Tập San Tân Đại Việt – Số 5 – 2017
Mục Lục
BS Mã Xái: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại đu dây ”Sẵn sàng đi Mỹ”
Đào Văn Bình: Nhật Ký Biển Đông
–Cuối Cùng Ô. Trump Vẫn Cần Đông Nam Á
-Ô. Trump Bất Định hay Quyền Biến?
Roderick MacFarquhar: Mổ xẻ siêu quyền lực của Tập Cận Bình
Phạm Đình Lân: Chuyện Nga-Mỹ
Nguyễn thị Cỏ May: Macron và lễ tấn phong
Từ Thức: Nước Pháp, thế hệ Macron
Trần Trung Tín: Sự Triệt Thoái Của Mỹ Trước Viễn Ảnh Thế Chiến III
GS Nguyễn Ngọc Huy: Dân Tộc Sinh Tồn, Sự tranh dấu lẫn nhau giữa các đoàn thể loài người
Từ Nguyên: Bên Tây… lắm chuyện: 15,000 euro một tháng
Thanh Minh: Thân phận vợ của một tù “cải tạo”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại đu dây ”Sẵn sàng đi Mỹ”
Bác sĩ Mã Xái
Ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ đến Mỹ dự trù vào ngày 31/05/2017 theo lời mời của Tổng thống Donald Trump.
Chuyến công du đã được Cộng sản Hà Nội chuẩn bị rất sớm sủa theo gợi ý trên facebook chánh phủ vào đầu Tháng Ba/2017: “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẵn sàng thăm Mỹ”; trước đó trong cuộc điện đàm chúc mừng ông Trump thắng cử, ông Phúc cho biết một trong các vấn đề trao đổi ông Trump muốn biết mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Cộng, và ông cũng sẵn sàng gặp Phúc bất cứ lúc nào và nơi nào Washington hay New York. Cuối tháng Ba (31/3/2017) , chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp đại sứ Hoa kỳ Ted Osius và ông Quang cho biết TT Trump đã gởi thơ cho ông ngày 23/02/2017 “chuyển đạt sự mong mỏi hợp tác với Viêt Nam trên lãnh vực kinh tế, thương mại, các vấn đề khu vực và quốc tế”; chủ tich Quang nhờ Osius chuyển lời cám ơn TT Trump và cho Tổng thống biết Việt Nam hoan nghinh các nỗ lực của Hoa Kỳ tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực nhằm duy trì quyền tự do lưu thông hàng hải và trên không; ông đại sứ cũng thông báo Tổng thống dự kiến tham dự APEC tại Đà Nẵng vào tháng 11/2017 và thăm viếng Việt Nam. Xúc tiến việc kết nối với tân nội các, ông Phạm Bình Minh Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao công du hai ngày 20-22/04/2017 và đây là chuyến thăm chánh thức đầu tiên với chánh phủ Trump. Ông Minh đã thảo luận nhiều vấn đề cùng Ngoại trưởng Tillerson, với cố vấn an ninh H.R.McMaster; ông Minh ít ra cũng thành công mang về thơ TT Trump chánh thức mời Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Hoa Kỳ, và được ông Trump xác nhận sẽ tham dự APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh Tế Châu Á) và thăm viếng Viêt Nam vào tháng 11 năm nay.
Trước đó hai hôm (18/04) Bộ Trưởng Minh cũng đã phải triều kiến Uỷ viên Quốc vụ Viện Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Vương Nghị nhơn phiên họp lần thứ 10 Uỷ Ban Chỉ đạo song phương Việt Nam và Trung Cộng. Chủ tich Trần Đại Quang cũng đã được Tập Cân Bình trải thảm đỏ với 21 phát đại bác nhơn chuyến thăm Trung Cộng và dự hội nghi cao cấp “Vành đai và Con đường” từ 11-15/05. Cũng nên nhớ lại, trước các chuyển biến về đường lối lãnh đạo của Trump, với phương châm “Nước Mỹ Trước hết” chủ tịch Tập Cận Bình đã vội vã triệu tập TBT Nguyễn Phú Trọng về Trung Nam Hải, ngay trước Tết Đinh Dậu (12-15/01/2017), ông Trọng đã cùng Tập ký thông cáo chung và 15 văn kiện bán nước cho Tàu Cộng; và trước đó ngày 13 tháng Chín năm trước (2016), Tập cũng đã gọi Nguyễn Xuân Phúc triều kiến để gia hạn thoả thuận Thành đô. Dù làm thân thái thú hay thừa sai cho Trung Cộng với lá chắn ý thức hệ Mác-Lê thối rữa, tập đoàn cộng sản Hà Nội vẫn coi Hoa Kỳ là một đối tác rất quan trọng, mà trong nhiều lúc Washington sẽ là chỗ dựa cho CSVN khi ông chủ Bắc Kinh chèn ép quá mức như sau sự kiện giàn khoan HD 891, CSVN đã tìm cách xích lại gần Hoa Kỳ hơn. Việt Cộng cũng đã thiết lập được quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ, và hơn ai hết, VC thừa biết trên thế gian này ngoài siêu cường Mỹ, it người dám sờ gáy tập đoàn Đại Hán Trung Nguyên.
Nhưng trong sách lược đu dây mới này, Cộng Sản Việt Nam sẽ đạt được gì ở Mỹ khi Bộ Chánh trị Hà Nội thu xếp để Trump mời Nguyễn Xuân Phúc sang Hoa Kỳ bàn thảo quyền lợi giữa hai nước như nội dung bức thư tổng thống Trump gởi cho chủ tịch nước Trần Đại Quang ngày 23/02/2017, trong lúc Thủ tướng Phúc chuẩn bị chuyến công du thì trong nội bộ đảng CSVN cuộc chiến sanh tử tương tranh quyền lực và quyền lợi ở thượng tầng lãnh đạo đảng CSVN chưa vào hồi kết, và nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang bên bờ sụp đổ, nợ công vượt trần, ngân sách cạn kiệt, quỷ dự trử thu hẹp… còn hồ sơ nhân quyền càng ngày càng dầy cộm, có khả năng đưa VC “tái gia nhập CPC”, mọi loại vi phạm sẽ được phanh phui trong ngày Đối Thoại Nhân Quyền Mỹ-Việt lần thứ 21 diễn ra tại Hà Nội ngày 23-05-2017; và khắp nước nhiều cuộc biểu tình của đồng bào đấu tranh cho quyền sống còn của dân tộc, cho dân chủ, cho tự do, cho nhơn quyền nổ ra song hành với trấn áp, truy lùng, bỏ tù ,bức tử của nhà cầm quyền Việt Cộng.
Theo nguồn tin đáng tin cậy, trọng tâm bàn thảo sẽ là hồ sơ kinh tế thương mãi trong nghị trình Trump-Phúc. Thực vậy, Việt Nam ngày nay đứng vào hàng thứ 16 trong những bạn hàng (trading partner) lớn nhứt của Hoa Kỳ với thương vụ hai chiều vượt lên 52 tỷ USD năm 2016 và hiện nay là thị trường nông nghiệp lớn hàng thứ 10 của Mỹ với xuất khẩu tổng cộng 2,7 tỷ USD năm ngoái; trong khi đó Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ trong năm 2016 là 10 tỷ USD, tăng hơn 43% so với năm trước đó và với xuất siêu trong năm qua là 32 tỷ USD (trong khi VC phải nhập siêu hơn 50 tỷ mỗi năm từ Trung Cộng). Theo Bloomberg, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ chiếm khoảng 15% tổng sản lượng nền kinh tế Việt Nam. Với chánh sách bảo hộ mậu dịch của Trump, Việt Nam bị xem là kẻ cướp công ăn việc làm của dân Mỹ và theo xếp loại của Hội đồng Thương mại Quốc gia của Nhà Trắng, CSVN đứng vào thứ sáu trên mười sáu nước trong tầm ngấm đã tạo thặng dư mậu dịch quá mức đối với Hoa Kỳ, sự “gian lận” mậu dịch của các nước này khiến Mỹ thâm hụt 500 tỷ USD mỗi năm và Trump đã ký lịnh hành pháp để thẩm tra và đánh giá cụ thể trong vòng 90 ngày đối với từng quốc gia, từng sản phẩm giao thương để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt thương mại. Riêng TC đứng đầu danh sách với thăng dư 347 tỉ mỗi năm, Việt Nam đứng vào hàng thứ 3 trong khu vực Châu Á về thặng dư với Hoa kỳ. Thêm nữa, gần đây một số mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị trở ngại vì phẩm chất thấp nhứt là loại thuỷ sản, như vụ cá basa, tôm… Cựu thủ tướng Dũng ra đi để lại cho Phúc một di sản kinh tế èo uột, hoàn cảnh khó khăn như vậy mà ông Trump lại quyết định rút ra khỏi TPP, đánh tan giấc mộng GDP Việt Nam hy vọng tăng đươc 25% cho GDP! Ngoài ra có thể các biện pháp về di trú, về kiểm soát biên giới đã có hiệu quả và đã làm giảm lượng kiều hối từ Mỹ; trong năm 2016 VC chỉ được 9 tỷ USD khi dự báo là 12 tỷ.
Nguyển Xuân Phúc trước mắt là xin Mỹ đừng làm khó dễ đối với mặt hàng xuất siêu vào khoản 25 tỷ USD hằng năm nay đang trên chiều lao đốc, phần lớn vì phẩm chất tồi tệ. Phúc không thể quên cùng Trump khai triển Hiệp Định Khung Thương mại và Đầu Tư (TIFA) đã được thảo luận tại Hà Nội trong cuối tháng Ba/2017 sau khi Trump nhậm chức để cũng cố và đào sâu hơn nữa về vấn đề quan hệ thương mại giữa hai nước và giải quyết các vấn đề mậu dịch song phương còn tồn tại (theo khuôn khổ TIFA); cuộc họp TIFA lần này là cuộc họp đầu tiên kể từ năm 2011, về phía Hoa kỳ do Trợ lý Đại Diện Thương mại Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương dẫn đầu; Viêt Nam được cho biết là đã tiếp xúc với Bộ Thương mại Mỹ về hợp tác nhằm đạt được cân bằng thương mại giữa hai nước. Hoa Kỳ coi cuộc gặp gỡ này như một cơ hội tái khẳng đinh cam kết của chánh phủ Trump sẽ mở rộng quan hệ với châu Á-Thái Binh Dương, trong đó có Việt Nam. Được biết Đại diện Thương mãi Hoa kỳ, Robert Lighthizer đã đến Hà Nội 18/5/2017 để tham dự APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương); tin mới tại hội nghị, các thành viên còn lại của TPP, tái khẳng định cam kết xúc tiến TPP dù Trump đã rút ra khỏi hiệp định thương mãi này, nay được gọi là TPP-11; Nhựt Bổn chắc sẽ có vai trò đầu tàu của hiệp hội; Việt Nam sẽ ở lại; trong khi Đại diện Thương mãi Lighthizer có chương trình mở các cuộc tiếp xúc với các quan chức thương mại quan trọng cho các cuộc họp song phương ở Hà Nội, trong lúc phái đoàn Trung Cộng cho biết đàm phán hiệp định mậu dịch RCEP sắp hoàn tất và loan báo sự thành công vượt bực của Diễn đàn Hợp tác “Vành đai và Con đường”.
Tóm lại căn bản cuộc gặp gỡ Trump-Phúc là bàn thảo về mối quan hệ thương mãi song phương khi Hoa Kỳ chủ trương rút ra khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.
Vấn đề kế tiếp? Liệu Thủ tướng Phúc sẽ bàn thảo với TT Trump về hồ sơ an ninh quốc phòng trong chuyến gặp gỡ đầu tiên này, trước sự dòm ngó nghi kỵ của Bắc Kinh? Một chuyên gia về Chương trình Đông Nam Á của Trung Tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), ông Murray Hiebert cho biết Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Phụ tá Bộ trưởng Quốc Phòng nói đã có chương trình thăm Washington trong một hoặc hai tháng tới, tức vào khoảng cuối tháng Năm, hay tháng Sáu và sẽ có cuộc găp gỡ và đối thoại với giới chức liên hệ Mỹ; đó là tín hiệu đầu tiên cho thấy Hà Nội quan tâm hợp tác quốc phòng với tân chánh phủ; thật ra Hà Nội đã bắt đầu gia tăng sự kết nối này từ sau sự kiện giàn khoan HD-981. Chánh phủ Obama cũng đã dỡ bỏ hoàn toàn lịnh cấm vận buôn bán võ khí sát thương, và còn viện trợ 18 triệu USD cho VC mua sắm tàu tuần tra để canh phòng duyên hải. Năm 2015, hai bộ trưởng quốc phòng Mỹ Việt cũng đã ký bản Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng với 12 lãnh vực hợp tác, bao gồm việc mở rộng thương mại quốc phòng; chúng ta không đoán được Trump còn tiếp tục ve vãn Hà Nội như Obama hoang tưởng sẽ lôi kéo CSVN như một đối tác tiềm năng trong vòng đai an ninh chiến lược xoay trục, tuy nhiên vốn bản chất của một doanh gia, ông Trump chắc sẽ vui lòng bán thêm vũ khí cho Hà Nội, mà ông Phúc chắc cũng quan tâm tới các khí tài tăng cường phòng vệ duyên hải, bao gồm cả võ khí sát thương; mua hàng của Mỹ, theo cách nghĩ của thủ tướng, sẽ làm vui lòng Tổng thống. Nhưng ngân sách tuột gần đáy, nợ công vượt trần, dự trữ ngoại hối cạn thì tiền đâu ông Thủ tướng VC Phúc mở rộng chương trình đầu tư, kể cả việc mua sắm khí giới! Liệu chánh phủ “Nước Mỹ trước hết” sẽ mở rộng hầu bao viện trợ, hay cho VC vay với lãi suất ưu đải, để VC trang trải nợ nần, trong khi chính ngân sách bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã bị TT Trump cắt giảm thê thảm, nhứt là trong mục ngoại viện. Tin đồn đồng chí Tập Cận Bình đã hứa cho Hà Nội vay mượn vốn hàng tỷ đô la, nhưng cho đến nay chỉ thấy Bắc Kinh tăng cường các dự án đầu tư ở Việt Nam để rồi không chế các dự án, từ đó thao túng kế hoạch kinh tế, chiếm lấn đất đai.
Nhằm đánh tan dư luận Hoa Kỳ sẽ lơ là với khu vực châu Á –Thái Binh Dương, năm nay Trump cho biết sẽ tham dự APEC và EAS, và Việt Nam; ngoại trưởng Tillerson đã gặp gỡ các lãnh đạo đồng nhiệm ASEAN tại Washington, và mới đây phó tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence trong chuyến công du Á châu 10 ngày qua các nước Indonesia, Úc, Nhật, Nam Hàn, nhằm trấn an các đồng minh, và gián tiếp với các đối tác rằng Mỹ giữ vững lời cam kết bám trụ với khu vực, quan trọng hơn cả là Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam; trước đây một tờ báo có uy tín của Mỹ, tờ Washington Post trong bài nhận định (8/1/2017) còn đi xa hơn cho thấy ê-kíp của nhà lãnh đạo Nhà Trắng sẽ xoay trục qua châu Á, nhưng sẽ xoay mạnh hơn, hữu hiệu hơn Obama và làm nó trở thành hiện thực (“Trump could make Obama’s pivot to Asia to a reality”). Hoa Kỳ vẫn là siêu cường thế giới, Tập chưa đủ sức đẩy lùi Mỹ ra khỏi khu vực, mà cũng chưa thay thế nổi vai trò lãnh đạo trật tự thế giới của Hoa Kỳ.
Vấn đề thứ ba? Một lãnh vực mà Trump không thể bỏ qua trên nghị trình thảo luận. Một hồ sơ vi phạm nhơn quyền trầm trọng, sự vi phạm trong chiều hướng leo thang đặc biệt trong thời gian Thủ tướng Phúc nắm quyền cai trị.
Trước mắt, một hồ sơ đầy máu me về một tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo Nguyễn Hữu Tân bị bức tử xẩy ra ngay trong đồn công an của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Viêt Nam, trước khi mở tiếp các hồ sơ CSVN đàn áp các nhà đấu tranh cho dân chủ, nhơn quyền, những nhà đấu tranh cho tự do tôn giáo, cho quyền thành lập nghiệp đoàn lao động độc lập, tổ chức xã hội dân sự, những nhà đấu tranh thảm trạng Formosa, các dân oan khiếu kiện… Báo cáo nhân quyền hàng năm (2017) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, của Uỷ Ban Hoa kỳ về Tự do Tôn Giáo Quốc tế (USCIRF), của Ân xá Quốc tế, Báo cáo của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam 2016-2017 với báo cáo quý 1 năm 2017; có ai tin bức tranh ảm đạm nhơn quyền tại Việt Nam làm Tổng thổng Trump thay đổi quan điểm?
Nhiều báo cáo, thỉnh nguyện của nhiều tổ chức tôn giáo, tổ chức nhơn quyền, cá nhơn các nhóm đấu tranh dân chủ trong và ngoài nước đã chuyển đến Nhà Trắng, đến văn phòng phụ trách Dân Chủ, Nhân quyền và Lao Động; Bộ ngoại giao Hoa kỳ ngày 12/05/2017 cũng đã tổ chức một Hôi thảo Bàn tròn về tình hình nhơn quyền tại Việt Nam, dưới sự chủ trì của Phụ tá Ngoại trưởng Scott Rust Busby, chuẩn bị cho cuộc Đối Thoại Nhân quyền Việt Mỹ kỳ thứ 21 sẽ diễn ra ngày 23-05-2017 tại Hà Nội, tức trước khi thủ tướng Phúc đến Mỹ có thể vào cuối tháng Năm, vào lúc TT Trump trở về sau chuyến công du đầu tiên 9 ngày kể từ 19/5 qua Trung Đông và châu Âu.
Truyền thông cho thấy chánh quyền Trump bị thế giới phê phán lơ là với nhân quyền dân chủ, và do cái nhìn nhơn quyền như vậy chánh phủ Trump gián tiếp khuyến khích các quốc gia độc tài leo thang đàn áp, điển hình là sự lộng hành gia tăng của công an VC với sự tiếp tay của bọn côn đồ của nhà cầm quyền Phúc. Trong bài diễn văn nhậm chức (20/01/2017) ông Trump không dấu diếm nói rằng “Hoa Kỳ sẽ không cố gắng ép buộc các tiêu chuẩn Mỹ lên các nước khác”; trên tờ Los Angeles Times 15/03/2017 ông Trump cũng đã cho biết việc phát huy dân chủ nhơn quyền không phải là ưu tiên của chánh quyền ông. Nhưng các nhà lập pháp Hoa Kỳ, nhơn kỷ niệm Ngày Nhân Quyền Việt Nam (ngày 11/05) tại Điện Capitol Hoa Kỳ đã phát biểu khuyên ông Trump nên đặt điều kiện nhơn quyền khi gặp ông Phúc. Dân biểu Chris Smith, chủ tich nhóm dân biểu chuyên giám sát nhơn quyền quốc tế, nói Hoa Kỳ nên”ra điều kiện” là chỉ khi nào Việt Nam có tiến bộ đáng kể, có thể kiểm chứng, và có thể cải tiến không thể đảo ngược” về tự do tôn giáo,quyền lao động, tự do Internet và các quyền tự do dân chủ khác, thì Hoa Kỳ mới mở rộng các lợi ích thương mại hoặc bán vũ khí cho Việt Nam. “Chúng tôi hy vọng chánh phủ Mỹ tìm cách để buộc Viêt Nam trả tự do cho hơn 100 tù nhơn chánh trị và tôn giáo, như luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, nhà lãnh đạo Phật Giáo Thích Quảng Độ, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, và nhiều người khác thuộc cộng đồng tôn giáo và sắc tộc đa dạng của Việt Nam, gồm Công giáo, Tin lành, Phật Giáo, Khmer Krom, Người Thượng, H’mong, Hoà Hảo và Cao Đài”. Dân Biểu Chris Smith còn cho biết sẽ chủ trì buổi điều trần vào ngày 25/05/2017 để thu thập nhận thức sâu sắc hơn về thực trạng Tự Do Tôn Giáo và Nhân quyền tại Việt Nam để nói với ông Phúc nếu không có cải thiện nhân quyền, nếu Việt Nam không thay đổi, thì người Mỹ vẫn tiếp tục hậu thuẩn những người ủng hộ dân chủ, các nhà báo, và các nhóm tôn giáo đang bị đàn áp khắc nghiệt; trong buổi điều trần này, Bà Nguyễn Thị Mỹ Phượng sẽ nói lên cái chết khuất tất của em mình Nguyễn Hữu Tấn. Trong báo cáo năm 2017, Uỷ Ban lưỡng đảng Hoa kỳ về Tự Do tôn Giáo Quốc tế (USCIRF) đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao nên đưa Việt Nam Công sản trở lại danh sách “Quốc gia cần Quan Tâm Đặc biệt.(CPC). Từ ngày tổng thống Bill Clinton ban hành công luật chỉ định ngày 11/05 là “Ngày Nhân quyền Việt Nam” từ năm 1994, tập đoàn CSVN chỉ dùng nhơn quyền như lá bài trao đổi chánh trị, dùng tù nhơn lương tâm để mặc cả cho những lợi ích về kinh tế và quốc phòng của chế độ. Họ luôn phủ nhận có tù chánh trị mà chỉ giam giữ những kẻ phạm tội, rằng có quan điểm khác biệt về nhơn quyền giữa phương tây và Á đông và cho các nhà đấu tranh dân chủ là những thế lực thù địch dùng chiêu nhơn quyền cho chiến lược diễn biến hoà bình nhầm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa. Chẳng riêng gì TT Trump mà các vị tiền nhiệm cũng xem nhẹ nhân quyền đối với chế độ toàn trị Việt Cộng; ông Obama cũng mắt nhắm mắt mở về việc Hà Nội vi phạm nhân quyền chỉ vì chánh phủ Obama ưu tiên chiến lược xoay trục; Bill Clinton hổ trợ cho Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 mà cũng không đề cập tới nhơn quyền… Tuy vậy cho đến ngày nay thế giới vẫn mến mộ và kính trọng Hoa Kỳ vì giá trị Mỹ dân chủ, tự do, nhân quyền; nhiều vị dân cử Mỹ vẫn giữ được ngọn đuốc tự do nhơn quyền, nhưng thực tế chưa thấy hành pháp nào áp dụng cơ chế trừng phạt hay chế tài cái chế độ toàn trị ác ôn hèn với giặc ác với dân; mãi sau tám năm cầm quyền ông Obama lại trao chiếc gậy luật Nhân Quyền Magnitsky toàn cầu cho vị Tổng thống kế nhiệm “Nước Mỹ Trước Hết”, chừng nào thì tân chánh phủ Hoa kỳ thi hành luật chế tài vi phạm nhân quyền đây, liệu vấn đề nhân quyền có tác động nào trong buổi gặp gỡ Trump-Phúc?
Tạm Kết:
Cộng sản Việt Nam đang nổ lực kết nối và xích lại gần với tân chánh phủ Trump đa phần vì nhu cầu kinh tế thương mại, cần Mỹ hổ trợ trong chánh sách quan hệ thương mại song phương Mỹ-Việt dựa trên nền kinh tế tự do và công bằng, sau khi Hoa Kỳ rút ra khỏi TPP, trong lúc Hà Nội đang gặp khó khăn về kinh tế, nhưng tới nay vẫn được xuất siêu với Hoa Kỳ trong khi phải nhập siêu hàng hoá rác rưởi từ Bắc Kinh. Chưa thấy Hà Nội xuống thang vi phạm nhơn quyền, hay dùng nhân quyền để làm quà trao đổi kinh tế. Nhưng gởi tín hiệu gì đây khi ông trưởng ban tuyên giáo trung ương VC mở cửa kêu gọi đối thoại với những người bất đồng chánh kiến, trước bối cảnh Đối Thoại Nhân quyền Việt Mỹ, trước khi ông Phúc đi gặp TT Trump, trong lúc công an VC vẫn săn bắt những nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền, và tinh hình đấu tranh nhứt là biểu tình và những hình thức đấu tranh bất bạo động có dấu hiệu đang lên. Hiện nay trong nước chưa có một lực lượng chánh trị lớn, có tầm cở mà Hà Nội chưa từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê thì họ không bao giờ chấp nhận đối lập.
Nhìn chung trong nhiệm kỳ của Trump, chánh sách ngoại giao “Nước Mỹ Trước hết”, có chiều hướng bất lợi cho dân chủ Việt Nam; thật ra cuộc đấu tranh dân chủ không nên kỳ vọng vào hành pháp Hoa Kỳ; cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách độc tài công sản Viêt Nam tuỳ thuộc vào ý chí của toàn dân, là việc của chung của quốc nội và hải ngoại mà quốc nội là chánh, hải ngoại là lực lượng yểm trợ. Lực lượng đấu tranh dân chủ trong quốc nội ngày nay có triển vọng lớn mạnh và với hệ thống công nghệ truyền thông, facebook, Internet, live stream sự trao đổi nhận thức chánh trị với những phương thức đấu tranh bất bạo động đã phổ biến khá sâu rộng trong quần chúng. Người Việt hải ngoại với hơn ba triệu lá phiếu đã biết vận dụng hữu hiệu đến các vị dân cử cấp liên bang, quốc hội tạo ảnh hưởng tốt cho công cuộc đấu tranh dân chủ, về điểm này chúng ta không thể phủ nhận ảnh hưởng các cường quốc đến vận mạng xứ sở của chúng ta. Tình hình đấu tranh trong nước cho thấy một cuộc cách mạng sẽ không còn xa; thay đổi chế độ, giải trừ đảng cộng sản Việt Nam để xây dựng một Việt Nam tự do dân chủ pháp trị, độc lập chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là nguyện vọng chánh đáng của toàn dân. Chánh nghĩa phải thành công.
Ngày 21/05/2017
Nhật Ký Biển Đông: Cuối Cùng Ô. Trump Vẫn Cần Đông Nam Á
Đào Văn Bình
Chiến tranh nguyên tử Bắc Triều Tiên-Mỹ và chiến tranh nguyên tử giữa Anh với Nga chưa biết nổ ra lúc nào. Anh Quốc sẽ bị xóa tên trên bản đồ theo như lời đe dọa trả đũa của một nghị sĩ quốc hội Nga. Bắc Triều Tiên và Thủ Đô Hán Thành có thể trở thành bình địa và không biết Mỹ có lãnh một hỏa tiễn nguyên tử nào không? Còn dân Nhật thì đổ xô đặt hầm chống bom nguyên tử và máy lọc phóng xạ. Phó Tổng Thống Mike Pence trong chuyến công du Nam Triều Tiên và Nhật Bản đã tuyên bố, “Sự kiên nhẫn có tính chiến lược không còn nữa và mọi giải pháp hiện nằm trên bàn của Tổng Thống Donald Trump.” Ngày 26/4/2017, Tổng Thống Donald Trump cho mời tất cả 100 Thượng Nghị Sĩ tới Tòa Bạch Ốc để nghe thuyết trình về tình hình.
Thật chưa có một quốc gia nào trên hành tinh này dám đe dọa bắn hỏa tiễn nguyên tử vào Hoa Kỳ, ngoại trừ Bắc Triều Tiên. Khi một người, một nước không sợ chết, thì khỏi cần phải nói thêm. Và cũng thật dễ hiểu, nếu Hoa Kỳ bắn hỏa tiễn Tomahaw vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên mà Bình Nhưỡng không phản ứng lại, tức đầu hàng thì chế độ sẽ xụp đổ vì không còn uy tín để lãnh đạo đất nước. Do đó, bằng mọi giá, kể cả dùng vũ khí nguyên tử (nếu có) Bình Nhưỡng sẽ đánh trả. Vào ngày 28/4/2017, chủ tọa một phiên họp bao gồm các bộ trưởng ngoại giao của Hội Đồng Bảo An LHQ, Ô. Tillerson kêu gọi áp đặt thêm những cấm vận mới lên Bắc Triều Tiên và nói rằng nếu không hành động ngay bây giờ để đối phó với vấn đề an ninh thúc bách, sẽ là thảm họa cho thế giới. (failing to act now on the most pressing security issue in the world may bring catastrophic consequences.) Thế nhưng Ngoại Trưởng Vương Nghị lại nói rằng Trung Quốc muốn giữ nguyên nghị quyết cũ của LHQ và không nghĩ tới biện pháp cấm vận mới và cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên không nằm trong tay Trung Quốc, ám chỉ Hoa Kỳ phải trực tiếp thương thảo với Bình Nhưỡng. Còn Thứ Trưởng Ngoại Giao Nga Gennady Gatilov nói rằng, những lời nói hung hăng chủ chiến cộng thêm với việc phô diễn sức mạnh quân sự tại Bắc Triều Tiên sẽ đưa tới lo sợ rất lớn là chiến tranh sẽ nổ ra. (Combative rhetoric coupled with reckless muscle-flexing on North Korea has led to serious fears of war). Chưa biết Hoa Kỳ và Ô. Kim-Jong-Un điên khùng có chịu nói chuyện với nhau không, hay Hoa Kỳ sẽ đơn phương hành động mà không cần bất cứ ai, kể cả Trung Quốc theo như lời đe dọa của Tổng Thống Donald Trump.
Giữa tình hình vô cùng hiểm nguy của thế giới đó, Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Tư ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:
Tình hình thế giới:
-Reuters ngày 15/4/2017, “Cựu Tổng Thống Hamid Karzai của A Phú Hãn cáo buộc người kế nhiệm ông đã phạm tội phản quốc khi cho phép Hoa Kỳ lần đầu tiên ném quả bom có sức công phá lớn nhất trong một cuộc thành quân tiêu diệt nhóm Nhà Nước Hồi Giáo ở tại phía đông của Tỉnh Nangarhar, A Phú Hãn.” Theo AP ngày 17/4/2017, Ô. Karzai còn nói rằng, “Việc ném quả bom “mẹ của các loại bom” là một cuộc thảm sát lớn đối với dân tộc A Phú Hãn.” Theo tuần báo Newsweek, Ô. Karzai còn tố thêm, ISIS là công cụ (tool) của Mỹ.
Chắc chắn ISIS không phải là công cụ của Mỹ rồi. Nhưng nhìn lại lịch sử, khi Nga tiến vào A Phú Hãn, thành lập chính phủ thân Nga tại đây thì Mỹ hỗ trợ cho Taliban – lực lượng chống đối để lật đổ chính quyền Kabul. Khi Nga chịu không thấu phải rút lui thì chính quyền này xụp đổ. Khi Taliban lên nắm quyền lại quay qua chống Mỹ và không chịu giao nạp Osama Bin Laden là người mà Mỹ cho rằng đã chủ mưu trong vụ tấn công Twin Tower ở Nữu Ước ngày 11/9/2001. Dưới mạng lệnh của LHQ, Ô. Bush- Con lập liên minh tấn công tiêu diệt Taliban trong chớp nhoáng. Nhưng sau 16 năm vẫn chưa bình định được lãnh thổ. Thừa cơ hội đất nước A Phú Hãn bất ổn, ISIS bắt rễ tại đây. Truy nguyên thì chính Mỹ (Ô. Bush Con) đã tạo ra ISIS như lời Ô. Trump tố cáo trong lúc tranh cử. Theo tin Reuters ngày 22/4/2017, Taliban mặc giả quân phục chính phủ, tấn công vào một doanh trại, giết chết 140 binh sĩ chính phủ. Đây là thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay. Đã có khá nhiều bình luận cho rằng A Phú Hãn có thể là một Việt Nam thứ hai – tức cuối cùng Mỹ phải rút đi và chính quyền Kabul thân Mỹ xụp đổ. Theo CBS News ngày 24/4/2017, lực lượng Taliban đã thực hiện một cuộc tấn công vào Trại Chapman là nơi có một số đáng kể tình báo CIA và lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ trú đóng, giữa lúc Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis bất ngờ viếng thăm Kabul. Sau cuộc họp với tổng thống A Phú Hãn, Ô. Mattis nói rằng không còn nghi ngờ gì nữa, năm 2017 sẽ là năm gay go cho lực lượng an ninh A Phú Hãn và liên quân. Nhu cầu xin gia tăng quân số của viên tướng Mỹ John Nicholson- chỉ huy chiến trường A Phú Hãn – vẫn chưa được giải quyết. Hiện chưa có tin tức gì về số thương vong của Hoa Kỳ tại Trại Chapman.
-AP ngày 16/4/2017: Trong bài viết nhan đề “Nhãn quan mới của Ô. Trump: Cứng rắn hơn với Nga và hòa dịu hơn với Tàu” (Harder on Russia and softer on China, Trump’s views evolving) tác giả bài báo viết, “Đã có lúc Ô. Trump tỏ ra hòa dịu với Nga và cứng rắn với Tàu nhưng giờ đây đã đảo ngược đường lối đó một cách mau lẹ trong vài tuần lễ, từ đó có thể kết luận rằng sẽ có nhiều chuyện sẽ tiến hành với Tàu hơn là Nga. Sự thay đổi nhãn quan của Ô. Trump đối với hai cường quốc (Nga và Tàu) đã đưa nước Mỹ trở lại chính sách giống hệt như Tổng Thống Obama về ‘mô thức chính trị giữa các cường quốc’ (Once soft on Russia and hard on China, President Donald Trump rapidly reversed course in the last weeks, concluding there’s more business to be done with Beijing than with Moscow. Trump’s evolving views on those two world powers have brought the U.S. back into alignment with former President Barack Obama’s pattern of “great power” politics.)
Rõ ràng cho tới ngày hôm nay, về chính sách ngoại giao, chúng ta chứng kiến một Ô. Trump không giống Ô. Trump trong lúc tranh cử, trong khi đọc diễn văn nhậm chức và trong những cuộc tập họp cử tri sau khi đã là tổng thống:
-NATO đã lỗi thời, nay trở thành “NATO không lỗi thời”.
-Hòa dịu, cải thiện bang giao với Nga, nay trở thành “Mối bang giao với Nga ở vào thời kỳ còn tệ hơn thời Ô. Obama” và thời Chiến Tranh Lạnh.
-Giải quyết vũng lầy Trung Đông, không can thiệp, không làm cảnh sát quốc tế, không lật đổ nay trở thành “Dùng hỏa tiễn Tomahawk bắn phá vào phi trường Syria và chuẩn bị thành lập liên minh tiến vào lật đổ Ô. Assad”.
-Trung Quốc là kẻ lường đảo hối xuất đồng bạc và trục lợi 800 tỉ đô-la ngoại thương với Hoa Kỳ, nay trở thành “Trung Quốc không phải là người nhào nặn hối xuất và thương mại với Hoa Lục OK.”
-Hứa di chuyển tòa đại sứ Hoa Kỳ về Jerusalem, nay “êm ru”. Sở dĩ “êm ru” là vì khi hứa không tiên liệu được hoặc không nhìn thấy phản ứng của thế giới Hồi Giáo. Nếu Mỹ di chuyển tòa đại sứ về Jerusalem, thế giới Hồi Giáo sẽ cắt đứt bang giao với Hoa Kỳ. Đó là thảm họa.
-Nhận 1250 dân tỵ nạn phần lớn từ Ba Tư đang tạm trú tại Đảo Manus Island, Papua New Guinea mà trước đây trong cuộc điện đàm với thủ tướng Úc, Ô. Trump nói đó là chuyện đần độn (dumb deal).
Thay đổi chính sách ngoại giao nhanh như thế chưa hẳn đã là xấu nhưng khiến thế giới điên đầu và có thể gây bất mãn cho cử tri đã bỏ phiếu cho mình. Khi tái cử, người ta sẽ không tin những gì mình hứa hẹn nữa. Ngoài ra, nếu Ô. Trump cứ thức giấc lúc nửa đêm rồi gửi nhận định, phê bình, chỉ trích, tuyên bố lên Twitter thì thế giới sẽ hoang mang, hỗn loạn vì không biết nước Mỹ muốn gì và làm gì. Theo Ô. Jean-Pierre Raffarin – cựu thủ tướng Pháp đang là cố vấn cao cấp cho ứng cử viên tổng thống Francois Fillon, tính tình bất định và lập trường của Tổng Thống Donald Trump đối với Bắc Triều Tiên và Nga sẽ tạo bất ổn toàn cầu.” (U.S. President Donald Trump’s unpredictability and his positions on North Korea and Russia could bring global instability, said Jean-Pierre Raffarin, a former French prime minister and a top aide to presidential candidate Francois Fillon.) Ngoài ra, Bà Nikki Haley- Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc đang bị các nhà bình luận chỉ trích là bà thường xuyên nói ngược lại chính sách ngoại giao của Ô. Trump và Ô.Tillerson khiến thế giới lại thêm hoang mang.
-AP ngày 16/4/2017: “Theo nhiều nguồn tin của chính phủ Nhật tiết lộ cho tờ The Yomiuri Shimbun, Nga và Trung Quốc đã phái các tàu tuần thám bám theo HKMH Carl Vinson đang tiến về vùng biển thuộc Bán Đảo Triều Tiên trong lúc căng thẳng gia tăng và Phó Tổng Thống Mike Pence viếng thăm Nam Triều Tiên. Còn Ngoại Trưởng Lavrov của Nga nói rằng vấn đề Bán Đảo Triều Tiên cần giải quyết bằng đường lối chính trị và ngoại giao.”
Nếu tàu Nga và Trung Quốc theo sát chiến hạm Mỹ như thế này thì khi hỏa tiễn Tomahawk khai hỏa, họ chỉ cần bấm “tít” một cái thì Bắc Triều Tiên đã biết để đề phòng hoặc đánh trả.
-AP ngày 18/4/2017: “Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cuối cùng đã đạt được tham vọng gia tăng quyền lực sau cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/4/2017 đã cho ông quyền cai trị đất nước. Nhưng sự thành công không phải là không có giá. Chiến thắng của ông khiến đất nước chia rẽ nặng nề và gia tăng căng thẳng với các đồng minh NATO trong lúc các nhà giám sát quốc tế và đảng đối lập nói rằng có rất nhiều trường hợp bất hợp lệ.” Tổng Thống Donald Trump đã chúc mừng Ô. Erdogan nhưng bị tờ New York Post chỉ trích,
“ Không một tổng thống nào lại chúc mừng chiến thắng của một nhà độc tài” (No president should congratulate a tyrant on victory)
Như một căn bệnh truyền kiếp từ ngàn đời nay, lãnh đạo nào cũng muốn gia tăng quyền hạn, thâu tóm quyền lực, muốn quyết định của mình không có ai ngăn cản, không ai chống đối…như ông vua vậy. Thâu tóm quyền lực, dù làm tốt cho đất nước cũng là sai trái chứ đừng nói tới làm bậy. Mà thâu tóm quyền lực có nghĩa là độc tài. Thâu tóm quyền lực thể hiện qua các hình thức: Dùng sắc luật, sắc lệnh để cai trị thay vì các đạo luật do quốc hội ban hành. Khi đó quốc hội trở thành bù nhìn, dân biểu trở thành “gia nô’, “nghị gật”. Sắc luật về an ninh được ban hành không phải để bảo vệ đất nước mà để đàn áp báo chí, đảng đối lập và tiếng nói của người dân. Khi đó nhà tù sẽ giam giữ toàn những người tốt, những người có lòng với đất nước. Chưa từng thấy nhà lãnh đạo nào thâu tóm quyền lực mà làm tốt cho đất nước bao giờ. Cuối cùng, có lẽ Ô. Erdogan cũng sẽ đi vào vết xe đổ của các nhà độc tài khét tiếng trên thế giới. Tin mới nhất cho biết Ô. Erdogan vừa ra lệnh bắt giam hơn 1000 viên chức cảnh sát, sa thải 4000 công chức trong đợt thanh trừng lớn lao nhắm vào những người nghi ngờ có dính líu tới giáo sĩ Fethullah Gulen mà Ô. Erdogan cho rằng đã âm mưu thực hiện cuộc đảo chính vùa qua.
Một lãnh đạo tốt là lãnh đạo biết tham khảo với quốc hội và lắng nghe tiếng nói của người dân và nhất là có khả năng thuyết phục quần chúng. Mà khả năng thuyết phục quần chúng chính là thành quả phục vụ đất nước. Khi đã phục vụ đất nước rồi thì lãnh đạo trở thành “phụ mẫu chi dân” tức “cha mẹ dân”. Khổng Tử dạy rằng, “Dân chi sở ố, ố chi. Dân chi sở hiếu, hiếu chi. Xử chi bỉ, dân chi phụ mẫu.” tức là, “Dân ghét cái gì thì mình ghét cái đó. Dân thích cái gì thì mình thích cái đó. Làm được như vậy là cha mẹ dân.” Dân ghét tham nhũng, bất công thì mình diệt tham nhũng, bất công. Dân thích được tự do đi lại, làm ăn buôn bán thì mình cho dân tự do đi lại, làm ăn buôn bán. Làm được như thế thì mình là cha mẹ dân, bảo gì dân cũng nghe. Lúc đó khỏi cần độc tài, khỏi cần thâu tóm quyền lực mà người xưa gọi là Thánh Đức hay Đức Trị. Đức Trị không có nghĩa là lãnh đạo phải ăn chay, tụng kinh niệm Phật mà là phục vụ đất nước bằng tấm lòng thành, không riêng tư, bè phái. Đức Trị cũng có nghĩa là luật pháp phải nghiêm minh, nhưng có nặng có nhẹ và không bao giờ để vợ con, đảng viên của mình phá nát luật pháp. Phá nát luật pháp là nguyên do của “thiên hạ đại loạn”. Cho nên thời đại của Thánh Đức là thời đại thái bình, thịnh trị. Một khi đã là lãnh đạo gương mẫu rồi thì khi về hưu, dù có muốn ở nhà tranh vách đất thì người dân cũng không cho. Họ sẽ kiến nghị với quốc hội để cấp cho lãnh đạo một căn nhà tương xứng để bảo vệ tính tôn nghiêm của chức vụ lãnh đạo quốc gia. Do đó, Thánh Đức khỏi cần tham nhũng, khỏi lo không có tiền dưỡng già. Người xưa nói, “Có đức mặc sức mà ăn” là như thế.
-AP ngày 19/4/2017: “Bộ tham mưu của Ô. Trump thông báo cho Quốc Hội biết Ba Tư đã tuân thủ những điều khoản của thỏa hiệp hạt nhân 2015 ký kết dưới thời Tổng Thống Obama và nói rằng Hoa Kỳ vừa giải tỏa thêm một số cấm vận nước Hồi Giáo này để hạn chế chương trình hạt nhân của họ.” Cũng theo AP, Ngoại Trưởng Tillerson nói rằng thỏa hiệp hạt nhân với Ba Tư là một thất bại tuy nhiên vẫn lưu giữ nó.
Như vậy sau hơn một năm đe dọa hủy bỏ thỏa hiệp và gia tăng cấm vận làm dấy lên lo ngại một cuộc đối đầu Mỹ-Ba Tư sẽ xảy ra, cuối cùng Ô. Trump cũng phải đi theo chiến lược của Ô. Obama. Ba Tư tuyên bố, nếu Hoa Kỳ đẩy Ba Tư vào con đường cùng, họ sẽ tiến hành chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử và khi đó cuộc chiến tranh Mỹ-Ba Tư sẽ xảy ra.
-CNN News ngày 20/4/2017: “Các giới chức quân sự Hoa Kỳ nhìn thấy bằng chứng là Hoa Lục đã đặt quân đội trong tình trạng sẵn sàng để đối phó với trường hợp bất ngờ tại Bắc Triều Tiên. Lực lượng không quân tấn công mặt đất, phi cơ ném bom có trang bị hỏa tiễn hành trình được đặt trong tình trạng báo động cao vào ngày 19/4/2017.” Trong khi đó, giới chức quân sự Hoa Kỳ cho hay Tổng Thống Putin đã điều động binh sĩ và vũ khí tới biên giới Bắc Triều Tiên giữa lúc tình hình mỗi lúc mỗi căng thẳng thêm. Thế nhưng Nga đã bác bỏ tin này. Theo AP ngày 24/4/2017, “Trong cuộc điện đàm với Tổng Thống Donald Trump, Chủ Tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi Hoa Kỳ tự chế trong khi đối phó với Bắc Triều Tiên. Ô. Tập Cận Bình cũng nói rằng Hoa Lục chống đối mạnh mẽ chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên vì nó vi phạm nghị quyết của Hội Đồng Bảo An LHQ và hy vọng các bên kiềm chế và tránh làm trầm trọng thêm tình hình. Đây là lần thứ hai Ô. Tập Cận Bình gọi điện thoại cho Ô. Trump.”
-Reuters ngày 21/4/2017: “Bộ Trưởng Quốc Phòng Fikri Isik của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết những cuộc thương thảo giữa Nga và Thổ đã bước vào giai đoạn cuối cùng để mua hệ thống hỏa tiễn phòng không
S-400 tối tân nhất của Nga. Tuy nhiên thỏa hiệp không phải vì thế mà được ký kết ngay.”
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao Thổ – một thành viên Ả Rập duy nhất trong khối NATO lại mua vũ khí của kẻ thù nghịch với NATO? Chẳng lẽ mua vũ khí tối tân này để chống lại Nga? Và Nga có điên khùng để bán vũ khí theo kiểu “gậy ông đập lưng ông” không? Vậy kẻ thù trong tương lai của Thổ là ai? Chắc chắn cũng không phải Syria vì không quân của Thổ dư sức áp đảo không quân Syria. Không còn nghi ngờ gì nữa, trong một tương lai rất gần có thể Thổ rút chân ra khỏi NATO hoặc Tây Phương trục xuất Thổ vì nhiều lý do. Khi đó NATO có thể trở thành kẻ thù của Thổ cho nên Thổ cần phải chuẩn bị ngay từ bây giờ. Nếu đúng như thế thì ô hô tình đời? Liên minh là vì lợi ích quốc gia. Nay lợi ích quốc gia thay đổi thì liên minh cũng chẳng cần thiết nữa. Vậy xin đừng hỏi tại sao. Có thể trong tương lai Thổ sẽ theo đuổi chính sách Trung Lập để tập trung phát triển đất nước thay vì đứng trong NATO để chống lại Nga, nếu Nga không chống Thổ.
-Newsweek ngày 21/4/2017:”Nga sẽ hỗ trợ Ba Tư gia nhập Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (Sanghai Coopertation Organization) – một liên minh về kinh tế và chính trị mới nổi lên do Trung Quốc đứng đầu và được coi như đối trọng với các tổ chức của liên minh Tây Phương (Mỹ và Âu Châu). Tổ chức này được thành lập năm 1996 có tên Shangai Five bao gồm Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajistan sau thêm Uzbekistan năm 2001 rồi Hồi Quốc và Ấn Độ năm 2015. Mục tiêu của tổ chức là hợp tác qua các lãnh vực quân sự, an ninh, kinh tế và văn hóa. “
-The Verge ngày 22/4/2017: “Theo Reuters, sáng sớm ngày hôm nay, phi thuyền chở hàng tự động của Trung Quốc đã thành công trong việc đậu vào/cặp vào trạm không gian Thiên Cung-2. Nhiệm vụ của Thần Châu 1 là như vậy và là một phần của chương trình nhắm hiện diện thường trực trong quỹ đạo trái đất.” Theo CNN ngày 23/4/2017, Hoa Lục đã qua được cuộc thử nghiệm cất cánh rất quan trọng của loại phi cơ phản lực lớn C-919 chở khách khiến Hoa Lục trở thành một trong những nhà chế tạo phi cơ dân sự lớn của thế giới. Theo USA Today ngày 26/4/2017, Hoa Lục vừa hạ thủy một HKMH trọng tải 50,000 tấn tự đóng lấy tại Cảng Đại Liên, chưa được đặt tên và sẽ tham gia lực lượng hải quân vào năm 2020. Đây là dấu hiệu cho thấy Hoa Lục gia tăng sức mạnh hải quân cho xứng với sức mạnh kinh tế hiện tại.”
Khi bạn có HKMH thì quốc phòng của bạn không còn ở thế phòng ngự nữa mà là ở thế tấn công hoặc can thiệp quân sự trên quy mô toàn cầu. Hiện nay thành tựu về khoa học không gian của Hoa Lục gần ngang ngửa với Hoa Kỳ và có thể qua mặt luôn cả Nga.
-UPI ngày 24/4/2017: “Chính quyền Libya được LHQ hỗ trợ vừa kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp khẩn cấp để tránh một cuộc nội chiến giữa lúc lực lượng vũ trang của những phe nhóm chính đang đánh nhau để giành kiểm soát một căn cứ không quân trọng yếu. Những cuộc giao tranh phát khởi ngày 12/4/2017 sau khi Thống Tướng Khalifa Haftar- người lãnh đạo khu vực phía đông nhưng có tham vọng lãnh đạo đất nước tấn công dân quân trung thành với Chính Quyền Hòa Giải Quốc Gia được LHQ (Tây Phương) hỗ trợ để chiếm căn cứ không quân Tamenhant.”
Đây là “di sản” của Ô. Obama thành lập liên minh, đem hàng không mẫu hạm tới đây để giết Ô. Gaddafi khiến đất nước Libya hỗn loạn như ngày hôm nay.
-Newsweek ngày 26/4/2017: “Một giới chức cao cấp của Thượng Nghị Viện Nga nói rằng Anh Quốc sẽ bị xóa sạch khỏi mặt đất khi Nga phản công để trả lời tuyên bố của bộ trưởng quốc phòng Anh Quốc Michael Fallon nói rằng Anh Quốc có thể dùng vũ khí nguyên tử để đánh phủ đầu (pre-emptive) Nga.” Thật kinh khủng quá! Lời lẽ của Anh giống hệt như Bắc Hàn vậy. Thôi thì cũng nên choảng nhau bằng vũ khí nguyên tử xem ai sống ai chết. Anh là một đế quốc khổng lồ đến nỗi “Mặt trời không bao giờ lặn trên nước Anh” đã tạo nên bao tội ác trên thế giới này, cũng nên lãnh một vài quả bom nguyên tử để cho biết chiến tranh và khổ đau như thế nào. Hoa Kỳ là “ông Trùm” về vũ khí nguyên tử mà cũng không tuyên bố hung hăng như thế. Anh chỉ là “cường quốc hạng nhì” chạy theo đuôi Hoa Kỳ sao lại tuyên bố hiếu chiến như vậy?
