Tin Thế Giới – Thứ Sáu 10/1/2014
1.Tổng thống lâm thời Djotodia của Cộng Hoà Trung Phi (CHTP) từ chức
2. Tổng thống Pháp đòi kiện báo Closer vì tiết lộ người tình bí mật
3. Nhà ngoại giao Ấn Độ rời HK giữa một vụ tranh cãi
4. HK đã có lần muốn lật đổ TT Hamid Karzai của A Phú Hãn
5. Rối loạn chính trị Cam Bốt không có dấu hiệu thuyên giảm
6. 308 dân biểu Thái ‘sẽ bị truy tố’
1. Tổng thống lâm thời Djotodia của Cộng Hoà Trung Phi (CHTP) từ chức
Dưới áp lực của các nhà lãnh đạo châu Phi họp tại hội nghị thượng đỉnh khu vực để kết thúc
bạo lực đã tàn phá CHTP, ông Michel Djotodia, TT lâm thời của nước này, đã từ chức, một hành động có thể giúp dập tắt bạo lực đã di tản gần một phần tư dân số.Thông báo được đưa ra sau nhiều ngày đàm phán tại N’Djamena, thủ đô của Chad, nơi các nhà lãnh đạo khu vực đã tụ tập để môi giới chấm dứt xung đột, trong đó có căng thẳng giữa Kitô giáo và các nhóm Hồi giáo.
Djotodia nắm quyền năm ngoái sau khi dẫn đầu một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại chính quyền lúc đó và bạo lực đã gia tăng.Ông Martin Ziguele, cựu thủ tướng và lãnh đạo đối lập hiện tại, nói với tờ Wall Street Journal “Hành động thái này sẽ đưa đất nước đến hòa bình và hòa giải,” “nhưng nó sẽ cần sự hợp tác đầy đủ và trung thực của tất cả người dân Trung Phi tham gia trong nỗ lực này để đạt được hòa bình lâu dài.” – FP
2. Tổng thống Pháp đòi kiện báo Closer vì tiết lộ người tình bí mật
Tổng thống Pháp François Hollande hôm nay 10/1/2014 cho biết dự định khởi kiện tuần báo Closer vì xâm phạm cuộc sống riêng tư, sau khi tuần báo này đăng phóng sự dài 7 trang cùng với nhiều hình ảnh, nêu ra mối quan hệ của ông với nữ diễn viên Julie Gayet trong số báo phát hành ngày hôm nay. Tiết lộ này mở ra một mặt trận mới đối với ông Hollande, trong khi ông đang phải đối đầu với nhiều khó khăn chính trị.Trang bìa tuần báo bình dân Closer ra ngày hôm nay chạy tựa “Mối tình bí mật của Tổng thống”.
Tờ báo viết: “Vào ngày đầu năm, vị nguyên thủ đội chiếc nón bảo hiểm, đi xe gắn máy đến gặp nữ diễn viên tại địa chỉ mà Tổng thống thường qua đêm. Những tấm ảnh đáng kinh ngạc còn đặt ra vấn đề về an ninh của Tổng thống. Người đứng đầu Nhà nước chỉ có một cận vệ đi cùng, nhằm bảo vệ bí mật cho cuộc hẹn với nữ nghệ sĩ, và còn mang bánh croissant cho họ”.Hồ sơ này được minh họa bằng nhiều bức ảnh, cho thấy một người đàn ông đội nón bảo hiểm che khuất khuôn mặt, đi vào một tòa nhà, rồi sau đó nữ diễn viên điện ảnh với chiếc khăn choàng màu đỏ cũng đi vào tòa nhà này. Chỉ nhờ sự hiện diện của một cận vệ Tổng thống mới có thể xác định được đây chính là ông François Hollande. Theo tờ báo, hai người lần lượt ra khỏi nhà vào hôm sau. Người lái chiếc xe gắn máy chở Tổng thống hôm trước lại đến đón ông.Phát biểu với tư cách