THẢM HỌA KINH TẾ VỊÊT NAM BỊ LỆ THUỘC TRUNG CỘNG.

Cac Bai Khac

No sub-categories

THẢM HỌA KINH TẾ VỊÊT NAM BỊ LỆ THUỘC TRUNG CỘNG.

Nguyển Bá Lộc

Giữa tháng 12 vừa rồi, Chủ tịch Trung cộng (TC) Tập cẩn Bình đến VN, trong một bối cảnh thếgiới nhiều biến động nguy hiểm hơn, và trong khi đó hiện nền kinh tế Trung cộng (TC) suy sụpcó nhiều khó khăn khó giải quyết được trong thời gian ngắn. Hai lảnh đạo cao cấp nhứt của “hainước CS anh em”, Tập cận Bình (TCB) và Nguyễn phú Trọng (NPT) đã có nhiều lần và khá thường gặp nhau, lần nầy thì có vẽ dồn dập hơn, cho nên có thể nghĩ có chuyện gì khác thường.Thực sự, cái căn cơ gốc rễ của mối bang giao của hai nước thâm sâu đặc biệt, và khá bền chặc.Chỉ trong vòng hai năm mà hai Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng gặp rất thường nhưchúng ta biết. Đó có thể vài sự kiện mới liên hệ tới thế tam giác Mỹ Trung và Việt nam. Có thể trước tình thế mới, lảnh tụ TC nay cần phải nhắc nhở CSVN phải kiên định lập trường và giữvững niềm tin cậy, và sáng suốt trước các hành động của Hoa kỳ và đồng minh. Mặt khác, cóthể TCB cũng muốn cho dân chúng VN và thế giới thấy VNCS vẫn còn trong vòng kềm kẹp củaTC, và VN vẫn còn sát cánh bên TC.

VNCS từ lâu lệ thuộc TC cách khác biệt và sâu đậm về các phương diện chánh trị, kinh tế, và anninh. Trong bài viết nầy, tôi xin trình bày sự lệ thuộc đó về kinh tế trong thời gian gần đâỵ

I – Con đường dẫn kinh tế VN tới sự lệ thuộc TC

1.Khái quát ý niệm Lệ thuộc kinh tế . Theo nghĩa thông thường lệ thuộc kinh tế (Economicdependence) của một quốc gia khi có tình trạng kinh tế yếu về một mặt nào đó, cần phải dựavào quốc gia khác để phát triển khá hơn. Ví dụ: Tây Âu phải lệ thuộc dầu khí vào Nga, Hoa kỳtrước 2020 lệ thuộc chuổi cung ứng linh kiện điện tử và nguyên liệu dược phẩm của TC. Hànghóa chế biến của VN lệ thuộc mạnh có tính cách sanh tử vào thị trường Mỹ và Âu châụ.

Khi phong trào toàn cầu hóa mở rộng trên thế giới sau chiến tranh lạnh, sự cạnh tranh kinh tếcàng quyết liệt, thì sự lệ thuộc kinh tế với nhau càng lớn mạnh. Trong trường hợp thế giới ổnđịnh, thương mại và đầu tư giao lưu bình thường, thì sự lệ thuộc hường hay phụ thuộc kinh tếvào nước kia, thì đó là chuyện bình thường, không có vấn đề nghiêm trọng được đặt rạ

Song, nếu một nước lệ thuộc vượt qua mức độ và tính chất bình thường nói trên một cách quáđáng, thì tình trạng nầy có trục trặc, bất công, và thiệt hại cho một bên. Có thể Chánh quyềnmột nước ở thế mạnh áp bức nước kia, hoặc chánh quyền nước yếu cầu cạnh hay tự dâng hiếnquyền lợi đất nước mình, để trao đổi bất chánh một cái gì. Trường hơp nầy đã xảy ra cho mộtsố nước. Cụ thể là trường hợp VN bị lệ thuộc TC cách bất thường, bất công, và bất chánh.

2.Con đường đưa tới kinh tế VN lệ thuộc TC

Nhu cầu hợp tác kinh tế VN-TC. Từ khi tái lập bang giao (1991), cả VNCS lẫn TC đều có nhu cầudựa sát lại để tồn tại và phát triển. Tình trạng càng lớn mạnh hơn khi TCB ôm giấc mộng lênlảnh tụ thế giới và cũng từ khi tranh chấp Mỹ Trung càng căng thẳng thêm.