-Washington Post ngày 27/4/2017: “Trong chuyến công du Mạc Tư Khoa, Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe đã thảo luận với Tổng Thống Putin về những dự án cho những hòn đảo còn đang tranh chấp Kurin, từ đó có thể lót đường cho việc ký kết một hiệp ước hòa bình chấm dứt Thế Chiến II.”
-Reuters ngày 28/4/2017: “Tổng Thống Donald Trump nói rằng ông sẽ xét lại hoặc chấm dứt cái mà ông gọi là tự do ‘mậu dịch khủng khiếp’ (horrible free trade) với Nam Triều Tiên và Hán Thành phải trả 1 tỉ đô-la cho việc triển khai hệ thống lá chắn hỏa tiễn THAAD.”
Ô. Trump là một thương gia cho nên mọi chuyện đều phải tính toán bằng tiền chứ không còn “viện trợ cho không” (free) như trước đây nữa. Đối với Nam Triều Tiên, một tỉ đô-la chẳng ăn thua gì, nhưng đối với các nước nghèo thì quả là vấn đề khó khăn. Có lẽ rồi đây một số nước nhỏ, khi Mỹ đem quân hay đem vũ khí tới giúp thì cũng nên hỏi, “Sau này ông có tính tiền không? Và giá bao nhiêu để chúng tôi tính.”
-International Business Times ngày 28/4/2017: “Một thanh niên Saudi Arabia (tiếng Anh) – người không thừa nhận và chê bai nhà tiên tri Mohammad vừa bị kết tội tử hình. Các giới chức Ả Rập Saoudite (tiếng Pháp) theo dõi Ahmad Al-Shamri năm 2014 khi anh ta đưa lên hệ thống liên mạng toàn cầu một loạt những đoạn phim ngắn trình bày quan điểm của anh về nhà tiên tri này. Sau đó anh bị bắt và bị kết tội phỉ báng, truy tố ra tòa và kết tội tử hình vào Tháng Hai, 2015. Sau một thời gian dài kháng cáo, Tối Cao Pháp Viện đã y án tử hình vào ngày 25/4/2017.”
Kinh khủng quá! Không biết Hoa Kỳ có lên án hoặc cấm vận ông bạn đồng minh – một nước đã mua cả chục tỉ đô-la vũ khí của Hoa Kỳ vì vi phạm nhân quyền không? Chúng ta ngồi ở đây phê bình, chỉ trích Hồi Giáo rất dễ, nhưng tới các xứ Hồi Giáo mà chê bai Ô. Mohammad thì sẽ “không còn chỗ đội nón”. Ông Mỹ ơi! Dân chủ hóa các xứ Hồi Giáo khó lắm đó ông. Ngay như Thổ Nhĩ Kỳ, trong nhiều thập niên đã được Tây Phương ca ngợi như một quốc gia có nền dân chủ kiểu mẫu cho thế giới Hồi Giáo, nay đang trở thành một quốc gia độc tài.
Tình hình Syria:
-International Business Times ngày 17/4/2017: “Viện nghiên cứu vũ khí hàng đầu nói rằng hơi độc Khan Sheikhoun sử dụng tại Syria là dàn dựng, khiến nêu lên câu hỏi ai chịu trách nhiệm về vụ này. Giáo Sư Danh Dự Theodore Postol tại MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã đưa ra một loạt ba báo cáo để trả lời về khám phá của Tòa Bạch Ốc là Tổng Thống Bashar Al-Assad đã thực hiện vụ tấn công hóa học vào ngày 4/4/2017. Ông kết luận rằng chính quyền Hoa Kỳ đã không đưa ra được bằng chứng cụ thể nào là Ô. Assad phải chịu trách nhiệm và nói thêm rằng chắc chắn vụ nổ vũ khí hóa học này được thực hiện ở ngay mặt đất (chứ không phải do không kích).” (A leading weapons academic has claimed that the Khan Sheikhoun nerve agent attack in Syria was staged, raising questions about who was responsible.
Theodore Postol, a professor emeritus at the Massachusetts Institute of Technology (MIT), issued a series of three reports in response to the White House’s finding that Syrian President Bashar Al-Assad perpetrated the attack on 4 April. Trending: MIT expert claims latest chemical weapons attack in Syria was staged. He concluded that the US government’s report does not provide any “concrete” evidence that Assad was responsible, adding it was more likely that the attack was perpetrated by players on the ground.)
Ô. Trump, Bộ Quốc Phòng và CIA Hoa Kỳ nghĩ sao về bản báo cáo này? Cho nên chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên là ngay sau khi Hoa Kỳ tiến hành cuộc bắn phá vào phi trường Shayrat, cả Nga và Syria đều nói đây là một vụ dàn dựng giống như CIA dưới thời Ô. Bush Con nói Ô. Saddam Hussein cất dấu một kho vũ khí khổng lồ giết người hàng loạt. Một vài dân biểu thuộc Đảng Cộng Hòa cũng đã nghi ngờ cáo buộc của Ô. Trump vì cho rằng trên đà chiến thắng, Ô. Assad không có lý do gì và không có lợi gì khi dùng loại vũ khí này. Ngay cả Liên Hiệp Quốc cũng không hỗ trợ cáo buộc của Hoa Kỳ và đòi hỏi phải điều tra thêm. Tin tức sau cùng cho biết hai ngoại trưởng Lavrov và Tillerson đã đồng ý thành lập một nhóm điều tra khách quan về vụ này.
-CNN News ngày 18/4/2017: Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, Thượng Nghị Sĩ Raul Paul (Cộng Hòa) đã phát biểu như sau: “Quân đội Hoa Kỳ không thể hành động khinh xuất. Cần phải có nghiên cứu, tính toán, hành động hợp hiến…và dứt khoát phải có chiến thắng. Hai thập niên qua, chúng ta đã hành động như một ông cảnh sát điều khiển giao thông ở Trung Đông…nào là cấm vận, bỏ bom, lập vùng cấm bay, xâm lược, chiếm đóng, làm cảnh sát và bỏ tiền ra tái thiết. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ngày nay cần phải thay đổi lớn lao. Nó chỉ được hình thành khi đã đặt câu hỏi: Đây có phải là quyền lợi sinh tử của Hoa Kỳ không? Tổng Thống Donald Trump được bầu ra không phải vì chuyện nhỏ vì ông đã trách cứ bộ tham mưu của vị tiền nhiệm đã gây ra thảm họa chiến tranh và bất ổn ở Iraq. Ông đã đả kích quyết định của Obama và Clinton đã ra lệnh bỏ bom Libya và đẩy đất nước này vào hỗn loạn. Và Ô. Trump đã cảnh cáo, đúng như thế, Syria là một bãi lầy, đầy những cơ hội/nguy cơ sai lầm và hậu quả thảm khốc cho hòa bình thế giới. Trong nhiều năm, tôi đã chống lại cuộc can thiệp quân sự vào cuộc nội chiến ở Syria và tôi đã làm thế dưới các đời tổng thống Cộng Hòa và Dân Chủ…Hơn thế nữa, nước Mỹ không có quyền lợi gì trong cuộc chiến Syria. Không có gì bảo đảm/không rõ là phe phiến quân Hồi Giáo là người thay thế Assad có là bạn của chúng ta không. Tuy nhiên có điều chắc chắn/rõ ràng là 2 triệu người Thiên Chúa Giáo đang được Assad bảo vệ rất lo sợ nếu ông ta bị lật đổ.”
Ít ra trong Đảng Cộng Hòa cũng phải có một thượng nghị sĩ có cái nhìn như thế này, chứ không phải sốc nổi và hiếu chiến như hai “con diều hâu” John McCain và Lindsey Graham đòi bỏ bom Ba Tư và đem quân vào Syria.
-CNN News ngày 19/4/2017: “Hai giới chức quốc phòng Hoa Kỳ đã nói với CNN rằng chính phủ Syria đã đã chuyển phần lớn phi cơ chiến đấu tới căn cứ không quân thuộc Phi Cảng Quốc Tế Bassel Al-Assad do Nga kiểm soát ngay sau cuộc tấn công của Hoa Kỳ ngày 6/4/2017 để phòng ngừa một cuộc bắn phá khác của Mỹ.”
-AFP ngày 26/4/2017, “Hoa Kỳ bày tỏ lo lắng về việc Thổ Nhĩ Kỳ đã giết chết 28 chiến binh người Kurd (Kurdish People’s Protection Units) (YPG) ở Iraq và bắc Syria trong những cuộc không kích vốn là lực lượng được Mỹ cung cấp vũ khí, yểm trợ không quân để chống lại Nhà Nước Hồi Giáo.” Tin tức cuối cùng cho biết Mỹ đã giàn quân dọc biên giới Thổ-Syria để ngăn ngừa hai phe đồng minh của Mỹ giết nhau. Thế nhưng vào ngày hôm nay 30/4/2017, Tổng Thống Erdogan của Thổ tuyên bố Thổ sẽ tiếp tục những vụ oanh kích và yêu cầu Hoa Kỳ chấm dứt hỗ trợ cho lực lượng người Kurd mà Thổ coi đó là tổ chức khủng bố.
Tình hình Syria và đông bắc Iraq vô cùng phức tạp. Nếu lực lượng người Kurd mạnh lên qua mục tiêu chống Nhà Nước Hồi Giáo do Mỹ hỗ trợ thì bắc Syria sẽ trở thành một vùng tự trị tách rời khỏi Syria và nó sẽ là căn cứ địa cho lực lượng Kurdistan Workers’ Party (PKK) đang chống lại chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở phía nam. Cho nên nỗ lực của Thổ trong ba năm qua không phải là tiêu diệt ISIS mà là tiêu diệt sắc tộc người Kurd. Đôi khi Thổ còn thỏa hiệp với ISIS để nhóm Nhà Nước Hồi Giáo giết chết người Kurd dùm họ. Tình hình rối beng như thế thì Ông Trời xuống đây cũng không giải quyết được chứ đừng nói Ô. Trump. Thổ cũng là một nhân tố gây hỗn loản tại vùng này nhưng Anh, Pháp và Mỹ không biết phải làm sao vì vẫn muốn níu kéo Thổ ở lại NATO để đối đầu với Nga. Tình hình Syria lại càng thêm phức tạp khi Do Thái mới vừa phóng hỏa tiễn vào cơ sở quân sự ở Phi Cảng Quốc Tế Damascus nói là để ngăn chặn nguồn tiếp tế cho nhóm Hezbollah ở Li-băng.
Tình hình Biển Đông:
-AFP ngày 16/4/2017: “Giới chức quân sự Phi Luật Tân nói rằng họ sẽ tổ chức cuộc thao diễn quân sự hằng năm với Hoa Kỳ vào tháng tới, tái khẳng định cam kết với đồng minh, cho dù đang có mối liên hệ lạnh nhạt với Hoa Kỳ dưới thời Tổng Thống Duterte. Cuộc diễn tập 10 ngày là cuộc hợp tác đầu tiên mà Ô. Duterte đã có lần đề nghị ngưng và kêu gọi Hoa Kỳ rút binh sĩ ra khỏi Phi Luật Tân. “ Rồi vào ngày 20/4/2017, Phi Luật Tân lại cho phép tàu chiến Nga ghé thăm và Nga đang nhắm tới những thương lượng về quốc phòng và hạ tầng cơ sở. Tổng Thống Duterte đã lên thăm chiến hạm này và nói rằng, “Người Nga đi với tôi. Tôi không có gì phải sợ cả.” (The Russians are with me, I shall not be afraid)
Qua hành động này ai dám nói Ô. Duterte điên khùng? Rõ ràng Ô. Duterte theo đuổi chính sách “đu dây” giống hệt như Việt Nam để bảo vệ quyền lợi của đất nước, đi với Hoa Kỳ nhưng không gắn bó với Hoa Kỳ và giao hảo với tất cả các quốc gia trên thế giới. Đó cũng là khuynh hướng chung của Đông Nam Á bây giờ. Mình là nước nhỏ tại sao phải thù nghịch với các nước lớn? Hãy để các nước lớn “choảng” nhau. Dính vào thì từ chết tới bị thương, theo phe nào cũng chết. Hãy độc lập, tự chủ để từ từ phát triển đất nước. Nhận viện trợ cũng là một hình thức của nô lệ. Nước nhỏ muốn sống yên thì phải “khôn” mà Lão Tử gọi là “biết”. Không biết, không tỏ tường mọi vấn đề thì lãnh đạo sẽ đưa đất nước tới diệt vong. Ấn Độ là một đại cường nhưng chưa đủ sức “tranh thiên hạ” với Nga, Mỹ và Tàu cho nên từ thời Thủ Tướng Nehru tới giờ đều theo đuổi chính sách Trung Lập. Đó là lẽ sống còn và khôn ngoan của Ấn Độ.
-The Economist ngày 20/4/2017: Trong bài báo nhan đề “Việt Nam dùng căn cứ hải quân cũ (Cam Ranh) để kết thêm bạn mới” (Vietnam uses an old naval base to make new friends) tác giả viết, “Trên lý thuyết Cảng Quốc Tế Cam Ranh mở ra hoàn toàn vì mục đích thương mại, mở cửa cho bất cứ quốc gia nào sẵn sàng trả tiền để được bảo trì và tiếp liệu cho tàu bè. Nhưng nó cũng phục vụ cho mục đích chiến lược khác là gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới một Trung Quốc đang trỗi dậy và bành trướng, nó cho phép Việt Nam tăng cường mối liên hệ quân sự và có nhiều nhiều nhóm bạn khác nhau thuộc nhiều quốc gia khác nhau.” (In theory it is (Cam Ranh) a purely commercial venture, open to the ships of any country willing to pay for the maintenance and refuelling it provides. But it also serves a strategic purpose: sending a defiant message to a resurgent and expansionist China by allowing Vietnam to strengthen military ties with an increasingly diverse group of countries.)
Lịch sử chứng tỏ một nước nhỏ dễ bị tấn công, lật đổ hay bắt nạt nếu nó cô lập và không có “đại ca” đỡ đầu. Một chính sách ngoại giao đa phương, ai cũng giao hảo tạo nên thế mạnh chính trị rất lớn. Việc các tàu chiến của Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan và các nước Đông Nam Á thường xuyên ghé thăm Cam Ranh gây trở ngại cho Hoa Lục nếu Hoa Lục có ý định tấn công Việt Nam bằng hải quân. Dĩ nhiên Hoa Lục rất khó chịu với chiến lược này của Việt Nam nhưng cũng chẳng làm được gì cả.
-AP ngày 22/4/2017: “Hoa Lục cố gắng ngăn chặn chiếc máy bay chở Bộ Trưởng Quốc Phòng Phi Luật Tân Lorenzana và 40 phóng viên ghé thăm Đảo Pag-asa (ĐảoThị Tứ) nhưng không thành công. Đảo Thị Tứ nằm cách Bãi Đá Chữ Thập (Subi Reef) 25 cây số do Trung Quốc chiếm đóng. Ô. Lorenzana nói rằng Phi Luật Tân sẽ xây một bến đậu và tân trang lại phi đạo đã quá cũ.
Nhận Định:
Theo The Hill ngày 20/4/2017, “Phó Tổng Thống Mike Pence cho hay Tổng Thống Donald Trump sẽ đi Việt Nam và Phi Luật Tân vào Tháng 11 để tham dự ba diễn đàn quốc tế. Tại trụ sở của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) Jakarta, Nam Dương Ô. Pence nói rằng Ô. Trump sẽ dự Thượng Đỉnh ASEAN-Hoa Kỳ, Thượng Đỉnh Đông Á tổ chức tại Phi Luật Tân, Thượng Đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Việt Nam (Đà Nẵng) vào Tháng 11. Ô. Pence cho biết thêm, Tổng Thống Donald Trump hy vọng sẽ làm việc với khối ASEAN về các vấn đề anh ninh, thương mại và tự do hàng hải tại Biển Đông.”
Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh cũng đã có mặt tại Hoa Thịnh Đốn, gặp gỡ Ngoại Trưởng Tillerson và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia McMaster, đồng thời chuyển thư của Ô. Trần Đại Quang mời Ô. Trump thăm Việt Nam nhân Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á -Thái Bình Dương (APEC). Ngoài ra cũng có tin Ô. Nguyễn Xuân Phúc- thủ tướng chính phủ Việt Nam cũng sẽ thăm Hoa Kỳ.
Những chuyển động cho thấy Việt Nam rất trân trọng với mối liên hệ Hợp Tác Toàn Diện với Hoa Kỳ và nhất là sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Biển Đông. Như vậy, việc hủy bỏ Hiệp Định TTP của Ô. Trump không làm thay đổi chính sách của Hoa Kỳ đối với Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng chứ không như những lời bàn tán trước đây. Theo New York Post ngày 21/4/2017: “Hai chính quyền Việt-Mỹ đã bày tỏ ý muốn xúc tiến thêm và tăng cường mối liên hệ mối liên hệ kể từ khi Ô. Trump thắng cử vào Tháng 11.” (The two governments have expressed desire to further promote ties and strengthen their relationship since Trump’s election win last November.)
Chúng ta nhớ lại những giây phút căng thẳng và lo âu của toàn thế giới sau khi nghe tin Ô. Trump thắng cử. Khác với Âu Châu, phần lớn chê bai và chỉ trích Ô. Trump. Còn Á Châu thì im lặng chờ đợi. Ô. Abe rất khôn ngoan, hối hả gặp Ô. Trump tại nhà riêng của Ô. Trump ở Nữu Ước dù Ô. Trump chưa tuyên thệ nhậm chức. Còn Ô. Nguyễn Xuân Phúc thì gọi điện thoại chúc mừng. Là lãnh đạo một nước nhỏ hoặc yếu hơn, mình không có quyền lựa chọn. Tổng thống Mỹ dù Đen, Đỏ, Trắng, Vàng, Xấu, Tốt…mình đều phải chơi thôi. Ông tổng thống Mỹ nào cũng có quyền chơi với ông này, hoặc cấm vận, lật đổ, o ép ông kia…vì Mỹ là “võ lâm chí tôn”, còn mình chỉ là “chưởng môn một bang phải nhỏ” thì phải nhẫn nhục và chịu đứng. Đó là sự thực đau lòng, nhưng phải biết. Trong lúc tranh cử, Ô. Trump nói toàn chuyện dễ sợ. Rồi sau khi nhậm chức lại ký lệnh rút lui khỏi hiệp định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thế nhưng tôi vẫn giữ quan điểm là trong lúc tranh cử Ô. Trump phải cường điệu và mị dân để kiếm phiếu. Nhưng khi đã ngồi vào ghế tổng thống rồi, ông phải có nhãn quan toàn cầu. Nếu ông chỉ tập trung vào “America First”, Nhà Nước Hồi Giáo, thỏa hiệp với Hoa Lục và bỏ rơi Đông Nam Á thì nước Mỹ tiêu vong. Đông Nam Á là chiến lũy cuối cùng để chiến tranh không nổ ra ngay trên nước Mỹ. Đó là lý do tại sao Ô. Trump tham dự diễn đàn thượng đỉnh tổ chức tại Việt Nam và Phi Luât Tân và Tháng 11 năm nay.
Thế nhưng chuyến đi của Ô. Trump không phải dễ. Ông phải nói thế nào để trấn an các quốc gia Đông Nam Á mà không làm mếch lòng “mối liên hệ tuyệt vời” (outstanding friendship) với Ô. Tập Cận Bình? Và ông phải mang theo bao nhiêu tỉ đô-la để viện trợ, đầu tư vào những quốc gia này hầu lấp đi khoảng trống vì hủy bỏ TPP. Ngoài ra, do ảnh hưởng quá lớn của Hoa Lục tại Đông Nam Á, không phải tất cả các quốc gia trong vùng đều hoan nghênh ông. Theo tôi khuynh hướng có thể phân chia ra như sau:
-Thái độ ân cần và hoan nghênh: Việt Nam và Tân Gia Ba.
-Thái độ bình thường: Mã Lai, Nam Dương, Miến Điện, Brunei.
-Thái độ lạnh nhạt: Thái Lan, Lào và Kampuchea.
-Còn Phi Luật Tân thì bất thường, chưa biết thái độ như thế nào.
Đây là chuyến đi đầy khó khăn của Ô. Trump và khó khăn hơn cả Ô. Obama chứ không phải chuyện chơi. Theo RFI ngày 29/4/2017, “Tại cuộc họp thượng đỉnh ở Manila, thủ đô Philipines, các lãnh đạo ASEAN đã đạt được một bản tuyên bố chung trong đó có nêu lên vấn đề Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông và quân sự hóa các đảo này, mặc dù Bắc Kinh đã nỗ lực gây tác động để gạt bỏ những vấn đề đó ra khỏi văn kiện của ASEAN.” Đây là một dấu hiệu đáng mừng.
Có lẽ rồi đây chiến lược của Ô. Trump tại Biển Đông cũng vẫn chỉ là gửi tàu chiến tới, thường xuyên tuần tra để “Tái Cân Bằng Lực Lượng” (Rebalance Power) giống hệt như Ô. Obama chứ chẳng có gì khác. Còn chuyện giữ gìn, tranh chấp biển đảo thì Việt Nam và Phi Luật Tân phải lo liệu lấy vì Mỹ không đứng về phe nào. Thế nhưng với bản tính bất thường, nay rày mai khác của Ô. Trump, không ai biết tương lai thế giới đi về đâu. Chúng ta chờ xem.
(California ngày 30/4/2017)
Ô. Trump Bất Định hay Quyền Biến?
Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Năm ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:
Tình hình thế giới:
-Washington Post ngày 2/5/2017: “Một nhóm các nhà lập pháp thuộc lưỡng đảng đã thúc giục Bộ Trưởng Quốc Phòng Jim Mattis xem xét lại sự hỗ trợ của ông cho một cuộc tấn công sắp xảy ra của liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu, tấn công vào một thị trấn cảng trọng yếu Hodeida. Trong bức thư, các nhà lập pháp viết: Giữa thảm kịch nhân đạo thậm vô lý, nơi mà 19 triệu dân đang cần hỗ trợ khẩn cấp, chúng tôi căn cứ vào thẩm quyền do Hiến Pháp quy định để xác định quyền giám sát lớn hơn đối với sự can dự của Hoa Kỳ vào các cuộc xung đột và đòi hỏi một sự thảo luận công khai về sự tham dự của Hoa Kỳ vào cuộc nội chiến ở Yemen mà chưa bao giờ được Quốc Hội cho phép. Bức thư do 55 nhà lập pháp ký tên đã tới tay Tổng Thống Donald Trump và Bộ Trưởng Tư Pháp Jeff Sessions – nhấn mạnh rằng bất cứ một sự can dự trực tiếp vào Yemen phải được đưa ra Quốc Hội thảo luận và chấp thuận.” Theo tin tức mới nhất, cựu tổng thống Saleh liên minh với lực lượng Houthis chống lại chính phủ do Ả Rập Sê-út hỗ trợ nói rằng ông sẵn sàng đối thoại với chính phủ Ả Rập Sê-út để giải quyết cuộc nội chiến Yemen. Cuối tháng này Ô. Trump sẽ thực hiện ba chuyến công du tới Ả Rập Sê-út, Vatican và Do Thái. Để làm “dễ dàng” cho chuyến đi, Hoa Kỳ hứa bán 100 tỉ đô-la vũ khí cho Ả Rập Sê-út và đổi lại Ả Rập Sê-út sẽ đầu tư 40 tỉ vào hạ tầng cơ sở Hoa Kỳ. Thế mới hay đôi khi tình đồng minh, tình bạn, kể cả tình nghĩa vợ chồng nếu “cột” bằng đồng đô-la có lẽ bền chặt hơn. Chưa một nước nào mua nhiều vũ khí của Mỹ bằng Ả Rập Sê -út, kể cả vũ khí tối tân nhất. Một lần mua, số chi phí lớn hơn cả ngân sách quốc phòng của Nga 95 tỉ đô-la một năm. Đúng là ”Có tiền mua Tiên cũng được”.
-AFP ngày 2/5/2017: Xuất hiện trước diễn đàn của Ủy Hội Âu Châu. Bà San Suu Kyi- lãnh đạo trên thực tế của Miến Điện đã bác bỏ một quyết định của ủy ban nhân quyền LHQ đòi tiến hành cuộc điều tra về nghi ngờ cho rằng lực lượng an ninh Miến Điện đã chống lại sắc tộc thiểu số Hồi Giáo. Bà cho rằng quyết định chỉ làm chia rẽ thêm hai cộng đồng chứ không giúp giải quyết vấn đề. Hiện nay Bà San Suu Kyi đang bị các người ngưỡng mộ và ủng hộ mô tả bà là nhà độc tài, không thèm lắng nghe ai và đối xử với thuộc cấp như cô giáo với học trò.
Âu cũng là thói thường. Giữa một người đấu tranh cho nhân quyền bị giam cầm tại nhà (house arrest) và nay trở thành tổng thống trong thực tế hoàn toàn khác nhau. Giữa một cô Kiều làm “con ở” Hoa Nô trong nhà Hoạn Thư và cô Kiều ngồi bên Từ Hải với tư cách của một “bà lớn” có thể trở thành mẫu nghi thiên hạ, hoàn toàn khác nhau. Giữa một Tây Thi – cô gái giặt lụa ở Bến Trữ La với một Tây Thi được Ngô Phù Sai sủng ái. Ai ngu dại không biết mà nhắc lại quá khứ nghèo hèn ngày xưa thì coi chừng “tru di tam tộc” đó nghe. Muôn đời, quyền thế, sự thành công về tiền bạc, tăm tiếng sẽ làm cho con người trở nên “vĩ đại” (grandiose).
-Tổng Hợp ngày 4/5/2017: “Nomehi 23 tuổi- con gái của Gonzales – là công dân Hoa Kỳ duy nhất bị giết trong những vụ nổ súng vì tôn giáo quá khích và đánh bom tự sát tại Paris. Giờ đây Gonzales đâm đơn kiện ba công ty khổng lồ này đã hỗ trợ cho việc tuyên truyền cho quân khủng bố tức nhóm ISIS tại Iraq và Syria. Theo đơn kiện tại tòa, Gonzales tin rằng ba đại công ty nói trên đã biết và cho phép nhóm khủng bố tuyển người, quyên tiền và phổ biến các tin tức của họ. Nếu không có các diễn đàn Twitter, Facebook và Youtube (Google) thì Nhà Nước Hồi Giáo (ISIS) không thể lớn mạnh ghê gớm như những năm vừa qua và biến thành một nhóm khủng bố đáng sợ trên thế giới. Sự hỗ trợ cần thiết và quan trọng này là dụng cụ khiến ISIS nổi lên và đã tiến hành hàng loạt những vụ tấn công khủng bố bao gồm cả cuộc tấn công ngày 13/11/2016 tại Paris khiến 125 người chết trong đó có cô con gái Nomehi Gonzales.”
Nếu nói ba đại công ty này biết trước và cho phép các nhóm khủng bố loan truyền tin tức, tuyển người, quyên tiền và tổ chức tấn công khủng bố thì không đúng. Thế nhưng ba diễn đàn toàn cầu khổng lồ này “vô tình” trở thành khí cụ hữu hiệu cho sự sống còn và phát triển của các nhóm khủng bố. Hầu hết các diễn đàn trên hệ thống liên mạng toàn cầu ngày hôm nay đã trở nên một thứ gì đó vô cùng nguy hiểm. Thay vì là một mạng lưới thông tin, chia xẻ tin tức tốt lành…nó trở thành một thứ “đấu trường” ngày đêm tràn ngập thư chui vào tận nhà để bỏ thuốc độc, tung tin giả, ngụy tạo hình ảnh giả, chia rẽ, chống đối lẫn nhau đưa tới thù hận và là phương tiện tốt nhất cho sự phát triển của bạo lực, dâm ô và khủng bố. Tin mới nhất ngày 12/5/2017 cho biết hai học sinh ở Tiểu Bang Utah đã dùng súng bắn vào đầu một cô gái 14 tuổi chỉ vì những hình ảnh và lời nói gửi lên Snapchat gây bực bội cho hai cậu. (A pair of schoolboys who allegedly shot a 14-year-old girl in the head because her Snapchat messages were annoying.) Hai cậu bé vị thành niên này sẽ bị xét xử như người lớn vì đầy đủ trí khôn để nhận định đúng-sai và đủ khôn ngoan để tiến hành cuộc thanh toán (1). Còn ở Việt Nam, trước đây, hai cô gái đón đường túm tóc, đánh tả tơi một cô gái khác chỉ vì những lời bình luận trên Facebook.
Đây là sự phát triển tột bực của “tự do ngôn luận” vì ai cũng có tiếng nói. Với một trang tin (website) ai cũng có thể trở thành chủ nhiệm, chủ bút, nhà bình luận, nhà tuyên truyền… Thế nhưng nó lại trở một thứ “tự do ngôn luận” vô tội vạ, vô trách nhiệm, dấu mặt, không biết người người viết, người đưa tin, người bình luận là ai…và đang gây thảm họa cho nhân loại. Ôi, chính sự thông minh của con người đang hủy diệt tất cả những gì tốt đẹp của con người. Biết làm sao đây? Nhà vật lý Stephen Hawking nói rằng chính cái nền “văn minh software” này sẽ hủy diệt lương tâm của con người.
-ABC News ngày 5/5/2017: “Một binh sĩ người nhái Hoa Kỳ chết cùng với hai binh sĩ khác bị thương trong một cuộc tấn công của nhóm Al-Shabaab tại Somalia là nhóm lớn nhất đang chiến đấu để lật đổ chính quyền Somalia để thành lập một quốc gia Hồi Giáo với giáo luật Sharia tại đây.”
Hiện nay Hoa Kỳ đã gửi khoảng 50 binh sĩ thuộc Sư Đoàn 101 Nhảy Dù tới làm cố vấn, huấn luyện và tổ chức hành quân chống khủng bố giúp chính quyền Somalia. Như vậy Hoa Kỳ đang can dự vào năm cuộc chiến: Iraq, Syria, Afghanistan, Yemen và Somalia.
Theo tôi nghĩ, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (ISIS) có thể bị tiêu diệt hoặc tan vỡ nhưng các tổ chức khủng bố thì không bao giờ có thể tiêu diệt được vì nó liên hệ tới xung đột sắc tộc, thánh chiến và đụng độ văn minh Tây Phương-Ả Rập. Chỉ cần bất cứ một chính quyền Trung Đông hay Phi Châu nào bất ổn chính trị vì xung đột sắc tộc, tham nhũng, đảo chính lật đổ v.v.. khiến đất nước mất kiểm soát – là các tổ chức khủng bố có cơ hội bắt rễ và phát triển ngay lập tức và khi đó Hoa Kỳ lại phải gửi quân tới giúp. Mới đầu chỉ gửi biệt kích, sau bộ binh, rồi tăng quân và rồi sẽ lún sâu thêm năm, mười năm nữa gỡ không ra.
-AP ngày 5/5/2017: Trong một bài viết nhan đề “Ở Ukraine, cảm nghĩ lớn dần rằng miền đông đã mất vào tay Nga” (In Ukraine, feeling grows that the east is lost to Russia) trong đó có những đoạn, “Leonid Androv là thợ điện ở Kiev, gia nhập quân đội Ukraine và trải qua một năm chiến đấu với quân ly khai tại đông Ukraine sau khi cuộc xung đột bùng phát năm 2014. Giờ đây, giống như đa số những người khác, anh chấp nhận vùng đất ấy đã mất vào tay Nga.” Rồi, “Sergi Garmash là một trong số 2 triệu dân đã phải rời bỏ nhà cửa ở miền đông Ukraine. Anh nói rằng hầu như Ukraine không còn gì tại Donetsk là nơi mà người dân đã dùng đồng tiền rúp của Nga, coi truyền hình Nga và cám ơn sự trợ giúp của Nga mà sống sót.” Bài báo kết luận, “Thế nhưng không một chính trị gia Ukraine nào dám công khai từ bỏ Crimea và vùng Donbass và chấp nhận đây là một phần lãnh thổ của Nga.”
Đúng như lời tiên đoán đất nước Ukraine sẽ tan nát khi nhóm chính trị gia có lập trường quốc gia quá khích, nghe theo lời xúi dại của CIA và Âu Châu tiến hành cuộc biểu tình khổng lồ để lật đổ Tổng Thống Yanukovych hầu xin gia nhập EU và NATO. Nhưng NATO và EU chưa đến, bán đảo Crimea đã mất về tay Nga và hai vùng Donetsk và Luhanks gọi chung là Donbass đứng dậy tuyên bố ly khai. Đã mất Crimea rồi nhưng các chính trị gia quá khích ở Kiev chưa biết sợ. Tổng Thống Porochenko thay vì dùng giải pháp chính trị để giữ người anh em Donbass ở lại với mình, lại dùng giải pháp quân sự, kêu gọi Mỹ và NATO đem quân vào. Cuộc chiến kéo dài ba năm với 10,000 chết nhưng cuối cùng vẫn không thể lấy lại vùng này. Trên thực tế, Donbass đang là một vùng hoàn toàn độc lập, nhưng về lâu về dài họ có thể trưng cầu dân ý sát nhập vào Nga. Như thế vĩnh viễn vùng đất này không bao giờ trở lại với Ukraine nữa.
Đây là bài học cho tất cả các nước nhỏ nằm bên cạnh một đại cường chớ có ngu dại liên minh với một đại cường khác ở xa để chống lại láng giềng của mình. Đó là nguyên tắc, hay một quy luật gọi là “Địa Lý Chính Trị” (Geopolitics). Nếu muốn sống yên, Ukraine muôn đời phải là một vùng trái độn, một vùng trung lập tức vừa chơi với Nga vừa chơi với Âu Châu và tuyệt đối không có quân ngoại bang đóng trên đất nước mình. Ngu dốt, không hiểu biết gì cả chỉ làm cho đất nước tan nát, tuy nói yêu nước nhưng thực tế lại là phản quốc. Nói một cách cụ thể và gần gũi nhất, Mễ Tây Cơ và Gia Nã Đại sẽ tan nát và chia cắt ra từng mảnh nhỏ nếu hai nước này liên kết với Nga hay Hoa Lục để chống Mỹ. Muôn đời Mễ Tây Cơ và Gia Nã Đại phải ngoan ngoãn nằm trong quỹ đạo của Mỹ. Nói độc lập tự chủ là nói cho vui vậy thôi. Ngày mai tổng thống Mễ Tây Cơ mời Ô. Putin hay Ô. Tập Cận Bình tới thăm thử coi phản ứng của Mỹ như thế nào?
Muốn lãnh đạo một đất nước, trước hết phải biết đất nước của mình nằm ở đâu? Láng giềng của mình là ai? Đất nước có nằm trên một hải lộ chiến lược không? Hay một vùng mà các đại cường đều muốn tranh giành để phòng thủ hoặc bành trướng ra ngoài? Rồi còn phải biết tình hình thế giới bây giờ ra sao? Ai đang là các “ông kẹ” có khả năng khuynh đảo toàn cầu về cả quân sự lẫn tài chính. Các liên minh kinh tế, tài chính, quân sự mới hình thành là gì và có ý nghĩa gì? Ai sẽ là người đỡ đầu cho mình? Ai sẽ là đồng minh chiến lược của mình? Sức mạnh quân sự của mình bao nhiêu? Và còn rất nhiều điều phải “biết” nữa. Nếu không “biết” mà mưu đồ “lãnh đạo” sẽ đưa đất nước tới thảm họa và chính mình sẽ mang họa “sát thân”…cuối cùng là phản quốc chứ không phải yêu nước.
Muốn lãnh đạo và thực sự yêu nước, điều tối quan trọng vẫn là tránh không để đất nước dính líu vào bất cứ một cuộc chiến tranh nào. Chiến tranh một năm, mười năm chưa hồi phục. Chiến tranh tàn phá đất nước, nhân tâm ly tán, cô nhi quả phụ, tử sĩ…sẽ là gánh nặng về cả các mặt vật chất và tinh thần kéo dài. Cứ thử nhìn xem các nước như Iraq, Syria, A Phú Hãn, Libya, Yemen…bao giờ mới hồi phục , cả về cả kinh tế lẫn tình người. Xin nhớ, chiến tranh sẽ xé nát lương tâm của con người. Nếu là thánh chiến hay nội chiến thì hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc.
Nhìn vào bản đồ thế giới chúng ta thấy Việt Nam, Lào, Thái Lan và Miến Điện là láng giềng nhưng cũng là “Vùng Trái Độn” tức “Vùng An Toàn” của Hoa Lục. Nếu một trong 5 quốc gia này lọt vào vòng ảnh hưởng quân sự của Mỹ tức có căn cứ quân sự Mỹ thì Trung Quốc lâm nguy. Khi đó, bằng mọi giá Hoa Lục sẽ quậy nát bấy các quốc gia này giống như Nga đang làm ở Ukraine. Do đó nếu muốn sống yên, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Miến Điện phải cân bằng được ảnh hưởng giữa Hoa Lục và Hoa Kỳ. Đó là thực tế chính trị của thế kỷ này. Còn thế kỷ tới sẽ tính sau.
-AP (Puerto Rico) ngày 5/5/2017: “Puerto Rico sẽ đóng cửa 184 trường học công lập để cứu vãn cả trăm triệu Mỹ Kim giữa cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề đã khiến một làn sóng người tràn vào đất liền (Hoa Kỳ) trong thập niên qua. Khoảng 27,000 học sinh sẽ được di chuyển đi đến một nơi nào khác vì trường học của các em sẽ đóng cửa vào cuối Tháng Năm.” Puerto Rico là lãnh địa hải ngoại của Hoa Kỳ, có quyền bầu cử thống đốc, quốc hội nhưng lãnh đạo tối cao là tổng thống Hoa Kỳ.
-International Business Times ngày 9/5/2017: “Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan kêu gọi thế giới Hồi Giáo gia tăng thăm viếng thánh đường mang tính biểu tượng Al-Aqsa ở Jerusalem nhằm bảo vệ bản sắc Hồi Giáo. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tỏ lời khinh miệt Do Thái và gán chính sách của quốc gia mà Do Thái Giáo là đa số – giống như Chủ Nghĩa Phân Biệt Chủng Tộc (Apartheid) của Nam Phi trước đây. Nói chuyện tại một cuộc hội thảo về Jerusalem ở Istanbul, Ô. Erdogan công kích những chương trình định cư của Do Thái tại Tây Ngạn và Jerusalem. Mỗi một ngày mà Do Thái còn chiếm đóng Al-Quds (Jerusalem của tiếng Ả Rập) là mối sỉ nhục của chúng ta. Nhân đó ông cũng cảnh cáo Hoa Kỳ chớ di chuyển tòa đại sứ Hoa Kỳ về Jerusalem mà phải có sự quân bình rất tế nhị về thánh địa này.” (2)
Trong khi Ả Rập Sê-út muốn liên minh với Do Thái để chống lại Ba Tư và hệ phái Shiite thì Thổ Nhĩ Kỳ lại nổi bật lên như một thủ lĩnh Hồi Giáo chống lại Do Thái. Nếu thật sự Thổ Nhĩ Kỳ muốn làm chuyện này thì Do Thái sẽ “mệt cầm canh” vì về mặt quân sự Thổ Nhĩ Kỳ rất mạnh mà lại đứng trong NATO. Liên Minh Bắc Đại Tây Dương có một điều khoản là – nếu một quốc gia hội viên bị tấn công- tức toàn liên minh bị tấn công. Do đó Do Thái sẽ không bao giờ dám dùng hỏa tiễn hay máy bay tấn công Thổ Nhĩ Kỳ.Theo Reuters ngày 21/4/2017, Bộ Trưởng Quốc Phòng Fikri Isik của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết những cuộc thương thảo giữa Nga và Thổ đã bước vào giai đoạn cuối cùng để mua hệ thống hỏa tiễn phòng không S-400 tối tân nhất của Nga có thể là để phòng ngừa một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Do Thái. Tình hình thế giới biến chuyển thật nhanh và thật bất ngờ.
-The Quint ngày 11/5/2017: “Thủ Tướng Modi của Ấn Độ đã thực hiện chuyến công du hai ngày tới Tích Lan để tham dự Ngày Quốc Tế Vesak (Tam Hợp: Phật Đản Sinh,Thành Đạo và Nhập Niết Bàn) là ngày lễ lớn nhất của hàng Phật tử và nói chuyện với cộng đồng Tamil gốc Ấn. Chuyến công du nhằm tăng cường mối liên hệ truyền thống giữa hai quốc gia giữa lúc Hoa Lục đang tìm cách xâm nhập vào đảo quốc này. Đây là chuyến thăm viếng thứ hai sau chuyến thăm vào Tháng Ba, 2015. Mặc dù là quốc gia theo Ấn Độ Giáo nhưng Ô. Modi lại muốn cùng chia xẻ gia tài chung của Phật Giáo với Tích Lan. Trong buổi lễ dâng hoa cúng Phật tại Seema Malaka Temple cùng với tổng thống và thủ tướng Tích Lan, Ô. Modi nói rằng, “Thách thức lớn đối với hòa bình thế giới bền vững hiện nay không nhất thiết là do mâu thuẩn giữa các quốc gia, đó là từ những suy nghĩ, dòng tư tưởng, các thực thể và phương tiện bắt nguồn từ sự hận thù và bạo lực.”
-AP ngày 14/5/2017: Cuộc hội thảo tại Bắc Kinh ngày hôm nay, tập trung vào sáng kiến Một Vành Đai, Một Trục Lộ của Ô. Tập Cận Bình quy tụ nguyên thủ từ 29 quốc gia và lãnh đạo các tổ chức toàn cầu bao gồm Liên Hiệp Quốc và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Dưới đây là một số trích dẫn lời phát biểu trong hội nghị liên quan đến dự án của Bắc Kinh làm sống lại Con Đường Tơ Lụa thuở xa xưa nối liền Á Châu, Âu Châu và Châu Phi bằng các dự án về hạ tầng cơ sở và giao thông:
-Bà Christine Lagarde (Thống Đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế): “Đây là sự nối kết văn hóa. Nó cũng là sự nối kết các cộng đồng làm phong phú thêm kinh tế và cải thiện đời sống của con người.”
-Tổng Thống Nga Putin: “Nghèo đói, hỗn loạn xã hội…chênh lệch phát triển của các quốc gia và toàn vùng…tất cả những thứ này tạo ra mảnh đất nuôi dưỡng khủng bố quốc tế, cực đoan và di dân một cách bất thường. Chúng ta không thể sống theo những thách đố này nếu chúng ta không vượt qua được sự bế tắc của phát triển kinh tế toàn cầu.”
-Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres: “Chúng ta chia xẻ quan tâm chung là kinh tế toàn cầu có thể phục vụ dân chúng toàn thế giới.”
-Matt Pottinger- Giám Đốc Đặc Trách Đông Á của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ: “Hoa Kỳ có nhiều đề nghị ở đây. Các công ty Hoa Kỳ có thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ có phẩm chất tốt cho dự án. Các công ty Hoa Kỳ đã có thành tích lâu dài và thành công trong sự phát triển hạ tầng cơ sở toàn cầu và Hoa Kỳ sẵn sàng tham gia dự án Một Vành Đai, Một Trục Lộ.”
Theo ý kiến của tôi, nếu “Con Đường Tơ Lụa Mới” hoàn thành, ngoài vấn đề giao thương, Hoa Lục có thể vận chuyển nguyên liệu chiến lược từ Phi Châu mà không cần thông qua các hải lộ quốc tế hiện nay hoàn toàn do Hoa Kỳ khống chế.
Tình hình Syria:
-AP ngày 5/5/2017: “Nga, Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý thiết lập Vùng Giảm Leo Thang/Vùng An Toàn được ký kết trên một phi cơ của Nga theo đó không quân của Ô. Assad sẽ ngưng các chuyến bay trên các vùng được quy định khắp lãnh thổ. Theo một phái đoàn của Nga, thỏa hiệp sẽ có hiệu lực vào ngày 6/5/2017 -là nỗ lực mới nhất nhằm giảm bạo động tại quốc gia Hồi Giáo này. Thế nhưng chưa ai biết chi tiết của thỏa hiệp như thế nào và viễn tượng của nó có vẻ ảm đạm.” Trong khi đó theo Reuters, phe phiến quân bác bỏ thỏa hiệp này và gọi đó là đe dọa cho sự toàn vẹn lãnh thổ và cũng còn ghi nhận Ba Tư như là một người đứng ra bảo đảm cho bất kỳ cuộc ngưng bắn nào. Theo Washington Post, thỏa hiệp vẫn cho phép các phe bảo đảm như Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ có quyền tấn công lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo và al-Qaeda có liên hệ với một vài nhóm phiến quân tại Vùng An Toàn. Và cả máy bay quân sự Mỹ cũng bị cấm trên vùng an toàn này.
-Los Angeles Times ngày 10/5/2017: “Một giới chức cao cấp của lực lượng người Kurd YPG tại Syria hoan nghênh quyết định của Tổng Thống Donald Trump trang bị vũ khí nặng cho lực lượng này và nói rằng nó sẽ chính thống hóa cho lực lượng để chuẩn bị tiến chiếm Raqqa- thủ đô trong thực tế của Nhà Nước Hồi Giáo nhưng phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng việc trang bị vũ khí này là không thể chấp nhận được.”
-AP ngày 11/5/2017: “Liên minh chống Nhà Nước Hồi Giáo do Hoa Kỳ dẫn đầu nói rằng lực lượng người Kurd đã chiếm được thị trấn quan trọng gần một con đập ở Syria trong tay của Nhà Nước Hồi Giáo làm suy yếu khả năng phòng thủ Raqqa- thủ đô trên thực tế của lực lượng ISIS.”
-Reuters ngày 13/7/2017: “Theo cơ quan truyền thông của chính phủ, quân đội Syria và đồng minh gần như đã chiếm trọn khu vực Qaboun ven biên của thủ đô Damacus sau hai tháng oanh kích và nã pháo không ngừng nghỉ vào vị trí của phe phiến quân khiến quân chính phủ hầu như kiểm soát hoàn toàn thủ đô.”
Tình hình Biển Đông:
-Washington Post ngày 11/5/2017: “Một giới chức Phi Luật Tân cho biết họ bắt dầu chuyển binh sĩ và đồ tiếp liệu tới Đảo Thị Tứ để chuẩn bị cho việc tân trang, kéo dài một phi đạo và xây dựng một bến đậu cho tàu bè.” Rõ ràng qua hành động này, Phi Luật Tân tuy hòa dịu với Hoa Lục nhưng cương quyết bảo vệ biển đảo của họ.
Nhận Định:
Theo tin Tổng Hợp ngày 2/5/2017: Trong khi Tổng Thống Doanld Trump nói rằng ông có thể rất hân hạnh gặp Ô. Kim Jong Un vào một thời điểm thích hợp thì Thượng Nghị Sĩ John McCain (Cộng Hòa) nói rằng lời tuyên bố của Ô. Trump rất đáng lo sợ và chỉ làm tăng uy tín cho nhà độc tài này.
Đồng ý là như thế, nhưng giả dụ trên cương vị tổng thống, Ô. McCain làm thế nào để giải quyết vấn nạn Bắc Triều Tiên đây? Làm thượng nghị sĩ có quyền phê bình, chỉ trích, đôi khi vô tội vạ. Còn làm tổng thống là giải quyết chuyện của đất nước. Vậy phải làm sao? Xét cho cùng chỉ có ba giải pháp: 1) Cấm vận mạnh mẽ hơn nữa? Xin thưa đã làm rồi. Chưa có một quốc gia nào trên thế giới bị cấm vận nghiệt ngã như Bắc Triều Tiên nhưng chế độ vẫn sống nhăn. 2) Dùng hỏa tiễn Tomahaw bắn phá các địa điểm nghi ngờ là cơ sở chế tạo vũ khí nguyên tử. Thế nhưng giải pháp này sẽ đưa đến chiến tranh nguyên tử. Bắc Triều tiên có thể bị san bằng nhưng Mỹ cũng có thể lãnh vài hỏa tiễn nguyên tử. Ô. McCain có dám làm không hay đứng ngoài tuyên bố vô trách nhiệm? 3) Khi đánh không được thì phải tìm giải pháp ngoại giao tức thương thảo. Mà muốn thương thảo thì phải tôn trọng người ta dù trong bụng mình không thích. Chẳng lẽ Mỹ cứ mãi lún sâu vào vũng lầy Bắc Triều Tiên? Năm cuộc chiến ở Trung Đông, cuộc chiến chống khủng bố và ISIS, Chiến Tranh Lạnh với Nga, tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á với Hoa Lục chưa làm Mỹ lo sợ và mệt mỏi sao? Trong lúc tranh cử, Ô. Trump hứa giải quyết cuộc chiến ở Trung Đông. Chưa chắc giải pháp của Ô. Trumg là xấu. Hãy cứ để ông làm. Khi ông chìa “cành ô-liu” ra với Bắc Triều Tiên thì chính nghĩa sẽ ngả về phía Mỹ. Nếu Ô. Kim Jong Un từ chối, lúc đó Mỹ có làm mạnh thì thế giới sẽ không có lý do gì phiền trách Mỹ. Theo tôi nghĩ Ô. Kim Jong Un sẽ chụp lấy cơ hội ngàn năm một thuở vì từ trước đến giờ không có ông tổng thống Mỹ nào chịu gặp Ô. Kim Chính Nhất và Ô. Kim Jong Un cả. Chính vì thế mà Thượng Nghị Sĩ Rand Paul (Cộng Hòa) nói rằng “Thật may mắn Ô. John McCain không phải là tổng thống”. Tin mới nhất cho biết hai phái đoàn Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ đã bí mật gặp nhau tại ngoại ô của thủ đô Oslo, Na Uy vào ngày 8/5/2017 và sẽ lại gặp nhau vào 9/5/2017. Và vào ngày 13/5/2017, Bình Nhưỡng nói rằng họ sẵn sàng gặp bộ tham mưu của Ô. Trump nếu thỏa mãn một số điều kiện. Ít ra cũng phải như thế chứ. Nếu có điên khùng thì cũng điên khùng vừa vừa thôi. Xin đừng “đùa giỡn” với Mỹ.
