Hiệp định TPP – Nhân quyền và thử thách – Nguyễn Bá Lộc

Cac Bai Khac

No sub-categories

Hiệp định TPP – Nhân quyền và thử thách – Nguyễn Bá Lộc

Hiệp định kinh tế TPP (Trans-Pacific Partnership) gồm 12 nước trong đó có Việt Nam dã chánh thức ký kết hồi tháng hai năm 2016 tại Tân Tây Lan, sau 5 năm thương thảo. Hoa kỳ được xem như nước dẫn đạo. Các thành viên gồm: Canada, Hoa kỳ, Mexico, Peru, Chile, Nhựt bổn, Malaysia, Singapore, Brunei, Uc, Tân Tây Lan và VN. VN là nước tệ hại nhứt, có khó khăn nhiều nhứt, nhưng TPP là một mô hình hợp tác kinh tế quốc tế mới (Các thành viên, chánh phủ và quần chúng, hợp tác cho tiến bộ và công bằng), có tầm mức quan trọng (Các nước thành viên có 40% tổng sản lượng thế giới), có tính cách  toàn diện (về mặt kinh tế cũng như xã hội và phát triển con người), và có sự bó buộc trách nhiệm chặc chẻ đi đôi với quyền lợi.

TPP có tới 30 chương trình bày đầy đủ về nhiều vấn đề, chánh yếu là Đầu tư và Mậu dịch và nhiều khác  như môi trường, dân quyền và nhân quyền, chống tham nhũng. TPP có hiệu lực khi Quốc hội chuẩn phê.

Hôm qua tại Hà nội, hai người đứng đầu của Hoa kỳ và Việt Nam đã cam kết thi hành TPP.

Trong phần dưới đây, tôi xin tóm lược về các qui định và cam kết của TPP về nhân quyền và những thử thách do cải sửa. Nhân quyền về mặt kinh tế bao gồm: Quyền người lao động, quyền được làm việc, quyền được bảo vệ phát minh và sản phẩm trí tuệ, quyền có sự công bằng trong kinh doanh, quyền được bảo vệ tài sản riêng tư, quyền bảo vệ và tham dự vào việc xử dụng tài sản quốc gia.

I.TÓM LƯỢC QUI ĐỊNH TPP CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN QUYỀN

Nhân quyền về mặt kinh tế ở bài nầy chia làm hai phần: 1/Quyền của công nhân 2/Những quyền khác

1.Quyền của người lao động (Chương 19)

Nguyên tắc cam kết chung

*Những qui định về lao động của TPP là theo đúng như luật lệ của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) mà mỗi thành viện TPP là hội viên của ILO và phải theo (đ19.2).

*Những qui định của TPP về lao động khá đầy đủ và toàn diện nhằm hổ trợ cho sự phát triển tốt cho đầu tư và thương mại của các thành viên TPP.

*Căn bản qui định trong chương nầy là bảo vệ quyền lợi của người công nhân trên nguyên tắc tự do , công bằng, và nhân quyền.

*Sự hổ trợ và giải quyết những vấn đề cho người công nhân cần sự hợp tác của các thành phần : chánh quyền, chính người công nhân, chủ nhân , cơ quan TPP, các cơ quan quốc tế có liên hệ, tổ chức dân sự trong và ngoài nước, cơ quan tham vấn, các chuyên gia, và công chúng.

* Ngoài ra, những qui định về quyền người lao động còn được ghi trong Thỏa ước ký giữa Hoa kỳ và VN chi tiết hóa những qui định của TPP.

2.Qui định TPP về công nhân. Gồm các điều chánh sau đây

* Công nhân được tự do kết hợp (đ19.3). Qui định công nhân được quyền thành lập Nghiệp đoàn độc lập. Tức là nghiệp đoàn không nằm dưới Tổng công đoàn là một ngoại vi của đảng CS. Nghiệp đoàn độc lập tự trị về tài chánh, về quản trị.

*Công nhân được công nhận thực sự quyền thương lượng tập thể ( đ.19.2). Được quyền kết hợp các nghiệp đoàn cùng ngành hay theo hệ thống hành chánh để thương lượng về quyền lợi của mình như lương tối thiểu, điều kiện làm việc, bảo vệ sức khỏe..

*Phải chấm dứt mọi hình thức lao động cưởng bức

*Phải loại bỏ lao động trẻ em.

