Tập San Tân Đại Việt – Số 9/2018
Mục Lục
Lê Minh Nguyên: Chuồn Chuồn Kim
Nguyễn Ngọc Sẵng: Hãng xưởng ở Tàu ùn ùn bỏ chạy
Phan Văn Song:
1- Đôi lời cùng tuổi trẻ Việt Nam
2- Một cuộc đời, một giấc mơ, một dân tộc suốt đời lang thang
Mai Thanh Truyết:
1- Thêm một người con Việt vừa nằm xuống: Châu Kim Nhân
2- Làm từ thiện trên mãnh đất tạm dung
3- Giáo dục XHCN Sẽ Tự Xóa Sổ Chế Độ
Trần Trung Đạo: Ba Thách Thức Của Dân Tộc Việt
Trần Mộng Lâm: Giấc Mơ Trung Hoa
Nguyễn Quang Dy: Nhất đới Nhất lộ hay Thoát Trung
Lincoln Nguyen: Cựu tổng thống Obama đui, điếc, hay dối trá?
Vũ Linh: Bầu cử tới
Trọng Đạt:
1- Tổng thống Nixon và những lời chỉ trích từ phía Việt Nam
2- Tổng thống Trump đi vào vết xe đổ của Tổng thống Nixon?
Đào Văn Bình: Nhật Ký Biển Đông:
1- Chiến Lược Ngoại Giao Đa Phương
2- Nga Tập Trận Lớn Để Làm Gì?
Cổ Tấn Tinh Châu: Người Mẹ Thời Chiến
Nguyễn Thị Cỏ May:
1- Cũng Nên Nói Thêm Một Lần Nữa: Năm 1932, Bác Chưa Chết Đâu!
2- Bác Hồ, Cụ Hồ…Tại Sao Không Anh Hồ Chí Minh?
3- Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh Một con người, một bản chất
Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi: Hàn Phi Tử Chương 4 – Xã Hội Quan 3 – Quốc Gia
Từ Thức:
1– Chính trị và lòng heo
2- Làm cách nào để Tiêu Diệt Một Dân Tộc?
3- Cám ơn, xin lỗi, đéo
Lê Văn Nghĩa: Trai Petrus Ký – Gái Gia Long và Trai Chu Văn An – Gái Trưng Vương
Đoàn Thị: Cái Thẻ Xanh…Rờn
đoàn xuân Thu: Hủ tiếu thương hồ!
Chuồn Chuồn Kim – Lê Minh Nguyên
-Đầu như hổ vĩ như đinh
Con chuồn chuồn có cái đầu như con cọp và có cái đuôi như cây đinh.
Công ty Google cũng vậy! mới hôm nào hô hào “Don’t be evil” (Đừng là cái ác) thì bây giờ muốn cộng tác với Cộng Sản Trung Quốc qua kế hoạch Project Dragonfly để kiểm duyệt thông tin và điềm chỉ người sử dụng mà khoảng 1,400 nhân viên đã lên tiếng phản đối (http://bit.ly/2xoj7KX).
Nguy hiểm hơn nữa, Dragonfly nối kết số điện thoại của người tìm thông tin để chỉ điểm. Dragonfly được ứng dụng trên các máy dùng hệ Android của Google, nó lập ra một danh sách để lọc không cho tìm những chử như “nhân quyền”, “sinh viên biểu tình”, “Giải Nobel”…
Dragonfly hoạt động theo hình thức liên doanh với công ty ở TQ, nhân viên trong liên doanh này có quyền cập nhật danh sách đen mà Google trung ương ở Mỹ khó kiểm soát được. Ngay cả thông tin về tình trạng ô nhiễm môi trường cũng phải theo những gì mà CSTQ cung cấp (láo).
Đã sáu tuần sau khi Dragonfly được tiết lộ, Google từ chối quan hệ với các tổ chức nhân quyền, không thèm trả lời các câu hỏi của báo chí, phản bác các quan tâm của hơn 16 nghị sĩ Mỹ (http://bit.ly/2xoW0Qb).
Đã có 7 nhà khoa học quit/không làm việc nữa với Google để phản đối Dragonfly, trong đó có ông Jack Poulson làm trong department nghiên cứu thông minh máy tính và cải thiện độ chính xác của hệ thống tìm kiếm (http://bit.ly/2xmVIte).
Với một thị trường gần 1,400 triệu dân ở TQ, Google cuối cùng cũng không cưỡng lại được miếng mỡ trước miệng mèo và chấp nhận bán linh hồn cho quỷ dữ, vứt đi cái giá trị cao cả đã giúp Google vĩ đại.
Nhưng liệu khi hy sinh hệ thống giá trị của mình như vậy, Google có tồn tại lâu dài ở TQ được không khi TQ đang xây dựng một thế giới internet riêng với chủ quyền trên mạng do nhà nước quản lý để khi nó chạy ổn định được rồi thì Google sẽ bị đá văng ra?
CSVN đang hội nhập vào quỹ đạo internet của TQ và với dân số 96 triệu người, nó có đủ lớn, đủ lâu và đủ lời cho Google buôn bán giá trị với CSVN hay không?
15/09/2018
Hãng xưởng ở Tàu ùn ùn bỏ chạy – Nguyễn Ngọc Sẵng 20.09.2018
– Hôm thứ Hai 17 tháng 9 Tổng thống Donald Trump quyết định đánh thuế 10% trên 200 tỷ hàng hoá nhập khẩu từ Tàu và mức thuế này sẽ tăng lên 25% vào cuối năm nay, dù trước đó ông tuyên bố trên Twitter là sẽ đánh thuế thêm vào 267 tỷ nữa nếu Tàu dám trả đũa vào những sản phẩm từ nộng nghiệp, chăn nuôi và sản phẩm công nghiệp. Tình hình thương mại rất căng thẳng, nhưng chỉ số chứng khoáng của Mỹ ngày thứ Ba vẫn tăng 206 điểm.
Ông Trump lên án Tàu Cộng là muốn đánh thuế vào các mặt hàng nông sản, chăn nuôi và công nghiệp để những giới này vì bị thiệt hại và sẽ không bỏ phiếu cho ông vào mùa bầu cử năm 2020 mà giới này đã ủng hộ ông thắng cử lần vừa qua.
Như thường lệ và lấy lệ, Tàu tuyên bố sẽ trả đũa bằng cách tăng thuế trên 60 tỷ hàng hoá của Mỹ, nhưng thêm câu “sẽ giảm bớt số tiền truy thâu”. Có phải chăng Tàu muốn bày tỏ sự nhượng bộ khéo léo? (theo nhà báo Susan Heavey và Yawen Chen).
Cũng trong ngày thứ Ba, sau khi ông Trump đánh thêm thuế, ngưồn tin từ Bắc Kinh cho hay, họ sẽ cử một phái đoàn đàm phán khác sang Mỹ do vị Thứ Trưởng bộ Thương Mại Wang Shouwen cầm đầu, không phải do Phó Thủ Tướng Liu He, người đã không đạt được kết quả gì trong lần đàm phán vừa rồi. Trước tin này, Bộ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Wilbur Ross tuyên bố: “Cuộc thảo luận kế tiếp có kết quả hay không là do phía Tàu”. Ông muốn nói gì trong câu này? Có phải chăng Mỹ đã định sẵn lộ trình, và tùy mức độ chấp nhận của Tàu để đưa đến kết quả thành công hay thất bại?
Tờ New York Times ngày 18 tháng 9 viết rằng Tàu Cộng đã từng cứng rắn trong việc điều đình thương mại, nhưng hiện tại sự lựa chọn của họ đã bị thu nhỏ lại rồi. Bắc Kinh không còn hàng hoá của Mỹ để đánh thuế, nếu cuộc chiến thương mai gia tăng. Có ý kiến nên đầu hàng được nêu ra hay nền kinh tế Tàu sẽ bi thảm.
Tứ bề nguy khổn
Chưa tìm được cách thoát vòng vây của Mỹ, Tàu lại chịu thêm những rắc rối từ các láng giềng.
Hôm 18 tháng 9, nhà cầm quyền Đài Loan kêu gọi các công ty do chủ Đài Loan đang kinh doanh ở Tàu hãy dời hãng xưởng về quê mẹ Đài Loan sẽ được chính phủ ưu đãi. Có 20 công ty đáp ứng lời kêu gọi của vị Bộ Trưởng Kinh Tế Shen Jong-chin và trước sự lo ngại ảnh hưởng xấu từ cuộc chiến thương mại Mỹ Tàu. Ông Deng Chen-chung cựu bộ trưởng kinh tế Đài Loan nói thêm rằng chính phủ sẽ cung cấp mọi trợ giúp cần thiết cho các công ty hồi hương và Đài Loan đang là vùng đất cơ hội bằng vàng để dời cơ xưởng trở về quê nhà. Hiện có khoảng 100 ngàn công ty của Đài Loan trên đất Tàu, đa số đang thu xếp để trở lại quê nhà vì giá nhân công, tiền thuê đất, thuế, bảo hiểm cho công nhân, qũy hưu đều tăng cao, nhất là sự bất an trong chiến tranh thương mại giữa Mỹ-Tàu.
Một số công ty đa quốc gia hiện đang sản xuất tại Tàu đã hoặc đang chuẩn bị di chuyển sang các quốc gia Đông Nam Á khác như Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân, Ấn Độ để tránh thuế từ Mỹ.
Theo ông Carlo Diego D’Andrea, phó giám đốc phòng thương mại Châu Âu khuyến cáo Bắc Kinh nên dỡ bỏ những rào cản thị trường, thực hiện cải cách kinh tế, đừng tạo thêm công ty quốc doanh, tức khắc các căng thẳng về thương mại sẽ giảm bớt.
Ông dự đoán rằng cuộc chiến thương mại sẽ làm tăng trưởng kinh tế bị trì trệ, hàng triệu người mất việc làm, giao thương ít đi, giá thành sản phẩm sẽ cao hơn và nhu cầu tiêu dùng tại Tàu sẽ giảm sút.
Phòng Thương Mại Âu Châu cho biết nguyên nhân của chiến tranh thương mại và sự căng thẳng trong hệ thống kinh tế thế giới là do việc cải cách và điều hành thương mại của Tàu yếu kém không theo kịp đà phát triển nhanh chóng của nền kinh tế của họ.
Chủ tịch phòng thương mại Âu Châu, Mats Harborn nói tiếp, các công ty của Châu Âu từ lâu rồi đã bị bóp nghẹt bởi sự cải cách kém hiệu quả và hiện tại họ đang bị thiệt hại thêm vì cuộc chiến thương mại Mỹ Tàu gây ra.
Ai được lợi, ai thiệt hại trong cuộc chiến thương mại?
Theo ông Michael Every, nhà nghiên cứu về thị trường tài chính châu Á tại Hồng Kông thì cuộc chiến thương mại sẽ có lợi choViệt Nam, Thái Lan, Ấn Độ và cả Mể Tây Cơ. Phía Mỹ sẽ đạt thắng lợi về chiến thuật kinh tế vùng châu Á vì Tàu đang bị “bào mòn” vốn dĩ đã bị mòn, do đó sẽ thêm khó khăn trong dự án “sản xuất tại Tàu năm 2025”, sẽ bị giới hạn thêm trong giao thương kinh tế với thế giới. Đó là thắng lợi của sức mạnh Mỹ.
Giám đốc Châu Á của Eurasia Group cho biết, một trong những mục đích của việc tăng thuế xuất là thúc đẩy các công ty Mỹ đưa những cơ xưởng ra khỏi Tàu, lý tưởng nhất là đưa cơ xưởng về Mỹ. Họ cũng hài lòng nếu các cơ xưởng Mỹ chuyển sang nước khác, không tập trung ở Tàu, nhất là các công ty kỹ thuật cao.
Theo ông, Bắc Kinh đang lo sợ làn sóng “bỏ Tàu” sẽ lan rộng, nhanh chóng không kịp trở tay. Đó là lý do Bắc Kinh sẽ trả đũa để giữ thể diện, nhưng chỉ giới hạn trong chừng mức nhất định.
Giám đốc kinh tế Derek Scissors của China Beige Book đưa ra nhận định rằng, cả hai phía đều bị thiệt thòi, nhưng Mỹ sẽ bị thiệt tối thiểu về lợi nhuận.
Chuyện lạ mà không lạ
Ngày thứ Hai, Tổng thống Trump quyết định đánh thuế trên 200 tỷ hàng Tàu nhập vào Mỹ, cả thế giới đều biết, trừ nước Tàu (theo Yahoo news ngày 19/9).
Điều đó không lạ đối với người Việt Nam, Tàu, Bắc Hàn, nhưng rất kỳ lạ với thế giới tự do.
Bản tin của Yahoo cho biết tất cả báo giấy, báo mạng, truyền hình tại Tàu đều im hơi. Tờ Nhân Dân Nhật Báo của nhà nước Bắc Kinh không hề nói gì việc này. Mãi đến 7 giờ sáng thứ Ba, đài tuyền hình trung ương, với 100 triệu khán/thính giả đã đưa tin rộng rãi về Chủ Tịch Tập đang ở đâu, làm gì, nhưng không có một lời về việc đánh thuế từ ông Trump.
“Đừng sờ tới việc này” đó là lệnh của nhà cầm quyền gởi các cơ quan truyền thông địa phương. Mọi người bị cấm viết về kinh tế Tàu đang tan vỡ, kinh tế đang gặp khủng hoảng. Mọi việc đã có nhà nước “no”. Người dân không có quyền biết việc quốc gia, biết việc liên quan sống chết đến đời sống hằng ngày của họ. Họ hoàn toàn bị bịt mắt, bịt miệng, chỉ có những chế độ mọi rợ còn sót lại trên hành tinh này mới hành xử như vậy.
Chúng ta nên có một lần tự vấn là tại sao chế độ mọi rợ vẫn tồn tại? Có phải chăng họ quá mạnh không ai có thể lật đổ họ? Hay chúng ta chưa bao giờ đồng lòng đứng lên lôi cổ bọn chúng xuống?
Jack Ma, người sáng lập đại công ty Alibaba dự đoán trận chiến mậu dịch có thể kéo dài 20 năm. Nếu đúng, đảng cộng sản Tàu còn tồn tại trong 20 năm nữa không, trong khi kinh tế Tàu đang xuống dốc thảm hại?
Trong 40 năm phát triển kinh tế, Tàu trở thành quốc gia giàu có đứng hàng thứ nhì trên thế giới, nhưng Tập Cận Bình dùng nguồn lực quốc gia đó để tạo cho mình dáng dấp hoàng đế, ngang hàng với Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình hòng lưu danh thiên cổ trong sử Tàu mà con Đường Tơ Lụa là dấu ấn lịch sử.
Nhưng con Đường Tơ Lụa đang bị phá sản vì sự từ khước hợp tác của vị tân Thủ tướng Mã Lai Mahathir Mohamad. Gần đây Pakistan tuyên bố sẽ xét lại những hiệp ước vay nợ không bình đẳng, bất lợi của chính phủ trước ký với Tàu. Và có thể còn các nước Châu Phi nghèo, nhưng không ngu đang bị thực dân mới Tàu bốc lột sẽ xét lại. Đừng quên những vấn nạn xã hội đang lan rộng tại Tàu và phe phái chinh trị Thượng Hải, phe Tây Nam đang sẵn sàng hạ bệ Tập.
Tàu đang khốn đốn, Cộng Sản Việt Nam không còn chỗ dựa vững chắc nữa. Nợ ngập đầu, thu không đủ chi, ngân sách do “bóp cổ” dân mà có, xã hội băng hoại. Con đường tốt nhất để đảng CSVN đi là chấp nhận đa đảng; dân chủ hoá xã hội; thả tức khắc, vô điều kiện những tù nhân lương tâm, những nhà tranh đấu; tổ chức bầu cử có sự giám sát quốc tế trong thời gian sớm nhất, để người dân chọn người lãnh đạo đất nước. Đó là lối thoát cho người cộng sản.
Chờ ngày cộng sản sụp đổ, đất nước sẽ không tránh khỏi cuộc tắm máu do dân trả thù, dù không ai muốn tái diễn cảnh đó.
Phải nhớ rằng thời gian không chờ đợi các ông.
Đôi lời cùng tuổi trẻ Việt Nam: Thời cơ đã đến, đây là giờ của tuổi trẻ Việt Nam Hãy đứng lên lãnh đạo đất nước! – Phan Văn Song
Các bạn thân mến, Các em thân quý,
Cho phép anh xưng anh với các em, anh nay đã trên 75 rồi.
Từ hôm 10 tháng 6 đến nay ngay tại quốc nội, tuy vẫn trong vòng kềm kẹp của chế độ công an trị, nhưng đều đều mỗi tuần đều có những cuộc biểu tình phản kháng Dự luật 3 Đặc Khu Kinh tế, và luật An Ninh Mạng. Đảng Cộng sản đệ tam quốc tế đương quyền tại Việt Nam đang vừa lúng túng trong những khó khăn vừa kinh tế vừa chánh trị để tiếp tục cầm quyền, giữ Đảng.
Nhưng thay vì tìm những phương kế tử tế để điều hành đất nước, đặt quyền lợi quốc gia và người dân lên hàng đầu, trái lại, Đảng Cộng Sản Hà nội đương quyền chỉ biết củng cố quyền lực để tiếp tục vơ vét làm giàu cho cá nhơn và đồng lỏa, và chuyển tải của cải vơ vét được, tẩu tán ra ngoại quốc, « hạ cánh an toàn », mua nhập cư an thân ổn định cùng gia đình phe cánh. Sau khi vơ vét cạn kiệt tài nguyên đất nước, của nổi đã vét xong, nay đến phần của chìm ; biên giới, lãnh hải cũng đã bán xong cho Bắc phương Tàu Cộng, nay đến lược các yếu điểm, yết hầu, trọng điểm, chiến lược, và sau đó ngày mai sẽ là cả nước … tên Việt Nam sẽ đi vào quá khứ, dân tộc Đại Việt anh hùng, cứng đầu chống cự mẫu quốc Trung Hoa đã cả trên 1000 ngàn từ đời Ngô Quyền, sớm muộn gì cũng sẽ trở về làm thằng dân Tàu của Giao Chỉ Quận. Cột đồng Mã Viện tân thời sẽ được dựng lại tại Quảng Ninh, Móng Cáy ! Dân tộc Việt Nam, dân tộc Đại Việt sẽ trở về với tên cũ Lạc Việt, một chi nhánh của Bách Việt, trở thành những công dân của Lưởng Quảng – « kwang tung dành » – người quảng đông, người hẹ, … Tương lai, người việt ta (hết viết Hoa) sẽ như người thái, người miêu của nước Đại Lý cũ hay Vân Nam ngày nay, một tỉnh của Tàu… Dân tộc việt, trên đất việt nam cũ dài – từ ải Nam ? (Hữu nghị) Quan đến đảo Phú Quốc ? chắc chắn sẽ chỉ là một sắc tộc của đại quốc gia Tàu, mai nầy, sẽ được đại diện bởi ngôi sao nhỏ, sao việt, quây quần cùng 4 ngôi sao đại diện cho 4 dân tộc hay sắc tộc mông, hồi, mãn, tạng vây quanh hầu hạ ngôi sao lớn ở giữa là Hán tộc !
Tổng kết, 43 năm cầm quyền của chế độ Cộng Sản Hà nội : hoàn toàn thất bại !
Kinh tế : trên 43 năm cầm quyền cả nước, Đảng Cộng sản vẫn chưa đưa Việt Nam thoát được tình trạng một quốc gia kém phát triển. Tổng Sản Lượng quốc gia đầu người hằng năm chỉ hơn 2000 dollars US/năm, Chưa đầy 200$US/ hằng tháng. Thử so sánh, – 43 năm sau khi hai quả bom nguyên tử biến một phần lớn nước Nhựt thành bình địa vào tháng 8 năm 1945 – năm 1988, nước Nhựt đã vượt đứng hàng thứ 3 thế giới về mặt kinh tế, chỉ sau Huê kỳ và Liên Sô với một Tổng Sản Lượng đầu người hằng năm là 23 801 $US – 10 lần Việt Nam ta ngày nay ! – Xin phép chỉ so sánh với Nhựt bổn thôi. Một quốc gia cũng cùng ảnh hưởng văn hóa Khổng Mạnh, Tam giáo.
Chánh trị : Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Đảng Cộng Sản quốc tế, chi nhánh Hà nội đương quyền nước Việt Nam ngày nay, lừa dân, gạt các đoàn thể bạn, cướp chánh quyền Vua Bảo Đại và chánh phủ Trần Trọng Kim, ngay sau ngày Nhựt thua trận do Mỹ bỏ hai quả bom nguyên tử. Láo lếu nhơn danh đuổi Tây, bài phong đả thực, giải phóng đất nước. Quá lưu manh, đầy giả dối, và đặc biệt thiếu tình dân tộc, thiếu nghĩa đồng bào, chỉ biết phục vụ lệnh của Cộng Sản quốc tế là bành trướng làn sóng đỏ, nên đã không ngần ngại, thí quân, kéo và nướng bao nhiêu con em, tuổi trẻ dân Việt Nam vào một cuộc đấu tranh vô ích, với nào bom ba càng, với nào tiêu thổ kháng chiến, nào đốt sạch lương thực, nào gieo nghèo gieo đói. … Xóa sạch, quét trọn, tiềm lực kinh tế, chánh trị, văn hóa và chất xám nước nhà, qua các vụ đấu tố giết sạch giai cấp tiểu tư sản, qua cải cách ruộng đất giết sạch điền chủ, chủ nhơn, sản xuất công nông nghiệp, qua nhân văn giai phẩm xóa trí thức và tư tưởng văn học, Đảng Cộng sản quốc tế chi nhánh Đông dương, đã giao và bán trọn tương lai đất nước và dân tộc Việt Nam cho ngoại bang Đỏ Nga Tàu. Nhờ chiến lược quân sự Nga Tàu, nhờ chí nguyện quân Tàu, nhờ vũ khí Liên Sô, Đảng Cộng sản quốc tế chi nhánh Hà nội, đã thành công cướp được nửa nước, rồi cả nước để xây dựng một xã hội cộng sản láo lếu mệnh danh gọi là không giai cấp nhưng đều do đảng viên lệ thuộc Nga Tàu độc tài làm chủ. Suốt 70 năm, liên tục vâng lệnh các Vương quốc Đỏ Nga rổi Tàu, chiến tranh tấn công miền Nam trong 20 năm tạo đau thương cho cả nước …và, sau thắng trận, suốt 43 năm thống nhứt, cũng chỉ để tiếp tục phục vụ đề án của Vương Triều Hán Đỏ quân phiệt, là chinh phục Việt Nam, chinh phục đất nước Đại Việt và dân tộc Lạc Việt, đem quốc gia và dân tộc Việt Nam trở về làm hán dân của Giao Chỉ Quận … hoàn thành sứ mạng lịch sử và giấc mơ lịch sử của các triều đại Hán là Hán hóa toàn thể Đông Nam Hóa, bình thiên hạ !
Các bạn thân, Các em thân,
Ngày nay, toàn dân Việt ta, ai có tý suy nghĩ, cũng biết rõ tình hình “người dân” Việt Nam chúng ta, quốc nội hay hải ngoại, đều hoàn toàn phản đối, chống đối ý thức hệ, chế độ Nhà Nước đương quyền Cộng sản Hà nội. Toàn dân, đều phản đối ! Toàn dân đều mong muốn có một Việt Nam (tương lai) không còn bị Tàu Cộng chỉ đạo cầm quyền, không còn Đảng Cộng Sản Việt Nam cầm quyền ! Tựu chung, ai ai cũng đồng ý, nhưng thực sự hành động, chỉ vào khoảng theo anh tối đa là 40 % (đấy là anh lạc quan). Đó đây, có những động lực bất mãn, chê bai, thù hận, gia đình, phe phái nhưng chỉ phản đối mồm miệng. Kiến nghị, can gián kiểu phản kháng khá nhiều, trí thức nghiên cứu, kiểu giảng bài, lắm điều kêu ca, lai rai đây đó cũng có … Số còn lại, vẫn còn thụ động, một phần do thói quen sanh tồn của một dân tộc có truyền thống văn hóa nhịn nhục, quen với lối sống qua ngày, len lõi, chen lấn, lòn cuối, … Nhịp sống hòa cùng nhịp với nạn kẹt xe, kẻ tắt máy chờ thời, người leo lề, len lõi … Văn hóa « Thôi mà … », « một câu nhịn chín câu lành », hay những bài học do lịch sử Tàu láo lếu dạy ta nào là phải biết giả dại qua sông như « Hàn Tín lòn trôn », « Câu Tiển nếm phân », hoặc « Dương Bình Dương Lễ đưa vợ hầu bạn» (thà dâng đảo Hoàng Sa, thà để quân Tàu giết quân mình giao Gạc Ma … để giữ bạn, giữ 16 chữ vàng !!)… đã 43 năm nay ru ngủ dân Việt Nam
Nói như vậy, chúng ta không phủ nhận, không quên ơn, trái lại càng ngưỡng mộ, càng mến phục, tất cả các vị anh hùng, không mê, không sợ, đã tử tiết hay nay, vẫn đang, hoặc sẽ chấp nhận ngục tù, lao lý, giam cầm, đày đọa trong các căn ngục hay cưởng chế tại gia. Lịch sử nêu tên như Trần Văn Bá, Hồ Thái Bạch … đã hy sinh, … Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đan Quế, Trần Huỳnh Duy Thức, Mẹ Nấm … hay vô danh (rất nhiều) đã hy sanh cuộc sống, cuộc đời, trên con đường đấu tranh cho đất nước Việt, cho dân tộc Việt, chỉ để mơ MỌI NGƯỜI VIỆT sống và sanh hoạt trên ĐẤT NƯỚC VIỆT như MỘT CON NGƯỜI, hưởng độc lập, tự chủ, tự do, hưởng mọi quyền công dân, có tiếng nói dân chủ trong một Việt Nam Độc lập, Tư Do, Dân Chủ.
Các bạn thân, Các em quý,
Việt Nam có một tiềm lực to lớn. Việt Nam có một thế đứng địa lý chiến lược, và do đó có một vị trí chánh trị rất quan trọng ở Đông Nam Á. Đó là một lợi điểm, nhưng đó cũng là cái họa cho dân tộc Việt Nam.
Thế nhưng ngày nay, một ý thức hệ ngoại lai, tam vô, xóa bỏ mọi truyền thống lịch sử, xóa bỏ mọi công ơn, dựng nước và giữ nước của tổ tiên, mang một chế độ Đảng trị và phe đảng trị đưa Việt Nam vào một ngõ cụt. Họa mất nước, Hán thuộc đang mỗi ngày mỗi rõ ràng. Nhưng, vì vấn đề sanh tồn, nên người dân chỉ biết lo cái sống hằng ngày, hơn có cái nhìn xa xôi tương lai đất nước và dân tộc !
Cũng vì vướng víu cái trí tuệ thiển cận ấy, với cái nhìn ngắn hạn ấy, nên cả chúng ta, những người chống chế độ ấy, ngày nay cũng bị lôi kéo, trong cái đấu tranh cho cái hằng ngày – cái nhơn quyền, cái dân chủ ngang hàng quan trọng với cái miếng ăn, ngang tầm quan trọng với cái bắt bớ, cái giam cầm, đối đãi… Do đó, cuộc đấu tranh cho một Việt Nam không Cộng Sản đâm ra khó khăn, vì đồng sàn dị mộng. Dĩ nhiên trong một xã hội đa nguyên, một thể chế đa đảng phải chấp nhận mọi suy nghĩ mọi tư tưởng chánh trị kinh tế.
Nhưng với Dự Luật 3 Đặc Khu Kinh tế, với Luật An Ninh Mạng, … toàn dân đã sôi sục. Trước đây tuy vẫn biết có Hán hóa hiểm nguy, nhưng nay, đã quá rõ ràng… Giờ G đã điểm, từ ngày 10 tháng 6, năm nay, mọi nơi, người dân đã thấy rõ hiểm họa, nên toàn dân tự động xuống đường – ôn hòa, bất bạo động – nói tiếng nói phản kháng ! Tuy ôn hòa bất bạo động – nhưng rõ ràng mạnh mẽ !
Các bạn thân, Các em mến,
Giờ G đã điểm ! Đồng bào đã xuống đường !
Đây là thời cơ của các bạn của các em !
Em là sanh viên, em có chấp nhận ngày mai ngành giáo khoa nói tiếng Hán ? Mọi suy nghĩ, nghiên cứu diễn đạt bằng tiếng Hán ? Bỏ đi tiếng nói cha sanh mẹ đẻ, tiếng ru em ngủ, tiếng la rầy cha mẹ thân yêu, tiếng yêu tiếng ái của con tim tự đáy lòng ?
Em là giáo chức là viên chức có chấp nhận dạy học, nghiên cứu lệnh lạc bằng tiếng Hoa không ?
Em là Quân đội Nhân dân, là Công An Nhân Dân, em đành tâm nhìn đất nước bị xâm lấn, mất đất mất biển, mất cả tiếng nói… và vâng lệnh, nghe lệnh bằng tiếng Hoa tiếng Hán không ?
Là Quân nhơn, là Công an, các em có nhiệm vụ giữ nước giữ dân, phục vụ cho nước cho dân…
Ngày nay Đảng Cộng Sản đương quyền đang bán nước cho Hán tộc.
Bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ Đảng cầm quyền là đồng lỏa bán nước đó !
Giờ G đã điểm !
Đây là thời cơ của các em làm Cách Mạng cứu Nước Việt – Giải Phóng Dân tộc Việt Nam thoát khỏi Hán họa và Diệt Việt tộc !
Thay lời kết :
Động cơ của anh và bạn bè thế hệ anh, ngày nay là mong một Việt Nam có một tương lai đáng với cái hy sanh của dân tộc Việt Nam đối với phát triển của thế kỷ 21. Anh rất mừng vì còn có các em trẻ đóng góp. Các anh đã già rồi.
Ngày mai là của các em !
Việt Nam ngày nay là Việt Nam của các thế hệ sau ngày 30/40/50 đứng lên cầm quyền xây dựng, kiến thiết. Ngay từ bây giờ thế hệ các em phải có những sơ đồ, suy nghĩ cho tương lai. Cộng Sản sẽ ra đi, các cán bộ Cộng Sản cầm quyền cũng phải « di tản kinh tế » hạ cánh an toàn ở Mỹ ở Úc ở Canada … các nhà độc tài trên giới đều tẩu tán tiền và sống hưởng già ở hải ngoại.
Ngay từ bây giờ các em phải suy nghĩ một sơ đồ mới. .
Địa dư, thổ nhưởng của Việt Nam ngày mai sẽ khác hẳn, không thể có sơ đồ kinh tế như xưa nữa. Kỹ thuật biến đổi, nanotechnologie, thông minh nhơn tại, AI, tin học, … Dầu hỏa không còn là năng lượng chánh nữa, đồng bằng Sông Cửu Long không còn là vựa lúa miền Nam Việt Nam, vì bị nhiểm mặn, chưa kể viễn tượng nước biển dâng sẽ lụt các thành phố và vùng ven biển …
Ngay từ bây giờ, các em nên tổ chức những nhóm suy nghĩ về xây dựng !
Thiên hạ ngày nay, thích bàn thể chế mới, Hiến pháp mới… bầu cử mới, ai cầm quyền… Tất cả đều đặt cái cày trước con trâu.
Ngày Cộng Sản trao quyền lại, nhóm cầm quyền mới phải tiếp tục lo cho 90 triệu đồng bào tiếp tục mỗi ngày đầy đủ 2 bữa cơm, tiếp tục có an ninh, có cảnh sát, nói tóm lại sanh hoạt bình thường.
Và phải có ngay những chương trình …
Các em hãy cùng nhau suy nghĩ tiếp…, ngay từ bây giờ, … cụ thể, thực tế !
Người Việt Nam hải ngoại hay quốc nội lắm tài.
Thế hệ hậu duệ các thế hệ di tản sau ngày 30 tháng tư năm 1975, nay đã hoàn toàn hội nhập vào các quốc gia mới, các em ấy nay đã là công dân Mỹ là công dân Pháp, công dân là Đức … như các con của các anh.
Các em nầy đã đang và sẽ là những chuyên gia, đã đang và sẽ « được » làm việc trong những hệ thống có tổ chức, có phần việc rõ ràng. Phần làm việc của các em ấy, tại nước người, luôn luôn được tiếp vận, tiếp liệu … giây chuyền đầy đủ.
Trái lại, Việt Nam mình chưa có một hạ tầng như thế; phải đi từ A đến Z… Do đó, phải được và do các em ở Việt Nam, biết thế nào là thôn quê, thế nào mà mồ hôi, không máy lạnh, biết nắng biết mưa … điều hành, chỉ đạo, …
Do đó, các em MỚI là những nối tiếp của thế hệ đi trước như anh và bạn bè anh.
Đã có những người là nhơn chứng sống của một não trạng chế độ Cộng Sản Việt Nam đầy rẫy giành giựt, trả thù, hận thù, côn đồ… Họ là những người đã sống, mặc dù đã chiến đấu dưới lá cờ Cộng Sản và nhưng vẫn là những nạn nhơn của các cuộc trả thù cũng từ những con người Cộng Sản mà họ đã phục vụ. Những nhơn chứng nạn nhơn này ngày nay đã lên tiếng thành một bản cáo trạng giúp cho những ai còn mê, còn tin tưởng vào chế độ Cộng Sản thức tỉnh !
Tuy nhiên là thanh niên, thanh nữ, là tuổi trẻ, các em cần tỉnh táo nhìn thấu đáo vấn đề để chọn một hướng đi tốt đẹp cho quê hương dân tộc.
Không phải chỉ vì những bản cáo trạng của những người vừa tỉnh ngủ, hay của những nạn nhơn chế độ tố cáo ngày hôm nay mà các em dấn thân. Vì nếu như thế, mai kia, chục năm sau nữa các Bác ấy nằm xuống, các em lại bị lạc lỏng – mất hướng ???
Trong cái VN tương lai cuả các em không thể có mặt các Bác ấy, kể cả anh và bạn bè anh nữa ! Nếu các anh vẫn còn « ôm quá khứ ».
Cám ơn các em đã cho anh được tâm tình.
Thân mến
Hồi Nhơn Sơn 31, tháng 8 năm 2018
Một cuộc đời, một giấc mơ, một dân tộc suốt đời lang thang – Phan Văn Song
Une vie, un rêve, une peuple toujours errant. Mohammed Khaïr-Eddim
Nước Việt nay đã mất, Dân tộc Việt trên đường lang thang
« … chúng hắn luôn luôn nhơn danh nhơn dân để đàn áp và tàn sát. Chúng nó chưởi cha chúng ta cũng nhơn danh nhơn dân. Nhơn dân thế nầy, nhơn dân thế nọ ! Suốt ngày, suốt các bài báo, tuyên truyền, tất cả, đều do và cho Nhơn dân… Mà nhơn dân là cái gì, nếu không là một cái rổng không chúng nó cắt, khoét, cắt tới, cắt lui liên tục ? –
… ils invoquent toujours le peuple pour justifier leurs massacres. Ils nous font chier avec le peuple! Peuple par-ci, peuple par-là. A longueur de journée, d’articles, tout disent qu’ils tiennent tout du peuple……qu’est ce que le peuple sinon une abstraction qu’on remembre et démembre a l’infini ? »
Mohammed Khaïr-Eddim, thi sĩ (1941-1995) – Một cuộc đời, một giấc mơ, một dân tộc suốt đời lang thang. Nhà XB Seuil Paris 01-05-978
1/ Mất một giấc mơ :
Trưa Chúa Nhựt, đi lễ về, nhận tin mạng bài viết từ trong nước của tác giả Nguyễn Di Ngữ : « Mất Chiến hào »
« 7g30 sáng tôi có mặt tại khu vực Nhà Thờ Đức Bà. Các ngả ba, ngả tư ngoài những chồng thép gai làm rào cản, lực lượng an ninh chìm nổi đã tụ đầy ở đó, các quán cafe tại những điểm nóng trong khu này không còn ghế cho người dân thường » … Và tác giả kể hành trình chạy đôn chạy đáo xem thử ở đâu… dám có một tổ chức biểu tình … Và cả thấy đâu cả chỉ thấy « Trước Hạ Nghị Viện, một đám con nít mặc áo màu cs đỏ choét đứng trên hành lang, hoà tấu những bài nhạc chẳng ra ôn binh chi cả, vậy mà dân vẫn tụ đầy chiêm ngưỡng, đó là một trong những thanh quả trồng người từ 43 năm qua, tại cái đất Sài Gòn này.
Vũ Trọng Khải gọi tôi từ Úc, giọng anh chen lẫn tiếng ồn ào rất đông người, anh hỏi tôi :
– Có gì không?
– Không, đại ca, mặt trận bốn bề yên tỉnh.
– Anh đang có mặt trong đoàn người biểu tình chống cộng tại Sysdney, chú nghe ồn ào không? Vậy đó, bè bạn, anh em tôi từ khắp nơi, ngoài cái xứ sở yên bình đến phát chán này, đang xuống đường, đang ào ào bơm hơi cho dân Sài Gòn để làm một cuộc xuống đường cho ra hồn như ngày 10-06 vừa qua. Vậy mà Sài Gòn của tôi im re, tôi cũng im re, đang dừng xe, nghe những tiếng đả đảo vang lên trong cái phone rẻ tiền trang bị bên mình khi hành quân xuống đường. » Thất vọng, thất vọng … ! Và tác giả kết luận :
« Bây giờ tôi muốn thật sự xuôi tay buông bỏ, chút hy vọng cuối của đời mình chắc sẽ không có cơ may nhìn lại hào quang ngày trước ». Nguyễn Di Ngữ 12g 02-09-2018
Và riêng cá nhơn thằng tôi, mất một giấc mơ. Mơ một Mùa Hè Cách Mạng thành công. Nước Việt Nam thoát Trung, thoát nạn Hán hóa, lấy lại Độc lập, người dân Việt Nam lấy quyền Tự Quyết, Dân chủ, Nhơn quyền tôn trọng, hưởng được mọi Tư Do, tư tưởng, ngôn luận, đi lại, tham gia chánh trị xây dựng đất nước, giang sơn lãnh thổ toàn vẹn, lãnh hải Biển Đông tự do đi lại, sanh hoạt…Ngôn ngữ trở về bình thường, chánh tả được phục hồi … ! Vỡ mộng to !
2/ Xong một cuộc đời :
Đọc xong bản tin tôi khóc và bỏ buổi cơm trưa, đi ngủ cho quên, vùi chôn cái thất vọng !
Hôm nay, thật sự, chắc chắn, rõ ràng rồi ! Sài gòn yêu dấu của ta đã thực sự mất người rồi !
Sẽ không về Sài gòn. Không thăm Tân Định, xóm Vạn Chài, Bến Tắm Ngựa của tuổi thơ !
Không được viếng mộ Ôn, không được vái Mộ Ba Mẹ, Trung Việt Nghĩa Trang, Gò Dưa !
Không nhìn lại làng Mậu Tài, Cố đô Huế, tỉnhThừa Thiên hay Đà lạt 10 năm đèn sách…
Sẽ chết trên đất người, hỏa táng, tro rãi đất vợ, quê các con.
Có những tình cờ đầy duyên nợ, tuần qua một người bạn Pháp giới thiệu tôi cuốn sách với cái tựa nói trên đầu bài viết nầy, của nhà văn và thi sĩ người Maroc viết Pháp ngữ. Một nhà văn, một nhà thơ nhiều tài năng, nhưng ít ai biết, sanh năm 1941, cùng thế hệ mình, mất năm 1995, do bệnh của con cua thời đại phá hoại – cancer-ung thư. Tôi rất hạp với tâm trạng chàng thi sĩ nầy. Rất gần gủi vì rất giống vì cùng thế hệ với anh em việt nam chúng ta, cũng trưởng thành và giáo dục trong một nền văn học của thời thuộc địa Pháp, nên nửa ta nửa tây ? Với người mình nửa Việt, nửa Pháp, với tác giả nửa Maroc nửa Pháp. Cả anh lẫn mình viết và suy nghĩ bằng ngôn ngữ và văn chương xứ người, quốc gia đô hộ dân mình dễ dàng và thoải mái hơn ngôn ngữ mẹ đẻ. Do đó trong văn chương, ý thơ của nhà thơ cũng phảng phất cùng một tâm trạng của cá nhơn thằng tôi, là đi tìm cái chất « bản xứ » nơi chúng tôi ! Nhưng đã lở rồi, tiếng bản xứ, âm thanh bản xứ, mẹ đẻ không làm rung động con tim, hay tâm hồn của những chúng tôi. Chúng tôi thuận với Verlaine, Rimbaud, Victor Hugo…hơn những Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư hay Thế lữ… văn chương xứ người đã chiếm những rung động của tâm hồn chúng tôi. Nhưng càng khó kiếm, thì càng muốn kiếm. Chúng tôi như những kẻ đi đào vàng, cố đi tìm vàng. Mohammed Khaïs-Eddim qua những lời thơ, bài viết, đã dắt tôi trở đi tìm vàng. Anh tìm chất đất nước và ngôn ngữ xứ sở, gốc gác của anh. Cũng như tôi, chất Việt trong tâm hồn tôi, moi tận đáy con tim, để tìm chất Việt… Thế nhưng ngày nay, nếu còn những người như Mohammed Khaïs-Eddim, còn những người như chúng ta, còn những người con đất Việt, nhưng nay, lại ở hải ngoại, tiếp tục ráng đi tìm chất Việt ở trong mỗi người Việt… Thì đau khổ thay ! Có một loại người Việt, có cái may mắn sống, và sanh hoạt trên đất Việt, lại lòng lang dạ thú, mồm miệng nói mình là người Việt, nhưng vì con tim vọng ngoại nhơn, thờ một chủ nghĩa nhập cảng từ Nga từ Tàu, nay đã bán trọn từ Tổ quốc, lãnh thổ đến Dân tộc, ngôn ngữ văn hóa dân tộc cho ngoại nhơn cho Hán Tàu …
Cũng trước đó một ngày, anh bạn Từ Thức, trong một bài viết ngắn gọn trên Dân làm báo, đã tố cáo cái phương thức đảng Cộng sản Hà nội đang dùng như một toa thuốc độc, để diệt dân tộc Việt, bán tổ quốc Việt, giữ đúng lời cam kết Thành Đô năm nào,là giao nước cho Vương triều Hán tộc đúng ngày đúng tháng. .
Dưới đây, xin phép bạn Từ thức đăng lại bài viết, đăng lại cái phương thức của cái toa thuốc độc của Việt Cộng mà bạn đã tố cáo :
« Muốn tiêu diệt một dân tộc, bom đạn, đàn áp không đủ. Dù tối tân tới đâu, bom đạn không thể giết hết hàng trăm triệu người.
Dưới đây là 12 biện pháp hữu hiệu nhất để bức tử một dân tộc, với điều kiện phải thực hiện cùng một lúc, đúng quy trình, có đủ ngân quỹ, nhân sự và quyết tâm sắt đá để thực hiện:
1. Reo rắc ung thư, bệnh hiểm nghèo bằng cách cho tự do nhập cảng hàng hóa, lương thực độc hại.
2. Gây đói rách, để nông dân, thương gia không có cách gì cạnh tranh để sống còn hơn là dùng hóa chất độc hại tràn ngập thị trường.
3. Bộ Y tế, các nhà thương được tự do sản xuất, lưu hành, xử dụng thuốc giả, thuốc gây ung thư, bệnh truyền nhiễm.
4. Khuyến khích rượu chè, ma túy, ăn chơi trụy lạc, để tiêu diệt trí não, nghị lực, sức đề kháng của dân, đặc biệt lớp trẻ.
5. Khuyến khích những trò chơi dâm đãng, lố bịch, bỉ ổi, để tiêu diệt những ý niệm về nhân phẩm còn sót lại.
6. Nhập cảng chủ nghĩa quái dị đã bị cả thế giới ghê tởm. Tẩy não, nhồi sọ để tiêu diệt khả năng phán đoán. Bỏ tù, bức tử, nhục mạ, cô lập những người còn khả năng suy nghĩ, phản kháng.
7. Buôn bán bằng giả để triệt hạ uy tín của trí thức, biến dân tộc thành một con rắn không đầu, cá mè một lứa, không người đáng tin, đáng trọng, đáng kính. Trả lương rẻ mạt giáo chức, biến người truyền bá kiến thức thành cùng đinh, giáo dục một món hàng.
8. Để ngoại nhân tự do nhập cảnh, cư trú như chỗ không người. Khuyến khích dùng ngoại tệ để thực tập đời sống nô lệ.
9. Chặt cây, phá rừng, xả lũ. Tiêu diệt mầm sống, để dân suốt đời chỉ lo chống đỡ thiên tai, không còn đầu óc, sức lực nghĩ đến chuyện đất nước.
10. Xuất cảng lao động, trục xuất những cá nhân có đầu óc ra khỏi nước, để tiêu diệt tiềm năng dân tộc.
11. Bán đổ bán tháo tài nguyên quốc gia. Tàn phá môi trường, để nông dân, ngư dân tha phương cầu thực, bỏ đất, bỏ biển cho ngoại bang.
12. Tiêu diệt ngôn ngữ, sợi dây liên lạc giữa các công dân, tâm hồn của một dân tộc.
Và bạn Từ Thức cay đắng sáng suốt kết luận, do đó chúng tôi không nói thêm :
« Một dân tộc không còn lãnh thổ, không tài nguyên, không chủ quyền, trí não bại hoại, tinh thần bạc nhược, thân thể bệnh hoạn, mất hết đạo lý, lương tâm, đạp lên nhau để sống, không còn ngôn ngữ, quên quá khứ, không tương lai, không biết mình là ai, không biết đang nhắm mắt theo một đám thảo khấu đi về hướng nào… một dân tộc như vậy, không cần đánh cũng thắng, khỏi cần giết cũng chết. Sống cũng như đã chết. Từ Thức 01.09.2018
3/ Một dân tộc suốt đời lang thang:
. Bắt đầu từ đây, dân tộc Việt sẽ là dân tộc lang thang.
Như xưa, cái huyền thoại của dân tộc Do Thái…Người Do Thái lang thang – Le juif errant. Người Do Thái lang thang là một nhơn vật huyền thoại, không thể chết được, vì không có đời sống, lang thang cùng khắp thế giới. Ngày nay, nước Do Thái được thành lập từ năm 1948, do Liên Hiệp Quốc bảo trợ ? Nhưng cộng đồng Do Thái sống cùng khắp trên thế giới, hội nhập với các quốc gia bản xử nơi tỵ nạn, lấy quốc tịch quốc gia tỵ nạm, công dân các quốc gia tỵ nạn, nhưng vẫn giữ chất Do Thái, phần hồn Do Thái, bản sắc Do Thái, luôn luôn cố gắng để thành những côn dân xuất sắc, giữ những quyền lực kinh tế, xã hội, co khi cả chánh trị để đóng góp cho quốc gia tỵ nạn, nhưng của để làm hãnh diện cộng đồng mình và quê hương gốc của mình ! Một tấm gương sáng cho cộng đồng người Việt tỵ nạn chúng mình.
. Bắt đầu từ đây dân tộc Việt sẽ là dân tộc lang thang mất nước.
Như dân tộc Kurdes. Sống nương nhờ, ngày nay, một phần đông trên đất nay đã bịThổ Nhỉ Kỳ xâm chiếm từ xưa, một phần nữa trên đất bị Syrie và Irak chiếm, Nói tóm lại, 25 đến 35 Triệu dân tộc Kurdes không có lãnh thổ không có quốc gia. Ở Irak, vùng đất có người Kurdes ở, hưởng được quyền tự trị từ năm 1991, dân Kurdes muốn tổ chức một cuộc Trưng cầu dân ý để lấy lại Độc Lập, tạo một quốc gia riêng hẳn ngoài lãnh thổ Irak. Đang còn trên tình trạng thương thuyết. Bởi tư tưởng độc lập ấy, ở Thổ Nhỉ Kỳ, dân chúng Kurdes đang bị đàn áp. Trong cuộc chiến chống khủng bố quá khích Hồi Giáo Daesh, quân dân Kurdes tích cực tham gia chống Daesh mạnh nhứt, với hy vọng khi thắng được Daesh, Mỹ và đồng minh âu tây sẽ giúp dân Kurdes tạo được một quốc gia. Thèm được giống như Do Thái, được một quốc gia Israël lắm ! Nhưng đang trong vòng chờ đợi thương thuyết !
. Bắt đầu từ đây dân tộc Việt sẽ là dân tộc lang thang mất nước.
Như dân Arméniens. Người Thổ Nhỉ Kỳ, gọi là những « dư âm của thanh kiếm » (kiliç artigi), những người Arméniens thoát chết sau cuộc tàn sát diệt chủng do Thổ Nhỉ Kỳ chủ trương năm 1915. Anh nhà báo người Thổ gốc arménien, Hrant Dink, trước bị ám sát, gọi họ là những « linh hồn lang thang – les âmes errantes », hy vọng họ sẽ là những nhơn chứng của cuộc diệt chủng do trách nhiệm nhà nước Thổ Nhỉ Kỳ, để trả lại sự thật cho cuộc diệt chủng mà Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chối quanh không « dám »nhìn nhận đấy là một vết dơ của lịch sử Thổ !
. Bắt đầu từ đây dân tộc Việt sẽ là dân tộc lang thang mất nước.
Như dân tộc Tây tạng ở khu Majnu Ka Tilla tại Tân Delhi, sống chen chúc trong một khu chung cư chật chội với những đường hẻm và những chòi bằng bê tông chen lấn trên một rẻo đất nằm cạnh quốc lộ 9 và Yamuna. Công đồng tỵ nạn Tây tạng nầy bắt đầu sống ở đây sau những ngày vượt biên giới Hy Mã Lạp Sơn sau cuộc xâm chiếm Trung Cộng năm 1950.
Kết luận :
Tấm gương Tây Tạng : Cuộc Diệt Văn Hóa – Un génocide CultureL
Với cuốn sách xuất bản năm 1960, « Bảy Năm sống ở Tây Tạng », tác giả Heinrich Harrer, một người leo núi chuyên nghiệp người Áo, kể cho những ngày ông sống phiêu lưu tại Tây Tạng trong cái quốc gia gọi là « Đất Nước Cấm, Cấm Địa – La Terre Interdite », kể rằng đất Tây Tạng là ngoại bất nhập, nội bất xuất trong 5 năm sau khi Tàu chiếm Tây Tạng năm 1950.
Suốt thời gian ông sống tại quốc gia nầy, chỉ có 5 người ngoại quốc, nhờ chuyên nghiệp…
Ngày nay Tây Tạng không còn cấm người ngoại quốc nữa. Chiếu theo tin tức nguồn Trung Cộng, năm 2014, có tất cả là 15 triệu du khách viếng Tây Tạng nay là Vùng Tự Trị Tây Tạng – Région Autonome du Tibet. Thế nhưng, 65 năm sau khi Tây tạng bị xâm chiếm, Tây Tạng vẫn còn là vùng đất cấm, vì Tây Tạng, nay, là căn nhà tù lớn của dân Tây Tạng.
Đó sẽ là số phận tương lai của dân tộc Việt Nam. Dân tộc tỵ nạn vượt biên lang thang khắp hải ngoại. Dân tộc quốc nội mãi mãi ở tù.
Mà còn có phải là dân tộc Việt không ? Hay người Hán gốc Việt !
Mà còn có phải là đất Việt không ? Hay là Tỉnh Việt Nam, tên mới của Tỉnh Giao chỉ !
Buồn Chán !
Hồi Nhơn Sơn đầu tháng Chín đầy tuyệt vọng !
Thêm một người con Việt vừa nằm xuống: Châu Kim Nhân – Mai Thanh Truyết
Ông Châu Kim Nhân sinh ngày 1 tháng 10 năm 1928 tại làng Uyên Hưng, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Năm 1958 Ông tốt nghiệp khóa Đốc Sự 2, ban Kinh Tế Tài Chánh tại học viện Quốc Gia Hành Chánh, Sài Gòn. Ông đã từng du học tại Anh và về nước phục vụ. Ông đãm trách nhiều chức vụ và làm việc tại những nơi sau đây:
* Đổng lý văn phòng bộ Tài Chánh trong nội các Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ, 1966-1967;
* Tổng giám đốc Tổng nha Tài chánh và Thanh tra Quân phí bộ Quốc Phòng, 1972;
* Tổng giám đốc Cơ quan Tiếp vận Trung ương trực thuộc Phủ Thủ Tướng, 1972;
* Phụ tá Tổng Trưởng Quốc Phòng cho Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, 1972-1973;
* Tổng trưởng Bộ Tài chánh, 1973-1974;
* Phụ tá Thủ tướng đặc trách Kinh tế Tài Chánh 1974-1975.
Ông mất ngày 29 tháng 6 năm 2018 tại Hoa Kỳ. Trong những giờ phút sau cùng của VNCH, Ông muốn ở lại cùng đồng bào phục vụ đất nước nhưng cuối cùng, những người bạn của ông thuyết phục và ông đã lên chiếc tài Đại Hàn ngày 1/5/1975. Và tại Hoa Kỳ ông đã sống một đời sống hầu như ẩn dật ở Maryland ngoài việc thỉnh thoảng viết những khuyến cáo cho Tồng Thồng G. Bush về tình hình thế giới và Việt Nam.
Những bước đi của người con Việt
Ông Châu Kim Nhân từng nổi tiếng là vị Tổng Trưởng liêm chính của chế độ.
Qua các chức vụ vừa nêu trên, chúng ta đã thấy con đường hoạn lộ của ông rất hanh thông và bắt đầu sự nghiệp “phục vụ quốc gia” rất sớm ngay sau khi tốt nghiệp Quốc gia Hành chánh. Có thể nói, trong suốt thời gian gắn bó với Việt Nam Cộng Hòa, Ông là một công bộc nổi tiếng thanh liêm thời bấy giờ trong các nhiệm vụ về tài chánh và thanh tra quân phí…vào giai đoạn khó khăn nhứt của đất nước ngày sau khi hiệp định Paris năm 1973, và người Mỹ bắt đầu rút khỏi Việt Nam cũng như cắt giảm hầu như tất cả quân phí và tài chánh cho Việt Nam.
Với vai trò TGĐ Cơ quan Tiếp vận trung ương, tức là quản lý các nguồn ngoại viện, tài trợ dân sự cho VNCH, cùng với Ông Đỗ Hải Minh, Phó TGĐ, cùng tốt nghiệp Quốc gia Hành chánh và MA về Chính trị tại Hoa Kỳ. Hai Ông đã cân bằng được giữa nguồn ngân sách quốc gia, ngoại viện và kinh phí chiến tranh, và nhứt là kiểm soát và chận đứng nhiều chuyện thâm lạm công quỹ.
Ngày 5/8/1974 Quốc hội Hoa Kỳ ngang nhiên cắt đứt 60% quân viện cho VNCH, ngược hẳn với những cam kết của TT Nixon là sẽ tăng viện để bù đắp phần nào cho việc đơn phương rút một nửa triệu quân đội Mỹ và việc VNCH ký Hiệp Định Paris. Viện trợ đang từ $2.4 tỷ xuống $1 tỷ.
