Tin khắp nơi – 22/02/2018
Bắc Hàn cử Tướng tình báo Kim Yong-chol
dự bế mạc Olympics
Tướng Kim Yong-chol, hiện là Phó Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, sẽ tới dự lễ bế mạc Olympics Mùa đông tại Pyeongchang.
Nam Hàn sôi sục với tin em gái Kim Jong-un có con
Thế vận hội mùa đông đã hàn gắn Bắc-Nam Hàn?
Tướng Kim từng dẫn dắt bộ máy tình báo Bắc Hàn, được cho là người đã nhiều lần lập âm mưu tấn công Hàn Quốc.
Việc Bắc Hàn có mặt tại Olympics Mùa đông được xem là giảm căng thẳng quan hệ giữa hai nước.
Nhưng cũng có lo ngại Bình Nhưỡng đã dùng sự kiện này chỉ để cải thiện hình ảnh quốc tế.
Con gái Tổng thống Mỹ Donald Trump, Ivanka, sẽ dẫn đầu đoàn Mỹ đến Pyeongchang cuối tuần này.
Nhưng Hàn Quốc nói sẽ không có cuộc gặp chính thức nào giữa Bắc Hàn và Mỹ.
Tướng Kim đứng đầu ban quan hệ liên Triều của Bắc Hàn, và từng dẫn dắt cơ quan tình báo.
Cơ quan tình báo Bắc Hàn bị cáo buộc đứng đằng sau các vụ tấn công Hàn Quốc, trong đó có vụ làm chìm tàu Cheonan giết chết 46 thủy thủ Hàn Quốc năm 2010.
Phái đoàn của ông này sẽ ở lại Hàn Quốc ba ngày, và có thể gặp Tổng thống Moon Jae-in.
Đầu tháng này, phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã dự lễ khai mạc Olympics Mùa đông, còn em gái lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, Kim Yo-jong, đại diện Bình Nhưỡng.
Mỹ nói lẽ ra hai người đã gặp nhau, nhưng Bắc Hàn rút lại ý định vào giờ chót.
Bắc Hàn bị chỉ trích vì liên tục thử vũ khí hạt nhân và tên lửa quy ước.
Mỹ cùng nhiều nước đã phản đối việc giảm áp lực với Bắc Hàn để buộc nước này từ bỏ chương trình hạt nhân và cải thiện nhân quyền.Bắc Hàn sẽ gửi một trong những nhân vật cao cấp nhất, Tướng Kim Yong-chol, dự lễ bế mạc Olympics Mùa đông tại Pyeongchang.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43154831
Nam Hàn sôi sục với tin em gái Kim Jong-un có con
Em gái lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un nói với giới chức Nam Hàn rằng bà đang mang thai trong đợt tham dự Thế vận hội mùa đông gần đây, theo truyền thông Nam Hàn.
Không có bình luận chính thức nào từ Nam Hàn về tuyên bố này của bà Kim.
Tuy nhiên, những đồn đoán gia tăng cho thấy Nam Hàn quan tâm sâu sắc đến cấu trúc quyền lực khó hiểu của Bắc Hàn và việc liệu bà Kim Yo-jong có thực sự đang mang bầu hay không chỉ cho thấy thông tin về chế độ cai trị của Bắc Hàn mù mờ thế nào.
Chỉ là tin nhảm?
“Họ giống như một gia đình hoàng gia và vì vậy chuyện này trở thành tin tức là không thể tránh khỏi”, Andray Abrahamian, nghiên cứu viên của Diễn đàn Thái Bình Dương CSIS, nói với BBC.
“Tuy nhiên, đó là tin đồn về một người rất quan trọng ở một đất nước rất khó hiểu.”
Kim Jong-un đưa em gái vào Bộ Chính trị
Em gái Kim Jong-un sẽ tới Seoul dự Olympic
Kim Jong-un nhấn mạnh ‘quan hệ huyết thống’
Thế vận hội mùa đông đã hàn gắn Bắc-Nam Hàn?
Suy đoán và bí mật xung quanh vấn đề này hoàn toàn phù hợp với những gì chúng ta biết – hay đúng hơn là không biết – về gia đình Kim và đặc biệt là con cái của họ.
Trong hầu hết các trường hợp, tình báo Hàn Quốc được trích dẫn như một nguồn tin. Nhưng trong nhiều trường hợp khác, đáng ngạc nhiên, nguồn tin lại là ngôi sao bóng rổ Mỹ giải nghệ Dennis Rodman.
Từng tới Bắc Hàn nhiều lần theo lời mời của Kim Jong-un, ông Rodman nói năm 2013 rằng ông đã gặp vợ ông Kim – cũng như con gái của hai vợ chồng.
Đó là tin tức cho tất cả chúng ta.
Có nhiều ý kiến cho rằng ông Kim có thể có hai đứa con nữa nhưng suy đoán này chỉ dựa trên việc vợ ông đã lâu không xuất hiện trước công chúng.
Vậy tại sao gia đình quyền lực nhất Bắc Hàn lại bí mật đến thế?
Bộ máy tuyên truyền Bắc Hàn xây dựng hình ảnh các nhà lãnh đạo như những người khổng lồ vĩ đại. Điều này gợi ý rằng con cái của họ có thể được đối xử bình đẳng và vì vậy có thể là đại diện cho quốc gia một cách đáng tự hào.
Thần thánh hóa nhà lãnh đạo
Tuy nhiên, thực tế việc họ được xây dựng như những nhân vật thần thoại có thể là lý do cuộc sống hàng ngày của họ với vợ con được giữ kín.
“Hệ thống này là một trong những nền quân chủ tuyệt đối,” nhà quan sát Bắc Hàn Fyodor Tertitskiy của NK News nói với BBC. Vì vậy, “Gia đình Kim Jong-un được đối xử như một cái gì đó rất tách biệt với người bình thường.”
Ông Abrahamian cho biết thêm: “Hình ảnh các lãnh đạo Bắc Hàn được dựng lên như những nhân vật huyền thoại. Thông tin về họ được giữ kín không chỉ với chúng ta mà với chính người dân Bắc Hàn.”
Các nhà quan sát tin rằng cách nhà nước tuyên truyền đã tạo ra một không khí gần như tâm linh bao quanh ba nhà lãnh đạo Kim Il-sung, Kim Jong-il và Kim Jong-un nhằm đảm bảo quyền cai trị được chuyển giao an toàn cho thế hệ kế tiếp.
Ông Abrahamian giải thích: “Trên thực tế không cần công bố sự ra đời của một đứa trẻ theo cách mà một gia đình hoàng gia có thể làm vì vẫn còn quá sớm để quyết định ai sẽ kế thừa.”
Kim Jong-un, ví dụ, là con trai thứ ba của Kim Jong-il. “Vì vậy, không có việc người được chọn từ khi sơ sinh hoặc thậm chí khi trường thành sẽ là người nắm quyền trong gia đình này.”
Trong trường hợp của Kim Jong-un, ông xuất hiện lần đầu vào tháng 9/2010, chỉ hơn một năm trước khi bố ông qua đời tháng 12/2011. Người ta nghĩ ông không phải là người được cha mình yêu thích nhất và chỉ được chỉ định là người kế nhiệm sau khi ông Kim Jong-il chết.
Một dòng máu độc tài
Dòng họ là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với các cơ cấu quyền lực của Bắc Hàn.
Sự sùng bái cá nhân thậm chí được ghi nhận trong hệ thống hệ tư tưởng của Bắc Hàn.
Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với gia đình trực tiếp cai trị – hào quang thần thánh không bao quanh các anh chị em như Kim Yo-jong.
Mặc dù có thể được xem như một hỗ trợ quan trọng cho cơ cấu quyền lực của gia đình trị, hình ảnh của họ được xây dựng như các đảng viên bình thường trong bất cứ vai trò chính trị nào mà họ đảm nhiệm.
