Tập San Tân Ðại Việt – Số 10 – 2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Ðại Việt – Số 10 – 2017

Mục Lục

BS Mã Xái : Nhìn Từ Hội Nghị Trung Ương 6 Khoá XII ĐCSVN đến Đại Hội ĐCSTQ Thứ 19 –Thách Thức và Cơ Hội Cho Phong trào Dân Chủ Nhân Quyền.

Ngọc Sẵng: Góp ý với người cộng sản “phản biện trung thành”

Đào Văn Bình: Nhật Ký Biển Đông

Thế Giới Yên Bình hay Sẽ Hỗn Loạn?

Ba Tư – Chiếc Gân Gà của Tào Tháo

Braham Chellnaney: Giấc mơ bá quyền của Trung Quốc: Mặt trận mới trong cuộc chiến về nguồn nước ngọt ở châu Á

Trần Văn Lương: Thơ Mộc Tượng

Mai Thanh Truyết: Năng Lượng Tương Lai: Hydrogen

Trọng Đạt : Cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ

Trọng NghĩaLưu Tường Quang: Đạo quân thứ năm của Trung Quốc ở Úc và New Zealand gây lo ngại

Nguyễn thị Cỏ May: Sự thật của 2 cuộc cách mạng mùa Thu : Mùa Thu 1917 ở Nga và mùa Thu 1945 ở Hà nội

Đại-Dương : Các nước nhược tiểu vỡ mặt vì « giấc mộng Trung hoa »

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy: Dân tộc sinh tồn -Chương V: Tổ chức chánh trị

Mai Thanh Truyết:

– Thành Quả Giáo Dục Xã Hội Chủ Nghĩa

– Hóa học Xanh – Phòng Ngừa Ô Nhiễm: Chiến Lược Tối Ưu Cho Sự Phát Triển Toàn Cầu

Phan Văn Song :

– Ông thầy tuồng vỡ kịch chánh trị

– Sống với Ô Nhiểm Độc Tố: Không khí ô nhiễm, biển cả ô uế, đất liền độc hại. Lấy độc trị độc! Hóa độc tẩy ô nhiễm. Hóa học trừ sâu, hóa học sạch nhà

Từ Thức :

– Thắng lợi vẻ vang

– Lụt nước theo kế hoạch

Phạm Đình Lân : Thảo mộc dùng làm rượu

 

Nhìn Từ Hội Nghị Trung Ương 6 Khoá XII ĐCSVN đến Đại Hội ĐCSTQ Thứ 19 –Thách Thức và Cơ Hội Cho Phong trào Dân Chủ Nhân Quyền –  Bác Sĩ Mã Xái 10/2017

Hội nghị Trung ương 6 Khoá XII đảng CSVN đã khai mạc hôm 4-10-2017, một cách bất ngờ sớm hơn dự liệu hai  tuần, để TBT Nguyễn Phú Trọng có đủ thì giờ chuẩn bị trình báo thành quả “đốt lò” cho đồng chí sư phụ của y là lãnh đạo “hạt nhân” Tập Cận Bình cũng sẽ bắt đầu Đại hội ĐCSTQ thứ 19 vào ngày 18/10/2017 trong vị thế một lãnh đạo quyền lực nhứt của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ, hoặc để Trọng sớm thực hiện tham vọng nhất thể hoá chức danh Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước với vị thế là nguyên thủ quốc gia tiếp đón lãnh đạo các nước trên thế giới tại Thượng đỉnh APEC tổ chức tại thành phố Đà Nẵng vào tháng 11 sắp tới đây, và Việt Nam là nước chủ nhà, và Trọng hi vọng được chủ trì và  khai mạc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.

Trước thềm Hội nghị TƯ-6 “ là bối cảnh  tranh chấp quyền lực  giữa TBT Nguyễn Phú Trọng và phe cánh của phe cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ; một số chuyên gia nghiên cứu lại nhìn cuộc đấu tranh quyết liệt này nằm giữa phe cộng sản “biết lý luận” Miền Bắc và phe cộng sản Miền Nam, nhưng đến lúc ông Trọng cho tóm Bí thư thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Xuân Thanh (con trai của  Nguyễn văn Chi, cựu uỷ viên trung ương đảng, và là cựu chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trung ương) thì thiên hạ  thấy ông Trọng muốn nắm luôn cánh cộng sản Miền Trung.

Cho nên phía sau chiêu bài chống tham nhũng thật sự chỉ là cuộc chiến tranh chấp quyền lực không khoan nhượng, và qua đó nhờ phương tiện truyền thông, nhơn dân thấy rõ tham nhũng cũng leo lên cả thượng tầng lãnh đạo từ tổng bí thư xuống đến phường khóm tất cả đều đã  nhúng chàm.

Trong tham vọng tập trung quyền lực về một mối, TBT Nguyễn Phú Trọng rập khuôn theo sư phụ họ Tập của mình  trong chánh sách “đả hổ diệt ruồi”: trước hết ông đã đẩy được Nguyễn Tấn Dũng về vườn làm “người tử tế”, tiếp theo là lần lượt bẻ cành chặt rễ phe cánh đối thủ với mình nằm trong tập đoàn  PVN. Nhưng cái gai nhọn Trọng cần phải nhổ là Chủ tịch Trần Đại Quang, một nhơn vật có tiềm năng đẩy lùi ông tổng bí thư trên bàn cờ quyền lực. Theo thoả hiệp các phe trong Đại hội trung ương đảng khoá 12, Trọng hứa sẽ rút lui giữa nhiệm kỳ, nhưng rồi nước chảy qua cầu, lần lượt  những ứng viên có thể kế nhiệm vai trò tổng bí thư lại bất thần lâm “bịnh lạ” trước hết là Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh bị loại ra vòng chiến, và nhơn vật kế tiếp mà Trọng đánh giá nguy hiểm là đương kim Chủ tịch nước Trần Đại Quang, ông Đại tướng trước đây là thứ trưởng rồi bộ trưởng công an lại bổng nhiên mất tích lạ lùng trên một tháng; khiến dư luận đồn đãi cho rằng phải chăng kịch bản Nguyễn Bá Thanh, hay kịch bản Đại tướng Phùng Quang Thanh tái diễn? Với tham vọng vô độ của Nguyễn Phú Trọng thì phương tiện nào cũng tốt nếu phục vụ mục tiêu của ông ta là trở thành kẻ độc tài của một Tổng Bí thư kiêm Chủ tich nước, giấc mộng nhất thể hoá chức danh, để kéo dài chế độ toàn trị, khoát dưới chiếc áo mụt rữa Mác Lê, theo gương sư phụ Tập Cận Bình. Bất kể danh dự quốc gia, quyền lợi  đất nước, TBT Trọng hành xử như kẻ man rợ chỉ thị cho thuộc hạ của y sang Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh nhằm truy tìm phe cánh cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và nhứt là Thanh sẽ là nhân chứng cho những cáo buộc ông Trần Đại Quang là người đứng sau chủ mưu cho người của Bộ Công an tổ chức cho Trịnh Xuân Thanh trốn thoát. Ông TBT tới nay vẫn im lặng trước cáo buộc của chánh phủ Đức về các vi phạm chủ quyền, đưa tới các hệ luỵ trầm trọng về măt chánh trị kinh tế ngoại giao.

Việc TBT Trọng kiêm chủ nhiệm Quân uỷ Trung ương lại tự cơ cấu mình vào Đảng uỷ Công an trung ương nhằm kiểm soát và khống chế luôn cả công an và quân đội, hi vọng sẽ dùng Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng cóp nhặt phương cách của Tập Cận Bình xử dụng Vương Kỳ Sơn (Chủ nhiệm Uỷ ban Kỷ luật Trung ương đảng CSTQ) đánh sập các con hổ bự công an, các tướng tá, các viên chức hành chánh, các đối thủ chánh trị về “tội kỷ luật” (tham nhũng) thuộc phe nhóm cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân; Tập triệt hết các đối thủ có thể ”kế thừa“ mình. Tập chẳng những ăn chắc tiếp tục chức Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước vào nhiệm kỳ hai, mà còn ngắm nghé nhiệm kỳ ba! Nhìn vào kịch bản đó rất ít người ngạc nhiên về nhận định của Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia, nhà nghiên cứu này có những tiếp cận đáng tin với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã khẳng định với đài VOA ngày 10/08/2017 “…ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại cho đến hết nhiệm kỳ và khi đó ông sẽ có được sự đồng thuận để ủng hộ bất cứ ai ông chọn lên thay thế.” Giáo sư Thayer còn nói thêm “ Nguyễn Phú Trọng đã cũng cố được vị trí. Ông lại không có người kế vị…” thật ra ông Trọng cũng nghĩ tới một vài đồng chí tin cẩn ( Phạm Minh Chính, trưởng ban Tổ chức Trung ương hay Phan Đình Trạc vừa được bầu vào Ban Bí Thư hoặc Trần Quốc Vượng)

Các bộ sậu tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng hay cả các  tướng lãnh công an quân đội dù không đứng về phe nào cũng không an tâm ngồi yên chờ ngày “cải tạo” hay lãnh án chung thân hay trở thành tử tội; họ thấy rõ, cứ bắt vụ tham nhũng này thì lòi ra vụ khác, xử trảm Nguyễn Xuân Sơn xong chắc gì không tới phiên mình; tử tội Nguyễn Xuân Sơn đã kháng cáo nhưng y đã khui hủ mắm tham nhũng tùm lum ; ta suy ra 12 vụ đại án nằm trong kế hoạch phải hoàn tất năm nay chắc phải dừng lại. Ngay bộ chánh trị hay ông Trọng cũng phải lo ; nếu dồn ép Đinh La Thăng vào chơn tường,Thăng sẽ tung hết tài liệu tối mật (từ việc ăn chia tiền bán lậu dầu thô cho Trung Cộng; cho tin những ủy viên trung ương nào đã nhận phong bì để lobby chức uỷ viên Bộ Chánh trị cho ông Đinh La Thăng.) Qua sự việc trên giúp mọi người hiểu tại sao không thấy ai  bàn tới Đinh La Thăng trong Hội nghị. Mới đây ông Nguyễn văn Chi lại tố đích danh Nguyễn Phú Trọng cũng tham nhũng tày trời (ông Chi là thân phụ của Nguyễn Xuân Anh vừa bị Trọng cho lột chức bí thư thành uỷ Đà Nẵng). Những màn đấu đá cho thấy lực lượng tham nhũng của Ba X, sau trên 10 năm Dũng nắm giữ quyền bính từ bắc chí nam, tuy nay ở thế ẩn nấp, nhưng vẫn còn mọc rễ sâu trong mọi ngành từ trung ương đến địa phương khiến phe cánh Nguyễn Phú Trọng, tuy ở lợi thế đang cầm quyền, nhưng phải nghĩ lại lời xưa “thành sự còn tại thiên”.

Chúng ta vừa điểm  qua một số hoạt cảnh “đốt lò” của Nguyễn Phú Trọng tự tung tự tác của kẻ thắng cuộc, ông Trọng cũng đã tiến hành Hội nghị Trung ương 6 khoá XII sớm hơn dự liệu, đúng hai tuần lễ trước ngày Tập Cận Bình bắt đầu ĐH đảng CSTQ lần thứ 19 (18/10/2017)

Qua bài phát biểu khai mạc, ngày 4-10-2017, TBT Nguyễn Phú Trọng đưa ra năm đề án mà ông cho biết sẽ đề cập đến các vấn đề rộng lớn, cơ bản,cấp bách, nhạy cảm, trong đó “dự kiến phát triển kinh tế và công tác sức khoẻ nhân dân” là hai nội dung chính của Hội nghị. Nói chung thì ai  cũng biết Hội nghị lại quanh quẩn thảo luận các vấn đề mưu tìm sinh lộ cho Đảng CS, cho thể chế toàn trị trên đà thoái hoá sụp đổ, do đó  hội nghị sẽ lại bàn thảo việc đổi mới chánh trị, cải cách kinh tế phát triển đất nước…

Trọng điểm thứ đến đã được dự kiến qua nhiều hội nghị trước đây là vấn đề “nhất thể hoá” lẽ ra là trọng tâm thảo luận của Hội nghị-6 ; nhưng lại không thấy ông Trọng trực tiếp giới thiệu trong  nghị trình, nhưng lại  nói đến”một số vấn đề tiếp tục  đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. “Nhất thể hoá” bộ máy chức danh nhằm gộp các chức danh thuộc hệ thống đảng với các chức danh tương ứng bên chánh phủ ; Nguyễn Phú Trọng muốn tập trung quyền lực vừa là Tổng Bí thư kiêm luôn Chủ tịch nước, và nếu mộng của Trọng không thành thì ai sẽ là nguyên thủ quốc gia chủ trì Diễn Đàn Thượng đỉnh APEC tổ chức tại thành phố Đà Nẵng vào tháng tới, nơi mà ngoài TT Trump còn có Tập Cận Bình và TT Putin tham dự, và Việt Nam là nước chủ nhà; Đà Nẵng cũng là nơi vị bí thư thành uỷ Nguyễn Xuân Anh và chủ tịch hội đồng nhân dân Huỳnh Đức Thơ vừa lọt vào tầm nhắm của chủ nhiệm Uỷ Ban Kiểm Tra Trung Ương Trần Quốc Vượng, theo lịnh của TBT Trọng. Ngay tại Hội Nghi-6 BCH Trung ương Đảng  ngày 6/10/2017 đã biểu quyết cách chức bí thư thành uỷ Đà Nẵng đồng thời chấm dứt chức danh uỷ viên trung ương Đảng đối với ông Nguyễn Xuân Anh. Cũng ngay sau đó  Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa  được  bổ nhiệm tân bí thư Đà Nẵng, mà theo cái nhìn của các blogger, ông Nghĩa là người dĩ hoà vi quý, nhưng cũng dính khá nhiều hồ sơ không minh bạch, còn Nguyễn Xuân Anh thì  liên hệ với phe Ba X và Chủ tịch Trần Đại Quang. Không biết uy tín ông Tổng ra sao mà trong cuộc bầu bổ sung hai ủy viên Ban Bí thư, trong ngày thứ 3 Hội nghị (6/10) trong khi hai ông Phan Đình Trạc và Nguyễn Xuân Thắng lại được chọn, trong khi ông Thuận Hữu người của ông Trọng giới thiệu lại rớt đài, chuyện này khơi lại chuyện cách đây không lâu TBT Nguyễn Phú Trọng cũng đã thất bại đưa người vào Bộ chánh trị (trong Hội Nghị trung ương 7 khoá 11), trong khi hai ứng viên Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân thì lại lọt vào dễ dàng, cả hai  Nhân và Ngân lúc bấy giờ nằm trong phe cùa đồng chí X.

Bội chi, ngân sách cạn kiệt, nợ trần thì vượt mức dân chúng không biết cái nhà nước tham nhũng này lấy tiền ở đâu để cải thiện tình trạng y tế, về sức khoẻ của người dân; nhưng chắc người dân không khỏi thắc mắc về sự kiện ông Trọng bao che phe nhà là bộ trưởng y tế trong vụ VN Pharma nhập thuốc giả giết người ; và việc thông đồng với Bắc Kinh trong tội  diệt chủng dân tộc  vụ Formosa, việc xử lý ông Võ Văn Cự đã đến đâu? Việc này cho thấy có sự phân biệt và mức độ trừng phạt, dành sự dễ dãi cho “phe mình” và dân gian cũng tự hỏi những số tiền kết xù thu được trong việc bài trừ tham nhũng sẽ lọt về túi ai, sao không thấy báo cáo!

Hội nghị “ Đốt lò” lê thê  bảy ngày  rồi cũng kết thúc với bài phát biểu bế mạc hôm 11/10/2017.

Nguyễn Phú  Trọng tỏ vẻ hả hê đôi phần trong chiêu bài loại trừ  “ruồi”, “sói” của bè nhóm đã từng làm nhục mình năm năm về trước (2012) vì không được phép kỷ luật đươc đồng chí X, mà thật ra tới nay Trọng chưa đưa nổi Ba Dũng vào “lò “ dù nội công của thừa sai Nguyễn Phú Trọng đã được Tập Cận Bình tăng cường trước ngày khai hội với hai viên chức cao cấp là Lưu Tường Vân, Bí thư Ban Bí thư Trung ương và tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc đến Hà Nội  để trấn an Trọng và thủ tướng Phúc “hai nước cùng chung vận mệnh”, về mối quan hệ tốt đẹp trong quan hệ đối tác chiến lược hai nước cộng sản anh em “núi liền núi sông liền sông”. Đối với chủ tịch nước, Trọng đã xử dụng vụ lời khai cung của Trịnh Xuân Thanh và việc khai gian tuổi tác của  Trần Đại Quang để đặt ông này trong vai trò “ông phỗng”; Trọng như vậy đã đóng băng được các con hổ đầu đàng của phe đối nghịch, yên tâm ngồi hết nhiệm kỳ, và còn có thể giới thiệu người kế nhiệm TBT vào  Đại hội ĐCSVN khoá XIII. Một chuyện làm nhiều người khá ngạc nhiên trong việc ông Trọng chỉ định Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thay mặt Bộ chánh trị đọc báo cáo về “Đề án về Công tác Dân số”, thay vì trinh bày vụ “ khủng hoảng ngoại giao trầm trọng Việt – Đức phát sanh từ việc ông TBT trách nhiệm trong vụ bắt cóc Trinh Xuân Thanh; hay Minh cùng Bộ Chánh trị cần giải trình mối quan hệ Việt Trung đang hồi căng thẳng ngoài kia ở Biển Đông. Ông Trọng lo lắng ông Ngoại trưởng đã đụng chạm đến quyền lợi Trung Quốc; trước thềm Hội nghị trung ương 6, tờ Hoàn cầu Thời báo hôm 30/08/2017 cảnh báo Hà Nội Việt Nam không nên để cho phương Tây tác động tới quan hệ Việt- Trung Quốc, ám chỉ việc chánh phủ Nguyễn Xuân Phúc tích cực tìm chỗ dựa mới nơi Hoa Kỳ, Nhựt Bổn, Hàn quốc, Ấn độ trong tình trạng kinh tế suy sụp thê thảm, và trước hành động xâm lăng, trắng trợn, hung hăng của Trung Cộng. Ngoài việc đốt được một ít củi khô, Hội nghị tỏ ra quyết tâm “đổi mới”, tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy đảng. Và không quên việc ông Trọng nuôi mộng “nhất thể hoá” chức danh tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, nhưng cũng ngạc niên không thấy Hội nghị nói tới việc này, vì Trọng đã thấy vấn đề “chưa đủ rõ, chưa đủ chín, thực tiễn còn đang vận động, ý kiến còn khác nhau thì xin phép chưa sửa đổi..” tin rò rĩ có thể phải đợi đến Hội nghị trung ương 7 hay 8? Thực tiển mà nói, ông Trọng không còn đối thủ cạnh tranh chức vụ TBT nữa, ngay cả việc gom hai chức vụ TBT và chủ tich nước. Nhưng còn chờ chỉ thị của Tập Cân Bình sau Đại hội Đảng 19, ông Trọng cho bắt đầu thực hiện nhất thể hoá ở cấp xã, huyện  nơi nào có đủ điều kiện theo mô hình bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch Uỷ ban nhân dân, không biết chừng nào thì áp dụng đến tỉnh, thành phố, và tiến đến trung ương (thí dụ thu gọn bộ máy chánh phủ và sáp nhập các uỷ ban thuộc trung ương bên phía Đảng vào các bộ tương ứng bên nội các); các chuyên gia cộng sản đã khuyến cáo các đề án này qua nhiều thập niên rồi, nhưng quy mô biên chế càng phình ra; có nước nào mà bọn lãnh đạo bắt dân è cổ ra đóng thuế để nuôi Đảng ( hiện nay VC có khoảng 4 triệu đảng viên) và tính tới việc làm sao tinh giản 2,5 triệu công chức viên chức nhà nước? Thu gọn hệ thống chánh trị có thể giúp tiết kiệm được ngân sách, nhưng không giải quyết được vấn đề tham nhũng vốn là cái bản chất của mọi chế độ cộng sản,độc tài toàn trị.

Tạm kết.

Tập đoàn bán nước cộng sản Hà Nội tuy không nói ra, nhưng cho thấy Trọng tạm ngưng chiến dịch bài trừ tham nhũng, còn chờ chỉ thị mới của Bắc Kinh sau ngày lãnh tụ “hạt nhân” Tập Cận Bình đăng quang tại Đại hội đảng CSTQ khai mạc ngày 19/8/2017. Thay mặt cho nhóm ích lợi của mình, trong diễn văn bế mạc, Trọng tuyên bố như hàm ý thoả hiệp với những ai (chắc là phe Dũng) trót lỡ nhúng chàm thì phải tự gột rữa; nhưng ông cũng không quên tiếp răn đe từ đây về sau những vi phạm ( tham nhũng) phải bị trừng trị nghiêm minh, rốt ráo từ trung ương đến địa phương, “không có vùng cấm”. Thực tiển, những nhóm lợi ích khác, như bộ sậu của Ba X, bọn tham nhũng sân sau của một số quan chức không thể ngồi yên chờ bị đưa vào” lò lửa” của Trọng; họ phải liên kết để bảo vệ sự sống còn, chống lại phe đương quyền Nguyễn Phú Trọng. Tham nhũng là bản chất của đảng cộng sản, không thể thay máu tham nhũng của mấy triệu đảng viên; cuộc đấu tranh quyền lực sẽ tiếp diễn; chưa biết mèo nào cắn miễu nào, nhưng mèo đen hay mèo trắng đều phục vụ  thế lực của Trung Nam Hải, đặc biệt là từ  thỏa thuận Thành Đô, từ các tổng bí thư Mười, Linh, Phiêu, Mạnh tới Trọng. Phe Dũng hay phe Trọng đều đã bán Biển Đông, bán rừng,cắt đất cho Trung Cộng, để Tàu Cộng vào khai thác trong các vùng chiến lược, đồng thời với chiến lược mềm, Trung Cộng sắp hoàn tất chánh sách Hán hoá Việt Nam, là sách lược nằm trong “giấc mộng Trung hoa” của họ Tập  từ ngày chánh thức nắm quyền lãnh đạo ĐCSTQ ( 15/11/2012 )

Đàng sau đề án đổi mới  tinh gọn hệ thống chánh trị, nhất thể hoá đảng với chánh quyền của Trọng nằm trong ý đồ cũng cố lại lại chánh sách độc đảng, chế độ độc tài, toàn trị khoát dưới chủ nghĩa u mê Mác-Lê và cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh. Hà Nội không phỉnh ai được về  các vận động cò mồi thăm dò dư luận kêu gọi tách đảng, đổi tên đảng sang tên đảng Lao Động v.v..; con cắc kè đổi màu cho thích nghi với môi trường vẫn là con cắc kè.

Chỉ theo dõi từ sau từ đầu Đại hội XII đến nay, World Human Rights Watch, Hội Ân Xá Quốc tế báo cáo chiến dịch trấn áp của Trọng càng ngày càng leo thang đáng kể đối với những nhà đấu tranh ôn hoà, bất bạo động cho dân chủ, nhơn quyền, cho tự do tôn giáo, tín ngưỡng; công an VC với bọn côn đồ, bọn Hội Cờ Đỏ đàn áp dã man các cuộc biểu tình của dân oan, của đồng bào Miền Trung biểu tình đòi công lý, tranh đấu cho sự sống còn cho dân tộc trước tội ác diệt chủng trong vụ Formsa, nhứt là từ lúc TT Trump lên nắm chánh quyền ít màng tới chuyện nhơn quyền.

Những thử thách đầy khó khăn trước mắt cho phong trào dân chủ nhơn quyền trong nước cũng như hải ngoại còn nhiều, dù rằng đảng CSVN đang trong tình trạng rệu rã, về chánh trị lẫn kinh tế; nhưng Nguyễn Phú Trọng là tên thừa sai rất mực trung thành với Bắc Kinh, và Bắc Kinh vẫn là chỗ dựa để Việt Công củng cố quyền lực trong những giai đoạn khó khăn. Vả chăng Tập  còn nhiều  thử thách cần ổn định  trước và sau đại hội Đảng thứ 19. Theo nhận định có vẻ lạc quan của nhà hoạt động dân chủ Trung Hoa Nguỵ Kinh Sinh đây là cơ hội thuận lợi với khung thời gian khoảng hai năm cho lực lượng dân chủ Việt Nam có thể phát động cuộc nổi dậy mà không gặp sự can thiệp của Bắc Kinh (như những năm 1979) vì Tập Cận Bình còn bận rộn sắp xếp nhiều vấn đề cấp bách hậu Đại hội 19. Cơ hội thuận lợi cho công cuộc đấu tranh là lòng dân đã không còn tin tưởng vào đảng công sản; qua màn trình diễn Hội Nghị 6, toàn dân càng nhận diện rõ hơn bộ mặt tham nhũng, thối nát, tranh ăn của tập đoàn lãnh đạo cộng sản bán nước cho Trung Cộng, nhưng lại hèn với giặc ác với dân, lòng căm hận đối với đảng CSVN càng nung nóng lòng yêu nước trong ý chí chống bọn Đại Hán bành trướng. Ngay trong hàng ngũ quân đội công chức một số đáng kể cũng đã tự “diễn biến tự chuyến hoá” cũng như tác động diễn biến hoà bình trong chiều hướng tích cực, lạc quan hơn, Tránh được thảm trạng Thiên An Môn là điều kiện cần trên đường dân chủ hoá mà các phong trào dân chủ đang bận tâm vận động, đối phó với hai cột tru chống đở chế độ là quân đội và công an; các hoạt động “lobby” chánh trị với các quốc gia dân chủ cần đẩy mạnh hơn để có tiếng nói thuân lợi hơn trong công cuộc dấu tranh cho chánh nghĩa.

Phong trào Giới Trẻ trong và ngoài nước nhập cuộc đang lớn mạnh. Tiếng nói của xã hội dân sự độc lập cũng phát triển dù bị trù dâp. Dân đã trải qua thời kỳ sợ hãi. Các chánh đảng truyền thống  hải ngoại cùng cộng đồng người Việt luôn là sức mạnh yểm trợ cho lực lượng nồng cốt quốc nội, luôn thích nghi đường lối trong công cuộc đấu tranh trong tình hình mới nhằm giải thể chế độ độc tài, độc đảng, toàn trị  của đảng CSVN, trong mục đích xây dựng một Việt Nam tự do,dân chủ, pháp trị, độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ; chúng ta không chủ trương hoà giải  hay hoà hợp với cộng sản. Cuộc tranh đấu dù khó khăn, lâu dài nhưng chánh nghĩa tất thắng.

Tài liệu tham khảo:

“-Chinese Politics Has No Rules, But it May be Good if Xi Jinping Breaks Them” by Christopher K Johnson/ CSIS /August 2017.

-Phát biểu tình trạng nhân quyền tại  Việt Nam của  Đại sứ  đươc đề cử Daniel J.Kitenbrink tại quốc hội Hoa Kỳ 27/9/2017.

-Toàn văn bài phát biểu bế mạc Hội nghị trung ương 6 Khoá XII của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng/ Báo Nhân Dân 11/10/2017.

-“Politizied Enforcement in Vietnam: Anti-Corruption Campaign under  General CVP Secretary Trong”/ Forbes/August 2 2017

-“Những thách thức của Tập Cận Bình sau Đại Hội Đảng 19.” Biên dịch : Mỹ Anh từ “Xi Jinping’s post-party congress challenges”,by John Wong The Straits Times, 3/10/2017,đăng trên NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ ngày 14/10/2017.

Góp ý với người cộng sản “phản biện trung thành” –  Nguyễn Ngọc Sẳng

Đứng trước nguy cơ sụp đổ tài khoá, dân chúng phản kháng, chống đối thuế khoá, nhất là hiện tượng công khai đòi tách đảng xuất phát từ những cựu quan chức cao cấp. Họ kêu gọi tách đảng, đổi tên đảng, trở lại với tên Đảng Lao Động, đổi tên đảng (cộng sản) thành đảng Dân Tộc. Cựu Đại sứ Nguyễn Trung  gắng sức dở nắp quan tài lôi ra “hai đảng tham chính là đảng Dân Chủ và đảng Xã Hội, nếu có nhiều đảng sẽ rối, không cần thiết”.  Thêm vào đó, trước thềm Hội nghị Trung ương 6 cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nhấn mạnh về tính cấp thiết của đổi mới bộ máy chính trị bằng cụm từ “không còn đường lùi”.  Vì vậy những người cộng sản thuộc loại “phản biện trung thành” đưa ra nhiều giải pháp nhằm “hà hơi tiếp sức” cho sự thống trị của đảng.

Tôi nghĩ còn có một số ít vị vì quyền lợi của dân tộc, sự an nguy của tổ quốc, nhưng não trạng cộng sản của họ quá ngắn so với tầm nhìn của người Việt Nam trong nước và cả ở hải ngoại.  Tôi xin lý giải tại sao họ lại có quan niệm như vậy.

Quí vị đó sinh ra, lớn lên, được đào tạo, làm việc, giữ sổ hưu trong môi trường Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) gần, hoặc suốt cuộc đời mình, nên nhận định của quí vị không thể thoát ra khỏi não trạng duy trì XHCN, XHCN là siêu việt, là tinh hoa của nhân loại, quí vị chỉ cần sửa đổi những sai lầm của đảng để đảng còn tiếp tục tồn tại, tiếp tục đưa đất nước vào con đường tối tâm vô tận và xã hội băng hoại khủng khiếp.

Quí vị đã từng chứng kiến những sai lầm nghiêm trọng được tiếp diễn suốt chiều dài đảng cộng sản lãnh đạo đất nước, nhưng quí vị vẫn muốn đảng tiếp tục lãnh đạo.

Có những sai lầm giết hại hơn 172 ngàn nông dân vô tội trong cải cách ruộng đất, sai lầm khi quyết định giết gần 6000 người dân xứ Huế, trong đó quí vị biết chắc đa số là dân thường không dính dáng gì với VN Cộng Hoà cả.

Sai lầm khủng khiếp nhất là tiến hành cuộc chiến tranh ủy nhiệm của cộng sản quốc tế với mưu đồ nhuộm đỏ khắp vùng Đông Nam Á.  Cuộc chiến đã giết hại gần 4 triệu người Việt Nam và biến Miền Bắc thành một trong năm nước nghèo nhất thế giới.  Đảng cộng sản có xứng đáng được cơ hội nữa để sửa sai, để lãnh đạo đất nước?  Xin quí vị thành tâm trả lời câu hỏi nầy.

Quí vị có thể chỉ duy nhất biết rằng chỉ có XHCN là ưu việt nhất hành tinh nầy, nên chỉ cần sửa sai lầm là được, là trở nên tốt.  XHCN đã bịt mắt, dối gạt quí vị quá lâu, nên rất ít người thấy được thế giới bên ngoài.  Có thể đa số quí vị không thấy/biết cuộc sống của người dân trong các chánh thể tự do, dân chủ, hay biết mà cố tình làm ngơ vì quyền lợi, vì sự khiếp sợ.

Có ai trong quí vị đã có lần tự hỏi mình rằng tại sao Liên Sô và các quốc gia cộng sản Đông Âu không chọn con đường sửa sai để đảng cộng sản họ tiếp tục ngự trị, mà họ đồng loạt, không thương tiếc, không do dự thay thế chế độ cộng sản.

Đảng cộng sản Việt Nam đã sửa sai bao nhiêu lần rồi mà vẫn không tốt, vẫn sai, và càng sửa lại càng sai, vậy chính họ cho quí vị, cho mọi người biết họ là thực thể không thể sửa sai được.  Xin đừng hoài công.  Xin đừng kéo dài nổi thống khổ của dân tộc, họ đã trải qua quá nhiều gian khổ từ cuộc chiến do quí vị và đảng CS tạo ra.

Nói theo ông Nguyễn Trung, chỉ cần hai đảng, đảng Dân Chủ và đảng Xã Hội, nhiều đảng sẽ rối.  Có thể đó là cách ngăn cản tiến trình đa nguyên đang manh nha gần đây, dù ông luôn lên tiếng đòi cải cách thể chế, đòi đa nguyên.  Hoặc ông không tiếp thu được tinh hoa của đa nguyên trong sinh hoạt dân chủ.

Nói chung quí vị với nhiều nhận thức, lý giải khác nhau, nhưng chung qui vẫn là cải cách và không thay thế một chế độ mà chính quí vị đều nhìn nhận họ thất bại trong mọi cải cách.  Nói cách khác quí vị vẫn hết sức tin tưởng vào đảng cộng sản dù họ luôn thất bại trong mọi cải cách và vẩn để họ chủ động cải cách.

Đừng đem đất nước nầy, dân tộc nầy ra làm vật thì nghiệm nữa.  Hãy buông tha dân tộc, đất nước nầy để những con người cần cù sử dụng tài nguyên ông cha để lại, để tạo cuộc sống yên ổn, đầy tình người mà tự ngàn xưa ông cha ta đã xây đấp. Cởi trói họ, cho họ cất cách cùng bay với những con rồng khác của Châu Á. Nếu không, không biết phục thiện, cứ tiếp tục chà đạp nguyện vọng, trấn áp họ, con cháu họ. Tức nước vở bờ, làng sóng dân chủ sẽ tống trôi những vết nhơ, những ngày đen tối lịch sử vào biển cả trước sự reo hò của dân tộc.  Điều nầy đang cận kề.

Qúi vị có người đã trải qua hết cuộc thăng trầm của đất nước, có người vinh hạnh cho mình có công với đất nước, với dân tộc, xin quí vị trả lời dùm những câu hỏi sau đây:

Có người cộng sản nào hãnh diện khi được gọi là Việt cộng (cộng sản Việt Nam) không?

Trong chiến tranh, thường dân có bao giờ chạy theo phía Việt cộng để được che chở không?

Người lính Việt Nam Cộng Hoà vì không thể bỏ dân khi dân chạy theo họ; cưu mang, đùm bọc họ, người lính biết việc đó làm trở ngại, cản bước họ nhưng họ chấp nhận với tinh thần trách nhiệm, với lòng nhân ái, với tình quân dân cá nước. Các ông có làm được điều nầy không? Hay đem bắn gần 6 ngàn người trong đó đa số là dân lành, lý do là vì sợ thả họ ra, họ sẽ khai hết những cơ sở địa phương, Việt cộng nằm vùng.

Đó là tôi phạm chiến tranh,  các ông có xứng đáng lãnh đạo đất nước nầy không?

Người dân miền Bắc, sau khi tàn cuộc chiến, họ vào Nam và nhận thấy sự thật hoàn toàn khác với những gì đảng đã nói với họ ròng rã mấy chục năm. Họ nhận ra bộ mặt gian dối của đảng. Sự thật quá rõ, các ông có dám chấp nhận sự thật đó không?

Người tù cải tạo bị đày ra miền Bắc đã nhiều lần nghe người dân miền Bắc trách móc rằng “chúng tôi chờ các ông ra giải phóng chúng tôi, mà bây giờ như thế nầy sao”? Các ông đã làm gì để người dân rên siết và thất vọng như thế?

Gương mặt đảng cộng sản đã bị lột xuống, huyền thoại về chủ nghĩa cộng sản “làm theo lao động, hưởng theo nhu cầu” đã lộ rõ sự hoang tưởng mà người cộng sản nham hiểm, ác độc dẫn dắt dân tộc đi suốt 70 năm qua. Còn ai trong những ngưuời còn chút lương tri hãnh diện với thành tích cách mạng của mình nữa không?

Từ năm 1954 người miền Bắc đã thấy rõ sự kềm kẹp, gian dối, lộng hành của đám cán bộ cộng sản. Sự tàn ác vô tiền khoáng hậu của giới lãnh đạo chóp bu khi giết bà Cát Hanh Long, người nuôi họ như người mẹ hy sinh để cung phụng con mình, rồi chính chúng nó lại giết mình!

Không biết bao nhiêu người ngậm ngùi cho bà Nguyễn Văn Sô phải sống lầm than vì bao nhiêu biệt thự, bao nhiêu tài sản bị các lãnh đạo cao cấp cộng sản mượn và không bao giờ trả dù biết người chủ, bà Sô, phải đi thuê căn nhà trọ tồi tàn, để nuôi con mình. Còn cảnh nào tàn bạọ hơn không? Vậy làm sao thu phục lòng tin nhân dân vào cuộc đổi mới?

Gần đây nhất, ông Trịnh Vĩnh Bình nghe theo chánh sách đổi mới kinh tế, mang tiền từ Hoà Lan về Việt Nam đầu tư, góp phần xây dựng quê hương. Rồi ông đau đớn, mọi người bàng hoàng khi những cán bộ cao cấp của đảng vu khống ông để tịch thu tài sản, bỏ tù ông cho dù có sự can thiệp từ cấp Thủ Tướng, tài sản vẫn không trả lại và ông trốn trại tù về lại Âu Châu. Thế thì liệu còn ai nghe theo lời đảng nữa không? kể cả cán bộ của đảng còn nghe, tin đảng nữa không?

Vậy đổi mới để làm gì khi biết chắc không còn cơ hội thuyết phục dân, đảng viên của mình?

Xin quí vị nhớ lại làn sóng trốn chạy cộng sản của 1 triệu dân miền Bắc năm 1954.

Hình ảnh cuối năm 1974, từng đoàn thuyền từ miền Trung, dân chúng tay xách nách mang, bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn vượt biển vô Nam lánh nạn cộng sản.

Sau 1975 khoảng 2 triệu người liều mình trốn chạy cộng sản, trong đó nửa triệu người vùi thây nơi biển cả. Tại sao họ dám làm cuộc mạo hiểm như thế?

Hàng ngàn người vượt biên bằng đường bộ qua Cao Miên, Lào để tìm đường thoát cộng.

Hình ảnh đó tự nói lên nổi kinh hoàng của người dân khi nghe hai tiếng Việt cộng.

Và câu nói “nếu cột đèn mà biết đi thì cũng vượt biên rồi”.  không có lời quê mùa, mộc mạc nào diễn tả sinh động nổi sợ hãi của người dân với Việt cộng.

Từ năm 1975 người dân miền Nam thấy rõ sự dốt nát, tham lam và gần đây nhất là sự tham nhũng, lộng quyền, mua quan bán chức.  Họ thấy bao nhiêu là biệt phủ xa hoa, bao nhiêu xe sang trọng mà cán bộ có, bao nhiêu đám cưới xa hoa, phung phí của con cái quan chức cộng sản trong gần 20 năm qua.  Liệu họ tin vào sự thay đổi đường lối của đảng không?

Đừng phí thì giờ, làm chuyện vô ích. Hãy mạnh dạn thay thế chế độ cộng sản vì người dân không thể tiếp tục sống mãi trong sự kinh hoàng. Người dân không còn chút tin tưởng nào vào chế độ cộng sản. Các ông thừa biết nếu tổ chức cuộc bầu cử công khai, trong sạch, có sự giám sát của quốc tế, cộng sản tức khắc bị loại ra khỏi quyền lực.

Vì vậy cứ tiếp tục dùng chiêu bài sửa sai để tiếp tục thống trị dân tộc, đất nước nầy, bất chấp mọi thiệt thòi, kìm hãm mà người dân đang gánh chịu.  Đó là tội đồ của dân tộc.

Thời đại truyền thông đại chúng, 40 phần trăm người trẻ ở Việt Nam dùng điện thoại thông minh, họ biết tất cả việc làm của đảng cộng sản, biết hết mọi xấu xa, tham lam, dốt nát của những người lãnh đạo cộng sản từ trung ương đến địa phương, thì họ còn tin vào cuộc thay đổi nửa không?

Phải mạnh dạn, cùng toàn dân mạnh dạn bước vào giai đoạn lịch sử mới của dân tộc, giai đoạn hồi sinh đất nước, giai đoạn để chứng minh cho thế giới, nhất là láng giềng Đông Nam Á thấy Việt Nam không hèn, Việt Nam có đủ dũng khí, Việt Nam có đủ thông minh để đưa đất nước họ vượt qua vũng lầy lịch sử, ngẩn mặt cùng năm châu. Để thế giới không còn khinh khi nhìn người Việt Nam như người ăn cắp, thế giới phải kính trọng người phụ nữ Việt Nam, họ không đi ra nước ngoài để bán thân xác gởi tiền về nuôi gia đình. Trả lại danh dự cho người phụ nữ Việt Nam, trong đó có con gái, cháu gái, chị, em chúng ta nữa. Và nhất là cho bọn giặc Tàu biết sức đề kháng của dân tộc Việt Nam để từ bỏ mộng bành trướng.

 

Nhật Ký Biển Đông – Đào Văn Bình

Thế Giới Yên Bình hay Sẽ Hỗn Loạn?

Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Chín ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:

-Reuters ngày 16/9/2017: “ Bangladesh cáo buộc Miến Điện liên tục vi phạm không phận của họ và cảnh cáo rằng bất cứ hành động khiêu khích nào đều có thể dẫn tới hậu quả không có gì bảo đảm khiến gia tăng nguy cơ sút giảm ngoại giao vốn đã căng thẳng vì cuộc khủng hoảng di dân của người Rohingya. Bangladesh nói rằng máy bay không người lái và trực thăng Miến Điện đã vi phạm không phận của họ ba lần vào 10, 12 và 14 Tháng Chín và đã cho mời viên chức tòa đại sứ Miến Điện tới để khiếu nại. Còn AFP ngày 17/9/2017 cho biết Bangladesh đã hạn chế sự đi lại của người tỵ nạn Rohingya, cấm họ dời khu vực chỉ định đã có tới 400,000 người chạy trốn tới đây vì cuộc bạo động tại Miến Điện.

-Tổng Hợp: Một hạm đội của Hoa Lục gồm bốn tàu chiến vừa tập trận tại Biển Nhật Bản gần Bắc Triều Tiên đang tiến về vùng hải cảng Hải Sâm Uy (Vladivostok) để cùng tham dự cuộc thao diễn trên biển lẫn trên bộ với Nga. Còn Nga thì đang tiến hành cuộc tập trận có tên là Hướng Tây (Zapad 2017) cùng với Belarus sát biên giới NATO về phía đông. Tổng Thống Putin đã bỏ cuộc họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc để giám sát cuộc tập trận này. Các giới chức NATO đang theo dõi chặt chẽ cuộc biểu dương sức mạnh quân sự của Nga lên tới 100,000 binh sĩ chứ không phải 12,7000 như đã công bố, bao gồm cả việc bắn hỏa tiễn có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Cấm vận, cung cấp vũ khí cho đồng minh, tập trận sát biên giới của nhau đang là trò chơi thật hay giả chưa biết có đưa tới Thế Chiến III hay không? Theo Newsweek ngày 18/9/2017, Đức đang chuẩn bị một cuộc thương thảo gây chú ý là cho đóng thêm 5 hộ tống hạm lớp Braunschweig giá 2 tỉ Mỹ Kim để tăng cường sức mạnh và đáp ứng với cam kết gia tăng kinh phí quốc phòng của NATO. Như vậy một cuộc chạy đua vũ trang kiểu giữa Chiến Tranh Lạnh giữa Tây Phương và Nga không tránh khỏi.

-AP ngày 18/9/2017: “Chính phủ Ấn Độ hôm nay nói rằng họ có bằng chứng cho thấy có những phần tử cực đoan liên hệ với Pakistan, tạo mối đe dọa về an ninh cho họ hiện đang lẫn trong số những người Hồi Giáo Rohingya trốn chạy và định cư vào nhiều thành phố của Ấn Độ. Và Ấn Độ có thể trục xuất những người này.”

Xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 19/9/2017 kể từ khi Miến Điện bị tấn công bởi nhóm nổi dậy Rohingya Hồi Giáo, trong một thông điệp quốc dân, Bà San Suu Kyi lên án mọi vi phạm nhân quyền và mọi người có trách nhiệm trong việc lạm quyền tại Rakhine sẽ phải đối đầu với luật pháp. Bà nói thêm, Miến Điện không sợ sự dòm ngó của quốc tế và cam kết với giải pháp có thể chấp nhận được (sustainable solution) cho cuộc khủng hoảng.

-Reuters ngày 20/9/2017: “Bộ ngoại giao Tây Ban Nha ngày 18/9/2017 nói rằng họ đã yêu cầu đại sứ Bắc Triều Tiên phải rời khỏi Tây Ban Nha trước ngày 30/9/2017 vì quốc gia này liên tục từ chối từ bỏ chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử.”

-Newsweek ngày 26/9/2017: “Thông tấn xã Tass cho biết Không Quân Nga đã tiến hành một cuộc thao diễn và ném bom tại vùng ba biên giới Nga-Hoa-Bắc Triều Tiên.”

Theo tôi, đây là cuộc thao diễn và cũng là lời cảnh báo của Nga vể một cuộc chiến tranh tổng lực hoặc hủy diệt có thể do Mỹ tiến hành không biết bất cứ lúc nào. Cuộc chiến tại Bắc Triều Tiên không đơn thuần chỉ là Bắc Triều Tiên mà còn liên hệ tới các nước láng giềng Trung Hoa và Liên Bang Nga. Trong binh thư, nếu thấy nghi ngờ thì phải triển khai “binh mã” nếu không sẽ không kịp trở tay. Trong khi đó Bắc Triều Tiên đưa không quân về phía đông- tức là hướng mà Hoa Kỳ có thể tấn công bằng hải quân và không quân sau khi Mỹ đem bay ném bom B-1 tới Nam Triều Tiên trong tuần rồi. Cuộc Chiến Tranh Triều Tiên lần này sẽ vô cùng khốc liệt chứ không phải chuyện rung đùi ngồi uống bia xem HKMH và khu trục hạm Hoa Kỳ bắn hỏa tiễn Tomahaw vào Bagdah khi Ô. Bush Con ra lệnh khởi đầu Cuộc Chiến Vùng Vịnh năm 2003.

 Tình hình nước Mỹ:

-AP ngày 16/9/2017 đi một bài báo với tựa đề “Con Số Cựu Chiến Bình Tự Tử Cao Nhất Là Miền Tây và Vùng Nông Thôn” (Suicide among veterans highest in western US, rural areas) cho biết mỗi ngày tại Hoa Kỳ có 20 cựu chiến binh tự tử, phần lớn do khó hội nhập với xã hội (cô đơn) sau thời gian dài ở quân ngũ, vấn đề thủ đắc súng, mua nhà, tìm công việc, lo lắng đời sống cho vợ con và sự giới hạn (khó khăn) của dịch vụ y tế. Tổng Thống Donald Trump đã phát động chiến dịch “Tháng Ngăn Ngừa Tự Tử” (Suicide Prevention Month) để hỗ trợ các cựu chiến binh tinh thần bị sa sút sau những năm tháng chiến đấu ở Iraq và A Phú Hãn.

-Huffington Post ngày 18/9/2017; “Trong một cuộc phỏng vấn với Fresh Air do Terry Gross thực hiện, Bà Hillary Clinton nói rằng bà bỏ ngỏ (có thể có, có thể không) về việc đặt vấn đề chính thống của cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 dựa theo kết quả của cuộc điều tra về sự can dự của Nga vào cuộc bầu cử.”

Theo tôi, đây chỉ là cách vớt vát lại tự ái khi đã thua cuộc vì đã chính thức thừa nhận mình thua và chúc mừng Ô. Trump. Còn như nếu cuộc điều tra có bằng chứng cụ thể là Nga can dự vào cuộc bầu cử và Ô. Trump cấu kết với Nga để đánh bại bà thì chuyện đó do Quốc Hội giải quyết. Vấn đề pháp lý mấu chốt ở đây là Ô. Trump có cấu kết, có bàn luận, có trao đổi với Ô. Putin về kế hoạch bầu cử hay không? Nếu không – dù Nga có can thiệp vào cuộc bầu cử thì lỗi này là do sự bất lực của Ô. Obama và của bộ máy an ninh, tình báo dưới thời Ô. Obama chứ không phải lỗi của Ô. Trump. Ngoài ra, nếu coi việc can dự vào cuộc bầu cử của nước khác là trọng tội thì tại sao Hoa Kỳ can thiệp vào các cuộc bầu cử trên quy mô toàn thế giới, sao không thấy Đảng Dân Chủ yêu cầu mở cuộc điều tra và luận tội các tổng thống như Bill Clinton và Obama và cất chức các giám đốc tình bào CIA? Tới giờ này tôi vẫn bảo vệ quan điểm cho rằng, khi người dân Hoa Kỳ bước vào phòng phiếu, họ bỏ phiếu theo khát vọng của họ là muốn một trang sử mới cho nước Mỹ – dù chưa biết có làm được hay không- chứ không phải nghe theo lời kêu gọi của nước Nga hay của Ô. Putin. Cho dù Ô. Putin hay 100 Ô. Putin có kêu gọi cử tri Mỹ bỏ phiếu cho ngươi này, người kia thì dân Mỹ cũng chỉ “chửi thề” và bỏ phiếu theo ý của họ. Theo tôi, nên chấm dứt cuộc điều tra là vừa vì chỉ mất thời giờ, tạo thêm chia rẽ và làm trò hề cho thế giới và chỉ phơi bày một sự thực khôi hài không hề có…là nước Mỹ truyền thông mạnh như thế, dân chủ như thế, dân trí cao như thế mà cuộc bầu cử tổng thống lại bị lèo lái bởi nước Nga! Không biết các ông/bà dân biểu và thượng nghị sĩ đang hăng say với cuộc điều tra có thấu hiểu nỗi nhục này hay không? Những cuộc điều tra mới nhất cho thấy tại một số tiểu bang, cả triệu người di dân bất hợp pháp đã được đi bầu và dĩ nhiên bầu cho Bà Clinton khiến con số phiếu phổ thông của bà hơn Ô. Trump. Nếu không có sự bất hợp pháp này, ngoài số phiếu cử tri đoàn thắng áp đảo, Ô. Trump có thể ngang bằng hay hơn Bà Clinton về phiếu phổ thông. Còn về việc những tin do Wikileaks đưa ra liên quan đến Bà Clinton, Ô. Julian Assange hiện đang tỵ nạn tại Tòa Đại Sứ Honduras ở Anh, trong nhiều cuộc phỏng vấn truyền hình trực tiếp đã nói rằng những người đưa tin không phải là tình báo Nga. Thế nhưng người ta vẫn không chịu hiểu khiến Ô.Trump phải la trời ông là nạn nhân của âm mưu “witch-hunt” tức “triệt hạ đối thủ chính trị”chứ không phải “săn phù thủy” như một số đã dịch vì tiếng Anh yếu kém.”Săn phù thủy” là săn cái gì?