Rồi theo Reuters ngày 2/5/2017, “Tổng Tống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng Thống Nga Putin đã có cuộc điện đàm vào ngày hôm nay và là lần đầu tiên kể từ khi Hoa Kỳ bắn hỏa tiễn Tomahaw vào một phi trường Syria khiến tình hình trở nên căng thẳng và họ nói rằng cả hai muốn tìm kiếm một cuộc ngưng bắn cho cuộc nội chiến Syria. Bản công bố của cả Tòa Bạch Ốc lẫn Điện Cẩm Linh đều mô tả cả hai vị lãnh đạo đã có cuộc nói chuyện tích cực/khích lệ và bao gồm luôn cả vấn đề Bắc Triều Tiên và cuộc chiến chống các nhóm vũ trang Hồi Giáo khắp Trung Đông. Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Stuart Jones đặc trách Cận Đông Sự Vụ sẽ lên đường tham dự cuộc thảo luận về ngưng bắn tại Thủ Đô Astana của Kazakhstan.”
Dĩ nhiên đây chỉ là bước khởi đầu nhưng là dấu hiệu đáng mừng mà hai bên đã chờ đợi từ lâu. Nếu tiếp theo là cuộc họp của bộ trưởng ngoại giao hay quốc phòng của cả hai bên, thì chuyện thỏa hiệp hay hợp tác Nga-Mỹ có cơ may hình thành. Theo Washington Post, vào ngày 3/5/2017, trong buổi nói chuyện với nhân viên tại Bộ Ngoại Giao, Ngoại Trưởng Tillerson nói rằng sự sói mòn của hợp tác và tin cậy giữa hai cường quốc nguyên tử hàng đầu Nga-Mỹ là nguy hiểm và không thể chấp nhận được và Hoa Kỳ sẽ kiến tạo một đường lối xem có cách nào làm việc chung với nhau không.” Vào ngày 10/5/2017, Ô. Trump đã tiếp Ngoại Trưởng Lavrov của Nga tại Tòa Bạch Ốc. Trong cuộc họp báo cùng ngày tại tòa đại sứ Nga tại Hoa Thịnh Đốn, Ô. Lavrov nói rằng việc Nga nhúng tay vào cuộc bầu cử tổng thống chỉ là “lố bịch và giả tạo” tại một nơi có một hệ thống chính trị phát triển rất cao như Hoa Kỳ. Còn về mối bang giao giữa hai nước Ô. Lavrov nói rằng, “Hiển nhiên, chúng ta không thể nói hết mọi chuyện qua một đêm. Thế nhưng cả hai mong muốn hướng tới việc giải quyết những khác biệt và xung đột.”
Trong khi “bóng ma” của việc Nga can dự vào cuộc bầu cử tổng thống vẫn còn bị ám ảnh mà Ô. Trump dám có những chuyển động ngoại giao xích lại gần Nga. Cộng thêm với việc đề nghị gặp Ô. Kim Jong Un, dám mời thủ tướng Thái Lan, tổng thống Phi Luật Tân và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là những nhà lãnh đạo đang bị lên án là vi phạm nhân quyền viếng thăm Tòa Bạch Ốc, cho thấy Ô. Trump là người can đảm, dám làm những gì mà ông cho rằng đúng. Người ta cứ phê phán ông là con người bất định, nhưng so với Ô. Obama thì Ô. Obama cứng nhắc và dè đặt quá. Suốt nhiệm kỳ tám năm, Ô. Obama không giải quyết được những vấn đề trọng đại của nước Mỹ. Qua những hành động kể trên, trong lãnh vực ngoại giao, Ô. Trump tỏ ra linh động, quyền biến, bất chấp lý tưởng nhân quyền, miễn sao đem lại lợi ích cho đất nước. Thái Lan đã ngả vào tay Bắc Kinh. Phi Luật Tân đang hòa hoãn với Hoa Lục. Nếu Ô. Trump tiếp tục lên án tướng Prayut Chan-O-cha và Ô. Duterte về nhân quyền thì sớm muộn hai quốc gia này sẽ trở thành thù nghịch của Hoa Kỳ.
Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ là an ninh toàn cầu. Nó không thể bị lèo lái hay điều khiển bởi một số tổ chức nhân quyền. Cũng trong buổi nói chuyện với toàn thể viên chức ngành ngoại giao, Ô. Tillerson nói rằng, “Hoa Kỳ sẽ giảm nhẹ những quan tâm về nhân quyền trong một vài liên hệ với những quốc gia khác. Trong một số trường hợp nếu chúng ta điều kiện hóa những nỗ lực về an ninh quốc gia bằng cách buộc những quốc gia khác phải chấp nhận hệ thống giá trị của chúng ta thì có lẽ chúng ta không đạt được mục tiêu.” (The United States would de-emphasize human rights concerns in some of its interactions with other countries. In some circumstances, if you condition our national security efforts on someone adopting our values, we probably can’t achieve our national security goals.)
Được tiếng là “quán quân” bảo vệ nhân quyền nhưng mất hết đồng minh và bè bạn. Đó là thực tế đang diễn ra trên vũ đài chính trị thế giới ngày hôm nay. Nhân quyền và quyền lợi tối thượng của đất nước luôn luôn đối chọi nhau. Tự do của một cá nhân rất quý nhưng sự tồn vong của quốc gia lại còn quý hơn. Khổng Tử chuyên nói về Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín có thể là “Vạn Thế Sư Biểu” nhưng nếu ông lãnh đạo đất nước thì đất nước sẽ suy vong. Chính vì thế mà suốt thời Xuân Thu Chiến Quốc ông không được vua nào trọng dụng, lang thang hết chỗ này tới chỗ kia, cuối cùng trở về quê viết sách dạy học trò.
Chúng ta chờ xem những bước đi ngoại giao táo bạo của Ô. Trump đưa tới thành quả như thế nào. Một cách công bằng nhất, chúng ta chưa thể đánh giá sự nghiệp của một tổng thống qua 100 ngày làm việc mà phải là bốn năm hay tám năm.
(Califonia ngày 15/5/2017)
(1) Trước đây tại Miền Nam, thanh thiếu niên phạm tội sẽ được xét xử tại Tòa Án Thiếu Nhi. Nhưng tại Hoa Kỳ người ta xét xử theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Thí dụ: Năm, sáu tuổi cầm súng vô tình giết người thì khác. Còn ăn cắp súng rồi qua nhà hàng xóm bắn chết người sẽ bị xét xử như người lớn với tội sát nhân.
(2) Jerusalem là nơi mà ba tôn giáo Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo coi đây là Thánh Địa của họ.
https://vietbao.com/a267069/nhat-ky-bien-dong-cuoi-cung-o-trump-van-can-dong-nam-a
Tiếu lâm Liên xô
1. Hỏi: Sự khác nhau giữa báo Pravda (Sự thật) và báo Izvestia (Tin tức) là gì?
Đáp: Trong báo “Sự thật” thì không có tin tức, còn trong báo “Tin tức” thì không có sự thật.
2. Luật pháp Liên Sô bảo đảm quyền tự do ngôn luận. Nhưng nó không bảo đảm quyền tự do sau khi ngôn luận.
3. Hỏi: Điều gì là vĩnh cửu ở Liên Sô ?
Đáp: Những khó khăn tạm thời.
4. Hỏi: Tình trạng hỗn độn là gì?
Đáp: Chúng tôi không bình luận về nền kinh tế của đất nước.
5. Hỏi: Có đúng là nhà thơ Vladimir Mayakovsky đã tự sát hay không?
Đáp: Vâng. Đúng vậy. Người ta còn thu âm lại được những lời nói cuối cùng của nhà thơ: “Các đồng chí, xin đừng bắn.”
Mổ xẻ siêu quyền lực của Tập Cận Bình
dịch: Ngô Việt Nguyên/ Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Nguồn: Roderick MacFarquhar, “China: The Superpower of Mr. Xi”, New York Review of Books, 13/08/2015.[1]
Quá trình tập trung quyền lực của Tập Cận Bình
Trong gần một trăm năm tồn tại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tổng bí thư đương nhiệm Tập Cận Bình mới là người thứ hai được chọn lựa rõ ràng bởi các đồng nghiệp của mình. Người đầu tiên là Mao Trạch Đông. Cả hai người đều đánh bại các đối thủ, và do đó có được tính chính danh mà những người tiền nhiệm không có.[2] Vậy tại sao ông Tập lại được chọn?
Các tin đồn ở Bắc Kinh từ lâu cho thấy các vị lãnh đạo cao niên sắp từ nhiệm đã tìm kiếm một người thay thế trong thế hệ “thái tử Đảng”, nghĩa là con của những lãnh đạo cách mạng thế hệ đầu. Các “thái tử” được xem là có nhiều quyền lợi gắn với cách mạng hơn phần lớn mọi người, và vì thế họ sẽ là những người kiên định nhất trong việc bảo vệ quyền lực của Đảng.
Cha của Tập, Tập Trọng Huân, từng là một phó thủ tướng có uy tín, thành viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, và được biết đến với những quan điểm ôn hòa, nhưng ông làm mất lòng Mao vào năm 1962 và bị thanh trừng, rồi sau này được phục chức và nắm lại quyền lực sau khi Mao chết. Thế là Tập Cận Bình còn có thêm tính chính danh khác là “con cháu cách mạng” (born red), như Evan Osnos viết trong tờ The New Yorker.
Không thể chối cãi rằng những di sản này lý giải một phần cho sự tự tin rõ ràng của Tập. Nhưng một yếu tố khác có thể là sự rèn luyện mà ông đã trải qua khi còn là một thiếu niên, phải tự lo cho mình trước những đe dọa của Hồng Vệ Binh và sau đó lao động ở vùng quê trong 6 năm. Theo một tiểu sử chính thức, “ông đến làng khi còn là một thiếu niên ít nhiều mất phương hướng, và rời làng khi là một người đàn ông 22 tuổi với quyết tâm làm một điều gì đó cho nhân dân”. Khác với người tiền nhiệm Giang Trạch Dân, người được hưởng nền giáo dục trong khối Xô-viết và rồi thăng tiến thông qua sự nghiệp công chức trong ngành công nghiệp tương đối ổn định, và Hồ Cẩm Đào, người khởi nghiệp làm công chức trong ngành công nghiệp và rồi thăng tiến thông qua Đoàn Thanh niên Cộng sản, ông Tập không có những bao bọc như thế trong những năm đầu tiên. Lý lịch này có thể giải thích vì sao ông Tập chấp nhận nhiều biện pháp rủi ro sau khi trở thành Tổng Bí thư hơn Giang hay Hồ. Điều được công nhận rộng rãi trong giới am hiểu Trung Quốc là Tập Cận Bình là lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc từ thời Đặng Tiểu Bình, với xu hướng phát triển sự sùng bái cá nhân.
Tập không phải là người trội nhất trong số những người bằng vai phải lứa như Giang hay Hồ, mà ông trội hơn hẳn. Trong cuốn sách mới xuất bản gần đây Chinese Politics in the Era of Xi Jinping (Chính trị Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình), Willy Wo-Lap Lam, một nhà quan sát giới tinh hoa Trung Quốc kỳ cựu, giải thích rằng từ khi lên nắm quyền Tổng Bí thư vào năm 2012 và Chủ tịch nước vào năm 2013, Tập đã tập trung quyền lực vào tay mình đến mức phi thường. Ông thành lập và lãnh đạo Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ương, có thẩm quyền phụ trách quân đội, công an, và tất cả các cơ quan an ninh quốc gia và đối ngoại, đồng thời làm bí thư Quân ủy Trung ương, ví trí gắn liền với chức Tổng Bí thư của ông. Trong một nước đi chắc chắn sẽ cắt bớt quyền lực của nhân vật số hai của chế độ, thủ tướng Lý Khắc Cường, người được cho là điều hành nền kinh tế, Tập đã thành lập và lãnh đạo một Nhóm lãnh đạo Trung ương về Thúc đẩy Cải cách Toàn diện. Tập cũng nắm quyền lãnh đạo các nhóm lãnh đạo trung ương về ngoại giao, an ninh mạng và công nghệ thông tin.
Thật sự là Tập có thể được xem là quyền lực hơn cả Đặng nữa, mặc dù tác giả Lam không nói rõ như thế. Khi thúc đẩy cải cách, Đặng còn phải chịu xuống nước và len lỏi dưới áp lực của những đồng nghiệp cấp cao không mặn mà với cải cách. Mối đe dọa duy nhất của ông Tập là một thái tử Đảng khác là Bạc Hy Lai, nhưng ông này đã bị thanh trừng một cách thuận tiện bởi Hồ Cẩm Đào trong một vụ án màu mè liên quan đến việc vợ ông ta giết một người nước ngoài. Những đồng nghiệp của Tập trong Bộ Chính trị và Ban thường vụ, những người không được cân nhắc cho chức vụ cao nhất, được xem là bớt nguy hiểm hơn một ông Bạc từng rất lôi cuốn.
Đằng sau chiến dịch chống tham nhũng
Một nhiệm vụ vô cùng khó khăn mà ông Tập đặt ra cho mình là trấn áp nạn tham nhũng trong Đảng. Cả Giang Trạch Dân lẫn Hồ Cẩm Đào đều đã cảnh báo về những mối đe dọa xuất phát từ vấn nạn rộng khắp này. Theo như ông Hồ nói, thất bại trong việc trấn áp tham nhũng sẽ “như một cú đấm mạnh vào Đảng và có thể dẫn đến sự sụp đổ của Đảng và đất nước”. Tập cũng nói giống Giang và Hồ, rằng “giữ vững sự liêm chính và chống tham nhũng là điều quan trọng cho sự sống còn của Đảng và nhà nước”. Trong một dịp khác, ông noi theo Mao bằng cách trích lời một triết gia cổ đại “Nhiều mối mọt sẽ làm mục gỗ, và một vết nứt đủ lớn sẽ làm sập tường”. Nhưng khác với những gì Giang và Hồ đã làm để ngăn chặn tham nhũng, ông Tập đã phát động một chiến dịch rất lớn. Theo lời ông “Chúng ta phải thật quyết tâm chống tham nhũng…, bền bỉ trong nỗ lực chống tham nhũng cho đến khi chúng ta giành thắng lợi cuối cùng, chứ không đầu voi đuôi chuột.” Ông có thể sẽ hối hận vì đã hứa là sẽ không đầu voi đuôi chuột.
Ông Tập đã tuyên truyền về sự cần thiết của việc chống tham nhũng từ rất lâu trước khi ông trở thành lãnh đạo Đảng. Tại một hội nghị chống tham nhũng vào năm 2004, ông cảnh báo các quan chức: “kiềm chế vợ chồng, con cái, họ hàng, bạn bè và thuộc cấp, và thề là sẽ không sử dụng quyền lực cho lợi ích riêng”. Tập biết điều ông nói. Em gái Tập và gia đình bà đang thâu tóm những khoản đầu tư trị giá hàng trăm triệu đôla khi ông Tập đang thăng tiến trên con đường lãnh đạo, cho dù các phóng viên điều tra phương Tây không tìm ra bằng chứng nào cho thấy gia đình riêng của ông Tập liên quan trực tiếp dến những khoản đầu tư trên. Nhưng đây không phải là chuyện riêng lẻ trong giới lãnh đạo tối cao. Sau khi thủ tướng Ôn Gia Bảo nghỉ hưu vào tháng 3/2013, một nguồn tin phương Tây khác tường thuật rằng gia đình ông Ôn, chỉ tính mẹ, vợ, con và anh em, có tổng giá trị tài sản lên đến 2,7 tỉ đôla. Những bài báo điều tra của nước ngoài như vậy cần nhiều tháng nghiên cứu khó khăn, nhưng trong hàng ngũ tối cao của Đảng thì việc nắm rõ thông tin về tài sản của các lãnh đạo khác sẽ dễ dàng hơn.
Để đối phó với tham nhũng, ông Tập đã cất nhắc Vương Kỳ Sơn, một đồng nghiệp lâu năm mà ông Tập tin dùng trong nhóm 7 người của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, để điều hành Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương. Ủy Ban có nhiệm vụ truy tìm cả “hổ” lẫn “ruồi”, để đánh bật gốc tham nhũng ở mọi cấp độ. Vào năm 2014, nỗ lực của các nhà điều tra dưới quyền Vương đã dẫn đến hơn 71 ngàn quan chức bị trừng phạt vì vi phạm 8 quy định chống tham nhũng. Nhiều người chắc chắn mắc tội chỉ vì sống xa hoa bằng công quỹ, không hạn chế bữa tiệc xuống chỉ còn “4 món ăn và một món súp”, biện pháp truyền thống của Đảng nhằm kiềm chế chi tiêu. Nhưng hàng tá quan chức cao cấp đã bị cách chức, thậm chí trong một tỉnh, hàng ngũ của Đảng đã bị kỷ luật từ trên xuống dưới. Có thể xem thành tích lớn nhất của Ủy ban Kiểm tra là việc hồi hương 500 quan chức chạy trốn và thu hồi tài sản bất chính có giá trị lên đến 500 triệu đôla. Ông Vương mong có thể thuyết phục được nhiều quốc gia, trong đó có cả Mỹ, quốc gia mà Trung Quốc chưa ký hiệp định dẫn độ, hỗ trợ ông trong nỗ lực này.
Con hổ lớn nhất bị sa lưới đến thời điểm này là Chu Vĩnh Khang, một ủy viên thường vụ Bộ Chính trị cho đến khi ông ta phải nghỉ hưu vì lý do tuổi tác vào năm 2012. Ông ta từng phụ trách Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, cơ quan giám sát các bộ máy an ninh và thực thi pháp luật, trong đó có cảnh sát, dân quân và tình báo nội địa: đây không phải là một cá nhân có thể bị thanh trừng dễ dàng kể cả khi họ đã về hưu. Vì thế, trước khi bắt, Ủy ban Kiểm tra phải đánh bật gốc rễ của ông ta bằng cách bắt giữ những người thân cận với Chu trong các cơ quan cấp trung ương và cấp tỉnh mà ông ta từng điều hành. Tháng trước, Chu bị phạt tù chung thân, trở thành quan chức cao cấp nhất bị thanh trừng vì tham nhũng trong lịch sử nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Cho đến thời điểm này, hình như có một thỏa thuận “mang tình đồng chí” rằng các cựu thành viên của Ban Thường vụ được phép nghỉ hưu trong an bình, vì thế các quan chức cao cấp có thể hy vọng rằng Chu bị bắt vì lý do bè phái hơn là tham nhũng, vì ông ta từng ủng hộ Bạc Hỷ Lai, kẻ đối địch một thời của Tập Cận Bình. Trong trường hợp đó thì các cựu thành viên của Ban Thường vụ trước đây và trong tương lai có thể thở phào nhẹ nhõm. Nhưng nếu Chu không phải là con hổ cuối cùng mà là đầu tiên trong danh sách thì những lo lắng căng thẳng trong các cấp cao nhất của Đảng sẽ tăng lên. Các đồng nghiệp của Mao quá sợ ông ta nên không dám hợp nhất chống lại Mao và thậm chí còn rơi rụng dễ dàng trong Cách mạng Văn hóa: thêm vào đó, nếu họ hạ bệ Mao, người được xem như là Lenin và Stalin của cách mạng Trung Quốc, thì họ sẽ làm mất tính chính danh của ĐCSTQ. Ông Tập không có tầm cỡ đến mức đó, nên ông ấy cần sự can đảm nếu ông muốn tiếp tục săn hổ.
Như Mao trước kia, Tập dựa vào Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) làm hàng phòng thủ cuối cùng của mình. Một năm trước, mười tám vị tướng đương chức, trong đó có những tướng lãnh đạo các tổng cục của PLA, và bảy chỉ huy địa phương, hứa trung thành với Tập trong tư cách chủ tịch Quân Ủy Trung ương. Nhưng việc PLA công khai thể hiện sự trung thành với Tập là dấu hiệu của cả sức mạnh lẫn thế yếu. Mao không cần phải công khai chứng minh sự trung thành đến mức này. Và kể từ khi chiến dịch chống tham nhũng nhắm đến một số tướng lĩnh cao cấp, trong đó có một cựu phó chủ tịch Quân Ủy Trung ương và ủy viên Bộ Chính trị, các chức cao nhất mà một người lính có thể nhận được, những lời hứa này có thể được đưa ra như một cách để tránh bị vào tù. Vẫn còn chưa rõ mức độ trung thành của các vị tướng đến đâu nếu chiến dịch mở rộng điều tra đến thêm nhiều vị tướng nữa.
Diệt ruồi cũng đem đến nhiều rủi ro. Trong nhiều phương diện, đây là việc quan trọng hơn đả hổ. Người dân Trung Quốc có thể vui mừng khi một con hổ bị tiêu diệt, nhưng những con ruồi, những người cấp thấp hơn, có những hoạt động mang tính trấn lột ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Nếu tham nhũng trong 80 triệu Đảng viên rộng khắp như theo ngụ ý của các lãnh đạo Trung Quốc và như người dân Trung Quốc vẫn tin, thì hàng chục triệu người có thể liên quan.
Giả sử như 10 phần trăm đảng viên thông thường tham nhũng (chắc chắn đây là tính ở mức thấp), thì con số này đã lên đến 8 triệu người. Thêm tiếp các thành viên gia đình, những người cũng có thể được xem là tham nhũng như trường hợp của Ôn Gia Bảo cho thấy. Thêm vợ chồng, con số này tăng lên 16 triệu, thêm một đứa con, 24 triệu, thêm một người anh chị em, 32 triệu, và thêm vợ chồng người đó nữa, thế là có 40 triệu người đáng bị truy tố. Và đó chỉ là ở mức tham nhũng 10%. Tinh thần của Đảng viên sẽ sụp đổ song song với sự gia tăng sức mạnh tổ chức của Đảng như trong Cách mạng Văn hóa. Ngay bây giờ, các cuộc thăm hỏi bắt buộc tới các đồng nghiệp trong tù của các quan chức chắc chắn làm họ rất kinh sợ.
Phiên bản “cách mạng văn hóa” của ông Tập
Quả thực là ông Tập đang cố gắng tạo nên một cuộc cách mạng văn hóa. Nếu như Mao từng muốn cách mạng hóa giới lãnh đạo, Tập muốn họ trở nên ngay thẳng, bởi vì sự trong sạch đạo đức là rất quan trọng để giữ các đảng theo chủ nghĩa Marx trong sạch, và đạo đức liêm chính là một đặc điểm cơ bản giúp các quan chức không dính chàm, thật thà và liêm khiết. Trong thập niên 1980, các quan chức Đảng đi theo con đường “làm giàu là vinh quang” của Đặng Tiểu Bình và nhiều người trong số họ lạm dụng quyền hành để tham nhũng.
Trong thời của Mao, các quan chức được hướng dẫn là phải “phục vụ nhân dân”, nhưng Mao đã phản bội họ vì đã biến họ thành nạn nhân của Hồng Vệ Binh. Tham nhũng, bắt đầu vào thời của Đặng, nhưng bây giờ còn tệ hơn, được xem là sự đền bù cho những gì họ đã chịu đựng. Bây giờ Tập muốn rút lại quyền lợi đó của đảng viên. Liệu các đảng viên sẽ tuân theo hay sẽ tìm cách chống phá? Ảnh hưởng đến các đảng viên tương lai sẽ như thế nao?
Vấn đề trở nên khó khăn hơn vì ông Tập không có một hệ tư tưởng thuyết phục để lôi cuốn các Đảng viên. Ông đã tạo nên hình ảnh “giấc mơ Trung Quốc” (Trung Quốc mộng) và “trẻ hóa Trung Quốc” và theo một văn bản chính thức của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ thì “chúng ta đang nhanh chóng khơi dậy lòng nhiệt tình, công bố rằng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc cùng Giấc mơ Trung Quốc sẽ là chủ đề chính của thời đại chúng ta”. Nhưng giấc mơ Trung Quốc quá xa vời để “khơi dậy lòng nhiệt tình” trong những người mà giấc mơ riêng của họ là việc có thể mua được một căn hộ hoặc là con trai họ có một công việc tốt sau khi tốt nghiệp. Còn với “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”, khái niệm mà Đặng Tiểu Bình sử dụng để biện minh cho việc cất chủ nghĩa Marx lên giá, những người Trung Quốc có giáo dục đều biết rằng bản sao gần nhất chỉ có thể tìm thấy ở Singapore. Đài Loan có thể được coi là nền dân chủ mang đặc sắc Trung Quốc. Còn tư bản mang đặc sắc Trung Quốc? Là Hồng Kông. Còn Trung Quốc thì sao? 1,3 tỉ người mang đặc sắc Trung Quốc nhưng không có một tư tưởng để dỗ dành.
“Giấc mơ Trung Quốc” lẫn “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc” đều không phù hợp về mặt tri thức với chủ nghĩa Marx-Lenin, và chắc chắn là nó sẽ không khơi dậy lòng nhiệt tình như là tư tưởng Mao Trạch Đông trong thời đỉnh cao của nó. Chủ nghĩa Marx-Lenin, giống như Khổng Giáo, là một triết lý bao quát về nhà nước và xã hội, dẫn dắt các quan chức và đưa ra các quy định cho các gia đình. Đây là một chủ nghĩa nhằm gắn kết đảng viên với nhân dân. Nhưng mặc dù phần lớn giới lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố rằng chủ nghĩa Marx-Lenin vẫn là kim chỉ nam của họ, và Tập Cận Bình đề nghị nghiên cứu chủ nghĩa Marx trong các trường đại học, thực tế thì những tác phẩm của Paul Samuelson và những môn đồ của ông mới liên quan đến việc tìm cách xây dựng giấc mơ Trung Quốc hơn so với các tác phẩm của Marx và Engels. Hàng chục triệu người Trung Quốc tìm cách lấp khoảng trống tâm linh đã tìm đến một giáo lý phương Tây khác, đó là Thiên Chúa Giáo. Sự lan truyền của một tôn giáo phương Tây là một ví dụ điển hình của những vấn đề Tập đang đối mặt trong mục tiêu đẩy lùi các học thuyết phương Tây, cho dù Đảng vẫn tự tin rằng họ có thể hạn chế đạo với chính sách đánh đổ Thập Giá và đánh sập nhà thờ.
Bởi vì không có một hệ tư tưởng tích cực tầm cỡ, ông Tập buộc phải hành động tiêu cực, bằng cách liệt kê những chủ nghĩa ngoại bang là phải bị triệt hạ tận gốc. Theo một văn bản trọng tâm của Đảng, có tổng cộng 6 “xu hướng tư tưởng và hành động sai”, xuất phát từ phương Tây và được tán thành bởi những người bất đồng chính kiến, đó là: dân chủ theo hiến pháp, các giá trị toàn cầu, xã hội dân sự, chủ nghĩa tân tự do kinh tế, báo chí kiểu phương Tây, chống lại nguyên tắc là các phương tiện truyền thông và hệ thống xuất bản phải theo kỷ luật của Đảng, và vận động phủ nhận lịch sử, hay cố gắng làm suy yếu lịch sử của ĐCSTQ bằng cách nhấn mạnh những sai lầm trong thời của Mao.
Danh sách này không có gì quá bất ngờ trừ sự xác nhận mức độ mà “mở cửa” đã dẫn đến việc các tư tưởng phương Tây lan truyền trong người dân Trung Quốc. Nhưng mối lo ngại thứ 6, “phủ nhận lịch sử”, là một nỗi lo đặc biệt về việc ngăn ĐCSTQ đi vào vết xe đổ của ĐCS Liên Xô. Ông tin rằng sự mục nát bắt đầu ở Liên Xô khi lãnh đạo Đảng Nikita Khuruschev lên án Stalin vào năm 1956, qua đó chia lịch sử Liên Xô thành thời kỳ xấu (Stalin) và thời kỳ tốt (hậu Stalin).
Đối với ông Tập, sẽ là phủ nhận lịch sử nếu lên án thời kỳ của Mao, với việc coi nạn đói Đại Nhảy Vọt và Cách mạng Văn hóa – “những dấu tích tàn phá mà Mao để lại”, như Andrew Walder viết trong cuốn sách mới China Under Mao: A Revolution Derailed (Trung Quốc trong thời kỳ Mao: Một cuộc cách mạng bị trật bánh) – là xấu, vì Tập sợ rằng như vậy là bôi nhọ Mao, và như chân dung của Mao ở Thiên An Môn cho thấy, Mao Chủ tịch vẫn là người mang lại tính chính danh cho chế độ.
Làm sao để không đi vào vết xe đổ của Liên Xô?
Theo ông Tập, một lý do quan trọng vì sao Liên Xô tan rã và ĐCS Liên Xô sụp đổ là
Những lý tưởng và lòng tin của họ lung lay… cuối cùng, tất cả chỉ cần một lời nhỏ nhẹ của Gorbachev công bố Đảng Cộng sản Liên Xô giải thể, và thế là một đảng vĩ đại đã biến mất. Cuối cùng thì không ai trở thành một người đàn ông thực thụ, không ai dám kháng cự.
Ông Tập rõ ràng muốn các thành viên ĐCSTQ phải củng cố lý tưởng và lòng tin của họ và ông sẽ là “người đàn ông thực thụ” lãnh đạo sự kháng cự chống lại những tư tưởng phương Tây thâm nhập vào.
Điều mà Tập không công nhận là khi Gorbachev lên nắm quyền vào năm 1985, mục đích của ông là vực dậy Đảng và đất nước sau hai thập niên mục nát và trì trệ dưới thời Brezhnev. Ông tin vào chủ nghĩa cộng sản, nhà nước làm chủ, và kế hoạch hóa tập trung, có lẽ còn sâu sắc hơn cả Tập. Như Đặng Tiểu Bình, Gorbachev khởi động cải tổ (perestroika) và mở cửa (glasnost). Nhưng khác với Trung Quốc, bộ máy hành chính Liên Xô đã nắm quyền trong nhiều thập niên và chưa từng bị khủng bố và làm cho suy yếu bởi một cuộc cách mạng văn hóa. Perestroika bị chống đối mạnh mẽ, thậm chí ngay trong Bộ Chính trị. Glasnost trở thành con đường quan trọng hơn để thay đổi bộ máy Liên Xô. Những cuốn sách bị cấm lúc bấy giờ được xuất bản. Những nhóm không chính thức được tạo nên để ủng hộ perestroika. Dư luận xã hội trở nên quan trọng. Chế độ bị công kích công khai. Và dần dần Gorbachev trở nên quyết liệt hơn trong cố gắng gây sốc để đồng bào của ông thay đổi. Nhưng kết cục thì ĐCS Liên Xô giải thể và Liên Xô sụp đổ.
Tập Cận Bình cũng lo như Gorbachev đã từng trong việc thay đổi ĐCS ông lãnh đạo và để ngăn sự sụp đổ của nhà nước Cộng hòa Nhân dân. Ví dụ của Liên Xô chứng minh cho ông rằng glasnost không phải là hướng đi đúng. Với khoảng 500 cuộc biểu tình mỗi ngày ở Trung Quốc, với 60% trong số đó là bởi các quan chức địa phương “cướp đất”, việc mở cửa thêm nữa chắc chắn sẽ là bất cẩn. Ngược lại, đóng cửa trở nên chương trình hành động. Môi trường học thuật trở nên lạnh lẽo hơn thời Hồ Cẩm Đào. Thậm chí những người “tuýt còi” chống tham nhũng cũng bị trừng phạt. Ông Tập muốn một chiến dịch được trung ương quản lý, chứ không phải một cuộc loạn đả không rõ kết cuộc.
Thế là Tập đã lựa chọn phương thức perestroika của riêng mình. Thêm vào chiến dịch chống tham nhũng là việc cải cách nền kinh tế triệt để. Nhưng gần 40 năm sau khi kết thúc Cách mạng Văn hóa, các quan chức Trung Quốc đã lấy lại sự tự tin của họ. Chừng nào mà cải cách kinh tế bây giờ còn gây tổn thương đến lợi ích riêng của họ thì họ sẽ còn cố ý trì trệ. Những chính quyền địa phương không có hy vọng được tăng trợ cấp từ trung ương cũng ngày càng trở nên cứng đầu.
Cách mà trì trệ có thể xảy ra được khắc họa trong sự giận dữ của Thủ tướng Lý Khắc Cường đối với các bộ trưởng trong tháng 4 năm nay khi ông quở trách họ vì họ cho phép các quyết định của chính phủ bị mắc kẹt giữa các thuộc cấp (trong quá trình triển khai). Một lý do sâu xa hơn mà thủ tướng không nhắc đến có thể là sự miễn cưỡng không muốn thực hiện các sáng kiến vì lo sợ chiến dịch chống tham nhũng.
Nếu so sánh chiến dịch này với perestroika của Gorbachev, những mối nguy cho hệ thống trở nên rõ ràng. Gorbachev phải sử dụng những vũ khí của người yếu thế, đó là những trí thức tình nguyện trong hàng ngũ phóng viên, biên tập viên, nhà xuất bản và học giả. Ông Tập thì ngược lại, sử dụng một tổ chức Đảng trung ương uy quyền và lâu đời có thể trừng phạt bất kỳ tổ chức cấp tỉnh hoặc cấp bộ mà họ muốn. Trong Cách mạng Văn hóa của Mao, nạn nhân thường được lựa chọn ngẫu nhiên. “Cách mạng Văn hóa” của Tập thì không hề ngẫu nhiên, và bởi vì phần lớn Đảng được cho là tham nhũng, họ chắc chắn rất lo sợ khi một đoàn cán bộ nào đó thuộc Ủy ban Kiểm tra đến khu vực của họ. Theo nguyên tắc, không gì có thể cản trở các điều tra viên khỏi việc chỉ trích, cách chức và buộc tội một số hổ và ruồi đủ lớn để làm tê liệt ĐCSTQ.
Các lựa chọn tương lai
Rõ ràng là ông Tập không muốn như thế. Nhưng ông không có nhiều lựa chọn. Ông có thể từ từ giảm nhịp độ của chiến dịch chống tham nhũng, cho phép nó từ từ phai nhạt đi, chỉ đạo Vương Kỳ Sơn cử ít các nhóm điều tra hơn, và chỉ rượt theo những người vi phạm quá mức. Cùng lúc đó, ông có thể nói với giới tinh hoa rằng họ có thể giữ những gì họ có, nhưng từ giờ trở đi những trường hợp tham nhũng mới sẽ bị trừng phạt nặng nề. Cuộc săn hổ sẽ chấm dứt và những con ruồi sẽ bay đi an toàn. Ông Tập phải chịu mất mặt vì ông kết thúc chiến dịch theo kiểu “đầu voi đuôi chuột”.
Đấy chắc chắn không phải là một kết quả thỏa đáng. Người dân sẽ biết là những người giàu có và quyền lực lại trốn thoát một lần nữa. Họ sẽ coi chiến dịch đơn thuần là đấu đá bè phái ở cấp cao, vì họ đã để ý là chiến dịch của ông Tập đến bây giờ chưa nhắm đến các “thái tử Đảng”. Và họ sẽ tiếp tục biểu tình chống ruồi. Còn “giấc mơ Trung Quốc” sẽ bị coi là một trò hề.
Mặt khác, Tập có thể theo đuổi chiến dịch một cách mạnh mẽ, nếu không phải đến kết cục cay đắng cuối cùng, thì cũng ít nhất thêm một vài năm nữa. Những mối nguy lại rất rõ ràng: một cuộc đảo chính chống lại ông bởi những con hổ lo sợ, hay sự mất tinh thần ở những con ruồi và hàng ngũ của Đảng từ thấp tới cao, và giới tướng lĩnh sẽ ngưng ủng hộ khi họ tiếp tục bị đeo bám bởi Ủy ban Kiểm tra.
Hoặc là ông Tập sẽ cố lái sự chú ý đến chuyện khác bằng cách châm ngòi cho chủ nghĩa dân tộc bằng những nước đi khiêu khích ở biển Hoa Đông và Biển Đông hoặc là kết hợp chống tham nhũng với một chiến dịch mới có lợi cho nhân dân và quốc gia. Đây sẽ là cuộc tấn công nhắm vào thảm họa thứ ba mà ĐCSTQ đem đến cho dân Trung Quốc, đó là ô nhiễm môi trường, một thảm kịch mà tác hại sẽ còn lâu dài hơn nạn đói và Cách mạng Văn hóa. Vì những miếng đất bị lấy đi từ nông dân bởi các quan chức thường bị bán cho các ngành công nghiệp gây ô nhiễm, nên tham nhũng vẫn sẽ trong tầm ngắm. Và nếu ông Tập nắm ghế lãnh đạo Ủy ban Quốc gia mới về bảo vệ môi trường, thì cuối cùng sẽ có một cố gắng nghiêm túc để thanh lọc đất đai, không khí, và nguồn nước của Trung Quốc.
Roderick Macfarquhar là giáo sư nghiên cứu ngành lịch sử và khoa học chính trị tại Đại học Harvard.
Các tiểu mục do Nghiencuuquocte.net tự đặt.
——————
[1] Đây là bài điểm các cuốn sách: The Governance of China, by Xi Jinping, Beijing: Foreign Languages Press, 515 pp., $16.95 (paper); và Chinese Politics in the Era of Xi Jinping: Renaissance, Reform, or Retrogression? by Willy Wo-Lap Lam, Routledge, 323 pp., $145.00; $50.95 (paper).
[2] Trước Mao, các lãnh đạo được lựa chọn bởi các nhà hoạt động của Quốc tế Cộng sản ở Trung Quốc. Trong cuộc Vạn Lý Trường chinh, đại diện Quốc tế Cộng sản bị gạt qua một bên, và Mao trở thành lãnh đạo tương lai. Từ đó trở đi, những người nối nghiệp được Mao lựa chọn, thậm chí cả Đặng, mặc dù ông bị thanh trừng hai lần trong Cách mạng Văn hóa, được lựa chọn trong thực tế bởi Mao, vì Đặng được Mao phục hồi quyền lực khi Chu Ân Lai sắp mất, một tín hiệu cho mọi người thấy rằng Đặng là người duy nhất có khả năng điều hành đất nước. Sau Mao thì Đặng lựa chọn lãnh đạo. Hồ Cẩm Đào, người tiền nhiệm của Tập, là người cuối cùng mà Đặng chọn.
http://nghiencuuquocte.net/2015/09/09/sieu-quyen-luc-cua-tap-can-binh/
Toàn cầu hóa và kinh tế đối ngoại của Tổng Thống Trump
Nguyễn Bá Lộc
Chánh sách kinh tế đối ngoại của Hoa kỳ không thay đổi nhiều trong vòng 50 năm qua. Hoa kỳ là nước khởi xướng và yểm trợ Tòan cầu hóa (TCH). Toàn cầu hóa đã đem lại nhiều kết quả tốt cho nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Hoa kỳ. Nhưng TCH cũng đưa tới một số tiêu cực, một số khó khăn cho một số thành phần nào đó trong một số quốc gia.
Chủ trương và tiến trình TCH hay Hội nhập kinh tế toàn cầu là một vấn đề phức tạp. Nó không chỉ đơn thuần đầu tư và mậu dịch, nhứt là từ khi Sô viết và Đông âu sụp đổ và từ khi có xuất dạng của loại CS như Trung quốc. Trên thế giới có một mô hình kinh tế pha trộn giữa Tư bản chủ nghĩa và “Cộng sản biến dạng”, cọng thêm Dân tộc chủ nghĩa. Do đó trận chiến kinh tế càng phức tạp hơn. Một số nhà nghiên cứu cho rằng đã đến lúc cần có sự thay đổi nữa cho TCH.
Phản ứng mạnh mẽ và gần đây nhứt là từ tân TT Trump. Tân TT Hoa kỳ chủ trương xét lại chánh sách kinh tế đối ngoại, vì cho rằng sự hợp tác và mở rộng thế giới đã có bất công và bất hợp lý đã gây ra nhiều cái hại cho Hoa kỳ, nay cần cải sửa.
Chúng ta đều biết chánh sách kinh tế đối ngoại của Hoa kỳ có tầm mức quan trọng cho nền kinh tế toàn cầu, và cho các đồng minh về cả hai mặt kinh tế và chánh trị.
Trong bài nầy chúng tôi tóm lược diễn tiến của TCH và chánh sách mới về kinh tế đối ngoại của TT Trump.
I.Tóm lược Toàn cầu hóa (Globalisation)
Toàn cầu hóa (TCH) là một vấn đề lớn và quan trọng của thế giới. Phong trào TCH đem lại nhiều thành quả tốt hữu ích giúp cho sự tiến bộ nhiều mặt cho hầu hết các quốc gia trên thế giới trong hơn nửa thế kỹ qua. Tuy nhiên, nó cũng có một số bất lợi và gây nhiều tranh cải nhứt là trong những năm gần đây.
1. Diễn tiến Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa (TCH) là ý niệm của sự mở rộng và hợp tác nhiều quốc gia trên nhiều lảnh vực kinh tế. Trong quá trình khá lâu dài phong trào có một số biến cải cho thích nghi. Ý niệm nầy khởi đầu từ giửa thế kỹ 19 do Anh quốc khởi xướng. Phong trào được phát triển mạnh hơn sau đệ nhị thế chiến. Và rồi mở rộng nhiều hơn nữa trong khoảng 30 năm nay khi Liên sô sụp đỗ và khi nền kinh tế của các nước CS còn lại bị bế tắc. Nói chung TCH là chủ thuyết và chủ trương của nền kinh tế tự do, mở cửa và hợp tác giữa các chánh quyền và giữa các nhà tư bản bung ra khỏi biên cương của mình.
Các quốc gia có liên quan đến phong trào Hội nhập toàn cầu đều cảm thấy có lợi ít hay nhiều tùy điều kiện của mỗi nước và tùy khả năng vận dụng phong trào. Tuy nhiên bên cạnh cũng có một số bất lợi hay khó khăn.
TCH qua một khúc quanh đặc biệt khi Trung quốc chuyển hướng kinh tế sang mô hình kinh tế thị trường trong chế độ độc tài CS, trong đó có VN, và chủ trương Hội nhập kinh tế bằng mọi giá. Hơn 20 năm qua Trung quốc đạt mức phát triển cao bằng sự gian manh cố hữu.
TCH đã đưa tới sự việc nhiều công ty Mỹ ào ạt bỏ xứ đến đầu tư ở TQ, ở Ấn độ, ở Mexico…làm thất nghiệp ở Hoa kỳ gia tăng. Mặt khác hàng hóa tại các nước đó có giá rất rẽ đã tràn vào Mỹ. Nhập siêu của Mỹ đối TQ càng ngày cang lớn. Hoa kỳ với TT Trump thấy cần phải có sự thay đổi mạnh nếu không trận chiến càng kéo dài Hoa kỳ càng yếu thế. Kinh tế đi xuống thì chánh trị quốc tế đi xuống theo. Khi đó thế giới càng hổn loạn hơn nữa.
Trên bình diện quốc tế nhờ TCH kinh tế và lợi đầu người gia tăng. Ngoài đầu tư và mậu dịch còn nhiều hoạt động dịch vụ tài chánh, ngân hàng, bảo hiểm, chuyển vận, luật pháp gia tăng theo.
Trong hơn 50 năm qua TCH tiến tới và mở rộng thêm trong mô hình hợp tác đa phương hay song phương. Phong trào TCH được đẩy mạnh nhứt là trong thời kỳ TT Reagan của Hoa kỳ và Thủ tướng Thatcher của Anh quốc.
Chánh sách kinh tế đối ngoại của Hoa kỳ đi song song với sự bành trướng của “phong trào toàn cầu hóa” vào thập niên 1970. Những sáng kiến và thúc đẩy đầu tiên cho TCH là những Tổng thống và nói chung của đảng Cộng hòa. Từ TT Eisenhower của ý niệm và thúc đẩy đầu tiên, TT Regan đẩy sư hình thành WTO, và TT Bush ý kiến khởi đầu cho Hiệp định TPP và sau đó TT Obama xúc tiến.
Lảnh đạo Trung quốc bế tắc với nền kinh tế CS và đã “đổi mới”. Nhưng một mặt vẫn giử chế độ độc tài trong nước, một mặt dùng “chiêu” của Tư bản để đánh tư bản và chiêu dụ các nước nghèo và tham nhũng nhiều. TQ đã lợi dụng và lạm dụng tối đa phong trào TCH. TQ mở rộng đầu tư ngoại quốc, và xuất cảng thật nhiều hàng với giá thật rẽ.
2. Tóm tắt thành quả của Toàn cầu hóa
Sự thành công của TCH đã xác nhận chủ thuyết kinh tế tự do hay kinh tế thị trường đã thắng lợi và chủ thuyết kinh tế CS đã sụp đỗ. Nhưng khi “đổi mới” nền kinh tế CS của các nước còn lại, đặc biệt là Trung quốc, có tác động và ảnh hưởng nhiều về TCH.
Môt số thành quả TCH có thể tóm tắt sau đây:
*Về Chủ trương chung: Xóa bỏ biên cương kinh tế và giao dịch. Các nước tiến lại gần nhau. Mở rộng cửa. Bỏ hẳn hay bỏ phần lớn chủ trương “Cô lập- Isolationism”, bỏ chủ trương “Bảo hộ mậu dịch- Protectionism”
*Về Tổ chức quốc tế Để thực hiện chủ trương TCH nhiều quốc gia kết hợp thực hiện nhiều tổ chức kinh tế hay mậu dịch song phưng và đa phương. Như Tổ chức Mậu dịch quốc tế (từ Tổ chức Quan thuế biểu quốc tế GATT), APEC (Mậu dịch tự do Á châu Thái bình dương), NAFTA (Canada, Hoa kỳ và Mixico), Tổ chức hợp tác kinh tế ASEAN, Tổ chức kinh tế tài chánh của Cộng đồng Âu châu, Hiệp định TPP (Trans Pacific Partnership). Và có nhiều Hiệp ước song phương như Hoa kỳ với Nhật, với Nam hàn, với Colombia, với Peru, Vietnam; Việt Nam với Trung quốc, với Singapore, với Nhựt. Ngoài ra có những định chế quốc tế có hoạt động tích cực yểm trợ cho phong trào TCH như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển Á châu, Quỹ tiền tệ quốc tế, Tổ chức Lao động quốc tế, Tổ chức Nhân quyền và rất nhiều cơ quan về nghiên cứu, tư vấn, về thông tin, luật pháp.
*Về mặt Đầu tư ngoại quốc (FDI-Foreign Direct Investment). Sự chuyển dịch tư bản to lớn trong vòng 30 năm qua từ những nhà đầu tư của nhiều nước với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận nhiều hơn, nhờ công nhân rẽ, nguyên liệu dễ, và gần thị trường quốc tế lớn. Ngược lại các nước còn nghèo mở cửa, tạo điều kiện thuận lợi để đón nhận FDI từ khắp nơi.
Doanh nhân trong và ngoài nước có cơ hội trao đổi kinh nghiệm về quản lý, về kỹ thuật và về thị trương. Điều nầy tiết kiệm được nhiều công và của.
*Về mậu dịch tự do (Free Trade). Đây là mô hình và chủ trương của TCH. Hiệp định nào cũng qui định bỏ hạn ngạch và bỏ hay giảm quan thuế tối đa có thể là o% hay dưới 5% (nếu không có hiệp ước thì thuế nhập cũng từ 10% đến 30-50% tùy loại hàng). Giá hàng rẽ thì tiêu thụ tăng và sản xuất tăng. Nước nghèo tăng xuất cảng thì có thêm tiền mua nhiều hơn hàng từ nước có kỹ nghệ cao hay kỹ thuật cao.
Trong 50 năm kể từ 1955, khối lượng hàng hóa giao lưu trên thế giới tăng hơn 100 lần (từ $90 triệu lên $12,000 triệu mỹ kim, theo báo Finacial Times)
Từ sau thế chiến II, Hoa kỳ luôn là cường quốc số một về kinh tế. Hoa kỳ chiếm 11% khối lượng hàng giao dịch và 24% GDP thế giới. (Fiancial Times). Hoa kỳ là nước có tỷ phần lớn nhứt về đầu tư ngoại quốc trên thế giới.
*Về mức sống người dân khá hơn và xã hội được tốt hơn hầu hết trên thế giới. Nhờ phát triển kinh tế lợi tức người dân cao hơn. Nhờ những qui định quốc tế của Hiệp định mậu dịch các nước độc tài cơ cơ hội cải tiến phần nào Nhân quyền và Dân quyền.
* Về cải tiến giáo dục và khoa học kỹ thuật. Nhờ TCH nền giáo dục nhiều nước có cải tiến nhiều hơn và cùng chiều hướng vì tiêu chuẩn khoa học kỹ thuật, y học sinh học, luật pháp, quản trị, có những nguyên tắc và mẫu mực chung của thế giới.
3. Bất lợi và Trở ngại của TCH
Nói cách tổng quát có nhiều nhà kinh tế hay chiến lược gia cho rằng Mậu dịch tự do và Hiệp tác quốc tế về đầu tư ngoại quốc có lợi cho mọi nước. Tuy nhiên cũng có một số nhà nghiên cứu gần đây cho rằng cái lợi của TCH không đến đồng đều, có một số bất công.
TCH có vấn đề vì sự trổi dậy và sự cạnh tranh bá đạo của TQ. Nếu Hoa kỳ và các nước tư bản khác không cảnh giác hay chỉ vì cái lợi trước mắt rồi sẽ bị TQ tấn tới mạnh hơn để giành vị thế số một.
Cũng như do sự tiến bộ về khoa học và kỹ thuật, sẽ có hàng loạt loại người máy thay thế công nhân. Hoặc có những loại kỹ nghệ mới cần công nhân có chuyên môn mới.
Việc “chiêu hồi”các công ty Mỹ đã chuyển đầu tư ra ngoại quốc cũng không dễ dàng, vì cơ sở vốn liếng đã cấy lâu rồi các nước đó. Các nhà đầu tư bao giờ cũng nghĩ đến cái lợi trước hết.
Ngay tại một số nước nhận FDI cũng có khó khăn như thành phần nông dân.
TCH có làm cho kinh tế các nước gia tăng, nhưng phần lớn lợi vào túi các nhà tư bản lớn, người nghèo vẫn không khá hơn bao nhiêu. Càng phát triển thì sự cách biệt giàu nghèo càng cao.
Đầu tư trong nước đã kỹ nghệ hóa như Hoa kỳ bị mất việc làm trầm trọng, vì giá công nhân ở nước nghèo rất thấp.
Nhiều nước có chế độ chánh trị xấu, nhứt tại nước CS, đã lạm dụng viện trợ, lạm dụng thị trường mỡ rộng và không thuế quan đã tuồn hàng vào, trong đó có hàng giả hàng độc hại, gây sự bất công và xáo trộn thị trường.
Chánh quyền các nước độc tài có cơ hội tham nhũng nhiều hơn.