Abrahamian giải thích: “Chị em của ông Kim không chiếm một vị trí đặc biệt nào trong những tuyên truyền thần thoại cho chế độ.”
Do đó sẽ rất khó xảy ra việc con của anh chị em ruột kế thừa vị trí lãnh đạo đất nước của bác/chú mình.
Nếu thực sự bà ấy có bầu, người ta sẽ nghĩ bà đang mang bầu lần hai. Một lần nữa, ngay cả sự tồn tại của đứa trẻ đầu tiên cũng chỉ dựa trên đồn đoán.
Đó là lý do tại sao một số chuyên gia về Bắc Hàn mệt mỏi với các tin đồn vô tận.
Giáo sư Andrei Lankov thuộc Đại học Kookmin ở Seoul nói với BBC: “Tôi không hiểu tại sao nó lại là một vấn đề lớn.”
“Ai mà chả có ham muốn và thói quen hữu ích: quan hệ tình dục – và có con.”
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43150916
Trump: Vũ trang cho giáo viên có thể ngăn tấn công
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng việc trang bị súng cho giáo viên có thể ngăn chặn các vụ bắn súng vào trường học giống như sự kiện 17 người bị bắn chết tuần trước ở Florida.
Một nhân viên có súng trong tay có thể kết thúc một cuộc tấn công “rất nhanh”, ông nói.
Ông Trump đưa ra lời đề nghị này vì những người sống sót sau thảm họa 14 tháng Hai đã kêu gọi ông hãy đảm bảo rằng điều đó không bao giờ xảy ra nữa.
Vị tổng thống thuộc đảng Cộng hòa cũng ủng hộ kêu gọi cải tiến việc kiểm tra lý lịch người mua súng.
Những người sống sót khác, trong khi đó, vận động các nhà lập pháp Florida phải xét lại luật kiểm soát súng.
Mỹ: Xả súng ở trường trung học, 17 người chết
Florida: FBI và giáo viên từng được cảnh báo về kẻ xả súng
Trường quân sự Mỹ tuyển ‘người hùng’ thiệt mạng
”Chúng tôi sẽ rất khắt khe về việc kiểm tra lý lịch, với chú tâm đặc biệc về sức khoẻ tinh thần của người muốn mua súng”, ông Trump nói với các sinh viên từ Trường Trung học Marjory Stoneman Douglas trong một sự kiện được truyền hình hôm thứ Tư tại Nhà Trắng.
Ông nói thêm: “Sẽ không có chuyện chỉ có nói xuông như trước nữa.”
Tổng thống Hoa Kỳ cũng thông qua một đề xuất từng được Hiệp hội súng trường quốc gia (NRA), một nhóm vận động hành lang mạnh mẽ, cổ động từ lâu.
Ông cam kết sẽ xem xét “rất kỹ lưỡng” đề nghị nên trang bị súng cho các nhà giáo dục.
“Nếu bạn có một giáo viên giỏi bắn súng,” ông nói, “họ có thể kết thúc cuộc tấn công một cách nhanh chóng.”
“Và như vậy giáo viên sẽ được ngầm trang bị súng,” ông nói, trong khi thừa nhận đây là một kế hoạch sẽ gây nhiều tranh cãi, “họ sẽ được huấn luyện một cách đặc biệt và họ sẽ ở có mặt ở trường, và chúng ta sẽ không còn có khu vực cấm súng nữa.
“Một khu vực không có súng, đối với một kẻ điên, bởi vì họ là tất cả những kẻ hèn nhát, một vùng cấm súng với họ là, ‘nào chúng ta hãy vào đây và hãy tấn công.”
Theo trang web Armed Campuses, hàng chục tiểu bang Hoa Kỳ có luật cho phép người dân được mang súng tay giấu trong người đến các trường cao đẳng. Nhưng tiểu bang Florida hiện không có luật này.
Ông Trump, trong chiến dịch tranh cử năm 2016, đã phủ nhận việc ông ủng hộ súng trong lớp học.
‘Tôi rất phẫn nộ!’
Tổng thống Hoa Kỳ lắng nghe lời kêu gọi cải cách súng từ khoảng 40 sinh viên, giáo viên và gia đình trong phòng ăn của Nhà Trắng, hôm thứ Tư, 21 tháng Hai.
Một số trong những người tham dự sự kiện kéo dài một giờ đồng hồ đã lên tiếng ủng hộ ý tưởng của ông Trump về việc trang bị súng cho các giáo viên.
Trump thúc đẩy lệnh cấm lẫy đạn bắn liên thanh
Trump ủng hộ kiểm tra lý lịch người mua súng
Một số nét về văn hóa dùng súng ở MỹNhưng Mark Barden – người có cậu con trai là Daniel, bị giết trong vụ bắn súng năm 2012 tại Trường Tiểu học Sandy Hook ở Connecticut – nói rằng thêm súng không phải là câu trả lời:
“Giáo viên hiện đã có quá nhiều trách nhiệm, hơn là phải có thêm trách nhiệm khủng khiếp phải dùng vũ khí để giết người,” ông nói.
“Không ai muốn thấy học đường biến thành một bãi chiến trường.”
Andrew Pollack, có cô con gái là Meadow, chết trong vụ tấn công tuần trước – vụ bắn chết khủng khiếp thứ hai tại một trường công ở Hoa Kỳ – nói: “Chúng tôi, như một quốc gia, đã làm hỏng con cái của mình.”
“Tôi rất phẫn nộ!” ông nói thêm.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43151005
Dân Anh cổ bị thay 90% gene 4500 năm trước
Tộc người gốc từ Anatolia sống ở các đảo Anh 6000 năm trước bị thay thế gần như toàn bộ bởi một nhóm mới đến từ bình nguyên Đông Âu-Trung Á 1500 năm sau.
Nghiên cứu di truyền vừa công bố trên tạp chí Nature về nhóm dân cổ đại sống ở Anh 6 thiên niên kỷ trước cho thấy tới 95% gene của họ thay thế bởi một làn sóng nhập cư của người Beaker.
Rượu vang 8000 năm ‘thuộc về Georgia’
Cô gái gốc Việt và bí mật của Kim tự tháp Kheops
Chuyện về những cái cây biết đi
Trò Chơi Vương Quyền: phim và đời
Nhóm cổ nhất ở thời kỳ đồ đá, được cho là xây dựng lên các công trình như Stonehenge đã để lại chỉ 10% gene trong cư dân sống ở các đảo Anh.
Nhóm dân mới, đến từ thảo nguyên từ vùng nay thuộc Ukraine tới Kazachstan, đã sang Anh 4500 năm trước và lan ra chiếm lĩnh gần như toàn bộ các hòn đảo.
Công trình của nhóm nghiên cứu di truyền do giáo sư David Reich, từ Trường Y khoa Harvard ở Cambridge, Massachussetts, chủ trì cho thấy tới 90% gene của người Anh cổ đại bị thay thế chỉ trong vòng vài trăm năm.
Từ đồ đá sang đồ đồng
Nhóm người cổ đại ở Anh (ancient Britons) đến từ vùng nay thuộc Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ, và đem đến văn hóa cự thạch, xây các công trình lớn bằng đá.
Nền văn hóa của họ là săn bắn và hái lượm.
Những công trình tại Stonehenge, khu dân cư có thành bằng đất ở Skara Brae, Orkneys, là dấu tích của nhóm dân này.
Trong khoảng hơn 1000 năm, các nhóm dân này sống tách biệt khỏi lục địa châu Âu cho đến khi nhóm Beaker tràn sang.