cá nhân hôm nay, chứ không với tư cách nguyên thủ quốc gia, ông François Hollande không đính chính thông tin trên nhưng tỏ ra lấy làm tiếc về việc bị xâm phạm đời tư – mà ông cũng có quyền như mọi công dân khác, cho biết dự định khởi kiện tờ báo.Julie Gayet, 41 tuổi, đã đóng nhiều bộ phim, vào tháng 3/2013 đã nộp đơn kiện tại Paris nhằm tìm ra người tung tin đồn trên internet về quan hệ của cô với ông François Hollande. Hồi năm 2012 nữ diễn viên có tham gia một clip video trong chiến dịch tranh cử tổng thống, trong đó cô ca ngợi ứng cử viên Hollande là một người “khiêm tốn”, “tuyệt vời”, “thực sự biết lắng nghe”.Tổng thống Pháp Hollande, 59 tuổi, hiện đang sống chung với nhà báo Valérie Trierweiler. Bà này thường tháp tùng ông trong nhiều chuyến công du nước ngoài, và có một văn phòng trong điện Elysée. Tháng 10/2010, ông đã từng xuất hiện trên một tuần báo bình dân khác là Gala, khẳng định bà Trierweiler – người đã khiến ông chia tay với nữ chính khách Ségolène Royal đã có bốn mặt con với ông – là “người phụ nữ của đời tôi”.Thứ Ba tuần tới, trong cuộc họp báo quan trọng thường niên với hàng trăm phóng viên, Tổng thống François Hollande sẽ phải giải thích về việc linh hoạt hóa chính sách kinh tế xã hội, thông qua “hiệp ước trách nhiệm” với các doanh nghiệp, giảm chi tiêu công và tạm thời giảm thuế.Về đối ngoại, ông Hollande có lịch làm việc dày đặc trong những ngày sắp tới. Ông sẽ đến Vatican hội kiến Đức Giáo hoàng Phanxicô vào ngày 24/1, đến Hoa Kỳ ngày 11/2 theo lời mời của Tổng thống Barack Obama và phu nhân. – RFI
3. Nhà ngoại giao Ấn Độ rời HK giữa một vụ tranh cãi
Nhà ngoại giao Ấn Ðộ, bà Devyani Khobragade, nhân vật chính trong một vụ tranh cãi với Hoa Kỳ, hôm nay trở về nước.Hoa Kỳ đã ra lệnh bà rời khỏi Hoa Kỳ vì bị tố cáo là nói dối trong đơn xin thị thực cho một người giúp việc.Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Ðộ cho biết: “Chính phủ Hoa Kỳ đã yêu cầu chính phủ Ấn Ðộ không áp dụng quyền miễn tố cho bà Devyani Khobragade. Vào ngày 9/1/2014, chính phủ Ấn Ðộ đã từ chối không làm như vậy và thuyên chuyển bà Khobragade qua Bộ Ngoại giao ở New Delhi.”Bà Khobragade đã giữ chức phó tổng lãnh sự ở New York. Giới hữu trách Hoa Kỳ đã bắt giữ bà Khobragade hồi tháng trước. Ấn Ðộ cáo giác rằng bà đã bị lục soát người trong khi bị câu lưu.Bà bị tố cáo là trả công cho người giúp việc thấp hơn mức lương tối thiểu và nói dối về việc đó trong đơn xin thị thực cho người này.Tình huống vừa nêu đã gây căng thẳng giữa hai nước. Một nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Jen Psaki đã hạ giảm tầm quan trọng của tác động do vụ việc này gây ra đối với bang giao giữa hai nước.Khi một phóng viên hỏi liệu họ có hủy bỏ chuyến thăm của bộ trưởng năng lượng Hoa Kỳ vì vụ tranh cãi ngoại