Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy tổ chức Lễ Giỗ cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và Ra Mắt Sách của Giáo Sư Stephen B. Young – Giáo Già

Cac Bai Khac

No sub-categories

Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy tổ chức Lễ Giỗ cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và Ra Mắt Sách của Giáo Sư Stephen B. Young – Giáo Già

Vào lúc 1 giờ 5 phút trưa ngày Chúa nhựt, 30-7-2017, buổi lễ tưởng niệm lần thứ 27 cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã được tổ chức tại Stockton Boulevard Partnership, 5625 Stockton Blvd, Sacramento, CA 95824, với sự tham dự của đông đảo quan khách ngồi kín hội trường khiến ban tổ chức vui vẻ nói sợ không đủ khách ngồi hết ghế, nhưng đến giờ khai mạc ghế không có đủ cho khách ngồi, khiến ban tổ chức phải mở kho lấy thêm ghế cũng không đủ, khiến một số người phải đứng [xem hình bên]…

Trong phần nói về tiểu sử Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, Giáo sư Trần Minh Xuân [xem hình dưới] cho biết thân thế và sự nghiệp của Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy rất đa dạng và phong phú, để tránh làm mất thì giờ ông chỉ lượt qua vài điểm chánh yếu.

 

 

 

 

 

 

Theo đó “Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy sanh vào ngày 2 tháng 11 năm 1924, quê tại Mỹ Lộc, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Năm 1963 ông đậu Tiến Sĩ Chánh Trị Học, tại Pháp. Ông là Giáo Sư Chánh Trị Học và Luật Hiến Pháp ở Học Viện Quốc Gia Hành Chánh tại Sài Gòn.  Khoa Trưởng Luật Khoa và Khoa Học Xã Hội tại Cần Thơ. Giảng dạy ở cácTrường Cao Đẳng Quốc Phòng, Trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp, Trường Đại Học Chiến Tranh Chánh Trị, và hầu hết các trường đại học ở VN từ Huế đến Đà Lạt, Sài Gòn… Trong Chánh Quyền ông là Đổng Lý Văn Phòng Phủ Phó Thủ Tướng Đặc Trách Bình Định, nhơn viên phái đoàn tham dự thương thuyết Hòa Đàm Paris. Về hoạt Động Chánh Trị, ông là Tổng Thơ Ký Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến; thành lập đảng Tân Đại Việt và là lãnh đạo đảng cho đến năm 1990. Ở hải ngoại ông là Chủ Tịch Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương Liên Minh Dân Chủ Việt Nam. Hội Viên Ủy Ban Danh Dự của Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ VN Tự Do. Về các sách bằng tiếng Việt, Anh, Pháp ông đã cho xuất bản nhiều cuốn, trong đó có các cuốn viết chung với các giáo sư Tạ Văn Tài, Stephen B. Young, và Trần Minh Xuân… Đồng thời, ông cũng đã thuyết trình trên nhiều diễn đàn quốc tế. Đặc biệt khi được tin ông qua đời chính Tổng Thống Hoa Kỳ đương nhiệm George Bush đã gởi tới ái nữ của Giáo sư là cô Nguyễn Ngọc Thúy Tần lời chia buồn và lên tiếng ca ngợi Giáo sư là “một nhân vật tận tụy phụng sự cho dân tộc Việt với tấm gương sáng ngời cho thế hệ mai sau…” Kể từ đó, cứ đến độ giửa hè, vào dịp cuối tháng 7, đầu tháng 8, ở quốc nội và tại hải ngoại, đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy đã âm thầm, hoặc công khai, đều có Lễ Tưởng Niệm Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy. Như vậy tính đến nay đã qua 27 năm rồi. Đây là một thời gian quá dài để thử thách mức độ thực lòng thương nhớ của quần chúng đến một nhà lãnh đạo tài ba đã nằm xuống. Ông đã từng tâm sự rằng ông tin chắc đất nước Việt Nam mai này sẽ được tự do dân chủ và thế hệ tương lai sẽ tài giỏi hơn, xây dựng được một đất nước ấm no hơn thế hệ của ông…” [Xem toàn văn tiểu sử trong phần phụ đính 1]. Nhìn về hiện tình Việt Nam, khi trả lời phỏng vấn của đài truyền hình SBTN và Diễn đàn Việt Vùng Vịnh Giáo sư Xuân hy vọng lần giỗ thứ 28 Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy sẽ tổ chức tại Sải Gòn. Trong lúc buổi lễ đang tiến hành tại Sacramento, nhận được điện thoại từ Houston, Texas, Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, người đồng tác giả 28 tác phẩm “Thư Cho Con” có chủ đề “Chống Tàu Diệt Việt Cộng”, cho biết ông và thân hữu trong Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy cũng đang tiến hành lễ giỗ Giáo sư Huy tại Houston và cũng có cùng hy vọng như vậy [xem hình]

Sau phần quan khách thắp nhang tưởng nhớ cố GS Nguyễn Ngọc Huy và tất cả các nhà đấu tranh đã kiên trì theo đuổi công cuộc mang lại tư do, dân chủ đích thực cho quê hương VN, tới phần khách tham dự kể lại những kỷ niệm họ có với cố Giáo sư Huy. Dịp này, kỷ sư Nguyễn Tấn Thọ, trước khi phát biểu, ông xin đại diện Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn trân trọng trao cho cố Giáo sư Huy bằng “Vinh danh những đóng góp của Giáo sư cho nền văn hóa của dân tộc Việt Nam và cộng đồng người Mỹ gốc Việt” [xem hình Gs Xuân nhận bằng vinh danh của TNS Janet Nguyễn từ Ks Thọ].

Sau đó, kỷ sư Thọ nói về Đảng Tân Đại Việt do Giáo sư Huy lãnh đạo. Ông ca ngợ giá trị tuyệt vời của chủ thuyết Dân Tộn Sinh Tồn do Giáo sư Huy biến cải từ chủ thuyết gốc của đảng trưởng Trương Tử Anh. Kế tiếp, cựu Dân biểu VNCH Trần Minh Nhựt nhắc lại thời gian ông trở thành dân biểu quốc hội, tham gia hoạt động chánh trị dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Huy. Đến khi ở tù Việt cộng, với những gian ác của nhà tù, cho đến khi ra hải ngoại, lúc nào Giáo sư Huy cũng như la bàn, hướng dẫn mọi sinh hoạt chánh trị của ông. Kế đến, ông Huỳnh Lương Thiện, chủ báo Mõ San Francisco nhắc lại thời gian ông du học ở Nhựt, được gặp gỡ Giáo sư Huy, được Giáo sư hướng dẫn “vì sao tuổi trẻ phải tham gia chánh trị”, vì bọn cộng sản miền Bắc chúng đã cấy chánh trị vào đầu óc quần chúng, từ trẻ nhỏ “quàng khăn đỏ” cho đến người già phải “yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa”… Giáo sư Huy đã chỉ cho ông thấy ảnh hưởng quan trọng của truyền thông. Chính truyền thông khuynh tả do Do Thái khuynh đảo đã làm thành sức mạnh của phong trào phản chiến, với những dẫn dụ cụ thể, khiến Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, để Mỹ chấm dứt sự viện trợ cho Việt Nam, dành sự viện trợ cho Do Thái chống lại khối Á Rập… Đặc biệt chương trình năm nay có thêm phần ra mắt tác phẩm “Lý thuyết và thực hành trong việc kết hợp quyền lực bình định các làng mạc ở VN từ 1967-1972” của Giáo sư Stephen B. Young, Khoa trưởng trường Đại học Luật khoa Hamline ở Minnesota [xem hình].

