, tính cô lập ông Griveaux, Thứ trưởng, phát ngôn nhân của chánh phủ, nhưng may mắn ông đã thoát được. Hàng trăm người tràn xuống các trạm Métro và tấn công cảnh sát.

Biểu tình và bạo động cũng diễn ra tại nhiều thành phố lớn như Nantes, Rouen, Marseille, Lyon, Bordeaux, Toulouse,…Riêng ở thành phố Rouen, có 800 người biểu tình. Một nhóm đã mang rác đến trước cửa ngân hàng, chất thành đóng và châm lửa đốt, gây thiệt hại khá nghiêm trọng.

Từ Áo vàng đến bạo loạn vô chánh phủ

Khi phong trào Áo Vàng bùng nổ, mọi người, cả chánh quyền đều ngỡ ngàng. Ai cũng chờ coi cuộc diện sẽ đi tới đâu. Biểu tình vẫn diễn tiến, từ Đại lộ Champs-Elysée lan ra khắp nước, còn qua tới các nước láng giềng như Bỉ, Đức, Hòa Lan, Hung, Tây Ban Nha, cả Do Thái, Liban, Iraq,…Vẫn không có lãnh đạo. Một hiện tượng hoàn toàn xã hội và tự phát theo chìều ngang. Chỉ qua lời kêu gọi trên mạng. Không có nghiệp đoàn, đảng phái hướng dẫn. Những tổ chức này, nhứt là phe tả như xã hội chủ nghĩa và cộng sản, lăng xăng chạy quanh tìm cách ăn có mà không được. Mọi người nghĩ, thiếu lãnh đạo, chắc phong trào sẽ tự giải tán sớm. Nhưng không. Tới lúc thấy tầm quan trọng của Áo Vàng, chánh quyền vội muốn giải quyết. Cả Điện Elysée, cả Chánh phủ đều hốt hoảng. Giải pháp nào đây? Nhượng bộ là hay nhứt!

Thủ tướng Chánh phủ, ông Edouard Philippe, tuyên bố Chánh quyền phải tái lập trật tự, ổn định đời sống xã hội. Thật ra, trong các kỳ biểu tình gần đây, số người tham gia có bắt đầu sút giảm khi sự xúc cảm bị kích thích mạnh, buổi đầu đã lắng dịu phần nào (12000 người/30000 người trước đây). Họ nhìn thấy sự thiệt hại quá lớn cho đất nước mà chính dân chúng là nạn nhân sẽ gánh chịu những hậu quả.

Người biểu tình Áo Vàng thật sự đã nhận diện được những phần tử chen vào gây bạo loạn, đập phá, cướp bóc của cải của dân chúng. Từ trong suy nghĩ, họ cảm thấy phải chia sẻ phần nào trách nhiệm trong những đổ nát, thất thoát lớn lao đó.

Đồng thời xuất hiện, tuy không rầm rộ bằng, một phong trào mới, phong trào Khăn Quàng Đỏ để chống lại phong trào Áo vàng. Hai bên cùng xuống đường nhưng chưa đụng độ nhau. Biểu tình và bạo động cũng diễn ra tại nhiều thành phố lớn như Nantes, Rouen, Marseille, Lyon, Bordeaux, Toulouse,… Rìêng ở thành phố Rouen, có 800 người biểu tình. Một nhóm đã mang rác đến trước cửa ngân hàng, chất thành đóng và châm lửa đốt, gây thiệt hại khá nghiêm trọng.

Ông François Léotard, thân De Gaulle, cựu Tổng trưởng Văn hóa thời ông Jacques Chirac, trả lời báo chí về phong trào Áo Vàng biểu tình «Tôi không đồng ý bạo loạn. Có nhiều cách tranh đấu. Thật ra bạo loạn chỉ là thứ hận thù bộc phát nhằm chống lại Tổng thống, mà cũng nhằm chống lại mọi hình thức quyền bính khác. Nó rất nguy hiểm. Tôi đang đọc quyển «Những ý hệ của oán hận» của tác giả Marc Angenot. Trong sách, ông cắt nghĩa thường con người ta khi gặp phải khó khăn, không tự mình suy nghĩ lại, nhìn lại mình, mà tìm buộc tội, đổ lỗi người khác. Đó là lỗi ở kẻ mạnh, kẻ có thẩm quyền. Đó là thái độ của phe phái, ta-địch. Dĩ nhiên phải lắng nghe tiếng nói của sự tức giận và sự thất vọng của những người Áo Vàng.Nhưng nhứt thiết phải xuôi theo họ chăng? Phải chấp nhận sự bạo loạn này, nó không hẳn là từ những người Áo Vàng, hay không?».

Có bóng dáng Tổng thống Poutin đàng sau?

 Trước khi cuộc biểu tình hôm thứ bảy 29/12 diễn ra vài tiếng, Sunghe Chalencon, một trong những người lãnh đạo phong trào biểu tình “Áo Vàng”, đã tuyên bố phong trào này không còn dừng ở các cuộc biểu tình đơn thuần:

“Chúng tôi đã thành lập một thực thể chính trị để đối đầu trực tiếp với chính quyền của Tổng thống Macron. Mọi thứ sẽ chỉ được giải quyết khi ông Macron từ chức. Chúng tôi có đại diện khắp nước Pháp và đang xây dựng các trụ sở chính trị của riêng mình”.

Bộ Nội Vụ đã lên tiếng cảnh cáo về tính cực đoan đang kích động trong phong trào “Áo Vàng”. Số người tham gia biểu tình đã giảm đáng kể, nhưng hành động cố ý phạm pháp lại gia tăng không ngừng. Những yêu sách cũng gia tăng với cả những đòi hỏi vô lý, khó mà thỏa mãn được. Do số người chen vào chủ trương gây bạo loạn đông hơn.

Ngày 22/12, Tổng thống Pháp và Quốc hội đã thông qua một số biện pháp nhằm xoa dịu người biểu tình, trong đó có việc giảm giá nhiên liệu, tăng mức lương căn bản, không đánh thuế giờ làm thêm, giải quyết các vấn đề nhà ở xã hội và nhu cầu y tế của người dân có thu nhập thấp…

Tuy nhiên, người biểu tình “Áo Vàng” vẫn cho rằng những biện pháp đó chỉ mang tính tạm thời. Họ muốn có một sự thỏa hiệp cao hơn, để quyền «tự quyết dân chủ” căn bản được bảo đảm hơn nên họ dứt khoát đòi hỏi “ông Macron từ chức”! Hơn nữa người biểu tình “Áo Vàng” còn yêu cầu ông Macron rút Pháp ra khỏi khối NATO, bảo đảm các quyền tự quyết của nước Pháp trước những áp lực chính trị của Mỹ!

Phải chăng vì những đòi hỏi mang nặng tính chánh trị này mà ký giả Brice Couturier của đài France Culture (Pháp Văn hóa) đã không ngần ngại cho rằng đàng sau phong trào biểu tình Áo Vàng có bóng dáng Tổng thống Nga Vladimir Poutine? Trong buổi họp báo thường niên tại Moscow, ông Poutin phê phán vụ Áo Vàng về nguyên nhân xảy ra và cách giải quyết của chánh phủ Pháp làm cho người ta nghĩ có lẽ Nga can thiệp để trả đũa Âu châu trong đó có Pháp đã trừng phạt Nga về kinh tế làm cho đời sống dân chúng Nga khó khăn, sau vụ Nga tiến chiếm Criméa, bành trướng qua Ukraine?

Năm 1945, công chức biểu tình tại Hà Nội ủng hộ nước Việt Nam độc lập dân chủ, ủng hộ chánh phủ Trần Trọng Kim. Bỗng xuất hiện lối 60 tên cộng sản cầm cờ đỏ sao vàng chen vào ăn có, kéo mền về mình, biến cuộc biểu tình thành của họ, đã dẫn tới thảm họa Việt Nam thành cộng sản, và ngày nay lệ thuộc Tàu. Nay, ở Paris và Pháp, cũng chỉ có hơn trăm tên du đãng hung hăng, chen vào phong trào Áo Vàng, cũng biểu tình, … Chánh phủ không sớm ổn định được an ninh trật tự, không khôi phục được uy quyền quốc gia, e Pháp sẽ là Việt Nam của năm 1945!

10/1/2019

 

Nhật Ký Biển Đông Cuộc Chiến Syria Coi Như Chấm Dứt –  Đào Văn Bình

Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Mười Hai ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình Hoa Kỳ: 

-AOL.com & Yahoo News ngày 18/12/2018: “Một bà mẹ 55 tuổi ở Tennessee đã bắn 34 loạt đạn, giết chết bốn đứa con nuôi người Trung Hoa, để lại thư tuyệt mệnh, sau đó quay súng tự sát. Nội dung thư tuyệt mệnh chưa được công bố. “

Câu chuyện thật thương tâm và kinh hoàng! Gia đình- một tổ ấm nuôi dưỡng, ấp ủ con người ngàn đời, nay bỗng dưng  biến thành địa ngục cũng chỉ vì hoàn cảnh sinh sống như thế nào đó khiến con người không sao chịu đựng được. Điều này cho thấy sống chung trong một gia đình, dù là vợ chồng,  không phải chuyện dễ dàng như người ta tưởng.

-USA Today ngày 26/12/2018: “Cựu chiến binh Brian Kolfage- 37 tuổi ở Arizona bị cụt cả chân tay khi phục vụ trong binh chủng không quân tại Iraq đã quyên được 16 triệu Mỹ Kim để xây bức tường biên giới do Ô. Trump đề ra. Cuộc quyên góp dự trù lên tới 1 tỷ Mỹ Kim trong chiến dịch GoFundMe, We The People Will Fund The Wall.”

Tình hình thế giới:

-Reuters ngày 16/12/2018: “Thủ Tướng Mã Lai Mahathir Mohammad chỉ trích hành động của Úc công nhận Tây Jerusalem là thủ đô của Do Thái khi nói rằng họ không có quyền làm như vậy. Hành động của Úc diễn ra sau khi Tổng Thống Donald Trump quyết định di chuyển tòa đại sứ Hoa Kỳ từ Tel Aviv về Jerusalem vào Tháng Năm khiến gây phẫn nộ cho người Palestines, thế giới Hồi Giáo và gây bực bội cho các đồng minh Tây Phương. Thủ tướng Úc đã đảo ngược chính sách của Úc về Palestines trong nhiều thập niên nhưng nói rằng Úc chưa có ngay kế hoạch di chuyển tòa đại sứ về Jerusalem.”

-Quartz ngày 17/12/2018: “Theo Bloomberg- Boeing- một hãng chế tạo máy bay xuất cảng lớn nhất của Mỹ vừa giao hàng chiếc máy bay đầu tiên chế tạo tại Hoa Lục. Máy bay Boeing 737 đóng cho Air China, đã vừa hoàn tất và giao hàng vào ngày hôm qua tại cơ xưởng ở Zhoushan- ngoại ô Thượng Hải. Với tầng lớp trung lưu gia tăng, Hoa Lục ước tính cần tới 7,700 máy bay thương mại trong hai thập niên tới với số tiền khoảng 1.2 ngàn tỷ Mỹ Kim.”

Trong lúc Ô. Trump dùng chiến tranh kinh tế để kiềm chế Hoa Lục thì các công ty Boeing lại mở nhà máy chế tạo máy bay 737 và bán hàng ngay tại Trung Hoa. Chúng ta không hiểu nổi nước Mỹ ra làm sao.