giao này hay không, bà Psaki nói: “Ðã có sự đồng ý chuyến thăm sẽ được thực hiện vào một thời điểm khác, hy vọng trong những tháng tới khi cả hai bên có thể đi tới một kế hoạch đầy đủ hơn.”Phóng viên gợi ý rằng như vậy có nghĩa là không có liên quan gì đến vụ tranh chấp ngoại giao mà vì các lý do nào khác, bà Psaki đáp: “Tôi xin nói rằng quyết định được thực hiện vì chúng tôi muốn đoan chắc là chuyến thăm diễn ra trong những điều kiện tốt nhất và vào thời điểm có thể mang lại hiệu quả cao nhất.”Vụ việc này đã châm ngòi cho những cuộc
biểu tình. Tại Mumbai, thân phụ nhà ngoại giao Ấn Ðộ, ông Uttam Khobragade đã tham gia một cuộc biểu tình bên ngoài lãnh sự quán Hoa Kỳ trong tuần này, kêu gọi Hoa Kỳ bãi bỏ các cáo trạng đối với con gái ông.Các giới chức Ấn Ðộ đã hủy bỏ một số đặc miễn ngoại giao cho các giới chức Hoa Kỳ ở New Delhi, và đã ra lệnh cho Ðại sứ quán Hoa Kỳ hạn chế các dịch vụ tại một câu lạc bộ của Đại sứ quán dành cho các nhà ngoại giao. – VOA
4. HK đã có lần muốn lật đổ TT Hamid Karzai của A Phú Hãn
TT Karzai của A Phú Hãn hay thích nói rằng Hoa Kỳ đang cố gắng lật đổ ông. Hóa ra có thể có khá nhiều sự thật trong đó. Theo tuờng trình của phóng viên Foreign Policy, bị lu mờ trong những tranh cãi chính trị trên cuốn hồi ký mới cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates là một sự kiện của một nỗ lực bên phía chính quyền HK để lật đổ ông Karzai mà ông Gates mô tả như một sự vụng về của cuộc nổi dậy thất bại. – FP
5. Rối loạn chính trị Cam Bốt không có dấu hiệu thuyên giảm
Campuchia đã ra lệnh cấm những người biểu tình chống chính phủ không được thực hiện những cuộc biểu tình sau khi xảy ra vụ đụng độ với cảnh sát làm 4 người thiệt mạng hồi tuần trước. Nhưng trong lúc công nhân dệt may đình công tiếp tục cuộc tranh đấu và phe đối lập chính trị tiếp tục chiến dịch chống lại Thủ tướng Hun Sen, nhiều người e rằng vương quốc Đông Nam Á này sẽ có thêm những vụ xung đột.Với tần suất mỗi lúc một cao sau cuộc bầu cử quốc hội hồi tháng 7, những người biểu tình ở Campuchia đã công khai nói lên tiếng nói bất đồng với nhà cầm quyền. Những người thợ may đang đòi tăng gấp đôi mức lương tối thiểu. Phe đối lập tiếp tục tố cáo chính phủ gian lận trong cuộc bầu cử năm ngoái. Và có một điều rất đáng lưu ý là những người tham gia các cuộc biểu tình, bất kể là vì lý do kinh tế hay chính trị, đều không còn sợ hãi trước sự đàn áp của lực lượng an ninh của nhà nước.Lãnh tụ đối lập Sam Rainsy, người đứng đầu Đảng Cứu Quốc Campuchia, cho biết như sau: “Như quí vị đã thấy, dân chúng bây giờ họ không còn sợ hãi nữa. Dĩ nhiên, khi nhà cầm quyền ra tay giết người, thì sau một vài ngày dân chúng vẫn còn cảm thấy sợ hãi. Nhưng họ không thể giết hết mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc.”