Nhưng, trước khi bước sang phần này anh Nguyễn Minh Huy, trưởng đoàn Tuổi Trẻ Cờ Vàng lên hát bài Nước Mắt Quê Hương của nhạc sĩ Anh Bằng. Trước khi cất tiếng hát Minh Huy cũng nhân danh tuổi trẻ, nhân danh thế hệ thứ hai, xin nguyện tiếp bước Giáo sư Huy trên đường đấu tranh cho tự do, dân chủ pháp trị, đấu tranh phụng sự tổ quốc VN. Trong phần phát biểu, Giáo Sư Stephen B. Young ca ngợi những sáng kiến của Giáo sư Huy trong việc kết hợp quyền lực bình định các làng mạc ở Việt Nam. Trước khi nhắc lại thời gian ông làm cố vấn cho Đại tá tỉnh trưởng Vĩnh Long Dương Hiếu Nghĩa, ông cho biết mấy ngày trước Đại tá Nghĩa có gởi cho ông bức thư ngắn có liên quan đến sinh hoạt chánh trị bàng bạc trong cuốn sách của ông. Ông nhờ Tiến sĩ Nguyễn Khắc Lee, Chủ tịch Cộng đồng người Quốc gia VN Sacramento, đọc đoạn thư ngắn đó. Trong thư Đại tá Nghĩa nói về quá trình hoạt động đảng phái Đại Việt của ông cùng với những thành tựu bình định địa phương theo đúng sách lượt của Giáo sư Huy [xem youtube đính kèm: https://www.youtube.com/watch?v=yT1dQSzktx4&feature=youtu.be]. Điều này khiến Giáo sư Young hầu như lúc nào cũng ca ngợi Giáo sư Huy, ông không ngần ngại so sánh Giáo sư Huy với Nguyễn Trải, căn cứ chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn; và sách lược “xã thôn tự trị” tuyệt với, coi như bàng bạc trong tác phẩm của ông với chương trình “bình định phát triển”. Ông lật các trang sách cho quan khách thấy hình ảnh của Giáo sư Huy, của cựu dân biểu Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân mà ông gọi là Thầy Bảy, hình ảnh cựu Đại tá Dương Hiếu Nghĩa… Ông tâm sự trước khi làm điều gì ông đều hỏi Giáo sư Huy và Thầy Bảy… Rời tỉnh Vĩnh Long với Đại tá Nghĩa ông về Sài Gòn, vào Tòa Đại sứ Mỹ làm cố vấn cho ông Colby. Những kiến thức ông có được từ Giáo sư Huy ông đều tận dụng trong việc cố vấn cho Đại tá Nghĩa và ông Colby… [Để làm rõ phần nào việc làm của Giáo sư Young và tấm long ngưỡng mộ của ông đối với Giáo sư Huy, ngày 4-2-2006, Giáo sư Young có viết một bài tưởng niệm Giáo sư Huy rất hay, chúng tôi xin cho đăng theo bài tường thuật này trong phần phụ đính 2].   Trước khi bước sang phần nhận định hiện tình VN, và để thay đổi không khí, Giáo sư Lại Quốc Hùng giới thiệu cô Quỳnh Hoa hát bài Tình Ca của Phạm Duy, với giọng hát tài tử vô cùng điêu luyện. Sau đó, cô Quỳnh Hoa đã thay mặt anh Minh Huy của đoàn Tuổi Trẻ Cờ Vàng tặng Giáo sư Young món quà lưu niệm là chiếc áo in hình bản đồ VN với ngọn đuốc và cờ vàng ba sọc đỏ.   Tiếp sang phần nhận định tình hình VN, Giáo sư Young nói ông không theo dõi tình hình VN, nhưng qua cách trình bày ông biết rất nhiều về những chuyển biến của nhà cầm quyền CSVN, về những gian tham của các cấp lãnh đạo CSVN; ông không biết bọn cầm quyền ai lên ai xuống, ai theo Mỹ ai theo Tàu, nhưng điều quan trọng là phải nhìn thấy cái “đại mộng” của Tàu, cái ước muốn “bình thiên hạ” của Tàu, mà phải hiểu “thiên hạ” đây là toàn thế giới, là bao gồm Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ, Việt Nam, bao gồm cả Nhựt Bổn, Đại Hàn… và cả Hoa Kỳ…   Đến phần giải đáp thắc mắc, trả lời câu hỏi làm sao để chống cộng hữu hiệu ông không nói rõ cần có một giải pháp nào, nhưng ông cầm cái iphone đưa lên cho mọi người thấy, để từ đó nói lên tầm quan trọng của cái được ông gọi là “social media”. Chính cái này, cái truyền thông đại chúng, cái xã hội dân sự, với trí thức trẻ, với tuổi trẻ, với sự phấn đấu, và với “tấm lòng” mọi chuyện sẽ được giải quyết…   Buổi lễ kết thúc lúc 4 giờ 30 với phần ăn nhẹ và chương trình văn nghệ tự do, sau lời cảm tạ của Giáo sư Trần Minh Xuân, đại diện ban tổ chức.

 

Phụ đính 1.

Nhân tài xứ bưởi Biên Hòa

Thi sĩ & Học giả Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy

Biên Hòa xứ bưởi thường được ca ngợi là vùng “đất lành chim đậu”. Đặc biệt về mặt phong thủy, Biên Hòa có rất nhiều địa danh tứ linh bao hàm Long Lân Quy Phung. Điển hình như núi Bửu Long , đình Tân Lân, cù lao Rùa, bàu Phụng … Dưới có giòng sông Đồng Nai ngọt ngào trên có núi Bửu Long linh thiêng nên đời đời đã tạo ra biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt cho dân tộc Việt. Cũng như hun đúc ra khá nhiều nhà thơ nổi tiếng đóng góp trên diễn đàn văn chương. Nhưng khách quan mà nói, Đằng Phương (1924 -1990) là thi sĩ đầu tiên của xứ Bưởi đi vào văn học sử với những bài thơ ái quốc nổi tiếng được giảng dạy trong học đường như bài thơ “Anh hùng vô danh”:   Họ là những anh hùng không tên tuổi Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh Nhưng can đảm và tận tình giúp nước   và nhiều bài thơ quen thuộc ái quốc hùng tráng tương tự như: Ngày tang Yên Bái, Ngọn đuốc Việt Nam, Quyết sống, Lời sông núi, Anh hùng đất Việt, Lẽ sống, Thanh niên Việt Nam, Việt Nam thống nhất, Nước Việt trường tồn … Toàn bộ cuộc đời của nhà thơ Đằng Phương khá ly kỳ. Năm 17 tuổi đã bắt đầu sáng tác được những bài thơ nổi tiếng nêu trên. Đến lứa tuổi đôi mươi xuất bản tập thơ ái quốc đầu tiên mang tên Hồn Việt (nxb Đuốc Việt 1950). Vì lúc đó dưới thời thực dân Pháp nên phải giấu danh tánh thực của tác giả. Sau đó đặc biệt cả hai miền Nam Bắc đều giảng dạy những dòng thơ ái quốc đó trong học đường, mà ai cũng tưởng là tác giả vô danh. Mãi đến lúc tròn 60 tuổi, tác giả cho tái bản tập thơ Hồn Việt (nxb Thanh Phương Paris 1984). Không ai ngờ nổi, thi sĩ Đằng Phương lại là một học giả nổi tiếng của miền Nam về hoạt động văn hóa, giáo dục, báo chí và chính trị. Ông là dân Biên Hòa, quê ở Tân Uyên. Đó chính là Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy . Một niềm hảnh diện lớn lao của Biên Hòa xứ Bưởi chúng ta.   I . Tiểu Sử Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy   Sanh vào ngày 2 tháng 11 năm 1924, quê tại Mỹ Lộc, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa.   Văn bằng:

  • 1963: Tiến Sĩ Chánh Trị Học, Trường Đại Học Luật Khoa & Kinh Tế Paris. Luận án: “Đề tài người ưu tú trong tư tưởng chánh trị Trung Quốc cổ thời”
  • 1960: Cao Học Chánh Trị, Trường Đại Học Luật Khoa & Kinh Tế Paris.
  • 1959: Cử Nhơn Luật Khoa và Kinh Tế, Viện Đại Học Paris.
  • Tốt nghiệp Viện Nghiên Cứu Chánh Trị Đại Học Paris.
  • Tự học thi đậu bằng Tú Tàị.
  • Học sinh trường Pétrus Trương Vĩnh Ký, thi đậu bằng Trung Học. Một trong học sinh đậu xuất sắc nhứt tại Đông Dương (xem phim tài liệu về Thân Thế & Sự Nghiệp Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy / Câu Lạc Bộ Đằng Phương thực hiện năm 2007).

Chức vụ:   Trong Ngành Giảng Huấn:

  • Từ 1976: Phụ Khảo tại Trường Đại Học Luật Khoa Harvard (Hoa Kỳ).
  • 1965-1975: Giáo Sư Chánh Trị Học và Luật Hiến Pháp ở Học Viện Quốc Gia Hành Chánh tại Sài Gòn, Trường Đại Học Luật Khoa và Khoa Học Xã Hội tại Cần Thơ, Trường Đại Học Sư Phạm tại Sài Gòn, Trường Đại Học Luật Khoa tại Huế. Ngoài ra còn giảng dạy tại các Trường Đại Học Đà Lạt, Vạn Hạnh, Minh Đức, Minh Trí… và ở Trường Cao Đẳng Quốc Phòng, Trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp, Trường Đại Học Chiến Tranh Chánh Trị.
  • 1967-1968: Khoa Trưởng Luật Khoa và Khoa Học Xã Hội tại Cần Thơ.

Trong Chánh Quyền:

  • 1973 và 1968-1970: Nhơn viên phái đoàn tham dự thương thuyết Hòa Đàm Paris.
  • 1967: Hội Viên Hội Đồng Dân Quân.
  • 1964: Đổng Lý Văn Phòng Phủ Phó Thủ Tướng Đặc Trách Bình Định.

Hoạt Động Chánh Trị:

  • Từ 1986: Hội Viên Ủy Ban Danh Dự của Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ VN Tự Dọ
  • Từ 1981: Chủ Tịch Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương Liên Minh Dân Chủ Việt Nam.
  • 1973-1975: Đồng Chủ Tịch Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ Xã Hội (gồm 6 đảng).
  • 1969-1975: Tổng Thơ Ký Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến.
  • 1964-1990: Thành lập đảng Tân Đại Việt và là lãnh đạo đảng cho đến năm 1990.
  • 1945-1964: Đảng viên Đại Việt Quốc Dân Đảng và tham dự Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương năm 1948.