Nhưng ngay sau đó mấy ngày sau khi TT Nixon từ chức, Ban Chuẩn Chi Quốc hội Hoa Kỳ lại cắt thêm $300 triệu nữa, chỉ còn $700 triệu. Từ đó đưa đến sự bế tắc trong việc điều hành quốc gia và đưa đến kết cuộc là ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Theo lời của tác giả Đỗ Hữu Phương: “Sau hiệp định hòa bình ngày 27-1-1973, đã có những nguồn tin (chưa được kiểm chứng) là những người có thẫm quyền trong Chính Phủ đã phát họa chương trình cho thời bình là: Tất cả hơn một triệu quân nhân sẽ được giải ngũ, những người nầy sẽ tham gia tất cả mọi ngành, nghề để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Những người tốt nghiệp Quốc Gia Hành Chánh sẽ là những người điều khiển đất nước từ trung ương đến địa phương. Những người Cảnh Sát khi ấy giữ gìn an ninh, trật tự cho đồng bào vui hưởng cuộc sống trong hòa bình. Nhưng rất tiếc, ngày 30-4-1975 đã đánh mất những mơ ước đó…”
Theo tác giả Huỳnh Bá Thành, Ông Châu Kim Nhân có một câu nói để đời, thiết nghĩ cũng cần được nhắc lại nơi đây:” Làm Tổng trưởng Tài chánh một năm…mà không cứu vãn được nguy cơ …tôi sẽ xin tứ chức”. Không biết cái nguy cơ mà Ông Nhân định cứu vãn là sự phá giá đồng bạc, nạn lạm phát, túi tiền càng ngày càng eo hẹp của dân, hay là nguy cơ lúc nào chánh phủ cũng cần thêm tiền. Ai muốn hiểu sao thì hiểu…nhưng phải công nhận rằng sau 3 tháng đầu năm 1974, theo thống kê mới của Nha Thuế vụ thì ông Nhân đã vượt xa Tổng Trừng về cái màn thâu thuế đầu mà ông Nhân luôn hô hào “không tăng thuế, chỉ tăng thâu”.
Một đặc tính khác nữa là Ông Nhân là một Tổng trưởng đầu tiên có xe không có máy lạnh và Ông ưa tâm tình với nhà báo. Ông là một Tổng trưởng cắt nghĩa nhiều nhứt với báo chí và ai muốn hỏi gì về thuế má tài chánh cứ quay điện thoại số 94381 sẽ được trả lời liền. (Trích bài viết Châu Kim Nhân cái thùng không đáy của Huỳnh Bá Thành viết ngày 25/3/1974)
Để kết luận xin mượn vài lời thơ của Ông Đỗ Quý Sáng, một cựu nhân viên làm việc dưới quyền Ông:
Vàng bạc biết quý mà chẳng ham
Tín nghĩa biết nguy mà vẫn làm
…
Sống trung thực kiệm cần liêm chính
Tương giao nào câu nệ thấp cao
…
Trả món nợ sĩ phu người hành chánh
Nay tàn lực chịu đành bó gối thôi…
Sĩ phu miền Nam lần lượt ra đi, từ Cụ Trần Văn Hương (cựu Tổng thống VNCH), Gs Nguyễn Thanh Liêm (Cựu Thú trưởng Giáo dục VNCH), GS Nguyễn Văn Trường (Cựu Tổng trưởng Giáo dục VNCH). Và hôm nay một công bộc trung kiên của quốc gia, Ông Châu Kim Nhân, cựu Tổng trưởng Tái chánh VNCH cũng vừa rời khỏi thế gian.
Cầu mong Ông được siêu thoát nơi suối vàng và hộ trì cho Tuổi Trẻ Việt Nam sớm giải trừ được nạn ách do Cộng sản Bắc Việt đang dày xéo quê hương.
Phổ Lập Mai Thanh Truyết
Một người con Việt
Houston, 25/8/2018
Làm từ thiện trên mãnh đất tạm dung
Chúng ta đã làm gì nơi hải ngoại đối với con người, xã hội, và đất nước đã cưu mang mình, hay đối với những người nơi quê nhà đang đau khổ vì thiên tai hay làm từ thiện hoặc “làm thay” cho CSVN?
Tuy nhiên trước mắt, với tư cách một người Việt tỵ nạn, sống trên mảnh đất tạm dung, dù ở Hoa Kỳ hay các quốc gia khác, thì dường như “bà con chúng ta là người khách trọ hữu tình nhưng bạc nghĩa”?
1. Chúng ta thật sự là người “tử tế” chưa?
Xin thưa, chưa hẳn.
Chúng ta vận động gửi thỉnh nguyện thư yêu cầu Hoa Kỳ ngưng viện trợ nhân đạo cho Việt Nam, trong khi đó, hàng năm chúng ta gửi về Việt Nam một lượng ngoại tệ rất lớn, lên đến hàng chục tỷ Mỹ kim, như thế có phải là chúng ta đã vô tình “cứu nguy” cho chế độ CSVN đang bên bờ vực thẳm không?
Cựu Tổng thống George W. Bush đã từng làm cho chúng ta công phẫn (hay bị chạm nọc!) khi ông nhận định về cung cách hành xử của chúng ta trong vấn đề Việt Nam là “they deserve it!” (xin tạm dịch: “Cho đáng kiếp!”). Câu nhận định ngắn ngủi làm chúng ta đau, nhưng xin thưa, xin lắng lòng nghĩ lại, quả thật đôi khi những hành xử của bà con chúng ta cũng “tương xứng” với lời trách móc trên.
2. Chúng ta đã làm gì với cái gọi là “từ thiện”?
Chúng ta đã làm gì khi Hoa Kỳ gặp những tai nạn thảm khốc rúng động toàn thế giới? Sau đây là vài con số thống kê về sự đóng góp “từ thiện” của cộng đồng tỵ nạn Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Biến cố 911 – Sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, ngoài CSVN đóng góp $250.000, triệu phú (hotel) Trần Đình Trường góp 2 triệu Mỹ kim, chúng tôi không ghi nhận được các danh sách đóng góp khác của cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ, nếu có chăng chỉ là các hội đoàn đơn lẻ với số tiền không đáng kể.
Bão Katrina – Đối với trận bão Katrina 29/8/2005, chúng tôi không thấy CSVN đóng góp, cũng không có danh sách cộng đồng Việt Nam qua các hội đoàn, mà chỉ biết cộng đồng Houston giúp đỡ hiện kim và hiện vật, cũng như các hội đoàn Nam và Bắc California và nhiều nơi khác tổ chức văn nghệ, tiệc gây quỹ… nhưng số tiền thu được chẳng là bao so với sự cưu mang của đất nước và người dân Hoa Kỳ đối với bà con tỵ nạn kể từ sau 30/4/1975.
Sóng Thần Tsunami, Nhật Bản – Còn nói về Nhật Bản gặp tai nạn Tsunami thảm khốc rúng động toàn thế giới vào ngày 12/3/2011, trên trang mạng, chúng tôi nhận thấy có ghi CSVN và “nhân dân” giúp đỡ nạn nhân là 7.783.393 Mỹ kim, trong khi đó cả thế giới giúp Nhật Bản trong vụ này lên đến 520 Tỷ Yen (tương đương gần 7 tỷ Mỹ kim). Hoàn toàn không thấy đóng góp của cộng đồng người Việt hải ngoại trong danh sách hàng ngàn NGO và các hội từ thiện trên thế giới.
Vậy mà bà con chúng ta thường nói với nhau rằng: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”!
Bão Harvey tại Texas tháng 8/2017 – Gần đây nhất, qua cơn bão Harvey này, bà con vùng Houston và phụ cận ghi nhận những đóng góp hết sức tích cực của Cộng đồng Người Việt Quốc gia tại Houston và Vùng phụ cận, một số chùa, nhà thờ, thánh thất Cao Đài, cơ sở Hòa Hảo…đã làm một nghĩa cử …lá lành đùm lá rách rất đáng khen. Cũng không quên những cá nhân đơn lẽ âm thầm phụ giúp nạn nhân lũ lụt ở những vùng nhỏ, hẽo lánh, nơi chánh quyền chưa vói tới.
Nhưng thử hỏi, chúng ta cũng vẫn là “Người Việt giúp Người Việt”.
Xin bà con người Việt hải ngoại nhất là tại Hoa Kỳ, dù qua đất nước tạm dung này dưới bất cứ lý do gì cần hiểu là Hoa Kỳ chính là nơi cưu mang chúng ta từ những ngày đầu tiên, giúp chúng ta hội nhập vào xã hội mới, có một đời sống ổ định và con cái có một nền giáo dục khai phóng cùng một hệ thống bảo vệ sức khỏe tương đối hoàn chỉnh.
Vì những lý do trên, tại sao chúng ta không MỞ RỘNG bàn tay hơn nữa để chia sẻ nỗi đau của nạn nhân người bản xứ không kể đến màu da, sắc tộc?
Hy vọng trong những thiên tai sắp tới (người viết mong là không xảy ra), bà con Việt sẽ tích cực hơn và ưu ái hơn trong việc giúp đở nạn nhân tại Hoa Kỳ…
Mong lắm thay!
3- Vậy quý vị làm từ thiện nghĩ sao?
Chúng ta ĐÃ LÀM cho Việt Nam hiện tại rất nhiều, bằng nhiều cách tùy theo từng nhóm, chẳng hạn giúp xây các cơ sở tôn giáo, xây viện mồ côi, công tác khám bịnh, đào giếng v.v…, không kể việc đổ tiền vào cứu trợ mỗi khi có thiên tai như nhà cháy, lũ lụt, bão tố… Đặc biệt thành phố Houston, còn gọi là… thành phố Tình nồng, có thể nói là nơi “mở rộng hồ bao” giúp rất nhiều, không cần suy xét, động não để tự hỏi… những hành động kêu gọi đóng góp đó có thực sự là “làm từ thiện” hay không?
Hoặc chỉ là tiếp tay cho những thành phần xấu, hay hơn nữa chỉ là làm thay cho CSVN?
Thử hỏi, phải chăng, những việc trên đây có phải là bổn phận và trách nhiệm của những người đang quản lý đất nước, tức CSVN?
4- Và CSVN đã làm gì?
Mỗi khi có thiên tai, CSVN chỉ cần “xách bị ăn mày, xin ông đi qua, xin bà đi lại”, và bà con chúng ta lại mở lòng cứu giúp, vì họ “dạy bảo” rằng chúng ta hôm nay là “khúc ruột ngàn dặm” của họ, mà trước kia họ đã nói rằng chúng ta chỉ là đám “ma cô, đĩ điếm, đám ngụy liếm gót giày đế quốc”.
Vì vậy, rốt ráo lại, bà con làm từ thiện nghĩ sao?
Đầu năm 2003, cá nhân chúng tôi đã cảnh báo tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở ĐBSCL sau khi phân tích trên 200 mẩu nước lấy từ Bắc chí Nam, nhưng chỉ một ngày sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CSVN thời bấy giờ, Phan Thúy Thanh đã kết án chúng tôi trên BBC là vô cảm với 300.000 nông ngư dân. Họ phủ nhận sự thật đó vì họ sợ ảnh hưởng đến việc mới vừa giao thương với Hoa Kỳ, và vì Việt Nam mới vừa được phép xuất cảng tôm cá vào Hoa Kỳ!
Vậy thử hỏi, CSVN có vô cảm với việc ô nhiễm nguồn nước làm ảnh hưởng tai hại đến sự sống còn của 300.000 nông ngư dân và ảnh hưởng đến sức khỏe của 25 triệu bà con ở đồng bằng sông Cửu Long hay không?
Và ảnh hưởng đó kéo dài cho đến ngày hôm nay (2018) với việc hạn hán và ngập lụt bất thường, nguồn nước bị ô nhiễm hóa chất độc hại và nhất là arsenic (thạch tín) cùng những vấn nạn ảnh hưởng lên sinh kế của người dân…
Sự thực là bà con chúng ta đang giúp Việt Nam quá nhiều, nhưng giúp nước Mỹ, nơi cưu mang chúng ta, quá ít, nhưng lại tiếp tục muốn nước Mỹ và thế giới ủng hộ công cuộc chúng ta đấu tranh giải thể CSVN!
Bà con có nghĩ rằng MÌNH đã làm đủ bổn phận của một “công dân Hoa Kỳ” là tuân hành luật pháp, đóng thuế, có nhiều thanh niên đi lính làm nghĩa vụ công dân… nhưng dường như bà con chúng ta sống trên đất Mỹ như một người tình của nữ thi sĩ TTKh là “tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời”.
Hầu như bà con chúng ta hoàn toàn không lưu tâm đến những gì xảy ra cho đất nước tạm dung này (người viết muốn nói “chúng ta” là một số đông gồm cả chính bản thân người viết).
Vì thế:
– Xin đừng làm những “người khách trọ vô tình”. Xin chia sẻ những gì xảy ra cho nước Mỹ, cho môi trường sống chung quanh mình.
– Xin được sống làm người tử tế, lương thiện, văn minh và có tấm lòng với người bản xứ cũng như với bà con cật ruột của mình.
– Xin đừng để những lời trách móc xảy ra nữa, như lời của TT Bush hay bất cứ lời của người bạn bản xứ nước mình đang cư ngụ.
Và sau cùng, xin Bà con chúng ta chấm dứt những việc làm “từ thiện tiếp tay với CSVN”. Việc làm sẽ là những mũi tên bắn vào CSVN, tiếp tay cho cuộc cách mạng bất tuân dân sự đang xảy ra ở Việt Nam.
Trích từ sách Lối thoát cho Việt Nam (2018)
http://danlambaovn.blogspot.com/2018/09/lam-tu-thien-tren-manh-at-tam-dung.html
Giáo dục XHCN Sẽ Tự Xóa Sổ Chế Độ
Ngày 5/9 vừa qua là ngày khai giảng niên học 2018-19 ở Việt Nam. Đã 43 năm kể từ ngày CSBV tiến chiếm miền Nam, thu về một mối dưới ánh “hào quang quang vinh” của đảng, tình trạng giáo dục vẫn không thay đổi, nghĩa là những hình ảnh trong ngày tựu trường ở những vùng xa như thầy trò cùng leo đồi – lội sông – vượt suối như những hình ảnh minh họa dưới đây.
Nhưng mỗi năm, vẫn có những sự kiện mới trong ngày nầy, đặc biệt trong năm nay có thêm sự kiện mới nữa. Đó là:
Hàng năm vẫn phát hành hàng loạt sách giao khoa “mới” đề phân phối (thực ra là bán) tiêu tốn hàng chục ngàn tỷ ngân sách quốc gia, và vỗ béo cho hàng ngàn “cán bộ giáo dục”. Sách mới nhưng nội dung vẫn cũ vẫn còn những lỗi phạm phải mà không hề có sửa chữa;
Điểm mới năm nay có thêm bộ tự điển tiếng Việt …lai Tàu của Bùi Hiền;
Và loạt sách đánh vần “kiểu mới” (văn minh và khoa học gấp vạn lần kiểu đáng vần cũ) áp dụng cho lớp 1.
Đó chính là giáo dục xã hội chủ nghĩa siêu việt!
Đề tìm hiểu thêm, người viết lần lượt trình bày hai nền giáo dục ở miền Nam trước đây (1955-1975) và hiện tại sau 43 năm dưới sự cai trị của CSBV.
Lãnh vực giáo dục của hai nền Cộng Hòa ở Miền Nam
Vào năm 1958, một đại hội giáo dục toàn quốc (từ vỹ tuyến 17 trở vào) đã nghiên cứu và chấp nhận 3 nguyên tắc căn bản định hướng cho nền giáo dục Việt Nam là nhân bản, dân tộc, khai phóng. Và định hướng giao dục nầy được ghi rõ trong hiến pháp thời bấy giờ.
Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục nhân bản, tôn trọng giá trị thiêng liêng của con người, lấy chính con người làm cứu cánh, và như vậy nhằm mục đích phát triển toàn diện con người;
Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục dân tộc, tôn trọng giá trị truyền thống, mật thiết liên quan đến những cảnh huống sinh hoạt như gia đình, nghề nghiệp, đất nước và bảo đảm hữu hiệu cho sự sinh tồn và phát triển của quốc gia;
Nền giáo dục việt Nam phải có tính cách khai phóng, tôn trọng tinh thần khoa học, phát huy tinh thần dân chủ xã hội, thâu thái tinh hoa các nền văn hóa thế giới.
Đến năm 1970, thêm một nguyên tắc khác được đem vào làm chuẩn cho nền giáo dục Miền Nam. Đó là lấy sự tôn trọng tinh thần khoa học – như các quốc gia tân tiến trên thế giới – làm nền tảng cho mọi sự tiến bộ giáo dục tại Việt Nam.
Từ đó, giáo dục Miền Nam đã có những bước đi vững chắc trên nền tảng của Nhân bản – Dân tộc – Khai phóng – Khoa học. Đây chính là kim chỉ nam giúp cho nền giáo dục Miền Nam liên tục thăng tiến, nâng cao phẩm chất giáo dục quốc gia, và tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên Miền Nam trở thành những thành viên ưu tú của đất nước trong suốt thời kỳ 1958 – 1975.
Còn tình trạng giáo dục Bắc Việt & Việt Nam sau ngày 30/4/1975 thì sao?
Về giáo dục nông thôn trước năm 1975, trình độ trung bình của thanh niên vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ở lớp tuổi từ 14 đến 25 là lớp 7.5 theo thông kế của UNESCO. Cũng trong thời điểm nầy, trình độ của lớp tuổi trên ở Đồng Bằng Sông Hồng là 5.5. Hiện tại (2016), tình trạng đã đảo ngược, trình độ ở ĐBSCL là 5.0 và ĐBSH là 7.0.
Vì vậy, việc làm cấp bách cho Việt Nam tương lai là phải đặt trọng tâm vào việc kiến thiết lại hệ thống giáo dục miền ĐBSCL, đồng thời với việc cải thiện hệ thống y tế công cộng của vựa lúa rất quan trọng này của cả nước.
Phải chăng đây là chính sách cào bằng và triệt hạ người dân miền Nam. Các trường học, ngoài việc thiếu thốn phòng ốc và tài liệu học tập (ngoại trừ các sách giáo khoa từ chương một chiều hạn chế tinh thần suy nghĩ độc lập và sáng tạo của học sinh) thậm chí không có nơi cho học sinh tiểu tiện. Học sinh phải nín tiểu, nín tiêu… tạo thành một hiện tượng trường ốc có một không hai trên thế giới?
Về nước uống cho học sinh hầu như không được để ý đến, học sinh phải nhịn khát. Nhiều nơi được các nhà thiện nguyện ngoại quốc và người Việt tỵ nạn giúp đỡ các bình lọc nước… nhưng các bình lọc nầy chỉ hiện diện ở trường học một thời gian ngắn rồi biến mất về nhà của… cán bộ.
Hiện tại, nước uống cho học sinh, bàn ghế, phấn viết, và nhiều dịch vụ khác đều nằm trong chi phí mà phụ huynh phải trả trước tri con em được vào lớp. Trong lúc đó, hiến pháp xhcn có ghi rõ ràng là “giáo dục trung tiểu học là cưỡng bách và miễn phí”!
Bây giờ nếu nhìn vào xã hội hiện tại, chúng ta có thể hình dung một cách rõ ràng, qua báo chí cộng sản, trên các mạng lưới, hình ảnh thầy gạ dâm trò để nâng điểm cao hay cho biết đề thi, cảnh học sinh lớp 9 dở trò dâm ô với nhau trong khi cô giáo đang giảng dạy trên bảng, và hàng vạn tệ nạn khác xảy ra hàng ngày trên khắp các nẻo đường Việt Nam từ thành thị đến thôn quê.
Một thí dụ về Trường Nữ Trung học Gia Long trước 1975 và Trường Nguyễn Thị Minh Khai sau 1975: “Nội dung học tập của học sinh hai trường Gia Long và Minh Khai cũng hoàn toàn khác, đặc biệt là trong lĩnh vực lịch sử và luân lý”. Con người xuất thân từ trường Gia Long có khái niệm về dân chủ, về chính thể tam quyền phân lập rõ ràng hơn. Còn học sinh Minh Khai thì coi chính sách độc đảng toàn trị là mô hình cai trị toàn hảo. Vì vậy mà sự hình thành nhân cách và lý tưởng của con người được đào tạo từ hai trường Gia Long và Minh Khai cũng hoàn toàn khác. (Trích Sổ Tay Ký Thiệt kỳ 129)
Xã hội Việt Nam hiện nay ngày càng băng hoại và chính hình ảnh nầy đã và đang đánh dấu buổi hoàng hôn của chế độ CS Bắc Việt.
Bây giờ hãy thử so sánh từng điểm của nền giáo dục trước năm 1975 với hiện trạng “giáo dục” ngày hôm nay, dưới chế độ CSBV, chúng ta thấy gì?
Nhân bản: Nhân bản thời xã hội chủ nghĩa là tự do đàn áp, tra tấn và “cướp ngày”;
Dân tộc: Dân tộc trong nghĩa Hán tộc đại đồng, chữ Tàu phải nằm trong chương trình giáo dục phổ thông;
Khai phóng: còn có nghĩa là khai thông biên giới và chỉ tiếp cận với một văn minh duy nhứt là văn minh của Hán tộc;
Và Khoa học: là khai thác, tận dụng tối đa sức lao động của người dân để cung phụng cho lý tưởng “đại đồng” của chủ nghĩa, tức là toàn đảng cùng giàu cùng hưởng thụ.
Vậy chính sách giáo dục quốc gia của Miền Nam trước 1975 khác xa HOÀN TOÀN giai đoạn giáo dục của xã hội chủ nghĩa hôm nay về căn bản và kết quả!
Thay lời kết
Qua những nhận định trên, chúng ta thấy sự khác biệt của hai nền giáo dục đặt trên căn bản xã hội pháp trị và xã hội chủ nghĩa đã đưa “đầu vào” (học sinh) và “đầu ra” (kết quả học tập) như thế nào rồi.
Vì vậy, bằng bất cứ giá nào mọi người con Việt trong và ngoài nước cần phải xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của xã nghĩa CSBV hầu mang lại một chính sách giáo dục đúng đán cho các thế hệ Việt về sau.
Và điều nầy cần phải hành động cấp bách.
Và, một Việt Nam DÂN CHỦ PHÁP TRỊ tương lai cần phải có một nền giáo dục đặt nặng vào các mục tiêu sau:
Giúp cho thanh niên thu thập được nền văn hóa phổ thông, đồng thời chuẩn bị cho họ bước vào các ngành chuyên môn ở bậc đại học và kỹ thuật.
Khuyến khích việc học ngoại ngữ, chú trọng đến các sinh hoạt hội đoàn để học sinh quen sống tập thể, có tinh thần tháo vát, biết giúp ích mọi người, đồng thời rèn luyện những đức tính cần thiết cho đời sống thực tế của một công dân tương lai.
Đặc biệt chú ý đến vấn đề sức khỏe của học sinh và phát động phong trào thể dục thể thao toàn quốc, nhằm thực hiện mục tiêu “Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện”.
Và nhứt là đề cao môn đạo đức học và công dân giáo dục hầu tạo dựng một tầng lớp thanh niên ưu tú về khoa học, đạo đức, và ý thức công dân để kiến thiết quốc gia.
Nếu sự áp dụng chính sách quốc gia giáo dục của hai nền Cộng Hòa ở Miền Nam được sáng suốt thi hành, và đặt trọng tâm trên nền tảng Nhân bản – Dân tộc – Khai phóng – Khoa học, thế vào toàn bộ hệ thống giáo dục băng hoại của chế độ hiện hành, thiết tưởng một Việt Nam trong tương lai sẽ thoát khỏi sự thụt lùi trong một vài thập niên hậu Cộng sản.
Trích trong sách Giải pháp cho Việt Nam
Houston, 9/11/2018
Ba Thách Thức Của Dân Tộc Việt – Trần Trung Đạo
Hôm 29 tháng 8, 2018, trong buổi phóng vấn dành cho hệ thống truyền hình Fox News, Đại tướng hồi hưu John M. Keane, nguyên Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ và hiện là Chủ Tịch Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh, lần nữa xác định quan điểm chiến lược của Mỹ xem “Trung Cộng là đe dọa an ninh lâu dài.”
Theo tướng John M. Keane, trong giai đoạn từ khi Tập Cận Bình nắm quyền tối cao tại Trung Cộng, khả năng quốc phòng của Trung Cộng đã phát triển nhanh hơn bất cứ quốc gia nào, kể cả Mỹ. Vào năm 2017, Trung Cộng có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới về số lượng tàu chiến với 317 chiến hạm so với 283 của Mỹ.
Dĩ nhiên, sự so sánh của tướng John M. Keane chỉ đơn thuần về con số, các yếu tố khác có thể còn quan trọng hơn chưa được ông phân tích hay tạm gác qua bên.
Chính sách của Mỹ trong những năm sau biến cố 9/11 năm 2001 tập trung vào chống khủng bố, chiến tranh Iraq, Afghanistan, và khủng hoảng Trung Đông. Giới cầm quyền Trung Cộng đã lợi dụng sự thờ ơ đó của Mỹ để quân sự hóa các vùng chiếm được trên Biển Đông và mở rộng ảnh hưởng trên Thái Bình Dương.
Chính Sách Đối Ngoại “Bẫy Nợ” Của Trung Cộng
Trung Cộng áp dụng chính sách đối ngoại hai mặt, vừa lấn áp chủ quyền thô bạo trên Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế và đồng thời vừa mở rộng quan hệ kinh tế với các quốc gia đang phát triển trong vùng để dụ họ vào chiếc bẫy nợ.
“Bẫy nợ” kinh tế tài chánh sẽ ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại và quốc phòng. Các nước như Sri Lanka, Pakistan, Cambodia, Bangladesh, Nepal, Philippines v.v.. đang sập vào bẫy nợ của Trung Cộng.
Các nhà phân tích ví von một cách mỉa mai rằng giấc mơ tươi đẹp của chủ nợ Trung Cộng là cơn ác mộng hãi hùng của các nước con nợ.
Mục đích chính của “bẫy nợ” do Trung Cộng tạo ra là an ninh chiến lược. Nỗi sợ của Trung Cộng là bị bao vây nên mọi chính sách đối ngoại của Trung Cộng đều nhằm giải tỏa vòng vây.
“Bẫy nợ” tại Sri Lanka như nhiều phân tích đã bàn đến. Ấn Độ là nước quan tâm nhất vì cảng chiến lược Hambantota chỉ cách Ấn Đô một trăm dặm. Các điều khoản của hợp ước sang nhượng Hambantota 99 năm có cả việc cho phép các tàu chiến Trung Cộng thả neo. Báo chí cho rằng Sri Lanka có khả năng đe dọa Ấn Độ tương tự như vị trí của Cuba đối với Mỹ trong Chiến Tranh Lạnh.
Một ví dụ khác là Pakistan. Một phần năm tổng số nợ nước ngoài của Pakistan đến từ Trung Cộng. Không phải tự nhiên mà Trung Cộng trói Pakistan vào cột nợ. Pakistan giữ vị trí chiến lược cạnh sườn của Ấn Độ, đối thủ đáng lo của Trung Cộng tại Á Châu. Chính sách bị quốc tế kết án là có ý định chủ nghĩa đế quốc này của Trung Cộng không chỉ áp dụng với Pakistan mà còn đối với nhiều nước Á Châu khác. (Is Pakistan falling into China’s debt trap? Abdul Khaliq, Committee For The Abolition Of Illegitimate Debt, 16-4-2018)
Nhưng trọng tâm của tất cả là chính sách Một Vòng Đai Một Con Đường (One Belt, One Road hay thường được gọi tắt là OBOR) của Tập Cận Bình. Khác với đề án Con Đường Tơ Lụa thời phong kiến Trung Hoa nối kết qua đường bộ, OBOR sẽ tập trung vào đường biển.
Đề án khổng lồ có ảnh hưởng đến 68 quốc gia, 4.4 tỉ người và 40 phần tổng sản lượng của nhân loại. Mục đích tối hậu không phải chỉ đơn thuần kinh tế nhưng nhằm phục hồi vị trí của đế quốc Trung Hoa một thời chế ngự Á Châu và lần này chế ngự thế giới.
Phản Công Của Mỹ
Với sự lắng dịu tình hình Trung Đông và sự đe dọa đến mức khẩn cấp của Trung Cộng tại Á Châu, bảo vệ vùng Thái Bình Dương & Ấn Độ Dương đã trở thành mục đích tối quan trọng của Mỹ trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài.
Về phía Mỹ, qua đạo luật NDAA 2019 được Tổng Thống Donald Trump ký hôm 13 tháng 8, 2018 chuẩn chi 717 tỉ Mỹ kim cho các đề án quốc phòng tài khóa 2019 nhằm đương đầu với hai đối thủ khả năng là Nga và Trung Cộng. Đạo luật giải thích một cách chi tiết nhằm “cung cấp các lực lượng cần thiết và các cơ sở quân sự, khả năng yểm trợ trong khu vực. Đạo luật ủng hộ các thực tập quân sự với Nhật, Úc, và Ấn Độ và cải thiện sự hợp tác an ninh để đối lực lại ảnh hưởng đang dâng cao của Trung Quốc tại Á Châu, Đông Nam Á Châu và các khu vực khác.” (H.R. 5515: John S. McCain National Defense Authorization Act for Fiscal Year 2019)
Trật Tự Mới Đang Hình Thành Tại Á Châu
Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Tổng Thống Trump thể hiện qua chuyến đi năm quốc gia Á Châu là việc giới thiệu Chiến lược Ấn-Thái Bình Dương (Indo-Pacific Strategy). Mục đích của chính sách là tạo một không gian “tự do” và “mở” (free and open Indo-Pacific) đối xử theo cam kết và luật định tại khu
vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Rõ ràng chính sách này nhằm tạo một đối lực thông qua các liên minh giữa Mỹ và các đồng minh Á Châu, cụ thể là Ấn Độ quốc gia có dân số 1.3 tỉ người, để làm đối lực với chính sách bành trướng vô luật pháp của Trung Cộng.
Chận đứng tham vọng bành trướng của Trung Cộng là một thách thức lớn lao, không thể thực hiện bởi riêng một quốc gia nào mà bằng hàng loạt các liên minh tin cậy về kinh tế, chính trị và quốc phòng.
Một số nhà bình luận gọi chính sách Mỹ đang áp dụng đối với Trung Cộng là ngăn chận mới (new containment) mang nội dung kinh tế quân sự để phân biệt với chính sách ngăn chận thời Chiến Tranh Lạnh mang nội dung chống Cộng sản bành trướng.
Một liên minh trục theo dạng NATO tại Á Châu sớm hay muộn cũng sẽ ra đời. Bên cạnh liên minh trục, các liên minh quốc phòng và hợp tác song phương, đa phương để dựa lưng nhau cũng sẽ được hình thành.
Còn quá sớm để dự đoán khả năng nào có thể xảy ra và tầm tác hại đến mức độ nào trong cuộc tranh chấp giữa Trung Cộng và khối tự do.
Trung Cộng sụp đổ do các mâu thuẫn bản chất đối kháng mang tính triệt tiêu hay chiến tranh có thể bùng nổ trong thời gian ngắn nữa tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Dù với khả năng nào, vai trò và tư cách lãnh đạo của các quốc gia nằm trong vòng ảnh hưởng của xung đột Á Châu hiện nay đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Bài học chủ quan ỷ lại vào phòng tuyến Maginot và thiếu lãnh đạo xứng đáng của Pháp trong giai đoạn trước Thế Chiến Thứ Hai đã làm Pháp, một trong ba cường quốc kinh tế và quân sự của Châu Âu, rơi vào tay Đức chỉ trong vòng 46 ngày vẫn còn là một đề tài nóng bỏng.
Ba Thách Thức Của Dân Tộc Việt
Việt Nam như một dân tộc đang đứng trước ba thách thức chính, hai khách quan và một chủ quan:
1/ ngoại xâm Trung Cộng,
2/ nội thù Cộng Sản và
3/ phân hóa trong nội bộ những người quan tâm đến tiền đồ đất nước. Các thành phần vô cảm, xu thời, cơ hội không cần thiết phải bàn trong bài này.
Trong ba thách thức, thách thức thứ ba nguy hiểm nhất, mang đặc tính chủ quan nhưng không khó khăn lắm để nhận diện. Nếu thắng được thách thức thứ ba, dân tộc Việt sẽ thắng thách thức thứ hai một cách dễ dàng và có khả năng cao sẽ thắng được thách thức thứ nhất.
Để nhận diện ra thách thức thứ ba, mỗi người chỉ cần tự trả lời cho mình một câu hỏi “Anh (chị) thật sự muốn gì cho đất nước?”
Câu hỏi thoạt có vẻ rất đơn giản, ngô nghê nhưng ít ai có thể trả lời cho chính mình một cách thông suốt.
Hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, đều đồng ý con đường duy nhất hiện nay là tập trung sức mạnh dân tộc, gạt bỏ mọi bất đồng, vận dụng các điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh cuộc vận động dân chủ tại Việt Nam đến thành công, xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị CS, thiết lập một chế độ dân chủ pháp trị, hiện đại hóa đất nước toàn diện làm nền tảng cho việc phục hồi chủ quyền đất nước, mở đường cho một Việt Nam thăng tiến lâu dài.
“Đúng thế. Không có con đường nào khác,” nhiều người có thể thét to lên.
Tuy nhiên, không phải ai cũng sống và hành xử ngoài cộng đồng, ngoài xã hội đúng với tinh thần của câu trả lời mình đồng ý. Không ít người vẫn thích nguyền rủa hơn khuyên răn, thích dạy khôn hơn học hỏi lẫn nhau, thích kết án vội vàng hơn tìm hiểu lý do.
Nhận thức đúng không chỉ dành riêng những người có kiến thức rộng, đọc nhiều biết nhiều, đi nhiều hay ngay cả ở tù CS nhiều nhưng từ những người biết vượt qua hay luôn tìm cách vượt qua những tiêu cực, tị hiềm, hẹp hòi để sống vì cái chung của đất nước.
Cuộc chiến dài và hành trình tỵ nạn đầy hiểm nguy gian khổ đã để lại những vết thương, những vết hằn cá nhân sâu đậm trên thân thể và trong nhận thức của nhiều người, nhưng phải cố gắng vượt qua. Sinh mệnh của dân tộc lớn hơn, quan trọng hơn nỗi đau nhức riêng tư.
Tiền Đề Của Cách Mạng Dân Chủ
Thách thức thứ ba này cũng chính là tiền đề cách mạng dân chủ, và do đó, chưa thể có cách mạng dân chủ nếu những người đang tranh đấu không đồng thuận được ở những bước tiền đề.
Phong trào đối đầu với đảng CS Nga nói riêng và đảng CS Liên Xô nói chung trước 1991 cũng chứa đựng nhiều phân hóa, hận thù, nghi kỵ với đủ loại người từ một cựu ủy viên Bộ Chính trị Boris Yelstin cho tới nhà vật lý nguyên tử Andrei Sakharov. Tuy nhiên, họ đã đoàn kết dựa trên những mục tiêu cụ thể, giới hạn, rõ ràng và dứt khoát.
Phong trào dân chủ Nga biết muốn thắng đảng CS Liên Xô họ không thể đấu tranh bí mật, lén lút mà cần phải có cần một “sân chơi dân chủ” công khai và muốn có “sân chơi dân chủ” công khai họ phải đẩy đảng CS Nga vào chỗ chấp nhận “trò chơi dân chủ.”
Điểm bắt đầu của mục tiêu tranh đấu của họ, do đó, là “xóa bỏ điều sáu hiến pháp” trong đó quy định “đảng Cộng sản Liên Xô là lực lượng lãnh đạo và dẫn dắt xã hội Xô Viết, là hạt nhân của hệ thống chính trị, của
nhà nước và các tổ chức xã hội” mở đường cho bầu cử quốc hội tự do. Kết quả, phong trào dân chủ Nga thắng.
Các tiền đề cách mạng dựa trên các điều kiện tương tự cũng đã được áp dụng tại ba nước vùng Baltic trong cuộc vận động “thoát Liên Xô” trước 1990 qua ngã bầu cử quốc hội dân chủ và các quốc gia đó đã “thoát Liên Xô.”
Điều kiện lịch sử của thế giới tại mỗi thời điểm mỗi khác nhưng khát vọng tự do như hơi thở của con người, dù Mông Cổ, Latvia, Miến Điện hay Việt Nam cũng giống nhau.
Đất nước Việt Nam không gì khác hơn là một tập hợp của những con người có cùng lịch sử, cùng địa lý, cùng văn hóa và hôm nay đang cần có cùng một ước mơ tự do dân chủ. Nếu mỗi người Việt quan tâm, trả lời đúng và nỗ lực theo đuổi mơ ước tự do dân chủ của mình một cách chân thành, rồi đất nước sẽ đổi thay.
Trần Trung Đạo
(Đặc San Lâm Viên)
http://www.dslamvien.com/2018/09/ba-thach-thuc-cua-dan-toc-viet.html
Vui cười
Một người đàn ông bế hai đứa trẻ trên tay, đứng đợi ở tàu điện ngầm. Một phụ nữ nhìn thấy 2 đứa nhỏ xinh xắn liền gợi chuyện:
– Ồ, bọn trẻ xinh đẹp quá, tên chúng là gì vậy hả ông?
– Tôi không biết, người đàn ông giận dữ trả lời.
– Vậy chúng được mấy tháng tuổi rồi hả ông?
– Tôi không biết, người đàn ông quắc mắt trả lời.
Đến lúc này, người phụ nữ cũng giận dữ chẳng kém. Bà lớn tiếng trách mắng: – Ông làm cha kiểu gì vậy?
– Ồ, tôi có phải là cha chúng đâu. Tôi chỉ là nhân viên thương mại của công ty kinh doanh bao cao su, còn đây là hai lời than phiền của khách hàng gửi trả cho công ty chúng tôi đấy chứ.
Ông bố trẻ ngơ ngác nói với bác sĩ sản khoa:
– Thưa bác sĩ, nhưng mà… đứa trẻ này da đen. Chắc là có sự nhầm lẫn…
– Đúng thế, nhưng chắc là nhầm lẫn từ cách đây 9 tháng cơ.
Một anh chàng goá vợ quyết định đi bước nữa với em gái người vợ quá cố. Khi mọi người hỏi anh ta có yêu cô em vợ hay không, anh ta trả lời:
– Không hẳn vậy, nhưng ở tuổi tôi, tôi không muốn phải làm lại từ đầu với một bà mẹ vợ mới.
Giấc Mơ Trung Hoa – Trần Mộng Lâm
Sau 5 lần lệ thuôc nước ngoài, trong đó có 4 lần Bắc Thuộc và một lần Pháp Thuộc, nước Việt Nam lại trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn. Kẻ thù truyền kiếp trở lại để làm một cuộc Bắc Thuộc lần thứ 5, và lần này, nguy cơ mất nước trầm trọng hơn bao giờ hết. Trước khi đi vào chi tiết lần Bắc Thuộc này, chúng ta cần tìm hiểu Giấc Mơ Trung Hoa (chinese dream) mà Đặng Tiểu Bình đã nhiều lần nhắc tới.
A. Trung Cộng và Chinese Dream.
đông. Dân số Trung Hoa hiện nay lên đến 1.4 tỷ người và nạn trai thừa gái thiếu hậu quả của chính sách thời Mao Trạch Đông là vấn đề nan giải cho chính quyền hiện tại. Thêm vào đó, phía bắc Trung Hoa bị nạn Sa Mạc hóa, mất hàng ngàn km2 đất trồng trọt được mỗi năm khiến cho cuộc sống tại miền này, nhất là Thiểm Tây ngày một khó khăn. Vì thiếu nước uống, họ phải bơm nước từ những sông thuộc miền Nam lên nhưng vì miền này thấp hơn miền Bắc, nên rất tốn kém. Vì lý do đó, họ phải nghĩ tới biện pháp dãn dân xuống Miền Nam. Vì vị trí được thiên nhiên ưu đãi, nước Việt Nam và những quốc gia lân cận như Miên, Lèo, Miến Điện trở thành những miếng mồi ngon mà họ rất thèm thuồng. Thêm nữa, bản tánh của người Hán rất cao ngạo. Họ tự cho rằng họ là con trời, và nước Trung Hoa là trung tâm của Vũ Trụ. Trong một phóng sự mới đây, một người Việt Nam đi thăm Thượng Hải cho biết tại Hotel ông ở, mở TV ra, thì chỉ thấy suốt ngày họ tự ca tụng TQ vĩ đại, đang sẵn sàng làm leader cả Thế Giới. Người Trung Hoa rất cay cú vì American dream nên họ bầy đặt ra Giấc Mơ Trung Hoa để đối lại, và nếu Hoa Kỳ có United States of America, thì Giấc Mơ Trung Hoa chính là Đại Trung Hoa với lá cờ 5 ngôi sao và có thể hơn nữa trong tương lai đối đầu với lá cờ của U.S.A. Vấn đề này rõ như ban ngày, không còn gì để bàn cãi nữa. Tuy nhiên, để thực hiện ý đồ làm chủ Thế Giới, TC phải có những phương tiện hữu hiệu, và phương tiện của họ là gì, nếu không là kinh tế , nếu không phải tiền ?? Có tiền là có tất cả.
Những lúc sau này, người ta hay nói tới kế hoạch Một Vành Đai, Một Con Đường của TC. Chúng ta nên biết đại khái là TQ rủ rê các nước khác hợp tác với họ để giải quyến việc vận chuyển hàng hoá trên đất liền, trên biển cả, nghĩa là 2 lối chuyên chở, nhưng không phải là đường hàng không, vì đường hàng không rất tốn kém và không hữu hiệu.
1- Vành đai Kinh Tế:
Vành đai này tiếng TC gọi là Nhất đái, tiếng Anh dịch là economic belt.
Giấc mộng của Tập Cận Bình là một con đường xe lửa từ Bắc Kinh chạy thẳng sang Paris, sang Berlin. Kế hoạch này tương tợ kế hoạch đào những ống dẫn dầu qua núi tại Gia Nã Đại để chuyên chở dầu hỏa sang Mỹ, mà dân chúng còn đang phải đối dữ dội vì sợ bị gây ô nhiễm.Vành đai Tiếu Bình nối vùng duyên hải của TC với Tây Á, Trung Á Và Âu Châu. Lúc đầu có 60 nước tham gia, nay đã lên khoảng 100. Không có một nghiên cứu nào về môi sinh sẽ bị ảnh hưởng ra sao, chỉ thấy kinh tế và đô la. Chính vì lý do này mà phía Châu Âu không đồng ý.
2-Con đường trên biển.
Tiếng TC gọi là Nhất lộ, nhưng tiếng Anh rõ nghĩa hơn, gọi là Maritime road. Chữ con đường làm ta liên tưởng đến đất liền, nhưng không phải như vậy Con đường này các thuyền nhân đã dùng, khi chay trốn qua Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương và đi đến tận Úc. Nhưng đó chỉ là một phần. TC muốn thêm vào kênh đào KRA nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương xuyên qua Miền Nam Thái lan rút ngắn lộ trình được 1200 km.
Kế Hoạch Vành Đai, Con đường của TQ dự trù 1000 tỷ, 124 tỷ USD do TQ bỏ ra, phần còn lại do Ngân Hàng Đầu Tư Châu Á (AIIB). Các quốc gia nghèo Châu Á, Châu Phi nghe bùi tai nhưng các nước Châu Âu (Đức, Pháp, Anh, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Estonia) từ chối vì những lý do làm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, TC không bao giờ từ bỏ kế hoạch này, phải làm cho được, dù phải đội đá vá trời, như tổ tiên của họ, bà Nữ Oa đã làm, vì họ nhắm vào một thị trường lên đến 4,4 tỷ người.
Để thực hiện kế hoạch đưa họ lên vị trí cường quốc số 1 trên thế giới, họ có cách làm các quốc gia khác phục tùng họ. Họ dùng tiền để cho các quốc gia nghèo vay, cho đến khi không còn khả năng trả nợ phải cống hiến cho họ tất cả những gì họ muốn. Họ cũng dùng tiền mua chuộc những tên lãnh đạo tham nhũng, dâm ô tại các quốc gia này, sẵn sàng làm tay sai cho họ vì đô la, vì gái đẹp, hay vì danh vọng hão huyền, thiếu hiểu biết, tưởng rằng họ sẽ giúp mình trở thành giầu có và hùng mạnh. Việc không bao giờ TC muốn làm. Rất nhiều các quốc gia ký kết các hợp đồng với TC đang ở trong tình trạng rất bấp bênh về tài chánh, nạn tham nhũng trầm trọng, nguy cơ phá sản nao gồm: Pakistan, Sri Lanka, Djibouti, Krrgyzstan, Lào, Maldivie, Mông Cổ, Motenegro và Tajikistan. Riêng Việt Nam thì khỏi nói, nợ ngập đầu vì chính TC trong bóng tối ra vốn cho họ trong chiến tranh đông dương và chiến tranh VN sau này. Sau 1975 lại tiếp tục cho vay nhiều hơn nữa, tiền vào chuyện công ích thì ít, vào túi các quan tham nhiều hơn.
Tại sao TC bỏ ra nhiều tiền như vậy?? Hãy theo dõi những sự kiện xẩy ra khi những món nợ dđáo hạn và con nợ không có phương tiện trả :
Tại Srilanka,
Chính phủ Sri Lanka rốt cuộc phải bàn giao hải cảng chiến lươc Hambantota cho TC theo hợp đồng cho thuê 99 năm.
Tại Châu Phi nước Djibouti
Vì thiếu nợ TC, mất đi quyền kiểm soát một hải cảng chiến lược là Doraleh Port, nằm ngay cạnh căn cứ TC ở nước ngoài. Căn cứ này có thể chứa hầu hết các hạm đội của TC.
Tại Pakistan: Hải cảng GWADAR
Nằm ở cử vịnh Ba Tư, gần eo biển Hormuz, chỉ cách Iran 120 km. Hải cảng này giúp chở nhiên liệu, dầu lửa không phải đi qua eo Malacca. Pakistan cũng đang rơi vào bẫy nợ của Trung Cộng giăng ra.
Tại các nước nhỏ khác của Á Châu: Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương, Cam Bốt, Lào: tất cả đều có những món nợ khó trả đối với TC.
Tại Campuchia, đặc khu kinh tế tại tỉnh Dara Sakor với hợp đồng 99 năm trong thực tế chỉ là một khu định cư của người TQ trong kế hoạch dãn dân của họ. Tranh chấp thường xuyên xẩy ra giữa dân địa phương và dân TQ vì kế hoạch cho thuê chỉ có 10.000 ha trong khi dân TQ tràn ra 45.000 ha.
Theo chuyên gia Chellaney, từ Argentina tới Namibia, tới Lào, nhiều nước đã rơi vài bẫy nợ của TQ. Tại Phi Châu, phải kể tới Kenya và hải cảng sầm uất Mombasa. Pakistan cũng vây. Nợ TQ là phải trả lãi xuất lên đến 7%.
Nhưng tiền đâu mà TC bỏ ra như vậy: Xin thưa tiền đó là xương máu của người dân Trung Quốc. Họ không thể ngăn cản những tham vọng của chính quyền dảng CS Trung Cộng.
Người Việt Nam mình thông minh, khôn ngoan, nhưng không tinh tường. Họ đã lầm một người Hán là người Việt Nam. Người này mang tên giả là Hồ Chí Minh. Ông ta không bao giờ mặc đồ Việt và khi cuối đời, trước khi chết, còn muốn nghe một bài hát Trung Cộng. Vậy mà người Việt Nam không nhận ra, còn cho ông ta là Cha Già dân tộc và là một anh hùng. Ngây thơ đến thế là cùng.HCM đã cam kết với Trần Canh và Mao Trạch Đông là sẽ đưa VN vào một cuộc Bắc Thuộc lần thứ 5 chứ không phải sau này. Những cá nhân tham gia vào việc bán nước này có thể kể như sau: Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Tấn Dũng. Chính người sau này đã miễn hộ chiếu cho người Tầu để họ tự do đi từ Bắc chí Nam VN, đến tận mũi cà Mau. Chính các lãnh tụ CSVN đã ký các hiệp ước về biên giới và biển. Chính họ đã ký các đặc khu kinh tế cũng nhằm mục đích thực hiện từ từ cuộc Bắc Thuộc thứ 5. Hỏi tại sao trên một mảnh đất mà ông cha chúng ta để lại như Phú Quốc, lại có một đạo luật chuyển giao quyền tài phán cho nước ngoài (TQ) ?? giao cho tòa án TQ quyền xét xử khi có tranh chấp, và khi đó, công dân VN đương nhiên trở thành người nước ngoài trên chính mảnh đất quê hương ??
C- Kết luận:
Lời kết của bài viết này chỉ là để nhắc lại giai thoai của câu chuyện Mỵ Châu & Trọng Thủy: Khi An Dương Vương lâm vào bước đường cùng kêu lên ai oán: Ai đã phản ta??. Thần nhân hiện lên và cho ông biết: Kẻ thù của bệ hạ chính là người ngồi sau lưng ngài. Nay là lúc những người mang dòng máu Việt nên tỉnh táo để nhìn rõ bộ mặt bán nước của CS. Chống Cộng, không phải cho ông Diệm, ông Thiệu, ông Kỳ, cho VNCH, cho Công Giáo, cho Phật Giáo hay bất cứ đảng phái nào. Không chống Cộng cho Tây, cho Mỹ. Chống Cộng là cho người Việt Nam, cho nước Việt Nam. Chống Cộng, không phải trong Dĩ Vãng, mà là cho hiện tại, cho Tương Lai. Hảy tạm xếp chuyện đã qua để nói chuyện ngày hôm nay và ngày mai. Ngày mai, có lẽ sẽ không còn Việt Nam!!
Tham Khảo: Wikipedia và các tác giả Mai Thanh Truyết (Bắc Thuộc Lần Thứ 5), Như Ý (Một vành đai một con đường là cái bẫy dành cho ai)
https://www.tvvn.org/giac-mo-trung-hoa-tran-mong-lam/
Nhất đới Nhất lộ hay Thoát Trung
“Trí khôn của con người rất mạnh, nhưng chúng ta không nên coi thường sự ngu xuẩn của con người” (“Human wisdom is very powerful, but we should never underestimate human stupidity” – Yuval Noah Harari, “It takes just one fool to start a war”).
Ba cơn địa chấn
Ngày 9/5/2018 đi vào lịch sử đương đại Malaysia, như một “cơn địa chấn chính trị” (New York Times, May 17, 2018). Sự kiện ông Mahathir Mohamad (93 tuổi) thắng cử còn là một “bước ngoặt chiến lược” trong quan hệ giữa Malaysia với Trung Quốc và sáng kiến “Nhất đới Nhất lộ”, với những hệ quả “không định trước” (unintended consequences).
Trước đây, sáng kiến “Nhất đới Nhất Lộ” của Trung Quốc được triển khai thuận lợi tại Malaysia dưới thời ông Najib Razak, nay bỗng nhiên bị đảo lộn bởi ông Mahathir Mohamad. Hãy hình dung cái cầu khổng lồ “Nhất đới Nhất Nhất lộ” bắc ngang qua vùng Đông Nam Á, thì nay “nhịp cầu Malaysia” đang bị cơn địa chấn làm rung chuyển (tuy chưa sụp đổ).
Ông Mahathir trở lại chính trường ở tuổi “xưa nay hiếm”, liên minh với Anwar Brahim (là đối thủ chính trị) đánh bại Najib Razak để lên làm thủ tướng. Nhưng ông không chỉ điều tra để luận tội tham nhũng của Najib Razak, mà còn đang xoay trục để “thoát Trung”, đảo ngược nhiều chính sách của chính phủ cũ, trong đó có các dự án “Nhất đới Nhất lộ”.
Bước ngoặt này đang làm Bắc Kinh giật mình, đối phó lúng túng (vì bị bất ngờ). Tuy Bắc Kinh buộc phải xem xét lại để điều chỉnh chính sách, nhưng điều chỉnh như thế nào, và có kịp hay không lại là chuyện khác vì “thiệt hại đã xảy ra rồi” (damage is done). Làn sóng “thoát Trung” trước đây còn âm ỷ thì nay đang lan rộng nhanh sau cơn địa chấn Mahathir. Thực ra, trong năm 2018, Bắc Kinh đã giật mình và bị động đối phó với ba cơn địa chấn.
Thứ nhất, Kim Jung-un tìm cách xoay trục để “thoát Trung”, thông qua hòa hoãn Liên Triều và Mỹ-Triều nhằm “phi hạt nhân hóa” bán đảo Triều Tiên. Cuộc gặp cấp cao đầy kịch tính Moon-Kim (Panmunjion, 27/4) và Trump-Kim (Singapore, 12/6/2018) làm Bắc Kinh đau đầu vì để mất vai trò chủ đạo khi bị Mỹ và hai bên Triều Tiên gạt ra khỏi cuộc chơi mới.
Cơn địa chấn thứ hai là Mahathir lên cầm quyền tại Kuala Lumpur (9/5/2018), đang xoay trục để “thoát Trung”, và từng bước rút khỏi cuộc chơi “Nhất đới Nhất lộ”. Cơn địa chấn thứ ba là Trump bất ngờ quyết định (6/7/2018) đánh thuế 25% hàng hóa Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD, mở màn cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, sau khi phó thủ tướng Lưu Hạc sang Mỹ đàm phán nhưng thất bại. Đó là ba bước ngoặt lớn có ý nghĩa chiến lược.
Có thể nói, ba cơn địa chấn nói trên không chỉ làm Bắc Kinh đau đầu đối phó, mà còn làm nhiều nước khác (trong đó có Việt Nam) cũng giật mình, phải suy nghĩ lại để điều chỉnh chiến lược, (trước khi quá muộn). Tuy Malaysia và Bắc Triều Tiên khác nhau, nhưng ý định “thoát Trung” không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, mà là một xu hướng tất yếu. Trong một bài gần đây tôi có viết: “nếu một số nước ngả theo Trung Quốc là nhất thời do hoàn cảnh hay vì thực dụng nên có thể đảo ngược, thì xu hướng thoát Trung không thể đảo ngược”.
Xu hướng thoát Trung
Sau nhiều năm ngả theo Trung Quốc, nên bị mắc kẹt vào cái “bẫy nợ” (debt trap) của kế hoạch “Nhất đới Nhất lộ”, ông Najib Razak đã đưa Malaysia đến bờ vực phá sản. Nay ông Mahathir Mohamad lên cầm quyền, phải dọn dẹp cái đống tham nhũng và nợ công (250 tỷ USD) do chính phủ cũ để lại. Malaysia là một nước ASEAN có quá trình phát triển đầy ấn tượng (trong thập niên 1980 và 1990), nhưng Malaysia nay đang suy thoái và có nguy cơ trở thành nạn nhân của “chủ nghĩa thực dân mới” (neo-colonialism) mang bản sắc Trung Quốc.
Trong chuyến thăm Trung Quốc (17-21/8/2018), Mahathir đã tuyên bố hủy bỏ hai dự án lớn “bất công” mà chính phủ cũ đã ký với Trung Quốc (trị giá hơn 22 tỷ USD), trong đó dự án đường sắt cao tốc phía Đông ECRL (trị giá 20 tỷ USD) và dự án đường dẫn khí đốt (trị giá 2,3 tỷ USD). Ngoài ra, Mahathir còn đang cân nhắc một số dự án lớn khác như khu đô thị Forest City (trị giá 100 tỷ USD) và dự án cảng Melaka (trị giá 10,5 tỷ USD). Forest City là một khu đô thị mới được xây trên 4 hòn đảo nhân tạo, có đủ diện tích cho 700,000 người (chủ yếu nhắm vào người Trung Quốc di cư) làm người ta lo ngại về sự đảo lộn cân bằng sắc tộc.
Tại cuộc họp báo cùng Thủ tướng Lý Khắc Cường tại Băc Kinh (20/8/2018), Mahathir đã phát biểu thẳng thừng: “Chúng ta phải luôn nhớ rằng trình độ phát triển của các nước không giống nhau. Chúng tôi không muốn rơi vào tình huống có một loại chủ nghĩa thực dân kiểu mới diễn ra vì các nước nghèo không thể cạnh tranh với các nước giàu, do đó chúng ta cần thương mại công bằng”. Tuy đã 93 tuổi, nhưng ông Mahathir làm người ta phải kính nể.
Thật là trớ trêu khi Mahathir chỉ trích Trung Quốc là chủ nghĩa thực dân mới, vì trước đây khi còn đang cầm quyền (trong thập niên 1980 và 1990) ông thường chỉ trích phương Tây đúng như vậy. Lúc đó, chính Trung Quốc cũng hay dùng lá bài “chống chủ nghĩa thực dân mới” để chỉ trích phương Tây, nhưng nay chính họ lại trở thành “thực dân mới”. “Nhất đới Nhất lộ” chẳng khác gì các hiệp ước bất bình đẳng mà trước đây các nước phương Tây áp đặt cho Trung Quốc. Nó còn nhằm răn đe không cho ai chống đối hay chỉ trích Trung Quốc.
