Tin khắp nơi – 23/02/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 23/02/2018

Trump-Russia: Paul Manafort và Rick Gates

bị cáo buộc thêm tội mới

Công tố viên đặc biệt điều tra việc Nga can thiệp vào chính trị Hoa Kỳ vừa đưa ra những cáo buộc mới với hai cựu trợ lý của Donald Trump.

Robert Mueller buộc tội ông Paul Manafort, cựu giám đốc vận động tranh cử của ông Trump và cộng sự Rick Gates về tội danh liên quan đến gian lận thuế và gian lận ngân hàng.

Cả hai đều bị buộc tội vào tháng 10 năm 2017 với tội âm mưu rửa tiền.

Nhưng không có cáo buộc hình sự về việc thông đồng với Nga, trọng tâm chính trong cuộc điều tra của bộ Tư Pháp.

Một phát ngôn viên của ông Manafort nói ông vô tội trước những cáo buộc mới nhất. Luật sư của ông Gates vẫn chưa đáp ứng yêu cầu bình luận, theo tin của Reuters.

Điều tra Trump-Nga ‘phát xuất từ rò rỉ của Úc’

Cáo buộc Trump-Nga ‘lớn hơn Watergate’

Ông Manafort từ chức giám đốc vận động tranh cử của Trump vào tháng 8 năm 2016, sau khi bị cáo buộc về các vụ giao dịch của ông với các chính trị gia thân Nga ở Ukraine.

Nhà hoạt động chính trị dày dạn này từng làm việc trong những cuộc vận động tranh cử tổng thống của đảng Cộng hòa, khởi đầu với Tổng thống Gerald Ford từ năm 1976.

Các cáo buộc mới là gì?

Bản cáo trạng gồm 32 tội danh đưa ra hôm thứ Năm cáo buộc ông Manafort và ông Gates đã âm mưu giấu hơn 30 triệu đô la tiền lợi tức cá nhân của ông Manafort từ các nhân viên thuế vụ.

Và cáo buộc rằng ông Gates đã che giấu thu nhập của mình hơn 3 triệu đôla.

Số tiền này được “chảy qua” tài khoản ngân hàng nước ngoài trị giá 75 triệu đôla do họ kiểm soát, theo bản cáo trạng của một bồi thẩm đoàn liên bang ở Alexandria, Virginia.

Cáo trạng cũng buộc tội hai bị cáo nộp tờ khai thuế cho chính quyền Hoa Kỳ từ năm 2010-14 dù họ biết là họ đã không khai thuế đúng với thực tế.

Ông Gates bị buộc tội dùng tiền mặt để trả cho “các chi phí cá nhân, bao gồm cả trả tiền nợ mua nhà, học phí của con cái” và trang trí lại ngôi nhà Virginia của mình.

Trước đó, vào ngày Thứ Năm, một tòa án đã bác bỏ yêu cầu xin điều chỉnh các điều khoản giam giữ tại gia của ông Manafort.

Thẩm phán phán quyết rằng cam kết của Manafort là sử dụng tài sản của mình ở Virginia và New York để làm thế chấp bảo đảm là “không đạt yêu cầu”.

Trong khi đó, công tố viên đặc biệt phản đối đơn xin tại ngoại hầu tra của ông.

Nhóm của ông Mueller cho rằng tài sản của Manafort có liên quan đến “hành vi phạm tội khác” và có thể bị tịch thu trong trường hợp ông bị tịch thu tài sản.

Trump phủ nhận ý định sa thải Mueller

Cố vấn của Trump nói dối về mối liên hệ với Nga

Mueller đã truy tố bao nhiêu người?

Tất cả mười chín người, trong đó có bốn cựu cố vấn của Trump, đã bị công tố viên đặc biệt Mueller truy tố.

Tuy nhiên, như Tổng thống Trump đã vạch ra nhiều lần, cuộc điều tra đang diễn ra này chưa hề truy tố bất kỳ cộng sự nào của ông thông đồng với âm mưu làm ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 của Kremlin.

Ông Manafort và ông Gates không nhận tội nào trong 12 tội bị truy tố vào tháng 10 năm ngoái, trong đó có cả việc rửa tiền và âm mưu chống lại Hoa Kỳ, liên quan đến giao dịch kinh doanh của hai người với Ukraine.

Michael Flynn, cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, đã nhận tội nói dối với FBI về các cuộc gặp gỡ giữa ông với Đại sứ Nga Sergei Kislyak.

George Papadopoulos, cựu cố vấn tranh cử của Trump, cũng thừa nhận nói dối với FBI về các mối liên lạc của ông với người Nga.

Tuần trước, 13 người Nga đã bị buộc tội sửa chữa hồ sơ bầu cử ở Hoa Kỳ năm 2016 và ông Richard Pinedo, một dân cư California, thừa nhận đã trộm danh tính.

Tuần này, một luật sư tại London, ông Alex van der Zwaan, nhận tội trước tòa là đã trả lời không đúng sự thật khi bị thẩm vấn về công việc của ông với Bộ Tư pháp Ukraine.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43165332

 

Đánh bắt cá ‘vẫn tiếp tục’

sau sự cố tràn dầu biển Hoa Đông

Navin Singh KhadkaPhóng viên môi trường, BBC Thế giới vụ

Đánh bắt cá tiếp tục diễn ra trong nhiều ngày tại khu vực xảy ra sự cố tràn dầu rất lớn ở biển Hoa Đông, hình ảnh vệ tinh BBC thu nhận được cho thấy.

Hầu hết các tàu đánh bắt cá tại khu vực ảnh hưởng được xác định là của Trung Quốc.

Do vậy, xuất hiện những quan ngại lớn về khả năng ô nhiễm đối với hải sản, hệ sinh thái biển tại trong và quanh khu vực xảy ra vụ việc.

Vụ tràn dầu xảy ra sau khi một tàu chở dầu va chạm với một tàu chở hàng khác vào hôm 6/1 trước khi tàu chở dầu bị chìm một vài ngày sau đó.

Con tàu này đang vận chuyển tới Hàn Quốc gần 1 triệu thùng dầu thô siêu nhẹ, còn được gọi là condensate (chất ngưng tụ). Loại chất này được cho là có tính độc hại rất cao và không thể quan sát được.

Tàu ngư dân VN bị ‘tàu lạ’ đưa đi

Vụ bắn tàu cá: Indonesia ‘có thông tin khác’

Hàng không mẫu hạm Mỹ tới Đà Nẵng: ‘Bước đi chiến lược’

Ô nhiễm không khí đe dọa quê hương Đức Phật

Các chuyên gia cho hay đây là lần đầu tiên loại sản phẩm dầu mỏ này bị tràn ra với số lượng lớn đến thế.

Một vài chuyên gia độc lập nói rằng việc đánh bắt cá đã không dừng lại cho tới rất lâu sau sự cố và các báo cáo của truyền thông Trung Quốc cũng chỉ ra điều tương tự.

Những hình ảnh vệ tinh và dữ liệu BBC nhận được cho thấy vẫn có sự xuất hiện của nhiều thuyền cá tại khu vực sau sự cố.

Trung Quốc là nước xuất khẩu hải sản rất lớn và khu vực bị ảnh hưởng từ sự cố được cho là có lượng hải sản rất phong phú bao gồm các loài như cua, mực, cá đỏ dạ, cá thu và nhiều loài khác.

Cơ quan quản lý đại dương quốc gia của Trung Quốc không có phản hồi nào với BBC trước yêu cầu đưa ra bình luận về các các hoạt động đánh bắt này.

Theo trang web của Bộ Nông Nghiệp, khu vực bán kính 30 hải lý từ nơi xảy ra tai nạn được tuyên bố là khu vực cấm.

Brad Sould, chuyên gia phân tích của Oceanmind, một tổ chức phi lợi nhuận theo dõi các hoạt động đánh bắt cá nói với BBC: “Dựa trên phân tích, chúng tôi dự báo các hoạt động đánh bắt cá có thể đã tiếp tục diễn ra trong khu vực kể từ sau khi sự cố xảy ra, bao gồm phạm vi 60 hải lý từ khu vực tàu chìm.”

Phân tích của nhóm ước tính rằng có hơn 400 tàu cá hoạt động trong khu vực trong thời gian từ 6/1 tới 25/1 trong khi 13 tàu bị phát hiện hoạt động trong vòng 60 hải lý từ khu vực tàu chìm.

Sanchi, một chiếc tàu chở dầu từ Iran, được cho là đã trôi dạt từ 50 tới 100 hải lý về phía Nam sau vụ va chạm trước khi chìm hẳn.

Điều này có nghĩa tàu đã tiếp tục làm tràn chất ngưng tụ (condensate) trên đường trước khi chìm hẳn sau đó.

Bộ Giao thông Vận tải của Trung Quốc cho biết một đội cứu hộ đã xác định được chiếc tàu này chìm ở độ sâu 115m (377ft).

Tổ chức OceanMind cho hay: “Trong khoảng thời gian từ 26/1 tới 14/2, có 146 tàu đánh cá hoạt động trong khu vực và 2 tàu được quan sát hoạt động trong phạm vi 60 hải lý từ khu vực chìm,”

Ông Soule nói rằng sự phân tích dựa trên những tín hiệu đường truyền nhận được từ những tàu đánh bắt cá đang di chuyển với tốc độ chậm hơn so với tốc độ di chuyển thông thường.

Các tàu này có mang theo thiết bị truyền thông, được gọi bộ tiếp sóng, giúp tàu có thể gửi được những tín hiệu radio nhằm nhận dạng được vị trí của tàu.

Giáo sư Richard Steiner, nhà khoa học hàng hải nổi tiếng, người đã giúp nhiều chính phủ trong việc quản lý sự cố tràn dầu trong quá khứ cho biết:

“Việc đánh bắt cá vẫn tiếp tục tại khu vực có khả năng bị ô nhiễm do sự có tràn dầu Sanchi và chính phủ Trung Quốc đã không ngưng việc đánh bắt cá cho tới tận gần đây,”

Trong một bức thư điện tử gửi tới chính phủ Trung Quốc sau sự cố tràn dầu Sanchi, ông đề nghị “Các bạn nên ngay lập tức thôi không đánh bắt cá tại khu vực dầu tràn, vì các bạn không nên đưa những sản phảm thuỷ sản này tới tay người tiêu dùng”

Ông cũng cho hay: “Họ có phản ứng với những lời gợi ý khác từ tôi nhưng lại từ chối lời gợi ý lần này.”

