Kim Jong Un, Vladimir Putin và Tập Cận Bình.

Cac Bai Khac

No sub-categories

Kim Jong Un, Vladimir Putin và Tập Cận Bình.

Ngụy Kinh Sinh
(Lê Minh Nguyên dịch)

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, người thường được dân chúng gọi là Kim Béo III, đã tới thành phố Vladivostok của Nga hôm 13/9/23 và sẽ thảo luận với nhà lãnh đạo Nga, Tổng thống Vladimir Putin về việc giúp đỡ lẫn nhau để đối phó với Mỹ. Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình im lặng và có thể trong lòng có nhiều buồn vui lẫn lộn.

Mặc dù các nhà quan sát phương Tây lo lắng về sự nguy hiểm của liên minh ba vương quốc (Nga-Tàu-Bắc Hàn), nhưng không ai chú ý đến tình hình thực tế qua những mưu đồ giữa ba nước. Liệu họ có thể thành lập một liên minh? -Chính họ nói rằng đó không phải là một liên minh. Vậy thì chúng ta hãy xem xét tình hình thực tế giữa họ.

Trung Quốc và Nga đều là những cường quốc và sẽ không có đối thủ một khi họ thành lập liên minh. Giữa họ đã có một liên minh ngắn ngủi vào giữa thế kỷ 20, gây ra những thay đổi lớn trong cấu trúc thế giới dẫn đến việc hình thành Chiến Tranh Lạnh. Hậu quả là vị thế của Hoa Kỳ bị suy giảm và trở nên ngang hàng với khối Xô Viết.

Giờ đây, với sự giúp đỡ của Mỹ, Trung Quốc gần như ngang hàng với Mỹ và đứng thứ hai về sức mạnh kinh tế trên thế giới. Nếu cộng thêm nước Nga, một đất nước to lớn và nghèo nàn như con lạc đà ốm đói nhưng vẫn còn to hơn con ngựa thì cấu trúc thế giới quả thực đáng để mọi người quan tâm.

Nhưng liệu họ có thể thành lập một liên minh? Tôi không nghĩ vậy. Tập Cận Bình nói với Putin rằng không có giới hạn trong việc hỗ trợ lẫn nhau, điều này khiến Putin đưa ra quyết định cuối cùng là phát động chiến tranh ở Ukraine. Tuy nhiên, khi chiến tranh gặp trở ngại, Tập Cận Bình tọa sơn quan hổ đấu (ngồi trên núi nhìn hổ đánh nhau). Tập đã không cung cấp cho Putin sự giúp đỡ mà ông ta cần. Tập chỉ mua dầu và thực phẩm với giá thấp, điều này không giúp ích gì nhiều trong việc chống lại được các lệnh trừng phạt của phương Tây. Không khó để hiểu không chỉ Putin mà cả người dân Nga nghĩ gì.

Trung Quốc đã bị Nga xâm lược hơn một trăm năm và vẫn còn nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn bị Nga chiếm đóng theo các hiệp ước bất bình đẳng. Nga đã nhiều lần tuyên bố lãnh thổ này sẽ được trả lại, nhưng một khi khó khăn qua đi thì điều hứa sẽ không còn quan trọng nữa. Cả hai bên đều biết rõ điều này và đang bí mật đề phòng đối phương. Vì vậy, cả hai bên đều cho biết họ chỉ giúp đỡ lẫn nhau chứ không thành lập liên minh. Nói cách khác, việc giúp đỡ hay không thì có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Người ta sẽ nói về nó khi nào thời điểm đến.