Tưởng Lục:

  • WHO’S WHO đông bộ Hoa Kỳ, ấn bản lần thứ 18, 1981-1982.
  • Giải thưởng của Viện Đại Học Paris trao cho luận án Tiến sĩ xuất sắc nhất trong năm.

  Chuyên Môn:

  • Luật Hiến Pháp, Tư Tưởng Chánh Trị, Định Chế Chánh Trị, Bang Giao Quốc Tế.
  • Thông thạo ngôn ngữ Việt, Pháp, Anh và Hán văn.

Tác phẩm :   Tiếng Việt:

  1. HỒN VIỆT, thơ, Sài Gòn, 1950, tái bản ở Paris năm 1984.
  2. QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT (Quyển A), Việt Publisher, Canada, 1990.
  3. DÂN TỘC SINH TỒN, chủ thuyết của Đại Việt Quốc Dân Đảng, được bổ túc, phong phú hóa và thâu nhận các nguyên tắc tự do dân chủ, (2 quyển), Sài Gòn, 1964.
  4. DÂN TỘC HAY GIAI CẤP?
  5. BIỆN CHỨNG DUY XẠO LUẬN (Trào phúng).
  6. CÁC ẨN SỐ CHÁNH TRỊ TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG, Thanh Phương Thư Quán, San Jose, Hoa Kỳ, 1986.
  7. HÀN PHI TỬ: bản dịch ra Việt ngữ tác phẩm của Hàn Phi, nhà lý thuyết trứ danh của học phái Pháp Gia Trung Quốc, (2 quyển), Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1974.
  8. LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÁNH TRỊ, Cấp Tiến, Sài Gòn, 1970-1971.
  9. ĐỀ TÀI NGƯỜI ƯU TÚ TRONG TƯ TƯỞNG CHÁNH TRỊ TRUNG QUỐC CỔ THỜI, bản dịch Luận án Tiến sĩ viết bằng tiếng Pháp, Cấp Tiến, Sài Gòn, 1969.
  10. Tên Họ Người Việt Nam . Mekong-Tỵnạn, California, USA – Cùng viết với Gs Trần Minh Xuân (2 cuốn 11 và 12 trong danh sách này):
  11. Hiệu đính và chú thích LỤC SÚC TRANH CÔNG. Đi tìm tác giả và dụng ý chánh trị trong tác phẩm. Mekong-Tỵnạn, California, USA, 1991.
  12. HỒ CHÍ MINH: TỘI PHẠM NHƠN QUYỀN VIỆT NAM. Mekong-Tỵnạn, USA, 1992.

Tiếng Pháp:   13. POUR UNE NOUVELLE STRATÉGIE DE DÉFENSE DU MONDE LIBRE CONTRE L’EXPANSION COMMUNISTE, Alliance Pour La Démocratie Au Vietnam, Paris, 1985.   Tiếng Anh:   14. THE LÊ CODE: LAW IN TRADITIONAL VIETNAM, bản dịch ra tiếng Anh và chú thích bộ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT, tục danh LUẬT HỒNG ĐỨC của nhà Lê (1428-1788), Ohio University Press, Hoa Kỳ, 1987 – cùng viết với Gs Tạ Văn Tài và Gs Trần Văn Liêm – 15. A NEW STRATEGY TO DEFEND THE FREE WORLD AGAINST COMMUNIST EXPANSION, Alliance For Democracy In Vietnam, 1985. 16. PERESTROIKA OR THE REVENGE OF MARXISM OVER LENINISM, Việt Publisher, Canada, 1990. Cùng viết với Gs Stephen B. Young (2 cuốn 16 và 17 trong danh sách này) 17. UNDERSTANDING VIETNAM, do T.D.T. Thomason xuất bản, The Displaced Persons Center Information Service, Bussum, The Netherlands. 18. THE TRADITION OF HUMAN RIGHTS IN CHINA AND VIETNAM, Yale Southeast Asia Studies, The LẠC VIỆT Series, New Haven, CT, USA, 1990 – Cùng viết với Giáo sư Stephen B. Young –   Bài Đăng Báo:   Tiếng Việt:

  • 1947-1990: Bài nhận định Tình Hình Thế Giới Trong Tháng Vừa Qua cùng nhiều bài báo về văn hóa & chánh trị Việt Nam trên nhiều tờ báo tiếng Việt ở trong và ngoài nước, như TỰ DO DÂN BẢN, ĐƯỜNG MỚI, MEKONG-TỴNẠN, SAIGON, THẰNG MÕ, HỒN VIÊT, HƯỚNG VIỆT, DIỄN ĐÀN VIỆT NAM, CẤP TIẾN, DÂN QUYỀN, LỬA THIÊNG, QUỐC PHÒNG, ĐUỐC VIỆT, THANH NIÊN …

Tiếng Pháp:

  • LA FRANCE ET LE VIETNAMIEN PARTISAN DE LA DÉMOCRATIE LIBÉRALE, trong ĐƯỜNG MỚI, Pháp Quốc, số 4, 1985.
  • LE CODE DES LÊ, nhận xét về bản dịch bộ luật nhà Lê ra tiếng Pháp của Ông Deloustal và về niên biểu ấn hành của bộ luật này, trong BULLETIN DE L’ÉCOLE FRANCAISE D’EXTRÊME ORIENT, Quyển LXVII, Pháp Quốc, 1980.

Tiếng Anh:

  • Cùng viết với Gs Tạ Văn Tài: THE VIETNAMESE LEGAL TEXTS, trong THE LAW OF SOUTH-EAST ASIA, Quyển 1, THE PRE-MODERN TEXTS, do M.B. Hooker xuất bản, Butterworth & Co, 1986.
  • LIMITS ON STATE POWER IN TRADITIONAL CHINA AND VIETNAM, trong THE VIETNAM FORUM, Ban Nghiên Cứu Đông Nam Á Châu của Đại Học Yale, Hoa Kỳ, số 6, Hè-Thu 1985.
  • THE MING CODE IN VIETNAMESE LEGAL HISTORY: ITS INFLUENCE ON THE VIETNAMESE CODES AND OTHER LEGAL DOCUMENTS, trong MING STUDIES, số 19, Thu 1984.
  • ON THE PROCESS OF CODIFICATION OF THE NATIONAL DYNASTÝS PENAL LAWS, trong THE VIETNAM FORUM, Ban Nghiên Cứu Đông Nam Á Châu của Đại Học Yale, Hoa Kỳ, số 1, Đông-Xuân 1983.
  • THE PENAL CODE OF VIETNAM’S LÊ DYNASTY, trong STATE AND LAW IN EAST ASIA, để kỹ niệm ngày Ông Karl Bunger trí sĩ, do Dieter Eikemeier và Herber Franke xuất bản, Otto Harrassowitz, Weisbaden, 1981.

Thuyết Trình:

