Tin khắp nơi – 02/02/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 02/02/2019

Mỹ tuyên bố đình chỉ hiệp ước hạt nhân với Nga

Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố hôm thứ Sáu rằng Hoa Kỳ đang đình chỉ Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung, một thỏa thuận quan trọng với Nga, vốn là tâm điểm của an ninh châu Âu kể từ sau Chiến tranh Lạnh, theo kênh truyền hình Mỹ CNN từ Washington.

Động thái được cho là sẽ gây ra quan ngại và sự cân nhắc điều chỉnh chính sách an ninh của các đồng minh của Mỹ tại EU và trong Nato.

“Trong nhiều năm, Nga đã vi phạm các điều khoản của Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung mà không hối hận”, ông Pompeo nói trong một phát biểu từ Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 01/2/2019.

“Vi phạm của Nga đặt hàng triệu người châu Âu và Mỹ vào nguy cơ cao hơn. Nhiệm vụ của chúng tôi là đáp lại một cách thích hợp”, ông Pompeo nói và cho biết thêm rằng tuy nhiên Hoa Kỳ “cho thêm thời gian” để Nga quay trở lại tuân thủ hiệp định.

Vi phạm của Nga đặt hàng triệu người châu Âu và Mỹ vào nguy cơ cao hơn. Nhiệm vụ của chúng tôi là đáp lại một cách thích hợpNgoại trưởng Mỹ Mike Pompeo

Việc đình chỉ dự kiến từ lâu, đã làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang mới với Moscow và đặt các đồng minh châu Âu vào thế cam go, sẽ có hiệu lực vào thứ Bảy. Thông báo của ông Pompeo bắt đầu một thời hạn 180 ngày để hoàn tất việc rút ra trừ khi Nga trở lại tuân thủ thỏa thuận ký năm 1987.

Gorbachev cảnh báo việc Mỹ bỏ thỏa thuận hạt nhân

Mỹ rút khỏi hiệp định hạt nhân với Nga

NATO cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước tên lửa

Hoa Kỳ đe doạ ‘xử lý’ tên lửa của Nga

Tổng thống Donald Trump và các quan chức cấp cao của ông đã phát tín hiệu trong nhiều tháng rằng họ đã sẵn sàng rút khỏi hiệp ước INF mà Mỹ cáo buộc Moscow vi phạm kể từ năm 2014, vẫn theo CNN.

‘Có ít lạc quan’

“Hoa Kỳ hoàn toàn tuân thủ Hiệp ước INF trong hơn 30 năm, nhưng chúng tôi sẽ không bị hạn chế bởi các điều khoản của mình trong khi Nga có các hành động sai trái”, ông Trump nói trong một tuyên bố hôm thứ Sáu 01/2/2019.

“Chúng ta không thể là quốc gia duy nhất trên thế giới bị ràng buộc đơn phương bởi hiệp ước này, hoặc bất kỳ hiệp ước nào khác.”

TQ giận dữ trước lệnh trừng phạt của Mỹ

Hợp tác Việt-Nga: Vũ khí, dầu khí và tiền tệ

Việc VN mua vũ khí Mỹ ‘mang tính chất phòng thủ’

Nga và Mỹ là hai bên duy nhất của hiệp ước, nhưng nó ảnh hưởng đáng kể đến an ninh châu Âu.

Các hỏa tiễn hành trình hạt nhân đặt trên mặt đất nằm trong vòng chi phối của thỏa thuận song phương có thể bay trong tầm giữa 310 đến 3.100 dặm, biến chúng thành một mối đe dọa cho châu Âu, nơi các quan chức đã nhất trí ủng hộ quyết định của Mỹ, ngay cả khi họ xem xét các bước tiếp theo của mình và thừa nhận có ít hoặc không có lạc quan rằng hiệp ước có thể được cứu vớt, CNN nhận định.

Trong một tuyên bố, NATO nói các đồng minh của Mỹ “hoàn toàn ủng hộ” quyết định của Mỹ vì mối đe dọa của Nga đối với an ninh Châu Âu – Đại Tây Dương và vì Nga từ chối có bất kỳ phản ứng đáng tin cậy nào hoặc thực hiện bất kỳ bước đi nào có tính tuân thủ đầy đủ và có thể kiểm chứng.

NATO kêu gọi Nga dùng thời gian sáu tháng tới để “trở lại tuân thủ đầy đủ và có thể kiểm chứng để bảo tồn Hiệp ước INF”.

‘Nguy cơ, bất trắc’

Hôm thứ Sáu, phóng viên về quốc phòng và ngoại giao của BBC Jonathan Marcus đưa ra bình luận:

Mua vũ khí: Việt Nam là khách hàng lớn của ai?

Trump trừng phạt Nga: Quốc phòng VN có ảnh hưởng?

Chưa bao giờ tương lai của kiểm soát vũ khí hạt nhân lại có vẻ bất trắc đến thế.Jonathan Marcus, BBC

Nga coi Nato là mối đe dọa an ninh

“Chưa bao giờ tương lai của kiểm soát vũ khí hạt nhân lại có vẻ bất trắc đến thế.

“Có nguy cơ không chỉ là sự sụp đổ của hiệp ước hiện tại, mà là toàn bộ cách thức tương tác giữa Nga và Hoa Kỳ, điều rất quan trọng để duy trì sự ổn định trong nhiều thập kỷ.”

Về phần mình, theo CNN, giới chuyên gia kiểm soát vũ khí đã đưa ra một số báo động:

“Chúng ta đang đi theo một hướng mà chúng ta chưa từng có trong 40 năm qua: không có giới hạn kiểm soát vũ khí hoặc quy tắc mà cả hai bên đều tuân theo, và điều đó rất nguy hiểm”, Lynn Rusten, một giám đốc cấp cao về kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí tại Hội đồng An ninh Quốc gia trong thời chính quyền Obama và hiện là Phó Chủ tịch của ‘Sáng kiến Đe dọa Hạt nhân’ được CNN dẫn lời nói.

Loại trừ Bắc Kinh?

Giới chức và các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã bày tỏ lo ngại rằng hiệp ước này đang cho phép Trung Quốc đạt được lợi thế quân sự, vì Bắc Kinh không bị ràng buộc bởi các giới hạn của INF đối với các tên lửa tầm trung hiện đang ràng buộc Mỹ.

Một quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ từ chối Bắc Kinh là một nhân tố, vẫn theo kênh truyền hình của Mỹ.

“Có rất nhiều cuộc thảo luận về Trung Quốc,” quan chức này nói, trong lúc thông báo với các phóng viên về việc đình chỉ.

“Thực tế là Trung Quốc không bị ràng buộc, thực tế là họ có hơn 1.000 vũ khí này, nhưng đối với Hoa Kỳ thì điều này không liên quan gì đến Trung Quốc. Đây chỉ là sự vi phạm hiệp ước của Nga.”

“Chúng tôi chỉ đơn giản là không thể chịu đựng được sự lạm dụng kiểm soát vũ khí này”, quan chức này được CNN dẫn lời nói.

Bác bỏ của Nga

Nga đã liên tục phủ nhận việc vi phạm hiệp ước và vào hôm thứ Năm, Thứ trưởng Ngoại giao Serge Ryabkov nói rằng các cuộc đàm phán với Mỹ đã không mang lại tiến bộ.

“Thật không may, không có tiến triển. Lập trường của Mỹ vẫn còn khá cứng rắn và giống như ra tối hậu thư”, Ryabkov nói, theo hãng truyền thông nhà nước TASS của Nga.

“Chúng tôi đã nói với phía Mỹ rằng không thể tổ chức đối thoại trong điều kiện ‘tống tiền’ với nước Nga”, ông nói thêm.

Giới chức cao cấp của chính phủ Hoa Kỳ đã phản bác hôm thứ Năm bằng cách liệt ra những nỗ lực lặp lại của Nga khiến cho Hoa Kỳ phải đồng ý giải tán hiệp ước và nhiều năm nỗ lực của Mỹ để khiến Nga tuân thủ, bao gồm 35 cam kết ngoại giao từ cấp chính trị cao nhất đến các cuộc đàm phán kỹ thuật.

“Thật không may, chúng tôi có rất ít để thể hiện điều đó”, một quan chức Mỹ nói ngắn gọn với các phóng viên với điều kiện giấu tên, nhấn mạnh rằng “trách nhiệm thuộc về Nga”.

“Nga tiếp tục phủ nhận các vi phạm của mình… Nga sẽ có cơ hội này. Nếu họ thực sự quan tâm đến việc bảo tồn hiệp ước này, đây là cơ hội cuối cùng của họ”, quan chức này tiếp tục.

“Đó sẽ là lợi ích tốt nhất của Nga để trở lại tuân thủ đầy đủ và có thể kiểm chứng.”

Góc nhìn châu Âu

“Rõ ràng với chúng tôi thì Nga đã vi phạm hiệp ước này và đó là lý do tại sao chúng tôi cần nói chuyện với NgaThủ tướng Đức Angela Merkel

Quan chức này lưu ý đến “sự thống nhất đáng chú ý” giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu, nhưng các quan chức châu Âu nói rằng họ lo ngại về việc hiệp ước bị giải thể và nói rằng họ sẽ sử dụng giải đoạn cửa sổ sáu tháng để hối thúc Nga tuân thủ.

