Mừng Xuân Bính Thân cùng toàn dân đẩy mạnh công cuôc đấu tranh dân chủ trước thách thức của triều đình Nguyễn Phú Trọng – Bs Mã Xái
“Tôi bất ngờ là được Đại hội tín nhiệm”, ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu như vậy lúc một nhá báo hỏi cảm nghĩ ngay sau khi được Đại hội đảng công sản Viêt Nam toàn quốc thứ 12 lại bầu ông vào chức vụ Tổng bí thư thêm một nhiêm kỳ 5 năm tiếp tục quyền cai trị đất nước. Một cuộc bầu bán đầy kịch tính trình làng bộ “tứ trụ”, sau những năm tháng tranh chấp quyền lực gay go, quyết liệt, mưu mẹo để đưa tới sự thắng lợi cho phe Nguyễn Phú Trọng, môt nhơn vật bảo thủ, giáo điều, có lập trường thân Trung Cộng; trải qua nhiều phen thua cuộc, thua đồng chí X, ông Trọng thắng lớn kỳ này, đẩy lùi được đối thủ Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, một nhơn vật được khen là cấp tiến, chủ trương cải cách, có lần phát biểu “dân chủ tự do nhơn quyền là xu thế thời đại, không thể đảo ngược… Viêt Nam không đứng ngoài xu thế này”, ông thân Mỹ nhưng lại cứng rắn với Bắc Kinh…
Nhìn qua trận chiến này người dân mới là kẻ thua thiệt dù là Trọng hay Dũng thắng hay thua trong cuộc chạy đua giữa những người cộng sản; Nguyễn Phú Trọng là lãnh tụ do đảng công sản của ông bầu lên, đâu phải do dân, rồi bổng dưng tự cho mình là nguyên thủ quốc gia. Qua cuộc bầu cử ngưới dân thấy rõ sự rạn nứt khá sâu rộng giữa những người cộng sản với nhau vì quyền lợi phe nhóm hay vì sự sống còn của đảng để tiếp tục bám giữ quyền lực lâu dài. Sư rạn nứt không phải chỉ giới hạn trong đảng mà với phương tiện truyền thông ngày nay nó đã nổ tung, phát tán vào đại chúng. Khi Dũng được Ban chấp hành trung ương chấp thuận cho rút lui, cuộc chiến giữ hai phe chắc gì ngả ngũ; phải chăng ”nửa nhiệm kỳ“ đủ để Trọng hoàn tất tập trung quyền lực về một mối, vừa khoá chốt nhóm đồng chí X; cuộc cạnh tranh chánh trị trong cái dân chủ tập trung này âu cũng ăn khớp, tuân thủ theo pháp quyền ma mãnh xã hội chủ nghĩa, cái pháp chế lương lẹo để cho nhóm lãnh đạo cộng sản ngồi trên luật pháp. Rồi đây cái quốc hội mới đảng cử dân bầu vào tháng năm tới đây lại để “tấn phong” các chức sắc cho phù hợp với hiến pháp do đảng cộng sản làm ra; đây là cách chia quyền trong phe thắng cuộc, theo cung cách dân chủ tập trung xã hội chủ nghĩa.
Đảng CSVN đã hơn tám mươi tuổi đời già cỗi, đã làm Miền Bắc kiệt quệ sau hiệp định Geneve 1954, năm 1975 cộng sản Hà Nội lại vi phạm hiệp định Paris, cưỡng chiếm Miền Nam đưa đất nước lâm vào cảnh tụt hậu, với hoạ mất nước vào tay Trung Cộng; rồi năm 2016 Đại hội XII lại bầu Nguyễn Phú Trọng tái nhiệm tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ 5 năm với một cương lĩnh trung thành với chủ nghĩa Mác Lê, tiếp tục xây dựng xã hội chủ nghĩa, cũng cố quyền lực cai trị độc đảng độc tài, toàn trị, phát huy nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN với kinh tế doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo, duy trì chánh sách ruộng đất là sở hữu của toàn dân nhưng do nhà nước quản lý.
