Tập San Tân Ðại Việt – Số 9 – 2017
Mục Lục
BS Mã Xái: Khủng hoảng Hạt nhân Bắc Hàn khiến TT Trump cân nhắc lại Lộ trình Công du Châu Á và việc tham dự Thượng đỉnh APEC-2017. Liệu cuộc gặp gỡ Trump-Nguyễn Phú Trọng có cơ may diễn ra khi cuộc tranh chấp quyền lực cấp cao Hà Nội còn tiếp diễn?
Ngọc Sẵng: Lời phản biện tại buổi trình chiếu sơ lược Phim The Vietnam War
Thanh Thủy: Những Ẩn Số Trong Cuộc Khẩu Chiến Giữa Mỹ Và Bắc Hàn
Nguyễn văn Canh: Trung cộng đã đưa hai giàn khoan dầu vào khu Tư Chính
Đào Văn Bình: Nhật Ký Biển Đông
– Toàn Cầu Hóa và Ngoại Giao Đa Phương
– Nguy cơ khác biệt tôn giáo
Trần Khải: Biển Đông: Mỏ Dầu…
Mai Thanh Truyết:
– Khai thác Bauxite:Vấn Đề Bảo Tồn Văn Hóa và Sắc Tộc người thiểu số Ảnh hưởng Văn hóa và Xã hội
– 10 Điều Không “Tử Tế” Trong Câu Chuyện Bauxite Việt Nam
Nguyễn Thị Cỏ May: 19-8 và 2-9: Cướp chánh quyền và diệt chủng
Phan Văn Song: Luận về tháng chín và mùa thu : Ngày 2 tháng 9 vô duyên đã làm mất đi những ngày đầu thu đầy quyến rũ!
Trọng Đạt: Trận tổng tấn công năm 1972 và Hòa đàm Ba Lê
Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy: Dân tộc sinh tồn Chương V : Vấn đề tổ chức dân tộc
Trần Văn Lương : Thơ « Bông Hồng Trắng »
Nguyễn Nhơn:
– Phe Dựa tàu, Phe lăm le Dựa Mỹ – Phe Dân Việt tôi đâu?
– Đã Đến Lúc Toàn Dân Viêt Đứng Lên Đáp Lời Sông Núi
Nguyễn Thị Cỏ May : VC Vẫn Là Thế Mà!
Từ Thức: Một ngày rất lạ
Lê Lô: Quốc gia Ba Đình, và Hà Nội
Khủng hoảng Hạt nhân Bắc Hàn khiến TT Trump cân nhắc lại Lộ trình Công du Châu Á và việc tham dự Thượng đỉnh APEC-2017. Liệu cuộc gặp gỡ Trump-Nguyễn Phú Trọng có cơ may diễn ra khi cuộc tranh chấp quyền lực cấp cao Hà Nội còn tiếp diễn? – Bác sĩ Mã Xái
Chuyến công du châu Á và tham dự Thượng đỉnh APEC-2017 cũng như thăm viếng Việt Nam của TT Trump vào tháng 11 năm nay đã được Bộ Ngoại giao, toà Bạch Ốc, thành viên nội các nói đến nhiều lần. Nhưng tình hình căng thẳng “chương trình phát triển hạt nhân và hoả tiển liên lục địa” của Bắc Hàn đang tạo cho khu vực Đông Bắc Á nguy cơ bất an chẳng riêng cho Bán đảo Triều Tiên, cho Hoa kỳ mà cũng là nỗi quan tâm của cộng đồng quốc tế, trong đó Hội đồng Bảo an LHQ đã nhiều lần trừng phạt nhưng chưa có hiệu quả, và dù Trung Cộng là quốc gia đồng minh cật ruột của Bình Nhưỡng đã nhiều lần hứa với Hoa Kỳ sẽ cố gắng kềm chế. Ngày 19/9/2017 tại Đại Hội đồng LHQ TT Trump tuyên bố sẽ xóa sổ Bắc Hàn. Có thể trước bối cảnh khẩn trương Trump ưu tiên cho vấn đề nóng bỏng Đông Bắc Á, và thay đổi lộ trình công du.
Ngày 14/9/2017 trên AIR FORCE ONE, Trump và đệ nhứt phu nhơn Melania sau khi uỷ lạo nạn nhơn cơn bảo Irma và cư dân thành phố Naples (Florida) trở về Washington, Tổng thống đã dành cuộc phỏng vấn cho phóng viên hảng thống tấn Reuters, và cho biết sẽ thăm Nhựt Bổn, Nam Hàn và Trung Quốc vào tháng 11, trong chuyến đi mà ông nói sẽ “có thể bao gồm Việt Nam để dự Diễn Đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương”. Việt Nam được chọn là nước chủ nhà cho hội nghị APEC-2017 tại thành phố Đà Nẵng; được hỏi về hội nghị thượng đỉnh US-ASEAN tại Philippines trong chuyến công du Á châu tháng 11, ông Trump thừa nhận “Họ” có mời chúng tôi, nhưng ông nói “để xem lại đã” (tạm dich “We’re going to see”), tức ông không chắc chắn về sự tham dự, danh từ “Họ” ở đây ám chỉ tổng thống Phi-luật-Tân Rodrigo Duterte). Trước đây Trump rất hăm hở thăm viếng Việt Nam, sau khi được thơ mời của chủ tịch Trần Đại Quang, của Nguyễn Xuân Phúc nay lại xuống thang :“sẽ có thể bao gồm Việt Nam”, Trump có vẻ chưa dứt khoát, dù trước đó ông đã quyết định dự Hội nghị APEC ở Đà Nẵng! Độc giả cũng không quên chuyến công du 10 ngày của Phó TT Hoa Kỳ Mike Pence (từ 20/4/2017) ở Nhựt, Nam Hàn, Indonesia, Úc châu, và tại Jakarta khi thăm trụ sở của Hiệp Hội các Quốc gia ĐNA (ASEAN), Phó TT Pence cũng đã thông báo: TT Trump sẽ tham dự các thượng đỉnh US-ASEAN, thượng đỉnh Đông Á (East ASIA Summit) tại Philippines và thượng đỉnh APEC ở Việt Nam vào tháng 11, như là sự cam kết vững chắc của Hoa Kỳ với khu vực châu Á-Thái-Dương trong các lãnh vực chánh trị, kinh tế, an ninh.
Với lộ trình mới này, Trump sẽ gặp Tập Cận Bình tại Bắc kinh sau khi rời Tokyo, Seoul, sau đó sẽ lại gặp Tập nơi hội nghị APEC. Nhưng khi Trump tới Bắc Kinh (tháng 11) thì Đại Hội Đảng Cộng sản TQ thứ 19 đã hoàn tất (khai mạc 18/10) và Tập Cận Bình nhà lãnh tụ “hạt nhân” của ĐCSTQ chắc chắn đảm nhiệm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư để tiếp tục lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ 05 năm với quyền lực tăng cường nếu không nói là tuyệt đối, chỉ còn chờ ngày đăng quang, với hiến chương Đảng tu chính vinh danh tư tưởng chủ đạo mang tên ông; các đối thủ hổ hay ruồi của Tập đều lần lượt vào khám; tuy nhiên các nhà quan sát cho rằng còn nhiều phe phái khác nhau chắc không ngồi chờ Tập và Vương Kỳ Sơn đưa họ đi “cải tạo”?
Vậy Trump còn trông cậy gì nữa ở Tập để kềm chế chương trình hạt nhân của nhà lãnh tụ “Rocket Man” Bắc Triều Tiên? Tập và Putin chỉ đồng thuận giải pháp chế tài nhẹ tay trong việc cắt dầu nhập cảng vào Bình Nhưỡng, cả hai bác bỏ đề nghị cấm vận dầu toàn phần của Hoa Kỳ; tại Đại Hội đồng LHQ 19/9/2017,trong bài diễn văn lần đầu, TT Trump đe doạ nếu Hoa Kỳ “bị buộc phải bảo vệ mình hoặc đồng minh của mình, chúng tôi sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc hoàn toàn huỷ diệt Bắc Triều Tiên” (…if the United States “is forced to defend itself or its allies, we will have no choice but to totally destroy North Korea”). Nhưng chắc Kim Jong-un không mất trí cũng không muốn tự sát mà dám tấn công Hoa Kỳ; mà cũng khó có khả năng cho Mỹ tiến hành một cuộc tấn công quân sự, vì một khi có động binh thì với khí tài hiện đại của Kim Jong-un, Nam Hàn sẽ biến thành biển lửa, và trong phản ứng, Hoa Kỳ sẽ khoá sổ Bắc Triều Tiên trong khoảnh khắc. Trump chỉ ”dơ cao đánh khẻ“ nên ông nói tiếp hy vọng hành động quân sự sẽ không cần thiết và ông kêu gọi LHQ cần làm hơn nữa để thuyết phục Bắc Hàn rằng phi hạt nhân hoá là “tương lai có thể chấp nhận được cho Bắc Triều Tiên”. Cũng nhơn dịp này, hơn một lần, Ngoại trưởng TC và Nga (Vương Nghị và Sergey Lavrov) kêu gọi tìm kiếm một giải pháp “hoà bình” để thoát khỏi “vòng lẩn quẩn” về cuộc khủng hoảng Triều Tiên. Tìm ẩn số cho bài toán Bắc Hàn sẽ còn kéo dài, may ra có thể tìm thấy tại hội nghị cấp cao Tập-Trump-Nga. Toà Bạch ốc thông tin (19/09) Tổng thống và Tập đã điện đàm đôi lần trong vòng hai tuần qua về hiện trạng Triều Tiên, và theo Tân Hoa Xã tường thuật hai lãnh đạo cũng trao đổi về chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của ông Trump; bản tin còn tiếp: Tập kêu gọi hai bên làm việc chặt chẽ để bảo đảm chuyến đi thăm có kết quả và đưa sức đẩy mới vào sự phát triển mối quan hệ Mỹ Trung. Có lẽ vì còn bận rộn cho ngày đại hội đảng CSTQ 19 (18/10), Tập Cận Bình không tham dự Đại Hội đồng LHQ nhưng ông nói sẽ tham dự thượng đỉnh APEC tháng 11/2017 do nhà nước CSVN tổ chức, và như vậy vị Tổng thống dân tuý Hoa kỳ sẽ giáp mặt với Chủ tịch kiêm Tổng bí thơ đảng CSTQ, và cũng có thể gặp Nguyễn Phú Trọng (nếu ông còn được tính nhiệm sau Hội nghi Trung Ương 6, tổ chức vào đầu tháng 10).
“Thật là tuyệt vời khi TT Trump đã đồng ý tham dự hội nghị Thượng đỉnh APEC, nhưng những gì ông sẽ mang đến cho cuộc họp ngoài việc kêu gọi khoảng nửa số nền kinh tế thành viên để giảm mức thặng dư thương mại của họ? Các nhà lãnh đạo khác như chủ tịch Tập Cận Bình, thủ tướng Nhựt Shinzo Abe cũng sẽ tham dự và sẵn sàng giới thiệu, nếu không muốn nói là chào hàng với cử toạ thành viên APEC, về các thoả thuận thị trường mở khác nhau của họ … (nguồn: trích trong tham luận của Murray Hiebert/CSIS/ 24/08/2017); TT Trump dứt khoát khai tử TPP ngay từ ngày nhậm chức và hứa hẹn “thay vào đó chúng tôi sẽ đàm phán, giao dịch thương mại song phương công bằng mang lại công ăn việc làm và đem công nghệ trở lại vào bờ biển nước Mỹ”; nhưng 8 tháng trôi qua từ ngày nhậm chức, chánh quyền Trump chưa đưa ra được một sách lược chi tiết hay một kế hoạch tham gia vào khu vực sôi động nhứt về kinh tế của thế giới, tức khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.Việc Trump rút ra khỏi TPP tạo nên sự lo lắng đáng ngại cho các quốc gia trong khu vực, và nhiều nước đã gấp rút họp bàn, mưu tìm một thoả thuận thương mãi ưu đải khác với tối thiểu tác động tiêu cực; Nhựt Bổn quyết cùng một số thành viên thực hiện hiệp ước TPP-1 (tức TPP-12 nguyên thủy trừ ra Hoa Kỳ) có thể xong xuôi vào dịp đại hội thượng đỉnh APEC tại Việt Nam năm nay. Nhưng cũng có 16 quốc gia tham gia hiệp ước Đối tác Kinh tế Toàn Diện Khu vực (RCEP) do Trung Cộng đứng đầu tàu bao gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN cộng thêm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhựt Bổn, New Zealand, và Nam Hàn; RCEP hy vọng vòng đàm phán sẽ hoàn tất vào cuối năm 2017. Nhựt Bổn và Úc chủ trương có một thoả ước thương mãi với phẩm chất cao do đó họ phải thúc đẩy việc giải cứu TPP hay cũng cố RCEP chặt chẽ hơn bao gồm các yếu tố TPP; nên nhớ RCEP không có tham vọng như TPP trong các vấn đề lao động, môi trương, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước,và nền kinh tế kỷ thuật số. Một phân tích của tờ Politico Magazine (số Tháng Tám) cho thấy các thành viên của TPP-1 đã tham gia môt cách đáng ngạc nhiên vào 27 cuộc đàm phán riêng biệt hoặc giữa các thanh viên với nhau, hoặc với các quốc gia khác như với TC, và với khối thương mại như với Liên Hiệp Âu châu (EU); tạp chí này chỉ ra rằng các cuộc đàm phán như thế đặc biệt gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp Hoa Kỳ dự liệu lợi nhuận do thương vụ sẽ mang đến 15 tỷ USD trong vòng 15 năm với TPP, dựa theo Uỷ Ban Thương Mại Quốc tế (Inernational Trade Commission). Hoa Kỳ rút ra khỏi TPP đã tạo một khoảng trống giúp cường quốc số 2 với tham vọng làm thuyền trưởng trong tương lai thương mãi của Châu Á-Thái Binh Dương, trong kế hoạch mở rộng ảnh hưởng kinh tế chánh trị như thành lập các định chế tài chánh như Ngân Hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB), sang kiến Một Vòng Đai Một Con Đường (OBOR), xây dựng Hành lang Kinh tế Trung quốc-Pakistan (CPEC-China Pakistan Economic Corridor), TC dùng sức mạnh kinh tế tài chánh khống chế, ảnh hưởng các quốc gia ASEAN (Philippines, Cambot, Thai Lan, Malaysia)…
Về chuyến công du Á Châu, ngày 14/9 trên AIR Force One, TT Trump trả lời nhà báo “…a trip he added would possibly include Vietnam for APEC conference”. Ông đã quyết định tham dự thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng mà lại có vẻ còn do dự “có thể bao gồm Việt Nam”, nhiều nhà phân tích nghĩ rằng ông Trump chỉ tham dự Hội nghị APEC mà không muốn tham quan đất Việt? Có thể ông Trump đã được báo cáo về tình trạng bất ổn hiện nay trên toàn cõi Việt Nam.
Ngay tại Đà Nẵng, nơi sắp có tổ chức hội nghị quốc tế, mới đây hai vị lãnh đạo cao cấp là bí thư và chủ tịch của thành phố này sắp bị “kỷ luật” hay bị thanh trừng theo lịnh của tổng bí thư Trọng, hai chiếc ghế lại sắp lung lay!
Tình hình chánh trị trong nước đang căng thẳng với những cuộc tranh chấp quyền lực quyết liệt, sống mái giữa các phe Nguyễn Phú Trọng, phe BA X, phe Trần Đại Quang, nhứt là cận ngày Hội Nghị Trung ương 6/Khoá XII, thời điểm quyết định bàn về nhân sự giữa nhiệm kỳ, chuẩn bị cho Đại hội XIII; chiếc ghế Tổng bí thư sẽ về tay ai ?Các đối thủ của Trọng lần lượt bị loại lần vì đau yếu, quá tuổi quy định, hay nhiểm phóng xạ hay đi chữa bịnh ở Nhựt, Hoa Kỳ, Singapore; nguồn tin rò rỉ Nguyễn Xuân Phúc, Bà chủ tịch quốc hội Ngân đã ngả về phe cánh Nguyễn Phú Trọng, còn chủ tịch Trần Đại Quang nhiều lần biến mất cả tháng trời, nghe đâu lại đi chữa bịnh hay bị quản thúc. Hôm 19/09 Lưu Vân Sơn, Uỷ viên thường vụ Bộ Chánh Trị đảng, cũng là Bí thư Ban Bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc thăm Việt Nam nói với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “hai đảng tạo thành một cộng đồng có chung vận mệnh” (tin Reuters) nhưng báo chí lề phải cho biết không có mặt của chủ tịch Trần Đại Quang trong các buổi tiếp đón ông Sơn; vai trò của ông chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ phai mờ dần nếu ông thoát chết; Nguyễn Phú Trọng sẽ trụ lại cho hết nhiệm kỳ và Trọng có thể thực hiện nhất thể hoá chức danh để trở thành ông vua như Tập cận Bình; Trọng vừa là Tổng Bí Thư kiêm luôn Chủ tịch nước, để Trọng chủ trì hội nghị APEC và tiếp Trump với tư thế nguyên thủ quốc gia; và nếu chế độ này còn tồn tại cho đến Đại Hôi XIII thì ông ta có thể truyền ngôi cho người do ông chọn vào năm 2021.
Theo các nhà nhận định thời cuộc, Nguyễn Phú Trọng đã cũng cố được vị thế trong đảng. Ông tiếp tục kêu gọi đẩy lùi tình trạng tự chuyển biến, tự chuyển hoá và tác động của diễn biến hoà bình của thế lực thù địch, và mở chiến dịch trấn áp các lực lượng dân chủ, nhân quyền.
Nhưng tình thế chưa ổn định như Trọng nghĩ. Theo chơn Tập Cận Bình ông dùng chiêu bài đánh tham nhũng để thanh trừng nội bộ, nhưng bản chất cộng sản là tham nhũng, Trọng thường thú nhận “đánh tham nhũng là đánh ta”, cho nên lực lượng tham nhũng trong đảng quá lớn, họ không ngồi yên chờ ngày bị Trọng đưa vào khám, sẽ họp lại chống Trọng.
Quốc dân sẽ không tha thứ cho kẻ đê hèn bán nước; gần đây vụ Trung Cộng đã đưa hai giàn khoan dầu vào khu Tư Chính, nằm trên thềm lục địa Việt Nam, và đảng CSVN đã ra lịnh cho công ty Repsol ngưng hoạt động khai thác dầu khí; kẻ thù phương Bắc bất chấp luật pháp quốc tế khẳng định chủ quyền biển đảo trong đường chín đoạn do chúng tự tiện đặt ra…
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vi phạm luật quốc tế và vụ xử của Toà Trọng Tài Quốc tế do nhà kinh doanh Trịnh Vĩnh Bình kiện chánh quyền Việt Nam là hình ảnh xấu xa của đảng CSVN trước mắt thế giới và hệ luỵ không lường về mặt ngoai giao, kinh tế, chánh trị.
Liệu Nguyễn Phú Trọng và chế độ bạo tàn của hắn liệu sống còn được bao lâu khi nền kinh tế trên đà suy thái gần bờ phá sản; kinh tế sụp đưa thì chế độ sẽ đổ, đó là quy luật. Kinh tế suy thoái đưa tới hỗn loạn xã hội, nhơn dân bị nhà nước bức bách, đàn áp, bị bốc lột tận xương tuỷ; chế độ của Trọng còn dung dưỡng Tàu Cộng huỷ diệt môi trường (như vụ Formosa) đưa tới thảm hoạ tiêu diệt dân tộc.
Chế độ bạo tàn CSVN đã đưa dân vào chơn tường, mâu thuẫn xã hội càng ngày càng trầm trọng; ngay trong hàng ngũ cầm quyền càng ngày càng chia rẻ vì quyền lợi. Trong suốt năm qua bao nhiêu cuộc xuống đường biểu tình liên tiếp do sự bất mãn tột độ của toàn dân báo hiệu một tình huống cho cuộc nổi dậy của nhơn dân đã gần kề.
Thế lực của CSVN thực sự đang suy yếu, thượng tầng chia rẽ trầm trọng; lúc này là thời cơ thuận lợi để lực lượng dân chủ, tôn giáo nông dân, giới trẻ dấn thân mở đường cho cuộc cách mạng dân chủ với sự hổ trợ của cộng đồng hải ngoại đứng lên cho sự sanh tồn của dân tộc.
Thay lời kết
Vở bi kịch Bắc Triều Tiên chưa chấm dứt với bài diễn văn bốc lửa của TT Trump tại Đại Hội đồng LHQ, nhưng cộng đồng thế giới mong và tin rằng con đường ngoại giao hoà bình sớm muộn rồi cũng xảy ra cho Bán đảo Triều Tiên.
Cách tiếp cận cứng rắn mới của Trump sẽ làm cho con đường ngoại giao khó khăn hơn, do đó trận “đấu khẩu” sẽ còn kéo dài hơn, nhưng vì bản năng sanh tồn và lý trí sáng suốt của các nhà lãnh đạo, cuộc “đấu súng” khó bề xảy ra, tránh được cuộc chiến tranh nguyên tử. Cũng dễ hiểu khi hai đồng minh Đông Bắc Á và đa số dân chúng Hoa Kỳ ủng hộ lập trường cứng rắn của Trump.
Con đường ngoại giao và các biện pháp chế tài có thể cho lời đáp số cho bài toán Bắc Hàn; thực tế kẻ đạo diễn của vở kịch Bắc Hàn là Trung Cộng và cả hai chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Putin đều là đối nghịch với Trump, và cả hai đều bị Hoa Kỳ chế tài, cả hai đều không thực lòng thi hành đúng mức lịnh trừng phạt Bình Nhưỡng của LHQ; Bắc Kinh và Moscow dùng lá bài Bình Nhưỡng để mặc cả với Hoa kỳ, đó là nơi Trump cần đàm phán, thoả hiệp để có một giải pháp hoà bình, ổn định với Bắc Triều Tiên và cho khu vực Đông Bắc Á.
Chúng ta sẽ theo dõi Hội nghị Thượng đỉnh APEC thứ 25 và cuộc công du Châu Á Tháng 11 của của Tổng Thống sau này./.
22/09/2017
Lời phản biện tại buổi trình chiếu sơ lược Phim The Vietnam War – Ngọc Sẵng 5/9/2017
Tôi may mắn được đại diện đài truyền hình PBS và Thư Viện địa phương mời vào Ban Điều Hành Thảo Luận (discussing panel) về phim The Vietnam War do hai nhà làm phim Ken Burns và Lynn Novick bỏ ra mười năm thu thập tài liệu để làm ra cuốn phim 18 tập nầy. Phim sẽ được trình chiếu vào ngày 17 tháng 9 năm 2017 trên Đài Truyền Hình PBS của Mỹ.
Trước lượng khán giả khoảng hơn 200 người, toàn là người Mỹ (trừ cô phụ tá tôi là một bác sĩ trẻ, Quyên Huỳnh). Tôi rất áy náy, nhưng quyết định nhận lời vì nghĩ rằng đây là cơ hội để nói lên quan điểm của Người Lính Việt Nam Cộng Hoà về Chiến Tranh Việt Nam. Tôi lên đường vì ý niệm đó dù biết sẽ không dễ dàng, nhất là ngôn ngữ.
Sau phần trình chiếu, họ hỏi mỗi người trong Ban Điều Hành Thảo Luận một câu. Trong phim có một cựu chiến binh Bắc Việt, tên Bảo Ninh được phỏng vấn, và ông nói rằng trong cuộc chiến tranh Việt Nam KHÔNG có người thắng (no vinners). Người điều khiển chương trình hỏi tôi nghĩ gì về ý kiến nầy?
Trước khi trả lời, tôi trình bày nhận định rằng muốn biết ai thắng, ai thua phải biết ít nhất ba (3) điều căn bản: (1) mục tiêu tham chiến của các bên, (2) Sự tổn thất mà họ trả giá, (3) và đánh giá trên tổng thể do cuộc chiến gây ra.
A. Mục Tiêu Tham Chiến
1. Mỹ tham gia cuộc chiến vì muốn KIỀM CHẾ Trung Cộng, theo tài liệu Pantagon Papers, một nghiên cứu chính thức của Bộ Quốc Phòng Mỹ về sự tham dự của Mỹ tại Việt Nam từ 1945 đến 1967 do ông Daniel Ellsberg thực hiện và được công khai trên tờ The New York Times năm 1971, chủ yếu không nhằm bảo vệ sự độc lập của Miền Nam. Bảo vệ Miền Nam là chiến thuật trong chiến lược ngăn chận Tàu. Tài liệu nầy dài khoảng 4000 trang và được liệt kê là Tối Mật và được giải mã ngày 4 tháng 5 năm 2011tại thư viện của Tổng Thống Richard Nixon tại California.
2. Mục tiêu của Bắc Việt là Giải Phóng Miền Nam bằng vũ lực để Làm Bàn Đạp cho cuộc bành trướng của cộng sản quốc tế xuống vùng Đông Nam Á. Việc nầy do Hồ Chí Minh thực hiện với sứ mạng là người lãnh đạo cộng sản Đông Dương từ năm 1932. Và điều nầy hoàn toàn phù hợp với lời tuyên bố của Tổng Bí Thư Lê Duẩn “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô, Trung Quốc”, nếu câu nói nầy đúng sự thật. Đây là sứ mạng của những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam.
3. Mục tiêu của những nhà lãnh đạo Miền Nam là bảo vệ độc lập, chủ quyền Miền Nam chống lại sự xâm lăng của cộng sản Miền Bắc với sự viện trợ tối đa của Nga, Tàu và khối cộng sản Đông Âu, kể cả Cuba. Nhưng vì thế yếu họ chấp nhận và yêu cầu Mỹ và khối tư bản viện trợ để họ bảo vệ lãnh thổ, và dân chúng theo họ.
B. Những Tổn Thất Của Các Bên
1. Phía Mỹ có 58.307 binh sĩ tử trận, chi tiêu 168 tỷ Mỹ kim (có tài liệu nói 1020 tỷ), 303.604 binh sĩ bị thương, 1948 binh sĩ mất tích và lúc cao điểm của chiến tranh có 543.000 binh sĩ tham chiến. Khi chiến binh Mỹ từ chiến trường Việt Nam về bị dân chúng khinh thị, không đón tiếp trọng thể như những binh sĩ tham gia trong những cuộc chiến ngoại biên khác. Và vết thương chiến tranh chưa hoàn toàn hàn gắn được.
2. Phía Bắc Việt có 950.765 binh sĩ tử trận, gần 600.000 bị thương, số mất tích không có con số rõ ràng, ước tính khoảng 300 ngàn người… Trong chiến cuộc, Miền Bắc được xếp vào hạng 1 trong 5 quốc gia nghèo nhất thế giới. Và cuộc chiến do Miền Bắc gây ra làm thiệt mạng 2 triệu thường dân.
3. Phía Việt Nam Cộng Hoà có 275 ngàn chiến sĩ thiệt mạng, khoảng 1.170.000 người bị thương, không có con số mất tích được liệt kê và ngày 30 tháng 4 năm 1975 họ đầu hàng vô điều kiện.
C. Ai Thắng? Ai Thua?
1. Từ những phân tích trên, tôi trình bày quan điểm riêng rằng Mỹ đã đạt được mục tiêu Kiểm Chế Trung Cộng, vậy Mỹ là người THẮNG.
2. Cũng từ phân tách nầy, tôi trình bày cho thính giả rằng Bắc Việt hy sinh gần 1 triệu binh sĩ, gần 6 trăm ngàn người thương tật, 300 ngàn người mất tích, làm 2 triệu thường dân bị chết oan và biến đất nước thành 1 trong 5 nước nghèo nhất thế giới, vậy Bắc Việt là người THUA vì phải trả giá quá đắt mà Trung Cộng vẫn không nhuộm đỏ được vùng Đông Nam Á. Họ THUA vì không đạt được mục tiêu.
3. Việt Nam Cộng Hoà đầu hàng vô điều kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975 là người THUA. Theo bài phỏng vấn của Tướng Frederick C. Weyand ngày 12 tháng 6 năm 2006 thì cuộc chiến bị thua không phải do quân đội kém cỏi mà do những người lãnh đạo chính trị ở Washington. Họ thắng trên chiến trường, nhưng thua vì sự bội ước của đồng minh. Nhưng theo thiển nghĩ thì sau khi Hoa Kỳ đã hoàn thành mục tiêu kiềm chế Trung Cộng, họ rút lui bằng sự trả giá của nhiều bên, trong đó có cả binh sĩ của họ.
Kết luận sau cùng của tôi với cử toạ là cả hai phía người Việt đều là kẻ thua, nhất là dân tộc Việt Nam là người thua trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm của người cộng sản do Hồ Chí Minh, người cộng sản quốc tế, thực hiện sứ mạng trên sự đau xót vô vàn của dân tộc, làm kiệt quệ đất nước và tạo vết thương lịch sử dù 42 năm rồi vẫn chưa lành và không biết có cơ hội nào để lành vết thương dân tộc nầy.
Một cử toạ hỏi tôi về hậu quả tâm lý hiện tại của cuộc chiến, tôi chỉ đơn giản trả lời “bên thắng cuộc vẫn coi bên thua cuộc là kẻ thù cho dù chiến tranh đã chấn dứt 42 năm rồi”.
Cuốn phim vẫn trình bày những sự kiện mang tính cách tuyên truyền củ rích dù họ bỏ ra 10 năm sưu tập tài liệu, phỏng vấn một số người trong và ngoài nước. Vẫn trưng tấm hình Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên Việt Cộng Bảy Lốp trên đường phố Sài Gòn, vẫn bản củ kết tội tên Trung úy William Calley sát hại 128 thường dân, vần chuyện thả bom napalm vào một số làng mạc gây thương tích cho thường dân v.v…, nhưng tôi nói thẳng với họ rằng Việt Cộng pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy ngày 9 tháng 3 năm 1974 làm thiệt mạng gần 200 em học sinh tiểu học sao đoàn làm phim không biết?, trong trận Tết Mậu Thân người cộng sản sát hại gần 6 ngàn đồng bào vô tội tại Huế, sự kiện chấn động cả thế giới mà đài truyền hình PBS không hay? Phim vẫn cho rằng công ty hoá chất Dow Chemical sản xuất bom Napalm để dội vào làng giết hại dân lành, tôi thẳng thắn nói với họ rằng bom Napalm không chế tạo để giết dân lành và vụ cô Kim Phúc là một trong những nhầm lẫn trong chiến trường như Mỹ đã từng nhầm lẫn ném bom trúng tòa đại sứ Trung Cộng tại Kosovo 1999, thỉnh thoảng ném bom nhầm tại Iraq, Afghanistan, Syria v.v…, Thậm chí họ còn ném bom nhầm vào những đơn vị quân đội của Hoa Kỳ, bắn nhầm binh sĩ Hoa Kỳ v.v…, trong chiến tranh không thế nào tránh nhầm lẫn được. Thế mà bọn truyền thông dòng chính vẫn cố tình vu khống một cách lố bịch, không chút liêm sỉ những sai lầm mà ai cũng có thể nhận thấy. Thảo nào Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump miệt thị họ không oan chút nào.
Sau buổi hội thảo, một sử gia Mỹ tên Bill Laurie gặp tôi và ông nói Bảy Lốp là tên khủng bố đã sát hại 6 người thân của viên chức VNCH, nên bắn Lốp là không vi phạm công ước Geneve.
Có thể đáng lẽ người Mỹ đã rút quân trước 1969 nếu người tư lệnh chiến trường Việt Nam của họ có chiến thuật đúng đắn, khác với chiến thuật “Truy tầm, tiêu diệt” mà Tướng Westmoreland, người được báo chí gọi là vị Tướng bại trận tại Việt Nam (The General Who Lost Vietnam) áp dụng trong nhiều năm. Những nhà bình luận quân sự chỉ trích chiến thuật dùng lực lượng hùng hậu để truy lùng giặc của Westmoland là không đúng. Chiến thuật nầy chỉ có kết quả khi đối phương chấp nhận đương đầu, nhưng quân Bắc Việt vào thời điểm đó, họ tránh né trong những cuộc hành quân lớn, họ rút sâu vào rừng hoặc vượt qua biên giới Cao Miên, Lào để bảo toàn lực lượng.
Nếu họ sử dụng những vị Tướng tài như Tướng Harold K. Johnson, Frederick C. Weyand, v.v… thì có lẽ người lính Mỹ đã hồi hương sớm, ít thiệt hại sau khi đã hoàn thành mục đích Kiềm Chế Trung Cộng. Và mức độ thiệt hại mà quân đội hai phía Việt Nam sẽ ít hơn, nhất là con số thiệt hại nhân mạng dân lành sẽ thấp hơn, mức độ nghèo nàn, đói rách, lạc hậu của người dân Việt Nam sẽ ít hơn, và trên hết hận thù không dai dẳng như ngày hôm nay.
Vấn đề viện trợ quân sự cho Miền Nam cũng góp phần trong chánh sách “phủi tay” của Hoa Kỳ. Từ con số 2.8 tỉ năm 1973, còn 1 tỉ năm 1974 và 300 Triệu cho năm 1975. Và cuối cùng, tháng 12 năm 1974 quốc hội Hoa Kỳ quyết định cắt hết viện trợ quân sự, chỉ 55 ngày sau là Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ. Không có quân đội nào đánh giặc mà không có vũ khí, hoặc viện trợ vũ khí, chỉ trừ “truyền thuyết” Quân Giải Phóng với tay không bắt được máy bay Mỹ.
Không ai kéo lịch sử lùi lại được. Người gây ra cuộc chiến vì nhiệm vụ quốc tế cộng sản phải thành khẩn thú nhận trách nhiệm lịch sử. Không chấp nhận hôm nay, trong tương lai lịch sử cũng sẽ ghi lại bởi chính con cháu chúng ta, họ đọc lịch sử từ hai phía, họ đọc lịch sử thế giới, họ sẽ viết lại sự thật mà thế hệ cha ông họ đã trải qua. Đó là chính sử chứ không phải tài liệu tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật mà người cộng sản dùng bạo lực để bóp méo và gọi là lịch sử.
Họ phải thành tâm Hoà Giải Hoà Hợp với những nạn nhân của họ, với đồng bào trong nước để xây dựng lại sức mạnh dân tộc để chống lại giặc Tàu. Làm chậm trễ sẽ mất nước và tội của họ sẽ chồng chất thêm với đất nước và dân tộc.
Đây là bộ phim phản ảnh một phía, trình bày phân nửa sự thật, không xứng đáng bỏ thời giờ xem. Điều nầy tôi đã viết trên Yahoo, nhưng 15 phút sau bị gỡ xuống. Hy vọng Burns và Novick sẽ đọc và nhìn lại vấn đề, nếu họ muốn trình bày một số khía cạnh thật về chiến tranh Việt Nam./.
danlambaovn.blogspot.com
Vui cười
Vợ mới cưới cằn nhằn chồng: Hồi chưa cưới anh nói với em là anh hổng có biết cờ bạc rượu chè. Vậy mà lấy nhau được có một tháng thì anh đã say bí tỉ hết 29 ngày, còn ngày còn lại anh ôm hết tiền cưới đem đi Las Vegas nướng trong sòng bạc hết, là sao vậy? Sao anh nở lường gạt em?
– Anh có nói dóc với em bao giờ đâu? Tại vì hổng biết uống rượu nên anh mới say. Tại vì hổng biết đánh bài anh mới bị thua cháy túi.
Những Ẩn Số Trong Cuộc Khẩu Chiến Giữa Mỹ Và Bắc Hàn – Thanh Thủy (24/9/2017)
A.- Sau lưng những cuộc khẩu chiến
1.- Bắc Hàn:
a.- Sự thách thức: Sau khi phóng hai lần hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân trong vòng một tháng, Bắc Hàn đã tỏ rõ thái độ xem thường sự trừng phạt của Liên Hiệp Quốc và còn lên giọng là sẽ dùng vũ khí hạt nhân để nhấn chìm Nhựt Bổn xuống biển, biến Hoa Kỳ thành đống tro tàn và bóng tối. Những lời tuyên bố nầy quả thật là sự thách thức ngạo mạn cực độ dễ dàng tiến đến một cuộc chiến tranh quy mô mà ai cũng có thể dự đoán là sẽ vô cùng tàn khốc, chẳng những đối với những nước tham chiến, nhứt là Bắc Hàn có thể bị diệt vong, mà còn vạ lây nghiêm trọng đến những quốc gia vô tội khác.
b.- Đồng minh phía sau: Là một nước nhỏ bé, nghèo nàn thì dù có được một kho vũ khí hạt nhân được tích lũy từ bấy lâu nay, nhưng chắc chắn Bắc Hàn không thể nào đủ sức tranh hùng với Mỹ và những nước đồng minh của Mỹ như Nhựt Bổn, Nam Hàn vốn là những quốc gia phát triễn và có một nền kinh tế vững mạnh từ nhiều thập niên qua. Giới lãnh đạo Bắc Hàn dĩ nhiên hiểu rõ điều đó, nhưng lý do nào họ lại dám liều mạng chọn một giải pháp như vậy? Dĩ nhiên Bắc Hàn phải dựa vào sự bảo đảm của những thế lực đồng minh sau lưng tương đối có đủ sức mạnh quân sự lẫn kinh tế nên họ mới dám làm như vậy vừa để kềm chế được Mỹ không dám khởi động cuộc chiến vừa được yên tâm phát triển vũ khí hạt nhân mà không sợ bị thế giới trừng phạt.
c.- Thách thức để thăm dò: Mấy năm nay, mỗi lần Bắc Hàn thử hoả tiễn hạt nhân là mỗi lần bị Liên Hiệp Quốc trừng phạt và bị thế giới lên án, nhưng càng bị Liên Hiệp Quốc trừng phạt và càng bị thế giới lên án thì Bắc Hàn càng hung hăng thử những loại hỏa tiễn nầy nhiều hơn và càng lúc càng hung tợn hơn. Cho đến nay, như Bắc Hàn đã luôn tuyên bố là hỏa tiễn hạt nhân của họ có đủ sức nhấn chìm nước Nhựt xuống biển và bay xa đến mọi nơi, đủ sức biến nước Mỹ thành đống tro tàn và bóng tối.
Sự huênh hoang nầy rõ ràng là một thách thức có tánh cách quyết liệt nhằm cố tâm lôi kéo dọa dẫm xem Mỹ và đồng minh của Mỹ có vì quá lo sợ mà ra tay châm ngòi phát động cuộc chiến không?, một cuộc chiến mà Bắc Hàn đoan chắc rằng Mỹ vì e ngại những thế lực đồng minh sau lưng của Bắc Hàn nên sẽ chỉ có những phản ứng bằng mồm chớ thật sự không bao giờ dám khởi động làm nên cuộc chiến.
d.- Hệ lụy có thể xãy ra: Nếu quả thật như sự mong muốn của Bắc Hàn và các thế lực sau lưng đạt được như đã nói trên, thì chỉ một thời gian nữa thôi, kho vũ khí hạt nhân cũa Bắc Hàn sẽ cao bằng núi, đủ sức và đủ nhiều để tung hoành trên khắp thiên hạ, trong khi đó, Trung Quốc và Nga sẽ chiếm trọn Biển Hoa Đông, Biển Đông, vượt Ấn Độ Dương, mang Đường Tơ Lụa đi chinh phục khắp năm Châu luôn cả Bắc Mỹ.
Một giả thuyết quan trọng cần lưu tâm là hiện nay sức lực của Bắc Hàn và các thế lực đồng minh của họ còn yếu mà Mỹ còn không dám đụng chạm gì đến thì có phần chắc rằng đến giai đoạn cả bọn họ cùng mạnh lên thì Mỹ có thể sẽ bó tay, may ra Mỹ còn có được mảnh đất dung thân để khoanh tay đứng nhìn anh Tàu Phù hoàn thành giấc mộng Đại Hán bên cạnh anh đồng minh Nga Sô và gã họ Kim mặc tình ra sức chọc trời khuấy nước.
e.- Những bóng ma sau lưng họ Kim đã mập mờ ló dạng
Những diễn biến quốc tế trong những ngày tháng gần đây, các giới theo dõi thời cuộc có thể nhận thấy được những thế lực ẩn hiện sau lưng của Bắc Hàn một cách khá rõ rệt: Mặc dầu Trung Quốc và Nga Sô vẫn lên tiếng và ký thuận lệnh trừng phạt về việc bắn thử liên tục hỏa tiễn hạt nhân của Bắc Hàn trước Đại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nhưng có phần chắc đó chỉ là hành động giả hiệu, mục đích để tránh mặt và lừa bịp dư luận.
Tờ Nhân dân nhựt báo của đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho đăng những bài viết biểu lộ cho thấy là họ luôn chỉ trích yêu cầu của Hoa Kỳ đòi Bắc Kinh tăng áp lực với Bắc Hàn để kềm chế chương trình vũ khí hạt nhân của nước nầy. Bài báo nói Bắc Kinh sẽ không bao giờ chấp nhận trách nhiệm do Hoa Kỳ áp đặt và cho rằng các chế tài không nên can thiệp vào việc buôn bán hợp pháp giữa Bắc Hàn và thế giới bên ngoài, hay làm hại đến dân chúng và chế tài không phải là một công cụ để bóp nghẹt một chế độ.
Vì là đồng minh rất thân cận và cũng là nguồn tiếp vận kinh tế sống còn của Bắc Hàn, cho nên Hoa Kỳ đã yêu cầu Bắc Kinh tăng áp lực với Bắc Hàn để kềm chế chương trình vũ khí hạt nhân của họ. Việc yêu cầu nầy rất hợp lý, đúng với tinh thần của sắc lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc mà Trung Quốc và Nga đã đặt bút ký thuận. Nếu thật sự có quyết tâm thì thay vì chỉ trích, Bắc Kinh sẽ hợp tác với Hoa Kỳ một cách chặt chẽ hơn. Sự nghịch lý cố hữu nầy không ai còn lạ gì đối với Bắc Kinh và những con người Cộng sản, chuyên nói một đàng làm một nẽo, chữ ký còn chưa ráo mực thì đã vội quay lưng.
Cấm vận là hình thức của sự chế tài, vì thực tế cho thấy những sự giao thương buôn bán đã giúp cho Bắc Hàn có đủ nguồn kinh phí, không phải để nuôi dân của họ mà là để phát triễn vũ khí hạt nhân, cho nên, nếu chế tài mà không cấm vận vào sự giao thương nầy thì làm sao có thể áp lực được Bắc Hàn từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của họ.
Từ trước đến nay, cũng chỉ vì Liên Hiệp Quốc vì nhân đạo mà cấn vận Bắc Hàn có giới hạn cho nên nguồn thu nhập của Bắc Hàn không bị suy giãm, vì vậy Bắc Hàn xem sự cấm vận của Liên Hiệp Quốc chẳng ra gì, mặc nhiên công khai thách thức, đặt dư luận thế giới ra ngoài tai.
Trung Quốc cũng cho rằng chế tài không phải là một công cụ để bóp nghẹt một chế độ. Điều nầy rất đúng nếu chế độ đó là một chế độ tốt, trái lại Bắc Hàn là một chế độ độc tài tàn bạo và chương trình phát triễn vũ khí hạt nhân của họ đã gây lên nỗi lo sợ kinh hoàng và bất an cho cả thế giới, làm náo loạn cả bán đảo Triều Tiên và vùng Hoa Đông. Một chế độ như vậy có đáng được chế tài để bóp nghẹt, buộc họ phải thay đổi lập trường hay không?
Nêu lên điều nầy, Trung Cộng đã để lộ tâm tánh của sự quay lưng sau khi đặt bút ký tên thuận vào lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, thay vì áp lực với Bắc Hàn để họ thay đổi thì lại quay lưng ra sức công kích Mỹ và Nam Hàn về vấn đề thiết lập hệ thống lá chắn THAAD tự vệ trên phần đất của Nam Hàn. Giả sử nếu không có chương trình phát triễn vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn thì dĩ nhiên hệ thống lá chắn THAAD rất tốn kém trên đất Nam Hàn sẽ không xãy ra.
Một điều đáng nói nữa là với những lời đe dọa trịch thượng của gã họ Kim thì ít thấy ai có lời phê phán, nhưng lại chờ đợi để soi bói những lời phát biểu của ông Trump. Dư luận rất nhiều khi thiếu công bằng và nghiêng về một chiều như thế cho nên thường dẫn tới những kết quả rất tai hại, trường hợp như Việt Nam trước năm 1975 chẳng hạn, chuyện rõ như ban ngày là Cộng sản Bắc Việt xua quân xâm lăng Miền Nam, vậy mà dư luận Tây Phương cứ nhắm mắt biện hộ, cho rằng đạo quân xâm lăng nầy có chánh nghĩa và tìm cách soi bói Nước Việt Nam Cộng Hòa. Sự thiếu công bằng nầy dẫn tới sự sụp đổ một đất nước từng được Mỹ mệnh danh là tiền đồn chống Cộng, sát cánh với Mỹ để ngăn chận sự bành trướng của Cộng sản Bắc phương. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hiện đang bị vây khổn bởi một số dư luận bất công đầy ác ý như vậy của Tây Phương và thậm chí còn đáng buồn hơn khi ông còn bị chính nhiều đồng bào của ông tiếp tay chống phá. Thật tệ hại và đáng tiếc, hy vọng rằng ông sẽ vượt qua.
2.- Trung Cộng và Nga:
Đối với Trung Cộng và Nga, cuộc chiến giữa Mỹ và Bắc Hàn có xảy ra hay không, theo sự toan tính của họ thì cả hai trường hợp đều mang lại quyền lợi cho họ, tùy theo hoàn cảnh, quyền lợi đến với họ mau hay chậm mà thôi. Với sự dự tính của họ:
a.- Nếu cuộc chiến xảy ra, thì dù Mỹ có chiến thắng vẻ vang, nhưng dĩ nhiên sẽ bị tiêu hao lực lượng, suy yếu tiềm lực và trong khi đó Mỹ còn phải đương đầu với nhiều khó khăn khác trong vấn đề giải quyết nạn khủng bố, vấn đề Trung Đông và khối Á Rập cho nên không thể đủ sức ôm đồm thêm một cuộc chiến khác đối đầu với sức mạnh của Trung Quốc ngay được.
Trong tình huống như thế, Trung Quốc sẽ có cơ hội thuận tiện để dồn mọi nổ lực tiến chiếm một cách dễ dàng những vùng đất và biển phía Nam mà không sợ bị Mỹ can thiệp. Nga là đồng minh cốt lõi của Trung Cộng nên sẽ được chia phần để tăng cường thêm sức mạnh. Gã họ Kim sẽ là vật tế thần, nhiều sư đoàn của Trung Cộng hiện đang dàn quân dọc theo biên giới Trung Cộng-Bắc Hàn sẽ kịp thời nhanh tay ngăn chận Nam Hàn bắc tiến để thống nhứt bán đảo Triều Tiên của họ. Bắc Kinh sẽ tìm mọi cách để chiếm giữ cho được phần đất Bắc Hàn không bị mất vào tay Nam Hàn để dùng làm rào dậu hướng Đông với Nhựt Bổn.
b.- Nếu như vì một lý do nào đó mà Mỹ chùn tay, cuộc chiến không xãy ra thì Trung Cộng sẽ dễ dàng chứng minh cho Bắc Hàn rằng Mỹ chỉ là con cọp giấy, không có gì phải lo sợ, cứ mặc cho Mỹ hăm dọa, đàn em Bắc Hàn cứ ung dung tiến hành chương trình thử nghiệm các loại vũ khí hạt nhân.
Nếu tình trạng nầy xãy ra thì chỉ một thời gian nữa thôi, kho vũ khí hạt nhân cũa Bắc Hàn sẽ cao bằng núi, đủ sức và đủ nhiều để tung hoành trên khắp thiên hạ, trong khi đó, Trung Quốc và Nga sẽ chiếm trọn Biển Hoa Đông, Biển Đông, vượt Ấn Độ Dương, mang Đường Tơ Lụa đi chinh phục khắp năm Châu luôn cả Bắc Mỹ.
B.- Phản ứng của Mỹ và các đồng minh
Để thách thức lại những hành động của Bắc Hàn, Mỹ, Nhựt và Nam Hàn đã tổ chức một cuộc tập trận rất quy mô, gần một chục máy bay chiến đấu của Mỹ, Nhựt và Nam Hàn trang bị vũ khí bắn đạn thật, bay trên không phận của bán đảo Triều Tiên, một cuộc tập trận mà quân đội Hoa Kỳ nói là để đáp lại vụ phóng hỏa tiễn tầm trung lần thứ hai của Bắc Hàn ngày 15/9/2017 bay ngang qua Nhựt Bổn. Điều nầy đã làm cho gã họ Kim càng thêm cay cú, dẫn dụ gã liều mạng tiến xa hơn trong việc thử nghiệm bắn hỏa tiễn vũ khí hạt nhân, khi đó Mỹ sẽ có đủ lý do để hạ quyết tâm, ra tay triệt hạ Bắc Hàn mà dư luận dù ác ý với Mỹ cũng khó có thể phê phán điều gì khác hơn được.
Để biểu lộ sự quyết tâm và không nhượng bộ của Mỹ, tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, ngày 19/9/2017, TT Mỹ Donald Trump đưa ra cảnh báo nghiêm khắc rằng Mỹ sẽ buộc phải hủy diệt hoàn toàn Bắc Hàn trừ khi họ chịu thoái lui khỏi cuộc đối đầu vũ khí hạt nhân đồng thời ông cũng hối thúc các thành viên LHQ hợp tác để cô lập chánh quyền của ông Kim cho đến khi nào chánh quyền nầy chịu chấm dứt hành vi thù địch của họ.
Ngoài ra, ông Trump còn tuyên bố: “Chúng ta phải bác bỏ các mối đe dọa đối với chủ quyền của những nơi từ Ucraina cho đến Biển Đông. Chúng ta phải duy trì sự tôn trọng luật pháp, tôn trọng các đường biên giới và tôn trọng văn hóa và sự can dự hòa bình mà những điều đó cho phép”.
Rõ ràng là như vậy, nhưng để rào đón cho những lời phát biểu cứng rắn của Tổng thống Trump, trong một phát biểu với các phóng viên tại Ngũ Giác Đài hôm 18/9/17, ông Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis nhấn mạnh là nếu các phi đạn của Triều Tiên được xem như là một mối đe dọa thì Mỹ sẽ có cách đáp ứng khác và ông cho hay là Mỹ chưa bắn hạ phi đạn nào của Triều Tiên vì chúng không đề ra mối đe dọa với nước Mỹ hay đồng minh của Mỹ.
Các phi đạn của Bắc Hàn vừa qua có được Mỹ xem là mối đe dọa hay không thì chưa biết, nhưng những lời lẽ của họ Kim rõ ràng là mối đe dọa và thách thức táo bạo, không thể xem thường. Những phát biểu của ông James Mattis có thể được đánh giá là cách thức để mua thời gian cho sự vận động vì Mỹ lúc nào cũng cần thêm nhiều đồng minh trước những khó khăn lớn cần phải được giải quyết trước khi ra tay, sự vận động của Mỹ và Nhựt để kéo Ấn Độ về phía mình trong thời gian vừa qua là một thành công đáng kễ.
C.- Tạm kết
Xem thế thì cuộc chiến giữa Mỹ và Bắc Hàn khó có thể tránh khỏi, tuy nhiên, sở dĩ có những cuộc thách thức dằng co kéo dài có thể là do sự thận trọng và cân nhắc của chánh quyền Mỹ về các biến cố bất chợt do Trung Quốc và Nga dàn dựng rất có thể xãy ra trong khi và ngay cả sau cuộc chiến. Ngoài những thiệt hại vật chất và tiêu hao lực lượng trong cuộc chiến với Bắc Hàn, Mỹ còn phải thận trọng đo lường, cân nhắc về khả năng của mình ra sao để đối đầu với những mưu lược và toan tính của Nga và Trung Quốc.
Điều nầy vô cùng quan trọng đối với tương lai của thế giới mà đây có thể là chiến trận sau cùng để xác định cụ thể “Ai thắng Ai” và cũng để xác định vị trí Số Một của một cường quốc lãnh đạo thế giới mà cuộc chiến Mỹ-Bắc Hàn chỉ là sự khởi đầu.
Nếu Mỹ dành được chiến thắng sau cùng thì thế giới sẽ tránh được đại họa xâm lăng của bọn người Hán tộc, còn ngược lại thì cả thế giới sẽ đều bị nhuộm đỏ và trở thành Thiên Đường Trong Nghĩa Địa mà trong đó ngoài bọn người Hán tộc gian ác làm chủ và cai trị, thiểu số các dân tộc khác còn sót lại sẽ trở thành bọn người nô lệ chung thân, muôn kiếp sẽ không bao giờ có thể ngóc đầu lên nổi. Then chốt của mọi Ẩn Số đều nằm ở đây và tùy theo cách giải quyết nầy.
Chánh phủ Hoa Kỳ với một ủy ban Cố Vấn hùng hậu, nhiệt quyết và đầy bản lãnh như hiện nay, tin rằng Hoa Kỳ khó có thể bị “sụp bẫy” mà tập đoàn Nga-Hoa đã giăng lên từ bấy lâu nay.
Trung cộng đã đưa hai giàn khoan dầu vào khu Tư Chính – Nguyễn văn Canh
Tin tức giới truyền thông quốc tế cho biết cuối tuần qua Đảng Cộng Sản Việt nam (ĐCS) đã ra lệnh cho cộng ty Repsol ngưng hoạt động khai thác dầu khí tại lô 136-03 thuộc Bãi Tư Chính, nằm sát cạnh vùng Nam Côn Sơn về phía Đông. Lô này nằm trên thềm lục địa Việt Nam. Và thay vào đó, Trung cộng đã đưa 2 giàn khoan Hải Dương 708 và Hải Dương 760 vào khu vực này.
Repsol là công ty dầu của Tây Ban Nha đã hoạt động tìm dò dầu hoả trong những năm qua. Repsol mua lại quyền khai thác dầu của một công ty Gia Nã Đại là Talisman, với giá là 300 triệu MK. Talisman trước đó được Hà nội cho khai thác tìm dò dâu hoả tại khu vực này.
Repsol cách đây không lâu đã loan báo rằng họ đã tìm thấy dầu hoả tại nơi này.
Đây là một hành vi chuyển nhượng công khai chủ quyền một phần lãnh thổ quốc gia của Việt nam cho Trung Cộng. Đặc biệt, trong trường hợp này và ở nơi này, ĐCS đã có một khế ước tìm, dò để khai thác dầu từ trước với Repsol, công dân của một đê tam quốc gia là Tây Ban Nha, và Repsol đã bỏ ra rất nhiều tiền để thăm dò và nay họ đã tìm thấy dầu.
Làm sao lại có sự chuyển nhượng có vẻ dễ dãi, mau lẹ , rất bất thường, như vậy dù lãnh đạo VC biết phải chấp nhận 2 sự việc: a) để lộ ra chúng là kẻ đê hèn, và bị sỉ nhuc trước quốc dân và quôc tế vì hành vi ngang ngược của TC là động lực; b) mất một ăn một phần ăn to lớn từ nguồn lợi do dầu này mang lại cho cá nhân nhóm lãnh đạo Đảng. Thực vậy, qua tố cáo trong những tháng trước đây của Trịnh xuân Thanh, cựu Chủ Tịch Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí thì tiền ăn cắp, bỏ vào túi riêng của các lãnh đạo đảng liên quan đến bán lậu dầu trong vòng 30 năm qua , nhất là từ thời Võ văn Kiệt làm Thủ Tướng, được ước tính vào khoảng hơn 90 tỉ MK. Rêng trong 10 năm cầm quyền của Nguyễn tấn Dũng, số tiền ây là 36 tỉ MK.
