Tập San Tân Đại Việt – Số 11 – 2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Đại Việt – Số 11 – 2017

Mục Lục:

Lê Minh Nguyên: Zimbabwe Và Bàn Tay Trung Quốc

Ban Biên Tập Website Tân Đại Việt: Đại Hội Đảng Tân Đại Việt Kỳ VIII 2017-2021

Việt Báo Online: Kỷ Niệm 53 Năm Thành Lập Đảng Tân Đại Việt Ra Mắt Tân Ban Lãnh Đạo Nhiệm Kỳ 2017-2021

Hoàng Đình Khuê: Thăng Tiến Dân Chủ Trong Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh tồn

Đào Văn Bình:

– Nhật Ký Biển Đông

– Ô. Bush Cha Gặp Chuyện Không Vui

Chuyến Á Du Mười Ngày Của Ô. Trump

Phan Văn Song: Việt Nam và bài học sau APEC 2017

Trọng Nghĩa: Donald Trump thăm Việt Nam : Công nhận vai trò đối tác quan trọng

Mai Thanh Truyết:

COP23 Tại Bonn, Đức Quốc    

– Phế Thải Ngàn Năm: Rác Phóng Xạ

Trọng Đạt: Ai đã chôn vùi giấc mộng của Clinton?

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy: Dân tộc sinh tồn Chương V – Vấn đề binh bị

Giáo Già:  Thơ Trăn trở, Nườc mắt trăn trở của Lão Bút

Nguyễn thị Cỏ May:

Một cái nhìn khác về người làm cách mạng

Một hiện tượng trong văn học pháp hậu chiến

Từ Thức:

Lenin, trí thức hay đồ tể? 

– Từ nhóm cờ đỏ tới hồng vệ binh

Phạm Đình Lân: Vài Chuyện Quanh Ta: Cái học sơ đẳng thời pháp thuộc

 

Zimbabwe Và Bàn Tay Trung Quốc – Lê Minh Nguyên

Tổng thống Robert Mugabe, 93 tuổi của Zimbabwe đã trị vì 37 năm, chính thức bị Quốc Hội hạ bệ hôm 24/11/2017 và phó tổng thống Emmerson Mnangagwa 75 tuổi lên làm tổng thống.

Ông Mnangagwa cũng là một sản phẩm từ đầu của chế độ, cùng trong đảng cầm quyền Zanu với ông Mugabe, cùng trãi qua 37 năm trong chính quyền và dùng an ninh, quân đội thẳng tay đàn áp đối lập đến độ ông được đặt cho biệt danh là “Cá Sấu” và được cho là người rất tàn bạo. Ông là một trong những đảng viên đầu tiên của đảng Zanu được đưa qua TQ để huấn luyện.

Lãnh tụ của đảng đối lập MDC (Phong Trào Thay Đổi Dân Chủ), ông Morgan Tsvangirai nghi ngờ ông Mnangagwa liệu có thể thay đổi được hai nét lớn là “văn hoá tham nhũng” và “văn hoá bạo lực” của chế độ.

Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất ở Zimbabwe. TQ cũng đầu tư lớn ở Sudan, Zambia và gần như cả lục địa Phi Châu.

Ở Zimbabwe và nhiều nơi khác trên thế giới, Trung Quốc đang dần dần thay đổi phương pháp tiếp cận từ không can thiệp, chỉ quan tâm đến kinh doanh sang hướng can thiệp, được các nhà quan sát coi là đứng sau trong vụ hạ bệ tổng thống Mugabe.

Ngày 7/11 ông Mugabe cất chức phó tổng thống ông Mnangagwa để muốn đưa bà vợ trẻ Grace Mugabe 52 tuổi lên thay, chuẩn bị cho việc kế vị ông ta. Ông Mnangagwa đào tẩu qua Nam Phi hai tuần.

Ba ngày sau (ngày 10/11) tư lệnh quân đội Zimbabwe, ông Constantino Chiwenga viếng TQ, gặp ủy viên Quân Ủy TƯ kiêm Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc tướng Lý Tác Thành và Bộ Trưởng Quốc Phòng Thường Vạn Toàn. Hai bên cam kết hai nước “sát cánh mưa nắng có nhau”. (http://cnn.it/2zlNNw5)

Bốn ngày sau chuyến viếng thăm TQ (tối 14/11) thì xe tăng của Lực Lượng Quốc Phòng Zimbabwe tiến vào thủ đô Harare.

Trên Hoàn Cầu Thời Báo của TQ hôm 16/11 nói rằng họ đã lo lắng cho sự an toàn lâu dài của đầu tư TQ ở Zimbabwe và sự thay đổi chính quyền ở Zimbabwe sẽ có lợi cho mối quan hệ của hai nước. (http://bit.ly/2Bn6iBU)

TQ cũng đang can thiệp vào Bangladesh và Miến Điện về vụ khủng hoảng người Rohingya, đưa ra kế hoạch 3-giai đoạn để đẩy hai bên giải quyết, và hai nước đã ký thoả thuận để cho hàng ngàn người Rohingya được hồi hương (http://reut.rs/2BlC1D9).

Thông cáo của bộ Quốc Phòng TQ hôm 22/11 cho biết trong cuộc hội đàm tại Bắc Kinh giữa tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội Miến Điện và tướng TQ Lý Tác Thành, TQ đã tuyên bố rằng trước tình hình an ninh khu vực phức tạp và luôn biến đổi, TQ sẵn sàng duy trì trao đổi thông tin chiến lược với quân đội Miến Điện (RFI 23/11/17).

TQ đã can thiệp mạnh mẽ vào Cam Bốt đến độ thủ tướng Hun Sen tự tin để thẳng thừng chỉ trích và xoay lưng với Hoa Kỳ. Hôm 19/11 ông Hun Sen đã lên tiếng thách thức và thúc giục HK hãy cắt mọi viện trợ cho nước ông, cùng bắt các nhà báo gởi bài cho đài RFA (VOA 19/11).

TQ bước từ giai đoạn ẩn mình chờ thời (thao quang dưỡng hối) của thời Đặng Tiểu Bình qua giai đoạn can thiệp chính trị vào nội bộ nước khác của thời Tập Cận Bình. Từ đó ta có thể rút ra hai nhận xét.

Ở Zimbabwe, dù ông Mnangagwa có hứa hẹn một cuộc bầu cử “tự do” vào năm 2018, nhưng với bàn tay lông lá của TQ đứng sau thò vào, với hồ sơ “Cá Sấu” tàn bạo của ông Mnangagwa, với đảng cầm quyền Zanu vẫn cai trị thì khó có thể tin rằng Zimbabwe có được một cuộc bầu cử thật sự dân chủ, nó chỉ là chế độ Mugabe mà không có Mugabe. Cái ưu điểm của một cuộc chính biến không gây đổ máu này sẽ không có giá trị gì nếu vựa lúa mì không phục hồi và chính trị không có dân chủ, nó chỉ là một dạng thuộc địa mới cho TQ khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng như khai thác thị trường tiêu thụ.

Nhận xét thứ hai là Việt Nam rồi cũng sẽ đi vào vết chân của Zimbabwe và Cam Bốt khi vẫn không chuyển qua dân chủ để huy động sức dân và ý chí độc lập của dân tộc. TQ rất dễ thao túng một nhóm nhỏ độc tài, nhưng không dễ thao túng cả một dân tộc. Khi hiệp ước biên giới 1999, hiệp ước vịnh Bắc Bộ năm 2000 đã ký sau gần hai thập niên vẫn còn giữ trong bí mật, không đưa ra được một bản đồ thì kẻ mạnh luôn luôn thắng vì kẻ yếu quá cô đơn, không có dân hậu thuẩn.

Chưa có chỉ dấu nào cho thấy chính quyền CSVN có thực tâm thay đổi đất nước qua dân chủ. Ông TBT Nguyễn Phú Trọng thừa nhận lý tưởng Mác-Lê đã hết hấp dẫn qua câu “chán Đảng, khô Đoàn, nhạt chính trị”, nhưng không vì thế mà ông muốn thay đổi qua dân chủ, mà sắp đi theo con đường Trung Quốc đã đi là “ái quốc” (Giấc Mơ TQ, Đại Hán, xây đảo, lấn chiếm…) để ông có thể mị dân.

Cách đây hơn 10 năm anh Nguỵ Kinh Sinh từng nhắc nhở là chúng ta nên tranh đấu bằng ngọn cờ dân chủ, còn ái quốc thì chúng ta đều có thừa nhưng CS giựt ngọn cờ này đi rất dễ và chúng ta sẽ không giữ nỗi vì bộ máy chính quyền với biết bao nhiêu phương tiện đang nằm trong tay họ.

Không khí đang có vẻ như sắp tới đây phong trào ái quốc sẽ ào ào thổi đến để cuốn hút giới tranh đấu và quần chúng bên ngoài (trong nước CS không dám và cũng không cho dân dám bày tỏ lòng ái quốc vì sợ TQ bóp mũi) và những người tranh đấu ở hải ngoại nếu không khéo sẽ tiêu thụ năng lực của mình ra ngoài hồng tâm của tranh đấu dân chủ.

Một nhà trí thức trong nước vừa viết trên Facebook dự báo rằng “ĐCS chuyển đổi thành một đảng dân tộc chủ nghĩa, bán phần hoặc toàn phần, là khả năng như là tất yếu. Song song đó, thể chế chính trị có thể biến đổi từ độc tài chuyên chế sang dân chủ giả hiệu…Đấy là khả năng xảy ra cao nhất…”

Thay vì xây dựng phong trào tranh đấu dân chủ, nếu không khéo, chúng ta sẽ đi vào mê cung chống Trung Cộng và lấy đó làm hồng tâm.

Dĩ nhiên, chúng ta dứt khoát chống TQ bá quyền lấn đất, lấn biển, lấn kinh tế thương mại VN, nhưng đó là ưu tiên thứ hai bên cạnh hồng tâm.

Cho nên, dấy lên một phong trào cách mạng dân chủ do quần chúng đứng lên là điều chúng ta cần nên nghĩ đến để vận động, để xúc tác cho nó trở thành hiện thực.

Lê Minh Nguyên

Chủ Tịch Đảng Tân Đại Việt

25/11/2017

 

Đại Hội Thế Giới Đảng Tân Đại Việt Kỳ VIII 2017-2021 

Sáng nay lúc 9 giờ sáng ngày 10 tháng 11 2017, Đại Hội Thế Giới Kỳ VIII của Ðảng Tân Ðại Việt đã khai mạc tại Hội trường Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam, Thành phố Garden Grove, California, Hoa Kỳ.

Thành phần gồm có các Ðại biểu từ khắp nơi trên thế giới đại diện cho các đại cơ sở như như Úc châu, Âu châu, Canada, các cơ sở tại Hoa Kỳ cùng quốc nội (khiếm diện), Cố Vấn đoàn Trung ương, Giám sát đoàn Trung ương, Ban Lảnh Ðạo, Ban Chấp hành Trung ương, các Tổng Bộ trực thuộc.

Sau nghi thức truyền thống Chào Quốc Kỳ, Quốc Ca, Ðảng Kỳ, Mặc Niệm, Trưởng ban tổ chức đ/c Hoàng Khuê tuyên đọc chương trình Đại Hội.

HỌP KHOÁNG ĐẠI #1: 9:30 – 11:00am

1/- Bác sĩ Mã Xái, Chủ tịch BCHTƯ tuyên bố khai mạc và chào mừng các đại biểu cùng nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Ðại hội trước các biến chuyển hệ trọng đang xảy ra tại quốc nội cùng khu vực đang tác động trực tiếp đến cuộc đấu tranh nhằm giải thế chế độ độc tài toàn trị CS

2/- BLĐ tổng kết thành quả họat động 4 năm quạ Báo Cáo của BCHTƯ bao gồm những Báo cáo của các Tổng Bộ và các Đại Cơ Sở – do đ/c TTK trình bầy

3/- Nhận định của GSÐTƯ – đ/c Cao Thái Hải, Ủy Viên GSTƯ

4/- Nhận định của Cố Vấn Ðoàn – đ/c Hoài Sơn

5/- Báo Cáo Tài Chánh – đ/c Thủ Quỹ TƯ Minh Châu

6/- Góp Ý của các đại biểu Ðại Hội

HỌP KHOÁNG ĐẠI #2: 11:00 – 12:20am

1/- Nhận Định Chính Trị – đ/c Chủ Tịch BCHTƯ TĐV

2/- Thảo Luận

Các đại biểu dùng cơm trưa tại Hội trường

HỌP KHOÁNG ĐẠI #3: Tham Luận 1:00 – 6:00pm

1/- Tham Luận #1: Ðề tài “Ba mũi giáp công trong cuộc đấu tranh giải thể chế độ CS của TÐV trong bốn năm tới” – đ/c Lê Minh Nguyên, Phó Chủ Tịch I BCHTƯ

Thảo Luận & giải lao

2/- Tham Luận #2: Ðề tài “Thăng tiến Dân Chủ trong Chủ nghĩa DTST” – đ/c Hoàng Kim, KB Trưởng, KB Tây HK

3/- Tham Luận #3: Ðề tài “Ðấu tranh bất bạo động” – đ/c Minh Châu, Thủ Quỹ TƯ, đại diện TB Tổ Chức.

Thảo Luận & giải lao

4/- Tham Luận #4: Ðề tài “Đề nghị một vài phương thức trẻ trung hoá đoàn thể và cộng đồng” – đ/c Ðặng Kim Ngọc, KB Úc Châụ

5/- Tham Luận #5: Ðề tài “Hướng đi trong công tác truyền thông của Ðảng” – đ/c Lê Văn ,TB Truyền Thông

Thảo Luận & giải lao

Chủ Tọa đoàn tổng kết Nội dung cho Bản Dự Thảo Quyết Nghị của Đại Hội

Ngày 1 của ÐH chấm dứt, các Ðại biểu nghỉ ngơi ăn uống để chuẩn bị cho ngày 2 của ÐH vào Thứ Bảy, 11 tháng 11 năm 2017 để Bầu Cử các Cơ Chế Lãnh Đạo Trung ương.

Tường trình của TB Truyền Thông tại Litte Sàigòn Califonia Nov 10 – 12 2017

 

Sáng nay lúc 9 giờ sáng ngày 11 tháng 11 2017, Đại Hội Thế Giới Kỳ VIII của Ðảng Tân Ðại Việt tiếp tục làm việc tại Hội trường Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam, Thành phố Garden Grove, California, Hoa Kỳ để bầu các cơ chế Lãnh đạo Trung Ương nhiệm kỳ 2017-2021.

Thành phần gồm có các Ðại biểu từ khắp nơi trên thế giới đại diện cho các đại cơ sở như như Úc châu, Âu châu, Canada, các cơ sở tại Hoa Kỳ cùng quốc nội (khiếm diện), Cố Vấn đoàn Trung ương, Giám sát đoàn Trung ương, Ban Lảnh Ðạo, Ban Chấp hành Trung ương, các Tổng Bộ trực thuộc.

Sau đây là kết quả của cuộc bầu cử:

Ban Lãnh Ðạo Ðảng gồm 12 Ủy viên chính thức và 3 dự khuyết

12 Ủy viên chính thức gồm:

Phạm Ðức Duy

Lê Minh Nguyên

Hoàng Kim

Hồng Lĩnh Nam

Dương Tấn Hải

Hồ Trung

Lê Văn

Như An

Biên Hùng

Châu Chung

Tín Lương

Thiều Quang

3 UV dự khuyết

Quốc Huy

Quốc Phùng

Trần Nguyên Phước

 

Văn Phòng Ban Chấp Hành Trung Ương:

Chủ Tịch: Lê Minh Nguyên

Ðệ I PCT: Phạm Ðức Duy

Ðệ II PCT: Hoàng Kim

Tổng thư ký: Dương Tấn Hải

Giám Sát đoàn Trung Ương:

Biên Hùng

Quốc Phùng

Trần Nguyên Phước

Sau phần bầu cử, Ðại hội đã giành nhiều thời giờ để phân tích, thảo luận và đồng thanh thông qua Quyết Nghị của Ðại Hội để làm kim chỉ nam cho hoạt động của Ðảng trong 4 năm sắp tới

 

NGHỊ QUYẾT

ĐẠI HỘI ĐẢNG VIÊN TOÀN THẾ GIỚI

LẦN THỨ VIII ĐẢNG TÂN ĐẠI VIỆT

 

Đại Hội Đảng Viên Toàn Thế Giới Đảng Tân Đại Việt lần thứ VIII được tổ chức tại thành phố Garden Grove, California từ ngày 9 đến 11 tháng 11 năm 2017 để quyết định sách lược đấu tranh cho bốn năm sắp tới và bầu chọn các cơ quan Lãnh Ðạo Trung Ương nhiệm kỳ 2017-2021.

–         Xét rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam không bao giờ từ bỏ chủ nghĩa mác lê cho nên không bao giờ họ tự thay đổi qua dân chủ

–         Xét rằng sau bảy thập niên cai trị đất nước, đảng cộng sản Việt Nam càng ngày càng làm cho dân tộc và đất nước tang thương và hiểm họa mất nước cận kề, đi ngược lại nguyện vọng toàn dân

–         Xét rằng việc thay đổi qua dân chủ pháp trị phải do toàn dân Việt Nam quyết định

Sau ba ngày làm việc Ðại Hội đồng thanh

 

QUYẾT NGHỊ

1 Giải thể chế độ CSVN và xây dựng nước Việt Nam Dân Chủ Pháp Trị dưới ánh sáng của chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn

2- Yểm trợ dân chúng trong nước làm cuộc cách mạng dân chủ thay đổi toàn diện chế độ cộng sản

3- Tìm cách vô hiệu hóa các lực lượng đàn áp của cộng sản Việt Nam

4- Phối hợp với các đoàn thể người Việt trong và ngoài nước trong quá trình thực thi sự thay đổi tại Việt Nam

5- Vận động và phối hợp với quốc tế cho công cuộc tranh đấu cho Việt Nam dân chủ tự do

Garden Grove, ngày 11 tháng 11 năm 2017

Đại Hội Đảng Viên Toàn Thế Giới Lần Thứ VIII

Đảng Tân Đại Việt

*   *   *

Ðại hội đã kết thúc vào lúc 5 giờ chiều cùng ngày trong tinh thần đoàn kết vui tươi phấn khởi chắn chắn sẽ tạo thêm nhiều kỳ vọng cho Ðảng viên khắp nơi cùng niềm tin cho Ðồng bào trong và ngoài nước

Kỷ Niệm 53 Năm Thành Lập Đảng Tân Đại Việt Và Ra Mắt Tân Ban Lãnh Đạo Nhiệm Kỳ 2017-2021

Westminster (Bình Sa) – Tại hội trường Thành Phố Westminster số 8200 Westminster Blvd., vào lúc 1 giờ 30 ngày 12 tháng 11 năm 2017, Đảng Tân Đại Việt đã long trọng làm lễ kỷ niệm 53 năm ngày thành lập Đảng và ra mắt Tân Ban Lãnh Đạo Nhiệm Kỳ 2017-2021.

Tham dự buổi lễ ngoài qúy vị lãnh đạo và các thành viên trong đảng coòn nhận thấy có qúy vị đại diện tinh thần các tôn giáo, qúy vị dân cử, đại diện dân cử, qúy vị đại diện các đảng phái chính trị, đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, các cơ quan truyền thông.

Điều hợp chương trình Ông Hoàng Đình Khuê và Cô Như An.

Mở đầu ông Hoàng Đình Khuê, thay mặt ban tổ chức chào mừng và cảm ơn qúy quan khách cùng toàn thể qúy vị tham dự, tiếp theo ông điều hợp phần nghi thức chào quốc kỳ Việt-Mỹ, phút mặc niệm, sau đó ông mời qúy vị lãnh đạo Đảng lên trước bàn thờ có chân dung Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy để niệm hương tưởng nhớ đến Đảng Trưởng Trương Tử Anh và Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy.

Sau đó Bác Sĩ Mã Xái, Chủ Tịch Đảng Tân Đại Việt lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn sự hiện diện của tất cả qúy vị tham dự ngày thành lập Đảng Tân Đại Việt, đánh dấu một quãng đường đầu tranh cùng toàn dân hơn nửa thế kỷ trong giòng lịch sử dân tộc, với tâm quyết xây dựng một quê hương Việt Nam tự do, dân chủ pháp trị độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Ông trình bày về: Bối cảnh chính trị Miền Nam lúc Đảng Tân Đại Việt ra đời, Ý nghĩa ngày thành lập Đảng Tân Đại Việt và các đóng góp xây dựng Dân Chủ Pháp trị cho Việt Nam Cộng Hòa. Trong phần trình bày khá chi tiết để cuối cùng ông cho biết: “Đại Hội Toàn Thế Giới Đảng Tân Đại Việt Kỳ VIII năm nay diễn ra trong hoàn cảnh Việt Nam đang trải qua thời kỳ hỗn độn và rối loạn hơn bao giờ hết với nền kinh tế bất cập, trên bờ phá sản, trong một bối cảnh chính trị bất ổn chưa từng thấy từ nội trị đến ngoại giao, giữa lúc thế giới đang trải nghiệm những an ninh bất ổn, phức tạp; trước hiện tình đất nước ở thế chông chênh, nhân dân phải đối phó với kẻ nội thù cộng sản Hà Nội, bên ngoài là bọn ngoại xâm Trung Cộng.

Đảng Tân Đại Việt mở đại hội toàn thế giới năm nay tại Nam California nhằm đánh giá qúa trình đấu tranh dân chủ hóa, đánh dấu “53 năm nhìn lại” để rồi cùng toàn dân trong và ngoài nước cùng với các phong trào dân chủ đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa, trước tình thế nguy cơ đất nước đang đứng trước hiểm họa bành trướng Đại Hán gần kề trên lộ trình thực hiện giấc mộng hóa của Tập Cận Bình vừa tuyên bố khai mở kỷ nguyên mới của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc…”

Tiếp theo đồng chí lão thành Hoài Sơn lên phát biểu về “Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn trong việc giải thể chế độ cộng sản.” Cụ gần 100 tuổi nhưng rất sáng suốc trình bày chi tiết về những hoạt động của Đảng Tân Đại Việt mà trong đó cụ là người gắn liền ngay từ buốc đầu.

Sau đó phần ra mắt Tân Ban Lãnh Đạo Đảng nhiệm kỳ 2017-2021 gồm có các ông: Tiến Sĩ Lê Minh Nguyên, Chủ Tịch Đảng, ông Pham Đức Duy, Đệ Nhất Phó Chủ Tịch, ông Hoàng Đình Khuê, Đệ Nhị Phó Chủ Tịch, ông Dương Tấn Hải, Tổng Thư Ký.

Ban Giám Sát gồm có: Cựu Dân Biểu Trần Minh Nhựt, ông Quốc Phùng và ông Trần Nguyên Phúc.

Trong dịp nầy Dược Sĩ Nguyễn Đình Thức, đại diện TNS Janet Nguyễn lên chúc mừng và trao bằng tưởng lệ cho tân ban lãnh đạo.

Tiếp theo lời cảm ơn của tân Chủ Tịch TS. Lê Minh Nguyên. Trong lời phát biểu ông nói: “Ông rất vinh dự được sự tín nhiệm của đại hội nhưng đây là một trách nhiệm lớn lao trong công cuộc đấu tranh thành công để giải thể chế độ cộng sản và tiếp tục công tác Đảng còn dang dỡ, ông cảm ơn Đồng Chí

Mã Xái trong 8 năm qua, cảm ơn tất cả các đồng chí trong đảng Tân Đại Việt, cảm ơn các đồng chí trước năm 1975 trong hàng ngũ sinh viên như các anh: Hoàng Đình Tạo, Phan Huy Nho, Châu Ngọc An, Vũ Quốc Trường… trong phong trào Thanh Niên Cấp Tiến có Giáo Sư Nguyễn Văn Bông, và Nguyễn Ngọc Huy.

Ông cũng nhấn mạnh đến Nghị Quyết 36 của Đảng cộng sản Việt Nam đã xâm nhập vào hàng ngủ Người Việt quốc gia làm lũng đoạn hàng ngủ, gây chia rẻ cộng đồng… Kết luận ông nói: “Giọt nước không làm nên cơn mưa rào, nhưng cơn mưa rào nào cũng nhờ vào các giọt nước.”

Sau đó phần giải lao, dùng thức ăn nhẹ do ban tổ chức mời trước khi trở lại phần hội luận chính trị.

Sau phần giải lao, Ban tổ chúc mời một số vị lên bàn chủ tọa, trong đó có: Tiến Sĩ Lê Minh Nguyên, Bùi Thị Anh Thư, Phạm Đức Duy, Nguyễn Kim Bình và Huỳnh Kim Đạo.

Mở đầu chương trình hội luận TS. Lê Minh Nguyên trình bày đề tài “Ba Mũi Giáp Công trong công cuộc đấu tranh giải thể chế độ cộng sản.”

Cô Bùi Anh Thư trình bày đề tài “Tổ chức mà không tổ chức dưới chế độ độc tài đảng trị của đảng cộng sản Việt Nam.”

Tiếp theo ông Hoàng Đình Khuê, Đệ Nhị Phó Chủ Tịch trình bày Tham Luận với Đề tài “Thăng Tiến Dân Chủ Trong Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn”

Ông cho biết: “Một đảng chính trị muốn phát triển vững mạnh phải có một chủ thuyết đúng đắn làm nền tảng. Chủ thuyết đó là hệ tư tưởng, là chất keo của Đảng, đó chính là ngọn đuốc soi đường cho đường lối đấu tranh chiến lược của Đảng.

Đảng TĐV và ĐVQDĐ rất may mắn có được một chủ thuyết là CN/DTST do ông Trương Tử Anh đảng trưởng ĐVQDĐ phác thảo ra năm 1938 và sau này được GS Nguyễn Ngọc Huy khai triển vào năm 1964.

Đã 79 năm qua, CN/DTST phát triển vượt không gian và thời gian, gây ảnh hưởng rộng lớn trong dân chủ hóa Việt Nam và phát huy chủ nghĩa dân tộc ở một số quốc gia trên thế giới.

Vậy ta hãy xét CN/DTST ưu việt như thế nào?

Đây là một đề tài nghiên cứu rất công phu chi tiết khá dài để rồi ông kết luận:

“Trong Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn GS Nguyễn Ngọc Huy đã nghiên cứu các lý thuyết và chủ nghĩa trên thế giới, từ lý thuyết Thần quyền, lý thuyết Dân chủ, lý thuyết xã hội Duy vật đến chủ nghĩa phát xít của Ý, chủ nghĩa Siêu tộc của Đức và chủ nghĩa Tam Dân của Trung quốc đều không còn thích hợp, nếu đúng ở nước này thì không đúng ở nước khác, thích hợp trong thời gian này nhưng lại lỗi thời trong thời điểm khác.

Nhưng Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn đến nay vẫn còn giá trị, vượt thời gian và không gian rất thích hợp cho sự phát triển dân chủ hóa đất nước.”

Cuối cùng Ban tổ chức cảm ơn tất cả mọi người, trước khi chia tay còn hẹn nhau một ngày đại hội lớn tại Sài Gòn Việt Nam.

https://vietbao.com/p113a274347/ky-niem-53-nam-thanh-lap-dang-tan-dai-viet-ra-mat-tan-ban-lanh-dao-nhiem-ky-2017-2021

 

Chuyện vui

Bà chủ than thở với cô người ở:

– Hai à, tao nghi ông chủ mày tằng tịu với con nhỏ thư ký của ổng quá. Tối nào về tao cũng ngửi thấy mùi nước hoa trên áo ổng. Thỉnh thoảng lại thấy vết son trên cổ áo nữa!

– Thôi bà đừng nói nữa ! Con đang phát ghen lên đây nè.

 

Thầy giáo cầm bài của học trò, lớn tiếng chê trách:

– Làm văn phải giản dị, dễ hiểu để ngay chính người ngu dốt nhất cũng hiểu được.

Học trò mạnh dạn:

– Thưa thày, xin thày chỉ cho em đoạn nào em viết mà thầy không hiểu được ạ!

Thăng Tiến Dân Chủ Trong Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh tồn – Hoàng Đình Khuê

Một đảng chính trị muốn phát triển vững mạnh phải có một chủ thuyết đúng đắn làm nền tảng. Chủ thuyết đó là hệ tư tưởng, là chất keo của Đảng, đó chính là ngọn đuốc soi đường cho đường lối đấu tranh chiến lược của Đảng.

Đảng TĐV và ĐVQDĐ rất may mắn có được một chủ thuyết là CN/DTST do ông Trương Tử Anh đảng trưởng ĐVQDĐ phác thảo ra năm 1938 và sau này được GS Nguyễn Ngọc Huy khai triển vào năm 1964.

Đã 79 năm qua, CN/DTST phát triển vượt không gian và thời gian, gây ảnh hưởng rộng lớn trong dân chủ hóa Việt Nam và phát huy chủ nghĩa dân tộc ở một số quốc gia trên thế giới.

Vậy ta hãy xét CN/DTST ưu việt như thế nào?

I – Định nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn:

– Dân tộc là một cộng đồng gồm những người có cùng một huyết thống, cùng một tập quán, cùng một ngôn ngữ và cùng sinh hoạt văn hóa với nhau, nhất là có chung một lịch sử.

– Sinh tồn là sống và bảo tồn sự sống.

Chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn là một chủ nghĩa lấy dân tộc làm gốc và bản năng sinh tồn làm nền tảng. Bản năng sinh tồn là bản năng tự nhiên từ lúc sinh ra đến lúc lìa đời. Bản năng này gồm 3 bản năng: vị kỷ, tình dục và xã hội.

1- Bản năng vị kỷ được phát triển để hình thành chủ nghĩa cá nhân. Ở đây ta lưu ý danh từ vị kỷ có hai nghĩa: Nghĩa hẹp gợi ra sự ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng mình mà không nghĩ đến người khác (ví dụ: Khi ở tù cải tạo ai cũng thiếu ăn và đau ốm nên chỉ nghĩ đến sự sống còn của mình ). Còn nghĩa rộng là sự vị tha lo cho ta trước và sau đó mới lo cho người khác.

2 – Bản năng tình dục nhắm vào sự sinh tồn của chủng loại. Bản năng tình dục phát triển sinh lý giữa nam và nữ để sinh con đẻ cái. Bản năng tình dục sinh ra bản năng gia đình, phát triển để hình thành chủ nghĩa dân tộc

3 – Bản năng xã hội có khuynh hướng tập họp số đông để thành cộng đồng xã hội phát triển và hình thành chủ nghĩa xã hội.

II –   Nội dung CN/DTST.

1- Luật tranh đấu: Sinh tồn là sống và bảo vệ sự sống.Trong cuộc sống chúng ta phải tranh đấu với thiên nhiên, thú vật và đồng loại.

Với thiên nhiên ta phải bảo vệ thân thể, xây cất nhà cửa để có chỗ tránh mưa che nắng và không bịnh hoạn.

Với thú vật ta phải tiêu diệt chúng để bảo toàn sinh mạng và đôi khi lấy thịt làm thực phẩm.

Với đồng loại ta cũng phải tranh đấu để sở hữu mọi nhu cầu cần thiết cho bản thân. Ngoài ra chúng ta còn tranh đấu nội tại, chống lại những thói hư tật xấu trong nội tâm.

2 – Phải thắng lợi: Muốn sinh tồn con người phải thắng. Muốn thắng điều kiện cần và đủ phải có sức mạnh, phải có xu hướng biến cải và phải biết hợp quần.

a)  Sức mạnh: Trong lịch sử nhân loại, sức mạnh là yếu tố quan trọng để đem lại thắng lợi “Mạnh được yếu thua”. Sức mạnh gồm có sức mạnh thể chất và tinh thần.

Xu hướng biến cải: Sức mạnh đã đóng một vai trò quan trọng, nhưng chưa đủ. Chúng ta phải có xu hướng biến cải.

Xu hướng biến cải là sự uyển chuyển thích nghi cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Đó cũng là mưu lược để đạt thắng lợi.

Chúng ta thấy có những sinh vật biến cải, tùy theo môi trường và thời tiết mà chúng thay đổi màu sắc cho phù hợp với cảnh vật thiên nhiên để tránh sự tấn công của kẻ thù… (Ví dụ con tắc kè, loài rắn, loài gấu…)

Hãy nhìn lại lịch sử hào hùng của dân tộc VN, cha ông ta đã biết vận dụng sức mạnh và xu hướng biến cải để đánh bại kẻ thù phương Bắc.

– Năm Tân Mão (938) Ngô Quyền thắng quân Nam Hán ở trận Bạch Đằng.

Danh tướng họ Ngô đã biết vận dụng xu hướng biến cải, dùng thủy chiến để tiêu diệt kẻ thù. Áp dụng Thiên “Mưu công” và “Địa hình” Ngô Quyền đã dụ địch vào khúc sông có cắm cọc sắt, chờ thủy triều rút xuống mở cuộc phản công và tiêu diệt phân nửa lực lượng địch, giết được Hoằng Thao.

Sự hợp quần: Mặc dù chúng ta có sức mạnh, có mưu lược nhưng chưa đủ, chúng ta cũng cần sự hợp quần mới tạo thắng lợi.

Thử nghĩ có ai mạnh hơn Hạng Võ, ông ta có thể cử đỉnh nặng ngàn cân, đi ba vòng sắc mặt không đổi, nhưng vẫn bị Hàn Tín đánh bại và phải tự vẫn ở Ô Giang bởi tiếng sáo của Trương Lương.

Người xưa cũng có câu: “Nhứt hổ nan địch quần hồ” hay “Hai đánh một không chột cũng què”.

Cho nên phải hợp quần, hợp quần từ ít đến nhiều, từ cá nhân đến gia đình, từ gia đình đến thị tộc, bộ lạc, dân tộc. Và hợp quần ở mức độ dân tộc là giới hạn rộng rãi nhứt mà loài người có thể đạt được để đi đến sự đoàn kết.

Nhưng người cộng sản họ không đồng ý đoàn kết ở phạm vi dân tộc, mà họ quan niệm phải đoàn kết trong thế giới đại đồng. Đó chỉ là ảo tưởng không thể thực hiện vì còn vướng nhiều bất đồng : Cung cầu không đồng đều, ý thức đồng loại, tánh thích vinh quang, tư tưởng bất đồng, thất tình (Hỉ, Nộ, Ai, Lạc, Ái, Ố, Dục). Hợp quần trên phạm vi dân tộc là hợp quần có xu hướng mở rộng trên bình diện quốc gia, tạo một sức mạnh tổng hợp khó tiêu diệt. Lịch sử cho thấy loài người bắt buộc phải hợp quần khi có một biến cố trọng đại hay một sự nguy hiểm đe dọa.

Hội nghị Diên Hồng là một điển hình:

Vào tháng Chạp năm Giáp Thân (1284) quân Mông Cổ huy động 50 vạn quân do Thoát Hoan tổng chỉ huy tiến đánh VN, Vua Trần Thánh Tông cho triệu tập các bô lão đến điện Diên Hồng để hỏi ý kiến và bàn kế hoạch. Tất cả đồng thanh “Quyết chiến” và toàn dân đã biểu dương sức mạnh dân tộc đại thắng quân Mông ở Bạch Đằng giang và bắt được Ô Mã Nhi (Thoát Hoan chui ống đồng chạy thoát).

Đây là công thức Cần và Đủ cho sự tranh đấu sinh tồn của dân tộc.

Sức Mạnh + Xu Hướng Biến Cải + Hợp Quần = Dân Tộc Sinh Tồn.

III –  Nguyên lý Dân Tộc Sinh Tồn được lâu dài.

Muốn cho Dân tộc được sinh tồn lâu dài, chúng ta phải:

Đoàn kết chặt chẽ trong nội bộ để quốc gia có đủ sức mạnh đương đầu với ngoại bang.

Phát triển sung mãn dân sinh để người dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Đoàn kết với những quốc gia cùng chung lý tưởng để gây thêm thanh thế trên trường quốc tế, để đảm bảo chắc chắn nhất cho sự sinh tồn cá nhân, từ đó mới trường tồn cho dân tộc.

Chúng ta noi gương các nước láng giềng như Nhật bản, Đại Hàn, Đài Loan, Do Thái. Họ có một sức mạnh nội tại, phát triển dân sinh và hợp tác với Hoa Kỳ để được viện trợ và bảo vệ an ninh lãnh thổ.

Nhưng chưa đủ, CN/DTST thời còn chủ nghĩa quốc gia cổ điển chỉ nói đến một chiều là nghĩa vụ của cá nhân đối với dân tộc, mà không đề cập nhiệm vụ của dân tộc đối với cá nhân. CN/DTST phải áp dụng cả hai chiều thì mới trở thành chủ nghĩa quốc gia khoa học.

IV-   Nguyên tắc của CN/DTST.

Từ những bài học trên, chúng ta rút được hai nguyên tắc:

Trong bang giao giữa các nước, chỉ có quyền lợi quốc gia trên hết, không có tình cảm hay lý tưởng. Phù hợp quyền lợi là BẠN, xung khắc quyền lợi là THÙ. Không có nước nào là Bạn vĩnh viễn, mà cũng không có quốc gia nào là THÙ muôn đời.

– Bài học (Bạn-Thù): Trước Đệ II Thế chiến, HK và Liên Xô là hai nước thù nghịch vì một nước là Tư bản, nước kia là Cộng sản.

Trong Đệ II Thế chiến phát khởi, khối Trục gồm Đức, Ý, Nhật tấn công HK và LX nên HK và LX liên minh chống lại kẻ thù.

Nhưng khi chiến tranh chấm đứt, phe Trục đầu hàng thì HK và LX trở lại xung khắc với nhau, trong khi đó HK lại viện trợ cho Đức, Ý và Nhật.

Trong bang giao giữa các nước, nước nào mạnh hơn về chính trị và quân sự, giàu hơn về kinh tế và tài chánh, nước đó sẽ thắng.

– Bài học (Tương quan lực lượng): Trong chiến tranh lạnh giữa HK và LX:  Về chính trị, HK có khối Tự do gồm Tây Âu các nước Bắc Mỹ, Úc, Tân Tây Lan trong khi LX nắm được khối cộng sản Đông Âu và các nước trung lập Á Phi.

Về quân sự, HK và LX đều có kho vũ khí hạt nhân ngang nhau, như vậy xét về chính trị và quân sự HK và LX đều có lực lượng tương đương.

Nhưng về kinh tế và tài chánh, HK giàu hơn LX rất nhiều. HK đã lợi dụng ưu thế của mình gây ra chiến tranh “Giữa Các Vì Sao” để buộc LX phải chạy đua võ trang khiến LX bị phá sản.

V-  Xu hướng biến cải trong thời đại thông tin.

Xu hướng biến cải hay còn gọi “quan năng biến cải” là sự thay đổi khi một sự kiện đổi thay cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Hiện nay môi trường thay đổi từ thời đại kỹ nghệ qua thời đại thông tin thì theo xu hướng biến cải sinh vật cũng thay đổi. Đảng là một sinh vật cũng phải thay đổi để điều chỉnh cho phù hợp với môi trường mới. Do điều chỉnh, thời đại thông tin đòi hỏi dân chủ phải phát triển qua các phương tiện của thời đại thông tin và quyền lực cũng phải thay đổi. Nhóm ở thời đại kỹ nghệ có quyền lực sẽ mất quyền lực và nhóm không có quyền lực ở thời đại thông tin sẽ được quyền lực. Do đó quyền lực thay đổi theo môi trường và Đảng phải biến cải để được sinh tồn, giúp cho sinh hoạt dân chủ được phát triển qua công cụ của thời đại thông tin như mạng xã hội, youtube, facebook, internet… đi sâu vào quần chúng, tạo sự hiểu biết rộng rãi về dân chủ theo hệ thống hàng ngang.

Trong công cuộc tranh đấu, yếu tố lật đổ CS không phải do một tổ chức hay một lực lượng mà do người dân trong nước đứng lên làm cuộc cách mạng.

Hoặc CS sẽ tự sụp đổ do thối nát nội bộ, tranh quyền, chia rẻ, thanh toán lẫn nhau…

Còn việc phát triển dân chủ phải xuất phát từ hạ tầng cơ sở chứ không phải qua hệ thống thượng tầng. Người dân phải nắm bắt dân chủ (hiểu biết rộng rãi về dân chủ) mới đứng lên đòi quyền sống, tiếp cận cách mạng và thăng tiến dân chủ.

Ngày nay thời đại thông tin toàn cầu hóa đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. CN/DTST cũng theo xu hướng biến cải nhắm vào khả năng trí tuệ, khả năng sáng tạo, phát minh sản xuất … Chẳng hạn dân tộc Do Thái có khả năng về Kinh doanh Thương mãi, dân tộc Ấn Độ có khả năng về Điện toán Y tế, dân tộc Nhật có khả năng về Khoa học Kỹ thuật và sáng chế phát minh ….

Bên cạnh đó đảng TĐV cũng phải thay đổi. Từ một đảng khép kín phải biến thành một đảng công khai với quần chúng. Đảng không còn là đảng cán bộ thuần túy mà trở thành đảng cán bộ quần chúng. Từ đó đảng viên TĐV phải là cán bộ của thời đại mới, với một trình độ khoa học kỹ thuật, một kiến thức bao quát từ chính trị, quân sự cho đến kinh tế, xã hội, giáo dục và phải biết xử dụng kỹ thuật hiện đại để liên lạc mau chóng qua Net working như (Smart phone, Computer, Twitter, Facebook …) Ngay như Tập Cận Bình, trong Đại hội 19, tuyên bố: “Chủ Nghĩa Xã Hội có đặc tính Trung Quốc trong Thời đại mới”.

VI-  So sánh CN/DTST và CN/CS:

Để cụ thể và thiết thực, chúng ta hãy so sánh CN/DTST với CN/CS:

-CN/DTST là chủ nghĩa quốc gia khoa học, yêu tổ quốc và bảo tồn văn hóa dân tộc.

(Trong khi CN/CS là phi quốc gia, từ bỏ dân tộc để phục vụ quyền lợi nước ngoài)

-CN/DTST nhân bản tranh đấu cho dân tộc với lập trường dân tộc, tạo ảnh hưởng   mạnh trên một số quốc gia trên thế giới hiện nay.

(Trong khi CN/CS phi nhân tranh đấu cho giai cấp với lập trường vô sản phản lại giai cấp)

CN/CS thất bại vì phi dân tộc chỉ biết xử dụng hai thành phần là Công và Nông mà chối bỏ hai thành phần Sĩ và Thương, tức là Trí thức và Thương gia, cho nên thiếu đoàn kết.

Từ đó đưa đến tham nhũng, đấu đá nội bộ và chia rẻ Bắc-Nam.

Chánh quyền thì chiếm đất của dân, đền bù không thỏa đáng tạo tình trạng người dân xuống đường khiếu kiện. Đảng thì dâng đất dâng biển cho Trung Cộng, hèn với giặc ác với dân.

Nhìn lại trong suốt 5,000 năm văn hiến, dân tộc VN đã bị Bắc thuộc cả ngàn năm và bị Pháp đô hộ cả trăm năm, nhưng dân tộc ta vẫn sinh tồn cho đến ngày nay trong khi dân tộc Tây Tạng và Tân Cương sắp bị đồng hóa. Vì sao?

– Đó là nhờ sức mạnh kiên cường của dân tộc ta đã có từ thời khởi thủy lập quốc với những qui luật về sức mạnh, xu hướng biến cải và sự hợp quần phát xuất từ CN/DTST.

Bài học mất nước ngày 30/04/1975 luôn nhắc nhở chúng ta phải biết tự túc tự cường, tự mình làm chủ vận mạng đất nước trong tinh thần độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.

Trong Phần Đã Phá/Tập I của bộ sách CN/DTST, GS Nguyễn Ngọc Huy đã nghiên cứu các lý thuyết và chủ nghĩa trên thế giới, từ lý thuyết Thần quyền, lý thuyết Dân chủ, lý thuyết xã hội Duy vật đến chủ nghĩa phát xít của Ý, chủ nghĩa Siêu tộc của Đức và chủ nghĩa Tam Dân của Trung quốc đều không còn thích hợp, nếu đúng ở nước này thì không đúng ở nước khác, thích hợp trong thời gian này nhưng lại lỗi thời trong thời điểm khác.

Nhưng CN/DTST đến nay vẫn còn giá trị, vượt thời gian và không gian rất thích hợp cho sự phát triển dân chủ hóa đất nước.

Hoàng Đình Khuê.

Ngày 09 tháng 11 năm 2017.

