Biển Nam Hải: Một vùng tranh chấp đầy thèm muốn! – Nhữ Đình Hùng

Cac Bai Khac

No sub-categories

Biển Nam Hải: Một vùng tranh chấp đầy thèm muốn! – Nhữ Đình Hùng

 

Căng thẳng giữa Hà-Nội và Bắc-Kinh vẫn còn đó,sau việc Trung-Hoa bắt giữ chín ngư-phủ Việt-Nam .Những ngư phủ này bị cáo buộc là đã đánh cá bằng chất nổ trong vùng biển của Trung Quốc.Nhưng phía Việt Nam bác bỏ các cáo buộc này,ngược lại tố cáo Trung Hoa đã bắt giữ các dân đánh cá Việt Nam ngay trong vùng biển Việt Nam và đòi phải trả tự do tức khắc cho các ngư dân này.Trung Hoa đòi viên thuyền trưởng tàu lưới cá phải trả tiền vạ vì đánh cá trái phép trong vùng biển của họ và lại đánh cá bằng chất nổ! Những đòi hỏi của Việt Nam được đưa ra vài ngày trước khi có cuộc gặp gỡ các bộ trưởng quốc phòng của khối ASEAN được mở rộng với sự tham dự của Hoa Kỳ,Nhật Bản và Trung Hoa,Ấn Độ..Đây là một hình thức áp lực của Việt Nam nhân dịp có một hội nghị quốc tế có tầm vóc như thế,nhưng phía Trung Hoa đã..giả điếc!

Câu chuyện xem chừng chẳng có gì vì trong vùng biển này,Trung Hoa vẫn thường bị các nước  trong vùng phản đối như việc đụng chạm xảy ra giữa Trung Hoa và Nhật Bản trong vùng quần đảo Diaoyu gần đây,nhưng đằng sau che dấu những tranh chấp quan trọng về các tài nguyên của biển và ở dưới đáy biển.Thực vậy,đây chẳng những là vùng có nhiều cá mà đáy biển có những tài nguyên năng lượng dồi dào.Cho nên,vấn đề xem chừng không phải chỉ là tranh chấp giữa Trung Hoa và Việt Nam và trong hội nghị các bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng,vấn đề này có thể sẽ có sự ‘can thiệp’ của nhiều nước.

Việc các tàu của Việt Nam bị hải quân Trung Quốc bắt giữ là việc thường xảy ra vì vùng biển Nam Hải cạnh các quần đảo Spratleys và Paracelles là các vùng tranh chấp giữa Trung Hoa,Việt Nam và một số quốc gia khác như Đài Loan,Phi Luật Tân và cả Mã Lai,và những tranh-chấp này đã có từ cả gần nửa thế kỷ nay.

Tàu lưới cá của Việt Nam đã bị Trung Hoa bắt giữ cách đây một tháng,vào thượng tuần tháng chín! Mặc dù Việt Nam đã có những vận động,vấn đề vẫn nằm ở tử điểm,trong khi đó,trong vụ tranh chấp giữa Trung Hoa và Nhật,Nhật đã thả viên thuyền trưởng tàu lưới cá và Trung Hoa cũng đã thả 3 người ‘du khách’ Nhật bị bắt ở Trung Hoa.

Việt Nam dự tính làm áp lực trước khi có hội nghị cấp bộ trưởng quốc phòng của ASEAN nhất là trong cuộc họp bên lề  đại hội đồng LHQ với tổng thống Mỹ Obama,ông này đã nhắc lại nguyên tắc “tự do lưu thông trên biển”.Nhưng điều này đã không làm hài lòng Trung Hoa!