Để hiểu rõ về việc làm này của lãnh đạo ĐCS, ta tưởng nên nhắc lại nền tảng mối quan hệ TC và VC về “giải pháp cho vấn về Biển Đông” do tướng Quách bá Hùng, Phó Chủ Tịch Quân Uỷ Trung Ương của TC thiết lập hồi tháng 4 năm 2011.
Quách bá Hùng sang Hà nội họp với Nguyễn phú Trọng, rồi Nguyễn tấn Dũng và các người khác từ ngày 12 đến 18 tháng 4, 2011.
Tại đây y ấn định đường hướng và các qui tắc mà các lãnh đạo VC phải thi hành để giải quyết vấn đề Biển Đông: Các điểm quan trọng là các lãnh đạo VC không được làm bất cứ một điều gì để làm cho tình hình phức tạp thêm, cũng không được để các thế lực bên ngoài can thiệp vào vấn đề tranh chấp ở Biển Đông và cuối cùng là phải hướng dẫn dư luận và cảnh giác đưa ra các lời bình luận hay có hành động làm tổn thương tình hữu nghị và lòng tin cậy giữa nhân dân hai nước ( thực tế là TC).
Ngoài ra, Hùng còn đi sâu vào việc hợp tác tác toàn diện giữa 2 đảng và hai nhà nước, và đưa vấn đề này vào thực tiễn. Các lãnh vực sau đây được thực hiện:
Hợp tác giữa 2 quân đội (thống nhất 2 quân đội dưới sự chỉ huy của quân đội TC)
Hợp tác trong lãnh vực an ninh. Về lãnh vực này, cũng trong thời gian 6 ngày này, Lê hồng Anh được mời sang Bắc Kinh, họp với Bộ trưởng công an Mạch kiến Trụ để nhận sự chỉ đạo của TC.
Hợp tác trong lãnh vự tư pháp. Vương thế Tuấn, Chánh án Toà Án Nhân Dân Tối Cao vào ngày 17 sang gặp Nguyễn minh Triết để đẩy mạnh sự hợp tác về tư pháp…
Hợc tác là danh từ mỹ miều, nghe như bình đảng giữa hai bên, nhưng che dấu sự thật là đưa cán bộ TC vào các cơ quan, tổ chức của Đảng và chính quyền VC, các cấp để chỉ huy và kiểm soát ngõ hầu VC không thể đi chệch hướng. Các điểm nêu trên được gọi là Thoả thuận Qúach bá Hùng. Thoả thuận này dựa trên một tiền đề là CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG LÀ CỦA TRUNG CỘNG, và lãnh đạo VC, như một Thái thú người bản xứ chỉ có nhiêm vụ thi hành mệnh lệnh của quan thày để bảo vệ chủ quyền ấy của chúng.
Về mặt chính quyền, Thoả hiệp Quách bá Hùng được hợp thức hoá bằng một Hiệp Ước gữa hai quốc gia: Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Hiệp Ước này được Hồ xuân Sơn, Thứ trưởng Ngoai Giao VC ký với Thứ trưởng Ngoại Giao TC Trương chí Quân tại Bắc Kinh vào ngày 23 tháng 6, 2011, có sự hiện diện của Uỷ Viên Quốc Vụ Viện Đới bỉnh Quốc, chứng kiến (1)
Hiệp ước trở thành văn kiện pháp lý ràng buộc nhà nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam,- các cấp chính quyền VC- vào trách nhiệm phải thi hành các điều khoản của Hiệp Ước.
Vào ngày 1 tháng 5, 2014 TC ngang nhiên đưa giàn khoan HĐ 981 vào hoạt động gần đảo Tri Tôn, thuộc Quần Đảo Hoàng Sa dưới sự bảo vệ của một lực lượng hải quân hùng hậu.TC nói rằng chúng “hoạt động trong vùng lãnh hải thuộc phạm vi chủ quyền của chúng.” Khi giàn khoan tiến vào vị trí, chúng ra lệnh ngay cho tàu cảnh sát biển VC phải đi ra xa, cách giàn khoan 3 hải lý, rồi lại có lệnh mới là 4 hải lý. Bộ trưởng Quốc Phòng VC Phùng quang Thanh mẫn cán hơn, ra lệnh đi xa 10 hải lý. Dù ở vị trí đó, có tàu cảnh sát biển VC vẫn bị tàu hải quân TC đâm chìm, một số chiếc bị hư hại nặng. Hai cảnh sát VC bị chết và một số bị thương.
Đưa giàn khoan vào Hoàng Sa như vậy rõ ràng là hành vi chiến tranh, một cuộc chiến tranh xâm lược.
Lãnh đạo ĐCS bất động. Hơn 10 ngày sau, dân chúng Việt nam tức giận. Họ nổi lên chống đối. Tại Hà tĩnh, dân chúng xông vào phá xưởng của TC. Sự xô sát làm 2 công nhân TC chết và một số bị thương. TC phải vội vã đưa tàu thuỷ di tản 4,000 công nhân về nước. Tại Bình Dương, dân chúng đốt phá các hãng xưởng Tàu (TC), kể cả xí nghiệp của người Tàu không phải của TC. Một số TC phải bỏ chạy, trốn sang Cao Miên.
Lãnh đạo VC bối rối trước phản ứng giận dữ của dân chúng Việt nam.
Nguyễn phú Trọng xin gặp Tập cận Bình để tìm cách giải quyết khó khăn này, nhưng không được tiếp.
Để xoa dịu các chống đối từ dân chúng, Nguyễn phú Trọng nói tới chủ quyền của VN trên quần đảo Hoàng Sa cho cử tri quận Tây Hồ, Hà nội. Trương tấn Sang cũng nói qua về chủ quyền cho cử tri tại Sài Gòn. Nguyễn tấn Dũng, láu cá hơn, khi sang dự Hội Nghị Á Châu, ở Tân Gia Ba vào ngày 21 tháng 5, phát biểu rằng “hành vi ấy (của TC) đe doạ an ninh hàng hải; không đổi chủ quyền lấy hoà bình hữu nghị viển vông”, và đồng thời ghé qua Phi luật Tân nói về vụ kiện của Phi trước Toà Trọng Tài Quốc Tế ( nói về vụ kiện, chứ không phải bàn hay tìm hiểu về vụ kiện để VC noi theo).
Tất cả những điều trên được đưa ra một cách bất đắc dĩ để che dấu những điều mà chúng đã cam kết trong thỏa thuận Quách bá Hùng và Hiệp Ước kể trên.
Tuy nhiên, đây lại là nguyên do gây ra sự hiểu lầm của TC. Chúng tưởng rằng lãnh đạo VC có âm mưu chống lại, vì lẽ Trọng và Sang ‘vận động’ quần chúng đòi bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Dũng ‘vận động quốc tế’, ngầm kêu gọi Mỹ can thiệp vì TC là nguyên cớ cho an toàn lưu thông trên vùng biển mà Mỹ từng rêu rao rằng cần phải bảo vệ các tàu đi qua trên khu vực một cách tự do và an toàn.
Đó là các vi phạm nghiêm trọng cam kết với TC như đã thoả thuận. Chính vì điểm này mà Dương khiết Trì (lúc này đã được thăng chức lên làm Uỷ Viên Quốc Vụ Viện) vào tháng 6 vội vã sang Hà Nội quở trách lãnh đạo Hà nội là các đứa con hoang phải trở về với Tổ Quốc (Trung Cộng.)
Hình do Truyền Thông TC phổ biến: Dương khiết Trì nói huỵch toẹt với các lãnh đạo VC tại Hà nội vào ngày 30 tháng 6, 2014: “Các Con Hoang Phải Trở về với Tổ Quốc”.
Tại Hà nội, y nhắc lại 2 điểm trong Thoả Hiệp Quách Bá Hùng để lãnh đạo VC từ nay phải nghiêm chỉnh tuân theo;
1) KHÔNG ĐƯỢC VIỆN DẪN CÁC TÀI LIỆU CỦA VIỆT NAM ĐỂ BIỆN MINH CHO CHỦ QUYỀN LỊCH SỬ CỦA VN, (chỉ trích Nguyễn phú Trọng và Trương tấn Sang nói với cử tri về chủ quyền; Dũng nói tới chủ quyền và hoà bình viển vông)
2) KHÔNG ĐƯỢC LÔI KÉO CÁC NƯỚC KHÁC VÀO TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG, (chỉ trích Nguyễn tấn Dũng về tuyên bố ở Hội Nghị Á Châu về hành vi của TC là nguyên do mất an toàn lưu thông trên biển, như vậy kéo Mỹ và các nước khác vào cuộc tranh chấp chống TC và y còn e ngại Dũng nộp đơn kiện tại Toà án Quốc Tế như Phi)
Ngoài ra, y còn cấm lãnh đạo VC 2 điều:
1) KHÔNG ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ THẤP VỀ KHẢ NĂNG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN CỦA CHÚNG TRÊN CÁC ĐẢO Ở BIỂN ĐÔNG,
2) KHÔNG ĐƯỢC PHÁ BỎ MỐI QUAN HỆ ĐANG TỐT ĐẸP HIỆN CÓ VỚI TC. (2)
Hiện nay, sau khi tướng Phạm trường Long, Phó chủ tịch Quân Uỷ Trung Ương TC bỏ dở cuộc viếng thăm vào ngày 18 tháng 6, vì Lãnh đạo VC không thể thoả mãn yêu sách của TC là phải đơn phương huỷ bỏ khế ước với Repsol, và để cho TC thay thế , vào khai thác dầu ở lô 136-03 vì hậu quả của việc làm sẽ to lớn. Đầu tháng 7, 2017, TC điều động một hạm đội gồm 54 chiếc tàu vào Biển Đông và chúng báo cho Lãnh đạo VC biết rằng nếu không thoả mãn các yếu sách của chúng, thì chúng sẽ đánh chiếm các đảo mà VC đang chiếm đóng trong vùng quần đảo Trường Sa.
Ngoài hạm đội 54 chiếc tàu trên, TC có 8 căn cứ trên 8 đảo đã được bồi đắp. Trong số này, có ba căn cứ quan trọng là Subi, Vành Khăn và Chữ Thập, chúng đã có sân bay lớn và đã bố trí 3 không đoàn máy bay phản lực tại đó. Mỗi không đòan gồm 24 chiếc, chưa kể các hải cảng rộng lớn và các kho võ khí và hoả tiển, dàn radar, cơ sở viễn thông…
Đó là nguyên do quan trọng thúc đẩy VC đau đớn đơn phương hủy bỏ khế ước với Repsol và chấp nhận tủi nhục để cho TC vào khai thác dầu tại khu Tư Chính.
Hai giàn khoan HD 708 và HD 760 đã hiện diện tại khu vực Tư Chính. OOO
Nhân dịp này, dân tộc Việt cảnh cáo ĐCS về sự hèn nhát, và nghiêm trọng lên án hành vi bán nước cầu vinh của chúng.
Hãy ngẩng mặt lên nhìn vào Hải quân VNCH. Vào tháng 1, 1974 lực lượng Hải quân VNCH nhỏ bé, vẫn ngang nhiên đương đầu với hạm đội Trung cộng gồm hơn 40 chiếc. Hải quân VNCH đã giết chết Đô Đốc Phương quang Kính, Tư Lệnh phó Hạm Đội Nam Hải, kiêm Tư Lệnh chiến dịch cùng với 5 Đại tá… trong trận chiến chống ngoại xâm này để bảo vệ Hoàng Sa.
Để đề cao tinh thần anh dũng của Hải Quân VNCH chống lại giặc ngoại xâm, Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ vào cuối năm 2009 kêu gọi tổ chức Ngày Hoàng Sa Tòan Cầu vào 19 tháng 1 năm 2010. Hàng chục tập thể người tị nạn Cộng sản khắp nơi trên thế giới từ Âu Châu, đến Úc, Canada và nhiều nơi ở Hoa Kỳ đã đáp ứng lời kêu gọi ấy và tổ chức các buổi lễ trọng thể để nói lên lòng ngưỡng mộ của quốc dân Việt đối với sự anh dũng của Hải Quân VNCH, đặc biệt là để ghi ơn và vinh danh 74 chiến sĩ hải quân anh hùng đã xả thân bảo vệ biên cương của Tổ Quốc trong trận chiến tại Hoàng Sa 19 tháng 1 năm 1974.
Kèm theo đây hai trong số nhiều video ghi lại hình ảnh các buổi lễ được tổ chức một cách trọng thể để quí vị coi:
Tại Nam California, Hội Hải Quân Cửu Long đứng ra tổ chức tại khu Tượng Đài, Westminster, có tới gần 2,000 người tham dự, và
Một buổi lễ khác ở Bắc California do các hội đoàn địa phương cùng với hội Hải Hải Quân Bạch Đằng tại San José thực hiện trong hội trường GI Forum rộng lớn trên đường Story; có tới trên 1,000 người tham dự.
Các lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam hãy noi gương các anh hùng hải quân VNCH trong trận chiến 1974. Đừng hèn nhát nữa!
Quốc dân Việt không tha thứ cho các kẻ đê hèn bán nước./.
—————
(1) Về chi tiết, xin xem Nguyễn văn Canh, “Hồ Sơ Hoàng Sa & Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc”, Tập 2, tr.314-319 , 5th Edition., Center for Vietnam Studies, 2014.
(2) Như trên, tr. 324-331
Nhật Ký Biển Đông: Toàn Cầu Hóa và Ngoại Giao Đa Phương – Đào Văn Bình
Ngày 17/8/2017, khủng bố đã dùng xe lao vào một đám đông ở Barcelona, Tây Ban Nha, làm chết 14 người và làm bị thương hơn 100 người. Đây là một thảm kịch của thời đại! Như tôi đã nói trước đây, Nhà Nước Hồi Giáo có thể bị dẹp tan, nhưng khủng bố do cá nhân hay các nhóm lẻ tẻ (lone wolf) thì khó lòng tiêu diệt vì nó liên quan đến “thánh chiến”, bành trướng tôn giáo và ý thức hệ tôn giáo cực đoan.
Trong khi đó tại Hoa Kỳ, tám người bị truy tố về tội kéo sập bức tượng thời Confederate dựng trước tòa án của Quận Hạt Durham, North Carolina – vốn là biểu tượng của Miền Nam chống lại Miền Bắc trong cuộc Nội Chiến vì vấn đề nô lệ Da Đen. Bức tượng bị kéo sập vào ngày Thứ Hai trong một cuộc biểu tình phản ứng lại bạo lực khiến một người chết tại cuộc tập họp của nhóm Da Trắng Ưu Việt tại Charlottesville, Virginia cuối tuần qua. Thế nhưng một số lại tụ tập trước sở cảnh sát và mong muốn được vào tù như một dấu hiệu phản đối.”
Cuộc nội chiến đẫm máu Nam-Bắc Mỹ (Civil War 1861-1865) với 620,000 binh sĩ hai bên tử trận, nhiều triệu dân thường bị thương với nhà cửa, ruộng vườn của Miền Nam bị tàn phá….tưởng vết thương đã được hàn gắn sau 152 năm…nay lại mưng mủ và bung ra. Người Mỹ nổi tiếng là không thù dai và biết quên quá khứ để nhìn về tương lai. Nhưng sự kiện ngày hôm nay cho thấy không phải vậy. Chia rẽ Nam-Bắc và Đen-Trắng vẫn còn đó và không biết có dẫn đến một cuộc Nội Chiến thứ hai hay không? Hiện nay đang có sự chia rẽ kịch liệt giữa Dân Chủ và Cộng Hòa cũng như trong chính nội bộ Đảng Cộng Hòa về việc triệt hạ các biểu tượng của Miền Nam. Thành phố Baltimore, Maryland trong đêm ngày 16/8/2017 đã âm thầm tháo gỡ bốn bức tượng liên quan đến biểu tượng của Miền Nam nước Mỹ. Thống đốc Tiểu Bang Maine nói rằng triệt hạ các biểu tượng này khác nào triệt hạ tượng đài kỷ niệm các nạn nhân ngày 11/9/2001 ở Nữu Ước. Còn Tổng Thống Donald Trump lên án bạo lực từ cả hai phía và nói rằng rất buồn khi thấy chứng tích lịch sử bị đập nát, cho nên đang bị chống đối và đòi đưa ra Quốc Hội luận tội. Thậm chí bà Thượng Nghị Sĩ Da Đen Maria Chappelle-Nadal của Tiểu BangMissouri còn mong Tổng Thống Donald Trump bị ám sát chết cho rồi. Tố cáo Ô.Trump cổ súy bạo lực trong khi mình lại chủ trương bạo lực gấp bội là kêu gọi ám sát tổng thống! Rồi nhìn vào mấy cô Da Trắng xinh đẹp nhảy chồm, đạp lên bức tượng Tướng Lee vừa bị kéo sập ai dám nói đàn bà Mỹ hiền lành? Giữa tình hình đó, Thượng Nghị Sĩ Ben Sasse (Cộng Hòa) của Nebraska tiên đoán rằng nước Mỹ sẽ có bạo động.
Theo New York Post ngày 24/8/2017, một học sinh trung học Da Den ở Milwaukee 16 tuổi đã nhào tới đấm gục thầy giáo ngay tại lớp học giống như một cảnh “hạ đo ván” trên võ đài. Học sinh này tiếp tục đấm vào mặt giáo sư khi ông đã gục ngã trên sàn. Cậu học sinh “thời đại iphone, ipad” này đã bị bắt. Chưa biết cuộc hành hung có liên quan đến chính trị hay chủng tộc hay không?
Rồi một chuyện kinh hoàng nữa, theo AP ngày 29/8/2017, một nam y tá ở Đức đã bị kết tội giết nhiều người bằng cách tiêm quá lượng thuốc trị bệnh tim cho bệnh nhân, có thể đã giết chết 86 người, nhưng theo các nhà điều tra thì con số nạn nhân có thể lớn hơn. Theo cảnh sát trưởng Kuhme của Thành Phố Oldenburg, con số nạn nhân lớn lao này có thể ngăn ngừa được nếu các giới chức y tế sớm hành động khi có dấu hiệu khả nghi.
Đây đúng là con quỷ hiện hình thành người! Phải xử làm sao đây? Dù hình phạt có như thế nào đi nữa, thiết nghĩ cũng không thể bù đắp lại tội đã giết 86 người do thú vui điên cuồng, bệnh hoạn. Ai nói người Âu Châu (Tây Phương) là biểu tượng của tự do, nhân ái? Tất cả những học thuyết, chủ nghĩa ác độc nhất đều phát xuất từ Âu Châu. Chủ nghĩa “khai sáng văn minh cho nhân loại” hầu như đã biến cả nhân loại này thành nô lệ cho người Da Trắng trong nhiều thế kỷ và ngày này Âu Châu (người Da Trắng) vẫn tiếp tục thống trị thế giới do họ có sức mạnh quân sự ưu việt. Á Châu muốn ngoi lên để cạnh tranh với Âu Châu, ngoài việc phát triển kinh tế cũng phải có sức mạnh quân sự tương đương.
Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Tám ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:
Tình hình thế giới:
-Los Angeles Times (Quận Cam) ngày 17/8/2017: “ Dân Biểu Dona Rohrabacher (Cộng Hòa) xác nhận rằng ông đã gặp người sáng lập WikiLeaks vào ngày 16/8/2017 hiện đang tỵ nạn tại Tòa Đại Sứ Ecuador ở Luân Đôn. Trong một bản công bố, văn phòng của Ô. Dona Rohrabacher nói rằng công dân Úc đang lẩn trốn này xác nhận rằng Nga không can dự vào việc đánh cắp điện thư của Ủy Ban Trung Ương Đảng Dân Chủ trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016. Những điện thư do WikiLeaks phổ biến đã khiến ứng cử viên Hillary Clinton phải chống đỡ. Cũng theo bản công bố, cuộc đối thoại giữa Rohrabacher và Assange bao gồm nhiều vấn đề, lần đầu tiên được Daily Caller tường thuật.”
-Tin Tổng Hợp ngày 20/8/2017: Được Mỹ bật đèn xanh, Tổng Thống A Phú Hãn Ashraf Ghani trong một buổi lễ tại Thủ Đô Kabul nói rằng lực lượng đặc biệt tinh nhuệ nhất của A Phú Hãn sẽ được chuyển từ sư đoàn lên quân đoàn trong kế hoạch an ninh bốn năm. Phải chăng đây là kế hoạch “A Phú Hãn hóa chiến tranh” rồi sau đó rút quân theo kiểu Chiến Tranh Việt Nam? Vào lúc 9:00pm (giờ Miền Đông) ngày 21/8/2017, tại Fort Myer, trước cả ngàn binh sĩ, Tổng Thống Donald Trump chia xẻ nỗi thất vọng của người dân Hoa Kỳ về cuộc chiến kéo dài đã 17 năm. Ông không đưa ra một chiến lược cụ thể mà nói rằng điều kiện trên bộ sẽ quyết định chiến lược. Và ông quyết định gửi thêm 4000 quân tới A Phú Hãn và sẽ ở đó cho đến khi đưa Taliban vào bàn hội nghị.
-Good Morning America ngày 20/8/2017: “Chỉ hai tháng sau khi Khu Trục Hạm Fitzgerald đụng phải một tàu vận tải mang quốc tịch Phi Luật Tân ngoài khơi Nhật Bản khiến bảy thủy thủ bỏ mạng, Khu Trục Hạm John McCain lại đụng phải một tàu chở dầu trong lúc tuần tra gần vùng Eo Biển Malacca khiến 10 thủy thủ mất tích.”
Đúng là Hải Quân Hoa Kỳ gặp kỳ xui tận mạng. Hạm trưởng và sĩ quan cao cấp chiến hạm Firzgerald đã bị cất chức. Phó Đô Đốc Joseph Aucoin – tư lệnh Hạm Đội 7 cũng bị ngưng chức. Hiện Hải Quân Hoa Kỳ ra lệnh ngưng mọi hoạt động của Hạm Đội 7 và tiến hành một cuộc điều tra rộng rãi về sự điều hành và tính sẵn sàng chiến đấu của hạm đội này.
-AFP ngày 22/8/2017: “Người đứng đầu Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử (Atomic Energy Organisation) nói rằng Ba Tư có thể tái tục tinh chế chất Uranim trong vòng năm ngày nếu Hoa Kỳ xé bỏ thỏa hiệp thỏa hiệp hạt nhân. Ô. Ali Akbar Salehi trong một cuộc phỏng vấn với IRIB nói rằng nếu chúng tôi quyết định, trong vòng năm ngày chúng tôi có thể bắt đầu tinh chế 20% tại nhà máy nguyên tử. Dĩ nhiên chúng tôi không muốn điều đó xảy ra khi chúng tôi đã nỗ lực để đạt thỏa hiệp hạt nhân ký kết với sáu cường quốc để đổi lấy giảm nhẹ cấm vận.”
Dưới áp lực của Do Thái và một số thượng nghị sĩ diều hâu như John McCain và Lindsey Graham, Tổng Thống Donald Trump muốn xé bỏ thỏa hiệp hạt nhân để áp đặt cấm vận lên Ba Tư hoặc mở một cuộc chiến với Ba Tư.
-AFP ngày 22/8/2017: “Hôm nay, Hoa Kỳ đã áp đặt lệnh trừng phạt lên 16 công ty Trung Quốc và Nga vì đã hỗ trợ cho chương trình hạt nhân của Bắc Tiều Tiên và lẩn tránh cấm vận của Hoa Kỳ. Biện pháp cấm vận là một phần của nỗ lực ngăn cản nguồn tiền tài trợ cho chương trình chế tạo vũ khí và nhắm vào những công ty khai thác tài nguyên thiên nhiên như than và khoáng sản hoặc liên hệ tới việc giao dịch tài chính có lợi cho Bắc Triều Tiên.” Hình như để trả đũa, Ô. Kim Jong Un ra lệnh cho các nhà khoa học gia tăng sản xuất đầu đạn hạt nhân và động cơ phóng hỏa tiễn liên lục địa bằng nhiên liệu đặc khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn. Một bên tập trận và dùng cấm vận để đe dọa và tạo áp lực. Một bên liên tục bắn thử hỏa tiễn để khiêu khích. Chưa biết bao giờ chiến tranh thật nổ ra.
Những biện pháp cấm vận này chắc chắn gây tổn hại cho các công ty của Trung Quốc và Nga. Nhưng không biết từ đó Nga và Trung Quốc có còn tiếp tục hỗ trợ cho Bắc Triều Tiên trong công cuộc đối đầu với Hoa Kỳ nữa hay không? Tin tức mới nhất của AP cho biết Nga lên án biện pháp cấm vận và đe dọa trả đũa. Theo USA Today, trong một cuộc họp báo, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh nói rằng cấm vận không giải quyết được vấn đề và yêu cầu Hoa Kỳ sửa chữa lại ngay lập tức. Thổ Nhĩ Kỳ cũng lên tiếng phản đối lệnh cấm vận này.
-Reuters ngày 22/8/2017: “Hoa Kỳ vừa từ chối viện trợ cho Ai Cập 95.7 triệu Mỹ Kim và trì hoãn một khoản viện trợ quân sự 195 triệu nữa vì Ai Cập không tiến bộ trong việc tôn trọng nhân quyền và các tiêu chuẩn dân chủ. Quyết định phản ảnh vừa mong muốn hợp tác về an ninh nhưng lại thất vọng vì lập trường của Ai Cập đối với các vấn đề tự do, nổi bật là một đạo luật mới quy định các tổ chức phi chính phủ được coi như một phần của cuộc đàn áp đối lập. “
Tình hình Ai Cập giống như chuyện “Ông nỉnh ông nang, ông ra đầu đàng ông gặp ông ninh”. Hễ có dân chủ tự do là đất nước hỗn loạn, tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo nắm quyền năm 2012 khiến quân đội phải đảo chính năm 2013. Đảo chính xong là phải độc tài để giữ yên đất nước. Nhưng độc tài lại bị Mỹ lên án và o ép. Có lẽ chính quyền của Ô. Tướng Sisi cuối cùng sẽ từ chối viện trợ Mỹ để quay qua nhận tiền của Trung Quốc xem chừng êm thắm hơn. Lịch sử cận đại của Ai Cập là một quốc gia cai trị bởi các nhà độc tài như Nasser (1964-1970), Sadat (1970-1981), Mubarak (1981-2011) rồi ngày nay tới el-Sisi. Đòi hỏi Ai Cập có một thể chế dân chủ kiểu Mỹ… với báo chí có quyền tung tin giả (CNN), biểu tình chống đối liên tục, đánh nhau lỗ đầu, làm đúng cũng bị chống, hận thù chia rẽ, bắn giết cảnh sát, đập phá tượng đài lịch sử, đem đầu lâu giả bê bết máu của tổng thống làm trò đùa, kêu gọi ám sát tổng thống…là nhắm mắt trước thực tế. Cách ngôn Việt Nam có câu, “Đèn ai nhà nấy rạng”. Hãy cứ lo cho đất nước mình tốt đẹp, mọi người yêu thương nhau đi. Xía vào chuyện hàng xóm làm gì cho thêm mệt?
-The Viral Thread ngày 23/8/2017: Đã đi một bài báo có tựa đề, “Những quốc gia có quân đội ưu việt trong thời kỳ hiện đại…mà Hoa Kỳ không nên lộn xộn (gây chiến) “ (The Countries With The 20 Most Dominant Militaries In The Modern World…US should never mess with) trong đó Việt Nam đứng hàng thứ 16, trên Ba Tư, Ba Tây, Ba Lan và Đài Loan. Đây chỉ là sự nghiên cứu trên lý thuyết. Thực tế ngày nay, Hoa Kỳ có thể tấn công bất cứ quốc gia nào kể cả Nga và Hoa Lục. Thế nhưng khi đánh rồi, hậu quả như thế nào thì không ai biết được. Người dân Hoa Kỳ coi vậy mà rất hiếu chiến. Nhưng khi cuộc chiến kéo dài, tổn thất lên cao thì họ biến ngay thành phản chiến. Khi trong nước cả triệu người xuống đường phản đối chiến tranh thì tiền tuyến không còn tinh thần chiến đấu. Lúc đó, ứng cử viên tổng thống nào muốn đắc cử phải chủ trương chấm dứt chiến tranh, rút quân về và như thế sẽ là thỏa hiệp rồi ôm đầu máu tháo chạy (Khi Đồng Minh Tháo Chạy) theo kiểu Nixon-Kissinger năm 1973. Hoa Kỳ muốn giữ ngôi vị “Võ Lâm Chí Tôn” thì chỉ nên đe dọa, răn đe chứ không nên gây chiến với các quốc gia nguy hiểm như Nga, Trung Hoa, Ba Tư hoặc Bắc Hàn. Một quốc gia với quân đội “cổ lỗ sĩ” như A Phú Hãn (33 triệu dân) mà 17 năm giải quyết chưa xong thì làm sao giải quyết được các cuộc chiến ở những xứ khổng lồ như Nga (trên 145 triệu dân) , Ấn Độ (1.3 tỉ dân) Trung Hoa (1.3 tỉ dân)? Cử thử tưởng tượng khi quân Mỹ tiến vào đây, khoảng 100 triệu dân thôi biến thành du kích thì…chịu đời sao thấu? Binh Thư Tôn Tử dạy rằng, nếu quân đông gấp 5 thì nên đánh và đánh với sự khôn ngoan. Hiện nay Hoa Lục có 2.3 triệu quân hiện dịch, Hoa Kỳ có 1 triệu quân hiện dịch. Khi nào Hoa Kỳ có 11.5 triệu quân hiện dịch thì hãy đánh Trung Hoa. Mà muốn có 11.5 triệu quân hiện dịch thì ngân sách quốc phòng phải tăng gấp năm, tức 640 x 5= 3200 tỉ đô-la.
-AP ngày 24/8/2017: “Bộ tham mưu của Ô. Trump sẵn sàng hạn chế cấp nhập cảnh/Visa cho bốn quốc gia Á Châu và Phi Châu vì đã từ chối tiếp nhận công dân của họ bị Hoa Kỳ trục xuất. Các viên chức Hoa Kỳ nói rằng Căm Bốt, Eritrea, Guinea và Sierra Leone chẳng bao lâu nữa sẽ phải chịu những trừng phạt này. Họ có ý định dụ dỗ những quốc gia “cứng đầu” (recalcitrant) không chịu nhận những người mà Hoa Kỳ trục xuất. Theo luật của Liên Bang, Bộ Trưởng Ngoại Giao có quyền ngưng cấp nhập cảnh tất cả hay một số đặc biệt nào đó cho những công dân thuộc những quốc gia nói trên.”
-AP ngày 27/8/2017: “Giáo Hoàng Francis lên tiếng phản đối việc ngược đãi người Hồi Giáo Rohingya ở Miến Điện và cầu nguyện sao cho họ được hưởng đầy đủ quyền lợi. Giáo hoàng nói rằng đã có một tin buồn về việc ngược đãi người anh em (brothers) Rohingya thiểu số. Cả trăm ngàn người Rohingya đã trốn chạy qua Bangladesh sau khi bạo động dữ dội leo thang. Tuần rồi, những người Rohingya cực đoan đã tấn công cảnh sát và các đồn biên phòng và lực lượng an ninh đã đánh trả. Giáo Hoàng Francis kêu gọi tín đồ tại Quảng Trường Saint Peter cầu nguyện Thượng Đế cứu vớt họ và trợ giúp họ. Một giám mục tại Miến Điện mới đây nói rằng Giáo Hoàng Francis chắc sẽ viếng thăm Miến Điện trong khi Vatican nói rằng việc hành hương đang được xem xét. Bà Aung San Suu Kyi đã công kích những vụ tấn công của nhóm Rohingya quá khích khiến gây trở ngại cho nỗ lực hòa bình và hòa hợp tại Bang Rakhine.” Theo tuần báo Time ngày 30/8/2017, chỉ trong một vài ngày, khoảng 18,000 người Hồi Giáo Rohingya đã vượt biên giới tràn vào Bangladesh để tránh cuộc bạo động tại Tiểu Bang Rakhine thuộc miền tây Miến Điện.
Việc nhóm vũ trang Hồi Giáo Arkhan Rohingya Salvation Army tấn công lực lượng an ninh của chính phủ khiến tình hình trở nên nguy hiểm và có nguy cơ Nhà Nước Hồi Giáo (ISIS) sẽ can dự vào đây. Hiện nay Phi Luật Tân đang phải chật vật đối phó với phiến quân Hồi Giáo. Thái Lan khổ sở vì những cuộc đánh bom và tấn công quân chính phủ tại miền nam của nhóm Hồi Giáo ly khai.
-Reuters ngày 27/8/2017: “Một cuộc thăm dò tiến hành ngày 26/8/2017 cho thấy phần lớn cử tri Pháp (57%) nay không hài lòng với việc điều hành đất nước của Ô. Emmamnuel Macron- một sự sụt giảm tín nhiệm đáng kể của một tổng thống mà cách đây hơn bốn tháng đã hiu hiu với chiến thắng áp đảo.”
Ở đâu cũng vậy. Lúc đầu dân chúng háo hức bầu cho ứng cử viên mà mình tưởng rằng sẽ là vị “cứu nhân độ thế”. Nhưng chỉ vài tháng sau thôi thì vỡ mộng và quay sang chống đối. Nói chung, không phải lãnh đạo bất tài. Nhưng ngày nay quốc gia nào cũng đều gặp phải muôn vàn khó khăn, ông Trời xuống đây cũng chẳng giải quyết được. Thế mới hay lòng dân còn khó hơn lòng Trời. Trời đòi hỏi ít, còn nhu cầu của dân thì vô tận. Do đó Thánh Đức ngày xưa cũng đã tìm cách “hóa dân” để kiềm chế bớt tham vọng của con người. Ai cũng đòi hỏi quyền lợi cho chính mình thì quyền lợi của đất nước nằm ở chỗ nào?
-Newsweek ngày 30/8/2017: “Nga đã tung ra 2000 binh sĩ và 70 tàu chiến cho cuộc thực tập sẵn sàng chiến đấu tại vùng biển Bắc Âu (Baltic) trước cuộc tập trận vào tháng tới với Belarus khiến gây tranh luận. Tàu chiến tham dự gồm có tàu hỗ trợ, hộ tống hạm, tàu đổ bộ loại lớn, pháo hạm và tàu diệt tàu ngầm loại nhỏ.”
Tình hình Syria:
-Reuters ngày 16/8/2017: “Các nhà lãnh đạo quân sự Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Tư đã thảo luận với nhau về việc cuộc chiến Syria và chống khủng bố. Đây là cuộc thăm viếng hiếm hoi của Cộng Hòa Hồi Giáo Ba Tư tới một thành viên của khối NATO. Bang giao giữa Thổ và Hoa Kỳ trở nên căng thẳng vì Hoa Kỳ hỗ trợ cho lực lượng người Kurd ở Syria. Cuộc thăm viếng của tướng Ba Tư Mohammad Baqeri là dấu hiệu mới nhất cho thấy Ankara gia tăng hợp tác với những cường quốc khác như Ba Tư và Nga.”
Hiện nay Nhà Nước Hồi Giáo đang bị đẩy lùi tại Iraq và Syria. Liệu còn lý do gì để Hoa Kỳ tài trợ, huấn luyện và trang bị vũ khí cho lực lượng người Kurd …để mất một đồng minh là Thổ? Ô. Obama có vẻ đắc ý khi hỗ trợ cho người Kurd để chống lại ISIS, không ngờ để lại một gánh nặng cho Ô. Trump…chưa biết giải quyết thế nào. Điều này chứng tỏ qua nhiều đời tổng thống, Hoa Kỳ cũng chẳng có kế hoạch trường kỳ gì cả mà chỉ “rách đâu vá đó”.
-AFP ngày 18/8/2017: “Hấp dẫn bởi những khế ước khổng lồ có thể có cho việc tái thiết một Syria tan nát vì chiến tranh, lần đầu tiên trong sáu năm, các công ty quốc tế đã ồ ạt kéo tới, bày hàng trong Hội Chợ Quốc Tế tại Thủ Dô Damascus.” Trong khi đó một cố vấn cao cấp hàng đầu của Ô. Assad nói rằng cuộc chiến chống lại phe nổi dậy và phe thánh chiến coi như chấm dứt và những lực lượng ngoại nhập sẽ là mục tiêu của cuộc chiến sắp tới. Theo Reuters ngày 21/8/2017, không quân Nga đã tiêu diệt một toán quân khá lớn của Nhà Nước Hồi Giáo, giết chết 200 chiến binh khi họ đang trên đường tiến về Thành Phố Deir al-Zor. Lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo đang tập trung quanh Deir al-Zor sau khi bị đẩy lui khỏi nam Raqqa và phía tây của Tỉnh Homs.
-Newsweek ngày 28/8/2017: “Theo cơ quan thông tin của chính phủ, Nga đã đưa hai tàu ngầm trang bị hỏa tiễn đạn đạo tàng hình vào Địa Trung Hải để sử dụng trong cuộc chiến ở Syria.”
Chính vì những vũ khí tối tân của Nga hiện đang có mặt tại Syria và Địa Trung Hải mà Mỹ né tránh đụng độ quân sự với Nga tại một chiến trường mà Mỹ luôn mong mỏi có một chiến thắng. Biện pháp duy nhất của Mỹ là dùng “chiến tranh ủy nhiệm”, thông qua các nhóm nổi dậy để lật đổ chính quyền của Ô. Assad và sau đó “đá” Nga ra khỏi khu vực chiến lược này.
Tình hình Biển Đông:
-Reuters ngày 22/8/2017: “Thủ Tướng Hun Sen tố cáo cơ quan truyền thông phi chính phủ và Hoa Kỳ giữa lúc chính quyền không còn kiên nhẫn trước những chỉ trích của cơ quan này trước cuộc tổng tuyển cử vào năm tới. Ô. Hun Sen đã đổ tức giận lên đầu tờ nhật báo Anh Ngữ Cambodia Daily và yêu cầu tờ báo này phải trả thuế tích lũy từ 10 năm qua hay sẽ phải đóng cửa.” Cũng theo Reuters ngày 23/8/2017, “Căm Bốt đã ra lệnh Viện Dân Chủ Quốc Gia (National Democratic Institute) do Hoa Kỳ tài trợ phải ngưng ngay hoạt động và sa thải các nhân viên ngoại quốc vào ngày 24/8/2017- một chuyển động mới nhất của Thủ Tướng Hunsen chống lại lợi ích của Hoa Kỳ trước ngày bầu cử.”
Thật tình, không một quốc gia nào ưa thích một cơ quan ngoại quốc hoạt động ở nước mình chuyên bới móc, bêu xấu chính phủ…chủ trương dân chủ hóa cũng có, nhưng âm mưu phá hoại, gây bất ổn và lật đổ cũng có. Chính trị là “thiên hình vạn trạng”, ngoài miệng nói nhân nghĩa, bên trong là âm mưu hiểm độc. Chính trị mà “hiền như Bụt” hay “thẳng ruột ngựa” thì tương chao cũng không có mà ăn, Miền Nam trước đây gọi là “húp cháo rùa”.
-Sputnik News ngày 22/8/2017: Trong chuyến viếng thăm Việt Nam từ 22-24/8/2017, Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim nói rằng, “Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam có thể hỗ trợ lẫn nhau vì chúng ta chia sẻ nhiều điểm tương đồng. Thủ Tướng Yildirim cho biết cũng giống như Việt Nam, hải lộ/đường biển quan trọng đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Ông nhấn mạnh thế mạnh của quốc gia này trong ngành công nghiệp đóng tàu và hợp tác hàng hải.”
-Reuters ngày 25/8/2017: “Nữ thủ tướng Thái Lan bị lật đổ Yingluck Shinawatra vừa trốn ra khỏi đất nước trước khi tòa tuyên án chống lại bà do tập đoàn quân phiệt đạo diễn. Bà Yingluck 50 tuổi, mà gia đình (gốc Hoa) thống trị nền chính trị Thái Lan trong 15 năm, đã không có mặt tại tòa để nghe tuyên xử về vụ thất thoát nhiều tỉ Mỹ Kim do kế hoạch tài trợ nông dân trồng lúa.” Vài ngàn người đã tụ tập ngoài tòa án để hỗ trợ cho Bà Yingluck, nơi khoảng 4000 cảnh sát đã được triển khai. Một số người biểu tình cầm hoa hồng, một số khác đeo bao tay có chữ ‘yêu’.”
Như thế là cả hai anh em Shinawatra đều phải sống lưu vong tại Dubai. Nền chính trị Thái Lan giống như một đấu trường, kéo dài từ 1932 tới nay…trải qua 19 lần thay đổi hiến pháp, hết độc tài lại đến độc tài, dân chủ tạm thời rồi bị lật đổ…và sẽ muôn kiếp như thế… khi mà quân đội, theo truyền thống trở thành “cha mẹ của dân”. Chưa biết ngôi vị của Tướng Prayut -chan-Ocha kéo dài bao lâu hay lại bị tướng dưới quyền đảo chính hay dân chúng biểu tình lật đổ rồi vào tù hay sống lưu vong?
–VOV.VN (Anh Ngữ) ngày 24/8/2017: “Trong chuyến viếng thăm Việt Nam, hội kiến với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bà Bộ Trưởng Quốc Phòng Úc Đại Lợi Marise Payne nói rằng Úc sẵn sàng hỗ trợ lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam tại Phi Châu. Rằng Úc rất lo ngại về hoạt động khủng bố trong vùng và đang hợp tác với các quốc gia trong khu vực để chống lại. Bà hy vọng Việt Nam sẽ cộng tác chặt chẽ với Úc Đại Lợi trong vấn đề này. Bà ca ngợi vai trò của Việt Nam trong khu vực và nói thêm thỏa hiệp Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ đem lại lợi ích cho các quốc gia hội viên và Úc sẽ theo đuổi việc thương thảo.”
-VOV ngày 30/8/2017: “Văn phòng Phủ Tổng Thống Ai Cập thông báo, Tổng Thống Abdel-Fattah El-Sisi sẽ thăm Việt Nam vào Tháng 9 tới. Đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu nhà nước Ai Cập tới Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1963. Trong chuyến công du Châu Á, Tổng Thống El Sisi sẽ thăm Trung Quốc theo lời mời của Tổng Bí Thư kiêm chủ tịch nước Tập Cận Bình từ ngày 3 tới 5 Tháng 9 và tham dự hội nghị khối bao gồm các nền kinh tế lớn mới nổi gồm: Ba Tây, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Tháp tùng Tổng Thống El Sisi có các bộ trưởng điện lực, giao thông, sản xuất vũ khí, thương mại và công nghiệp, hợp tác và đầu tư, cùng giám đốc quản lý Kênh Đào Suez.”
Nhận Định:
Ngày 6/5/2016 thủ tướng Kuwait thăm Việt Nam. Ngày 5/10/2016, Tổng Thống Ba Tư Hassan Rouhani thăm Việt Nam. Ngày 22/8/2017, Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cũng đã tới thăm Việt Nam. Và vào đầu Tháng Chín tới đây, tổng thống Ai Cập cũng sẽ ghé thăm Việt Nam. Đây là những quốc gia Hồi Giáo ở Trung Đông có sức mạnh quân sự lớn và có ảnh hưởng trong thế giới Hồi Giáo.
Khi mà Kuwait, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập tìm đến Việt Nam thì đúng là toàn cầu hóa đã lên tới đỉnh cao, tức chẳng còn chướng ngại vì chủ nghĩa, thể chế, tôn giáo… mà vì quyền lợi quốc gia. Ngày nay, nước nào muốn phát triển phải mở rộng ngoại giao đa phương hoặc thương mại trên quy mô toàn cầu nếu có thể. Cứ ru rú một chỗ hay cột chặt vào một khối hay liên hiệp hay ý thức hệ, tức tự cô lập mình và rồi trở nên lạc hậu hay yếu kém.
Tuy nhiên, thực tế chính trị cho thấy các cuộc chiến ở Ukraina, A Phú Hãn, Iraq hay Syria không phải là cuộc chiến toàn cầu. Thế nhưng sự trỗi dậy và tham vọng bành trướng lãnh thổ của Hoa Lục đang trở thành nguy cơ toàn cầu. Và bỗng nhiên Việt Nam trở thành vùng trái độn, một trọng điểm chiến lược của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu và kể cả Ấn Độ. Việt Nam đang bị du vào thế như một cái nêm, chịu đựng hai sức mạnh của hai siêu cường Mỹ-Hoa. Nếu Việt Nam khuất phục trước sức ép của Trung Quốc, thì Mỹ sẽ mất Biển Đông và từ từ không còn bá chủ Thái Bình Dương nữa. Nếu Việt Nam ngả hoàn toàn theo Mỹ, thì an ninh của Hoa Lục lâm nguy và chiến tranh Việt-Trung có thể nổ ra, lần này sẽ là trên biển. Khi đó hải lộ quốc tế tắc nghẽn và Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Đài Loan gặp nguy khốn ngay lập tức và khủng hoảng thế giới bùng nổ.
Do đó nhiệm vụ hay “chiến lược” của Việt Nam bây giờ là tăng cường sức mạnh quân sự để tự lực tự cường, không bị lệ thuộc vào bất cứ ngoại bang nào. Một mặt hợp tác với Mỹ để duy trì hòa bình hay ổn định tại Biển Đông. Đó cũng là mạng sống của Việt Nam. Cả thế giới ngày hôm nay phải làm ăn buôn bán với Hoa Lục để phát triển kinh tế, kể cả các đồng minh truyền thống của Mỹ như Anh Quốc, Úc Đại Lợi cho nên không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam phải giao thương với Hoa Lục. Đồng đô-la nào cũng là đồng đô-la. Không thể nói đồng đô-la bán cho Mỹ hay Âu Châu giá trị hơn đồng đô-la bán hàng cho Trung Quốc.
Thế nhưng nhiệm vụ duy trì hòa bình và ổn định tại vùng Đông Nam Á vô cùng khó khăn. Nó như một nhà ảo thuật đu dây, lơ mơ mất mạng như chơi. Chưa bao giờ Đại Việt bị du vào thế “ngàn cân treo sợi tóc” như ngày hôm nay. Cả thế giới đều hiểu điều đó, cho nên nếu có kéo tới Việt Nam chỉ để mong Việt Nam mạnh lên và trở thành lực cản tự nhiên đối với Trung Quốc…từ đó duy trì được hòa bình cho Đông Nam Á, Á Châu và xa hơn cho Hoa Kỳ.
Chính trị thế giới là chính trị “Xuân Thu Chiến Quốc” mà quyền lợi quốc gia là tối thượng – nhưng không thể phớt lờ quyền lợi của đồng minh và của các siêu cường. Do đó lãnh đạo quyền biến phải biết co dãn, tới lui, cương-nhu phối hợp chứ không thể vong mạng, phổi bò hay nông nổi. Các nước nhỏ phải biết “lấy nhu thắng cương”, phải biết dùng “đòn bẩy” tức dùng sức của các siêu cường để ngăn chặn tham vọng điên cuồng của siêu cường. Sách lược khôn ngoan là “làm mà không nói”. Giống như Ô. Donald Trump chỉ nói sẽ gửi thêm quân tới A Phú Hãn, còn chiến thuật như thế nào thì không thể nói ra. Không thể đem cả một chiến lược bảo vệ quốc gia ra công bố cho toàn dân biết. Cũng giống như trong Hội Nghị Diên Hồng, Vua Trần Nhân Tông chỉ muốn biết lòng dân để chống giặc chứ không thể nói, “Này các bô lão, Trẫm sẽ cho đóng cọc ở Sông Bạch Đằng để dìm chết bọn giặc Tàu.” Thời nào cũng vậy, chiến lược giữ nước phải có “thực chiêu” và “hư chiêu”. Đàm và nhún nhường có khi là hư chiêu. Liên kết đồng minh với “kẻ thù của kẻ thù” là thực chiêu. Kẻ phàm phu không thể hiểu được. Những bậc đại anh hùng của Việt Nam như Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung đểu đã sử dụng hư chiêu lẫn thực chiêu. Do đó, triều cống mà đánh bể mặt bọn giặc Tàu lúc nào không hay.
(California ngày 31/8/2017)
http://www.baocalitoday.com/binh-luan/nhat-ky-bien-dong-toan-cau-hoa-va-ngoai-giao-da-phuong.html
Nguy Cơ Khác Biệt Tôn Giáo
Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Chín ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:
Tình hình thế giới:
-Reuters ngày 2/9/2017: “Chỉ vài ngày sau khi biện pháp cấm vận được Liên Hiệp Quốc ban hành, Bắc Triều Tiên nói rằng họ đã phát triển một loại vũ khí nguyên tử tân tiến hơn có sức tàn phá lớn và lãnh tụ Kim Jong Un đã giám sát quả bom khinh khí thu nhỏ được gắn vào hỏa tiễn liên lục địa mới.”
Việc thử nghiệm được tuyên bố thành công và gây ra một cuộc địa chấn 5.7 làm rung chuyển miền đông bắc. Vậy thì đụng vào ông điên khùng này, hậu quả không biết như thế nào. Hoa Kỳ úp mở đe dọa đánh, liên tiếp cùng Nam Triều Tiên tập trận và cho máy bay ném bom chiến lược tàng hình bay trên đầu. Còn Bắc Triều Tiên thì cứ liên tục bắn thử hỏa tiễn và chế tạo bom nguyên tử. Chưa biết bao giờ trò chơi “đùa dai” này chấm dứt? Hay sẽ chấm dứt bằng thảm họa?
Vào ngày 3/9/2017, Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis đe dọa sẽ đáp ứng bằng cuộc chiến tranh tổng lực. Trong khi đó Nga và Hoa Lục duy trì quan điểm cho rằng áp đặt cấm vận thêm nữa chỉ phản tác dụng và làm cho tình hình trở nên nguy hiểm hơn. Vào ngày 4/9/2017, hai tổng thống Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên đã thảo luận với nhau qua điện thoại về diễn biến mới nhất. Hành động vừa qua chứng tỏ Bắc Triều Tiên không phải là “bù nhìn” của Bắc Kinh. Họ theo đuổi mục đích riêng của họ. Sở dĩ Hoa Lục không xiết mạnh tay vì lo sợ chế độ xụp đổ sẽ tạo ra một làn sóng tỵ nạn khổng lồ, Bán Đảo Triều Tiên sẽ thống nhất dưới sự cai trị của Nam Hàn….và như thế quân Mỹ sẽ áp sát biên giới Trung Hoa. Và một cuộc chiến trực diện với Mỹ như năm 1951 với vài triệu binh sĩ chết sẽ nổ ra và vĩnh viễn Trung Hoa sẽ không còn vùng trái độn để bảo vệ lãnh thổ nữa, ngoại trừ một Triều Tiên thống nhất theo thể chế trung lập.
Theo Newsweek ngày 11/9/2017, Bắc Triều Tiên tuyên bố “Hoa Kỳ khát máu” (blood thirsty US) sẽ phải trả giá thích đáng nếu biện pháp cấm vận mới được chấp thuận. Còn TNS John McCain nói rằng Bắc Triều Tiên sẽ không còn trên cõi đời này nữa (extinction) nếu cứ tiếp tục có hành động hung hăng, tức 25 triệu dân sẽ phải chết. Chưa bao giờ trên thế giới lại có những lời đe dọa ghê gớm như vậy. Trong khi đó theo Japan Times, ngoại trưởng Nhật Bản đã yêu cầu Qatar ngưng nhận công nhân từ Bắc Triều Tiên, một biện pháp”xiết bao tử” có thể khiến Bắc Triều Tiên phải chết vì Bắc Triều Tiên sống còn nhờ việc xuất cảng công nhân.
Theo The Hill ngày 13/9/2017, “Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Lục cho biết Nga và Trung Quốc cảnh báo về bất cứ hành động quân sự nào sau những biện pháp cấm vận mới lên Bắc Triều Tiên. Bloomberg News cho biết Hoa Lục sẽ không cho phép một cuộc chiến tranh giữa Nam-Bắc Triều Tiên.”
-Business Insider ngày 3/9/2017: “Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis vừa gửi một bức thư cho Bộ Trưởng Quốc Phòng Thụy Điển Peter Hultqvish về việc Thụy Điển có ý định ký vào thỏa hiệp cấm bom nguyên tử. Thụy Điển là một trong 122 quốc gia hỗ trợ một thỏa ước của Liên Hiệp Quốc cấm hoàn toàn bom nguyên tử mà từ trước tới giờ mới có. Thế nhưng mới đây Thụy Điển và Hoa Kỳ vừa ký kết Bản Công Bố Mong Cầu (Statement of Intent) gia tăng hợp tác quân sự giữa hai quốc gia. Giờ đây bộ trưởng quốc phòng của Ô. Trump cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng nếu Thụy Điển ký tên vào thỏa hiệp cấm bom nguyên tử, tức nếu nổ ra chiến tranh, thỏa hiệp ký với Hoa Kỳ về các vấn đề như hợp tác và hỗ trợ quân sự sẽ bị ảnh hưởng (sẽ không có).”
Sự kiện cho thấy: 1) Hoa Kỳ ngăn cấm, có thể tấn công các cơ sở hạt nhân hoặc tiến hành chiến tranh nếu Ba Tư và Bắc Triều Tiên chế tạo vũ khí nguyên tử trong khi Hoa Kỳ được tự do chế tạo, tàng trữ và sử dụng vũ khí nguyên tử. 2) Nhờ Hoa Kỳ yểm trợ, đỡ đầu, bảo vệ về mặt an ninh chắc chắn sẽ mất chủ quyền kể cả các quốc gia hùng mạnh như Nhật Bản, hà huống gì Thụy Điển, Ukraina. Những ai cần nương tựa vào Mỹ hãy nhìn tấm gương của VNCH trước đây. Nhờ Mỹ che chở thì chuẩn bị hy sinh chủ quyền quốc gia là vừa.
3) Thụy Điển ở vào thế khó xử. Nếu không ký vào thỏa ước cấm vũ khí nguyên tử thì Giải Nobel Hòa Bình chỉ là công cụ chính trị và những tư tưởnng nhân ái của Thụy Điển chỉ là đạo đức giả. Còn nếu ký vào thì sẽ không được Mỹ hỗ trợ nếu nổ ra chiến tranh với Nga.
-Sputnik News ngày 4/9/2017: “Tại thành phố Hạ Môn (Xiamen) của Trung Quốc đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 9 của nhóm BRICS bao gồm các nhà lãnh đạo của nền kinh tế Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Ba Tây và Nam Phi. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik nhà kinh tế Victor Efimov lưu ý rằng các hoạt động thực tiễn của BRICS đang làm thay đổi chiến lược phát triển toàn cầu.”