Tàu Việt Nam bị cướp biển tấn công

Đề xuất đổ thêm bùn xuống biển Bình Thuận

Lợi hại từ công trình xây dựng lấn biển

Cua dừa: ‘Tên cướp cạn’ trên biển

Những phát hiện của Tổ chức giám sát đánh bắt cá toàn cầu (GFW), một tổ chức quốc tế giám sát đánh bắt cá khác, cũng cho thấy điểm tương đồng.

Ông Paul Woods, thành viên của GFW trao đổi với BBC: “Chúng tôi đã xem xét các hoạt động đánh bắt cá do GFW phát hiện dựa theo lượng giờ hoạt động, sau vụ va chạm của tàu Sanchi xảy ra vào ngày 6 tháng 11 và so với cùng kỳ năm ngoái.”

“Nhìn chung, tôi xin nói rằng phân tích này cho thấy mức độ hoạt động đánh bắt các tại khu vực trước và sau sự việc không hề có sự thay đổi đáng kể.”

The kênh truyền thông của nhà nước Trung Quốc, Tân Hoa Xã, động thái của chính phủ giữ các tàu đánh bắt cá 2 ngày sau sự cố tàu Sanchi chìm- tức là 10 ngày sau khi vụ va chạm xảy ra.

“Trung tâm tìm kiếm và cứu hộ hàng hải Thuợng Hải đã gửi 13 chiếc tàu vào hôm thứ Ba (16/1) để giải quyết các vấn đề tiếp theo như duy trì trật tự tại khu vực, di tản các tàu buôn, các tàu đánh bắt cá gần đó, và đưa ra cảnh báo chỉ dẫn đường bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh,” báo cáo hôm 17/1.

Các chuyên gia về những vụ tràn dầu quốc tế nói rằng sự can thiệp này là quá chậm.

Báo New York Times cho hay các quan chức ở Bắc Kinh đã tuyên bố hôm 1/2 rằng các mẫu cá lấy trong phạm vi từ 4 đến 5 hải lý từ khu vực tàu chìm có chứa dấu vết dầu hydrocarbon, cho thấy có thể đã bị nhiễm bẩn ngưng tụ.

Tiến sĩ Corina Ciocan, nhà sinh học biển thuộc đại học Wisconsin, cho biết: “Với bất kỳ sự cố tràn dầu nào, dầu mazut sẽ mang đến những thiệt hại cho bờ biển, trong khi dầu nhẹ như dầu hỏa và xăng sẽ tác động nhiều hơn đến các loài sinh vật biển vì sự tồn tại trong nước”

“Nhuyễn thể và các sinh vật ăn tạp cùng các sinh vật khác thường bị ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu, cũng như là các loại cá lồng hoặc cá san hô – những con này có thể đã hấp thụ lượng hydrocacbon lớn trong khu vực bị giới hạn của chúng”.

Diễn đàn an ninh vùng: Biển Đông nằm ở đâu?

Những ‘căn cứ’ nào của VN ở Trường Sa có thể bị tấn công?

Lãnh đạo Việt-Trung bàn thảo ‘tích cực’ về Biển Đông

‘Trung Quốc không quân sự hóa Biển Đông’

Các chuyên gia nói rằng việc đóng cửa ngành thủy sản là một trong những bước đi đầu tiên chính quyền cần thực hiện sau khi xảy ra sự cố tràn dầu rất lớn.

Chris Reddy, nhà khoa học cấp cao thuộc Viện Hải dương học Woods Hole ở Mỹ, cho hay: “Đây là việc cần làm ngay lập tức sau vụ tràn dầu của giàn Deep Water Horizon hồi năm 2010”.

Tuy nhiên, ông Reddy tin rằng sự cố tràn dầu ở biển Hoa Đông sẽ giết chết các sinh vật biển như là hiệu ứng ngay lập tức nhưng không có nguy cơ ô nhiễm thuỷ sản lâu dài.

“Đó là bởi vì chất ngưng tụ bị tràn ra sẽ sớm bị pha loãng bởi nước biển, bị vi khuẩn ăn,hoặc bị bốc hơi đồng nghĩa sẽ không còn sự tập trung của chất độc hại đe doạ gây ô nhiễm cho hải sản,” ông nói.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc đã không đưa ra bình luận gì khi được hỏi về việc liệu hải sản tại khu vực xảy ra sự có có ảnh hưởng đến thị trường tiêu dùng hay không.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43169585

 

Trung Quốc: Cháu rể ông Đặng Tiểu Bình bị truy tố

Trung Quốc sẽ truy tố ông Ngô Tiểu Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn bảo hiểm Anbang, người bị cách chức và bắt giữ tháng 6/2017.

Trong một động thái bất thường, Tập đoàn Bảo hiểm Anbang sẽ bị kiểm soát bởi cơ quan bảo hiểm của Trung Quốc trong vòng một năm.

Công ty này nổi tiếng với những vụ thâu tóm quốc tế táo bạo, bao gồm cả khách sạn Waldorf Astoria ở New York.

Chính quyền Trung Quốc từ lâu đang siết chặt ngành tài chính để ngăn ngừa trước các rủi do đến từ vay mượn quá mức.

Kết nối chính trị

Anbang khởi đầu từ một công ty bảo hiểm ô tô được hậu thuẫn bởi nhà nước, và được công nhận là một trong những tập đoàn giàu có nhất nhưng lại thiếu minh bạch nhất Trung Quốc.

Ngoài việc bán bảo hiểm, hồ sơ kinh doanh của Anbang còn có nhiều bất động sản ở nước ngoài và các thương hiệu toàn cầu.

Ông Ngô, người đã kết hôn với cháu gái của cựu lãnh đạo, Đặng Tiểu Bình, là một trong những người đàn ông có quan hệ chính trị mạnh nhất ở Trung Quốc.

TQ điều tra tham nhũng với ‘một triệu’ quan chức

Tỷ phú họ Quách xin tỵ nạn chính trị ở Mỹ

TQ: ‘Ngôi sao đang lên’ bị điều tra tham nhũng

Sau việc ông bị tạm giam năm ngoái, công ty cho biết trong một tuyên bố rằng vị trí chủ tịch của ông sẽ được đảm nhận bởi các giám đốc điều hành cấp cao khác.

Hôm thứ Sáu, Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm Trung Quốc cho biết ông đã bị loại khỏi vị trí của mình.

Cơ quan quản lý của chính phủ cho biết hoạt động kinh doanh của Anbang sẽ tiếp tục và các khoản nợ từ bên ngoài sẽ không bị ảnh hưởng.

Họ cũng cho biết hoạt động hiện tại của công ty ổn định nhưng hoạt động bất hợp pháp có thể “gây nguy hiểm nghiêm trọng” tới khả năng thanh toán của công ty.

Và rằng các biện pháp này nhằm mục đích đảm bảo quyền và lợi ích của người tiêu dùng.

Năm ngoái, một công ty sở hữu bởi gia đình Jared Kushner, con rể Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã chấm dứt đàm phán với Anbang trong một dự án cải tạo lớn ở thành phố New York.

Thoả thuận tiềm năng đó đã đặt ra nhiều câu hỏi về việc xung đột lợi ích, đặc biệt là với vai trò của ông Kushner tại Nhà Trắng hiện nay.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43165996

 

Đảng của Thủ tướng Hun Sen sẽ thắng lớn

trong cuộc bầu cử thượng viện

Đảng Nhân Dân Campuchia của Thủ tướng Hun Sen được dự đoán sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử thượng viện vào cuối tuần này, giúp củng cố thêm quyền lực của vị Thủ tướng đã cầm quyền ở xứ chùa tháp hơn 30 năm qua.

Cuộc bầu cử vào 58 ghế trong số 62 ghế thượng viện hôm chủ nhật ngày 25/2 tới sẽ bao gồm việc bỏ phiếu của  123 thành viên quốc hội và 11,572 ủy viên cấp xã ở 33 địa điểm bỏ phiếu trên toàn quốc.

Tuy nhiên các tổ chức nhân quyền và các chính trị gia đối lập cho rằng cuộc bỏ phiếu chỉ là màn kịch cho thấy ông Hun Sen không tuân thủ một chế độ dân chủ đa đảng.

Đã có gần một nửa số ủy viên cấp xã trước đó đã bị tước quyền đi bầu sau khi đảng đối lập của họ là đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) bị tòa bắt phải giải tán hồi tháng 11 năm ngoái theo yêu cầu của Thủ tướng Hun Sen.

Theo ông Koul Panha thuộc Ủy ban bầu cử tự do và công bằng Campuchia, khoảng hơn 5000 ủy viên thuộc đảng CNRP, tức 44% của tổng số hơn 11.500 ủy viên cấp xã đã bị tước quyền đi bỏ phiếu. Ông này nói đây là lần đầu tiên một cuộc bầu cử thượng viện ở Campuchia diễn ra mà không có sự cạnh tranh từ đối lập chính.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/cambodia-s-ruling-party-set-to-sweep-senate-election-02232018084942.html

 

Nhân quyền quốc tế lên án Myanmar xóa dấu vết

các vụ thảm sát người Rohingya

Các hình ảnh vệ tinh cho thấy giới chức Myanmar đã dùng xe ủi để ủi ít nhất 55 ngôi làng của người thiểu số Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine trong những tháng qua.

Tổ chức theo dõi nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) cho biết như vậy vào hôm 23/2, và lên án chính phủ Myanmar đang tìm cách xóa các bằng chứng nơi những vụ thảm sát do quân đội thực hiện đã diễn ra.

Bang Rakhine ở miền Bắc Myanmar là nơi quân đội Myanmar đã tiến hành chiến dịch trấn áp nhắm vào các phần tử Hồi giáo người Rohingya có vũ trang kể từ tháng 8 năm ngoái khiến khoảng 700,000 người Rohingya phải chạy sang lánh nạn tại nước láng giềng Bangladesh.

Liên Hợp Quốc lên án Myanmar đã thực hiện chiến dịch thanh lọc sắc tộc nhắm vào người Rohingya.