*Phải chấm dứt phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp

*Điều kiện làm việc có thể chấp nhận được và theo mức lương tối thiểu.

2.Những mặt khác về nhân quyền kinh tế

a.Quyền bảo vệ tài sản riêng tư và quyền được quyền tham dự vào việc xử dụng tài sản quốc gia

b.Quyền tự do và không bị kỳ thị trong việc làm

c. Quyền có môi trường làm việc sạch sẽ. Và môi trường sống lành mạnh

d. Quyền được công bằng, minh bạch và được thông tin đầy đủ từ chánh quyền

3.Những qui định TPP cho chánh quyền

Về mặt nhân quyền và dân quyền có những qui định buộc chánh quyền phải làm theo:

*Lập Văn phòng Lao động về TPP trong vòng 90 ngày kể từ ngày TPP có hiệu lực (đ.19.13). Văn phòng nầy có trách nhiệm liên lạc với Văn phòng Khối TPP ở Tan tây Lan, trong nước thì xúc tiến mọi việc liên quan đến TPP, trong đó có việc cho ghi danh Nghiệp đoàn độc lập.

*Bổ túc hay làm luật mới về Lao động theo TPP

*Tuân thủ tuyệt đối thi hành luật Lao động của TPP (đ.19.5) Chánh quyền không thể xài một luật khác.

*Cử đại diện vào Hội đồng Lao động của khối TPP (d919.12)

* Cho công chúng tham gia, góp ý kiến về Lao động (đ.19.9). Thể thức tiếp nhận thư của dân và phải trả lời với  thời gian qui định thời gian , thể thức rõ ràng bằng văn bản.

* Thực hiện văn phòng tham vấn

II.THỬ THÁCH VỀ NHÂN QUYỀN VỚI TPP

VN nói chung phải cải đổi rất nhiều , nhứt là về phía chánh quyền, để theo đúng những qui định và đòi hỏi của TPP. Có thể nói đây là phần “đổi mới” lần nữa, mạnh mẽ hơn , quyết liệt hơn trước.

1.Cải sửa và thử thách về phía chánh quyền

TPP là mô hình hội nhập kinh tế theo thị trường tự do. Còn 30 năm qua CSVN theo mô hình pha trộn nữa kinh tế thị trường nửa kinh tế XHCN. Cho nên không giống như các thành viên khác, VN phải cải sửa rất nhiều thứ để theo TPP. Và do đó đảng và chánh quyền gặp rất nhiều thử thách. Trong bài nầy chỉ nói về Cải đổi và thử thách về Nhân quyền trong lảnh vực kinh tế.

a.Về tư duy và sách lược kinh tế.

*Nhóm lảnh đạo CSVN trước hết và trên hết phải thay đổi tư duy từ quan niệm quốc doanh là quan trong, là chủ đạo. Đây là thử thách lớn vì CSVN không muốn có “chế độ tư hữu” mạnh hơn “công hữu”. Vì như vậy đảng sẽ suy yếu ngay. Và đảng viên mất nhiều tiền do bóc lột, tham nhũng cách dê dàng như từ trước đến nay.

*CSVN cần hiểu rõ hơn về kinh tế thị trường hoàn toàn mà TPP dựa trên nguyên tắc nầy. Luật lệ và thi hành luật lệ phải căn cứ trên nguyên tắc nầy. Không phải chỉ nói trên giấy tờ hay qua lời tuyên bố, mà thể hiện qua hành động. Vì TPP có qui định chế tài đầy đũ.

*Chánh quyền VN cần hiểu rõ, thật lòng, chớ không phải bề ngoài, rằng TPP khác với các Hiệp định có trước. Chế tài cụ thể và nhanh lẹ mà hậu quả tai hại thấy liền. Nhứt là thị trường Mỹ, các nhà đầu tư từ Hoa kỳ, và những trợ giúp khác về tài chánh , kỹ thuật và giáo dục (kể cả vụ Biển đông) mà Mỹ có nhiều ưu thế và ưu quyền có khả năng giúp VN tiến tốt hơn 30 năm qua.

b.Về tái cơ cấu kinh tế. Đây là thử thách rất lớn mà VN phải cải sửa. Yêu cầu đặt ra từ đổi mới lần trước là phải giảm bớt thật nhiều quốc doanh. Vì quốc doanh tiêu hũy khoảng 30% vốn đầu tư (khoảng 3-4 tỷ mỹ kim/năm). Quốc doanh không năng suất và hiệu quả, phí phạm vốn quốc gia, không thể cạnh tranh với các nước khác. Khu vực kinh tế Nhà nước chẳng những không tạo sự kết hợp với các khu vực khác, mà còn làm nó suy yếu hơn.