 

Nhật Ký Biển Đông – Đào Văn Bình

Ô. Bush Cha Gặp Chuyện Không Vui 

Nữ diễn viên Heather Lind (trái) tố bị cựu Tổng thống Mỹ George H.W. Bush tấn công tình dục.

Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Mười ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình Hoa Kỳ:

-Yahoo News ngày 20/10/2017: “Với cuộc chiến A Phú Hãn tiến vào năm thứ 17 và quân đội Hoa Kỳ đã triển khai khắp thế giới để chống khủng bố, Thượng Viện tiến hành duyệt lại cuộc thảo luận ‘hậu 9/11’ về nơi nào, khi nào, bằng cách nào, tại sao và ai có thẩm quyền gửi binh sĩ tham chiến. Những câu hỏi này có tầm quan trọng và nó là hậu quả của cuộc phục kích giết chết bốn binh sĩ thuộc lực lượng đặc biệt Mỹ tại Niger vào ngày 4/10/2017. Ủy Ban Ngoại Giao của Thượng Viện cho biết hai Ô. Tillerson và Jim Mattis sẽ phải ra điều trần vào ngày 30/10/2017 về Quyền Cho Phép Xử Dụng Binh Lực ngày 18/9/2001. Nghị quyết này bật đèn xanh lục cho cuộc tấn công vào A Phú Hãn rồi sau đó được các tổng thống kế tiếp sử dụng để hợp thức hóa cho cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu.”

– Reuters ngày 21/10/2017: “Hôm nay Tổng Thống Donald Trump đã cho phép mở lại hồ sơ đã được giữ bí mật lâu dài về cuộc ám sát Tổng Thống Kennedy Tháng 11,1963. Những hồ sơ này sẽ được mở cho tham khảo. Cả ngàn cuốn sách, bài báo, chương trình truyền hình và phim tài liệu về cuộc ám sát đã được trình chiếu hoặc phổ biến, nhưng đa số người dân Hoa Kỳ vẫn không tin vào những bằng chứng chính thức nói rằng Lee Harvey Oswald là sát thủ duy nhất.”

-Huffington Post ngày 24/10/2017: “Năm học sinh từ 15 tới 17 tuổi sẽ bị xét xử như người lớn với tội sát nhân về cái chết của một người đàn ông bị các cậu ném một cục đá qua rầm cầu (cầu vượt) của một xa lộ, làm ông ta tử thương. Anh Kennth Andrew 32 tuổi trên đường về nhà lúc ban đêm trên Xa Lộ 75 ở Vienna Township thì bị một cục đá nặng 5 pound ném vào kính trước trong lúc anh ngồi ghế bên cạnh tài xế và gây tử thương cho nạn nhân.”

Đây là kiểu trẻ con tinh nghịch, nhưng đâu ngờ lại gây tai nạn chết người. Ném đá trên xa lộ khi xe đang chạy là một hành động vô cùng nguy hiểm, có khi giết chết cả tài xế lẫn hành khách trên xe.

-The New York Post ngày 28/10/2017: “Kết quả của cuộc thăm dò mới nhất phổ biến ngày hôm nay cho thấy một con số khiến giật mình là 70% dân chúng Hoa Kỳ tin rằng đất nước đang chia rẽ dữ dội giống như thời Chiến Tranh Việt Nam.” Còn CBS Sacramento cho biết “71% dân chúng Hoa Kỳ nói rằng nền chính trị Hoa Kỳ xuống tới mức thấp nguy hiểm.” (71% Of Americans Say Politics Has Reached A Dangerous Low Point). Còn Ô. Bernie Sanders (cựu ứng cử viên tổng thống Đảng Dân Chủ) nói rằng chưa bao giờ người ta lại thù ghét nhau như bây giờ. Theo tôi, tình trạng thù ghét, chia rẽ trong dân chúng Hoa Kỳ là hậu quả của “hệ thống lưỡng đảng tranh hùng”  đã “bơm” vào đầu óc dân chúng những tư tưởng ghét bỏ, hận thù, rồi dân chủ, tự do đi quá trớn và sự vô đạo đức của truyền thông khai thác mọi chuyện, thật có, giả có để kiếm tiền. Khi dân chủ, tự do đi quá trớn và chỉ vì quyền lợi của đảng, thì tranh luận về những vấn đề của đất nước lại biến thành những cuộc mạ ly, vu cáo, chụp mũ để triệt hạ nhau.

Tình hình thế giới:

-Washington Post ngày 19/10/2017: Vụ ám sát Kim Jong Nam tại Phi Trường Kuala Lumpur vừa được đưa ra tòa xét xử vào ngày 2/10/2017 nhưng phải đình lại và sẽ tái thẩm vào 24/10 vì nghỉ lễ và vì quan tòa và các luật sư sẽ tới Phi Trường Kuala Lumpur để xem xét hiện trường và bằng chứng. Nam Dương và Việt Nam đã mướn những luật sư thượng thặng để bào chữa cho Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah (người Nam Dương). Mười hai nhân chứng đã khai trình trước tòa. Nhân viên phi trường, cảnh sát và bác sĩ nói rằng Kim Jong Nam đã nói với họ rằng mặt ông ta bị bôi một chất lòng làm ông chóng mặt cùng những triệu chứng khác về sức khỏe, trước khi chết trên đường tới nhà thương. Công tố viên và an ninh phi trường đã cho chiếu lại đoạn thu hình trong đó Đoàn Thị Hương đã tiến tới phía sau Kim Jong Nam rồi chụp hai tay lên mặt ông ta. Còn cô Aiyah không thấy trên màn hình nhưng lại phát hiện cô này chạy về một hướng khác. Cả hai người đã vội vã chạy đi rửa tay mà các chuyên viên hóa chất nói là để rửa chất độc VX (bị Liên Hiệp Quốc cấm) rồi sau đó hai cô gặp riêng với hai người đàn ông mà người ta tin rằng đó là điệp viên Bắc Triều Tiên. Cô Đoàn Thị Hương và cô Siti Aisyah đểu không nhận tội tại phiên tòa ngày 2/10/2017.  Luật sư biện hộ cho Aiyah nói rằng, “Cho đến bây giờ, không có nhiều bằng chứng cáo buộc Aisyah. Theo các băng thu hình chiếu lại tại tòa, tôi không thấy cô ta bôi cái gì lên mặt nạn nhân. Người ta chỉ nhìn thấy cô ta vội vã quay đi. Cho dù hóa chất VX được tìm thấy trên áo của cô nhưng chiếc áo không có dấu vết DNA của cô. Đây chỉ là những bằng cớ do suy diễn (circumstantial evidence). Công tố viên phải đưa ra bằng cớ xác thực chứ không phải nghi ngờ. Còn LS. Hisyam Teh Poh Teik, 64 tuổi, được Việt Nam thuê mướn, ông này rất kinh nghiệm trong tất cả những vụ án hình sự, đã nói rằng, “Không có gì ngạc nhiên. Chúng tôi biết lời cáo buộc của biện lý; chúng tôi biết về những bằng chứng mà họ có. Chúng tôi có lời đối đáp; chúng tôi có câu trả lời về tất cả những bằng chứng mà họ đã viện dẫn.”

Theo các giới chức am hiểu tư pháp Mã Lai, nếu xác định có tội, hai cô Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah sẽ bị án tử hình treo cổ. Đây là một vụ án hình sự vô cùng phức tạp vì liên hệ tới chính trị quốc tế. Các điệp viên chủ động thì cao chạy xa bay. Còn các “con nai vàng ngơ ngác hay quá tinh ma, liều lĩnh” thực hiện kế hoạch thì kẹt lại. Theo tôi có thể sẽ là một bản án tử hình, một bản án chung thân. Bởi vì nếu tuyên án nhẹ sẽ là một tiền lệ để các tổ chức khủng bố quốc tế hoặc các thế lực đen tối thực hiện các vụ ám sát chính trị “giống hệt như vậy” rồi ra trước tòa khai, “Em không biết gì hết. Em tưởng đây là một vụ thực tập để đóng phim”. Dĩ nhiên là các luật sư phải tận tình bào chữa cho thân chủ của mình. Nhưng câu hỏi khó trả lời là, “Nếu đây là cuộc thực tập để đóng phim” tại sao không dùng “các diễn viên của hãng phim chính mình” mà lại dùng một người xa lạ trước đó và sau này là Ô. Kim Jong Nam? Nếu thực sự đây chỉ là thực tập đóng phim vui vui, thì cô Đoàn Thị Hương và cô Siti Aisyah sau khi “đóng phim xong”, sẽ đứng lại, tươi cười xin lỗi Ô. Kim Jong Nam rồi nhận lời phiền trách. Tại sao phải hối hả bỏ đi vào phòng vệ sinh để rửa tay? Với những bằng chứng đó, rõ ràng đây là một cuộc ám sát hết sức táo bạo, có tập luyện và hướng dẫn kỹ càng chứ không phải là sự đùa rỡn vui chơi.

Tội nghiệp hai cô gái! Vì nghèo nên phải bỏ nhà, lưu lạc xứ người để kiếm sống, thiếu hiểu biết hay quá liều lĩnh, quá ham tiền để làm một việc không ngờ đó là một âm mưu tối độc để ám sát đối thủ chính trị. Tôi không biết thủ tục của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế là Mã Lai có thể xin án lệnh truy tố Kim Jong Un hoặc gíam     đốc tình báo Bắc Triều Tiên được không?

-Yahoo News UK ngày 23/10/2017: Từ 1991 tới nay, lần đầu tiên Mỹ chuẩn bị cho máy bay ném bom chiến lược B-52 có mang bom nguyên tử ứng trực 24/24 giờ do tình hình căng thẳng với Bắc Triều Tiên. Vậy nếu chiến tranh nổ ra sẽ là “trải thảm bom nguyên tử” mà các nhà nghiên cứu quân sự cho biết khoảng vài triệu người sẽ chết, chứ không phải chỉ bỏ hai trái như ở Hiroshima và Nagasaki.

-AP ngày 28/10/2017: “Tây Ban Nha tiến hành trực tiếp kiểm soát vùng Catalonia vào ngày hôm nay, ban hành giấp tờ dẹp bỏ hệ thống chính quyền đòi ly khai sau khi vùng giàu có nhất của đất nước nằm ở phía đông  bắc này tuyên bố độc lập. Tuy vậy chưa có dấu hiệu là các giới chức Catalonia sẽ tuân theo lệnh này hoặc sẽ chống lại và từ đó đẩy khu vực vào hỗn loạn kéo dài đã hơn một tháng. Tổng thống Catalonia của chính quyền ly khai kêu gọi dân chúng ôn hòa chống lại sự áp đặt cai trị trực tiếp, một sự bác bỏ không rõ rệt lắm việc giải tán chính quyền bởi lệnh của trung ương.”

Ngày 18/9/2014, xứ Scotland trưng cầu dân ý tách rời khỏi Vương Quốc Anh nhưng thất bại với 55.3% chống và 44.7% thuận. Nhưng ngày nay Catalonia thành công trong việc trưng cầu dân ý nhưng đang phải đối đầu với sự phản kháng dữ dội của chính quyền trung ương. Đúng là đạo trời “hết hợp rồi lại tan”, biến dịch từng giây từng phút theo Luật Vô Thường.

-The Independent ngày 28/10/2017: “Trong chuyến viếng thăm Vùng Phi Quân Sự của Bán Đảo Triều Tiên, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis nói rằng Hoa Kỳ sẽ sẽ làm hết sức mình để giải quyết cuộc khủng hoảng đang tiếp diễn với Bắc Hàn nhưng chỉ rõ sự khiêu kích vẫn tiếp tục cho dù Bình Nhưỡng đã nhận được sự cảnh cáo của Hội Đồng Bảo An LHQ là phải chấm dứt hành động này. Bất cứ việc sử dụng vũ khí nguyên tử nào của Bắc Triều Tiên sẽ bị đánh trả ồ ạt, hữu hiệu và áp đảo.

-Business Insider ngày 30/10/2017: “Các kỹ sư Trung Quốc đang hoạch định xây một đường ống ngầm dài 1000 cây số dẫn nước từ Tây Tạng tới Tân Cương để biến sa mạc này thành ốc đảo. Hầm ngầm có thể là dài nhất thế giới, nó rút nước từ Sông Brahmaputra lớn nhất của Ấn Độ. Tuy nhiên dự án gặp phải một số mặt không hay về tài chính, môi trường và chính trị. Các kỹ sư Trung Hoa đang thí nghiệm những kỹ thuật để xây thủy đạo ngầm dẫn nước này.” Theo tôi nghĩ, sở dĩ phải xây thủy đạo ngầm là vị nếu xây các con kênh, qua sa mạc nóng bỏng, nước sẽ bốc hơi làm dòng sông khô cạn mà khu vực cần nước lại không có. Không biết phản ứng của Ấn Độ như thế nào.

Tình hình Trung Đông:

-Reuters ngày 17/10/2017: “Lực Lượng Syria Dân Chủ do Hoa Kỳ hỗ trợ nói rằng họ đã đánh bại Nhà Nước Hồi Giáo ở Raqqa là thủ đô trong thực tế của lực lượng này. Họ trương cờ tại khu căn cứ địa của Nhà Nước Hồi Giáo sau bốn tháng giao tranh.” Thế nhưng theo The Independent ngày 22/10/2017, liên minh do Hoa Kỳ cầm đầu đã xóa Thành Phố Raqqa khỏi mặt đất bằng những trận trải thảm bom giống như Hoa Kỳ và Anh đã oanh tạc Thành Phố Dresden trong Đệ Nhị Thế Chiến. Bộ Quốc Phòng Nga buộc phải liên tục phủ nhận các cáo buộc của các nhóm nhân quyền và các chính trị gia Tây Phương về việc ném bom bừa bãi vào dân thường, nói rằng Tây Phương hối hả viện trợ tài chính cho Raqqa để che dấu bằng chứng phạm tội của họ. Trung Tướng Igor Konashenkov- phát ngôn viên chính của Bộ Quốc Phòng Nga nói rằng khoảng 200,000 dân sống ở Raqqa, nay chỉ còn hơn 45,000.” Hiện nay phe phiến quân Kurds và quân chính phủ hối hả chiếm giữ các khu dầu hỏa khi lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo tháo chạy khỏi vùng này.

-Miami Herald ngày 18/10/2017: “Thiếu Tướng Issam Xahreddine chỉ huy quân đội Syria đã tử thương trong cuộc hành quân chống lại Nhà Nước Hồi Giáo tại phía đông của Tỉnh Deir el-Zour.”

-AP ngày 23/10/2017: “Tại Căn Cứ Không Quân Bagram, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Tillerson nói rằng có chỗ cho thành phần ôn hòa của Taliban trong chính phủ A Phú Hãn khi nào họ từ bỏ bạo lực, khủng bố và cam kết tiến tới sự ổn định. Ô. Tillerson cũng đưa ra lời tuyên bố thẳng thừng với Hồi Quốc (Pakistan) và nhấn mạnh rằng Islamabad phải có hành động mạnh mẽ chống lại các nhóm khủng bố đã có nơi ẩn náu an toàn tại vùng biên giới với A Phú Hãn.” Theo AFP ngày 24/10/2017, “Ngoại Trưởng Tillerson đã được tiếp đón một cách lạnh lùng trong chuyến thăm viếng Hồi Quốc vào ngày 23/10/2017 sau khi Hoa Thịnh Đốn cao giọng tố cáo Islamabad dung chứa các chiến binh Taliban.

Từ ngày Hoa Kỳ tiến công lật độ chế độ Taliban năm 2001, Hồi Quốc ở vào thế kẹt. Nếu theo lời yêu cầu của Hoa Kỳ, mở những cuộc tấn công để tiêu diệt nhóm Taliban ẩn náu tại vùng biên giới thì chẳng được gì mà lại gây bất bình với các nhóm quá khích chống Mỹ ở trong nước và tạo ra những cuộc đánh bom tự sát khiến đất nước tan nát. Còn ngược lại thì lại bị Mỹ o ép đòi cắt viện trợ quân sự. Đúng là “tai bay vạ gió”.

-The Telegraph ngày 26/10/2017: “Thủ tướng Iraq đã bác bỏ đề nghị của lãnh tụ người Kurd là

sẽ “phong tỏa/giữ đó” kế hoạch đòi độc lập và ra lệnh quân đội tiến sâu hơn nữa vào khu vực của người Kurd. Thủ Tướng Haider al-Abadi nói rằng chính quyền trung ương chỉ chấp nhận việc hủy bỏ cuộc trưng cầu dân ý và sẽ bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ với sự chính xác cao độ.” Theo UPI ngày 27/10/2017, liên minh Iraq do Hoa Kỳ hỗ trợ và lực lượng người Kurd đã đồng ý ngưng bắn vào ngày hôm nay sau hơn một tuần lễ giao tranh ở khh vực người Kurd khiến gây thương vong lớn cho cả hai bên.” Tin mới nhất cho biết Tổng Thống Masoud Barzani của người Kurd đã tuyên bố từ chức sau cuộc bầu phiếu tuyên bố độc lập vì những hậu quả rất phức tạp của nó.

Tình hình Biển Đông:

-Reuters ngày 18/10/2017: “Bộ Điều Tra Đặc Biệt cho hay, con trai duy nhất của cựu thủ tướng Thái Lan đang sống lưu vong Thaksin Shinawatra vừa bị truy tố về tội rửa tiền. Panthongtae Shinawatra bị cáo buộc là đã nhận 10 triệu bạt (300,000 Mỹ Kim) vào năm 2004 liên quan đến một vụ tham nhũng 9.9 triệt bạt trong một vụ cho vay trá hình mới đây của ngân hàng chính phủ Krungthai Bank khi cha cậu còn làm thủ tướng. Phó phát ngôn viên của Bộ Điều Tra Đặc Biệt Thái Lan cho hay Panthongtae Shinawatra đã trình diện vào ngày 17/10/2017 nhưng đã được ra về vì chưa có trát câu lưu của tòa án.”

Đây là chuyện làm sáng tỏ công lý hay âm mưu triệt hạ gia đình người Thái gốc Hoa Shinawatra? Bố làm thủ tướng thì con trai là “thái tử”, vợ là “hoàng hậu”, em vợ trở thành “cậu”, em gái là “công chúa”,” nói gì mà thiên hạ không nghe? Cho nên có thể đã giả vờ vay để ngân hàng “cúng” tiền cho cậu? Ô hô! Ở đâu thì cũng thế. Muôn đời quyền đẻ ra tiền cho nên người ta tranh đoạt, giết nhau nắm quyền là vậy.

Nhìn khuôn mặt Panthongtae thì rõ ràng “cậu” là người Tàu chứ chẳng có nét gì Thái Lan cả. Trước 1975 tại Miền Nam đã có một số Hoa Kiều đắc cử nghị viên, chỉ vài năm nữa thôi, nếu bầu cử thì Đô Trưởng Sài Gòn sẽ lọt vào tay Ba Tàu vì Ba Tàu mắm giữ hết huyết mạch kinh tế của Miền Nam như thóc, gạo, xi-măng, đường sữa, sắt thép và hầu hết các hàng nhập cảng. Chúng ta còn nhớ vụ Chim Cút, Ba Tàu Chợ Lớn đã làm dân Miền Nam điêu đứng. Ba Tàu Chợ Lớn (ngày nay gọi là Trung Quốc) là thảm họa cho dân tộc Việt Nam trên mọi phương diện. Ba Tàu Chợ Lớn cũng giống như Do Thái trên đất Mỹ. Chuyện trên cho thấy đây là dấu hiệu cáo chung của Hoa Kiều khống chế nền chính trị, nhưng nền kinh tế thì muôn đời Ba Tàu vẫn cưỡi lên đầu lên cổ dân tộc Thái Lan.

-AP ngày 20/10/2017: “Theo thông báo của Phó/Chuẩn Đô Đốc Admiral E. Mikhailov- tư lệnh lực lượng đặc nhiệm, ba tàu chiến Nga đã tới Phi Luật Tân vào ngày hôm nay và hai chiếc nữa đang tới để chuyển giao thiết bị quân sự tặng cho đất nước, với chuyến thăm viếng thứ ba dưới thời Tổng Thống Duterte- người đã cam kết một chính sách ngoại giao đa phương tách rời khỏi Hoa Kỳ và hướng tới Trung Hoa và Nga. Ba chiến hạm săn tàu ngầm đậu tại Manila, đúng lúc cho chuyến thăm viếng của Bộ Trưởng Quốc Phòng Sergi Shoigu. Hai tàu chiến sẽ tới Cảng Subic Bay – tây bắc Manila vào ngày 21/10/2017 để chuyển giao thiết bị quân sự. Ô. Shoigu sẽ tham dự cuộc hội thảo cấp bộ trưởng về quốc phòng Đông Nam Á với các bộ trưởng khác trong đó có Hoa Kỳ, Nga và Trung Hoa.” Theo các nguồn tin, Nga đã viện trợ cho Phi Luật Tân 5000 khẩu súng AK-47 cả triệu viên đạn và 20 quân xa.

Cách đây khoảng 10 năm, nếu ai nói tới chuyện tàu chiến Nga sẽ thăm Phi Luật Tân – một căn cứ chiến lược của Mỹ ở Đông Nam Á và tặng (viện trợ) thiết bị quận sự cho đất nước này thì có thể bị gán cho mắc bệnh tâm thần hoặc có tư tưởng “chống Mỹ”. Thế nhưng tình hình thế giới đổi thay nhanh quá. Chính sự trỗi dậy của Hoa Lục kèm theo sức mạnh về quân sự, kinh tế và tài chính đã làm thay đổi bối cảnh chính trị thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á. Thế nhưng phần lớn các chính trị gia Hoa Kỳ chưa ý thức được điều này và ung dung tưởng mình vẫn là “bá chủ thế giới” sau sự xụp đổ của Liên Bang Sô-viết năm 1991. Hoa Kỳ phải thay đổi chính sách đối ngoại như thế nào? Chúng ta chờ xem Ô. Trump trong chuyến thăm Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Trung Hoa, Phi Luật Tân và Việt Nam vào Tháng 11 tới đây sẽ nói gì. Thế nhưng vào giờ chót, Ô. Trump đã hủy bỏ chuyến viếng thăm Phi Luật Tân và không tham dự Thượng Đỉnh Đông Á.

-UPI ngày 20/10/2017: “Việt Nam vừa trục xuất đại diện Công Ty Wonyang Shipping của Bắc Triều Tiên và từ chối cấp nhập cảnh cho 20 nhân công của North Korean IT. Đây là một hành động chứng tỏ Việt Nam không hài lòng với Bình Nhưỡng. Việt Nam tiếp tục xa lánh những nhân công Bắc Triều Tiên -có thể là những người kiếm tiền cho chế độ của Kim Jong Un. Hãng thông tấn Yonhap cho biết Ô. Lee Hyuk- đại sứ Nam Triều Tiên tại Hà Nội nói rằng Ô. Kim Yong Su- người đứng đầu của chi nhánh Wonyang kiểm soát bởi Ocean Maritime Management đã rời Việt Nam vào Tháng Bảy. Giới chức Bắc Triều Tiên phải rời Việt Nam sau khi bộ tham mưu của Ô. Trump đưa vào “danh sách đen” một đơn vị và 11 cá nhân Bắc Triều Tiên.”

-CNN ngày 22/10/2017: “Tướng chỉ huy quân đội Nam Dương đã không được phép nhập cảnh vào Mỹ cho dù có lời mời của Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ Joseph Dunford tới Hoa Thịnh Đốn để tham dự cuộc hội thảo vào ngày 23 và 24/10/2017 về việc chống lại các thành phần cực đoan tại Nam Dương. Tướng Nurmantyo và vợ đã lên phi cơ Emirates dự trù tới Hoa Thịnh Đốn vào ngày 21/10/2017. Thế nhưng khi máy bay đã cất, cánh phái đoàn Nam Dương nhận được thông báo của cơ quan Bảo Vệ Biên Giới và Quan Thuế Hoa Kỳ là họ không được phép vào Hoa Kỳ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Nam Dương nói rằng họ đang làm việc để có lời giải thích từ chính phủ Hoa Kỳ.”

Không biết ông tướng tư lệnh quân đội Nam Dương này có chuyện gì đây? Người ta đã lên phi cơ mới loan báo không cho vào, như thế làm mất mặt người ta. Điều này cũng chứng tỏ rằng bộ quốc phòng và bộ ngoại giao chống lại nhau. Bộ quốc phòng mời còn bộ ngoại giao thì bác. Các quốc gia khác nên học bài học là, khi bộ quốc phòng Mỹ mời qua, cũng nên hỏi bộ ngoại giao Mỹ trước là quý ông có chấp nhận cho chúng tôi vào không? Chưa biết bang giao Mỹ-Nam Dương có bị tổn thương vì vụ này hay không? Tin tức mới nhất cho biết phó đại sứ Hoa Kỳ tại Nam Dương đã có cuộc họp với ngoại trưởng Nam Dương và tòa đại sứ Hoa Kỳ nói rằng đó là điều đáng tiếc, ngỏ lời xin lỗi và rằng không có “vấn đề” gì với Tướng Nurmantyo. Ông này vẫn có thể vào Hoa Kỳ. Thế nhưng Ngoại Trưởng Nam Dương Marsudi nói rằng Nam Dương vẫn cần sự sáng tỏ về vụ này. Phát ngôn viên bộ ngoại giaoNam Dương nói rằng bang giao Hoa Kỳ và Nam Dương tùy thuộc vào lời giải thích của Hoa Thịnh Đốn.

Đúng vậy, khi đã mời người ta vào rồi lại cấm thì phải có lý do. Ông tướng này tham nhũng, vi phạm nhân quyền, buôn lậu ma túy hay liên hệ với quân khủng bố Hồi Giáo, hay có lập trường nguy hại cho Hoa Kỳ thì phải nói ra. Đã dám cấm thì dám nói. Phải như vậy chứ. Ngoài ra lại nói rằng ông tướng này có thể vào Hoa Kỳ. Một người dân thường xin nhập cảnh (visa) vào Mỹ làm như thế thì được. Còn ông tướng đại diện cho quân đội một quốc gia thì …còn mặt mũi nào vào Mỹ nữa? Hoa Kỳ nổi tiếng khôn khéo và tinh tế trong ngành ngoại giao, tại sao có chuyện lạ như vậy?

-PHID (Worldwide Human Rights Movement) ngày 23/10/2017: “Một số phong trào dân quyền, nhân quyền và báo chí trên thế giới đã gửi một thỉnh nguyện thư tới Tổng Thư Ký LHQ.António Guterres cùng Tổng Thống Pháp Macron và Tổng Thống Nam Dương Joko Widodo là đại diện hai quốc gia đồng chủ tọa Hội Nghị Ba Lê về Căm Bốt năm 1991 yêu cầu tái triệu tập lại hội nghị với lý do chính phủ Căm Bốt đã hủy bỏ nền dân chủ.” (Request to reconvene the Paris Conference on Cambodia, in light of the Cambodian government’s dismantling of democracy). Hội nghị này cũng chính thức kết thúc cuộc chiến Việt –Miên (Khmer Đỏ) và Việt Nam rút quân ra khỏi Căm Bốt.

Đây chỉ là hàng động tạo áp lực lên Ô. Hun Sen về việc loại trừ đảng đối lập ra khỏi chính trường chứ không một quốc gia nào rảnh rỗi đứng ra làm chuyện này. Lịch sử chứng tỏ rằng nhiều thỏa hiệp quốc tế được long trọng ký kết nhưng sau đó chẳng ai tôn trọng cả. Chẳng hạn Hội Nghị Genève 1954 ký kết sau khi Thực Dân Pháp thua ở Điện Biên Phủ quy định rằng Vĩ Tuyến 17 chỉ là ranh giới quân sự ngừng bắn chứ không phải ranh giới phân chia hai quốc gia. Nhưng rồi hai quốc gia được thành lập trong lòng một dân tộc. Rồi cũng theo thỏa hiệp này, dưới sự giám sát quốc tế, một cuộc bầu cử thống nhất hai miền sẽ được tổ chức vào năm 1956. Nhưng cuối cùng cuộc bẩu cử chẳng bao giờ có. Và cũng chẳng thấy bất cứ thành viên nào ký vào thỏa hiệp yêu cầu phải tái triệu tập hội nghị cả. Rồi Hội Nghị Paris 1973 do Mỹ dàn xếp quy định quân đội ngoại nhập sẽ rút hết. Miền Nam sẽ có ”Chính Phủ Ba Thành Phần” gồm VNCH, Thành Phần Thứ Ba và Mặt Trận GPMN để tổ chức bầu cử theo tinh thần dân tộc tự quyết. Thế nhưng Miền Bắc đã dùng giải pháp quân sự và Miền Nam xụp đổ. Lúc ấy tình hình còn nóng hổi, nhưng chúng ta cũng không thấy Mỹ yêu cầu tái triệu tập Hội Nghị Paris để đẩy quân đội Miền Bắc về bên kia Vĩ Tuyến 17 và tái lập chính phủ VNCH rồi từ đó thành lập Chính Phủ Ba Thành Phần.

Gần đây nhất Thỏa Hiệp Khí Hậu Paris được Ô. Obama long trọng ký kết cùng với LHQ và 168 quốc gia đã phê chuẩn, Ô. Trump lên xóa một cái rẹc. Rồi Thỏa Hiệp Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ (NAFTA), TTP cũng cùng chung số phận. Rồi đây Thỏa Hiệp Hạt Nhân Ba Tư do Ô. Obama ký kết cùng với năm cường quốc Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc có thể sẽ ra ma. Vậy thì các thỏa hiệp quốc tế trông ghê gớm như thế nhưng nhiều khi nó chỉ là “một thủ thuật” ký kết để đạt mục tiêu nào đó, sau đó thì sẽ trở thành mớ giấy lộn. Nhất là đối với Hoa Kỳ, ông tổng thống trước ký, ông sau thuộc đảng khác, có thể sẽ khai tử hoặc không công nhận. Các thỏa hiệp quốc tế nhiều khi giống như một “canh bạc” ở một sòng bài. Sau khi canh bạc đã tàn, kẻ ăn, người thua, kẻ huề vốn đã “tan hàng” làm sao có thể quy tụ trở lại giống hệt như trước được?

-The Washington Post ngày 24/10/2017: “Lãnh đạo hơn một chục quốc gia sẽ gặp nhau tại Thượng Đỉnh Đông Á  tại Phi Luật Tân ngày 14 Tháng 11 (cho dù đã loan báo tham dự) nhưng cuối cùng Tổng Thống Donald Trump sẽ không tới đó trước một ngày. Đây là dấu hiệu xấu gửi tới khu vực và nó có thể làm suy giảm toàn thể mục đích của chuyến Á Du của ông khiến phải đặt câu hỏi về vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ ở trong vùng. Nhiều viên chức trong bộ tham mưu của Ô. Trump cho biết đã có cuộc thảo luận rất lâu về hội nghị thượng đỉnh này, nhưng các viên chức thân cận với Ô. Trump lo ngại rằng tổng thống không muốn lưu lại một thời gian dài ở trong vùng khiến có thể trở nên cau có bực bội rồi có hành động không lường trước được hay phi ngoại giao.”

(Leaders of more than a dozen countries will meet for a major summit in the Philippines in mid-November, but President Trump won’t be there. He is planning to skip it and leave the Philippines the day before. It’s a bad signal to send to the region, and it could undermine the overall goal of his Asia tour by calling American regional leadership into question…. Multiple administration officials told me there was a lengthy debate inside the Trump administration about the summit, but officials close to Trump were concerned the president did not want to stay in the region for so long and worried he could get cranky, leading to unpredictable or undiplomatic behavior.”

Tin tức lộ ra cho thấy Ô. Trump tính tình bồn chồn, nóng nảy và không trầm tĩnh. Theo các bậc tôn sư về Tướng Học, muốn sự nghiệp bền vững thì không gì bằng “Thần và Khí” tức luôn luôn trầm tĩnh, khuôn mặt thản nhiên trước nguy biến, thách thức, hành động có suy tính mà kẻ thù không lường trước được. Cái “uy” và “thần-khí “ của người lãnh đạo không phải là chức vụ, mà là chịu đựng được những phiên họp căng thẳng, kéo dài mà không mệt mỏi, cau có. Xin nhớ, lãnh đạo là “họp”, “tham mưu” (bày mưu tính kế) suy nghĩ rồi ra lệnh. Lãnh đạo không phải làm gì cả.

-Yahoo News ngày 26/10/2017: ”Hải Quân Hoa Kỳ, lần đầu tiên trong khoảng mười năm, đã phái ba HKMH và ba tàu chiến trang bị nhiều loại hỏa tiễn khác nhau tới Tây Thái Bình Dương (Biển Đông) giữa lúc căng thẳng với Bắc Triều Tiên gia tăng khi Tổng Thống Donald Trump chuẩn bị chuyến công du Á Châu.”

Có thể đây chỉ là biện pháp bảo vệ an ninh cho Ô. Trump vì các quốc gia mà Ô. Trump thăm viếng nằm trong tầm bắn của hỏa tiễn Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên theo tôi, rồi mọi chuyện rồi bình yên vì Bắc Triều Tiên sẽ “tự sát” nếu làm như vậy.

-AP ngày 29/10/2017: “Cả ngàn người trong đó có các nhà sư đã tuần hành ở Thủ Đô Ngưỡng Quang để ủng hộ quân đội đang bị chỉ trích nặng nề vì cuộc bạo động khiến 600,000 người Hồi Giáo Rohingya phải trốn chạy qua Bangladesh. Những người biểu tình nói rằng chỉ có quân đội mạnh mới bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ quốc gia.” Tin mới nhất cho biết Hoa Kỳ đã rút đơn vị trợ giúp quân sự ra khỏi Miến Điện, hủy bỏ miễn nhập cảnh cho các viên chức quân sự và đang suy tính ban hành lệnh cấm vận kinh tế.”

Nhận Định:

Trong hai tuần lễ vừa qua, nước Mỹ ồn lên với chuyện không sao tưởng tượng được. Theo CBS News ngày 25/10/2017, “Nữ diễn viên truyền hình Heather Lind đã tố cáo Tổng Thống George H.W. Bush (Bush Cha) sờ vào người cô ta ở phía sau (vào mông) và nói đùa tục tĩu khi cô này đứng bên cạnh để chụp hình chung với vị cựu tổng thống đã 93 tuổi. Ngày 25/10/2017 tạp chí People lại cho biết, cô Jordana Grolnick nữ diễn viên ở Nữu Ước tố cáo Ô. Bush Cha trước đây cũng đã sờ vào mông cô trong lúc chụp hình chung. Cô còn nói rằng, các diễn viên khác đã cảnh cáo rằng Ô. Bush Cha nổi tiếng (reputation) chụp bóp (groping) khi chụp hình chung với các cô gái nhưng cô không tin. (She said other actors had warned her that Bush had a “reputation” for groping during photo-ops, but she didn’t take it seriously.) Rồi theo The Hill, cô Amanda Staples cựu ứng cử viên thượng viện Tiểu Bang Main thuộc Đảng Cộng Hòa cũng tố cáo Ô. Bush Cha chạm vào người cô một cách không đứng đắn. Cô là người thứ tư cáo buộc vị cựu tổng thống này quấy rối tình dục.

Phát ngôn viên của Ô. George H.W. Bush nói rằng Tổng Thống Bush không bao giờ và trong bất cứ trường hợp nào lại gây buồn phiền cho ai và thành thực xin lỗi nếu lời khôi hài xúc phạm đến cô Heather Lind. Ngoài ra, tổng thống đã phải ngồi xe lăn trong suốt 5 năm qua. Vì vậy tay ông ấy luôn nằm ngang hông những người đang chụp hình chung. Để người đối diện thấy thoải mái, ông ấy thường hay bông đùa. Và thỉnh thoảng, ông ấy vỗ vào phần sau của phụ nữ trong cử chỉ thân thiện. Một vài người cho rằng điều này vô hại, một vài người khác thì cho rằng nó không đứng đắn.

Hiện nay vấn nạn sờ mó, sàm sỡ, bốc hốt, mè nheo, xâm phạm phẩm giá phụ nữ đang là chuyện lớn của nước Mỹ. Đụng chạm vào thì tán gia bại sản, đền bù cỡ 20 triệu đô-la như chơi. Có nhiều bà, nhiều cô, dù chuyện xảy ra đã 30, 40 chục năm, đợi đến lúc ông này ra ứng cử tổng thống, dân biểu, thượng nghị sĩ hay được đề bạt vào chức vụ bộ trưởng, tối cao pháp viện… mới nhảy ra tố. Thật “độc hơn vịt Xiêm lai”. Ngoài ra nói chuyện khôi hài, nói đùa, tưởng dễ mà khó. Lơ lơ chạm tự ái hay xúc phạm người ta không biết chừng. Một lời nói đùa không đúng nơi đúng chỗ có thể gây ẩu đả ngay lập tức. Cho nên người khôn ngoan là “không bao giờ nói đùa”, nhất là đối với các bà, các cô. Rờ vào mông, vào đùi một người đàn bà, cũng không thể nói đó là cử chỉ thân thiện. Ô. Bush Cha đã 93 tuổi rồi, xuất hiện trước công chúng làm chi? Chụp hình với các cô đào, diễn viên để làm chi? Ở tuổi này khó lòng kiếm soát hành động, cử chỉ và lời nói có thể đã rất lẩm cẩm rồi. Tốt hơn là ở nhà đọc kinh cầu nguyện, vui chơi với cháu nội, cháu ngoại hoặc tham dự một khóa Thiền Tỉnh Thức (Mindfullnes Jen) để chờ “ra đi” trong thanh thản.

Ngày xưa các cụ Việt Nam như Nguyễn Công Trứ, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, La Sơn PhuTử sau khi đã “công thành danh toại” đều lui về ở ẩn, vui thú điền viên không màng thế sự nữa, ngoại trừ khi có đại sự được vua vấn hỏi thì mới xuất hiện. Ngày nay, các tổng thống Hoa Kỳ sau khi hết nhiệm kỳ thường đi khắp nơi diễn thuyết để kiếm tiền. Chẳng hạn như Ô. Obama và Ô. Bill Clinton một lần diễn thuyết được trả 400,000 Mỹ Kim, rồi lập “Foundation” như Clinton Foundation, xây thư viện riêng, viết hồi ký. Các tập đoàn tư bản, các người được “thi ân bố đức” trong thời kỳ mình còn làm tổng thống đua nhau mua sách có khi lên tới bạc triệu, rồi cúng vào các “Foundation” một hình thức trả ơn vì đã được ban thưởng ân huệ, cất nhắc, đề bạt vào các chức vụ quan trọng hay các khế ước béo bở. Ôi tình đời! Tình đời muốn đẹp cũng phải được xây đắp bằng tiền! Trong khi đó Vua Trần Nhân Tông sau ba lần đánh thắng quân Mông Cổ đã nhường ngôi lại cho con, lên núi Yên Tử thành lập Thiền Phái Trúc Lâm rồi Ngài chống gậy trúc đi khắp nơi thuyết giảng đạo lý cho dân.

Tuy nhiên nói một cách công bằng và theo tinh thần của Bát Nhã thì “không có cái gì đúng, không có cái gì sai”. Tất cả tùy thuộc vào khu vực địa lý mà mình sinh sống. Đông Phương “trọng nghĩa kinh tài”. Còn Tây Phường, nếu nghèo mạt rệp, dù nổi danh cách mấy, dù đạo đức cách mấy cũng bị người ta khinh thường. Ở Tây Phương sự thành công phải được đánh giá bằng tiền.

Ôi tiền bạc và sắc dục! Ngươi thật màu nhiệm và quyền năng hơn bất cứ quyền năng nào trên thế gian này. Ngày nay, nhìn chung quanh, các bậc tu hành đạo đức mà còn ham mê tiền bạc và sắc dục thì nói chi tới “phàm phu tục tử” như chúng ta? Cho nên trường hợp của Ô. Bush Cha chúng ta cần biết để rút ra bài học, nhưng không phê phán và nhường cho các nhà chép sử sau này.

https://vietbao.com/a273819/nhat-ky-bien-dong-o-bush-cha-gap-chuyen-khong-vui

 

Chuyến Á Du Mười Ngày Của Ô. Trump

Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Mười Một ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:
 Tình hình Hoa Kỳ:

-AP ngày 4/11/2017: “Một người đàn bà Hoa Kỳ đã bị truy tố về tội phá hoại tại Zimbabwe vì đã thóa mạ Tổng Thống Mugabe khi trên Twitter khi nói rằng ông này đầu óc bệnh hoạn (sick) và đã xuất hiện tại tòa án ngày hôm nay, có thể đối diện với bản án 20 năm tù. Luật sư cho cô Martha O’Donovan 25 tuổi nói rằng cáo buộc phá hoại này bất hợp lệ.”

Cô bé trẻ người non dại này chưa biết gì về “ông già gân” 93 tuổi Mugabe làm tổng thống 41 năm rồi và chẳng sợ ai cả. Ngày 18/9/2017 vừa qua, tại Đại Hội Đồng LHQ, sau khi Ô. Trump tuyên bố sẽ hủy diệt Bắc Triều Tiên, Ô. Mugabe đã ví Ô. Trump như người khổng lồ Goliath sức mạnh vô địch trong thần thoại, sau bị cậu bé David dùng súng cao-su bắn một hòn sỏi vào trán, chết. Đến xứ người ta thì phải tôn trọng luật pháp, phong tục, tập quán của người ta. Ở Mỹ này có đem đầu lâu máu tổng thống ra diễu cợt, biểu tình kêu gào làm “nổ tung Tòa Bạch Ốc”, đòi ám sát tổng thống, xé cờ, đốt cờ, đái lên cờ, không thèm chào cờ…cũng không sao. Thử đến Thái Lan phê bình nhà vua xem, chắc chắn vào tù. Đến Pakistan phê bình Giáo Chủ Muhammadd thì sẽ lãnh án treo cổ. Mấy cậu bé Mỹ thử đến Tân Gia Ba vẽ bậy xem, quất cho sáu roi da vào mông thì “tởn” tới già. AP ngày 4/11/2017 cho biết Quốc Hội Trung Hoa vừa ban hành luật phạt tù 3 năm cho những ai không tôn trọng quốc kỳ, quốc ca. Tin cuối cùng ngày 14/11/2017 cho biết quân đội đã làm cuộc đảo chính, bắt giam Ô. Mugabe và vợ đồng thời kiểm soát Thủ Đô Harare.

-Tổng Hợp ngày 5/11/2017: Vào tối ngày 1/10/2017,  Stephen Paddock- một người đàn ông Da Trắng 64 tuổi,  từ lầu 32 của một khách sạn ở Las Vegas, đã dùng 8 khẩu súng máy, liên tục bắn vào một đám đông khoảng 22,000 người đang tham dự buổi hòa Nhạc Đồng Quê (Country Music) ngoài trời về đêm, giết chết 58 và làm bị thương trên 500 người. Đây là vụ thảm sát bằng súng lớn nhất lịch sử Hoa Kỳ. Thế rồi chỉ một tháng sau, vào ngày 5/11/2017, tại Sutherland Spring -một thị trấn nhỏ của Tiểu Bang Texas, Devin Kelley một thanh niên Da Trắng 26 tuổi bị tòa án quân sự sa thải khỏi không quân đã bước vào nhà thờ nơi đang có 50 tín đồ hành lễ, nổ súng giết chết ít nhất 26, làm bị thương 20 người. Hung thủ đã bị bắn chết sau đó. Đây là một vụ thảm sát rất đáng sợ vì trong số nạn nhân có những em bé và phụ nữ có thai.