Người Beaker, với tên gọi lấy từ các bình đất nung (beaker vessel) có họa tiết bên ngoài tạo ra nền văn hóa và cách chôn cất người chết kiểu khác.
Các tù trưởng bộ lạc được họ chôn trong mộ đất đắt cao.
Nhóm này cũng tràn ra khắp châu Âu và mang đến các đảo Anh lối sống nông nghiệp tuy còn thô sơ.
Họ đã tạo ra nhiều đồ vật bằng đồng, dụng cụ nấu ăn và chứa thực phẩm bằng đất nung.
Họ cũng để lại mũi tên, vòng tay bằng đã và các khuy áo có họa tiết đặc trưng.
Người Beaker bắt đầu biết nghề rèn.
Nét văn hóa gọi là truyền thống Beaker xuất hiện ở bán đảo Iberia chừng 5000 năm trước, sau đó truyền ngược trở lại Trung Âu và lan tỏa đi khắp nơi.
Một số báo Anh cho rằng sau chừng 1000 năm ‘Brexit’ thời đồ đá, các cư dân mới từ Đông Âu sang đã thay đổi toàn bộ cấu trúc dân số các đảo Anh.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-43160764
Khủng hoảng Rohingya
là hậu quả của xã hội ‘khuyến khích sự ghét bỏ’
Tổ chức Ân xá Thế giới cho biết vào hôm thứ Năm, ngày 22 tháng 2 rằng cuộc khủng hoảng ở Myanmar và các vụ tàn sát người Hồi giáo Rohingya được báo cáo là hậu quả của một xã hội khuyến khích sự ghét bỏ và thiếu sự lãnh đạo toàn cầu về nhân quyền.
Tổ chức nhân quyền này cho biết trong báo cáo hàng năm của họ tại 159 quốc gia, “những bài hùng biện chứa đựng sự ghét bỏ” của các nhà lãnh đạo đã bình thường hóa sự phân biệt đối xử với các nhóm thiểu số.
Tuần trước, Hoa Kỳ kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lưu ý quân đội Miến nên có trách nhiệm về chiến dịch mà Liên Hiệp Quốc gọi là thanh lọc sắc tộc nhắm vào người Hồi giáo Rohingya.
Theo Liên Hiệp Quốc, gần 690.000 người Rohingya đã chạy trốn khỏi bang Rakhine của Myanmar để lánh nạn tại Bangladesh kể từ khi quân đội Miến tiến hành cuộc trấn áp các phần tử nổi dậy vào cuối tháng Tám năm ngoái.
Hơn 6.500 người Rohingya hiện đang bị mắc kẹt trên một dải đất không phân định giữa Miến Điện và Bangladesh.
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết cộng đồng quốc tế đã thất bại trong việc đưa ra các phản ứng mạnh mẽ đối với “các tội ác chống lại nhân loại và các tội ác chiến tranh từ Miến Điện đến Iraq, Nam Sudan, Syria và Yemen.”
Trung Quốc điều tra việc chuyển hàng lậu cho Bắc Hàn
Trung Quốc hôm 22/2 cho biết nước này đang điều tra báo cáo của Nhật Bản về việc một tàu Trung Quốc đã chuyển hàng sang cho một tàu của Bắc Hàn, vi phạm lệnh cấm vận của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.
Hôm thứ ba, ngày 20/1, hải quân Nhật phát hiện một tàu mang cờ Bắc Hàn nằm cạnh một tàu không rõ nguồn gốc mang chữ Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Tàu này được miêu tả giống như một tàu chở dầu đến từ tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc. Hai tàu có dấu hiệu đang chuyển hàng cho nhau.
Bộ Ngoại giao Nhật sau đó đã báo cáo vấn đề này lên Liên Hiệp Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói Trung Quốc đang rất chú ý đến thông tin này từ phía Nhật và đang tiến hành điều tra. Ông nói Trung Quốc tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc các nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Ông khẳng định Trung Quốc đã cấm việc chuyển hàng từ tàu sang tàu đi ngược lại với các nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
Mặc dù Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định nước này tuân thủ các nghị quyết của Liên Hợp Quốc đối với Bắc Hàn, nhưng Mỹ, Nam Hàn và Nhật vẫn tỏ ra nghi ngờ vì các nước này cho rằng vẫn còn tồn tại những kẽ hở.
Một báo cáo mật của một cơ quan giám sát độc lập của Liên Hợp Quốc mà hãng tin Reuters có được hồi đầu tháng này cho biết Liên Hợp Quốc đã điều tra những trường hợp chuyển hàng từ tàu sang tàu vi phạm lệnh cấm và có một mạng lưới giữa các tàu hàng này chủ yếu đặt ở Đài Loan.
Theo báo cáo này, Bắc Hàn đã thực hiện các vụ chuyển hàng như vậy ngoài khơi cảng Wonsan và Nampo và ở vùng biển quốc tế giữa Hoàng Hải và Hoa Đông trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 1 năm nay.
Lực lượng thân Assad bỏ bom,
hàng chục người chết ở Ghouta- Syria
Ghouta, Syria. (Reuters)- Hôm qua 20/02, tổ chức giám sát cuộc chiến Syria cho hay, lực lượng thân chính phủ Assad đã dội bom xuống nhiều thị trấn ở Ghouta, nằm về phía đông Syria làm thiệt mạng ít nhất 66 người.
Đây là con số tử vong cao nhất một ngày trong vòng 3 năm trở lại đây. Các đoạn video được tung lên mạng xã hội hôm Thứ Hai cho thấy nhiều trẻ em bị thương được săn sóc vết thương, hậu quả của các đợt oanh tạc dữ dội ở Arbin, nằm về phía nam Syria. Các đoạn video được White Helmets, tổ chức bảo vệ công dân của người Syria đưa lên mạng, cho thấy đợt không kích phá huỷ hoàn toàn các khu phố. Người dân được lôi ra từ đống gạch vụn đổ nát, đưa lên cáng cứu thương, trong khi bom tiếp tục trút xuống các thị trấn Douma và Misraba.
Hôm Thứ Hai, số tử vong của một ngày lên cao kỷ lục trong vòng 3 năm qua, với 127 người chết vì các cuộc oanh tạc, dội bom và pháo kích xuống các địa điểm gần Damascus. Theo tổ chức giám sát chiến tranh đặt văn phòng tại nước Anh, hơn 210 người chết kể từ khi phe Assad tăng cường các đợt dội bom hôm Chủ Nhật, trong đó có 54 trẻ em, chưa kể 850 người bị thương.
Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức tại vùng chiến sự thảm khốc vì tình hình leo thang xung đột đã vượt khỏi tầm kiểm soát.
Ngoại trưởng Syria nói rằng quân nổi dậy tại Ghouta là mục tiêu tấn công của Damascus. Họ cũng đã gửi thư đến Liên Hiệp Quốc để khiếu nại, và tố cáo các quốc gia Tây phương phủ nhận quyền tự vệ của chính phủ họ. (Song Châu)
https://www.sbtn.tv/luc-luong-than-assad-bo-bom-hang-chuc-nguoi-chet-o-ghouta-syria/
Kelly Tước Bớt Quyền Lực Con Rể Trump Vài Lãnh Vực;
Bạch Ốc: Xét Lại Khai Thông An Ninh,
Kushner Không Ảnh Hưởng
WASHINGTON – Hàng chục phụ tá và cố vấn con rể TT là Jared Kushner làm việc tại Bạch Ốc mà không có khai thông an ninh toàn phần.
Chính sách mới của Bạch Ốc đã ngưng cho phép chuyên viên có khai thông tạm đuợc tiếp cận tài liệu mật từ Thứ Sáu tuần qua, theo quyết định của chánh văn pòng John Kelly.