Không ai phủ nhận Ô. Trump tính tình thẳng thắn nhưng ăn nói bộp chộp, thiếu suy nghĩ đôi khi cường điệu (rehtoric) nhưng sự chính thống và hợp pháp của cuộc bầu cử thì không một ai có thể phủ nhận được.

-AP ngày 25/9/2017: “Bộ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Wilbur Ross nói rằng Hoa Thịnh Đốn mong mỏi một tiến bộ vững chắc (concrete progress) trong chuyến viếng thăm của Tổng Thống Donald Trump đã được hoạch định giữa lúc mậu dịch căng thẳng giữa hai bên. Ô. Ross gặp gỡ Thủ Tướng Lý Khắc Cường- người đứng đầu về kinh tế của Trung Hoa trong chuyến viếng thăm ba quốc gia. Ô. Trump sẽ viếng thăm Trung Hoa vào cuối năm nay và sẽ gặp Chủ Tịch Tập Cận Bình- người đã thăm Hoa Kỳ Tháng Tư vừa rồi (và được tiếp đãi nồng hậu tại Dinh Thự Mar-a-Lago ở Florida). Khi khởi đầu cuộc đối thoại tại Trung Nam Hải (Zhongnanhai) nơi lãnh tụ cao cấp Trung Hoa cư ngụ và làm việc tại Bắc Kinh, Ô. Ross nói rằng chúng tôi hy vọng sẽ có những lời tuyên bố mạnh mẽ tốt lành. Nó sẽ là kết quả tốt cho hai quốc gia.”

Như tôi đã nói nhiều lần, hai nền kinh tế Mỹ-Hoa gắn bó như vợ chồng. Hai bên cùng nương tựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển cho nên nếu có “chén bay, đĩa bay” chỉ là sự giận hờn giữa hai vợ chồng. Nước Tàu đang trở thành một nguồn khổng lồ cung cấp hàng rẻ cho 300 triệu dân Mỹ xài cho nó sướng. Mỹ cấm vận Hoa Lục cũng là cấm vận chính mình. Chính vì thế mà cho dù Hoa Lục có làm chuyện tày trởi như tấn công vào hệ thống điện tử của Toà Bạch Ốc thì Ô. Obama rồi Ô. Trump chỉ lên án “sơ sơ” rồi nội vụ chìm xuồng. Trong khi Hoa Kỳ mạnh mẽ cấm vận, lên án và loại trừ Nga, chỉ vì các tập đoàn tư bản lớn của Mỹ không làm ăn buôn bán ở Nga, không thu lời cả trăm tỉ đô-la mỗi năm. Ai cho rằng Mỹ sẽ “bẻ cổ” Hoa Lục, sẽ dìm nước Tàu xuống đáy biển chỉ là giấc mơ…mơ cho sướng. Sách lược đối phó với Hoa Lục bây giờ của Ô. Trump cũng chẳng khác gì sách lược của Ô. Obama – nghĩa là Hoa Kỳ chỉ mong “tái cân bằng lực lượng” (rebalance power) để không bị Trung Hoa lấn lướt và hai bên sẽ chơi trò kéo co (tug-of- war) kéo qua kéo lại, không bên nào thắng bên nào…để cùng sinh tồn, cùng thủ lợi. Quốc gia nào hung hăng nhảy ra làm “tiền đồn” cho hai ông kẹ này thì thật là ngu xuẩn. Chính vì thế mà ngày nay hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều theo đuổi chính sách gần như trung lập hoặc ngả theo Hoa Lục.

Theo Newsweek ngày 27/9/2017, “Trong cuộc điều trần để được tái bổ nhiệm vào chức vụ Tham Mưu Trưởng Liên Quân, tướng thủy quân lục chiến bốn sao Joseph Dunford đã nói với Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện Hoa Kỳ rằng Trung Hoa có thể qua mặt Bắc Triều Tiên và Nga để trở thành thách thức hàng đầu đối với nền an ninh của Hoa Kỳ không quá một thập niên nữa do các yếu tố về dân số và kinh tế. Tôi nghĩ rằng Trung Hoa sẽ tạo đe dọa lớn nhất cho chúng ta vào năm 2025.”

Ông tướng này nói đúng nhưng quá trễ. Chính ra Mỹ phải nhìn thấy từ năm 1995. Lúc đó Hoa Kỳ dưới thời các Ô. Reagan, Bush Cha, Bill Clinton, Bush Con và Obama còn say mê với chuyện đầu tư ào ạt vào Hoa Lục để đem tiền về cho nước Mỹ với học thuyết cho rằng khi Trung Hoa giầu lên thì đương nhiên có tự do dân chủ và nước khổng lồ này sẽ hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Có ngờ đâu Hoa Lục theo kế sách “nhập nô xuất chủ” tức làm đầy tớ, gia công, làm giàu cho Mỹ rồi một ngày nào đó trở thành “chủ nhân” của nước Mỹ. Vào các tiệm bán lẻ khổng lồ của Mỹ như Wal-Mart, K-Mart, Target, Costco, E-bay, Fry-electronics chúng ta không tìm thấy bất cứ món đồ nào của Mỹ, toàn là hàng Tàu. Điều này đã bẻ gẫy quan niệm cho rằng chỉ có tự do dân chủ thì kinh tế mới phát triển, còn độc tài sẽ đưa đất nước tới nghèo đói. Học thuyết này không đúng với trường hợp của Trung Hoa Lục Địa. Trước 1975, tại Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, các đại giáo sự giảng dạy môn Kinh Tế Học đã tranh luận, nhưng không thể đưa ra kết luận chắc chắn là các quốc gia chậm tiến (underdeveloped country) nên theo học thuyết Kinh Tế Tự Do hay Kinh Tế Chỉ Huy. Nên nhớ, Trung Hoa đã có một nền văn minh cổ đại lừng lẫy. Rất nhiều tư tưởng, học thuật xuất chúng về các lãnh vực quân sự, ngoại giao, kinh tế, tu thân, trị quốc, an dân, bình thiên hạ… đều nảy nở ở đây. Nếu các quốc gia Âu Châu và Hoa Kỳ không bao giờ chịu khuất phục ai…thì dân tộc Trung Hoa, dù dưới thể chế nào cũng không bao giờ chịu khuất phục ai. Sự trỗi dậy để trở thành siêu cường của Trung Hoa không có cách nào kiềm chế. Điều đáng lo không phải Trung Hoa trở thành siêu cường mà điều đáng lo và đáng sợ là Trung Hoa hành xử như thế nào đối với thế giới khi trở thành siêu cường.

 Tình hình Trung Đông:

-Reuters ngày 16/9/2017: “Nhóm binh sĩ Syria do Hoa Kỳ hỗ trợ nói rằng họ sẽ không để lực lượng của chính phủ vượt Sông Euphrates để chiếm lại vùng đông Syria. Một phụ tá của Tổng Thống Assad nói rằng quân chính phủ sẽ tấn công tất cả mọi lực lượng kể cả lực lượng do Hoa Kỳ hỗ trợ để chiếm lại những vùng đất còn lại.” Còn theo AP cùng ngày, một cuộc không kích của không quân Nga đã làm bị thương sáu chiến binh thuộc lực lượng do Hoa Kỳ hỗ trợ ở đông Deir el-Zour. Nga còn đe dọa tấn công vào khu vực lực lượng đặc biệt Mỹ đang hoạt động nếu bị khiêu khích bởi phiến quân do Hoa Kỳ hỗ trợ.

-AP ngày 16/9/2017: “Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với AP, Thủ Tướng Haider al-Abadi nói rằng Iraq chuẩn bị can thiệp quân sự nếu cuộc trưng cầu dân ý của người Kurd gây ra bạo động. Nếu người dân Iraq bị đe dọa bởi việc sử dụng vũ lực của những thế lực bên ngoài luật pháp thì chúng tôi sẽ can thiệp quân sự.”

Vai trò của Hoa Kỳ rất quan trọng trong tình thế này. Nếu người Kurd quyết tâm theo đuổi mong muốn độc lập, chắc chắn xung đột sẽ nổ ra giữa lúc Nhà Nước Hồi Giáo chưa bị nhổ tận gốc. Hiện nay người Kurd đang được Hoa Kỳ vũ trang và có các cố vấn Hoa Kỳ chiến đấu bên cạnh.

Reuters ngày 19/9/2017 cho biết, “Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng chống đối việc người Kurd tổ chức trưng cầu dân ý về nền độc lập cho vùng bắc Iraq, bố trí xe tăng, hỏa tiễn dọc biên giới phía nam và nói rằng bất cứ sự tách ra nào ở các nước láng giềng như Iraq và Syria sẽ đưa đến khủng hoảng toàn cầu. Bộ Trưởng Quốc Phòng Thổ Nhĩ Kỳ Nurettin Canikli nói rằng cuộc bỏ phiếu tạo nguy cơ lớn cho Thổ và Thổ sẽ dùng mọi biện pháp cần thiết để dập tắt mọi diễn biến tương tự tại vùng đông nam mà đa số là người Kurd.”

Tin tức tổng hợp ngày 28/9/2017 cho biết, cuộc trưng cầu ý dân đòi độc lập của người Kurd đã diễn ra trong vòng trật tự và không có bất kỳ vi phạm nào với 2.8 triệu người đi bầu. Số phiếu tán thành chiếm 92.73%, trong khi số phiếu chống là 7. 27%. Khoảng hơn 44,000 phiếu không hợp lệ. Thủ tướng Iraq lên tiếng bác bỏ kết quả của cuộc trưng cầu dân ý và không thương lượng trên căn bản này, đồng thời tổ chức thao diễn quân sự chung với Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Wikipedia, thống kê năm 1991 cho biết tổng số người Kurd là 22.5 triệu, tại Thổ là 48%, Iraq 18%, Ba Tư 24% và 4% ở Syria.

-AP ngày 21/9/2017: “Tuần này các giới chức quân sự cao cấp Hoa Kỳ và Nga đã có cuộc họp trực diện chưa từng có ở một nơi nào đó ở Trung Đông để thảo luận về việc căng thẳng gia tăng giữa các bên tham chiến đang muốn tái chiếm căn cứ địa còn lại của Nhà Nước Hồi Giáo ở Syria. Lực lượng chính phủ, đặc nhiệm Nga và phiến quân do Hoa Kỳ hỗ trợ đang đánh nhau ở chung quanh khu vực dầu hỏa Deir el-Zour. Cuộc thảo luận nhằm bảo đảm an toàn cho các bên tham chiến.”

-Newsweek ngày 25/9/2017: “Bộ Quốc Phòng Nga cho biết Tướng Valery Asapov đang ở đài chỉ huy của quân đội Syria, giúp đỡ các cấp chỉ huy Syria trong chiến dịch giải phóng Deir ez-Zor đã tử thương do một quả đạn súng cối của Nhà Nước Hồi Giáo. Nga đã trách cứ chính sách đạo đức giả của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống Nhà Nước Hồi Giáo.”

-Reuters ngày 26/9/2017: “Bộ trưởng ngoại giao Syria nói rằng họ sẽ mở ngỏ việc thương lượng với người Kurd về yêu cầu tự trị cho vùng bên trong biên giới Syria, một lời tuyên bố có tính hòa giải mạnh mẽ khi căng thẳng quân sự gia tăng giữa các phe phái ở vùng đông Syria.”

-Good Morning America ngày 27/9/2017: “Theo các giới chức quân sự Hoa Kỳ, một loạt khoảng 40 đạn súng cối đã bắn vào Phi Trường Kabul vài giờ sau khi Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis bất ngờ viếng thăm Afghanistan. Cả Taliban lẫn ISIS đều nhận đã tiến hành vụ pháo kích này.”

Tình hình Biển Đông:

-Reuters ngày 19/9/2017: “Một giới chức cao cấp của Bắc Kinh trong chuyến thăm viếng Việt Nam vào ngày 19/9/2017 nói rằng Trung Hoa và Việt Nam chia xẻ cùng định mệnh và có rất nhiều tiềm năng hợp tác song phương trong lúc Việt Nam đang đụng độ với Trung Hoa Lục Địa tại Biển Đông. Mặc dù hai quốc gia cùng theo chế độ Cộng Sản, họ nghi ngờ lẫn nhau và liên hệ ngoại giao căng thẳng trong những năm qua vì tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Hoa Lục tỏ ra khó chịu với những nỗ lực của Việt Nam nhằm kết hợp các quốc gia Đông Nam Á về vùng biển quốc tế và sự gia tăng liên hệ quốc phòng với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ.”

-Tổng Hợp: Vào ngày 13/9/2017, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Phnom Penh đã đưa ra cảnh báo an ninh cho công dân của họ về tình hình căng thẳng sau cuộc bắt giam lãnh tụ đối lập Kem Sokha, trục xuất một tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ và những lời lẽ “chống Mỹ” từ các viên chức cao cấp của chính phủ và yêu cầu công dân Hoa Kỳ nên tránh xa những nơi tụ họp đông đảo.”

Tại sao một đất nước nhỏ xíu, dân số khoảng 16 triệu, sức mạnh quân sự hầu như không có, lại “dám” chống Mỹ? Căm-Bốt có biên giới với Việt Nam, Lào và Thái Lan. Với tình hình thế giới ngày hôm nay, Căm Bốt sống yên ổn vì không một quốc gia nào nói ở trên lại có ý định thù nghịch hay gây hấn với Căm Bốt. Ngoài ra, Căm Bốt lại được “ông khổng lồ” Trung Quốc đỡ đầu về mọi phương diện cho nên chẳng cần chơi với Mỹ. Chơi với Mỹ, tiền thì không có mà lại bị đe dọa về nhân quyền. Trong bối cảnh Phi Luật Tân không biết sẽ “đuổi Mỹ” lúc nào. Để chính sách “Xoay Trục” có hiệu quả, Hoa Kỳ nên dẹp bớt việc sử dụng “ngọn roi nhân quyền”, bớt can thiệp vào chuyện nhà của người ta. Một đất nước Căm Bốt có độc tài thì Mỹ cũng chẳng rụng một sợi lông chân sao cứ phải bận tâm vào đây? Thử nhìn vào Ô. Robert Mugabe (năm nay 93 tuổi) làm tổng thống Zimbabwe gần 40 năm thì có sao đâu? Tuy nhiên Ô. Hun Sen là người rất khôn ngoan. Sau cuộc bầu cử năm 2018, nếu cuộc bầu cử diễn ra tốt đẹp và ông tiếp tục ngồi vào cái ghế thủ tướng “thơm phức” có lẽ lúc đó ông sẽ đổi giọng vì chống Mỹ cũng mệt cầm canh. Tin mới nhất cho biết phân nửa lãnh tụ đảng đối lập Cứu Nguy Dân Tộc đã trốn chạy khỏi Căm Bốt để tránh cuộc đàn áp.

-The Telegraph ngày 21/9/2017: “Tổng thống Phi Luật Tân Duterte nói rằng con ông cũng sẽ phải bị giết nếu sự việc cậu này liên quan đến việc buôn bán xì ke ma túy là thật và nhân viên cảnh sát thực hiện việc này sẽ được luật pháp che chở.”

Tôi cảm phục Ô. Duterte về quyết định này. Đây là thuật trị nước của Thái Sư Trần Thủ Độ, Tể Tướng Lý Tư, Quản Trọng, Nhạc Nghị… là “pháp bất vị thân”. Muốn luật pháp nghiêm minh thì phải trừng trị chính người thân của mình trước, dù đó là vợ, con, anh em ruột thịt. Che chở cho người thân của mình làm bậy thì đất nước hỗn loạn rồi đi tới xụp đổ. Muôn đời, thời nào, ở đâu cũng thế.

-Fox News ngày 24/9/2017: “ Các giới chức Phi Luật Tân nói rằng hai ngư phủ Việt Nam bị bắn chết và năm ngư phủ khác bị bắt giam sau khi phát hiện họ đánh cá ở ngoài khơi tây bắc Phi Luật Tân và cuộc săn đuổi trong đêm diễn ra với một tầu đánh cá Việt Nam húc vào tầu hải quân Phi Luật Tân khiến phải nổ súng. Thiếu Tá Jose Covvarubias- sĩ quan thông tin của hải quân Phi nói rằng, năm ngư phủ Việt Nam cùng với hai người chết đã được giao cho cảnh sát sau biến cố Bolinao, ngoài khơi Tỉnh Pangasinan của Đảo Luzon.”

Tin tức mới nhất cho biết, trong cuộc họp bên lề tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York. Ông Cayetano- Bộ Trưởng Ngoại Giao Phi Luật Tân hứa với Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh rằng chính phủ nước ông sẽ thực hiện một cuộc điều tra công bằng. Những ngư phủ bị giam giữ sẽ được đối xử tử tế và các giới chức Việt Nam được tự do tiếp xúc với họ.

-Sputnik News ngày 28/9/2017: “Theo báo chí Trung Quốc, Hải Quân Ấn Độ vừa viếng thăm Việt Nam với một hạm đội nhỏ rất mạnh, thậm chí ở mức chưa từng có, bao gồm khu trục hạm tàng hình trang bị tên lửa dẫn đường INS Satpura (F48) Lớp Shivalik cùng với hộ tống hạm săn tàu ngầm INS Kadmatt (P29) thuộc Lớp Kamorta. Điều khiển hai chiến hạm trên là một khối nhân sự lên tới 65 sĩ quan và 580 thủy thủ. Các tàu chiến này đã ghé thăm Cảng Hải Phòng.”

Trong khuôn khổ thỏa hiệp Hợp Tác Chiến Lược, Ấn Độ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong lãnh vực quốc phòng như huấn luyện thủy thủ tàu ngầm, huấn luyện phi công lái tiêm kích SU-30 MK2 vì Ấn Độ và Việt Nam cùng sử dụng vũ khí sản xuất tại Nga. Hiện đang Ấn Độ đang đóng 12 tàu cao tốc tuần tra ven biển cho Việt Nam với khoản tín dụng 500 triệu Mỹ Kim. Ngày 3/9/2016 Thủ Tướng Ấn Độ Modi đã thăm Việt Nam.

 Nhận Định:

Vào ngày 18/9/2017, Tổng Thống Donald Trump xuất hiện lần đầu tiên tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, than phiền thẳng thừng về tổ chức quốc tế này và đòi cải tổ. Khi còn là ứng cử viên tổng thống Ô. Trump chê tổ chức này là yếu kém, bất lực và không có thiện cảm với Hoa Kỳ lẫn Do Thái và nói rằng Liên Hiệp Quốc chỉ là chỗ vui chơi và đe dọa cắt bớt tài trợ cho Liên Hiệp Quốc. Thế nhưng lần này ông dịu giọng và nói với các đại sứ tham dự của Hội Đồng Bảo An LHQ tại Tòa Bạch Ốc rằng Liên Hiệp Quốc là một tổ chức có tiềm năng rất lớn.

Nói chuyện trước các lãnh tụ của thế giới, Tổng Thống Donald Trump nhấn mạnh tới học thuyết “America First”, gọi Ba Tư là “chế độ sát nhân”, lên án tổng thống Venezuela và đe dọa có hành động quân sự (*). Còn về Bắc Triều Tiên, ông nói rằng, “Nếu buộc lòng phải bảo vệ chính mình và đồng minh, chúng tôi sẽ không còn chọn lựa nào khác là hủy diệt toàn bộ Bắc Triều Tiên” (If [the United States] is forced to defend itself and its allies, we will have no choice but to totally destroy North Korea) (**). Khi Ô. Trump nói câu này, đại hội đồng rộ lên tiếng xầm xì và một số thì nén tức giận. Thủ Tướng Do Thái Netanyahu ca ngợi và nói rằng chưa bao giờ ông nghe một bài diễn văn can đảm hay dũng cảm đến như vậy. Bộ trưởng ngoại giao Ba Tư phản ứng bằng cách nói rằng bài diễn văn thù hận của Ô. Trump giống thư Thời Trung Cổ chứ không phải Thế Kỳ 21 (Trump’s ignorant hate speech belongs in medieval times-not the 21st Century.) Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng việc ghét bỏ Ba Tư chỉ làm cho cuộc chiến tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo kéo dài đã sáu năm trở nên khó khăn hơn. (Mới đây Ô. Macron đã tuyên bố Ba Tư không phải là kẻ thù của nước Pháp và Hãng Renault đã thủ đắc một khế ước chế tạo xe hơi khổng lồ tại Ba Tư. Và ngày hôm nay Ba Tư được Ngân Hàng Phát Triển Trung Quốc cho vay 15 tỉ Mỹ Kim và 9.6 tỉ Mỹ Kim với Ngân Hàng Xuất-Nhập-Cảng Nam Triều Tiên.)

Bộ trưởng ngoại giao Thụy Điển nói rằng bài diễn văn của Ô. Trump rỗng tuếch của chủ ngĩa quốc gia, không đúng nơi, không đúng chỗ. Có lẽ nhiều thập niên rồi chúng ta mới nghe một bài diễn văn như thế tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. (This was a bombastic, nationalist speech. It must have been decades since one last heard a speech like that in the U.N. General Assembly. This was a speech at the wrong time to the wrong audience.) Còn bộ trưởng ngoại giao Venezuela nói rằng, “Không một nhà lãnh đạo nào có quyền cật vấn nền dân chủ và chủ quyền của chúng tôi. Chúng tôi không chấp nhận những lời đe dọa từ Tổng Thống Donald Trump hay bất cứ ai trên thế giới.” Riêng ông già 93 tuổi- Tổng Thống Mugabe lại ví Ô. Trump như người khổng lồ Goliath trong thần thoại (Sau bị cậu bé David dùng súng cao-su bắn một hòn sỏi vào trán, chết).

Còn về nội bộ, Bà TNS. Dianne Feinstein (Dân Chủ) cho rằng, “Ông ta muốn đoàn kết/gom cả thế giới bằng chiến thuật đe dọa, nhưng thực tế ông chỉ làm cho nước Mỹ bị cô lập thêm.” (He aims to unify the world through tactics of intimidation, but in reality he only further isolates the United States.) Còn Ô. Mittt Romey (Cộng Hòa) cựu ứng cử viên tổng thống- đã từng họp báo tố Ô. Trump là lường đảo, đồ giả/dổm – lại nói rằng, “Bài diễn văn mạnh mẽ và cần thiết để thách đố đại hội đồng LHQ cần theo đúng hiến chương đã vạch ra là đương đầu với những thách thức toàn cầu.” (strong and needed challenge to the U.N. assembly to live up to its charter and to confront global challenges.) Ô. Putin và Ô. Tập Cận Bình không tham dự cuộc họp kỳ này.

Lời tuyên bố của Ô. Trump thật khủng khiếp nhất là nó được đưa ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, thế nhưng cần phải nêu ra ba câu hỏi:

-Nếu Bắc Triều Tiên không tấn công trước Hoa Kỳ và các đồng minh như Nam Triều Tiên và Nhật Bản mà vẫn cứ tiếp tục chế tạo vũ khí nguyên tử cùng hỏa tiễn liên lục địa…liệu Hoa Kỳ có tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực để hủy diệt Bắc Triều Tiên không?

-Chiến tranh hủy diệt Bắc Triều Tiên là chiến tranh như thế nào? Dùng hỏa tiễn nguyện tử và bom nguyên tử giết chết 25 triệu dân, hủy diệt toàn bộ đất nước này chăng? Hay đem dăm ba hàng không mẫu hạm và hàng chục khu trục hạm, cùng B-2, B-52 tới oanh kích, bỏ bom ngày đêm và biến Bắc Triều Tiên thành “thời kỳ đồ đá” mà phải đầu hàng? Liệu Hoa Lục có đứng khoanh tay nhìn đàn em của mình bị tiêu diệt khi mà Bắc Kinh tuyên bố nếu Hoa Kỳ tấn công trước Hoa Lục sẽ can thiệp. Khi đó một cuộc Chiến Tranh Triều Tiên nữa lại nổ ra có thể cả triệu binh sĩ hai bên đều chết và có thể Bán Đảo Triều Tiên thống nhất dưới sự cai trị của Ô. Kim Jong Un. Không biết Ô. Trump có tính tới yếu tố này không?

-Nói một cách công tâm và nó là sự thực: Cuộc chiến chống khủng bố, cuộc khủng hoảng Bắc Hàn, Trung Đông hay chương trình tinh luyện chất Uranium của Ba Tư hay cuộc hỗn loạn chính trị tại Venezuela… có thể là thách thức ngôi vị bá chủ thế giới của Hoa Kỳ hoặc an ninh của Do Thái nhưng nó vẫn chưa phải là một thách thức hay khủng hoảng toàn cầu. Chính vì thế mà cả cộng đồng thế giới đa số vẫn giữ im lặng về các vấn đề này. Vào ngày 21/9/2017, Ô. Lan Bremmer-Chủ Tịch Eurasia Group nói với Ô. Andy Serwer- Chủ Bút của Yahoo Finance rằng cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên không phải là rắc rối lớn nhất về mặt địa lý của thế giới hiện nay.

Đã qua rồi thời kỳ khi Liên Sô nói gì thì gần nửa thế giới phải nói theo. Khi Mỹ nói gì thì hầu như cả thế giới phải nói theo. Bối cảnh chính trị thế giới hoàn toàn thay đổi kể từ khi Hoa Kỳ rút lui khỏi Miền Nam Việt Nam năm 1975 và nhất là ngày nay Hoa Lục đang trỗi dậy như một siêu cường cả về kinh tế lẫn quân sự.

Chắc chắn cả thế giới phải suy nghĩ về điều Ô. Trump nói và chưa chắc ông đã thành công trong lần nói chuyện tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc kỳ này. Đứng trước một diễn đàn bao gồm 193 nguyên thủ quốc gia giữa Thế Kỷ 21 chứ không phải Thế Kỷ 18,19,20, dù mình là “võ lâm chí tôn” cũng nên nói lời nhân nghĩa để thu phục nhân tâm. Còn muốn cấm vận ai, đánh ai, lên án ai, lật đổ ai, tiêu diệt ai…về nhà họp báo nói cũng không muộn. David Usborne trong một bài viết trên The Independent ngày 19/9/2017 đã nhận định rằng,” Học thuyết “Hoa Kỳ Trước Đã” của Donald Trump sẽ hủy diệt Liên Hiệp Quốc” (Donald Trump’s America First doctrine will destroy the United Nations). Khi nói “Hoa Kỳ Trước Đã” thì ngồi chung với thế giới để làm gì? Khi đó Hoa Kỳ nên rút lui khỏi tổ chức này để đơn phương hành động cho dễ.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần công bằng và cũng cần phê phán cách ăn nói của Bắc Triều Tiên quá kỳ cục, điên khùng và có những hành động không phải của một quốc gia có trách nhiệm với dân của mình và với cộng đồng thế giới. Dù thế nào đi nữa thì ông bộ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên cũng không nên nói, “Chỉ là giấc mơ của chó nếu ông ta có ý định đe dọa chúng tôi bằng tiếng sủa của chó.” (It would be a dog’s dream if he intended to scare us with the sound of a dog barking.) Hiện nay 4.7 triệu thanh niên Bắc Triều Tiên tình nguyện gia nhập quân đội để chống lại “nước Mỹ côn đồ” (rogue state) tức gấp 4 lần số quân hiện dịch. Thật chưa thấy một quốc gia nào chuẩn bị chiến tranh ghê gớm như vậy. Tuy nhiên các nhà bình luận cho rằng “Chó sủa chó không cắn” (has more bark than bite) tức Bắc Triều Tiên chỉ “lên gân” vậy thôi nếu Hoa Kỳ không mở cuộc tấn công trước.

Cuộc thóa mạ nhau giữa Ô. Trump và Ô. Kim Jong Un là sự kiện hiếm thấy trong cộng đồng thế giới. Ngoại Trưởng Nga Lavrov nói rằng hai ông đối xử với nhau như trẻ con lớp mẫu giáo. Trong khi đó theo Reuters ngày 23/9/2017, Ba Tư đã thành công trong việc bắn thử một hỏa tiễn đạn đạo mới, có tầm xa 2000 cây số (1200 dặm) và hỏa tiễn này được trưng bày trong cuộc diễn binh ngày 22/9/2017.

Ngoài việc lên án Ba Tư, Ô. Trump đe dọa xé bỏ thỏa hiệp hạt nhân ký kết dưới thời Ô. Obama cùng với năm cường quốc Nga, Hoa, Anh, Pháp và Đức. Theo các chuyên viên Liên Hiệp Quốc, nếu Hoa Kỳ xé bỏ thỏa hiệp này, Ba Tư có thể chế tạo vũ khí nguyên tử trong vòng vài tuần lễ. Như vậy, ngoài Bắc Triều Tiên, Mỹ sẽ phải mở thêm một cuộc chiến với Ba Tư để bảo vệ Do Thái. Lúc đó, giống như Bắc Hàn, Ba Tư bắt buộc phải lao vào con đường chế tạo vũ khí nguyên tử để về lâu về dài để Mỹ hoặc Do Thái không dám tấn công tiêu diệt họ, như thế tạo thêm cuộc chạy đua hạt nhân tại vùng Trung Đông. Theo Huffington Post ngày 25/9/2017, “Ô. David O’Sulivan- Đại Sứ của Liên Hiệp  Châu tại Hoa Kỳ cho hay các nhà ngoại giao Âu Châu đã cảnh báo bộ tham mưu của Ô. Trump rằng Âu Châu sẽ ngăn chặn quyết tâm của Hoa Kỳ định áp đặt cấm vận lên Ba Tư trên quy mô quốc tế khi mà Ba Tư tuân thủ thỏa hiệp hạt nhân JCPOA và lệnh cấm vận không chỉ áp dụng cho Ba Tư mà còn lên những quốc gia khác có làm ăn buôn bán với Ba Tư. Âu Châu sẽ viện dẫn quy chế có từ giữa thập niên 1990 để bảo vệ các công ty của Âu Châu không bị trừng phạt vì lệnh cấm vận.

Chưa biết Ô. Trump sẽ là người kiến tạo hòa bình cho thế giới hay sẽ gây nên một cuộc khủng hoảng toàn cầu?

(California ngày 30/9/2017)

.(*) Theo Sputnik News ngày 24/9/2017: “Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro có thể đến thăm Nga vào đầu Tháng 10 và tham gia Tuần Lễ Năng Lượng Nga, được tổ chức từ ngày 3 đến 7 Tháng 10. Các phương tiện truyền thông Nga trích dẫn nguồn tại trụ sở của LHQ ở New York cho biết . Chuyến thăm, nếu xảy ra, sẽ diễn ra trong bối cảnh các vấn đề chính trị nội bộ tại Venezuela sau bầu cử Quốc hội và quan hệ giữa chính quyền Mỹ với Caracas trở nên trầm trọng thêm.

Theo AFP ngày 30/9/2017, “Bộ trưởng ngoại giao Venezuela tố cáo Hoa Kỳ áp đặt lên thế giới chủ nghĩa độc tài tư bản và cho biết 63 quốc gia trong đó có Nga, Trung Quốc đã ký vào bản công bố trước Hội Đồng Nhân Quyền LHQ hỗ trợ Venezuela.“ (Venezuela’s Foreign Minister, Jorge Arreaza, says that the US is “trying to impose on the world the capitalist dictatorship of the United States,” as he informs that 63 countries, including China and Russia, signed a joint declaration at the United Nations Human Rights Council in support of the Venezuelan government.)

(**) Vào ngày 21/9/2017, trước sự xôn xao của dự luận thế giới, trả lời cuộc phỏng vấn trong chương trình CBS This Morning, Bà Nikki Haley- Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc nói rằng Ô. Trump thực sự không muốn chiến tranh với Bắc Triều Tiên, không ai muốn chiến tranh, tổng thống cũng không muốn chiến tranh.

Ba Tư – Chiếc Gân Gà của Tào Tháo

Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Mười ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

.Tình hình thế giới:

-Huffington Post ngày 1/10/2017: Trong một hành động giống như “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, Tổng Thống Donald Trump nói chuyện với Ngoại Trưởng Tillerson qua Twitter đã nhắn rằng, “Đừng uổng công nói chuyện với “Thằng nhỏ hỏa tiễn” hãy cứ làm như những gì mình đã làm.” trong lúc Ô. Tillerson công bố cho toàn thế giới biết là ông đang theo đuổi cuộc nói chuyện trực tiếp với Bắc Hàn. Vậy ai lãnh đạo chính sách đối ngoại của nước Mỹ đây? Có lẽ Ô. Trump nên kiêm luôn chức bộ trưởng ngoại giao, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc cho tiện.

Theo The Hill ngày 15/10/2017, trong một cuộc phỏng vấn với CNN, Ngoại Trưởng Tillerson nói rằng, “Những nỗ lực ngoại giao với Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục cho đến khi nào trái bom đầu tiên ném xuống.” (Tillerson: Diplomatic efforts in North Korea will ‘continue until the first bomb drops.) Điều này có nghĩa là nếu thương thảo bất thành thì Hoa Kỳ sẽ dùng biện pháp quân sự. Là một nước nhỏ muốn chống lại một siêu cường thì phải khôn ngoan. Phải biết tiến-thoái. Phải biết “lùi một bước để tiến ba bước”. Bắc Triều Tiên nếu muốn sống còn thì nên ngồi vào bàn hội nghị. Nếu yêu sách chưa đạt được thì cứ “cù nhầy”, kéo dài đàm phán để tính kế. Dầu sao đi nữa, Bắc Triều Tiên phải hiểu rằng quy luật của thế giới ngày hôm nay vẫn là “cá lớn nuốt cá bé”. Thủ đắc vũ khí nguyên tử là “điều kiện cần” để bảo vệ đất nước. Nhưng “điều kiện đủ “ vẫn là đất nước phát triển, ổn định và một chính sách ngoại giao không khéo. Chính sách ngoại giao khôn khéo -mà thời Xuân Thu Chiến Quốc gọi là “ba tấc lưỡi” – khiến quyền lợi đất nước đạt được mà không cần đổ một giọt máu.

-AP ngày 1/10/2017: “Một đạo luật cấm tất cả việc che kín mặt bao gồm mạng che của Hồi Giáo như niqab, burqa bắt đầu có hiệu lực tại Úc Đại Lợi. Bắt đầu từ ngày 1/10/2017, việc đeo mặt nạ khi trượt tuyết ở nơi công cộng, khẩu trang giải phẫu nếu đeo ngoài bệnh viện và mặt nạ hóa trang trong các bữa tiệc ở nơi công cộng… đều bị cấm. Đạo luật có tên phổ biến là “Luật Cấm Trùm Kín Mặt” (Burqa Ban) nhắm vào việc ăn mặc của một vài phụ nữ Hồi Giáo cực kỳ bảo thủ. Vi phạm luật này có thể bị phạt 180 Mỹ Kim. Cảnh sát có quyền dùng sức mạnh nếu người nào chống lại lệnh phải lộ mặt cho người ta thấy.”

-Fox News ngày 2/10/2017: “Chính quyền Tích Lan đã bắt giam bảy người, trong đó có một vị sư bị cáo buộc đã tông vào khu nhà an toàn dành cho người tỵ nạn Hồi Giáo Rohingya do Liên Hiệp Quốc dựng lên ở ngoại ô Colombo, nơi có 31 người tỵ nạn cư ngụ trong đó 17 là trẻ em.”

-Newsweek ngày 2/10/2017: “Nga đã gửi hai chiến hạm săn tàu ngầm và một tàu chở dầu tới Thái Bình Dương để phô diễn sức mạnh quân sự quanh Bán Đảo Triều Tiên và Biển Đông căng thẳng gia tăng vì những tranh chấp đang diễn ra. Hai khu trục hạm Admiral Panteleyv và Admiral Ninogradov cùng tàu chở dầu Boris Butoma xuất phát từ căn cứ ở Hải Sâm Uy (Vladivostok) sẽ ghé thăm một số quốc gia trong bốn tháng tới.”

-The National Interest ngày 5/10/2017: “Đài truyền hình của chính phủ vừa cho chiếu một hình ảnh rõ ràng, trên mặt của khu trục hạm Lớp 055. Hình ảnh này xác nhận điều mà các nhà phân tích ngoại quốc phỏng đoán kể từ khi khu trục hạm này mới hình thành từ năm 2014. Khu trục hạm Lớp 055 trang bị không dưới 122 hỏa tiễn với ống phóng thẳng đứng- bao gồm hỏa tiễn phòng không, chống hạm và tấn công mặt đất. Chiến hạm này có thể sánh ngang với các tuần dương hạm của Hoa Kỳ về mặt trang bị hỏa tiễn hành trình và qua mặt bất cứ tàu chiến nào trên Thái Bình Dương về mặt trang bị vũ khí.”

-AFP ngày 5/10/2017: “Vua Salman của Ả Rập Sê-út đã thực hiện chuyến viếng thăm Nga có tính cách lịch sử, ký kết hàng loạt các thỏa hiệp về năng lượng và vũ khí khi đồng minh trụ cột này của Hoa Kỳ tìm cách gia tăng hợp tác với Mạc Tư Khoa. Hai nhà lãnh đạo của hai quốc gia xuất cảng dầu hỏa lớn nhất thế giới thảo luận về việc triển hạn thỏa thuận cắt bớt sản lượng dầu hỏa và cả hai cùng chứng kiến việc ký kết các thỏa hiệp trị giá nhiều tỉ Mỹ Kim. Ả Rập Sê-út cũng ký thỏa hiệp sơ khởi về việc mua của Nga hệ thống hỏa tiễn phòng không S-400 và hệ thống hỏa tiễn đạn đạo chống xe tăng và nhận kỹ thuật quân sự tân tiến nhất. Hai bên còn ký kết một loạt các thỏa thuận đầu tư bao gồm một ngân khoản trị giá 1 tỉ Mỹ Kim cho các dự án năng lượng như hạt nhân và khám phá không gian. Vua Salman nói rằng mục đích của chúng tôi là tăng cường mối liên hệ cho mục đích hòa bình và an ninh, cho việc phát triển kinh tế thế giới.”

Ả Rập Sê-út là đồng minh trụ cột của Mỹ tại Vùng Vịnh, nhưng ngày nay rõ ràng theo chính sách ngoại giao đa phương để không còn lệ thuộc 100 % vào Mỹ nữa. Điều này cũng cho thấy chính sách cấm vận Nga của Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu (EU) không thành công.

Trong chuyến công du này, Vua Salman đã dùng thang máy nạm vàng, thảm đỏ riêng đi đâu cũng mang theo, cùng đoàn tùy tùng 1500 người. Đúng là kiểu khoe của và phô trương giàu sang. Tuy nhiên ngày nay, sự khoe của đó không tạo nên sự tôn kính. Sự tôn kính của người đời không phải của cải mà là đạo đức. Thấy người giàu sang, quyền thế chúng ta “sợ” nhưng chưa chắc đã kính trọng. Trong khi đó người ta không sợ hãi một người đạo đức nhưng lại vô cùng kính trọng vị này. Chắc Ô. Salman không biết sự tích Đức Phật bỏ cả cung vàng điện ngọc ra đi để làm người hành khất, nhưng lại trở nên bậc vĩ nhân của nhân loại.

-AFP ngày 7/10/2017: “Tổng Thống Maduro của Venezuela đang phải đối phó tứ bề, hoan nghênh một kỷ nguyên mới với Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc nghênh đón của Tổng Thống Erdogan tại phủ tổng thống, đồng thời nói rằng cả hai quốc gia tin tưởng vào một thế giới có sự khác biệt và đa cực (chứ không phải đơn cực dưới sự bá chủ của một siêu cường). Ô. Maduro vừa bị Tây Phương xa lánh và phải đối phó với những cuộc phản đối dữ dội chống lại việc cầm quyền của ông, đã thực hiện chuyến công du đầu tiên tới Thổ Nhĩ Kỳ sau khi có những cuộc hội đàm với Belarus và Nga.”

Sự kiện cũng cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển hướng, thay vì cột chặt vào quỹ đạo của NATO và thế giới Hồi Giáo, đã bung ra ngoài để phát triển đất nước. Mới đây thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đã viếng thăm Việt Nam và Ukraina.

-Fox News ngày 9/10/2017: “Người đứng đầu Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) không muốn có Chiến Tranh Lạnh Mới với Nga cho dù các nước hội viên lo lắng về chuyện Nga tăng cường quân sự sát biên giới với họ. Sau đại hội kéo dài bốn ngày tại thủ đô Lỗ Ma Ni, Tổng Thư Ký Jens Stoltenberg nói rằng chúng tôi lo ngại về chuyện Nga thiếu minh bạch khi tiến hành các cuộc tập trận. Tuy nhiên, Nga là láng giềng của chúng tôi, chúng tôi không muốn cô lập Nga, chúng tôi không muốn một cuộc Chiến Tranh Lạnh Mới với Nga. Ô. Stoltenburg nói rằng máy bay chiến đấu của 29 đồng minh đã gia tăng tuần tra vùng Hắc Hải để đáp ứng với những hành động gây hấn của Nga tại Ukraine. NATO dự trù gửi binh sĩ của 10 quốc gia tới Lỗ Ma Ni để bổ túc cho số lính Mỹ đã có mặt đây để đối phó với sự gia tăng quân sự của Nga tại Hắc Hải.” (Sau khi sát nhập được Crimea, Nga chiếm ưu thế hơn ở Hắc Hải)

Theo Huffinton Post ngày 9/10/2017, trong một cuộc phỏng vấn dành cho New York Times, Thượng Nghị Sĩ Bob Corker (Cộng Hòa) đã cay độc công kích Tổng Thống Donald Trump và nói rằng phần lớn các nhà lập pháp Cộng Hòa đểu lo lắng về thái độ bất thường (volatile behavior) và những tuyên bố hung hăng cường điệu từ Tòa Bạch Ốc của Ô. Trump khiến Hoa Kỳ có thể lao vào Đệ Tam Thế Chiến. Theo The Telegrath, “Anh Quốc đang vội vã phác thảo kế hoạch tham chiến chống lại Bắc Triều Tiên khi mà quốc gia này đe dọa sẽ phóng thử nghiệm hỏa tiễn liên lục địa khiến Tổng Thống Donald Trump đã đưa ra những lời tuyên bố hung hăng hiếu chiến (bellicose rhetoric) là sẽ hủy diệt Bắc Triều Tiên.”

-The Washington Post ngày 9/10/2017: “Một giới chức cao cấp của Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất nói rằng nếu Qatar từ bỏ việc tổ chức giải Túc Cầu Thế Giới 2022 thì bốn quốc gia Vùng Vịnh sẽ chấm dứt việc tẩy chay và cấm vận Qatar.”

Không hiểu tại sao tại các quốc gia Ả Rập lại có nhiều ý tưởng “điên khùng” đến như vậy? Giải Túc Cầu Thế Giới là một hình thức vừa thể thao vừa kết chặt tình thân hữu và biểu tượng của hòa bình, cho dù ngày nay nó đang trở thành bạo động, một cách để kiếm tiền và là dịp béo bở để các ông kẹ trong FIFA (Liên Đoàn Túc Cầu Thế Giới) ăn hối lộ. Thế nhưng liên kết giữa hoạt động thể thao với những bất đồng về chính trị là điều không thể chấp nhận được. Bốn quốc gia Ả Rập có quyền tẩy chay không tham dự, nhưng không thể ép Qatar làm chuyện này. Thế mới hay, dù thế giới có tiến bộ như thế nào đi nữa thì những tư tưởng điên khùng, mà gốc rễ của nó là Vô Minh vẫn còn tồn tại, tồn tại cho đến khi nào trái đất này bị hủy diệt.

-AP ngày 12/10/2017: “Một giới chức Hoa Kỳ nói với AP rằng Hoa Kỳ đã rút chân ra khỏi tổ chức Văn Hóa, Khoa Học và Giáo Dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO) sau khi chỉ trích nhiều nghị quyết của cơ quan này mà Hoa Thịnh Đốn coi như chống Do Thái. Hoa Kỳ đã ngưng tài trợ khi UNESCO tiếp nhận Palestine là hội viên vào năm 2011.” Thế mới hay Liên Hiệp Quốc không phải là tổ chức muốn làm gì thì làm dù nó là một tập hợp của nhân loại. Liên Hiệp Quốc phải làm lợi cho “tui”. “Nhận tiền tui mà chống lại tui hoặc bạn tui” thì không được.

.Tình hình nước Mỹ:

-Tổng Hợp: Stephen Paddock- một người đàn ông da trắng 64 tuổi, từ lầu 32 của một khách sạn ở Las Vegas, đã dùng 8 khẩu súng máy, liên tục bắn vào một đám đông khoảng 22,000 người đang tham dự buổi hòa Nhạc Đồng Quê (Country Music) ngoài trời về đêm, giết chết 58 và làm bị thương trên 500 người. Đây là vụ thảm sát bằng súng lớn nhất lịch sử Hoa Kỳ.

Theo thống kê, số người bị giết bởi các nhóm Da Trắng quá khích, lớn hơn là do các nhóm khủng bố Hồi Giáo. Hiện nay nước Mỹ đang chia rẽ trầm trọng do kết quả của cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi, do nạn kỳ thị chủng tộc và do rất nhiều những vấn đề văn hóa, xã hội khác nữa. Bầu không khí chính trị Hoa Kỳ bị nhiễm độc và kích động bởi những luận điệu quá khích, tung tin giả, kết tội, vu cáo và phỉ báng nhau giữa các chính trị gia của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa và được khoét sâu bởi hệ thống truyên thông thiếu lương tâm. Hệ thống chính trị lưỡng đảng (by-partisan) nghe thật lý tưởng đang gây thảm họa… vì khi hai đảng chống nhau, sẽ chẻ đôi đất nước. Và cũng chính hệ thống tự do báo chí quá đà đã góp phần vào việc đầu độc dư luận và náo loạn dân tình. Việc thảm sát tại Las Vegas vừa rồi là tiếng chuông cảnh tỉnh về một cái gì đó không ổn của hệ thống chính trị và tự do báo chí/truyền thông Hoa Kỳ. Vào ngày 2/10/2017, hãng truyền thanh và truyền hình CBS đã sa thải vị nữ phó chủ tịch vì đã đưa ra lời tuyên bố vô cùng kỳ thị và thù hận là, “Các nạn nhân của cuộc bắn giết ở Las Vegas không đáng xót thương vì đa số người ưa thích loại Nhạc Đồng Quê (Country Music) đều là đảng viên Đảng Cộng Hòa.” (CBS fires vice president who said Vegas victims didn’t deserve sympathy because country music fans ‘often are Republican). Còn Dân Biểu Seth Moulton thuộc Đảng Dân Chủ thì tuyên bố tẩy chay “phút mặc niệm” để tưởng nhớ các nạn nhân bị bắn chết tại Las Vegas tổ chức tại Hạ Viện vì ông cho rằng đất nước đang bị cuốn trôi vì vũ khí và người ta đã thụ động/lơ đễnh, không làm gì để ngăn ngừa thảm họa bắn giết như vậy.

-Yahoo News ngày 14/10/2017: “Joseph Harrington -một vị tướng hai sao (Major General) – tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Châu Phi vừa bị cất chức và triệu hồi về Hoa Thịnh Đốn vì nghi ngờ đã liên hệ bất chính với vợ của binh sĩ thuộc cấp.”

.Tình hình Trung Đông:

-AFP ngày 6/10/2017: “Quân đội chính phủ Syria đã tiến quân vào thị trấn Maadeen- một trong những cứ điểm cuối cùng của Nhà Nước Hồi Giáo nằm ở phía đông khi được Nga hỗ trợ bằng những cuộc không kích.” Theo Reuters ngày 8/10/2017, quân chính phủ và đồng minh đang bao vây Thành Phố al-Mayadin nằm ở đông nam Deir al-Zor. Đây là một trong những cứ điểm cuối cùng của Nhà Nước Hồi Giáo khi họ phải dựa vào khu vực màu mỡ xuôi theo Deir al-Zor nằm trong thung lũng Euphrate để phóng ra những cuộc phản công vào trung tâm sa mạc sau năm nay khi để mất vùng căn cứ địa.

-AFP ngày 6/10/2017: “Tổng Thống Doanld Trump sẽ phái các viên chức ngoại giao và cố vấn quân sự cao cấp tới Pakistan vào những tuần tới, tạo sức ép lên đồng minh sở hữu vũ khí nguyên tử bị cáo buộc là dung dưỡng các nhóm khủng bố. Vài tuần lễ sau khi Ô. Trump lên án Islabamad tại diễn đàn LHQ, sẽ gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao Tillerson và Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis tới Islamabad vào cuối tháng này.”