Nước Mỹ đang là một siêu cường về kinh tế và quân sự mạnh nhất hành tinh này nhưng dường như xã hội đang có một cái gì đó bất ổn. Đầu óc kỳ thị, lòng thù hận chính trị và ghét bỏ giữa người dân với nhau, sự quẫn bách, dồn ép trong đời sống đang là động lực khiến con người tìm cách giết người hàng loạt để thỏa mãn lòng thù hận hoặc đầu óc bệnh hoạn của mình. Vì nước Mỹ quá rộng lớn cho nên những vụ thảm sát như thế chỉ chừng một tuần lễ sẽ chìm vào quên lãng. Nhưng nếu nó xảy ra tại một nước nhỏ thì có thể gây khủng hoảng và chính phủ có thể bị kết án vô cùng nặng nề. Việc cầu nguyện cho người chết, an ủi gia đình nạn nhân là chuyện dễ. Nhưng làm thế nào để những chuyện như vậy không xảy ra nữa là chuyện khó, vô cùng khó khăn. Đức Đạt Lai Lạt Ma có lần đã nói rằng cầu nguyện không giải quyết được vấn đề. Phải ngồi chung với nhau để tìm ra phương thức tốt nhất. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Ông thị trưởng thành phố đó phải làm gì? Ông thống đốc tiểu bang phải làm gì? Quốc hội phải làm gì? Ông tổng thống phải làm gì ? Và toàn thể 300 triệu dân cũng phải suy nghĩ và làm gì để góp phần vào cuộc sống chung tốt lành…thay vì chỉ cầu nguyện rồi quên, rồi thảm sát lại tái diễn. Chỉ tám giờ sau cuộc thảm sát, Huffington Post đi một bài báo với nhan đề, “Người dân đã chán ngấy với những tưởng nhớ và cầu nguyện và đòi hỏi có hành động sau cuộc thảm sát.” (People Fed Up With ‘Thoughts And Prayers’ Demand Action After Texas Church Massacre)

Theo tôi chính quyền phải thành lập ngay một Trung Tâm Giúp Đỡ Tinh Thần miễn phí cho tất cả những ai đang gặp khó khăn trong cuộc sống. Những vị cố vấn cho trung tâm có thể là các tâm lý gia, các mục sư, các linh mục, các Thiền sư và sẽ được các đại công ty bảo trợ về vật chất. Mới đây có ông tỷ phủ đã bỏ ra 10 triệu đô-la quảng cáo đòi luận tội Ô. Trump, cuối cùng nội vụ chìm xuồng. Nếu 10 triệu đô-la đó bỏ vào trung tâm nói trên thì phúc lợi biết là bao nhiêu. Nhưng than ôi! Con người bỏ ra một đồng giúp người nghèo khó thì rất khó. Nhưng bỏ ra cả triệu tung vào những cuộc vui chơi ngông cuồng thì lại rất dễ. Đó là nghiệp chướng của chúng sinh trong cõi Diêm Phù Đề này! Cho nên Tuân Tử nói, “Nhân chi sơ tính bổn ác” cũng có lý vì nó phù hợp với quan niệm “nghiệp lực từ vô thủy” của chúng sinh.

-Newsweek ngày 8/11/2017: “Chi nhánh California của Hội Thăng Tiến Người Dân Da Màu (NAACP) (với số hội viên khoàng 300, 000 người có trụ sở ở Virginia) đang đòi hỏi Quốc Hội hủy bỏ bản quốc gia Star Sprangle vì lời của nó chống lại người Da Đen, ủng hộ chế độ nô lệ – một cuộc tranh chấp có tính màu da mới nhất về bài quốc ca có tính thế tục.”

Tình hình thế giới:

-ABC News ngày 1/11/2017: ”Tổng Thống Putin tới Ba Tư vào ngày hôm nay và có cuộc hội đàm tay ba Nga-Ba Tư -Azeebaijan giữa lúc thỏa hiệp hạt nhân bị Tổng Thống Donald Trump đe dọa hủy bỏ với  việc không ký tái xác nhận định kỳ là Ba Tư tuân thủ thỏa hiệp. Cuộc hội đàm tại Tehran tập trung vào những vấn đề của khu vực, khủng bố và vấn đề an ninh. Cả ba quốc gia này đều nằm ở Biển Caspian và các dự án về xe hỏa và đường bộ sẽ được thảo luận trong cuộc gặp gỡ này. Đây là chuyến thăm Ba Tư lần thứ ba của Ô. Putin sau các cuộc thăm viếng vào năm 2015 và 2017.”

Theo Reuters Nga và Ba Tư sẽ thảo luận về vấn đề năng lượng nguyên tử và vấn đề Syria sau khi Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ tuyên bố Ô. Assad không thể có mặt trong giải pháp chính trị cho Syria, trái với lời tuyên bố trước đây là Ô. Assad có thể ở lại. Cũng theo Reuters, Giáo Chủ Khameni- lãnh đạo tối cao Ba Tư nói rằng Ba Tư và Nga cần hợp tác để cô lập Hoa Kỳ và giúp ổn định cho vùng Trung Đông. “ (Ông Giáo Chủ này cũng giống như mấy ông thượng nghị sĩ Hoa Kỳ nhiều khi tuyên bố vong mạng vì chẳng có trách nhiệm gì cả. Còn ông tổng thống Ba Tư thì nói năng cẩn thận hơn.)

-Fox News ngày 1/11/2017: “Hoa Kỳ vừa biểu quyết chống lại một nghị quyết của LHQ lên án Hoa Kỳ áp đặt cấm vận lên Cuba. Ô. Trump đã đảo ngược quyết định của Ô. Obama năm ngoái khi Ô. Obama né tránh bằng cách không tham gia bỏ phiếu. Việc này làm tệ hại thêm mối bang giao Mỹ-Cuba. Nghị quyết nói trên đã được tuyệt đại đa số 193 quốc gia của Đại Hội Đồng LHQ tán thành vào ngày Thứ Tư với 191 thuận và 2 phiếu chống của Do Thái và Mỹ. “

Mới đây đã xảy ra một biến cố là 22 nhân viên Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Havana nói rằng họ “bị bệnh” vì một loại âm thanh nào đó tấn công. Mặc dù Cuba đã lên tiếng bác bỏ nhưng vào ngày 17/10/2017, tại Tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Donald Trump nói rằng Cuba phải chịu trách nhiệm về việc này. Vào ngày 2/11/2017, Ngoại Trưởng Bruno Rodriguez Parrilla của Cuba nói rằng, “Hoa Kỳ không có bằng chứng nào chứng tỏ nhân viên ngoại giao của họ tại Havana đã bị tấn công một cách có chủ mưu bằng âm thanh, từ đó nêu lên câu hỏi phải chăng Ô. Trump đã dùng sự kiện này để tháo bỏ tiến trình xích gần ngoại giao mới đây giữa hai nước.”

Phải chăng đây lại là một vụ “Vịnh Bắc Bộ” dưới thời Ô. Johnson năm 1964 và vụ “Sadam Hussein thủ đắc một kho vũ khí giết người hằng loạt” dưới thời Ô. Bush Con năm 2003 để lấy cớ cấm vận hay tấn công Cuba?

Nói một cách công tâm nhất, quyết định của Ô. Trump không vì lợi ích chiến lược của nước Mỹ mà chỉ muốn chiều lòng cử tri Cuba chiếm đa số tại Tiểu Bang Florida nơi ai muốn làm tổng thống phải thắng cử ở tiểu bang này. Mỹ đã cấm vận kinh tế Cuba 51 năm rồi nhưng không làm thay đổi chế độ. Nếu cứ tiếp tục như thế thì chỉ đẩy Cuba vào tay Nga và Trung Quốc mà thôi. Tin tức ngày 8/11/2017 cho biết Hoa Kỳ quyết định gia tăng cấm vận Cuba, hạn chế việc du lịch, thăm viếng và đưa một số công ty Cuba vào sổ bìa đen vì có liên hệ tới quân đội. Với lệnh cấm vận có hiệu lực từ ngày hôm nay, du khách Hoa Kỳ không được phép tới Cuba, một số khách sạn nổi tiếng cũng bị cấm, kể cả rượu rum.

-Yahoo UK ngày 2/11/2017: “Giáo Hoàng Francis vừa đề nghị các tu sĩ thuộc Giáo Hội Ca-tô Giáo La Mã có quyền lấy vợ. Đề nghị này áp dụng cho các tu sĩ ở Ba Tây và sẽ ghi vào chương trình nghị sự khi công đồng họp tại vùng Amazon. Quyết định gây tranh cãi này cho thấy sự thiếu thốn đàn ông đi tu- nhưng chắc chắn sẽ đưa tới sự chia rẽ trong giáo hội bởi những phần tử bảo thủ. Hiện nay một số nhỏ tu sĩ Thiên Chúa Giáo đã lập gia đình, đó là các tu sĩ thuộc Giáo Hội Anh vừa gia nhập Giáo Hội Ca-tô Giáo La Mã.” (Pope Francis has requested that Roman Catholic priests be given the right to get married. The request applies to priests in Brazil, and is on the agenda for an upcoming synod (church council) in the Amazon region. The controversial move would address the critical shortage of men joining the priesthood – but is likely to drive divisions through the church by enraging conservative factions. A small number of married Roman Catholic priests already exist, including previously married Anglican vicars who have joined the church.)

-AP ngày 4/11/2017: “Để trả lời bức thư của hai dân biểu thuộc Đảng Dân Chủ yêu cầu lượng giá số thương vong nếu xảy ra cuộc chiến với Bắc Triều Tiên, Phó Đô Đốc Michael J. Dumont nói rằng, chỉ còn cách xác định địa điểm rồi phá hủy toàn bộ cơ sở chế tạo vũ khí nguyên tử của Bắc Triều Tiên bằng một cuộc tấn công trên bộ.”

Theo bản lượng giá của ông phó đô đốc này thì oanh kích không ăn thua gì mà phải tiến hành một cuộc tổng tấn công bằng bộ binh với số thương vong rất cao và quân Mỹ sẽ ở lại chưa biết tới bao giờ. Có thể khi quân Mỹ tiến vào thì quân Nam Triều Tiên cũng sẽ vượt Sông Áp Lục để theo quân Mỹ “giải phóng” Bắc Triều Tiên.

-AP ngày 5/11/2017: “Ả Rập Sê-út vừa bắt giam 11 hoàng tử, một số viên chức quân sự cao cấp, thương gia và viên chức chính phủ kể cả tỷ phú thuộc hoàng gia nắm giữ một số công ty của Tây Phương như một chiến dịch chống tham nhũng và củng cố quyền hành cho thái tử trẻ tuổi.”

Trong lịch sử, các chế độ quân chủ thay vì cho tể tướng nắm quyền, lại cho con là các hoàng tử nắm quyền, sẽ là nguyên do đại loạn và nhiều khi chia cắt đất nước. Nguyên do, không ông hoàng tử nào chịu nhường nhịn ông hoàng tử nào (Anh là con vua tôi cũng là con vua). Nếu quả đúng như vậy thì ông vua già Salman này quả là con người thủ đoạn biết cách để củng cố quyền lực cho thái tử. Thế nhưng không biết các bà vợ (mẹ của các hoàng tử đó) có khóc lóc, mè nheo, “cấm vận ái tình” làm ông điên đầu không?

-Newsweek ngày 7/11/2017: “Các chuyên viên về chính sách đối ngoại, so với Tổng Thống Donald Trump, họ đã tin tưởng Tổng Thống Putin hơn với con số gấp ba lần (39% so với 12%). Cuộc thăm dò được tổ chức qua diễn đàn 2017 Brussels Forum do German Marshall Forum tổ chức vào Tháng Ba 2017. Câu hỏi được đặt ra chung quanh quan điểm cá nhân của hai vị tổng thống về hai vấn đề dân chủ và sự lãnh đạo và nhận thấy họ thiếu tin cậy một cách khác thường vào nhà lãnh đạo Đảng Cộng Hòa này.”

-AP ngày 11/11/2017: “750,000 người đã xuống đường biểu tình ở Barcelona để ủng hộ kế hoạch đòi độc lập, phản đối chính quyền trung ương Tây Ban Nha và đòi thả những lãnh tụ ly khai đang bị bắt giam.”

-Vox.com ngày 14/11/2017: “Hoa Kỳ trong nhiều năm đã giúp Ả Rập Sê-út bỏ bom Yemen giết hại vài chục ngàn thường dân. Giờ đây Quốc Hội muốn Hoa Kỳ ngưng hỗ trợ cho cuộc đổ máu này. Đảng Cộng Hòa đang kiểm soát Hạ Viện vừa thông qua một nghị quyết ngầm nói rằng Hoa Kỳ phải ngưng hỗ trợ cho Ả Rập Sê-út trong cuộc chiến chống lại phiến quân Houthi tại Yemen. Bằng kết quả 366 thuận với 33 phiếu chống, Hạ Viện tin rằng hành pháp chỉ được ủy quyền chống lại các nhóm khủng bố như Nhà Nước Hồi Giáo và al-Qaeda cho dù các nhóm này ở Trung Đông, Bắc Phi hay Á Châu.”

Theo điều khoản này thì Quốc Hội không ủy quyền hay cho phép đem quân hay hỗ trợ cho các cuộc chiến không phải chống khủng bố. Hiện nay cả triệu thường dân Yemen có nguy cơ chết đói. Có lẽ Hoa Kỳ và Ả Rập Sê-út không còn giải pháp nào hơn là tiến hành một cuộc thương thảo với lực lượng Houthi thuộc hệ phái Shiite được Ba Tư hỗ trợ để chấm dứt cuộc chiến. Thiếu sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, chính quyền của Tổng Thống Hadi được Ả Rập Sê-út hỗ trợ chắc chắn sẽ xụp đổ.

Tình hình Trung Đông:

-Daily Mail ngày 3/11/2017: “Quân đội của Ô. Assad nói rằng Thành Phố Deir Ezzor nằm ở đông Syria vừa được giải phóng sau ba năm bị chiếm giữ bởi lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo. Đây là thành trì cuối cùng của nhóm khủng bố này sau khi thủ đô trong thực tế của họ thất thủ vào tháng trước.  Trong khi đó, quân đội Iraq nói rằng họ vừa đẩy nhóm khủng bố ra khỏi Al-Quaim – một thành phố ở biên giới Syria. Nhà Nước Hồi Giáo tự xưng trở nên điều tàn, ba tháng sau khi quân đội Iraq tái chiếm Mosul- thành phố lớn thứ hai của Iraq.”

Tình hình Biển Đông:

-ABC News ngày 2/11/2017: “Việt Nam hy vọng lãnh đạo 11 quốc gia còn lại của Vành Đai Thái Bình Dương nằm trong thỏa hiệp Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể họp để duyệt lại vào tuần tới khi Hoa Kỳ rút lui khỏi thỏa hiệp này. Thứ Trưởng Ngoại Giao Bùi Thanh Sơn hy vọng rằng những cuộc thảo luận vào tuần tới tại Nhật Bản sẽ thu hẹp những khác biệt để các bộ trưởng thương mại và lãnh đạo các quốc gia đồng ý về một thỏa hiệp TPP Tu Chính trong cuộc Hội Thảo Kinh Tế Á Châu tổ chức thường niên tại Đà Nẵng.” Thế nhưng cuộc họp gần như đổ vỡ khi Thủ Tướng Gia Nã Đại Justin Trudeau và bộ trưởng thương mại François-Philippe Champagne đều không đến họp vào buổi tối 10/11/2017 tại Đà Nẵng. Có thể Gia Nã Đại lo sợ Ô. Trump hủy bỏ thỏa hiệp Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ (NAFTA) khiến Gia Nã Đại khốn đốn, nay lại hùa theo 11 quốc gia cứu vãn TTP khiến mất lòng Mỹ thì…nguy to. Cuối cùng bỏ họp mà không cần thông báo khiến Thủ Tướng Abe bực tức. Cuối cùng 11 quốc gia còn lại đã “khai tử” TPP và đồng ý với nhau về thỏa hiệp mới có tên Thỏa Hiệp Hợp Tác Toàn Diện và Tiến Bộ Châu Á Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) không có Mỹ và chờ đợi các vị nguyên thủ quốc gia phê chuẩn.

-AFP ngày 4/11/2107: “Trung Quốc vừa hạ thủy con tàu khổng lồ mô tả như là ‘tàu xây đảo thần kỳ’ lớn nhất Á Châu, có khả năng đào 6000 mét khối trong một giờ. Con tàu này có thể xây dựng đảo nhân tạo giống như các đảo mà Hoa Lục đã làm tại vùng tranh chấp ở Biển Đông vừa được hạ thủy tại phía đông Tỉnh Giang Tô.”

Đây là dấu hiệu cho thấy Hoa Lục tiếp tục biến cải các bãi đá ngầm tại Biển Đông thành đảo rồi biến nó thành căn cứ quân sự. Không biết Việt Nam có nên công khai mướn các công ty Mỹ, Âu Châu để biến cải các bãi đá ngầm thành đảo hay mở rộng các hòn đảo nhỏ hiện có? Khi Bắc Kinh chơi “luật rừng” mà mình thượng tôn luật pháp thì lỗ vốn.

-Reuters ngày 7/11/2017: “Hoa Kỳ sẽ cắt 2 triệu Mỹ Kim viện trợ trong năm tới cho chương trình rà phá bom mìn là chương trình để Căm Bốt không lên tiếng chỉ trích Hoa Kỳ đã ném bom xuống đất nước này trong thời kỳ Chiến Tranh Việt Nam. Việc cắt giảm viện trợ xảy ra giữa lúc chính quyền độc tài Hun Sen đang chuẩn bị đối phó với thách thức bầu cử vào năm tới và luận điệu chống Mỹ gia tăng ở trong nước.”

Trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam, Mỹ đã ném 2.7 triệu tấn bom xuống đất nước Kampuchia và 2.5 tấn bom xuống đất nước Lào.

-AFP ngày 8/11/2017: “Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte ra lệnh gỡ bỏ chương trình xây một nơi tạm trú cho ngư phủ tại một bãi cát ở khu vực có tranh chấp của Biển Đông sau khi có lời khiếu nại của Hoa Lục. Vào Tháng Tám, binh sĩ Phi đã đem tre và lá gồi lợp nhà tới bãi cát, gần một đồn binh của họ ở Trường Sa. Đây là dấu hiệu Phi muốn cải thiện bang giao và xích lại gần Hoa Lục.”

-CBS News ngày 9/11/2017: “Ba hàng không mẫu hạm tối tân thuộc Hạm Đội 7 sẽ tiến hành một cuộc tập trận hợp đồng thật hiếm hoi từ ngày 11-14 Tháng 11 tại tây Thái Bình Dương (Biển Đông nhìn từ Hoa Kỳ) nhưng không nói rõ địa điểm nào. Đây là hành động phô trương sức mạnh để trấn an các đồng minh Nhật Bản, Nam Triều Tiên đồng thời răn đe Bắc Triều Tiên.”

Ngày xưa hệ thống phòng thủ bờ biển không có, không quân thì không thể hoạt động xa bờ cho nên HKMH là “nữ hoàng” trên biển. Nhưng nay với hệ thống hỏa tiễn như Đông Phong, S-300, S-400 chẳng hạn, có thể bắn xa 1500km. Nếu Tomahaw không hủy diệt được nó thì HKMH sẽ biến thành khối sắt khổng lồ từ từ chìm xuống biển. Kỹ thuật quân sự biến đổi từng thập niên cho nên các nhà quân sự nói rằng coi chừng HKMH rồi sẽ lỗi thời. Hiện nay hệ thống Đông Phong(FD) đều được đặt trên các dàn di động trên đường rầy xe lửa cho nên rất khó phát hiện xem nó ở đâu. Còn hệ thống S-300 ở Việt Nam được thiết trí trên các xe vận tải lớn, ngụy trang ẩn nấp trong rừng và có thể có cả trăm hỏa tiễn S-300 giả làm bằng giấy bồi (carton) đặt trên các xe tải vận hành tự động (điều khiển từ xa/không người lái) để đánh lừa đối phương. Trong chiến tranh, ai nhanh tay, tập trung được hỏa lực và nhất là “nghi binh” tức đánh lừa được đối thủ thì thắng, dù sức yếu hơn.

Nhận Định:

Trung tuần Tháng 11 vừa qua, Bắc Á và Đông Nam Á rộn ràng với những hội nghị Thượng Đỉnh Đông Á, US-ASEAN diễn ra tại Phi Luật Tân và Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC 2017) diễn ra tại Việt Nam. Vì có ba “ông kẹ” Donald Trump, Putin và Tập Cận Bình cùng đến Việt Nam tham dự cho nên vấn đề an ninh và nghi thức tiếp đón trở thành mối quan tâm hàng đầu của chính quyền Việt Nam. Nghi thức tiếp đón ba “ông lớn” này phải ngang nhau. Sơ sót một chút là mang vạ lớn. Tổng Thống Donald Trump lúc đầu tuyên bố không tham dự Thượng Đỉnh Đông Á, nhưng do bị chỉ trích, ông thay đổi ý định. Chuyến Á du của Ô. Trump bao gồm các quốc gia Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Việt Nam và Phi Luật Tân.

Tại Nhật Bản:

Ngay khi tới Nhật Bản ngày 5/11/2017, Ô. Trump đã gặp Thủ Tướng Abe tại sân gôn Kasumigaseki Country Club, Tokyo. Hai bên đã ký tên vào chiếc mũ trắng trên đó có thêu chữ “Làm Cho Tình Đồng Minh Vĩ Đại Hơn” (Make Alliance Even Greater) rồi trao tặng nhau. Ông Trump cũng lên giọng nhắn nhủ Bắc Triều Tiên rằng Hoa Kỳ và các đồng minh chuẩn bị cho việc bảo vệ tự do và “không một nhà độc tài nào, không chế độ, không quốc gia có thể đánh giá thấp ý chí của Hoa Kỳ”. Còn về vấn đề thương mại với Nhật Bản, Ô. Trump nói rằng, “Chúng tôi sẽ ăn cơm với nhau tối nay. Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ phỉ báng mọi người nếu cứ tiếp tục nói về ngoại thương.” (Khác hẳn với luận điệu khi tranh cử lên án Nhật Bản đã xuất siêu sang Hoa Kỳ hơn 80 tỉ Mỹ Kim)

Trong cuộc họp báo chung ngày hôm sau, Tổng Thống Donald Trump đề nghị Nhật Bản nên mua vũ khí của Mỹ để đối phó với Bắc Triều Tiên. Đáp lại, Ô. Abe nói rằng Nhật đã mua nhiều vũ khí của Mỹ rồi nhưng cũng cần tăng cường thêm khả năng quốc phòng. Trong khi đó Bắc Triều Tiên phản ứng lại và nói Ô. Trump là “lái buôn chiến tranh và xiết cổ hòa bình” (a war merchant and strangler of peace.)

Tại Nam Triều Tiên:

AP ngày 7/11: “Bằng một sự thay đổi lập trường thật lạ lùng, Tổng Thống Donald Trump đã từ bỏ giọng điệu hung hăng đối với Bắc Triều Tiên, tỏ dấu hiệu muốn thương thảo và kêu gọi Bình Nhưỡng ngồi vào bàn hội nghị để đạt tới một thỏa hiệp. Trong ngày đầu tiên của chuyến công du tới Nam Triều Tiên, Ô. Trump thúc giục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí nguyên tử nhưng. Nhưng trong khi nói về việc Hoa Kỳ sẽ dùng vũ lực nếu thấy cần thiết nhưng thiên về giải pháp ngoại giao để giải quyết những căng thẳng với Bắc Triều Tiên. Còn Tổng Thống Moon dĩ nhiên là mong muốn củng cố tình đoàn kết với Ô. Trump, nói rằng chuyến viếng thăm của tổng thống Hoa Kỳ có thể là khúc quanh của cuộc giằng co với Bắc Triều Tiên và rằng hai nhà lãnh đạo đồng ý giải quyết vấn đề vũ khí nguyên tử của Bắc Triều Tiên bằng giải pháp hòa bình hầu đem lại một nền hòa bình thường trực cho bán đảo.”

Tại Trung Quốc:

Ngày 8/11 Ô. Trump đến Trung Quốc được Ô. Tập Cận Bình long trọng tiếp đón. Trong tiệc trà đàm, Ô. Trump cho Ô. Tập Cận Bình coi một đoạn thu hình cháu ngoại Aabella Kushner hát một bản nhạc Tàu và đọc một bài thơ cổ của Trung Hoa nhân dịp Ô. Tập Cận Bình ghé dinh thự của Mar-A-Lago vào Tháng Tư 2017 khiến Ô. Tập Cận Bình khen nức nở và mong cháu bé sớm ghé Trung Quốc chơi. Sau đó Ô. Tập Cận Bình và Bà Bành Lệ Quyên bằng một hành động rất hiếm hoi, hướng dẫn vợ chồng Ô. Trump đi thăm Tử Cấm Thành, tham dự một buổi trình diễn nhạc kịch, ăn tiệc tại hoàng cung của các hoàng đế Trung Hoa (Tử Cấm Thành) – một vinh dự đặc biệt dành cho Ô. Bà Trump kể từ năm 1949 tới giờ, giữa lúc thống kê cho biết thặng dư mậu dịch Trung Quốc-Hoa Kỳ vượt qua mức 300 tỉ Mỹ Kim cho dù suốt thời gian tranh cử từ 2016 cho tới nay Ô. Trump lúc nào cũng chỉ trích Hoa Lục về vấn đề này. Ngay khi tới Bắc Kinh, trái với những tuyên bố êm dịu lúc còn ở Hán Thành, Ô. Trump lại lên giọng kết án Bắc Triều Tiên và nói rằng “Chế độ này đã tạo ra những xung đột để người dân quên đi những thất bại.”

Sau cuộc họp giữa hai ông vào ngày 9/11/2017, Ngoại Trưởng Tillerson cho biết không có chuyện mập mờ nào (tức rất rõ ràng) giữa Hoa-Mỹ rằng Triều Tiên không thể có bom nguyên tử và một số kết quả rất đẹp “hẩu! hẩu lớ!” như: Trung Quốc sẽ mua 300 máy bay vận tải của Mỹ trị giá 37 tỷ Mỹ Kim và các công ty còn ký kết một số thỏa hiệp mua bán khác trị giá 9 tỷ Mỹ Kim…mà các viên chức trong bộ tham mưu của Ô. Trump khoe rằng nó sẽ giảm bớt thâm thủng mậu dịch và gia tăng thương mại song phương.

Theo CNN, Ô. Trump đã nhiều lần “bôi tro trát chấu” vào mặt Trung Quốc nhưng nay thì họ là bạn (Trump once trashed China. Now, they’re friends). Như vậy chuyến đi của Ô. Trump tới Bắc Kinh chỉ để củng cố thêm “tình bạn tuyệt vời” (outstanding frienship) như ông đã từng nói tại Mar-A-Largo và bàn chuyện làm ăn buôn bán và kể như thành công vì sẽ đem lại lợi nhuận khổng lồ cho các công ty Mỹ và công ăn việc làm cho người dân .

Tại Việt Nam:

Ngày 10/11: Ông Donald Trump dự Diễn đàn APEC tại Đà Nẵng. Trong bài diễn văn ông nói rằng Đà Nẵng là nơi người Mỹ đóng quân trước đây và hai bên đã trải qua một cuộc chiến đẫm máu. Nhưng ngày nay chúng ta không còn là kẻ thù nữa mà là bạn. Cách đây vài chục năm, người dân Việt sống với vài đô-la. Ngày nayViệt Nam là quốc gia phát triển kinh tế với tốc độ nhanh nhất thế giới và đây là “sự lạ kỳ nhất thế giới” (One of the great miracles of the world). Sinh viên Việt Nam được xếp vào hạng thông minh nhất thế giới. Tôi có mặt ở đây hôm nay với mục tiêu làm bạn, đồng minh và là người hợp tác với tất các quốc gia trong vùng một cách công bằng và trách nhiệm. Ông cũng lên tiếng ca ngợi những thành tựu của Nhật Bản, Nam Hàn, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Ông cũng nhắc tới vụ thâm thủng mậu dịch 223 tỉ trong 10 tháng đầu với Trung Quốc và than phiền là Hoa Kỳ mở rộng thị trường, hạ thấp thuế quan cho một số quốc gia, nhưng các quốc gia này lại không mở cửa cho hàng hóa của Hoa Kỳ, không đối xử công bằng với Hoa Kỳ. Tôi sẽ không để Hoa Kỳ bị lợi dụng nữa, không chấp nhận việc ăn cắp sở hữu trí tuệ và tài trợ của chính quyền làm giảm giá thành. Tôi sẽ làm việc với từng lãnh đạo có mặt nơi đây để cùng hợp tác trong tinh thần hai bên đều có lợi. Nếu tôi có đặt “quyền lợi của Hoa Kỳ trước đã” thì quý vị cũng đặt “quyền lợi của quý vị trước đã”. Có lẽ Ô. Trump đã kết thúc số phận của thỏa hiệp TPP khi nói rằng chúng tôi sẽ không còn tham gia vào những thỏa hiệp rộng lớn khiến trói tay chúng tôi, hy sinh chủ quyền và khiến việc thi hành không thể nào thực hiện được. Khi các nhà lãnh đạo thế giới chuẩn bị đứng chụp hình chung với nhau ở hội nghị, Ô. Trump đã tiến đến chỗ Ô. Putin và thân mật vỗ vai tổng thống Nga, nói vài lời trao đổi. Đây là dấu hiệu thân thiện. Vào tối hôm đó, Ô. Trump cùng quý vị lãnh đạo các quốc gia đã tham dự Dạ Tiệc Gala do Ô. Trần Đại Quang chủ tọa và tiếp đón tại Đà Nẵng, thưởng thức một số tiết mục trình diễn nghệ thuật.

Còn về hoạt động của Nga, Tổng Thống Putin, theo VOV, “Chủ TịchTrần Đại Quang đã có cuộc gặp song phương với Tổng Thống Vladimir Putin. Sau cuộc gặp gỡ hai bên đã ra Tuyên Bố Chung về hợp tác trên lĩnh vực bảo đảm an ninh thông tin quốc tế vì truyền thông ngày nay có thể bị sử dụng vào các mục đích không phù hợp với an ninh, ổn định và hòa bình quốc tế; trở thành mối đe dọa trực tiếp tới công dân, xã hội và nhà nước.”

Ô. Putin không có cuộc họp riêng bên lề với Ô. Trump. Nhưng trong một thông cáo chung, hai nhà lãnh đạo Nga và Hoa Kỳ đã khẳng định quyết tâm đánh bại nhóm khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo ở Syria. Hai nhà lãnh đạo nói rằng giải pháp chính trị dứt khoát tháo gỡ xung đột phải được nhìn thấy trong khuôn khổ tiến trình Geneva, phù hợp với Nghị Quyết 2254 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.” Ô. Trump còn nói rằng, cứ mỗi lần gặp Ô. Putin, ông ta đều nói rằng tôi không can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ và hãy tin tôi.

Kết thúc Thượng Đỉnh APEC, chiều ngày 11/11/2017, Ô. Trump bay ra Hà Nội và cùng phái đoàn Mỹ dự dạ tiệc tại Trung Tâm Sinh Hoạt Quốc Tế (International Convention Center) do Ô. Trần Đại Quang khoản đãi. Trong dạ tiệc này người ta nhận thấy có Ngoại Trưởng Tillerson và cố vấn An Ninh Quốc Gia McMaster. Việc Ô. Trump bay ra Hà Nội và có cuộc họp với Ô. Trần Đại Quang cho thấy Hoa Kỳ đã đặt Việt Nam vào trọng tâm của kế hoạch Tái Cân Bằng Lực Lượng hầu ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong dạ tiệc, Ô. Trần Đại Quang đã nhấn mạnh tới tầm quang trọng của bang giao Việt-Mỹ, sự hiện diện và cam kết của Hoa Kỳ tại Châu Á sẽ đem lại hòa bình, ổn định và phát triển cho khu vực. Rõ ràng là Việt Nam rất cần Mỹ và Mỹ cũng rất cần Việt Nam.

Vào sáng ngày hôm sau 12/11/2017, trong cuộc họp với Ô. Trần Đại Quang, Ô. Trump đề nghị làm trung gian giải quyết những tranh chấp tại Biển Đông khi ông nói rằng, “Tôi là người trung gian và trọng tài giỏi” trong khi lập trường của Hoa Kỳ là không đứng về phe nào nhưng chỉ trích Hoa Lục đã biến cải những bãi đá ngầm thành đảo. Còn Ô. Trần Đại Quang thì nói rằng tôi đã chia xẻ ý nghĩ này với Tổng Thống Donald Trump và Việt Nam muốn giải quyết những tranh chấp bằng đường lối thương thảo và tuân thủ luật pháp quốc tế. Nhân dịp này Ô. Trump cũng thúc giục Ô. Nguyễn Xuân Phúc mua hỏa tiễn và những vũ khí khác của Hoa Kỳ, một dấu hiệu cho thấy Ô. Trump không sợ làm mất lòng Trung Quốc. Và điều này cũng chứng tỏ Ô. Trump bỏ TTP nhưng không bỏ Việt Nam. Điều lạ kỳ ở chỗ, một quốc gia như Việt Nam – không phải là “đồng minh”của Mỹ – mà bốn ông tổng thống Dân Chủ lẫn Cộng Hòa đều ghé thăm. Trong khi Thái Lan, một đồng minh chiến lược của Mỹ trong Chiến Tranh Việt Nam lại chưa một ông tổng thống Mỹ nào “thèm” để ý tới.

Theo tôi nghĩ, Hoa Lục sẽ không chấp nhận vai trò trung gian hay trọng tài của Hoa Kỳ mà chỉ muốn thương thảo “song phương” và không muốn “nước thứ ba” xía vào. Khi có Hoa Kỳ can dự vào thì Hoa Lục không thể giở thủ đoạn “cá lớn nuốt cá bé”. Trong khi đó Việt Nam duy trì lập trường “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông để đi tới một giải pháp có giá trị quốc tế và bảo đảm quyền lợi của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Úc Châu v.v.. Biển Đông giờ đây không còn là vấn đề song phương, mà là vấn đề của quốc tế. Chỉ có một giải pháp quốc tế mới bảo đảm quyền lợi lâu dài cho Việt Nam và Phi Luật Tân.

Sau khi Ô. Trump rời Việt Nam thì Ô. Tập Cận Bình bay ra Hà Nội và được chào đón nồng nhiệt bằng 21 phát đại bác, họp với Ô. Nguyễn Phú Trọng và hai bên chứng kiến rất nhiều thỏa hiệp hợp tác được ký kết. Theo tôi nghĩ, việc Ô. Tập Cận Bình- “Hoàng Đế của Trung Hoa” – chịu bay ra Hà Nội gặp gỡ các nhà lãnh đạo Việt Nam cho thấy Trung Quốc tạm thời hòa dịu với Việt Nam để đối phó với những vấn đề toàn cầu quan trọng hơn. Ngoài ra, họ cũng nhìn thấy Việt Nam bây giờ không phải là Việt Nam năm 1979 mà là trọng điểm chiến lược của Á Châu khiến cả thế giới đổ xô tới đây. Đông Nam Á không ai muốn chống lại Hoa Lục nhưng cũng không ai muốn Hoa Lục khống chế vùng này. Họ cũng không muốn Hoa Kỳ kéo tới đây để gây chiến, nhưng lại muốn Hoa Kỳ hiện diện ở một mức độ nào đó để kiềm chế Trung Hoa. Cái vô cùng phức tạp và rối rắm của Đông Nam Á ở chỗ đó mà Việt Nam đứng đầu sóng ngọn gió. Tài lãnh đạo và tinh hoa của chiến lược ngoại giao nằm ở giai đoạn này đây.

Tại Phi Luật Tân:

Ngày 12/11/2017 Ô. Trum đã tới Manila và tham dự dạ tiệc do Tổng Thống Duterte khoản đãi, ngoài một số vị lãnh đạo đã hiện diện trong APEC Đà Nẵng, người ta nhận thấy có thêm: Thủ Tướng Nga Medvedev, Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ Tướng Ấn Độ Modi và Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Vào ngày 13/11/2017, người ta chờ đợi cuộc gặp gỡ giữa “Ô. Trump Hoa Kỳ” và “Ô. Trump Phi Luật Tân” (Duterte) xem hai ông “Trương Phi” này đối phó với nhau như thế nào. Cuối cùng Ô. Trump đã khôn ngoan bằng cách không đề cập gì tới chiến dịch bài trừ ma túy của Ô. Duterte đang bị Âu Châu lên án để giữ Phi Luật Tân không vuột khỏi tay Hoa Kỳ. Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc nói rằng cuộc thảo luận bao quanh các vấn đề như Nhà Nước Hồi Giáo, ma túy bất hợp pháp và thương mại. Trong bản tuyên bố chung hai bên nhấn mạnh cam kết duy trì các nguyên tắc, trong đó có tự do hàng hải, tự do bay trên không phận Biển Đông và hành động tự chế.

Còn về cuộc họp Thượng Đỉnh Đông Á, Ô. Trump đã bỏ về sớm và không tham dự phiên bế mạc với lý do đã đạt được nhiều tiến bộ về vấn đề an ninh và mậu dịch. Có thể là vì những diễn biến phức tạp của cuộc điều tra liên quan đến sự can dự của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016 cần sự có mặt của ông để đối phó.

Ô. Duterte nói rằng dù có những khác biệt nhưng sẽ không đề cập tới vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên bản dự thảo công bố dường như có đoạn nói rằng tuy tình hình Biển Đông hiện tại tương đối yên tĩnh nhưng điều đó không phải “đương nhiên mà có”. Còn bản công bố thứ hai giữa Trung Quốc và 10 hội viên của ASEAN, các nhà Lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã chính thức tuyên bố khởi đầu tham khảo và đàm phán về nội dung Bộ Quy Tắc Hành Xử (COC), coi đây là nền tảng quan trọng góp phần duy trì hòa bình ở Biển Đông; đồng thời khẳng định lại việc thực hiện nghiêm túc và đầy đủ Tuyên Bố DOC và tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Công Ước Quốc Tế về Luật Biển 1982.

Tóm lại, chuyến Á Du 10 ngày của Ô. Trump tương đối thành công. Theo thống kê thăm dò, Ô. Trump được 58% dân Việt Nam và 69% dân Phi Luật Tân ủng hộ, trong khi ở quốc nội tỷ lệ ủng hộ ông xuống chỉ còn 38% và đặc biệt Âu Châu lại kịch liệt chống đối ông. Sự thành công ở chỗ ông đã hàn gắn được sự rạn nứt Mỹ-Phi mà có lần Ô. Duterte gọi Ô. Obama là “con của con điếm”. Ngoài ra ông còn nói rõ với Thủ Tướng Modi của Ấn Độ về một “Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương” (Sino-Pacific) để ngăn chặn ảnh hưởng của Hoa Lục. Còn ở Việt Nam, ông nói ra được trước cộng đồng Á Châu những gì ông nói trước cử tri Mỹ đó là vấn đề thâm thủng mậu dịch và cạnh tranh bất chính của các quốc gia hợp tác làm ăn với Mỹ. Còn việc có thi hành được hay không lại “thiên nan vạn nan”.

Trong tình hình hiện nay, nước Mỹ đang đứng đầu thế giới. Mà muốn đứng đầu thế giới, muốn làm “đại ca” thì phải bao bọc đàn em. Đàn em chơi với ông nếu có lợi một chút thì nó mới trung thành chứ? Giả dụ, Việt Nam, Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân có “xuất siêu” sang ông thì đó là “nồi cơm hũ gạo” của nó khiến nó “gắn bó” với ông. Nay ông đòi bình đẳng tức nó chẳng có lợi gì cả thì nó đi tìm một “đại ca” khác. Đời là vậy! Ngoài ra việc thâm thủng mậu dịch với các cường quốc thương mại như Trung Hoa, Nhật Bản, Nam Triều Tiên mới đáng kể, chứ còn Đông Nam Á chỉ là “ba cái lẻ tẻ” ăn thua gi?

Hy vọng Ô. Trump chỉ răn đe nhưng “giơ cao đánh khẽ” để giữ ngôi vị bá chủ của mình khỏi lung lay trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Hoa về cả hai mặt quân sự và tài chính. Tuy nhiên tôi có lời khuyên với các quốc gia đang làm ăn buôn bán với Mỹ là “chớ nên đùa rỡn với Mỹ”. Đừng để tức nước vỡ bờ. Tới một mức nào đó, nếu Ô. Trump phản ứng thì thiệt hại lớn lao không phải Mỹ mà là các quốc gia đang đối xử không đẹp với Mỹ trong vấn đề ngoại thương. Nếu mình biết lo cho nước mình trước thì Ô. Trump cũng phải lo cho nước Mỹ trước. Đó là “America First”.

(California ngày 15/11/2017)

https://vietbao.com/a274342/nhat-ky-bien-dong-chuyen-a-du-muoi-ngay-cua-o-trump

 

Chuyện vui

Lúc Bác Hồ còn sống, Bác ra lệnh phải cho phát hành tem có hình Bác. Bác còn ra lệnh phải sử dụng giấy tốt nhất. Keo cũng phải dùng loại tốt nhất để tem không bị tróc ra khỏi bì thư. Bưu Điện Nhà Nước cho phát hành ngay con tem có hình “Bác Hồ vĩ đại” trên loại giấy tốt nhất, mặt lưng có tráng keo tốt nhất. Vài ngày sau, Bác cho gọi cán bộ phụ trách Bưu Điện lên và hỏi: – Thế nào? Cậu đã cho phát hành tem chưa?

Cán bộ: – Thưa Bác rồi ạ!  Bác: – Thế cậu dùng giấy tốt nhất? Cán bộ: – Vâng ạ Bác: – Keo cũng loại tốt nhất chứ? Cán bộ: – Vâng, thưa Bác, chúng cháu cho dùng loại keo nhập khẩu, hiệu con bù tọt.

Bác: Chắc là nhân dân thích tem ấy lắm phải không?

Cán bộ: – Vâng thưa Bác, nhưng …. Bác: – Nhưng là sao, nói mau ! Cán bộ: – Thưa Bác có nhiều thư bị tróc mất tem. Bác: – Thế sao cậu bảo tôi là đã dùng loại keo tốt nhất cơ mà!

Cán bộ: – Thưa Bác, chúng cháu có cho công an điều tra thì mới biết rằng, nhân dân nhổ nước miếng mặt bên kia, nên tem không dính vào phong bì.

 

Việt Nam và bài học sau APEC 2017: APEC hay dù TPP cũng không cứu được Việt Nam, Nếu công nhơn Việt Nam không có phẩm chất – Phan Văn Song

Một tuần sau APEC, chúng ta thấy những gì ? Chúng ta thử rút những kinh nghiệm gì ?  Thời sự thế giới có biết đến chúng ta không ?

Dư luận thế giới tuần qua, nói nhiều đến cuộc Á du của ông Thổng Thống Mỹ Trump, hết Nhựt đến Đại Hàn, nói nhiều, bàn nhiều về ông Xi Jinping từ nay đã là Vua ở xứ Tàu, lại còn lại được ông Trump giao quyền điều khiển thiên hạ. Tuy nhiên, về mặt kinh tế, tài chánh, dư luận chuyên nghiệp quốc tế vẫn cho rằng Trung Cộng vẫn còn dùng những mánh khóe «gian thương» để chiếm thị trường. Nói tóm lại, Trung quốc vẫn được dư luận thế giới chú trọng đến nhiều, nhưng rất tiêu cực. Thế giới vẫn tiếp tục đặt câu hỏi về ông Vua Xi Jinping có vuốt ve hay hù dọa được chú Kim Ủn bớt hung hăn đòi tiếp tục nguyên tử hóa đảo Guam của Mỹ không ?  Và xem ông Tổng Trump có thay đổi cách nhìn, sau khi đi gặp dân Á đông không ?

Thiên hạ tuần qua, vẫn tiếp tục theo dõi những chiến thắng của liên minh Syrie Irak đang phá vỡ những hang ổ cuối cùng của khủng bố Daesh. Nhưng lại lo lắng đặt những câu hỏi về những gia đình chiến binh Daesh, hoặc nay cả cá nhơn các chiến binh Daesh gốc Âu châu đang muốn hồi hương. Có nên, vì lòng nhơn đạo, đem của nợ ấy về nhà không ? Với cái rủi ro là sẽ đem luôn về nhà những nguy cơ, từ nay có thể diễn ra ở Âu châu – Pháp Anh Đức – cho cuộc sống hằng ngày, nhứt là ở những đô thị, hay ven đô với những cộng đồng gốc Hồi, đã di cư từ lâu hay vừa mới nhập cư. Và nguy hiểm cho kỷ nghệ du khách, một yếu điểm để khủng bố tấn công.

1 / APEC : Cửa hàng triển lãm hay chỉ là trạm nghỉ chơn của Trump:

Hội nghị APEC tại Đà Nẳng – Việt Nam tuần qua ? Xin lỗi, ngành thông tin Pháp không nói đến. Ở Pháp hầu như không ai biết cả ! Lại càng không biết và không nói tới APEC, khi thời sự ngày nay chú trọng đến thời tiết, và thay đổi thời tiết hơn. Chú trọng đến miền Trung Việt Nam đang bị bảo Damrey tàn phá, và đang bị lũ lụt. Sau những cơn bảo (Hurricanes) ở Tây Đại Dương, dĩ nhiên thời sự phải chú trọng đến những Tài Phong (Typhoons) ở Tây Thái Bình Dương để cân bằng. Ngày nay, dư luận ở Pháp chú trọng đến thời tiết, và vệ sinh lương thực nhiều hơn chánh trị thế giới !

