Nhìn lại buổi hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Trọng-Obama – Bs Mã Xái

Cac Bai Khac

No sub-categories

Nhìn lại buổi hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Trọng-Obama – Bs Mã Xái

Cuộc thăm viếng của Nguyễn Phú Trọng khá ồn ào hơn chuyến thăm vội vã của Trương tấn Sang cách đây hai năm; Hà nội đã chuẩn bị dư luận chu đáo hơn khiến ai nấy chờ xem liệu ông TBT đảng CSVN có “xoay trục chuyển hướng” trong bối cảnh quan hệ căng thẳng với Trung Nam Hải. Toà Bạch Ốc thông báo cho biết mục tiêu của cuộc găp gỡ chẳng qua để Hoa kỳ và Hà Nội duyệt lại thành tựu sau hai mươi năm thiết lâp quan hệ ngoại giao và những tiến triển từ khi hai nhà nước xác lập đối tác toàn diện từ năm 2013, theo đó những hồ sơ nhiều vướng mắc cần minh bạch khai thông bao gồm hồ sơ Biển Đông, TPP, Nhân quyền, An ninh, việc dở bỏ hoàn toàn lịnh cấm vận võ khí sát thương, việc Xoay trục… trong khi một vài nhựt báo tại thủ đô Hoa Thạnh Đốn thì chạy tin Obama đang nổ lực lôi kéo Việt Nam làm đồng minh chống Trung Cộng.

Để đánh giá thành quả của chuyến công du của Trọng, có lẻ cần xem thêm sự sanh hoạt của Trọng trong buổi hội luận (8-7-2015) tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (CSIS), cuộc thăm viếng LHQ, buổi tiếp xúc với doanh nhơn, nghị sĩ… tuy vậy theo dõi toàn bộ buổi họp báo ngay tại toà Bạch Ốc và nội dung bảng Tuyên bố về Tầm Nhìn Chung Việt-Mỹ do toá Bạch Ốc phổ biến hôm 7/7/2015 cũng giúp độc giả nắm bắt được thế đứng của nhà lãnh đạo đảng CSVN cực kỳ bảo thủ thân Tàu trong bối cảnh quan hệ căng thẳng Hoa Kỳ-Việt-Trung Cộng.

Với hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP ông Obama cho thấy CSVN cần minh thị việc thành lập nghiêp đoàn lao động độc lâp và các cam kết liên quan tới Tuyên bố của Tổ Chức Lao động Quôc tế; Hoa kỳ ghi nhận quan tâm của Hà nội mong muốn được công nhận nền kinh tế thị trường khi CHXHCNVN vẫn chủ trương kinh tế quốc doanh là chủ đạo, và còn những điều khác cần đáp ứng. Không biết đằng sau hậu trường ai sẽ nhân nhượng ai để sớm hoàn tất TPP vì chẳng riêng gì Hà nội mà cả Washington cũng muốm sớm hoàn tất đàm phán vì TPP là khâu quan trong nằm trong chiến lược xoay trục về Châu Á, trong lúc khúc xương nhơn quyền còn lơ lửng.

Việt Nam thì coi như đã mất gần hết Biển Đông sau khi TC hoàn tất xong việc lấn đất lấp đảo, việc quân sự hoá các đảo nhơn tạo tại khu quần đảo Trường Sa. Nhà cầm quyền CS không có một động thái tối thiểu nào như việc kiện TC ra toà án trọng tài quốc tế về việc TC khẳng định chủ quyền phi pháp phi lý chiếm gần 90% Biển Đông. Bảng Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt-Mỹ có đoạn”Hai nước tỏ ra quan ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin và đe doạ làm phương hại đến hoà bình an ninh ổn định. Hai nước nhấn mạnh sự cần thiết đề cao các quyền tự do hàng hải và hàng không được quốc tế công nhận, thương mại hợp pháp không hạn chế, an ninh và an toàn hàng hải; kiềm chế những hành đông làm gia tăng căng thẳng; bảo đảm tất cả các hành động và hoạt đông phải phù hợp luật pháp quốc tế; phản đối việc ép buộc, hăm doạ, xử dụng hoặc đe doạ xử dụng võ lực… ủng hộ giải quyết hoà bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế như đã được thực hiện trong Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và thừa nhận tầm quan trọng của việc thực hiện DOC ở Biển Đông và ủng hộ các nổ lực nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).”