Chính phủ Myanmar bác bỏ cáo buộc này, đồng thời ngăn cản không cho các nhân viên điều tra độc lập của Liên Hiệp Quốc đến những vùng được cho là có hàng ngàn người Rohingya bị giết hại.

Trong những tháng đầu của cuộc trấn áp tại bang Rakhine, hàng trăm ngôi làng của người Rohingya đã bị thiêu rụi bởi những người lính và những người theo Phật giáo.

Theo Human Rights Watch, có ít nhất 55 ngôi làng bị phá hủy bởi pháo hạng nặng, xóa sạch mọi cấu trúc, rau màu, trong đó có ít nhất 2 ngôi làng trước đó không bị đốt nhưng lại bị san bằng sau đó.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/myanmar-bulldozed-scores-of-rohingya-villages-since-november-hrw-02232018084048.html

 

Các nghị sĩ Nam Hàn đòi xử tử tướng Bắc Hàn

Khoảng 70 dân biểu thuộc đảng Triều tiên tự do của Nam Hàn hôm thứ sáu ngày 23/2 ra tuyên bố phản đối một viên tướng Bắc Hàn tới dự bế mạc Olympic Mùa đông ở Pyeongchang, và đòi viên tướng này phải bị xử tử.

Tướng Kim Yong Chol của  Bắc Hàn sẽ dẫn đầu một đoàn đại biểu gồm 8 thành viên đến Nam Hàn vào chủ nhật tuần này để dự lễ bế mạc Olympic mùa đông.

Viên tướng này được cho là người chịu trách nhiệm trong các vụ tấn công nhắm vào miền Nam bao gồm cả vụ tấn công bằng ngư lôi vào tàu Cheonan của Nam Hàn hồi năm 2010 khiến 46 người thiệt mạng.

Các dân biểu đã tổ chức một cuộc biểu tình ngoài tòa nhà Xanh của tổng thống, thúc giục Tổng thống Moon Jae-in phải hủy bỏ chuyến thăm.

Đại diện nhóm dân biểu, ông Kim Sung-tae nói tướng Kim Yong Chol là một tội phạm chiến tranh đã tấn công miền Nam và vì vậy ông ta xứng đáng phải bị treo cổ ngoài đường.

Người phát ngôn Bộ Thống nhất Nam Hàn Baek Tae-hyun nói chính phủ Nam Hàn biết được những quan ngại về chuyến thăm của ông Kim nhưng vẫn chấp nhận chuyến thăm như một cơ hội để cải thiện quan hệ hai miền và hòa bình.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/south-korean-mps-demand-execution-of-north-s-olympic-delegate-02232018083315.html

 

Nhật Bản đòi Nam Hàn xem xét lại

lệnh cấm nhập hàng thủy sản

Nam Hàn hôm 23 tháng 2 cho biết nước này sẽ đệ đơn lên Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) về quyết định chống cấm nhập các sản phẩm thủy sản từ Nhật Bản sau vụ rò rỉ hạt nhân từ nhà máy điện Fukushima của Nhật.

Tuyên bố của chính phủ Nam Hàn cho biết kháng nghị thư mà nước này gửi lên WTO nhằm bảo vệ sự an toàn và sức khỏe cộng đồng.

Trước đó WTO đã chấp nhận đơn khiếu nại của Nhật Bản khi nước này cho rằng Nam Hàn đã vi phạm các quy định của WTO với các chính sách phân biệt và được dùng như rào cản thương mại.

Hồi năm 2013, Nam hàn đã cấm nhập các sản phẩm thủy sản từ 8 tỉnh của Nhật gàn nhà máy điện Fukushima sau khi có tin nước có phóng xạ bị rò rỉ ra ngoài.

Nhật Bản sau đó vào năm 2015 đã gửi đơn khiếu nại lên WTO.

WTO hôm thứ năm ngày 22/2 ra phán quyết có lợi cho Tokyo khi kết luận rằng lệnh cấm nhập khẩu của Nam Hàn không tuân thủ các quy định của WTO và kêu gọi Nam Hàn rõ bỏ lệnh cấm này.

Nhật Bản hôm 23/2 đã hoan nghênh kết luận của WTO, và kêu gọi Nam Hàn nên có hành động nhanh chóng theo kết luận của WTO.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/south-korea-to-fight-wto-ruling-on-fukushima-seafood-ban-02232018082607.html

 

Maldives ngả về Trung Quốc, chỉ trích Ấn Độ

Maldives vừa lên tiếng cảnh báo Ấn Độ không nên can thiệp vào khủng hoảng chính trị nội bộ của nước này.

Bộ Ngoại giao Maldives ra tuyên bố như vậy hôm thứ năm ngày 22/2.

Tuyên bố viết, rõ ràng là Maldives đang trải qua một trong những thời khắc lịch sử khó khăn nhất. Vì vậy các bạn bè và đối tác của nước này trong cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Ấn Độ, nên kiềm chế không có các hành động cản trở việc giải quyết vấn đề.

Trước đó, Ấn Độ đã bày tỏ quan ngại về tình hình của quốc đảo ở Ấn Độ Dương sau khi Tổng thống Abdulla Yameen cách chức các chánh án, bỏ tù những nhà bất đồng ý kiến, và tuyên bố lệnh khẩn cấp toàn quốc trong các tuần qua.

Kể từ khi lên nắm quyền hồi cuối năm 2013, Tổng thống Yameen đã bỏ tù gần như toàn bộ các người đối lập chính trị.

Chính phủ của Tổng thống Yameen cũng dựa rất nhiều vào Trung Quốc trong các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở.

Trong khi đó, lãnh đạo đối lập lưu vong là ông Mohamed Nasheed mới đây cũng đã lên tiếng thúc giục Ấn Độ phải can thiệp bằng quân sự vào khủng hoảng của Maldives.

Liên Hiệp Quốc gọi tình trạng khẩn cấp ở Maldives là một cuộc tấn công toàn bộ nhắm vào nền dân chủ.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/maldives-warns-india-against-interfering-as-ties-fray-02232018081957.html

 

Hai cố vấn hàng đầu

có thể từ chức vì xung khắc với TT Trump

Những xung khắc lâu ngày giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và hai phụ tá hàng đầu, Cố vấn An ninh Quốc gia và Chánh Văn phòng Toà Bạch Ốc, đã leo thang tới mức một hay cả hai nhân vật này có thể từ chức, 4 quan chức cấp cao trong chính phủ Tổng thống Trump cho biết.

Cả Cố vấn An ninh Quốc gia McMaster và Chánh Văn phòng Toà Bạch Ốc John Kelly đều xuất thân từ quân đội, và được giới quan sát chính trị Mỹ cho là có ảnh hưởng xoa dịu phần nào những ảnh hưởng thái quá đối với Tổng thống Trump, khi áp đặt một thói quen nhất định cho các sinh hoạt tại Toà Bạch Ốc.

Cả hai ông đều đã thuyết phục Tổng thống Trump về tầm quan trọng của các liên minh quốc tế, đặc biệt với NATO, tổ chức vẫn bị ông Trump chỉ trích là không chia sẻ một cách công bằng gánh nặng đặt trên vai Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, các nguồn tin nói thêm rằng những căng thẳng hiện tại có thể qua đi, ít nhất trong lúc này, tương tự như những vụ bất đồng trước đây giữa Tổng thống và các quan chức hàng đầu khác, như Ngoại trưởng Rex Tillerson và Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions.

Được hỏi về những nguồn tin cho rằng ông McMaster hoặc ông Kelly có thể ra đi hôm 22/2, Phó phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Raj Shah không trả lời trực tiếp. Ông nói: “Tổng thống hoàn toàn tin tưởng nơi mỗi thành viên trong ê-kíp của chính phủ.”

Ông Kelly và ông McMaster không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Tổng thống Trump đả kích ông McMaster trên trang Twitter của ông sau khi ông McMaster phát biểu tại một hội nghị ở Châu Âu vào cuối tuần qua, rằng ông chắc chắn là Nga đã can thiệp vào chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016, điều mà Tổng thống Trump tỏ ra miễn cưỡng, không thừa nhân.

Cả hai phụ tá cấp cao này đã từng tỏ thái độ không hài lòng về cách cư xử của ông Trump đối với họ trong vòng riêng tư hoặc trước công chúng mà đôi lúc họ cho là có tính cách xúc phạm, theo 4 quan chức lên tiếng với điều kiện danh tính được giữ kín.

Theo các nguồn tin này, điều gây nhiều xung khắc nhất hiện nay là cố gắng của ông Kelly, được sự ủng hộ của ông McMaster, ngăn chặn các giới chức không có giấy phép an ninh vĩnh viễn tiếp cận các hồ sơ tuyệt mật của chính phủ.

Sau vụ tai tiếng liên quan tới ông Rob Porter, cựu quan chức bị tố cáo bạo hành đối với hai vợ cũ, các giới chức có giấy phép an ninh tạm thời mà hồ sơ vẫn bị treo từ tháng Sáu, sẽ bị thu hồi vào ngày thứ Sáu này.

Điều đó có nghĩa là cố vấn và con rể của Tổng thống Trump Jared Kushner, sẽ không còn được có mặt trong các báo cáo tình báo mật trình lên Tổng thống hàng ngày.

Các giới chức Toà Bạch Ốc đang làm việc để tìm một giải pháp tương nhượng khả dĩ cho phép ông Kushner tiếp tục làm nhiệm vụ cố vấn cấp cao cho ông Trump, một nguồn tin cho biết.

Mặc dù theo luật hiện hành, Tổng thống có quyền yêu cầu cấp giấy phép an ninh ở bất cứ mức độ nào cho bất cứ ai, tuy nhiên một nguồn tin dấu tên cho biết, các giới chức muốn tránh giải pháp này, và trong lúc này khó xảy ra chuyện Kushner từ bỏ chức vụ hiện tại.

https://www.voatiengviet.com/a/hai-co-van-hang-dau-toa-bach-oc-co-the-tu-chuc-vi-xung-khac-voi-tt-trump/4267627.html

 

Ivanka Trump đến Hàn Quốc,

không có nghị trình đối ngoại

Ít người kỳ vọng chuyến thăm của cô Ivanka Trump tới Hàn Quốc để dẫn đầu đoàn Mỹ tại lễ bế mạc Thế vận hội mùa đông PyeongChang sẽ mang lại bước đột phá ngoại giao nào.