Với TC, thì nhu cầu trên mặt kinh tế phải kềm chặc VN là vì : VNCS và TC có mô hình và sáchlược kinh tế giống nhaụ TC là thầy của VNCS, nên mọi bàn thảo hợp tác dễ nói dễ bàn và thihành ít có khác biệt. Thứ hai TC rất cần tài nguyên khoáng sản nhứt là dầu lửa, cho phát triểnmà trong nước rất thiếu, trong khi đó VN có tiềm năng nầy khá, mà VN thỉ muốn giao cho TCkhai thác, TC dễ ép buộc VN thầu khai thác cũng như về giá cả. Thứ ba, hai nước ở cạnh nhau,nên ngoại thương rất thuận lợị Thứ tư, kinh tế VN đang phát triển khá, lợi tức dân chúng tăng,TC đưa vô mọi hàng, và người Hoa tràn vô mở cửa hàng khắp nơi nhứt là các tỉnh ở biên giớị

Với CSVN, thì cần phải dựa vào TC là vì sau khi kinh tế CS sụp đổ năm 1985, VN không có lốithoát, nên dựa được TC là may rồị Thứ hai, TC là thị trường rất lớn cho nông sản VN. Thứ ba,VN rất thiếu mọi thứ nhứt là nguyên liệu, phân bón.. mà TC có nhiềụ Thứ tư, TC có chươngtrình cho vay ra các nước khá rộng rải, VN cần vay mượn nhiều từ bên ngoàị Thứ tư, Bộ máycông quyền VN-TC giống nhau, nên khi thực hiện các dự án dễ dàng thương thảo về các điềuthỏa mãn cả hai bên, kể cả tham nhũng lớn để chia chác nhaụDù một vài chuyển biến mới gần đây, nhưng mối tương quan kinh tế hai bên Việt Trung khôngthay đổi, mà còn tăng rất nhanh trong khoảng 5 năm naỵ Vì vậy, hệ quả tai hại cho VN càngngày càng lớn, và nay CSVN rất khó thoát ra được, dù VN dạt một số thành quả tốt trong hợptác với Tây phương.

3. Thực tế “cái thế” yếu của VNCS trong lệ thuộc TC.

Thực tế, VNCS bị cưởng bức và tự dâng cho TC trong cái gọi là hợp tác chiến lược toàn diện.Chúng ta có thể thấy đước cái yếu thế của VNCS qua thực tế, qua cá dự án kinh tế lớn mà VNđưa cho TC không qua thầu công khai , và qua các phái đoàn VN_TC qua lại khai triển các dự án, các kế hoạch và cá mưu mô thầm kín. Chúng ta củng có thể hiểu qua rất nhiều Hiệp ước kinhtế mà hai bên đã ký. Và cũng có thể hiểu qua thái độ gần như sợ sệt của CSVN về sự vi phạmlảnh hải VN, hoặc các sự kiện quốc tế VNCS theo y như TC về lập trường và sự kiện thế giớị

Có thể tóm tắt những thỏa ước toàn diện và chiến lược VN-TC. Kể từ khi TC-VN nối lại bang giao(1991), hai bên ký rất nhiều thỏa ước về kinh tế, trong đó có các cam kết kín. VN bị đặt vào cái“tròng”phải tuân theo ý của TC. Không kể các Thỏa ước về an ninh, và chánh trị, các thỏa ướckinh tế gồm đủ mọi lảnh vực kinh tế. Một số thỏa ước quan trọng như: Thỏa ước hợp tác xâydưng “Hành lang kinh tế Việt Trung” (2008), “Thăm dò dầu khí và tài nguyên khác dưới biển”(2011), năm 2013 hai bên ký Thỏa ước Mậu dịch, hạ tầng cơ sở, và năm 2017 khi Tập cận Bìnhđến dự Hội nghị APEC, VN-TC ký thỏa hiệp về kinh tế trong đó có xây dựng đường xe lửa, kiểm soát quyền lợi lảnh hảị Sau chuyến đi đó của Tập, hai bên ký một loạt 83 thỏa ước chi tiết hóathực hiện các cam kết. Sau cùng trong lần Tập đến vừa rồi, hai bên có 36 thỏa hiệp gồm nhiềulảnh vực từ chánh trị, an ninh và kinh tế.Sau khi ký các thỏa ước, nhiều phái đoàn chánh phủ hai bên gặp nhau thường xuyên để lập kếhoạch thực hiện các thỏa ước. Tiến trình thi hành các cam kết các phương án hai bên đã hứạNgoài sự gặp gở rất thường xuyên của các lảnh đạo cao cấp hai bên, tình trạng chưa thấy cóquốc gia nào gắng bó với siêu cường TC như vậy trong độ chục năm gần đâỵ Cũng như VN chưabao giờ đi ngược lại quyết định hay biểu quyết vấn đề quốc tế của TC.

IỊ Những lảnh vực kinh tế VN bị TC xâm lấn

Sau đây là những lảnh vực kinh tế bị TC ép buộc bị lệ thuộc hay tự CSVN muốn đưa tới sự lệthuộc đó.

Tài nguyên khoáng sản , dầu mỏ. TC phát triển mạnh , nhu cầu nguyên liệu và khoáng sản nóichung TC phải nhập từ 40-50%. VN dâng cho TC (Công ty quốc doanh Chalco) khai thác haiquặng nhôm Giá rai và Nhân cơ (Trung nguyên) bằng đấu thầu giả (2015) hai gói thầu trị giá 980triệu mỹ kim trong số dự trù các dự án khoáng sản trong 10 năm lên tới 15 tỷ mỹ kim. TC choVN vay, và một đấu thầu giả cho TC trúng thầu, trong lúc có những ty Mỹ Anh, Úc có trình độcao hơn công ty TC nhiềụ VN phải Số quặng nhôm đào được bán hết cho TC với gia rẽ. Lúc đầuchánh quyền VN ước tính mỗi năm thu về ít nhứt 200 triệu đô, nhưng sau khi khai thác (2018),mỗi năm lỗ gần 200 triệu đô. TC và VN còn hợp tác khai thác quặng sắt và sản xuất thép, côngty thép Thái nguyên, đầu tư hàng trăm triệu rồi bỏ đi sau 8 năm.

