NHỮNG MÙA XUÂN TIỆP KHẮC (1968,1969 & 1989, 1990 VÀ NHỮNG KHUÔN MẶT LỚN CỐNG HIẾN CHO LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

Cac Bai Khac

No sub-categories

NHỮNG MÙA XUÂN TIỆP KHẮC (1968,1969 & 1989, 1990 VÀ NHỮNG KHUÔN MẶT LỚN CỐNG HIẾN CHO LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

Mùa Xuân Praha và những cuộc biểu tình năm 1968

A. CON NGƯỜI VÀ LỊCH SỬ 

Khoảng 1960, nền kinh tế Tiệp Khắc bị suy thoái, tình trạng đời sống dân chúng khá bi đát, từ đó đã nhen nhúm tư tưởng cải cách trong giới trí thức.

Hội thảo Liblice 

Cuộc hội thảo về Frank Kafka, một nhà nghệ sĩ phục hưng của Tiệp Khắc, đã mang lại tư tưởng cải cách. Tất cả các phái đoàn Đông Âu được mời, chỉ Liên Xô không gởi phái đoàn tham dự năm 1963. 

Đến 1965, tình trạng kinh tế đỡ hơn do chương trình kinh tế mới được xây dựng lại. Khi kinh tế dư đủ, người ta lại nghĩ đến cải cách chính trị.

Sang năm 1967 Nghiệp đoàn Văn bút Tiệp Khắc có bài bình luận nói rằng văn chương phải được độc lập khỏi chủ nghĩa của đảng Cộng sản.

Vài tháng sau, tại cuộc họp của Ủy ban trung ương đảng, để chống lại tư tưởng cải cách. Chỉ có một số nhỏ giữ vững niềm tin, còn lại đa số đi theo phía bảo thủ. Sau đó trung ương đảng đặt vấn đề là cơ quan nào thi hành kỷ luật vấn đề tư tưởng phản động thì đa số đề nghị giao cho bộ Văn Hoá, chứ không giao cho đảng.

1. ALEXANDER DUBCEK 

Alexander Dubček (27/11/1921–7/11/1992), hình chụp năm 1990.

Trong thế chiến thứ hai, Alexander Dubcek tham gia đội quân bí mật chống Nazi. Sau thế chiến, ông nổi lên trong đảng Cộng sản Tiệp Khắc.

Tháng 5/1968 ông được bầu làm Bí thư thứ nhất, và chấm dứt ngày 20/8/1968 khi Liên Xô tràn ngập lãnh thổ Tiệp khắc.

Khi Alexander Dubcek lên làm thủ tướng, thâu tóm được quyền hành, ông mời Edwards Goldstucker làm chủ tịch nghiệp đoàn các nhà văn Tiệp Khắc và chủ bút tờ “Văn Chương”, mà trước kia tràn ngập bồi bút của đảng. Goldstucker thử nghiệm tự do báo chí của Dubcek qua một cuộc phỏng vấn trên TV. Sau đó, tờ Literarni Listy, được nghiệp đoàn phát hành, không qua kiểm duyệt, bán đến 300,000 số mỗi tuần; hơn hẳn các tờ tuần báo ở Tây Âu. Và cũng xin nhập báo nước ngoài mà không qua kiểm duyệt.

Dubcek cho rằng “chủ nghĩa xã hội không phải chỉ là sự giải phóng giai cấp lao động khỏi sự trục lợi do quan hệ giai cấp, mà phải cho nó trở thành một con người đầy đủ hơn bất cứ nền dân chủ tư sản nào”, hay nói cách khác “làm cho chủ nghĩa xã hội có bộ mặt con người hơn”.

Goldstucker cũng cho trực tiếp phỏng vấn trên truyền hình, các sinh viên, công nhân đặt câu hỏi với những người có thẩm quyền về tù nhân, cảnh sát chìm.

Sau đó hội nhà văn cũng cho điều tra những vụ truy bức các nhà văn từ sau tháng 2/ 1948 đến nay.

Dubcek đã áp dụng một số biện pháp:

  • Ít kiểm duyệt. 
  • Tăng thêm tự do ngôn luận. 
  • Cho phép đối lập, và tự do ứng cử và bầu cử. 
  • Phục hồi các nạn nhân thanh trừng.
  • Cho gia tăng tư bản trong phát triển kinh tế, hầu nâng cao mức sống người dân.
  • Giảm sự kiểm soát của cảnh sát.
  • Dân chúng được tham gia tranh luận chính sách công và điều hành bộ máy nhà nước.

