Xung Đột Giữa Mỹ và Trung Quốc Theo Viện Nghiên Cứu Chính Trị SWP Đức Quốc
Cuộc đối đầu giữ Mỹ và Trung quốc hiện nay có phải là vấn đề của riêng nước Mỹ hay của cả khối G7, trong khi cách nay gần 3 năm (23.10.2018) đã có bài viết đưa ra nhận định rằng “Ngay cả khi tổng thống Trump rời ghế tổng thống thì cuộc chiến ấy vẫn không có gì thay đổi. Vì đó là cuộc chiến giữa nước Mỹ và Trung quốc chứ không phải là cuộc chiến giữa tổng thống Donald Trump với Trung quốc.” [1] – Điều này đúng hay sai, bản tóm lược sau dựa vào bản nghiên cứu chính trị an ninh quốc tế tại nước Đức (SWP) và một số bản văn liên quan đến tiêu đề của Anh, Pháp và Trung quốc, hy vọng bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn.
* SWP: Xung đột Trung-Mỹ
Theo viện nghiên cứu chính trị an ninh quốc tế Stiftung Wissenschaft und Politik German Institute for International and Security Affairs (SWP): ” Sự cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có nguy cơ trở thành một cuộc xung đột thế giới, có thể gây ra những mối nguy hiểm về kinh tế và quân sự. Sự cạnh tranh giữa hai cường quốc đang bắt đầu hình thành về quan hệ quốc tế và có khả năng tạo ra một “”Trật tự địa kinh tế thế giới”- potential to bring forth a new “geo-economic world order””. So với những thập kỷ trước, ai thu được nhiều lợi hơn từ trao đổi kinh tế và những tác động về an ninh phụ thuộc lẫn nhau, đóng một vai trò quan trọng. Nếu các lợi ích kinh tế và an ninh được đặt trên một nền tảng lâu dài dưới khía cạnh này, mức độ hội nhập có thể được coi là một loại phi quân sự hóa.Sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối đe dọa đối với nền tài chính tiền tệ của Mỹ-China’s Rise as Threat to American Predominance.”
“Tại Hoa Kỳ, sự trỗi dậy của Trung Quốc được nhiều người coi là mối nguy hiểm đối với vị trí thống trị của chính Hoa Kỳ trong hệ thống quốc tế. Mặc dù ý tưởng về sự bành trướng kinh tế và quân sự không thể ngăn cản của Trung Quốc và sự mất quyền lực tương đối về phía Hoa Kỳ là dựa trên các giả định và dự đoán, nhưng Trung Quốc thực sự là quốc gia duy nhất có khả năng đe dọa đến địa vị của Hoa Kỳ. Người ta lập luận rằng sự thay đổi quyền lực có thể gây nguy hiểm cho sự ổn định của hệ thống quốc tế, nếu cường quốc chiếm ưu thế và cường quốc đang lên không có khả năng đạt được sự hiểu biết về quản trị và lãnh đạo trong hệ thống quốc tế. Đây là hàm ý của lý thuyết chuyển đổi quyền lực đã được thảo luận sôi nổi ở cả hai quốc gia và trong những năm gần đây đã tô màu vào cuộc tranh luận công khai dưới chiêu bài “Cái bẫy Thucydides”. Bản thân lý thuyết đó đã có vấn đề, sự giải thích về lý thuyết này gây nhiều tranh cãi. Nhưng trong một khuôn khổ diễn giải, nó ảnh hưởng đến nhận thức của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. Một mặt, khuôn khổ này nêu bật những rủi ro của quá trình chuyển đổi, mặt khác, khuôn khổ này cho thấy những xung đột riêng lẻ có tính chất khu vực hoặc địa phương hơn là kết hợp lại thành một cuộc xung đột bá quyền toàn cầu- On the one hand this framework highlights the risks of a transition, on the other it sees individual conflicts of a more regional or local nature coalescing to a global hegemonic conflict.”
* SWP: Quan điểm của Quốc hội Mỹ
“Quốc hội Hoa Kỳ có xu hướng ủng hộ và tăng cường quan điểm cứng rắn của Hành pháp đối với Trung Quốc, thay vì hạn chế nó. Điều này đúngcho cả hai đảng. Đảng viên Dân chủ hàng đầu trong Quốc hội và hầu như tất cả các ứng cử viên Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử sơ bộ cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 đã tuyên truyền các chính sách tương tự như Trump về Trung Quốc, ngay cả khi họ chỉ trích phong cách chính trị của ông ta bằng các tweet và cáo buộc ông ta bỏ bê đồng minh Châu Á và Châu Âu. Chuck Schumer, Lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện khối Dân chủ, cho biết vào tháng 5 năm 2019: “Chúng ta phải có các chính sách cứng rắn và mạnh mẽ chống lại Trung Quốc nếu không họ sẽ tiếp tục đánh cắp hàng triệu việc làm của người Mỹ và hàng nghìn tỷ đô la Mỹ- “We have to have tough, strong policies against China or they’ll continue to steal millions of American jobs and trillions of American dollars.”