Riêng công việc của Kushner không ảnh hưởng, theo loan báo từ Bạch Ốc không kèm theo giải thích. Tham vụ báo chí Sarah Sanders nói rõ “Ông Jared tiếp tục là 1 thành viên giá trị trong ban tham mưu, tiếp tục làm việc quan trọng mà ông chú tâm trong năm qua”.
Chánh văn phòng Kelly nói “Mọi người làm việc tại Bạch Ốc biết ơn những đóng góp quý giá của cố vấn Kushner trong việc xúc tiến lịch hành động của TT”.
Ngoài sự tiếp cận báo cáo mật đệ trình TT hàng ngày, có lúc quyền hạn của con rể TT đuợc mở rộng tới các quan hệ với Beijing, Tokyo và 1 số ưu tiên nội trị, gồm chính sách về hạ tầng cơ sở, thương mại và phát triển kinh tế.
Về ngoại giao, vì Kushner từng có lúc “dẵm chân” ngoại trưởng Tillerson, nên chánh văn phòng Kelly đã áp dụng 1 số giới hạn.
Ðại sứ quán Mỹ ở Montenegro bị bị tấn công,
nhưng chỉ hung thủ chết
Một kẻ tấn công đã ném chất nổ vào khuôn viên Ðại sứ quán Hoa Kỳ ở Montenegro khuya thứ Tư 21/2, nhưng chỉ thành công trong việc tự giết mình, các giới chức Montenegro và Mỹ cho biết.Những người chứng kiến nói rằng khoảng nửa đêm hôm thứ Tư, một người đàn ông không rõ danh tánh đã ném một vật thể qua tường rào vào khuôn viên của Ðại sứ quán Mỹ ở thủ đô Podgorica. Một thông cáo của giới hữu trách Montenegro nói có phần chắc đó là một quả lựu đạn.
Người phát ngôn Heather Nauert của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Ðại sứ quán xác nhận đó là một quả chất nổ nhỏ.
Vụ nổ đã giết chết nghi can, mà không gây thương tích cho ai khác.
Giới hữu trách Montenegro nói nghi can đã tự sát, nhưng chưa xác định được danh tánh. Tòa nhà của sứ quán không bị hư hại, nhưng sân của sứ quán bị một lỗ hổng.
Ngay sau vụ nổ, Ðại sứ quán ra cảnh báo an ninh và yêu cầu mọi người tránh đến khu vực.
Cựu trợ lý của Trump bị truy tố thêm tội
Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller đã đệ đơn lên Tòa án liên bang, truy tố thêm một số tội hình sự đối với cựu quản lý chiến dịch tranh cử cho Tổng thống Donald Trump, ông Paul Manafort, và người phụ tá là Rick Gates, theo hồ sơ Tòa án ngày 21/2.
Tài liệu được đưa lên Tòa án Liên bang tại Washington D.C không tiết lộ tính chất của những truy tố mới.
Ông Manafort, quản lý chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump trong gần 5 tháng vào năm 2016, và ông Gates, phụ tá ông Manafort, bị văn phòng ông Mueller truy tố vào tháng 10 năm ngoái. Hai ông này đang đối mặt với một số tội trong đó có tội âm mưu rửa tiền, âm mưu lường gạt nước Mỹ và không khai báo là nhân viên hoạt động cho nước ngoài khi vận động hành lang nhân danh một đảng Ukraine thân Nga. Cả hai ông đều không nhận tội.
Hôm 16/2, văn phòng ông Mueller tiết lộ trong hồ sơ trình tòa là đã phát hiện “thêm những hành vi tội phạm” của ông Manafort liên hệ một loạt các vụ “gian lận ngân hàng và âm mưu gian lận ngân hàng” liên hệ đến vay tiền để trả một căn nhà của ông tại Fairfax, Virginia, vùng ngoại ô Washington.
Ông Manafort bị giam giữ tại gia kể từ khi bị truy tố.
https://www.voatiengviet.com/a/cuu-tro-ly-trump-bi-truy-to-them-toi/4265439.html
Mỹ: Tỷ lệ các nhóm thù hận tăng
Tỷ lệ các nhóm thù tiếp tục tăng trong 2017, năm đầu tiên Tổng thống Donald Trump cầm quyền, và đã tăng 20% kể từ 2014, theo báo cáo của một tổ chức theo dõi dân quyền Mỹ công bố ngày 21/2.
Thống kê thường niên của Trung tâm Southern Poverty Law xác định có 954 nhóm thù hận trong năm 2017, tăng 4% so với năm ngoái. Số này tiếp theo tỷ lệ tăng 2,8% trong năm 2016 trước đó và tăng 20% so với năm 2014.
Trong hơn 600 tổ chức xem người da trắng ưu việt, số các tổ chức Tân Quốc xã tăng từ 99 lên 121. Những tổ chức chống Hồi Giáo tăng trong 3 năm liên tiếp, từ 101 lên đến 114 trong năm 2016, sau khi tăng gấp 3 lần một năm trước đó, phúc trình cho biết.
“Trong năm 2017, Tổng thống Trump đã phản ánh điều mà các tổ chức xem người da trắng ưu việt muốn thấy: một quốc gia mà phân biệt chủng tộc được giới chức cao cấp thừa nhận, di dân bị xua đuổi và người Hồi Giáo bị cấm,” bà Heidi Beirich, giám đốc Dự án Thông minh của Trung tâm Southern Poverty Law, nói trong một thông cáo.
Tòa Bạch Ốc không trả lời yêu cầu bình luận về việc này.
Tháng 8 năm ngoái, ông Trump bị chỉ trích vì nói rằng cả hai phía đều chịu trách nhiệm về bạo động tại một cuộc biểu tình của những người xem da trắng là ưu việt ở Charlottesville, Virginia, nơi một người chống biểu tình cánh tả thiệt mạng.
Ông cũng bị chỉ trích về một loạt các nhận xét chống di dân và chống Hồi Giáo, trong đó có việc sử dụng một ngôn ngữ thô tục để mô tả Haiti và các nước châu Phi tại một phiên họp về di dân diễn ra tại Tòa Bạch Ốc trong tháng trước.
Trong một phản ứng bất lợi đối với ông Trump, con số những tổ chức người da đen theo chủ nghĩa dân tộc như Quốc gia Hồi Giáo từ 193 vào năm 2016 tăng lên 233 trong năm ngoái, phúc trình của tổ chức dân quyền nói.
Phúc trình công nhận là không nắm bắt được đầy đủ phạm vi của các nhóm thù hận tại Hoa Kỳ.
https://www.voatiengviet.com/a/my-ty-le-nhom-thu-han-tang/4265434.html
TT Trump hứa tăng cường kiểm tra lý lịch người mua súng
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21/2 cam kết sẽ hành động để cải thiện khâu kiểm tra lý lịch đối với những người mua súng sau vụ thảm sát học đường khiến 17 người chết tại một trường trung học ở bang Florida tuần trước.
Trong cuộc trò chuyện về an toàn học đường với các học sinh đại diện từ trường trung học Marjory Stoneman Douglas ở Parkland, Florida, nơi 17 người bị sát hại bởi một tay súng 19 tuổi có vấn đề về tâm thần, Tổng thống Trump nhấn mạnh “Sẽ không chỉ là những lời nói suông như trước.”
Những người sống sót sau vụ nổ súng đã đổ về thủ phủ Tallahassee của Florida để yêu cầu giới lập pháp hạn chế việc tiêu thụ súng ống. Họ hưởng ứng lời kêu gọi từ những người biểu tình ở Washington, Chicago và Pittsburgh.
Vụ thảm sát hôm 14/2 làm khuấy động tranh cãi lâu nay tại Mỹ về quyền sử dụng súng và an toàn công cộng, khiến các nhà lập pháp của các tiểu bang kêu gọi Tổng thống cân nhắc có hành động thêm.