Quan trọng nhứt là dầu khí. Theo khảo sát ước lương tiềm năng dầu khí, VN có tiềm năng 4,4ngàn tỷ thùng dầu thô, và 24,7 ngàn tỷ met khối khí đốt. VN đã cho một số công ty ngoại quốcdò tìm trong nhiều năm quạ Nhưng TC tìm cách ngăn cản, cho là vùng lảnh hải của TC và xuađuổi các giàn khoan ngoại quốc. Một mặt, TC đem giàn khoan Hải dương HQ 981 vào lảnh hảiVN ở Trường sạ Chỗ HQ 981 tìm kiếm dầu cách Nam hải 180 dặm, và cách đảo Lý sơn (Quangngải) 120 dặm, mà TC cho là vùng của họ. Dù HQ 981 rút đi, nhưng tranh chấp vẫn còn đó.Ngoài ra, số dầu khai thác được trong những năm qua phải bán cho TC, trong đó có việc bán lậuđể chia chác, ước lượng tới 20-30% tổng số dầu thô VN khai thác được.

Gần đây VN khám phá có mõ đất hiếm, một loại khoáng sản rất cần thiết cho một số ngành kỹnghệ quan trọng. VN có thể có trữ lượng đứng hạng nhì sau TC. TC muốn khai thác loại nầy, loạimà TC đã độc quyền từ lâu, nên Tập có đề cập trong lần qua VN kỳ nầỵ

Xuất nhập cảng:

Thương mại hai chiều, TC là đối tác lớn nhứt của VN. Nhưng VN phải nhậphàng TC quá nhiều thứ với sối lượng trị giá gấp 3 lần hàng VN xuất qua TC. VN nhập siêu trung bình trong 10 năm qua trung bình 35-40 tỷ mỹ kim/năm, và mỗi năm mỗi tăng thêm. Con số nầytương đương với số xuất siêu của VN qua Mỹ, tức là ngoại tệ từ Mỹ đưa qua cho Tàu gần hết.

Vài chi tiết, năm 2000 (tỷ mỹ kim) VN xuất $1,536, nhập vào $1,401, nhưng đến 2015 thì VNxuất $16,563, nhưng nhập tới $65,573, VN nhập siêu -$32,891, sang 2020 xuất $48,905 nhập$84,186 nhập siêu -$35,281, và trong 11 tháng 2023 VN xuất $61,4 nhập $140,8, nhập siêu -$69.8, nhập siêu tăng 3 lần từ 2015 tới nay, (Tân hoa xã 12/12/23).

Khi một nền kinh tế có sự chênh lệch nhập siêu quá cao, khi có một số hàng không thiết yếu mànền kinh tế còn yếu, thì phải xem lại và cố cân bằng cân ngoại thương.

Đầu tư TC (FDI) tại VN:

TC đầu tư ở VN tăng một cách nhanh chóng và bất thường trong 10năm quạ Các lý do TC đầu tư nhiều và nhanh ở VN: Thứ nhứt, Chánh sách TC trong thập niênqua bumg ra ngoại quốc, Thứ hai, VN có nhiều điều kiện kinh tế, chánh trị, văn hóa rất thuậnlợi cho TC. Thứ ba, Mỹ và nhiều nước Âu châu gia tăng hô tác kinh tế với VN. Thứ tư, TC bị cấmvận trong chiến tranh lạnh mới đẩy TC phải tìm con đường lách né bám sát sát về kinh tế vàchánh trị. Tình hình FDI của TC ở VN được tóm tắt :

Trước năm 2000 FDI của TC không đáng kể, tới 2011 có một số dự án, nhưng còn nhỏ chỉ có$700 triệu mỹ kim, Năm 2018 lên $2.400 triệu, được hạng 9 trong các nước ngoài đầu tư ở VN.Nhưng đến 2019, FDI TC nhảy vọt lên hạng 3 với $7.100 triệu (Yosof Isank Intitute 4/2019), và2022 FDI của TC lên hạng nhứt với $23.5 triệụ (VN Express Internatioal 9/2023).

Trong vòng 12 năm FDI của TC tăng hơn 7 lần. FDI của TC đủ mọi thứ mọi ngành, từ khai thácdầu và khoáng sản tới tơ sơi, sắt thép, máy móc điện tử khu nghĩ dương nhà đất, đến tiệm tạphóa , tiệm thuốc Bắc, tình hình tràn ngập khắp nước.Nhứt là từ khi VN mở rộng cho Hoa kỳ và Tây Âu, Hiệp định CPTPP, EUFTA, và nhiều nữẫVay nợ và thầu công trình : Chương trình nầy mở rộng từ khi TCB lên làm Chủ tịch TC.