Không biết Hồi Quốc có khuất phục trước sức ép của Mỹ hay sẽ chống lại theo kiểu Thổ Nhĩ Kỳ. Islabamad đã lên tiếng phủ nhận việc Hồi Quốc dung chứa các nhóm như Taliban.

-AFP ngày 8/10/2017: “Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng họ đã ngưng tất cả dịch vụ nhập cảnh cho các công dân Hoa Kỳ của các phái bộ ngoại giao như một hành động ăn miếng trả miếng sau khi Hoa Thịnh Đốn thông báo một quyết định tương tự nhưng nhẹ hơn trong ngày hôm qua.“

Theo một số nhà bình luận, căng thẳng ngoại giao giữa Thổ-Mỹ sẽ ảnh hưởng tới thương mại giữa hai bên nếu tình hình như thế này cứ kéo dài. Tin mới nhất ngày 10/10/2017 cho biết Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không công nhận Đại Sứ John Bass của Hoa Kỳ tại Thổ và nói rằng việc bắt giữ một nhân viên tòa lãnh sự Mỹ là vì hành vi gián điệp. Hình như hai bên đang lao vào cuộc chiến thể diện hơn là tình đồng minh thắm thiết hơn nửa thế kỷ qua. Nếu tình hình căng thẳng tiến xa hơn nữa, chưa biết cái gì sẽ xảy ra giữa Mỹ và Thổ. Mỹ không thể dùng biện pháp quân sự với Thổ vì điều khoản quan trọng nhất của NATO là khi một nước hội viên bị tấn công, tức NATO bị tấn công. Do đó không có chuyện NATO ngồi yên nhìn Thổ bị Hoa Kỳ tấn công, ngoại trừ Thổ không còn là hội viên của NATO nữa.

-Reuters ngày 10/10/2017: “Phó Thủ Tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết Nga đang thiết lập đường giây chuyển vận hàng hóa trực tiếp tới Syria và mong muốn các công ty của họ giúp Syria phục hồi kinh tế tại một đất nước tan nát vì chiến tranh. “ Theo AP ngày 12/10/2017, dưới sự bảo trợ của Ai Cập và Nga, ba nhóm phiến quân đã đạt được thỏa thuận với chính phủ Syria về việc tiếp tế cho vùng nam Thủ Đô Damascus và tránh không để dân chúng di tản khỏi vùng này.

-AFP ngày 15/10/2017: “Thổ Nhĩ Kỳ loan báo là họ sẽ triển khai một số bình sĩ tại Idlib do nhóm thánh chiến Syria kiểm soát để ngăn chặn chiến tranh tại đây. Cuộc triển khai có vẻ nhằm ngăn chặn sự bành trướng cửa lực lượng người Kurd do Hoa Kỳ hỗ trợ nhưng lại bị Ankara coi là quân khủng bố. Syria đã lên tiếng yêu cầu Thổ phải rút quân vô điều kiện ra khỏi vùng này.”

.Tình hình Biển Đông:

-AP ngày 2/10/2017: “Tổng Thống Donald Trump tiếp đón người đứng đầu tập đoàn quân phiệt Thái Lan vào ngày hôm nay- một trường hợp hiếm có khi Hoa Thịnh Đốn chỉ tiếp đón người lãnh đạo cuộc đảo chính khi nền dân chủ được vãn hồi. Cuộc viếng thăm của Thủ Tướng Prayuth-Chan-ocha mở ra ba năm sau khi ông ta nắm quyền qua cuộc đảo chính quân sự và vài ngày sau khi Bà Yngluck – người được dân bầu ra bị ông lật đổ và bị kết án khiếm diện 5 năm. Các nhóm nhân quyền rất phẫn nộ, nhưng nó lại là liều thuốc bổ (a shot in the arm) cho mối liên hệ lâu đời với đồng minh truyền thống này tại Á Châu hiện đang tiến dần về quỹ đạo của Trung Quốc kể từ khi Hoa Thịnh Đốn giảm bớt mối liên hệ vì cuộc đảo chính. Bộ Tham Mưu của Ô. Trump cũng giống như Ô. Obama duy trì quan điểm cho rằng bang giao với Thái Lan chỉ phục hồi đầy đủ khi nào dân chủ trở lại. Thế nhưng việc trải thảm đỏ tiếp đón Ô. Prayuth-Chan-ocha phản ảnh sự thay đổi chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Ô. Trump đã vạch ra học thuyết “Hoa Kỳ Trước Đã” (America First) đặt ưu tiên cho thương mại và lợi ích chiến lược. Ông sẵn sàng bắt tay với những nhà lãnh đạo chống lại dân chủ và bớt lo lắng hoặc lo ngại về những vấn đề nhân quyền.”

Từ việc trải thảm đỏ tiếp đón Ô. Prayuth-Chan-ocha – người đã làm cuộc đảo chính lật đổ một thủ tướng dân cử, hạn chế hoạt động của các đảng phái và báo chí – cho đến việc thăm viếng Phi Luật Tân hội đàm với Tổng Thống Duterte- người đã gọi Ô. Obama là “chó đẻ” cho thấy Ô. Trump chủ trương chính sách ngoại giao thực tiễn. “America First” cũng có nghĩa là làm ăn buôn bán, liên kết đồng minh tốt hơn là “bao đồng” về nhân quyền, xía vào chuyện thiên hạ chỉ thêm thù bớt bạn khiến nước Mỹ từ từ co cụm lại và suy yếu đi. Trong lịch sử, một đế chế chỉ hùng mạnh khi nó có nhiều đồng minh, đàn em hoặc chư hầu. Khi đàn em bỏ đi, chư hầu nổi loạn, đồng minh tan rã, nội bộ chia rẽ là lúc đế chế suy tàn.

-Washington Post ngày 7/10/2017: “Chính quyền Căm Bốt đã tiến hành những bước đầu về mặt pháp lý để giải tán đảng đối lập Cứu Nguy Dân Tộc- một loạt những diễn biến mới nhất để chiếm thế thượng phong trước cuộc bầu cử vào năm tới.”

Hành động của Ô. Hun Sen chẳng khác gì việc làm của Tướng Prayut Chan-o-cha, đảo chính, lật đổ Bà Yingluck, giải tán đảng Pheu Thai (Phe Áo Đỏ), kết án tù 5 năm khiến bà này phải chạy trốn khỏi đất nước mà trong nước êm ru, chẳng thấy chống đối gì cả. Tâm lý quần chúng cũng lạ kỳ. Nếu đời sống dễ chịu, con cái được học hành đàng hoàng, bản thân mình có dịp du lịch, vui chơi đây đó (nghe nhạc, đá bóng, xem cải lương, ăn nhậu, uống cà-phê tán dóc chuyện đời…) thì cũng chẳng màng tới chính trị. Trước đây người dân bình dị Miền Nam có câu, “Ông nào thì cũng phải mần (làm) mới có ăn”. Điều đó có nghĩa là “ông Trời ông Đất” gì lãnh đạo thì cũng phải đổ mồ hôi nước mắt mới có ăn chứ tiền chẳng bao giờ từ trên trời rơi xuống.

-Fox News ngày 10/10/2017: “Hai tàu chiến, trong đó có tàu chở trực thăng là những tàu chiến lớn nhất của Úc Đại Lợi đã ghé Phi Luật Tân trong chuyến thăm thiện chí năm ngày trong lúc quốc gia này gia tăng sự hiện diện an ninh và ảnh hưởng trong vùng. “

Được Mỹ “bật đèn xanh lục” (green light), chiến hạm Úc thường xuyên ghé thăm Việt Nam, nay ghé Phi Luật Tân trong một nỗ lực phụ giúp “đàn anh” và cũng là để phòng ngừa một thảm họa sẽ xảy đến khi Biển Đông lọt vào tay Hoa Lục. Tây Phương “lo xa” hơn Á Châu mặc dù Á Châu có câu ngạn ngữ “Cư An Tư Nguy”. Hơn thế nữa Mỹ và Âu Châu không bao giờ để ai -Nga hay Trung Hoa làm chủ mặt biển. Lịch sử chứng tỏ rằng ai làm chủ trên biển, tức hải quân mạnh nhất, sẽ bá chủ thế giới.

-AP ngày 10/10/2017: “Công ty chuyển vận hàng không Việt Nam và hãng Air France ký thỏa thuận hợp tác để thỏa mãn đà gia tăng của thị trường đi lại bằng đường hàng không giữa Việt Nam và Âu Châu. Vietnam Airlines và Air France đã cộng tác trong 20 năm trong việc bảo trì, huấn luyện phi hành đoàn và bắt đầu chia xẻ những nguyên tắc/luật lệ từ 2010 nhưng họ nói rằng thỏa hiệp hợp tác ký kết tại Hà Nội sẽ làm gia tăng sự hợp tác. Theo thỏa thuận này, bắt đầu từ Tháng 11, hành khách của Vietnam Airlines có thể tiếp tục đáp tới 70 phi trường của Âu Châu (trước đây là 14) và hành khách của Air France có thể đáp tới 20 phi trường của Việt Nam (trước đây là 3). Chúng tôi là những hãng máy bay duy nhất nối trực tiếp với Âu Châu.”

-AFP ngày 11/10/2017: “Hoa Lục vừa lên tiếng phản đối Hoa Kỳ đưa khu trục hạm trang bị hỏa tiễn vào gần những đảo tranh chấp mà Hoa Lục tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa. Trong cuộc họp báo thường lệ, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh nói rằng Hoa Lục đã lập tức phái máy bay và tàu chiến tới nơi và cảnh cáo tàu chiến Mỹ phải rời khu vực. Tuy nhiên hạm trưởng của tàu Chafee nói rằng cuộc tuần tra được tiến hành trong khuôn khổ luật pháp quốc tế và việc này chứng tỏ rằng Hoa Kỳ sẽ đưa phi cơ và tàu chiến tới tất cả những nơi mà công pháp quốc tế cho phép.”

-The Telegraph ngày 12/10/2017: “Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte vừa cảnh cáo Liên Hiệp Âu Châu và Liên Hiệp Quốc rằng ông có thể trục xuất đại sứ của các quốc gia và tổ chức này trong 24 tiếng nếu họ cứ tiếp tục can thiệp vào chiến dịch chống ma túy tàn bạo của ông.” Tuy nhiên phát ngôn viên phủ tổng thống lại họp báo và giải thích lời tuyên bố của Ô. Duterte qua một hướng khác là không có chuyện trục xuất.

.Nhận Định:

Trong nửa tháng qua, một sự kiện chính trị mà thế giới nóng lòng theo dõi, không phải là cuộc khủng hoàng Bắc Triều Tiên mà là chiến lược của Ô. Trump đối phó với Ba Tư qua việc hăm dọa xóa bỏ thỏa hiệp hạt nhân ký dưới thời Tổng Thống Obama cùng năm cường quốc Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Hoa Lục Địa.

Mặc dù các báo cáo của Liên Hiệp Quốc, Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đều cho rằng Ba Tư đã tuân thủ các điều khoản của hiệp ước, nhưng xuất hiện trước Đại Hội Đồng LHQ ngày 18/9/2017 Ô. Trump đã gọi Ba Tư là “chế độ sát nhân”, tố cáo Ba Tư là quân khủng bố, hỗ trợ cho Syria và Hezobollah vốn là kẻ thù của Do Thái. Cả thế giới đều lo sợ bài diễn văn này nhưng thủ tướng Do Thái lại ca ngợi hết mình.

Vào ngày 10/10/2017, Ngoại Trưởng Đức lo ngại rằng Tổng Thống Donald Trump sẽ quyết định rằng Ba Tư không tuân thủ thỏa thuận ký kết cách đây hai năm nhằm hạn chế chương trình nguyên tử, và hành động như vậy sẽ làm xấu đi tình hình an ninh của vùng Trung Đông. Ngoại Trưởng Đức Sigmar Gabriel nói đã chuẩn bị làm việc với Hoa Kỳ để thay đổi thái độ của Ba Tư ở trong vùng, nhưng không muốn nhìn thấy thỏa hiệp này bị tổn thương.” Còn trong cuộc điện đàm của Ô. Trump với Bà May-Thủ Tướng Anh để tìm hậu thuẫn, Bà May đã tái xác nhận rằng Anh Quốc cùng với các quốc gia Âu Châu cam kết một cách mạnh mẽ với thỏa hiệp và nói nó tối cần cho nền an ninh của khu vực.”

Thế nhưng vào ngày 13/10/2017, dù cho có khuyến cáo của LHQ và áp lực từ đồng minh Âu Châu, tại Tòa Bạch Ốc, Ô. Trump chính thức tuyên bố sẽ không ký bản tái xác nhận Ba Tư tuân thủ thỏa hiệp (cứ 90 ngày một lần), gọi thỏa hiệp là một trong những tệ hại nhất của lịch sử Hoa Kỳ, lên án Ba Tư hỗ trợ khủng bố khắp Trung Đông, rằng thỏa hiệp chỉ giúp Ba Tư mau chóng chế tạo vũ khí nguyên tử, gia tăng cấm vận Ba Tư, kêu gọi đồng minh cùng với Hoa Kỳ chống lại việc Ba Tư làm bất ổn khu vực và đẩy trách nhiệm cho Quốc Hội trong thời hạn 60 ngày sẽ quyết định số phận của Ba Tư.

Lời lẽ của cuộc họp báo giống như những lời tuyên chiến. Ngay sau khi tuyên bố chấm dứt, Ô. Federica Mogherini- người đứng đầu ngành ngoại giao của Liên Hiệp Âu Châu (EU) nói rằng, “Là cộng đồng quốc tế, chúng tôi không thể nào để một thỏa hiệp đang có kết quả lại bị tháo bỏ và Ô. Trump không có thẩm quyền vứt bỏ thỏa hiệp này.” Còn theo CBS News, cựu Ngoại Trưởng John Kerry nói, “Ô. Trump đã tạo ra khủng hoảng thế giới vì thỏa hiệp hạt nhân với Ba Tư”. (Trump is “creating an international crisis” over Iran deal). Tại Tehran, Tổng Thống Ba Tư Hassan Rouhani nói rằng, “Ô. Trump thật, thật là điên khùng. Nhưng đây là một thỏa thuận quốc tế cho nên Ba Tư vẫn duy trì thỏa hiệp nhưng sẽ gia tăng chương trình chế tạo vũ khí quy ước. Chỉ có hai quốc gia thù nghịch với Ba Tư là Ả Rập Sê-út và Do Thái là ca ngợi. “

Đây là một bước của Ô. Trump tiến tới hủy bỏ hiệp ước hạt nhân ký kết dưới thời Tổng Thống Obama. Theo AFP ngày 13/10/2017, đây là “Chiến lược nhằm che chở cho Do Thái khỏi sự thù hận không nguôi ngoai từ Ba Tư, đối phó với đe dọa về quyền lợi và đồng minh của Hoa Kỳ vì các lực lượng ủy nhiệm của Ba Tư, việc phát triển hỏa tiễn liên lục địa và cuối cùng tiến tới tham vọng hạt nhân.” (The strategy will seek to shield Israel from Iran’s “unrelenting hostility” and counter the threat to all US interests and allies from Iran’s proxy forces, ballistic missile development and eventual nuclear ambitions.)

Tờ Washington Post cùng ngày đi một bài báo nhan đề “Ô. Trump sẽ phạm phải lỗi lầm vì thiếu suy tính trong chính sách đối ngoại” (Trump is about to make the defining mistake of his foreign policy) đã cho rằng hành động của Ô. Trump làm thế giới không còn tin cậy Hoa Kỳ nữa và làm cho việc giải quyết vấn đề nguyên tử của Ba Tư trở nên khó khăn hơn.

Còn tờ The Telegraph nói rằng “Ô. Trump đã xỉ nhục/làm mất mặt thế giới khi không ký tái xác nhận việc Ba Tư tuân thủ thỏa hiệp hạt nhân“ (Donald Trump to snub world leaders by decertifying Iran deal). Reuters ngày 13/10/2017 đi bài báo nhan đề “ Ô. Trump tung một chưởng vào thỏa hiệp hạt nhân trong một hành động thay đổi chính sách đối ngoại”. (Trump strikes blow at Iran nuclear deal in major U.S. policy shift) đã viết rằng, “Điều đó làm gia tăng căng thẳng với Ba Tư và đẩy Hoa Thịnh Đốn chống lại các quốc gia ký vào thỏa hiệp như Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc và Liên Hiệp Âu Châu.”

Với hành động chuẩn bị xóa bỏ thỏa hiệp hạt nhân ký kết với Ba Tư để chiều lòng Do Thái, không biết cuộc chiến với Ba Tư có nổ ra hay không, giữa lúc Hoa Kỳ đang điên đầu đối phó với Bắc Triều Tiên, Nga, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Rồi Newsweek cùng ngày đi một bài báo với tựa đề “Nếu Ô. Trump mở cuộc chiến với Ba Tư, các đồng minh của Mỹ sẽ ngả về phía Nga và Trung Hoa” (IN TRUMP’S WAR WITH IRAN, U.S. ALLIES ARE SIDING WITH RUSSIA AND CHINA). Bài báo đã trích dẫn lời của Bà Wendy Sherman-cựu thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, “Chúng ta sẽ làm suy yếu vị thế và tự cô lập. Nó tạo nguy cơ về bang giao khắp thế giới, về trách nhiệm và sự tin cậy của chúng ta. Đây là hành động rất khinh suất của tổng thống.” (We will have weakened our position and isolated ourselves,” Sherman said. It puts at risk our relationships around the world, our reliability, our credibility,” she added. This is a very reckless undertaking by the president.) Theo Reuters ngày 14/10/2017, Ngoại Trưởng Đức Sigmar Gabriel nói rằng, “Nếu Hoa Kỳ dứt bỏ thỏa hiệp hạt nhân với Ba Tư hay tái cấm vận Tehran, có thể gây nên việc phát triển lan tràn vũ khí nguyên tử và nguy cơ chiến tranh kề cận Âu Châu. Ô. Trump không nên vì chính trị nội bộ (hứa trong lúc tranh cử) mà tạo nguy hiểm về an ninh cho các đồng minh và người dân Hoa Kỳ.”

Chưa biết Ô. Trump hành động để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ hay đây là một lỗi lầm nghiêm trọng vì chỉ muốn bảo vệ Do Thái? Trong tình hình như thế này, Hoa Kỳ có nên mở một cuộc chiến với Ba Tư hay không? Ba Tư đúng là chiếc gân gà của Tào Tháo, quăng đi thì tiếc mà gặm thì toàn xương và dai nhách.

(California ngày 15/10/2017)

 

Vui cười

Một anh chàng có vợ than thở với bác sĩ:

– Không hiểu sao dạo này tui cứ nằm mơ thấy bà già vợ tui ôm con cá sấu khổng lồ tới xực tui à…

Bác Sĩ: Quả thiệt là một ác mộng.

Anh chàng có vợ:

– Nè hé, da nó thì sần sùi … hai mắt lồi ra .. miệng há toác hoác nhe đầy những răng nhọn lởm chởm…

Bác Sĩ: Chắc chắn là cá sấu amazone đó!

Anh chàng có vợ phân trần:

– Chưa … tui chưa có nói tới con cá sấu …

 

Giấc mơ bá quyền của Trung Quốc: Mặt trận mới trong cuộc chiến về nguồn nước ngọt ở châu Á – Braham Chellnaney – Phạm Nguyên Trường dịch

 Lời người dịch: Tuần tới Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ họp đại hội để tái phong chức cho Tập Cận Bình làm Tổng bí thư và Chủ tịch nước. Tập Cận Bình thường nói tới “Giấc mơ Trung Hoa”, coi đó là tư tưởng chính của ông ta, nhưng chính sách đối ngoại hung hang của ông ta là cơn ác mộng đối với các lân bang của Trung Quốc.

Trong suốt hàng chục năm qua, Trung Quốc đã lôi kéo các lân bang vào ván bài địa chính trị liên quan tới các nguồn nước với khoản đặt cuộc khá cao. Tuy nhiên, quyết định với động cơ chính trị của nước này trong việc che dấu các dữ liệu thuỷ văn, không cho Ấn Độ biết, là bước leo thang trong những cố gắng của Trung Quốc nhằm khai thác vị thế của mình như là nước bá quyền về nguồn nước trên thế giới nhằm tạo được ảnh hưởng mang tính chiến lược đối với các lân bang.

Trung Quốc đã coi nước ngọt là một vũ khí chiến lược từ khá lâu rồi – một trong những vũ khí mà các nhà lãnh đạo của đất nước này sẵn sàng sử dụng nhằm thúc đẩy những mục tiêu trong chính sách đối ngoại của mình. Sau nhiều năm sử dụng biện pháp chặn dòng trên hầu hết các các con sông lớn xuyên quốc gia ở Châu Á, nhằm điều khiển dòng chảy, hiện nay Trung Quốc đang che dấu các dữ liệu thủy văn ở thượng nguồn nhằm gây áp lực cho các nước ở hạ lưu, đặc biệt là Ấn Độ.

Trong suốt hàng chục năm qua, Trung Quốc đã lôi kéo các lân bang vào ván bài địa chính trị liên quan tới các nguồn nước với khoản đặt cược khá cao. Do những vụ sáp nhập bằng vũ lực Tây Tạng và những vùng đất của các sắc dân không phải là người Hán – lãnh thổ chiếm tới khoảng 60% diện tích trên đất liền của nước này – Trung Quốc trở thành bá quyền không có đối thủ về nước trên thế giới. Đây là nguồn cung cấp nước cho những con sông chảy qua nhiều quốc gia hơn bất cứ nước nào khác trên thế giới.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tìm mọi cách nhằm khai thác tình trạng đó để gia tăng ảnh hưởng của mình đối với các lân bang. Họ liên tục xây dựng những con đập trên thượng lưu của những con sông chảy sang các nước khác. Trung Quốc hiện có nhiều đập hơn tất cả các nước khác trên thế giới cộng lại, và việc xây dựng vẫn đang tiếp tục, làm cho các lân bang ở hạ lưu – đặc biệt là các nước thuộc hạ lưu sông Mê Công dễ bị tổn thương, Nepal và Kazakhstan – thực chất là phụ thuộc vào lòng tốt của Trung Quốc.

Cho đến nay, Trung Quốc không kí hiệp ước chia sẻ nguồn nước với bất cứ quốc gia nào. Tuy nhiên, nước này chia sẻ một số dữ liệu thuỷ văn và khí tượng – nhằm tạo điều kiện cho các quốc gia ở hạ lưu dự đoán và lập kế hoạch phòng tránh lũ lụt, và bằng cách đó, bảo vệ được sinh mạng và giảm được tổn thất về vật chất.

Tuy nhiên, năm nay, Trung Quốc đã không chuyển cho Ấn Độ dữ liệu, làm giảm hiệu quả của các hệ thống cảnh báo lũ lụt từ sớm của Ấn Độ, kể cả trong mùa mưa vào những tháng hè ở châu Á. Kết quả là, mặc dù lượng mưa trong mùa mưa năm nay ở vùng đông bắc Ấn Độ thấp hơn mọi năm, khu vực mà con sông Brahmaputra đi qua sau khi rời Tây Tạng và trước khi vào Bangladesh, đã phải đối mặt với trận lụt chưa từng có, với những hậu quả vô cùng tai hại, nhất là ở bang Assam.

Quyết định của Trung Quốc trong việc che dấu các dữ liệu quan trọng không chỉ tàn nhẫn, mà còn vi phạm các nghĩa vụ quốc tế của đất nước này. Trung Quốc là một trong ba nước đã bỏ phiếu chống lại Công ước về Nước (Watercourse Convention) năm 1997 của Liên Hiệp Quốc, tức là hiệp ước yêu cầu trao đổi thường xuyên các dữ liệu thủy văn và các dữ liệu khác giữa các nước nằm cùng lưu vực các con sông. Nhưng, Trung Quốc đã tham gia hiệp định song phương kéo dài 5 năm, kết thúc vào năm sau, yêu cầu nước này chuyển cho Ấn Độ các dữ liệu hàng ngày về thuỷ văn và khí tượng từ ba trạm quan trắc trên sông Brahmaputra ở Tây Tạng trong mùa có khả năng xảy ra lụt lội, từ ngày 15 tháng 5 đến ngày 15 tháng 10. Thỏa thuận tương tự, kí năm 2015, về sông Sutlej, một con sông thường gây ra lũ lụt. Cả hai hiệp định này đều xuất hiện sau khi các trận lũ quét mà người ta cho rằng có liên quan tới các vụ xả lũ từ các con đập của Trung Quốc ở Tây Tạng, liên tục tàn phá các bang Arunachal và Himachal của Ấn Độ.

Khác với một số quốc gia khác, những nước này thường cung cấp miễn phí dữ liệu thủy văn cho các lân bang ở hạ lưu, Trung Quốc đòi phải trả tiền. (Công ước về nước yêu cầu miễn phí, trừ phi “không có sẵn” dữ liệu hay thông tin – qui định có thể đã góp phần vào việc Trung Quốc bỏ phiếu “Không”)

Nhưng đó là giá mà Ấn Độ sẵn sàng trả tiền. Và năm nay, cũng như mọi khi, Ấn Độ đã gửi số tiền đã thỏa thuận. Nhưng không nhận được dữ liệu, gần bốn tháng sau Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới tuyên bố rằng các trạm ở thượng nguồn đang được “nâng cấp” hay “cải tạo”. Tuyên bố này là đáng ngờ: Trung Quốc đã cung cấp dữ liệu về sông Brahmaputra cho Bangladesh.

Ba tuần trước, tờ Global Times do nhà nước quản lý đưa ra lời giải thích hợp lý hơn cho việc Trung Quốc không cung cấp dữ liệu đã hứa cho Ấn Độ: việc chuyển dữ liệu bị tạm dừng, vì người ta cho rằng Ấn Độ đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trong khu vực tranh ở Doklam trong dãy núi Himalaya xa xôi. Trong suốt mùa hè vừa qua, đã diễn ra xung đột biên giới ở khu vực tiếp giáp giữa Bhutan, Tây Tạng và bang Sikkim của Ấn Độ.

Nhưng ngay cả trước khi tranh chấp nổ ra vào giữa tháng 6, Trung Quốc đã tỏ ra giận dữ trước vụ Ấn Độ tẩy chay cuộc họp thượng đỉnh trong các ngày 14 và 15 tháng 5 nhằm nhằm thúc đẩy sáng kiến “Một Vành đai, Một con đường”. Việc không cung cấp dữ liệu dường như là bắt đầu cho nỗ lực nhằm trừng phạt Ấn Độ vì chỉ trích cơ sở hạ tầng khổng lồ, xuyên biên giới của Trung Quốc là một dự án không rõ ràng, mang tính chất thực dân mới. Ý định trừng phạt Ấn Độ càng gia tăng sau cuộc xung đột ở Doklam.

Đối với Trung Quốc, dường như các hiệp định quốc tế sẽ mất hiệu lực khi chúng không còn thuận lợi về mặt chính trị. Cách giải thích như thế được khẳng định thêm bởi những vụ vi phạm hiệp ước kí với Vương Quốc Anh năm 1984, về việc Trung Quốc cai trị Hồng Kông vào năm 1997. Trung Quốc tuyên bố rằng thỏa thuận này dựa trên công thức “một quốc gia, hai hệ thống” đã mất “giá trị thực tế” trong 20 năm qua

Nếu các vai trò đảo ngược, Trung Quốc ở hạ lưu có thể đã lên án Ấn Độ ở thượng nguồn về việc làm trầm trọng thêm các trận lụt làm chết người và phá hoại tài sản vì đã vi phạm các nghĩa vụ quốc tế. Nhưng, cũng như vụ Trung Quốc đơn phương và hung hăng khẳng định những yêu sách về lãnh thổ và lãnh hải của mình ở Châu Á, nước này đang sử dụng các công trình xây dựng trên các dòng sông chảy qua các nước và không chịu cung cấp các dữ liệu thuỷ văn nhằm gia tăng quyền lực của họ trong khu vực.

Trên thực tế, việc không cung cấp dữ liệu thủy văn của Trung Quốc, bất chấp những tác động có thể xảy ra đối với các cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương, tạo ra tiền lệ nguy hiểm về sự thờ ơ đối với các vấn đề nhân đạo. Nó cũng cho thấy rõ cách thức Trung Quốc thiết lập những công cụ phi qui ước trong chính sách ngoại giao mang tính cưỡng ép, trong đó có việc tẩy chay không chính thức hàng hoá của đất nước mà họ coi là mục tiêu, ngăn chặn xuất khẩu những mặt hàng chiến lược (ví dụ, đất hiếm) và tạm thời đình chỉ, không cho người Trung Quốc đi du lịch tới nước đó.

Hiện nay, bằng cách nắm quyền kiểm soát nguồn nước – nguồn lực quan trọng sống còn đối với hàng triệu người và sinh kế – Trung Quốc có thể bắt nước khác làm con tin mà không cần bắn một phát súng nào. Ở châu Á đang căng thẳng về nguồn nước, thuần hóa tham vọng bá quyền của Trung Quốc hiện đang là thách thức chiến lược quan trọng nhất nhất.

Brahma Chellaney, Giáo sư Nghiên cứu Chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách có trụ sở ở New Delhi và cộng tác viên Học viện Robert Bosch ở Berlin, là tác giả của chín cuốn sách, trong đó có Asian Juggernaut, Water: Asia’s New Battleground, and Water, Peace, and War: Confronting the Global Water Crisis.

Nguồn: https://www.project-syndicate.org/commentary/china-no-hydrological-data-for-india-by-brahma-chellaney-2017-10

 

Thơ Trần Văn Lương – Mộc Tượng

Dạo:
Vênh vang tượng đứng giữa trời,
Bên trong rỗng tuếch, nào người có hay.
Cóc cuối tuần:
木 像
巍 巍 木 像 傲 寒 霜,
凜 凜 威 風 鎮 四 方.
試 試 小 童 推 像 倒,
始 知 那 像 本 無 腸.
陳 文 良
Âm Hán Việt:
Nguy nguy mộc tượng ngạo hàn sương,
Lẫm lẫm uy phong trấn tứ phương.
Thí thí tiểu đồng thôi tượng đảo,
Thủy tri na tượng bản vô trường.

Dịch nghĩa:
Tượng Gỗ
Tượng gỗ cao lớn đồ sộ khinh thường sương lạnh,
Oai phong lẫm liệt áp chế bốn phương.
Thử chơi, đứa bé xô bức tượng ngã,
Mới hay tượng ấy vốn không có ruột
(bên trong rỗng không).
Phỏng dịch thơ:
Tượng Gỗ
Dềnh dàng tượng gỗ trổ uy phong,
Dẫu tuyết sương rơi, há bận lòng.
Nghịch ngợm, tiểu đồng xô tượng đổ,
Mới hay tượng chẳng có gì trong!

Trần Văn Lương
Cali, 8/2017

Lời than của Phi Dã Thiền Sư :
Than ôi, bức tượng thật to lớn oai phong mà bên trong trống không chẳng có gì cả!
Thế mới hay bên ngoài càng có vẻ vĩ đại và càng được sơn phết bao nhiêu thì bên trong càng rỗng tuếch bấy nhiêu.
Ngẫm lại người đời nào có khác gì đâu.
Hỡi ơi, cũng phải nhờ một đứa trẻ mới biết là Hoàng Đế không mặc quần áo! (*)
Ghi chú:
(*) Xin xem truyện cổ tích The Emperor’s New Clothes của Hans Christian Andersen.

kính họa bài MỘC TƯỢNG

“Lãnh tụ thiên tài” tự tấn phong,
Không tim, không óc, cũng không lòng!
Có chăng quỷ tính đầy hung hiểm
Và xú hơi đầy ngập ở trong!
Ai Cơ Melb, April 8th, 2017

 

Năng Lượng Tương Lai: Hydrogen

Bước vào thế kỷ 21, việc xử dụng đa dạng năng lượng (energy diversity) trong chuyển vận là một trong những suy nghĩ lớn cho công nghệ năng lượng trong tương lai. Đây là một tiềm năng để cho tất cả những nghiên cứu hiện tại chú tâm vào như khả năng truy tìm nguồn nguyên liệu thay thế xăng dầu trong vận chuyển như hơi đốt, rượu ethanol, điện, hydrogen, hay một hay nhiều hổn hợp của các loại năng lượng vừa kể trên.

Năng lượng hydrogen đã được chú ý như sau: Hydrogen là một nguyên tố chiếm tỷ lệ cao nhất so với tất cả các nguyên tố khác trên địa cầu. Nhưng hydrogen không hiện diện dưới dạng nguyên tử hay phân tử mà dưới dạng hợp chất với các nguyên tố khác như nước gồm có hai hydrogen và một oxygen. Do đó, một khi hydrogen được tách rời, sẽ biến thành một nguồn cung cấp nhiệt năng rất lớn và là một loại năng lượng sạch.

Hydrogen có thể tách rời qua sự điện giải nước (H2O). Trong thiên nhiên, một số rong rêu và vi khuẩn, qua sự tiếp hợp của ánh sáng mặt trời có thể phóng thích ra hydrogen. Đây là một loại năng lượng không làm ô nhiễm không khí. Cơ quan Quốc gia Nghiên cứu Không gian Hoa kỳ từ năm 1970 đã sử dụng hydrogen làm nguyên liệu chính cho các hỏa tiển chuyên chở các tàu vũ trụ vào không gian.

Vào ngày 8/1/2007, Cty H2Gen Innovations, Inc. công bố là đã hoàn tất việc chuyển giao hệ thống sản xuất HGM 2000 Hydrogen đến Cty Chevron Hydrogen  Co. ở Florida. Hệ thống nầy sẽ là một thí điểm đầu tiên, đã được thực hiện vào cuối tháng giêng vừa qua. Đó là việc xử dụng xe buýt chạy bằng nhiên liệu hydrogen ở phi trường Orlando. Đây là một chương trình tài trợ bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Florida. Máy HGM 2000 Hydrogen có khả năng sản xuất 115 Kg hydrogen nguyên chất (99,999% tinh khiết) đủ cung ứng cho 8 chiếc xe buýt lớn chạy suốt ngày trong phi trường.

Trong buổi lễ chuyển giao. TGĐ của H2Gen tuyên bố: “Đây là một bước quan trọng cho chúng ta. Hệ thống HGM 2000 rất dễ di chuyển, dễ lắp đặt, cũng như vận hành trong việc chuyển tải nhiên liệu hydrogen vào xe”. Hệ thống nầy dựa theo nguyên tắc chuyển đổi khí thiên nhiên và nước thành hydrogen; do đó, sự an toàn tuyệt đối được bảo đảm trong khi di chuyển.

Thành quả nầy cho thấy Hoa Kỳ và các quốc gia phát triển trên thế giới đã bắt đầu xử dụng hydrogen như là một nhiên liệu thay thế dầu. Và việc chuyển đổi nầy kích thích công nghệ xe hơi trong việc nghiên cứu để thích ứng với tình thế mới là dùng nhiên liệu thay thế như hydrogen. Đây cũng là một bước ngoặc trong việc hạn chế khí thải CO2.

1-        Nguồn sản xuất hydrogen

Các nguyên liệu và phươngpháp sau đây hiện đang được nghiên cứu và ứng dụng để sản xuất hydrogen. Đó là khí đốt thiên nhiên, than đá, nguồn năng lượng hạch nhân, phương pháp điện giải, năng lượng gió, năng lượng sinh khối (biomass), và năng lượng mặt trời.

Hydrogen từ khí đốt thiên nhiên: Điều chế hydrogen từ các nguồn nguyên liệu thiên nhiên như khí đốt được thực hiện dễ dàng nhất, và không cần phải sản xuất một nguồn nguyên liệu trung gian khác. Lợi điểm thứ hai, là phương pháp nầy đưa đến một công nghệ không phức tạp và có tỷ lệ hydrogen-carbon cao; do đó, hạn chế được tối đa lượng khí carbonic phát thải vào không khí.

Phương pháp nầy thích hợp với những quốc gia có nguồn dự trử khí đốt lớn như LB Nga, nhưng lại khó thích hợp cho Hoa Kỳ và Tây Âu, vì cần phải nhập cảng nguyên liệu khí đốt.

Nguyên lý chuyển đổi từ khí đốt methane CH4 ra hydrogen gồm các phương cách sau đây:

·          1- phản ứng chuyển hóa hơi methane và oxid hóa từng phần;

·         2- Hoặc kết hợp chung hai giai đoạn với nhau. Nhưng trên thực tế hỗn hợp khí vẫn còn chứa carbon monoxide (CO), carbon dioxide (CO2) và một phần nhỏ khí methane còn sót lại.

Do đó cần phải qua một quy trình chuyển hóa thứ hai với hơi nước dưới những hóa chất xúc tác với nhau để tạo ra hydrogen như sau:

CO  +  H20(hơi)     ->   CO2  +  H2

CH4  +  2H20(hơi)  ->  CO2  +  4H2

Và sau cùng khi tinh chế lại, quy trình sản xuất sẽ cho ra hydrogen có độ tinh khiết rất cao.

Phương pháp chuyển đổi khí đốt ra hydrogen trong giai đoạn chuyển tiếp hiện tại có thể là một giải pháp có hiệu quả kinh tế cao nhất vì nguồn vốn đầu tư và sản xuất tương đối thấp so với các phương pháp khác.

Đặc điểm của phương pháp nầy là dễ thực hiện và khi sản xuất ở quy mô lớn sẽ làm giảm giá thành. Đặc điểm thứ hai, là ở các hệ thống phân phối, ở các điểm bán lẽ không cần nhân viên có trình độ cao để chuyển khí hydrogen từ hệ thống phân phối qua tế bào tiếp nhận của xe.

Theo ước tính, một hệ thống sản xuất 480Kg hydrogen/ngày sẽ giảm từ 3.847 $/Kg/ngày còn 2.000 $/kg/ngày và giá hydrogen sẽ giảm xuống từ 3,51 còn 2,33 Mỹ kim/Kg. Phương pháp  nầy đã áp dụng với quy mô “pilot” vào năm 2011.

Hydrogen từ than đá:  Phương pháp nầy được áp dụng ở các nhà máy nhiệt điện dùng than và quy trình tổng hợp hóa khí trong than (IGCC). Đây là một phương pháp sạch biến than thành năng lượng đang ngày càng phát triển ở Hoa kỳ. Do đó, việc phối hợp vừa sản xuất điện và khí hydrogen trong các nhà máy phát điện dùng than sẽ giảm giá thành của hydrogen và phương pháp nầy có hiệu quả kinh tế rất cao. Đây là một phương pháp biến than thành khí (gasification) dựa theo nguyên lý oxid hóa than đá với hơi nước ở nhiệt độ và áp xuất cao. Trong điều kiện trên, năng lượng được thành hình để có thể biến thành điện năng và khí hydrogen theo như chuổi phản ứng vừa đan cử ở phần trên.

Thêm nữa, với phương pháp trên, sản lượng hydrogen có được rất cao, có khả năng cung ứng nhiên liệu cho nhiều hệ thống phân phối trong một vùng rộng lớn. Vã lại, trữ lượng than đá của Mỹ còn đủ cung ứng cho nhu cầu trong vòng 250 năm nữa; như vậy sẽ không có biến động về giá cả như việc dùng khí đốt mà Hoa Kỳ cần phải nhập cảng. Tuy nhiên có một điểm bất lợi lớn cho phương pháp nầy là lượng khí CO2 thải hồi rất lớn, lớn hơn tất cả phương pháp hiện nay để sản xuất hydrogen. Do đó, cần phải có hệ thống thu hồi khí carbonic bằng cách áp dụng kỹ thuật chuyển hóa carbon  (sequestration).

Với phương pháp nầy, giá thành của H2 được ước tính khoảng $1,03/Kg. Trong tương lai, nếu áp dụng các phương pháp hoàn chỉnh hơn như thiết lập các ló phản ứng hóa khí lớn, và tăng hiệu năng việc tách rời cũng như tinh chế H2, giá thành có thể giảm xuống còn $0,90/Kg. Phương pháp nầy đã đem vào áp dụng tại California vào năm 2015.

Hydrogen từ năng lượng hạch nhân: Sản xuất H2 từ nguồn năng lượng nầy có hai điểm lợi:

·         1- Nguồn nguyên liệu chính là uranium có trữ lượng lớn ở HK, Canada, và Úc Châu. Do đó đây là một nguồn nguyên liệu ổn định và an toàn;

·         2- Nguồn năng lượng hạch nhân không tạo ra khí carbonic vào bầu khí quyển cũng như các khí thải độc hại khác.

Quá trình sản xuất H2 trong các ló phản ứng hạch nhân có thể được lý giải như sau: hơi nước được điện giải trong phản ứng nhiệt hóa (HTES) từ khoảng 700 – 1.0000C để phóng thích ra H2. Phản ứng nầy chiếm ưu thế hơn ví không cần sự hiện diện của các chất xúc tác và cho hiệu suất cao hơn phản ứng nhiệt hóa.

Tuy nhiên, vì cùng sản xuất đồng loạt địên năng và hydrogen, cho nên cần có sự hiện diện của hai lò phản ứng ở trong cùng một phạm vi sản xuất. Điều nầy đòi hỏi mức an toàn vận hành rất cao. Mọi sơ suất có thể biền thành một tai nạn thảm khốc cho cư dân trong vùng.

Phương pháp điện giải nước để có được hydrogen và oxygen đã được phát minh vào cuối thế kỷ 18. Phương pháp nầy không cho hiệu quả kinh tế cao so với các phương pháp trên. Nhưng hiện tại, cách nầy có thể dự phần không nhỏ trong giai đoạn chuyển tiếp dùng năng lượng hydrogen, vì dễ dự trử và hệ thống điện giải có thể được thiếp lập ngay tại các tạm bán xăng dầu. H2 sẽ được chứa trong những bình chứa đặc biệt sẵn sàng được bơm thẳng vào bình nhiên liệu của xe.

Giá thành được ước tính là $2,50/Kg cho hệ thống điện giải nhỏ và $2,0/Kg cho các hệ thống lớn. Trong tương lai, giá có thể giảm hơn nữa do việc làm tăng hiệu năng điện giải từ 63 lên 75% qua sự kiện làm giảm nguồn năng lượng làm nóng hơi nước, và đã được đem áp dụng vào từ năm 2010.

Hydrogen từ năng lượng gió và ánh sáng mặt trời: Việc sản xuất hydrogen từ các nguồn năng lượng tái tạo vẫn còn là một đề tài nóng bỏng hiện tại, vì đây là mục tiêu dài hạn cho tương lai. Do đó, năng lượng gió chuyển đổi thành điện năng; và sau cùng, dùng điện năng nầy để phân giải nước thàng hydrogen.

Vấn đề được đặt ra ở đây là làm thế nào để có hiệu năng tối đa, vì vậy:

*           Cần phải nghiên cứu công nghệ turbine gió và chuyển hóa thành điện năng để có được giá thành thấp so với hiện tại;

*           Giảm giá thành của công nghệ phân giải nước;

*           Và sau cùng phối hợp hợp lý hệ thống turbine gió, hệ thống phân giải, cùng hệ thống bình chứa hydrogen.

Một khi thực hiện được ba điều trên, nguồn năng lượng gió sẽ là nguồn năng lượng tái tạo hiệu quả nhất cho việc cho việc chuyển đổi thành điện năng và hydrogen cho thế kỷ 21 nầy. Hiện tại, giá thành của nguồn điện năng từ năng lượng gió đã giảm tùy theo vùng từ 5 đến 7 xu/kwgiờ, không tính tới tiền trợ cấp khuyến khích của chính phủ liên bang. Nếu công nghệ gió có khả năng làm tăng hiệu năng chuyển đổi, giá thành sẽ càng giảm hơn nữa (hiện tại, khả năng chuyển đổi nầy là 30%).

Yếu tố môi trường cũng là một lợi thế cho việc ứng dụng năng lượng gió vào việc sản xuất hydrogen, vì nguồn năng lượng nầy hoàn toàn không phát thải khí carbon monoxide (CO), khí carbon dioxide (CO2), nitrogen oxide (N0x), sulfur dioxide (SO2), và những hóa chất hữu cơ nhẹ và kim loại độc hại như trong kỹ nghệ điện từ than đá hay dầu hỏa.

Với phương pháp nầy, giá thành của hydrogen được ước tính là $6,64/Kg nếu hệ thống gió – phân giải – hydrogen được hoàn chỉnh với hiệu suất tối đa, giá thành có thể giảm xuống còn $2,86/Kg Hydrogen.

2-        Toyota Mirai 2017

Điển hình năm nay, hảng Toyota cho ra đời serie Toyota Mirai 2017, chiếc xe chạy bằng nhiên liệu hydrogen lỏng, dựa theo nguyên lý điện phân với oxygen trong không khí, từ đó tạo ra điện là nguyên liệu để kích động động cơ xe.

Căn cứ theo Toyota, giá MSRP của một chiếc Mirai 2017 là $57,500, cộng thêm $865 phí vận chuyển giao hàng (destination fee). Khách hàng mua Mirai 2017 có thể hưởng khoản khấu trừ thuế liên bang $8,000, và $5,000 tiền giảm giá của tiểu bang California.

Mỗi khi “nạp” năng lượng, Toyota có thể chạy tối đa là 312 dặm. Thời gian cần thiết cho một lần nạp năng lượng là 5 phút. Về mức độ gia tốc, Mirai tăng tốc từ 0-60 mph trong chừng 9 giây.

Hiện nay, trên toàn tiểu bang California chỉ có khoảng 30 trạm nạp hydrogen. Trong khi các trạm sạc dành cho xe điện trên toàn nước Mỹ đã đạt tới con số gần 16,000. Có nghĩa là người đi xe điện cảm thấy yên tâm hơn về vấn đề nạp năng lượng. Chưa kể là các chủ xe đều tự nạp điện cho xe tại nhà.

Cho đến nay, những phương pháp sản xuất hydrogen “sạch” thực sự vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, thí dụ như sử dụng vật liệu sinh học, tái chế; sử dụng phản ứng quang điện phân, phản ứng phân hủy nhiệt…

Có một điều chắc chắn, khuynh hướng sản xuất các loại xe sạch thay thế cho xe xăng truyền thống là một quá trình không thể đảo ngược. Cho dù nước Mỹ có thể bị chậm lại do những chính sách mới của chính phủ Donald Trump, nhưng cả thế giới vẫn đang hướng về những chiếc xe xanh, trong đó có chiếc Toyota Mirai của hãng Toyota.

3-    Lợi và hại trong việc xử dung năng lượng hydrogen

Năng lượng gió hiện đang có lợi thế trong việc sản xuất nguồn năng lượng hydrogen và có khả năng biến nguồn năng lượng nầy có hiệu quả kinh tế cao. Do đó, đây sẽ là nguồn năng lượng trong tương lai, giảm thiểu sự phát thải khí carbonic, tác nhân chính của sự hâm nóng toàn cầu, và giảm thiểu lượng hydrocarbon trong dầu khí dùng cho việc di chuyển và sản xuất ra điện năng tiêu dùng.

Qua thời gian, công nghệ gió có những bước tiến đáng kể trong việc thu hồi toàn bộ sức gió để làm tăng vận tốc quay của những cánh quạt, cùng hệ thống dự trữ điện nănghòan chỉnh sẽ là hai yếu tố quyết định.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải lưu ý đến yếu tố an toàn trong việc xử dụng hydrogen trong kỹ nghệ vận chuyển. Hydrogen là một khí nhẹ nhất, rất dễ bị rò rỉ trong các hệ thống dây nối trong xe. Theo KS Rudolph Pick, chuyên gia về hydrogen ở Florida, chỉ cần một sự rò rỉ nhỏ cũng có thể gây ra tai nạn chết người do hydrogen sẽ phát nổ khi thoát ra ngoài không khí.

Do đó, một khi có tai nạn do xe chạy bằng nhiên liệu hydrogen, thảm nạn sẽ xảy ra tức khắc. Và đây là một bất lợi lớn nhất cần phải khắc phục trong tương lai, trước khi đem công nghệ nầy vào áp dụng.

4-    Thay lời kết

Trên đây là những suy nghĩ đã được khơi mào để đóng góp vào:

•           1- Việc hạn chế hiệu ứng nhà kính, và sự hâm nóng toàn cầu theo tinh thần của Thượng đỉnh COP21;

•           2- Giải quyết ô nhiễm môi trường do việc gia tăng dân số và phát triển xã hội của các quốc gia trên thế giới;

•           3- Và nhất là để bổ túc vào sự thiếu hụt năng lượng hóa thạch trên thế giới trong tương lai khi các nguồn năng lượng trong thiên nhiên sắp bị cạn kiệt.

Các quốc gia trên thế giới hiện đang đứng trước 3 vấn nạn chính:

·         – Nhu cầu năng lượng để phát triển kinh tề và cân bằng mức gia tăng dân số;

·         – Nhu cầu gia tăng phúc lợi của người dân;

·         -Và nhu cần giải quyết ô nhiễm môi trường qua việc gia tăng phát triển.

Đối với các quốc gia có trình độ phát triển và kỹ thuật cao, ba nhu cầu trên đã được giải quyết và họ đang đi dần đến những công nghệ “sạch” trong phát triển cộng thêm viễn kiến lớn hướng về tương lai để thay thế một số nguồn năng lượng không còn thích hợp trong việc bảo vệ môi trường.