“Rõ ràng với chúng tôi thì Nga đã vi phạm hiệp ước này và đó là lý do tại sao chúng tôi cần nói chuyện với Nga”, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói tại một cuộc họp báo ở Berlin hôm thứ Sáu, ngay trước khi Mỹ tuyên bố ý định đình chỉ hiệp ước.

Đức sẽ ”làm mọi thứ mà chúng tôi có thể ” để sử dụng thời hạn sáu tháng sau khi chấm dứt nhằm tiến hành các cuộc đàm phán tiếp theo với Nga, bà Merkel nói.

Các quan chức châu Âu thảo luận khả năng sụp đổ của hiệp định trong những tháng tới cho thấy sự gia tăng khả dĩ của các hoạt động mạng của Nga, bao gồm các chiến dịch ảnh hưởng của nó, Nga có thể tận dụng việc rút ra của Mỹ như một cái cớ để triển khai các hệ thống ở nơi khác…”

Một quan chức châu Âu thứ hai nói rằng “họ sẽ đe dọa, họ sẽ cố chia rẽ NATO, họ sẽ làm bất cứ điều gì ngoài việc giữ im lặng.”

“Người Nga có thể sẽ lập luận rằng “đây là việc của Mỹ và Mỹ đang cố gắng gây bất ổn trật tự quốc tế”, quan chức này nhấn mạnh rằng châu Âu đã thống nhất trong lập trường của mình, bên cạnh Mỹ, rằng Nga đã vi phạm hiệp ước.

“Bức tranh lớn hơn là tín hiệu nào mà bạn đang gửi đi, thông điệp nào mà bạn gửi ra”, một quan chức châu Âu thứ ba nói.

“Đối với chúng tôi, hiệp ước này cực kỳ quan trọng đối với an ninh của chúng tôi. Chúng tôi đang xem xét điều gì thay thế “nếu nó bị hủy bỏ”, quan chức này được hãng truyền hình Mỹ trích lời nói.

Nếu cả Washington và Moscow đều thấy những lý do chính đáng để từ bỏ hiệp ước, thì các quốc gia NATO khác khó có thể rút một thỏa thuận INF mới ra từ trong chiếc mũ của mìnhJonathan Marcus, BBC

Có thể cứu vãn?

Về phần mình, liên quan tới câu hỏi liệu hiệp ước có thể được cứu vãn hay không, phóng viên quốc phòng và ngoại giao của BBC Jonathan Marcus nêu nhận định:

“Có một cảm nhận mạnh mẽ trong cả Lầu năm góc và Nhà Trắng rằng thỏa thuận đã lạc hậu.

“Giới chức Mỹ chỉ ra kho vũ khí hạt nhân tầm trung khổng lồ của Trung Quốc mà nước này có thể phát triển mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ hiệp ước nào.

“Trong ánh sáng này, Mỹ coi thỏa thuận INF là một cú hích đối với khả năng chiến lược của chính mình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

“Có lẽ những người châu Âu đang lo lắng nhất (và có nguy cơ cao nhất) khi việc triển khai các hỏa tiễn mới của Nga có thể mang lại sức nặng cho họ.

“Nhưng nếu cả Washington và Moscow đều thấy những lý do chính đáng để từ bỏ hiệp ước, thì các quốc gia NATO khác khó có thể rút một thỏa thuận INF mới ra từ trong chiếc mũ của mình,” phóng viên của chúng tôi nhận xét.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47096471

 

Bình luận Ông Trump bỏ trừng phạt các công ty Nga

Chính quyền Donald Trump vừa dỡ bỏ cấm vận đối với 3 công ty Nga, trong đó có tập đoàn nhôm Rusul, liên quan đến nhân vật chính trị Nga Oleg Deripaska.

Theo hãng tin Anh The Guardian, quyết định trên được đưa ra giữa lúc phe Dân chủ đang hối thúc Quốc hội giữ nguyên các đòn cấm vận này.

Đầu tháng 1, các thành viên Cộng hòa tại Thượng viện đã vô hiệu hóa một nỗ lực nhằm duy trì cấm vận lên Rusul, Tập đoàn En+ và JSC EuroSibEnergo.

The Guardian cho biết, một số nhà lập pháp từ cả hai đảng nói rằng quyết định nới lỏng cấm vận lên các công ty có liên quan đến Deripaska, một đồng minh của Tổng thống Vladimir Putin, là không phù hợp, trong khi công tố viên đặc biệt Robert Mueller đang trong quá trình điều tra liệu chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của ông Trump có thông đồng với Moscow hay không.

Các quan chức chính quyền Trump cùng nhiều nhân vật Cộng hòa phản đối duy trì cấm vận lập luận rằng họ lo ngại những tác động đối với ngành công nghiệp nhôm toàn cầu. Theo họ, ông Deripaska đã giảm bớt cổ phần tới mức không còn giữ kiểm soát đối với 3 công ty này nữa.

Trong một thông báo ngày 27/1, Bộ Tài chính Mỹ xác nhận ba công ty Nga kể trên đã cắt giảm cổ phần cả trực tiếp lẫn gián tiếp của Deripaska và cắt quyền kiểm soát của ông trùm này.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26074-binh-luan-ong-trump-bo-trung-phat-cac-cong-ty-nga.html

 

Trump tăng cường tấn công vào Chủ tịch Hạ Viện

Tổng thống Donald Trump đã đẩy mạnh các tấn công, cáo buộc nhằm vào Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi khi gọi người phụ nữ này là “có hại cho đất nước’ và “không quan tâm nạn buôn người”.

Tất cả đều vì Nancy Polosi phản đối, không để Trump thực hiện lời hứa xây tường biên giới Mỹ – Mexico khi tranh cử.

Tổng thống Mỹ cũng cho biết có “khả năng lớn” sẽ thực hiện những lời nói trước đó, tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để vượt quyền Quốc Hội cấp kinh phí xây bức tường.

Trump đã đưa ra phát biểu này chỉ 1 tuần sau khi đồng ý mở cửa lại chính phủ, dù vẫn không nhận được 5,7 tỷ đô la mà ông yêu cầu.

Sự nhượng bộ này của Donald Trump được xem là một chiến thắng chính trị cho Pelosi, người chỉ mới nhận chức Chủ tịch Hạ Viện hồi tháng trước.

Sự kiểm soát trở lại của Đảng Dân chủ ở Hạ viện sẽ là trở ngại lớn cho các mục tiêu của Trump.

Trump, trong một cuộc phỏng vấn với CBS News, đã gọi Pelosi là người “rất cứng nhắc” và nói rằng bà đang cố gắng để “giành điểm cộng cho sự nghiệp chính trị” bằng cách phản đối yêu cầu của Tổng thống.

Trump đã luôn nói về sự cần thiết của bức tường trong việc hạn chế nhập cư bất hợp pháp và buôn bán ma túy.

Pelosi trong khi đó đáp trả, gọi bức tường đắt tiền, không hiệu quả và vô đạo đức.

Xây dựng bức tường biên giới là một trong những lời hứa trong chiến dịch tranh cử năm 2016 của Trump. Thời điểm này, tỷ phú Mỹ nhiều lần khẳng định sẽ buộc Mexico trả tiền cho nó.

Đảng Dân chủ đã đề xuất hàng tỷ đô la cho an ninh biên giới, nhưng không có tiền cho một bức tường.

“Tôi nghĩ rằng bà ấy rất có hại cho đất nước chúng ta”, ông Trump nói khi được hỏi về cảm nhận sau các cuộc đàm phán với Pelosi.

“Về cơ bản, bà ta muốn biên giới mở. Bà ta không quan tâm đến nạn buôn người, vì nếu có bà ấy sẽ không hành động như vậy.”

Tuy nhiên, Pelosi trước đây đã ủng hộ luật chống lại nạn buôn người và gọi đó là “tội ác đáng ghê tởm.”

Pelosi cho biết hôm thứ Năm “Sẽ không có bất kỳ khoản tiền nào tài trợ cho bức tường biên giới trong phần còn lại của năm nay.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47100289

 

Trump sẽ kêu gọi phe Dân chủ hợp tác

trong diễn văn Tình trạng Liên bang

Tổng thống Donald Trump dự định sẽ đưa ra một lựa chọn cho phe Dân chủ trong bài diễn văn Tình trạng Liên bang vào thứ Ba tới đây rằng: Cùng làm việc để tiến lên hay đấu đá lẫn nhau để rồi chẳng đạt được gì.

Hôm 1/2 ông báo hiệu rằng bài diễn văn của ông, một nghi thức hàng năm của nền chính trị Mỹ, sẽ bao gồm nhiều phát biểu về tình trạng bế tắc của ông với phe Dân chủ về việc xây dựng một bức tường dọc biên giới Mỹ-Mexico, vốn là trọng tâm của một trận chiến đảng phái quyết liệt vốn khiến chính phủ đóng cửa một phần suốt 35 ngày và đã kết thúc một tuần trước.

Ngoài chuyện bức tường, một quan chức cao cấp của Nhà Trắng nói với Reuters rằng ông Trump sẽ phác thảo điều mà ông xem là những lĩnh vực mà phe Cộng hòa và phe Dân chủ có thể tìm thấy sự đồng thuận. Những lĩnh vực này bao gồm một kế hoạch tài trợ các biện pháp cải thiện cơ sở hạ tầng trên toàn quốc, giảm chi phí thuốc kê toa và nỗ lực giải quyết những khác biệt lâu nay về vấn đề chăm sóc y tế.