-AP ngày 4/9/2017: “Theo truyền thông Nga, Ai Cập đã chung kết thỏa thuận nhờ Nga xây dựng một nhà máy điện nguyên tử sau gần hai năm thương thảo. Tin tức được đưa ra sau khi Tổng Thống el-Sissi gặp Tổng Thống Putin trong hội nghị thượng đỉnh tại Hoa Lục. Nhà máy điện này sẽ được xây tại Dabaa, khoảng 130 cây số (80 dặm) tây bắc Thủ Đô Cairo trên bờ biển Địa Trung Hải. Ai Cập cũng đã yêu cầu Tổng Thống Putin ghi dấu ngày bắt đầu xây dựng nhà máy.” Tưởng cũng nên nhắc lại đây, vào ngày 22/8/2017, Hoa Kỳ đã từ chối viện trợ cho Ai Cập 95.7 triệu Mỹ Kim và trì hoãn một khoản viện trợ quân sự 195 triệu nữa vì Ai Cập không tiến bộ trong việc tôn trọng nhân quyền và các tiêu chuẩn dân chủ. Quyết định phản ảnh vừa mong muốn hợp tác về an ninh nhưng lại thất vọng vì lập trường của Ai Cập đối với các vấn đề tự do, nổi bật là một đạo luật mới quy định các tổ chức phi chính phủ được coi như một phần của cuộc đàn áp đối lập.
Hoa Kỳ trợ giúp nhưng dùng “ngọn roi nhân quyền” để kiềm chế. Còn Nga và Hoa Lục viện trợ mà không cần để ý tới vấn đề nhân quyền. Chưa biết về lâu về dài “ai thắng ai”. Nhiều khi chuyện cấm vận không phải của tổng thống mà của các ông dân biểu, thượng nghị sĩ. Các ông/bà này chỉ mong kiếm phiếu, không cần biết đến tình trạng an nguy của đất nước. Trước áp lực của cử tri, các ông bà “ra oai” bằng cách ban hành đạo luật cấm vận chỗ này, cúp viện trợ chỗ kia…thế là tổng thống bó tay và nước Mỹ mất dần đồng minh và số lượng kẻ thù mỗi lúc mỗi gia tăng. Tam quyền phân lập mới nhìn thật lý tưởng nhưng nó sẽ là thảm họa nếu hành pháp và lập pháp choảng nhau hoặc mỗi ngành nhìn về một phía. Khi đó đất nước giống như một con tàu mà có hai thuyền trưởng. Ô hô! Trên cõi đời ô trọc này không có cái gì tuyệt đối hoàn hảo! Tất cả đều tùy thuộc cái Tâm của con người. Khi yêu nhau thì cơm hẩm cũng ngon. Khi đã ghét nhau thì bát yến cũng trở nên chua chát.
-Reuters ngày 5/9/2017: “Tổng Thống Putin nói rằng bất cứ quyết định nào của Hoa Kỳ cung cấp vũ khí phòng vệ cho Ukraina sẽ đổ thêm dầu vào cuộc xung đột ở đông Ukraina và lập tức phe ly khai (do Nga hỗ trợ) sẽ mở rộng cuộc chiến tại đây.”
Dù Phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence đã tới đây, nhưng chắc chắn Mỹ không thể gửi quân hay cố vấn tới Ukraina mà chỉ gửi vũ khí như hỏa tiễn chống tăng và hệ thống phòng không. Khi đó Nga cũng sẽ trang bị thêm cho lực lượng ly khai hầu như đã hoàn tất việc cai trị vùng Donbass bao gồm Donetsk và Luhansk. Ai biết được trong số binh sĩ của Donbass, bao nhiêu là lính Nga giả dạng? Chắc chắn Mỹ không muốn binh sĩ chết cho cuộc chiến xa nhà khốc liệt này. Và Donbass cũng sẽ tiến hành trưng cầu dân ý tuyên bố độc lập hay sát nhập vào Nga như Crimea. Như thế Kiev vĩnh viễn mất luôn ba vùng đất do tham vọng của nhóm quốc gia cực đoan quyết tâm lật đổ tổng thống trung lập Yanukovych để thiết lập một chính quyền thân Tây Phương tại đây. Đúng là “sai một ly đi một dặm”. Nằm sát một đại cường với nhiều vùng đất là người Nga, nói tiếng Nga, chịu văn hóa Nga, trước đây đã thuộc Nga… mà đòi liên minh với thế lực ở xa để chống lại láng giềng khổng lồ của mình…thỉ đúng là “điếc không sợ súng”. Một lãnh đạo thật sự yêu nước phải biết láng giềng của mình là ai để có chính sách ngoại giao tốt nhất cho quyền lợi của đất nước. Nghe lời đường mật, dụ dỗ của các thế lực ở xa, biến láng giềng khổng lồ của mình thành kẻ thù khiến đất nước chia năm xẻ bảy là phản quốc chứ không phải yêu nước. Câu hỏi đặt ra là “tới bao giờ” Kiev mới có thể lấy lại ba vùng đất đã mất?
Theo tôi, dù NATO hay Mỹ có đổ 100,000 quân vào đây cũng không thể lấy lại được. Chỉ có giải pháp “trung lập hóa” Ukraina may ra mới có thể cứu vãn được tình thế. Nhưng giờ đây Kiev, Brussells và Hoa Thịnh Đốn đang say sưa với giải pháp cấm vận, trợ giúp vũ khí cho Ukraina để hy vọng Nga từ bỏ việc sát nhập ba vùng đất này. Theo tôi nghĩ, Nga thà chấp nhận một cuộc đại chiến với Tây Phương chứ không bao giờ để NATO biến Ukraina thành tiền đồn đâm thọc vào trung tâm nước Nga. Dù là ở rừng hoang, con hổ hay con sư tử, chúng nó cũng biết tôn trọng “territory” tức lãnh thổ hay vùng săn mồi để sống còn của nhau. Liệu Mỹ có khoanh tay ngồi nhìn để Nga hay Hoa Lục thiết lập một căn cứ quân sự tại Gia Nã Đại hay Mễ Tây Cơ không? Hỏi tức là trả lởi. Trong quy luật sống còn của nhân loại (The rules of life and death) không có vấn đề lương tâm hay đạo đức và cũng không có lý luận đúng sai.
– AFP (Istanbul) ngày 12/9/2017: “Thổ Nhĩ Kỳ vừa ký một thỏa hiệp lịch sử mua hệ thống phòng không tối tân nhất của Nga S-400 khiến gây khó khăn cho các quốc gia trong Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO)”.
Thật lạ đời! Một quốc gia trong NATO lại đi mua vũ khí của Nga- kẻ thù của NATO. Tại sao thế? Thực ra không có gì lạ. Với thời đại “toàn cầu hóa” và ngoại giao đa phương, mọi “lý tưởng” giờ đây đã lỗi thời. Tất cả đều vì quyền lợi của quốc gia. Gắn bó với một siêu cường hay với “đàn anh” nào là ngu dại. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ mới đây vừa ghé thăm Việt Nam. Rồi đây Thổ có thể sẽ lại làm ăn, buôn bán với Hoa Lục. Nước nhỏ ngu dại gì chui đầu vào một “liên minh” để làm tiền đồn hay đàn em cho các nước lớn. Hãy cứ để các “ông kẹ” choảng nhau, mình đứng ngoài coi chơi. Thế mới là sách lược kinh bang tế thế. Cuộc chiến trong tương lai hay có thể ngày mai đây giữa Mỹ-Nga-Hoa sẽ vô cùng thảm khốc. Ngu dại gì đứng ra hứng vài quả bom nguyên tử để đất nước mình biến thành vùng đất chết? Hiện nay chỉ còn một số quốc gia liên minh với Hoa Kỳ như Âu Châu, Nhật Bản, Gia Nã Đại, Úc Châu, Nam Triều Tiên còn thì hầu hết đều giữ thái độ trung lập. Nếu nổ ra chiến tranh Mỹ-Nga hay Mỹ-Hoa, chắc chắn các quốc gia trên sẽ lãnh bom nguyên tử vì có các căn cứ quân sự Mỹ tại đây. Cách đây vài năm Hoa Lục đã lên tiếng cảnh cáo Úc Châu.
Tình hình Syria:
-Reuters ngày 3/9/2017: “Quân chính phủ và đồng minh đã tiến vào vùng Deir al-Zor nơi bị quân
Nhà Nước Hồi Giáo bao vây, chiếm giữ mỏ dầu al-Kharata. Tổng Thống Assad của Syria năm nay đã tập trung chiến dịch quân sự vào vùng sa mạc, tấn công về phía đông vào quân Nhà Nước Hồi Giáo bằng nhiều nhánh để khôi phục Deir al-Zor nơi mà lỏm đất này đã bị bao vây trong nhiều năm.” Mất vùng này, lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo coi như không còn đất dung thân.
-Reuters ngày 7/9/2017: “Đặc sứ của Liên Hiệp Quốc, Ô. Staffan de Mistura nói rằng phe đối lập Syria phải thừa nhận rằng họ đã không thắng cuộc chiến và cần tiến tới một giải pháp chính trị cho cuộc tranh chấp.”
-Chicago Tribune ngày 9/9/2017: “Do yêu cầu của Nga, vào ngày 8/9/2017 Hoa Kỳ đã ngưng các chuyến bay theo dõi một đoàn xe của chiến binh Nhà Nước Hồi Giáo bị kẹt ở sa mạc Syria trong 10 ngày qua và nói rằng số phận của các chiến binh này tùy thuộc vào quyết định của chính quyền Syria. Đoàn xe cố gắng di tản khỏi vùng này do một thỏa thuận với với lực lượng Hezbollah nhằm chấm dứt giao tranh gần biên giới Li Băng nhưng mắc kẹt tại sa mạc. ”
-Washington Post ngày 14/9/2017: “Người Kurd ở Iraq tháng này sẽ bỏ phiếu để xem có muốn độc lập cho vùng đất của họ hay không và đây là một bước để hoàn thành giấc mơ thành lập quốc gia. Kết quả chắc chắn là ‘bằng lòng’ và sẽ gây lo ngại cho khu vực đang chìm ngập trong cuộc chiến chống lại Nhà Nước Hồi Giáo. Nhưng dù người dân có ‘bằng lòng’, nền độc lập cũng không đến ngay vì cuộc trưng cầu dân ý không có tư cách pháp lý. Thế nhưng các giới chức người Kurd nói rằng họ sẽ dùng nó để làm áp lực với chính quyền Baghdad ngồi vào bàn thương thảo về đòi hỏi độc lập của họ. Cuộc bỏ phiếu vào ngày 25/9 đã gây ra căng thẳng. Các quốc gia láng giềng của Iraq như Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại rằng nó sẽ khuyến khích khối người Kurd lớn lao đang sống trên đất nước của họ và đã kêu gọi đình chỉ cuộc bầu cử. Thủ tướng Iraq nói rằng cuộc trưng cầu dân ý bất hợp pháp và cảnh báo về một cuộc bạo động tại những vùng mà Iraq và Kurd cùng tuyên bố đây là lãnh thổ của họ. Đồng minh thân cận nhất của người Kurd là Hoa Kỳ đã thuyết phục họ nên đình chỉ cuộc bỏ phiếu vì lo sợ rằng một trang sử bất ổn mới sẽ mở ra cho dù lực lượng do Hoa Kỳ hỗ trợ này đang chiếm dần những vùng còn lại của Nhà Nước Hồi Giáo tại Iraq.”
Tình hình Biển Đông:
-ABC News ngày 2/9/2017 đưa tin, “Cảnh sát Căm Bốt đã bắt giữ nhà lãnh đạo của đảng đối lập chính trong một cuộc bố ráp tư gia đáng ngạc nhiên vào sáng Chủ Nhật 2/9/2017 (giờ địa phương) và cáo buộc đương sự tội phản quốc. Theo một thông cáo của chính phủ, Ô. Kem Sokha và một vài người đã âm mưu với ngoại bang để làm nguy hại tới Vương Quốc Căm Bốt. (Secret plans of conspiracy between Kem Sokha, others and foreigners to harm the Kingdom of Cambodia). Theo cô con gái của ông tên Monovithya Kem, lãnh tụ đối lập Kem Sohkha bị còng tay dẫn đi sau khi hơn 100 cảnh sát kéo tới nhà ở Thủ Đô Phnom Penh lúc nửa đêm. Cô Monoovithya Kem cũng là đảng viên của Đảng Cứu Nguy Dân Tộc nói trên Twitter rằng cảnh sát đã không có trát câu lưu của tòa. Ô. Hun Sen, một nhà độc tài đã nắm giữ quyền lực Căm Bốt hơn ba thập niên vừa tạo áp lực về mặt pháp lý lên những nhà chỉ trích, truyền thông và đối thủ chính trị trước cuộc bầu cử vào năm 2018. Trước những đe dọa về mặt pháp lý, người tiền nhiệm của Kem Sohkha là Sam Rainsy đã phải từ chức và sống lưu vong ở Pháp. Một ngày sau biến cố này, tờ Cambodia Daily cũng tuyên bố đóng cửa sau 24 năm phát hành.”
Vào ngày 5/9/2017, tờ Los Angeles Times loan tin Ô. Kem Sokha chính thức bị truy tố về tội phản quốc vì đã cùng Hoa Kỳ âm mưu lật đổ chính phủ. Nếu bị kết tội sẽ phải lãnh án tù 30 năm. Theo Reuters ngày 6/9/2017, Đảng Cứu Nguy Dân Tộc có thể bị loại ra khỏi cuộc tranh cử nếu không thay vị lãnh đạo đảng. Đồng thời Ô. Hun Sen tuyên bố sẽ làm thủ tướng thêm 10 năm nữa tức 42 năm. Trong khi Đảng Cứu Nguy Dân Tộc nói vẫn tiếp tục theo đuổi cuộc bầu cử năm 2018. Theo Reuters ngày 13/9/2017, đại sứ Hoa Kỳ tại Căm Bốt báo bỏ cáo buộc của chính phủ này về việc Hoa Kỳ can thiệp vào nội bộ Căm Bốt và yêu cầu phải thả nhà đối lập Kem Sohkha.
Với tình hình chính trị Căm Bốt ngày nay, lập đảng, lấy tên gì cũng được, chẳng hạn như Đảng Cộng Hòa, Đảng Dân Chủ, Đảng Cấp Tiến, Đảng Thăng Tiến, Đảng Xã Hội, Đảng Lao Động, Đảng Công Nông v.v…Chứ lấy tên Đảng Cứu Nguy Dân Tộc tức dân tộc đang lâm nguy, chết tới nơi rồi, cần nhảy ra cứu vớt…thì khác nào lấy dao thọc vào tim Ô. Hun Sen…thì ông có bỏ tù cũng là phản ứng tự nhiên thôi. Giả dụ Đảng Cứu Nguy Dân Tộc giành được chính quyền, vài năm sau đất nước khá lên, dân ấm no…chẳng lẽ cứ “cứu nguy dân tộc” mãi sao? Nghe kỳ quá, hay phải đổi tên đảng? Ngày xưa để giữ ngôi vua, có khi giết cả anh, em, chú, bác mình chứ nói chi đến đối thủ chính trị. Làm chính trị cũng phải khôn ngoan tí chứ. Cực đoan quá dễ chuốc lấy thất bại. Còn về báo chí, không phải báo chí lúc nào cũng tốt lành. Chính miệng Ô. Trump nói rằng báo chí là kẻ thù của người dân.
Hiện nay Ô. Hun Sen giống như các ông tướng Prayut chan-o-Cha của Thái Lan, el Sissi của Ai Cập, Erdogan của Turkey…tha hồ bỏ tù lãnh tụ các phe đối lập mà không sợ ai cả. Trong khi Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu lên án thì ông có một đồng minh khổng lồ là Hoa Lục đứng sau lưng. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Hoa nói rằng đây là nỗ lực bảo vệ an ninh quốc gia và ổn định của đất nước. Theo tôi, nội vụ từ từ “chìm xuồng”, chẳng ai rảnh rỗi can dự vào chuyện nước người cho thêm mệt trong khi Hoa Kỳ đang điên đầu về chuyện Bắc Triều Tiên. Do đó Ô. Hun Sen sẽ làm thủ tướng cho đến khi nào ông chán và “nhường ngôi” cho người con cả là Hun Manet hiện là trung tướng trong quân đội. Đối lập chỉ để “làm cảnh”, chống đối vừa vừa thì còn sống, đòi lật đổ hay “cưa ghế” của ông thì vào khám lớn nằm “gỡ lịch”. Hy sinh cả cuộc đời từ lúc 26 tuổi để chống nạn diệt chủng Khmer Đỏ rồi ngoi lên chức thủ tướng với bao cơn giông bão chính trị mà nay lại chịu về vườn thông qua một cuộc bầu cử, rồi có thể bị giết hoặc bỏ tù vì tội tham nhũng và hàng trăm thứ tội khác… thì chỉ có thánh nhân ngày xưa mới chấp nhận. Nói tóm lại, ai muốn “cưa ghế” Ô. Hun Sen thì phải bước qua xác chết của ông. Với tình hình như trên chúng ta chưa thể phỏng đoán được là Hoa Kỳ có tìm cách lật đổ chế độ của Ô. Hun Sen hay không giữa lúc chính trị nội bộ rối bời và nguy cơ chiến tranh với Nga và Bắc Hàn đang lù lù trước mắt. Nếu Hoa Kỳ quyết tâm lật đổ chế độ của Ô. Hun Sen chắc chắn sẽ gặp phản ứng của các quốc gia ASEAN, gây bất ổn trong vùng và chỉ có lợi cho Hoa Lục.
-AP ngày 14/9/2017: “Để trả đũa vụ Hoa Kỳ ngưng cấp nhập cảnh (Visa) cho hầu hết các viên chức cao cấp nghành ngoại giao Căm Bốt và gia đình vì từ chối nhận những người bị Hoa Kỳ trục xuất, Thủ Tướng Hun Sen tuyên bố sẽ đình chỉ hoạt động của nhóm tìm kiếm hài cốt các chiến binh Hoa Kỳ mất tích (MIA) trong chiến tranh Việt Nam và yêu cầu tổ chức Peace Corps rời khỏi Căm Bốt.”
Nhận Định:
Washington Post ngày 9/9/2017 đưa tin, “Liên Hiệp Quốc nói rằng trong hai tuần qua, số người trốn chạy bạo động, vượt biên vào Bangladesh đã lên tới con số báo động là 270,000 người.” Theo AP ngày 11/9/2017, chính phủ Bangladesh đã bằng lòng cung cấp đất để làm trại tạm trú cho 313,000 người tỵ nạn Rohingya đã tới đây từ 25/8/2017. Bà San Suu Kyi- lãnh đạo Miến Điện trên thực tế – sẽ không tham dự Đại Hội Đồng LHQ kéo dài từ 13/9/2017 tới 25/9/2017nại lý do an ninh của đất nước. Bà đang bị chỉ trích về cuộc trốn chạy của người Hồi Giáo Rohingya.
Khác biệt tôn giáo, cùng tôn giáo nhưng khác hệ phái, khác biệt chủng tộc… khó lòng sống chung với nhau đang là vấn nạn toàn cầu. Đông Timor tách ra thành lập một quốc gia riêng năm 2002 vì đa số theo Thiên Chúa Giáo do di sản của Thực Dân Bồ Đào Nha để lại, Nam Sudan tách ra thành lập một quốc gia riêng năm 2011 cũng chỉ vì Nam Sudan đa số theo Thiên Chúa Giáo, Kosovo tách ra khỏi Serbia năm 2008 vì vùng đất này 90% là Hồi Giáo. Ngay khi cùng thờ chung một Thượng Đế cũng không thể chung sống với nhau chẳng hạn như Bắc Ái Nhĩ Lan mà đa số là Ca Tô Giáo La Mã đã tách ra khỏi Ái Nhĩ Lan mà đa số là Tin Lành. Nếu vấn đề Rohhingya không được giải quyết bằng phương thức hòa bình, dưới áp lực của các siêu cường, Bang Rakhine có thể sẽ tách ra và trở thành một quốc gia riêng trong lòng Miến Điện. Kịch bản để tiến đến mục tiêu này là nhân danh Liên Hiệp Quốc, Mỹ sẽ thiết lập một Vùng Cấm Bay, tiêu diệt tất cả mọi tiềm lực của Miến Điện, sau đó đem lực lượng gìn giữ hòa bình tới đây mà quân Mỹ là chủ lực để thành lập một quốc gia riêng cho người Rohingya.
Nếu người Hồi Giáo Rohingya sống rải rác trên Miến Điện thì nó không tạo một áp lực chính trị lên chính quyền trung ương. Chính vì họ sống tập trung tại Rakhine cho nên sớm muộn gì họ cũng đòi tự trị và sau đó thành lập quốc gia riêng. Nói mà không sợ sai lầm, chỉ cần nước Mỹ này 30% dân số là người Hồi Giáo sống tập trung, nước Mỹ sẽ bị chia cắt theo lằn ranh tôn giáo. Chính vì thế mà Ô. Trump đã có những biện pháp hạn chế hoặc ngăn cấm người Hồi Giáo nhập cư để tránh một thảm họa không xa. Cho nên đứng ngoài phê phán Miến Điện thì dễ nhưng chính mình “ở trong chăn” mới thấy muôn vàn khó khăn. Tự do đi lại, dang tay chào đón người di dân, nhất là người Hồi Giáo tới nước Mỹ đã trở thành một nguy cơ tiềm ẩn chứ không còn là một nhu cầu bức thiết của một quốc gia “đất rộng người thưa” cách đây 200 năm.
Làm thế nào để duy trì “tự do tôn giáo” nhưng vẫn có một tôn giáo dòng chính (khoảng 75%) để ổn định chính trị, duy trì bản sắc dân tộc – đang là một bài toán nhức đầu của nhân loại. Nước Mỹ và Âu Châu dường như đang lúng túng và mâu thuẫn vì vừa muốn bảo vệ “tự do tôn giáo” cho cả loài người nhưng lại muốn giữ sao cho tôn giáo của mình không trở thành thiểu số chỉ vì lý tưởng “tự do tôn giáo”.
Tôn giáo gắn liền với lịch sử, chính trị, văn hóa, phong tục tập quán của một dân tộc. Nay tôn giáo đổi thì tất cả những thứ đó phải đổi theo. Thí dụ: Một tôn giáo không chấp nhận thờ cúng ông bà tổ tiên thì một người cải đạo theo tôn giáo ấy, chắc chắn sẽ quăng bàn thờ, hình ảnh của tổ tiên mình ra ngoài đường. Rồi các lăng mộ, đền đài, miếu mạo thờ phượng các vị anh hùng hay Thánh của dân tộc đó cũng có thể trở thành hoang phế hay đập bỏ. Rồi lịch sử của dân tộc cũng có thể phải viết lại. Nói tóm lại, toàn là những thứ linh thiêng, thần thánh nhất của một dân tộc sẽ bị hủy diệt. Khác biệt tôn giáo đang từ từ trở thành thảm họa cho nhân loại. Do đó đã có người nghĩ rằng, nếu như nhân loại này không có tôn giáo và sống bằng các nguyên tắc của luân lý và đạo đức, có lẽ con người hiểu nhau hơn và không giết nhau. Bởi vì các nguyên tắc về luân lý và đạo đức đặt trên nền tàng trí tuệ và từ cuộc sống này đi lên. Còn tôn giáo phần lớn phát xuất từ thần linh và đặt trên nền tảng niềm tin. Trí tuệ thì có thể hiểu được còn niềm tin thì có thể đúng có thể sai và đôi khi phải chấp nhận chứ không thể chứng minh. Làm sao chúng ta có thể chứng minh được là sau khi chết đi sẽ có một thế giới khác mà chúng ta sẽ sống đời đời, vô cùng hạnh phúc? Vì không thể chứng minh cho nên buộc lòng phải “tin”. Và niềm tin cực mạnh gọi là “đức tin”.
Khác biệt tôn giáo chứ không phải bom nguyên tử có thể sẽ hủy diệt loài người. Song, nếu như loài người may mắn còn tồn tại… là nhờ:
-Một tôn giáo nào đó do một siêu cường áp đặt lên toàn thể loài người, các “dị giáo” đều bị tiêu diệt cho nên không còn sự khác biệt tôn giáo nữa. Và loài người sẽ sống dưới mái nhà hạnh phúc hay địa ngục của một “tôn giáo toàn cầu”.
-Do sự giác ngộ, con người nhận ra rằng chỉ có luân lý và đạo đức là cần thiết, tôn giáo là một thảm họa cho nên mọi tôn giáo đều từ từ suy tàn. Từ đó con người vẫn giết nhau vì gốc Tham-Sân-Si vẫn còn nguyên, nhưng sẽ không giết nhau vì khác biệt tôn giáo.
(California ngày 15/9/2017)
https://vietbao.com/p112a272188/nhat-ky-bien-dong-nguy-co-khac-biet-ton-giao
Vui cười
Một anh chàng bị vợ phàn nàn vì hút thuốc nhiều quá. Anh chàng năn nỉ: Thôi thì từ đây trở đi anh chỉ hút những lúc anh vui nhất và buồn nhất thôi, chịu không?
Bà vợ thấy chồng nhương bộ như vậy cũng được quá rồi nên vui vẻ ưng thuận. Anh chồng mừng quá hỏi lại: Chắc không ?
– Sao không chắc, bà vợ trả lời ngay.
Anh chồng mừng hú: Anh vui nhất khi anh gần em còn buồn nhất khi anh xa em!
Biển Đông: Mỏ Dầu… – Trần Khải
Tin về Biển Đông ngày càng bi quan… không có vẻ gì thuận lợi, vì áp lực Trung Quốc trên Biển Đông ngày càng hung hăng về mọi phương diện. Chỉ có một điểm sáng: công ty Hoa Kỳ ExxonMobil vào kinh doanh tại VN.
Tạp chí UPSTREAM ghi rằng công ty giàn khoan Repsol của Tây Ban Nha đã cho biết đã hủy bỏ hợp đồng tàu khoan dầu đối với Việt Nam. Việc hủy bỏ này liên hệ tới vụ hồi tháng trước bị áp lực phải gỡ mũi khoan trong vùng biển hợp đồng với VN, nhưng bị Trung Quốc hù dọa sử dụng vũ lực.
Chủ công ty giàn khoan là Golden Close Maritime nói hôm Thứ Tư 30/8/2017 rằng hợp đồng huỷ bỏ là với tàu khoan Deepsea Metro I.
Nghĩa là, trong tương lai, các công ty khoan dầu khác sẽ dè dặt.
May mắn, vẫn có tin vui: Công ty dầu Hoa Kỳ ExxonMobil sẽ bắt đầu khai thác Mỏ khí Cá Voi Xanh vào tháng 11/2017. Dự kiến TT Trump sẽ dự buổi khởi động dự án tại VN.
Tin này được Đài Truyền Hình Việt Nam loan đi vào tối ngày 29/8/2017 sau cuộc nói chuyện tại Hà Nội giữa thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc với phó chủ tịch Jon Gibbs phụ trách Châu Á- Thái Bình Dương và Trung Đông của tập đoàn này.
Thế là TQ tăng áp lực: các thông tấn như Nhật báo Nhân Dân, ChinaNews, báo Women of China từ Bắc Kinh loan tin Trung Quốc sẽ sử dụng sách giáo khoa mới trong đó tập trung dạy về chủ quyền lãnh thổ: tất cả bậc tiểu học và trung học đệ nhất cấp sẽ có sách giaó khoa mới trong tháng 9/2017.
Sách giáo khoa biên soạn bởi 900 chuyên gia từ năm 2012, trong đó dạy quan điểm bá quyền về Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan, và Biển Đông.
Nghĩa là gì? Nghĩa là, không có chuyện thương lượng gì về Biển Đông.
Thế là nhiều quốc gia lạnh cẳng. Báo Nhật Bản Nikkei Asian Review hôm 31/8/2017 có bài phân tích cho biết: Singapore sẽ đi dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Tại sao quôc gia đồng minh lâu đời của Mỹ, từng liên minh quân sự với Mỹ, lại chịu đi dây với Hoa Lục?
Singapore đâu có nghèo như VN để phải tìm mưu đi vay, hay bị xử ép về thương mại…
Bài báo phân tích về hội nghị Belt and Road Forum tại Bắc Kinh hồi giữa tháng 5/2018, với 1,500 đại diện từ 130 quốc gia, trong đó có lãnh đạo của Mã Lai, Philippines, Indonesia và Miến Điện.
Lúc đó, Bắc Kinh không mời Thủ Tướng Singapore là Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong). Các báo nói, họ Lý có xin Tập Cận Bình vé mời, nhưng Tập từ chối thẳng.
Lý do vì Singapore bị xem là chỉ trích TQ về hành vi hung hăng Biển Đông. Lý do, nếu TQ vũ trang hóa Biển Đông, Singapore sẽ ngộp thở… vì nước thành chủ yếu dựa vào giao thương.
Trong khi đó, Bắc Kinh lớn tiếng chọc quê Haỉ quân Hoa Kỳ…
Bản tin BBC ghi nhận: TQ chê Hải quân Mỹ chỉ ham ‘câu cá và đánh bài’…
Vụ va chạm chết người của tàu khu trục USS McCain với một tàu hàng ở ngoài khơi Singapore mới đây cho thấy hải quân Hoa Kỳ đang phải đối diện với hàng loạt các vấn đề, báo Trung Quốc bình luận.
Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bài đăng hôm 29/8 nói rằng cho dù quân đội Mỹ có kỷ luật viên tư lệnh Hạm đội 7 đi chăng nữa thì những tổn hại của hải quân Mỹ cũng vẫn đã xảy ra.
Số các thủy thủ thiệt mạng trong những vụ tai nạn của tàu chiến Mỹ gần đây là cao hơn so với số lính Mỹ tử trận tại Afghanistan trong năm nay.
Nhân dân Nhật báo nói trong tình trạng như thế thì ‘Hải quân Mỹ hãy nên tự trách mình’.
Tờ báo đánh giá rằng Hải quân Mỹ đang phải dàn trải quá mỏng lực lượng, đồng thời đối phó với nạn gian dối, tham nhũng, kỷ luật lỏng lẻo và huấn luyện tồi.
“Với bốn vụ tai nạn nghiêm trọng trong chưa đầy một năm, quả là không có gì đáng ngạc nhiên khi thế giới bắt đầu coi Hải quân Mỹ như mối đe dọa thay vì lực lượng bảo vệ an ninh hàng hải.”
Báo này cũng nói rằng các bức hình được đăng trên trang Facebook của tàu USS McCain không lâu trước khi xảy ra vụ tai nạn cho thấy thủy thủ ngồi câu cá, đánh bài trên boong, chứng tỏ “kỷ luật trong hải quân Mỹ là quá lỏng lẻo”, và đó là “lý do chính gây ra thảm kịch”.
Trung Quốc cũng bác bỏ những bình luận nói Bắc Kinh có thể đã tấn công tin tặc vào hệ thống định vị dẫn đường trên các tàu Mỹ, hoặc tiến hành cuộc tấn công mạng cyberattack để gây ra các vụ va chạm đó.
Nhân dân Nhật báo nói đó là những lời thêu dệt vô căn cứ và lố bịch của truyền thông về “thuyết âm mưu ‘mối đe dọa Trung Quốc'”.
BBC cũng ghi rằng tuy nhiên, Nhân dân Nhật báo nói, “ngay cả khi những vụ tai nạn đó xảy ra do mức độ tinh vi giỏi giang của Trung Quốc trên không gian mạng, thì các tàu chiến Mỹ lẽ ra vẫn phải đủ khả năng tránh được va chạm.”Trong khi đó, RFI ghi nhận: Trung Quốc tập trận sát Việt Nam: Hù dọa trên bộ để áp lực trên biển?
Trong hơn một tháng gần đây, báo giới quốc tế đã bình luận rất nhiều về căng thẳng Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, với sự kiện Bắc Kinh dọa tấn công các cơ sở Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu Hà Nội không đình chỉ việc cho khoan dò tìm trong khu vực lô 136-06 gần bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng nằm trong đường lưỡi bò của Trung Quốc.
RFI ghi nhận:
“Khả năng Bắc Kinh dùng võ lực đối với Việt Nam mới đây đã được trang blog Pháp East Pendulum chuyên về Trung Quốc, gợi lên trong một bài phân tích về một tháng tập trận rầm rộ của Trung Quốc trong tháng 8 gần biên giới trên bộ với Việt Nam. Bài viết đăng ngày 22/08/2017 mang tựa đề: «Sắp tròn một tháng tập trận đổ bộ ngay trước cửa ngõ Việt Nam – Bientôt un mois dexercice amphibie devant la porte du Vietnam».
Bài viết của tác giả Henri Kenhmann trước hết phân tích về thời gian và địa điểm của cuộc tập trận do lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Trung Quốc tiến hành: Đó là từ đầu tháng 8, ở khu vực phía bắc Vịnh Bắc Bộ, gần biên giới Trung-Việt, với một loạt bài tập đổ bộ, bắn đạn thật.
Phân tích các thông báo từ phía giới chức hữu trách Trung Quốc, quy định thời hạn mà một số khu vực trên biển được dành riêng cho quân đội nước này, cấm mọi tàu thuyền không phận sự qua lại, tác giả bài viết cho rằng cuộc tập trận đổ bộ này có dấu hiệu là đã bắt đầu vào ngày 01/08 và có lẽ kéo dài ít ra là cho đến ngày thứ Tư 23/08 vừa qua, tức là hai hôm sau khi bài báo được công bố.
Về địa điểm, người ta có thể ghi nhận là các vùng tập trận di chuyển từ từ về phía Tây, nghĩa là về hướng Việt Nam. Thoạt đầu là ở khu vực đảo Tà Dương ở chếch về phía đông, gần bán đảo Lôi Châu, sau đó chuyển qua phía tây, vượt quá đảo Vi Châu, đến khu vực gần thành phố Bắc Hải ở Quảng Tây, rồi đi xa hơn nữa về vùng biển ngoài khơi Phòng Thành Cảng, một huyện giáp giới với tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam, trước khi ngược đường trở lại khu vực phía đông.
Cho dù Quân Đội Trung Quốc không muốn tiết lộ vị trí chính xác của các cuộc tập trận, nhưng theo tính toán của East Pendulum, vùng diễn tập của Thủy Quân Lục Chiến Trung Quốc có lúc chỉ cách bờ biển Việt Nam 50 cây số!”
https://vietbao.com/p123a271645/bien-dong-mo-dau-
Khai thác Bauxite: Vấn Đề Bảo Tồn Văn Hóa và Sắc Tộc người thiểu số
Ảnh hưởng Văn hóa và Xã hội
Tóm lược: Người thiểu số miền Cao nguyên rất nhạy cảm và có mặc cảm đối với người Việt. Với diện tích Cao nguyên ngày càng thu hẹp vì di dân, từ 1,4 triệu trước năm 1975 cho đến 4 triệu năm 2009, người Thượng có khuynh hướng ngày càng rút sâu vào hướng Tây, đôi khi vượt qua biên giới Lào và Cambodia.
Mật độ người Thượng trước năm 1975 chiếm khoảng 90%. Ngày nay, chỉ còn ước tính khoảng 400 ngàn sinh sống ở vùng Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Điều nầy nói lên việc khai thác quặng bauxite tại vùng nầy càng làm cho sự việc càng nghiêm trọng hơn đối với họ. Theo thống kê của World Bank năm 2008, tỷ lệ người Thượng hiện đang sống dưới mức nghèo đói là 72%.
Đối với những người ở lại bám đất, vì đất canh tác càng bị thu hẹp, gia đình có nguy cơ làm không đủ ăn. Do đó, các lao động chính của gia đình cần phải tha phương cầu thực. Vô hình chung, gia đình sẽ bị xáo trộn và có thể đưa đến ly tan. Con cái của họ, vì thiếu vắng cột trụ của gia đình có thể đi vào vòng sa đoạ. Đây có thể là viễn ảnh của xã hội trong một tương lai không xa nếu, TC “thực sự” khai thác hay “chiếm đóng” Cao nguyên Trung phần Việt Nam.
Đứng về phượng diện địa lý, tỉnh Đắk Nông được bao bọc bởi tỉnh Dak Lắc về phía Bắc, Lâm Đồng về hướng Đông Nam, tỉnh Bình Phước và giáp với biên giới Cambodia về hướng Tây. Gia Nghĩa là trị trấn của Đăk Nông, cách Sài Gòn 245 Km, Phan Thiết 180 Km. Còn Lâm Đồng được bao bọc bởi các tỉnh Đăk Lắc, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, và Sông Bé.
Tỉnh Đắk Nông chiếm diện tích 6.510 Km2, có độ cao trung bình từ 600 đến 700m, nhưng cũng có nhiều nơi chiếm cao độ trên 1.900m. Về dân số, có 417 người năm 2007 gồm đa số 80% người Kinh (Việt Nam) và 31 sắc tộc thiểu số trong đó người M’nong, Tay, Ede chiếm đa số. Mật độ trung bình là 64 người/km2 và có 15% dân sống trong các thành phố. Thu nhập đầu người cho năm 2006 là 7,7 triệu/năm (~US$350).
Đăk Nông được bao phủ bởi rừng rậm chiếm 64%, trong đó gồm 87% là rừng thiên nhiên, 2% rừng trồng cây công nghiệp, và 11% đất hoang.
Nói về ảnh hưởng của xã hội và xáo trộn văn hóa một khi CSBV cho TC khai thác bauxite vùng nầy, chúng ta, trước hết có thể nêu một thí dụ điển hình ở tỉnh Pleiku ành hưởng lên người dân Jarai chỉ sau một thời Việt Nam phát triển vùng từ sau 1975.
1- Tỉnh Pleiku
Tiến sĩ Matthieu Guérin, Giáo sư Trưởng khoa Sử Hiện đại của Viện Đại Học Caen và chuyên viên nghiên cứu nền Văn hóa dân tộc Jarai tại Pleiku nhấn mạnh “Chỉ cần có 30 năm là đủ để hủy hoại toàn bộ khu “Rừng Muôn Thánh” (la forêt des mille génies ). “Cuộc tàn phá bắt đầu ngay vào những ngày đầu những ngày “Thống Nhứt” đất nước Việt Nam năm 1975″ đã gây sự chú ý của các thính giả trong buổi nói chuyện ở Đại học Sorbonne vào tháng 2/2009 về cuộc tàn phá Rừng già và cướp đất ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam.
Hiện tượng một nền nông nghiệp lương thực (của người dân tộc Jarai ) được biến thành một nền nông nghiệp công nghệ và thương mãi dài hạn ngày nay đã lên đến một mức độ trầm trọng có nguy cơ đến tương lai của người Jarai. “Trước hoàn cảnh bị cướp đất có kế hoạch, người dân Jarai trước chỉ biết lùi sâu vào vùng rừng già. Nhưng ngày nay, gần như không còn rừng già nữa, và họ đang bị đưa vào bẩy sập. Không biết làm sao hơn, hoặc là chấp nhận số phận, hoặc bị đồng hóa vào dân tộc Kinh, hoặc là kêu gọi mở ra một cuộc đấu tranh đầy tuyệt vọng”.
Thật vậy, đây là một nền Văn hóa đang bị hủy hoại. Cách đây không bao lâu, người dân tộc Jarai di săn cọp trong những khu rừng già (của họ), câu cá trên những giòng nước chảy siết, hái hoa, hái trái, đốt rừng làm rẩy … và dân tộc Jarai, những đứa con của rừng lớn lên, sanh hoạt trong rừng, và sống với rừng. Và còn hơn thế nữa, dân tộc Jarai có một mối tương quan đặc biệt và mật thiết với rừng, họ với rừng mà một, như những tài liệu nghiên cứu của nhà truyền giáo – nhân chủng học Jacques Dournes đã chứng minh. Nhưng ngày nay «Hãy tưởng tượng rằng trong vòng chỉ 30 năm ngắn ngủi, quý bạn đang nhìn thấy gia tài văn hóa của quý bạn đang bị tiêu hủy và trên đường sụp đổ» Tiến sĩ Matthieu Guérin nói tiếp. «Đó là những gì hiện đang xảy ra với dân tộc Jarai. Nếu họ không hòa đồng, nếu họ không chấp nhận lối sống của người Kinh, và nếu họ không chấp nhận lối sống định cư, họ sẽ không còn nơi cư ngụ. Và để kết luận chúng tôi gọi đây là một loại diệt nhân chủng (ethnocide)».
Ngày nay tại thành phố Pleiku thủ phủ Tỉnh Gia Rai, có 200 ngàn người Việt gốc Kinh và 40 ngàn người dân tộc Jarai. Để so sánh, trước Đệ nhị thế chiến, tỷ số dân Thượng ở Tây nguyên Trung Phần Việt nam là 93%.
Ngày nay nếu ta đến viếng Pleiku, từng một thời được nhắc đến như là một thành «phố núi cao” thơ mộng , của các “em Pleiku má đỏ môi hồng”, thì nay, không còn cảnh thiên nhiên nên thơ gần gũi để chỉ “đi năm phút đã về chốn cũ” nữa, mà sẽ chỉ thấy một thị xã tân thời, đầy những cao ốc, với những nạn kẹt xe, bụi bặm, ồn ào bởi những tiếng xe gắn máy, chúng ta chỉ tìm thấy bóng người Thượng, người dân tộc Jarai ở tụ tập (bị vất) bên ven bờ thành phố, trong những nhà tôn, vách ván trên nền đất nện tạo thành những khu nhà bình dân (ghetto) điêu tàn, dơ dáy. …
Đừng nghĩ rằng tình trạng kinh tế của dân tộc Jarai khá hơn lúc trước vì nhờ nền kinh tế vùng Cao nguyên đã phát triển. Rất ít gia đình người dân tộc có điện vào nhà, và rất hiếm nhà người dân tộc có TV, ta có thể kết luận nhà người dân tộc Jarai sống cũng giống như giấc mơ của họ: tí ti, tạm sống qua ngày.
2- Giấc mơ thực sự của họ ư?
Họ mong Nhà nước Việt Nam trả đất lại cho họ. Trả đất của tổ tiên họ cho họ. Và có thể cho phép họ được tự do thờ phượng, như Hiến Pháp nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” đã quy định. Họ có xin quyền Tự chủ không? Thật sự mà nói cũng có vài người có nghĩ đến, nhưng đó là một chuyện khác. Tuy không nói ra, nhưng trong thâm tâm họ, chắc chắn là họ xót xa vì mảnh đất quê hương họ bị dày xéo. Ước mơ giản dị nhất của người Jarai không gì khác hơn là được sống yên ổn làm ăn. Nhưng nào có đươc?
Trước những tình trạng đói khổ và những đòi hỏi nhân quyền nầy, rất dễ đưa đến những sự xung đột; và quả thật điều này đã xảy ra: Cuộc cưỡng chiếm đất của Nhà nước để quy hoạch cho công nghệ, một chuyện ép giá của một chủ xí nghiệp tư để mua đất, … và còn nhiều chuyện không được các cơ quan cầm quyền địa phương xử lý công bằng đã đem lại một cuộc nỗi dậy và cuộc đàn áp dữ dội đổ máu vào năm 2001.
Trở qua vấn đề khai thác quặng bauxite tại Cao nguyên Trung phần Việt Nam, hay đúng hơn tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đák Nông), người Thượng là tiếng gọi chung để gọi toàn thể các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên Trung phần Việt nam: Jarai, Bahnar, Rhadé, Sédang, Koho, Bru, Pacoh, Katu, Sré .Có tất cả là 31 dân tộc khác nhau gọi chung theo một từ chung (cấm ) là Degar, có nghĩa là «những người con của rừng núi».
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng trước khi xảy ra “chiến dịch rêu rao” “khai thác quặng Bauxite” này của nhà nước CSBV, họ cũng đã từng bị chèn ép lấn đất, lấn rừng, cấm đạo rồi…Nhưng vì thấp cổ bé miệng họ đành nhẫn nhục chịu đựng, sau khi đã chống đối không xong. Cuối cùng, rất nhiều người đã phải bỏ rừng bỏ rẫy tìm đường ra đi. Ra đi trong uất ức và đau xót vì có lắm người đã phải để vợ, con ở lại. Hiện nay Canada là nơi đang đón nhận người tị nạn Jarai từ mấy năm nay. Cho đến bây giờ thì tình trạng cuỡng bức đã trở nên toàn diện, lộ liễu và có kế hoạch.
Vậy thì xin hỏi: Đàng sau tất cả mọi sự cưỡng chiếm đất đai của đồng bào thiểu số, và vụ “khai thác quặng bauxit ở Cao nguyên Nam Trung phần là do thế lực nào thúc đẩy, và với mục đích gì?
Bài học ở Pleiku kể trên, cho thấy sự việc lại tái diễn ở hai vùng đất nêu trên (Tân Rai và Nhân Cơ) nhưng dưới một hình thức khác. Nói theo kiểu quân sự thì việc CSBV bề ngoài thì hô hào việc khai thác Bauxite (gọi là “DIỆN” ) mà kỳ thực bên trong là nhà nước CSBV đã giao khoán cho TC toàn quyền khai thác hai vùng nầy (tức là “ĐIỂM“). Do đó, nhiều vấn đề không thuận lợi cho người địa phương tức người Thượng có thể nảy sinh trước sự hiện diện của một dân tộc ngoại quốc chiếm đóng và khai thác.
3- Tập quán người thiểu số ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam
Người Thượng là tên gọi chung của hơn 20 sắc tộc thiểu số sống ở cao nguyên Trung phần Việt Nam. Ngày hôm nay, căn cứ vào Hiến chương LHQ vào năm 1986, họ còn có được tên gọi là “dân tộc bản địa” (indigenous people). Họ sống theo từng bản làng, canh tác và chăn nuôi vẫn còn mang tính cách du mục nghĩa là canh tác theo mùa. Sau mỗi mùa thu hoạch, họ di chuyển và canh tác ở một nơi khác. Thông thường, một chu kỳ đất của họ là ba năm, nghĩa là họ để cho đất nghị ban mùa rổi trở lại khai thác nghề trồng trọt.
Sau năm 1975, CSBV cho di dân từ miền Bắc vào. Khi thấy một mãnh đất trống nào do người Thượng vừa rời khỏi để đi canh tác ở một nơi khác, những người di dân mới tới chiếm đất, và họ giữ luôn để làm tài sản cho riêng họ. Chính vì vậy mà sau chu kỳ ba năm, người Thượng không còn nơi canh tác nữa.
Chu kỳ bị tắt nghẽn. Và đây chính là một trong những lý do khiến người Thượng phải “di chuyển” vào tận rừng sâu.
Ngay cả từ thời Đệ nhứt và Đệ nhị Cộng hòa, chính phủ cũng đã thiết lập những khu “Sinh sống chính” cho đồng bào Thượng. Nhưng cũng có những lạm dụng của một số nhà cầm quyền địa phương và tướng lãnh, lợi dụng uy thế, chiếm một số không nhỏ đất đay dành cho người Thượng. Điều nầy cũng là nguyên nhân đẩy họ phải vào rừng sâu.
Và nguyên nhân sau cùng và tệ hại hơn cả là các dự án khai thác Bauxite ở Lâm Đồng và Đắknông…khiến cho người Thượng hầu như không còn đất sống. Rất nhiều bản làng “phải” trốn chạy qua Lào, hoặc Cao Miên và xin tỵ nạn tai Hoa Kỳ…Tình trạng nầy vẫn còn tiếp tục cho đến tận hôm nay.
Người Thượng ở Viêt Nam có nhiều phong tục, tập quán, cung cách sống và sinh hoạt đặc biệt khác xa với người Kinh (người Việt Nam). Nhiều chương trình phát triển miền Cao nguyên dưới thời Việt Nam Cộng Hòa cũng không đem lại sự ổn định hay làm tăng mức sống của người Thượng cũng vì không nghiên cứu tường tận nhu cầu thực sự của họ.
Hai địa điểm hiện đang được khai thác là Nhân Cơ, Đắknông nằm về phía Tây của thị xã Đà Lạt và cách trung tâm nầy khoảng 40 Km. Còn địa điểm Tân Rai ở xã Lộc Thắng nằm về phía Bắc của thị xã Bảo Lộc và cách 15 Km.
Ngày nay, CSBV lại áp dụng một chính sách áp đặt và cung cách cư xử với họ càng khắc nghiệt hơn hoàn toàn không ứng hợp với nguyện vọng của họ. Từ đó nảy sinh ra nhiều hệ lụy có thể gây ra sự đổ vỡ mối liên hệ Kinh-Thượng vốn đã không thể hiện một cách công bằng và bình đẳng.
Sau đây là những sự kiện và hệ lụy đang và tiếp tục xảy ra khi sự xâm nhập của TC vào công cuộc khai thác bauxite ở vùng cao nguyên.
Việc chiếm đất để làm công trường khai thác hay xây dựng cơ xưởng của TC và Việt Nam, cũng như việc áp đặt và chuyển dời người thiểu số là một vần đề hệ trọng chứ không đơn thuần là một bài toán cần phải giải quyết như tịch thu đất đai và đền bù cũng như di dời người thiểu số.
Việc chọn chỗ mới cho việc di dời theo quan điểm của CSBV chỉ là một việc đơn giản, nghĩa là tìm cho họ một vùng đất nào đó để họ ở, sinh sống, và “tìm miếng ăn”. Nhưng thực sự, người Thượng chú trọng nhiều đến phong tục, thổ nhưỡng, và nhứt là truyền thống sinh hoạt thôn xóm ngay cả việc đào giếng hay làm cổng vào làng cũng là một viêc hết sức tế nhị cần nghiên cứu. Nếu không, họ, sau khi bị tập trung lại, sẽ chỉ ở một thời gian ngắn rồi bỏ đi…
Đối với việc di dời, ai là người chịu trách nhiệm trực tiếp? Đất đã khoán cho TC, mà sao trách nhiệm di dời lại để cho nhà cầm quyền địa phương, một cơ quan không có phương tiện tài chánh để thực hiện việc di dời cũng như đền bù thiệt hại. Địa phương chỉ có khả năng cung cấp “đất hoang” mà thôi, hoàn toàn không đủ nghiên cứu để cứu xét tính cách khả thi của đất cho nông nghiệp hay không, một việc cốt lỏi của sự sinh tồn của người Thượng. Do đó, sự di dời đã xảy ra từ 2006 đến nay vẫn còn tồn đọng và hiện tại vẫn còn hơn 500 gia đình người Thượng vẫn chưa được sắp xếp và đang còn trong vòng tranh chấp.
So với phong tục đặc biệt của người Thượng, việc thay đổi nếp sống “văn minh” chưa hẳn làm cho họ có thêm nguồn phúc lợi và hạnh phúc; nhưng trái lại, có thể làm cho việc di dời trở nên phức tạp hơn. Kinh nghiệm của Việt Nam Cộng Hòa trong việc làm nhà mái tole, dẫn nước sinh hoạt vào nhà, làm nhà vệ sinh bên trong nhà hoàn toàn không ứng hợp với tập quán của họ. Việc rời bỏ các khu định cư để đi sâu vào rừng trướvc năm 1975 là một kinh nghiệm quý báu cho nhà cầm quyền hiện tại trong chính sách đối với người Thượng.
Thêm một hệ lụy có nhiều xác suất xảy ra là tiền đền bù. Theo như tin tức Việt Nam thì số tiền đền bù không xứng đáng với tài sản, đất đai, nhà cửa và hoa màu của người Thượng bị di dời. Nhiều vụ kiện đang còn kéo dài ở Tân Rai vì đất mới được cung cấp và số tiền bồi thường không đủ để cất nhà giống như ngôi nhà cũ lấy chi để tạo dựng lại cuộc sống mới. Cũng như cần phải tính thêm những sự ăn chận, tham những, ép buộc của địa phương trong việc áp dụng chính sách di dời.
Từ những yếu tố vừa kể trên chúng ta thấy không thể khoán cho địa phương mà cần phải có chính sách chung và thống nhứt từ trung ương cũng như việc thực hiện cần phải có sự giám sát chặt chẽ, nghiên cứu địa chất tường tận, và nhứt là cần nghiên cứu yếu tố tôn giáo…để từ đó giải thích rõ ràng cho người dân lý do vì sao họ phải dời đi nơi khác. Làm được như thế thì sự dời đổi sẽ bớt đi nhiều khó khăn và cuộc sống người dân sẽ bớt phiền toái ngõ hầu có thể sớm được ổn định trong cuộc sống mới.)
Sau cùng, đối với sự tín ngưỡng và phong tục của người Thượng, vai trò của ông “Già Làng” rất quan trọng, vì là một ngôi vị tối cao của một làng. Mọi người già trẻ lớn bé đều phải thực hiện, làm đúng những mệnh lệnh, khuyến cáo của “Già Làng”, hoàn toàn không có một ngoại lệ nào. Do đó, nhà cầm quyền cần phải giải thích, thuyết phục chính sách di dân, đừng để Già Làng còn nhiều nghi ngờ ảnh hưởng không tốt đến việc di chuyển, dời đổi người dân. Điều quan trọng nhứt là đừng dối gạt niềm tin của người Thượng qua sự chơn chất của họ. Nếu sai phạm, mọi chính sách di dời sẽ bị đổ vỡ và họ sẽ rút vào rừng sâu…
Qua những yếu tố phân tích trên đây, chúng ta thấy quả thật người Thượng rất nhạy cảm trong cung cách đối xử hiện tại của CSBV. Ngày nay, với sự hiện diện của ngoại bang, người Hán, chắc chắn trong tương lai sự mâu thuẫn giữa hai sắc dân kể trên sẽ làm cho vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam biến thái theo chiều hướng bất thuận lợi cho người Thượng.
4- Chính sách Hoa Kỳ và Việt Nam đối với người thiểu số
Đặc biệt có hai điểm cần lưu ý về chính sách đối với người Thượng từ sau 1975 về phía Hoa Kỳ và CSBV.
Do chính sách muốn tạo ảnh hưởng, ngay từ sau khi Việt Nam hoàn toàn nằm trong tay CS, Hoa Kỳ bằng mọi phương tiện đã đẩy mạnh mức độ xâm nhập vào miền Cao nguyên Trung phần qua sự phát triển phong trào gia nhập vào đạo Tin lành của dân tộc thiểu số. Có thể nói, sau hơn 40 năm, Hoa Kỳ đã đạt được thành quả là lực lượng tín đồ Thượng hiện nay là một lực lượng đáng kể ở vùng nầy nhất là ở những thị xã hoặc thành phố.
Trong lúc đó, CSBV cũng cố gắng ngay từ đầu đào tạo một tầng lớp cán bộ người Thượng đề làm nồng cốt cho công cuộc “quản lý” người thiểu số.
Cà hai chính sách nầy đã đào tạo một số nhân sự có trình độ, tuy ở hai chiều hướng và mục đích khác nhau, nhưng rốt ráo lại, tuyệt đại đa số người Thượng vẫn không gia nhập vào hai khuynh hướng trên và tiếp tục theo sự hướng dẫn của Già Làng mà rút sâu vào nội địa.
Kết quả tiên liệu cho tương lai qua những hiện tượng đã xảy ra ngay từ sau khi chiếm toàn cõi Việt Nam, sĩ số người Thượng sống trong vùng nầy bị giảm đi hằn. Họ đã trốn chạy vào rừng sâu, qua Cambodia và Lào. Và cuối cùng, nhiều người đã phải xin tị nạn chính trị tại nước thứ ba, như đã nói trên.
Trong một tương lai không xa nữa, viễn ảnh không còn sự hiện diện của nhiều sắc dân thiểu số sống trên Cao nguyên Trung phần Việt Nam qua việc khai thác bauxite của TC không phải là điều không tưởng. Và nóc nhà của Việt Nam, thảm thực vật che chở cho sức sống của người Việt sẽ bị hủy diệt cả về hệ sinh thái lẫn tính đa dạng xã hội của vùng nầy..