Con gái của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, cũng là một cố vấn cao cấp của Tòa Bạch Ốc, đã tới Seoul hôm 23/2. Ngoài dự tiệc do Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tổ chức, cô Ivanka Trump dự kiến sẽ tránh xa chính trị, và thay vào đó, dành thời gian dự các sự kiện Olympic.

“Thật vinh dự khi có mặt ở Hàn Quốc với đoàn Mỹ. Chúng tôi rất vui mừng được tham dự Thế vận hội mùa đông 2018 để cổ vũ cho đội Mỹ, và khẳng định lại cam kết bền vững và lâu dài của chúng tôi với người dân Hàn Quốc”, cô Ivanka nói khi hạ cánh tại sân bay quốc tế Incheon, Hàn Quốc, chiều 23/2.

Theo các quan chức Hoa Kỳ, cô không có kế hoạch gặp phái đoàn Triều Tiên để thảo luận về căng thẳng giữa hai nước do vấn đề hạt nhân, cũng như không gặp những người Triều Tiên đào tị để nêu bật sự đàn áp và vi phạm nhân quyền vẫn tiếp diễn của chính phủ Kim Jong Un.

Chuyến thăm của bà Ivanka Trump trùng với chuyến thăm của một viên tướng Triều Tiên được cho là chịu trách nhiệm về việc ra lệnh thực hiện cuộc tấn công vào một tàu hải quân Hàn Quốc hồi năm 2010 làm 46 thủy thủ thiệt mạng, ông Kim Yong Chol. Phái đoàn của ông Kim cũng sẽ gặp Tổng thống Moon.

Sự kiện một thành viên trong gia đình ông Trump và một quan chức cao cấp Triều Tiên thuộc loại ‘diều hâu’ cùng dự lễ bế mạc Thế vận hội là hình ảnh dường như phản chiếu lại hình ảnh tại lễ khai mạc, khi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cùng xuất hiện tại buổi lễ với bà Kim Yo Jong, em gái của lãnh tụ Triều Tiên, người thường được giới truyền thông gọi là “Ivanka Trump của Triều Tiên”.

Cũng trong ngày 23/2, một quan chức cấp cao của Mỹ nói với hãng tin Reuters rằng Hoa Kỳ sẽ sớm công bố gói trừng phạt lớn nhất đối với Triều Tiên để gây sức ép hòng buộc Bình Nhưỡng hủy bỏ chương trình hạt nhân của họ để đổi lấy việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, được trợ giúp kinh tế và đảm bảo an ninh.

https://www.voatiengviet.com/a/ivanka-trump-den-han-quoc-khong-co-nghi-trinh-doi-ngoai/4267509.html

 

TT Trump sẽ tuyên bố lệnh trừng phạt mới chống Triều Tiên

Hoa Kỳ sẽ thông báo gói trừng phạt lớn nhất từ trước đến nay đối với Triều Tiên để gây thêm sức ép với Bình Nhưỡng về chương trình hạt nhân và tên lửa của họ, vào lúc Hàn Quốc chuẩn bị hội đàm thêm với các quan chức Triều Tiên.

Các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn có thể phá hỏng trạng thái hòa hoãn mới có được giữa hai miền Triều Tiên giữa lúc hai nước chuẩn bị tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Một quan chức cao cấp của chính phủ Hoa Kỳ, không muốn nêu tên khi nói với Reuters, đã gọi các biện pháp trừng phạt mới là “gói trừng phạt mới, lớn nhất đối với chế độ Triều Tiên”, nhưng không nêu ra chi tiết.

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã nói bóng gió về kế hoạch đó hai tuần trước trong chặng dừng chân ở Tokyo trước chuyến thăm Hàn Quốc để dự Thế vận hội mùa đông Pyeongchang.

Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ sẽ được công bố trong khi con gái của ông Trump, cô Ivanka, đang thăm Hàn Quốc để dự tiệc tối với Tổng thống Moon và lễ bế mạc Thế vận hội.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-se-tuyen-bo-lenh-trung-phat-moi-chong-trieu-tien/4267444.html

 

Học sinh Mỹ đấu tranh cho an toàn học đường

Nguyễn Lại

Chỉ vài ngày sau vụ xả súng kinh hoàng tại một trường trung học ở thành phố Parkland, tiểu bang Florida, có một thông tin mà không phải ai cũng chú ý. Đó là Sở Cảnh Sát Quận hạt Los Angeles, California, đã ngăn chặn được một vụ xả súng khác có thể diễn ra tại trường Trung học El Camino ở Whittier sau khi nhân viên bảo vệ ở đây nghe được rằng một “học sinh bất mãn” đe dọa xả súng ở trường.

…nhân viên cảnh sát đã phát hiện ra “nhiều khẩu súng và đạn dược” sau khi lục soát nhà của học sinh này.

Phát ngôn viên của cảnh sát, bà Nicole Nishida, nói với hãng tin AP rằng nhân viên cảnh sát đã phát hiện ra “nhiều khẩu súng và đạn dược” sau khi lục soát nhà của học sinh này. Nếu vụ việc này không được ngăn chặn kịp thời, không biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo vụ thảm sát tại Florida.

Việc kiểm soát quyền sở hữu súng đạn tại Mỹ là một đề tài tranh cãi lâu nay. Trong những ngày vừa qua, không chỉ học sinh tại Florida, mà học sinh trung học tại nhiều tiểu bang khác đã bỏ học, xuống đường biểu tình để kêu gọi Tổng thống Donald Trump, cơ quan lập pháp của tiểu bang, liên bang phải có những biện pháp chặt chẽ hơn nữa trong việc sở hữu súng đạn hiện nay của các cá nhân.

Tại Washington DC, hôm 19/2, đúng vào Ngày Lễ Tổng thống, nhiều học sinh đã tiến hành cuộc biểu tình “nằm lì” trước Tòa Bạch Ốc trong ba phút để đòi hỏi chính quyền có biện pháp kiểm soát súng, theo NBC News. Một số người nằm nhắm mắt, còn một số khác để tay chéo lên ngực, trong tư thế của người chết nằm trong quan tài. Ba phút chính là thời gian mà hung thủ Nicolas Cruz hạ sát 17 người và làm bị thương 14 người khác tại trường trung học Marjory Stoneman Douglas ở Parkland, Florida, hôm 14/2.

Trong khi đó, theo AP, khoảng 100 học sinh của trường Marjory Stoneman Douglas sáng thứ ba đổ về thủ phủ Tallahassee của Florida, cách đó 400 dặm, để yêu cầu các nhà lập pháp tiểu bang hành động, tránh để tái diễn một vụ thảm sát tương tự trong tương lai.

Hôm 21/2, học sinh tại hàng chục trường trung học ở Mỹ đã nghỉ học để tham gia biểu tình phản đối tình trạng bạo lực liên quan đến súng đạn và để tưởng niệm các nạn nhân của vụ xả súng tại bang Florida.

Những hoạt động phản kháng ôn hòa sẽ tiếp tục diễn ra trong tháng 3 tới đây. Theo dự kiến, đúng 10 giờ sáng ngày 14/3 tới đây, học sinh toàn quốc dự trù bước ra khỏi lớp trong 17 phút (tương đương với con số 17 người thiệt mạng ở học đường Florida) để phản đối luật súng hiện hành mà họ cho là còn nhiều lỗ hổng.

Tiếp theo đó, ngày 24/3, các học sinh, bao gồm cả học sinh trường Marjory Stoneman Douglas, dự trù sẽ tổ chức một cuộc tuần hành ở thủ đô Washington, DC, kêu gọi siết chặt an ninh học đường và kiểm soát súng.

Những hoạt động của học sinh các trường trung học tại nhiều tiểu bang của nước Mỹ đã nhận được phản hồi tích cực từ các bậc phụ huynh và các nhà lãnh đạo chính trị tại Hoa Kỳ. Tổng thống Donald Trump trong tuần này đã có cuộc nói chuyện với thân nhân của những nạn nhân và những người sống sót trong vụ xả súng tại Florida ở Tòa Bạch Ốc. Thống đốc tiểu bang Texas, Greg Abbott, ngày 21/2 đã lên tiếng kêu gọi ngành giáo dục cần có biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh tại các trường học của bang.

Chính các hoạt động của các em tạo thành một phong trào cuốn những người lớn đi theo. Trong trường hợp này các em là những người tiên phong và cả xã hội cùng đi theo các em.

Thầy Bạch Xuân Phẻ, người đã có 16 năm giảng dạy tại các trường trung học ở California, chia sẻ: “Phong trào tuần hành yêu cầu kiểm soát việc sở hữu súng chặt chẽ hơn của các em là rất tốt. Chính các hoạt động của các em tạo thành một phong trào cuốn những người lớn đi theo. Trong trường hợp này các em là những người tiên phong và cả xã hội cùng đi theo các em. Các em là tương lai của đất nước này nên có quyền đòi hỏi những điều chính đáng và phải nhận được sự quan tâm cần thiết.”

Chiêu Quân Huỳnh, một học sinh trung học gốc Việt tại California, nói em hoàn toàn hưởng ứng khi thấy các bạn đồng trang lứa mạnh mẽ biểu thị chính kiến và hành động vì cộng đồng, vì an toàn học đường:

“Trong những ngày không phải đến trường hay nếu có những hoạt động như vậy tại trường em sẵn sàng tham gia. Hy vọng những hoạt động và nguyện vọng của chúng em về một ngôi trường an toàn sẽ tạo thành một phong trào, một sức mạnh tác động trực tiếp đến những nhà lập pháp, các chính trị gia để có những thay đổi trong tương lai về vấn đề này.”

Trước khi những thay đổi trong luật quản lý súng đạn có thể dẫn tới những cải thiện trong tương lai, theo thầy giáo Bạch Xuân Phẻ, an ninh trường học tại các tiểu bang cần được cải thiện ngay từ lúc này để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất:

Các trường học ở Mỹ là mô hình trường học đóng, tức là những người lạ không được phép vào trường. Nhưng trên thực tế thì việc ra vào rất dễ dàng, lỏng lẻo.