Tuy Mahathir không sợ Trung Quốc, nhưng ông vẫn đủ khôn ngoan để không làm mất mặt Bắc Kinh, bằng cách đổ mọi chuyện tồi tệ tại Malaysia cho Najib Razack. Chắc Bắc Kinh không hài lòng với Mahathir, nhưng lúc này phải nhịn để cứu vãn tình thế, và điều chỉnh lại chính sách “Nhất đới Nhất lộ” cho phù hợp hơn với các đối tượng khác nhau.
Sau hội nghị Bắc Đới Hà, Tập Cận Bình đã dự môt cuộc họp tại Bắc Kinh (cuối 8/2018) để xem lại chính sách. Tập nói, “Nhất đới Nhất lộ” là sáng kiến hợp tác kinh tế, chứ không phải một liên minh quân sự hay địa chính trị. Đó là một quá trình cởi mở và quy nạp, chứ không phải lập hội kín hay câu lạc bộ…”. Việc đầu tư sẽ dựa trên “tham khảo rộng rãi, cùng nhau đóng góp, và chia sẻ lợi ích” (extensive consultation, joint contributions, and shared benefits). (Mahathir, China and neo-colonialism, Richard McGregor, Nikkei, August 30, 2018).
Tuy nhiên, có nhiều khả năng Mahathir sẽ chơi lá bài Nhật để tránh dựa quá nhiều vào Trung Quốc. Mahathir tin rằng trong khu vực chỉ có Nhật là thực sự có khả năng đối trọng với Trung Quốc về đầu tư và xây dựng hạ tầng. Trước đây, Mahathir đã nổi tiếng bài ngoại và chống phương Tây, trong khi ngưỡng mộ và muốn hợp tác với Nhật. Nay chắc Mahathir sẽ trở lại chính sách “Hướng Đông” (Look East) như trước, và có thể tăng cương quan hệ với nhóm “tứ Cường” (Quad) gồm Mỹ-Nhật-Ấn-Úc (theo tầm nhìn Indo-Pacific).
Nhất đới nhất lộ và bẫy nợ
Theo các nhà quan sát, sáng kiến “Nhất đới Nhất lộ” của Trung Quốc đang bị thụt lùi (setbacks), vì các nước Đông Nam Á bắt đầu chống lại kế hoạch đó (do Trung Quốc dẫn dắt) nhằm thay đổi trật tự khu vực. Bài học Sri Lanka làm nhiều nước tỉnh ngộ khi nước này nợ Trung Quốc quá nhiều, nên buộc phải cho thuê cảng Hambantota tới 99 năm. (Backlash builds against China as Belt and Road ties fray, Hiroyuki Akita, Nikkei, September 2, 2008).
Ngoài trường hợp Malaysia, các nước khác trong khu vực ngả theo Trung Quốc nay đều đứng trước vấn đề tương tự về “bẫy nợ”, chủ quyền quốc gia, và phản ứng của người dân, nên sớm muộn cũng sẽ đảo chiều. Philippines là một ví dụ. Gần đây Tổng thống Duterte đã thay đổi thái độ đối với Trung Quốc. Trong vòng 10 ngày tháng 8/2018, Duterte đã ba lần phát biểu khác trước về Biển Đông, chứng tỏ có sự rạn nứt giữa Manila và Bắc Kinh.
Người Philippine ngày càng thất vọng vì Manila đã thỏa hiệp nhiều với Trung quốc về Biển Đông, nhưng không được đáp lại tương ứng. Vì bầu cử giữa kỳ sắp tới (5/2018) nên Duterte không thể bỏ qua dư luận. Điều chỉnh của Manila phản ánh hai thực tế: Một là Bắc Kinh dùng lợi ích kinh tế của các dự án “Nhất đới Nhất lộ” để lôi kéo các nước khu vực theo họ không hề dễ dàng. Hai là Trung Quốc tuy không có vấn đề lớn về huy động vốn để hỗ trợ các dự án này, nhưng triển khai kém, thiếu minh bạch, và làm nước chủ nhà bất bình.
Điều này làm cho các nước vay tiền Trung Quốc sẽ phản ứng lại mỗi khi bị lôi cuốn vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong khu vực có một số nước láng giềng có vẻ thân Trung Quốc như Thailand, Myanmar, Lào và Campuchea. Lúc đầu, Bắc Kinh muốn dự án “đường sắt cao tốc” Thái-Trung (trị giá 5,5 tỷ USD) chia cho các nhà đầu tư, nhưng sau đó Bangkok quyết định làm chủ tất, vì không muốn Bắc Kinh nắm quyền kiểm soát. Chính phủ quân sự Thái còn đề nghị lập “ngân hàng phát triển khu vực Đông Nam Á” (Southeast Asian regional development bank) làm đối trọng với sáng kiến “Nhất đới Nhất lộ” của Bắc Kinh.
Myanmar cũng đòi Trung Quốc giảm quy mô dự án cảng nước sâu Kyauk Pyu (trị giá 7,3 tỷ USD) vì giá quá cao và sợ sa vào bẫy nợ Trung Quốc, và chưa nhất trí triển khai dự án đường sắt cao tốc nối liền hai nước, vì lo ngại Bắc Kinh có thể sử dụng nó vào mục đích quân sự. Tại Lào, đặc khu kinh tế Boten và tuyến đường sắt Boten-Vientiane (trị giá 6 tỷ USD), và tại Campuchia, cảng Shihanoukville và Koh Kong, cũng đang gây tranh cãi. Theo ông Gareth Evans (cựu ngoại trưởng Úc) “Lào và campuchia, mỗi nước đã vay hơn 5 tỷ USD, nên hiện nay là “chi nhánh của Trung Quốc” (wholely owned subsidiaries of China).
Theo Joshua Kurlantzick (Council on Foreign Relations) kế hoạch “Nhất đới Nhất lộ” của Trung Quốc tuy làm các quan chức Mỹ ngạc nhiên và lo ngại, nhưng nó chứa đựng những mầm mống bất ổn, có thể làm cho các nước trong cuộc sẽ đảo chiều chống lại Bắc Kinh chứ không giúp họ có ảnh hưởng và uy tín như người ta vẫn tưởng. (Chinas Risky Play for Global Power, Joshua Kurlantzick, Washington Monthly, September/October 2018).
Theo New York Times, kế hoạch “Nhất đới Nhất lộ” của Trung Quốc còn lớn hơn cả Kế hoạch Marshall. Nhưng Kế hoạch Marshall viện trợ chủ yếu là không hoàn lại (grants) trong khi Trung Quốc chủ yếu cho vay làm hạ tầng với lãi suất cao hơn các nhà tài trợ chính (như Nhật). Theo ADB, các nền kinh tế mới nổi tại châu Á cần khoảng 1.700 tỷ USD/năm để duy trì tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo và đối phó với biến đổi khí hậu, nhưng Mỹ không thể đáp ứng nhu cầu của các nước đó như Trung Quốc với kế hoạch “Nhất đới Nhất lộ”..
Cuộc chiến thương mại giai đoạn hai
Theo các chuyên gia, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có ba vấn đề chính: Thứ nhất là công nghệ, vì Trung Quốc vẫn lệ thuộc vào công nghệ Mỹ (ví dụ ZTE); Thứ hai là tài chính (ví dụ Broadcom muốn mua Qualcomm); Thứ ba là chiến lược, vì Bắc Kinh có thể dùng “bẫy nợ” để kiểm soát các cơ sở hạ tầng quan trọng, thậm chí kiểm soát cả một nước. Trong khi chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang, thì kế hoạch “Nhất đới Nhất lộ” đang làm cho một số nước phải nghĩ lại (second thought) và dẫn tới một làn sóng đảo ngược (backlash).
Về lâu dài, “bẫy nợ” có thể xô đẩy các nước khu vực chống lại làm Bắc Kinh khó đạt được các mục tiêu kinh tế và chiến lược tại Châu Á như muốn đẩy Mỹ ra khỏi khu vực này. Tuy Mỹ không có khả năng đáp ứng nhu cầu của các nước như Trung Quốc với “Nhất đới Nhất lộ”, nhưng sáng kiến này ẩn chứa nhiều bất ổn lâu dài đối với Trung Quốc cũng như các nước vay vốn. Malaysia là một ví dụ về tâm lý dân chúng có thể gây bất ngờ, vì thái độ nghi ngại Trung Quốc có thể biến thành tâm lý bài ngoại và phân biệt sắc tộc nguy hiểm.
Theo Bloomberg (30/8/2018), Trump đã nói với các trợ lý rằng ông sẵn sàng áp thuế 25% lên thêm 200 tỷ USD hàng Trung Quốc từ ngày 6/9 (sau khi lấy ý kiến dân chúng). Như vậy, giai đoạn hai sẽ chính thức bắt đầu vào tuần tới, và chắc sẽ không dừng lại cho đến bầu cử giữa kỳ (tháng 11/2018). Vừa qua, đàm phán (cấp thứ trưởng) không có kết quả. Tuần trước, khi trả lời Reuters , Ông Trump đã nói rằng việc giải quyết chiến tranh thương mại với Trung Quốc sẽ “mất thời gian” và “chưa có khung thời gian” để kết thúc cuộc chiến này.
Tuy dự trữ ngoại hối của Bắc Kinh lên đến 3.200 tỉ USD, nhưng nợ công đã vượt 250% GDP. Nay cuộc chiến thương mại đã làm thị trường chứng khoán Shanghai sụt 20%, làm vốn đầu tư đang chạy ra khỏi Trung Quốc, tăng trưởng không thể vượt mức 6%. Mới đấu hiệp một (trị giá 50 tỷ USD), Trung Quốc đã mất hơn 2.000 tỉ USD dự trữ ngoại hối. Nếu đấu hiệp hai (trị giá 200 tỉ USD) thì Trung Quốc sẽ mất bao nhiêu? Sẽ đến lúc Bắc Kinh không còn tiền để đầu tư vào các dự án “Nhất đới Nhất lộ” tại khu vực (trong đó có “ba đặc khu”).
Trong khi chờ các chuyên gia kinh tế và chuyên gia luật pháp phân tích mổ xẻ kỹ hơn về hai quả bom “Đặc khu Kinh tế” và “Nhân dân Tệ”, tôi xin chia sẻ vài suy nghĩ trong bối cảnh quốc tế hiện nay để cùng tham khảo. Thực ra, quyết định cho đồng NDT được chính thức lưu thông trên toàn tuyến biên giới, hay dự luật “ba đặc khu kinh tế”, hay ý tưởng lập các “khu hợp tác kinh tế qua biên giới” theo mô hình “hai nước một khu” là một chuỗi sự kiện có chung nguyên nhân và hệ quả như phương trình của một bài toán đã được cài đặt từ trước.
Đặc khu kinh tế và nhân dân tệ
Gần hai tháng qua, dự luật ba đặc khu kinh tế bị dư luận phản đối dữ dội nên đã hoãn lại (đến hết năm nay), như một quả bom nổ chậm được hẹn giờ lùi lại, nhưng chưa tháo ngòi nên vẫn còn nguy hiểm, trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Đúng lúc đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lại đổ thêm dầu vào lửa bằng thông tư 19/2018/TT-NHNN (28/8/2018) hướng dẫn thực hiện điều 8 của Hiệp định Thương mại Biên giới do Bộ trưởng Công thương ký (12/9/2016). Thông tư 19 cho phép đồng Nhân dân Tệ (Yuan) được lưu thông và thanh toán tại 7 tỉnh biên giới từ ngày 12/10/2018. Một tháng nữa quả bom này sẽ phát nổ.
Thứ nhất, theo hiến pháp Việt Nam, trên toàn quốc chỉ được lưu hành một đồng tiền duy nhất (là VND). Chủ quyền tiền tệ là chủ quyền quốc gia, được hiến pháp quy định. Thông tư 19 của NHNN cho phép đồng NDT được lưu hành (cùng với VNĐ) là vi hiến và lạm quyền, cần phải thu hồi. Trên thế giới không có nước nào làm như vậy (trừ Zimbabwe).
Thứ hai, trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra (và sẽ kéo theo chiến tranh tiền tệ), việc NHNN cho phép đồng NDT được lưu hành hợp pháp, trong khi vẫn cấm đồng USD không được lưu hành, thì rõ ràng đó là một hành động ủng hộ bên này (Trung Quốc) chống lại bên kia (Mỹ), vi phạm nguyên tắc “ba không” của Đảng và Nhà nước.
Thứ ba, trong khi Mỹ đang leo thang trừng phạt Trung Quốc (giai đoạn hai), thì NHNN lại công khai hậu thuẫn Trung Quốc bằng cách mở toang cửa ngõ cho đồng NDT được lưu thông hợp pháp như để “quốc tế hóa” NDT, và thay thế đồng USD. Hành động này chẳng khác gì cung cấp cho Mỹ lý do chính đáng để trừng phạt Việt Nam và không hợp tác với Việt Nam nữa. Đó chính là điều mà Trung Quốc mong muốn, để Việt Nam mãi phu thuộc vào họ.
Thứ tư, khi NNHN cho đồng NDT được chính thức lưu hành và thanh toán (song song với VNĐ) trên 7 tỉnh biên giới thì cũng đồng nghĩa cho đồng NDT được tự do lưu hành trên khắp lãnh thổ Việt Nam, vì tiền tệ hầu như không có biên giới. Trong khi đồng NDT mạnh hơn thì đương nhiên VND sẽ bị NDT bóp chết ngay trên sân nhà, không còn an ninh tiền tệ. Đây là quá trình “Nhân dân Tệ hóa” kinh tế Việt Nam, mà NHNN lẽ ra phải chống.
Thứ năm, Sau khi Việt Nam đã mở toang cửa biên giới cho người Trung Quốc tự do ra vào Việt Nam mà không cần thủ tục XNC, nay NHNN lại mở toang cửa biên giới cho tiền và hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam như sân sau của họ. Để tránh thuế của Mỹ (đợt hai), chắc hàng hóa Trung Quốc sẽ được tuồn sang Việt Nam nhiều hơn, và chủ trương cho phép thanh toán bằng đồng NDT tại Việt Nam sẽ giúp Trung Quốc thúc đẩy quá trình này.
Thứ sáu, đáng chú ý là thông tư 19 được NHNN ban hành một tuần sau khi ông Trần Quốc Vượng (Thường trực Ban Bí thư) sang thăm Bắc Kinh và gặp Tập Cận Bình (20/8/2018), và ngay trước khi chính quyền Trump công bố sẽ đánh thuế 25% lên hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD, bắt đầu từ 6/9/2018 (giai đoạn hai). Đây là thời điểm rất nhạy cảm vì cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang leo thang, bước vào giai đoạn quyết liệt.
Lời cuối
Trong khi các nước khác trong khu vực (như Malaysia) đang tỉnh ngộ để tìm cách thoát Trung và tránh cái bẫy nợ của “Nhất đới Nhất lộ”, thì Việt Nam vẫn đang làm ngược lại bằng dự luật “Ba Đặc khu Kinh tế” và “Thông tư 19” cho phép đồng NDT được lưu hành hợp pháp tại Việt Nam. Đây là hai quả bom nổ chậm đang đe dọa an ninh kinh tế, an ninh tiền tệ, và an ninh quốc gia mà hệ quả trước mắt cũng như lâu dài chưa thể lường hết được.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang đặt ra những vấn đề mới, với những thách thức và cơ hội mới về đối nội và đối ngoại chưa từng có. Đây là một bước ngoặt Việt Nam phải lựa chọn lợi ích dân tộc trên hết (Việt Nam First), bằng tái cân bằng quan hệ quốc tế và điều chỉnh chiến lược, nhằm thoát khỏi cái vòng kim cô về ý thức hệ đã kìm hãm Việt Nam quá lâu. Nếu không cải cách thể chế toàn diện (cả kinh tế và chính trị) thì sẽ quá muộn.
Tham khảo
1. China’s debt traps around the world are a trademark of its imperialist ambitions, John Pomfret, Washington Post, August 27, 2018
2. Xi Jinping’s aggressive pursuit of global power triggers a praiseworthy backlash, Editorial Board, Washington Post, August 30, 2018
3. Mahathir, China and neo-colonialism, Richard McGregor, Nikkei Asian Review, August 30, 2018
4. Backlash builds against China as Belt and Road ties fray, Hiroyuki Akita, Nikkei Asian Review, September 2, 2008
5. Chinas Risky Play for Global Power, Joshua Kurlantzick, Washington Monthly, September/October 2018
Nguyễn Quang Dy 4/9/2018
http://www.viet-studies.net/kinhte/NQuangDy_NhatDoiNhatLo.html
Cựu tổng thống Obama đui, điếc, hay dối trá?
Ngày 7 tháng 9 vừa qua cựu TT Obama đã đến Anaheim trong một cuộc meeting của đảng Dân Chủ để vận động ủng hộ cho những ứng cử viên đảng Dân Chủ trong kỳ bầu cử vào ngày 6 tháng 11 tới đây. Giới truyền thông cho rằng đây là một ngoại lệ chưa từng thấy ở một cựu tổng thống nào, nhưng nhìn vào thực tế có hai nguyên nhân chính khiến Obama biết rõ nên phải phá lệ, đó là: Thứ nhất, đảng Dân Chủ đang trên đà thất thế chỉ vì đã làm những việc thất nhân tâm sau cuộc bầu cử năm 2016 nên đã bị cử tri xa lánh, ruồng bỏ. Thứ hai, cố gắng để chống TT Trump để trả thù vì những gì Obama đã làm trong 8 năm trị vì đang bị “cổ xe cách mạng” của TT Trump nghiền nát.
Tuy là một Tổng Thống đã về vườn, nhưng đang đứng sau giật dây các “cuộc nội loạn” do đảng Dân Chủ khởi xướng như “Never My President. Và những cuộc xuống đường chống xây tường biên giới, chống kỳ thị màu da, chống kỳ thị giới tính, chống đủ thứ…” thì chắc chắn Obama không thể không theo dõi thời cuộc, nghĩa là ông không xem truyền hình, không nghe radio, không đọc báo. Chắc chắn là có ? Thế nhưng qua bài phát biểu của Obama tại Anaheim vừa qua, chỉ có khoảng 700 đảng viên Dân Chủ tham dự, làm cho người ta không khỏi giật mình và đưa ra thắc mắc: Ông Obama đã bị đui, điếc hay dối trá ? Xin trả lời cho câu hỏi nầy :
1. Obama cho rằng chính trường Washintgton đang rối loạn, và TT Trump đang làm cho thế giới không an toàn và Obama kêu gọi “khôi phục lại một số điều kỳ diệu về chính trị của chúng ta” nói trắng ra là lật đổ TT Trump.
Điều nầy cho thấy nếu Obama đui, điếc thì không nói làm chi, chứ sáng mắt, thính tai thì ông lại không thấy, không nghe, không đọc trên các phương tiện truyền thông đã đề cập quá nhiều về vấn đề nầy. Chẳng lẽ Obama không đọc “Đường đến Nhà Trắng – Cuộc cách mạng của Donald Trump” của Royer Stone. Chẳng lẽ Obama không biết sự kiện “ Washington – A Man of Prayer” được tổ chức hằng năm tại sảnh đường Statuary trên đồi Capitol, nghị sĩ Randy Weber đã khóc và thay lời phát biểu bằng lời cầu nguyện Chúa hay sao ? Chẳng lẽ Obama không hay biết gì về việc TT Trump đang đàm phán và đã ngăn chận được những hỏa tiễn mà Kim Yong Un của Bắc Hàn đã hù dọa Hoa Kỳ trong suốt thời gian Obama tại chức TT , mà Obama không biết đối sách ra làm sao ?
Chẳng lẽ Obama không biết TT Trump đang đòi hỏi một sự công bằng trong vấn đề mậu dịch với các nước nhất là Trung Cộng; đang đòi sửa lại hiệp ước NAPTA với Canada và Mexico ; rút khỏi TPP… hay sao ? Chẳng lẽ TT Trump làm như thế là chính trường Washington rối loạn và thế giới không an toàn hay sao ? Nhớ lại khi ra tranh cử Obama nêu khẩu hiệu “Thay đổi nước Mỹ” những 8 năm trị vì không thấy Obama thay đổi cái gì hết.
Nay TT Trump đang khôi phục lại nền chính trị Hoa Kỳ, tát nước bẩn cái “đầm lầy” Washington mà các chính trị gia hai đảng lâu nay đã tung hoành, đang làm nước Mỹ vĩ đại trở lại, thì nay Obama kêu gọi khôi phục lại là khôi phục cái gì ? Chẳng lẽ Obama đòi cấu kết lại với Iran ? Chẳng lẽ Obama đòi tài trợ lại cho tổ chức khủng bố mà TT Trump đã dẹp tan ? Chẳng lẽ Obama khôi phục lại việc giúp Nga thống trị thị trường hạt nhân toàn cầu ? Vì những việc nầy mà đòi lật đổ TT Trump thì chắc hơi khó, nhất là bằng những lời phát biểu dối trá !
2. Obama cho rằng TT Trump đang đe dọa tự do báo chí, truyền thông.
Thì đúng là Obama không có mắt và không có tai. Nếu TT Trump độc tài, đe dọa tự do thì làm gì có chuyện hằng ngày những đài CNN, ABC, NBC, CBS, WaPo…ra rả đả kích Chính quyền Hoa Kỳ bằng những lời bịa đặt mà TT Trump vẫn để yên. TT Trump chỉ cần Tweetter là cùng khắp nhân dân biết được ai đúng ai sai, ai dối trá chỉ trong nháy mắt. Bởi vì ngày nay không còn là thời đại của TV, Radio, báo giấy làm mưa làm gió nữa, không còn cái cảnh truyền thông áp lực các “chính khách lem nhem” để kiếm tiền. TT Trump là “vua” truyền thông, tweetter là phương tiện truyền thông hữu hiệu nhất của thời đại nên TT Trump chẳng cần gì phải đàn áp hay bịt miệng bọn bất lương dối trá, hay nhét Dollars vào miệng chúng để được chúng ton hót làm gì, mà chỉ cần nói lời quang minh chính đại trên Tweetter là toàn dân biết hết. Nhưng có lẽ Obama không hề biết !
Và cũng còn có những kẻ ngu muội đã nhét tiền triệu triệu cho bọn truyền thông bất lương để thổi phồng thăm dò, đánh bóng thành tích nên phải nhận thất bại chua cay rồi đâm ra cay cú làm nhiều chuyện bậy bạ phản dân chủ !
3. Obama cho rằng TT Trump đang lạm dụng Bộ Tư Pháp.
Nếu việc nầy Obama nói đúng thì làm gì có cảnh TT Trump để cho Mueller, một anh chành công tố viên đặc biệt suốt mấy chục tháng trời tiêu pha gần mấy chục triệu tiền thuế của dân mà chẳng làm nên tích sự gì. TT Trump cũng chỉ phàn nàn về những việc Bộ Trưởng Tư Pháp Session làm sai đường chứ không hề cách chức như TT Trump đã làm với những viên chức khác. Vì TT Trump chỉ muốn cho toàn dân thấy rõ ông không hề áp lực gì đến ngành tư pháp, việc làm của ông là quang minh nên ông chẳng quan tâm đến “cuộc săn phù thủy” làm gì.
4. Obama cáo buộc TT Trump là kỳ thị chủng tộc, kỳ thị giới tính.
Thì chỉ cần nhìn việc TT Trump đã sử dụng Omarosa, một bà người da đen, vào một chức vụ cao cấp ở Bạch Cung, thì đủ biết TT Trump có kỳ thị chủng tộc hay không. Rất tiếc vì những việc làm bậy bạ của bà ta, và thái độ hách dịch với đồng nghiệp và thuộc cấp mà bà ta phải bị cho nghỉ việc, nhưng vì trình độ bán khai nên Omarosa đang làm những hành động “phản chủ” mà chúng ta đều thấy hiện nay trên các phương tiện truyền thông của bọn bất lương.
TT Trump đã đề cử một vị nữ lưu vào chức vụ Đại Sứ ở Liên Hiệp Quốc thì làm sao gọi là kỳ thị giới tính ?
Trong các cuộc tiếp xúc với cử tri mà trên các phương tiện truyền thông dù là của TTDC vẫn thấy hình ảnh những phụ nữ dơ cao tấm bản ủng hộ TT Trump thì sao gọi TT Trump là phân biệt giới tính ?
5. Obama chỉ trích TT Trump là không có lòng nhân với trẻ em nhập cư.
Thì điều nầy chính Obama tự tố cáo mình là người không có lòng nhân. Vì chính Obama là người khởi xướng chính sách “Tách trẻ em khỏi cha mẹ” . Nhưng Obama mị dân đề xuất một đàng nhưng thi hành một nẻo chỉ vì để kiếm phiếu cho đảng Dân Chủ. Còn TT Trump thì chỉ kế thừa và thi hành chính sách còn dang dở của Obama đề ra vì an ninh của Hoa Kỳ, theo một phương cách nhân đạo khác. Đó là TT Trump biết rõ những trẻ em nầy phần nhiều cha mẹ chúng không có đi theo mà chúng chỉ được bọn buôn người đưa vào Hoa Kỳ bất hợp pháp nên ông cần thanh lọc để đưa chúng về lại với cha mẹ hoặc cho họ trở lại nhập cư hợp pháp. Obama đã nói lời dối trá, bốc lửa mà bỏ tay cho TT Trump!
6. Obama nói trước quên sau để dành công.
Đó là vào năm bầu cử 2016, Ông Trump tuyên bố nếu là Tổng Thống ông sẽ đưa nền kinh tế của Hoa Kỳ tăng trưởng lên 2%, thì chính Obama đã mỉa mai rằng ông Trump có chiếc đủa thần hay sao mà dám hứa hẹn như vậy. Điều nầy chứng tỏ Obama đã tự thú trong 8 năm trị vì Obama đã thất bại trong việc điều hành nền kinh tế Hoa Kỳ, ông bất tài không vực dậy nỗi nền kinh tế và đổ thừa cho TT Bush. Đến nay chỉ sau 20 tháng cầm quyền TT Trump đã đưa nền kinh tế Hoa Kỳ đi lên hơn 2% như đã hứa mà ai ai cũng biết; công ăn việc làm nhiều đến nỗi không có người làm; thị trường chứng khoáng tăng lên vùn vụt… Những gì các kinh tế gia, học giả, giáo sư của Dân Chủ tiên đoán về nền kinh tế do TT Trump quãn lý đều sai bét chỉ vì là đầu óc của những Con Lừa. Thì nay trong lời phát biểu của Obama tại Anaheim lại cho rằng nền kinh tế Mỹ đi lên là nhờ công của ông thì thật buồn cười. Nhiều bài viết đã đánh giá ông là người dối trá, nói trước quên sau. Nhà bình luận chính trị Dan Bongino đã gọi bài phát biểu của Obama là “đáng hổ thẹn”
Tóm lại, ông Obama không phải đui hay điếc mà chỉ là một người dối trá. Vì là người dối trá nên ông đã nói trước quên sau, ông cũng quên hết những điều căn bản mà bất cứ một chính trị gia nào cũng phải lưu tâm, đó là: Đừng quên rằng nhân dân là người sáng suốt nhất. Đừng bao giờ mị dân và khinh thường sự hiểu biết của nhân dân. Ông Obama và đảng Dân Chủ đã mị dân và khinh thường nhân dân nên đã hướng dẫn đảng Dân Chủ đi sai đường và làm những việc phản dân chủ. Bài phát biểu của Obama không thấy đề cập đến sự đoàn kết và góp phần vào việc đưa nước Mỹ đi lên mà toàn những lời chống đối dối trá thì làm sao thuyết phục được nhân dân ủng hộ cho những ứng cử viện đảng Dân Chủ vào ngày 6/11 tới dây ! Ông Obama đã và sẽ làm cho đảng Dân Chủ thất bại ê chề vì những việc làm và những lời dối trá của ông.
Cuối cùng thì chúng tôi chỉ có lời khuyên CTT Obama: Hằng ngày hãy nhìn vào dòng chữ “In God We Trust” trên tờ Dollar và nên nhớ rằng “Yếu tố làm nên nước Mỹ là người Mỹ đã tin vào những giá trị tâm linh sâu thẳm của vũ trụ”. Đừng nhân danh thánh nầy thánh nọ mà làm những việc vô đạo thì trời đất sẽ không dung.
Little Saigon, ngày 13 tháng 9 năm 2018
Lincoln Nguyen
(Một thành viên của đảng Dân Chủ)
https://nsvietnam.blogspot.com/2018/09/ctt-obama-ui-iec-hay-doi-tra.html
Vui cười
nếu bạn là bệnh nhân, bạn sẽ hành động như thế nào khi nghe những câu này:
-ê, bây giờ tớ mới nhớ ra là ruột thừa nằm ở bên phải
-lạ thật, đâu mất hết 1 con dao mổ rồi, trước khi giải phẩu vẫn còn đủ bộ mà
-ấy, đừng cắt, biết đâu đám pháp y lại đòi xét nghiệm tử thi
-này bệnh nhân đang thở oxy, đừng hút thuốc chứ thì tắt oxy 1 chút, tớ thèm quá
-ê, theo cậu đây là gan thì kia là cái gì hả
-bác sỹ, thuốc mê ko đủ bệnh nhân đang tỉnh lại hừ, được rồi, lấy cho tôi cái chày đập đá kia
– đây là lần thứ mấy cậu làm rớt bộ dao mổ này rồi hả, thôi ko còn kịp tiệt trùng lại nữa, xài đại đi, chẳng sao đâu
-tớ muốn tranh thủ lúc này thử đề tài chuyển đổi giới tính của tớ quá
Tôi bị mất ngủ trầm trọng. Thậm chí con mèo trèo qua hàng rào chỉ gây nên một tiếng động nhỏ cũng khiến tôi trằn trọc. – Vậy ông cầm gói thuốc này, công hiệu lắm.
– Thưa, tôi uống vào lúc nào?
– Không phải ông uống, pha vào sữa cho con mèo
Bầu cử tới – Vũ Linh
Còn chưa tới hai tháng nữa là sẽ có cuộc bầu gọi là ‘giữa mùa’. Ở cấp liên bang, toàn thể Hạ Viện sẽ phải bầu lại trong khi một phần ba thượng nghị sĩ sẽ phải ra tranh cử lại. Bình thường, những cuộc bầu giữa mùa trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống mang ý nghĩa một trưng cầu dân ý về tân tổng thống sau hai năm làm việc. Và cũng theo thường lệ thì đảng của tổng thống sẽ thua không đậm thì nhẹ, ngoại trừ trường hợp đặc biệt như với TT Bush con khi đảng CH thắng cuộc bầu giữa mùa đầu tiên năm 2002, ngay sau vụ khủng bố tấn công 9/11/2001.
Tại sao lại thua? Bầu giữa mùa không có bầu tổng thống mà chỉ là những cuộc bầu quốc hội liên bang và bầu bán quan chức và dân cử địa phương nên ít hấp dẫn, số cử tri đi bầu thua xa số người đi bầu tổng thống. Chỉ những người để ý nhiều đến chính trị hay những thành phần cực đoan, hay những người có chuyện bực mình, bất mãn với tổng thống mới chịu khó đi bầu hơn, trong khi những người thỏa mãn với tình trạng hiện tại thì không rảnh đứng xếp hàng cả mấy tiếng đồng hồ để bỏ phiếu.
Dựa trên yếu tố tâm lý và lịch sử này, và nhất là trong không khí phân hoá nặng dưới trào của TT Trump, các chuyên gia cho rằng DC sẽ thắng lớn, ít nhất là tại Hạ Viện.
Kẻ này dĩ nhiên không phải thầy bói chuyên đoán mò, cũng không muốn tiên đoán theo tính phe đảng, nhất định là ‘phe mình’ phải thắng, ‘phe địch’ phải thua. Do đó sẽ tránh việc đoán mò này. Chỉ giới hạn nội dung bài này trong phạm vi xét qua những yếu tố lợi hại cho cả hai bên.
Về phiá CH, như bài bình luận tuần trước đã bàn qua, TT Trump trên thực tế đã đi từ thành công này tới thắng lợi khác. Quan trọng nhất là thành quả kinh tế khi tất cả các chỉ dấu kinh tế như tỷ lệ tăng trưởng GDP, chỉ số thị trường chứng khoán, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ số người lệ thuộc trợ cấp, phiếu thực phẩm, chỉ số tin tưởng vào tương lai,… đều chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay, kề từ vài chục năm qua. Đối ngoại, thành quả có thể nói chưa rõ ràng bằng vì những vấn đề lớn như thuế quan, Bắc Hàn, NATO,… đều còn đang trong vòng thương thảo với đồng minh cũng như với kẻ thù.
Nhưng điểm yếu lớn là tất cả những thành công lớn nhỏ, đều bị phe cấp tiến, đảng DC và nhất là TTDC tìm mọi cách xí xoá, khỏa lấp, dấu nhẹm, hay giảm thiểu tối đa, trong khi phóng đại đến mức lố bịch, thậm chí chế tạo, những sai lầm, đặc biệt là những điểm bất lợi về cá nhân, con người của TT Trump.
Những chi tiết lặt vặt nhất như lỗi chính tả trong mấy vạn cái tuýt của ông Trump cũng được thổi phồng lên thành loại tin “Breaking News” như đại hoạ của thế kỷ. Một cuốn sách bôi bác Trump thì dĩ nhiên được phong lên thành một loại ‘Kinh Thánh’, kéo dài vài ba tuần cho đến khi có ‘Kinh Thánh’ mới xuất hiện.
Khi khách sạn Trump có vài quan khách quốc tế đến ngủ đêm trả vài trăm đô như từ cả mấy chục năm nay thì TT Trump bị hô hoán là làm giàu bất chính. Việc Trump không nhận lương thì đã quên từ lâu rồi. Trong khi TT Clinton mời quan khách vào ngủ tại Tòa Bạch Ốc một đêm đổi lấy vài trăm ngàn tiền yểm trợ tranh cử thì đó là tổng thống lịch sự, tiếp khách trong Tòa Bạch Ốc rồi được lịch sự cám ơn bằng tiền yểm trợ. Hay khi bà ngoại trưởng và tổng thống tương lai (như tất cả mọi người dự đoán) Hillary nhận lãnh vài trăm triệu đô cho Quỹ Clinton Foundation từ một công ty Nga rồi công ty đó được bộ Ngoại Giao phê chuẩn việc mua lại một công ty Uranium Mỹ, thì TTDC cho đó là chuyện … tình cờ.
Đủ loại ‘thầy bàn’ ra đời để bàn về đủ mọi chuyện, kể cả những chuyện họ mù tịt như những chuyện phức tạp về ngân sách, công nợ, thất nghiệp,… Mù tịt đến độ dịch qua tiếng Việt cũng không xong.
ĐIều đáng nói là những chi tiết lặt vặt hay những chuyện xấu xa bất cần bằng chứng lại rất hợp ‘gu’ với đại đa số quần chúng vừa có tính hiếu kỳ vừa không đủ trình độ đọc, hiểu và bàn về chuyện chính sách lớn. Hậu quả của những tấn công TT Trump là CH sẽ gặp nhiều khó khăn hơn bình thường trong kỳ bầu cử quốc hội tới vì bị họa lây.
Về phần đảng DC thì tình hình khác xa.
Điểm nổi bất nhất là đảng DC đưa cả ngàn ứng cử viên ra tranh cử mà lạ lùng thay, chẳng có một chương trình gì ghê gớm hơn kế hoạch đánh Trump.
Tất cả quan điểm, chủ trương, sách lược, chiến thuật, kế hoạch, khẩu hiệu, … tất cả có thể tóm lược lại trong đúng hai chữ “chống Trump”. Chống hết, chống tất cả những gì Trump nói, làm, đề nghị, hứa hẹn. Chống vô điều kiện và vô giới hạn. Chống luôn cả những chuyện Trump chưa làm hay chưa nói. Nếu cần phịa luôn ra chuyện để có dịp chống, dùng bài viết nạc danh, hay bất cứ sách nào bôi bác những chuyện kín hậu trường, bất kể có thật hay không ra làm lý cớ để chống. Đó chính là ‘đại cương lĩnh’ của đảng DC.
Nhận xét này có quá đáng không? Quý độc giả có thể tự kiểm tra xem trong cuộc bầu tới này, DC đề nghị chính sách gì? Mở báo hay TV ra xem thì sẽ thấy TTDC đang bàn về chính sách mới của DC hay đang chửi Trump?
Thật ra, cũng có vài ứng cử viên tránh không bàn đến ông Trump. Đó là một nhúm các ứng cử viên DC ra tranh cử trong những vùng ông Trump đã thắng bà Hillary. Họ bị kẹt trong thế đu giây giữa chống ông Trump vì đảng, và bênh ông Trump để kiếm phiếu của cử tri của Trump. Kết quả là họ chọn giải pháp dễ nhất: tập trung tranh cử trên vài vấn đề có tính địa phương trong khi tránh né bàn chuyện quốc gia, liên quan đến TT Trump.
Công bằng mà nói thì cũng có vài ba ứng cử viên DC có chủ trương khá rõ nét, không dính dáng đến việc bôi bác cá nhân ông Trump. Có chương trình hành động cụ thể, đi xa hơn việc chống Trump thật. Đó là vài ứng cử viên –đếm trên đầu vài ngón tay của một bàn tay- của khối ‘tinh hoa xã hội chủ nghiã’ mới chớm nở của đảng DC. Tiêu biểu là hai cô ứng cử viên dân biểu da đen còn trong tuổi hỷ mũi chưa sạch, Alexandria Ocasio-Cortez và Ayanna Pressley. Chương trình của hai cô này, bảo đảm cụ Các Mác bên kia thế giới đang khui sâm banh ăn mừng: miễn phí tất cả cho dân: đi học miễn phí, săn sóc sức khỏe miễn phí, lương tối thiểu 15 đồng một giờ cho tất cả mọi người bất kể làm nghề gì, Nhà Nước trả tiền chống hâm nóng điạ cầu cho cả thế giới, mở toang biên giới (no ban, no wall, no ICE). Tiền đâu ra? Dễ thôi: tăng thuế ‘nhà giàu’! Chẳng ai rõ ai là ‘nhà giàu’. So với nhu cầu của hai cô này thì tất cả những ai không phải ăn mì gói đều là ‘nhà giàu’ cần phải đánh thuế hết.
Không kể các cụ tỵ nạn sống bằng trợ cấp dĩ nhiên tung hô hết cỡ, câu hỏi cho cả nước là tại sao lại có người có thể đề nghị những chương trình quái gở như vậy? Câu trả lời rất giản dị: đó là cách ‘chơi nổi’ tạo tên tuổi để kiếm phiếu, nhưng chẳng có hại gì vì đám cực tả này biết chắc chương trình của họ có đúng 0,0000% hy vọng được thực hiện. Vì chẳng bao giờ có ai nghĩ ra được cách nào kiếm đủ tiền để chi trả những dự án đại đồng vĩ đại này.
Đám quá khích có thể sẽ thắng trong các cuộc bầu nội bộ trong đảng DC, nhưng sẽ là đại họa khi ra tranh cử chống phe CH. Dù vậy, không ai có thể coi thường đám thiên tả quá khích này. Có nhiều triển vọng nội bộ DC sẽ bị xâu xé nặng giữa hai khối cấp tiến già và thiên tả trẻ.
Bây giờ, ta nhìn qua cuộc bầu bán.
Trước hết là Thượng Viện. Hiện nay, CH nắm đa số, nhưng rất mỏng, có đúng một phiếu, 51-49. DC chỉ cần thắng thêm 2 ghế là đủ chiếm đa số. Chẳng những đa số CH mong manh, mà khối DC có vẻ đoàn kết tuyệt đối trong khi khối CH phân tán làm hai phe ủng hộ hay chống TT Trump. Lợi thế lớn của CH là chỉ có 10 ông nghị sĩ phải ra tranh cử lại trong khi bên DC có tới 23 vị, mà gần một nửa phải ra tranh cử lại tại những tiểu bang TT Trump đã thắng.
Theo nghiên cứu của trang mạng Real Politics, trong cuộc bầu tới, DC có thể mất ba ghế và CH cũng mất ba ghế, đưa đến kết quả là sẽ không có thay đổi gì hết, CH sẽ giữ thế đa số 51 ghế. Tiên đoán này bị nhiều người cho là có phần thiên về DC, và thực tế, DC có thể sẽ mất nhiều ghế hơn, và khối đa số CH có thể sẽ tăng lên tới 53 hay 54 ghế.
Dù sao thì đa số 51 hay 55 ghế thì cũng chẳng có gì khác biệt nhiều.
Sự kiện quan trọng nhất vẫn là phe chống đối TT Trump sẽ không có cách nào có đủ 67 phiếu để truất phế TT Trump nếu ông này bị Hạ Viện đàn hặc. Cũng chẳng có đảng nào đạt được đa số tuyệt đối 60 ghế để có thể thông qua những luật lớn. Nghĩa là sẽ có bế tắc lớn.
Còn Hạ Viện thì sao?
Hiện nay, CH đang giữ đa số tại Hạ Viện, nhưng là một đa số cũng mong manh. Chỉ cần phe DC chiếm được 24 ghế là họ sẽ chiếm đa số, một việc không khó khăn lắm. Trong hai lần bầu quốc hội giữa mùa đầu tiên của các TT Clinton và Obama, năm 1994 và 2010, đảng nắm quyền DC đã mất 54 và 63 ghế. Chiếu theo kinh nghiệm lịch sử, bây giờ đảng CH có mất 24 ghế thì cũng không phải là chuyện lạ. Theo nhiều chuyên gia, DC có thể sẽ thắng từ 30 đến 40 ghế, chiếm đa số khoảng một chục ghế tối thiểu.
Trước hết, phải nói cho ngay, mọi tiên đoán của ‘chuyên gia’ đều không khác gì các tiên đoán của mấy ông thầy bói, bất kể mù hay không. Tháng 9 năm 2016, bao nhiêu chuyên gia tiên đoán ông Trump sẽ là tổng thống thứ 45của Mỹ?
Bên nào thắng, bên nào thua, phải đợi sau bầu cử mới biết được chứ bây giờ ai cũng mù tịt, phần lớn đoán mò theo tính phe đảng của mình thôi.
Điều chúng ta có thể bàn là chuyện gì sẽ xẩy ra sau kết quả bầu cử.
Nếu CH giữ được đa số Hạ Viện, TT Trump sẽ thúc đẩy hai dự án lớn mà ông muốn thực hiện mà hiện nay chưa đi đến đâu hết. Đó là việc xây bức tường biên giới Mễ và nâng cấp hạ tầng cơ sở, đường xá, cầu cống. Dĩ nhiên còn hai dự án nữa mà ông sẽ cố xúc tiến là giải quyết vấn nạn di dân Nam Mỹ, và Obamacare. Ta sẽ thấy tranh cãi ồn ào nhất, nhưng rồi cuối cùng TT Trump sẽ được mãn nguyện, không nhiều thì ít.
Nếu CH thắng thì sẽ là chiến thắng vĩ đại của TT Trump, coi như ông này đã hoàn tất việc ‘chiếm’ đảng CH. Việc ông ra tái tranh cử năm 2020 coi như chắc chắn, tuy tái đắc cử hay không là chuyện khác. Có điều chắc chắn không kém là TT Trump sẽ cải tổ nội các xâu rộng, kiếm người thực sự đồng chí hướng mà ông có thể tin tưởng tuyệt đối, để chuẩn bị cho cuộc tranh cử 2020.
Về phần đảng DC, đây sẽ là đại họa. Trước tiên, đảng này sẽ bị phân hoá nặng giữa phe ‘già’ tương đối ôn hoà Nancy Pelosi và Chuck Schumer, và phe thiên tả nặng của ông cháu Sanders-OcasioCortez. Ta sẽ có dịp chứng kiến đại chiến nội bộ DC, với hai bên xỉa tay đổ lỗi cho nhau về thất bại bầu cử. Bên nào thắng không biết, nhưng có nhiều triển vọng cho dù phe già, ôn hòa thắng thì ông Schumer và nhất là bà Pelosi có nhiều hy vọng mất job lãnh đạo đảng.
Các chuyên gia sẽ mổ xẻ vấn đề và nghiên cứu cách cứu sống cái xác ma DC. Có nhiều triển vọng DC sẽ không hồi sinh lại kịp cho kỳ bầu tổng thống năm 2020.
Nếu DC chiếm đa số tại Hạ Viện như nhiều người dự đoán, chính trường Mỹ sẽ đi từ bế tắc đến khủng hoảng.
Trường hợp nhẹ nhàng nhất, lạc quan nhất là phe DC sẽ đưa ra hàng loạt dự luật để TT Trump bác bỏ. Và Hạ Viện cũng sẽ biểu quyết chống lại tất cả mọi đề nghị của TT Trump, và ông này sẽ chẳng làm gì được hết. Hai bên sẽ đổ thừa qua lại suốt ngày. TT Trump có thể đi đánh gôn 7 ngày một tuần, 50 tuần một năm, cũng chẳng sao ngoài việc bị chửi rủa mà ông sẽ lãnh đủ, cho dù ngồi nhà không đi đánh gôn gì hết. Không đi đánh gôn thì có cả ngày ngồi tuýt cho TTDC và phe cấp tiến phát điên.
Trường hợp thực tế hơn, Hạ Viện sẽ mở ra vài chục cuộc điều tra đủ kiểu, đủ loại về cá nhân TT Trump, về tất cả các quyết định, các câu nói của ông từ ngày ông bắt đầu biết nói, về các hoạt động của vợ lớn, vợ bé, vợ mới, vợ cũ, con trai, con gái, dâu, rể, chú, bác, cô, dì, phụ tá kể cả tài xế, đầu bếp và cận vệ. Tất cả các cô gái đứng đường tại New York từ 20 tuổi đến 80 tuổi sẽ được mời ra điều trần trước quốc hội. Cô nào ‘may mắn’ có dịp giao du với ông Trump và sẵn sàng ra kể lại cho các dân biểu nghe những chi tiết hấp dẫn sau bức màn the, sẽ được phong làm ‘anh hùng dân tộc’, tặng cho chìa khoá Hạ Viện. Cả quốc hội sẽ làm việc overtime không ngừng nghỉ 365 ngày một năm cho đáng đồng lương từ tiền thuế của chúng ta.
Trường hợp gia trọng nhất, Hạ Viện sẽ đàn hặc TT Trump. Tất cả đều tùy thuộc tính toán chính trị qua thăm dò dư luận do các báo Washington Post và New York Times tổ chức. Phe chủ trương đàn hặc có đủ túc số phiếu để đàn hặc hay không là chuyện không quan trọng vì yếu tố chủ chốt là có dịp tố cáo, bôi bác, và hạ nhục TT Trump trong màn kịch đàn hặc thôi vì ai cũng biết đàn hặc cuối cùng cũng chẳng đi đến đâu vì không bao giờ có đủ phiếu tại Thượng Viện để truất phế. Có khi thủ tục đàn hặc sẽ kéo dài năm này qua tháng khác, càng lâu càng tốt. Ít ra thì cũng cản không cho ông Trump ra tranh cử lại năm 2020. Giống như cuộc điều tra của công tố Mueller, kéo dài lê thê lướt thướt để nuôi dưỡng những nghi ngờ và chỉ trích.
Sau khi thất bại, đảng CH sẽ phải tự mổ xẻ, nghiên cứu cách cứu vãn tình thế. Cuộc chiến giữa TT Trump và phe #NeverTrump sẽ tăng cường độ và cả hai bên sẽ đổ thừa qua lại về trách nhiệm thất bại trong cuộc bầu quốc hội.
Phúc trình của công tố Mueller cũng sẽ đóng một vai trò, quan trọng hay không tùy theo tình hình.
Nếu phúc trình được đưa ra trước ngày bầu cử và tố giác TT Trump về một hay nhiều tội nào đó thì sẽ là đại họa cho đảng CH vì sẽ được phe DC khai thác triệt để trong cuộc bầu cử. Ngược lại nếu bạch hóa ông Trump thì phe CH sẽ khai thác tối đa và phe DC mất thêm một lý do để được bầu.
Nếu ông Mueller đợi sau khi bầu bán mới công bố phúc trình thì cũng tùy trong đó có tố cáo TT Trump tội gì hay không, và tùy phe nào thắng cuộc bầu cử.
Phe DC thắng và phúc trình kết tội TT Trump, bất kể tội gì, lớn hay nhỏ, thì phúc trình sẽ được nâng lên tới mức quan trọng ngang hàng với Hiến Pháp và đàn hặc sẽ dựa trên phúc trình này. Nếu phúc trình của ông Mueller bạch hóa mọi tội của ông Trump, thì chỉ ba ngày sau là cả nước không còn nhớ ông Mueller là ai nữa. Vào Google tìm tên ‘Mueller’ cũng không còn thấy nữa.
Nếu phe CH thắng cuộc bầu, phúc trình của ông Mueller sẽ mất hết ý nghiã, sẽ bị phe ông Trump tìm cách chôn vùi bất kể TT Trump có tội gì hay không.
Quý độc giả thấy ngay quá nhiều cái ‘nếu’ nên tất cả những lời bàn đều vô giá trị.
Dù sao thì cũng chẳng có cách nào TT Trump bị truất phế bất kể kết quả bầu cử, và ông sẽ ngồi tới 2020. Ra tranh cử nữa hay không khi đó mới tính được.
Cuộc bầu quốc hội cuối năm nay sẽ là yếu tố quyết định lớn nhất. Các cuộc tấn công của ông Mueller và TTDC là con dao hai lưỡi, chưa biết sẽ chém trúng Trump hay trúng đảng DC.
Câu hỏi tới, dân tỵ nạn sẽ làm gì? Dĩ nhiên, một số lớn sẽ chẳng để ý gì hết, một số nhỏ sẽ rủ nhau đi bầu, nhất là khi có một ứng cử viên gốc Việt tranh cử.
Hầu hết dân tỵ nạn ta chẳng là đảng viên đảng chính trị Mỹ nào, phần lớn vì không hiểu rõ khác biệt về hai đảng. Một số lớn sẽ bầu cho ứng viên gốc Việt, bất kể thuộc đảng nào. Nếu có hai ứng cử viên gốc Việt thì đa số sẽ bầu cho ông/bà DC, chỉ vì thành kiến cố hữu DC là ‘đảng của dân nghèo’, DC là ‘đảng của trợ cấp’.
Thái độ đúng đắn nhất có phải là không a-dua theo chiều gió của TTDC không? Nên quên chuyện đảng phái chính trị Mỹ đánh nhau, quên chuyện cấp tiến, bảo thủ Mỹ đánh nhau, hay chuyện TTDC đánh tổng thống, quên luôn ba cái tuýt lăng nhăng của Trump mà chính mình cũng chưa đọc hay đọc mà không hiểu rõ, mà hãy nhìn cho kỹ đảng nào đang làm gì có lợi hay có hại cho gia đình và cá nhân mình, cho cộng đồng tỵ nạn, và cho quyền lợi dân và nước Việt của ta.
Với khối dân lao động, nhớ lại xem đảng nào đang mang lại công ăn việc làm cho dân, trong đó dĩ nhiên có dân tỵ nạn ta?
Nếu là dân trung lưu phải đóng thuế bá thở, thì có nên suy nghĩ lại xem đảng nào đã giảm thuế cho mình không? Hay nhìn xa hơn nữa, đảng nào chủ trương thu hồi luật giảm thuế của TT Trump?
Nếu là dân đang sống nhờ trợ cấp, cần tự hỏi trong lịch sử, đã có tổng thống CH nào cắt trợ cấp như phe cấp tiến hù dọa chưa?
Nếu là người có nhu cầu y tế, hãy coi lại xem với Obamacare, mình đóng bảo hiểm đắt hơn hay rẻ hơn, tiền deductible cao hơn bao nhiêu, lấy hẹn bác sĩ chờ lâu hơn bao lâu?
Nếu còn nghĩ đến quê nhà, nghĩ lại thử Mỹ bắt tay với Nga chặn Trung Cộng tốt hơn? Hay Mỹ đánh Putin, bắt tay với Tập Cận Bình lập đặc khu kinh tế tại VN tốt cho nước ta hơn?
Cuối cùng, nghĩ lại thân phận tỵ nạn có ‘sướng’ không? Rồi nghĩ lại đảng nào đã cắt hết viện trợ quân sự không cho QLVNCH súng đạn để tự vệ chống CSBV. Nhất là nghĩ lại đảng của các ông Biden, Kerry, Brown,… có hoan nghênh khi mình mới thoát nạn CS đặt chân đến nước Mỹ không?
Những câu hỏi trên, có cần viết câu trả lời ra không?
http://diendantraichieu.blogspot.com/
Vui cười
Chuông điện thoại reo, người phụ nữ đang ở cùng với tình nhân trong nhà mình liền nhấc ống nghe, một lát sau đặt xuống.
Người tình hỏi : “Ai gọi thế ?”
“Chồng em” Người phụ nữ đáp.
“Vậy thì anh nên đi thôi” anh ta luống cuống “Anh ấy hiện đang ở đâu ?” “Anh đừng lo, anh ấy bảo đang chơi bài với anh ở quán rượu đấy.”
Anh B nổi tiếng là khờ trong vùng, một hôm anh ta trúng số đề một cú thiệt đậm. Mọi người mới bu lại hỏi rằng:
-Anh xin số ở đâu mà linh qua vậy, chỉ cho tụi tui với.
Anh ta đáp:
-Tui đâu có xin số gì đâu. Ba đêm lên tục tui nằm mơ thấy con 7, tui mới làm tính là ba bảy là 20, sau đó tui đặt hết gia tài vào con số 20….
Mọi người đồng thanh: – 3*7 = 21 lận ông bạn.
– Vậy mà tui đặt 20 trúng-anh ta bình thản đáp
Có một chàng trai trẻ thừa nhận sự thèm muốn được trở thành một người viết lách “vĩ đại”. Khi được hỏi về định nghĩa của “vĩ đại”, anh ta nói: “Tôi muốn viết thứ mà toàn thế giới sẽ đọc, thứ mà mọi người sẽ phản ứng lại bằng mức độ xúc động thực sự, thứ sẽ khiến họ phải hét lên, khóc, than vãn, gào lên trong sự đau đớn, tuyệt vọng và giận dữ!”.
Anh ta hiện làm việc cho hãng Microsoft chuyên viết các thông báo lỗi.
Người vợ than thở với chồng: – Là phụ nữ, khổ nhất là khoản sinh đẻ. Em chẳng dám đẻ con nữa.
Người chồng an ủi: – Anh biết chứ, vì thế đứa tới anh sẽ nhờ cô Út hàng xóm đẻ giúp.
Tổng thống Nixon và những lời chỉ trích từ phía Việt Nam – Trọng Đạt
Tổng thống Nixon đã phải từ chức ngày 9-8-1974 để tránh bị Quốc hội đàn hặc truất phế, sự nghiệp chính trị của ông phá sản, đổ vỡ tan tành. Mặc dù tháng 11-1972 tái đắc cử với số phiếu lớn nhất từ xưa đến nay, 96% số phiếu cử tri đoàn nhưng ông bị nước Mỹ lên án, chỉ trích về đủ thứ tội trạng.
Ngày nay phía người Việt Quốc gia vẫn oán trách Nixon và Kissinger về nhiều đối xử bất công, độc đoán như:
-Bắt ép VNCH ký Hiệp ước bất bình đẳng năm 1973, Mỹ rút hết quân, CSBV vẫn được đóng ở lại miền Nam, hăm dọa chặt đầu ông Thiệu vì không chịu ký Hiệp định.
-Đã hứa hẹn với ông Thiệu sẽ trừng trị BV khi địch vi phạm Hiệp định nhưng cuối cùng thất hứa, nước Mỹ bỏ mặc VNCH rơi vào tay CS.