Thật vô phước cho người Việt ! Một đất nước nếu có những lãnh đạo thật sự là những người lãnh đạo, thì dù đang có lễ lạc đi nữa, nếu trong nước có thiên tai thì cấp tốc ngưng ngay lễ lạc, lo thiên tai, lo ngay việc cứu trợ. Ngưng tổ chức APEC, để tiền để cứu nạn nhơn lũ lụt cuồng phong có ích hơn ! APEC mang lại gì cho Việt Nam ? Số ăn xin, vẫn ăn xin, số ăn mày vẫn ăn mày, số nô lệ vẫn mãi mãi nô lệ, số gái mãi dâm mãi mãi đi bán dâm ! Trên 40 năm hòa bình Việt Nam vẫn còn ở thời đồ đá, thời đại trung cổ, không chế được một cái đinh, không ráp được một chiếc xe đạp ! Dệt lụa là nghề cổ truyền của Việt Nam, thế mà phải nhập cảng lụa tàu vào rồi đóng dấu lụa made in Vietnam để trá hàng!

Công bằng mà nói, cũng có vài đài thông tin Pháp cũng có nhắc sơ đến APEC Việt Nam, nhưng chỉ để chú ý cuộc Á du của ông Trump nhiểu hơn và xem Việt Nam như trạm dừng chơn, ghé bến, của Tổng Thống Trump trên đường Á du đó thôi – cả bà vợ Mélania cũng không thèm đến Việt Nam – và Phi – xứ của các anh lãnh đạo cà chớn. Thiên hạ vẫn tò mò thắc mắc tình duyên Trump-Xi hay Mỹ-Tàu nhiều hơn, và cái lo lắng lớn hơn là làm sao cặp bài trùng Mỹ-Tàu giải quyết tên Ủn Bắc Hàn thôi ! Còn Việt Nam, còn APEC, cả chuyện TPP, nay do Tàu điều khiển cũng là chuyện tiểu tiết. Và riêng, đối với cá nhơn chúng tôi cũng thế, vì đấy chỉ là những màn kịch, và tổ chức APEC là một dịp để bọn Cộng Sản, vơ vét, ăn có, đớp tiền cò, tiền còm (commission) rút ruột công trình đó thôi ! Hay cả chuyện vào TPP làm ăn, có Mỹ hay không có Mỹ, dân Việt Nam tiếp tục vẫn nam làm cu li, gái làm điếm của thế giới !

Bằng chứng, của cái thờ ơ ấy là tất cả media xứ Pháp và Liên Âu ; chỉ chú trọng đến việc Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron đi khai trương Bảo Tàng Louvres ở Abou Dhabi và ghé thăm công tử MNS (Mohammed Ben Salman), nhà Vua tương lai xứ Ả Rập Saudi vừa bắt nhốt 200 tên tham nhũng gọi là làm sạch – đạo đức hóa – đất nước mình – Đúng là Thanh Kiếm và Sách Kinh Coran !

Trở lại Việt Nam, ta không quên chuyện xưa : các ngư dân bị Hải quân Tàu bắt vẫn chưa được trả về, đến nay, vẫn không ai biết; để nói thêm chuyện ngày nay, lũ lụt, nhà trôi của mất, cũng vẫn không ai lo. Trái lại, các quan chức lớn đều có mặt ăn nhậu hả hê với các quan chức lớn ở Đà Nẳng và APEC! – Hãy xem videos, hình chụp quảng cáo trên mạng, với những bộ mặt cười tươi, trơ trẻn, ôm hôn, bá vai, níu cổ!

Sao Nhà Nước Việt Nam vô tâm như thế ? Tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam vô hậu như vậy ? Nhưng nếu Đảng vô hậu, Nhà nước vô tâm. Còn lương tâm người Đảng viên, lương tâm người lãnh đạo đối với dân, đối với đất nước, đối với Tổ quốc ? Ở đâu? …..

Việt Nam khi nhận tổ chức mở hội là muốn trình làng cho thiên hạ thế giới biết là nay mình ngon lành, đang là một nước đang, lên đang phát triển, dư tiền lắm bạc. Đã chứng mình là mình có đủ tiền để tổ chức một APEC. Tại sao lại VẪN tiếp tục đi ngữa tay ăn xin, ăn mày, vay mượn ? Không biết mắc cở sao ? Hay tổ chức để cùng nhau chia xẻ tiền cò, rút ruột công trình, chia chác?

Và giả ngơ quên các nạn nhơn lũ lụt và giả ngơ quên các ngư dân đang bị Tàu bắt ?

Vì khi tổ chức một Hội Nghị cho APEC (Asia – Pacific Economic Cooperation) nghĩa là phải tham dự cùng các quốc gia á châu vùng Thái bình Dương để cùng nhau phát triển để cùng nhau hợp tác kinh tế. Như vậy Việt Nam phải Phát Triển (viết hoa) đồng nhịp, đồng điệu để sống còn, cạnh tranh ngang ngữa với láng giềng. Thí dụ Việt Nam ngang ngữa với Singapore. Thế nhưng, thử hỏi :

Thực sự, Việt Nam, có thành tâm muốn phát triển không ? Có thật muốn không?

Và nếu chúng ta thử đánh giá sự phát triển của Việt Nam – vào sự các tư bản ngoại quốc muốn biến Việt nam làm một cái xưởng của thế giới, với những những công nhơn nô lệ rẻ tiền ?  Thì tội nghiệp người công nhơn Việt Nam quá ! Đó chỉ là cách bán mồ hôi sức lao động của dân ta thôi!

Và lại còn có người bàng quan (nhưng vô tâm, vô lương, vô sỉ) hy vọng, nghĩ rằng, như vậy, rồi đây chẳng chốc, vài năm thôi, Việt Nam sẽ vọt lên như Trung Quốc. Tại sao lúc nào cũng so sánh với Trung Cộng, sao không so sánh với Nhựt ? Với Đại Hàn, với …

2/ Điều Kiện Phát Triển:

« Muốn thực hiện những hứa hẹn phát triển kinh tế, Việt nam phải tân trang tất cả hạ tầng cơ sở. Và đặc biệt chú trọng đến phát triển xã hội. » Geoffroy Caillet –  Tuần Báo Kinh tế Viễn Đông, ngày 5 tháng 10 2010.

a : Tân trang Hạ tầng Cơ sở :

Một hình ảnh quen thuộc : Hà nội, hay Sài gòn, một ngày bình thường, vào một buổi chiều, trên một con đường đông người và đông khách du lịch, một đám người tụ tập ngước cổ nhìn một cảnh,.. rất ăn khách du lịch ngoại quốc,.. những cameras, những máy chụp hình nhá lên liên tục, hình ảnh nầy chỉ thấy ở Việt Nam : Đứng trên những cây thang cao bằng tre, các thợ điện đang thay ráp, cắt sửa, những bó giây cáp điện bùi nhùi rối rắm trên những cột điện, chui lòn phanh phui những mạng lưới giây điện, rối bù trên bầu trời của những đường phố Hà nội hay Sài gòn. Không ở đâu, người du khách âu mỹ có thể thấy những anh thợ điện làm việc như thế nầy. Không ở đâu người du khách, nhứt là âu mỹ, có thể đứng gần một anh thợ điện làm việc trên một nhóm đường giây điện công cộng như ở Việt Nam. Bổng, một tia điện xè chớp, một tiếng nổ, trong những tiếng ồ, hơi hoảng, của các khán giả. Chả sao, đấy chỉ một « chạm điện », một « cua-xiệc-quy » (court circuit) nho nhỏ, bình thường, do hệ thống điện quá già nua, quá tải. Cuối cùng hệ thống điện cũng được sửa chạy… sẽ chạy ngon lành … cho đến kỳ sửa tới. Và cả con đường bừng sống lại, tiệm ăn, khách sạn bựt sáng, đèn đường, đèn néon, đèn bảng hiệu, … nào cà phè, nào hàng ăn, nào hàng uống… tất cả nhấp nháy sống lại, tiếng nhạc, tiếng loa ….ồn ào, tấp nập, .. tất cả nhờ vào điện, tất cả cần điện.

Và hệ thống điện quá tải, cà rịt, cà đụi, chạy bửa có bửa không ! bửa đực bửa cái ! Nhưng cái tài của anh thợ điện Việt Nam sửa cả. Cắt, nối, câu, kéo …chỉ có cái kềm và đôi tay…Ôi Việt Nam muôn thuở, ngày tôi bỏ Sài gòn ra đi, nay đã 40 năm, vẫn còn nghe chuyện Sài gòn bị « cúp điện » !!

Cải tiến hạ tầng cơ sở : điện, nước, giao thông .. là một nhu cầu bức thiết để có một Việt Nam cùng một nhịp phát triển để có thể hợp tác với các quốc gia cùng vùng (á châu thái bình dương). Một tầm vóc phát triển với một nhịp độ để đưa Việt Nam thành một quốc gia có tầm hoạt động cao, ít ra cùng tầm cở với các bạn cùng ở APEC, ASEAN !

Nhưng muốn được như vậy, nhiều việc phải làm : một thí dụ, một hệ thống hỏa xa cao tốc, nối liền Hà nội –Sài gòn trong vòng 6 tiếng, phải được thiết lập. Nhưng chương trình ấy phải bãi bỏ, vào ngày 19 tháng 6 năm 2013 bởi Quốc hội Việt Nam. Con đường cao tốc ấy sẽ tốn 600 dollars nợ cho mỗi người Việt Nam (lúc ấy, mỗi công dân Việt Nam đã nợ 800 dollars rồi – «Mỗi người ViêtNam gánh 800 USD nợ công tức 51,7 % GDP VN – 1500 US$ »/ Thống kê Ngân hàng Quốc tế 2012.  Với 600 USD cho đường hỏa xa cao tốc nữa, thế là sẽ mất toi toàn bộ GDP/ mỗi đầu người – 1400 USD – thế là phá sản.

Do đó, cũng như mọi quốc gia có giấc mơ thành những nước có một « Tổng sản lượng trung bình » – là bao nhiêu ? – Việt Nam ngay từ bây giờ phải có một tầm nhìn và một sự lựa chọn chiến lược trong chánh sách và đường hướng phát triển để Việt Nam bước vào con đường công nghiệp hóa nền kinh tế phát triển.

Xây cất hạ tầng cơ sở như đã nói trên, vẫn chưa đủ, nếu không biết đào tạo tay nghề công nhơn lao động. Tay nghề của công nhơn Việt Nam rất yếu kém, và đặc biệt trong ngành Ngân hàng và Luật học. Bài toán khó giải của Hà nội là không được để các quốc gia nghèo có lao động rẻ tiền vượt mình, mà cũng không để các quốc gia cùng nhóm mình giựt khách hàng đầu tư vì có một lực lượng công nhơn có tay nghề có kỹ thuật công nghiệp cao hơn mình. Vậy thì :

b :Phải biết phát triển xã hội và đầu tư vào con người :

Nhưng khổ nổi : Đến ngày hôm nay, các nước đầu tư vẫn còn « thích » Việt Nam. Trong những vùng nông thôn ngoại ô thành phố Sài gòn, đất canh tác tuần tự biến thành khu kỹ nghệ. Sự phát triển các khu kỹ nghệ ấy nói lên được sự đánh giá cao của các quốc gia đầu tư, nhờ chương trình khuyến khích bằng thuế vụ của Nhà nước Việt Nam. Một nhà đầu tư Pháp giải thích:  «Nói một cách tổng quát, chúng tôi những nhà đầu tư ngoại quốc vẫn còn thích vào Việt Nam. Một phần vì Nhà Nước Việt Nam tạo những điều kiện khuyến khích đầu tư. Nhưng ở mặt khác, cũng có nhiều tiêu cực, như thủ tục rườm rà, hủ tục tham nhũng, vẫn còn làm mất thì giờ và sức nhẫn nại ; và thêm vào đó kỹ thuật nghề nghiệp, tay nghề của công nhơn việt nam còn rất kém cỏi. Nhưng nói chung, Việt Nam vẫn còn hấp dẫn người đầu tư ngoại quốc, nhưng với một loại kỹ nghệ nào đó, không cần kỹ thuật cao!».

Xin diễn dịch : Pháp đầu tư thích vào Việt Nam, vì dân Việt Nam là dân nô lệ không có tay nghề, rẻ tiền nhứt thế giới !

Hiện nay, tư bản Á châu chiếm trọn hạng đầu trong giới đầu tư, nhứt là Nhựt Bổn và Đại Hàn. Nhưng những tư bản Âu Mỹ cũng bắt đầu tới từ năm 2010.

3 / Cần Thiết: Nâng Phẩm Chất Tay Nghề Công Nhơn Việt Nam:

Phẩm chất lao động của con người Việt Nam sẽ là cái nhức nhối cho phát triển ở Việt Nam.

Chả nhẽ cứ đi làm lao công lấp ráp mãi sao ? Chả nhẽ làm điếm gái nhảy hay chạy bàn mãi sao ?

Theo thống kê Ngân hàng Quốc tế, chỉ số dân nghèo ở Việt Nam đã từ 58% năm 1993 tụt xuống còn 12,3 % năm 2009 và con số Tổng sản lượng đầu người đã được đưa lên từ 400 USD đến 1200 USD cũng trong giai đoạn đấy – Năm 2016 là 2000 USD ! – Thế nhưng, đó là con số ! không tính đến những sai biệt giàu nghèo khổng lồ. Làm sao sang bằng tình trạng giàu nghèo ấy cho công bằng hạp lý hơn. Sai biệt giữa cán bộ và người dân, sai biệt giữa người dân đô thị và người dân nông thôn, ruộng rẩy. Và giáo dục, muốn có bằng cấp phải mua, muốn vào trường giỏi cũng phải mua, đi học phải cúng tiền giáo sư để học thêm…

Còn phẩm chất kỹ thuật nghề nghiệp, hiện nay đầu tư kỹ nghệ du lịch nhiều, đầu tư kỹ nghệ ăn uống nhiều ! Nhưng ngày mai, nếu có thương nghiệp đầu tư kỹ nghệ mủi nhọn, như công xưởng công cụ máy móc, như xe hơi, như tàu bè hàng hải, lấy đâu tay nghề, nếu không có đội ngũ công nhơn có học vấn cao, có kỹ thuật giỏi. Người Việt Nam ngày nay có người giỏi toán, có người giỏi văn nhưng chưa thấy có người kỹ sư có bằng sáng chế. (khi nói người VN là người trong nước)

Thay lời Kết:

Cái Giá phải trả: Giáo dục và Huấn nghiệp :

Muốn có một phát triển đồng bộ bền vững phải cải tổ lại ngành Giáo dục. Muốn có những nhà đầu tư khả dỉ đem lại cho Việt Nam một phát triển đồng bộ và bền vững, phải ngay từ bây giờ có một chương trình đào tạo những công nhơn có kỹ thuật và sáng kiến, chả nhẽ suốt đời làm công nhơn lấp ráp, còn kỹ sư sáng tạo lại của ngoại quốc nhập vào. Đừng quá vội vã tổ chức công nhơn « kiểu mì ăn liền » để trả lời cho nhu cầu của thị trường kinh tế, làm giàu cho chế độ.

Cũng đừng quá bắt chước Trung Quốc. Hiện nay Trung quốc sau một thời gian nhảy vọt nhưng nay bắt đầu có những trạng thái bất đồng : bất đồng giữa đô thị- và nông thôn. Từ lâu nay ở Trung Cộng, người dân nông thôn lên thành thị làm việc phải có giấy phép và chỉ sống tạm bợ thôi. Đó là những mingong, dân công. Mặc dù chính những dân công là thành phần đóng góp xây dựng làm giàu cho Trung Quốc nhưng nay họ chỉ là những công dân hạng hai trên đất nước mình, và họ đã bắt đầu đòi hỏi một sự phát triển công bằng giữa công dân đô thị và công dân nông thôn.

Cũng đừng bắt chước Trung Quốc chỉ chú trọng vào thị trường xuất cảng thế giới. Nếu thế giới không mua thì gặp khó khăn và khũng hoảng ngay. Trung cộng may mắn còn có thị trường các nước chư hầu tiêu thụ giùm : Việt Miên Lèo, và Phi Châu. Nhưng Việt Nam thì chẳng có ai cả!

Nói tóm lại, cái giá phải trả để phát triển một nước Việt Nam phải bắt đầu bằng ngành Giáo dục. Giáo dục không phải tuyên bố có một triệu anh Tiến sĩ, nhưng Giáo dục phải có những anh công nhơn giỏi, những nghệ nhơn đầy sáng tạo. Một bộ môn nghiên cứu khoa học và sáng chế công nghiệp. Giáo dục là đào tạo những bộ môn hữu ích cho những nghiệp vụ phục vụ một đất nước có tầm vóc phát triển cao : Ngân hàng, Luật học, các bộ môn công pháp, thương mãi, thương mãi quốc tế. Cả Trung quốc mà ai ai cũng cho là có một tầm vóc phát triển cao ngày nay vẫn còn một ngành Ngân hàng và một ngành Luật học rất thấp kém. Chưa nói đến những ngành Khoa học Nhơn văn để đo lường cái trình độ văn minh của một quốc gia và một dân tộc : Trung Quốc ngày nay không có một nhà Triết học, một nhà Xã hội học hay một nhà Nhơn chủng học có tầm vóc quốc tế.

Việt Nam hãy cố gắng vương mắt ngó sang phía Đông, bên kia bờ Thái Bình Dương, phía Mỹ hay ngó sang phía Tây, bên kia bờ Lục địa Âu Á phía Tây Âu, đừng ngó lên phía Bắc. Phía Bắc, chỉ học làm thứ công dân hạng 2, học làm những mingong thôi ! Và phải dẹp cái Đảng Cộng Sản đi !

Hồi Nhơn Sơn, cuối Thu 2017.

 

Donald Trump thăm Việt Nam: Công nhận vai trò đối tác quan trọng – Trọng Nghĩa

Vào lúc thời sự châu Á sôi nổi với tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, và Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc sắp diễn ra, Nhà Trắng hôm 16/10/2017 thông báo : Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thực hiện vòng công du châu Á vào tháng 11 nhân dịp ghé Việt Nam dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC, và đến Philippines dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á EAS, hai định chế khu vực mà Mỹ là thành viên.

Điều khiến giới quan sát khá ngạc nhiên là trong chương trình của tổng thống Mỹ, có chuyến ghé Hà Nội trong khuôn khổ một chuyến công du Việt Nam vào ngày 11/11, sau khi dự Thượng Đỉnh APEC tại Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là mục tiêu của tổng thống Trump khi chính thức đi thăm Việt Nam là gì.

Ngay từ hôm 17/10/2017, chuyên san The Diplomat tại Nhật Bản đã nêu bật hai vế khác nhau trong chuyến ghé thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ.

Phác họa chiến lược của Mỹ nhằm phản ứng trước sáng kiến con đường tơ lụa của Trung Quốc

Về vế đầu tiên là Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC, The Diplomat đặc biệt ghi nhận quyết định của ông Trump là sẽ phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh của các Tổng Giám đốc khối APEC. Tham luận này có thể là bài phát biểu đầu tiên về chiến lược của chính quyền Trump đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương, mà Mỹ muốn được tự do và mở cửa. Đối với tờ báo Nhật, rất có thể chiến lược đó là phản ứng của Hoa Kỳ đối với sáng kiến Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc.

Về vế công du Việt Nam, nhà phân tích trên tờ Diplomat đặc biệt chú ý đến cuộc họp thượng đỉnh song phương Donald Trump-Trần Đại Quang tại Hà Nội. Dù chương trình nghị sự cụ thể chưa rõ, nhưng thoe The Diplomat, rất có thể là tổng thống Trump sẽ tiếp tục thúc đẩy tiến trình xích lại gần nhau giữa Hà Nội và Washington, từng được người tiền nhiệm Obama đẩy mạnh vào năm cuối nhiệm kỳ.

Một cách cụ thể hơn, chuyên gia kỳ cựu về Việt Nam, giáo sư Carl Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc (Đại Học New South Wales) đã nhắc lại vị trí đặc biệt của Việt Nam hiện nay trong chính sách châu Á của Mỹ, với việc chính thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc là lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên được ông Trump, trong tư cách tổng thống Mỹ, đón tiếp tại Nhà Trắng.

Việt Nam: Đối tác quan trọng của Mỹ trong nhiều vấn đề khu vực

Trong một bài phân tích ngày 19/10, giáo sư Thayer cho rằng quyết định công du Việt Nam sau Thượng Đỉnh APEC là tín hiệu mạnh của ông Trump, cho thấy rằng ông vẫn duy trì các cam kết của Mỹ với Việt Nam là củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam, đồng thời công nhận Việt Nam là một tác nhân quan trọng trong các vấn đề khu vực, và là một đối tác của Mỹ trong nhiều vấn đề mà cả hai nước cùng quan tâm.

Đối với giáo sư Thayer, nhân chuyến công du Việt Nam, tổng thống Mỹ sẽ nhấn mạnh đến những hồ sơ mà cả hai bên đều có cùng một quan điểm chiến lược từ không phổ biến vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, cho đến tự do hóa kinh tế dựa trên các chuẩn mực cao của quốc tế và nhất là bảo vệ trật tự dựa trên luật pháp ở Biển Đông, trong đó có việc bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không…

Theo dự đoán của giáo sư Thayer, một người rất thạo tin, tại Hà Nội, rất có thể là Tổng thống Mỹ và Chủ tịch nước Việt Nam sẽ đưa ra một tuyên bố chung tái khẳng định quyết tâm tăng cường Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện giữa hai nước. Cuộc hội đàm giữa hai nguyên thủ sẽ cho phép hai bên loan báo các hướng hoạt động mới như hợp tác về an ninh biển, không gian và các vấn đề hậu chiến tranh.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20171020-donald-trump-tham-viet-nam-cong-nhan-vai-tro-doi-tac-quan-trong

 

Vui cười

Thấy anh nọ suốt ngày đánh vợ, người hàng xóm nhắc khéo:

– Đàn bà là những bông hoa, không nên vùi dập họ.

Người chồng tỉnh queo đáp:

– Đâu có, tôi chỉ bẻ bớt gai của bông hoa đó thôi!

 

Hai cậu bé đang nói về chị:

– Sắc đẹp của chị tao ai nhìn cũng ngơ ngẩn cả.

– Vậy mà cũng khoe! Một lời nói của chị tao cũng làm khối người trở thành triệu phú đấy.

– Chị mày làm gì ghê thế?

– Đọc kết quả xổ số!

 

 Hai cậu bé kháo nhau:

– Chị tao biết trước đề thi những 30 phút mà vẫn thi rớt!

– Thế còn khá! Chị tao biết trước đề thi những hai tháng mà vẫn ra … chầu rìa.

– Đồ bốc láo! Thế chị mày thi gì?

– Chị tao thi …. hoa hậu!

 

COP23 Tại Bonn, Đức Quốc – Mai Thanh Truyết 

Cách đây hai năm, từ ngày 30 tháng 11 cho đến 11 tháng 12, 2015, tại Paris đã diễn ra “Hội nghị kỳ thứ 21 về Thỏa thuận Khái niệm Căn bản về Thay đổi Khí hậu của mọi Thành viên Liên Hiệp Quốc” (21th Session of the Conference of the Parties to the United Nations Framework Convention on Climate Change – UNFCCC). Đây là một thượng đỉnh hết sức quan trọng cần thiết để đi đến một giải pháp đồng thuận về sự biến đổi khí hậu áp dụng cho mọi quốc gia nhằm mục tiêu gìn giữ sự hâm nóng toàn cầu tăng trưởng dưới 20C cho đến cuối thế kỷ 21 nầy. Hiện tại, từ ngày 6 đến 17/11/2017, COP23 (23rd Conference of the Parties) đang diễn ra ở thành phố Bonn, Đức.

Trước khi trình bày về các sự kiện cho lần họp kỳ nầy ngay sau khi Hoa Kỳ qua TT Trump tuyên bố rút ra khỏi “kết ước” COP21 chỉ cách đây vài tháng, thiết nghĩ cũng cần nêu ra một số vấn đề còn tồn đọng sau các quyết định và kết ước hai năm về trước.

1-    Vài suy nghĩ về Hiện tượng Hâm nóng toàn cầu

Với hàng triệu động cơ vận hành mỗi ngày, hàng triệu máy cắt cổ, máy thổi lá chuyển vận, nhiều triệu lon/chai của đủ loại nước ngọt, bia tiêu dùng…, thán khí (CO2) thênh thang đi vào bầu khí quyển cùng với thân nhiệt và thán khí thoát ra từ buồng phổi của hơn 7 tỷ con người. Và thêm nữa, các quy trình công nghệ sản xuất/chế biến, việc xử dụng lò sưởi trong mùa đông, cùng các công nghệ khai thác quặng, khí v.v… đã đóng góp không nhỏ vào lượng thán khí trong không khí. Hiện tượng hâm nóng toàn cầu khởi sinh từ các nguyên nhân kể trên.

Các khoa học gia đã ước tính rằng nếu không có biện pháp làm giảm thiểu lượng thán khí thải hồi thì lượng khí trên sẽ tăng gấp đôi trong vòng 50 năm tới nếu giữ cùng một nhịp độ phát triển như hiện nay. Trong thiên nhiên, cây xanh là nguồn trợ lực chính hấp thụ khí carbonic; nhưng với đà phá rừng ở Phi châu, Á châu, Nam Mỹ… e rằng con số ước tính 50 năm trên sẽ bị thâu ngắn lại.

Năm 1990, loài người đã thải ra độ 27 tỷ tấn thán khí, và số lượng nầy đã được cây cỏ hấp thụ độ 50%. Năm 2015, với đà phát triển tăng nhanh, với số lượng dân số không ngừng tăng trường, và với rừng (cung cấp cây xanh) bị tàn phá do phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, hoặc đô thị hóa v.v… chắc chắn lượng khí carbonic sẽ tăng gấp đôi dưới 50 năm tới, nếu thế giới không có biện pháp tích cực để tiết giảm sự phát thải nầy. Đây chính là mấu chốt của quyết định của COP21.

Với tính cách thông tin, một người Mỹ thải ra trung bình hàng năm 19 tấn khí CO2, so với người Tàu là 4,7 tấn, và người Ấn Độ, 2,4 tấn. Số liệu nầy được suy ra từ tất cả các nguồn tạo ra CO2 trung bình cho nhu cầu và tiện nghi cho sinh hoạt của con người như xe cộ, điện năng dùng hàng ngày, nước nóng, máy điện toán, điện thoại v.v…)

Hiện tại, Trung Cộng là quốc gia phát thải khí carbonic (CO2) lớn nhứt vào không khí vào khoảng 10 tỷ tấn, chiếm khoảng 21% lượng khí thải toàn cầu, trong khi sản xuất 19% tổng sản lượng “vật chất” toàn cầu. Trong khi đó, Hoa Kỳ phóng thích gần 8 tỷ tấn tương ứng với việc sản xuất 22% tổng sản lượng toàn cầu. Theo thống kê năm 2014, TC tiêu thụ 1.962,4 triệu tấn than, tức 50,6% tổng lượng than trên thế giới.

Qua hai dữ liệu trên, rõ ràng chính TC hiện là tác nhân gây ra hiện tượng hâm nóng toàn cầu và sẽ là nguyên nhân chính có thể làm trở ngại tiến trình thực hiện các “Lời hứa” hay “kết ước” của Thượng đỉnh COP21 là… cố gắng làm giảm thiểu sự gia tăng nhiệt độ trong không khí dưới 20C từ đây cho đến cuối năm 2100.

Thỏa thuận COP21 được coi là mang tính bước ngoặt đầu tiên về khí hậu đã ràng buộc cả quốc gia giàu có lẫn nghèo khó phải cam kết hạn chế sự phát thải khí CO2 nguyên nhân của sự hâm nóng toàn cầu cũng như đặt ra một mục tiêu dài hạn về việc phải xóa bỏ khí nhà kính (greenhouse effect) do con người gây ra trong thế kỷ này.

2-    Một suy nghĩ “khác” về hiện tượng hâm nóng toàn cầu

Cho đến hiện nay, qua 22 kỳ Hội nghị COP, tất cả kết luận đều tập trung vào việc phát thải khí CO2 vào bầu khí quyển, mà nguyên nhân chính là do con người. Một khám phá mới về sự tan chảy các tảng băng ở Alaska cho thấy khí Carbonic tăng “bất thường” trong những năm gần đây là do sự tan chảy trên. Hiện tượng băng tan tiếp diễn do Ts Vladimir Romanovsky nghiên cứu vào mùa hè năm nay. “Đó là một ngày trời ấm áp vào tháng Bảy, nhà khoa học này đang tìm chiếc hộp mà ông và nhóm nghiên cứu đã lắp đặt dưới lòng đất. Nó được đặt ở nơi cách 10km về phía bắc so với Viện Địa Chất Đại học Alaska ở Fairbanks, nơi ông giảng dạy môn địa chất và là lãnh đạo Phòng thí nghiệm Băng vĩnh cửu”.

Hiện tượng băng vĩnh cửu tan chảy nhanh sẽ gây ra hiệu quả bất lợi cho Alaska và thế giới qua:

•         Tại Alaska, tất cả làng mạc sẽ phải tái định cư, cũng như các cấu trúc nhà cửa và đường sá sẽ bị phá hủy;

•         Nếu trữ lượng băng này bị tan chảy và phóng thích một lượng khổng lồ carbon từ hàng thiên niên kỷ qua, nó sẽ đẩy nhanh hiện tượng hâm nóng toàn cầu, vượt quá khả năng kiểm soát của con người.

(Ghi chú: Khi nhiệt độ băng vĩnh cửu dưới 00C, chẳng hạn ở -60C, nó được coi là ổn định và phải mất nhiều thời gian mới tan chảy hoặc biến động. Tuy nhiên nếu nhiệt độ gần đến 00C, băng vĩnh cữu sẽ bị tan chảy. Mỗi mùa hè, lượng đất trên nền băng vĩnh cửu, còn được gọi là lớp đang hoạt động, sẽ tan ra, trước khi đóng băng trở lại vào mùa đông kế tiếp. Tại Goldstream III, Alaska vào ngày tháng Bảy năm nay, mùa hè đã làm tan băng sâu đến 50cm. Khi Trái Đất ấm dần lên và nhiệt độ vào mùa hè lên cao, hiện tượng tan băng càng sâu hơn và lan rộng hơn, khiến nền băng vĩnh cửu bên dưới càng bất ổn định hơn).

Theo Romanovsky, một nửa diện tích Alaska và 90% băng vĩnh cửu ở đây sẽ tan nếu nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu tăng 20C. Điều này đáng lo ngại vì một lượng khổng lồ khí carbon hữu cơ giờ đang bị cô lập trong băng vĩnh cửu và hiện diện ở lớp hoạt động trên bề mặt. Vì không có đủ nhiệt lượng trong đất đóng băng để giúp các loại vi sinh phân hủy thực vật chết, các vật thể hữu cơ tích tụ qua hàng ngàn năm đã được nén vào băng vĩnh cửu. Một số ước tính cho biết lượng carbon trong băng vĩnh cửu có trữ lượng gấp hai lần lượng carbon trong khí carbon dioxide trong khí quyển sẽ tan chảy và phóng thích khí carbonic vàm khí quyển nếu nhiệt độ không khí tăng thêm 20C.

3-    Tại sao dân chúng phản đối các Hội nghị các Thành phần (COPs)

Còn nhớ, ở COP21, Tượng Nữ thần Tự do phun khói tại Thượng đỉnh vì Khí hậu của các công dân toàn cầu, Montreuil, ngày 05/12/2015.

Trong hai ngày của kỳ nghỉ giữa Thượng đỉnh, mùng 5 và 6 tháng 12/2015, nhiều tổ chức xã hội dân sự khắp nơi đã tổ chức một Thượng đỉnh khí hậu toàn cầu của các công dân, song song với COP21, tại Montreuil, thành phố ngoại ô Paris. Cuộc hội ngộ lớn này của các phong trào dân sự có mục tiêu xây dựng một thế giới phát triển bền vững. “Thay đổi hệ thống chứ không được thay đổi khí hậu”, đó là khẩu hiệu có mặt khắp nơi trong dịp này. Có khoảng 30.000 người đã tham gia vào sự kiện đặc biệt này. Các hoạt động vì một nền nông nghiệp bền vững là một trong các nội dung nổi bật trong những ngày Thượng đỉnh khí hậu của công dân toàn cầu.

Nếu như bức tượng lớn Nữ thần Tự do phun khói lên trời, với dòng chữ “Tự do gây ô nhiệm” là hình ảnh được hầu như tất cả mọi người đến với Thượng đỉnh công dân này chú ý, thì “Cây ước mơ” là nơi thu hút rất nhiều người tham gia, từ các em bé cho đến người già. Ai cũng có thể treo lên cái cây chung này một dây vải nhỏ, với những hy vọng cho một điều tốt đẹp. Cô Stéphanie Montassier cho biết nội dung ước mơ của con gái mình là: ”Tôi mong rằng, con gái tôi vẫn sẽ được thấy các loài động vật, những loài đang trên đường tuyệt chủng”.

Năm nay, một khối hơn 130 quốc gia đang phát triển trong đó có Ấn Độ và Trung Cộng lên tiếng cảnh báo như vừa nêu tại vòng thương thảo đang diễn ra ở Bonn, nước Đức như:

•         Những nước giàu có trên thế giới không cam kết đủ vào lúc này có thể ngăn trở việc thực thi thỏa ước về biến đổi khí hậu đã được Hiệp định Khí hậu toàn cầu ký kết ở Pháp cách nay 2 năm, kêu gọi thế giới cần thiết giữ ở mức thấp hơn 20C (tương đương 3,60F) hoặc ở mức 1,50C nếu có thể trong hiện tượng khí hậu toàn cầu nóng lên;

•         Hiệp định cũng dựa trên cam kết của các nước về mức thải khí carbon. Nhưng cam kết này không đủ để giữ Trái đất ở mức an toàn và nhiệt độ toàn cầu có nguy cơ tăng lên đến 30C vào cuối thế kỷ. Hơn nữa, các quốc gia đã “ký” không bắt tay thực hiện cho đến năm 2020 và các quốc gia đang phát triển cho rằng đó là thời gian quá dài để chờ đợi sự quyết tâm tốc hành động của các quốc gia phát triển đã hứa!

Qua nội dung của những tin tức và các thông điệp của xã hội dân sự, chúng ta thấy gì?

•         Phải chăng, có một cái gì không ổn trong vấn đề ràng buộc và tính áp đặt trong Thỏa thuận COP21?

•         Phải chăng, trong tâm khảm của 196 đại diện cho 196 quốc gia đi phó hội Thượng đỉnh COP21 có lấn cấn một “cái gì” (cho tình trạng riêng của mỗi nước), để rồi, khi Thỏa thuận được đúc kết trong “gượng ép” mà vẫn phải gọi là “Thỏa thuận lịch sử” hay“Thỏa thuận bước ngoặt”?

Có phải 196 đại diện tuy đồng sàng nhưng dị mộng?

Theo thống kê, chúng ta đều biết, trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010, sự tăng trưởng của khí thải nhà kính tăng nhanh hơn trong giai đoạn 1980 đến 1990. Và hiện tượng trái đất nóng nhứt so với quá khứ xảy ra vào năm 2014, và nhiệt độ không khí trung bình ở mặt đất cho thập niên nầy là 0,90C, cao hơn sự tăng nhiệt độ từ thập niên 1880 trở đi.

Vì vậy, với điều kiện công nghệ hiện có và văn minh hiện tại, cũng như tư duy của những nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu, thiết nghĩ, cần phải chuyển hướng và sáng tạo một phương cách mới trong việc hạn chế sự hâm nóng toàn cầu.

Có lẽ chính vì vậy mà COP23 đang xảy ra?

4-    COP23 hôm nay

Những phái đoàn đến tham dự COP23 đều thấy một biểu ngữ có dòng chữ “thay đổi cách nghĩ, không phải khí hậu”. Ngày khai mạc COP23 gồm có 10.000 đại biểu, 8.000 người từ các nhóm khác và 2.000 thành viên của các phương tiện truyền thông đi đến Bonn từ khắp nơi trên thế giới. Các nhà tổ chức đang cố gắng để cho việc phát thải vào không khí càng ít càng tốt, ví dụ bằng cách sử dụng xe buýt điện để vận chuyển hội nghị.

Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP23 ở Bonn và đang giải thích ý nghĩa tại sao vấn đề trở nên quan trọng và cấp bách trong việc hạn chế hoặc chấm dứt sự hâm nóng toàn cầu, việc nầy có nghĩa là đưa các thỏa thuận Paris bước ngoặt vào thực tiễn của COP21 mà không có sự có mặt của Hoa Kỳ (TT Trump công bố rút ra khỏi COP21 vào tháng 7/2017), và giải quyết vấn đề còn tồn đọng trong các “kết ước”.

Biến đổi khí hậu đã làm tăng đáng kể làm cho thời tiết biến đổi bất ngờ, từ những đợt sóng nóng đến lũ lụt và going bão không định kỳ hay có chỉ dấu báo trước. Nhưng nếu không cắt giảm mạnh lượng khí thải carbon toàn cầu, chúng ta có thể mong đợi “những tác động nghiêm trọng, lan rộng và không thể đảo ngược” cho hàng tỷ người trên thế giới. Hiệp ước Paris năm 2015 tại COP21 đưa ra thỏa thuận và quyết định toàn cầu đầu tiên để giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu. Nhưng sau hai năm, những hành động để thực hiện kết ước của những quốc gia hầu như dậm chân tại chỗ, nghĩa là “vũ như cẩn” vì những điều kiện khách quan hay chủ quan của từng quốc gia một.

Có thể tóm tắt ngắn gọn nội dung các chủ đề chính của COP23 qua Trung tâm và Mạng lưới Công nghệ Khí hậu (Climate Technology Centre and Network – CTCN), một thành phần chính yếu của Hội nghị, nhằm đặt trọng tâm vào:

•         Việc áp dụng năng lượng hữu hiệu (energy efficiency);

•         Tăng cường năng lượng tái tạo (renewable energy);

•         Xem lại vấn đề nông nghiệp và rừng (agriculture and forestry);

•         Quản lý các nguồn phế thải (waste management).

Hiện tại, đứng trước một số biến động vừa xảy ra từ đầu năm 2017 trở đi như:

•         Ngập lục ở Ấn Độ và Nigeria;

•         Các cơn bão dữ ở vùng Caribbea làn tràn vào Hoa Kỳ;

•         Cháy rừng ỡ Mỹ và Âu Châu;

•         Và hiện tại, going bão làn tràn ở Biển Đông, gây lụt lội cho Việt Nam từ Quảng Tr5i xuống tận Phan Thiết v.v…

•         Chính phủ Ấn Độ hôm thứ tư 8/11 ra lệnh cho tất cả các trường học của thủ đô Delhi phải đóng cửacho đến cuối tuần vì không khí bị ô nhiễm quá trầm trọng và càng lúc càng nguy hiểm thêm lên. Chỉ số ô nhiễm tại nhiều nơi của Delhi đã lên đến 500, mức cao nhất từ trước đến nay tại nơi đây và sương mù ô nhiễm dày đặc bao phủ thành phố. Nhiều giới chuyên môn Ấn Độ chỉ trích chính phủ Ấn đã thất bại trong kế hoạch chống lại ô nhiễm không khí.

Những biến động trên chứng tỏ rằng COP21 vẫn chưa mang lại hiệu quả cũng như sự đón nhận thỏa đáng của các quốc gia thành viên…Thoả thuận Paris chỉ đưa ra các nguyên tắc, nhưng không hoạch định chi tiết, giống như việc có một chiếc điện thoại thông minh tuyệt vời nhưng không có hoặc không biết điều hành hay xử dụng!

Và Hội nghị tại Bonn kỳ nầy sẽ rất quan trọng trong việc xây dựng và thiết lập các quy tắc ứng xử cho phép hợp đồng “kết ước” ở COP21 Paris đi vào hành động thực tế và hoạt động.

Các Hội nghị của những Thành phần (COP) luôn được điều hành bởi một quốc gia được chỉ định và COP23, lần nầy là lần đầu tiên do một trong những quốc đảo nhỏ nhất và có nguy cơ cao nhất từ mực nước biển dâng và những trận bão cực đoan đang gây ra biến đổi khí hậu làm Chủ tịch: Thủ tướng quốc đảo Fiji, Frank Bainimarama. Fiji đã chịu thiệt hại trên 1 tỷ đô la sau khi cơn bão Winston xảy ra vào năm 2016, điều này có thể sẽ tập trung chú ý vào vấn đề bồi thường thiệt hại do khí hậu và thích nghi với các mối đe dọa trong tương lai, cũng như giảm phát thải, mà nguyên nhân chính yếu là do sự gia tăng khí thải CO2 của các quốc gia, nhứt là những quốc gia đã phát triển phải có trách nhiệm. Đây cũng chính là vấn đề gay góc nhứt cho hội nghị năm nay!

Một vết đen khổng lồ trên hồ sơ môi trường của Đức trên đất liền cách nơi diễn ra các cuộc thảo luận về khí hậu của LHQ năm nay ở Bonn một giờ đồng hồ, một mỏ than mở (opencast) gần rừng trải dài 85 km và sâu 400 mét, Hambach là lỗ lớn nhất ở Châu Âu và là một trong những nguồn carbon lớn nhất trên lục địa này.

Đây cũng là một chiến tuyến quan trọng để cho các NGO bảo vệ môi trường chống lại việc xử dụng năng lượng hóa thạch, vì họ tin rắng tốt hơn hết là thay đổi luật lệ hơn là thay đổi khí hậu.

Trong khi COP23 đang diễn ra tại Bonn, các nhà hoạt động thất vọng vì những tiến bộ chậm chạp của các chính phủ trên thế giới, đã làm tăng nhiệt cho mỏ than hiện đang được khai thác ở Hambach, làm nổi bật sự thất bại của Đức trong việc cam kết ở COP21.

5-    Điều gì cần phải làm cho Hội nghị COP23 lần nầy?

COP23 được tổ chức sau một khái niệm sáng tạo về “một hội nghị, hai khu vực”. Trong hai tuần lễ hội nghị, một khu vực rộng lớn của thành phố Bonn sẽ trở thành hai khu: “Bula Zone” và “Bonn Zone”. Cách tiếp cận này tập trung vào việc tập trung các khu vực để đảm bảo rằng các cuộc đàm phán, sự kiện và các cuộc triển lãm được diễn đạt vào một hội nghị.

Khu Bula, nơi mà các cuộc đàm phán giữa các chính phủ sẽ diễn ra, bao gồm Trung tâm Hội nghị Thế giới Bonn, Khuôn viên của LHQ và một khu vực mở rộng phía sau tòa nhà Deutsche Welle ở Bonn. Danh từ Bula bắt nguồn từ văn hoá Fiji và có nghĩa là xin chào cũng như sự ban phước của sức khỏe và hạnh phúc.

Còn khu Khu Bonn, được đặt tại khu vực Rheinaue Park của Bonn, sẽ chứa các sự kiện thể hiện hành động về khí hậu, bao gồm các sự kiện chính yếu, các sự kiện phụ và các cuộc triển lãm do cả UNFCCC và Chính phủ Đức tổ chức. Nó cũng bao gồm một số hoạt động truyền thông cũng như các sự kiện trỉnh bày trong gian hàng của từng phái đoàn.

Các cam kết cắt giảm carbon của các quốc gia trên thế giới sẽ có nghĩa là làm giảm thiểu việc xử dụng Carbon trong việc chuyển đổi thành năng lượng. Vì vậy, thỏa thuận Paris bao gồm một cơ chế cho các cam kết sẽ được xem xét và tăng cường, nhưng không thiết lập các quy tắc cần phải áp dụng. Điều căn bản cần thiết cho việc này là phải được thực hiện ở Bonn trước khi được tất cả sẽ được hoàn tất vào năm 2018.

Nếu không có sự chuẩn bị nghiêm chỉnh để xây dựng sự tin tưởng và thỏa thuận, các thoả thuận sẽ không được thực hiện, như COP đã thất bại trong Copenhagen năm 2009 cho thấy. Vì vậy, Vị chủ tịch người Fiji đã mang đến một tiến trình đàm phán tế nhị từ những khái niệm và điều kiện mâu thuẫn nhau (ratchet dialogue) từ “cuộc đối thoại tạo thuận lợi” (facilitative dialogue) đến cuộc đối thoại “đưa đến ưng thuận” (talanoa) để từ đó, đưa ra các quyết định đúng đắn.