Viện trợkinh tế và thầu thi công các dự án nước ngoài là hai mặt của đại kế hoạch vừa có tính cách kinhtế vừa quân sự vừa ngoại giao, nó có liên hệ tới mục tiêu đại bá TC.Mục đích chánh là đem tiền có dư thừa nhiều cho các nước nghèo vay phần lớn là xây dựng hạtầng cơ sở. Khi cho vay, với các điều kiện là phải để TC thầu thực hiện phương án, bán vật liệuvà đem đến nhiều công nhân viên người Hoạ Có thể kể ở đây:Dự án đường sắt Cát Linh – Đông Hà, Công ty Gang thép Thái nguyên, một số xa lộ, phi trườngvà hải cảng như Vân đồn ở Quảng ninh, các nhà máy nhiệt điện ở Bình thuận và Vĩnh Bình (tổngsố vốn đầu tư tới 6 tỷ mỹ kim).

TC cho VN vay khá lớn, từ 2000-2017 VN vay $16.3 tỷ mỹ kim (The Diplomat 2010). Lãi suất rấtcao (4%) gấp đôi lãi suất vay của Nhựt, Âu châụ TC đòi thế chấp rất caọ Mục đích không trả nợnỗi sẽ bị TC quản lý tài sản thế chấp. Cá dự án lớn vay nói trên nằm trong đại kế hoạchBelt&Road (BRI) của TC.

Phương án đặc biệt : TC dùng nhiều phương án và kế hoạch lớn để ép VN trên nhiều mặt vừakinh tế, vừa an ninh , và văn hóạ Xin tóm tắt các phương án:Hành lang kinh tế Việt Trung , nối TC với các tỉnh miền Bắc VN, qua bốn đường bộ và mộtđường sắt nối Côn minh (Vân nam) đến Hải phòng. Chi phí chung 4 tỷ (2 tỷ do Ngân hàng Á châuviện trợ). Thực hiện từ 1992 và đã xong. Trong chuyến đi qua VN vừa rồi của TCB ký 36 dự án vềan ninh, kinh tế, .. trong đó có nói tới xây dựng đường xe lửa thứ hai, Quảng tây – Hải phòng .

Hiệp ước VN- TC thăm dò dầu khí khu vực lảnh hải VN (2013). VN hợp tác TC tìm kiếm và khaithác dầu khí ở vùng lảnh hải VN và cà vùng lảnh hải mà TC tự cho là của minh, cho nên có xảy rasư tranh chấp, nhưng tới nay tình trạng chưa giải quyết, vì áp đảo của TC.Đặc khu hành chánh kinh tế (2017) Vân đồn (Quảng ninh), Vân phong (Phú khánh, và Phú quốc(Kiên giang).

Đây là các khu vực đặc biệt nó thích hợp cho sự chiếm đóng của TC về đất đai, vềdi dân Tàu theo truyền thống, và căn cứ quân sự tương lai trong vùng. Vì sự chống đối mạnhcủa dân chúng, chánh quyền VN tạm không ban hành luật nầỵ Nhưng thực tế, các công ty TCđã qua xây dựng một số hải cảng, phi trường ở Vân đồn đưa theo cam kết trước và theo luậttrước hay đôi khi bất cần luật lệ gì.Phương án Vành đai & Con đường (BRI) 2013, đây là kế hoạch lớn trên khắp thế giới, nó nằmtrong tham vọng bá quyền của TCB.VN còn là thành viên của Hiệp định đa phương qui mô rất lớn của TC thiết lập, Hiệp ước hợp tácthương mại, RCEP (2020), chánh yếu là TC muốn kết hợp và nắm các nước ASEAN.

Trên đây là các phương án hay hợp tác kinh tế giữa TC và VN nó vừa mang mục tiêu kinh tế vừaan ninh. Hầu hết phương án nầy mang lợi cho TC nhiều hơn cho VN.IIỊNhững thiệt hại nghiêm trọng và vấn nạn tồn tại .VN là một điển hình về mức độ phát triển, về mục tiêu, nhứt là về cách vận hành guồng máychánh quyền, cho nên sự gian xảo, cách độc ác với dân, cách dối trá với quốc tế, hai nước CSthực hiện sự “hợp tác” cách nhịp nhàng. Nhưng VN, đứng về phương diện quần chúng thì chịuquá nhiều thiệt hại vế tinh thần lẫn vật chất. Cũng có phần nào có lợi cho VN, trong đó lợi chođảng và đảng viên dính líu tới các hoạt động kinh tế TC, nhưng cái lợi cho TC nhiều hơn. Có thểtóm tắt các tai hại lớn cho VN như dưới đây:

1.Thiệt hai về mặt xã hội và chánh trị:

Chủ quyền quốc gia và sự độc lập của dân tộc bị mất hay ít nhứt bị xoái mòn. Điều nầy là mộtđau thương lớn nhứt cho dân tộc VN.Nạn tham nhũng do hai bên cấu kết trầm trọng thêm và không cứu chữa nỗị

Những thamnhũng kinh tế lớn có liên quan với sự vay nợ hay thầu thi công với TC. Hoặc các vụ tham nhũngliên hệ nhà đất, ngân hàng, hầu hết có dính đến người Hoa ở VN hay người Hoa từ ngoài vàọTC dẫn VN theo con đường phi dân chủ phi tự do trong kinh tế. Nền “kinh tế thị trường XHCN”không phải là kinh tế tự do thực sự, điều nầy có hại theo Thỏa hiệp kinh tế với Tây phương.VN và TC không có thực hiện tôn trọng về nhân quyền trong kinh tế mà hai nước có cam kết vớiquốc tế, trong đó quyền công nhân là quan trọng nhứt.