Người mình thường quan tâm nhiều về tình hình chính trị quân sự VNCH những năm cuối cùng của cuộc chiến như Hiệp định Paris, TT Nixon-Kissinger sang Bắc Kinh, trận mùa hè đỏ lửa 1972, di tản miền Trung tháng 3-1975….và Nixon, Kissinger là hai chính khách được chú trọng rất nhiều. Các nhà viết sử Việt Nam nay vẫn thường oán trách TT Nixon đã bắt tay với Bắc Kinh vì thị trường béo bở rồi bỏ rơi đồng minh.
Trong cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy, GS Nguyễn Tiến Hưng chỉ trích người Mỹ mà đại diện là Kissinger, Nixon đã tìm đường rút bỏ miền nam Việt Nam từ khi Kissinger, Nixon bắt tay với Bắc Kinh tháng 2-1972. Tác giả đưa ra một tài liệu giải mật cho thấy Nixon, Kissinger cam kết với Mao khi Mỹ rút đi, CS muốn chiếm Đông Dương thì cứ tự nhiên, Mỹ sẽ không can thiệp. TT Nixon bắt ép ông Thiệu ký Hiệp định Paris bất bình đẳng để cho BV được ở lại, nó đã khiến cho miền nam VN sụp đổ sau đó mấy năm
Cũng trong cuốn sách này ông nói Quốc hội Mỹ không chuẩn chi viện trợ quân sự cho VNCH năm 1976, có nghĩa là Quân đội VNCH sẽ giải tán từ đó, không súng, không đạn, không nhiên liệu, không lương lính. Nguyễn Đức Phương (TS vật lý Anh) trong Chiến Tranh VN Toàn Tập, phần nói về trận Ban Mê Thuột, cho biết vào ngày 13-3-1975, khi Ban Mê Thuật thất thủ, Đại sứ Mỹ Martin đã trả lời TT Thiệu Quốc hội Mỹ đã bác bỏ khoản viện trợ bổ túc 300 triệu Mỹ kim của VNCH. Ông cũng nói Quốc hội sẽ không chuẩn chi viện trợ quân sự cho miền nam VN trong năm tới (1976).
Về điểm nay, tôi tìm trong các hồi ký của Nixon, Kissinger (No More Vietnams, White House Years, Years of Renewal..) hoặc trong các sách nghiên cứu chiến tranh VN của các nhà học giả Mỹ (Kissinger A Biography, No Peace No Honor, Partners In Power, Nixon and Kissinger…) thì đều không thấy nói tới. Mặc dù hai tác giả Nguyễn Tiến Hưng, Nguyễn Đức Phương không nói rõ nguồn gốc nhưng tôi cũng tin đó là sự thật, hoàn toàn đúng, có nghĩa là năm 1976 miền Nam sẽ không có viện trợ quân sự và Quân đội VNCH phải giải tán vì không còn gì cả.
Mọi người đều biết, sau ngày ký Hiệp định Paris, Quốc hội Mỹ viện trợ quân sự cho VNCH năm 1973 là 2 tỷ 1, năm sau 1974 họ cắt giảm một nửa còn 1 tỷ 1, và năm 1975 họ cắt giảm dần chỉ còn 700 triệu, đã cấp trước cho VNCH 400 triệu, từ đầu 1975 ông Thiệu xin 300 triệu bổ túc bị từ chối, và như vậy theo đà cắt giảm này thì năm 1976 chỉ còn zero triệu. Quốc hội Dân chủ Mỹ đã trù tính cắt viện VN trợ từ lâu, khi Mỹ chưa rút hết quân, họ chưa cắt đồng nào vì sợ ảnh hưởng tới sinh mạng lính Mỹ (theo lời Nixon) nhưng sau khi ký Hiệp định Paris, đã rút hết quân, họ bắt đầu ra tay cắt giảm dần dần vì cuộc chiến VN không còn liên hệ gì tới Mỹ.
Khoảng thời điểm này có hai nước Mỹ, nước Mỹ Hành pháp và nước Mỹ Lập pháp (Quốc hội), Hành pháp thuộc Cộng hòa, Lập pháp thuộc Dân chủ. Đường lối chính sách của hai đảng luôn mâu thuẫn, trái ngược nhau, bên này chủ trương giữ Đông Dương dĩ nhiên bên kia muốn rút bỏ nó sớm ngày nào hay ngày nấy. GS Nguyễn Tiến Hưng chỉ trích đồng minh bắt tay với Bắc Kinh tìm đường ra khỏi cuộc chiến, nhưng tuy nhiên không phải chỉ có Nixon, Kissinger là đại diện cho nước Mỹ mà còn Quốc hội. Trong giai đoạn này Quốc hội mạnh hơn Chính phủ rất nhiều vì họ được Phản chiến, Truyền thông ủng hộ tuyệt đối, Hành pháp ngày càng yếu thế, số người ủng hộ cuộc chiến giảm dần rồi chẳng còn bao nhiêu.
GS NT Hưng viết cả một cuốn sách dầy kết án đồng minh, bắt ép VNCH ký Hiệp ước bất bình đẳng để tháo chạy nhưng chính ông lại nói năm 1976 Quân đội VNCH sẽ phải giải tán vì bị Quốc hội Mỹ cắt hết viện trợ quân sự. Như vậy trong bất cứ trường hợp nào: Dù Hiệp định Paris được ký kết nghiêm chỉnh, Cộng quân phải rút hết về Bắc, dù Mỹ oanh tạc BV xâm lược, hoặc Quân đội VNCH chiến đấu anh dũng giữ vững bờ cõi trong trận chiến 1975 thì miền Nam cũng chỉ tồn tại được cho tới hết năm 1975 chứ không phải còn sống mãi, nghĩa là nó chỉ sống thêm 8 tháng nữa thay vì bị bức tử cuối tháng 4-1975. Dù TT Nixon có sai lầm với miền nam VN, ông cũng chỉ có tội làm cho nó sụp đổ sớm hơn 8 tháng mà thôi.
Ta không thể oán trách TT Nixon tạo cơ hội cho miền Nam sụp đổ cũng như không thể lên án ông Thiệu đã cho rút bỏ Cao nguyên tháng 3-1975 làm cho đất nước tan rã nhanh chóng vì đằng nào thì miền Nam cũng sẽ bị bỏ ngỏ năm 1976 cho CSBV vào tiếp thu. Đó là sự thật hiển nhiên, phũ phàng chứ không phải là một giả thuyết hay phỏng đoán, sự thực là như vậy.
Vì TT Nixon chủ trương tháo chạy khỏi miền Nam, nhưng nếu ông ta không đắc cử Tổng thống năm 1968 và 1972, thì tình hình có tốt đẹp hơn không?
Trong cuốn sách kể trên GS NT Hưng cho biết năm 1985, tại Luân Đôn ông Thiệu kể lại rằng năm 1968 nếu Humphrey (Dân chủ) đắc cử Tổng thống thì nửa năm sau VNCH sẽ phải liên Hiệp với CS để Mỹ rút quân nhưng may thay Nixon thắng cử. Tại cuộc tranh cử Tổng thống năm 1972 Ứng cử viên Dân chủ McGovern tuyên bố công khai nếu đắc cử ông sẽ rút bỏ miền nam VN ngay, khỏi cần đàm phán tại Paris, cắt viện trợ VNCH để đổi lấy tù binh Mỹ. May thay ông ta thua nặng, Nixon tái đắc cử với số phiếu tối đa 96% phiếu cử tri đoàn.
Như thế Nixon làm Tổng thống cũng vẫn hơn, VNCH còn sống thêm được nhiều năm, dù Nixon có lươn lẹo, phản bội cũng vẫn hơn phe kia, ít ra miền Nam ta còn sống thêm ít ngày hơn là chết ngay, chết tức tưởi.
Không phải chỉ có các ứng cử viên đối lập với Nixon mà nhiều nhà sử gia chính khách cũng chủ trương rút bỏ miền Nam sớm hơn.
Tác giả Walter Isaacson trong cuốn Kissinger A Biography trang 484 nói Hiệp định Paris năm 1973 xem ra không khác gì những điểm mà BV đòi hỏi năm 1969 là mấy, có khác chăng là ông Thiệu không phải từ chức (năm 1969 họ đòi loại bỏ chính phủ Thiệu). Tác giả cho rằng đúng ra phải loại bỏ chính phủ Thiệu từ 1969 rồi vào Liên hiệp để ký Hiệp định sớm hơn 4 năm còn hơn là kéo dài chiến tranh khiến quân Mỹ phải chết thêm 20 ngàn người. Walter chủ trương rút bỏ VN từ sau 1968 mà nhiều ngưởi Mỹ khác cũng nhận định như thế.
Tác giả nói TT Nixon đã làm chết thêm 20,552 lính Mỹ để miền nam VN được sống thêm bốn năm..
Ông cho rằng chẳng đáng phải hy sinh 20 ngàn lính Mỹ cho miền nam VN được sống thêm mấy năm và Mỹ cần rút bỏ VN từ 1969.
“Nhưng có đáng cho ta phải tiếp tục chiến tranh thêm bốn năm nữa mới ký được Hiệp định để ông Thiệu giữ được quyền lực tại Sài Gòn ?
(But was it worth four more years of war in order to get a cease-fire that allowed Thieu to retain authority in Saigon?)
(trang 484)
Cựu Bộ trưởng quốc phòng McNamara còn nói rõ hơn trong hồi ký của ông In Retrospect, The Tragedy and Lessons of Vietnam, xuất bản năm 1995, trang 320 như sau:
“Tôi tin là chúng ta cần phải rút khỏi miền nam VN hoặc cuối năm 1963 sau khi ông Diệm bị giết hoặc cuối năm 1964 hay đầu năm 1965 khi mà tình hình chính trị quân sự của VNCH tồi tệ”
McNamara kiến trúc sư của cuộc chiến VN từ 1965-1968 sau này chỉ trích Hoa Kỳ can thiệp vào VN, ông nhận định cuộc chiến này sai lầm, nó đã khiến Hoa Kỳ tốn kém hết tỷ nọ đến tỷ kia, 58 ngàn lính Mỹ phải thiệt mạng, đất nước bị sâu xé, chia rẽ chưa từng thấy từ sau thời Nội chiến, phe ủng hộ, phe chống biểu tình đánh nhau bể đầu sứt tai…. McNamara chủ trương rút bỏ miền Nam từ 1963 chứ không đợi tới 1975, nghĩa là rút sớm hơn 12 năm.
Đây là những cuốn sách chiến tranh VN nổi tiếng tôi nghĩ các ông sử gia Việt Nam đều đã đọc qua nhưng không thấy ai lên tiếng. Họ phát biểu rất xúc phạm tới VNCH, coi miền Nam chỉ là gánh nặng, của nợ mà Mỹ phải vứt bỏ.
Xem ra chính sách của TT Nixon dù chưa hoàn chỉnh song cũng dễ chịu thoải mái hơn đường lối của các vị kể trên nhiều, ít ra miền nam VN cũng được tồn tại lâu hơn từ bốn tới hàng chục năm. Với Nixon miền nam VN cũng sống thêm được nhiều năm nhưng khả năng hữu hạn của ông chỉ làm được đến thế, nếu đòi hỏi ông ký một Hiệp định bình đẳng để VNCH còn sống mãi tới ngày nay 2018 thì coi bộ hơi khó.
Trên thực tế miền Nam còn tồn tại cho tới ngày 30-4-1975, nếu TT Nixon giúp cho chúng ta còn sống thêm 8 tháng nữa cho tới cuối năm thì hay hơn. Khi sang năm 1976 Quân đội VNCH sẽ giải tán vì hết viện trợ, miền Nam sẽ bị bỏ ngỏ như đã nói trên nhưng ta sống thêm được ít ngày tháng thì cũng đỡ khổ
Tổng thống Trump đi vào vết xe đổ của Tổng thống Nixon?
Khoảng bốn, năm thập niên trở lại đây, chưa có vị Tổng thống Hoa Kỳ nào bị đe dọa đàn hặc, truất phế nhiều như Donald Trump. Ông được nhiều ủng hộ nhưng cũng bị lắm người thù ghét không những bên đối lập Dân Chủ mà ngay cả phía Cộng Hòa. Số này gồm nhiều người bị mất quyền lợi, trâu buộc ghét trâu ăn.
Trong một bài trước, tôi có đề cập tới TT Nixon và vụ án chính trị Watergate, trên thực tế nước Mỹ chưa có ông Tổng thống nào bị truất phế nhưng Nixon có thể bị nên ông đã từ chức trước. Riêng về trường hợp vị Tổng thống này các Thượng nghị sĩ chức sắc Cộng Hòa có cho ông biết nếu bị luận tội tại Thượng Viện ông chỉ có thể đạt được tối đa 15 phiếu mà ít nhất cũng cần 34 phiếu để tránh đàn hặc (1). Như vậy đảng Dân Chủ có thể đạt được 85 phiếu (hay 85%) để kết án và truất phế Nixon, số phiếu này là của cả hai đảng Cộng Hòa, Dân chủ.
Tôi xin nhắc lại một số điểm chính trong bài viết về vụ án này: Đảng đối lập Dân Chủ sở dĩ thành công trong chiến dịch nhằm truất phế một Tổng thống có nhiều uy tín, tái đắc cử nhiệm kỳ hai (11-1972) với số phiếu cao nhất từ xưa đến nay (96% phiếu cử tri đoàn) vì trước hết họ kết hợp được quần chúng nổi dậy. Muốn đàn hặc, phế bỏ một Tổng thống Hoa Kỳ trước hết phải được Hạ Viện thông qua, cần hội đủ đa số phiếu bầu để lập văn bản, nhưng lên Thượng Viện phải đạt ít nhất 2/3 số phiếu thuận, tức 67 phiếu. Trên thực tế không có đảng nào nắm ưu thế chiếm tới 67% số ghế tại Thượng Viện. Những năm 1972, 1973 cho tới tháng 10-1974, khi Dân Chủ đàn hặc TT Nixon với ưu thế 57% Thượng Viện. Tại cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11-1974 (sau Watergate), Dân Chủ mới chiếm được 60% Thượng viện nhờ Cộng Hòa mất uy tín qua vụ Watergate.
Sở dĩ chỉ nắm 57% số phiếu Thượng Viện nhưng Dân Chủ có thể đạt số phiếu trên 67% vì như đã nói họ kết hợp được quần chúng nổi đậy, phong trào phản chiến bị đàn áp (những năm 1969, 70, 71, 72..) nay biểu tình chống Nixon dữ dội khiến các Thượng nghị sĩ Cộng Hòa cũng phải miễn cưỡng chống lại Nixon vì sợ mất phiếu sau này. Năm 1998, Cộng Hòa đàn hặc TT Bill Clinton qua vụ án tình dục trong Tòa Bạch Ôc để trả thù cho Nixon nhưng thất bại mặc dù họ nắm 51% Hạ Viện và 55% Thượng Viện. Cộng Hòa thất bại vì không vận động được quần chúng nổi dậy, Clinton không bị nhiều người thù ghét như Nixon.
Trở lại chuyện TT Trump bị đe dọa đàn hặc liên tục từ phía Dân Chủ, ngay sau khi vừa đắc cử Tổng thống ngày 8-11-2016, ông đã phải đối đầu với những cuộc biểu tình rầm rộ tại Mỹ cũng như nhiều nơi trên thế giới, họ hò hét không chấp nhận Trump, Trump phải ra đi. Sau đó những cuộc biểu tình đông đảo khác, liên tục đòi truất phế Trump với lý do ông không đủ tư cách làm Tổng thống. Những cuộc biểu tình này do tiền của các nhà tài phiệt ủng hộ Clinton trong kỳ tranh cử 2016, nay còn dư họ đem ra tổ chức xuống đường.
Cho tới nay Dân Chủ vẫn không từ bỏ giấc mộng loại trừ TT Trump thông qua đàn hặc. Tuy nhiên không thể truất phế ông ta trong nhiệm kỳ thứ nhất mà phải đợi nhiệm kỳ hai vì nhiều lý do: Trước hết các TT Nixon, Clinton bị đàn hặc vào giữa nhiệm kỳ hai, không thấy có một Tổng thống Mỹ nào làm dở dang nhiệm kỳ thứ nhất, ngoài ra Cộng Hòa hiện giữ ưu thế tại Quốc Hội, họ hơn Dân Chủ 47 ghế Hạ Viện và 6 ghế Thượng Viện.
Donald Trump sẽ tái đắc cử nhiệm kỳ hai năm 2020, đó là điều gần như chắc chắn, Tổng thống làm một nhiệm kỳ rất hiếm, ngay như ông Obama làm dở nhưng vẫn được làm tiếp nhiệm kỳ hai. Nay Dân Chủ chưa tìm ra được gà chọi mặc dù hội chợ Tết chỉ còn hai năm nữa. Họ chỉ có thể đàn hặc TT Trump trong nhiệm kỳ hai mà thôi.
Con Lừa nóng ruột muốn truất phế Donald Trump ngay tức thì nhưng còn quá sớm, cần phải chờ thêm nhiều thời gian, có sốt ruột cũng phải chịu. Dân Chủ hiện còn yếu lắm, trong lịch sử chính trị nước Mỹ, chưa bao giờ họ yếu như bây giờ. Mọi người đều biết Cộng Hòa hiện đang làm chủ cả Tòa Bạch Ốc lẫn điện Capitole, nắm ưu thế Tối Cao Pháp Viện, giữ đa số ghế Thống Đốc tiểu bang. Dân Chủ nay trắng tay, quá yếu nên phải chờ thời không thể hấp tấp nôn nao. Mặc dù nay Dân Chủ nắm ưu thế truyền thông nhưng cũng chẳng khá hơn vì người dân không tin tưởng báo, đài là mấy.
Đây là cuộc tranh chấp đảng phái, cuộc chiến Cộng Hòa-Dân Chủ.
Năm 2008 nhờ ông Bush con phá nát đảng Cộng Hòa mà Obama thắng cử vẻ vang. Người dân quá chán ngán với cuộc chiến sa lầy tại Iraq lại thêm khủng hoảng thị trường địa ốc tháng 10-2008 gây kinh hoàng cho cả nước Mỹ. Người ta quá hoảng sợ Cộng Hòa đúng vào dịp bầu cử Tổng thống nên họ dồn phiếu cho Dân Chủ, Obama thắng lớn 365 phiếu cử tri đoàn (McCain 173), hơn đối thủ McCain 10 triệu phiếu phổ thông.
Cộng Hòa tan như xác pháo trước sự phẫn nộ của người dân, đối lập Dân Chủ kiểm soát cả Tòa Bạch Ốc lẫn Quốc Hội, người ta tưởng như Cộng Hòa không còn cơ hội ngóc dầu dậy thế mà chỉ hai năm sau họ bình phục lại ngay. Phải nói Obama quá tệ, cờ đến tay mà không phất được, khi ông mới nhậm chức đầu năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp là 7.2 nhưng hai năm sau 2010 nó lên tới 9.9 gần 10 chấm. Người dân bất mãn biểu tình đầy đường đầy chợ đòi công ăn việc làm, thế là Cộng Hòa bất chiến tự nhiên thành. Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2010 họ lấy được 63 ghế Hạ viện thành khối đa số (242), Dân Chủ thành thiểu số (193), họ cũng lấy thêm 6 ghế Thượng viện thành 47 ghế.
Tại cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2014 Cộng Hòa chiếm thêm 13 ghế Hạ viện thành 247 ghế, thêm 9 ghế Thượng Viện thành đa số (54 ghế), Cộng Hòa cũng chiếm đa số Thống Đốc các tiểu bang, ngay từ năm 2014, cử tri Mỹ đã muốn Dân Chủ đi chỗ khác chơi. Hai năm sau 2016, Cộng Hòa lấy lại tòa Bạch Ốc và nắm giữ cả Quốc Hội… chẳng chừa cho Dân Chủ chút quyền lực nào. Năm 2008 Cộng Hòa lụn bại vì gia sản đổ nát của TT Bush con để lại, sau đó chính sách kinh tế trì trệ của TT Obama (weak economy) đã cứu nguy cho Cộng Hòa. Thực ra Cộng Hòa cũng chẳng tài cán gì cho lắm nhưng vì chính sách của Obama quá tệ nên họ lấy lại được cơ đồ.
Bush con phá nát đảng Con Voi, nay Obama lại làm cho đảng Con Lừa tan nát. Năm 2008 TT Bush dọn cỗ sẵn cho Obama xơi và giờ đến lượt TT Obama lại dọn cỗ sẵn cho Cộng Hòa. Năm 2016 truyền thông Mỹ nói theo thăm dò Obama là Tổng thống có uy tín hơn Bill Clinton, gần ngang bằng TT Reagan. Với uy tín quá lớn nên Obama giao hết mọi quyền lực cho Con Voi từ Hành Pháp, Quốc Hội, Tối Cao Pháp Viện và đa số Thống Đốc các tiểu bang. TT Obama nhiều uy tín nên Dân Chủ mới trắng tay như mọi người đều biết.
Suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam từ TT Kennedy đầu thập niên 60 cho tới TT Ford giữa thập niên 70, Dân Chủ luôn luôn chiếm đa số Quốc Hội, các Tổng thống Cộng Hòa như Nixon, Ford luôn bị yếu thế. Đó là thời hoàng kim của Dân Chủ, họ nắm sinh mệnh VNCH và cả Đông Dương, chỉ cần cắt giảm quân viện vài năm để bức tử giải đất này. Họ có khả năng truất phế một Tổng thống, Dân Chủ được giới truyền thông và phong trào phản chiến ủng hộ tuyệt đối nên rất mạnh.
Nhưng than ôi thời oanh liệt nay còn đâu, từ sau chiến tranh Việt Nam, Cộng Hòa đã nhiều lần nắm ưu thế Quốc Hội cho tới ngày hôm nay
Mặc dù yếu thế nhưng nay Dân Chủ nay cũng vùng vẫy quậy phá đối lập dữ dội, cuộc điều tra Nga can thiệp vào bầu cử 2016 của Công tố viên độc lập Mueller trên thực tế chỉ là ngón đòn của Con Lừa gây khó khăn nhiêu khê cho TT Trump. Họ hy vọng nhiều ở cuộc điều tra này để có thể chiếm đa số Hạ Viện hoặc Thượng Viện tháng 11-2018, từ đó sẽ có nhiều cơ hội đàn hặc TT Trump.
Cuộc điều tra ngày càng nhàm chán, ai cũng biết nó chỉ là điều tra “cuội”, 2/3 dân Mỹ muốn kết thúc sớm, ngay cả một số chính khách Dân Chủ cũng yêu cầu Mueller ngưng lại vì bất lợi cho họ nhưng ông này vẫn cố đấm ăn xôi tiếp tục tới cùng. Quốc Hội đã yêu cầu Mueller phải chấm dứt điều tra trước tháng 11-2018 vì không thể gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Dân Chủ rất khó lấy thêm được nhiều phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11 này vì hiện kinh tế đang thịnh vượng, người dân có việc làm, họ chỉ quan trọng Job vào hàng đầu. Theo thăm dò mới trên trang USA Today (2) hiện có tới 36% người Mỹ gốc Phi ủng hộ TT Trump, tỷ lệ còn gia tăng hơn nữa. Trong những ngày gần đây, nhiều tài tử, ca sĩ da đen đã lên tiếng kêu gọi người Mỹ đen bỏ đảng Dân Chủ vì đang ủng hộ, giúp đỡ di dân bất hợp pháp thay vì giúp đỡ họ. Người da đen cũng là Mỹ, họ đã đổ nhiều xương máu xây dựng đất nước này và cho rằng Dân Chủ mị dân o bế bọn nhập cư lậu để chừng mười năm sau đám này vào quốc tịch sẽ bỏ phiếu cho Con Lừa.
Trước thập niên 60, người da đen ủng hộ Cộng Hòa vì TT Abraham Lincoln (CH) năm 1864 đã tuyên bố giải phóng nô lệ, nhưng từ năm 1964, 65 khi TT Johnson (DC) ra luật về Nhân quyền, Trợ cấp xã hội, Medicaire, Medicaid… giúp đỡ người da đen thì họ chuyển qua ủng hộ Dân Chủ. TT Johnson nói từ khi ra những đạo luật trên, ông đã cột chặt người Mỹ đen vào Dân Chủ nhưng nay tình hình đã đổi khác.
Những hy vọng truất phế TT Trump trong nhiệm kỳ thứ nhất của Dân Chủ rất mong manh, chỉ là mơ mộng hão huyền, nay Dân Chủ trắng tay, lo thân chưa xong đã vội lo truất phế Tổng thống đương nhiệm. Họ đang mất một số phiếu lớn của người da đen mà ai cũng biết người Mỹ gốc Phi châu là nòng cốt của Con Lừa. Nay họ muốn giữ được số ghế cũ đã là một chuyện khó lại còn hy vọng chiếm đa số Thượng Viện, Hạ Viện để truất phế TT Trump thì chỉ là chuyện mò kim đáy biển. Dân Chủ chỉ có thể thực hiện trong nhiệm kỳ hai của ông Trump mà thôi vì các cuộc đàn hặc Nixon, Clinton đều diễn ra giữa nhiệm kỳ hai. Muốn đạt được mục đích này Dân Chủ phải có được vài điều kiện cơ bản:
-Nắm ưu thế đa số tại Quốc Hội
-TT Trump mắc vào một tội trạng cụ thể nào đó: thí dụ lợi dụng chức quyền để kinh doanh trục lợi hàng chục triệu, cản trở công lý, dối trá.
-Dân Chủ phải vận động được quần chúng nổi dậy như thời TT Nixon những năm 1973, 74….Nay TT Trump có một nhược điểm là bị nhiều người thù ghét như Nixon thập niên 70, Dân Chủ có thể lợi dụng chỗ yếu của ông để đạt mục đích.
Tuy nhiên vấn đề không đơn giản như thế, thời Chiến tranh Việt Nam, Dân Chủ đã từng làm mưa làm gió, họ có thể bức tử VNCH, Đông Dương theo ý muốn, thậm chì có thể truất phế một Tổng thống nhiều công trạng và nhiều uy tín như Nixon.
Nhưng than ôi thời oanh liệt nay còn đâu? Quyền lực đang có khuynh hướng chuyển về tay Cộng Hòa, nhà Phật nói cuộc đời chỉ là cõi vô thường, có cũng như không, còn cũng như mất…
(1) Wikipedia, Richard Nixon: Scott and Goldwater told the president that he had, at most, only 15 votes in his favor in the Senate, far fewer than the 34 needed to avoid removal from office
(2) Trump at 36 percent approval among African-Americans, new poll finds
Nhật Ký Biển Đông – Đào Văn Bình
Chiến Lược Ngoại Giao Đa Phương
Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Tám ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:
Tình hình Hoa Kỳ:
-Yahoo News ngày 16/8/2018: “Hơn 300 tờ báo khắp nước Mỹ đã đi bài xã luận riêng rẽ vào ngày hôm nay để chống lại những lời lẽ quá khích chống báo chí của Tổng Thống Donald Trump. Ông Trump đã chế giễu những bài tường thuật của báo chí là “tin ngụy tạo” và công kích các phóng viên là “kẻ thù của người dân”. ”
Trong khi đó theo Reuters, Thượng Viện Hoa Kỳ ngày hôm nay đã thông qua nghị quyết xác định hỗ trợ cho quyền tự do báo chí và nói rằng báo chí, truyền thông không phải kẻ thù của người dân. Đúng là nước Mỹ đại loạn. Nhưng nói đi phải nói lại. Đòi hỏi báo chí trung thực 100% chỉ là ảo tưởng. Nghề làm báo không phải là một nghề làm thiện nguyện mà là một nghề để kiếm ăn. Mỗi báo đều có khuynh hướng chính trị, kinh tế, tôn giáo khác nhau. Báo A ủng hộ đảng này, báo B ủng hộ đảng kia. Đó là khuynh hướng tự nhiên. Tuy nhiên dù khuynh hướng khác nhau, dù chống đối chính quyền…nhưng báo chí phải trung thực. Không trung thực, gian trá, bịa đặt tin tức… thì báo chí chính là kẻ thù, là thuốc độc, là ung nhọt của xã hội. Thật là bất hạnh nếu con người phải sống trong một xã hội gian trá như: hàng giả, tiền giả, lời nói giả dối, tin tức gian dối và những lời hứa, tình cảm gian dối! Chính quyền không phải là cỗ máy, mà là con người. Chính quyền nào cũng muốn ém nhẹm những khuyết điểm, những sai trái, hành vi nhũng lạm, thói hư tật xấu. Cho nên khi báo chí nói lên sự thực thường bị chụp mũ, đe dọa và có khi bị giết hại. Nói lên sự thực là một hành vi vô cùng can đảm chứ không phải chuyện chơi. Lịch sử cho thấy hầu hết những người nói lên sự thực/trung ngôn đểu chết thảm hoặc cuộc đời tan nát.
-Houston Chronicle ngày 17/8/2018: “Giáo phái thờ Quỷ Sa Tăng (Satanic Temple) khánh thành một bức tượng hình người, đầu dê, có cánh tên gọi Baphomet (tiêu biểu của Quỷ Sa Tăng) tại cuộc tập họp trước Dinh Thống Đốc và Quốc Hội của Tiểu Bang Arkansas để phản đối việc dựng một bảng đá có khắc Mười Điều Răn Của Chúa (Ten Commandments) tại đây. Với những người theo đạo thờ Quỷ Sa Tăng (Satanist), những người Vô Thần (Atheist) và cả những người theo Thiên Chúa Giáo hiện diện, một vài người đọc diễn văn kêu gọi dẹp bảng đá hoặc phải cho họ dựng tượng Quỷ Sa Tăng Baphomet. Những người theo đạo thờ Sa Tăng nói rằng bảng đá khắc Mười Điều Răn Của Chúa vi phạm nguyên tắc tự do tín ngưỡng ghi trong hiến pháp và việc dựng tượng Sa Tăng là bày tỏ sự khoan dung tôn giáo.”
Nếu theo đúng tinh thần “tự do và bình đẳng tôn giáo” ghi trong hiến pháp thì không thể dựng tượng, trưng bày hình ảnh, kinh điển, điều răn dạy của bất kỳ tôn giáo nào tại những nơi công cộng. Những nơi này là tài sản chung của đất nước- tức tài sản của tín đồ mọi tôn giáo đang sống trên đất nước. Theo thống kê năm 2011, nước Anh có khoảng 3850 tín đồ theo đạo Sa-tăng. Còn ở Hoa Kỳ, đạo Sa Tăng đã có 15 chi nhánh trên toàn quốc và có khoảng 10,000 người nhận mình là tín đồ Sa Tăng qua mạng lưới điện tử. Sự phát triển tôn giáo thờ Sa Tăng rất phức tạp. Theo Wikipedia, ngay trong thời kỳ Đế Quốc La Mã, một số giáo sĩ Thiên Chúa Giao cũng đã lén lút thờ Sa Tăng qua cái tên Baphomet và Lucifer (Thiên Thần do Thiên Chúa tạo ra, sau trở thành phản đồ, bị ném xuống địa ngục và trở thành quỷ Sa Tăng) thường hiện ra dưới hình dáng con mèo (The Knights Templar were accused of worshipping an idol known as Baphomet, with Lucifer having appeared at their meetings in the form of a cat.)
– Detroit Free Press ngày 17/8/2018: “Người đàn bà đứng dậy và nhìn thẳng vào người đàn ông Da Đen tên Powell bị kết tội 148 năm tù đã làm nhơ nhớp đời bà và làm cho nó trở nên đen tối khi người đàn ông này khủng bố, cướp và xâm phạm tiết hạnh bà và người yêu của bà (buộc hai người phải làm tình trước họng súng) sáu năm về trước. Bà nói rằng bản án này sẽ làm cho thủ phạm không còn có cơ hội nhìn lại ánh sáng cuộc đời. Cùng với tám nạn nhân khác- bốn đàn ông và bốn đàn bà- gọi hung thủ là “ác quỷ” khi người đàn bàn nói trước đám đông tại tòa án.”
Theo giáo lý nhà Phật, trong thế giới này đang có sáu loài, sáu cảnh giới đó là Phật, Cõi Trời, Người, Địa Ngục, Ngạ Quỷ (Quỷ Đói) và Súc Sinh sống lẫn với nhau. Tất cả đều do Tâm mà hiện ra. Hiền lành, biết thương người, sống bằng Trí Tuệ, coi chúng sinh đều bình đẳng như nhau, đó là Phật. Lòng dạ hung hiểm, làm chuyện ác độc dị thường đó là Quỷ dù mang hình dáng con người (hung thủ ở trên chính là Quỷ mang hình dáng con người, có khi rất đẹp trai hay đẹp gái). Đất nước hay xã hội hiền hòa, không chiến tranh, không hơn thua, biết yêu thương nhau đó là Cõi Trời. Chiến tranh, thù hận, nghi kỵ, ghét bỏ, tàn sát lẫn nhau đó là Địa Ngục. Loạn luân, dâm dục quá độ, lấy lõa thể, phô diễn mông, vú, bộ phận sinh dục làm giá trị, tuy vẫn mang hình dáng con người nhưng có cuộc sống của Súc Sinh.
-Yahoo News ngày 26/8/2018: “Ba trẻ vị thành niên từ 17-18 tuổi đập cửa sổ, xông vào nhà, hãm hiếp và bắt cóc một bà cụ 70 tuổi ở Memphis, Arkansas.”
-Reuters ngày 26/8/2018: “Trong vòng 10 năm, sau khi việc bán và hút cần sa được hợp thức hóa, tổng số cần sa bán ra có thể lên tới 47 tỷ Mỹ Kim, ngang với thương vụ bán bia và rượu vang gộp lại.”
Thật kinh hoàng! Không cần chiến tranh, không cần bom nguyên tử, dân Hoa Kỳ có thể bị suy đồi bởi loại ma túy này. Theo thống kê năm 2014, 15.6% học sinh Lớp Tám, 33.7% học sinh Lớp Mưởi và 44% học sinh Lớp Mười Hai hút cần sa. Còn theo thống kê của CBS, 80% trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi) hút cần sa. Đây là cái giá phải trả của Dân Chủ, Tự Do và Nhân Quyền. Ngăn cấm thì bị lên án là man rợ và vi phạm nhân quyền. Còn buông thả thì đất nước suy vong. Cho nên cái gì cũng phải Trung Dung. Nhân đạo quá, tự do quá là “tự hủy diệt”.
Tình hình thế giới:
Afghanistan
-Business Insider ngày 15/8/2018: Đã liệt kê những quốc gia “khó lòng chinh phục nhất” (most impossible to conquer), đó là Hoa Kỳ, Nga, A Phú Hãn, Trung Hoa và Ấn Độ. Bảng xếp hạng này tương đối khách quan. Riêng đối với A Phú Hãn, một nước rất nhỏ và lạc hậu nhưng lại được mệnh danh là Mồ Chôn Của Các Đế Quốc (The Graveyard of Empires). Các đế quốc Anh, Liên Bang Sô-viết đã ôm đầu máu tại đây. Hiện giờ siêu cường Hoa Kỳ đang lún sâu vào cuộc chiến 17 năm mà chiến thắng chưa hiện ra. Nếu Hoa Kỳ rút đi mà không có chiến thắng- tức Taliban bị tiêu diệt – thì có lẽ ngàn năm nữa không một đế quốc nào dám bén mảng tới quốc gia nằm trong hóc kẹt này. Các đế quốc giống như con sư tử, nhưng A Phú Hãn lại là con nhím. Gặm con nhím, gai đâm vào cổ, sư tử chết.
-Reuters ngày 17/8/2018: “Vào ngày hôm nay Bộ Tài Chính Hoa Kỳ áp đặt trừng phạt lên một số giới chức quân sự và cảnh sát Miến Điện vì đã tham dự vào cuộc mà Hoa Kỳ gọi là ‘thanh lọc chủng tộc’ cùng những vi phạm nhân quyền khác đối với người thiểu số Hồi Giáo Rohinhgya. Thế nhưng các giới chức quân sự Miến Điện phủ nhận cáo buộc này và gọi đó là chiến dịch chống khủng bố.” Cũng theo Reuters ngày 29/8/2018, “Miến Điện bác bỏ một bản báo cáo của thanh tra LHQ yêu cầu các ông tướng cao cấp phải bị truy tố về tội diệt chủng và nói rằng cộng đồng quốc tế đã phỏng đoán sai lầm. Bản báo cáo cho thấy đây là lần đầu tiên tổ chức này đã công khai kêu gọi các viên chức Miến Điện phải bị truy tố về cuộc đàn áp tàn bạo người Hồi Giáo Rohingya năm ngoái.”
-Business Insider ngày 17/8/2018: “Hoa Lục phát động chiến dịch tẩy chay quán Cà-phê 850 C tại Los Angeles mà chủ nhân người Đài Loan đã nồng nhiệt tiếp đón bà Thái Anh Văn khi trên đường đi Nam Mỹ đã ghé ngang đây. Hệ thống quán cà-phê này ở Hoa Lục đã thiệt hại 120 triệu Mỹ Kim từ khi có chiến dịch tẩy chay.”
Quán cà-phê & bánh ngọt này ở Westminster được người Việt chiếu cố, xếp hàng để mua. Người Việt mình có cái tức cười. Chửi bới, căm thù, lên án Hoa Lục cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974, nhưng lại lặng thinh chuyện Đài Loan (Tàu Tưởng Giới Thạch) chiếm Đảo Ba Bình/Thái Bình của Việt Nam năm 1956. Hai ông ba Tàu cùng chiếm đảo của cha ông mình, nhưng lại thương ông Tàu Đài Loan, ghét ông Tàu Trung Quốc. Việt Nam vừa lên tiếng phản đối Đài Loan vừa tập trận lớn tại Đảo Ba Bình.
Hiện nay Hoa Lục đang quyết tâm xóa tên Đài Loan trên mặt trận ngoại giao, tức có đó nhưng không được nước nào công nhận cả. Theo tôi, nếu Hoa Kỳ công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập, chắc chắn Hoa Lục sẽ tấn công Đài Loan. Hoa Lục không bao giờ chịu để Đài Loan biến thành một căn cứ quân sự của Mỹ để khống chế đại lục. Theo Reuters ngày 18/8/2018, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ một người đàn ông trên nhóm diễn đàn (social media) đã đặt câu hỏi tại sao không thể gọi Đài Loan là một quốc gia.
-Tổng Hợp ngày 18/8/2018: Lễ khai mạc Á Vận Hội (ASIAD 2018) đã long trọng diễn ra tại vận động trường Gelora Bung Karono của Thủ Đô Jakarta, Nam Dương. Tổng thống Nam Dương và phu nhân đã tham dự lễ khai mạc cùng 80,000 khán giả. Nước chủ nhà sẽ có 1000 lực sĩ tham gia các cuộc tranh tài. Việt Nam có 523. Khoảng 1 tỷ người trên khắp thế giới sẽ theo dõi những trận tranh tài được truyền đi qua hệ thống truyền hình trực tiếp hoặc mạng lưới điện tử.
Ngày nay các Thế Vận Hội, Á Vận Hội, Đông Nam Á Vận Hội, được coi như những sự kiện lớn của hành tinh này. Ngoài việc tranh tài thể thao, đây còn là cơ hội để bày tỏ tình hữu nghị và trình bày những nét văn hóa đặc thù của từng quốc gia. Nam Dương đã huy động 100,000 binh sĩ và cảnh sát để bảo vệ an ninh cho Á Vận Hội, ra lệnh truy quét tội phạm và bắn bỏ những phần tử phá hoại chống lại lệnh của cảnh sát. Nam Dương còn dùng cả những đội bắn tỉa để triệt hạ thành phần khủng bố. Dường như có một công thức đi đôi như bóng với hình giữa sự phát triển của một quốc gia với sự phát triển của các bộ môn thể thao. Một quốc gia nghèo đói, kém phát triển thường “lẹt đẹt” về thể thao hoặc thể thao không có gì cả hoặc chỉ có bóng tròn, bóng chuyền, chạy bộ là cùng. Cùng là Á Châu nhưng thể thao của Nhật Bản phát triển vượt bực hơn hẳn Ấn Độ và Trung Hoa.
-Yahoo News ngày 19/8/2018: “Tổng Thống Nga Putin dự trù thảo luận kế hoạch trợ giúp nhân đạo để người tỵ nạn Syria có thể trở về nước và cảnh báo bà Thủ Tướng Merkel là một đợt di dân mới sẽ tạo gánh nặng và xáo trộn. Bà Merkel tiếp Ô. Putin trong cuộc họp song phương lần đầu tiên tại Đức kể từ năm 2013 đã nói với Ô. Putin rằng Nga có trách nhiệm giúp để giải quyết một số những cuộc khủng hoảng như Syria và Ukraina. Trước khi có cuộc họp riêng với bà Merkel tại lâu đài của chính phủ ở bắc Bá Linh, Ô. Putin nói hiện nay tại Thổ Nhĩ Kỳ có 3 triệu người tỵ nạn, tại Jordanie có 1 triệu, khiến tạo gánh nặng khổng lồ lên Âu Châu cho nên điều tốt nhất là làm mọi cách để họ có thể hồi hương. Hai bên cũng đã thảo luận về ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 đã bị Hoa Kỳ và một vài nước Âu Châu chỉ trích vì sợ Âu Châu sẽ lệ thuộc vào Nga. Năm ngoái Đức đã nhập cảng 53 tỷ mét khối khí đốt từ Nga.”
-AFP ngày 21/8/2018; “Mạc Tư Khoa và Cộng Hòa Trung Phi vừa ký văn kiện hợp tác quân sự vào ngày hôm nay, non một tháng sau khi ba nhà báo Nga bị giết ở quốc gia tao loạn này và đang điều tra việc có lính đánh thuê người Nga. Bộ Trưởng Quốc Phòng Sergi Shoigu và người đồng cấp Cộng Hòa Trung Phi đã ký văn kiện này bên lề cuộc triển lãm vũ khí 2018 (exp. Army 2018) ở ngoài Mạc Tư Khoa. Ô. Shoigu nói rằng thỏa hiệp giúp gia tăng mối liên hệ quốc phòng.”
Đây là xứ sở của Ô. Bocassa- trung sĩ quân đội Liên Hiệp Pháp sau trở thành tổng thống rồi tự phong mình là hoàng đế rồi bị lật đổ năm 1979, có con rơi tại Việt Nam tên gọi Cô Ba Xí gây ồn ào ở Miền Nam một thời.
-Reuters ngày 25/8/2018: “Tổng Thống Donald Trump đột ngột ra lệnh ngưng chuyến đi Bắc Triều Tiên của Bộ Trưởng Ngoại Giao Mike Pompeo, công khai thừa nhận rằng nỗ lực để Bắc Triều Tiên hủy bỏ chương trình nguyên tử đã bị đình trệ kể từ cuộc họp thượng đỉnh với Ô. Kim Jong Un.” Sau đó, có lúc Ô. Trump nói sẽ cho tổ chức lại cuộc tập chung với Nam Triều Tiên, có lúc không. Trong khi đó, nóng lòng với kết quả, dường như phái đoàn của Nhật Bản đã bí mật gặp phái đoàn Bắc Triều Tiên tại Hà Nội.
Chiến Tranh Lạnh Mới:
-Reuters ngày 24/8/2018: Cố Vấn An Ninh Quốc Gia John Bolton đã tới Mạc Tư Khoa để gặp gỡ giới chức an ninh của Nga kể từ cuộc họp thượng đỉnh Trump-Putin ở Helsinki và chuyến viếng thăm Mạc Tư Khoa của một số thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa. Thế nhưng sau cuộc họp hai bên đã không thể đưa ra bản thông cáo chung. Hoa Kỳ yêu cầu nêu vấn đề Nga can thiệp vào cuộc bầu cử, trong khi Nga yêu cầu đưa vấn đề Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác vào bản tuyên bố chung. Theo The Hill ngày 22/8/2018, “Tổng Thống của Bosnia Serb Republic cáo buộc Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ can thiệp vào cuộc bầu cử của đất nước ông, điều mà Hoa Kỳ gọi là ” bàn tay bí mật” (Conspiracy Theory mà Miền Nam trước đây gọi là Bàn Tay Lông Lá). Ô. Milorad Dodik nói với Reuters rằng Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID) đã dùng tổ chức phi chính phủ tại đây để ảnh hưởng tới cuộc bầu cử. Thế nhưng Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ đã bác bỏ cáo buộc này.”
– NextBigFuture.com ngày 23/8/2018: “Trung Hoa cần 10-20 năm để ngang hàng với Hoa Kỳ về kinh tế, 20-40 năm để ngang hàng với Hoa Kỳ về quân sự.” Thế nhưng theo Fox News cùng ngày, “Trung Hoa sẽ qua mặt Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đây là lúc chúng ta phải gia tăng tốc độ.”
Gia tăng như thế nào đây? Phải giảm bớt chi phí quốc phòng để gia tăng kinh tế? Phải mở rộng thị trường và tránh dùng “ngọn roi nhân quyền và cấm vận” để khỏi mất lòng bè bạn và đồng minh? Có một nguy cơ chí tử là Hoa Kỳ có thể sản xuất mọi sản phẩm nhưng giá thành lớn quá, không cạnh tranh nổi với Trung Quốc và các nước nhỏ. Chính vì thế mà các đại công ty Hoa Kỳ muốn tồn tại phải chạy qua các nước nhân công rẻ khiến sản xuất đình trệ, nhân công thất nghiệp. Gia tăng thuế nhập cảng là để bảo vệ hàng nội địa. Nhưng đối thủ cũng gia tăng thuế nhập cảng khiến hàng của Mỹ không bán được hoặc bán chậm tại nước ngoài. Cuối cùng “chiến tranh kinh tế” không phải là giải pháp phát triển kinh tế. Hiện Hoa Kỳ và Trung Quốc đang phải đàm phán để chấm dứt cuộc chiến mậu dịch nhưng chưa đi tới đâu. Hiện nay Mỹ đang kiện Nga tại Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO) vì Nga đã đánh thuế nhập cảng quá cao vào các hàng của Mỹ.
Hai nền kinh thế Mỹ-Hoa như nước với lửa. Một bên theo chế độ “Kinh tế tự do” chính quyền không được phép can thiệp vào các hoạt động kinh tế của tư nhân. Một bên theo chế độ “Kinh tế chỉ huy” chính quyền điểu khiển mọi hoạt động kinh tế của quốc gia. Từ một quốc gia nghèo đói, lạc hậu, nền “Kinh tế chỉ huy” đã đưa Hoa Lục lên địa vị ngang bằng Mỹ. Vậy thì trong trường kỳ chưa biết nền kinh tế nào hay hơn.
-AFP ngày 27/8/2018: “Tổng Thống Pháp Macron kêu gọi Âu Châu thôi ỷ lại vào Hoa Kỳ để bảo đảm an ninh trong lúc ông thúc đẩy một sự hợp nhất mới cho Âu Châu nơi khuynh hướng quốc gia đang gia tăng. Đức ủng hộ đề nghị thành lập một lực lượng phản ứng nhanh cỡ nhỏ và phi cơ chiến đấu được gom lại để điều khiển chung.”
Trên đời này “hết hợp rồi lại tan” là chuyện thường. Tại sao Âu Châu có thể tổ chức thành một “Liên Hiệp” dùng tiền chung, lại không thể tự lo về an ninh? An ninh ở đây là đối đầu với Nga. Tại sao không thể ký kết một thỏa ước bất tương xâm với Nga? Hiện nay Ô. Trump đang căng thẳng với các quốc gia Âu Châu qua các vấn đề thuế nhập cảng, chiến dịch cô lập Ba Tư và đòi hỏi chi phí quốc phòng phải là 3%. Nếu Hoa Kỳ rút chân ra khỏi Minh Ước Bắc Đại Tây Dương thì sức mạnh quân sự của Mỹ chỉ còn một nửa. Trong lúc Ô. Trump lạnh nhạt với Âu Châu thì Thổ Nhĩ Kỳ- một thành viên của NATO lại nồng ấm với Nga khiển nảy ra lo ngại về một sự rạn nứt trong liên minh này.
-Yahoo News ngày 28/8/2018: “Bộ Trưởng Quốc Phòng Shoigu cho biết Nga sẽ tổ chức cuộc tập trận lớn nhất vào tháng tới kể từ đỉnh cao của cuộc Chiến Tranh Lạnh, triển khai khoảng 300,000 binh sĩ có cả sự tham dự của chục ngàn binh sĩ tới từ Hoa Lục. Cuộc tập trận Vostok-2018 kéo dài từ Rặng Ural tới bờ biển Thái Bình Dương từ 11-15 Tháng Chín, 2018 với 1/3 của quân số hiện dịch, 1000 máy bay, 36,000 chiến xa và xe bọc thép và các Hạm Đội Bắc và Thái Bình Dương.”
Đây là dấu hiệu phô trương lực lượng để cho Hoa Kỳ và NATO biết sức mạnh quân sự của Nga như thế nào và cũng là biểu hiện rõ nét về sự hợp tác quân sự Nga-Hoa có thể có nếu nổ ra chiến tranh. Nếu Mỹ tiếp tục cấm vận và kiềm chế Nga, một liên minh quân sự Nga-Hoa sớm muộn cũng sẽ hình thành. Khi đó Mỹ phải đối đầu với hai siêu cường quân sự trong khi đang lún sâu vào cuộc chiến ở A Phú Hãn, Syria, cuộc xung đột Do Thái-Palestines và cuộc chiến có thể có với Ba Tư và bất hòa với NATO.
Tình hình Trung Đông:
-Bloomberg News ngày 15/8/2018: “Sau khi gặp gỡ Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdorgan, Emir Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani của Qatar cam kết giúp đầu tư vào Thổ Nhĩ Kỳ 15 tỷ Mỹ Kim để ổn định tình hình tài chính của Thổ giữa lúc đồng lira mới vừa hồi phục.” CBS News ngày 16/8/2018 phổ biến hình ảnh cho thấy người dân Thổ xé đồng đô-la và dùng búa tạ đập nát điện thoại thông minh (iPhone) của hãng Apple sản xuất từ California để ủng hộ chính quyền trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ. Coi chừng cuộc chiến thương mại biến thành cuộc chiến ngoại giao và đưa tới tinh thần “bài Mỹ’. Tin tức mới nhất cho biết một chiếc xe hơi phóng qua và đã bắn một số phát đạn vào cổng tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Ankara. Theo Fox News ngày 20/8/2018, Hoa Kỳ từ chối đề nghị của Thổ sẽ thả mục sư Tin Lành nếu Hoa Kỳ ngưng cuộc điều tra và phạt Tukish Bank cả tỷ Mỹ Kim.
Như tôi đã nói kỳ trước, phong tỏa kinh tế hay cấm vận dùng để bảo vệ an ninh, quyền lợi quốc gia hay quốc tế chứ không để bảo vệ quyền lợi của cá nhân. Nếu vì tự ái hai bên cứ kéo dài “cuộc chiến” như thế này thì bất lợi cho cả hai, trong khi Thổ là đồng minh chiến lược của NATO.
-AFP ngày 18/8/2018: Tổng Thư Ký LHQ Antonio Guterres đề nghị bốn giải pháp để gia tăng bảo vệ người Palestines ở trong khu vực Do Thái kiểm soát, từ việc gửi các toán giám sát nhân quyền và quan sát viên không vũ trang – tới việc triển khai binh sĩ hoặc cảnh sát dưới mạng lệnh của LHQ. Những đề nghị này nằm trong bản báo cáo mà Đại Hội Đồng đã yêu cầu để đối phó với việc gia tăng bạo động tại Gaza- nơi mà 171 người Palestines đã bị lính Do Thái bắn chết kể từ Tháng Ba, 2018.”
-ABC News ngày 19/8/2018: “Trong một cuộc phỏng vấn với ABC News, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia John Bolton nói rằng ông rất chú ý tới ý kiến dùng nhà thầu tư nhân thay cho lính Mỹ để đảm đương cuộc chiến ở A Phú Hãn kéo dài đã 17 năm. Sáng kiến này đang được thảo luận tại Tòa Bạch Ốc.”
Phải chăng đây lại là kiểu “chạy làng” giống như chiến tranh Việt Nam? Sau Hiệp Định Paris, để chuẩn bị cho cuộc rút lui (Ô. Nguyễn Tiến Hưng gọi là tháo chạy) Hoa Kỳ đã thi hành kế hoạch “Việt Nam Hóa Chiến Tranh” mà báo chí còn gọi là “Thay Màu Da Trên Xác Chết”. Giờ đây dùng nhà thầu chiến tranh, tức binh sĩ do nhà thầu tuyển dụng. Rồi xe tăng, máy bay, máy bay không người lái, đại bác…cũng do “binh sĩ” của nhà thầu điều khiển – thì tôi không biết phải gọi cuộc chiến này như thế nào? Ông chủ thầu này lấy mạng lệnh gì, lấy tư cách gì để tổ chức những cuộc hành quân, bình định, an dân, tổ chức các cuộc họp hay phối hợp hành quân với NATO với các tư lệnh quân đội A Phú Hãn? Cuối cùng thì ông nhà thầu này cũng chính là đại diện của tổng tư lệnh tối cao Hoa Kỳ (tổng thống) – chứ còn ai nữa? Thế rồi những “binh sĩ đánh mướn” này bị bắt, liệu có thể gọi họ là tù binh chiến tranh (POW) của Hoa Kỳ? Hay họ chỉ là nhân viên của công ty tư nhân cho nên mặc xác họ, nhà thầu tự lo lấy, chính phủ vô trách nhiệm? Thật nhức đầu! Nguyên do cũng chỉ vì Ô. Bush Con không tính toán kỹ lưỡng, đã lao vào cuộc chiến ở một nơi mà các sử gia gọi là “Mồ Chôn Của Các Đế Quốc” (The Graveyard of Empires) cho nên đã 17 năm rồi, mỗi năm chi 5 tỷ Mỹ Kim mà chưa thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Theo Reuters ngày 18/8/2018, Ngoại Trưởng Mike Pompeo nói rằng đây là thời điểm cho hòa bình giữa lúc chính phủ A Phú Hãn tuyên bố ngưng bắn với Taliban. Tuy nhiên Hoa Kỳ muốn thương thảo riêng với Taliban mà không có Nga. Theo Fox News ngày 21/8/2018, “Nga nói rằng Taliban vừa chấp thuận lời mời đàm phán vào tháng tới. Sự loan báo chương trình đàm phán diễn ra giữa lúc Taliban mở rộng sự có mặt khắp A Phú Hãn và liên tục tung ra những đợt tấn công đầu tháng này, bao gồm cả vùng Ghazni một thành phố chiến lược gần Thủ Đô Kabul. Ngoại Trưởng Nga Lavrov nói rằng Mạc Tư Khoa đã mời Taliban họp vào ngày 4/9/2018 và hy vọng sẽ là cuộc đối thoại xây dựng.”
-New York Post ngày 18/8/2018: “Lính Nga hiện đang tuần tra trên Cao Nguyên Golan do một thỏa hiệp với Do Thái để tránh chí nguyện quân Ba Tư tiến vào đây.” Cuộc chiến Syria biến chuyển không sao lường trước được.
-Yahoo News UK. Ngày 22/8/2018:” Một phụ nữ hoạt động nhân quyền có thể bị thi hành án tử hình – một lần nữa làm nổi bật thành tích nhân quyền của Ả Rập Sê-út. Cô Asraa al-Ghomgham đòi hỏi chấm dứt phân biệt đối xử với những người Hồi Giáo Shia và thả những tù nhân chính trị đã bị tòa án kết tội tử hình vào Tháng Tám. Quyết định thi hành – phần lớn là chặt đầu – tùy thuộc vào Vua Salman.”
-AP ngày 24/8/2018: “Tổng Thống Donald Trump vừa ra lệnh cắt số viện trợ 200 triệu Mỹ Kim cho người Palestines. Tổ Chức Giải Phóng Palestines (PLO) lập tức tố cáo quyết định này và gọi đó là thủ đoạn chính trị rẻ tiền. Và người dân Palestines và các nhà lãnh đạo sẽ không bị đe dọa và sẽ không chịu thua trước sự cưỡng ép.”