5- Kết luận
Để kết luận, việc «giúp đở» người Thượng là giúp đở kinh tế cho họ cải thiện đời sống, là giúp họ hiểu và khai triển khái niệm về sự tiến bộ của con người. Nhưng tuyệt đối, phải biết tôn trọng dị biệt văn hóa của người Thượng, không được áp đặt những gì đi ngược lại truyền thống của họ. Hơn nữa, nếu những người cầm quyền hiện tại, nếu còn một chút nhứt điểm lương tâm để thấy rằng không nên đặt họ, những đồng bào thiểu số, những người con của đất trời thiên nhiên vào hoàn cảnh hay tâm trạng của những kẻ “mất” quê hương để phải “sống mãi trong tình thương nỗi nhớ”. Nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn, với cái “cảnh sơn lâm bóng cả cây già”, với “tiếng gió gào ngàn”, với “giọng nguồn thét núi” như Hổ Nhớ Rừng của Thế Lữ. Tội nghiệp cho những đồng bào thiểu số bơ vơ nầy đã bị chèn ép, đàn áp đến “ba tầng áp bức” và đã bị dồn đến chân tường!
Và rốt ráo hơn nữa là đừng để Vùng Cao nguyên Nam Trung phần việt Nam biến thành những khu “biệt lập người Da đỏ” (Indian reserve) kiểu Mỹ, chuyên biểu diễn Múa Vũ Văn Hóa cho các đoàn du khách ngoại quốc đến thăm viếng.
Thiết nghĩ, hình ảnh của Người Thượng hiện tại như đã mô tả ở phần trên sẽ là hình ảnh trong tương lai của họ ở Việt Nam, nếu còn sự cai trị của Cộng sản Bắc Việt.
Hội Khoa học & Kỹ Thuận Việt Nam (VAST)
Ngày Lễ Lao động Hoa Kỳ 2017
10 Điều Không “Tử Tế” Trong Câu Chuyện Bauxite Việt Nam
Câu chuyện khai thác quặng mỏ bauxite và sự hiện diện của công nhân và chuyên viên Trung cộng ở cao nguyên Trung phần Việt Nam hiện là một điểm nóng và là một đề tài đã được người dân trong nước cũng như ở hải ngoại quan tâm.
Bài viết nầy, qua đề tựa lần lượt nêu ra một số vấn đề “bất cập”; trong đó những người có trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp của dự án, những người đang trực tiếp điều hành nhà nước CSBV…đã nêu ra, biện giải hay phản bác những “góp ý” của người dân trong và ngoài nước trên báo chí, phòng vấn, hội thảo v.v… Sở dĩ có quá nhiều chuyện cần phải “bàn lại” vì dự án khai thác quặng bauxite đã được chính Tổng bí thư Đảng CS là Nông Đức Mạnh đã ký với TC ngày 3/12/2001 qua ký kết “…Hai bên cùng tăng cường hợp tác trong dự án như Bauxite Đắk Nông, trong các dự án khuôn khổ hành lang một vành đai kinh tế….”
Về diện tích đất khai thác
Ngay từ đầu, với diện tích dự trù khai thác lớn lao như tại Đắk Nông gồm 6 địa điểm chiếm trên 1.900 Km2, gần 1/3 diện tích của toàn tỉnh, nhưng vẫn được giải thích là chỉ khai thác trên diện tích đất “hoang”, không có trồng cây công nghiệp như trà, cà phê, cao su v.v… Nhưng trên thực tế, công tác di dời nhà (đuổi nhà) đã xảy ra từ năm 2007.
Hiện tại, những vụ kiện tụng vẫn còn đang tiếp diễn. Làm sao bà con có thể chấp nhận được khi tiền bồi thường hoàn toàn dưới giá trị của nhà và đất đã canh tác. Một thí dụ điển hình là, một gia đình có nhà và đất chung quanh, cộng thêm một diện tích đang chờ thu hoạch có giá trị cây đang trồng là 60 triệu Đồng VN. Tất cả, được bồi thường 30 triệu, không đủ chi phí để mua miếng đất cất nhà ở khu được di dời!
Vấn đề hoàn thổ và trình tự khai thác “cuốn chiếu”
Theo biện giải của Phó Thủ tướng CS Hoàng Trung Hải và mới đây nhứt được Thứ trưởng Bộ Khoáng sản lập lại là làm tới đâu lấp đất (hoàn thổ) tới đó và cho biết là tiến trình nầy rất thành công ở TC. Xin thưa, lớp đất mặt một khi đã được đào sới lên, dù được bảo quản kỷ lưỡng thì cũng phải trôi mất dưới sức chảy của những cơn mưa cao nguyên như thác đổ, nhứt là từ khi nạn phá rừng xảy ra hơn 30 năm nay. Và phải lấy đất ở đâu để lấp những vùng đã khai thác với từ 5 đến 20 thước sâu? Và hậu quả hiện tại (2017) là diện tích ô nhiễm ngoài diện tích đang khai thác và nhà máy, bùn đỏ đã lan tràn ra khỏi những hồ chứa và làm ô nhiễm phân tán rộng ra tận vùng dân cư và đất ruộng đang trồng trọt. Vào năm 2016, nguồn nước tại vùng Trị An có ghi nhận vết tích của sút, một hóa chất phế thải của bauxite sau khi tách oxit nhôm thành phẩm.
Điều nầy chứng minh rõ ràng để giải thích tại sao TC phải vội vã đóng cửa hàng trăm khu khai thác bauxite ở nước họ, mà phải khăn gói sang một nơi xa xôi để bắt đầu làm lại rất tốn kém. Và tại sao không khai thác các khu mỏ bauxite ở gần biên giới Bắc – Trung mà phải vào tận Cao nguyên Trung phần Việt Nam?
Có phải vì một ẩn ý chính trị gì không?
Vấn đề chuyên chở
Theo dự án, một đường xe lửa nối liền Đắk Nông tới Bình Thuận dài khoảng 300 Km và một hải cảng sẽ được thiết lập tại Kê Gà (Bình Thuận). Hai công trình nầy dự kiến trong dự án, nhưng hoàn toàn không nghe nói đến chi tiết kỹ thuật, tài chính cầnn cho dự án, cũng như tiến độ thi công vào giai đoạn nào…trong lúc hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ đã bắt đầu đến giai đoạn xây dựng nhà máy. Có phải phải chờ 5 hay 10 năm nữa mới bắt đầu chuyển vận alumina về TC hay không? Và cho đến tận hôm nay, cảng Kê Gà và đường xe lửa Đắk Nông vẫn còn nằm…trên bảng vẽ!
Vấn đề điện năng và nguồn nước cho khai thác
Theo như dự án Nhân Cơ, nguồn điện năng dùng cho việc khai thác bauxite để chế biến nhôm gồm việc xây dựng một nhà máy thuỷ điện tại Đắk Tít với công xuất 144 MW và lấy nước từ 4 hồ nước chạy dọc theo soôg Serépok để cung cấp nước cho nhà máy. Trong lúc đó, Ông PTT CS Hoàng Trung Hải nói là dự án sẽ xây dựng 3 tổ máy với công suất 3×30 MW và lấy nguồn nước từ sông Đồng Nai và một số suối trong khu vực để lấy nước cho việc khai thác. Như vậy, chẳng lẽ có hai dự án khai thác khác nhau ở tại Nhân Cơ. Người viết cũng không nghe nói đền nguồn điện và nước dùng để khai thác công trường Tân Rai ở Lâm Đồng, mặc dù ở hai nơi nầy cùng chung một chỉ tiêu khai thác là 600.000 tấn nhôm (ròng)/năm.
Với tính cách thông tin, hiện tại lượng điện năng dung cho toàn cõi Việt Nam là 58 tỷ KWH, và muốn khai thác 1,2 triệu tấn nhôm/năm phải cần đến 18 tỷ KWH. Như vậy tính khả thi của của hai nguồn điện trên (nếu nằm trong dự án) sẽ không cao nếu không nói là không tưởng.
Kết quả: Có lẽ vì không có đủ nguồn điện, cho nên cho đến hôm nay, ở hai nhà máy chỉ tách bauxite bằng sut caustic để sản xuấn ra oxit nhôm Al2O3, chứ không sản xuất được nhôm ròng (Al) như đã ghi trong kế hoạch của dự án ban đầu.
Còn vấn đề nguồn nước, qua các dữ kiện “chung chung” nói trên, người đọc cũng sẽ dễ dàng nhận biết là có thể đến Tết “congo” mới hy vọng có đủ nước để hoàn thành dự án.
Một phương pháp “tối tân” nữa mà người viết với kinh nghiệm trên 20 năm trong lãnh vực xử lý bùn phế thải ở Hoa Kỳ chưa được biết là, bùn đỏ sẽ được trích nước ra để còn 54,4% nước (bằng cách nào, dự án không nói tới) và nước cùng với kiềm (sút) đã được trích ly sẽ được dùng lại để khai thác lô quặng khác, không cần phải thêm hoá chất.
Đây quả thật là một chu trình kín ứng hợp với tiến trình tòan cầu hoá trong việc áp dụng công nghệ sạch và xanh vì bùn đỏ sẽ được trộn lẫn với lớp đất mặt, đất mùn(?) (ở đâu ra(?)), phân bón hữu cơ để hoàn thổ và trồng cây công nghiệp, bảo vệ môi trường… Thật hết ý!
Vấn để xử lý bùn đỏ
Theo tính toán của công nghệ khai thác quặng bauxite trên thế giới, trung bình khai thác 4 tấn quặng nguyên sinh sẽ có được 2 tấn alumina; và từ alumina (oxit nhôm) sẽ điện phân được 1 tấn nhôm ròng. Lượng bùn đỏ trộn lẫn với nước là khoảng độ 2 tấn.
Nếu theo như diễn giải nêu trên thì không cần phải xử lý bùn đỏ vì bùn đỏ đã được biến thành đất nông nghiệp rồi?
Vấn đề hồ chứa bùn đỏ: Theo dự án, các hồ chứa bùn đỏ đều được thiết kế theo hệ thống thu hồi nước tuần hoàn kể trên.. Lợi dụng các khu vực thung lũng trong khu vực để xây dựng các hồ chứa quặng. Khu vực bãi chứa bùn đỏ sẽ dựa theo “tiêu chuẩn khống chế ô nhiễm chôn lấp chất thải ô nhiễm” của Trung Cộng (tiêu chuẩn GB18598-2001) sử dụng giải pháp chống rò rỉ toàn diện, để tránh khỏi tình trạng dung dịch của bùn đỏ thẩm thấu gây ô nhiễm nguồn nước dưới lòng đất (tức là nước ngầm).
Nếu theo tiến trình xử lý bùn đỏ ở phần trên, nước trong bùn đã được thu hồi và sử dụng lại, thì nước bùn đỏ đâu còn nữa mà phải bảo quản chặt chẽ để tránh ô nhiễm mãch nước ngầm, cũng như trồng cây chung quanh khu chứa bùn đỏ để tránh “sạt nở”?
6- Vấn đề giải quyết ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm
Để bảo đảm việc dung dịch trong hồ bùn đỏ không gây ảnh hưởng đến nguồn nước, dự án Tân Rai và Nhân Cơ sẽ thiết kế bố trí 4 giếng quan sát, kiểm tra nguồn nước lở thượng nguồn, hạ nguồn gần bùn đỏ. Hạ lưu bãi bùn đỏ thiết kế 1 giếng đối chiếu, và bố trí 3 giếng ở hạ lưu, tổ hợp thành kiểm tra 3 chiếu để quan sát ảnh hưởng của dung dịch ở hồ chứa bùn đỏ đối với nguồn nước.
Xin thưa, nước rỉ của một bãi chứa bùn đỏ sẽ thấm qua các lớp đât đá bên dưới và lần lần sẽ đi vào nguồn nước ngầm. Do tiến trình thẩm thấu từ vài năm đến vài chục năm tuỳ theo điều kiện địa chất ở từng vùng, do đó các giếng quan trắc (chứ không phải quan sát) (monitoring wells) phải được thăm dò và đóng ở những độ sâu khác nhau để có thể thu hồi nước rỉ trước khi nước nầy thấm vào mạch nước ngầm. Việc nầy đòi hỏi phải cần có cuộc khảo sát sâu rộng để định vị các giếng chứ không phải đóng một vài giếng đã được “chỉ định”. Và cần phải có hàng trăm giếng chứ không phải một vài giếng ở thượng và hạ nguồn là đủ! Và điềi nầy cũng chưa hề xảy ra ở hai nhà máy trên.
7- Vấn đề ô nhiễm không khí, bụi đỏ, mưa acid và bức xạ
Trong khi khai thác quặng nguyên sinh, bụi đỏ là nguyên nhân đầu tiên, ành hưởng đến không khí trong vùng, không những ở vùng khai thác mà bụi còn bay xa đến một chu vi rộng lớn của khu dân cư và khu trồng cây công nghiệp của dân chúng.
Ảnh hưởng về lâu về dài đến sức khoẻ của con người là các loại bịnh về đường hô hấp vì đây là những hạt bụi ly ti có đường kính dưới 8 micron (PM8). Khi nhiễm dài hạn có thể đưa đến ung thư. Còn đối với cây trồng, là sẽ bị phủ lớp bụi nầy, từ đó cây sẽ bị hạn chế tăng trưởng và mức thu hoạch cũng sẽ bị giảm theo.
Thêm nữa, tiến trình khai thác sẽ nảy sinh ra khí sulfur dioxid (SO2), và khí nầy sẽ tạo ra mưa acid, ảnh hưởng cũng không nhỏ đến cây trồng và người dân sống chung quanh. Tất cả vấn đề trên không được nêu ra ngoài những mỹ từ đẹp đẻ kết quả của việc khai thác bauxite là làm tăng thêm phúc lợi cho người dân sống trong vùng, tạo dựng đường xá, trường học, y tế, và nhứt là nâng cao đời sồng kinh tế cho người địa phương (?).
Về bức xạ, dự án đã khẳng quyết là các công ty nước ngoài đã phân tích mẫu quặng ở Tân Rai và Nhân Cơ và kết quả là hoàn toàn không có phóng xạ. Xin thưa, trong đất tự nhiên (kể cả không khí và nguồn nước) luôn luôn có chứa các bức xạ như các tia alpha, beta, radium và có nồng độ giao động trong khoảng 20 PicoCurie/Kg (hay L) tuỳ theo vùng. Và với tính cách thông tin, nước rỉ kỹ nghệ như công trường khai thác quặng mỏ hay các bãi rác công nghiệp có hàm lượng bức xạ cao hơn nhiều, điển hình như tại bãi rác ở Los Angeles, bức xạ trung bình được tìm thấy trong hơn 25 năm là 40 PicoCurie/L.
Hãy nghe một người dân sống gần lò luyện nhôm của Chalco (Công ty đang thực hiện việc khai thác ở Nhân Cơ) ở Tây Tạng, được trích dẫn trên một bài đăng ở Mạng Lưới Hàng Động Fluoride (Fluoride Action Network) nói rằng: “Khói bao phủ sườn đồi. Nếu chúng tôi để cừu hay lừa ra gặm cỏ, răng của chúng trở nên vàng khè và giòn, rồi rụng hết. Gia súc của chúng tôi chết đói, và chúng tôi mất kế sinh nhai của mình“.
8- Vấn đề hợp tác khai thác
Để trấn an dư luận phản đối sự hiện diện ồ ạt của công nhân và chuyên viên TC, nhiều cấp quyền lực của Việt Nam đã viện dẫn là có sự hợp tác quốc tế gồm nhiều nước trên thế giới tham gia trong việc khai thác nầy như Trung Cộng, Nhật, Hoa Kỳ, Úc và họ kê khai công ty Alcoa, Hoa Kỳ đã có 40% cổ phần khai thác.
Xin thưa, phát ngôn viên của Alcoa là Lowry đã công bố tại London vào ngày 28/4/2009 rằng công ty hoàn toàn không dự phần vào việc khai thác Nhân Cơ và Tân Rai, và hiện đang nghiên cứu thăm dò địa chất và có thể ký kết để khai thác khu Gia Nghĩa (Đắk Nông) dự trù vào năm 2012. Và dự án nầy vần còn nằm trên bảng vẽ.
Từ đó, chúng ta thấy những bào chữa hay giải thích của “chính quyền” các cấp đều là những hình thức chữa cháy để trấn an dư luận hay đánh lừa dư luận mà thôi.
Hiện tại, dân số ở cao nguyên Trung phần Việt Nam tăng lên đến 4,4 triệu (2014) so với 1,2 trước năm 1975, và trong thời điểm vừa kể, người thiểu số chiếm gần 90% (thống kê dân số năm 2008 là 4,2 triệu). Còn mức gia tăng gia tăng hiện tại ngày hôm nay phải là do sự nhập cư của của người Việt và các dân tộc khác đến từ bên ngoài Cao nguyên Trung phần và dân tộc thiểu số nguyên khai đã được ước tính trong năm 2008 là khoảng độ 400 ngàn mà thôi. Như vậy, mức gia tăng nầy cho thấy Việt Nam đã gián tiếp đẩy người thiểu số rời khỏi đất nước Việt Nam, bằng cớ là họ đã di chuyển sang Lào và Camdodia từ mấy chục năm nay. Như vậy, sự gia tăng đến từ đâu? Phải chăng họ đến từ phương bắc?
Người “công nhân” TC không phải đã định cư ờ Nhân Cơ hay Tân Rai, mà họ đã có mặt ở khắp miền đất nước từ Bắc chí Nam. Như tại Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh đã có trên 4.000 công nhân và chuyên viên cư ngụ ở một khu vực hoàn toàn biệt lập có cổng rào riêng và được canh gát cẩn mật do bảo vệ cũng là người Hoa. Tương tợ như ở Công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng với trên 2000 công nhân, Công ty than Nông Sơn đã có trên 100 (2009) và vào tháng 6, 2010 tới đây đã tăng cường thêm 500 nữa. Thậm chí Công ty Điện Đạm Cà Mau cũng đã có trên 1.000 công nhân Tàu.
Việt Nam đang đứng trước nạn khủng hoảng kinh tế và nạn thất nghiệp trầm trọng; theo con số chính thức đã có trên 2 triệu công nhân, và trên 250.000 cữ nhân, kỹ sư thất nghiệp đặc biệt là hai khu chế xuất Đồng Nai và Sông Bé… Thế mà cũng đã có hàng ngàn công nhân nhập lậu (không có giấy phép lao động) làm việc trong các hảng xưởng do người Tàu làm chủ theo tin tức của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Chính Thứ trưởng Bộ Lao động và Thương binh mới công bố là không có công nhân nào “không có giấy phép làm việc” và các công ty đều theo đúng thủ tục của Luật Lao động. Xin thưa, Luật Lao động có ghi rõ là mọi công nhân hay chuyên viên nước ngoài đều phải xin giấy phép và công ty thuê mướn phải chứng minh là loại công việc trên là cần thiết và được Bộ Lao động cung cấp giấy phép lao động.
Xin hỏi các công nhân làm việc trên hai công trường Tân Rai và Nhân Cơ như cất nhà, làm đường xá, làm mặt bằng, hay đào các hố rãnh v.v… Đây có phải là những việc người công nhân Việt Nam không có khà năng làm không?
9- Tính cách hợp pháp trong việc đấu thầu
Trong một suy nghĩ đơn giàn, việc đấu thầu một công trình có tính các quốc gia cần phải tham khảo và kêu gọi nhiều đối tác đấu thầu. Và cũng theo Luật Lao động và chủ trương của “nhà nước” công cuộc đấu thầu cần phải dành ưu tiên cho các công ty nội địa để thứ nhứt bảo đảm công ăn việc làm cho người dân, và thứ hai bảo vệ công cuộc phát triển và tài nguyên của quốc gia.
Trong trường hợp hai công trình Nhân Cơ và Tân Rai, cùng với nhiều công trình phát triển khác ở miền Bắc, sự việc không diễn ra như trên.
Theo tiến sĩ (TS) Nguyễn Thành Sơn – nguyên giám đốc Ban quản lý dự án than đồng bằng sông Hồng, Luật đấu thầu của Việt Nam quy định ngay cả khi chọn thầu, chủ đầu tư phải soạn thảo hồ sơ mời thầu và phải được cấp thẩm quyền phê duyệt. TS Nguyễn Thành Sơn Chất lượng nhà máy quá thấp
Tại Trung Quốc chưa có nhà máy nào xử lý quặng bôxit tương tự của nước ta. Họ chỉ sử dụng công nghệ hòa tách bằng hệ thống đường ống chưa được sử dụng rộng rãi trên thế giới”.
Vì vậy, hai nhà máy họ xây dựng chỉ mang tính “thử nghiệm” nên việc thiết kế, vận hành, kinh nghiệm sản xuất và quy trình công nghệ không đảm bảo tạo nên những rủi ro vô cùng lớn cho hai nhà máy.
Bộ chính trị đã định và dành cho TC “cái đặc quyền khai thác” (đã dành hay đã bị hay cùng nhau hợp tác…vẫn còn là một câu hỏi lớn và bí mật giữa hai đảng CS TC và Vệt Nam). Mọi thủ tục tiến hành để thực hiện một công trình khai thác và sản xuất đều vượt ra ngoài khuôn khổ của Bô luật Môi trường của Viêt Nam là phải nộp bản Nghiên cứu Tác động Môi trường (Enviromental Assessment Impacts – EAI) trước khi giấy phép khai thác được chấp thuận. Nghĩa là công ty muốn khai thác phải chứng minh là quy trình sản xuất nầy bảo đảm không làm đão lộn hệ sinh thái trong vùng và giải quyết toàn thể mọi phế thải từ không khí, đến phế thải rắn và lỏng.
Bộ chính trị còn cho thêm nhiều đặc quyền cho TC nữa là chấp nhận 35% vật liệu xây dựng, công nhân được chuyển thẳng từ TC, do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy những vật liệu xây dựng và giải trí cho công nhân đều được chở từ TC sang, thậm chí đế những bàn cầu để tiểu tiện cũng …made in China nữa!
10- Và điều thứ mười là cung cách tuyên truyền không trung thực
Theo tuyên truyền và những “thông tin khoa học” chính thức phát ra từ “chính quyền” qua văn bản, tuyên bố, họp báo…thì phẩm chất bauxite ổ Việt Nam thuộc vào loại…tốt nhứt trên thế giới, có hàm lượng alumina cao và oxit silic thấp (SiO2).
Trên thực tế thì ngược lại. Quặng bauxite được khảo sát và thẩm định qua việc ước tính tỷ lệ hai hoá chất trên qua chỉ số Silic (mSi), nghĩa là tỷ lệ giữa alumina và silic. Và tỷ lệ nầy thấp đối với bauxite Việt Nam so với các quặng mỏ khác trên thé giới. Chỉ số mSi ở Nhân Cơ từ 3,5 đến 7,8 (trung bình 4,93). Trong lúc đó, chỉ số quặng trên ở Indonesia là từ 14 đến 18, Úc, 11 – 20, Ấn Độ, 20 – 25. Do đó, tỷ lệ thu hồi Alumina rất thấp và dĩ nhiên sự phát thải bùn đỏ càng nhiều hơn. Và phương pháp Bayer áp dụng cho việc tách rữa nầy sẽ sử dụng nước nhiều hơn…vì phải cần tinh luyện qua tẩy rữa nhiều lần để tăng nồng độ alumina trong quặng. Và sút phải được dùng nhiều hơn qua nhiều giai đoạn tẩy rữa bằng phương pháp nầy.
Đôi với quặng ở Nhân Cơ, theo quy trình của dự án, thì giai đoạn 1, sẽ đạt được alumina đạt được hàm lượng 35 – 39%. Sau đó, phải cần đến giai đoạn 2 trong việc tẩy rữa bằng sút tiếp theo để có thể đạt được nồng độ gần tinh khiết của alumina là 98,6%. Rồi sau đó mới tới giai đoạn điện phân để cho nhôm ròng. Vì vậy chúng ta nghe nói việc khai thác bauxite ở Nhân Cơ áp dụng theo phương pháp Bayer “ướt” là do việc sử dụng nhiều sút qua nhiều công đoạn tẩy rữa mà thôi (và dĩ nhiên, cần thêm sút thì cũng cần thêm nước để tẩy rữa).
Từ 10 sự việc “không tử tế” xảy ra cho hai dự án trên, tất cả đã nói lên não trạng cứng ngắt của lãnh đạo Việt Nam hiện tại. Có thể nói không “sợ trật” là trong bất cứ dự án nào có tính cách quốc gia ở Việt Nam hiện tại, những “sự cố” nêu trên cũng sẽ xảy ra tương tự và điều khác biệt duy nhứt là tên của dự án đã được thay đổi mà thôi!
Câu chuyện Tân Rai và Nhân Cơ cùng những câu chuyện phát triển khác đang xảy ra ở Việt Nam chắc chắn sẽ còn dài dài, đã đang và sẽ báo hiệu sự phản kháng của đủ mọi tầng lớp dân chúng ở quốc nội và hải ngoại.
Tiếng nói của người dân, đã không được chú ý, và nếu sự việc không được giải quyết thoả đáng, sự xáo trộn xã hội có thể bùng nổ trong một tương lai không xa và có thể đưa đến nội loạn.
Thiết nghĩ, tiên liệu trên đây cần phải được lắng nghe và sửa sai.
Mai Thanh Truyết
Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam (VEPS)
Tháng 9-2017
Ghi Chú: Với tính cách thông tin, sau đây là những thông số kỹ thuật của nhà máy sản xuất nhôm của Alcoa tại Rockdale, Texas, Hoa Kỳ.
Năng lượng: Phải đốt 16.329 tấn than/ngày. Một năm đốt hết 1,4 triệu tấn than để chạy nhà máy có công suất 500MW.
Nhu cầu nước: 8,3 triệu m3/năm
Ô nhiễm môi trường: Tạo ra 3,7 triệu tấn Carbon dioxide (CO2), 500 tấn hạt bụi lơ lững, 10.000 tấn sulfur dioxide (SO2), 220 tấn hợp chất hữu cơ, 720 tấn carbon monoxide (CO), 125.000 tấn tro (ash), 193.000 tấn bùn (khô), 77 Kg thuỷ ngân, 102 kg arsenic, 51,7 Kg chì và 1,8 kg cadmium. Các khí kể trên đã được hạn chế phát thải vào không khí qua những màng lọc của công ty. Còn tất cả phế thải rắn và lỏng đã được xử lý theo quy định của EPA Hoa Kỳ.
Chất thải của lò luyện kim (lò luyện phải nóng đến 1000oC và dưới một điện cực 150.000 Amper): Cứ mỗi 1000 tấn nhôm ròng được sản xuất, phát thải ra 20 tấn phế thải độc hại do lớp cathode bị hao mòn. Phế thải gồm các hợp chất chứa fluor và cyanide. Đây là hai hoá chất, theo cơ quan WHO ảnh hưởng lên hệ sinh thái là huỷ diệt hoàn toàn thực động vật trong vùng. Còn con người hấp thụ qua đường tiêu hoá hay hô hấp sẽ làm cho xương bị biến dạng (dị hình dị dạng) và hệ thần kinh bị hư hại. Các hiễm họa nầy sẽ không xảy ra cho Việt Nam, vì Việt Nam mặc dù trong dự án nói đến chỉ tiêu sản xuất là 1,2 triệu tấn nhôm ròng, nhưng trên thực tế chỉ dừng ở giai đoạn đầu là khai thác alumina (oxid nhôm) và chuyển tải về đàn anh nước lớn là TC để tiếp tục luyện nhôm.
Vui cười
Giờ thực tập ở trong một trường Cao Đẳng Mỹ Thuật, giáo sư mướn một cô gái có thân hình bốc lửa cho sinh viên thực tập vẽ khỏa thân. Khi cô gái vừa cởi quần áo ra, nhiều tiếng trầm trồ xuýt xoa của sinh viên vang lên.
Giáo sư hỏi sinh viên A : – Anh nhìn thấy gì qua thân hình của cô người mẫu nàỵ
Sinh viên A: – Dạ đôi bồng đào bốc cháy.
Giáo sư giận dữ : – Cút ngay ra khỏi lớp. Đồ dâm đảng.
Sinh viên A đứng dậy lủi thủi đi ra khỏi lớp.
Giáo sư quay qua hỏi sinh viên B: – Còn anh, anh thấy gì?
Sinh viên B: – Dạ thưa thầy, cặp giò “trường túc bất chi lao”.
Giáo sư giận dữ quát: – Cút ra khỏi lớp ngay. Đồ bênh hoạn.
Giáo sư quay qua hỏi sinh viên C: – Còn anh, anh thấy gì mà ngẩn người ra vậy. Nét mặt lại đờ đẩn thế kia?
Sinh viên C ngó cô gái người mẫu từ đầu đến chân, nuốt nước miếng ừng ực: – Dạ thưa giáo sư, em sẽ ra khỏi lớp ngay.
19-8 và 2-9: Cướp chánh quyền và diệt chủng – Nguyễn Thị Cỏ May
Sách vở cộng sản ồn ào đề cao ngày 19-8 và 2-9 như một kỳ công của họ vì cướp được chánh quyền về tay nhân dân. Họ giấu sự thật là hôm 17-8, công chức tổ chức biểu tình ủng hộ Chánh phủ Trần Trọng Kim và cộng sản chỉ có năm ba ngoe chen vào, giương cờ đỏ sao vàng lên, hô khẩu hiệu để biến cuộc biểu tình đó như của họ tổ chức để cướp chánh quyền.
Về phía Chánh phủ Trần Trọng Kim lại không có Quân đội, không có cả một lực lượng võ trang dân sự, nên chánh quyền không được bảo vệ. Nhựt đã đầu hàng, Đồng Minh chưa tới. Việt nam vào lúc đó như một cái nhà bỏ ngỏ, ai cũng có thể tới ở, không cần phải cướp.
Nhưng cướp chánh quyền cho ai và dùng chánh quyền để làm gì ? Đìều ai cũng thấy rõ, Hồ Chí Minh cướp chánh quyền không phải cho nhân dân Việt nam mà “cho Liên-xô và Trung quốc ” (Lê Duẩn). Và khi nắm được chánh quyền, Hồ Chí Minh dốc hết tâm huyết biến đất nước Việt nam trở thành cộng sản bằng cách thanh toán sạch tất cả những cái gì đang có, đào tạo con người Việt nam trở thành con người xã hội chủ nghĩa (trồng người).
Trong Đệ II Thế chiến, Hitler và Đức quốc xã cũng chủ trương xây dựng dân tộc Đức chỉ gồm toàn những con người ưu tú. Họ loại bỏ không thương tiếc những thành phần dân Đức ” bất hảo ” như bịnh tật, khả năng vô dụng, tâm tánh không dạy dỗ được – như ở Việt Nam không giác ngộ cách mạng, không trở thành con người XHCN được – sau khi đã loại bỏ những chủng tộc khác sanh sống trên nước Đức.
Tuyển chủng tộc ưu tú
Ngày nay, sau hơn 70 năm, hằng tuần, Do thái vẫn nhắc lại, khơi lại tội ác Hitler và Đức quốc xã đã diệt chủng Do thái, giết 6 triệu Do thái. Trong lúc đó, cộng sản Mao Trạch- đông, Lênine và Staline, Hồ Chí Minh ở Hà nội, Pol Pot ở Nam vang, đã giết chính dân của họ hơn 100 trìệu thì không được thường xuyên nhắc tới nên tội ác của cộng sản cơ hồ như bị quên lãng. Phía nạn nhơn thiếu những sử gia có khả năng và tâm huyết ? Hay từ bi mà quên đi quá khứ đau buồn do cộng sản gây ra, hãy sống với hìện tại và nghĩ tới tương lai? Lại còn chạy theo kẻ chủ trương tiêu diệt mình!
Người Do thái nhắc lại tội ác của Đức quốc xã hằng ngày, hằng tuần mà họ cho rằng chưa đủ, hãy còn nhiều thiếu xót. Họ vẫn khai quật những đóng tro tàn đã nguội lạnh để tìm ra những tội ác mới của Hitler và Chánh quyền III Reich.
Họ tin “quá khứ không bao giờ chết và, quá khứ đã qua nhưng nó thường chưa qua hết”(Faulkner). Và quả nhiên, hiện nay, ở Đức, Viện Max-Planck, một trong những cơ quan nghìên cứu uy tín về y khoa, vừa tìm thấy trong những ngăn hầm của Vìện một bộ sưu tập gồm những bộ nảo của những nạn nhơn trong chiến dịch ” chết danh dự ” T4 lúc đó nhằm triệt để loại bỏ những phần tử bất hảo của dân tộc Đức. Trong số này, nhiều trẻ con bị giết bởi vì chúng đem lại ích lợi lớn cho khoa học. Và hơn nữa, chánh quyền III Reich cho rằng chúng tuy là dân Đức nhưng không xứng đáng đưọc sống chung với những người khác.
Khi sự thật được khám phá người ta mới thấy rỏ là trí nhớ của con người còn nhiều thiếu xót. Những nạn nhơn chết hoàn toàn vô danh vì mỗi người mang một bí số, chớ không có hộ tịch. Họ không có tên vì tên trong khai sanh hay trên các giấy tờ khác đều bị phủ nhận hay hủy bỏ. Những sử gia đã ra sức sưu tầm lý lịch của từng người để hoàn trả cho họ đầy đủ hộ tịch của họ. Trả lại cho họ cái tư cách con người của họ.
Hitler xóa bỏ tên tuổi nạn nhơn để họ chết dưới một con số, nhờ đã học được ở Lê-nin và Staline. Sau này, ở Miền Bắc Việt nam, khi đánh tư sản, cải cách ruộng đất, Hồ Chí Minh cũng học ở Staline và Mao và áp dụng đúng nguyên bản.
Nạn nhơn không còn tên họ nữa mà chỉ có thành phần xã hội là tư sản, cường hào ác bá hay địa chủ và chết dưới lưởi mã tấu của Hồ Chí Minh, dưới danh nghĩa giai cấp của mình. Cũng không được tang lễ, chôn cất, mồ mả. Nhưng phải thừa nhận Hồ Chí Minh nhân đạo hơn họ Kim ở Bắc Hàn. Ở đây, chẳng những nạn nhân trực tiếp bị xử mà cả thân nhân, họ hàng nội, ngoại, bên vợ, bên chồng đều chết sạch và tất cả đều bị xóa sổ. Dân chúng không được nhắc tới, không được nhớ tới những nạn nhân đó như họ chưa bao giờ hiện hữu trên đất nước Bắc Hàn vậy.
Trong Đệ II Thế chiến, Hitler cho thi hành một chương trình thanh toán những đứa trẻ tật nguyền, điều này đem lại cho bác sĩ khoa thần kinh học (neurologie) Julius Hallervorden xây dựng một bộ sưu tập não bộ trẻ con phong phú cho việc tìm hiểu những chứng bịnh về thần kinh khác nhau . Dĩ nhiên đó là một việc làm vô cùng gian ác, tội giết người tuy nhằm phục vụ khoa học để cứu người sau này. Thật vậy, cho tới ngày nay, sinh viên Đức và nhiều nước khác, còn tới nghiên cứu về khoa thần kinh học .Hoàn toàn khác với cộng sản, như Hồ Chí Minh, giết người hằng loạt chỉ vì những người đó không thể cải tạo theo cộng sản được. Trở ngại cho kế sách trồng người xã hội chủ nghĩa của ông mà thôi.
Tháng 10 năm 1940, nhũng đứa trẻ được đưa tới trại Nikolaiplatz, ở Brandeboug, cách Berlin 80 km, trên những chuyến xe đặc biệt, do bịnh viện tâm thần Görden gởi đi. Nơi đây thuộc trung tâm thành phố. Dân cư nhìn thấy những chiếc xe bus kiếng màu sẫm, mang nhãn hiệu ” Công ty từ thiện chuyên chở bịnh nhơn” tới lui từ nhiều tháng nay, ngừng lại trước ngôi nhà trước kia là nhà tù, nay đổi lại thành “Bịnh viện công lập Brandebourg”, ngụy trang để tránh sự để ý nghi ngờ của dân chúng.
Đìều gì xảy ra ở bên trong Bịnh viện? Không ai được biết. Nơi đây được mật vụ (SS) cải trang thành cảnh sát thường canh gác. Dân chúng để ý sẽ chỉ biết những chiếc bus màu xám nhà binh đó khi tới thì đầy người nhưng lúc trở ra về thì xe trống. Thỉnh thoảng trông thấy xe bus tới chở đầy trẻ con. Cũng như người lớn, chúng tới và biến mất ngay sau bức tường. Giống như chúng bị con quái vật khổng lồ nuốt hết vậy.
Lúc bấy giờ, trung tâm tử thần Treblinka và Sobibor chưa có, chỉ mới có Brandebourg ở đây hoạt động bằng hơi ngạt (gaz) đầu tiên. Trẻ con tới liền được đưa đi khử trùng. Chúng nó đều quen biết nhau hay bạn bè nhau vì từng chơi đùa với nhau ở bịnh viện tâm thần Görden. Chúng nó là những đứa trẻ bị bịnh kinh phong, hoặc không học tập được ở trường, bị đưa tới đây vì bị chỉ định là những “phần tử vô dụng”, không thể trở thành những công dân tốt hay những người bạn đồng hành của nhân dân Đức sau này.
Trong hành lang tử thần, Y sĩ và Y tá ngồi sau một cái bàn lớn, kiểm lại danh sách từng đứa. Xong, chúng được hướng dẫn cởi bỏ hết quần áo. Có một cái cửa bằng sắt với ổ khóa. Phía sau đó là một căn phòng với tường cách âm thanh, với một hàng vòi búp sen (douche tắm) như một hàng “douches”. Những đứa trẻ này có la không ? Có khóc không ? Không ai biết vì không ai nghe được. Không ai biết được những gìây phút chót của chúng.
Từ hơn nửa thế kỷ nay, những đứa trẻ “vô dụng” này đã bị quên lãng. Không lý lịch, không diện mạo. Chúng là những đứa trẻ trong bao nhiêu đứa khác, trong bao nhiêu con người khác, tất cả đều mang chung một hộ tịch là “bất hảo” và bị Hitler và nhà nước III Reich ” tuyển chọn”.
Gần đây, các sử gia khai quật, trong một cuốn sổ nhỏ, đọc được những mật mã “F” (Frauen – Phụ nữ), “M” (Männer – Đàn ông), “K” (Kinder -Trẻ con) và ” J ” (Juifs – Do thái). Tài liệu xếp đặt rất trật tự. Chính ông Heinze, nhân viên mật vụ SS vào thời khởi nghiệp của Hitler, đồng ý theo thuyết tuyển lọc chủng tộc tinh ròng của Hitler, cung cấp những thông tin về những nạn nhân.
Tháng 8/1941, chương trình tuyển lọc T4 ngưng vì bí mật bị lộ. Hitler sợ bị dân chúng kinh tởm, dư luận phản đối. Tạm nhận 70 273 trẻ con đã được “khử trùng” đưa vào phòng hơi ngạt là đủ. Và chương trình T4 chuyển qua xử lý Do thái.
19 – 8 và 2-9 mở ra giai đoạn lịch sử Việt Nam đau thương
Chỉ mươi ngày sau ngày thành lập Việt nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh họp đảng cộng sản đông dương quyết định dứt khoát một mình Việt minh cai trị đất nước. Hồ Chí Minh xé bỏ bản tuyên ngôn độc lập để ém nhẹm luôn lời thề chống thực dân pháp. Khi Pháp trở lại, ông ta thỏa hiệp ngay với Pháp (6-3- 46 và 14-9-46), vừa để hợp thức hóa sự hiện diện của Pháp, vừa để mượn tay Pháp tiêu diệt các đảng phái ái quốc lúc bấy giờ mạnh hơn Việt minh.
Đến khi không thỏa hiệp được với Pháp, Hồ Chí Minh tìm cách bỏ Hà nội chạy trốn, tuyên bố toàn dân kháng chiến để có chánh nghĩa, vừa đẩy dân chúng ra đánh Tây cho cộng sản. Cũng như bảo Cụ Vũ Đinh Quỳnh kêu gọi dân chúng treo cờ mừng “ngày sanh của bác 19 – 5 ” để đón tiếp D’Argenlieu lên Hà nội, tránh bị dân chúng sỉ vả khi biết được sự thật.
Hồ Chí Minh “cướp được chánh quyền“, hoàn toàn không do khả năng của mình, mà nhờ Huê kỳ (OSS), nhờ cả soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập đọc ngày 2-9-45, thế mà sau đó, do bản chất là tên tình báo tay sai của Staline, Hồ Chí Minh đã không ngại vâng lời Mao, quay lại chống Huê kỳ cho phe cộng sản.
Và cũng trong tinh thần răm rắp tuân thủ lịnh Staline và Mao, Hồ Chí Minh làm cuộc cải cách ruộng đât long Trời lở đất, đánh công thương nghiệp, giết hại không dưới nửa triệu dân Việt Nam miền Bắc vô tội. Năm 1960, Lê Duẩn quả quyết theo Mao làm giải phóng Miền Nam, tiêu diệt hơn 10 triệu dân. Sau 30 – 04 – 75, cả Miền Nam ngập trong máu và nước mắt do các chánh sách dã man của cộng sản.
Sau Đệ II Thế chiến, Quốc xã bị đưa ra Tòa án Quốc tế Nhân quyền xử tội chống nhân loại. Đảng cộng sản Hà nội cũng vi phạm cùng tội ác chống nhân loại, vậy chừng nào mới bị truy tố trước Tòa án Nuremberg II?
Nguyễn thị Cỏ May
http://www.danchimviet.info/19-8-va-2-9-cuop-chanh-quyen-va-diet-chung/09/2017/6379/7
Luận về tháng chín và mùa thu: Ngày 2 tháng 9 vô duyên đã làm mất đi những ngày đầu thu đầy quyến rũ ! – Phan Văn Song
1/ Tháng chín của mùa thu, tháng chín của Tựu trường:
Tháng chín về, bài ca September Song lại một lần nữa trổi lên trong lòng tôi. Tháng chín ở Âu châu là tháng bước vào «mùa Thu của thời tiết – l’Automne météorologique» khác với tiết Lập Thu của «mùa Thu vũ trụ – l’Automne astronomique » năm nay, phải chờ tới ngày 22 của tháng chín nầy lận.
Tháng chín đến, trời buổi sáng bổng se lạnh, từ nay, tật ra vườn sáng sớm uống caphê, phải trang bị thêm, khoác thêm một chiếc áo choàn bằng len, đội chiếc bérêt basque cho ấm đầu, đi giầy, đi vớ đàng hoàng cho ấm chơn. Chỉ mới độ mấy ngày qua thôi, mà trời đất, đã thêm một tý lạnh, thêm một tý sương mờ mờ ảo ảo, phảng phất ươn ướt, mới đó, mà không khí đã lắm đổi thay, đổi ngày đổi tháng, thay đổi áo quần, mũ nón, dáng dấp. Rồi đây phải trang điểm lại cảnh vườn tượt, làm vườn lại, vườn hè đầy hoa lá phải nhường chổ cho vườn mùa đông ủ rủ! Đóng lại các cửa kiến, phủ lại các tấm bạt che cây, di tản các chậu bông vào nhà kiến, tỵ nạn trốn lạnh!
Tháng chín, thu về, hơi lạnh nhe nhẹ làm tôi lại nhớ đến Đa lạt của thời trung học. Nhớ mãi những ngày của tuổi mới lớn, ở khung trường Thiếu Sanh Quân-École des Enfants de Troupe de Dalat, cạnh sân Cù, bên cité des Pics, với chiếc mũ bérêt mầu kaki vàng và hai tua vàng đỏ, biểu hiệu quốc kỳ rung rung sau gáy, với chiếc áo blouson bẳng nỉ mầu cứt ngựa, chiếc quần short vàng, đôi vớ cao vàng, đôi giầy săn đá, brodequin đánh xi bóng láng… tập họp, sáng sớm, trời còn mờ hơi sương, trên bãi cỏ sân trường còn đầy hơi nước, sắp hàng, chào cờ – salut les couleurs ; thuở ấy, 1954, còn chào hai lá cờ : cờ Tam tài ba mầu Xanh Trắng Đỏ Pháp và cờ Vàng ba sọc Đỏ thân yêu của Quốc Gia Việt Nam. Nhớ mãi những buổi sáng của những năm «mồ côi địa dư-orphelin géographique» ấy (7 năm !), nội trú ở Trung học Lycée Yersin, sắp hàng trước phòng họp-étude để đi đến nhà ăn-réfectoire, ăn sáng, đứa nào đứa nấy, ngái ngủ nên im lặng không cần các Thầy Xu (surveillants) phải ra lệnh « Im tiếng trong hàng-Silence dans les rangs».
Riêng cá nhơn chúng tôi, rất yêu tháng chín vì ngày đầu (mồng một – le 1er) là sanh nhựt bà xã. Nhưng tội nghiệp, ngày ấy, nếu không được là một trong những ngày cuối tuần – như năm nay chẳng hạn – thường là ngày Tựu Trường. Trong gia đình, chúng tôi các con thường bảo, Sanh Nhựt Ba vui hơn Sanh Nhựt Mẹ, vì Sanh Nhựt Ba 7 tháng 7 bắt đầu nghỉ hè – les vacances ; Sanh Nhựt Mẹ – Tựu Trường-la Rentrée.
Gia đình chúng tôi, vốn giáo chức, nhứt là bà xã, vì là cô giáo làng, vì hiệu trưởng trường làng nhỏ, với 4 lớp đôi cùng ba đồng nghiệp, học trò không bao giờ vượt trên 100 đứa, nên mái trường, nơi bà làm việc, như căn nhà riêng của bả, bả đóng đô thường trực. Đi làm sớm, về muộn, cả ba đứa con lúc ở tiểu học, đều học trò trường mẹ. Chúng nó rất rất ngoan vì mẹ là cô giáo-Maîtresse, vì mẹ là bà Giám đốc- Madame la Directrice ! Lên trung học, chúng nó đều bán nội trú, đệ nhứt cấp-collège, hay nôi trú khi vào đệ nhị cấp-lycée, tuy nhà gần trường, vì chúng tôi muốn các con phải từ ăn uống, đến cuộc sống đều sanh hoạt ngoài gia đình, không ăn kén, không ăn chọn, có gì ăn nấy, ai cho sao ăn vậy, sống với tình cảnh, hợp tình hợp cảnh, chỉ có cuối tuần về chung vui với gia đình.
Tựu trường! Vừa được đọc bài viết của nhà báo Huy Phương nhắc đến «những tựu trường không quên». Vốn cùng gốc? «Dân học chương trình Pháp của thuở Sài gòn xa xưa đầy thương yêu ấy», làm sao quên được bài tả cảnh của cậu học trò Anatole France tý con, với chiếc cặp đeo lưng-la gibecière, với đôi tay thọc vào túi (vì lạnh?) tung tăng, đi vượt qua vườn Luxembourg ! Xin được trích câu văn trong bài viết «Thương nhớ buổi tựu trường» của nhà báo Huy Phương đăng những ngày qua: «Anatole France, nhà văn Pháp với hình ảnh cậu học trò chân sáo, tung tăng đi qua khu vườn Luxembourg, lúc lá vàng rơi từng chiếc trên bờ vai của những pho tượng trắng. Đoạn văn bắt đầu bằng dòng chữ “Je vais vous dire ce que me rappellent tous les ans…” mà chúng tôi phải học thuộc lòng để “trả bài” cho thầy giáo. Cậu bé trong câu chuyện chính là cái bóng của chính Anatole France cách ngày ông nhớ lại đã hai mươi lăm năm, còn chúng ta, ngày tựu trường xa xôi ấy, dễ chừng đã hơn nửa thế kỷ» – « Je vais vous dire ce que me rappellent, tous les ans, le ciel agité de l’automne, les premiers dîners à la lampe, et les feuilles qui jaunissent dans les arbres qui frissonnent; je vais vous dire ce que je vois quand je traverse le Luxembourg dans les premiers jours d’octobre, alors qu’il est un peu triste et plus beau que jamais ; car c’est le temps où les feuilles tombent une à une sur les blanches épaules des statues. Ce que je vois alors dans ce jardin, c’est un petit bonhomme qui, les mains dans les poches et sa gibecière au dos, s’en va au collège en sautillant comme un moineau. Ma pensée seule le voit, car ce petit bonhomme est une ombre; c’est l’ombre du moi que j’étais il y a vingt- cinq ans … » Anatole France (1844-1924) – Le livre de mon ami (1885).
Tôi xin phép không dịch ra việt ngữ để giữ cái hồn của văn phong rất « mùa thu tựu trường» của tác giả và nỗi nhớ của đám học trò xưa của chúng tôi! Vi « dịch là phản bội » –Traduttore, traditore, thành ngữ Ý, được hiểu theo tiếng Pháp « Traducteur, traître » – và được chuyển dịch thành : « Traduire, c’est trahir » – « Dịch là phản bội ».
Nay hồi nhớ thời du học 1961-1971, lúc mới đến Paris, thuở còn bở ngở, thuở mới đặt chơn đến đất Pháp, hồi nhờ những tháng chín của những năm 1962, 1963, của những năm đầu nửa tỉnh nửa quê, nửa tây nửa ta, đầy thơ mộng ngây thơ, tôi thường ghé vào ngồi các banc-ghế đá vườn Lục Xâm để … được hồi lại những hình ảnh tưởng tượng của tuổi thiếu niên học trường tây? Hay ngồi ghế đá, chờ em tóc nâu, tóc vàng sợi nhỏ … như bài thơ thuở ấy của Cung Trầm Tưởng ? Các bạn cùng lứa chắc còn nhớ tiệm Mahieu -phe Việt ta đặt tên lại là Má Hiệu- nơi tụ họp của dân Việt ta vào buổi trưa để uống cảphê, lắt tilt-billard điện …? Tiệm nằm cuối đường Saint Michel, trước cổng vườn Luxembourg. Ngày nay là một tiệm Mac Donald vô duyên chuyển chệ chiếm cả góc đường! O tempo, o morès! Thật là: «Tạo hóa gây chi cuộc hý trường» … (Bà Huyện Thanh Quan)
Và nhắc lại cùng ai, bài thơ Mùa Thu Paris của Cung Trầm Tưởng được Phạm Duy phổ nhạc, một thuở được Thái Thanh hát trên làn sóng Đài Phát thanh Sài gòn:
«Mùa Thu Paris, Trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ, Hẹn em quán nhỏ
Rượu rưng rưng ly đỏ, tràn chề
……
Mùa Thu âm thầm, Bên vườn Lục Xâm
Ngồi quen ghế đá, Ngồi quen ghế đá,
Không em, ôi buốt giá, từ tâm
Mùa Thu nơi đâu, Người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ, Tóc vàng sợi nhỏ
Chờ mong em chín đỏ trái sầu ……. »
Ôi nhớ mãi! Da diết! Những vết nhớ của tuổi trẻ, một án văn, một tác giả xưa, một ông tây, bám vào trí nhớ, tưởng tượng thêu dệt, biến thành ảo ảnh để tìm, để nhớ, ray rứt!
2/ Kẹt mãi cái ngày 2 /9 thiệt là vô duyên nầy:
Vốn sanh trưởng, học hành, lớn làm việc ở miền Nam dân chủ, tự do, hiền hòa, lương thiện, đầy nắng ấm, đầy tình người, cá nhơn chúng tôi không chấp nhận chế độ dỏm, xảo quyệt của nhóm tay sai của Đảng Cộng sản Quốc tế dựng lên và đang hoành hành ở Việt Nam quê hương chúng ta đã trăn 40 năm nay. Ngày mà chúng nó gọi và buộc cả toàn dân chúng Việt Nam chúng ta phải chấp nhận là ngày lễ lập nước 2 tháng chín là một ngày láo. Từ ngay buổi ban đầu của lịch sử do đảng của chúng đã viết lên đều được dựa vào những láo khoét, lường gạt, mánh mun, cướp nước, cướp chánh quyền của một chánh quyền hợp lệ, hợp thức! Chánh phủ Trần Trọng Kim, một chánh phủ đã lấy lại chủ quyền, lấy từ tay của kẻ thắng Pháp – người chủ đương thời đang đô hộ Việt Nam không giữ được tài sản mình, để mất vào tay người thắng là Nhựt – và người thắng đã trả tài sản ấy cho người chủ thực sự, là dân tộc Việt Nam qua đại diện là Hoàng đế Bảo Đại, Hoàng đế đương thời Triều Nguyễn của Hoàng triều Việt Nam, mặc dù bị kềm chế nhưng vẫn là người quản trị một vùng đất đai lớn, Trung Việt và Bắc Việt, và tất cả lòng thành kính của toàn thể nhơn dân Việt Nam. Do đó chánh phủ của Thủ Tướng Trần Trọng Kim là chánh thống vì đã được vị nguyên thủ chánh thống Hoàng Đế Bảo Đại, vị Vua đương thời của Nam Triều, tiếp tục sự nghiệp Vua cha, nay đã lấy lại chủ quyền đất nước trong tay của kẻ thắng giao cho, lúc bấy giờ là Nhựt đã đánh bại Pháp trao gươm ấn quyền hành đất nước Việt Nam cho triều Nguyễn. Vua Bảo Đại đã tuyên bố xóa bỏ tất cả những ký kết thần phục Pháp, xoá bỏ tất cả những quy chế bảo hộ hay đô hộ, gom ba phần của đất nước về một mối, thống nhứt đất nước.
Hồ Chí Minh và đồng bọn đã lợi dụng tranh tối tranh sáng, Nhựt vừa bị thua trận bởi hai quả bom nguyên tử, cướp vội chánh quyền, lật đổ chánh phủ hợp pháp Trần Trọng Kim, buộc Quốc trưởng Bảo Đại thoái vị, nói là để giải phóng dân ta khỏi ách đô hộ thực dân Tây.
Kỳ thiệt, vào mùa Thu năm ấy, vào tháng 9 năm 1945 chả có thằng Tây nào cầm quyền nước Việt ta cả, chỉ có Vua Bảo Đại là Quốc Trưởng với chánh phủ của Thủ tướng Trần Trọng Kim thôi ! Nước Việt Nam đã lấy lại Độc Lập rồi ! Lấy từ tháng 3 năm 1945 ! Và cũng không có khoản trống chánh trị nào cả, mặc dù Nhựt đã đầu hàng và đồng minh chưa đến ! Việt Nam vẫn tiếp tục có chánh quyền và quyền lực chánh trị. Đó là chánh phủ của Thủ Tướng Trần Trọng Kim ! Còn dám gọi Hoàng đế Bảo Đại của nhà Nguyễn là bù nhìn ? Thì bù nhìn của ai ? Nhựt đã thất trận, Pháp đã thất trận. Chủ nhà thực sự là nhơn dân Việt Nam, thần dân của triều Nguyễn !
Ngày 2 tháng chín 1945, đúng là một ngày đầy lật lọng đầy phản bội, mà phản bội lớn nhứt là phản bội dân tộc ! Cho nên ngày nay, đối với tôi ngày 2 tháng chín là ngày vô duyên, ngày mất cảm tình nhứt trong cuốn lịch.