c. Về vân hành và quản lý kinh tế

*Cách vận hành nền kinh tế như 30 năm qua, trước sau gần như không có sự cải tiến đáng kể. Viên chức cán bộ thì chỉ nghĩ đến thu vào túi riêng trong bất cứ công tác nào. Đầu tư bừa bãi. Phí phạm tiền do dân đóng góp. Đó là vi phạm nhân quyền. Tình trạng nầy dã tạo thói quen, thâm nhiểm trong tim óc đảng viên mọi cấp, mọi ngành. Không thể cải thiện nhanh được.

* CSVN không minh bạch, không rõ ràng, dấu diếm dân , dấu diếm cả cơ quan quốc tế để tạo thành quả giả và để chiếm đoạt tài sản công. Đó là vi phạm dân quyền và nhân quyền.TPP nói đến điều nầy rất nhiều lần.

*CSVN đã lừa dân trong việc trao cho Trung quốc quá nhiều đặc ân kinh tế. Tài nguyên quốc gia bị xâm phạm và thiệt hại to lớn. Dân chúng phải bị trả nợ viện trợ năng nề từ Trung quốc và nhiều nước khác về những món vay mà dân không có quyền được biết, được có ý kiến (Tới nay trung bình mỗi người dân Việt mang nợ khoảng 800 mỹ kim.) Đó là vi phạm nhân quyền và dân quyền. Cải sử sẽ không nhanh. TPP qui định : dùng tiền vay trong nước hay ngoài nước để trả nợ hay việc trợ cấp “ phi thương mại” cho các quốc doanh là sai, là là vi phạm

* Chánh quyền phải giải quyết nhanh chống và đền bù xứng đáng cho thiệt hại môi trường sống, của cải và phương tiện sanh sống của dân. Như vụ cá chết ở miền Trung và rất nhiều vụ lấy đất của dân mà không phải cho mục tiêu công ich. Các điều nầy sai với TPP.

* Chánh quyền đánh đập và giam cầm dân trong các cuộc biều tình đòi quyền sống là vi phạm nhân quyền theo TPP. Vấn đề nầy ngoài TPP còn cần nhiều cơ quan quốc tế khác làm áp lực.

*Chánh quyền phài ban hành luật và văn kiện lập qui tuyên bố công khai và rộng rãi cho công chúng biết. Nâng cao nhận thức của công chúng (đ.19.18). Như về quyền công nhân phải theo đúng như ILO. (đ.19.2). TPP qui định công chúng có quyền biết và hiều về TPP. Dân chúng có quyền đưa thỉnh nguyện thư cách công khai. Chánh quyền phải trả cho dân lời đầy đũ kể cả kết quả của Tòa án.

Chánh quyền phải tạo thuận lợi cho công chúng trong việc thi hành TPP (đ.19.19)

*Chánh quyền lập cơ quan phụ trách vấn đề lao động/cơ quan đầu mối, trong vòng 90 ngày sau khi TPP có hiệu lực (đ.19.13) Cơ quan nầy vừa phối hơp với Hội đồng lao động của khối TPP và mặt khác liên hệ các nghiệp đoàn , công chúng, và điều hành trong nước về liên hệ đến công nhân.

2. Nỗ lực và Thử thách về phía dân chúng

Trên nguyên tắc hy vọng TPP sẽ mang nhiều lợi cho VN nói chung, chẳng những về kinh tế mà còn nhiều điều phi kinh tế. Nhưng việc thi hành TPP không dễ dàng. Trong đó điều đã hiểu được là vấn nạn vi phạm nhân quyền tại VN cho tới nay không được cải tiến bao nhiêu.

*Về phía dân chúng cần hiểu và cần nhiều nỗ lực , nhiều hợp tác từ nhiều phía. Đặc biệt về Nghiệp đoàn độc lập. Đây là cơ hội tốt để có bước tiến tốt trong một nước rã rời , kiệt quệ và tàn nhẩn.