-Reuters ngày 26/8/2018: “Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cam kết đem lại hòa bình và an ninh cho Iraq và những vùng của Syria không đặt dưới sự kiểm soát của Thổ và nói rằng những tổ chức khủng bố ở những khu vực này phải bị loại trừ. Thổ Nhĩ Kỳ đã hỗ trợ cho vài nhóm phiến quân tại Syira, nay hợp tác với Nga và Ba Tư là những nước ủng hộ Ô. Assad để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng.” Trong khi đó cũng theo Reuters, bộ trưởng quốc phòng Ba Tư đã gặp bộ trưởng quốc phòng Syria tại Damascus. Bộ trưởng quốc phòng Ba Tư nói rằng bang giao giữa hai nước mạnh mẽ và ổn định.
-Reuters ngày 27/8/2018: “Ngày hôm nay hai bộ trưởng quốc phòng Ba Tư và Syria đã ký văn kiện hợp tác quốc phòng.”
Tình hình Biển Đông:
-Reuters ngày 15/8/2018: “Ủy Ban Sông Mekong hoan nghênh quyết định của chính phủ Lào đình chỉ việc chấp thuận những dự án xây đập mới trong khi duyệt xét lại những đập đang xây cất, sau biến cố vỡ đập tháng vừa qua.”
-Reuters ngày 16/8/2018: “Hoa Lục bác bỏ lời kêu gọi của Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte yêu cầu Bắc Kinh suy nghĩ lại lối hành xử tại Biển Đông và nói rằng Trung Quốc có quyền phản ứng với các tàu hay máy bay đến gần các đảo của họ. Ô. Duterte nói rằng Hoa Lục không có quyền trục xuất tàu hay máy bay đi ngang qua các đảo nhân tạo nằm trên hải lộ còn đang tranh chấp và hy vọng Bắc Kinh dịu bớt thái độ và ngưng những hành động ngăn cấm.” Theo Bloomberg News cùng ngày, Hoa Lục đã cho thiết kế những vệ tinh để nhận dạng và theo dõi các tàu, máy bay di chuyển qua các đảo nhân tạo.
Ít ra Ô. Duterte cũng phải có những lời nói “ấm lòng chiến sĩ”như thế này chứ. Đầu tư để phát triển đất nước quan trọng, nhưng hải phận bị xâm lấn, đất đai của Tổ Quốc mất rồi thì làm sao lấy lại được?
-Business Insider ngày 16/8/2018: “Hoa Kỳ cảnh báo Phi Luật Tân hãy suy nghĩ cẩn thận về dự tính mua thiết bị quân sự từ Nga, bao gồm những tàu ngầm chạy bằng điện và dầu cặn và nhấn mạnh rằng Nga không phải là người hợp tác tốt lành. Bộ Trưởng Quốc Phòng Phi Luật Tân Lorenzana nói rằng Phi cần tàu ngầm để theo kịp các nước láng giềng vì Phi không có sức mạnh quân sự ở dưới biển. Còn Ô. Duterte nói rằng nếu Phi Luật Tân mua tầu ngầm của Mỹ thì nó sẽ nổ tung (implode).” Theo Eurasia Review ngày 23/8/2018, Tổng Thống Duterte lại lên tiếng đả kích Mỹ, nhưng tìm cách làm Mỹ yên tâm khi nói rằng tầu ngầm này không dùng để chống Mỹ.
Thực ra tầu ngầm của Mỹ rất tốt không “nổ sảng” như Ô. Duterte nói. Nhưng kinh nghiệm cho thấy mua vũ khí của Mỹ sẽ phải lệ thuộc vào Mỹ. Cho nên một số quốc gia né tránh và chuyển qua mua vũ khí của Pháp hay Nga cho chắc ăn. Theo Sputnik News ngày 24/8/2018, Ô. Duterte đã từ chối lời mời chào mua phi cơ chiến đấu F-16 của Mỹ và nói rằng, “Đó chỉ là đồ vô dụng. Chúng ta là bạn, nhưng phải nhớ rằng sở dĩ như vậy là bởi nhiều năm trước đây quý vị đã biến chúng tôi thành thuộc địa. Chúng tôi không đồng ý với kiểu tình bạn như vậy”. Ký ức thuộc địa 1898- 1946 (42 năm) vẫn hằn sâu trong tâm trí người Phi Luật Tân. Tưởng cũng nên nhắc lại đây, vào ngày 18/10/2017 Nga đã tặng Phi Luật Tân 5000 khẩu AK-47 và 1 triệu viên đạn cùng 20 xe vận tải.
-Yahoo News ngày 17/8/2018: “Trong bản tường trình lượng giá sức mạnh quân sự của quốc gia trước quốc hội, Ngũ Giác Đài đã báo động về những chương trình của Hoa Lục dự định xây các nhà máy nguyên tử nổi trên những hòn đảo và bãi đá ngầm còn đang tranh chấp tại Biển Đông.”
-Tin trong nước ngày 20/8/2018: Đại Tướng Robert Brown – Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương và Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink đã tới thăm và dâng hương tại đền thờ Hai Bà Trưng, Hà Nội. Nhân dịp này, Tướng Brown tuyên bố hai nước có thể học hỏi lẫn nhau để duy trì ổn định trong khu vực. Cùng lúc, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Việt Nam lần đầu tiên phối hợp với Hoa Kỳ tổ chức cuộc “Hội Thảo Điều Hành Lục Quân Thái Bình Dương thứ 42 (PAMS-42) gồm 27 nước trong khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trong đó có Hoa Lục, Nhật Bản.
Từ việc Phó Tổng Thống Jose Biden đọc Kiều, Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis lễ Chùa Trấn Quốc, tới ông tướng Brown dâng hương ở đền thờ Hai Bà Trưng…cho thấy Hoa Kỳ rất trân trọng với mối bang giao Việt -Mỹ.
Nhận Định:
Ngày 18/8/2018 vừa qua, tại Áo đã diễn ra một đám cưới, chính ra phải ồn ào và linh đình, nhưng lại hết sức đơn sơ. Đó là đám cưới của bà Bộ Trưởng Ngoại Giao Karin Kneissl- một chính trị gia độc lập nhưng lại được Đảng Tự Do thân Nga bổ làm ngoại trưởng. Không hề có những vị khách danh dự của Âu Châu, nhưng một vị khách đặc biệt đã được mời, đó là tổng thống của Nga Putin. Ô. Putin đã đã khiêu vũ cùng với chú rể và cô dâu.
Đây không phải chuyện tình cờ vì cô dâu là bộ trưởng ngoại giao và hành động chứng tỏ hiện giờ (ngày mai chưa biết ra sao) Áo hiện có chính sách thân thiện, không thù nghịch với Nga. Một số quốc gia Âu Châu bày tỏ tức giận vì hành động làm suy yếu lập trường mạnh mẽ chống Nga của Âu Châu đối với vấn đề Ukraina.
Hiện nay Áo có hai chính đảng, thân Nga và thân Tây Phương. Theo tôi, hai đảng này hoàn toàn vì quyền lợi của tối thượng của Áo, đảng nào cũng yêu nước, chẳng có đảng nào “bán nước” cả. Đảng thì cho rằng thân Tây Phương để có chỗ dựa chống những cuộc xâm lăng nếu có từ Nga. Còn đảng thì cho rằng hòa hoãn với Nga để tránh dính líu vào cuộc chiến thảm khốc trong tương lai chẳng có lợi gì cho Áo. Trong Tam Quốc Chí, Ngô-Thục liên minh để chống Tào. Sau khi Tào Tháo thảm bại tại Xích Bích thì Ngô-Thục biến thành kẻ thù. Trong Đệ Nhị Thế Chiến, Nga là đồng minh của Mỹ. Khi Thế Chiến II chấm dứt, Nga và Mỹ trở thành kẻ thù và thù cho tới ngày nay.
Do đó, liên minh, hòa hoãn hay chơi với quốc gia này, chơi với quốc gia kia…đều là sách lược ngoại giao của từng thời kỳ. Ngày xưa các nhà cách mạng Việt Nam cũng chạy sang Tàu làm chỗ nương tựa để chống Pháp. Nếu thù Tàu vì “ngàn năm đô hộ” thì chạy sang Tàu làm gì? Ngoại giao đa phương, tức trung lập, tức “đu dây”, tức “Lăng ba vi bộ” là chiến lược khôn ngoan nhất của các nước nhỏ. Tại Đông Nam Á, nếu đi theo Mỹ là chiến lược sinh tử ngàn đời của Thái Lan thì tại sao sau khi Mỹ rút khỏi Việt Nam, lập tức Thái Lan đuổi Mỹ và từ từ ngả theo Hoa Lục? Xin thưa, kể từ sau 1975, Mỹ mất hết ảnh hưởng ở Đông Nam Á trong lúc Hoa Lục nổi lên như một siêu cường ở vùng này về hai lãnh vực quân sự và kinh tế cho nên Thái Lan “Gió chiều nào theo chiều ấy”.
Chúng ta có thể không phục Thái Lan nhiều chuyện, nhưng Thái Lan là quốc gia khôn ngoan nhất về chiến lược ngoại giao, giữ gìn được độc lập trong khi tất cả các quốc gia Á Châu- ngoại trừ Nhật Bản đều bị các cường quốc thực dân đô hộ cả trăm năm. Nếu Nguyễn Ánh không dựa vào Pháp, cầu viện Pháp để có vũ khí, chiến thuyền đánh nhà Nguyễn Quang Trung thì Việt Nam với sự hiện diện của Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Nhật Bản…có lẽ đã độc lập tự chủ, chứ không bị nô lệ tủi nhục Thực Dân Pháp cả trăm năm.
Nước nhỏ mà ôm cứng lấy một siêu cường thì sớm muộn cũng trở thành tay sai hoặc mất hết chủ quyền. Nhật Bản hùng cường như thế chỉ vì nhờ Mỹ che chở về an ninh mà không thể tự chủ trong chính sách đối ngoại. Chẳng hạn dưới áp lực của Mỹ, Thủ Tướng Abe cách đây vài tuần đã phải hủy bỏ những chuyến công du tới Nga và Ba Tư. Khuynh hướng ngoại giao của hầu hết các nước nhỏ trên thế giới ngày hôm này là “đa phương”, tức giao hảo với tất cả các cường quốc để cân bằng ảnh hưởng giữa các “ông kẹ”. Muôn đời, muốn giữ nước phải có hai quyết sách: Quân sự mạnh và ngoại giao khôn khéo. Quân sự mà không có ngoại giao là quân sự mù. Ngoại giao mà không có quân sự hoặc kinh tế tự chủ là ngoại giao trên thế yếu. Muốn “kinh bang tế thế”, muốn cứu nước hay giữ yên đất nước phải thuộc nằm lòng hai yếu tố này. Nếu không sẽ là một thảm họa – thảm họa chiến tranh hay thảm họa nô lệ. Ngoại giao đa phương còn có nghĩa là “Tứ hải giai huynh đệ”, chỉ có bạn, không có thù. Không bao giờ lên tiếng chỉ trích bạn bè hay các “ông kẹ”, mặc cho các siêu cường giết nhau, muốn làm gì thì làm. Lo cho đất nước mình trước (Our Country First). Chính sách ngoại giao đa phương cũng có nghĩa là giả ngơ giả điếc, “Thủ khẩu như bình “. Nước nhỏ phải hiểu biết tất cả những diễn biến và chiều hướng quốc tế. Ngoại trừ những vấn đề liên quan đến quyền lợi của đất nước thì mới lên tiếng. Còn chuyện thế giới đều biết hết nhưng không nói ra. Trong ngoại giao, làm tức là nói. Chẳng hạn, mời tổng thống Hoa Kỳ tới thăm đất nước mình, tức là kết thân với Mỹ để làm đối trọng chống Hoa Lục mà không cần phải nói ra mà cả thế giới đều biết.
Hiện nay các quốc gia Đông Nam Á đang theo đuổi chiến lược ngoại giao”đu dây”. Điều đó có nghĩa là cần sự hiện diện quân sự của Mỹ ở mức vừa phải để duy trì ổn định, nhưng hợp tác với Hoa Lục để phát triển và cũng để không biến Hoa Lục thành kẻ thù. Và trong tương lai có thể hợp tác cả với Nga. Tân Thủ Tướng Mã Lai, mặc dù vừa hủy bỏ một số dự án đầu tư nhiều tỷ Mỹ Kim của Trung Quốc, nhưng cũng đã vội vã thăm viếng Bắc Kinh. Trong cuộc gặp gỡ với Chủ Tịch Tập Cận Bình ngày 22/8/2018, Thủ Tướng Mã Lai Mahathir nói rằng chính sách của Mã Lai đối với Trung Hoa không có gì thay đổi. Ô. Mahathir đã cùng Thủ Tướng Lý Khắc Cường chứng kiến việc ký kết một số thỏa thuận giữa hai nước như gia tăng hoán đổi tiền tệ và nhập cảng nông phẩm của Mã Lai. Từ những diễn biến nói trên, chúng ta có thể nói rằng Mã Lai vẫn cần sự hợp tác và đầu tư của Hoa Lục nhưng thận trọng hơn người tiền nhiệm.
Đã qua rồi thời kỳ “chỉ có Mỹ và không biết có ai hết ”. Nếu mai đây con hổ, con sư tử, con báo không còn ăn thịt con bò, con nai nữa…thì nước lớn mới thôi ăn hiếp nước nhỏ. Nước lớn nào cũng muốn lôi kéo các nước nhỏ để làm “đồng minh” nhưng thực tế là tay sai để chống lại nước lớn khác. Do đó, sách lược giữ nước muôn đời của các nước nhỏ là: “Ngả nghiêng như cây tre” để tránh gẫy đổ trong cơn bão tố. Trong cơn bão tố, cây cổ thụ trăm năm tróc gốc, nhưng cây tre vẫn đứng khơi khơi vì biết ngả nghiêng theo chiều gió. Thế nhưng phải hiểu rằng tuy thân tre mềm, nhưng gốc tre rất cứng và chằng chịt bám xuống đất. Điều đó có nghĩa là muốn “Đu dây”, “Lăng ba vi bộ”, “Đa phương” phải có bản lĩnh vững vàng, nội công phải thâm hậu, tức lãnh đạo phải tài giỏi và ổn định được dân tình. Đất nước hỗn loạn, chia năm xẻ bảy là mồi ngon cho ngoại bang. Thương trường gian trá, lừa đảo, tàn bạo như thế nào thì chính trường quốc tế cũng tàn bạo, gian trá và bất công như thế. Cứ thử đọc lại lịch sử nhân loại 100 năm nay sẽ thấy. Cá nhân thì còn có luật pháp che chở. Còn quốc gia thì ai che chở cho mình đây? Liên Hiệp Quốc chăng? Xin thưa, kể từ 1945 biết bao nhiêu quốc gia bị xâm lăng, lật đổ, chia cắt, dội lên đầu cả chục triệu tấn bom, chục triệu dân thường bỏ mạng…có thấy LHQ lên tiếng bênh vực không? Và nếu có bênh vực thì “chuyện đã rồi”, nước mất nhà tan. Cho nên Lão Tử dạy muốn sống thì phải biết . Biết thời biết thế và phải tự lo lấy: Lo trong và lo ngoài.
Lo trong là lo phát triển kinh tế, ổn định dân tình. Lo ngoài là một chính sách ngoại giao khôn khéo. Ngày nay nhà lãnh đạo cũng như nhà nông, lo toan trăm bề. Khi nào “Trời yên bể lặng, mới yên tấm lòng” như bài ca dao của dân ta dưới đây:
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.
Nếu thái bình mà biết lo như Thượng Tướng Trần Quang Khải dạy: “Thái bình nghi nỗ lực” thì “Vạn cổ thử giang san” tức núi sông này bền vững muôn đời.
(California 31/8/2018)
https://www.baocalitoday.com/binh-luan/nhat-ky-bien-dong-chien-luoc-ngoai-giao-da-phuong.html
Nga Tập Trận Lớn Để Làm Gì?
Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Chín ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:
Tình hình Hoa Kỳ:
-ABC News ngày 3/9/2018: “Ô. Leon Paneta- nguyên chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc thời Bill Clinton, cựu giám đốc CIA, cựu bộ trưởng quốc phòng thời Obama nói rằng Đảng Dân Chủ nên trì hoãn thủ tục luận tội Ô. Trump nếu họ chiếm đa số tại Hạ Viện trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào Tháng 11 tới đây.”
Đây là chiến thuật “khôn ngoan” mà Đảng Cộng Hòa đã dùng trong việc luận tội Ô. Bill Clinton. Điều đó có nghĩa là cứ để Ô. Trump mắc kẹt và kéo dài cho đến khi tranh cử vào năm 2020 và dùng nó như là “độc chiêu” để hạ Ô. Trump. Còn nếu Tháng 11 này Quốc Hội luận tội Ô. Trump thì hai tình huống có thể xảy ra. Một là Ô. Trump từ chức trước khi bị luận tội. Hai là Ô. Trump bị luận tội và bị truy tố ra tòa nếu không từ chức. Hai tình thế này đều đưa Ô. Mike Pence lên làm tổng thống. Với nhiệm kỳ hai năm còn lại, Ô. Pence có thể có chính sách mới và có thể tạo uy tín cho Đảng Cộng Hòa. Với uy thế của vị tổng thống đương nhiệm, ông nhiều cơ hội thắng cử và như thế Đảng Dân Chủ “xôi hỏng bỏng không”. Do đó, chiến thuật khôn ngoan giống như Đảng Cộng Hòa đã làm mà Ô. Paneta mách nước – đó là kéo dài thủ tục luận tội tới ngày tranh cử 2020 để hạ Ô. Trump. Cứ thử tưởng tượng bạn vừa tranh cử, vừa bị quốc hội, công tố viên điều tra liên miên thì bạn thua là cái chắc. Mới đây Ô. Trump đe dọa là nếu ông “ra đi” thì Hoa Kỳ sẽ đại loạn. Tuy nhiên vấn đề còn tùy thuộc kết luận trạng của Công Tố Viên Mueller. Thực tế chính trị cho thấy, dù nói dân chủ, tôn thờ dân chủ (do dân, vì dân) nhưng các chính trị gia đã đặt quyền lợi của đảng mình (chiếc ghế) trên quyền lợi của đất nước.
-KGO (San Francisco TV) ngày 13/9/2018: Bảy viên chức cảnh sát của Thành Phố Nữu Ước bao gồm ba trung sĩ, hai thám tử (trinh sát hình sự) và hai sĩ quan bị bắt giữ vì nghi ngờ bao che cho một ổ điếm và một sòng bài.
Muôn đời ở đâu cũng vậy. Nhiệm vụ của cảnh sát là tìm bắt tội phạm, gái điếm, buôn lậu, chuyển vận xì-ke ma túy, kiểm soát giao thông và bài bạc. Thế nhưng cũng chính cảnh sát lại là thủ phạm bao che cho những tội phạm nói trên. Chính vì thế mà mà ngoài cảnh sát lại còn có một loại chuyên môn đi gài bẫy bắt cảnh sát. Cảnh sát vẫn là con người. Mà con người thì có lòng tham cho nên, là người dân, chúng ta chỉ tin tưởng cảnh sát ở mức độ vừa phải mà thôi.
Tình hình thế giới:
-AP ngày 3/9/2018: “Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Hoa cam kết một ngân khoản 60 tỷ Mỹ Kim cho những dự án ở Phi Châu dưới hình tức tài trợ, đầu tư và cho vay giữa lúc Trung Hoa đẩy mạnh nỗ lực để nối kết triển vọng kinh tế của lục địa này với sự phát triển kinh tế của họ. Nói chuyện trước các nhà lãnh đạo Phi Châu tập họp tại Bắc Kinh, Ô. Tập Cận Bình nói rằng con số 60 tỷ bao gồm 15 tỷ trợ cấp, cho vay không lấy lãi và vay với lãi xuất thấp, 20 tỷ tín dụng, 10 tỷ tài trợ các dự án và 5 tỷ để mua hàng hóa của Phi Châu.”
Trong lúc Hoa Kỳ lơ là với Phi Châu thì Trung Hoa tiến vào vùng này với chiến thuật “Phóng tài hóa thu nhân tâm”. Ngày xưa Hoa Kỳ nổi tiếng hào hiệp khắp thế giới và từ đó trở thành “lãnh đạo” của hành tinh này. Ngày nay “củ cà rốt” của Hoa Kỳ thì teo lại, còn “cây gậy” mỗi ngày mỗi phình to ra cho nên chưa biết ngôi vị “minh chủ võ lâm” trong tương lai về tay ai. Muốn bá chủ thế giới không phải chỉ là sức mạnh quân sự vô địch, mà còn về khả năng kinh tế, tài chính có đủ để bao bọc, chở che cho các đàn em (các nước nghèo) hay không.
-CBC News ngày 3/9/2018: “Hai phụ nữ Hồi Giáo Mã Lai bị phạt bởi luật lệ Hồi Giáo là toan có hành động sắc dục giữa những người cùng phái ở trong xe hơi, đã bị công khai đánh bằng roi và bị giới hoạt động nhân quyền coi đây như là một sự sai lầm của công lý. Luật sư và các nhà hoạt động nhân quyền nói hai phụ nữ 22 và 32 tuổi ngồi trên một chiếc ghế con đối mặt với quan tòa và bị một nữ nhân viên cải huấn quất sáu roi vào lưng. Hơn 100 người đã chứng kiến vụ đánh roi này tại sân tòa án Shariah thuộc Tiểu Bang Terengganu.”
Đã từ lâu người ta coi việc làm tình giữa hai người cùng phái là ghê tởm và trái với luật tự nhiên. Một số quốc gia chấp nhận, một số quốc gia không chấp nhận nhưng không trừng phạt và một số quốc gia trừng phạt nặng nề, nhất là các quốc gia Hồi Giáo. Đứng về mặt lý luận mà nói, hai phụ nữ này do một biến thái nào đó về tâm-sinh-lý (kích thích tố) cho nên đã có khuynh hướng xác thịt với người cùng phái. Thực ra họ vô tội và là nạn nhân của Ông Trời. Thế nhưng hành động (ngoài ý muốn) của họ lại gây ghê sợ và xúc phạm tới số đông tuyệt đối. Vậy phải làm sao đây? Nhìn hai người đàn ông hay hai người đàn bà hôn nhau giữa công chúng, dù trong lòng không hề ghét bỏ, nhưng nhiều người cũng cảm thấy vô cùng khó chịu. Cái gì thuộc thiên nhiên, cái gì đã là nề nếp cả triệu năm, gần như trở thành chân lý bất di bất dịch, khi mình vi phạm thì khó tránh được phản ứng. Đúng đời là bể khổ bến mê!
-Reuters ngày 6/9/2018: “Các viên chức Nam Triều Tiên cho biết, lãnh tụ Bắc Triêu Tiên Kim Jong Un vừa đưa ra thời biểu phi-hạt-nhân hóa với hy vọng sẽ kết thúc vào nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng Thống Doanald Trump và lập tức được Ô. Trump ca ngợi và nói rằng hai bên sẽ cùng nhau hoàn tất. Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Chung Eui-yong sau khi gặp Ô. Kim cho biết, Ô. Kim Jong Un và Tổng Thống Nam Triều Tiên sẽ gặp nhau tại Bình Nhưỡng từ 18-20 Tháng Chín để thảo luận về những biện pháp thực tế để giải trừ hạt nhân. Vào tháng trước, Ô. Trump đã hủy bỏ chuyến viếng thăm Bắc Triều Tiên của Ô. Mike Pompeo vì cho rằng thiếu tiến triển. Ô. Kim Jong Un nói với các giới chức Nam Triều Tiên là niềm tin của ông vào Ô. Trump không thay đổi và ông muốn hủy bỏ chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử để chấm dứt thù hận giữa hai nước.”
Một điểm đáng lưu ý ở đây là trong cuộc diễn hành khổng lồ để kỷ niệm 70 Năm Thành Lập Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên vào ngày 9/9/2018 đã không có sự phô diễn hỏa tiễn liên lục địa mà chỉ toàn xe diễn hành và hoa. Điều này cho thấy Bắc Triều Tiên thật sự muốn hủy bỏ chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử. Ô. Trump lên tiếng ca ngợi cuộc diễn binh nhưng vẫn còn dè dặt và chưa có dấu hiệu gỡ bỏ cấm vận. Theo cuộc họp thượng đỉnh Nam-Bắc Triều Tiên thì nếu Mỹ không bỏ cấm vận thì mọi việc sẽ dừng chân tại chỗ và không hiểu có xấu đi không? Theo Reuters ngày 15/9/2018, “Hoa Kỳ ban hành lệnh trừng phạt một công ty kỹ thuật có trụ sở tại Trung Quốc và giám đốc điều hành người Bắc Triều Tiên của công ty này và một công ty liên kết có trụ sở ở Nga vì cho rằng họ đã vị phạm lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, lén tài trợ cho Bắc Triều Tiên.”
-The Independent ngày 9/9/2018: “Các phòng phiếu đã mở của tại Thụy Điển cho cuộc tổng tuyển cử và được coi như một cuộc bầu cử khó tiên đoán, chia rẽ nhất trong lịch sử đất nước này. Đảng cực hữu Dân Chủ Thụy Điển được tiên đoán lần đầu tiên sẽ đạt số phiếu lớn hơn trong cuộc tuyển cử quốc gia khi vào năm 2015 chính phủ cho phép 163,000 di dân nhập cư. Tin tức cuối cùng cho biết Đảng Trung Tả Dân Chủ Xã Hội đạt 40.6%, còn Liên Minh Trung Hữu đạt 40.3%.”
Trong hơn nửa thế kỷ qua, Thụy Điển nổi tiếng là quốc gia giàu lòng nhân ái, cởi mở, trung lập và tiêu biểu cho “lương tâm của nhân loại”. Thế nhưng thời kỳ này đã cáo chung. Đảng Dân Chủ Thụy Điển 100 năm thống lãnh chính trường, nay không đủ phiếu thành lập chính phủ và chắc chắn phải liên minh với phe cực hữu. Và chắc chắn chính sách di dân sẽ thay đổi, không còn nhân ái như xưa nữa. Như vậy phải chăng con người ta bản chất không phải “luôn luôn” tốt lành mà tốt lành “có điều kiện”?. Khi tiền bạc rủng rỉnh, đất nước yên bình thì tỏ ra nhân ái. Còn khi đất nước rối beng, 163,000 dân Hồi Giáo nhập cư khiến gây khủng hoảng văn hóa, tín ngưỡng và chính trị…thì có thể tiếp tục nhân ái được không? Chúng ta không đồng ý việc sử dụng bạo lực nhưng chúng ta phải hiểu cho nỗi khổ của Miến Điện với khoảng 2 triệu người Hồi Giáo Rohingya sống trên đất nước. Cử thử tưởng tượng mai đây, có khoảng 30 triệu người Hồi Giáo sống trên đất nước Hoa Kỳ thì cái gì sẽ xảy ra? Chắc chắn Đảng KKK, White Supremacy, Tân Đức Quốc Xã và Make America White Again (*)…sẽ xuất hiện và sống mạnh, sống hùng. Là dân Da Màu chúng ta nghĩ sao về chính sách kỳ thị chủng tộc? Hay chúng ta qua đây đã 43 năm và tưởng da mình đã biến thành trắng? Mắt mình đã hóa xanh lơ? Mũi mình đã lõ? Và nói tiếng Anh đúng giọng 100%? Xin hãy trông gương một “mít tỵ nạn” phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ 24 năm, có vợ là Mỹ trắng đã bị bà hàng xóm Da Trắng mắng, “Cút về nước mày đi!”. Cho nên, một cách an toàn nhất, vừa để bảo vệ cuộc sống của chính mình và con cháu mình mai sau, chúng ta nên bầu cho các chính trị gia có lập trường ôn hòa – vừa bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ nhưng cũng bảo vệ quyền lợi của người Da Màu thiểu số và nhất là không có lập trường kỳ thị chủng tộc.
-The Sydney Morning Herald ngày 10/9/2018:”Hoa Kỳ đe dọa trừng phạt những cá nhân, kể cả thẩm phán và những nhân chứng v.v… hợp tác với Tòa Án Hình Sự Quốc Tế có thể sẽ điều tra những hành vi tội phạm chiến tranh của Mỹ tại A Phú Hãn. Hoa Kỳ cũng dự trù sẽ đóng cửa văn phòng ngoại giao của Palestines (PLO) tại Hoa Thịnh Đốn vì Palestines dọa kiện Do Thái là đồng minh của Hoa Kỳ.”
Palestines đã phản ứng dữ dội và tin tức ngày 12/9/2018 cho biết Palestines đã gửi đơn xin truy tố Do Thái lên Tòa Án Hình Sự Quốc Tế. Theo AP ngày 24/8/2018, Tổng Thống Donald Trump đã ra lệnh cắt số viện trợ 200 triệu Mỹ Kim cho người Palestines. Tổ Chức Giải Phóng Palestines (PLO) lập tức tố cáo quyết định này và gọi đó là thủ đoạn chính trị rẻ tiền. Và người dân Palestines và các nhà lãnh đạo sẽ không bị đe dọa và sẽ không chịu thua trước sự cưỡng ép.Chính sách ngoại giao của Ô. Trump thật lạ, có thể bỏ rơi đồng minh chí cốt NATO nhưng lại ôm cứng lấy Do Thái và hành động theo mệnh lệnh của Do Thái, bất chấp sự an nguy hay quyền lợi của Hoa Kỳ. Theo Reuters ngày 11/9/2018, “Tòa Án Hình Sự Quốc Tế nói rằng họ tiếp tục phận sự mà không sợ ngăn cản – một ngày sau khi Cố Vấn An Ninh Quốc Gia John Bolton đe dọa trừng phạt tổ chức này nếu họ tiến hành điều tra những hoạt động của Hoa Kỳ tại A Phú Hãn. Tòa án này nói rằng họ là một tổ chức độc lập, không thiên vị, tuân thủ luật pháp với sự hậu thuẫn của 123 quốc gia. Công tố viên Fatou Bensouda nói rằng năm ngoái đã có những điều đáng tin cậy cho thấy đã có những tội phạm cũng như tội phạm chiến tranh phạm phải tại A Phú Hãn – mà tất cả những bên can dự cần phải được xem xét – bao gồm cả những viên chức của quân đội Hoa Kỳ và Cơ Quan Trung Ương Tình Báo CIA. Ô. Bolton đe dọa rằng nếu việc điều tra được tiến hành, Hoa Kỳ sẽ cấm các thẩm phán vào Mỹ, phong tỏa tài sản (nếu có) và truy tố họ ra trước tòa án Hoa Kỳ. Chính phủ Pháp nói rằng cần để tòa án này thi hành phận sự của họ một cách công minh và không thể ngăn cản.” Còn theo AP, “181 trang yêu cầu truy tố vào Tháng 11, 2017 nói rằng những tin tức cho thấy có căn bản hợp lý để tin rằng binh sĩ Hoa Kỳ và nhân viên CIA đã tra tấn, đối xử tàn nhẫn, xúc phạm phẩm giá của con người, hãm hiếp và xâm phạm tình dục những người bị bắt vì liên hệ đến cuộc chiến tại A Phú Hãn và những nơi khác – phần lớn tập trung vào khoảng thời gian 2003-2004.”
Thật tức cười! Hoa Kỳ là quốc gia cầm cân nảy mực về nhân quyền cho nhân loại, lên án, cấm vận, đem quân lật đổ, giết các lãnh tụ vi phạm nhân quyền và tội ác chiến tranh. Nhưng ngày hôm nay, chính Hoa Kỳ lại đang bị điều tra về tội ác chiến tranh, xâm phạm phẩm giá con người, hãm hiếp phụ nữ tại A Phú Hãn. Cuộc chiến A Phú Hãn liên hệ tới ba đời tổng thống, từ Bush Con, Obama tới Donald Trump. Khoảng thời gian 2003-2004 nằm trong nhiệm kỳ của Ô. Bush Con. Các lãnh đạo và nhân viên của Đức Quốc Xã ngày nay vẫn bị truy tố vì tội phạm chiến tranh. Không biết Ô. Bush Con và Ô. Obama có phải ra khai trình trước tòa án này không?
-Huffington Post ngày 12/9/2018: “Hơn 44,000 phụ nữ của Ca-tô Giáo La Mã vừa ký một bức thư thúc giục Giáo Hoàng Francis giải thích rõ ràng là khi nào và bằng cách nào ông biết về vụ xâm phạm tình dục và những hành vi thiếu đạo đức của cựu hồng y thuộc hàng giáo phẩm cao cấp (McCarrick). Bức thư viết rằng: “Tim chúng tôi tan nát, đức tin của chúng tôi bị thử thách bởi những vụ khủng hoảng leo thang đã bao trùm lên giáo hội thân yêu của chúng tôi. Chúng tôi tức giận, bị phản bội và vỡ mộng. Là bầy chiên của ngài, chúng tôi mong ngài trả lời ngay.” Bức thư này được thảo bởi Diễn Đàn Phụ Nữ Công Giáo (Catholic Women’s Forum.) Số phụ nữ này bao gồm các nhà thần học, giáo sư đại học, giám đốc điều hành các công ty và diễn giả.
Chiến Tranh Lạnh Mới:
-AFP ngày 4/9/2018: “Nga đã phóng dụng cụ giám định sau khi lãnh đạo cơ quan không gian nói rằng Trạm Không Gian Quốc Tế đã bị rò rỉ vào tuần trước, có thể là do cố ý phá hoại. Ô. Dmitry Rogozin nói rẳng lỗ thủng khám phá vào ngày 30/8/2018 tại phi thuyền của Nga đậu tại trạm ngoài quỹ đạo đã bị khoan thủng và có thể là sự phá hoại có toan tính tiến hành từ trái đất hoặc bởi phi hành gia trong không gian.” Nếu chuyện này có thực thì cuộc “Chiến Tranh Tinh Đẩu” (Stars War) đã khởi đầu.
-AP ngày 9/9/2018: “Các công tố viên Hoa Kỳ cho rằng vì đã lầm lẫn nên rút lại cáo buộc nghi ngờ một công dân Nga đã hành động như là một tình báo viên, trao đổi xác thịt để đến gần (làm quen) với những viên chức và tổ chức có thẩm quyền (trong đó có cả dân biểu và Hiệp Hội Súng Đạn Hoa Kỳ). Các công tố viên mới đây đã cáo buộc cô Maria Butina- một người ủng hộ quyền mang súng- đã hành động như một điệp viên và thành lập những đường dây bí mật với Điện Cẩm Linh. Cáo buộc do nghi ngờ có tính dâm ô này đã tạo sự chú ý nơi công luận mà các công tố viên nói rằng họ đã thu được do những trao đổi tin tức tới lui (với Nga). Thế nhưng thẩm phán liên bang lại từ chối thỉnh cầu xin tại ngoại hầu tra và tiếp tục giam giữ cô Maria Butina.
-AP ngày 10/9/2018: “Hoa Lục cam kết sẽ trả đũa Hoa Kỳ nếu Tổng Thống Donald Trump leo thang trận chiến thương mại với dự tính gia tăng thuế nhập cảng trên con số 267 tỷ hàng nhập cảng từ Trung Hoa. Hiện số hàng trị giá 50 tỷ đã phải chịu thuế xuất 25% và 200 tỷ chuẩn bị chịu thuế quan tương tự.”
-AFP ngày 12/9/2018: “Trong Diễn Đàn Kinh Tế Hướng Đông tổ chức tại Vladivostok, Tổng Thống Nga Putin nói rằng hai người mà bà Thủ Tướng May tố cáo và đưa hình lên báo chí – là đã dùng hóa chất để đầu độc cha con cựu điệp viên Sergei Skripal là nhân viên tình báo quân sự – lại hóa ra là hai thường dân và chẳng có tội gì cả. Ô. Putin thúc giục hai người ra nói chuyện trước báo chí.”
Bà May, không được sự ủng hộ của Âu Châu đã đơn độc đánh “xả láng” canh bạc này và thúc giục Mỹ trừng phạt Nga hơn nữa. Không biết bà có thành công trong “chiến dịch” này hay không? Nếu có thật, thì Anh Quốc nên đưa vấn đề ra LHQ và cắt đứt ngoại giao với Nga. Nếu không thì bà nên từ chức vì đã dùng thủ đoạn gian trá trên chính trường quốc tế.
Tình hình Trung Đông:
-AP ngày 2/9/2018: “Ngũ Giác Đài đang ở vào giai đoạn cuối cùng ngưng cung cấp ngân khoản 300 triệu Mỹ Kim viện trợ đã hoạch định từ trước. Hành động này phản ảnh Bộ Tham Mưu của Ô. Trump không hài lòng với việc Hồi Quốc cam kết hỗ trợ chiến lược của Hoa Kỳ là ép Taliban mà các thủ lĩnh này dùng Hồi Quốc là nơi nương náu.”
Như tôi đã nói từ trước, Hồi Quốc mang vạ vào thân vì cuộc chiến ở A Phú Hãn. Taliban dùng khu vực núi non hiểm trở biên giới với Hồi Quốc làm nơi ẩn náu rồi bất thần tung ra những cuộc tấn công vào quân đội Hoa Kỳ và quân chính phủ. Chính phủ Hồi Quốc đã nhiều lần tổ chức những cuộc tấn công vào căn cứ địa của Taliban ở đây nhưng tổn thất mà kết quả không bao nhiêu. Hơn thế nữa, hành động lại gây căm thù nơi những phần tử cực đoan ủng hộ Taliban khiến trong nước nổ ra những cuộc đánh bom khủng bố. Cuối cùng, lợi bất cập hại cho nên Hồi Quốc theo chính sách “ỡm ờ” khiến Hoa Kỳ bực mình và có lần Ô. Trump trước diễn đàn LHQ đã tố cáo Hồi Quốc là gian trá khiến gây căng thẳng ngoại giao một thời kỳ.
-The Telegraph ngày 4/9/2018: “Phi cơ Nga tiến hành một loạt không kích vào Tỉnh Idlib chỉ vài giờ sau khi Tổng Thống Donald Trump cảnh cáo một hành động như vậy sẽ là lỗi lầm nghiêm trọng. Ít nhất 23 địa điểm ở chung quanh khu vực tây bắc Idlib của phiến quân đã bị tấn công dường như là sự mở đầu của của cuộc tấn công có dự trù trước. Phe phiến quân nói rằng những cuộc không kích nhắm vào vị trí của các nhóm Hayat Tahrir và Đảng Hồi Giáo Turk tại khu vực Jisr al-Shughour, nhưng đã có ba thường dân bị thiệt mạng.” Trong khi đó theo AFP, các Tổng Thống Nga Putin, Ba Tư Rouhani và Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ đã họp nhau tại Thủ Đô Tehran để quyết định số phận của Idlib-căn cứ địa cuối cùng của phiến quân. Ngoài ra trong cuốn sách “Fear: Trump in the White House” (Nỗi Lo Sợ: Ô. Trump ngồi ở Tòa Bạch Ốc) vừa xuất bản nhà báo Bob Woodward tiết lộ rằng Mỹ muốn giết Tổng Thống Assad. Thế nhưng ngày hôm nay 6/9/2018 Tổng Thống Donald Trump phủ nhận tin Bộ Tham Mưu của ông thảo luận về việc giết chết Ô. Assad. Hiện nay căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Nga gia tăng vì cuộc chiến Idlib. Vào ngày 7/9/2018, khoảng 100 binh sĩ Hoa Kỳ tập bắn đạn thật gần một căn cứ tại nam Syria.
-AFP ngày 9/9/2018: “Những cuộc đụng độ và không kích khiến 84 người chết chung quanh thành phố cảng Hodeida bên bờ Hồng Hải từ khi hòa đàm do Liên Hiệp Quốc bảo trợ xụp đổ. Lực lượng Houthi có 11 người chết và 73 bị thương.”
-Reuters ngày 9/9/2018: “Theo người cầm đầu cơ quan nguyên tử thì Ba Tư vừa hoàn tất một cơ sở để thiết lập lò phản ứng tân tiến trong lúc Ba Tư chuẩn bị gia tăng khả năng tinh luyện chất Uranium nếu thỏa thuận hạt nhân 2005 ký kết với sáu cường quốc và LHQ xụp đổ vì sự rút lui của Hoa Kỳ.”
Vậy nếu như Anh, Pháp, Đức dưới áp lực của Hoa Kỳ thi hành lệnh cấm vận Ba Tư thì Ba Tư chỉ còn hai con đường: Quỳ gối hoặc gia tăng tốc độ chế tạo vũ khí nguyên tử. Quỳ gối có nghĩa là Ba Tư phải vĩnh viễn hủy bỏ chương trình hạt nhân, hủy bỏ việc chế tạo hỏa tiễn đạn đạo, từ bỏ can thiệp vào Syria cũng như không gây bất ổn tại Vùng Vịnh (không chống lại Saudi Arabia). Chắc chắn Ba Tư thà chết chứ không thể tuân thủ những điều kiện này. Vậy thì chỉ còn con đường chế tạo vũ khí nguyên tử mà thôi. Khi đó Hoa Kỳ sẽ có hai lựa chọn. Một là cùng với Do Thái mở cuộc chiến tổng lực để tiêu diệt Ba Tư. Hai là phải theo con đường “đối thoại” như đã làm với Bắc Triều Tiên. Thật là tức cười nếu Hoa Kỳ đi theo giải pháp thứ hai. Đường dễ sao không đi mà lại lựa con đường lòng vòng đầy chông gai? Theo tôi, qua lời tuyên bố của Giáo Chủ Khamenei, Ba Tư sẽ “chấp nhận thương đau”, gấp rút chế tạo vũ khí nguyên tử. Khi đã có vũ khí nguyên tử trong tay rồi thì sẽ thương thảo với Hoa Kỳ trên thế mạnh. Và lúc đó Ả Rập Sê-út cũng sẽ phải chế tạo vũ khí nguyên tử, kéo theo cả Do Thái, Qatar, Iraq, Syria…. Lúc đó thiên hạ đại loạn. Đời có vậy mới vui. Chứ yên bình quá lại đâm buồn chán! Con người khi sống lúc nào cũng hiếu động cho nên khi chết mới chúc nhau yên nghỉ/an giấc ngàn thu. Thực ra thì khỏi cần chúc. Lúc sống mới cần chúc nhau sự yên bình. Chết rồi, nằm trong lòng đất, ngay đơ như khúc gỗ thì còn quậy được gì nữa?
Tình hình Biển Đông:
-AFP ngày 1/9/2018: “Một thỏa thuận khổng lồ có thể là hiệp ước tự do mậu dịch lớn nhất thế giới sẽ diễn ra tại thượng đỉnh Tân Gia Ba vào Tháng11 năm nay. 16 quốc gia trong Hợp Tác Kinh Tế Toàn Diện Của Khu Vực (Regional Comprehensive Economic Partnership) bao gồm nửa dân số thế giới với 1/3 tổng sản lượng toàn cầu vừa xuất hiện khi Hoa Thịnh Đốn lao vào chính sách đơng phương và bảo hộ mậu dịch. Thỏa hiệp RCEP được Bắc Kinh hỗ trợ và loại trừ Hoa Kỳ, trước đây đã lãnh đạo một thỏa hiệp kinh tế cho vùng này gọi là TPP cho đến khi Tổng Thống Donald Trump rút ra khỏi khi ông nhậm chức năm ngoái. Thỏa hiệp bao gồm 10 quốc gia hội viên của ASEAN, Trung Hoa, Ấn Độ, Nam Triều Tiên, Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan.” Cũng theo tin cùng ngày Tổng Thống Donald Trump sẽ không tham dự thượng đỉnh ASEAN vào Tháng 11 mà Phó Tổng Thống Mike Pence sẽ đi thay.
-Reuters ngày 3/9/2018: “Một quan tòa của Miến Điện đã tìm ra bằng chứng cho thấy hai phóng viên của hãng Reuters vi phạm luật bảo mật và kết án họ bảy năm tù – một vụ án lịch sử để thử thách nền dân chủ tại một quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á. Thẩm phán Ye Lwin của tòa quản hạt bắc Ngưỡng Quang nói rằng Wa Lone 32 tuổi và Kyaw Soe Oo 28 tuổi đã vi phạm đạo luật về bảo mật có tử thời thuộc địa khi họ sưu tầm và lưu giữ tài liệu bí mật.”
Ở Mỹ này luật lệ bảo mật rất cao. Thậm chí tổng thống cũng bị truy tố nếu tiết lộ bí mật quốc gia. Có thể hai ông ký giả này tưởng mình là “ông trời con” khi làm phóng viên cho Reuters cho nên lần mò tìm kiến tài liệu mật. Nhưng cũng có thể chuyện nhỏ xé ra to để răn đe giới truyền thông mà ngày nay thường loan tin bịa đạt, thiên vị khiến Ô. Trump gọi đó là “kẻ thù của người dân”. Vào ngày 4/9/2018, Phó Tổng Thống Mike Pence (chắc được lệnh của Ô. Trump) đã kêu gọi tòa án Miến Điện hủy bỏ bản án và thả hai phóng viên ngay lập tức.
-Reuters ngày 6/9/2018: “Vào ngày hôm nay, Bắc Kinh bày tỏ tức giận sau khi một chiến hạm của Hải Quân Hoàng Gia Anh tiến gần những đảo nhân tạo mà Hoa Lục tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và nói rằng Anh Quốc đã tiến hành cuộc khiêu khích và đã chính thức gửi giác thư phản đối, và rằng mối liên hệ Hoa-Anh (thỏa thuận tự do mậu dịch) có thể nguy hiểm nếu Anh Quốc không sửa chữa lại lỗi lầm này. Chiến hạm đổ bộ Albion trọng tải 22,000 tấn chở theo thủy quân lục chiến mà theo một viên chức dấu tên – để thể hiện quyền tự do hàng hải khi nó đi ngang qua Quần Đảo Hoàng Sa. Con tàu này trên đường tới Thành Phố HCM đã neo đậu tại đây ngày 3/9/2018 sau khi tới và đi quanh Nhật Bản.”
Như tôi đã nói từ lâu, nếu nổ ra một cuộc chiến ở Biển Đông, Hoa Kỳ hay Việt Nam không chiến đấu đơn độc mà một lực lượng quốc tế bao gồm ít nhất: Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Anh, Pháp sẽ kéo tới đây. Ấn Độ có thể không can dự vì tránh một cuộc chiến tranh biên giới với Hoa Lục.
-Sputnik News ngày 6/9/2018: Trong cuộc họp báo chung với Tổng Thống Nga Putin tại Sochi, Ô. Nguyễn Phú Trọng- TBT Đảng CSVN nói, “Chúng tôi đồng nhất trong việc tất cả các tranh chấp, trong đó cả lãnh thổ và biên giới, và những tranh chấp khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần được giải quyết bằng con đường hòa bình, không sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công Ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982. Ông Trọng còn nói thêm Việt Nam đánh giá cao sự đóng góp của Nga trong việc duy trì hòa bình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và các khu vực khác, cũng như nỗ lực của nước Nga chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế và giải quyết xung đột bằng đường lối hòa bình.”
Sau những chuyển động mà giới quan sát cho rằng Việt Nam đã ngả về phía Hoa Kỳ như Bộ Trưởng Quốc Phong James Mattis ghé Hà Nội, KHMH Carl Vinson đậu ở ngoài khơi Đà Nẵng. Rồi Việt Nam cùng Hoa Kỳ tổ chức tổ chức cuộc “Hội Thảo Điều Hành Lục Quân Thái Bình Dương thứ 42 (PAMS-42) gồm 27 nước trong khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trong đó có Hoa Lục, Nhật Bản. Theo đúng nguyên tắc của chiến thuật ngoại giao đa phương hay “đu dây” Việt Nam cần phải thăm Nga để lấy lại thăng bằng. Ngoài việc Nga là nguồn cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam, hợp tác chế tạo pháo hạm Molniya , thương mại song phương Việt-Nga đạt mức 6 tỷ Mỹ Kim vào năm 2017. Cũng qua những lời tuyên bố trên, Ô. Trọng đã hoan nghênh sự hiện diện của Nga tại vùng Đông Nam Á. Điều này cũng có thể làm “buồn lòng” Hoa Kỳ nhưng Hoa Kỳ khó nói bởi vì Đông Nam Á không phải “Sân sau” (backyard) của Mỹ. Dường như Nga đã bán cho Phi Luật Tân hai tàu ngầm Kilo dù có sự phản đối của Mỹ, còn Nam Dương thì đặt mua phi cơ chiến đấu Su-35 tối tân nhất của Nga. Không biết sau chuyến viếng thăm này, mức độ hợp tác quân sự Việt-Nga biến chuyển như thế nào giữa lúc NATO và Mỹ tiến hành cuộc Chiến Tranh Lạnh Mới với Nga. Theo thông tấn TASS Việt Nam đã đặt mua 1 tỷ Mỹ Kim vũ khí nhưng không nói rõ chi tiết (không biết có phải hệ thống phòng không S-400 hay phi cơ tối tân Su-35?)
-SABC News ngày 9/9/2018: “Việt Nam vừa từ chối (chứ không phải bắt giữ như VOA tiếng Việt loan tin) không cho bà Debbie Stothard -Tổng Thư Ký Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền nhập cảnh để tham dự Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới tổ chức vào tuần tới. Hà Nội đứng ra tổ chức Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới thuộc ASEAN từ 11-13/9/2018 và khoe rằng đây là cuộc tập họp ngoại giao lớn nhất của các quốc gia Đông Nam Á. Bà Stothard sau khi tới Phi Cảng Quốc Tế Nội Bài đã không thể vào Việt Nam.”
-AFP ngày 10/9/2018: “Lãnh tụ đối lập Kem Sokha của Căm Bốt đã được thả sau khi bị giam giữ một năm vì tội phản quốc khi người thâu tóm quyền lực Hun Sen nới lỏng bàn tay sau khi đã chiến thắng trong cuộc bầu cử độc diễn.”
Ô. Hun Sen chơi trò “mèo vờn chuột”. Sau khi thắng cử và “xiết chặt bù-loong” ghế thủ tướng, ông thả Ô. Sokha để các hội nhân quyền, Âu Châu và Hoa Kỳ bớt la ó. Không biết Ô. Sokha tính sao? Nghỉ xả hơi rồi giải nghệ, hoặc xin định cư tại Hoa Kỳ để ăn trợ cấp (welfare) mãn đời? Hay quyết tâm tranh đấu tới cùng cho đến khi lật đổ được Ô. Hun Sen mới thôi?
Nhận Định:
Theo CNBC ngày 11/9/2018: “Nga tiến hành một cuộc tập trận kéo dài một tuần lễ từ 11-17/9/2018 tại miền cực đông của đất nước mà một chuyên viên của Ngũ Giác Đài nói với CNBC rằng họ sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến này. Khoảng 300,000 binh đã tham gia vào cuộc tập trận thường niên với quy mô lớn có tên Vostox 2018. Ngoài số lượng binh sĩ, còn có 36,000 xe tăng, cơ giới bộ binh, thiết vận xa và các loại xe khác, 1000 máy bay, trực thăng, máy bay không người lái và 80 tàu chiến, tàu tiếp vận…lớn nhất kể từ năm 1981 khi cuộc Chiến Tranh Lạnh bao trùm lên thế giới. Ô. Putin đã đích thân giám sát cuộc tập trận này. Nga hiện đang xoay trục chiến lược ngoại giao về hướng đông với Hoa Lục – là nước cùng với Mông Cổ đã gửi vài ngàn binh sĩ cùng tham gia cuộc tập trận đang diễn ra tại Siberia và Vùng Viễn Đông của Nga. Hiện nay Ngũ Giác Đài đang theo dõi sự gia tăng sức mạnh quân sự của Nga và Trung Hoa Lục Địa cùng những cuộc tập trận của họ sắp tới.” Còn theo Sputnik News, cuộc tập trận này còn cho thấy sự kết hợp đổ bộ và tấn công công kiểu mới với sự tham gia của một lữ đoàn lính nhảy dù. Ngoài ra tàu chiến Nga còn diễn tập tại Biển Bering nằm giữa Nga và Alaska. ” Theo AFP ngày 14/9/2018, Ngũ Giác Đài vừa phản đối Nga sau khi hai phi cơ chiến đấu lên nghênh cản hai oanh tạc cơ của Nga tại tây Alasaka, một diễn biến mới nhất thuộc loại này. Bộ Chỉ Huy Phối Hợp Mỹ-Gia Nã Đại đặc trách kiểm soát và tuần tra vùng Bắc Mỹ cho biết những chiếc phi cơ F-22 Raptor thuộc NORAD lên nghênh cản và nhận ra hai chiếc Tu-95 Bear vào đêm 13/9/2018.
Tại sao Chiến Tranh Ý Thức Hệ đã chấm dứt mà còn tập trận lớn như vậy? Xin thưa, Chiến Tranh Lạnh chấm dứt nhưng Chiến Tranh Quyền Lợi vẫn còn đó và còn đó muôn đời. Nước nhỏ thì muôn đời chịu đắng cay. Nhưng những nước lớn thì thường xuyên choảng nhau để tranh ngôi vị bá chủ. Những cuộc tập trận của Mỹ và NATO ở Ba Lan và vùng Baltic sát biên giới Nga mới đây là để răn đe. Còn cuộc tập trận này của Nga là để cho Mỹ và Âu Châu thấy sức mạnh quân sự của Nga. Đó là về mặt quân sự. Còn về mặt kinh tế, Nga dùng Vladivostok là bệ phóng, còn Việt Nam là một đầu cầu hay bàn đạp cho Kế Hoạch Viễn Đông để lan rộng ảnh hưởng ra các quốc gia Đông Nam Á. Và cũng ngày hôm nay, Diễn Đàn Kinh Tế Hướng Đông dùng để hợp tác kinh tế giữa Nga và ASEAN đã diễn ra tại Thành Phố Vladivostok mà Ô. Putin và Ô. Tập Cận Bình đã tự nướng bánh kếp ăn với trứng cá (caviar) rồi sau đó cùng đi dạo chơi chợ cá trên Đảo Russky. Theo báo cáo của diễn đàn này, kim ngạch thương mại chung của Nga với các nước ASEAN năm 2017 đã tăng 35%.
Trong lúc Hoa Kỳ quay lưng với hiệp định kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TTP), hục hặc về ngoại giao với Thái Lan, Phi Luật Tân, Miến Điện, Căm-bốt, Hồi Quốc, Venezuela, Nicaragua…thì Nga và Hoa Lục theo chính sách “ngậm miệng ăn tiền”. Chuyện nội bộ nhà các ông không ăn thua tới tôi. “Ngộ” tới đây chỉ có làm ăn buôn bán với “nị” thôi, còn chuyện nhà “nị” thì “ngộ” không “piếc”. Trong lúc Hoa Kỳ như một ông phú hộ cầm “ngọn roi nhân quyền” trong tay, đi khắp làng khắp xóm, la chỗ này, mắng chỗ kia, quất cho “bố cu, mẹ đĩ” vài roi…khiến thiên hạ sợ nhưng trong bụng chửi thầm là thằng cha này làm phách. Từ đó mất hết đồng minh. Người ta bầu cử gian lận, đấu đá chính trị trong nước họ thì ăn thua gì tới đất nước mình mà cũng xía vào? Mình có phải là “đại đế” của thế giới, giống như thiên tử Nhà Chu đối với các chư hầu không? Cho nên làm chính trị lớn phải phối hợp được giữa thực tế và lý tưởng tức phải chơi “Trò chơi hai mặt” (Double standard). Khi nào thật cần thiết mới nói nhân quyền. Còn khi nào thấy an nguy cho đất nước thì phải ngậm miệng. Ngọn roi nhân quyền chỉ được tiếng là nhân đạo nhưng nếu dùng bừa bãi sẽ vô cùng nguy hiểm cho chính sách đối ngoại.