Biển Nam Hải rộng khoảng ba triệu cây số vuông,có khoảng hai trăm đảo nổi và đảo ngầm( récifs). Nhóm đảo Paracels gần với Việt Nam,Trung Quốc và Đài  Loan trong khi nhóm đảo Spratleys nằm xa hơn về phiá nam,gần với Việt Nam,Phi Luật Tân và Mã Lai.Đây là vùng có rất nhiều tàu lưu thông, khoảng 50000 tàu vì có nhiều hải cảng quan trọng ở Tân Gia Ba,Việt Nam,Hông Kông,Nhật Bản… Xuất cảng của Trung Hoa hầu như hoàn toàn bằng đường biển và nước này coi vùng biển Đông Hải và Nam Hải là ‘ích lợi sinh tử’ của họ.Nhưng không phải chỉ thuần về mặt địa lý chiến-lược mà còn cả về địa lý kinh tế;Từ năm 1968,người ta được biết đây là vùng có những trữ lượng dầu hoả,hơi đốt quan-trọng (ước lượng 17 tỉ tấn dầu hoả).Những tài nguyên này đã tạo ra các tranh-chấp giữa những quốc gia trong vùng,trong đó sự kình chống giữa Việt Nam và Trung Quốc là chính.Trung Quốc đã khởi sự chiếm các hải đảo  thuộc quyền kiểm soát của VNCH vào năm 1974 sau một cuộc giao tranh bằng Hải Quân và đã phải trả một giá đắt cho sự cưỡng chiếm này;trong khi đó,bằng một công hàm, thủ tướng Phạm Văn Đồng của cộng sản Bắc Việt đã thừa nhận chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc. Sau này,dựa vào hiệp ước quân sự giữa Liên Sô và Việt Nam,Việt Nam đã có những tranh chấp quân sự với Trung Hoa,nhưng sau khi Liên Sô  bị sụp đổ,Trung Hoa đã ở thế thượng phong,chiếm hầu như toàn bộ các đảo Paracel còn Việt Nam chiếm một phần Spratleys,còn lại là do Philippines,Taiwan chiếm. 

Vào năm 1995,Trung Cộng lấn chiến đảo Mischief Reef của Phi Luật Tân.Hiện nay,Trung Quốc đã cho thiết lập căn cứ quân sự ở đó,xây dựng phi trường có khả năng tiếp đón các phi cơ chiến đấu SU.30.Người ta có thể coi căn cứ này như một hàng không mẫu hạm không thể bị đánh chìm,trấn giữ và kiểm soát hải lộ Nam Hải và cả Nam Thái Bình Dương với  việc phi cơ được tiếp tế nhiên liệu trên không!

Sau năm 2000,Trung Hoa đánh đòn chánh trị,đề nghị cùng hợp tác khai thác nhưng thực tế đã từng bước lấn chiếm các đảo trong vùng và nước thiệt hại nặng nhất là Việt Nam.Các đảo bị lấn chiếm lần lượt được hội nhập vào lãnh thổ Trung Quốc!

Trong thời kỳ chiến tranh ở Đông Dương,Trung Hoa đã là nước cung cấp viện trợ cho cộng sản Việt Nam, chẳng những về tài chánh,lương thực và võ khí nhưng cả nhân lực để giúp phòng vệ và bảo trì, sửa chữa,xây dựng ở miền Bắc.Sau năm 1975,bang giao giữa hai nước đã có căng thẳng,kể cả giao tranh quân sự nhưng tình hình ngày nay có cải thiện. Điều này không ngăn cản việc Trung Hoa tiếp tục lấn chiếm các hải đảo của Việt Nam và trong vùng, nước chính để đương đầu với Trung Hoa là Việt Nam!

Sự tranh-chấp của Trung Hoa ở biển Đông và Nam Hải cho thấy có sự thay đổi về quan điểm chiến lược của Trung Hoa. Trước đây,Trung Hoa không quan tâm mấy đến hải-quân.Nhưng do việc phát triển kinh tế đưa Trung Hoa từ tình trạng chậm tiến thời Mao sang tình trạng trỗi dậy thời Đặng Tiểu Bình,việc bảo đảm các nguồn xuất và nhập cảng dần dần trở nên quan trọng,nhất là 90% số lượng xuất và nhập cảng đều dùng đường biển.Từ đó,hải quân được đặc biệt lưu ý tới,trở thành một ưu tiên.Hải quân không còn có vai trò tuần-phòng cận duyên nữa mà có nhiệm vụ ‘phòng thủ tích cực’, bảo vệ từ xa. Nó cũng nhắm tới việc phong toả Đài Loan,ngăn chặn Nhật Bản và bành trướng về vùng biển Nam Hải mà trước mắt là việc chiếm giữ các hải đảo thuộc các quần đảo Paracels và Spratleys,được coi như tiền đồn kiểm soát và báo động của Trung Hoa!