*Công nhân và những tổ chức yểm trợ cho công nhân thấy lo ngại. Vì chế độ độc tài CS đã ngự trị tới 40 năm qua. Họ có thể làm bất cứ điều gì , bất cứ biện pháp nào để bảo vệ đảng và bảo vệ sự giàu có, quyền hành của đảng viện. Đây là thử thách cho sự khởi đầu. Sự tiến tới, dù nhỏ hay lớn dù mau hay lâu đều là con đường đi gần tới ánh bình minh.

* Khi Nghiệp đoàn độc lập đạt được vài kết quả thì có thể tiến thêm đến sự thành hình các Nông hội độc lập cũng như các Hội dân sự khác.

*Cá nhóm hay tổ chức sinh viên thanh niên hiện giờ có những bước trửơng thành và dấn thân cho quyền lợi của Dân tộc và đồng bào. Nhiều người đặt niềm hy vọng ở những người trẻ.

3.Hợp tác và hổ trợ thực hiện Nghiệp đoàn độc lập

Nghiệp đoàn độc lập theo TPP là phần quan trọng nhút của nhân quyền trong những ngày tới. Cần sự hơp tác và hổ trợ từ nhiều phía. Có thể xem đây là một số thuận lợi.

a.Sự hợp tác theo qui định TPP    (đ.19.10, chương 19 là chương nói về Lao động)

*TPP có qui định và cam kết cho sư hợp tác, đó là cơ chế thực hiện sao cho có hiệu quả.

* Hợp tác là để cải tiến toàn diện, tích cực về lao động mà mỗi bên đều có lợi, cần sự tham gia rộng rải.

* Sự hợp tác thi hành đòi hỏi sự minh bạch của chánh quyền và sự tham gia của công chúng (19.4)

* Chánh phủ sẽ thành lập cơ quan Tham vấn lao động (đ19.15) để trao đổi và giải quyết vấn đề do bên kia nêu ra. Và thành lập cơ quan Tư vấn lao động quốc gia cho công chúng của mình bao gồm đại diện công đoàn , đại diện chủ nhân đưa ra ý kiến về các vấn đề liên quan đến lao động.

* Nghiệp đoàn độc lập được quyền thành lập “Quỹ hổ trợ” cho các hoạt động cho chương nầy.

* Nghiệp đoàn có thể tổ chức hay tham dự các diễn đàn về lao động

b. Sự hợp tác và yểm trơ bên ngoài .Tiến trình hình thành và giải quyết các trở ngại cho nghiệp đoàn độc lập cần sự hở trợ từ bên ngoài

*Cộng đồng VN hải ngoại. Có thể giúp cho cong nhân hay quần chúng VN Các điều:

Nghiêng cứu và phổ biến càng sâu rộng càng tốt về TPP

Cần những chuyên gia và các nhà chuyên môn như Luật sư đê hướng dẫn trong nước nhũng vấn đề về TPP nhứt là luật lệ, các vi phạm và cách khiếu nại.

Gíup các nghiệp đoàn trong nước làm dư án và cách tiếp cận các chuyên gia hay cơ quan ngoài VN

Giúp Nghiệp đoàn và Hội Dân sự  trong nước các buổi hướng dẫn từ xa.

* Các tổ chức chuyên môn phi chánh phủ có thể hổ trợ cho nghiệp đoàn

*Các cơ quan quốc tế hay các chánh quyền thuộc TPP, trong đó quan trọng nhứt là Hoa kỳ.

Công nhân và công đoàn là vấn đề phức tap và quan trọng trong TPP. Nhứt là tại VN một nước vừa quá độc tài vừa nghèo khó, vừa rã rời. Nhưng đây là cơ hội tốt cho những nhà tranh đấu và cho chính người lao động .

TPP nêu ra những qui định và ràng buộc rất nhiều về quyền lao động hay quyền công nhân  như trình bày trên đây. Mà quyền lao động là một lảnh vực của nhân quyền . Lần nầy công nhân VN có nhiều hậu thuẩn hơn trước.

Cải tiến được quyền lợi và cuộc sống của người lao động là sự đóng góp tich cực cho phát triển kinh tế . Khi đời sống vật chất của đa số người dân đươc cải tiến cách công bằng thì xã hội được tốt hơn . Dân chủ và Tự do và Nhân quyền có cơ tiến tới khả quan hơn. Dĩ nhiên một mình TPP không đũ, phải cần nhiều “chiêu khác”. Nhưng cho tới bây giờ, TPP là cơ hội tốt cho sự chuyển biến VIệt Nam.

Cali ngày 23  tháng 5 -2016