  • VAI TRÒ HỒ CHÍ MINH TRONG DIỄN TIẾN CỦA TÌNH TRẠNG NHƠN QUYỀN TẠI VIỆT NAM, HỘI THẢO VỀ ĐỀ TÀI “CON NGƯỜI VÀ DI SẢN CỦA HỒ CHÍ MINH” tại Điện Luxembourg (Trụ sở Thượng Nghị Viện Pháp), trong 2 ngày 25 và 26-5-1990.
  • CHÁNH SÁCH QUỐC PHÒNG CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM tại Đại Học Không Quân Hoa Kỳ, Colorado Springs, ngày 11-4-1988.
  • KINH NGHIỆM CỦA HOA KỲ TẠI VIỆT NAM , Đại Học Không Quân Hoa Kỳ, Colorado Springs, ngày 12-4-1988.
  • CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ NỀN AN NINH Á CHÂU tại Đại Học Monash, Melbourne, Úc Đại Lợi, ngày 17-9-1987.
  • LIÊN MINH LIÊN SÔ – CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ NỀN AN NINH CỦA ĐÔNG NAM Á CHÂU, Hội Thảo Bàn Tròn do Hội Đồng An Ninh Quốc Tế tổ chức ở Bangkok từ ngày 6 đến 8-7-1986.
  • TRẬN CHIẾN ĐẤU CUỐI CÙNG VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA MIỀN NAM VIỆT NAM: 1973-1975, Hội Thảo do Đại Học Glassboro tổ chức trong ngày 7 và 8-4-1986.
  • VIỆT NAM DƯỚI ÁCH CỘNG SẢN, Hội Thảo tại Đại Học Harvard, ngày 23-11-1981, sau được Đại Học George Mason đăng trong bài nghiên cứu về VN.
  • THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC VẤN ĐỀ DO CÁC NƯỚC ẤY GÂY RA, Đại Học Minnesota, 3-10-1981.
  • NGUYÊN NHƠN VÀ HẬU QUẢ CỦA VIỆC MIỀN NAM VIỆT NAM SỤP ĐỔ NĂM 1975, tại Đại Học Washington ở Seattle, 1980.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy qua đời vào ngày 28-7-1990 tại Paris hưởng thọ 66 tuổi, mang lại tiếc thương vô vàng cho mọi người mến mộ. Không những cho riêng người Việt, mà ngay cho cả người ngoại quốc. Có lẻ lần đầu tiên một người Việt Nam qua đời , được chính Tổng Thống Hoa Kỳ đương nhiệm – ông George Bush – chia buồn và lên tiếng ca ngợi là một nhân vật tận tụy phụng sự cho dân tộc Việt với tấm gương sáng ngời cho thế hệ mai sau (xem : Nhà Chí Sĩ Thời Đại : Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy / Câu Lạc Bộ Đằng Phương xuất bản năm 2003 / trang 11).   II . Một hiện tượng hiếm có    Kể từ đó cứ đến độ giửa hè vào dịp cuối tháng bảy , ở quốc nội và tại hải ngoại, âm thầm hoặc công khai đều có Lễ Tưởng Niệm Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy. Như vậy tính đến nay đã gần 20 năm rồi. Một thời gian quá dài để thử thách mức độ thực lòng thương nhớ của quần chúng đến một nhà lãnh đạo đã nằm xuống. Sự ra đi vĩnh viễn của Giáo Sư Huy vào ngày 28 tháng 7 năm 1990 xảy ra đúng vào lúc thế lực cộng sản đang trên đà gục ngã tại Đông Âu. Bây giờ gần 2 thập niên sau nhìn lại toàn bộ thấy tiếc nuốt đã mất một cơ hội hiếm có trong đời để xoay chuyển dân chủ hóa được cho VN. Rỏ ràng lúc đó không có yếu tố cấp lãnh đạo uy tín và sáng suốt với tầm vóc cở Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy nên không ai đưa ra được kế hoạch hữu hiệu nào cả và để rồi tình thế thuận lợi vuột mất đi.   III . Công trình sáng tác   Nhìn lại, Giáo Sư Huy để lại một công trình sáng tác đồ sộ gồm hàng chục tác phẩm lẩy lừng trải dài trên nhiều lãnh vực khác nhau. Điểm rất lạ là suốt đời Giáo Sư Huy hoạt động tranh đấu, lãnh đạo đoàn thể, đấu trí chống chỏi các thế lực độc tài, rồi lại bị bịnh ung thư kéo dài gần 10 năm, vậy mà vẫn có thể viết ra được quá nhiều những tác phẩm độc đáo.   Vào ngày 4.8.1990 tại Austerlitz (Hoà Lan), Bác Sĩ Trần Ngọc Quang (Pháp) đã ca ngợi kiến thức uyên bác hầu như lãnh vực nào giáo sư Huy cũng thông suốt. Mà quả thực vậy, nhìn lại toàn bộ các tác phẩm của ông đã cho thấy rỏ điều đó. Chỉ nội trong quyển ‘‘Quốc Triều Hình Luật’’ dầy 263 trang được dẩn chứng 478 lần rút từ trên 100 quyển sách. Còn quyển Perstroika (Anh, Pháp) dầy 497 trang với 639 dẫn chứng của trên 200 tác phẩm ngoại quốc.   Có lẽ nhờ kiến thức uyên bác , trí nhớ hiếm có , lối làm việc đam mê khác thường bất kể không gian và thời gian và nghị lực phi thường , Giáo Sư Huy viết được nhiều tác phẩm bất hủ như vậy . Ông còn rất nhiều dự định sáng tác, và khi ra đi ông còn để lại nhiều di cảo . Trong những năm cuối cùng ông thường tâm sự, nếu có thì giờ rảnh rổi thì cứ mỗi tháng có thể viết xong một tác phẩm . Mặc dù trách nhiệm đè nặng trên đôi vai gầy, ông đã cố gắng viết được các tác phẩm giá trị như liệt kê trong phần tiểu sử phía trên . Trong đó có 6 tác phẩm được coi là đắc ý nhứt :

  • Thơ Hồn Việt

Đây là tác phẩm đầu tay được Giáo sư Huy qua thi hiệu Đằng Phương trân quý và hảnh diện nhứt . Bao gồm những bài thơ đầy lòng ái quốc, thể hiện rỏ lý tưởng của giáo sư Huy từ lúc thiếu thời dấn thân vào con đường tranh đấu đến khi lìa đời . Những bài thơ “Anh Hùng Vô Danh”, “Ngày tang Yên Bái” …. đã được chọn giảng dạy tại học đường và đã trở thành những vần thơ lịch sử nổi tiếng của Dân Tộc Việt .

  • Dân Tộc Sinh Tồn, Chủ Nghĩa Quốc Gia Khoa Học

Qua kinh nghiệm đau thương, tổ chức bị phân tán khi lãnh tụ Trương Tử Anh bị thất tung, Giáo Sư Huy đã dụng tâm, suy nghĩ, điều chỉnh chủ thuyết lại để thâu nhận các nguyên tắc tự do và dân chủ hợp hiến, phù hợp với tiến trình nhân loại . Ông đã dứt khoát bác bỏ đường lối lãnh tụ chế, vì nhận thấy sẽ đưa đên thảm họa độc tài.

  • Đề Tài Người Ưu Tú Trong Tư Tưởng Chánh Trị Trung Quốc Cổ Thời

Là luận án Tiến Sĩ của Giáo Sư Huy và được chấm xuất sắc nhứt trong niên khóa 1962-1963 tại Viện Đại Học Paris .

  • Các Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung

Thoạt nhìn thì đây là quyển sách chỉ nhằm giải trí. Nhưng thực sự Giáo Sư đã dụng tâm lớn lao khi viết tác phẩm này. Ai cũng biết, nhờ hành văn kể chuyện đầy hấp dẫn và bố cục kết cấu tinh vi, truyện kiếm hiệp của Kim Dung đã lôi cuốn cả hàng tỷ đôc giả trên thế giới . Ngay tại Việt Nam hầu như đa số đã có thời say mê kiếm hiệp Kim Dung. Vì vậy lợi dụng qua đề tài hấp dẫn này Giáo Sư Huy muốn trình bày, giải thích lợi hại của đường lối chính trị (nhứt là tai hại của chủ trương độc tài) và từ đó đưa ra thông điệp chính trị với đề nghị cụ thể nhằm đạt được mục tiêu mang lại yên vui hạnh phúc cho người dân. Tác phẩm này được ghi nhận bán chạy nhứt với xuất bản lần thứ tư tại Hoa Kỳ, Pháp và Úc .

  • Quốc Triều Hình Luật

Đây là bộ sách bách khoa bao gồm nhiều lãnh vực văn hóa lịch sử Việt Nam. Qua thời gian dài nghiên cứu, Giáo Sư Huy khám phá ra ai là tác giả thực sự của Bộ Luật Hồng Đức và từ triều đại nào phát sinh tinh thần giáo điều, mà đã làm một dân tộc Việt Nam thông minh, can đảm, quật cường nay phải chịu thảm cảnh đất nước tan nát nghèo đói. Trong di bút cuối cùng được đọc tại Hòa Lan vào ngày 4 tháng 8 năm 1990, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy ước mong khi đất nước được thanh bình thì lập tức lui về quê nhà viết sách phân tích rỏ ràng tại sao một dân tộc có lịch sử oai hùng mà lần lần lụn bại đến nổi nay trở nên một trong vài quốc gia nghèo nhất thế giới.

  • Perestroika

Sự kiện lãnh tụ Liên Xô Gorbachev thay đổi chính sách làm đão lộn tình hình thế giới. Điều này đã dẫn tới cuộc cách mạng tại các xứ cộng sản Đông Âu và chắc chắn sẽ làm chủ nghiã cộng sản độc tài tan biến trong tương lai để Việt Nam sẽ thoát khỏi gông cùm cộng sản. Giáo Sư Huy đã phân tích tiên đoán rỏ ràng trước trong tác phẩm này. Theo lời Gs Cao Thế Dung, đây là một tác phẩm rất quan trọng của Giáo Sư Huy qua 2 thứ tiếng (Anh, Pháp) để góp vào diễn đàn tư tưởng chánh trị quốc tế. Một giai thoại hi hữu là bản thảo “Tên Họ Người Việt Nam” bị thất lạc lúc Giáo Sư Huy qua đời và ai cũng tưởng rằng bị mất luôn tài liệu quý giá này. Chúng tôi tiếc lắm, vì biết rỏ Giáo Sư Huy đã bỏ rất nhiều thì giờ nghiên cứu biên khảo ta’c phẩm này. Có lần Giáo Sư nhờ chúng tôi tìm kiếm một số danh tánh của các nhân vật nổi tiếng có ý nghĩa giải thích được nguồn gốc tên họ xuâ’t phát ở Âu Châu. Chúng tôi đã sưu tầm và dịch ra gửi đến cho Giáo Sư xử dụng. Bất ngờ gần 10 năm sau, có lẻ nhờ sự hiển linh của hương hồn Gs Huy, nên Tiến Sĩ Nguyễn Văn Trần (Paris) tình cờ có được bản thảo và giao lại nhà xuất bản Mekong-Tỵ Nạn in phổ biến. Chúng tôi nhận được sách tặng và rất cảm động đọc thấy lại kỷ niệm năm xưa qua những dẩn chứng với tên họ của các nhân vật nổi tiếng như Tổng Thống Freiherr von Weizsaecker , Nữ vô địch quần vợt Steffi Graf , Bộ Trưởng Nội Vụ Zimmerman , Nam vô địch bơi lội Michael Gross …   IV . Con Người Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy

  • Tình Yêu Tổ Quốc

Lớn lên với tâm tình nồng nhiệt cho quê hương, năm 21 tuổi ông đã dứt khoát gia nhập đảng cách mạng để tranh đấu tự do cho đất nước . Từ đó cho đến hơi thở cuối cùng, con người Nguyễn Ngọc Huy hiến dâng trọn vẹn cho Dân Tộc Việt Nam . Những vần thơ Hồn Việt đầy rung động đã được ông gởi gắm vào tâm tình nồng nàn ấy . Vì tình yêu tổ quốc, con người tài hoa lổi lạc đó chọn một cuộc sống đạm bạc, đơn giản và đầy gian nan thử thách . Ông đã đi rất nhiều nơi, xuất hiện biết bao nhiêu lần trên diễn đàn và hội nghị quốc tế để bênh vực chính nghĩa người Việt Tự Do.