Một đoạn trích của bài diễn văn do Nhà Trắng công bố hôm thứ Sáu cho thấy rõ ông Trump sẽ thể hiện giọng điệu thỏa hiệp trong ít nhất là một phần của bài diễn văn.

“Cùng nhau, chúng ta có thể phá vỡ hàng thập niên bế tắc chính trị, chúng ta có thể hàn gắn những chia rẽ cũ, chữa lành những vết thương cũ, lập nên những liên minh mới, tạo ra các giải pháp mới và mở ra những hứa hẹn phi thường về tương lai của nước Mỹ. Quyết định đó nằm ở chúng ta,” ông Trump dự kiến sẽ nói.

Không rõ liệu hai bên có sẵn lòng làm việc với nhau theo bất kì cách thức đáng kể nào hay không, trong khi căng thẳng vẫn còn cao về cuộc chiến đóng cửa chính phủ và một hạn chót khác đang đến gần vào ngày 15 tháng 2.

“Ông ấy sẽ đưa ra lựa chọn là làm việc cùng nhau và làm những điều tuyệt vời hoặc đấu đá với nhau và không làm được gì cả,” Reuters dẫn lời quan chức Nhà Trắng phát biểu với điều kiện ẩn danh.

Bài diễn văn sẽ được trình bày khi ông Trump bắt đầu năm thứ ba của nhiệm kì đầu với những thách thức lớn: một cuộc điều tra kéo dài về việc liệu ban vận động của ông trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2016 có thông đồng với Nga hay không; các cuộc điều tra của phe Dân chủ Hạ viện nhắm vào nhiệm quyền Tổng thống của ông và các dự án kinh doanh của ông; và các cuộc đàm phán thương mại khó khăn với Trung Quốc, cùng những thách thức khác.

Nancy Pelosi, người lên nắm chức Chủ tịch Hạ viện sau khi phe Dân chủ thắng lớn trong cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11 vừa rồi, tuyên bố sẽ không ủng hộ ngân quỹ cấp cho một bức tường biên giới, và vấn đề này đã làm gia tăng căng thẳng đảng phái.

Bài phát biểu của ông Trump đã bị trì hoãn từ tháng 1 sau một cuộc chiến với bà Pelosi xuất phát từ tranh chấp về ngân quỹ dành bức tường biên giới.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-se-keu-goi-phe-dan-chu-hop-tac-trong-dien-van-tinh-trang-lien-bang/4769323.html

 

Mỹ có những quân bài gì

trong cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim?

Giới chuyên gia nhận định, khi Tổng thống Trump muốn đạt tiến triển với Triều Tiên tại cuộc gặp thượng đỉnh lần hai, Mỹ có một loạt “quân bài”, bao gồm nới lỏng trừng phạt, ký một tuyên bố hòa bình, thậm chí rút binh sĩ khỏi Hàn Quốc.

Sau cái bắt tay lịch sử giữa Tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Singapore hồi tháng 6/2018, các nhà hoạch định chính sách ở Washington kiên quyết đòi hỏi sự nhượng bộ rõ ràng từ Bình Nhưỡng về chương trình hạt nhân tại cuộc gặp tới giữa hai nhà lãnh đạo.

Tuy nhiên, mọi chuyện phụ thuộc nhiều vào ông Trump, người từng tuyên bố rằng việc ông chìa tay ra với đối thủ lâu năm của Mỹ là một cuộc cách mạng về ngoại giao, đồng thời kịch liệt lên án những người chỉ trích rằng cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa ông với nhà lãnh đạo Triều Tiên chỉ mang tính biểu tượng.

Giới quan sát cho rằng, mục tiêu tối cao của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hiện nay là dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế.

Giáo sư Andrei Lankov, giảng dạy tại Đại học Kookmin ở Seoul và từng có thời gian nghiên cứu tại Bình Nhưỡng, cho biết các biện pháp trừng phạt “chưa đủ mạnh để gây ra các vấn đề kinh tế nghiêm trọng tại Triều Tiên, song đã đủ mạnh để khiến các mục tiêu tăng trưởng khó đạt được hơn”. Theo ông, để duy trì ổn định trong nước, giới lãnh đạo Triều Tiên hiểu rằng họ sẽ phải làm sao để xóa bỏ, hoặc ít nhất là thu hẹp khoảng cách giữa nền kinh tế nước mình với nền kinh tế các nước láng giềng, nhất là Hàn Quốc và Trung Quốc.

Người phụ trách nghiên cứu châu Á tại Đại học Georgetown, cũng từng là nhà đàm phán của Mỹ với Triều Tiên, Victor Cha nhận định việc tìm kiếm một hiệp định hòa bình nhằm chính thức chấm dứt cuộc Chiến tranh Triều Tiên chỉ thuần túy mang tính biểu tượng. Theo ông, “Triều Tiên muốn bằng chứng cụ thể cho thấy ý định không thù địch của Mỹ, tức là dỡ bỏ các trừng phạt”.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cam kết không dỡ bỏ trừng phạt khi chưa đạt phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Trong khi đó, việc dỡ bỏ trừng phạt Triều Tiên còn cần được Quốc hội Mỹ thông qua mà cơ quan này vốn không muốn điều đó. Tuy nhiên, ông Cha cho rằng Mỹ có thể đề xuất gián tiếp thông qua chính phủ Hàn Quốc tại Liên Hợp Quốc để dỡ bỏ các trừng phạt vốn cản trở việc nối lại các dự án liên Triều như khu công nghiệp chung Kaesong.

Mỹ đã chuẩn bị để nới lỏng các hạn chế đối với hoạt động viện trợ nhân đạo, và có thể đề xuất trao đổi giữa các văn phòng liên lạc với Bình Nhưỡng, một bước trước khi có các quan hệ ngoại giao.

Xét từ góc độ khác, kế hoạch gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều được thảo luận trong bối cảnh các cuộc đàm phán về mức giá mà Hàn Quốc sẽ phải trả cho việc Mỹ duy trì 28.500 binh sĩ trên Bán đảo Triều Tiên vẫn bế tắc. Tổng thống Trump từ lâu hoài nghi về chi phí của liên minh và đề nghị Hàn Quốc phải chi trả nhiều hơn.

Về điểm này, chuyên gia Bruce Klingner tại Quỹ Heritage cho biết: “Có lo ngại rằng ông Trump có thể vì quá mong muốn đạt thành công nên sẽ đồng ý ký một tuyên bố hòa bình, ký một thỏa thuận chỉ liên quan đến tên lửa đạn đạo liên lục địa (vốn có khả năng tấn công lãnh thổ Mỹ) và thậm chí giảm số binh sĩ Mỹ trên Bán đảo Triều Tiên, để đổi lại việc đóng băng cơ sở hạt nhân Yongbyon hoặc giải quyết thế bí hiện nay tại Seoul”.

Tuy nhiên, mọi cam kết của lãnh đạo hai nước về việc rút quân có thể sẽ vấp phải sự phản đối tại Quốc hội.

Trong khi đó, giáo sư Lankov cho rằng cũng chưa chắc Triều Tiên sẽ hoan nghênh việc Mỹ rút quân. Theo ông, Bình Nhưỡng coi lực lượng của Mỹ trên Bán đảo Triều Tiên như một đối trọng với Trung Quốc, vốn là một đồng minh song cũng là một mối lo ngại tiềm tàng về lâu dài.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/26073-my-co-nhung-quan-bai-gi-trong-cuoc-gap-thuong-dinh-trump-kim.html

 

Người tầm trú đối mặt với hiểm họa ở Mexico

 khi Hoa Kỳ bắt đầu thi hành lệnh trục xuất

Reynosa, Mexico – Theo tin từ Reuters, những người Trung Mỹ chạy trốn khỏi tình trạng bạo lực để lánh nạn ở Hoa Kỳ đang có nguy cơ bị bắt cóc hoặc tử vong, do Hoa Kỳ đang đưa ra một kế hoạch mới nhằm trục xuất họ đến các thành phố ở biên giới Mexico, trong khi chờ đợi các yêu cầu tị nạn của họ được giải quyết.

Tính đến nay, thành phố Reynosa và một phần của con sông Rio Grande, con sông phân chia Texas và tiểu bang Tamaulipas của Mexico, chính là điểm giao thông nhộn nhịp nhất trên suốt biên giới phía bắc của Mexico dành cho người tầm trú ở Hoa Kỳ. Nhưng Reynosa là một vùng đất của những ngôi nhà hoang bị tàn phá, ở một tiểu bang được xem là chiến trường then chốt trong cuộc chiến ma túy đẫm máu ở Mexico. Khi các băng đảng tranh giành các tuyến đường buôn bán ma túy béo bở, và thường dân thường bị cuốn vào vòng chiến.

Vào hôm thứ Ba (29 tháng 1), chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã tiến hành kế hoạch đưa người tị nạn Trung Mỹ trở về Mexico, thay vì để họ chờ ở Hoa Kỳ. Kế hoạch này được gọi là Nghị định thư Bảo hộ Di dân. Cuộc trao trả người tầm trú đầu tiên đã diễn ra tại thành phố Tijuana thuộc bờ biển phía tây Mexico, ở đầu đối diện của biên giới từ Reynosa.