“Các sáng kiến và đề xuất của Quốc hội phản ánh tâm trạng đang thay đổi trong cộng đồng doanh nghiệp và xã hội. Nhưng những tuyên bố chỉ trích Trung Quốc của các chính trị gia của cả hai đảng đã có ảnh hưởng lớn đến tâm trạng công chúng trước khi Trump đắc cử-But China-critical statements by politicians from both parties already had a great influence on the public mood before Trump was elected..
* SWP: Phong cách lãnh đạo của Donald Trump
“Tổng thống Hoa Kỳ Trump tự thể hiện mình là một “người tạo ra thỏa thuận”, một “nhà đàm phán cứng rắn”, ông ta tin tưởng vào kỹ năng đàm phán của chính mình hơn là vào những kỹ năng của bộ ngoại giao.” “Liên quan đến các thỏa thuận giữa cá nhân với các nguyên thủ quốc gia khác và các nghi thức công nhận lẫn nhau trong riêng tư, thay thế cho các hiệp ước và thỏa thuận giữa các nước và các bộ. Do đó, phong cách lãnh đạo của Trump phản ánh tất cả những mâu thuẫn của những kỳ vọng không đồng nhất đều tùy thuộc vào sự thể hiện quyền tự hành động của cá nhân-demonstrate personal autonomy of action. Bộ máy ngoại giao ít có cơ hội tiết chế việc này, việc sửa sai còn ít hơn – The diplomatic apparatus has little chance of moderating this, still less correcting.“
“Chính sách đối ngoại của Trump trông có vẻ tầm thường một cách đáng sợ thay vì hoàn toàn điên rồ, nó đang khiến Hoa Kỳ mắc phải một tình trạng không khác gì huyết áp cao không được điều trị. Những thất bại to lớn trong chính sách đối ngoại giống như những cơn đau tim: sự gián đoạn bất ngờ và nguy hiểm sau nhiều năm bị bỏ bê và những căn bệnh tiềm ẩn- Enormous foreign-policy failures are like heart attacks: unexpected and dangerous discontinuities following years of neglect and hidden malady. Nhịp đập chóng mặt và đau nhói mà người ta cảm thấy hôm nay có thể báo trước điều gì đó tồi tệ hơn nhiều vào ngày mai – The vertigo and throbbing pulse one feels today augur something much worse tomorrow.” [2] Phần trên theo viện nghiên cứu chính trị SWP tại nước Đức:” Quốc hội Hoa Kỳ có xu hướng ủng hộ và tăng cường quan điểm cứng rắn của Hành pháp… ” Điều này đúng hay sai có thể kiểm chứng qua các dự luật về chính sách ngoại giao và quốc phòng được lưỡng viện quốc hội thông qua trong quá khứ cũng như hiện tại không phân biệt Cộng Hòa hay Dân Chủ. Thí dụ:
– Năm 1964 – Gulf of Tonkin Resolution – “Việt Nam bị cuốn vào một cuộc nội chiến kéo dài nhiều thập kỷ, và Nghị quyết Vịnh Bắc Việt là khởi đầu cho sự tham gia chính thức của Hoa Kỳ vào Chiến tranh Việt Nam, với mục tiêu đã nêu là ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản trong khu vực. Nghị quyết được đồng loạt thông qua tại Hạ viện Hoa Kỳ và chỉ với hai phiếu phản đối tại Thượng viện Hoa Kỳ-It passed unanimously in the U.S. House of Representatives, and with only two opposing votes in the U.S. Senate..” [3]