Trong kinh tế đối ngoại, VN có giả dối trong các Hiệp ước Thương mại và đầu tư quốc tế với Tâyâu mà VN rất cần, qua những vụ dấu thầu công khaị Nhưng với TC thì VN và TC không bao giờđặt ra những vấn đề nầy về mặt Dân chủ và Nhân quyền, TC và VN còn dối quốc tế bằng cáchhàng TC chuyển qua VN, dán nhản xuất xứ lại và tái xuất đến Âu Mỹ để tránh thuế cao do bịcấm vận.Sự gian xảo trong thương mại theo con đường chánh hay theo con đường tiểu ngạch càng ngàycàng khủng khiếp, hàng lậu , hàng trốn thuế, trốn kiểm soát, hàng hóa giả, thiệt hại hàng tỷ đô.Các khu casino TC đã và sẽ, có một số tạm ngưng, đầu tư ở VN là nơi sản sinh đủ loại tệ trạng xãhộị Casino và khu nhà ở cho di dân là kế hoạch lớn cho TC.

2.Thiệt hại về kinh tế trực tiếp:

Tài nguyên kinh tế VN bị khai thác mạnh và thiệt hại với giá rẽ. Nhứt là dầu khí là tài sản quí giá.TC ép VN nhập cảng quá nhiều hàng hóa, trong đó có nhiều món VN có thể tự làm ra được,với chánh sách giá rẽ, tràn ngập khắp nước, làm kỹ nghệ trong nước bị khó khăn và trình độphát triển kinh tế khó đạt mức tự lực tự cường.Kỹ nghệ trong nước bị hai khó khăn là hàng TC mọi thứ quá rẽ và tràn ngập, kể cả trang bị máymóc mua của TC với phẩm chất kém. Phần lớn kỹ nghệ VN chỉ là ráp nối hay kỹ nghệ sơ đẳngchế biến nông hải sản.Chuyên viên và công nhân đi theo các công ty TC trúng thầu, làm thất nghiệp của VN càng cao

VN phải nhập quá nhiều nguyên liệu cho các ngành rất quan trọng như 80% tơ sợi cho ngànhmay mặc, ngành giày dép. Sau khi VN ký Thỏa hiệp thương mại CPTPP và EUFTA, hàng may mặcphải sử dụng nguyên liệu VN hay nước thành viên, TC nhào qua lập nhà máy sản xuất tơ sợịNông nghiệp VN bị khó khăn không nhỏ, do chánh sách nhập phân bón thuốc sát trùng từ TCchiếm trên 75% nhu cầu, phỉ chi hàng tỷ độ cho loại mà VN có thể sản xuất được.Nông sản VN có thể bị khó khăn vì sự thay đổi bất thường của TC .

Cách thức viện trợ kiểu TC đễ đưa tới cái kẹt cho nước đi vay, nó như “cái bẩy”, không trả nợnỗi, thì bị chủ nợ siết tài sản thế chấp, đàng nào TC cũng có lợịSau cùng, sư mở rộng du lịch và các khu nghĩ dưỡng cho người Hoa ồ ạt tới VN định cư lâu dàilà chiến thuật tạo ảnh hưởng chánh trị và hổn tạp văn hóa của chánh sách “cộng đồng ngườiHoa hải ngoại”.3.Vấn nạn tồn tạị Trong ba mươi năm dưới sự áp đảo và chiếm đoạt kinh tế cách bất công.

Giữa hai đảng thì là “đồng chí tốt”. Nhưng với hai “dân tộc”, hai “láng giềng” và hai “đối tác”, làkhông tốt. Sự thiệt hai rất nhiềụ Tương lai, hảy còn nhiều khó khăn thiệt hại tồn tạị Có thể là:Sách lược và con đường phát triển giống nhaụ Kinh tế đang xuống và chưa có dấu hiệu chấmdứt, TC phải bung ra ngoài để tím lợi ích kinh tế bù đắp vào, và bị đính thêm chương trình BRỊVN còn phải nhập nhiều hàng TC, nhứt là máy móc và phân bón, đồ gia dụng cho nên nhập siêuphải tiếp tục tăng lên cao nữạ Đó là bất lợi cho một nước đang phát triển.

Dầu khí sẽ còn là sự tranh chấp quan trọng trong tương lai, khi VN TC chưa giải quyết rõ rànglảnh hải, nhứt là khi Mỹ có dự định tham gia khai thác khí đốt, hay tiếp tục hơp đồng với Exxon.Kỹ nghệ VN sẽ còn gặp khó khăn do FDI TC tràn vào đầu tư mọi thứ mọi ngành, lợi dụng ngoạithương VN để tranh bớt hệ quả do cấm vận của Tây phương.Nông sản bán cho TC sẽ còn những lúc khó khăn về số lương hay giá cả.VN còn phải vay nợ TC nhiều cho các dự án lớn xa lộ, đường hỏa xa, cảng.