Theo Bộ Nội an Hoa Kỳ (DHS), chính quyền Hoa Kỳ đang chuẩn bị kế hoạch mở rộng chương trình này tới các cảng nhập cảnh hợp pháp khác, bao gồm cả Tamaulipas. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/nguoi-tam-tru-doi-mat-voi-hiem-hoa-o-mexico-khi-hoa-ky-bat-dau-thi-hanh-lenh-truc-xuat/

 

Đối tác Apple sa thải 50.000 nhân viên Trung Quốc,

chuyển nhà máy đến Ấn Độ

Foxconn Technology Group, đối tác gia công iPhone lớn nhất của Apple, đã sa thải 50.000 nhân viên kể từ tháng 10 năm ngoái, và sẽ chuyển sang Ấn Độ để sản xuất iPhone cao cấp trong năm nay.

Tờ The Wall Street Journal đưa tin, Chủ tịch Foxconn ông Quách Đài Minh (Terry Gou), trong cuộc họp với các quản lý cấp cao của công ty, đã cho biết sẽ tới thăm Ấn Độ sau Tết Nguyên Đán, để thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc di dời nhà máy.

Động thái của Foxconn được coi là nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của Apple vào Trung Quốc trong sản xuất và bán hàng, đồng thời, đặt ra kỳ vọng sẽ giúp Apple lên một tầm cao mới trong hoạt động kinh doanh ở Ấn Độ.

Theo các nguồn tin, công việc lắp ráp điện thoại di động Apple sẽ được thực hiện tại nhà máy của Foxconn ở Sriperumbudur, Tamil Nadu.

Bộ trưởng công nghiệp Ấn Độ ông MC Sampath cho biết, Foxconn sẽ đầu tư 25 tỷ rupee (hơn 8,1 nghìn tỷ đồng) để mở rộng nhà máy và sẽ tạo ra 25.000 việc làm cho người dân Ấn Độ.

Chủ tịch Foxconn Tỷ phú Quách Đài Minh (Terry Gou). (Ảnh: REUTERS/Eason Lam)

Ấn Độ là một thị trường mới nổi khổng lồ với 1,3 tỷ người tiêu dùng, thu hút sự ưu ái của các công ty công nghệ toàn cầu, bởi vì Ấn Độ có đầy đủ tiềm năng cơ sở để chế tạo sản xuất.

Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường eMarketer, chỉ khoảng 1/4 người tiêu dùng Ấn Độ sở hữu điện thoại thông minh.

Trong quá khứ, Apple đã cố gắng thâm nhập vào thị trường Ấn Độ, nhưng chưa thật sự hiệu quả. Năm 2018, thị phần của Apple tại Ấn Độ đã giảm từ 2% trong năm 2017 xuống còn khoảng 1% trong năm 2018.

Một số nhà phân tích cho biết, so với các thương hiệu khác, giá iPhone tương đối cao, điều này đã cản trở sự phát triển của Apple tại thị trường Ấn Độ. Nhưng nếu Apple sản xuất iPhone cao cấp ở Ấn Độ sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm, và vì Apple có thể tránh được lệnh áp đặt tăng thuế 20% đối với thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc của Hoa Kỳ.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26071-doi-tac-apple-sa-thai-50000-nhan-vien-trung-quoc-chuyen-nha-may-den-an-do.html

 

Venezuela: Juan Guaidó

lên kế hoạch biểu tình lớn trên toàn quốc

Tổng thống tự phong tạm thời Juan Guaidó của Venezuela kêu gọi hàng chục ngàn người ủng hộ tụ tập biểu tình trên toàn quốc.

Các cuộc biểu tình ngày thứ Bảy 2/2 được tổ chức nhằm tăng sức ép lên Tổng thống Nicolás Maduro buộc ông từ chức và tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống sớm.

Ông Guaido tự tuyên bố mình là tổng thống tháng trước và ngay lập tức được Mỹ và vài nước Mỹ-Latinh công nhận.

Venezuela: ‘Lương mua được hai quả trứng’

Diễn biến Venezuela gửi thông điệp gì cho VN?

Nga và Trung Quốc ủng hộ Tổng thống Maduro.

Nhiều nước châu Âu ra thời hạn cho Tổng thống Maduro phải tuyên bố cuộc bầu cử mới trước Chủ nhật này. Nếu ông không đáp ứng, họ sẽ cùng các quốc gia khác công nhận ông Guaidó là tổng thống tạm thời của Venezuela.

Sự ủng hộ của quân đội được coi là chủ chốt cho khả năng tiếp tục nắm quyền của ông Maduro.

Hôm thứ Bảy, một vị tướng Không quân cao cấp tuyên bố ủng hộ ông Guaidó trong một video đăng trên Twitter.

Tướng Francisco Yanez, người phụ trách kế hoạch chiến lược không quân, kêu gọi các thành viên khác trong quân đội cùng bỏ quân đội với ông. Hiện chưa rõ video này được quay ở đâu và khi nào.

Đáp lại, chỉ huy trưởng Lực lượng Không quân cáo buộc ông đã phản quốc.

Trong khi đó, ông Guaidó cho biết ông đã có các cuộc gặp bí mật với phía quân đội để dành sự ủng hộ của họ nhằm lật đổ ông Maduro.

Venezuela: Tại sao một số nước ủng hộ Maduro?

TQ lo ngại tiền đầu tư vào Venezuela thời Maduro

Ông nói ông đã gặp Trung Quốc để hy vọng cải thiện quan hệ với nước này.

Trong phát biểu được tờ South China Morning Post đăng hôm thứ Bảy, ông Guaidó nói ông muốn có một mối quan hệ “có hiệu quả và hai bên cùng có lợi” với Trung Quốc. Ông nói thêm rằng ông đã sẵn sàng tham gia đàm phán “sớm nhất có thể”.

Cũng trong ngày thứ Bảy, Tổng thống Maduro dự kiến sẽ tham dự một cuộc mít tinh để tưởng niệm người tiền nhiệm của ông, cố tổng thống và đại tướng quân đội Hugo Chavez.

Ông Guaido đã nói gì?

Trong bài phát biểu tại Đại học Trung ương của Venezuela hồi đầu tuần, ông Guaidó kêu gọi mọi người xuống đường phản đối việc Tổng thống Maduro từ chối chuyển giao quyền lực.

“Hãy tiếp tục biểu tình,” ông nói trước đám đông sinh viên, bác sỹ và y tá, “Hãy tiếp tục xuống đường.”

Ông Guaidó cũng kêu gọi người dân Venezuela tập trung để tham gia các cuộc biểu tình mới yêu cầu “viện trợ nhân đạo”, trong đó có thực phẩm và thuốc men, phải được trao tới những người dân đang sống cơ cực trong khủng hoảng.

Venezuela rồi sẽ ra sao với hai tổng thống?

Phe đối lập Venezuela ‘gặp gỡ quân đội’

Hôm thứ Tư, hàng ngàn người ủng hộ ông Guaidó xuống đường ở thủ đô Caracas và vài thành phố khác trên khắp Venezuela. Họ kêu gọi quân đội ngừng ủng hộ Tổng thống Maduro và cho phép đưa viện trợ nhân đạo vào nước này.

Ông Guaidó, người đứng đầu Quốc hội Venezuela, nói hiến pháp cho phép ông được nắm quyền tạm thời khi tổng thống được coi là bất hợp pháp.

Vậy ông Maduro có quan điểm gì?

Tổng thống Maduro nói với hãng tin Nga RIA ông sẵn sàng đàm phán với bên đối lập “vì lợi ích của Venezuela” nhưng sẽ không chấp nhận một tối hậu thư hay đe dọa.

Ông khăng khăng rằng ông có sự ủng hộ của quân đội, và cáo buộc những người bỏ quân đội là có âm mưu đảo chính.

Nhiều sỹ quan quân đội giữ chức bộ trưởng hay các vị trí có ảnh hưởng khác trong chính phủ.

Chủ đề liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47101863

 

Nhà báo Venezuela:

‘Người dân sợ bị như Cuba và không hề biết VN’

Karenina Velandia, nữ phóng viên người Venezuela làm việc cho BBC Mundo nói gia đình cô đã bỏ ra nước ngoài sinh sống vì trong nước ‘người dân đang đói ăn’.

Từng làm các phóng sự cho BBC về tình hình Venezuela, cô cũng giải thích tình trạng chia rẽ quốc gia với hai tổng thống, hai quốc hội và hai tòa tối cao.

‘Tôi không nghĩ Cuba sẽ rời bỏ CNXH’

Venezuela: Cơ hội nào cho Juan Guaido?

TQ lo ngại tiền đầu tư vào Venezuela thời Maduro

Cuba muốn bỏ Chủ nghĩa Cộng sản

Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 30/01/2019, Karenina Velandia cho hay ở Venezuela không ai chú ý đến Việt Nam, và cũng không coi Trung Quốc và Nga là quan trọng.

BBC News Tiếng Việt:Bạn có thể cho biết tình hình mới nhất tại Venezuela hiện nay ra sao?

Nhà báo Karenina Velandia: Tình hình hiện nay rất căng thẳng. Rất khó mà biết được chuyện gì sẽ xảy ra. Tôi nghĩ có thể là 50:50 ở chỗ là có thể mọi chuyện vẫn tiếp tục như những gì đã diễn ra cho tới giờ, chỉ xấu đi một chút. Ngày tháng qua đi, mọi thứ sẽ còn khó khăn hơn cho người dân Venezuela .