-Reuters Videos ngày 18/12/2018: “Mạc Tư Khoa vừa công bố sẽ xây thêm các căn cứ quân sự tại Quần Đào Kurils mà Nhật và Nga cùng tuyên bố chủ quyền. Thế nhưng Thủ Tướng Nhật Abe có thể sẽ viếng thăm Nga vào tháng tới và hành động của Nga sẽ làm phức tạp thêm cho nỗ lực hình thành một thỏa hiệp hòa bình sau Đệ II Thế Chiến.”

Nhật Bản ở vào thế kẹt. Vì cần Mỹ che chở vể an ninh cho nên đã phải tuân lệnh Mỹ cấm vận Nga. Đây chính là trở ngại trong việc thương thảo với Nga về Quần Đảo Kurils. Theo Sputnik News tiếng Anh, Nga dự định xây một căn cứ cho Hạm Đội Thái Bình Dương trên Đảo Matua thuộc Quần Đảo Kurils và như thế sẽ thay đổi cán cân quân sự tại vùng Bắc Á.

-AP ngày 19/12/2018: “Đặc phái viên của Hoa Kỳ đặc trách Bắc Triều Tiên khi tới Nam Triều Tiên ngày hôm nay nói rằng Hoa Thịnh Đốn đang duyệt lại việc nới lỏng hạn chế du hành tới Bắc Triều Tiên hầu dễ dàng cho việc chuyên chở hàng nhân đạo cho cho xứ này như một nỗ lực nhằm giải quyết bế tắc của cuộc thương thảo chấm dứt chương trình nguyên tử với Bắc Triều Tiên.”

-Fox News ngày 19/12/2018: “Thủ Tướng Gia Nã Đại Trudeau nói rằng dù một nữ công dân thứ ba bị bắt ở Trung Quốc đang chờ bị trục xuất nhưng ông không muốn leo thang tình hình thế giới. Và những lời tuyên bố chính trị mạnh mẽ cuối cùng chỉ đem lại phản tác dụng. Leo thang và thế đứng chính trị chỉ thỏa mãn nhất thời và cho bạn cảm giác là chúng ta nện tay lên bàn và làm chuyện gì đó có ý nghĩa, nhưng nó không mang lại kết quả mình mong muốn.”

Rõ ràng Ô. Trudeau đã dịu giọng và không muốn đối đầu với Hoa Lục. Ông đang chịu áp lực chính trị trong nước đòi hỏi phải có phản ứng mạnh đối với Trung Quốc. Thế nhưng thực tế hai công dân bị bắt, phải tính sao đây? Tin mới nhất cho biết, Ô. Michael Kovrig – cựu nhân viên ngoại giao bị giam không có luật sư, bị thẩm vấn liên tục và đèn trong phòng giam chiếu sáng 24/24. Đây là thủ thuật của tất cả các cơ quan an ninh, tình báo trên khắp thế giới để “tra tấn” nạn nhân, không chịu nổi mà phải cung khai.

Ô. Trudeau còn trẻ cũng giống như Ô. Macron, chưa có kinh nghiệm chính trị. Hết vấp váp chuyện đòi thả ngay một phụ nữ Ả Rập Sê-út bị bắt giam khiến Ông Vua Dầu Lửa trả đũa như trời giáng, nay lại vội vã trong chuyện bắt giam bà Mạnh Vãn Chu khiến đẩy Gia Nã Đại vào chuyện không đâu. Bắt giam để xét xử một người vi phạm luật pháp Gia Nã Đại khác. Còn bắt giam theo lệnh ngoại bang lại là chuyện khác. Ô. Trudeau không hiểu được tầm mức quan trọng của sự việc. Vấn đề mấu chốt ở đây là nếu Gia Nã Đại thả bà Mạnh Vãn Chu, thì Hoa Lục cũng sẽ thả hai công dân bị bắt ra, giống như trao đổi tù binh. Nhưng liệu Ô. Trudeau có dám làm như vậy không? Hay sợ mất lòng Mỹ? Vào ngày 22/12/2018, Reuters cho biết cả hai bộ ngoại giao Gia Nã Đại và Hoa Kỳ cùng lên tiếng yêu cầu Hoa Lục phải thả ngay hai công dân Gia Nã Đại đang bị giam giữ. Trong khi đó các công ty Trung Quốc kêu gọi nhân viên tẩy chay điện thoại iPhone của Apple. Nhân viên nào mua iPhone sẽ không được tăng lương hoặc hỗ trợ tài chính. Nhân viên của ban giám đốc mua điện thoại của Huawei được bồi hoàn 50% giá tiền. Còn các nhân viên khác được bổi hoàn 20%. Còn các công ty du lịch sẽ miễn phí hoặc “giảm giá vì ái quốc” (patriotic discounts) cho du khách sử dụng điện thoại Huawei. Theo Reuters ngày 24/12/2018, Hoa Lục tố cáo “Anh và Liên Hiệp Âu Châu đạo đức giả và chơi trò chơi hai mặt (double standard) khi họ bày tỏ lo ngại việc bắt giam hai công dân Gia Nã Đại mà không hề lên tiếng về vụ một giám đốc cao cấp của Hoa Lục bị Gia Nã Đại bắt giam và “cái gọi là nhân quyền” của Anh và Gia Nã Đại lại có những tiêu chuẩn khác nhau tùy theo công dân của mỗi quốc gia.”

Như thế việc bắt giam bà Mạnh Vãn Chu biến thành cuộc chiến vì tự ái dân tộc và quyền lợi quốc gia, nó có thể diễn biến không sao lường hết được.

-New York Times (Hongkong) ngày 20/12/2018: “Chính quyền Thành Phố Lang Phường (Langfang) thuộc Tỉnh Hồ Bắc đã ban hành lệnh cấm trưng bày hình ảnh lễ Noel trên đường phố, trong cửa tiệm. Noel có thể là ngày lễ của Tây Phương nhưng nó đã được đưa vào Trung Hoa như một cơ hội làm ăn buôn bán với những cây trang trí đèn lấp lánh để hấp dẫn người mua sắm. Tuy nhiên ở Lang Phường, các viên chức thành phố cương quyết dẹp bỏ đèn và những trang hoàng cho ngày Noel – từ đường phố, cửa tiệm tới trường học.“

Mới đây Vua Brunei – một quốc gia Hồi Giáo đã ban hành lệnh cấm người dân tổ chức lễ Noel. Ai vi phạm sẽ bị phạt 20,000 Mỹ Kim và 5 năm tù. Brunei cho rằng tổ chức lễ Noel công khai và quá độ có thể khiến người dân Hồi Giáo trở nên sao lãng tín ngưỡng của họ. Tuy nhiên công dân của các quốc gia khác có quyền tổ chức lễ Noel nhưng phải trong vòng riêng tư và phải thông báo cho chính quyền biết.

-AP ngày 25/12/2018: “Một người cướp xe bằng con dao đã lái chiếc xe chở hành khách lao vào những người đi bộ tại một thị trấn Longyan thuộc Tỉnh Phúc Kiến, nam Thượng Hải – Trung Quốc sau đó bị bắt. Tối thiểu đã có 5 người chết và 21 người bị thương.”

-Reuters ngày 29/12/2018: ”Vào ngày 28/12/2018, ba du khách Việt Nam và người hướng dẫn Ai Cập đã chết và tối thiểu 10 người khác bị thương khi xe của họ bị tấn công bởi một trái mìn ven đường, cách khu du lịch kim tự tháp nổi tiếng thế giới Giza của Ai Cập khoảng 4 km. Đây là cuộc tấn công đầu tiên vào du khách ngoại quốc trong hơn năm qua tại khu du lịch vốn là nguồn thu hút ngoại tệ đã bị sút giảm sau cuộc nổi dậy năm 2011. Cảnh sát cho biết họ đã tiêu diệt 40 tên khủng bố, một ngày sau vụ giật mìn. Nhóm ‘thánh chiến’ có liên hệ với Nhà Nước Hồi Giáo đã thừa nhận cuộc đánh bom này.”

Chiến Tranh Lạnh Mới:

-Reuters ngày 20/12/2018: “Tổng Thống Putin hôm nay cáo buộc Hoa Kỳ làm gia tăng nguy cơ chiến tranh nguyên tử bằng cách đe dọa xóa bỏ thỏa hiệp hạn chế vũ khí nguyên tử và từ chối tổ chức những cuộc thương thảo về một thỏa hiệp mới vì thỏa hiệp cũ đã đáo hạn. Trong cuộc họp báo quốc tế thường niên tại Mạc Tư Khoa kéo dài hơn ba tiếng đồng hồ, Ô. Putin đã hỗ trợ cho quyết định rút quân khỏi Syria của Ô. Trump và rằng bà Thủ Tướng Anh không còn lựa chọn nào khác hơn là thi hành quyết định rút lui khỏi Liên Hiệp Âu Châu (Brexit) và nền dân chủ của Âu Châu đang căng thẳng một cách nghiêm trọng.”

-Reuters ngày 26/12/2018: “Tổng Thống Putin nói rằng năm tới Nga sẽ triển khai một trung đoàn hỏa tiễn siêu thanh mang đầu đạn nguyên tử và hành động này cho thấy đất nước Nga có một loại vũ khí chiến lược mới. Ô. Putin đã nói thế khi giám sát việc thí nghiệm trước khi triển khai loại vũ khí mới này. Vào năm tới quân đội Nga sẽ được trang bị hệ thống hỏa tiễn liên lục địa chiến lược mới Avangard với tốc độ gấp 27 lần tốc độ âm thanh khiến không thể đánh cản được.”

-The National Interest ngày 26/12/2018: “Cơ quan thông tấn của chính phủ Trung Hoa nói rằng Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân của họ có thể theo dõi phi cơ chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của Mỹ tại Biển Đông.” Bài báo cũng nói rằng liệu tuyên bố này có thật, hay chỉ là cường điệu, tuyên truyền? Nếu thật thì chuyện “kỹ thuật tàng hình” kể như chấm dứt.

-The National Interest ngày 26/12/2018: Sự ra đời của phi cơ chiến đấu tối tân nhất của Hoa Kỳ F-35 làm nhớ lại và so sánh với phi cơ F-105 Thunderchief (Thiên Lôi mà Miền Bắc gọi là Thần Sấm) vừa oanh kích, vừa ném bom, nổi tiếng trong Chiến Tranh Việt Nam. Không Lực Hoa Kỳ có cả thảy 833 chiếc, bị bắn rớt không dưới 334 chiếc trên bầu trời Việt Nam từ 1965-1970. Tại Miền Bắc Mig-21 đã bắn rơi 22 chiếc F-105 và F-105 đã bắn rơi 27 Mig-21. Như thế là hai bên hòa nhau trong không chiến.”

-Good Morning America ngày 31/12/2018: “Nhà chức trách Nga cho biết họ đã bắt giữ một công dân Hoa Kỳ tên Paul Whelan tại Mạc Tư Khoa vì cáo buộc hoạt động gián điệp.”

Không biết đây có phải hành vi trả đũa vụ bắt giam và truy tố cô Maria Butina- 29 tuổi với cáo buộc tìm cách thân cận với các nhân vật quyền thế (dân biểu), tổ chức có ảnh hưởng (Hội Súng Đạn Hoa Kỳ) để làm gián điệp.