Đối với các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam, hiện đang phải tập trung vào nhu cầu đầu tiên, nghĩa là cần phải gia tăng phát triển để vừa giải quyết nạn gia tăng dân số vừa cố gắng thâu ngắn cách biệt giàu nghèo so với các nước đã phát triển; do đó, họ không có điều kiện hay không cố gắng tạo điều kiện để thực hiện hai nhu cầu sau. Chính vì lý do đó, triển vọng hội nhập vào cuộc chơi toàn cầu hóa của thế giới của Việt Nam vẫn còn xa vời.

Và vô hình chung, chính các quốc gia đang phát triển như Việt Nam đã hướng dẫn đất nước họ vào con đường bế tắc do việc phát triển không đồng đều, vô tổ chức, thiếu kế hoạch đúng đắn và dài hạn gây ra, trong đó việc xem thường công cuộc bảo vệ môi trường là một trong những nguyên nhân chính yếu.

Tương lai của mỗi quốc gia đều nằm trong tầm tay của những người nắm quyền bính, và chỉ có họ với tầm nhìn xa và thông thoáng mới có khả năng đưa đất nước cất cánh đi lên. Xin đừng ù lì dậm chân tại chỗ, thụ động mong chờ viện trợ đến từ bên ngoài, cũng như tận tình hủy hoại đất nước như đã xảy trong quá khứ và hiện tại.

Mai Thanh Truyết

Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam – VEPS

Houston – Tháng 9-2017

Cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ – Trọng Đạt

Nhân dịp cuốn phim tài liệu mười tập The Vietnam War mới thực hiện làm sống lại cuộc chiến đã qua tử hơn bốn mươi năm, tôi xin làm một bảng tổng kết ngắn về giai đoạn này.

Trước hết xin sơ lược cuốn phim do đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick thực hiện. Giống các phim tài liệu cùng đề tài như Vietnam, A Television History (Việt Nam Thiên Sử truyền hình) mười ba tập, thực hiện năm 1983 hay Last days in Vietnam năm 2014, nhà đạo diễn lựa chọn trong đống phim cũ để ráp nối thành tác phẩm. The Vietnam War rất giống Việt Nam Thiên Sử truyền hình (mà tôi đã xem hết) ở chỗ cùng là phim nhiều tập, diễn tả lại cuộc chiến tranh Việt Nam dài như vô tận nhưng kết thúc khác nhau, một phim tại 1975, phim sau tại 1990.

Người Việt hải ngoại có kẻ khen người chê, bá nhân bá tính, theo ý kiến tôi về phương diện điện ảnh, The Vietnam war khá hơn những phim tài liệu khác cùng loại về hình ảnh, âm thanh, mầu sắc và nhạc đệm, tôi nghe thoáng thấy điệu nhạc không lời rất hay bản Nhớ Người Thương Binh của Phạm Duy.. Chiều về trên cánh đồng xanh, có nàng gánh lúa cho anh ra đi diệt thù….Ngoài ra dữ kiện, tài liệu dồi dào hơn. Về nội dung thì nghiêng ngả, nói về miền Bắc nhiều mà không nói gì mấy về miền Nam, là nạn nhân, bãi chiến trường vai chính trong cuộc chiến.

Về trận chiến, nhà đạo diễn đã đưa lên nhiều trận  đánh cấp tiểu đoàn, đại đội giữa Mỹ và bộ đội Bắc Việt thời Johnson đến mức nhàm chán, không thấy đưa ra những trận đánh lớn cấp Quân đoàn, Sư đoàn giữa VNCH và BV thời Nixon

Những lời phát biểu của hai nhà văn nổi tiếng (cựu cán binh) thiếu trung thực: Huy Đức nói tinh thần thanh niên cao vô cùng, ai nấy nô nức tham gia nhập ngũ vào Nam. Tôi không hiểu nổi, chẳng lẽ lên đường vào chốn tử địa y như Kinh Kha sang Tần, ra đi không hẹn ngày về, cầm chắc cái chết trong tay lại hồ hởi phấn khởi được sao? Bảo Ninh nói Mỹ là quân xâm lược, tôi nghĩ xâm lược là đem quân đánh chiếm nước khác, khuân đồ, vơ vét của cải  đem về thì mới gọi là xâm lược, còn quân Mỹ không chiếm đất, không lấy một cây kim sợi chỉ của miền Nam, còn viện trợ cho dân ta hàng tỷ đô la mỗi năm thì sao lại gọi là xâm lược?

Bảo Ninh nói đây là nội chiến, một ông Giáo sư Việt Nam Hải ngoại nói đây là cuộc chiến tranh ủy nhiệm, có người nói đây là cuộc chiến ý thức hệ, nhưng ông Bùi Tín cựu Đại tá Bắc Việt lại nói mấy năm trước: đây chỉ là một cuộc ăn cướp vĩ đại, ông cũng nói 16 tấn vàng mà Hà Nội cướp của miền Nam sau 30-4 nay không còn gì cả, không có sổ sách, chia chác nhau hết…

Phim này tôi chưa xem đầy đủ hoàn toàn, sẽ coi lại và tường trình quí độc giả sau, bây giờ tôi xin trở lại cuộc chiến tranh Việt Nam từ 1945 tới cuối thập niên 80. Khởi đầu là cuộc chiến chống thực dân của Việt Minh 1946-1954, sau đó là cuộc chiến từ cuối thập niên 50 tới ngày sụp đổ miền nam 1975, và cuối cùng cuộc chiến tranh giữa các chế độ Cộng sản Việt-Miên, Việt- Hoa…từ cuối thập niên 70 tới cuối thập niên 80, bài sẽ không trích dẫn tài liệu tham khảo vì phạm vi giới hạn.

Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất

Giữa thập niên 60, báo Constellation có đăng bài của một ký giả Pháp “Cuộc chiên tranh dài nhất thế kỷ” (La Guerre la plus longue du siecle) diễn tả lại trận đánh lịch sử tối 19-12-1946 Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội mở đầu cho cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ. Trung đoàn Thủ đô chiến đấu anh dũng trong khi quân chính qui VM rut vào hậu phương, Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Việt Minh tuy đông nhưng thiếu thốn, trên vĩ tuyến thứ 16, Pháp chỉ có hơn một sư đoàn nên chỉ đủ lực lượng giữ các thành phố lớn. họ tiến nhanh chiếm Phủ Lý,  mỏ than Hòn Gay, Sơn La, Lai Châu…đầu năm 1947. Gần cuối 1947 Pháp hành quân lên miền rừng núi Việt Bắc để tiêu diệt các lực lượng chính qui Việt Minh, chiếm Thất Khê, Đông Khê, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang

Sang năm 1948, Pháp mở rộng vùng chiếm đóng tại Quảng Yên, Kiến An, Hà Đông, Ninh Bình… Những năm 1947, 1948, 1949 VM tháo chạy, Pháp truy kích ráo riết để tận diệt chủ lực địch, họ sẽ đưa thêm quân từ trong nam ra hoặc từ bên Pháp tới để tiêu diệt nốt đám VM còn lại.

Tháng 10 năm 1949 một phép lạ đã cứu Việt Minh thoát chết, Mao Trạch Đông chiếm được phần lớn Hoa Lục, tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Sau khi tiến sát biên giới Việt-Hoa cuối năm 1949, Trung Cộng viện trợ nhiều vũ khí đạn dược và huấn luyện cho VM, họ giúp thành lập nhiều sư đoàn chính qui 304 và 308, 312, 316, 320 và sư đoàn vũ khí nặng 351 những năm năm 1950 và 1951. Việt Minh ngày càng lớn mạnh, mới đầu kháng chiến là một phong trào yêu nước, sau thành phong trào Cộng Sản

Đây là một thời điểm vô cùng quan trọng: trước hết nó khởi đầu sự cáo chung của chế độ Thực dân Pháp tại Đông Dương và đặt ra nhiều thử thách lớn lao cho người Mỹ. Khi bỏ rơi người bạn đồng minh Trung Hoa Dân Quốc năm 1948, 49 họ không ngờ tới cái hậu quả khốc liệt để rồi phải trả giá đắt cho tới tận ngày hôm nay. Chỉ sáu tháng sau khi chiếm được Hoa lục, Mao yểm trợ cho Bắc Triều Tiên (Cao Ly) xua quân xâm chiếm miền Nam và giúp Việt Minh chống Pháp.

Nay người Mỹ mới biết sự đe dọa của Cộng sản, họ vội đưa quân vào bảo vệ Nam Triều Tiên, cuộc chiến khốc liệt giữa Mỹ và Bắc Tiều Tiên, Trung Cộng diễn ra cho tới tháng 7 năm 1953 mới chấm dứt.

Từ 29-9 tới 7-10-1950 tại Bắc Việt, Việt Minh đánh thắng trận Cao-Bắc-Lạng, chiến thắng đã làm rung động cả nước Pháp, thực dân bị thiệt hại nặng: trên 7,000 người bị giết và mất tích, VM tịch thu được nhiều chiến lợi phẩm.

Những năm sau đó 1951, 52, 53… Việt Minh ngày càng mạnh, kiểm soát đa số đất đai, Pháp chỉ còn giữ được các thành phố lớn. Ngay từ 1950 Mỹ đã giúp Pháp đánh Việt Minh, mấy năm đầu 1950, 51, 52 Mỹ chỉ viện trợ tượng trưng vì còn phải tham gia cuộc chiến Triều Tiên. Tháng 7-1953 khi Triều Tiên đình chiến, Trung Cộng quay sang giúp Việt Minh là lúc Mỹ cũng tăng viện trợ cho Pháp, năm 1953 họ chi một nửa chiến phí cho Pháp, năm 1954 viện trợ Mỹ lên tới trên 75%. Hoa Kỳ giúp Pháp bảo vệ Đông Dương để ngăn chận Cộng sản bành trướng tại Á châu, nói cho ngay vì quyền lợi của chính họ.

Pháp và Việt Minh đánh lớn tại Điện Biên Phủ. Ngày giao chiến đầu tiên 13-3-1954 hai tiền đồn Pháp tại đây bị đánh sập. ĐBP ngày càng nguy ngập chỉ còn tiếp tế bằng thả dù. Từ cuối tháng 3-1954, Tòa Bạch Ốc đã nghiên cứu kế hoạch cứu nguy ĐBP bằng oanh tạc ồ ạt với gần 100 oanh tạc cơ hạng nặng B-29, cùng với 400 máy bay chiến đấu hộ tống. Kế hoạch này lấy mật danh Kên Kên do Đô đốc Arthur Radford, Tham mưu trưởng liên quân đề nghị được Tổng thống Eisenhower, Phó Tổng thống Nixon, Bộ trưởng ngoại giao Foster Dulles ủng hộ, chấp thuận.

TT Eisenhower cẩn thận hỏi ý kiến Quốc hội trước khi thực hiện chiến dịch. Tám vị dân cử đại diện Lập pháp sau khi hội thảo với đại diện Hành pháp đòi sự can thiệp của Mỹ phải có Liên minh với các nước Đông Nam Á, Anh Quốc. Đây là ý kiến của Thượng nghị sĩ Lyndon Johnson đã được các vị dân cử đồng thuận. TT Eisenhower không thành lập được Liên minh, không thực hiện được chiến dịch Kên Kên khiến ĐBP thất thủ ngày 7-5-1954. Hơn hai tháng sau Pháp ký Hiệp định Geneve với Hồ Chí Minh chia đôi Việt Nam từ Vĩ tuyến 17 để rút quân bỏ Đông Dương, chính Phủ Quốc Gia và quân Pháp rút vào Nam sau thời hạn 300 ngày.

Năm 1948, 49 người Mỹ bỏ Trung Hoa và đã phạm một lỗi lầm tai hại, nay tháng 4-1954 họ lại bỏ lỡ cơ hội cứu nguy ĐBP để rồi lại gánh chịu hậu quả lớn lao khác. Tại ĐBP Việt Minh đã đã đưa hầu hết các sư đoàn chính qui của họ vào trận đánh, tổng cộng khoảng 63,000 người, trong khi quân Pháp ước lượng 16,000 người, vào khoảng 5% quân số của họ tại Đông Dương. Một trận oanh tạc trải thảm của 100 B-29 đủ sức tiêu diệt chủ lực quân Việt Minh không những cứu nguy ĐBP mà còn cứu được cả Đông Dương.

Cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai

Năm 1954 Lê Duẩn được phân công ở lại miền Nam lãnh đạo. Cuộc Tổng tuyển cử thống nhất mà Bộ Chính trị hy vọng nhưng bất thành vì nhiều lý do: Nga và Trung Cộng không ủng hộ Việt Minh, họ muốn hai miền ở đâu ở đó, tại miền Nam Thủ Tướng Ngô Đình Diệm mặc dù hoan nghênh thống nhất nhưng không tin tưởng miên Bắc có tự do đầu phiếu. Về cơ bản điều khoản Tổng tuyển cử không có ghí trong Hiệp định ký ngày 20-7 mà ghi ngày hôm sau 21-7 trong bản Tuyên bố cuối cùng của ba bề bốn bên, nó chỉ là lời nói miệng với nhau (oral statements) và không có chữ ký (unsigned document) của bất cứ phái đoàn nào, nó thiếu cơ sở pháp lý, chỉ là nói chơi cho vui thôi.

Năm 1956 Lê Duẩn gửi từ trong Nam ra Hà Nội bản Đề cương cách mạng miền Nam chủ trương dùng vũ lực thống nhất đất nước. Bộ Chính trị miễn cưỡng chấp nhận giới hạn đường lối của Duẩn vì họ chủ trương xây dựng Xã hội chủ nghĩa miền Bắc trước hết, vả lại sợ Mỹ đem chiến tranh vào Đông Dương. Năm sau 1957 Lê Duẩn được Hồ Chí Minh gọi ra Bắc nhận chức quyền Tổng bí thư thay thế Trường Chinh từ chức vì Cải Cách Ruộng Đất, đây là một khúc quành rất quan trọng của cuộc chiến VN. Năm 1960 Duẩn được Đại hội đảng chính thức bầu làm Bí thư thứ nhất (Tổng bí thư), thực ra do Hồ Chí Minh cất nhắc.

Cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai có thể chia làm 4 giai đoạn

1-Thời TT Kennedy từ 1961-1963.

Cuối thập niên 50, cán bộ CS nằm vùng bắt đầu nổi dậy như ong vỡ tổ tại miền nam, chúng gây chiến tranh du kích, giết hại xã trưởng, trưởng ấp. Mặt trận giải phóng miền Nam được thành lập tháng 12- 1960.

Năm 1961 chiến tranh lan rộng hơn nhiều, Việt Cộng đầu năm có 5,500 người tới cuối năm 1961 tăng lên 25,000. Tổng thống Kennedy cho tăng quân số VNCH từ 170,000 lên 200,000 người, tăng cố vấn huấn luyện lên 3,200 người. Năm 1962 chính phủ Mỹ vội viện trợ cho quân đội VNCH ba đại đội trực thăng H-21, 16 phi cơ vận tải C-123, hai chi đoàn thiết giáp M-113. Việt Cộng bị bao vây tiêu diệt dần, quân đội VNCH nhờ chiến thuật và vũ khí mới đã đạt thắng lợi năm 1962, phiến quân bị mất tinh thần.

Năm sau1963, chính phủ Ngô Đình Diệm bị sa lầy vì vụ Phật giáo khởi đầu từ giữa cho tới cuối năm 1963 thì hoàn toàn sụp đổ.

Kennedy có mục đích rõ ràng về VN, ông chỉ gửi cố vấn sang huấn luyện không gửi quân tác chiến. Trong giai đoạn này cuộc chiến chỉ là du kích cấp đại đội hoặc tiểu đoàn vì Nga Sô thời Khrushchev chủ trương sống chung hòa bình với Mỹ, chỉ giúp Hà Nội giới hạn. Cuộc chiến leo thang dần, năm 1961 số cố vấn Mỹ tăng lên 3,000, năm sau 1962 thành 11,000, năm sau 16,000.

Phía CS Hà Nội, từ sau khi Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất, Lê Đức Thọ cánh tay phải của Duẩn đã cài đặt nhiều bộ hạ vào guồng máy đảng, củng cố địa vị cho Duẩn.

2-Thời TT Johnson từ 1964 tới 1968.

Tại Nga Sô, Khrushvhev bị lật đổ năm 1964, Brehznev lên thay giúp Hà Nội mạnh hơn, tại miền Nam TT Ngô Đình Diệm bị đảo chánh tháng 11-1963, ba tuần sau TT Kennedy bị ám sát, Phó TT Johnson lên thay. Tại miền Bắc Lê Duẩn con người hiếu chiến ngày càng nắm nhiều quyền, phe chủ hòa Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp và cả ông Hồ bị cô lập dần. Từ 1965 trở đi, Hồ Chí Minh đau ốm hay sang Tầu chữa bệnh, Lê Duẩn nắm trọn quyền hành trong tay, tha hồ làm trời làm đất, y bắt đầu đưa nhiều trung đoàn chính qui vào Nam leo thang chiến tranh.

Các nhà sử gia Bernard Fall, Logevall, Ted Morgan đã nhận định: Mỹ tránh can thiệp oanh tạc Điện Biên Phủ năm 1954 để rồi mười năm sau phải đương đầu với cuộc chiến lớn 1964, 65… Năm 1954, TNS Johnson đóng vai chính trong việc ngăn cản Eisenhower cứu nguy ĐBP và bây giờ năm 1964, một sự tình cờ lịch sử ông trở thành Tổng Thống lại gánh chịu hậu quả sự sai lầm của chính mình mười năm trước đây.

Hoa Kỳ vội đưa quân vào cứu miền Nam mà thực ra vì quyền lợi của chính họ vì mất Đông Dương, toàn vùng Đông Nam Á sẽ sụp đổ y như ván bài Domino. Năm 1965 TT Johnson đưa 184,000 quân vào miền nam VN, cho đến năm 1968 con số này lên tới 530,000 người. Sau này McNamara, Tướng Westmoreland, McNamara, Tướng Ngô Quang Trưởng nói nếu Mỹ không đổ quân vào  miền Nam có thể mất trong sáu tháng.

Mục tiêu chính của Johnson là giúp VNCH đánh bại VC và CSBV, buộc Hà Nội phải rút, ngăn chận Trung Cộng bành trướng. Chiến lược của ông gọi là chiến tranh giới hạn (limited war), trong Nam cho bộ binh lùng và diệt địch (search and destroy), cho  không quân oanh tạc miền Bắc, các tuyến đường xâm nhập. Mục đích chính của Johnson-McNamara chỉ là đánh cho nó sợ phải thương thuyết rút về Bắc.

Phong trào phản chiến ngày càng lên cao khi số lính Mỹ thiệt mạng gia tăng, năm 1965 có 1,928 lính Mỹ tử trận, năm 1968 đã tăng lên 16,899 người, gần 9 lần, đáng lẽ TT Johnson phải thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh sớm từ 1965, 66.  Ngoài ra ông cũng sai lầm ở chỗ khi chống đối trong nước ngày càng mạnh lại áp dụng chiến tranh giới hạn (limited war) chậm như rùa bò. Một sai lầm trầm trọng nữa là TT lại trao hết quyền hành cho Bộ trưởng quốc phòng McNamara, một người dân sự, không có kinh nghiệm về quân sự bị các Tướng lãnh chống đối. Mặc dù giết được nhiều Việt Cộng tính tới 1968 có khoảng trên 200,000 tên thiệt mạng nhưng địch vẫn gia tăng xâm nhập.

Năm 1968 Lê Duẫn đốt giai đoạn, cho mở trận Tổng công kích Tết Mậu thân trên toàn cõi VNCH, 84,000 cán binh được dưa vào cuộc thí quân kinh hoàng. Riêng trận này, Lê Duẩn đã mất gần 70 ngàn quân, trong đó hơn 58 ngàn người bị giết, 9,460 tên bị bắt làm tù binh,16 ngàn chạy thoát chưa tới 20%. Số tổn thất của Cộng quân gấp mười lần phía VNCH, mặc dù Mỹ và VNCH đánh thắng một trận lớn nhưng thua cuộc chiến khi chống đối lên cao hơn bao giờ hết. Người dân Mỹ quá chán nản, biểu tình dữ dội đòi chính phủ phải rút ra khỏi Đông Dương ngay. Trận Mậu thân coi mở đầu cho sự kết thúc, The beginning of the end.

Nay miền Bắc sống dưới sự cai trị theo kiểu Staline khi Lê Duẫn đã nắm được quyền lực tối cao trong đảng. Từ 1967 tới 1973 Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàn đã cho bắt giam không xét xử tổng cộng ba trăm đảng viên vì tội theo chủ nghĩa xét lại, chống đảng, trong đó ba mươi người là đảng viên cao cấp.

Cuộc chiến này được coi là của Hà Nội như Giáo Sư Liên Hằng đặt tên cho cuốn sách Hanoi’s war của bà, thực ra là cuộc chiến của Lê Duẩn.

3-Thời TT Nixon từ 1969-1974

Nixon đắc cử Tổng thống tháng 11-1968, vào Tòa Bạch Ốc  đầu năm 1969 để hốt  đống rác lớn do Johnson-McNamara để lại,  trên 500 ngàn quân Mỹ còn đóng tại miền nam.   Dân Chủ sa lầy vì chiến tranh Đông Dương, người dân bầu cho Cộng Hòa hy vọng rút ra khỏi cuộc chiến. Năm 1968 ông Thiệu ủng hộ Nixon, sau này ông cho biết nếu Humphrey (Dân Chủ) đắc cử TT Mỹ năm 1968, sáu tháng sau họ sẽ bắt VNCH phải vào Liên Hiệp với CS sau đó sẽ rút quân, tôi tin là ông nói đúng.

Một nhà nghiên cứu sử Mỹ gọi cuộc chiến thời Nixon là A War To End A War, cuộc chiến để chấm dứt chiên tranh. Năm 1969, 1970 biểu tình chống chiến tranh sang giai đoạn bạo động, chết người. Nixon cứng rắn hơn chính phủ trước, ông thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh, giúp VNCH tăng quân số và viện trợ quân sự.

Ông cũng giúp VNCH hành quân sang Miên bắt đầu từ 29-4-1970 tới 22 -7-1970 giết hàng chục ngàn cán binh, tịch thu được trên 20 ngàn vũ khí, phá hủy nhiều cơ sở quân sự, làm suy yếu áp lực địch tại miền Nam. Năm sau ông giúp VNCH hành quân sang lào (Lam Sơn) bắt đầu ngày 8-2-1971, giữa tháng 3 ông Thiệu cho rút quân bị địch truy kích thiệt hại nhiều, cho tới 25-3-1972 cuộc hành quân coi như chấm dứt, tổng cộng chỉ kéo dài 45 ngày. Mặc dù VNCH phải tháo chạy nhưng CSBV chịu tổn thất khá nặng, hơn 10,000 người bị giết, cơ sở hậu cần bị phá hủy.

Lê Duẫn phải đương đầu với một Tổng thống Mỹ cương quyết và mạnh tay hơn nhưng ông ta không chùn bước, vẫn tiếp tục đẩy hàng trăm ngàn thanh niên vào cuộc chiến qui mô lớn. BV chịu thiệt hại nặng nề hơn trước, họ chấp nhận tổn thất 10 hoặc trên 10 cán binh để giết một tên lính Mỹ đẩy mạnh phong trào phản chiến. Cuối tháng 3 năm 1972 khi TT Nixon đi thăm Bắc Kinh về, quân Mỹ đã hồi hương gần hết, Lê Duẩn đánh một canh bạc táo bạo. Ông ta mở trận Tổng tấn công lớn qui mô nhất từ trước tới nay, đưa 14 sư đoàn chính qui và 26 trung đoàn độc lập, khoảng 500 xe tăng và pháo binh vào miền nam đánh theo qui ước. CSBV nghĩ là sẽ đè bẹp quân đội VNCH bằng một lực lượng hùng hậu, dù Mỹ yểm trợ không quân cũng không cứu vãn được. TT Nixon đáp trả mãnh liệt bằng một lực lượng chưa từng thấy trong chiến tranh Đông Dương: 4 Hàng không mẫu hạm, 409 máy bay chiến thuật F-4, F-5, 171 pháo đài bay B-52, một Tuần dương hạm lớn, bốn Tuần dương hạm nhỏ, 44 Khu trục hạm.. . đã được đưa tới ngoài  khơi VN hỗ trợ cuộc chiến.

Nixon mở chiến dịch Linebacker, không yểm quân đội VNCH tại Quảng trị, Kontum, An Lộc bằng pháo đài bay B-52  đồng thời cho phong tỏa cảng Hải phòng để ngăn chận tiếp liệu. Cuộc tấn công vũ bão của BV phần bị không quân Mỹ oanh tạc, phần bị quân đội VNCH phản công dữ dội. Tính tới tháng 10-1972 có khoảng từ 80 ngàn cho tới 100 ngàn cán binh bị giết, VNCH từ 25 tới 30 ngàn người thiệt mạng.  Ngày 11 tháng 10-1972, BV nhượng bộ tại bàn Hội nghị phần vì thảm bại trên chiến trường và sợ Nixon tái đắc cử ông sẽ mạnh tay hơn, họ không đòi TT Thiệu từ chức, không đòi Liên hiệp, hai bên dự trù ký kết cuối tháng 10. Ông Thiệu phản đối không chịu ký vì BV không chịu rút về Bắc, Hiệp định bất thành. Hòa đàm Ba Lê ngày càng khó khăn trở ngại, tháng 12 đại diện BV phá hòa đàm hy vọng Quốc hội mới nhóm họp ngày 3-1-1973 sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh. TT Nixon giận dữ cho B-52 oanh tạc Hà Nội, Hải phòng mười một ngày đêm cuối năm 1972 khiến BV phải trở lại bàn Hội nghị.

Hiệp định Paris ký ngày 27-1-1973 nhưng BV không giữ cam kết, họ vi phạm ngay sau đó. Quốc hội đa số Dân chủ phản chiến ra luật trói tay Tổng thống giữa tháng 8-1973, cắt hết ngân khoản của Hành pháp xử dụng tại Đông Dương, cuối năm họ cắt giảm quân viện cho VNCH từ hơn hai tỷ năm 1973 xuống còn một tỷ năm 1974 và 700 triệu năm 1975.

4- Thời kỳ TT Ford từ 1974-1976.

Ngày 8-8-1974, TT Nixon từ chức vì vụ Watergate, phó TT Ford lên thay gần như bù nhìn trong khi Quốc hội mới nằm trong tay đối lập. Cuối năm 1974 Cộng quân đánh thăm dò Phước Long sau đó tháng 3-1975 chúng tiến đánh Ban Mê Thuột, Quảng trị, Huế… quân đội VNCH kiệt quệ vì tiếp liệu đạn dược tan rã nhanh chóng. Chưa đầy hai tháng sau khi mở chiến dịch, CSBV đánh chiếm được Sài Gòn ngày 30-4-1975, miền nam VN hoàn toàn sụp đổ.

Nhờ phong trào phản chiến lên cao mà BV đã chiếm được miền Nam, chính phong trào đã cứu mạng nhiều triệu thanh niên miền Bắc mà Lê Duẩn chuẩn bị đẩy vào tử địa. Ông ta đã từng nói giải phóng miền Nam bằng mọi giá cho dù phải hy sinh thêm hàng triệu chiến sĩ. Nếu không có phản chiến cho dù Duẩn đưa thêm mấy triệu cán binh vào trận địa cũng chỉ làm mồi cho B-52 một cách vô ích.

Dựa theo nhiều thống kê, số tổn thất về quân sự của ba phe như sau:

Mỹ: 58,220 người, trong đó chết tại mặt trận (killed in action) là 40,934, còn lại (hơn 17 ngàn) chết vì nhiều lý do khác như tai nạn, bệnh tật, thất tình tự tử…

VNCH: ước lượng 230,000 tử trận

Quân đội BV một triệu, VC 100 ngàn thiệt mạng, con số này do phía CSVN đưa ra năm 1995

Tổn thất thường dân: số thống kê không thống nhất, họ nói từ một tới hai triệu

Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba

Từ sau trận Mậu Thân 1968, Hà Nội đàm phán với Mỹ tại Paris khiến Trung Cộng bất bình, dần dần Lê Duẩn thân Nga chống Tầu. Giữa năm 1977 Trung Cộng khuyến khích Khmer đỏ tấn công biên giới Việt-Miên, một năm sau, Trung Cộng cắt hết viện trợ cho CSVN. Từ đầu tới cuối tháng 12-1978, Hà Nội huy động 18 sư đoàn đánh sang Miên cho tới giữa tháng 1-1979 thì hoàn toàn làm chủ tình hình tại xứ Chùa Tháp

CSVN phải chiếm đóng xứ Chùa Tháp 10 năm  giao tranh với Khmer đỏ tại biên giới Thái Lan, tới cuối năm 1989 mới hoàn toàn rút khỏi Campuchia. Phía CSVN cho biết họ thiệt hại 55,300 người tử thương, phía Khmer đỏ khoảng 100,000 người bị giết.

Một năm sau, Bắc Kinh mở cuộc tấn công vĩ đại vào biên giới Việt Hoa để trừng trị CSVN chiếm đóng Cao Miên. Họ huy động 9 quân đoàn chủ lực tổng cộng 32 sư đoàn hơn 300,000 người, 550 xe tăng, 480 đại bác, 1,200 súng cối, hỏa tiễn, 200 tầu chiến, 1,700 máy bay ở hậu cứ.  CSVN khoảng từ 60,000 tới 100,000 người, 7 sư đoàn, 15 trung đoàn độc lập cùng lực lượng biên phòng. Phần lớn các sư đoàn chính qui VN đang đóng ở Campuchia. Cuộc tấn công ngắn nhưng khốc liệt từ 17-2-1979 cho tới 16-3-1979 , Trung Cộng rút sau khi đã chiếm và tàn phá các tỉnh Lạng Sơn, Lào cai, Cao Bằng.. Sau đó chiến tranh còn tiếp diễn 10 năm, 13 năm sau mới bình thường hóa quan hệ. Phía VN nói họ có 20,000 người tử trận, Trung Cộng thiệt hại gấp ba lần.

Lê Duẩn chết năm 1986 khi ấy đất nước mới hết loạn lạc, binh đao. Hồ Chí Minh lãnh đạo tám năm kháng chiến từ 1946 tới 1954 cộng thêm hơn ba mươi năm chiến tranh do Lê Duẩn khởi xướng từ 1956 tới 1990, vị chi cũng được gần nửa thế kỷ núi xương sông máu. Cuộc chiến hơn bốn mươi năm máu chẩy thịt rơi, tang thương đau khổ do CSVN gây lên đã kéo lùi đất nước trở lại tới mấy chục năm

Cho tới ngày nay người Mỹ vẫn kết án cuộc chiến VN là sai lầm, chết người, tốn của, nhưng nhờ xương máu của miền nam VN mà họ đã bắt tay được Trung Cộng tháng 2 năm 1972, giải quyết được tận gốc thuyết Domino. Cái bắt tay giữa TT Nixon và Chủ tịch Mao đã thay đổi cả một kỷ nguyên, xương máu của miền Nam đồng thời cũng đóng góp cho sự hòa hoãn (detente) của Mỹ với Nga tháng 5-1972 tại Mạc Tư Khoa. Nhờ cuộc chiến VN mà đất nước Hoa Kỳ yên hưởng thái bình từ đó đến nay

Người Mỹ vờ than van trách móc lờ đi không nói sự thật, họ chỉ nói cái mất mà giả vờ quên cái được.

 

Vui cười

Chàng và nàng quen nhau khá lâu. Cũng đã nhiều lần đi chơi với nhau. Tuy thế chưa bao giờ chàng vượt qua giới hạn cho phép. Một ngày mùa xuân, ngồi trên băng ghế đá giữa công viên thanh vắng, chỉ có hoa và bướm chung quanh. Chàng say đắm nhìn vào mắt nàng và ấp úng:

– “Em, em có cho phép anh được hôn bàn tay của em?”

Nàng ngượng ngùng:

– “Sao thế, môi của em có vấn đề gì chăng ?”

 

Để giúp trò Bình sửa cái tật phát âm sai “L” thành “N”, cô giáo bắt cậu tập đọc và học thuộc lòng câu: “Cu Lý lên chợ làng mua lòng lợn luộc!”

Một tuần sau, cô kiểm tra rồi khen Bình:

— Giỏi lắm, em đọc đúng rồi đó, đấy có khó khăn gì đâu nào!

— Thưa cô, câu này đọc mãi cũng quen chứ gặp những câu nạ, nắm núc ló cứ nàm sao ấy!

 

Một cặp tình nhân ngồi trò chuyện ngoài công viên. Chàng nắm tay nàng thủ thỉ nói:

– Trước khi quen anh, em đã cặp với bao nhiêu người rồi?

Một thoáng im lặng. 5 phút nặng nề trôi quạ Rồi 10 phút. Nàng vẫn không thèm lên tiếng. Chàng nghĩ bụng :

“Thôi thế là nàng đã giận mình rồi”. Chàng bèn quay qua nàng khổ sở hỏi:

– Bộ em giận anh hả ?

Nàng mới thủ thỉ trả lời:

– Không, em còn đang đếm.

 

Hai ông già sắp làm thông gia với nhau ngồi nhâm nhi chút rượu. Một ông hỏi:

– Khi nào con gái anh ra trường nhỉ?

– Ô, cũng sắp rồi. Tui nhờ mấy anh trên Sở tìm cho nó mấy chỗ trước rồi, nhưng nó hổng có chịu, mà lương khá lắm đó nghe anh!

– Ủa, chớ nó thích cái gì? – Ông già thắc mắc.

– Nó cứ khăng khăng đòi mở “phéc-mơ-tuya” để bán. Ờ, tui nghĩ đẹp và ăn nói có duyên như nó mà mở “phéc-mơ- tuya” thì chắc chắn 100% đắt khách rồi, nên tui cũng chìu nó một nước. Anh thấy sao?

Ông già kia trợn mắt, chịu … thua.

 

– Ba ơi, sao cái điện thoại cầm tay còn ở đây mà ba đăng báo bị mất là sao?

– Hằng ngày ba đã đeo đi làm việc ở thành phố này chưa đủ, cần phải cho cả nước biết là nhà ta có cái điện thoại cầm tay.

Đạo quân thứ năm của Trung Quốc ở Úc và New Zealand gây lo ngại – Trọng NghĩaLưu Tường Quang

Một sự kiện tại New Zealand hạ tuần tháng 9/2017 đã khơi dậy nỗi lo ngại tại nước này cũng như tại nước Úc láng giềng : Một dân biểu gốc Hoa, tên là Dương Kiện (Jian Yang) thuộc đảng Quốc Gia trung hữu, đã lại đắc cử nhân cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 23/09. Vấn đề là khi làm đơn xin vào quốc tịch New Zealand, nhân vật này đã che giấu quá khứ đảng viên đảng Cộng Sản Trung Quốc của mình, cũng như quá trình dậy tiếng Anh cho nhân viên tình báo Trung Quốc.

Những tiết lộ về quá khứ của ông Dương Kiện đã gióng lên hồi chuông báo động tại New Zealand về nguy cơ chính trường nước này bị Bắc Kinh thao túng thông qua những thành phần được báo chí gọi là « đạo quân thứ năm », mà mục tiêu là uốn nắn chính sách của New Zealand đi theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc.

Thái độ cảnh giác lại càng cao sau một bản báo cáo gần đây về ảnh hưởng của Trung Quốc trên chính phủ New Zealand, do bà Anne-Marie Brady, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học New Zealand Canterbury thực hiện.

Dân biểu New Zealand mà hành xử như tay sai của Trung Quốc

Bản báo cáo ghi nhận là từ ngày ông Tập Cận Bình lên cầm quyền tại Bắc Kinh, chính quyền Trung Quốc đã tung ra cả một chiến dịch dùng quyền lực mềm để ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế và xã hội New Zealand, trong đó có việc tung tiền tài trợ cho các đảng phái ở New Zealand.

Bản báo cáo tố cáo đích danh nghị sĩ Dương Kiện và ông Hoắc Kiến Cường (Raymond Huo), một dân biểu gốc Hoa khác thuộc đảng Lao Động trung tả đối lập, là chịu ảnh hưởng của Đại Sứ Quán Trung Quốc tại New Zealand, cũng như của các tổ chức cộng đồng được sử dụng làm phương tiện thực hiện các ý đồ chính trị của Bắc Kinh.

Các phương tiện truyền thông bằng tiếng Hoa ở New Zealand cho biết ông Dương Kiện, hồi tháng Tư vừa qua đã trao giải thưởng cho các thành viên của Liên Đoàn Cựu Chiến Binh tại New Zealand, một nhóm bao gồm các cựu quân nhân và cảnh sát Trung Quốc đang sinh sống tại New Zealand. Phần thưởng liên quan đến các hoạt động của nhóm này nhân chuyến thăm New Zealand của thủ tướng Lý Khắc Cường, khi họ chặn biểu ngữ của những người biểu tình phản đối Trung Quốc…

Trần Duy Kiện (Chen Weijian), thành viên của tổ chức dân chủ New Zealand Values ​​Alliance và biên tập viên của tạp chí tiếng Hoa Bắc Kinh Chi Xuân, cho biết là khi nói chuyện, ông Dương Kiện giống một đại diện của chính phủ Trung Quốc hơn là một nhà lập pháp New Zealand.

New Zealand ngày càng trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc, vốn đã trở thành một thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các mặt hàng sữa của New Zealand, và hai nước đang đàm phán mở rộng một hiệp định thương mại tự do được ký năm 2008.

Ông Jones, một nhà kinh tế học tại Bắc kinh, cho rằng mức độ can dự của Trung Quốc vào New Zealand có thể đe dọa các định chế dân chủ New Zealand. Cả ông Jones lẫn bà Brady, tác giả của báo cáo về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, đã kêu gọi New Zealand cấm các khoản tài trợ chính trị từ nước ngoài, như Úc đang làm.

Úc : Hai đại gia gốc Hoa bị nghi là cán bộ của Bắc Kinh

Nếu New Zealand mới bắt đầu quan ngại về « đạo quân thứ năm » của Trung Quốc trên đất nước mình, thì láng giềng Úc của New Zealand đã được đánh động về mối nguy từ nhiều năm nay và đã bắt đầu có biện pháp chống đỡ.

Tháng 6/2017 vừa qua, vấn đề đã nổi cộm trở lại sau khi có tin là lãnh đạo ngành tình báo Úc đã xác định rằng hai đại doanh nhân gốc Hoa nổi tiếng tại Úc có thể là người hoạt động cho chính phủ Trung Quốc. Hai người này đã chi ra hàng triệu đô la để tài trợ rộng rãi cho các đảng chính trị trong những năm gần đây.

Một trong hai người được cho là đã rút lại một khoản tài trợ lớn vào năm ngoái vì không hài lòng với lập trường của một đảng chính trị về Biển Đông, phản ánh một mưu toan trong hậu trường nhằm lèo lái cuộc thảo luận công khai về một vấn đề chính sách theo hướng có lợi cho Bắc Kinh.

« Hàng chục triệu đô la để gây ảnh hưởng cho Trung Quốc »

Như vậy là cả hai đồng minh của Mỹ tại châu Đại Dương đều đang vấp phải cùng một vấn đề. Theo nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney, riêng trong trường hợp nước Úc, Bắc Kinh và những chân rết của họ trong thời gian qua đã chi hàng chục triệu đô la để tìm cách mua chuộc các giới chính trị, văn hóa, giáo dục tại Úc, chưa kể đến các khoản đầu tư vào kinh tế.

Một cách cụ thể, nhà báo Lưu Tường Quang đã nhắc lại một ví dụ về mưu toan dùng tiền tài trợ để thao túng các đảng chính trị tại Úc. Đó là trường hợp của tỷ phú gốc Hoa, Hoàng Hướng Mặc (Huang Xiangmo), năm 2016, đã chiêu dụ được một chính khách Úc tên tuổi trong đảng Lao Động Úc, ông Sam Dastyari, để thúc đẩy đảng này rập khuôn theo quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông.

Ngoài giới chính khách và các đảng phái, Trung Quốc còn chú ý đến việc tấn công vào lãnh vực văn hóa, mua chuộc giới đại học và nghiên cứu, mua chuộc báo chí, thậm chí huy động các du học sinh Trung Quốc rất đông đảo tại Úc để tạo ảnh hưởng.

Các cố gắng của Trung Quốc tuy nhiên đã càng lúc càng bị vạch trần, và chính cơ quan tình báo Úc đã lên tiếng yêu cầu chính quyền Canberra có biện pháp, cả về hành chánh lẫn luật lệ để hạn chế việc Bắc Kinh thao túng nội tình nước Úc. Báo chí độc lập tại Úc như kênh truyền thông ABC và hãng tư nhân Fairfax đã góp phần vạch trần âm mưu của Trung Quốc.

Ngay cả xã hội dân sự cũng bắt đầu cảnh giác. Theo nhà báo Lưu Tường Quang, mới đây, trường Đại Học Quốc Gia Úc ANU đã từ chối một khoản tài trợ của giới thân Bắc Kinh.

Nhìn chung, bài toán đặt ra cho cả Úc lẫn New Zealand rất hóc búa : đó là làm sao ngăn không cho Trung Quốc tung tiền thao túng đất nước mình, đồng thời tránh được tiếng xấu là phân biệt đối xử đối với với người Úc gốc Hoa.

Sau đây là bài phỏng vấn nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171012-dao-quan-thu-nam-cua-trung-quoc-o-uc-va-new-zealand-gay-lo-ngai

 

Vui cười

Người mua: “Nè, cá của bà không còn tươi”…

Người bán cá: “Nếu ông muốn mua cá tươi, biết vậy tại sao ông không đến đây ngày hôm qua”!

 

Có dịp, “sếp” cùng một nhân viên ghé thăm nhà của cô thư ký. Con béc-giê nghếch mõm sủa nhân viên mấy tiếng rồi quay sang vẫy đuôi với ông “sếp”. Thấy lạ, “sếp” liền nói:

– Ồ! Tôi chưa tới đây lần nào, sao con chó lại vẫy đuôi mừng nhỉ?

Nhân viên liền giải thích:

– Có lẽ nó ngửi thấy mùi cô thư ký trong mùi của sếp đấy

 

Bố: Bố dặn con khi nào mà nhìn thấy hai người hôn nhau thì phải ải nhắm mắt vào nhé!

Con: Bố ơi, nếu thế thì khi vào công viên con chả được xem cái gì à?

 

– Bây giờ tao không còn xem phim lố lăng nữa …

– Tiến bộ dữ há!

– Chứ sao! Xem hoài cũng chán, đi uống bia ôm vừa khoái, vừa thực tế hơn!

 

Sự thật của 2 cuộc cách mạng mùa Thu: Mùa Thu 1917 ở Nga và mùa Thu 1945 ở Hà nội – Nguyễn thị Cỏ May

Mùa Thu năm nay, 2017, chánh quyền Nga không tổ chức kỷ nìệm 100 năm Cách mạng cướp chánh quyền. Suốt hơn bảy mươi năm trước đây, đảng cộng sản và Nhà nước Sô-viết đã linh đình kỷ niệm ngày cách mạng bô-sơ-vích, với cờ đỏ búa liềm rộp trời, binh lính, thợ thuyền diển hành, dân chúng túa ra đường đứng vổ tay. Trái lại, cũng năm nay, Hà nội tổ chức tưng bừng kỷ niệm 2/9 với những nghi lễ truyền thống và nhiều sanh hoạt vui chơi, người đi làm được nghỉ.

Nhưng sự thật của 2 cuộc Cách mạng Tháng 10 ở Nga và Tháng 8 ở Hà nội như thế nào, ngày nay dân chúng của hai nước vẫn chưa được bìết rỏ ràng. Riêng cách mạng cướp chánh quyền ở Hà nội hảy còn rất ít báo chí, sách vở, cả phía không cộng sản viết lại, phơi bày sự thật đúng mức, tức đúng sự thật ..

Cách mạng tháng Mười Nga

Khi nghe ” Tháng Mười”, nhiều người ngày nay vẫn còn liên tưởng tới cách mạng Tháng Mười ở Nga, Lénine cướp chánh quyền và lập ra “chế độ nhơn dân vô sản”. Họ còn nuôi dưởng trong ký ức hình ảnh Lénine đứng vươn mình tới trước, mắt nhìn thẳng vào bảng đồ thành phố Saint-Petersbourg, đảng viên bôn-sơ-vích với tà áo blouson da bọc gió buốt và máu quần chúng vô sản nhuộm đỏ đất.

Cách mạng ! Nhà làm phim Eisenstein đã dựng lên những cảnh phim để tuyên truyền cho ngày lịch sử « Cách mạng tháng Mười », với một ngân sách kết sù và 11 000 ngưòi góp mặt. Người ta vẫn lầm tưởng phim mô tả sự thật lịch sử !

Xem phim xong hảy quên đi hình ảnh của phim. Sự thật là không hề có « Cách mạng ngày 25 tháng Mười ! ». Tức Cách mạng Tháng Mười.

Nhiệt tình cách mạng của dân chúng Nga đã bắt đầu trào dâng từ cả năm, kéo dài liên tục trong suốt năm, trên khắp đất nước Nga, dưới nhiều hình thức khác nhau : đình công, hội họp, những ủy ban tranh đấu, những nhóm thảo luận thời sự, những soviets, sinh viên, công tử vườn, …

Sự thật, đó là Cách mạng tháng Hai ! Cách mạng 1917 của Nga. Nó hoàn toàn không liên hệ gì với cái gọi là « cách mạng tháng Mười ». Vì cách mạng « tháng Mười» chỉ là một vụ của đám bôn-sơ-vích nhảy vào cướp chánh quyền « dân chủ » vừa thành lập. Sáng ngày 23 tháng Hai, hằng ngàn nữ sinh viên, nữ nông dân, nữ công nhơn ngành dệt, đình công, diển hành chào mừng ngày phụ nữ, đòi hỏi bánh mì. Dân chúng thiếu ăn vì ảnh hưởng chiến tranh, bột làm bánh cung cấp không đủ, giá bánh mì tăng vọt hằng tuần.

Nhà vua Nicolas II cai trị dở, không giải quyết được nạn đói từ năm 1891 nên một cuộc cách mạng đã muốn nổi dậy năm 1905 và đưa đến thành lập một Quốc dân đại biểu (Douma). Năm 1914, nhà vua hi vọng tuyên chiến với Đức và tinh thấn dân tộc vừa được ông giựt dậy sẽ giúp ông nắm lại đế quốc vững vàng. Nhưng tình hình đã không phải như ý nghĩ đơn giản. Nhà vua bị lên án thất trận gây ra hậu quả khan hiếm lương thực, lạm phát, bạo loạn nổi lên, …Ông bị nghi ngờ làm tay sai cho địch do ông là anh em họ với nhà vua Đức, hoàng hậu Alexandre cũng là người Đức. Sáng ngày 23 thháng Hai 1917 và cả những ngày tiếp theo, hằng chục ngàn thợ thuyền đình công, sinh viên đứng vào hàng ngũ biểu tình, cùng hô khẫu hiệu «Đả đảo Nga hoàng ! Đả đảo chiến tranh !».

Qua ngày hôm sau, đình công gia tắng áp lực, người tham dự đông hơn. Cờ đỏ giương cao. Những toán kỵ binh tới nhưng lại ủng hộ phe biểu tình. Vị cảnh sát trưởng bị giết. Những pho tượng bị quần chúng tháo gở, đồn bớt bị tấn công. Riêng đồn Saint-Petersbourg với 150 000 người đều ngã theo quần chúng nổi dậy.

Các đảng cánh tả như bôn-sơ-vích, men-sơ-vích, xã hội cách mạng đều không thấy xuất hiện. Năm 1922, nhà văn Nga Serguëi Mstislavski, đảng viên đảng xã hội cách mạng, hồi tưởng lại, viết « Cách mạng đã làm chúng tôi kinh ngạc …(mọi người chúng tôi) đang say ngủ như những nàng trinh nữ đìên trong Phúc âm ». Trong lúc đó, Léon Trotski đang ở New York, Lénine ở Zurich (Thụy sĩ). Ngày 25 tháng Hai, Alexandre Chliapnikov, lãnh tụ bôn-sơ-vích của Saint-Petersbourg, tỏ thái độ miệt thị « Cách mạng gì đó cà? ».

Quần chúng biểu tình tổ chức lại hàng ngủ, với sự giúp đở của quân đội, đoạt lấy sự kiểm soát thủ đô khỏi tay của nhà vua. Trong Quốc hội, cánh tả chống lại nhà vua, ngày 27 thánh Hai, tổ chức một Ủy ban lâm thời để kiểm soát tình hình.

Qua ngày 2 tháng ba, các tướng lãnh thuyết phục Nga hoàng đầu hàng, cách duy nhứt để tái lập trật tự và tránh cho quân đội thất bại. Trong vòng mươi ngày, đế chế ba trăm năm của dòng Romanos kết thúc.

Khi chiếm lấy lâu đài Mùa đông, nơi đặt trụ sở của chánh phủ lâm thời, thì tàu chiến Aurore đang bỏ neo trên sông Neva,binh lính đã rả ngũ, chỉ bắn một phát đạn giả, súng cối bảo vệ pháo đài Pierre-et-Paul thì đã từ lâu không sử dụng được vì bị rỉ xét.