“Các trường học ở Mỹ là mô hình trường học đóng, tức là những người lạ không được phép vào trường. Nhưng trên thực tế thì việc ra vào rất dễ dàng, lỏng lẻo. Bên cạnh đó, các trường cũng thiếu những nhân viên an ninh và cả các chuyên gia tâm lý để tìm hiểu, trò chuyện với các em. Từ đó có thể ngăn chặn được những vụ việc trước khi xảy ra.”

Từ California, Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, phó Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Dục Học khu Garden Grove, nơi có đông học sinh gốc Việt, cho biết: “Mặc dù California là tiểu bang có luật kiểm soát việc sở hữu súng khá nghiêm ngặt, nhưng vụ việc tại Florida đã gây không ít hoang mang trong các bậc phụ huynh và trong chính các em học sinh. Chúng tôi đã thông báo tới các gia đình rằng hiện tại các trường trung học địa phương đã có những phương án để phòng ngừa những vụ việc tương tự. Ví dụ như chúng tôi có những nhân viên an ninh trong mỗi ngôi trường. Đây là những người có quyền bấm nút để khóa tất cả các cửa phòng học trong các trường hợp khẩn cấp. Còn việc các em tuần hành yêu cầu kiểm soát súng chặt chẽ hơn là rất cần thiết. Bởi theo tôi thì bất kỳ môt hành động nào như vậy cũng nhận được những kết quả tích cực.”

Những người ủng hộ chiến dịch vận động và những cuộc tuần hành hiện nay của học sinh trung học trên khắp nước Mỹ hy vọng sớm đạt được những kết quả nhất định trong việc tăng cường luật lệ đối với quyền sở hữu súng cá nhân tại Mỹ, bởi khác với những lời kêu gọi trước đây, lần này, tiếng nói của giới trẻ là trọng tâm.

https://www.voatiengviet.com/a/hoc-sinh-my-dau-tranh-cho-an-toan-hoc-duong/4267156.html

 

Tỷ phú Bill Gates không rành giá cả thực phẩm tiêu dùng

Người đồng sáng lập ra Microsoft, tỷ phú Bill Gates, không rành giá cả thực phẩm tiêu dùng hàng ngày.
Người đàn ông giàu thứ nhì trên thế giới vừa xuất hiện trên chương trình truyền hình mang tên Ellen và được yêu cầu đoán giá thành một số sản phẩm gia dụng phổ biến.

Trong chương trình, tỷ phú công nghệ phải chọn ra đúng giá của 5 mặt hàng thì khán giả mới được thắng giải thưởng của chương trình.

Tỷ phú Gates nói lần gần đây nhất mà ông đi chợ cách đây ‘lâu lắm rồi.’

Trong 5 món hàng, ông Gates đoán sai giá của 4 món.

Tỷ phú Gates đoán giá của mặt hàng giá rẻ gạo ăn liền Rice-a-Roni là 5 đô la trong khi giá thật sự chỉ là 1 đô la.

Hộp xà phòng giặt Tide Pods, ông đoán 4 đô la, nhưng giá trên thị trường gần 20 đô la.

Một gói các cuốn pizza đông lạnh giá 9 đô la, ông Gates đoán là 22 đô la.

Sản phẩm duy nhất mà ông đoán trúng là chỉ nha khoa, 4 đô la.

Ông Gates là chủ nhân khối tài sản ước tính lên tới 91,8 tỷ đô la. Thông qua sáng hội từ thiện mà ông cùng vợ điều hành, ông đã trao tặng 40 triệu đô la cho các dự án y tế, giáo dục.

https://www.voatiengviet.com/a/ty-phu-bill-gates-khong-ranh-gia-ca-thuc-pham-tieu-dung-/4266690.html

 

Mỹ: Di dân trái phép giảm mạnh trong 10 năm

Số lượng di dân bất hợp pháp từ Mexico sang Mỹ đã sụt giảm đáng kể trong thập niên này, khiến tổng số người sinh sống không có giấy tờ hợp pháp ở Mỹ tụt xuống dưới mức 11 triệu người, theo một nghiên cứu mới công bố hôm 22/2.

Tính đến năm 2016, số dân nhập cư bất hợp pháp đứng ở mức 10,8 triệu người – giảm từ mức 11,7 triệu người trong năm 2010. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2003, Trung tâm Nghiên cứu Di cư cho biết.

Mặc dù có những thay đổi giữa các khối dân từ nhiều nước, mức sụt giảm 1 triệu người được nói chủ yếu là từ Mexico, nước có số dân ở Mỹ trái phép giảm từ 6,6 triệu người xuống còn 5,7 triệu người.

Người nhập cư bất hợp pháp từ Trung Mỹ đã tăng lên, với 100.000 người trái phép từ Honduras và 50.000 người từ Guatemala. Người nhập cư bất hợp pháp từ Ấn Độ cũng tăng đáng kể, từ 365.000 lên 475.000 người, trong khi người nhập cư bất hợp pháp từ Trung Quốc tăng từ 295.000 lên 380.000 người.

Nhưng đổi lại, di dân trái phép từ các nước như Hàn Quốc, Colombia, Ecuador, Pero và Ba Lan giảm đi, báo cáo kết luận.

“Bằng chứng của tình trạng nhập cư trái phép vào Mỹ sụt giảm sâu rộng và liên tục là không thể chối cãi,” báo cáo nói.

https://www.voatiengviet.com/a/my-di-dan-trai-phep-giam-manh-trong-10-nam/4266681.html

 

Thanh niên uống rượu bia sẽ dễ hư gan

Thanh niên từ 18 đến 20 tuổi uống rượu bia, nhiều chục năm sau, có nhiều khả năng phát triển bệnh gan nặng hơn so với những người đồng trang lứa không rượu bia, theo một cuộc nghiên cứu của Thụy Điển.

Các nhà nghiên cứu xem xét dữ liệu về tiêu thụ rượu bia của 43.296 thanh niên nhập ngũ trong năm 1969 và 1970, lúc họ đang trong tuổi mười tám đôi mươi. Sau gần 38 năm theo dõi, tổng cộng có 383 người trong số này được chẩn đoán mắc bệnh gan trầm trọng, trong đó có 208 người chết.

Mỗi gram rượu bia tiêu thụ hàng ngày trong thời trai trẻ có dính líu tới tỷ lệ tăng nguy cơ bệnh gan lên 2%. Tỷ lệ này là sau khi các nhà nghiên cứu đã khấu trừ các yếu tố nguy cơ độc lập khác cũng phá hoại gan như béo phì, hút thuốc, và bệnh tim mạch.

Nguy cơ càng tăng cao đối với những người nghiện rượu.

Những thanh niên trung bình tiêu thụ từ 31 đến 40 gram chất uống có cồn mỗi ngày có nguy cơ bệnh gan cao gấp đôi so với những người không bia rượu. Những người uống mỗi ngày từ 51-60 gram chất có cồn thì nguy cơ bị hư gan cao hơn gấp 4 lần.

Lượng chất cồn đủ để gây hư gan không rõ là bao nhiêu và có thể bị chi phối bởi các yếu tố khác như thực phẩm và mức độ bia rượu thường xuyên thế nào. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trước, người ta chỉ ra rằng nguy cơ bệnh gan tăng lên khi uống hơn 30g chất cồn mỗi ngày, đối với đàn ông, và trên 20g đối với phụ nữ.

Trong gần 40 năm theo dõi, trong nhóm được nghiên cứu có 2661 người được chẩn đoán lạm dụng bia rượu, và cứ 10 người trong số họ thì có 1 người phát triển bệnh gan trầm trọng.

Giới nghiên cứu khuyên rằng các bậc phụ huynh nên tìm cách ngăn cản con cái sớm làm quen với bia rượu và khuyên can chúng sử dụng có chừng mực.

https://www.voatiengviet.com/a/thanh-nien-uong-ruou-bia-se-de-hu-gan-/4266692.html

 

Triều Tiên tố cáo Tổng thư ký LHQ ‘sinh sự’

Triều Tiên ngày 22/2 tố cáo Tổng thư ký Liên hiệp quốc António Guterres “sinh sự” với Bình Nhưỡng bằng cách ca ngợi các trừng phạt quốc tế gây áp lực lên chương trình phi đạn đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên.

Phái bộ của Triều Tiên tại Liên hiệp quốc nói ông Guterres đã đưa ra những phát biểu khinh suất trong bài diễn văn tuần rồi trước Hội nghị An ninh Munich.

Bên nên bị trách cứ về tình hình ở bán đảo Triều Tiên chính là Mỹ, đại diện ngoại giao của Triều Tiên tại Liên hiệp quốc nhấn mạnh trong lời chỉ trích ông Guterres vì đã không đề cập tới Hoa Kỳ trong bài diễn văn.

Ông Guterres phát biểu trước hội nghị: “Cần phải lưu ý rằng sự đoàn kết mà Hội đồng Bảo an đã có thể, thông qua chế tài, tạo ra một áp lực rất có ý nghĩa lên Triều Tiên. Theo tôi, áp lực đó rất cần phải duy trì.”

Đại diện của Triều Tiên đề nghị Tổng thư ký Liên hiệp quốc thúc đẩy Hội đồng Bảo an hoan nghênh ‘tiến trình cải thiện quan hệ giữa hai miền Triều Tiên và ngăn chặn các nước láng giềng cản trở tiến trình này.’

Ông Guterres nói ‘Cho dù quan hệ liên Triều có cải thiện, đó không phải là vấn đề cốt lõi mà chúng ta đang đối diện. Vấn đề chính vẫn là câu hỏi về giải giới hạt nhân.’

https://www.voatiengviet.com/a/trieu-tien-to-cao-tong-thu-ky-lien-hiep-quoc-sinh-su-/4266689.html

 

Trung Quốc đánh bắt cá

rộng nhất, nhiều nhất trên thế giới

Trung Quốc có hoạt động đánh cá lớn nhất và vươn xa nhất thế giới, vượt xa cả 10 nước đánh cá lớn kế tiếp cộng lại, theo những gì mà các nhà nghiên cứu nói là nghiên cứu toàn diện nhất và sử dụng nhiều dữ liệu nhất về chủ đề này.