Tình hình Trung Đông:

-AP ngày 16/12/2018: “Hôm nay tổng thống Susan là lãnh tụ đầu tiên của Liên Đoàn Ả Rập đã viếng thăm Syria kể từ khi cuộc nội chiến bùng phát cách đây tám năm. Tổng thống Syria Assad đã đón Tổng Thống Omar al-Bashir tại phi trường trước khi họ cùng tới dinh tổng thống để hội đàm song phương. Nguyên do của cuộc viếng thăm chưa rõ ràng, nhưng với cuộc chiến Syria gần kết thúc nghiêng về phía Ô. Assad khi quân chính phủ tái chiếm các thành phố trọng yếu và đông dân, một vài viên chức trong Liên Đoàn Ả Râp đã nghĩ tới chuyện thăm dò việc nối lại bang giao có lúc đã gián đoạn. Được biết Tổng Thống Omar al-Bashir đã viếng thăm Bắc Kinh cách đây ba năm và thăm Nga cách đây một năm.”

-AFP ngày 16/12/2018: “Ả Rập Sê-út công kích và coi đây như một sự can thiệp (vào chuyện của họ) khi Thượng Viện Hoa Kỳ ban hành nghị quyết chấm dứt can dự vào cuộc chiến Yemen và chỉ trích cái chết của nhà báo Khashoggi, đồng thời cảnh cáo là nó sẽ ảnh hưởng tới những mối liên hệ chiến lược với Hoa Thịnh Đốn. Vào ngày 13/12/2018, Thượng Viện Hoa Kỳ do Cộng Hòa nắm giữ đã biểu quyết chấm dứt hỗ trợ quân sự cho cuộc chiến tại Yemen do Ả Rập Sê-út cầm đầu và buộc Thái Tử Mohammad bin Salman phải chịu trách nhiệm về cái chết của nhà báo Khashoggi. Bộ Ngoại Giao Ả Rập Sê-út cũng cảnh báo rằng họ sẽ không tha thứ cho bất cứ ai tỏ ra bất kính với những nhà lãnh đạo của họ.”

-Reuters ngày 26/12/2018: “Ba Tư đang thảo luận với Taliban trong khi chính quyền Kabul biết rõ chuyện này. Tin tức được tiết lộ sau khi Hoa Kỳ và các viên chức Taliban đã thảo luận về cuộc ngưng bắn tại A Phú Hãn và việc rút quân ngoại nhập trước cuộc thương thảo về hòa bình. Theo AP ngày 21/12/2018,  “Ngũ Giác Đài đang triển khai kế hoạch rút 7000 tức nửa số quân 14,000 ra khỏi A Phú Hãn- một sự đổi thay mạnh mẽ trong bộ tham mưu của Ô. Trump đang duy trì chính sách buộc Taliban vào bàn hội nghị cho cuộc chiến kéo dài đã 17 năm. Các viên chức Bộ Quốc Phòng nói rằng binh sĩ có thể rút lui vào mùa hè năm nay nhưng chưa có quyết định tối hậu.”

-Reuters ngày 27/12/2018: “Vương Quốc Thống Nhất Ả Rập (United Arab Emirates) mở lại tòa đại sứ tại Thủ Đô Damacus- đánh dấu một khích lệ ngoại giao cho Tổng Thống Assad. Đây là một nước Ả Rập đồng minh của Hoa Kỳ đã có lần hỗ trợ cho phiến quân và cắt đứt bang giao và trục xuất Syria ra khỏi Liên Đoàn Ả Rập.”

-AP ngày 30/12/2018: “Tổng Thống Assad của Syria cho phép Iraq được tiến hành các cuộc không khích tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo mà không cần báo trước khi hai đồng minh này cùng phối hợp để chống lại nhóm cực đoan khi Hoa Kỳ dự trù rút quân khỏi nơi đây. Trong khi đó Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận việc phối hợp sau khi Mỹ đã rút quân.”

Tình hình Biển Đông:

-South China Morning Post ngày 19/12/2018: “Tuần này Nam Dương đã cho khánh thành một căn cứ quân sự với hơn 1000 binh sĩ trú đóng tại mỏm xa tít của Biển Đông nơi mà Hoa Lục cùng một số quốc gia khác cùng tuyên bố chủ quyền. Tổng Thống Widodo hiện đang muốn tái tranh cử đã thúc giụ chính quyền sẵn sàng nói rằng Đảo Natuna nơi có 169,000 dân thuộc chủ quyền của Nam Dương.”

Theo tôi đây là hành động tốt. Nếu Nam Dương vì làm ăn buôn bán với Hoa Lục mà “xìu xìu ển ển” thì nguy hại cho an ninh của Đông Nam Á và cho chính Nam Dương.

-Reuters ngày 30/12/2018: “Những gay go đang chờ đợi ở phía trước trong cuộc thương thảo về một thỏa hiệp giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á nhằm giảm bớt căng thẳng tại Biển Đông khi Việt Nam thúc đẩy những điều khoản chắc chắn gây khó chịu cho Bắc Kinh mà văn kiện đó đã được Reuters nhìn qua. Hà Nội muốn thỏa hiệp nói rằng những hành vi mà Trung Quốc thực hiện tại Biển Đông trong những năm mới đây là bất hợp pháp, bao gồm việc bồi đắp những đảo nhân tạo, phong tỏa và triển khai vũ khí trên những hòn đảo nhân tạo này. Đó là bản dự thảo về Quy Tắc Hành Xử (Code of Conduct) mà Reuters được biết. Bản dự thảo cho thấy Hà Nội đã thúc đẩy việc cấm ban bố Vùng Nhận Dạng Phòng Không (Air Defence Identification Zone) điều mà Bắc Kinh đã đơn phương tuyên bố vào năm 2013. Các viên chức Trung Quốc đã không lên tiếng bác bỏ một hành động tương tự như vậy tức ra lệnh cho những máy bay ngoại quốc phải hiểu rằng họ đã đi vào không phận của Hoa Lục khi bay trên Biển Đông.”

Về Vùng Nhận Dạng Phòng Không mà Hoa Lục tuyên bố năm 2013 đã bị Hoa Kỳ bác bỏ khi đưa pháo đài bay B-52 bay ngang vùng này.

Nhận Định:

Theo Reuters ngày 19/12/2018,  “Theo các viên chức Hoa Kỳ ngày hôm nay, bộ tham mưu đang suy tính rút toàn bộ binh sĩ ra khỏi Syria trong lúc quân chính phủ xứ này đã đi vào giai đoạn cuối cùng tái chiếm các vùng lãnh thổ do lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo chiếm giữ. Một quyết định như vậy nếu được xác nhận sẽ đảo ngược chủ trương hiện diện quân sự lâu dài tại đây mà Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis và các viên chức cao cấp đã theo đuổi nhằm bảo đảm lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo không tái phát. Theo USA Today Tổng Thống Donald Trump đã ra lệnh rút 2,000 binh sĩ Hoa Kỳ về nước càng sớm càng tốt. Ô. Trump cũng tuyên bố chiến thắng trong việc tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo và minh bạch nói rằng ông không thấy lý do gì để quân đội Hoa Kỳ còn ở lại Syria nữa.” Vào ngày 20/12/2018,  Bộ Trưởng James Mattis đã xin từ chức vì bất đồng quan điểm với Ô. Trump và Ô. Trump đã cử Thứ Trưởng Patrick Shanahan (cựu phó chủ tịch của Boeing) tạm thời giữ chức vụ quyền bộ trưởng quốc phòng.

Đây là quyết định táo bạo và đã dự trù từ trước của Ô. Trump, chấm dứt can thiệp vào Syria để tập trung nỗ lực giải quyết cuộc chiến A Phú Hãn. Hiện nay các đại diện Hoa Kỳ đang thương thảo với đại diện Taliban để chấm dứt cuộc chiến kéo dài đã 18 năm qua tiến trình hòa giải dân tộc. Nếu thành công, Ô. Trump đã thực hiện đúng lời hứa trong lúc tranh cử và khiến ông có ưu thế trong cuộc tái cử vào năm 2020. Hiện ba TNS Cộng Hòa – Lindsey Graham, Marco Rubio và Bob Corker cực lực chống đối quyết định này. Thế nhưng bà Dân Biểu Dân Chủ (Da Đen) Barbara Lee lại ủng hộ Ô. Trump. Trên Twitter ngày 20/12/2018,  Ô. Trump mạnh mẽ nói rằng, “Hoa Kỳ có muốn trở thành cảnh sát của Trung Đông, chẳng được gì cả mà tiêu phí sinh mạng quý báu và cả ngàn tỷ Mỹ Kim để bảo vệ cho ai và trong mọi trường hợp họ chẳng quý trọng những gì chúng ta đang làm. Liệu chúng ta muốn ở đó vĩnh viễn hay sao? Đây là lúc để những kẻ khác chiến đấu đến cùng.”

Với tình thế hiện tại, cho dù rút lui khỏi cuộc chiến Syria, với sức mạnh kinh tế và ngoại giao của mình, Hoa Kỳ vẫn tạo ảnh hưởng trên vùng này chứ không phải giao phó hết cho Nga hay Ba Tư. Syria vẫn cần khoản tiền khổng lồ để tái thiết đất nước. Không có sự ưng thuận của Hoa Kỳ, Âu Châu khó lòng đổ tiền vào đây. Dĩ nhiên ba ông Linsey Graham, Marco Rubio và Bob Corker  không phải là ứng cử viên tổng thống của năm 2020 mà là Ô. Trump. Ô. Trump phải chứng tỏ cho cử tri thấy ông giữ đúng lời hứa. Mà hai lời hứa quan trọng để chinh phục cử tri là khôi phục kinh tế, đưa các công ty Hoa Kỳ về nước và giải quyết cuộc chiến Syria và A Phú Hãn. Còn Nhà Nước Hồi Giáo có ngóc đầu dậy được hay không thì hầu như vô vọng. Đánh bom tự sát lai rai thì có. Trong cuộc họp báo quốc tế ngày hôm qua, Ô. Putin đồng ý với Ô. Trump và nói rằng tàn dư của Nhà Nước Hồi Giáo, giống như ở Iraq, sẽ trốn qua các nước lân cận chứ không thể tái tập họp lực lượng quy mô. Sau tuyên bố của Ô. Trump, Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng Thống Ba Tư Rouhani đã cam kết làm việc chặt chẽ với nhau để chấm dứt cuộc chiến và kiến tạo hòa bình.  Riêng Tổng Thống Erdogan nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thay thế Mỹ trong các chiến dịch không kích chống lại tàn dư của Nhà Nước Hồi Giáo (IS). Và Ô. Erdogan sẽ hợp tác với Nga để giải quyết cuộc chiến. Tin tức mới nhất cho biết Ô. Trump sẽ viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2019.

Như vậy ba Ô. Lindsey Graham, Bob Corker và Marco Rubio quá lo xa và theo tôi, sự từ chức của Ô. Mattis cũng không làm Ô. Trump thay đổi quyết định. Bộ trưởng quốc phòng chỉ là cố vấn và thi hành mệnh lệnh của tổng thống chứ không phải người quyết định. Tổng thống là tổng tư lệnh tối cao của quân đội. Chính tổng thống chịu trách nhiệm về sự thành bại của cuộc chiến chứ không phải bộ trưởng quốc phòng. Bộ trưởng quốc phòng chỉ nhìn thấy khía cạnh quân sự của cuộc chiến. Còn ông tổng thống, ngoài khía cạnh quân sự, còn phải nhìn khía cạnh chính trị của cuộc chiến. Còn Anh và Pháp phản đối quyết định của Ô. Trump thì cứ “tự do” đem quân vào đây để thay thế quân Mỹ. Tại sao không làm mà cứ buộc Hoa Kỳ phải làm? Buộc người ta làm mà mình thì đứng đằng sau “hụ hợ” như có lần Ô. Trump nói “Âu Châu được hưởng free ride” tức không hy sinh gì cả mà lại hưởng lợi.