Cũng có thể là cuối cùng thì thay đổi sẽ diễn ra. Tình hình hiện nay đã khác vì chính phủ đang chịu rất nhiều sức ép quốc tế, và chính phủ ngày càng có ít tiền hơn.

Siêu lạm phát thật là kinh khủng. Theo con số của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đến cuối năm ngoái, làm phát là hơn 1 triệu phần trăm. Chính phủ đã tăng lương của công nhân viên chức lên khoảng sáu lần chỉ trong tháng qua. Đó là một chỉ dấu rõ ràng là lương không đủ tiêu.

Hiện nay, với mức lương tháng cơ bản, người ta chỉ mua được hai quả trứng.

Gia đình tôi hiện không còn ở Venezuela. Họ đã sang Canada và châu Âu vì tình hình ở Venezuela thật là không thể sống được. Thực tế là người dân đang chết đói (starving).

Những người vẫn còn ở trong nước thực sự là vì họ không có sự lựa chọn nào khác. Hơn 3 triệu đã ra đi trong năm qua, đó là theo con số chính thức của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên rất nhiều người đã bỏ đi theo con đường bất hợp pháp. Nên chúng ta phải tính là có rất nhiều người hơn con số chính thức đã rời Venezuela.

BBC News Tiếng Việt:Hiện nay tình trạng là có hai tổng thống, ông Nicolas Maduro và ông Juan Guaidó. Về ông Maduro thì chúng ta đã biết nhiều, còn ông Guaidó là ai, có khả năng thực sự hay chỉ là một nhà chính trị cơ hội?

Tôi phải nói là tôi rất ngạc nhiên vì có vẻ như ông Guaidó hoạt động một cách có chiến lược. Một vấn đề lớn ở Venezuela là các chính trị gia không làm việc được với nhau và không tìm được một chiến lược đúng đắn để quản lý và thay đổi đất nước. Nhưng trong trường hợp của ông Guaidó, ông ấy có vẻ có tổ chức và có kế hoạch.

Ông ấy đang đề nghị một luật ân xá cho quân đội và những quan chức chính phủ nào muốn hỗ trợ trong giai đoạn chuyển giao chính phủ hay tham gia vào chính phủ của ông ấy.

Ông ấy cũng bàn về hỗ trợ nhân đạo cần thiết ở Venezuela. Có vẻ như ông ấy đang lên kế hoạch và tổ chức mọi thứ. Tôi phải nói là điều mà tôi chưa từng thấy trước đây.

BBC News Tiếng Việt:Sự chia sẽ trong đất nước bạn có từ bao giờ, có mang tính vùng miền hay giai tầng xã hội hay không?

Sự chia rẽ ở Venenzuela đã diễn ra trong nhiều năm. Từ khi ông Hugo Chavez lên nắm quyền từ năm 1999. Cách mà ông ấy tiếp cận vấn đề và nói với dân chúng đã gây chia rẽ rất mạnh. Chẳng hạn một bên ông ấy nói, “Các người là những kẻ có nhiều tiền, đã bóc lột những người khác trong xa hội, còn phía bên kia, có những người tay trắng, không có gì, chúng tôi sẽ giúp các bạn”.

Vậy nên ngay từ đầu, xã hội đã có nhiều chia rẽ rõ rệt và nó làm ảnh hưởng tới kết cấu xã hội. Xã hội chứa đựng nhiều bức xúc, giận dữ, và ngay trong những người dân, người này ghét bỏ người khác, điều mà bạn có thể thấy ngay trong cả từng gia đình.

Có những gia đình ủng hộ chính phủ, lại có gia đình chống chính phủ. Đây là điều ảnh hưởng lớn đến kết cấu xã hội.

Tuy thế, không có sự chia rẽ về mặt địa lý, Bắc hay Nam đất nước vì ở khắp nơi dân đều khổ. Họ không có thực phẩm, không có thuốc men. Họ không di chuyển được vì hệ thống giao thông đã tan rã. Về giáo dục thì các thầy giáo và nhân viên bỏ đi, nhiều lớp học phải đóng cửa vì không có học sinh.

Tất cả mọi thứ đều suy sụp. Có những dịch bệnh đã được xoá cách đây nhiều năm thì giờ đây lại hoành hành trở lại. Nhìn đâu cũng thấy vấn đề. Không có bất kỳ một điều gì hoạt động tốt ở một đất nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, nhiều hơn cả Ả Rập Saudi. Đúng là một tình hình khó tưởng tượng được.

Có thể nói Venezuela là một quốc gia ‘bơi trong biển dầu’, có trữ lượng dầu rất lớn. Vậy mà lại là đất nước có người dân chết đói. Người dân Venezuela trung bình sụt 11kg trong năm ngoái vì họ không đủ ăn.

BBC News Tiếng Việt: Cho tới nay có chừng 20 quốc gia, gồm cả Hoa Kỳ, nhiều nước châu Âu, EU ủng hộ phe đối lập, còn Nga và Trung Quốc ủng hộ chính phủ Maduro, vậy người dân Venezuela nghĩ gì về Trung Quốc và Nga?

Đối với nhiều người Venezuela, họ biết là Nga và Trung Quốc có vai trò, nhưng không phải là phần chính trong cuộc tranh luận. Vì ảnh hưởng và sự hiện diện của Hoa Kỳ là rất lớn. Điều này có từ rất lâu rồi.

Mỹ đã có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội Venezuela. Người dân theo các trào lưu Mỹ, thích các sản phẩm Mỹ, theo dõi các chương trình truyền hình Mỹ. Vì vậy đối với họ hiện nay, Mỹ sẽ đóng vai trò như thế nào mới là điều quan trọng.

Và cả các quốc gia trong khu vực nữa, Colombia, Argentina, Peru, Ecuador… cũng quan trọng với Venezuela. Thế nhưng điều chủ chốt trong cuộc tranh luận hiện nay là người dân đang thực sự khổ sở. Nên những chuyện xảy ra bên ngoài chỉ là điều thứ cấp trong cuộc tranh luận về những gì đang diễn ra.

BBC News Tiếng Việt: Bạn có thể ngạc nhiên nếu biết không ít người Việt Nam khá quan tâm đến Venezuela. Các ông Hugo Chavez, Nicolas Maduro đều đã thăm Việt Nam, bắt tay với lãnh đạo nước Đông Nam Á đó, còn ở Venezuela người ta có chú ý đến Việt Nam không?

Không, người dân không biết gì, không có liên hệ gì đến Việt Nam. Nói chung, người Venezuela chúng tôi gần gũi hơn với các quốc gia trong khu vực, ở châu Mỹ La tinh, ở Mỹ và Tây Ban Nha.

Có lẽ là do gần gũi về địa lý, văn hoá, đối với Tây Ban Nha thì là ngôn ngữ và lịch sử. Nên người Venezuela có nhiều gắn kết với những nơi đó hơn là với châu Á, châu Phi hay Trung Đông.

BBC News Tiếng Việt: Còn Cuba thì sao, đó cũng là một nước đồng minh của Việt Nam?

Cuba là nhân tố luôn xuất hiện trong chính trị Vênzuela ngay từ đầu vì cố Tổng thống Hugo Chavez có sự gắn kết rất mạnh về lý tưởng với cuộc cách mạng ở Cuba và đặc biệt là với Fidel Castro. Hai người rất gần gũi nhau. Ngoài ra phải kể đến sự hỗ trợ rất lớn mà Chavez dành cho Cuba về tiền bạc.

Đối với một phía trong xã hội thì Cuba đại diện cho viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra. Người dân lo sợ và phàn nàn, họ nói không chúng tôi không muốn giống như Cuba. Họ không muốn sẽ có kết cục như Cuba vì tình hình rất khó khăn cho Cuba. Có lúc người ta còn ghép tên hai nước thành Cubazuela, để nói họ không muốn điều đó xảy ra. Tuy thế Cuba rất quan trọng với chính trị nội bộ ở Venezuela.

BBC News Tiếng Việt: Cuối cùng thì theo bạn, điều gì có thể sắp xảy ra?

Vâng có cảm giác hy vọng và thậm chí háo hức mong chờ trong những người ủng hộ phe đối lập. Họ mong có sự thay đổi vì đã sống trong tuyệt vọng, họ không phải là sống mà là tồn tại trong mấy năm qua. Và ngày tháng trôi qua, tình hình ngày càng tệ.

Và giờ đây, người dân có cái để mà mong đợi. Mọi người đầy hy vọng và trông đợi là mọi chuyện sẽ khá lên. Về kết quả thế nào, chúng ta phải chờ xem liệu Juan Guaidó có là tổng thống tạm thời cho đến khi có bầu cử được tổ chức. Phải chờ xem nhưng có những người dân đang rất hy vọng.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47071203

 

Tướng tại ngũ của Venezuela

kêu gọi quân đội chống lại Maduro

Một vị tướng tại ngũ của Venezuela kêu gọi các lực lượng vũ trang nổi dậy chống lại Tổng thống Nicolas Maduro và công nhận nhà lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido là tổng thống lâm thời trong khi áp lực trong và ngoài nước gia tăng.