Từ tháng 5/1968, KGB đã len lỏi xâm nhập vào đoàn ngũ sinh viên biểu tình, và những tổ chức ủng hộ biểu tình như Đảng Xã Hội, Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo, và các nhóm xã hội dân sự.

Hungary mới đầu ủng hộ Tiệp Khắc, nhưng Breznhev và phe cứng rắn lại không vừa lòng vì làm suy yếu khối Đông Âu, như Hungary đã làm 1956, nên Hungary rút lui.

Các phái đoàn Đông Âu hỏi phái đoàn Tiệp Khắc có liên quan gì đến dân chủ hoá không, có đả kích Liên Xô không, có phản cách mạng không?

Đến ngày 20-21/8/1968 Liên Xô, Bảo Gia Lợi, Ba Lan, Hungary tràn sang Tiệp Khắc 

(Rumania, Albania từ chối), với 165,000 lính, 4,600 xe tăng (theo New York Times thi 650 ngàn lính võ trang tối tân).

Dubcek kêu gọi dân chúng đừng phản kháng. Khoảng 300,000 dân chạy sơ tán.

Liên Xô ước tính chỉ 4 ngày thì tái lập lại trật tự. Nhưng thực tế kéo dài đến 8 tháng.

Cũng như ban đầu, Liên Xô tính cho Dubcek về vườn, nhưng sau đó có sự thỏa thuận là Dubcek vẫn tại quyền và tiếp tục cải cách, vì áp lực quần chúng quá mạnh.

Phản ứng của thế giới:

Trung Cộng cho rằng đây là “chính trị phát xít”, “chủ nghĩa nước lớn”, và kêu gọi kháng chiến.

Ceaucescu, của Rumania lên án “chính sách Liên Xô quá tàn nhẫn”.

Albania rút ra khỏi hiệp ước Warsaw, và gọi đó là “đế quốc xã hội chủ nghĩa”.

Phần Lan phản đối.

Iceland và Đông Đức bang giao hai bên bị đổ vỡ.

Canada, Anh, Hoa Kỳ, Pháp kêu gọi họp khẩn Hội đồng Bảo an, Liên Hợp Quốc.

Đến tháng 4/1969 Husack lên thay Dubcek đã quay ngược 180 độ, trở về các chính sách của một quốc gia cộng sản.  Như thêm quyền cho Công an, kiểm duyệt báo chí, tập trung kinh tế, thanh trừng các đảng viên ủng hộ cải cách…

Khoảng tháng 4/1968, Ceaucescu nói với Dubcek, nên chuẩn bị cuộc tấn công từ Liên Xô. Dubceck trả lời rằng tôi sẽ mang hoa ra đón. 

Rumania đã không tiếp đón bằng hoa, nhưng quân đội và nhân dân cũng sẵn sàng tuy chưa cao điểm. 

Tuần đầu tiên của tháng 8, Rumania tập trận. Hoa Kỳ và Anh gởi thư cảnh cáo Liên Xô: Nếu như tấn công lần 2 bất cứ ở đâu, thì NATO sẽ tấn công Liên Xô.

Liên Xô án binh chuẩn bị tấn công cho đến 1973, Brezhnev vẫn chưa ra lệnh. Một lý do khác là Liên Xô chống chiến tranh Việt Nam, sợ sẽ bị phản tuyên truyền nếu xâm lăng Rumania (1)

2. JAN PALACH 

Ảnh thẻ sinh viên của Jan Palach (11/8/1948—19/1/1969).

Từ ngày Liên Xô và khối Warsaw xâm lăng Tiệp khắc, 20-21/8/1968, sinh viên và quần chúng không ngớt xuống đường phản đối. Người dân trong nước đã hưởng được không khí tự do từ 5/1/1968 khi Dubcek giữ chức Bí thư thứ nhất. Và trong thời gian giao thời khi Liên Xô đã xâm lăng, nhưng muốn xoa dịu sự phẫn nộ của dân chúng, bằng cách giữ lại Dubcek cầm quyền tạm thời, và vẫn giữ những gì Dubcek thay đổi.