Cuộc chiến Syria kéo dài đã 8 năm với 7,000,000 người phải rời bỏ nhà cửa, 5,116,000 người tỵ nạn, số người chết tính tới năm 2016 lên tới 470,000. Riêng trong năm 2018 có 20,000 người chết. Hiện Hoa Kỳ có 2000 quân, ngoài nhiệm vụ trực tiếp tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo còn huấn luyện và chiến đấu bên cạnh người Kurd và lực lượng phiến quân chống lại quân chính phủ. Theo The Fiscal Times, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ dự trù sẽ chi tiêu khoảng 15.3 tỷ Mỹ Kim cho cuộc chiến Syria trong năm 2019. Có lẽ Ô. Trump thấy đã đến lúc phải chấm dứt can dự vào cuộc chiến Syria để đối phó với những vấn đề quốc tế lớn hơn như Bắc Triều, Biển Đông, Phi Châu và Nam Mỹ. Ô. Trump không cô đơn như người ta nghĩ, vào ngày 21/12/2018, USA Today có bài viết trong đó có đoạn, “Ô. Trump đúng khi rút binh sĩ ra khỏi Syria. Chúng ta đã hoàn tất việc đánh bại Nhà Nước Hồi Giáo.” (Trump is right to withdraw US troops from Syria. We’ve done our job by defeating ISIS.) Và TNS. Rand Paul (Cộng Hòa, Kentucky) nói rằng, “Tôi rất hãnh diện về Tổng Thống Trump. Đây chính là điều mà ông đã hứa và tôi nghĩ rằng người dân sẽ đồng ý với ông. Dân chúng cho rằng chúng ta đã tham chiến quá lâu vào quá nhiều nơi và chúng ta cần hướng sự chú ý của chúng ta về quốc nội như đường xá, cầu cống và trường học Chúng ta có một loạt những khó khăn ở trong nước.” (I’m very proud of the president. This is exactly what he promised, and I think the people agree with him,” Paul said. “People believe that we’ve been at war too long and in too many places and that we do need to turn attention to problems we have at home here: roads, bridges, schools. We have a lot of problems in our country.) Theo AFP ngày 26/12/2018, nhân dịp Lễ Noel, Tổng Thống Donald Trump đã bất ngờ viếng thăm binh sĩ tại căn cứ không quân Al Asad mà không thông báo cho chính quyền Iraq biết. Tại đây Ô. Trump, “Bênh vực quyết định rút quân khỏi Syria và tuyên bố chấm dứt vai trò cảnh sát quốc tế của Hoa Kỳ.” Theo Reuters ngày 31/12/2018, sau khi ăn trưa với Tổng Thống Donald Trump, TNS. Lindsey Graham nói rằng ông tin tưởng Tổng Thống Donald Trump quyết tâm đánh bại Nhà Nước Hồi Giáo cho dù có rút quân khỏi Syria.

Cuối cùng cũng xin nhớ cho, không có quyết định quân sự hay chính trị nào mà không có rủi ro, chỉ ít hay nhiều mà thôi. 60% ăn, 40% thua là OK rồi, còn hơn ở lại để hao tổn tiền bạc, sinh mệnh mà chẳng được gì cả. Một khi Hoa Kỳ rút quân khỏi nơi đây, cuộc chiến Syria từ từ tàn lụi. Nhưng nó kết thúc như thế nào chúng ta cần chờ xem. Nếu lực lượng người Kurd chấp nhận sống trong quốc gia Syria mà không đòi độc lập cũng như không gây nguy hại cho Thổ Nhĩ Kỳ về an ninh ở biên giới phía nam…thì cuộc chiến kết thúc mau chóng. Với tình thế mới này, lực lượng người Kurd không còn lựa chọn nào khác hơn. Còn tàn quân Nhà Nước Hồi Giáo sẽ từ từ tan rã.

(California ngày 31/12/2018)

https://vietbao.com/a289216/nhat-ky-bien-dong-cuoc-chien-syria-coi-nhu-cham-dut

 

 

Cuộc Chiến Con Tin Đi Về Đâu?

Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Giêng ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình Hoa Kỳ:

-Yahoo News Video ngày 2/1/2019: “Một người đàn ông tên Daniel Taylor đã bị bắt tại tiệm McDonalds ở Saint Petersburg, Florida vào đêm 30/12/2018, chỉ vì chiếc ống hút, đã chồm qua quầy tính tiền để hành hung một nữ nhân viên tại đây.”

Thật lạ đời! Thiếu chiếc ống hút để uống nước thì có gì đâu mà phải nổi cáu để hành hung người ta? Có khi chỉ vì tự ái. Đôi khi con người ta đòi hỏi cái gì đó dù vô lý mà không được, thì tự ái nổi lên và không còn kiểm soát được mình nữa.

-Yahoo News ngày 4/1/2019: “Theo Fox News, chủ nhân của một nhà hàng Pháp-Việt có tên là Pho  Keene Great (Phở Keene Great) đã phải gỡ bảng hiệu vì quản trị viên Thành Phố Keene, New Hampshire cho rằng cái tên “Pho” phát âm là “fuh” có âm thanh xúc phạm. Theo cuộc thăm dò, 3400 thực khách cho rằng cái tên chẳng có gì xúc phạm, trong khi 117 cho rằng xúc phạm.”

Bà quản trị viên (city manager) thành phố này điên khùng quá. Bà ở một tiểu bang nhỏ, cũng nên qua California để “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” với người ta. Chữ “phở” làm sao lại phát âm thành “f…ck”. Trước khi quyết định cũng nên nhờ một người Viêt Nam nói cho bà nghe tiếng “phở” phát âm ra làm sao chứ. Có lẽ cũng nên mời bà ăn một tô “tái, nạm, gầu, gân sách + nước béo, hành trần”. Ăn xong có lẽ bà mê luôn và thay đổi quyết định không biết chừng.

 Tình hình thế giới:

-Reuters ngày 2/1/2019: “Hôm nay, các nhà làm kế hoạch quốc gia Trung Quốc cho biết họ đã chấp thuận dự án xây đường xe lửa nội thành ở phía đông Tỉnh Giang Tô và An Huy với tổng số đầu tư khoảng  231.7 tỷ Nguyên (33.82 tỷ Mỹ Kim). Đường xe lửa nội thành này có chiều dài 1,063 km.”

-CNBC ngày 2/1/2018: “Trong một bài diễn văn kỷ niệm 40 năm ngày Thông Điệp Ái Quốc về Đài Loan (Message of Compatriots in Taiwan 1/1/1979) Chủ Tịch Tập Cận Bình, qua thông dịch viên tiếng Anh đã nói rằng vấn đề Đài Loan là chính trị nội bộ của Trung Hoa. Nó là lợi ích cốt lõi/sinh tử, là tình cảm của người Trung Hoa. Mọi sự can thiệp của ngoại bang đều không thể tha thứ.” Đài Loan đã tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật để phòng ngừa cuộc tấn công từ Hoa Lục.

-AP ngày 3/1/2019: “Một phi thuyền của Trung Quốc lần đầu tiên đã đáp xuống phần tối của Mặt Trăng- một thành tựu mới nhất của chương trình phát triển không gian. Một tấm hình do phi thuyền Hằng Nga 4 (Cheng’ e 4) chụp lúc 11:40 sáng và được phổ biến trên mạng lưới điện tử bởi Tân Hoa Xã cho thấy hình một hố nhỏ bề mặt trơ trụi đã được chiếu sáng bởi phi thuyền thăm dò.”

-Reuters ngày 5/1/2019: “Tổng Thống  Thái Anh Văn kêu quốc tế hãy hỗ trợ để bảo vệ nền dân chủ và lối sống của đảo quốc tự trị Đài Loan giữa lúc có sự đe dọa mới từ Hoa Lục và bác bỏ giải pháp ‘một quốc gia hai thể chế ‘. Lời của Bà Thái Anh Văn được đưa ra vài ngày sau khi Chủ Tịch Tập Cận Bình nói rằng không một ai có thể thay đổi sự kiện Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trun Hoa và người dân hai phía nên tìm cách thống nhất.”

Việc thống nhất Đài Loan với Hoa Lục là chuyện muôn vàn khó khăn làm chúng ta nhớ lại cuộc khủng năm 1958 khiến Hoa Kỳ, dưới thời Tổng Thống Eisenhower đã phải gửi chiến hạm tới đây để hỗ trợ Đài Loan. Và cuộc khủng hoảng năm 1995 dưới thời Tổng Thống Bill Clinton khiến Hoa Kỳ phải đưa HKMH và tàu chiến tới đây.

-Yahoo News UK ngày 7/1/2019: “Một cụ già 80 tuổi ở Anh khi dẫn chó đi chơi ở một công viên đã bị phạt 50 bảng Anh đã khóc vì dây xích chó quá dài. Theo luật, dây xích chó không được dài quá 2 mét.”

Câu chuyện tưởng như khôi hài nhưng chính là sự thi hành nghiêm minh luật pháp. Luật lệ quy định dây xích chó không dài quá để người chủ có thể kiểm soát/kiềm chế được chó của mình. Biết bao chuyện chó cắn chết người, dù có dây xích, nhưng chủ nhân vẫn không kiểm soát được khi dây xích quá dài.

-Reuters Videos ngày 8/1/2019: “Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã thăm viếng Trung Hoa theo lời mời của Chủ Tịch Tập Cận Bình chỉ vài ngày sau khi cảnh báo là Bắc Triều Tiên có thể sẽ theo đuổi một hướng khác (về giải trừ vũ khí nguyên tử) nếu Hoa Kỳ không giảm nhẹ cấm vận và áp lực lên quốc gia bị cô lập của họ.” Trong khi đó theo báo Time, Tổng Thống Donald Trump đang thương thảo để có cuộc họp thượng đình thứ hai với Ô. Kim Jong Un. Vào ngày 16/1/2019 giới truyền thông quốc tế lại rộ lên tin đồn là hai Ô. Trump và Kim Jong Un sẽ chọn Đà Nẵng là địa điểm họp thượng đỉnh với lý do Việt Nam đứng trung lập và có mối bang giao tốt đẹp với cả Hoa Kỳ lẫn Bắc Triều Tiên.

 Chiến Tranh Lạnh Mới:

-Reuters ngày 2/1/2019: “Ngoại Trưởng Mike Pompeo kêu gọi Nga thả ngay lập tức cựu binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Paul Whelan bị bắt giam vì cáo buộc làm gián điệp và yêu cầu một lời giải thích về lý do bắt giữ. Daniel Joffman- cựu nhân viên CIA tại Mạc Tư Khoa nói rằng có thể và chắc chắn là Tổng Thống Putin đã ra lệnh bắt giam Paul Whelan để trao đổi với Maria Butina- một nữ công dân Nga đã nhận tội hoạt động như là một nhân viên mật vụ qua việc giao thiệp với các viên chức có thẩm quyền và các nhóm bảo thủ Hoa Kỳ.” Tin mới nhất cho biết Paul Whelan có cả quốc tịch Anh, Ái Nhĩ Lan và Gia Nã Đại. Theo luật sư người Nga đại diện cho Paul Whelan, có thể thân chủ của ông bị bắt để trao đổi với cô Maria Butina.