Những thử thách trước một nhà cầm quyền thừa sai Nguyễn Phú Trọng nay càng thêm hiển lộ. Theo Tân Hoa Xã, Tập Cận Bình đã gởi đặc sứ Tống Đào sang Lào và Việt Nam nhơn cuộc bầu bán tổng bí thư của hai nước; và Tống Đào cũng đã trao thơ chúc mừng Nguyễn Phú Trọng, trong thơ Tập không quên nhắc lại 16 chữ vàng bốn tốt. Chủ tich Tập cũng tuyên bố sẵn sàng hiệp lực với Việt Nam để cổ võ cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Nhìn vào tiến trình Đại Hội XII cho thấy ảnh hưởng Trung công càng gia tăng trong khu và đặc biệt đối với Việt Nam; thấy rõ Trung cộng có ảnh hưởng lớn đến cuộc tuyển chọn nhân sư đại hội 12. Tập Cận Bình đã coi Biển Đông như là ao nhà của mình và các đảo và Đường Lưỡi bò là sở hữu của Bắc Kinh từ thời cổ đại. Buồn thay, đối với các động thái ngang ngược của Bắc Kinh, Hà Nội giữ thái độ nhường nhịn và chỉ phản đối lấy lệ, từ tổng bí thư cho đến chủ tich nước; may ra được nghe Nguyễn Tấn Dũng đôi lần còn dám tuyên bố cứng rắn trong sự kiện giàn khoan nước sâu HD-981 tháng 5/2014; thái độ hèn với giặc ác với dân nó bắt nguồn từ thoả thuận Thành Đô 1990; đường lối nhẫn nhục này khiến Hà Nội không dám đi sát với Hoa Kỳ là điều Trung Cộng không bằng lòng. Cho nên Nguyễn Phú Trọng luôn cố gắng duy trì quan hệ tốt với Bắc Kinh, muốn thăm Obama thì phải ghé Bắc Kinh chào họ Tập trước đã!
Theo nhà phân tích chánh trị Carl Thayer, sau Đại hôi 12 sẽ không có thay đổi quan trọng trong chánh sách đối ngoại. Nhà nước CSVN sẽ tiếp tục đường lối đa phương đa dạng với Ấn Độ, Nhựt bổn, Úc, Phi luật tân, Mã Lai, Singapore, Nga, chớ không chỉ thu hẹp với hai cường quôc Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tuy nhiên trong chiến lược xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương, TT Obama vẫn muốn Việt Nam sẽ là đối tác tiềm năng như một thành viên trong vòng đai an ninh và mạng lưới kinh tế (TPP) trong khu vực; CSVN đã được Hoa Kỳ cho tham gia hoàn tất vòng đàm phán TPP, đã được nới lỏng lịnh cấm vận võ khí sát thương và đã ký Tầm nhìn chung liên bộ quốc phòng Việt Mỹ; Hà nội cũng đã nhận phương tiện quân sự để tăng cường phòng thủ, tuần tra lãnh hải. Một điều trong Tuyên bố Tầm nhìn Chung Obama-Trọng (7/2015) là hai quốc gia tôn trọng thể chế chánh trị của nhau, để sau đó ông Đại sứ Osius trong dịp chánh thức tiếp xúc với cộng đồng và các chánh đảng Viêt Nam tại Nam California có phát biểu rằng Hoa kỳ không có kế hoạch lật đổ nhà nước CSVN.
Về dân chủ, nhân quyền, Trọng không chút ngượng ngùng khi trả lời báo chí về cuôc bầu cử trong Đại hội 12 “dân chủ thế này là cùng, không thể dân chủ gì hơn”; đây là cuộc bầu bán giữa những người trong đảng CSVN với nhau trong chế độ một đảng độc quyền lãnh đạo, tương tợ như cảnh đảng cử dân bầu cho quốc hội CSVN. Chế độ CSVN không chấp nhận tự do cạnh tranh chánh trị như đã qui định trong điều 4 hiến pháp, là đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo. Nguyễn Phú Trọng đã từng tuyên bố không có đảng đối lập ở Việt Nam trong dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập đảng CSVN. Trong buổi họp ngày báo chí toàn quốc năm rồi, Nguyễn Phú trọng nhắc lại việc ngăn ngừa thế lực thù địch, ngăn ngừa diễn biến hoà bình, ngăn ngừa tự diễn biến, tự chuyển hoá; bộ trưởng công an đại tướng Trần Đại Quang phát biểu tại hội nghị triển khai Kế hoạch Kinh Tế Xã Hội năm 2016 “không để hình thành các tổ chức phản động, đối lập cũng như không để xảy ra tình trạng bị đông bất ngờ trong nội địa”. Đại hội XII đã đưa Trần Đại Quang lên hàng chủ tịch nước thay thế Trương Tấn Sang, biến Việt Nam thành chế độ công an trị; làn sóng trấn áp có dấu hiệu ác liệt hơn; lại thêm một thách thức cho các nhà bất đồng chánh kiến, cho phong trào đấu tranh dân chủ, nhơn quyền, các blogger, những cây bút đe doạ đến an nguy cho đến chế độ toàn trị, độc tài độc đảng. Tổ chức Theo dõi Nhơn quyền (HRW) kêu gọi nhà nước CSVN nhơn kỳ đại hội 12, hãy chấm dứt chế độ độc đảng.