  • Tình Yêu Gia Đình

Trong buổi lễ ra mắt tập thơ Hồn Việt tại California (Hoa Kỳ) có thính giả hỏi về bài thơ tặng bạn Ngọc Điệp phải chăng dành cho bạn gái. Giáo Sư Huy đã cho biết đó chỉ là người bạn cùng tranh đấu. Với giọng thổn thức đẩm lệ ông còn cho biết trong đời ông chỉ có một tình yêu cho người đàn bà duy như’t. Đó là người vợ (nhủ danh Dương Thị Thu) đã qua đời vào năm 1974 (tai nạn tại bải biển Vũng Tàu) và một tình yêu nữa là cho Tổ Quốc Việt Nam mà thôi. Khi bà Huy qua đời, mặc dù lúc đó còn ở tuổi trung niên đầy danh vọng và tài hoa, Giáo Sư Huy ở vậy nuôi con tôn thờ hình ảnh người vợ hiền cho đến chết. Thật là trường hợp hạn hữu. Đặc biệt hơn nữa, ông để lại ước nguyện được hoả táng để sau này tro tàn mang về Việt Nam thổ táng trộn cùng xương cốt của ngươì vợ hiền năm xưa.

  • Tình Nghĩa Thâm Sâu

Một điểm nổi bật nhứt của Giáo Sư Huy là được mọi cộng sự viên kính nể và thương yêu thật sự . Thực là hiện tượng hiếm có trong thời đại đầy nhiểu nhương và đổ vỡ này. Tiền bạc, danh vọng, ông chả còn gì trong tay để lôi cuốn dẫn dụ người khác cả. Nhưng rất nhiều người đã hết lòng hết dạ hy sinh thời giờ, tiền bạc và hạnh phúc gia đình để đi theo ông. Có nhiều chủ quan khác nhau, nhưng chắc chắn một điều là họ đặt niềm tin thực sự vào con người Nguyễn Ngọc Huy. Một con người chân thành không hề chủ trương bá đạo, đạt tình yêu Tổ Quốc lên trên hết và luôn luôn có tình nghĩa thâm sâu với các cộng sự viên đồng hành.

  • Tấm Lòng Quảng Đại và Tận Tụy

Hoạt động tích cực trong lảnh vực chính trị vơ’i nhiều tranh châ’p va chạm, nhưng dù trong hoàn cảnh nào, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy cũng luôn luôn giử được nét mặt hòa nhả với nụ cười vui vẻ từ tấm lòng chân thành mà ra. Từ năm 1982 bị mắc bịnh ung thư, tuy vậy ông cố gắng kiềm chế không để tâm tình nóng nảy bộc lộ. Cuối cùng, biết sức mình sắp tàn, Giáo Sư Huy đã ráo riết làm việc không ngừng , chạy đua với tử thần để cố ráng làm tròn trách niệm trước tổ quốc. Di sản tư tưởng của ông để lại bàng bạc trong các tác phẩm. Giáo Sư Huy là người chủ trương tự do dân chủ thực sự, quyết liệt chống đường lối lãnh tụ chế, độc tài (dù là loại độc tài yêu nước mà các xứ chậm tiến thường ca ngợi). Ông đã đưa ra bài học Bắc Mỹ và Nam Mỹ cũng được độc lập . Bắc Mỹ chọn con đường tự do dân chủ thực sự nên đã thành cường quốc, dân chúng sống hạnh phúc ấm no. Trong khi đó Nam Mỹ chủ trương độc tài yêu nước, rốt cuộc đến nay vẫn còn xảy ra đảo chánh hổn loạn chính trị, dân chúng sống trong áp bức bất công.   Ngoài ra ông âu lo nhiều về tinh thần giáo điều đã thấm sâu vào huyết quản dân tộc Việt Nam, đưa đến nạn chia rẻ, kỳ thị (tôn giáo, địa phương, chủng tộc…) làm đất nước càng ngày càng suy vong. Tuy vậy Giáo Sư Huy đặt rất nhiều hy vọng vào tương lai, vì nọc độc đó đã phát hiện được thì sẽ tuyệt trừ được. Ông đã từng tâm sự tin chắc đất nước Việt Nam mai này sẽ được tự do dân chủ và thế hệ tương lai sẽ tài giỏi hơn, xây dựng được một đất nước ấm no hơn thế hệ của ông.   Có lẽ đó chính là biểu tượng rỏ ràng cho tinh thần Nguyễn Ngọc Huy, lúc nào cũng đầy quyết tâm và lạc quan hướng về tương lai dân tộc. Dù khen hay chê, phải khách quan nhìn nhận trong cùng hoàn cảnh thời đại này chưa ai dám chắc làm được nhiều việc tốt đẹp hơn ông. Một người Biên Hòa xứ Bưởi đã dám sống tận tụy một tay chăm sóc mọi việc lớn nhỏ cho đến nổi kiệt sức trút hơi thở cuối cùng. Thật khó tìm lại được một tấm gương tài đức vẹn toàn và cung cúc tận tụy hy sinh cho đại cuộc như vậy trong cỏi đời đầy nhiểu nhương này.

Trần Nguyên 

Phụ đính 2

  LGT: Như mọi năm vào tháng 7, các anh em đang theo đuổi lý tưởng tranh đấu của cố GS Nguyễn Ngọc Huy đều có buỗi lễ Giỗ cho người quá cố. Nhân dịp nhận được một bài viết khá xúc tích, chúng tôi xin cho đăng lại đây như một nén nhang tưởng niệm Giaó sư Nguyễn Ngọc Huy.

Tôi gặp Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy tại véranda của Cercle Sportif Sài Gòn năm 1970. Lúc đó GS Huy dạy ở Trường Quốc Gia Hành Chánh và tham gia cấp Trung ương trong Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến. Lúc đó tôi cũng biết rằng GS Huy là một vị lãnh đạo của Đảng Đại Việt, một đảng Quốc Gia nổi tiếng mặc dù ít người ngoại quốc đã biết đến.

Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa, lúc đó là Tỉnh Trưởng của tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam Cộng Hòa, đề nghị tôi gặp GS Huy để biết thêm về chính trị Việt Nam. Anh Nghĩa yêu cầu GS Huy gặp tôi. Lúc đó anh Nghĩa là sĩ quan nổi tiếng của Đảng Tân Đại Việt. Trong cuộc đảo chánh Chính Phủ Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, anh Nghĩa chỉ huy đoàn thiết giáp để đón hai anh em Diệm và Nhu ở Chợ Lớn để đưa họ về Tổng Tham Mưu ở Tân Sân Nhất. Trên đường đi từ Chợ Lớn đến Tổng Tham Mưu, cụ Diệm và ông Nhu bị giết trong chiếc M113 do Thiếu Tá Nhung theo lệnh của Đại Tướng Dương Văn Minh.

Dưới thời Chính Phủ Ngô Đình Diệm, GS Huy phải xuất ngoại vì hai ông Diệm và Nhu chủ trương chống các đảng phái quốc gia như Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ), các lực lượng có ảnh hưởng đối với dân Miền Nam như Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài và Phật Giáo nói chung. Ông Nhu lập ra một đảng mới theo lý thuyết Thiên Chúa Giáo (Cần Lao Nhân Vị) để tổ chức dân miền Nam Việt Nam đặt dưới sự kiểm soát độc đoán của Tổng Thống Diệm. GS Huy học bằng Tiến Sĩ tại trường Sorbonne, Paris. GS Huy nghiên cứu tư tưởng chính trị cổ thời của Trung Quốc. GS bắt đầu diễn dịch lý thuyết chính trị của Hàn Phi Tử ra bằng tiếng Việt. Luận án tiến sĩ của GS Huy nói về vai trò của người ưu tú trong tư tưởng chính trị Trung Quốc cổ thời.