 Tình hình Trung Đông:

-Reuters ngày 1/1/2019: “Phi cơ chiến đấu của Iraq đã bắn hỏa tiễn vào một cuộc họp của Nhà Nước Hồi Giáo gần Deir al-Zor, phá hủy tòa nhà mà họ tụ họp. Bản tin nói rằng phi cơ F-16 đã tiến hành cuộc không kích ở gần làng al-Sousa khi 30 phần tử Daesh (một tên khác của IS) hội họp ở toà nhà này.” Còn AP cho biết, nhóm phiến quân do Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ và nhóm có liên hệ với al-Kaida đã đánh nhau ở Tỉnh Aleppo và Idlib khiến 31 người chết trong đó có 5 thường dân.

Tưởng cũng nên nhắc lại đây, vào ngày 30/12/2018,  Tổng Thống Assad của Syria cho phép Iraq được tiến hành các cuộc không khích tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo mà không cần báo trước khi hai đồng minh cùng phối hợp để chống lại nhóm cực đoan khi Hoa Kỳ dự trù rút quân khỏi nơi đây.

-Reuters ngày 8/1/2019: “Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nói rằng Thổ không thể nào chấp nhận lời tuyên bố mới đây của Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ John Bolton rằng Thổ phải đồng ý bảo vệ liên minh người Kurd của Hoa Thịnh Đốn. Nói chuyện với những thành viên Đảng AK của mình tại quốc hội, Ô. Erdogan nói rằng Ô. John Bolton đã phạm phải lỗi lầm nghiêm trọng khi đặt ra những điều kiện mới cho việc Hoa Kỳ rút quân khỏi Syria và rằng Thổ không bao giờ thỏa hiệp về vấn đề lực lượng YPG của người Kurd.”

-AP ngày 8/1/2019: “Quân cảnh của Nga bắt đầu tuần tra khu vực bao quanh Manbij ở bắc Syria do lực lượng người Kurd chiếm giữ vì lo sợ một cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ.”

-AP ngày 11/1/2019: “Vài ngày sau những tuyên bố trái ngược nhau về thời biểu rút quân ra khỏi Syria của  Tòa Bạch Ốc, Đại Tá Sean Ryan- phát ngôn viên của liên minh chống Nhà Nước Hồi Giáo do Hoa Kỳ cầm đầu nói rằng cuộc rút quân có tính toán của chúng tôi đã bắt đầu. Nhưng vì lý do an ninh sẽ không nói rõ nơi nào và chuyển động của quân đội.”

 Tình hình Biển Đông:

-Reuters ngày 7/1/2019: “Khu Trục Hạm McCampbell trang bị hỏa tiễn đạn đạo của Hải Quân Hoa Kỳ đã tuần tra gần các đảo đang có tranh chấp ở Biển Đông mà Trung Quốc gọi đó là hành động khiêu khích. Nữ phát ngôn viên của Hạm Đội Thái Bình Dương Rachel McMarr cho biết, tàu USS McCampbell đã thực hiện hoạt động “tự do hàng hải” trong phạm vi 12 hải lý thuộc Quần đảo Hoàng Sa để thách thức các tuyên bố chủ quyền trên biển quá mức của Hoa Lục.”

-Bloomberg News ngày 14/1/2019: “Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-Ocha đã khuyến cáo người dân của thủ đô Bangkok nên ở trong nhà khi không khí ô nhiễm trên thành phố lên tới mức độ nguy hiểm. Chỉ số không khí an toàn hay AQI đã lên tới 182 lúc 10:14 sáng – cao hơn mức ô nhiễm nổi tiếng ở các khu đô thị như New Delhi, Bắc Kinh và Jakarta- trước khi hạ xuống mức 138 vào lúc 3 giờ chiều. Chỉ số an toàn là 50 trong khi 300 là con số gây nguy hiểm.”

Nhận Định:

Kể từ khi Gia Nã Đai bắt giam Bà Mạnh Vãn Chu – giám đốc tài chính của Huawei theo yêu cầu của Hoa Kỳ, rồi cho tại ngoại hầu tra, đã nổ ra cuộc chiến bắt giữ con tin. Trung Quốc đã ra lệnh bắt giữ hai công dân Gia Nã Đại vì cho rằng có hoạt gián điệp hay nguy hại tới nền an ninh quốc gia. Rồi sau đó đã tái thẩm và chuyển án 15 năm tù thành án tử hình Robert Lloyd Schellenberg – công dân Gia Nã Đại thứ ba vì tội buôn bán ma túy.  Hai phía Trung Hoa và Gia Nã Đại đều cho rằng những vụ bắt giữ này không liên hệ tới vụ Bà Mạnh Vãn Chu nhưng giới quan sát quốc tế nói rằng đây là chiến dịch bắt giữ để trao đổi con tin. Tình hình ngoại giao giữa Hoa Lục, Gia Nã Đại và Hoa Kỳ căng thẳng thêm sau khi Hoa Kỳ tuyên bố có thể ban hành lệnh cấm các công ty Hoa Kỳ bán các linh kiện điện tử cho hãng Huawei.

Theo Business Insider ngày 3/1/2018, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã ban hành khuyến cáo du lịch, thúc giục công dân Hoa Kỳ phải gia tăng thận trọng khi du lịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Khuyến cáo xuất phát từ mối lo Trung Quốc có thể ra lệnh cho nhân viên công lực địa phương bắt giữ công dân Hoa Kỳ mà không cho dời khỏi nước, giam giữ vô thời hạn và phải chịu sự phiền hà, thẩm vấn. Tin mới nhất cho biết một phụ nữ Gia Nã Đại tên Ti-Anna Wang đã bị sáu nhân viên công an Trung Quốc lôi ra khỏi máy bay, tách khỏi người chồng và tạm giữ bà cùng con gái trong hai giờ trong lúc bà chờ chuyến bay đi Toronto. Người đàn bà này có cha là một nhà chống đối chính quyền ở Hoa Lục.

Không biết Gia Nã Đại giải quyết “miếng xương gà mắc trong cổ họng” này như thế nào? Tuy nhiên chìa khóa chính là Hoa Kỳ chứ không phải Gia Nã Đại. Từ xưa tới nay, do là nước nhỏ, kinh tế yếu lại nằm sát một siêu cường khổng lồ, Gia Nã Đại nhũn nhặn giữ vai trò đàn em, bảo sao nghe vậy. Nếu Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ hủy bỏ lệnh bắt giam Bà Mạnh Vãn Chu thì mọi chuyện từ từ rồi êm. Tuy nhiên Hoa Kỳ đang đứng trước ba lựa chọn:

-Triệt hạ kinh tế Hoa Lục khiến Hoa Lục phải quỳ gối và lui về vị trí khiêm tốn, bó rọ trong lục địa.

-Chấp nhận thực tế là không thể kiềm chế “Ông Trời Con” mỗi lúc mỗi vươn lên và cân bằng lực lượng, thỏa hiệp để cùng chia nhau thiên hạ.

-Cả hai giải pháp này đều khó và theo sách lược thứ ba “đánh đánh-đàm đàm”, vừa hợp tác vừa kiềm chế…hầu mua thời gian để xem tình hình tới đâu rồi sẽ tính. Xin nhớ cho trong tình thế hiện tại, bất cứ một cuộc đụng độ quân sự nào giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đều đưa đến cuộc chiến tranh tổng lực.

Chúng ta chờ xem các chiến lược gia Hoa Kỳ giải quyết cuộc chiến bắt giữ con tin này như thế nào và mức độ liều lĩnh của Trung Hoa tới đâu?

(California ngày 17/1/2019)

https://vietbao.com/p112a289814/nhat-ky-bien-dong-cuoc-chien-con-tin-di-ve-dau-

 

Ngày Xuân hồi tưởng âm thanh cũ – Nguyên Trần

Mai vàng rực rỡ chào Xuân

Chờ nghe em nói một lần yêu anh

Cứ mỗi độ xuân về, cây cối đâm chồi nẩy lộc, lá hoa tươi thắm rộn ràng, lòng người như xôn xao mở hội theo sự chuyển mình thiêng liêng của vũ trụ và tiết trời dịu mát, bỏ lại đàng sau một năm dài tất bật nhọc nhằn.
Để hồi tưởng lại những âm thanh cũ nơi quê hương giờ đã nghìn trùng xa cách, bần bút xin đưa quý vị và các bạn trở về một góc trời phiêu lãng qua những bản nhạc xuân một thời đã từng làm hồn ta xao xuyến ngất ngây.
Việt Nam chúng ta ngày xưa ăn Tết rất lâu, do vậy sau ngày 23 tháng Chạp đưa Ông Táo về Trời, các đài phát thanh Pháp Á, Saigon, Quân Đội đã bắt đầu cho phát thanh nhạc xuân suốt cho đến ngày mồng 7 mồng 8. Thôi thì trong hơn hai tuần lễ, chúng ta nghe nhạc xuân mệt nghỉ luôn.
Ngày xuân là ngày vui thú tưng bừng nên những bản nhạc xuân soạn theo nhịp nhanh vui như Valse rất dễ hấp dẫn con người. Chẳng thế mà 2 bản nhạc “Ly Rượu Mừng” của Phạm đình Chương và “Xuân Và Tuổi Trẻ” (bản nhạc duy nhất của nhạc sỹ gốc Minh Hương La Hối mất lúc còn trẻ) đã ăn sâu vào lòng người yêu nhạc.
Thử hỏi có lời chúc nào hàm súc và bình dị hơn là:
“Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi
Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Người thương gia lợi tức, người công nhân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó…”
Ly rượu mừng (Phạm Đình Chương)

Với La Hối, cả một trời xuân rực rỡ, “ngàn hoa tươi thắm” trở về với lòng người rộn ràng với đất trời bao la:

“Ngày thắm tươi bên đời xuân mới
Lòng đắm say bao nguồn vui sống
Xuân về với ngàn hoa tươi thắm
Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng”
Xuân và tuổi trẻ (La Hối)

Nhắc đến nhạc xuân mà không nhắc đến bản “Gái Xuân” của Từ Vũ phổ nhạc từ bài thơ mang cùng tên của Nguyễn Bính là cả một thiếu sót lớn lao. Thơ và nhạc quyện vào nhau thành một tiết tấu bất hủ mà ai nghe qua cũng thấy lòng lâng lâng bàng hoàng. Thực vậy, với điệu Tango Habanera hay cha cha cha lả lướt bay bướm, bài hát như cơn sóng bạt ngàn phủ chụp lấy hồn người bằng những âm thanh bay bổng tuyệt vời :
“Em như cô gái hãy còn xuân
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
Xuân đến hoa mơ hoa mận nở
Gái Xuân giủ lụa trên sông Vân
. . . . .
Lòng xuân lơ đãng má xuân nồng
Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng
Đôi 8 xuân đi trên mái tóc
Đêm xuân cô ngủ có buồn không”
Thêm một bản nhạc Xuân phổ từ thơ cũng rất nổi tiếng là bài “Anh Cho Em Mùa Xuân” thơ Kim Tuấn, Nguyễn Hiền phổ nhạc. Cũng điệu Tango đưa chàng và nàng vào cơn đam mê tình ái chất ngất tuyệt vời:
“Anh cho em mùa xuân
Nụ hoa vàng mới nở
Chiều Đông nào nhung nhớ
Đường lao xao lá đầy
Chân bước mòn hè phố
Mắt buồn vin ngọn cây”