3/ Chuyện thời sự : ngày 2 tháng chín năm nay tại Đức và Berlin:
Năm nay, một điều khá lạ đã xảy ra ở Đức, rõ ràng nhứt là ở Berlin, thủ đô của Cộng Hòa Liên Bang Đức:
Năm nay, Tòa Đại sứ Việt Nam cộng sản (Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) tại Berlin không ồn ào, tấp nập trình diễn tổ chức ngày lễ gọi là Quốc Khánh nước Việt Cộng của chúng.
Chẳng những im re, mà chúng cũng ra lệnh cho tất cả những công dân Việt Cộng tạm trú làm ăn ở Đức cũng im re. Chợ Đồng Xuân, một chợ do công dân Việt Cộng tạm trú làm ăn, buôn bán sầm uất, hằng năm làm lễ 2 tháng Chín cờ xí, tiệc tùng linh đình, năm nay im re.
Làm như ở Đức, hầu như không còn một người dân Việt Cộng nào? Tất cả người Việt đều là dân tỵ nạn (Cộng sản Bắc Việt cả?) Cựu công dân Việt Nam Cộng Hòa, người Quốc gia tỵ nạn cộng sản tại cựu Tây Đức thì dễ hiểu. Cả dân cựu du sanh Việt Cộng Hà nội thuở xưa, trốn chế độ ở lại không về, đến di dân kinh tế, di cư lao động công dân chế độ Cộng sản Hà nội cũng một lòng tạm thời bỏ nước, bỏ đảng, không dự niềm vui với Bác Đảng nữa! Còn đâu «Vui với Bác Hồ trong ngày vui đại thắng… » lời ca của bài hát năm xưa?
Mà cả cán bộ Cộng Sản Hà nội trong các toà đại sứ, lãnh sự, … cũng biết tội nín khe, low profil, cúi đầu chịu tội du côn, du thủ du thực…tránh né, núp trong nhà không dám ló mặt ra đường. Chúng hắn cũng biết mắc cở chăng ?
Không làm lễ Quốc Khánh Việt Cộng là lời thú tội lớn nước của một quốc gia biết lỗi : Ta đây làm bậy. Biết làm bậy. Im cái miệng tại Đức. Nhưng sao ở nhà vẫn cứ tồ tồ cái miệng, …hết miệt thị dân, đến đàn áp lên lớp dân, giao nước cho Tàu.
Để Kết Luận:
Hơn bao giờ hết đây là một trong những dịp may chúng ta người dân Việt Nam Hải Ngoại như Trong Nước Toàn dân phải đồng một lòng nổi dậy lấy lại nước !
Chống Tàu Diệt Việt Cộng.
Chổ yếu đầy rẫy. Ở Âu châu, Việt Cộng mất điểm với Liên bang Đức, một quốc gia hàng đầu Liên Âu. Ở Pháp, Việt Cộng thua vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình, chứng tỏ Việt Nam là một quốc gia không thể tin cậy làm ăn được vì đã mất chữ tín. Mất cả chữ Tín với Hòa Lan, vì ông Trịnh Vĩnh Bình là một công dân Hòa Lan. Đó là đối ngoại !
Ở trong nước, người Hoa đang chiếm toàn bộ các cơ sở thương mãi. Chổ yếu của Tàu là chổ ấy. Tàu không dùng người Việt để làm công nhơn, dễ dàng cho chúng ta phá hoại cơ sở Tàu. Người Hoa đi du lịch? Ta đánh phá người du lịch Tàu. Người Hoa đi làm ăn tại Việt Nam, ta đánh phá cơ sở làm ăn!
Tạo điều kiện bất ổn cho người Tàu phải bỏ Việt Nam, không ở, không làm ăn, không buôn bán, không du lịch, chơi bời ở Việt Nam được.
Chống được Tàu là dẹp được Việt Cộng. Và cũng bỏ dẹp cái Ngày 2 tháng 9 vô duyên, cà chớn nầy ! Ngày mai Nguyễn Phú Trọng và đồng bọn sẽ chui ống đồng về núp bóng tỵ nạn tại Beijing ! Mong lắm.
Và chớ quên, cảnh giác, cẩn thận theo dõi diễn biến cuộc bầu cử Giám đốc UNESCO, một cơ quan gọi là Văn Hóa Quốc tế nhưng thực sự toàn văn hóa dỏm…
Tiếp tục, không ngưng nghỉ, chiến dịch Chống Tàu, Diệt Việt Cộng! Mãi mãi đến ngày toàn dân Đại Việt lấy lại Chủ quyền! Mong lắm!
Hồi nhơn Sơn, tuần đầu vào Thu
Trận tổng tấn công năm 1972 và Hòa đàm Ba Lê – Trọng Đạt
Đây là một cuộc tấn công lớn, qui mô của Hà Nội từ cuối tháng 3-1972 tới hạ tuần tháng 10 cùng năm. Người Mỹ thường gọi là Trận tấn công dịp lễ Phục Sinh, tại miền Nam hay gọi là Mùa hè đỏ lửa, phía Bắc Việt đặt tên là Chiến dịch Xuân hè 1972. Lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương, Hà Nội đánh theo qui ước, bỏ du kích chiến. Theo George Donelson Moss đây là lực lượng lớn nhất thế giới sau chiến tranh Triều Tiên, trong trận này BV đã đưa một lực lượng chính qui lớn gồm 14 sư đoàn và 26 trung đoàn độc lập, tổng cộng khoảng trên 120 ngàn quân (1), được sự yểm trợ của nhiều trung đoàn xe tăng, pháo binh 130 ly, phòng không…theo Davidson, lực lượng này còn lớn hơn số sư đoàn mà Tướng Paton chỉ huy hồi Thế chiến thứ hai.
Đây cũng là trận đánh lớn nhất thế giới từ sau chiến tranh Triều tiên (1950-53) với lưc lượng tương đương 25 sư đoàn của cả hai miền Nam-Bắc cùng sự tham gia yểm trợ của Hải quân, Không quân Mỹ gồm 4 Hàng không mẫu hạm, 409 máy bay chiến thuật F-4, F-5, 171 pháo đài bay B-52, một Tuần dương hạm lớn, bốn Tuần dương hạm nhỏ, 44 Khu trục hạm.. . đã được đưa tới ngoài khơi VN (2).
Tại đây tôi xin diễn tả trận đánh qua lối nhìn từ phía Mỹ. Có hai nhận định về mục đích của cuộc Tổng tấn công: nhiều người cho là Hà Nội có mục đích chiếm miền Nam chấm dứt chiến tranh, một số người cho là Hà Nội chỉ nhằm mục đích chính trị, giữ thế mạnh tại bàn đàm phán giống như trận Điện Biên Phủ năm 1954 và Hội nghị Geneve.
Bốn tuần sau khi Nixon sang Tầu về (21 tới 28-2-1972) , ngày 30-3-1972 Quân đội Bắc Việt cùng pháo binh và hơn 200 xe tăng vượt khu phi quân sự (DMZ) đánh Quảng Trị, những đơn vị khác từ đường 9 Hạ Lào tiến về Huế. Tại Cao Nguyên họ đánh Kontum, tại Vùng Ba các sư đoàn VC đánh Bình Long. Nay không còn là chiến tranh du kích nhân dân nổi dậy, mà quân chính qui BV công khai xâm lăng miền nam VN bằng chiến tranh qui ước.
Kế hoạch của Tòa Bạch Ốc
Theo lời kể của Kissinger (3) tình báo Mỹ đã biết trước từ 1971 và nhất là từ tháng 1, tháng 2 năm 1972. Giữa năm 1971, Dick Hemls (Giám đốc CIA) tường trình trước Hội đồng an ninh quốc gia nói CSBV chuẩn bị vượt Khu phi quân sự. Kissinger nói họ không muốn mật đàm mà chuẩn bị đánh lớn. Từ 4 tháng 1-1972, khoảng hai tháng trước khi TT Nixon sang Tầu, Tướng Abrams cảnh cáo địch sẽ tấn công miền Nam. Ông đề nghị cho oanh tạc phía bắc Khu phi quân sự, ông cũng cho biết đây là trận quyết định và là sự thử thách Việt Nam hóa chiến tranh. Tòa Bạch Ốc không đồng ý đề nghị của Tướng Abrams cho là nó sẽ ảnh hưởng chuyến đi thăm Bắc Kinh của TT Nixon. Bộ Ngoại giao e ngại nó sẽ phá hỏng đàm phán, phản chiến sẽ làm ầm ĩ.
Bộ trưởng Quốc phòng Laird đề nghị không cho oanh tạc Khu phi quân sự nhưng đặt máy dò tại đây. Kissinger đồng ý hoãn oanh tạc, chờ xem và đề nghị Laird giữ lại nhiều trực thăng để (giúp VNCH) di chuyển, tăng thêm B-52 và Hàng không mẫu hạm. Ngày 2-2 TT Nixon họp Hội đồng an ninh quốc gia “bằng mọi giá phải giúp VNCH chống xâm lược”, ông kêu gọi tăng cường B-52, Hàng không mẫu hạm.
Mỹ vận động ngoại giao với Hà Nội, Moscow, Bắc Kinh để tìm hòa bình, TT Nixon đọc diễn văn ngày 25-1 nói chính phủ bằng mọi giá sẽ đưa quân về nước, hôm sau Kissinger họp báo cho biết: Mỹ có thể ngăn chận cuộc tấn công, sau trận này sẽ có đàm phán giống như những năm 1954, 1968. Nixon và Kissinger tìm cách chấm dứt chiến tranh nhanh, Kissinger cho là ngoại giao phải đi đôi với quân sự (in my view diplomacy and strategy should support each other).
TT Nixon luôn cẩn thận trong đàm phán, ông sợ Hà Nội nhầm lẫn gữa đàm phán và yếu kém về quân sự, hai nhà lãnh đạo Mỹ thừa biết Hà Nội dùng đàm phán để gây áp lực từ phản chiến. Họ liên lạc Moscow và Bắc Kinh nhưng Trung Cộng phủi tay nói không liên hệ với Đông Dương, Nga biện hộ cho họ nói tuy giúp Hà Nội nhưng họ không nhiệt tâm lắm. Mỹ không để Nga-Tầu từ chối, họ cảnh cáo Đại sứ Nga nếu Hà Nội tấn công thì cuộc họp thượng đỉnh Moscow sẽ bị hủy bỏ. Kissinger nói chỉ tham dự đàm phán với Nga nếu họ gây ảnh hưởng với BV. Hà Nội dùng đàm phán để tuyên truyền, họ đồng ý họp mật (đi đêm) ngày 24-4, nhưng từ 27-3 họ đã chuẩn bị tấn công miền nam (4)
BV dùng đàm phán để che đậy cuộc tấn công lớn qui mô, ngày 20-3-72 Phạm Văn Đồng nói chỉ có hòa bình nếu Mỹ loại bỏ Thiệu, Kissinger cho rằng Mỹ chỉ có Hiệp định khi từ bỏ VNCH, rút quân đơn phương. Đó là điều kiện đanh thép của Lê Duẩn trước khi sẩy ra trận Tổng tấn công. Ngày 2-4-1972 (sau khi BV đã mở cuộc Tổng tấn công 30-3-72) Kissinger nói với Nixon nếu ta đánh bại cuộc tấn công của BV có thể ký kết hòa bình, địch dốc toàn lực vào cuộc tấn công, nếu thất bại chúng sẽ phải đàm phán nghiêm chỉnh.
TT Nixon cứng rắn, nói là làm, ngày 4-4 ông ra lệnh oanh tạc bằng máy bay chiến thuật cho tới vĩ tuyên 18, gửi thêm 20 B-52, 4 phi đội máy bay chiến thuật, thêm 8 Khu trục hạm được gửi tới Đông Nam Á, ngày 4-4 Kissinger nói ông Tổng thống cương quyết bẻ gẫy cuộc tấn công của BV.
Trở ngại nhất là thời tiết, máy bay không cất cánh được, ngoài ra chính sách chiến tranh giới hạn (của Johnson 1965, 66, 67…) và 3 năm rút quân (của Nixon 1969, 70, 71…), các nhà lãnh đạo quân sự (theo Kissinger) đã không cứng rắn cần thiết… đã để lại khó khăn. Tướng Abrams trong 3 năm chỉ lo rút quân, nay được giao nhiệm vụ thắng trận
Kissinger và Nixon tiên đoán nếu BV thành công trong chiến dịch tấn công này sẽ không có họp thượng đỉnh với Nga (tháng 5-1972). Kissinger nói cho đại sứ Trung Cộng tại Liên Hiệp Quốc biết cuộc tấn công này sẽ ảnh hưởng quan hệ Mỹ-Hoa. Ngày 4-4 Mỹ nêu đích danh Nga có trách nhiệm với cuộc tấn công BV, và dọa khéo có thể ảnh hưởng tới cuộc họp Thượng đỉnh tại Moscow (mà Nga mong đợi).
Ngày 6-4-72 Kissinger nói chuyện với Đại sứ Nga Dobrynin (tại Mỹ) cho biết tình hình không thể tha thức được như đã cảnh báo ông ta từ tháng giêng năm 1972 nếu BV tấn công Mỹ sẽ đáp trả mạnh mẽ. Ông ta cho phía Nga biết những trở ngại sẽ xấy ra của cuộc họp thượng đỉnh Nga-Mỹ, Kissinger nhấn mạnh sẽ chấm dứt chiến tranh bằng đàm phán, nếu cần bằng vũ lực.
Mỹ chuẩn bị lực lượng ngày 9-4 đưa thêm 28 pháo đài bay B-52 tới đảo Guam, hôm sau một Hàng không mẫu hạm thứ năm được lệnh tới VN, Tuần dương hạm Cruiser New Port cùng một HKMH khác từ Đại tây dương tới Đông Nam Á. Cuối tuần đầu tháng 4 thời tiết thuận lợi cho việc oanh tạc, cuộc tấn công địch được phép lên tới vĩ tuyến 19.
Trong khi ấy phản chiến cho rằng chuẩn bị chiến tranh lớn là một sự liều lĩnh thiếu kiên nhẫn, các viên chức cao cấp dân sự tại Ngũ giác đài nhận xét phản công để giữ VN hóa chiến tranh là tốn kém quá, lực lượng Mỹ hiện có tại VN đã đủ rồi. Sự thực Mỹ đã nghiên cứu việc giúp VNCH, trường hợp phía VN không đương đầu nổi Mỹ sẽ oanh tạc các mục tiêu quân sự tại BV, phong tỏa các hải cảng, kế hoạch được bổ túc ngày 8-5.
Từ cuối tháng 3 kế hoạch bị xếp lại vì còn quá sớm nhưng vào ngày 10-4 nếu VNCH đủ sức thì Mỹ không cần phải hành động, ngược lại nếu địch thắng thế Mỹ sẽ phải yểm trợ cho đồng minh. Mỹ đã cảnh cáo Nga về việc BV tấn công miền nam VN bằng vũ khí Nga, Đại sứ Dobrynin nói ông sẽ chuyển lời phản đối của Kissinger về Moscow. Ngày 10-4 tại Bộ ngoại giao TT Nixon nói với Đại sứ Dobrynin rằng Sô Viết phải chịu trách nhiệm, không được khuyến khích nước khác gây hấn với lân bang, một cách cảnh cáo họ chịu trách nhiệm về cuộc tấn công của Hà Nội. Đại sứ Nga cho thấy cuộc họp Thượng đỉnh dự trù tháng 5-1972 phía Sô Viết vẫn sẵn sàng.
TT Nixon cho mười hai B-52 oanh tạc kho tiếp liệu gần Vinh nằm ở 15 dặm phía bắc Khu phi quân sự, lần đầu tiên ông xử dụng B-52 tại BV (Johnson xử dụng B-52 năm 1967). Cuộc tấn công của BV đã trở thành toàn diện gồm ba mặt trận: Vùng I, Cao Nguyên và An Lộc (Bình Long). Ngày 15-4 BV đề nghị họp mật giữa Thọ-Kissinger ngày 24-4. Hai bên thỏa thuận họp mật (đi đêm) 6 tháng 5, ngày 27-4 họp khoáng đại hai bên, Hà Nội muốn họp sớm vì bị oanh tạc bằng B-52 tại gần Hà Nội, Hải Phòng (ngoại ô). Phía CS muốn họp vào lúc họ thắng lớn để làm nhục Mỹ trong khi Mỹ chỉ muốn họp khi có Nga được đưa vào cuộc.
Hòa đàm phụ thuộc vào trao đổi với Sô Viết, ngày 12-4 Đại sứ Dobrynin muốn thảo luận về cuộc họp Thượng đỉnh gần tới. Mỹ cho phía Nga biết họ đã viện trợ vũ khí nặng cho BV để chúng mở cuộc Tổng tấn công và đe dọa nó có thể ảnh hưởng xấu tới cuộc họp mà Nga mong đợi. Sự thực chính Nixon cũng mong mỏi Thượng đỉnh vì là Tổng thống đầu tiên của Mỹ sang Moscow, đôi lúc ông vờ nói hủy bỏ cuộc họp để hù dọa Nga. Tuy nhiên ông không muốn đi Moscow trong tư thế yếu và cũng nghi ngờ Nga sẽ kéo dài đàm phán tại Moscow để trì hoãn kế hoạch quân sự của Mỹ đánh BV.
Lần đầu tiên Nga lại bàn thảo vấn đề VN ở cấp cao vô điều kiện tại Thượng đỉnh khiến Nga thúc Hà Nội đàm phán (nhận xét của Kissinger). Chuyến đi của Kissinger tại Moscow chuẩn bị cho cuộc họp Nixon-Brezhnev khiến Nga có vẻ như không phản đối sự trả đòn của Mỹ tại VN, họ cũng biết cái giá phải chịu nếu phản ứng lại Mỹ. Ngày 12-4 Nixon nói Kissinger báo cho Đại sứ Nga biết Kissinger sẽ đi Moscow ngày 20-4 và nói muốn gặp Đại sứ BV tại Moscow. Ngày 12-4 Nixon muốn Kissinger thảo luận vấn đề VN tại Moscow và cả cuộc họp Thượng đỉnh, nhưng hôm 15-4 ông cũng lo có thể Brezhnev sẽ diễn văn dài dòng mục đích trói tay Nixon và Kissinger một tuần để họ không đánh BV được.
TT Nixon định hủy bỏ cuộc họp trước nhưng Kissinger cam kết với Nixon dù khi ông ta ở Moscow Mỹ vẫn ném bom BV được trừ Hà Nội, Hải Phòng. Chuyến đi của Kissinger có thể làm xẹp phong trào chống đối tại đất nhà, Nixon đồng ý cho Kissinger đi Nga.
Để cho BV và Nga biết ý định Mỹ, Kissinger đã khuyến khích Nixon cho B-52 oanh tạc kho dầu Hà Nội, Hải Phòng hai ngày, cho tầu chiến bắn vào bờ ngày 15, 16-4. Tướng Abrams phản đối nhưng Bộ trưởng QP Laird ủng hộ, may thay vì ngày 15-4, Hà Nội hủy bỏ phiên họp dự trù 24-4 nhờ đó Mỹ có cơ hội chuẩn bị đánh trả. Lúc này cần phản công táo bạo, Mỹ gửi thông điệp nhấn mạnh với Nga ngày 15-4 rằng nếu chúng tôi đi Moscow họp, các ông có giúp gì cho vấn đề VN không?
Chiều hôm ấy Đại sứ Dobrynin tới gặp Kissinger thảo luận về thông điệp và thúc dục Kissinger đi Moscow, ông ta thân thiện nói chúng ta bỏ vấn đề địa phương (tức VN) để giải quyết vấn đề chính (Nga-Mỹ). Kissinger đáp đây (VN) không chỉ là một vấn đề quốc tế mà là một vấn đề lớn với dư luận Mỹ, chiến tranh phải chấm dứt, chúng tôi sẽ làm cùng các siêu cường khác hay một mình.
Sô viết cố gắng gây ảnh hưởng với BV, cuối ngày 16-4, Nga phản đối Mỹ vì oanh tạc Hải Phòng có làm thiệt mạng vài thủy thủ của họ trên các tầu buôn đậu tại đây, Nga và Trung Cộng chỉ phản đối xuông.
Cuộc Tổng tấn công này trước hết là một nỗ lực rất lớn nhằm mục đích cả quân sự lẫn chính trị, tôi xin phân chia làm hai khía cạnh chính của chiến dịch:
Phương diện quân sự
Ngày 25-1 TT Nixon tuyên bố với quốc dân Kissinger đã họp với CSBV nửa năm, trở ngại là phía Hà Nội ngoan cố khăng khăng đòi Mỹ rút hết quân vô điều kiện, lật đổ chính phủ Thiệu. Nixon kêu gọi dân chúng ủng hộ ông trong việc phản công ngăn chận cuộc tấn công mới của BV.
Ông kể lại diễn tiến cuộc Tổng tấn công, tôi xin sơ lược vài dòng: ngày 30-3, BV mở cuộc tấn công xâm lăng miền nam VN ồ ạt bằng 3 sư đoàn cùng 200 T-54, đại bác 130 ly vượt Khu phi quân sự, một lực lượng phụ khác từ đường số 9 Hạ Lào tiến về Huế. Những đơn vị lớn khác đánh Kontum, Pleiku và 3 sư đoàn khác đánh miền Nam (QK3) y như Bắc Triều Tiên xâm lăng miền Nam năm 1950.
Ngày 2 tháng 4 BV tấn công Sư đoàn 3 VNCH rất dữ dội, bốn căn cứ hỏa lực thất thủ, địch tiến về Huế.
Ngày 5 tháng 4 BV đánh Bình Long, tuần sau ngày 13-4 chúng bao vây An Lộc
Ngày 23-4 BV vào Kontum, Sư đoàn 22 bị đánh bại.
Ngày 27-4 địch tấn công tuyến Bắc (Quảng Trị), 4 ngày sau, Quảng Trị thất thủ (5)
Từ ngày 1-4 TT Nixon ra lệnh oanh tạc BV lên tới vĩ tuyến 20, lệnh cho Ngũ Giác Đài điều động các lực lượng lớn Hải, Không quân về Đông Nam Á, đưa hai Tuần dương hạm, tám Khu trục hạm để hải pháo, 20 B-52, bốn Không đoàn F4 cho oanh tạc BV trở lại.
Từ 1-5 tại Vùng I quân đội VNCH và gia đình rút về Nam, CS pháo kích chết nhiều người chạy loạn trên Quốc lộ 1, TT Thiệu vội cử Tướng Ngô Quang Trưởng thay Tướng Hoàng Xuân Lãm. Tướng Trưởng tổ chức phòng thủ Huế và giữ yên cố đô và cả miền Nam, sau đó trở lại chiếm Quảng Trị, Cộng quân bị đuổi khỏi thành phố ngày 16- 9.
Đợt sau, hai sư đoàn BV đánh Kontum, Tân Cảnh, Dakto, địch thắng thế mấy tuần đầu. Nhờ sự giúp đỡ của Cố vấn John Paulk Vann kêu máy bay oanh tạc gồm B-52 và phi cơ chiến thuật, Đại tá Lý Tòng Bá đã đẩy lui địch.
Đợt ba BV tấn công Bình Long bằng ba sư đoàn VC (5,7,9), địch bao vây nhưng không chiếm được An Lộc, TT Thiệu đã đưa quân tổng trừ bị lên giải cứu An Lộc. Sáng 11-5, không quân Mỹ gồm 30-B-52 oanh tạc dữ dội, Nixon và Kissinger đã hành động nhanh để tránh cho Sài Gòn không bị địch tấn công
Năm 1972 tình hình quân sự và phản chiến tại Mỹ tương đối yên tĩnh, chỉ còn trên 100,000 lính Mỹ tại VN trong đó chỉ còn 20,000 là lính tác chiến. Năm 1971 có 1,380 lính Mỹ tử trận tại VN, con số thấp nhất kể từ 1965 (6)
TT Nixon quyết định dùng vũ lực mạnh đáp trả, cho oanh tạc các đơn vị lớn của Hà Nội và mở lại tấn công miền Bắc và ông cho đó là một quyết định khó. Khi địch mở cuộc tấn công, Nixon dùng hỏa lực khủng để đạt mục tiêu mong đợi, ông cho điều động các tầu chiến thuộc Hạm đội số 7, hơn 400 B-52 và máy bay chiến thuật F-4 đánh phá cả miền Bắc và miền Nam, chỉ giới hạn trong mục tiêu quân sự. Nixon cho oanh tạc giới hạn cách Hà Nội 10 dặm, Hải Phòng 5 dặm, các Tư lệnh chiến trường được phép oanh tạc nhà máy điện, kho đạn, phi trường.. khỏi cần xin phép Tòa Bạch Cung.
Tính tới tháng 11-72 hải quân đã bắn 16,000 tấn đạn gần Khu phi quân sự và oanh tạc 155,000 tấn bom đạn tại BV (7), Nixon nói ông xử dụng ít bom hơn thời Johnson so cùng một khoảng thời gian, vì địch đánh qui ước nên ông đã lệnh cho các Tướng oanh tạc tối đa và đã thành công đánh quỵ BV.
Nói về nguyên nhân BV thảm bại trong cuộc tổng tấn công, TT Nixon nói.
“Nay BV đánh theo lối (qui ước) mà ta đã quá thành thạo” (8)
Thật vậy, Cộng quân đánh du kích hay bán du kích thì thật lợi hại, nhưng đánh qui ước họ sẽ hoàn toàn mất ưu thế vì Mỹ và VNCH đã quá thành thạo và nhiều phương tiện hơn. BV dàn quân đánh công khai mà không có sự yểm trợ của phi cơ là một thiếu sót lớn. Nixon cũng nói nay Hà Nội đánh qui ước với những đại đơn vị nên các sư đoàn, dẫy chiến xa, hệ thống tiếp liệu lớn làm mồi cho không quân Mỹ và VNCH.
Ngoài ra ông cũng nói theo tin tình báo người ta ước lượng mỗi ngày BV cần vài ngàn tấn đạn dược và nhiên liệu, Mỹ cần chận đứng chuyên chở tiếp liệu của địch. Nixon cho lệnh các Tướng lãnh oanh tạc tối đa và đã thành công. Chiến dịch đáng kể là phong tỏa cảng Hải phòng và bờ biển BV, trung bình một năm Hải Phòng nhận 2.1 triệu tấn hàng gồm 85% quân dụng và 100% nhiên liệu, tàu bè không dám ra vào, cuộc tấn công của Hà Nội bị sa lầy.
Davidson (cựu Trung Tướng) ghi nhận ý kiến của một số nhân vật như sau (9)
Kissinger cho là BV thua vì cuộc tấn công tại ba nơi (Quảng Trị, Kontum, Bình Long) không đồng bộ, tiếp liệu khó khăn, phức tạp. Trận đánh tại ba nơi chậm chạp khiến VNCH có nhiều thỉ giờ chuyển quân tiếp cứu. Ngoài ra B-52 và quân trú phòng VNCH đáp trả hữu hiệu, các cấp lãnh đạo quân sự BV chưa có kinh nghiệm chỉ huy các đại đơn vị, bộ binh xe tăng không phối hợp chặt chẽ.
Sử gia Douglas Pike nói Tướng Giáp đánh giá cao BV có khả năng điều khiển cuộc chiến với kỹ thuật cao, đánh giá thấp khả năng phòng thủ của VNCH cũng như ảnh hưởng của không quân Mỹ. Bộ Chính trị BV hy vọng nhiều ớ phong trào phản chiến và tin tưởng Nga-Tầu sẽ chống Mỹ bênh đàn em (BV).
Sir Robert Thompson, nhà chống du kích chiến cho là BV thất bại vì không quân Mỹ và sự chiến đấu của quân đội VNCH, các nhà lãnh đạo quân sự BV nhiều lầm lẫn. Họ mở ba mặt trận thay vì tập trung một mặt trận khiến VNCH đủ thì giờ chuyển quân ứng cứu, họ không biết phối hợp bộ binh và xe tăng, họ hay đánh biển người.
Davidson kết luận: Không lực Mỹ, quân đội VNCH thiện chiến, Tướng Giáp và giới chỉ huy BV sai lầm phân tán làm ba mặt trận, tự tin khả năng tiếp liệu.
Nhưng ông cho rằng yếu tố quan trọng nhất của thắng lợi là quyết dịnh can đảm của TT Nixon cho oanh tạc BV dữ dội, đó là yếu tố chính, thắng lợi là công của Nixon.
Khía cạnh chính trị
Tác giả George Moss thán phục TT Nixon đã liều lĩnh ngăn cản tiếp tế của Nga, Tầu cho BV như phong tỏa cảng Hải Phòng và các bến cảng khác, oanh tạc đường tiếp tế từ biên giới Việt –Hoa… Nixon tin là phải liều để cứu miền nam VN và nhất là để có một Hiệp định chấp nhận được.
Vừa áp lực quân sự cùng với áp lực ngoại giao với Nga mà ông và Kissinger cho là họ có trách nhiệm với cuộc tấn ông qui mô này, chính họ đã giúp nhiều vũ khí tối tân cho BV. Ngày 20-4-1972, Kissinger bí mật gặp Thủ tướng Brezhnev tại Moscow và nhắc cho ông ta biết là phải áp lực BV chấm dứt chiến tranh nếu Nga muốn đàm phán Thượng đỉnh với Mỹ. Brezhnev đồng ý nhưng ông phản đối Kissinger là Nga không thể ảnh hưởng với BV như Mỹ tưởng, ông từ chối kêu gọi BV chấm dứt cuộc tấn công.
Kissinger gặp Thọ tại Paris ngày 2-5, ba tuần trước Thượng đỉnh tại Moscow, BV vẫn đánh mạnh, chiếm Quảng trị, vây hãm Kontum, An Lộc. Thọ đắc chí cho là Sài Gòn gần sụp đổ, tin là hỏa lực không quân Mỹ không cứu vãn nổi tình hình, Thọ từ chối mọi đề nghị của Kissinger, ộng ta tự đắc, hỗn hào, cuộc họp ngắn ngủi chẳng giải quyết được gì (10)
Nixon tức giận vì câu trả lời của Lê Đức Thọ, ông ra lệnh oanh tạc dữ dội hơn, hai nhà lãnh đạo Mỹ đồng ý chỉ có oanh tạc ồ ạt mới trấn áp được sức tiến của địch. Tổng thống Mỹ chơi một canh bạc chính trị khi biết cả Nga lẫn Tầu đều đặt tầm quan trọng cải thiện ngoại giao với Hoa Kỳ hơn là bênh vực cho đàn em.
Ngày 8 tháng 5, TT Nixon lên truyền hình tuyên bố leo thang cật lực như phong tỏa, gài mìn Hải Phòng. Đó cũng là thông điệp gửi cho BV biết Mỹ tiếp tục gài mìn, đánh phá giao thông BV cho tới khi họ chịu thả tù binh (Mỹ) và chịu ký một Hiệp Định chấp nhận được. Hai mươi bẩy tầu hàng, đa số của Nga bị nhốt trong cảng, ba ngày sau, Mỹ phong tỏa các hải cảng khác, kết quả rất rõ rệt, nó cắt nguồn tiếp liệu tới 85%.
BV tức giận vì Moscow, Bắc Kinh chỉ phản đôi xuông khiến Nixon và Kissinger đã thắng ván cờ, họ thành công vì đã cô lập Hà Nội với Nga-Tầu. Hai cường quôc CS không chỉ trích Mỹ và ép BV phải tìm hòa bình. Hà Nội cay đắng khi thấy Thượng đỉnh Nga-Mỹ vẫn tiến hành đúng ngày trong khi trận oanh tạc Linebacker tàn phá BV, hủy hoại lực lượng chiến đấu của họ tại miền nam VN. Thượng đỉnh tốt đẹp, Nixon-Brezhnev ký những Hiệp ước quan trọng gồm cả tài giảm binh bị, mua lúa mì, Hiệp ước Bá Linh.
Nixon bị chống đối nhẹ, Thượng viện ra luật chấm dứt cuộc chiến nhưng không được thông qua vì Nixon không xử dụng bộ binh, số thương vong rất ít nên ông không bị chống đối. Chiến dịch phản công được dân Mỹ ủng hộ vì mặc dù leo thang nhưng không ảnh hưởng cuộc họp Thượng đỉnh, chính sách ngoại giao với Nga-Tầu thành công.
Nạn nhân trên «Đại Lộ Kinh Hoàng»
Một số nhà chính khách, sử gia cho là Hà Nội mở cuộc tấn công lớn năm 1972 vì muốn thắng lớn về quân sự hơn là thắng lợi ít ỏi của cuộc hòa đàm Ba Lê. Nay Mỹ đã rút quân gần hết, đây là cơ hội họ có thể dễ thắng về quân sự. Cũng có người cho là mục đích chính của Hà Nội khiêm tốn hơn, họ chỉ mong chiếm được một số tỉnh gây thế mạnh tại bàn hội nghị và lập Thủ đô cho chính phủ Cách mạng lâm thời. Thực ra chiếm hết miền Nam để kết thúc chiến tranh không phải chuyện dễ, quân đội VNCH tuy yếu hơn BV nhưng còn mạnh, tiếp liệu còn đầy đủ, đã quen với lối đánh qui ước, cộng thêm với sự yểm trợ hùng hậu của không lực Mỹ.
TT Nixon nói nay Hà Nội đánh qui ước, một cuộc chiến mà ta đã quá rành, chúng ta có cơ hội để buộc họ phải ký Hiệp định thuận lợi cho ta hơn (We were in a position to force them to settle on our terms, trang 144). Thật vậy, trái với mong đợi của BV, cuộc Tổng tấn công bị không quân Mỹ và bộ binh VNCH đánh phá tơi bời, hàng trăm ngàn cán binh bị giết, đa số xe tăng, đại bác bị phá hủy…Không những thế ngay tại hậu cần miền Bắc cũng bị oanh tạc dữ dội. Giữa tháng 9-1972, khi TQLC cắm cờ trên cổ thành Quảng Trị thì cuộc chiến coi như kết thúc.
Hòa đàm Ba Lê sang một khúc quành mới, BV phải nhượng bộ và từ bỏ nhiều yêu sách quan trọng. Từ khi Kissinger được cử họp mật đàm năm 1969 đến tháng 9-1972, phía CS luôn đòi Mỹ rút quân không điều kiện, loại bỏ chính phủ Thiệu, cắt viện trợ VNCH, lập chính phủ Liên hiệp….Kissinger cho biết yêu sách của Hà Nội y như những lời khắc trong đá không tài nào lay chuyển nổi, họ đòi Mỹ và VNCH đầu hàng không điều kiện. Sở dĩ Hà Nội ngoan cố như vậy vì họ thấy Nixon bị phản chiến chống đối mạnh, CS tin là cuối cùng Mỹ sẽ phải chấp nhận những yêu sách ấy. Họ hy vọng Quốc hội sẽ áp lực Nixon-Kissinger phải sớm ký kết Hiệp định.
Nay bị ăn trận đòn thê thảm, BV đành phải nhượng bộ. Trong phiên họp ngày 9 tháng 10, Lê Đức Thọ đã đề nghị chấp dứt chiến tranh, họ từ bỏ một số điều kiện như loại bỏ Thiệu, cắt viện trợ VNCH, lập chính phủ Liên Hiệp. Hai bên họp tiếp mấy này sau đó và thỏa thuận dần dần, chuẩn bị ký kết cuối tháng 10, duy có điều phía CS không chịu rút về Bắc, họ vẫn còn một số căn cứ tiếp liệu tại phía dưới khu phi quân sự.
Mặc dù Hoa Kỳ và VNCH còn nhiều tranh cãi gay gắt ngay sau đó nhưng CSBV đã nhượng bộ khá nhiều hậu quả do từ cuộc Tổng tấn công thảm bại. Kissinger tin là nhờ áp lực Nga mà ông vận động đã khiến Hà Nội chịu nhượng bộ ngồi vào bàn Hội nghị. Các nhà chính khách, sử gia khác nhận định do thảm bại trên chiến trường thúc đẩy Hà Nội phải ký kết Hiệp định mà Nixon có thể chấp nhận được.
Kết luận
Sử gia Davidson, cựu Trung tướng tình báo trong cuốn sách lớn về Chiến tranh VN thường tỏ ra cảm phục Võ Nguyên Giáp, ông hay nói Tướng Giáp điều binh, Tướng Giáp chủ trương này nọ… làm như ông Đại Tướng này lãnh đạo cuộc chiến. Sự thực không phải như vậy, đây là một sự lầm lẫn của Tây phương. Từ 1965 cho tới giữa thập niên 80, CSVN là một chế độ độc tài theo kiểu Staline. Lê Duẩn nắm quyền gần như tuyệt đối, Cuộc tấn công lớn 1972 do Ba Duẩn chỉ đạo, Võ Nguyên Giáp là kẻ thừa hành.
Trong bài “Tướng Giáp tiết lộ 4 bí mật về chiến tranh Việt Nam” của Trần Khải Thanh Thủy có đoạn nói Tướng Giáp kể lại: Năm 1972, về Trận Quảng Trị, Lê Duẩn bác bỏ chủ trương lấy ít địch nhiều của Tướng Giáp, ông ta đập bàn và quát trong hội nghị, chỉ thị cho VN Giáp phải đánh vỗ mặt thành cổ Quảng Trị
Giáp kể lại 60 ngày đêm tấn công thành cổ ta mất gần một vạn người
Hà Nội mở ba mặt trận tại Quảng Trị, Kontum và Bình Long.
Trận Quảng trị nặng và đẫm máu nhất từ trưa 30-3-1972, kết thức ngày 16-9 khi TQLC tái chiếm cổ thành.
Trận Kontum bắt đầu tháng 4, thực ra gồm hai giai đoạn từ 14-5 tới 17-5 và từ 18-5 tới 1-7, cuối tháng 5 địch rút quân, bỏ lại 3,000 xác chết.
Trận Bình Long gian khổ với 94 ngày bị địch vây hãm từ 5-4 tới 7-7.
TT Nixon tiếc là đã không đánh qua Miên sớm hơn, đáng lý phải oanh tạc BV và phong tỏa Hải phòng từ 1970 hơn là để chúng đem quân qua Miên, Lào, VNCH. Sở dĩ không đánh sớm được vì bị Quốc hội, phản chiến chống phá mạnh. Nixon cho là trong trận này quân đội VNCH chiến đấu một mình không có bộ binh Mỹ, VN hóa chiến tranh đạt tiến bộ, nếu được trang bị đầy đủ, họ có khả năng chống lại những đơn vị tinh nhuệ của BV. Riêng trong trận này ông nhận xét một mình hỏa lực không quân Mỹ không đủ mà phải có sự phối hợp bộ binh (VNCH) dưới đất, VNCH ngăn chận địch, không quân Mỹ nghiền nát chúng (11)
George Moss lại nói quân đội VNCH can đảm, tổng cộng có khoảng 25,000 người thiệt mạng, trận đánh năm 1972 cho thấy không quân VNCH còn thiếu thốn trực thăng, không vận yếu, pháo binh, tình báo…. còn kém. Vận chuyển tiếp liệu vẫn phụ thuộc vào Mỹ (12). Sự thực thì miền nam VN mạnh hay yếu, thiếu thốn hay đầy đủ là do viện trợ của Mỹ, tủy thuộc vào Quốc hội.
Dù không có Mỹ oanh tạc yểm trợ, BV cũng chưa thể chiếm hết miền Nam vì quân đội VNCH còn mạnh, có thể sẽ mất nhiều tỉnh mà không lấy lại được. Mấy năm sau 1972, VNCH đã không được Mỹ yểm trợ B-52 lại bị Quốc hội cắt giảm viện trợ xương tủy nên đã có ngày thảm bại 30-4-1975.
Ông Cao văn Viên nhận xét cuộc tấn công của địch năm 1972 cho thấy kế hoạch Việt Nam hóa yếu kém thê thảm. Nếu không có yểm trợ của oanh tạc cơ và không vận của Mỹ, VNCH khó giữ An Lộc, Kontum, tái chiếm Quảng Trị. Hiệp định Ba Lê được trao vào tay chúng ta như một bản án tử hình vì yểm trợ của không quân Hoa Kỳ sẽ không còn nữa (13)
TT Nixon cho là VN hóa chiến tranh thành công nhưng đa số giới chức quân sự cũng như các sử gia Việt, Mỹ đều cho rằng nó yếu kém vì vẫn phải phụ thuộc vào yểm trợ oanh tạc và chuyển quân của Mỹ. Hiệp định Paris thực ra có thể không ảnh hưởng tới sự tồn vong của VNCH nếu họ được viện trợ quân sự đầy đủ. Vấn đề đặt ra là Hoa Kỳ có còn muốn giữ Đông Dương hay không? thực tế cho thấy họ muốn bỏ mảnh đất xa xôi này, rò ràng là như vậy. Người Mỹ đã không tăng viện trợ quân sự cho VNCH khả dĩ đối phó với quân đội BV hùng mạnh, Quốc hội của họ đã cắt giảm viện trợ từng bước một cho đến khi miền Nam sụp đổ.
Vì thiếu quân, năm 1972 Hà Nội đã phải bắt thêm hàng chục ngàn sinh viên, giáo chức đưa vào tử địa như họ đã thừa nhận (14). Mặc dù CSBV phải trả cái giá quá cao cho cuộc Tổng tấn công năm 1972 bằng xương máu của hàng trăm ngàn thanh niên vô tội, nhưng cuối cùng họ đã phải nhượng bộ tại bàn Hội nghị như đã nói trên.
Quốc hội Mỹ, TT Nixon cho là nhượng bộ của Hà Nội để ký kết một bản Hiệp định có thể chấp nhận được, đối với Mỹ miền nam VN không sụp đổ khi họ ra đi là đẹp mặt rồi.
VNCH đã thấy trước một thảm kịch mà tình thế đã áp đặt lên vai họ
Tham khảo
(1) George Donelson Moss: Vietnam, An American Ordeal trang 361
Wikipedia tiếng Việt, Chiến dịch xuân hè 1972
Richard Nixon: No more Vietnams trang 150
Phillip B. Davidson: Vietnam At War, The History 1946-1975, trang 673
Nguyễn Đức Phương trong Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, Chương Mùa Hè Đỏ Lửa (trang 550-598) nói BV bổ sung thêm khoảng 50,000 quân trong trận đánh
(2) Vietnam At War trang 673
(3) Henry Kissinger, White House Years, XXV, Hanoi Throws the Dice: The Vietnam Spring Offensive trang 1097-1123
Richard Nixon, No More Vietnams trang 144-151
(4) White House Years, trang (1102-1108)
(5) No More Vietnams trang 144, 145
(6) Vietnam, An American Ordeal trang 350-357
(7) No More Vietnam trang 149
(8) Nguyên văn: Now, after the North Vietnamese had chosen to fight the kind of war we fought best…” sách kể trên trang 144
(9) Vietnam At War trang 708, 709
(10) Vietnam, An American Ordeal trang 358, 359
(11) No More Vietnams trang 149, 151
(12) Vietnam, An American Ordeal trang 361
(13) Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hòa (Nguyễn Kỳ Phong dịch) trang 19
(14) Wikipedia tiếng Việt, Chiến dịch xuân hè 1972.
Vui cười
Chuyện xảy ra tại VN sau 1975. Một chàng thanh niên chạy giữa đường la lớn:
-Tại thằng đó mà nhân dân mới đói khổ như thế này!!!
Công an VC đến bắt anh, hỏi:
-Mày nói thằng nào. ông cho mày đi cải tạo mục xuơng!
Anh thanh niên vội vã trả lời:
– Tại cái thằng … anh rể tôi .
Công an:
-Thế sao! Thôi về đi, đừng la lối ồn ào, vớ vẩn nữa!
Đi một đoạn đuờng, anh quay lại hỏi tên công an:
-Vậy chứ hồi nãy, ông nghĩ “thằng đó” là thằng nào vậy?
Dân Tộc Sinh Tồn – GS Nguyễn Ngọc Huy
Chương V (tiếp theo)
B.- Vấn đề tổ chức dân tộc
1.- Khảo luận về vấn đề tổ chức xã hội
Trên đây là những điều-kiện khái-quát tối-cần cho sự sinh-tồn một dân-tộc. Đứng về phương-diện thực-hành mà nói, vấn-đề đầu tiên mà mỗi dân-tộc phải giải-quyết là vấn-đề tự tổ-chức.
Một số người cho rằng sự tổ-chức dân-tộc phần lớn tùy-thuộc trình-độ tiến-hóa của dân-chúng. Một chế-độ không phù-hợp với trình-độ tiến-hóa của dân-tộc sẽ ít có cơ đứng vững được.
Một số người khác chủ-trương rằng mỗi dân-tộc đều có những đặc-tánh riêng biệt mà chỉ có thể theo một hình-thức tổ-chức phù-hợp với đức-tánh mình mà thôi. Một chế-độ không thích-hợp với đức-tánh của dân-tộc sẽ đưa nhiều họa-hại đến cho dân-tộc ấy.
Những ý-kiến trên này thật ra cũng có nhiều phần hữu-lý. Những dân-tộc dã-man không thể áp-dụng được một chế-độ thi-hành ở các nước đã văn-minh. Người Tây-Tạng hiện còn tôn-trọng thần-quyền, và chắc chắn không tán-thành chế-độ quân-chủ chớ đừng nói đến chế-độ dân-chủ.
Một mặt khác, những dân-tộc quen với chủ-trương độc-tài hay chủ-trương phóng-túng rất khó thi-hành một chế-độ cần những người công-dân tôn-trọng tự-do nhưng cũng biết tuân theo kỷ-luật. Dân Đức vốn quen uốn mình theo kỷ-luật cũng như dân Pháp thờ chủ-nghĩa cá-nhơn quá độ không được thành-công bằng dân Anh trong sự thực-hiện chế-độ đại-nghị.
Tuy nhiên, ta không thể vì những lý-do trên đây mà không lưu-ý đến vấn-đề chế-độ lý-tưởng. Nếu cứ chủ-trương rằng chế-độ xã-hội phải tùy trình-độ tiến-hóa hay đức-tánh căn-bản của dân-tộc, ta có thể đi đến chỗ duy-trì mãi một chế-độ được xem là thích-hợp với trình-độ hay với đức-tánh của dân-tộc mình, nhưng kỳ thật lại khép dân-tộc vào một khuôn khổ chật hẹp, làm cho nó không tiến-hóa được.
Điều này có hại vô-cùng cho sự sinh-tồn của dân-tộc, vì nó làm cho dân-tộc thua kém các dân-tộc khác. Ta nên nhớ rằng dân-tộc nào cũng phải đi từ chỗ dã-man đến một trình-độ văn-minh cao hơn, và chính quan-năng biến-cải làm cho các dân-tộc tiền-tiến biết thay đổi, biết canh-tân, biết cổi bỏ những chế-độ cũ để đi đến một chế-độ mới hoàn-hảo hơn.
Một số người khác lại cho rằng vấn-đề chế-độ thật ra không quan-trọng bằng vấn-đề người. Nếu người tốt, chế-độ sẽ tốt theo. Trái lại khi người xấu, chế-độ hay đến đâu cũng hóa dở.
Điều này không phải là không đúng. Dưới thời quân-chủ chuyên-chế, dân-chúng có thể được sung sướng, và quốc-gia có thể trở thành hùng-cường nếu nhà vua là một vị anh-quân. Đường Thái-tông bên Trung-Hoa, Lý Thánh-tông và Lê Thánh-tông ở Việt-Nam đã chứng tỏ rằng chế-độ quân-chủ chuyên-chế cũng có thể mang hạnh-phúc đến cho người và sự sinh-tồn đến cho toàn dân-tộc.
Nhưng ta không nên quên rằng con người rất dễ sa ngã, và một chế-độ không có những biện-pháp để ngăn cản những sự lạm-quyền không thể nào có đủ điều-kiện mưu-đồ sinh-tồn cho dân-tộc. Lịch-sử cho ta biết rằng những vị anh-quân rất hiếm hoi, và các hôn-quân đã có những ảnh-hưởng tai-hại vô-cùng cho dân-tộc.
Như vậy, chủ-trương đào-luyện con người hết sức cần-thiết, nhưng vẫn chưa sung-mãn. Muốn cho sự sinh-tồn của dân-tộc được bảo-đảm, ngoài chủ-trương đức-trị, ta còn phải có chủ-trương pháp-trị. Nói một cách khác, ngoài việc tuyển lựa người có đức, ta còn phải có một chế-độ thích-hợp nữa.
Trong trường-hợp đó, vấn-đề tổ-chức vẫn cần phải đặt ra. Sự tổ-chức dân-tộc bao gồm nhiều mặt khác nhau, trong đó quan-trọng nhứt là vấn-đề chánh-trị.
2.- Tổ chức chánh trị
a)- Lược khảo về các chế độ chánh trị đã lưu hành
Để có một quan-niệm rõ ràng về chế-độ chánh-trị thích-hợp nhứt cho sự sinh-tồn môt dân-tộc, ta hãy thử xét qua những chế-độ lưu-hành trên thế-giới từ trước đến giờ.
Đọc qua lịch-sử các dân-tộc, ta có thể nhận thấy rằng các dân-tộc, các quốc-gia đã được tổ-chức theo nhiều lối khác nhau vô-cùng. Nhưng tuy có nhiều hình-thức khác nhau, những chế-độ quan-trọng đã lưu-hành đều có thể qui về ba hình-thức chánh : chế-độ độc-tài, chế-độ đại-nghị và chế-độ tổng-thống.
1.- Chế độ độc tài
Cứ theo tên nó, chế-độ độc-tài là chế-độ trong đó một người nắm hết tất cả quyền-thế trong tay và một mình quyết-định về mọi việc quan-trọng có dính dáng đến vận-mạng dân-tộc. Nhà độc-tài có thể nhờ sự phù-tá khuyên răn của một hoặc nhiều cố-vấn, hay tự mình suy xét và định đoạt không cần ý-kiến ai. Ông ta có thể tỏ ra rộng-rãi với người khác hay hết sức tàn-bạo. Nhưng bất cứ trong trường-hợp nào, sự đối-lập cũng không được dung-tha, và mọi người trong nước, dầu muốn dầu không, đều phải cúi đầu tuân lịnh trên.
Chế-độ độc-tài thường xuất-hiện dưới hình-thức quân-chủ chuyên-chế hay dân-chủ tập-quyền.
Theo chế-độ quân-chủ chuyên-chế, vị quốc-trưởng là một nhà vua nhờ võ-lực hay nhờ sự thừa- kế mà lên ngôi báu và cai-trị muôn dân. Mọi pháp-điển, luật-lệ, mọi quyết-định đều do nhà vua mà ra. Những triều-thần đều do nhà vua bổ-nhậm, thăng-giáng, thuyên-chuyển. Ta có thể bảo rằng nhà vua nắm trọn quyền sanh-sát cả mọi người.
Nhiều khi nhà vua yếu thế, chỉ có hư-vị, còn thực-quyền thì thuộc về một người quyền-thần gian-giảo, lấy danh-nghĩa nhà vua mà trị nước. Cũng có khi trong quốc-gia, có nhiều nhà quí-tộc cạnh-tranh với nhà vua. Nhưng trong trường-hợp nào cũng vậy, quyền-hành vẫn qui về tay một người thường nhờ sợi dây liên-lạc huyết-thống và võ-lực mà nắm quyền điều-khiển quốc-gia theo ý mình.
Theo chế-độ dân-chủ tập-quyền, quốc-trưởng là một người xuất-thân từ dân-chúng, và nhờ một cuộc cách-mạng, một cuộc binh-biến, một cuộc bạo-động, hay ít nhứt cũng nhờ sự chỉ-định của người đồng-chí mà nắm chánh-quyền. Có khi nhà độc-tài nắm thực-quyền trong nước, nhưng vẫn để chức-vị quốc-trưởng trong tay một nhà vua thế-tập, và lập-hiến. Đó là trường-hợp Mussolini, thủ-lãnh đảng phát-xít Ý trước đây
Nhà độc-tài của chế-độ này thường phải dựa vào một tổ-chức võ-trang quân-đội hay chánh-đảng, và nhờ sự tổ-chức ấy mà cai-trị dân-chúng. Tuy thế, họ vẫn tuyên-truyền rằng mình tranh-đấu cho dân-chúng và hoạt-động theo ý dân-chúng. Do đó, về nguyên-tắc, họ vẫn chấp-nhận cho quốc-gia có một Quốc-hội do dân-chúng cử ra và được quyền bàn cãi về quốc-sự. Nhưng thật-sự, những nhơn-viên Quốc-hội được chánh-quyền chọn lựa sẵn và luôn luôn làm theo ý chánh-quyền. Việc tuyển-cử cũng như việc thảo-luận và biểu-quyết của Quốc-hội chỉ là những trò dàn cảnh để gạt dân-chúng mà thôi.
Ngoài hai chế-độ quân-chủ chuyên-chế và dân-chủ tập-quyền, chế-độ độc-tài có thể mang một vài hình-thức khác.
Ở Tây-tạng, vị quốc-trưởng là một vị Đạt-lại Lạt-ma được các nhà sư dựa và phép bói-toán mà chọn lựa trong số những đứa trẻ sơ sanh ra đúng vào giờ vị Đạt-lại Lạt-ma trước tịch đi. Sau khi được chọn, vị Đạt-lại Lạt-ma ấy được nuôi nấng và giáo-dục một cách đặc-biệt, để khi lớn lên thì nắm quyền cai-trị cả nước.
Lẽ tự-nhiên là sự nuôi nấng và giáo-dục vị Đạt-lại Lạt-ma lúc còn vị-thành-niên cũng như việc nhiếp-chánh khi ông ta chưa đến tuổi nắm quyền-chánh do một số nhà sư đảm-nhiệm. Những nhà sư đó vẫn còn tiếp-tục ảnh-hưởng đến Đạt-lại Lạt-ma khi ông này đã thành-niên. Vì thế, thật-sự, quyền-hành trong nước thường lọt vào tay một số nhà sư. Chính những nhà sư đó mới là những kẻ giữ quyền độc-tài cai-trị dân-chúng.
Ở Ba-lan ngày xưa, nhà vua cũng là kẻ nắm trọn quyền trong tay, song không phải nhờ cha truyền ngôi cho, mà được những nhà quí-tộc trong nước bầu lên. Chế-độ quân-chủ tuyển-cử này có chút ít hơi hướng dân-chủ, nhưng thật ra, cũng dựa vào nguyên-tắc độc-tài.
Ngoài ra, ở các xã-hội cổ, ta còn gặp chế-độ quí-tộc phân-quyền. Theo chế-độ này, quyền-hành trong nước thuộc về một số nhà quí-tộc chia nhau giữ lấy những chức-vụ trọng-yếu. Người quốc-trưởng do họ bầu ra giữ nhiệm-vụ ấy trong một nhiệm-kỳ nhứt-định.
Những khi quốc-gia lâm-nguy, người ta có thể giao cả quyền-chánh cho một người. Nhưng khi quốc-gia an-ổn trở lại, vị độc-tài này phải trả quyền lại cho hội-nghị những nhà quí-tộc.
Trong sử cổ, người ta gọi chế-độ này là chế-độ cộng-hòa, nhưng quần-chúng không được tham-dự quốc-sự và một phần lớn dân-chúng lại là những người nô-lệ, không có công-quyền. Cứ kể cho đúng ra thì chế-độ quí-tộc phân-quyền là một chế-độ trung-gian giữa chế-độ độc-tài thật-sự và chế-độ đại-nghị về sau. Tuy nhiên, đứng về phương-diện quần-chúng mà nói, nó có tánh-cách độc-tài hơn là dân-chủ.