Sự thiệt hại chỉ có đầu tường bị xức một mảng, cửa sổ lầu 3 bị bể, một ít người thiệt mạng. Sử gia người Anh, ông Orlando Figes viết « Ít có biến cố lịch sử nào bị huyền thoại bóp méo sâu xa bằng lịch sử cách mạng tháng Mười Nga ».

Tình hình này là cơ hội bằng vàng cho Lénine. Ông trở về qua ngã Finlande, bắt đầu ngay cướp lấy chánh quyền. Qua ngày 25 tháng 10, phần đông đảng men-sơ-vích và đảng xã hội cách mạng, không muốn hợp tác với Lénine cướp chánh quyền, rút lui khỏi Hội đồng sô-viết. Thế là Lénine đứng lên tuyên bố phân chia đất đai, thương thuyết với Đức, thiết lập chế độ chuyên chính vô sản, dẹp bỏ tự do báo chí.

Tháng 11, bầu Quốc hội lập hiến, một cách tự do, như đã hứa hồi thánh 2 nhưng Lénine đã muốn vận dựng quốc hội thành cuộc trưng cầu dân ý để hợp thức hóa việc cướp chánh quyền. Nhưng chẳng may kêt qua đã không làm Lénine hài lòng vì trong 703 ghế, cánh bôn-sơ-vích (phe đa số) chỉ cớ 175 ghế. Ngày 5 tháng 1, Quốc hội mới họp lần đầu tiên, qua hôm sau, bị giải tán tức tưởi. Hai phe xã hội cách mạng (370 ghế) và phe men-sơ-vích (thiểu số) bị vứt ngay vào thùng rác lịch sử (Trostki nói). Và nội chiến bắt đầu, làm tiêu hao không dưới 10 trìệu sinh mạng Nga (Theo sử gia chuyên về Nga, bà Catherine Merridale và nhà báo Pascal Riché, Obs, 12/216).

Cách mạng mùa Thu Hà nội

Một bất hạnh là nhiều người cho tới ngày nay vẫn biết hay nhớ chỉ có ngày 2/9/45 là ngày Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sanh ra nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, mà quên bẳng đi Hoàng Đế Bảo Đại, trước đó, ngày 11/08/1945, sau khi Nhựt đảo chánh Pháp, trao trả độc lập cho Việt nam, đã đọc bản Tuyên ngôn, chánh thức xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với Pháp, xác nhận Việt nam là một nước thật sự độc lập :

« …Ngày hôm sau, 12 tháng 3 năm 1945, tôi (tức Bảo Đại) cho mời viên Đại sứ Yokoyama và trao cho ông ta bản tuyên ngôn độc lập này :

“Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia.

“Nước Việt Nam cố gắng tự lực, tự cường, để xứng đáng là một quốc gia độc lập, và sẽ theo đường hướng của bản Tuyên ngôn chung của khối Đại Đông Á, hầu giúp đỡ nhau tài nguyên cho nền thịnh vượng chung… ».

Qua ngày 17/04/1945, vua Bảo Đại mời Cụ Trần Trọng Kim lập chánh phủ Việt nam độc lập đầu tiên.

Lúc bấy giờ, có nhiều người hợp tác với Hồ Chí Minh đề nghi ông hảy hợp tác với vua Bảo Đại cùng xây dựng nước Việt nam độc lập nhưng ông Hồ Chí Minh từ chối «Thà phải chống Tây thêm mươi năm nữa mà có độc lập, độc lập đó mới  của ta. Độc lập bây giờ là độc lập của họ, không phải của ta».

Ngày 17/ 08 là cuộc mết-tinh của công chức ủng hộ Chánh phủ Trần Trọng Kim. Bổng xuất hiện vài tên cán bộ Việt minh cầm cờ đỏ sao vàng chen vào hàng ngũ biểu tình, hô khẫu hiệu « Việt nam độc lập ». Điểm thêm vài phát súng lục như để thị uy. Thế là cuộc biểu tình của công chức bổng chút biến thành cuộc biểu tình như của Việt minh tổ chức.

Qua ngày 19/08, Việt minh mới tổ chức biểu tình ủng hộ Việt minh. Mọi người, nhứt là giới trẻ, lúc bấy giờ hể thấy có biểu tình là nhảy vào tham dự, không cần biết phân biệc phe nào. Hơn nữa biểu tình hô hào Việt nam độc lập thì có gì ngần ngại.

Cụ Trần Trọng Kim có mời Việt minh tham gia chánh phủ nhưng họ từ chối viện lý do chánh phủ của Cụ  là bù nhìn của Nhựt. Họ chỉ muốn làm « cách mạng cướp chánh quyền » vì biết lúc đó Tây đã bị Nhựt đảo chánh, Nhựt thì đầu hàng, Đồng minh chưa tới. Có cướp chánh quyền, chắc chắn sẽ không bị chống đối. Cụ Tô Hải chế diểu « Việt nam như một bàn tiệc được dọn sẳn. Việt minh không được mời nhưng xông vào, cầm ly lên mời khách như minh là chủ nhà » ! Thế mới biện chứng !

Về phía chánh phủ Việt nam, người Nhựt có đề nghị với Cụ Kim sẽ chuyển giao võ khí cho Cụ và giúp Việt nam tổ chức quân đội để bảo vệ nền độc lập nhưng Cụ từ chối để tránh « người Việt nam đánh người Việt nam ». Cụ tin tưởng người Việt nam có truyền thống thương yêu nhau, sẽ đoàn kết chống ngoại xâm, thì nền độc lập sẽ vững chắc.

Ngày 2/9, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn nhưng độc lập đâu không thấy, chỉ thấy xương máu người Việt nam bắt đầu đổ, hơn 10 triệu sanh linh ngã gục cho ngày 30/04/75 và Việt nam bị cái đảng Hồ Chí Minh bán đứng cho Tàu.

Có thê một cuộc vận động lớn cho Việt nam?

Hiện nay, các nuớc Lettonie, Lituanie và Estonie đang mong muốn, từ nhiều năm nay, cùng nhau tổ chức một Tòa án Nuremberg II, nội dung giống như Nuremberg I, xét xử tội ác chống nhơn loại của cộng sản vì tội ác của cộng sản không khác tội ác của Hitler trước kia, còn dã man hơn là khác. Vậy mà cho tới nay, cộng sản vẫn chưa bị truy tố ra trước công lý quốc tế , trái lại, các nước dân chủ tự do còn hợp tác với chúng và chúng, kẻ phạm tội ác, lại được Quốc tế nhìn nhận.

Năm 2015, các nước Baltiques, nạn nhơn cộng sản, đưa ra đề nghị, với sự hiện diện của Ba-lan, Séc, Slovaquie, Hung, Géorgie tổ chức « Tòa án quốc tế xét xử tội ác cộng sản ».

Giáo sư Justinas Zilinskaas thuộc Viện luật học quốc tế và âu châu của Đại học Lituanie tuyên bố « Việc tổ chức Tòa án Quốc tế điều tra tội ác cộng sản sẽ là một việc làm mang ý nghĩa tiêu biểu sâu xa nhằm củng cô ký ức về lịch sử ».

Tháng 2/2017, Tổng trưởng Tư pháp nước Estonie đề nghị với Tổng trưởng các nước khác trong vùng hảy mở những cuộc thăm dò về việc tổ chức Tòa án Quốc tế đặc trách điều tra tội ác của cộng sản.

Đưa ra đề nghị này vì các giới chức các nước nạn nhơn cộng sản dựa vào Nghị Quyết 1481 Âu châu « quốc tế cần phài xử tội ác của những chế độ cộng sản độc tài, môt thứ tội ác hoàn toàn đặc thù cộng sản : vi phạm hằng loạt  quyền con người, các trại tập trung, chết đói, lao động khổ sai, khủng bố tập thể, xóa bỏ các quyền căn bản, …. ».

Đề nghi của các nước cựu nạn nhơn cộng sản, tưởng người «Việt nam Hải ngoại » có thể tham gia như một « quốc gia nạn nhơn thành viên ». Chúng ta thảm hại hơn họ là vẫn còn nạn nhơn cộng sản, từ trong nước ra tới hải ngoại.

Nếu chưa làm được điều gì lớn, ít lắm chúng ta cùng nhau góp mặt và làm chung một cộng việc có ý nghĩa tố cáo tội ác cộng sản ở Việt nam. Để xác định rỏ tư cách của chúng ta.

Cộng sản khác với Đức quốc xã. Hitler sụp đổ do bại trận. Cộng sản sụp đổ cũng trọn vẹn nhưng do bị nhơn dân từ bỏ.

Thế mà xứ Việt nam ngày nay vẫn còn nhiều người cố bám sát cộng sản đến chết bỏ. Còn đem cả đất nước hiến dâng cho Tàu để giử cộng sản “ Thà mất nước hơn mất đảng” !

 

Vui cười

Hai bà mẹ than phiền về con gái mình:

– Con tôi năm nay 18 tuổi, nó đăng ký dự thi 5 trường đại học mà không đỗ trường nào cả!

– Còn đỡ hơn con gái tôi. Nó bằng tuổi con bà nhưng nó không dự thi trường đại học nào mà vẫn đỗ trừơng xây dựng mới chết chứ!

– Vậy sao? Nó đỗ trường xây dựng nào?

– Xây dựng… gia đình,

 

– Hôm nay quán có gì nhậu ngon không?

– Dạ có lưỡi heo xào ạ!

– Ối! Dơ lắm, tôi không bao giờ ăn món gì trong miệng con vật cả!

– Vậy mời ông dùng hột gà nhé?

 

Các nước nhược tiểu vỡ mặt vì «giấc mộng Trung hoa» –   Đại-Dương

Sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường (OBOR) của Trung Quốc được Chủ tịch Tập Cận Bình vẽ ra “Giấc Mộng Trung Hoa” sau khi nắm ba vị trí then chốt: Chủ tịch Đảng, Nhà Nước, Quân uỷ Trung ương từ năm 2013.

Giấc Mộng Trung Hoa đã bẻ cong lịch sử chỉ xảy ra trong khi ngủ.

Con Đường Tơ lụa trên bộ và dưới biển không do Trung Hoa lập ra mà từ nhu cầu của nhân loại liên quan đến bốn lĩnh vực: du hành, giao thương và tình báo, truyền bá tôn giáo, di dân Trung Hoa.

Tướng Trương Khiên của thời Hán Vũ Đế (141 TCN-87 TCN) chỉ đi tới Tây Vực (Tân Cương ngày nay) để kêu gọi chống Hung Nô. Thương nhân của các quốc gia Hồi giáo và Châu Âu mở nhiều con đường khác nhau để buôn bán với Đông Phương.

Con đường Tơ lụa Trên biển chỉ mở ra vào thời Đế quốc Mông Cổ và Nhà Nguyên (1206-1368) khi Đô đốc Trịnh Hoà, gốc Hồi giáo, sử dụng kiến thức và công nghệ hàng hải của các dân tộc Đạo Hồi để theo những hải trình đã có.

Năm 1405, Trịnh Hoà đã chỉ huy một Hạm đội gồm 62 tàu chiến và gần 28,000 binh sĩ đến Quy Nhơn (còn thuộc Vương quốc Champa), Xiêm La (Thái Lan), Malacca, Java, vượt Ấn Độ Dương tới Sri Lanka và giáp Mozambique suốt 28 năm qua 7 chuyến đi.

Các chuyến hải hành của Trịnh Hoà mang tính chất bành trướng, bá quyền trong tinh thần đế quốc hơn thiết lập quan hệ thương mại.

Nhằm chống lại phong trào di dân tới Đông Nam Á mà Nhà Minh (1368-1644) ra lệnh tiêu huỷ các tàu viễn dương và buộc dân chúng lùi sâu vào bên trong bờ biển mà chỉ đánh cá bằng ghe thuyền nhỏ.

Britannica viết: “Các chuyến đi của Trịnh Hòa có chủ đích chính trị … mang về các phẩm vật triều cống … không giống các chuyến hải hành của người châu Âu nhằm thiết lập những đế chế thương mại … tạo ra làn sóng thực-dân-hoá ở Đông Nam Á”.

Chuyến đi của Trương Khiên và Trịnh Hoà không làm cho Giấc Mộng Trung Hoa thành hiện thực mà còn bị Tây Phương chèn ép, bao vây, cô lập trên mọi phương diện quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hoá, chính trị suốt 100 năm.

Nhiều nước nhược tiểu đã không thuộc bài học lịch sử thành rồng, thành hổ của Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan, Tân Gia Ba, Hồng Kông mà chỉ thích “đi tắt, đón đầu” nên dễ rơi vào chiếc bẫy OBOR và Hợp tác Cùng thắng của Tập Cận Bình.

Huyền thoại Châu Á xảy ra do các dân tộc Nhật-Hàn-Đài-Tân-Hồng biết học hỏi kinh nghiệm Tây Phương để canh tân đất nước và hợp tác với Tây Phương trong khi khai thác thị trường 1.3 tỉ dân ở Hoa Lục. Họ không vay vốn hoặc theo mô hình kinh tế, chính trị của Trung Quốc nên tránh được chiếc bẫy đầu tư của Bắc Kinh.

Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB) do Tập Cận Bình sáng lập có 57 quốc gia thành viên với số vốn dự trù 1,000 tỉ USD mà mới góp có 100 tỉ. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Gia Nã Đại không tham gia. Ấn Độ tham gia, nhưng, chống Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan vì đi qua lãnh thổ Kashmir do Pakistan chiếm đóng mà Ấn Độ yêu sách chủ quyền.

Bất cứ nơi nào mà OBOR đến thì các nhà cho vay, kể cả Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Ngân hàng Xuất Nhập cảng Trung Quốc, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát  triển Á Châu, Ngân hàng Phát triển Liên-Mỹ cũng theo bén gót AIIB.

Họ cho các nước đang phát triển vay rất nhiều tiền dưới hình thức viện trợ và cho vay một thời gian với các điều kiện nặng nề và lãi suất leo dốc làm cho các quốc gia đi vay bị nợ công tăng vùn vụt.

Các ngân hàng Trung Quốc đã cho Pakistan vay 22 tỉ USD với điều kiện chỉ định thầu, mua máy móc vật liệu và sử dụng nhân công Trung Quốc.

Bắc Kinh khống chế nền kinh tế Pakistan mà có ít cơ hội dành cho dân bản địa, nhưng, ngày xây dựng nhiều “tiểu Trung Quốc” như nhận định của tờ Asia Sentinel ngày 30-09-2017.

Thủ đoạn của “đế quốc mềm Trung Quốc” thể hiện rõ nhất tại đảo quốc Sri Lanka sau khi chấm dứt nội chiến vào năm 2009 khi tổng số nợ công lên tới 65 tỉ USD chiếm 95% tổng thu nhập ngân sách.

Sri Lanka vay của Bắc Kinh 8 tỉ USD để Công ty Trung Quốc xây hải cảng Hambantota nằm trên hải trình dầu hoả. Nhưng, hiện thời rất hoang vắng vì thiếu các cơ sở công nghiệp gần kề, thị trấn tiêu thụ sầm uất trong khi chi phí điều hành khoảng 1 tỉ USD/năm.

Vì thế, đảo quốc này phải đồng ý cho một công ty của Trung Quốc chiếm 80% cổ phần được thuê 1,500 mẫu đất trong 99 năm để xây dựng khu kinh tế lớn trị giá 1.4 tỉ USD mà năm ngoái, Tân Chính phủ đã hoãn.

Tương lai, Trung Quốc có thể xây một khu kinh tế mới thành một tiểu Trung Quốc và một quân cảng cho Hải quân ở Ấn Độ Dương.

Tờ Nikkei ngày 6 tháng 10 của Nhật Bản nhận định về dự án xây đường cao tốc trị giá 6 tỉ USD, dài 3,000 km nối liền Trung Quốc và Tân Gia Ba thông qua Lào, Thái Lan, Mã Lai Á mà quyền lợi của dân Lào bị bỏ rơi.

Dự án xuyên qua Lào cần đào hàng chục đường hầm và xây 170 cây cầu tốn gần gấp đôi ngân sách hàng năm 3,6 tỉ USD.

Chính phủ Lào chịu trách nhiệm 40% chi phí và phải vay Trung Quốc 65% nên món nợ càng khó thanh toán. Và dự án có cần thiết hay không khi dân số Lào chỉ có 6.9 triệu người?

Lào thiếu các kỹ nghệ quan trọng nên dù cam kết sử dụng nhiều lao động bản địa thì hàng đám người Trung Quốc cứ tràn vào Lào.

Trong vài năm qua, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư số 1 tại Lào với việc xây các khu mua sắm đồ sộ ở Thủ đô Vạn Tượng (Vientiane), chung cư sang trọng.

Con đường Đông Nam Á lệ thuộc và túi tiền của Bắc Kinh với các nguy cơ có thể thấy trước mà sao họ không tránh?

Thứ nhất, ngoại trừ Tân Gia Ba, các nước ASEAN đều tham nhũng nặng nề nên giới lãnh đạo dễ dàng chấp thuận điều kiện do Bắc Kinh áp đặt.

Thứ hai, dân chúng ASEAN chẳng có tiếng nói mạnh mẽ trong việc điều hành đất nước nên phó mặc cho nhà cầm quyền.

Thứ ba, với túi tiền rũng rĩnh, họ sẵn sàng chạy ra nước ngoài hoặc dâng đất cho Trung Quốc để giữ mạng sống.

Khẩu hiệu “hy sinh đời bố, củng cố đời con” được giới lãnh đạo ASEAN áp dụng triệt để.

http://www.vietnamdaily.com/?c=article&p=103895

Tài liệu tham khảo:

Pakistan’s Costly Plunge into China Debt (Asia Sentinel)

How China’s first ‘silk road’ came to life – on the seas (Asia Times)

US backs India’s opposition to China’s One Belt, One Road initiative (Industan Times)

Laos merely a bystander as China pushes Belt and Road ambitions(Nikkei)

 

Vui cười

Ông A gặp ông B khoe:

– Mình có hai thằng con trai, chắc chắn là sẽ có mấy cháu nội.

Ông B hơi bực mình (vì mình chỉ có hai con gái):

– Đã chắc chắn là cháu ông chưa mà gọi là cháu nội. Mình chắc là cháu ngoại, vì chúng nó do con mình đẻ ra.

Ông A cười:

– Nói thế, con gái ông có chắc là con ông không mà ông nhận làm cháu ngoại?

 

– Thằng cha đó sống bằng nghề gì mà giắt viết, cầm sổ đi tà tà hoài vậy?

– Sống bằng ngòi bút. – Ủa, Nhà báo hả? Hay nhà văn?

– Không! Biên số đề!

 

Bác Hồ ở trong phủ Chủ tịch buồn bực nhiều bề. Các cơ quan phục vụ đã đưa vào trong phủ Chủ tịch bao thức ngon vật lạ, bao cháu ngoan 18 -20 để bác “giao lưu văn nghệ”?!, nhưng bác vẫn buồn bực. Bác nhớ cái thời ở bên Tây, tuổi trẻ không ai ngăn cấm, đất Paris đủ thứ ăn chơi, các cô đầm xinh đẹp như tiên, thật là khoái trá. Thật là “Không có gì quí hơn độc lập tự do”. Bây giờ trong phủ Chủ tịch, vào ra khó khăn, phần thì sợ bọn phản động ám sát, phần thì sợ bọn đàn em xầm xì!

Xem truyện Càn Long Du Giang Nam, bác bèn nảy ý kiến trốn ra ngoài tham quan tình hình đất nước. Một hôm, bác vào 1 quán phở quốc doanh, nhưng bác bị đuổi ra vì bác không có thẻ ăn uống của phường, quận. Đói quá, bác phải vào 1 nhà bên đường xin ăn, nhưng cả nhà đi vắng, chỉ còn mấy đứa trẻ con. Bác hỏi:

– Bố con đâu?

– Bố con bị Bác Hồ bắt đi bộ đội và đã chết rồi.

– Mẹ con đâu?

– Mẹ con đi mua hàng ở hợp tác xã.

– Bao giờ mẹ con về?

– Mau thì mai về, lâu thì vài ngày nữa mới về!

– Sao lâu thế?

– Vì cán bộ ăn chặn, ăn bớt, đem hàng bán ra ngoài, ai quen biết thì bán mau, ai không quen biết thì xếp hàng dài dài, không biết bao giờ đến phiên mình!

– Nhà có gì ăn không?

– Nhà hết gạo, hết cả khoai sắn rồi!

– Tại sao nhà các cháu nghèo thế?

– Tại hợp tác xã đem hết lúa gạo nộp cho đảng và bác hết rồi!

Nghe nói vậy, bác bèn bỏ đi. Bác đi đến 1 bến tàu, bác nghĩ bác có thể theo nghề cũ trốn lên tàu mà đi chui. Không may, công an thời CM khó khăn hơn thời tây cho nên bác bị khám phá và bị quăng xuống sông. Bác chìm xuống sông, sau tấp vào 1 bãi vắng. Một lão đánh chài cứu bác đem về lều, và hỏi thăm lai lịch bác. Bác bèn nói thật bác là chủ tịch đảng kiêm chủ tịch nước, ông lão muốn gì thì nói cho bác biết để bác đền ơn. Ông lão cúi đầu lạy bác rồi nói:

– Xin bác dấu giùm vụ này, đừng nói cho ai biết là tôi đã cứu bác. Nếu không thì dân chúng sẽ xé xác tôi ra và gọi tôi là đồ CS! Đồ làm tay sai cho CS! Đồ ngu xuẩn!

 

Sau khi thống nhất, cướp tài sản tư sản, Lê Duẩn mới cho bộ hạ điều tra ý kiến dân chúng khắp nước. Sau 2, 3 tháng điều tra, bọn thủ hạ trở về báo cáo:

Lê Duẩn hỏi:

– Thế nào? Dân chúng có ý kiến gì về các chính sách kinh tế của đảng và nhà nước?

– Dân chúng chia làm 2 phe. Một phe lạc quan và 1 phe bi quan.

– Nói rõ đi, phe lạc quan nói gì?, phe bi quan nói gì?

– Phe lạc quan nói cứ như tình trạng này thì vài chục năm nữa thì dân ta ăn cứt mà sống. Phe bi quan nói tình trạng này kéo dài vài năm nữa, dân ta cũng không có cứt mà ăn.

 

Một bà trên 50 tuổi là 1 nhà CM 30. Bà rất tích cực nên được đảng chì định làm tổ trưởng dân phố. Trong các cuộc họp phường, bà thường lên tiếng chửi Mỹ bằng mọi danh từ nặng nề thô bỉ khiến cho CS cũng cảm thấy kỳ dị. Một nữ cán bộ ngoài Bắc vào, thấy vậy, 1 hôm hỏi riêng bà:

– Bọn Mỹ làm gì bà mà bà chửi chúng nó dữ vậy?

Được lời như cởi tấm lòng, bà tức tối chửi rủa:

– Tiên sư thằng Mỹ bất nhân độc ác! Vì chúng nó mà tôi khổ! Ngày 30/04/1975, tôi đã vào phi trường Tân Sơn Nhất, leo lên máy bay rồi, nhưng máy bay đông người quá, thằng Mỹ nó đạp tôi xuống đất! Nếu không bây giờ tôi đã ở bên Mỹ rồi!

 

Dân Tộc Sinh Tồn – Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy

Chương V (tiếp theo)

3.- Tổ chức chánh trị

Trong sự sinh-tồn của một dân-tộc, yếu-tố chánh-trị là yếu-tố quan-trọng nhứt vì nó chi-phối tất cả những hoạt-động của người. Nhưng ngoài yếu-tố chánh-trị, còn có nhiều yếu-tố khác trong đó yếu-tố kinh-tế là một.

Giữa chánh-trị và kinh-tế có một sự liên-quan  chặt chẽ. Một nước có một nền kinh-tế kém sút quá không thể hùng-cường được, dầu cho có một chế-độ chánh-trị tốt đẹp. Trái lại, nếu chế-độ chánh-trị có nhiều khuyết-điểm, nền kinh-tế cũng khó mà thạnh-vượng được.

Về phương-diện hình-thức, chế-độ kinh-tế và chế-độ chánh-trị thường tương-ứng nhau, nhưng sự tương-ứng này không phải hoàn-toàn như nhiều người chủ-trương. Nếu một chế-độ chánh-trị dựa vào sự tự-do cá-nhơn không thể đi chung với một chế-độ kinh-tế dựa vào nguyên-tắc độc-tài thì một chế-độ chánh-trị độc-tài lại có thể để cho người được tự-do phần nào trong sự sản-xuất kinh-tế.

a)- Lược khảo về các chế độ kinh tế

Không kể những chế-độ kinh-tế đơn giản ngày xưa, những chế-độ kinh-tế đã lưu-hành gần đây có thể phân ra làm ba loại chánh : kinh-tế tự-do, kinh-tế tập-sản và kinh-tế hướng-dẫn.

1)- Chế độ kinh tế tự do

Chế-độ kinh-tế tự-do là chế-độ theo đó mỗi người đều được tự-do hoạt-động để sản-xuất, chở chuyên và mua bán mọi hóa-vật. Sự tự-do này hàm ý rằng người có quyền tư-hữu, nghĩa là có quyền có của riêng và được sử-dụng của riêng ấy theo ý mình.

Sự tự-do kinh-tế thật ra không khi nào có thể hoàn-toàn được vì những hoạt-động kinh-tế cũng như quyền sử-dụng tài-sản dầu sao cũng phải do chánh-phủ qui-định. Người ta không thể dựa vào nguyên-tắc kinh-tế tự-do để sản-xuất những món hàng giả-mạo hoặc có hại cho sức khỏe của người khách hàng, cũng không thể dựa vào quyền tư-hữu để đốt phá nhà cửa mình vì điều này có thể gây họa hại cho dân-chúng. Tuy thế, những hạn-chế trong chế-độ tự-do rất ít và mỗi người hãy còn được một lãnh-vực hết sức rộng-rãi để thi-hành sáng-kiến cá-nhơn mình.

Trong chế-độ kinh-tế tự-do, mọi người đều được tự-do sản-xuất hóa-phẩm và được tự-do sử-dụng tài-sản của mình. Do đó, mọi người đều nức lòng làm việc để được hưởng giàu sang. Sáng-kiến cá-nhơn nhờ thế mà được phát-triển và trong nước có nhiều hang-hóa lưu-thông.

Thêm nữa, mọi người đều được tự-do như nhau nên phải cạnh-tranh nhau mãnh-liệt. Điều này bắt buộc mọi người phải cố-gắng làm sao cho hàng-hóa mình sản-xuất ra được tốt và rẻ hơn hàng-hóa của người khác. Phẩm-chất các hóa-vật nhờ thế mà được nâng cao lên mãi và kỹ-thuật sản-xuất tiến-bộ không ngừng.

Nhờ những ưu-điểm trên này, một xã-hội theo chế-độ kinh-tế tự-do có thể trở nên thạnh- vượng. Người dân được chọn lựa trong nhiều món hàng tùy theo sở-thích mình. Thêm nữa, quyền tư-hữu bảo-đảm cho một đời sống tự-do : họ không phải tùy-thuộc chánh-quyền một cách khắc-nghiệt và không sợ chánh-quyền dùng kinh-tế mà áp bách.

Nhưng chế-độ kinh-tế tự-do có thể đưa đến cho dân-tộc nhiều họa-hại.

Sự tự-do hoạt-động kinh-tế tự-nhiên đưa đến sự hỗn-loạn trong công cuộc sản-xuất. Những tài-nguyên của quốc-gia vì thế  mà không được khai-thác một cách có qui-củ. Những cuộc khủng-hoảng kinh-tế thỉnh thoảng làm lay động cả nền tảng quốc-gia theo chế-độ kinh-tế tự-do chỉ là kết-quả của lối sản-xuất hỗn-loạn này.

Ngoài ra, những nhà doanh-thương trong chế-độ kinh-tế tự-do lại chỉ lo sản-xuất những món hàng dễ tìm nguyên-liệu và dễ tiêu-thụ. Do đó, nhiều món cần cho sự sống của dân-chúng không được sản-xuất trong nước. Trong thời-kỳ thái-bình, điều này không hại lắm vì người ta có thể mua ở ngoại-quốc những món cần-thiết. Nhưng khi có chiến-tranh và bị phong-tỏa, quốc-dân không thể tránh được nạn thiếu thốn những nhu-dụng này.

Sau hết, quyền tư-hữu cùng với sự tự-do doanh-thương đưa đến nạn tư-bản. Những người giỏi xoay sở có thể trở nên giàu có lớn. Ngày xưa trình-độ kỹ-thuật hãy còn thấp kém và sự lưu-thông cùng tiêu-thụ những hàng-hóa sản-xuất thường bị hạn-chế. Bởi đó, tài-sản những phú-gia dầu sao cũng không phát-triển thái-quá. Trong xã-hội cơ-giớI-hóa hiện giờ nhờ kỹ-thuật tiến-bộ, người ta có thể lưu-thông hàng-hóa một cách dễ dàng và sự tiêu-thụ hết sức rộng rãi. Điều này làm cho các xí-nghiệp  có thể mở mang đến tuyệt-độ và các nhà sản-xuất có thể nắm trong tay một tài-sản khổng-lồ.

Trong các nước theo chế-độ kinh-tế tự-do, những chủ-nhơn các xí-nghiệp lại có thể liên-minh nhau lại thành những tổ-hợp chặt chẽ. Khi đã lập thành tổ-hợp và có nhiều khả-năng rồi, các xí-nghiệp tư-bản này tìm cách ngăn cản sự thành-lập những xí-nghiệp khác và điều này có thể đưa đến sự độc- quyền và lủng-đoạn thị-trường.

Những nhà tư-bản, cũng như bất cứ người nào trong xã-hội, tự-nhiên phải nghĩ đến quyền-lợi cá-nhơn mình trước hết. Họ có thể thi-hành một chánh-sách khắc-nghiệt đối với công-nhơn, trả cho thợ thuyền một số lương chết đói. Chính sự bóc lột tàn-nhẫn của họ đã làm phát sanh phong-trào phản- kháng của những nhà đạo-đức và cách-mạng và đưa đến chủ-trương giai-cấp tranh-đấu.

Vì sự phát-triển của tư-tưởng xã-hội và nhứt là thợ thuyền lần lần giác-ngộ, lập thành những công-đoàn để bảo-vệ quyền-lợi mình, các quốc-gia dân-chủ lần lần cải-hóa những luật-lệ lao-động và kinh-tế của mình, làm cho những nhà tư-bản không còn có thể uy-hiếp công-nhơn một cách khắc-nghiệt như trước. Những cuộc xung-đột lao-tư do đó mà dịu bớt đi, nhưng nó cũng chưa chấm dứt hẳn. Vì lẽ này, những nước theo chế-độ kinh-tế tự-do cũng hãy còn có thể suy yếu bớt đi.

Một mặt khác, những nhà tư-bản có thể dùng thế-lực kim-tiền mà chi-phối đời sống chánh-trị trong nước. Họ đưa người vào nghị-trường hay vào cơ-quan hành-pháp để làm ra những qui-chế hay để thi-hành những biện-pháp có lợi cho mình.

2)- Chế độ tập sản

Những họa-hại của chế-độ kinh-tế tự-do, nhứt là sự bóc lột vô-sản đã đưa những nhà cách-mạng của thế-kỷ thứ 19 và 20 đến chủ-trương kinh-tế tập-sản. Những nhà cách-mạng này cho rằng chế-độ kinh-tế tự-do đưa đến chế-độ tư-bản là một chế-độ phản dân-chủ. Sự chênh lệch tài-sản làm cho kẻ nghèo luôn luôn bị thất-thế, bị bóc lột, và không hưởng được những quyền tự-do chánh-trị của mình.

Muốn thực-hiện một chế-độ xã-hội công-bằng và tự-do, người ta phải thêm vào sự bình-đẳng chánh-trị của chế-độ tự-do một sự bình-đẳng kinh-tế nữa. Điều này bắt buộc ta phải phủ-nhận quyền tư-hữu, thâu hết mọi tài-sản làm của chung.

Như thế, theo chế-độ kinh-tế tập-sản, tất cả các cơ-quan hoạt-động kinh-tế đều thu hết vào tay chánh-phủ. Thường-dân chỉ có quyền làm chủ những tài-sản tiêu-thụ chớ không thể làm chủ những tài-sản có thể dùng vào việc sản-xuất. Đó là chế-độ thi-hành ở Liên-bang Sô-viết và các nước theo chế-độ cộng-sản.

Chế-độ kinh-tế tập-sản tự-nhiên tránh được nhiều họa-hại của chế-độ kinh-tế tự-do. Tất cả tài-sản sản-xuất trong nước đều nằm trong tay chánh-phủ.cho nên chánh-phủ có thể tổ-chức sự sản-xuất theo một chương-trình tổng quát. Do đó, những quốc-gia theo chế-độ kinh-tế tập-sản là những quốc-gia làm việc theo kế-hoạch.

Trong trường-hợp đó, sự sản-xuất hóa-phẩm cần-thiết có một tánh-cách hợp-lý chớ không hỗn-loạn như trong chế-độ kinh-tế tự-do. Sự khủng-hoảng kinh-tế không thể có được, và dầu có bị phong- tỏa, quốc-gia cũng không thiếu những món nhu-dụng tối-yếu. Nhờ chế-độ kinh-tế tập-sản, những người cộng-sản – vốn là những nước hậu-tiến về phương-diện kinh-tế – đã có một nền kinh-tế vững chắc và tăng-cường lực-lượng mình một cách nhanh chóng.

Tuy thế, chế-độ kinh-tế tập-sản không phải là một chế-độ hoàn-toàn như những lý-thuyết gia cộng-sản bảo. Nó chứa rất nhiều nhược-điểm và đưa đến những họa-hại không những cho dân-chúng mà còn cho quốc-gia nữa.

Trong chế-độ kinh-tế tập-sản, người tiêu-thụ phải tùy-thuộc chánh-phủ một cách chặt chẽ. Họ chỉ có thể mua những món hàng mà chánh-phủ muốn sản-xuất mà thôi. Vì thiếu sự cạnh-tranh, vì những kế-hoạch của chánh-phủ thường chỉ nhắm vào mục-đích sản-xuất những món cần dùng mà không nghĩ đến những tiện-nghi, những sở-thích của người tiêu-thụ, hàng-hóa sản-xuất nếu có đủ dùng cũng kém hẳn về phẩm. Những người tiêu-thụ trong chế-độ kinh-tế tập-sản không được chọn lựa trong nhiều thứ hàng và buộc lòng tiêu-thụ những món mà nhà cầm-quyền cho ra thị-trường. Trong trường-hợp chánh-phủ nghĩ đến việc sản-xuất dụng-cụ chiến-tranh nhiều hơn việc sản-xuất những món nhu dụng, dân-chúng tất-nhiên phải chịu thiếu thốn.

Một khi những tài-sản sản-xuất thuộc về chánh-phủ, tất cả dân-chúng đều là công-chức, nếu không phải là tù-nhơn của chánh-phủ. Trong trường-hợp đó, mọi người đều phải tùy-thuộc chánh-phủ một cách chặt chẽ.

Những công-dân sống trong một nước theo chế-độ kinh-tế tự-do nhờ quyền tư-hữu mà có thể tránh được sự uy-hiếp của chánh-phủ : họ có thể tự tổ-chức sự sản-xuất kinh-tế mà sống và không phải sợ chánh-phủ bắt nạt họ nếu họ không làm điều gì phạm phép.

Những người công-dân không có tài-sản cũng được tương-đối tự-do. Khi bất-bình một chủ-nhơn, họ có thể bỏ sở và đi tìm việc làm chỗ khác. Điều này làm cho họ không phải e sợ chánh-quyền thái-quá. Do đó, họ mạnh dạn tổ-chức công-đoàn và triệt-để binh vực quyền-lợi mình khi nó bị uy-hiếp. Những sự bất công của xã-hội nhờ thế mà có thể san bằng được một cách tương-đối dễ dàng.

Người dân trong chế-độ kinh-tế tập-sản không được hưởng những mối lợi đó. Họ không bao giờ có thể chọi lại những người chỉ-huy xí-nghiệp trong đó họ làm việc, vì sợ bị đuổi. Khi bị đuổi, họ không có tài-sản để tự tổ-chức đời sống một cách độc-lập, cũng không thể đi tìm việc làm ở một xí-nghiệp khác bởi lẽ xí-nghiệp nào cũng thuộc về chánh-phủ.

Trong chế-độ tập-sản, chống chọi lại người chỉ-huy mình là tự khép mình vào cảnh chết đói. Lẽ tự-nhiên là những người chỉ-huy này lợi-dụng ưu-thế của mình mà bóc lột hiếp-đáp những công-nhơn. Mà khi bị hiếp-đáp, công-nhơn phải cắn răng nhận chịu, chớ không thể đối-phó lại được. Sự cải-thiện đời sống công-nhơn do đó mà thành ra một vấn-đề nan-giải.

Như thế, trong chế-độ kinh-tế tập-sản, dân-chúng, dầu xét về mặt tiêu-thụ hay về mặt sản-xuất, cũng đều bị thiệt thòi. Đối với quốc-gia, chế-độ kinh-tế tập-sản cũng có nhiều họa-hại.

Sự sản-xuất trong chế-độ tập-sản tuy có được qui-định theo kế-hoạch, nhưng lại thường không đưa quốc-gia đến sự thạnh-vượng được.

Trong chế-độ kinh-tế tự-do, những nhà sản-xuất nhờ quyền-lợi cá-nhơn thúc đẩy nên cố hết sức hoạt-động. Họ có thể chịu cực khổ, chịu mệt nhọc, vì tin-tưởng rằng khi thành-công, mình được giàu có sung sướng, còn rủi có thất-bại, mình chỉ bị nghèo khổ là cùng. Hơn nữa, họ phải cạnh-tranh nhau mãnh-liệt. Những điều này làm cho sản-phẩm được nhiều và tốt.

Trong chế-độ tập-sản, mọi người đều là công-chức, làm việc ăn lương. Sự thạnh-vượng của xí-nghiệp ít khi mang đến cho công-nhơn những quyền-lợi thiết-thực. Thêm nữa, sự cạnh-tranh không có, vì sản-phẩm dầu tốt hay xấu cũng đều có thể tiêu-thụ được. Do đó, họ thiếu sức cố-gắng cần-thiết. Hàng-hoá thành ra ít và không đẹp. Kinh-nghiệm đã cho chúng ta thấy rằng những xí-nghiệp quốc- hữu-hoá ở các nước tự-do thường bị lỗ lã.

Muốn cho công-nhơn làm việc nhiều, chánh-phủ phải ban-hành những qui-chế lao-động rất khắc-nghiệt. Vì lẽ người ta không có tiêu-chuẩn gì để phân-biệt một người lười biếng với một người ít năng-lực, một lỗi cố-ý với một lỗi vô-tình, công-nhơn vô-cùng khổ-sở. Ở Liên-bang Sô-viết, một sự trể nãi hay lầm lạc cỏn con cũng có thể bị trừng-phạt một cách nặng nề. Sự gò ép bắt buộc này có làm cho công-nhơn cố-gắng hơn. Nhưng dầu sao, sự làm việc cưỡng-bách cũng không đưa đến những kết-quả tốt đẹp bằng sự tình-nguyện cố-gắng.

Những nhà cầm-quyền Sô-viết đã thấy rõ chỗ ấy nên về sau, họ bày ra những phần thưởng để khích-lệ công-nhơn. Chánh-sách này cũng có hiệu-lực một phần nào, nhưng vì những phần thưởng thường lọt vào tay đảng-viên cộng-sản hơn là về những công-nhơn thật-sự có năng-lực nên phần lớn công-nhơn cũng không hăng hái mấy.

Một mặt, vì thiếu sự cạnh-tranh, một mặt vì một sáng-kiến không đưa đến những kết-quả hoàn-toàn tốt đẹp có thể làm cho tác-giả nó bị nghi-kỵ hay trừng-phạt, người ta chỉ dám áp-dụng phương-pháp mới những khi chắc chắn thành-công. Do đó, sự tiến-bộ về kỹ-thuật rất chậm chạp.

Trước trận giặc 1939-1945, Liên-bang Sô-viết có thể đuổi theo những nước Âu Mỹ một cách nhanh chóng về mặt kỹ-thuật. Nhưng vì chỉ noi theo những phương-pháp đã từng đưa đến sự thành-công ở các nước ấy chớ không phát minh ra phương-pháp nào mới, Liên-bang Sô-viết không thể vượt qua các nước ấy được. Chỉ sau 1945, nhờ sự hướng-dẫn của các kỹ sư Đức, người Nga mới có những phương-pháp kỹ-thuật khác hơn Mỹ và khả-dĩ đương đầu lại Mỹ trong một vài ngành.

Xét một cách khái-quát, chế-độ kinh-tế tập-sản đã giúp cho Liên-bang Sô-viết từ địa-vị một nước nông-nghiệp tầm-thường tiến đến địa-vị một nước kỹ-nghệ hùng-cường bực nhì trên thế-giới. Nhưng dầu sao, Liên-bang Sô-viết hãy còn kém Mỹ rất xa và rất khó đuổi kịp Mỹ, trừ ra, trong ngành kỹ-nghệ chiến-tranh là ngành được chánh-phủ Sô-viết đặc-biệt lưu-ý. Bởi đó, người thường-dân Nga phải sống một cuộc đời cơ-cực, thiếu thốn, và việc nâng cao trình-độ sanh-hoạt của họ, nếu có, cũng thực-hiện một cách vô-cùng chậm chạp. Một mặt khác, muốn đạt kết-quả hiện-tại, chánh-phủ Sô- viết đã phải giam hãm giết hại hàng mấy chục triệu người và nô-lệ-hoá toàn-thể dân-chúng nước mình.

3)- Chế độ kinh tế hướng dẫn

Những họa-hại của chế-độ kinh-tế tập-sản và chế-độ kinh-tế tự-do lần lần đưa người ta đến một quan-niệm kinh-tế mới : kinh-tế hướng-dẫn. Nói cho thật đúng thì những nước theo chế-độ kinh-tế tự-do ngày xưa đã lần lần đi đến sự hướng-dẫn kinh-tế không ít thì nhiều. Tuy nhiên, vì sự hướng-dẫn này chưa được rõ rệt lắm và chưa đi đến mức độ cần-thiết nên người ta vẫn còn kể những chế-độ kinh-tế Âu Mỹ như là chế-độ kinh-tế tự-do.

Chế-độ kinh-tế hướng-dẫn thật-sự là một chế-độ cố-gắng dung-hòa những ưu-điểm của chế-độ kinh-tế tự-do và tập-sản.

Nhận thấy quyền tư-hữu là một bảo-đảm cho sự tự-do cá-nhơn và đồng-thời là một yếu-tố thúc giục người cố-gắng hoạt-động, những người chủ-trương kinh-tế hướng-dẫn chấp-nhận nguyên-tắc tư-hữu.

Tuy thế, vì quyền tư-hữu phát-triển đến tuyệt-độ có thể đưa đến nạn tư-bản, những người chủ-trương kinh-tế hướng-dẫn tìm cách hạn-chế quyền ấy bằng lối đánh thuế lợi-tức, thuế di-sản, bằng sự quốc-hữu-hoá những xí-nghiệp công-ích quan-trọng để cho những nhà tư-bản không thể lợi-dụng địa-vị và thế-lực mà lủng-đoạn thị-trường uy-hiếp quần-chúng.

Những người chủ-trương kinh-tế hướng-dẫn cũng nghĩ đến việc dung-hòa quyền-lợi chủ-nhơn với lao-động để tránh những cuộc xung-đột có hại cho quyền-lợi chung. Một trong những biện-pháp đề nghị là sự chia lời cho thợ thuyền. Người ta xem sức làm việc của thợ thuyền như là một phần tư-bản góp vào xí-nghiệp. Mỗi năm, sau khi tính sổ và để một phần lời vào việc tu-bổ hoặc khuếch- trương xí-nghiệp người ta chia phần lời còn lại giữa chủ-nhơn với thợ thuyền. Như thế, thợ thuyền sẽ xem xí-nghiệp như là của họ, và sẽ cố-gắng để làm cho nó thạnh-vượng.

Ngoài việc giải-quyết cuộc xung-đột lao-tư để cho sự sản-xuất khỏi bị gián-đoạn và xã-hội khỏi hỗn-loạn, những người chủ-trương chế-độ kinh-tế hướng-dẫn còn nghĩ đến việc điều-khiển sự sản-xuất trong nước theo một đường lối có lợi cho quốc-gia.

Chánh-phủ nghiên-cứu những kế-hoạch sản-xuất những món nhu-dụng đủ cho dân-chúng và những khí-giới dụng-cụ cần-thiết cho quốc-gia. Những ngành sản-xuất được liệt vào hạng công-ích hoặc quốc-hữu-hóa, hoặc do tư nhơn làm chủ sẽ do chánh-phủ trực-tiếp hay gián-tiếp điều-khiển để thi-hành công việc sản-xuất đó. Ngoài ra, chánh-phủ còn hướng-dẫn và khuyến khích tư-nhơn sản-xuất theo một kế-hoạch mình vạch ra. Về những ngành hoạt-động sản-xuất xa xí phẩm, những món tiện nghi, những vật-liệu không phải là thiết-yếu cho đời sống dân-chúng, chánh-phủ để cho mọi người được tự-do hoạt-động.

Như thế, chế-độ kinh-tế hướng-dẫn phân-biệt rõ ràng hai lãnh-vực sản-xuất : một lãnh-vực sản-xuất những vật-liệu thiết-yếu cho đời sống chung và một lãnh-vực sản-xuất những tiện-nghi cho đời sống. Lãnh-vực thứ nhứt đặt dưới sự điều-khiển của chánh-phủ, còn lãnh-vực thứ nhì thì được tự-do. Nhờ đó, dân-chúng không thiếu những món nhu-dụng, đồng-thời vẫn được tự-do chọn lựa trong nhiều món hàng theo sở-thích mình.

Một mặt khác, nhờ quyền tư-hữu, sự tự-do của người tiêu-thụ cũng như của công-nhơn được bảo-đảm, và quyền-lợi công-nhơn cũng có thể được binh vực một cách đúng đắn. Nạn tư-bản bóc lột thợ thuyền và lủng-đoạn thị-trường có thể thanh-toán được. Nhờ những kế-hoạch của chánh-phủ cũng như nhờ sự can-thiệp vào đời sống kinh-tế những khi cần, nạn kinh-tế khủng-hoảng cũng có thể tránh được.

b)- Các chế độ kinh tế và sự sinh tồn dân tộc

Cũng như những chế-độ chánh-trị đã lưu-hành, những chế-độ kinh-tế kể ra trên này đều có những ưu-điểm và khuyết-điểm.

Chế-độ kinh-tế tự-do thường đi chung với chế-độ đại-nghị. Nó hướng vào mục-đích phụng-sự quyền-lợi cá-nhơn trước hết. Nó bảo-đảm sự tự-do cá-nhơn và giúp cá-nhơn nâng cao đời sống mình.

Chế-độ kinh-tế tự-do cũng có thể đưa ra những mối lợi cho dân-tộc. Nhờ sự cạnh-tranh, trình-độ kỹ-thuật chung có thể được nâng cao. Sự tự-do hoạt-động và quyền được hưởng kết-quả công việc mình làm đã khiến cho nhiều người hăng hái sản-xuất. Những điều này làm cho xã-hội thạnh-vượng và quốc-gia trở nên trù-phú.

Tuy nhiên, sự tự-do quá độ có thể đưa đến nhiều mối hại. Ngoài nạn khủng-hoảng kinh-tế làm cho quốc-gia suy yếu, dân-chúng cơ-cực, lại còn nạn tư-bản bóc lột lao-động, gây ra xung-đột giai-cấp. Dân-tộc do đó mà mất sức rất nhiều. Đó là chưa kể nạn thiếu nhiều nhu-dụng khi bị phong-tỏa.

Nói chung lại thì chế-độ kinh-tế tự-do hướng vào sự sinh-tồn cá-nhơn của người trước nhứt. Nhưng nó cũng có thể đồng-thời làm cho dân-tộc giàu có và mạnh mẽ. Tuy nhiên, chế-độ tự-do tự nó mang lại những mầm mống họa-hại có thể làm cho quốc-gia bị suy yếu và cá-nhơn bị khổ-sở cơ-cực lây.

Chế-độ kinh-tế tập-sản thường đi chung với chế-độ độc-tài và cũng có những mối lợi và hại của chế-độ độc-tài. Nó làm cho quốc-gia tránh được nạn kinh-tế khủng-hoảng và tổ-chức sự khai-thác những tài-nguyên trong nước một cách hợp-lý.

Như thế, nó hướng đến sự sinh-tồn của dân-tộc nhiều hơn. Nhưng chế-độ tập-sản tự-nhiên đi đến chỗ uy-hiếp đời sống cá-nhơn làm cho họ mất cả tự-do. Sự sinh-tồn cá-nhơn vì đó mà không bảo-đảm được. Hơn nữa, sự bó buộc cá-nhơn lại có thể làm tê-liệt lòng hăng hái hoạt-động cùng sáng-kiến của người. Điều này sau cùng có hại cho sự phát-triển của dân-tộc.

Tuy hai chế-độ kinh-tế tự-do và tập-sản cùng có những ưu-điểm và nhược-điểm như nhau, ta có thể bảo rằng chế-độ kinh-tế tự-do dầu sao cũng có hơn chế-độ kinh-tế tập-sản.