Các tàu từ Trung Quốc đạt xấp xỉ 17 triệu giờ đánh cá vào năm 2016, chủ yếu ở ngoài khơi bờ biển phía nam của nước họ, nhưng cũng ở những nơi xa xôi như Châu Phi và Nam Mỹ. Hoạt động lớn kế tiếp là của Đài Loan, với 2,2 triệu giờ đánh cá.

Dữ liệu, được thu thập và phân tích trong năm năm bởi Global Fishing Watch, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên theo dõi các hoạt động đánh cá, cho cái nhìn toàn diện nhất về địa điểm và tần suất mà các tàu cá của thế giới hoạt động. Một nghiên cứu về dữ liệu này được công bố trên chuyên san Science vào ngày 22/2.

Trung Quốc là “quốc gia đánh cá quan trọng nhất,” David Kroodsma, giám đốc nghiên cứu và phát triển của Global Fishing Watch, tác giả chính của nghiên cứu nói với Reuters.

“Phạm vi hoạt động của đội tàu Trung Quốc thậm chí còn lớn hơn người ta tưởng.”

Đội tàu đánh cá xa bờ của Trung Quốc, được tổ chức Greenpeace ước tính là lớn nhất thế giới, với 2.500 tàu, không phải lúc nào cũng được chào đón ở các vùng biển xa xôi. Tàu không được phép hoạt động trong các vùng đặc quyền kinh tế của các nước vốn cách 200 km tính từ bờ của nước đó, theo quy chuẩn của Liên Hiệp Quốc.

Năm ngoái, tàu đánh cá Trung Quốc đã bị bắt giữ ở Senegal, Guinea, Sierra Leone và Guinea-Bissau vì khai thác bất hợp pháp. Vào năm 2016, lực lượng cảnh sát biển của Argentina đánh chìm một tàu đánh cá Trung Quốc đánh bắt bất hợp pháp trong lãnh hải của họ.

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc không hồi đáp tức thì yêu cầu bình luận về các hoạt động của đội tàu đánh cá của Trung Quốc, Reuters cho biết.

Nghiên cứu nhận thấy vùng biển ngoài khơi bờ biển của Trung Quốc và các vùng biển ở Bắc và Nam Âu là những nơi được khai thác nhiều nhất.

Các nguồn tài trợ cho nghiên cứu này bao gồm Quỹ Leonardo DiCaprio, Quỹ từ thiện Bloomberg, Quỹ Wyss, Quỹ Waterloo và Quỹ Adessium.

Ông Kroodsma nói các bước tiếp theo của dự án sẽ là sử dụng dữ liệu này và xem nó có thể được áp dụng ra sao cho chính sách và nghiên cứu thêm nữa.

Ông nói ví dụ các nhà nghiên cứu đang so sánh các bản đồ của các loài cá khác nhau với các khu vực mà các đội tàu khác nhau đang hoạt động.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-danh-bat-ca-rong-nhat-nhieu-nhat-tren-the-gioi/4266686.html

 

Nghi phạm đánh chìm tàu Hàn Quốc

đến dự lễ bế mạc Olympic

Triều Tiên sẽ cử một phái đoàn cấp cao sang Hàn Quốc để dự lễ bế mạc Thế vận hội mùa đông, trong đó có quan chức bị nghị là thủ phạm đã gây ra vụ đánh chìm tàu hải quân Hàn Quốc làm 46 thủy thủ thiệt mạng vào năm 2010, hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ các viên chức Triều Tiên cho biết hôm thứ Năm 22/2.

Trùng hợp với sự kiện này, phía Mỹ cử bà Ivanka Trump, ái nữ của Tổng thống Donald Trump, dẫn dầu một phái đoàn Hoa Kỳ đến Hàn Quốc dự lễ bế mạc Olympic.

Trong một thông cáo, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, người dẫn dầu phái đoàn Triều Tiên chính là ông Kim Yong Chol, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Lao động cầm quyền, và giới chức này sẽ ở lại Hàn Quốc trong ba ngày kể từ Chủ Nhật 25/2.

Ông Kim Yong Chol cũng đồng thời là người lãnh đạo Uỷ ban Mặt trận Thống nhất, một ủy ban của Triều Tiên phụ trách giải quyết các vấn đề liên Triều.

Trước đây ông Kim Yong Chol từng là Cục trưởng Cục trinh sát, một cơ quan tình báo quân đội hàng đầu của Triều Tiên. Hàn Quốc cho rằng Cục Trinh sát dưới sự chỉ huy của ông Kim đã gây ra vụ đánh chìm tàu Cheonan, một tàu hộ tống của Hàn Quốc.

Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon cho biết cuộc tấn công bằng tàu có gắn ngư lôi do phía Triều Tiên thực hiện, nhưng chính phủ Hàn Quốc trước đó không thể xác nhận chính xác ai là thủ phạm.

Phía Triều Tiên phủ nhận không có liên quan đến việc chìm tàu của Hàn Quốc.

Ông Cho phát biểu trước quốc hội: “Ông Kim phụ trách các vấn đề liên quan đến Hàn Quốc, đó là lý do tại sao chúng tôi chấp nhận cho ông sang, vì chúng tôi tin rằng dịp này sẽ giúp cải thiện mối quan hệ liên Triều và giải quyết vấn đề phi hạt nhân hóa.”

Bà Kim Yo Jong, em gái của nhà lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un, trước đó đã dẫn đầu phái đoàn Triều Tiên dự lễ khai mạc Thế vận hội và lưu lại Hàn Quốc trong ba ngày. Lãnh tụ Triều Tiên sau đó nói rằng ông muốn thúc đẩy một “bầu không khí hoà hợp và đối thoại ấm áp.”

Bà Kim Yo Jong và nhà lãnh đạo danh nghĩa của Triều Tiên là các quan chức cao cấp nhất của Bình Nhưỡng đến thăm Hàn Quốc trong hơn một thập kỷ qua.

Em gái của ông Kim Jong Un là tâm điểm của sự chú ý của quốc tế, đặc biệt là khi bà xuất hiện trong buổi lễ khai mạc và đứng sau Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence chỉ có vài bước.

Từ trước đến nay, cả Hoa Kỳ lẫn Hàn Quốc đều đưa ông Kim Yong Chol vào danh sách đen do ông đã ủng hộ các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Tuy nhiên, một quan chức giấu tên thuộc Phủ tổng thống ở Seoul nói Hàn Quốc đã quyết định chấp nhận cho ông Chol sang vì tinh thần của thế vận hội.

https://www.voatiengviet.com/a/trieu-tien-cu-quan-chuc-bi-nghi-la-thu-pham-danh-chim-tau-hai-quan-han-quoc-de-du-le-be-mac-olympic/4266182.html

 

Ấn Độ hợp tác xây cảng biển tại Iran

để đối trọng với Trung Quốc

Trọng Thành

Ít năm gần đây, Ấn Độ cường quốc châu Á, cũng là quốc gia đông dân thứ hai thế giới, đang có nhiều nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của mình, thoát khỏi cái bóng của người khổng lồ Trung Quốc. Trong lúc ý tưởng chiến lược về một vùng “Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở cửa“, đang còn được Bộ Tứ Mỹ-Nhật-Úc-Ấn bàn thảo, thì tuyến đường từ Ấn Độ vươn tới châu Âu, đối trọng với dự án Con Đường Tơ Lụa trên bộ của Trung Quốc, đang thành hình, đặc biệt với việc New Delhi và Iran hợp tác xây dựng cảng biển Chabahar.

1) Hợp tác Ấn Độ – Iran xây cảng biển Chabahar đang ở giai đoạn nào ?

Trong chuyến công du giữa tháng 2/2018, tổng thống Iran Hassan Rohani và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã ký kết 9 thỏa thuận hợp tác, trong đó thỏa thuận quan trọng nhất cho phép New Delhi thuê một phần cảng biển chiến lược Chabahar, nằm ở vị trí cửa ngõ của vùng Vịnh Persic (1).

Đọc thêm : Con Đường Tơ Lụa Mới của Bắc Kinh và dự án Ấn Độ – Thái Bình Dương của Ấn-Nhật-Mỹ-Úc

Cảng Chabahar – thuộc tỉnh Sistan Balouchistan, đông nam Iran – vừa được khánh thành hồi đầu tháng 12/2017, sau hơn mười năm xây dựng, với đầu tư một tỉ euro, trong đó phần đóng góp ban đầu của Ấn Độ là khoảng 25%. Iran và Ấn Độ đã xúc tiến bàn về dự án này từ năm 2003.

Công trình – do một công ty có quan hệ gần gũi với Vệ Binh Cộng Hòa Iran – đã nhiều lần bị gián đoạn do các trừng phạt quốc tế nhằm buộc Teheran từ bỏ tham vọng hạt nhân quân sự. Sau khi các trừng phạt được nới lỏng sau thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với các cường quốc năm 2015, tiến độ xây dựng được đẩy mạnh.

Chabahar là cảng biển lớn có khả năng tiếp nhận các tàu containeur với trọng tải 100.000 đến 200.000 tấn. Đây cũng là cảng biển lớn ở nước ngoài đầu tiên mà Ấn Độ tham gia xây dựng.

Cảng Chabahar nằm trong một dự án giao thông thủy bộ hỗn hợp của New Delhi với Iran, trong đó phần đầu tư chính 1,6 tỉ đô la là dành để xây dựng tuyến đường sắt nối liền cảng Chabahar với thành phố Zahedan, nằm sát với biên giới Afghanistan, cách cảng biển khoảng 650 km.

Theo thỏa thuận được ký kết vừa qua giữa Teheran và New Delhi, kể từ tháng 5 tới, Ấn Độ có quyền sử dụng một phần cảng Chabahar, với hợp đồng trước mắt 18 tháng. Theo một thỏa thuận sơ bộ song phương hồi 2016, Ấn Độ có thể sử dụng một phần cảng biển Iran trong 10 năm.

2) Cảng Iran mang lại lợi ích chiến lược cụ thể trước mắt nào cho Ấn Độ ?