Dầu sao, những chế-độ đặc-biệt trên này rất hiếm. Trong lịch-sử nhơn-loại ngày xưa, chế-độ người ta gặp thường hơn hết là chế-độ quân-chủ chuyên-chế. Mấy thế-kỷ sau này, chế-độ quân-chủ chuyên-chế bị cho là lạc-hậu, quá-thời và những nhà độc-tài lần lần nghiêng về phía chế-độ dân-chủ tập-quyền nhiều hơn.
Kể ra thì chế-độ độc-tài cũng có thể có nhiều cái lợi đến cho dân-tộc.
Trước hết, chế-độ độc-tài làm cho dân-tộc được thống-nhứt và chặt chẽ. Mọi người đều được đặt trong một khuôn khổ và tất cả mọi cố-gắng đều hướng về một mục-đích chung. Nhờ đó, sự huy-động dân-tộc được dễ dàng và nhanh chóng. Thêm nữa, vì quyền quyết-định thuộc về một vài người, chế-độ độc-tài có thể giúp cơ-quan chỉ-huy giữ kín những kế-hoạch, những chương-trình hành-động của mình. Những điều-kiện trên đây làm cho lực-lượng của dân-tộc theo chế-độ độc-tài có thể được sử-dụng với hiệu-quả tối-đa.
Vì những lý-do trên đây, dân-tộc theo chế-độ độc-tài có thể trở nên hùng-cường một cách nhanh chóng. Những dân-tộc bá-chủ ngày xưa thường đã đạt được bá-quyền mình nhờ một chế-độ gắt gao đối với tất cả mọi người. Gần đây, nước Nhựt, nước Thổ Nhĩ Kỳ đã nhờ một chế-độ độc-tài mà duy-tân tự cưòng trong một thời-gian hết sức ngắn ngủi. Nước Đức thời Quốc-xã chỉ có mấy năm mà tự tạo cho mình một lực-lượng khổng lồ có thể đương đầu lại các cường-quốc chống phát-xít trong một thời-gian khá dài. Nước Nga trong tay Cộng-sản đã từ địa-vị nước nông-nghiệp lạc-hậu trở thành một nước kỹ-nghệ giữ địa-vị cường-quốc thứ nhì trên thế-giới trong vòng mấy mươi năm.
Nhưng chế-độ tài không phải là không có hại. Một cá-nhơn dầu tài giỏi đến đâu cũng không thể nào đủ sự sáng suốt để phán-đoán tình-thế một cách đúng đắn mãi được. Nhà độc-tài có thể bị lầm lạc, càng có thể lầm lạc là vì trong chế-độ độc-tài, tất cả những nhơn-viên hạ-cấp đều quá sợ hãi người trên. Chẳng những không dám chỉ-trích những chỗ bậy của người trên, họ lại càng sẵn sàng ca ngợi mọi hành-động của người trên, bất cần hay dở. Điều này làm cho nhà độc-tài chủ-quan và mù quáng. Họ không còn thấy rõ được sự thật và sự phán-đoán của họ cũng không thể nào đúng đắn được.
Mỗi sự lầm lạc của nhà độc-tài có thể đưa đến những kết-quả tai-hại cho toàn thể dân-chúng. Như vậy, dầu cho nhà độc-tài có thật tâm muốn phụng-sự dân-tộc, ông ta cũng có thể đưa dân-chúng đến một sự thất-bại thảm-thương. Phương chi những nhà độc-tài thật tâm phụng-sự dân-tộc vốn có ít, còn những kẻ muốn lợi-dụng quyền-thế lại nhiều hơn. Trong lịch-sử các dân-tộc, những nhà vua sáng suốt biết thương dân có thể đếm trên đầu ngón tay, trong khi bọn hôn-quân bạo-chúa không thể kể xiết được.
Thêm nữa, chính những nhà độc-tài bản tâm tốt lại có thể bị sự phú-quí làm cho sa ngã. « Chánh-quyền làm hư hỏng con người ». Đó là điều nhận xét rất đúng Một nhơn-vật nắm giữ quyền- bính một nước trong tay tự-nhiên có tâm-trạng và quan-điểm khác với một nhà cách-mạng hay một nhà chánh-khách đứng ngoài chánh-phủ.
Một nhà độc-tài khi mới nắm chánh-quyền có thể rất lo nghĩ đến quyền-lợi dân. Nhưng rồi vì tình-thế bắt buộc, vì phải đối-phó với những trở lực, với những địch-thủ, ông ta lại phải cố giữ vững địa-vị mình và lần lần chỉ nghĩ đến những kế-hoạch, những chương-trình của mình mà lãng quên lập-trường của dân-chúng.
Một mặt khác, sự sung sướng do chánh-quyền đưa đến có thể làm cho nhà độc-tài đâm ra thích chánh-quyền vì chánh-quyền. Những điều trên này có thể làm cho một nhà cách-mạng hay một chánh-khách tốt đi xa chủ-trương nguyên-thủy mình, nhiều khi một cách vô-tình.
Một cái hại khác không kém quan-trọng của chế-độ độc-tài là sự tàn-sát nhau bên trong hàng-ngũ. Nhà độc-tài không bao giờ có thể dung-nạp cho một người bộ-hạ được nhiều uy-tín, vì họ sợ bị lật đổ. Do dó, tánh-mạng những người cộng-tác với nhà độc-tài rất bấp bênh.
Không kể trường-hợp những hôn-quân nghe lời sàm-tấu của bọn gian-thần, và những nhà độc-tài của thời-đại cận kim bị mưu ly-gián của địch-thủ mà giết hại những người cộng-tác nhiều năng-lực và trung-thành, lịch-sử còn cho ta thấy những cuộc tàn-sát do những nhà độc-tài chủ-ý gây ra để giữ vững địa-vị. Vua Lê Thái-Tổ ngày xưa giết Trần Nguyên-Hãn, vua Nguyễn Thế-Tổ giết các ông Đỗ Thanh-Nhơn và Nguyễn Văn-Thành, cũng như ngày nay Hitler giết nhiều tướng cạnh, Staline bao nhiêu lượt trừng-thanh đảng cộng-sản Nga, đều tuân theo một định-lệ chung của những nhà độc-tài : triệt-hạ trước những kẻ có thể phương-hại đến địa-vị mình.
Trong trường-hợp đó, tự-nhiên là nhơn-tài bị sát hại nhiều, và giá-trị những kẻ chỉ-huy sau khi nhà độc-tài khởi-xướng phong-trào chết đi phải càng ngày càng kém. Điều này không khỏi có ảnh-hưởng tai-hại đến tương-lai của dân-tộc.
Ngoài ra, chế-độ độc-tài còn có cái hại rất to là làm khổ dân. Trong một nước theo chế-độ độc-tài, pháp-lịnh luôn luôn truyền từ trên xuống dưới và người đại-diện thấp nhứt của chánh-quyền cũng đã có một oai-thế rất lớn đối với dân-chúng rồi. Vả lại, kẻ dưới rất sợ người trên, thành ra nhiều khi quá cẩn-thận trong sự thi-hành-pháp-luật, và do đó mà nhũng-nhiễu dân-chúng. Đó là chưa kể trường-hợp
họ lạm-dụng oai-thế mà bóc lột hiếp đáp thường-dân. Trong trường-hợp này, dân-chúng có thể phẫn-uất quá, đứng lên chống-chọi lại chánh-quyền, và cuộc nội-loạn gây ra tự-nhiên làm yếu sức dân-tộc trước các dân-tộc khác.
Một mặt khác, chế-độ độc-tài muốn đứng vững được, phải uốn nắn tư-tưởng mọi người theo một khuôn khổ. Mọi học-thuyết có thể hại đến học-thuyết được tôn sùng đều bị cấm nhặt. Lẽ cố-nhiên là cá-nhơn bị bó buộc quá nhiều như thế không sao có thể mở mang trí phán-đoán của mình. Óc sáng-kiến cũng bị tê-liệt đi và sở-thích họ bị thâu vào trong một vòng chật hẹp.
Chẳng những làm cho cá-nhơn khổ-sở, điều này còn có thể khiến cho dân-tộc lầm lạc trong sự phán-đoán về các dân-tộc khác. Người Đức ngày xưa đã nhắm mắt lý-luận theo thuyết chủng-tộc nên đã cho dân Mỹ là một giống dân hèn kém vì lai giống. Sự khinh-thị dân Mỹ đã đưa nước Đức đến chỗ thảm-bại.
2.- Chế độ đại nghị
Chế-độ đại-nghị là chế-độ theo đó quyền-chánh trong nước thuộc về một Quốc-hội do dân-chúng cử ra. Tất cả mọi quyết-định quan-trọng đều do Quốc-hội mà ra, những cơ-quan chánh-quyền chỉ thi-hành những quyết-định của Quốc-hội mà thôi.
Những quốc-gia theo chế-độ đại-nghị có thể chia ra làm hai loại : quân-chủ lập-hiến đại-nghị và dân-chủ cộng-hòa đại-nghị.
Theo chế-độ quân-chủ lập-hiến đại-nghị, quốc-trưởng là một nhà vua thế-tập, còn theo chế-độ dân-chủ cộng-hòa đại-nghị, quốc-trưởng là một vị tổng-thống do Quốc-hội công-cử, nhưng dầu là một nhà vua hay một vị tổng-thống, quốc-trưởng cũng chỉ là một nhơn-vật tượng-trưng cho quốc-gia mà không có quyền-hành gì, cũng không có trách-nhiệm gì. Việc thi-hành pháp-lịnh thuộc về một nội-các do một thủ-tướng cầm đầu.
Nội-các do Quốc-hội bỏ thăm đề-cử ra, và trừ những việc thuộc về thủ-tục thông-thường, nội-các không thể tự mình quyết-định một vấn-đề hơi quan-trọng. Chánh-sách chung của chánh-phủ, cũng như mọi quyết-định hơi quan-trọng, nhất là quyết-định về thuế-vụ, về ngoại-giao, về chiến-tranh phải được đa-số nhơn-viên Quốc-hội đầu-phiếu chấp-thuận. Nếu đa-số nhơn-viên Quốc-hội không tín-nhiệm chánh-phủ hay không tán-thành chánh-sách của chánh-phủ, chánh-phủ phải từ-chức.
Chế-độ đại-nghị có cái lợi là bảo-đảm được sự tự-do cá-nhơn của người và để cho dân-chúng được quyết-định về số phận mình. Những nghị-sĩ do dân-chúng cử ra phải cố binh vực quyền-lợi của dân để có thể được tái-cử khi nhiệm-kỳ mình mãn. Do đó, họ thường lên tiếng can-thiệp khi chánh-quyền hà-hiếp dân-chúng. Vốn được quyền miễn-tố khi trình bày ý-kiến mình tại Quốc-hội, họ không sợ nhơn-viên nắm chánh-quyền và thẳng tay công-kích chánh-phủ những khi cần.
Bởi lẽ chánh-phủ do Quốc-hội cử ra và có thể bị Quốc-hội lật đổ, chánh-phủ không dám đương đầu lại Quốc-hội, và các cơ-quan chánh-quyền tùy-thuộc chánh-phủ không dám làm việc phi-pháp. Do đó, quyền-lợi cá-nhơn được bảo-vệ một cách đàng-hoàng và sự bất công nếu có, cũng có thể sửa chữa được.
Một mặt khác, những quyết-định có can hệ đến quyền-lợi chung của dân-chúng được đem ra bàn cãi giữa Quốc-hội và dân-chúng có thể nhờ báo-chí, nhờ sự thỉnh-cầu nhơn-viên Quốc-hội mà góp ý-kiến mình. Như thế, số mạng dân-chúng không phải tùy-thuộc ý muốn một người hay một số ít người.
Tuy thế, chế-độ đại-nghị cũng có những nhược-điểm của nó.
Cái hại thứ nhứt của chế-độ đại-nghị là chánh-phủ thường bấp bênh không vững chắc. Những nước theo chế-độ này phải để cho dân-chúng tự-do làm chánh-trị. Do đó, trong nước có nhiều đảng-phái. Các chánh-khách muốn được đắc-cử vào Quốc-hội tự-nhiên phải dựa vào một chánh-đảng mới có đủ phương-tiện vận-động tuyển-cữ trong dân-chúng. Vì thế đại-đa-số nếu không phải là tất cả những nghị sĩ Quốc-hội đều là nhơn-viên các đảng-phái.
Trừ những trường-hợp đặc-biệt, không đảng-phái nào có thể chắc chắn nắm được một đa-số tuyệt-đối trong Quốc-hội. Chánh-phủ đại-nghị vốn do Quốc-hội cử ra nên phải dựa vào các đảng-phái. Bởi lẽ không đảng nào chắc chắn có được đa-số tuyệt-đối trong Quốc-hội, hậu-thuẫn của chánh-phủ chỉ có thể là một mặt trận gồm nhiều chánh-đảng. Các chánh-đảng này có những chủ-trương khác nhau vô-cùng. Họ có thể đồng-ý nhau về vấn-đề này, nhưng lại chọi nhau về vấn-đề kia.
Trong tình-thế bình-thường, ít có việc rắc rối, các chánh-đảng trong mặt trận có thể thỏa-thuận nhau được lâu, và chánh-phủ có thể vững được trong một thời-gian khá dài. Nhưng khi tình-thế nhiễu- nhương, quốc-gia gặp nhiều vấn-đề rắc rối cần giải-quyết, các đảng-phái rất khó thỏa-thuận nhau về tất cả mọi vấn-đề, cho nên khối đa-số trong Quốc-hội thay đổi rất thường. Trong trường-hợp đó, chánh-phủ khó đứng vững được lâu. Trong khoảng từ năm 1945 đến năm 1955, nước Pháp đã thay đổi chánh-phủ đến hai mươi lần, trung-bình mỗi chánh-phủ chỉ đứng vững được có 6 tháng.
Chính-phủ đã bấp bênh như thế, tự-nhiên chánh-sách của dân-tộc không có tánh-cách tiếp-tục, và sự cố-gắng của dân-tộc không có hiệu-quả nhiều. Ngoài ra, lực-lượng quốc-gia còn phân-tán vì sự cạnh-tranh các đảng-phái và các nhóm người binh vực những tư-tưởng khác nhau.
Nước Anh nhờ một lịch-trình tiến-hóa đặc-biệt mà chỉ gồm có hai chánh-đảng quan-trọng. Sự tổ-chức tuyển-cử theo lối đơn danh đầu-phiếu và thói quen của dân-chúng Anh trong cuộc tuyển-cử làm cho các chánh-đảng nhỏ khó cạnh-tranh lại những chánh-đảng lớn này, thành ra chế-độ lưỡng đảng dễ được duy-trì. Với chế-độ lưỡng đảng, trong Quốc-hội thường có một chánh-đảng chiếm được một đa-số tuyệt-đối. Lãnh-tụ của đảng này tất-nhiên là được chỉ-định làm thủ-tướng. Theo nguyên-tắc, ông ta phải tùy-thuộc Quốc-hội một cách chặt chẽ, nhưng kỳ thật vì đại đa-số nghị sĩ Quốc-hội là đảng-viên ủng-hộ ông ta, ông ta có thể điều-khiển được Quốc-hội. Quyền-hành nhờ đó mà được vững chắc trong suốt nhiệm-kỳ mỗi nghị-hội và người nắm quyền-hành-pháp được hưởng một sự tự-do khá rộng trong sự thi-hành chánh-sách mình.
Nhưng tình-thế nước Anh là một tình-thế hy-hữu và khó thực-hiện.
Vả lại, việc thực-hiện chế-độ lưỡng đảng, riêng nó không đủ bảo-đảm cho nền tự-do dân-chủ của quốc-gia. Trong một nước theo chế-độ đại-nghị, cơ-quan lập-pháp nắm quyền tối-cao, các cơ-quan hành-pháp và tư-pháp đều tùy-thuộc nó. Do đó, nhà lãnh-tụ của đảng đa-số có một thế-lực rất lớn. Ông ta có thể đưa cho Quốc-hội chuẩn-y và ban-hành những đạo-luật hạn-chế lần lần quyền-hạn đảng đối-lập, và với tư-cách là thủ-tướng chánh-phủ, ông ta có thể vận-dụng cái thế của chánh-quyền để làm tê- liệt đảng đối-lập và luôn luôn nắm phần thắng-lợi trong những cuộc tuyển-cử tự-do. Cố thủ-tướng Menderes nước Thổ-nhĩ-kỳ đã theo phương-pháp này mà duy-trì quyền-bính cho đến ngày bị quân-đội đảo-chánh.
Ở những quốc-gia theo chế-độ đại-nghị, nhà lãnh-tụ đảng chiếm được đa-số ghế trong Quốc-hội tự-nhiên được đưa ra làm thủ-tướng. Trong trường-hợp một chánh-đảng thắng-lợi trong nhiều cuộc tuyển-cử liên tiếp, nhà lãnh-tụ đảng này tất-nhiên được nắm chánh-quyền trong một thời-gian dài dặc. Dầu cho ông ta có thật-tâm thi-hành chánh-sách dân-chủ, việc ông ta nắm mãi chánh-quyền cũng làm cho cá-nhơn đóng một vai tuồng quan-trọng trong chế-độ, và việc kế-thừa thường đặt ra nhiều vấn-đề phức-tạp khó giải-quyết.
Một nhược-điểm khác của chế-độ đại-nghị là sự làm việc rất chậm chạp và thiếu kín đáo. Trước khi thi-hành một kế-hoạch gì chánh-phủ phải xin phép Quốc-hội. Và trước khi quyết-định có chấp-thuận kế-hoạch đó hay không, Quốc-hội phải mở cuộc thảo-luận. Những cuộc tranh cãi ở Quốc-hội tất-nhiên không sao giữ bí-mật được và thủ-tục về việc bàn cãi biểu-quyết ở Quốc-hội cũng như về việc thi-hành một kế-hoạch rất là chậm chạp.
Trong cuộc chiến-tranh cân-não giữa các nước theo chế-độ đại-nghị và khối Liên-sô theo chế-độ độc-tài, thường thường khối các quốc-gia theo chế-độ đại-nghị phải ở vào thế thụ-động. Họ chỉ lo đối-phó với những cuộc tấn-công của Nga hay Trung-Cộng và những chương-trình làm việc của họ bị đối-phương phá-hoại một cách dễ dàng. Khi thương-thuyết với khối cộng-sản, khối những nước theo chế-độ đại-nghị cũng thường bị lép vế. Như thế là vì những cuộc thảo-luận ở Quốc-hội cũng như sự phản-ứng của dân-chúng, một mặt giúp cho đối-phương thấy rõ dự-định của họ cùng những chỗ yếu của họ, một mặt để cho đối-phương có đủ thì giờ tổ-chức phá-hoại.
Vì những nhược-điểm trên này, chế-độ đại-nghị thường làm yếu sức quốc-gia. Sự suy kém ngày càng trầm-trọng vì nguyên-tắc vô-trách-nhiệm của chế-độ đại-nghị. Trong chế-độ này, vị quốc-trưởng vô-trách-nhiệm vì không có thực-quyền, chánh-phủ vô-trách-nhiệm vì chỉ làm theo quyết-định của Quốc-hội, nghị sĩ Quốc-hội cũng vô-trách-nhiệm vì họ đại-diện cho dân-chúng. Trong lúc bình-thường, mọi người đều làm theo ý mình chẳng nghĩ đến hậu-quả những việc làm đó. Nhưng lúc tình-thế khó khăn, người ta lại đổ lỗi và đùn việc cho nhau.
Dân-tộc Pháp đã hiến cho ta nhiều gương thảm-hại về việc này. Trước trận chiến-tranh 1939-1945, các đảng-phái chống chọi nhau lung tung khiến cho quốc-gia suy yếu và thua nước Đức. Khi thất trận rồi, chánh-phủ đại-nghị trốn tránh trách-nhiệm và tự giải-tán, nhường quyền lại cho thống-chế Pétain để ông này đứng ra nhận chịu những điều-kiện đình-chiến của Đức. Đến lúc nước Pháp được giải-phóng, người ta lại lôi thống-chế Pétain ra tòa và buộc vào tội phản-quốc.
Đệ Tứ Cộng-hòa Pháp-quốc thành-lập sau năm 1945 cũng không hơn gì Đệ Tam Cộng-hòa, các đảng-phái Pháp cứ phá rối nhau, làm cho chánh-phủ bị lật đổ, nhiều khi ngay lúc cần phải giải-quyết những vấn-đề quốc-tế trọng-hệ cho sự sinh-tồn của dân-tộc. Lắm lúc những lý-do được đưa ra để lật đổ chánh-phủ hết sức nhỏ nhen và các chánh-đảng gây ra tình-thế hỗn-độn trong nước thường không có giải-pháp gì khác hơn là chánh-phủ bị lật đổ.
Trong tình-thế đó, tự-nhiên địa-vị quốc-tế của Pháp không thể vững được và nước Pháp lần lần bị các bạn đồng-minh nghi ngờ hay khinh rẻ.
Để sửa chữa những khuyết-điểm của chế-độ đại-nghị, những chánh-khách cầm đầu phong-trào lật đổ Đệ Tứ Cộng-hòa Pháp đã đưa ra một hiến-pháp đặc-biệt : hiến-pháp De Gaulle. Theo lời họ hiến-pháp này vẫn tôn-trọng nguyên-tắc đại-nghị. Nhưng kỳ thật, nó đã làm cho chế-độ đại-nghị hoàn-toàn biến hình. Quốc-hội không còn là cơ-quan nắm giữ chủ-quyền và không còn thế-lực nhiều đối với Thủ-tướng. Ngay đến việc lập-pháp, quyền Quốc-hội cũng bị hạn-chế rất nhiều.
Thực-quyền được chuyển sang Tổng-thống với danh-nghĩa là một người « trọng-tài ». Tổng-thống thật sự đứng trên Quốc-hội và Thủ-tướng. Hiện nay, nhờ có công cứu-quốc và do đó mà có một uy-tín rất lớn trong nhơn-dân, nhờ bản-tánh tôn-trọng nền dân-chủ, De Gaulle vẫn giữ cho chế-độ hiện- hữu ở Pháp có tánh-cách ôn-hòa và không phản dân-chủ. Với một Tổng-thống khác, hiến-pháp Đệ Ngũ Cộng-hòa Pháp có thể đưa đến chế-độ độc-tài một cách dễ dàng. Vì đó, các nhà chánh-trị học khách-quan đều bảo rằng chế-độ De Gaulle không thế nào tồn tại sau De Gaulle được.
Người ta có thể không đồng-ý về sự phê-phán này, nhưng dầu sao ta cũng phải công-nhận rằng chế-độ Đệ Ngũ Cộng-hòa Pháp là một chế-độ lai-căn, không thật là chế-độ đại-nghị mà cũng không thật là chế-độ tổng-thống, và chẳng những không họp-tập được cái hay của cả hai chế-độ ấy như những tác giả bản hiến-pháp De Gaulle mong ước, nó còn kém hơn cả hai chế-độ ấy trong việc bảo-vệ nền tự-do dân-chủ.
Về chế-độ đại-nghị thuần-túy, ta còn có thể nhận thấy rằng sự miễn-tố, rất cần-thiết để cho nghị-sĩ tự-do trình bày ý-kiến không sợ chánh-quyền làm khó, đã đưa đến nhiều sự lạm-dụng đáng tiếc. Một số nghị-sĩ đã dựa vào nó mà đưa những chủ-trương phản-quốc một cách rõ rệt. Đảng-viên cộng-sản ở các nước dân-chủ đại-nghị đã lấy nghị-trường làm nơi hoạt-động và việc làm của họ có hại rất nhiều cho quyền-lợi dân-tộc mà các chánh-phủ không thể chấm dứt được.
3.- Chế độ tổng thống
Chế-độ tổng-thống là chế-độ thi-hành ở Hiệp-chúng-quốc Mỹ và Phi-luật-tân. Nó là một biến- thể của chế-độ đại-nghị. Thật-sự thì những nhà lập ra hiến-pháp Mỹ đã dựa và hiến-pháp Anh lúc nhà vua Anh hãy còn nhiều quyền-hành và trách-nhiệm.
Đặc-điểm của chế-độ tổng-thống là ba quyền lập-pháp, hành-pháp và tư-pháp được phân ra và độc-lập đối với nhau.
Theo chế-độ độc-tài, tất cả quyền-bính qui vào cơ-quan hành-pháp. Cơ-quan lập-pháp chỉ có nhiệm-vụ tán-thành các quyết-định của cơ-quan hành-pháp. Cơ-quan tư-pháp cũng là tay sai của cơ-quan hành-pháp.
Chế-độ đại-nghị chấp-thuận nguyên-tắc phân-quyền, nhưng thật-sự, trong chế-độ ấy, cơ-quan lập-pháp giữ một vai tuồng ưu-tiên. Cơ-quan hành-pháp tùy-thuộc cơ-quan lập-pháp. Về cơ-quan tư-pháp, nó không phải lệ-thuộc vào cơ-quan hành-pháp, nhưng vẫn không tránh khỏi ảnh-hưởng cơ-quan hành-pháp.
Trong chế-độ tổng-thống, ba cơ-quan lập-pháp, hành-pháp và tư-pháp đều có những quyền rõ rệt và được xem là ngang nhau.
Cơ-quan lập-pháp là Quốc-hội. Ở Hiệp-chúng-quốc Mỹ, Quốc-hội gồm hai viện : Thượng-nghị -viện, nhơn-viên là đại-diện các tiểu-bang, và Hạ-nghị-viện, nhơn-viên là đại-diện do dân-chúng công-cử theo lối phổ-thông đầu-phiếu. Quốc-hội giữ quyền làm luật, quyền quyết-định chánh-sách ngoại-giao và quyền thiết-lập ngân-sách.
Quốc-trưởng Hiệp-chúng-quốc Mỹ là một vị tổng-thống do dân-chúng đầu-phiếu công-cử. Ông nắm quyền-hành-pháp trong suốt nhiệm-kỳ, Quốc-hội không thể lật đổ ông được. Trừ những vấn-đề quan-trọng có can-hệ đến vận-mạng quốc-gia hay đến quyền-lợi toàn dân, như vấn-đề ngoại-giao, vấn-đề đánh thuế và tiêu-phí ngân-sách, ông phải tuân theo ý-kiến Quốc-hội, còn thì ông được trọn quyền thi-hành chánh-sách mình.
Ngoài ra, Tổng-thống lại có quyền phủ-quyết không thi-hành một đạo-luật do Quốc-hội thông qua. Chỉ sau khi Quốc-hội bỏ thăm chấp-thuận luật này một lần thứ nhì với đa-số 2/3, Tổng-thống mới bị bắt buộc phải theo.
Như thế, Tổng-thống và Quốc-hội ngang quyền nhau và một Tổng-thống có thể nắm quyền cai-trị quốc-gia với một Quốc-hội nghịch lại mình. Trong trường-hợp Tổng-thống và Quốc-hội xung-đột nhau về vấn-đề quyền-hạn, sự tranh-chấp do Thượng-thẩm-viện là cơ-quan tư-pháp tối-cao phán-đoán.
Thượng-thẩm-viện gồm 9 vị thẩm-phán do Tổng-thống bổ-nhiệm sau khi thỏa-thuận với Quốc-hội. Khi đã được bổ-nhiệm họ được giữ chức-vụ đến lúc chết, tự-do xin từ-chức hay bị bãi-miễn vì phạm trọng-tội. Sự bãi-miễn nhơn-viên Thượng-thẩm-viện cũng do Tổng-thống quyết-định với sự chấp-thuận của Quốc-hội. Thượng-thẩm-viện quyết-định bằng lối đầu-phiếu lấy đa-số. Nó có trách-vụ bảo-vệ hiến-pháp và giữ quyền phán-quyết trong những vụ xung-đột giữa các tiểu-bang với nhau, giữa các tiểu-bang với chánh-phủ trung-ương và giữa chánh-phủ với Quốc-hội. Nó cũng điều-khiển bộ máy tư-pháp và đảm nhận nhiệm-vụ phán-quyết những xung-đột giữa dân-chúng.
Quyết-định của Thượng-thẩm-viện là quyết-định tối-hậu, Tổng-thống và Quốc-hội đều phải tuân theo. Tuy thế, nó không phải là cơ-quan chi-phối cả đời sống chánh-trị của Hiệp-chúng-quốc Mỹ như nhiều người thường bảo, vì nó chỉ can-thiệp khi Tổng-thống và Quốc-hội xung-đột nhau về vấn-đề quyền-hành, còn bình-thường nó không biết đến hoạt-động chánh-trị của Quốc-hội và Tổng-thống.
Xét chế-độ Tổng-Thống, ta thấy rằng nó là một chế-độ họp-tập được nhiều cái hay của cả hai chế-độ, chế-độ độc-tài và đại-nghị. Dân-chúng vẫn được hưởng các quyền tự-do căn-bản và được tham-dự đời sống chánh-trị trong nước. Do đó, quyền-lợi họ cũng được bảo-vệ như trong chế-độ đại-nghị. Nhưng một mặt khác, chánh-phủ đứng vững được trong một thời-hạn nhứt-định và cuộc cạnh-tranh giữa các đảng-phái thường chỉ mãnh-liệt trong thời-kỳ tuyển-cử mà thôi. Chánh-sách quốc-gia nhờ đó mà có tánh-cách tiếp-tục và sự tranh-chấp hỗn-loạn có thể tránh được. Nhưng một mặt khác, nhiệm-kỳ của Tổng-Thống có một thời-hạn nhứt-định. Nếu hiến-pháp qui-định rõ rệt số nhiệm-kỳ liên tiếp mà một cá-nhơn có thể đảm nhận, ta có thể tránh được nạn lãnh-tụ một chánh-đảng nắm mãi chánh-quyền. Như thế, nhiều khuyết-điểm của chế-độ đại-nghị đã được sửa chữa và quốc-gia có kỷ-luật hơn.
Tuy nhiên, chế-độ tổng-thống không phải là hoàn-toàn. Nó không tránh được nhiều mối hại của chế-độ đại-nghị.
Trong việc đối-phó với dân-tộc khác, dân-tộc theo chế-độ tổng-thống cũng tùy-thuộc dư-luận quần-chúng và khó làm việc một cách nhanh chóng và kín đáo. Cuộc chiến-tranh nguội Mỹ Nga đã cho ta thấy rằng Mỹ cũng như Anh, Pháp, thường phải giữ thái-độ thụ-động trước những cuộc tấn-công và phá-hoại của Nga.
Tuy không mãnh-liệt bằng ở Pháp, cuộc cạnh-tranh đảng-phái Mỹ lắm khi cũng rất tai-hại và bị Nga lợi-dụng đến triệt-để. Ngoài ra, nước theo chế-độ tổng-thống thường bị tê-liệt trong năm tuyển-cử tổng-thống. Trong năm này, nhơn-vật hay chánh-đảng nắm quyền-hành-pháp thường giữ một thái-độ e dè, vì sợ một sự lầm lỡ của mình bị nhóm đối-lập lợi-dụng để phản tuyên-truyền thành ra mình phải mất quyền-chánh trong cuộc tuyển-cử sẽ tới. Thái-độ e dè này không có hại nhiều cho nền chánh-trị nội-bộ, nhưng có thể có những hậu-quả tai hại trong chánh-sách đối-ngoại. Trong cuộc chiến-tranh nguội Mỹ Nga mấy năm sau này, ta có thể nhận thấy rằng những năm Mỹ tổ-chức tuyển-cử Tổng-thống, Nga thường thắng-lợi trong những cuộc tấn-công chánh-trị của mình.
Một mặt khác, chế-độ tổng-thống có thể đưa đến sự lạm-dụng quá đáng. Một trong những khuyết-điểm của chế-độ tổng-thống Mỹ là nghị-sĩ Quốc-hội ở hai viện lập nên những nhóm dùng thế-lực và quyền miễn-tố của mình để làm kinh-tài một cách ngang nhiên, không ai có thể trị được. Ngoài ra, nếu cơ-quan hành-pháp có dã tâm, nó có thể che đậy một số nhơn-viên làm bậy. Hơn nữa, một vị Tổng-thống tham-quyền có thể lợi-dụng thế-lực mà thiết-lập chế-độ độc-tài. Người Pháp sở-dĩ không dám theo chế-độ tổng-thống là vì trong lịch-sử, họ đã bị một tổng-thống phản-bội hiến-pháp để tự xưng hoàng-đế với huy-hiệu là Nã-phá-luân Đệ Tam (Napoléon III)
b)- Các chế độ chánh trị đã lưu hành và sự sinh tồn của dân tộc
Xét các chế-độ chánh-trị đã lưu-hành, chúng ta có thể nhận thấy rằng mỗi chế-độ đều có những ưu-điểm và nhược-điểm.
Chế-độ độc-tài có thể làm cho dân-tộc được hùng-cường một cách nhanh chóng và giúp dân-tộc đối-phó với các dân-tộc khác một cách có hiệu-lực. Tuy thế, ngay trong trường-hợp nhà độc-tài có lòng yêu nước thương dân, chế-độ độc-tài cũng uy-hiếp cá-nhơn, khiến cho họ không thể phát-triển được hết năng-lực. Ngày xưa, người ta có thể cam-tâm sống trong cảnh bó buộc, nhưng hiện giờ, với sự mở mang của ý-thức tự-do, người không sao có thể tìm được hạnh-phúc trong chế-độ độc-tài.
Trong chế-độ này, nền đoàn-kết chặt chẽ thực-hiện bằng sự cưỡng-bách có tăng gia lực-lượng chung, nhưng những sự bất-công gây ra có thể làm cho dân-chúng phẫn-uất và quốc-gia có thể bị nạn nội-loạn. Trong trường-hợp nhà độc-tài không nghĩ đến quyền-lợi chung, tự-nhiên quốc-gia không thể hùng-cường được và dân-chúng càng khổ-sở, nạn nội-loạn ấy càng dễ sanh ra. Thêm nữa, sự trừng- thanh đẫm máu mà nhà độc-tài nào cũng phải thi-hành để giữ vững ngôi-vị cũng hết sức có hại cho dân-tộc.
Nói tóm lại, chế-độ độc-tài hoàn-mỹ nhứt cũng chỉ giúp vào sự sinh-tồn của đoàn-thể một cách tạm-thời. Sự sinh-tồn của cá-nhơn không được bảo-đảm và sau cùng, điều này trở lại có hại cho sự sinh-tồn của dân-tộc, vì cuộc rối loạn do dân-chúng bị uy-hiếp gây ra có thể làm yếu sức quốc-gia. Một mặt khác, chế-độ độc-tài đưa đến sự giết hại nhơn-tài và làm cho năng-lực những nhà chỉ-huy càng ngày càng kém đi.
Chế-độ đại-nghị hướng vào mục-đích bảo-vệ sự tự-do cùng quyền-lợi của cá-nhơn. Nhưng vì sự tự-do thường đưa đến chỗ phóng-túng và vô kỷ-luật, vì lực-lượng trong nước phân tán và nhiều khi chống chọi lại nhau, dân-tộc phải suy yếu đi. Hơn nữa, sự hoạt-động để đối-phó với các dân-tộc khác hết sức chậm chạp và không giữ bí-mật được. Do đó, những dân-tộc theo chế-độ đại-nghị khó bảo-vệ quyền-lợi mình. Mà khi quyền-lợi dân-tộc bị mất quá nhiều, hoặc dân-tộc bị mất độc-lập, quyền-lợi cá-nhơn phải bị mất theo.
Như thế, chế-độ đại-nghị lợi cho sự sinh-tồn cá-nhơn mà lại có thể hại cho sự sinh-tồn của dân-tộc. Thi-hành đến quá độ, nó có thể làm cho dân-tộc suy yếu và sụp đổ. Trong trường-hợp ấy, chính sự sinh-tồn của cá-nhơn cũng bị uy-hiếp.
Chế-độ tổng-thống cố-gắng dung-hòa hai chế-độ độc-tài và đại-nghị. Thi-hành một cách đúng đắn, nó có thể mang đến cho dân-tộc những mối lợi của cả hai chế-độ độc-tài và đại-nghị. Tuy vậy, nó vẫn chưa hoàn-hảo và không tránh được nhiều khuyết-điểm của chế-độ đại-nghị.
Sự hoạt-động của người luôn luôn nhắm vào mục-đích mưu-đồ sự sinh-tồn cá-nhơn cho mình. Mà muốn mưu-đồ sự sinh-tồn cá-nhơn, người phải đứng vào hàng-ngũ dân-tộc. Giữa dân-tộc và cá-nhơn có một sự tương-quan chặt chẽ. Dân-tộc có hùng-cường thì cá-nhơn mới khỏi bị dị-tộc uy-hiếp. Nhưng nếu dân-tộc uy-hiếp cá-nhơn thái-quá, cá-nhơn có thể chống chọi lại dân-tộc, khiến cho dân-tộc mất sức rất nhiều.
Như vậy, chế-độ xã-hội lý-tưởng phải cố-gắng dung-hòa sự sinh-tồn của dân-tộc với sự sinh-tồn của cá-nhơn. Đành rằng, muốn cho dân-tộc được sinh-tồn, cá-nhơn nhiều khi phải hy-sanh. Nhưng sự hy-sanh này chỉ được cá-nhơn vui lòng chấp-nhận khi nó có ý-nghĩa, khi nó phù-hợp với lý-tưởng của người. Ngày xưa, người ta có thể vui lòng phụng-sự một cá-nhơn, một dòng họ. Nhưng đến giai-đoạn hiện-tại, người thường chỉ có thể hy-sanh cho quyền-lợi chung mà thôi. Đó là một điều mà người làm chánh-trị không thể lãng quên được.
Sự khảo-sát về các chế-độ độc-tài, đại-nghị và tổng-thống đã cho ta thấy rằng không chế-độ nào hoàn-toàn, nghĩa là có đủ điều-kiện để bảo-đảm được sự sinh-tồn của cá-nhơn và của đoàn-thể một cách chắc chắn. « Giá-trị một chế-độ tùy theo giá-trị của người phụng-sự nó ». Đó là một điều mà người ta đã nhận thấy từ lâu.
Các nhà độc-tài nhơn-hậu có thể mang hạnh-phúc lại cho dân-chúng. Các nhà vua Lý Thánh- tông, Lê Thánh-tông, Đường Thái-tông cũng như nhà lãnh-tụ Mustapha Kémal, mặc dầu theo chế-độ độc-tài, và nhờ đó mà làm cho dân-tộc hùng-cường, cũng đã giúp ích được người dân. Những chánh-khách đại-nghị của nước Anh có theo nguyên-tắc tôn-trọng sự tự-do cá-nhơn, nhưng cũng đồng-thời làm cho tổ-quốc được hùng-cường. Hiệp-chúng-quốc Mỹ cũng đã thành-công trong việc dung-hòa sự sinh-tồn của cá-nhơn và của dân-tộc. Trái lại, chế-độ đại-nghị đã làm cho nước Pháp yếu hèn và chế-độ tổng-thống ở Phi-luật-tân trước đây đã che đậy cho bao nhiêu sự lạm-quyền.
Như thế, ngoài vấn-đề pháp-chế, lại còn có vấn-đề nhơn-sự. Người mà tốt thì chế-độ nào cũng có thể đưa dân-tộc đến chỗ hùng-cường và cá-nhơn đến hạnh-phúc. Trái lại, người mà xấu thì chế-độ nào cũng có thể làm cho quốc-gia đổ nát, dân-chúng lầm-than. Sự đào-luyện dân-chúng về mặt chánh-trị, như thế, thật hết sức cần-thiết.
Tuy nhiên, ta không thể vì đó mà cho rằng các chế-độ độc-tài, đại-nghị và tổng-thống đều có giá-trị ngang nhau. Dầu ta có giáo-dục họ cách nào, người không thể trở thành thần thánh cả được. Vả lại, ngay đến những người bẩm-tánh tốt cũng có thể bị hoàn-cảnh mà hủ-hóa đi. Vậy, ta phải dựa vào pháp-chế mà ngăn-ngừa sự sa ngã của người.
Về phương-diện này, chế-độ độc-tài là chế-độ có nhiều nhược-điểm nhứt. Nó dễ đưa những nhà lãnh-tụ đến chỗ lạm-quyền áp-chế nhơn-dân và phụng-sự quyền-lợi riêng của mình. Vả lại, chế-độ độc-tài dầu có phụng-sự dân-chúng, cũng chỉ nâng cao đời sống vật-chất của họ chớ không chấp-nhận sự tự-do cá-nhơn.
Như thế, ngay trong trường-hợp thuận-lợi nhứt, chế-độ độc-tài cũng không hoàn-toàn dung-hòa được sự sinh-tồn của cá-nhơn với sự sinh-tồn của dân-tộc. Hơn nữa, chế-độ độc-tài rất khó tự sửa chữa. Gặp nhà độc-tài làm bậy, dân-chúng chỉ có phương-pháp duy-nhứt để cải-thiện số phận mình : làm cách-mạng lật đổ chánh-quyền. Cuộc cách-mạng tất-nhiên là gây nhiều đổ vỡ và làm yếu sức dân-tộc rất nhiều. Vì đó, chế-độ độc-tài không thể thích-hợp với chủ-trương dân-tộc sinh-tồn.
Hai chế-độ đại-nghị và tổng-thống có hơn chế-độ độc-tài ở chỗ nó có thể dung-hòa được sự sinh-tồn của cá-nhơn và sự sinh-tồn của dân-tộc. Thi-hành một cách đúng đắn, nó có thể vừa bảo-đảm sự tự-do và hạnh-phúc của cá-nhơn, vừa làm cho dân-tộc hùng-cường. Thêm nữa, sự tự-do của dân-chúng về mặt chánh-trị có thể giúp họ sửa chữa những khuyết-điểm của chế-độ một cách hòa-bình.
Mối tai-hại lớn nhứt của chế-độ đại-nghị và tổng-thống là nó làm cho dân-tộc suy yếu thái-quá, không thể chọi lại các dị-tộc xâm lấn. Về phương-diện này, trừ trường-hợp đặc-biệt của nước Anh, chế-độ đại-nghị thường không bằng chế-độ tổng-thống, vì chế-độ tổng-thống có một cơ-quan hành-pháp vững chắc hơn và hạn-chế sự xung-đột giữa các đảng-phái. Như thế, trong tất cả các chế-độ, chế-độ tổng-thống là chế-độ có nhiều điều-kiện hơn hết để dung-hòa sự sinh-tồn của cá-nhơn với sự sinh-tồn của dân-tộc.
Muốn hạn-chế bớt sự cạnh-tranh đảng-phái trong chế-độ đại-nghị, ta cần phải qui-định nhiệm-kỳ của mỗi chánh-phủ được cử ra như thế nào cho nó có một thời-hạn hoạt-động và một quyền-oai đủ để thi-hành một chánh-sách nhứt-định cho đến khi có kết-quả. Nhưng trong trường-hợp này, chế-độ đại-nghị có thể bị tê-liệt trong thời-gian cần chỉ-định một chánh-phủ mới cũng như chế-độ tổng-thống bị tê -liệt trong năm tuyển-cử tổng-thống vậy.
Như thế, hai chế-độ tổng-thống và đại-nghị dầu sao cũng có một nhược-điểm không thể tránh được và chúng ta chỉ có thể cải-thiện nó đôi chút mà thôi.
Ngoài ra, chế-độ tổng-thống và đại-nghị hiện hành lại còn một số nhược-điểm khác mà ta có thể sửa chữa được một cách dễ dàng hơn. Trước hết, với nguyên-tắc tôn-trọng tự-do, các dân-tộc theo chế-độ tổng-thống cũng như các dân-tộc theo chế-độ đại-nghị chấp-nhận cho mọi tư-tưởng chánh-trị được lưu-hành trong xã-hội, ngay đến cả những tư-tưởng chống chọi lại lý-tưởng tự-do. Những chủ-trương Quốc-xã, Phát-xít, Độc-tài vô-sản đều có thể được truyền-bá công-khai ở những chế-độ tự-do. Đó là một nhược-điểm của chế-độ, có thể giúp những địch-thủ phá-hoại nó dễ dàng. Vì lẽ đó, một dân-tộc chấp-nhận nguyên-tắc tôn-trọng tự-do cá-nhơn cần phải nghiêm-cấm những phong-trào tư-tưởng phủ-nhận những quyền tự-do căn-bản của con người.
Một mặt khác, sự đối-lập với chánh-quyền hết sức cần-thiết cho chế-độ tự-do, nhưng lại có thể đưa đến sự hỗn-loạn. Do dó, nó phải qui-định một cách rõ ràng. Người Anh có cái thủ-tục rất hay là công-nhận một nhóm chánh-thức đối-lập với chánh-phủ, đối-lập một cách thật-sự, chớ không phải đối-lập giả-hiệu, song vẫn được chánh-phủ trọng-đãi. Nhà lãnh-tụ phái đối-lập này nhận lãnh một số lương hằng tháng bằng một vị tổng-trưởng, có quyền đọc những hồ-sơ cần-thiết và có thể dùng thời-giờ mình vào việc xem xét các hành-động của chánh-phủ mà chỉ trích những chỗ không hay.
Muốn cho sự chỉ trích của phái đối-lập chẳng những không phá-hoại lực-lượng dân-tộc, mà lại còn có tánh-cách kiến-thiết và có lợi cho dân-tộc, hiến-pháp cần phải qui-định chế-độ đối-lập để cho nó không thể phụng-sự quyền-lợi đảng-phái nhỏ nhen hay chỉ nhắm vào sự đả phá bất cứ ai đứng lên nắm chánh-quyền trong mọi trường-hợp mà không nghĩ đến sự xây dựng quốc-gia. Nguyên-tắc chánh-yếu làm căn-bản cho qui chế đối-lập là người đả kích một chánh-sách phải nêu ra một chánh-sách khác để thay thế và khi yêu cầu chánh-phủ xuất ngân-sách ra vào một việc gì, người ta phải kèm theo một dự-định thâu-nhập và ngân-sách đủ số tiền cần-thiết.
Sau hết, muốn trừ diệt nạn tham-nhũng – nhứt là trong các cơ-quan lập-pháp và tư-pháp vốn không thể để thuộc quyền kiểm-soát của cơ-quan hành-pháp – cần phải có một Viện giám-sát. Nhơn-viên Viện này có thể do các cơ-quan lập-pháp, hành-pháp và tư-pháp chỉ-định, với nguyên-tắc thay đổi mỗi lần một phần ba để cho nhiệm-kỳ nhơn-viên giám-sát không trùng hợp với nhiệm-kỳ các cơ-quan đề-cử, và về sau, trong Viện, lúc nào cũng có nhơn-viên do chánh-quyền trước để lại. Như vậy, ta có thể tránh được nạn nhơn-viên giám-sát đồng xu-hướng với các nhơn-viên lập-pháp và hành-pháp có thể thiên-vị các cơ-quan ấy.
Viện giám-sát phán-quyết về tánh-cách hợp-hiến hay bất-hợp-hiến của những sắc-luật cùng mọi quyết-định hành-chánh, và có nhiệm-vụ bài trừ tham-nhũng. Để thi-hành sứ-mạng, Viện giám-sát có quyền xem xét tất cả những hồ-sơ và nghe tất cả những nhơn-chứng cần-thiết, nhưng không có quyền trực-tiếp trừng-phạt những nhơn-viên phạm lỗi. Trong trường-hợp ba cơ-quan lập-pháp, hành-pháp và tư-pháp không chịu trừng-phạt nhơn-viên mình bị đàn-hặc, nhơn-viên giám-sát có thể đem vấn-đề ra trước dư-luận để cho quốc-dân phán-đoán. Như vậy, Viện giám-sát có thể làm việc đắc-lực mà không thể trở thành một siêu-chánh-phủ nắm hết quyền-hành.
Nếu được thành-lập và được vận-dụng một cách đàng-hoàng, Viện giám-sát có thể sửa chữa một số khuyết-điểm của chế-độ tổng-thống và đại-nghị, nhứt là nạn tham-nhũng của các nhơn-viên lập-pháp và tư-pháp.
c)- Sự tổ chức cai trị địa phương
Hầu hết các quốc-gia trên thế-giới đều có một diện-tích khá rộng với một dân-số khá đông. Muốn cho sự cai-trị được dễ dàng, người ta phải phân lãnh-thổ quốc-gia ra làm nhiều đơn-vị hành-chánh nhỏ hơn. Bởi đó, ngoài những cơ-quan của chánh-quyền trung-ương, mỗi quốc-gia lại còn có những cơ-quan cai-trị địa-phương nữa.
Sự tổ-chức những cơ-quan cai-trị địa-phương trong một quốc-gia có thể theo một chế-độ tập-quyền hay theo chế-độ phân-quyền.
Theo chế-độ tập-quyền, chánh-phủ trung-ương nắm giữ phần lớn nếu không phải là tất cả mọi quyền-hành trong nước. Các cơ-quan hành-chánh địa-phương đều đặt dưới sự điều-khiển trực-tiếp và chặt chẽ của chánh-phủ trung-ương. Những nhà cầm-quyền hành-chánh địa-phương đều do chánh-phủ trung-ương bổ-nhiệm và phải làm việc theo những chỉ-thị, những huấn-lịnh của chánh-phủ trung-ương.
Những quốc-gia theo chế-độ dân-chủ thường cũng có tổ-chức những hội-đồng địa-hạt do dân-chúng công-cử để kiểm-soát việc làm của nhà cầm-quyền và phát-biểu ý-kiến, nguyện-vọng của dân. Nhưng nhà cầm-quyền địa-phương vốn nhận lịnh nơi chánh-phủ trung-ương nên có một oai-thế mạnh- mẽ và không phải tùy-thuộc các hội-đồng địa-hạt một cách chặt chẽ.
Theo chế-độ phân-quyền, trái lại, chánh-phủ trung-ương chỉ giành cho mình quyền giải-quyết những vấn-đề quan-trọng có can-hệ đến toàn dân, và để cho các cơ-quan hành-chánh địa-phương hưởng một sự tự-trị rộng rãi, với điều-kiện là không đi ngược lại quyền-lợi chung của quốc-gia và không làm trái luật-pháp được ban-hành. Trong những nước dân-chủ, nhà cầm-quyền địa-phương không phải là những công-chức do chánh-phủ trung-ương bổ-nhiệm nữa, mà là những ủy-viên do dân-chúng công-cử. Vì đó, họ phải tùy-thuộc dân-chúng nhiều hơn những viên quan cai-trị của chế-độ tập-quyền.
Chế-độ tập-quyền là một chế-độ dựa vào nguyên-tắc oai-quyền từ trên đưa xuống cho nên rất phù-hợp với chế-độ độc-tài. Trái lại, chế-độ phân-quyền dựa vào nguyên-tắc oai-quyền phát-xuất từ dân-chúng nên gần với chế-độ dân-chủ hơn.
Tuy nhiên, hình-thức chánh-phủ trung-ương và tổ-chức cai-trị địa-phương không phải là hoàn-toàn phù-hợp nhau.
Nước Pháp Cộng-hòa đã tổ-chức chánh-phủ trung-ương theo lối đại-nghị từ lâu, nhưng bộ máy cai-trị địa-phương vẫn còn chịu ảnh-hưởng của chế-độ Nã-phá-luân và có tánh-cách tập-quyền. Trừ ra ở cấp xã-thôn, còn thì những viên-chức cai-trị đều do chánh-phủ Paris bổ-nhiệm và điều-khiển.
Bù lại, các nhà độc-tài cũng có thể để cho các địa-phương được hưởng sự tự-trị rộng rãi. Chế-độ phong-kiến có thể xem như là một chế-độ phân-quyền trong đó các chúa chư-hầu hãy còn một quyền-hành rộng lớn trong sự tổ-chức và điều-khiển địa-phương mình.
Nói cho thật đúng thì chế-độ tập-quyền rất khó mà thi-hành một cách hoàn-toàn, nhứt là trong thời-kỳ mà sự giao-thông khó khăn làm cho chánh-phủ trung-ương không có phương-tiện kiểm-soát các đơn-vị hành-chánh xa xôi. Bởi đó, phần lớn các chế-độ độc-tài từ ngày xưa thường phải để cho các thôn-xã hưởng một sự tự-trị khá rộng rãi. Ở các đế-quốc Âu-châu thuở trước, nhiều thị-xã đã mua được quyền tự-trị. Trong nước Việt-Nam dưới thời quân-chủ, nhà vua từ đời Lê trở đi chỉ bổ-nhiệm các viên-chức cai-trị từ cấp huyện trở lên, còn nhơn-viên cai-trị tổng và thôn xã thì do dân bầu lấy.
Chế-độ tập-quyền giúp cho quốc-gia có một bộ máy cai-trị đồng-nhứt và dễ huy-động. Các viên-chức cai-trị trong chế-độ tập-quyền đều tùy-thuộc chánh-phủ trung-ương nên một huấn-lịnh ban ra được thi-hành một cách đồng đều và nhanh chóng ở toàn quốc.
Tuy thế, bộ máy cai-trị chế-độ tập-quyền không thể tránh được tánh-cách quan liêu. Các công- chức thường nhút nhát, thủ cựu và làm việc theo khuôn khổ quá nhiều. Bởi đó, họ ít có sáng-kiến và khi có sáng-kiến họ cũng hay ngần ngại, không dám thi-hành hết kế-hoạch của mình. Vả lại, sự thăng giáng của họ tùy-thuộc nhơn-viên cấp trên nhiều hơn là sự ích-lợi họ mang đến cho dân-chúng, thường không phải là người đồng-quận với họ. Vì thế, họ lo chiều chuộng người cấp trên nhiều hơn là việc phụng-sự nhơn-dân.
Với chế-độ phân-quyền, ta có một bộ máy cai-trị lỏng lẻo hơn, và quốc-gia không có được tánh-cách đồng-nhứt. Ở Hiệp-chúng-quốc Mỹ, luật-lệ khác nhau từ tiểu-bang này sang tiểu-bang khác, có khi từ quận này sang quận khác. Có những nơi sự ly-dị không được chấp-thuận, nhưng cũng có nhiều nơi người ta có thể ly-dị nhau một cách dễ dàng.
Nhưng bù lại, chế-độ phân-quyền mang đến cho dân-tộc nhiều mối lợi. Nguyên-tắc dùng người địa-phương cai-trị địa-phương làm cho người ta cố-gắng hơn trong việc phụng-sự quê-hương mình. Những nhà cầm-quyền người bản-sở, có bà con thân-thuộc trong vùng, có một tên họ cần bảo-vệ, tất phải cố tránh những công việc tai tiếng có thể làm xấu hổ tông-môn. Do đó, họ sẽ ít làm bậy hơn những quan-lại vốn là công-chức không có gốc rễ trong vùng. Hơn nữa, người nào cũng tự-nhiên có lòng quí mến quê-hương mình. Tinh-thần hương-đảng thúc giục người ráng sức làm cho xứ-sở mình nổi bật lên trên xứ khác. Điều này gây ra một sự cạnh-tranh giữa các địa-phương, khiến cho các địa-phương có thể mạnh lên được.
Nếu quốc-gia theo chế-độ quân-chủ và để cho dân-chúng được hưởng một quyền tự-trị rộng rãi, sự ích-lợi của chế-độ phân-quyền càng rõ rệt hơn nữa. Với quyền tuyển-cử người đứng ra cai-trị địa-phương mình, ngưòi dân được trực-tiếp tổ-chức đời sống xã-hội mình.