II.Chánh sách kinh tế đối ngoại của TT Trump
1. Các nét chánh của TT Trump về kinh tế đối ngoại và Hội nhập toàn cầu
*Chủ trương Mậu dịch vừa tự do (Free trade) vừa có công bằng (Free trade). Không thể để cho Hoa kỳ bị thiệt mà nước khác có quá nhiều lợi. Từ đó đưa đến chế độ “Bảo hộ mậu dịch- Protectionism”nhưng ở mức độ nào đó thôi. Biện pháp thông thường là tăng thuế quan hàng nhập nhứt là từ TQ để giảm nhập siêu. TT Trump dọa sẽ tăng thuế quan cho hàng TQ từ khoảng 10% hiện nay lên 45%. Hàng từ Mexico tăng thuế tứ 5-10% lên 25%.
*Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tại Mỹ để giảm giảm bớt công ty Mỹ kéo ra nước ngoài. Tư bản Mỹ càng ra nước ngoài thì sức mạnh kinh tế Hoa kỳ càng yếu và càng làm lợi cho kẽ thù như TQ.
*Hoa kỳ phải đem về việc làm đã chạy ra nước ngoài (nhiều nhứt là TQ, Mexico)
* Chống cạnh tranh bất chánh do lủng đoạn hối suất, nhứt là từ TQ (đồng Yuan của TQ phải tăng giá). Có thể bị Hoa kỳ dùng biện pháp tiền tệ, tài chánh qua cơ quan quốc tế và qua việc đánh thuế phá giá.
*Hoa kỳ sẽ ấn định hạn ngạch cho hàng nhập.
Trong nước thì Hoa kỳ khuyến khích dùng hàng hóa Mỹ, kiểm soát hàng nhập kỹ hơn.
*Hoa kỳ sẽ xem xét lại các Hiệp ước kinh tế, mậu dịch có từ trước như Napta với Canada va Mexico, với Âu châu, với Trung Mỹ, với Nam hàn, với khu vực Thái bình dương (TPP đã bị TT Trump rút ra). TT Trump thích loại Hiệp định song phương hơn đa phương, vì song phương dễ thương thảo riêng biệt cho từng quốc gia.
*Đặc biệt đối vớ TQ phải điều chỉnh mạnh mẽ về nhập siêu, về Hối xuất, về đầu tư kể cả việc rửa tiền.
2. Những phản ứng về chánh sách kinh tế đối ngoại của TT Trump
Cho tới nay, hảy còn quá sớm (chỉ mới hơn một tháng), sách lược của kinh tế đối ngoại của TT Trump chưa rõ nét và chưa đầy đủ. Sự thực hiện chủ trương mới là quan trọng. Cần sự nghiên cứu kỹ lưởng vì đây là vấn đề rất lớn. Một sự thay đổi mạnh mẽ nào cũng có hai mặt.
Nhiều nhà kinh tế và chiến lược gia cho rằng Hoa kỳ không trở lại chế độ Bảo hộ mậu dịch. TCH có lợi hơn chỉ nên điều chỉnh sao cho những thiệt hại cho Hoa kỳ không còn hay ít đi. Nhứt là phả có kế hoạch cứng rắn và vững vàng hơn trong đoản kỳ và trong trường kỳ.
Hồi tháng 7 năm 2016, thông cáo chung của cuộc họp các Bộ trưởng tài chánh của G20 có ghi “chúng ta đang làm việc chung nhau để tăng cường sự đóng góp mậu dịch cho các nền kinh tế của chúng ta. Năm nay trong buổi họp các Bộ trưởng G20 vào tuần rồi tại Paris thì nổi lên sự lo âu về Hoa kỳ nếu chủ trương “Protectionism”. Nhưng các cố vấn của TT Trump thì cho rằng không có chủ trương Bảo hộ mậu dịch mà chỉ tìm một hướng đi mới cho công bằng cho Hoa kỳ.
So với những thành quả mà Hoa kỳ có được từ hàng chục năm trước với vai trò cường quốc số một lảnh đạo thế giới thì chủ trương của TT Trump có hại nhiều hơn lợi. Toàn cầu hóa, hợp tác hóa đem lại lợi về kinh tế mà còn về an ninh, giá trị Hệ thống chánh trị và văn hóa Hoa kỳ: Tự do, Dân chủ, Nhân quyền cho mọi quốc gia.
3. Hậu quả của chánh sách của TT Trump trong tương lai
Như chúng ta biết chỉ trong thời gian ngắn sau khi nhận chức, TT Trump đã đưa ra một số quyết định khá quan trọng ảnh hương cho tương lai của Hoa kỳ. Và cho cả thế giới nữa vì bất cứ biến đổi nào của Hoa kỳ đều có tác động đến thế giới.
Về TCH có nhiều cái lợi nhưng cũng có một số bất lợi cho Hoa kỳ và một số quốc gia. Yếu tố Trung quốc là một điều cần suy nghĩ nhiều nhứt và cần phải có giải pháp thích nghi nếu không sẽ muộn. Vấn nạn nầy đã có từ vài chục năm trước rồi. Nhưng vì nhiều lý do nó vẫn kéo dài và càng ngày càng khó giải quyết.
Ở vị trí của bất cứ TT Hoa kỳ nào chớ không phải riêng TT Trump là phải giải quyết vấn đề TCH để có thể có mô hình mới ít thiệt hại cho Hoa kỳ và một số quốc gia đồng minh và nhứt là ngăn chận hữu hiệu hơn sự bành trướng nhanh nhưng không trật tự không lương thiện của Trung quốc cùng với sự xáo trộn mạnh ở Bắc Hàn và Trung đông.
Một số nguyên tắc căn bản và hợp tình hợp lý còn giá trị cho tương lai là:
Nên vẫn theo TCH trong đường hướng Kinh tế tư bản với một số cải sửa thích nghi.
Hoa kỳ không thể và không nên theo chủ nghĩa “Bảo hộ mậu dịch” vì Hoa kỳ là cường quốc sô một thế giới, chủ nghĩa nầy đã lỗi thời và phản tác dụng. Thực sự TT Trump chưa có chủ trương chặc chẻ như vậy.
Hoa kỳ cần có đồng minh, về kinh tế và chánh tri an ninh quốc tế. Hoa kỳ cần giữ vai trò lảnh đạo thế giới. Mà đối thủ là TQ hiện không có đủ điều kiện (Kinh tế mạnh nhứt, Hệ thống chánh trị tốt, có Tự do Dân chủ và Nhân quyền, và có nền Văn hóa mà nhiều nước chấp nhận được)
Hoa kỳ cần có chiến lược chiến thuật ngay với các quốc gia đang lo âu vế chánh sách Hoa kỳ hay đang lợi dụng thời cơ để tấn công hay làm suy yếu Hoa kỳ. Về phương diện TCH Hiệp ước song phương có lẽ dễ thực hiện, dễ giải quyết khó khăn và dễ có sự khác biệt về mô thức.
Các quốc gia cần trấn an, đối diện hay đối đầu là:
Âu châu vân mãi là đồng minh lâu dài cho kinh tế lẫn an ninh.
Trung quốc vẫn mãi là kẻ thù đáng ngại nhứt không phải chỉ là Mỹ mà cả nhiều nước nhứ là vùng Đông Á.
Các nước Đòng minh hay thân thiện ở Á châu: Nhựt, Nam Hàn, Singapore, Malaysia, Indonesia, Ấn độ và cả Úc, Tân Tây Lan. Đây là những đồng minh tương đối tốt về kinh tế lẫn an ninh.
.Việt nam. Đây không phải đồng minh của Hoa kỳ, hiện không phải là kẻ thù, và một nước nhỏ yếu kém. Dưới mắt chánh quyền Hoa kỳ chánh quyền CS VN quá tệ hại, dối trá bất lương, và đang đu giây giữa TQ và Hoa kỳ để tìm những món lợi lộc và duy trì chế độ. Nhưng VN có vị trí và truyền thống lịch sử văn hóa tốt cho mọi hợp tác quốc tế cho an ninh và phát triển vùng Biển đông trong hiện tại cũng như tương lai.
Chúng tôi vừa tóm lược hai phần của bài khảo luận trên là: Vấn đề Toàn cầu hóa và Sách lược của Hoa kỳ vế kinh tế đối ngoại hiện nay. Một vấn đề rất phức tạp, còn phải tìm hiểu thêm nhiều trong tương lai.
Cali ngày 22 tháng 3 năm 2017
Chuyện Nga – Mỹ
Phạm Đình Lân F.A.B.I
Cho đến hết thế kỷ XIX Hoa Kỳ không để ý đến Âu Châu mà chỉ quan tâm đến vấn đề Mỹ Châu với khẩu hiệu nổi tiếng của tổng thống Monroe: Châu Mỹ của người Mỹ Châu. Dưới mắt người Hoa Kỳ, Âu Châu là một lục địa phức tạp về tôn giáo, chánh trị, kinh tế và chủng tộc. Cách mạng 1789, 1830, 1848, chiến tranh Napoleon trên lục địa Âu Châu làm cho Anh, Pháp, Áo, Nga kiệt quệ. Đó là cơ hội thuận tiện cho Hoa Kỳ bành trướng lãnh thổ từ bờ Đại Tây Dương xuống Vịnh Mexico và sang tận bờ Thái Bình Dương trong thời gian kỷ lục kể từ ngày lập quốc.
Nga là quốc gia rộng lớn và đông dân nhất ở Âu Châu. Nước nầy trải dài 11 múi giờ từ biển Baltic xuống Hắc Hải đến bờ Thái Bình Dương ở phương Đông. Nga là một quốc gia khép kín. Các Nga hoàng đều là những vị vua chuyên chính độc đoán. Đa số dân chúng đều là những nông nô nghèo khổ không hề biết được sự tiến bộ của các nước Tây Âu. So với sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và định chế chánh trị tự do, dân chủ của các nước Tây Âu, Nga là một nước lạc hậu. Các nước Tây Âu dùng sự tiến bộ kỹ thuật và kinh tế để chinh phục thuộc địa ở Á- Phi- Châu Mỹ La Tinh. Lạc hậu so với các nước Tây Âu, Nga tự biến mình thành một đế quốc bằng cách sáp nhập Ukraine, chia cắt Ba Lan, mở rộng biên cương về phía nam và phía đông trên đường tìm biển. Nga chiếm một số đất đai của đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ và gặp sự ngăn chặn của Anh và Pháp khi tiến ra Địa Trung Hải. Đế quốc Nga thời Nga hoàng giống như đế quốc Trung Hoa: sáp nhập các nước nhỏ láng giềng vào nước họ chớ không mở những cuộc chinh phục xa xôi như các nước Âu- Mỹ tiến bộ.
Trong đệ nhất thế chiến Nga đứng về phía Đồng Minh Tây Âu chống Đức. Năm 1917 Đức giúp phương tiện cho Lenin về nước lật đổ chánh quyền thân Tây Âu do Kerensky lãnh đạo. Để đền ơn Đức, Lenin ra lịnh Trotsky ký hiệp ước Brest- Litovsk năm 1918 để cho Đức được yên ổn ở mặt trận phía Đông. Lenin thành lập chế độ Cộng Sản ở Nga. Từ ngày lập quốc đến nay nước Nga không hề có một vị lãnh đạo tôn trọng tự do và quyền sống của dân. Các lãnh đạo Cộng Sản còn độc đoán và cướp tự do và quyền làm người của dân chúng hơn cả các Nga hoàng. Số người chết đói vì chánh sách nông nghiệp hà khắc, vì bị kết án phản động, phú nông (kulag), vì lao động khổ sai trong các trại tập trung Tây Bá Lợi Á (gulags)… xê dịch từ 30 đến 40 triệu người. Bù lại Lenin thành công trong việc kích thích tự hào dân tộc Nga bằng sự chinh phục thế giới bằng sự thành lập Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản (COMINTERN) năm 1919 để đào tạo những cán bộ Công Sản Quốc Tế phục vụ cho nước Nga. Những cán bộ này là những đội xung kích chống thực dân, chống tư bản để bảo vệ an ninh cho Nga và tự biến xứ sở họ lệ thuộc vào nước Nga. Nga được tiếng thơm là chống thực dân để giải phóng dân tộc thuộc địa bị các đế quốc xâm chiếm và áp bức, chống tư bản bảo vệ giai cấp công nhân trên thế giới! Từ năm 1922 đến 1940 Lenin và Stalin nới rộng lãnh thổ Nga bằng cách thành lập Liên Sô. Nga sáp nhập Ukraine, Ngọai Mông, các nước Hồi Giáo Trung Á, vùng Caucasus và các tiểu quốc vùng Baltic. Nước Nga có thêm gần 6 triệu km2 lãnh thổ mà không cần phải tốn một giọt máu hay một viên đạn để chinh phục lại không mang tiếng là đế quốc xâm lược. Dân tộc Nga mất tự do, thiếu sự sống ấm no và hạnh phúc để đổi lấy danh dự của một đề quốc không cần chinh phục mà có một vùng lãnh thổ rộng mênh mông. Đối với dân Nga Lenin và Stalin kích thích chủ nghĩa dân tộc (nationalism), tự hào quốc gia. Đối với các dân tộc khác có cán bộ thụ huấn ở Liên Sô họ phải từ bỏ chủ nghĩa dân tộc (nationalism) để trung thành với Đệ Tam Cộng Sản Quốc Tế (COMINTERN) do Liên Sô lãnh đạo. Lenin được tôn thờ và có tượng khắp các nước Cộng Sản. Tượng lớn nhất ở Hà Nội là tượng của ông mặc dù ông không biết Việt Nam hay Hà Nội lúc sinh tiền. Ông Hồ Chí Minh xem Lenin là cha, thầy và cố vấn vĩ đại. Nhà văn võ hiệp Kim Dung mô tả Lenin một cách nể trọng qua hình ảnh của nhân vật Bắc Cái. Cháu nội của người nấu bếp cho Lenin và Stalin, Vladimir Putin, được ông Trump, ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, ngưỡng mộ giữa lúc Lenin ngưỡng mộ tổ chức của Hoa Kỳ. Đó là danh dự của nước Nga vậy.
Từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, kỹ nghệ phôi thai, Liên Sô trở thành một nước kỹ nghệ hạng nhì trên thế giới sau hai kế hoạch ngũ niên. Stalin kích thích tự ái của người Nga và sự oán ghét chế độ Nga hoàng bằng cách nói rằng dưới chế độ Nga hoàng Nga đánh Nhật thì thua Nhật (1905), đánh Đức thì thua Đức (1915).
Khi đệ nhị thế chiến bùng nổ Liên Sô bắt tay với Hitler chia cắt Ba Lan, Phần Lan và các tiểu quốc vùng Baltic như Lithuania, Latvia, Estonia. Năm 1941 Liên Sô bị Đức tấn công Stalin ký hiệp ước trung lập với Nhật và hướng về các nước dân chủ Tây Phương do Hoa Kỳ đúng đầu. Đệ nhị thế chiến chấm dứt. Liên Sô không che giấu mộng đế quốc của mình bằng cách tạo các chánh phủ Cộng Sản chịu ảnh hưởng tuyệt đối của Liên Sô ở các nước Đông Âu rộng 03 triệu km2. Liên Sô lợi dụng sự chiến thắng của Hoa Kỳ sau khi dội bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki để xâm chiếm quần đảo Kurils của Nhật mặc cho hiệp ước trung lập Liên Sô- Nhật Bản vẫn còn hiệu lực. Số quốc gia Cộng Sản gia tăng nhanh chóng sau đệ nhị thế chiến: Nam Tư (Cộng Sản độc lập với Liên Sô), Bắc Hàn (1948), Trung Hoa lục địa (1949), Bắc Việt Nam (1954), Cuba (1959) v.v. Số quốc gia Cộng Sản càng đông gánh nặng cưu mang của Liên Sô càng lớn. Liên Sô có hai mụt nhọt lớn dễ sinh ung thư là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc của Mao Zedong (Mao Trạch Đông) và Yugoslavia (Liên Hiệp Nam Tư) của thống chế Tito.
Mao Zedong là người bướng bỉnh không muốn đặt dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của Stalin qua các cán bộ Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản người Hoa được Liên Sô huấn luyện.
Tito là người sớm theo chủ nghĩa Cộng Sản Bolshevist vì bị bắt làm tù binh trong đệ nhất thế chiến khi Nga còn theo chế độ Nga hoàng. Ông có vợ Nga, từng là nhân viên mật vụ Nga và được Stalin tín nhiệm cho lãnh đạo đảng Cộng Sản Nam Tư. Tito có công chống phát xít Đức trong đệ nhị thế chiến. Sau đệ nhị thế chiến ông tách rời khỏi COMINFORM: Quốc Tế Thông Tin Cộng Sản (COMINFORM thay thế COMINTERN: Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản được Stalin tuyên bố giải tán năm 1943 để lấy lòng Hoa Kỳ). Nam Tư (Yugoslavia) vẫn là nước Cộng Sản nhưng không lệ thuộc Liên Sô.
Chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Sô bắt đầu từ năm 1949. Đó là cuộc chiến giữa Tự Do- Độc Tài, Vô Sản- Tư Bản, Kinh Tế Tự Do và Kinh Tế Chỉ Huy. Suốt gần 50 năm chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Sô từ 1949 đến 1991 chưa hề có những cuộc đụng độ võ trang mặc dù có những cuộc khủng hoảng ở Berlin và Cuba suýt gây ra xung đột võ trang thời Kennedy vào đầu thập niên 1960. Nhưng cả đôi bên đều tìm cách dàn xếp ổn thỏa. Hoa Kỳ tỏ ra cương quyết và Liên Sô phải nhượng bộ tuy rằng có lần Khrushchev cởi giày gõ vào bàn tại diễn đàn LHQ thời tổng thống Eisenhower. (Cộng Hoà). Hành động này chỉ làm giảm tư cách của người lãnh đạo một cường quốc đứng đầu khối Cộng Sản chớ không nói lên sự sức mạnh hay sự thắng lợi của Liên Sô đối với Hoa Kỳ.
Một mặt Liên Sô chạy đua võ trang với Hoa Kỳ. Họ tung gián điệp để đánh cắp tài liệu bí mật nguyên tử của Hoa Kỳ. Mặt khác họ không ngần ngại dùng võ lực để phát huy sức mạnh của mình đối với cả Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc (1969) và việc xâm lăng Afghanistan năm 1979. Hoa Kỳ và các nước dân chủ Tây Phương lên án Liên Sô về việc xâm lăng Afghanistan. Họ tẩy chay Thế Vận Hội Moscow năm 1980. Hoa Kỳ giúp cho phe kháng chiến Afghanistan chống Liên Sô. Năm 1988 Liên Sô rời Afghanistan như một quốc gia chiến bại. Các nước Đông Âu đồng loạt đứng dậy đòi tự do dân chủ. Chế độ Cộng Sản sụp đổ ở Đông Âu năm 1989. Nước Đức được thống nhất vào năm này. Năm 1991 Liên Sô sụp đổ dưới thời Gorbachev ở Liên Sô và tổng thống Bush I (Cộng Hoà) ở Hoa Kỳ.
Liên Sô sụp đổ. Đế quốc Liên Sô tan rã. Các Cộng Hoà Sô Viết trước kia tuyên bố độc lập. Hoa Kỳ xem như đã thắng trong chiến tranh lạnh dù không xảy ra trận đánh nào cả. Gorbachev đau đớn về chuyện này. Ông bị xem như người bại trận đã phá vỡ công trình xây đắp của Lenin và Stalin. Nhưng đa số người Nga không trách ông vì họ chán ngán và kinh sợ chế độ Cộng Sản sau 70 năm ngự trị ở Nga.
Chế độ độc tài Cộng Sản không còn nữa. Yeltsin là người lãnh đạo do dân bầu nhưng ông không phải là người lãnh đạo tôn trọng dân chủ, nhân quyền. Ông cũng không phải là người có khả năng chấn hưng kinh tế quốc gia. Diện tích nước Nga trở lại thời Nga hoàng trước năm 1917. Nga mất địa vị cường quốc thứ nhì trên thế giới sau Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Kinh tế Nga bệ rạc. Xã hội đen hoành hành. Nhiều nhà khoa học Nga bỏ nước ra di. Yeltsin bày tỏ sự yếu kém của mình trước tổng thống Bush I (Cộng Hoà) và Bill Clinton (Dân Chủ). Năm 1999 Yeltsin tự nguyện trao quyền cho Vladimir Putin, một trung tá KGB có nhiều kinh nghiệm hoạt động tình báo, gián điệp ở Đông Âu nhất là Đông Đức.
Nga là một nước kỹ nghệ nhưng chuyên về kỹ nghệ võ khí, xe tăng, phi cơ chiến đấu, tàu chiến, bom nguyên tử, bom khinh khí, vệ tinh nhân tạo. Đó là kỹ nghệ quốc phòng hơn là kỹ nghệ sản xuất hàng tiêu dùng hay hàng xuất cảng. Kinh tế Nga dưới thời Putin phát triển nhờ sự dồi dào dầu khí và việc bán võ khí, phi cơ, tàu ngầm v.v. Về phương diện kinh tế Nga bị Trung Quốc bỏ xa.
Putin là người ngưỡng mộ nhà độc tài Stalin. Ông nội của ông là người nấu bếp cho Lenin va Stalin. Ông cố gắng làm cho nước Nga vươn lên trên chánh trường thế giới. Trong nước ông là người vừa mị dân, vừa độc tài (trấn áp những người đối lập, làm cho báo chí lặng thinh), làm tổng thống hai nhiệm kỳ rồi trở về làm thủ tướng. Trong thời gian ấy hiến pháp được tu chính, kéo dài nhiệm kỳ tổng thống lên 06 năm. Putin ra tranh cử lại với nhiệm kỳ mới. Nếu mọi ước tính của ông Putin được suông sẻ thì ông sẽ nắm chánh quyền ở Nga đến năm 2024.
Từ thời Gorbachev trong chiến tranh lạnh đến hết hai nhiệm kỳ đầu của Putin (2000- 2008) các tổng thống Hoa Kỳ thuộc dạng Cộng Hòa như Reagan, Bush I, Bush II đều xem Liên Sô rồi Nga là quốc gia đối nghịch. Đường lối này được các tổng thống Dân Chủ tiếp nối.
Khi Putin đắc cử tổng thống năm 2012 ông đặc biệt quan tâm đến cuộc nội chiến ở Syria. Hoa Kỳ và các quốc gia Á Rập thuộc phái Sunni muốn lật đổ tổng thống cha truyền con nối Bashar Assad thuộc phái Alawite, một phái nhỏ của phái Shiite. Chế độ độc tài do Assad đại diện mất nhiều lãnh thổ nhưng Assad vẫn không bị lật đổ. Phe nổi dậy gồm nhiều thành phần phức tạp kể cả khủng bố Al Qaeda. Họ kết hợp rời rạc và hỗn chiến lẫn nhau. Assad được Nga, Iran và Hezbollah yểm trợ vì Nga được Syria nhường hải cảng Tartus để có mặt ở miền đông Địa Trung Hải.
Mâu thuẫn của Nga- Mỹ càng ngày càng sâu sắc. Putin càng lúc càng nổi bật trên thế giới qua vấn đề Abkhazia, Nam Ossetia ở Georgia năm 2008, việc can thiệp vào vấn đề Syria năm 2013 rồi 2015, việc sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào Liên Bang Nga (2014) và sự can dự của Moscow vào cuộc chiến ở Đông Bộ Ukraine. Tổng thống Obama không can thiệp võ trang vào Syria như lời hứa sau khi Assad dùng võ khí hóa học làm chết hàng trăm người gồm cả trẻ em. Putin làm trung gian để Syria huỷ bỏ võ khí hóa học đổi lấy sự bất can thiệp quân sự của Hoa Kỳ. Giống như tổng thống Wilson ông Obama nặng về việc quảng bá dân chủ bất kể bạn thù. Mùa xuân Á Rập năm 2011 lật đổ tổng thống Mubarak của Ai Cập, một đồng minh lâu đời của Hoa Kỳ và Do Thái để có một Morsi do nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo cực đoan ủng hộ chống Hoa Kỳ và các nguyên tắc dân chủ Tây Phương. Tướng Sissi lật đổ Morsi. Bang giao giữa Hoa Kỳ và Ai Cập trở nên lạnh nhạt. Nhà độc tài Qadafi của Libya bi giết chết. Từ năm 2003 về sau nhà độc tài nầy tỏ ra khiếp sợ Hoa Kỳ vì lo sợ cùng chung số mạng với Saddam Hussein. Qadafi đã chết. Libya rơi vào hỗn loạn. Nhóm khủng bố Hồi Giáo càng hoạt động mạnh đến nỗi một đại sứ Hoa Kỳ bị giết chết ở Benghazi đúng vào ngày 11-09-2012! Syria rơi vào nội chiến kéo dài từ năm 2011 đến nay vẫn chưa dứt. Putin có ảnh hưởng với Iran. Ông giúp cho Hoa Kỳ và các nước Âu Châu ký thoả ước với Iran chấm dứt những trừng phạt đối với Iran đổi lấy việc Iran hứa không sản xuất bom nguyên tử. Với thoả ước nầy tổng thống Obama làm phật lòng hai đồng minh cố cựu ở Trung Đông: Do Thái và Saudi Arabia. Do Thái lo ngại Iran không thành thật mà lén lút sản xuất bom nguyên tử đe dọa sự hiện hữu của Do Thái ở Trung Đông. Saudi Arabia và Iran là hai nước Hồi Giáo nhưng khác phái. Saudi Arabia thuộc phái Sunni trong khi Iran thuộc phái Shiite. Cả hai nước đều rộng lớn và tranh nhau quyền lãnh đạo khối Hồi Giáo ở Trung Đông. Cả hai đều có nhiều dầu hỏa và tranh giành ảnh hưởng trong thế giới Hồi Giáo và vùng có nhiều dầu hỏa. Iran hiện có ảnh hưởng ở Iraq, Syria và Yemen nơi tổng thống thân Saudi Arabia bị phe nổi dậy Hồi Giáo Shiite do Iran yểm trợ lật đổ.
Tháng 02 năm 2014 dân chúng Ukraine biểu tình lật đổ tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych. Tức thì Nga đem quân vào bán đảo Crimea và sáp nhập bán đảo này vào Liên Bang Nga. Liên Âu và Hoa Kỳ phản đối việc làm võ đoán này của Putin. Nga bị loại ra khỏi G8. Vài biện pháp trừng phạt kinh tế Nga được Liên Âu và Hoa Kỳ áp dụng. Putin gia tăng sự đe doạ quân sự ở đông bộ Ukraine, Syria, các quốc gia vùng Baltic. Cuộc nội chiến ở Syria càng kéo dài, số người tỵ nạn Hồi Giáo càng đông. Họ đổ xô sang Âu Châu khiến các nước này có một gánh nặng xã hội và sự đe doạ khủng bố không sao ngăn ngừa nổi. Chuyện Trung Đông đặc biệt là nội chiến Syria không đơn giản trái lại phức tạp vô vàn:
– phức tạp giữa Do Thái và các nước Á Rập Hồi Giáo
– phức tạp vì tranh giành quyền lãnh đạo thế giới Hồi Giáo trong vùng giữa Thổ Nhĩ Kỳ (cựu đế quốc Ottoman), Iran (Hồi Giáo Shiite) và Saudi Arabia (Hồi Giáo Sunni, quê hương của Giáo Chủ Mahomet)
– tranh chấp đẫm máu giữa phái Sunni và Shiite, giữa ISIS (Sunni) và người Hồi Giáo Sunni (như người Kurds ở bắc Iraq) & Shiite. Các nước Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ không tích cực chống ISIS vì cùng phái. Nhiều người nghi ngờ các nước dầu hỏa Ả Rập tài trợ cho ISIS. Các nước Á Rập quân chủ lo sợ họ lật đổ ngai vàng. Đối với Thổ Nhĩ Kỳ người Kurds là kẻ thù đáng ghét hơn là ISIS trong khi Hoa Kỳ ủng hộ người Kurds ở miền bắc Iraq nơi có nhiều giếng dầu.
– sự nhúng tay công khai hay ngấm ngầm của Nga, Hoa Kỳ, Liên Âu và các nước Hồi Giáo trong vùng.
Trong thời gian gần đây Putin gia tăng uy tín khi tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đến Moscow cầu hoà. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là hai nước có quá khứ lịch sử gần như không bao giờ thân thiện. Khi Nga mở những cuộc oanh tạc giúp quân đội Assad bị phe nổi dậy lấn áp, một chiếc phi cơ Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rớt. Bang giao Nga- Thổ căng thẳng. Sau vụ đảo chánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, Erdogan nghi ngờ có sự nhúng tay của Liên Âu và Hoa Kỳ nên ông hướng về Moscow. Thế là Putin tạm thời có thêm một thắng lợi mới. Thổ Nhĩ Kỳ là một cựu đế quốc Hồi Giáo luôn luôn sát cánh với Hoa Kỳ trong Chiến Tranh Lạnh và là quốc gia Hồi Giáo duy nhất không chống Do Thái từ ngày lập quốc năm 1948. Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của
NATO nhưng Liên Âu ngần ngại chưa chấp nhận Thổ Nhĩ Kỳ vào Liên Âu:
1. Thổ Nhĩ Kỳ không phải là một quốc gia Âu Châu
2. Thổ Nhĩ Kỳ theo đạo Hồi. Các quốc gia Liên Âu đều theo đạo Christ (Thiên Chúa Giáo hay Tin Lành Giáo). Mặt khác Putin liên kết với Trung Quốc để tạo quân bình lực lượng với Hoa Kỳ và Nhật Bản đồng thời chứng minh tầm quan trọng quốc tế của mình ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Putin cần tiền của Xi Jinping (Tập Cận Bình). Xi Jinping cần liên minh với Nga mới có thể đương đầu với Nhật vì cả Trung Quốc và Nga đều có tranh chấp chủ quyền về đảo Senkaku và quần đảo Kurils với Nhật. Theo đường lối của Stalin, Putin muốn Trung Quốc đụng độ với Nhật Bản hay với Hoa Kỳ như đã xảy ra ở Triều Tiên năm 1950. Cố nhiên Putin không muốn Trung Quốc nhớ lại hàng triệu km2 đất đai ở phía bắc sông Hei Longjiang (Hắc Long Gang) bị Nga sáp nhập vào Tây Bá Lợi Á dưới thời Nga hoàng.
Những thắng lợi của Putin được cựu lãnh tụ Liên Sô Gorbachev, người được lãnh giải thưởng Nobel Hòa Bình, tán thưởng. Putin đã dùng bom đạn dập tắt những cuộc bạo động của người Hồi Giáo ở Chechnya. Ông dùng phương pháp này ở Syria khi can thiệp vào nước này để cứu chánh quyền Bashar Assad (2015). Việc bắn phá và oanh tạc Aleppo nhằm tiêu diệt phe nổi dậy ẩn nấp trong thành phố lịch sử và đông dân này của Syria bị xem là một tội ác chiến tranh của Nga và tổng thống Assad. Nhà cửa trong thành phố trở thành những đống gạch vụn. Bom đạn của Nga và chánh phủ Assad không quan tâm đến sinh mạng của dân chúng kể cả trẻ em mặc cho dư luận thế giới lên án. Nga và Trung Quốc dùng quyền phủ quyết để ngăn chặn sự lên án của LHQ.
Hoa Kỳ và Liên Âu trừng phạt các yếu nhân và công ty Nga chủ trương sáp nhập Crimea và yểm trợ cho người Ukraine gốc Nga hay nói tiếng Nga ở đông bộ xứ nầy nổi dậy chống chánh phủ Kiev có khuynh hướng ngã theo Liên Âu và NATO. Sự trừng phạt này được bồi thêm bởi sự sụt giảm giá dầu khiến cho kinh tế Nga suy yếu rõ rệt. Nga trông cậy vào việc xuất cảng dầu khí và bán võ khí. Giá dầu giảm từ $100 Mỹ Kim/ thùng xuống còn $40 Mỹ Kim. Thế là Nga bị đồng minh’ Trung Quốc bắt bí. Võ khí Nga bị sự cạnh tranh của võ khí Trung Quốc, Anh, Pháp, Hoa Kỳ và cả Ấn Độ nữa. Kinh tế suy yếu. Chiến tranh là phương cách duy nhất mà các nhà độc tài dùng để kích thích danh dự quốc gia, dân tộc và duy trì trật tự xã hội không cần biết hậu quả sẽ đi về đâu. Putin có tham vọng lãnh thổ ở Âu Châu. Trung Quốc có tham vọng lãnh thổ ở Đông Nam Á trước khi tràn sang Nam Á và Tây Á. Muốn như vậy Putin và Xi Jinping tìm cách làm cho Hoa Kỳ suy yếu, phá vỡ nền dân chủ truyền thống Hoa Kỳ để Hoa Kỳ không lên án Putin và Xi Jinping vi phạm nhân quyền hay luật pháp quốc tế. Nếu Hoa Kỳ và NATO suy yếu thì các quốc gia Đông Âu, vùng Baltic, Ukraine… rơi vào quĩ đạo của Nga. Ở Đông Á nếu không có Hoa Kỳ thì Trung Quốc chiếm Taiwan (Đài Loan) dễ dàng. Các nước Đông Nam Á không sao cưỡng lại sức mạnh của Trung Quốc nổi.
Giữa các nước thù nghịch hay ngay cả đồng minh đều có sự rình rập và dòm ngó nhau bằng những nhân viên tình báo, gián điệp và máy nghe lén. Trong thời đại computer thì việc tặc tin giữa các nước càng dễ dàng hơn. Hoa Kỳ từng tố cáo Trung Quốc tặc kỹ thuật cao hay tin tức quốc phòng của họ. Snowden há không chạy trốn sang Hồng Kong rồi xin ty nạn ở Nga năm 2013? Anh ta không làm gì hữu ích cho tình báo Nga sao?
Trong kỳ bầu cử tổng thống năm 2016 lần đầu tiên Nga công khai ủng hộ tỷ phú Donald Trump và tặc email của đảng Dân Chủ đưa qua Wikileaks phổ biến. Đây là lần đầu tiên Nga công khai can thiệp vào bầu cử tổng thống Hoa Kỳ bằng cách công khai ủng hộ ứng cử viên của đảng Cộng Hoà (Donald Trump), đả phá và đe dọa cử tri đừng bỏ phiếu cho ứng cử viên đảng Dân Chủ (Hillary Clinton). Nếu không, sẽ có chiến tranh nguyên tử hay thế chiến thứ ba. Ngay từ đầu cuộc bầu cử sơ bộ hai ông Putin và Donald Trump đã khen ngợi nhau. Không biết hai người đã biết nhau từ lâu hay Putin bắt gặp ông Trump có đường hướng thuận lợi cho ông và Xi Jinping như: bỏ rơi NATO, yêu cầu Nhật Bản và Đại Hàn tự bảo vệ an ninh và quốc phòng bằng cách sản xuất bom nguyên tử. Ông Trump ca ngợi tài lãnh đạo của ông Putin so với tài lãnh đạo bết bát của tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Ông kêu gọi Nga tặc email của bà Clinton. Ông nói tốt cho nước Nga và Putin về vấn đề Crimea, đông bộ Ukraine, Syria, biện hộ cho Putin không dính líu gì đến cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vừa qua v.v.
Tổng thống Putin là nhà độc tài bám giữ quyền hành dự trù kéo dài từ năm 1999 đến 2024. Để thực hiện mộng quyền hành ông không ngần ngại hạ ngục những người khả dĩ là ứng cử viên tổng thống có thể đánh bại ông, những người đối lập với ông và bóp nghẹt tự do báo chí. Như đã nói ông Putin là người ngưỡng mộ nhà độc tài Stalin và chủ trương bành trướng đế quốc Nga như Stalin đã làm từ năm 1922 đến 1949. Vậy ông Trump ngưỡng mộ cái gì nơi nhà độc tài này? Trong cương vị tổng thống Hoa Kỳ ông trên cơ Putin? ngang cơ? hay dưới cơ? Nếu ngang cơ hay trên cơ thì không có sự ngưỡng mộ. Sự ngưỡng mộ chỉ có khi có một người thấp kém hơn người kia. Ông Trump thấy nền dân chủ Hoa Kỳ đã lỗi thời cần phải bãi bỏ? Điều kiện thuận lợi đã đến với ông: Hành Pháp, Lập Pháp (Quốc Hội Lưỡng Viện) và Tư Pháp (Tối Cao Pháp Viện Cộng Hòa) đều nằm trong tay đảng Cộng Hoà. Trong cuộc bầu cử sơ bộ nhiều đảng viên Cộng Hòa nổi tiếng không ủng hộ ông Trump vì tánh ngang dọc và vô qui ước của ông. Sau khi ông đắc cử thái độ của những đảng viên Cộng Hoà chống đối ông thay đổi rõ rệt. Các ông Mc Connell, Paul Ryan, Ted Cruz, Rubio…xếp hàng theo ông Trump vì ít nhất ông mang thắng lợi cho đảng Cộng Hoà. Nhiều người thích thú với tánh vô qui ước của ông Trump giống như người bàng quang vỗ tay thích thú vì thấy một người lái xe chạy vào đường có bảng cấm hay đèn xanh, đèn đỏ gì cũng chạy như nhau. Họ hoan hô tính vô qui ước. Nhưng khi xảy ra tai nạn thì mới thấy sự tôn trọng qui ước là một trọng trách, một nghĩa vụ mà mỗi người phải tuân theo. Ông Trump là tổng thống Hoa Kỳ tự cho mình nhiều quyền đặc nhiễm: không cho dân chúng biết hồ sơ thuế lợi tức hàng năm, công khai khen ngợi các nhà độc tài như Putin, Saddam Hussein, Qadafi, Kim Yong Un, Rodrigo Duterte, chê các tổng thống tiền nhiệm, chế nhạo và chỉ trích báo chí, xem thường những báo cáo của các cơ quan tình báo đụng chạm đến Putin và ông, chuẩn bị cho các con và rể của ông có ảnh hưởng quan trọng trong chánh phủ của ông v.v.
Các tổng thống Cộng Hòa như Eisenhower, Nixon, Ford, Reagan, Bush I, Bush II và các ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa như Mc Cain, Romney không thể xem Liên Sô hay Nga sau này là bạn nếu không nói là quốc gia đối nghịch. Gần đây ông Mc Connell, trưởng khối đa số Cộng Hòa trong Thượng Viên cũng có ý tương tự. Ông nói: Russia is not our friend (Nga không hải là bạn của chúng ta) một cách khiêm tốn.
Ông Trump là người ngưỡng mộ Putin, sử dụng những người thân Nga như Manaford (cựu đại diện trong ban vận động bầu cử và từ chức vào tháng 08 năm 2016), Rex Tillerson, CEO của Exon Mobil, là người được Putin ban Huân Chương Hữu Nghị năm 2013 và được tổng thống đắc cử Trump chọn làm bộ trưởng Ngoại Giao. Công ty Exxon Mobil ký hợp động khai thác dầu khí ở vùng hàn đới và biến Caspian ở Nga trị giá hàng trăm tỷ Mỹ Kim. Việc trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ và Liên Âu làm cho Exxon Mobil bị thiệt hại rất nhiều. Sự đắc cử của ông Trump là sự thành công của ông Putin. Ông là người đầu tiên chia mừng với ông Trump với hy vọng tân tổng thống Hoa Kỳ sẽ bãi bỏ những trừng phạt kinh tế, lợt lạt với NATO và lùi về bên kia bờ Đại Tây Dương. Ông Trump là tổng thống Cộng Hòa đầu tiên thân thiện với Nga mặc dù ông thích chánh sách ngoại giao của Nixon. Ông Nixon xích lại gần Trung Quốc để bao vây Liên Sô. Ông Trump xích gần với Nga để phá vỡ liên minh Nga- Trung Quốc hay chỉ là sự cám ơn đơn thuần?
Ông Trump nói nhiều điều mâu thuẫn, thái quá, cường điệu, không kiểm chứng và khó thực hiện được khi vận động tranh cử. Bây giờ ông có chánh quyền trong tay. Ông sẽ làm được gì với:
– bức tường Hoa Kỳ- Mễ Tây Cơ dài 3,000 km?
– 13 triệu người đi dân bất hợp pháp Latinos?
– tạo vài chục triệu công ăn việc làm?
– giảm thuế cho người nghèo lẫn người giàu mà vẫn có thừa tiền trả nợ và củng cố hạ từng cơ sở?
– gia tăng ngân sách quốc phòng và việc sản xuất võ khí nguyên tử. Có đủ sức mạnh quân sự để đảm bảo an ninh quốc gia và hòa bình thế giới chớ không phải để gây chiến tranh nguyên tử. Đây cũng là sự thử thách Nga lẫn Trung Quốc trong cuộc chạy đua võ trang để bị kiệt quệ kinh tế như đã xảy ra với Liên Sô trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Nixon nghiêng về Trung Quốc để bao vây Liên Sô năm 1972. Có phải ông Trump nghiêng về Nga để bao vây Trung Quốc cho hợp với tình nghĩa Bạch Chủng như tổng thống Theodore Roosevelt đã cứu Nga trước sự đòi hỏi của Nhật Bản sau khi đánh bại Nga năm 1905? Trong một cuộc chạy đua võ trang như vậy nước nào có kinh tế phồn thịnh thì nước ấy sẽ thắng lợi. Nếu như vậy Nga sẽ rớt trước khi Trung Quốc rớt. Chủ trương chạy đua võ trang của Nga- Hoa Kỳ- Trung Quốc sẽ không bảo đảm hòa bình thế giới mà gia tăng thêm nhiều quốc gia sản xuất bom nguyên từ như Saudi Arabia, Iran, Bắc Hàn, Nhật Bản, Đại Hàn v.v. Địa cầu nằm trên đống bom nguyên tử và khinh khí!
– đánh thuế 45% vào hàng nhập cảng của Trung Quốc?
– chánh sách cứng rắn đối với người Hồi Giáo để tránh khủng bố?
– chuẩn bị dờii tòa đại sứ Hoa Kỳ từ Tel Aviv về Jerusalem. Đây là cách công khai minh định lập trường thân Do Thái và thách thức người Palestine và khối Hồi Giáo. Trong lúc vận động bầu cử một ủng hộ viên của ông Trump từng thét lên ‘JEW S.A’ Một hình vẽ ảnh bà Hillary Clinton trong ngôi sao 06 góc (ngôi sao David) với dấu $ (tiền) như thể ông Trump chống Do Thái. Cách xàng xê chánh trị này giúp ông được phiếu Ả Rập nhất là Hồi Giáo Shiite (có nhiều ở Michigan) và sự ủng hộ của Do Thái. Rể ông Trump, người được ông kính trọng, là người Do Thái.
Điều đáng ghi nhớ là ông Trump là một nhà tỷ phú kinh doanh trong nước và trên 20 quốc gia khác trên thế giới trong đó có nhiều quốc gia Hồi Giáo như Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbeijan, Georgia, Saudi Arabia v.v. Ông giao dịch và có cơ sở làm ăn ở Trung Quốc. Cháu ngoại ông học nói và ca nhạc bằng tiếng Quan Thoại (Mandarin). Con gái ông, Ivanka, kỳ vọng rất nhiều vào việc phát triển kinh doanh với Trung Quốc. Liệu lời nói cứng rắn của ông về người di dân Latinos (vườn nho của ông thuê công nhân ngoại quốc), người Hồi Giáo (nơi ông có cơ sở kinh doanh), về giao thương với Trung Quốc (có cơ sở kinh doanh, mua thép Trung Quốc) và sự phủ nhận “một nước Trung Hoa’ biến thành hành động cứng rắn cụ thể trong các điều kiện ràng buộc nói trên không?
Chắc chắn ông Trump có chánh sách thân thiện với Nga qua những lời tán tụng Putin của ông trong thời gian tranh cử và sự lựa chọn ông Rex Tillerson làm bộ trưởng Ngoại Giao. Nghị sĩ Mc Cain cho rằng ông Tillerson có liên hệ mật thiết với Nga. Tổng thống Trump sẽ chấm dứt sự trừng phạt kinh tế nhắm vào Nga. Đó là sự cứu vãn kinh tế Nga và là sự mặc nhiên hợp thức hóa việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea, gây rối ở Ukraine, bình địa Aleppo v.v Làm như thế tổng thống Trump của Hoa Kỳ đi ngược chiều với NATO và Liên Âu từ nhiều thập niên qua luôn luôn sát cánh với Hoa Kỳ. Vụ ám sát đại sứ Nga ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 20-12- 2016 cho thấy phản ứng của người Hồi Giáo đối với Nga ở Syria nhất là việc oanh tạc tàn độc của Nga nhắm vào Aleppo bất chấp sinh mạng của dân chúng. Thân với Nga, ủng hộ hành động của Nga ở Syria tức là thân với nhà độc tài Assad, với Iran, với Hezbollah mà các chánh phủ tiền nhiệm Hoa Kỳ xem là tổ chức khủng bố. Hoa Kỳ sắp hàng chung với kẻ dữ và tàn độc sao?
Như lời ông Trump tuyên bố ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ông dẹp bỏ TPP (Trans- Pacific Partnership), Obamacare, những sản phẩm của Obama!! Ai hưởng lợi nếu bãi bỏ TPP?- Trung Quốc. Vậy ông Trump cứng rắn với Trung Quốc về chuyện gì?- Taiwan? Từ năm 1979 đến nay Taiwan vẫn là một đảo quốc có chánh phủ được 20 quốc gia Nam -Trung Mỹ và Phi Châu công nhận. Vài ngày qua Sao Tome (tiếng Bồ Đào Nha đồng nghĩa với Saint Thomas), một đảo rộng 1,000 km2 với 192,000 dân đã chấm dứt ngoại giao với Taiwan để hướng về Beijing (Bắc Kinh). Cùng lúc ấy Beijing cảnh cáo Mông Cổ đã tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ lưu vong của Tây Tạng. Mông Cổ hứa sẽ không mời Đức Đạt Lai Lạt Ma nữa. Hoa Kỳ vẫn giao thương với Taiwan thậm chí còn bán phi cơ và võ khí cho Taiwan nữa mặc dù vẫn làm vừa lòng Trung Quốc bằng cách tôn trọng Một Trung Hoa. Liệu tổng thống Trump có vì Taiwan 30 triệu dân mà hy sinh quyền lợi kinh tế, thương mại và đầu tư của ông và của Hoa Kỳ trên lục địa 1.5 tỷ dân không? Liệu Hoa Kỳ sẵn sàng đụng độ với Trung Quốc vì vấn đề Taiwan hay Biển Đông như cách nói hào hùng của tổng thống Trump được nhiều người thích thú và kỳ vọng không? Câu trả lời có vẻ quá dễ đối với mọi người dù có trình độ học vấn và nhận thức khác nhau.
Không ai phủ nhận Hoa Kỳ là cường quốc kinh tế và quân sự. Nhưng có phải vì vậy mà Hoa Kỳ giải quyết mọi vấn để bằng đồng tiền và sức mạnh võ khí luôn luôn thành công.
Pháp thất bại ở Đông Dương năm 1954. Đông Dương rộng 750,000km2.
Hoa Kỳ không thành công trên nửa nước Việt Nam năm 1975. VNCH rộng 175,000 km2.
Liên Sô thất bại ở Afghanistan sau 09 năm xâm lăng. Chiến tranh Afghanistan làm cho kinh tế Liên Sô kiệt quệ và dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc Liên Sô. Syria có thể là một Afghanistan thứ hai đối với Nga trong những ngày sắp tới không?
Không phải vì Việt Nam hay Afghanistan mạnh và Pháp, Hoa Kỳ, Liên Sô thiếu sức mạnh võ khí mà thất bại. Mà vì võ lực và sự hiện diện của người không cùng màu da trên vùng đất xa lạ bất đồng đủ thứ (không cùng ngôn ngữ, không cùng văn hóa, không cùng tôn giáo, không cùng chủng tộc) làm cho người bản xứ oán ghét và đoàn kết lại mặc dù đôi khi sự đoàn kết thể hiện một cách vô hình trong tâm não người dân bản xứ. Hoa Kỳ không thua trận ở Nam Việt Nam, Iraq hay Afghanistan. Họ mất 08 năm ở miền Nam Việt Nam; gần một phần tư thế kỷ cho chiến tranh Iraq và Afghanistan. Họ không thua cũng không hoàn toàn thắng mà sa lầy; kinh tế suy lụn; tinh thần giao động. Thắng lợi bằng sức mạnh của võ khí và số xác chết của đối phương không bảo đảm sự chiến thắng lâu bền.
Xe thường lật trên đường vắng và rộng thênh thang do sự chủ quan của người lái. Năm 1945 các tướng lãnh Pháp đến Sài Gòn đã cười vỡ bụng khi thấy những người cầm tầm vông vạt nhọn chống lại họ. Họ nghĩ rằng đám giặc cỏ này chỉ cần 06 tháng là xong. Chỉ có tướng Leclerc hiểu được sức mạnh của những người ốm yếu, quê mùa dám đương đầu với võ khi tối tân, xe tăng, thiết giáp bằng tầm vông vạt nhọn vì ông đã là một trong những người giống như vậy khi chống Đức Quốc Xã trong đệ nhị thế chiến.
Năm 1961 Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà cũng có chương trình bình định miền Nam Việt Nam trong 18 tháng (Chương Trinh Stanley- Vũ Quốc Thúc). Kết quả thu được không được như ý muốn.
Nắm chánh quyền bằng lá phiếu dân bầu trong quốc gia có định chế chánh trị dân chủ là tôn trọng sự liên tục chánh quyền hay phá bỏ tất cả những gì mà người tiền nhiệm tạo ra vì óc đảng phái và tự hào cá nhân? Nếu tòa Bạch Ốc có tróc xi măng thì mua xi măng trét lại hay đập phá nó?- Tòa Bạch Ốc có thể được sửa chữa, nới rộng nhưng không thể bị đập phá vì đó là biểu tượng lịch sử của sự thành công của một quốc gia dân chủ tân lập sớm trưởng thành để lãnh đạo thế giới. Khi tổng thống Eisenhower (Cộng Hoà) lên nắm quyền ông vẫn theo đường lối của Truman (Dân Chủ) trong chiến tranh lạnh và tiếp nối chương trình viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ do tướng Marshall đề xuất. Tổng thống Kennedy (Dân Chủ) tôn trọng thuyết Domino ở Đông Dương dưới thời tổng thống Eisenhower v.v. Dù là Dân Chủ hay Cộng Hòa, tất cả phải phục vụ cho quyền lợi của Hoa Kỳ và nhân dân xứ này. Hiến pháp Hoa Kỳ có tu chính nhưng chưa hề bị hủy bỏ từ ngày lập quốc đến nay. Chúng ta kiên nhẫn chờ chánh phủ của tổng thống Trump, một chánh phủ có nhiều tướng lãnh và các nhà tỷ phú, bắt tay vào việc trong những ngày sắp tới.