Trước hết, nó có thể đồng-thời bảo-đảm sự sinh-tồn của dân-tộc và của cá-nhơn, trong khi chế-độ kinh-tế tập-sản không bao giờ có thể đạt được mục-đích ấy. Xã-hội theo chế-độ tập-sản muốn thạnh-vượng được phải ép buộc cá-nhơn một cách gắt gao. Nếu nó để cho cá-nhơn được tự-do, sự sản-xuất nhứt-định phải kém đi và dân-tộc không thể trù-phú được. Vả lại, trường-hợp này rất khó xuất-hiện vì những nhà cầm-quyền của chế-độ tập-sản nắm trong tay rất nhiều thế-lực và được hưởng rất nhiều mối lợi. Khuynh-hướng vị-kỷ tự-nhiên của người sẽ khiến cho họ cố-gắng dùng thế-lực để duy-trì những mối lợi ấy.

Một mặt khác, chế-độ kinh-tế tập-sản với một khuôn khổ khắc-nghiệt không cho phép dân-chúng hoạt-động để sửa chữa những khuyết-điểm của nó và vận-mạng nó hoàn-toàn tùy-thuộc ý riêng nhà cầm-quyền. Trái lại trong chế-độ kinh-tế tự-do, dân-chúng có thể nhờ sáng-kiến cá-nhơn hay nhờ sự tác-động công cộng mà sửa chữa lại những chỗ sai lầm. Như ta đã thấy, một số chế-độ kinh-tế tự-do ngày xưa đã tự cải-thiện lần lần trở thành một chế-độ gần như chế-độ kinh-tế hướng-dẫn.

Chế-độ kinh-tế hướng-dẫn này cố dung-hòa hai chế-độ kinh-tế tự-do và tập-sản, hay nói cho đúng hơn nó cố bài-trừ những tệ-đoan của chế-độ kinh-tế tự-do. Thật ra, nó không phải hoàn-toàn, và không phải tự-nhiên đưa đến những kết-quả tốt được.

Nhiều quốc-gia chuyên-chế trước kia đã từng thi-hành chế-độ kinh-tế hướng-dẫn. Nhưng không phải quốc-gia nào cũng đều thành-công như nhau. Sự thành-lập những kế-hoạch và sự hướng-dẫn những hoạt-động kinh-tế của nhơn-dân toàn quốc không phải là một việc dễ làm. Nó đòi hỏi nơi người chỉ-huy nhiều thiện-chí và năng-lực, nhứt là trong thời-đại hiện-tại, thời-đại mà nền kinh-tế hướng-dẫn cần phải đi đôi với dân-chủ tự-do. Một sự sai lầm trong quan-niệm tổ-chức có thể đưa rất nhiều họa-hại đến cho dân-chúng.

Nhưng mặc dầu không phải là giải-pháp hoàn-toàn, chế-độ kinh-tế hướng-dẫn cũng là chế-độ có nhiều điều-kiện hơn hết để đồng-thời bảo-vệ sự sinh-tồn của dân-tộc và của cá-nhơn.

4.- Những vấn đề xã hội

Thuở con người còn dã-man, mới hội-họp nhau lại sống thành gia-đình, thị-tộc hay bộ-lạc, đời sống chung còn giản-dị lắm. Sự đào-thải thiên-nhiên khắc-nghiệt đã loại hết những phần-tử ươn yếu ngay trong khi chúng còn trong trứng nước, và những kẻ sống sót lại đều có một sức khỏe dồi dào, đủ để ứng-phó với hoàn-cảnh.

Thêm nữa, trong một số bộ-lạc, người cha, hay một số nhơn-viên được chỉ-định, có quyền quyết-định giết bỏ những đứa bé sơ-sanh xét ra không đủ sức khỏe. Điều này phụ thêm vào sự đào-thải thiên-nhiên làm cho sức khỏe đoàn-thể rất dồi dào.

Về mặt mưu-sanh, tất cả mọi người đều ở trong một tình-trạng như nhau và thường hợp-tác nhau một cách chặt chẽ. Người cổ-sơ, vì hoàn-cảnh bắt buộc, phải sống theo chế-độ cộng-đồng. Mỗi con thịt săn được đều chia cho tất cả mọi người. Những bộ-lạc bắt đầu sống về nông-nghiệp có tổ-chức canh-tác riêng biệt và có những bồ lúa cho từng nhà. Nhưng vì đất đai còn rộng, mỗi gia-đình đều có thể canh-tác được như ý muốn nên không ai phải chịu kém người khác quá nhiều.

Như thế, mặc dầu sự chênh lệch có thể xảy ra về địa-vị và oai-thế, người cổ-sơ vẫn không cách-biệt nhau nhiều quá. Đời sống họ thực ra không phải là thần tiên như những nhà thủy-tổ thuyết dân-chủ nói, nhưng đoàn-thể họ không mắc phải những chứng bịnh mà ta gọi là bịnh xã-hội sau này. Sự khổ-sở của họ phần lớn do nơi hoàn-cảnh khắc-nghiệt của thiên-nhiên, hoặc thêm nữa là chế-độ chánh-trị dựa vào sự độc-tài quá độ của người tù-trưởng.

Những chứng bịnh xã-hội thực sự chỉ phát-sanh ở những xã-hội văn-minh, gồm một số đông dân-chúng trong đó người tranh-đấu cho sự sinh-tồn của cá-nhơn nhiều hơn cho sự sinh-tồn đoàn-thể. Vì đời sống đã trở thành phức-tạp, mọi người không phải mưu sinh một cách với nhau. Sự phân-công

giúp cho xã-hội mạnh mẽ, nhưng lại làm cho cá-nhơn càng phân cách nhau về địa-vị, năng-lực và điều-kiện sanh-hoạt.

Thêm nữa, sự phát-triển nền kinh-tế tạo cho người nhiều tiện-nghi và vì thế tăng-gia những nhu-cầu của những người sang cả. Sự thâu-thập tài-sản trở thành hữu-ích cho người chớ không như trong xã-hội cổ-sơ, dầu người có nhiều tiền cũng không biết dùng để làm gì. Do đó, người cạnh-tranh thâu-thập tài-sản. Điều này đưa đến một sự chênh lệch quá lớn về kinh-tế : kế bên một số ít người làm chủ những đất đai hay sự-nghiệp khổng-lồ, ta có thể thấy một số đông rất nghèo khổ cơ-cực.

Theo xu-hướng vị-kỷ tự-nhiên của mình, những người giàu có, nhiều thế-lực dùng sức mạnh xã-hội sẳn có của mình để bóc lột những người bần-cùng. Nạn cho vay nặng lãi giúp cho họ hút máu mủ người dân. Một số người khác lại còn bắt buộc dân-chúng nghèo khổ làm tôi mọi cho mình, hoặc với sự nhìn nhận của luật-pháp, hoặc với một tình-thế xã-hội bắt buộc người nghèo phải cam-tâm chịu số-phận của mình. Đối với những người thất-nghiệp, không có đất đai hay vốn liếng khả-dĩ sanh lợi, từ khước chế-độ nô-lệ là chết đói.

Những người nghèo khổ, cũng như những người làm tôi mọi cho hạng giàu có, tự-nhiên không thể hưởng được những mối lợi của xã-hội văn-minh. Họ sống trong sự dốt nát, sự cơ-cực và phần lớn, dẫu có thông-minh, cũng phải chịu mù chữ.

Hơn nữa, bịnh-tật lan tràn khắp nơi. Vì những điều-kiện thiên-nhiên không còn gắt gao quá độ như trong đời sống rừng núi, một số người ươn yếu còn tồn-tại được. Nhưng thiếu vật-thực bổ-dưỡng, thiếu thuốc men để chuyên chữa, nhiều khi lại vì sự mưu-sanh mà sống trong một cuộc đời trái thiên-nhiên, họ kéo dài một cuộc đời bịnh-hoạn. Xã-hội cổ mang rất nhiều chứng bịnh nguy-hiểm : bịnh lao, bịnh sốt-rét, bịnh cùi, bịnh đậu, bịnh dịch-hạch, nhiều khi lan tràn ra nhanh chóng và giết hại một số lớn dân-chúng. Ngoài ra, lại còn nhiều chứng bịnh rất hại cho nòi giống như các chứng bịnh phong- tình.

Những hạng người cơ-cực quá thường tìm cách thoát khổ. Nhưng vì không có phương-tiện, họ vùi thân trong hố trụy-lạc : rượu chè, thuốc phiện, bài bạc v.v…

Người đàn bà vì yếu đuối, vì năng-lực tranh-đấu, vì có sắc đẹp, thường bị dồn vào một địa-vị ti- tiện. Một số lại bị đưa đến nghề mãi-dâm.

Những trẻ con cũng như những người già yếu thường không có gì bảo-đảm cho sanh-mạng. Họ hoàn-toàn tùy-thuộc thân-nhơn, và nếu không có thân-nhơn, họ chỉ có thể đi ăn mày ăn xin mà sống.

Sau hết, lại còn những thiên-tai địa-biến trực-tiếp làm hại một số đông người, hoặc phá-hoại mùa màng cùng dụng-cụ sản-xuất và khiến cho người phải đói khổ.

Những đế-quốc ngày xưa thường được thành-lập bằng võ-lực. Những nhà chinh-phục lúc ban đầu tự-nhiên có xu-hướng hiếp-chế dân-chúng. Nhưng khi quốc-gia đứng vững được lâu dài và sống trong hòa-bình, ý-niệm đạo-đức lần lần nảy nở. Những học-giả cùng những chánh-khách giàu lòng nhơn-ái đã nêu những vấn-đề xã-hội ra và tìm cách giải-quyết nó. Những giáo-chủ cũng như những lý-thuyết-gia chánh-trị ngày xưa đều cố sức hàn gắn những vết thương xã-hội. Họ kêu gọi người yêu nhau, chấm dứt sự bóc lột nhau và giúp đỡ nhau.

Những lời kêu gọi của những nhà đạo-đức ngày xưa không phải là không có hiệu-quả. Nhiều nhà vua đã nghe theo họ và cố-gắng cải-thiện đời sống dân-chúng. Đó là những vị anh-quân đã lưu tên tuổi tốt trong lịch-sử của các dân-tộc. Ngoài ra, còn nhiều nhà từ-thiện tự mình đứng ra giúp đỡ đồng-bào, lập những tổ-chức phước-thiện.

Những công tác xã-hội trên này đã làm cho dân-chúng đỡ khổ một phần nào. Tuy thế, nó vẫn chưa được hoàn-hảo vì hãy còn tánh-cách cá-nhơn. Ảnh-hưởng nó không được rộng-rãi và nhứt là không tiếp-tục vì nó chấm dứt khi người thi-hành nó chết đi. Nói một cách khác, việc chuyên chữa những chứng bịnh xã-hội không được lập thành một chế-độ vững chắc, và hạnh-phúc dân-chúng phần lớn hãy còn tùy theo tâm-tánh những nhà cầm-quyền cùng những người may mắn được ưu-đãi. Do đó, sự hiếp-chế bần-dân hãy còn là một thông-lệ và nhiều khi sự trù-phú bề ngoài của quốc-gia lại che đậy một xã-hội hết sức cơ-cực.

Nói cho đúng ra thì trong xã-hội cổ, người ta cũng khó mà tổ-chức sự cứu-tế xã-hội thành một chế-độ, một mặt vì trình-độ kỹ-thuật ngày xưa không cho phép, một mặt vì chế-độ chánh-trị hãy còn thiếu về chủ-trương độc-tài. Với trình-độ kỹ-thuật hiện thời, người ta có thể tổ-chức sự cứu-tế xã-hội một cách hoàn-mỹ hơn. Nhưng một số những quốc-gia vẫn không giải-quyết vấn-đề xã-hội một cách đàng hoàng.

Một dân-tộc muốn sinh-tồn cần phải chữa đến tận gốc những chứng bịnh xã-hội. Với chế-độ kinh-tế hướng-dẫn hạn-chế bớt tư-bản bằng cách đánh thuế lợi-tức và thuế di-sản theo phương-pháp lũy-tiến, với một qui-chế lao-công để cho thợ thuyền được chia lời với chủ-nhơn, vấn-đề chênh lệch giai-cấp và bóc lột công-nhơn đã có những điều-kiện tất yếu để có thể giải-quyết được ổn-thỏa.

Ngoài ra, chế-độ thuế-khóa còn phải ưu-đãi hạng bần-dân hơn hạng có tiền của ; những xa-xí- phẩm bị đánh thuế nặng trong lúc những nhu-dụng cần-thiết cho đời sống hằng ngày phải đánh nhẹ đi. Các cơ-quan chánh-quyền cũng phải đặc-biệt lưu-ý đến việc giải-quyết nạn thất-nghiệp bằng cách mở mang đến tuyệt-độ sự khai-thác những tài-nguyên trong nước.

Một mặt khác, chánh-phủ cũng phải tổ-chức những cơ-quan giúp đỡ những người nghèo và khuyến-khích những hội-xã tương-trợ, đồng-thời trừng-phạt những kẻ cho vay cắt cổ. Sự y-tế phải được phổ-cập khắp nơi, mỗi làng, ít nhứt cũng phải có một bịnh-xá, một viện hộ-sanh. Những chứng bịnh truyền-nhiễm và có hại chung như bịnh sốt rét, bịnh lao v.v… phải được bài trừ theo một kế-hoạch đại-qui-mô.

Vấn-đề phụ-nữ cũng cần phải  giải-quyết một cách hợp-lý. Trong các xã-hội cổ, người đàn bà thường bị bạc-đãi thái-thậm. Nhưng trong các xã-hội văn-minh, phong-trào nữ-quyền lại đưa người đàn bà đi xa quá. Người ta đã chủ-trương một sự bình-đẳng hoàn-toàn giữa đàn ông và đàn bà, về cách đãi-ngộ cũng như về quyền-lợi. Sự bình-đẳng này nói về mặt lý-thuyết thì rất hay, nhưng áp-dụng ra thực-tế lại có nhiều cái hại.

Trước hết, người đàn bà khi được xem là bình-đẳng với đàn ông phải xông xáo ra đời để mưu-sanh. Họ bị xem là những đối-thủ kinh-tế và tự-nhiên không còn được người đàn ông nể nang hay nhường bước như trước. Trong sự cạnh-tranh với đàn ông, họ khó nắm phần thắng-lợi vì kém sức khỏe và năng-lực : số đàn bà thành-công trong sự hoạt-động ngoài đời thật là hiếm hoi, ngay ở các nước văn-minh.

Một mặt khác, khi người đàn bà ra hoạt-động nhiều ngoài xã-hội, những mối dây liên-lạc gia-đình phảI bị lỏng lẻo bớt. Một số người đàn bà có chức-nghiệp thường kiêu-hãnh đối với chồng và con cái họ bị bỏ rơi, ít được săn-sóc kỹ-lưỡng. Những điều này sau cùng chẳng những có hại cho xã-hội, mà còn hại cho người đàn bà, vốn yếu-đuối và cần dùng sự bảo-vệ, sự kính nể của người đàn ông.

Lẽ tự-nhiên là trong xã-hội không chấp-nhận cho người đàn bà làm việc ngoài xã-hội, người đàn bà bị dồn ép vào một địa-vị ty-tiện. Họ phải tùy-thuộc người đàn ông quá nhiều và hạnh-phúc họ do nơi độ-lượng của người đàn ông. Một số phụ-nữ không có tài-sản, cũng không có người nương tựa, phải mãi-dâm để mưu-sanh. Trong trường-hợp đó, một dân-tộc muốn giải-quyết vấn-đề phụ-nữ một cách hợp-lý, không thể không nhận cho người đàn bà ra làm việc ngoài xã-hội.

Tuy nhiên, chấp-nhận cho người đàn bà ra làm việc ngoài xã-hội không có nghĩa là xem người đàn bà y như người đàn ông. Sự bình-đẳng về tinh-thần giữa đàn ông và đàn bà không thể áp-dụng ra thực-tế bằng cách đặt họ ngang hàng nhau về mọi phương-diện. Ta đã thấy rằng cơ-thể đàn bà khác cơ-thể đàn ông, không phải chỉ ở những cơ-quan sanh-dục, mà còn ở cả cơ-cấu căn-bản đưa đến những tâm-lý sai-biệt. Nếu họ kém đàn ông vế sức mạnh thể-chất, về óc phán-đoán và về nghị-lực, họ lại hơn đàn ông về sự chịu đựng dẻo dai, về sự dịu-dàng và về tình-cảm. Vì đó, ta nên xem đàn ông và đàn bà là hai nhơn-vật bổ-túc cho nhau để tương trợ nhau, hơn là hai nhơn-vật y hệt nhau và cạnh-tranh nhau.

Như vậy, người ta có thể dành cho đàn bà một số chức-vụ đặc-biệt, thích-hợp với họ, thí-dụ như những chức-vụ về y-tế, cứu-tế xã-hội, giáo-dục và nuôi dưỡng nhi-đồng, những chức-vụ cần đến sự chăm-chỉ, đến sự tỉ mỉ nhiều hơn là đến sức lực. Trong những ngành kể trên đây, người đàn bà sẽ được quyền ưu-tiên. Trong những ngành hoạt-động cần đến cân-lực nhiều hơn, sự có mặt của một người đàn bà có thể làm mất chỗ một người đàn ông, chủ gia-đình và tình-trạng xã-hội vẫn không giải-quyết được. Do đó, vấn-đề dùng đàn bà trong các ngành ấy cần phải hạn-chế bớt.

Một mặt khác, nều sự làm việc của những phụ-nữ độc-thân hay mới thành gia-thất có thể làm cho ngân-quỹ gia-đình được dồi dào thêm, thì sự làm việc của người phụ-nữ đông con sẽ có hại cho sự giáo-dục của trẻ em. Vậy, chánh-phủ cần phải khuyến-khích người đàn bà, trở về với gia-đình. Công tác xã-hội trọng-yếu nhứt của đàn bà là tạo cho chồng một khung cảnh êm đềm cho họ nghỉ ngơi sau một ngày vật lộn với đời, và  đào-luyện thêm những đứa con cho nên người xứng đáng. Đó không phải là một nhiệm-vụ nhẹ nhàng và không đáng trọng.

Nhưng dân-tộc phải làm thế nào cho việc trở về với gia-đình của người đàn bà không thiệt-hại cho họ. Trước hết luật-lệ phải bảo-đảm cho họ được chồng cấp-dưỡng tử-tế để tránh nạn đàn ông mê say mèo chuột mà bỏ vợ con đói rách. Ngoài ra, những người cha gia-đình đông con phải hưởng một qui-chế đặc-biệt về lương bổng để cho việc người đàn bà không làm việc không hại nhiều đến ngân- quỹ gia-đình.

Dầu sao thì những qui-chế về người đàn bà, dầu họ có làm việc hay không, cũng phải hướng đến chỗ bảo-vệ họ. Đối với trẻ con, cũng phải có luật-lệ đặc-biệt. Chánh-phủ phải mở nhiều viện dục- anh để giữ gìn và săn-sóc con cái những gia-đình lao-động không thể nuôi dạy chúng. Những trẻ mồ côi không nơi nương tựa cũng phải được nuôi-nấng dạy dỗ tử-tế. Sau hết, việc phân-phát các vật-thực bổ-dưỡng ở các viện dục-anh và các trường học trẻ con phải được tổ-chức một cách châu-đáo để trẻ con những nhà nghèo khó không phải quá thiệt thòi về mặt phát-dục.

Những hạng người không nơi nương-tựa, những quả-phụ, những người già cả cần được săn-sóc bảo-dưỡng tử tế. Chánh-phủ phải tổ-chức một quỹ an-ninh xã-hội về vấn-đề này.

Sau hết, những trò chơi trụy-lạc, những thú vui có hại cho sức khỏe dân-tộc phải được bài trừ. Nạn cờ bạc, rượu chè, thuốc phiện, gái điếm v.v… cần nên cấm tuyệt. thay vào đó chánh-phủ sẽ tổ-chức những trò chơi thanh-nhã, những thú vui có ích-lợi cho đường thể-dục, trí-dục hay đức-dục như âm-nhạc, ca-kịch, thể-thao.

Tất cả những biện-pháp hướng về việc cải-thiện xã-hội, nâng đỡ những kẻ bần-cùng và hàn gắn những vết thương xã-hội phải được qui-định thành một chế-độ vững chắc. Lẽ cố nhiên là chế-độ này không thể bất-di bất-dịch mà phải thay đổi theo sự tiến-triển của xã-hội để chống chọi lại các nạn mới, các chứng bịnh cùng phát-sanh theo sự tiến-hóa chung.

Chính bằng lối giải-quyết những vấn-đề xã-hội của mình mà một dân-tộc biểu lộ khả-năng biến-cải của mình và chứng tỏ rằng mình đủ hay không đủ điều-kiện để sinh-tồn sung-mãn. Ngày nào người nghèo khổ nhứt trong nước cũng có đủ cơm ăn, áo mặc, nhà ở và có thể hy-vọng ở một ngày mai tươi sáng hơn, ngày ấy, dân-tộc mới có thể tự-hào rằng những vấn-đề xã-hội của mình được giải-quyết ổn-thỏa và mới có thể tin rằng mình có nhiều điều-kiện để bảo-đảm sự sinh-tồn của mình.

5.- Vấn đề văn hóa và học thuật

Sự nâng cao đời sống của dân-chúng và giải-quyết những vấn-đề xã-hội một cách ổn-thỏa làm cho dân-chúng có một đời sống thơ thới và không uất ức đối với chế-độ trong nước. Tuy nhiên, nó không đủ để làm cho dân-chúng hoàn-toàn tán-đồng chế-độ ấy. Ta nên nhớ rằng bản-năng sinh-tồn của người khiến cho họ có ý muốn nâng cao đời sống mình lên. Do đó, người rất ít thỏa-mãn với số-phận của mình. « Được voi thì đòi tiên », đó là tâm-trạng chung của nhơn-loại.

Sau một thời-kỳ loạn-lạc khổ-sở thái-quá, một chế-độ đem sự trật-tự và an-ninh đến sẽ được dân-chúng nhiệt-liệt tán-thành. Nhưng khi xã-hội đã ổn-định, khi kỷ-niệm của những cảnh đau thương tang tóc đã phai mờ trong trí óc mọi người, một đời sống cao hơn và công-bằng hơn có thể không làm cho họ hài lòng và họ có thể nghe theo lời tuyên-truyền đường-mật của những kẻ thù muốn phá-hoại dân-tộc.

Vì thế, ngoài việc tổ-chức cho đời sống xã-hội vật-chất của dân-chúng được đầy đủ, cho chế-độ xã-hội được công-bằng, dân-tộc còn phải nghĩ đến sự giác-ngộ để cho họ hiểu về quyền-lợi thật-sự sâu xa của họ về nhiệm-vụ họ đối với quốc-gia. Đó là vai tuồng của giáo-dục và văn-hóa.

Ngày xưa, tinh-thần tôn-giáo chi-phối hết mọi ý-tưởng của người và văn-hóa thấm-nhuần tánh-cách tôn-giáo. Tất cả các hệ-thống tư-tưởng đều đặt nền tảng trên thần-quyền, và nghệ-thuật văn- chương cũng nhắm vào mục-đích phụng-sự thần minh.

Hơn nữa, chỉ có vị thần được nhà cầm-quyền tôn thờ và những giáo-lý được nhà cầm-quyền trọng-vọng mới được chấp-nhận. Những người theo đạo khác nhứt-định không được dung tha. Như thế, nền văn-hóa những xã-hội cổ có một tánh-cách độc-tài khắc-nghiệt. Nó thâu sự suy-luận và những đề tài sáng tác văn-nghệ của người vào một vòng chật hẹp.

Nếu lúc ban sơ, khuynh-hướng thống-nhứt do chế-độ độc-tài gây ra có làm cho xã-hội đồng-nhứt và nền tư-tưởng của người được mạnh mẽ, về sau, những bó buộc của nó làm cho nền tư-tưởng này ngưng đọng lại.

Xã-hội Á-châu ngày xưa đã đứng lại một chỗ sau khi tiến đến một mực khá cao vì sự gò ép tư-tưởng. Những xã-hội Âu-châu chỉ vượt khỏi khuôn khổ của nền tư-tưởng cổ sau những tranh-chấp kịch liệt. Những giáo-hội Âu-châu thời cận-kim đã không ngần ngại đàn-áp chống báng những tư-tưởng khoa-học mới chớm nở. Nhiều nhà khoa-học đã phải buộc lòng công-khai phủ-nhận những chủ-trương mà trong thâm-tâm họ nhận là đúng. Đó là trường-hợp ông Galilée phải phủ-nhận thuyết cho rằng quả đất xoay tròn chung quanh mặt trời, để khỏi bị tôn-giáo pháp-đình truy-tố.

Về mặt nghệ-thuật, khi xã-hội đã có một đời sống vật-chất cao rồi, người quay về đời sống thực-tế nhiều hơn và những đề-tài sáng tác có phong-phú hơn.. Tuy thế, tôn-giáo cũng hãy còn chi-phối các nghệ-sĩ một cách mạnh mẽ.

Khi chế-độ dân-chủ được thiết-lập, nền văn-hóa các nước được phát-triển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, nhờ nó nhìn nhận sự tự-do cho mọi cá-nhơn. Người ta thấy xuất-hiện nhiều xu-hướng, nhiều học-phái khác nhau. Kho tàng văn-hóa của người đột nhiên phong phú một cách dị- thường.

Nhưng nếu sự tự-do có lợi cho xã-hội, nó cũng đưa đến một số họa-hại. Cái nhược-điểm lớn nhứt của nền văn-hóa tự-do là tự mình chứa lấy những mầm móng chống chọi lại mình. Nền tư-tưởng tự-do cho phép người tự-do phủ-nhận, kích-bác lý-tưởng tự-do. Vì đó, ở những quốc-gia theo chế-độ tự-do, thường có những đảng-phái theo chủ-trương độc-tài hoạt-động.

Một mặt khác, vì tôn-giáo đã mất địa-vị độc tôn, xã-hội không còn yếu-tố nào phối-trí sự hoạt-động của tư-tưởng người và nó phát-triển một cách hỗn-độn. Những ý-tưởng yếm-thế, hoài-nghi, những chủ-trương cá-nhơn phóng-túng, vị-kỷ, những tác-phẩm phụng-sự những thú-dục của người rất mực nảy nở. Người ta thấy phát-hiện những phong-trào văn nghệ bịnh-hoạn có hại cho sức khỏe tinh-thần của cả giống nòi.

Những chế-độ tự-do thật ra cũng có nêu những đều cấm kỵ và những tổ-chức có mục-đích bảo-vệ thuần-phong mỹ-tục cũng có gây phong-trào phản-đối những tác-phẩm có hại nhiều. Tuy thế, sự hạn-chế này thường rất yếu ớt và không đạt được kết-quả mong muốn.

Người vốn là một động-vật có tư-tưởng và thường cố-gắng dung-hợp tư-tưởng mình với hành-động mình cho nên ý-thức-hệ có một vai tuồng quan-trọng đối với xã-hội. Sự tồn-vong của các dân-tộc, nhứt là trong thời-đại mà sự tiến-bộ của kỹ-thuật đã thâu hẹp quả địa-cầu và làm cho các quốc-gia liên-đới nhau một cách chặt chẽ, một phần lớn tùy-thuộc vào ý-thức-hệ của dân-tộc ấy. Ý-thức-hệ dựa vào thần-quyền vì sự gò bó tư-tưởng, cũng như ý-thức-hệ dựa vào sự tự-do vì sự phóng-túng thái-quá, đều không thích-hợp nữa.

Trong thời-đại khoa-học hiện giờ, sự tranh-đấu sinh-tồn đã trở thành ráo riết, và ý-thức-hệ xã-hội cần phải trực-tiếp dựa vào sự sinh-tồn. Như thế, dân-tộc cần phải gây cho  mọi công-dân một ý-thức rõ rệt về vấn-đề sinh-tồn. Mỗi người đều phải hiểu rằng dân-tộc có sinh-tồn thì cá-nhơn mới có thể sinh-tồn được. Do đó, người phải sẵn sàng hy-sanh những quyền-lợi thiển cận của mình để phụng-sự quyền-lợi tối-cao của tổ-quốc.

Nếu mỗi người đều chỉ biết có mình, chỉ lo phụng-sự quyền-lợi cá-nhơn của mình, quốc-gia phải suy yếu, dân-tộc phải bị dân-tộc khác uy-hiếp và cá-nhơn không sao có thể sinh-tồn đầy đủ được. Trái lại, nếu mọi người đều có một ý-thức quốc-gia sáng suốt, họ có thể hy-sanh cho quyền-lợi chung. Họ cũng có thể kềm hãm bớt xu-hướng chống chọi lại xã-hội và tự thỏa-mãn khi xã-hội được tổ-chức một cách công-bằng. Điều này làm cho quốc-gia hùng-cường và đủ điều-kiện bảo-đảm cho cá-nhơn một đời sống sung-mãn.

Để gây cho mọi công-dân cái ý-thức quốc-gia chơn-chánh tối-cần này, chánh-phủ phải tổ-chức một nền giáo-dục thích-hợp. Trong chương-trình giáo-huấn, cần phải có phần chánh-trị và xã-hội.

Ngoài ra, để giúp cho mọi công-dân có đủ điều-kiện hoạt-động ngoài đời, sự giáo-dục phải có tánh-cách thực-tiễn và hướng đến việc tập cho trẻ con có một đời sống xã-hội rộng rãi. Những trò chơi thể-thao làm phát-triển, tinh-thần đồng-đội phải được khuếch-trương, sự tổ-chức việc học và sống ở học đường cũng phải nhắm vào mục-đích làm cho học sinh quen kính nể ý-tưởng người khác và thích tham-dự những hoạt-động xã-hội và tương-trợ kẻ khác.

Nói một cách khái-quát, bậc tiểu-học phải có tánh-cách cưỡng-bách. Nó hướng về sự  đào-luyện thể-chất và dạy cho học sinh những trí-thức cần-thiết cho đời sống trong một xã-hội văn-minh. Ở bậc trung-học, ta phải mở mang óc phán-đoán nhiều hơn. Và ở bậc đại-học, sự học-vấn phải hướng về sự tìm tòi khảo-cứu.

Ở hai bậc trung-học và đại-học, học sinh phải được tham-dự vào việc tổ-chức và điều-khiển đời sống của họ. Sự tổ-chức cần hướng-dẫn đến chỗ mở mang tinh-thần trách-nhiệm cùng sự làm việc tập- thể. Học sinh không phải chỉ học trong lớp những bài học dạy khô-khan của giáo-sư. Họ phải tự tay làm lấy những thí-nghiệm khoa-học, hay tự mình tìm lấy tài-liệu, theo sự chỉ-dẫn của giáo-sư.

Về mặt đức-tánh, học sinh các cấp không phải học thuộc lòng những bài công-dân giáo-dục và luân-lý, mà phải tự tập lấy những đức-tánh cần-thiết trong đời sống riêng cũng như trong đời sống tập- thể. Vai tuồng các giáo-viên, giáo-sư và giám-thị là hướng-dẫn học-sinh về mặt tinh-thần và xem sóc sự tiến-triển của chúng về đức-hạnh. Ngoài ra, họ còn phải cố gây cho mỗi học-sinh một lý-tưởng cao quí làm mục-tiêu cho đời sống tương-lai của chúng.

Sau học-đường, người công-dân còn phải tiếp-tục  đào-luyện bằng văn-hóa. Do đó, những hoạt-động văn-nghệ cũng phải hướng về mục-đích dân-tộc sinh-tồn gây ý-thức quốc-gia, dân-chủ và xã-hội chơn-chánh cho mọi người.

Nguyên-tắc tự-do tư-tưởng được chấp-thuận. Nhưng người ta không thể lấy nền tự-do để gây một tinh-thần phóng-túng đồI-bại. Chánh-phủ cần phải nghiêm cấm những sản-phẩm khiêu-dâm, những hệ-thống tư-tưởng chủ-trương độc-tài, hạ giá nhơn-phẩm phản lại quốc-gia, những sản-phẩm làm nhụt chí chiến-đấu, gây cho người một tinh-thần ủy-mị, yếm-thế, hoài-nghi. Đồng-thời, tổ-chức xã-hội phải khuyến-khích những tác-phẩm lành mạnh, nâng cao giá-trị con người, gây tinh-thần trong sạch và hăng hái chiến-đấu, hoặc hướng đến mục-đích phụng-sự quốc-gia, dân-tộc. Những văn-nghệ-sĩ cần được bảo-vệ và nâng đỡ.

Ngoài ra, muốn rượt kịp các dân-tộc khác trên đường văn-minh, dân-tộc còn phải cố-gắng phát-triển nền học-thuật của mình. Những đức-tánh và tư-tưởng đặc-biệt của dân-tộc trong quá-khứ phải được phát-huy. Đồng-thời, dân-tộc còn phải tổ-chức sự du-học để thâu-thái những ý-tưởng và kỹ-thuật mới lạ của các dân-tộc khác.

 

Vui cười

Sở thuế IRS nhận được một lá thư sau:

– hai năm trước tôi đã cố tình khai man thu nhập để trốn thuế. Từ đó tới nay lương tâm tôi không ngừng cắn rứt đến nỗi đêm đêm tôi

ngũ không ngon. Xin hãy bổ sung $20 đôla gửi kèm theo đây vào khoản đóng góp của tôi mặc dù trong giấy tờ không chỉ rõ là tôi nợ

khoản này.”

– Tái bút: “Nếu tôi vẫn còn không ngủ được, tôi sẽ gửi thêm $760 đôla còn lại sau”.

 

Một quan toà đang nói chuyện với con gái về bạn trai của cô ta.

– Bố đả nói với con rồi, thằng đó không nhanh nhẹn, lười biếng và không hợp với con đâu.

– Con nghe rồi. Và con cũng kể cho anh ấy những điều bố nói.

– Thế nó nói sao ?

– Anh ấy nói đó không phải là nhận định sai lầm đầu tiên của bố.

 

– Tại sao ông cần thêm 300 người nữa ? – Phụ tá hậu đài hỏi ông đạo diễn – Làm sao mà đủ chỗ cho tất cả họ lên sân khấu được ?

– Họ đâu phải để cho đội diển; chúng ta cần họ làm khán giả !

 

Vợ vừa làm vừa than:

– Ngày nào cũng hết hút bụi rồi cắt cỏ, hết cắt cỏ rồi hốt rác, chán quá.

Chồng vừa xem TV vừa nói.

– Nếu em vẫn còn thấy thì giờ trống trãi thì hãy còn cái xe hơi chưa rữa trong gara.

 

Đêm 13 tháng 1, 1996 anh Bốn nằm mơ nhiếu lần thấy số 13. Vì là tay chuyên môn đánh cá ngưạ, anh ra trường đua dốc hết túi đánh cá

con ngựa số 13.

– Giấc mộng thật linh ứng, con ngựa số 13 vế đúng thứ……13.!

 

Thành Quả Giáo Dục Xã Hội Chủ Nghĩa

Lời người viết: Bài viết thể hiện hồi ức những ngày ngay sau 30-4-1975. Sau hơn 42 năm qua, những người thuộc lữ đoàn 30-4 lần lượt “phản quốc” chạy sang Mỹ, Pháp, Canada…Một số ít ỏi tiếp tục làm “thân bọt bèo” cho chế độ. Còn lại, người viết biết được một người còn “ngoa ngoe” làm kiểng “câu chuyện Hoàng Sa-Trường Sa”, và một làm “lính kín trí thức” đi đi về về Saigon – Boston. Và thành quả giáo dục xã hội chủ nghĩa ngày hôm nay qua hai hình ảnh ngày khai trường ở phần kết của bài viết. Houston, 11-9-2017

Vào thời điểm ngay sau ngày 30/4/1975, tâm trạng người dân hoang mang cực độ. Nhà nhà e dè mỗi khi tiếp xúc hay trao đổi với những người hàng xóm thân thuộc trước kia. Không khí xóm giềng thân mật  không còn ứng hợp với câu “bà con xa không bằng láng giềng gần” nữa, đối lại bằng những cặp mắt nghi ngờ, e sợ, nhất là khi thấy bóng dáng một người quen thuộc nhưng trên cánh tay có mang một băng vải đỏ. Đó là hình ảnh tiêu biểu nhứt cho những ngày đầu gọi là “cách mạng”.

Chúng tôi, một nhóm giáo chức của trường Đại học Sư phạm Sài Gòn gồm GS Nguyễn Văn Trường, GS Lý Công Cẩn, GS Lê Trọng Vinh (qua đời 1977), GS Trần Kim Nở, GS Trần Văn Tấn (qua đời 2015), và người viết (đã ở khu cư xá 57 Tự Đức từ mấy ngày trước 30/4), đang ngồi với nhau để bàn thảo xem phải hành động như thế nào, trình diện ra sao, vì hôm đó chỉ là ngày thứ hai của “cách mạng”, tức thứ năm ngày 1/5/1975.

Tình cờ GS Nguyễn Hoàng Duyên, một thành viên của Ban Hóa học của trường lái Honda đến. Tôi đề nghị với các GS huynh trưởng để tôi cùng Duyên lên trường xem xét tình hình trước.

Hai anh em đèo nhau trên chiếc Honda dame, mỗi người một tâm trạng bất an, nhưng vẫn không lộ ra. Khi vào khỏi cổng trường, không khí hoàn toàn khác, không còn một không khí quen thuộc như ngày nào.  Một cảm giác nặng trĩu nơi tôi khi nhìn thấy một Giảng nghiệm viên thuộc Ban Vạn vật mang băng vải đỏ nơi cánh tay, chận chúng tôi lại, và hỏi với nét mặt lạnh lùng:”Hai anh vào ghi tên trình diện đi”.

Bước vào một phòng thí nghiệm hóa học, tôi lại thấy anh Nguyễn Minh Hòa (sau 30/4 được ”xếp” vào vị trí Trưởng khoa Hóa ĐH Sư phạm “tp HCM” thay thế chỗ của người viết trước ngày đó, vì “người” đã từng tuyên bố là nhờ cách mạng mà vợ tôi mới…mang thai được và tôi có con nối dòng(!). Đã về hưu hiện tại), một giảng nghiệm viên của tôi, cũng mang băng đỏ trên cánh tay hỏi tôi bằng một giọng lạnh lùng, không còn kính trọng như những ngày trước đó. Dĩ nhiên là tôi ghi tên và bước ra ngoài.

Đi lần đến văn phòng Phó Khoa trưởng, cửa mở toang, tôi thấy Ngô Phàn, một sinh viên Ban Lý hóa của trường đã chạy vào bưng hai năm về trước. Phàn hỏi tôi, trên tay cầm khẩu súng lục nhỏ của GS LCC: “Anh có gặp Ô C. không? Tôi đáp:” GS LCC sẽ vào trình diện sáng nay”.

Quan sát chung quanh sân trường, tôi chỉ thấy vài chị “nhà quê” quấn khăn rằn trên cổ, vẻ mặt thể hiện nét thỏa mản của kẽ chiến thắng bước qua lại, chỉ chỏ các “anh” đeo băng đỏ mà trước đó chỉ vài ngày là những giáo sư của VHCH. Ngoài ra, không thấy bóng dáng của một “cán bộ” hay “bộ đội” của Bắc Việt nào cả.

Sau đó, Duyên và tôi đi về báo cho các GS đang chờ đợi ở cư xá Tự Đức. Mọi người lên trường trình diện ngay sau khi được chúng tôi thông báo.

Một thời không quên

Một tháng sau, mọi sự đi dần vào ổn định, nghĩa là mọi thủ tục kiểm soát, kiểm tra đã hoàn tất, số giáo sư của trường được chia ra làm hai nhóm rõ rệt:

1- Các giáo sư đeo băng đỏ trong những ngày đầu trở thành các Tổ trưởng và Tổ phó học tập trong đó Tôn Nữ Thị Ninh là một Tổ trưởng sáng giá nhứt, và

2- Số giáo sư còn lại chiếm đa số là Tổ viên.

Chúng tôi bắt đầu chương trình “học tập” tại chỗ với mỗi tổ khoảng trên dưới 20 người, trong đó, ngoài Tổ trưởng, Tổ phó còn có một GS hướng dẫn học tập mới vào từ miền Bắc. Nơi trường Sư phạm, các “giáo sư” đó đến từ trường ĐHSP Vinh, trong đó, “một cháu ngoan của Bác” tên Trần Thanh Đạm làm Hiệu trưởng, “GS” Cao Minh Thì làm Hiệu phó, “GS” Nguyễn Văn Châu và một số “GS” khác như Yến, Thoa …và một số khác tôi không còn nhớ tên. Tuy nhiên, một người Trưởng ban tổ chức mà tôi không bao giờ quên được, đó là Bảy Được, một công an chánh gốc, mà sau nầy đã hỏi cung tôi cùng với một sĩ quan cấp tá công an là chồng của giáo sư Yến nói trên.

Dĩ nhiên những buổi học tập trên có tính chất giáo điều, diễn ra trong tẽ lạnh vì thái độ bất hợp tác của đa số giáo sư, ngoài những câu hỏi cò mồi của “đám gs đeo băng đỏ”. Tuy  nhiên cũng có những giây phút sôi nổi vì các câu hỏi “móc lò” của một số GS trẻ như Duyên và Tuấn làm cho “đám ba mươi” cứng họng, vì họ làm sao có khả năng giải đáp được trong khi chứa trong đầu một tâm thức nô lệ!

Một kỷ niệm tôi còn nhớ đến hôm nay sau 42 năm là buổi đúc kết học tập. Tổ trưởng của tôi là một tiến sĩ cũng tốt nghiệp bên Pháp và là Phó ban Hóa học thời VNCH tên Nguyễn Thị Phương. Trong suốt thời gian “học tập”, Cô Phương thường đi bên cạnh môt “nồng cốt” thực sự, có tên Bùi Trân Phượng, con một giáo sư Việt Văn bên Đại học Văn khoa. Cô nầy luôn luôn mặc áo bà ba và quần lãnh đen và cũng “bắt chươc” túi sách cán bộ sau lưng, luôn quấn trên cổ một khăn rằn.

Cô nầy luôn luôn “bên cạnh” “anh” Ba Trực của thành ủy mỗi lần đi họp Tổ của Hội trí thức yêu nước Tp hcm có trụ sở chiếm của Cư xá Phục Hưng cũ đường Nguyễn Thông (Tôi không “CÓ” vào Hội nầy, chỉ “bị bắt buộc” đi họp vì các buổi họp nằm trong chương trình của giao đoạn “học tập chánh trị”). Trong thời gian nầy, Phượng còn là sinh viên, nhưng ở thời điểm hiện tại, Phượng là một “tiến sĩ” làm việc giữa Sài Gòn và Boston…

Tôi được xướng danh đọc bài bài đúc kết học tập đầu tiên. Vì đã chuẩn bị trước, tôi đã nhờ người học trò “ruột” hiện ở Vancouver soạn thảo, ghi lại tất cả những lời “Bác Hồ dạy” “Bác Tôn dạy” cùng các phát biểu của “Chú Duẫn” v.v…Tất cả được học trò tôi đúc kết, ráp nối trên 30 trang giấy…

Và trong suốt buổi đúc kết, tôi là cây đinh trong đó. Tôi đã chiếm hết giờ dành cho Tổ để đúc kết. Do đó, sau khi thảo luận bài đúc kết, vì đã hết giờ cho nên các đồng nghiệp còn lại của tôi được ra về khoan khoái vì đã tránh được nói lên những điều ngược với lòng mình…

Trong suốt những ngày tháng gọi là “học tập”, thỉnh thoảng cũng có những cán bộ cao cấp từ ngoài Bắc vào như Cù Huy Cận, Xuân Diệu, và nhiều người khác…giảng dạy về thiên đường cộng sản.

Một hôm, tại giảng đường của Đại học Khoa học có sức chứa gần 500 người, nhà thơ tình lãng mạn “ngày xưa” Xuân Diệu đăng đàn. Có thể nói, chưa bao giờ tôi có thể hình dung được một cán bộ cao cấp của cộng sản, từng giữ chức Thứ trưởng Văn hóa  Bắc Việt có những thái độ và cung cách thiếu văn hóa như thế.

Ông Xuân Diệu, với cái áo sơ mi bỏ ngoài, mang đôi dép lẹp xẹp, vai mang cái bị da cán bộ…chễm chệ ngồi trên cao…tự do phát ngôn. Bên cạnh đó hai chai bia Con Cọp BGI 75cc và một ly lớn. Vừa uống, vừa nói, tay chân “quênh hoang” với luận điệu của kẻ chiến thắng…

Và những câu nói ngày hôm đó là bài học …đầu tiên của tôi sau “cách mạng” như tựa đề của bài viết nầy và hình ảnh cây cổ thụ minh họa.

Ông ta nói cái gì?

Xin thưa,

Ông ta chê chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là giới trí thức miền Nam, giới giáo sư đại học…và ví tất cả như những cây cổ thụ xum xuê cành lá…nhưng không có rễ. (Xin các giáo sư có mặt ngày hôm đó, hiện đang ở hải ngoại làm chứng dùm cho tôi, kẽo tôi bị nói oan là bêu xấu chế độ ưu việt bằng triệu lần tư bản).

Một thời để nhớ lại và sẽ không bao giờ quên

Sau 42 năm, nghiệm lại câu nói năm xưa của một thi sĩ “thương cha thương một, thương ông thương mười” của Tố Hữu, người bạn của Xuân Diệu, lòng tôi chùng xuống và cảm thương cho một người lớn lên trong “cách mạng”, được “cách mạng” nuôi dưỡng… cho nên mới có ý so sánh đầy ‘biện chứng” trên.

Bốn mươi hai năm qua, bây giờ cả thế giới mới thực sự thấy rõ hình ảnh Việt Nam ngày nay, hình ảnh nầy đã chứng minh rành rành qua một đất nước tan hoang từ xã hội băng hoại cho đến đạo đức suy đồi, trong đó giáo dục thể hiện tất cả những gì tồi tệ nhứt như thầy trò, cô trò…có thể trao thân vì những đổi chác cho một kỳ thi, hay một mãnh bằng, chưa kể những tệ hại khác không cần phải nêu ra đây. Có thể nói, trong lịch sử giáo dục Việt Nam chưa có thời đại nào đưa đến sự đão lộn luân thường đạo lý như giai đoạn hiện tại của Đất và Nước hôm nay.

Bài học đầu tiên của Xuân Diệu 42 năm về trước về cây cổ thụ cần phải được xem xét lại.

Kết luận của bài tản mạn nầy cần phải nói cho rốt ráo là “Cây cổ thụ xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện tại là một cây chết khô, không hoa, không lá, không rễ, và thân cây đã mục nát, thậm chí mối và mọt cũng không còn gì có thể gậm nhấm được”.

Và sau hơn 42 năm, hệ thống giáo dục của CSBV đã biến học sinh thành một công cụ cho đảng như suy nghĩ của Phạm Đình Trọng:”Học trò thay vì thích thú mặc bộ đồ mới đón năm học mới như đứa trẻ xênh xang áo mới đón ngày tết lại phải mặc đồng phục đồ lính, đội mũ lính, mang vẻ mặt xung trận, đi ắc ê một, hai, tập những bước đi đầu tiên của rô bốt công cụ, của bầy đàn, muôn người như một, không có cá nhân, không còn cá tính”…trong ngày khai trường cho niên học mới.

Và một tương phản khác của ngày khai trường năm nay 2017 ở một miền núi trên cao nguyên Việt Nam với hình ảnh học trò ngồi chồm hỗm trên đôi chân đất trong “lớp học – sân trường lầy lội” dưới trời mưa lâm râm!

Mai Thanh Truyết

Kỷ niệm Ngày “Ô nhục đầu tiên” sau 1975

Kỷ niệm 11/9/2001

 

Hóa học Xanh – Phòng Ngừa Ô Nhiễm: Chiến Lược Tối Ưu Cho Sự Phát Triển Toàn Cầu

Trong vòng hai thập niên trở lại đây, ở các quốc gia hậu kỹ nghệ, phong trào Hóa học Xanh (Green Chemistry) đã được các nhà khoa học đưa lên hàng đầu trong việc giải quyết ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Mục tiêu nầy do Hội Đồng LHQ về Môi sinh và Phát triển đề ra qua Nghị trình 21 là:

Tạo dựng tăng trưởng kỹ nghệ;

Cân bằng môi sinh;

Và Tiến bộ xã hội.

Đây là ba nguyên lý căn bản để có thể xây dựng được một sự phát triển bền vững cho toàn cầu. Một trong những biện pháp để tiến tới mục tiêu trên là làm thế nào để phòng ngừa ô nhiễm. Từ suy nghĩ nầy, phong trào hóa học xanh ngày càng phát triển mạnh và được xem như là một biện pháp hữu hiệu nhất hiện tại để giải quyết các vấn nạn môi trường.

Hóa học Xanh là gì?

Theo EPA Hoa Kỳ, Hóa học xanh được dựa trên một tập hợp các nguyên tắc khi được sử dụng trong việc thiết kế, phát triển hay thực hiện các sản phẩm hóa chất và quy trình, cho phép các nhà làm khoa học vừa bảo vệ môi trường, vừa có lợi cho nền kinh tế, con người và trái đất.

Hóa học Xanh sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu sinh học phân hủy (bio-degradable).