Các chiến lược gia của Tây Phương,nhất là Hoa Kỳ và cả Nhật Bản lẫn Úc Đại Lợi đã nhìn việc phát triển của hải quân Trung Hoa với con mắt e ngại.Do đó,đã có việc hai nước cưu thù là Việt Nam và Hoa Kỳ tiến sát lại nhau nhằm  kình chống một đối thủ chung.

Sau nhiều chuyến thăm viếng của tàu chiến Hoa Kỳ tại Việt Nam,gần đây nhất là cuộc gặp gỡ giữa một phái đoàn quân sự cao cấp của Việt Nam với các viên chức cao cấp của hạm đội bảy trên hàng không mẫu hạm USS Georges Washington.Đô đốc Robert F.Williard,chỉ huy trưởng hạm đội Thái Bình Dương đã tuyên bố chống lại việc dùng vũ lực để giải quyết việc tranh chấp ở biển Nam Hải,nói khác đi,chống lại việc Trung Hoa dùng vũ lực để chiếm đóng các hải đảo đang trong vòng tranh chấp!

Nhưng,Trung Hoa không từ bỏ tham vọng bành trướng về phương Nam bằng cách lấn chiếm các đảo nổi và các đảo san ô,không những chỉ bảo vệ được con đường hàng hải chiến lược mà còn có cả các tài nguyên của biển và ở đáy biển.Cách đây cả ngàn năm,vua Thái-Tổ của nhà Tống (960-976) đã nói với quần thần “chẳng bao giờ chúng ta lại cho phép những kẻ khác đến ngáy cạnh giường của chúng ta”!  Mao Trạch  Đông  đã lập lại điều này và gần đây,hồi tháng bảy,tướng Luo Yan của học viện quân sự lập lại,nhằm nói đến các cuộc thao diễn quân sự chung giữa Hoa Kỳ và Nam Hàn. Mặc dù hai vị bộ trưởng quốc phòng của hai nước này,Robert Gates và Kim Tea-young đã rào đón cuộc thao diễn này là một thông điệp gởi riêng cho Bắc Hàn! Nhưng dẫu sao cũng ở cửa ngõ của Trung Quốc.Cũng như vào năm 2009,đã có cuộc đối chọi giữa tàu Mỹ Impeccable với hạm đội Trung Hoa ở ngoài khởi đảo Hải Nam:đảo này là căn cứ xuất phát của tiềm thuỷ đĩnh cho vùng biển Nam Hải và sắp trở thành căn cứ phóng hoả tiễn của Trung Hoa.Không phải chỉ là đe dọa đối với VN mà còn cho cả toàn cùng Đông Nam Á!

Trung Quốc có cái nhìn của riêng họ về vùng lãnh hải! Họ tự cho mình có thẩm quyền khai thác trong vùng 200 hải lý  (vùng kinh tế dành riêng = Zone économique exclusive ‘ZEE’) theo như qui ước Montego Baỵ1982), dù rằng vùng khai thác này nằm trong biển Nam Hải hay biển Đông Hải.Do đó có đụng chạm với Nhật Bản về các đảo như Diaoyu (tên Nhật Senkaku) nằm ở giữa Đài Loan và Okinawa,hoặc đảo Okinotori,vùng khai thác dầu và khí thắp Chunxiao (tên Nhật Shirakaba). Việc một tàu tuần Nhật Bản và tàu đánh cá Trung Hoa đụng nhau vào ngày 08/09/2010 ngoài khơi đảo Kuba không phải là việc mới xảy ra lần đầu,từ đầu năm đến nay đã có hàng chục vụ như vậy! Ngày 08/09,một tàu đánh cá Trung Hoa đả đâm và tàu tuần Nhật Bản trong vùng biển của quần đảo Senkaku-Diaoyu. Hải quân Nhật đã bắt giữ thuỷ thủ đoàn và thuyền trưởng,sau đó chỉ giữ lại viên thuyền trưởng.Căng thẳng ngoại giao Trung Hoa và Nhật,cuối cùng Nhật chịu phóng thích viên thuyền trưởng nhưng từ chối việc xin lỗi và bồi thường.Nhưng nếu lần này Trung Hoa đạt được việc giải thoát viên thuyền trưởng,chưa chắc họ sẽ đạt được lần sau.Vì liên minh giữa Nhật và Hoa Kỳ đã có sự cột buộc chặt chẽ hơn.Bộ ngoại giao Hoa Kỳ,qua lời bà Hillary Clinton đã xác nhận việc quyền hành chánh của hải đảo Senkaku được bao che bởi hiệp ước an ninh Mỹ Nhật và bộ trưởng quốc phòng Robert Gates nói thêm “Mỹ sẽ đảm nhận trách nhiệm của họ’. 