Đặc biệt, GS Huy suy nghiệm và diễn dịch mới lại những nguyên tắc căn bản của lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn do Trương Tử Anh nghĩ ra trong thập niên 1930/1940. Thập niên này là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt nam. Từ đời vua Lê Thánh Tôn, các nhà lãnh đạo và trí thức (ngoại trừ người như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, La Sơn Phu Tử, và vua Quang Trung Nguyễn Huệ) đã lấy tư tưởng Nho Giáo, Dịch Lý của Trung Hoa ra để trị dân Việt Nam. Đến Nhà Nguyễn, vua đầu tiên Gia Long Nguyễn Phúc Ánh, bỏ bộ luật Hồng Đức và thay bằng bộ luật Nhà Thanh Trung Quốc. Lúc Pháp qua Việt Nam lập ra chế độ thuộc địa, họ cũng lấy lý thuyết Nho Giáo của Trung Quốc để khuyến khích dân Việt Nam kính nể các quan chức và các nhà giàu quyền quí. Sau đó, Pháp mới đem áp dụng hệ thống giáo dục theo học thuyết Đê-cát-tơ (Cartesian) thay văn hóa Nho Giáo bằng văn hóa nặng về Khoa Học thực nghiệm của Tây Âu nhằm thi hành một nhiệm vụ đặc biệt của chánh quyền Pháp mà họ gọi đó là “mission civilisatrice”.

Các cuộc chống chính quyền Pháp đầu tiên – phong trào Cần Vương của Vua Hàm Nghi, Đông Kinh Nghĩa Thục, vân vân – hoặc áp dụng Nho Giáo hoặc chỉ kêu gọi chống ngoại bang bằng cách dựa vào tinh thần bài ngoại mà thôi. Các nổ lực này không được đông đảo dân chúng ủng hộ tích cực. Từ năm 1920 đến năm 1930, có ba khuynh hướng chính trị chống những nhiệm vụ đặc biệt của Pháp, “mission civilisatrice” và chế độ thuộc địa của người Pháp: một, tìm một nguồn tư tưởng hoàn toàn Việt (Cao Đài Giáo và tiếp theo là Phật Giáo Hòa Hảo của Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ); hai, tìm một lý thuyết Á Châu mà không Việt (VNQDĐ) năm 1927 theo lý thuyết và tổ chức của Quốc Dân Đảng Trung Hoa; ba, tìm một lý thuyết chính trị của Pháp để hợp với thời mới nhưng cũng chống Pháp (chủ nghĩa lập hiến “Constitutionalism” của Phan Chu Trinh và lý thuyết Mác Lê của Hồ Chí Minh).

Sau khi Chính Quyền Pháp dẹp hai cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Nguyễn Thái Học và các anh chị em Việt Quốc khác và phong trào Xô Viết Nghệ Tỉnh của Đảng Cộng Sản (đảng CS bắt chước nổ lực trước tiên của VNQDĐ), lúc đó nhiều người Việt Nam đang tìm một phương pháp chính trị hữu hiệu hơn. Trong thập niên 1930 có phong trào Đại Việt ra đời, theo gương Phan Bội Châu, các nhà trí thức lấy lại lịch sử dân tộc Việt nam. Trước Nhà Nguyễn, Việt Nam không theo Nho Giáo mà vẫn giữ được độc lập như thời các Nhà Lý, Nhà Trần và vua Lê Lợi.

Nhóm Tư Lực Văn Đoàn viết tiểu thuyết chống Nho Giáo và người Pháp. Trương Tử Anh đề nghị lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn và tổ chức Đảng Đại Việt Quốc Dân Đảng; Lý Đông A đưa ra lý thuyết Đại Việt Duy Dân. Nỗ lực trí thức khơi nguồn văn hóa chánh trị này có mục đích phối hợp văn hóa chính truyền của dân Việt Nam với văn hóa khoa học kỹ nghệ tân thời của Tây Âu để Việt Nam có thể chạy theo kịp những diễn tiến của lịch sử nhân loại.

Tôi chưa được đọc lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn, bản văn đầu tiên của ông Trương Tử Anh, nhưng theo một số bạn Đại Việt cho biết lý thuyết ấy đặt nặng cái nhìn “cực đoan” của chủ nghĩa dân tộc “authoritarian nationalism” mà lúc đó có nhiều người chú ý thấy lý thuyết này đang được áp dụng tại Nhật Bản, Đức và Ý Quốc. Theo cái nhìn này mà nói thì Dân Tộc nào mà muốn hùng mạnh phải có kỷ luật mạnh, và phải theo một nhà lãnh đạo có đầy đủ quyền uy mà thôi. Trương Tử Anh, Lý Đông A và nhiều nhà lãnh đạo quốc gia khác bị Cộng Sản sát hại vào năm 1945 và 1946. Sau đó, Đảng Đại Việt tổ chức làm ba nhóm theo vùng Bắc, Trung, và Nam.

GS Huy vì sanh trưởng tại miền Nam nên gia nhập vào Đảng Đại Việt xứ bộ miền Nam. Trong chiến tranh Việt Minh/Pháp, GS nghiên cứu và dạy lý thuyết Dân Tôc Sinh Tồn và, với bút hiệu Đằng Phương, ông sáng tác nhiều bài thơ chứa chan lòng yêu nước nhằm thức tỉnh thanh niên lúc bấy giờ, trong đó có bài nổi tiếng như Anh Hùng Vô Danh. Sau đó GS Huy phải qua Pháp tỵ nạn vào thời Ngô Đình Diệm/Nhu chủ trương truy lùng bắt bớ những người quốc gia ái quốc mà không chịu phục tùng quyền uy của họ. Ông dùng thời gian lưu vong này để điều chỉnh lại các nguyên tắc của lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn.

Theo tôi, với một cái nhìn của Đạo Phật, Đạo Lão, và Dịch Lý, GS Huy thấy rất rõ ràng một số sự kiện quan trọng và căn bản về cuộc đời con người. Thí dụ, sự sinh tồn của vật nào là thuộc quyền tự nhiên của trời-đất. Không thể cưỡng ép sự sinh tồn bằng ý chí cá nhân hay một chính quyền. Sự sinh tồn nào cũng đều phải tuân theo qui luật của nó mà thôi, như đã nói từ lâu trong sách Đạo Đức Kinh. Như vậy, chính trị chỉ là việc phối hợp, khuyến khích các sức mạnh và các khuynh hướng đương vận hành tự nhiên trong vũ trụ và trong lòng người mà thôi. Với cái nhìn này của GS Huy, lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn trở thành một lý thuyết chính trị tự do dân chủ hợp với các chế độ dân chủ hiến trị, Nhà Nước tuyệt đối tôn trọng luật pháp trong mỗi hoạt động của mình. Hơn nữa, theo cái nhìn của GS Huy, lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn là đòi hỏi sự đoàn kết, sự hợp tác, sự khoan dung giữa nhiều khuynh hướng, quyền lợi, tôn giáo, đảng phái, giai cấp, vân vân. Với những nguyên tắc này của lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn, chính trị phải khởi xướng lên từ dân làm căn bản, không đi từ chính quyền ở trên xuống tới dân. Chính trị hiểu cho đúng không phải là hành động độc quyền, độc tài, không nhất thiết phải ép buộc người ta theo ý mình. Chính trị hiểu cho đúng nghĩa theo lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn là một công cuộc phức tạp, xây dựng lực lượng của dân, phải theo sự mong muốn của dân và phải làm việc từng bước một.

Tháng Giêng năm 1964, anh Nghĩa và một số anh em sĩ quan Đại Việt khác thi hành một cuộc “chỉnh lý” giải nhiệm một số tướng lãnh mà họ sợ những người nầy nghe theo lời xúi giục của De Gaulle mà ra khỏi chính quyền Sàigòn. Họ đề nghị cho Tướng Nguyễn Khánh làm Thủ Tướng. Trong Chính Phủ Nguyễn Khánh, có các lãnh đạo Đại Việt như Nguyễn Tôn Hoàn, Hà Thúc Kỳ, và Nguyễn Ngọc Huy giữ những chức vụ quan trọng. Phật Giáo, Hòa Hảo, và Cao Đài cũng có đại diện và ảnh hưởng trong Chính phủ đó. Chính Phủ này thể hiện tính cách đoàn kết các lực lượng không Cộng Sản trong miền Nam, đây cũng là một thành công chính trị rất lớn và hiếm có từ trước đến nay. Đặc biệt, GS Huy phụ trách về Bình định Xây dựng nông thôn để tạo điều kiện chiến lược mà Đảng Cộng Sản phải thất bại. Năm 1959, Đảng Cộng Sản đã bắt đầu tổ chức chiến tranh du kích và phá hoại để lật đổ Chính Phủ Sàigòn. Nếu muốn thắng một cuộc chiến tranh du kích như thế này thì phải được sự ủng hộ tích cực, sự hy sinh nhiều của nông dân. Trái lại, nếu dân nông thôn không theo phe du kích, thì cuộc chiến tranh du kích không thể nào thành công được. GS Huy hiểu điều này và lấy lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn để đề ra một công thức chiến lược nhằm chống Cộng Sản ngay từ hạ tầng cơ sở là nông thôn.