Các nhà điều tra cho biết khẩu súng trường AR-15 gây án được học sinh Nikolas Cruz mua cách đây gần 1 năm. Học sinh này đã bị đuổi học vì phạm quy và bị truy tố tội cố sát.
Học sinh trên khắp nước Mỹ từ Florida, Phoenix, Arizona, đến Pittsburgh và Chicago đồng loạt bỏ học để biểu tình. Hàng trăm em từ các vùng ngoại ô Washington đã kéo về Tòa Bạch Ốc trước cuộc họp của Tổng thống Trump hôm nay.
Cuộc họp diễn ra 1 ngày sau khi ông Trump loan báo chính quyền của ông sẽ có các biện pháp cấm bump stock, một thiết bị có thể hỗ trợ cho một khẩu súng trường bắn được hàng trăm viên đạn trong một phút.
Sự ủng hộ của ông Trump đối với bất kỳ đạo luật nào về súng ống cũng sẽ đánh dấu một thay đổi đối với đảng Cộng hòa, phe được chiến dịch vận động của Hiệp hội Súng trường Quốc gia hậu thuẫn trong cuộc bầu cử Tổng thống 2016.
Hiệp hội Súng trường Quốc gia phản đối một lệnh cấm triệt để bump stock nhưng cho biết sẽ chấp nhận các giới hạn đối với thiết bị này.
Lãnh đạo phe Dân chủ trong Thượng viện, Chuck Schumer, hối thúc Tổng thống Trump ủng hộ ban hành luật thay vì chỉ ra quy định, đối với bump stock.
“Cách duy nhất để trám lỗ hổng này vĩnh viễn là luật,” Thượng nghị sĩ Schumer nhấn mạnh.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-hua-tang-cuong-kiem-tra-ly-lich-nguoi-mua-sung-/4265411.html
Quan hệ Mỹ-Hàn ‘cứng như đá’
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bố quan hệ Mỹ-Hàn ‘cứng như đá’ và ‘mạnh mẽ hơn bao giờ hết’.
Phát biểu được đưa ra trong cuộc phỏng vấn ngày 21/2 trong lúc Seoul đang sẵn sàng cho một thượng đỉnh có thể có với lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un.
“Tổng thống Trump nói tôi có thể thông báo bất cứ lúc nào nếu cần giúp đỡ trong tiến trình thực hiện cuộc đối thoại liên Triều và rằng ông ấy ủng hộ tôi 100%,” ông Moon nói với tạp chí Monocle.
“Mục tiêu của tôi là giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên và củng cố hòa bình.”
Các giới chức Hàn Quốc cho biết không hề có khác biệt với Mỹ trong vấn đề Triều Tiên và rằng Hàn Quốc thảo luận chặt chẽ với Mỹ trong mỗi bước đi liên quan đến chính sách Triều Tiên.
Mỹ ủng hộ đàm phán giữa hai miền Nam-Bắc Triều Tiên và cũng mở ngỏ cho các cuộc đối thoại Mỹ-Triều để nhấn mạnh quan điểm của Mỹ rằng Bình Nhưỡng phải từ bỏ tham vọng hạt nhân, một đề nghị mà Triều Tiên khước từ.
https://www.voatiengviet.com/a/quan-he-my-han-vung-chai-/4265406.html
Trí tuệ nhân tạo có thể có phản ứng ngược
Với những tiến triển trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, nguy cơ do các tin tặc gây ra khi sử dụng công nghệ này để mở các cuộc tấn công tàn độc ngày càng tăng, các nhà nghiên cứu hàng đầu cảnh báo trong một phúc trình được công bố ngày 21/2.
Chẳng hạn như các tin tặc có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo để biến các máy bay không người lái dùng trong tiêu dùng và các loại xe tự hành trở thành vũ khí, các nhà nghiên cứu thuộc các trường đại học như Oxford, Cambridge và Yale cũng như các tổ chức như OpenAl được Elon Musk hỗ trợ viết trong một phúc trình.
Phúc trình có tên “Dùng trí tuệ nhân tạo một cách hiểm ác” cảnh báo trước các mối đe dọa an ninh khác nhau do việc sử dụng không đúng cách trí tuệ nhân tạo.
Chẳng hạn như các loại xe tự hành, có thể được điều khiển để hiểu sai một bảng hiệu giao thông và gây ra tai nạn, trong khi một loạt các máy bay không người lái, điều khiển bằng một hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể sử dụng để do thám hay mở những cuộc tấn công nhanh chóng, có phối hợp, phúc trình cho biết.
Theo phúc trình, những máy móc thông minh, có thể hạ giảm chi phí những cuộc tấn công trên mạng bằng cách tự động hóa một vài công tác cần nhiều nhân lực và hữu hiệu hơn trong việc tiêu diệt các mục tiêu.
Một ví dụ phúc trình đề cập đến là “lừa đảo qua mạng” khi kẻ tấn công dùng những thông điệp cá nhân hóa cho mỗi mục tiêu nhắm đến, để lấy cắp tin tức nhạy cảm hay tiền bạc.
Trên mặt trận chính trị, trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng để do thám, tạo nên nhiều phương cách tuyên truyền có mục tiêu và loan truyền tin thất thiệt.
Chẳng hạn như “những video giống như thật” về các nhà lãnh đạo quốc gia dường như đưa ra những lời bình luận gây tổn thương mà họ chưa bao giờ nói, có thể được làm bằng cách sử dụng những cải tiến về hình ảnh và tiến trình ghi âm, theo phúc trình.
Trí tuệ nhân tạo có thể đã được dùng để tạo ra những hình ảnh giả mạo, thêm vào người khác trong video. Chẳng hạn như video có tên là “deepfakes” hoán đổi khuôn mặt các diễn viên trong phim dành cho người lớn để tạo ra các bộ phim giả.
Các nhà nghiên cứu nói những kịch bản trong phúc trình không phải là những tiên đoán rõ ràng về các phương thức sử dụng trí tuệ nhân tạo một cách bất lương—một vài kịch bản về phương diện kỹ thuật có thể không thể sử dụng được trong năm năm tới trong khi một số đã được sử dụng dưới một dạng thức hạn chế.
Phúc trình ngày 21/2 không đưa ra cách thức rõ ràng để chặn tình trạng này.
(Nguồn CNBC/The Inquirer)
https://www.voatiengviet.com/a/tri-tue-nhan-tao-co-the-co-phan-ung-nguoc/4265396.html
Vaccine mới ngừa viêm gan B dành cho người lớn
Một uỷ ban cố vấn liên bang ngày 21/2 khuyến cáo sử dụng một vắcxin mới ngừa viêm gan B.
Vắcxin có tên là Heplisav-B, được cấp phép sử dụng tại Hoa Kỳ vào tháng 11 năm ngoái và là vắcxin mới đầu tiên ngừa viêm gan B trong 25 năm qua.
Vắcxin chủng ngừa viêm gan B cho trẻ em đã được sử dụng trong nhiều thập niên. Vắcxin mới do công ty Dynavax Technologies sản xuất được dùng cho người lớn và được chủng hai lần trong vòng 1 tháng. Vắcxin này được sử dụng để tăng cường hệ miễn nhiễm của cơ thể.
Virút viêm gan B có thể làm tổn hại gan và lây lan do tiếp xúc với máu hay dịch của cơ thể. Các trường hợp lây nhiễm viêm gan B đang tăng cao, có liên hệ đến việc sử dụng ma túy và thuốc giảm đau opioid.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu phát hiện là các loại vắcxin cũ không hiệu quả đối với những người mắc bệnh tiểu đường và người lớn tuổi.