Trong số những sinh viên dấn thân, có Jan Palach; sinh ngày 11/8/1948, đang theo học khoa lịch sử và kinh tế chính trị tại trường đại học Charles University. Để chống lại sự hiện diện của quân đội Liên Xô xâm chiếm Tiệp Khắc, anh đã tự chọn cho mình phương cách cống hiến cho đất nước: là dùng xác thân mình làm đuốc dẫn đường cho giới trẻ. Anh đã tự thiêu tại Công trường Wenceslas ngay 16/1/1969. 

Theo như một lá thư gởi cho vài viên chức cao cấp trong chính quyền, thì tổ chức sinh viên sẽ luân phiên tự thiêu cho đến khi nào đạt được nguyện vọng. Những đòi hỏi trong lá thư đó như bãi bỏ kiểm duyệt, đóng cửa tờ báo Zpravy do quân Liên Xô chiếm đóng phát hành, kêu gọi tổng đình công, và kêu gọi một số chính trị gia thân Liên Xô nên từ chức. 

Palach cho rằng những kêu gọi này không có gì quá đáng. 

Ngày tiễn Palach, đã trở thành một cuộc biểu tình lớn để phản đối sự chiếm đóng của Liên Xô.

Một tháng sau đó, 25/2/1969, một sinh viên tên Jan Zajic đã tự thiêu và chết cùng chỗ với Jan Palach.

Tháng 4/1969 Evzen Plocek tự thiêu ở Jihlava. Rồi lan sang Hungary với Sandor Bauer tự thiêu ngày 20/1/1969, và Marton Moyses ngày 13/ 2/1970. Ba Lan có sinh viên Ryszard Siwiec, và Vasyl Makukh ở Ukraine.

Đài tưởng niệm Jan Palach và Jan Zajíc trước Bảo tàng Quốc gia trên Quảng trường Wenceslas của nghệ sĩ người Séc Barbora Veselá

Palach mới đầu được chôn ở nghĩa trang Olsany, thủ đô Prague. Nhưng mộ đã trở thành nơi tưởng niệm cho toàn quốc. Lực lượng an ninh đã phá hủy ngôi mộ, và khai quật hài cốt đem đi hoả thiêu vào đêm 25/10/1973. Sau đó, cảnh sát trao lại tro cốt cho mẹ Palach ở quê quan Vsetaty. Còn tại mộ cũ của Palach, thì nhân viên an ninh lấy xác một người đàn bà vô danh chôn xuống. Và an ninh cấm mẹ Palach đem tro con mình chôn tại nghĩa trang địa phương cho đến năm 1974. Đến 25/10/1990, tro của Palach mới chính thức trở về nghĩa trang đầu tiên ở Prague.

3. VACLAV HAVEL 

Vaclav Havel (5/10/1936 – 18/12/2011), hình chụp năm 1997.

Hai mươi năm sau ngày Palach tự thiêu, một cuộc tuần hành biểu dương, trước là tưởng nhớ Palach, sau là chống lại chính quyền cộng sản. Ngày tưởng niệm, biến thành “Tuần Lễ Palach”. Từ 15 – 25/1/1989, sinh viên và quần chúng đã bị công an, cảnh sát đánh đập, xịt vòi rồng, lựu đạn cay, đạn cao su… Nhưng tất cả không làm đám đông chùn bước, run sợ.

Ngày 17/10/1989, 15.000 sinh viên đã xuống đường, được đánh dấu là ngày “Quốc tế Sinh viên”. Nhắc lại năm 1939, Nazi Đức đã tràn vào trường đại học Prague và giết 9 sinh viên.

Tuy bị đàn áp khốc liệt và dã man, nhưng sinh viên vẫn biểu tình liên tục từ tháng 11 đến tháng 12. Từ 200.000 sinh viên đến 500.000 người.

28/11/1989 tổng đình công 2 giờ, và trước đó một ngày, là 27/11/1989 toàn bộ ban lãnh đạo đảng Cộng sản tuyên bố từ chức, và chấm dứt độc đảng. Hai ngày sau, Quốc hội Liên bang Tiệp Khắc đã xoá bỏ điều khoản duy trì đảng Cộng sản là đảng duy nhất trong sinh hoạt chính trị Tiệp Khắc. Hàng rào kẽm gai tiếp giáp với Tây Đức và Áo được dỡ bỏ vào tháng 12/1989.