Hóa học Xanh sử dụng xúc tác sinh học (biocatalysis) để nâng cao hiệu suất và tiến hành phản ứng ở nhiệt độ thấp hoặc môi trường xung quanh.

Hóa học Xanh là một hệ thống phương pháp đã được chứng minh tính hữu hiệu.

Hóa học Xanh làm giảm thiểu việc sử dụng các chất độc hại.

Hóa học Xanh cung cấp một lộ trình chiến lược để xây dựng một tương lai bền vững.

Nỗ lực của EPA nhằm mục đích gia tăng việc áp dụng các kỹ thuật cách mạng và đa dạng để hướng tới những lợi ích về môi trường, sự đổi mới và xây dựng một nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Hóa học Xanh cũng là một phong trào cung cấp và hỗ trợ một diễn đàn duy nhất cho việc xuất bản các nghiên cứu sáng tạo về sự phát triển của công nghệ thay thế bền vững.

Phạm vi của Hóa học Xanh dựa vào, nhưng không giới hạn vào định nghĩa của Anastas và Warner (Green Chemistry: Theory and Practice, P. T. Anastas and J. C. Warner, Oxford University Press, Oxford, 1998) gợi ý. Hóa học xanh là việc áp dụng một tập hợp các nguyên tắc để làm giảm thiểu hoặc loại bỏ việc sử dụng hoặc tạo ra chất độc hại trong các quy trình thiết kế, sản xuất và ứng dụng các sản phẩm hóa chất.

Hóa học Xanh nằm trên biên giới của nhiều lãnh vực khoa học khác nhau và xuất bản các nghiên cứu nhằm cố gắng để giảm thiểu tác động môi trường của các công ty hóa chất bằng cách phát triển công nghệ căn bản không độc hại cho sinh vật sống và môi trường.

Thuật ngữ “hóa học xanh”, còn được gọi là hóa học sạch hoặc hóa học “hiền” (benign) và bền vững, đề cập đến việc thiết kế các hóa chất và xây dựng các quy trình để giảm thiểu rủi ro cho con người và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Mục tiêu của giải pháp hóa học xanh là để làm giảm bớt hoặc loại bỏ các tác động có hại của các hóa chất trong cuộc sống bán hủy (half-life) của chúng.

Những hướng dẫn cốt lõi liên quan đến hóa học xanh được nêu trong “Mười hai Nguyên tắc trong Hóa học Xanh” (Twelve Principles of Green Chemistry) của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (USEPA), dùng làm căn bản cho việc sáng tạo và thực hiện các hóa chất và quá trình sản xuất.

Lịch sử hóa học xanh

Dấu vết nguyên thủy của hóa học xanh có thể kể đến từ nhiều thập kỷ của thế kỷ 20 liên quan đến các nhà hoạt động môi trường có ảnh hưởng lớn, chẳng hạn như Rachel Carson. Vào năm 1962, Cô công bố trên báo cáo:”Sức bật thầm lặng” (Silent Spring) đã thay đổi nhận thức của công chúng đối với thuốc trừ sâu rầy và các mối liên quan của chúng đối với việc ô nhiễm môi trường.

Và tám năm sau đó, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (USEPA) đã được thành lập vào năm 1970. Các tài liệu tham khảo EPA vẫn còn tồn đọng lại tên tuổi của Rachel

Carson, người được coi là một nhà sáng tạo hàng đầu về bảo vệ môi trường, một nguyên nhân tiên khởi mở đường cho hóa học xanh trong các ứng dụng thực tế.

Nói về rủi ro hóa chất, các chuyên gia cho rằng một trong những bước đầu tiên hướng tới thực hành hóa học xanh là lượng giá các dữ liệu và sự kiện không bền vững trong công nghệ hóa chất, và làm việc với các nhà sản xuất hoặc các nhà phát minh, sáng chế để thay thế bằng vật liệu an toàn hơn và bền vững hơn.

Một số rủi ro chính để lượng giá bao gồm: thuốc trừ sâu rầy được sản xuất cho nông nghiệp, việc phát thải các chất độc hại trong quá trình sản xuất và trong các sản phẩm, và lượng khí thải trong nhà và ngoài không khí…từ đó nguy cơ đe dọa cho sức khỏe con người và phẩm chất không khí sẽ được đề cập đến cũng như việc truy tìm giải pháp giải quyết vấn đề.

Cuộc hành trình của Hóa học Xanh

Hàng năm có rất nhiều Hội nghị ở cấp quốc gia và quốc tế về vấn đề trên qua những chương trình kỹ thuật, nhất là ở các đại hội của Hội Hóa học Hoa Kỳ (American Chemical Society – ACS). Nhiều tạp chí khoa học khác đều có những ấn bản đặc biệt liên quan đến Hóa học Xanh như tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Hạch toán Hóa học (Scientific Research & Accounts of Chemical). Riêng tại Anh Quốc, Hội Hoá học Hoàng gia đã phát hành tạp chí Hóa học Xanh từ năm 2000.

Từ khi khởi xướng chương trình Hóa học Xanh toàn cầu năm 1996, hàng năm thế giới chọn một chủ đề đặc biệt nhằm thực hiện việc giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường thế giới. Năm 2016, Hội nghị Hóa học Xanh nhóm họp tại New York City ngày 2/12 với đề tài “Giám hộ về Hóa học Xanh – The Guardian’s Green Chemistry, trong đó các thành viên lên tiếng và đặt vấn đề là “làm thế nào để có một kỹ nghệ hoàn toàn không độc hại (toxin-free) trong tương lai.

Và sang năm 2017, vào ngày 16-18/10 tại Atlanta sẽ tổ chức “Hội nghị Quốc tế lần thứ 4 về các Hệ thống Nghiên cứu trong quá khứ và hiện tại của Hóa học Xanh” (4th International Conference on Past and Present Research Systems of Green Chemistry).

Hiện tại, hàng năm có trên 1.000 buổi hội thảo về Hóa học Xanh diễn ra trên toàn thế giới ở Hoa Kỳ, Âu châu, Á châu, và Úc châu, có trên 700 Tạp chí khoa học cùng sự tham gia của trên 30.000 nhà nghiên cứu và khoa học gia tham dự. Xin vào xem web: http://www.conferenceseries.com/

Một số viện đại học trên thế giới cũng đã thành lập phân khoa riêng cho môn Hóa học Xanh nầy. Viện Hóa học Xanh thuộc Hội Hóa học Hoa Kỳ đã đóng góp rất nhiều khóa huấn luyện cho sinh viên và các nhà nghiên cứu khắp nơi trên thế giới. Và công nghệ Hóa học Xanh đã ra đời cũng như đã được xem như là một công nghệ chiến lược cho phát triển bền vững toàn cầu. Hiện tại, trên thế giới đã có nhiều Viện hay Trung tâm nghiên cứu đã được thành lập ở Anh Quốc, Ý, Nhật Bản, Hoa Kỳ, và Úc Châu. Có thể nói hầu hết các nhà hóa học trên thế giới đều được biết qua thông tin về Hóa học Xanh ngày nay.

Hóa học Xanh hay Hóa học Bền vững?

Hóa học Xanh còn được gọi là Hóa học Bền vững đã được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (USEPA) đề xướng lần đầu tiên với mục đích để phòng ngừa ô nhiễm nhằm truy tìm những biện pháp giải quyết, sáng kiến kỹ thuật tối ưu hơn là đặt trọng tâm vào việc quản lý và thanh lọc các chất thải rắn, lỏng, và khí từ kỹ nghệ.

Trên 12 nguyên tắc căn bản để thực hiện công nghệ hóa học bền vững, công nghệ sinh học và siêu vi (nano) là hai công nghệ được áp dụng nhiều nhất trong các quy trình sản xuất và chế biến hóa chất. Điểm đặc sắc của hai công nghệ nầy là làm cho môi trường rất ít hay không bị ô nhiễm.

Vấn đề cấp bách được đặt ra là làm thế nào để cho tất cả các quốc gia trên thế giới được cập nhật thông tin và áp dụng những công nghê vừa mới được khám phá gần đây nhứt.

Nếu không, cuộc cách mạng xanh chỉ có thể xảy ra ở những quốc gia hậu kỹ nghệ và vấn nạn ô nhiểm toàn cầu vẫn chưa được giải quyết đúng đắn.

Trong kỳ Hội nghị Thượng đỉnh LHQ về Phát triển Bền vững tại Johannesburg năm 2002, GS Jurgen Metzger thuộc đại học Oldenburg (Đức) có nêu lên những tiến bộ của thế giới trong việc ứng dụng Nghị trình 21 vào chính quốc như việc xử dụng hóa chất an toàn cũng như lưu tâm nhiều đến sức khỏe của con người và môi trường. Đây chính là một đóng góp lớn của các công ty sản xuất hóa chất trên thế giới. Công ty Dow Chemical (Hoa Kỳ) là một công ty sản xuất hóa chất lớn nhất thế giới đã giảm được sự thải hồi thán khí (CO2) trong các quy trình sản xuất từ 28,1 triệu tấn cho năm 1994 xuống còn 26,1 triệu tấn năm 2002, mặc dù mức sản xuất đã tăng 20% trong giai đoạn nầy.

Sau cùng GS Metzger đã đề nghị giảm bớt 25% việc sử dụng năng lượng trong các công nghệ sản xuất hóa chất toàn cầu trong năm 2020 so với mức tiêu thụ năng lượng ở năm

2002. Và Ông cũng đã tiên liệu sẽ có 25% hóa chất hữu cơ sẽ được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu tái sinh vào năm 2020 tới đây.

Tuy nhiên, Ông cũng đưa ra một nghi vấn là sẽ rất khó để cho toàn thế giới áp dụng các kỷ năng mới nầy cũng như “sự ù lì” của một số đại công ty vẫn còn muốn đi theo lề lối cũ trong kỹ nghệ như xử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch để sản xuất ra sản phẩm hóa học khác hơn là áp dụng nguồn nguyên liệu tái sinh. Và cũng vì vậy mà nguy cơ của sự hâm nóng toàn cầu tiếp tục tăng trưởng cho dù Thượng đỉnh COP21 ở Paris đã đưa ra nhiều cảnh báo và để nghị phương hướng giải quyết cho toàn cầu cho đến năm 2100!

Chất dẽo tổng hợp từ thực vật

Một trong những việc làm đáng ca ngợi của công ty Cargill Dow thuộc nhóm Nature Works là đã thành công trong việc sản xuất chất dẽo (plastic) từ trái bắp. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng xanh lớn nhất vào đầu thế kỷ 21 nầy. Polylactic acid hay PLA là một loại chất dẽo thực vật có được từ việc tổng hợp đường dextrose trong trái bắp. Phát minh nầy đã được giải thưởng Presidential Green Chemistry Challenge năm 2002. Loại plastic “bắp” nầy có thể áp dụng trong các kỹ nghệ như quần áo, khăn, thảm, bao bì cho thực phẩm và nhiều ứng dụng khác trong nông nghiệp. Cũng theo Cargill Dow thì việc sản xuất chất dẽo trong điều kiện trên sẽ giảm thiểu được 20 đến 50% năng lượng xử dụng so với việc sản xuất theo quy trình sản xuất chất dẽo hiện tại.

Công ty nầy hiện ở Blair, Nebraska đã bắt đầu sản xuất 140.000 tấn/năm từ năm 2002 và đã tăng lên 1.000.000 tấn vào năm 2016.

EPA Hoa Kỳ đã tổng kết tất cả các thành quả của Hóa học Xanh tại nước nầy từ năm 1996 (năm khởi xướng Hóa học Xanh) đến 2015, là trung bình hàng năm, Hoa Kỳ đã:

Loại bỏ 800.000 tấn hóa chất trong đó có Chlorofluorocarbon (CFC)(Chất làm vỡ từng ozone của bầu khí quyển), hợp chất hữu cơ nhẹ, độc hại và không bị sinh thoái hóa;

Giảm 650 triệu gallon dung môi hữu cơ;

Giảm 138 tỷ gallon nước dùng trong việc sản xuất các kỹ nghệ dệt, phim ảnh, chất bán dẫn;

Giảm được 90.000 tỷ đơn vị năng lượng tiêu thụ BTU và 430.000 tấn thán khí (CO2) thải hồi vào không khí;

Giải quyết được 19 triệu tấn phế thải độc hại đã được thanh lọc hay tái sinh.

Cản ngại trong việc chuyển đổi quy trình sạch

Việc xử dụng những dung môi độc hại trong phòng thí nghiệm và trong kỹ nghệ là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng lên sự an toàn và sức khòe của công nhân và nhà nghiên cứu do ô nhiễm. Hóa học Xanh nhằm mục đích thay đổi những dung môi trên bằng dung môi khác, ít độc hại hay không độc hại và thay đổi các quy trình tổng hợp, phân tích, và tinh chế mà không xử dụng dung môi nữa.

Đứng trên căn bản lợi nhuận, việc chuyển đổi các quy trình cổ điển qua quy trình sạch thích hợp với tiến trình toàn cầu hóa là một việc không dễ dàng. Vì thế, tính cách “bảo thủ trong sản xuất” là một trong những cản ngại căn bản cho việc chuyển đổi nầy.

Lấy một thí dụ trong kỹ nghệ dược phẩm. Theo ước tính, nếu một công ty trong kỹ nghệ đã nghiên cứu thành công dây chuyền sản xuất sạch, thì trong giai đoạn chuyển đổi “chuyển tiếp”, công ty có thể bị gián đoạn hay giảm 50% sản xuất. Từ đó, việc mất mức lợi nhuận sẽ phải trả là những con số đáng kể mà khó có công ty nào chấp nhận hy sinh như vậy được.

Do đó, để giảm bớt tính bảo thủ trên, các công ty, ngoài việc nghiên cứu quy trình sạch, cần phải thực hiện song hành với việc nghiên cứu tài chính và thị trường trong công cuộc chuyển đổi nầy.

Những điểm “tối” trong hóa học xanh

Chuyển hóa hóa học hiện tại qua Hóa học Xanh là một cuộc cách mạng toàn diện, do đó những nhà hóa học và kỹ sư hiện đang gặp phải nhiều khó khăn trong công cuộc chuyển đổi nầy. Lý do là hầu như không có một quy trình dự kiến nào để làm căn bản cho nghiên cứu cả, mà chỉ dựa vào tính sáng tạo cá nhân của những người làm khoa học.

Trên lý thuyết, kinh tế nguyên tử (atom economy) là một nguyên tắc căn bản để thực hiện hóa học xanh đã được GS Burry Trost, đại học Stanford gợi ý vào năm 1991. Dựa theo quan niệm trên, phương pháp tổng hợp nguyên tử sẽ được áp dụng triệt để để hoàn thành sản phẩm sau cùng. Từ đó có thể kiểm soát được lượng “nguyên tử nguyên liệu” và “nguyên tử sản xuất”. Theo nguyên tắc nầy, thì trong quá trình sản xuất sản phẩm sẽ không có phụ phẩm (by-product). Thí dụ như trong quá trình cổ điển, việc sản xuất thuốc diệt cỏ 2,4,5-T đã sinh sản ra một phụ phẩm nổi tiếng là Dioxin với tỷ lệ là 1/1.000.000 tính theo trọng lượng sản xuất.

Vấn đề mấu chốt của việc tổng hợp trên là làm thế nào đo lường “nguyên tử nguyên liệu” cho công cuộc tổng hợp. Và đây cũng là một điểm đen trong cuộc cách mạng xanh nầy.

Hóa học Xanh ở Việt Nam

Theo sự quan sát và nhận định của một số chuyên gia ở Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy ngay là hiện nay, vẫn còn thiếu vắng trong việc nhận thức về tầm quan trọng cũng như các nhân tố cần thiết để phát triển Hóa học Xanh trong cộng đồng, cũng như các nhà sản xuất và quản lý sản xuất hầu như chưa sẳn sàng nhập cuộc vào việc ứng dụng Hóa học Xanh. Việc ứng xử thích hợp của cộng đồng đối với việc phát thải các chất độc hại và gây ô nhiễm còn hời hợt và yếu ớt. Về phần các nhà sản xuất, họ chỉ chú trọng vào khía cạnh lợi nhuận, lơ là khía cạnh ảnh hưởng đến môi trường chung quanh trong khi sản xuất.

Còn một vấn đề cốt lỏi khác nữa là nguồn nhân lực trong sản xuất và khả năng sử dụng hóa chất. Đã thiếu về số lượng và kém về phẩm chất, vì thế cho nên việc “hiểu và áp dụng” Hóa học Xanh ở Việt Nam chỉ có trên …bàn giấy, trong những lời hiệu triệu hay báo cáo lý thuyết, nhưng trên thực tế hoàn toàn …trống vắng!

Những người trực tiếp sản xuất và quản lý sản xuất cũng không được khuyến khích và đầu tư để nâng cao trình độ công nghệ và tích lũy kinh nghiệm thực tế, để có thể đóng góp vào việc cải tiến kỹ thuật trong việc chuyển đổi thành công nghệ sạch.

Kết luận

Mặc dù vẫn còn nhiều trở ngại trong việc chuyển đổi các quy trình sản xuất hóa chất cổ điển ra quy trình sạch, điều không thể chối cải là Hóa học Xanh hiện nay vẫn là một biện pháp phòng ngừa ô nhiễm hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, nhận thức trên vẫn còn nhiều nghi vấn khó mang đến sự đồng thuận cho nhiều nhà khoa học trên thế giới.

Việc khai triển Hóa học Xanh không chỉ dẫn đến lợi ích cho môi trường, mà còn cho các lợi ích kinh tế và xã hội nữa. Sự kết hợp của ba lợi ích này được gọi là “ba điểm căn bản” trong 12 nguyên lý của hóa học xanh. Mặc dù hóa học xanh không phải là một giải pháp cho tất cả các vấn đề môi trường, nhưng đây là một cách tiếp cận tối ưu để ngăn ngừa ô nhiễm, nhờ đó, con người tránh được sự lãng phí trong sản xuất.

Phương pháp “Cải thiện sinh-quang học” (Phyto-remediation) là việc kết hợp trực tiếp giữa cây xanh, ánh sáng, và vi sinh vật để đưa đến sự ổn định hoặc làm giảm thiểu ô nhiễm trong đất, bùn, cặn, nước bề mặt, hoặc nước ngầm. Nó là một công nghệ thay thế có thể được sử dụng song hành cùng với các công nghệ làm sạch hiện nay thường đòi hỏi việc đầu tư vào nguồn vốn cao và tốn nhiều năng lượng.

Thanh lọc sinh học (Bio-remediation) liên quan đến sự suy thoái của các chất ô nhiễm hữu cơ (như hóa chất, kim loại nặng, dầu) trong đất hoặc nước, do tác động của vi sinh vật được nuôi cấy chọn lọc cho từng loại hóa chất phế thải và có khả năng chuyển hóa các chất gây ô nhiễm trên. Trong một quá trình “sinh tăng trưởng” (Bio-augmentation), những vi sinh vật được đưa vào môi trường bị ô nhiễm thường là một chất lỏng, kết hợp với các chất dinh dưỡng thích hợp để kích thích và thúc đẩy sự tăng trưởng của chúng; để rồi, từ đó, vô số vi sinh vật mới sẽ hấp thu hay hấp thụ các hóa chất phế thải.

Nhưng, câu hỏi được đặt ra là:

Liệu các nguyên liệu đến từ việc chuyển hóa sinh học, hay tái sinh có thể hoàn toàn thay thế được nguyên liệu dầu hỏa hay không?

Thán khí (CO2) và các nguồn khí thải khác có thể được thu hồi và chuyển đổi thành hóa chất mới hay không?

Liệu khinh khí (hydrogen) sẽ là một nguồn năng lượng chính trong tương lai?

* Liệu các hóa chất xử dụng trong nông nghiệp và dược phẩm sẽ là những hóa chất có thể dễ bị sinh thoái hóa (bio-degradable) và không còn ảnh hưởng lên môi trường?

Nhiều nhà môi sinh bi quan đã nghi ngờ sự thành công của khái niệm về Hóa học Xanh và từ đó quy kết là sự phát triển bền vững đúng nghĩa không thể nào thực hiện được và chỉ là mộng tưởng mà thôi.

Ngược lại, những người lạc quan tin tưởng rằng tiến trình phát triển bền vững là một hướng đi, chứ không phải là mục tiêu để đến đích. Và Hóa học Xanh là một cẩm nang căn bản đưa đến việc làm sạch và bảo vệ môi trường.

Nghĩ được như thế, Hóa Học Xanh sẽ là ngón tay chỉ hướng Niết Bàn của Đức Phật Thích Ca trong công cuộc phát triển bền vững toàn cầu.

Mai Thanh Truyết – Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VAST)

Father’s Day 2016

 

Ông thầy tuồng vỡ kịch chánh trị – Phan Văn Song

Dưới thời nhiệm kỳ cựu Tổng thống Pháp François Hollande, dư luận xứ Pháp đã hơn một lần thắc mắc « hỏi giấy » Ngài về cái lương « khổng lồ » Ngài trả cho anh thợ hớt tóc, ngày đêm túc trực hầu hạ tóc tai Ngài – 8 000 euros mỗi tháng – ! Nhiệm kỳ nầy, ông tân Tổng thống Macron cũng tạo một « scandale » do tiền trang điểm, son phấn, vẽ mặt, vẽ mày, làm dáng của Ngài cũng vượt mức – 26 000 euros, chỉ cho ba tháng đầu – !

Dĩ nhiên đã là Tổng thống thì phải là người của quần chúng, của toàn công dân. Vì khi ra gặp quần chúng, cộng đồng, tiếp khách, ông bắt buộc phải « chưn hình » dù có già có xấu như ma lem đi nữa, cũng phải tạo dáng đẹp đẻ vì thể diện quốc gia, vì quốc thể ! Phải ví ông như  là một kịch sĩ, một diễn viên, phải tóc tai tươm tất, dồi phấn thoa son, phải khuôn mặt hồng hào, tóc tai mướt đẹp, đầy sanh khí, dù rằng tối hôm trước, vì một lý do gì đó, Ngài phải thức khuya, thiếu ngủ, « long thề » bất an !

Ngài bắt buộc phải có một dàn giá bộ sậu người săn sóc, hầu hạ… Một lực sĩ đá banh kia mà còn có người đấm bóp, còn phải có tắm hơi nóng, tắm nước đá lạnh… phải thầy thuốc chăm lo, thuốc bổ an thần, thức ăn tẩm bổ ! Huống chi, là một Ngài Tổng thống, một ông Vua tân thời, dù rằng của một chế độ Cộng hòa Dân chủ ! Chẳng những phải cần cả một bộ sậu giàn giá hầu cận Ngài, còn phải có một anh Thầy tuồng, nhắc chừng, vẽ bài, vẽ bản, viết tuồng, … để chàng kịch sĩ Tổng thống diễn xuất nữa ! Nếu chẳng may lâu lâu gặp phải diễn viên « hát cương » ẩu, « tuýttơ » liều, nay « tuyên » một đường, mai « bố » một nẻo … kiểu Donald Trump … chắc cũng phải xẩu mình ! Và anh Thầy tuồng của hí viện Cộng hòa, của một nhà hát dân chủ nầy, là anh :

Trưởng ban Nghi thức – Le Chef du Protocole

1/ Nghi thức :

Vì từ cái cà vạt của Tổng thống đến chổ cắm điện của máy điện từ, qua đến những chổ ngồi quanh bàn ăn, đều do anh Trưởng ban nghi thức – Le chef du protocole lo lắng tổ chức cả.

Phải, chính anh trưởng ban nghi thức, kín đáo, đã sắp đặt, tổ chức, chỉ trong vòng một tuần lễ, tất cả những nghi thức của chương trình Tổng thống Huê kỳ cùng phu nhơn Donald Trump đến dự lễ Quốc khánh Pháp ngày 14 tháng 7 năm 2017.

Cũng chính anh trưởng ban nghi thức, vào vào một đêm của tháng 8 năm 2011, tại Beijing, Cộng hòa Trung Hoa Cộng sản, phải lãnh cái nhiệm vụ rất khó khăn, là phải làm sao  thuyết phục một Tổng thống Nicolas Sarkozy của Công hòa Pháp, quá mệt mõi, chán ngấy bởi thái độ không thân thiện của lãnh đạo Tàu (vì bà vợ ở nhà tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma), muốn rời bỏ chương trình đang vừa công du vừa thăm viếng xứ Tàu và thủ đô Beijing, quá nãn, do cuộc hành trình quá dài, và chương trình quá nặng, rằng Tổng thống không thể bỏ cuộc, vắng mặt buổi họp sáng sớm hôm sau, phải tiếp xúc, phải bắt tay toàn bộ các người tham dự, và – mặc kệ, bỏ mặc, lơ là, không chiều chuộng cậu công tử Louis, đang nằng nặc, nhỏng nhẻo đòi phải cùng đi chơi, đi viếng Beijing, cùng với bố. Tối hôm đó, khi đến gặp Tổng thống, để là nhiệm vụ ấy, anh rất lo lắng, vì vẫn còn bị ám ảnh bởi hình ảnh, năm trước, cũng trong một trường hợp tương tự, ông Tổng thống nóng tánh nầy, quá bực mình, nổi nóng bởi một anh thuộc hạ dám cưởng ý mình, đã đuổi ngay anh trưởng ban nghi thức tiền nhiệm, mặc dù còn đang trên đường công vụ.

Cũng trong vai trò anh trưởng ban nghi thức, khi máy bay của Tổng thống sửa soạn đáp xuống phi trường của Camp David, Mỹ, đã nhắc nhở Tổng thống Pháp Hollande, rằng giấy mời của Tổng thống Obama, đã rõ ràng ghi chú rằng « y phục » phải thường phục thoải mái-casual, và các người khách đến dự phải, ít nhứt, là tháo bỏ cái cà vạt ra. Vậy mà, Tổng thống Hollande vẫn không nghe. Và cuối cùng, trong buổi gặp mặt ấy, ông là vị khách duy nhứt mang cà vạt ! Quê ơi là quê !

Và cũng chính trưởng ban than trời khi Tổng thống Hollande leo lên xe mình đóng cửa, trước khi Bà Hoàng Anh Quốc Elisabeth II leo hẳn lên xe bà. Và quê hơn nữa, ngày hôm trước Tổng thống Hollande đã, vụng về đưa tay ra bắt tay Bà Hoàng trước khi Bả chìa tay ! Hoàn toàn trật chìa với nghi thức và nghi lễ của Triều đình Anh Quốc !

Cũng chính anh (trưởng ban nghi thức) cũng đã, hết hồn, chỉ trước vài giờ trước khi máy bay của Bà Hoàng Anh Quốc (cũng Bả nữa !) và của 109 nguyên thủ và đại diện các nguyên thủ các quốc gia đáp xuống vùng Normandie, để cùng tham dự kỷ niệm Ngày D Day, ngày đổ bộ của quân đội đồng minh, 6-6-1944, mới được biết Bà Hoàng đội một chiếc nón đặc biệt cao, và chợt hiểu rằng, chiếc nón ấy của Nữ Hoàng Anh Quốc sẽ gặp khó khăn, vì cái trần của mui chiếc xe DS5 tân thời cáu cạnh dành riêng để chở Bà quá thấp, và sẽ làm bẹp chiếc nón. Và, cuối cùng vào phút chót, anh tìm tất cả mọi phương tiện (dùng cả trực thăng lớn chuyên chở), để đưa đến Normandie, một chiếc Vel Satis cũ, cất trong một góc của nhà xe của Phủ Tổng thống ở Paris, với chiếc mui cao, kịp thời cứu cái nón của Nữ Hoàng Anh Quốc ! Và chẳng những chỉ chuyện cái nón, cũng trong ngày ấy, trong chương trình ấy, với đầy những chi tiết, tỷ mỷ, đo lường bằng từng phút một, phải chọn một khoảng thời gian 15/20 phút để Nữ Hoàng Anh Quốc –  cũng Nữ Hoàng nữa ! Phải có 15/20 phút để cho cặp giò Bả nghỉ ngơi. Phải tìm chổ, một căn phòng tiện nghi, trên con đường hành trình chánh thức. Và quan trọng hơn, trong thời gian Bà Hoàng nghỉ ngơi, đoàn tùy tùng Anh Quốc hộ tống Bà phải không được biết, Tổng thống Pháp sẽ lợi dụng thời gian, tại một căn phòng gần đó, để tạo một cuộc gặp gỡ kín đáo để Tổng thống và Bà Thủ tướng Đức tồ chức một cuộc họp mật giữa hai đối thủ Nga và Ukraine…

Và cũng lại chính ông trưởng ban lễ nghi Pháp, với một khuôn mặt tỉnh khô, « thật thà khai báo » kể một câu chuyện hiền lành, vô thưởng vô phạt, cho vị trưởng đoàn ngoại giao Anh quốc khi vị nầy – vì nghe thấy những đi lại xào xáo ngoài hành lang của lâu đài, nơi Bà Hoàng nghỉ chơn – bước ra khỏi phòng bà Hoàng, để hỏi lý do… Ngoại giao ơi ! … bao xảo quyệt cũng vì mi ! – Ô Diplomatie ! que d’hypocrisie en ton nom !

Tổ chức, tiên liệu, nhắc nhở, khuyên nhủ, cố vấn, đối mặt với những bất ngờ, hát cương, nhập đề ngay, sáng kiến nhanh, quyết định nhanh, … xuất khẩu thành thơ, đối ứng bất ngờ, nhanh, chụp giựt, nhưng phải hợp thời hợp cảnh, đó là tất cả tài nghệ, ứng phó, nhanh nhẩu, nghề nghiệp của vai trò trưởng ban nghi thức của Điện Élysée, Phủ Tổng thống Pháp. « Muốn thiện hiện đúng vai trò của nghiệp vụ nầy, không cần một người am hiểu thời thế, lão luyện sự đời, không cần một người miệng lưỡi, khéo léo, chỉ cần một người siêu nghề tiếp vụ, với con mắt thiên nhãn ngó, đặt, theo dõi mọi nơi » Laurent Stefanini, 6 năm phục vụ ở Phủ Tổng thống, sau 5 năm làm việc ở Phủ Thủ tướng Matignon tả nghề mình. Nay, về hưu, nhường vai trò lại cho anh cựu phụ tá, Fédéric Billet, vào tháng 5 năm 2016, để tiếp tục công vụ, với năm cuối cùng của Tổng thống François Hollande, và nay, với Tổng thống Emmanuel Macron.

Từ ngữ « Nghi thức – Protocole » đến từ chữ hy lạp « protos » nghĩa là thứ nhứt-premier-first. Người giữ chức vụ trưởng ban nghi thức, tuy với một chức vụ chỉ ngang hàng với chức vụ Đại sứ, có một đặc quyền là đi vào mọi nơi, cổng/cửa « trước – số một » ông Tổng thống mình phục vụ, mỗi khi anh đi cùng, làm việc với Tổng thống. Anh vào mọi phòng ốc, trước vị nguyên thủ, nhiệm vụ thứ hai là nhắc nhở tên tuổi chức vụ các vị khách. Một bổn phận nữa là phải đạo diễn mọi thái độ, nhắc chừng, khi cần đi chậm, khi cần đi nhanh, nào chớ quên, nào nên nhớ …

Ngày 11 tháng Giêng năm 2015, sau khi khủng bố Hồi giáo quá khích Daesh giết hại 17 người ở Paris, khi được lệnh phải tổ chức cuộc diễn hành cộng hòa – la marche républicaine để ủng hộ nước Pháp và Paris đau thương, với 44 nguyên thủ quốc gia tham dự. Khi cần phải tiếp tất cả từng nguyên thủ một tại Điện Élysée, anh trưởng ban phải bố trí một người phụ tá đứng sau một chiếc cột, với một bản listing có hình để « thổi tên từng vị một, với tên gọi chức tước đàng hoàng –  tiếng Pháp lắm rắc rối, khi thì chỉ Ông-Monsieur, khi thì Ngài-Monseigneur, khi thì Son Altesse, lúc lại Son Excellence … !». Bộ Ngoại Giao Pháp, Quai d’Orsay, có một « bộ sậu 105 người » chuyên cái nghiệp nầy. Hệ thống gồm tiếp vụ, thông ngôn, phiên dịch, nghi lễ, chỉ đặc biệt để tiếp khách -750 lần một năm, chỉ riêng nội cho năm 2016 thôi ! Riêng một bộ phận chỉ lo cho phần đặc quyền, đặc nhiểm ngoại giao – immunité diplomatique, với toàn phần các nhơn viên ngoại giao các sứ quán ở Pháp. Sở đặc nhiệm nầy rất bân rộn, vì chỉ ở ngay trên đất Pháp đã có tất cả 10 000 diplomates– ngoại giao nhơn, và 40 000 « người có quy chế đặc biệt – personnes à statut particulier ». Đất Pháp cũng là nơi có rất nhiều tư thất riêng hay nhà phụ-résidences secondaires của nhiều nguyên thủ hay thủ tướng ngoại quốc, vào khoảng trên 60 chục căn.

Nghi thức của Phủ Thủ Tướng do Bộ Ngoạo giao lãnh, với một ê kíp riêng, 4 người. Riêng Phủ Tổng thống gồm khoảng chục người và ăn ở hẳn tại chổ, ở Phủ. « Tổng thống Pháp là người giao tế rộng, đặc biệt với ngoại quốc » Laurent Stefanini nói rõ. Nào G7, G8, G20, rồi các hội nghị thượng đỉnh, nào Pháp thoại, nào Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La tinh … rồi thương mãi, môi trường, khí tượng …song phương, đa phương … ấy là chưa kể những tiếp đón, hay những đi viếng thăm các nguyên thủ bạn, tuần nào cũng có, tháng nào cũng có. Anh trưởng ban nghi thức biến thành một trưởng ban nhạc, có khi cả một nhà đạo diễn, viết tuồng, tạo tuồng, dựng tuồng, luôn luôn phải tạo dựng một không khí chánh trị một màn kịch chánh trị an lành, mưa thuận gió hòa, mặc dù trong một chánh trường quốc tế đầy sôi động. Những màn bắt tay, những bài hát đầy nụ cười, những khúc nhạc đầy ôm nhau, vỗ lưng nhau, từ cách hôn tay, siết tay, đứng gần, đứng xa, hàng hai, hàng ba, xa gần… đều có nghĩa cả, đó là những nhịp của những khúc dạo, khi moderato, khi moderato nhưng cantabile, có khi saccato, giựt gân, nhưng phải làm dịu lại để qua vivace …. Thế giới là vậy…trình diễn, đi đêm… cười trước mặt, đâm sau lưng. Chưỡi nhau, hù nhau, hôm nay, bạn hiền hôm sau ! Không bạn muôn đời, không thù muôn kiếp !

Nhưng « Nếu được, nên tổ chức tại nhà mình, nhiều lợi thế hơn ! Nơi đây mình là chủ nhà, chủ tình hình, chủ chương trình ! » Laurent Stefanini nhắc rõ. Nhưng khi, chẳng may, nếu thất thế, phải làm khách mời, anh trưởng ban nghi thức phải đi trước một tuần, vài ngày, dò đường, thương thuyết chương trình « được tiếp » cho đầy thuận lợi cho « xếp mình » : từ nơi nghỉ ngơi, nơi họp, các phòng ốc tươm tấp phải « đáng giá vai vế, gương mặt quốc gia, quốc thể », tươm tất, ngon lành, sang trọng là cái dỉ nhiên rồi, và không được xa nơi phái đoàn làm việc, với đầy đủ hệ thống an toàn và thông tin, nếu cần, phải đi hẳn vào chi tiết … như đầy đủ những ổ điện để cắm điện cho các tất cả các máy điện tử của phái đoàn, từ viết đến in ấn, chụp sao hình… Một trận chiến về « ego diplomatique – tự ái, quốc thể ngoại giao » vì tất cả mọi phái đoàn đều cho mình là quan trọng cả không ai nhường ai. Thí dụ phòng riêng làm việc của phái đoàn Pháp nếu quá xa phòng họp, sẽ làm mất thì giờ vị Tổng thống mình, và khi cần tiếp vận mất thì giờ đi lại …Vì Pháp là … đệ nhị quốc gia Liên Âu, đệ … ? của thế giới ! Phải cần một nơi để sửa sang, chỉnh hình … Ngài Tổng thống, lúc trang điểm, khi cắt tóc, lúc nghỉ ngơi, khi xả uế … !

2/ Nghi lễ: Thiên hạ thường nhầm lẫn nghi thức-procole với nghi lễ-cérémonial !

Nghi lễ là một phần phụ thuộc của nghi thức. Nghi lễ là những thể thức sắp đặt hệ thống ưu tiên thứ tự trong các vai vế các yếu nhơn ngoại giao hay quốc thể.

Tháng 7 năm 1804, Napoléon I – cũng Napoléon I – đã viết ra bảng hệ thống hóa nghi lễ cho các yếu nhơn quân đội, công chức và cả tang lễ. Bảng nghi lễ nầy được Đệ tam Cộng hòa Pháp tái áp dụng vào năm 1907, và được tân thời hóa vào năm 1989 bởi Tỉnh ủy Cộng hòa-Préfet Jacques Gandouin, cũng do ông cập nhựt lại năm 1995. Chiếu bảng nghi lễ nầy, Tổng thống Cộng hòa Pháp là vai thứ nhứt của mọi nghi lễ nước Pháp, kế đến là Thủ tướng, đến Chủ tịch Thượng Viện, vai thứ tư là Chủ tịch Hạ Viện, sau đến các cựu tổng thống, các cựu thủ tướng, … tất 61 hạng người cuối cùng là Chủ tịch Công ty Quốc gia các kiểm soát viên ngân khố – Président de la Compagnie nationale des commissaires aux comptes…

Càng sắp hàng cao, càng quan trọng, thì phải đến và khi cần phát biểu một ý kiến, càng phải nói sau cùng, và càng quan trọng càng rời đi về càng sớm. Đó là lễ nghi của xứ Pháp. Và nhức đầu hơn, khi gặp phải những khách mời ngoại quốc. Trộn thứ tự thế nào để khỏi phật lòng thiên hạ đây ? Cả người nhà, cả khách quý!Nghi lễ buộc rằng, theo cùng một hàng chức vụ, ưu tiên cho người lớn tuổi. Theo lẽ thường, một vị lãnh đạo già nua một quốc gia tý con, nghèo yếu ưu tiên hơn anh lãnh đạo trẻ tuổi tài cao một quốc gia tiên tiến cường quốc. Đó là lý, nhưng về tình thì phải thương thuyết mặc cả trả giá thiệt hơn. Ngoại giao … trường tình … tuồng hát  !

Bàn ăn cũng thế, chổ ngồi quan trọng, chủ nhà ngồi giữa, xong bên phải, rồi đến bên trái … Sắp đặt ai nói trước, ai nói sau … đều do anh trưởng ban nghi thức đạo diễn cả. Nhưng có khi cũng bị ọc rơ – hors jeu. Như khi lễ nhậm chức của tân Tổng thống Hollande do cựu Tổng thống Sarkozy trao tay cho tân Tổng thống … Trên đường nhậm lễ, bổng bà bồ của tân Tổng thống, bà  Valérie Trierweiler, nổi hứng bất tử, rời phái đoàn, đi bắt tay các quan khách, báo hại ông Tổng mới chờ, ông Tổng cũ cũng chờ… phái đoàn phải ngưng, nghi lễ trễ nãi … Bài vỡ bể, tuồng hát bắt đầu phải cương …

Nghi thức, nghi lễ là do con người, không qua con người và cá tánh con người được !

Thế kỷ XVII, Vua Louis XIV, có nói «  Nhơn dân, quân chúng, công dân, thần dân của chúng ta, không thể thấu hiểu nỗi chiều sâu của triều đình, chỉ biết nhìn và đánh giá vào bề ngoài, mặt nổi , nên chỉ biết nhìn vào nghi thức, nghi lễ và phẩm trật để tỏ lòng mến mộ và khâm phục – Les peuples sur qui nous régnons, ne pouvant pénétrer le fond des choses, règlent d’ordinaire leur jugement sur ce qu’ils voient au dehors, et c’est le plus souvent sur les préséances et les rangs qu’ils mesurent leur respect et leur obéissance » !

Dù là tuồng hát, nhưng nghi thức, nghi lễ rất cần thiết cho thuật trị dân. Đau !

Hồi Nhơn Sơn, đầu mùa gió lạnh

 

Sống với Ô Nhiểm Độc Tố: Không khí ô nhiễm, biển cả ô uế, đất liền độc hại. Lấy độc trị độc! Hóa độc tẩy ô nhiễm. Hóa học trừ sâu, hóa học sạch nhà – Phan Văn Song

1/ Từ ô nhiễm bằng món ăn đến ô nhiễm bằng khủng bố :

Suốt tuần qua và cả đến những ngày gần đây, thời sự Pháp vẫn cứ lay hoay chung quanh vấn đề trứng gà nhiễm chất fipronil. Một « phong trào » nhơn danh cẩn thận đành phải phung phí vứt bỏ, tiêu hủy chẳng những cả triệu trứng, làm thiệt hại không biết bao nhiêu vạn euros cho các nhà sản xuất ! Còn cẩn thận hơn, phải vứt thêm tất cả những tương quan, dính líu, phải vứt bỏ, tiêu hủy tất cả các phó phẩm có chứa trứng gà… bánh gaufres-kẹp, bánh bisquit khô, cả mì có trứng…Mặc dù y khoa đã nói cái độc hại rất tương đối, không đáng kể, và chứng minh khoa học rằng một người cân nặng 65 kilô phải ăn 7 quả trứng một ngày mới nhiễm độc. (Dân Việt mình mới cân nhẹ 65 kilô, chứ như cái thằng tui đây ốm nhách cũng trên 70 kí rồi ! Có thằng tây nào 65 kí lô đâu ?) Thế mà, cũng nhơn danh cẩn thận ! Thật là cái xứ giàu có khác (nhà giàu đứt tay bằng nhà nghèo đổ ruột). Âu châu thừa thãi phung phí, nhưng suốt ngày cứ than nghèo. Mỗi cuối tuần suốt hai tháng 7 và 8 nắng ấm, là kẹt xe, nhứt là Paris. Chiều thứ sáu, bạn thử ra cửa Paris-Dourdan để đi về hướng Nam xem, phải đi trước 15 giờ hay sau 00 giờ mới gọi là thoải mái, không thì chờ vì kẹt xe cả giờ… Nhưng vẫn khóc về nghèo, vẫn than vì giá xăng lên, giá điện lên … Nghề than là nghề của chàng Pháp. Tuần qua, vì bọn khủng bố hồi giáo cuồng tín đánh ở Tây ba Nha, đánh ở Phần lan, đánh ở Đức, đánh ở Nga, sáng thứ hai nầy đánh cả vào Pháp vào thành phố Marseille… cũng bằng xe lao vào đánh đông, cũng bằng dao găm …Tình hình khủng bố cũng làm hạ bớt tình hình than thở…Có lẽ các thành phố lớn ở Âu châu mai nầy, chắc phải sống như Sài gòn của chúng ta, những năm trước 75, trước những sự khủng bố của bọn cuồng tín Việt Cộng. Trước ngõ các cửa hàng đều có lưới chống lựu đạn. Các lề đường có bao cát, có bực đá to chống xe ủi, chống lựu đạn…Xứ Do Thái sống như vậy suốt bao năm nay, riết rồi cũng quen đi ! Các bà con, chắc còn nhớ khi xưa, ở Sài gòn ta, tối đến, dân chúng bà con ta vẫn mạnh dạn tấp nập ra đường hóng mát, trên vĩa hè bờ sông Sài gòn, bạn hàng tấp nập kẻ bán người mua ăn uống, nào hột vịt lộn, nào bò bía, ladze, nước ngọt, đây nước trái cây ép, kìa nước mía ép, đây xin xa hột lựu, nọ chè bắp chè chuối… ăn uống vui vẽ, sung túc …các nhà hàng khiêu vũ vần đầy khách, nào Tự Do, Queen bee, Kim Sơn, nào La Cabane, Maxime, Đêm mầu hồng … đầy dân đi nhót… không ngán thằng Việt Cộng nào đâu, mà cũng chẳng sợ có chết thằng ma nào đâu ? Việt Cộng quăng lựu đan ? Phe ta ai bị thương, ai bị chết… phe ta nghiến răng băng bó người bị thương, phe ta căm hờn chôn người chết … và phe ta, người sống vẫn tà tà đi nhót… người cụt giò, cụt cẳng, chống gậy, đi nghe nhạc, bị thương tay, treo tay đi nhót. Còn những rạp cinê nữa ! Dân Sài gòn ta mê cinê, ghiền cinê … ; tuổi nhỏ, hổng có ai là không một lần cúp cua, trốn học đi cinê ; lớn lên, có bạn, cùng bạn, có đào đèo đào, dắt nhau đi cinê ào ào, phim chưởng, phim tây, cao bồi, tình yêu …rạp nào cũng vẫn đầy người… Nào Rex, nào Eden, Đại Nam… và các rạp cải lương ? hay hát bộ…Nghèo chơi theo nghèo, giàu chơi theo giàu…Ngày mai âu châu chắc cũng sẽ vậy…

Khủng bố là một ô nhiễm cho đời sống ngày mai…Rồi cũng phải cách giải quyết ! Trị ô nhiễm khủng bố, sẽ tạo một cuộc sống đầy đấu tranh, bớt ích kỷ, cộng đồng hơn, quốc gia hơn ! Mong lắm !

2/ Thiên hạ nói nhiều về thuốc trừ sâu rầy xài cho nông nghiệp. Nhưng không nói độc hại thuốc trừ sâu rầy xài trong nhà :

Con người bị nhiểm độc tố nhiều do tai hại dùng hóa học làm thuốc tẩy sạch để làm sạch, làm thơm nhà cửa, bàn ghế, giường nệm. Nhà càng sạch, càng thơm, càng ô nhiểm, càng độc hại !

Vừa qua, cơ quan EFSA – European Food Security Authority – Cơ quan Thẩm quyền An ninh Thực phẩm Âu châu, tuyên bố một câu xanh dờn, rùng rợn : « Hơn 97% thực phẩm chúng ta đang tiêu thụ đều có vết tích thuốc trị sâu rầy nông nghiệp (pesticides) » ! Hoảng chưa, báo chí truyền thông âu châu được thế, la hoảng tạo một cơn chấn động. Làm sao đây ?

Sau khi hút bụi nhà cửa, sau khi dọn dẹp, ai ai cũng dùng ống thơm « xịt » đều, « xịt » thơm, tất cả dụng cụ làm thơm nhà đều dùng các « ống xịt », hoặc gắn đèn tỏa thơm. Nhà cầu, đi vệ sanh xong, giựt nước sạch (có khi hai lần, toàn xài nút lớn, mặc dầu « đi nhỏ » cho chắc ăn – mặc kệ báo chí truyền thông tử tế bảo phải tiết kiệm nước – và tất cả chúng ta đều « tử tế » khuyên bà con bạn bè tiết kiệm nước, nhưng vì « ở nhà tui, tiền tui, tui xài » nên nhà tui phải cho sạch, cho thơm !

Thế nhưng ! No star where, chả sao cả, đó là báo chí la hoảng đó thôi ! Thật sự, đấy là bản báo cáo cuối lục cá nguyệt của cơ quan EFSA nói rõ rằng : « Hơn 97% thực phẩm chúng ta dùng đều có vết tích thuốc trừ sâu rầy trong một tỷ lệ hợp lệ » Thì ra thế ! Câu đây là một báo cáo khoa học, còn câu trên là một tiếng chuông báo động ! Báo cáo nầy còn nói rõ hơn nữa : 97% thực phẩm đều tôn trọng mức độ an toàn, và chỉ có 2,6% vượt mức thôi ! Làm báo nói láo ! Phóng sự giựt gân …

Thế nhưng ! Chúng ta thử đọc kỹ bài báo cáo, và thử lý luận. Nếu như 54,6% thực phẩm chúng ta tiêu thụ không có một vết tích gì của thuốc sâu rầy nông nghiệp, thì 45,4% có vết, tức là có chứa độc tố, mặc dù với một số lượng nhỏ xíu nhưng vẫn đo lường được ! Và biết rằng một số rất lớn thuốc trừ sâu rầy bị đưa vào bảng phong thần là có tác dụng tác hại các tế bào thân thể con người (perturbateurs endocriniens) tuy dù với một số lượng rất nhỏ ! Do đó …

Qua sự tiếp xúc hằng ngày :

Nước dùng công cộng đều bị nhiểm độc tố thuốc trừ sâu rầy, qua hệ thống sông ngòi, mạch nước ngầm… Đúng ! Nước vòi gia đình tương đối có thể uống được, vì được hệ thống phân phối lọc lại và tẩy sạch, nhưng phải trả một giá khá cao ! Do đó tạm thời có thể nói, vài vùng, ở Pháp, nước vòi trong nhà có thể uống được ! Và các cơ quan phân phối nước của Pháp bảo quản vệ sanh khá tốt. Và chúng ta cũng không phải mang những giòng nước độc ấy vào nhà. Nhưng trong nhà chúng ta, hằng ngày, chúng ta đã tự mang chất độc vào nhà rồi : một cây kiểng héo cần chút phân bón (hóa học), một chú chó, chú mèo gải tai, gải thân thể (thuốc hóa học trừ chí rận), hút bụi một tấm thảm, chưa kể cả những con vi khuẩn mà chúng ta muốn trừ bỏ, con chí mà cậu con trai, cô con gái mang ở trường học về…hay những ngọn đèn cắm điện tỏa chất chống muỗi chống ruồi, chống những con acariens, thuốc xịt, bơm, chống những con mối đục phá những vật dụng bằng gỗ, « xịt » những đàn kiến chúng ta muốn dẹp, những đàn chuột chúng ta muốn trừ… tất cả đều có thuốc trừ cả, trừ dán, trừ muỗi, trừ ruồi, trừ chuột, trừ kiến …Và chúng ta đều có muôn ngàn lý do để mang thuốc trừ sâu rầy vào nhà, nghĩ rằng không xài đến thuốc trừ sâu rầy nông nghiệp đầy độc hại !

