EU trừng phạt quan chức Đảng CS và công an của Tân Cương

Cac Bai Khac

No sub-categories

EU trừng phạt quan chức Đảng CS và công an của Tân Cương

22/3/21 – Trong nỗ lực ngoại giao có điều phối với Hoa Kỳ, Canada và Anh, EU phát lệnh trừng phạt bốn quan chức Đảng Cộng sản và công an cấp tỉnh ở Tân Cương.

Họ bị EU nêu đích danh là ‘vi phạm nhân quyền’ đối với cộng đồng sắc tộc Uighur.

Workers walk by the perimeter fence of what is officially known as a vocational skills education centre in Dabancheng in Xinjiang Uighur Autonomous Region, China September 4, 2018.
Chụp lại hình ảnh, Trung Quốc nói các trại như trong hình này, chụp ở Dabancheng, Tân Cương tháng 9/2018 là “trung tâm giáo dưỡng” để người địa phương khỏi “lây nhiễm” chủ nghĩa cực đoan, ly khai.

Các quan chức Đảng và công an cấp tỉnh ở Tân Cương, ông Vương Quân Chính, Trần Minh Quốc, Vương Minh San, Chu Hải Luân bị EU nêu đích danh là ‘vi phạm nhân quyền’ đối với cộng đồng sắc tộc Uighur.

Lần đầu tiên, Liên hiệp châu Âu nêu tên và áp đặt lệnh trừng phạt với các quan chức ở Tân Cương mà tất cả đều là người dân tộc Hán.

Một tập đoàn sản xuất của công an Tân Cương cũng là đối tượng của lệnh trừng phạt mà EU nêu ra hôm 22/03/2021 để nhắm vào những cá nhân, tập thể của Trung Quốc “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng” tại Khu tự trị ở cực Tây của Trung Quốc.

Hiện Phó Bí thư Đảng khu tự trị Tân Cương Vương Quân Chính là nhân vật cao nhất bị trừng phạt.

Nhưng Giám đốc Công an Tân Cương, Trần Minh Quốc, bị cho là nhân vật “trực tiếp điều hành” công tác bắt bớ, nhốt người Tân Cương vào các trại cải tạo.

Bí thư Tân Cương, ông Trần Toàn Quốc chưa bị đưa vào danh sách này.

Theo EU, Binh đoàn Sản xuất và Kiến thiết của công an Tân Cương chính là đơn vị sử dụng lao động từ các trại cải tạo cưỡng bức với người Uighur và cả đơn vị này bị trừng phạt.

Báo chí Phương Tây cho rằng chừng 1 triệu người Uighur bị nhốt trái ý của họ trong các cơ sở khép kín và bị tẩy não, bắt ca hát tiếng Hán ca ngợi Đảng Cộng sản và ông Tập Cận Bình.

Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc và nói các trại đó chỉ nhằm giáo dục người địa phương khỏi “lây nhiễm” chủ nghĩa cực đoan, ly khai.

Trung Quốc đã đáp trả EU bằng cách cho tên 10 quan chức châu Âu vào danh sách trừng phạt.

Theo BBC News, chính trị gia Đức, Reinhard Butikofer, chủ tịch phái đoàn đại diện Nghị viện EU ở Trung Quốc, có tên trong danh sách.

Adrian Zenz, chuyên gia hàng đầu về tình hình Tân Cương và nhà nghiên cứu Thụy Điển Bjorn Jerden cũng bị nêu tên trong danh sách của Trung Quốc.

Diễu hành quân sự tại Kashgar
Chụp lại hình ảnh, Truyền thông nhà nước TQ mô tả các cuộc diễu hành quân sự tại Kashgar năm 2017 như trong hình này là để chống khủng bố và giữ gìn ổn định

Họ bị Trung Quốc cấm nhập cảnh.

Lệnh trừng phạt hai bên tung ra nhắm vào quan chức của nhau đánh dấu thời điểm quan hệ EU-Trung Quốc rơi xuống điểm thấp nhất từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn ở Bắc Kinh năm 1989.

Theo BBC News, việc đưa ra các lệnh trừng phạt cá nhân với bốn quan chức tại Tân Cương là kết quả của nỗ lực ngoại giao của EU, có điều phối với Hoa Kỳ, Canada và Anh Quốc.

EU-Trung Quốc hiện vẫn là hai đối tác thương mại lớn của nhau.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-56489353