Sau những bài luân vũ, Tango sống động, ta hãy nghe Phạm Duy ru hồn người qua điệu Slow dìu dặt nhẹ nhàng trong bản nhạc “Hoa Xuân” đài các êm đềm qua tiếng hát vượt thời gian của Thái Thanh:
“Xuân vừa về trên bãi cỏ non
Gió xuân đưa lá vàng xuôi nguồn
Hoa cười cùng tia nắng vàng son
Lũ ong lên đường cánh tung ròn”

Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mỗi độ Xuân về là gởi thiệp chúc Tết cho nhau và cầu chúc những điều tốt đẹp nhất trong năm mới. Ý nghĩa đó đã được Lê Dinh và Minh Kỳ diễn đạt qua bài “Cánh thiệp đầu Xuân” với thể điệu Bolero đại chúng và lần đầu tiên trình làng bởi Lệ Thanh:

“Tôi chúc muôn người mọi điều ước muốn
Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình
Để người anh lính chiến quay về với gia đình
Tìm vui bên lửa ấm
Tôi chúc yên lành người người khắp chốn
Mong gió đưa duyên, cho cô gái xuân thì
Ước nguyện mau chóng thành rượu hồng xe duyên

Xuân về có chàng trai hân hoan gởi cho người yêu cả một trời xuân hoa mộng rực rỡ qua bản nhạc “Mùa Xuân Gởi Em”của Lê Dinh và Minh Kỳ:
“Anh chúc em thêm đẹp đôi má hồng
Đón xuân nồng lòng mang bao ước mong
Mong ước rồi mùa xuân tươi thắm mãi
Hoa bướm tung bay vui vầy khắp trời mây.”

Mà chẳng gì cứ người lớn, ngay cả con nít cũng thấy lòng phơi phới nôn nao, xuân tình rạo rực trong tiết xuân. Bởi thế chúng mới bày trò đám cưới giả như trong bản Nhạc “Đám Cưới Đầu Xuân” của Trần Thiện Thanh (nói nhỏ các bạn đây là bản nhạc tủ của bần bút mỗi khi dự tiệc cưới đó, cứ hát đi hát lại hoài nhưng quan khách của những đám cưới khác nhau thì đố ai biết mình chỉ có tẩy sất thôi đâu):
“Rồi một chiều nao em khoe áo mới xanh hơn mây trời
Hai đứa chung vui khi xuân vừa tới thơ ngây cuộc đời
Trò chơi trẻ con em cô dâu mới chưa nghe nặng sầu
Chú rể ngẩn ngơ ra hái hoa cà (mà) làm quà cưới cô dâu”.

Tuổi trẻ, tình yêu và mùa xuân là những yếu tố gắn liền với nhau: tuổi trẻ bừng bừng nhựa sống, tình yêu là lẽ sống con người và mùa xuân tô điểm cuộc đời, ta hãy nghe tâm tình đó qua nhạc khúc “Mùa Xuân Đầu Tiên”của Tuấn Khanh:

“Bao nhiêu thương nhớ gom nhặt đầy anh trở về thăm em
Bao lần ngồi bên em nghe mùa xuân vừa đến
Em ơi! Hoa thắm rơi ngập đường trời nắng xế vương vương
Lòng nhớ tới em luôn khi chiều tàn trên mọi đàng”.

Mùa xuân khởi động cho tình yêu, cho hạnh phúc lứa đôi, cùng một suy tư trên, hai nhạc sỹ Minh Kỳ Lê Dinh đã họp soạn bản nhạc “Hạnh Phúc Đầu Xuân”:
“Thắm thoát là đây 1 mùa xuân mới với ngàn cánh mai vàng
Nụ cười trên môi trên làn má ai đón xuân tươi vừa sang”

Mùa Xuân là mùa của Đất Trời của lòng người với hoa lá cỏ cây rộn rịp hòa chung nhịp thở tình thương. Từ Đông sang Tây ai ai cũng quên ̣đi bao tất bật rộn ràng trong năm cũ để nô nức đón chào Xuân. Chẳng thể mà nhạc sĩ lừng danh người Áo Johann Strauss ̣(tác giả bản nhạc Valse bất hủ The Blue Danube) đã viết nên bản nhạc để đời
“ One day when we were young” cũng qua thể điệu Waltz dồn dập quay cuồng:
One day when we were young
That wonderful morning in May
You told me you loved me
When we were young one day
Sweet songs of spring were sung
And music was never so gay
You told me you loved me
When we were young one day
————————————

Trước đây, nhạc sĩ Phạm Duy có viết lời Việt cho bản nhạc nầy với tựa đề “Khúc hát thanh xuân” mà hình như Thanh Lan hát đầu tiên:
Ngày ấy khi Xuân ra đời
Một trời bình minh có lũ chim vui
Có lứa đôi, yêu nhau rồi
Hẹn rằng còn mãi không nguôi

Nhạc lắng hương xuân bồi hồi
Như vì tình ai tiếng hát lên ngôi
Nói với nhau, yêu nhau rồi
Một ngày còn mới tươi môi.——–

Theo phong tục Việt Nam thì trong ba ngày Tết, dù bôn ba xuôi ngược khắp nơi, ai ai củng phải thu xếp để về quê họp mặt vui vầy cùng gia đình, bạn hữu. Trong tryền thống thiêng liêng đó, ta có bản nhạc “Xuân Họp Mặt” của Văn Phụng qua thể điệu mambo nhún nhẩ̉y:
“Xuân đã về, xuân vẫn mơ màng trong nắng vàng cất tiếng hát reo vang
Xuân đã về, xuân vẫn huy hoàng trong gió ngàn mừng đón xuân sang”

Họp mặt để chúng ta cùng hân hoan đón “Xuân Đã Về” của Minh Kỳ với thể điệu ballad dồn dập:
“Xuân đã về, xuân đã về! ngàn hoa hé môi cười tươi đón gió mới
Xuân đã về, xuân đã về! ta hát vang lên câu ca chào mừng xuân”.
Đến đây tưởng cũng nên nhắc lại một câu chuyện thương tâm nát lòng là nhạc sĩ Minh Kỳ đã bị bọn cầm thú VC sát hại dã man tại trại tù cải tạo Suối Máu-Biên Hòa vào ngày1/9/1975 như để ăn mừng ngày Quốc Khánh của chúng.
Xuân đến cùng những làn gió hiu hiu nhè nhẹ mà vua Tango Hoàng Trọng đã diễn tả trong “Gió Mùa Xuân Tới” với điệu cha cha cha thôi thúc:
“Gió mùa xuân tới, cánh hồng tươi thắm trong nắng vàng
Muôn bướm tung bay bao sắc tươi khoe cùng trời thắm”.

Nắng xuân trong sáng lung linh, nắng xuân nhẹ nhàng soi bóng em và anh nghiêng nghiêng trên ngàn hoa rực rỡ muôn màu, và tay trong tay chúng ta cùng nhau “Mừng Nắng Xuân Về” của Huỳnh Anh qua thể điệ̀u ballad rộn ràng:
“Nắng xuân về trên muôn hoa
Nắng xuân về trên khắp mọi nhà
Người người vui đón xuân đã về
Một mùa xuân mới chan chứa tình”.

Chúa Xuân bao giờ cũng lộng lẫy huy hoàng cho muôn loài đúng như bài ca “Xuân Muôn Thuở” diễn tả:
“Xuân về non nước huy hoàng trên màu nắng đẹp trên khóm hoa”.

Nàng Xuân yêu kiều đến độ ai ai cũng yêu thương như Nguyễn Hữu Thiết đã viết trong nhạc khúc “Nàng Xuân của tôi” qua thể điệu slow nhẹ nhàng réo rắt :
“Nàng Xuân đến dáng xuân diễm kiều thầm yêu ai đó
Nàng Xuân hởi với tôi hãy cùng cùng hòa tiếng tơ
Tôi đón Xuân với lòng thắm thiết
Tôi đón Xuân với niềm hân hoan
Tôi đón xuân với tình bát ngát
Tôi đón Xuân vô vàn niềm yêu …”
Xuân về với én lượn oanh ca, xuân về với đóa mai, lan, hồng nở đã gợi cho Nhật Bằng viết “Khúc Nhạc Ngày Xuân” với thể điệu pop tưng bừng rộn rịp:
“Ngàn hoa thắm tươi hé môi cười cùng chào đón xuân
Bầy chim tung cánh bay trên muôn cành cùng hát vang”….
Cũng trong nỗi rộn ràng đó, Phạm Đình Chương đã viết nên nhạc khúc “Đón Xuân” với thể điệu swing thật vui tươi sống động mà Như Quỳnh thường hát mỗi khi xuân về tại hải ngoại:
Xuân đã đến rồi gieo rắc ngàn hồn hoa xuống đời
Vui trong bình minh muôn loài chim hót vang mọi nơi
Đem trong tiếng cười muôn kiếp người tình thương đắm đuối
Ánh xuân đem vui với đời”.
Nếu mùa xuân đem đến tin vui rạng rỡ cho đời thì mùa xuân cũng mang những băng khoăn, khắc khoải trong lòng chàng trai vừa chớm biết yêu nhưng không biết rằng người ta có yêu lại mình hay không. Ưu tư đó được Ngọc Bích diễn tả qua bài tango nổi tiếng của thập niên 4, 50, đó là bài “Mộng Chiều Xuân” :
“Mối tình đầu xuân ai thấu chăng
Lòng tha thiết vương theo tiếng đàn
Mơ đời ái ân những ngày phong trần
Sống trong mộng đẹp ngày xuân”.
Mặc cho thăng trầm dâu bể của cuộc đời, xuân lúc nào cũng rực rỡ huy hoàng như bài ca “Xuân Tươi”: “Xuân mang về ngàn ánh nắng mới
Hoa tươi cười cùng nhau reo vui
. . . . . . .
Ớ xuân ! Ý xuân nồng ấm, sắc xuân huy hoàng, dáng xuân yêu kiều”
Sau cơn biến động kinh hoàng 1975, một chàng trai trong phút hốt hoảng bàng hoàng đã bỏ người yêu và quê hương trong một đêm xuân để nàng bơ vơ sầu khổ như Lam Phương đã viết: ”Chuyện Buồn Ngày Xuân” :
“Sao anh đành bỏ em để ra đi một mình giữa đêm xuân lạnh lùng,
Chim xa bầy còn thương tổ ấm huống chi người tội lắm anh ơi!”.
Giữa lúc mọi người nô nức đón xuân sang thì có người con gái đan áo mà nhớ nhung người tình cách xa dịu vợi qua nhạc khúc “Đan Áo Mùa Xuân” của Anh Bằng:
“Cứ mỗi lần hoa mai vàng trước ngõ
Là thôi em mong nhớ xuân này chàng có về
Hỏi hoa hoa chẳng nói, hỏi mây mây lặng đứng
Hỏi gió gió ngập ngừng, hỏi nắng nắng ngại ngùng”.
Miền Nam tràn đầy tự do hạnh phúc nên mùa xuân cũng rực rỡ tưng bừng mà Văn Phụng đã ca ngợi qua bản “Xuân Miền Nam” trong thể điệu Cha Cha Cha nóng bỏng mời gọi:
“Miền Nam niềm vui chan chứa đêm mơ hồ
Miền Nam tình xuân sưởi ấm thêm đôi bờ
Giờ đây mùa xuân đang xóa tan mây mờ
Quên đi đau thương sầ̀u nhớ
Vica tung gieo nuồn sống đắp xây tự do
. . .Từ phương xa, đêm nay xuân về duyên dáng
Trên đôi môi nàng trinh nữ thắm nét son. ..”
Tuy nhiên xuân về mà không có người yêu bên cạnh thì thà chết sướng hơn như lời than thở qua bài ca “Nếu Xuân Này Vắng Anh” của Bảo Thu do Trang Mỹ Dung hát đầu tiên:
“Nếu xuân này vắng anh
Như lá khô buồn xa cành
Như giao thừa êm tiếng pháo
Mai úa sắc bên hiên thì đừng đến xuân ơi!”
Và tệ hại hơn nữa là xuân về mà bị đào cho “de” thì thật là cười đau khóc hận, cứ nằm trên gác xếp mà thở thở than than. Tâm trạng não nề này được Thúc Đăng ghi lại trong bản nhạc “Xuân Về Trên Gác Nhỏ” qua tiếng hát cao vút của Thanh Tuyền. Thiệt là đúng hoàn cảnh dở khóc dở cười của những chàng thất tình kinh niên như bần bút đây:
“Đào mai hé nhụy, xuân nay lại về chạnh nhớ bâng khuâng
Một mình bơ vơ nhìn ra phố nhỏ đón xuân thiên hạ tưng bừng
Tình xuân lại đến, nhớ thương lại về
Như nhắc bao u hoài vương vấn trong tôi chưa quên một người
Xuân thuở nào hẹn mùa yêu…”