Chế độ Kim của Triều Tiên bắt nguồn từ Đông Bắc Trung Quốc trong Chiến tranh chống Nhật. Sau chiến thắng, nơi đây tiếp nhận hàng chục nghìn quân do Trung Quốc cung cấp để thành lập chế độ Kim. Trong những ngày đầu, nước này dựa vào sự hỗ trợ từ Liên Xô để củng cố quyền cai trị của mình. Khi Liên Xô hết tiền, nước này phải nhờ đến sự giúp đỡ của Đặng Tiểu Bình để có cuộc sống tốt đẹp. Nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng Triều Tiên làm con cờ để thương lượng chống lại Hoa Kỳ, và người dân Triều Tiên cảm thấy rất nhục nhã. Cách đây vài năm, ở Triều Tiên đã xuất hiện một khẩu hiệu: Hoa Kỳ là kẻ thù của chúng ta hàng trăm năm, còn Trung Quốc là kẻ thù của chúng ta hàng nghìn năm. Điều này cho thấy tâm lý thực sự của người dân Triều Tiên.

Nhưng người dân Triều Tiên không thể thoát khỏi thực tế là sự truyền máu của ĐCSTQ. Bây giờ Triều Tiên có thể đổi kho vũ khí của mình để lấy dầu và thực phẩm của Nga. Đây là cơ hội để thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc. Cách Trung Quốc phản ứng, ít nhất là ở thời điểm hiện tại, vẫn im lặng.

Trong vài năm qua, Kim Béo III đã táy máy với các vụ thử hạt nhân và tàu ngầm hạt nhân. Với sự hỗ trợ từ nguồn lực của Nga, triều đại Kim cực kỳ phấn khích về mặt tinh thần, nên có thể sẽ không hài lòng với lãnh thổ hiện có của mình và muốn bành trướng. Liệu nó sẽ tiến về phía nam để làm khổ Hàn Quốc hay đối phó với miền bắc vốn là kẻ thù hàng ngàn năm thì vẫn chưa được xác định. Nhân dân Trung Quốc có thêm một kẻ thù từ cái gọi là “đồng chí, anh em ruột thịt” này.

Trong Chiến tranh Triều Tiên cách đây hơn nửa thế kỷ, Trung Quốc đã phái quân đến giúp Đệ I Kim Béo (ông nội của Kim Béo III) giữ quyền lực. Sau đó, Triều Tiên coi ai cho bú là mẹ của mình nên đã chạy theo Liên Xô, buộc ĐCSTQ phải rút khỏi Triều Tiên. Người dân Trung Quốc cảm thấy thế nào khi đã bỏ ra số tiền khổng lồ trong nhiều năm để viện trợ cho kẻ thù ngàn năm tuổi này? Hầu hết những người ủng hộ và phản đối sự chuyên chế của ĐCSTQ đều không thể nói tốt cho Triều Tiên. ĐCSTQ tiếp tục cho sói con bú bằng cách vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc và tự gây rắc rối cho mình. Mọi người đều cho rằng đó là hành động ngu ngốc.

Liệu Triều Tiên có lặp lại vở kịch hơn nửa thế kỷ trước, đào tẩu sang Nga và trở thành kẻ thù của Trung Quốc? Với thói quen coi ai cho bú như mẹ mình, cũng như tham vọng và sự tự tin của các học giả nhà quê, việc đổi chủ là khả năng cao.

Mặc dù được đào tạo bởi một trường đại học phương Tây nhưng Kim Béo III trông không khác gì các tiền bối. Anh ta có thể tàn nhẫn hơn và thậm chí có thể giết chính người chú của mình, người đã tiến cử anh ta lên nắm quyền. Trở nên vô ơn thì dễ như ăn bánh.

Mặc dù khó có thể đoán trước được sự việc gì sẽ diễn ra giữa ba tên bạo chúa này với ý đồ đen tối riêng nhưng chắc chắn đó sẽ không phải là một bộ phim hay — nó không phù hợp cho trẻ em và những người tốt bụng xem — Có nhiều khả năng là Putin sẽ lôi kéo được Kim để trả đũa và trấn áp Trung Quốc.

Giờ đây, Tập và đám thua cuộc đang bận đấm đá lẫn nhau, điều này đã tạo cơ hội cho Putin tận dụng. Đây có thể là một cuộc khủng hoảng lớn khác mà ĐCSTQ không ngờ tới.

https://bit.ly/3Rgjj9C