6-    Vị trí của Hoa Kỳ hiện tại

Hoa Kỳ là nước phát thải khí carbonic lớn thứ hai trên thế giới (sau TC) và là nước giàu nhất. Nhưng khi Tổng thống Trump thông báo việc Hoa Kỳ thu hồi việc ký kết COP21 vào tháng 6 và thông báo quyết định sẽ có hiệu lực vào năm 2020. Giờ đây, Hoa Kỳ dường như rất cô độc trong vấn đề giải quyết sự hâm nóng toàn cầu. Vai trò của Mỹ ở COP23 tại Bonn phần lớn không được biết đến, mặc dù Hoa Kỳ đã nêu lên kế hoạch tăng cường sản xuất các loại năng lượng hóa thạch và khí đốt. Năm nay không có phái đoàn chính thức của Hoa Kỳ tham dự, nhưng có nhiều NGO và quan chức địa phương ở một số tiểu bang có mặt. Đặc biệt, Phó Thống đốc Minnesota, Bà Tina Smith và phái đoàn đã có mặt tại COP23 từ ngày đầu tiên với nhiều câu hỏi cho Hội nghị như sau:

•         Làm thế nào các cơ quan từ thiện có thể hỗ trợ sự giảm thiểu và thích ứng sự thay đổi khí hậu toàn cầu?

•         Việc giáo dục nhằm xây dựng khả năng thích ứng và hành động sẽ như thế nào?

•         Chúng ta tính toán chi phí xã hội (social cost) của việc xử dụng carbon như thế nào?

•         Các quốc gia có thể đóng vai trò gì trong các cuộc đàm phán về khí hậu quốc tế?

•         Có những cơ chế pháp lý nào để đảm bảo cho tiểu bang Minnesota giữ được Hiệp định Paris tức COP21?

•         Cộng đồng các sắc dân da màu sẽ tham gia vào trong các cuộc đàm phán về khí hậu như thế nào?

Ngoài ra, còn có một tổ chức mới được thành lập, “US People’s Delegation” (Phái đoàn Dân chúng Hoa Kỳ) cũng gửi phái đoàn tham dự COP23 nhằm mục tiêu:

•         Phái đoàn Dân chúng Hoa Kỳ là một tập thể của nhiều nhóm dân sự khác nhau từ Hoa Kỳ đến tham dự COP23, gồm những người đang thúc đẩy hoạt động giảm thiểu hay hạn chế sự hâm nóng toàn cầu, phản đối lại quyết định của hành pháp Hoa Kỳ hiện tại;

•         Chúng tôi kêu gọi các quan chức dân cử Hoa Kỳ nêu lên các phương thức có ý nghĩa để đảm bảo hành động giảm bớt khí hậu trong bối cảnh hiện tại của Chính phủ về việc bảo vệ khí hậu, sự tồn tại của các thảm hoạ khí hậu đang diễn ra;

•         Chúng tôi kêu gọi một sự chuyển đổi năng lượng tái tạo 100% ở tất cả các thành phố và tiểu bang ở Mỹ.

Về mặt chính phủ, Hoa Kỳ tham gia vào cuộc hội đàm qua việc gửi một số chuyên viên trình bày về các đề tài chuyên môn từ các ngành công nghiệp than, hạt nhân và khí đốt, theo một báo cáo của tờ New York Times. Tuy nhiên, một số nhà quan sát vẫn lạc quan rằng Mỹ sẽ làm việc tích cực đằng sau hậu trường để giúp đưa ra các chi tiết về việc thực hiện Hiệp định Paris, bất chấp tư thế công khai phủ nhận của TT Trump.

Một quan chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia đàm phán về khí hậu và các cuộc họp liên quan đến việc thực hiện Hiệp định Paris và các vấn đề khác để làm tiêu đề chính cho các mối quan tâm của Hoa Kỳ và đảm bảo rằng tất cả các lựa chọn chính sách trong tương lai vẫn cởi mở đối với Mỹ”.

7-    COP23 và Việt Nam

Theo một số ước tính của nhiều chuyên gia nghiên cứu về ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu lên Việt Nam thì quốc gia nầy sẽ bị nhiều thiệt hơn các nơi khác, đặc biệt ở miền Nam Việt Nam.Theo dõi suốt 50 năm qua, nhiệt độ vùng nầy đã tăng lên từ 0,05 đến 0,200C, và mực nước biển đã tăng lân từ 2 đến 4 cm cho mỗi 10 năm. Căn cứ theo ước tính trên, dự kiến đến cuối năm 2010, nhiệt độ không khí sẽ tăng từ 1,1 – 1,90C đến 2,1 – 3,6oC. Mưa cũng sẽ tăng từ 1,0 – 5,2% và 1,8 – 10,1% cũng như mực nước biển dâng cao từ 65 đến 100 cm so với thời điểm mốc 1980-1999. Và điều nầy đang xảy ra như đã dự tính. Thật đáng buồn.

Chúng ta hãy so sánh “lời hứa” của Việt Nam trong Thượng đỉnh COP21 về việc phát triển tăng tốc trong xử dụng năng lượng tái tạo cho đến năm 2030 là 10% so với tổng số nhu cầu năng lượng trong nước. Và cam kết sẽ giảm 8% phát thải khí nhà kính vào năm 2020 – 2030, và con số này có thể đạt tới 25% nếu có sự hỗ trợ của quốc tế. Hứa thì hứa!

Nhưng trên thực tế, Việt Nam vẫn tiếp tục xây dựng những nhà máy than nhiệt điện khắp nơi trong những năm 2014, 2015, và 2016 … qua kỹ thuật lạc hậu và trang bị trang thiết bị…phế thải của TC, thì Việt Nam làm sao giữ được lời hứa cam kết trong COP21?

Và, hiện diện trong COP23 năm nay, Ông Phó Cục trưởng Cục Biến đối khí hậu (BĐKH) ông Phạm Văn Tấn cho biết: ”COP23 là hội nghị đàm phán then chốt, chuẩn bị cho việc đánh giá nỗ lực toàn cầu vào năm 2018. Tại đây, các quốc gia thành viên công ước khung của Liên Hợp Quốc (1) sẽ thống nhất những điểm quan trọng và chi tiết nhất có thể về quy trình, thủ tục, hướng dẫn các quy định thực hiện Thỏa thuận Paris để có thể thông qua tại COP24 năm sau. Cụ thể, những nội dung quan trọng cần thống nhất quy định bao gồm: giảm nhẹ, đóng góp do quốc gia tự quyết định, thích ứng, tăng cường năng lực, hỗ trợ tài chính cho ứng phó việc biến đổi khí hậu, chuyển giao công nghệ, khung minh bạch về hành động và hỗ trợ…

Đoàn đàm phán của các quốc gia sẽ thảo luận những nội dung này tại các phiên đàm phán kỹ thuật của Nhóm thực hiện, Ban Khoa học công nghệ, Hội nghị lần thứ 13 các Bên tham gia Nghị định thư Kyoto, phiên họp của Nhóm công tác đặc biệt triển khai Thỏa thuận Paris…” (Người viết không biết Ông Tấn và phái đoàn sẽ thảo luận những vấn đề trên bằng tiếng nước chủ nhà, tiếng Anh, hay tiếng Việt?)

(1)  Người viết phỏng dịch “Hội nghị kỳ thứ 21 về Thỏa thuận Khái niệm Căn bản về Thay đổi Khí hậu của mọi Thành viên Liên Hiệp Quốc” (21th Session of the Conference of the Parties to the United Nations Framework Convention on Climate Change – UNFCCC.

Và sau nhi nhận định lượng phát thải khí nhà kính CO2 ở Việt Nam năm 2030 dự đoán sẽ cao gấp 3 lần so với năm 2010 nếu Việt Nam không có các biện pháp giảm nhẹ kịp thời. Nên nhớ, lượng phát thải CO2 năm 2013 cao hơn 3,5 lần so với năm 1991, và ngành năng lượng được nói là thải ra lượng khí CO2 lớn nhất, Việt Nam hứa cho kỳ phó hội năm nay như sau:

•         Việt Nam cũng đã đề ra kế hoạch giảm 8% tổng lượng phát thải CO2 vào năm 2030 và một trong những biện pháp là tăng 45% độ che phủ rừng.

 8-    Thay lời kết

Vào năm 2014, Trung Cộng đã tự nguyện ấn định mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nay đến sau năm 2020. Bắc Kinh hứa là đến năm 2030 sẽ giảm khí thải 13% trong khi chuẩn bị cho Thượng đỉnh COP21. Như vậy mà … Ô nhiễm không khí bên ngoài nhà cửa làm chết khoảng 1,6 triệu dân chúng ở TC hàng năm, tức 4.400 người/ngày. Và ngày càng tăng thêm nguy cơ…chết vì ô nhiễm không khi. Chưa đầy một năm sau lời hứa, TC đã tăng lượng than tiêu thụ từ 1.961,2 lên 1962,4 triệu tấn! Từ đó, chúng ta thấy rõ ràng là TC, một quốc gia cộng sản chưa bao giờ và sẽ không bao giờ giữ lời hứa trong mọi giao ước, hay giao kết với quốc tế và với chính người dân của họ.

Vậy mà, trong kỳ Hội nghị COP23 lần nầy, TC vẫn rêu rao sẽ là quốc gia tiên phong và lãnh đạo công cuộc làm giảm thiểu sự hâm nóng toàn cầu trên thế giới!

Ờ COP21 năm 2015, tại Paris TC hứa là… vào năm 2020, sẽ tăng các hệ thống năng lượng tái tạo lên 20% (chỉ chiếm 11% vào năm 2015) trên tổng lượng năng lượng tiêu thụ trong nước. Nhưng kể từ năm 2012, TC mới bắt đầu khơi mào việc gắn các thiết bị đo đạc phẩm chất không khí (air quality), và cho đến nay, chỉ có 400 thành phố, đa số là các thành phố cận duyên, có gắn thiết bị nầy. Điều nầy chứng tỏ rằng, những thành phố trên đã trở thành nơi ô nhiễm trầm trọng nhứt thế giới. Gần đây nhứt, trong khi lo tổ chức cuốc tiếp rước TT Trump ngày 8/11, TCB phải ra lệnh cấm tất cả nhà máy hoạt động sản xuất trong phạm vi 30 Km cà cấm xe cộ vào Bắc Kinh từ hơn một tuần lể trước để TT Trump có thể thấy được…bầu trời xanh “mờ mờ” của Thủ đô TC. Và cái gọi là “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới” không có gì mới lạ.  Chỉ là một sự rập khuôn cá tính sùng bái cá nhân của những “lãnh tụ” đảng cộng sản trên thế giới mỗi khi tóm thâu quyền lực về phía mình! Qua những lời tuyên bố gần đây của TCB về việc “lãnh đạo thế giới” về kinh tế – môi trường – quyền lực – và giải quyết vấn nạn hâm nóng toàn cầu…chỉ là những điều “tự sướng” cho chính ông ta mà thôi.

Vết xe đổ của Mao Trạch Đông còn sờ sờ đó!

Qua các thông tin trên, câu kết luận cho “Lời hứa của Trung Cộng” là:

“Làm sao TC thực hiện được chỉ tiêu trên để đáp ứng lời hứa ở Thượng đỉnh COP21 trong vòng chỉ còn 3 năm nữa?

Và lời hứa của Việt Nam như đã nêu ở phần trên sẽ đưa Việt Nam đi về đâu? Hay là vẫn …Vũ Như Cẩn như bao lời hứa cách đây hơn 42 năm qua!

9-    Vài Đề nghị của người viết từ nhiều năm trước

Mặc dù Hội nghị COP23 sẽ kết thúc vào ngày 17/11/2017, nhưng người viết không chờ đợi ngày kết thúc, vì đã nhận diện từ lâu là mỗi quốc gia có những điều kiện đặc biệt chủ quan và khách quan về việc hâm nóng toàn cầu, cho nến dù có ký kết, hay kết ước từ những ngày đầu tiên vào năm 1992 qua Hội nghị Thượng đỉnh tại Rio de Janerio, Ba Tây. Tiếp theo sau đó, qua Nghị định thư Kyoto, 1997, và qua 22 kỳ COPs. Nhận định COP23 năm nay, cũng chỉ lập lại những kết ước trong quá khứ, diễn đàn sẽ do các chính trị gia, khoa học gia, các NGO, và một số chính khách…thuyết giảng những nhận định, suy nghĩ đã được…ghi nhận trong các văn bản đã từng “GHI” vào những năm sau 1992 tại Ba Tây.

Chính vì vầy, người viết có những đề nghị cho Lãnh đạo các quốc gia trên thế giới cần phải thực tế và đặt nhiều quyết tâm trong việc giải quyết vấn đề:

•         Tiền: Thay đổi công nghệ sạch, cần đầu tư nguồn vốn vào nghiên cứu cũng như chấp nhận chậm phát triển trong giai đoạn chuyển tiếp để rồi tiến đến việc phát triển bền vững ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hóa;

•         Chấm dứt hẳn việc xử dụng năng lượng hóa thạch: (Điều nầy không dễ vì, nếu lấy Hoa Kỳ làm thí dụ, lượng than đá của xứ nầy còn đủ dùng cho 250 năm nữa, Mỹ không thể chấm dứt việc dùng than trong một sớm một chiều được),. Cũng cần nên biết hiện tại, Mỹ đang dùng than để chuyển thành điện năng bằng phương pháp “hóa khí” của than (gasification) và phương pháp nầy phát thải rất ít khí carbonic (<90%) so với phương phát than nhiệt điện hiện tại đang áp dụng ở TC và Việt Nam;

•         Việc áp dụng các loại năng lượng tái tạo (renewable energies) cũng cần phải cân nhắc lại vì, năng lượng tái tạo như thủy điện sẽ không phát thải khí nhà kính, nhưng lại hủy hoại hệ sinh thái toàn vùng;

•         Có cần phải cải biến công nghệ thực phẩm và lương thực để thích ứng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn nữa trong tương lai hay không, như nghiên cứu các loại cây cung cấp lương thực trong điều kiện xấu mà không cần đến phân bón hóa học, thuốc trừ sâu rầy, và bảo vệ thực vật?

•         Một gợi ý khác nữa là, nếu chúng ta không giảm thiểu được nguồn phát thải khí CO2 vào bầu khí quyển do điều kiện đặc thù của từng quốc gia, một giải pháp khác được nêu ra là “làm nguội trái đất bằng cách đưa vào bầu khí quyển một lớp mây muối tinh thể”(salt crystal clouds)…để ngăn chận bớt tia sáng mặt trời do hiện tượng phản chiếu. Từ đó, trái đất sẽ bớt…nóng lên! Đây chính là một suy nghĩ hết sức mới mẽ do những nhà nghiên cứu các loại năng lượng tái tạo tương lai (neo-renewable energies). Đây là một trong những “model” của các khoa học gia ở Trung tâm Boulder, Colorado đang nghiên cứu về năng lương tái tạo tương lai.

Chừng ấy suy nghĩ so cũng quá đủ cho các lãnh đạo toàn cầu và những nhà khoa học có viễn kiến trong tương lai của nhân loại suy gẫm…

Nhằm chia sẻ quan điểm trên, một cách tiếp cận khác về COP23 nên là: “Chúng ta đã tranh cãi nhau nhiều quá rồi, đã qua 22 kỳ họp COP,nhưng việc biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng với vận tốc nhanh hơn và trầm trọng hơn, gây ra nhiều thảm nạn thiên nhiên bất định như đã xảy ra trên thế giới trong những tháng gần đây… Hiện nay nồng độ khí carbonic trong không khí đã vượt qua ngưỡng 400mg/m3.

Chúng ta, đã đến lúc không thể không giải quyết, đừng để cho Thủ tướng Pháp lập lại câu nói như trong kỳ khai mạc COP21, là đã quá muộn.”

Bây giờ chỉ còn chờ “Giải pháp” mà thôi chứ không phải là lúc…bàn nữa!

Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam (VEPS)

Ngày 12/11/2017

 

Phế Thải Ngàn Năm: Rác Phóng Xạ

Một loại phế thải độc hại đang làm bận tâm nhiều nhà làm chính sách, nhà khoa học trên thế giới ngày hôm nay là phế thải phóng xạ. Đây có thể nói chính là mặt trái của nền văn minh nhân loại khi phát minh ra nguồn nguyên tử năng để tạo ra năng lượng tiêu dùng trên thế giới ngày hôm nay.

Thông thường, bất cứ một sinh hoạt nào phát sinh hay sử dụng nguyên liệu phóng xạ đều thải hồi ra rác phóng xạ. Trong các hầm mỏ, nhà máy phát điện nguyên tử, trong kỹ nghệ quốc phòng, kinh tế, y khoa, hay trong nghiên cứu áp dụng tia phóng xạ đều sản xuất ra phế thải phóng xạ.

Ngay từ khi thực hiện những áp dụng nguyên tử vào mục tiêu năng lượng như việc xây dựng những trung tâm phát điện, con người vẫn nghĩ rằng vấn để phế thải nguyên tử không phải là một vấn đề quan trọng, và được suy diễn rác phóng xạ cũng như bao loại phế thải khác nghĩa là có thể thanh lọc hay tái tạo lại được.

Nhưng hiện nay, rác phóng xạ trở thành một vấn đề cấp bách cho các quốc gia trên thế giới vì mức độ an toàn, mức rò rỉ của các hầm chôn cất phóng xạ ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng lên môi trường, cũng như việc giải quyết không đơn giản như các dự đoán từ đầu. Tại Hoa Kỳ, chất thải phóng xạ được lưu trữ chinh yếu tại một kho lưu trữ trung ương được mở vào giữa những năm 1980 dưới núi Yucca ở sa mạc Nevada, 80 dặm từ Las Vegas. Chi phí cho việc xây dựng nầy tiêu tốn 15 tỷ Mỹ kim.

Phải mất bao lâu để chất thải hạt nhân bị phân hủy?

Các đồng vị phóng xạ cuối cùng phân rã (decay), hoặc phân hủy (disintegrate), tạo thành các vật liệu không còn độc hại. Một số đồng vị phân hủy trong vài giờ hoặc thậm chí vài phút, nhưng một số khác phân rã rất chậm. Strontium-90 và Cesium-137 có tuổi thọ khoảng 30 năm (một nửa chất phóng xạ sẽ bị phân hủy trong vòng 30 năm). Plutonium-239 có thời gian bán hủy 24.000 năm.

Trên thế giới, rác phóng xạ hầu hết được chôn sâu dưới lòng đất có chiều sâu khác nhau của từng quốc gia:

Sweden            Äspö Hard Rock Laboratory             450 m

Switzerland      Grimsel Test Site                    450 m

Switzerland Mont Terri Rock Laboratory        300 m

USA Yucca Mountain nuclear waste repository 50 m

Riêng tại Nga Sô, đa số phế thải phóng xạ, đặc biệt các thanh phóng xạ (nuclear fuel rod) đều được chôn dưới nước.

Tại Pháp, Tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace hôm 10/10/2017, ra báo cáo cảnh báo tình trạng nhiều bể chứa (mỗi bể chứa hang tram tấn chất thải phóng xạ) các chất phóng xạ đã qua sử dụng, tại Pháp và Bỉ, được bảo vệ “rất kém” và cần hàng chục tỉ đô la để bảo vệ các địa điểm đó. Chính phủ Pháp cho biết sẽ xem xét báo cáo này đối với 63 bể chứa ở xứ nầy.

Tổ chức bảo vệ môi trường khuyến cáo Công ty Điện Lực Pháp EDF xây tường chắn kiên cố để bảo vệ các địa điểm chiến lược này. Theo ông Yves Marignac, giám đốc của cơ quan nghiên cứu và tư vấn WISE-Paris, đồng tác giả báo cáo, chi phí ước tính cho mỗi bể chứa là khoảng một tỉ đô la.

Theo ước tính, nếu bị tấn công, mỗi bể chứa có thể trở thành nguồn gốc của một “thảm họa hạt nhân”, khiến đời sống dân cư xung quanh bán kính 250 km gặp nguy hiểm.

Và ngày hôm nay, việc giải quyết phế thải phóng xạ là một vấn đề phức tạp, không phải vì bản chất của phế thải, mà vì sự phức tạp của những luật lệ liên quan đến sự điều hành và thanh lọc phế thải phóng xạ nầy. Tại Hoa Kỳ, các cơ quan liên quan đến việc quản lý rác phóng xạ là: Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), Hội đồng Luật lệ Hạch nhân (NRC), Bộ Năng lượng (DOE), và B Giao thông (DOT). Rác phóng xạ được phân loại theo nguồn gốc của phế thải chứ không theo nồng độ của từng phế thải. Đó là:

1) Phế thải từ các thanh năng lượng trong lò phản ứng hạch nhân,

2) Phế thải có nồng độ phóng xạ cao ở các lò phản ứng,

3) Phế thải phóng xạ từ các chương trình quốc phòng,

4) Phế thải từ các hầm mỏ uranium,

5) Phế thải có nồng độ thấp,

6) Phế thải từ các máy phát sinh ra phóng xạ như máy X-ray v.v…

Các nguồn phóng xạ

Sự phóng xạ là một tính chất đặc biệt của một số nguyên tố như Uranium có thể phát thải ra trong điều kiện thông thường, các tia (radiation) alpha và beta, đôi khi tia gamma do sự phân hủy tự nhiên (disintegration hay decay) nhân (nuclei) của nguyên tử. Do đó, có nhiều loại phóng xạ mang cường độ khác nhau tuỳ theo số lượng các bức xạ trong mỗi nguyên tố.

Bất cứ việc áp dụng hiện tượng phóng xạ trên nhằm đem lại phúc lợi cho nhân loại cũng đều tạo ra phế thải phóng xạ hay phế thải hạch nhân (nuclei waste). Và phương cách tiếp cận của nguồn phế thải nầy vào cơ thể chúng ta chính là nguồn nước và không khí.

Nguồn nước bao bọc quả địa cầu là nơi dung dưỡng và phát thải chất phóng xạ vào môi trường. Khi một phế thải phóng xạ đi vào đường nước, các tia phóng xạ đó sẽ được hấp thụ bởi cây cỏ chung quanh nguồn nước trên, cũng như tất cả các sinh động vật sống trong vùng nước bị nhiễm độc trên. Các tia phóng xạ cũng có thể lơ lửng trong không khí và xâm nhập vào cơ thể con người, cây cỏ, thú vật và nguồn đất. Dó đó, con người có thể hấp thụ các chất phóng xạ qua đường nước, không khí, và thực phẩm.

Tựu trung, chất phóng xạ có thể tích tụ trong cơ thể lâu hơn đời sống của con người vì sự bán huỷ (half life) của những tia phóng xạ dài hơn một ngàn năm dựa theo ước tính của Viện Hàn lâm Quốc gia Khoa học Hoa Kỳ (US NAS). Cũng theo ước tính trên thì số lượng rác phóng xạ Hoa kỳ chứa trong năm 1983 phải cần đến 3 triệu năm sau đó mới có thề tự phân hủy trở về định mức thiên nhiên.

Việc tiếp cận phóng xạ đến từ nhiều nguồn khác nhau:

• Quần áo bảo vệ cơ thể;

• Các súc vật thí nghiệm trong phản ứng có chứa phóng xạ;

• Hệ thống nước làm nguội các nhà máy điện nguyên tử, các thanh phóng xạ, và tất cả dụng cụ xử dụng trong nhà máy điện nguyên tử;

• Nhà máy tinh chế các thanh phóng xạ;

• Các dụng cụ y khoa có chứa phóng xạ v. v…

Phân loại phế thải phóng xạ

Phế thải phóng xạ được chia ra làm ba loại: phế thải có nồng độ cao, phế thải sau khi tách phóng xạ từ các hầm mỏ gọi là mill tailings, và phế thải có nồng độ thấp.

Phế thải phóng xạ có nồng độ cao: Đây là nguồn phế thải quan trọng nhất gồm các thanh phản ứng phóng xạ trong những nhà máy năng lượng phóng xạ dùng trong thương mại và quốc phòng. Tại Hoa Kỳ, các n máy phát điện hạch nhân phát thải hàng năm trên 3.000 tấn phế thải loại nầy, chưa kể các nguồn phế thải trong quốc phòng. Phế thải từ các thanh phản ứng của 100 nhà máy điện hạch nhân ở Hoa Kỳ hàng năm chiếm một diện tích bằng một sân bóng bầu dục và dầy trên một bộ (foot).

Chỉ một cọc phản ứng phế thải phát xuất ra trên 1 triệu rems (đơn vị phóng xạ).

Hiện tại, đối với các loại phế thải trên, những nhà máy năng lượng hạch nhân dùng phương pháp ngâm trong nước lạnh chứa trong bồn chứa bằng chì (lead), nhằm mục đích ngăn chặn sự phát thải của tia phóng xạ gamma và phòng ngừa sự tách rời (fission) của các nguồn phóng xạ còn lại ở trong thanh phóng xạ. Đây chỉ là một giải pháp tạm thời trong khi chờ đợi quyết định của Bộ Năng lượng có thể ban hành trong năm 2008 trước khi vào nơi “an nghỉ” sau cùng ở Nevada.

2- Phế thải từ các hầm mỏ phóng xạ: Đây là nguồn phế thải phóng xạ sau khi tinh chế đất, đá có chứa phóng xạ từ các hầm mỏ. Thông thường các quặng uranium chỉ có nồng độ phóng xạ khoảng 1%, tất cả các phần còn lại là phế thải chiếm một diện tích rất lớn phát thải phóng xạ có thể làm ô nhiễm nguồn nước và không khí chung quanh vùng khai thác. Tính đến năm 2004, toàn quốc Hoa Kỳ chứa khoảng 200 triệu tấn loại phế thải nầy, và hàng năm phát thải thêm khoảng 15 triệu tấn. Mặc dù nồng độ phóng xạ thấp, nhưng vẫn có nhiều chất đồng vị có thể tồn tại hàng triệu năm.

3- Phế thải phóng xạ nồng độ thấp: Đây bao gồm tất cả các nguồn phế thải phóng xạ không nằm trong hai loại phế thải trên. Đó là các nguồn nước thải trong các lò phản ứng, những nguồn phóng xạ trong các phòng thí nghiệm, bịnh viện, và trong kỹ nghệ. Tuy được liệt kê nguồn phế thải phóng xạ có nồng độ thấp, nhưng điều đó không có nghĩa là không nguy hiểm, vì các tia phóng xạ nầy vẫn tồn tại trong nước và trong không khí hàng ngàn năm sau đó.

Phế thải nầy được chia ra làm hai loại: Phế thải nước ngâm các thanh phóng xạ trong thời gian phản ứng; và phế thải từ các khoan trung hoà (neutron) trong thời gian tinh chế những thanh phản ứng. Các loại phế thải nầy được chứa tại những địa điểm phát sinh ra phế thải cho đến khi bị phân rã (decay) hoàn toàn, và sau đó mới được chuyển tải vào các bãi rác.

Làm thế nào để giải quyết phế thải phóng xạ

Đối với chất thải phóng xạ ở mức độ thấp, như găng tay, tyvek bị ô nhiễm, có thể vứt bỏ ở bãi chôn lấp. Chất thải ở mức cao hơn, có thể gây phóng xạ nguy hiểm, khó phân hủy hơn. Nó có thể được tái thanh lọc để trích xuất nhiên liệu hạt nhân hoặc đóng gói trong các thùng kín và để lại dưới lòng đất.

Đối với những nguồn phế thải có nồng độ phóng xạ thấp, bãi rác dành riêng cho loại phế thải nầy được xây dựng từ những năm 1960. Nơi đây, các đường hầm chứa phế thải được thiết lập sâu dưới bãi rác. Thùng phế thải được chuyển vào các đường hầm trên và được bao bọc bằng những lớp đất được nén cứng để tránh mức độ ẩm có thể ảnh hưởng đến phết thải phóng xạ trong các thùng chứa kín.

Qua ba nguồn phế thải phóng xạ kể trên, phế thải phóng xạ có nồng độ cao là nguy hiểm nhất, và phương cách để tồn trữ dài hạn cho loại phế thải nầy là cần phải ngăn ngừa hiện tượng rò rỉ ra ngoài nguồn nước hay lòng đất, hoặc không khí. Trước hết cần phải giảm thiểu tối đa thể tích của phế thải, và trong mỗi bồn chứa cần phải ước tính mức độ đồng vị phát thải trong tương lai cũng như phản ứng phát nhiệt cần phải tính toán để các thùng chứa phế thải không bị nứt ra và bị rò rỉ.

Sau cùng, các thùng chứa phế thải được chôn sâu vào lòng đất bao bọc bằng những hầm chứa xây kiên cố bằng xi măng dầy.

Từ những năm 1940 đến 1960, những thùng chứa phế thải phóng xạ được chôn vùi dưới lòng đại dương. Giải pháp nầy được chấm dứt vào năm 1970 khi EPA Hoa Kỳ khám phá ra rằng có ít nhất ¼ các thùng chứa dưới đáy biển bị rò rỉ.

Vào thập niên 1980, Hoa Kỳ mới chọn giải pháp chôn phế thải phóng xạ trong lòng đất và đã chi ra trên 2 tỷ Mỹ kim cho giải pháp nầy bằng cách xây dựng những đường hầm dưới lòng đất sâu để chứa những thùng phế thải.

Hầu như tất cả các nhà máy điện hạt nhân của Hoa Kỳ lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua việc dùng “các hồ chứa các thanh nhiên liệu”(spent fuel pools). Những hồ chứa này được làm bằng bê tông cốt thép dày vài bộ, với lớp lót bằng thép. Nước này thường dài khoảng 40 bộ, và dùng để che chắn bức xạ và làm nguội các thanh nhiên liệu.

Từ đó đến nay, vẫn chưa có một quyết định sau cùng nào cả vì có nhiều ý kiến từ nhiều phía khác nhau. Những tranh cãi tiếp tục diễn ra, và vấn đề phế thải phóng xạ vẫn còn là một đề tài thời sự cho đến ngày hôm nay.

Những tranh luận về một “bãi rác” cho phế thải phóng xạ

Qua những bất đồng quan điểm về mức phóng xạ và về sự an toàn sau khi rác phóng xạ được chôn vào lòng đất…các nhà khoa học, kinh tế, và chính trị có nhiều giải pháp đề nghị khác nhau như:

1- Cho tất cả phế thải phóng xạ vào một bồn chứa kín và chuyển tải vào quỹ đạo trái đất;

2- Chôn phế thải phóng xạ dưới các tảng băng vùng Nam cực;

3- Hay táo bạo hơn nữa là phá huỷ (bombard) phế thải phóng xạ bằng bom nguyên tử để biến đổi phế thải thành những đồng vị (isotope) ít độc hại hơn.

Nhưng tất cả 3 giả thuyết đề nghị trên đều không được áp dụng.

Sau cùng giải pháp Yucca vẫn đang còn nằm trên bàn tranh luận cả ở Thượng viện và Tối cao Pháp viện của Hoa Kỳ.

Kết luận

Hiện tại, những nhà làm luật của tiểu bang Nevada đang kiện EPA về giải pháp Yucca, mặc dù công trình vẫn còn đang tiếp tục xây dựng để chứa tất cả những phế thải phóng xạ có nồng độ cao từ khắp nước Mỹ. Các cuộc tranh cãi đang đi vào bế tắc, ít nhất là trong giai đoạn hiện tại sau hơn 60 năm tranh luận về giải pháp giải quyết vấn để phế thải phóng xạ nầy.

Bế tắc vì phế thải được tạo ra chỉ nhằm mục đích giải quyết tiện nghi cho một thành phần dân chúng sống ở những thành phố lớn. Và thành phần dân chúng phải gánh chịu trước mắt là những vùng nông thôn xa xôi, chẳng những không được hưởng những phúc lợi trên mà còn phải đối mặt với nguy cơ phát sinh ra từ bãi rác.

Cũng như trong tương lai, con người hiện tại hưởng tất cả thành tựu về việc ứng dụng nguyên tử và hạch nhân trong đời sống; trong lúc đó di hại sẽ còn kéo dài nhiều thế hệ tiếp theo sau. Đây chính là điểm bất công nhất dưới tầm nhìn của những nhà tương lai học và dưới quan điểm toàn cầu hoá đối với các thế hệ tương lai.

Từ những suy nghĩ trên, thiết nghĩ một vài biện pháp căn bản sau đây có thể góp phần vào việc giải quyết vấn nạn phế thải phóng xạ trong khi chờ đợi một giải pháp tối ưu cho vấn đề. Đó là:

Cần phải hạn chế thể tích phế thải phóng xạ bằng cách cô lập bộ phận thực sự phát thải phóng xạ mà thôi;

Phân tích và tách rời các loại phế thải có mức độ tự huỷ (decay) khác nhau để giảm thiểu diện tích của bãi rác;

Hạn chế và nếu có thể, chấm dứt việc sử dụng năng lượng hạch tâm và thay thế bằng năng lượng tái tạo;

Phát triển nghiên cứu các loại năng lượng sạch và năng lượng tái tạo nhằm mục đích giải quyết vấn đề cũng như hạn chế được hiện tượng hâm nóng toàn cầu.

Làm được các điều trên, theo ước tính của nhiều nhà khoa học, sẽ giải quyết được một phần nào bế tắc của giải pháp Yucca tại Hoa Kỳ cũng như ở các quốc gia phát triển trên thế giới.

Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam (VEPS)

Tháng 10-2017

 

Ai đã chôn vùi giấc mộng của Clinton? – Trọng Đạt

Hillary Clinton nay lại thành đề tài bàn luận sôi nổi của truyền thông qua cuốn sách mới xuất bản của bà, Clinton làm sống lại cuộc tranh cử Tổng thống ầm ĩ trong năm vừa qua. Sau hơn nửa năm yên lặng để viết hồi ký, nay bà lại đăng đàn diễn thuyết, chỉ trích kết quả cuộc bầu cử là gian dối (Hillary Clinton Says Election Results Could Be Fake). Clinton vẫn cay đăng về sự thất bại năm 2016, không ngớt lời chỉ trích, lên án Donald Trump người mà bà nghĩ là đã đoạt ngôi vị của mình bằng con đường bất chính.

Cách đây hai tháng, vào ngày 27-7-2017, một bản tin trên US Today của HILLEL ITALIE nói Hillary Clinton đạt tên cuốn sách mới là Những Gì Đã Sẩy Ra (Hillary Clinton calling new book ‘What Happened’). Tác giả bài viết kể sơ những lý do (Clinton nêu ra) đã khiến bà thất cử, trước hết do Nga can thiệp sau do ông Giám đốc FBI Comey …

Và bây giờ bà đã ra mắt sách … Chuyện bầu cử Tổng thống tại Mỹ cứ bốn năm một lần, nó y như cơm bữa chẳng có gì lạ, các ứng cử viên sau khi thất cử thường giữ im lặng cho qua luôn. Riêng Clinton vẫn còn bị nhiều ám ảnh, cay cú, tiếc nuối về sự thất bại của mình nên đã kể lại đầu đuôi cuộc tranh cử đầy tranh cãi ì xèo vừa qua. Nhiều người cho là ông Donald Trump đã kết thúc sự nghiệp chính trị của Clinton, chính bà cũng tin như vậy, nếu nghĩ thế thì thật oan cho ông Trump. Nói cho công bằng chính Obama là người đã chôn vùi giấc mộng Nữ Tổng thống đầu tiên của bà chứ không phải Donald Trump.

Không nói xa xôi cho nhiều, chỉ tính từ sau Thế chiến và cuộc chiến Cao Ly cho tới nay đã 64 năm, mặc dù 4 năm bầu cử Tổng thống một lần nhưng trên thực tế người dân bầu cho một đảng giữ Hành pháp hai nhiệm kỳ. Chỉ trừ một trường hơp đặc biệt Cộng hòa làm 3 nhiệm kỳ dưới thời TT Reagan (1981-1989) và TT Bush cha (1990-1993). Sở dĩ như vậy vì Reagan là một Tổng thống (CH) vào hàng ngoại hạng, không ai có thể sánh được với ông và phó TT Bush cha dựa vào uy tín của ông được làm thêm một nhiệm kỳ nữa. Nói chung thì Con Lừa ở Tòa Bạch Ốc 8 năm rồi tới Con Voi, hết Cấp tiến tới Bảo thủ, quan phủ đi thì quan tri nhập.

Một đảng muốn làm ba nhiệm kỳ thật khó lắm, nó khó hơn trúng số. Sau khi một đảng đã làm hai nhiệm kỳ họ cũng đưa ứng cử viên ra tranh cử tiếp nhưng thật ra chỉ cho vui thôi, cử tri không bao giờ muốn một đảng cầm quyền quá lâu, họ sợ độc tài. Người dân muốn thay đổi, thường thì một đảng sau khi cầm quyền 8 năm không mấy khi đáp ứng trọn vẹn được nguyện vọng của họ. Thưa quí vị, sở dĩ tôi dông dài như vậy vì nó là  yếu tố then chốt của chủ đề tôi trình bẩy ở đây.

Cuộc tranh cử bị lãng quên

Trong bài này tôi sẽ chú trọng nhiều vào cuộc tranh cử sơ bộ Tổng thống của Dân chủ năm 2008 vì nó có ảnh hưởng quyết định tới giấc mộng vàng của Hillary Clinton. Cuộc tranh cử đã thật sôi động ầm ĩ một thời mà ngày nay đã bị cát bụi thời gian phủ kín

Cách đây khoảng 7, 8 năm có một bài viết về những người đàn bà thành công nhất Hoa Kỳ, tác giả kể tên bà Oprah, Nữ hoàng Talk show và có so sánh như sau: Oprah mới là người đàn bà thành công vì bà đi từ đáy xã hội lên, Hillary Clinton không được coi như vậy vì bà dựa vào chồng làm Tổng thống mà lên. Thật vậy nêu ông Bill Clinton không phải là chủ nhân Tòa Bạch Ốc thì sẽ không ai biết đến bà Hillary.

Bill Clinton tranh cử Tổng thống và thắng Bush cha ngày 3-11-1992. Suốt hai nhiệm kỳ từ 1993 tới 2000 TT Bill đã chuẩn bị cho bà Phu nhân ra ứng cử, ông giúp người da đen rất nhiều, nhất là cải thiện trợ cấp (especially welfare reform) để lấy phiếu của họ sau này. Có người cho là ông Bill chẳng mất gì, chỉ lấy của chùa cho miễu. Năm 2015 trong cuộc tranh cử sơ bộ, một người da đen đã dơ cao tấm biển ngữ lớn “chúng tôi nhớ ơn gia đình Clinton mãi mãi “we are forever grateful” Nữ  văn sĩ da đen Nobel văn chương 1993 Toni Morrison, ca ngợi TT Clinton “Ông là Tổng thống da đen đầu tiên của chúng tôi” để nhớ ơn ông. Chuẩn bị kỹ càng như thế tưởng là chắc ăn như bắp vậy mà vẫn sẩy, nhưng mấy ai học được chữ ngờ.

Năm 2000 Phó TT Gore tranh cử Tổng thống nhưng thua Bush con với tỷ lệ rất sít sao, Cộng Hòa trở lại Tòa Bạch Ốc

Bà Hillary Clinton ra ứng cử và thành Thượng nghị sĩ tiểu bang Nữu ước từ 2001 tới 2009 để lấy uy tín ra tranh cử Tổng thống năm 2008. Cho tới nay bà đã hai lần tranh cử Tổng thống và đã suýt làm Nữ tổng thống đầu tiên, lần thứ nhất năm 2008 Clinton tranh cử nội bộ đảng Dân chủ với Obama và năm 2016 tranh cử Tổng thống với Donald Trump (CH) như quí vị đều đã biết.

Năm 2008 phía Dân chủ có 10 ứng cử viên ra tranh cử sơ bộ, sở dĩ họ ra đông như vậy vì thấy thời cơ đã tới. Cộng Hòa đã làm hai nhiệm kỳ, người dân quá chán cuộc chiến Iraq của TT Bush con, đây là cơ hội tốt đề Dân chủ trở lại Tòa Bạch Ốc. Mười ứng cử viên đa số là Thượng nghị sĩ như sau:

1-Thượng nghị sĩ Barack Obama, 2-Joe Biden TNS, 3-Hillary Clinton, TNS, 4-Christopher Dodd, TNS, 5-John Edwards, cựu TNS, 6-Mike Gravel, cựu TNS, 7-Dennis Kucinich, dân biểu, 8-Bill Richardson, Thống đốc, 9-Evan Bayh, cựu Thống đốc, 10-Tom Vilsack, cựu Thống đốc.

Hai ông Evan Bayh và Tom Vilsack, bỏ tranh cử từ đầu, còn lại những người ít phiếu rút lui dần dần, sau cùng chỉ còn hai ứng cử viên kỳ phùng địch thủ Obama và Clinton. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ một người lai da den (Obama) và một phụ nữ (Clinton) được đảng đưa ra tranh cử Tổng thống.

Bà Clinton và Obama tranh cử rất gay go từ đầu năm 2008 cho tới tháng 6 thì kết thúc, Clinton thua Obama về cử tri đoàn nhưng vẫn chiến đấu dai dẳng đến cùng cho tới khi biết là thua mới chịu bỏ cuộc vào đầu tháng 6. Obama đã quyên góp được khoảng 200 triệu nhiều gấp ba lần quĩ của bà Clinton, ông lại được giới trẻ ủng hộ mạnh. Tại nhiều nơi Obama chi tiền gấp hai gấp ba lần Clinton, bà ta đuối sức, khi gần tàn cuộc tranh cử đã thiếu tiền và cuối cùng phải thiếu nợ 18 triệu.

Trong 4 ngày Ðại hội đảng Dân chủ (25-8 tới 29-8-2016) tổ chức tại Denver Colarado, Clinton cũng được ghi vào danh sách đề cử nhưng cuối cùng Obama đã đươc đảng Dân chủ chính thức  cử làm đại diện trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2008.

Obama hơn phiếu Clinton về Cử tri đoàn nhưng tương đối thôi, cả hai không đủ số phiếu đòi hỏi 2,117 để thành ứng cử viên chính thức. Obama ước lượng được 487 phiếu Siêu đại biểu thành 2,272 phiếu đủ số phiếu đòi hỏi (2,117) thành ứng cử viên chính thức, Clinton ước lượng được 246 phiếu Sđb thành 1,978. Về phiếu phổ thông Clinton hơn Obama 270 ngàn (17,857,501 so với 17,584,692) nhưng không được tính tới (1)

Qui chế tranh cử sơ bộ của Dân chủ khác Cộng hòa ở chỗ họ có phiếu Siêu đại biểu (superdelegate) của các đảng viên chức sắc, họ muốn bầu cho ai thì bầu. Tổng cộng có 4, 233  phiếu cử tri đoàn tại cuộc bầu cử sơ bộ Dân chủ, trong số này có dưới 15% là phiếu Siêu đại biểu (thí dụ 713 người). Siêu đại biểu có thể lựa ứng cử viên đại diện đảng theo ý mình, nghĩa là đảng đóng vai chính trong việc lựa chọn ứng cử viên chính thức. Mệnh danh Dân chủ nhưng nguyên tắc này của họ lại phản dân chủ, nó cũng  hơi giống kiểu xã hội chủ nghĩa, đảng cử dân bầu

Cuộc tranh cử sơ bộ đảng Dân chủ năm 2008 gây bất ngờ, chia rẽ giữa những người ủng hộ. Có lẽ đây là kỳ tranh cử nội bộ sôi nổi và kéo dài nhất từ trước tới nay, hai bên tranh giành nhau từng tấc đất trong suốt nửa năm trời.

Trước tháng 1 năm 2008 ông Obama chỉ là một người vô danh không ai biết tới nay thắng cử vẻ vang trong cuộc chạy đua sơ bộ tạo nhiều ngạc nhiên. Gia đình Clinton giầu có, từ ngày hết làm tổng thống ông đi du thuyết, tham gia các chương trình Talk show đã thu được nguồn lợi tức lớn hàng trăm triệu (theo lời gia đình Clinton). Bà Clinton có nhiều kinh nghiệm chính trường, 8 năm Đệ nhất phu nhân, 8 năm Thượng nghị sĩ, đã chuẩn bị tranh cử 8 năm trời cuối cùng thua một ứng cử viên lai da đen nghèo, không có tiếng tăm. Đúng là ký ca ký cóp cho cọp nó xơi!

Dư luận cho là đảng Dân chủ đã thiên vị Obama, cố tình gạt Clinton ra khỏi cuộc đua, họ đã yểm trợ, cổ võ cho Obama cật lực, các chính khách thế lực của đảng như Thượng nghị sĩ Kennedy, John Kerry hoặc thống đốc Bill Richardson (New Mexico) đã lên tiếng ủng hộ Obama, đa số các Siêu đại biểu của đảng cũng ủng hộ Obama. Có bình luận cho rằng đảng (Con Lừa) yểm trợ hết mình cho Obama để ngăn cản không cho gia đình Clinton trở lại Tòa Bạch ốc, họ chỉ nghĩ tới quyền lợi của gia đình chứ không nghĩ tới quyền lợi đảng, đất nước.