Trong một video lan truyền trên Twitter hôm thứ Bảy, Tướng Francisco Yáñez của bộ chỉ huy cao cấp của lực lượng không quân, nói hầu hết các lực lượng vũ trang đã từ ông Maduro, người tuyên bố ông là nạn nhân của một cuộc đảo chính do Mỹ chỉ đạo.

“Người dân Venezuela, 90 phần trăm lực lượng vũ trang Venezuela không đứng về phía nhà độc tài, họ đứng về phía nhân dân Venezuela,” ông Yáñez nói trong video.

“Với những gì đã diễn ra trong vài giờ qua, sự chuyển tiếp sang chế độ dân chủ sắp xảy tới.”

Website của bộ chỉ huy cao cấp đăng thông tin về ông Yáñez, cùng với một bức hình của ông, là trưởng tham mưu chiến lược của lực lượng không quân.

Trên tài khoản Twitter của mình, bộ chỉ huy cao cấp của lực lượng không quân cáo buộc vị tướng này phản quốc. Ông Yáñez là vị tướng tại ngũ đầu tiên của Venezuela công nhận ông Guaido kể từ khi ông tuyên bố ông là tổng thống chính danh vào ngày 23 tháng 1.

Đoạn video xuất hiện trong lúc những người ủng hộ phe đối lập huẩn bị biểu tình rầm rộ khắp nước nhằm cố gắng duy trì áp lực đối với ông Maduro sau khi Washington công nhận ông Guaido là tổng thống chính danh và ban hành các chế tài mà có thể càng làm suy yếu hơn nữa ngành dầu mỏ của quốc gia thuộc khối OPEC này.

Những người chỉ trích ông Maduro cũng hi vọng sẽ khuyến khích các hành động tương tự của các nước Châu Âu. Một số quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu dự kiến sẽ chính thức công nhận ông Guaido vào tuần sau, trong khi những nước khác có thể sẽ có lập trường ủng hộ thận trọng hơn.

Venezuela đang đối mặt với tình trạng lạm phát phi mã, thiếu hụt thực phẩm và người dân di cư hàng loạt sang các nước láng giềng Mỹ Latin – một tình huống có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn trong thời gian ngắn vì các chế tài mới.

https://www.voatiengviet.com/a/tuong-tai-ngu-cua-venezuela-keu-goi-quan-doi-chong-lai-maduro/4769918.html

 

Đối lập Venezuela tuần hành

nhân 20 năm cách mạng Bolivar

Minh Anh

Ngày 02/02/2019, một cuộc biểu dương lực lượng mới diễn ra trên các nẻo đường của Vénézuela. Một bên là một cuộc biểu tình rầm rộ của phe đối lập theo lời kêu gọi của chủ tịch Quốc Hội Juan Guaido, tổng thống tự phong, và bên kia là những người theo tư tưởng Chavez để kỷ niệm cuộc cách mạng Bolivar, đưa ông Hugo Chavez lên cầm quyền cách nay đúng 20 năm.

Thông tín viên Benjamin Delille tại Caracas ghi nhận cảm xúc của một số người biểu tình thuộc phe đối lập :

« Tại khuôn viên đại học Quốc gia Venezuela, trường đại học lớn nhất nước, nhiều sinh viên ngồi bệt trên bãi cỏ, viết khẩu hiệu trên các tấm biển. Những tháng gần đây, trường đại học này chứng kiến nhiều sinh viên bỏ học. Estefany, 19 tuổi, hôm nay sẽ xuống đường.

Cô nói : ʺĐây là cơ hội cuối cùng chúng tôi có được và chúng tôi phải tận dụng điều đó. Chúng tôi đã trải qua một cuộc khủng hoảng tồi tệ, tình hình kinh tế xấu chưa từng có. Với tất cả những điều đó, chế độ này buộc nhiều người trong chúng tôi phải rời bỏ đất nước và gia đình, bạn bèʺ.

Ở đây, họ tin rằng Juan Guaido có lý khi ông ấy tuyên bố cuộc tuần hành thứ Bảy này sẽ là cuộc biểu tình lớn nhất mà đất nước Venezuela biết đến. Nhưng Andres, sinh viên ngành Luật, tin chắc rằng đó sẽ là cuộc tuần hành cuối cùng, vì chính quyền không cho thấy một tín hiệu cởi mở nào.

Anh nói : ʺĐây là một cuộc đấu tranh giữa họ và chúng tôi. Hoặc họ phải ra đi, hoặc họ gạt chúng tôi ra. Nhưng chúng tôi không có gì để mất cả và chúng tôi đông hơn họ nhiều. Do vậy, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục tuần hành cho đến khi nào chế độ này ra điʺ.

Cuộc biểu tình hôm nay không chỉ đòi ông Maduro phải ra đi. Đây cũng là dịp để mừng thời điểm chấm dứt tối hậu thư của Châu Âu. Nhiều nước, trong đó có Pháp đã ra hạn 8 ngày cho tổng thống Venezuela phải thông báo một cuộc bầu cử mới. Cơ hội bị bỏ lỡ này có thể sẽ buộc Liên Hiệp Châu Âu cuối tuần này nhìn nhận Juan Guaido như là tổng thống tạm quyền ».

Brazil chỉ trích thái độ của Nga và Trung Quốc

Ngoại trưởng Brazil, Esnesto Araujo trong buổi họp báo ngày 01/02/2019 đã kêu gọi Nga và Trung Quốc, hai đồng mình của chính quyền Nicolas Maduro, là « hãy nhìn thẳng vào sự việc ». Đồng thời, lãnh đạo ngoại giao Brazil lên án hành động « diệt chủng âm thầm » chống lại người dân Venezuela của chế độ Maduro, khi để cho kinh tế rơi vào một tình trạng thê thảm như siêu lạm phát và khan hiếm lương thực, thuốc men.

Hãng tin Pháp AFP nhắc lại Brazil, cùng với Hoa Kỳ và khoảng 20 quốc gia khác, đã nhìn nhận tính hợp pháp của tổng thống tự phong Juan Guaido, chủ tịch Quốc Hội, người đã yêu cầu tổng thống Nicolas Maduro rời bỏ quyền lực và kêu gọi tổ chức một cuộc « bầu cử tự do ».

print
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190202-hai-muoi-nam-cach-mang-bolivar-venezuela-phe-doi-lap-tuan-hanh-thach-thuc-maduro-ok

 

Liên Hiệp Châu Âu điều tra « thịt ôi » từ Ba Lan

Minh Anh

Ủy Ban Châu Âu ngày 01/02/2019 báo động về vụ thịt ôi xuất khẩu từ Ba Lan. Gần ba tấn thịt bò ôi đã được xuất sang 13 nước Châu Âu. Tại Pháp, bộ Nông Nghiệp Pháp ước tính gần 800 kg thịt hỏng đã được nhập vào nước này.

Vụ tai tiếng xảy ra sau một phóng sự điều tra của các phóng viên kênh truyền hình TVN24, được quay lén tại lò mổ Kalinowo, vùng Mazovie, cách thủ đô Vacxava khoảng 100km về phía bắc. Ủy ban châu Âu hôm qua cũng thông báo mở điều tra và sẽ tiến hành một đợt tổng thanh tra ngành giết mổ thịt bò Ba Lan trong thời gian tới.

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet tường thuật :

« Thịt ôi của lò mổ gia súc Kalinowo đã được xuất khẩu sang 13 nước châu Âu. Ngay từ hôm thứ Tư 30/01/2019, ủy viên châu Âu phụ trách Y tế công cộng và Bảo vệ người tiêu dùng đã khởi động hệ thống báo động nhanh đối với thực phẩm và thông báo cho các nước thành viên trong khối Liên Hiệp Châu Âu. Báo động này phải cho phép truy tìm 2.700 kg thịt xuất khẩu được xuất xưởng từ Kolinowo.

Ủy ban Châu Âu cũng đưa ra một lời nhắc nhở với chính quyền Ba Lan về các điều cấm và các quy định đối với những lò mổ gia súc, cụ thể là phải yêu cầu một chuyên gia thú y chính thức đến giám định gia súc hai lần, trước và sau khi mổ lấy thịt.

Ủy ban Châu Âu còn mở một cuộc điều tra và các thanh tra của Ủy Ban Châu Âu sẽ đến Kalinowo vào thứ Hai 04/02 làm việc trong 3 ngày. Theo đề xuất của lãnh đạo cơ quan thú y Ba Lan, trước đó cho rằng dường như có đến gần 10 tấn thịt đáng ngờ đã được xuất đi từ hai doanh nghiệp, Ủy Ban Châu Âu sẽ tiến hành một chiến dịch thanh tra rộng lớn hơn vào cuối tháng 3 – đầu tháng 4, một cuộc tổng thanh tra ngành giết mổ bò tại Ba Lan. »

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190202-lien-hiep-chau-au-dieu-tra-%C2%AB-thit-oi-%C2%BB-nhap-khau-tu-ba-lan-ok

 

Tổng thống Emmanuel Macron đối mặt với sự giận dữ

 của nước Pháp trong các cuộc tranh luận

Paris, Pháp – Theo tin từ Reuters, trong cuộc tranh luận tại điện Elysee vào thứ Sáu (1 tháng 2), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra câu trả lời pha trộn giữa sự thẳng thắn và hài hước đối với những câu hỏi từ các thị trưởng đến từ các hòn đảo ngoài khơi thuộc lãnh thổ Pháp.