Khi nhờ TC phải gánhnặng trả nợ hay bị điều kiện bất lợi khác, kể cả vấn đề an ninh.IV.Vị thế VN trong “Cộng đồng TC”, và trong “thế cân bằng” vùng Á châu Thái bình dươngNhân kiểm lại và cập nhựt bang giao kinh tế Việt Trung trong tình hình thế giới có diễn biến mớitrong bang giao của “tam giác Mỹ Trung Việt”. Ở dây có hai vấn đề liên hệ.1.Vị thế VN trong “Cộng đồng TC”

Tuyên cáo chung của hai lảnh đạo VN- TC trong cuộc gặp hai lảnh đạo ngày 12-12-23, có đề cập“tiêu đề ngoại giao” trong một nhóm hợp tác với TC, đó là “Cộng đồng chung vận mạng”(Community of common destiny). Tuyên cáo nầy viết bằng ba thứ tiếng :Anh, Trung và Việt. Báongoại quốc xử dụng bản tiếng Anh có câu “Community of destiny” hay “Community of commondestiny”, báo Trung hoa thì dùng chữ “Công đồng chung vận mạng” (Community of commondestiny) , còn báo chí VN thì nói “Cộng đồng chia sẻ tương lai” (Community of shared future” .

Như vậy có sự khác biệt phần bản tiếng Việt, mà theo tin báo ngoại quốc thì Nguyễn Phú Trọngcó “endorsed” trong bản tiếng Anh.Theo như trên thì “tư cách thành viên” của VNCS với một số thanh viên của loại Cộng đồng chặcchẻ của TC. Thực sự các tên Cộng đồng nói trên hãy mơ hồ, quan trọng là những chi tiết camkết giữa hai bên, mà thường với CS đó là vấn đề “mật”.

Dù giải thích cách nào, đối với dân chúng Việt nam, gần như không quan tâm. Đó chỉ cho nhữngngười ngoài cuộc.Các tiêu đề hay thuật ngữ chánh trị kiểu Tàu (từ xưa tới nay các triết gia chánh trị Tàu thườngưa dùng chữ rất kêu, nhưng thường là rỗng) đã đươc đặt ra và xử dụng trong hơn 10 năm qua,trong nhiều lần tuyên bố hay diễn từ của Tập cận Bình .

Trước hết chữ “common desrinity” được nói ra đầu tiên từ Chủ tịch Hồ cẩm Đào (2012). Sau đóTập cẩn Bình lập lại nhiều lần trong các buổi họp ngoại giao quốc tế, kể cả những lần ông gặpNPTrọng (2017), và ông Hunsen của Cambodia và lảnh tụ LàọTCB đưa ra ý niệm “Cộng đồng chung vận mạng” là từ khi ông đưa ra mô hình và sách lượcngoại giao mới là: “XHCN trong thời đại mới”, và “mộng bá quyền toàn cầu”, hay ý kiến về “Trậttự thế giới mới”.

Như vậy, lúc đó TCB đã định hình thế giới, phân ra các cực quyền lực, hay cáckhối mà bước đầu tiên TC muốn thay đổi “độc bá quyền” thế giới do Mỹ lảnh đạo từ sau thếchiến

IỊNăm 2013, TCB dùng câu”common destiny” khi nói chuyện ở Viện bang giao quốc tế của Nga,và một lần nữa trong buổi họp với các nước Trung Á (2015), Tập cũng dùng “common destiny”trong thỏa ước chung với Cambodia và Lào trước kiạSau đó vài năm thì Tập cận Bình dùng “Cộng đồng chia sẽ tương lai” trong những buổi nóichuyện với các Cộng đồng tương đối mở rộng hơn. Trong đó có tại đại Hội đồng Liên Hiệp quốc2017 (Asian Journal of Miđle Eastern 2017), Tập nói : “mọi quốc gia trên thế giới cần hợp tácxây dựng một tương lai chung cho nhân loại”, ông dùng tiêu đề “Cộng đồng chia sẻ tương laicủa nhân loại” (Community of shared future for mankind).