Nhà hoạt động nhân quyền Ou Viram cho rằng sự thay đổi có tính chất kịch liệt này phát xuất một phần từ yếu tố tuổi tác. Công chúng Campuchia trước đây luôn luôn có tâm lý né tránh xung đột, nhưng khối người này đã được thay thế bởi một thế hệ trẻ của những người sẵn sàng khẳng định và bảo vệ các quyền của mình.Trong bối cảnh của sự thay đổi về tình trạng phân bổ dân số thiên về giới trẻ, nhiều người tham gia hoạt động chính trị ở Campuchia là những người lớn tuổi và bị chỉ trích là lỗi thời. Ông Ou Viram cho rằng tình trạng này đã dẫn tới vấn đề đứt đoạn lãnh đạo trong chính phủ cũng như trong hàng ngũ đối lập. “Hai đảng phái này đang mang tất cả những vấn đề chính trị trở lại với những thứ mà họ biết và do đó họ cảm thấy thoải mái. Nhưng khi họ nhìn vào chính trị của tương lai, họ không cảm thấy thoải mái. Và vì họ sẽ không vui khi phải nhìn về phía trước, nên họ luôn luôn nhìn về phía sau.””Chính phủ này, đặc biệt là ông Hun Sen, đã nắm quyền trong nhiều thập niên. Ông ấy biết cách đánh nhau. Ông ấy biết phải làm thế nào trên chiến trường. Nhưng ông ấy và chính phủ của ông ấy, họ chưa sẵn sàng để ứng phó với những phong trào tranh đấu ôn hòa. Và thực tế đáng buồn là họ chỉ phản ứng bằng cách thức mà họ biết và cách đó chính là đưa nó trở lại với chiến trường.”Phe đối lập đang tập hợp lại ở các tỉnh và cho biết họ đang lập kế hoạch để thực hiện lại những cuộc biểu tình ở thủ đô.Ông Ou Viram, nhà hoạt động nhân quyền lâu năm và chuyên gia phân tích chính trị, là Chủ tịch Trung tâm Nhân quyền Campuchia, một tổ chức độc lập hoạt động quảng bá cho quyền chính trị và dân sự ở Campuchia. Theo ông, hiện tượng chống đối công khai nhiều như thế này là chỉ xuất hiện mới đây. “Ðiều khó tin là chưa hề bao giờ có khi nào trong lịch sử Campuchia. Nhất là nếu nhìn lại, thì Campuchia hoặc dưới chế độ quân chủ, quân chủ chuyên chế, thuộc địa Pháp, thậm chí sau đó với các giai đoạn hòa bình ngắn ngủi, chưa bao giờ là một chế độ dân chủ, dân chủ thực sự… các cuộc bầu cử năm 1993 do Liên Hiệp Quốc đem lại cũng không đủ. Có rất nhiều sự sợ hãi, rất nhiều bạo lực, và vì thế không có mấy ai sẵn sàng để xuống đường biểu tình. Do đó đây là tình hình có tính cách lịch sử và theo tôi sự kiện số người đông đảo xuống đường ở mức độ như thế, với nhiệt tình như thế, với lòng hoan hỉ, thì có rất nhiều điểm tích cực có thể rút ra trong mấy tháng vừa qua.”Về thời điểm tại sao lại là bây giờ, tại sao lại có ít sự sợ hãi hơn, ông nói “Ðiểm thứ nhất là đó chỉ là một biến chuyển về dân số… Ðây là những người sinh trong thập niên 1980, đã không sống nhiều dưới chế độ cộng sản. Nhiều người trẻ nay sẵn lòng chống lại quyền lực, sẵn lòng bày tỏ ý kiến. Và những người trẻ có nhiều tham vọng hơn. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng sự biến chuyển về dân số cũng đề ra một thách thức cho phe đối lập, bởi vì hai đảng chính, là đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền, cũng như đảng Cứu Quốc Campuchia, cả hai đều nằm dưới quyền của những người lớn tuổi. Và họ không thấu hiểu tất cả các diễn biến mới này. Họ tham gia chính sự cách đây vài thập niên. Họ đối xử với dân chúng vẫn theo lối cũ. Có rất nhiều sự thù nghịch giữa hai bên lãnh đạo, nhưng dường như không ai thảo luận các giải pháp, và đường lối tiến tới, và phát triển đất nước này, và cứu xét các chính sách hợp lý.”Về cách ứng xử của nhà nước, ông nói “Ðó là một thách thức mới. Chính phủ này chưa từng bị thách thức ở mức độ ồ ạt như thế trước đây, ít nhất là khoảng 10 hay 15 năm. Nếu nhìn vào điểm đó, thì có thể là chưa bao giờ. Chính phủ này, nhất là ông Hun Sen, đã nắm quyền mấy chục năm. Ông ta biết cách tiến hành các cuộc chiến, biết cách ứng xử trong các cuộc giao tranh có vũ trang, nhưng ông ta không biết đáp lại những vụ biểu tình tuần hành ôn hòa của những người bình thường, các công dân bình thường.”Về văn hóa Campuchia là một nền văn hóa kính trọng người cao tuổi, và các nhà lãnh đạo của các tổ chức thường là những người cao tuổi, ông nhận xét“Tôi nghĩ việc này cần phải được giải quyết và chúng ta cần phải trung thực. Chúng ta có những người già lãnh đạo các đảng phái. Chúng ta có những người già lãnh đạo các công đoàn với thành phần chủ yếu là nữ công nhân trẻ tuổi. Tôi nghĩ hiện tượng này cần phải được giải quyết.” – VOA
6. 308 dân biểu Thái ‘sẽ bị truy tố’
Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia của Thái Lan (NACC) cho hay sẽ truy tố 308 dân biểu, đa số thuộc đảng cầm quyền, về tội tìm cách sửa đổi Hiến pháp.Hồi tháng 11 năm ngoái tòa án Thái Lan đã phán quyết động thái của chính phủ muốn biến Thượng viện thành một tổ chức với các nghị sỹ hoàn toàn do bầu cử chọn ra là ‘vi hiến’. Ủy ban này cũng cho biết
Thủ tướng Yingluck sẽ không bị cáo buộc.Phe đối lập nói các chính sách dân túy của bà Yingluck đã tạo ra một nền dân chủ mắc lỗi.Đảng Pheu Thai của bà Yingluck được sự ủng hộ rất lớn của các cử tri vùng nông thôn và nhiều khả năng sẽ thắng cử một lần nữa. Đảng Dân chủ đối lập đã tuyên bố tẩy chay bầu cử.Phán quyết của Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia sẽ dẫn đến một cuộc điều tra khác và kết quả có thể là 308 nghị sỹ sẽ bị cấm hoạt động chính trị.Hồi năm ngoái Tòa án Hiến pháp đã ra phán quyết bác bỏ đề xuất sửa đổi về Thượng viện. Theo Hiến pháp hiện hành, được thông qua hồi năm 2007 sau cuộc đảo chính Thủ tướng Thaksin do quân đội tiến hành, thì một số các thượng nghị sỹ sẽ được chỉ định chứ không phải được bầu.Những người phản đối ông Thaksin xem Hiến pháp hiện hành là chốt kiểm soát quan trọng đối với ảnh hưởng của ông Thaksin.Hôm thứ Ba ngày 7/1, hàng ngàn người đã tuần hành ở một quận ở Bangkok để diễn tập lần thứ hai cho cuộc biểu tình quy mô lớn vào ngày 13 tới. Những người biểu tình muốn tê liệt mọi hoạt động ở thủ đô trong ngày này.Ông Paradorn Pattanatabut, người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia, nói bà Yingluck sẵn sàng ban bố tình trạng khẩn cấp nếu ‘các cuộc biểu tình leo thang thành bạo lực’.Hôm 7/1, Thủ tướng Yingluck đã nói không có cơ sở để tin vào các tin đồn đảo chính. Bà nói bà tin rằng ‘các tướng lĩnh quân đội sẽ nghĩ đến các giải pháp lâu dài chứ không dùng đến các biện pháp mà nhiều nước không chấp nhận’. – BBC