Về việc tranh chấp với Việt Nam,Trung Hoa luôn luôn coi Việt Nam như là một vùng đất của họ,ít ra là các vùng đất thuộc Bắc Việt trước đây.Trong các sách giáo khoa của Trung Hoa,”cái gì thuộc về Trung Hoa một lần,mãi mãi thuộc về Trung Hoa’!Mà,cho tới thế kỷ XIX,Việt Nam vẫn còn triều cống Trung Hoa!Và ảnh hưởng của Trung Hoa vẫn tồn tại ở Việt Nam qua việc có một cộng-đồng người Hoa quan trọng sống ở nước này.Và cộng đồng này còn hiện diện cả trong vùng Đông Nam Á,thậm chí còn tạo ra một quốc gia riêng : Singapour!

Nếu tính cả vùng biển Mã Lai cho đến eo biển Đài Loan,vùng biển ‘nam Trung Hoa’ rộng 3,5 triệu cây số vuông,có một số lượng tàu lưu thông gấp ba lần kinh đào Panama và gấp đôi lưu thông của kinh đào Suez. Với Trung Hoa,đây là một vùng có ‘ích lợi sống chết’ chẳng những cho việc xuất,nhập cảng mà cả cho việc khai thác các tài nguyên của biển và dưới đáy biển.Riêng vùng Spratleys đã có từ 100 đến 230 đảo,đảo san hô và mõm đá (rochers).Diện tích chung các đảo khoảng trên 5 cây số vuông. Từ 1945 đến 1950,đảo Itu Aba có quân của Tưởng giới Thạch trấn đóng,có lập một phi trường và một trại quân,các đảo này không được phân phối cho nước nào cả theo hiệp định San Francisco 1952,ngày nay, quần đảo này được 6 nước đòi hỏi!Các đảo này sẽ chẳng được ai để ý nếu nó không nằm trên một thềm lục địa có một trữ lượng nhiên liệu quan trọng nhất thế giới với trữ lượng lên đến trên 17 tỉ tấn!! Và ỷ vào ưu thế quân sự,kinh tế của mình,Trung Hoa dùng mọi biện pháp để lấn chiếm. 

Năm 1991,Trung Hoa đề nghị với Việt Nam việc khai thác chung,được lập lại vào năm 2002 với một ký kết về “hạnh kiểm tốt” với các nước ASEAN nhưng đó chỉ là chuyện ‘đánh lận con đen’.Thật vậy,một mặt ký kế ‘hạnh kiểm tốt’,giải quyết vấn đề tranh chấp một cách hoà bình,khai thác và phát triển chung,mât khác,Trung Hoa tái xác nhận tính cách “không thể thảo luận và không thể thương thuyết” về chủ quyền của họ trên vùng biển,và Trung Hoa chỉ nói chuyện ‘tay đôi’ với nước liên-hệ và để ra ngoài các nước khác.Họ còn cho tăng cường sự hiện diện quân sự trong vùng,cho tàu đánh cá biến thành tàu tuần để ngăn chặn các nước khác đến đánh cá trong vùng mà Việt Nam là nạn nhân chánh,từ đầu năm đến nay ít ra đã có 20 tàu đánh cá Việt Nam bị bắt giữ! …Năm 2007,Trung Hoa thành lập một đơn vị hành chánh mới Tam Sa để quản trị các quần đảo Spratleys,Paracels và Macclesfield Bank (trong hải đảo Zhongsha),đơn vị hành chánh này trực thuộc đải Hải Nam.

Một mặt Trung Hoa ra lệnh cấm đánh cá trong vùng,mặt khác,họ dùng mưu để đánh lừa nước khác bằng cách cho sơn tàu đánh cá màu xám như thể là các tàu tuần,còn tàu tuần cho sơn màu trắng như tàu đánh cá,như thế,Trung Hoa tiếp tục đánh cá mà không bị khiếu nại,lại có thể chận bắt các tàu đánh cá nước khác vì tưởng lầm tàu Trung hoa cũng là tàu đánh cá!