Uỷ ban Cố vấn về Miễn nhiễm ủng hộ vắcxin này trong một cuộc họp tại Atlanta. Chính phủ thường chấp nhận những khuyến cáo của uỷ ban.
https://www.voatiengviet.com/a/vaccine-moi-ngua-viem-gan-b-danh-cho-nguoi-lon/4265006.html
Trump Jr: ‘Tập đoàn Trump bất lợi ở Ấn Độ
vì những hạn chế do chính TT Trump đặt ra’
Con trai cả của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump mô tả Ấn Độ là một thị trường quan trọng đối với tập đoàn Trump, nhưng nói rằng công ty toàn cầu của gia đình ông sẽ mất một số hợp đồng mới vì những hạn chế mà cá nhân Tổng thống Trump đặt ra cho chính mình khi lên nhậm chức tổng thống, theo Reuters.
Phát biểu của Donald Trump Jr. được đưa ra vào lúc bắt đầu chuyến đi chào mời khách hàng mua các dự án địa ốc của ông tại các khu vực sang trọng tại một số thành phố Ấn Độ.
Phát biểu này dường như nhằm mục đích chặn trước những chỉ trích cho rằng có thể có xung đột lợi ích trong việc quảng bá thương hiệu Trump.
Trump Jr. nói công việc kinh doanh mới sẽ vấp ảnh hưởng tiêu cực ở Ấn Độ.
“Cách đây vài năm, tôi nói Ấn Độ sẽ là thị trường lớn nhất của chúng tôi bởi vì tôi thực sự tin vào thị trường này… Tôi nghĩ rằng thị trường này sẽ tiếp tục hứa hẹn như vậy khi nào tôi có thể trở lại thị trường này và tập trung vào việc kinh doanh, những giao dịch mới trong tương lai, một khi cha tôi rời nhiệm sở”, Trump Jr. nói với kênh truyền hình CNBC-TV18 vào chiều tối thứ Ba 20/2.
Ngay trước khi nhậm chức hồi năm ngoái, ông Trump nói ông sẽ bàn giao việc điều khiển đế chế kinh doanh của ông, gồm những căn hộ sang trọng và nhiều khách sạn trên khắp thế giới, cho hai con trai, Donald và Eric, và chuyển tài sản của ông vào một quỹ ủy thác để đảm bảo ông sẽ không có hành động có chủ ý nhằm sinh lợi cá nhân trong cương vị tổng thống.
Nhiều cơ quan giám sát đạo đức của chính phủ và tư nhân nói ông nên đi xa hơn nữa, và phát mãi các tài sản có thể gây xung đột lợi ích. Trong khi đó, các đối tác của ông ở Ấn Độ đang tích cực quảng bá thương hiệu Trump.
Trong những ngày dẫn tới chuyến thăm Ấn Độ của Trump Jr., một trong những đối tác phát triển của tập đoàn ở Gurgaon, gần thủ đô New Delhi, đã tung ra một chiến dịch quảng cáo trên trang nhất các tờ báo có lượng lưu hành rộng rãi nhất ở Ấn Độ để thu hút người mua.
Trump Jr. tới thành phố Pune vào ngay thứ Tư để gặp đối tác phát triển, sau đó ông sẽ lưu lại ở Mumbai trong ngày thứ Năm để tham dự một buổi chiêu đãi sâm banh cho người mua căn hộ Trump được xây dựng với sự cộng tác của Lodha Developers.
Con trai ông Trump cũng sẽ nói chuyện với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Ấn Độ vào cuối tuần này về quan hệ Ấn Độ-Thái Bình Dương. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ có mặt tại sự kiện này.
Trump Jr. nói với đài CNBC-TV18 rằng quan hệ kinh tế của Mỹ với Ấn Độ rất quan trọng.
“Khi nói về mối quan hệ kinh doanh tự nhiên này, vượt ra ngoài mối quan hệ chính trị của hai nền dân chủ lớn nhất trên thế giới, tôi nghĩ rằng đó là một mối quan hệ quan trọng để duy trì, đặc biệt khi ta nhìn vào những gì đang diễn ra trên thế giới ngày nay ở nhiều thị trường khác và trong nhiều cường quốc đang lên”.
Đánh giá của tình báo Hoa Kỳ hồi năm ngoái kết luận rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 của Mỹ với mục tiêu tối hậu bao gồm việc giúp Tổng thống Trump đắc cử. Trong cuốn sách mới phát hành, cựu chiến lược gia của Tòa Bạch Ốc Steve Bannon, tỏ thái độ châm biếm và kinh ngạc về một cuộc gặp gỡ giữa Trump Jr., các trợ lý vận động tranh cử hàng đầu của cha ông và một luật sư Nga hồi năm 2016. Ông Bannon mô tả cuộc họp này là sự “phản bội”.
Nga phủ nhận can thiệp vào cuộc bầu cử và ông Trump cũng gạt bỏ khả năng có bất kỳ sự thông đồng nào giữa chiến dịch tranh cử của ông với Moscow.
Iran dọa rút khỏi thỏa thuận hạt nhân
Iran dọa sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 nếu không thấy có lợi ích gì về kinh tế và các ngân hàng lớn tiếp túc “né” nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Reuters dẫn lời thứ trưởng ngoại giao Iran nói như vậy hôm 22/2.
Theo thỏa thuận với Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Hoa Kỳ, Iran đã đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân của mình để đổi lại việc bãi bỏ các biện pháp trừng phạt đã làm tê liệt nền kinh tế của nước này
Dẫu vậy, các ngân hàng lớn vẫn tiếp tục tránh xa Iran vì sợ vướng phải phiền phức với các biện pháp trừng phạt còn lại của Hoa Kỳ.
Hãng tin Anh cho rằng chính điều đó đã cản trở nỗ lực nối lại giao thương với các nước khác cũng như thu hút đầu tư.
Thêm nữa, hôm 12/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với các nước châu Âu rằng họ phải đồng ý “khắc phục những lỗ hổng tệ hại của thỏa thuận hạt nhân Iran”.
Nếu không, ông sẽ tái áp dụng các biện pháp trừng phạt mà Washington đã dỡ bỏ theo thỏa thuận trên.
Nhưng kể cả khi ông Trump nhượng bộ và tiếp tục ngưng các biện pháp trừng phạt, tình hình hiện thời vẫn không thể chấp nhận được với Iran, theo Thứ trưởng Ngoại giao Abbas Araqchi nói.
https://www.voatiengviet.com/a/iran-doa-rut-khoi-thoa-thuan-hat-nhan/4265749.html
H&M, C&A, 3M điều tra cáo buộc
sử dụng lao động tù nhân ở Trung Quốc
Các thương hiệu thời trang nổi tiếng châu Âu như H&M, C&A và công ty công nghệ 3M (MMM.N) đang điều tra thông tin trong bài phóng sự của báo Financial Times, cáo buộc các công ty này sử dụng tù nhân trong một nhà tù Trung Quốc để làm công việc đóng bao bì.
Hãng tin Reuters dẫn lời Trưởng văn phòng về phát triển bền vững của C&A, Jeffrey Hogue, cho biết công ty tư nhân có trụ sở ở Thụy Sĩ Cofra Holding AG đang nghiêm túc xem xét cáo buộc và đang tiến hành điều tra.
“Chúng tôi có chính sách không khoan nhượng đối với bất kỳ hình thức nô lệ hiện đại nào, gồm lao động cưỡng bức, bị bắt buộc lao động để trả nợ hay khai thác sức lao động của tù nhân. Nếu phát hiện ra bất cứ trường hợp nào, chúng tôi sẽ lập tức cắt đứt quan hệ với nhà cung cấp”, ông Hogue nhấn mạnh trong một tuyên bố qua email với Reuters.