Việc đảng CSVN chọn một lãnh đạo bảo thủ, già nua Nguyễn Phú Trọng có thể làm chậm lại mức độ cải cách kinh tế đang trên đà tăng tốc dẫn khởi và thúc đẩy bởi TT Nguyễn Tấn Dũng. Reuter hôm 27/01 nhân định trên những gương mặt “tứ trụ triều đình” mới đắc cử khó có thể thấy một sự “thay đổi lớn” nào sẽ xẩy ra; trước đây giáo sư Carl Thayer cho rằng bất cứ tân ban lãnh nào rồi cũng phải tiếp tục đường lối duy trì tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh hội nhâp quốc tế, và tăng cường khả năng phòng thủ trong tình hình mới như đã đề ra trong dụ thảo báo cáo chánh tri; Trọng cũng đã cam kết với TT Obama (7/2015) sẽ làm mọi cách để Viêt Nam vào TPP, và Hội nghi trung ương 14 cũng đồng thuận trong việc cần đẩy mạnh cải cách kinh tế và thi hành hiệp ước TPP sau khi được quốc hội phê chuẩn. Nền kinh tế hiện nay, theo tin từ khoá họp quốc hội Việt Nam cuối năm, đang trên bờ vực thẩm, trong khi ngân sách trung ương cho năm 2016 còn lại quá ít, gần sát đáy, trong lúc nợ công tăng nhanh, chánh phủ phải bán trái phiếu để trả nợ đáo hạn, phải bán cổ phần nhà nước ở 10 đại công ty nhà nước, trong khi bị áp lực kinh tế từ Bắc Kinh, theo báo cáo của GAO. Cuối năm 2015 tại Diễn đàn Đối tác Phát Triển Viêt Nam (Vietnam Development Partnership Forum) họp tại Hà Nội 5/12/2915, Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế Giới tại Việt Nam, ngoài 7 điểm khuyến cáo, một câu hỏi đặt ra cho TT Nguyễn Tấn Dũng “Viêt Nam lấy nguồn ở đâu để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong năm năm tới”; câu hỏi này nên dành lại cho tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Nhiều người lo ngại liệu nhà nước CSVN sẽ thi hành nghiêm chỉnh các chuẩn mực do TPP đăt ra, đây lại là thách thức cần bám sát theo dõi cho các nhà tranh đấu.
Thay lời kết
Xuân Bính Thân 2016 đến trong môt thế giới đầy bất ổn, hiểm nguy. Tại quê nhà đời sống nhơn dân khó khăn trong tình hình kinh tế suy sụp, đạo đức xã hội sa đoạ, hỗn loạn, văn hoá giáo dục xuống cấp, chưa kể cảnh cơ hàn, tuyết giá tại các tỉnh Miền Trung.
Tình hình chánh trị xáo trộn chưa từng thấy trong môi trường sặc mùi gió tanh mưa máu giữa cảnh tranh chấp quyền lực diễn ra kéo dài trong những năm tháng vừa qua. Thực tế một nguyên thủ quốc gia, TBT Nguyễn Phú Trọng dù là thiếu tính chánh danh đã được nội bộ đảng CSVN dựng lên, qua một cạnh tranh chánh trị bất chánh ma mãnh, cho một nhiệm kỳ 5 năm. Ông ta nổi tiếng là giáo điều, bảo thủ bị nghi ngờ là đưa nước nhà vào quỹ đạo Trung Cộng với tin tình báo thiếu kiểm chứng là Trung Nguyên có tham vọng biến Viêt Nam thành một khu tự trị, như họ đã làm đối với Tây Tạng, Tân Cương… Điều tin đươc là Trọng là nhân vật thân Bắc Kinh, và cả cái bộ sậu chóp bu Hà Nội được nhiều người mô tả là kẻ đã thành thừa sai hay là thái thú sau thoả thuận Thành Đô 1990.