Hiện nay trên thế giới có ba trục lớn, đó là Hoa Kỳ, Trung Hoa và Nga. Một quốc gia bị Nga chèn ép hay có thể bị Nga xâm lăng sẽ chạy theo Mỹ hoặc NATO. Còn một nước bị Hoa Kỳ ruồng bỏ, cấm vận, thù ghét, toan tính lật đổ sẽ chạy theo Nga hay Hoa Lục. Đó là “lẽ sống” của các nước nhỏ và “xin đừng hỏi tại sao” giống như câu nói cửa miệng của người Miền Nam trước đây. Trước sự chèn ép qua cấm vận nghiệt ngã nhất trong lịch sử mà Ô. Mike Pompeo nói ra, Ba Tư sẽ không còn đường nào là “ôm cứng” lấy Nga và Bắc Kinh để sinh tồn trong lúc Hoa Kỳ vẫn con đang lún sâu vào cuộc chiến Syria, Yemen, A Phú Hãn 17 năm gỡ không ra và có thể bị Tòa Án Hình Sự Quốc Tế điều tra về tội ác chiến tranh tại đây. Trước tình hình như thế liệu Hoa Kỳ còn rảnh tay và đủ tâm trí để đối phó với Hoa Lục tại Biển Đông không?
Nước Mỹ không phải không có chiến lược gia tài giỏi, nhưng Ô. Trump có nghe theo hay không lại là chuyện khác. Viên Thiệu có rất nhiều mưu sĩ giỏi nhưng không biết nghe lời cho nên dù có cả triệu quân vẫn thua Tào Tháo chỉ có 200,000 quân vì Tào Tháo biết nghe lời mưu sĩ. Lãnh đạo xuất chúng là lãnh đạo biết nghe lời cố vấn và có tài phân biệt thế nào là mưu kế hay và thế nào là mưu kế dở. Lưu Bang và Lưu Bị, chẳng có tài cán gì ngoài tài biết nghe lời của quân sư. Biết nghe lời nói phải là yếu tố sống còn của lãnh đạo. Và phải thật là thông minh và trí tuệ mới thấy thế nào là lời nói phải.
Theo tôi, cuộc tập trận quy mô lớn hơn cả thời Sô-viết lần này của Nga có mục đích phô diễn sức mạnh quân sự cho Mỹ và NATO biết. Trong tình thế hiện tại, chắc hẳn Nga không có ý định tấn công Âu Châu trước. Nhưng nếu lực lượng của NATO áp sát biên giới Nga ở Georgia và Ukraina thì chắc chắn Nga sẽ phản ứng mà Thủ Tướng Nga Medvedev nói rằng sẽ là “một hậu quả thảm khốc”.
Đào Văn Bình
(California ngày 15/9/2018)
(*) Trong cuộc tập họp mới đây của Ô. Trump tại Tampa, Florida đã xuất hiện biểu ngữ “Make America White Again” (Làm cho Hoa Kỳ toàn là Da Trắng Như Xưa”. Muốn thế thì phải giết hết hoặc trục xuất hết nười Da Màu về Phi Châu, người Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam và Phi Luật Tân về Á Châu…dù họ đã sinh đẻ ở đây nhiều đời rồi.
Người Mẹ Thời Chiến – Cổ Tấn Tinh Châu
Người Mẹ từ ngàn đời đã trở thành biểu tượng cao quý của lòng nhân hậu, đức kiên trung. Là người con Việt Nam chúng ta càng thêm tự hào về những người Mẹ.
Mẹ là người cả đời lam lũ, tảo tần, chắt chiu nuôi dưỡng bao thế hệ con cháu. Trong cuộc đời mỗi chúng ta, Mẹ là điểm tựa, là niềm tin vững bền, là bóng mát che chở, là nhựa sống truyền cho chồi non lớn lên, thành những người con ưu tú của đất nước.
Hình ảnh người Mẹ luôn bên đời ấm áp, mãi hy sinh, che chở. Từ khi cất tiếng khóc đầu tiên chào đời là ta đã nằm trọn trong tình yêu thương đó. Từng bước đi chập chững trước tiên của đời người, ai đã cầm tay ta dắt đi từng bước một? Khi ta lỡ ngã đau, người lên tiếng xít xoa, cảm nhận được nỗi đau của ta chính là người Mẹ? Ai mừng vui nhứt khi ta cất tiếng nói bi bô của tuổi thơ?
Khi bước chân vào trường, đằng sau ta không bao giờ thiếu vắng cặp mắt theo dõi đầy lo lắng của Mẹ hiền, khó có ai diễn tả được ánh mắt mừng vui hạnh phúc của Mẹ mỗi khi ta được điểm mười?
Từ đó, Mẹ là kho tàng yêu thương hạnh phúc, là tàng cây bóng mát che chở cho con nương náu trong những lúc vấp ngã hay cô đơn thất vọng, con lại tìm về suối nguồn yêu thương ấy để được nghe những lời an ủi, khuyên răn vỗ về sưởi ấm lòng con.
Mẹ đã hy sinh tất cả niềm vui, lẽ sống riêng tư của mình để lo cho con, ở mọi lúc mọi nơi, khi con cần là có Mẹ ở bên cạnh. Mẹ vì con mà ngậm đắng nuốt cay chấp nhận hết tất cả không một lời than van.
Mẹ không đòi hỏi sự trả ơn, cũng chưa từng đem sự hy sinh của mình ra đong đếm. Điều mà Mẹ mong chờ nhứt, chính là sự trưởng thành của con mình.
Mẹ luôn nói:
-Các con là sự sống của Mẹ, là niềm tin và tự hào của Mẹ.
Chúng ta hãy ngẩng cao đầu và vững bước vào đời! Không nên làm gì để hổ thẹn đến gia phong và Tổ Quốc.
Trong thời chinh chiến, người cha phải mang trên vai chí nam nhi bên ngoài chiến trường lửa đạn. Mẹ một mình gồng gánh nuôi con, vượt qua mọi trăm gian ngàn khổ, ôm con chạy giặc. Ta lại nhìn thấy hình ảnh mẹ cao cả, bao la,… trong giây phút nguy hiểm nhứt, lấy thân mình che bom đạn cho con.
Đất nước trải qua bao cuộc chiến xâm lăng trong máu lửa, Mẹ gánh cả giang sơn trên đôi vai gầy lam lũ đi suốt chiều dài lịch sử. Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng các con, yêu con hơn chính bản thân mình.
Hàng triệu-triệu bà Mẹ Việt nam đã lặng lẽ giấu đi những giọt nước mắt để nhìn những đứa con thân yêu của mình ra trận, chiến đấu vì tự do dân chủ của dân tộc và đất nước.
Người Mẹ nuốt nước mắt vào lòng để tiễn chân chồng, con lên đường chiến đấu rồi quay trờ lại một mình vừa lo gia đình còn phải lo chồng, con nơi chiến trận.
Biết bao người Mẹ thao thức đến nửa khuya, lắng nghe tiếng súng nổ vọng về đây từ nơi nào đó có con đang thi hành nhiệm vụ, Mẹ thổn thức nguyện cầu cho con được bình yên.
Mẹ lo âu sầu khổ, nhớ thương, kém ăn, mất ngủ kể từ khi con gia nhập đời lính. Mẹ luôn giật mình mỗi khi nghe tin từ chiến trận vọng về. Bất hạnh thay nếu tin vọng về con không còn nữa, con chết một lần thì Mẹ chết trăm lần, ruột gan nát tan, bút mực nào tả xiết nỗi đau Mẹ mất con! Tiếng nấc đau thương nào thảm thương hơn khi mẹ khóc con.
Một sự hy sinh cao thượng, dũng cảm, thầm lặng ngoài chiến trường không chỉ riêng người lính chiến chịu, mà nỗi đau oằn trên vai những người Mẹ, người vợ, người thân của các anh hùng đã hiến dâng đời mình cho tổ quốc.Tình yêu thương của người Mẹ đã hòa vào tình dân tộc, tình quê hương. Các chiến sĩ bị thương sau khi rời quân y viện lại về trong vòng tay chăm sóc của Mẹ cho đến ngày trở về đơn vị.
Kể từ hôm nay và mai sau, chúng ta phải nói lên sự mất mát quá lớn lao của những bà Mẹ và vợ chiến sĩ tiễn chồng và con ra đi, đã phải khóc thầm trong đau đớn khi chồng và con mình vĩnh viễn không trở về.
Ngoài chiến trường để bảo vệ đất nước là nhiệm vụ nam nhi, nhưng khi giặc tràn về, qua thôn xóm thì người phụ nữ cũng chung bổn phận cùng chồng con. Ngoài nhiệm vụ nặng nề của người phụ nữ khi chiến tranh nổ ra là ở hậu phương. Nhưng thực tế, thành phần phụ nữ tham gia cuộc chiến ở Việt Nam là một con số rất đáng kể, trong mọi ngành nghề yểm trợ tác chiến và ngay cả việc cầm súng chiến đấu, tiếp tế đạn cho chồng bên chiến hào là những tấm gương sáng không thiếu trong chiến sử Quân Lực VNCH.
Khi đất nước bị xâm lăng, người phụ nữ vẫn rời khỏi gia đình, khỏi vị trí truyền thống của họ để tham gia vào những nhiệm vụ thay cho nam giới trong các cơ sở, văn phòng… Người phụ nữ tham gia quân sự, và kết quả đã cho thấy họ cũng là những tác nhân biến đổi chiến tranh cho sự tiến bộ của phụ nữ.
Phụ nữ đã cống hiến cho Tổ Quốc tài năng, trí tuệ và lòng dũng cảm tuyệt vời, nêu những gương sáng cho con cháu mai sau. Một biểu tượng rất chân thực, thể hiện sự can trường mà cũng rất mực nhân hậu trong người phụ nữ Việt Nam.
Dẫu biết rằng chiến tranh có đau thương, mất mát nhưng không nỗi đau nào sánh bằng nỗi đau của người Mẹ mất con. Trong sự mất mát chia lìa bởi chiến tranh, người Mẹ nào chẳng khóc đau xé lòng vì con mình hy sinh trong trận mạc, dẫu biết chiến tranh nghiệt ngã sinh tử là điều không tránh khỏi, nhưng tình mẫu tử khiến nước mắt Mẹ không còn để khóc những người con lần lượt ra đi, đi mãi mãi.
Đôi mắt Mẹ mờ đi sau bao đêm dài vì thương nhớ con nhưng Mẹ luôn tự nhủ mình không thể gục ngã, còn đàn con thơ và nhứt là còn những đứa cháu nhỏ dại.
Khi bà Mẹ mất một người con, con dâu trở thành goá phụ, cháu nhỏ trở nên mồ côi cha. Trên bàn thờ gia đình thêm một linh bài tử sĩ. Chưa hết, khi chiến tranh tàn, người Cha tàn cuộc sống trong lao tù CS thì chính là lúc người phụ nữ, người Mẹ là nguồn sống còn duy nhất cho đàn con bé dại. Đàn con chỉ biết trông cậy vào sự bảo bọc, vào đôi tay yếu gầy đầy tình yêu thương của người mẹ mà thôi.
Chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm rồi, vết thương trên da thịt đã lành theo năm tháng, nhưng vết thương lòng Mẹ vẫn nặng mang. Khói lửa chiến tranh đã tan rồi, còn lại một mình Mẹ thôi.
Hình ảnh người Mẹ ngồi lặng lẽ bên mâm với mấy chén cơm chờ các con về ăn cùng, ở giữa là bình hương đã khiến tim chúng ta nghẹn lại vì cảm động.
Mẹ mong sao con mình thành nhân, phải sống cho có nghĩa, cho dù phải đánh đổi cái giá quá đắt cho đời mình. Có sức mạnh nào lớn hơn lòng Mẹ, có tình yêu thương nào trải khắp các vùng lửa đạn như tình yêu thương của Mẹ.
Chiến tranh không những cướp đi những người thương yêu, mà còn nhẫn tâm bào mòn nhan sắc, tuổi thanh xuân, niềm yêu đời, và ý nghĩa cuộc sống của những người phụ nữ.
Chúng ta luôn trân trọng, ghi nhớ và tri ân những cống hiến vô giá của những người Mẹ, người vợ của các anh hùng tử sĩ đã ngã xuống cho đất nước.
Cuộc đời cũng như sự đóng góp to lớn của các người Mẹ cho đất nước luôn là tấm gương soi sáng cho bao thế hệ phụ nữ noi theo.
Mỗi chúng ta – những người đang được hưởng cuộc sống tự do – cần luôn luôn tự dặn mình phải làm gì, làm thế nào để góp phần làm vơi bớt nỗi đau trong lòng các Bà Mẹ.
Kính chúc các Mẹ luôn sống vui, sống khỏe để thế hệ trẻ được chăm sóc, bù đắp phần nào những đau thương mất mát các Mẹ đã trải qua.
Vui cười
Bệnh nhân hỏi bác sĩ:
– Thưa bác sĩ, lẽ nào phần còn lại của cuộc đời tôi phải tránh xa mọi sự cám dỗ như rượu chè, cờ bạc, phụ nữ?
– Không, khi cụ 70 tuổi như hiện nay thì mọi sự cám dỗ ấy tự nó sẽ tránh xa cụ.
Một con trâu húc chết bà mẹ vợ của anh nông dân. Trong buổi tang lễ, hàng trăm người đến dự. Bà hàng xóm thấy thế liền ghé tai anh nông dân, nói nhỏ:
– Bà cụ lúc sống ăn ở có phúc, thế nên bây giờ mới được nhiều người quý mến, đến tiễn đưa.
Anh nông dân lắc đầu:
– Không phải họ đến dự lễ tang đâu. Họ đến mua con trâu đấy!
Cũng Nên Nói Thêm Một Lần Nữa: Năm 1932, Bác Chưa Chết Đâu! – Nguyễn Thị Cỏ May
Cách nay ít lâu, quyển «Hồ Chí Minh sinh bình khảo” của Hồ Tuấn Hùng, xuất bản ở Hoa Nam, bằng chữ Tàu, nêu lên «một sự thật» là Nguyễn Sinh Cung, sanh ở làng Kim Liên, huyện Nam đàn, tỉnh Nghệ an, con của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Huy, tự là Nguyễn Tất Thành, trốn xuống tàu thủy làm “phụ bếp”, lúc ở Paris, có lấy tên Nguyễn Ái Quốc, về sau, chính Nguyễn Ái Quốc này, năm 1941, lấy tên Hồ Chí Minh, là một người Trung hoa, thuộc dân tộc Miêu (người Hẹ) ở Đài Loan, có tên thật là Hồ Tập Chương.
Quyễn sách của Hồ Tuấn Hùng, cháu họ của Hồ Tập Chương, đã làm cho nhiều người thêm tin câu chuyện Nguyễn Ái Quốc, theo cộng sản Đệ III, bị Anh bắt ở Thượng hải, chết trong nhà tù Hồng kông năm 1932 vì bịnh lao phổi là sự thật.
Sách cũng khẳng định cái xác ướp nằm trong nhà mồ ở Ba đình cũng là xác của tên Tàu Hồ Tập Chương, người đã đóng vai Hồ Chí Minh làm Chủ tịch đảng, Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa từ 2/9/1945 cho tới ngày chết 2/9/1969.
Từ vài hôm nay, bổng dấy lên, tuy không rầm rộ, trên mạng thông tin câu chuyện «Nguyễn Ái Quốc, người lập đảng cộng sản Đông Dương chết trong nhà tù Hồng kông năm 1932.»
Bản tin này là của nhựt báo L’Humanité đăng ngày 9/8/1932. Tờ báo dĩ nhiên được lưu trữ ở Thư viện Quốc gia Pháp sau đó. Về sau này, khi tài liệu, sách báo ở thư viện được mã số hóa (numériser), số báo L’Hummanité này được đưa lên trang điện tử của Thư viện quốc gia Pháp lưu giữ (Gallica,bnf.fr). Nhiều báo Việt ngữ, cả trang tài liệu về Đông dương Pháp ngữ (indomemoires) cũng đăng lại.
Dĩ nhiên tin trên L’Humanité là không đúng sự thật. Vào lúc đó, tin tức thường khó kiểm chứng sự chính xác.
Tuy nhiên, ngày nay vẫn còn một số người tin Hồ Chí Minh chết thiệt và Hồ Tập Chương đóng vai Hồ Chí Minh từ đó.
Vậy tưởng cần nên nói thêm một lần nữa cho rõ là Hồ Chí Minh, tên khai sanh là Nguyễn Sinh Cung, tự là Nguyễn Tất Thành, không chết trong tù Hồng Kông năm 1932 như báo L’Humanité hay bất kỳ báo nào khác loan tin. Ông sống nhăn, được cộng sản Đệ III huấn luyện trở thành một tên cán bộ cộng sản quốc tế gian manh, năm 1945 xuất hiện ở Hà nội, cướp chánh quyền ở chánh phủ Trần Trọng Kim, gạt hết mọi người yêu nước, áp đặt lên đất nước chế độ cộng sản ác ôn, trở thành một trong 13 tội phạm chống nhơn loại của thế giới trong thế kỷ XX và chết ngày 2/9/1969 tại Hà nội.
Theo tài liệu Pháp
Để xác định Hồ Chí Minh thật sự không chết trong nhà tù Hồng Kông năm 1932, tưởng nên trích dẫn một số thông tin theo Văn khố Quốc gia Hải ngoại của Pháp (ANOM – Archives Nationales d’Outre–mer) và, tiếp theo, của Sở Bảo vệ Đoàn quân Viễn chinh Pháp ở Đông dương (SPCE – Service de Protection du Corps Expéditionnaire) hiện giữ tại Văn khố ANOM ở Aix-en-Provence, Pháp.
Đây là một phương tiện sưu tầm lịch sử quí báu và hiếm có. Nó không phải là một thứ bản kê khai một nguồn tài liệu riêng biệt mà đó là một bản tập kết chi tiết những hồ sơ theo dõi và kiểm soát mọi hành tung của Nguyễn Tất Thành, lấy tên Nguyễn ái Quốc, sau trở thành Hồ Chí Minh, lưu giữ trong Văn khố Hải ngoại. Toàn bộ những hồ sơ này gồm 9000 trang là những báo cáo, thư từ, lời khai, … gom góp từ những cơ quan Tình báo, Phòng Nhì, Cảnh sát,… Pháp ở Đông dương và cả ở chánh quốc giữa năm 1919 và năm 1955, được ông Olivia Pelletier, Quản thủ Văn khố, chuyên về Đông dương, san định, đúc kết lại, vừa mô tả rất chi tiết.
Trong bản văn này, tác giả có ghi lại những biến cố quan trọng của Hồ Chí Minh từ năm sanh «chánh thức»1890 cho tới ngày chết 2/9/1969. Nhưng ở đây chỉ cần nhìn lại thời gian để thấy Hồ Chí Minh vẫn có mặt, tức còn sống, sau cái tin ông chết trong tù Hồng Kông năm 1932.
Từ năm 1934 tới 1937, ông sống ở Mạc-tư-khoa. Năm 1938, ông trở lại Tàu. Tháng 2/1941, ông trở lại Bắc Việt, sau khi Pháp thất trận, dưới tên Hồ Chí Minh. Cũng năm này, ông thành lập Mặt trận Viêt minh (Việt nam Độc lập Đồng minh Hội)… Tháng 8/1945, trở lại Bắc Việt, và 2/9, tuyên bố Độc lập, 1946, ký Thỏa Hiệp với Pháp, chấp nhận Vìệt nam độc lập trong Liên Hiệp Pháp, cho quân đội Pháp lên Hà nội, cùng hành quân tảo thanh các lực lượng kháng chiến không cộng sản,… Tháng 9/1946, Hồ qua Paris tham dự hội nghị Pháp-Việt ở Fontainebleau. Năm 1954-1969, Hồ làm chủ tịch nước.
Theo đây, Hồ chí Minh chỉ vắng mặt từ tháng 5/1930 tới 1934, thời gian mà báo chí loan tin ông chết trong nhà tù Hồng kông.
Nhưng ngày 16/5 năm 1932, Lâm Đức Thụ, người làm việc cho Mật thám Pháp, gởi báo cáo cho Pháp nói ông vẫn nhận được tin tức về Nguyễn Tất Thành qua văn phòng của luật sư Loseby, người lãnh nhiệm vụ bênh vực Nguyễn Tất Thành.
Tóm lại, theo tài liệu Pháp, Hồ Chí Minh không chết, chỉ vắng mặt một thời gian hơn 3 năm. Đây là “những năm chưa biết đến”!
Theo 2 nhơn chứng: Ông Vũ Thư Hiên (*) và Ông Bùi Tín (**)
Hai người ở Paris hiện nay có cơ hội gặp trực tiếp Hồ Chí Minh là nhà văn Vũ Thư Hìên và nhà báo Bùi Tín (vừa qua đời). Riêng ông Vũ Thư Hiên lại có thời gian khá dài gần gũi ông Hồ Chí Minh khi ông Cụ của ông làm Bí thư cho Hồ Chí Minh và bà Cụ làm «quản gia» và trông coi bữa ăn cho ông ấy. Đó là lúc mọi người sống chung với nhau như một gia đình. Ông Vũ Thư Hìên đôi lúc ngủ chung giường với ông Hồ Chí Minh. Kể ra như vậy để thấy ông Hiên phải là người biết cụ thể ông Hồ Chí Minh. Đến lúc thấy phải có ý kiến về Hồ Tập Chương, ông viết: «…Nếu ông Hồ là người Tàu thật thì tất tần tật những ai từng gặp ông, từng làm việc với ông (có cả nghìn, cả vạn người đấy), tạm kể từ thời Quốc dân Đại hội Tân Trào 1945 cho tới khi ông qua đời năm 1969, hoá ra đều mù dở – khốn nạn, ông là Hồ Tập Chương đấy, là người Tàu đấy, người Khách gia đấy, thế mà không một ai phát hiện”.
Lập luận của ông Hiên hoàn toàn thuyết phục khi ông dẫn chứng sự thật bằng tiếng nói của Hồ Chí Minh. Nhứt là tiếng Nghệ An khó ai có thể bắt chước được nếu không ở tại chỗ và bắt đầu lúc 3 tuổi tập đọc a, b, c, … Suốt thời gian chống Pháp, các ông Phan Mỹ, Vũ Đình Huỳnh, Nguyễn văn Lưu, Lê văn Rạng, Lê Giản, Trần Duy Hưng, Trần Hữu Dực, … không ai có một chút nghi ngờ Hồ Chí Minh không phải là người Vìệt nam khi thường nói chuyện với ông.
Tiếp tục bác bỏ lập luận của ông học giả Hồ Tuấn Hùng về một Hồ Chí Minh giả, ông Hiên kể chính ông có mặt trong buổi mừng thọ 60 tuổi ông Hồ Chí Minh tại thác Dẫng thuộc An toàn khu Việt Bắc. Lúc ấy, ông 17 tuổi, mắt tinh, đầu tỉnh táo, xác nhận rằng hôm đó ông đã gặp một người 60 tuổi thật, chứ không phải một người 49 tuổi là Hồ Tập Chương.
Ngoài ra, vào những năm 1930, đảng cộng sản Tàu hãy chưa có đât cắm dùi an toàn. Thậm chí, tổ chức Đại Hội VI, họ phải nhờ Nga cho tổ chức ở Moscou. Trong hoàn cảnh ấy, thử hỏi ai có bản lãnh dự phóng một tương lai xa như vậy mà đã cày Hồ Tập Chương đóng vai Hồ chí Minh từ sau 1932?
Cụ Bùi Tín khi trả lời về chuyện Hồ Chí Minh và Hồ Tập Chương nhắc lại chuyến đi về Nghệ an của Hồ Chí Minh năm 1956 mà cụ có dịp tháp tùng theo với tư cách nhà báo. Ở quê nhà, ông Hồ tới thăm lại lò rèn bên bờ sông nơi lúc nhỏ, ông thường ra đây chơi và câu cá. Trong đám dân làng ra chào mừng Chủ tịch nước, có một Cụ già bước tới, chỉ vành tai bị mất một miếng nhỏ của Hồ Chí Minh và nói «Hồi nhỏ hắn câu cá, giựt cần câu, lưởi câu móc vào đây xước mất một miếng, nay vẫn còn thẹo»..
Vậy có thể quả quyết Hồ Chí Minh trước sau vẫn là một người mà mọi người biết.
Theo sử gia Céline Marangé
Đầu năm 1934, Lê Hồng Phong nắm lấy quyền lãnh đạo đảng cộng sản Đông dương. Qua tháng 3, ông tổ chức «Ban Chỉ huy hải ngoại» của đảng với mục đích thành lập nhiều cơ sở đảng không chỉ ở 3 miền Việt nam, mà tổ chức đảng cả ở Miên, Lèo và Xiêm (Thái lan) nữa. Xong, ông trở lại Moscou, để cho Hà Huy Tập thay thế ông, chỉ huy đảng. Cùng lúc đó, Hồ Chí Minh cũng tới Moscou, tức vào khoản tháng 7/1934.
Hồ Chí Minh rời khỏi Hồng kông vào tháng giêng năm 1933 nhờ luật sư do Komintern ủy nhiệm xin được hủy bỏ lệnh dẫn độ ông giao cho chánh quyền Pháp (Céline Marangé, Le Communsme vietnamien, Sc Po, Paris, 2012,trg 112).
Hồ Chí Minh ở Crimée vài tháng để chữa bịnh lao phổi và bồi dưỡng sức khỏe. Tháng 10/1934, ông vào học trường Quốc tế Lê-nin, nơi chỉ dành cho cán bộ đảng viên có thẻ đảng rồi. Và, trường cũng chỉ nhận học viên Âu châu, Mỹ châu và Tàu. Tuy nhiên có ngoại lệ là trường lại nhận Hồ Chí Minh, Trần Ngọc Danh, em út của Trần Phú và Kang Sheng, người Tàu, sau này, năm 1950, qua Hà nội hợp tác với Trần Quốc Hoàn, Bộ trưởng Công an. Hoàn là người giết Nông thị Xuân, bồ ruột của Hồ Chí Minh vì Hồ có lần muốn cưới, và Nông thị Vàng là em. Đảng và nhà nước Hà nội, tức cả Hồ Chí Minh, không có một lời phải chăng vì có Kang Sheng bên cạnh Hoàn?
Ở trường Quốc tế Lê- nin, Hồ Chí Minh gia nhập phân bộ Tàu, sau đó, mới chuyển qua phân bộ Pháp. Nơi đây, ông được huấn luyện để làm tình báo, sách động, tuyên truyền, phản tuyên truyền, xâm nhập, tổ chức, …
Trong thời gian nằm tù ở Hồng kông, Hồ Chí Minh được hòang thân Cường Để gởi tiền giúp đỡ vì thấy Hồ Chí Minh là «vốn quí của đất nước»! Hồ cũng liên lạc với Lâm Đức Thụ để biết tin tức về số phận của những người cộng sản khác cùng bi bắt (trg 113).
Lúc này, Hồ Chí Minh phải đối phó với tình trạng ông bị Quốc tế cộng sản hạ bệ. Mùa xuân 1936, Lê hồng Phong rời Moscou qua Tàu nhận nhiệm vụ tổ chức «Mặt trận bình dân phản đế» ở Đông dương. Thấy cơ hội có vẻ thuận tiện, Hồ Chí Minh xin về Việt nam nhưng bị từ chối.
Sử gia Céline Marangé, trong quyển “Cộng sản Việt nam 1919-1991», xuất bản năm 2012, Paris, xác định một lần nữa Hồ chí Minh không chết trong nhà tù Hồng kông năm 1932.
Vậy người lập ra chế độ cộng sản cai trị Việt nam, suốt đời cúc cung tận tụy phục vụ cộng sản, chết nguyện theo Cụ Mác, cụ Lê, và ngày nay, cái đảng đó, cái chủ thuyết do ông đem về, đang đưa nước Việt nam đến chổ tiêu vong, trước sau đó là Hồ Chí Minh.
Đúng. Chính là hắn, không ai khác hơn.
Ghi chú:
(*) Vũ Thư Hiên,Hồ Chí Minh, Hồ Tập Chương …và còn cái gì nữa?
(**) Nhà báo Bùi Tín kể trực tiếp
Céline Marangé, Le Communisme Vietnamien (1919-1991), Sciences Po Presses, Paris, 2012
Bác Hồ, Cụ Hồ… Tại Sao Không Anh Hồ Chí Minh?
Có cơ hội tưởng cũng nên đặt lại cách gọi Hồ Chí Minh sao có thể nghe cho ổn. Cho phù hợp với tập quán thuần túy Việt Nam. Bác, cụ, Chủ tịch, …hay còn cái gì nữa mới đúng hơn?
Tiếng «Bác» có từ lúc nào?
Trong nấc thang quan hệ gia đình và xã hội Việt Nam, người lớn tuổi hơn cha, mẹ của mình (theo ngoài Bắc) thì phải gọi là bác. Trong Nam, anh của cha, mới gọi bác. Anh của mẹ, cũng như em của mẹ đều gọi bằng cậu. Mẫu mực quan hệ gia đình Việt Nam xưa nay được đem áp dụng vào cách ứng xử trong quan hệ xã hội nên xã hội Việt Nam rất hài hòa như một gia đình lớn. Đúng là gia đình là nền tảng xã hội.
Theo vài báo mạng đang lưu hành, thì sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, hai tiếng «Bác Hồ» bắt đầu được cho phổ biến để dân chúng quen dần sau khi thấy ông ấy thường ký «Bác Hồ» thư từ gởi cho trẻ con. Nhưng cụ thể hơn hết là thư ông ấy gởi cho Ban Âm nhạc Vệ quốc quân ngày 6-1-1946, báo Cứu quốc ngày 7-1-1946, đều ký «Bác Hồ». Và thư sau đó ký «Bác Hồ» là thư của ông gởi cho thiếu niên hợp tác xã măng non thôn Phú Mẫn, xã Hàm sơn, tỉnh Hà Bắc, ngày 19-5-1969. Sau cùng, ở một tầm mức quan trọng hơn, có tính như chánh thức, là thư của ông gởi cho Ban Chấp hành đảng bộ đảng Lao động Việt Nam tỉnh Nghệ an ngày 21-7-1969 cũng chính ông ký «Bác Hồ».
Trên một trang báo mạng khác, nguồn gốc gọi «Bác» lại khác hơn. Gọi «Bác» có trước năm 1945. Nó xuất hiện từ hội nghị Trung ương lần thứ VIII, tháng 5 năm 1941 ở hang Pác Bó, Hà Quang, tỉnh cao Bằng. Trong số đảng viên cộng sản về dự hội nghị có Nguyễn Ái Quốc. Lần đầu tiên gặp Nguyễn Ái Quốc, mọi người không biết phải xưng hô cách nào cho phải phép.
Theo hồi ký của Hoàng Quốc Việt, lúc đó, mọi người đều gọi Hồ Chí Minh là «đồng chí», hay «cụ». Sau thấy anh Trường Chinh và anh Thụ dùng tiếng «Bác», thì mọi người đều thấy gọi «Bác» là hợp với lòng mình. Nên từ đó, mọi người đều thưa với Bác bằng cái tên thân yêu. Tiếng «Bác» được dùng rộng rãi hơn từ sau năm 1945. Nhưng Trường Chinh và Thụ gọi «Bác», có phải theo phép xã giao người Bắc gọi «bác» là «anh» hay không? Bác có nghĩa là bác của con mình.
Sau này tên gọi «Bác» còn được ký một số văn thư gởi Trung ương đảng và cả Bộ Chánh trị. Như vậy từ đây, tiếng “Bác» được chính Hồ Chí Minh chánh thức hóa để mọi người tôn xưng mình, đưa mình lên hàng cha chú? Và đồng thời cũng để tự thỏa mãn tính «ta đây» sẵn có, vừa phục hận cho thời gian dài của kẻ tự thân không có gì cả, sống vất vưởn, từ chạy đầu này tới luồn ngỏ nọ để ngoi lên (dựa hơi cụ Phan Chu Trinh quen biết cha mình, chạy theo các Cụ ở Gobelins, Paris 13e, vô Đảng Xã hội, tức đảng «xách-dép-vô», phát âm theo SFIO=Section Française Internationale Ouvrière, nhảy qua Đệ III Quốc tế, bám sát Staline và Mao Trạch-đông cho tới chết)!
Thật ra phải thừa nhận Hồ Chí Minh là nguời «tài ba», «tay trắng làm nên sự nghiệp lớn»! Nhưng ông là một con người như thế nào? Đạo đức hay gian ác? Sự nghiệp của ông lập nên và để lại là một ơn ích hay một tai vạ cho mọi người, cho đất nước?
Nên gọi Hồ Chí Minh như thế nào?
Theo văn hóa ứng xử Việt Nam, có lẽ vì dựa theo truyền thuyết một cái bọc nở ra trăm con, mà người ta gọi «bác» người lớn tuổi hơn cha của mình, “chú”, người kém tuổi cha, gọi “anh, chị» người lớn tuổi hơn mình,… như trong quan hệ gia đình. Người Tàu và Tây phương không có cách xưng hô cùng “một nhà” như Việt nam ta.
Có thể gọi Hồ chí Minh bằng «bác», chữ «bác» phải viết chữ thường, khi người gọi dĩ nhiên phải nhỏ tuổi hơn ông ấy và nhứt là lúc ông còn sống. Còn «bác Hồ», tự cách gọi này là không đúng theo Việt nam, mà dành cho mọi người, thì hoàn toàn không đúng hơn nữa bởi có những người tuổi xấp xỉ với Hồ Chí Minh và cả những người lớn tuổi hơn. Nên nhớ lúc về Hà nội năm 1945, ông mới có 55 tuổi nếu tính theo năm sanh dỏm 1890.
Vả lại, nếu gọi «bác», thì phải «bác Minh» hoặc «bác Hồ Chí Minh». Tuyệt nhiên không thể gọi «Bác Hồ». Bởi Việt nam không có chế độ phong kiến như Tàu và Âu châu. Việt nam có phong tước cho người có công lớn với triều đình, có cấp ruộng đất để sanh sống nhưng không có tính vĩnh viễn và vẫn có thể bị triều đình lấy lại khi phạm tội. Và ở Vìệt nam, có nhiều người đủ mọi thành phần mang họ Hồ. Trong lúc đó, ở Tàu và Âu châu, dưới chế độ phong kiến, có những vương quốc, những gia trang mang họ người chủ là ông Hoàng, bà Chúa, Gia chủ. Những người này mới có «họ» để biết họ là ai, thuộc giòng dõi nào. Còn thứ dân chỉ cần có tên riêng để gọi sai bảo mà thôi. Khi xã hội phát triển, sự nhận diện dân chúng trong khu vực trở thành phức tạp nên nhà vua, từ thế kỷ XII, mới cho phép thứ dân có họ. Ngoài những họ gần gũi với vua chúa, giới quí tôc, tăng lữ, có thêm những họ do nghề nghiệp đang làm, nơi đang cư ngụ, nhơn diện, … Điều này cho
thấy sự khác biệt giữa Việt nam, một nước có văn hóa nhơn bản với Tàu và Âu châu, cùng thời đó, lại thiếu đặc tính này.
Nhưng có điều không giống ai vì tiếng gọi “bác” cũng bị độc quyền. Có những người, cha kém tuổi hơn các ông Trường Chinh, Phạm văn Đồng, … cũng vẫn phải gọi các ông này là “chú” thay vì “bác” cho đúng phép. Cái chế độ «bác» này mới thật ghê gớm. Cho tới sau 30/04/75, người trẻ miền Bắc vào Nam chỉ biết gọi mọi người, cả lớn tuổi hơn cha mình rất nhiều đều bằng “chú”. Dường như họ không biết gọi ai bằng «bác» ngoài «bác Hồ» của họ hết cả.
Thế mới thấy cả tiếng “bác” cũng bị «bác Hồ» ta chôm một cách độc đoán làm của riêng nữa!
«Hồ Chí Minh» chỉ là một tên gọi mang tính hoàn toàn chánh trị, thì tại sao không gọi ông ấy là «đồng chí, đồng chóe» vì cùng đảng vói nhau, như đối với những đảng viên khác? Nội qui đảng có ghi ngoại lệ này không?
Tóm lại, khi đối thoại với ông thì tùy quan hệ tuổi tác và vai vế mà xưng hô. Còn ngày nay, ông đã chết thì khi viết về ông, tưởng chỉ nên gọi «Hồ Chí Minh» là đủ và phải phép lắm rồi.
Báo chí tây phương, khi viết về Giáo hoàng Vatican, cũng viết tên. Viết hay thưa “Đức Thánh Cha” chỉ khi đối thoại với ông mà thôi.
Hồ Chí Minh có bao nhiêu tên khác nhau?
Theo bài «Sưu tầm tên gọi, bí danh và bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các thời kỳ» trên Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam (7-10-2015) thì Hồ Chí Minh có 175 tên, từ tên khai sanh Nguyễn Sinh Cung, năm 1890, … đến tên cuối cùng trong bảng danh sách là Trần Dân Tiên. Tác giả bài báo, theo nề nếp viết báo đảng, đã không thể không thổi phòng lãnh tụ: “Mỗi tên gọi, bí danh hay bút danh của Người đều có một ý nghĩa riêng, phục vụ lợi ích cách mạng; phần nào cũng đã phản ánh nhân cách, tư tưởng lớn lao của Người về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, vì độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân….”.
Tác giả có lưu ý độc giả là còn 30 tên, bút danh, bí danh nữa của bác nhưng chưa kịp kiểm soát trong trường hợp nào có những tên này. Khi có đủ chi tiết chính xác, Ban sưu tầm sẽ phổ biến.
Hồ Chí Minh, ghê chưa?
Nhưng trong bảng danh sách này, có tên Trần Thắng Lợi, số 118, đáng chú ý riêng vì tên này là tác giả bài «Đảng Ta» đăng trên Tạp chí Sinh Hoạt Nội bộ số 13, tháng 1 năm 1949, Báo Điện tử Đảng cộng sản đăng lại, trong đó tác giả có ý nói Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là 2 người khác nhau: «Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở lại Tàu, cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng.Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Tản Anh và vài đồng chí nữa đều oanh liệt hy sinh cho Đảng và cho dân tộc lâu trước ngày Cách mạng tháng Tám. Để giữ bí mật, các đại biểu khai hội bên sân đá banh của người Tàu. Vừa giả xem đá banh, vừa bàn bạc về Đảng.
Sau cuộc bàn bạc sôi nổi, và sau lời giải thích rõ ràng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, mọi người đều tán thành thống nhất cả ba nhóm thành một đảng».
Khi tìm hiểu về Hồ Chí Minh, ngưòi tìm hiểu sẽ gặp nhiều bóng tối bao trùm lên con người đó nên khó thấy rõ điều mình muốn biết. Về Hồ Chí Minh, cùng trên báo đảng, có hai nguồn thông tin trái ngược nhau. Trên đây, ở phần nói về cách gọi «Bác» có từ lúc nào, có chi tiết nói tại Hội nghị Trung ương VIII tháng 5/1941 ở hang Pác Bó, đồng chí Nguyễn Ái Quốc xuất hiện lần đầu tiên nên mọi người lúng túng không biết phải gọi sao cho thích hợp. Trong Hồi ký của Hoàng Quốc Việt, thì mọi người bắt chước theo cách gọi của Trường Chinh và Thụ gọi là «Bác» và từ đó có tên gọi «Bác Hồ». Cứ theo bản văn này, thì Nguyễn Ái Quốc và Hồ chí Minh là một người.
Vả lại, trong câu «…ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi …”, tôi, có lẽ phải hiểu đó là Trần Thắng Lợi. Trong bản văn đó, không thể hiểu đó là Hồ chí Minh. Về sau này, người ta mới nói rõ Trần Thắng Lợi chính là Hồ Chí Minh. Điều này cho thấy tại sao Hồ Chí Minh có nhiều tên, nhiều bí danh và bút danh.
Nhìn lại Hồ Chí Minh có lẽ là người duy nhứt có tới 175 tên khác nhau, mà còn 30 tên nữa sẽ được bổ sung, thì đủ thấy ông là một con người tránh sự thật, tìm cách ẩn núp, gây hoang mang cho mọi người. Do bản tánh gian dối, láo cá vặt, lại còn được đào tạo chuyên nghiệp tại trường Quốc tế Lénine về tình báo. Hồ Chí Minh là nhơn viên tình báo của Quốc tế cộng sản, chớ không phải ông được đào tạo làm nhà lãnh đạo cộng sản. Mà làm tình báo thì chỉ biết nhiệm vụ và mục tiêu, không có vấn đề quốc gia, dân tộc gì hết!
Tại trường Quốc tế Lénine, mọi người được học trước hết 2 điều căn bản là «âm mưu cướp chánh quyền» và «nhận diện địch» ngoài những điều khác như bí mật, dấu lý lịch thật, dùng lý lịch giả, tuyên truyền, phản tuyên truyền, …(Céline Marangé, Le Communisme vietnamìen, trg 103-104, Presses de Sc.Po, Paris, 2012)
Nếu Hồ Chí Minh thật tình muốn khai tử tên Nguyễn Ái Quốc thì cũng dễ hiểu vì ông vẫn khó gột bỏ nỗi ám ảnh về cái tên đó quá lớn, nó vượt hẳn tầm vóc của ông. Hơn nữa, cái tên đó hàm chứa cả ý nghĩa tiểu tư sản, trí thức, nặng văn hóa chánh trị Tây. Cụ Phan Chu Trinh đã về nước, tiếp theo các cụ Nguyễn Thế Truyền, Phan văn Trường cũng về nước. Cụ Nguyễn Thế Truyền sau sống, làm báo Thân Dân ở Sài gòn, ứng cử Phó
Tổng thống với Nguyễn Hòa Hiệp năm 1967. Đây là những nhơn chứng cho cái tên Nguyễn Ái Quốc thì không gì tốt hơn cho Hồ Chí Minh là vứt đi cái tên Nguyễn Ái Quốc kia vốn đã không phải của mình.
Nhưng điều quan trọng đáng nói, nó quan trọng vì nó liên hệ tới cái gọi là «tư tưởng hồ chí minh», đó là sản phẩm của dối trá, chuyên gạt gẫm của Hồ Chí Minh. Ngày 2-9, gọi là ngày lễ độc lập, trước dân chúng đông đảo, ông long trọng tuyên bố «Tất cả mọi người đều sanh ra có quyền bình đẳng»! Đúng, vì ngày nay, toàn dân đều có hình bác ta treo trong nhà!
Tại sao không gọi Anh Hồ Chí Minh?
Mười Trí, tức Huỳnh văn Trí, dân Bà Quẹo, sau khi vượt ngục Côn nôn về tới đất liền, bèn cùng uống nước tiểu của nhau, thay vì trích huyết ăn thề, kết nghĩa anh em chết sống với Bảy Viễn (Lê văn Vìễn), Năm Bé và Tư Nhị. Kịp lúc phong trào Nam bộ kháng chiến nổi lên, họ cùng tham gia kháng chiến chống Pháp ở Khu 7, lập ra Chi Đội Bình Xuyên. Năm 1949, Bảy Viễn về Sài gòn với Quốc trưởng Bảo Đại, Mười Trí ở lại với Việt Minh, được Nguyễn Bình ủy nhiệm thuyết phục Bảy Viễn đừng bỏ đi nhưng thất bại. Mười Trí, thành phần xã hội khác hơn Bảy Viễn nên dễ bị ảnh hưởng cộng sản trong lúc đó Bảy Viễn quyết liệt chống cán bộ cộng sản được Hà nội gởi vào để kìm kẹp hàng ngũ kháng chiến trong Nam phải đi theo sát đuờng lối và mục đích cộng sản. Bảy Viễn ra lệnh cho kháng chiến quân Bình Xuyên hể biết chánh trị viên Hà nội là cho đi mò tôm ngay. Tuy theo cộng sản, sau khi Bảy Viễn về thành, vì cùng anh em ăn thề với nhau, nên Mười Trí vẫn bị Nguyễn Bình nghi ngờ, đưa đi Miền Tây, hoạt động với danh xưng Sư thúc Hòa Hảo, để lôi kéo Năm Lửa (Hòa Hảo) về theo cộng sản. Trước khi đi, Mười Trí làm tiệc từ giả anh em Khu 7. Nhơn có phái đoàn Miền nam ra Bắc họp Đại Hội do Phạm Hùng hướng dẫn, Mười Trí viết thư nhờ Phạm Hùng cầm ra gởi Hồ Chí Minh để trần tình tấm lòng mình chỉ có theo chánh phủ trung ương Hà nội. Thư không niêm để phái đoàn có thể đọc.
Phạm Hùng mở thư ra đọc :
“Bức tâm thơ kính gởi anh Hồ Chí Minh.
Thằng em của anh là Mười Trí gởi thơ này chúc anh khỏe mạnh. Thằng Bảy Viễn đã đầu Tây rồi, thằng em của anh rất lấy làm buồn vì không ngăn cản được nó. Nhưng thằng em của anh hứa chắc với anh là thằng em của anh sẽ tiếp tục kháng chiến cho tới thắng lợi cuối cùng.
Dân giang hồ một khi đã theo cách mạng là nhứt định đi tới cùng, không bao giờ sanh nhị tâm.
Ký tên Huỳnh văn Trí
Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, …Hồ Chí Minh Một con người, một bản chất
«Bài sưu tầm tên gọi, bí danh và bút danh của Hồ Chí Minh qua các thời kỳ» trên trang báo Điện tử của Đảng Cộng sản việt nam ngày 07-10-2015, từ tên khai sanh Nguyễn Sinh Cung tới tên cuối cùng là Trần Dân Tìên, tự nó có giá trị như một văn kiện chánh thức, vì của đảng cộng sản, xác nhận 175 tên gọi khác nhau đó, thật sự, là tên của một người . Đó là Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, …Hồ chí Minh .
Khi đề cặp tới con người này, người ta khó tránh những mờ ám trong tiểu sử, cho tới khi chết, cũng còn gian dối, sau đó mới được đính chánh với lý do khá khôi hài .
Hơn nữa, Hồ Chí Minh có thói quen thâm căn, bản tánh, đúng hơn, là dấu hoặc ngụy tạo lý lịch và những hành động của mình, làm cho khi nói về ông, người ta chỉ biết có ông làm cộng sản từ năm 1920 . Hồ Chí Minh dường như không có đời sống riêng tư . Khi viết, ông thường dùng ngôi thứ ba, không nói rỏ tôi, tức Hồ chí Minh đây . Cả về vai trò của ông . Nên khi tìm hiểu về ông, về đời tư của ông, người ta dễ bị rơi vào những thông tin sai lạc .
Như về năm sanh của ông, không nói đến ngày, tháng sanh, do chính ông khai, cũng là vấn đề phức tạp . Có những năm khác nhau như 1892, 1894, 1895 và 19/5/1890 . Năm sanh này, có cả ngày, tháng, được công bố năm 1946 chớ không phải được ông khai như chi tiết lý lịch . Năm 1890 chỉ là con số ước lệ . Điều quan trọng là 19/5 . Đây là ngày Hồ chí Minh rước Tây trở lại Hà nội . Mà không cờ quạt thì không phải phép . Còn treo cờ, thì dân chúng nguyền rủa . Ông bàn với Cụ Vũ Đình Huỳnh, Bí thư của ông, công bố hôm ấy là sanh nhựt của ông để kêu gọi dân chúng treo cờ . Trong Đèn Cù, Trần Đĩnh nhắc lại bà Nguyễn thị Thanh, chị của ông, nói rỏ năm sanh của ông là1891, nhưng ông gạt đi và bảo « Của người ta sao, cứ để như vậy » . Vì nếu sửa lại thì bỏ cái ngày «sanh nhựt ngang hông 19/5» đó đi đâu, rồi giải thích làm sao cho ổn đây ?
Thế mà ngày nay, đảng cộng sản vẫn long trọng tổ chức sanh nhựt Hồ chí Minh cho cả nước . Với ý nghĩa nào ? Mừng ngày Tây trở lại và Việt nam độc lập trong Liên Hiệp pháp (Hiệp ước 6/3/46 do HCM ký) ?
Sự dối trá không chỉ bao phủ riêng Hồ Chí Minh mà cả người trong gia đình . Như phụ thân của ông năm 1910 bị cách chức, bị phạt 100 roi nhưng sau hủy bỏ, vì tội uống rượu say, xử án, đánh chết phạm nhơn, lại được đánh bóng vì chống Tây bị mất chức ! Tai vạ cho ông nhưng còn tai vạ kinh khủng cho cả dân tộc Việt nam bởi nếu ông tại chức, Nguyễn Tất thành có điều kiện ăn học thì chắc chắn sẽ nối tiếp con đường hoan lộ của ông . Năm 1911, ngay những ngày đầu tới Marseille, Nguyễn Tất Thành đã vội tự đặt thêm cho mình tên Paul, cho Tây một chút, viết đơn xin vào học trường thuộc địa để mong sau này trở thành người hữu ích cho Pháp . Nếu Pháp đã đặc cách chấp thuận – vì theo thủ tục, phải xin từ xứ thuộc địa – Pháp đã không thiệt hại về nhơn mạng và tiền bạc cho cuộc chiến Đông dương kéo dài 9 năm mà Việt nam có thể chỉ có tên Việt gian ác ôn, chắc chắn vẫn ít ác ôn hơn một tên cộng sản .
Về đời sống tình cảm cá nhơn, ông cũng tạo cho ông hình ảnh một con người khắc khổ, như thầy tu, không biết đàn bà con gái là gì, chỉ dốc một lòng nghĩ tới đất nước, dân tộc . Nhưng sự thật ở ông lại hoàn toàn khác . Tới nay, nhiều người biết có gần mươi người đàn bà từng ăn ở với ông, có người có con, có người chết dưới tay ông vì để bảo vệ uy tính lãnh tụ, nhưng ít người biết mối tình đầu của ông . Và ông là kẻ thất tình ! Năm 1923, ông mê cô đầm tên Bourdon lúc ông làm nghề sửa và vẽ lại hình củ .
Hồ Chí Minh che dấu, ngụy tạo lý lịch của mình, che dấu những hoạt động thật của mình, trước tiên, do bản tánh, sau đó, do đươc rèn luyện ở Trường Quốc tế Lénine về nghề tình báo . Nhưng ngày nay, nhờ cộng sản Liên xô sụp đổ, nhiều kho tài liệu mật được mở cửa cho người nghiên cứu, nhiều sử gia cũng thay đổi cái nhìn về cộng sản, nên những bóng tối phủ trên con người Hồ Chí Minh lần lần được soi sáng . Và Hồ Chí Minh, trước sau, chỉ có một người như chúng ta biết . Một con người gian dối . Không ai khác hơn . Không có ai đóng vai ông hết cả . Cũng như ông không chết năm 1932 trong nhà tù Hồng kông vì bịnh lao phổi . Nay, trở lại chuyện Hồ chí Minh, tưởng cần nên bổ sung vài thông tin để xác nhận lần nữa sự thật này .
Thêm vài thông tin Hồ Chí Minh không chết năm 1932 trong nhà tù Hồng kông
Báo Le Monde/Histoire, ấn bản đặc biệc về Việt nam «Hồ Chí Minh, La figure de l’Indépendance retrouvée», ngày 1-3-2015, Paris, trong bản tiểu sử của Hồ Chí Minh, viết : « …tháng 6/1931, Hồ Chí Minh bị cảnh sát thuộc địa Anh ở Hồng kông bắt, nhốt, nằm bịnh viện, sau đó, được đưa lên một chiếc tàu đi Thượng Hải, tháng 1/1933, ông thoát khỏi .
Ngày 12-01-1931, Văn phòng Quốc tế Cộng sản nhắc Nguyễn Ái Quốc cần thông báo cho họ về cuộc hôn nhơn của ông trước 2 tháng .
Năm 1930, Nguyễn thị Minh Khai được gởi tới làm việc tại Văn phòng của Hồ Chí Minh ở Hồng không . Sau đó, Văn phòng Quốc tế cộng sản báo tin cho Nguyễn Ái Quốc nên đình lại cuộc hôn nhơn cho tới khi có lịnh mới .
Nhưng tới năm 1934, Nguyễn Ái Quốc có một người vợ cử tới dự Đại hội của Quốc tế cộng sản ở Moscou . Khi tới, Minh Khai làm thủ tục tham dự Đại hội, khai lý lịch, ghi rỏ « kết hôn với Lin », mà Lin là bí danh của Hồ Chí Minh (BBC, phỏng vần bà Sophie Quinn-Judge, Đại học LES, London) .
Năm 1934, Hồ Chí Minh cùng tham dự Đại hội đảng với Nguyễn thị Minh Khai, vào học Trường Quốc tế Lénine ngành tình báo mà cơ quan bảo trợ là «Tình báo quân đội liên-xô» (GRU) và cả Guépéou, tiền thân của NKVD và KGB . Bình thường, lần đầu tới tham dự Đại hội đảng, và đảng cộng sản, người mới chắc chắn phải được điều tra kỷ . Hơn nữa, ông còn được nhận vào trường tình báo Quốc tế Lénine, thì lý lịch phải rỏ ràng, không thể mờ ám được . Nếu ông không phải Nguyễn Ái Quốc mà cộng sản nga biết từ Paris, mà là Hồ Tập Chương, thì chắc chắn ông đã không về hang Pắc Bó, không về Hà nội tuyên bố « Mọi người sanh ra đều bình đẳng … » . Và điều này lại tránh cho đất nước nổi bất hạnh ngày nay !
Năm 1932, Hồ Chí Minh thật sự không chết trong nhà tù Hồng kông mà được Tòa án Anh thả . Vào những năm đầu 30, thế giới bị kinh tế khó khăn . Staline nghĩ rằng các nước tư bản bị khủng hoảng, nhứt là ở Viễn-Đông, nên Quốc tế cộng sản vội tung cán bộ hoạt động khắp địa phương . Trong số cán bộ đó, Joseph Ducroux có trách nhiệm tổ chức đảng cộng sản ở Mã-lai . Ngày 1/6, ông bị cảnh sát Singapour bắt, giấy tờ trên người ông cung cấp cho cảnh sát tin tức nên cả tổ chức đều bị bắt hết . Dĩ nhiên, qua ngày 6/6/1931, Nguyễn Ái Quốc cũng bị cảnh sát ở Hồng kông tóm luôn dưới tên Sung Man-ch’o (Tống văn Sơ) (Nguyễn Thế Anh, L’itinéraire politique de HCM, Đường Mới, Paris 1990, tài liệu ANOM, NF 326/2639) .
Dĩ nhiên, nhà cầm quyền Hồng kông theo yêu cầu của chánh phủ pháp ở Đông dương sẽ giải giao Hồ chí Minh cho Pháp vì ông không vi phạm luật pháp trên lảnh thổ hồng kông . Nhưng câu chuyện này được Hồ Chí Minh kể trở thành ly kỳ đến khó tin : «luật sư Frank Loseby bìện hộ cho ông, nêu vấn đề «tôn trọng quyền tự do cá nhơn» (habeas corpus – cơ quan bảo đảm qưền tữ do cá nhơn của Anh) và được thêm hậu thuẩn quan trọng của Sir Stafford Cripps, cố vấn pháp luật của Chánh phủ Anh, đã quyết định thả, liền bí mật lên tàu đi qua Anh, tới Singapour, bị bắt lại, bị giao trả về Hồng kông, bị tù vì nhập cảnh lậu ; cuối tháng 1/1933, Ls Loseby giúp vượt ngục, tới Shanghai trốn, gặp cấp chỉ huy củ trong đảng cộng sản pháp, ông Vaillant Couturier, gởi ông với đảng cộng sản trung hoa và từ đây, vào mùa xuân 1934, ông đi qua Vladivostok để trở lại Moscou » (Trần Dân Tiên, Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch) .
Trong bài «Bộ trưởng Anh từng thả Hồ Chí Minh», trên BBC tiếng việt (10-03-2017), tác giả Nguyễn Giang có nói năm 1960, ông bà Ls Franck Loseby có đi Hà nội thăm Hồ Chí Minh . Nhưng không nói rỏ có gặp Hồ Chí Minh hay không ?
Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh, 2 người hay 1 ?