Những kẻ làm bậy, mất tín-nhiệm của đồng-bào không còn có thể dựa vào thế-lực nào mà uy-hiếp dân-chúng được. Một mặt khác, dân-chúng được tự-quyết-định lấy việc đóng góp tiền bạc để dùng vào những việc công-ích mà mọi người đều thấy ngay trước mắt. Những điều này giúp cho người nhận chân sự ích-lợi của chế-độ dân-chủ một cách dễ dàng. Thật ra, không có trường huấn-luyện công-dân nào hay hơn là chế-độ tự-trị địa-phương này.
Vả lại, xét cho thật kỹ, chỉ có sự tự-trị địa-phương, nhứt là các đơn-vị hành-chánh nhỏ như thôn xã hay thị-trấn mới cho phép người thực-hiện một chế-độ dân-chủ hoàn-toàn, vì ở các đơn-vị hành-chánh nhỏ, mọi người đều biết rõ nhau, lại biết rõ hết những vấn-đề cần giải-quyết và có thể hội-họp nhau lại dễ dàng để bầu cử người đứng ra làm việc, hoặc giải-quyết các vấn-đề can-hệ đến cả địa-phương. Ta nên nhớ rằng theo Rousseau nhà lý-thuyết dân-chủ nổi danh nhứt của Pháp, chế-độ dân-chủ chỉ được thực-hiện một cách đúng đắn với những quốc-gia nhỏ bé mà thôi.
Đối với một số lý-thuyết gia, việc giải-quyết những vấn-đề can-hệ đến sự tồn-vong của cả đất nước mới quan-trọng và mới đáng được mang ra hỏi ý-kiến trực-tiếp của nhơn-dân. Nhưng sự thật, đối với người dân, chính sự giải-quyết những vấn-đề nhỏ nhặt, dính dáng đến đời sống hằng ngày của họ mới là quan-trọng. Về những vấn-đề thiết-yếu, nhưng xa cách họ quá nhiều, họ ít để ý đến và lắm khi chỉ có những quan-niệm mơ-hồ về nó mà thôi. Một số người không nhận thấy sự quan-trọng của lá thăm bầu cử viên nghị-sĩ sẽ nắm một phần quyền quyết-định về vận-mạng quốc-gia.
So sánh hai chế-độ tập-quyền và phân-quyền ta thấy rằng chế-độ phân-quyền có lợi cho sự sinh-tồn của dân-tộc hơn là chế-độ tập-quyền. Không những cho người dân được tham-dự công việc một cách chặt chẽ, làm cho họ thích lưu-ý đến đời sống chánh-trị trong nước, nó còn cho các địa-phương cạnh-tranh nhau mà tiến-hóa nhanh chóng được. Bởi đó, trong sự tổ-chức cai-trị địa-phương, ta nên nghiêng về phía chế-độ phân-quyền để cho dân-chúng được hưởng những quyền tự-trị rộng rãi và được bầu cử trực-tiếp tất cả những nhơn-viên nắm quyền cai-trị ở các đơn-vị hành-chánh từ dưới lên trên.
Lẽ cố-nhiên là sự phân-quyền không thể đi đến mực làm phân-tán quốc-gia ra thành nhiều «tiểu-bang», làm yếu sức của dân-tộc. Muốn cho ý-chí toàn quốc vẫn thống-nhứt, chánh-phủ trung-ương phải đủ oai-quyền để điều-khiển các địa-phương, và bắt buộc các nhà cầm-quyền hành-chánh địa-phương thi-hành huấn-lịnh mình.
Muốn thực-hiện được điều này, trước hết hiến-pháp phải phân-định rõ ràng quyền-hạn của chánh-phủ trung-ương và các đơn-vị hành-chánh địa-phương.
Thêm nữa, các công-sở chuyên-môn ở mọi cấp đều phải đặt dưới sự điều-khiển của chánh-phủ trung-ương, để cho chánh-phủ trung-ương có thể tự mình thi-hành chánh-sách mình, nếu nhơn-viên công-cử ở một địa-phương cưỡng lại mình vì những nguyên-nhơn không hợp-lý.
d)- Tổ chức gia đình
Trong những quốc-gia tân-tiến, đơn-vị hành-chánh nhỏ nhứt là thôn xã hay thị-trấn. Gia-đình thật ra không phải trực-tiếp thuộc về phạm-vi tổ-chức chánh-trị. Tuy thế, vấn-đề gia-đình cũng là một vấn-đề căn-bản của xã-hội và giữa tổ-chức gia-đình với tổ-chức chánh-trị luôn luôn có một sự liên- quan chặt chẽ.
Những chế-độ quân-chủ ngày xưa thường có tánh-cách phụ-quyền. Bởi đó, mặc dầu về phương-diện hành-chánh, người ta vẫn lấy thôn xã làm đơn-vị nhỏ nhứt, các đại gia-đình đã đóng một vai tuồng trọng-yếu. Các tộc-trưởng thường phải chịu trách-nhiệm về hành-vi của con em mình, và bù lại, xã-hội cũng công-nhận cho gia-tộc một quyền-hành rất lớn đối với cá-nhơn.
Xã-hội dân-chủ theo nguyên-tắc, chỉ biết cá-nhơn chớ không biết đến gia-đình. Những mối dây liên-lạc giữa người thân-thuộc hãy còn, nhưng đã được nới bớt. Xu-hướng làm tan vỡ những đại-gia-đình có một khuôn khổ quá khắc-nghiệt để giải phóng cá-nhơn, làm cho cá-nhơn bớt ỷ-lại vào gia-tộc và biết nghĩ đến xã-hội nhiều hơn, thật ra cũng có chỗ hay và đáng được khuyến-khích.
Nhưng sau này, một số người noi theo xu-hướng trên đây, đã đi quá đà và chủ-trương hủy-diệt hẳn gia-đình, lấy cớ rằng gia-đình là một trở-lực cho chế-độ xã-hội hoàn-toàn. Noi theo lý-luận của Platon và Mặc-tử, những người theo chủ-trương hủy-diệt gia-đình cho rằng gia-đình làm cho người thiên-vị, chỉ nghĩ đến cá-nhơn mình và bà con thân-thuộc mình mà lãng quên nhiệm-vụ đối với xã-hội và cư xử bất-công đối với đồng-bào.
Thật ra thì nhũng lời chỉ-trích trên đây cũng có chỗ đúng. Tuy thế, sự hủy-diệt gia-đình không phải là một phương-pháp hay để giải-quyết vấn-đề. Ta đã thấy rằng đời sống của người bị chi-phối mạnh mẽ của bản-năng sinh-tồn và ý-thức chủng-loại. Mà trong tất cả nhũng đoàn-thể hợp-quần của người chỉ có gia-đình là phù-hợp nhứt với bản-năng sinh-tồn và ý-thức chủng-loại. Bởi đó, nó có đủ điều-kiện hơn hết để làm cho người nghĩ đến kẻ khác ngoài mình và hy-sanh cho kẻ khác ấy. Chính gia-đình là cái trường đào-luyện làm cho người bớt sự vị-kỷ hoàn-toàn đi.
Quả thật, một số người trí óc hẹp hòi, chỉ biết có gia-đình mình, và không ngại bóc lột kẻ khác hay phản-bội quê-hương xứ sở để phục-vụ gia-đình. Nhưng sự hủy bỏ gia-đình không phải là một phương-pháp hay để cho hạng người này nghĩ đến xã-hội, vì những người hẹp hòi mà không có gia-đình thì chỉ nghĩ đến cá-nhơn họ mà thôi. Như thế, sự hủy-diệt gia-đình chẳng những không làm cho người trở nên tốt hơn mà lại còn làm cho họ trở nên xấu xa hơn.
Trong trường-hợp đó, một dân-tộc muốn sinh-tồn không thể nào chấp-nhận được chủ-trương hủy-diệt gia-đình, mà trái lại, càng phải cố-gắng duy-trì và bảo-vệ gia-đình. Chính sự giáo-dục gia-đình mới là sự giáo-dục quan hệ nhứt vì nó có hiệu-lực nhứt trong sự đào-luyện tâm-tánh người. Chỉ trong gia-đình người ta mới có thể tập được sự nhường nhịn thân mến nhau, và sự hy-sanh cho kẻ khác. Một mặt khác nữa, những kẻ hưởng được hạnh-phúc gia-đình rất dễ trở thành những người công-dân tốt trong xã-hội.
Như thế, chế-độ gia-đình là một chế-độ cần được củng cố. Tuy-nhiên, nó cần phải được cải-thiện để không làm hại xã-hội.
Trong xã-hội cổ, gia-đình là cái tế-bào căn-bản của quốc-gia và chánh-quyền thường chỉ biết gia-đình mà không biết đến cá-nhơn. Chủ-trương này trái với nguyên-tắc tôn-trọng cá tánh và sự tự-do của người nên cần phải bãi bỏ. Sự liên-lạc giữa cá-nhơn và gia-đình cố nhiên là vẫn phải còn, nhưng quyền-lợi và trách-nhiệm của cá-nhơn phải được nhìn nhận. Trong thời-đại dân-chủ, xã-hội không có thể áp-bách những kẻ thành-niên và bắt họ nhắm mắt phụng-sự gia-đình như trước nữa.
Sự giải-phóng cá-nhơn tự-nhiên làm yếu bớt chế-độ đại-gia-đình và làm nổi bật tiểu-gia-đình lên. Mà trong tiểu-gia-đình, vấn-đề quan-trọng nhứt là sự tương-quan giữa người đàn ông và người đàn bà.
Sự tương-quan này đã trải qua nhiều biến thiên trong lịch-sử loài người. Đời thái-cổ, xã-hội chưa ổn-định, chế-độ hôn-nhơn chưa xuất-hiện và trẻ con chỉ biết có mẹ mà không biết có cha. Do đó, người đàn bà đóng vai tuồng quan-trọng trong sự điều-khiển gia-đình.
Đến khi xã-hội ổn-định, chế-độ hôn-nhơn phát-sanh với ánh sáng văn-minh và người đàn bà bị khép vào một địa-vị ty-tiện. Hầu hết các xã-hội cổ đều bạc-đãi đàn bà một cách tàn-nhẫn.
Nhưng khi nền văn-minh tiến lên một mực cao hơn, người đàn bà lại lần lần được trọng-vọng trở lại. Phong-trào nữ-quyền ở nhiều nước tân-tiến đã đưa người đàn bà đi quá xa trên con đường đòi hỏi những quyền-lợi cho phái mình. Ở những xã-hội tân-tiến này, người ta chủ-trương một sự bình- đẳng hoàn-toàn giữa đàn ông và đàn bà.
Chủ-trương xem đàn ông và đàn bà bình-đẳng nhau thực ra là một chủ-trương rất tốt và cần phải thực-hiện. Tuy nhiên, Ta không nên quan-niệm một sự bình-đẳng máy móc theo đó đàn ông và đàn bà được xem y như nhau về cách đãi ngộ cũng như về quyền-lợi.
Thật-sự, người đàn bà khác người đàn ông không phải chỉ ở cơ-quan sanh-dục mà thôi. Trong chương khảo về con người, ta đã thấy rằng sự khác nhau giữa đàn ông và đàn bà bắt nguồn từ tánh-cách cơ-bản của các tế-bào và các tiết-dịch sanh-dục nhuần thấm các tổ-chức tế-bào. Do sự phân-biệt trong
tánh-cách cơ-bản này, mà đàn bà và đàn ông có những đặc-tánh khác nhau về cả hai mặt sanh-lý và tâm-lý.
Nói một cách khái-quát, người đàn bà yếu sức hơn người đàn ông, song lại dẻo dai hơn, có lẽ vì cơ-thể người đàn bà được kết-cấu một cách bền chặt để đủ sức trải qua những cuộc thay đổi lớn lao vào lúc dậy-thì, lúc xuất-giá, lúc có thai và sanh đẻ, và lúc tuyệt sự sanh-dục.
Người ta đã nhận thấy rằng, xét chung về những người kháng-chiến pháp bị quân Đức bắt và tra tấn, phân-số người đàn ông không chịu nổi sự khảo-dã và phải khai sự thật cho kẻ địch cao hơn phân-số đàn bà. Thêm nữa, bảng thống-kê về sự sanh tử của hầu hết mọi dân-tộc đã cho ta biết rằng số con trai sinh ra nhiều hơn con gái, nhưng số con gái nuôi đến lớn lại nhiều hơn, và càng lên cao về mực tuổi tác, đàn bà càng đông hơn đàn ông.
So sánh trí thông-minh của đàn ông và đàn bà là một điều hơi khó, vì mực thông-minh khác nhau vô-cùng tùy cá-nhơn một. Tuy nhiên, xét chung, ta có thể nhận thấy rằng người đàn bà tinh-tế hơn người đàn ông, nhưng không có một óc trừu-tượng-hóa mạnh bằng đàn ông. Phần lớn phụ-nữ đi học đến bực đại-học đều hướng về ngành văn-học, chớ ít khi theo đuổi môn toán-học hay khoa-học.
Về mặt nghị-lực, ta có thể gặp được nhiều người đàn bà cứng cỏi cang-trực, cũng như nhiều người đàn ông yếu ớt, nhát nhúa. Nhưng đại khái đàn bà ít nghị-lực hơn đàn ông và có một đời sống tình-cảm phong-phú hơn.
Như vậy, đàn ông và đàn bà có những đức-tánh khác nhau về tánh-chất nhiều hơn là về cường- độ. Trong trường-hợp đó, thiết tưởng ta nên xem đàn ông và đàn bà là hai nhơn-vật bổ-túc cho nhau để tương-trợ nhau hơn là hai nhơn-vật y hệt nhau và cạnh-tranh nhau. Người cổ Hy-lạp đã có quan-niệm rất đúng đắn khi đặt ra chuyện huyền-thoại cho rằng thuở xưa kia, mỗi người là một tổng-thể hoàn-toàn đầy đủ, nhưng sau đó, vì người phạm tội với thiên-đình nên Thượng-Đế phạt họ và phân họ ra làm hai phần nam và nữ. Theo quan-niệm này, tình yêu giữa trai gái không có chi khác hơn là ý muốn trở lại bản-chất nguyên-thủy của người, cốt để ráp lại làm một, hai bộ phận bị tách ra khỏi nhau.
Chủ-trương xem đàn ông và đàn bà là hai nhơn-vật có tánh-chất khác nhau và bổ-túc cho nhau đưa ta đến một quan-niệm đúng đắn hơn về sự bình-đẳng giữa đàn ông và đàn bà. Sự bình-đẳng này không thể là một sự bình-đẳng máy móc theo đó người đàn ông và người đàn bà đều có những nhiệm-vụ và những quyền-hạn y hệt như nhau trong gia-đình.
Với những khả-năng thể-chất và tinh-thần của mình, người đàn ông thích-hợp với những nhiệm-vụ nặng-nhọc và cần đức-tánh tranh-đấu nhiều hơn. Họ phải đóng vai tuồng gia-trưởng, phải làm việc nuôi dưỡng gia-đình và tranh-đấu để bảo-vệ nó.
Người đàn bà với những đức-tánh đặc-biệt của mình, nên đóng vai tuồng kẻ điểm-xuyết cho cuộc đời thành tươi đẹp hơn là vai tuồng kẻ chiến-sĩ dùng máu và mồ hôi để chế-ngự thế-giới ngoại- quan. Do đó, người đàn bà phải lãnh nhiệm-vụ tổ-chức đời sống bên trong gia-đình. Việc tạo ra một khung cảnh êm ấm giúp cho người đàn ông có nhiều điều-kiện để nghỉ ngơi sau một ngày tranh-đấu nhọc mệt, việc gây cho con trẻ tình thân mến và sự nhân-nhượng lẫn nhau cũng như việc tập cho chúng có những đức-tánh tốt là những công tác rất trọng-yếu cho gia-đình và xã-hội mà người đàn bà phải gánh vác.
Một nhà nữ giáo-dục Pháp đã bảo rằng : « đào-luyện được một người đàn ông, người ta chỉ đào-luyện được một cá-nhơn, chớ đào-luyện được một người đàn bà, người ta đào-luyện được cả một gia-đình ». Câu nói trên đây đã chỉ rõ sự quan-trọng của ảnh-hưởng người đàn bà đối với gia-đình. Một người vợ tốt có thể giúp ích cho chồng rất nhiều về phương-diện đức-hạnh. Một mặt khác, người ta đã nhận thấy rằng hầu hết những vị anh-hùng vĩ-nhơn trên thế-giới đều có những bà hiền-mẫu đáng kính.
Như vậy, vai tuồng người đàn bà không phải là một vai tuồng phụ-thuộc không đáng kể. Trái lại, nó vô-cùng quan hệ đến vận-mạng quốc-gia, xã-hội và người đàn bà phải nhận chân điều ấy.
Bên trong gia-đình, ta thường thấy có sự tranh-đấu lẫn nhau giữa vợ chồng để bảo-vệ cá tánh mình hay để lấn áp người bạn trăm năm. Đó là một sự kiện tự-nhiên, một định-luật căn-bản của sự sống. Nói về thực-tế, có nhiều người chồng nắm được ưu-thế, nhưng số gia-đình trong đó người đàn bà cướp được quyền làm chủ cũng không phải là ít.
Tuy nhiên, đứng về mặt phong-tục và luật-lệ mà xét, xã-hội cổ đã binh vực người đàn ông mà bạc-đãi người đàn bà quá nhiều. Cứ theo luân-lý và tục-lệ cũ, người đàn bà phải hoàn-toàn phụ-thuộc chồng mình. Đời sống và hạnh-phúc của họ thật ra không có gì bảo-đảm cả, và người đàn ông thương họ phần nào thì họ nhờ phần ấy mà thôi. Nếu trong xã-hội có nhiều người đàn ông bị vợ hiếp đáp, thì đó là những người quá hèn-nhát và thường bị thiên-hạ chê bai.
Trong một xã-hội mới, muốn bảo-đảm sự sinh-tồn sung-mãn của mọi người, địa-vị của người đàn bà phải được nâng cao lên. Luật-pháp phải bảo-đảm cho họ khỏi phải bị chồng ruồng rẫy hay hiếp đáp. Sự bảo-vệ đàn bà thật ra có thễ có tánh-cách bó buộc người đàn ông, nhưng đó không phải là một sự bất-công. Người đàn bà vốn yếu đuối, lại khó làm lại cuộc đời và thường họ phải nuôi nấng cả đàn con khi bị chồng ruồng rẫy. Vì đó, họ cần phải được che chở nhiều hơn.
Dầu sao, sự giao-thiệp giữa người đàn ông và người đàn bà trong gia-đình cũng chỉ có thể tươi đẹp khi cả đôi bên đều biết nhân-nhượng lẫn nhau. Sự giáo-dục gia-đình và sự giáo-dục ở học đường cần phải lưu-ý đến chỗ dạy dỗ thanh-niên và thiếu-nữ cho họ biết nhiệm-vụ họ cùng cách-thức vợ chồng cư-xử đối-đãi với nhau trong gia-đình.
Một mặt khác, gia-đình chỉ có thể êm ấm được khi hai vợ chồng hiệp-ý nhau và cùng chí-hướng với nhau. Sự chọn lựa người bạn trăm năm phải được xem là một vấn-đề trọng-hệ, không thể để cho cha mẹ độc-đoán quyết-định. Nó cũng không nên được quyết-định trong lúc bồng bột nhứt thời của những kẻ thiếu-niên. Thiết-tưởng ở học đường, phải có những giờ dạy về những điều tất-yếu cho sự thành-lập gia-đình và phong-tục phải được sửa chữa như thế nào để cho những thanh-niên và thiếu-nữ được gặp gỡ nhau và hiểu rõ nhau trước khi chấp-nhận sự hôn nhơn với nhau.
Vui cười
Một ngày kia tại văn phòng tư của một bác sỉ tâm lý nổi tiếng có ba người đàn bà, mỗi người dẩn theo một đứa con. Người thứ nhất được tiếp chuyện cùng bác sỉ.
Người đàn bà: Chào bác sĩ. Xin tự giới thiệu tôi tên Diệu và đây là con gái tôi tên Hồng.
Bác sĩ tâm lý : Ồ, nếu tôi đoán không lầm thì bà đây là một con người rất lãng mạng. Bà yêu màu hồng, bà thích bông hồng, và thế giới cuả bà toàn là màu hồng huyền ảo!
Người đàn bà: Ôi bác sĩ thật là tuyệt diệu …
Người đàn bà thứ nhì lên tiếng: thưa bác sĩ, và đây là con gái tôi, tên Phượng.
Bác sĩ tâm lý: Ồ, thế thì chắc hẳn bà yêu hoa phượng lắm. Khi còn là nữ sinh chắc chắc bà đã hàng giờ nhìn ngắm hoa phượng, ép hoa phượng vào vở, ….
Đến lượt người đàn bà thứ ba được tiếp chuyện cùng bác sĩ tâm lý thì bổng nhiên bà hớt hải đứng dậy và nói cùng đứa con trai của bà:
– Đi, đi về …. cu, mau lên cu, mình đi về!
Bà chủ than thở với cô người ở :
– Hai à, tao nghi ông chủ mày tằng tịu với con nhỏ thư ký của ổng quá. Tối nào về tao cũng ngửi thấy mùi nước hoa trên áo ổng. Thỉnh thoảng lại thấy vết son trên cổ áo nữa!
– Thôi bà đừng nói nữa ! Con đang phát ghen lên đây nè.
Thơ – Bông Hồng Trắng
(Kính dâng U)
Rằm tháng bảy mưa trời không chấm đất,
Con lên chùa lòng u uất khôn nguôi,
Nhìn ai ai cũng hoa đỏ thắm tươi,
Mà tủi phận gắn lên người hoa trắng.
Sau Phật điện, phòng hương linh tĩnh lặng,
Khói nhang mờ cùng vạt nắng nương nhau.
Màu khăn tang che khuất kín niềm đau,
Ngàn ánh mắt từ vách cao buồn bã.
Khung ảnh mẹ giữa hàng trăm ảnh lạ,
Đôi mắt già tựa biển cả đau thương,
Thương cho mình trót giũ nợ tha phương,
Thương con cháu cõi vô thường trôi nổi.
Tiếng mõ gỗ đục ngầu theo làn khói,
Giọng kinh buồn như réo gọi hồn xưa,
Nến sụt sùi đang khóc trọn cơn mơ,
Con tiếc nhớ những ngày thơ đã khuất.
Xưa theo mẹ ngày Vu Lan lễ Phật,
Con dại khờ, luôn đánh mất cành hoa,
Đâu biết rằng niềm hạnh phúc bao la,
Được gói trọn trong nụ hoa đỏ thắm.
Cậu mất sớm, mẹ trăm ngàn cay đắng,
Nách năm con, vượt bao dặm sơn khê,
Một đời người chịu mấy bận lìa quê,
Thân cát bụi chưa được về chốn cũ.
Cuộc đời mẹ là chuỗi dài khốn khổ,
Không họ hàng, thân góa bụa long đong.
Tuổi xa trời, sống nhờ đất lưu vong,
Khi nhắm mắt, cháu con còn thăm thẳm.
Con mơ ước, sao đem dòng máu ấm
Từ tim con nhuộm thắm lại nụ hoa,
Để cho con được thấy lại mẹ già,
Dù chỉ thoáng vài sát na ngắn ngủi.
Nhưng hoa trắng vẫn nguyên màu sám hối,
Và mẹ hiền vẫn lạc lối nơi đâu,
Con đớn đau trước ảnh mẹ gục đầu,
Lòng chua xót chỉ biết cầu biết khẩn.
Cài hoa trắng, con đành lòng chấp nhận,
Khoác lên người thân phận kẻ mồ côi.
Mẹ đã đi xa vĩnh viễn thật rồi,
Con mất mẹ, mẹ ơi, con mất mẹ.
Làn khói trắng tỏa lên cao nhè nhẹ,
Kinh cầu hồn buồn cắt xé ruột gan,
Ngọn gió lùa thêm buốt giá thân nhang,
Nến cháy dở vun từng hàng nước mắt.
-o-
Trời tháng bảy, mây mù không xuống đất,
Chốn quê nhà đang lất phất mưa Ngâu,
Riêng mình con thương nhớ mẹ âu sầu,
Cài hoa trắng mà cúi đầu buồn tủi.
Dù nghiệp chướng trải ba ngàn thế giới,
Dù luân hồi trăm vạn lối mang mang,
Nếu kiếp sau phải trở lại trần gian,
Con chỉ muốn mãi được làm con mẹ.
Trần Văn Lương
Cali, Vu Lan 2001
Phe Dựa tàu, Phe lăm le Dựa Mỹ – Phe Dân Việt tôi đâu? – Nguyễn Nhơn
Trích: ” Nếu còn giữ hai chữ Cọng sản thì họ có tiếp tục bợ đỡ Trung Cọng được hay không trong khi họ đã giao Cam Ranh cho Mỹ ? Giữ hai chữ Cọng sản thì họ có tạo được niềm tin với doanh nhân Mỹ hay không trong khi kinh tế của họ hoàn toàn lệ thuộc vào thị trường Mỹ ?
Giữ hai chữ Cọng sản thì họ có còn lừa bịp dân ngu hay không trong khi mà dân ngu đã sáng mắt ra hết rồi. Giữ hai chữ Cọng sản thì họ có còn hù dọa được dân lành hay không trong khi dân chúng đã bắt đầu có thái độ coi thường bạo lực Cọng sản như tại Đồng Tâm ?
Thực ra CSVN dám hay không dám cũng không còn tùy thuộc vào họ nữa, mà là tùy thuộc vào ông Trump. Ông này có lối quyết định rạch ròi của dân kinh doanh già đời kinh nghiệm. Đối với ông thì Mỹ không cần lao động Việt Nam , Mỹ không cần xương máu của Hải quân Việt Nam, mà chỉ cần Cam Ranh. Vấn đề là có cho thuê hay không ? giá bao nhiêu ?
Còn chuyện nhân quyền của nhân dân Việt Nam thì không dính dáng gì đến chuyện mua bán vũ khí hay mua bán thứ này thứ nọ. Chuyện nhân quyền là chuyện giữa dân tộc Việt Nam và Đảng Cọng sản Việt Nam. Nhưng ông Trump và bà Trump khẳng khái ủng hộ những người tranh đấu cho nhân quyền của Việt Nam.
Và chuyện Mỹ có tính lật đổ chế độ Cọng sản tại Việt Nam thì ông không màng tới. Ông chủ trương sẽ không ép buộc một nước nào phải đi theo đường hướng của Mỹ. Nhưng ông chỉ thích chơi với nước nào có thể chế “chính trị kinh doanh” đồng nhất với thể chế của Mỹ..
Vậy thì người Việt chúng ta nên chờ xem ông Trump xử lý chứ đừng chờ CSVN xử lý. (Văn Tuyển)
(Lối thoát duy nhất cho VN là giao Cam Ranh cho Mỹ Bùi Anh Trinh & Văn Tuyển)
Thuở nay, những người làm chánh trị cù cưa
vẫn chỉ biết dựa Mỹ – dựa tàu – dựa Pháp
Ngày nay, sau những kinh nghiệm máu xương
vì lệ thuộc ngoại cường
Tại sao chúng ta không biết nỗ lực
vận động toàn dân đứng lên
Giành lại Chủ quyền Quốc gia
Quyền Tự quyết Dân tộc?
Thế kỷ 21 rồi
Xin thôi làm chánh trị cù cưa
Hãy can đảm ” làm cách mạng Dân tộc “
Để xứng đáng như là Một Dân tộc
” Văn minh Lúa nước “
trên bốn ngàn năm văn hiến
Con Rồng cháu Tiên
Ngạo nghễ trên giải đất hình Rồng
bên bờ Biển Đông
Chú nhỏ An Nam cộng chơi trò đu dây
Đánh đu
Tám cột khen ai khéo khéo trồng,
Người thì lên đánh, kẻ ngồi trông.
Trai co gối hạc khom khom cật,
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Bốn mảnh quần hồng bay phất phới.
Hai hàng chân ngọc duỗi song song
Chơi xuân ai biết xuân chăng tá!
Cột nhổ đi rồi, lỗ bỏ không.
( Hồ Xuân Hương )
Ngày xưa, cụ Nguyễn-văn-Vĩnh quở rằng “ An nam ta gì cũng cười. “ Ngày nay, con cháu cụ sống thời xã nghĩa, nhìn cách trị nước của bọn vẹm Ba Đình cười ra nước mắt. Việc quốc gia đại sự mà chúng ứng xử cu li như chuyện dài nhân dân tự vệ thời Việt Nam Cộng Hòa. Đó là câu chuyện trở trăn xoay trục dựa Mỹ, né tàu mà thụt ló như gà phải cáo.
Khởi đầu là câu chuyện cái giàn khoan chệt Hải Dương “ hạ đặt “ cách cù lao Lý Sơn, trước vùng biển Đà Nẳng, 119 hải lý, nghĩa là xâm phạm Vùng Đặc Quyền Kinh Tế Việt Nam tới 81 hải lý.
Vậy mà bọn vẹm chỉ dám nói là hạ đặt, ý muốn nói là đồng chí Anh cả đỏ sơ ý đặt giàn khoan nhằm chỗ. Việc nhỏ xíu nên chỉ đem cảnh sát biển ra xịt nước báo động cho anh cả chệt hay là đủ.
Vì vậy mà trước mặt các nhà ngoại giao quốc tể ở hội nghị Shangri La, tên tượng đái bộ trưởng quốc phòng Phành quang Thung mở miệng nói như phường trẻ nít rằng: Anh em trong nhà có khi còn bất hòa, hà huống gì giữa hai nước anh em có tranh chấp về vấn đề biển Đông.
Nhưng mà cái giống vẹm vốn là dối trá, trong khi kẹt cái công hàm bán đảo Đồng vẫu, hà họng mắc quai, mới tìm cách xoay trở. Nhân khi Mỹ xoay trục nhắn nhe bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh qua gặp ngoại trưởng Kerry bàn tính, đảng vẹm Ba Đình chơi trò tráo bài ba lá: Để Phạm Bình Minh vốn không ưa tàu khựa đi thì sợ thiên tử Tập nổi giận nên thế mạng bằng tên trùm bí thư Hà Nội, không đủ tư cách ngoại giao đi để yên lòng thiên triều.
Phạm Quang Nghị quy mã ra mắt trình làng
Câu chuyện Nghi âm thầm quy mã cũng xôn xao một dạo.Được Thụy Mi RFI hỏi về mục đích chuyến đi, nhà bình luận Phạm Chí Dũng đáp như vầy:
“Theo tôi, có lẽ chuyến đi của ông nằm trong bối cảnh ông Phạm Bình Minh chưa được đi Mỹ, và mới cách đây một tháng đã diễn ra chuyến đi đến Hà Nội của Dương Khiết Trì – ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc. Điều này cho thấy có lẽ những người bên Đảng đã thấy rằng, đến lúc này họ phải nâng cao tinh thần và vai trò của họ : vai trò Đảng lãnh đạo toàn diện, chứ không phải là Chính phủ. Chính phủ chỉ đóng vai trò quản lý, và nhân dân cùng lắm chỉ là vai trò « làm chủ » mà thôi. Còn trên hết, cao hơn tất cả vẫn là Đảng.”
Câu nầy ngụ ý rằng: Sau khi bị bề trên chệt quở trách “ Đứa con hoang đàng hãy mau quay trở về nhà “, đảng cử Nghị, một ủy viên Bộ chánh trị đi Mỹ thay Phạm Bình Minh để lưu ý Mỹ quốc là đảng mới là người có thẩm quyền về chính sách ngoại giao chớ không phải bộ trưởng ngoại giao của chú phỉnh.
PCD đế tiếp về lý do thứ 2: “ Lý do thứ hai theo dư luận, hiện nay mối quan hệ Việt Nam và Mỹ dường như đang xích lại gần nhau. Đặc biệt là sau những vụ xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Biển Đông, làm cho ngay cả những người bảo thủ ở Hà Nội cũng phải nhận ra rằng họ không thể trông chờ quá nhiều vào Trung Quốc, vào « Thiên triều ». Họ cần có một cánh tay hỗ trợ nào đó từ phía phương Tây, và Mỹ chính là một quốc gia năng nổ, tích cực nhất về việc này. “
Cho nên mới có dư luận về Phạm Quang Nghi đi đêm tính chuyện “ xoay trục “ quy mã.
Câu chuyện xem ra cũng có lý vì sau khi Nghị về Việt Nam được chừng một tuần thì ngày 5 tháng 8, ông Bob Corker, Thượng-nghị-sĩ thuộc Đảng Cộng-hòa ở Tennessee, đồng-chủ-tịch Ủy-ban Ngoại-giao Thượng-viện, đã có mặt ở Hà-nội để đưa ra những tín-hiệu lạc-quan về bang-giao Mỹ-Việt. Ông cho biết Mỹ đang tìm cách tăng tốc việc hoàn-tất Hiệp-định Đối-tác Xuyên Thái-bình-dương (TPP, tắt cho Trans-Pacific Partnership), để giúp VN có một thị-trường lớn và ổn-định cũng như hạ được các hàng rào quan-thuế (để cho hàng VN có tính cạnh tranh mạnh hơn). Ông cũng cho biết Thượng-viện Mỹ đang nghiên cứu việc có thể bãi bỏ cấm vận chuyện bán vũ-khí sát thương cho VN–chuyện Hà-nội đang rất cần để cải thiện khả-năng chống đỡ Trung-Cộng trong trường-hợp có đối đầu quân-sự.
Tiếp theo là thượng nghị sĩ McCain và Sheldon Whitehouse cũng đến Việt Nam và cũng ca một giọng điệu như vậy.
Nhưng điều mà tàu khựa chú ý lại là câu chuyện Đại tướng Martin Demsey, Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ chính thức viếng thăm Việt Nam từ 14/8 đến 17/8/2014. Một bài báo trên Hoàn cầu Thời báo bình luận về việc nầy như vầy:
“ Vào giữa tháng 8, tướng Mỹ Martin Dempsey thăm VN, như một biểu tượng về quốc phòng và an ninh Mỹ – Viêt. Nhiều người cho rằng, đây là bước “đại nhảy vọt” của hai quốc gia về quốc phòng. “
Trước sự thể như vậy, trùm vc Ba Đình không thể không lạnh cẳng về nỗi thiên triều nỗi giận, bèn phái Lê Hồng Anh, Thường trực Ban bí thư TW sang chầu thiên tử thỉnh tội trấn an.
Lê Hồng Anh chầu thiên triều thỉnh tội
Theo RFA, mục đích chuyến đi chánh thức là như vầy:
“ Trả lời báo chí ngày hôm nay, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói rằng chuyến đi nhằm trao đổi với các lãnh đạo Trung Quốc các biện pháp làm dịu tình hình bang giao giữa hai nước, không để tái
diễn các căng thẳng như vừa qua. Ông cũng nói thêm rằng chuyến đi cũng nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai đảng, hai nhà nước Việt Nam và Trung Quốc phát triển lành mạnh và bền vững. “
Trên thực tế, Lê Hồng Anh chỉ gặp Lưu Vân Sơn, người tương nhiệm của đảng Trung cộng để nhận 3 điều huấn lệnh như vầy:
“ Kết thúc hội đàm, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh và ông Lưu Vân Sơn nhất trí về 03 nội dung quan trọng nhằm chỉ đạo phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời gian tới, cụ thể như sau:
Một là, lãnh đạo hai Đảng, hai nước Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo trực tiếp đối với quan hệ hai Đảng, hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt – Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định.
Hai là, hai bên tăng cường giao lưu giữa hai Đảng, hai nước; khôi phục và tăng cường hợp tác giữa hai bên trên mọi lĩnh vực như chính trị ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, thực thi pháp luật, nhân văn…
Ba là, hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam- Trung Quốc”, sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc; tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển; kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; duy trì đại cục quan hệ Việt – Trung và hoà bình, ổn định trên Biển Đông. “
Cuối cùng, Anh ta triều kiến thiên tử Tập cũng là chỉ để nghe thiên triều phủ dụ 3 điều như trên.
Rốt lại là 16 vàng – 4 tốt chẳng những “ u như kỷ “ mà còn nghiêm khắc hơn!
Do đó mà bọn báo chí Trung cộng mới lên mặt dạy dỗ bọn An nam cộng về cách ứng xử trong bang giao giữa nước nhỏ An nam với thiên triều đại hán và nghiêm khắc cảnh cáo về trò chú nhỏ An nam cộng chơi trò đu dây dại dột giữa Mỹ – Tàu.
Cảnh cáo : chơi trò đu dây là nguy hiểm
Sau chuyến triều kiến của Lê Hồng Anh mà chẳng anh hùng, có nhiều bài bình luận trên báo chí chánh thống tàu cộng, lớp lên mặt dạy dỗ an nam cộng, lớp chê bai dốt nát, tiêu biểu như bài báo trên Hoàn Cầu Thời báo (HCTB – Global Times) như sau:
“ Vào giữa tháng 8, tướng Mỹ Martin Dempsey thăm VN, như một biểu tượng về quốc phòng và an ninh Mỹ – Viêt. Nhiều người cho rằng, đây là bước “đại nhảy vọt” của hai quốc gia về quốc phòng.
Sau chuyến đi của Dempsey, ông Lê Hồng Anh, đặc phái viên cao cấp của TBT Trọng đến Bắc Kinh nhằm khai thông bế tắc sau vụ giàn khoan.
Hai chuyến đi phát ra hai thông điệp. Dempsey sang Hà Nội để hợp tác an ninh và quốc phòng, với hy vọng VN mua được vũ khí Mỹ để tự tin đối trọng với Trung Quốc. Nhưng chuyến đi của ông Lê Hồng Anh lại gửi một tín hiệu khác: Hà Nội muốn sự ổn định và hàn gắn với Bắc Kinh, dù đã bị sứt mẻ trong mấy tháng qua.
“Hai thông điệp này xem ra đầy mâu thuẫn. Quan hệ Mỹ Việt tốt hơn sẽ làm Bắc Kinh nghi ngờ về sự thật lòng của Hà Nội. Ông Lê Hồng Anh tới Bắc Kinh cũng chỉ cho Mỹ biết là Hà Nội không quá thiết tha gì với Mỹ đâu.“
“ Theo một nghĩa nào đó, trò ngoại giao leo dây này làm cho cả Mỹ và Trung Quốc đều thất vọng. Có vẻ Việt Nam đang áp dụng chiến thuật “tự mâu thuẫn mình” trong bảo vệ quyền lợi quốc gia. “
“ Hà Nội đang leo dây bằng cách lợi dụng cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Trung Quốc đã rất kiềm chế, nhưng tình hình có thể mất kiểm soát nếu Việt Nam tiếp tục khiêu khích. Chơi trò leo dây giữa Mỹ và Trung Quốc xem ra nguy hiểm cho Việt Nam. Hà Nội cần dừng kiểu xoay trục và giữ một thái độ nhất quán về biển Đông. Hà Nội cần chiến lược bài bản và khôn ngoan chứ không phải thói khôn vặt và cơ hội. “
Vậy đó, vì sao mà cả một tập đoàn lãnh đạo việt cộng tự thị là đỉnh cao trí tuệ mà để cho mấy chú chệt khinh khi làm vậy?!
Là bởi vì, từ ngày ký các văn kiện đầu hàng tàu khựa theo mật ước Thành Đô 1990 cho tới nay, bọn lãnh đạo việt cộng từ trên chí dưới, từ cấp chánh phủ cho tới các tỉnh thành đều bị tình báo Hoa Nam cục mua chuộc dưới mọi hình thức thành ra sa lầy quá sâu, không làm sao còn cựa quậy được nữa.
Ngay cả trường hợp có muốn làm liều cũng không đi tới đâu bởi vì trò bắt cả hai tay cá sẩy hết, đốt nến hai đầu bị bổng tay như kể trên.
Vì thế mà Việt Nam thật cần thiết có một cuộc cách mạng toàn triệt, xóa bỏ sạch sẻ chế độ toàn trị việt cộng mới xóa bài làm lại được, bằng không là cứ sống lắt lay chờ ngày bàn giao lãnh thổ cho tàu khựa làm khu tự trị An nam!
Đã Đến Lúc Toàn Dân Việt Đứng Lên Đáp Lời Sông Núi
Bảo Giang (Danlambao) – Hỡi nhân dân Việt Nam anh hùng, còn chờ gì nữa, hãy đứng dậy mà đi. Hãy chung nhau một vòng tay. Hãy cùng nhau một lời quyết chiến. Thề đạp tan sự thống trị độc ác của tập đoàn CS mà viết lại trang sử Nhân Bản cho nhà Việt Nam. Để ở đó, không phải là nơi cho lá cờ máu của CS trú ẩn để chúng mang oan khiên, độc ác đến cho người dân. Ở đó không còn là nơi để cho các đoàn đảng viên Tàu cộng, Việt cộng nhớn nhỏ đấu tố cuộc sống an bình của con dân Việt Nam…( Bảo Giang – Cờ chiến thắng mang hồn… VC )
Toàn dân nước Việt
” Đứng lên Đáp lời Sông núi “
Triệt hạ sói lang việt cọng
Hỏa thiêu cờ in máu
Phản nước – hại dân việt cọng
Quyết tâm dựng lại Ngọn Cờ Vàng
Cờ Chánh Nghĩa Dân tộc
Đồng hát vang Quốc ca VNCH
” Công dân ơi! mau hiến thân dưới cờ.
Công dân ơi! mau làm cho cõi bờ.
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang đời sống.
Xứng danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng.”
Câu chuyện Quốc Kỳ = Quốc Ca
Trích: “ Cờ Vàng là màu cờ mang theo Hồn Nước, mang theo trọn niềm tin yêu, hy vọng của con dân và của núi sông Việt Nam hôm nay và mai sau. Cờ Vàng là truyền thống, là lịch sử là nền văn hóa của chúng ta và thuộc về chúng ta. Đó là màu cờ của sự sống của Tự Do của Độc Lập Dân Tộc.
Cờ Đỏ là cờ của sự chết, của man rợ. Nó là màu cờ mang tâm huyết của CS Phúc Kiến. Nó giết chết hết tất cả mọi niềm tin, mọi hy vọng, mọi yêu thương, mọi nhân ái trong lòng người Việt nam. Nó là tội ác và là gian trá. Nó là cờ của Nô Lệ, có truyền thống, lịch sử và nền văn hóa thuộc về nô lệ. Không thuộc về truyền thống, lịch sử, văn hóa Việt Nam.( Bảo Giang: Lá Cờ, Màu Cờ và Hồn Nước )
Nhân tác giả Bảo Giang luận về Màu Cờ và Hồn Nước, tôi mạo muội đôi lời về Quốc Ca.
Câu khởi đầu của cái gọi là quốc ca việt cộng:
“ Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa “
Quốc ca Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa:
“ Nầy công dân ơi!
Đứng lên đáp lời sông núi “
Đoàn quân đi theo bước quân hành làm sao sánh được tiếng gọi công dân:
Một bên chỉ là thúc dục quân hành. Một bên là kêu gọi công dân “ Đáp lời sông núi!”.
Quốc ca việt cộng vẽ vời tiếp về lá cờ máu và chiến thắng vinh quang xây xác quân thù, cuối cùng chỉ là lập chiến khu:
“ Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca.
Đường vinh quang xây xác quân thù,
Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu. “
Trong khi Quốc Ca Quốc Gia – Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi cùng nhau hy sinh vì tương lai Quốc dân. Từng câu, từng câu đều mang ý niệm Dân tộc – Non sông – Nòi giống:
“ Ðồng lòng cùng đi, hy sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên.
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dầu cho thây phơi trên gươm giáo.
Thù nước lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy.
Người công dân luôn vững bền tâm chí.
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi.
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời “
Quốc ca việt cộng kết thúc với vẽn vẹn hai chữ Nhân dân và Nước non ngắn ngủn:
“ Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,
Tiến mau ra sa trường,
Tiến lên, cùng tiến lên.
Nước non Việt Nam ta vững bền. “
Và Quốc Ca Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa kết thúc với Điệp khúc lẫm liệt:
“ Ðiệp khúc:
Công dân ơi! mau hiến thân dưới cờ.
Công dân ơi! mau làm cho cõi bờ.
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang đời sống.
Xứng danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng.”
Và để kết luận, xin nhắc lại đây lời nói lẫm liệt của Thống Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH xin gìn giữ lại ngọn Cờ Vàng Quốc Gia.
Hồi mới thành lập Đệ Nhất VNCH, Tổng thống Ngô Đình Diệm có ý định thay đổi Quốc Kỳ – Quốc
ca.
Được hỏi ý kiến, Thống tướng dõng dạc thưa:
Xin Tổng thống làm ơn giữ lại ngọn cờ Vàng Quốc Gia,
bởi vi anh em chúng tôi:
“ Khi sống, đứng dưới là cờ Vàng chiến đấu
Khi chết, lá cờ Vàng bọc thây!”
Đó là lời nói cương trực của “ Người lính già không bao giờ chết. Người chỉ nhạt nhòa theo năm tháng! “ ( The Old Soldier never dies. He just fades away! )
Vui cười
Sửu là một đứa bé rất hóm hỉnh. Mới lên 10 tuổi mà đã hay tò mò đủ chuyện. Một hôm nhân bữa ăn tối, nó ngồi giữa hai bên bố mẹ và ăn rất ngoan ngoãn. Bỗng nhiên nó hỏi bố: – Bố à, bác Dần bác ấy có làm gì chọc giận bố không?
Ông bố ngạc nhiên về câu hỏi, bèn bảo Sửu: – Không. Sao con lại có ý nghĩ như vậy ?
Sửu chậm rãi: – Thế bố có điều gì không bằng lòng bác Dần không?
– Bố đã nói là không mà!
– Thế tại sao khi bố đi làm về mẹ lại bảo bác Dần trốn vào trong tủ áo?
VC Vẫn Là Thế Mà! – Nguyễn Thị Cỏ May
Vụ Trịnh Xuân Thanh bị nhà cầm quyền Hà nội tổ chức bắt cóc ở Berlin tới nay gần một tháng vẫn chưa được Hà nội trả lời yêu cầu giao trả của Chánh phủ Đức một cách rõ ràng, ngoài thái độ làm thinh và lời tuyên bố “lấy làm tiếc” của một viên chức thông tin trên TV.
Phía Đức, Chánh phủ vẫn tiếp tục mở rộng điều tra tội phạm và tuyên bố sẽ không bỏ qua sự cố ý vi phạm luật pháp của Đức và cả luật pháp quốc tế của Hà nội.
Chánh phủ Đức, theo báo chí Đức, sẽ thưa vụ việc này tới Liên Hiệp Quốc. Trong gần đây, công an Hà nội vẫn hoạt động phá phách cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt nam tỵ nạn cộng sản và theo dõi hăm dọa an ninh nhà báo Việt ngữ Thời Báo ở Đức. Coi thường luật pháp, coi thường quan hệ quốc tế vẫn là bản chất của cộng sản, đặc biệt hơn là của VC Hà nội.
Chừng nào nhóm du đãng của Sứ quán Hà nội ở Berlin đi tù?
Theo nhà báo Lê Anh (Thời Báo.de ở Đức, 16/09/2017), đang có nghi ngờ mật vụ VC tổ chức mạng lưới an ninh bám sát hoạt động của các nhà báo Việt nam ở Đức. Trước giờ, họ chỉ tập trung hoạt động nhằm vào cộng đồng người Việt đến từ Miền Bắc sanh sống trên phần nước Đức thuộc Đông Đức cũ. Phần lớn những người này ngày nay làm ăn gìàu có. Họ là chủ những cơ sở kinh doanh và đều có giấy tờ hợp lệ thường trú ở Đức. Cả công dân Đức. Với những người này, Hà nội chiêu dụ để moi tiền, nhưng vẫn nói đẹp “Chánh phủ tạo điều kiện cho đồng bào sanh sống và kinh doanh…”! Hà nội quên trước đây những người này còn đứng bán thuốc lá trên đường phố Berlin bị cảnh sát bắt thì họ lờ đi. Khi moi tiền đóng góp hằng tháng không đủ theo lời hứa của những người không có giấy tờ cư ngụ thì công an của Sứ quán hăm dọa sẽ tố cáo với cảnh sát hoặc cho du đãng xử lý.
Nay vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh một cách du côn bị báo chí Đức và cả báo Việt ngữ lên tiếng tố cáo, Hà nội cho công an theo dõi, chụp hình nhà báo Lê Trung Khoa của “Thời Báo.de” và kín đáo báo cáo cho Sứ quán Hà nội ở Berlin.
Berlin vào chiều Thứ Bảy rất náo nhiệt, nhứt là khu vực bức tường Berlin cũ. Du khách khi tới Đức đều tới viếng khu này. Họ chụp hình những thánh giá có ghi tên người dân Đức bị mật vụ Đông Đức bắn chết khi họ vượt qua Tây Đức tìm Tự do.
Một nữ phóng viên người Mỹ của TV Houston tới đây nhơn có cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt nam phản đối Hà nội vi phạm luật pháp Đức và Quốc tế và yêu cầu Chánh phủ Đức quan tâm bảo vệ an ninh cho họ, cô đã không bỏ lỡ cuộc biểu tình, vội quây phim và phỏng vấn người tổ chức và tham dự.
Đồng thời, một nhóm nhà báo Pháp cũng thu hình, phỏng vấn nhiều người Việt nam để làm bộ phim tài liệu “Vượt qua nỗi sợ hãi” sẽ phát hành khắp thế giới. Trong lúc đó lại có một vài phụ nữ Việt nam, không thuộc nhóm biểu tình, đứng bên ngoài, quậy phá bằng cách vừa quay phim, chụp ảnh, vừa buông lời tục tĩu xúc phạm tới nhóm biểu tình hợp pháp. Cảnh sát Đức thấy thái độ của họ hoàn toàn không giống những người Việt nam bình thường nên đã sớm can thiệp để kịp đề phòng phản ứng đáng tiếc có thể xảy ra của những người biểu tình. Trong các quán xung quanh khu vực biểu tình, thấp thoáng vài khuôn mặt cũng Việt nam ở Đông Berlin đang làm như mình là thực khách, cúi mặt xuống bàn, thỉnh thoảng, liếc mắt quan sát các diễn biến của đoàn biểu tình. Một nhóm khác theo dõi các phóng viên người Việt của báo Việt ngữ để chụp hình và nghe ngóng hoạt động của họ để mật báo cấp chỉ huy ẩn trong Sứ quán.
Ngoài ra, Hà nội còn tổ chức mạng lưới thông tin trên internet tung tin nói xấu những nhà báo Việt ngữ vì dám tố cáo với dư luận người Việt nam những hành động du côn của VC hoạt động ở Berlin. Họ cũng bịa tin để công kích nhìều người trong cộng đồng người Việt ở Tây Đức thường xuyên chống họ, nhứt là trong hai dự án dựng tượng Hồ Chí Minh ở Đức đã phải dẹp bỏ.
Nhóm du đãng này còn tiến xa hơn là dám phổ biến lời hăm dọa bằng tiếng lóng “lẩy cò” hoặc cho “ăn tiết canh” nhằm những nhà báo, như Lê Trung Khoa, viết tường thuật đúng sự thật những hoạt động của Hà nội. Họ là những đảng viên cs do Hà nội đưa qua nằm vùng ở Berlin trong số này có nữ cán bộ có bề dày kinh nghiệm 23 tiền sự đánh người tại Đức, hoặc các đảng viên chuyên chính, đầy “lý luận”, mới ra tù sau 18 năm thi hành bản án hình sự ở Berlin vì tội giết 4 người Việt Nam từ những năm 1998.
Mặt khác, họ cũng liên lạc gia đình của các nhà báo đang bị họ khủng bố để đe dọa thêm, vừa tuyên truyền dối trá để làm cho người ta có thể tin hoạt động của Sứ quán ở Berlin, đảng và nhà nước ở Hà nội là đúng. Đã có vài người thìếu thông tin vội tin họ, hợp tác với họ. Không có ai biết chánh quyền Đức đang mở rộng điều tra tội phạm của họ ở Berlin. Khi hồ sơ hoàn tất, chánh quyền Đức sẽ truy tố họ ra tòa án về tội phá rối an ninh đời sống của cộng đồng người Việt nam tại Đức và còn tiếp tay những hoạt động gián điệp nữa.
Tòa án nào sẽ xử vụ Trịnh Xuân Thanh?
Mọi người tới được nước Đức đều được quyền ở lại chờ phán quyết của Tòa án, Chánh phủ Đức cũng không có quyền đưa cảnh sát trục xuất ngay nếu họ không vi phạm tội hình sự ở xứ của họ. Hà nội tổ chức du côn bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, thay vì chờ quyết định của Chánh quyền Đức, là một vi phạm nghiêm trọng luật pháp Đức, luật pháp Quốc tế và cả luật pháp của Hà nội (luật ngoại giao Việt nam). Nhưng đảng và nhà nước cộng sản Hà nội chọn cách bắt cóc để biểu dương uy quyền và bản lãnh của ta nhằm hù dọa những ai muốn chống đảng hãy liệu hồn. Không ở đâu có thể thoát được khỏi tay của ta. Hồi sau 30/04/75, cán bộ thường tuyên bố một cách chắc nịch khi chửi bới những người vượt biển rằng “chạy đi đâu cho mất công, nay mai chúng tôi sẽ qua tới đó, giải phóng luôn….”.
Hà nội bắt cóc Trịnh Xưân Thanh tại Berlin là một hành động khủng bố có chủ trương, có thể sẽ bị truy tố ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế tuy Việt nam không ký tham gia Qui chế Rome 1998.
Theo qui định của qui chế Rome, Tòa án Hình sự Quốc tế vẫn có thẩm quyền pháp lý đối với công dân của bất kỳ quốc gia không thành viên nào nếu phạm tội trên lãnh thổ của một quốc gia thành viên. Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu châu có ký kết một Hiệp định khung theo đó, các quốc gia thành viên đều có thẩm quyền xét xử hình sự đối với hoạt động khủng bố xảy ra trên lãnh thổ các quốc gia thành viên Âu châu. Đối tượng để các quốc gia thực hiện thẩm quyền được xác định không chỉ giới hạn đối với công dân của Âu châu mà còn mở rộng ra tới các hoạt động khủng bố thực hiện trên lãnh thổ Âu châu bởi công dân của quốc gia ngoài Âu châu.
Như vậy thẩm quyền và nghĩa vụ hợp tác với Tòa án Hình sự Quốc tế không chỉ ràng buộc các quốc gia thành viên của Qui chế Rome mà ràng buộc cả những quốc gia không thành viên trong một số trường hợp nhứt định. Các quốc gia không thành viên Qui chế Rome không chỉ chịu sự ràng buộc đối với nghĩa vụ và việc thực hiện thẩm quyền của Tòa án Hình sư Quốc tế, các quốc gia đó còn phải chịu các trách nhiệm pháp lý phát sanh trong một số trường hợp không thực hiện những nghĩa vụ này. Đây chính là điểm quan trọng cho các quốc gia chưa chịu tham gia Qui chế Rome.
Việt nam xứng đáng đề cử đại diện làm Tổng Giám đốc UNESCO?
Bản chất của chế độ Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa ở Việt nam là dối trá và bạo lực, tức không khoa học vì coi thường sự trung thực, không văn hóa vì lấy khủng bố làm ưu tiên cho mọi hoạt động. Thế mà Hà nội lại đề cử ông Phạm Sanh Châu làm ứng cử viên vào chức vụ Tổng Giám đốc Unesco cho nhiệm kỳ 2017- 2021, một cơ quan quốc tế đặc trách phát triển khoa học và văn hóa cho thế giới.