Đối với Ấn Độ, cảng biển Chabahar mang lại rất nhiều lợi ích chiến lược quan trọng, trước hết bởi đây là cánh cửa giúp hàng hóa của Ấn Độ đến được với khu vực Trung Á, mà không cần thông qua hệ thống đường xá của Pakistan, mà nhiều trục đường chính do Trung Quốc đầu tư (trong khuôn khổ kế hoạch Con Đường Tơ Lụa Mới). Phát biểu với báo chí trong nước sau lễ ký kết với Iran, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gọi cảng Chabahar là « cánh cổng vàng » mở ra con đường để đến với Afghanistan, và Trung Á.

Chabahar trước hết là một cầu nối giữa Ấn Độ và Iran – hai láng giềng không có biên giới chung trên bộ – trong lúc quan hệ thương mại song phương đang tăng trưởng mạnh. Trong năm qua, Ấn Độ nhập khẩu khoảng 10 tỉ đô la hàng hóa của Iran, trong đó chủ yếu là dầu mỏ. Hàng hóa từ Ấn Độ đến Iran ước tính vài tỉ đô la, trong đủ chủ yếu là gạo, chè, thép, kim loại, máy móc, dược phẩm. Tuy nhiên, hy vọng chủ yếu của Ấn Độ là, thông qua cảng biển Iran, phá vỡ được thế án ngữ phía bắc của quốc gia láng giềng thù địch Pakistan từ trước đến nay. New Delhi hy vọng tăng gấp rưỡi trao đổi mậu dịch với Afghanistan trong vòng ba năm tới.

Đọc thêm : Afghanistan : ‘‘Mồ chôn các đế chế’’

Đối với New Delhi, lợi ích của tuyến đường này không chỉ là về « thương mại, kinh tế, hay ngoại giao », mà cho phép Ấn Độ liên thông trở lại với các vùng đất phía bắc, nơi Ấn Độ đã có quan hệ « lịch sử, văn hóa, văn minh » rất lâu đời. Mục tiêu chính trị hàng đầu của Ấn Độ và Iran trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông này là tăng cường hỗ trợ Afghanistan, đất nước chìm trong nội chiến từ hơn 10 năm nay, nhằm đẩy lùi khủng bố, khôi phục « hòa bình, ổn định », thúc đẩy phát triển và xây dựng một « thể chế đa nguyên » tại Afghanistan, theo phát biểu của thủ tướng Ấn Độ.

3) Ấn Độ phải vượt qua những trở lực nào để khai thác được lợi thế do tuyến đường mới tới Afghanistan, qua cảng biển Chabahar ?

Cơ sở hạ tầng cảng biển Chabahar và tuyến đường tới biên giới Afghanistan có thể mau chóng hoàn tất. Thế nhưng, để khai thác thực sự được lợi thế này, New Delhi phải vượt qua nhiều trở lực. Nhà nghiên cứu Ali Malik – làm việc trong chương trình Nam Á của Stimson Center, một trung tâm tư vấn về chính trị quốc tế có trụ sở tại Mỹ – (2), cảnh báo là cơ sở hạ tầng này không hề đảm bảo các thành công như mong muốn.

Hai thách thức lớn nhất với Ấn Độ là tình trạng an ninh bất ổn ở Afghanistan và tăng trưởng kinh tế trong nước có chiều chững lại trong hai năm gần đây.

Năm 2015, Ấn Độ xuất sang các nước Trung Á khoảng 950 triệu đô la hàng hóa, trong khi của Trung Quốc là 18 tỉ. Theo nhà chức trách Ấn Độ, hàng hóa nước này không cạnh tranh nổi với hàng Trung Quốc rất rẻ, do được trợ giá, và bán phá giá. Bên cạnh đó, các mặt hàng công nghiệp cũng không phải là thế mạnh của Ấn Độ. Nếu không cải thiện khả năng sản xuất trong nước, Ấn Độ rất dễ dàng đánh mất sân chơi này về tay Trung Quốc.

Thách thức thứ hai mà Ấn Độ phải vượt qua, trong trường hợp Afghanistan, là bảo đảm được an ninh cho hàng hóa, từ thành phố đường biên Iran, đến được với các trung tâm kinh tế trong nội địa Afghanistan, là Herat, Kandahar, Kaboul và Marar-e-Sharif. Để đến được các địa điểm này, hàng Ấn Độ phải vượt qua 44 huyện, nằm dưới sự kiểm soát của Taliban, và 117 huyện đang tranh chấp. Tình hình an ninh tại Afghanistan dự kiến sẽ còn xấu hơn nữa trong thời gian tới, với việc phe Taliban mở nhiều cuộc phản công trên quy mô cả nước. Nhà nghiên cứu của Stimson Center đặt câu hỏi : « Liệu New Delhi có cần tính tới việc hợp tác với Taliban để bảo đảm hàng hóa được vận chuyển an toàn ? Và chính quyền Kaboul có vai trò gì trong các đàm phán ? ».

Chưa kể đến việc cảng Chabahar của Iran, với đầu tư Ấn Độ, cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của cảng biển Gwadar của Pakistan, do Trung Quốc đầu tư, nằm cách đó khoảng 100 km. Cảng biển này cũng cho phép hàng hóa quốc tế từ ngoài biển đến với Afghanistan.

Cũng cùng một quan điểm với nhà nghiên cứu trên, giáo sư Tridivesh Singh Maini, trường Jindal School of International Affairs (3), trụ sở tại New Delhi, hoan nghênh ước mơ về một Con Đường Tơ Lụa xuyên Á khác không phụ thuộc vào Trung Quốc, và cảng Chabahar mở ra một cơ hội rất tốt cho dự án này, đồng thời lưu ý chính quyền Ấn Độ đây là một dự án « khổng lồ ».

Đối với New Delhi, dự án nối liền Ấn Độ với Afghanistan qua cảng Chabahar của Iran chỉ là một phần trong một kế hoạch khổng lồ không kém, nối liền Ấn Độ với châu Âu thông qua Trung Đông và các nước Cộng Hòa Liên Xô cũ. Đầu tháng 2/2018 này, New Delhi chính thức tham gia thỏa thuận giao thông Ashgabat, nối liền Nam Á với châu Âu, với các thành viên Iran, Kazakhstan, Oman, Turkmenistan và Uzbekistan (4). Dự án Ashgabat cũng sẽ liên thông với tuyến Hành Lang Giao Thông Quốc Tế Bắc Nam (The International North–South Transport Corridor – INSTC) dài hơn 7.200 km, nối liền Ấn Độ, Iran, Afghanistan, Armenia, Azerbaijan, Nga và châu Âu. Dự án do Nga, Ấn Độ và Iran chủ trương từ năm 2002.

—-

(1) Theo Hindustan Times, Nikkei Asian Review, Tribune de Genève và South China Morning Post.

(2) Trong bài « India Lacks a Competitive Trade Strategy for Chabahar » trên mạng The Diplomat, ngày 23/01/2018.

(3) South China Morning Post, ngày 19/02/2018.

(4) Bài « Signification of India joining the Ashgabat Agreement », đăng tải ngày 12/02/2018, của chuyên gia chính trị quốc tế Phunchok Stobdan, cựu đại sứ Ấn Độ tại Kyrgystan.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180223-an-do-hop-tac-xay-cang-bien-tai-iran-de-doi-trong-voi-trung-quoc

 

Châu Âu họp thượng đỉnh bàn về ngân sách hậu Brexit

Mai Vân

Nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ 27 nước còn lại trong Liên Hiệp Châu Âu họp lại hôm nay 23/02/2018, tại Bruxelles để bàn về hai chủ đề lớn và nặng trĩu : Ngân sách thời hậu Brexit – sẽ chiếm lĩnh phần lớn cuộc thảo luận – và bầu cử Nghị Viện Châu Âu vào năm tới đây.

Thông tín viên RFI tại Bruxelles, Pierre Bénazet, nhấn mạnh đến vấn đề ngân sách của Liên Hiệp Châu Âu :

Ngân sách châu Âu được ấn định 7 năm một lần và ngân sách hiện tại sẽ kết thúc vào ngày 31/12/2020. Đây cũng là lúc giai đoạn chuyển tiếp Brexit kết thúc, tức ngày mà Anh Quốc trên nguyên tắc rời khỏi hẳn Liên Hiệp Châu Âu và ngưng đóng góp vào ngân sách chung.

Cho nên vấn đề là phải bù đắp vào khoản thiếu hụt, vì không còn đóng góp của Anh Quốc, tức là từ 10 đến 12% ngân sách, tính ra là từ 12 đến 15 tỷ euro hàng năm theo các tính toán.

Tranh luận sẽ rất « quyết liệt » vì Ủy Ban Châu Âu đề nghị tăng ngân sách từ 1% lên 1,1% của GDP Châu Âu, trong lúc mà một số quốc gia phía Bắc lại chủ trương tiết kiệm. Họ còn muốn đặt điều kiện cho một số trợ giúp, như đòi phải tôn trọng Nhà nước pháp quyền. Điều này đã làm cho các nước bị nhắm vào phẫn nộ. Đó là các nước Trung Âu thuộc nhóm Visegrad (gồm Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan và Slovakia).

Cuộc tranh luận cũng sẽ rất gay go trên việc chia lại các ghế đại biểu của Anh Quốc ở Nghị Viện Châu Âu, và nhất là vấn đề liên quan đến chức chủ tịch Ủy Ban Châu Âu : Phải chăng chức vụ đó sẽ tự động về tay một trong những người đứng đầu liên danh tranh cử vào Nghị Viện ? Đây là điều mà Nghị Viện Châu Âu muốn áp đặt cho các chính phủ trong Liên Hiệp.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180223-lhca-hop-thuong-dinh-ban-ve-ngan-sach-hau-brexit

 

Tổng thống Pháp muốn chặn nước ngoài mua đất nông nghiệp

Mai Vân

Trong cuộc nói chuyện với khoảng 700 nông dân trẻ tại Điện Elysée vào hôm qua, 22/02/2018, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cam kết đề ra các « chốt khóa chặn bằng luật lệ » trên vấn đề nước ngoài mua đất nông nghiệp của Pháp. Tuyên bố này được đưa ra sau vụ một nhà đầu tư Trung Quốc mua gần 3.000 hecta đất trồng lúa mì ở Pháp.