Cuộc tranh cử sơ bộ Dân chủ Mỹ năm 2008 đã có nhiều biểu hiện thiếu dân chủ, thiên tư thiên vị trắng trợn, khi tranh cử đã gần tàn, Obama và Clinton đang chạy đua nước rút, nhiều vị chức sắc Dân chủ, Thượng nghị sĩ, Thống đốc…la làng ép Clinton phải rút lui.

-Yêu cầu bà chấm dứt vận động và nhường bước cho ông Obama để tránh gây chia rẽ nội bộ.

Thật là khôi hài, đã là tranh cử dân chủ tự do lại có trò bắt ép ứng cử viên bỏ cuộc nhường bước cho đối thủ, thế thì tổ chức bầu cử làm gì?

Thái độ bất công con yêu, con ghét của đảng đã khiến cho những người ủng hộ Clinton vô cùng bất mãn, ngay người ngoại cuộc cũng phải khó chịu, ai cũng thấy chướng tai gai mắt. Tổng cộng có khoảng 18 triệu cử tri bất mãn, họ nói sẽ dồn phiếu cho Cộng Hoà. Đảng phải đứng ra hòa giải thương lượng, Clinton đã  mắc nợ 18 triệu vì mượn tiền tranh cử và đã phải  chấp nhận ủng hộ Obama để được ông ta trả dùm cho món nợ này.

Obama thắng cử trong kỳ sơ bộ với Clinton và rồi kỳ tranh cử Tổng thống với McCain là do phiếu của người da trắng vì họ chiếm 65% dân số. Obama với khẩu hiệu “Change, yes we can” rất ăn khách trong khi người dân đang mong mỏi sự thay đổi, chính phủ Cộng hòa của TT Bush con bị coi là đi sai đường (wrong track)

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp dưới thời TT Bush con rất thấp (2) công ăn việc làm dư thừa nhưng bị thất nhân tâm vì sa lầy vào cuộc chiến Iraq. Một cái xui xẻo nữa là đúng khi ngày bầu cử tháng 11 đã gần kề, thị trường địa ốc khủng hoảng khiến cho nhiều ngân hàng, công ty phá sản, thị trường chứng khoán lao xuống đáy vực, Dow Jones  mất khoảng 8 ngàn tỷ, thất nghiệp đầy cả ra … người ta quá sợ Cộng hòa nên phải dồn phiếu cho Dân chủ.

Trong cuộc bầu cử TT ngày 4-11-2008, Obama thắng Thượng nghị sĩ McCain dễ dàng được 365 phiếu cử tri đoàn so với 173 phiếu của John McCain, ông cũng hơn McCain gần 10 triệu phiếu phổ thông. Cử tri bầu cho Dân chủ vì họ quá chán đảng Con Voi cộng thêm với sự ủng hộ toàn diện, sôi nổi ầm ĩ của đa số truyền thông báo chí dành cho gà nhà Obama

Đó là bất hạnh lớn cho gia đình Clinton, bao nhiêu năm trời chuẩn bị công phu, thời cơ đã tới, cơm tới miệng mà không ăn được. Tự nhiên có một Ứng cử viên lai Châu Phi nhẩy ra khiến cho bao nhiêu phiếu của người da đen tự nhiên không cánh bay đi hết. Sự thực Obama cũng hơn Clinton ở tài diễn thuyết và giỏi tranh cử, có khẩu hiệu hấp dẫn “Change yes we can” trong khi Clinton không có đường hướng, chính sách nào rõ rệt.

Tháng 8 năm 2008, Obama đã chôn vủi giấc mộng Nữ tổng thống của Clinton, năm 2008 là cơ hội duy nhất cho Clinton có thể thắng cử vì Cộng Hòa đã làm hai nhiệm kỳ, người ta quá sợ Cộng hòa. Dịp may chỉ đến một lần, con người ta dẫu khôn đến mấy cũng chẳng ai khôn hơn được ông Trời

Clinton thở dài trả lời phỏng vấn về tương lai chính trị của bà “Con đường tranh cử Tổng thống đã hết ”

Bà ta nói không hoàn toàn đúng, phải nói là bà vẫn còn tranh cử Tổng thống được nhưng không thể đắc cử.

Giấc mộng Nam Kha

Bà Clinton nói không hy vọng gì ở tương lai nhưng thực ra, sau đó bà lại chuẩn bị kỹ càng cho cuộc tranh cử tám năm sau 2016. Một sự trùng hợp, Clinton có kế hoạch giống hệt cái chiến lược “Trường kỳ kháng chiến nhất định thành công” của đồng chí Đặng Xuân Khu người làng Hành Thiện, đúng là Đông -Tây lại gặp nhau

Clinton nhận làm ngoại trưởng cho Obama năm 2009 và 8 năm nữa lại trôi qua, nay năm 2016 bà lại tiếp tục cái giấc mơ Nữ Tổng Thống đầu tiên của nước Mỹ. Lần tranh cử 2008 trước đây, Clinton bị Dân chủ gạt ra rìa để nhường cho Obama làm đại diện đảng. Nay họ ủng hộ bà hết mình, gạt bỏ đối thủ Bernie Sanders công khai cũng như lén lút (bất hợp pháp) trong cuộc tranh cử sơ bộ.

Nhưng dù Dân chủ có đưa ai ra thì cũng không hy vọng thắng, họ đã làm hai nhiệm kỳ và như đã trình bầy, một đảng muốn được làm ba nhiệm kỳ nó khó hơn trúng số chưa kể hàng tá những khó khăn chông gai khác.

Ngược dòng thời gian Obama nhậm chức đầu năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp là 7.8, cuối năm đã tăng lên 10.0, tới cuối 2010 không giảm mấy vẫn 9.8, người dân bất mãn biểu tình ầm ĩ. Tại Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2010 họ bầu cho Cộng hòa thêm 6 ghế Thượng viện thành 47 ghế (41+6) và thêm 63 ghế Hạ viện thành đa số (242) ghế, Dân chủ thành thiểu số 193 ghế

Năm 2012 họ bầu cho Obama tiếp tục nhiệm kỳ hai để hoàn tất chương trình bảo hiểm Affordable care act (tức Obamacare).

Sang năm 2014 tình hình không mấy khả quan cho Dân chủ  về mọi mặt, tại cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ họ bầu cho Cộng hòa       chiếm thêm 13 ghế Hạ viện thành 247 ghế (234+13), chiếm đa số,  Dân chủ chỉ còn 188 ghế

Tại Thượng viện Cộng hòa thêm 9 ghế thành đa số 54 ghế (45+9), Dân chủ mất 9 ghế còn 44 (53-9).

Ngoài ra bầu Thống đốc tiểu bang Cộng hòa thêm 2 ghế thành 31(29+2), Dân chủ mất 3 ghế, 2 cho Cộng hòa.

Năm 2014 cử tri đã bầu cho Cộng Hòa giữ đa số tại Quốc hội và cả đa số các Thống đốc tiểu bang cho thấy họ bất tín nhiệm Dân chủ rõ rệt.

Vậy mà truyền thông phe tả ca ngợi Clinton là nữ chính khách lỗi lạc nhất của thời đại, thăm dò cho thấy bà nắm chắc thắng lợi trong tay với 80% hy vọng. Hơn thế nữa, năm nhà Chiêm tinh gia lừng danh thế giới đều đồng thanh nhất trí tiên đoán bà sẽ là Nữ Thổng thống Hoa Kỳ đầu tiên và rồi trên thế giới, nhất là tại Âu châu nhiều người cũng tin như vậy, họ yên tâm vì chính sách Mỹ sẽ không thay đổi, vẫn thuận lợi cho họ

Clinton được truyền thông quảng cáo dữ dội, Dân chủ quyên góp được 1 tỷ 3 trong khi Cộng Hòa chỉ được một nửa khoảng 600 triệu. Các bản tin cho thấy Clinton tung tiền như nước để quảng cáo cho vị trí của bà trên truyền thông, thường là nhiều gấp ba hay bốn lần đối thủ Donald Trump. Đó là một lỗi lầm tai hại vì tranh cử Tổng thống nó khác xa với quảng cáo Kem dưỡng da hay thuốc Cao đơn hoàn tán!

Đối thủ của Clinton đều có những khẩu hiệu hấp dẫn như Obama với “Change, Yes We Can”, hoặc Donald Trump với “Make America Great Again”. Clinton chẳng có chính sách nào hấp dẫn, không có khẩu hiệu nào ăn khách, chỉ trần sì có câu Nữ Tổng thống đầu tiên.

Cho dù truyền thông ca ngợi ầm ĩ, dù Con Lừa, TT Obama tận tình ủng hộ Clinton nhưng cũng không cứu vãn nổi tình thế. Gần đây nhà bình luận EDWARD-ISAAC DOVERE có nói Dân chủ ngây thơ lạc quan tin tưởng.

Và rồi cái đêm kinh ngạc 8-11-2016 đã đến lúc Clinton còn mang niềm hy vọng chứa chan, khi đếm phiếu xong, trắng đen rõ ràng, nước Mỹ đã chọn Trump, lịch sử đã được dở sang trang khác. Cả thế giới bàng hoàng, truyền thông xin lỗi người dân vì loan tin sai, mà thực ra họ cũng không đáng trách, năm nhà Chiêm tinh gia lừng danh của thế giới còn đoán trật huống chi truyền hình, báo chí…

Năm 2008 Cộng hòa đã tan như xác pháo trong cuộc tranh cử,  mất luôn cả Tòa Bạch ốc lẫn điện Capitol nhưng họ biết thân biết phận vì đã làm mất lòng dân. Năm 2016, 2017 Dân chủ vẫn còn ngây thơ tin tưởng là mình được mọi người thương yêu rất mực, thậm chí còn tin là theo thăm dò đa số dân Mỹ muốn ông Obama về làm lại Tổng thống thay thế ông Trump !! thật diễu hết chỗ nói.

Gần đây Clinton nói ông Comey (cựu giám đốc FBI) là yếu tố chính khiến bà thất cử (Comey.. was the determining factor in her loss), bà cũng cho là nước Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử để làm lợi cho Cộng hòa. Từng là Ứng cử viên Tổng thống sao mà bà có thể dễ tin đến thế?

Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1972, qua thăm dò Nixon cầm chắc sẽ được tái cử nhiệm kỳ hai vì ông đã đem quân về nước gần hết, hòa được Nga-Hoa, sắp mang lại hòa bình. Năm 2016 Clinton tin là thăm dò của bà đạt tới 80% hy vọng thắng cử, bà không bao giờ tự hỏi mình đã làm được gì cho nước Mỹ mà đòi 80% hy vọng.

Clinton và Dân chủ vẫn còn cay đắng vì thất bại mà không bao giờ tự hỏi mình lấy tư cách gì để đòi làm ba nhiệm kỳ? Ai bầu cho quí vị làm ba nhiệm kỳ?

Cuộc bầu cử 8-11-2016 vừa qua Dân chủ đã mất trắng tay, Cộng hòa lấy lại Hành Pháp, họ chiếm đa số Thượng viện, Hạ viện và cả Thống đốc các tiểu bang (tỷ lệ 35/15) chứng tỏ người dân muốn thay đổi, cử tri đã chọn Cộng Hòa chứ chẳng có nước nào can thiệp cả.

Clinton vẫn cho là cuộc bầu cử thiếu công bằng vì bà hơn ông Trump 2 triệu phiếu phổ thông, thực ra số phiếu này hầu hết tại hai tiểu bang đông dân California và New York. Nếu nước Mỹ bầu Tổng thống theo lối Phổ thông thì chỉ các tiểu bang đông dân như Cali, Texas, New York mới có người được làm Tổng thống, nhờ bầu theo Cử tri đoàn các tiểu bang nhỏ cũng có cơ hội đưa người lên làm Tổng thống. Năm 1993 ông Bill Clinton Thống đốc một tiểu bang xa xôi, tỉnh lẻ Arkansas đã được bầu làm Tổng thống, nhờ đó mà bà Clinton mới nổi như ngày nay.

Clinton còn nhiều mơ tưởng như giấc mộng Nam Kha, ba mươi năm mũ cao áo dài, khi tỉnh dậy thì nồi kê chưa chín. Sau ngày 8-11-2016 người ta tưởng Clinton đã tỉnh cơn mơ nhưng cho tới nay đã hơn nửa năm qua bà vẫn chìm trong giấc ngủ dài. Bà vẫn không chịu thừa nhận tám năm trước đây 2008, Đảng Con Lừa đã ngăn cản không muốn cho gia đình Clinton trở lại Tòa Bạch Ốc và bây giờ, người dân cũng muốn ngăn cản gia đình bà y như vậy.

Lịch sử nước Mỹ đã có hai lần Cha và Con được làm Tổng thống:  John Adams vị Tổng thống thứ hai của Mỹ (1797-1801) và con trai ông John Quincy Adams, TT thứ sáu (1825-1829). Trong mấy thập niên vừa qua Bush cha là TT thứ 41 (1989-1993) và Bush con cũng thành TT thứ 43 (2000-2008) của Hoa Kỳ. Nhưng Vợ Chồng cùng được làm Tổng thống Mỹ thì chưa bao giờ có và có lẽ sẽ chẳng bao giờ có. Nay đức ông chồng Bill Clinton phần vì sức khỏe kém, phần chán nản thế sự đa đoan, mấy năm qua có bản tin nói ông đã thỉnh tượng Phật về nhà, đã tu tập Thiền để quên đi những thăng trầm của cuộc đời sắc sắc không không.

Bà phu nhân Hillary còn “năng nổ” đầy nhiệt huyết, người ta cũng để cho bà phân trần một lần cuối trước khi mọi sự sẽ lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên.

Bản tin CNSNEWS cho biết Mục sư Graham nói với bà Clinton trên trang mạng xã hội của ông.

“Bà ơi, cuộc bầu cử đã xong rồi và ai cũng biết là bà thua và Tổng Thống Donald Trump đã thắng. Hãy quên đi dĩ vãng mà tiến về phía trước để cùng nhau chung tay xây dựng lại đất nước”

(1) Wikipedia, Democratic Party Presidential Cadidates 2008

Wikipedia, Resuls of the 2008 Democratic Party Presidential Primaries.

Wikipedia, Democratic Party Presidential Primaries 2008

(2) US unemployment rate http://research.stlouisfed.org/fred2/data/UNRATE.txt (U.S. Department of Labor: Bureau of Labor Statistics)

 

Vui cười

– Nghe chị nhà than phiền, dạo này anh ít dùng cơm nhà với gia đình.

– Đúng, vì thần kinh căng thẳng…

– Ôi … sao thế?

– Bởi trong suốt buổi ăn, bà xã tôi cứ kể giá gạo, giá thịt, giá rau và đủ thứ giá khác, làm tôi ăn mất ngon!

 

– Này, thằng ấy mới quen cô ta có một tuần là cưới liền, chẳng cần tìm hiểu gì cả. Nó lấy phải cô vợ thiếu thủy chung, mình buồn quá.

– Cậu với nó là người dưng, vợ nó thiếu chung tình thì mặc xác nó, cậu buồn làm gì?

– Không buồn sao được, vợ mới cưới của nó thiếu chung tình với mình.

 

– Ba ơi! Con muốn đi học.

– Đợi sang năm, hai đứa em mày đủ tuổi rồi ba cho cả ba đứa đi học luôn một thể.

– Nhưng đến lúc ấy con thừa những hai tuổi cơ à?

– Thừa hay thiếu không quan trọng. Cái quan trọng là ba đứa sẽ học chung một bộ sách giáo khoa và chung một phụ huynh. Con hiểu chưa?

 

Tổng kết phong trào “Tuần lễ không hút thuốc” ở một phường nọ, một số cá nhân và tập thể được biểu dương và khen thưởng. Nhân dịp này, phóng viên môt tờ báo nọ phỏng vấn một thanh niên đoạt giải.

– PV: Xin anh cho biết anh sẽ làm gì với số tiền thưởng này?

– Đáp: Dạ … tui ráng thêm mấy cuốc xích lô nữa, rồi gom lại mua cho con vợ tui cái tủ thuốc đặng nó bán đầu hẻm.

 

– Ôi, ước gì mình được biến thành con chuột!

– Vì sao vậy ?

– Vì đó là thứ duy nhất mà vợ mình sợ.

 

Dân tộc sinh tồn – GS Nguyễn Ngọc Huy

6.- Vấn đề binh bị

Muốn bảo-vệ quyền-lợi mình đối với đoàn-thể khác, một đoàn-thể phải sẵn sàng chiến-đấu, và do đó, phải tổ-chức sự chiến-đấu. Hình-thức và phương-pháp chiến-đấu có rất nhiều. Nhưng trong tất cả những hình-thức và phương-pháp chiến-đấu, chỉ có sự tranh-đấu bằng quân sự là hoàn-hảo hơn cả. Vì thế, mọi đoàn-thể chủ-trương chiến-đấu một cách mãnh-liệt như các hội-đảng cách-mạng đều hướng về sự tổ-chức quân-đội.

Lẽ cố nhiên là một quốc-gia muốn đương đầu lại các quốc-gia khác cũng phải lo tổ-chức quân-đội để tự-vệ hay để tấn-công ngoại-bang. Bởi thế, từ trước đến nay, những cơ-quan nắm quyền-bính không bao giờ lãng quên việc tổ-chức quân-đội.

Lịch-sử cho ta thấy rằng sức mạnh một xã-hội dựa vào quân-đội nhiều hơn hết. Những yếu-tố, chánh-trị, kinh-tế, kỹ-thuật, văn-hóa v.v… của các quốc-gia đều phụ vào việc xây dựng quân-đội. Và bù lại, quân-đội lãnh vai tuồng bảo-vệ xã-hội cùng những yếu-tố trên này.

Một xã-hội có quân-đội mạnh mới có thể duy-trì được đời sống vật-chất và tinh-thần mình. Với một quân-đội yếu ớt, một xã-hội có thể bị tiêu-diệt hay là bị lệ thuộc vào xã-hội khác. Như vậy, quân-đội là yếu-tố cần-thiết cho mọi xã-hội.

Từ trước đến giờ, xã-hội nào cũng nhận thấy sự cần-thiết của quân-đội và cũng lo tổ-chức quân-đội. Nhưng sự tổ-chức quân-đội xưa nay đã mang nhiều hình-thức khác nhau. Thật-sự thì quân-đội các xã-hội đã tùy những điều-kiện chánh-trị, kinh-tế, kỹ-thuật, văn-hóa của các xã-hội mà biến đổi vô-cùng.

Tuy thế, ta cũng có thể phân-biệt trong những quân-đội cổ kim một vài hình-thức chánh-yếu. Một điểm quan-trọng ta cần phải lưu-ý là những hình-thức này phù-hợp với sự tiến-hóa chánh-trị của người, và ta có thể bảo rằng chánh-trị chi-phối sự tổ-chức quân-đội nhiều hơn hết.

Trong xã-hội cổ-sơ, gia-đình, thị-tộc, bộ-lạc, đều là những đơn-vị võ-trang. Mỗi người trai tráng trong các tổ-chức ấy đều là một chiến-sĩ, và những người không đủ sức sử-dụng võ khí cũng phải phụng-sự ở hậu phương khi có cuộc chiến-đấu. Như  thế, thật-sự tất cả mọi nhơn-viên của đoàn-thể đều đứng trong quân-đội và khi có chiến-tranh, mọi người đều tham-dự cuộc chiến-đấu.

Vị tướng-lãnh chỉ-huy quân-đội trong thời-kỳ này là vị gia-trưởng, tộc-trưởng hay tù-trưởng. Đó là một người được chọn lựa vì sức mạnh, vì trí khôn hay vì nguyên-tắc kế-thừa. Nhưng dầu sao, người này cũng được mọi kẻ khác vui lòng tôn-trọng.

Những gia-đình, thị-tộc, bộ-lạc thường tranh-chiến nhau để mưu-đồ sự sống còn của mình. Kết-quả của sự tranh-chiến đó là một nền trật-tự đặt trên sự tương-quan lực-lượng, và biểu-hiện bằng những cuộc liên-kết, bằng sự lệ thuộc, sự thống-trị. Về sau, khuôn khổ thị-tộc đổ vỡ và bộ-lạc không đủ to rộng để sống độc-lập : xã-hội tiến đến hình-thức tiểu-bang.

Các tiểu-bang thường có một lãnh-thổ rộng-rãi và một dân-chúng khá đông. Những nguy-cơ uy-hiếp đời sống chung ít rõ rệt hơn trong các xã-hội cổ-sơ và sự phân-công bắt đầu xuất-hiện. Hơn nữa, người chỉ-huy thường muốn nắm độc-quyền dùng võ-lực cho nên xã-hội giải-giới và người ta thấy phát-hiện một quân-đội cách-biệt với xã-hội.

Ta có thể phân-biệt hai trường-hợp khác nhau.

Nếu tiểu-bang đặt dưới quyền điều-khiển tuyệt-đối của một quốc-vương, quân-đội hoàn-toàn cách-biệt dân-chúng. Quân-nhơn là người trong nước hay là người ngoại-quốc do quốc-vương xuất tiền ra mướn phụng-sự mình. Tự-nhiên, trong trường-hợp này, vị quốc-vương trọn quyền điều-khiển quân-đội. Dân-chúng chỉ có việc nộp thuế cho nhà vua chớ không còn dính dáng gì đến vấn-đề quân-sự cả.

Nhưng có khi người cầm đầu tiểu-bang không được trọn quyền điều-khiển xã-hội và phải nể nang những kẻ chỉ-huy những bộ-lạc, thị-tộc đã họp lại thành tiểu-bang. Trong trường-hợp này, tiểu-bang được tổ-chức theo chế-độ đô-thị hay theo chế-độ phong-kiến.

Trong chế-độ đô-thị, người chỉ-huy xã-hội do những tù-trưởng, tộc-trưởng bầu lên. Ông ta nắm giữ quyền điều-khiển quân-đội. Quân-đội này có thể có tánh-cách thống-nhứt hoàn-toàn, nhưng cũng có thể lấy các bộ-lạc lảm nền tảng. Trong trường-hợp sau này, các bộ-lạc hãy còn được võ-trang.

Theo chế-độ đô-thị, quân-sĩ là những công-dân được nhà cầm-quyền chỉ-định, hoặc động-viên khi có chiến-tranh. Cũng có khi tất cả mọi công-dân đều bị động-viên và phải tại ngũ cho đến tuổi lão. Đó là qui-chế thi-hành ở Sparte ngày xưa. Nhưng dầu sao, quân-sĩ trong những đô-thị thuở trước, cũng là những công-dân và có quyền tham-dự chánh-sự. Hơn nữa, quyền hành-pháp và quyền quân-sự lại qui-tập trong tay vị thống-lãnh được bầu lên làm người chỉ-huy.

Trong chế-độ phong-kiến, người chỉ-huy là một nhà vua chia quyền với các quí-tộc. Nhà vua có thể do các nhà quí-tộc bầu lên như ở nước Ba Lan trước đây hay nước Trung Hoa trong thời-kỳ truyền- hiền. Ông cũng có thể nhờ chế-độ kế-thừa mà lên ngôi vị tối-cao trong nước. Nhưng trong trường-hợp nào, các quí-tộc cũng có ấp-địa và có quân-đội như nhà vua.

Khi nhà vua hùng-cường, các quí-tộc hoàn-toàn tuân lịnh vua, nhưng khi nhà vua suy yếu, các quí-tộc có thể không kể đến quyền vua.

Trong chế-độ này, quân-sĩ gồm những kẻ tình-nguyện phụng-sự trong quân-đội của nhà quí-tộc hay quân-đội nhà vua, nhứt là những kẻ được hưởng lộc của nhà vua hay của một quí-tộc, như các gia- thần, các hiệp-sĩ.

Khi có chiến-tranh, dân-chúng có thể bị gọi nhập-ngũ. Tuy nhiên, họ ít khi bị động-viên toàn- diện và việc tranh-đấu chỉ qui vào các quân-đội mà thôi.

Điều đáng cho chúng ta lưu-ý là chế-độ đô-thị và chế-độ phong-kiến đều có xu-hướng tiến đến chế-độ dân-chủ tập-trung. Thêm nữa, ngày xưa, sự chiến-tranh lẫn nhau giữa các tiểu-bang có thể lần lần đưa đến sự thành-lập các đế-quốc.

Đế-quốc có thể tổ-chức theo chế-độ phong-kiến hay quân-chủ tập-trung. Ngoài ra, trong đế-quốc, có thể có một giống dân làm chủ và những giống dân thuộc-địa. Cũng có khi đế-quốc gồm một chánh-quốc theo chế-độ cộng-hòa cai-trị các thuộc-địa. Đó là trường-hợp đế-quốc La-Mã lúc mới xây dựng nền bá-chủ của mình.

Trong đế-quốc, quân-đội thuộc quyền nhà vua hay người cầm đầu chánh-quốc và có thể gồm những người chuyên-môn đánh giặc mướn. Đó là những quân-sĩ chuyên-nghiệp phụng-sự kẻ trả lương cho mình. Ngoài ra, còn có những công-dân bị gọi nhập-ngũ khi có chiến-tranh. Cơ-quan cầm-quyền tự chọn lấy những quân-sĩ nhập-ngũ này, hoặc định cho mỗi thị-xã số người thị-xã phải cung-cấp  cho mình, rồi thị-xã chọn lấy người để nộp lên.

Trong chế-độ phong-kiến, các nhà quí-tộc cũng có quân-đội riêng. Khi có chiến-tranh, các nhà quí-tộc cùng với quân-đội mình đều thuộc quyền sử-dụng của nhà vua.

Dầu sao, giữa dân-chúng và quân-sĩ cũng có sự cách-biệt nhau : ngay những người dân bị gọi nhập-ngũ cũng lần lần đi xa dân-chúng. Quân-đội thành một cơ-quan riêng của nhà vua và thường bị vua dùng để đè nén dân-chúng. Khi có chiến-tranh, chỉ có quân-đội các nước là tác-chiến chống nhau, dân-chúng ít khi tham-dự cuộc chiến-đấu.

Sau cuộc Đại Cách-mạng Pháp, các dân-tộc lần lần có quan-niệm mới về quân-đội. Quân-đội không còn là cơ-quan riêng của nhà vua dùng để bảo-vệ quyền-lợi cá-nhơn hay dòng họ mình, mà là một cơ-quan của dân-tộc dùng để bảo-vệ quyền-lợi chung.

Lúc ban đầu, quân-đội tổ-chức theo lối tình-nguyện. Nhưng sau đó, người ta thêm chế-độ bắt thăm. Trong chế-độ này, nhiều hạng người có thể được miễn-dịch, và những người bắt nhằm những lá thăm chỉ-định mình tùng-ngũ có thể mướn người khác đi thay.

Nhưng vì phãi gia-tăng quân-số để đối-phó với tình-thế, nhiều dân-tộc đã phải thi-hành chế-độ cưỡng-bách tùng-quân và thiết-lập các ngạch quân-sĩ trừ bị phụ thêm vào quân-đội chuyên-nghiệp. Thời bình chỉ có quân-đội chuyên-nghiệp và những người đứng tuổi tùng-quân được gọi nhập-ngũ để tập-luyện và có mặt trong cơ-ngũ. Nhưng khi có chiến-tranh, tất cả các công-dân đủ sức tùng-quân đều bị động-viên.

Chế-độ cưỡng-bách tùng-quân lần lần tràn khắp nơi các nước. Ngay đến những nước theo lối tổ-chức độc-tài cũng thi-hành chế-độ quân-đội quốc-gia để có một lực-lượng hùng-hậu. Bù lại, mốt số nước theo chế-độ dân-chủ như Anh, Mỹ không thi-hành chế-độ cưỡng-bách tùng-quân.

Từ thế-kỷ thứ 20, những cuộc chiến-tranh thường có tánh-cách toàn-diện. Ngoài những người bị động-viên phải trực-tiếp phụng-sự trong quân-đội, toàn dân còn bị huy-động trong những cơ-quan phụ-thuộc như cơ-quan y-tế, những cơ-quan lo việc tiếp-tế và phòng-thủ hậu-phương.

Xét sơ qua sự tiến-triển của tổ-chức quân-đội trong nhơn-loại, ta có thể thấy rằng xã-hội cổ-sơ, quân là dân và dân là quân. Quyền-lợi của dân và quân hoàn-toàn tương-hợp nhau vì người dân đã đứng ra làm quân-sĩ để bảo-vệ quyền-lợi của chính mình.

Các xã-hội tiểu-bang, phong-kiến và đế-quốc có một tánh-cách hoàn-toàn trái ngược lại: quân-đội cách-biệt hẳn với dân và thành ra tay sai của nhà vua hay bọn quí-tộc. Trừ ra những lúc họ chiến-đấu với ngoại-tộc để binh vực nền độc-lập của tổ-quốc, quân-đội ít được dân-chúng ưa thích, mặc dầu có thể làm cho họ sợ hãi.

Trong những xã-hội cận-đại, quân-sĩ có thể là nhơn-viên chuyên-nghiệp hay là dân-chúng bị động-viên. Thường họ là cơ-quan để bảo-vệ quyền-lợi quốc-gia và được dân-chúng mến nhiều hơn.

Một dân-tộc muốn sinh-tồn trong thế-giới hiện-tại cần phải có một quân-đội hùng mạnh. Vì lẽ cuộc chiến-tranh từ thế-kỷ này trở đi lần lần có tánh-cách toàn-diện, các dân-tộc, nhứt là dân-tộc nhược tiểu, phải làm thế nào để biến tất cả mọi công-dân của mình thành những chiến-sĩ tranh-đấu cho quyền-lợi chung.

Muốn cho sự cưỡng-bách tùng-quân có hiệu-lực tối-đa, sự  đào-luyện thể-chất của trẻ con phải được chăm-chú đến một cách đặc-biệt để người nào cũng có thể trở thành chiến-sĩ. Những cơ-quan lo việc tuyển-mộ quân-sĩ và động-viên các công-dân phải dùng những phương-pháp khoa-học để tìm biết năng-lực từng người hầu bổ-nhiệm họ trong những đơn-vị có thể ích-dụng năng-lực ấy đến triệt-để.

Sự  đào-luyện tinh-thần cho quân-sĩ phải được đặc-biệt chú-ý, để một mặt tăng-cuờng một ý-chí chiến-đấu, một mặt để tạo ra giữa dân với quân một bầu không khí thân-ái cần-thiết cho sự cộng-tác chống địch-quân.

Sau hết, tất cả những cơ-quan hoạt-động trong nước đều phải được hướng đến chỗ tăng-cường lực-lượng vật-chất và tinh-thần của dân-tộc. Những nền kỹ-nghệ cần-yếu cho sự quốc-phòng nếu không quốc-hữu-hóa, cũng phải đặt dưới sự điều-khiển chặt chẽ của chánh-phủ.

7.- Vấn đề chỉ huy dân tộc

a)- Những người ưu tú

Xã-hội nào cũng có nhiều hạng người tài đức khác nhau. Một số ít trội hơn đại chúng về tài, về đức hay về cả tài lẫn đức lập thành hạng ưu-tú của dân-tộc.

Chánh-thức hay bán chánh- thức, gián-tiếp hay trực-tiếp, hạng ưu-tú đóng vai tuồng quan-trọng trong xã-hội. Họ có thể nắm chánh-quyền và trực-tiếp cai-trị dân-chúng. Họ có thể chỉ là người thường dân, nhưng được đồng-bào kính nể trọng-vọng và có một ảnh-hưởng tinh-thần rất mạnh đối với đại- chúng. Họ cũng có thể chỉ là những người chỉ sống một cách tối tăm, không ai biết đến, nhưng lại hoài-bão một lý-tưởng cao rộng và chuẩn-bị những cuộc biến-động lớn-lao bằng những phương-pháp hòa-bình hay bằng bạo-lực.

Những người ưu-tú nắm được chánh-quyền mà nhiều năng-lực thì quốc-gia được thạnh-vượng. Hạng ưu-tú được dân-chúng tôn-trọng mà tài giỏi thì xã-hội an-ổn. Những kẻ ưu-tú chủ-trương cải-tổ xã-hội mà có một nhãn-quan chánh-trị sáng suốt rộng-rãi thì xã-hội được tiến-hóa.

Trái lại, những người cầm đầu mà kém quá thì quốc-gia suy-đồi. Những kẻ được thiên-hạ trọng-vọng mà dở thì xã-hội đổ nát, những người chủ-trương cải tổ xã-hội mà mù tối thì dân-chúng phải thoái-hóa.

Như vậy, những người ưu-tú có một ảnh-hưởng rất lớn đối với xã-hội. Họ tiêu-biểu cho ý-thức của dân-tộc. Chính họ điều-khiển quan-năng biến-cải của dân-tộc, giúp dân-tộc sử-dụng sức mạnh của mình. Cũng như một người ốm yếu nhưng khôn ngoan có thể thắng được một người to lớn mà ngu đần, một dân-tộc ít lực-lượng nhưng được những người tài giỏi chỉ-huy có thể thắng được một dân-tộc nhiều lực-lượng nhưng lại do những người thiếu năng-lực điều-khiển.

Vấn-đề ưu-tú, xem thế, là vấn-đề quan-trọng bậc nhứt, có thể bảo là một vấn-đề sống chết của dân-tộc. Phê-bình Nghiêm Quan, người Tàu ngày xưa đã bảo đó là một sợi tơ mà treo được chín vạc (nhứt ty phù cửu đỉnh), ý bảo rằng riêng đức-hạnh một cá-nhơn mà lại giữ cho cả một triều-đại, một xã-hội được ổn-định. Gần đây, Staline cũng bảo «Sự thắng hay bại của chủ-nghĩa cộng-sản phần lớn do nơi cán-bộ». Vậy, chính những người duy-vật cũng phải công-nhận sự quan-trọng của những người ưu-tú, mặc dầu lý-thuyết họ phủ-nhận kẻ anh-hùng.

Trong khi luận về sự tổ-chức chánh-trị của dân-tộc, ta đã nhận thấy rằng chánh-thể một nước hay dở một phần do nơi người thi-hành nó. Hơn nữa, trong lịch-sử các nước, những bậc anh-hùng vĩ-nhơn đã đóng một vai tuồng trọng-hệ ; hầu hết những huân-công, tuấn-nghiệp của một dân-tộc đều dính dáng đến cá-nhơn một vị anh-hùng. Tự-nhiên là người anh-hùng muốn thành-công phải có những điều-kiện vật-chất cần-thiết. Không có quân-đội thiện-chiến, không được dân ủng-hộ, Trần Quốc-Tuấn hẳn đã không thắng được quân Nguyên. Nhưng với quân-đội cùng dân-chúng ấy mà quyền-bính nằm trong tay Trần Ích-Tắc hay Trần Nhựt Hiệu, chắc chắn nước Việt-nam lúc ấy đã lọt vào vòng thao- túng của Thoát Hoan rồi.

Vai tuồng trọng-yếu của người ưu-tú, tất cả các xã-hội đều nhận thấy. Do đó, mỗi chế-độ chánh-trị đều cố-gắng hướng sự giáo-dục đến chỗ  đào-luyện những người ưu-tú theo quan-niệm mình. Những chế-độ mới thiết-lập lại còn tìm cách hủy-diệt hạng người ưu-tú của xã-hội cũ, nếu không có thể cải-hóa

họ được. Những nhà cầm-quyền phát-xít, quốc-xã, cộng-sản đều nghĩ cách  đào-luyện công-dân từ lúc hãy còn bé bỏng để tạo những người ưu-tú theo quan-niệm mình.

Vì sự quan-trọng của người ưu-tú, vì xã-hội nào cũng cố-gắng  đào-luyện những người ưu-tú theo khuôn khổ mình, trong xã-hội bình-thường cũng như trong xã-hội bất-thường, vấn-đề ưu-tú trở thành vấn-đề chỉ-huy. Trong trường-hợp, những người lưu-tâm đến vấn-đề sinh-tồn của dân-tộc không thể không chú-ý đến vấn-đề ưu-tú.

Nói một cách khái-quát thì người ưu-tú là người có tài  có đức. Nhưng từ trước đến nay, người ta đã có nhiều quan-niệm rất khác nhau về vấn-đề người ưu-tú. Trong lịch-sử nhơn-loại, ta thấy có nhiều hình bóng người ưu-tú, khác nhau không những từ xã-hội này sang xã-hội nọ, mà còn từ thời-đại này sang thời-đại kia nữa. Có khi, trong một xã-hội, lại có nhiều hạng người ưu-tú khác nhau đồng-thời xuất-hiện.

Việc khảo-sát hết các hạng ưu-tú của xã-hội và mọi thời-đại là công việc đòi hỏi rất nhiều tài- liệu và thì giờ nghiên-cứu. Nó hết sức thích-thú, nhưng không cần-thiết lắm ở đây. Để có một quan-niệm đúng đắn về người ưu-tú, chúng ta chỉ cần xét qua một vài hình bóng người ưu-tú có tánh-cách tiêu-biểu hơn cả.

Trong các xã-hội cổ-sơ, người được cho là ưu-tú thường là người mạnh bạo, có sức vóc lực- lưỡng, lại có tài-năng trong sự tranh-đấu bằng võ-lực. Ngoài ra, họ còn phải có năng-lực điều-khiển mọi người trong đoàn-thể mình khi có cuộc tranh-chiến với các đoàn-thể khác. Nói một cách khác, người ưu-tú là người chiến-sĩ hoàn-toàn.

Quan-niệm ưu-tú này kéo dài cho đến một thời-đại khá lâu về sau. Ngưòi Hy-lạp hết sức tôn-trọng những lực-sĩ và nâng cao thể-dục lên địa-vị tôn-giáo. Người của dân đô-thị Sparte thiên về chủ-trương này một cách hết sức rõ rệt. Sự giáo-dục của họ hướng đến mục-đích  đào-luyện mọi người thành những chiến-sĩ hoàn-toàn. Không những tập cho trẻ con được mạnh khỏe, biết võ-nghệ, cho dạy chúng học về binh-pháp, và tập cho chúng biết tự mình đối-phó với mọi hoàn-cảnh nguy-biến.

Đời trung-cổ, hạng người được trọng-vọng nhứt ở đất Âu-châu phong-kiến là những nhà hiệp- sĩ. Đó là con cháu những nhà quí-tộc, nhưng không thích cuộc đời nhàn-hạ, định-cư, mà thích cuộc đời phiêu-lưu mạo-hiểm. Họ đi khắp đó đây, đem tài-lực ra cứu giúp dân-chúng. Họ phải luôn luôn tuân theo những điều-luật danh-dự của đoàn-thể họ và xem việc « tế khổn phò nguy » là một sanh-thú.

Khi chế-độ phong-kiến Âu-châu lần lần biến-chuyển để tiến đến chế-độ quân-chủ tập-trung, những nhà hiệp-sĩ châu-du thiên-hạ không còn nữa. Hạng ưu-tú trong mỗi nước là những nhà quí-tộc có tước-vị, được hưởng nhiều đặc-quyền. Chế-độ quí-tộc Âu-châu dựa vào nguyên-tắc thế-tập, nhưng những nhà quí-tộc không phải chỉ vì chỗ mình là con nhà quí-tộc mà được tôn-trọng. Muốn khỏi bị người khinh-bỉ, họ phải can-đảm, sẵn sàng hy-sanh tánh-mạng cho nhà vua. Họ cũng phải trọng danh- dự và khi cần thì dám lấy máu để bảo-vệ danh-dự mình.

Ở Trung-Hoa và các nước chịu ảnh-hưởng Nho-giáo, hạng ưu-tú trong thời-kỳ tập-quyền là người quân-tử. Đó là người có học đạo thánh-hiền, rèn luyện lòng mình cho ngay thẳng, trong sạch, lúc nào cũng chỉ biết có nhiệm-vụ, không tham sang giàu, không đổi chí vì sự nghèo hèn, không khiếp- phục oai-võ, cư-xử lúc nào cũng theo qui-phạm, khi xã-hội hữu-đạo thì đứng ra giúp đời, khi thiên-hạ vô-đạo thì lấy việc dạy đời để duy-trì chánh-đạo làm lý-tưởng.

Ở hai châu Âu Mỹ, trong thời-kỳ cơ-giới vừa xuất-hiện và phát-triển, hạng ưu-tú là những thương-gia và kỹ-nghệ-gia tiền-phong. Đó là hạng người có óc mạo-hiểm, có tài tháo-vát, tổ-chức hay, chế-biến giỏi.

Trong những xã-hội đã ổn-định và tiến đến một trình-độ văn-minh khá cao, vai tuồng ưu-tú lại thuộc về những người trí-thức, những nhà bác-học. Họ là những người học giỏi, đổ bằng-cấp cao.

Những hạng người nêu ra trên đây chỉ là một vài hình bóng ưu-tú rõ rệt chớ không phải là tất cả. Trong lịch-sử dài dặc của nhơn-loại, những quan-niệm về những người ưu-tú, còn nhiều hơn và phức-tạp hơn. Tuy thế, riêng những hình bóng người ưu-tú rõ rệt trên đây cũng đã cho ta thấy và nguyên-tắc chánh-yếu về vấn-đề này.

Trước hết, ta có thể nhận thấy rằng những ưu-tú của các xã-hội khác nhau là vì sự cần dùng của những xã-hội ấy không giống nhau.

Trong xã-hội cổ-sơ, các đoàn-thể chiến-đấu nhau một cách mãnh-liệt và tàn-khốc. Mà trong những cuộc chiến-đấu ấy, sự thắng-lợi thường về với kẻ có sức mạnh thể-chất, đồng-thời có mưu-mô và can-đảm. Do đó, hạng người vặm vỡ, gan ruột, có tài quân-sự, có sức mạnh, được xem là hạng ưu-tú của xã-hội.

Trong thời-kỳ phong-kiến xã-hội đã mở rộng ra, và trình-độ chung đã được nâng cao rồi. Sự tranh-đấu với xã-hội khác đã mất tánh-cách thường-trực. Nhưng bên trong, sự an-ninh chưa thực-hiện được hoàn-toàn, vì các chúa phong-kiến mỗi người hùng-cứ một phương, bóc lột hà-hiếp dân-chúng. Ngoài ra, bọn trộm cướp cũng đông đảo, phá hại xóm làng. Trong tình-cảnh đó, những người hiệp-sĩ có sức khỏe, lại phơi thân ra che chở cho dân-chúng tất được xem là hạng người hữu-ích nhứt và cố- nhiên thành ra hạng ưu-tú trong xã-hội.

Đến lúc quyền-hành qui-tập về tay một nhà vua, tình-thế lại biến đổi đi. Ở Âu-châu các quốc-gia thành-lập và cạnh-tranh nhau, nhưng bên trong quốc-gia, xã-hội đã ổn-định lại. Những phần-tử phá rối cuộc trị-an phần lớn đều bị loại-trừ. Do đó, ưu-tú là hạng người can-đảm, nhưng biết tuân kỷ-luật của nhà vua, và là tay sai đắc-lực của nhà vua trong việc mở rộng thế-lực quốc-gia.

Ở Á-châu, khi chế-độ quân-chủ tập-trung được thiết-lập, xã-hội đã ổn-định, nhưng nguyên-tắc quí-tộc thế tập đã bị đánh đổ, đồng-thời, lý-tưởng bình thiên-hạ lan rộng khắp nơi. Nhà vua Trung Hoa được công-nhận là vị chúa tể toàn-quyền. Do đó, người ưu-tú là người quân-tử, nhưng người quân-tử này không còn là « con vua » như ngày xưa, mà là người có học đạo Nho và đủ sức giúp nhà vua giữ trật-tự trong xã-hội bằng đạo-đức.

Thời-đại hiện-kim là thời-đại khoa-học. Việc kỹ-nghệ hóa quốc-gia nâng cao đời sống chung về mặt vật-chất được mọi dân-tộc chăm chú đến, và người ưu-tú phải là người, hoặc bằng sự tìm tòi khảo- cứu, hoặc bằng những kế-hoạch tổ-chức, hoặc bằng sự dinh-nghiệp, đã đóng vai tuồng chủ-động trong cuộc cải-hoán xã-hội.

Nói tóm lại, người ưu-tú thật ra chỉ là người có đức-tánh cần-thiết cho dân-chúng một xã-hội trong một thời-kỳ nhứt-định. Khi tình-thế biến đổi, sự cần dùng của xã-hội hóa ra khác, những đức-tánh được xem là cần-thiết trước kia có thể không còn thích-hợp nữa, và những người có những đức-tánh ấy chẳng những không được trọng-vọng mà còn có khi lại bị chê cười.