Có những người lận đận lao đao với những cuộc tình không tới nên cứ mãi đi tìm lại một mùa Xuân của mình:
Tôi đi tìm lại một mùa xuân
Mùa xuân xưa cũ qua mất rồi
Mùa xuân đã rơi vào dĩ vãng
Mà xuân nay vẫn còn dư hương

(Tôi đi tìm lại một mùa Xuân-Đoàn Nguyên)

Tôi đi tìm lại một mùa Xuân

Chính em mang lại mùa Xuân Xanh

Tôi đã tìm trong giấc mộng lành

Mơ ước cuối đời trong nỗi nhớ

Bóng hình em dáng đẹp thanh thanh./.

Một trong những phong tục của dân tộc ta là xem bói đầu năm. Chả thế mà bài thơ Kim Tuấn đã được nhạc sĩ Lê Kim Khánh phổ nhạc “Thiên Duyên Tiền Định” thể điệu ballad vui nhộn như mùa Xuân, một thời nổi tiếng với Hùng Cường – Mai Lệ Huyền:
“Đầu năm hoa lá xôn xao nở như đón chào
Nhờ anh tiên đoán năm nay duyên nợ thế nào”

Đi lễ đầu năm cũng là một phong tục cổ truyền mà ta vẫn còn giữ, đi lễ để cầu xin may mắn hanh thông, để cầu duyên và để “cạo da đầu -ủa lộn- cầu gia đạo như bản nhạc “Câu Chuyện Đầu Năm” của Hoài An:
“Trên đường đi lễ xuân đầu năm
Qua một năm ruột rối tơ tằm
Năm mới nhiều ước vọng chờ mong
May nhiều rủi ít ngóng trông
Vui cùng pháo đỏ rượu hồng”
Có người đón xuân mà bồi hồi nhớ lại kỷ niệm của những mùa xuân cũ bên người yêu nay đã cách xa. Ta hãy nghe nhạc khúc “Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa” của Châu Kỳ:
“Đón xuân này tôi nhớ xuân xưa
Một chiều xuân anh đã hẹn hò
Như ướp tình trong cánh hoa mơ
Đưa hương theo làn gió anh nói rằng nên viết thành thơ”.
Giữa lúc người người hân hoan chào đón xuân thì thật thất thương những người chiến sỹ VNCH ở tận các tiền đồn xa xôi heo hút rừng núi cheo leo, ngày đêm canh phòng ngăn giặc, giữ yên bờ cõi để người hậu phương vui Tết yên bình. Với lính thì làm gì có mùa xuân khi quê hương chưa sạch bóng quân thù. Ta hãy nghe hoàn cảnh đó qua bản nhạc “Tôi Chưa Có Mùa Xuân” cũng của Châu Kỳ:
“Đợi hai, ba năm nữa, quê mình thôi khói lửa
Mời xuân đến với tôi. Giờ này còn nổi trôi
Riêng tôi xin từ chối, mà xuân chán gì nơi”.
Người lính chiến thân yêu của chúng ta đã bỏ lại sau lưng thành phố những người thương mòn mỏi đợi chờ, những cuộc vui tuổi trẻ, những ước vọng thanh xuân để đón xuân bằng : “Đón giao thừa một phiên gác đêm
Chào xuân đến súng xa vang rền”
Phiên Gác Đêm Xuân – Nguyễn văn Đông
Hoặc :
“Đồn anh đóng ven rừng mai
Nếu mai không nở anh đâu biết xuân về hay chưa”
Đồn Vắng Chiều Xuân – Trần Thiện Thanh
Hay chua xót hơn : “Quà xuân anh chẳng có
Gác giặc từng giờ
Đời lính chiến lấy gì gửi về em”.
Phút Giao Mùa – Trần Thiện Thanh

Dù thế, lính vẫn không quên chúc Tết mọi người. Ta hãy nghe “Đầu Xuân Lính Chúc” của Tấn An- Hoài Linh qua thể điệu beguine rock rộn rịp nao nức như không khí ngày Xuân:
“Ngày đầu xuân chúc non nước thanh bình
Ngày mồng 2 chúc cho lứa đôi mình
Và mồng 3 anh chúc đôi mắt em xinh
Má em hồng nét tươi mãi trong lòng anh”.
Để bày tỏ, dù trong muôn một lòng thương mến lính, người hậu phương lúc nào cũng “Vui Xuân Nhớ Ơn Người Chiến Sỹ”, thăm viếng tiền đồn, thư từ quà tặng vào dịp đầu xuân và ngược lại lính rất trân trọng tình hậu phương. Ta hãy nghe lính tâm sự:
“Cám ơn ai khi xuân về vui thật là vui
Không quên người sương gió phương trời
Âu yếm gởi tình đi muôn nơi”.
Cảm Ơn – Trịnh Lâm Ngân
Trong thời chinh chiến, có biết bao bà Mẹ mỏi mắt chờ con trai về để cùng vui đón mùa xuân, nhưng đứa con đã biền biệt bốn phương trời với trọng trách diệt thù giữ yên bờ cõi:
“Mẹ ơi ! Hoa cúc hoa mai nở vàng
Đời con giờ đây đang lênh đênh
Đèo cao gió lộng ngày đêm bạt ngàn
Áo trận sờn vai bạc màu nhìn xuân về lòng buồn mênh mang”.
Mùa Xuân Của Mẹ – Trịnh Lâm Ngân

“Con biết bây giờ Mẹ chờ tin con
Khi thấy mai đào nở vàng bên nương
Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về
Nay én bay đầy trước ngỏ mà tin con vẫn xa ngàn xa”.
Xuân Này Con Không Về – Trịnh Lâm Ngân

Nhưng cũng có lúc hai kẻ yêu nhau cũng tìm ra một mùa Xuân hạnh phúc trên đỉnh yên bình:

Rồi mai, có một lần tôi đưa em,
về trên đỉnh yên bình, hiền hòa
Một mùa xuân lên cao,
hôn lên làn tóc xõa, theo mây trôi, bềnh bồng…
Mùa Xuân trên đỉnh bình yên-Từ Công Phụng
Từ sau biến cố 30 tháng 04 năm 1975, nhiều người Việt Nam vì yêu chuộng tự do phải gạt nước mắt ra đi nhưng lòng luôn hoài vọng về những mùa Xuân yêu thương trên quê hương để rồi ngậm ngùi tự hỏi lòng là:
“Nơi ấy bây giờ còn có mùa Xuân
Có dáng nghiêng nghiêng nụ cười thật gần”
Em còn nhớ mùa Xuân- Ngô Thụy Miên

Những mùa Xuân tha hương là những mùa Xuân đau buồn u uất của đàn con xa xứ trong giấc hương quan mịt mờ:
“Chiều nay lê bước phiêu du
Thầm nhớ Xuân về làng cũ
Tình quê chan chứa trong lòng
Chua xót thay sầu tư hương”
Xuân tha hương- Phạm Đình Chương

Và sau cùng, trong vòng 5 năm nay, bản nhạc Pháp nổi tiếng “T’As le look Coco” của hai nhạc sĩ Marc Attali và Richard Anderson qua thể điệu techno nao nức sống động với lời và tựa Việt “Xuân yêu thương” của nhạc sĩ Đỗ Đ̀ình Phúc đã trở nên thật phổ biến trong cộng đống Việt Nam hải ngoại:
Xuân đã đến bên em
Ɗáng xuân tuуệt νời
Xuân đã đến bên người,
Xin người hãу cùng em νui xuân.
Mɑng hạnh ρhúc cho đời
Gió xuân tuуệt νời Mɑng sɑу đắm cho người Xin người cùng em νui xuân.

Từ nãy giờ, chúng ta cùng nhau trở về với vùng âm thanh kỉ niệm qua những bản nhạc xuân thập niên 5, 60 mà bần bút cố ghi lại theo trí nhớ hẹp bề khổ. Do đó nếu có gì thiếu sót, xin các bạn đánh cho hai chữ đại xá. Chỉ cần biết rằng, cứ mỗi độ xuân về, lòng ta không khỏi bâng khuâng ngậm ngùi nhớ về quê hương với khung trời kỉ niệm mà trong đó những ca khúc Xuân vẫn man man bàng bạc trong tâm tưởng.
Sống ở xứ người tất bật rộn ràng, cuộc đời phù du tạm bợ, do vậy, gợi nhớ về dư hương xưa, hình ảnh cũ qua những bản nhạc xuân một thời để biết đâu từ đó ta có thể tìm lại chính hình bóng mình chập chờn trong dĩ vãng tưởng đã nhạt nhòa và để thấy mình vẫn “còn một chút gì để nhớ để thương”.
Mong rằng bài viết này là một món quà tinh thần nho nhỏ đến với người đọc trong những ngày xuân tha hương. Trong tâm tình đó, xin kính chúc quý vị và các bạn một năm mới an khang thịnh vượng để cùng nhau chào đón một mùa xuân nữa trên xứ người.

Nguyên Trần

https://quocgiahanhchanhmd.com/2018/02/14/ngay-xuan-hoi-tuo%CC%89ng-am-thanh-cu%CC%83/

Vui cười

Cầm tấm check vừa ký xong, đưa cho con gái và nói:

– Hôm nay con vừa đúng 18 tuổi, đây là tấm Cheque “Child support” cuối cùng của Ba, con cầm về đưa cho Má của con và nhớ nói: “Từ đây trở đi…Má của con đừng hòng lấy thêm tiền của Ba dù chỉ là…một xu”.

Nói xong con nhớ dòm cái mặt Bả như thế nào…chiều trở qua đây nói cho Ba biết!

Buổi chiều thấy con gái trở qua, Ông hấp tấp hỏi: – Sao, con nói xong thấy cái mặt Bả ra sao…nói cho Ba biết!

Cô gái: – Má con biểu con qua đây nói lại với Ba: “Thật ra…con không phải là con ruột của Ba.”

Má nói thêm: “Mầy nói xong nhìn cái mặt của Ổng ra sao… về nói lại cho tao biết!”

