Các mối quan hệ với Mỹ-Nhật-Úc tạo cho Ấn Độ một tình trạng tiến thoái lưỡng nan

Cac Bai Khac

No sub-categories

Các mối quan hệ với Mỹ-Nhật-Úc tạo cho Ấn Độ một tình trạng tiến thoái lưỡng nan
-Dr Satoru Nagao, chuyên gia ngoại (Visiting Fellow) của Hudson Institute
(trích đoạn về chân không quyền lực ở Biển Đông)
Trong quá khứ, Trung Quốc đã can dự vào việc bành trướng biển ở các thời điểm khi những sự tái cân bằng địa chính trị đã tạo ra các khoảng chân không quyền lực để họ lấp vào. Đó là khuôn mẫu đã diễn ra nhiều lần ở Biển Đông trong những thập kỷ gần đây. Ví dụ, trong những năm 1950, Trung Quốc chiếm một nửa quần đảo Hoàng Sa sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam. Năm 1974, Trung Quốc đánh và chiếm đóng tất cả Quần đảo Hoàng Sa, ngay sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc và Hoa Kỳ rút lui khỏi khu vực. Năm 1988, Trung Quốc chiếm Quần đảo Trường Sa do Việt Nam kiểm soát sau khi Liên Xô rút khỏi Việt Nam. Cũng theo cách tương tự như vậy, Trung Quốc đã xâm chiếm Rạn san hô Vành Khăn (Mischief), mà cả Philippines và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền, sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Philippines.
(phần kết luận)
Ấn Độ bị kẹt giữa các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của họ: trong ngắn hạn, Ấn Độ muốn tránh đối đầu với Trung Quốc, mặc dù trong dài hạn Ấn tìm kiếm sự hợp tác với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc.  Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc nên xử lý kiên nhẫn và cảm thông cho các sự phức tạp của những nỗ lực để đối phó với vấn đề biên giới đất liền với Trung Quốc, trong khi tìm kiếm sự hợp tác an ninh lâu dài.