Trong những xã-hội văn-minh, những con người to lớn vặm vỡ không được xem hơn kẻ khác. Trái lại, nhiều khi người ta còn cho họ là thô kệch cũng nên. Với chế-độ quân-chủ tập-trung, xã-hội đã ổn-định, trộm cướp và ác bá không còn hoành-hành nữa, những nhà mang kiếm ôm giấc mộng hiệp-sĩ đi châu-du thiên-hạ không được dân-chúng tôn-trọng mà có thể còn bị biếm nhẻ.

Nhà văn-hào Tây-Ban-Nha Cervantès đã mô-tả trong quyển Don Quichotte tất cả những cái lố- bịch của một anh chàng hiệp-sĩ sanh lỗi thời. Giả-sử sống một vài trăm năm trước, Don Quichotte hẳn đã được kính nể như bất cứ một nhà hiệp-sĩ nào. Nhưng vì đi châu-du thiên-hạ trong lúc xã-hội đã thái-bình, ông ta chỉ có thể đánh nhau với cái cối xay gió và đàn cừu, và thành ra một trò cười cho thiên-hạ.

Trong xã-hội Việt-Nam đầu thế-kỷ 20, những nhà Nho ốm yếu, móng tay dài một tấc, vẻ ẻo lả, trói gà không chặt, không còn là những bực đạo cao đức trọng làm khuôn vàng thước ngọc cho dân-chúng. Họ chỉ còn là những kẻ bất-đắt-chí, sống lỗi-thời, nếu không phải là những nhơn-vật  cố nắm lại thời xưa và bị cho là hủ-lậu. Bài thơ « Ông đồ » của Vũ Đình Liên gợi cho ta sự thương-hại hơn là lòng mến phục những kẻ tiêu-biểu cuối cùng cho một hạng người ngày xưa được tôn làm hạng ưu-tú của nước ta.

Mặc dầu quan-niệm của người về hạng ưu-tú ngày xưa đến nay có rất nhiều, ta có thể phân những người được xem là ưu-tú ra làm hai hạng : những người hoạt-động và những người thụ-động.

Những người ưu-tú thuộc hạng hoạt-động xoay sự tác-động ra phía ngoài thân mình. Họ là những kẻ can-đảm, xốc vác, cương-quyết, có một nghị-lực vô-biên. Họ lúc nào cũng sẵn sàng chiến-đấu và rất thích sự phiêu-lưu mạo-hiểm. Càng gặp khó khăn họ lại càng nhứt-định tiến lên.

Tuy thế, hạng người này lại có những tật xấu của kẻ ham hoạt-động: họ rất tham quyền-tước, ưa danh-vọng. Vốn xem thường tánh-mạng của chính mình, họ ít khi trọng tánh-mạng kẻ khác. Họ nhiều khi rất tàn-nhẫn và rất gắt gao với kẻ dưới tay.

Những người thuộc hạng thụ-động là những kẻ thanh-liêm trong sạch, luôn luôn kềm chế lấy mình. Họ xem danh lợi như bọt nước và lấy việc đánh đổ những dục-vọng của riêng mình làm mục- tiêu chánh-yếu của đời mình. Họ ăn ở có độ-lượng với kẻ khác và dễ dãi, mềm mỏng với mọi người. Nhưng bù lại, họ có thể là những kẻ nhút nhát, không cương-quyết. Họ không có chí bay nhảy và khép tư-tưởng chí-khí họ trong một vòng trời nhỏ hẹp.

Đọc lịch-sử các vĩ-nhơn anh-hùng trong thế-giới từ xưa đến nay, ta có thể nhận thấy rằng họ thường chỉ có một trong hai loại đức-tánh hoạt-động và thụ-động trên đây.

Những bực anh-hùng xuất-thân trong thời loạn là những người có đức-tánh và tật xấu của kẻ ưa hoạt-động. Nhơn-vật tiêu biểu xứng đáng nhứt cho họ là ông Trần Thủ-Độ nước ta.

Ai có đọc Việt-sử cũng nhận thấy rằng Trần Thủ-Độ là một người rất mực gian-hùng, tàn-ác. Không những âm-mưu cướp ngôi về cho cháu mình, ông còn tàn-sát cả tôn-thất nhà Lý và không ngần ngại có những hành-vi làm đảo lộn cang-thường để củng cố địa-vị của dòng họ mình. Nhưng con người tàn- nhẫn vô-lương ấy đã tỏ ra mình có một tinh-thần sắt đá trước những kẻ ngoại-xâm.                                                                                                          Chính sự cương-quyết của ông đã giúp nhà Trần thắng được quân Nguyên lần thứ nhứt để bảo-toàn nền độc-lập của nước nhà.

Tất cả những vị anh-hùng trong lịch-sử tự-nhiên không phải đều tàn-nhẫn như Trần Thủ-Độ. Tuy thế, lòng ham danh-vọng quyền-thế của họ đã đưa họ đến việc giết hại nhiều người khác.

Vua Lý Thái-Tổ đã giết nhiều vị công-thần như Trần Nguyên-Hãn, Phạm Văn Xảo, vua Quang- Trung đã giết Võ Văn Nhâm, Nguyễn hữu Chỉnh, vua Gia-Long giết Đỗ thanh-Nhơn, Nguyễn Văn Thành với những bằng cớ vu vơ. Vua Tống Thái-Tổ đã đang tâm chém đầu người bạn hàn-vi của mình là Trịnh-Ân.

Trong tiểu-sử những bực anh-hùng trên đây, người ta đã nhấn mạnh trên công-nghiệp họ mà bỏ qua những việc làm bất-nhơn đi. Ta có thể xem công họ nhiều hơn lỗi họ. Tuy nhiên, ta không thể mù quáng, cho rằng họ là những bậc hoàn-toàn.

Trong thời-kỳ xã-hội thái-bình, những hạng người hoạt-động này rất khó khép mình vào khuôn khổ. Họ trở thành những kẻ phá rối trật-tự. Họ là những anh-hùng lục-lâm của xã-hội Trung Hoa, hạng « anh chị » của xã-hội nước ta thời Pháp thuộc, hạng « găng tơ » (gangster)  của xã-hội Mỹ.

Đến lúc xã-hội rối loạn, họ lại có dịp phụng-sự xã-hội và có thể trở thành những vị anh-hùng. Lịch-sử Trung-Hoa đã cho ta thấy điều này một cách rõ ràng. Bọn Tần Thúc-Bảo, Trình Giảo Kim sở-dĩ thành ra những bậc anh-hùng là vì sanh trong một thời-kỳ chuyển-biến loạn-lạc và may mắn phụng-sự được một nhà vua sáng-lập một triều-đại mới. Nếu sanh nhằm thời bình, họ bất quá cũng chỉ là hạng thảo-dã lục-lâm, nhiều lắm trở thành những tướng cướp ít bị dân-chúng thù ghét như bọn Lương-sơn- Bạc mà thôi. Trong cuộc kháng-chiến của Pháp, ta đã có thấy nhiều người bất-lương tham-dự và những người này nhiều khi đã lập được công-nghiệp rực rỡ. Đến khi thái-bình trở lại, những vị anh-hùng này lắm khi đâm ra làm bậy và chánh-phủ phải buộc lòng trừng-trị họ.

Trái lại, trong thời-kỳ thái-bình này, những người có đức-tánh thụ-động có dịp trổ tài. Họ tuân theo pháp-luật và bắt buộc mọi người khác tuân theo pháp-luật như mình. Nhưng họ thường hay nhút nhát không dám cương-quyết tranh-đấu, hoặc không có tài chế-biến để ứng-phó với nghịch-cảnh.

Lúc xã-hội qua những nỗi khó khăn, hạng thụ-động này không còn có thể phụng-sự một cách đắc-lực nữa. Chu văn An, La-Sơn phu-tử là những bậc đức-hạnh cao chói một thời. Nhưng thử hỏi họ đã làm được những gì để phụng-sự quốc-gia khi quốc-gia rối loạn.

Trước những nguy biến to lớn, những người có đức-tánh thụ-động tất-nhiên không thể cứu được dân-tộc. Các nhà Nho của triều Tự-đức thật là những người rất tốt : Phan Thanh-Giản, Hoàng Diệu đều là những viên quan mẫn-cán, thanh-liêm. Nhưng trước sự xâm lấn của người da trắng, họ đã chịu khoanh tay bất-lực.

Như vậy, những anh-hùng vĩ-nhơn thật-sự không phải là những người hoàn-toàn. Họ có những đức tốt và những tật xấu, và thường chỉ có một loại đức-tánh hoạt-động hay thụ-động.

Những người ưu-tú hoàn-toàn không phải là người gồm cả hai loại đức-tánh trên đây. Người xưa đã cố-gắng tạo ra hạng ưu-tú đó. Nho-giáo đã chủ-trương « Sĩ khả bá vi » và đã cố  đào-luyện những hạng nho-sĩ có tinh-thần hoạt-động. Nhưng thật-sự, những người hoàn-toàn như thế rất hiếm.

Trong lịch-sử nước ta, họa ra chỉ có Tô Hiến Thành, Trần Quốc-Tuấn là có thể được xem là gồm những đức-tánh hoạt-động và thụ-động : vừa hăng hái làm việc xã-hội, vừa tự kềm chế lấy mình để tránh sự lạm-quyền và hiếp-đáp dân-chúng.

Nhưng mặc dầu sự bao gồm cả những đức-tánh hoạt-động và thụ-động là một việc khó thực-hiện, một dân-tộc muốn sinh-tồn cũng phải lấy nó làm cứu-cánh trong sự giáo-dục của mình. Sự giáo-dục này phải hướng đến chỗ phát-triển những đức-tánh hoạt-động, hăng hái cần-thiết, đồng-thời cố mở mang ý-thức xã-hội của người để cho họ có một thái-độ thích-hợp đối với người khác.

b)- Vấn đề tuyển trạch người chỉ huy

Như ta đã thấy, vấn-đề ưu-tú cũng là vấn-đề chỉ-huy. Nó hết sức quan-trọng đối với sự tồn-vong của dân-tộc. Chính người chỉ-huy là kẻ vận dụng lực-lượng dân-tộc trong sự tranh-đấu.

Nếu họ tài giỏi, lực-lượng dân-tộc có thể thống-nhứt và được dùng một cách khéo léo với một hiệu-quả tối-đa để đối-phó lại các địch-thủ. Trái lại, nếu họ không khéo léo, lực-lượng dân-tộc bị chia rẽ hay không thể vận-dụng hết, hoặc bị sử-dụng một cách sai lầm thì dân-tộc rất khó nắm phần thắng-lợi.

Trong thời-kỳ thái-bình, sự khó khăn không có mấy, một người chỉ-huy trung-bình có thể làm việc trôi chảy được và không kém người chỉ-huy nhiều năng-lực bao nhiêu. Nhưng khi quốc-gia gặp nguy-biến, những sự khó khăn phát-hiện nhiều, và giá-trị cao thấp của những kẻ chỉ-huy mới bày ra rõ rệt. Chính trong thời-kỳ  loạn-lạc mới có những bực đại-anh-hùng giúp dân cứu nước ra đời.

Ta có thể xem những người chỉ-huy như là một chỉ-số đặt bên số biểu-hiệu lực-lượng dân-tộc. Chỉ số ấy càng cao thì lực-lượng dân-tộc càng to mạnh và sự thắng-lợi của dân-tộc càng chắc chắn.

Đứng về mặt tổ-chức mà nói, vấn-đề quan-trọng hơn hết cho dân-tộc là vấn-đề tuyển-trạch những người chỉ-huy về phương-diện chánh-trị.

Nhưng mặc dầu có nhiều hình-thức khác nhau, sự tuyển-trạch những người cầm-quyền trong một dân-tộc có thể qui về mấy lối chánh. Những người ưu-tú có thể tự mình cướp lấy chánh-quyền bằng võ-lực hay bằng mưu mẹo. Đó là trường-hợp những nhà chinh-phục, những nhà cách-mạng. Nhưng đó là trường-hợp bất thường. Trong trường-hợp bình-thường, những người cầm-quyền theo khuôn khổ xã-hội mà đạt địa-vị mình.

Trong những xã-hội phong-kiến và quân-chủ chuyên-chế, sự tuyển chọn người chỉ-huy theo nguyên-tắc huyết-thống. Người ta cứ chiếu lệ cha truyền con nối mà chỉ-định những người nắm giữ những chức-vụ chánh-yếu trong quốc-gia.

Chế-độ quí-tộc trên này thật ra cũng có chỗ hay. Những nhà quí-tộc nhờ địa-vị ưu-thắng của mình và những truyền-thống của gia-đình mà phát-triển được tài-năng và có thể giúp ích cho dân-tộc rất nhiều. Phần lớn những chánh-khách nước Anh, ngay đến thế-kỷ thứ 20, đều do hạng quí-tộc mà xuất-thân.

Tuy nhiên, chế-độ quí-tộc cũng có thể đưa đến nhiều họa-hại. Cuộc đời an-nhàn trưởng-giả của nhà quí-tộc thường làm cho họ hủ-hóa đi.  Hậu-duệ những vị anh-hùng có thể tham vui mà mất đi những đức-tánh tranh-đấu, mất óc chế-biến, lòng hăng hái, tinh-thần phụng-sự của tổ-tiên họ. Họ lại thường sống xa dân-chúng thái-quá và không thể thấy rõ nỗi khổ của hạng nghèo khó.

Một mặt khác, đặc-quyền những nhà quí-tộc lại làm cho những người bình-dân có tài-năng không thể tham-dự chánh sự. Sự bất-bình-đẳng nhơn-tạo hiện ra quá rõ rệt. Sự sinh-tồn của mọi người không bảo-đảm được. Xã-hội vì thế mà mất sự đoàn-kết và sanh ra rối loạn liên-miên.

Muốn tránh những nạn trên này, người Anh đã phải tổ-chức sự giáo-dục các nhà quí-tộc một cách nghiêm-khắc. Các trường học của họ cố mở mang thể-dục thể-thao và làm phát-triển các đức-tánh chiến-đấu của các nhà quí-tộc trẻ tuổi. Hơn nữa chế-độ học-đường hướng rất nhiều đến sự  đào-luyện tánh-khí. Các nhà quí-tộc Anh do đó mà có nhiều năng-lực để phụng-sự quốc-gia.

Tuy thế, số quí-tộc tham vui sa ngã cũng nhiều. Và chế-độ chánh-trị Anh lần lần phải mở rộng ra cho người bình-dân tham-gia việc điều-khiển chánh-sự. Thêm nữa, chánh-sách quí-tộc-hóa những người bình-dân có nhiều công-nghiệp của Hoàng-gia Anh đã mang đến cho quí-tộc Anh một nguồn sanh-khí mới.

Nói một cách khái-quát thì quí-tộc Anh hãy còn xứng đáng với ngôi-vị mình. Tuy thế, trường-hợp này là một trường-hợp hiếm hoi và việc chọn lựa hạng chỉ-huy theo nguyên-tắc huyết-thống không còn có thể áp-dụng được trong thế-giới ngày nay. Ngay các nhà quí-tộc Anh hiện thời có nắm được quyền-thế thì cũng nhờ sự cố-gắng của họ để cạnh-tranh với các chánh-khách khác chớ không phải nhờ họ là quí-tộc.

Xã-hội quân-chủ Trung-Hoa ngày xưa đã dùng lối thi-cử mà tuyển chọn nhơn-tài ra giúp nước. Những người bình-dân có năng-lực có thể nhờ đường khoa-cử mà đứng ra gánh vác việc ích-lợi chung.

Chế-độ chọn người chỉ-huy bằng khoa-cử kể ra cũng có chỗ hay. Nó có tánh-cách công-bằng hơn chế-độ quí-tộc vì nó dựa vào tài-năng cá-nhơn và vào trí-thức của con người. Nó có thể khuyến thanh-niên học hỏi và đưa ra những người có tài lên những chức-vụ quan-trọng trong nước. Vì những ưu-điểm của nó, chế-độ khoa-cử lần lần lan rộng ra và các dân-tộc văn-minh hiện giờ đều dựa vào khoa-cử một phần nào để tuyển-chọn những nhơn-viên chánh-phủ.

Tuy thế, chế-độ khoa-cử cũng có nhược-điểm. Những người theo chế-độ khoa-cử mà xuất-thân thường là những người có đức-tánh thụ-động. Họ có học hỏi thật đấy, nhưng sự học hỏi của họ không mấy khi được thực-tiễn. Hơn nữa, khi đã  bị nhào nắn từ bé vào một khuôn khổ, họ có xu-hướng theo khuôn khổ đó và không có một cái nhìn khái-quát giúp cho người nhận-thức được sự thật phức-tạp của cuộc đời, nhứt là trong thời-kỳ rối loạn hay chuyển tiếp. Nhiều người đã lên tiếng chỉ-trích chê đè những nhà trí-thức khép mình trong văn-phòng mà lãng quên thực-tế, cho họ là những kẻ vô-dụng cho sự sinh-tồn chung.

Thật-sự thì trong thời-đại thái-bình, phương-pháp khoa-cử đã đưa nhiều người tốt ra nắm chánh-quyền trong nước. Nhưng trong thời-loạn những phần-tử này lại hay làm hỏng việc, di-hại cho quốc-gia. Nếu sự giáo-dục và khoa-cử lại hướng về từ-chương, về sự mở mang ký-ức, hay không lưu- tâm đến đức-hạnh, như trong trường-hợp nước ta trước đây, những mối hại trên này lại còn rõ rệt hơn nữa. Như vậy, khoa-cử chỉ có thể giúp ta chọn lựa những nhơn-viên chuyên-môn một cách đúng đắn, chớ không thể giúp ta chọn lựa những nhơn-viên chỉ-huy tài-cán cho cuộc tranh-đấu sinh-tồn không ngừng của dân-tộc.

Những nhà độc-tài của thế-kỷ 20 không tin cậy nơi những nhà trí-thức do khoa-cử mà xuất-thân. Hitler cũng như Staline đều tỏ vẻ khinh-thị những nhà trí-thức. Do đó, họ chọn những người chỉ-huy trong số những kẻ thân-tín, hoặc những đồng-chí trong đảng họ. Hitler chỉ tin cậy đảng-viên quốc-xã, Mussolini chỉ trọng những đảng-viên phát-xít, các lãnh-tụ đỏ cũng chỉ dùng đảng-viên cộng-sản ở các cấp chỉ-huy.

Những đảng-viên các chánh-đảng này thường là những người ham hoạt-động, có thành tích tranh-đấu, lại được huấn-luyện theo một chủ-nghĩa chánh-trị và hướng đến một chế-độ xã-hội mà họ cho là lý-tưởng. Họ nhơn danh lý-tưởng họ mà bắt buộc dân-chúng theo mình.

Trong trường-hợp chánh-đảng nắm chánh-quyền thật-tâm phụng-sự dân-tộc và chủ-nghĩa họ đúng đắn, thiết-thực, phương-pháp tuyển chọn chỉ-huy này đưa đến nhiều kết-quả tốt vì tất cả mọi người đều phải tuân theo kỷ-luật chung của đảng và hành-động họ đều nhắm vào mục-đích chung.

Nhưng nếu các nhà lãnh-tụ của chánh-đảng cầm-quyền quá kiêu-căng hay có tham-vọng riêng, nếu chủ-nghĩa ông ta phụng thờ quá viễn vông, hướng đến những không-tưởng không thực-hiện được, toàn-lực của dân-tộc có thể bị dùng vào một cách tranh-đấu quá sức của dân-tộc và có thể làm cho dân-tộc suy-vi.

Một mặt khác, nếu những nhơn-viên các đảng-phái có những đức-tánh của người ham hoạt-động, họ cũng có những tật xấu của kẻ ham hoạt-động. Khi được trọn quyền điều-khiển xã-hội, họ không khỏi đi đến chỗ uy-hiếp bóc lột dân-chúng. Vả lại, chế-độ tuyển lựa người chỉ-huy qua các đảng-phái lại ngăn cản người có tài trong dân-chúng lên những địa-vị chỉ-huy. Nó cũng như chế-độ quí-tộc và có tánh-cách quá bất-công làm quần-chúng bất-bình.

Trong xã-hội dân-chủ, hạng chỉ-huy được tuyển lựa bằng lối phổ-thông đầu-phiếu. Để cho dân-chúng tự chọn lấy người tài-đức ra thay thế cho mình gánh vác việc công-ích thì công-bằng hơn cách tuyển lựa chỉ-huy kể trên đây. Do dó, phương-pháp tuyển-trạch người chỉ-huy bằng lối phổ thông đầu-phiếu rất được nhiều người tán-thành.

Nhưng không kể những sự cạnh-tranh đảng-phái, những cuộc vận-động và âm-mưu cá-nhơn trong mùa tuyển-cử làm sai lạc cả ý-nghĩa của cuộc tuyển-cử, sự chọn lựa người chỉ-huy theo lối tuyển-cử lại còn là một nhược-điểm nữa. Người cử-tri khó mà biết chơn-tướng của những ứng-cử-viên và lựa người xứng đáng nhứt để thay mặt mình. Họ chỉ có thể dựa vào sự tuyên-truyền của các ứng-cử- viên và đưa những người nói giỏi hay khéo du-nịnh quần-chúng ra nắm chánh-quyền thường hơn là người thật-tâm ái-quốc.

Tuy thế, ta phải công-nhận rằng trong tất cả những phương-pháp tuyển-trạch người chỉ-huy, chỉ có phương-pháp tuyển-cử là thích-hợp với nguyện-vọng của dân-chúng nhứt. Dân-chúng có thể lầm lạc chọn một số người chỉ-huy không xứng đáng đứng lên chỉ-huy mình. Nhưng khi sự thiếu tài hay thiếu đức của những người chỉ-huy đã hiển-hiện, họ sẽ bỏ những người ấy để chọn lựa những người khác. Vậy, sự tuyển-trạch người chỉ-huy theo phương-pháp tuyển-cử ít nhứt cũng giúp người dân thay đổi hạng chỉ-huy thiếu tài đức một cách dễ dàng. Điều này rất cần-thiết cho sự sinh-tồn của dân-tộc.

Muốn cho sự tuyển-trạch người chỉ-huy theo lối công-cử đưa đến những kết-quả tốt, dân-chúng cần phải được  đào-luyện kỹ càng về phương-diện chánh-trị. Họ phải hiểu rõ quyền-lợi và nhiệm-vụ họ, và có một ý-thức rõ rệt về sự sinh-tồn của dân-tộc, về những vấn-đề có can-hệ đến sự tồn-vong của đất nước. Có như thế, họ mới có thể phán-đoán những ứng cử viên một cách đúng đắn.

Những người được dân-chúng tín-nhiệm và đưa lên địa-vị chỉ-huy có thể là người có đức tốt và có nhiều thiện-chí, mà không có năng-lực nhiều. Dân-tộc có thể nhờ đường khoa-cử mà tuyển những nhơn-viên chuyên môn để phụ giúp những nhà cầm-quyền. Ngoài ra, những hội đảng chánh-trị có thể cung-cấp  cho chánh-quyền những vị cố-vấn chuyên khảo về những vấn-đề chánh-trị và vạch những kế-hoạch đại-cương cho chánh-phủ.

Bên cạnh những người đứng ra chỉ-huy mình trong cuộc tranh-đấu, dân-tộc còn cần dùng một số người ưu-tú khác đóng vai tuồng hướng-dẫn quần-chúng về phương-diện tinh-thần. Thật ra thì ngày xưa cũng như ngày nay, chính những nhà cầm-quyền một nước đã có ảnh-hưởng rất lớn đến tinh-thần

chung của dân-chúng. Thói quen bắt chước và lòng khâm-phục người trên của đại-chúng khiến cho họ hay noi gương người trên mà làm điều hay. Lẽ tự-nhiên khi người cầm-quyền không có đức tốt, dân-chúng cũng chán nản mà sanh ra trụy-lạc, và xã-hội phải bị suy-đồi. Bởi đó, Nho-giáo đã rất hữu-lý mà dạy rằng người quân-tử phải cố rèn luyện mình cho tốt để nêu gương cho thiên-hạ, nhiên-hậu mới trị được thiên-hạ.

Ngoài ra gương tốt của nhà cầm-quyền, nền đạo-đức chung của nhơn-dân còn phải được duy-trì nhờ những cơ-quan đặc-biệt. Một số xã-hội đã nhờ tôn-giáo và các giáo sĩ đảm-nhiệm công việc này. Những nhà sư, những đạo sĩ, những tu-sĩ Bà-la-môn, những vị linh-mục công-giáo và mục-sư cải-lương-giáo đã đóng một vai tuồng trọng-hệ ở nhiều nước ngày xưa. Ngày nay, vai tuồng họ cũng rất quan-trọng, ngay ở một số nước tân-tiến như Anh hay Mỹ.

Một số quốc-gia khác đã giao nhiệm-vụ hướng đến quần-chúng về phương-diện đạo-đức cho những người có học. Những nhà nho xưa kia đã có ảnh-hưởng tinh-thần rất lớn đối với dân-chúng. Ta có thể xem họ là những sứ-đồ dạy cho mọi người biết cách ăn ở cho phải đạo với vua với nước.

Sự sinh-tồn của một dân-tộc bắt buộc nó phải tạo ra một số người hướng-đạo tinh-thần. Nếu tinh-thần tôn-giáo của dân-chúng còn mạnh, nó có thể nhờ những nhà giáo-sĩ lãnh vai tuồng ấy. Tuy nhiên, điều này bắt buộc dân-tộc phải lưu-ý đến tư-tưởng của những nhà tôn-giáo đối với dân-tộc, quốc-gia cũng như đối với các vấn-đề xã-hội.

Những dân-tộc vì một lý-do gì mà không còn có thể dựa vào những giáo-sĩ để hướng-dẫn dân-chúng về phương-diện tinh-thần cần phải  đào-luyện những cán-bộ đặc-biệt dể dùng vào việc này. Người ta có thể nhờ những nhà giáo-dục đảm nhận nhiệm-vụ ấy.

Trong trường-hợp này, những giáo viên và giáo-sư phải được chọn lọc một cách kỹ lưỡng. Ngoài sự học hỏi về phương-diện văn-hóa và phương-diện chuyên môn, họ còn phải được  đào-luyện về mặt chánh-trị để có một ý-thức rõ rệt về sự sinh-tồn của dân-tộc. Họ phải được ưu-đãi, nhưng bù lại, phải có một đời sống gương mẫu. Họ sẽ là cố-vấn cho dân-chúng về mọi phương-diện và đóng một vai tuồng tương-tự vai tuồng nhà Nho trong xã-hội Việt-Nam ngày xưa.

Người ta đã nhận thấy rằng từ trước đến nay, trong phần lớn các quốc-gia, hạng người có nhiều đức-tánh hơn hết để phụng-sự dân-tộc là hạng trung-lưu, Họ không nghèo khổ đến nỗi không đeo đuổi được sự học hỏi để mở mang trí-thức mình và phải suốt ngày đầu tắt mặt tối vì việc mưu-sanh. Họ cũng không phải giàu sang đến nỗi có một đời sống vật-chất quá đầy đủ, rồi không biết gì đến sự khổ nhọc của dân-chúng mà hóa ra vị-kỷ hoàn-toàn.

Với một sức học trung-bình, một đời sống cần-lao còn có cho họ những thì giờ nhàn rỗi mà nghĩ đến việc quốc-gia xã-hội, hạng trung-lưu không đến nỗi vị-kỷ quá như hạng thượng-lưu và quá chật-vật vì sự mưu-sanh như hạng lao-động. Họ cần một xã-hội phồn-thạnh mới sống đầy đủ, và thường nhận chân rằng quyền-lợi họ phù-hợp với quyền-lợi sâu xa của dân-tộc.

Do đó, họ thường có lòng ưu-ái đối với đất nước. Thêm nữa, họ chưa mất liên-lạc với dân-chúng và đời sống của họ thường gây cho họ tánh thiết-thực. Điều này khiến cho họ trở thành những cán-bộ quí-giá của dân-tộc.

Một dân-tộc có nhiều người trung-lưu sẽ có nhiều điều-kiện để sinh-tồn. Một mặt, những người trung-lưu này có nhiều đức-tánh hơn hết để trở thành những cán-bộ đắc lực cho dân-tộc. Một mặt khác, sự đông đảo của hạng trung-lưu là một biểu-hiệu chỉ tỏ rằng những vấn-đề xã-hội đã được giải-quyết ổn-thỏa, thành ra trong nước, hạng tư-bản và lao động  không có nhiều. Ý-thức giai-cấp do đó mà phai lạt đi, và xã-hội có thể vững chắc được. Như vậy, dân-tộc cần phải cố-gắng để « tiểu-tư-sản-hóa » quần-chúng và tạo cho mình một hạng trung-lưu đông đảo và giỏi giắn.

 

Vui cười

Giờ thực tập ở trong một trường Cao Đẳng Mỹ Thuật, giáo sư mướn một cô gái có thân hình bốc lửa cho sinh viên thực tập vẻ khỏa thân. Khi cô gái vừa cởi quần áo ra, nhiều tiếng trầm trồ xuýt xoa của sinh viên vang lên.

Giáo sư hỏi sinh viên A : – Anh nhìn thấy gì qua thân hình của cô người mẫu nàỵ

Sinh viên A: – Dạ đôi bồng đào bốc cháy.

Giáo sư giận dữ : – Cút ngay ra khỏi lớp. Đồ dâm đảng.

Sinh viên A đứng dậy lủi thủi đi ra khỏi lớp.

Giáo sư quay qua hỏi sinh viên B: – Còn anh, anh thấy gì ?

Sinh viên B: – Dạ thưa thầy, cặp giò “trường túc bất chi lao”.

Giáo sư giận dữ quát: – Cút ra khỏi lớp ngay. Đồ bệnh hoạn.

Giáo sư quay qua hỏi sinh viên C: – Còn anh anh thấy gì mà ngẩn người ra vậy. Nét mặt lại đờ đẩn thế kia?

Sinh viên C ngó cô gái người mẫu từ đầu đến chân: – Dạ thưa giáo sư, em ra khỏi lớp ngay.

 

Trăn trở – Thơ Giáo Già

Bốn hai năm, quê người phiêu bạt

Ta bồng bềnh như cỏ như cây ,

Cắn răng mà nuốt đời lưu lạc ,

Nước mắt nào nghe ấm bàn tay .

Nhìn quê hương , mây trời lãng đãng ,

Gởi nỗi buồn theo cánh chim bay .

Bao năm dài , chưa mờ dĩ vãng ,

Nước mắt nào nghe ấm bàn tay .

Xa Tổ quốc , ai ngờ xa mãi

Quê mẹ ơi ! con đếm từng ngày .

Chẳng biết bao giờ con trở lại ,

Nước mắt nào nghe ấm bàn tay .

Được tin nhà , nghe lòng rúng động ,

Quê mẹ rách hơn áo ăn mày

Tin em bán thân , vì cuộc sống

Nước mắt nào nghe ấm bàn tay .

Đất nước buồn hơn bài văn tế ,

Đồng bào câm lặng cảnh ma chay.

Tổ Quốc lún dần trong dâu bể

Nước mắt nào nghe ấm bàn tay .

Bốn hai năm, lưng trời phiêu bạt ,

Lận đận quê người , nợ trĩu vai

Nợ quê hương , từ ngày lưu lạc ,

Nước mắt nào nghe ấm bàn tay .

Lão Bút 9 / 2017 .

 

Hết rồi ngày Lão trắng tay*

Lão xoa tay trắng** uống say rượu thiền

Cầm chai rượu đỏ nghiêng nghiêng

Rót đầy ly cạn bạn hiền cùng say

Croquis Lão vẽ đêm ngày

Nhà to nhà nhỏ có ngay khỏi chờ…

Giáo Già [10272017]

*Trắng tay: mất hết / **Tay trắng: không có của cải, tiền bạc…

42 năm cộng sụp rồi

Xin ông Lão Bút đừng ngồi thở than

Choàng vai nhau lá cờ vàng

Croquis Lão vẽ lại làng Việt Nam

Giáo Già 9272017

ại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)

 

Nước Mắt Trăn Trở Của Lão Bút – Thơ Giáo Già

Nửa đêm trăn trở tuổi già

Bốn hai [42] “kiến trúc” người ta thấm buồn

Nghe thương quá cõi vô thường

Giận đời phiêu bạt sân trường bảy lăm [1975]

Nhớ ngày xưa quá xa xăm

Nhớ ông Lão Bút vẽ từng croquis

Giáo Già [10272017]

 

Ta Ru Nhau Ngủ

Vợ chồng chẳng dễ đổi thay,

Dầu cho võng lộng ăn mày cũng theo

Vợ chồng như loại dây leo

Cầm tay hết kiếp giàu nghèo thế gian

Trăm năm đếm tuổi đời vàng

Tay trong tay dẫn vào hoàng cung êm

Gối đầu lên cánh tay mềm

Ta ru nhau ngủ bên thềm hoàng hôn

Giáo Già ngày Thanksging 11.23.2017

*Hình ghi được từ email của một bạn già

 

Họa thơ Giáo Già – Còn lại đôi ta

 Cuối đời còn lại đôi ta 

 Hai con khỉ già quanh quẩn bên nhau.

Ngọc Hoài Phương

 

Một cái nhìn khác về người làm cách mạng – Nguyễn thị Cỏ May

Cũng như nhiều nước nhược tiểu trong vùng, Việt nam bị thực dân đô hộ. Các nơi dân chúng đều lần lượt nổi dậy giành độc lập. Riêng Việt nam bất hạnh, dân chúng đổ xương máu cho độc lập nhưng chỉ thay đội chế độ đô hộ từ thực dân pháp qua chế độ cộng sản Hồ Chí Minh còn ác ôn hơn thực dân cả triệu lần. Mọi việc bắt nguồn từ cái gọi là “Cách mạng Mùa Thu”.  Mà “cách mạng” như cộng  sản ở Hà nội nói, thật  ra đó chỉ là một vụ cướp chánh quyền từ Thủ tướng Trần Trọng Kim trong lúc ông muốn trao trả chánh quyền lại cho Cựu Hoàng Bảo Đại. Và cũng là lúc mà Nhựt đầu hàng Đồng Minh, Pháp bị Nhựt đảo chánh, quân Đồng Minh chưa tới. Tức Việt nam như cái nhà mở rộng cửa. Hồ Chí Minh với mấy ngoe từ Miền Bắc kéo về, lợi dụng đúng vào lúc thuận lợi này tuyên bố “cướp chánh quyền”. Hoàn toàn không có một rủi ro !

Nhưng chính cái gọi là “Cách mạng Tháng 8” này mới thật sự là nguồn gốc dẫn tới bao nhiêu tai vạ cho dân tộc Việt nam và ngày nay cái tai vạ lớn nhứt là những người thừa hưởng di sản Hồ chí Minh “cướp chánh quyền ” năm 45 đem cả đất nưóc dâng cho quân Tàu để cầm quyền.

Cái gọi là «cách mạng của cộng sản»!

Như Hồ chí Minh từng nói, được Trường Chinh nhiều lần lập lại, cách mạng Việt nam là học ở cách mạng Nga. Mà cách mạng Nga cũng chỉ là một thứ cướp chánh quyền ở dân chúng Nga, chớ hoàn toàn không phải chánh quyền quân chủ của Nga hoàng. Ngày nay, qua tuyên truyền của cộng sản được sách báo, truyền thông của những người không cộng sản lập lại, trích dẩn, làm cho nhiều người vẫn còn hiểu có cách mạng Tháng Mười Nga thật sự do Lê-nin khởi xướng và thực hiện thành công. Không ai nghĩ Cách mạng Tháng Mười với hình ảnh hào hùng như đã thấy chỉ là do nhà làm phim Eisenstein giàn dựng và ký ức của chúng ta chưa kịp điều chỉnh.

Nhiệt tình cách mạng của dân chúng Nga đã bắt đầu trào dâng từ cả năm, kéo dài liên tục trong suốt năm, trên khắp đất nước Nga, dưới nhiều hình thức khác nhau: đình công, hội họp, những ủy ban tranh đấu, những nhóm thảo luận thời sự, những soviets, sinh viên, công tử vườn,…

Thật ra đó là Cách mạng tháng Hai! Cách mạng 1917 của Nga. Sáng ngày 23 tháng Hai, hằng ngàn nữ sinh viên, nữ nông dân, nữ công nhân ngành dệt, đình công, diễn hành chào mừng ngày phụ nữ, đòi hỏi bánh mì. Dân chúng thiếu ăn vì ảnh hưởng chiến tranh, bột làm bánh cung cấp không đủ, giá bánh mì tăng vọt hằng tuần.

Nhà vua Nicolas II không giải quyết được nạn đói từ năm 1891 nên một cuộc cách mạng đã muốn nổi dậy năm 1905 và đưa đến thành lập một Quốc dân đại biểu (Douma). Năm 1914, nhà vua hi vọng tuyên chiến với Đức và tinh thấn dân tộc nhờ đó được giựt dậy sẽ giúp ông nắm lại đế quốc vững vàng. Thất trận, nhà vua bị lên án gây ra hậu quả khan hiếm lương thực, lạm phát, bạo loạn nổi lên,… Ông còn bị nghi ngờ làm tay sai cho địch do ông là anh em họ với nhà vua Đức, hoàng hậu Alexandre cũng là người Đức. Sáng ngày 23 thháng Hai 1917 và cả những ngày tiếp theo, hằng chục ngàn thợ thuyền đình công, sinh viên đứng vào biểu tình, cùng hô khẩu hiệu «Đả đảo Nga hoàng! Đả đảo chiến tranh!».

Qua ngày hôm sau, đình công gia tăng áp lực, người tham dự đông hơn. Cờ đỏ giương cao. Những toán kỵ binh tới nhưng lại ủng hộ phe biểu tình. Vị cảnh sát trưởng bị giết. Những pho tượng bị quần chúng tháo gở, đồn bót bị tấn công. Riêng đồn Saint-Petersbourg với 150 000 người đều ngã theo quần chúng nổi dậy.

Các đảng cánh tả như bôn-sơ-vích, men-sơ-vích, xã hội cách mạng đều không thấy xuất hiện. Nhà văn Nga Sergui Mstislavski, đảng viên đảng xã hội cách mạng, hồi tưởng lại, viết “Cách mạng đã làm chúng tôi kinh ngạc …(mọi người chúng tôi) đang say ngủ như những nàng trinh nữ đìên trong Phúc âm”.

Trong lúc đó, Léon Trotski đang ở New York, Lénine ở Zurich (Thụy sĩ). Ngày 25 tháng Hai, Alexandre Chliapnikov, lãnh tụ bôn-sơ-vích của Saint-Petersbourg, tỏ thái độ miệt thị “Cách mạng gì đó cả?”.

Quần chúng biểu tình tổ chức lại hàng ngũ, với sự giúp đỡ của quân đội, đoạt lấy sự kiểm soát thủ đô khỏi tay của nhà vua. Trong Quốc hội, cánh tả chống lại nhà vua, ngày 27 thánh Hai, tổ chức một Ủy ban lâm thời để kiểm soát tình hình.

Qua ngày 2 tháng ba, các tướng lãnh thuyết phục Nga hoàng đầu hàng, cách duy nhứt để tái lập trật tự và tránh cho quân đội thất bại. Trong vòng mươi ngày, đế chế ba trăm năm của dòng Romanos kết thúc.

Qua ngày 25 tháng 10, phần đông đảng Men-sơ-vích và đảng xã hội cách mạng, không muốn hợp tác với Lénine cướp chánh quyền, rút lui khỏi Hội đồng Xô-viết. Thế là Lénine nắm ngay lấy cơ hội, một mình đứng lên tuyên bố phân chia đất đai, thương thuyết với Đức, thiết lập chế độ chuyên chính vô sản, dẹp bỏ tự do báo chí.

Tháng 11, bầu Quốc hội lập hiến, một cách tự do, như đã hứa hồi thánh 2. Lénine đã muốn vận dụng quốc hội thành cuộc trưng cầu dân ý để hợp thức hóa việc cướp chánh quyền. Nhưng kết quả quá thảm hại vì trong 703 ghế, cánh Bôn-sơ-vích (phe đa số ủng hộ Lénine) chỉ có 175 ghế. Ngày 5 tháng 1, Quốc hội mới họp lần đầu tiên, qua hôm sau, bị giải tán tức tưởi. Hai phe xã hội cách mạng (370 ghế) và phe men-sơ-vích (thiểu số) bị vứt ngay vào thùng rác lịch sử (Trostki nói). Và nội chiến bắt đầu, làm tiêu hao không dưới 10 trìệu sinh mạng Nga (Theo sử gia chuyên về Nga, bà Catherine Merridale và nhà báo Pascal Riché, Obs, 12/216).

Nhìn rỏ và đúng người làm cách mạng

Hồ Chí Minh đã từng nói « Lénine là người Thầy, người đồng chí của ta, hướng dẩn cách mạng Việt nam. Ta phải ghi nhớ công ơn Người ». Và Trường Chinh cũng nhiều lần lập lại lời Hồ Chí Minh. Nhưng Lénine như thế nào mà được Hồ Chí Minh tôn thờ như vậy ?

Trước hết, Lénine không phải là tên thiệt của hắn ta mà do sử dụng thông hành của một người thuộc giới quí tộc trong chánh phủ Iaroslav mất năm 1902, tên là Nicolaï Lénine. Tên thiệt của hắn là Vladimir Oulianov.

Hồ Chí Minh lúc đầu cũng lấy tên « Nguyễn Ái Quốc » là cái tên chung ký dưới những bài xã luận – dĩ nhiên không có Hồ Chí Minh vì học ít, không có khả năng- mà trước đó là « Nguyễn Ố Pháp » được đổi lại theo lời khuyên của một người bạn Pháp (xem Hồ Hữu Tường, 40 năm làm báo). Biết rằng Hồ Chí Minh lúc bấy giờ chưa gặp Lénine nhưng giống nhau do cùng bản chất « chôm ».

Theo Mark Aldanov trong quyển Suicide (Ed des Syrtes, Paris, 9/2017, trg 26), Lénine là kẻ vô đạo đức sâu xa, tán tận lương tâm, chỉ có ý chí mãnh liệt là phải làm kẻ độc tài khát máu lãnh tụ một đảng. Quyển cẩm nang gối đầu giường của Lénine là « Giáo lý của người cách mạng » (Catéchisme du Révolutionnaire, Serge Netchaïev). Nhờ thắm nhuần những bài học về cách mạng mà Lénine đã dạy cán bộ cộng sản « Muốn chế độ không bao giờ sụp đổ, đảng cộng sản phải dám đàn áp triệt để mọi chống đối ». Hồ chí Minh và đảng cộng sản ở Việt nam đã áp dụng không lệch lạc lời dạy của thầy. Cho tới ngày nay. Theo Victor Sebestyen (Lénine, The dictator – An Intimate Portrait, Orion, Londres), chế độ Liên-Xô tàn ác dã man bắt đầu từ Lénine chớ không phải từ Staline. Cũng như chế độ cộng sản ở Việt nam cũng bắt đầu từ Hồ Chí Minh. Nhưng đây là cái nhìn về bản lãnh và đạo đức của lãnh tụ cộng sản.

Một cái nhìn khác về Hồ Chí Minh

Tư cách cá nhơn và đạo đức của Hồ Chí Minh như thế nào mà lâu nay, báo chí, sách vở ở Việt nam ca ngợi như một viên kim cương không tì vết. Vẫn theo tuyên truyền cộng sản, khách ngoại quốc một lần gặp Hồ là bái phục và cảm mến tức khắc ? Thế mà ông Vũ Đình Phòng trong Hồi ký về Lưu Trọng Lư quả quyết Hồ Chí Minh là một kẻ « thô lỗ, cọc cằn ». Còn theo Hà Huy Giáp, Hồ Chí Minh là con người « khó tánh, nóng nảy », Đỗ Đức Dục, Bộ trưởng Văn hóa, thì cho đó là kẻ « vô văn hóa ».

Khi nghe tiếng cười, Hồ Chí Minh mắng ngay « Không có việc gì à ? Mà nhăn răng cười cợt thế kia ? ». Nghiêm trọng hơn là đầu năm 1946, hôm chánh phủ Liên Hiệp ra mắt ở Nhà Hát Lớn, Hồ Chí Minh nhìn thấy Cụ Nguyễn văn Tố mặc âu phục, Hồ chạy đến, kéo chiếc cà-vạt trước ngực Cụ Tố, gắt « Sao ông ăn mặc thế này ?».