Nhưng Tướng Nguyễn Khánh không chịu theo đường lối của GS Huy. Ông Khánh bắt đầu chia rẽ Đại Việt, ông xúi dục Công Giáo nghi ngờ Phật Giáo và xúi các Thầy Phật Giáo bất hợp tác với các Cha Thiên Chúa Giáo. Ông Khánh giao chương trình nông thôn và huấn luyện cán bộ xã ấp cho một đảng chống cộng nhỏ – Đảng Duy Dân. Để có sự trợ giúp của thế lực Hoa Kỳ, ông Khánh đề nghị với Đại Sứ Hoa Kỳ Maxwell Taylor rằng, Hoa Kỳ nên gởi quân qua Việt Nam để đánh các đơn vị lớn của Việt Cộng.

Mùa Thu năm 1964, GS Huy và nhiều anh chị em khác thành lập Đảng Tân Đại Việt theo xu hướng của lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn mà GS Huy đã viết ra trong hai cuốn sách này. Lúc tôi rời Việt Nam đi học luật tại Mỹ năm 1971, GS Huy biếu cho tôi cuốn thứ hai của bộ sách Dân Tộc Sinh Tồn. Hai năm sau đó, GS Huỳnh Sanh Thông lại biếu cho tôi cuốn thứ nhất của bộ sách Dân Tộc Sinh Tồn. Trong số những người ngoại Quốc, ngoài tôi ra, chỉ có ông Milton Sachs, một vị Giáo Sư đại học Brandeis, có được bộ Sách Dân Tộc Sinh Tồn này mà thôi. Nhưng Milton Sachs không biết tiếng Việt và không đọc được cuốn sách này, chỉ có tôi là người Tây Phương duy nhất đọc được hai cuốn sách này. Và tôi đã đọc và đọc rất kỹ.

So sánh bộ sách Dân Tộc Sinh Tồn với nhiều quyển sách chính trị Tây Âu thì quyển sách Việt Nam này có giá trị cao. Theo tôi, lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn của GS Huy có đầy đủ ý nghĩa và có thể nói là ngang hàng với hai lý thuyết dân chủ của John Locke và John Stuart Mill. Dĩ nhiên, lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn vẫn còn áp dụng được. Còn lý thuyết của Mác-Lê, ai cũng biết, kể cả những người Cộng Sản Việt nam hiện tại, là sai và không dùng được vì đã quá lỗi thời. Riêng đối với tôi, thì lý thuyết nổi tiếng của Jean Jacques Rousseau thua xa lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn của GS Huy về thực tế sống của con người.

Trong năm 1964 và đầu năm 1965, anh chị em Tân Đại Việt, nhất là Dương Hiếu Nghĩa, Huỳnh Văn Tồn, và Nhan Minh Trang tổ chức một cuộc đảo chánh để đẩy Nguyễn Khánh ra khỏi Chính phủ nhưng chẳng may không thành công. Ông Khánh đã nuôi một số tướng tá trung thành với ông như Nguyễn Cao Kỳ, để giúp ông nắm giữ Chính quyền. Vì ông Kỳ lợi dụng không quân để đánh dẹp các đơn vị đảo chánh làm cho mấy cuộc đảo chánh đều không hoàn toàn thành công. Nhưng, dần dần, Nguyễn Khánh bị mất đi thế lực. Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu lên nắm hết ảnh hưởng. Đảng Tân Đại Việt vẫn không được tham dự chánh quyền lúc bấy giờ. Trong thời kỳ này vì Việt Nam không có người lãnh đạo nào có đầy đủ quyết tâm và trí tuệ cao nên quân lực Việt Nam Cộng Hòa không thắng được các lực lượng võ trang của Việt Cộng. Lợi dụng cơ hội này, Cộng Sản Hà nội quyết định gởi bộ đội Bắc Việt vào miền Nam. Đơn vị Quân Đội Nhân Dân khởi sự xâm nhập vào miền Nam đầu năm 1965. Năm 1964, Hànội gởi ít nhất 17,475 người vào miền Nam, qua năm 1965, số quân Bắc việt được gởi vào lên tới 46,797, theo báo cáo của Bộ Quốc Phòng Hànội.

Tháng Sáu năm 1965, phía Việt Nam Cộng Hòa, các tướng lãnh lên nắm Chính quyền. Ông Thiệu làm chủ tịch Hội đồng quân nhân và Nguyễn Cao Kỳ nắm giữ chức Thủ Tướng Chính Phủ. Phía Hoa Kỳ, Tướng William Westmoreland yêu cầu Tổng Thống Lyndon Johnson gởi gấp qua Việt Nam 44 tiểu đoàn di động để truy tìm, tiêu diệt các đơn vị lớn của Việt Cộng và QDND ẩn náu trong rừng núi. Tổng Thống Johnson đồng ý và Hoa Kỳ bắt đầu tham gia vào Chiến Tranh Việt Nam một cách mạnh mẽ. Đến năm 1966, quân đội Hoa Kỳ đã phá nhiều căn cứ của Cộng Sản và thắng nhiều trận chiến với Việt Cộng và QĐND, nhưng tình hình chính trị của miền Nam không được yên ổn chút nào. Vì ở miền Trung, phái Phật Giáo Ấn Quang chống chính phủ Nguyễn Cao Kỳ mãnh liệt. Người miền Nam cũng không ưa thích gì ông Kỳ qua tư cách của ông và một phần, vì ông là người Bắc di cư vào Nam. Các tôn giáo, và các đảng phái không được tham dự vào Chánh phủ vừa mới thành lập. Việt Nam lúc đó không có bầu cử, không có Quốc hội, thành ra dân không có cách nào mà ảnh hưởng trực tiếp đến đường lối của Chính phủ. Hoa Kỳ thấy miền Nam không có một hệ thống chính trị dân chủ do dân bầu lên, nếu không có các tôn giáo, các đảng phái, các lực lượng xã hội ủng hộ Chính phủ Sàigòn thì quân đội miền Nam một mình không bao giờ thắng được Cộng Sản Hànội. Do đó, ông Johnson yêu cầu ông Thiệu và ông Kỳ nhường cho một chính phủ dân chủ có hiến pháp và được dân bầu lên.

Quốc Hội Lập Hiến được bầu ra và có nhiệm vụ viết một bản Hiến pháp để khai sanh nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Nay có nhiều anh em trong Tân Đại Việt được bầu vào Quốc Hội Lập Hiến. Hiến Pháp này được dân chấp thuận vào năm 1967. Nhiều điều của Hiến Pháp Việt Nam Đệ Nhị Cộng Hòa giữ theo tinh thần những điều có trong Dân Tộc Sinh Tồn quyển hai. Như vậy, GS Nguyễn Ngọc Huy là vị thầy đã góp công lớn xây dựng dân chủ Việt Nam. Theo Hiến pháp 1967, Quốc hội có hai Viện được bầu để lo ngành Lập pháp. Nghành Hành pháp cũng được dân trực tiếp bầu. Ông Thiệu được bầu làm Tổng Thống và ông Kỳ được bầu làm Phó Tổng Thống.

Trong mấy tháng đầu của Chính Phủ mới, ông Kỳ có nhiều ảnh hưởng nhất. Ông không thích ông Thiệu và cả Tân Đại Việt. Ông Kỳ thích cai trị với sự trợ giúp của một nhóm anh em thân tín riêng vì họ dễ nghe lời ông. Giữa năm 1967, Cộng Sản Hànội thấy rằng, chính phủ Miền Nam điều hành có hiệu quả, quân đội Miền Nam đánh giặc giỏi hơn và quân đội Hoa Kỳ thắng trận luôn, dần dần dân chúng miền Nam không muốn theo Hànội nữa (trừ khi có những cuộc đánh, dân mới chạy về các vùng do chính phủ Sàigòn kiểm soát). Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản quyết định đánh các Thành phố, các Tỉnh lỵ của Chính phủ Sàigòn trong một cuộc tổng tấn công rất là tàn bạo.

Vào lúc Giao Thừa Tết, năm Mậu Thân 1968, hầu hết các lực lượng Cộng Sản đánh vào Sàigòn, Huế, và các Thị xã khác. Về mặt quân sự, Cộng Sản thua to. Lực lượng võ trang Cộng Sản tan rã, số đơn vị còn lại phải tháo chạy vào núi, về Lào và Cao Miên. Đại đa số lính và cán bộ Việt Cộng ở các làng xã hưởng ứng chương trình Chiêu hồi và quay về ủng hộ Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Nhóm ông Kỳ không đáp ứng được yêu cầu tái xây dựng sau cuộc tấn công vô nhân đạo Tết Mậu Thân. Ông Thiệu mời cụ Trần Văn Hường vào chức vụ Thủ tướng, thay thế ông Kỳ. Cùng lúc đó, ông Thiệu cũng đưa nhiều anh chị em Tân Đại Việt vào các Bộ quan trọng và các đơn vị Hành chánh địa phương. Ông Dương Hiếu Nghĩa, chẳng hạn, được ông Thiệu cho làm Tỉnh Trưởng tỉnh Vĩnh Long. Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh, sau khi tốt nghiệp, được bổ nhiệm làm Phó tỉnh trưởng Hành chánh và Phó quận trưởng Hành chánh. Nhờ họ mà lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn của GS Huy với chủ trương căn bản nhân đạo, cởi mở, cùng với chiến lược của GS Huy đã có ảnh hưởng rất lớn trên chiến trường Quốc / Cộng tại Việt Nam.