Ngày 10/12/1989, Tổng Bí thư bổ nhiệm nội các không cộng sân, dưới sự lãnh đạo của Alexander Dubcek, Chủ tịch Quốc hội; và Vaclav Havel giữ chức Tổng Thống ngày 29/12/1989. Tháng 6/1990 người dân Tiệp Khắc lần đầu tiên tự do đi đầu phiếu kể từ 1946.

Havel là con một chủ nhà hàng nổi tiếng giàu có về kinh doanh và văn hóa. Ông nội là Vaclav khai thác nhà cửa. Ông xây một nhà hát lớn tại công trường Wenceslas. Ba của ông là Vaclav cũng tiếp nghe ông nội, xây Barrandov Terraces tại điểm cao nhất của Prague. Chú của ông làm chủ một hãng phim lớn nhất Châu Âu. 

Mẹ của ông, Bozeman Vavreckova xuất thân từ một gia đình danh giá. Ông ngoại của ông nguyên là đại sứ và là một nhà báo nổi tiếng.

Khoảng năm 1950 gia đình Vaclav Havel bị Cộng sản tịch thu tài sản và ông không thể đi học, vì thuộc giai cấp tư sản. Ông chi được học nghề trong phòng lab hóa học 4 năm. Đêm đến, ông lấy lớp tạm thời trong phòng tập thể dục. Ông tốt nghiệp cấp 2 năm 1954. Vì lý do giai cấp, ông không được theo học sau cấp 2. Nhưng ông đã tự học xong trung học, và tự nghiên cứu ngang với trình độ đại học. Ông xin việc làm ở nhà hát, lo thay đổi cảnh vào năm 1959.

Vaclav Havel lập gia đình với Olga Splichahova năm 1964.

Sau đó ông cố gắng viết kịch với Ivan Vyskocil. Năm 1968, ông có được vị trí soạn kịch cho nhà hát Balustrade, thuộc công ty Prague.

Mùa xuân 1968 Vaclav Havel tham gia cải cách tự do, nên các kịch bản của ông bị cấm. Ông bị tịch thu passport. Trong khoảng thời gian từ 70-80 ông bị bắt vì hoạt động tranh đấu cho nhân quyền.

Vở kịch đầu tiên của ông “The Garden Party”, trào phúng nạn bàn giấy thư lại và phản nhân văn. (1963)

Vở “Memorandum” là kiệt tác của Vaclav Havel. Ông tạo ra nhiều từ ngữ khó hiểu và khai thác thân phận người dân dưới chế độ toàn trị.

Khi phong trào đối kháng dâng cao, tháng 11 năm 1989 Havel thành lập Civic Forum, liên kết các đối lập không Cộng sản, để đẩy mạnh các cải cách dân chủ.

Ông được bầu vào Tổng Thống chuyển tiếp, ngày 29/12/1989. Và được bầu vào chức vụ chính thức Tổng Thống tháng 7/1990. 

Vaclav Havel chống lại sự tách biệt thành 2 quốc gia: Slovakia và Czeck. Ông đã từ chức để phản đối. Nhưng năm sau, ông lại được bầu vào chức vụ Tổng Thống của Czeck, nhiệm kỳ 1993 –1997. 

Năm 1996 bà Olga vợ ông qua đời vì ung thư. Còn ông cũng bị phát hiện ung thư phổi. Ông cai thuốc lá. Năm 1997 ông tục huyền với bà Dagma Veskrnova. Và ông đắc cử tổng thống nhiệm kỳ 2, 1998 – 2003.Sau đó ông về hưu.

Ông viết kịch tả lại kinh nghiệm chính trị 2008, làm phim “Adaption”, 2011 (2)

B. THẾ GIỚI NGƯỠNG MỘ 

  1. ALEXANDER DUBCEK 

Lời ông nói đáng được ghi nhớ: “Xã hội chủ nghĩa có tính người “. Đó là tuyên ngôn của ông để xây dựng một chế độ mới.

Khi được hỏi có gì khác giữa “Mùa Xuân Tiệp Khắc và đổi mới của Gorbachev?”. Bộ trưởng ngoại giao Liên Xô là Eduard Shevardnadze trả lời: trễ 19 năm.

Dubcek ủng hộ Cách mạng Nhung, và giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội. Sau đó làm chủ tịch đảng Dân Chủ Xã Hội.

Ông cũng phản đối sự tách ra của Slovakia.