Điều còn kỳ vọng vào tương lai huy hoàng cho đất nước là ngay trong thời gian đại hội 12, nhiều tinh hoa từ trong nước ra đến hải ngoại, kể cả vài thành viên cao cấp trong nhà cầm quyền cộng sản thấy nhu cầu gấp rút là đất nước cần một sự thay đổi toàn diện để đối phó với tình trạng bế tắc của đất nước hiên nay Một hệ thống chánh trị xã hội chủ nghĩa dựa trên ý thức hệ Mac Lê, một mô hình phát triển theo kinh tế thị trường định hướng XHCN với kinh tế doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo đã làm cho đất nước tụt hậu, đứng sau cả Campuchia. Cái cấu trúc quyền lực độc dảng, độc tài, toàn trị với bộ máy đàn áp đồ sộ là rào cản của con đường dân chủ hoá, và đưa tới tham nhũng trên khắp nước. Phát triển đất nước đòi hỏi sự thay đổi triệt để cấu trúc kinh tế hiện nay, là áp dụng kinh tế thị trường chính hiệu, phát huy doanh nghiệp tư nhơn, xoá dần doanh nghiệp nhà nước nhưng mọi thành tựu bền vững, ổn định do cải cách kinh tế phải song hành với thay đổi chánh tri. Mục tiêu sự thay đổi chánh trị là để phục vụ hạnh phúc con người, cho môt xã hội tự do, dân chủ, pháp trị nhân quyền dân quyền được tôn trọng, môt đất nước thạnh vương phú cường. Nói khác đi là phải dân chủ hoá đất nước. Nguyễn Phú Trọng và cả bộ chánh trị thì vẫn khư khư từ chối thay đổi thể chế, tiếp tục trấn áp các phong trào dân chủ, những nhà bất đồng chánh kiến đòi đa đảng, đòi hỏi tam quyền phân lập, và ông ta dứt khoát kiên định với chủ nhĩa Mac Lê. “Công sản không thể nào sửa chửa, mà phải cần đào thái nó”(Boris Yelsin). Dân chủ hoá thì phải do người dân trong nước chủ động, đứng lên tranh đấu đòi hỏi, đòi hỏi cái quyền con người đã bị cộng sản tước đoạt, cái quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội quyền hội họp, quyền biểu tình… những quyền mà nhà cầm quyền cộng sản cam kêt thực hiện theo các công ước quốc tế (như Công Ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chánh trị). Một ít người còn nhớ buổi hop Diễn đàn Đối tác Phát Triển Viêt Nam (5/12/2015), bà Victoria Kwakwa Giám đốc Quốc Gia Ngân Hàng Thế Giới đưa cho TT Nguyễn Tấn Dũng 7 khuyến cáo trong đó điều số 1 là việc thành lập Hội mà quốc hội cộng sản vẫn chưa thông qua, chuẩn bị cho việc thành lập công đoàn độc lập thích ứng với chuẩn mực của Hiệp ước mậu dịch tự do TPP.
Cách tiếp cận dân chủ bằng Xã hội dân sự để cải thiện nhà nước độc tài, độc đảng CSVN là một hình thức đấu tranh bất bạo động, chủ trương thực hiện dân quyền, nâng cao dân trí để người dân biết được cái quyền của mình mà nhà cầm quyền cộng sản đã tước đoạt và cứ thế mà thực hiện cho tiến trình dân chủ hoá.
Thực tế cho thấy bộ não xơ cứng giáo điều, bảo thủ của Nguyễn Phú Trọng khó bề sửa đổi, khó bề chuyển biến để có được một sự chuyển hoá dân chủ theo mô hình từ trên đi xuống, dựa theo mô hình Miến Điện; Nguyễn Phú Trọng từng phát biểu đâu có đảng đối lập nào trong nước nhơn kỷ niệm 85 năm ngày thành lập đảng CSVN ( trừ ra có những đảng, những tổ chức đối lập cuội).
Nhưng dù sau rồi cũng sẽ đến lúc nước ta có môt nền chánh trị lành mạnh, một cuộc cạnh tranh chánh trị lành mạnh giữa các chánh đảng trưởng thành không phải đi từ mô hình dân chủ hoá từ trên đi xuống mà do chính toàn dân dân quốc nội, hải ngoại thực hiện một cuộc cách mạng toàn diện, một mô hình từ dưới đi lên, nhưng ôn hoà, tránh bạo lực. Tuy nhiên một cuộc đấu tranh như vậy đòi hỏi thời gian chuân bị, một lộ trình không thể bỏ qua phần bảo toàn thành quả cách mạng hậu cộng sản. Những cuộc cách mạng Hoa Lài, Mùa Xuân Ả Râp đã nổ ra bất ngờ mà không một ai biết trước kể cả những cơ quan tình báo Hoa kỳ. Đảng Tân Đại Việt chủ trương một cuộc thay đổi toàn diện, chế độ công sản phải ra đi, xoá bỏ tận gốc chủ nghĩa Mác Lê, cùng toàn dân xây dựng một nền dân chủ pháp trị, dựa trên chủ nghĩa Dân tộc Sinh tồn, để phát triển đất nước, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ độc lập và chủ quyền Việt Nam. Đảng Tân Đại Việt không chủ trương hoà giải hoà họp với cộng sản. Chánh nghĩa sẽ thành công.
Nhơn dịp Xuân về, Kính chúc Đồng bào toàn quốc, trong nước, hải ngoại một Xuân Bính Thân tràn ngâp niềm vui, hạnh phúc, thành công, thắng lợi cùng nhau xây dựng quê hương thạnh vượng hùng mạnh, cất cánh bay cao, hội nhập vào thế giới văn minh tiến bộ trong thời đại dân chủ, nhơn quyền.
Bác sĩ Mã Xái