Về bản chất, Hồ Chí Minh vốn là con người đại gian, đại ác mới đáng kinh tởm. Nổi cợm là vụ giết Bà Năm Cát Hanh Long, còn bịa tội ác địa chủ của Bà để lên án trên báo Nhân Dân dưới tên CB.

Tranh chấp quyền hành, Hồ Chí Minh không hề thắc mắc đến đạo đức. Đối với Lâm Đức Thụ, Hồ từng xem là « Anh » khi nhờ Lâm Đức Thụ tìm cách cứu ra khỏi tù ở Hồng kông sớm lúc bịnh nặng ho xuất huyết. Lâm Đức Thụ còn đem Hồ về ở nhà bên vợ, Bà Lý Huệ Quần ở Qưảng châu, nuôi ăn, ở và gả em vợ Lý Huệ Khanh cho. Hai người có một đứa con gái. Và cũng từ đây, Hồ mới có tên Lý Thụy. Nhà Bà Lý Huệ Quần sau đó trở thành Trụ sở nuôi dưởng, huấn luyện cán bộ Thanh Niên Cách mạng Đồng chí Hội từ năm 1925-1927. Lớp cách mạng Việt nam đầu tiên.

Lâm Đức Thụ đối với Hồ Chí Minh là anh em bạn rể (đồng hao), đồng chí, người ơn cứu thoát khỏi nhà tù Hồng kông. Ngoài ra, Lâm Đức Thụ còn giúp khai hóa Hồ về mặt chánh trị cách mạng vì Lâm là người tài hoa. Chính Cụ Nguyễn Hải Thần đánh giá Lâm Đức Thụ « Lâm vượt hẳn Vương (Hồ) xa lắm ». Vì vậy Lâm mới được bầu Thư Ký Thường trực của Tổng Bộ Thanh Nìên Cách mạng Đồng chí Hội. Nhưng trong lịch sử đảng cách mạng tiền thân của đảng cộng sản, tên Lâm Đức Thụ bị Hồ xóa mất để chỉ còn lại Hồ là người lãnh đạo cách mạng cộng sản độc tôn.

Ác ôn hơn, năm 1947, tại làng Vũ Trung, huyện Kiến xương, tỉnh Thái bình, quê hương của Lâm Đức Thụ khi ông về đây ẩn tránh, bị Hồ tố cáo là « chỉ điểm (nghề của Hồ), mật thám, tay sai thực dân đế quốc, … » để rồi bị dân quân xử bắn. Một nhơn chứng kể lại vụ đối xử  cạn nhơn tình của Hồ « Ông Lâm Đức Thụ mặc áo the thâm, bình thản đứng trước thềm nhà chờ những người tới giết mình. Khi họ chỉa súng vào ông, ông điềm đạm hỏi « Ai sai các anh đến giết tôi ? ».

Cấp trên.

Là ai?

Họ không nói. Ông bảo :

Thế thì bắn đi.

Họ nổ súng.

Ngày nay, người cộng sản vẫn đem Hồ Chí Minh vào chương trình dạy trẻ con học «Gương đạo đức Hồ Chí Minh» vì dạy cán bộ đảng viên hoc tập chưa đủ cho tương lai.

 

Một hiện tượng trong văn học pháp hậu chiến

Đọc Françoise Sagan ở Sài gòn thì nay phải là những người trên dưới 80 tuổi.  Nhắc lại Françoise Sagan vì nay là mùa thu thứ 13 bà mất.

Lớp độc giả của Françoise Sagan chắc hảy còn nhớ, đầu thập nìên 50, ở Sài gòn, các trường học còn dạy chương trình pháp, theo Pháp hẳn như Trung học bắt đầu bằng 6e, 5e,…tới 1ère, thi Tú Tài I và Terminale, thi Tú Tài II. Hoặc theo chương trình Đông dương, Trung học bắt đầu bằng 1ère Année, 2è Année,…4è Année thi Diplôme (DEPSI -Bằng Cao Tiều Đông dương), xong lên 2è,….thi Tú Tài như chương trinh pháp thật sự. Sau đó, khi các trường ngoài Bắc di cư vào Nam, Sài gòn mới có nhiều trường dạy Đệ Thất, Đệ Lục,…và thi Tú Tài Việt nam, cũng với 3 Ban Triết, Khoa học và Toán. Học sinh chương trình Việt nam, Ban Văn chương thuở đó đều dư sức đọc truyện Tây hoăc Ăng-lê.

Năm 1956 – không biết nhớ có đúng không – thanh niên Sài gòn có dịp làm quen với Françoise Sagan qua truyện đầu tay của bà “Bonjour Tristesse!” (Buồn ơi, chào mi! ” (Nhà báo Nguyễn Vỹ dịch), do nhà Julliard ở Paris xuất bản lần đầu tiên năm1954. Tiếp theo là Un certain sourire, Dans un moi, dans un an, Aimez-vous Brahms?, …Dĩ nhiên chỉ một số ít mà thôi.

Truyện ” Bonjour Tristesse! “bán hằng triệu bản, dịch ra 20 thứ tiếng, trở thành best-seller năm bà mới 19 tuổi. Và Françoise Sagan được thế giới biêt như một hiện tượng văn học pháp thời hậu chiến.

Nhỏ học dở, lớn hiển hách!

” Luân lý giáo khoa thư ” (sách lớp Tư chương trình đông dương) dạy rằng ” Rừng nhu biển  thánh khôn dò, Nhỏ mà không học, lớn mò sao ra”. Françoise Sagan lúc nhỏ tuy có đi học nhưng là một học sanh ham chơi hơn ham học. Bị đuổi khỏi trường Louise de Bettengnies ở khu sang của Paris XVII, bà được gia đình đưa vào trường bà Sơ Couvent des Oiseaux. Chọc phá, bị đuổi nữa và cứ thế bà nhảy hết ba trường đạo. Tội nặng nhứt là thiếu đức tin. Sau cùng, bà học một trường tư. Năm 1951, thi rớt Tú Tài. Khóa sau nhờ học luyện thi cấp tốc nên thi đậu. Sagan ghi tên lớp Dự bị Văn chương ở Sorbonne nhưng cuối năm học 1953 cũng không đủ điểm để lên Năm I. Ngoài ham chơi, Sagan mê đọc sách. Đọc rât nhiều sách của những tác giả lớn như Sartre, Camus, Malraux, Proust, …Lúc học ở Sorbonne, bà bắt đầu sống nếp sống trưởng giả Paris, hội hè, chè chén. Bà có điều kiện ăn chơi vì vốn con nhà khá giả, cha làm kỷ nghệ.

Chán học nhưng Sagan lại muốn phải làm cái gì theo ý mình. Suốt mùa hè 1953, Sagan viết xong « Bonjour Tristesse » chỉ trong vòng hơn 30 ngày. Bà gởi bản thảo tới nhiêu nhà xuất bản ở Paris, nhà Julliard nhận xuất bản nhưng phải được phép cha mẹ vì Sagan còn vị thành niên, mà lúc đó tuổi trưởng thành là 21. Ông Quoirez, cha của tác giả, đồng ý nhưng phải ký dưới một bút hiệu chớ không được giử tên thiệt là Françoise Quoirez. Bà chộp ngay tên Sagan, một nhơn vật trong truyện «A la recherche du temps perdu» (Đi tìm thời gian đã mất) của Marcel Proust mà bà yêu thích để thay cho tên của mình.

Julliard in lần thứ nhứt có 3000 bản. Bán hết ngay. Qua năm sau, “Bonjour Tristesse” được dịch ra tiếng anh và trở thành tác phẩm dẩn đầu những best-seller ở Mỹ.

Năm 1958, «Bonjour Tristesse» bàn ở Pháp lên tới 810 000 bản. Sách lìền được dịch ra 20 thứ tiếng khác nhau.

Ngoài số sách bán ra lên hằng triệu, «Bonjour Tristesse» được giải thưởng «Prix des Critiques» đem lại cho tác giả 500 000 bảng anh (Livre sterling – 1euro = 0, 87 livre).

Chính sự thành công to lớn này đã làm cho Vatican chú ý và phản ứng. Giáo hoàng Pie XII lên án gay gắt «Bonjour Tristesse». Khi Sagan làm đám cưới đầu tiên, vị Linh mục từ chối làm lễ cho bà.

Nhưng Sagan thấy đầy phấn khởi nên say mê viết tiếp. Và cứ hai năm, bà cho ra đời một quyển truyện.

Sách của Sagan xuất hiện khắp nơi, trong tiệm sách, trong thư viện, cả trên kệ sách gia đình. Và đặc biệt trong trao đổi thời sự văn học, trong giới học sinh, sinh viên.

Thử tưởng tượng sự thành công viết văn của một cô gái trẻ : hơn 30 triệu bản bán ra. Nhiều tiểu luận cao học, luận án tiến sĩ của sinh viên các đại học trên thế giới, nhứt là Huê kỳ, lấy đề tài nghiên cứu trên tác phẩm của bà.

40 tập truyện của bà đều được dịch ra tiếng anh, mặc dầu có nhiều truyện không được best-seller nhưng cũng đều bán đắt như tôm tươi.

Nhà văn lớn của Huê kỳ, ông John Updike, hai mươi năm sau, ca ngợi « Bonjour Tristesse » trên The New Yorker : « sôi động như biển cả, hẻo lành như rừng hoang, nhanh nhẩu theo bản năng tự nhiên, các nhơn vật được xây dựng hoàn hảo ». Ông nói thêm « tác phẩm phải được viết theo một niềm tin hồn nhiên tánh chất khêu gợi của sự kiện ».

Riêng tác giả thì cho rằng sự thành công của bà là một « thành công đầy tai tiếng, bêu riếu ».

Người ta không thể chấp nhận được chuyện một cô gái 17 hoặc 18 tuổi làm tình với một đứa con trai trạc tuổi mình mà chẳng hề bị la mắng hay trừng phạt gì cả. Ðã thế, cô gái lại còn biết thảo luận chuyện tình ái lăng nhăng của cha mình, những đề tài lúc đó vẫn còn bị cấm kỵ giữa cha mẹ và con cái theo giáo dục nghiêm ngặt của Thiên chúa giáo.

Riêng đối với Sagan, tai tiếng của câu chuyện là « một nhân vật lại có thể – do vô thức, do ích kỷ – đưa đến cái chết của một người khác ”.

Nhờ sự thành công nổi tiếng trong văn giới mà Sagan đã sớm quen biết những nhà văn lớn của Pháp như Jean-Paul Sartre, Ernest Hemingway, Henry Miller và cả trong chính giới như chính trị gia trẻ tuổi tả phái Francois Mitterand, sau là tổng thống Pháp.

Về cuối đời, Sagan phải ngồi xe lăn, chống nạng sau nhiều lần giải phẩu do tai nạn xe cộ. Đã thế, nợ nần chồng chất, bà phải bán căn nhà ở Normandie, và sống qua ngày ở nhà những người bạn. Cuối cùng, bệnh nặng quá, bạn bè đưa vào nhà thương.

Tháng Chín năm 2004, tại bệnh viện Honfleur ở Normandie, thành phố cảng mìền cực Bắc nước Pháp, Françoise Sagan mất. Thọ 69 tuổi, đưa về an táng ở quê hương vùng Lot, bên cạnh cha mẹ và người anh.

Cả nước Pháp xúc động.

Báo chí Âu Châu thương tiếc bà qua nhiều hàng tít lớn lấy từ tựa những tác phẩm nổi tiếng nhất của Sagan, chẳng hạn tờ La Vanguardia ở Tây Ban Nha: “Bonsoir Françoise”; tờ Corriere della Sera ở Ý: “Françoise Sagan, adieu tristesse”.

Báo chí Pháp như Paris Match, Le  Figaro, L’Express, Le Monde, La Libération,… cho đi cả một loạt bài vinh danh con người và sự nghiệp của Sagan :“Ðời bà y như một cơn gió xoáy…Rộng lượng, đầy cảm hứng, nhanh nhẩu, nổi loạn, không thể phân loại, không thể bắt chước. Chúng ta yêu mến Sagan, ngay cả nếu chúng ta chưa hề đọc sách của bà hay không còn đọc sách của bà nữa. Sagan là một cái gì còn hơn cả chính Sagan, còn hơn là một hiện tượng viết văn: một nhà văn, một phụ nữ, một kỷ nguyên. Bà vội vã đi hết tốc lực xuyên suốt cuộc đời và tác phẩm của mình, chẳng thèm quan tâm đến mình”.

Chánh giới Paris cũng bày tỏ sư thương tiếc Sagan. Tổng thống Pháp Jacques Chirac xúc động : “Bà chết đi, nước Pháp đã mất đi một trong những tác giả độc đáo nhất và nhạy cảm nhất, một khuôn mặt sáng giá trong sinh hoạt văn chương của chúng ta. Với sự sắc sảo, trí tuệ và tinh tế, Françoise Sagan đã thăm dò những nguyên động lực và những đam mê của tâm hồn con người” (…) Bà đã góp phần vào sự tiến bộ của vị trí người phụ nữ trong xã hội chúng ta”.

Thủ tướng Jean-Pierre Raffarin : “Françoise Sagan, đó là một nụ cười, sầu muộn, khó hiểu, xa cách nhưng mà vui”

Bộ trưởng văn hóa  Renaud Donnedieu de Vabres : “Chúng ta đã mất đi một nhân vật ngoại hạng, một nghệ sĩ đầy tài năng”.

Môt hiện tượng xã hội thời hậu chiến

Thế chiến chấm dứt tạo ra một xã hội Âu châu mới với tuổi trẻ tiêu biểu sống thác loạn. Sống trước đã và cho chính mình ! Sagan là một khuôn mặt nổi bật của Paris suốt hai thập niên 50-60. Mái tóc cắt ngắn, mặc áo da, cặp mắt viền đậm, tay kẹp điếu thuốc đen (Gauloises, như Bastos, Mélia ở Sài gòn hay thuốc rê Gò vấp), với tách cà-phê. Bà la cà các quán cà-phê khu la-tinh, các quán ăn Paris, tối thì hộp đêm.

Đi xe thể thao Jaguar, đậu ngay trước cửa nơi tới, thách thức với luật lệ. Do có nhiều tiền, Sagan có điều kiện thỏa mản cuộc sống vội vàng và cuồng vọng. Bà lao vào rượu, hút, cờ bạc, tình dục thả cửa. Khi lái xe, Sagan say mê tốc lực. Cũng giống như tuổi trẻ lúc bấy giờ, bà tìm thấy hạnh phúc ở nguy hiểm khi thoát trong gang tất.

Sagan là một mẫu hiện sinh (existentialiste) nhưng không phải lý thuyết mà bằng hành động, bằng thực tế đời sống của bà.

Tâm lý xã hội hậu chiến thường xuất hiện ở những nước sau khi hết chiến tranh. Việt nam dĩ nhiên không tránh khỏi.

Riêng ảnh hưởng Sagan đến Việt nam vào những năm cuối 50 và đầu 60 khá đậm nét nhưng chỉ trong phạm vi thu hẹp lúc ban đầu ở lớp đọc truyện của bà. Sau đó lan rộng ra khi truyện của bà được dịch ra tiếng việt nam. Các bà các cô cắt tóc ngắn, kiểu tóc “con trai”, bỏ kiểu uốn quăn hay kẹp đuôi gà. Học sanh ngồi cà-phê, hút thuốc. Nhiếu quán “cà-phê văn nghệ, triết lý” mọc lên nhiều nơi. Sách báo ảnh hưởng trào lưu hiện sinh của Pháp bắt đầu e ấp xuất hiện. Gần như một copie của Pháp. Sau 63, tiểu thuyết, tác giả nhà văn nữ, viết mạnh mẽ về đời sống thầm kín phụ nữ mà trước giờ chỉ do các ông viết thay bằng óc tưởng tượng. Nhưng dầu sao, hiện tượng « sống  cái đã » ở Việt nam vẫn hiền lành hơn ở Âu châu, nhứt là Pháp và Đức.

Ngày nay, lớp tuổi 50-60 và cả lớp con em của họ ở Việt nam đang sống vô cùng thác loạn vì mất phương hướng. Cán bộ đảng vìên có tiền lao vào sống vội, lặn ngụp trong những đam mê vật chất. Các bà vợ ở nhà cũng lo sống cho mình, tìm bồ nhí, tìm phi công trẻ. Giá trị tiêu chuẩn của xã hội việt nam là đạt điều mình muốn, đạt mục tiêu là trên hết.

Khác với Sagan, nếu so sánh, Sagan xài tiền của mình kiếm được bằng khả năng làm việc của chính mình còn ở Việt nam, giới có tiền tiêu xài nhờ kiếm được bằng chức quyền lãnh đạo đất nước.

Tâm lý xã hội pháp hậu chiến dẩn tới phong trào sinh viên học sinh bạo loạn tháng 5/68 là cao điểm. Sau đó, luật pháp cho phép tự do luyến ái, thừa nhận nữ quyền, cho phá thai, ngừa thai, …đã làm lắng dịu xã hội từ lâu căng thẳng dưới sức ép của ảnh hưởng tôn giáo. Năm 1981, Tổng Thống mác-xít Mitterrand đem trường học trở về thế tục, xóa bỏ nề nếp củ, tách đời sống xã hội khỏi sự quản chế của Gìáo hội, làm dịu thêm xã hội pháp. Nhưng sau đó, xã hội pháp lại mất đi những giá trị mẫu mực, nhà trường xuống cấp, thang giá trị đảo lộn. Ngày nay, chánh quyền kêu gọi phục hồi những giá trị đạo lý cho học đường. Nhưng làm sao, thứ đạo lý nào ?

Pháp đã như vậy, Việt nam ngày mai này sẽ đi về đâu ? Tiến lên một Việt nam xã hội chủ nghĩa ?

 

Vui cười

Bốn cô gái dự cuộc thi tuyển thư ký (ở Việt Nam ngày nay), đề bài như sau: “Một vị khách, sau khi gặp gở ngài giám đốc, lúc ra về đã để quên trên bàn một phong bì tiền. Người thư ký nhìn thấy bao thơ đựng tiền thì cần sử sự ra sao?”.

Các bài thi làm xong, giám đốc lần lượt đọc các câu trả lời.

Bài thứ nhất viết: “Tôi sẽ tìm người khách đó và trả lại họ”.

Giám đốc:

– Người ta có quên đâu mà trả lại, bài này : hỏng.

Tiếp đến bài thứ hai: “Nộp vào quỹ công đoàn”.

Giám đốc:

– Ô hay, thế là được của miền xuôi, đem nuôi miền ngược à! Hỏng.

Bài thứ ba: “Tôi sẽ đưa cho giám đốc, làm tiền tiêu riêng”.

Giám đốc:

– Hừ, Nói toạc ra thế ư? Lộ liễu quá!

Bài thứ tư, là tờ giấy trắng.

Giám đốc ngạc nhiên hỏi thí sinh nộp giấy trắng:

– Sao, cô không trả lời được à?

Cô gái nhanh nhảu đứng dậy, đến ghé sát vào tai ông giám đốc:

– Thưa sếp, em hành động như bài thứ ba ạ, nhưng sẽ không lưu lại bất kỳ giấy tờ nào liên quan đến số tiền đó.

– Cô này khá! Qua phòng nhân viên lo giấy tờ nhận việc!

Lenin, trí thức hay đồ tể? – Từ Thức 

– Trong khi các nhà lãnh đạo VN, áo quần bảnh bao, đứng xếp hàng tưởng niệm Lénine (Lenin) và công đức của cuộc cách mạng tháng Mười, người Việt nên tìm hiểu về Lénine để biết các cụ, các bác tính dẫn dân tộc vào con đường nào.

Rất nhiều sách báo về Lénine đã ra đời nhân dịp 100 năm Cách Mạng Tháng Mười. Nếu chỉ cần đọc một cuốn, cuốn đó là một tác phẩm mới in của Stéphane Courtois, “Lénine, l’inventeur du totalitarisme’ (Lénine, người sáng tạo chủ nghĩa toàn trị).

Stéphane Courtois là một nhà nghiên cứu, một sử gia có thẩm quyền nhất về Cộng Sản, tác giả 30 cuốn sách về chế độ độc tài đỏ. Ông là người điều khiển ban biên soạn cuốn “Le Livre Noir du Communisme” (Cuốn sổ đen của chủ nghĩa C.S) (1) cách đây 20 năm đã gây tiếng vang lớn, đã được dịch ra 26 thứ tiếng, bán trên một triệu cuốn. Trong một hồ sơ trên 800 trang, các tác giả đã vạch trần, với sự chính xác của các nhà nghiên cứu khoa học và con mắt phân tích của sử gia, những tội ác đối với nhân loại của các chế độ CS.

Trong “Lénine, l’inventeur du totalitarisme” do nhà xuất bản Perrin, Paris xuất bản (2), Stéphane Courtois thuật lại cuộc đời của Lénine, qua nhiều tài liệu chính tay Lénine viết, để chứng minh Lénine thực sự là cha đẻ của chủ nghĩa toàn trị, với những phương pháp tàn bạo sau này đã được những Mussolini, Hitler áp dụng, những đệ tử như Staline, Mao, Pol Pot thực thi.

Lénine, cha đẻ của bạo lực

Sau khi những tội ác kinh hoàng của chế độ CS bị phát giác, guồng máy tuyên truyền của Nga Xô Viết, với sự đồng lõa của trí thức thiên tả Tây Phương, tìm cách đổ hết tội ác lên đầu đồ tể Staline, khoác cho Lénine cái áo một lý thuyết gia trí thức.

Sau khi Staline chết (1953), đổ hết tội ác lên đầu Staline là một cách bào chữa cho chế độ CS. Những tội ác của Staline, và sau này, của Mao, Pol Pot… chỉ là những sai lầm cá nhân, chủ nghĩa CS đích thực vẫn tốt đẹp với lý thuyết gia vĩ đại là Lénine. Rửa tay cho Lénine là rửa tay cho chế độ.

Trong “Lénine, l’inventeur du totalitarisme”, Courtois, như nhan đề của cuốn sách, đã chứng minh Lénine mới chính là người đã sáng chế ra lý thuyết toàn trị và áp dụng những biện pháp tàn bạo nhất để cai trị.

Lénine là cha đẻ của lý thuyết dùng kinh hoàng để thống trị, của ý niệm chuyên chế vô sản, kinh tế chỉ huy, Đảng duy nhất, công an chính trị, Hồng quân, Goulag, tẩy não, nông trường …

Lénine, trong nhiều năm trước khi cầm quyền, đã suy nghĩ và hệ thống hóa tất cả những ý niệm và phương pháp mới mẻ đó. Cũng chính Lénine đã sáng chế ra việc lập hồ sơ của mỗi người dân, coi chuyện dân tố giác, báo cáo lẫn nhau là một quốc sách…

Staline chỉ là một tên học trò, khát máu thiệt, nhưng chỉ là một tên học trò thi hành chính sách ông thầy Lénine đã vạch ra. Nắm quyền bằng bất cứ giá nào. Cứu cánh biện minh cho phương tiện. Hàng triệu người chết chỉ là một chi tiết, những viên gạch cần thiết để xây dựng một xã hội mới.

Lénine là cha đẻ của hộ khẩu, cai trị dân bằng cai trị cái dạ dày. Ghê rợn hơn nữa, Lénine dùng nạn đói như một lợi khí chính trị. Nhà nước nắm tất cả mọi phương tiện sản xuất, gây ra những nạn đói 1920-22 ở Nga, 1932-33 ở Ukraine không ngoài mục tiêu làm kiệt quệ những tiềm năng chống đối. Mỗi lần có hàng triệu người chết đói.

Lénine là người sẵn sàng gây nội chiến để chiếm chính quyền, sẵn sàng và đã thủ tiêu tất cả những đối thủ trên đường đi, bắt đầu là những đồng chí không tuyệt đối trung thành.

Đệ tử của Lénine, Dzierzynsky, người cầm đầu tổ chức công an chính trị, ra chỉ thị về nguyên tắc tuyển mộ: “hãy lựa những người dứt khoát lập trường, hiểu rằng không có gì hữu hiệu hơn để dân câm miệng, là một viên đạn vào đầu.”

Hận thù

Thay vì dựa vào nhân dân theo lý thuyết CS để làm cách mạng, Lénine chỉ tin một số tay chân thân tín, những tay cách mạnh nhà nghề. Lénine thù ghét tầng lớp lãnh đạo cũ, giới trí thức, trưởng giả, những kẻ lười biếng, ỷ lại (bọn nào không làm, sẽ không ăn), nhưng còn thù oán hơn nữa những người phe tả nhưng không cực đoan như mình.

Lénine khinh dân chúng. Cái gọi là cuộc cách mạng tháng Mười, thực sự chỉ là một cuộc đảo chánh của phe Lénine.  Sáu ngàn hồng quân chiếm giữ những địa điểm huyết mạch, đã lật đổ chính quyền một cách êm thắm. Dân ngoài đường không hề hay biết, vẫn sinh hoạt như thường lệ. Sau đó, Lénine đã cho soạn kịch, dựng phim, tuyên truyền như một cuộc cách mạng được toàn dân Nga ủng hộ.

Lên cầm quyền, Lénine đóng cửa tất cả báo chí, hành quyết hay bỏ tù tất cả đối lập, hay những người bị nghi là đối lập. Lénine: “Nhân dân không cần tự do, vì tự do là sản phẩm của độc tài trưởng giả”. Lénine: “Ở đâu có nhà nước, ở đó không có tự do. Khi có tự do, hết còn nhà nước”.

Lénine lý thuyết hóa nghệ thuật lừa bịp chính trị: “Một sự dối trá nhắc đi nhắc lại nhiều lần sẽ trở thành sự thực.”

Cái ông Lenine khát máu đó, đã gây kinh hoàng hơn cả chủ nghĩa Nazi, người ngày nay cả thế giới muốn quên lãng, là người mà toàn bộ lãnh đạo VN đứng xếp hàng kính cẩn tưởng niệm, quên cả trận bão đang tàn phá, gây tang tóc trên một phần đất nước.

Sự thực, việc tập đoàn lãnh đạo CSVN dựng cái xác Lénine dậy để lễ bái cũng dễ hiểu. Họ có lý để tri ân một người đã dạy họ nắm quyền. Câu nói của Lénine được coi như một câu thần chú: “Muốn tồn tại vĩnh viễn, các đảng Cộng Sản phải biết đàn áp triệt để những kẻ chống đối”.

Lenine là thần tượng, là mẫu hàng cuối cùng để bám víu cho một chế độ đã mệt mỏi, một thế giới đã sụp đổ

Paris, tháng 11.2017

(1) Le Livre Noir du Communisme. Dirigé par S. Courtois. Ed Robert Laffont/ Calman Lévy. Paris

 (2) Lénine, L’inventeur du Totalitarisme. S.Courtois. Ed Perrin. Paris

 

Từ nhóm cờ đỏ tới hồng vệ binh

– Giới cầm quyền cho hay Khối Cờ Đỏ do nhân dân “tự động” thành lập để đánh phá những người chống chế độ. Quả thực VN là một nước dân chủ: ai muốn lập đảng cứ lập, ai muốn biểu tình, cứ tự nhiên.

Người ta ví Đảng Cờ Đỏ với Vệ Binh Đỏ của Tàu. Theo đúng phong tục cái gì có ở Tàu, sẽ có ở VN.

Nhắc cho các đảng viên Cờ Đỏ một sự kiện lịch sử: Mao thành lập Vệ Binh Đỏ để củng cố quyền lực, nhưng khi đã tàn sát hết các đối thủ và lực lương thù nghịch, Mao sợ nạn kiêu binh, đã quay lại tàn sát bọn vệ binh Đỏ cũng tàn bạo không kém.

Mao sáng chế ra Vệ Binh Đỏ sau khi thất bại thê thảm trong kế hoạch Bước Nhảy Vọt, trên lý thuyết là một cuộc cách mạng canh nông sẽ đưa nước Tàu đến no ấm, phú cường, trên thực tế đã khiến canh nông Trung Hoa phá sản, hàng triệu người chết đói.

Lòng thờ kính lãnh tụ lung lay, có người đã bóng gió chỉ trích. Mao phát động phong trào Vệ Binh Đỏ, trước hết để tiêu diệt những kẻ bị nghi ngờ theo chủ nghĩa xét lại, mặc dù đã theo Mao từ thời Vạn lý trường Chinh, sau đó để xoá bỏ văn hóa cổ truyền, đẩy mạnh “cách mạng vô sản”.

Vệ Binh Đỏ phát động “Cách mạng Văn Hóa” mùa hè 1966. Chỉ trong một tháng, 77 ngàn người bị đuổi khỏi nhà, gia sản bị cướp, gần nửa triệu bị đưa đi nông trường, còn ghê rợn hơn vùng kinh tế mới ở Việt Nam, cũng nhập cảng từ Trung Hoa.

Các trí thức, giáo sư, nghệ sĩ, tóm lại, những người biết đọc, biết viết, có khả năng suy nghĩ bị đấu tố, bị toà án nhân dân kết tội, làm nhục, hành hạ cho đến chết. Hay tự thắt cổ chết.

Những tên sát nhân được đào tạo trong căm thù nhiều khi chỉ mới 12, 13 tuổi. Nhiều người bị chính con cháu của mình đấu tố, khai tử. Những lãnh tụ cao cấp bị nghi ngờ như Lưu Thiếu Kỳ (cựu chủ tịch nước), Bành Đức Hoài (nguyên soái quân đội nhân dân) bị bức tử, Đặng Tiểu Bình bị hành hạ thân tàn ma dại, con trai bị đánh gẫy chân. Vợ Kỳ, cùng với 300 “tên phản động xét lại” bị đấu tố, nhục mạ, gục mặt, quỳ gối trước 300. 000 khán giả gào thét man rợ.

Chưa đủ, Mao phát động chiến dịch tiêu diệt Bốn Cái Cũ: phong tục, văn hóa, tập quán, tư tưởng.

Trường học đóng cửa trong hai năm để học sinh đi cứu cách mạng. Hàng trăm ngàn Vệ Binh Đỏ kéo nhau đi đốt sách, đốt thư viện, san bằng những di tích của hàng ngàn năm lịch sử, những kiến trúc cổ xưa, những nơi thờ tự, tất cả những gì liên hệ đến văn hoá cũ.

Khi đã tiêu diệt hoàn toàn đối lập, để vãn hồi trật tự, vì các phe phái vệ binh bắt đầu giết nhau, Mao ra lệnh cho “quân đội nhân dân” thanh toán Vệ Binh Đỏ.

Mười bẩy triệu thanh thiếu niên, trong đó gần 5 triệu vệ binh đỏ bị đày đi nông trường, hàng trăm ngàn bị tra tấn, hành hạ hay bị xử tử.

Vệ Binh Đỏ chấm dứt đầu năm 1968, sau hai năm tàn sát, đốt phá, gây kinh hoàng, nhưng vết thương của xã hội Tàu cho tới nay vẫn chưa lành. Phong hóa Tàu ngày nay bại hoại một phần lớn là hậu quả của “cách mạng văn hóa”.

Cộng Sản Việt Nam, trước phong trào chống đối, đem kịch bản kiêu binh ra soạn lại, xúi côn đồ đánh phá những người chống đối, chứng tỏ cái sợ đã đổi bên. Một cách thú nhận lực lượng an ninh, cảnh sát, tình báo hùng hậu không còn hiệu quả nữa.

Các đảng viên Đảng Đỏ hãy biết phương pháp hành động của “cách mạng”: dùng cung để bắn thỏ, khi hết thỏ sẽ bẻ cung. Và hãy nhớ điều này: những người mà các anh đang hung hăng phá phách, hành hạ là những đồng bào còn có lòng với đất nước, tranh đấu cho quyền làm người, muốn đưa dân tộc, trong đó có các anh, ra khỏi thân phận nô lệ. Nhiều vệ binh đỏ đã ân hận cho đến hơi thở cuối cùng.

30/10/2017

 

Vài Chuyện Quanh Ta: Cái học sơ đẳng thời pháp thuộc – Phạm Đình Lân F.A.B.I.

Dưới triều Nguyễn trong nước không có trường công lập mà chỉ có các tư thục dậy tại nhà do các thầy đồ hay các quan lại hưu trí hay mất chức đảm trách. Không phải làng nào cũng có thầy có đủ trình độ hiểu biết chữ Nho để dạy học. Chữ thầy đồ do chữ sinh đồ mà ra.

Ngày xưa thi hương có 04 trường. Đậu tam trường được gọi là sinh đồ tức tú tài. Đậu tứ trường gọi là hương cống tức cử nhân. Đậu tam trường không được bổ nhiệm ra làm quan. Để mưu sinh các sinh đồ mở trường dạy chữ Nho cho trẻ nít trong làng hay làm thầy bốc thuốc chữa bịnh cho cư dân địa phương. Số người học cũng chẳng nhiều vì con của nông dân phải phụ cha mẹ trong việc đồng áng, chăn bò, giữ em hay cắt cỏ, xách nước. Thiểu số người không muốn con mình lao lực cực khổ nên tìm cách cho con cái tiến thân bằng đường cử nghiệp. Các thầy đồ không nhận học phí. Họ được phụ huynh học sinh đền đáp bằng gạo, nếp, đậu, gà trống thiến v. v.

Dưới thời đô hộ Pháp hầu như mỗi làng đều có một trường tiểu học. Có làng có trường chỉ có hai cấp lớp: Đồng Ấu (Cours enfantin), Dự Bị (Cours préparatoire). Có làng có ba cấp lớp: Đồng Ấu, Dự Bị, Lớp Sơ đẳng Lớp Ba (Cours élémentaire). Làng rộng lớn, đông dân có 05 cấp lớp: Đồng Ấu, Dự Bị, Lớp Ba, Lớp Nhì (Cours Moyen), Lớp Nhất (Cours Supérieur). Có một thời có hai Lớp Nhì (Moyen 1 và Moyen 2) sau bỏ bớt chỉ còn một lớp mà thôi.

Ở thành phố lớn, ngay ở bậc tiểu học, nam, nữ đều học riêng. Tuổi học sinh học lớp nhì và lớp nhất xê dịch từ 14 đến 16 tuổi. Học sinh thi rớt muốn ngồi lại lớp bao lâu cũng được. Điều đó cho thấy số người đi học không nhiều lắm vì cha mẹ không có tiền cho con đi học và vì con không có khai sinh. Cũng có vài trường hợp tẩy chay giáo dục Pháp Lan Xa để bảo tồn Nho học và tinh thần Khổng Giáo. Vào thập niên 1860 vì thiếu thông ngôn và để có học sinh cho các trường mới mở người Pháp kêu gọi người Việt Nam ở Nam Kỳ gởi con em đi học như là một dấu hiệu hợp tác và chấp nhận sự hiện diện của họ ở Nam Kỳ. Nhiều người giàu có phải đưa tôi tớ đi học thay cho con mình. Một người nhà nghèo được đi học thế cho con một phú hộ đã trở thành một nhân vật tiếng tăm lừng lẫy và ảnh hưởng lớn trong nước một thời.

Trường được xây bằng gạch quét nước vôi vàng. Cửa sơn màu chu. Mái trường được lợp bằng ngói đỏ. Trước trường học thường có một cây to có bóng mát. Có nơi có cây dầu, cây sao. Có nơi người ta trồng cây phượng vĩ. Người Pháp du nhập giống cây này từ Madagascar. Từ đó cây phượng vĩ gắn liền với trường học ở Việt Nam.

Thầy giáo dạy từ lớp Đồng Ấu đến lớp Sơ Đẳng chỉ cần có bằng CEPCI (Tiểu học). Thầy giáo dạy lớp Nhì và lớp Nhất phải tốt nghiệp trường Normale. Câu:

Dưa leo chấm với cá kèo,

Học trò nghèo đi học Normale.

ra đời vào buổi bình minh của thời thuộc địa Pháp. Người học Normale phải có bằng CEPCI đậu kỳ thi tuyển vào trường Normale và học 04 năm (khi tốt nghiệp có thể đậu BE Brevet Élémentaire hay DEPSI Diplome d’Études Primaires Supérieures Indochinoises tức bằng Thành Chung). Người tốt nghiệp trường Normale (Sư Phạm) được dạy lớp Nhì, lớp Nhất hay được cử làm hiệu trưởng trường tiểu học có 05 cấp lớp. Hiệu trưởng được gọi là ông ĐỐC (Giám Đốc: Directeur). Học trò không mặc đồng phục mà có gì mặc nấy. Không người nào mang giày hay mang guốc cả. Tất cả đi chân không. Học trò giàu có xài cặp da, một loại da bò dày màu đỏ hồng. Học trò nghèo thì dùng cặp đệm. Nghèo hơn nữa thì cuốn tập vở giấu trong bụng gặp thầy thì len lén nhìn như kẻ trộm gặp mã tà. Trưa học trò ăn cơm miễn phí (chế độ này sau bị bãi bỏ). Học trò được miễn phí khi đi đò hay ngồi xe đò để đi học. Các chủ xe đò và những người đưa đò trên sông rất sợ gặp học trò mỗi buổi sáng đi học và chiều trở về vì chở học trò không có tiền mà lại nặng trách nhiệm nếu họ té dưới sông hay nhảy xuống xe bị tai nạn có thương tích. Vì học trò hay đùa giỡn, phá phách nên có câu:

Nhất: Quỉ

Nhì: Ma

Thứ Ba: Học Trò.

Trường thông báo giờ học, giờ ra chơi và giờ tan trường bằng tiếng trống trường. Trống to như cái lu to, hai đầu bịt bằng hai miếng da bò. Phải dùng cái dùi trống dài khoảng 50 – 60 cm để đánh vào mặt trống tạo thành những tiếng Thùng! Thùng!… vang dội rất xa. Nghe tiếng trống trường học sinh các lớp sắp hàng để vào lớp. Vừa đi họ vừa đọc cửu chương bằng tiếng Pháp deux fois un font deux; deux fois deux font quatre; deux fois trois font six... v. v. Cụ thể đọc cho đến neuf (chín) thì mới được phép ngồi xuống băng ngồi.

Học sinh học 05 ngày trong tuần. Mỗi ngày học 06 tiếng: sáng: 04 tiếng; trưa: 02 tiếng. Hai ngày nghỉ là thứ năm và chúa nhật. Ngày thứ năm là ngày học chữ Hán (caractères Chinois) nhưng là ngày nghỉ và vì thiếu thầy dạy chữ Hán nên học sinh lơ là với môn học này. Dần dà môn chữ Hán bị bãi bỏ hẳn trong học trình. Học sinh có 03 tháng nghỉ hè; 03 tuần lễ nghỉ lễ Pâques (Phục Sinh) (lúc này thời tiết nóng bức), 02 tuần lễ nghỉ Tết. Ngoài ra còn nghỉ lễ Noel, đầu năm Dương Lịch, lễ Thăng Thiên v. v. Lễ phát thưởng hằng năm thường diễn ra vào ngày 14 – 07 tức ngày Quốc Khánh của Pháp kỷ niệm cách mạng 1789 khi dân chúng vùng lên phá ngục Bastille. Trong ngày lễ phát thưởng ông đốc trường đọc một bài diễn văn bằng tiếng Pháp trước các quan khách Pháp- Việt. Học sinh lớp Nhì và lớp Nhất hát Ce n’est qu’un aurevoir, Jolis Tambours, Lundi matin l’Empereur… Những bài học thuộc lòng như La Vipère et la Sangsue (Con Rắn và Con Đỉa), Le Loup et l’Agneau (Chó Sói và Cừu Non) thường được dùng trong ngày lễ phát thưởng.

Chương trình học khá nặng dù ở bậc tiểu học. Bù lại tuổi của học sinh tiểu học thời Pháp thuộc khá cao. Hàng tuần học sinh được công bố thứ hạng trong tuần. Mỗi ba tháng có kỳ thi tam cá nguyệt (composition trimestrielle) rồi 06 tháng có kỳ thi lục cá nguyệt (composition semestrielle). Ngày khai trường học sinh lại phải thi lên lớp chớ không phải căn cứ vào điểm trung bình của các kỳ thi tam cá nguyệt hay lục cá nguyệt để được tự động lên lớp cao hơn.

Học sinh bắt đầu học tiếng Pháp từ lớp Dự Bị. Đến lớp Sơ Đẳng (Lớp Ba) học sinh bắt đầu thi bằng CE (bằng Sơ Đẳng Tiểu Học). Trường thi cũng nghiêm túc lắm. Bài thi gồm 02 phần: thi viết và thi vấn đáp. Thi trong ngày thì có kết quả ngay. Phần thi viết gồm có: bài chính tả, luận, toán, bài chính tả bằng tiếng Pháp (không tính điểm nhưng nếu bài ít lỗi thì học sinh đậu sẽ được ghi thêm dòng chữ Mention Françaisetrên mảnh bằng.

Đến lớp Nhất học sinh được xem như có một căn bản văn phạm Pháp Văn khả dĩ viết một bài luận một hay hai trang giấy. Quyển Grammaire của Claude Augé được xem là sách gối đầu. Muốn trau dồi thêm Pháp Văn học sinh phải đọc Livres Roses để làm giàu từ ngữ và bắt chước cách hành văn vừa bay bướm vừa sáng sủa của Pháp. Chương trình toán lớp Nhất có phân số, phép tam suất, thể tích, động tử, khái quát về rút căn ( racine carrée) v. v. Học sinh phải lên tỉnh để thi lấy bằng CEPCI (tiểu học). Cuộc thi kéo dài hai ngày gồm cả thi viết lẫn thi vấn đáp.

Những người đậu bằng CEPCI thời Nhật chiếm đóng phải thi lại khi Pháp tái chiếm Việt Nam sau đệ nhị thế chiến.

Với cách học nặng nề như vậy một người đậu CEPCI có thể được tuyển dụng để dạy các lớp Đồng Ấu, Dự Bị hay Sơ Đẳng. Nhiều người đậu CEPCI ở tuổi 18 tức là tuổi đậu Tú Tài II sau này! Tôi có một người quen thuộc bậc đàn anh được một gia đình hứa gả con với điều phải đậu bằng CEPCI. Anh thi rớt CEPCI bốn lần. Bà nhạc mẫu đành chịu thua phải gả con gái cho anh ấy nếu không chính con gái của bà trở thành người cao niên!

Thời quân chế phong kiến không có trường công lập ở các địa phương. Thời Xã Hội Chủ Nghĩa trường học rất nhiều nhất là sau năm 1975 ngoài trường công lập còn có nhiều trường tôn giáo đặt dưới sự quản lý của chánh phủ. Những học sinh thời đất nước độc lập và thống nhất có ăn cơm cantine miễn phí, đi xe hay đi đò qua sông miễn phí không? Sao người đô hộ Pháp lại chú trọng đến mầm non của đất nước ta hơn ta khi cho học sinh những đặc ân như vậy? Sao họ không xét lý lịch như chánh quyền Xã Hội Chủ Nghĩa? Con của Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, những người trí thức Tây học từng học ở Pháp về và dấn thân làm cách mạng chống Pháp, vẫn học trường Pétrus Ký vì họ có khả năng và được chấm đậu để học ở đó. Đã gọi là thực dân hay đế quốc đáng lẽ họ phải ghét và khinh khi người nghèo bản xứ. Trái lại họ cấp học bổng cho những học sinh nghèo nhưng học giỏi đi học đại học ở Pháp. Những vị này về nước lại chống lại họ.

Việt Nam xây dựng chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa đã nâng đỡ bao nhiêu học sinh giỏi không thuộc Gia Đình Cách Mạng, Dũng Sĩ Diệt Mỹ, đảng viên Cộng Sản, phát triển khả năng thiên phú của họ? Như vậy giáo dục chỉ làm lấy có chớ không nhằm đào tạo chân tài làm lợi cho quốc gia, dân tộc. Người Pháp không giết Nguyễn Ngọc Bích vì mến tài của ông. Họ tử tế với Nguyễn Mạnh Tường. Họ cứu mạng và chôn cất Trần Đức Thảo vì mến tài của ông ấy dù ông ấy và ông Tường chống Pháp kịch liệt.

Quí vị lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam có dám làm như vậy không?

 

Vui cười

Một cặp tình nhân đang ngồi hóng mát ở công viên. Bổng có hai con chó làm chuyện “xà nẹo” đi ngang trước mặt hai người. Nàng ngó chàng đỏ mặt. Chàng ngó nàng, cười tỏn tẻn. Đột nhiên nàng hỏi :

– Anh đang nghĩ gì vậy ?

– À ờ … thì anh đang nghĩ giống em !

– Anh này nghĩ tầm bậy tầm bạ không hà !