Cuộc tranh luận tại điện Elysee là một trong nhiều cuộc tham vấn mà ông Macron đưa ra vào tháng trước, nhằm dập tắt tình trạng bất ổn xã hội. Đây là cuộc tranh luận có sự tham gia của khoảng 60 thị trưởng từ các hòn đảo của Pháp, và cũng là một phần của “cuộc tranh luận quốc gia” kéo dài 2 tháng mà Tổng thống Macron đưa ra để xoa dịu phong trào biểu tình “áo khoác vàng.” Tuy nhiên, cuộc thảo luận chỉ xoay quanh các vấn đề từ giá cả xe hơi ở Guadeloupe, cho đến loài tảo biển màu nâu có chất độc ở biển Sargasso.

Các cuộc biểu tình “áo khoác vàng” kể từ cuối năm ngoái đã đưa tổng thống Macron vào thế phòng thủ. Mục đích ban đầu của các cuộc biểu tình này là để phản đối việc tăng thuế nhiên liệu, nhưng sau đó phát triển thành một phong trào rộng lớn hơn nhằm chống lại giới thương gia ưu tú và sự bất bình đẳng trong chính trị, vốn đã dẫn đến một số bạo động tồi tệ nhất ở Paris trong nhiều thập kỷ qua.

Vào thứ Sáu (1 tháng 2), Tổng thống Macron lắng nghe những bất bình từ các thị trưởng về chi phí sinh hoạt ở các đảo nhỏ, và mức thất nghiệp cao hơn nhiều so với khu vực đất liền của Pháp. Tuy nhiên, ông Macron đáp trả thẳng thừng với nhiều yêu cầu, cũng như từ chối việc chi nhiều tiền hơn, và giải thích rằng lý do đằng sau việc gia tăng chi phí ở các hòn đảo là vì các tổ chức buôn lậu và tham nhũng. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-emmanuel-macron-doi-mat-voi-su-gian-du-cua-nuoc-phap-trong-cac-cuoc-tranh-luan/

 

Pháp : « Áo Vàng » tuần hành lên án bạo lực cảnh sát

Thanh Phương

Tại Pháp, giữa lúc đang có tranh cãi về việc sử dụng súng bắn đạn nhựa, hôm nay, 02/02/2019 những người « Áo Vàng » lại xuống đường, lần này chủ yếu nhằm lên án những hành vi bạo lực của cảnh sát đối với người biểu tình. Đây là lần thứ 12 những người « Áo Vàng » tuần hành vào ngày thứ bảy.

Hôm qua, Tham Chính Viện ( Conseil d’Etat ) đã ra quyết định vẫn cho phép cảnh sát Pháp sử dụng súng bắn đạn nhựa ( LBD ) để đối phó với những người biểu tình bạo động. Kể từ khi bắt đầu phong trào « Áo Vàng » từ cách đây 2 tháng rưỡi, theo thống kê, loại vũ khí này đã được sử dụng hơn 9.200 lần và bị cho là đã gây thương tích nặng nề cho một số người biểu tình, trong đó có Jérôme Rodrigues, một trong những gương mặt hàng đầu của phong trào « Áo Vàng », bị hư mất một con mắt do trúng đạn nhựa.

Nhưng đối với Tham Chính Viện, do có nguy cơ bạo động trong các cuộc biểu tình, cho nên cần phải cho phép cảnh sát sử dụng súng bắn đạn nhựa. Theo hãng tin AFP, đối với những người « Áo Vàng », quyết định nói trên của Tham Chính Viện là « không thể hiểu được ».

Trước những tranh cãi này, hôm qua bộ trưởng Nội Vụ Pháp Christophe Castaner thừa nhận là loại súng LBD có thể gây thương tích và hứa sẽ trừng trị những ai lạm dụng loại vũ khí này. Tuy nhiên, ông Castaner vẫn cho là phải dùng đến súng bắn đạn nhựa để đối phó với những kẻ gây bạo loạn.

Hôm nay, tại Paris, Lyon, hay Montpellier, những người « Áo Vàng » xuống đường chủ yếu là để lên án bạo lực cảnh sát qua việc sử dụng súng bắn đạn nhựa gây thương tích cho người biểu tình. Đặc biệt, hôm nay, những người « Áo Vàng » được kêu gọi biểu tình đông đảo ở thành phố Valence, nơi mà tổng thống Emmanuel Macron đã đến đối thoại với người dân vào tuần trước trong khuôn khổ đợt thảo luận toàn quốc mà chính phủ đã khởi động với hy vọng sẽ chặn đứng khủng hoảng « Áo Vàng ».

http://vi.rfi.fr/phap/20190202-phap-%C2%AB-ao-vang-%C2%BB-tuan-hanh-len-an-bao-luc-canh-sat-ok

 

Nga theo chân Mỹ

đình chỉ Hiệp ước Hạt nhân Tầm trung

Nga vừa đình chỉ tham gia vào Hiệp ước Vũ khí Hạt nhân Tầm trung (INF) thời Chiến tranh lạnh sau khi Mỹ có quyết định tương tự.

Tổng thống Vladimir Putin nói Nga sẽ bắt đầu phát triển tên lửa mới.

Mỹ tuyên bố đình chỉ hiệp ước hạt nhân với Nga

Gorbachev cảnh báo việc Mỹ bỏ thỏa thuận hạt nhân

Hoa Kỳ đe doạ ‘xử lý’ tên lửa của Nga

Hôm thứ Sáu 1/2, Mỹ, nước từ lâu đã cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước này, chính thức tuyên bố ngừng thực hiện các nghĩa vụ theo hiệp ước.

Được Mỹ và Nga ký kết năm 1987, hiệp ước cấm cả hai bên sử dụng tên lửa tầm ngắn và tầm trung.

“Các đối tác Mỹ của chúng tôi tuyên bố họ sẽ đình chỉ tham gia vào hiệp ước, và chúng tôi cũng làm như vậy,” Ông Putin nói hôm thứ Bảy 2/2.

“Tất cả các đề xuất của chúng tôi trong lĩnh vực này, như trước đây, vẫn để ngỏ. Cánh cửa để đàm phán vẫn mở,” ông nói thêm.

Sáng thứ Bảy, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với BBC: “Tất cả các đồng minh (Châu Âu) đồng thuận với Mỹ vì Nga đã vi phạm hiệp ước trong vài năm qua. Họ đang triển khai ngày càng nhiều tên lửa có khả năng hạt nhân ở châu Âu.”

Nga phủ nhận đã vi phạm hiệp ước INF.

Nga bị cáo buộc những gì?

Người Mỹ nói họ có bằng chứng rằng một tên lửa mới của Nga nằm trong tầm 500-5,500km bị cấm bởi hiệp ước.

Quan chức Mỹ cho biết Nga đã triển khai một số tên lửa 9M729 – hay được NATO gọi là SSC-8.

Những bằng chững này được đưa ra cho các đồng minh ở NATO của Mỹ và họ đều ủng hộ Mỹ.

Hồi tháng 12, chính quyền Trump ra điều kiện cho Nga phải tuân thủ trở lại các điều khoản của hiệp ước trong 60 ngày, nếu không Mỹ cũng sẽ ngừng tuân thủ hiệp ước.

Ngoài chuyện phủ nhận đã vi phạm INF, Moscow nói các thiết bị chống tên lửa đạn đạo của Mỹ đang được triển khai ở Đông Âu cũng có khả năng vi phạm các điều khoản của hiệp ước.

Điều gì có thể xảy ra tiếp theo?

Tại cuộc họp với bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc phòng Nga hôm thứ Bảy, Tổng thống Putin nói có thể sẽ bắt đầu lên kế hoạch phát triển vũ khí mới.

Những vũ khí này, ông nói, sẽ gồm một dạng của tên lửa hành trình phóng từ biển Kalibr, và các vũ khí siêu ấm mới có khả năng di chuyển nhanh hơn tốc độ âm thanh năm lần.

Nhưng ông Putin nói Moscow sẽ không bị cuốn vào cuộc chạy đua vũ trang tốn kém, và sẽ không triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung trừ khi Mỹ triển khai trước.

Một cuộc chạy đua vũ trang sẽ là điều hết sức đáng lo ngại cho các nước châu Âu.

“Những tên lửa mới này di động, khó phát hiện, có khả năng hạt nhân và có thể vươn tới các thành phố châu Âu. Chúng có thời gian cảnh báo rất ngắn nên chúng làm giảm ngưỡng [đề phòng] việc sử dụng vũ khí hạt nhân có thể trong một cuộc xung đột,” Tổng Thư ký Nato Jens Stoltenberg nói với BBC.

Hiệp ước Vũ khí Hạt nhân Tầm trung (INF) là gì?