Các tướng lãnh lỗi lạc sẽ diệt khủng bố ISIS trong thời gian ngắn nhất chớ không ì ạch như đã thấy mấy năm nay. Hy vọng tổng thống Trump giải quyết vấn đề dễ dàng thay vì xem ISIS là ung thư với nhiều rễ, nhánh lia chia khắp nơi trên thế giới.
Dư luận không có tác giả. Dư luận thông thường chuộng chủ chiến vì sự yêu thích những thiên anh hùng ca. Nhưng khi bị chết chóc, thương vong gia tăng mà không có kết quả cụ thể, kinh tế suy yếu thì nó trở thành phản chiến.
Các nhà tỷ phú sẽ mang lại sự phồn vinh kinh tế và ấm no hạnh phúc cho gần 350 triệu người Hoa Kỳ lầm than, nghèo khổ như ông Trump mô tả trong thời kỳ vận động tranh cử.
Nếu tổng thống Trump làm được như vị tổng thống tiền nhiệm Da Đen mà ông chỉ trích thì ông sẽ được tái đắc cử năm 2020 vì ông Obama được đắc cử hai nhiệm kỳ (2008- 2012 & 2012-2016). Nếu mọi người trong chúng ta chấp nhận định luật chánh trị Quần chúng không sai lầm trong một quốc gia dân chủ thì chúng ta không thể chối bỏ sự thành công của những vị tổng thống được đắc cử hai nhiệm kỳ thời hậu đệ nhị thế chiến như Eisenhower (CH), Nixon (CH), Reagan (CH), Bill Clinton (DC), Bush II (CH), Barack H. Obama (DC).
http://www.art2all.net/tho/phamdinhlan/phamdinhlan_chuyenNgaMy.html
Tiếu lâm Liên xô
6. Hỏi: Thế nào là người cộng sản? Đáp: Người cộng sản là người đã đọc cuốn “Kapital” của Marx.
Hỏi: Còn thế nào là người tư bản?
Đáp: Người tư bản là người đã hiểu nội dung cuốn
“Kapital” của Marx.
7. Hỏi: Có đúng là điều kiện sống ở các trại lao động cải tạo là tuyệt vời không?
Đáp: Về nguyên tắc là đúng. Năm năm trước một thính giả của chúng tôi không tin điều này và vì thế ông ta đã được gửi tới đó để điều tra. Vị thính giả này có vẻ đã thích ở kia tới mức mà giờ này ông ta vẫn còn chưa thèm quay về lại…
8. Ba công nhân vừa bước vào nhà tù, hỏi nhau vì sao bị tù. Người thứ nhất: “Ngày nào tôi cũng đi muộn 10 phút, họ bảo tôi phạm tội phá hoại.”
Người thứ hai: “Ngày nào tôi cũng tới sớm 10 phút, họ bảo tôi là gián điệp.”
Người thứ ba: “Ngày nào tôi cũng đến đúng giờ, họ bảo tôi có đồng hồ ngoại quốc.”
Macron và lễ tấn phong
Nguyễn thị Cỏ May
Hôm 14 tháng 5/2017, ông Emmanuel Macron chánh thức trở thành Tổng thống thứ 8 của Đệ V Cộng Hòa Pháp. Ông còn là ông Tổng thống trẻ nhứt từ trước tới giờ.
Lễ tấn phong diển ra từ sân danh dự của Điện Elysée, với thảm đỏ dài 60 m, dẩn tới phòng khánh tiết. Ông Tổng thống mản nhiệm Hollande đón chào ông Macron trước thềm Điện Elysée, đưa thẳng vào văn phòng Tổng thống trên lầu I, ký giấy tờ bàn giao và chuyển luôn cho ông Tổng thống mới chìa khóa võ khí nguyên tử. Thường việc bàn giao chỉ diển ra trong vòng nửa giờ là xong. Hôm ấy, ông Hollande đã cố ý kéo dài 1 giờ 15 phút.
Sau khi tiển ông Hollande ra đi, ông Macron quay trở lại phòng khánh tiết để nghe ông Laurent Fabius, Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp ( Viện Bảo hiến) long trọng tuyên bố ông Emmanuel Macron đắc cử Tổng thống Cộng hòa Pháp với 66, 10% phiếu tín nhiệm, tức 20.753.798 phiếu. Tính theo số phiếu đắc cử, ông Macron hơn ông Hollande và cả ông Sarkozy, nhưng kém hơn ông Chirac. Năm 2012, ông Jean-Louis Debré Chủ tịch Quốc Hội thuộc cánh Hữu tuyên bố ông Hollande đắc cử Tổng thống.
Kẻ ở người đi
Nghi lễ tấn phong để chánh thức xác nhận Tổng thống mản nhiệm trao quyền lại cho Tổng thống mới đắc cử. Ngày tổ chức lễ là ngày mản nhiệm của vị Tổng thống đương nhiệm, với nghi lễ vô cùng long trọng. Nó tượng trưng cho sự liên tục của Nhà nước Cộng hòa.
Nền đệ V Cộng hòa chứng kiến 6 lần bàn giao Chánh quyền Tổng thống. Nói việc bàn giao Nhà nước là một nghi lễ long trọng vì dưới thời quân chủ, việc chuyển giao quyền lực chỉ diển ra vào đúng lúc nhà vua băng hà. Trong chế độ Dân chủ, đó là nghi lễ chánh trị, biểu tượng nền Cộng hòa.
Vì Tổng thống, ngoài vai trò chánh trị, còn có vai trò quân sự là Tổng Tư lệnh Quân đội. Chính ông quyết định có nên xử dụng võ khí nguyên tử hay không để giải quyết chiến tranh. Ngày nhậm chức, như hôm nay, ông được chào mừng bằng 21 phát đại bác bắn đi từ Bảo tàng viện Quân sự Invalides gần đó.
Ngày 14 tháng 1/1959, trong sân trước Điện Elysée, Tổng thống mản nhiệm René Coty đứng bên cạnh Tướng De Gaulle, dự lễ bàn giao chánh quyền lại cho Tướng De Gaulle vừa đắc cử.
Tổng thống De Gaulle lập nền Đệ V Cộng hòa, chấm dứt nền Đệ IV Cộng hòa và Tổng thống René Coty là vị Tổng thống cuối cùng.
Ngày 21 tháng 5/1981, Tổng thống Giscard d’Estaing trao quyền lại cho ông François Mitterrand. Lễ bàn giao diển ra lạnh nhạt. Ông Mitterrand thuộc đảng xã hội (chủ nghĩa), lúc đó hãy còn nặng tinh thần đấu tranh giai cấp nên khó tỏ ra thân thiện với kẻ thù tư bản.
Ông Mitterrand bắt tay ông Giscard d’Estaing một cách cứng ngắt. Cuộc bàn giao lạnh lùng. Chẳng những bàn giao Nhà nước mà còn là cuộc thay đổi từ chế độ dân chủ tự do qua chế độ xã hội chủ nghĩa. Lần đầu tiên sau 23 năm nền Đệ V Cộng hòa vẫn thuộc phe Hữu cầm quyền.
Trong lễ tấn phong, mỗi ông Tổng thống đắc cử đều muốn để lại dấu ấn riêng của mình. Năm 1974, ông Giscard d’Estaing phá lệ. Sau lễ tấn phong, ông tới khải hoàn môn khơi sáng ngọn lửa thiêng ở Đài Chiến sĩ trận vong, đi bộ trên Đại lộ Champs-Elysées, chậm lại chào dân chúng đứng hai bên, mặc thường phục màu sậm, cà-vạt xanh. Ông không đứng trên xe và mặc áo thụng đen theo lễ phục truyền thống.
Một dấu hiệu đổi mới cho hợp thời!
Ông Mitterrand chọn làm lễ tại Văn miếu Panthéon. Ông đi bộ, theo sau cả ngàn người reo mừng.
Khi gần tới Panthéon, ông tiến lên một mình để vào.
Có thề nói trong Panthéon chia làm 2 khu vực : một phần dành cho chế độ Quân chủ, phần kia dành cho Cộng hòa.
Năm 1995, ông Mitterrand trao quyền lại ông Chirac. Lễ khá đơn giản vì ông bịnh nặng.
Năm 2007, ông Chirac trao quyền lại ông Sarkozy. Lễ diển ra rất thân thiện tuy ông Sarkozy đã bỏ ông, chạy theo ông Balladur khi ông này ra tranh cử chống lại ông Chirac, sếp của mình.
Qua năm 2012, lễ bàn giao giửa ông Sarkozy với ông Hollande diển ra rất mau. Ông Hollande không tiển ông Sarkozy ra xe như thông lệ. Ông Sarkozy và vợ mới cưới, bà Carla Bruni, hai ngưòi lủi thủi ra về, trông thật thảm não của kẻ thất bại. Cũng là thái độ ứng xử của ông Tổng thống xã hội chủ nghĩa với vị tiền nhiệm thuộc cánh Hữu, phe tư bản. Ông François Bayrou, Chủ tịch đảng Modem, cựu Tổng trưởng, cựu ứng viên Tổng thống, đã không tiếc lời phê phán ông Hollande “ Thật là một thái độ ngu ngốc vô cùng ”.
Sau này, trong nhiệm kỳ 5 năm cầm quyền, có lẽ vì uy tín ngày càng xuống thấp, chỉ còn 13% dân chúng tín nhiệm nên ông đã tỏ ra lấy làm tiếc đã không tiển đưa ông bà Sarkozy ra tận xe cho phải phép. Quả thật Hollande là một ông Tổng thống tệ nhứt trong nền Đệ V Cộng hòa vế các mặt, ngoại trừ có nhiều bồ bịch.
Cái đít có trí nhớ mạnh nhứt.
Từ một tuần lễ trước ngày bàn giao quyền hành với Tổng thống mới, ông Hollande đã không ngừng “kè sát” ông Macron, với những cử chỉ, lời nói của kẻ gia trưởng, cho tới phút cuối cùng.
Chủ nhựt 14 tháng 5 vừa rồi là ngày ông phải bàn giao. Thời hạn, ông không thể kéo dài thêm được tuy ông vẫn muốn hưởng thụ đời sống làm Tổng thống ở Điện Elysée cho tới cùng.
Thấy thái độ của ông, người ta nghĩ nếu được phép, ông Tổng thống mản nhiệm François Hollande sẽ đẩy lui thời điểm bàn giao tới nửa đêm hôm chủ nhựt để ông tận hưởng thêm quyền lực. “ Tôi không dám nói đó là hạnh phúc, mà đó chỉ là cái gì được hơn ”, ông Hollande nói trong quyển “ Một ông Tổng thống lẽ ra không nên nóiđiều đó ” của 2 nhà báo Gérard Davet và Fabrice Lhomme (Stock, Paris, 2016).
Ông Hollande phải giao lại chìa khóa Điện Elysée thân yêu của ông suốt 5 năm cầm quyền cho kẻ cựu thủ hạ chưa một lần nắm nhiệm vụ dân cử trong lúc ông nhiều đêm, phải ngồi xe lửa về Corrèze tiếp xúc với cử tri đơn vị của ông. Số mạng sao lắm mỉa mai ! Vậy phải chăng có cái gì bí ẩn vượt sự bình thường chớ ?
Ông Hollande phải tìm cách phục hận. Thế là ông kè sát người kế nhiệm trẻ, kể cả điều đó có thể ảnh hương xấu do thành quả 5 năm cầm quyền tệ hại của ông.
Hôm lễ đình chiến mùng 8 tháng 5/1945, sau ngày kết quả bầu cử vòng 2, ông hướng dẩn ông Macron theo từng bước trong buổi lễ, nói chuyện vừa vổ đầu ông Macron như cử chỉ khen thưởng dành cho một một cậu bé thi đậu.
Ông Hollande đã không dấu diếm ẩn ý của ông. Ông là Tổng thống, giờ đây ở ông, con người đầy kinh nghiệm mà ông Macron có thể tiếp thu để tiếp tục con đường của ông. Trong những năm vừa qua, ông Macron theo ông nhưng sau cùng, ông ấy đã tách ra khỏi ông. Và “ Tôi rất cảm động … tôi hướng dẩn Emmanuel Macron bước theo tôi ”.
Năm 2012, sau lễ tưởng niệm Đài Chiến sĩ trận vong, ông Hollande phải qua Berlin gặp bà Thủ tướng Đức, Angela Merkel, để bàn chuyện Âu châu và 2 nước Pháp-Đức. Máy bay chở ông vừa cất cánh từ phi trường quân sự Villacoublay, ngoại ô Paris, bổng bị sét đánh. Ông chỉ xanh mặt nhưng lấy lại bình tỉnh và mỉm cười tự nhủ “ Trời đánh mà vẫn không sao thì từ đây, ta còn ngán gì nữa ? ”. Ông gặp bà Merkel trên mấy tiếng đồng hồ.
Nhưng chắc chắn ông Macron không có đủ can đảm theo ông Hollande hướng dẩn bởi ông đủ thông minh để thấy ông Tổng thống tiền nhiệm của ông chỉ cai trị với hơn 10% dân chúng tín nhiệm. Một ông Tổng thống dở nhứt rong nền Đệ V Cộng hòa !
Tư thái của Emmanuel Macron
Trong lễ nhậm chức Tổng thống, ông Macron tuyên bố “ Dân pháp hôm 7 tháng 5 đã chọn niềm hi vọng và tinh thần chinh phục ”. Ông bảo đảm là sẽ không khoan nhượng một điều gì trong những cam kết của ông với dân chúng pháp ”. Và sau cùng, ông sẽ “đem lại cho dân pháp sự tin tưởng ở chính mình ” ….
Ông tiếp “Trách nhiệm mà nhơn dân đã uỷ thác cho tôi là cả một danh dự. Tôi sẽ cân nhắc kỹ mức độ quan trọng của nó. Thế giới cần điều mà nhơn dân pháp đã đem lại, đó là sự can đảm tranh đấu cho tự do, sự đòi hỏi bình đẳng, ý chí tôn trọng tình huynh đệ ” ….
Từ nhiều thập niên nay, nước Pháp ngờ vực chính mình bởi cảm thấy nền văn hóa của mình bị hăm dọa, mô hình xã hội của mình bị bào mòn, tín ngưởng của mình bị xúc phạm sâu xa, …Do đó mà tôi đã nêu ra 2 điểm then chốt để thực hiện : đem lại cho nước Pháp sự tin tưởng ở chính mình, tổ chức lại Âu châu.
Ông Macron không quên tỏ lời tưởng niệm những vị tiền nhiệm của nền Đệ V Cộng hòa : Tường De Gaulle phục hồi nước Pháp, đưa lại nưóc Pháp đứng vào hàng ngũ cường quốc, T.T Georges Pompidou biến nước Pháp trở thành cường quốc kỷ nghệ, T.T Valéry Giscard d’Estaing đem lại sự tân tiến cho xã hội nước Pháp, T.T Mitterrand kết hợp giấc mơ của nước Pháp với giấc mờ Âu châu, T.T Sarkơozy làm việc không ngừng nghỉ để giải quyết sự khủng hoảng tiền tệ hoành hành thế giới, T.T Hollande kỳ thỏa ưóc về khí hậu, bảo vệ nước Pháp chống lại khủng bố”. Cũng làm việc này, năm 2012, ông Tổng thống Hollande đã không nhác tên ông Tổng thống mản nhiệm Sarkozy.
Kết thúc bài diển văn nhậm chức, ông Macron cho biết “Và ngay chiều nay, tôi bắt tay vào việc ”.
Thành lập chánh phủ mới
Tổng thống Macron chủ trương phá bỏ đi cái truyền thống lâu đời của chánh trị pháp là Tả/Hữu. Chỉ có nước Pháp mà thôi.
Trước kia, ông Mitterrand đã để lại phe xã hội chủ nghĩa của ông suy yếu, sau khi liên kết với cộng sản để nắm được chánh quyền, rồi làm cho cộng sản không ngóc đầu lên nổi. Không dám ra tranh cử nữa vì lần sau cùng bà Buffet chỉ kiếm được không tới 3% phiếu. Ông đã từng nói sau ông không còn chánh khách nữa mà chỉ có người làm kế toán mà thôi. Nay thừa hưởng sự nghiệp Mitterrand, ông Hollande đưa các đồng chí của ông trở thành những kẻ vừa thất nghiệp vừa vô gia cư (đảng xã hội chủ nghĩa tan nát).
Ông Macron chủ trương thành lập một chánh phủ gồm một số người của cánh Tảcũ, cánh Hữu cũ và những người thuộc xã hội dân sự. Khi ông mời người bạn thân, ông Edouard Philippe, đứng ra lập chánh phủ thì đảng Cộng hòa (Những Người Cộng hòa), sau khi tái cầu trúc để vươn lên, lại một lần nữa phân hóa hàng ngũ nội bộ.
Thủ tướng Edouard Philippe phải dời ngày ra mắt chánh phủ cho tới 3 giờ chiều ngày 17/05 để chờ kết quả rà soát tài sản và khai báo của thành viên nên đã không họp kịp Hội đồng Nội các vào sáng thứ tư như dự trù.
Chành phủ gồm 22 người, 18 Bộ trưởng, 4 Thứ trưởng, nam nữ đề huề, đủ 3 thành phần như ý muốn.
Không chơi với hai cánh “cực” Tả và Hữu nên bị ngay ông Mélenchon, cánh cực Tả, phê bình là“chánh phủ Macron là chánh phủ Hữu phái”.
Tới đây tạm ổn chuyện nhơn sự, chỉ còn phải có đa số ở Quốc hội để có thể áp dụng chương trình thắng cử. Với tình trạng không còn Tả/Hữu, chánh phủ mới sẽ tránh được “chánh phủ liên hiệp”, cảnh “đồng sàng dị mộng” chăng ?
Theo thăm dò dư luận thì phe chánh phủ sẽ chiếm được từ 200 tới 240 ghế trong Quốc hội sẽ được bầu vào thượng tuần tháng 6 tới.
Nếu Phong trào “Lên đường” của T.T Macron chiếm được đa số trong Quốc hôi thì dân pháp chỉ còn chờ kết quả cầm quyền của chánh phủ mới.
Trước đây, lời hứa thường xa vời với thực tế. Mong rằng nay hỏa tiễn Macron “ma-dê in Hollande” sẽ bay cao, bay xa bằng thực lực của mình, bỏ lại bệ phóng !
Vui cười
Ở phần giải lao trong cuộc thi “Ngôi sao mới nổi”, hai giám khảo nói chuyện với nhau khá rôm rả về những thí sinh dự thi.
Vừa nhấp ngụm nước, người thứ nhất vội nói:
– Cô bé giọng khàn khàn hát cũng được, chỉ tội diễn xuất kém quá, ai lại cứ tới câu “… nơi đây ra đi bao nhiêu chàng trai”, lại cứ lấy tay chỉ luôn vào đùi mình mà gào lên…
Nghe đến đó, người kia liền nhận xét:
– Thế đã nhằm nhò gì, cô bé mặc váy ngắn mới tệ, gần kết thúc bài “Tan trường”, nó quay một vòng làm váy tung lên rồi chỉ tay vào ban giám khảo và hét lên: “Đáng đời anh chưa, đáng đời anh chưa?…”
Nước Pháp, thế hệ Macron
Từ Thức
– Nước Pháp có Tổng Thống mới: Emmanuel Macron, 39 tuổi, mới chập chững bước vào chính trị từ 2 năm, mới lập đảng từ một năm nay. Như một chai nước, người thấy chai nửa vơi sợ ông Tổng thống còn quá trẻ, thiếu kinh nghiệm; người thấy chai nửa đầy, nghĩ ông ta là người của thời đại mới, có phương pháp hành động khác hẳn những chính khách kỳ cựu, đã thi nhau lãnh đạo, thi nhau thất bại, đã đưa một quốc gia đầy tiềm năng vào ngõ cụt. Điều chắc chắn: Macron vừa mở một kỷ nguyên mới trong sinh hoạt chính trị ở Pháp và ở Âu Châu. Macron đứng trước những trở ngại vạn nan, cải cách một cường quốc tụt hậu, đã quen sống trên khả năng của mình và không có thói quen hy sinh quyền lợi cá nhân.
Không phải chỉ nước Pháp, cả Âu Châu, cả thế giới chờ đợi kết quả bầu cử Tây. Không phải vô tình mà Obama từ nơi nghỉ hưu đứng ra kêu gọi dân Pháp dồn phiếu cho Macron. Nước Pháp, dù tụt hậu, vẫn là một trong hai quốc gia rường cột của Âu Châu. Liên hiệp Âu Châu, dù khập khểnh, vẫn là thị trường quan trọng nhất thế giới, vì đông dân (500 triệu) hơn Hoa Kỳ, và có mãi lực lớn hơn dân Tầu; đồng Euros, dù bị đe dọa thường trực, bên cạnh đồng dollars, vẫn là một trong hai đơn vị tiền tệ chủ chốt.
Vào chung kết hôm Chủ Nhật, Emmanuel Macron, phong trào En Marche (Lên Đường) đã đè bẹp đối thủ, Marine Le Pen, ứng cử viên của đảng cực hữu Front National (FN, Mặt Trận Dân Tộc) với trên 65%. Bà Le Pen, 49 tuổi, đã thành công trong việc đưa một đảng quốc gia cực đoan, trước đây chỉ đóng vai một nhóm phản kháng, vào ngưỡng cửa điện Elysée. Nhưng bà ta đã tự làm hara-kiri trước 16 triệu cử tri trong cuộc cuộc tranh luận trên TV ba ngày trước cuộc đầu phiếu. Không nắm vững vấn đề, tránh né đề cập tới chương trình hành động, ăn nói như một người đàn bà chua ngoa, lắm điều, khiêu khích, lỗ mãng, Le Pen cho cử tri thấy bà ta không có tác phong của một nguyên thủ quốc gia.
Đóng hay mở, đi hay ở?
Một chính trị gia nói về Jean Marie Le Pen, bố của Marine, người sáng lập FN: ông ta “chuẩn bịnh đúng, nhưng cho thuốc sai‘’.
Nhận xét ấy vẫn đúng với Marine. Chẩn bệnh đúng: FN đã đặt lên bàn, không úp mở, những vấn đề nhức nhối, mà các đảng khác tránh né: toàn cầu hóa đã gạt ra lề đường những người không có khả năng thích ứng, vấn đè di dân ồ ạt, không kiểm soát, vấn đề khủng bố hồi giáo, sự chung đụng càng ngày càng khó khăn giữa dân địa phương và người Hồi giáo, vai trò của Liên hiệp Âu Châu trong đời sống chính tri, kinh tế quốc gia, hàng hóa nhập cảng tràn ngập khiến hãng xưởng Pháp thi nhau đóng cửa. Cho thuốc sai: FN đưa ra những giải pháp đơn giản (simplistes) trước những vấn đề cực kỳ phức tạp. Lập trường bất nhất: Marine Le Pen trước đây vẫn tuyên bố, nếu thắng cử, Pháp sẽ rút ngay khỏi Liên hiệp Âu Châu, ra khỏi hệ thống đồng Euros. Khi thấy ba phần tư dân Pháp, dù chỉ trích liên hiệp, vẫn muốn ở lại, vẫn muốn giữ đồng Euros, Le Pen thay đổi 180 độ trong vài ngày: sẽ không tự quyết định, nhưng tổ chức trưng cấu dân ý về chuyện đi hay ở, sẽ không ra khỏi đồng Euros, nhưng làm hai thứ tiền: Euros dành cho ngoại thương, đồng Franc xài trong nước, giống như… Cuba. Bà ta lung túng khi giải thích, khiến người ta nghĩ chính bà ta cũng không hiểu mình muốn gì.
Bầu Macron, cử tri Pháp tránh cho nước Pháp và Âu Châu một cuộc phiêu lưu chính trị với hậu quả khó lường. Dân Pháp đứng trước một chọn lựa, không phải chỉ lựa chọn giữa hai nhân vật chính trị, mà lựa chọn giữa hai ngả đường: hoặc theo chủ nghĩa dân tộc quá khích, bế quan tỏa cảng của đảng FN, cực hữu, hoặc sống với thời đại hoàn cầu hóa. Cử tri Pháp đã lựa con đường thứ hai, dù vẫn chỉ trích một Liên hiệp Âu Châu bị thế lực tư bản thao túng, thay vì liên hiệp của nhân dân, dù vẫn e ngại toàn cầu hóa, đầy những đe dọa về kinh tế, an ninh, văn hóa, xã hội.
Cả thế giới nín thở nhìn về Paris, bởi vì đó không phải là một cuộc bầu cử nội bộ, đó là một lựa chọn sớm muộn gì cũng đặt ra cho tất cả các quốc gia, từ Âu sang Á.
Bầu cho Macron, cử tri Pháp đã từ chối chính sách bế quan tỏa cảng, quốc gia quá khích của FN. Trong 11 ứng cử viên tranh cử vòng đầu, Macron là người duy nhất ủng hộ Liên Hiệp Âu Châu một cách tích cực, chủ trương phải mở cửa, sống với thời đại. Đó là một thái độ can đảm, bởi vì bênh vực Âu Châu, cổ võ chuyện mở cửa, trong cơn thịnh nộ nổi dậy từ bốn phía, không phải ai cũng dám làm, nhất là khi tranh cử. Các ứng cử viên khác, từ cực tả sang cực hữu, đều chống Liên Hiệp Âu Châu, dùng liên hiệp làm con voi tế thần, đổ lên đầu liên hiệp tất cả những khó khăn của Pháp, trong khi, trên thực tế, tình trạng tụt hậu của người Pháp có thủ phạm chính là người Pháp, từ lãnh tụ tới công dân, những con ve ham vui, hát hết mùa hè, đông tới mới hốt hoảng chạy gạo.
Đi tìm đa số ở quốc hội
Với Macron, những khó khăn bắt đầu.
Khó khăn trước mắt: làm cách nào có đa số ở quốc hội sau cuộc bầu cử lập pháp tháng tới (vòng đầu: 11/06, vòng hai: 18 /06)
Theo hiến pháp Tây, tổng thống có toàn quyền, như một ông vua, với điều kiện nắm đa số ở quốc hội. Được Tổng thống bổ nhiệm, thủ tướng chỉ là người thừa hành, thi hành chính sách của Tổng Thống. Nhưng thủ tướng phải được quốc hội tín nhiệm. Nếu Tổng thống không nắm đa số ở quốc hội, chức Thủ Tướng sẽ rơi vào tay đối lập. Và thủ tướng, với hậu thuẫn của quốc hội, sẽ thi hành chính sách của đa số đối lập. Trong quá khứ, thường thường khi lựa một tổng thống, cử tri bầu một quốc hội với đa số thuộc phe Tổng thống. Đã có trường hợp Tổng thống không có đa số, chức thủ tướng rơi vào tay đảng đối lập, như khi François Mitterrand, tổng thống tả phái đã bắt buộc bổ nhiệm thủ tướng Jacques Chirac, hữu phái. Hay ngược lại, tổng thống hữu phái Jacques Chirac phải trao quyền hành cho thủ tướng phe tả Lionel Jospin. Đó là chế độ cohabitation, sống chung hòa bình, hay đúng hơn, sống chung miễn cưởng. Quốc gia trở thành con rắn hai đầu: Tổng thống chỉ để tâm tới chính sách ngoại giao và quốc phòng, việc quản trị quốc gia trong tay thủ tướng. Trong hoàn cảnh này, tổng thống có thể giải tán quốc hội, với hy vọng dân đi bầu lại sẽ cho mình đa số. Hay chấp nhận làm tổng thống giấy, chờ một ngày thuận lợi hơn.
Nhưng đó là kịch bản của quá khứ, trong một môi trường chính trị đơn giản, với hai chính đảng lớn, một tả một hữu, thay nhau cầm quyền, thay nhau nắm đa số trong quốc hội. Kịch bản đó sẽ khó tái diễn, vì chắc sẽ không có đảng nào chiếm đa số qua cuộc bầu cử lập pháp tháng Sáu. Trong kỳ bầu cử Tổng thống vừa qua, cử tri Pháp đã mang một trái bom, làm nổ tung hệ thống chính trị cũ. Hai chính đảng thay nhau cầm quyền từ nửa thế kỷ chỉ còn là những đống gạch vụn: đảng Cộng Hòa (LR, Les Républicains), hữu phái ôn hòa, chỉ chiếm 20% số phiếu, đảng Xã hội (PS, Parti Socialiste) còn thê thảm hơn nữa: 6%. Bên cạnh là ba lực lượng đang lên: phong trào En Marche, không tả không hữu, của Macron, FN (cực hữu) của Le Pen, La France Insoumise (cực tả) của Mélenchon, chưa nói tới UDI, đảng đứng giữa.
Nước Pháp, trước đây chia làm hai, tả và hữu. Sau kỳ bầu cử vòng đầu, nước Pháp chia thành bốn mảnh chính (trên dưới 20% số phiếu): phong trào Macron; đảng cực hữu FN, đảng Cộng Hòa, hữu phái ôn hòa và nhóm cực tả của Menlenchon. Sau kỳ bầu cử vòng hai, phải thêm một mảnh nữa: trên 20% những người không đi bầu, và con số kỷ lục phiếu bất hợp lệ hay phiếu trắng, gần 10%, trên 4 triệu cử tri. Khó tưởng tượng một đảng sẽ chiếm đa số ở quốc hội. Trong quốc Hội hiện nay, đảng Xã hội nắm đa số, hơn đảng Cộng Hòa vài ghế. Không ai đoán sẽ có bao nhiêu dân cử thuộc hai đảng này tai qua nạn khỏi, sẽ được tái cử. Một số đã đầu quân theo Macron. Những người còn lại trong đảng sẽ chia năm, sẻ bẩy, đánh nhau chí chóe. Đảng của Macron mới ra đời từ một năm nay, lần đầu đưa người ra tranh cử. Cực hữu chỉ có 2 dân biểu. Cực tả: 0.
Đảng nào cũng có lý do để tin sẽ thắng lớn trong kỳ bầu cử quốc hội. Macron tin rằng dân Pháp đã chọn ông ta làm tổng thống, sẽ cho phong trào En Marche của ông đủ đa số ở quốc hội để cải cách nước Pháp. Điều đó không có gì bảo đảm, vì trên 50% cử tri bầu cho Macron với mục đích ngăn chặn Le Pen. Đảng Cộng Hòa lạc quan vì nghĩ rằng ứng cử viên của họ, François Fillon, bị loại vì lem nhem tiền bạc, nhưng tư tưởng hữu phái (tự do kinh tế, chống bao cấp đưa tới ỷ lại, cứng rắn với hồi giáo, dùng biện pháp mạnh để cải cách đất nước) hiện chiếm đa số. Cực hữu nghĩ Le Pen thua vì lơ mơ về kinh tế, bất nhất về chuyện ra hay ở lại liên hiệp Âu Châu, hệ thống tiền tệ Euros, để lộ một khuôn mặt đáng ghét trong buổi tranh luận, nhưng vấn đề họ nêu ra (vấn đề di dân, hiểm họa ‘’hồi giáo hóa‘’ nước Pháp, tai hại của hoàn cầu hóa) vẫn là mối bận tâm hàng đầu của dân Pháp. Nhóm cực tả của Melenchon (19%), tin rằng sẽ thu được một số phiếu đông đảo của những người bất mãn trước sự lộng hành của thế lực tài phiệt
Tháng Sáu, người ta sẽ chứng kiến một khuôn mặt chính trị hoàn toàn mới, chưa hề thấy ở nước Pháp. Quốc hội sẽ gồm những mảnh vụn, không ai tưởng tượng mặt mũi sẽ như thế nào. Tình trạng đó rất thường ở Đức, Hòa Lan, ở Bắc Âu. Không đảng nào chiếm đa số, người ta thỏa hiệp với nhau để đi tới một đa số. Nước Pháp chưa có thói quen đó, chưa có văn hóa thỏa hiệp. Câu hỏi đầu tiên là Macron có đa số ở quốc hội hay không, hay có đủ khôn khéo để đi tới một thỏa hiệp, để bổ nhiệm Thủ tướng thi hành chính sách của ông ta hay không. Cuộc bầu cử dâu biểu tháng tới sẽ gay go, sôi nổi. Hoặc Macron có đủ đa số để thực hiện cải cách. Hoặc thiểu số, trở thành vua không ngai.
Macron là ai, muốn gì?
Người Pháp có thói quen xếp loại chính khách thuộc phe tả, hay phe hữu. Đại khái, phe hữu tin ở khả năng cá nhân, mỗi cá nhân tìm cách thăng tiến, xã hội sẽ tiến bộ, thịnh vượng. Phe tả nghĩ nhà nước phải can thiệp, để tránh bất công, tránh cá lớn nuốt cá bé. Macron nói ông không thuộc phe tả, phe hữu. Hay đúng hơn, ông ta khuynh hướng tả, vì đã làm bộ trưởng Kinh tế thời Tổng Thống Hollande (đảng Xã Hội), nhưng có quan điểm thực tiễn, không bị ý thức hệ trói buộc. Ông ta nói biện pháp nào tốt là áp dụng, khỏi cần biết tả hữu. Nước Pháp bế tắc vì ý thức hệ gò bó. Người ta dùng chữ libéral social (theo chủ nghĩa kinh tế tự do, nhưng có khuynh hướng xã hội) để nói về Macron. Những người theo Macron lập đảng là những người đến từ các đảng phái, cả hữu lẫn tả, thất vọng vì đường lối sinh hoạt của chính giới Pháp, hay những người chưa bao giờ hoạt động chính trị. Đa số trong các buổi meetings của Macron là những khuôn mặt trẻ, có trình độ học vấn tương đối cao, thích ứng với thời đại mới.
Macron muốn cải tổ nước Pháp. Trái với những chính khách bi quan, Macron tin rằng nước Pháp có đủ tiềm năng để ra khỏi hiện trạng bế tắc. Với điều kiện phải thích ứng. Thay vì đóng cửa, chống thế giới bên ngoài, Macron nghĩ phải mở cửa, phải đương đầu, phải lợi dụng thời thế. Trước vấn đề thất nghiệp kinh niên của nước Pháp chẳng hạn, Benoît Hanmon, ứng cử viên đảng Xã Hội cho rằng với những tiến bộ kỹ thuật, với máy móc, công việc sẽ càng ngày càng hiếm. Ông ta không tìm ra giải pháp nào khác hơn là phát lương cho mọi người, có việc làm hay không, 750 Euros một tháng cho mỗi đầu người. Macron nghĩ những việc làm cũ sẽ biến mất, nhưng những việc làm mới sẽ thay thế. Giải pháp là phải thích ứng, phương pháp là đặt trọng tâm vào việc huấn nghệ. Macron hứa sẽ dành một ngân khoản lớn, 15 tỷ Euros, cho chương trình huấn nghệ.
Macron nghĩ muốn cải cách, canh tân nước Pháp, phải đặt trong tâm vào giáo dục. Ông ta sẽ dành ưu tiên về ngân quỹ và nhân lực cho giáo dục, nhất là bậc tiểu học, nguồn gốc của bất công, tùy theo trẻ em theo học ở một trường học tốt hay trường học dở, trong những khu lao động.
Để cải cách nước Pháp, Macron không đi con đường mà ông cho là vô trách nhiêm của phe tả (làm việc 35 giờ một tuần hay ít hơn, tăng lương, về hưu sớm, trợ cấp dưới mọi hình thức, gia tăng hàng ngũ công chức, thâm thủng ngân sách, chi nhiều hơn thu…). Cũng không dùng những biện pháp mạnh, thắt lưng buộc bụng như François Fillon của đảng Cộng Hòa. Fillon muốn giảm 500.000 công chức, Macron 120.000 (nước Pháp, với dân số 66 triệu, có số công chức ngang với Hoa Kỳ). Fillon muốn giảm chi 100 tỷ Euros mỗi năm để dần dần đi tới quân bình ngân sách, Macron 60 tỷ. Nước Pháp vô địch về thuế (với …250 loại thuế và taxes) gây khó khăn cho các xí nghiệp, Fillon hứa giảm 50 tỷ tiền thuế, Macron 20. Fillon chủ trương bỏ tuần lễ 35 giờ, Macron để cho mỗi xí nghiệp tự quyết định, với sự đồng ý của chủ, thợ, và nghiệp đoàn. Trái với Fillon, muốn đòi mồ hôi nước mắt của dân Pháp để cải cách, để nước Pháp có hy vọng bắt kịp nước Đức láng giềng, Macron nghĩ phải cải cách trên mọi phương diện, nhưng những biện pháp quá mạnh sẽ làm gãy guồng máy, gây xáo trộn trong một quốc gia đã chia rẽ, đối nghịch. Phe tả trách Macron thuộc hàng ngũ ưu đãi, của tư bản. Phe hữu kết án Macron là một Hollande thứ hai. Le Pen buộc tội Macron là ‘’mondialiste’’ (người của hoàn cầu hóa), ngược lại với bà ta là ‘’patriotiste‘’ (người ái quốc).
Nếu có đa số ở quốc hội, việc đầu tiên Macron làm là cải tổ luật lao động, cho các xí nghiệp tự do hơn trong việc tuyển lựa cũng như sa thải, một trong những chìa khóa để giải quyết nạn thất nghiệp, nhưng cũng là cơ hội để các nghiệp đoàn đổ xuống đường. Macron hứa sẽ cải cách thể chế hưu bổng, cho đơn giản và công bình hơn. Đó cũng là cơ hội cho đình công bãi thị. Nước Pháp có hàng trăm chế độ hưu bổng khác nhau, với đủ loại ưu đãi, quà của các chính phủ muốn mua phiếu, và không ai muốn đụng tới ưu đãi mình đang hưởng. Những người quen biết Macron nói ông ta trẻ, bề ngoài thân thiện, tươi cười, nhưng là một người có cá tính mạnh, không nhân nhượng.
Macron tốt nghiệp ENA (Quốc gia hành chánh) và Sciences Po (Khoa Học Chính Tri), hai đại học uy tín, nơi đào tạo giới lãnh đạo nước Pháp, nhưng cũng là đệ tử của triết gia Paul Ricoeur, làm ngân hàng nhưng sính văn học, nhờ bà vợ giáo sư văn chương. Trong những bài phỏng vấn, ông ta nhắc tới các nhà văn nhiều hơn là các chính trị gia.
Macron đề cao nỗ lực, khả năng làm việc, giá trị của tiền bạc, trong một nước coi chuyện nghỉ hè quan trọng hàng đầu, coi những người thành công tài chánh là chuyện phải dấu diếm.
Từ bản lãnh tới phương tiện hành động
Muốn cải cách, nước Pháp cần một nhà lãnh đạo có bản lãnh, có phương tiện chính trị.
Về bản lãnh, Macron đã chứng tỏ ông ta là một người có cá tính mạnh, biết mình muốn gì. Khi còn là học sinh 15 tuổi, Macron yêu cô giáo lớn hơn 24 tuổi, đã có ba con, quyết định sẽ chỉ sống với bà này, bất chấp sự phản đối của gia đình, sự dị nghị của xã hội, và khi hai người thành hôn, chấp nhận sẽ không có con cái vì Brigitte Macron, ngày nay là đệ nhất phu nhân, đã cao tuổi (Brigitte đã có ba con, xấp xỉ tuổi ông Tổng Thống) Macron đang làm ngân hàng, lương lớn, sẵn sàng bỏ việc khi tổng thống Hollande mời làm cố vấn. Được bổ nhiệm Bộ trưởng Kinh tế, Macron từ chức sau vài tháng vì thấy guồng máy chính tri Pháp quá lỗi thời, quá nặng nề. Macron lập phong trào En Marche, ứng cử Tổng thống, một chuyện điên rồ trong một nước muốn làm chính trị phải theo những đường mòn: gia nhập một đảng lớn, leo từ dưới lên trên, ứng cử cấp địa phương, ứng cử dân biểu, tranh giành một ghế thứ trưởng, bộ trưởng để, khi tuổi đã xế chiều, đã sầy vẩy, thân thể đầy dấu vết binh đao, nhòm ngó cái ghế thủ tướng hay tổng thống. Macron đã làm tất cả những chuyện đó trong … một năm. Chuyện khó tin, nhưng có thực. Người khác không dám nghĩ tới, Macron đã làm. Hai mươi tuổi, Macron gặp Attali, cựu tay mặt của Tổng thống Mitterrand, Attali nói: anh sẽ là tổng thống nước Pháp.
Cố nhiên ông ta đã gặp nhiều may mắn: ra tranh cử đúng lúc dân Pháp đã chán những khuôn mặt cũ, muốn thay đổi; Fillon, ứng cử viên đảng Cộng Hòa gặp khó khăn vì lem nhem vấn đề tiền bạc, ứng cử viên cực hữu, Le Pen, trong cuộc tranh luận trước TV, đã cho cả nước thấy bà ta không có khả năng, không có phong thái của một quốc trưởng. Trên 50% cử tri bầu cho Macron để ngăn Le Pen lên cấm quyền. May mắn, đúng, nhưng có những người biết nắm cơ hội, có những người để cơ hội đi qua. Macron thuộc loại thứ nhất.
Nhưng có bản lãnh không đủ, còn phải có phương tiện chính trị. Nếu không có đa số ở quốc hội, hay không kết hợp nổi một khối đa số, Macron sẽ chỉ là một tổng thống bù nhìn.
Nước Pháp cần một người như Gerhard Shröder của Đức, sẵn sàng hy sinh thất cử để cải tổ đất nước, đặt nền tảng để biến nước Đức, trong 10 năm, từ một quốc gia bệnh hoạn thành một cường quốc số 1 ở Âu Châu. Trở ngại của Macron còn lớn hơn, vì dân Pháp không có tinh thần công dân cao như dân Đức. Nước Pháp rơi vào tình trạng suy thoái hiện tại vì tinh thần và hành động vô trách nhiệm từ trên xuống dưới. Vô trách nhiệm của giới cầm quyền và các chính đảng, chỉ nghĩ tới chuyện được tái cử, không dám thực hiện một cải cách sâu rộng nào, đòi hỏi sự hy sinh, vì sợ mất lòng cử tri. Vô trách nhiệm của các nghiệp đoàn, chỉ bảo vệ quyền lợi phe nhóm, bất chấp quyền lợi chung, sẵn sàng đình công, bãi thị, làm tê liệt kinh tế quốc gia. Nếu ở Bắc Âu, nghiệp đoàn đóng vai trò quan trọng và hữu ích, trong việc bảo vệ quyền lợi thợ thuyền, nhưng với tinh thần trách nhiệm, tìm giải pháp thương thuyết hơn là bạo động. Một vài thí dụ: phi công Air France làm việc ít giờ nhất, lãnh lương cao nhất, đình công nhiều nhất thế giới, đưa Air France tới đe dọa phá sản. Khi bộ giáo dục đổi số ngày học ở mẫu giáo, tiểu học từ 5 ngày xuống 4 ngày mỗi tuần, giáo chức đình công, đóng cửa trường, khi chính phủ khác trở lại tuần lễ 5 ngày, cũng những người đó đình công, đóng cửa trường. Nhân viên lái xe lửa 54 tuổi về hưu, vì trước đây là một nghề nặng nhọc, phải xúc than, phải lái xe; ngày nay chỉ ngồi bên cạnh computer, làm một ngày nghỉ một ngày, nhưng ai muốn đụng tới thể chế ưu đãi, cả hệ thống lưu thông của nước Pháp tê liệt vì đình công bãi thị.
Trước mắt Macron, hàng trăm vấn đề phải giải quyết, đòi hỏi sự quyết tâm của chính quyền, thái độ trách nhiệm của nghiệp đoàn và tinh thần công dân của mỗi người. Vấn đè số 1 là nạn thất nghiệp kinh niên. Tỷ số thất nghiệp ở Pháp trên 10% (25% trong giới trẻ) gấp hai tỷ số thất nghiệp ở Đức, Hòa Lan hay các nước Bắc Âu. Tại sao Pháp không giải quyết nổi nạn thất nghiệp, từ chính phủ này tới chính phủ khác? Đây là một thí dụ điển hình cho thấy cái bế tắc của xã hội Pháp. Lỗi tại mọi tầng lớp. Lỗi của nhà cầm quyền: không có một chính sách huấn nghệ hữu hiệu, mặc dù ngân sách huấn nghệ lớn nhất thế giới (tính trên đầu người). Lỗi tại các nghiệp đoàn: chống lại bất cứ giải pháp nào tìm cách đơn giản hóa việc tuyển dụng và sa thải nhân viên. Các xí nghiệp không dám tuyển dụng, sợ không thể sa thải khi hoạt động giảm bớt. Lỗi tại người dân: không chịu thích ứng, học nghề mới, chỉ kiếm việc ở gần nhà, không chịu làm việc nặng nhọc: 300.000 việc làm trong ngành xây cất, tiệm ăn, khách sạn không kiếm ra nhân viên trong một nước có 10% thất nghiệp. Lỗi tại hệ thống: người thất nghiệp Pháp lãnh trợ cấp cao hơn, lâu hơn, dễ dàng hơn ở các nước láng giềng. Một người đi làm lương ít, có lợi tức nhỏ hơn một người thất nghiệp nhận đủ mọi hình thức trợ cấp.
Vấn đề của mọi người
Macron thắng cử, Âu Châu thở phào, nhẹ nhõm, hú vía vừa thoát khỏi một cuộc phiêu liêu với hậu quả không lường được, hay đúng hơn, có thể lường được: sự tan rã của liên hiệp Âu Châu, đưa tới bất ổn chính trị, kinh tế toàn vùng. Nhưng những vấn đề nhóm cực tả hay cực hữu nêu ra là những vấn đề phải được giải quyết. Vấn đè di dân, vấn đề hồi giáo. Macron ca tụng một nước Pháp thân hữu giữa tất cả những người đến từ mọi chân trời, nhưng không thể nhắm mắt trước sự chung đụng càng ngày càng khó khăn giữa người địa phương và những người hồi giáo, nhất là hồi giáo quá khích. Vấn đề thế giới hóa, nếu đã mang các lại thịnh vượng cho hàng triệu người, cũng đã đẩy hàng triệu người khác ra lề đường, lạc lõng trên chính quê hương mình. Vấn đề tài phiệt hãnh tiến, đã lộng hành như những ông chủ thực sự của thế giới, biến chính trị gia thành những bù nhìn. Và quan trọng hơn hết, đã biến thế giới thành một thị trường (phải không, ông Trump?), các dân tộc thành những người tiêu thụ, không còn cá tính, văn hóa, bản sắc riêng. Einstein, hình như Einstein, nói: mỗi lần đạt tới một khám phá, thực hiện một tiến bộ, phải tự hỏi tiến bộ đó có tính cách nhân bản hay không.
Đó là vấn nạn của cả thế giới, của mỗi quốc gia, của mỗi người, không phải chỉ của nước Pháp. Khi nào những vấn đề đó chưa có giải pháp, sớm muộn gì FN cũng nắm chính quyền ở Pháp, thế giới sẽ bị cai trị bởi những nhóm mị dân, chế ngự bởi chủ nghĩa dân tộc quá khích. Chủ nghĩa dân tộc quá khích, lịch sử đã chứng minh, sẽ đưa tới khủng hoảng kinh tế, bất ổn chính trị, hận thù, xung đột giữa các quốc gia. Chiến tranh chỉ chờ để bùng nổ. Đó không phải là chuyện giả tưởng. Đó là một đe dọa trước mắt, trong một thời đại hỗn loạn, nước nào cũng võ trang tới mang tai.
Paris, 07/05/2017
Sự Triệt Thoái Của Mỹ Trước Viễn Ảnh Thế Chiến III
Trần Trung Tín chuyển ngữ
Nước Mỹ phải kiểm tra sức mạnh đang lên và cứng rắn của Nga và Trung Hoa trước khi quá trễ. Chấp nhận những đòi hỏi về lãnh vực ảnh hưởng là phương thức của thảm họa.
Hãy nghĩ về hai đường thẳng tiêu biểu cho khuynh hướng nổi bật trên thế giới ngày nay. Đường thẳng thứ nhất tiêu biểu cho khuynh hướng của tham vọng và chính sách chủ động hoạt động (activism) ngày càng tăng của hai cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng (revisionist powers) là Nga và Trung Hoa. Đường thẳng thứ hai tiêu biểu cho khuynh hướng đang suy thoái của sự tự tin, năng lực, và ý chí của thế giới dân chủ, và nhất là của Hoa Kỳ, để giữ vững vị trí ưu thế trên trường quốc tế từ năm 1945. Khi hai đường thẳng này đến gần nhau hơn, khi ý chí và năng lực để duy trì trật tự thế giới hiện nay của Hoa Kỳ và đồng minh đang suy thoái gặp đúng ngay sự khao khát và năng lực ngày càng gia tăng của những cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng, thì lúc đó chúng ta sẽ đạt đến thời điểm mà trật tự hiện hành sẽ sụp đổ và thế giới rơi vào một giai đoạn tàn bạo vô chính phủ, như đã xẩy ra ba lần trong hai thế kỷ qua. Tổn phí của sự suy bại đó, tính theo mạng sống và của cải, tính theo tự do bị mất mát và hy vọng đã tan vỡ, sẽ rất là kinh hoàng.