– Năm 2018 – Asia Reassurance Initiative Act of 2018 – ” ARIA hậu thuẫn rõ ràng cho việc Mỹ can dự vào các vấn đề đa phương như tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, thương mại và đặc biệt ủng hộ Sáng Kiến Hạ Nguồn Sông Mê Kông, ủng hộ việc Mỹ tham gia vào các “hiệp định thương mại đa phương, song phương hay khu vực có khả năng giúp tăng công ăn việc làm và phát triển kinh tế ở Mỹ…Việc Mỹ nỗ lực tìm kiếm hậu thuẫn từ đồng minh trong khu vực thông qua đạo luật Sáng Kiến Trấn An Châu Á ARIA có thể là vấn đề nhức đầu cho Trung Quốc”, làmgay gắt thêm sự cạnh tranh Mỹ-Trung ở châu Á, đặc biệt trên Biển Đông”. Dự luật được lưỡng viện thông qua mà số phiếu chống đối chỉ đếm trên đầu ngón tay, và TT Trump ký ban hành ngày 31.12.2018.[4]
– Năm 2020– National Defense Authorization Act & Pacific Deterrence Initiative – “Dự thảo ngân sách quốc phòng năm 2021 mang tên “Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng” (2021 FY NDAA) do Thượng viện Mỹ soạn thảo đã đưa thêm nội dung “Pacific Deterrence Initiative” (Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương) vào dự thảo ngân sách. Dự luật đã đề cập đến phương hướng chung nhằm kiềm chế Trung Quốc thông qua “Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương” PDI. Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ đã đề cập đến bản “Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương” nhằm mục đích gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới Trung Quốc, rằng: Mỹ sẽ kiên quyết bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực. Ngoài ra, Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2021 cũng bao gồm một số điều khoản nhằm ngăn chặn các hành vi ác ý của Trung Quốc; ngăn cản Trung Quốc sở hữu tài sản trí tuệ, công nghệ và dữ liệu quốc phòng nhạy cảm. Bản văn cũng tái khẳng định Mỹ cam kết và ủng hộ đối với các đồng minh và đối tác như Đài Loan, Ấn Độ, Việt Nam và Nhật Bản.[5] “Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa và Dân chủ nói rằng dự luật chính sách quốc phòng trên phạm vi rộng, mà Thượng viện đã gửi cho tổng thống hôm thứ Sáu, sẽ gây khó khăn cho Trung Quốc và phải trở thành luật càng sớm càng tốt – Republican and Democratic lawmakers say the wide-ranging defense policy bill, would be tough on China and must become law as soon as possible.”.[6]
Tuy nhiên TT Trump đã phủ quyết dự luật này, đồng nghĩa với việc TT Trump bác bỏ việc kiềm chế Trung Quốc qua dự luật “Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương-Pacific Deterrence Initiative”(PDI).
Nhưng phía Quốc hội dù tại Thượng Viện khối Cộng Hòa chiếm đa số vẫn duy trì quan điểm nhằm bảo vệ dự luật trên, nên “Thượng viện đã bỏ phiếu 81-13 để thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng trị giá 741 tỷ USD, đạt được đa số 2/3 cần thiết để đánh bại quyền phủ quyết. Hạ viện đã vượt qua quyền phủ quyết vào thứ Hai bằng số phiếu 322-87. Kết quả là dự luật sẽ trở thành luật.” [7] mà không cần chữ ký của tổng thống.
Do đó phần trên có đoạn văn :” Vì đó là cuộc chiến giữa nước Mỹ và Trung quốc chứ không phải là cuộc chiến giữa tổng thống Donald Trump với Trung quốc.” Đúng hay sai xin tùy vào sự nhận định của bạn đọc.