Ông Thiệu áp dụng chánh sách Phát triển, Bình định và Xây dựng nông thôn của GS Huy. Các điều căn bản của chánh sách này cũng dễ tìm thấy trên hai quyển Dân Tộc Sinh Tồn. Chánh sách của GS Huy về bình định phát triển nông thôn là nhằm áp dụng những nguyên tắc sinh tồn của lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn. Chánh sách này áp dụng một cái nhìn rất là rộng rãi và ai ai cũng có thể tham gia vào công cuộc xây dựng để mà phát triển đất nước. Tức là, mọi người thuộc cộng đồng dân tộc Việt nam đều có giá trị, có quyền nói, có phép được hưởng các lợi ích của Chính phủ như nhau. Đó là quan điểm căn bản về sự sinh tồn của một dân tộc – không có chiến tranh giai cấp, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, đẹp hay xấu, khôn hay ngu, đạo Phật hay đạo Cao Đài, không hoàn âm hay hoàn dương (không chê âm khí hay chỉ yêu thương dương khí), tức biết giữ Âm Dương luôn luôn quân bình.

Chương trình Bình định Xây dựng nông thôn theo đường lối Dân Tộc Sinh Tồn hoàn toàn thành công. Chiến lược Cộng Sản Hànội tính cướp miền Nam bằng một thứ chiến tranh du kích bạo lực đã đưa đến sự thất bại hoàn toàn. Năm 1972, Hànội phải xâm lăng miền Nam bằng hết tất cả các sư đoàn Bộ Đội Bắc Việt. Nhưng không thắng nổi, rút cuộc, Hànội phải chấp nhận Hiệp Định Paris để cho người Mỹ rút hết rồi mới đánh trả lại Việt Nam Cộng Hòa vài năm sau. Như vậy, theo tôi, cố GS Nguyễn Ngọc Huy là tác giả chính của lý thuyết giúp sự thành công của Việt Nam Cộng Hòa chống mưu đồ của Đảng Cộng Sản chiếm lấy cho riêng mình cơ cấu chính quyền Việt Nam từ Nam Quan đến Cà Mau.

Người dù có thông minh bao nhiêu, người dù được thành công bao nhiêu, thì người vẫn phải chịu mệnh trời đất. Có lúc thì sĩ phu gặp thời; có lúc thì không. Phúc đức của người nào, mặc dù có nhiều, vẫn thua số trời và các diễn biến của thời đại. GS Nguyễn Ngọc Huy sống và làm việc trong một thời đại nhiều ngang trái đau buồn của dân tộc Việtnam. Ông đã làm phúc bao nhiêu, cố gắng bao nhiêu, chịu khổ bao nhiêu, và gia đình hy sinh bao nhiêu, nhưng GS Huy vẫn không đạt được được ước nguyện là mong giúp dân tộc thắng những tai hại mà Cộng Sản mang đến. Trong thơ Kim Văn Kiều, thi sĩ Nguyễn Du có kết luận rằng: “muôn sự tại trời”.

Về sau, kế hoạch Bình định Phát triển thành công và chiến lược Hànội thất bại. Chế độ chính trị theo đường lối hiến định của Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam áp dụng phát triển đất nước rất tốt đẹp, là lúc ông Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng Thống đất nước Miền Nam. Qua đầu năm 1971, ông Thiệu thấy Cộng Sản thua, miền Nam có thể đứng riêng không cần sự hậu thuẫn mạnh mẽ về quân sự của Hoa Kỳ nữa, nên ông Thiệu tránh xa nhóm Tân Đại Việt, và giao quyền cho các anh em riêng thân tín của ông để họ cai trị. Ông Thiệu chỉ nghe lời người thân cận như ông Hoàng Đức Nhã. Đại Tá Nghĩa và các sĩ quan giỏi có uy tín của Tân Đại Việt không được lên chức hay chỉ huy các sư đoàn tác chiến. Sau vì phải chịu thất thế nhân Hiệp Định Paris năm 1973, Tống Thống Thiệu ép các lực lượng chính trị vào một đảng của ông. Nạn tham nhũng ngày càng nhiều, tinh thần chiến đấu của lính Việt Nam Cộng Hòa bị suy giảm, và dân chúng hết còn ủng hộ Chính phủ Thiệu như mấy năm trước nữa. Các thành công chính trị và tổ chức làng xã nông thôn mà GS Huy đã khuyến khích và hướng dẫn trên đà suy sụp. Việt Nam Cộng Hoà bắt đầu mất thế để một mình có thể giữ vững sự độc lập chánh trị.

Hơn nữa, GS Huy phải chịu bị chi phối bởi đường lối chánh sách của Hoa Kỳ. Vì sự sinh tồn, dân Hoa Kỳ ngã theo phong trào phản chiến, chống Việt Nam Cộng Hòa, ủng hộ chế độ Cộng Sản Bắc Việt đến nỗi họ muốn Hànội thắng và Sàigòn phải thua. Người Mỹ không muốn hy sinh nữa cho chế độ Sàigòn; họ không hiểu gì, và không thấy các thành công lớn mà dân miền Nam đã đạt được, như sự dân chủ hóa của miền Nam, vì đa số trí thức và các nhà báo Hoa Kỳ đều có xu hướng ngã theo phản chiến, không chịu nghe lời người Việt Nam quốc gia. Trong Quốc Hội Hoa Kỳ, đa số đảng Dân Chủ có quyền giảm bớt ngân sách viện trợ cho Chính Phủ Thiệu. Hơn nữa, Henry Kissinger làm cố vấn an ninh cho Tổng Thống Nixon, nhưng Kissinger thần phục Hồ Chí Minh và khinh ông Nguyễn Văn Thiệu. Kissinger biết Việt Nam qua sự giới thiệu của Jean Sainteny, đại diện của De Gaulle năm 1945 và 1946 mà cam kết với Hồ Chí Minh để chấp thuận Việt Minh có độc quyền cai trị Việt Nam. Sainteny đã làm cho Kissinger nghĩ rằng Hồ Chí Minh là người yêu nước và những người Việt Nam khác không có uy tín hay có đức độ như Hồ Chí Minh. Do vậy, trong tháng Sáu năm 1971, Kissinger đã đề nghị sẽ cho Hànội được phép đóng quân tại miền Nam sau khi quân đội Hoa Kỳ rút về. Nhờ sự hiện diện quân sự đó, Hànội mới lấy được miền Nam trong mấy tháng đầu năm 1975. Mọi việc tốt đẹp của GS Huy đưa ra giúp dân Việt (và công việc của nhiều người nữa) trở thành vô ích vì sự phản bội này của Henry Kissinger. Theo Nguyễn Du: “Bắt phong trần, phải phong trần, cho thanh cao, mới được phần thanh cao”.

Nhìn lại tất cả các biến chuyển trong quá khứ, tôi thấy cố GS Nguyễn Ngọc Huy giỏi hơn Phan Huy Chú, một nhà nghiên cứu và viết nổi tiếng trong thế kỷ 18. Hơn nữa, về sự hiểu biết, văn tài, và kiến thức chính trị, tôi thấy GS Huy là người nối nghiệp các bậc tiền bối như Nguyễn Trãi, đóng góp cho dân tộc Việtnam, như Lê Lai, người phụ giúp Lê Lợi hồi thế kỷ 15. Trong sự nghiệp giúp nước, có thể nói ông là người có công lớn giúp dân tộc Việt Nam hưởng được tự do dân chủ trong giai đoạn mà đất nước bị đắm chìm trong chiến tranh xâm lược. Công đức của ông thật rất xứng đáng được nhắc nhở và đề cao.

GS Huy, hay còn gọi là anh Ba Huy (tên gọi trong Đảng) và tôi học tập mấy năm từ năm 1978 đến năm 1980 tại trường luật Harvard. Tôi phụ giúp anh Huy trong việc dịch bộ Lê Triều Hình Luật ra tiếng Anh và hai anh em chúng tôi viết cuốn sách “The Tradition of Human Rights in China and Vietnam” để nói lên quan điểm về tự do dân chủ của người Hán và người Việt trong quá khứ. Chúng tôi làm việc chung với nhau rất thoải mái, còn hơn anh em ruột. Nhiều khi chúng tôi làm việc không cần nói rõ ra, nhưng mà chúng tôi đã hiểu ý nhau. Hai anh em chúng tôi thường hay trau dồi ý kiến chung, tuy là hai người nhưng chỉ có một tâm hồn rất giống nhau. Tôi vô cùng cảm động và thấy rất là diễm phúc đặc biệt vì đã có một vị Việt Nam như Nguyễn Ngọc Huy đã nhận tôi là một người bạn chí thân của Anh.

Trân trọng,

Stephen B. Young,

Saint Paul, Minnesota.

February 4, 2006 Năm Bính Tuất.

Giáo Già

(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)