Người Mỹ có khuynh hướng xem sự ổn định căn bản của trật tự quốc tế là chuyện đương nhiên, ngay cả khi than phiền về gánh nặng mà Hoa Kỳ phải cưu mang để bảo toàn sự ổn định đó. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy trật tự thế giới cũng bị sụp đổ, và khi xẩy ra thì thường là bất ngờ, nhanh chóng và hung bạo. Cuối thế kỷ 18 là cao điểm của Thời kỳ Khai sáng (Enlightenment) ở Âu châu, trước khi lục địa này đột ngột rớt xuống vực thẳm của Chiến tranh Napoleon. Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 20, những đầu óc thông minh nhất của thế giới tiên đoán xung đột của quyền lực to lớn sẽ chấm dứt khi những cuộc cách mạng về truyền thông và giao thông nối kết kinh tế và con người lại gần nhau hơn. Nhưng cuộc chiến tranh khốc hại nhất trong lịch sử đã xảy đến bốn năm sau đó. Sự bình yên rõ nét của những năm hậu chiến trong thập niên 1920s đã trở thành những năm bị khủng hoảng trong thập niên 1930s và rồi là một thế chiến khác. Ngày nay chúng ta đang chính xác đứng ở đâu trong kịch bản cổ điển, còn bao xa thì hai đường thẳng tiêu biểu cho hai khuynh hướng ghi nhận bên trên sẽ gặp nhau tại giao điểm, và vẫn luôn như tự thuở nào, đó là những gì hoàn toàn không ai biết được. Còn ba năm nữa sẽ đến cuộc khủng hoảng toàn cầu, hay 15 năm? Tuy nhiên, chúng ta đang ở đâu đó trên con đường này, và đó là điều không thể lầm lẫn.
Và trong khi còn quá sớm để biết chính sách của Donald Trump sẽ có ảnh hưởng gì lên những khuynh hướng này, những dấu hiệu ban đầu cho thấy chính quyền mới có nhiều phần sẽ đưa chúng ta đến khủng hoảng nhanh hơn thay vì làm chậm hoặc làm ngược lại khuynh hướng này. Càng nhượng bộ Nga thì chỉ có thể khuyến khích thêm Vladimir Putin và cứng rắn nói chuyện với Trung Hoa sẽ có thể đưa Bắc Kinh đến chỗ thử nghiệm quyết tâm về quân sự của chính quyền mới. Việc tổng thống có sẵn sàng cho một cuộc đối đầu như vậy hay không thì đó là điều hoàn toàn không rõ rệt. Trong thời điểm này, dường như ông ta không suy nghĩ nhiều về những hậu quả trong tương lai của xảo biện (rhetoric) và những hành động của ông.
Trung Hoa và Nga là điển hình của các cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng. Mặc dù so với quá khứ, hiện nay cả hai hưởng được một nền an ninh tốt đẹp hơn từ các cường quốc bên ngoài, phần Nga thì từ kẻ thù truyền thống ở phía tây, phần Trung Hoa thì từ kẻ thù truyền thống ở phía đông, nhưng Nga và Tàu vẫn không hài lòng với sự sắp xếp của quyền lực toàn cầu như hiện nay. Cả hai đều tìm cách khôi phục lại ưu thế bá chủ mà họ đã có thời nắm giữ trong các khu vực tương ứng của họ. Đối với Trung Hoa, có nghĩa là sự ngự trị Đông Á, với các nước như Nhật Bản, Nam Hàn và các quốc gia Đông Nam Á tuân phục theo ý muốn của Bắc Kinh và hành động theo khuôn khổ của các ưu tiên chiến lược, kinh tế và chính trị của Trung Hoa. Điều đó gồm luôn việc ảnh hưởng của Mỹ phải bị thu hẹp lại về phía đông Thái Bình Dương, lùi lại phia sau quần đảo Hawaii. Đối với Nga, điều đó có nghĩa là có ảnh hưởng bá chủ ở Trung Âu và Đông Âu, và Trung Á, mà Moscow theo truyền thống xem đó là một phần của đế quốc của họ hoặc một phần của phạm vi ảnh hưởng của họ. Cả Bắc Kinh và Moscow đều tìm cách sửa đổi lại điều mà họ cho là một sự phân bố quyền lực, ảnh hưởng và danh dự không công bằng trong trật tự thế giới do Hoa Kỳ lãnh đạo sau thế chiến. Là chế độ độc tài, cả hai đều cảm thấy bị đe dọa bởi những quốc gia dân chủ nắm ưu thế trong hệ thống quốc tế và bởi các nền dân chủ ngay trên biên giới của họ. Cả hai đều xem Hoa Kỳ là chướng ngại chính đối với tham vọng của họ, và vì vậy họ đều tìm cách làm suy yếu trật tự an ninh quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo vốn đang đứng cản đường không để họ đạt được điều mà họ xem là vận mạng chân chính (rightful destinies) của họ.
Còn tốt đẹp trong khi còn tồn tại
Cho đến gần đây, Nga và Trung Hoa đã đối diện với những trở ngại đáng kể, gần như không thể vượt qua, để đạt được các mục tiêu của họ. Trở ngại chính là sức mạnh và sự mạch lạc của chính trật tự quốc tế và người đứng trụ nâng đỡ và bảo vệ nó. Hệ thống các liên minh chính trị và quân sự do Hoa Kỳ lãnh đạo, đặc biệt ở hai khu vực quan yếu tại Âu châu và Đông Á, đã đưa ra cho Trung Hoa và Nga những gì mà Dean Acheson từng gọi là “hiện trạng của sức mạnh” (situations of strength)(2) vốn đòi hỏi họ phải thận trọng khi theo đuổi tham vọng, và, từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, để làm trì hoãn lại các nỗ lực nghiêm trọng nhằm làm rối loạn hệ thống quốc tế.
Hệ thống quốc tế đó đã kiểm tra tham vọng của họ theo cả hai nghĩa tích cực và tiêu cực. Trong kỷ nguyên mà người Mỹ dẫn đầu, Trung Hoa và Nga đã tham dự và phần lớn đã là những kẻ thừa hưởng những lợi nhuận từ hệ thống kinh tế quốc tế cởi mở mà Hoa Kỳ đã tạo ra và giúp duy trì; ngày nào hệ thống đó còn hoạt động, họ vẫn được hưởng lợi nhiều trong hệ thống đó hơn là thách thức và lật đổ nó. Tuy nhiên, các khía cạnh chính trị và chiến lược của trật tự này đã gây thiệt hại cho họ. Sự tăng trưởng và sống động của chính quyền dân chủ qua hai thập niên theo sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Xô Viết đã gây ra một mối đe dọa liên tục đối với khả năng của các nhà cai trị ở Bắc Kinh và Moscow để duy trì được sự kiểm soát, và kể từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, họ đã coi mọi tiến bộ của các thể chế dân chủ – đặc biệt là sự lan rộng về mặt địa lý của các nền dân chủ tự do gần biên giới của họ – như là mối đe dọa cho sự sống còn của họ. Đó là vì lý do rất rõ rệt: Quyền lực độc tài kể từ những ngày của Klemens von Metternich luôn luôn lo sợ sự lan truyền của chủ nghĩa tự do. Sự tồn tại của các nền dân chủ ngay trên biên giới của ho, luồng thông tin tự do toàn cầu mà họ không thể kiểm soát, sự nối kết nguy hiểm giữa chủ nghĩa thị trường tự do của tư bản và tự do chính trị – tất cả đều đưa mối đe dọa đến cho các nhà cai trị (mà sự tồn vong của họ) bị lệ thuộc vào việc kềm giữ được các lực lượng bất mãn ở các quốc gia của họ. Tính cách hợp pháp của luật tắc cai trị của họ bị liên tục thách thức bởi trật tự dân chủ do Hoa Kỳ ủng hộ vì vậy đã nghiễm nhiên làm cho các quốc gia này trở nên thù địch với trật tự đó và cả với Hoa Kỳ. Nhưng, cho đến lúc gần đây, sự vượt trội lên của các lực lượng trong nước và quốc tế đã khuyến cáo họ không nên trực tiếp đối đầu với các trật tự đó. Các nhà cai trị người Tàu đã phải lo lắng về những gì mà một cuộc đối đầu không thành công với Hoa Kỳ có thể làm nguy hại đến tính cách hợp pháp của họ tại Trung Hoa. Ngay cả Putin cũng chỉ gõ vào những cánh cửa mở, như ở Syria, một nơi mà Hoa Kỳ đã phản ứng một cách thụ động trước những thăm dò của ông ta. Ông đã thận trọng hơn khi đương đầu với sự chống đối của Hoa Kỳ và Âu châu, dù chỉ là hạn chế, như ở Ukraine.
Ràng buộc lớn nhất cho tham vọng của Trung Hoa và Nga nằm nơi sức mạnh quân sự và kinh tế của Hoa Kỳ và các đồng minh Âu và Á. Mặc dù càng ngày càng mạnh, Trung Hoa đã phải cân nhắc đến việc đương đầu với sức mạnh quân sự và kinh tế của siêu cường thế giới và một số cường quốc khu vực đáng gờm được nối kết bởi liên minh hay bởi lợi ích chiến lược chung – gồm Nhật Bản, Ấn Độ và Nam Hàn cũng như nhỏ hơn nhưng vẫn có lực như Việt Nam và Úc. Nga đã phải đối diện với Hoa Kỳ và các đồng minh của NATO. Khi hợp nhất, những liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo tạo ra một thách thức đáng gờm cho một cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng mà vốn chỉ có thể trông cậy vào một vài đồng minh để được trợ giúp. Ngay cả khi đạt được chiến thắng trong cuộc xung đột, chẳng hạn như áp đặt sự chiếm đóng quân sự lên Đài Loan hoặc sau một cuộc đụng độ hải quân tại Biển Đông hoặc Biển Đông Trung Hoa, về lâu dài Trung Hoa sẽ phải đối phó với năng lực sản xuất kỹ nghệ của một số quốc gia giầu nhất và có kỹ thuật tân tiến nhất thế giới được kết hợp lại và Trung Hoa sẽ phải đương đầu với việc bị ngăn chận không cho tiếp cận (access) với các thị trường nước ngoài vốn là nơi mà nền kinh tế của Trung Hoa bị phụ thuộc. Một nước Nga yếu hơn, với một dân số sút giảm và nền kinh tế bị lệ thuộc vào dầu khí, sẽ đối diện với một thách thức còn lớn hơn nữa.
Trong nhiều thập niên, vị thế toàn cầu mạnh mẽ của Hoa Kỳ và đồng minh đã làm nản lòng bất kỳ thách thức nghiêm trọng nào. Chừng nào Hoa Kỳ vẫn còn được cảm nhận là một đồng minh đáng tin cậy, thì các nhà lãnh đạo Tàu và Nga vẫn sợ rằng những chuyển động gây hấn của họ sẽ có phản úng ngược và có thể hạ bệ chế độ của họ. Đây là những gì mà nhà khoa học chính trị William Wohlforth có lần mô tả như là sự ổn định cố hữu của một trật tự đơn cực (stability of the unipolar order)(3): Khi các cường quốc bất mãn trong khu vực tìm cách thách thức hiện trạng, thời các nước láng giềng bị báo động của họ sẽ quay sang siêu cường Mỹ xa xôi để nhờ ngăn chận lại tham vọng của họ. Và điều đó đã có kết quả tốt. Hoa Kỳ tiến bước lên, và Nga và Trung Hoa phần lớn đã lùi lại – hoặc lùi lại ngay cả trước khi Hoa Kỳ có hành động.
Phải đối diện với những trở ngại này, chọn lựa tốt nhất của hai cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng luôn luôn là hy vọng hoặc, nếu có thể, làm suy yếu trật tự thế giới do Hoa Kỳ hỗ trợ từ bên trong, hoặc bằng cách tách Hoa Kỳ ra khỏi đồng minh hoặc bằng cách tạo nghi ngờ về sự cam kết của Hoa Kỳ và từ đó khuyến khích các đồng minh và đối tác để họ từ bỏ sự bảo vệ chiến lược của trật tự thế giới tự do và mưu tìm một chỗ đứng dung hòa với những kẻ đang thách thức.
Vì vậy hệ thống hiện tại không chỉ tùy thuộc vào sức mạnh của Hoa Kỳ mà còn vào sự mạch lạc và thống nhất ngay trái tim của thế giới dân chủ. Hoa Kỳ phải đóng vai người bảo đảm chính cho trật tự đó, đặc biệt là trong lãnh vực quân sự và chiến lược, nhưng phần cốt lõi về tư tưởng và kinh tế của trật tự này – các nền dân chủ của Âu châu và Đông Á và Thái Bình Dương – cũng phải được duy trì một cách tương đối lành mạnh và tự tin.
Trong những năm gần đây, cả hai trụ cột nói trên đều bị lung lay. Trật tự dân chủ đã suy yếu và rạn nứt nơi cốt lõi. Các điều kiện kinh tế khó khăn, sự hồi phục chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bộ lạc (tribalism – hàm ý nói đặt nặng lên bản sắc văn hoá hoặc sắc tộc – cultural or ethnic identity – TTT), sự lãnh đạo chính trị yếu ớt và bấp bênh (uncertain) và các đảng chính trị dòng chính bị bất động (unresponsive), và một kỷ nguyên mới của truyền thông có vẻ như củng cố thêm chứ không phải là làm yếu đi chủ nghĩa bộ lạc đã cùng nhau tạo ra một cuộc khủng hoảng về sự tự tin không phải chỉ ở các nền dân chủ mà còn ở những gì có thể được gọi là dự án khai sáng tự do. Dự án đó đã đề cao các nguyên tắc phổ cập về các quyền cá nhân và nhân loại chung để đứng lên trên những khác biệt về sắc tộc (ethnic), chủng tộc (racial), tôn giáo, quốc gia hoặc bộ lạc. Dự án đó đã nhìn vào sự lệ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng để tạo lợi ích chung vượt qua biên giới và đến tới sự thành lập các tổ chức quốc tế để san bằng khác biệt và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các quốc gia. Thay vào đó, thập niên vừa qua đã nhìn thấy sự trỗi dậy của chủ nghĩa bộ lạc và chủ nghĩa dân tộc, càng ngày càng tập trung vào Kẻ khác (Other) trong tất cả các xã hội, và sự mất lòng tin vào chính quyền, trong hệ thống tư bản và trong nền dân chủ. Chúng ta đang chứng kiến phần đối nghịch lại của “kết thúc của lịch sử” của Francis Fukuyama. Lịch sử đang quay lại phục hận và với nó tất cả những khía cạnh tối tăm của linh hồn con người, gồm luôn, đối với nhiều người, khát vọng lâu năm muốn có được một nhà lãnh đạo mạnh mẽ để đưa ra hướng dẫn vững chãi tại một thời điểm của lẫn lộn (confusion) và không mạch lạc.
Thời Kỳ Đen Tối 2.0
Cuộc khủng hoảng này của dự án khai sáng có thể là điều không tránh được, một hiện tượng tái diễn được sản sinh bởi những sai sót sẵn có trong cả chủ nghĩa tư bản và dân chủ. Trong thập niên 1930s, khủng hoảng kinh tế và chủ nghĩa quốc gia trỗi dậy đã đưa nhiều người đến chỗ hoài nghi về việc liệu chế độ dân chủ hay chủ nghĩa tư bản có thích hợp hơn so với các chọn lựa khác như chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản hay không. Và không phải ngẫu nhiên mà cuộc khủng hoảng của lòng tin vào chủ nghĩa tự do đã được đi kèm với sự đổ vỡ tức thời của trật tự chiến lược. Tiếp đến, câu hỏi là liệu Hoa Kỳ, vốn là quyền lực bên ngoài, có sẽ bước vào và ra tay cứu vớt hoặc tái tạo một trật tự mà Anh và Pháp không còn khả năng hoặc thiện chí để duy trì. Hiện giờ, câu hỏi đặt ra là liệu Hoa Kỳ có thiện chí tiếp tục duy trì trật tự mà họ đã tạo ra và trật tự này hoàn toàn lệ thuộc vào sức mạnh của Hoa Kỳ hay liệu người Mỹ có chuẩn bị để chấp nhận rủi ro – nếu họ ngay cả hiểu được (ý nghĩa của) rủi ro – của việc để cho trật tự đó đổ nhào gây ra hỗn loạn và xung đột.
Thiện chí đó từ khá lâu nay đã bị nghi ngờ, từ trước cuộc bầu cử của Trump và ngay cả trước cuộc bầu cử của Barack Obama. Trong một phần tư thế kỷ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, càng ngày người Mỹ đã càng tự hỏi tại sao họ lại phải nhận chịu một trách nhiệm khác thường và ngoại khổ (outsized) để bảo vệ trật tự thế giới trong khi quyền lợi của chính họ không phải lúc nào cũng được phục vụ rõ ràng – và khi Hoa Kỳ dường như phải gánh chịu tất cả mọi hy sinh thì trong khi đó những người khác lại hưởng lợi. Có rất ít người còn nhớ những lý do tại sao Hoa Kỳ lại đảm nhận vai trò bất thường này sau hai cuộc thế chiến tàn khốc của thế kỷ 20. Thế hệ millennial (sinh ra trong khoảng 1982 and 2004 – TTT) sinh ra sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc khó có thể hiểu được sự quan trọng lâu bền của các cấu trúc chính trị, kinh tế và an ninh được hình thành sau Thế Chiến II. Họ cũng không được học nhiều về sự quan trọng này trong các sách giáo khoa ở trung học và đại học vốn bị ám ảnh với ghi chú về những điều xấu xa và “chủ nghĩa đế quốc” Mỹ. Cả hai cuộc khủng hoảng ở tiền bán thế kỷ 20 và giải pháp của nó vào năm 1945 đều bị lãng quên. Hậu quả là sự kiên nhẫn của công chúng Mỹ đối với những khó khăn và chi phí gắn liền với việc đóng một vai trò trên toàn cầu này đã bị bào mòn. Trong khi các cuộc chiến không thành công và tốn kém trước đây, ở Triều Tiên năm 1950 và Việt Nam trong thập niên 1960s và 1970s, và những suy thoái kinh tế trước đó, như khủng hoảng năng lượng và sự “suy thoái kinh tế” (“stagflation”) tồi tệ vào những năm giữa cho đến cuối thập niên 1970s, đã không có làm cho người Mỹ chống lại việc sự tham gia trên toàn cầu, nhưng những cuộc chiến tranh không thành công tại Iraq và Afghanistan và khủng hoảng tài chính năm 2008 đã làm được việc đó.
Obama theo đuổi một cách phưong sách (approach) mâu thuẫn với sự tham gia toàn cầu, nhưng chiến lược cốt lõi của ông là cắt giảm (retrenchment). Trong những hành động và tuyên bố của mình, ông đã chỉ trích và bác bỏ chiến lược trước đây của Hoa Kỳ và tô đậm thêm vào tâm trạng của quốc gia đang muốn Hoa Kỳ giữ một vai trò ít tích cực hơn trên thế giới và có những định nghĩa hạn hẹp hơn nhiều về quyền lợi của Hoa Kỳ. Chính quyền của Tổng thống Obama đã phản ứng trước những thất bại của chính quyền George W. Bush tại Iraq và Afghanistan không phải bằng cách khôi phục sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ mà bằng cách giảm bớt các sức mạnh và ảnh hưởng này. Mặc dù chính quyền đã hứa hẹn “tái cân bằng” chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Á châu và Thái Bình Dương, trong thực tế điều đó có nghĩa là cắt giảm cam kết toàn cầu và nhượng bộ các cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng với giá phải trả là sự an ninh của các đồng minh.
Những nỗ lực của chính quyền để “khởi động lại” (reset) mối quan hệ với Nga đã đánh một cú đầu tiên trúng ngay vào danh tiếng của Mỹ như là một đồng minh đáng tin cậy. Xẩy đến sau cuộc xâm lăng của Nga vào Georgia, điều đó có vẻ như là một tưởng thưởng cho sự xâm lược của Moscow. Việc “khởi động lại” cũng xảy đến với sự thiệt hại của đồng minh Hoa Kỳ ở Trung Âu, vì các chương trình hợp tác quân sự với Ba Lan và Cộng hòa Czech đã bị bỏ rơi để làm Kremlin hài lòng. Hơn thế nữa, nỗ lực nhượng bộ được đưa ra đúng lúc chính sách của Nga nhắm tới Tây phương đang cứng rắn thêm – đó là chưa đề cập gì đến các chính sách của Putin đàn áp nhân dân của ông ta. Không làm gì có chuyện “khởi động lại” sẽ đưa đến một cung cách hành xử tốt đẹp hơn của Nga, mà điều đó chỉ khuyến khích Putin lấn tới mạnh hơn. Rồi đến 2014, phản ứng yếu kém của Tây phương đối với cuộc xâm lăng Ukraine của Nga và việc chiếm giữ Crimea, mặc dù khá hơn phản ứng thiếu máu của chính quyền Bush đối với cuộc xâm chiếm Georgia (Âu châu và Mỹ tối thiểu cũng đã ra lệnh trừng phạt Nga sau cuộc xâm lăng Ukraine), vẫn tỏ cho thấy sự miễn cưỡng của chính quyền Hoa Kỳ để buộc Nga lùi trở lại lãnh vực quan tâm đã công bố. Obama, thực ra, đã công khai thừa nhận vị trí đặc quyền của Nga ở Ukraine ngay cả khi Hoa Kỳ và Âu châu tìm cách bảo vệ chủ quyền của quốc gia đó. Tại Syria, về mặt thực hành, chính quyền Hoa Kỳ đã mời Nga can thiệp qua sự thụ động của Washington, và chắc chắn là đã không làm gì để làm nản lòng Nga, do đó đã làm mạnh thêm ấn tượng về một nước Mỹ đang triệt thoái ra khỏi Trung Đông (một ấn tượng mà ngay tự ban đầu đã được tạo ra bởi sự rút quân không cần thiết và không khôn ngoan khi đem tất cả quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Iraq). Những hành động kế tiếp của Nga làm gia tăng làn sóng tị nạn từ Syria sang Âu châu cũng không đem lại một phản ứng nào của Mỹ, bất chấp những thiệt hại rõ rệt của những làn sóng tị nạn này gây ra cho các tổ chức dân chủ ở Âu châu. Tín hiệu gửi ra bởi chính quyền Obama là không có điều gì trong các điều này thực sự là vấn đề của Hoa Kỳ.
Ở Đông Á, chính quyền Obama đã làm suy yếu các nỗ lực đúng ra đáng được khen ngợi nhằm khẳng định quyền lợi và ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Cái gọi là “trục” (“pivot”) đã chứng tỏ phần lớn chỉ là xảo biện (rhetoric). Chi tiêu quốc phòng không đầy đủ đã ngăn cản những gia tăng cần thiết của sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực một cách có ý nghĩa, và chính quyền đã để cho một bộ phận kinh tế quan yếu, the Trans-Pacific Partnership (TPP- Đối tác xuyên Thái Bình Dương) bị chết nơi Quốc hội, chính yếu là nạn nhân của phe chống đối ngay trong đảng của ông. Trục này cũng bị thương tổn bởi cảm nhận chung về sự rút lui và cắt giảm của Hoa Kỳ, lại được khuyến khích bằng cả những lời xảo biện của tổng thống và bởi những chính sách của chính quyền, đặc biệt ở Trung Đông. Việc rút quân Mỹ ra khỏi Iraq một cách non yểu, không cần thiết và tốn kém về mặt chiến lược, theo sau là thỏa thuận nhân nhượng Iran về chương trình hạt nhân, và rồi với sự thất bại không giữ được lời đe dọa sử dụng vũ lực chống lại Tổng thống Syria, đã được lưu ý trên khắp thế giới. Mặc dù chính quyền của Tổng thống Obama nhấn mạnh rằng chiến lược của Mỹ nên hướng về Á châu, các đồng minh của Hoa Kỳ bị bỏ mặc phân vân về giá trị của sự cam kết của Hoa Kỳ sẽ ra sao một khi đối diện với sự thách thức của Trung Hoa. Chính quyền của Tổng thống Obama đã sai lầm khi tưởng tượng rằng họ có thể cắt giảm ngân sách trên toàn cầu trong khi trấn an các đồng minh ở Á châu rằng Hoa Kỳ vẫn còn là một đối tác đáng tin cậy.
Thiên nhiên kinh sợ khoảng chân không
Trong khi đó, ảnh hưởng đặt lên hai cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng đã khuyến khích họ có thêm nhiều nỗ lực muốn thay đổi nữa. Ở những năm mới đây, cả hai cường quốc này đều tích cực hơn trong việc thách thức trật tự hiện có, và lý do là càng ngày càng có nhiều cảm nhận là Hoa Kỳ đang mất đi cả ý chí và khả năng duy trì trật tự đó. Ảnh hưởng tâm lý và chính trị của cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq tại Hoa Kỳ, vốn đã làm suy yếu sự ủng hộ cho việc can dự của Mỹ trên toàn cầu, đã mở ra một khoảng trống.
Vẫn có một huyền thoại rất phổ biến trong các chế độ dân chủ tự do là chấp nhận những đòi hỏi của các cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng là có thể làm dịu đi những căng thẳng. Theo cách lý luận đó, thì việc cắt giảm, thu hẹp của Mỹ hẳn phải làm giảm đi căng thẳng và tranh đua. Đáng tiếc là chuyện ngược lại thường hay xảy ra hơn. Càng cảm thấy an toàn, các cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng càng có nhiều tham vọng mưu tìm sự thay đổi hệ thống để họ có lợi thế hơn bởi vì họ sẽ ít gặp phải chống đối hơn. Nhìn vào cả Trung Hoa và Nga thì có thể thấy: Trong hai thế kỷ qua không bao giờ họ hưởng được một sự an ninh lớn lao hơn và không bị tấn công từ bên ngoài như ngày nay. Tuy nhiên, cả hai vẫn không hài lòng và ngày càng trở nên hung hăng trong việc tạo sức ép lên những gì mà họ cảm nhận sẽ đem lại lợi thế cho họ trong một hệ thống mà Hoa Kỳ không còn đưa ra những đối kháng nhiều như trước đây.
Sự khác biệt chính của hai cường quốc này, cho tới nay, nằm ở nơi các phương pháp của họ. Giữa hai nước, Trung Hoa đến nay vẫn cẩn thận, cảnh giác và kiên nhẫn hơn, họ mưu tìm ảnh hưởng ưu tiên dựa trên sức mạnh kinh tế to lớn của họ và sức mạnh quân sự đang tăng triển chính yếu được dùng làm nguồn lực tạo ra sự e dè cho đối phương và đe dọa kẻ yếu thế trong khu vực. Mặc dù các hành động ở Biển Đông mang tính chất quân sự, với các mục tiêu chiến lược, Trung Hoa đã chưa đến mức phải tận dụng vũ lực. Và trong khi cho đến nay Bắc Kinh đã rất cảnh giác trong việc sử dụng lực lượng quân đội, nhưng sẽ là một sai lầm khi cho rằng Trung Hoa sẽ tiếp tục thể hiện sự kiềm chế như vậy trong tương lai – có thể là tương lai gần. Với khả năng quân sự đang gia tăng, những cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng luôn luôn sử dụng những khả năng đó một khi họ tin rằng những quyền lợi thu được có giá trị nhiều hơn các rủi ro và tổn phí. Nếu người Tàu cảm nhận được sự cam kết của Hoa Kỳ đối với đồng minh và vị thế của Hoa Kỳ trong khu vực đang trở nên yếu kém hoặc khả năng chu toàn những cam kết đó đang suy thoái, thì người Tàu sẽ nghiêng nhiều về việc nỗ lực sử dụng sức mạnh đó để đạt được mục tiêu của họ. Khi hai đường thẳng tiêu biểu cho tham vọng của Nga-Tàu và sự suy thoái của Hoa Kỳ và đồng minh tiến lại gần nhau hơn, thì đây là nơi cuộc khủng hoảng đầu tiên có thể xẩy ra.
Bản đồ 9 gạch của Trung Hoa
Đến nay, Nga còn hung hăng hơn nhiều. Họ xâm lăng hai quốc gia láng giềng – Georgia vào năm 2008 và Ukraine vào năm 2014 – và trong cả hai trường hợp đã lấy đi một phần quan trọng của lãnh thổ của hai quốc gia có chủ quyền này. Với cường độ mà theo đó Hoa Kỳ và đồng minh ắt đã phản ứng lại trước những hành động như vậy như trong suốt bốn thập niên của Chiến tranh Lạnh, thì việc tương đối thiếu phản ứng của Hoa Kỳ và đồng minh hẳn đã gửi ra một tín hiệu đáng kể cho Kremlin – và cả tới cho những người khác trên thế giới. Moscow sau đó gửi đi những lực lượng đáng kể vào Syria. Họ đã dùng ưu thế của họ trên thị trường năng lượng tại Âu châu làm vũ khí. Họ đã sử dụng chiến tranh không gian mạng nhắm vào các quốc gia láng giềng. Họ đã tham gia vào chiến tranh thông tin sâu rộng ở một quy mô toàn cầu.
Bản đồ Nga xâm lăng Ukraine, 2014
Gần đây hơn, chính quyền Nga đã dàn trải một vũ khí mà người Tàu hoặc chưa có hoặc đã không muốn dùng – đó là khả năng can thiệp trực tiếp vào các quá trình bầu cử của các quốc gia Tây phương, để tạo ảnh hưởng đến kết quả bầu cử và nói một cách tổng quát là để làm hệ thống dân chủ bị mất tín nhiệm. Nga tài trợ các đảng bình dân (populist) cánh hữu ở khắp Âu châu, kể cả ở Pháp; dùng những phương tiện truyền thông để yểm trợ các ứng viên được ưa chuộng và tấn công người khác; đã phổ biến “tin giả” để gây ảnh hưởng đến các cử tri, gần đây nhất, trong cuộc trưng cầu ý kiến của Ý; và đã hacked những thông tin riêng tư để làm bẽ mặt những người mà họ muốn đánh bại. Năm ngoái, lần đầu tiên Nga sử dụng vũ khí mạnh mẽ này để chống lại Hoa Kỳ, can thiệp nặng nề đến quá trình bầu cử của Mỹ.
Tính theo bất cứ định mức đo lường nào thì Nga vẫn là kẻ yếu kém hơn, nhưng cho tới nay họ đã thành công hơn Trung Hoa trong việc hoàn thành mục tiêu chia rẽ và làm Tây phương rối loạn. Sự can thiệp của Nga vào các hệ thống chính trị dân chủ Tây phương, chiến tranh thông tin và vai trò của Nga trong việc tạo ra dòng người tị nạn gia tăng từ Syria sang Âu châu đã góp phần xóa đi sự tin tưởng của người Âu châu vào hệ thống chính trị và các chính đảng lâu đời. Sự can thiệp quân sự của Nga tại Syria, ngược hẳn với sự thụ động của Mỹ, đã làm cho những nghi ngờ về sức mạnh của Mỹ đang hiện diện trong khu vực trở nên tệ hại hơn. Mãi cho đến lúc gần đây, Bắc Kinh đã thành công nhiều nhất trong việc thúc đẩy các đồng minh Hoa Kỳ di chuyển đến gần Hoa Kỳ hơn vì họ lo ngại về sức mạnh của Trung Hoa đang gia tăng – nhưng điều đó có thể thay đổi rất nhanh, đặc biệt là nếu Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đi trên quỹ đạo hiện tại. Có nhiều dấu hiệu cho thấy các cường quốc khu vực đang tính toán lại: Các quốc gia Đông Á đang lượng định các hiệp định thương mại trong khu vực mà không cần phải có Hoa Kỳ hoặc, trong trường hợp của Phi Luật Tân, đang tích cực tán tỉnh Trung Hoa, trong khi một số quốc gia ở Đông và Trung Âu đang di chuyển đến gần Nga hơn, cả về mặt chiến lược và ý thức hệ. Chúng ta có thể sẽ sớm phải đối diện với một tình thế mà cả hai cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng này hành động hung hăng, gồm luôn các biện pháp quân sự, đưa đến những thách thức cao độ cho sự an ninh của Mỹ và toàn cầu cùng một lúc tại cả hai khu vực.
Một quốc gia có thể thiếu được (The dispensable nation)
Tất cả những điều này xảy đến khi người Mỹ tiếp tục cho thấy sự miễn cưỡng của mình trong việc duy trì trật tự thế giới mà họ tạo ra sau Thế Chiến thứ Hai. Donald Trump không phải là gương mặt chính trị duy nhất trong mùa bầu cử vừa qua đứng ra kêu gọi để có một định nghĩa hạn hẹp hơn nhiều về quyền lợi của Mỹ và giảm bớt gánh nặng của sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Cả Tổng thống Obama và Bernie Sanders đều đã trình ra một phiên bản của “America First.” Ứng cử viên thường hay nói về vai trò toàn cầu “không thể thiếu được” (“indispensable”) của Hoa Kỳ đã bị thua, và ngay cả Hillary Clinton cũng cảm thấy bị buộc phải ném bỏ sự ủng hộ trước đây của bà dành cho Trans-Pacific Partnership. Tối thiểu nhất, cần nên có sự nghi ngờ về thiện chí của công chúng Mỹ trong việc tiếp tục hỗ trợ cấu trúc liên minh quốc tế, khước từ các đòi hỏi về phạm vi ảnh hưởng và quyền bá chủ khu vực của các cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng, và duy trì các chuẩn mực (norms) về dân chủ và tự do trong hệ thống quốc tế.
Vào thời điểm khi sự tranh giành ảnh hưởng của các đại cường đang gia tăng, thì định nghĩa thu hẹp lại về quyền lợi (interest) của Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy mạnh thêm sự trở lại của bất ổn và những xung đột của những thời kỳ trước. Sự yếu kém nơi cốt lõi của thế giới dân chủ và việc Hoa Kỳ đang từ bỏ trách nhiệm toàn cầu đã khuyến khích các cường quốc bất mãn muốn thay đổi nguyên trạng trở nên hung hăng hơn. Kết quả là điều đó đã xói mòn thêm vào sự tự tin của thế giới dân chủ và ý chí đề kháng. Lịch sử cho thấy rằng đây là một vòng xoắn đi xuống mà từ đó sẽ rất khó có thể hồi phục, vắng đi một sự thay đổi khá thảm não dĩ nhiên do bởi Hoa Kỳ.
Sự thay đổi đó có thể đến quá trễ. Trong thập niên 1920s, không phải thập niên 1930s, các cường quốc dân chủ đã lấy những quyết định quan trọng nhất và chết người nhất. Sự tỉnh mộng của người Mỹ sau Thế Chiến thứ Nhất đã đưa họ đến chỗ bác bỏ việc đóng một vai trò chiến lược trong việc bảo tồn hòa bình ở Âu và Á châu, mặc dù chỉ có Mỹ là quốc gia duy nhất đủ mạnh để đóng vai trò đó. Sự rút quân của Hoa Kỳ đã giúp làm xói mòn ý chí của Anh và Pháp và khuyến khích Đức ở Âu châu và Nhật Bản ở Á châu có những hành động hung hăng ngày càng gia tăng để đạt được sự thống trị trong khu vực. Hầu hết người Mỹ đều tin rằng không có gì xảy ra ở Âu hay Á châu có thể ảnh hưởng đến an ninh của họ. Phải cần đến Thế Chiến thứ Hai mới thuyết phục được họ rằng đó là một sai lầm. Việc “trở lại bình thường” (“return to normalcy”)(4) của cuộc bầu cử năm 1920 có vẻ an toàn và vô hại (innocent) vào thời điểm đó, nhưng các chính sách ích kỷ được cường quốc mạnh nhất thế giới theo đuổi trong thập niên kế tiếp đã giúp tạo ra thảm họa của thập niên 1930s. Đến khi khủng hoảng bắt đầu nổ ra, thì đã quá muộn để có thể tránh không phải trả một giá quá đắt cho một xung đột toàn cầu.
Trong những thời điểm như vậy, luôn luôn có ước muốn tin rằng việc tranh đua địa lý chính trị có thể được giải quyết bằng các nỗ lực hợp tác và tương nhượng. Ý tưởng, gần đây được đề nghị(5) bởi Niall Ferguson, cho rằng thế giới có thể được cùng cai trị bởi Hoa Kỳ, Nga và Trung Hoa không phải là một điều mới. Những căn chung cư (condominiums) như vậy đã được đề nghị và thử nghiệm trong mọi thời đại khi các quốc gia đang nắm giữ quyền lực ưu thế trong hệ thống quốc tế tìm cách chận đứng những thách thức của các cường quốc bất mãn muốn thay đổi nguyên trạng. Điều đó hiếm khi làm được. Không dễ dàng làm vừa lòng các cường quốc đang muốn thay đổi nguyên trạng này ngoại trừ việc hoàn toàn đầu hàng. Phạm vi ảnh hưởng của họ không bao giờ đủ lớn để thỏa mãn niềm tự hào hoặc nhu cầu bành trướng an ninh của họ. Thực ra, việc bành trướng của họ tạo ra sự mất an ninh vì làm cho các lân bang hãi sợ và đưa các lân bang đến chỗ hợp lại với nhau để chống lại sức mạnh đang lên. Quyền lực no đủ(6) mà Otto von Bismarck nói đến rất là hiếm. Các nhà lãnh đạo Đức sau ông cũng đã không thỏa mãn ngay cả khi Đức đã hùng mạnh nhất ở Âu châu. Trong những nỗ lực để tiến mạnh hơn, họ đã sản sinh ra các liên minh chống lại họ, làm cho sự sợ hãi bị “bao vây” của họ trở thành lời tiên tri chính xác.
Cho một inch, họ sẽ lấy một dặm
Đây là một đặc điểm chung của những quyền lực đang vươn lên – hành động của họ gây ra sự mất an ninh mà họ tuyên bố là muốn giải quyết. Họ đưa ra những phàn nàn chống lại trật tự hiện có (cả Đức và Nhật Bản đều coi mình là những quốc gia “have-not” – “không-có”), nhưng không thể thỏa mãn được những phàn nàn của họ một khi trật tự hiện thời vẫn được duy trì. Với họ, những nhượng bộ vừa phải (marginal concessions) không bao giờ đủ, nhưng những cường quốc hiện đang nắm giữ trật tự sẽ không đưa ra những nhượng bộ vượt quá khỏi mức vừa phải trừ khi họ bị bắt buộc phải làm do bởi lực ép của một sức mạnh siêu đẳng hơn.
Nhật Bản, một quốc gia đau khổ vì “không-có” (“have-not”) trong thập niên 1930s, đã không thỏa mãn được chính họ sau khi chiếm lấy Mãn Châu (Manchuria) vào năm 1931.
Bản đồ đế quốc Nhật và Mãn Châu trước Thế Chiến II
Đức, nạn nhân đau khổ của Hòa ước Versailles, đã không thỏa mãn được chính họ bằng cách đưa người Đức trong vùng Sudetenland (của Tiệp Khắc) trở về “nguồn”. Họ còn đòi hỏi nhiều hơn nữa, và họ không thể thuyết phục được những quyền lực dân chủ để cho họ những gì họ muốn mà không cần phải dùng đến chiến tranh để giải quyết.
Bản đồ Đức sáp nhập Sudetenland, 1938
Đem các lãnh vực ảnh hưởng biếu không cho các cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng không phải là công thức cho hòa bình và yên ổn mà đúng hơn đó là một lời mời cho một xung đột không thể tránh khỏi. Phạm vi ảnh hưởng lịch sử của Nga không chấm dứt ở Ukraine. Nó chỉ bắt đầu ở Ukraine. Nó kéo dài sang đến các quốc gia vùng Baltic, đến Balkans, và đến trung tâm của Trung Âu. Và trong phạm vi ảnh hưởng truyền thống của Nga, các quốc gia khác không được hưởng quyền tự trị hoặc ngay cả chủ quyền. Không có một Ba Lan độc lập dưới Đế quốc Nga hoặc Liên Xô. Đối với Trung Hoa để đạt được tầm ảnh hưởng mong muốn của mình ở Đông Á sẽ có nghĩa là, khi chọn lựa, họ có thể khóa lại khu vực đi đến Hoa Kỳ, không chỉ thuần túy về mặt quân sự mà còn về mặt chính trị và kinh tế nữa.
Dĩ nhiên Trung Hoa chắc chắn sẽ áp đặt thẩm quyền to lớn trong khu vực của mình, cũng giống như Nga. Hoa Kỳ không thể và không nên ngăn cản Trung Hoa trở thành một cường quốc kinh tế. Cũng không nên mong ước Nga sụp đổ. Hoa Kỳ thậm chí nên chào đón sự cạnh tranh ở một mặt nào đó. Các cường quốc hùng mạnh cạnh tranh trên nhiều mặt – kinh tế, hệ tư tưởng, và chính trị, cũng như quân sự. Cạnh tranh trong hầu hết các lãnh vực là điều cần thiết và ngay cả lành mạnh. Trong một trật tự tự do, Trung Hoa có thể cạnh tranh về mặt kinh tế và thành công với Hoa Kỳ; Nga có thể thăng tiến trong một trật tự kinh tế quốc tế được duy trì bởi hệ thống dân chủ, ngay cả khi quốc gia này tự nó không phải là dân chủ.
Nhưng tranh đua về quân sự và chiến lược thì khác. Tình hình an ninh ràng buộc mọi thứ. Vẫn còn là điều đúng, kể từ Thế Chiến II cho đến nay, chỉ có Hoa Kỳ mới có năng lực và những ưu thế đặc thù về mặt địa lý để cung ứng sự an ninh và ổn định tương đối cho toàn cầu. Không có sự quân bình ổn định của quyền lực nào ở Âu hoặc Á châu mà không cần đến sự hiện diện của Hoa Kỳ. Và trong khi chúng ta vẫn có thể nói về “quyền lực mềm” (“soft power”) và “sức mạnh thông minh” (“smart power”), chúng đã và sẽ luôn luôn chỉ có một giá trị giới hạn khi phải đương đầu với sức mạnh thuần túy quân sự. Cả trong tất cả các lạm bàn (loose talk) về sự suy thoái của Mỹ, thì lãnh vực quân sự cũng chính là nơi những ưu thế của Hoa Kỳ vẫn rõ nét nhất. Ngay như khi đứng trong sân sau của các cường quốc khác, Hoa Kỳ vẫn duy trì một khả năng, cùng với các đồng minh hùng mạnh, để làm nản lòng những thách thức đặt ra cho một trật tự trong lãnh vực an ninh. Nhưng nếu Hoa Kỳ không có thiện chí đứng ra để duy trì sự cân bằng này ở các vùng đất xa xôi trên thế giới, hệ thống an ninh đó sẽ bị thương tổn dưới sự đua tranh quân sự không hạn chế của các cường quốc khu vực. Một phần của thiện chí đó đòi hỏi một chi tiêu quốc phòng tương xứng với vai trò toàn cầu của Mỹ.
Việc Hoa Kỳ chấp nhận sự quay lại các lãnh vực ảnh hưởng sẽ không làm dịu đi các vùng biển quốc tế. Điều đó chỉ đưa thế giới trở lại tình trạng như lúc cuối thế kỷ 19, với các cường quốc chạm trán nhau vì những lãnh vực quyền lợi của họ bị chồng chéo và đụng chạm. Những điều kiện bất ổn, vô trật tự này đã là vùng đất màu mỡ cho hai thế chiến tàn khốc vào tiền bán thế kỷ 20. Sự sụp đổ của trật tự thế giới (đã được hình thành) bởi một Anh quốc chiếm ưu thế trên các đại dương, sự rối loạn của một thăng bằng không thoải mái (uneasy balance) của quyền lực trên lục địa Âu châu khi một nước Đức hùng mạnh thống nhất thành hình, và sự vươn lên của một sức mạnh Nhật Bản ở Đông Á, tất cả đã góp phần tạo ra môi trường quốc tế rất căng thẳng trong đó các cường quốc bất mãn đã nắm lấy cơ hội để theo đuổi tham vọng của họ trước sự vắng mặt của bất cứ một cường quốc hoặc liên minh quyền lực nào để kiểm tra họ. Kết quả là trên toàn cầu đã có một tai họa và chết chóc chưa từng có trong lịch sử, đến một mức độ kinh hoàng chỉ có trong huyền thoại (epic). Quả là cả một thành đạt to lớn khi trật tự thế giới đã được đặt dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trong 70 năm kể từ khi Thế Chiến II kết thúc, những tranh đua loại này đã bị kiểm soát và đã tránh được những xung đột giữa các cường quốc. Sẽ là cả một sự xấu hổ nếu người Mỹ phá hủy cái mà họ đã tạo ra – và không phải vì không còn khả năng duy trì được mà chỉ vì họ đã quyết định ngưng không làm.
Nguyên văn bài báo Backing Into World War III (1) của tác giả Robert Kagan đăng trên foreignpolicy.com ngày 06 tháng 02, 2017. Robert Kagan là senior fellow tại Brookings Institution và còn là tác giả của quyển The World America Made.
URLs của bài báo & tài liệu mà tác giả Robert Kagan trích dẫn:
https://foreignpolicy.com/2017/02/06/backing-into-world-war-iii-russia-china-trump-obama/
http://www.mitpressjournals.org/doi/abs/10.1162/016228899560031?journalCode=isec#.WIrP5mQrLdc
http://www.americanyawp.com/reader/22-the-new-era/warren-g-harding-and-the-return-to-normalcy-1920/
http://www.americanyawp.com/reader/22-the-new-era/warren-g-harding-and-the-return-to-normalcy-1920/
http://germanhistorydocs.ghi-dc.org/sub_document.cfm?document_id=1853
Bản đồ người dịch tìm được qua Google:
http://www.rfa.org/english/commentaries/line-07162015121333.html
[Bản đồ 9 gạch của Trung Hoa]
[Bản đồ Nga xâm lăng Ukraine, 2014]
http://www.dcstamps.com/wp-content/uploads/2015/07/CHI-Manchukuo-Map.png
[Bản đồ đế quốc Nhật và Mãn Châu trước Thế Chiến II]
https://www.ushmm.org/wlc/en/media_nm.php?ModuleId=10005688&MediaId=2735
[Bản đồ Đức sáp nhập Sudetenland, 1938]
NOTE: Dịch giả Trần Trung Tín là cộng tác viên thường trực của đặc san Lâm Viên online tại www.dslamvien.com.
Dân tộc sinh tồn
GS Nguyễn Ngọc Huy
II.- Sự tranh dấu lẫn nhau giữa các đoàn thể loài người
A.- Mộng tưởng đại đồng
Sự hợp-quần đã mang đến cho loài người những ích-lợi lớn-lao. Ðó là một điều không ai chối cãi được. Một mặt khác, sự tranh-đấu đã gây cho người không biết bao nhiêu cảnh thảm-mục thương- tâm, khiến người đau xót. Vì đó, từ lâu, loài người đã mơn trớn giấc mộng thế-giới đại-đồng. Có lẽ giấc mộng này đã nảy mầm lúc con người bắt đầu hưởng một cuộc đời sung-túc và an-ổn. Một số ít người có bản-năng xã-hội mở mang đã đứng lên bài-xích chiến-tranh, hô-hào cho nhơn-loại hợp-nhứt lại để xây dựng một nền hòa-bình và hạnh-phúc chung.
Từ trước đến giờ, không biết bao nhiêu văn-sĩ, triết-gia, giáo-chủ, đã đứng ra kêu gọi loài người chấm dứt sự tàn-hại nhau. Trong số này, có một vài người rất được nhơn-loại tôn-sùng.
1.- Những bực vĩ nhơn chủ trương đại đồng
a)- Những triết gia.
Nhứt là Platon. Ông gốc người Hy-Lạp, sanh năm 429 và chết năm 347 trước công-nguyên. Sống trong một thời-kỳ chiến-tranh liên-miên giữa các đô-thị Hy-Lạp, ông rất đau khổ vì cuộc nhơn-loại tương-tàn và cố tìm cách chấm dứt những xung-đột giữa các đoàn-thể loài người.
Trong một quyển sách tựa là “Chánh-thể” ( Nguyên văn tiếng Hy-Lạp là Polifeia, có nghĩa là Hiến-pháp, Chánh-thể hay Chế-độ chánh-trị, nhưng được người La-mã dịch là Respublica và người Pháp dịch là République) Platon tưởng-tượng ra một đô-thị lý-tưởng, trong ấy nhơn-dân chia ra làm ba hạng người. Trên hết là hạng hiền-triết toàn-thiện toàn-năng, có toàn-quyền điều-khiển quốc-gia. Kế đó là hạng chiến-sĩ gồm những người được chọn lọc kỹ càng và có nhiệm-vụ phụng-sự quốc-gia theo mạng lịnh những nhà hiền-triết. Sau cùng, là hạng nông công, không có đức tánh năng-lực gì đặc-biệt, chỉ lo hoạt-động để sản-xuất những món cần dùng cho mọi người.
Sự phân-biệt ba hạng người trên đây không có tánh-cách của một sự khu-biệt đẳng-cấp cứng rắn: những nhà hiền-triết được chọn lọc trong số chiến-sĩ có tuổi và học giỏi. Ngoài ra, con của người thuộc hạng nông công mà xét ra có năng-lực thì được tuyển vào các lớp học để được đào-luyện thành chiến-sĩ rồi hiền-triết.
Platon cho rằng con người sở-dĩ xung-đột lẫn nhau là vì họ hay phân-biệt “của mình” và “của người khác”. Ngoài ra, gia-đình cũng là một nguyên-nhơn làm cho người tranh-đấu nhau. Lòng thương vợ con làm cho người ở bất-công với người dưng và không nghĩ đến sự công-ích.
Bởi đó, Platon chủ-trương hủy-diệt quyền tư-hữu và chế-độ gia-đình với hiền-triết và chiến-sĩ là những người cầm quyền cai-trị đô-thị. Hai hạng người này không được có một tài-sản gì riêng rẽ, ngoài những đồ vật hết sức cần-thiết cho cá-nhơn. Họ cũng không có vợ riêng: tất cả những người đàn bà được chọn lọc vào hai giai-cấp lãnh-đạo là vợ của tất cả những hiền-triết và chiến-sĩ thuộc nam giới. Họ phối-hợp nhau theo phương-pháp rút thăm và trong những buổi lễ công-cộng tổ-chức một cách long-trọng. Trẻ con sanh ra được chọn lọc kỹ càng; những đứa được xem là đáng sống thì được đem nuôi trong những viện dục-anh, theo một lối tổ-chức làm cho mẹ không nhìn ra được con mình.
Quyển “Chánh Thể” của Platon rất nổi danh, nhưng không chánh-khách nào noi theo chủ-trương cộng-sản và cộng-thê-nhi nó nêu ra. Và sau cùng, chính tác-giả nó cũng nhìn nhận những đề-nghị của mình không thể thi-hành được.
Quay về Á-Ðông, ta thấy có Khổng-tử là một nhà chánh-trị nhiệt liệt chủ-trương thế-giới đại-đồng. Sanh vào thời Xuân-Thu là một đời loạn_lạc cuối triều Ðông-Châu. Người rất khổ-tâm mà thấy các chúa chư-hầu luôn luôn tìm cách thôn-tính lẫn nhau. Người đi chu-du khắp nơi, hô-hào cho mọi người tôn thờ nhà Châu để chấm dứt những cuộc xung-đột.