Các Cụ Phan Châu Trinh, Phan văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, tại số 6, Villa des Gobelins, Paris XIII, đồng ý chọn một bút danh chung cho những «bài phong» chánh trị . Các Cụ ký chung «Nguyễn Ố Pháp» (người việt nam ghét pháp) . Có vài người bạn pháp biết nên yêu cầu các Cụ sửa lại để chinh phục cảm tình những người pháp cũng chống chế độ thuộc địa . Các Cụ
đổi lại thành Nguyễn Ái Quốc, hàm nghĩa mọi người an nam yêu nước . Từ sau đảng cộng sản pháp ra đời, tên Nguyễn Ái Quốc bắt đầu được cảnh sát pháp quan tâm và trở thành nghiêm trọng để cảnh sát theo dõi từ khi xuất hiện trên báo chí đảng xã hội, và trên nhựt báo L’Humanité, là tác giả bài báo công kích phản ứng của chánh phủ pháp về sự vận động của người an nam đưa tới Hội nghị hòa bình Versailles «Bản Yêu sách của dân an nam», đòi hỏi cho dân an nam những quyền tự do căn bản cũng như chế độ chánh trị ở An nam phải được tự do như ở tại Pháp .
Năm 1914, các Cụ còn thành lập «Hội những an nam yêu nước». Hai Cụ Phan, trong giai đoạn đầu, hướng dẩn Nguyễn Tất Thành để sau đó, cho ông sử dụng luôn tên Nguyễn Ái Quốc ? Biết đang bị cảnh sát theo sát, hai Cụ gìao trước luôn cho Nguyễn Tất Thành làm chủ Hội, nhưng cách giao là tư cách Hội trưởng này chỉ được thực hiện khi hoàn cảnh đòi hỏi . Thế là Nguyễn Tất Thành tự nhận chính mình đứng ra lập hội để tranh đấu . Tư cách Thư ký Hội đã giúp ông được nhận thành viên phân bộ pháp của Liên Đoàn Nhơn Quyền và Dân quyền, gia nhập Đảng Xã hội pháp, tham dự Đại hội toàn quốc của đảng, quen bìết một số chánh khách hàng lãnh đạo của cánh Tả pháp như Jacques Doriot, Marius Moutet, Paul Vaillant-Couturier, Marcel Cachin, André Berthon, …Sau cùng đảng cộng sản pháp chỉ định ông vào phân bộ đặc trách về tuyên truyền ở các thuộc địa (Nguyễn Thế Anh, bài đã dẩn trên) .
Chính các Cụ vì né tránh cảnh sát pháp, đã mặc áo gấm cho Nguyễn Tất Thành . Nếu sau này, biết được bộ mặt thật của ông ta, không biết các Cụ có ân hận mình đã chọn nhằm tướng cướp ác ôn hay không ?
Hồ Chí Minh nguyện suốt đời theo cộng sản làm cách mạng vô sản . Trong di chúc từ 1965 tới 1969, được sửa chửa nhiều lần, từng chữ được cân nhắc, ông vẫn lập đi lập lại ông thuộc phong trào thợ thuyền và quốc tế vô sản . Khi chết, ông chọn đi theo tổ tiên là cụ Mác, cụ Lê và câu chót, ông kêu gọi «cách mạng toàn thế giới» . Đến lúc cuối đời, ông vẫn còn dốc lòng cho vô sản thế giới được giải phóng . Nhưng nhìn lại, từ gia thế tới bản thân ông, người ta khó thấy ông là một người xuất thân từ giai cấp thợ thuyền . Ông đã làm nghề gì vất vả và bị tư bản bốc lột? Khi ông làm thợ sửa hình, ông bị bốc lột hay chính ông bốc lột khách hàng của ông? Vậy có thể hiểu ông suốt đời tranh đấu cho thợ thuyền và vô sản thế giới là thật lòng hay không?
Hồ Chí Minh không chết . Hồ Chí Minh với Nguyễn Ái Quốc không phải là hai người khác nhau, mà Hồ chí Minh được các Cụ Phan và Nguyển mặc cho chiếc áo Nguyễn Ái Quốc.
Nghĩ lại nếu là Hồ Tập Chương, đem cộng sản tới Việt nam, cai trị bằng một chánh sách ác độc nhằm tiêu diệt dân tộc Việt nam, là điều có thể hiểu được. Vì tại sao một tên Ba Tàu lại phải thương yêu Việt nam?
Nhưng đây là Hồ Chí Minh lại sát hại dân tộc, đem đất nước dâng cho Tàu chỉ vì lý tưởng quốc tế cộng sản . Tội của tên này vĩ đại tới đâu?
Hàn Phi Tử – Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi
Chương 4 – Xã Hội Quan 3 – Quốc Gia
Thời của Hàn Phi là thời tranh hùng giữa Tần và Lục quốc. Nước Hàn ở ngay cửa ngõ của Tần (cửa Hàm Cốc nằm trên biên giới chung của Hàn và Tần), mà lại nhỏ và yếu, cho nên ở vào thế nguy nhất: Tần chỉ lăm le chiếm Hàn để tiến qua phía đông mà thôn tính các nước Sở, Ngụy, Tề, Triệu, Yên; năm nước này cũng muốn chiếm Hàn để bít cửa Hàm Cốc, nếu không thì buộc Hàn phải theo mình để chặn Tần.
Vốn là công tử nước Hàn, lại có tính ái quốc cao, Hàn Phi muốn làm cho tổ quốc ông mạnh lên đã, chứ chưa tính tới việc thống nhất Trung Quốc như Mạnh tử, Lương Tương vương 1 thời trước, hoặc như Tần Thuỷ Hoàng thời ông. Cuối bài biểu dâng Tần Thủy Hoàng (bài Tồn Hàn), ông bảo nếu Thủy Hoàng làm theo kế hoạch của ông thì có thể không tốn sức mà làm cho Triệu Tề, Ngụy, Sở, Hàn quy phục, nghĩa là làm cho thiên hạ quy về một mối. Nhưng đó chỉ là vì muốn cứu tổ quốc nên ông khuyên Tần đánh Triệu, đừng vội xâm chiếm Hàn, chứ chưa chắc ông đã thực tâm mong Tần thống nhất Trung Quốc. Nếu Tần trọng dụng ông mà hòa hảo với Hàn thì có thể ông giúp Tần đấy, nhưng Lí Tư biết tài ông rồi, đâu có chịu cho ông lấn tài mình.
Vậy học thuyết của Hàn chỉ nhằm mục đích làm cho một quốc gia mạnh lên để chống với các nước khác; một khi mạnh lên rồi, có xâm chiếm các nước khác không, là điều ông không bàn tới. Cho nên ông chỉ xét cái lợi của quốc gia, chứ không mưu cái lợi cho khắp thiên hạ như Mặc tử.
Trái với Mạnh tử, ông coi quốc gia trọng hơn dân. Mạnh bảo: dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Hàn bắt dân phải hi sinh cho vua, vua phải làm cho nước mạnh và giàu, nghĩa là cũng phải phục vụ cho quốc gia. Vua đã phải phục vụ cho quốc gia thì cũng phải trọng cái lợi của quốc gia mà không được có tư tâm, tư tình, không được nghĩ tới cái lợi của riêng cá nhân mình.
Điểm quan trọng nhất đối với mọi người trong nước, từ vua tới quan lại, dân chúng, là phải phân biệt minh bạch công và tư. Thiên Ngũ đố, Hàn viết:
“Nước Sở có người được tiếng là “ngay thẳng”, cha ăn trộm cừu, anh ta báo quan. Quan lệnh doãn ra lệnh: “Giết nó đi”, vì anh ta ngay thẳng đối với vua mà lại có lỗi với cha, cho nên tuy báo quan mà bị giết. Do đó mà xét, người bề tôi chính trực đối với vua là đứa con hung bạo đối với cha. (Phù quân chi trực thần, phụ chi bạo tử dã).
夫君之直臣,父之暴子也
“Nước Lỗ có kẻ theo vua ra trận, ba lần đánh, ba lần chạy. Trọng Ni hỏi nguyên do, người đó đáp: “Tôi có cha già, tôi chết thì không ai nuôi”. Trọng Ni khen là hiếu, tiến cử người đó với vua Lỗ. Do đó mà xét, người con có hiếu với cha là kẻ bề tôi phản vua.
夫父之孝子,君之背臣也。
(Phù phụ chi hiếu tử, quân chi bội thần dã).
“Cho nên quan lệnh doãn nước Sở giết kẻ tố cáo mà không ai tố cáo kẻ gian với bề trên nữa; Trọng Ni thương kẻ bỏ chạy khi ra trận mà dân Lỗ dễ hàng giặc, bại tẩu; cái lợi của người trên kẻ dưới (tức của quốc gia và của cá nhân) khác nhau như vậy đó. Bậc vua chúa muốn vừa khen hạnh tốt của nhân dân, vừa mưu cái phúc cho xã tắc thì tất không thể được. Đời xưa, ông Thương Hiệt đặt ra chữ viết dùng cái hình như cái vòng tròn khép (厶) gọi là chữ “tư” (nghĩa là riêng), trái với “tư” là gọi là “công” (公) (chung); vậy ông Thương Hiệt đã biết rằng công và tư trái nhau rồi. Ngày nay coi công và tư lợi hại như nhau là “dò cái họa của sự không biết thẩm xét”.
故令尹誅而楚姦不上聞,仲尼賞而魯民易降北.上下之利,若是其異也,而人主兼擧匹夫之行而求致社稷之福,必不幾矣.
古者蒼頡之作書也,自營者謂之私,背私謂之公.公私之相背也,乃蒼頡固以知之矣.今以爲同利者,不察之患也
(Cố lệnh doãn tru nhi Sở gian bất thượng văn, Trọng Ni thưởng nhi Lỗ dân dị hàng bắc. Thượng hạ chi lợi, nhược thị kỳ dị dã, nhi nhân chủ kiêm cử thất phu chi hạnh nhi cầu trí xã tắc chi phúc, tất bất cơ hĩ. Cổ giả Thương Hiệt chi tác tự dã, tự hoàn giả vị chi tư, bội tư vị chi công. Công tư chi tương bội dã, nãi Thương Hiệt cố dĩ tri chi hĩ. Kim dĩ vi đồng lợi giả, bất sát chi hoạn dã).
Đây là một điểm rất quan trọng mà từ xưa tới nay cơ hồ nhân loại vẫn chưa giải quyết được ổn thoả: Sự mâu thuẫn giữa công và tư, giữa trung và hiếu.
Truyện Khổng tử khen người con vì hiếu mà đào ngũ, không biết có thật không. Nếu có thật thì ông đáng trách: chỉ nên xin giảm tội cho người đó thôi chứ không nên tiến cử: mà vua Lỗ cũng đáng trách: không nên bắt người đó ra trận, nên cho làm một công việc khác có thể ở gần cha mà giúp nước được, hoặc triều đình nên có một tổ chức nuôi những ông già đó để con họ có thể hi sinh cho tổ quốc mà khỏi lo lắng cho cảnh của cha già. Vì vậy chúng tôi chưa tin hẳn truyện đó.
Còn trường hợp của cha ăn trộm cừu và con tố cáo thì Luận ngữ có chép nhưng hơi khác, và Khổng Tử chê con người đó: “Diệp công nói với Khổng tử: “Ở xóm tôi 2, có ngưòi rất ngay thẳng như cha ăn trộm cừu thì con đứng ra làm chứng, khai thật”. Khổng Tử bảo: “Người ngay thẳng trong xóm tôi cư xử khác vậy: cha che lỗi cho con, con che lỗi cho cha; như vậy là ngay thẳng (trực tại kỳ trung hĩ)”. ( Tử Lộ- 18). Có lẽ Khổng tử muốn bảo: Không nên tố cáo, cũng không nên nói ngược lại, cứ im lặng như không biết thế thôi.
Ăn cắp là một tội nhỏ, nếu cha phạm một tội nặng hơn nhiều, như giết người thì sao? Trường hợp này Mạnh tử đã rán tìm lời giải quyết:
Một môn đệ của ông là Đào Ứng hỏi ông:
“Vua Thuấn làm thiên tử, ông Cao Dao coi về hình phạt, nếu ông Cổ Tẩu là cha vua Thuấn giết người thì xử cách nào?”.
Mạnh tử đáp: “Cứ việc bắt ông Cổ Tâu chứ có gì đâu?”
– Vậy vua Thuấn không cản ư?
– Vua Thuấn làm sao ngăn cản được? Phép truyền từ đời nọ sang đời kia là phép công mà.
– Như vậy ông Thuấn nên làm như thế nào?
– Ông Thuấn (không màng ngôi đế vương), coi thiên hạ như một đôi dép rách vậy, sẽ cõng cha mà chạy ra bờ biển ở, trọn đời vui vẻ (vì giữ được đạo hiếu) mà quên thiên hạ đi” (Tận tâm thượng – 35).
Chúng ta không biết ở vào trường hợp Mạnh tử, Khổng tử sẽ trả lời ra sao, chứ cách giải quyết của Mạnh tử lúng túng lắm, không ổn: cõng cha đi trốn cũng là trái pháp luật vì như vậy vẫn là một cách ngăn cản sự thi hành của pháp luật: mà lại còn làm cho quốc dân mất một ông vua nhân từ hiền minh.
Nhưng bài đó cũng cho thấy rằng thời Mạnh tử, nếu dân tộc Trung Hoa chưa có ý thức rõ rệt về sự phân biệt quyền hành pháp và quyền tư pháp thì ít nhất cũng đã nhận rằng mọi người đáng được bình đẳng về pháp luật. Chúng ta nên nhớ Mạnh tử đồng thời với Thân Bất Hại, Thận Đáo, Thương Ưởng.
Khổng giáo coi trọng đạo hiếu, cho rằng nó là gốc của đạo trung. Quan niệm ấy không phải là vô lí hoàn toàn vì thời đó gia đình quan trọng hơn thời chúng ta nhiều, quả thật là nền tảng của xã hội, gia đình có vững vàng thì xã hội mới vững: vả lại thực tế mà xét chung thì con người có hiếu thời đó thường là người tôi trung. Cho nên trong tư tưởng của Khổng Mạnh, công và tư chưa phân biệt được rõ ràng.
Mặc gia và Pháp gia cho rằng công và tư mâu thuẫn lẫn nhau và phải hi sinh tư cho công. Ở một chương trên chúng tôi đã kể truyện con một cự tử đạo Mặc phạm tội giết người, Tần Huệ Vương thương cự tử đó tên là Phúc Thôn già có mỗi mình nó là con trai, nên tha tội cho nó. Nhưng Phúc Thôn không chịu, tâu: “Cái phép của đạo Mặc, giết người thì phải tội chết, đả thương người thì bị tội hình, như vậy để cấm giết người và đả thương người; cấm giết người đả thương người là đại nghĩa của thiên hạ. Mặc dầu nhà vua tha tội, không giết nó nhưng Phúc Thôn tôi không thể không thi hành phép của đạo Mặc”. Rồi người cha đó tự giết con. Trong lịch sử Trung Hoa, chưa bao giờ sự mâu thuẫn giữa gia đình và xã hội được giải quyết một cách bi thảm ghê góm như vậy.
Pháp gia đả đảo tất cả những cái gì gọi là tư: tư lợi, tư dục, tư tình, tư học (cái học không hợp với đường lối của quốc gia như Nho gia, Mặc gia… thời Hàn Phi), tư kiếm (tay kiếm riêng, nghĩa là bọn hiệp sĩ dùng cây kiếm để chém giết nhau chứ không trừ địch)… Sủng thần của vua mà phạm tội thì cũng bị giết như Điền Hiệt trong truyện thiên Ngoại trừ thuyết hữu thượng; Thái tử mà phạm pháp thì cũng bị trừng trị như con vua Trang vương nước Kinh, trong truyện cũng thiên đó, hoặc như con Tần Hiếu công (coi đời Thương Ưởng – phần I). Vua không thể vì tình riêng mà khoan hồng với sủng thần, với con được vì “kẻ phạm pháp, bỏ lệnh, không tôn kính xã tắc là lấn quyền vua, phạm thượng. Bề tôi lấn quyền thế của vua thì vua mất uy, kẻ dưới phạm thượng bề trên thì nguy. Uy mất, địa vị nguy thì xã tắc không giữ được”. Moị người bình đẳng trước pháp luật tức là mọi ngưòi đều phải trọng công lợi hơn tư lợi, phải đặt quốc gia lên trên gia đình.
Đó là một tiến bộ: có trọng công hơn tư thì nước mới mạnh được, nhưng Pháp gia chưa đặt ra vấn đề nếu vua phạm pháp thì sao. Đó là một hạn chế của thời đại. Ngày nay không còn vua thì trung với vua thành ra trung với nước, địa vị của gia đình không quan trọng như hồi xưa, không còn đại gia đình, chỉ còn tiểu gia đình tức vợ chồng con cái vị thành niên, thì hiếu thành ra hiếu với dân; nhưng con người, như Hàn Phi đã nhận thấy, vốn bẩm sinh nghĩ tới tư lợi trước hết, thì mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội vẫn còn; vấn đề là phải tìm cách hoà giải mà giảm lần lần mâu thuẫn đi tùy từng giai đoạn.
° ° °
Một điểm tiến bộ nữa của Hàn Phi là chinh sách tự cường, và chỉ tin ở sức mạnh của mình thôi, không tin mạng trời hay thần quyền, cũng không tin ở nước ngoài.
Ông cũng như Tử Sản, Tuân tử cho rằng nước mà thịnh hay suy là do người chớ không do trời. Tử Sản bảo: “Đạo trời ở xa, đạo người ở gần, không liên quan gì với nhau”. (coi tiểu sử Tử Sản – phần I).
Tuân Tử bảo: “Sao mà sa, cây mà kêu… đó là cái biến hoá của trời đất, âm dương, là sự ít khi xảy ra của vạn vật; cho là quái lạ thì nên, mà lo sợ thì không nên. Mặt trời mặt trăng có khi ăn lẫn nhau, mưa gíó có khi không hợp thời, những ngôi sao lạ có khi hiện lên bất ngờ 3, nhưng cái đó không thời nào không thấy. Người trên sáng suốt mà chính trị phải lẽ thì dù tất cả những cái quái lạ đều xuất hiện cũng không sao. Ngưòi trên mờ ám mà chính trị hiểm ác thì dù không có quái lạ nào xuất hiện, cũng không hay gì (Thiên luận).
Đầu thiên Hữu Độ, Hàn Phi viết: “Người thi hành pháp luật mà cương cường thì nước mạnh; người thi hành pháp luật ma nhu nhược thì nước yếu”, đại ý cũng như hai câu cuối của Tuân tử.
Thên Sức tà, ông đả đảo thói bói toán, tin các sao tốt, sao xấu, kể trường hợp nước Yên bói mái rùa cỏ thi, được quẻ “đại cát” mà lại thua Triệu; Triệu cũng được quẻ đại cát mà thua Tần.
Tin cậy vào nước ngoài còn tai hại nhiều nữa. Càng gần tới cuối thời Chiến Quốc thì các tung hoành gia lại càng tha hồ tunh hoành. Bọn biện sĩ đó không có lí tưởng gì cả, chẳng trung với một vua nào cả, nước nào mạnh thì theo để hễ nước đó chiếm được một nước khác thì kể công mà xin chia đất của nước bị diệt; nếu rủi mà phải thờ một nước yếu thì ăn hối lộ của nước mạnh mà khuyên vua cắt đất thờ nước mạnh.
“Tô Tần, một biện sĩ, mà cũng phẫn uất về bọn đó lắm, mấy lần lớn tiếng mắng họ: Ở Sở: “Cậy cái uy lực của Tần ở nước ngoài mà ở trong hiếp đáp vua mình để đòi vua cắt đất cho Tần, đại nghịch, bất trung đến vậy là cùng cực” (Sở – I – 16).
Rồi ở Triệu:
“Họ cầu hoà với Tần thì có thể xây cất đài cao, sửa sang cung đẹp (…) rồi khi có cái họa vì Tần thì bỏ mặc vua” (Triệu II 1).
(…) Nhưng chính Tô Tần muốn dụ vua các nước đó (Sở, Triệu…) theo kế hoạch hợp tung cũng hứa dâng họ những sản phẩm, bảo vật cùng gái đẹp của nước mà Tô đương phụng sự. Cho nên thời đó đường cái nườm nượp xe ngựa của các vị sứ thần mà xe nào cũng chở đầy vàng bạc gấm vóc…” (Chiến Quốc sách – trang 67,68 – Lá Bối – 1972).
Vua quan nước Hàn cũng bị bọn biện sĩ đó mê hoặc, thao túng nên mỗi ngày một suy, Hàn Phi đau xót nên trong thiên Ngũ đố cảnh cáo nhà cầm quyền:
“Quần thần bàn về đối ngoại, nếu không chia ra hai phe hợp tung và liên hoành thì cũng nhân có mối thù với nước khác mà mượn sức mình để trả thù. Hợp tung là liên hợp các nước yếu (tức lục quốc) để đánh một nước lớn (Tần); liên hoành là thờ một nước mạnh để đánh các nước yếu, hai phe đó đều không duy trì được quốc gia.
“Bọn bề tôi nói chuyện liên hoành đều bảo: “Không thờ nước lớn thì tất bị địch xâm lược.” Thờ nước lớn đâu phải là nói suông, tất phải đem bản đồ nước mình và ấn của các quan giao cho nước lớn để xin họ phân phát. Dâng bản đồ thì nước bị cắt xén, giao ấn thì danh phận bị hạ thấp; đất đai bị cắt xén thì yếu đi, danh phận bị hạ thấp thì chính trị rối loạn. Vậy là theo chủ trương liên hoành để thờ nước lớn, lợi chưa thấy mà đã thấy mất đất và loạn chính.
“Bọn bề tôi nói chuyện hợp tung đều bảo: “Không cứu nước nhỏ mà đánh nước lớn thì thiên hạ sẽ bị thôn tính mà thiên hạ mất thì nước mình nguy, nước nguy thì vua hoá thấp hèn”. Cứu nước nhỏ chưa chắc đã bảo tồn được nước đó mà đành nước lớn vị tất đã không có sự sơ hở (?), có sự sơ hở thì sẽ bị nước khác chế ngự. Xuất quân thì quân thua, lui về thì thành bị phá. Vậy là theo chủ trương hợp tung để cứu nước nhỏ, lợi chưa thấy mà đã mất đất thua quân.
“Kẻ chủ trương thờ nước mạnh chỉ mong nhờ thế lực nước ngoài để có quan chức lớn ở trong nước; kẻ chủ trương cứu nước nhỏ chỉ mong muốn dùng thế lực của nước mình mà cầu lợi ở nước ngoài. Quốc gia chưa được lợi gì mà họ đã được đất phong, lộc hậu; địa vị của vua bị hạ thấp mà quyền thế của bề tôi lại thêm cao, đất đai của quốc gia bị cắt xén mà nhà riêng (của bề tôi) thì giàu thêm. Việc thành thì họ được nắm quyền mà được trọng dụng hoài; việc hỏng thì họ cũng giàu có rồi, lui về mà hưởng.”
Trong đoạn trên Hàn đã phân tích kĩ và đúng chính sách ngoại giao của bọn biện sĩ, nhất là lòng gian trá, tự tư lợi của họ. Cá nhân hành động vì tư lợi thì quốc gia cũng vậy, không bao giờ có nước nào mà thật tâm giúp nước nào, hoàn toàn vì lợi của nước họ mà giúp cả. Trong Thiên Thuyết lâm thượng, ông kể hai trường hợp để các vua chúa suy ngẫm. Trường hợp thứ nhất là nước Tề đối với nước Hình:
“Nước Tấn đánh nước Hình, Tề Hoàn Công muốn cứu. Bão Thúc tâu:
– Còn sớm quá! Nước Hình không mất thì nước Tấn không mệt: Tấn không mệt thì Tề không được trọng. Vả lại cái công cứu một nước nguy không lớn bằng cái công phục hưng một nước đã mất. Tốt hơn đại vương nên chậm cứu nước Hình để làm cho nước Tấn mệt, đợi Hình mất rồi mới phục hưng lại cho, như vậy xét về thực lực có lợi, mà xét về danh lại càng tốt”.
Hoàn Công không cứu Hình nữa.
Trường hợp thứ nhì là Kinh (Sở) đối với Tống:
“Tề đánh Tống, Tống sai Tang Tôn tử xuống phía Nam cầu cứu với nước Kinh. Vua Kinh rất mừng, hứa sẽ tận lực giúp. Tang Tôn tử lo lắng ra về, người đánh xe thấy vậy hỏi:
– Việc cầu cứu có kết quả mà sao ngài lại có vẻ lo lắng? Tang Tôn tử đáp:
– Tống nhỏ mà Tề lớn. Cứu nước Tống nhỏ mà để cho nước Tề lớn ghét, điều đó ai cũng lấy làm lo mà vua Kinh lại mừng, chắc ông ta (hứa hão) để chúng ta kiên tâm chống cự. Chúng ta nếu kiên tâm chống cự, Tề sẽ mệt, đó là điều lợi cho Kinh. (Quả nhiên) Tề chiếm năm thành của Tống rồi mà Kinh vẫn chưa đem quân cứu”.
Tang Tôn tử thật là sáng suốt. Một chính khách Á Đông bảy chục năm trước đã khuyên một nhà cách mạng của ta: cá nhân có thể vị tha nhưng một quốc gia thì bao giờ cũng nghĩ tới cái lợi của mình trước hết. Trong lịch sử ngoại giao của nhân loại, những truyện giả nhân giả nghĩa, phản nước bạn như Tề, Sở không thể nào chép hết được. Không có nhân nghĩa, chỉ có lợi thôi, không có tình cảm chỉ có sức mạnh thôi. Mạnh thì không bị người tấn công mà được yên ổn, lại có thể tấn công người mà thêm mạnh. Và Hàn khuyên:
“Mà cái sự mạnh và trị (yên ổn) thì không thể trông vào việc ngoại giao, nó tuỳ nội chính (tốt hay không). Không thi hành pháp luật ở trong nước mà cứ trông vào mưu trí đối ngoại thì không thể trị và mạnh được. Tục ngữ có câu “Tay áo dài thì khéo múa, tiền của nhiều thì khéo buôn”, nghĩa là có nhiều vốn thì dễ thành công. Nước trị và mạnh thì dễ mưu sự, nước yếu và loạn thì khó thiết kế. Cho nên dùng ở nước Tần (nước mạnh) mưu có thể thay đổi mười lần cũng ít thất bại: dùng ở nước Yên (nước yếu) mưu chỉ một lần thay đổi mà cũng ít thành công; không phải vì mưu dùng ở Tần đều khôn cả, mưu dùng ở Yên đều ngu cả, chỉ vì cái “vốn” trị hay loạn khác nhau đấy thôi”.
治強不可責於外, 內政之有也。今不行法術於內, 而事智於外, 則不至於治強矣。鄙諺曰:「長袖善舞,多錢善賈。」此言多資之易為工也。故治強易為謀,弱亂難為計。故用於秦者十變而謀希失,用於燕者一變而計希得,非用於秦者必智,用於燕者必愚也,蓋治亂之資異也
(Trị cường bất khả trách ư ngoại, nội chính chi hữu dã. Kim bất hành pháp thuật ư nội, nhi sự trí ư ngoại, tắc bất chí ư, trị cường hỉ. Bỉ ngạn viết: “Trường tụ thiện vũ, đa tài thiện cổ”. Thử ngôn đa tư chi dị vị công dã. Cố trị cường dị vi mưu, nhược loạn nan vi kế. Cố dụng ư Tần giả, thập biến nhi mưu hi thất, dụng ư Yên giả, nhất biến nhi kế hi đắc. Phi dụng ư Tần giả tất trí, dụng ư Yên giả tất ngu dã. Cái trị loạn chi tư dị dã – Ngũ đố).
Hàn đưa ra chứng cứ: “Chu li khai Tần mà theo hợp tung, mới nửa năm đã mất. Vệ li khai Ngụy mà theo liên hoành, mới nửa năm đã mất. Giá Chu và Vệ khoan tính cái kế hợp tung hay liên hoành, mà gấp lo việc trị nước, làm cho pháp lệnh nghiêm minh, thưởng phạt xác định, khai phá hết đất đai để súc tích cho nhiều, khiến cho dân xuất tử lực ra giữ vững thành trì thì thiên hạ dù có chiếm được đất mình, lợi cũng không được bao, công phá được nước mình thì tổn thất cũng nặng (…). Đó là cái thuật chắc chắn giữ nước cho khỏi mất”.
Lời khuyên thật xác đáng. Không một nước nào có thể cô lập được, ngoại giao tuy cần, và cũng phải có lúc nhờ đến nước người đấy, nhưng trước hết chính mình phải mạnh đã, mà khi mình mạnh thì không phải là nhờ người mà là sai người.
Muốn cho nước mạnh thì toàn dân phải là một khối, không được rời rạc, cho nên Hàn rất chú trọng đến sự “cáo gian” kiểm soát từng hành động của mỗi người dân, và thống nhất tư tưởng.
Chính sách cáo gian (tố cáo kẻ gian) ông mượn của Mặc Tử và Thương Ưởng. Vì tin rằng bản tính con người chỉ mưu tư lợi, vợ chồng, cha con, vua tôi đều có thể là kẻ thù của nhau cả, cho nên Hàn Phi thấy trong xã hội toàn những kẻ gian, gần như thiên nào trong sách ông cũng khuyên nhà cầm quyền phải đề phòng kẻ gian, đặc biệt là các thiên Bát gian, Gian kiếp thí thần, Bát thuyết, Bát kinh. Ông cho sự cáo gian là bổn phận của mỗi người, một hành động tốt, đáng thưởng, và ai cũng được phép tố cáo bất kỳ ai, ở triều đình, trong các nha sở và ở khắp các làng xóm, châu quận.
Thiên Bát thuyết ông viết:
“Cái đạo của minh quân là người hèn được tố cáo việc gian của người sang; thượng cấp có tội, thuộc hạ không tố cáo thì bị liên lụy; vua muốn biết rõ sự thực thì phải tham bác ý kiến của nhiều người…”.
Thiên Bát kinh, ông lại nói:
“Trong một huyện, nhà nào cũng gần nhau, họp nhau thành từng “ngũ” (năm nhà), từng “liên” (hai trăm năm mươi nhà), hễ ai tố cáo lỗi của người khác thì được thưởng, không tố cáo thì bị trừng trị. Bề trên đối với người dưới, người dưới đối với bề trên đều như vậy cả; như vậy thì trên dưới, sang hèn đều đem pháp luật ra răn nhau, đem điều lợi ra dạy nhau”.
伍、官、連、縣而鄰,謁過賞,失過誅。上之於下,下之於上,亦然。是故上下貴賤相畏以法,相誨以和。
(Ngũ, gia, liên, huyện nhi lân, yết quá thưởng, thất quá tru. Thượng chi ư hạ, hạ chi ư thượng diệc nhiên. Thị cố thượng hạ quí tiện tương úy di pháp, tương hối dĩ lợi).
Trong thiên Nạn tam, ông chép lại truyện dưới đây:
“Lỗ Mục công hỏi Tử Tư (cháu nội của Khổng Tử):
– Ta nghe nói con của Bàng Giản bất hiếu. Hạnh kiểm nó ra sao?
Tử Tư đáp:
– Người quân tử tôn hiền trọng đức, nêu điều tốt ra để khuyên người, còn những hạnh kiểm lầm lẫn là để cho tiểu nhân nhớ, thần không biết tới.
Tử Tư lui ra, Tử Phục Lệ Bá (một đại phu nước Lỗ) vô, Mục công hỏi về con họ Bàng Giản, Tử Phục Lệ Bá nói:
– Nó có ba cái lỗi mà nhà vua chưa được nghe.
Từ đó Mục công quí Tử Tư và coi thường Lệ Bá”-
Tử Tư đã theo được đúng lời dạy: “Quân tử thành nhân chi mĩ” của ông nội. Pháp gia cho dạy dân như vậy là làm loạn nước. Hàn dẫn lời của Giang Ất bảo vua nước Sở, đại ý rằng nếu người quân tử không che cái tốt của người, không vạch cái xấu của người thì những kẻ làm loạn sẽ thành công mà nước sẽ nguy.
Ông biết Thương Ưởng là nạn nhân của chính sách mình, nhưng ông đã can đảm bảo nếu gặp một ông vua theo pháp thuật của ông để làm cho nước mạnh thì dù chết thảm như Thương Ưởng ông cũng không ngại; mà lịch sử đã chứng minh rằng trong thời loạn, chính sách mạnh của Thương Ưởng làm cho quốc gia mau mạnh, nhưng lịch sử cũng chứng tỏ thêm rằng nếu chỉ dùng chính sách đó thôi thì khó mà bền được, nhất là khi kẻ thù ở sát biên giới luôn luôn tìm cách khai thác sự bất mãn của dân trong nước.
Hàn Phi cũng rất nghiêm khắc về việc thống nhất tư tưởng: cấm “tư học”, cấm tranh biện. “Học tư” là các thuyết của Nho, Mặc, Lão, Trang, Trâu Diễn… và của các biện sĩ, còn học công là pháp lệnh của quốc gia. Pháp gia cấm tất cả những cái riêng tư mà học tư là cái nguy hiểm nhất, làm cho vua quan và dân chúng hoang mang, chia rẽ, hoang mang thì không tin chính quyền, chính quyền khó sai khiến, mà chia rẽ thì yếu.
Thiên Hiển học, ông vạch những mâu thuẫn lẫn nhau giữa các học thuyết lưu hành đương thời, mà các vua chúa không biết phán đoán đều tin cả, thành thử không có chủ trương nhất định, đầu mối của loạn. Ông đưa ra hai thí dụ: Mặc khuyên phải tiết kiệm trong việc chôn cất, mà Nho thì phá sản trong việc chôn cất. Nho và Mặc trái nhau như vậy, nếu khen Mặc là tiết kiệm thì phải chê Nho là xa xỉ, nếu khen Khổng Tử là hiếu thì phải chê Mặc tử là có tội, vậy mà các bậc vua chúa lại tôn trọng cả hai! Tất Điêu chủ trương hễ ai khinh mình, dù là vua chúa mình cũng dám nổi giận mà đáp lại, còn Tống Vinh tử (Tống Khanh) thì lại không cho bị người ta khinh là nhục. Hai nhà đó trái nhau như vậy, nếu khen Tất Điêu là cương trực thì phải chê sự khoan thứ của Tống Vinh tử là sai; ngược lại nếu khen Tống Vinh tử là phải thì phải chê Tất Điêu là trái, vậy mà các bậc vua chúa lại trọng cả hai. Rồi Hàn Phi kết:
“Cái học ngu và lường gạt, các lời tranh biện hỗn tạp và mâu thuẫn đó, các bậc vua chúa đều tin cả, cho nên kẻ sĩ trong thiên hạ không lấy gì làm tiêu chuẩn, hành động không có chủ trương nhất định (…). Nay cũng nghe theo những cái học hỗn tạp, cùng làm theo những lời mâu thuẫn nhau thì làm sao khỏi loạn cho được?”
自愚誣之學、雜反之辭爭,而人主俱聽之,故海內之士,言無定術,行無常議(…)今兼聽雜學繆行同異之辭,安得無亂乎?
(Tự ngu vu chi học, tạp phản chi từ tranh, nhi nhân chủ câu thính chi, cố hải nội chi sĩ, ngôn vô định thuật, hành vô thường nhị (…) Kim kiêm thính tạp học, mậu hành đồng dị chi từ, an đắc vô loạn hồ? – Hiển học).
Thiên Ngụy sử, ông nói thêm:
“Đặt ra pháp lệnh là để bỏ cái riêng tư, hễ pháp lệnh được thi hành thì cái đạo riêng bị phế. Riêng tư là cái làm loạn pháp. Kẻ sĩ có hai lòng, theo cái học riêng, ở trong núi trong hang, mượn cớ tìm những ý sâu xa, lớn thì mạt sát đời, nhỏ thì làm mê hoặc kẻ dưới mà bề trên không cấm lại còn theo, tặng họ danh hiệu tôn quý cùng tài sản, như vậy là kẻ không có công thì được vinh hiển, kẻ không làm lụng khó nhọc thì được giàu có. Như vậy kẻ sĩ hai lòng theo cái học riêng, làm sao mà khỏi cố tìm ra những ý mà họ cho là sâu xa, gắng dùng lời xảo trá phỉ báng pháp lệnh, để tự tạo ra cái thế chống lại đời? (…) Những kẻ được tiếng là thánh trí họp thành đám đông, lập thuyết giảng học để chê bai pháp luật trước mặt bề trên; bề trên đã không cấm chỉ, lại còn theo mà tôn trọng, như vậy là dạy kẻ dưới không nghe lời người trên, không tuân pháp luật…”.
Vì vậy phải cấm ngặt mọi cái học tư, chỉ dạy cái học công, tức pháp luật:
“Một nước có minh chủ thì không dùng văn học trong sách, chỉ lấy pháp luật mà dạy dân, không dùng lời của các tiên sinh (các học giả như các Tắc hạ tiên sinh) chỉ dùng quan lại làm thầy (dạy pháp luật). Không có bọn hiệp khách hung hãn, chỉ chém được đầu giặc mới là dũng cảm. Nhờ vậy dân trong nước hễ đàm luận là căn cứ theo pháp luật, hễ hành động là hướng về sự lập công, sự dũng cảm đem dùng hết vào việc quân mà thời bình thì nước giàu, lúc có giặc thì binh mạnh. Đó là cái vốn để lập vương nghiệp”.
故 明主 之 國、 無 書簡 之 文、 以 法為 教; 無 先 王之 語、 以 吏 為 師;無 私劍 之 捍、 以斬 首 為 勇。 是 以境 內 之民、 其言 談者 必 軌 於 法、動 作 者 歸 之 於功、 為 勇 者 盡之 於 軍。 是故 無事 則 國 富、 有事 則 兵 強、 此 之謂 王 資。
(Cố minh chủ chi quốc, vô thư giản chi văn; dĩ pháp vi giáo; vô tiên sinh ngữ, dĩ lại vi sư; vô tư kiếm chi hãn, dĩ trảm thủ vi dũng. Thị dĩ cảnh nội chi dân, kỳ ngôn đàm giả tất quĩ ư pháp, động tác giả qui chi ư công, vi dũng giả, tận chi ư quân, thị cố võ sự tắc quốc phú, hữu sự tắc binh cường, thử chi vị vương tư – Ngũ đố).
Nghĩa là những kinh, thư của Khổng Tử, Mặc Tử, Lão tử… phải bỏ hết ráo, các trường của phái này phái nọ phải đóng cửa hết (ngay cả trường của Tuân tử cũng vậy).
Thiên Vấn biện, giọng của Hàn còn cương quyết hơn:
“Trong nước của một vì minh quân thì lệnh là lời rất quí, pháp luật là việc rất thích đáng. Cho nên lời nói và việc làm mà không theo pháp lệnh thì phải cấm”.
明主之國,令者,言最貴者也;法者,事最適者也。言無二貴,法不兩適,故言行而不軌於法者必禁。
(Minh chủ chi quốc, lệnh giả ngôn tối quí giả dã; pháp giả sự tối thích giả dã. Ngôn vô nhị quí, pháp bất lưỡng thích, cố ngôn hành nhi bất quĩ ư pháp lệnh giả, tất cấm).
Còn trong một nước loạn thì “vua ban lệnh mà dân lấy văn học để chê bai, công sở có pháp luật là dân lấy hành động riêng để sửa pháp luật theo ý mình, vua làm loạn pháp lệnh mà trọng trí lược, hành vi của bọn học giả, vì vậy mới có nhiều văn học”.
Lí Tư chắc đã đọc thiên Ngũ đố và có thể cả thiên Vấn biện của Hàn, khi dâng Tần Thủy Hoàng tờ sớ bất hủ đề nghị “đốt sách chôn Nho” mà chúng tôi xin trích một đoạn do Trần Trọng Kim dịch (Nho giáo, quyển thượng trang 350- 351, Tân Việt in lần thứ ba, không đề năm):
“Thuở trước thiên hạ tán loạn không có thống nhất, cho nên chữ nho dấy lên, động nói cái gì là nói thời cổ để làm hại đời kim, trang sức những lời hư ngôn để làm rối mất sự thật. Người nào cũng cho cái học riêng của mình là phải, mà chê bai những điều kiến lập của người trên (…). Mỗi khi nhà vua có một hiệu lệnh gì xuống, họ cứ lấy cái học của họ để nghị luận, vào thì trong lòng không cho là phải, ra thì túm năm tụm ba lại để bàn tán, khoe cái chủ kiến của mình để lấy tiếng, cố lập dị cái cách tháo thủ để làm cao, đem kẻ quần hạ để đặt lời hủy báng”… Vậy phải “Đốt hết thi thư cùng Bách gia ngữ, ai dám thì thầm với nhau về sách Thi, Thư thì chém bỏ xác ngoài chợ, ai lấy đời xưa để chê đời này thì chém cả họ (vì ngôn vô nhị quí). Những sách để lại là sách thuốc, sách bói (Lí khác Hàn ở điểm sách bói này), sách trồng cây. Ai muốn học pháp lệnh thì phải lấy kẻ lại làm thầy” (Dĩ lại vi sư).
Đúng là lí luận và ngôn ngữ của Hàn Phi. Thế là chấm dứt một thời tự do tư tưởng kéo dài mấy trăm năm, suốt thời Xuân Thu và Chiến Quốc, thời rực rỡ nhất của Triết học Trung Hoa. Luật tự nhiên như vậy; loạn quá thì phải trị, tự do quá thì phải chặn lại. mà phản ứng thì bao giờ cũng mạnh quá mức cần thiết. Hàn Phi đã bảo thuốc có đắng mới hết bệnh, có mổ nhọt nhọt mới lành.
Quốc gia của Hàn không cần Thi, Thư không cần văn học, coi bọn học giả khen đạo tiên vương, bọn biện sĩ “gian trá” là những loài mọt (Ngũ đố) – Chỉ bọn biện sĩ gian trá thôi vì biện sĩ mà trọng pháp thuật như ông thì tất nhiên là đáng được tôn trọng – rồi tới nông phu và chiến sĩ; nông phu có tận lực thì nước mới giàu, mới có lúa để nuôi chiến sĩ; chiến sĩ có hi sinh thì nước mới mạnh mà thắng được địch, lẽ đó dễ hiểu. Rất nhiều lần Hàn đề cao công lao của “pháp thuật chi sĩ”, của “nông chiến chi sĩ”, và mạt sát bọn công thương vì theo ông hai hạng này là cái nghề ngọn (nghề nông là nghề gốc), không sản xuất được gì cả mà còn có hại cho nước. Chẳng hạn thiên Ngụy sử, ông bảo:
“Kho lẫm đầy là nhờ nghề gốc, tức canh nông, thế mà những kẻ làm những nghề ngọn như dệt gấm vóc, chạm vẽ lại giàu. Danh sở dĩ thành được, đất sở dĩ mở rộng được là nhờ chiến sĩ, mà nay con côi của tử sĩ chết đói xin ăn ở ngoài đường, còn bọn hề, kép hát, rượu chè lại ngồi xe, mặc đồ lụa (…) Bề trên cầm pháp độ để chuyên nắm quyền sinh sát trong tay, mà nay kẻ sĩ giữ pháp độ muốn đem lòng trung can gián thì không được yết kiến, còn kẻ khéo nói, bẻm mép, dùng mưu gian, may mắn mà thành công ở đời thì lại thường được vua vời”.
倉廩之所以實者耕農之本務也,而綦組錦繡刻劃為末作者富。名之所以成、城池之所以廣者戰士也,今死士之孤飢餓乞於道,而優笑酒徒之屬乘車衣絲。(…)上握度量所以擅生殺之柄也,今守度奉量之士欲以忠嬰上而不得見,巧言利辭行姦軌以倖偷世者數御。
(Thương lẫm chi sở dĩ thực giả, canh nông chi bản vụ dã, nhi cơ tổ cẩm tú, khắc họa vi mạt tác giả phú. Danh chi sở dĩ thành, địa chi sở dĩ quảng giả chiến sĩ dã, kim tử sĩ chi cô, cơ ngạ khuất ư đạo, nhi ưu tiếu tửu đồ chi thuộc thừa xa y ti (…) Thượng ác độ lượng sở dĩ thiện sinh sát chi bính dã, kim thủ độ phụng lượng chi sĩ, dục dĩ trung anh thượng nhi bất đắc kiến, xảo ngôn lợi từ hành gian quĩ dĩ hãnh thâu, thế giả sắc ngự).
Ý nghĩa đoạn đó cũng là ý trong những hàng: “làm cho thưởng phạt nghiêm minh, thưởng phạt xác định, khai phá hết đất đai để súc tích cho nhiều khiến cho dân xuất tử lực để giữ vững thành trì… đó là cái thuật chắc chắn giữ được nước cho khỏi mất” mà chúng tôi đã dẫn ở trên (trang 83).
Bọn thương nhân và bọn công nhân bị Hàn Phi liệt vào hạng du thủ du thực, hạng mọt của xã hội:
“Chính sách trị nước của bậc minh chủ là khiến cho bọn thương nhân, công nhân và bọn du thủ du thực ít đi và bị khinh để cho dân đổ xô vào các nghề gốc mà bỏ các nghề ngọn. Nay (…) quan tước có thể mua được thì công nhân và thương nhân (nhờ giàu có) không còn thấp hèn nữa. Của gian và đồ gian được dùng ở chợ thì thương nhân tất nhiều. Tiền của họ tích tụ được nhiều gấp bội nhà nông mà địa vị của họ lại cao hơn nông gia và chiến sĩ, như vậy thì chiến sĩ tất ít mà bọn con buôn phải nhiều” (Ngũ đố).
Hàn bênh vực tân địa chủ, ghét thương gia, nhưng thương gia giàu có rồi thì tất mua đất mà thành tân địa chủ, lúc đó ông đối với họ ra sao?
Rốt cuộc, Hàn cũng giữ truyền thống trọng sĩ và nông, công thương; chỉ khác giai cấp sĩ của ông chỉ gồm pháp thuật chi sĩ và chiến sĩ, còn các kẻ sĩ khác (Nho sĩ, biện sĩ, hiệp sĩ…) đều phải diệt cho hết.
Tóm lại, quốc gia lí tưởng của Hàn Phi là một nước:
– Theo chế độ quân chủ chuyên chế; vua có uy thế tuyệt cao, nắm hết quyền hành, đích thân chế ngự quần thần, không ủy một chút quyền cho ai cả.
– Theo chủ nghĩa pháp trị: ai cũng phải theo pháp luật, kể cả vua, chí công vô tư, mà không dùng nhân nghĩa, tình cảm.
– Thống nhất về tư tưởng, không dung nạp các “tư học” tức các học thuyết trái với chủ trương của chính quyền, cấm sự tranh biện và chỉ dạy pháp luật cho dân thôi (thầy học là các quan lại).
– Trọng nông và ức (gìm) công thương).
– Trọng vũ lực theo chủ nghĩa quân quốc militarisme.
Trong một quốc gia như vậy, không có năm hạng “mọt” này:
1 – “Bọn học giả khen đạo tiên vương, tạ khẩu là trọng nhân nghĩa, trau chuốt dung mạo, y phục và lời ăn tiếng nói để làm loạn pháp độ, làm mê hoặc lòng vua chúa” (ám chỉ Nho gia);
2 – “Bọn du sĩ dùng thuyết gian trá, mượn thế lực của nước ngoài để đạt được tư lợi, làm thiệt hại cho quốc gia”;
3 – “Bọn đeo gươm tập hợp đàn em, lập tiết tháo để nổi danh mà phạm cấm lệnh” (ám chỉ Mặc gia);
4 – “Bọn thị thần nịnh bợ, tích tụ tài sản, ăn hối lộ, mượn cái thế của nhà cầm quyền mà xin miễn dịch cho kẻ hối lộ họ”;
5 – “Bọn thương gia và công nhân sửa lại những đồ xấu xí, tích trữ những vật thường dùng để đợi thời bóc lột cái lợi của nông phu”. (Ngũ đố)
Còn sáu hạng “sĩ” có hại cho nước mà lại được người đời khen, thì cũng phải diệt:
1 – Hạng “sĩ quí trọng sự sống”, sợ chết, trốn tránh hoạn nạn, hàng giặc.
2 – Hạng “sĩ Văn học” lập nên học thuyết làm trái pháp luật;
3 – Hạng “sĩ tài năng” ở không, ăn bám
4 – Hạng “sĩ biện trí” nói quanh co bậy bạ.
5 – Hạng “sĩ dũng cảm” hung bạo, giỏi đâm chém người.
6 – Hạng “sĩ hào hiệp” cứu sống giặc, giấu diếm kẻ gian (không cáo gian).
Trong quốc gia lí tưởng đó của Hàn, thương mại chỉ là trao đổi ít hàng hóa thường dùng, công nghệ cũng chỉ để chế tạo ít dụng cụ cần thiết, mĩ nghệ không có, không có âm nhạc, ca hát, trường học, nếu có thì cũng chỉ để dạy một số ít người biết đọc, biết viết, thuộc pháp luật để làm quan và giảng giải các pháp lệnh cho dân. Để trị nước, vua chỉ cần giữ cái thế, thi hành pháp luật và khéo dùng thuật chế ngự bề tôi. Trong những chương sau, chúng tôi sẽ lần lượt xét ba vấn đề đó: thế, pháp và thuật.
——————————–
1 Mới gặp Mạnh Tử lần đầu, Lương Tương vương đã hỏi ngay: “Thiên hạ làm sao yên định được?”. Lại hỏi: “Ai gom được về một mối?”. Mạnh tử đáp: “Ông vua nào không ham giết người (nghĩa là thi hành nhân nghĩa) thì gom được về một mối”. (Mạnh Tử – Lương Huệ vương – thượng – bài 6).
2 Nguyên văn là đảng, một khu có 500 nhà là một đảng. Cũng có thể là đoàn thể.
3 Trong bộ Đại cương Triết học Trung Quốc, quyển hạ trang 195 (Cảo Thơm 1966) chúng tôi dịch là “hiện từng chùm”. Nhưng nhiều học giả đã cho chữ “đảng hiện” nên sửa là “thảng hiện” vì không bao giờ các sao xuất hiện từng chùm cả.
Vui cười
Một chàng vớ phải cô vợ có tính ghen. Nghe tin bạn có bí quyết “triệt ghen”, anh ta liền tìm đến học hỏi. Thế nhưng cô vợ thậm chí còn đòi ly dị nên anh ta lại tìm đến người bạn thắc mắc:- Thế mày có giả vờ nói mê như tao bảo không?
– Có, tao nói y nguyên. – Mày thử nhắc lại xem nào?
– Liên ạ … Anh …chỉ ..yêu…mình …e…em.
– Trời ạ, Liên là vợ tao, thế mày không thay bằng tên của vợ mày à?
Có tiếng gõ cửa, chủ nhà chạy ra mở:
– Cháu đấy à, vào đi, vào đi. Nào cháu cần gì?
– Bố cháu muốn mượn bác cái mở nút chai.
– Nút chai à, mắt ông ta sáng lên
– Về nhà nói với bố chuẩn bị thêm cái chén, bác sẽ… tự tay mang ngay sang bây giờ nhé.
Chính trị và lòng heo
Chiều hôm qua, nói chuyện với H , một thanh niên trẻ tuổi từ VN qua Pháp tu nghiệp.
H là sản phẩm của giáo dục ”xã hội chủ nghĩa”, từ nhỏ tới lớn, nhưng cũng quan tâm tới ‘’ chính trị ‘’, nhất là từ ngày ở trong nước ‘’ đi đâu cũng thấy Tàu’’.
H nói ‘’ thỉnh thoảng có đọc bài của chú , muốn gặp để trao đổi ” .
H nhìn nhận ở VN thiếu tự do thực, ” nhưng một quốc gia cũng phải có một chính phủ mạnh’’ để bảo đảm trật tự, nếu không sẽ loạn.
Trả lời : nếu ‘’ chính phủ mạnh ‘’ đó tự cho mình toàn quyền sinh sát, trật tự đó là trật tự của nhà tù. Chỉ ở những nơi người ta coi dân như đàn cừu, cần phải chăn dắt, mới cần một đội ngũ công an, cảnh sát khổng lồ để canh gác, trừng trị những con cừu lớ ngớ ra khỏi bầy. Mới cần một chính phủ mạnh, ngày đêm rình rập, đàn áp.
Cái chính phủ mạnh đó, nó chỉ mạnh để bảo vệ chính nó, không bảo vệ dân.
Nó biết hết ai nghĩ gì, ai viết gì, ai hát gì, nhưng không biết ai buôn bán nội tạng, ai làm thuốc giả, ai bán thực phẩm hóa học, ai cướp đất, ai …làm mất bản đồ ( bản đồ thành phố hay bản đồ quốc gia ).
H không theo dõi báo chí, hay báo chí trong nước không đề cập tới, rất ngạc nhiên khi nghe trong một xứ dân chủ, nhiều khi, vì một lý do này hay lý do khác, không có chính phủ, việc nước vẫn chạy và không hề có hỗn loạn.
Trường hợp phổ thông nhất là khi không có đảng nào chiếm đa số, cũng không kiếm được một đảng đồng minh để có đa số tại quốc hội, đủ để thành lập chính phủ.
Đó là trường hợp đã xẩy ra ở rất nhiều nưóc Tây Phương, như Hoà Lan, Đức vv . Gần đây,Tây Ban Nha đã trải qua một giai đoạn vô chính phủ 315 ngày, Belgique gần… một năm rưỡi ! ( trên 540 ngày, nếu nhớ không lầm ).
Chuyện gì xẩy ra trong thời gian đó ?
Guồng máy hành chánh vẫn hoạt động bình thường, trật tự xã hội không hề bị vi phạm, đời sống hàng ngày không hề gặp khó khăn, tội phạm không gia tăng, và kinh tế …thịnh vượng hơn bình thường.
Tại sao ? Bởi vì ở những xứ dân chủ, các cơ cấu xã hội vững mạnh, guồng máy hành chánh có quy củ, những người làm việc công có lương tâm, có ý thức trách nhiệm, không trơ tráo nhận mình là ‘’ đầy tớ dân ‘’ nhưng tìm mọi cơ hội để làm thịt dân .
Không cần chính phủ sai bảo, ai vẫn làm việc nấy. Chỉ có những con chuột, suốt đời bị khủng bố, mới vui mừng nhẩy múa khi vắng mặt mèo. Một dân tộc trưởng thành không cần dạy bảo, sai khiến, không cần cha già dân tộc.
Có người nói thỉnh thoảng không có chính quyền cũng là một điều hay, cho xã hội nghỉ mệt. Một thí dụ : chỉ trong một nhiệm kỳ, quốc hội Pháp đã biểu quyết 450 luật mới, đa số do chính phủ đề nghị. Chưa nói tới trên 18.000 tu chính án.. Ông bộ trưởng nào cũng có tham vọng lưu tên tuổi mình cho hậu thế bằng một đạo luật : luật Pasqua, luật Marcellin..Cuối cùng, dân không biết đâu mà mò
H.D Thoreau nói ” chính phủ tốt nhất là chính phủ cai trị ít nhất ” ( That government is best which governs least ). Câu này nếu hơi bất công với những chính phủ lương thiện, hết sức chí lý đối với những tập đoàn ma bùn, làm gì cũng chỉ có một mục tiêu là đàn áp, khủng bố, cướp của giết người.
Tại một xứ độc tài, trước câu hỏi tại sao nhà nước bất tài, tham nhũng mà quốc gia vẫn chưa phá sản, có người trả lời, nửa đùa nửa thực : bởi vì dân xây dựng, khi chính phủ… ngủ.
Người bạn trẻ hỏi : như vậy ‘’chính phủ để làm gì‘’ ? Ronald Reagan trả lời : chính phủ là một vấn đề, không phải là giải pháp. Đó là quan niệm của một người Tây phương gọi là ‘’ libéral ‘’ kiểu Mỹ, không phải ai cũng đồng ý.