Qua chút diễn đạt trên, chúng ta có thể hiểu TC muốn kết hợp và tạo đồng minh qua hai mứcgắng bó. Một là loại Cộng đồng có vận mạng chung, nó chặc chẻ, sống chết có nhau, có thể nhưmột “khối”, có thể hiểu đó là một “Liên minh” theo quan điểm Tây phương. Cái Cộng đồng thứhai (chia sẻ tương lai) rộng lớn hơn, lỏng lẽo, có nhiều khác biệt nhưng cũng có một số mục tiêuchung với TC. Thành viên của Cộng đồng nầy đa số là các nước đang phát triển mà TC nhắm tớivà lôi kéo từ hàng chục năm naỵ

Thực tế, Cộng đồng thế giới theo ý niệm hay theo kiểu TC, có thể tóm tắt thành 4 loại, hay 4mức độ về thành viên liên hệ dưới trướng TC:Ạ”Cộng đồng của nước Trung hoa”. Gồm nước Trung hoa vĩ đại và các “khu vực tự trị” khôngcó chủ quyền hoàn toàn như Tân cương , Tây tạng. Và các cộng đồng nhỏ ở hải ngoại trên thếgiới, có liên kết với tổ quốc chánh là Trung hoa lục địa, đó là Cộng dồng người Hoa kiều ở hảingoại, dù loại cộng đồngnhỏ, nhưng có tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế, văn hóa và tình báọChúng ta biết khá nhiều các cộng đồng Hoa kiều hải ngoại rất mạnh nó chẳng những nắm rấtlớn kinh tế mà cả chánh trị trong nhiều nước, đặc biệt ở Á châu như Canbodia, Lào, Thái lan,Malaysia, Singapore, Indonesia,

Miền Nam Việt Nam trước 1975, và cả nước VN hiện naỵ Dĩnhiên không phải người Hoa nào cũng theo Trung hoa CS. Nhưng về kinh tế, những người Hoahải ngoại khá hữu ích cho Trung hoa lục đia, có thể gọi là “cộng đồng A+”B.”Cộng đồng chung vân mạng”, như nói ở trên, đó là tập hợp của một số nước đàn em hay bạnbè chí cốt. Có cùng mục tiêu, cùng con đường, sống chết có nhaụC.”Cộng đồng chia sẽ tương lai”.

Sự kết hợp lỏng lẽ, có một số mục tiêu chung, và một số quyềnlợi chung. TC vận dụng trong các nước đang phát triển, một nhóm quốc gia rất đông và kháphức tạp “Cộng đồng C”. Trong loại Cộng đồng này có gồm một số cộng đồng nhỏ, nghĩa là sốnước tập hợp do TC có vai trò quan trọng nhứt. Có thể gọi “Cộng đồng C+”. Nhóm nhỏ nhưngmạnh, có thể kể Liên minh TC, Nga và Iran . Nhóm lớn nói trên thì TC kết hơp trước hết là việntrợ, là đại dự án Belt & Road (150 thành viên).Thực sự “Cộng đồng chia sẽ tránh nhiệm” cònnhiều bất đồng và khác biệt, thứ hai là những nước nầy còn bị dao động bởi sự vận động lôi kéocủa Tây phương trong những năm gần đâỵD.”Cộng đồng toàn thế giới”.

Đó là tất cả mọi quốc gia trên quả địa cầu nầy, không phân biệtlớn nhỏ, không phân biệt mức độ kinh tế hay thể chế chánh trị. Cái nầy thì hãy còn rất mơ hồ.Nó chút gì gần ý niệm của triết lý Trung hoa xưa, Không Tử thường dùng từ “thiên hạ” , và thêmmột chút triết lý Các Mác, ông nầy thường nói là “Global society” hay “Human society” để chỉcái gọi là “Thế giới đại đồng” của CS.Vậy VN ở trong loại Cộng đồng nào do TC vẽ ra và lảnh đạo ? VN hiện tại có thể đính vào cáccông đồng kiểu TC hay “made in China” nói ở trên.

Loại A+, Vì Hoa kiều ở VN nắm các ngành kinh tế trọng yếu như nhà đất, trong kỹ nghệ chếbiến, trong các khu nghĩ dưỡng cho người Hoa lục địa , hành lang kinh tế Việt Trung. Hoa kiều ởVN còn là đường dây tình báo quan trọng.Loại B, VN chắc chắn ở trong cộng đồng loại nầy của TC về thực tế , “Chung vận mạng), dù bềngoài chánh quyền hay báo chí VNCS có đồng ý hay không .Và VN cũng ở trong cộng đồng loại C (Chia sẻ tương lai) về nguyên tắc trong một số trườnghợp, mà VNCS muốn nói với dân và quốc tế rằng VN không bị TC kềm kẹp.

Với mức độ lệ thuộc chặc chẻ tai hại như vậy, không phải chỉ VN mà tất cả các nước bị TC kềmkẹp như một loại “thực dân đỏ”, quốc gia nào cũng muốn thoát Trung hay giảm bớt lệ thuộc TC.Trong mối tương quan Việt nam- TC hiện nay, khi nói đến “thoát Trung “ phải biết ai muốnthoát Trung, CSVN hay người dân Việt nam? Người dân thì đã nhiều lần tỏ thái độ và mong ướcnầỵ Chánh quyền phải không bỏ tù dân khi dân phản đối sự áp bức thô bạo từ TC.