Peter Humphrey, một nhà điều tra của tập đoàn Anh và cựu nhà báo, đã bị bỏ tù 23 tháng tại Trung Quốc với cáo buộc là thu thập thông tin cá nhân của các công dân Trung Quốc để bán lại cho khách hàng trong đó có hãng dược phẩm GlaxoSmithKline Plc, nhưng ông bác bỏ cáo buộc này.
Trong một bài báo trên Financial Times tuần trước, Humphrey mô tả về khoảng thời gian ở trong tù, kể cả những công việc mà tù nhân phải làm: “Chúng tôi làm việc trong khâu đóng gói. Tôi nhận ra các thương hiệu nổi tiếng – 3M, C&A, H&M”.
Bài viết còn đề cập đến việc các tù nhân sản xuất hàng dệt may và phụ tùng, nhưng không nói rõ cho công ty nào.
Một phát ngôn viên của H&M nói công ty của Thụy Điển này đang xem xét các cáo buộc, nhưng chưa thể nói là đúng hay không.
Các công ty hiện đang nỗ lực mạnh để đảm bảo chuỗi cung ứng của mình không dính dáng đến buôn người và lao động cưỡng bức, nhưng vẫn chưa làm triệt để được, theo chỉ số hàng năm của EcoVadis thực hiện.
Người phát ngôn của H&M nói: “Hoàn toàn không thể chấp nhận việc đưa khâu sản xuất vào nhà tù. Nó vi phạm nghiêm trọng quy định mà các nhà cung cấp của chúng tôi phải tuân theo”.
Đại diện của H&M nói thêm:
“Không tuân thủ sẽ lập tức dẫn đến chấm dứt vĩnh viễn hợp đồng kinh doanh”.
3M cũng có chính sách cấm sử dụng lao động cưỡng bức. Công ty này cũng cho biết đang tiến hành điều tra.
“Chúng tôi không biết bất kỳ nhà cung cấp 3M nào ở Trung Quốc sử dụng lao động trong tù”, một phát ngôn viên của 3M nói.
Pyeongchang :
260 đô la cho bữa ăn của mỗi đại biểu Bắc Triều Tiên
Chính quyền Seoul đã chi trung bình trên 260 đô la một bữa ăn cho mỗi thành viên của phái đoàn chính thức của Bắc Triều Tiên, trong vài ngày lưu lại Hàn Quốc nhân Thế vận hội Pyeongchang. Hãng thông tấn Yonhap hôm nay 22/02/2018 cho biết như trên.
Sau hai năm căng thẳng tột độ do chương trình nguyên tử và hỏa tiễn của Bình Nhưỡng, Thế vận hội Pyeongchang đã giúp hai nước anh em thù địch có được khoảng thời gian hòa hoãn hiếm có.
Miền Bắc đã gởi sang một phái đoàn chính thức gồm bốn quan chức cao cấp. Trong đó có Kim Yo Jong, em gái của nhà lãnh đạo Kim Jong Un ; và ông Kim Yong Nam, người đứng đầu Bắc Triều Tiên trên nguyên tắc.
Bốn vị này được 18 cố vấn tháp tùng, trong chuyến đi từ ngày 9 đến 11/2. Chi phí lên đến 240 triệu won (220.000 đô la), toàn bộ do chính phủ Hàn Quốc gánh chịu. Chi phí lưu trú tại các khách sạn sang trọng ở Seoul và Gangneungse là 130 triệu won (120.000 đô la), phí di chuyển 50 triệu won (46.000 đô la) và ăn uống 50 triệu won.
Nếu tính ra 22 đại biểu dùng 8 bữa ăn trong hai ngày rưỡi ở miền Nam, số tiền ăn là 284.000 won (261 đô la) cho một bữa trên đầu người. Các đại biểu Bắc Triều Tiên chủ yếu dùng món cá minh thái Alaska, uống rượu soju của Triều Tiên trong các bữa tiệc ở Phủ tổng thống Hàn Quốc, và món thịt bò trong dạ tiệc cuối cùng tại Seoul.
Bộ Thống Nhất Hàn Quốc cũng dành ngân sách kỷ lục trên 2,5 triệu đô la phí khách sạn cho 418 đại biểu Bắc Triều Tiên không tham gia thi đấu ở Pyeongchang, tính ra 6.150 đô la một người.
Bình Nhưỡng và Seoul đã thỏa thuận hồi tháng Giêng về việc gởi phái đoàn quan chức Bắc Triều Tiên và các vận động viên, nghệ sĩ, cổ động viên sang Hàn Quốc trong dịp Olympic. Mọi chi phí do Hàn Quốc, nền kinh tế thứ 11 thế giới đảm trách.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180222-pyeongchang-260-do-la-cho-bua-an-cua-moi-dai-bieu-bac-trieu-tien
Thứ trưởng tài chính Mỹ
đả kích Trung Quốc về “hành vi phi thị trường”
Một thứ trưởng bộ Tài Chính Mỹ ngày hôm qua 21/02/2018, đã không ngần ngại cực lực chỉ trích nhiều chính sách kinh tế của Trung Quốc, gọi đấy là những « hành vi phi thị trường ». Đối với nhân vật này, Washington cần đối sách chống trả mạnh mẽ hơn.
Phát biểu nhân một diễn đàn ở Washington do trung tâm Jack Kemp Foundation tổ chức, ông David Malpass, thứ trưởng bộ Tài Chính Mỹ chuyên trách các vấn đề quốc tế, cho rằng thế giới không nên tiếp tục « khen ngợi » Bắc Kinh về những thành quả cũng như chính sách kinh tế của Trung Quốc.
Gợi lại sự kiện chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng đến Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới ở Davos để bênh vực cho tự do thương mại, quan chức Mỹ tố cáo : « Họ đến Davos cách nay một năm và nói rằng “Chúng tôi hòa mình vào thương mại (thế giới)”, nhưng trong thực tế lại vẫn duy trì một hệ thống chỉ có lợi cho họ, trong lúc lại triệt tiêu công ăn việc làm trên đa số phần còn lại của thế giới ».
Đối với ông Malpass, các nền kinh tế thị trường và các chính quyền dân chủ cần cảnh giác trước những thách thức mà hệ thống kinh tế Trung Quốc tạo ra, trong đó có các ngân hàng nhà nước và những tổ chức tín dụng xuất khẩu.
Thứ trưởng tài chính Mỹ nhắc lại quan điểm của ông theo đó Trung Quốc đã ngưng tự do hoá nền kinh tế, và trong thực tế còn đang đảo người xu hướng này. Ông giải thích : « Họ – tức là Trung Quốc – chọn phương thức đầu tư không theo cách của thị trường và điều đó hủy hoại tăng trưởng của thế giới».
Theo hãng tin Anh Reuters, Bắc Kinh luôn khẳng định rằng các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc hoạt động theo nguyên tắc kinh tế tự do, và đang đấu tranh để được công nhận là một « nền kinh tế thị trường ». Nếu Bắc Kinh toại nguyện, điều đó sẽ làm suy yếu các biện pháp tự vệ thương mại của Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu.
Úc phải đi dây giữa Mỹ và Trung Quốc
Một hôm trước ngày thủ tướng Úc Malcolm Turnbull hội đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng, một quan chức Úc ngày 22/02/2018 tiết lộ rằng một trong những hồ sơ nổi bật trong chương trình nghị sự Mỹ-Úc sẽ là Trung Quốc. Đối với nước Úc, đây là một hồ sơ đặc biệt quan trọng vào lúc Mỹ, đồng minh quân sự số một của Úc, lại đang có căng thẳng với Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của Canberra.