Cơ quan cai trị thật sự và toàn diện Vìệt nam là đảng cộng sản mà đảng cộng sản không gì khác hơn là một đảng cướp. Cướp chánh quyền, cướp quyền sống của dân.
Đảng cộng sản ở Việt nam được Hồ Chí Minh lập ra năm 1930, cũng lập ra luôn nước Việt nam cộng sản. Ông vốn là một người không văn hóa vì ông thường nói ông rất “ghê tởm nền văn minh nhơn loại, căm thù Thiên chúa giáo và giai cấp tư sản, địa chủ”.
Sau ngày 27/04/2017 tại Paris, ông Phạm Sanh Châu được lọt vào vòng 3 cuộc sơ tuyển 9 ứng cử viên thế giới.
Chức vụ Tổng Giám đốc Unesco sẽ được quyết định qua kết quả cuộc bỏ phiếu kín, đợt I vào tháng 10/2017, của Hội đồng Điều hành Unesco và đợt II vào tháng 11/2017 do Đại Hội Đồng Unesco. Ông Tổng Giám đốc quản lý ngân sách 676 triệu usd, 2500 nhơn viên thuộc 200 quốc tịch.
Nếu ông Phạm Sanh Châu rủi đắc cử Tổng Giám đốc Unesco, thì không phải là chuyện của ông Phạm Sanh Châu có xứng đáng trong chức danh Tổng Giám đốc Unesco hay không, mà đối với người Việt nam không cộng sản, lương thiện, đó là một chế độ du côn, vi phạm tội hình sự sẽ bị Tòa án hình sự Quốc tế truy tố và xét xử, một nhà nước vô văn hóa, không khoa học, làm đại diện Unesco.
Nên nghĩ Đại diện Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam có thể đắc cử bởi người bầu gồm phần đông những quốc gia hội viên ngày nay hãy còn mê muội cộng sản, chống tư bản bốc lột, mà các nước tư bản lại đóng góp cho Unesco hoạt động giúp các nước đó mở mang.
Nếu cộng đồng người Việt nam hải ngoại chịu khó mất vài phút ký tên kháng thư gởi thẳng tới Unesco, vạch trần tội ác của chế độ cộng sản Hà nội hiện nay đối với dân chúng Việt nam thì chúng ta sẽ tránh khỏi sự xấu hổ chung này.
Vui cười
Cô hướng dẫn viên du lịch:
– Nơi đây người ta đã đốt xác mụ phù thủy cuối cùng trên thế gian.
– Không đúng – Một ông khách liếc nhìn vợ và lẩm bẩm – Làm gì có chuyện đó ! –
Người tù A: – Tại sao m?nh b? bắt vào đây ?
Người tù B: – Để học tập cải tạo
Người tù A: – Học tập cải tạo để làm g??
Người tù B: – Để thành công dân tốt.
Người tù A: – Thành công dân tốt để làm g??
Người tù B: – Để khỏi đi học tập cải tạo.
Một ngày rất lạ – Từ Thức
Một buổi sáng chủ nhật, nắng rực rỡ, trời xanh và sạch như thủy tinh, mát mẻ. Y xách chiếc xe gắn máy ra đường , bà vợ chạy theo. ‘’Anh phơi đầu trần, lại đau cho mà coi’’. Bà vợ cằn cỗi, nhăn nhó mọi ngày, dịu dàng chụp lên đầu y cái mũ vải, với nụ cười thật tươi . Y bắt gặp nụ cười đám cưới năm nào.
Y buột miệng ‘’Cám ơn em‘’, ngạc nhiên không biết ba chữ rất lạ, kỳ cục ấy, không biết ở đâu rơi xuống. Bình thường, người ta chỉ dấm dẳn, gây gổ, cằn nhằn, đay nghiến nhau về chuyện tiền bạc, ăn uống. Đề tài trao đổi luẩn quẩn chung quanh cái dạ dầy. Những lời âu yếm, những câu tử tế nó trốn đâu đó, sâu trong tiềm thức, hôm nay tự nhiên bò ra.
Y cao hứng, huýt sáo một bản nhạc vàng tình tứ, tưởng đã quên, lơ đãng vượt qua đèn đỏ, ở một ngã tư.
Một viên cảnh sát giao thông dơ tay chặn y lại.
Y ngừng xe, lập cập kiếm giấy tờ, lập cập vuốt thẳng mấy tờ giấy bạc vợ đưa cho, để đong gạo và mua chai nước mắm, kẹp vào giữa mớ giấy tờ. Đau xót, giã từ tờ giấy bạc.
Viên cảnh sát trẻ đưa tay lên trán, lễ phép chào y, như cảnh sát Tây chào dân, trên TV.
Anh ta coi giấy tờ, đưa lại y mấy tờ giấy bạc : ‘’ Tiền bạc, coi chừng. Để lung tung, rơi mất lúc nào không hay ‘’. Và hỏi, thân thiện như một người bạn: anh có biết đã vượt đèn đỏ ?
Bình thường, trước khi thương lượng giá cả với cảnh sát, y chối biến, mang trời đất, thánh thần, Phật Chuá, ra chứng giám cho mình là công dân gương mẫu, không bao giờ vi phạm luật giao thông.
Y ngạc nhiên thấy mình trả lời : tôi vui quá, không để ý.
Viên cảnh sát trả lại anh giấy tờ, vẫn nụ cười trên môi : ‘’ Thôi được. Nhưng lần sau, nên cẩn thận. Không nên vui quá, gây tai nạn’’. Anh lý nhí nói cám ơn. Viên cảnh sát lễ độ giơ tay chào : chúc anh một ngày vui.
Y ghé quán phở quen, kêu một ly cà phê đen, không dám nhìn chủ quán. Ông ta vẫn nhăn nhó mỗi lần y tới, chỉ kêu một ly cà phê đen. Y đã nghe nhiều lần ông ta bô bô nói với vợ : ĐM, lại đến ngồi ăn vạ.
Ông chủ quán, bình thường râu ria, tóc tai xồm xoàm, quần áo xốc xếch, dơ bẩn vì bụi và mỡ bò, hôm nay sạch sẽ, sáng sủa như một đồng xu mới, mặt mũi hồng hào, hỏi :
– Hôm nay có thịt tươi, bánh mới . Anh làm một bát nhé ?
Y lúng túng. Y thèm phở, kể cả phở bột ngọt , thịt thiu, bánh vữa, nhưng chỉ uống cà phê để ngửi mùi phở. Ông chủ đi guốc trong bụng khách, tươi cười :
-Đừng ngại chuyện tiền bạc. Hôm nay nhà hàng mời khách. Chỗ anh em với nhau cả.
Y không ngờ ông chủ quán cũng có óc khôi hài. Y đã thấy hai vợ chồng ông ta xỉ vả, xỉa xói một thằng nhỏ đói quá, kêu phở ăn xong mới thú thực không đủ tiền trả. Ông ta đấm mặt nó máu mê đầm đià, nắm tóc, lôi ra khỏi tiệm, đá đít thằng nhỏ ngã vập đầu trên viả hè. Trước sự bàng quan của khách hàng, cúi đầu ăn uống. Không nhìn thấy gì, không nghe gì, không nói gì là nhân sinh quan của dân tộc này.
Nhưng ông chủ quán không dỡn chơi, ông ta trở lại với một tô phở nóng, thơm ngào ngạt , đặt trên một cái đĩa, rất sang. Rau xanh, ớt đỏ, Y không tưởng tượng nổi người ta có thể trình bày tô phở đẹp như một tác phẩm nghệ thuật. Bình thường, ông chủ quán quẳng một tô phở nước dùng đục ngầu, lổn ngổn những thịt, những mỡ, những bánh phở, trên vành bát còn ấn dấu tay đen thui, đầy mỡ của bà chủ, ông chủ. Như người ta ấn dấu tay làm giấy tờ.
Trong góc cuối tiệm ăn, vài người châu đầu, mắt dán vào màn ảnh TV, coi ông Nguyễn Phú Trọng.
Ông Trọng tuyên bố qua nụ cười nhân hậu, nhưng cương nghị của một lãnh tụ lớn : Để toàn dân góp phần vào việc xây dựng lại đất nước, chống ngoại xâm, đảng Cộng Sản tuyên bố tự giải tán. VN sẽ trở thành một quốc gia dân chủ đích thực. Ông Trọng nói đất nước là đất nước chung, không phải của một đảng phái nào cả. Bắt trên chín chục triệu người đi theo một đảng mafia là dẫn dân tộc vào tử địa.
Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần thị Nga vừa được trả tự do, vòng hoa quành cổ, vui vẻ trả lời phỏng vấn trước sự reo hò, hoan nghênh của dân chúng hai bên đường. Bộ trưởng Nội vụ nói, tay quàng vai Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Nguyễn Văn Đài : ‘’ Tôi hãnh diện đứng bên cạnh các anh chị. Các anh chị là lương tâm của dân tộc này. ‘’
Trên một đài khác, cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố cống hiến 95% gia sản khổng lồ của gia đình vào việc chung.
Ông nói : giống như Bill Gates, Warren Buffet : tôi nghĩ 5% gia sản của mình cũng đủ sống. Phần còn lại xã hội đã cho, tôi trả lại cho xã hội. Quốc gia đang khó khăn, mỗi người phải ghé lưng đóng góp.
Một chủ tịch Xã nói : Tôi sẽ mở cửa căn biệt thự 15 phòng , xây được nhờ nuôi heo, thối móng tay lao động và tiết kiệm, cho đồng bào không nhà cửa có nơi trú ngụ.
Một lãnh tụ tối cao tuyên bố sẽ bán ngôi nhà mạ vàng, bàn ghế bằng vàng để xây trường học. Ông nói lãnh tụ không thể nhẫn tâm ngồi ngự trên ghế vàng trong khi giáo chức lãnh lương chết đói, học sinh đu dây, lội suối tới những trường học giột nát.
Một đại gia, không dấu được sự xúc động, đem bán đấu giá chiếc xe Mercedes mới và một trong những biệt thự nguy nga ở Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, lấy tiền mở một quán cơm miễn phí cho người nghèo, cho trẻ em đói, theo kiểu ‘’Restaurants du Cœur ‘’ của Tây. Ông nói sống xa xỉ giữa cái biển nghèo đói là một điều đáng hổ thẹn, nhưng có gì đáng hãnh diện, vênh váo như ông vẫn sống cho tới hôm nay. Nghĩ lại, ông ta thấy mình trơ trẽn, thô bỉ.
Một cán bộ cao cấp nói, hai mắt ươn ướt : ‘’Trước đây, nhiều đồng bào, vì yêu thương người của Đảng, đã tự hiến nhà cửa, vườn ruộng. Tôi đã bàn với vợ con : chúng tôi xin trả lại tất cả cho nhân dân. Chúng tôi sẽ ống thanh đạm, lấy việc phục vụ dân làm vui.’’
Kiến trúc sư Khánh Casa sẽ dành những ngày còn lại và gia sản để tranh đấu cho bình đẳng nam nữ, cho nhân phẩm phụ nữ. Ông nói một dân tộc đốn mạt là một dân tộc trong đó người hành hạ người, đàn ông đánh đập đàn bà. Khánh Casa trước đây đã nổi tiếng vì tát tai, đập mặt một nữ nhân viên bán hàng không làm ông hài lòng.
Tại Đồng Tâm, cán bộ, công an cởi trần giúp dân dựng nhà, dọn vườn trong không khí của một ngày hội. Không khí của những ngày kháng chiến chống Pháp ngày xưa.
Tin tức các nơi về dồn dập.
Ban quản lý các BOT cho hay đã gỡ các trạm thâu tiền mãi lộ. Thông cáo nói : chúng tôi đã thâu quá số tiền đã bỏ ra kinh doanh, ngày nay đường xá là của dân, của nước.
Người ta biến những trạm thu tiền thành những trạm phân phát đồ giải khát, sách báo cho người lái xe. Đó là những thư viện bỏ túi, người ta đến lấy những cuốn sách người khác tặng, và để lại những cuốn mình đã đọc. Trao đổi kiến thức, gởi nhau những bài thơ, những cái đẹp, những giấc mơ.
Hãng Formosa bị đóng cửa, những người liên hệ các cấp sẽ bị đưa ra xét xử.
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến từ chức sau khi đã thành khẩn xin lỗi nạn nhân thuốc giả. Các nạn nhân thuốc giả sẽ được nhà nước lo chu đáo. Dân chúng thỉnh cầu bà bộ trưởng ở lại, nhưng bà Tiến nhất định từ chức. ‘’ Phục vụ dân phải có tinh thần trách nhiệm, bà nói. Chúng ta sẽ để lại cho lớp trẻ bài học gì, nếu chúng ta trốn tránh trách nhiệm ? ‘’
Hàng hoá độc hại của Tàu bị dân tẩy chay, nhà nước tịch thu, chất như núi ngoài đường, đốt không kịp. Nông dân hân hoan, hết phải đổ xuống sông những hoa quả, rau trái đã đổ mồ hôi sản xuất. Một nông dân nói : sống được bằng ruộng đất, chúng tôi sẽ hết lòng giữ đất. Người Tàu dù tiền rừng, bạc biển cũng không tới đây mua được.
Thủ tướng chính phủ ra đón những chuyến bay đầu tiên tới các nước láng giềng chở về nước phụ nữ Việt bị gởi đi bán dâm. Chính phủ sẽ lo việc huấn nghệ, kiếm công ăn việc làm cho họ. Thủ Tướng nói đi tới nước nào cũng thấy đàn bà Việt Nam bán thân để sống là một cái tát vào mặt một dân tộc còn đôi chút tự trọng.
Bộ nội vụ cho hay vừa mở một cơ sở mới, gọi là ‘’Đồ Lượm Được‘’, theo khuôn mẫu ‘’Objets Trouvés‘’ của Tây Mỹ, để thiên hạ mang tới những thứ lỉnh kỉnh, tiền bạc lượm được ngoài đường.
Mới mở cửa, người ta đã xếp hàng dài, mang tới một núi những iPhone, máy hình, máy quay phim, ví tiền. Trong ba tháng, sở hữu chủ có thể tới lấy, nếu không tiền bạc, vật dụng sẽ trao cho những hội đoàn từ thiện mọc ra như nấm ở mỗi góc đường.
Người ta không khỏi nghĩ đến chuyện xẩy ra ở Nhật. Một ông triệu phú vô danh Nhật, nghĩ đã hưởng thụ đủ, muốn có một thú vui khác : tạo thú vui cho người khác. Mỗi ngày, ông ta đặt một phong bì ở một nơi công cộng, tiệm ăn, rạp hát, trên xe đò, xe lửa. Trong mỗi phong bì một số tiền lớn và một câu nhắn : ‘’Hãy thực hiện chuyện bạn vẫn mong muốn ; chúc bạn một ngày vui.’’ Nhiều người mang những phong bì tới nộp cảnh sát, trao tiền cho những văn phòng giữ đồ lượm được.
Tại một công viên, y thấy một nhóm đàn ông ngồi đan áo, cười đùa như vỡ chợ. Đó là những công an, đan áo giúp nạn nhân bão lụt. Một anh nói : bây giờ dân không bị cướp đất, cướp nhà nữa, không còn bạo loạn. Thiên hạ cũng chẳng còn ai ẩu đả nhau. Đạp lên người khác không còn là một thú vui. Trộm cướp không còn. Công an, cảnh sát ngồi chơi cũng chán, phải bày chuyện làm. Có chuyện gì ý nghĩa hơn là giúp đồng bào thiếu may mắn hơn mình ? Chúng tôi khám phá ra mình đan áo không thua gì phụ nữ.
Trong một góc khác ở công viên, những đám học sinh, sinh viên tụ tập, chuẩn bị di cứu lụt miền Trung, cười đuà như vỡ chợ. Những tiệm quần áo H&M, Mango, Gap ngồi vêu chờ khách.
Ngoài biển, Trung Quốc gỡ các dàn khoan và rút khỏi Trường Sa, Hoàng Sa. Đại sứ Trung Quốc ở VN khuyến cáo Bắc Kinh : toàn dân VN đoàn kết. Rất khó, nếu không nói không thể, thôn tính một dân tộc đoàn kết, một lòng giữ nước. Cái giá phải trả sẽ rất đắt. Cách hay nhất là đối xử với họ như một quốc gia độc lập, một dân tộc có tư cách, đáng kính trọng. Từ nay, không thể tiếp tục đối xử chính quyền VN như tôi tớ, phải coi họ như những người có liêm sỉ.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh tuyên bố bổn phận của quân đội là giữ nước, không phải làm ăn, buôn bán, xây khách sạn, khai thác siêu thị. Ông nói từ nay quân đội sẽ đổ tới giọt máu cuối cùng để giữ từng thước đất của ông cha để lại.
Trước đây, ông Thanh nói ‘’ tôi thấy lo lắng lắm, không biết ta tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ tới người già đều có khuynh hướng ghét Trung Quốc. Ai tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng cái đó rất nguy hiểm cho dân tộc ‘’.
Hôm nay, ông ta không thấy ‘’cái đó’’ nguy hiểm, trái lại, là cái may mắn, cái hy vọng cuối cùng của dân tộc. Cũng chính ông ta ( bộ trưởng quốc phòng ! ) đã tuyên bố : ‘’ Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trên các mặt đang phát triển tốt đẹp. Chỉ có… vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông ‘’, nhưng đó là hôm qua, là chuyện quá khứ.
Quốc Hội triệu tập phiên họp khẩn cấp để xét lại những thỏa ước về biên giới, lãnh thổ, những giao kèo bán đảo, bán rừng, thuê đất ký kết với người Trung Hoa. Được dân ca ngợi, bà chủ tịch quốc hội khiêm nhượng trả lời: chúng tôi chỉ làm bổn phận của những người đại diện dân. Lúc nào chúng tôi cũng tự hỏi những người dân cử đã làm gì cho đất nước ?
Khắp nơi, từ Nam ra Bắc, thiên hạ tràn ra đường như trẩy hội. Những thiếu nữ thướt tha trong áo dài muôn mầu bên cạnh những đàn ‘’ trẻ con đi hát đồng dao ngoài đường ‘’ .
Y ra khỏi tiệm ăn, bụng no, đầu óc thảnh thơi. Y thấy yêu mọi người, muốn ôm hôn bà chủ quán hôi mùi mỡ bò, nước mắm. Nghĩ tới tựa một cuốn sách trước đây không hiểu tại sao bị đốt : ‘’ Ở một nơi ai cũng yêu nhau ‘’
Trên lề đường, một bà cụ già muốn qua bên kia nhưng không sao qua được. Mỗi lần đặt chân xuống đường, một biển xe gắn máy tràn tới, như những con quái vật chồm tới, nuốt sống bà già. Y lại gần, nói :
-Để con giúp bác.
Y nắm tay bà già tóc bạc phơ. Cái biển xe gắn máy ngưng lại, ngoan ngoãn nhường cho hai người, một già một trẻ, ung dung qua đường. Người ta có cảm tưởng ở Tokyo giờ tan sở, hàng triệu người ra đường nhưng không ai chen lấn, cãi vã, dành dựt.
Bà già móm mém cám ơn, móm mém hỏi :
– Con là Việt kiều về thăm nhà hả ?
Y nói không phải, và hỏi tại sao. Bà già nói bởi vì ngày nay người trong nước đã quên lễ độ, quên kính trọng người già cả, quên giúp đỡ người khác, quên tử tế, chỉ biết chụp dựt.
Y cười : bác lầm rồi, bác thấy không ?
Bà già cũng cười, nhe hàm răng chỉ còn hai vợ chồng cái răng cửa : ‘’ lần đầu, bác thấy vui khi biết mình lầm ‘’.
Về nhà, y tưởng lạc vào nhà người khác. Thay vì quần áo, rác rưởi ngổn ngang, một căn phòng gọn ghẽ, ngăn nắp. Và những bình hoa rực rỡ những mầu sắc. Y có lúc đã quên những bông hoa, đã quên tất cả những gì không nhậu được. Cô vợ nói hoa của bà hàng xóm tặng.
– Tưởng bà ấy thù ghét mình sau vụ chửi nhau vì mất gà năm ngoái, ai ngờ bà ấy dễ thương quá.
Y ân hận, nghĩ có lần đã muốn mua thuốc bả chó, lẻn vào trộn vại gạo bà ta để trong bếp :
-Bà ấy vui là phải, cô vợ nói tiếp. Hôm nay đi khám bệnh, không biết có tới lượt mình không, hay lại chờ suốt buổi rồi mang bệnh về. Đã bán sạch đồ đạc trong nhà, nhưng tiền bạc không bằng cái móng chân thiên hạ. Y tá nó cũng không thèm tiếp, nói gì tới bác sĩ. Ai ngờ ai cũng tử tế, tiếp đón niềm nở, khám bịnh tận tình. Đưa tiền, ông bác sĩ cười : đây là nhà thương công, nhà thương của dân, do dân đóng thuế, tiền bạc gì. Cô y tá cũng nhất định từ chối : bác giữ tiền, lo chuyện ăn uống cho đầy đủ, bệnh tật mà thiếu bổ dưỡng là hại lắm.
Y nói thảo nào bà ấy tử tế với mình, nghĩ tới một câu không biết nghe ở đâu nhưng vẫn nghĩ là rởm : hãy tử tế với mọi người, mọi người sẽ tử tế với bạn, cuộc đời sẽ dễ chịu hơn. Xã hội sẽ đáng sống hơn.
Y mở la de, phưỡn bụng coi TV. Ông bộ trưởng Giáo dục tuyên bố từ nay trường học sẽ không dạy tư tưởng Hồ Chí Minh nữa. Ông nói dân tộc ta đã trưởng thành. Mỗi người có thể tự suy nghĩ, không cần Bác nghĩ dùm, cái gì cũng phải hỏi bác. Ông nói không thể tưởng tượng một dân tộc 92 triệu người, chỉ có một người suy nghĩ, chỉ có một người có quyền suy nghĩ. Anh nào nghĩ khác là đi ngồi tù, hay bị một đám côn đồ xúm lại đánh hôi, thân tàn ma dại. Sức mạnh của một dân tộc là chất xám. Tiêu diệt chất xám, bỏ tù sự thông minh, giam cầm óc sáng tạo, có dân tộc nào nào đần độn, quái dị đến thế ?
Y đang thú vị với bài diễn văn của ông bộ trưởng thì bị bà vợ đánh thức dậy.
Người đàn bà mặt mũi cằn cỗi như một trái táo khô, cằn nhằn :
– Đéo mẹ, sướng quá nhỉ, nằm ngủ thẳng cẳng, mơ cái gì, hết cười lại vỗ tay như thằng điên. Không dậy đi đong gạo thì tối nay ăn cám à ? ( 1 )
Từ Thức ( Paris, tháng 9/2017 )
( 1 ) Tôi viết bài này, sau khi nghe một ông bạn tâm sự, giữa hai ly rượu đỏ : ‘’ tôi mong dân mình được sống như thiên hạ, dù chỉ một ngày. ’’
Vui cười
Một bạn trai viết thư kết bạn phương xa. Sau khi “tiếp cận đối tượng”, một người bạn hỏi thăm: Mày thấy nàng sao?
– Nàng có răng khểnh. – Răng khểnh là đẹp “bá cháy” rồi.
– Nhưng mà người ta khểnh hai bên còn nàng khểnh … chính giữa!
Sau khi đi học lớp Việt Ngữ do Hội VSA hướng dẫn, chàng và nàng dẫn nhau ra vườn cây trước mặt library. Trời đã nhá nhem tối, xung quanh vắng vẻ, không gian tỉnh mịch ngoại trừ tiếng thủ thỉ của chàng và nàng. Sau một hồi trò chuyện, chàng và nàng bổng nhiên im lặng. Một lúc sau, nàng lên tiếng hỏi : Anh à, anh có thể đánh vần chử “XEM”; được không ?? – dể thôi, “Sờ Em Xem” !
– Vậy anh còn chờ gì nữa???
Quốc gia Ba Đình, và Hà Nội – Lê Lô
Tôi từng ra Hà Nội sống và làm việc một năm đầu thế kỷ 21. Tôi quen sống ở Sài Gòn, thích cái không khí tưng tưng ngang dọc (và ngang ngạnh) của trời Nam, nay phải đến một nơi mà đối với tôi không khác gì mấy một nước ngoài, nên không khỏi có phần hồi hộp. Thật ra, những người từng đi nhiều thì đến một nước khác họ cũng không hồi hộp. Ở Paris qua New York làm việc, hay ngược lại, bất quá chỉ cần làm quen với phố xá dăm bữa nửa tháng là đâu vào đó. Lối sống ở các nước phương Tây không khác nhau mấy, quan trọng nhất là lối hành xử và suy nghĩ của họ cũng na ná, không nếu không na ná thì người ta cũng tôn trọng sự khác nhau. Làm việc ở Hà Nội có khác. Đó là nơi mà có lần, nhà văn Tưởng Năng Tiến viết như thế này: “Tôi chưa bao giờ đến Hà Nội, và cũng chưa bao giờ cảm thấy có chút xíu nào hào hứng khi nghĩ đến thành phố này. Đường thì xa, vé tầu thì đắt, thủ tục thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn thì… chết mẹ.”
Quả thật, Hà Nội đại để cũng cho một thằng dân miền nam cái cảm giác đó. Không phải tôi tưởng tượng mà có kinh nghiệm đàng hoàng với nó ít nhất là hai lần. Lần đầu, năm 1993, mới chân ướt chân ráo đến Hà Nội thì đúng 11 giờ đêm, hai công an chìm đến gõ cửa phòng khách sạn, nói là đến “hỏi thăm và bảo vệ khách.” Sáng hôm sau tôi đổi vé máy bay và dông tuốt về Sài Gòn. Lần thứ hai theo một công ty nước ngoài về làm việc hai ngày. Trong hai ngày đó tiếp xúc với mấy đảng viên cỡ trung trung đang phụ trách công tác tư tưởng của cả nước, sau hai ngày thì tôi bịnh đúng một tuần vì căng thẳng. Tóm lại, trong cuộc đời bá láp này, tôi đã học rất nhiều tốt đẹp từ sách vở về thủ đô Thăng Long, nhưng học ở thực tế Hà Nội thì toàn là chuyện chó má. Hai kỷ niệm ‘sâu sắc’ về Hà Nội ấy khiến tôi đã lẩm bẩm thề với cụ rùa nơi Bờ Hồ, buổi chiều trước khi ra phi trường Nội Bài, “vĩnh biệt cha nội, một đi không trở lại.”
Ấy vậy mà không biết ai xúi bậy hay sao mà lần này, tôi lại… hướng về Hà Nội! Mà lại chịu ở đến một năm trời.
Trong một năm trời đó, tôi đã đi hầu hết các tỉnh thành miền Bắc (trừ Điện Biên Phủ), rồi lần vào Bắc Trung Việt, qua Thanh Hóa, Vinh, vào Quảng Bình. Hết một năm, chuyển vào Nam làm việc ở Sài Gòn tiếp hai năm nữa. Lần này, lại đi khắp Nam kỳ lục tỉnh. Vì lý do công việc, tôi không đi khơi khơi để cưỡi ngựa xem hoa mà thực sự là ở và làm việc, trên nhiều miền đất nước trong suốt thời kỳ quá độ từ thời đại Hồ Chí Minh (quang vinh) đến thời đại @ (a-còng) láng cóng, dưới (ách) cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Quốc gia trong lòng thủ đô
Hà Nội có một quốc gia trong một quốc gia.
Quốc gia ở đây không như cách định nghĩa hàn lâm của các nhà làm luật — phân biệt quốc gia-nhà nước (nation-state) — mà theo cách hiểu thông thường: quốc gia là một nước có biên giới địa lý riêng (có hoặc không có chủ quyền).
Khi bạn đến một nước lạ, cảm giác như thế nào? Có phải có cái cảm giác tưng tưng, nghĩa là mình không thuộc vào đâu cả, mình thuộc những người đứng bên bờ giậu ngó qua nhà hàng xóm đang sinh hoạt (buồn tẻ hay náo nhiệt), mình có cái cảm tưởng không ai biết đến mình và đồng thời như tất cả đang ngó mình chăm chẳm, mình có cái cảm giác lành lạnh khi ngồi lủi thủi nhai cơm một mình, hoặc chông chênh dù đang trò chuyện với người bản xứ, và rất thường xuyên là thấy là lạ dửng dưng khi ngắm nhìn một cảnh nào đó, một di tích hay một cơ ngơi nào đó, của xứ người.
Chính Hà Nội đã cho tôi cảm giác đó, không phải được (hay bị) coi là người ngoại cuộc, mà chính nhiều người Hà Nội, những thường dân và ngoại dân (sống ngoài pháp luật), cũng có cảm tưởng đó, trong đời sống thường ngày của họ. Cái khác giữa họ và những người ở phương khác tới là, họ đã sống quen với cảm giác đó nên không buồn đặt tên, hoặc quá mệt mỏi với đời sống nên không muốn đào xới những gì không thuộc về hay làm nên cơm ăn áo mặc.
Hà Nội là một thành phố. Thành phố còn xa lạ với rất nhiều người miền Nam theo nhiều nghĩa dù đã gần ba mươi năm thống nhất. Nhưng lạ hơn nữa là nó cũng, ở một chừng mực nào đó, xa lạ ngay với những người ở miền Bắc. Không phải lạ đường lạc phố. Người ta có thể thông thuộc hết mọi ngả đường, các ngõ ngách, những địa hình đặc biệt của Hà Nội. Người ta có thể thông thuộc những cái ngõ luồn lách chật hẹp đằng sau và xuyên qua những phố cổ, những căn nhà chỉ có một phòng nằm ngay những địa chỉ danh tiếng gần bờ Hồ nhưng thực ra là khuất và rất sâu trong kiệt (hẻm). Nhưng người ta, những thường dân và phó thường dân Việt Nam, vẫn thấy nó không thực sự là thành phố của mình.
Nếu lấy lăng ông Hồ làm tâm điểm của Hà Nội, vạch một vòng tròn có bán kính một cây số để bao gồm những cơ ngơi của nhà nước như hội trường và quảng trường Ba Đình, các bộ, thì bầu khí xa lạ đậm đặc dần khi càng tới gần trung tâm. “Vị cha già dân tộc” nằm trong cái lăng được xây theo kiểu kiến trúc nổi tiếng xấu nhất thế giới: kiến trúc Liên Xô. Các cột đứng to và cao, đen lủi thủi, những khối đá xám lạnh chồng lớp nặng nề và mệt nhọc chương ứ lên bầu trời tuồng như muốn tạo một sự sừng sững kiêu hãnh và lạc điệu. Con người đó khi sống được ca tụng là gần gũi nhân dân, khi chết càng được tụng ca dữ dội hơn. Thế nhưng trừ những dịp lễ lạc để người ta vào tham quan xác, sự sừng sững của lăng ông Hồ chỉ tô đậm sự lạnh lẽo của một khối đá trơ trụi, chìm trong bầu khí lạnh, nó như sự ngất ngưỡng xa cách của một người làm xiếc đi trên đôi nạng cao nhìn xuống những thưa thớt người qua kẻ lại: người đi trên nôi nạng xiếc không với xuống được người đi bên dưới, mà người đi dưới cũng chẳng mó được người làm xiếc. Chỉ ngó nhau chơi vậy thôi.
Đại lộ giữa lăng và hội trường Ba Đình là đại lộ rộng nhất nước. Nó là quảng trường. Nơi đây đã diễn ra vài biến cố lịch sử, nơi làm nên lịch sử Việt Nam hiện đại từ giữa thế kỷ 20. Đây là nơi tập họp của đám đông, quảng trường Ba Đình, mỗi khi có biến cố lịch sử người ta hay tập họp để làm lịch sử. Các cuộc tập họp không phải thôi thúc bởi tính hiếu kỳ, mà do sự đồng lòng của dân với những chuyển biến của đất nước, thí dụ như ngày tuyên bố Độc lập 2 tháng 9 năm 1945. Quảng trường Ba Đình đúng là quảng trường lịch sử, từng chứng kiến đám đông từ nhiều nơi đổ về.
Ngày hôm nay, từ ba mươi năm qua, quảng trường Ba Đình không làm nhiệm vụ truyền thống của nó. Nó trở thành một nơi tịch mịch, một nơi sang trọng và tách biệt với đám đông của nhiều thành phần của đất nước. Từ phía bên hội trường Ba Đình nhìn sang, ta sẽ thấy một bức tường đen chạy từ hướng chùa Một Cột đến mặt tiền lăng, kéo dài gần mút tầm mắt phía bên kia. Có ba bực cấp từ lòng đường, một hàng cây cảnh, và hai hàng khẩu hiệu lớn treo trên tường phía hai bên lăng. Các bực cấp đó không phải dành cho người đi bộ. Nó là bực cấp để làm kiểng. Có lần một giáo sư Chính trị học trọng tuổi người Ý đi tham quan quảng trường, đã tưởng như bên nước ông, bước lên bực cấp sát lề đường. Ông mới dợm vài bước đã nghe một tiếng quát rùng rợn vang lên từ phía anh lính đứng gác lăng, nghe cả tiếng đạn lên nòng súng. Ông sợ hãi nhảy xuống lòng đường, và hiểu ngay mình vừa làm một hành động lầm lẫn. Buổi sáng đó, ông kể lại, dù ông đi đâu loanh quanh gần đó cũng có một gã thường phục lầm lì theo sau.
Nếu so sánh quảng trường Ba Đình và khuôn viên hồ Gươm (người Hà Nội chỉ gọi là bờ Hồ), sẽ thấy một sự đối lập rất rõ. Bờ Hồ là nơi tập họp của người (dân) Hà Nội, sáng sớm là nơi chạy bộ, tập dưỡng sinh, chiều và tối là nơi của các cặp tình nhân, của những người lớn thủng thỉnh đi dạo hay ngồi đọc báo, cũng là nơi người (dân) Hà Nội liệng bao rác xuống lòng hồ, đi tiểu tiện hay khạc nhổ, cũng là nơi gây ra nhiều cuộc tranh luận làm sao bảo tồn cụ rùa có một không hai trên thế giới, hay những cãi cọ về tiêu chuẩn kiến trúc xung quanh bờ Hồ để không phá vỡ cảnh quan thơ mộng. Nói chung, hồ Gươm phản ảnh đời sống của xã hội Hà Nội. Nó sống động, vừa sạch sẽ vừa dơ bẩn, thơ mộng trong đêm trăng hay ồn ào chứng kiến những trận đua xe của thanh thiếu niên.
Bờ Hồ là của Hà Nội, của người Hà Nội. Nó là Hà Nội.
Quảng trường Ba Đình thuộc về Hà Nội nhưng không phải của Hà Nội.
Quảng trường Ba Đình ngày nay tách biệt hẳn bờ Hồ dù cách nhau vài con đường. Quảng trường Ba Đình không phải là chỗ chơi của người Hà Nội. Không ai tới đó để ‘thư giãn,’ để ngồi tâm tình dù nó rộng rãi, ít khói xe. Nó là cõi riêng của một xác chết, và cũng là cõi riêng của một nhúm người sống theo người đã chết. Xung quanh trung tâm xác ông Hồ là các bộ, hội trường Ba Đình, những con đường sạch sẽ tươm tất, những tàng cây xanh, nhưng người ta không qua lại ngắm nghía dù khó kiếm một nơi sạch đẹp như vậy trong lòng thủ đô chật chội. Tự cái lăng, tự các bộ, tự quốc hội, tự những công an chìm nổi đứng gác, đã tự tạo cho khu vực này một biên giới, một quốc gia riêng. Trong cõi riêng đó ban xuống những mệnh lệnh để cai quản cả quốc gia bên ngoài.
Tại sao có một không khí tách biệt và một lực lượng trang bị phòng vệ cẩn mật Ba Đình như vậy, dù đã là thời bình, và ngay cả trong khi thế giới đang đối đầu với khủng bố thì dù Việt Nam vẫn không bị ảnh hưởng, nơi đây, quanh quảng trường Ba Đình, vẫn có cái không khí hâm hấp của khủng bố trong lòng người dân thường mỗi khi phải đi ngang qua.
Hà Nội không sợ khủng bố, các quan to cũng không sợ bị ám sát. Mà có lẽ, và chắc là, do vị trí và truyền thống làm lịch sử (hiện đại) đều đã diễn ra ở quảng trường Ba Đình cho nên nó có một chỗ đứng đặc biệt. Giáo sư Mandy Thomas thuộc trường đại học Tây Sydney (Úc), trong một tham luận đọc ở Đại học Quốc Gia Úc tại Canberra hồi tháng 6 năm 2002, có một nhận xét sâu sắc: những địa chỉ lớn như quảng trường Ba Đình thường là nơi dễ xảy ra các bất ổn chính trị, vì nó có một không gian rộng rãi, lại nữa các biến cố do chính quyền tổ chức ở quảng trường chỉ tiêu biểu cho chế độ chứ không hề phản ảnh ước muốn của quần chúng.
Nghiên cứu các cuộc biểu tình hay nổi dậy đông người trên thế giới, chúng ta thấy những cuộc tụ tập lớn đều diễn ra (hay kéo về) ở thành phố, kéo về những nơi có khuôn viên (không gian) rộng rãi, thường là chỗ tụ tập đầu não của chính quyền. Quảng trường Ba Đình có tất cả các điều kiện địa lợi đó. Một cuộc tràn ngập người ở Ba Đình chắc chắn có ý nghĩa rất lớn — dù có thể chỉ là sự tràn ngập của những cuộc… đua xe máy! Nhưng chúng ta thấy những năm qua (mười năm qua), thanh niên Việt Nam thường tự tổ chức các cuộc đua xe hay tràn ra đường mỗi khi có một biến cố thể thao như các trận túc cầu có Việt Nam tham dự. Nhưng đám đông chỉ đua khu vực loanh quanh gần bờ Hồ, nơi mà không gian không lấy gì rộng lắm. Đám đông chưa bao giờ nghĩ tới việc đua xe ngay quảng trường, một địa điểm cực kỳ lý tưởng của tốc độ.
Trước nhất là họ sợ. Quảng trường là cấm địa. Tử Cấm Thành của Việt Nam triều đại cộng sản.
Thứ hai là họ cảm thấy lạ xa với khu vực Ba Đình. Khu vực đó không hề thể hiện hay phản ảnh cuộc sống của những người dân thường. Đua xe ở đó chỉ sướng ở tốc độ nhưng không có cái sung sướng được chia sẻ cảm giác với người xem, không cảm thấy được ở giữa lòng đám đông (dù bị đám đông có thể reo hò tán thưởng hay phản đối), vì Ba Đình không thuộc về nhân dân, nó thuộc về một thiểu số cầm quyền và độc quyền. Ba Đình rộng rãi nhưng ích kỷ, nó thoáng đãng nhưng lạnh lẽo. Nó to nhưng bụng rỗng. Nó mát mẻ nhưng là cái mát của tử khí!
Dân xa lạ với chính quyền vì chính quyền, qua biểu tượng là quảng trường Ba Đình, tự đào giao thông hào cố thủ bằng tất cả phương tiện dồi dào từ sức dân. Một trong những câu khẩu hiệu cũng là phương châm hành xử của nhà nước phản ảnh sự xa cách giữa quốc gia Ba Đình và thường dân đa số: “Nhà nước và nhân dân cùng làm.” “Nhà nước” là một thực thể; “nhân dân” là một thực thể đối lập, nếu hai là một thì không cần hô “cùng làm.”
Ba Đình giờ đây chỉ nhộn lên khi có một quan to chết và được làm quốc tang, hay khi có quốc khách đến viếng lăng, những buổi lãnh đạo sắp hàng vào lăng trước khi khai mạc các kỳ họp lớn như Quốc hội hay Đại hội Đảng. Nó là nơi tụ tập của lãnh tụ, của quốc khách, của quốc lễ, của người đã chết.
Ba Đình, khu vực Ba Đình, là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Ba Đình là một quốc gia. “Độc lập, Tự do, Hạnh phúc” chính là khẩu hiệu đúng đắn nhất áp dụng cho quốc gia Ba Đình. Nơi đây cai trị cả nước nhưng hoàn toàn độc lập với cả nước. Nơi đây bắt cả nước theo ý nó nhưng riêng nó thì hoàn toàn được tự do muốn làm gì thì làm. Và hạnh phúc, tất nhiên, chỉ riêng mình nó biết. Một hạnh phúc riêng biệt như một hòn đảo dành riêng cho những cặp trăng mật!
Khu cấm địa đó đã lạnh lẽo từ ba mươi năm qua theo nghĩa đen. Nhưng nếu lịch sử là sự lập lại thì chắc rằng khu vực quang đãng đó sẽ chứng kiến và chứa đựng một cuộc tập trung lớn để lịch sử lại tiếp diễn.
Vi hiến
Trung tâm đầu não của quốc gia Ba Đình không phải là hội trường Ba Đình, nơi quốc hội họp, mà ở số 5 Nguyễn Cảnh Chân, tổng hành dinh của ĐCSVN.
Số 5 Nguyễn Cảnh Chân đưa ra mọi quyết định liên quan đến đất nước Việt Nam.
Quốc hội, cơ quan lập pháp, xương sống của mọi nền dân chủ trên thế giới, nhưng ở Việt Nam là tiểu đơn vị có mục đích hợp pháp hóa ác quyết định đã được nhất trí từ tổng hành dinh Nguyễn Cảnh Chân.
Chủ tịch nước là người không có trách nhiệm nào cả trừ nhiệm vụ ký các đạo luật đã được tiểu đơn vị quốc hội thông qua. Vì vậy chủ tịch nước không bao giờ phạm sai lầm (trừ một số sai lầm là đã không kín đáo trong việc kinh doanh riêng).
Thủ tướng và các bộ, cũng bắt chước người ta gọi là hành pháp nhưng thực ra cũng là một tiểu đơn vị, thực thi đường hướng từ số 5 Nguyễn Cảnh Chân.
Nếu mọi quốc gia đều có hai vấn đề lớn là đối nội và đối ngoại thì quốc gia Ba Đình cũng vậy, chỉ có cách ‘đối’ là khác.
Đối nội thì tiểu đơn vị quan trọng nhất là Bộ Công an. Bộ Công an sẽ tổ chức ruồng bố, canh gác (và tất nhiên là bắt giữ) tất cả các tiểu đơn vị khác không chịu, hay làm không đúng, chỉ thị từ số 5 Nguyễn Cảnh Chân. Trong hệ thống cai trị của quốc gia Ba Đình, cũng như các nước khác, đều có ngành tư pháp với hệ thống tòa án từ thấp lên cao. Cái khác của các nước khác và quốc gia Ba Đình là ở chỗ, trong khi nước khác dùng lực lượng công an hay cảnh sát là biểu tượng bảo vệ pháp luật hay thi hành mệnh lệnh của tòa án thì ở quốc gia Ba Đình, qui ước này được thực hành ngược lại. Ở tầm vĩ mô, tòa án có nhiệm vụ thực hiện chỉ thị từ tổng hành dinh Nguyễn Cảnh Chân. Ở tầm vi mô, công an giữ trật tự để tòa án làm theo sự chỉ đạo từ tổng hành dinh. Nếu có một quan tòa — trong lịch sử cầm quyền của ĐCSVN chưa hề có — lỡ phán xét một phiên tòa theo lương tâm thì cầm chắc công an sẽ đóng vai quan tòa và ‘xử’ ông ta hay chị ta tại chỗ. Thí dụ không thiếu. Gần đây nhất là vụ xử kín ông Nguyễn Vũ Bình ở Hà Nội. Nguyên đơn của vụ án này là số 5 Nguyễn Cảnh Chân, đã thưa bị đơn vì dám xin nguyên đơn thành lập Đảng Tự do Dân chủ đối lập. Tòa không xử vụ án này ở… trụ sở tòa án (kỳ chưa), mà xử ở một cơ quan khác nằm ở vị trí ít người biết là phố Đội Cấn. Xử len lén như vậy vì nguyên đơn, cũng là quan tòa, chắc cũng thấy cả thẹn vì cái vụ thưa gửi kỳ cục này.
Về đối ngoại, trên nguyên tắc là Bộ Ngoại giao, nhưng thực ra là Ủy ban Đối ngoại Trung ương (Đảng). Thí dụ cũng không thiếu (cái siêu việt của cộng sản là cái gì cũng thực, cũng có cơ sở, đều dễ chứng minh vì toàn là… hiện thực xã hội chủ nghĩa không hà). Trong Bộ Ngoại giao có một tiểu-tiểu đơn vị là Ủy ban về người Việt Nam ở Nước ngoài. Ông Bộ trưởng Ngoại giao hiện nay (2004) là Nguyễn Di Niên, trước khi lên Bộ trưởng đã làm Chủ nhiệm cái Ủy ban này. Như tên gọi, nhiệm vụ của Ủy ban này là lo “mọi khâu liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài.” Thế nhưng do nguyên tắc riêng của quốc gia Ba Đình, Ủy ban này, và cả tiểu đội trưởng của tiểu đơn vị Ngoại giao, đã không dám làm nhiệm vụ của mình. Vì nhiệm vụ này đã được thực thi từ số 5 Nguyễn Cảnh Chân, do một người không dính dáng gì đến Bộ Ngoại giao, cũng không nằm trong tiểu đơn vị hành pháp hay lập pháp gì ráo trọi, là ông Phan Diễn. Ông Diễn là Thường trực Ban Bí thư, tức phó Tổng bí thư Đảng, nhưng quyền nhiều hơn vì ông quyết định các vấn đề quan trọng hàng ngày (“thường trực”). Ông Diễn đã làm công việc của Bộ Ngoại giao là ký (đại) cái Nghị quyết (số) 36 về người Việt Nam ở nước ngoài.
Hà Nội nói họ cũng dân chủ, gọi là dân chủ tập trung. Ông Phan Diễn, dù quyền hành bao trùm, nhưng không có nhiệm vụ gì trong hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nhiệm vụ của ông là “tập trung” đứng đằng sau giựt dây cho những người đã xuất đầu lộ mặt làm việc. Vậy mà ông không yên tâm, ông ló mặt ra ký (luôn) một nghị quyết không thuộc phần vụ của mình, vì ông, và đồng chí của ông, đã làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ riêng của quốc gia Ba Đình.
Cái đáng phiền là nguyên tắc riêng đó được áp đặt trên cả nước chứ không chỉ dùng riêng trong bán kính một cây số từ tâm điểm cái lăng.
Người Hà Nội không biết nói
Người Hà Nội không hẳn là phải sinh và lớn lên ở Hà Nội. Người Hà Nội bây giờ là dân tứ xứ và tứ chiếng, quê quán loanh quanh ở miền Bắc nhưng sống lâu ở Hà Nội thì thành người Hà Nội. Ông Nông Đức Mạnh, thí dụ, không sinh ở Hà Nội nhưng thuộc về người Hà Nội. Nói chung, người Hà Nội ở đây phải là người có gốc gác ở các tỉnh phía Bắc vì họ có nhiều điểm chung, đặc biệt nhất là thích nói. Còn người Nam bộ mà có sống lâu ở Bắc thì vẫn là Nam bộ, như ông Phan Văn Khải chẳng hạn, vì giọng lưỡi Nam bộ rất khác.
Hà Nội của thời Thạch Lam, thời chiến tranh không biết ra sao nhưng cái vẻ bên ngoài chắc vẫn là nét e ấp kín đáo. Người Hà Nội có vẻ như lịch thiệp, ăn nói thâm trầm, và người Hà Nội vẫn tự hào về điều đó, cái tự hào của phần lớn dân thủ đô ở nhiều nước khác.
Thực ra, ở chung với Hà Nội thời hiện tại thì thấy cái rõ nhất là người Hà Nội thích xài bạc giả. Họ nói khác những gì họ nghĩ. Nếu bản chất của tiếng Việt là thiếu chính xác, và bản sắc của người Việt là nói vòng quanh chủ đề, thì Hà Nội là đại diện chân chính của hai yếu tố này. Họ ưa nói lòng vòng mặc cho người nghe đoán ý. Điều đó không hẳn là không hay nhưng nó hoàn toàn không phù hợp với tốc độ của thời hiện tại, khi con người và thế giới chạy đua với thời gian để bắt kịp lẫn nhau. Người trung lưu Hà Nội sống giả dối, không biết điều đó có phải là phế phẩm của bảy mươi năm đời ta có đảng không. Họ đãi tiệc, làm đám cưới với bề ngoài cực kỳ linh đình long trọng nhưng món ăn thì lỏng chỏng bình dân. Họ thích tiền nhưng cứ làm vẻ dửng dưng. Họ bắt tay người này nhưng mắt hướng về một người khác đứng ở gần đó có chức vụ cao hơn. Họ nói năng thưa gửi, nói sông dài biển rộng nhưng sau một giờ thì không ai hiểu ý họ muốn tả cái gì hay muốn gì. Ai nói người Hà Nội có tài… nói, lập luận và lập ngôn, giỏi biện bác là không hiểu Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh. Thực ra, người Hà Nội ngày nay không có tài ăn nói. Cái mà chúng ta tưởng họ giỏi trong khoa ăn nói thực ra là sự huyên thuyên mà nổi bật nhất, đáng chú ý nhất trong rừng huyên thuyên đó là sự phóng đại. Họ phóng rất to, nhưng một đặc điểm nữa là họ chỉ giỏi phét giữa người Hà Nội với nhau, giữa người trong nước với nhau; đụng đến “yếu tố nước ngoài,” họ cụp đuôi, lí nhí, hoặc nếu dở trò phét như phét với người trong nước thì thường là phét trật bậy, để lộ trình độ thấp kém. Một bằng chứng cực đoan là năm 2000 khi Lê Khả Phiêu gặp Bill Cinton ở Hà Nội, cụ Phiêu ta dở trò bốc phét nói với Bill là Mỹ đã thua trận. Cái “tài” đó ngoài việc chứng tỏ cách đối xử (ăn ở) mọi rợ của một người chỉ sống trong lũy tre làng, không quen đối đáp người ngoài, còn hé lộ bản chất và trình độ sơ đẳng của người đứng đầu quốc gia Ba Đình và đất nước Việt Nam. Một bằng chứng khác: trong các cuộc thi hùng biện (tiếng Anh) quốc tế, chưa nghe nói người Hà Nội có ai tham dự, không phải tại họ chưa quen với tiếng Anh mà do lối diễn đạt không rõ ràng, trong khi hùng biện (quốc tế) kỵ nhất là ba hoa chích chòe, nói trông trổng như cái đài phát thanh. (Tất nhiên chỉ có thể đem tiêu chuẩn quốc tế để so, chứ thi hùng biện trong nước, như thi hùng biện về “Tư tưởng Hồ Chí Minh,” thì có khác gì con nói cha nghe, làng nói xã nghe, và tiêu chí chấm không nói ai cũng biết.)
Người Hà Nội của ngày trước ra sao, tôi không biết, nhưng chắc là cũng cự phách trong làng nói năng thưa gửi, nếu không thế thì Hà Nội nổi tiếng… oan sao! Đọc các nhà văn gốc Hà Nội, còn ở lại hay đã vào Nam từ những trước và sau 1954, ai cũng công nhận họ thuộc hàng tiền bối (và tiền đạo) trên sân vận động chữ nghĩa.
Hà Nội ngày nay khác. Tệ nhất là những người được phép nói trước công chúng. Nghe một lúc chỉ có nước đoán là ngay chính họ cũng không biết mình đang nói gì. Tôi có lần than phiền với một ông bạn vong niên hàm thứ trưởng đã nghỉ hưu (nghỉ hưu thì mình mới chơi được), làm trong ngành tư tưởng văn hóa lâu năm. Ông cười ruồi: “Đảng nói hết rồi!”
Đảng nói hết. Sáng tản bộ trên Bờ Hồ, hay trên phố Hàng Than, trên đê Yên Phụ, tiếng loa phóng thanh từ một trạm phát thanh của phường cứ oang oảng. Dân cứ ăn phở, đạp xích lô, phì phèo thuốc lá, nhổ khạc, đổ nước rửa ra đường, loa cứ làm việc của loa kêu gọi nếp sống văn mình đô thị, dân cứ đái xoành xoạch.
Hậu quả không biết nói là hậu kỳ của nguyên tắc tập trung ở biệt khu Ba Đình trong lòng Hà Nội. Một câu của lãnh đạo nói ra là hệt như một nút bấm, toàn bộ hệ thống thông tin lên đồng và lắc lư. Mới đầu, cái nút bấm ấy thay dân nói, tưởng là vô hại. Lâu ngày, thói quen dân không dám nói khiến đầu óc lười suy nghĩ, dần dần trở nên chậm lụt, ù lỳ. Mấy năm đầu thế kỷ 21, chính lãnh đạo Ba Đình nhiều lần than phiền thanh niên thời nay không có lý tưởng, thiếu năng động, hoặc chỉ nuôi lý tưởng làm giàu. Thì đó là sản phẩm do việc dành nói hết của Đảng, cấm ai nói khác Đảng. Đảng chỉ cho phép nói thoải mái về kinh doanh thì dân nói về kinh doanh. Đảng cấm nói chuyện chính trị thì dân tránh nói chuyện chính trị. Những người bất chấp Đảng vẫn cứ nói chuyện chính trị, như Nguyễn Vũ Bình, Dương Thu Hương, thì Đảng dùng ngay đòn ruột là bạo lực cách mạng. Mấy chục năm, bao nhiêu thế hệ trôi qua trong bầu khí khủng bố và thiếu thông tin khiến người thủ đô nổi tiếng lịch lãm, để sống còn, đã tự ‘sáng tạo’ ra cách nói không rõ nghĩa, nói vòng vo tam quốc ai hiểu sao cũng được. Tưởng như vô hại mà kỳ thực, thói quen ‘thức thời’ ấy dần tạo nên một não trạng khiến cả một khối người trở nên lẩm cẩm, thiếu tự tin, tập thành thói quen lừa người và dối mình, tự mình đánh lạc hướng để được sống yên. Người ta đã không bàn chuyện đất nước giữa đám đông, người ta chỉ nói chuyện nắng mưa, giá cả, giá xăng dầu, các quán karaoke, những nhà hàng mới mọc, những quan to hiếp dâm chơi gái, các chương trình lễ hội, những tượng đài kỷ niệm chiến tranh, hay những hình ca sĩ trần truồng phóng trên mạng.
Con người Việt Nam giữa lòng thủ đô đang định hình để trở thành những người vô tư như người máy, chỉ biết chơi đùa, cợt nhả lẫn nhau. Trừ một thiểu số quá ít còn tất cả, những người ở ngoài chính quyền và cán bộ cấp trung như đang sống theo một thỏa hiệp bất thành văn, là không động đến chuyện chính trị, đến cơ chế cầm quyền, đến những phi lý trong cuộc sống. Con người không có quyền trăn trở về vận mệnh của dân tộc mình nữa. Sự thỏa hiệp ngầm đó do một cơ cấu lộng quyền sắp đặt, nhưng sự sắp đặt đó sẽ không tồn tại nếu không được một tầng lớp xương sống của đất nước đang ra sức bảo vệ nó. Đó là lớp cán bộ cấp trung của chế độ, cái xương sống và đầu tàu đang giữ cho guồng máy chạy êm và lâu được chừng nào hay chừng nấy.
http://www.diendantheky.net/2017/08/le-lo-quoc-gia-ba-inh-va-ha-noi.html