Chủ-trương của Người gồm lại trong tiêu-ngữ: tu-thân, tề-gia, trị-quốc, bình thiên-hạ. Theo Người khi nào đạo-lý Người thi-hành được thì thiên-hạ sẽ thành của chung “Ðại-đạo chi hành dã, thiên-hạ vi-công”. Nhưng mặc dầu các vua chư-hầu rất kính-trọng Người, không người nào chịu nghe theo Người, và sau cùng, Người phải về nước Lỗ viết sách, dạy học trò.
Sau khi Khổng-tử chết rồi, trong số những người tiếp-tục tranh-đấu cho tư-tưởng của Người có thầy Mạnh-tử là người xuất-sắc nhứt, Mạnh-tử ở vào đời Chiến-quốc, sự tranh-chiến còn khốc-liệt hơn đời Xuân-Thu nữa. Ông cũng đi du-thuyết khắp nơi, tuyên-truyền nền hòa-bình thiên-hạ.
Ông dùng thuyết nhơn-nghĩa để chỉ cho các nhà cầm quyền thấy rằng người sanh ra tánh vốn tốt, chỉ cần noi đúng theo đạo-lý là làm cho họ hoà-thuận với nhau. Ông cố chứng minh rằng nhơn-nghĩa cao hơn lợi vì nó là quyền-lợi hiểu một cách sáng suốt. Nhưng ông cũng không hơn gì Khổng-tử và suốt đời chỉ phí công mà không đạt được mục-đích thống-nhứt thiên-hạ của mình.
Ðồng thời với Mạnh-tử có Mặc-tử tuy theo một học-thuyết nghịch với đạo Nho, nhưng cũng theo đuổi mục-đích hòa-bình chung cho nhơn-loại. Ông cho rằng loài người xung-đột nhau là vì họ phân-biệt người thân kẻ sơ, và binh người thân mà chống lại kẻ sơ. Ông dạy người phải kiêm-tương-ái, giao-tương-lợi, nghĩa là xem mọi người như nhau, thương yêu tất cả mọi người đồng đều nhau, và lo lắng cho quyền-lợi của tất cả mọi người như là quyền-lợi của chính mình. Nhưng mặc dầu rất được trọng vọng, Mặc-tử cũng không thành-công được trong sự thực-hành thuyết kiêm-ái của mình.
b)- Những nhà tôn giáo
Ngoài những nhà chánh-trị kể trên, còn những nhà tôn-giáo tranh-đấu cho mộng-tưởng thế-giới đại-đồng.
Ở Á-đông có Thích-ca mâu-ni là giáo-tổ đạo Phật. Người vốn là một vị hoàng-tử Ấn-độ nhận thấy con người khổ sở vì bốn mối lo: sanh, lão, bịnh, tử, nên lìa bỏ vợ con, bỏ ngôi báu, vào rừng học đạo. Ðắc đạo rồi, Người đem giáo-lý của mình truyền cho thiên-hạ.
Ðối với đại-chúng, Người đem thuyết “từ-bi hỉ-xả” ra dạy, khuyên người nên lấy lòng nhơn-ái mà đốI-đãi nhau, Người không chấp-nhận sự phân-chia giai-cấp như đạo Bà-la-môn và nhận làm môn-đồ tất cả mọi hạng người. Hơn nữa Người còn mở rộng lòng thương ra đến loài thú vật, và dạy môn-đồ không nên sát hại chúng.
Ðạo Phật truyền-bá ra một cách nhanh chóng và tràn sang những nước khác ở Á-đông. Nhưng mặc dầu người ta rất tôn-sùng đạo Phật, mục-đích chính của Thích-ca là nhơn-loại hòa-bình cũng không đạt được.
Ở Âu-châu, thì có chúa Giê-su tuyên-truyền đạo Thiên-chúa, Người dạy loài người phải lấy tình “huynh-đệ tương-ái” mà đối đãi với nhau. Về sau Người bị đóng đinh trên cây thập-tự, nhưng đạo của người càng ngày càng bành-trướng ra và được toàn-thể dân da trắng sùng-bái. Tuy thế, về phương-diện tranh-đấu cho thế-giới đại-đồng, đạo Thiên-chúa cũng không đạt được kết-quả gì hơn đạo Phật.
2.- Tánh cách không tưởng của chủ trương đại đồng
Platon, Khổng-tử, Mạnh-tử, Phật, Chúa Giê-su đều là những bực đức-hạnh siêu tuyệt, rất được người ta tôn-sùng, ảnh-hưởng tràn ra năm châu và duy-trì được đến hàng ngàn năm. Nhưng chung-qui họ cũng không thành-công được trong sự tạo-lập cảnh thế-giới đại-đồng.
Nhóm xã-hội duy-vật hiện-thời, cho rằng, sở-dĩ những nhà triết-lý và tôn-giáo trên này thất-bại vì họ là những người duy-tâm, đặt những lý-luận của mình lên trên những không-tưởng hay trên đạo-đức. Nhưng Karl Marx dựa những lý-luận của mình trên những điều nhận-xét có vẻ thiết-thật thì đã đạt được kết-quả gì hơn? Chủ-nghĩa xã-hội duy-vật của Marx cũng đã từng lôi cuốn hàng triệu người cuồng-tín hăng hái, nhưng rồi những tín-đồ này lại chia thành năm bảy phái cấu xé lẫn nhau.
Vậy, không phải chỉ có những nhà duy-tâm là thất-bại mà thôi, ngay đến nhóm duy-vật cũng không thành-công được trong sự thực-hiện thế-giới đại-đồng, vì chính thế-giới đại-đồng cũng là một không-tưởng. Nó là một trạng thái xã-hội lý-tưởng nhơn-loại đeo đuổi tự ngàn xưa đến giờ mà không lúc nào đạt được.
Trong lúc loài người còn tôn-trọng thần-quyền thì những nhà chủ-trương thế-giới đại-đồng dựa vào thuyết thiên-ý. Khi người tiến-hóa thêm một bực, bớt tin ở thần-quyền, họ dựa vào tình nhơn-loại và lý-trí. Ðến thời-đại khoa-học thạnh-hành, họ dùng những lý-luận có vẻ thiết-thật để cố thực-hiện mục-đích họ.
Những phương-pháp được đưa ra đều hợp với tình-thế. Nhưng lòng sợ Trời Phật quỉ thần cũng như tình thương nhơn-loại hay óc chuộng những điều cần ích thiết-thật đều không làm cho người vui vẻ nắm tay nhau để cùng xây đắp hạnh-phúc chung. Như thế, hẳn phải có những nguyên-nhơn sâu xa làm cho loài người chia rẽ.
B.- Những nguyên chia rẽ loài người
Quan-sát những biến cố gây nên những trận chiến-tranh và những cuộc xung-đột trên thế-giới từ xưa đến nay, ta thấy có hai nguyên-nhơn làm cho loài người chia rẽ.
1.- Bản năng sinh tồn cá nhơn
Trong những nguyên-nhơn chia rẽ này, mạnh mẽ nhứt là bản-năng sinh-tồn cá-nhơn. Như ta đã biết, nó là một bẩm-tánh Tạo-hóa phú cho sanh-vật, khiến cho sanh-vật tự-nhiên có ý muốn duy-trì và bành-trướng sự sống của mình.
Kết-quả của bản-năng sinh-tồn cá-nhơn là tánh vị-kỷ và lòng tham-lam.
Muốn sinh-tồn được, người cần phải tiêu-thụ nhiều vật-liệu lấy trong thiên-nhiên và trong loài cầm thú. Những vật-liệu này không bao giờ đủ cho tất cả mọi người. Bản-nghĩa của sự sinh-tồn cá-nhơn là sự bành-trướng đến cực-điểm cái sanh-lực của người. Cái cực-điểm ấy không phải dừng lại một chỗ, nó cứ đi mãi không ngừng. Vì đó, người không bao giờ với đến nó được. Khi có đủ những vật-liệu cần-thiết cho sự sống vật-chất của mình, người nghĩ đến sự nâng cao đời sống ấy lên và tạo ra những nhu-cầu phụ-thuộc. Những nhu-cầu phụ thuộc này vì thói quen, lần lần thành ra những nhu-cầu thiết-yếu, và khi người có đủ những vật-liệu để thỏa-mãn nó rồi, người lại tạo ra những nhu-cầu thiết- yếu khác nữa, cứ như thế mãi không ngừng. Người càng tiêu-thụ thì càng thấy mình cần phải tiêu-thụ, và mỗi ngày người mỗi tạo thêm những nhu-cầu mới cho mình. “Ðược voi thì đòi tiên”là một câu ngạn-ngữ Việt-Nam tả tình-trạng này một cách vô-cùng đúng đắn.
Vì ý-chí muốn bành-trướng sanh-lực nầy mà trong nhân-loại từ xưa đến giờ luôn luôn có một trò cút bắt giữa mực cung và mực sản-xuất vật-liệu và mực cầu là mực cần dùng của người.
Sự sản-xuất của người mỗi ngày một tăng thêm, nhờ những máy móc tinh xảo giúp người khai- thác các nguồn tài-lợi thiên-nhiên một cách đắc-lực hơn trước. Nhưng sự cần dùng của người cũng cứ tiến luôn, thành ra khi mực cung đi gần đến mực cầu thì mực cầu đã vọt lên cao hơn chỗ cũ rồi. Sự chênh lệch giữa cung và cầu làm cho người ta xung-đột lẫn nhau để giành cho đủ những món mình cần dùng.
Vì tánh vị-kỷ và lòng tham-lam do bản-năng sinh-tồn gây ra mà có những cuộc tranh-chiến để giành “đất sống”, giành những nguồn tài-nguyên, những thị-trường buôn bán giữa các dân-tộc từ trước đến giờ.
Nhưng như thế cũng chưa phải là hết. Cái ý muốn bành-trướng sự sống của người lại còn đưa người tới chỗ cố gắng để hơn người khác. Giá như sự sản-xuất của nhơn-loại có thể cung cho tất cả mọi người đủ số vật-liệu cần-thiết, người cũng vẫn còn tranh nhau để lấy những vật-liệu đẹp nhứt, tốt nhứt, ngon nhứt nữa.
Trong sự hợp-quần với đồng-loại, người lúc nào cũng muốn cho đoàn-thể mình thật rộng lớn, nhưng không bao giờ chịu cam-tâm tan lẫn trong quần-chúng. Người luôn luôn rán sức để vượt khỏi đám đông, người cố giữ vẹn cái cá-tánh, cái bản-sắc riêng của mình, cố làm cho cái bản-sắc ấy nổi bật lên, và nếu có thể được, thì bắt người khác noi theo ý muốn của mình. Do đó, mà người đi đến tánh thích vinh-quang, óc tham quyền thống-trị.
“Thà làm một người hương-trưởng còn hơn làm một người bực nhì trong thành La Mã”. Câu nói trên này của César cũng như câu “thà làm đầu gà, không làm đuôi trâu” của người Việt-Nam đủ tóm tắt tinh-thần thích vinh-quang của loài người. Một số người ít tinh-thần sát-phạt đã tìm quyền thống-trị bằng mưu mẹo, bằng cách đi lo lót, bằng đường khoa-cử hay chỉ gấm ghé những chỗ không quan-trọng. Một số người khác có tánh thích vinh-quang cực-kỳ mãnh-liệt, lại thêm một nghị-lực cang- cường, một chí chiến-đấu dai dẳng. Hạng người này nhứt-định huy-động hết năng-lực mình để chiếm cho bằng được địa-vị họ ao ước. Vì đó, họ luôn luôn là một trở-lực cho nền hòa-bình thế-giới.
Có khi vì người cầm đầu xuất-chúng, những kẻ tùy-tùng so sánh thấy mình kém xa nên không dám tranh giành. Nhưng đến lúc người ấy chết đi, những viên phụ-tá, vì tánh thích vinh-quang, tinh-thần ham quyền thống-trị mà tranh-đấu lẫn nhau, làm mất sự thống-nhứt. Khi Ðại-đế Alexandre mất thì những viên phó-tướng nổi lên tranh nhau rồi chia xẻ đế-quốc của Ông ra làm năm bảy mảnh xung-đột lẫn nhau.
Một hình-thức khác của sự bành-trướng sức sinh-tồn của người về mặt tinh-thần là sự tranh-đấu vì tư-tưởng. Ðứng trước một tình-thế, một hiện-tượng, mỗi người đều có một cách giảI-thích, một phương-châm hành-động, mà người nào cũng cho ý-kiến mình là hay nhứt, và muốn bắt những người khác theo mình. Do đó mà phát-sanh ra những cuộc tranh-đấu vì tư-tưởng bất-đồng.
Những cuộc tranh-đấu vì tư-tưởng này không phải chỉ xảy ra giữa những người khác dòng giống, khác ngôn-ngữ, khác phong-tục tập-quán, khác tín-ngưỡng với nhau mà thôi. Nó xảy ra ngay trong những đoàn-thể gồm người cùng dòng giống, cùng ngôn-ngữ, cùng phong-tục tập-quán, cùng tín-ngưỡng với nhau nữa. Sự tranh-đấu tư-tưởng ấy không phải chỉ diễn ra một cách hòa-bình, nó đã đưa đến nhiều cuộc lưu-huyết thảm-thương.
Ðạo Thiên-chúa đã chia ra làm các chi phái Thiên-chúa-giáo chánh-thống, Thiên-chúa-giáo La- mã và Thiên-chúa-giáo cải-lương tranh-đấu nhau một cách hết sức mãnh-liệt.
Hiện-thời, những môn-đồ của Karl Marx cùng theo thuyết duy-vật và chủ-trương giai-cấp tranh-đấu mà lại chia ra làm những nhóm Xã-hội Ðệ Nhị Quốc-tế, Cộng-sản Ðệ Tam, Cộng-sản Ðệ Tứ Quốc-tế và Cộng-sản theo khuynh-hướng Tito xung-đột lẫn nhau còn mãnh-liệt hơn là xung-đột với những nhóm khác chủ-trương với mình.
Trong những biểu-lộ của sự sinh-tồn, ta còn nhận thấy có những tình-cảm nữa. Người nào cũng có tình-cảm và cũng phát biểu nó một cách tự-nhiên, ít khi làm chủ nó được.
Ðã thế, mỗi người lại phát-tiết tình-cảm của mình một cách khác nhau. Cùng gặp một việc mà kẻ vui, người buồn, kẻ thương, người ghét. Vì tánh-tình không hợp, người ta đâm ra xung-đột lẫn nhau.
Về phương-diện chánh-trị, những tình-cảm của người đóng một vai tuồng quan-trọng. Một nhà chánh-trị hay một nhà cách-mạng có tài-đức, có nghị-lực, hoạt-động đều suốt đời không chỉ thâu-phục được cảm-tình của một vài triệu người chớ không thể nào làm cho cả loài người tín-nhiệm nơi mình. Ngay trong những chánh-đảng, cũng có sự phân chia bè cánh vì người thì thích nhà lãnh-tụ này, kẻ lại ưa nhà lãnh-tụ kia. Vì muốn ủng-hộ người mình thích nhứt, người ta lập thành nhóm nhỏ cạnh-tranh nhau.
2.- Ý thức chủng loại
Nguyên-nhơn thứ hai làm cho loài người chia rẽ là ý-thức chủng-loại. Nó là một bản-năng khiến cho một sanh-vật tự-nhiên biết được một sanh-vật giống nó hay khác nó, gần nó hay xa nó. Nhờ có ý-thức chủng-loại mà những sanh-vật không trộn giống với nhau và chỉ họp thành bầy giữa đồng-loại với nhau mà thôi.
Ở con người, ý-thức chủng-loại còn mãnh-liệt hơn ở những sanh-vật khác. Vì biết lập gia-đình, quốc-gia, lại có tiếng nói khác nhau, người không những phân-biệt người và động-vật khác, mà còn phân-biệt người giống này và người giống nọ. Ta có thể bảo rằng người nước nào cũng có óc kỳ-thị chủng-tộc và trong khi lên tiếng chỉ trích những giống dân hùng mạnh có thái-độ khiếm-nhã với mình, nhiều giống dân lại ra mặt khinh dể những giống dân thấp kém hơn mình. Trong những người cùng giống với mình, người lại phân-biệt người thân kẻ sơ nữa.
Kết-quả của ý-thức chủng-loại là sự thương ghét không đều nhau. Người có cái khuynh-hướng tự-nhiên là thương người hay vật mà người thấy giống mình hay gần mình nhiều hơn người hay vật mà người thấy xa mình hay ít giống mình. Do đó mà nảy sanh tinh-thần gia-tộc, tinh-thần bè phái, tinh-thần hương-đảng, tinh-thần tổ-quốc. Người luôn luôn binh cái gần mình để chống lại cái mà người cho là xa mình.
Trong sự hợp-quần của người, ý-thức chủng-loại đã đưa người đến hai thái-độ hoàn-toàn trái ngược nhau. Một mặt, nó là một trong những ý-thức tương-đồng làm cho người hợp-quần nhau lại. Nhưng một mặt khác, nó lại làm cho người chia rẽ nhau. Thật-sự thì người chỉ hợp-quần và cố-kết với người cùng giống để đối chọi lại người khác giống. Vì đó là ý-thức chủng-loại một mặt giúp vào sự thành-lập những đoàn-thể nhỏ, nhưng một mặt khác, nó ngăn cản sự hợp-nhứt tất cả loài người.
C.- Sự tăng tiến của những nguyên nhơn chia rẽ loài người
Những nguyên-nhơn chia rẽ loài người đều là những bẩm-tánh thiên-nhiên Tạo-hóa phú cho người, nên tiềm-tàng mà thật là mãnh-liệt. Nó làm cho từ xưa đến giờ, chưa một giây nào nhơn-loại sống hòa-bình giao-hảo với nhau.
Nhưng sức mạnh của những nguyên-nhơn chia rẽ loài người vẫn không làm cho người phụng-sự lý-tưởng thế-giới đại-đồng tuyệt-vọng. Những người này tin rằng con người càng ngày càng tốt hơn lên. Theo họ, người văn-minh khác người dã-man ở chỗ người văn-minh dằn được thú-tánh, kềm chế được những bản-năng của mình. Họ hy-vọng rằng một ngày kia, người hoàn-toàn làm chủ những bản-năng ấy và chừng đó, những nguyên-nhơn chia rẽ loài người sẽ bị tiêu-diệt, loài người sẽ hợp-nhứt nhau lại.
Quả thật, con người có tiến-hóa về phương-diện tinh-thần. Sau một thời-kỳ dài dặc người chung sống với nhau, những bản-năng xã-hội đã ghép thêm vào những bản-năng vị-kỷ, khiến cho sự giao-thiệp giữa người với nhau có được cải-thiện nhiều.
Nhưng ta nên nhớ rằng những bản-năng vị-kỷ vốn phát-xuất với sự sống, và là căn-bản của sự sinh-tồn. Ta có thể uốn nắn nó chút ít được chớ không thể hủy-diệt nó. Vì đó, dưới một lớp sơn hiền lành và tươi đẹp, những bản-năng vị-kỷ của người vẫn bồng bột như từ thuở sơ-khai, và nhiều khi càng bị đè nén, nó lại càng mạnh thêm.
Một mặt khác, người đời xưa ít có ý-thức về sự hoạt-động của mình. Những bản-năng xã-hội nhiều khi có thể tác-động được với người một cách vô-tình, tự-nhiên. Người văn-minh đã có ý-thức và biết suy-tính trước khi hành-động. Do đó, nhiều khi họ lại đè nén các bản-năng xã-hội để phụng-sự cá-nhơn mình. Với sự mở mang trí-thức và ý-nguyện nâng cao đời sống đến tuyệt-độ, điều này càng làm cho người tranh-đấu xung-đột lẫn nhau.
Bởi lẽ đó, những triết-gia bi-quan không phải hoàn-toàn vô-lý khi cho rằng người văn-minh khác người dã-man không phải ở chỗ họ kềm chế được những bản-năng vị-kỷ của mình mà ở chỗ họ biết gian dối, biết che đậy ý muốn thật-sự của họ. Họ biết giả-trá và vì thế, họ càng nguy-hiểm hơn. Như vậy, nói một cách khái-quát, những nguyên-nhơn chia rẽ loài người đã không bớt đi mà lại càng ngày càng mãnh-liệt hơn lên.
Người càng văn-minh thì bản-năng sinh-tồn cá-nhơn của người càng mạnh. Tánh vị-kỷ của người cũng theo nó mà mạnh thêm. Người dã man chỉ biết lo cho đời sống vật-chất hiện tại, chưa nghĩ đến sự thâu thập để dành. Người văn-minh thì không thế. Ðã có đủ tiền để sống sung sướng trọn đời, họ còn tìm cách kiếm tiền thêm, dầu cho cách kiếm tiền thêm của mình làm cho nhiều người đồng-loại rách rưới đói khó cũng mặc.
Trong những xã-hội văn-minh, những người nhiều lòng từ-thiện rất ít khi thuộc về hạng giàu có nhứt. Có dịp đi quyên tiền những người nhiều của cải để làm việc nghĩa, người ta mới thấy rõ tánh ích- kỷ keo cú của hạng người trưởng-giả và có học.
Tánh thích vinh-quang và sự bất-đồng tư-tưởng của người cũng tiến theo một nhịp. Ở xã-hội dã-man, sự giáo-dục có nhiều chỗ khiếm-khuyết, thành ra phần đông dân-chúng không mở mang nhiều, và chỉ nhắm mắt tuân theo thượng lịnh. Trong xã-hội văn-minh, nhờ sự giáo-dục phổ-thông, mọi người đều có học-thức và nhờ đó mà phát-triển được cá-tánh mình và tin-tưởng nơi sự xét đoán của mình. Lòng tự tin ấy đưa người đến chỗ tranh-đấu cho tư-tưởng của mình, đến chỗ giành giựt cho được cái ngôi vị mà nguười cho xứng với tài-năng mình. Vì thế, xã-hội càng văn-minh thì sự xung-đột vì tư-tưởng, vì những chức-vị chỉ-huy càng nhiều.
Những tình-cảm của người thì có lẽ không thêm bớt gì, nhưng về phương-diện chánh-trị, nó cũng làm cho người ta chia rẽ nhiều thêm ra. Thuở trước, óc tôn-quân của người rất mạnh và người thường theo phù-tá những nhà vua mà người cho là chánh-thống. Bây giờ, ở phần lớn các nước văn-minh chánh-quyền thuộc về dân-chúng, và người ta thường theo tình-cảm mà chọn những nhà lãnh-tụ đại-diện cho mình. Do đó, số lãnh-tụ chánh-trị đông hơn ngày trước và sự chia rẽ cũng nhiều thêm.
Ý-thức chủng-loại của người cũng theo văn-minh mà mãnh-liệt hơn trước. Trong thời -đại thần-quyền và quân-quyền ngự-trị, người chưa có một ý-thức rõ rệt về quốc-gia và dân-tộc. Người có thể tôn thờ những vị giáo-chủ hay những nhà vua, thuộc dân-tộc khác và nhiều khi vì đó mà trở lại hại dân-tộc của mình. Những câu chuyện mượn binh ngoại-quốc dày xéo non sông nhà để cho tôn-giáo mình thờ hay nhà vua mình tôn-phù được thắng-lợi không thiếu gì trong lịch-sử đông tây. Ngoài ra, nhiều nhà vua dùng làm quan lớn ở nước mình những người thuộc dân-tộc khác, như Pháp-Hoàng Louis thứ 14 dùng Mazarin là một người làm Thủ-Tướng, Tần Thủy-Hoàng dùng Lý Ông Trọng là người Việt-Nam làm Tư-lệ Hiệu-úy mà quốc-dân họ không bất-bình hay phản-đối chi.
Ðến lúc phong-trào dân-quyền thắng-lợi, dân-chúng được tham-dự chánh-sự rồi, ý-thức dân-tộc mới bừng dậy và lần lần mạnh lên. Những quốc-gia gồm có nhiều dân-tộc kế tiếp nhau sụp đổ vì mỗi dân-tộc đều muốn được quyền tự-quyết. Trừ một thiểu-số theo chủ-nghĩa quốc-tế và bán đứt linh-hồn mình cho một cường-quốc tự xưng là quê-hương của những nhà chánh-trị thờ lý-tưởng thế-giới đại-đồng, ngoài ra, ai ai cũng muốn cho dân-tộc mình được độc-lập không phải lệ-thuộc vào một nước khác, một dòng vua khác giống hay một vị giáo-hoàng ngự-trị trên nhiều dân-tộc nữa.
Như vậy, ý-thức chủng-loại đã đánh bạt cả ảnh-hưởng những tôn-giáo và chủ-nghĩa tôn-quân. Người bây giờ phần lớn đều dặt quyền-lợi của dân-tộc lên trên tất cả. Họ muốn rằng một quốc-gia chỉ do một dân-tộc lập thành và phải gồm hết những người thuộc dân-tộc ấy. Ðiều này đủ chứng nhận rằng ý-thức chủng-loại của người bây giờ mạnh hơn người thuở trước.
Nói tóm lại, những nguyên-nhơn chia rẽ loài người không phải càng ngày càng yếu mãi đi để sau này bị tiêu-diệt hẳn. Trái lại, nó càng ngày càng mạnh thêm lên, và làm cho con người xung-đột nhau nhiều hơn trước. Ước mong rằng sự tiến-hóa tự-nhiên sẽ cải-lương tâm-tánh con người, sẽ làm cho họ hợp-nhứt nhau lại chỉ là một cuồng-vọng tai-hại mà thôi.
D.- Những phương pháp được nêu ra để chấm dứt sự chia rẽ giữa loài người
Biết được rằng con người không thể tự-nhiên bỏ được những bản-năng làm cho nhơn-loại chia rẽ, một số nhà đạo-đức và chánh-trị tìm cách kềm chế những bản-năng ấy. Họ đã nêu ra những phương-pháp để chấm dứt sự chia rẽ xung-đột giữa loài người. Nhưng những phương-pháp được nêu ra từ trước đến giờ không thể nào thực-hiện được.
1.- Những phương pháp được đưa ra để giải quyét sự chia rẽ vì bản năng sinh tồn
Ta đã thấy rằng bản-năng sinh-tồn làm cho người chia rẽ nhau vì nó đưa người đến chỗ vị-kỷ, tham-lam, luôn luôn nghĩ đến mình trước nhứt. Nó thúc giục người tranh-đấu nhau để giành lấy những vật-liệu cần-thiết cho mình, để cướp lấy địa-vị mình mong ước và để làm cho tư-tưởng mình binh vực được thắng-lợi.
Ðể giải-quyết sự chia rẽ vì bản-năng sinh-tồn gây ra, những người chủ-trương thế-giới đại-đồng đã hô-hào người hủy-diệt lòng vị-kỷ của mình, tiết-chế bớt sự ham muốn của mình, hạn-chế bớt sự sanh-dục của mình, hoặc gia-tăng sự sản-xuất bằng những phương-pháp khoa-học để cho mọi người đều có đủ mọi món cần dùng.
a.- Sự hủy diệt lòng vị kỷ
Nhận thấy rằng trong những động-lực xô đẩy con người, một đôi khi có một đức-tánh cao- thượng là lòng vị-tha xen vào, những nhà đạo-đức lấy nó đối-chiếu lại tánh vị-kỷ và khuyên-nhủ con người nên tận-diệt tánh vị-kỷ, chỉ nên lấy lòng vị-tha mà đối-đãi nhau.
Nhưng trong khi nghiên-cứu về sự sinh-tồn của người ta đã thấy rằng sự vị-kỷ là một tánh-cách căn-bản của sự sống nên không thể nào hủy-diệt được. Thêm nữa, nói cho thật đúng thì sự vị-tha chung-qui cũng chỉ là một hình-thức của sự vị-kỷ mà thôi.
Lòng vị-tha chỉ có thể xuất-hiện ở những sanh-vật có một bản-năng sanh tồn rộng rãi không những chỉ muốn cho mình sinh-tồn được mà còn muốn cho những kẻ gần mình cũng được sinh-tồn như mình. Nó đưa người đến sự hy-sinh, đến chỗ tình-nguyện chịu cực khổ hay chịu chết để cho kẻ khác được sinh-tồn.
Sự hy-sinh này rất đáng khen. Nhưng trong khi hy-sinh như thế, người vị-tha không phải là hoàn-toàn không nghĩ đến mình. Ngoài sự sung sướng vì được thi-ơn cho kẻ khác, người còn có thể ước mong nơi sự hy-sinh của mình một kết-quả hay cho mình về sau nữa. Người thường hy-vọng rằng sự hy-sinh của mình sẽ đưa đến danh-vọng riêng của mình, đến sự hưng-thạnh của gia-đình mình hay sự hùng-cường của tổ-quốc mình. Vì thế, phần nhiều những sự hy-sinh của con người đều có một mục-đích nhứt-định, đều để cho một số người hưởng nhứt-định.
Như vậy sự vị-tha không phải chọi lại sự vị-kỷ, nó chỉ là sự vị-kỷ mở rộng ra và hiểu một cách khôn ngoan hơn. Trong thiên khảo về sự sinh-tồn, ta đã thấy rõ rằng lòng vị-tha bắt nguồn nơi sự vị-kỷ và không thể hoàn-toàn mất tánh-cách vị-kỷ. Hơn nữa, muốn có lòng vị-tha, nhiều khi người phải phát-tiết được lòng vị-kỷ của mình ra. Sự phát-tiết vị-kỷ này rất có thể làm hại đến người khác.
Một người chịu cực khổ, chịu tiện tặn, rán làm công việc nặng nhọc để nuôi con đi học thành tài, không nghĩ gì đến thân mình, thật là có lòng vị-tha. Tuy vậy, người ấy chỉ chịu cực cho con mình mà thôi, vì khi thấy con mình thành-công, người ấy cũng vui như chính mình thành-công vậy. Ta không thể nào bảo người ấy chịu hy-sinh cho một đứa trẻ xa lạ đi học đến lúc thành tài. Hơn nữa, trong sự giao-tài với người khác, người ấy phải hết sức gắt gao mới đủ tiền chi-dụng. Vậy, người ấy phải phát-tiết sự vị-kỷ ra nơi kẻ lạ mới vị-tha được đối với con mình.
Vì lẽ lòng vị-kỷ là nguồn-gốc của sự vị-tha nên nếu ta diệt trừ sự vị-kỷ hẹp hòi thì lòng vị-tha và lòng hy-sinh cũng theo nó mà chết đi. Nếu ta xem tất cả mọi người như nhau thì không có lý-do gì khiến cho ta phải hy-sinh để làm lợi cho một người hay một nhóm người này, mà lại làm hại cho một người hay một nhóm người khác. Dầu cho ta có làm lợi cho một người hay một nhóm người mà không hại ai cả, ta cũng đã bất-công rồi, vì tại sao một nhóm người được hưởng sự hy-sinh của ta mà những nhóm khác không được hưởng? Có phải những người được hưởng ấy gần ta không? Như thế thì ta lại vị-kỷ rồi, vì ta chỉ lo cho những người gần ta mà thôi.
Nói tóm lại, sự vị-kỷ không sao bỏ được. Nó là một sản-phẩm của bản-năng sinh-tồn, và là nguồn-gốc thật-sự của lòng vị-tha. Ta không thể hủy-diệt nó, chỉ có thể mở rộng nó ra làm cho người không phải chỉ nghĩ đến sự sinh-tồn cá-nhơn của mình, mà còn biết nghĩ đến sự sinh-tồn của những kẻ gần mình như người trong gia-đình, trong dân-tộc của mình.
b.- Sự tiết chế nhơn dục
Ngoài sự hô-hào diệt lòng vị-kỷ và lòng ghét, những nhà chánh-khách duy-tâm lại còn dạy con người tiết-chế lòng dục của mình để đối-phó với sự thiếu vật-liệu.
Họ khuyên người nên sống một cuộc đời mộc-mạc giản-dị, gần với thiên-nhiên. Những lời khuyên này thấm-nhuần đạo-đúc và nghe rất êm tai. Nhưng chỗ khó là người ta không ai biết như thế nào là vừa phải. Thánh Gandhi dạy dân Ấn-độ không nên xa-xí như người Âu-châu và nên ăn mặc thật đơn-sơ giản-dị như Thánh. Thật ra thì đồ-đệ của Gandhi cũng có một đời sống gọi là giản-dị được. Nhưng so với những đám dân mọi rợ ăn thịt người ở Phi-châu, họ đã là những người đã xa-xí quá-độ rồi.
Nếu ta đi đến đúng mực của sự tiết-chế nhơn-dục thì ta chỉ nên tiêu-thụ một số vật-liệu tối thiểu, thật cần-thiết cho sự sống vật-chất. Như thế, ta phải trở lại sống theo trạng thái thiên-nhiên ở trần-truồng, khát thì uống nước suối, đói thì ăn những quả hay lá cây đủ để cầm-thực mà thôi. Như thế, con người làm sao mà tiến-hóa được.
Chủ-trương tiết-chế nhơn-dục không thể định rõ giới-hạn sự “cần-dùng lý-tưởng” của con người mà lại phản tiến-hóa nên nó lần lần bị người ta bỏ rơi.
c.- Sự tiết chế sanh dục
Không tiết-chế được sự ham muốn, sự cần dùng của người, những người chủ-trương thế-giới đại-đồng nghĩ đến việc bớt số người tiêu-thụ bằng cách hạn-chế sự sanh-dục, dùng những phương-pháp khoa-học để làm cho số người sinh-sản thêm không đông-đảo đến nổi làm cho sự sản-xuất của đất đai không đủ cung-cấp cho người dùng. Nhưng chủ-trương nầy cũng không sao thực-hiện được.
Bắt người phải hạn chế sanh-dục, tức là phạm vào sự sanh-tồn, sự tự-do của họ, họ rất khó tuân theo.
Lại nữa, muốn cho chánh-sách hạn-chế sanh-dục có kết-quả như ý muốn thì tất cả các dân-tộc trên thế-giới đều phải thi-hành nó một lượt với nhau một cách thực-tình, nếu không thì dân-tộc nào thi-hành trước sẽ bị thiệt thòi. Trong lúc các nước đều khuyến-khích sanh-dục cho dân số đông thêm mà mình hạn-chế cho dân mình giảm xuống thì có khác chi là tự giết lấy dân-tộc mình? Mà ước mong rằng tất cả dân-tộc trên thế-giới đều đồng lòng ưng-thuận giảm bớt sức sinh-tồn của họ là một không- tưởng chẳng những viễn-vông mà lại còn nguy-hiểm nữa.
đ.- Sự gia tăng sản xuất bằng phương pháp khoa học
Không tiết-chế được nhơn-dục, không hạn-chế được sự sanh-dục, những người thờ lý-tưởng thế-giới đại-đồng đã chủ-trương dùng những phương-pháp khoa-học để sản-xuất những món cần dùng cho tất cả mọi người.
Chúng ta đã thấy rằng trong cái cảm-tưởng thiếu những món cần dùng của người, tâm-lý đóng một vai tuồng quan-trọng, và dầu cho nhơn-loại có thể sản-xuất tất cả những món mình muốn có, dầu cho thiên-nhiên luôn luôn sẵn sàng cung-cấp cho loài người đủ những món mà loài người đòi hỏi đi nữa, sự xung-đột giữa loài người để giành lấy phần nhiều nhứt, tốt nhứt, đẹp nhứt, ngon nhứt về mình cũng vẫn còn.
Phương chi thiên-nhiên không phải là một kho vô-tận. Mặt địa-cầu không lớn thêm ra được, thành ra diện-tích trồng trọt cũng phải có chừng mực. Ðã vậy, sự sản-xuất của đất-đai lại có một cung- lượng mà người ta không làm sao vượt qua khỏi. Những hầm mỏ khoáng-sản cũng không phải là vô- cùng, khai thác mãi rồi ngày kia nó phải khô-kiệt đi.
Những phát-minh khoa-học gần đây làm cho nhiều người tin rằng với sự tiến-bộ của kỹ-thuật, người ta có thể dùng những chất dễ tìm để thay thế những chất khó tìm. Thay vì dùng dầu lửa, người ta có thể dùng những chất khí có nhiều như hýt-rô hay óc-xy để làm nguyên-động-lực. Nhưng muốn sử dụng nguyên-động-lực như thế, người ta lại phải có những hãng xưởng máy móc phức-tạp và vấn-đề nguyên-liệu vẫn đặt ra cho người. Vả lại, khả-năng kỹ-thuật dầu sao cũng không phải là vô-hạn, vì có nhiều vấn-đề nó không thể vượt qua nổi. Thêm nữa, sự mở mang khoa-học lại đồng-thời mở mang những nhu cầu của người và chung-qui, sự thiếu thốn bao giờ cũng vẫn còn.
Như thế, những món mà thiên-nhiên cung-cấp cho người có một giớI-hạn rạch ròi. Khoa-học không thể giúp người tạo thêm vật-chất được; họ chỉ giúp người biến đổi những vật-chất ra những vật-liệu người cần dùng mau lẹ hơn trước mà thôi. Vậy, khoa-học không phải là vạn-năng và không thể nào giải-quyết được vấn-đề thiếu vật-liệu cho người.
Những phương-pháp được đưa ra để giải-quyết sự chia rẽ do bản-năng sinh-tồn đưa ra thế là không thực-hiện nổi, và sự chia rẽ này vẫn còn mãi mãi không chấm dứt.
2.– Phương phá được đưa ra để giải quyết sự chia rẽ vì ý thức chủng loại
Ðể giải-quyết sự chia rẽ vì ý-thức chủng-loại gây ra, những người chủ-trương thế-giới đại-đồng đã kêu gọi người ta hủy-diệt sự phân-biệt thân sơ và lòng ghét đi để xem mọi người như nhau và thương họ như nhau.
Nhưng sự phân-biệt người gần kẻ xa, là một sự tự-nhiên không sao bỏ đi được. Dầu cho ta có hủy-bỏ chế-độ gia-đình, theo chế-độ cộng-thê-nhi, ta cũng làm cho con người tránh được sự phân-biệt thân sơ. Không khắng khít với cha mẹ, vợ con, người cũng khắng khít với bạn bè, với những người sống chung. Sự phân-biệt thân sơ còn thì kết-quả của nó là lòng thương ghét không đều cũng còn.
Thêm nữa, con người không thể chỉ có lòng thương mà không có lòng ghét vì sự thương ghét không phải là những tình-cảm tuyệt-đối. Nó thường phát-sanh sau một sự so sánh.
Ðối với một người không quen biết, ta không có lý-do gì để thương hay ghét. Chỉ khi nào so sánh anh ta với một người khác làm tiêu-chuẩn, ta mới thấy thương hay ghét anh ta. Nếu anh ta có việc xung-đột với một người thân-thuộc của ta, ta mới so sánh thấy người thân-thuộc của ta gần ta hơn và binh vực người thân-thuộc ấy mà chống chọi lại anh ta. Trái lại, nếu anh ta có việc cạnh-tranh với người ngoại-quốc, ta có thể so sánh, thấy anh ta gần mình hơn vì anh ta là người đồng bang. Do đó, ta có xu-hướng giúp anh ta chống lại người ngoại-quốc kia.
Ngay trong vòng thân-quyến, sự phân-biệt gần xa và thương ghét không đều cũng không tránh được. Khi một đứa cháu đau ốm, ta có thể lo lắng buồn rầu, nhưng sự lo lắng buồn rầu này không thể nào bằng sự lo lắng buồn rầu khi con ruột ta đau ốm. Người Việt-Nam có câu ngạn-ngữ “Con là máu, cháu là mủ” để nhận-thực điều này.
Trong những hoạt-động thể-thao là những hoạt-động theo nguyên-lý thì có tinh-thần mã-thượng nhứt, sự chi-phối của ý-thức chủng-loại cũng hết sức mãnh-liệt. Khi hội túc-cầu tỉnh nhà ta đấu với hội túc-cầu thủ-đô, ta thấy hội túc-cầu tỉnh nhà có nhiều liên-lạc với ta và gần ta hơn hội túc-cầu thủ-đô nên ta có thiện-cảm với hội túc-cầu tỉnh nhà nhiều hơn và muốn cho nó thắng. Vì đó, ta hóa ra không thích hội túc-cầu thủ-đô. Nhưng khi hội túc-cầu thủ-đô đấu với một hội túc-cầu ngoại-quốc, ta lại thấy hội túc-cầu thủ-đô gần ta hơn vì nó là hội túc-cầu của nước ta. Sự so sánh này làm cho ta trở lại thích hội túc-cầu thủ-đô và muốn cho nó thắng hội túc-cầu ngoại-quốc.
Những thí-dụ trên đây chỉ tỏ rằng thương và ghét không phải là những tình-cảm chọi lại nhau. Nó chỉ là kết-quả của sự phân-biệt so sánh gần xa. Vì đó, ta không thể bỏ bớt một cái được.
Nhưng giá như con người bỏ được sự thương ghét không đều và xem mọi người như nhau cả, nhơn-loại cũng không tiến-bộ gì hơn. Như thế là, vì con người xem mọi người khác như nhau sẽ dửng-dưng đối với tất cả thiên-hạ. Trong trường-hợp đó, người ấy sẽ đi đến sự vị-kỷ hoàn-toàn và chỉ còn biết có mình. Một xã-hội gồm có nhiều người như thế sẽ đi đến chỗ hỗn-loạn chớ cũng không đi đến thế-giới đại-đồng được.
Ta đã thấy rằng thương và ghét không thể bỏ đi được. Hơn nữa, muốn thương, người ta phải có chỗ phát-tiết lòng ghét của mình. Như trong thí-dụ nêu ra trên này, muốn thương hội túc-cầu thủ-đô, người phải phát-tiết lòng ghét ra hội túc-cầu ngoại-quốc.
Nếu lòng ghét không phát-tiết ra ngoài được, thì nó trở lại phá hoại, gây sự chia rẽ bên trong. Người trong một gia-đình nghèo bị người húng-hiếp có thể phát-tiết cái ghét ra ngoài xã-hội được nên rất thương yêu nhau. Trái lại, người trong một gia-đình giàu, nhứt hô bá ứng không có cơ-hội phát-tiết lòng ghét ra ngoài nên thường sanh ra xào xáo lẫn nhau.
Sự chia rẽ vì ý-thức đồng-loại thế là cũng không giải-quyết được
Tiếu lâm Liên xô
9. Hỏi: Tại sao bao giờ công an KGB cũng đi thành nhóm 3 người?
Đáp: Một người biết đọc, một người biết viết, người thứ ba có nhiệm vụ theo dõi hai tay có học đó.
10. Stalin quyết định một mình đi thanh tra quanh thành phố xem dân chúng sống như thế nào. Một lần ông ta bí mật ra khỏi Điện Cẩm Linh. Sau đó ông rẽ vào rạp chiếu bóng. Phim vừa hết thì quốc ca vang lên và trên màn ảnh xuất hiện hình Stalin. Tất cả đều đứng dậy và hát quốc ca, riêng Stalin vẫn tiếp tục ngồi, tỏ vẻ rất hài lòng. Rồi ông ta thấy một người ngồi phía sau ghé vào tai thì thầm:
“Này đồng chí, tất cả chúng tôi đều cảm thấy như thế, nhưng hãy tin tôi đi, đứng dậy sẽ an toàn hơn rất nhiều.”
11. Một sĩ quan KGB vào công viên và trông thấy một ông già người gốc Do Thái đang cầm cuốn sách. Người sĩ quan hỏi: “Ông đang đọc gì đấy?”
Ông già đáp: “Tôi đang tự học tiếng Ivrit.”
“Ông học tiếng Ivrit làm gì? Xin giấy tờ đi “Israel” phải chờ mấy năm lận. Có lẽ ông sẽ chết trước khi làm xong giấy tờ.”
“Tôi học tiếng Ivrit để khi lên Thiên đàng tôi có thể nói chuyện với Abraham và Mose. Trên Thiên đàng chỉ nói bằng tiếng Ivrit thôi.” Người sĩ quan công an lại hỏi :
“Thế nếu ông xuống địa ngục thì sao?”
Ông già trả lời: “Tiếng Nga thì tôi đã biết rồi.”
Bên Tây… lắm chuyện: 15,000 euro một tháng
Từ Nguyên
Cho đến năm 2008, không có bản văn nào xác định lương bổng và phụ cấp của tổng thống Pháp.
Các nhà thảo hiến dành cho vị nguyên thủ quốc gia tự quyền quyết định, không lẽ vị nguyên thủ lại tính cho mình lương mình cao quá?
Tổng Thống Jacques Chirac quyết định lương của mình là 7,984 euro mỗi tháng sau khi đã trừ thuế. Với thời giá lúc đó, năm 1995, mức lương này là cao.
Khi nhậm chức, Tháng Năm, 2007, ông Nicolas Sarkozy tăng lương tổng thống lên 170%. Ông tính lương của tổng thống ngang bằng lương của thủ tướng, nghĩa là 21,300 euro mỗi tháng sau khi đã trừ thuế. Điểm đặc biệt là trong số 21,300 euro đó, phụ cấp chức vụ là 4,260 euro, được miễn thuế.
Hollande giảm lương 30%!
Khi vận động tranh cử, ông Francois Hollande hứa sẽ giảm lương 30% một khi đắc cử. Khi đắc cử, ông giữ lời nên chỉ còn lãnh 14,910 euro một tháng.
Từ ngày đó, có nghị định quy định lương của tổng thống, xếp hạng công chức cao cấp, ngoại hạng, mỗi tháng tính tròn là 15,000 euro.
Tổng Thống Emmanuel Macron được trả 15,000 euro một tháng, trong số đó, phụ cấp nhà ở là 347.43 euro và phụ cấp chức vụ là 2,982.06 euro, phụ cấp này miễn thuế. (Các tài liệu tham khảo cho số lương không giống nhau, xin chọn con số 15,000 chưa trừ thuế. Căn bản của bài này là hồ sơ cùa Dân Biểu René Dosière, chuyên viên tài chánh.)
Lương ít nhưng tiêu tiền thả dàn
Nước Pháp giàu nhưng trả lương tổng thống lại ít, không bằng một số nước khác. Số lương của tổng thống Pháp xếp hạng thứ bảy trong số 12 nước giàu mạnh nhất thế giới theo một nghiên cứu của đài CNN năm 2015. Dẫn đầu phải kể là tổng thống Mỹ, được trả 31,700 euro, tiếp đến là thủ tướng Đức, 18,000 euro, và thủ tướng Anh 16,800 euro một tháng.
Khi nhìn qua Trung Quốc mọi người thấy an ủi rồi. Ông Tập Cận Bình chỉ lãnh tương đương với 1,692 euro một tháng, bằng tiền nhân dân tệ, tính ra 20,300 euro một năm. Đó là chuyện hoàn toàn lý thuyết, vì trường hợp tổng thống không lãnh lương không lẽ để tổng thống chết đói?
Nhiều tổn phí khác
Thật sự, nhà nước Pháp bao cấp cho tổng thống rất đầy đủ. Trong cuộc sống, tổng thống không thiếu một thứ chi, làm vậy để vị nguyên thủ rảnh rang mà dồn hết nỗ lực cho quốc, quân vụ. Tiền lương cũng nằm yên trong trương mục, vì đi đâu có cận vệ, có an ninh bảo vệ, có bí thư, đâu có dịp để tiêu tiền?
Điện Elysée chi ra vào khoảng 100 triệu euro một năm, văn phòng tổng thống có tiêu quá số đó cũng không sao. Tổng Thống Nicolas Sarkozy tiêu tới 112.5 triệu năm 2010. Ngược lại, Tổng Thống Francois Hollande sau khi giã từ tình nhân Valérie Trierweiler, tiết kiệm cho ngân sách Elysée 450,000 euro mỗi năm.
Nhưng ông Hollande trả cho ông Olivier Benhamou, thợ hớt tóc (coiffeur personnel de Francois Hollande, contractuel de l’Etat), 9,985 euro một tháng, để chỉ làm có một việc là hớt tóc cho ông, tiền này đương nhiên tính vào ngân sách của điện Elysée.
137 chiếc xe hơi
Dàn xe hơi của điện Elysée có 137 chiếc, trong số này, 70 chiếc thuộc quyền sở hữu của Elysée, 22 chiếc do các hãng chế tạo cho sử dụng miễn phí, 45 chiếc do Bộ Nội Vụ cho mượn.
Tổng thống có riêng một chiếc Airbus A-330 mới (có trang bị máy chống hỏa tiễn) và hai chiếc Falcon 7X mới. Ngoài ra, còn hai chiếc Falcon 2000 và hai chiếc Falcon 900 trừ bị và ba trực thăng Super Puma tăng phái.
Trong thành phần tăng phái còn phải kể thêm ba chiếc Airbus A-310 và hai chiếc Airbus A-340. Lực lượng hùng hậu để đối phó mọi nhu cầu, mọi tình huống. Máy bay đậu ở Terminal A1, phi trường Roissy Charles De Gaulle.
Chi phí công du của tổng thống vào khoảng 13.8 triệu euro, cho chừng 138 chuyến công du trong số này có 56 chuyến đi ra ngoại quốc, tính trung bình theo chương trình của tổng thống trước.
Có 14 triệu euro dành cho nhu yếu phẩm, trả tiền điện, điện thoại. Có 806 nhân viên toàn thời gian túc trực trong dinh, 37% trong số này là quân nhân. Chi phí nhân viên là 67.4 triệu euro.
Mãn nhiệm còn có nhiều quyền lợi
Hết nhiệm kỳ năm năm, tổng thống được hưởng phụ cấp mãn nhiệm, 5,164 euro một tháng. Tổng thống là hội viên Hội Đồng Bảo Hiến, nếu có đi họp sẽ được trả thêm 14,400 euro. Chưa kể một vài số tiền lẻ tẻ khác.
Được cấp nhà ở trang bị tân kỳ, có hai người phục dịch, xe hơi với hai tài xế và một số nhân viên để điều hành công chuyện, hai nhân viên cảnh sát cận vệ. Chi phí chung, chưa kể tiền lương, cho ba cựu tổng thống, Valéry Giscard d’Estaing, Jacques Chirac, và Nicolas Sarkozy, lên tới 10 triệu euro.
Vì vậy mà Tổng Thống Francois Hollande năm 2014 lại đề nghị giảm. Nhưng chỉ có giảm được số nhân viên điều hành từ bảy xuống còn ba và cận vệ từ hai còn lại một người. Giảm được 3 triệu euro một năm.