Trong thời gian gần đây, thái độ của tổng thống Mỹ và chính quyền của ông đối với Trung Quốc càng lúc càng gay gắt, đặc biệt trong lãnh vực thương mại. Những lời lẽ của ông Trump hay các cộng sự viên của ông đe dọa trừng phạt thương mại Trung Quốc đã trở thành thường xuyên, mà gần đây nhất là việc thứ trưởng tài chánh Mỹ công khai đả kích Bắc Kinh không tôn trọng quy tắc của kinh tế thị trường.
Vào cuối năm ngoái, Chiến Lược An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đã nêu tên Trung Quốc và Nga là những mối đe dọa tiềm tàng cho an ninh toàn cầu.
Bên cạnh đó, theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, mới đây tổng thống Donald Trump còn đề cử một viên tướng có quan điểm rất cứng rắn đối với Trung Quốc làm đại sứ Mỹ tại Úc. Đó là Đô Đốc Harry Haris, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, một người đã nhiều lần công khai chỉ trích các hoạt động bành trướng quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông.
Với một đại sứ Mỹ như vậy bên cạnh mình, chính quyền Úc tất nhiên sẽ phải thận trọng hơn trong quan hệ với bạn hàng số một là Trung Quốc.
Phải nói rằng đối với Úc, việc duy trì một mối quan hệ cực kỳ tốt Hoa Kỳ là một vấn đề thiết yếu vì lẽ Washington là đối tác an ninh quan trọng nhất của Canberra. Liên minh quân sự Mỹ Úc đã được thử thách trong hàng chục năm qua và đã trở thành nền tảng trong chính sách quốc phòng của Úc. Giới quan sát ghi nhận là Úc là nước duy nhất trên thế giới đã luôn luôn sát cánh cùng đồng minh Hoa Kỳ trong mọi cuộc chiến từ Thế Chiến I đến nay. Cả hai cũng cùng là thành viên của liên minh Five Eyes, liên kết ngành tình báo của 5 nước đồng minh.
Tuy nhiên, nếu Mỹ là đồng minh số một của Úc, thì Bắc Kinh lại là đối tác thương mại hàng đầu của Canberra. Thặng dư thương mại của Úc với Trung Quốc được cho là đã góp phần giúp Canberra có được một tăng trưởng kinh tế ổn định trong hơn một phần tư thế kỷ nay.
Tóm lại, Hoa Kỳ là đối tác an ninh quan trọng nhất của Úc, trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, việc hai nước này căng thẳng với nhau đã đẩy Úc vào một tình thế tế nhị, phải cố tìm cách không để bị lôi cuốn vào trường đấu Mỹ-Trung.
Trước ngày lên đường qua Mỹ gặp gỡ đồng minh chiến lược, cũng dễ hiểu là thủ tướng Úc Turnbull đã có thông điệp trấn an hướng về Bắc Kinh. Trả lời phỏng vấn của kênh truyền thông Sky News, ông Turnbull khẳng định rằng Trung Quốc không phải là mối đe dọa đối với nước ông.
Khi bị chất vấn về kế hoạch của bộ tứ Úc-Mỹ-Ấn-Nhật muốn xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực, nhằm làm đối trọng với chương trình Một Vành Đai Một Con Đường của Trung Quốc, kế hoạch mà hai lãnh đạo Mỹ-Úc chắc chắn sẽ thảo luận ngày 23/02, ông Turnbull không ngần ngại cho rằng chính giới truyền thông đã dựng lên sự đối đầu, chứ lãnh đạo 4 nước không hề có ý đó.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180222-uc-phai-di-day-giua-my-va-trung-quoc
Matxcơva: Hồi phục quan hệ Nga-Mỹ sẽ “rất khó khăn”
Ngày 21/02/2018, thứ trưởng Ngoại Giao Nga Serguei Riabkov đánh giá sẽ « rất khó khăn » để khôi phục quan hệ ngoại giao Nga-Mỹ, hiện bị nhấn chìm trong các cáo buộc can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ 2016 và những bất đồng trong các cuộc xung đột ở Ukraina và Syria.
Trả lời hãng thông tấn Interfax, thứ trưởng Ngoại Giao Nga còn nhận định « Mỹ đưa ra những biện pháp theo hướng can thiệp vào công việc nội bộ của Nga và làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ song phương ngay trước kỳ bầu cử tổng thống » diễn ra vào ngày 18/03, trong khi vẫn « tiếp tục cáo buộc chúng ta can thiệp vào quá trình bầu cử của họ một cách vô căn cứ, không bằng chứng ».
Theo hãng tin AFP, sau Nghị Viện, bộ Thương Mại Mỹ, đến lượt Nhà Trắng chuẩn bị bổ sung các biện pháp trừng phạt nhắm vào các hành động gây xáo trộn hệ thống bầu cử Mỹ, mà Nga bị tình nghi giật dây, để bác bỏ những cáo buộc cho là Nhà Trắng tỏ ra khoan hồng với Matxcơva.
Theo phát biểu ngày 21/02 của nhiều quan chức cấp cao xin ẩn danh của chính quyền Donald Trump, « một nhóm làm việc » đã được thành lập để đề phòng mọi nguy cơ can thiệp mới vào cuộc bầu cử nghị viện vào mùa thu 2018 vì « đây là một vấn đề an ninh quốc gia ».
Các chính phủ nước ngoài đã được Mỹ cảnh báo sẽ bị trừng phạt nếu họ có những « giao dịch quan trọng » với quân đội Nga. Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên của NATO, có thể sẽ bị liên quan vì thông báo mua tên lửa S-400 của Nga.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180222-matxcova-tai-lap-quan-he-nga-my-se-%C2%AB-rat-kho-khan-%C2%BB
Air France : Nhân viên đình công đòi tăng lương
Phi công, tiếp viên và nhân viên mặt đất của Air France đình công ngày 22/02/2018 để yêu cầu tăng thêm 6% lương. Đây là một yêu cầu « vô lý » đối với lãnh đạo hãng hàng không quốc gia Pháp. Khoảng một nửa chuyến bay đường dài của Air France đã bị hủy.
Theo ban giám đốc Air France, có khoảng 28% nhân viên đình công. Tuy nhiên, một nguồn tin nội bộ cho AFP biết tỉ lệ đình công cao hơn con số trên : 33% phi công, 37% tiếp viên và 26% nhân viên mặt đất.
Nguyên nhân của sự bất bình là việc điều chỉnh lương được áp dụng trong năm 2018 và đây là lần đầu tiên kể từ năm 2011. Ban giám đốc đưa ra thỏa thuận mức tăng chung là 1% đối với phi công và tiếp viên và 1,4% đối với nhân viên mặt đất. Nhưng đề xuất này bị các nghiệp đoàn Air France đánh giá là « của bố thí » và họ yêu cầu tăng lương thêm 6%, tương đương khoảng 240 triệu euro.
Vẫn theo các nghiệp đoàn, trong bối cảnh vấn đề tài chính của Air France được cải thiện, những nỗ lực của nhân viên đối với các kế hoạch tái cơ cấu trước đó (giảm nhân viên, mất ngày nghỉ…) phải được bù đắp.
Lợi nhuận khai thác của tập đoàn Air France-KLM đã tăng 42% trong năm 2017, đạt mức 1,488 tỉ euro. Tuy nhiên, kết quả này vẫn « thấp hơn hai lần so với Lufthansa, kém British Airways ba lần », theo đánh giá của tổng giám đốc Air France, Franck Terner.
Ông cho biết « hoàn toàn ý thức được những cố gắng » của đội ngũ nhân viên, nhưng cần có « sự cân bằng thực tế » giữa « phân phối đúng đắn cho những nỗ lực bỏ ra » và « những khoản đầu tư » cần thiết. Vì vậy, theo ông, đòi hỏi tăng 6% lương là « vô lývà phi thực tế ».
http://vi.rfi.fr/phap/20180222-air-france-nhan-vien-dinh-cong-doi-tang-luong