*Chủ nghĩa bá quyền Trung Hoa khiến các nước Đông Nam Á quan ngại. 

Với những dấu hiệu mở đường cho thấy  Trung Quốc đang muốn thực hiện chủ nghĩa bá quyền khu vực,các nước láng-giềng phương nam của Trung Hoa phải đi tìm các sức nặng làm thăng bằng như Nhật,Mỹ,Úc,Ấn Độ trong đó Mỹ có một vị thế chính vì có một hạm đội hùng hậu ở Thái Bình Dương và có một số điểm tựa trên đất liền ở Nhật,ở Đài Loan,Đại Hàn…Hoa Kỳ đã không bỏ qua cơ hội!

Trong kỳ họp vùng ASEAN ở Hà Nội,Mỹ đã đặt vấn đề tự do lưu thông trong vùng biển thuộc châu Á Thái Bình Dương đặc biệt là vùng Nam Hải ,coi việc tự do lưu thông trong vùng này gắn liền với quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ và đòi giải quyết các tranh chấp trong vùng một cách hoà bình bằng các cuộc thương thuyết đa phương.Mười hai trong số 27 nước tham dự đã ủng hộ đề nghị của Hoa Kỳ,điều này khiến ngoại trưởng Trung Hoa Yang Jiechi phản ứng với sự thịnh nộ,coi đó như là một việc tấn công vào nước Trung Hoa,đã trả lời với các nước này (trong số có Tân Gia Ba, một nước mà đa số là người gốc Tàu) rằng Trung Hoa là một nước lớn trong vùng và họ phải nhớ họ là những nước nhỏ! tưởng cũng nên nhắc lại là ngày 05/06,trong diễn đàn an ninh vùng,bộ trưởng quốc phòng của Mỹ Robert Gates đã cho biết sẽ không dính dáng đến những tranh chấp về chủ quyền trong vùng nhưng chống lại các việc dùng bạo lực và các hành vi khả dĩ ngăn trở việc tự do lưu thông.Cùng lúc, Hoa Kỳ có những dự tính hợp tác quân sự với Việt Nam và để củng cố vị thế ở phiá nam biển Nam Hải,Hoa Kỳ sẽ hợp tác quân sự với Nam Dương và Úc. 

Ngay sau khi tham dự cuộc tập trận chung với hải quân Đại Hàn,hàng không mẫu hạmGeorges Washington đã dừng lại ngoài khơi Đà Nẵng và đã tiếp đón một phái đoàn cao cấp của bộ quốc phòng Việt Nam.Trong dịp đó,tư lệnh của chiến hạm, Ross Mayers,đã tuyên bố “các liên hệ về chiến lược và  tầm quan trọng của vùng biển Nam Hải cũng như sự tự do lưu thông là điều sống còn cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ”.  Vài ngày sau đó,khu trục hạm Jonh Mac Cain có trang bị hệ thống chống hoả tiễn cũng đến nơi trong khuôn khổ huấn luyện cho binh sĩ Việt Nam việc cấp cứu trên biển! Cùng lúc đó, Indonésie, cho đến nay vẫn đứng ngoài vòng tranh chấp chủ quyền trong vùng biển Nam Hải đã viết thư cho LHQ để phản đối việc đòi chủ quyền của Trung Hoa coi đó là “rõ ràng thiếu cơ sở về công pháp quốc tế(theo báo Straits Times của Singapour). Tưởng cũng cần nói thêm là Indonésie sẽ làm chủ tịch thường niên của Asean vào năm 2011,tiếp theo Việt Nam!  

Trước mắt,Việt Nam đã mua các oanh tạc cơ của Nga và các tiềm thuỷ đĩnh,hợp tác với Ấn Độ về việc xử dụng và bảo trì vì Ấn Độ đã có trang bị những vũ khí này.Ấn cũng hứa sẽ giúp huấn luyện binh lính và sĩ quan Việt Nam về chiến tranh rừng núi tại Ấn!

Nga cũng không chịu đứng ngoài cuộc.Tư lệnh hải quân Nga đã đề nghị sửa lại một căn cứ hải quân Nga trong vùng vịnh Cam Ranh,đây là căn cứ lớn nhất của Nga ở nước ngoài.Theo nguồn tin thông tấn xã interfax,nếu có một quyết định chánh trị, căn cứ sẽ ở trong tình trạng hoạt động trong vòng ba năm.