* Nhận xét theo báo chí Anh, Pháp và phản ứng của Trung quốc
“Trước khi nhậm chức, Biden đã bị tấn công bởi những người Cộng hòa lo ngại chính quyền của ông sẽ quá mềm mỏng với Trung Quốc. Nhưng trong những tuần gần đây, các đảng viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa đã gật đầu nhẹ nhàng với tổng thống về việc khôi phục quan hệ với các đồng minh của Mỹ để đối đầu với Trung Quốc, một sự thay đổi từ chiến lược đơn độc của Trump- top Republicans have given the president a gentle nod for revitalising relations with US allies in order to confront China, a shift from Trump’s go-it-alone strategy.’ (The Guardian, Anh quốc)[8]
“G7 cho biết họ sẽ thúc đẩy các nỗ lực tập thể nhằm ngăn chặn “các chính sách kinh tế mang tính cưỡng ép” của Trung Quốc The G7 said it would bolster collective efforts to stop China’s “coercive economic policies” và chống lại những thông tin sai lệch của Nga – một phần trong động thái thể hiện phương Tây là một liên minh rộng lớn hơn nhiều so với chỉ có các nước G7 cốt lõi” (Reuters, Anh quốc).[9]
” Báo chí Bắc Kinh nhấn mạnh đến thái độ cứng rắn của phái đoàn Trung Quốc và xoáy vào sự đối đầu với Washington. Bắc Kinh chưa bao giờ chịu lép vế và chịu để bị sỉ nhục, mà luôn chọn giải pháp đương đầu khi những lợi ích của Trung Quốc bị đe dọa. Tuy nhiên thái độ hung hăng đó phản ánh một điểm: Trước mắt Trung Quốc trong thế bất lợi bởi vì thực ra Mỹ đã không một thân một mình đến Alaska vì chính quyền Biden đã nỗ lực phối hợp với các đối tác trong vùng Ấn Độ Thái Bình Dương và châu Âu. Trọng lượng của Washington qua đó đã tăng lên đáng kể. Ở bên kia võ đài, Trung Quốc đang cô độc cho dù Bắc Kinh tuyên bố phối hợp với Nga sau hội nghị Alaska”.(Radio French International-RFI, Pháp) [10]
“Giới quan sát cho rằng, tuyên bố chung G7 cho thấy Mỹ và các đồng minh đã sử dụng luận điệu vu khống kiểu cũ chống lại Trung Quốc-the G7 joint statement shows the US and its allies used the old-fashion slanderous rhetoric against China,, điều này cho thấy họ ngày càng ít tin tưởng vào chính sách của Trung Quốc-which shows less and less confidence in their China policy . Trong hoàn cảnh như vậy, việc Trung Quốc đăng cai tổ chức cuộc họp Hội đồng Bảo an sẽ càng phơi bày chủ nghĩa đa phương giả tạo của Mỹ và sự cạnh tranh dưới chiêu bài hợp tác”(Global Times,Trg Quốc).[11]
* Cuộc đối đầu Mỹ-Trung theo CIA, RFI và hy vọng từ Canada
“Le Point số ra tuần này dành trang quốc tế cho những dự báo tương lai thế giới đến năm 2040 của CIA. Cơ quan tình báo Mỹ phác họa một bức tranh tối màu về một thế giới với trật tự quốc tế hỗn loạn và quyết tâm của Trung Quốc muốn thống trị thế giới.
Báo cáo về hiện trạng thế giới từ nay đến 2040 được tình báo Mỹ làm 4 năm một lần vào đầu nhiệm kỳ tổng thống để lãnh đạo nước Mỹ nắm bắt tình hình. Trong báo cáo ra năm 2021 lần này, Cục tình báo quốc gia Hoa Kỳ bao gồm CIA và các sở tình báo khác của Mỹ, mô tả một thế giới trong tương lai mất cân bằng, chia rẽ, tranh chấp nhau ở mọi cấp độ. Tài liệu của tình báo Mỹ vừa được xuất bản bằng tiếng Pháp có tiêu đề: Thế giới 2040 nhìn từ CIA, vẽ ra 5 kịch bản có thể cho tương lai thế giới.
Một trong những kịch bản đó cho rằng các nền dân chủ phương Tây sẽ « không hồi phục hoàn toàn vì trận đại dịch Covid-19, nền tảng các xã hội ngày càng rạn nứt và thế giới lún dần vào tình trạng vô chính phủ ». Trật tự quốc tế được mô tả như là « không có lãnh đạo, hỗn loạn, bất ổn ».
Theo Le Point, trong kịch bản này Trung Quốc lợi dụng những khó khăn của phương Tây để mở rộng ảnh hưởng quốc tế. Thái độ hung hăng của nước này gia tăng ở châu Á « làm tăng nguy cơ xung đột quân sự với các cường quốc khác trong vùng, đặc biệt là vì nguồn tài nguyên thiết yếu, các tác giả của báo cáo ghi nhận. Trái lại các nước đang phát triển có dân số trẻ nhưng lại không có nhiều việc làm cảm thấy buộc phải đấu dịu trước các đòi hỏi của Trung Quốc với hy vọng có được đầu tư và viện trợ mà họ đang cần. » (RFI) [12] Ngoài ra theo Radio French International (RFI) ” Trung Quốc đã mua một phần hoặc toàn bộ vài chục hải cảng, căn cứ ở vùng duyên hải trên thế giới từ cuối thập niên 90. Ưu tiên là Đông Nam Á với các hải cảng Gwadar ở Pakistan, Hambantota ở Sri Lanka, Kyaukpyu của Miến Điện, Tanjung Priok ở Indonesia. Các đảo Thái Bình Dương nằm trong tầm nhìn dài hạn của Bắc Kinh, nhưng những bước dấn tới của Trung Quốc đã gây lo lắng, nhất là các cơ sở này đều lưỡng dụng – cả thương mại lẫn quân sự, dù Trung Quốc vẫn không nhìn nhận.“
“Sự bành trướng của Trung Quốc mang lại những hệ quả địa chính trị. Trên toàn bộ chu vi châu Phi, Bắc Kinh đã đầu tư vào khoảng 15 cảng biển từ 10 năm qua. Tại Địa Trung Hải, nay dự án cảng nước sâu El Hamdania ở Algérie khiến các chiến lược gia phương Tây quan ngại. Ở Đại Tây Dương, cảng Sines ở Bồ Đào Nha đang tìm kiếm nhà đầu tư khác ngoài Trung Quốc vì áp lực từ Mỹ.” (RFI, Pháp)[13].