Còn CSVN không muốn và không thể, vì vấn đề sinh tồn và quyền lợi của đảng CS. Hơn nữa TCđâu có muốn để VN thoát ra khỏi cái gọng kềm, nhứt là trong Chiến tranh lạnh mới hiện naỵ2.Vị thế VN trong “thế cân bằng Mỹ Trung”.Trong mấy lần trước, tôi có nói qua cái thế kẹt của VN trong sự xung đột Mỹ Trung, nhứt là tạivùng Á châu Thái bình dương.Tình trang càng ngày càng căng thêm. Trong phần cuối của bàinầy, tôi xin ít bổ xung và cập nhựt với một vài diễn biến mới trong năm quạ

Về chánh tri và ngoại giao, Cả Mỹ và TC đều đến sát VN, qua việc TT Biden và TCB đến VN .Nhưng Mỹ thì có vẽ tới nhiều hơn vì VN-Hoa kỳ nâng cấp ngoại giao lên Chiến lươc toàn diện.Lại thêm Nhựt, đồng minh với Mỹ, cũng được lên cấp ngoại giao cao nhứt nàỵ TCB qua VN ràsoát và xác minh VN TC phải nắm chặc tay hơn về các lảnh vực, nhứt là về kinh tế và an ninh.Về kinh tế, Mỹ hứa sẽ có những món đầu tư lớn cho VN trong khí đốt, đất hiếm, đường xe lửa,môi trường, kỹ nghệ kỹ thuật cao (Quan hệ Việt Mỹ là một trong bang giao quan trong nhứt,(VOA, 5/2023) ..

Mỹ hứa sẽ mang đến hàng chục tỷ cho tương lai gần. Công ty Mỹ ở TC chuyểnsang VN nhiều hơn, nhứt là công nghệ chip. Mặt khác, để dối trọng lại đại kế hoạch Belt&Roadcủa TC, Hoa kỳ và khối G7 tung ra $1000 tỷ cho các nước đang mở mang vay xây dựng hạ tầngcơ sở.

Còn TC thì mở rộng đầu tư tại VN rất nhanh trong hai năm qua, gia tăng ngoại thương ..như trình bày phần trước.Năm qua, có sự bất lợi cho chính TC về kinh tế do khủng hoảng địa ốc và ngân hàng. Tình trạngnầy làm cho TC giảm bớt đầu tư và cho vay cho các nước Đông nam Á, trong đó có VN.

Về an ninh và quân sự, đối với Mỹ vùng Á châu Thái bình dương có mức quan trọng hàng đầụTC đã ảnh hưởng khá nhiều ở đây, Mỹ và đồng minh không có chách nào khác là phải bao vâyvà đụng dộ với TC.

Tình hình có thể trở thành nóng vì vấn đề Đài loan, nên hai năm qua, Mỹ và đồng minh kết hợplớn hơn và chặc hơn bao giờ hết kể từ sau Chiến tranh lạnh Ị Mỹ đã liên minh được hầu hết vớicác đồng minh quan trọng như Nhựt , Úc, Anh, Tân tây Lan, Ấn độ, Singaporẹ Cũng cố Liênminh Mỹ, Nhựt và Nam hàn. Đặc biệt sự quay lại của Phi luật tân, và sự đi gần thêm về an ninhcủa Mỹ và VN.Như vậy nhìn chung trong bước mới nầy: VN đi nhiều với Mỹ hơn. Nhưng từ đầu tới nay thìVNCS vẫn phải lệ thuộc mạnh với TC về phần hồn lẫn xác hơn với Mỹ.

Và cách thức VN tiếp xúchay làm việc với lảnh đạo TC, và cả thái độ ngoại giao của VN với TC trên bình diện quốc tế,chúng có thể thấy phần nào CSVN có thái độ “đu giây” giữa Mỹ và TC.Nhưng dù có vài điều mới, nhưng cách giao dịch giữa TC và Mỹ, chưa có thay đổi tình trạng cũbao nhiêu, chánh yếu là vì quyền lợi kinh của hai bên và kinh tế thế giới mà chưa có đụng độmạnh hơn, nhưng hai bên tiếp tục vận dộng kết hợp bạn bè, đồng minh giống như chuẩn bị chomột trật tự thế giới mới, nhưng lần nầy có nhiều cái khác, so với thời Chiến tranh lạnh I, về bạnvà thù, về đối tác và đối nghịch, hai lằn ranh địa lý và địa chánh trị cũng lộn xộn, không minhbạch, không nhứt quán.

Như vậy, CSVN vẫn phải kẹt với TC rất nhiều, dù trong cái thế mềmdẽo, linh động nàọ Còn VN với Mỹ chỉ có lẽ là kinh tế, hay đúng hơn VN lợi dụng thời cơ khi Mỹvà Âu châu và một số nước giàu khác chỉ về kinh tế, và không phải là “đồng minh” hay “liênminh”. Cái sách lược ngoại giao mà nay VNCS gọi là “ngoại giao cây tre” là hợp lý trong hoàncảnh hiện naỵ Tình hình thế giới còn thay đổi và phức tạp.Lịch sử VN cũng như lịch sử thế giới cho chúng ta nhiều bài học. Cái mối “bang giao nghiệt ngả”với TC, và cái gọi là “tình bằng hữu” với Hoa kỳ, thực tế có những lúc gặp đau thương. Khi nàodân tộc và đảng cầm quyền có cùng đi chung một con đường, thì lúc đó VN mới hy vọng cónhững buổi bình minh lâu dàị

Cali, January/ 01/2024 Nguyễn Bá Lộc