Tổng thống Pháp giải thích : « Đất nông nghiệp của Pháp là đầu tư chiến lược, quan hệ đến chủ quyền của đất nước, do đó ta không thể để cho hàng trăm hecta đất vào tay các thế lực ngoại bang, khi không hiểu được mục đích của các thương vụ đó ».

Ông Macron khẳng định chính quyền sẽ đề ra những quy định để bảo vệ đất nông nghiệp và sẽ phối hợp với nông dân để chấm dứt tình trạng đang diễn ra.

Đọc thêm : Trung Quốc vung tiền thâu tóm đất canh tác Pháp

Theo hãng tin Pháp AFP, một quỹ đầu tư của Trung Quốc mới đây đã mua 900 hecta đất ở tỉnh Allier, vốn là đất trồng lúa mì ở miền Trung nước Pháp, sau khi đã mua được 1.700 hecta đất ở tỉnh Indre trước đó. Vụ này đã khiến nông dân tại chỗ rất bất bình.

Cuối năm 2017, cơ chế Safer có nhiệm vụ theo dõi vấn đề mua bán đất nông nghiệp Pháp đã công nhận sự bất lực trong việc ngăn chặn các thương vụ thâu tóm đất của nhà đầu tư Trung Quốc, vốn đã lợi dụng một kẽ hở pháp lý tại Pháp để tiến hành việc thu mua, tránh né được quyền trưng mua của cơ quan Safer.

http://vi.rfi.fr/phap/20180223-phap-tt-macron-muon-chan-viec-nuoc-ngoai-mua-dat-nong-nghiep

 

Syria : Nga vẫn chống nghị quyết hưu chiến tại Đông Ghouta ?

Tú Anh

Không quân Syria tiếp tục dội bom vùng Đông Ghouta, ngoại ô Damas, nơi có căn cứ của quân nội dậy chống lại chính quyền trung ương. Chín thường dân, trong đó có hai trẻ em thiệt mạng trong buổi sáng 23/02/2018, vài giờ trước khi Hội Đồng Bảo An biểu quyết một dự thảo nghị quyết hưu chiến được sửa đổi sau khi Nga chống đối.

Theo tổ chức nhân quyền Syria OSDH (độc lập), với 9 nạn nhân tử vong vào sáng thứ Sáu, tổng số thường dân ở Đông Ghouta chết vì bom của máy bay Nga và Syria trong 6 ngày qua là 426 người trong đó có 98 trẻ em. Trong khu vực, 13 bệnh viện được tổ chức Y sĩ Không Biên Giới trợ giúp cũng bị oanh kích.

« Địa ngục trần gian »

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc mô tả tình cảnh dân chúng ở Đông Ghouta là « địa ngục trần gian».

Hội Đồng Bảo An dự trù biểu quyết một dự thảo nghị quyết « hưu chiến nhân đạo 30 ngày » vào lúc 16 giờ, giờ quốc tế, ngày thứ Sáu 23/02/2018, do Thụy Điển và Koweit đề nghị.

Trước thái độ chống đối của Nga, dự thảo mới đã được sửa đổi thay thế động từ « quyết định » bằng « yêu cầu ». Lệnh ngưng bắn cũng loại trừ « tất cả cá nhân, nhóm, thực thế, công ty liên quan đến Al Qaida và Daech » thay vì chỉ giới hạn ở « Al Qaida và Daech ».

Theo AFP, chưa rõ Nga có hài lòng và chấp thuận hay không ? Hôm qua, đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc còn tuyên bố là « chưa có đồng thuận » trong Hội Đồng Bảo An.

Pháp và Mỹ lên án thái độ cản trở của Nga, khăng khăng bênh vực chế độ Damas, bất chấp sinh mạng thường dân. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ khẳng định : không có sự trợ giúp của Nga, thì không có cảnh tàn phá và thường dân không bị chết thảm như thế.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180223-syria-nga-van-chong-nghi-quyet-huu-chien-tai-dong-ghouta

 

Philippines : Daech muốn lập thánh địa ở miền Nam

Mai Vân

Quân đội Philippines vào hôm nay 23/02/2018 cảnh báo : Các phần tử thánh chiến sau khi bị đánh đuổi khỏi vùng Marawi ở phía nam, đang quay trở lại tấn công với ý đồ thiết lập “vương quốc” ở vùng này.

Trả lời hãng tin Pháp AFP, đại tá Romeo Brawner cho biết là một lực lượng võ trang bao gồm khoảng 200 người đã tiến hành một loạt tấn công năm nay và xung đột với quân đội Philippines. Theo ông Brawner, lực lượng Hồi Giáo thánh chiến không từ bỏ mục tiêu thành lập một “vương quốc” ở Đông Nam Á và Mindanao được coi là vùng đất thuận lợi. Đây là một vùng nghèo, bất ổn, có một phong trào Hồi Giáo ly khai đòi độc lập, trong lúc chính quyền không đủ người để theo dõi các trường học Hồi Giáo ở đây, nơi mà quân thánh chiến tuyển mộ thành viên trẻ.

Vẫn theo viên sĩ quan này, năm ngoái, sau khi quân đội Philippines được Mỹ hậu thuẫn, lấy lại được Marawi sau 5 tháng bị chiếm đóng, thì những người trốn thoát đã cố tuyển mộ lực lượng mới, tìm nguồn tài chính, cướp ngân hàng và dân chúng, trang bị súng ống.

Đối tượng tuyển mộ phần lớn là ở địa phương, nhưng cũng có người Indonesia mới đến trong thời gian gần đây. Một số biết chế tạo bom thành thạo.

Những vụ tấn công đã diễn ra trong tháng Giêng và tháng Hai này ở thành phố lân cận Marawi như Piagapo, Pantar, Masiu, Pagayawan.

Lãnh đạo Mặt Trận Giải Phóng Hồi Giáo Moro, ông Ebrahim Murad, hôm thứ Ba, 20/02, cũng lên tiếng cảnh báo rằng quân thánh chiến đang tuyển quân và có thể tấn công chiếm lấy một thành phố khác của Philippines.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180223-philippines-daech-muon-lap-thanh-dia-o-mien-nam

 

Nhật dùng viện trợ thúc đẩy một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở

Thanh Phương

Nhật Bản dự định dùng viện trợ phát triển để phục vụ cho chiến lược xây dựng một vùng “ Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Đó là nội dung chính của bản báo cáo thường niên 2017 về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) mà chính phủ Tokyo công bố hôm nay, 23/02/2018.

Theo sách trắng về ODA nói trên, Nhật sẽ trợ giúp các nước đang phát triển trong việc bảo đảm an toàn vận chuyển hàng hải và thực thi pháp luật trên biển, nhằm củng cố trật tự pháp quyền trong khu vực này. Để đạt được mục tiêu đó, Tokyo sẽ cung cấp cho các nước Đông Nam Á tàu tuần tra và những thiết bị để giúp các nước này tăng cường khả năng thực thi pháp luật trên biển. Sách trắng cũng cho biết là Nhật Bản sẽ phối hợp viện trợ phát triển với viện trợ nhân đạo trong nỗ lực ngăn ngừa xung đột trong khu vực.

Thông qua việc sử dụng ODA, Tokyo nhắm đến việc cải thiện các cơ sở hạ tầng trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, đồng thời giúp cho con người và hàng hóa được lưu thông dễ dàng hơn trong vùng này.

Nhật Bản hiện vẫn là một trong những quốc gia cấp viện trợ phát triển hào phóng nhất, đứng hàng thứ tư thế giới trong năm 2016 với tổng cộng 16,8 tỷ đôla, chỉ sau Hoa Kỳ, Đức và Anh Quốc. Riêng đối với Việt Nam, Nhật Bản vẫn là một trong những nhà tài trợ ODA lớn nhất.

Với việc sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức nhằm thúc đẩy việc xây dựng một vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương “tự do và rộng mở”, Nhật Bản rõ ràng là muốn giành ảnh hưởng với Trung Quốc, quốc gia hiện cũng đang vung rất nhiều tiền để chiêu dụ các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước Đông Nam Á.

Ngoài các khoản viện trợ hào phóng, Bắc Kinh còn đang đầu tư rất nhiều vào những công trình cơ sở hạ tầng đồ sộ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là trong khuôn khổ “Sáng kiến Một Vành đai và Một Con đường” do chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng. Đây là một dự án đầy tham vọng biến Trung Quốc thành trọng tâm của một mạng lưới giao thương khổng lồ sẽ kết nối hơn 60 quốc gia.

Cũng theo chiều hướng đối trọng với Trung Quốc, Nhật Bản đã tăng cường quan hệ với ba quốc gia Hoa Kỳ, Ấn Độ và Úc. Theo một tạp chí của Úc, được hãng tin Reuters trích dẫn ngày 19/02 vừa qua, bốn nước này đang thương lượng với nhau về một dự án cạnh tranh với  “Sáng kiến Một Vành đai và Một Con đường” của Trung Quốc.

Nói chung, chiến lược thúc đẩy một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, do thủ tướng Shinzo Abe đề xướng, nay được chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ hoàn toàn, bởi vì Washington cũng chủ trương là phải bảo đảm quyền tự do hàng hải ở khu vực này, đặc biệt là tại vùng Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đã xây nhiều đảo nhân tạo tại các khu vực đang tranh chấp chủ quyền.

Nhưng liệu Tokyo có thể cạnh tranh được với Trung Quốc trong việc dùng viện trợ để giành ảnh hưởng hay không? Hiện chưa thể trả lời câu hỏi này, nhưng một điều chắc chắn, theo giáo sư Yoichi Shimada, Đại học Fukui, là viện trợ phát triển của Trung Quốc không giống như của Nhật Bản. Khi viện trợ cho các nước, Bắc Kinh chỉ nhắm đến một mục tiêu là tạo công ăn việc làm cho các công ty Trung Quốc và phục vụ cho các tham vọng chiến lược của nước này. Cho tới nay, Bắc Kinh vẫn không công bố số liệu về viện trợ phát triển, nhưng theo các thẩm định thì Trung Quốc chi tiêu hàng năm cho ODA nhiều hơn cả Hoa Kỳ.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180223-nhat-dung-vien-tro-de-thuc-day-mot-vung-an-do-thai-binh-duong-tu-do-va-rong-mo