Nhơn dân Việt Nam theo báo cáo của viện thăm dò quốc tế thì đa phần muốn được Hoa Kỳ giúp giải quyết vấn đề Biển Đông, nhơn dân không còn tin vào đảng và tin tưởng việc Hoa Kỳ quyết định tuần tra thường xuyên trên biển trên không trong khu vực phù hợp với luật pháp quốc tạo thêm sư an tâm ASEAN cũng như việc uỷ nhiệm cho các đồng minh Nhựt Bổn, Phi luật Tân, Úc thực hiện tuần tra để bảo đảm quyền tự do lưu thông được an toàn trên Biển Đông. Đây là khu vực mà Hoa Kỳ có” quyền lợi quốc gia” ở Biển Đông dính liền với chiến lược xoay trục về Á Châu, đụng đến “quyên lợi cốt lõi” của Bắc Kinh, cả hai cường quốc đều hướng về Á Châu-TBD, mà mủi dùi địa chánh trị là Việt Nam; Hoa Kỳ muốn lôi kéo Việt Nam gần mình hơn, từ lâu TT Obama coi CSVN là đối tác tiềm năng trong vòng đai quân sự và kinh tế trước chiến lược bành trướng Đại Hán.Trong bối cảnh TC càng ngày càng gây áp lực chánh trị, ép chế Việt Nam ở Biển Đông, bắt đầu từ sự kiện HD-981 cho đến biến cố “vạn lý trường thành cát” trong quần đảo Trường Sa khiến khuynh hướng chống TC trong bộ chánh trị mạnh lên, quan hệ Việt -Trung bắt đầu rạn nứt, vốn đã định hình từ Thoả thuận Thành đô để đi tìm thế cân bằng trong quan hệ Mỹ-Việt-Trung; dựa vào Hoa Kỳ để tạo sự cân bằng, sự xích lại với Hoa Kỳ đều có lợi cho cả hai bên, thế nhưng cái bóng ma “ba không” còn quanh quẩn trong đầu cấp lãnh đạo cộng sản, với chánh sách truy lùng và triệt tiêu thế lực thù địch, trấn áp những nhà tranh đấu, giam cầm các tù nhơn lương tâm, cho thấy tâm trạng thà “theo Tàu mà mất nước còn hơn là theo Mỹ có thể mất đảng” vẫn còn tồn tại nhưng cuộc tranh chấp quyền lực của các phe nhóm nay đang hồi quyết liêt trước Đại hội XII trong bộ chánh trị. Trọng tại Phòng Bầu Dục hay trong buổi nói chuyện tại CSIS, ông TBT đều chịu khó nhắc lại việc hai bên cần tôn trọng ý thức hệ của nhau, ý ông muốn nói cái chủ nghĩa Mác Lê, đã bị nhơn loại vứt bỏ từ lâu.

Bản Tuyên bố chung có phần khẳng định tiếp tục hợp tác song phương trong lãnh vực an ninh và quốc phòng, như đã đề cập trong Tuyên bố Tầm nhình chung về Quan hệ Quốc phòng Viêt Nam Hoa Kỳ (ký tại Hà Nội ngày 1-06-2015 giữa Ashton Carter và Phùng Quang Thanh), không thấy đề cập tới vấn đề dở bỏ hoàn toàn lịnh cấm vận võ khí sát thương, cũng như việc xử dụng Vịnh Cam Ranh.