Được Mỹ và Nga ký kết năm 1987, hiệp ước kiểm soát vũ khí này cấm tất cả các tên lửa hạt nhân và phi hạt nhân tầm ngắn và tầm trung, trừ các loại vũ khí được phóng từ đại dương

Mỹ đã quan ngại về việc Nga triển khai hệ thống tên lửa SS-20 và phản ứng bằng cách đặt tên lửa hành trình và tên lửa Pershing ở châu Âu – làm dấy lên các cuộc biểu tình rộng rãi

Tới năm 1991, gần 2700 tên lửa đã bị phá hủy

Cả hai quốc gia được phép thanh tra các chương trình lắp đặt tên lửa của nước kia

Năm 2007, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố hiệp ước không còn phục vụ lợi ích của Nga

Động thái này diễn ra sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước chống Tên lửa đạn đạo năm 2002

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47101861

 

Qatar hướng về 2022 sau khi giành chức vô địch châu Á

Thanh Phương

Đội tuyển bóng đá Qatar hôm qua, 01/02/2019, đã đoạt chức vô địch châu Á sau khi hạ đội tuyển Nhật với tỷ số 3-1 trong trận chung kết ở Abou Dhabi. Đây là lần đầu tiên Qatar giành chiến thắng trong một giải lớn, sau khi đã ghi được tổng cộng 19 bàn và chỉ để thủng lưới một lần trong 7 trận.

Hôm qua, hàng ngàn người dân Qatar đã xuống đường ăn mừng kỳ công của đội nhà. Các lễ hội mừng chiến thắng sẽ kéo dài suốt cuối tuần này.

Chiến thắng ở Cúp vô địch châu Á không chỉ có ý nghĩa về mặt thể thao, mà còn giống như là một sự phục thù của Qatar với các đối thủ vùng Vịnh ( Ả Rập Xê Út, Liên hiệp các tiểu vương quốc Ả Rập, Bahrein và Ai Cập ), đã cô lập Qatar về kinh tế và ngoại giao từ tháng 06/2017. Qatar bị các nước này nghi là yểm trợ cho các phong trào Hồi Giáo cực đoan và đang xích gần lại Iran, địch thủ của Ả Rập Xê Út trong khu vực.

Theo nhận định của hãng tin AFP, chiến thắng nói trên còn là thành quả của nhiều năm đầu tư cho một dự án lâu dài đối với Qatar, đã quyết định chọn thể thao nói chung và bóng đá nói riêng là phương tiện để nâng cao vị thế của quốc gia này trên trường quốc tế. Không chỉ thành lập cả một lò đào tạo tài năng bóng đá trẻ, Qatar còn đã mời Felix Sanchez từ lò Barcelona về huấn luyện đội tuyển quốc gia.

Qatar đoạt chức vô địch châu Á vào thời điểm chỉ còn khoảng hơn 3 năm rưỡi nước này sẽ đón tiếp Cúp bóng đá thế giới 2022. Không chỉ là nước chủ nhà, đội tuyển của quốc gia chỉ có khoảng hơn 2 triệu dân này kể từ nay còn là một đối thủ đáng gờm trong làng bóng đá quốc tế.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190202-qatar-huong-ve-2022-sau-khi-gianh-chuc-vo-dich-chau-a-ok

 

TQ nói cấm Huawei là ‘không công bằng’

Làn sóng “tẩy chay” thiết bị viễn thông của Huawei, Trung Quốc ngày càng lan rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Cụ thể là sau khi Mỹ, Anh, Australia, New Zealand và Nhật Bản lần lượt ban hành lệnh cấm mua các sản phẩm của các tập đoàn công nghệ Trung Quốc, do lo ngại về rủi ro an ninh tình báo và nguy cơ tấn công mạng.

Hôm 9/12/2018, Bộ trưởng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga phát biểu trong cuộc họp báo công bố lệnh cấm Huawei tại Nhật, đã nói rằng: “Việc không mua những thiết bị có chức năng độc hại bao gồm ăn trộm hay phá hủy thông tin là điều rất quan trọng. Chúng tôi sẽ xử lý vấn đề từ nhiều phương diện khác nhau”.

Hồi tháng trước, tại Đức, hãng Deutsche Telekom AG, nhà mạng lớn nhất châu Âu, và cũng là khách hàng lớn của Huawei, cho biết họ đang đánh giá lại chiến lược mua hàng của mình trong bối cảnh lo ngại về an ninh.

Trong khi đó British Telecom của Anh thì cho hay, họ sẽ gỡ bỏ thiết bị của Huawei ra khỏi các hoạt động di động hiện có và sẽ không sử dụng nó trong các phần chính của mạng 5G thế hệ kế tiếp.

Các động thái phản đối Huawei không chỉ đến từ các nhà mạng, mà còn đến từ các tổ chức khác như đại học Oxford (Anh) hôm 8/1/2019 đã quyết định sẽ không theo đuổi các cơ hội tài trợ mới từ Huawei hoặc các công ty liên quan đến Huawei.

Đối mặt với sự phản ứng từ các tổ chức thuộc nhiều quốc gia, trong khi đó mối quan hệ ngoại giao với Canada ngày càng gia tăng căng thẳng sau vụ bắt giữ CFO Huawei Mạnh Vãn Châu. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 25/1 đã cáo buộc các nước phương Tây dùng sức mạnh quốc gia để “bóp nghẹt” các hoạt động kinh doanh “hợp pháp” của công ty Trung Quốc một cách vô cớ.

Ngày 25/1, tại Rome, ông Vương Nghị đã đáp trả khi được hỏi về những vấn đề gần đây mà Huawei phải đối mặt. Ông Vương nói “việc sử dụng quyền lực quốc gia để bôi nhọ hoặc làm mất uy tín của một doanh nghiệp hợp pháp không chỉ là bất công mà còn là vô đạo đức”.

Không những vậy, ông Vương còn cho rằng đây là hành động “thao túng chính trị” và thậm chí là “không thể chấp nhận được”. Đồng thời ông kêu gọi các quốc gia khác nên cảnh giác và chống lại hành vi “bắt nạt” vô lý như vậy. Ông Vương cũng nói tất cả quốc gia đều có quyền và nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia, nhưng không thể sử dụng bảo mật như một cái cớ để gây thiệt hại hoặc thậm chí bóp nghẹt các hoạt động kinh doanh hợp pháp, theo SCMP.

Ông Vương nói: “Sự tồn tại và phát triển của các công ty cuối cùng phải được xác định bởi cạnh tranh thị trường. Những gì chính phủ làm là cung cấp cho họ môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch”.

Hiện tại, Huawei đang là tâm điểm của dư luận quốc tế sau khi bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính đồng thời là con gái của người sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi, bà đã bị chính phủ Canada bắt giữ theo yêu cầu của cơ quan chức năng Mỹ do cáo buộc lừa dối các ngân hàng quốc tế, vi phạm lệnh trừng phạt của Washington đối với Iran.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26068-tq-noi-cam-huawei-la-khong-cong-bang.html

 

Malaysia hủy dự án đường sắt 20 tỷ USD của TQ

Malaysia đã công bố hủy một dự án đường sắt liên quan tới Vành đai Con đường của Trung Quốc. Lý do được đưa ra bởi dự án quá đắt, và tiền lãi cho dự án lên tới 120 triệu USD mỗi năm, theo Reuters.

Bộ trưởng kinh tế Malaysia cho biết hôm thứ Bảy (26/1), nước này sẽ hủy dự án 20 tỷ USD Tuyến đường sắt bờ Đông (East Coast Rail Link – ECRL) với nhà thầu China Communications Construction Co Ltd (CCCC).

Ông Mohamed Azmin Ali cho biết trong một sự kiện truyền thông rằng chi phí của dự án là quá lớn, đồng thời cũng đảm bảo rằng Malaysia sẽ hoan nghênh đầu tư từ Trung Quốc trong từng trường hợp cụ thể.

“Nội các đã đưa ra quyết định này bởi vì chi phí cho phát triển ECRL là quá lớn và chúng tôi không có đủ khả năng tài chính. Chính phủ vẫn đang xác định phải trả bao nhiêu tiền phí hủy dự án cho CCCC”, ông Azmin cho biết.

Chỉ riêng tiền lãi trong dự án đã lên tới nửa tỷ ringgit (120 triệu USD) mỗi năm.

Dự án ECRL là một trong những dự án lớn nhất của Trung Quốc đã được ký kết theo dự án Vành đai Con đường, và cũng là một trong những dự án đường sắt lớn nhất của nhà thầu CCCC, theo Reuters.

Hồi tháng Tám, ông Azmin cũng đã công bố hủy bỏ một dự án khác do Trung Quốc hậu thuẫn, một đường ống dẫn khí đốt tự nhiên ở bang Sabah, phía đông Malaysia.

Kể từ khi lên nắm quyền hồi tháng Tám năm ngoái, ông Mahathir đã nhiều lần tuyên bố sẽ đàm phán lại hoặc hủy bỏ những gì mà ông gọi là “không công bằng” trong các thỏa thuận cơ sở hạ tầng của Trung Quốc – mà người tiền nhiệm Najib Razak – người đã nắm quyền điều hành đất nước kéo dài gần một thập kỷ – đã rời vị trí trong cuộc bầu cử, giữa một vụ bê bối tài chính lớn của Malaysia.

Dự án ECRL là trọng tâm thúc đẩy cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tại Malaysia nhưng dự án đã bị đình chỉ bởi các cáo buộc “thổi giá” và tham nhũng.

Bộ trưởng tài chính Malaysia cũng đã cho biết năm ngoái, chi phí dự án của ECRL đã bị thổi phồng, theo tờ báo địa phương The Edge.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26070-malaysia-huy-du-an-duong-sat-20-ty-usd-cua-tq.html