  1. JAN PALACH

Sau khi Cách mạng Nhung thành công ở Tiệp Khắc, Palach và Zajic được dựng tượng đồng nơi địa điểm đã tự thiêu, bên ngoài Viện Bảo tàng Quốc gia; và nhiều địa điểm khác ở Châu Âu.

Tiệp Khắc so sánh Jan Palach với anh hùng dân tộc Jan Hus, người đã bị hoả thiêu vì tranh đấu cho những điều mình tin tưởng, vào năm 1415.

Về nhạc, được nhạc sĩ tại các quốc gia: Hoà Lan, Na Uy, Ý, Hoa Kỳ, Luxembourg, Tây Ban Nha, Do Thái đặt nhạc.

Về thơ có các thi sĩ từ Slovenia, Đức, Pakistan, Czech, Liên Xô sáng tác những bài thơ ca tụng.

Phim ảnh có Pháp, Đức, và Tiệp (2013)

Điêu khắc có điêu khắc gia Andreas Beck.

Được đặt tên đường ở Tiệp, Luxembourg, Pháp, Ba Lan, Hoà Lan, UK, Rome, Bangladesh (3)

3.VACLAV HAVEL

Vaclav Havel là người đưa Czech gia nhập NATO, khước từ khối Warsaw. Khi rút khỏi Warsaw, vấn đề rất phức tạp, vì làm nền kinh tế các nước hội viên suy sụp, nên phải mất nhiều năm mới xong. Chẳng hạn như quân đội Liên Xô rút về phải mất 2 năm.

Vaclav Havel được trao nhiều huân chương: Huân Chương Tự Do, Huân Chương Hoà Bình Gandhi, Đại Sứ Lương Tâm, Order of Canada.

Ông chống lại chủ nghĩa tiêu thụ, xiển dương nhân bản, môi trường, văn hóa, dân chủ trực tiếp. Ông ủng hộ Green Party từ 2004 cho đến khi mất.

Trong giai đoạn ở tù 5/1973 – 2 /1983 ông đã viết “Letters to Olga”, ông đã chứng kiến nhiều cảnh thương tâm và oan trái, nên khi làm Tổng Thống ông đã ân xá quá nhiều tù nhân hình sự, khiến mức tội phạm tăng gấp ba lần trong xã hội.

Năm 1968 Memorandum được trình diễn ở New York, giúp ông nổi tiếng ở Hoa Kỳ.

Vaclav Havel ủng hộ Hoa Kỳ đổ quân vào Iraq 2003.

Ông dấn thân cho dân chủ và bền bỉ với lý tưởng khiến nhiều người ngưỡng mộ.

***

Mùa Xuân Ả Rập! 

Mùa Xuân Tiệp Khắc! 

Chắc chắn Mùa Xuân Việt Nam cũng sẽ đến. 

Chúng ta có thể gọi là Mùa Xuân Đầu Tiên. 

Thiết lập một chính quyền do dân và vì dân. Chúng ta phải loại bỏ một nhà nước vơ vét tài sản nhân dân và công khố. Phải loại bỏ một nhà nước uy hiếp, đe dọa, dùng nhà tù và tra tấn nhân dân để cai trị. Phải loại bỏ một nhà nước đè đầu quần chúng, tròng cái ách nặng gấp ngàn lần của phong kiến và thực dân. 

Trong 4.000 năm, Việt Nam ta chưa có chế độ nào mà toàn hôn quân bán nước cầu vinh qua nhiều thế hệ lãnh đạo, như chế độ Cộng sản ngày hôm nay. 

Tiệp Khắc chỉ 14 triệu dân vào những năm tháng đó, mà có đến 500, 000 sinh viên và đồng bào. Chúng ta là 100 triệu, chỉ cần 1 triệu người đồng lòng là đủ làm nên lịch sử. 

Lòng dân đã chín muồi, đừng chờ ai đó nhóm lên ngọn lửa, mà hãy chính mình góp lên ngọn lửa thiêng dẫn đường cho đồng bào.

Hãy đốt cháy tất cả rác rưởi, phế thải của lịch sử. 

Và Mùa Xuân lại đến trên Việt Nam. 

Hoàng Đình Tạo 

Xuân Giáp Thìn

Tham khảo: 

1.Prague Spring.

2.Alexander Dubcek

3.Jan Palach.

4.Václav Havel