Đệ nhất phu nhân nước Pháp
Cho tới nay, Pháp không có quy chế dành cho đệ nhất phu nhân như ở Mỹ hay nước nào khác.
Một đạo luật ngày 3 Tháng Tư, 1955 quy định: Nếu tổng thống từ trần, phu nhân được hưởng 50% lương bổng. Thế thôi.
Thực tế, đệ nhất phu nhân có văn phòng, thư ký riêng, nhân viên an ninh, tất cả chi phí tính vào ngân sách của điện Elysée.
Một vài trường hợp
Bà Bernadette Chirac: Văn phòng có 21 nhân viên trong đó có hai tài xế, cận vệ, thư ký riêng, biên tập viên… Chi phí 80,000 euro một tháng. Thời gian: 11 năm 11 tháng 29 ngày. (Tổng Thống Chirac làm hai nhiệm kỳ tổng cộng 12 năm, từ 17 Tháng Năm, 1995 đến 17 Tháng Năm, 2007).
Bà Carla Bruni-Sarkozy: Văn phòng có tám nhân viên, chi phí 60,000 euro một tháng. Bốn năm ba tháng và 13 ngày.
Bà Valérie Trierweiler, người tình của Tổng Thống Francois Hollande: Văn phòng có 10 nhân viên trong số này có ba công chức biệt phái, chi phí mỗi tháng 19,742 euro. Cho tới ngày bà bỏ ra đi, 25 Tháng Giêng, 2014, một năm, tám tháng, 10 ngày.
Bà Brigitte Macron rồi đây sẽ có văn phòng chính thức trong điện Elysée, nhân viên làm việc, ngân khoản chi phí điều hành văn phòng. Và một vai trò chính thức bên cạnh tổng thống.
Ông Emmanuel Macron hứa: Sẽ có quy chế cho đệ nhất phu nhân nước Pháp.
Tiếu lâm Liên xô
12. Một người Mỹ và một người Nga tranh luận xem ai vĩ đại hơn ai: Tổng thống Hoover? hay Stalin? –
Tất nhiên là Hoover rồi! Bởi lẽ ông đã cai nghiện cho chúng tôi!
– Đã có gì gọi là to tát! Stalin còn cai ăn cho chúng tôi thì sao!
13. Một ông nông dân bị “nông trang” cướp mất đất liền viết thư khiếu nại gửi cho đồng chí Lê Nin ở Moskva. Một tháng sau chính quyền gọi ông nông dân lên.
“Tại sao ông lại gửi thư cho đồng chí Lê Nin? Ông không biết đồng chí Lê Nin đã chết rồi sao?”
“Mẹ kiếp, tại sao lúc các người cần thì đồng chí Lê Nin “sống mãi trong sự nghiệp.” Còn lúc ta cần thì đồng chí ấy lại chết mất rồi?”
14. Hỏi: Chủ nghĩa Cộng Sản có khác Chủ nghĩa Tư Bản không? Đáp: Về nguyên tắc là có. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa có tình trạng người bóc lột người. Còn trong chế độ cộng sản chủ nghĩa thì là ngược lại.
Thân phận vợ của một tù “cải tạo”
Thanh Minh
1. Duyên phận
Tôi sanh năm 1929 tại huyện Bãi Xàu, tỉnh Sóc Trăng, Miền Nam Việt Nam.
Ba tôi làm công chức tại Ty Bưu Điện của huyện lÿ Bãi Xàu. Thuở đó, dân ta quen gọi chức vụ của ba tôi là “thầy thông Nhà dây thép”. Ba má tôi sanh được sáu đứa con. Tôi là gái thứ hai, nhưng dân Miền nam quen gọi là “thứ ba”. Tôi theo học Trường Sơ học Bãi Xàu. Thời kì đó, nước Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp và hầu hết các môn học đều giảng dạy bằng tiếng Pháp.
Năm 1941, sau khi đậu bằng Sơ học (Certificat d’études primaires), tôi đi Sài Gòn dự thi vào “Collège des jeunes filles indigènes”. Về sau trường nầy được đổi tên là Trường Trung Học Gia Long. Thời may, tôi thi đậu. Thêm một điều may nữa là sau đó ba tôi được điều động lên làm việc tại Sở Bưu điện Sài Gòn. Thế là, cả gia đình chúng tôi dọn lên cư trú tại thành phố Sài Gòn.
Lúc tôi 16 tuổi, một bước ngoặt đau buồn ập đến cuộc đời của tôi. Ba tôi qua đời vì bịnh lao phổi. Trước khi nhắm mắt, ba tôi xin người chị ruột của ba tôi, mà tôi gọi là cô Sáu, đem tôi về nuôi, để có thể tiếp tục việc học hành, lý do là gia đình chúng tôi rất nghèo. Số là, cô tôi có một người con trai duy nhứt, lúc đó là chủ một hãng kem đánh răng lớn ở Sài Gòn. Đó là Hãng kem Perlon, đối diện chợ An Đông, đường An Dương Vương, quận 5, Sài Gòn. Ông Huỳnh Văn Xin, Tổng Giám đốc hãng, chính là anh họ của tôi. Người Miền Nam gọi là “anh cô cậu”, tức là tôi gọi má của anh Xin là “cô”, và anh Xin gọi ba tôi là “cậu”.
Tôi xin nghỉ học và vô làm việc trong văn phòng hãng Perlon. Tôi vừa là nhân viên của hãng, vừa là thân quyến của chủ hãng, cho nên được mọi công nhân trong hãng nể vì. Tôi phụ trách giữ sổ sách xuất nhập kho nguyên liệu và sản phẩm hoàn thành.
Một thời gian sau, hãng tuyển một nhân viên mới với nhiệm vụ là kế toán trưởng (chef comptable). Anh nầy tên là Thạch, 21 tuổi, lớn hơn tôi 5 tuổi, có dáng dấp như một thư sinh, tánh tình hiền lành, khép kín. Chúng tôi làm chung gần ba năm. Sau đó, chúng tôi đã kết hôn, với sự đồng ý của hai bên gia đình đàng trai và đàng gái.
Theo quan niệm duy tâm, qua câu nói: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”, có phải chăng, anh Thạch và tôi đã có duyên nợ từ kiếp trước? Tôi chỉ biết là, trước kia tôi vốn là một cô gái đồng quê, ở một tỉnh lẻ hẻo lánh, khỉ ho cò gáy. Nếu tôi không có “số” di cư lên Sài Gòn hoa lệ, thì làm sao mà tôi gặp được anh Thạch, một cư dân của Sài Gòn, chưa hề bước chân đến tỉnh lẻ, quê hương của tôi?
Sau ngày kết hôn, tôi về làm dâu nhà anh Thạch, ở Tân Định, quận 1, Sài Gòn. Một thời gian sau, chúng tôi ra riêng, thuê lại một tiệm tạp hóa có hiệu là “Vũ Lai”, đường Paul Blanchy (nay là đường Hai Bà Trưng) đối diện chợ Tân Định, thành phố Sài Gòn. Nhờ thuận vợ thuận chồng và chí thú làm ăn, đầu năm 1952, chúng tôi tậu được một căn phố tại đường Lê Quang Định, gần chợ Bà Chiểu, Gia Định. Nhờ có điều kiện thuận lợi, tôi đem hai đứa em của tôi, một gái và một trai, về ở chung, nuôi chúng nó ăn học. Lúc đó, ba chị em chúng tôi đều mồ côi, cả cha lẫn mẹ.
Lúc đầu chúng tôi buôn bán nhỏ, chỉ mong kiếm sống, độ nhựt qua ngày. Về sau nhờ tích lũy vốn liếng và phát triển cơ sở, chúng tôi nhập cảng dây đàn Argentine từ nước Pháp, phân phối độc quyền trên lãnh thổ Đông Pháp (Indochine Francaise), gồm cả ba nước Việt Nam, Cao Miên và Lào.
Đang làm ăn trôi chảy, tháng 12 năm 1952, chồng tôi được lịnh động viên vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, khóa 2. Chúng tôi đành phải chấm dứt việc kinh doanh, đóng cửa tiệm tạp hóa và ngưng nhập cảng dây đàn. Sau 22 năm phục vụ trong quân đội, năm 1974 đến tuổi hưu, chồng tôi được giải ngũ, với cấp bực “Trung Tá Trừ Bị”. Theo qui chế của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thời đó, nếu là trung tá, tuổi trên 49, mà chưa thăng cấp đại tá, đương nhiên phải giải ngũ. Tiện dịp, hãng kem Perlon của anh tôi đang cần nhân viên, chồng tôi trở lại làm việc tại hãng này. Làm được khoảng một năm thì xảy ra biến cố 30-4-1975.
2. Làm đơn xin đi tù
Lúc ấy, tuy chồng tôi là thường dân 100%, nhưng gốc là nhà binh chánh hiệu. Cho nên chồng tôi rất lo âu. Cuối tháng 5 năm 1975, Việt Cộng ra thông cáo kêu gọi “sĩ quan ngụy” phải đi “trình diện đăng ký”. Ngày 11-6-1975, báo “Sài Gòn Giải Phóng” số 31 đăng thông cáo, qui định tất cả “sĩ quan ngụy” phải trình diện đi “học tập cải tạo”. Bảng “Hướng dẫn cho sĩ quan đi học tập trung” đăng trên báo, nguyên văn như sau:
“Mỗi người đến địa điểm học tập cải tạo phải mang theo:
– 1 tháng ăn bằng tiền, mỗi ngày: 300đ x 30ngày = 9.000 đồng.
– 1 ngày 0,7kg gạo, mỗi kí lô bằng: 220đ x 21 kí = 4.600 đồng.
Tổng cộng bằng = 13,610 đồng.
– Ngày tập trung đầu tiên, từng người phải mang theo thực phẩm khô để ăn ngày hôm đó, ngày thứ hai nhà thầu phục vụ cơm nước.”
Hầu hết mọi người đều tin là chỉ phải đi “học” 30 ngày mà thôi và đinh ninh, khi “mãn khóa” sẽ được trở về làm ăn với tư cách là một “công dân chân chính”, theo lời hứa của tập đoàn Việt Cộng gian xảo và tráo trở.
Chồng tôi đưa đơn lên Ban giám đốc Hãng kem Perlon, xin tạm nghỉ việc một tháng, để đi “học tập cải tạo” theo lịnh của Cộng Sản Việt Nam.
Kết quả thảm thương là phần đông sĩ quan quân đội Miền Nam đều bị sập vào cái bẩy do bọn mafia Việt Cộng đã dụng ý ngụy trang với lời lẽ đường mật, gọi là “chính sách khoan hồng”, để tóm gọn những người mà trong thâm tâm họ xem như là kẻ thù không đội trời chung của chúng.
3. Giải ngũ rồi vẫn bị đi tù
Sau ngày chồng tôi đi trình diện “đi học” tại trường Trung Học Don Bosco, quận Gò Vấp, Gia Định được khoảng hai tuần thì nhựt báo “Sài Gòn Giải Phóng” đăng thông cáo bổ túc, cho biết những sĩ quan chế độ cũ, nếu đã giải ngũ trước ngày 30-4-1975 thì được miễn trình diện đi “học tập cải tạo” mà chỉ đi “học tập tại chỗ” trong vòng một tuần (?) mà thôi.
Tôi mừng quá, đến trường Don Bosco, Gò Vấp, xin gặp chồng tôi, nói anh ấy cầm tờ báo, đến văn phòng thủ trưởng, xin được trở về nhà, để theo khóa học tại địa phương. Tôi có đem theo tờ “chứng chỉ giải ngũ” của chồng tôi để làm bằng chứng là chồng tôi đã giải ngũ ngày 31-3-1974, tức là trước ngày 30-4-1975 trên 1 năm.
Tên cán bộ cầm tờ báo vào trình thủ trưởng của y. Một chập sau, anh ta trở ra, phán một câu “xanh dờn”: “Lãnh đạo nói, trình diện học tập là tốt, lỡ đi rồi thì nên đi luôn, cho thông suốt chính sách nhà nước. Trước sau gì cũng sẽ được ra trại mà.” Tôi nghe nói, bủn rủn tay chân. Hy vọng chồng được tha cho về nhà bổng chốc tan tành như mây khói”.
4. Không mất nhà nhờ tấm lòng nhân ái
Trong thời gian chồng tôi ở tù, ở nhà hai mẹ con tôi sống thui thủi. Con của chúng tôi lúc đó được 11 tuổi. Nhà ba từng lầu, rộng thênh thang khiến tôi cảm thấy cô đơn và lo sợ đủ chuyện.
Đứa em trai kế của tôi, tên Huỳnh Tương Đương, đại úy binh chủng Thiết Giáp cũng đã đi tù “cải tạo” như chồng tôi. Gia đình cậu em nầy gồm hai vợ chồng và tám đứa con, trong suốt thời gian tại ngũ, vì chưa có tiền tậu nhà riêng, nên phải cư trú tại các trại gia binh. Sau ngày 30-4-1975, họa vô đơn chí, vợ của Đương bị bạo bịnh và qua đời. Vì không có nhà cửa cố định, nên tám đứa con sống lây lất tại một gian nhà cất dựng tạm bợ trên lề đường tại Đồng Ông cộ, quận Bình Thạnh, Gia Định.
Nghĩ tình ruột thịt, tôi đem tám đứa cháu, gọi tôi bằng cô, mồ côi mẹ trong lúc cha thì đi tù, về cho tá túc tại nhà tôi. Tôi nào có biết trước được là, về sau tôi gặp một điều may hiếm có trên đời. Điều may đó là: Trong chiến dịch Việt Cộng “cướp” nhà của những nhà tư sản Miền Nam, tôi đã thoát nạn trong đường tơ kẻ tóc. Bọn cán bộ địa phương đến đo diện tích tất cả nhà tư nhân “ngụy” trong phường khóm. Luật lệ của chúng là: Nếu diện tích lớn hơn tiêu chuẩn ấn định so với số người trong “hộ khẩu” (tờ khai gia đình) thì Việt Cộng sẽ áp dụng hai biện pháp như sau: Một là Việt Cộng sẽ ghép cho cán bộ Cộng Sản vào ở chung nhà với mình. Hai là, chúng sẽ tịch thu nhà của mình và cấp cho một căn nhà khác nhỏ hơn. Hú hồn! Nhờ số người trong nhà tôi tăng từ hai lên mười người, cho nên nhà tôi không bị Việt Cộng tịch thu.
5. Không mất nhà nhờ không phải là tư sản
Nhà tôi ở mặt tiền đường Lê Quang Định, Gia Định. Vào thời điểm 30-4-1975, chúng tôi đang khai thác một tiệm tạp hóa ngay tại nhà. Sau ngày Miền Nam lọt vào tay Cộng Sản, thị trường thương mãi tại Sài Gòn bị tê liệt. Sài Gòn có một bộ mặt tiêu điều, quang cảnh gây cảm giác hoang tàn, trông giống như một thành phố “chết”. Các cơ sở thương mãi của tư doanh (nhà xuất nhập cảng, ngân hàng, nhà hàng, khách sạn, rạp hát, tiệm buôn…) đóng cửa im lìm. Vì ảnh hưởng dây chuyền, các tiểu thương như chúng tôi cũng bị vạ lây. Hàng mua vô không có, lấy gì để bán? Mỗi ngày mở cửa hàng suốt ngày ngồi “ngáp ruồi” sao?
Tôi đến phường xin trả môn bài, để đóng cửa tiệm một cách chánh thức, hợp lệ và hợp pháp. Phường không chấp thuận nhưng không nêu lý do và bảo phải tiếp tục mở cửa tiệm buôn bán bình thường. Sao kỳ vậy? Quyết định vô lý nầy khiến tôi thắc mắc, không hiểu nổi thâm ý của Cộng Sản. Tôi nghĩ, thông thường, việc xin môn bài buôn bán là chuyện khó, vì phải có một số điều kiện. Trái lại, việc nghỉ bán, đóng cửa tiệm là quyền của thương gia.
Tuy cán bộ phường không chấp nhận trả môn bài, tôi nhứt quyết dẹp tiệm. Qua ngày hôm sau, tôi đóng cửa tiệm. Về hàng hóa còn tồn động, tôi dự trử để xài lần hồi. Cả tủ kệ dùng để chưng hàng hóa, một phần đem cho bà con lối xóm, một phần đem vô nhà kho cho khuất mắt bọn cán bộ phường. Phía trước thì trang trí lại, có xa lông tiếp khách, có bàn ăn. Độ một tháng sau, Cộng sản phát động chiến dịch “đánh tư sản”. Các tiệm buôn lớn nhỏ đều bị liệt kê vào danh sách “tư sản mại bản”. Chủ nhân và cả gia đình được lịnh phải ra đi và nạp nhà lại cho phường “quản lý”. Ai không chấp hành lịnh sẽ bị bắt giam như kẻ tù tội. Trong lúc đó, nhà của chúng tôi được xem như nhà ở, không thuộc diện tự sản, nên không hề hấn gì.
Cũng cần nói thêm, dưới chế độ cộng sản, tất cả các hình thức hoạt động kinh tế và thương mãi đều do Nhà nước điều khiển và quản trị. Đó là chánh sách “kinh tế chỉ huy” của cộng sản. Nói cách khác, các nhà tư sản hoạt động trong nền “kinh tế thị trường” (tức là thị trường tự do của các nước tư bản) là kẻ thù mà cộng sản phải tiêu diệt.
Tại khu phố chúng tôi gần chợ Bà Chiểu, vài đại thương gia có tiếng tăm là nạn nhân của chiến dịch “đánh tư sản”. Toàn bộ gia đình của những nhà tư sản đều bị trục xuất ra khỏi nhà:
1/ Ông Tám Yến, chủ nhân một tiệm cầm đồ (vàng, nữ trang).
2/ Ông Lê Văn năm, chủ tiệm Mỹ Hương, bán loại thực phẩm cao cấp.
3/ Ông bà chủ tiệm MIMI, hành nghề uốn tóc.
Tại thành phố Sài Gòn, hầu hết các nhà tỉ phú đều bị “cướp” tài sản và họ phải bỏ chạy ra hải ngoại. Xin kể vài vị tiểu biểu:
1/ Ông Huỳnh Văn Xin, giám đốc hãng kem Perlon.
2/ Ông Nguyễn Tấn Đời, giám đốc Tín Nghĩa Ngân Hàng.
3/ Ông Nguyễn Hùng Trương, chủ nhà sách và nhà xuất bản Khai Trí.
Lúc đó, tôi mới vỡ lẽ, hiểu rõ lý do mà trước kia đơn xin trả môn bài của tôi không được cộng sản chấp thuận.
6. Bán đồ gia dụng để sanh tồn
Lúc còn trẻ, tôi thường nghe ông bà khuyên bảo: “ở không hoài, ăn mãi thì núi cũng lỡ”. Từ ngày Việt Cộng cướp Miền Nam, tôi thấp thỏm lo âu. Chồng tôi đã đi tù còn tôi thì không có nghề ngỗng gì hết. Buôn bán thì bị cấm đoán, bây giờ phải làm gì để sống đây? Cũng như hầu hết bà con lối xóm, tôi đành bóp bụng, đem đồ đạc trong nhà, thứ gì bán được, lần hồi bán đi, để kiếm chén cơm. Chén bát, son chảo, lò ga, tủ lạnh, đồng hồ đeo tay, đồ nữ trang… từ từ đội nón ra đi. Vừa bán vừa cảm thấy xót xa, đau đớn, thương tiếc mấy thứ tư trang mà trước kia mình đã nưng niu, giữ gìn với một tình cảm yêu quí.
7. Luật rừng
Năm 1955, lúc làm ăn buôn bán, chúng tôi có sắm một chiếc xe hơi cũ, kiểu du lịch (từ ngữ Miền Bắc gọi là xe con) hiệu volkswagen, để làm phương tiện đi chuyển và chở hàng hóa. Nhờ nhà rộng rãi, gồm ba căn phố, chúng tôi dành riêng phần diện tích phía trước của một căn, làm ga-ra, cất chiếc xe vào nhà.
Thời kỳ đó, nước ta còn nghèo, rất ít người sắm xe hơi, cho nên những ông chủ địa ốc, xây cất nhà cho thuê, không hề dự trù diện tích riêng cho xe hơi (parking).
Sau ngày 30-4-1975, công an khu vực của phường đi kiểm tra từng nhà để làm “hộ khẩu” (sổ gia đình), thấy vài ba người ở xóm tôi có để xe hơi trong nhà. Bọn chúng phán ngay một chỉ thị trong “bộ luật rừng” của chúng: “Nhân dân hiện nay, nhiều người không có nhà ở, thế mà “chị” lại để xe trong nhà. Tất cả xe ô-tô của tư nhân phải đem lên phường giao lại cho nhà nước quản lý. Kỳ hạn vài hôm, cá nhân nào không thi hành, phường sẽ cho người đến tịch thu”.
Bà con lối xóm có xe hơi phản ứng mỗi người một cách để đối phó với “luật rừng” của cộng sản. Có hai vị chủ xe tình nguyện xin vào làm việc tại phường với nhiệm vụ là tài xế cho hợp tác xã và cho phường mượn luôn chiếc xe của mình. Phường thấy có lợi nên ưng thuận. Một vị khác đem xe gời thân quyến đã đi theo “cách mạng” (tức cộng sản) giữ giùm. Một vị có sáng kiến rất độc đáo. Ông ấy đội xe lên, tháo gỡ bốn bánh xe và luôn cả bình điện, đem đi gởi nhà bà con ở nơi khác. Cán Bộ đến khám nhà, thấy xe không sử dụng được, đành phải bỏ đi. Riêng tôi, phận đàn bà thua kém, không biết ứng phó cách nào cho thích đáng, đành phải nhờ người giới thiệu, đem bán rẻ cho một anh cán bộ. Thà không có xe đi mà có một ít tiền xài, chớ dại gì đem giao cho phường quản lý, kể như mất toi luôn.
8. Đan mây tre tại nhà
Trong chánh sách cai trị của Việt Cộng, họ luôn luôn chủ trương thể thức sản xuất tập thể. Tất cả người dân làm bất cứ ngành nghề lớn nhỏ gì cũng phải vào nghiệp đoàn. Mục tiêu của họ là kiểm soát lợi tức (từ cộng sản gọi là thu nhập) của từng người dân ở nông thôn, làm vườn, làm ruộng phải vào tập thể ở thành thị, làm nghề hớt tóc, chạy xe ôm cũng phải vào nghiệp đoàn. Cộng sản muốn nắm hầu bao của mọi người. Nói nôm na là, cộng sản không muốn cho người dân giàu lên để trở thành nhà tư bản. Đây là chánh sách bần cùng hóa nhân dân của cộng sản Việt Nam. Dân càng nghèo thì cộng sản càng dễ dàng xỏ mũi và sai khiến.
Với chủ trương sản xuất tập thể nói trên, phường tại địa phương tôi thành lập một “tổ hợp sản xuất mây tre” và bắt buộc tất cả vợ của sĩ quan bị bắt đi tù phải gia nhập vào tổ hợp nầy. Trong xóm, tôi là người tương đối khá giả, có nhà rộng rãi mà ít người ở, cho nên phường cho cán bộ đến gặp tôi, nói là “tạm mượn mặt bằng” để cho chị em người dân thấp cổ bé miệng, khó mà từ chối. Với lại, mình giúp cho phường mượn địa điểm, biết đâu chừng sau nầy, mình có cần việc gì, họ có thể dễ dãi với mình chăng. Do đó, bất đắc dĩ, tôi phải ưng thuận.
Sau đó, phường lo tất cả mọi việc, cho người đi mua mây tre tại các vùng quê như là Bà Điểm, Hóc Môn, đem về dự trử tại nhà tôi, cho cán bộ chuyên nghiệp đến huấn luyện chị em trong tổ hợp cách thức đan giỏ. Phường cũng tự lo đem đi bán hàng hóa sản xuất được. Cuối cùng, họ đem tiền phân phát trả công cho chị em, tùy theo số lượng sản xuất của từng người. Họ ban phát bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu, chứ không ai dám hỏi tình hình chi thu ra sao. Tôi nghĩ, đây là một sự bốc lột sức lao động tinh vi của chế độ cộng sản.
9. Áp lực đi vùng kinh tế mới
Một thời gian sau, có lịnh bắt buộc “dân ngụy” đi các “vùng kinh tế mới”. Tức là đi khai phá các vùng đất hoang vu trở thành đất đai sử dụng được vào sản xuất để phát triển đất nước. Đây là một mánh khóe của Việt Cộng để diệt tư sản. Một mũi tên nhắm vào hai mục tiêu. Một là đuổi “ngụy” ra khỏi thành phố để tịch thu nhà cửa, hai là để đày đọa và bần cùng hóa dân Miền Nam, mà Việt Cộng cho là kẻ thù truyền kiếp của bọn chúng.
Công an khu vực đến từng nhà khuyến dụ: “Vợ sĩ quan nào có chồng đã đi “cải tạo” nay nếu tự nguyện đi “kinh tế mới” thì “cách mạng” sẽ thả chồng về. Tôi liều mạng trả lời: “Thả chồng tôi về thì tôi sẽ đi liền. Tôi ốm yếu như vầy, đang ở với thằng con 11 tuổi, nay đi “kinh tế mới” làm được việc gì để sống đây?” Kết quả là số đông trong phường không hưởng ứng lời kêu gọi của cán bộ. Thấy sự việc rỉ tai khó thuyết phục, phường ra thông báo, bắt buộc tất cả vợ sĩ quan “ngụy” phải lên phường họp để “đăng ký” đi vùng kinh tế mới. Vợ sĩ quan, ai cũng ngán và sợ cộng sản, nên tất cả đều đi họp rồi tùy cơ ứng biến, chớ không ai dám ở nhà.
Tại phòng họp, tên đại úy công an chủ tọa trình bài mục đích “tốt đẹp” của “vùng kinh tế mớ”i và yêu cầu, gần như bắt buộc, mọi người phải lên bàn chủ tọa, ký tên vào mẫu giấy để sẵn trên bàn là đồng ý đi “kinh tế mới” thì nhà nước sẽ cứu xét thả chồng về ngay. Tên công an nhấn mạnh thêm: “Nhà nước nói gì, nhân dân phải thi hành, không được trả giá”. Ý muốn nói là nhân dân không được đặt điều kiện. Một số vợ sĩ quan nghe nói ngọt, cả tin vào lời đường mật của Việt Cộng, lần lượt đi lên bàn của tên chủ tọa, ký tên đồng ý đi.
Riêng tôi, không hiểu sao tôi dám liều lĩnh, rủ vài chị bạn cùng xóm, chẳng những không lên ký tên mà còn lặng lẽ bỏ ra về. Mấy tên công an, gác cửa phòng họp, chận lại và hỏi: “Mấy chị ký tên chưa mà ra về vậy?
“ Tôi dứt khoát trả lời: “Thả chồng tôi về tới nhà thì tôi sẽ đi ngay”. Tôi vừa nói vừa kéo tay mấy chị bạn rảo bước đi nhanh. Bọn công an giữ trật tự nhìn chúng tôi, không phản ứng. Tôi nghĩ bụng, nếu mình cứng cỏi thì họ để yên, bằng không nếu mình yếu thế thì họ sẽ lấn tới.
Kết cuộc, một số đông gia đình đi kinh tế mới, sống lầm than nhiều năm tháng mà người chồng gia trưởng vẫn biệt tăm biệt tích. Trong lúc đó, nhà của mình bị Việt Cộng tịch thu và cấp cho cán bộ đến cư trú. Đây là một cú lừa ngoạn mục mà Việt Cộng đã thành công “vượt chỉ tiêu”, sau khi đã tóm gọn hầu hết sĩ quan “ngụy” vào cái rọ cải tạo.
10. Em tôi ở Pháp
Khi mới đi tù, chồng tôi bị giam tại trại Long Giao, tỉnh Long Khánh. Nửa năm sau, được chuyển về trại Tân Hiệp (cũng gọi là Suối Máu), tỉnh Biên Hòa. Sau đó, được chuyển ra Bắc Việt, lần lượt giam tại hai trại Hoàng Liên Sơn và Vĩnh Phú.
Ngày vô tù thì có, trái lại ngày mãn tù thì mù tịt. Trong những tháng năm chồng tôi ở tù, tinh thần tôi suy sụp trầm trọng, ngày đêm chỉ biết vái van, cầu Trời, khẩn Phật cho chồng tôi sớm được ra tù.
Trong lúc tinh thần sa sút, tôi được thơ của cậu em trai, Huỳnh Sĩ Nguyên, định cư tại Pháp từ năm 1976, đang giữ chức vụ Chánh văn phòng của Tổng trưởng Thông tin trong chánh phủ Pháp. Em tôi khuyên tôi nên gởi giấy tờ hộ tịch của tôi và đứa con, để làm thủ tục bảo lãnh qua Pháp. Cậu em lý luận: “Anh Ba (tức chồng tôi) ở tù cộng sản, mình đâu có biết ngày nào được thả, với lại chị làm sao sống nổi với tụi cộng sản được! Tụi nó toàn xài luật rừng” Tôi viết thơ hồi âm, từ chối ngay, không chút lưỡng lự. Tôi nghĩ, chồng mình đang bị hoạn nạn, mình nỡ lòng nào mưu tìm sự sung sướng cho riêng mình.
11. Một mối tình đơn phương
Năm 1979, lúc chồng tôi ở tù được bốn năm, một hôm, anh Thành, một người bạn học ngày xưa cùng trường tiểu học ở Sóc Trăng, đến nhà tôi cho biết một tin, làm tôi hết sức sững sờ. Số là, hồi tôi còn ở tuổi học trò ở quê nhà, có anh bạn học cùng lớp, tên Nhẫn, đã thầm yêu tôi nhưng chỉ giữ kín trong lòng. Sau biến cố năm 1945, Nhẫn đi theo kháng chiến chống Pháp, nay mang quân hàm Thiếu tá Việt Cộng và đang phục vụ tại Sóc Trăng. Nay, sau trên 30 năm mất liên lạc, Nhẫn đã nhờ Thành, đang cư trú tại Sài Gòn, thăm dò xem tình trạng gia cảnh của tôi để thực hiện mối tình đơn phương năm xưa mà Nhẫn vẫn còn ôm ấp trong lòng.
Hôm đó, sau khi nghe Thành trình bày mục đích của cuộc gặp gỡ, không chút lưỡng lự, tôi trả lời ngay: “Thành về nói lại với Nhẫn là anh ấy nên kiếm vợ, làm ăn với người ta. Còn tôi thì nay đã có chồng con. Chồng tôi đang ngồi tù tận ngoài Bắc và tôi đang chuẩn bị đi thăm nuôi đây. Tối với Nhẫn chẳng có duyên nợ gì hết, xin đừng trông mong hảo huyền nữa”.
Trong thâm tâm, tôi đã có một ý nghĩ dứt khoát. Vợ chồng tôi đã ăn ở với nhau ba chục năm nay, tình nghĩa thắm thiết. Vừa rồi, em ruột tôi tự nguyện bảo lãnh tôi đi Pháp, tôi đã từ chối. Nay, làm sao tôi có thể chia tay với một người chồng đã từng sóng chung rất đầm ấm để đi lấy chồng khác. Theo truyền thống gia giáo từ ngàn xưa, con gái Việt phải chính chuyên, một lòng chung thủy, một chồng một vợ mà thôi.
12. Suýt bị lường gạt
Sau khi chồng tôi được chuyển ra các trại giam ở Bắc Việt khoảng bốn năm, một hôm có một phụ nữ Miền Bắc đến nhà tôi, tự giới thiệu y là một cán bộ đang phục vụ tại trại cải tạo Vĩnh Phú, nơi chồng tôi đang “học tập”. Y nói tiếp là, chồng tôi nhờ y thị, nếu có đi công tác vào thành phố Hồ Chí Minh thì giúp giùm đến nhà tôi, bảo tôi gởi ra anh ấy một cái đồng hồ đeo tay, một vài bộ quần áo ấm, và chút ít tiền, tùy theo khả năng. Y nói thêm, nếu có sẵn thì tốt, bằng không thì cho biết hôm nào có, cô ta sẽ trở lại nhận để đem ra Bắc giao lại cho chồng tôi.
Tôi nghĩ, đúng cô ta là cán bộ phục vụ tại trại mà chồng tôi đang bị giam cho nên mới biết rõ tên họ và địa chỉ của chồng tôi ở Sài Gòn. Tuy nhiên, tôi vẫn bán tín bán nghi. Có thật chồng tôi có nhờ vả cô ta điều mà cô trình bày không? Điểm nầy đáng nghi ngờ. Rất may, tôi chợt nhớ lại, xưa kia, trong thời gian chồng tôi vào quân đội, phục vụ ở xa nhà, chồng tôi thường dặn dò: “Nếu anh có cần gì thì anh viết thơ đàng hoàng. Em phải cẩn thận, xem tuồng chữ và chữ ký. Để đề phòng những người lạm dụng lòng tin, làm những việc không tốt”. Nhờ vậy, tôi từ chối khéo: “Chồng tôi có viết cho tôi một lá thơ nào không?” Cô cán bộ sừng sộ, nói như gây gổ: “Chị không tin tôi là cán bộ tại trại mà anh ấy đang học tập sao?” Tôi điềm đạm đáp: “Tôi tin cô, nhưng tôi cần có vài giòng chữ của chồng tôi để làm bằng cớ”.
Cô cán bộ phân bua om sòm, lối xóm ra xem rất đông. Tôi vẫn giữ lập trường, im lặng, không trả lời. Một chập sau, cô ta bẻn lẻn bỏ đi.
Về sau, được biết lối xóm ở phường tôi, có vài người, có con đi “cải tạo” ở Bắc, đã bị cán bộ đến nhà lừa đảo, tương tợ như cô cán bộ đến gặp tôi.
13. Đi thăm nuôi
Cuối năm 1979, trong lúc chồng tôi đang bị giam tại trại Vĩnh Phú, Bắc Việt, tôi “được phép làm đơn” xin thăm nuôi. Làm đơn xin thăm nuôi, phải chờ có thông báo, không phải lúc nào muốn nộp đơn là được chấp nhận. Ngày nhận được giấy phép cho đi thăm nuôi, tôi quá đổi vui mừng. Nhưng vừa mừng lại vừa lo. Lúc đó, trong nhà đâu còn tiền. Mấy năm vừa qua, tôi đã bán sạch bách tất cả của nổi, tức là đồ đạc và tư trang trong nhà để sống tới nay. May quá, chúng tôi một ít của chìm tức là chúng tôi đang là sở hữu chủ ba căn phố. Tôi đành bấm vụng, bán bớt một căn cho người hàng xóm, để có tiền đi thăm nuôi.
Tôi đi với đứa con trai và rủ hai chị bạn lối xóm cùng đi. Hai chị nầy có chồng ở tù cùng một trại với chồng tôi. Đi xe lửa xuyên Việt từ Sài Gòn ra Hà Nội mất hết ba ngày hai đêm. Xe lửa chật như nêm, tôi phải ngủ ngồi trên chiếc băng gổ, còn thằng con thì trải bạ, nằm ngủ trên sàn xe. Con tôi, năm đó 15 tuổi, mua vé loại giảm giá cho trẻ em. Khi lên xe, tên công an giữ an ninh, thấy vóc dáng con tôi cao lớn, hỏi con tôi mấy tuổi. Tôi nói, nó 15 tuổi. Tên nầy nghĩ rằng, tôi khai gian tuổi để mua vé giá rẻ dành cho trẻ em. Anh ta sừng sộ, bảo trình “chứng minh nhân dân” để kiểm chứng.
Đến Hà Nội lúc chiều tối, chúng tôi thuê phòng trọ, ngủ một đêm. Sáng hôm sau, tôi đi chợ mua bánh chưng và trái cây tươi, để phụ thêm thực phẩm đem từ Sài Gòn như sữa hộp, cá chà bông, mấm ruốc xào, muối đậu phộng…
Lạ nước lạ cái, không biết chợ búa ở đâu, chúng tôi gọi xe xích lô chở đi. Chú xa phu chở tôi và đứa con, nói một hơi, làm cho tôi ngạc nhiên. Anh ấy nói: “Tôi thấy mấy bà, biết ngay là người Sài Gòn ra đây để thăm mấy ông đi “cải tạo”. ở trong đó, sao mấy ông dở quá? Tụi nầy ở Bắc trông mong mấy ông ấy ra giải phóng Bắc Việt. Thế mà nay có chuyện ngược đời. Thương hại cho mấy ông ấy!” Tôi làm thinh, không biết trả lời thế nào đây.
Chồng tôi bị giam ở trại Vĩnh Phú/K5, ở mạn Bắc Hà Nội. Nghe nói, đi bộ từ Hà Nội đến trại phải mất một ngày trời. Năm đó, tôi 50 tuổi, già yếu nhưng luôn tâm niệm là phải cố gắng. Tôi thuê xe ba gác, chở cái rương sắt đựng thức ăn, quần áo, thuốc men. Anh phu xe đi trước, tôi và thằng con lẻo đẻo theo sau. Đến trại thì trời đã xế chiều. Chúng tôi được phép ngủ đêm lại tại một gian nhà tranh dành riêng cho khách thăm nuôi.
Sáng hôm sau, chúng tôi được hướng dẫn đến phòng thăm nuôi. Tôi trình giấy phép. Cán bộ cầm giấy tờ lên văn phòng. Một chập sau trở lại, cho biết là, chồng tôi đã chuyển đi K1 gần một tháng rồi. Lúc tôi làm đơn xin đi thăm thì chồng tôi còn ở K5. Tôi bàng hoàng, choáng váng, đứng không vững, như muốn té quÿ xuống đất. Cán bộ cho biết, trại K1, nơi chồng tôi đang bị giam, ở cách trại K5 khoảng 10 cây số.
Tôi lại phải thuê xe ba gác, cùng với thàng con lội bộ thêm nửa ngày, đến xế chiều mới tới K1. Lại ngủ thêm một đêm thứ hai tại nhà khách lạnh lẽo. Sáng hôm sau, chúng tôi được hướng dẫn đến phòng thăm nuôi. Tại đây đã có mặt vài anh cán bộ. Nhờ chiều hôm trước, khi vừa đến trại, tôi đã có trình giấy phép thăm nuôi, nên sáng hôm đó, chồng tôi được miễn xuất trại đi lao động và được hướng dẫn đến phòng thăm nuôi để gặp chúng tôi.
Trong phòng, có một bàn gỗ dài cỡ ba thước và 2 cái băng dài. Anh cán bộ ra dấu, bảo tôi và đứa con ngồi một bên và chồng tôi ngồi đối diện. Có nghĩa là hai vợ chồng không được ngồi cạnh nhau. Còn anh cán bộ thì ngồi bên phía chồng tôi để theo dõi cuộc nói chuyện.
Chúng tôi biết ý, chỉ hỏi thăm về sức khỏe, chỉ nói chuyện liên quan đến gia đình mà thôi. Đâu dám nói chuyện gì khác, rủi bị cán bộ đuổi về sớm thì mang họa. Tôi giao cho chồng tôi cái rương sắt nhỏ, đựng đủ thứ thức ăn và đồ dùng. Tôi dặn chồng tôi, có cần gì thì viết thơ cho biết.
Sau gần năm năm đi tù, chồng tôi thay đổi quá nhiều. Thân hình ốm nhom, nước da đen đúa, mặt mày bơ thờ. Trông tội nghiệp quá. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra, tôi vội lấy khăn lau. Tôi cố cắn răng, cầm cho khỏi hóc nấc lên. Trời ơi! Sao tôi bị đày đọa, bị bắt phải chịu cảnh sống khốn khổ quá vậy?
Nói chuyện sơ sơ, khoảng nửa giờ thì tên cán bộ nói đã hết giờ qui định rồi. Tôi nói lới chia tay mà nước mắt ràn rụa. Tôi cảm thấy đau nhói trong tim, muốn la lên kêu Trời cho đỡ đau khổ.
Trên đường về Hà Nội, chúng tôi sử dụng nhiều phương tiện di chuyển: đi bộ, đi thuyền và đi xe lửa. Đến Hà Nội, chúng tôi thuê phòng trọ ngủ đêm. Sáng hôm sau, đi xe lửa xuyên Việt về Sài Gòn.
14. Suýt bị lường gạt lần thử hai
Thăm chồng về được vài tháng, một hôm có một thanh niên đến nhà tôi, cũng tự xưng là cán bộ tại trại Vĩnh Phú. Cũng giống như cô cán bộ đến nhà tôi lần trước, anh ta nói, chồng tôi nhờ anh ấy, trong dịp đi công tác vào Nam, đến nhắn bảo tôi tiếp tế thực phẩm, quần áo và tiền bạc.
Tôi biết ngay là anh cán bộ này nói dối. Là vì, trong chuyến thăm chồng tôi vừa rồi, tôi đã tiếp tế đầy đủ những thứ mà anh ta vừa mới nói. Tuy nhiên, với bản chất ôn hòa, tôi không muốn tranh cãi với người dưng nước lã làm chi. Có thể, cả đời mình, chỉ gặp họ một lần mà thôi. Tôi từ chối khéo: “Cám ơn anh rất nhiều, đã chịu khó đến nhà tôi. Nhưng tôi sắp sửa đi thăm nuôi chồng tôi cho nên không dám làm phiền anh”. Thế là tôi đã thoát nạn lần thứ nhì. Nếu dễ tin thì đã bị lường gạt.
15. Ngày trở về
Buổi tối, ngày 30-4-1980, tôi và đứa con đang ngồi ăn cơm, thì chồng tôi bước vô nhà. Trông chồng tôi gầy ốm, đen đúa, quần áo lếch thếch, lưng đeo ba lô. Đâu còn phong độ của thời huy hoàng ngày xưa. Tôi sững sờ, đánh rơi đủa chén, líu lưỡi, không nói nên lời.
Chồng tôi cho biết, anh ấy đã được trả tự do vài ngày trước đây. Ra trại Vĩnh Phú, anh ấy về Hà Nội, ngủ ngoài trời một đêm tại sân ga xe lửa. Ngay khi tới Hà Nội, anh ấy đã đến bưu điện, gởi điện tín báo tin mừng, một ngày trước lên xe lửa về Na. Xe chạy từ Hà Nội vô Sài Gòn mất thêm hai ngày nữa. Thế mà, điện tín lại đi chậm hơn xe lửa. Do đó, sự xuất hiện của chồng tôi đã đem lại cho tôi một sự mừng rỡ, một hạnh phúc bất ngờ, tưởng chỉ có trong giấc mơ mà thôi.
Tôi đề nghị hai đứa ra phố ăn cơm tiệm để mừng ngày thoát cảnh tù đày. Chồng tôi nói: “Thôi! Ăn cơm tù nhiều năm quen rồi, bây giờ có ăn cơm nguội cũng sướng như tiên rồi”. Đúng là bị méo mó nghề nghiệp ở tù.
Lúc ấy, tiếng nhạc cát-xết nhà bên cạnh vọng sang văng vẳng:
“Em vẫn chờ khi nào anh về,
Dù cho bao năm bao tháng lê thê.
Xuân tới, hè sang rồi thu lạnh lùng
Vẫn bền lòng một nỗi nhớ nhung.”
http://phaobinhvnch.org/thanphanvotucaitao.htm
Vui cười
Chẳng May Hay Vô Tình
Tokyo – Nhật Bản
Tại phi trường Tokyo đông nườm nượp, một anh chàng chẳng may chạm vào làm rách chiếc váy của một cô gái Nhật. Anh ta chưa kịp nói lời xin lỗi thì cô gái đã cúi rạp người nhỏ nhẹ nói:
– Xin lỗi đã làm phiền anh, chỉ vì phẩm chất chiếc váy này tệ quá.
New York – Mỹ
Tại trung tâm Times Square NY, tấp nập người đi lại, 1 anh chàng Mỹ vô tình động vào làm rách chiếc váy của một em tóc vàng. Anh chàng này chưa kịp mở miệng thanh minh thì cô gái đã rút ngay 1 tấm danh thiếp và nói:
– Đây là số phone của luật sư của tôi, ông ta sẽ tìm anh để bàn về việc quấy rối tình dục này, chúng ta sẽ gặp nhau tại toà án….
Nói xong cô gái lấy số phone của anh chàng kia rồi ngẩng cao đầu bước đi.
Paris – Pháp
Dưới chân tháp Eiffel, một chàng lãng tử Pháp không may làm rách chiếc váy của một cô nàng Pháp. Chàng chưa kịp nói gì thì cô nàng đã cười hic hic, sau đó ghé vào tai chàng trai nói:
– Nếu anh không ngại, thì tặng em một bông hồng để xin lỗi đi…
Sau khi mua một bông hồng tặng nàng xong, chàng bèn mời nàng đến 1 khách sạn để cùng tán gẩu về thời trang phụ nữ.
London – Anh quốc
Tại Quảng trường Church bên dòng sông Thames êm đềm, một chàng trai vô tình làm rách chiếc mini skirt của một cô gái Anh. Anh chàng này chưa kịp thanh minh thanh nga thì cô gái đã vội vàng dùng tờ báo đang cầm che đi chỗ rách, lịch sự nói:
– Thưa ông, ông có thể đưa tôi về nhà được không? Nhà tôi ở phía trước, gần thôi…
Anh chàng này bèn lấy áo ấm của mình quấn lại cho cô gái rồi vẫy 1 xe taxi, đưa cô gái về nhà an toàn để thay một chiếc váy mới.
Trùng Khánh – Trung cộng
Trước Tượng đài Giải phóng quân tại Trùng Khánh, một anh Tầu chẳng may làm rách toạc chiếc váy ngắn của một cô gái Trùng Khánh. Anh này chưa kịp mở miệng xin lỗi thì đã nghe tát bốp một cái bên tai. Cô gái tay thì túm chặt lấy cổ anh chàng, mồm thì rít lên:
– Mày to gan nhỉ, dám chọc tới bà mày à? Đi gặp 110 (công an) cùng tao ngay…
Phù Kết – Thái Lan
Trên bãi biển Phù Kết, Thái Lan, 1 anh chàng Thái vô tình làm rách chiếc váy ngắn của một cô gái. Chàng trai chưa kịp nói gì thì cô gái đã cười nói:
– Chưa kịp ngã giá mà đã đòi xem hàng rồi hả anh giai?
Hà Lội – Việt Nam
Tại Chợ Đồng Xuân, chàng thư sinh Nam kỳ chẳng may làm toạc chiếc váy ngắn của một em gái cháu ngoan bác Hồ. Chàng này chưa kịp đưa tay xin lỗi thì nàng đã hét lên:
– Éo Mẹ Tiên Sư Bố cả lò nhà mày, mắt mũi mày để đâu hả thắng nỡm kia? Bà thì tát cho mày một cái, mặt mày lật ra sau lưng, đít gập vào cổ, mặt bổ làm đôi, răng môi lẫn lộn đấy nhé !
Và sau đó áo quần của chàng nầy bị rách tơi tả với cái lỗ mũi ăn trầu cái đầu ăn guốc …
***
Giáo Sư Vật Lý: “Isaac Newton đang ngồi dưới gốc cây thì một trái táo rơi xuống trúng đầu và ông ta đã khám phá ra trọng lực. Như vậy không phải là kỳ diệu sao? ”
Học trò: “Thưa thầy đúng là kỳ diệu, nếu ông ấy cứ ngồi trong lớp học chăm chú vào sách vở như chúng ta thì ổng đã chẳng khám phá ra được gì cả ạ.”
“Thưa ông, bí quyết thành công của ông là gì ạ?” một phóng viên hỏi ông giám đốc ngân hàng.
“Bốn chữ.”
“Và, thưa ông, đó là những chữ gì vậy?”
“Quyết định đúng đắn.”
“Và làm sao mà ông có được những quyết định đúng đắn?”
“Hai chữ.”
“Và, thưa ông, đó là chữ gì?”
“Kinh nghiệm.”
“Và làm thế nào ông có kinh nghiệm ạ?”
“Bốn chữ.”
“Và, thưa ông, đó là những chữ gì?”
“Quyết định sai lầm.”
Tiếu lâm Liên xô
15. Hỏi: Có đúng là ở Liên Bang Sô Viết có tự do ngôn luận giống như ở Hoa Kỳ không?
Đáp: Đúng thế. Ở Hoa Kỳ, quý vị có thể đứng trước cửa Tòa Bạch Ốc và hét to, “Đả đảo Reagan!” và quý vị sẽ không bị trừng phạt. Ở Liên bang Sô Viết, quý vị có thể đứng ở Quảng trường Đỏ ở Moskva và hét to “Đả đảo Reagan!” và quý vị cũng sẽ không bị trừng phạt.
16. Truyện thần thoại Pháp khác truyện thần thoại Liên Sô thế nào?
– Một cái bắt đầu bằng câu: “Ngày xửa ngày xưa…” thứ kia bắt đầu bằng câu: “Không còn bao lâu nữa…”
17. Đảng bộ Leningrad mới ra nghị quyết về tạo ra sự dư thừa lương thực cho dân chúng. Phóng viên một tờ báo phỏng vấn một bà già trên đường phố và hỏi là bà nghĩ gì về nghị quyết này.
“Thời phát xít Đức bao vây chúng ta còn sống sót được thì chắc rồi cũng sẽ sống sót được sự dư thừa lương thực này thôi.”
18. Hồi cộng sản Liên Sô mới đổ, một anh này vào tiệm uống cà phê đòi xin một tờ báo Đảng.
“Dạo này chúng tôi không tích trữ báo Đảng nữa.”
Vài phút sau anh ta lại xin một tờ báo Đảng.
“Dạo này chúng tôi không còn có báo Đảng nữa.”
Mười phút sau anh ta lại hỏi xin một tờ báo Đảng. Nhân viên nhà hang cáu tiết hét lên:
“Tôi đã nói mấy lần là bây giờ quán chúng tôi không chứa báo Đảng nữa sao anh cứ hỏi mãi?”
“À, tại câu đấy nghe hay quá, xin cứ nhắc lại thêm vài lần nữa cho tôi nghe.”
19. Một bà đi vào cửa hàng quốc doanh hỏi:
“Các đồng chí có thịt không?”
“Không. Không có thịt.”
“Thế các đồng chí có sữa không?”
“Không. Cửa hàng chúng tôi chỉ là cửa hàng thịt. Bà sang cửa hàng bên kia đường đi; bên đó họ mới không có sữa.