Chỉ cần thay tên đổi họ chất hóa học thôi !

Thật tình mà nói, cái nầy là xía vào nghề của anh bạn thân Mai Thanh Truyết tui đây ! Xin lỗi bồ nhé !

Rằng khi một chất hóa đổi nghề, không dùng trong nông nghiệp nữa, nó không còn gọi là thuốc trừ sâu rầy nữa (pesticides). Cũng cùng một gia đình hóa chất, ở Pháp, khi ra khỏi phạm vi nông nghiệp, chúng được gọi chung với họ thủ ngữ là phyto (đến từ hylạp cổ phuton = mầm mọc, cây cỏ, thực vật, phyto-sanitaires = săn sóc cho cây cỏ, hay phytopharmaceutiques thuốc (dược) cho cây cỏ. Nhắc lại từ pesticide = giết độc tố do là tiếng anh pest = cây xấu (nhắc lại từ pháp = la peste bệnh dịch tả, đều đến bằng từ gốc latinh pestis = độc hại) và cide (do từ latinh cida, đến từ động từ latinh caedo = giết).

Tóm lại hóa chất cùng một gia đình, mang nhiều họ khác nhau tùy theo công dụng, tùy nghiệp vụ, nông nghiệp, vườn nhà, trong nhà (bio-cides), súc vật (vétérinaire) hay người (pharmacie). Thế nhưng, dù đổi họ đổi tên, thuốc trừ sâu rầy, như việt cộng vậy, gốc độc hại vẫn là độc hại !

Tùy theo luật lệ, với cái tên gọi chung mới là « biocides », với một định nghĩa là gom lại tất cả những thuốc có tác dụng tiêu hủy những bio-vật lý có hại, có tác dụng ngăn chận, hay chống lại bằng một phản kháng hóa học, hay bio-vật lý. Mặc dù  tác dụng là đánh thẳng vào những sinh vật có độc tố, những chất biocides, vẫn ít nhiều có tác dụng cụ thể ảnh hưởng đến con người, súc vật hay cả môi trường.

May quá, từ mấy năm nay, luật lệ âu châu chống chất độc đã được áp dụng chặt chẽ. Trên 956 chất biocides có mặt từ năm 2000, nay chỉ còn 374 vào năm 2007, trong kỳ kiểm kê lần cuối. Các nhà kỹ nghệ gia cũng đã tự ý vứt bỏ một lô những biocides đang bị mang tiếng, trước khi các nhà khoa học nói tới. Thí dụ, những hột « lông nảo » của thời Sài gòn ta, dùng để chống mối để trong tủ áo, gồm chất paradichlorobenzène, hay naphtalène (ta thường gọi sai bằng tên hiệu naphtaline), hay những thuốc xịt chlorpyrifos hay dichlorvos nay không tìm ra nữa. Kiểm kê nầy rất tốt cho sức khỏe người tiêu thụ. Chương trình nhắm phải xong vào năm nay 2017, nhưng đã bị dời đến năm 2024 ! Những chất biocides trên thị trường ngày hôm đang trong tình trạng « đang chờ… ». Lo lắng ! Thật ra, vào năm 2013, đã một báo cáo đã quyết định phải loại bỏ một lô chất biocides « có hại » rồi ! Nhưng vẫn có những « chần chờ » đến ngày nay ! Nhờ có những chấn động-scandales tày trời vừa qua, như với những dép nhựt made in china, làm lở chơn khi mang vào, những ghế da ngồi vào bị nổi mụn, củng do Tàu sản xuất, lý do vì dùng những biocides chống nấm mốc trên da, trên quay cao-su (moississures), vì dùng chất diméthylfumarate, một biocides bị cấm sử dụng tại Liên Âu. Cũng như chất fipronil vừa qua bị cấm ở Liên Âu vậy ! Và trong lúc chờ đợi những luật lệ rõ ràng cho toàn cầu, dân chúng âu châu ham của rẻ cũng phải lãnh vài cái búa, vài cái scandales, không đến nổi chết người, cũng mang vài cái thẹo !

Thật sự mà nói, nếu chúng ta không phải nhà nông chúng ta cũng chẳng phải lo lắng cho lắm !  Trong một bảng nghiên cứu về « Tình hình dân chúng Pháp trước ảnh hưởng những độc tố hóa học trong môi sanh » nghiên cứu của Viện canh giữ Y tế (Institut de veille sanitaire) năm 2013 : Trong cuộc thử nước tiểu của 400 người Pháp trưởng thành, các nhà nghiên cứu so sánh, người Pháp bị nhiễm độc nhiều hơn người Đức, người Mỹ, người Canada bằng chất pyréthrinoïdes. Lý do, người Pháp ăn lúa mạch (bánh mì cứng), ăn cà chua không lột vỏ, và sử dụng thuốc trừ muỗi mòng nhiều. Đặc biệt người Pháp, sử dụng thuốc trừ rận chí cho chó và mèo, dùng thuốc trừ sâu rầy cho vườn ăn trái-potager, và dùng nhửng cái đèn điện tỏa chất thơm trong nhà. Ở vùng miền Bắc, Pas de Calais, chẳng hạn, bảng nghiên cứu đo một vùng nằm cạnh vùng canh tác nông nghiệp, xem thử những bụi bặm hóa chất nông nghiệp có tác dụng nhiều đến nhà ở hay không ? Nghiên cứu trên 31 chất hóa học. Kết luận có, nhưng rất tương đối, thật sự nhà cửa, nội thất bị nhiễm hóa học do hóa chất tẩy rửa, làm thơm sạch nhà cửa. Tỷ lệ nhiễm độc trong nhà nhiều hơn ở ngoài, và 31 hóa chất nông nghiệp cũng ít có mặt trong nhà.

Một bảng nghiên cứu khác do cơ quan Inserm (Institut National de Recherche médicales – Viện nghiên cứu Y tế quốc Gia Pháp) và Trường Đại học Rennes theo dõi chỉ riêng với hóa chất pyréthrinoïde, một hóa chất diệt sâu bọ (insecticide) rất thông dụng, bán đầy ở Pháp, có mặt trong khắp mọi gia đình xứ Tây. Nổi tiếng không độc hại cho con người, nên thay thế mọi hóa chất gọi là có độc, do đó rất thịnh hành, vì nó chỉ đánh vào hệ thống thần kinh của sâu bọ. Bảng nghiên cứu tự đặt câu hỏi, thế đối với người ? Nghiên cứu nhắm vào con trẻ. Trẻ con, thấp nhỏ, chơi sát mặt đất, bụi bặm, tay dơ, bỏ vào miệng, chưa kể mùa chí, các con trẻ Pháp đều ‘bị gội đầu bằng thuốc chống chí rận’. Jean- François Viel và Cécile Chévrier hai nghiên cứu sanh, cho biết vào tháng 6 năm 2015, trên 3500 cặp mẹ-con được nghiên cứu, theo dõi từ năm 2002, với 300 bà mẹ mang thai, rút thăm (không lựa chọn) và được theo dõi sau sanh sản với đứa con. Đến 6 tuổi, các con ấy đều được test, thử xem về hiểu biết, về trí nhớ. Những cách biệt, dị biệt về thành phần xã hội, và môi trường gia đình đều ghi nhận, để tạo điều kiện công bằng. Xong thử nước tiểu các bà mẹ để xem tỷ lệ chất pyréthrinoïde, trong thời gian thụ thai, và của con vào 6 tuổi để so sánh ? Kết quả, không có ảnh hưởng giữa tỷ lệ hóa chất trên của bà mẹ lúc thụ thai và đứa con lúc 6 tuổi. Trái lại, những đứa con do các mẹ nầy, hay những đứa trẻ khác trong vùng đều có chất métabolites de pyréthrinoïdes, một biến thể của hóa chất do sức đề kháng thân thể tạo thành. Con trẻ có chất nầy nhiều, kém phát triển trí nhớ, trí hiểu biết, phát triển chậm chạp hơn con trẻ ít có chất đề kháng nhiễm độc hơn. Kết quả đáng lo lắng hơn, là tất cả các căn nhà nơi vùng nghiên cứu đếu nhiễm chất perméthrine, một chất thuộc gia đình pyréthrinoïde nguy hiểm. Chất nầy đã bị cấm lâu trong ngành nông nghiệp đã trên 15 năm nay rồi, tại sao có ở đây ? Đổi tên ? đổi họ chăng ? Hay ăn gian…

Để Kết Luận :

Bài viết hôm nay, đặc biệt cho người tỵ nạn chúng ta ở hải ngoại để coi chừng, nhưng đó là chuyện nhà giàu. Nhưng bất công với người Việt trong nước. Người Việt trong nước đang sống trong một môi trường đầy độc đầu ô nhiễm, đầy thuốc độc, đầy hóa chất độc. Độc hại từ thằng tàu, độc hại từ thằng lãnh đạo cộng sản. Chánh thể độc hại, môi trường độc hại, chánh trị độc hại, kinh tế độc hại, biển bị đầu độc, cá bị đầu độc, gạo giả, trái cây đầy hóa chất…

Biết đâu, nhờ vậy dân Việt Nam ta ngày mai sẽ được miễn hóa chất hóa, có giặc nguyên tử đi nữa chúng ta nhờ ăn độc, sống độc, ở độc không sợ phóng xạ, sống phây phây, trường tồn bất tử. Giống như Vua Mithridate của xứ Hy lạp xưa kia, vì sợ bị đầu độc, ông uống hằng ngày một tý độc duợc. Riết thân thể ông quen với thuốc độc ông lúc muốn chết bằng tự tử thuốc độc, không có thuốc độc để tự tử, tự giết ông. Rút cuộc ông phải năn nĩ thằng cận vệ dùng gươm giúp ông tự tử.

Hồi Nhơn Sơn, cuối tháng tám

 

Vui cười

Một bà vợ già sốt ruột hỏi chồng:

– Ông có nhớ hôm nay là kỷ niệm lần thứ 40 năm ngày chúng mình cưới nhau không?

Nghe nhắc, ông chồng bỏ đi một nước vào phòng ngũ khiến bà vợ ngạc nhiên, bước theo sau. Vào tới phòng, thấy ông chồng già đang ngồi khóc trên giường, bà vợ ngạc nhiên hỏi:

– Hôm nay là l kỷ niệm lần thứ 40 năm ngày chúng mình cưới nhau, sao ông không dẫn tôi đi ăn như mọi năm mà lại khóc?

Nghe vợ hỏi ông chồng khóc càng lớn tiếng hơn:

– Hu…hu… ngày xưa ba của bà làm Chánh Án, ổng hăm, nếu không cưới bà, ổng sẽ bỏ tù tôi 40 năm. Bây giờ nghĩ lại, thấy tôi ngu quá!

Phải chi lúc trước tôi chịu đi tù thì giờ nầy tôi được mãnhạn tù rồi, hu… hu…!!!

 

Thắng lợi vẻ vang – Từ Thức

PHẠM SANH CHÂU, ứng cử viên VN vào chức Tổng giám đốc UNESCO chỉ được 2 phiếu bầu, kể cả phiếu của VN , trên tổng số 58 phiếu. Nước đàn anh Trung Quốc cũng chỉ được 5 phiếu, trong cuộc bầu cử vòng đầu, ngày thứ hai vừa qua.

Đây là cuộc bỏ phiếu kín, giữa 58 nước thành viên của hội đồng chấp hành ( conseil exsécutif ) của UNESCO , trụ sở đặt tại Paris. Sẽ có cuộc bầu vòng hai, và nếu cần, vòng ba, để chọn người đứng đầu tổ chức phụ trách phát triển văn hoá, khoa học, giáo dục trực thuộc Liên Hiệp Quốc.

Có cái gì bất bình thường, bởi vì cho tới nay, nhà nước và báo chí lề phải vẫn quả quyết là thế giới khâm phục, kính trọng, ngưỡng mộ VN . Chắc chắn là trong số 58 nước bỏ phiếu, 56 là phản động .

Báo điện tử của đài nhà nước VOV.VN quả quyết : với cuộc bầu cử này ‘’ VN đã gặt hái được nhiều kết quả khả quan ‘’ và ‘’ điều đó thể hiện vị trí và vai trò của VN được tăng cường trên trường quốc tế ’’. Làm dư luận viên khổ thiệt. Giả thử VN được tới 3 phiếu bầu, phải dùng những chữ gì để ca ngợi chiến thắng ngoại giao rực rỡ của Đảng và nhà nước ?

Một chút an ủi

Một điểm an ủi cho VN : Trung Quốc cũng chỉ được 5 phiếu.

Samuel Huntington, trong cuốn The Clash of Civilizations viết : trong những thập niên gần đây, Tàu bao giờ cũng chiếm đa số ở những hội nghị quốc tế, vì đã mua chuộc hầu hết các quốc gia nhược tiểu , từ Phi Châu tới Nam Mỹ.

Phải chăng thế giới đã bắt đầu ý thức được hiểm họa Tàu ? Tháng trước, hai công ty đường sắt lớn nhất Âu Châu, Siemens của Đức và Alstom của Pháp đã sát nhập thành tổ hợp Siemens-Alstom để tránh rơi vào tay Tàu. Bộ trưởng Kinh Tế Pháp, Bruno Le Maire nói, ‘’nếu đứng một mình , chúng ta sẽ bị Trung Hoa ăn tươi nuốt sống’’.

Đáng tiếc cho UNESCO, đã mất một cơ hội trao vận mệnh cho một đỉnh cao trí tuệ loài người, mất hy vọng phát triển văn hoá, khoa học , giáo dục thế giới theo mô hình rực rỡ ở Việt Nam.

Danh nhân thế giới

Thua bầu cử, một tờ báo VN nhắc lại chuyện UNESCO trước đây ‘’đã vinh danh chủ tịch Hồ Chí Minh là danh nhân thế giới‘’. Một chuyện dựng đứng.

Nhắc lại đầu đuôi chuyện này: năm 1990, toà Đại sứ Pháp và đại diện VN ở Unesco mượn một phòng ở trụ sở Unesco, Paris, để tổ chức 100 năm ngày sinh HCM và rêu rao là Unesco sắp vinh danh HCM.

Nhiều hội đoàn Việt Nam phản đối, Unesco xác nhận không hề có chuyện vinh danh và yêu cầu bãi bỏ buổi tưởng niệm. Ban tổ chức vẫn duy trì buổi lễ. Ngoài nhân viên toà đại sứ, chỉ có một số hội viên của hội Việt Kiều Yêu Nước, một tổ chức CS tham dự. Không có mặt một người nào đại diện cho Unesco hay ngoại giao đoàn ( trừ một người Ấn Độ ), kể cả Pháp là nơi có trụ sở UNESCO. Mặc dầu vậy, huyền thoại ‘’danh nhân thế giới‘’ vẫn tiếp tục được nuôi dưỡng, như hàng trăm huyền thoại khác.

Lụt nước theo kế hoạch

– Phải làm gì, ngoài việc than khóc và phẫn nộ? Cứu trợ? Đồng bào trong nước và hải ngoại sẵn sàng… Ai cầm được nước mắt trước cảnh xác trẻ trôi sông? Nhưng có gì bảo đảm là tiền cứu trợ đến tay đồng bào nạn nhân, hay lại giúp mafia đỏ xây thêm cao ốc, dinh thự? Bế tắc. Vấn nạn gì của Việt Nam cũng bế tắc. Như nước cống rãnh trong các thành phố Việt Nam.

Mẹ tôi, em có gặp đâu không? /Những xác già nua ngập cánh đồng/Tôi nhớ một thằng em bé nhỏ/Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông! (QD)

Thơ Quang Dũng nói về thảm họa chiến tranh. Nhưng chiến tranh đã dứt, hình ảnh quê hương vẫn vậy.

Nước ngập đồng, cuốn trôi nhà cửa, ruộng vườn. Xác người lẫn với xác gia súc trôi lềnh bềnh trên sông. Những hình ảnh bi thảm không dám nhìn lâu. Bao nhiêu người chết? Có ai đếm xác, làm thống kê những người chết ở VN. Và thống kê kiểu Việt Nam, ai tin nổi?

Ở một nước bình thường, nhà nước đã công bố quốc tang và đặt các địa phương bão lụt vào tình trạng khẩn cấp, dồn mọi năng lực quốc gia vào việc cứu trợ và phòng ngừa.

Ở VN, chuyện đầu tiên của các quan chức là phủi tay, trốn tránh trách nhiệm. Như ông chi cục trưởng Cục đê điều thành phố Hà Nội, Đỗ Đức Thịnh: “Dân mình nói là có vỡ đê Hữu Bùi, nhưng chúng ta có thể nói là có vỡ đê nhưng vỡ đê có kế hoạch, chứ không phải bất ngờ”(Người Lao Động Online 15/10/2017 )

Ông chi cục trưởng không nói, hay không biết, rằng kế hoạch hữu hiệu nhất để vỡ đê là đốn hết cây, phá hết rừng để không còn gì cản nước lũ.

Cũng như cách hữu hiệu nhất để tạo ngập lụt tới cổ trong thành phố, là xây nhà bừa bãi, nhất là các cao ốc, dinh thự, khách sạn lớn không theo một kế hoạch địa ốc nào, ngoài kế hoạch làm giầu.

Nền nhà bằng xi măng cốt sắt, cắm sâu dưới đất, chặn các mạch nước, khiến nước bị ứ đọng, tràn lên mặt đường. Không ngập lụt mới là một phép lạ. Dân lãnh đủ, nhà nước oán trách “trời làm mua lụt mỗi năm”.

Còn một kế hoạch khác, dã man hơn: người bạn Trung Quốc xả nước lũ.

Ông Lưu Minh Hải, Giám đốc trung tâm Dự báo khí tượng Lào Cai cho biết:“nguyên nhân lụt lội là do phía thượng, người Trung Quốc thông báo có xả lũ do mưa lớn những ngày qua. Vị trí xả lũ cách thành phố Lào Cai khoảng 100 km với lưu lượng xả lũ 25.000 mét khối mỗi giây khiến nước lũ dâng cao bất ngờ, cuốn trôi nhà cửa, ruộng đồng”. (Thanh Niên Online, 11/10/2017)

Cứu trợ vô kế hoạch

Tai họa theo kế hoạch, nhưng phòng ngừa vô kế hoạch. Ở những nước khác, người ta thông báo từng giờ, tổ chức di tản để không có người chết, hay số thiệt hại nhân mạng rất nhỏ. Ở VN, đừng mơ tưởng chuyện phòng ngừa đại quy mô.

Các đài khí tượng làm việc tắc trách, lấy lệ. Chính báo chí “lề phải” than phiền những tin tức khí tượng “nói vậy nhưng không phải vậy”, loan báo hết bão nhưng bão gia tăng, nước xuống trong khi nước dâng ngập đồng, cuốn trôi nhà cửa.

Nhiều nơi, dân chúng không tin các đài khí tượng nhà nước nữa, chỉ ngóng cổ trông chờ tin tức các “đài” khí tượng tư nhân, do dân lập ra với những phương thiện thô sơ để giúp nhau, để cứu nhau.

Tai họa có kế hoạch. Cứu trợ là vô kế hoạch. Các bà cán bộ mặc váy, bắt tùy tùng kéo bè đi thăm dân khi nước chỉ tới mắt cá chân, giải thích bởi vì đi gấp quá, không kịp thay quần áo.

Những câu ngớ ngẩn đã nghe hàng trăm lần, có thể cười chơi vài phút, nếu không liên hệ đến tai họa bi thảm của hàng chục, hàng trăm ngàn người.

Phải làm gì, ngoài việc than khóc và phẫn nộ? Cứu trợ? Đồng bào trong nước và hải ngoại sẵn sàng… Ai cầm được nước mắt trước cảnh xác trẻ trôi sông? Nhưng có gì bảo đảm là tiền cứu trợ đến tay đồng bào nạn nhân, hay lại giúp mafia đỏ xây thêm cao ốc, dinh thự?

Bế tắc. Vấn nạn gì của Việt Nam cũng bế tắc. Như nước cống rãnh trong các thành phố Việt Nam.

15/10/2017

 

Thảo mộc dùng làm rượu – Pham Đình Lân F.A.B.I.

Tất cả các loại hột, ngũ cốc và trái cây đều có thể dùng để cất rượu mạnh hay rượu ngọt có hương vị trái cây. Các loại rượu mạnh như rượu Đế của Việt Nam, rượu Sake của Nhật được cất từ nếp. Rượu Whisky của Scotland được cất từ lúa mạch, lúa mạch đen, bắp, lúa mì. Rượu Vodka của Nga được cất từ cao lương, bắp, lúa mạch đen (Rye), lúa mì, khoai tây, nho, đậu nành, củ cải đường. Rượu Martel hay Cognac của Pháp là rượu nho được cất từ một loại nho đặc biệt (Ugni blanc- tên khoa học Vitis vinifera Trebbiano, gia đình:Vitaceae) của vùng Cognac trong hạt Charente & Charente Maritime ở phía tây nam nước Pháp.

Trong bài viết này chúng tôi chỉ nói qua về các loài thảo mộc được nhân loại dùng làm rượu như houblon (rượu bia), mía (rượu Rum), nho (rượu chát), tráimarula (rượu Amarula), lúa mạch, lúa mạch đen v.v.

Lúa mạch (Hordeum vulgar)

Gia đình: Poaceae hay Gramineae

Lúa mạch là một loại cây thực phẩm thân thuộc nghèo của lúa mì. Sinh quán của lúa mạch là xứ Ethiopia, vùng Lưỡi Liềm Phì Nhiêu tức xứ Syria, Lebanon và Do Thái bây giờ và vùng Trung Ả. Bánh mì làm từ lúa mạch là bánh mì nhà nghèo. Ngày nay 50% tổng số lúa mạch do Hoa Kỳ sản xuất được dùng để nuôi gia súc.

Lúa mạch không cần nhiều nước. Nó thích hợp với vùng khí hậu ôn đới, bán nhiệt đới và vùng đất cao. Ở Anh, Scotland là nơi nổi tiếng về lúa mạch. Ta có:

a. lúa mạch mùa đông: trồng vào mùa thu và gặt vào mùa hạ

b. lúa mạch mùa xuân: trồng vào mùa xuân và gặt vào mùa hạ

Việc trồng lúa mạch càng ngày càng giảm đi. Ngày nay mức sản xuất lúa mạch trên thế giới lối 145 triệu tấn.

Quốc Gia         Sản Xuất (Triệu tấn)

Nga                  20.4

Pháp                11.7

Đức                  11.6

Ukraine            09

Lúa mạch dùng để làm bánh mì, rượu bia, rượu Whisky rất mạnh và đắt tiền. Ở Nhật thức uống Mugicha được làm bằng lúa mạch.

Rơm lúa mạch xay nhuyễn là thức ăn của bò, ngựa vào mùa đông ở miền ôn đới. Người ta thả rơm lúa mạch xuống hồ cá để ngăn cản sự nẩy nở của rong.

Lúa mạch đen (Rye) mang tên khoa học Secale cereale thuộc gia đình Poaceae.

Loại lúa mạch đen nầy gốc ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nó không cho phải là ngũ cốc quan trọng nhưng ưu điểm của lúa mạch đen là chịu lạnh và chịu nóng rất tốt. Do đó nó được tìm thấy nhiều ở Bắc Âu, Đông và Trung Âu nơi có khí hậu lục địa. Lúa mạch đen là thức ăn của súc vật. Nhưng người ta dùng lúa mạch đen để cất rượu Vodka bán cao giá hơn bánh mì! Phấn hoa của lúa mạch đen được bán ở Tây Âu, Nhật, Triều Tiên để làm thuốc trị sự kết bướu hay gia tăng tế bào tuyến tiền liệt. Lúa mạch đen kém hơn lúa mì và lúa mạch (barley) với tư cách cây lương thực nhưng nó quí hơn hai loại ngũ cốc trên về phương diện y học trị liệu.

Rượu Vodka được cất từ nhiều loài thảo mộc khác nhau. Nồng độ rất cao. Vodka được xem như quốc tửu của Nga. Người Ba Lan cho rằng họ đã cất rượu Vodka từ thế kỷ VIII sau Tây Lịch. Đến thế kỷ XIII người Ba Lan gọi rượu Vodka là Gorzalka. Rượu dùng như một dược phẩm. Nga sản xuất Vodka từ thế kỷ XIV và ngày nay Nga là nước sản xuất nhiều rượu Vodka trên thế giới. Mức sản xuất Vodka trên thế giới vào năm 2012 là 493 triệu thùng 09 lít tức 4.437 tỷ lít (bốn tỷ bốn trăm ba mươi bảy triệu lít).

Scotland là nơi sản xuất nhiều rượu Whisky trên thế giới. Kế đó là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ái Nhĩ Lan v.v. Năm 2014 Ấn Độ tiêu thụ 1.5 tỷ lít Whisky. Hoa Kỳ tiêu thụ 462 triệu lít. Vodka và Whisky là hai loại rượu có nồng độ rượu cao.

 Nho (Vitis vinifera)

Gia đình: Vitaceae

Nho là một dây có thể dài đến 30 m. Dưới mắt người Việt dây nho giống như dây bầu nhưng có thể sống hàng trăm năm trong khi dây bầu chỉ sống một mùa mà thôi. Ở Do Thái có dây nho sống từ thời chúa Jesus đến nay. Lá nho có dạng hao hao giống lá bầu nhưng mỏng, láng và thanh hơn lá bầu. Dây nho và dây bầu đều cần giàn để thả vòi và phơi ra ánh sáng mặt trời. Càng phơi ra ánh sáng mặt trời thì dây nho càng có nhiều trái. Trái nho nhỏ, hình bầu dục kết thành chùm trông đẹp mắt. Bầu và nho đều cần nước nhưng không thích hợp với vùng có ẩm độ cao. Câu ca dao và là câu hát ru con của người Việt Nam cho thấy đặc điểm này:

 Nắng bấy lâu dây bầu không héo,

 Đám mưa dập vùi bầu lại héo dây.

Nho gốc ở vùng Địa Trung Hải, xứ Armenia, Georgia (phía nam nước Nga) và vài nơi ở Trung Á khô hạn. Đó là những vùng có mặt trời chói lọi và ít mưa. Chính vì vậy mà vùng Phan Rang, Phan Rí và Phan Thiết của Việt Nam sẽ là vùng trồng nho lý tưởng trong tương lai không xa.

Có lối 300 loại nho khác nhau trên thế giới. Nho thường thấy ở Âu Châu mang tên khoa học Vitis vinifera. Nho Fox và nho Muscadine thường thấy ở Hoa Kỳ mang tên khoa học Vitis labrusca (Fox) và Vitis rotundifolia(Muscadine).

Trái nho có màu trắng- vàng nhạt, màu xanh, màu đỏ- tím, màu đen.

Nho Colombard, Chenin Blanc, Sultana là những giống nho Âu Châu không có hột. Nho Carignac và Zinfandel dùng làm rượu nho trắng (White Wine). Nho Carbenet, Sauvignon, Chardonnay, Pinot Noir dùng làm rượu nho đỏ (Red Wine). Khi tiếp xúc với người Pháp người Việt Nam gọi rượu nho (wine- vin) là rượu chát vì nó có vị chát hay rượu vang âm từ chữ VIN của Pháp.

Nho là loại trái cây quan trọng trong lịch sử nhân loại. Các nhà khảo cổ tìm thấy vết tích của lá nho và hột nho trong các hang tiền sử. Trong một ngôi mộ có khoảng thế kỷ 23 trước Tây Lịch người ta vẽ cảnh trồng nho ở Ai Cập. Dân chúng vùng Lưỡng Hà Châu (Mesopotamia tức Iraq và Syria bây giờ), người Ai Cập, Hy Lạp, La Mã biết trồng nho và làm rượu từ lâu. Người Trung Hoa làm rượu nho từ trái nho núi Vitis thunbergii từ thế kỷ II trước Tây Lịch thời nhà Hán.

Từ miền Địa Trung Hải nho được trồng ở Nam Âu rồi lục địa Âu Châu, Á Châu, Phi Châu, Mỹ Châu và Úc Đại Lợi. Người Tây Ban Nha đem nho trồng ở Mễ Tây Cơ vào thế kỷ XVI. Đến thế kỷ XVIII nho được du nhập vào California thời bấy giờ thuộc Mễ Tây Cơ và nước nầy đặt dưới sự chinh phục của người Tây Ban Nha.

Truyền thống trồng nho là truyền thống của các quốc gia Thiên Chúa Giáo ở Âu Châu như Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức (vùng Bavaria) và các nước Châu Mỹ La Tinh. Nho được dùng làm rượu lễ. Nhiều dòng tu Thiên Chúa Giáo có kinh nghiệm trồng nho và sản xuất rượu nho đặc biệt (Vin Mousseux- mout ). Các quốc gia theo đạo Hồi ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ ít trồng nho vì đạo cấm uống rượu. Các vườn nho ở Algeria, Tunisia, Morocco phần lớn do người Pháp làm chủ trước khi các quốc gia nầy thu hồi độc lập.

Mức sản xuất nho trên thế giới hiện nay lối 69 triệu tấn. Các nước sản xuất nhiều nho năm 2012 là:

Quốc Gia           Sản Xuất (Triệu tấn)

Trung Hoa        11.5 triệu tấn

Ý Đại Lợi            8.0 triệu tấn

Hoa Kỳ               7.7 triệu tấn

Tây Ban Nha     7.5 triệu tấn

Pháp                   5.5 triệu tấn

Người ta dùng 80% tổng sản lượng nho để làm rượu. 20% còn lại dùng để ăn tươi, khô, ăn với salad, làm bánh ngọt v.v. Tiểu bang California sản xuất 90% tổng số nho của Hoa Kỳ. Trong tương lai có thể Hoa Kỳ là nước sản xuất nhiều nho nhất thế giới vì California còn nhiều đất đai thích hợp cho việc trồng nho và các loại cây ăn trái khác. Ở Hoa Kỳ hầu như nơi nào cũng có trồng nho và sản xuất rượu nho.

Nho được dùng để làm giấm. Hột nho dùng để lấy dầu dùng trong nấu nướng. Dầu nầy tốt cho sức khỏe.

Trái nho non có nhiều oxalic acid. Nho chín có nhiều đường. Đường trong trái nho chín gọi là dextrose. Nho chín có Ca, Fe, K, carbohydrates, ascorbic acid, tartaric acid v.v.

Theo y học cổ truyền của người Âu Châu, nhựa dây nho được dùng để trị bịnh về da, đau mắt (thị giác). Lá dùng để cầm máu, trị bịnh trĩ, viêm, đau nhức. Trái nho chín dùng để trị đau cuống họng. Nho khô dùng để chữa bịnh lao (TB), táo bón, khát nước. Lá và cọng dây nho dùng để trị kinh nguyệt

quá đà, xuất huyết, rối loạn đường tiểu. Uống rượu nho điều độ làm hạ cholesterol và hạ huyết áp. Trái lại uống nhiều có hại cho gan.

Vào thế kỷ XIX các vùng trồng nho ở Pháp bị trùng Phylloxera vitifolia tấn công vào rễ gốc nho khiến cho việc sản xuất nho và rượu nho lâm vào khủng hoảng trầm trọng. May nhờ sự nghiên cứu kịp thời và kiến hiệu của nhà bác học Louis Pasteur (1822- 1895) ngành trồng nho được cứu vãn một cách ngoạn mục.

Nho trắng Ugni Blanc mang tên khoa học Vitis vinifera ‘trebbiano’ được trồng nhiều ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Loại nho này chua và chỉ được dùng để sản xuất loại rượu mạnh mà thôi. Đó là rượu Cognac (tên vùng trồng nho ở Pháp trong vùng Charente) và rượu Armagnac (tên vùng).

Trong vùng Caribbean có dây nho Vitis tiliifolia được gọi là dây nước. Dây nho này vừa cho nước vừa cho trái dùng để cất rượu.

Ở Úc Đại Lợi có dây Kangaroo (Kangaroo vine) hay dây nước (water vine) mang tên khoa học Vitis hypoglauca là thân thuộc của dây nho nhưng lợi ích chính là giúp cho người đi rừng có nước tinh khiết lấy từ trong dây để uống.

Mức sản xuất rượu nho trên thế giới năm 2016 là 259 mhl (million hectolitres) (259 triệu hectolitres- hectolitres: 100 litres tức 259,000,000 x 100: 25,900,000,000 lit). Các quốc gia sản xuất nhiều rượu nho là:

Quốc gia                  Sản xuất

1. Ý                           48.8 Mhl

2. Pháp                    42.0 Mhl

3.Tây Ban Nha       37.8 Mhl

4. Hoa Kỳ                22.5 Mhl

Dây rượu bia (Humulus lupulus, Humulus japonicus)

Gia đình: Cannabaceae

Chúng tôi gọi là dây rượu bia vì người ta dùng nó làm rượu bia. Đó là một loại dây được tìm thấy ở vùng khí hậu ôn đới lạnh. Đức, Trung Hoa, Hoa Kỳ, Tiệp Khắc, Tân Tây Lan, Argentina… là nơi trồng nhiều dây rượu bia. Đức là quốc gia có truyền thống sản xuất và tiêu thụ nhiều rượu bia. Bia Qingdao (Qingdao: Tsingtao: Thanh Đảo) của Trung Quốc sản xuất dựa vào kinh nghiệm làm rượu bia của Đức khi nước nầy chiếm bán đảo Shandong (Sơn Đông trong đó có thành phố Qingdao ).

Tên khoa học         Gia đình                      Anh     Pháp

Humulus lupulus  Cannabaceae             Hop   Houblon

Gia đình thảo mộc Cannabaceae là gia đình cây cần sa.

Hai loại dây rượu bia thường được trồng là: Humulus lupulus và Humulus japonicus. Loại thứ hai được trồng nhiều ở Nhật nên trong tên khoa học có thêm chữ japonicus. Cả hai loại houblon này được trồng để sản xuất rượu bia. Vua Henry VI (1421- 1471) và Henry VII (1457- 1509) của Anh cấm dùng dây rượu bia Humulus lupulus lá vàng để làm rượu bia.

Hoa dây houblon khá to, cánh hoa tựa như vẩy tạo thành hình nón như trái thông. Hoa có lupulin có dầu và alpha acids đắng, nhựa. Hoa được dùng trong việc sản xuất bia có vị đắng- ngọt và mùi thơm. Chất lupulin trong houblon có tác dụng làm tăng tuyến sữa của các sản phụ.

Lá có răng cưa; đầu lá nhọn. Lá non, củ, cọng dây bia ăn sống hay luộc. Lá và hoa phơi khô dùng làm trà. Lá có chất rutin. Lá và hoa được dùng làm thuốc nhuộm màu hung đỏ.

Hột có gamma- linolenic acid và fatty acid.

Dầu lấy từ hột dây rượu bia (houblon) dùng trong kỹ nghệ nước hoa. Hoạt chất lấy từ dây houblon dùng làm kem thoa da.

Dây rượu bia có nhiều sợi dùng làm dây, bột giấy.

Ngày xưa thổ dân ở Bắc Mỹ dùng dây rượu bia để trị chứng mất ngủ, đau nhức. Đến thế kỷ XVII người ta dùng dây rượu bia làm thuốc kháng khuẩn, trị hoàng đản (jaundice), nhức đầu, và làm ấm gan và dạ dày. Ngày nay người ta cho rằng dây rượu bia chữa chứng dương vật cương và xuất tinh sớm. Hoạt chất lấy từ dây rượu bia được dùng để chữa bịnh hủi, lao phổi và kiết lỵ ở Trung Hoa.

Bia là loại rượu được tiêu thụ rất nhiều trên thế giới. Hầu như quốc gia nào trên thế giới cũng sản xuất bia bằng nguyên liệu khác nhau ngoài houblon. Năm 2013 thế giới sản xuất 1.93 tỷ hectolitres (hectolitre: 100 lít) tức 193 tỷ lít. Hoa Kỳ sản xuất 6 tỷ gallons (gallon: 3.78 lít) bia tức 22.68 tỷ lit.

 Nếp (Oryza sativa, Oryza glutinosa)

Gia đình: Poaceae

Lúa nếp và lúa gạo cùng tên khoa học Oryza sativa hay rõ hơn là Oryza glutinosa thuộc gia đình Poaceae. Cây lúa được trồng từ lâu ở vùng Châu Á Gió Mùa trải dài từ Ấn Độ sang các nước Đông Nam Á vòng lên Trung Hoa, Triều Tiên và Nhật Bản. Hột nếp và hột gạo đều cùng kích thước. Nếp dẻo, màu trắng đục và có nhiều đường hơn gạo. Ở Lào 85% lúa trồng là lúa nếp. Họ nấu cơm nếp trong ống tre khiến cho hương vị của cơm nếp càng tăng thêm.

Người Anh gọi nếp theo đặc tính của nó: sticky rice (gạo dẻo), glutinous rice (gạo nhựa), waxy rice (gạo sáp), sweet rice (gạo ngọt).

Nếp có: 1% Fe, 2% Mg, 9 mg sodium, 17 mg K, 0,1g đường v.v.

Ở Việt Nam người ta phân biệt các loại nếp (Hán- Việt: Nọa) sau đây: Lão nọa (nếp già, hương nọa (nếp hương bầu), bạch nọa (nếp Huế), dương nọa (nếp tây), lạp nọa (nếp sáp), ô nọa (nếp than- vỏ đỏ, hột tím dùng cất rượu nếp than), cự nọa (nếp voi- bụi to, hột dài), noãn nọa (nếp trứng- nếp hột tròn, vỏ mỏng, hột trắng), nếp quạ (nếp đỏ- vỏ đỏ, hột to), hắc nọa (nếp đen- vỏ đen nhưng ruột trắng), thử nọa (nếp chuột- hột nhỏ, ruột màu vàng nhạt), hoàng nọa (nếp bò- vỏ vàng, hột tròn) v.v.

Nếp có nhiều công dụng trong đời sống của người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung. Người Lào ăn cơm nếp trong các bữa cơm hàng ngày. Nếp dùng làm bột nếp, làm bánh tét, bánh chưng, bánh ú, bánh dầy, bánh trôi nước, chè nếp và đậu, xôi, cốm, cất rượu. Người Nhật dùng nếp làm bánh mochi.

Rượu đế, rượu sa kê được cất từ nếp.

Rượu đế còn gọi là rượu nếp vì cất từ nếp, rượu trắng vì màu trắng như nước trong, rượu Tây bắt vì không đóng thuế dưới thời Pháp thuộc, rượu rừng vì nấu trong rừng để tránh thuế dưới thời Pháp thuộc hay rượu đế vì tránh tào cáo nên phải lén lút cất rượu dưới lùm cỏ đế Saccharum beccari. Người Anh gọi cỏ đế là Indian cane. Dưới thời Pháp thuộc dân chúng thích uống rượu đế 45 độ chớ không uống rượu máy do nhà máy rượu Bình Tây cất vì chê lạt. Ngoài rượu đế còn có rượu nếp than, rượu lão tửu (nước cơm nếp tán ra chớ không cất). Về rượu ca dao có câu:

 Con gà tốt mã vì lông,

 Răng đen vì thuốc, rượu nồng vì hoa.

Rượu sake của Nhật được cất từ nếp sake có nhiều protein, lipid hơn gạo thường. Rượu sake nhẹ độ hơn rượu đế. Kỹ thuật cất rượu sake ra đời ở Nhật vào Thời Đại Nara (710- 794).

Mía (Saccharum officinarum)

Gia đình: Poaceae

Cây mía cao từ 1.5 đến 2 m hình dáng hao hao giống cây tre (có mắt), cây bắp, cao lương và cây sậy (lá dài và bén).

Tên khoa học của cây mía là Saccharum officinarum thuộc gia đình Poaceae.

Quốc Gia                    Tên Gọi

Việt Nam                    Mía, Cam Giá (Hán- Việt), Địch Giá (Hán- Việt- mía lau)

Anh                             Sugar cane; Noble cane

Pháp                           Canne à sucre

Mía là thảo mộc miền nhiệt đới và bán nhiệt đới. Cây mía phát xuất từ đảo New Guinea nơi mía được trồng từ 8,000 năm trước. Ấn Độ trồng mía cách đây 5,000 năm. Từ Ấn Độ, người Ả Rập đem mía về trồng ở Lưỡng Hà Châu (Mesopotamia), Ai Cập và Tây Ban Nha vào thế kỷ VIII sau Tây Lịch. Christopher Columbus đem mía trồng trên đảo Santo Domingo (Hispaniola) vào cuối thế kỷ XV. Đó là tổ tiên của các cây mía trong vùng biển Caribbean như Cuba, Jamaica và Trung- Nam Mỹ sau này. Người Bồ Đào Nha đem mía trồng ở Brazil. Ngày nay Brazil là quốc gia sản xuất nhiều mía và đường nhất thế giới.

Mía được trồng bằng mầm. Mía trồng 12 tháng thì có thu hoạch. Một đám mía có thể thu hoạch 03 hay 04 mùa liên tiếp. Năng suất mía thu hoạch vào những mùa sau thấp hơn những mùa trước.

Các loại mía thường thấy ở Việt Nam là mía vàng, mía Java, mía cò- ke (cây màu đỏ, cứng), mía son diu (cây to, vỏ đỏ), mía bắp, mía lau, mía tây, mía voi, mía bầu (Côn Lôn giá), mía mây (màu trắng mốc) v.v. Cây mía cũng có một địa vị nào đó trong ngôn ngữ và ca dao Việt Nam với:

Theo đuôi voi hít bã mía.

 Mía sâu có đốt

 Nhà dột có nơi

Mẹ già như chuối ba hương

Như xôi nếp ngọt, như đường mía lau

Đi ngang lò mía thơm đường

Muốn vô kết nghĩa cang thường với anh.

Ở vùng nhiệt đời và bán nhiệt đới người ta làm đường từ mía. Ở các nước khí hậu ôn đới đường được làm từ củ cải đường. Lá mía là thức ăn ưa thích của trâu bò. Bã mía phơi khô được dùng để nấu bếp. Mật mía dùng làm đường, kẹo, nước giải khát, chế  ethanol, cất rượu RUM. Nước mía có: nước, nhiềucalories, carbohydrates, Ca, Fe, Mn, Mg, K, beta carotene, ascorbic acid.

Mức sản xuất mía trên thế giới lối 1.5 tỷ tấn. Brazil chiếm 30% tổng sản xuất nầy. Kế đó là Ấn Độ, Trung Hoa và Thái Lan.

Các đảo trong biển Caribbean nổi tiếng với các đồn điền trồng mía và sản xuất rượu RUM. Đó là một loại rượu mạnh được cất từ mật mía (molasse) nồng độ rượu cao 40- 45 độ. Hầu hết các nước sản xuất rượu Rum đều nằm trong biển Caribbean, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Các lò cất rượu Rum do người Tây Ban Nha và người Anh làm chủ. Barbados là sinh quán của rượu Rum (có khi viết Rhum). Chữ RUM là chữ ngắn gọn của chữ Rumbullion. Đến thế kỷ XVII Brazil mới sản xuất rượu Rum. Ở Á Châu Phi Luật Tân nổi tiếng với Rum Tanduay; Ấn Độ với Rum Old Monk; Thái Lan với Sang Som.

Năm 2009 Hoa Kỳ dùng 2.2 tỷ Mỹ Kim để nhập cảng rượu Rum mặc dù Puerto Rico có sản xuất rượu Rum Bacardi.

Cây dứa xanh biển Caribbean (Agave augustifolia, Agave tequilana)

Gia đình: Agavaceae

Tequila là tên một thành phố ở Mễ Tây Cơ và là tên một hiệu rượu mạnh của xứ này. Rượu Tequila cất từ sự lên men của cây dứa xanh biển Caribbean. Cây dứa này có nhiều ở các hải đảo trong biển Caribbean và xứ Mễ Tây Cơ.

Cây dứa xanh biển Caribbean có màu xanh dương. Lá rất nhiều. Lá dài, đầu nhọn như lưỡi kiếm. Cây giống như cây nha đam nhưng cao từ 1- 1.5 m; lá cũng có gai thưa hai bên rìa lá. Đầu lá nhọn và có gai đen huyền. Lá nha đam mọng nước và gai không bén nhọn như gai cây dứa xanh này. Hoa cây dứa xanh trổ trên một trục cao từ 2-2.50 m. Xa xa trông như hoa sống đời. Hoa màu xanh- trắng hay tím nhạt. Cây dứa xanh Caribbean thích hợp với đất khô hạn và mặn dọc theo duyên hải.

Tên khoa học của cây dứa xanh Caribbean là Agave augutifolia thuộc gia đình: Agavaceae. Người Anh gọi là Blue agave hay Caribbean agave.

Công dụng:

– lá có nhiều sợi dùng để làm dây

– làm xà bông

– thức ăn

– cất rượu Tequila (Mezcal)

Cây rượu Marula (Sclerocarpa birrea)

Gia đình: Anacardiaceae

Chúng tôi gán cho cây này là cây rượu vì voi ăn trái chín của cây này bị say đến ngã xuống đất.

Cây Marula cao từ 15 đến 20 m. Cây có nhiều nhánh nên có bóng mát tốt. Đó là một loại cây ăn trái ở Nam Phi, Đông Phi và Tây Phi. Người ta tìm thấy dấu vết của trái Marula trong hang tiền sử ở Zimbawe 10,000 năm trước Tây Lịch. Điều này cho thấy đó là thức ăn của người tiền sử ở Đông Phi.

Người Phi Châu rất quí cây Marula. Người đốn cây Marula bị phạt rất nặng vì cây cho bóng mát, gỗ và trái. Mỗi cây cho lối 500 trái. Có cây cho cả tấn trái (1,000 ki-lô). Trái to như cái chén. Khi chín trái chuyển sang màu vàng, có hương thơm và nhiều nước. Hột to, cứng và có nhiều dầu. Sinh tố C

Tên khoa học của trái Marula là Sclerocarpa birrea thuộc gia đìnhAnacardiaceae của cây xoài, cây điều.

Quốc Gia                       Tên Gọi

Afrikaans Nam Phi      Maroela

Anh                                 Marula; jelly plum; cider tree; elephant tree; cat thorn

Cây Marula gọi là elephant tree (Tượng Mộc) vì voi ưa ăn trái cây này và bị say hay marriage tree (Hôn Nhân Mộc) vì người Phi Châu thường tổ chức lễ cưới dưới gốc cây Marula với ước vọng có đông đảo con cháu như trái cây Marula.

Dầu Marula có antioxidants, oleic acid C18 H34 O2 và nhiều loại acids khác.

Vỏ dùng làm chất nhuộm màu đỏ bầm. Nó cũng được dùng để trị tiêu chảy, kiết ly, rắn cắn, côn trùng cắn, phỏng lửa, sốt rét, tiểu đường, trĩ, tê thấp. Vỏ cây Marula có hoạt chất làm giảm đau, kháng viêm, kháng histamine. Vỏ và lá làm thuốc nhuận trường.

Lá trị táo bón, dạ dày bào bọt, trị bịnh phong tình.

Thành phần hóa học của cây Marula: tannins, polyphenols, coumarins, flavonoids, triterpenoids, phytosterols.

Nhựa dẻo của cây Marula trộn với lọ nồi dùng làm mực.

Trái Marula dùng để ăn sống, làm thạch, cất rượu AMARULA và rượu MUKUMBI. Trái Marula chín và rớt xuống đất rất chóng lên men. Vì vậy voi, heo rừng, nai ăn và bị say té ngã dưới đất. Voi có trọng lượng to lớn. Một con voi phải ăn 1,400 trái Marula mới bị say và lảo đảo té ngã. Rượu Amarula khoảng 17- 20 độ. Rượu nầy tương đối mới vì mới sản xuất vào năm 1983 và bán ra thị trường năm 1989. Marula và Mukumbi là hai hiệu rượu làm từ sự lên men của trái Marula.

Cây Marula biểu tượng cho sự sinh hóa theo người Phi Châu. Bộ lạc Venda tin rằng uống nước sắc vỏ cây Marula thì sinh con theo ý muốn. Muốn sinh con trai thì uống nước sắc của vỏ cây Marula đực. Muốn sinh con gái thì uống nước sắc của vỏ cây Marula cái.

PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.

Bài viết tổng hợp dựa vào Thế Giới Thảo Mộc Từ Điển của tác giả Phạm Đình Lân biên soạn

 

Ca dao xã hội chủ nghĩa

Việt Minh, Việt Cộng, Việt Kiều,

Trong ba Việt ấy, Đảng yêu Việt nào?

Việt Minh thì tuổi đã cao!

Việt Cộng ốm yếu, xanh xao gầy còm!

Việt Kiều thì vẫn còn son.

Đảng yêu, đảng quý như con trong nhà!

Chỉ cần một ít Đô La,

Việt Gian phản quốc hóa ra Việt Kiều!