Theo lời của đô đốc Viktor Kravchenko,cưu tham mưu trưởng hải quân,”căn cứ này nằm trong vùng biển Nam Hải,cho phép yểm trợ các tàu Nga tham dự việc chống hải khấu trong vùng Ấn độ Dương và Thái Bình Dương.Các tàu ngầm và tàu mặt biển của Nga cũng cần bảo trì,tiếp tế,các thuỷ thử đoàn cũng cần nghỉ ngơi…nếu nước Nga luôn luôn tự coi là một cường quốc,việc sử sang lại một căn cứ như Cam Ranh là điều không tránh khỏi.” Ông cũng nhắc lại đây đã từng là căn cứ của hải quân Liên Sô,sau đó là Nga,giữ một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hạm đội Nga. Nhắc lại là Liên Sô và Việt Nam sau 1975 có ký với nhau một hiệp ước an ninh hỗ tương.Không biết hiệp ước này còn hiệu lực không? Nếu không,tại sao có việc Nga muốn tu bổ lại căn cứ Cam Ranh…Trong khi đó,phía Việt Nam đã cải chánh nguồn tin Nga trở lại Cam Ranh.

Mặc dù có sự cứng rắn của Mỹ trong vấn đề tự do lưu thông trong vùng biển Nam Hải và vấn đề giải quyết tranh chấp một cách hoà bình và đa phương,các nước trong vùng Đông Nam Á cần phải có một lập trường chung,điều cho tới nay chưa có được. Mỹ có thể là chất xúc tác chánh cho việc này như việc viện trợ cho bốn nuớc ở Đông Dương trong việc điều hành sông Cửu Long,một việc mà Mỹ đã bỏ qua kể từ sau khi kết thúc cuộc chiến Đông Dương 1975. Vào tháng. mười một,Obama sẽ đi thăm Ấn Độ và Indonésie.Hình như đang có một vòng đai nhằm bao vây ngăn chặn Trung Hoa!

  • *Một cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng khối Asean,mở rộng với sự tham dự của Trung Hoa, Nhật,Hoa Kỳ.. đã phần nào đem lại cảm tưởng sẽ không có những cuộc khủng hoảng lớn trong vùng.

Gặp gỡ giữa bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates với bộ trưởng quốc phòng Trung Hoa Liang Guanglie đánh dấu một cải thiện về quan-hệ ngoại-giao giữa hai nước đã gặp khó khăn sau việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan.Ngoài ra,bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng gặp các đồng sự Việt Nam,Phi Luật Tân,Ấn,Indonésie và Úc. Người ta cũng được biết Úc chấp nhận thao diễn chung với Mỹ, Nhật, Đại Hàn sắp tới trong khu vực biển Đông.Úc có khuynh hướng tự coi mình là một quốc gia thuộc Thái Bình Dương.Bộ trưởng quốc phòng Trung Hoa cũng có gặp gỡ với bộ trưởng quốc phòng Nhật.

Nói chung, cuộc họp cho thấy sẽ không có những căng thẳng lập tức vì thái độ Trung Hoa có vẻ hoà dịu,không ai nói đến Trung Hoa như là nguồn gây khó khăn trong vùng,trong khi đó Trung Hoa cũng đề cập đến việc cần thiết duy trì hoà bình và ổn định trong vùng.Nhưng,khi chủ quyền lãnh hải chưa được phân định rõ ràng thì nguồn gốc sự khủng hoảng vẫn hiện diện!

Nhữ Đình Hùng/nhóm suy nghĩ Đất Mới/18.10.2010


Tài liệu tham khảo:

*Amérique se raidit à la joie des voisins de la Chine. Slate.fr 10 Oct 2010
*Ouverture du premier forum de défense Asie-États Unis. Affaires stratégiques 16 Oct 2010.
*Sommet Asie-USA,la Chine revendique une stratégie “défensive”. Guysen Israel News 13 Oct 2010.
*Une crise en mer de Chine méridional écartée,selon  Washington. l’Express.fr
*Asie du sud-est s’inquiète des ambitions territoriales chinoises . cyberpress.ca.
* Tin trên các báo Le Figaro,Le Point,Le Monde,tin RFI