 

Hai cha con cùng đi dự thi “Cuộc thi tìm hiểu về Phụ nữ”.

Kết quả: người con đậu, người cha rớt.

Thế là người cha bực mình hỏi con:

– Tao lớn hơn mày mấy chục tuổi, lẽ nào lại không hiểu phụ nữ bằng mày hả? Mày hãy nói tao nghe mày đã trả lời các câu hỏi thi như thế nào.

Người con từ tốn lặp lại từng câu hỏi của cuộc thi và câu trả lời của cậu ta: *Tóc của người phụ nữ ở đâu quăn nhất? Con trả lời ở Châu Phi

Người cha la lên: -thế mà tao cứ tưởng

*Cơ quan nào của người phụ nữ mạnh nhất? Con trả lời: Hội Phụ Nữ Thế Giới.

Nguời cha lại la lên: -thế mà tao cứ tưởng

*Cái gì của người đàn ông mà người phụ nữ cần nhất.

Con trả lời: Túi tiền.

Người cha thở dài: -thế mà tao cứ tưởng

 

Cô giáo hỏi học trò:-Em hãy lấy ví dụ về tỷ lệ nghịch?

Học trò: -Thưa Cô; chống tham nhũng chừng nào thì tham nhũng nhiều chừng đó,

Cô: Ví dụ nầy cô không tính, em hãy lấy ví dụ khác.

-Thưa Cô…nhà cán bộ càng giàu thì nhà dân càng nghèo.

Cô: Ví dụ nầy cũng không được, em lấy ví dụ khác đi!

-Thưa Cô….Mặt đường càng mỏng thì mặt cán bộ càng dày…  Cô: Thôi em về chỗ, em nói càng dài, thì sự nghiệp của Cô càng ngắn!

Chùi Lư Ăn Tết – Nam Sơn Trần Văn Chi

Theo phong tục tập quán của người Việt, hàng năm cứ mỗi độ xuân về, tết đến… thì già trẻ, gái trai đều bận rộn với việc sửa sang, trang trí nhà cửa;làm đẹp bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, mà đặc biệt hơn cả, phải nói là bộ lư đồng, một phẩm vật thờ phượng không thể thiếu trong các gia đình còn lưu giữ nếp sống truyền thống văn hóa xưa. Khi đó, bộ lư đồng được gia chủ mang đi cho người ta chùi bóng, nhằm tăng thêm nét thẩm mỹ, trang trọng trong nhà. Và, cũng chính vì nhu cầu có thật này, mà trong đời sống xã hội, từ lâu đã xuất hiện một dịch vụ gọi là “Chùi lư ăn tết”.

Bắt đầu từ tháng 11 kéo dài đến gần hết tháng chạp âm lịch, dịch vụ chùi lư có mặt khắp nơi trên các vỉa hè, đường phố;thậm chí ngay cả trong khu dân cư cũng dễ dàng bắt gặp. Chùi lư, không phải là một cái nghề chuyên môn, bởi vì người thường, tay ngang… ai cũng có thể làm được, mà không cần phải đào tạo qua trường lớp, hoặc nếu có học thì học người đi trước hay tự mình học lấy; dần dần quen tay, trở nên điêu luyện, vậy thôi. Mở dịch vụ chùi lư, thì cũng phải chịu đầu tư ít vốn liếng để mua sắm vài món vật dụng như: Moteur, giấy chà nhám, bột bóng…rồi sau đó, lấy công làm lời. Chùi lư cũng không phải là một công việc chủ yếu để mưu sinh hàng ngày, bởi vì dịch vụ này chỉ hoạt động ngắn hạn với thời gian chưa đầy 1 tháng, nhưng được cái, là nguồn thu nhập cũng đủ vui chơi giải trí trong ba ngày xuân.

Không chỉ có người dân lao động bình thường, nhiều cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên nhà nước cũng hứng thú với dịch vụ chùi lư và xem đây là khoản thu nhập phụ, ngoài lương để góp phần nâng cao mức sống và phát triển kinh tế gia đình.

Tôi có anh bạn là CCB Nguyễn Văn Vàng, nhà không mấy khá giả. Năm nào cũng vậy, vào những ngày cận tết Nguyên đán, anh lại bày biện “đồ nghề” sát sân hẻm nhỏ và nhận “chùi lư mướn” cho khách hàng gần xa, trong đó, phần lớn là những người quen biết ở địa phương. Có lẽ do “hành nghề” lâu năm, đôi tay nhuần nhuyễn, lại làm kỹ lưỡng, chất lượng… nên anh tạo được uy tín và có được nhiều thân chủ tìm đến. Anh nói, làm việc thì vẫn đi mỗi ngày, nhưng thời điểm giáp tết thì khác, ráng lo cho xong việc cơ quan, tranh thủ về sớm một chút để làm thêm cái “nghề” chùi lư này, kiếm tiền ăn tết. Anh cũng cho biết thêm, tiền công chùi bóng tùy theo kích cỡ của mỗi bộ lư. Loại lớn có giá 250.000 đồng; loại trung 200.000 đồng; nhỏ 150.000 đồng. Những ngày giáp tết, anh nhận chùi bóng khoảng trên dưới 10 bộ lư cho khách hàng, kiếm được vài triệu đồng mua sắm ít đồ tết cùng mâm lễ vật dâng lên tổ tiên, ông bà, cha mẹ; nguyện cầu cả nhà được may mắn, bình an, hạnh phúc trong mùa xuân mới.

Mặc Lâm

Ông Ba Tiến là thợ đánh bóng lư đồng có tiếng với thâm niên khoảng 30 năm trong nghề. Dịp cận Tết, ông Tiến làm không ngưng tay với khá nhiều khách đặt hàng. Trung bình mỗi dịp Tết, những người thợ đánh bóng lư đồng kiếm được hàng chục triệu đồng. Nhìn đơn giản nhưng đòi hỏi người hành nghề phải tỉ mỉ, khéo tay và đặc biệt phải có “bàn tay lộc”.

Những ngày cận Tết, Sài Gòn bỗng trở nên sôi động với sự xuất hiện của những người làm dịch vụ đánh bóng lư đồng trên phố và dịch vụ đánh bóng lư đồng tại nhà. Với quan niệm xua đi cái không may mắn của năm cũ, rước “tài lộc” về với gia đình nên người dân thành phố khá quan tâm đến dịch vụ này. Chính vì thế, đây cũng là “thời cơ” của thợ đánh bóng lư đồng “hốt bạc” dịp Tết.

Ông Trần Thành Tiến (hay còn gọi là Ba Tiến) được giới trong nghề đánh giá là thợ đánh bóng lư đồng nổi tiếng tại Sài Gòn với hơn 30 năm trong nghề. Ông Ba Tiến thường làm việc tại khu vực phường 3 (quận Bình Thạnh).

“Tôi năm nay gần 60 tuổi, làm nghề đánh bóng lư đồng được 30 năm. Mỗi dịp Tết đến Xuân về thì rất nhiều gia đình đem lư đồng trên bàn thờ tổ tiên đến tôi nhờ đánh bóng, làm mới. Thông thường, trước Tết một tháng là bắt đầu làm. Khách mối của tôi cũng nhiều vì những năm trước mình làm cho họ, khách thấy đẹp thì tiếp tục tìm tơi. Cũng giống như mình đi cắt tóc, cắt thợ nào, tiệm nào thì quen ở đó”, ông Ba Tiến chia sẻ.

Ông Ba Tiến cho biết thêm, các loại lư đồng đúc thủ công, đồ gia dụng, đồ thờ cúng bằng đồng sau một thời gian sử dụng sản phẩm sẽ bị ô xi hóa lớp bề mặt chuyển sang màu sẫm, màu xanh… rất mất thẩm mỹ nên dịp Tết là thời điểm tốt nhất để mọi người làm mới những món đồ này.

Hiện nay, nghề đánh bóng lư đồng rất nhiều người theo nhưng không phải ai cũng khéo tay để theo nghề.

Theo ông Tiến, làm nghề đánh bóng lư đồng đầu tiên phải có uy tín và tay nghề. Không ai giao bộ lư đồng quý giá từ thời ông bà tổ tiên xưa cho người lạ, mới làm nghề bao giờ cả. Làm nghề đánh bóng lư đồng phải có cái tâm, đôi bàn tay “lộc” để mang lại may mắn cho các gia đình. Đưa tay cầm bộ lư đồng làm phải nhìn trước nhìn sau, phải làm thật kĩ chứ không được sơ sài, qua loa cho hoàn thành.

“Mục đích của việc đánh bóng lư đồng, làm mới nó để thờ cúng trên bàn thờ chính là mong các cụ, các ông bà, bố mẹ…những người đã mất năm mới lại về với con cháu trong sự ấm cúng, xua đi cái không may mắn trong năm cũ, đón rước niềm vui tài lộc, sức khỏe về với tất cả mọi người, để con cháu nhớ đến, biết đến bàn thờ tổ tiên”, ông Tiến lý giải.

Mỗi bộ lư đồng tùy theo kích thước to nhỏ, độ khó khi đánh bóng mà giá cả dao động từ 150 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng. Trung bình, mỗi ngày ông Tiến làm được 10 bộ. Thu nhập trong dịp Tết trên 30 triệu đồng.

Mỗi dịp Tết, ông Ba Tiến thu nhập hàng chục triệu đồng từ nghề đánh bóng lư đồng.

Ghi nhận trên nhiều tuyến đường Sài Gòn những ngày cận Tết cũng xuất hiện nhiều điểm đánh bóng lư đồng dạo. Họ không phải là những người thợ chuyên nghiệp, gắn bó lâu năm với nghề như ông Ba Tiến mà chủ yếu là thợ “thời vụ”, chỉ hành nghề vài ngày. “Tôi làm nghề sửa khoá, cắt chìa khoá, do trước đây cũng từng theo một người anh họ đi đánh bóng lư đồng tại nhà cho nhiều người nên cũng biết đôi chút. Dịp Tết tranh thủ làm thêm để có chút thu nhập về quê xum họp cùng gia đình”, anh Vũ Quang Tập (quê Bình Định) tâm sự.

Không chỉ những người thợ “đường phố” xuất hiện nhiêu, dịch vụ đánh bóng lư đồng còn phục vụ tận nhà. Một thợ lành nghề cho rằng, lư đồng có đến hàng trăm loại, khó đánh nhất là lư trúc vì có nhiều hoa văn chạm trổ tinh vi; dễ đánh nhất là lư tứ giác, lư tròn. Để cho lư đồng được sáng bóng, họ phải lao động cực kỳ chỉnh chu để tránh làm lư đồng biến dạng, xây xước, mô-tơ tỉ mỉ để đảm bảo độ sáng đồng đều.

“Muốn duy trì độ sáng lâu trên lư đồng, sau khi đánh bóng người thợ thường lau lại với tinh bột sắn và tiếp tục lau lại bằng vải sạch. Vào mỗi dịp Tết, người dân có nhu cầu đánh bóng lư đồng rất lớn, chúng tôi làm không xuể nhưng cũng không vì thế mà nhận bừa để làm qua loa lấy tiền. Giá cả cũng tùy theo độ khó của từng món đồ nhưng trung bình mỗi dịp Tết anh em cũng kiếm được vài chục triệu đồng”, một thợ đánh bóng lư đồng chia sẻ.

Trung Kiên

http://vanghe.blogspot.com/2019/01/chui-lu-tet.html