Hai nhà lãnh đạo, cho thấy Trọng lâp lại lời giải thich, biện hộ cho sự vi phạm nhơn quyền, ông cho rằng chỉ do khác biệt về nhận thức giữa hai bên; nó quả là khúc xương khó nuốt cho nhà cầm quyền Hà Nội trong việc nâng cao quan hệ Việt-Mỹ. Trong lúc hai nhà lãnh đạo trao trao đổi thì bên ngoài phòng Bầu Dục rừng người Việt tị nạn CS từ 50 mươi tiểu bang vang dội lời chống đối Nguyễn Phú Trọng, cáo buộc CSVN vi phạm nhơn quyền, tội hèn với giặc ác với dân. Trước đó , nhơn viên cao cấp Hôi Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ cũng đã tiếp xúc với một số nhà đấu tranh dân chủ, nhơn quyền, để tham khảo; rất tiếc những đảng chánh trị truyền thống chống cộng khộng có dịp tham dự; hai điểm quan trọng đã trao cho phái đoàn gởi cho TT Obama là vấn đề nhơn quyền và dân chủ hoá Việt Nam. Hôm 6/7/2015 một ngày trước khi TBT Trọng vào Toà Bạch Ốc, 9 Dân Biểu Hoa Kỳ đã viết thơ gởi cho TT Obama trong đó có đoạn… “Chúng tôi hoan nghinh mối quan hệ chặt chẽ hơn với người dân Việt Nam và ghi nhận tiềm năng kinh tế và an ninh của đất nước này. Do đó, chúng tôi xem vấn đề nhơn quyền là tối quan trong và đưa lên hàng đầu trong quan hệ song phương bởi vì bất kỳ sự hợp tác toàn diện nào đều phải đặt trên nền tảng giá trị chung và tôn trong qui ước được thế giới công nhận… Trọng cần được khuyến khích việc lắng nghe người dân Việt Nam và bày tỏ sự tôn trọng xã hội dân sự, các nhóm tôn giáo, và quyền tự do chánh trị tại Việt Nam…”

Trong bối cảnh Trung Cộng hung hăng xâm lược ở Biển Đông, CSVN tất phải tìm con đường sống còn cho đảng, cho chế độ, nếu Nguyễn Phú Trọng xích lại gần hơn với Mỹ, tạo được thế cân bằng với TC, và Mỹ nắm bắt được Hà Nội bất chấp sự khác biệt ý thức hệ, thể chế chánh trị, bất chấp đạo lý thì mục tiêu xoay trục sẽ thành công trơn tru hơn, tất nhiên có sự giàn xếp quyền lợi giữa hai cường quốc Mỹ-Trung, họ đâu có lợi lộc gì để gây cuộc chiến tiêu hao cho cả hai và cũng là thảm hoạ của thế giới. Trong cái hoạt cảnh có Mỹ ủng hộ như vậy, CSVN sẽ sống còn, sẽ sống thêm một thời gian nữa trước khi sụp đổ nhưng lại là điều bất hạnh cho dân tộc Việt Nam tiếp tục khổ đau dưới chế độ toàn trị của cộng sản. Thượng đỉnh Mỹ-Trung giữa Tập và Obama vào tháng chin sắp tới đây chăc còn nhiều biến chuyển khi thị trường chứng khoán TC đang chao đảo thê thảm, với những bất ổn xã hội chánh trị, biết đâu rồi CHNDTQ sẽ sụp đổ kéo theo tập đoàn CHXHCNVN.

Những giải pháp chánh trị trong bang giao Viêt Mỹ, tiếng nói Cộng đồng hải ngoai ngày nay có trọng lượng đáng kể mà chánh phủ Mỹ không thể bỏ qua, đó là lời phát biểu của Phó TT Biden nhơn buổi khoản đải Trọng tại Bộ Ngoại giao (ngày 7/7/2015); đây cũng là lý do để đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius gặp gỡ trao đỗi với cộng đồng và các nhà tranh đấu dân chủ tại Nam Cali sau mấy ngày TBT Trọng hội đàm với TT Obama.

Ngày nay các phong trào đấu tranh, tổ chức xã hội dân sự trong nước đang lớn mạnh cùng với quần chúng trong nước sẽ cùng với hâu phương hải ngoại tiếp tục đấu tranh cho môt Viêt Nam tự do, dân chủ pháp trị. Về quan điểm trong ”quan hệ mới” Viêt Mỹ: Đảng Tân Đại Việt không chấp nhận một chủ trương hoà giải hoà hợp với chế độ chà đạp nhân quyền, rằng ý chí không lùi bước của nhơn dân Viêt Nam là chế độ cộng sản phải ra đi thì việc dân chủ hoá và phát triển đất nước Việt Nam mới có cơ thành tựu. Chánh nghĩa tất thắng.

Bác sĩ Mã Xái