Theo Viện nghiên cứu chiến lược Global Research, Gia Nã Đại” Đại dịch năm xưa đã khiến chúng ta tuyệt vọng và dễ bị tổn thương. Giờ đây, chúng ta đang phải đối mặt với một mối đe dọa toàn cầu mới, đó là cuộc chiến tranh nóng bỏng Trung-Mỹ có thể đồng nghĩa với sự kết thúc của nền văn minh nhân loại-the Sino-American hot war which may mean the end the human civilization.“
“Khả năng Washington tiến hành cuộc chiến ý thức hệ và cuộc chiến kinh tế có vẻ không chắc chắn. Nếu đúng như vậy, Washington có thể kết luận rằng cách duy nhất để khuất phục Trung Quốc là nổ súng-Washington might conclude that the only way of subduing China would be the shooting war.“
“Nhưng, giải quyết tranh chấp bằng súng đạn rất tốn kém. Người ta chân thành hy vọng rằng Biden sẽ hình dung ra chính sách Mỹ-Trung -It is sincerely hoped that Biden will envisage the U.S.-China policy không phải vì lợi ích ngắn hạn của Washington mà là về lợi ích chung của Hoa Kỳ và thế giới- but in terms of log-run interests of the U.S. and the world”.(Global Research, Canada)[14]
Về 3 sự kiện dẫn chứng nêu trên cho thấy quốc hội Mỹ khi thảo luận biểu quyết các dự luật liên quan đến chính sách ngoại giao, chính sách quốc phòng thời không phân biệt Cộng Hòa, hay Dân chủ, cho thấy họ có lập trường chung (các dự luật về chính sách đối nội thì theo quan điểm riêng từng đảng). Nếu Hành pháp không có cùng quan điểm, quốc hội sẵn sàng bác bỏ quan điểm của Hành Pháp cho dù tổng thống thuộc người cùng đảng Cộng Hòa như dự luật NDAA và PDI 2021 nêu trên. Để làm được công việc này liệu có ai, hay tổ chức nào đứng đằng sau phối hợp, điều khiển để các vị dân cử Cộng Hòa và Dân Chủ cùng có chung lập trường?
Đào Văn
Nguồn
[1] -CTVN.net,13.10.2018:Lưỡng Đảng Dân Chủ-Cộng Hòa thống nhất …chống TQ
[2]- Viện Nghiên Cứu SWP,4.4.2020:Strategic Rivalry between United States and China
[3]- History.com,1964: Gulf of Tonkin Resolution
[4]- RFI,10.01.2019:Mỹ biến chính sách “đối kháng” Trung Quốc thành luật ARIA
[5]- WaPo,06.12.2020:Defense bill offers Biden’s team a new framework to counter China
[6]- Military,12.14.2020: Trump Raises China Concerns as Reason to Veto Defense Billl
[7]- NBC,01.01.2021: Congress overrides Trump’s veto for the first time on military bill
[8]-The Guardian,18.03.2021:US and China publicly rebuke each other … Biden era
[9]- Reuters,05.05.2021:G7 scolds China and Russia over threats, bullying, rights
[10]- RFI,18.03.2021:Trung Quốc đã bị dồn vào chân tường tại hội nghị Alaska Mỹ
[11]- Global Times,06.05.2021:G7 statement shows US ambition …in dominating China
[12]- RFI,08.05.2021:CIA dự báo:Cạnh tranh Mỹ-Trung sẽ còn bao trùm hai thập kỷ tới
[13]- RFI,10.05.2021:Trung Quốc vươn vòi bạch tuộc khắp Thái Bình Dương
[14]- Global Research,03.04.2021: “Sino-American Hot War”: Joe Biden’s China Policy. Can He Stop the Shooting War Against China?