Chính phủ, trái lại, có vai trò chính yếu là chọn một đường đi tốt cho quốc gia.
Không phải chính phủ nào cũng chọn đúng, hay thực hiện nổi những điều hứa hẹn, nhưng ở xứ dân chủ, nếu dân không thỏa mãn, sẽ cho chính phủ về vườn, lựa chính phủ khác. Không phải suốt ngày chứng kiến ” đi dô, đi ra, thằng cha khi nãy. ”. Không phải suốt đời nghe mấy anh lãnh đạo tối dạ thi nhau ăn nói ngớ ngẩn.
H nói nếu thay đổi hoài, làm sao hữu hiệu ? Điều này thì H có lý : nếu muốn cai quản đất nước như một nhà tù lớn, các nước dân chủ thua xa VN, Bắc Hàn hay Tàu.
H nói đọc báo Pháp, coi TV, nghe radio, tiếng Tây còn loạng quạng chưa hiểu hết, nhưng thấy họ chỉ trích nhà nước suốt ngày; thể chế này, xã hội này đâu phải là lý tưởng.
Quả vậy. Thể chế nào cũng đầy những khuyết điểm. Xã hội nào cũng có những anh lem nhem. Chính trị ( theo nghĩa mưu đồ chính trị ) ở đâu cũng có những xì căng đan. Cái khác là ở xứ dân chủ, bất cứ ai phạm pháp cũng bị trừng trị,kể cả tổng thống, thủ tướng. Khác với xứ mọi, bọn có tội bỏ tù người khác.
Édouard Herriot nói : ‘’ Chính tri cũng như món lòng heo, phải có mùi phân, nhưng đừng nhiều quá ‘’ ( La politique, c’est comme l’andouillette, ça doit sentir un peu la merde, mais pas trop ).
Ở một xứ như VN không còn mùi lòng lợn, chỉ còn mùi phân sặc sụa. Anh nào thính mũi, ngửi thấy mùi phân là nó cho đi tù mục xương. Nhất là những anh không ý tứ, đã ngửi thấy mùì phân, còn la oáng lên giữa chợ.
Nói chuyện thể chế, không thể không nhắc một câu nổi tiếng mà người ta vẫn gán cho Churchill : dân chủ là thể chế tồi nhất, nếu không kể các thể chế khác
Cái khác nhau là ở xứ này, người ta có quyền chỉ trích và đòi sửa đổi.
Những học giả chỉ trích thể chế dân chủ hăng nhất, có bài bản nhất, từ Alexis de Tocqueville tới Raymond Aron là những người đóng góp nhiều nhất cho sự vững mạnh của dân chủ.
Buổi trao đổi có làm thay đổi cách suy nghĩ của H hay không ? Chắc là không, theo nguyên tắc : đừng hy vọng gì làm thay đổi sự tin tưởng của người khác ngay trong buổi trao đổi đầu tiên. Nhất là những người đã bị nhồi sọ từ nhỏ. Sự thay đổi sẽ đến, từ từ.
Sống ở ngoại quốc, dần dần H sẽ tự tìm ra một phần sự thực.
Trao đổi với người nghĩ khác mình không phải hoàn toàn vô bổ. Miễn là đừng sỉ vả nhau. Tổ chức nhậu nhẹt, nên chọn vài tên bạn nối khố,suy nghĩ như mình, nhưng xây dựng dân chủ, hay xây dựng lại một quốc gia, cần rất nhiều người.
Paris tháng 9/2018
https://www.tuthuc-paris-blog.com/home/ch%C3%ADnh-tr%E1%BB%8B-v%C3%A0-l%C3%B2ng-heo
Làm cách nào để Tiêu Diệt Một Dân Tộc? Cẩm nang chính trị
Muốn tiêu diệt một dân tộc, bom đạn, đàn áp không đủ. Dù tối tân tới đâu, bom đạn không thể giết hết hàng trăm triệu người. Dưới đây là 12 biện pháp hữu hiệu nhất để bức tử một dân tộc, với điều kiện phải thực hiện cùng một lúc, đúng quy trình , có đủ ngân quỹ, nhân sự và quyết tâm sắt đá để thực hiện:
1.Reo rắc ung thư, bịnh hiểm nghèo bằng cách cho tự do nhập cảng hàng hóa, lương thực độc hại
2.Gây đói rách, để nông dân, thương gia không có cách gì cạnh tranh để sống còn hơn là dùng hóa chất độc hại tràn ngập thị trường
3. Các nhà thương được tự do sản xuất, lưu hành, xử dụng thuốc giả, thuốc gây ung thư, bệnh truyền nhiễm, nan y
4.Khuyến khích rượu chè, ma túy, ăn chơi trụy lạc, để tiêu diệt trí não, nghị lực, sức đề kháng của dân, đặc biệt lớp trẻ
5. Khuyến khích những trò chơi dâm đãng, lố bịch, bỉ ổi, để tiêu diệt những ý niệm về nhân phẩm còn sót lại 6. Nhập cảng chủ nghĩa quái dị đã bị cả thế giới ghê tởm. Tẩy não, nhồi sọ để tiêu diệt khả năng phán đoán. Bỏ tù, bức tử, nhục mạ, cô lập những người còn khả năng suy nghĩ, phản kháng
7. Buôn bán bằng giả để triệt hạ uy tín của trí thức, biến dân tộc thành một con rắn không đầu , cá mè một lứa, không người đáng tin, đáng trọng, đáng kính. Trả lương rẻ mạt giáo chức, biến nguời truyền bá kiến thức thành cùng đinh, giáo dục một trò chơi nhảm nhí. Trả lương cao công an, để mơ ước của
8. Cho ngoại nhân tự do nhập cảnh, cư trú như chỗ không người. Khuyến khích dùng ngoại tệ để thực tập đời sống nô lệ
9. Chặt cây, phá rừng, xả lũ. Tiêu diệt mầm sống , để dân suốt đời chỉ lo chống đỡ thiên tai, không còn đầu óc, sức lực nghĩ đến chuyện đất nước
10. Xuất cảng lao động, trục xuất những cá nhân có đầu óc ra khỏi nước, để tiêu diệt tiềm năng dân tộc.
11. Bán đổ bán tháo tài nguyên quốc gia. Tàn phá môi trường, để nông dân, ngư dân tha phương cầu thực, bỏ đất, bỏ biển cho ngoại bang
12. Tiêu diệt ngôn ngữ , sợi dây liên lạc giữa các công dân, tâm hồn của một dân tộc
Một dân tộc không lãnh thổ, không tài nguyên, không chủ quyền, tâm não bại hoại, tinh thần bạc nhược, thân thể bệnh hoạn, mất hết đạo lý, lương tâm, đạp lên nhau để sống, không ngôn ngữ, không tương lai, kéo nhau đi không biết về hướng nào, như một đám cô hồn…một dân tộc như vậy không cần đánh cũng thắng, khỏi cần giết cũng chết.
Cám ơn, xin lỗi, đéo
Có người hỏi : Ông ở bên Tây mấy chục năm, học được những gì ? Đáp : học biết nói ‘‘cám ơn, xin lỗi, tôi lầm’’, những từ ngữ người Việt ta không biết, hay đã quên.
Hôm trước, bị một anh Tàu chen lấn, té chỏng gọng. Anh ta đứng dương mắt nhìn, trong khi Tây đầm họ xúm lại, hỏi han. Người Việt mình, cũng như người Tàu, ít khi xin lỗi, vì lỗi chỉ ở người khác. Gân cổ lên cãi trước đã. Rồi thượng cẳng tay, hạ cẳng chân, nếu cần. Ít khi cám ơn, nhất là khi đã trả tiền. Không có lý do gì hạ mình cám ơn cô hầu bàn vừa bưng lên tô phở, ông xích lô è cổ đạp đưa mình tới nơi. Chỉ cám ơn người trên, nếu cần cúi rạp đầu. Không cám ơn người dưới. Người dưới là những người trẻ hơn, yếu hơn, nghèo hơn, chức tưóc, bằng cấp thấp hơn .
Tặng một anh bạn cũ một số tiền nhỏ. Anh ta mừng quá, nói đang lo kiếm tiền mua quà Tết biếu sếp. Hỏi : tại sao phải biếu sếp, anh ta hỏi lại : ở bên Tây không có chuyện đó à ? Không có, chỉ có chuyện ban giám đốc cuối năm phải nghĩ chuyện kiếm quà tặng nhân viên, cám ơn họ đã làm việc chu đáo, hữu hiệu.
Khi tôi về VN lần cuối, cách đây 17, 18 năm gì đó, ăn uống, mua bán cái gì cũng phải trả đắt hơn người khác. Đi đâu cũng được những người hành khất bám theo. Đứng chờ ở bưu điện cả giờ không gởi được một lá thư bảo đảm ; cứ tới phiên mình là có một ông, một bà không hiểu từ đâu tới, xông vào, chiếm chỗ.
Thắc mắc : sao vậy ? Cô bạn nói : vì họ biết anh là ‘‘Việt kiều’’. Làm sao biết tôi là Việt kiều ? Sau mấy ngày phơi nắng, mặt mũi cũng cháy đen như mọi người. Ăn mặc còn cẩu thả, xập xệ hơn nhiều người trong nước, rất thích biểu diễn đồ hiệu ( có người tìm cách cho thiên hạ thấy cái hiệu quần lót đang mặc ). Cô bạn giải thích : tại anh đi lẹ như ma đuổi, cái gì cũng cám ơn, đụng ai cũng xin lỗi.
Người Việt rất ít khi nhận mình lầm. Ai cũng nắm sự thực trong tay. Thảo luận không phải để trao đổi, nhưng để thắng, để quàng lên đầu thiên hạ cái sự thực của mình. Suy nghĩ đòi hỏi cố gắng. Nhìn nhận mình lầm, sau khi đã suy nghĩ , còn khó hơn nữa, vì ngoài sự cố gắng còn cần sự khiêm tốn, phục thiện.
Chỉ cần coi những buổi hội thảo của người Việt. Cãi nhau như mổ bò về những chi tiết vô bổ,quên cả đề tài chính, rồi ai nấy ôm cái sự thực to tổ bố của mình về nhà. Thêm sự hậm hực, đôi khi thù oán, nếu không thắng, không bị ‘‘mất mặt’’. Không quên chụp cho thiên hạ một cái nón cối.
Đi dự một buổi nói chuyện, thảo luận của người ngoại quốc, học được rất nhiều. Người thuyết trình chuẩn bị chu đáo, người tham luận lịch sự, trình bày ý kiến sáng sủa. Nhiều khi ra khỏi phòng họp, thấy định kiến của mình lung lay.
Dự một buổi thuyết trình của người Việt, chẳng học được gì. Không hiểu thuyết trình viên muốn nói gì, không hiểu tại sao họ cãi nhau. Chẳng ai quan tâm tới ý kiến, lý luận của người khác.
Phật nói : khi ai tặng quà, phải mở tay ra mới nhận được. Trí tuệ cũng vậy, nếu không mở ra, cứ đóng khư khư trong những định kiến, làm sao nhận được quà người khác gởi ? Có lẽ cái cố chấp ấy khiến kiến thức của phe ta èo uột, uá héo, như cái cây không được tưới, bón.
Dân nào cũng có thói xấu, chụp mũ là độc quyền của dân Việt. Đỡ phải lý luận, suy nghĩ, tìm hiểu, phân tách, thuyết phục, thông cảm : chụp cho thiên hạ một cái mũ là xong chuyện.
Một anh bạn tới Paris chơi, nhờ cho vài câu tiếng tây thông dụng. Dễ lắm : ‘‘excusez-moi, merci, vous avez raison..’’, xin lỗi, cám ơn, ông bà có lý.. Dễ, nhưng chưa chắc đã nói được, vì không quen. Nói sống lêu bêu ở xứ Tây mấy chục năm, học được chuyện biết nói ‘’cám ơn, xin lỗi, tôi lầm, bạn có lý ‘’, nghe có vẻ đùa cợt, nhưng không xa sự thực bao nhiêu.
Mà chưa chắc đã học được. Tôi nghiệm thấy khi ở Mỹ, Canada, Âu Châu hay Nhật, mỗi lần có chen lấn, đụng chạm, mình chưa kịp phản ứng, người ngoại quốc họ đã mỉm cười xin lỗi.
Từ lúc học, đến lúc hành xử một cách tự nhiên, cũng phải qua nhiều đường đất lắm. Nó đến từ từ, thành thói quen lúc nào không hay. Và khi đã thành thói quen, muốn bỏ cũng không được.
Văn hóa, nó bắt đầu từ những cái nhỏ nhặt thường nhật. Phải bao nhiêu năm XHCN mới dạy người Việt văn hoá ‘‘đéo’’, cái gì cũng đéo ? Và phải bao nhiêu thế hệ mới bỏ được, nếu ngày nào đó, chán đéo, muốn bỏ ?
https://www.tuthuc-paris-blog.com/home/c%C3%A1m-%C6%A1n-xin-l%E1%BB%97i-%C4%91%C3%A9o
Vui cười
– Mày cầm cái chai đi mua một chai rượu nhé.
– Tiền đâu mà mua hả bố?
– Không có tiền mua được mới tài chứ?
Một lát sau, con cầm cái chai không về, cha hỏi:
– Rượu đâu hả mày?
– Không có rượu, vẫn uống được, thế mới tài chứ.
Tổng giám đốc nói với cô thư ký: – Ai nói với cô rằng chỉ cần tôi hôn cô một lần là cô có thể tha hồ đi trễ hay nghỉ việc cũng được?” – Luật sư của em ạ!
Hai vợ chồng nói chuyện với nhau:
– Hôm qua, bạn anh đã định quyến rũ tôi.
– Em đừng bịa chuyện nữa để tự đề cao mình như thế.
– Được, nếu anh không tin thì tôi sẽ sa vào bẫy của anh ấy. Anh đừng trách sao tôi không báo trước nhé!
Một ông già hơn 70 tuổi dắt theo cô gái trẻ đẹp vào khách sạn.
Người phục vụ cung kính cúi đầu: “Chúng tôi đã chuẩn bị xong phòng cho hai bố con ông rồi đây ạ”.
Ông già cự: “Anh nói gì thế, tôi già chừng này mà còn con gái bé thế sao? Đấy là vợ tôi”.
Bác sĩ dặn bệnh nhân:
– Bà bị thiếu tanin và chất xơ nghiêm trọng, cần ăn thật nhiều quả màu xanh và phải ăn cả vỏ không được gọt bỏ.
– Tôi xin ghi nhận lời khuyên của ông.
Đến hẹn khám lại, bác sĩ hỏi:
– Cách ăn hoa quả như vậy có ảnh hưởng gì không?
– Thưa không! Đào, lê, táo, nho… đều ổn cả, chỉ có… quả dừa thì…
Một gã trông bơ phờ tạt vào quán rượu hỏi:
– Tối hôm qua tôi ở đây phải không?
– Đúng đấy! – chủ quán đáp.
– Tôi tiêu hết bao nhiêu tiền?
– Khoảng 80 bảng.
– Ơn Chúa! Thế mà tôi cứ nghĩ là đánh rơi đâu mất số tiền đó.
Trai Petrus Ký – Gái Gia Long và Trai Chu Văn An – Gái Trưng Vương – Lê Văn Nghĩa
Thoạt đầu, tôi định đặt tựa bài này là “Thiên đàng mơ mộng”, vì thấy thật đúng tâm trạng của những thằng học sinh Petrus Ký chúng tôi thời đó. Thời chúng tôi có rất nhiều thiên đàng mơ mộng: “Em theo trường về… áo dài tà áo vờn bay” .
1.“Thiên đàng” của những thằng tóc hớt ngắn, quần xanh áo trắng là nơi các nữ thiên thần áo dài trắng túa ra như lũ chim bồ câu sau giờ tan học của Trường Gia Long. Thằng học sinh Petrus Ký nào chẳng mơ được “mần quen” cùng một em áo dài.
Phía bên hông cổng Trường Gia Long, trước cổng chùa Xá Lợi, “cạnh tranh” với những chiếc xe bán bò bía, gỏi đu đủ là những chàng áo trắng Petrus Ký đang gửi hồn qua cánh cổng thâm nghiêm có từ năm 1915 với cái tên thơ mộng “Trường nữ sinh Áo Tím”.
Nghe kể lại, trường được thành lập do đề nghị của nghị viên Hội đồng quản hạt Nam kỳ Lê Văn Trung cùng vợ của tổng đốc Phương và một số trí thức người Việt. Khóa đầu tiên (1915) trường tuyển 45 nữ sinh với đồng phục là áo dài tím.
Năm 1949, nữ sinh Trường Áo Tím cùng nam sinh Trường Petrus Ký tổ chức bãi khóa kỷ niệm ngày Nam kỳ khởi nghĩa nên chính quyền đã đóng cửa trường. Năm 1950, sau một cuộc đấu tranh, biểu tình dài ngày với sự ủng hộ của phong trào học sinh lúc ấy, trường được mở cửa lại.
Đánh dấu sự kiện quan trọng này, sau bảy đời hiệu trưởng trường là người Pháp, lần đầu tiên trường có nữ hiệu trưởng là người Việt: bà Nguyễn Thị Châu. Năm 1953, Trường Áo Tím đổi tên thành Trường nữ trung học Gia Long. Áo dài tím được thay bằng áo dài trắng với phù hiệu là bông mai vàng. Chương trình giáo dục bằng tiếng Pháp được chuyển sang quốc ngữ.
Biết đâu chính “mối tình” gắn kết tranh đấu của Áo Tím và sau đó Gia Long trong những năm về sau đã gắn kết “trai Petrus Ký, gái Gia Long” trong những mối tình thật và ảo của lứa tuổi học trò. Hãy mơ đi những chàng trai Petrus về “thiên đường” tuổi nhỏ dại của mình!
2. Khoảng giữa thập niên 1970, bài hát Con đường tình ta đi của nhạc sĩ Phạm Duy làm xáo động những trái tim mới lớn với những lời ca mộng mị: “…Lá đổ để đưa đường/Hỡi người tình Trưng Vương”.
Tôi không biết đó là lời cảm thán của chàng trai nào. Nhưng có lẽ thích hợp hơn xin hãy cho chàng trai ấy là người của Trường Chu Văn An. Như một mặc định, “trai Petrus Ký, gái Gia Long” thì nữ sinh Trường Trưng Vương lại là “của riêng” của những học sinh Chu Văn An mặc dầu hai trường cách trở về mặt địa lý một quãng đường khá dài.
Trường chàng thì ở tận nhà thờ ngã sáu, đường Minh Mạng, còn “thiên đường” của nàng thì ở đối diện Sở thú – Thảo cầm viên, số 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tội nghiệp cho nam sinh Trường Võ Trường Toản cùng ăn chung xe gỏi bò với các nàng nhưng chỉ đứng xa ngắm những chàng trường Chu đón nàng mà hát câu cảm thán: “Trưng Vương hôm nay mưa vẫn giăng đầy trời/ Bóng người thì mịt mùng/ Từng hàng me rung rung” .
Có lẽ “nhân duyên tiền định” của hai trường này đều xuất phát từ “người phương Bắc”. Học sinh Chu Văn An đa số là người miền Bắc và Trường Trưng Vương cũng vậy. Điều này cũng dễ hiểu vì Trường Trưng Vương là ngôi trường có gốc gác từ Hà Nội.
Theo “gia phả”, trường được thành lập từ năm 1925, trên con đường Đồng Khánh, phía nam hồ Gươm mang tên Trường Nữ trung học (College de Jeunes Filles), ngôi trường nữ trung học đầu tiên và duy nhất của nữ giới miền Bắc. Vì nằm ở đường Đồng Khánh nên còn được gọi là Trường Đồng Khánh. Đến năm 1948 trường được chuyển đến đường Hai Bà Trưng (Hà Nội) và đổi tên là Trường Trưng Vương. Năm 1954, một số giáo sư và học sinh di cư vào Sài Gòn và thành lập lại Trường Trưng Vương.
Năm học đầu tiên phải học nhờ cơ sở của Trường nữ trung học Gia Long. Mãi cho đến năm 1957, Trường Trưng Vương dời về số 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm (nguyên trước đó là Quân y viện Coste của quân đội Pháp).
Bởi vậy ta không lấy làm lạ khi đây là một trong những ngôi trường mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp và được bình chọn là ngôi trường có kiến trúc đẹp nhất Sài Gòn. Nhờ là học sinh Trưng Vương nên mỗi lần làm lễ kỷ niệm Hai Bà, nữ sinh Trưng Vương được ưu tiên tuyển chọn làm Trưng Trắc, Trưng Nhị cưỡi voi trong lễ diễu hành.
Có lần đi xem lễ diễu hành trên đường Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn), khi hai nàng học trò Trưng Vương ngồi trên voi “phất ngọn cờ vàng” đi ngang, tôi thấy thằng bạn có vẻ phấn khích. Tôi hỏi: “Mầy thích “ghệ” áo vàng hả?”. Nó trả lời buồn xo: “Không, tao thích con voi. Bây giờ tao ước gì mình được làm con voi”.
Rồi nó cảm thán nhại theo thơ của Nguyễn Công Trứ: “Kiếp sau xin chớ làm người/ làm voi nàng cưỡi, cái vòi đung đưa”. Sau này tôi mới biết cô gái đóng vai Trưng Trắc – áo vàng đó đã cho chàng leo cây, “Trưng Vương vắng xa anh dần. Mùa thu đã qua một lần. Còn đây bâng khuâng”. Ôi, tội nghiệp một thời mê gái!
3. “Áo dài trắng em mang mà anh nhớ…” đâu chỉ ở Sài Gòn. Ở một vùng trời tỉnh Gia Định, những chiếc tà áo của nữ sinh Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt vờn bay thật nhẹ nhàng, thanh khiết. Tôi khoái chữ “vờn bay” của nhà thơ Phạm Thiên Thư hơn chữ “tung bay” của nhạc sĩ Từ Huy khi nói về chiếc áo dài của nữ sinh trung học. Chữ “tung” có vẻ gì đó mạnh bạo quá khi nói về chiếc áo dài vốn dĩ đằm thắm.
Thật thiệt thòi khi ngôi trường này không được nhắc đến trong âm nhạc hoặc thơ ca, có lẽ những chàng thi sĩ, nhạc sĩ chỉ thích tụ tập ở Sài Gòn mà bỏ quên một ngôi trường nữ làm đẹp và trắng khung trời Gia Định.
Từ Sài Gòn, xuôi theo đường Đinh Tiên Hoàng, quẹo tay mặt, qua cầu Bông một đoạn, nhìn sang tay trái là một ngôi trường kiến trúc kiểu hiện đại hơn trường Gia Long và Trưng Vương. Chuyện cũng dễ hiểu vì năm 1960, tòa tỉnh trưởng Gia Định đã dùng một khu đất trước kia là ao rau muống để xây dựng trường trên đường Lê Văn, gần Lăng Ông thuộc xã Bình Hòa (tỉnh Gia Định). Trước kia trường mang tên Trương Tấn Bửu, thành lập năm 1957, có hai lớp đệ thất một nam và một nữ, học nhờ tại trường nam tỉnh lỵ (nay là Trường THCS Lê Văn Tám).
Năm 1959, lớp nam sinh chuyển về Trường Hồ Ngọc Cẩn (nay là Trường Nguyễn Đình Chiểu). Khi xây dựng xong, trường được đặt tên là Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt và chương trình học bắt đầu từ lớp đệ thất đến lớp đệ nhị. Học sinh nào đậu tú tài I sẽ chuyển sang học Trường Trưng Vương.
Khoảng năm 1965-1966 trường mới có lớp đệ nhất. So với hai trường nữ đàn chị thì nữ sinh Lê Văn Duyệt nào có kém cạnh chi, cũng làm những chàng trai thốt lên: “Ơi em, bắt hồn tôi về đâu?”…
Có những chàng trai lãng mạn thì cũng có những chàng trai rất thực tế. Hiệp mập, thằng bạn của tôi, phát biểu: “Tao không lấy vợ là “ghệ” Gia Long, yểu điệu thục nữ quá cỡ, tao chỉ muốn vợ tao là nữ sinh Trường Sương Nguyệt Anh”. Tôi sửng sốt vì Trường nữ trung học tổng hợp Sương Nguyệt Anh mới vừa thành lập năm 1971.
Sau Mậu Thân 1968, một góc đường Minh Mạng, Sư Vạn Hạnh gần chùa Ấn Quang bị cháy rụi. Vài năm sau đó, chung cư Minh Mạng ra đời, phía bắc của chung cư, ngay góc đường Hòa Hảo, Minh Mạng (nay là đường Nguyễn Chí Thanh), Trường nữ trung học tổng hợp Sương Nguyệt Anh cùng được xây dựng.
Không phải thằng Hiệp mập không có lý của nó, vì nữ sinh trường này được học một chương trình giáo dục hoàn toàn mới. Đây là ngôi trường nữ đầu tiên tại VN với lối giáo dục theo phương pháp tổng hợp theo mô hình của các nước tiên tiến thời ấy. Song song với việc giảng dạy như các trường công lập khác, trường còn dạy thêm kinh tế gia đình (tức nữ công gia chánh, may vá nấu ăn), môn doanh thương (tức kế toán đánh máy), âm nhạc (đàn tranh, piano), hội họa, nghệ thuật cắm hoa, và cả môn võ aikido, vovinam.
Ngay từ năm lớp 6, nữ sinh Trường Sương Nguyệt Anh đã được học cả hai sinh ngữ Anh và Pháp khi mà học sinh công lập các trường khác chỉ được học một sinh ngữ. Trường được trang bị một phòng thính thị máy móc rất tối tân để luyện giọng chính xác với giáo sư ngoại quốc, một phòng thí nghiệm đầy đủ dụng cụ.
Với lối giáo dục mới mẻ này, sau bảy năm trung học, nữ sinh trường có cơ hội thành một thiếu nữ VN văn võ song toàn. Còn theo thằng bạn tôi, giúp ích xã hội được hay không thì chưa biết, nhưng chắc chắn là một bà xã biết dạy chồng bằng võ vovinam và tài nội trợ.
Sài Gòn, cùng với những trường nữ trung học công lập Gia Long, Trưng Vương, Lê Văn Duyệt, Sương Nguyệt Anh cũng còn trắng trời áo dài với những trường nữ trung học tư khác như Thánh Linh, Hồng Đức… đã nhốt hồn những chàng trai mặt bắt đầu nổi mụn trứng cá và vỡ giọng với những thổn thức “áo ai trắng quá nhìn không ra”…
Những cô nữ sinh với những ngôi trường ấy đã là một phần hồn của chúng tôi, một phần hồn của Sài Gòn đã đào tạo những nữ lưu anh kiệt về các mặt chính trị, văn hóa, khoa học, và tiếp tục những nữ lưu anh kiệt lại là những anh kiệt nữ lưu khác.
Cảm ơn Sài Gòn đã có những ngôi trường ấy cho tôi nhớ. Cảm ơn Sài Gòn có những ngôi trường thiên đàng tuổi nhỏ dành riêng cho chàng trai mơ về những mái tóc, những chiếc áo dài trắng vờn bay… vờn bay!
Tuổi Trẻ Cuối Tuần
http://batkhuat.net/van-traiPetrusKy-gaiGialong.htm
Vui cười
Ngay sau khi bị đuổi việc, người giúp việc liền móc túi lấy 50.000 đồng đưa cho chú chó trong nhà. Bà chủ lấy làm ngạc nhiên:
– Cô có bị điên không đấy?
– Tôi không bao giờ quên ơn ai đã giúp đỡ tôi. Con chó này đã giúp đỡ tôi lau chùi bát đĩa trong suốt thời gian tôi ở đây.
Đêm công diễn đầu tiên, tác giả vở kịch gửi giấy mời đặc biệt đến một nhà phê bình sân khấu danh tiếng. Lúc màn hạ, thấy nhà phê bình ngủ tít mít, kịch gia giận dỗi:
– Tôi thì tha thiết mong chờ nhận xét của ông, vậy mà ông lại đến đây chỉ để ngủ!
– Ngủ cũng là một ý kiến đấy! – vị khách mời bình thản đáp.
– Bị cáo, tại sao anh lại từ chối nói lời cuối cùng?
– Chẳng để làm gì cả, thưa ngài chánh án. Tất cả những gì cần phải nói luật sư của tôi đã nói rồi, còn những gì không cần nói ông công tố viện đã giành nói hết rồi…
Sau khi nói cho em gái nghe những kinh nghiệm về thời trẻ yêu đương, người chị kết luận: – Khi yêu đương đàn ông hay làm những gì ngược lại những gì họ nói.
– Thế thì khổ cho em rồi.
– Sao thế?
– Vì hôm qua, người yêu em nói anh ấy sẽ cưới em chị ạ!
Cái Thẻ Xanh…Rờn – Đoàn Thị
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
***
Vợ chồng Oanh và hai con cùng gia đình chồng đi tây năm 78 theo chương trình hồi hương công dân của chính phủ Pháp, họ đặt chân tại Bordeaux và chọn nơi này làm quê quán thứ hai.
Hơn mười năm sau họ ly dị, chồng Oanh để lại căn nhà cho ba mẹ con ở, anh ra ngoài đi theo cuộc tình mới chắc phải vui hơn mười mấy năm gá nghĩa vợ chồng với nàng.
Oanh cứ ngỡ một bước theo chồng “trong nhờ đục chịu”, bến nước của nàng dù đục ngầu nhìn không thấy đáy nàng vẫn ráng chịu, ngày chồng dứt áo ra đi nàng đành chấp nhận tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi, níu kéo làm chi mối duyên hờ.
Mấy bà đầm đồng nghiệp của Oanh trêu chọc :
– Toa (toi, you) được tự do rồi đấy tha hồ bay nhảy.
Nàng cười buồn:
– Một đời chồng, moa (moi, me) tởn tới già, tây đầm tụi toa yêu dễ bỏ cũng nhanh, moa chịu thua.
Mặc cho bạn tây gã bán mai mối Oanh lắc đầu không siêu lòng, chả phải vì còn yêu anh chồng cũ mà nàng thất kinh hồn vía không dám bạ đâu yêu đó như thuở mới quen chàng.
Nghe chuyện ly dị của Oanh, chị Ba rủ nàng đi Mỹ chơi một chuyến cho vơi sầu và thăm anh chị vì từ ngày Oanh đi Tây đến nay họ chưa gặp gỡ nhau.
Gia đình anh Hai chị Kiều, chị Ba và anh Khoa đi Mỹ thập niên 90, anh Hai ở Texas, gia đình chị Ba chọn thủ phủ tỵ nạn làm quê mới.
Lần đầu đến quận Cam Oanh thích lắm đi đâu cũng gặp đồng hương, không hổ danh Sàigòn Nhỏ thủ phủ của người Việt tỵ nạn cộng sản.
Thương xá Phước Lộc Thọ, một phiên bản của chợ Bến Thành trước năm 75, không thiếu hàng quán quà vặt ngay tầng trệt, gần đó tiệm Phở, Bún Bò Huế, Mì, cháo…. Không thiếu thứ gì cả.
Hôm đó Oanh và chị Ba tâm sự thâu đêm, nàng may mắn được chồng để lại căn nhà đã dứt nợ cho ba mẹ con ở, Oanh làm việc cho một hãng bào chế dược phẩm lương khá cao nên nàng tích cốp được một số tiền đáng kể.
Hai đứa con đã vào đại học, lệ phí mỗi niên khóa trên một ngàn euros áp dụng cho tất cả các ĐH như Y, Dược, Kỹ Sư, Báo Chí, Thương Mại…, bảo hiểm y tế của sinh viên đóng tượng trưng vài trăm euros một năm nhờ chính phủ “bao so” chi phí y tế.
Chị Ba than anh chị thu nhập kém, tiền nợ nhà, học phí đại học của các con anh chị xoay sở không nổi phải vay ngân hàng.
Đỏ tình đen bạc dù anh chị không vào sòng bài, Oanh có tiền rủng rỉnh nhưng đường tình lận đận, nghèo mà hạnh phúc như anh chị nàng có đổi cả gia tài cũng không có được.
Lên Texas thăm anh Hai, gia đình anh khá hơn chị Ba, cô con gái duy nhất tốt nghiệp BS mở phòng mạch gần nhà bố mẹ, con bé đặt phần cơm tháng mẹ Kiều nấu không chê vào đâu được.
Oanh mừng cho gia đình anh Hai thành công trên đất lành, nàng hy vọng mai này các con chị Ba tốt nghiệp đi làm phụ trả nợ ngân hàng để anh chị thảnh thơi tuổi già.
Mấy tháng sau chị Ba gọi điện thoại qua Bordeaux đề nghị chị sẽ làm giấy bảo lãnh cho Oanh định cư bên Mỹ có chị có em hủ hỉ tuổi già khi các con của nàng lập gia đình ra riêng.
Chị làm Oanh cảm động muốn khóc, cha mẹ đã mất anh em ba người thì anh chị đều bên nớ, cuối đời ba anh em sống gần nhau còn gì vui hơn.
Từ ngày chị Ba nộp đơn bảo lãnh Oanh đi Mỹ, nàng hay đi hè bên Mỹ, ăn ở nhà chị Ba rồi qua Texas thăm gia đình anh chị Hai, về bên ni nàng nhớ chợ nhỏ Sàigòn, nhớ những buổi cơm gia đình với anh chị, những lần hội ngộ bạn cũ.
Sàigòn Nhỏ gợi nhớ Sàigòn quê mẹ đã bị đổi tên, nơi đồng hương đã dựng một góc quê nhà trên dất khách khiến ai đến đây cũng quyến luyến nhớ nhung lúc chia tay, Oanh cũng không ngoại lệ.
Rồi thành thói quen, mùa hè Oanh lên Paris lấy chuyến “Air Tahiti Nui” bay trực tiếp không quá cảnh Paris – Lax – Paris giống y lộ trình của hãng Air France, nhưng Tahiti rẻ hơn mấy trăm euros.
Được mấy mùa nắng ấm tình nồng Cali, Texas, năm đó chị Ba mở lời mượn Oanh vài ngàn đô đóng học phí đại học cho các con.
Lần đầu mượn tiền Oanh chị Ba giải thích như ri:
– Ban đầu chị định làm giấy bảo lãnh cho mi anh Khoa đâu có chịu, ảnh sợ khi mi qua đây ở dù có thẻ xanh anh chị phải gánh chi phí y tế nếu lỡ mi phải vào bệnh viện, rồi liên đới chịu trách nhiệm tới lúc mi an cư lạc nghiệp nghĩa là đến lúc mi có quốc tịch, mấy năm ròng chứ đâu ít ỏi gì.
Chị phải nài nỉ và bảo đảm với ảnh là mi có dư tiền phòng thân tự lo liệu được, ảnh mới đồng ý.
Mi yên tâm cho chị mượn tiền mai mốt qua đây định cư có gì anh chị trả lại mấy hồi.
Đến nước này Oanh đành nhập tịch Maroc, “móc ra” chung đủ dù thời hạn chờ đi Mỹ kéo dài trên mười năm, hiện giờ tờ giấy bảo lãnh mới qua nửa đoạn đường đến “thiên đàng hạ giới”.
Đếm đủ số tiền Oanh trao, chị bồi thêm cú chót:
– Chị nói thật không đâu bằng xứ Mỹ, mi thấy có người Mỹ gốc Việt nào ở đây chạy qua Pháp, Anh, Úc, Canada…xin định cư chưa ?
“Dạt kiều” Mỹ (chữ “việt kiều” của vixi được ví von đổi thành “dạt kiều” để chỉ đồng hương Mỹ, Canada, Pháp, Úc gốc Việt) ngon lành nhất, đi đâu cũng được nể nang.
Mi hên lắm có chị bảo lãnh chứ đâu phải ai muốn qua đây cũng được, khi nào mi có giấy tờ hẳn hoi sẽ hiểu, làm công dân Mỹ oai ra phết.
Qua đây chơi nhiều lần Oanh cảm nhận được “thứ hạng” chị Ba vừa nói, công dân Hoa Kỳ gốc việt tự hào mình may mắn sống ở quốc gia văn minh, dân chủ và bảnh nhất, số lượng thiên tài, triệu phú nhiều đếm không xuể trong đó có cả người VN.
Cái “đít cua” của chị Ba không sai, có nhiều đồng hương có quốc tịch ngoại quốc vẫn tìm cách qua đây sinh sống và lấy quốc tịch Mỹ dù họ đã sống khá lâu bên trời Âu, Úc…
Điều làm Oanh ngậm ngùi là ngay như chị Ba cũng kỳ thị đứa em “dạt kiều Tây” của chị, nói chi người ngoài, bạn bè cũ mới.
Không phải tự nhiên Oanh mặc cảm một mình ên như rứa, các bạn khắp nơi đi Mỹ chơi cũng cảm nhận cái thứ hạng đồng hương ở đây sắp xếp cho họ.
May thay đó chỉ là thành kiến của thiểu số, kiều bào ở đây không phải ai cũng đánh giá thấp đồng hương sinh sống ở một quốc gia khác xứ Mỹ vì ở đâu cũng có kẻ giàu người nghèot, tài năng do tự mình trau dồi học hỏi chứ không tự nhiên mà có.
Năm sau chị Ba mượn vài ngàn đô sửa nhà, năm nào gia đình chị cũng gặp khó khăn không biết vay mượn ở đâu, nợ nhà chưa trả dứt, nên chị trông vào Oanh như vị cứu tinh.
Ngày Oanh chính thức đi Mỹ, nàng ở nhà chị Ba để làm thẻ xanh, thẻ an sinh xã hội, đổi bằng lái xe, mở trương mục ngân hàng…
Chị Ba lại đề nghị sẽ xây căn nhà nhỏ có phòng khách nhà bếp một phòng ngủ đầy đủ tiện nghi trong vườn phía sau nhà để Oanh ở sau này khỏi đi thuê bên ngoài tốn kém, chi phí trên dưới mươi ngàn đô thôi.
Giời ạ, chừng đó tiền mà chị nói nhẹ tênh như vài chục đô, Oanh chết lặng vài phút rồi hứa sau khi có giấy tờ tùy thân, nàng sẽ quay về Bordeaux bán nhà chia tài sản cho các con và tính tiếp với chị.
Câu trả lời nửa vời của Oanh làm chị Ba mất vui nhưng chị không nản chí vì chị biết nàng còn lệ thuộc vào anh chị những ngày đầu sống ở đây.
Hai tháng sau Oanh có đủ giấy tờ cần thiết, bay về Bordeaux đăng báo bán nhà nhưng không may nhà đất bị tuột giá thê thảm, các con bảo nàng chờ thời đừng bán vội.
Chị Ba lại gọi điện thoại qua hối thúc chuyện xây nhà, tính đến nay Oanh đã chung chi cho chị Ba vài chục ngàn, cái giá phải trả cho hảo danh hay tước hiệu người Mỹ gốc Việt trong tương lai, nếu ngày nào đó Oanh lấy được quốc tịch Mỹ.
Trong năm năm chờ ngày Oanh trở thành công dân Mỹ, nàng tiếp tục mang quốc tịch Maroc móc ra chung đủ khi chị Ba có nhu cầu. Đoạn trường bi ai trước mặt làm nàng buồn như vừa đánh mất báu vật, tình ruột thịt máu mủ đang bị quy đổi thành tiền đô thật rồi.
Vừa rồi đi Bordeaux nghỉ hè, tôi ghé nhà Oanh hỏi thăm chuyện giấy tờ đi Mỹ tới đâu rồi.
Nàng kể hết sự tình, cười buồn:
– Lúc trước mình chơi chữ tự nhận mình mang quốc tịch Maroc cho bớt chua cay, ai ngờ bây giờ mình muốn sang xứ Maroc sống khoảng đời còn lại, nhớ nhà chạy về Bordeaux cũng gần.
Tôi trố mắt ngạc nhiên:
– Vậy chuyện đi Mỹ bồ tính sao?
Oanh lắc đầu:
– Mình ngao ngán quá không muốn qua đó nữa, người ta bảo chợ Sàigòn Nhỏ bây giờ bát nháo vì đám cán cuốc vixi bán nước cho tàu cộng ôm khối tiền khổng lồ qua bên nớ lũng đoạn thị trường nhà đất, buôn bán phá giá cạnh tranh không lành mạnh khiến người tại chỗ nản lòng dữ lắm.
Tôi thắc mắc:
– Chuyện đó ăn nhầm gì đến Oanh ?
Oanh buồn hiu, nước mắt chực trào:
– Hình như chị Ba bị lây nhiễm đám cán cuốc đang tràn ngập quận Cam, mình chợt thấy bơ vơ dù anh chị còn đủ, bà chị của mình sao lại thế này hở bạn. Mấy chục ngàn đô đưa cho chị coi như mình mua cái thẻ xanh dằn bóp chả biết để làm gì, cùng lắm là làm le với đồng hương, bạn bè bên nớ rằng thì là, cuối cùng mình cũng sắp thành “dạt kiều” trôi vào đất Mỹ.
Sau cùng, Oanh nói thêm:
– Đùa thế thôi, mình vẫn là mình không thay đổi, dù mang quốc tịch nước nào mình cũng là người Việt Nam nguyên vẹn, “Chiếc áo có làm nên thầy tu” bao giờ đâu bạn hiền.
Tôi ra về suy tư miên man về cái thẻ xanh của Oanh, răng mà chị Ba bán mắc rứa, mấy chục ngàn đô chứ ít ỏi gì.
Đừng nói tại vixi, đại gia đỏ đang đổ vào xứ Mỹ một núi đô la đổi lấy thẻ xanh, tờ giấy định cư EB5 chi đó khiến chị Ba động lòng tà tà nâng giá tới mức ngất ngưởng làm Oanh ngất ngư nghẹn ngào.
Thương bạn tôi quá, lỡ mê Cali, choáng ngộp trước hào quang trở thành công dân Huê Kỳ nên chiếc thẻ xanh mới đổi màu xanh rờn rợn như rứa.
Sept. 2018
Đoàn Thị
https://vvnm.vietbao.com/a246974/cai-the-xanh-ron
Vui cười
Trong cuộc liên hoan tất niên Tết ở Việt Nam, bàn đến chuyện sợ vợ. Để thử ai không sợ vợ, một ông hỏi:
– Ai sợ vợ đưa tay lên.
Có nhiều cánh tay đưa lên trong đó có cô thư ký của công ty: – Sao lạ kỳ vậy? Cô cũng sợ vợ à!
– Thì cũng sợ chứ!
– Sợ ai?
– Sợ vợ thủ trưởng.
Hủ tiếu thương hồ! – Đoàn xuân thu
Xưa nay chỉ thấy tô phở bò, gà theo chân người Việt tỵ nạn tràn lan và nổi danh toàn thế giới; còn tô hủ tiếu quê mình hình như đã tàn phai nhan sắc. Chớ hồi xưa trong nước, phở Bắc chỉ làm ‘đại ca’ trên chốn giang hồ Sài Gòn; ngay cả vô Chợ Lớn cũng phải chào thua.
Nhứt là Lục tỉnh Nam Kỳ tô hủ tiếu quê mình vẫn vô địch quyền vương, độc cô cầu bại. Tô phở Bắc mon men về tới cái đất Mỹ Tho danh trấn giang hồ về hủ tiếu cũng đành phải chịu xếp ve luôn. Mỹ Tho có cả hàng chục tiệm hủ tiếu chỉ loe ngoe vài ba tiệm phở tái, nạm, gầu…
Do đó, đầu bếp Gordon Ramsay, 49 tuổi, người Scotland, chủ nhiều nhà hàng nổi tiếng trên toàn thế giới, một năm kiếm được tới 5, 6 chục triệu đô la Mỹ, tánh tình nóng nảy, ăn nói bổ bả, bặm trợn hay chửi thề um trời trong rất nhiều chương trình trên truyền hình của Anh, của Mỹ như Masterchef, Hell’s Kitchen… khen hủ tiếu của miệt Lục tỉnh quê mình ngon hết biết là chuyện không cần thiết; vì tô hủ tiếu nầy nó ngon tự lâu rồi chớ đâu phải mới đây.
(Khen như vậy là khen con bò trắng răng vì chẳng cần kem đánh răng, bò nhơi cỏ, đánh răng suốt thì răng làm sao mà không trắng cho được chớ?)
Thoạt kỳ thủy Gordon Ramsay là cứ nghĩ món ăn Việt Nam cũng như các món Thái hoặc các nước lân bang vùng Đông Nam Á. Nhưng sau mới ngộ ra rằng: “Món ăn Việt Nam đúng là độc đáo và không thể so sánh với bất cứ món ăn nào ở những đất nước mà tôi đã đi qua”.
Gordon Ramsay khen nước lèo hủ tiếu có thể ngon hơn nhiều nhà hàng Việt tại London, rồi học cách nấu hủ tiếu, bán trên một chiếc thuyền trôi bềnh bồng trên sông Cái Răng, Cần Thơ cùng với đầu bếp Úc gốc Việt, Luke Nguyen, tháp tùng theo làm thông dịch để quay truyền hình cho bà con toàn thế giới xem chơi!
Tây thấy món nào có nước thì gọi là soup. Hủ tiếu nó gọi là ‘soupe chinoise’ (súp Tàu). Gọi vậy cũng phải vì hủ tiếu là của người Tàu, người Quảng Đông; còn người Triều Châu thì ăn hủ tiếu bò vò viên, tức ‘ngầu dục viễn’!
Nổi tiếng nhứt là hủ tiếu Mỹ Tho! Nó khác xa với hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế, bún mắm Sóc Trăng.
Hủ tiếu Mỹ Tho của người Quảng Đông nhưng bánh hủ tiếu lại do người Việt ở Gò Cát, bên bờ kia sông Bảo Định, vùng ven thành phố Mỹ Tho làm.
Bánh hủ tiếu bằng bột gạo, không pha bột mì, bột lọc. Sợi hủ tiếu tươi chỉ cần trụng sơ với nước nóng là trong, giòn và dai và dẻo hơn các loại bánh hủ tiếu mềm xèo ở Chợ Lớn.
Cái thùng nước lèo của mấy xe hủ tiếu Mỹ Tho có hai ngăn. Một là nước sôi để trụng bánh; một ngăn chứa nước lèo, có vị ngọt từ xương, giò heo và khô mực nướng cùng với củ cải. Thịt heo nạc xắt mỏng như tờ giấy quyến, gan heo trải lên mặt tô rồi chan nước lèo lên, rắc tiêu.
(Sau nầy người ta thêm phèo non, tôm thẻ và trứng cút… Nhưng ăn thấy nó làm sao đâu vì làm mất cái vị, cái mùi hủ tiếu!)
Hủ tiếu là phải ăn với giá sống, hẹ, cải xà lách, củ hành phi. (Đừng có bỏ rau tần ô rau ghém vô, ăn lãng xẹt hè).
Nêm nếm là phải xì dầu và dấm đỏ. Nêm bằng nước mắm y, rồi vắt chanh vào (để ăn phở) là trật lất.
Sở dĩ tui kỹ từng chút một về tô hủ tiếu là vì em yêu của tui là á xẩm. Ông già vợ tui, bà con gọi là Chú Xồi, chuyên nghề bán hủ tiếu.
Chú Sồi có một chiếc xe có thành vách ba bên, lộng kiếng vẽ hình trong truyện Tam Quốc như Quan Công phò nhị tẩu, Giang tả cầu hôn, Đương Dương trường bản, Khổng Minh tọa lầu.
Ở giữa xe là một thùng nước lèo, bốc hơi nghi ngút, những rổ nhỏ đựng bánh hủ tiếu, mì nhỏ, mì lớn, hoành thánh, dầu chá quảy.
Hồi xưa lúc đói bụng, trong túi lại có kha khá tiền, tui bèn tắp vào lề, ngồi lên cái ghế xếp, trước mặt xe, có miếng ván hình chữ nhựt gài chốt bè ra, đủ đặt vừa tô hủ tiếu.
Lập tức chú Sồi đon đả: “Hà cái lầy thằng Tửng ‘xực mý dệ’ (ăn cái gì)?”
(Thằng nhỏ nào Chú Sồi cũng kêu là Tửng hết trơn hè. Hèn chi sau về làm rể cho Chú Sồi tui cũng bị hơi tửng tửng!)
Tui chơi lại tiếng Tàu luôn; cho dù tiếng tàu của tui là loại ‘Tào Lao’. “Dách cô phảnh, thím xực xí quách…tố tố sủi!” (Một tô hủ tiếu nhiều xí quách, nhiều nước lèo). “Hầy lớ!” (Được rồi!)
Đưa tay đón lấy tô hủ tiếu từ bàn tay búp măng của á xẩm Quế Thanh, con gái chú Xồi, tui xịt một chút xì dầu, giấm đỏ, gắp thêm vài lát ớt, xốc bánh hủ tiếu lên, gắp một đũa khá lớn đưa vào miệng, bắt đầu hẩu xực.
Nước lèo nóng, cay vì ớt vì tiêu, hơi nước lèo phả vào mặt, mồ hôi tươm ra ướt cả lông mày. Tui chiến đấu quyết liệt, hai hàm răng kêu kèn kẹt, chỉ trong chốc lát là tô hủ tiếu cạn queo.
Quế Thanh mang cho tui cái bình trà “Thái Đức’ bằng nhôm nóng hổi, rót cho tui một ly rồi hỏi: “Hẩu lớ hia Tửng?” (Ngon không anh Tửng?)
Tui cười hè hè: “Hẩu hẩu” (ngon ngon)! “Nị hụ len, hụ len!” (Em đẹp lắm!)
Em nguýt tui một cái dài thậm thượt chừng 3 cây số, xổ luôn một tràng tiếng Việt: “Tía em nghe được là rượt anh chạy có cờ đó nhe! Ai biểu hia Tửng no bụng cửng lên, dám dê ‘tiểu thư’, con cưng của Tía!”
Rồi sau khi CS chiếm miền Nam, gia đình bà con mình ai cũng đều suy sụp, ai cũng mạt, không còn tiền ăn hủ tiếu.
Cái một xã hội mình trước 75, dù đang chịu đựng cuộc chiến đẫm máu kinh hoàng để vệ quốc vẫn còn chút ổn định nhưng khi tiếng súng ngưng rồi tàn phá còn hơn cả lúc chiến tranh.
Người dân bị bức hại, bị trả thù, bị đe dọa cướp nhà cửa, ruộng vườn, đất đai, bị đày đi kinh tế mới. Đêm nào CA Phường cũng xét hộ khẩu để bắt người đem đi nhốt khơi khơi.
Không còn chịu đựng nổi, bà con mình ai nấy cũng âm thầm nhưng rất quyết tâm là tìm đường ra biển. Muốn ra biển là phải biết đường sông vì tất cả các dòng sông đều xuôi dòng ra biển; nên phải chấp nhận cuộc sống gạo chợ nước sông, đời sương gió buôn bán qua ngày dò đường để dọt. Phần trên đường bộ bọn chúng rào đường, chận ngỏ ác liệt không bán buôn gì được hết.
Thế là ở những ngã ba sông: chợ nổi Cái Bè, chợ nổi Lục Sĩ Thành (Trà Vinh), chợ nổi Cái Răng, Phong Ðiền và chợ nổi Ngã Bảy Phụng Hiệp, (Cần Thơ) nổi lên.
Khoảng thời gian thương hồ, dò đường đi nước bước, dù chỉ là tạm bợ để tìm cách ra đi vẫn ghi dấu lại biết bao là kỷ niệm. Kết bạn thương hồ, sống rất ruột gan, tứ hải giai huynh đệ, sống điệu nghệ.
(Bây giờ, quê người cơm áo đủ đầy, thừa mứa nhưng tình người hình như hơi bị hiếm!)
Tui trở về Mỹ Tho thăm Quế Thanh lần cuối trước khi đi. Không biết lành dữ thế nào, tui nói với em rằng:“Nị rán chờ chừng nào biết thằng Tửng nầy chết chắc; rồi hãy đi lấy chồng nhe!”
Chú Xồi nghe được, kêu tui lại biểu:“Tửng à! Nị dắt nó đi luôn đi. Thương nhau là sống chết phải có nhau, đồng tịch, đồng sàng, đồng quan, đồng quách mới được lớ!”
Người ta thương hồ khấm khá thì có ghe lườn, ghe cui, ghe rỗi, ghe cà vom… mui lợp ván chắc chắn, chịu được nắng mưa. Còn hai đứa tui nghèo, nhờ Chú Xồi vét hết trong nhà được chưa tới 5 chỉ vàng, mua cho một chiếc ghe tam bản be kèm, lợp mui giả khung bằng nan tre đan bện lá dừa nước, chạy máy đuôi tôm Kohler 4.
Sáng em bán hủ tiếu, tui bán cà phê, nước đá và rượu trên chợ nổi Cái Răng.
Chiều về một bến sông nào đó qua đêm thì Quế Thanh chèo mũi; tui chèo lái hoặc căng bốn góc mềm nhờ gió đưa đi cho đỡ tốn xăng.
(Hồi đó, trèo vô trèo ra trên ghe chạm mặt hà rầm mà sao ít cự cãi hơn bây giờ?)
Chợ nổi họp theo con nước lớn, 5 giờ sáng tiếng máy ghe, thuyền trên chợ nổi cứ bồng bềnh trên sông trong tiết trời mờ mờ đục đục đẫm hơi sương.
“Chợ đã nổi từ nửa đêm về sáng/Ta vẫn chìm từ giữa bữa hoàng hôn/ Em treo ‘bẹo’ Cái Răng, Ba Láng/ Ta thương hồ Vàm Xáng, Cần Thơ”
(Em treo ‘bẹo’, là treo lủng lẳng trên cây sào trái khóm, trái xoài, dưa hấu, bầu, khoai lang, bưởi, khóm, chuối, cam, quýt. mía… bẹo hình, bẹo dạng, treo gì bán nấy.)
Giang hồ gạo chợ nước sông, dù có á xẩm em yêu kè kè một bên nhưng bữa nào đi bán một mình cũng có vài em bẹo hình bẹo dạng với tui. Con gái đồng bằng trên sông nước, gió thổi phần phật lật lên vạt áo bà ba, có cái gì trăng trắng làm tui cũng thèm nhểu nước miếng hè.
Rồi nghe em than mà đứt ruột: “Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi. Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê!” Thôi thì cám cảnh nhau, tui lén Quế Thanh cho em thương hồ ăn chịu hủ tiếu, chừng nào có tiền trả cũng được mà giựt luôn cũng hổng sao.
Em bạo dạn ướm lời: “Nước xuôi chạy gió buồm mền, muốn vô làm bé, biết bền hay không?”
Đời mà trai năm thê bảy thiếp là thường. Năm bảy con (vợ), tui còn lo được huống gì là hai nên tui tính ừ cho rồi.
Nhưng Quế Thanh, em yêu của tui, đánh hơi được, nhứt định không chịu cái cảnh chồng chung; nếu tui rước thêm một con ‘ngựa bà’ nữa xuống ghe là em sẽ nhẩy xuống sông tự trầm mà chết.
Sau sợ tui lạc lòng, nấn ná lâu sanh biến; nên Quế Thanh về lại Mỹ Tho ‘ráp’ với mầy xì thẩu có đóng tàu vượt biên cho hai đứa tui, vốn quen kiếp sông hồ làm ‘taxi’ đưa khách ra cá lớn.
Hôm cuối cùng, đưa khách bị bể, không dám quay vô, tui với em bèn ngộ biến phải tùng quyền, leo đại lên theo thuyền, dông theo luôn ra cửa biển. Cái đó gọi là canh me!
Gần 4 chục năm rồi, đêm ngủ bên Quế Thanh, á xẩm bán hủ tiếu, tui vẫn còn nghe tiếng sóng vỗ mạn thuyền trên chợ nổi năm nào.
“Vật đổi sao dời. Ðá mòn sông cạn. Trần ai chớp mắt trăm năm mộng”. Tui vẫn nhớ chiếc ghe hủ tiếu thương hồ đã đưa mình thoát khỏi gông cùm CS để đến được bờ bến tự do.
Melbourne
https://dongsongcu.wordpress.com/2018/09/10/hu-tieu-thuong-hofoody-vn/